SlideShare a Scribd company logo
1 of 174
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu nêu trong Luận án là hoàn toàn trung thực. Những kết
luận khoa học của Luận án chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.
Hà Nội, ngày tháng năm 2014
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
Nguyễn Thị Nguyệt Dung
ii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................i
MỤC LỤC..................................................................................................................ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT..........................................................................v
DANH MỤC CÁC BẢNG .......................................................................................vi
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ..............................................................vii
LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................................8
1. Tính cấp thiết của đề tài.....................................................................................8
2. Mục tiêu nghiên cứu.........................................................................................10
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...................................................................10
4. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................11
5. Kết cấu của luận án ..........................................................................................12
Chương 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU...........................................................13
1.1. Tình hình nghiên cứu và điểm mới của luận án .........................................13
1.1.1. Tình hình nghiên cứu..................................................................................13
1.1.2. Điểm mới của luận án.................................................................................26
1.2. Định hướng nghiên cứu.................................................................................26
1.2.1. Câu hỏi quản lý...........................................................................................26
1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu.....................................................................................27
1.2.3. Mô hình phân tích trong luận án.................................................................27
TÓM TẮT CHƯƠNG 1..........................................................................................29
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NỢ NƯỚC NGOÀI30
2.1. Quản lý nợ nước ngoài..................................................................................30
2.1.1. Nợ nước ngoài ............................................................................................30
2.1.2. Quản lý nợ nước ngoài................................................................................36
2.2. Hiệu quả quản lý nợ nước ngoài ..................................................................44
2.2.1. Quan niệm về hiệu quả quản lý nợ nước ngoài ..........................................44
2.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý nợ nước ngoài...............................46
iii
2.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý nợ nước ngoài.....................54
2.3. Kinh nghiệm thế giới về quản lý nợ nước ngoài.........................................56
2.3.1. Kinh nghiệm trong quản lý nợ nước ngoài.................................................56
2.3.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam ...........................................................62
TÓM TẮT CHƯƠNG 2..........................................................................................64
Chương 3: HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NỢ NƯỚC NGOÀI CỦA VIỆT NAM .....66
3.1. Khái quát về nợ nước ngoài của Việt Nam .................................................66
3.1.1. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội ...........................................................66
3.1.2. Tình hình nợ nước ngoài của Việt Nam .....................................................68
3.2. Quản lý nợ nước ngoài của Việt Nam..........................................................73
3.2.1. Mục tiêu quản lý nợ nước ngoài.................................................................73
3.2.2. Chủ thể quản lý nợ nước ngoài...................................................................73
3.2.3. Công cụ quản lý nợ nước ngoài..................................................................77
3.2.4. Phương thức quản lý nợ nước ngoài...........................................................81
3.2.5. Đối tượng của quản lý nợ nước ngoài ........................................................85
3.3. Phân tích hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của Việt Nam .........................89
3.3.1. Nhóm chỉ tiêu định lượng...........................................................................89
3.3.2. Nhóm chỉ tiêu định tính ..............................................................................97
3.3.3. Đánh giá hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của Việt Nam...........................99
TÓM TẮT CHƯƠNG 3........................................................................................111
Chương 4: MÔ HÌNH ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ TỚI
HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NỢ NƯỚC NGOÀI.......................................................113
4.1. Thiết kế nghiên cứu.....................................................................................113
4.1.1. Mô hình nghiên cứu..................................................................................113
4.1.2. Thang đo và nguồn thu thập dữ liệu .........................................................114
4.2. Mô hình ước lượng đóng góp của nợ nước ngoài vào GDP.....................116
4.2.1. Cơ sở của tính toán ...................................................................................116
4.2.2. Tính toán...................................................................................................117
4.2.3. Kết quả......................................................................................................123
iv
4.3. Mô hình đánh giá tác động của các yếu tố tới hiệu quả quản lý nợ nước
ngoài.....................................................................................................................123
4.3.1. Tổng quan về phần mềm SPSS 18.0.........................................................123
4.3.2. Các bước thực hiện ...................................................................................124
4.3.3. Mô tả mẫu .................................................................................................124
4.3.4. Đánh giá độ phù hợp của mô hình............................................................125
4.3.5. Kiểm định độ phù hợp của mô hình .........................................................125
4.3.6. Kiểm định các giả thuyết ..........................................................................126
4.3.7. Kiểm định vi phạm các giả thuyết ............................................................129
TÓM TẮT CHƯƠNG 4........................................................................................131
Chương 5: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NỢ NƯỚC
NGOÀI CỦA VIỆT NAM ....................................................................................132
5.1. Một số quan điểm nâng cao hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của Việt Nam..132
5.2. Cơ sở đề xuất các giải pháp ........................................................................134
5.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của Việt Nam ......136
5.3.1. Nhóm giải pháp cơ bản trên cơ sở phân tích dữ liệu................................136
5.3.2. Nhóm giải pháp hoàn thiện mô hình quản lý nợ nước ngoài ...................144
5.3.3. Các giải pháp khác....................................................................................150
KẾT LUẬN............................................................................................................154
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................157
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................157
PHỤ LỤC 1............................................................................................................168
PHỤ LỤC 2............................................................................................................171
v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ADB : Ngân hàng phát triển châu Á
BTC : Bộ Tài chính
CP : Chính phủ
FDI : Đầu tư trực tiếp nước ngoài
GDP : Tổng sản phẩm quốc nội
IBRD : Ngân hàng Tái thiết và phát triển
IMF : Quỹ tiền tệ quốc tế
NĐ : Nghị định
NHTW : Ngân hàng trung ương
NSNN : Ngân sách nhà nước
ODA : Hỗ trợ phát triển chính thức
QĐ : Quyết định
TT : Thông tư
UNDP : Chương trình phát triển liên hợp quốc
WB : Ngân hàng thế giới
WTO : Tổ chức thương mại thế giới
vi
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Tiêu chí đánh giá mức độ an toàn về nợ của IMF....................................21
Bảng 1.2: Tiêu chí đánh giá mức độ nợ nước ngoài của WB...................................22
Bảng 1.3: Tổng quan về tác động của nợ nước ngoài tới tăng trưởng kinh tế..........24
Bảng 2.1: Tiêu chí đánh giá khả năng trả nợ nước ngoài của quốc gia....................50
Bảng 3.1: GDP và GDP bình quân giai đoạn 2004-2013 .........................................66
Bảng 3.1: GDP và GDP bình quân giai đoạn 2004-2013 .........................................67
Bảng 3.2: Tốc độ tăng vốn đầu tư bình quân tính theo giá so sánh 1994.................67
Bảng 3.3. Cơ cấu nợ nước ngoài theo kỳ hạn nợ......................................................70
Bảng 3.4. Cơ cấu nợ nước ngoài theo chủ thể vay nợ ..............................................71
Bảng 3.5. Cơ cấu trả nợ nước ngoài theo chủ thể vay nợ .........................................72
Bảng 3.6: Vốn ODA của Việt Nam giai đoạn 2000-2013 ........................................86
Bảng 3.7: Tình hình vốn ký kết ODA theo vùng lãnh thổ trong giai đoạn 2000-
2013...........................................................................................................................87
Bảng 3.8: Cơ cấu nợ nước ngoài theo loại tiền.........................................................89
Bảng 3.9: Đánh giá khả năng trả nợ nước ngoài của Việt Nam ...............................91
Bảng 3.10: Đánh giá cơ cấu nợ nước ngoài của Việt Nam.......................................95
Bảng 3.11: Đánh giá tính thanh khoản của nợ nước ngoài.......................................96
Bảng 3.12: Tỷ lệ tiết kiệm và đầu tư giai đoạn 2000-2013.....................................103
Bảng 3.13. Thâm hụt thương mại của Việt Nam giai đoạn 2000-2013..................104
Bảng 3.14: Thâm hụt NSNN giai đoạn 2000 – 2013..............................................105
Bảng 4.1: Tổng hợp thang đo của các biến trong mô hình nghiên cứu ..................115
Bảng 4.2: Tổng hợp nguồn số liệu cho các biến trong mô hình nghiên cứu ..........116
Bảng 4.3: Thống kê cho phương trình tính toán tăng trưởng tại Việt Nam............118
Bảng 4.4: Tính toán tăng trưởng ở Việt Nam .........................................................119
Bảng 4.5: Đóng góp của K, L, TFP với tăng trưởng GDP ở Việt Nam..................121
Bảng 4.6: Đóng góp của nợ nước ngoài trong tổng vốn.........................................122
Bảng 4.7: Đánh giá độ phù hợp của mô hình..........................................................125
Bảng 4.8: Kiểm định ANOVA................................................................................126
Bảng 4.9: Kiểm định các giả thuyết........................................................................126
vii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ
Hình 1.1: Mô hình nghiên cứu ..................................................................................27
Hình 2.1: Mô hình quản lý nợ nước ngoài................................................................38
Hình 3.1. Tình hình ký kết ODA giai đoạn 2000-2013 ............................................87
Hình 4.1: Kiểm định phần dư chuẩn hóa ................................................................129
Hình 4.2: Biểu đồ Histogram ..................................................................................130
Hình 4.3: Biểu đồ P-P Plot......................................................................................130
8
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nợ nước ngoài là nguồn lực tài chính từ nước ngoài nhằm bổ sung cho sự
thiếu hụt về vốn đầu tư trong nước. Nợ nước ngoài được xem là một yếu tố quan
trọng và cần thiết cho quá trình thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của các nước
đang phát triển, đặc biệt là trong điều kiện hiện nay, khi mà xu hướng mở cửa hòa
nhập nền kinh tế đã trở thành phổ biến.
Tuy nhiên, việc quản lý nợ không hiệu quả có thể đưa một nước lâm vào tình
trạng khó khăn về tài chính, thậm chí có thể rơi vào tình trạng khủng hoảng nợ.
Việc giám sát quá trình vay và trả nợ nước ngoài không chặt chẽ có thể dẫn tới sự
mất cân đối nghiêm trọng cho nền tài chính quốc gia. Việc sử dụng nguồn vốn vay
nước ngoài kém hiệu quả, sai mục tiêu và sự trì trệ trong thay đổi chính sách để
thích nghi với bối cảnh quốc tế có thể khiến các nước vay nợ có nguy cơ trở thành
những nước mắc nợ trầm trọng. Chính vì vậy, quản lý nợ nước ngoài như thế nào
cho hiệu quả là vấn đề vô cùng quan trọng và cấp bách trong phát triển kinh tế của
mỗi quốc gia.
Trong suốt thời gian dài kể từ khi giành được độc lập, Việt Nam đã nhận
được sự hỗ trợ hết sức quý báu từ các nước Xã hội chủ nghĩa trước đây như Liên
Xô, Trung Quốc, các nước Đông Âu, Cu ba… Do vậy, kinh nghiệm quản lý nợ
trong thời kỳ này chỉ giới hạn ở một số khoản vay nhỏ. Hơn nữa, việc vay và trả nợ
trong thời gian này thường với mục đích hữu nghị và ngoại giao.
Vấn đề vay và trả nợ ở Việt Nam mới thực sự nổi lên như một vấn đề quan
trọng kể từ khi có sự nối lại các hoạt động cho vay với các tổ chức tài chính đa
phương. Những khoản vay nợ nước ngoài ngày càng tăng về món vay, doanh số
vay, tính đa dạng của các hình thức vay và trả nợ. Theo dữ liệu của Bộ Tài chính,
trong những năm gần đây nợ nước ngoài so với GDP của Việt Nam tăng nhanh, từ
31,4% năm 2006 lên lên 41,5% năm 2011. Cơ cấu nợ của Việt Nam chủ yếu là nợ
9
vay dài hạn với lãi suất ưu đãi. Điều kiện vay nợ ngày càng ngặt nghèo hơn, lãi suất
vay đã tăng từ 1,54% năm 2006 lên 1,9% năm 2009 và tăng tới 2,1% năm 2010
[37]. Bên cạnh đó là việc sử dụng nợ nước ngoài còn kém hiệu quả. Theo báo cáo
của Bộ Tài chính tháng 9/2011, không ít các khoản đầu tư của Nhà nước được coi là
còn dàn trải, chậm tiến độ do sự thiếu kỷ luật tài chính trong đầu tư đã gây thất
thoát, lãng phí lớn. Hiệu quả đầu tư của Việt Nam còn thấp. Hệ số ICOR của Việt
Nam tăng liên tục qua các thời kỳ, tăng từ 4,7 lần (thời kỳ 1996-2000), lên tới 5,2
lần (thời kỳ 2001-2005) và lên tới 6,2 lần (thời kỳ 2006-2010), chứng tỏ hiệu quả
đầu tư không những thấp mà còn bị sụt giảm. Khả năng trả nợ càng ngày càng khó
khăn, năm 2010, Việt Nam phải trả các chủ nợ nước ngoài là 1,67 tỷ USD (riêng
tiền lãi và phí là hơn 616 triệu USD), tăng gần 30% so với con số 1,29 tỷ USD của
năm 2009. Tính đến năm 2020, tổng số tiền phải trả là 2,4 tỷ USD [37]. Do vậy,
quản lý nợ nước ngoài là yêu cầu hết sức cấp thiết, đòi hỏi phải đáp ứng nhu cầu lập
kế hoạch, theo dõi, kiểm soát việc vay nợ, nâng cao tính hiệu quả trong việc sử
dụng các khoản nợ và cân đối tài chính quốc gia để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ trả
nợ đầy đủ và đúng hạn.
Trong vài năm gần đây, Chính phủ đã đổi mới một loạt các quy định về quản
lý vay và trả nợ nước ngoài, cho thấy tính cấp thiết của việc đổi mới toàn diện hệ
thống quản lý nợ quốc gia. Tuy nhiên, do kinh nghiệm quản lý nợ nước ngoài trong
nền kinh tế thị trường của nước ta chưa có nhiều, hệ thống quản lý nợ nước ngoài
còn đang trong quá trình hoàn thiện, nên nhu cầu nghiên cứu và xây dựng năng lực
quản lý nợ nước ngoài ở nước ta trong thời gian tới ngày càng lớn. Trên cơ sở nhận
thức đúng đắn vai trò của vấn đề vay và trả nợ nước ngoài, nhằm khai thác nguồn
vốn vay nước ngoài hiệu quả, biến việc vay nợ nước ngoài thành một đòn bẩy phát
triển kinh tế, mà không làm gia tăng những nguy cơ đối với an ninh tài chính và
không phụ thuộc vào những can thiệp về kinh tế - chính trị từ nước ngoài là không
dễ dàng. Xuất phát từ những vấn đề lý thuyết và thực tiễn trên, nghiên cứu sinh lựa
chọn đề tài “Hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của Việt Nam” để nghiên cứu luận
án tiến sĩ.
10
2. Mục tiêu nghiên cứu
• Mục tiêu tổng quát
Xuất phát từ tổng quan nghiên cứu trong và ngoài nước, có thể thấy rằng
hiện tại vẫn chưa có nghiên cứu chuyên sâu về hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của
Việt Nam. Luận án đi sâu nghiên cứu, đánh giá thực trạng hiệu quả quản lý nợ nước
ngoài của Việt Nam trong giai đoạn 2000-2013; Xác định và lượng hóa sự tác động
của các yếu tố tới hiệu quả quản lý nợ nước ngoài dưới góc độ khả năng trả nợ.
Trên cơ sở đó, luận án đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nợ
nước ngoài của Việt Nam trong giai đoạn tới năm 2020.
• Mục tiêu cụ thể
- Nghiên cứu mô hình quản lý nợ nước ngoài của một quốc gia;
- Phát triển hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của
một quốc gia;
- Đánh giá hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của Việt Nam trong giai đoạn
2000-2013;
- Xác định các yếu tố tác động đến hiệu quả quản lý nợ nước ngoài dưới góc
độ khả năng trả nợ nước ngoài;
- Lượng hóa tác động của các yếu tố tới hiệu quả quản lý nợ nước ngoài dưới
góc độ khả năng trả nợ nước ngoài;
- Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của Việt
Nam tới năm 2020.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
• Đối tượng nghiên cứu
Luận án tập trung nghiên cứu mô hình quản lý nợ nước ngoài của một quốc
gia; hiệu quả quản lý nợ nước ngoài, các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý nợ
nước ngoài dưới góc độ khả năng trả nợ nước ngoài.
• Phạm vi và giới hạn của nghiên cứu
11
Mục tiêu của luận án là tìm ra những điểm mới về lý luận và thực tiễn trong
việc nâng cao tính hiệu quả của quản lý nợ nước ngoài của Việt Nam. Để thực hiện
mục tiêu này, luận án sẽ thực hiện nghiên cứu số liệu trong quá khứ (giai đoạn
1995-2013) về hiệu quả quản lý nợ nước ngoài. Trên cơ sở đó, luận án đề xuất các
giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của Việt Nam trong giai
đoạn tới năm 2020.
4. Phương pháp nghiên cứu
• Phương pháp thu thập số liệu
Đề tài sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp:
- Dữ liệu: Quy mô nợ nước ngoài bao gồm: nợ ngắn hạn, nợ trung và dài
hạn, nợ của khu vực công, nợ của khu vực tư nhân; quy mô trả nợ; lãi suất vay nợ
nước ngoài; GDP, số lượng lao động, tăng trưởng xuất khẩu, cán cân thanh toán,
thâm hụt ngân sách nhà nước; tiết kiệm; đầu tư trong nước.
- Nguồn dữ liệu: Niên giám thống kê, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư,
Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội, Tổng cục Hải quan, Ngân hàng Phát triển
Châu Á (ADB); Ngân hàng thế giới (WB)và Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) Các loại
sách báo, tạp chí như tạp chí Kinh tế phát triển, tạp chí Ngân hàng, tạp chí Tài
chính, tạp chí Kinh tế Sài Gòn, tạp chí Nghiên cứu và trao đổi và các tạp chí khác;
Các trang web như Google, Proquest, Sciendirect…; bộ số liệu của các nghiên cứu
trước có liên quan đến đề tài; các văn bản pháp luật có liên quan đến quản lý nợ
nước ngoài như Nghị định, Thông tư, Quyết định… của Chính Phủ và các cơ quản
có liên quan đến quản lý nợ nước ngoài
- Phương pháp thu thập: Tìm kiếm, tra cứu theo từ khóa, kế thừa bộ số liệu
của các công trình nghiên cứu trước.
• Phương pháp xử lý số liệu
- Phương pháp phân tích và tổng hợp: Phương pháp này được sử dụng để
đánh giá các nghiên cứu hiện có trong và ngoài nước, từ đó rút ra những vấn đề lý
luận về nợ nước ngoài, quản lý nợ nước ngoài và hiệu quả quản lý nợ nước ngoài.
12
- Phương pháp so sánh: So sánh theo chuỗi thời gian để đánh giá được những
bước cải thiện trong quản lý nợ nước ngoài. Bên cạnh đó, phương pháp so sánh
chéo (theo không gian) được sử dụng để đánh giá hiệu quả của nợ nước ngoài ở
Việt Nam trong bối cảnh quốc tế.
- Phương pháp định lượng: Phương pháp này được sử dụng để ước lượng
đóng góp của nợ nước ngoài đối với tăng trưởng kinh tế. Đồng thời, phương pháp
này còn được sử dụng dưới dạng mô hình hồi quy đa biến để lượng hóa các yếu tố
ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý nợ nước ngoài dưới góc độ khả năng trả nợ. Từ đó,
tìm ra yếu tố chính làm suy giảm khả năng trả nợ nước ngoài của Việt Nam.
5. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, luận án được kết
cấu thành 5 chương:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý luận về hiệu quả quản lý nợ nước ngoài
Chương 3: Hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của Việt Nam
Chương 4: Mô hình đánh giá tác động của các yếu tố tới hiệu quả quản lý nợ
nước ngoài.
Chương 5: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của Việt Nam
13
Chương 1:
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1. Tình hình nghiên cứu và điểm mới của luận án
1.1.1. Tình hình nghiên cứu
• Các công trình nghiên cứu trong nước
Vấn đề hiệu quả quản lý nợ nước ngoài ở nước ta thực ra mới chỉ được thảo
luận và nghiên cứu một cách sâu sắc trong một nhóm hẹp các nhà quản lý tài chính
vĩ mô. Công trình nghiên cứu đầy đủ nhất về hiệu quả quản lý nợ nước ngoài ở Việt
Nam tính cho tới nay là Dự án VIE/01/010 (2005): “Capacity Development for
effective and sustainable external debt management” của Bộ Tài chính do Chính
phủ Australia, Chính phủ Đức và Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP)
tài trợ. Dự án đã đi sâu phân tích các giải pháp nhằm tăng cường khuôn khổ thể chế
để quản lý nợ nước ngoài một cách hiệu quả và bền vững, kết hợp với việc nâng cao
năng lực xây dựng và thực hiện chiến lược vay nợ nước ngoài. Đồng thời xây dựng
và thực hiện một chiến lược tài trợ bền vững cho sự nghiệp phát triển của Việt Nam.
Báo cáo dự thảo về khung thể chế và pháp luật của Dự án Xây dựng năng lực quản
lý nợ nước ngoài tháng 10 năm 2003, đã phân tích và chỉ ra những điểm chưa hợp
lý trong thể chế và tổ chức hệ thống quản lý nợ nước ngoài tại thời điểm đầu những
năm 2000. Báo cáo chỉ ra tầm quan trọng và tính cấp thiết của việc tập trung các
chức năng quản lý nợ nước ngoài để đạt được hiệu quả cao nhất.
Tiếp theo nghiên cứu đó, đã có một số công trình khác cũng nhằm đánh giá
hiệu quả quản lý nợ nước ngoài, từ đó đưa ra một số khuyến nghị như luận án tiến
sỹ của tác giả Hạ Thị Thiều Dao với đề tài “Nâng cao hiệu quả quản lý nợ nước
ngoài trong quá trình phát triển kinh tế tại Việt Nam” (2006), luận án đã hệ thống
hóa các quan điểm vay mượn nhằm đảm bảo quản lý nợ một cách có hiệu quả. Làm
rõ các chỉ tiêu đánh giá tình trạng nợ của quốc gia. Đánh giá toàn diện về thực trạng
nợ và quản lý nợ của Việt Nam trong giai đoạn 1993-2005. Trên cơ sở đó đưa ra
một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nợ nước ngoài về mặt thể chế và kỹ
14
thuật. Ngoài ra, luận án của Tôn Thanh Tâm với đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu
quả quản lý nguồn vốn Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) tại Việt Nam” (2004) và
luận án tiến sĩ kinh tế của Vũ Thị Kim Oanh, “Những giải pháp chủ yếu nhằm sử
dụng có hiệu quả nguồn ODA tại Việt Nam” (2002) cũng tập trung phân tích các
vấn đề liên quan đến hiệu quả quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA tại Việt Nam,
đặc biệt là hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn Hỗ trợ phát
triển chính thức (ODA) của Việt Nam. Bài viết của GS.TSKH Tào Hữu Phùng
“Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay nước ngoài để đầu tư phát triển kinh tế xã
hội”, đăng trên Tạp chí Nghiên cứu trao đổi số 17 (9/2000), bài viết đã đưa ra bốn
giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay nước ngoài để đạt được mục
tiêu tăng trưởng và phát triển kinh tế đất nước.
Liên quan đến vấn đề quản lý nợ nước ngoài, luận án tiến sỹ của tác giả
Nguyễn Thị Thanh Hương với đề tài “Tăng cường quản lý nợ nước ngoài ở Việt
Nam” (2007), luận án đã hệ thống hóa được những vấn đề lý luận cơ bản về quản lý
nợ nước ngoài, nghiên cứu bài học kinh nghiệm về quản lý nợ nước ngoài trên thế
giới; Phân tích thực trạng nợ nước ngoài của Việt Nam trong giai đoạn 1995-2005
và đưa ra một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý nợ nước ngoài ở Việt Nam.
Ngoài ra tác giả Nguyễn Thị Thanh Hương còn đề xuất ứng dụng mô hình của
Jaime De Pinies để dự báo tính bền vững của nợ nước ngoài ở Việt Nam trong giai
đoạn mới. Luận án tiến sỹ kinh tế “Một số vấn đề về chiến lược vay trả nợ nước
ngoài ở Việt Nam” (2002) của tác giả Tạ Thị Thu, luận án đã nghiên cứu những vấn
đề lý luận, kinh nghiệm quốc tế về sự chu chuyển các luồng vay nợ quốc tế, thực
trạng vay trả nợ của Việt Nam với trọng tâm là thu hút nguồn vốn vay bên ngoài
cho đầu tư phát triển, khả năng tích lũy để thanh toán nợ trong giai đoạn 2002-2010.
Luận án tiến sỹ của tác giả Nguyễn Ngọc Thuỷ Tiên (2009) “Những giải pháp tăng
cường quản lý vay và trả nợ nước ngoài ở Việt Nam” đã làm rõ vị trí, vai trò quản
lý nợ nước ngoài trong quản lý kinh tế nói chung, kinh nghiệm vay nợ các nước trên
thế giới, phân tích, đánh giá thực trạng vay nợ và khả năng nợ nước ngoài của Việt
Nam. Tuy nhiên việc phân tích đã chưa đưa ra được sự an toàn trong việc vay nợ
15
nước ngoài, so với các chỉ tiêu kinh tế và chưa đưa ra được chiến lược vay để hạn
chế các rủi ro đến từ việc mất giá tiền đồng Việt Nam so với các loại tiền khác. Đề
tài đã đưa ra một số biện pháp quản lý nợ nước ngoài, nhưng chưa đưa ra được các
chiến lược, cách thức, phương pháp vay và trả nợ.
Bên cạnh những nghiên cứu mang tính tổng quan, có rất nhiều các nghiên cứu
chuyên sâu vào các khía cạnh của vấn đề hiệu quả nợ nước ngoài của Việt nam. Tác
giả Lê Ngọc Mỹ (2005) với đề tài “Hoàn thiện quản lý nhà nước về vốn hỗ trợ phát
triển chính thức (ODA) tại Việt Nam” đã đi sâu vào phân tích công tác quản lý nhà
nước nguồn vốn ODA. Nghiên cứu của Vũ Quang Việt “Về nợ nước ngoài của Việt
Nam” đăng trên tạp chí Kinh tế Sài Gòn, Trên cơ sở số liệu trong bản tin số 05 của
Bộ Tài chính, nghiên cứu đã tính toán và đưa ra kết luận về vay và trả nợ nước
ngoài trong thời gian tới. Thứ nhất, tỷ lệ nợ nước ngoài trên GDP của nền kinh tế
năm 2009 là 39%, đã vượt ngưỡng qua ngưỡng an toàn (ngưỡng nợ mà các thành
viên trong Liên hiệp Châu Âu đã ký kết với nhau trong hiệp ước Maastricht vào
năm 1992 là 30% nợ nước ngoài so với GDP). Tuy nhiên, điều này cũng không quá
lo ngại bởi các khoản nợ nước ngoài của Viêt Nam thường có thời gian dài (khoảng
10 năm) và có lãi suất thấp (dưới 6%). Trong việc trả nợ hiện nay thì năm phải trả
nợ cao nhất là 2,1 tỷ vào năm 2016 nên việc trả nợ cũng không phải là vấn đề quá lo
ngại. Thứ hai, nghiên cứu phân tích khả năng chi trả trong ngắn hạn và dài hạn và
đưa ra kết luận, nếu Việt Nam cứ điều hành kinh tế như hiện nay thì có thể sẽ nhanh
chóng mất khả năng chi trả nợ nước ngoài trong thời gian tới. Do đó, Việt Nam cần
chỉnh đốn, giải quyết vấn đề nhập siêu như hiện nay, đồng thời cần khuyến cáo tất
cả các doanh nghiệp quốc doanh thực hiện phương hướng đã đề ra.
Trên các diễn đàn khoa học như các Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, Tài chính,
Phát triển kinh tế - xã hội (xuất bản bằng tiếng Anh), Kinh tế và phát triển… cũng
có một số các công trình nghiên cứu liên quan đến các vấn đề nợ nước ngoài. TS
Tào Khánh Hợp (Tạp chí Tài chính, 9/2003) và ThS Đỗ Đình Thu (tạp chí Nghiên
cứu kinh tế, 5/2002) nhấn mạnh tính chất hai mặt của nợ nước ngoài và khả năng
tác động đến sự ổn định nền tài chính quốc gia. TS Lê Huy Trọng - ThS Đỗ Đình
16
Thu (Tạp chí Kinh tế và Phát triển, 12/2003) nêu bật sự cần thiết và những giải pháp
tăng cường huy động vốn vay nước ngoài để đầu tư phát triển ở Việt Nam trong
những năm sắp tới. Một số tác giả khác quan tâm hơn đến khía cạnh hiệu quả của
nguồn vốn vay nước ngoài trong đầu tư phát triển và các giải pháp cụ thể mà Chính
phủ đã áp dụng để tăng cường hiệu quả đầu tư bằng vốn vay.
• Các công trình nghiên cứu nước ngoài
Trong nghiên cứu External Debt Management in Low - Income Countries,
các tác giả Bangura Sheku, Damoni Kitabire, and Robert Powell cho rằng: đối với
các quốc gia có thu nhấp thấp, việc quản lý nợ nước ngoài hiệu quả trước hết phải
bắt nguồn từ việc xác định chính xác nhu cầu vay nợ nước ngoài. Nhu cầu vay
mượn cần phải được xây dựng dựa trên khả năng trả nợ; các chủ thể quản lý nợ
nước ngoài là một hệ thống các cơ quan được sắp xếp từ thấp đến cao theo chức
năng nhiệm vụ quản lý nợ. Bên cạnh đó, theo kết quả nghiên cứu tại các quốc gia
đang phát triển, các tác giả này cũng đưa ra khuyến nghị đối với các quốc gia đi vay
cần: (i) xác định chính xác nhu cầu vay mượn cần thiết mà vẫn đảm bảo được khả
năng thanh toán gốc và lãi, đảm bảo mức tăng trưởng kinh tế theo kế hoạch; cần
tính toán khả năng chịu đựng của nợ nước ngoài trong trường hợp cán cân vãng lai
bị thâm hụt và tính toán mức thâm hụt ngân sách tối đa nhằm đảm bảo mức nợ
trong giới hạn an toàn (ii) trong danh mục vay nợ và đồng tiền vay cần cân đối giữa
cơ cấu tiền vay với cơ cấu ngoại tệ thu được từ hoạt động xuất khẩu và cơ cấu dự
trữ ngoại hối để phòng ngừa trước những rủi ro thanh khoản có thể xảy ra.
Luiz R. de Mello và Jr. and Khaled A. Hussein, Sanjeer Gupta (IMF) trong
nghiên cứu “Is foreign debt portfolio management efficient in emerging economies”
cho rằng hiệu quả quản lý nợ nước ngoài là hiệu quả trong huy động nợ, trong việc
sử dụng nợ nước ngoài và hiệu quả trong thanh toán các khoản nợ nước ngoài đã
đến hạn. Nhóm tác giả đã nghiên cứu trên 13 quốc gia với phương pháp định lượng
để đưa ra kết luận, dù quản lý như thế nào đi chăng nữa thì hiệu quả của quá trình
này phải được thể hiện thông qua hiệu quả của khâu cuối cùng, đó là khâu trả nợ.
17
Tác giả Jalil Hadenan Abd trong nghiên cứu “Management of Currency
Composition of Debt: Malaysian Expirience, in Managing External Debt in
Developing Countries” đã kết luận, mô hình quản lý nợ nước ngoài hiệu quả bao
gồm: Quản lý quy mô và cơ cấu nợ nước ngoài một cách hợp lý, nâng cao hiệu quả
sử dụng nợ nước ngoài là các giải pháp làm giảm gắng nặng trả nợ tập trung vào
một thời điểm, đảm bảo khả năng thanh toán các món nợ đến hạn.
Tác giả Jaime De Pines trong nghiên cứu Debt Sustainability and
Overadjustment đưa ra các kết luận: (i) Chỉ số nợ nước ngoài trên xuất khẩu tăng
lên vô hạn, thì cả nợ và thâm hụt cán cân thanh toán sẽ không có khả năng chịu
đựng được và (ii) Tốc độ tăng nhập khẩu lớn hơn tốc độ tăng xuất khẩu thì sớm hay
muộn quốc gia đó cũng mất khả năng trả nợ. Cũng nghiên cứu về yếu tố ảnh hưởng
đến khả năng trả nợ nước ngoài, Begg David, Stanley Fisher, Rudiger Dornbush lại
cho rằng thu nhập từ xuất khẩu là chỉ tiêu đánh giá đúng về khả năng trả nợ nước
ngoài của một nước chứ không phải là GDP. Hay tác giả Underwood John trong tác
phẩm “Debt in a Macroeconomic Context, in Managing External Debt in
Developing Countries” cho rằng lãi suất và thâm hụt ngân sách nhà nước là yếu tố
tác động khá mạnh đến mức tích lũy nợ nước ngoài, và do đó, tác động tới khả năng
trả nợ nước ngoài của một quốc gia.
Nghiên cứu “External debt management in Heavily Indebted Poor
Countries” của IMF và IDA (được Timothy Geither và Gobind Nankani phê duyệt)
cho rằng, để quản lý hiệu quả nợ nước ngoài, cần thiết phải quy định cụ thể các đối
tượng được tiếp cận nguồn vốn từ bên ngoài, hạn mức vay mượn để đảm bảo một
mức nợ bền vững hay các quốc gia vay nợ không rơi vào tình trạng khủng hoảng
nợ. Đồng thời, thiết lập các luật lệ điều chỉnh hoạt động của các chủ thể quản lý nợ.
Hay IMF and WB với nghiên cứu “Guidelines for Public Debt Management”, đưa
ra khuyến nghị đối với các nước vay nợ cần cung cấp các dự đoán vĩ mô và thông
tin phục vụ việc hoạch định chính sách, định kỳ thông tin cho các chủ thể về bất kỳ
các vấn đề nào có liên quan đến quản lý nợ, giúp cho công tác quản lý nợ nước
ngoài được rõ ràng, cụ thể và minh bạch.
18
Trong nghiên cứu “Optimal Foreign Borrowing Revisitted”, nhóm tác giả
Seung Huh, Tadashi Inoue và Hyun Hoon Lee đã kết luận việc vay nợ nước ngoài
có vai trò ngày càng quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế, đặc biệt là các khoản
đầu tư tài chính của các quốc gia đang phát triển. Tuy nhiên, các dòng vốn nước
ngoài có thể biến động bởi các cuộc khủng hoảng tài chính gần đây. Nghiên cứu đã
đánh giá về mặt lý thuyết các hành vi vay vốn nước ngoài của các nước có nền kinh
tế đang phát triển trong việc hình thành vốn nội địa và đề cập đến những tác động
khác nhau trong chính sách cho vay của các tổ chức tài chính quốc tế. Kết quả
nghiên cứu cho thấy việc vay nước ngoài sẽ giúp tăng trưởng kinh tế, không phân
biệt chính sách cho vay của các tổ chức tài chính quốc tế.
Trong nghiên cứu “The efficiency of foreign borrowing: the case of Poland”
Jacek Prokopa, Ewa Baranowska-Prokopb cho rằng việc sử dụng các khoản nợ vay
nước ngoài để tài trợ cho tăng trưởng kinh tế của Ba Lan trong 15 năm (kể từ những
năm năm 1971 đến năm 1985) có hiệu quả rất cao. Cụ thể là tác động của nợ nước
ngoài tới tăng trưởng kinh tế là tích cực và vượt cao hơn nhiều so với chi phí vốn
vay. Tuy nhiên, Ba Lan cũng như nhiều quốc gia mắc nợ khác đã gặp khó khăn lớn
trong việc thanh toán các khoản nợ đến hạn. Các tác giả đã sử dụng phương pháp
định lượng để ước lượng hiệu quả đóng góp của nợ nước ngoài trong tăng trưởng
kinh tế trong thời gian nghiên cứu.
Tác giả Ahmed S. Abutaleb, Marwa G. Hamad sử dụng phương pháp kiểm
soát việc vay nợ nước ngoài bằng cách tính xác suất ngẫu nhiên. Phương pháp này
được trình bày trong nghiên cứu Optimal foreign debt for Egypt: A stochastic control
approach. Công trình nghiên cứu này nhằm đánh giá chính sách vay nợ nước ngoài
tại Ai Cập và nó cũng trái ngược hẳn với chính sách tối ưu trong suốt thời kỳ 1985-
2008. Công trình nghiên cứu này cũng dự đoán khoản vay nợ tối ưu trong giai đoạn
2009-2014. Chính sách vay nợ tối ưu bắt nguồn từ việc sử dụng mô hình kinh tế mở
cho Ai Cập. Điều không rõ trong mô hình này xuất phát từ sự không chắc chắn trong
các khoản thanh toán lãi suất hoặc các khoản cho vay và tỷ lệ lợi nhuận trong đầu tư.
Cách tiếp cận kiểm soát ngẫu nhiên được sử dụng để tìm ra chính sách nợ tối ưu. Các
19
tác giả cho rằng Ai Cập có thể vay bên ngoài miễn là với xu hướng tỷ lệ lợi nhuận
trong đầu tư vượt quá lãi suất thực hay tỷ lệ các khoản thanh toán nợ. Đồng thời, các
phân tích cũng chỉ ra nợ nước ngoài của Ai Cập đã cao hơn mức tối ưu trước năm
1997. Sau năm 1997, nợ nước ngoài dường như quay về mức tối ưu. Tuy nhiên, nợ
nước ngoài của Ai Cập vẫn còn dưới mức tối ưu. Điều đó đã dẫn đến chi phí cơ hội
cho nền kinh tế tăng lên, trái lại, chỉ số GDP có được ghi nhận một sự gia tăng theo
chiều hướng tốt. Trên cơ sở đó, nhóm tác giả đã đề xuất giải pháp tính toán mức vay
nợ nước ngoài tối ưu cho Ai Cập trong giai đoạn tới.
Nhóm tác giả Chi-Chur Chao, Shih-Wen Hu, Ching-Chong Lai, và Meng-Yi
Tai trong nghiên cứu Foreign Aid, Government Spending, and the Environment đã
sử dụng mô hình tăng trưởng nội sinh để nghiên cứu sự tác động của nợ nước ngoài
đến tăng trưởng kinh tế và phúc lợi của việc phân bổ viện trợ nước ngoài cho các
lĩnh vực kinh tế. Các yếu tố đầu vào của mô hình là các yếu tố sản xuất như lao
động, vốn, khoa học-công nghệ và tài nguyên. Kết quả nghiên cứu cho thấy khi yếu
tố đầu vào được tài trợ một phần bởi thuế thu nhập hay phúc lợi sẽ trợ tạo thành một
khối chuyển khoản và có thể làm tăng tiêu dùng gia đình và phúc lợi.
Trên cơ sở nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến hiệu quả quản lý nợ nước
ngoài, tác giả tổng quan tài liệu theo từng vấn đề như sau:
• Tổng quan về quản lý nợ nước ngoài
Tác giả Hạ Thị Thiều Dao trong luận án tiến sỹ “Nâng cao hiệu quả quản lý nợ
nước ngoài trong quá trình phát triển kinh tế tại Việt Nam” cho rằng, quản lý nợ nước
ngoài bao gồm hai khía cạnh là khía cạnh kỹ thuật và khía cạnh thể chế. Khía cạnh kỹ
thuật tập trung vào định mức nợ nước ngoài và đảm bảo các điều khoản và điều kiện
vay mượn sao cho phù hợp với khả năng trả nợ trong tương lai. Khía cạnh kỹ thuật bao
gồm quản lý quy mô, cơ cấu nợ và giám sát, duy trì hệ thống thông tin. Khía cạnh thể
chế bao gồm cơ cấu tổ chức, khía cạnh pháp lý và chức năng nhiệm vụ.
Đối với quản lý quy mô và cơ cấu nợ, Hạ Thị Thiều Dao và Bangura Sheku,
Damoni Kitabire, và Robert Powell, đều cho rằng quản lý quy mô và cơ cấu nợ bao
gồm: Nhu cầu vay mượn, khả năng trả nợ, nguồn tài trợ và danh mục nợ. Trong đó
20
có ba vấn đề then chốt và gắn kết với nhau chặt chẽ nhất là khả năng trả nợ, nhu cầu
vay mượn và nguồn tài trợ.
Riêng đối với khía cạnh liên quan đến thể chế, Jalil Hadenan Abd (1990),
nhắc đến khía cạnh luật pháp, sắp xếp thể chế, chức năng nhiệm vụ mà cơ quan
quản lý nợ nước ngoài phải đảm nhận. Trong đó, khung pháp lý thể hiện ý chí, quan
điểm của chính phủ trong vay và trả nợ, khung pháp lý có thể chi phối cơ cấu tổ
chức quản lý nợ, cơ chế trao đổi thông tin, cơ sở vật chất và con người nhằm đảm
bảo thực thi chức năng quản lý nợ (IMF và IDA, 2005). Khung pháp lý về quản lý
nợ bao gồm các luật lệ quy định phân cấp vay nợ, quy định mối quan hệ chức năng
giữa các đơn vị có liên quan về quản lý nợ và thiết lập các văn bản chính sách quản
lý nợ, thực thi các vấn đề nợ sơ cấp, thu xếp thị trường thứ cấp, các phương tiện tiền
gửi, thực hiện thanh toán và bù trừ với trái phiếu chính phủ (UNDP, UNCTAD và
WB,1997).
Cũng đánh giá về nội dung của quản lý nợ nước ngoài, tác giả Nguyễn Thị
Thanh Hương (2007) trong luận án tiến sỹ với đề tài “Tăng cường quản lý nợ nước
ngoài” lại cho rằng quản lý nợ nước ngoài bao gồm 5 nội dung, đó là:
- Xây dựng chiến lược vay và kế hoạch vay trả nợ nước ngoài
- Ban hành khung thể chế, xây dựng cơ chế, tổ chức bộ máy quản lý nợ
nước ngoài.
- Đánh giá tính bền vững của nợ nước ngoài
- Đánh giá năng lực trả nợ hiện có của nền kinh tế thông qua các chỉ tiêu
kinh tế vĩ mô..
- Đánh giá mức nợ và tốc độ tăng nợ nước ngoài, trong đó có đưa ra một số
chỉ tiêu quan trọng để đánh giá tình trạng nợ.
• Tổng quan về khái niệm hiệu quả quản lý nợ nước ngoài
Phạm trù “Hiệu quả quản lý nợ nước ngoài” mới chỉ được nghiên cứu bởi rất
ít các học giả trên thế giới. Luiz và Khaled (2001) cho rằng hiệu quả quản lý danh
mục nợ nước ngoài chính là hiệu quả trong việc huy động nguồn lực nợ nước ngoài
với một danh mục tối ưu cho nền kinh tế.
21
Đứng trên góc độ rộng hơn, Sanjeer Gupta (2001) cho rằng hiệu quả quản lý
nợ nước ngoài là hiệu quả trong huy động nợ, trong việc sử dụng nợ nước ngoài và
hiệu quả trong thanh toán các khoản nợ nước ngoài đã đến hạn. Tuy nhiên, dù quản
lý như thế nào đi chăng nữa thì hiệu quả của quá trình này phải được thể hiện thông
qua hiệu quả của khâu cuối cùng, đó là khâu trả nợ. Với quan điểm này, Sanjeer
Gupta đã bổ sung và khái niệm hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của Luiz và Khaled
(2001), vì quản lý nợ nước ngoài là quá trình bao gồm 3 khâu, đó là quá trình vay
nợ, quá trình sử dụng nợ vay và quá trình thanh toán các khoản nợ vay.
Ở Việt Nam, cho tới nay cũng không có nhiều học giả nghiên cứu về phạm
trù này. Tác giả Tôn Thanh Tâm cho rằng, hiệu quả quản lý nguồn vốn ODA là
hiệu quả trong việc tổ chức điều hành toàn bộ các hoạt động có liên quan bằng
các cơ chế chính sách quản lý nhà nước và hệ thống các cơ chế quản lý chính
sách. Khác với quan điểm này, tác giả Hạ Thị Thiều Dao cho rằng hiệu quả quản
lý nợ nước ngoài chính là hiệu quả trong từng nội dung quản lý.
• Tổng quan về các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý nợ nước ngoài
Các nghiên cứu trên thế giới về hiệu quả quản lý nợ nước ngoài mới chỉ
dừng lại ở việc đánh giá mức độ an toàn về nợ hoặc mức độ trầm trọng của các
khoản nợ nước ngoài, cụ thể như sau:
IMF đánh giá mức độ an toàn về nợ nước ngoài đối với các quốc gia có thu
nhập thấp dựa vào hiện giá thuần của nợ và dịch vụ nợ (nghĩa vụ trả nợ). Các tiêu
chí đánh giá mức độ an toàn về nợ theo quan điểm của IMF bao gồm:
Bảng 1.1: Tiêu chí đánh giá mức độ an toàn về nợ của IMF
Mức độ nợ
NPV của nợ (%) Dịch vụ nợ (%)
Xuất khẩu GDP Thu NS Xuất khẩu Thu NS
An toàn 100 30 200 15 25
Trung Bình 150 40 250 20 30
Kém an toàn 200 50 300 25 35
(Nguồn: Quỹ tiền tệ quốc tế, 2003 [85])
22
Ngân hàng thế giới (WB) đã tổng kết và đưa ra một số chỉ tiêu cơ bản mang
tính tổng quát đánh giá mức độ nợ nước ngoài trong một thời kỳ nhất định, cụ thể:
Bảng 1.2: Tiêu chí đánh giá mức độ nợ nước ngoài của WB
Chỉ tiêu
Mức nợ
trầm trọng
Mức nợ
khó khăn
Mức nợ
bình thường
Nợ/GDP > 50% 30%÷50% < 30%
Nợ/Xuất khẩu > 200% 165%÷200% < 165%
Nợ/Thu ngân sách > 300% 200%÷300% < 200%
Trả nợ (Gốc+Lãi)/Xuất khẩu > 30% 18%÷30% < 18%
Trả nợ (Gốc+Lãi)/GDP > 4% 2%÷4% < 2%
Lãi/XK > 20% 12%÷20% <12%
(Nguồn: Ngân hàng thế giới, 1990 [120])
Bên cạnh các chỉ tiêu định lượng trên, cũng đã có một vài nghiên cứu xác định
các chỉ tiêu định tính đánh giá tính hiệu quả của quản lý nợ nước ngoài. Cụ thể:
Nhóm nghiên cứu của dự án VIE/01/010, (2004) cho rằng, một trong số các
chỉ tiêu đánh giá tính hiệu quả trong quản lý nợ nước ngoài là khung pháp lý.
Hiệu quả quản lý nợ nước ngoài còn thể hiện ở sự kịp thời của thông tin giải
ngân khoản vay (IMF and IDA, 2005) hay sự rõ ràng, công khai của mức vay nợ và
điều kiện vay nợ.
• Tổng quan về các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý nợ nước ngoài
- Thâm hụt cán cân thanh toán: Theo Jaime De Pines (1989), nếu chỉ số nợ
nước ngoài trên xuất khẩu tăng lên vô hạn, thì cả nợ và thâm hụt cán cân thanh toán
sẽ không có khả năng chịu đựng được.
- Lãi suất: Theo Underwood John (1996), khi các yếu tố khác không đổi, lãi suất
tăng sẽ làm cho tốc độ nợ sẽ tăng. Do vậy, yếu tố lãi suất có ảnh hưởng gián tiếp đến
khả năng trả nợ nước ngoài.
- Cán cân thương mại: Theo Jaime De Pines (1989), nếu tốc độ tăng nhập
khẩu lớn hơn tốc độ tăng xuất khẩu thì sớm hay muộn quốc gia đó cũng mất khả
năng trả nợ.
23
- Môi trường chính sách: Theo Craig Burnside và David Dollar (1997), môi
trường kinh tế vĩ mô ổn định và cơ sở pháp lý rõ ràng ảnh hưởng tới việc thu hút
nguồn tài trợ và đầu tư nước ngoài
- Năng lực và trình độ quản lý nợ của các chủ thể quản lý nợ: Nếu bộ máy
quản lý nợ nước ngoài được xây dựng theo hướng tập trung, thống nhất và gắn kết
chặt chẽ với bộ máy quản lý tài chính quốc gia nhằm đảm nhận việc ra các quyết
định, phân tích vĩ mô; có phân công trách nhiệm cụ thể, rõ ràng cho từng cơ quan về
thiết lập chính sách và chiến lược vay mượn, thực hiện đàm phán, ký kết, giám sát
vay nợ; năng lực quản lý của các cấp được nâng cao sẽ góp phần nâng cao hiệu quả
quản lý nợ nước ngoài (VIE/01/010, 2004).
- Hệ thống giám sát và duy trì thông tin nợ: Nếu hệ thống giám sát, đầy đủ
các chi tiết giám sát và thực hiện đúng quy trình giám sát; Các cơ sở dữ liệu đầy đủ,
chính xác và cập nhật về nợ nước ngoài theo chủ thể đi vay, thời hạn vay, cơ cấu
tiền vay… sẽ giúp cho việc quản lý nợ nước ngoài hiệu quả và bền vững
(VIE/01/010, 2004).
• Tổng quan về tác động của nợ nước ngoài tới tăng trưởng kinh tế
Nghiên cứu của Ths. Nguyễn Hoàng Phương với đề tài “Ước lượng hiệu quả
của vốn ODA đối với tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam, giai đoạn 1986-2007”, đăng
trên tập Nguồn tài chính trong nước và nước ngoài cho tăng trưởng ở Việt, Nam,
Diễn đàn Phát triển Việt Nam, NXB Lao động Xã hội, năm 2007. Kết quả ước
lượng: Vốn ODA đóng một vai trò ngày càng quan trọng trong tổng vốn tích luỹ,
tổng đầu tư toàn xã hội cũng như sự tăng trưởng của nền kinh tế: ODA đóng góp
0,73% vào tăng trưởng GDP năm 1993, tăng lên 10% năm 1999, và sau đó ổn định
ở mức 8% cho đến năm 2006; sự đóng góp của ODA đối với tổng vốn đầu tư toàn
xã hội và tổng vốn tích luỹ chiếm tỉ lệ đáng kể trong giai đoạn nghiên cứu, trung
bình ở mức 15% và 11%. Tuy nhiên, kết quả tính toán của sự đóng góp của ODA
đối với sự tăng trưởng của GDP chỉ là sự ước lượng trong ngắn hạn, và sự đóng góp
dài hạn của ODA đối với sự tăng trưởng GDP trong dài hạn vẫn chưa được xác
24
định. Do đó, có thể khẳng định rằng tổng đóng góp của ODA đối với sự tăng trưởng
của GDP sẽ cao hơn nhiều so với kết quả ước lượng.
Ngoài ra, các nghiên cứu trên thế giới cũng mới chỉ đề cập đến tác động của
nợ nước ngoài tới tăng trưởng kinh tế của một số quốc gia, chưa có nghiên cứu nào
nghiên cứu hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của Việt Nam, bao gồm: Nghiên cứu
của tác giả Frimpong, J. M. and Oteng-Abayi, E. F., đăng trong Tạp chí Khoa học
và Công nghệ, Vol 26 No.3, 12/2006 “The Impact Of External Debt On Economic
Growth In Ghana: A Cointegration Analysis”. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các tỷ
số về nợ nước ngoài trên GDP rất cao, đã chỉ ra rằng Ghana đứng nguy cơ của việc
tích lũy nợ, có thể là không bền vững trong dài hạn.
Ngoài ra, còn một số nghiên cứu phân tích đánh giá mối quan hệ tác động
giữa nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế tại các nước Kenya, Nepal, Pakistan và
Turkye, với kết quả tóm lượt như sau:
Bảng 1.3: Tổng quan về tác động của nợ nước ngoài tới tăng trưởng kinh tế
Năm Tác giả
Thời gian
nghiên
cứu
Quốc gia
nghiên
cứu
Kết quả
2001 Maureen Were 1970-
1995
Kenya Nợ nước ngoài tác động tiêu cực tăng
trưởng kinh tế thực, sự gia tăng trong tỷ
lệ dịch vụ nợ hiện tại ảnh hưởng tiêu
cực đến đầu tư tư nhân, điều này khẳng
định hiệu ứng lấn át của dịch vụ nợ trên
đầu tư tư nhân.
2002 Karagol,
Causality
1965-
2001
Turkey Tồn tại một mối quan hệ tiêu cực giữa nợ
nước ngoài và tăng trưởng GDP trong
thời gian dài. Các khoản chi trả cho nợ
nước ngoài tác động ngược chiều đến
tăng trưởng kinh tế trong dài hạn.
2008 Krishna Prasad
Regmi
1986-
2006
Nepal Sự gia tăng nợ nước ngoài và dịch vụ
nợ không đóng góp cho tăng trưởng
kinh tế thậm chí còn gây khó khăn, trở
25
ngại cho tăng trưởng kinh tế.
2010 Shahnawaz
Malik;
Muhammad
Khizar Hayat;
Muhammad
Umer Hayat
1972-
2005
Pakistan Nợ nước ngoài, là nguyên nhân chính
của suy giảm trong đầu tư sẽ dẫn đến
suy giảm tăng trưởng kinh tế.
2012 Jacek Prokopa,
Ewa B.Prokopb
1971-
1985
Poland Tác động của nợ nước ngoài tới tăng
trưởng kinh tế là tích cực và vượt cao
hơn nhiều so với chi phí vốn vay
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)
• Tổng quan về khung pháp lý
Kể từ những năm 1990, Việt Nam đã có những nỗ lực đáng kể trong sửa đổi
và tăng cường khuôn khổ pháp lý cho quản lý nợ nước ngoài và quản lý ODA.
Cũng trong giai đoạn này, vai trò và trách nhiệm hành chính của các cơ quan liên
quan chính trong quản lý nợ nước ngoài đã được làm rõ. Cùng với Luật Ngân sách
Nhà nước (1996) và Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các tổ chức tín dụng
(1997), hai Nghị định 17/CP (2001) và Nghị định 90/CP (1998), thiết lập khuôn khổ
pháp lý về vai trò của hành chính và trách nhiệm của các tổ chức chính có liên quan,
cụ thể là Văn phòng Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng
Nhà nước và Bộ Tư pháp.
Hơn nữa, khuôn khổ pháp lý trong giai đoạn này cũng đã làm rõ việc phân
chia thể chế giữa các cơ quan liên quan trong quản lý và giải quyết nợ nần và việc
quản lý các khoản vay của các doanh nghiệp, các khoản vay có bảo lãnh của Chính
phủ, hoạt động cho vay lại và dịch vụ nợ của Chính phủ.
Giai đoạn kể từ năm 2000 cho đến nay, khuôn khổ pháp lý tập trung vào quy
chế vay và trả nợ, phê duyệt chương trình quản lý nợ công và nợ nước ngoài. Các
văn bản pháp lý liên quan đến quản lý nợ nước ngoài của Việt Nam đươc thể hiện
trong phụ lục 1.
26
• Khoảng trống nghiên cứu
Như vậy, nghiên cứu về quản lý nợ nước ngoài ở Việt Nam cũng như ở nhiều
nước trên thế giới, có thể thấy rằng dù là nghiên cứu tổng quan hay nghiên cứu
chuyên sâu về các khía cạnh trong vấn đề hiệu quả quản lý nợ nước ngoài, cho tới
nay, vẫn chưa có một công trình nào nghiên cứu cứu mô hình quản lý nợ nước
ngoài hay xác định được các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả quản lý nợ nước ngoài
dưới góc độ khả năng trả nợ; Chưa có hệ thống chỉ tiêu nhằm đánh giá hiệu quả
quản lý nợ nước ngoài. Thêm vào đó, phương pháp nghiên cứu định lượng với các
mô hình kinh tế lượng chưa được các nghiên cứu sử dụng.
1.1.2. Điểm mới của luận án
- Trên cơ sở hệ thống hóa những lý luận cơ bản về quản lý nợ nước ngoài
theo mô hình quản lý nợ nước ngoài của một quốc gia;
- Đưa ra quan điểm cá nhân về hiệu quả quản lý nợ nước ngoài;
- Phát triển hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý nợ nước;
- Nghiên cứu, xác định các yếu tố tác động đến hiệu quả quản lý nợ nước
ngoài dưới góc độ khả năng trả nợ, trên cơ sở đó, lượng hóa mức độ tác động của
các yếu tố đó tới hiệu quả quản lý nợ nước ngoài dưới góc độ khả năng trả nợ của
Việt Nam;
- Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của Việt
Nam tới năm 2020.
1.2. Định hướng nghiên cứu
1.2.1. Câu hỏi quản lý
- Mô hình quản lý nợ nước ngoài như thế nào được coi là hiệu quả?
- Những chỉ tiêu nào đánh giá hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của Việt Nam?
- Quản lý nợ nước ngoài của Việt Nam trong giai đoạn 2000-2013 có hiệu
quả không?
27
- Những giải pháp nào nâng cao hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của Việt
Nam trong giai đoạn tới năm 2020?
1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu
- Các yếu tố nào tác động đến hiệu quả quản lý nợ nước ngoài dưới góc độ
khả năng trả nợ nước ngoài của Việt Nam?
- Hiệu quả quản lý nợ nước ngoài dưới góc độ khả năng trả nợ phụ thuộc như
thế nào vào các yếu tố tác động?
1.2.3. Mô hình phân tích trong luận án
• Mô hình nghiên cứu
Hình 1.1: Mô hình nghiên cứu
Hiệu
quả
quản lý
nợ
nước
ngoài
Đối tượng quản lý
Công cụ
quản lý
Chủ thể quản lý
Phương thức
quản lý
Mục tiêu quản lý
Quản lý nợ nước ngoài
Khả
năng trả
nợ nước
ngoài
Hiệu quả sử dụng
nợ nước ngoài
Thâm hụt NSNN
Tăng trưởng xuất
khẩu
Cán cân thanh toán
28
Đề tài tiếp cận vấn đề hiệu quả quản lý nợ nước ngoài dưới góc độ khả năng
trả nợ nước ngoài. Đồng thời, đề tài cũng chỉ ra các yếu tố tác động đến khả năng
trả nợ nước ngoài và lượng hóa sự tác động của các yếu tố đó đến khả năng trả nợ
nước ngoài theo mô hình định lượng:
THNSCCTTTTXKHQSDKNTT 4321 ααααα ++++= (1.1)
Trong đó:
- Biến phụ thuộc (KNTT): Khả năng trả nợ nước ngoài
- Các biến độc lập:
+ HQSD: Hiệu quả sử dụng nợ nước ngoài
Hiệu quả sử dụng nợ nước ngoài là kết quả của mô hình ước lượng:
( ) GLsGKsgGY LL +−+= 1 (1.2)
Trong đó: GY là biến phụ thuộc đại diện cho tăng trưởng kinh tế; GK là tốc
độ tăng trưởng vốn, GL là tốc độ tăng trưởng của lao động; g là tốc độ tăng trưởng
của các nhân tố tổng hợp TFP;
Trên cơ sở ước lượng đóng góp của tổng vốn vào tăng trưởng kinh tế, luận
án ước lượng đóng góp của các thành tố của tổng vốn, cụ thể là nợ nước ngoài.
Kết quả ước lượng này sẽ xác định được mức độ đóng góp nợ nước ngoài
vào tăng trưởng kinh tế.
+ TTXK: Tăng trưởng xuất khẩu
+ CCTT: Cán cân thanh toán
+ THNS: Thâm hụt ngân sách nhà nước
- α : Hệ số chặn của mô hình
- iα : Tham số hồi quy thứ i
• Các giả thuyết nghiên cứu
H1: Hiệu quả sử dụng nợ nước ngoài có tác động tích cực (tác động thuận
chiều) tới khả năng trả nợ nước ngoài.
29
H2: Tăng trưởng xuất khẩu có tác động tích cực (tác động thuận chiều) tới
khả năng trả nợ nước ngoài.
H3: Cán cân thanh toán có tác động tích cực (tác động thuận chiều) tới khả
năng trả nợ nước ngoài.
H4: Thâm hụt ngân sách nhà nước có tác động tiêu cực (tác động nghịch
chiều) tới khả năng trả nợ nước ngoài.
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Trong chương này, tác giả đã tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước
theo từng công trình nghiên cứu và theo từng vấn đề cụ thể như tổng quan về quản
lý nợ nước ngoài, khái niệm hiệu quả quản lý nợ nước ngoài, các chỉ tiêu đánh giá
và các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả quản lý nợ nước ngoài. Trên cơ sở đó, tác giả
xác định khoảng trống nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, câu hỏi quản lý và xây dựng
mô hình nghiên cứu.
30
Chương 2:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ
QUẢN LÝ NỢ NƯỚC NGOÀI
2.1. Quản lý nợ nước ngoài
2.1.1. Nợ nước ngoài
2.1.1.1. Khái niệm nợ nước ngoài
Khái niệm về nợ nước ngoài được 8 tổ chức nghiên cứu thống kê về nợ nước
ngoài đưa ra trong cuốn “External Debt Statistics Guild for Complier and Users”
như sau:
“Tổng nợ nước ngoài, tại bất kỳ thời điểm nào, là số dư nợ của các công nợ
thường xuyên thực tế, không phải công nợ bất thường, đòi hỏi bên nợ phải thanh
toán gốc và/hoặc lãi tại một (số) thời điểm trong tương lai, do đối tượng cư trú tại
một nền kinh tế nợ đối tượng không cư trú” [85, p.16].
Theo quan điểm này, nợ nước ngoài được coi là nợ của đối tượng cư trú đối
với đối tượng không cư trú. Đối tượng cư trú của một nước, theo định nghĩa của hệ
thống Thống kê tài khoản quốc gia (SNA), là cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp có
kế hoạch thường trú lâu dài ở một nước và chịu sự kiểm soát của pháp luật nước đó
[68]. Thông thường, người cư trú từ 1 năm trở lên được coi là lâu dài, song độ dài
thời gian này cũng còn tùy thuộc vào từng quốc gia, ở Việt Nam, cá nhân cư trú là
người có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam hoặc có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày
trở lên trong một năm dương lịch hoặc tính theo 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu
tiên có mặt tại Việt Nam; hoặc có nơi ở thường xuyên ở Việt nam, bao gồm có nơi
ở đăng ký thường trú hoặc có nhà cho thuê để ở tại Việt Nam theo hợp đồng thuê có
thời hạn [52]. Như vậy, tất cả các khoản nợ phải trả của đối tượng cư trú đối với đối
tượng không cư trú ở Việt Nam đều là nợ nước ngoài, không phân biệt nơi phát sinh
nợ là trong hay ngoài lãnh thổ Việt Nam.
31
Thuật ngữ “nợ”, theo định nghĩa của WB được đưa ra trong cuốn Cẩm nang
hệ thống báo cáo bên nợ, bao gồm toàn bộ nghĩa vụ thanh toán phải thực hiện trong
tương lai, bằng tiền hay bằng hiện vật, với các khoản xác định hoặc có thể xác định
và các mức lãi suất cố định hoặc có thể xác định (có thể bằng không) [36]
Ở Việt Nam, Luật số 29/2009/QH 2009 quy định: “Nợ nước ngoài của quốc
gia là tổng các khoản nợ nước ngoài của Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh,
nợ của doanh nghiệp và tổ chức khác được vay theo phương thức tự vay, tự trả theo
quy định của pháp luật Việt Nam” [51]
Như vậy, quan niệm về nợ nước ngoài của Việt Nam và Thế giới không có
sự khác biệt đáng kể. Tuy nhiên, quan niệm về nợ nước ngoài của Thế giới rõ ràng
hơn bởi nó mang ý nghĩa thống kê và nhất quán với Hệ thống thống kê tài khoản
quốc gia (SNA). Do đó, để đảm bảo tính nhất quán trong phân loại nợ nước ngoài,
phần sau của luận án, tác giả sẽ sử dụng quan niệm của thế giới về nợ nước ngoài.
2.1.1.2. Phân loại nợ nước ngoài
Việc phân loại nợ nước ngoài có vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác
theo dõi, đánh giá và quản lý hiệu quả nợ nước ngoài. Hiện nay, các quốc gia trên
thế giới sử dụng các tiêu chí phân loại nợ nước ngoài như sau:
• Phân loại nợ nước ngoài theo chủ thể đi vay
Theo tiêu chí phân loại này, nợ nước ngoài bao gồm: Nợ công, nợ tư nhân
được công quyền bảo lãnh và nợ tư nhân.
- Nợ công là các nghĩa vụ nợ của khu vực công [85]. Khu vực công bao
gồm các thể chế sau: Chính phủ và các bộ, ban ngành; Các cơ quan chính trị cấp
dưới, như tỉnh, huyện và thành phố; Ngân hàng trung ương; Các thể chế tự quản
(như các doanh nghiệp tài chính và phi tài chính, các ngân hàng thương mại và
ngân hàng phát triển, các ngành dịch vụ xã hội như đường sắt, doanh nghiệp nhà
nước…), trong đó: Ngân sách của thể chế đó phải được Chính phủ phê duyệt;
hoặc sở hữu nhà nước chiếm trên 50% cổ phiếu có quyền biểu quyết hoặc trên
một nửa số thành viên của Hội đồng Quản trị là các đại diện của Chính phủ; hoặc
32
trong trường hợp phá sản, nhà nước sẽ phải chịu trách nhiệm về khoản nợ của
thể chế đó [85] .
Nếu một tổ chức đáp ứng một trong 3 điều kiện trên, thì nợ của tổ chức đó
được đưa vào nợ công. Ngược lại, các tổ chức không đáp ứng định nghĩa về khu
vực công sẽ được phân loại là khu vực tư nhân [85].
Nợ nước ngoài của khu vực tư nhân được công quyền bảo lãnh được xác
định là các công nợ nước ngoài của khu vực tư nhân mà dịch vụ trả nợ được bảo
lãnh theo hợp đồng bởi một đối tượng thuộc khu vực công cư trú tại cùng một nền
kinh tế với bên nợ đó [85].
Ở Việt Nam, các khoản nợ này được phân biệt cụ thể như sau:
Nợ chính phủ là khoản nợ phát sinh từ các khoản vay trong nước, nước ngoài,
được ký kết, phát hành nhân danh Nhà nước, nhân danh Chính phủ hoặc các khoản
vay khác do Bộ Tài chính ký kết, phát hành, uỷ quyền phát hành theo quy định của
pháp luật. Nợ chính phủ không bao gồm khoản nợ do Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam phát hành nhằm thực hiện chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ [51].
Nợ được Chính phủ bảo lãnh là khoản nợ của doanh nghiệp, tổ chức tài chính,
tín dụng vay trong nước, nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh [51].
- Nợ tư nhân bao gồm nợ nước ngoài của khu vực tư nhân không được khu
vực công của cùng nền kinh tế đó bảo lãnh theo hợp đồng [85]. Về bản chất, nợ tư
nhân là các khoản nợ do khu vực tư nhân tự vay, tự trả.
Tuy nhiên, có một số khoản nợ nước ngoài của khu vực tư nhân được một tổ
chức thuộc khu vực công trong cùng nền kinh tế bảo lãnh một phần theo hợp đồng.
Đối với những khoản nợ này, thì giá trị hiện tại của các khoản thanh toán được bảo
lãnh sẽ được xếp vào loại nợ nước ngoài của khu vực tư nhân được công quyền bảo
lãnh, và những khoản thanh toán không được bảo lãnh được xếp vào loại nợ nước
ngoài của khu vực tư nhân không được bảo lãnh [85].
• Phân loại nợ nước ngoài theo thời hạn nợ
33
Theo tiêu chí phân loại này, nợ nước ngoài được chia thành nợ dài hạn và nợ
ngắn hạn.
- Nợ dài hạn là các khoản nợ có thời gian đáo hạn gốc (theo hợp đồng hoặc
đã gia hạn) kéo dài trên 1 năm tính từ ngày ký kết vay nợ cho tới ngày đáo hạn
khoản thanh toán cuối cùng [36]. Đây là các khoản nợ rất được quan tâm do khả
năng tác động lớn tới nền tài chính quốc gia. Chính vì vậy, các tổ chức tài chính
quốc tế thường xuyên theo dõi và phân tích nợ dài hạn của các quốc gia một cách có
hệ thống. Cơ sở dữ liệu về nợ nước ngoài của thế giới thường xuyên được cập nhật
và phân tích, tuy nhiên, những thông tin này chỉ được công bố với những nhóm đối
tượng có liên quan mà không được công khai rộng rãi. nợ dài hạn phải trả bằng
đồng tiền của nước bên nợ và bằng hàng hoá dịch vụ.
- Nợ ngắn hạn bao gồm các khoản nợ có thời gian đáo hạn từ 1 năm trở
xuống. Thông thường, nợ ngắn hạn chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng nợ nước
của một quốc gia. Do thời gian đáo hạn ngắn, khối lượng thường không đáng kể, nợ
ngắn hạn thường không thuộc đối tượng quản lý một cách chặt chẽ như nợ dài hạn.
Tuy nhiên, nợ ngắn hạn là những khoản nợ có ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình
thanh khoản của quốc gia và có khả năng gây ra khủng hoảng kinh tế.
• Phân loại nợ theo loại hình vay
Theo tiêu chí phân loại này, nợ nước ngoài được chia thành hỗ trợ phát triển
chính thức (ODA) và vay thương mại.
- Vay hỗ trợ phát triển chính thức (ODA)
Theo Tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển (OECD), vay hỗ trợ phát triển
chính thức bao gồm các chuyển khoản song phương (giữa các Chính phủ) hoặc đa
phương (từ các tổ chức quốc tế cho các Chính phủ), trong đó ít nhất 25% tổng giá
trị chuyển khoản là cho không [102].
Hỗ trợ phát triển chính thức có thể bao gồm: các khoản cho không (bao gồm
cả hỗ trợ kỹ thuật); các khoản cho vay ưu đãi; các đóng góp bằng hiện vật; tín dụng
của nước cung cấp hàng hoá; và tiền bồi thường. Hỗ trợ phát triển chính thức không
34
bao gồm viện trợ quân sự giữa các Chính phủ và chuyển khoản của các tổ chức phi
Chính phủ. Hỗ trợ phát triển chính thức thường là nợ giữa Chính phủ với Chính phủ
và giữa Chính phủ với các tổ chức đa phương. Vốn ODA đựợc cung cấp dưới 2
hình thức:
Viện trợ không hoàn lại: thông thường có quy mô nhỏ, chiếm khoảng 15-
20% tổng nguồn vốn ODA và chỉ giới hạn trong các lĩnh vực nhân đạo, y tế, văn
hoá, giáo dục, cải cách và nâng cao năng lực quản lý hành chính nhà nước.
Vốn vay: có quy mô lớn, chiếm khoảng 83-85% tổng nguồn vốn ODA,
nhưng được vay với lãi suất thấp (lãi suất ưu đãi) và thời gian hoàn trả dài.
- Vay thương mại, khác với vay hỗ trợ phát triển chính thức, vay thương mại
thường không có ưu đãi về lãi suất và thời gian ân hạn. Lãi suất vay thương mại là
lãi suất thị trường tài chính quốc tế và thường thay đổi theo sự thay đổi của lãi suất
thị trường. Do vậy, vay thương mại thường có chi phí khá cao và chứa đựng nhiều
rủi ro. Đối tượng vay thương mại thường là các doanh nghiệp.
Ở Việt Nam hiện nay, phần lớn nợ nước ngoài của Việt Nam là nợ phát sinh
từ việc vay vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA). Nợ thương mại chiếm một tỷ
trọng rất nhỏ trong tổng nợ nước ngoài. Các phân tích về đánh giá tình hình nợ
nước ngoài của Việt Nam được tiến hành chủ yếu theo cách phân loại nợ nước
ngoài theo loại hình vay.
• Phân loại nợ theo chủ thể cho vay
Theo tiêu chí phân loại này, nợ nước ngoài được phân loại thành nợ đa
phương và nợ song phương.
- Nợ đa phương là các khoản nợ mà chủ nợ thường là các cơ quan của Liên
hợp quốc, Ngân hàng Thế giới, Quỹ Tiền tệ Quốc tế, các ngân hàng phát triển khu
vực, các cơ quan đa phương như OPEC và liên chính phủ [77], [81].
- Nợ song phương là các khoản nợ mà chủ nợ là chính phủ một nước hoặc
một tổ chức quốc tế nhân danh một chính phủ duy nhất [77], [81].
2.1.1.3. Vai trò của nợ nước ngoài
35
- Nợ nước ngoài tạo lập nguồn vốn bổ sung cho quá trình phát triển kinh tế.
Nợ nước ngoài là nguồn tài trợ bổ sung cho sự thiếu hụt về vốn cho các nước
có nền kinh tế đang trong giai đoạn đầu và giữa của quá trình phát triển. Với các
khoản nợ vay từ nước ngoài, một số quốc gia có cơ hội đầu tư phát triển ở mức cao
hơn trong thời điểm hiện tại mà không phải giảm tiêu dùng trong nước, và do đó, có
thể đạt được tỷ lệ tăng trưởng trong hiện tại cao hơn mức mà bản thân nền kinh tế
cho phép [43].
Như vậy, đối với các quốc gia đang trong giai đoạn đầu và giữa của quá trình
phát triển, việc vay vốn nước ngoài chính là quá trình cân đối giữa tiêu dùng trong
hiện tại với thu nhập trong tương lai. Việc vay nợ nước ngoài chỉ có thể có hiệu quả
nếu như nó đảm bảo không làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến thu nhập và tiêu dùng
trong tương lai.
- Nợ nước ngoài góp phần chuyển giao công nghệ và nâng cao năng lực quản lý.
Bên cạnh việc bổ sung nguồn vốn cho đầu tư trong nước, các khoản nợ nước
ngoài còn góp phần chuyển giao công nghệ và nâng cao năng lực quản lý thông qua
việc nhập khẩu máy móc thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến. Các dự án đầu tư đã
góp phần hiện đại hóa nhiều ngành, lĩnh vực kinh tế. Trên cơ sở đó, tạo ra lực lượng
lao động mới, hiện đại có công nghệ tiên tiến và góp phần thúc đẩy hiệu quả của cả
nền kinh tế. Ngoài ra, các nước vay nợ còn được tiếp cận với việc chuyển giao kỹ
năng quản lý của các chuyên gia nước ngoài. Các dự án hợp tác đào tạo cũng tạo ra
rất nhiều cơ hội đào tạo lại và đào tạo nâng cao cho lực lượng cán bộ chủ chốt của các
ngành, lĩnh vực, góp phần năng cao năng lực quản lý của toàn bộ nền kinh tế [43].
- Nợ nước ngoài bù đắp cán cân thanh toán và ổn định tiêu dùng trong nước
Trong một số trường hợp bất lợi của nền kinh tế, cán cân thanh toán bị thâm
hụt do điều kiện bất lợi tạm thời trong thương mại quốc tế hay sản lượng bị thiếu
hụt nặng và tiêu dùng trong nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Trong những trường
hợp như vậy, các khoản vay nợ nước ngoài khẩn cấp đóng vai trò là biện pháp ổn
định kinh tế trong ngắn hạn, giúp nền kinh tế lấy lại thế cân bằng [43].
36
Như vậy, có thể nói nợ nước ngoài có vai trò quan trọng đối với phát triển
của các nước đang trong giai đoạn đầu và giữa của quá trình phát triển. Tuy nhiên
việc sử dụng các khoản nợ nước ngoài luôn tiềm ẩn nguy cơ dẫn đến một nền tài
chính không bền vững và không hiếm trường hợp nợ nước ngoài quá cao và quản lý
lỏng lẻo đã dẫn đến khủng hoảng tài chính và kinh tế suy thoái. Tác động của việc
vay nợ nước ngoài đến các nền kinh tế đang phát triển rất khác nhau, tuỳ thuộc vào
môi trường chính sách của các nước này và năng lực quản lý nguồn vốn vay nước
ngoài của các Chính phủ. Tuy nhiên, không phải tất cả các nước đi vay đều nhận
thức được và có đủ khả năng thể chế và khả năng quản lý nền kinh tế như mong
muốn, nhất là quản lý nợ nước ngoài của khu vực tư nhân.
2.1.2. Quản lý nợ nước ngoài
2.1.2.1. Quan niệm về quản lý nợ nước ngoài
Theo UNDP, UNCTAD và The World Bank, quản lý nợ nước ngoài là việc
khống chế mức nợ nước ngoài trong quan hệ tỷ lệ với năng lực tăng trưởng GDP và
tăng trưởng xuất khẩu của quốc gia. Hay nói cách khác, quản lý nợ nước ngoài
chính là giữ cho mức nợ nước ngoài phù hợp với năng lực trả nợ của nền kinh tế và
tránh được gánh nặng nợ quá mức, đảm bảo khả năng thanh toán quốc gia [112].
Theo kết luận của nhóm nghiên cứu dự án VIE 01/010, quản lý nợ nước ngoài
bao hàm hệ thống điều hành vĩ mô sao cho việc sử dụng vốn nước ngoài được sử
dụng có hiệu quả và không gia tăng đến mức vượt quá khả năng thanh toán để không
làm tích lũy nợ [114]. Hay nói cách khác, quản lý nợ nước ngoài chính là việc đảm
bảo một cơ cấu vốn vay hợp lý và phù hợp với yêu cầu phát triển của nền kinh tế.
Như vậy, quản lý nợ nước ngoài chính là một phần của công tác quản lý nền
kinh tế vĩ mô. Nó bao hàm việc hoạch đinh, triển khai, duy trì các khoản nợ nước
ngoài để tạo điều kiện thuận lợi cho tăng trưởng kinh tế, giảm tình trạng đói nghèo
và tiếp tục duy trì sự phát triển mà không tạo ra những khó khăn trong thanh toán.
Do vậy, quản lý nợ hiệu quả đòi hỏi cả chính sách tốt và thể chế mạnh nhằm điều
hành và phối hợp các hoạt động liên quan đến vay và trả nợ nước ngoài.
37
Theo quan niệm trên, quản lý nợ nước ngoài không chỉ đơn thuần là vay và trả
nợ, mà còn đảm bảo nguồn vốn cho tăng trưởng kinh tế, duy trì mức nợ phù hợp với
khả năng trả nợ quốc gia. Một nền tài chính ổn định, vững mạnh có thể tạo uy tín cho
quốc gia, nhất là trong điều kiện hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng như hiện nay,
từ đó tạo được môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế. Kinh nghiệm quản lý nợ
nước ngoài ở nhiều nước cho thấy việc quản lý nợ nước ngoài không chặt chẽ cùng
với các sai lầm trong chính sách vĩ mô có thể đưa một nước vào những tình trạng hết
sức khó khăn về tài chính, thậm chí có thể rơi vào khủng hoảng. Nếu việc giám sát
vay nợ nước ngoài không chặt chẽ và báo cáo không đầy đủ, nhất là đối với các
khoản vay thương mại ngắn hạn thường được xem là có quy mô nhỏ, không quan
trọng và có thể được gia hạn dễ dàng, có thể dẫn đến mất cân đối nghiêm trọng.
Việc sử dụng các khoản nợ nước ngoài kém hiệu quả, sai mục tiêu và sự trì
trệ trong thay đổi chính sách để thích nghi với bối cảch quốc tế có thể khiến các
nước vay nợ có nguy cơ trở thành những nước mắc nợ trầm trọng. Do vậy, quản lý
nợ nước ngoài còn nhằm mục đích tăng cường hiệu quả sử dụng vốn vay, thúc đẩy
kinh tế phát triển, vừa không tạo ra gánh nặng nợ nần cho tương lai. Trong quản lý
việc cân đối giữa tiêu dùng hiện tại và tiêu dùng tương lai là một vấn đề cần quan
tâm chặt chẽ.
Nhu cầu quản lý nợ nước ngoài cũng xuất phát từ yêu cầu, đòi hỏi từ chính
những chủ thể cho vay, đặc biệt trong các trường hợp cho vay ODA. Khi cho vay
ODA, các nhà tài trợ thường đặt ra những mục tiêu cụ thể. Do vậy, họ rất quan tâm
đến nguồn tài trợ có được sử dụng đúng mục đích hay không, có hiệu quả hay
không. Vì vậy, quá trình vận động, quản lý và sử dụng nợ nước ngoài đều phải đàm
phán, phải tuân thủ các yêu cầu của nhà tài trợ và tuân thủ tiến trình giải ngân cũng
như việc thực hiện chương trình của dự án.
Hơn nữa, bản thân các khoản nợ nước ngoài cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro cho nền
kinh tế. Bao gồm sự biến động của lãi suất vay khiến các nước vay nợ rơi vào tình
trạng khó khăn trong thanh toán; Các điều kiện ưu đãi của ODA; Kinh nghiệm và trình
độ quản lý vốn vay, một thực tế không thể phủ nhận là trình độ quản lý của các nước
38
tiếp nhận thường thấp, dễ mắc sai lầm trong tất cả các khâu quản lý từ khâu xây dựng
chiến lược, quản lý tầm vĩ mô cho đến khâu tác nghiệp, dễ rơi vào tình trạng nợ nần
nặng nề trong khi hiệu quả kinh tế không được cải thiện. Thêm vào đó là sự biến động
của tỷ giá, các khoản vay thường lấy ngoại tệ mạnh làm đơn vị tính toán, do vậy, các
biến động bất lợi của tỷ giá cũng tạo ra gánh nặng cho các nước vay nợ. Để hạn chế và
khắc phục những rủi ro đó, cần thiết phải có sự quản lý chắt chẽ nguồn vốn này.
2.1.2.2. Mô hình quản lý nợ nước ngoài
Quản lý nợ nước ngoài bao gồm các thành phần: Mục tiêu quản lý; Chủ thể
quản lý; Công cụ quản lý; Phương thức quản lý; Đối tượng quản lý. Mô hình quản
lý nợ nước ngoài được thể hiện qua hình 2.1.
Hình 2.1: Mô hình quản lý nợ nước ngoài
• Mục tiêu quản lý nợ nước ngoài
Mục tiêu của quản lý nợ nước ngoài tập trung vào việc duy trì mức nợ nước
ngoài cần thiết; sử dụng nợ hiệu quả; đảm bảo các điều khoản và điều kiện vay
mượn sao cho phù hợp với khả năng trả nợ trong tương lai [79].
• Chủ thể quản lý nợ nước ngoài
Đối tượng quản lý
Công cụ
quản lý
Chủ thể quản lý
Phương thức
quản lý
Mục tiêu quản lý
39
Chủ thể quản lý nợ nước ngoài là một hệ thống các cơ quan được sắp xếp từ
thấp đến cao theo chức năng nhiệm vụ quản lý nợ. Những cơ quan này có thể là
NHTW, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tổng cục Thống kê, những cơ quan
này đảm nhiệm việc xác nhận các khoản nợ Chính phủ, công bố các văn bản có liên
quan đến thanh toán nợ, trả lãi, hay xử lý tranh chấp có liên quan đến vấn đề vay và
trả nợ nước ngoài [79].
Hệ thống quản lý nợ nước ngoài lý tưởng thường bao gồm các chủ thể sau:
- Chủ thể chính sách: Là những chủ thể đưa các quyết định liên quan đến: (i)
nhu cầu vay mượn của cả khu vực công và khu vực tư nhân; (ii) quy mô trả nợ và
lãi vay. Trong quá trình ra các quyết định, chủ thể chính sách cần phối hợp chặt chẽ
với các cơ quan khác của Chính phủ đảm nhiệm việc quản lý nợ.
- Chủ thể kiểm soát, phân tích tác động của vay mượn: Là những chủ thể
thực hiện nhiệm vụ: bảo lãnh; đảm bảo hướng dẫn và các chính sách liên quan đến
các hiệp định đàm phán và bảo lãnh; đảm bảo các điều khoản cho vay lại được ban
hành bởi chủ thể chính sách.
- Chủ thể tư vấn: Là chủ thể có chức năng theo dõi xu hướng biến động của
thị trường tài chính quốc tế, theo dõi sự thay đổi của lãi suất, tỷ giá hối đoái, phân
tích ảnh hưởng của các công cụ tài chính khác nhau và khả năng áp dụng từng loại
công cụ vào điều kiện thực tế của từng quốc gia.
- Chủ thể hoạt động: Là chủ thể thực hiện quá trình đàm phán các khoản vay
với các chủ nợ, thực hiện việc nộp đơn, thương thuyết, thụ hưởng, báo cáo.
- Chủ thể thống kê: Là các chủ thể làm nhiệm vụ ghi chép các hiệp định và
hợp đồng đã được đàm phán; thu thập các thông tin chi tiết khoản vay và cung cấp
tiến độ trả nợ và trả lãi. Ngoài ra, chủ thể này còn theo dõi tất cả các khoản bảo lãnh
của chính phủ cũng như các khoản bảo lãnh bất thường của khu vực tư nhân.
Chức năng của các chủ thể quản lý nợ thường bao gồm:
40
- Hoạch định chính sách: Hình thành chính sách và chiến lược quản lý nợ.
Trong đó quy định cụ thể các đối tượng được tiếp cận nguồn vốn từ bên ngoài, hạn
mức vay mượn để đảm bảo một mức nợ bền vững [86].
- Điều tiết: Thiết lập các luật lệ điều chỉnh hoạt động của các chủ thể quản lý
nợ, phối hợp hoạt động giữa các chủ thể trong ghi chép, phân tích, kiểm tra hoạt
động và hỗ trợ luồng thông tin. Chức năng này hoạt động thông qua sự dàn xếp về
luật lệ hành chính [86].
- Ghi chép và phân tích: Thu thập các chứng từ liên quan đến vay mượn như
các hiệp định (đối với nợ Chính phủ), các thỏa thuận vay mượn (đối với bảo lãnh),
các hợp đồng vay mượn; Đảm bảo việc thực thi các điều khoản; Giám sát việc thực
hiện giải ngân các khoản vay một các có hệ thống và trật tự [77].
- Hoạt động và giám sát: Chức năng này bao gồm cả việc xem xét cơ cấu tiền
vay, biến động của lãi suất, theo dõi sự phát triển của các công cụ tài chính, phân
tích lựa chọn các khoản vay, thực hiện theo dõi danh mục nợ và đàm phán ký kết
hợp đồng vay [77].
- Hỗ trợ: Cung cấp các dự đoán vĩ mô và thông tin phục vụ việc hoạch định
chính sách, định kỳ thông tin cho các chủ thể về bất kỳ các vấn đề nào có liên quan
đến quản lý nợ [89].
• Công cụ quản lý nợ nước ngoài
- Chiến lược vay và trả nợ dài hạn là văn kiện đưa ra mục tiêu, định hướng,
các giải pháp, chính sách đối với quản lý nợ nước ngoài quốc gia. Chiến lược này
được xây dựng trong chiến lược tổng thể về huy động vốn đầu tư cho nền kinh tế,
phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế dài hạn của quốc gia.
Nội dung của chiến lược vay và trả nợ dài hạn bao gồm quá trình đánh giá
thực trạng nợ nước ngoài, công tác quản lý nợ nước ngoài trong quá khứ. Từ đó đề
ra mục tiêu, định hướng và hệ thống các chỉ tiêu về vay và trả nợ nước ngoài; Các
giải pháp, chính sách đối với quản lý nợ nước ngoài của quốc gia; Đặc biệt là công
tác tổ chức thực hiện chiến lược.
41
- Chương trình quản lý nợ trung hạn là văn kiện cụ thể hóa chiến lược nợ dài
hạn cho giai đoạn từ 3 đến 5 năm, phù hợp với khuôn khổ chính sách kinh tế, tài
chính và với mục tiêu ngân sách trung hạn của chính phủ.
Nội dung của chương trình quản lý nợ trung hạn bao gồm các nội dung:
Đánh giá, dự báo các điều kiện thị trường vốn trong nước và quốc tế, cân đối ngoại
tệ, biến động tỷ giá và lãi suất làm cơ sở điều chỉnh chính sách vay, trả nợ nước
ngoài phù hợp với từng thời kỳ; Cân đối nhu cầu vay vốn nước ngoài bù đắp thâm
hụt ngân sách và cho đầu tư phát triển trên cơ sở cân đối các nguồn huy động trong
nước; Phương án huy động vốn vay nước ngoài của khu vực công bao gồm cơ cấu
nguồn vốn vay dự kiến, cơ chế sử dụng vốn vay; Dự báo huy động vốn vay nước
ngoài của khu vực tư nhân trung hạn; Đánh giá, dự báo biến động danh mục nợ của
khu vực công (đồng tiền, lãi suất bình quân, kỳ hạn, rủi ro tỷ giá) và tình trạng nợ
của quốc gia trung hạn; Đề xuất các giải pháp và phương án xử lý nợ hoặc cơ cấu
lại danh mục nợ cần thiết của khu vự công nhằm xử lý các khoản nợ xấu và giảm
bớt gánh nặng nợ.
- Kế hoạch hàng năm về vay và trả nợ nước ngoài là văn kiện được xây dựng
hàng năm bao gồm kế hoạch rút vốn vay và trả nợ của chính phủ và nợ của các
doanh nghiệp, tổ chức thuộc khu vực công và tổng hạn mức vay thương mại của
nước ngoài.
Nội dung kế hoạch hàng năm về vay và trả nợ nước ngoài bao gồm: Tình
hình thực hiện vay và trả nợ nước ngoài hàng năm của quốc gia, phân tích thực
trạng nợ quốc gia theo chuẩn mực quốc tế; Đánh giá rủi ro và các nghĩa vụ nợ dự
phòng của ngân sách nhà nước; Kế hoạch rút vốn vay và trả nợ nước ngoài của khu
vực công; Tổng hạn mức vay thương mại nước ngoài của quốc gia, bao gồm hạn
mức vay nợ nước ngoài của khu vực công và dự báo mức vay nợ nước ngoài của
khu vực tư nhân.
• Phương thức quản lý nợ nước ngoài
Quản lý nợ nước ngoài bao hàm hai cấp độ: quản lý nợ cấp vĩ mô và quản lý
nợ cấp tác nghiệp. Quản lý nợ cấp vĩ mô được xem như một bộ phận không thể tách
42
rời của công tác quản lý kinh tế vĩ mô của quốc gia nói chung. Còn quản lý nợ cấp
tác nghiệp là một phần của công tác quản lý và quản trị công cộng [46].
- Quản lý nợ cấp vĩ mô: bao gồm những hoạt động ở cấp cao nhất của nhà
nước để tạo sân chơi cho các chủ thể tham gia vào quá trình vay và trả nợ nước
ngoài. Quản lý nợ cấp vĩ mô cũng bao gồm việc xác lập một hệ thống quản lý nợ để
đảm đương các nhiệm vụ quản lý nhằm đạt được những mục tiêu quản lý nợ cụ thể
của từng giai đoạn. Quản lý nợ ở cấp độ này nhằm thực hiện các chức năng [46]:
Thứ nhất là chức năng chính sách: Chức năng chính sách thể hiện qua việc
xây dựng các chính sách và chiến lược vay và trả nợ, trong đó quy định sự phối hợp
của các cơ quan có trách nhiệm trong quản lý nợ của quốc gia. Chức năng chính
sách trong quản lý nợ còn thể hiện qua việc xây dựng một môi trường chính sách
nhằm duy trì cán cân đối nội, đối ngoại và sử dụng các nguồn vốn vay một cách hữu
hiệu. Ngoài ra, để quản lý nợ một cách hiệu quả đòi hỏi phải có các chính sách khác
cùng phối hợp thực hiện để nâng cao hiệu quả đầu tư trong dài hạn và phát triển
kinh tế bền vững.
Thứ hai là chức năng pháp lý - thể chế: Chức năng pháp lý - thể chế được
thể hiện thông qua hệ thống pháp lý, thể chế trong quản lý nợ nước ngoài. Chức
năng này bao gồm các hoạt động xây dựng khuôn khổ pháp lý để phân cấp và phối
hợp quản lý nợ nước ngoài một cách hữu hiệu, từ khi nhận nợ, phân tích, kiểm soát
nợ cho đến khi thanh toán cả nợ gốc và lãi. Khuôn khổ pháp lý về vay và trả nợ
nước ngoài phải được quy định nhất quán trong Luật, phải có một hệ thống hồ sơ
lưu trữ hữu hiệu để thu thập và lưu trữ thông tin. Đội ngũ cán bộ quản lý nợ phải
được đào tạo kỹ càng về các nghiệp vụ vay và kế toán tài khoản, kỹ năng tin học.
Thứ ba là chức năng đảm bảo nguồn lực: Chức năng đảm bảo nguồn lực bao
gồm đảm bảo đội ngũ nhân sự có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp để thực
hiện các công việc hoạch định chính sách và chiến lược, tổ chức hệ thống, ghi nhận,
phân tích, kiểm soát, hạch toán và tác nghiệp về quản lý nợ nước ngoài. Đảm bảo cơ
sở vật chất kỹ thuật phục vụ việc ghi nhận, lưu trữ, kiểm soát các thông tin về quản
lý nợ nước ngoài.
43
- Quản lý nợ cấp tác nghiệp
Quản lý nợ cấp tác nghiệp về bản chất là công việc quản lý nợ hàng ngày theo
đúng các các định hướng mà quản lý cấp vĩ mô đã xác định. Quản lý nợ nước ngoài
bao gồm quản lý nợ tác nghiệp thụ động và quản lý nợ tác nghiệp chủ động [46]:
Quản lý nợ thụ động bao gồm các chức năng không kèm theo hành động về
nợ, chẳng hạn như ghi nợ, đăng ký, thu thập thông tin, phân tích thông tin.
Quản lý nợ chủ động bao gồm các giao dịch, các hoạt động tác động lẫn
nhau giữa các cơ quan quản lý nợ, ví dụ như vay đa phương hoặc vay song phương
trên cơ sở ưu đãi, vay tín dụng của một nước có hiệp định hỗ trợ.
Như vậy, ranh giới giữa hai loại quản lý nợ tác nghiệp này không hoàn toàn
rõ ràng. Quản lý nợ thụ động cung cấp thông tin, phân tích cho quản lý nợ chủ động
và bằng cách đó có ảnh hưởng rất lớn đến quản lý nợ chủ động.
• Đối tượng của quản lý nợ nước ngoài
Đối tượng của quản lý nợ nước ngoài là quy mô và cơ cấu nợ nước ngoài, cụ
thể là nhu cầu vay nợ nước ngoài, nguồn tài trợ; sử dụng nợ và khả năng trả nợ của
quốc gia [79].
- Nhu cầu vay nợ nợ nước ngoài được xây dựng trong tổng thể chính sách
kinh tế vĩ mô nhằm đảm bảo nguồn vốn cho đầu tư phát triển kinh tế quốc gia. Nhu
cầu vay nợ nước ngoài thông thường tài trợ cho chênh lệch giữa tiết kiệm và đầu tư,
tài trợ cho thâm hụt ngân sách nhà nước hoặc tài trợ cho thâm hụt cán cân thanh
toán.
- Nguồn tài trợ, sau khi xác định nhu cầu vay nợ nước ngoài, đối tượng của
quản lý nợ nước ngoài còn là việc xác định nguồn tài trợ cho nhu cầu vay nợ. Các
nguồn tài trợ thường bao gồm: các khoản viện trợ không hoàn lại, các khoản cho
vay ưu đãi, các khoản cho vay thương mại.
- Danh mục nợ, xét về khía cạnh danh mục nợ thì đối tượng quản lý nợ nước
ngoài bao gồm cơ cấu tiền tệ theo thời hạn, theo cấu trúc lãi suất, theo công cụ tài
chính sử dụng để tái cơ cấu.
Hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của việt nam
Hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của việt nam
Hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của việt nam
Hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của việt nam
Hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của việt nam
Hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của việt nam
Hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của việt nam
Hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của việt nam
Hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của việt nam
Hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của việt nam
Hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của việt nam
Hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của việt nam
Hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của việt nam
Hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của việt nam
Hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của việt nam
Hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của việt nam
Hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của việt nam
Hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của việt nam
Hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của việt nam
Hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của việt nam
Hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của việt nam
Hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của việt nam
Hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của việt nam
Hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của việt nam
Hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của việt nam
Hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của việt nam
Hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của việt nam
Hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của việt nam
Hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của việt nam
Hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của việt nam
Hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của việt nam
Hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của việt nam
Hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của việt nam
Hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của việt nam
Hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của việt nam
Hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của việt nam
Hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của việt nam
Hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của việt nam
Hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của việt nam
Hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của việt nam
Hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của việt nam
Hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của việt nam
Hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của việt nam
Hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của việt nam
Hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của việt nam
Hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của việt nam
Hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của việt nam
Hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của việt nam
Hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của việt nam
Hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của việt nam
Hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của việt nam
Hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của việt nam
Hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của việt nam
Hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của việt nam
Hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của việt nam
Hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của việt nam
Hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của việt nam
Hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của việt nam
Hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của việt nam
Hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của việt nam
Hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của việt nam
Hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của việt nam
Hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của việt nam
Hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của việt nam
Hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của việt nam
Hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của việt nam
Hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của việt nam
Hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của việt nam
Hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của việt nam
Hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của việt nam
Hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của việt nam
Hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của việt nam
Hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của việt nam
Hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của việt nam
Hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của việt nam
Hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của việt nam
Hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của việt nam
Hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của việt nam
Hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của việt nam
Hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của việt nam
Hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của việt nam
Hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của việt nam
Hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của việt nam
Hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của việt nam
Hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của việt nam
Hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của việt nam
Hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của việt nam
Hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của việt nam
Hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của việt nam
Hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của việt nam
Hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của việt nam
Hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của việt nam
Hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của việt nam
Hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của việt nam
Hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của việt nam
Hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của việt nam
Hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của việt nam
Hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của việt nam
Hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của việt nam
Hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của việt nam
Hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của việt nam
Hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của việt nam
Hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của việt nam
Hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của việt nam
Hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của việt nam
Hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của việt nam
Hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của việt nam
Hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của việt nam
Hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của việt nam
Hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của việt nam
Hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của việt nam
Hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của việt nam
Hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của việt nam
Hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của việt nam
Hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của việt nam
Hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của việt nam
Hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của việt nam
Hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của việt nam
Hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của việt nam
Hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của việt nam
Hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của việt nam
Hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của việt nam
Hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của việt nam
Hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của việt nam
Hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của việt nam
Hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của việt nam
Hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của việt nam
Hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của việt nam
Hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của việt nam
Hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của việt nam
Hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của việt nam

More Related Content

What's hot

MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á C...
MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á C...MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á C...
MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á C...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Giáo trình ngân hàng thương mại
Giáo trình ngân hàng thương mạiGiáo trình ngân hàng thương mại
Giáo trình ngân hàng thương mạibookboomingslide
 
Kho 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Tài Chính Ngân Hàng, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Kho 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Tài Chính Ngân Hàng, Từ Sinh Viên Khá GiỏiKho 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Tài Chính Ngân Hàng, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Kho 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Tài Chính Ngân Hàng, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng, HAY
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng, HAYĐề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng, HAY
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Thuyết Trình Lý Thuyết Danh Mục Hiệu Quả - Markowitz
Thuyết Trình Lý Thuyết Danh Mục Hiệu Quả - Markowitz Thuyết Trình Lý Thuyết Danh Mục Hiệu Quả - Markowitz
Thuyết Trình Lý Thuyết Danh Mục Hiệu Quả - Markowitz hoangnhuthinh
 
Phân tích rủi ro tín dụng ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn hà nội
Phân tích rủi ro tín dụng ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn   hà nộiPhân tích rủi ro tín dụng ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn   hà nội
Phân tích rủi ro tín dụng ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn hà nộihttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...Nguyễn Công Huy
 
Trac nghiem môn Quản trị NHTM
Trac nghiem môn Quản trị NHTMTrac nghiem môn Quản trị NHTM
Trac nghiem môn Quản trị NHTMAloneman Ho
 
quản lý nợ nước ngoài
quản lý nợ nước ngoài quản lý nợ nước ngoài
quản lý nợ nước ngoài Trang Toét
 

What's hot (20)

Chọn lọc 108 đề tài báo cáo thực tập tài chính ngân hàng - Nhận viết đề tài đ...
Chọn lọc 108 đề tài báo cáo thực tập tài chính ngân hàng - Nhận viết đề tài đ...Chọn lọc 108 đề tài báo cáo thực tập tài chính ngân hàng - Nhận viết đề tài đ...
Chọn lọc 108 đề tài báo cáo thực tập tài chính ngân hàng - Nhận viết đề tài đ...
 
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THANH KHOẢN VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO - TẢI FREE ZALO: 0934 573 149
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THANH KHOẢN VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO - TẢI FREE ZALO: 0934 573 149PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THANH KHOẢN VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO - TẢI FREE ZALO: 0934 573 149
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THANH KHOẢN VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO - TẢI FREE ZALO: 0934 573 149
 
Luận văn: Huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Công thương, HOT
Luận văn: Huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Công thương, HOTLuận văn: Huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Công thương, HOT
Luận văn: Huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Công thương, HOT
 
Luận văn: Quản trị rủi ro trong cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng BIDV
Luận văn: Quản trị rủi ro trong cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng BIDVLuận văn: Quản trị rủi ro trong cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng BIDV
Luận văn: Quản trị rủi ro trong cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng BIDV
 
Dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất gỗ
Dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất gỗDự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất gỗ
Dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất gỗ
 
Đề tài hiệu quả quản trị rủi ro tỉ giá, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài  hiệu quả quản trị rủi ro tỉ giá, ĐIỂM 8, HOTĐề tài  hiệu quả quản trị rủi ro tỉ giá, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài hiệu quả quản trị rủi ro tỉ giá, ĐIỂM 8, HOT
 
MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á C...
MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á C...MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á C...
MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á C...
 
Giáo trình ngân hàng thương mại
Giáo trình ngân hàng thương mạiGiáo trình ngân hàng thương mại
Giáo trình ngân hàng thương mại
 
Phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp tại ngân hàng Agribank
Phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp tại ngân hàng AgribankPhân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp tại ngân hàng Agribank
Phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp tại ngân hàng Agribank
 
Kho 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Tài Chính Ngân Hàng, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Kho 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Tài Chính Ngân Hàng, Từ Sinh Viên Khá GiỏiKho 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Tài Chính Ngân Hàng, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Kho 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Tài Chính Ngân Hàng, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng, HAY
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng, HAYĐề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng, HAY
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng, HAY
 
Luận án: Hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần V...
Luận án: Hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần V...Luận án: Hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần V...
Luận án: Hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần V...
 
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HOTĐề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
 
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Tiên Phong
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Tiên PhongĐề tài: Hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Tiên Phong
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Tiên Phong
 
Thuyết Trình Lý Thuyết Danh Mục Hiệu Quả - Markowitz
Thuyết Trình Lý Thuyết Danh Mục Hiệu Quả - Markowitz Thuyết Trình Lý Thuyết Danh Mục Hiệu Quả - Markowitz
Thuyết Trình Lý Thuyết Danh Mục Hiệu Quả - Markowitz
 
Phân tích rủi ro tín dụng ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn hà nội
Phân tích rủi ro tín dụng ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn   hà nộiPhân tích rủi ro tín dụng ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn   hà nội
Phân tích rủi ro tín dụng ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn hà nội
 
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...
 
Trac nghiem môn Quản trị NHTM
Trac nghiem môn Quản trị NHTMTrac nghiem môn Quản trị NHTM
Trac nghiem môn Quản trị NHTM
 
Luận án: Phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng BIDV, HAY
Luận án: Phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng BIDV, HAYLuận án: Phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng BIDV, HAY
Luận án: Phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng BIDV, HAY
 
quản lý nợ nước ngoài
quản lý nợ nước ngoài quản lý nợ nước ngoài
quản lý nợ nước ngoài
 

Similar to Hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của việt nam

Tác động của rủi ro tín dụng đến tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu tại các...
Tác động của rủi ro tín dụng đến tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu tại các...Tác động của rủi ro tín dụng đến tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu tại các...
Tác động của rủi ro tín dụng đến tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu tại các...jackjohn45
 
Luận văn: Phân tích cấu trúc tài chính và các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc ...
Luận văn: Phân tích cấu trúc tài chính và các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc ...Luận văn: Phân tích cấu trúc tài chính và các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc ...
Luận văn: Phân tích cấu trúc tài chính và các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty May II Hải Dương, HAY - Gửi miễn...
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty May II Hải Dương, HAY - Gửi miễn...Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty May II Hải Dương, HAY - Gửi miễn...
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty May II Hải Dương, HAY - Gửi miễn...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Hoàn thiện hệ thống kiểm soát rủi ro tại các doanh nghiệp chế biến gỗ tỉnh bì...
Hoàn thiện hệ thống kiểm soát rủi ro tại các doanh nghiệp chế biến gỗ tỉnh bì...Hoàn thiện hệ thống kiểm soát rủi ro tại các doanh nghiệp chế biến gỗ tỉnh bì...
Hoàn thiện hệ thống kiểm soát rủi ro tại các doanh nghiệp chế biến gỗ tỉnh bì...nataliej4
 
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN FDI VÀ MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ TỈNH BẮC ...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN FDI VÀ MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ TỈNH BẮC ...LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN FDI VÀ MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ TỈNH BẮC ...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN FDI VÀ MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ TỈNH BẮC ...NguyenQuang195
 
Luận văn: Quản lý rủi ro trong phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng nô...
Luận văn: Quản lý rủi ro trong phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng nô...Luận văn: Quản lý rủi ro trong phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng nô...
Luận văn: Quản lý rủi ro trong phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng nô...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Luận án: Hoạt động giám sát của ngân hàng nhà nước Việt Nam đối với ngân hàng...
Luận án: Hoạt động giám sát của ngân hàng nhà nước Việt Nam đối với ngân hàng...Luận án: Hoạt động giám sát của ngân hàng nhà nước Việt Nam đối với ngân hàng...
Luận án: Hoạt động giám sát của ngân hàng nhà nước Việt Nam đối với ngân hàng...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

Similar to Hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của việt nam (20)

Luận án: Tác động của phân cấp tài khóa đến tăng trưởng kinh tế tại VN
Luận án: Tác động của phân cấp tài khóa đến tăng trưởng kinh tế tại VNLuận án: Tác động của phân cấp tài khóa đến tăng trưởng kinh tế tại VN
Luận án: Tác động của phân cấp tài khóa đến tăng trưởng kinh tế tại VN
 
Tác động của rủi ro tín dụng đến tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu tại các...
Tác động của rủi ro tín dụng đến tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu tại các...Tác động của rủi ro tín dụng đến tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu tại các...
Tác động của rủi ro tín dụng đến tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu tại các...
 
Luận văn: Phân tích cấu trúc tài chính và các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc ...
Luận văn: Phân tích cấu trúc tài chính và các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc ...Luận văn: Phân tích cấu trúc tài chính và các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc ...
Luận văn: Phân tích cấu trúc tài chính và các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc ...
 
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty May II Hải Dương, HAY - Gửi miễn...
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty May II Hải Dương, HAY - Gửi miễn...Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty May II Hải Dương, HAY - Gửi miễn...
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty May II Hải Dương, HAY - Gửi miễn...
 
La01.008 nghiên cứu thống kê đánh giá phát triển bền vững ở việt nam
La01.008 nghiên cứu thống kê đánh giá phát triển bền vững ở việt namLa01.008 nghiên cứu thống kê đánh giá phát triển bền vững ở việt nam
La01.008 nghiên cứu thống kê đánh giá phát triển bền vững ở việt nam
 
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tại Agribank chi nhánh Hàm Yên, 9đ
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tại Agribank chi nhánh Hàm Yên, 9đĐề tài: Hiệu quả huy động vốn tại Agribank chi nhánh Hàm Yên, 9đ
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tại Agribank chi nhánh Hàm Yên, 9đ
 
Đề tài: Dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng Agribank Đông Đô
Đề tài: Dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng Agribank Đông ĐôĐề tài: Dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng Agribank Đông Đô
Đề tài: Dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng Agribank Đông Đô
 
Hoàn thiện hệ thống kiểm soát rủi ro tại các doanh nghiệp chế biến gỗ tỉnh bì...
Hoàn thiện hệ thống kiểm soát rủi ro tại các doanh nghiệp chế biến gỗ tỉnh bì...Hoàn thiện hệ thống kiểm soát rủi ro tại các doanh nghiệp chế biến gỗ tỉnh bì...
Hoàn thiện hệ thống kiểm soát rủi ro tại các doanh nghiệp chế biến gỗ tỉnh bì...
 
Luận văn: Giải pháp phát triển dịch vụ tài chính tại tổng công ty bưu chính V...
Luận văn: Giải pháp phát triển dịch vụ tài chính tại tổng công ty bưu chính V...Luận văn: Giải pháp phát triển dịch vụ tài chính tại tổng công ty bưu chính V...
Luận văn: Giải pháp phát triển dịch vụ tài chính tại tổng công ty bưu chính V...
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Agribank Ngô Quyền
Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Agribank Ngô QuyềnĐề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Agribank Ngô Quyền
Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Agribank Ngô Quyền
 
Luận án: Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại CP Công thương VN
Luận án: Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại CP Công thương VNLuận án: Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại CP Công thương VN
Luận án: Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại CP Công thương VN
 
Tailieu.vncty.com 5315 9188
Tailieu.vncty.com   5315 9188Tailieu.vncty.com   5315 9188
Tailieu.vncty.com 5315 9188
 
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN FDI VÀ MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ TỈNH BẮC ...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN FDI VÀ MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ TỈNH BẮC ...LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN FDI VÀ MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ TỈNH BẮC ...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN FDI VÀ MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ TỈNH BẮC ...
 
Đề tài: Kiểm toán Vốn bằng tiền tại Công ty Kiểm toán ACC, HAY
Đề tài: Kiểm toán Vốn bằng tiền tại Công ty Kiểm toán ACC, HAYĐề tài: Kiểm toán Vốn bằng tiền tại Công ty Kiểm toán ACC, HAY
Đề tài: Kiểm toán Vốn bằng tiền tại Công ty Kiểm toán ACC, HAY
 
Luận văn: Xây dựng thương hiệu rau Đà Lạt đến năm 2015, HAY
Luận văn: Xây dựng thương hiệu rau Đà Lạt đến năm 2015, HAYLuận văn: Xây dựng thương hiệu rau Đà Lạt đến năm 2015, HAY
Luận văn: Xây dựng thương hiệu rau Đà Lạt đến năm 2015, HAY
 
Đề tài: Cải thiện tình hình tài chính của Công ty Xây dựng số 2
Đề tài: Cải thiện tình hình tài chính của Công ty Xây dựng số 2Đề tài: Cải thiện tình hình tài chính của Công ty Xây dựng số 2
Đề tài: Cải thiện tình hình tài chính của Công ty Xây dựng số 2
 
Phân tích
Phân tíchPhân tích
Phân tích
 
Luận văn: Quản lý rủi ro trong phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng nô...
Luận văn: Quản lý rủi ro trong phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng nô...Luận văn: Quản lý rủi ro trong phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng nô...
Luận văn: Quản lý rủi ro trong phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng nô...
 
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOTĐề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
 
Luận án: Hoạt động giám sát của ngân hàng nhà nước Việt Nam đối với ngân hàng...
Luận án: Hoạt động giám sát của ngân hàng nhà nước Việt Nam đối với ngân hàng...Luận án: Hoạt động giám sát của ngân hàng nhà nước Việt Nam đối với ngân hàng...
Luận án: Hoạt động giám sát của ngân hàng nhà nước Việt Nam đối với ngân hàng...
 

More from https://www.facebook.com/garmentspace

Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfKhóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.docĐề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.dochttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...https://www.facebook.com/garmentspace
 

More from https://www.facebook.com/garmentspace (20)

Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
 
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfKhóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
 
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.docĐề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
 
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
 

Recently uploaded

Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 

Recently uploaded (20)

Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 

Hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của việt nam

  • 1. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu trong Luận án là hoàn toàn trung thực. Những kết luận khoa học của Luận án chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Hà Nội, ngày tháng năm 2014 TÁC GIẢ LUẬN ÁN Nguyễn Thị Nguyệt Dung
  • 2. ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................i MỤC LỤC..................................................................................................................ii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT..........................................................................v DANH MỤC CÁC BẢNG .......................................................................................vi DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ..............................................................vii LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................................8 1. Tính cấp thiết của đề tài.....................................................................................8 2. Mục tiêu nghiên cứu.........................................................................................10 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...................................................................10 4. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................11 5. Kết cấu của luận án ..........................................................................................12 Chương 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU...........................................................13 1.1. Tình hình nghiên cứu và điểm mới của luận án .........................................13 1.1.1. Tình hình nghiên cứu..................................................................................13 1.1.2. Điểm mới của luận án.................................................................................26 1.2. Định hướng nghiên cứu.................................................................................26 1.2.1. Câu hỏi quản lý...........................................................................................26 1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu.....................................................................................27 1.2.3. Mô hình phân tích trong luận án.................................................................27 TÓM TẮT CHƯƠNG 1..........................................................................................29 Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NỢ NƯỚC NGOÀI30 2.1. Quản lý nợ nước ngoài..................................................................................30 2.1.1. Nợ nước ngoài ............................................................................................30 2.1.2. Quản lý nợ nước ngoài................................................................................36 2.2. Hiệu quả quản lý nợ nước ngoài ..................................................................44 2.2.1. Quan niệm về hiệu quả quản lý nợ nước ngoài ..........................................44 2.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý nợ nước ngoài...............................46
  • 3. iii 2.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý nợ nước ngoài.....................54 2.3. Kinh nghiệm thế giới về quản lý nợ nước ngoài.........................................56 2.3.1. Kinh nghiệm trong quản lý nợ nước ngoài.................................................56 2.3.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam ...........................................................62 TÓM TẮT CHƯƠNG 2..........................................................................................64 Chương 3: HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NỢ NƯỚC NGOÀI CỦA VIỆT NAM .....66 3.1. Khái quát về nợ nước ngoài của Việt Nam .................................................66 3.1.1. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội ...........................................................66 3.1.2. Tình hình nợ nước ngoài của Việt Nam .....................................................68 3.2. Quản lý nợ nước ngoài của Việt Nam..........................................................73 3.2.1. Mục tiêu quản lý nợ nước ngoài.................................................................73 3.2.2. Chủ thể quản lý nợ nước ngoài...................................................................73 3.2.3. Công cụ quản lý nợ nước ngoài..................................................................77 3.2.4. Phương thức quản lý nợ nước ngoài...........................................................81 3.2.5. Đối tượng của quản lý nợ nước ngoài ........................................................85 3.3. Phân tích hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của Việt Nam .........................89 3.3.1. Nhóm chỉ tiêu định lượng...........................................................................89 3.3.2. Nhóm chỉ tiêu định tính ..............................................................................97 3.3.3. Đánh giá hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của Việt Nam...........................99 TÓM TẮT CHƯƠNG 3........................................................................................111 Chương 4: MÔ HÌNH ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ TỚI HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NỢ NƯỚC NGOÀI.......................................................113 4.1. Thiết kế nghiên cứu.....................................................................................113 4.1.1. Mô hình nghiên cứu..................................................................................113 4.1.2. Thang đo và nguồn thu thập dữ liệu .........................................................114 4.2. Mô hình ước lượng đóng góp của nợ nước ngoài vào GDP.....................116 4.2.1. Cơ sở của tính toán ...................................................................................116 4.2.2. Tính toán...................................................................................................117 4.2.3. Kết quả......................................................................................................123
  • 4. iv 4.3. Mô hình đánh giá tác động của các yếu tố tới hiệu quả quản lý nợ nước ngoài.....................................................................................................................123 4.3.1. Tổng quan về phần mềm SPSS 18.0.........................................................123 4.3.2. Các bước thực hiện ...................................................................................124 4.3.3. Mô tả mẫu .................................................................................................124 4.3.4. Đánh giá độ phù hợp của mô hình............................................................125 4.3.5. Kiểm định độ phù hợp của mô hình .........................................................125 4.3.6. Kiểm định các giả thuyết ..........................................................................126 4.3.7. Kiểm định vi phạm các giả thuyết ............................................................129 TÓM TẮT CHƯƠNG 4........................................................................................131 Chương 5: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NỢ NƯỚC NGOÀI CỦA VIỆT NAM ....................................................................................132 5.1. Một số quan điểm nâng cao hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của Việt Nam..132 5.2. Cơ sở đề xuất các giải pháp ........................................................................134 5.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của Việt Nam ......136 5.3.1. Nhóm giải pháp cơ bản trên cơ sở phân tích dữ liệu................................136 5.3.2. Nhóm giải pháp hoàn thiện mô hình quản lý nợ nước ngoài ...................144 5.3.3. Các giải pháp khác....................................................................................150 KẾT LUẬN............................................................................................................154 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................157 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................157 PHỤ LỤC 1............................................................................................................168 PHỤ LỤC 2............................................................................................................171
  • 5. v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ADB : Ngân hàng phát triển châu Á BTC : Bộ Tài chính CP : Chính phủ FDI : Đầu tư trực tiếp nước ngoài GDP : Tổng sản phẩm quốc nội IBRD : Ngân hàng Tái thiết và phát triển IMF : Quỹ tiền tệ quốc tế NĐ : Nghị định NHTW : Ngân hàng trung ương NSNN : Ngân sách nhà nước ODA : Hỗ trợ phát triển chính thức QĐ : Quyết định TT : Thông tư UNDP : Chương trình phát triển liên hợp quốc WB : Ngân hàng thế giới WTO : Tổ chức thương mại thế giới
  • 6. vi DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Tiêu chí đánh giá mức độ an toàn về nợ của IMF....................................21 Bảng 1.2: Tiêu chí đánh giá mức độ nợ nước ngoài của WB...................................22 Bảng 1.3: Tổng quan về tác động của nợ nước ngoài tới tăng trưởng kinh tế..........24 Bảng 2.1: Tiêu chí đánh giá khả năng trả nợ nước ngoài của quốc gia....................50 Bảng 3.1: GDP và GDP bình quân giai đoạn 2004-2013 .........................................66 Bảng 3.1: GDP và GDP bình quân giai đoạn 2004-2013 .........................................67 Bảng 3.2: Tốc độ tăng vốn đầu tư bình quân tính theo giá so sánh 1994.................67 Bảng 3.3. Cơ cấu nợ nước ngoài theo kỳ hạn nợ......................................................70 Bảng 3.4. Cơ cấu nợ nước ngoài theo chủ thể vay nợ ..............................................71 Bảng 3.5. Cơ cấu trả nợ nước ngoài theo chủ thể vay nợ .........................................72 Bảng 3.6: Vốn ODA của Việt Nam giai đoạn 2000-2013 ........................................86 Bảng 3.7: Tình hình vốn ký kết ODA theo vùng lãnh thổ trong giai đoạn 2000- 2013...........................................................................................................................87 Bảng 3.8: Cơ cấu nợ nước ngoài theo loại tiền.........................................................89 Bảng 3.9: Đánh giá khả năng trả nợ nước ngoài của Việt Nam ...............................91 Bảng 3.10: Đánh giá cơ cấu nợ nước ngoài của Việt Nam.......................................95 Bảng 3.11: Đánh giá tính thanh khoản của nợ nước ngoài.......................................96 Bảng 3.12: Tỷ lệ tiết kiệm và đầu tư giai đoạn 2000-2013.....................................103 Bảng 3.13. Thâm hụt thương mại của Việt Nam giai đoạn 2000-2013..................104 Bảng 3.14: Thâm hụt NSNN giai đoạn 2000 – 2013..............................................105 Bảng 4.1: Tổng hợp thang đo của các biến trong mô hình nghiên cứu ..................115 Bảng 4.2: Tổng hợp nguồn số liệu cho các biến trong mô hình nghiên cứu ..........116 Bảng 4.3: Thống kê cho phương trình tính toán tăng trưởng tại Việt Nam............118 Bảng 4.4: Tính toán tăng trưởng ở Việt Nam .........................................................119 Bảng 4.5: Đóng góp của K, L, TFP với tăng trưởng GDP ở Việt Nam..................121 Bảng 4.6: Đóng góp của nợ nước ngoài trong tổng vốn.........................................122 Bảng 4.7: Đánh giá độ phù hợp của mô hình..........................................................125 Bảng 4.8: Kiểm định ANOVA................................................................................126 Bảng 4.9: Kiểm định các giả thuyết........................................................................126
  • 7. vii DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ Hình 1.1: Mô hình nghiên cứu ..................................................................................27 Hình 2.1: Mô hình quản lý nợ nước ngoài................................................................38 Hình 3.1. Tình hình ký kết ODA giai đoạn 2000-2013 ............................................87 Hình 4.1: Kiểm định phần dư chuẩn hóa ................................................................129 Hình 4.2: Biểu đồ Histogram ..................................................................................130 Hình 4.3: Biểu đồ P-P Plot......................................................................................130
  • 8. 8 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nợ nước ngoài là nguồn lực tài chính từ nước ngoài nhằm bổ sung cho sự thiếu hụt về vốn đầu tư trong nước. Nợ nước ngoài được xem là một yếu tố quan trọng và cần thiết cho quá trình thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của các nước đang phát triển, đặc biệt là trong điều kiện hiện nay, khi mà xu hướng mở cửa hòa nhập nền kinh tế đã trở thành phổ biến. Tuy nhiên, việc quản lý nợ không hiệu quả có thể đưa một nước lâm vào tình trạng khó khăn về tài chính, thậm chí có thể rơi vào tình trạng khủng hoảng nợ. Việc giám sát quá trình vay và trả nợ nước ngoài không chặt chẽ có thể dẫn tới sự mất cân đối nghiêm trọng cho nền tài chính quốc gia. Việc sử dụng nguồn vốn vay nước ngoài kém hiệu quả, sai mục tiêu và sự trì trệ trong thay đổi chính sách để thích nghi với bối cảnh quốc tế có thể khiến các nước vay nợ có nguy cơ trở thành những nước mắc nợ trầm trọng. Chính vì vậy, quản lý nợ nước ngoài như thế nào cho hiệu quả là vấn đề vô cùng quan trọng và cấp bách trong phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Trong suốt thời gian dài kể từ khi giành được độc lập, Việt Nam đã nhận được sự hỗ trợ hết sức quý báu từ các nước Xã hội chủ nghĩa trước đây như Liên Xô, Trung Quốc, các nước Đông Âu, Cu ba… Do vậy, kinh nghiệm quản lý nợ trong thời kỳ này chỉ giới hạn ở một số khoản vay nhỏ. Hơn nữa, việc vay và trả nợ trong thời gian này thường với mục đích hữu nghị và ngoại giao. Vấn đề vay và trả nợ ở Việt Nam mới thực sự nổi lên như một vấn đề quan trọng kể từ khi có sự nối lại các hoạt động cho vay với các tổ chức tài chính đa phương. Những khoản vay nợ nước ngoài ngày càng tăng về món vay, doanh số vay, tính đa dạng của các hình thức vay và trả nợ. Theo dữ liệu của Bộ Tài chính, trong những năm gần đây nợ nước ngoài so với GDP của Việt Nam tăng nhanh, từ 31,4% năm 2006 lên lên 41,5% năm 2011. Cơ cấu nợ của Việt Nam chủ yếu là nợ
  • 9. 9 vay dài hạn với lãi suất ưu đãi. Điều kiện vay nợ ngày càng ngặt nghèo hơn, lãi suất vay đã tăng từ 1,54% năm 2006 lên 1,9% năm 2009 và tăng tới 2,1% năm 2010 [37]. Bên cạnh đó là việc sử dụng nợ nước ngoài còn kém hiệu quả. Theo báo cáo của Bộ Tài chính tháng 9/2011, không ít các khoản đầu tư của Nhà nước được coi là còn dàn trải, chậm tiến độ do sự thiếu kỷ luật tài chính trong đầu tư đã gây thất thoát, lãng phí lớn. Hiệu quả đầu tư của Việt Nam còn thấp. Hệ số ICOR của Việt Nam tăng liên tục qua các thời kỳ, tăng từ 4,7 lần (thời kỳ 1996-2000), lên tới 5,2 lần (thời kỳ 2001-2005) và lên tới 6,2 lần (thời kỳ 2006-2010), chứng tỏ hiệu quả đầu tư không những thấp mà còn bị sụt giảm. Khả năng trả nợ càng ngày càng khó khăn, năm 2010, Việt Nam phải trả các chủ nợ nước ngoài là 1,67 tỷ USD (riêng tiền lãi và phí là hơn 616 triệu USD), tăng gần 30% so với con số 1,29 tỷ USD của năm 2009. Tính đến năm 2020, tổng số tiền phải trả là 2,4 tỷ USD [37]. Do vậy, quản lý nợ nước ngoài là yêu cầu hết sức cấp thiết, đòi hỏi phải đáp ứng nhu cầu lập kế hoạch, theo dõi, kiểm soát việc vay nợ, nâng cao tính hiệu quả trong việc sử dụng các khoản nợ và cân đối tài chính quốc gia để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ trả nợ đầy đủ và đúng hạn. Trong vài năm gần đây, Chính phủ đã đổi mới một loạt các quy định về quản lý vay và trả nợ nước ngoài, cho thấy tính cấp thiết của việc đổi mới toàn diện hệ thống quản lý nợ quốc gia. Tuy nhiên, do kinh nghiệm quản lý nợ nước ngoài trong nền kinh tế thị trường của nước ta chưa có nhiều, hệ thống quản lý nợ nước ngoài còn đang trong quá trình hoàn thiện, nên nhu cầu nghiên cứu và xây dựng năng lực quản lý nợ nước ngoài ở nước ta trong thời gian tới ngày càng lớn. Trên cơ sở nhận thức đúng đắn vai trò của vấn đề vay và trả nợ nước ngoài, nhằm khai thác nguồn vốn vay nước ngoài hiệu quả, biến việc vay nợ nước ngoài thành một đòn bẩy phát triển kinh tế, mà không làm gia tăng những nguy cơ đối với an ninh tài chính và không phụ thuộc vào những can thiệp về kinh tế - chính trị từ nước ngoài là không dễ dàng. Xuất phát từ những vấn đề lý thuyết và thực tiễn trên, nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài “Hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của Việt Nam” để nghiên cứu luận án tiến sĩ.
  • 10. 10 2. Mục tiêu nghiên cứu • Mục tiêu tổng quát Xuất phát từ tổng quan nghiên cứu trong và ngoài nước, có thể thấy rằng hiện tại vẫn chưa có nghiên cứu chuyên sâu về hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của Việt Nam. Luận án đi sâu nghiên cứu, đánh giá thực trạng hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của Việt Nam trong giai đoạn 2000-2013; Xác định và lượng hóa sự tác động của các yếu tố tới hiệu quả quản lý nợ nước ngoài dưới góc độ khả năng trả nợ. Trên cơ sở đó, luận án đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của Việt Nam trong giai đoạn tới năm 2020. • Mục tiêu cụ thể - Nghiên cứu mô hình quản lý nợ nước ngoài của một quốc gia; - Phát triển hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của một quốc gia; - Đánh giá hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của Việt Nam trong giai đoạn 2000-2013; - Xác định các yếu tố tác động đến hiệu quả quản lý nợ nước ngoài dưới góc độ khả năng trả nợ nước ngoài; - Lượng hóa tác động của các yếu tố tới hiệu quả quản lý nợ nước ngoài dưới góc độ khả năng trả nợ nước ngoài; - Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của Việt Nam tới năm 2020. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu • Đối tượng nghiên cứu Luận án tập trung nghiên cứu mô hình quản lý nợ nước ngoài của một quốc gia; hiệu quả quản lý nợ nước ngoài, các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý nợ nước ngoài dưới góc độ khả năng trả nợ nước ngoài. • Phạm vi và giới hạn của nghiên cứu
  • 11. 11 Mục tiêu của luận án là tìm ra những điểm mới về lý luận và thực tiễn trong việc nâng cao tính hiệu quả của quản lý nợ nước ngoài của Việt Nam. Để thực hiện mục tiêu này, luận án sẽ thực hiện nghiên cứu số liệu trong quá khứ (giai đoạn 1995-2013) về hiệu quả quản lý nợ nước ngoài. Trên cơ sở đó, luận án đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của Việt Nam trong giai đoạn tới năm 2020. 4. Phương pháp nghiên cứu • Phương pháp thu thập số liệu Đề tài sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp: - Dữ liệu: Quy mô nợ nước ngoài bao gồm: nợ ngắn hạn, nợ trung và dài hạn, nợ của khu vực công, nợ của khu vực tư nhân; quy mô trả nợ; lãi suất vay nợ nước ngoài; GDP, số lượng lao động, tăng trưởng xuất khẩu, cán cân thanh toán, thâm hụt ngân sách nhà nước; tiết kiệm; đầu tư trong nước. - Nguồn dữ liệu: Niên giám thống kê, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội, Tổng cục Hải quan, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB); Ngân hàng thế giới (WB)và Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) Các loại sách báo, tạp chí như tạp chí Kinh tế phát triển, tạp chí Ngân hàng, tạp chí Tài chính, tạp chí Kinh tế Sài Gòn, tạp chí Nghiên cứu và trao đổi và các tạp chí khác; Các trang web như Google, Proquest, Sciendirect…; bộ số liệu của các nghiên cứu trước có liên quan đến đề tài; các văn bản pháp luật có liên quan đến quản lý nợ nước ngoài như Nghị định, Thông tư, Quyết định… của Chính Phủ và các cơ quản có liên quan đến quản lý nợ nước ngoài - Phương pháp thu thập: Tìm kiếm, tra cứu theo từ khóa, kế thừa bộ số liệu của các công trình nghiên cứu trước. • Phương pháp xử lý số liệu - Phương pháp phân tích và tổng hợp: Phương pháp này được sử dụng để đánh giá các nghiên cứu hiện có trong và ngoài nước, từ đó rút ra những vấn đề lý luận về nợ nước ngoài, quản lý nợ nước ngoài và hiệu quả quản lý nợ nước ngoài.
  • 12. 12 - Phương pháp so sánh: So sánh theo chuỗi thời gian để đánh giá được những bước cải thiện trong quản lý nợ nước ngoài. Bên cạnh đó, phương pháp so sánh chéo (theo không gian) được sử dụng để đánh giá hiệu quả của nợ nước ngoài ở Việt Nam trong bối cảnh quốc tế. - Phương pháp định lượng: Phương pháp này được sử dụng để ước lượng đóng góp của nợ nước ngoài đối với tăng trưởng kinh tế. Đồng thời, phương pháp này còn được sử dụng dưới dạng mô hình hồi quy đa biến để lượng hóa các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý nợ nước ngoài dưới góc độ khả năng trả nợ. Từ đó, tìm ra yếu tố chính làm suy giảm khả năng trả nợ nước ngoài của Việt Nam. 5. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, luận án được kết cấu thành 5 chương: Chương 1: Tổng quan nghiên cứu Chương 2: Cơ sở lý luận về hiệu quả quản lý nợ nước ngoài Chương 3: Hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của Việt Nam Chương 4: Mô hình đánh giá tác động của các yếu tố tới hiệu quả quản lý nợ nước ngoài. Chương 5: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của Việt Nam
  • 13. 13 Chương 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1.1. Tình hình nghiên cứu và điểm mới của luận án 1.1.1. Tình hình nghiên cứu • Các công trình nghiên cứu trong nước Vấn đề hiệu quả quản lý nợ nước ngoài ở nước ta thực ra mới chỉ được thảo luận và nghiên cứu một cách sâu sắc trong một nhóm hẹp các nhà quản lý tài chính vĩ mô. Công trình nghiên cứu đầy đủ nhất về hiệu quả quản lý nợ nước ngoài ở Việt Nam tính cho tới nay là Dự án VIE/01/010 (2005): “Capacity Development for effective and sustainable external debt management” của Bộ Tài chính do Chính phủ Australia, Chính phủ Đức và Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tài trợ. Dự án đã đi sâu phân tích các giải pháp nhằm tăng cường khuôn khổ thể chế để quản lý nợ nước ngoài một cách hiệu quả và bền vững, kết hợp với việc nâng cao năng lực xây dựng và thực hiện chiến lược vay nợ nước ngoài. Đồng thời xây dựng và thực hiện một chiến lược tài trợ bền vững cho sự nghiệp phát triển của Việt Nam. Báo cáo dự thảo về khung thể chế và pháp luật của Dự án Xây dựng năng lực quản lý nợ nước ngoài tháng 10 năm 2003, đã phân tích và chỉ ra những điểm chưa hợp lý trong thể chế và tổ chức hệ thống quản lý nợ nước ngoài tại thời điểm đầu những năm 2000. Báo cáo chỉ ra tầm quan trọng và tính cấp thiết của việc tập trung các chức năng quản lý nợ nước ngoài để đạt được hiệu quả cao nhất. Tiếp theo nghiên cứu đó, đã có một số công trình khác cũng nhằm đánh giá hiệu quả quản lý nợ nước ngoài, từ đó đưa ra một số khuyến nghị như luận án tiến sỹ của tác giả Hạ Thị Thiều Dao với đề tài “Nâng cao hiệu quả quản lý nợ nước ngoài trong quá trình phát triển kinh tế tại Việt Nam” (2006), luận án đã hệ thống hóa các quan điểm vay mượn nhằm đảm bảo quản lý nợ một cách có hiệu quả. Làm rõ các chỉ tiêu đánh giá tình trạng nợ của quốc gia. Đánh giá toàn diện về thực trạng nợ và quản lý nợ của Việt Nam trong giai đoạn 1993-2005. Trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nợ nước ngoài về mặt thể chế và kỹ
  • 14. 14 thuật. Ngoài ra, luận án của Tôn Thanh Tâm với đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nguồn vốn Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) tại Việt Nam” (2004) và luận án tiến sĩ kinh tế của Vũ Thị Kim Oanh, “Những giải pháp chủ yếu nhằm sử dụng có hiệu quả nguồn ODA tại Việt Nam” (2002) cũng tập trung phân tích các vấn đề liên quan đến hiệu quả quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA tại Việt Nam, đặc biệt là hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) của Việt Nam. Bài viết của GS.TSKH Tào Hữu Phùng “Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay nước ngoài để đầu tư phát triển kinh tế xã hội”, đăng trên Tạp chí Nghiên cứu trao đổi số 17 (9/2000), bài viết đã đưa ra bốn giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay nước ngoài để đạt được mục tiêu tăng trưởng và phát triển kinh tế đất nước. Liên quan đến vấn đề quản lý nợ nước ngoài, luận án tiến sỹ của tác giả Nguyễn Thị Thanh Hương với đề tài “Tăng cường quản lý nợ nước ngoài ở Việt Nam” (2007), luận án đã hệ thống hóa được những vấn đề lý luận cơ bản về quản lý nợ nước ngoài, nghiên cứu bài học kinh nghiệm về quản lý nợ nước ngoài trên thế giới; Phân tích thực trạng nợ nước ngoài của Việt Nam trong giai đoạn 1995-2005 và đưa ra một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý nợ nước ngoài ở Việt Nam. Ngoài ra tác giả Nguyễn Thị Thanh Hương còn đề xuất ứng dụng mô hình của Jaime De Pinies để dự báo tính bền vững của nợ nước ngoài ở Việt Nam trong giai đoạn mới. Luận án tiến sỹ kinh tế “Một số vấn đề về chiến lược vay trả nợ nước ngoài ở Việt Nam” (2002) của tác giả Tạ Thị Thu, luận án đã nghiên cứu những vấn đề lý luận, kinh nghiệm quốc tế về sự chu chuyển các luồng vay nợ quốc tế, thực trạng vay trả nợ của Việt Nam với trọng tâm là thu hút nguồn vốn vay bên ngoài cho đầu tư phát triển, khả năng tích lũy để thanh toán nợ trong giai đoạn 2002-2010. Luận án tiến sỹ của tác giả Nguyễn Ngọc Thuỷ Tiên (2009) “Những giải pháp tăng cường quản lý vay và trả nợ nước ngoài ở Việt Nam” đã làm rõ vị trí, vai trò quản lý nợ nước ngoài trong quản lý kinh tế nói chung, kinh nghiệm vay nợ các nước trên thế giới, phân tích, đánh giá thực trạng vay nợ và khả năng nợ nước ngoài của Việt Nam. Tuy nhiên việc phân tích đã chưa đưa ra được sự an toàn trong việc vay nợ
  • 15. 15 nước ngoài, so với các chỉ tiêu kinh tế và chưa đưa ra được chiến lược vay để hạn chế các rủi ro đến từ việc mất giá tiền đồng Việt Nam so với các loại tiền khác. Đề tài đã đưa ra một số biện pháp quản lý nợ nước ngoài, nhưng chưa đưa ra được các chiến lược, cách thức, phương pháp vay và trả nợ. Bên cạnh những nghiên cứu mang tính tổng quan, có rất nhiều các nghiên cứu chuyên sâu vào các khía cạnh của vấn đề hiệu quả nợ nước ngoài của Việt nam. Tác giả Lê Ngọc Mỹ (2005) với đề tài “Hoàn thiện quản lý nhà nước về vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) tại Việt Nam” đã đi sâu vào phân tích công tác quản lý nhà nước nguồn vốn ODA. Nghiên cứu của Vũ Quang Việt “Về nợ nước ngoài của Việt Nam” đăng trên tạp chí Kinh tế Sài Gòn, Trên cơ sở số liệu trong bản tin số 05 của Bộ Tài chính, nghiên cứu đã tính toán và đưa ra kết luận về vay và trả nợ nước ngoài trong thời gian tới. Thứ nhất, tỷ lệ nợ nước ngoài trên GDP của nền kinh tế năm 2009 là 39%, đã vượt ngưỡng qua ngưỡng an toàn (ngưỡng nợ mà các thành viên trong Liên hiệp Châu Âu đã ký kết với nhau trong hiệp ước Maastricht vào năm 1992 là 30% nợ nước ngoài so với GDP). Tuy nhiên, điều này cũng không quá lo ngại bởi các khoản nợ nước ngoài của Viêt Nam thường có thời gian dài (khoảng 10 năm) và có lãi suất thấp (dưới 6%). Trong việc trả nợ hiện nay thì năm phải trả nợ cao nhất là 2,1 tỷ vào năm 2016 nên việc trả nợ cũng không phải là vấn đề quá lo ngại. Thứ hai, nghiên cứu phân tích khả năng chi trả trong ngắn hạn và dài hạn và đưa ra kết luận, nếu Việt Nam cứ điều hành kinh tế như hiện nay thì có thể sẽ nhanh chóng mất khả năng chi trả nợ nước ngoài trong thời gian tới. Do đó, Việt Nam cần chỉnh đốn, giải quyết vấn đề nhập siêu như hiện nay, đồng thời cần khuyến cáo tất cả các doanh nghiệp quốc doanh thực hiện phương hướng đã đề ra. Trên các diễn đàn khoa học như các Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, Tài chính, Phát triển kinh tế - xã hội (xuất bản bằng tiếng Anh), Kinh tế và phát triển… cũng có một số các công trình nghiên cứu liên quan đến các vấn đề nợ nước ngoài. TS Tào Khánh Hợp (Tạp chí Tài chính, 9/2003) và ThS Đỗ Đình Thu (tạp chí Nghiên cứu kinh tế, 5/2002) nhấn mạnh tính chất hai mặt của nợ nước ngoài và khả năng tác động đến sự ổn định nền tài chính quốc gia. TS Lê Huy Trọng - ThS Đỗ Đình
  • 16. 16 Thu (Tạp chí Kinh tế và Phát triển, 12/2003) nêu bật sự cần thiết và những giải pháp tăng cường huy động vốn vay nước ngoài để đầu tư phát triển ở Việt Nam trong những năm sắp tới. Một số tác giả khác quan tâm hơn đến khía cạnh hiệu quả của nguồn vốn vay nước ngoài trong đầu tư phát triển và các giải pháp cụ thể mà Chính phủ đã áp dụng để tăng cường hiệu quả đầu tư bằng vốn vay. • Các công trình nghiên cứu nước ngoài Trong nghiên cứu External Debt Management in Low - Income Countries, các tác giả Bangura Sheku, Damoni Kitabire, and Robert Powell cho rằng: đối với các quốc gia có thu nhấp thấp, việc quản lý nợ nước ngoài hiệu quả trước hết phải bắt nguồn từ việc xác định chính xác nhu cầu vay nợ nước ngoài. Nhu cầu vay mượn cần phải được xây dựng dựa trên khả năng trả nợ; các chủ thể quản lý nợ nước ngoài là một hệ thống các cơ quan được sắp xếp từ thấp đến cao theo chức năng nhiệm vụ quản lý nợ. Bên cạnh đó, theo kết quả nghiên cứu tại các quốc gia đang phát triển, các tác giả này cũng đưa ra khuyến nghị đối với các quốc gia đi vay cần: (i) xác định chính xác nhu cầu vay mượn cần thiết mà vẫn đảm bảo được khả năng thanh toán gốc và lãi, đảm bảo mức tăng trưởng kinh tế theo kế hoạch; cần tính toán khả năng chịu đựng của nợ nước ngoài trong trường hợp cán cân vãng lai bị thâm hụt và tính toán mức thâm hụt ngân sách tối đa nhằm đảm bảo mức nợ trong giới hạn an toàn (ii) trong danh mục vay nợ và đồng tiền vay cần cân đối giữa cơ cấu tiền vay với cơ cấu ngoại tệ thu được từ hoạt động xuất khẩu và cơ cấu dự trữ ngoại hối để phòng ngừa trước những rủi ro thanh khoản có thể xảy ra. Luiz R. de Mello và Jr. and Khaled A. Hussein, Sanjeer Gupta (IMF) trong nghiên cứu “Is foreign debt portfolio management efficient in emerging economies” cho rằng hiệu quả quản lý nợ nước ngoài là hiệu quả trong huy động nợ, trong việc sử dụng nợ nước ngoài và hiệu quả trong thanh toán các khoản nợ nước ngoài đã đến hạn. Nhóm tác giả đã nghiên cứu trên 13 quốc gia với phương pháp định lượng để đưa ra kết luận, dù quản lý như thế nào đi chăng nữa thì hiệu quả của quá trình này phải được thể hiện thông qua hiệu quả của khâu cuối cùng, đó là khâu trả nợ.
  • 17. 17 Tác giả Jalil Hadenan Abd trong nghiên cứu “Management of Currency Composition of Debt: Malaysian Expirience, in Managing External Debt in Developing Countries” đã kết luận, mô hình quản lý nợ nước ngoài hiệu quả bao gồm: Quản lý quy mô và cơ cấu nợ nước ngoài một cách hợp lý, nâng cao hiệu quả sử dụng nợ nước ngoài là các giải pháp làm giảm gắng nặng trả nợ tập trung vào một thời điểm, đảm bảo khả năng thanh toán các món nợ đến hạn. Tác giả Jaime De Pines trong nghiên cứu Debt Sustainability and Overadjustment đưa ra các kết luận: (i) Chỉ số nợ nước ngoài trên xuất khẩu tăng lên vô hạn, thì cả nợ và thâm hụt cán cân thanh toán sẽ không có khả năng chịu đựng được và (ii) Tốc độ tăng nhập khẩu lớn hơn tốc độ tăng xuất khẩu thì sớm hay muộn quốc gia đó cũng mất khả năng trả nợ. Cũng nghiên cứu về yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ nước ngoài, Begg David, Stanley Fisher, Rudiger Dornbush lại cho rằng thu nhập từ xuất khẩu là chỉ tiêu đánh giá đúng về khả năng trả nợ nước ngoài của một nước chứ không phải là GDP. Hay tác giả Underwood John trong tác phẩm “Debt in a Macroeconomic Context, in Managing External Debt in Developing Countries” cho rằng lãi suất và thâm hụt ngân sách nhà nước là yếu tố tác động khá mạnh đến mức tích lũy nợ nước ngoài, và do đó, tác động tới khả năng trả nợ nước ngoài của một quốc gia. Nghiên cứu “External debt management in Heavily Indebted Poor Countries” của IMF và IDA (được Timothy Geither và Gobind Nankani phê duyệt) cho rằng, để quản lý hiệu quả nợ nước ngoài, cần thiết phải quy định cụ thể các đối tượng được tiếp cận nguồn vốn từ bên ngoài, hạn mức vay mượn để đảm bảo một mức nợ bền vững hay các quốc gia vay nợ không rơi vào tình trạng khủng hoảng nợ. Đồng thời, thiết lập các luật lệ điều chỉnh hoạt động của các chủ thể quản lý nợ. Hay IMF and WB với nghiên cứu “Guidelines for Public Debt Management”, đưa ra khuyến nghị đối với các nước vay nợ cần cung cấp các dự đoán vĩ mô và thông tin phục vụ việc hoạch định chính sách, định kỳ thông tin cho các chủ thể về bất kỳ các vấn đề nào có liên quan đến quản lý nợ, giúp cho công tác quản lý nợ nước ngoài được rõ ràng, cụ thể và minh bạch.
  • 18. 18 Trong nghiên cứu “Optimal Foreign Borrowing Revisitted”, nhóm tác giả Seung Huh, Tadashi Inoue và Hyun Hoon Lee đã kết luận việc vay nợ nước ngoài có vai trò ngày càng quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế, đặc biệt là các khoản đầu tư tài chính của các quốc gia đang phát triển. Tuy nhiên, các dòng vốn nước ngoài có thể biến động bởi các cuộc khủng hoảng tài chính gần đây. Nghiên cứu đã đánh giá về mặt lý thuyết các hành vi vay vốn nước ngoài của các nước có nền kinh tế đang phát triển trong việc hình thành vốn nội địa và đề cập đến những tác động khác nhau trong chính sách cho vay của các tổ chức tài chính quốc tế. Kết quả nghiên cứu cho thấy việc vay nước ngoài sẽ giúp tăng trưởng kinh tế, không phân biệt chính sách cho vay của các tổ chức tài chính quốc tế. Trong nghiên cứu “The efficiency of foreign borrowing: the case of Poland” Jacek Prokopa, Ewa Baranowska-Prokopb cho rằng việc sử dụng các khoản nợ vay nước ngoài để tài trợ cho tăng trưởng kinh tế của Ba Lan trong 15 năm (kể từ những năm năm 1971 đến năm 1985) có hiệu quả rất cao. Cụ thể là tác động của nợ nước ngoài tới tăng trưởng kinh tế là tích cực và vượt cao hơn nhiều so với chi phí vốn vay. Tuy nhiên, Ba Lan cũng như nhiều quốc gia mắc nợ khác đã gặp khó khăn lớn trong việc thanh toán các khoản nợ đến hạn. Các tác giả đã sử dụng phương pháp định lượng để ước lượng hiệu quả đóng góp của nợ nước ngoài trong tăng trưởng kinh tế trong thời gian nghiên cứu. Tác giả Ahmed S. Abutaleb, Marwa G. Hamad sử dụng phương pháp kiểm soát việc vay nợ nước ngoài bằng cách tính xác suất ngẫu nhiên. Phương pháp này được trình bày trong nghiên cứu Optimal foreign debt for Egypt: A stochastic control approach. Công trình nghiên cứu này nhằm đánh giá chính sách vay nợ nước ngoài tại Ai Cập và nó cũng trái ngược hẳn với chính sách tối ưu trong suốt thời kỳ 1985- 2008. Công trình nghiên cứu này cũng dự đoán khoản vay nợ tối ưu trong giai đoạn 2009-2014. Chính sách vay nợ tối ưu bắt nguồn từ việc sử dụng mô hình kinh tế mở cho Ai Cập. Điều không rõ trong mô hình này xuất phát từ sự không chắc chắn trong các khoản thanh toán lãi suất hoặc các khoản cho vay và tỷ lệ lợi nhuận trong đầu tư. Cách tiếp cận kiểm soát ngẫu nhiên được sử dụng để tìm ra chính sách nợ tối ưu. Các
  • 19. 19 tác giả cho rằng Ai Cập có thể vay bên ngoài miễn là với xu hướng tỷ lệ lợi nhuận trong đầu tư vượt quá lãi suất thực hay tỷ lệ các khoản thanh toán nợ. Đồng thời, các phân tích cũng chỉ ra nợ nước ngoài của Ai Cập đã cao hơn mức tối ưu trước năm 1997. Sau năm 1997, nợ nước ngoài dường như quay về mức tối ưu. Tuy nhiên, nợ nước ngoài của Ai Cập vẫn còn dưới mức tối ưu. Điều đó đã dẫn đến chi phí cơ hội cho nền kinh tế tăng lên, trái lại, chỉ số GDP có được ghi nhận một sự gia tăng theo chiều hướng tốt. Trên cơ sở đó, nhóm tác giả đã đề xuất giải pháp tính toán mức vay nợ nước ngoài tối ưu cho Ai Cập trong giai đoạn tới. Nhóm tác giả Chi-Chur Chao, Shih-Wen Hu, Ching-Chong Lai, và Meng-Yi Tai trong nghiên cứu Foreign Aid, Government Spending, and the Environment đã sử dụng mô hình tăng trưởng nội sinh để nghiên cứu sự tác động của nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế và phúc lợi của việc phân bổ viện trợ nước ngoài cho các lĩnh vực kinh tế. Các yếu tố đầu vào của mô hình là các yếu tố sản xuất như lao động, vốn, khoa học-công nghệ và tài nguyên. Kết quả nghiên cứu cho thấy khi yếu tố đầu vào được tài trợ một phần bởi thuế thu nhập hay phúc lợi sẽ trợ tạo thành một khối chuyển khoản và có thể làm tăng tiêu dùng gia đình và phúc lợi. Trên cơ sở nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến hiệu quả quản lý nợ nước ngoài, tác giả tổng quan tài liệu theo từng vấn đề như sau: • Tổng quan về quản lý nợ nước ngoài Tác giả Hạ Thị Thiều Dao trong luận án tiến sỹ “Nâng cao hiệu quả quản lý nợ nước ngoài trong quá trình phát triển kinh tế tại Việt Nam” cho rằng, quản lý nợ nước ngoài bao gồm hai khía cạnh là khía cạnh kỹ thuật và khía cạnh thể chế. Khía cạnh kỹ thuật tập trung vào định mức nợ nước ngoài và đảm bảo các điều khoản và điều kiện vay mượn sao cho phù hợp với khả năng trả nợ trong tương lai. Khía cạnh kỹ thuật bao gồm quản lý quy mô, cơ cấu nợ và giám sát, duy trì hệ thống thông tin. Khía cạnh thể chế bao gồm cơ cấu tổ chức, khía cạnh pháp lý và chức năng nhiệm vụ. Đối với quản lý quy mô và cơ cấu nợ, Hạ Thị Thiều Dao và Bangura Sheku, Damoni Kitabire, và Robert Powell, đều cho rằng quản lý quy mô và cơ cấu nợ bao gồm: Nhu cầu vay mượn, khả năng trả nợ, nguồn tài trợ và danh mục nợ. Trong đó
  • 20. 20 có ba vấn đề then chốt và gắn kết với nhau chặt chẽ nhất là khả năng trả nợ, nhu cầu vay mượn và nguồn tài trợ. Riêng đối với khía cạnh liên quan đến thể chế, Jalil Hadenan Abd (1990), nhắc đến khía cạnh luật pháp, sắp xếp thể chế, chức năng nhiệm vụ mà cơ quan quản lý nợ nước ngoài phải đảm nhận. Trong đó, khung pháp lý thể hiện ý chí, quan điểm của chính phủ trong vay và trả nợ, khung pháp lý có thể chi phối cơ cấu tổ chức quản lý nợ, cơ chế trao đổi thông tin, cơ sở vật chất và con người nhằm đảm bảo thực thi chức năng quản lý nợ (IMF và IDA, 2005). Khung pháp lý về quản lý nợ bao gồm các luật lệ quy định phân cấp vay nợ, quy định mối quan hệ chức năng giữa các đơn vị có liên quan về quản lý nợ và thiết lập các văn bản chính sách quản lý nợ, thực thi các vấn đề nợ sơ cấp, thu xếp thị trường thứ cấp, các phương tiện tiền gửi, thực hiện thanh toán và bù trừ với trái phiếu chính phủ (UNDP, UNCTAD và WB,1997). Cũng đánh giá về nội dung của quản lý nợ nước ngoài, tác giả Nguyễn Thị Thanh Hương (2007) trong luận án tiến sỹ với đề tài “Tăng cường quản lý nợ nước ngoài” lại cho rằng quản lý nợ nước ngoài bao gồm 5 nội dung, đó là: - Xây dựng chiến lược vay và kế hoạch vay trả nợ nước ngoài - Ban hành khung thể chế, xây dựng cơ chế, tổ chức bộ máy quản lý nợ nước ngoài. - Đánh giá tính bền vững của nợ nước ngoài - Đánh giá năng lực trả nợ hiện có của nền kinh tế thông qua các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô.. - Đánh giá mức nợ và tốc độ tăng nợ nước ngoài, trong đó có đưa ra một số chỉ tiêu quan trọng để đánh giá tình trạng nợ. • Tổng quan về khái niệm hiệu quả quản lý nợ nước ngoài Phạm trù “Hiệu quả quản lý nợ nước ngoài” mới chỉ được nghiên cứu bởi rất ít các học giả trên thế giới. Luiz và Khaled (2001) cho rằng hiệu quả quản lý danh mục nợ nước ngoài chính là hiệu quả trong việc huy động nguồn lực nợ nước ngoài với một danh mục tối ưu cho nền kinh tế.
  • 21. 21 Đứng trên góc độ rộng hơn, Sanjeer Gupta (2001) cho rằng hiệu quả quản lý nợ nước ngoài là hiệu quả trong huy động nợ, trong việc sử dụng nợ nước ngoài và hiệu quả trong thanh toán các khoản nợ nước ngoài đã đến hạn. Tuy nhiên, dù quản lý như thế nào đi chăng nữa thì hiệu quả của quá trình này phải được thể hiện thông qua hiệu quả của khâu cuối cùng, đó là khâu trả nợ. Với quan điểm này, Sanjeer Gupta đã bổ sung và khái niệm hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của Luiz và Khaled (2001), vì quản lý nợ nước ngoài là quá trình bao gồm 3 khâu, đó là quá trình vay nợ, quá trình sử dụng nợ vay và quá trình thanh toán các khoản nợ vay. Ở Việt Nam, cho tới nay cũng không có nhiều học giả nghiên cứu về phạm trù này. Tác giả Tôn Thanh Tâm cho rằng, hiệu quả quản lý nguồn vốn ODA là hiệu quả trong việc tổ chức điều hành toàn bộ các hoạt động có liên quan bằng các cơ chế chính sách quản lý nhà nước và hệ thống các cơ chế quản lý chính sách. Khác với quan điểm này, tác giả Hạ Thị Thiều Dao cho rằng hiệu quả quản lý nợ nước ngoài chính là hiệu quả trong từng nội dung quản lý. • Tổng quan về các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý nợ nước ngoài Các nghiên cứu trên thế giới về hiệu quả quản lý nợ nước ngoài mới chỉ dừng lại ở việc đánh giá mức độ an toàn về nợ hoặc mức độ trầm trọng của các khoản nợ nước ngoài, cụ thể như sau: IMF đánh giá mức độ an toàn về nợ nước ngoài đối với các quốc gia có thu nhập thấp dựa vào hiện giá thuần của nợ và dịch vụ nợ (nghĩa vụ trả nợ). Các tiêu chí đánh giá mức độ an toàn về nợ theo quan điểm của IMF bao gồm: Bảng 1.1: Tiêu chí đánh giá mức độ an toàn về nợ của IMF Mức độ nợ NPV của nợ (%) Dịch vụ nợ (%) Xuất khẩu GDP Thu NS Xuất khẩu Thu NS An toàn 100 30 200 15 25 Trung Bình 150 40 250 20 30 Kém an toàn 200 50 300 25 35 (Nguồn: Quỹ tiền tệ quốc tế, 2003 [85])
  • 22. 22 Ngân hàng thế giới (WB) đã tổng kết và đưa ra một số chỉ tiêu cơ bản mang tính tổng quát đánh giá mức độ nợ nước ngoài trong một thời kỳ nhất định, cụ thể: Bảng 1.2: Tiêu chí đánh giá mức độ nợ nước ngoài của WB Chỉ tiêu Mức nợ trầm trọng Mức nợ khó khăn Mức nợ bình thường Nợ/GDP > 50% 30%÷50% < 30% Nợ/Xuất khẩu > 200% 165%÷200% < 165% Nợ/Thu ngân sách > 300% 200%÷300% < 200% Trả nợ (Gốc+Lãi)/Xuất khẩu > 30% 18%÷30% < 18% Trả nợ (Gốc+Lãi)/GDP > 4% 2%÷4% < 2% Lãi/XK > 20% 12%÷20% <12% (Nguồn: Ngân hàng thế giới, 1990 [120]) Bên cạnh các chỉ tiêu định lượng trên, cũng đã có một vài nghiên cứu xác định các chỉ tiêu định tính đánh giá tính hiệu quả của quản lý nợ nước ngoài. Cụ thể: Nhóm nghiên cứu của dự án VIE/01/010, (2004) cho rằng, một trong số các chỉ tiêu đánh giá tính hiệu quả trong quản lý nợ nước ngoài là khung pháp lý. Hiệu quả quản lý nợ nước ngoài còn thể hiện ở sự kịp thời của thông tin giải ngân khoản vay (IMF and IDA, 2005) hay sự rõ ràng, công khai của mức vay nợ và điều kiện vay nợ. • Tổng quan về các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý nợ nước ngoài - Thâm hụt cán cân thanh toán: Theo Jaime De Pines (1989), nếu chỉ số nợ nước ngoài trên xuất khẩu tăng lên vô hạn, thì cả nợ và thâm hụt cán cân thanh toán sẽ không có khả năng chịu đựng được. - Lãi suất: Theo Underwood John (1996), khi các yếu tố khác không đổi, lãi suất tăng sẽ làm cho tốc độ nợ sẽ tăng. Do vậy, yếu tố lãi suất có ảnh hưởng gián tiếp đến khả năng trả nợ nước ngoài. - Cán cân thương mại: Theo Jaime De Pines (1989), nếu tốc độ tăng nhập khẩu lớn hơn tốc độ tăng xuất khẩu thì sớm hay muộn quốc gia đó cũng mất khả năng trả nợ.
  • 23. 23 - Môi trường chính sách: Theo Craig Burnside và David Dollar (1997), môi trường kinh tế vĩ mô ổn định và cơ sở pháp lý rõ ràng ảnh hưởng tới việc thu hút nguồn tài trợ và đầu tư nước ngoài - Năng lực và trình độ quản lý nợ của các chủ thể quản lý nợ: Nếu bộ máy quản lý nợ nước ngoài được xây dựng theo hướng tập trung, thống nhất và gắn kết chặt chẽ với bộ máy quản lý tài chính quốc gia nhằm đảm nhận việc ra các quyết định, phân tích vĩ mô; có phân công trách nhiệm cụ thể, rõ ràng cho từng cơ quan về thiết lập chính sách và chiến lược vay mượn, thực hiện đàm phán, ký kết, giám sát vay nợ; năng lực quản lý của các cấp được nâng cao sẽ góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nợ nước ngoài (VIE/01/010, 2004). - Hệ thống giám sát và duy trì thông tin nợ: Nếu hệ thống giám sát, đầy đủ các chi tiết giám sát và thực hiện đúng quy trình giám sát; Các cơ sở dữ liệu đầy đủ, chính xác và cập nhật về nợ nước ngoài theo chủ thể đi vay, thời hạn vay, cơ cấu tiền vay… sẽ giúp cho việc quản lý nợ nước ngoài hiệu quả và bền vững (VIE/01/010, 2004). • Tổng quan về tác động của nợ nước ngoài tới tăng trưởng kinh tế Nghiên cứu của Ths. Nguyễn Hoàng Phương với đề tài “Ước lượng hiệu quả của vốn ODA đối với tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam, giai đoạn 1986-2007”, đăng trên tập Nguồn tài chính trong nước và nước ngoài cho tăng trưởng ở Việt, Nam, Diễn đàn Phát triển Việt Nam, NXB Lao động Xã hội, năm 2007. Kết quả ước lượng: Vốn ODA đóng một vai trò ngày càng quan trọng trong tổng vốn tích luỹ, tổng đầu tư toàn xã hội cũng như sự tăng trưởng của nền kinh tế: ODA đóng góp 0,73% vào tăng trưởng GDP năm 1993, tăng lên 10% năm 1999, và sau đó ổn định ở mức 8% cho đến năm 2006; sự đóng góp của ODA đối với tổng vốn đầu tư toàn xã hội và tổng vốn tích luỹ chiếm tỉ lệ đáng kể trong giai đoạn nghiên cứu, trung bình ở mức 15% và 11%. Tuy nhiên, kết quả tính toán của sự đóng góp của ODA đối với sự tăng trưởng của GDP chỉ là sự ước lượng trong ngắn hạn, và sự đóng góp dài hạn của ODA đối với sự tăng trưởng GDP trong dài hạn vẫn chưa được xác
  • 24. 24 định. Do đó, có thể khẳng định rằng tổng đóng góp của ODA đối với sự tăng trưởng của GDP sẽ cao hơn nhiều so với kết quả ước lượng. Ngoài ra, các nghiên cứu trên thế giới cũng mới chỉ đề cập đến tác động của nợ nước ngoài tới tăng trưởng kinh tế của một số quốc gia, chưa có nghiên cứu nào nghiên cứu hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của Việt Nam, bao gồm: Nghiên cứu của tác giả Frimpong, J. M. and Oteng-Abayi, E. F., đăng trong Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Vol 26 No.3, 12/2006 “The Impact Of External Debt On Economic Growth In Ghana: A Cointegration Analysis”. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các tỷ số về nợ nước ngoài trên GDP rất cao, đã chỉ ra rằng Ghana đứng nguy cơ của việc tích lũy nợ, có thể là không bền vững trong dài hạn. Ngoài ra, còn một số nghiên cứu phân tích đánh giá mối quan hệ tác động giữa nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế tại các nước Kenya, Nepal, Pakistan và Turkye, với kết quả tóm lượt như sau: Bảng 1.3: Tổng quan về tác động của nợ nước ngoài tới tăng trưởng kinh tế Năm Tác giả Thời gian nghiên cứu Quốc gia nghiên cứu Kết quả 2001 Maureen Were 1970- 1995 Kenya Nợ nước ngoài tác động tiêu cực tăng trưởng kinh tế thực, sự gia tăng trong tỷ lệ dịch vụ nợ hiện tại ảnh hưởng tiêu cực đến đầu tư tư nhân, điều này khẳng định hiệu ứng lấn át của dịch vụ nợ trên đầu tư tư nhân. 2002 Karagol, Causality 1965- 2001 Turkey Tồn tại một mối quan hệ tiêu cực giữa nợ nước ngoài và tăng trưởng GDP trong thời gian dài. Các khoản chi trả cho nợ nước ngoài tác động ngược chiều đến tăng trưởng kinh tế trong dài hạn. 2008 Krishna Prasad Regmi 1986- 2006 Nepal Sự gia tăng nợ nước ngoài và dịch vụ nợ không đóng góp cho tăng trưởng kinh tế thậm chí còn gây khó khăn, trở
  • 25. 25 ngại cho tăng trưởng kinh tế. 2010 Shahnawaz Malik; Muhammad Khizar Hayat; Muhammad Umer Hayat 1972- 2005 Pakistan Nợ nước ngoài, là nguyên nhân chính của suy giảm trong đầu tư sẽ dẫn đến suy giảm tăng trưởng kinh tế. 2012 Jacek Prokopa, Ewa B.Prokopb 1971- 1985 Poland Tác động của nợ nước ngoài tới tăng trưởng kinh tế là tích cực và vượt cao hơn nhiều so với chi phí vốn vay (Nguồn: Tác giả tự tổng hợp) • Tổng quan về khung pháp lý Kể từ những năm 1990, Việt Nam đã có những nỗ lực đáng kể trong sửa đổi và tăng cường khuôn khổ pháp lý cho quản lý nợ nước ngoài và quản lý ODA. Cũng trong giai đoạn này, vai trò và trách nhiệm hành chính của các cơ quan liên quan chính trong quản lý nợ nước ngoài đã được làm rõ. Cùng với Luật Ngân sách Nhà nước (1996) và Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các tổ chức tín dụng (1997), hai Nghị định 17/CP (2001) và Nghị định 90/CP (1998), thiết lập khuôn khổ pháp lý về vai trò của hành chính và trách nhiệm của các tổ chức chính có liên quan, cụ thể là Văn phòng Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tư pháp. Hơn nữa, khuôn khổ pháp lý trong giai đoạn này cũng đã làm rõ việc phân chia thể chế giữa các cơ quan liên quan trong quản lý và giải quyết nợ nần và việc quản lý các khoản vay của các doanh nghiệp, các khoản vay có bảo lãnh của Chính phủ, hoạt động cho vay lại và dịch vụ nợ của Chính phủ. Giai đoạn kể từ năm 2000 cho đến nay, khuôn khổ pháp lý tập trung vào quy chế vay và trả nợ, phê duyệt chương trình quản lý nợ công và nợ nước ngoài. Các văn bản pháp lý liên quan đến quản lý nợ nước ngoài của Việt Nam đươc thể hiện trong phụ lục 1.
  • 26. 26 • Khoảng trống nghiên cứu Như vậy, nghiên cứu về quản lý nợ nước ngoài ở Việt Nam cũng như ở nhiều nước trên thế giới, có thể thấy rằng dù là nghiên cứu tổng quan hay nghiên cứu chuyên sâu về các khía cạnh trong vấn đề hiệu quả quản lý nợ nước ngoài, cho tới nay, vẫn chưa có một công trình nào nghiên cứu cứu mô hình quản lý nợ nước ngoài hay xác định được các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả quản lý nợ nước ngoài dưới góc độ khả năng trả nợ; Chưa có hệ thống chỉ tiêu nhằm đánh giá hiệu quả quản lý nợ nước ngoài. Thêm vào đó, phương pháp nghiên cứu định lượng với các mô hình kinh tế lượng chưa được các nghiên cứu sử dụng. 1.1.2. Điểm mới của luận án - Trên cơ sở hệ thống hóa những lý luận cơ bản về quản lý nợ nước ngoài theo mô hình quản lý nợ nước ngoài của một quốc gia; - Đưa ra quan điểm cá nhân về hiệu quả quản lý nợ nước ngoài; - Phát triển hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý nợ nước; - Nghiên cứu, xác định các yếu tố tác động đến hiệu quả quản lý nợ nước ngoài dưới góc độ khả năng trả nợ, trên cơ sở đó, lượng hóa mức độ tác động của các yếu tố đó tới hiệu quả quản lý nợ nước ngoài dưới góc độ khả năng trả nợ của Việt Nam; - Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của Việt Nam tới năm 2020. 1.2. Định hướng nghiên cứu 1.2.1. Câu hỏi quản lý - Mô hình quản lý nợ nước ngoài như thế nào được coi là hiệu quả? - Những chỉ tiêu nào đánh giá hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của Việt Nam? - Quản lý nợ nước ngoài của Việt Nam trong giai đoạn 2000-2013 có hiệu quả không?
  • 27. 27 - Những giải pháp nào nâng cao hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của Việt Nam trong giai đoạn tới năm 2020? 1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu - Các yếu tố nào tác động đến hiệu quả quản lý nợ nước ngoài dưới góc độ khả năng trả nợ nước ngoài của Việt Nam? - Hiệu quả quản lý nợ nước ngoài dưới góc độ khả năng trả nợ phụ thuộc như thế nào vào các yếu tố tác động? 1.2.3. Mô hình phân tích trong luận án • Mô hình nghiên cứu Hình 1.1: Mô hình nghiên cứu Hiệu quả quản lý nợ nước ngoài Đối tượng quản lý Công cụ quản lý Chủ thể quản lý Phương thức quản lý Mục tiêu quản lý Quản lý nợ nước ngoài Khả năng trả nợ nước ngoài Hiệu quả sử dụng nợ nước ngoài Thâm hụt NSNN Tăng trưởng xuất khẩu Cán cân thanh toán
  • 28. 28 Đề tài tiếp cận vấn đề hiệu quả quản lý nợ nước ngoài dưới góc độ khả năng trả nợ nước ngoài. Đồng thời, đề tài cũng chỉ ra các yếu tố tác động đến khả năng trả nợ nước ngoài và lượng hóa sự tác động của các yếu tố đó đến khả năng trả nợ nước ngoài theo mô hình định lượng: THNSCCTTTTXKHQSDKNTT 4321 ααααα ++++= (1.1) Trong đó: - Biến phụ thuộc (KNTT): Khả năng trả nợ nước ngoài - Các biến độc lập: + HQSD: Hiệu quả sử dụng nợ nước ngoài Hiệu quả sử dụng nợ nước ngoài là kết quả của mô hình ước lượng: ( ) GLsGKsgGY LL +−+= 1 (1.2) Trong đó: GY là biến phụ thuộc đại diện cho tăng trưởng kinh tế; GK là tốc độ tăng trưởng vốn, GL là tốc độ tăng trưởng của lao động; g là tốc độ tăng trưởng của các nhân tố tổng hợp TFP; Trên cơ sở ước lượng đóng góp của tổng vốn vào tăng trưởng kinh tế, luận án ước lượng đóng góp của các thành tố của tổng vốn, cụ thể là nợ nước ngoài. Kết quả ước lượng này sẽ xác định được mức độ đóng góp nợ nước ngoài vào tăng trưởng kinh tế. + TTXK: Tăng trưởng xuất khẩu + CCTT: Cán cân thanh toán + THNS: Thâm hụt ngân sách nhà nước - α : Hệ số chặn của mô hình - iα : Tham số hồi quy thứ i • Các giả thuyết nghiên cứu H1: Hiệu quả sử dụng nợ nước ngoài có tác động tích cực (tác động thuận chiều) tới khả năng trả nợ nước ngoài.
  • 29. 29 H2: Tăng trưởng xuất khẩu có tác động tích cực (tác động thuận chiều) tới khả năng trả nợ nước ngoài. H3: Cán cân thanh toán có tác động tích cực (tác động thuận chiều) tới khả năng trả nợ nước ngoài. H4: Thâm hụt ngân sách nhà nước có tác động tiêu cực (tác động nghịch chiều) tới khả năng trả nợ nước ngoài. TÓM TẮT CHƯƠNG 1 Trong chương này, tác giả đã tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước theo từng công trình nghiên cứu và theo từng vấn đề cụ thể như tổng quan về quản lý nợ nước ngoài, khái niệm hiệu quả quản lý nợ nước ngoài, các chỉ tiêu đánh giá và các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả quản lý nợ nước ngoài. Trên cơ sở đó, tác giả xác định khoảng trống nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, câu hỏi quản lý và xây dựng mô hình nghiên cứu.
  • 30. 30 Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NỢ NƯỚC NGOÀI 2.1. Quản lý nợ nước ngoài 2.1.1. Nợ nước ngoài 2.1.1.1. Khái niệm nợ nước ngoài Khái niệm về nợ nước ngoài được 8 tổ chức nghiên cứu thống kê về nợ nước ngoài đưa ra trong cuốn “External Debt Statistics Guild for Complier and Users” như sau: “Tổng nợ nước ngoài, tại bất kỳ thời điểm nào, là số dư nợ của các công nợ thường xuyên thực tế, không phải công nợ bất thường, đòi hỏi bên nợ phải thanh toán gốc và/hoặc lãi tại một (số) thời điểm trong tương lai, do đối tượng cư trú tại một nền kinh tế nợ đối tượng không cư trú” [85, p.16]. Theo quan điểm này, nợ nước ngoài được coi là nợ của đối tượng cư trú đối với đối tượng không cư trú. Đối tượng cư trú của một nước, theo định nghĩa của hệ thống Thống kê tài khoản quốc gia (SNA), là cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp có kế hoạch thường trú lâu dài ở một nước và chịu sự kiểm soát của pháp luật nước đó [68]. Thông thường, người cư trú từ 1 năm trở lên được coi là lâu dài, song độ dài thời gian này cũng còn tùy thuộc vào từng quốc gia, ở Việt Nam, cá nhân cư trú là người có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam hoặc có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên trong một năm dương lịch hoặc tính theo 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam; hoặc có nơi ở thường xuyên ở Việt nam, bao gồm có nơi ở đăng ký thường trú hoặc có nhà cho thuê để ở tại Việt Nam theo hợp đồng thuê có thời hạn [52]. Như vậy, tất cả các khoản nợ phải trả của đối tượng cư trú đối với đối tượng không cư trú ở Việt Nam đều là nợ nước ngoài, không phân biệt nơi phát sinh nợ là trong hay ngoài lãnh thổ Việt Nam.
  • 31. 31 Thuật ngữ “nợ”, theo định nghĩa của WB được đưa ra trong cuốn Cẩm nang hệ thống báo cáo bên nợ, bao gồm toàn bộ nghĩa vụ thanh toán phải thực hiện trong tương lai, bằng tiền hay bằng hiện vật, với các khoản xác định hoặc có thể xác định và các mức lãi suất cố định hoặc có thể xác định (có thể bằng không) [36] Ở Việt Nam, Luật số 29/2009/QH 2009 quy định: “Nợ nước ngoài của quốc gia là tổng các khoản nợ nước ngoài của Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh, nợ của doanh nghiệp và tổ chức khác được vay theo phương thức tự vay, tự trả theo quy định của pháp luật Việt Nam” [51] Như vậy, quan niệm về nợ nước ngoài của Việt Nam và Thế giới không có sự khác biệt đáng kể. Tuy nhiên, quan niệm về nợ nước ngoài của Thế giới rõ ràng hơn bởi nó mang ý nghĩa thống kê và nhất quán với Hệ thống thống kê tài khoản quốc gia (SNA). Do đó, để đảm bảo tính nhất quán trong phân loại nợ nước ngoài, phần sau của luận án, tác giả sẽ sử dụng quan niệm của thế giới về nợ nước ngoài. 2.1.1.2. Phân loại nợ nước ngoài Việc phân loại nợ nước ngoài có vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác theo dõi, đánh giá và quản lý hiệu quả nợ nước ngoài. Hiện nay, các quốc gia trên thế giới sử dụng các tiêu chí phân loại nợ nước ngoài như sau: • Phân loại nợ nước ngoài theo chủ thể đi vay Theo tiêu chí phân loại này, nợ nước ngoài bao gồm: Nợ công, nợ tư nhân được công quyền bảo lãnh và nợ tư nhân. - Nợ công là các nghĩa vụ nợ của khu vực công [85]. Khu vực công bao gồm các thể chế sau: Chính phủ và các bộ, ban ngành; Các cơ quan chính trị cấp dưới, như tỉnh, huyện và thành phố; Ngân hàng trung ương; Các thể chế tự quản (như các doanh nghiệp tài chính và phi tài chính, các ngân hàng thương mại và ngân hàng phát triển, các ngành dịch vụ xã hội như đường sắt, doanh nghiệp nhà nước…), trong đó: Ngân sách của thể chế đó phải được Chính phủ phê duyệt; hoặc sở hữu nhà nước chiếm trên 50% cổ phiếu có quyền biểu quyết hoặc trên một nửa số thành viên của Hội đồng Quản trị là các đại diện của Chính phủ; hoặc
  • 32. 32 trong trường hợp phá sản, nhà nước sẽ phải chịu trách nhiệm về khoản nợ của thể chế đó [85] . Nếu một tổ chức đáp ứng một trong 3 điều kiện trên, thì nợ của tổ chức đó được đưa vào nợ công. Ngược lại, các tổ chức không đáp ứng định nghĩa về khu vực công sẽ được phân loại là khu vực tư nhân [85]. Nợ nước ngoài của khu vực tư nhân được công quyền bảo lãnh được xác định là các công nợ nước ngoài của khu vực tư nhân mà dịch vụ trả nợ được bảo lãnh theo hợp đồng bởi một đối tượng thuộc khu vực công cư trú tại cùng một nền kinh tế với bên nợ đó [85]. Ở Việt Nam, các khoản nợ này được phân biệt cụ thể như sau: Nợ chính phủ là khoản nợ phát sinh từ các khoản vay trong nước, nước ngoài, được ký kết, phát hành nhân danh Nhà nước, nhân danh Chính phủ hoặc các khoản vay khác do Bộ Tài chính ký kết, phát hành, uỷ quyền phát hành theo quy định của pháp luật. Nợ chính phủ không bao gồm khoản nợ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành nhằm thực hiện chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ [51]. Nợ được Chính phủ bảo lãnh là khoản nợ của doanh nghiệp, tổ chức tài chính, tín dụng vay trong nước, nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh [51]. - Nợ tư nhân bao gồm nợ nước ngoài của khu vực tư nhân không được khu vực công của cùng nền kinh tế đó bảo lãnh theo hợp đồng [85]. Về bản chất, nợ tư nhân là các khoản nợ do khu vực tư nhân tự vay, tự trả. Tuy nhiên, có một số khoản nợ nước ngoài của khu vực tư nhân được một tổ chức thuộc khu vực công trong cùng nền kinh tế bảo lãnh một phần theo hợp đồng. Đối với những khoản nợ này, thì giá trị hiện tại của các khoản thanh toán được bảo lãnh sẽ được xếp vào loại nợ nước ngoài của khu vực tư nhân được công quyền bảo lãnh, và những khoản thanh toán không được bảo lãnh được xếp vào loại nợ nước ngoài của khu vực tư nhân không được bảo lãnh [85]. • Phân loại nợ nước ngoài theo thời hạn nợ
  • 33. 33 Theo tiêu chí phân loại này, nợ nước ngoài được chia thành nợ dài hạn và nợ ngắn hạn. - Nợ dài hạn là các khoản nợ có thời gian đáo hạn gốc (theo hợp đồng hoặc đã gia hạn) kéo dài trên 1 năm tính từ ngày ký kết vay nợ cho tới ngày đáo hạn khoản thanh toán cuối cùng [36]. Đây là các khoản nợ rất được quan tâm do khả năng tác động lớn tới nền tài chính quốc gia. Chính vì vậy, các tổ chức tài chính quốc tế thường xuyên theo dõi và phân tích nợ dài hạn của các quốc gia một cách có hệ thống. Cơ sở dữ liệu về nợ nước ngoài của thế giới thường xuyên được cập nhật và phân tích, tuy nhiên, những thông tin này chỉ được công bố với những nhóm đối tượng có liên quan mà không được công khai rộng rãi. nợ dài hạn phải trả bằng đồng tiền của nước bên nợ và bằng hàng hoá dịch vụ. - Nợ ngắn hạn bao gồm các khoản nợ có thời gian đáo hạn từ 1 năm trở xuống. Thông thường, nợ ngắn hạn chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng nợ nước của một quốc gia. Do thời gian đáo hạn ngắn, khối lượng thường không đáng kể, nợ ngắn hạn thường không thuộc đối tượng quản lý một cách chặt chẽ như nợ dài hạn. Tuy nhiên, nợ ngắn hạn là những khoản nợ có ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình thanh khoản của quốc gia và có khả năng gây ra khủng hoảng kinh tế. • Phân loại nợ theo loại hình vay Theo tiêu chí phân loại này, nợ nước ngoài được chia thành hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vay thương mại. - Vay hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) Theo Tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển (OECD), vay hỗ trợ phát triển chính thức bao gồm các chuyển khoản song phương (giữa các Chính phủ) hoặc đa phương (từ các tổ chức quốc tế cho các Chính phủ), trong đó ít nhất 25% tổng giá trị chuyển khoản là cho không [102]. Hỗ trợ phát triển chính thức có thể bao gồm: các khoản cho không (bao gồm cả hỗ trợ kỹ thuật); các khoản cho vay ưu đãi; các đóng góp bằng hiện vật; tín dụng của nước cung cấp hàng hoá; và tiền bồi thường. Hỗ trợ phát triển chính thức không
  • 34. 34 bao gồm viện trợ quân sự giữa các Chính phủ và chuyển khoản của các tổ chức phi Chính phủ. Hỗ trợ phát triển chính thức thường là nợ giữa Chính phủ với Chính phủ và giữa Chính phủ với các tổ chức đa phương. Vốn ODA đựợc cung cấp dưới 2 hình thức: Viện trợ không hoàn lại: thông thường có quy mô nhỏ, chiếm khoảng 15- 20% tổng nguồn vốn ODA và chỉ giới hạn trong các lĩnh vực nhân đạo, y tế, văn hoá, giáo dục, cải cách và nâng cao năng lực quản lý hành chính nhà nước. Vốn vay: có quy mô lớn, chiếm khoảng 83-85% tổng nguồn vốn ODA, nhưng được vay với lãi suất thấp (lãi suất ưu đãi) và thời gian hoàn trả dài. - Vay thương mại, khác với vay hỗ trợ phát triển chính thức, vay thương mại thường không có ưu đãi về lãi suất và thời gian ân hạn. Lãi suất vay thương mại là lãi suất thị trường tài chính quốc tế và thường thay đổi theo sự thay đổi của lãi suất thị trường. Do vậy, vay thương mại thường có chi phí khá cao và chứa đựng nhiều rủi ro. Đối tượng vay thương mại thường là các doanh nghiệp. Ở Việt Nam hiện nay, phần lớn nợ nước ngoài của Việt Nam là nợ phát sinh từ việc vay vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA). Nợ thương mại chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong tổng nợ nước ngoài. Các phân tích về đánh giá tình hình nợ nước ngoài của Việt Nam được tiến hành chủ yếu theo cách phân loại nợ nước ngoài theo loại hình vay. • Phân loại nợ theo chủ thể cho vay Theo tiêu chí phân loại này, nợ nước ngoài được phân loại thành nợ đa phương và nợ song phương. - Nợ đa phương là các khoản nợ mà chủ nợ thường là các cơ quan của Liên hợp quốc, Ngân hàng Thế giới, Quỹ Tiền tệ Quốc tế, các ngân hàng phát triển khu vực, các cơ quan đa phương như OPEC và liên chính phủ [77], [81]. - Nợ song phương là các khoản nợ mà chủ nợ là chính phủ một nước hoặc một tổ chức quốc tế nhân danh một chính phủ duy nhất [77], [81]. 2.1.1.3. Vai trò của nợ nước ngoài
  • 35. 35 - Nợ nước ngoài tạo lập nguồn vốn bổ sung cho quá trình phát triển kinh tế. Nợ nước ngoài là nguồn tài trợ bổ sung cho sự thiếu hụt về vốn cho các nước có nền kinh tế đang trong giai đoạn đầu và giữa của quá trình phát triển. Với các khoản nợ vay từ nước ngoài, một số quốc gia có cơ hội đầu tư phát triển ở mức cao hơn trong thời điểm hiện tại mà không phải giảm tiêu dùng trong nước, và do đó, có thể đạt được tỷ lệ tăng trưởng trong hiện tại cao hơn mức mà bản thân nền kinh tế cho phép [43]. Như vậy, đối với các quốc gia đang trong giai đoạn đầu và giữa của quá trình phát triển, việc vay vốn nước ngoài chính là quá trình cân đối giữa tiêu dùng trong hiện tại với thu nhập trong tương lai. Việc vay nợ nước ngoài chỉ có thể có hiệu quả nếu như nó đảm bảo không làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến thu nhập và tiêu dùng trong tương lai. - Nợ nước ngoài góp phần chuyển giao công nghệ và nâng cao năng lực quản lý. Bên cạnh việc bổ sung nguồn vốn cho đầu tư trong nước, các khoản nợ nước ngoài còn góp phần chuyển giao công nghệ và nâng cao năng lực quản lý thông qua việc nhập khẩu máy móc thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến. Các dự án đầu tư đã góp phần hiện đại hóa nhiều ngành, lĩnh vực kinh tế. Trên cơ sở đó, tạo ra lực lượng lao động mới, hiện đại có công nghệ tiên tiến và góp phần thúc đẩy hiệu quả của cả nền kinh tế. Ngoài ra, các nước vay nợ còn được tiếp cận với việc chuyển giao kỹ năng quản lý của các chuyên gia nước ngoài. Các dự án hợp tác đào tạo cũng tạo ra rất nhiều cơ hội đào tạo lại và đào tạo nâng cao cho lực lượng cán bộ chủ chốt của các ngành, lĩnh vực, góp phần năng cao năng lực quản lý của toàn bộ nền kinh tế [43]. - Nợ nước ngoài bù đắp cán cân thanh toán và ổn định tiêu dùng trong nước Trong một số trường hợp bất lợi của nền kinh tế, cán cân thanh toán bị thâm hụt do điều kiện bất lợi tạm thời trong thương mại quốc tế hay sản lượng bị thiếu hụt nặng và tiêu dùng trong nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Trong những trường hợp như vậy, các khoản vay nợ nước ngoài khẩn cấp đóng vai trò là biện pháp ổn định kinh tế trong ngắn hạn, giúp nền kinh tế lấy lại thế cân bằng [43].
  • 36. 36 Như vậy, có thể nói nợ nước ngoài có vai trò quan trọng đối với phát triển của các nước đang trong giai đoạn đầu và giữa của quá trình phát triển. Tuy nhiên việc sử dụng các khoản nợ nước ngoài luôn tiềm ẩn nguy cơ dẫn đến một nền tài chính không bền vững và không hiếm trường hợp nợ nước ngoài quá cao và quản lý lỏng lẻo đã dẫn đến khủng hoảng tài chính và kinh tế suy thoái. Tác động của việc vay nợ nước ngoài đến các nền kinh tế đang phát triển rất khác nhau, tuỳ thuộc vào môi trường chính sách của các nước này và năng lực quản lý nguồn vốn vay nước ngoài của các Chính phủ. Tuy nhiên, không phải tất cả các nước đi vay đều nhận thức được và có đủ khả năng thể chế và khả năng quản lý nền kinh tế như mong muốn, nhất là quản lý nợ nước ngoài của khu vực tư nhân. 2.1.2. Quản lý nợ nước ngoài 2.1.2.1. Quan niệm về quản lý nợ nước ngoài Theo UNDP, UNCTAD và The World Bank, quản lý nợ nước ngoài là việc khống chế mức nợ nước ngoài trong quan hệ tỷ lệ với năng lực tăng trưởng GDP và tăng trưởng xuất khẩu của quốc gia. Hay nói cách khác, quản lý nợ nước ngoài chính là giữ cho mức nợ nước ngoài phù hợp với năng lực trả nợ của nền kinh tế và tránh được gánh nặng nợ quá mức, đảm bảo khả năng thanh toán quốc gia [112]. Theo kết luận của nhóm nghiên cứu dự án VIE 01/010, quản lý nợ nước ngoài bao hàm hệ thống điều hành vĩ mô sao cho việc sử dụng vốn nước ngoài được sử dụng có hiệu quả và không gia tăng đến mức vượt quá khả năng thanh toán để không làm tích lũy nợ [114]. Hay nói cách khác, quản lý nợ nước ngoài chính là việc đảm bảo một cơ cấu vốn vay hợp lý và phù hợp với yêu cầu phát triển của nền kinh tế. Như vậy, quản lý nợ nước ngoài chính là một phần của công tác quản lý nền kinh tế vĩ mô. Nó bao hàm việc hoạch đinh, triển khai, duy trì các khoản nợ nước ngoài để tạo điều kiện thuận lợi cho tăng trưởng kinh tế, giảm tình trạng đói nghèo và tiếp tục duy trì sự phát triển mà không tạo ra những khó khăn trong thanh toán. Do vậy, quản lý nợ hiệu quả đòi hỏi cả chính sách tốt và thể chế mạnh nhằm điều hành và phối hợp các hoạt động liên quan đến vay và trả nợ nước ngoài.
  • 37. 37 Theo quan niệm trên, quản lý nợ nước ngoài không chỉ đơn thuần là vay và trả nợ, mà còn đảm bảo nguồn vốn cho tăng trưởng kinh tế, duy trì mức nợ phù hợp với khả năng trả nợ quốc gia. Một nền tài chính ổn định, vững mạnh có thể tạo uy tín cho quốc gia, nhất là trong điều kiện hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng như hiện nay, từ đó tạo được môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế. Kinh nghiệm quản lý nợ nước ngoài ở nhiều nước cho thấy việc quản lý nợ nước ngoài không chặt chẽ cùng với các sai lầm trong chính sách vĩ mô có thể đưa một nước vào những tình trạng hết sức khó khăn về tài chính, thậm chí có thể rơi vào khủng hoảng. Nếu việc giám sát vay nợ nước ngoài không chặt chẽ và báo cáo không đầy đủ, nhất là đối với các khoản vay thương mại ngắn hạn thường được xem là có quy mô nhỏ, không quan trọng và có thể được gia hạn dễ dàng, có thể dẫn đến mất cân đối nghiêm trọng. Việc sử dụng các khoản nợ nước ngoài kém hiệu quả, sai mục tiêu và sự trì trệ trong thay đổi chính sách để thích nghi với bối cảch quốc tế có thể khiến các nước vay nợ có nguy cơ trở thành những nước mắc nợ trầm trọng. Do vậy, quản lý nợ nước ngoài còn nhằm mục đích tăng cường hiệu quả sử dụng vốn vay, thúc đẩy kinh tế phát triển, vừa không tạo ra gánh nặng nợ nần cho tương lai. Trong quản lý việc cân đối giữa tiêu dùng hiện tại và tiêu dùng tương lai là một vấn đề cần quan tâm chặt chẽ. Nhu cầu quản lý nợ nước ngoài cũng xuất phát từ yêu cầu, đòi hỏi từ chính những chủ thể cho vay, đặc biệt trong các trường hợp cho vay ODA. Khi cho vay ODA, các nhà tài trợ thường đặt ra những mục tiêu cụ thể. Do vậy, họ rất quan tâm đến nguồn tài trợ có được sử dụng đúng mục đích hay không, có hiệu quả hay không. Vì vậy, quá trình vận động, quản lý và sử dụng nợ nước ngoài đều phải đàm phán, phải tuân thủ các yêu cầu của nhà tài trợ và tuân thủ tiến trình giải ngân cũng như việc thực hiện chương trình của dự án. Hơn nữa, bản thân các khoản nợ nước ngoài cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro cho nền kinh tế. Bao gồm sự biến động của lãi suất vay khiến các nước vay nợ rơi vào tình trạng khó khăn trong thanh toán; Các điều kiện ưu đãi của ODA; Kinh nghiệm và trình độ quản lý vốn vay, một thực tế không thể phủ nhận là trình độ quản lý của các nước
  • 38. 38 tiếp nhận thường thấp, dễ mắc sai lầm trong tất cả các khâu quản lý từ khâu xây dựng chiến lược, quản lý tầm vĩ mô cho đến khâu tác nghiệp, dễ rơi vào tình trạng nợ nần nặng nề trong khi hiệu quả kinh tế không được cải thiện. Thêm vào đó là sự biến động của tỷ giá, các khoản vay thường lấy ngoại tệ mạnh làm đơn vị tính toán, do vậy, các biến động bất lợi của tỷ giá cũng tạo ra gánh nặng cho các nước vay nợ. Để hạn chế và khắc phục những rủi ro đó, cần thiết phải có sự quản lý chắt chẽ nguồn vốn này. 2.1.2.2. Mô hình quản lý nợ nước ngoài Quản lý nợ nước ngoài bao gồm các thành phần: Mục tiêu quản lý; Chủ thể quản lý; Công cụ quản lý; Phương thức quản lý; Đối tượng quản lý. Mô hình quản lý nợ nước ngoài được thể hiện qua hình 2.1. Hình 2.1: Mô hình quản lý nợ nước ngoài • Mục tiêu quản lý nợ nước ngoài Mục tiêu của quản lý nợ nước ngoài tập trung vào việc duy trì mức nợ nước ngoài cần thiết; sử dụng nợ hiệu quả; đảm bảo các điều khoản và điều kiện vay mượn sao cho phù hợp với khả năng trả nợ trong tương lai [79]. • Chủ thể quản lý nợ nước ngoài Đối tượng quản lý Công cụ quản lý Chủ thể quản lý Phương thức quản lý Mục tiêu quản lý
  • 39. 39 Chủ thể quản lý nợ nước ngoài là một hệ thống các cơ quan được sắp xếp từ thấp đến cao theo chức năng nhiệm vụ quản lý nợ. Những cơ quan này có thể là NHTW, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tổng cục Thống kê, những cơ quan này đảm nhiệm việc xác nhận các khoản nợ Chính phủ, công bố các văn bản có liên quan đến thanh toán nợ, trả lãi, hay xử lý tranh chấp có liên quan đến vấn đề vay và trả nợ nước ngoài [79]. Hệ thống quản lý nợ nước ngoài lý tưởng thường bao gồm các chủ thể sau: - Chủ thể chính sách: Là những chủ thể đưa các quyết định liên quan đến: (i) nhu cầu vay mượn của cả khu vực công và khu vực tư nhân; (ii) quy mô trả nợ và lãi vay. Trong quá trình ra các quyết định, chủ thể chính sách cần phối hợp chặt chẽ với các cơ quan khác của Chính phủ đảm nhiệm việc quản lý nợ. - Chủ thể kiểm soát, phân tích tác động của vay mượn: Là những chủ thể thực hiện nhiệm vụ: bảo lãnh; đảm bảo hướng dẫn và các chính sách liên quan đến các hiệp định đàm phán và bảo lãnh; đảm bảo các điều khoản cho vay lại được ban hành bởi chủ thể chính sách. - Chủ thể tư vấn: Là chủ thể có chức năng theo dõi xu hướng biến động của thị trường tài chính quốc tế, theo dõi sự thay đổi của lãi suất, tỷ giá hối đoái, phân tích ảnh hưởng của các công cụ tài chính khác nhau và khả năng áp dụng từng loại công cụ vào điều kiện thực tế của từng quốc gia. - Chủ thể hoạt động: Là chủ thể thực hiện quá trình đàm phán các khoản vay với các chủ nợ, thực hiện việc nộp đơn, thương thuyết, thụ hưởng, báo cáo. - Chủ thể thống kê: Là các chủ thể làm nhiệm vụ ghi chép các hiệp định và hợp đồng đã được đàm phán; thu thập các thông tin chi tiết khoản vay và cung cấp tiến độ trả nợ và trả lãi. Ngoài ra, chủ thể này còn theo dõi tất cả các khoản bảo lãnh của chính phủ cũng như các khoản bảo lãnh bất thường của khu vực tư nhân. Chức năng của các chủ thể quản lý nợ thường bao gồm:
  • 40. 40 - Hoạch định chính sách: Hình thành chính sách và chiến lược quản lý nợ. Trong đó quy định cụ thể các đối tượng được tiếp cận nguồn vốn từ bên ngoài, hạn mức vay mượn để đảm bảo một mức nợ bền vững [86]. - Điều tiết: Thiết lập các luật lệ điều chỉnh hoạt động của các chủ thể quản lý nợ, phối hợp hoạt động giữa các chủ thể trong ghi chép, phân tích, kiểm tra hoạt động và hỗ trợ luồng thông tin. Chức năng này hoạt động thông qua sự dàn xếp về luật lệ hành chính [86]. - Ghi chép và phân tích: Thu thập các chứng từ liên quan đến vay mượn như các hiệp định (đối với nợ Chính phủ), các thỏa thuận vay mượn (đối với bảo lãnh), các hợp đồng vay mượn; Đảm bảo việc thực thi các điều khoản; Giám sát việc thực hiện giải ngân các khoản vay một các có hệ thống và trật tự [77]. - Hoạt động và giám sát: Chức năng này bao gồm cả việc xem xét cơ cấu tiền vay, biến động của lãi suất, theo dõi sự phát triển của các công cụ tài chính, phân tích lựa chọn các khoản vay, thực hiện theo dõi danh mục nợ và đàm phán ký kết hợp đồng vay [77]. - Hỗ trợ: Cung cấp các dự đoán vĩ mô và thông tin phục vụ việc hoạch định chính sách, định kỳ thông tin cho các chủ thể về bất kỳ các vấn đề nào có liên quan đến quản lý nợ [89]. • Công cụ quản lý nợ nước ngoài - Chiến lược vay và trả nợ dài hạn là văn kiện đưa ra mục tiêu, định hướng, các giải pháp, chính sách đối với quản lý nợ nước ngoài quốc gia. Chiến lược này được xây dựng trong chiến lược tổng thể về huy động vốn đầu tư cho nền kinh tế, phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế dài hạn của quốc gia. Nội dung của chiến lược vay và trả nợ dài hạn bao gồm quá trình đánh giá thực trạng nợ nước ngoài, công tác quản lý nợ nước ngoài trong quá khứ. Từ đó đề ra mục tiêu, định hướng và hệ thống các chỉ tiêu về vay và trả nợ nước ngoài; Các giải pháp, chính sách đối với quản lý nợ nước ngoài của quốc gia; Đặc biệt là công tác tổ chức thực hiện chiến lược.
  • 41. 41 - Chương trình quản lý nợ trung hạn là văn kiện cụ thể hóa chiến lược nợ dài hạn cho giai đoạn từ 3 đến 5 năm, phù hợp với khuôn khổ chính sách kinh tế, tài chính và với mục tiêu ngân sách trung hạn của chính phủ. Nội dung của chương trình quản lý nợ trung hạn bao gồm các nội dung: Đánh giá, dự báo các điều kiện thị trường vốn trong nước và quốc tế, cân đối ngoại tệ, biến động tỷ giá và lãi suất làm cơ sở điều chỉnh chính sách vay, trả nợ nước ngoài phù hợp với từng thời kỳ; Cân đối nhu cầu vay vốn nước ngoài bù đắp thâm hụt ngân sách và cho đầu tư phát triển trên cơ sở cân đối các nguồn huy động trong nước; Phương án huy động vốn vay nước ngoài của khu vực công bao gồm cơ cấu nguồn vốn vay dự kiến, cơ chế sử dụng vốn vay; Dự báo huy động vốn vay nước ngoài của khu vực tư nhân trung hạn; Đánh giá, dự báo biến động danh mục nợ của khu vực công (đồng tiền, lãi suất bình quân, kỳ hạn, rủi ro tỷ giá) và tình trạng nợ của quốc gia trung hạn; Đề xuất các giải pháp và phương án xử lý nợ hoặc cơ cấu lại danh mục nợ cần thiết của khu vự công nhằm xử lý các khoản nợ xấu và giảm bớt gánh nặng nợ. - Kế hoạch hàng năm về vay và trả nợ nước ngoài là văn kiện được xây dựng hàng năm bao gồm kế hoạch rút vốn vay và trả nợ của chính phủ và nợ của các doanh nghiệp, tổ chức thuộc khu vực công và tổng hạn mức vay thương mại của nước ngoài. Nội dung kế hoạch hàng năm về vay và trả nợ nước ngoài bao gồm: Tình hình thực hiện vay và trả nợ nước ngoài hàng năm của quốc gia, phân tích thực trạng nợ quốc gia theo chuẩn mực quốc tế; Đánh giá rủi ro và các nghĩa vụ nợ dự phòng của ngân sách nhà nước; Kế hoạch rút vốn vay và trả nợ nước ngoài của khu vực công; Tổng hạn mức vay thương mại nước ngoài của quốc gia, bao gồm hạn mức vay nợ nước ngoài của khu vực công và dự báo mức vay nợ nước ngoài của khu vực tư nhân. • Phương thức quản lý nợ nước ngoài Quản lý nợ nước ngoài bao hàm hai cấp độ: quản lý nợ cấp vĩ mô và quản lý nợ cấp tác nghiệp. Quản lý nợ cấp vĩ mô được xem như một bộ phận không thể tách
  • 42. 42 rời của công tác quản lý kinh tế vĩ mô của quốc gia nói chung. Còn quản lý nợ cấp tác nghiệp là một phần của công tác quản lý và quản trị công cộng [46]. - Quản lý nợ cấp vĩ mô: bao gồm những hoạt động ở cấp cao nhất của nhà nước để tạo sân chơi cho các chủ thể tham gia vào quá trình vay và trả nợ nước ngoài. Quản lý nợ cấp vĩ mô cũng bao gồm việc xác lập một hệ thống quản lý nợ để đảm đương các nhiệm vụ quản lý nhằm đạt được những mục tiêu quản lý nợ cụ thể của từng giai đoạn. Quản lý nợ ở cấp độ này nhằm thực hiện các chức năng [46]: Thứ nhất là chức năng chính sách: Chức năng chính sách thể hiện qua việc xây dựng các chính sách và chiến lược vay và trả nợ, trong đó quy định sự phối hợp của các cơ quan có trách nhiệm trong quản lý nợ của quốc gia. Chức năng chính sách trong quản lý nợ còn thể hiện qua việc xây dựng một môi trường chính sách nhằm duy trì cán cân đối nội, đối ngoại và sử dụng các nguồn vốn vay một cách hữu hiệu. Ngoài ra, để quản lý nợ một cách hiệu quả đòi hỏi phải có các chính sách khác cùng phối hợp thực hiện để nâng cao hiệu quả đầu tư trong dài hạn và phát triển kinh tế bền vững. Thứ hai là chức năng pháp lý - thể chế: Chức năng pháp lý - thể chế được thể hiện thông qua hệ thống pháp lý, thể chế trong quản lý nợ nước ngoài. Chức năng này bao gồm các hoạt động xây dựng khuôn khổ pháp lý để phân cấp và phối hợp quản lý nợ nước ngoài một cách hữu hiệu, từ khi nhận nợ, phân tích, kiểm soát nợ cho đến khi thanh toán cả nợ gốc và lãi. Khuôn khổ pháp lý về vay và trả nợ nước ngoài phải được quy định nhất quán trong Luật, phải có một hệ thống hồ sơ lưu trữ hữu hiệu để thu thập và lưu trữ thông tin. Đội ngũ cán bộ quản lý nợ phải được đào tạo kỹ càng về các nghiệp vụ vay và kế toán tài khoản, kỹ năng tin học. Thứ ba là chức năng đảm bảo nguồn lực: Chức năng đảm bảo nguồn lực bao gồm đảm bảo đội ngũ nhân sự có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp để thực hiện các công việc hoạch định chính sách và chiến lược, tổ chức hệ thống, ghi nhận, phân tích, kiểm soát, hạch toán và tác nghiệp về quản lý nợ nước ngoài. Đảm bảo cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ việc ghi nhận, lưu trữ, kiểm soát các thông tin về quản lý nợ nước ngoài.
  • 43. 43 - Quản lý nợ cấp tác nghiệp Quản lý nợ cấp tác nghiệp về bản chất là công việc quản lý nợ hàng ngày theo đúng các các định hướng mà quản lý cấp vĩ mô đã xác định. Quản lý nợ nước ngoài bao gồm quản lý nợ tác nghiệp thụ động và quản lý nợ tác nghiệp chủ động [46]: Quản lý nợ thụ động bao gồm các chức năng không kèm theo hành động về nợ, chẳng hạn như ghi nợ, đăng ký, thu thập thông tin, phân tích thông tin. Quản lý nợ chủ động bao gồm các giao dịch, các hoạt động tác động lẫn nhau giữa các cơ quan quản lý nợ, ví dụ như vay đa phương hoặc vay song phương trên cơ sở ưu đãi, vay tín dụng của một nước có hiệp định hỗ trợ. Như vậy, ranh giới giữa hai loại quản lý nợ tác nghiệp này không hoàn toàn rõ ràng. Quản lý nợ thụ động cung cấp thông tin, phân tích cho quản lý nợ chủ động và bằng cách đó có ảnh hưởng rất lớn đến quản lý nợ chủ động. • Đối tượng của quản lý nợ nước ngoài Đối tượng của quản lý nợ nước ngoài là quy mô và cơ cấu nợ nước ngoài, cụ thể là nhu cầu vay nợ nước ngoài, nguồn tài trợ; sử dụng nợ và khả năng trả nợ của quốc gia [79]. - Nhu cầu vay nợ nợ nước ngoài được xây dựng trong tổng thể chính sách kinh tế vĩ mô nhằm đảm bảo nguồn vốn cho đầu tư phát triển kinh tế quốc gia. Nhu cầu vay nợ nước ngoài thông thường tài trợ cho chênh lệch giữa tiết kiệm và đầu tư, tài trợ cho thâm hụt ngân sách nhà nước hoặc tài trợ cho thâm hụt cán cân thanh toán. - Nguồn tài trợ, sau khi xác định nhu cầu vay nợ nước ngoài, đối tượng của quản lý nợ nước ngoài còn là việc xác định nguồn tài trợ cho nhu cầu vay nợ. Các nguồn tài trợ thường bao gồm: các khoản viện trợ không hoàn lại, các khoản cho vay ưu đãi, các khoản cho vay thương mại. - Danh mục nợ, xét về khía cạnh danh mục nợ thì đối tượng quản lý nợ nước ngoài bao gồm cơ cấu tiền tệ theo thời hạn, theo cấu trúc lãi suất, theo công cụ tài chính sử dụng để tái cơ cấu.