SlideShare a Scribd company logo
1 of 74
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
KHOA SƯ PHẠM
***********
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
HÒA THƯỢNG THÍCH QUẢNG ĐỨC VỚI PHONG TRÀO
PHẬT GIÁO MIỀN NAM VIỆT NAM
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Hồng Hà Phương
Lớp : D17LS01
Khoá : 2017 - 2021
Ngành : Sư phạm lịch sử
Giảng viên hướng dẫn : Nguyễn Văn Tiến
Bình Dương, tháng 11/2020
i
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
KHOA SƯ PHẠM
***********
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
HÒA THƯỢNG THÍCH QUẢNG ĐỨC VỚI PHONG TRÀO
PHẬT GIÁO MIỀN NAM VIỆT NAM
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Hồng Hà Phương
Lớp : D17LS01
Khoá : 2017 - 2021
Ngành : Sư phạm lịch sử
Giảng viên hướng dẫn : Nguyễn Văn Tiến
Bình Dương, tháng 11/2020
ii
Lời cam đoan
Tôi xin cam đoan báo cáo tốt nghiệo này là công trình nghiên cứu của
bản thân dưới sự hướng dẫn của Th.S Nguyễn Văn Tiến. Các số liệu và nội
dung trong bài báo cáo là trung thực, khách quan dựa trên kết quả nghiên cứu,
phân tích tổng hợp, so sánh và đánh giá từ thực tiễn. Những tài liệu, thông tin
tham khảo đảm bảo đã được công bố, chính thống và được bản thân trích dẫn
theo đúng quy cách hướng dẫn trình bày báo cáo tốt nghiệp của Trường đại
học Thủ Dầu Một
Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan của mình.
Bình Dương, ngày 16 tháng 11 năm 2020
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Hồng Hà Phương
iii
Lời cảm ơn
Trên thực tế không có sự thành công nào mà khồn gắn liền với những sự
hỗ trợ, giúp đỡ của người khác, dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp.
Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện báo cáo, tôi đã nhận được sự giúp đỡ
rất lớn từ các cá nhân và tập thể.
Xin trân trọng gửi lời cảm ơn chân thành đến Th.S Nguyễn Văn Tiến,
người đã nhiệt tình hướng dẫn tôi trong quá trình thực hiện báo cáo, cảm ơn
thầy đã hổ trợ về mặt chuyên môn và động viên tinh thần để tôi hoàn thành
báo cáo này
Xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giảng viên Khoa Sư phạm, đã tận tình
giảng dạy, truyền đạt những kiến thức quý báu và tạo điều kiện thuận lợi cho
tôi trong suốt quá trình học tập, thư viện trường Đại học Thủ Dầu Một đã giúp
đỡ cho tôi trong việc tìm kiếm tài liệu.
Mặc dù cố gắng để thực hiện báo cáo một cách hoàn chỉnh nhất nhưng sẽ
không thể tránh khỏi những thiếu sót mà bản thân chưa thấy được. Tôi rất
mong nhận được sự góp ý của quý thầy, cô, để báo cáo được hoàn chỉnh hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
iv
MỤC LỤC
A. Phần mở đầu............................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài..................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu............................................................................... 3
3. Đóng góp của đề tài................................................................................. 3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................... 4
5. Lịch sử nghiên cứu vấn đề....................................................................... 4
6. Phương pháp nghiên cứu......................................................................... 8
7. Bố cục đề tài............................................................................................ 8
B. Phần nội dung .......................................................................................... 9
CHƯƠNG 1. BỐI CẢNH LỊCH SỬ TRONG PHONG TRÀO PHẬT
GIÁO MIỀN NAM VIỆT NAM NĂM 1963............................................ 9
1.1 BỐI CẢNH TRONG NƯỚC................................................................ 9
1.2 TÌNH HÌNH PHẬT GIÁO MIỀN NAM VIỆT NAM.......................... 13
CHƯƠNG 2. PHONG TRÀO PHẬT GIÁO MIỀN NAM VIỆT NAM
1963 .......................................................................................................... 21
2.1 PHONG TRÀO PHẬT GIÁO NĂM MIỀN NAM VIỆT NAM NĂM
1963....................................................................................................... 21
2.1.1 Chính sách của Ngô Đình Diệm đối với Phật giáo miền Nam Việt Nam
............................................................................................................... 21
2.1.1.1 Chính sách kỳ thị tôn giáo, tín ngưỡng của chính quyền Ngô
Đình Diệm .......................................................................................... 21
2.1.1.2 Chính sách đàn áp tôn giáo của chính quyền Ngô Đình Diệm: 25
2.2 ẢNH HƯỞNG CỦA PHONG TRÀO PHẬT GIÁO NĂM 1963 ẢNH
HƯỞNG ĐẾN CỤC DIỆN CHÍNH TRỊ MIỀN NAM VIỆT NAM....... 29
2.2.1 Phản ứng của Phật giáo đối với chính quyền Ngô Đình Diệm .... 32
2.2.2 Vai trò chính trị - xã hội của Phật giáo trong sự sụp đổ củ chế độ
Ngô Đình Diệm................................................................................... 38
CHƯƠNG 3. Ý NGHĨA LỊCH SỬ VÀ VAI TRÒ CỦA HÒA THƯỢNG
THÍCH QUẢNG ĐỨC VỚI PHONG TRÀO PHẬT GIÁO MIỀN NAM
VIỆT NAM NĂM 1963........................................................................... 41
3.1 GIỚI THIỆU VỀ HÒA THƯỢNG THÍCH QUẢNG ĐỨC, NHỮNG
ĐÓNG GÓP CHO NỀN PHẬT GIÁO................................................... 41
3.1.1 Giới thiệu về Hòa thượng Thích Quảng Đức .............................. 41
v
3.1.2 Đóng góp của Hòa thượng Thích Quảng Đức............................. 42
3.2 NGỌN LỬA THÍCH QUẢNG ĐỨC ............................................... 45
3.3 BÀI HỌC LỊCH SỬ TỪ NGỌN LỬA THÍCH QUẢNG ĐỨC........ 48
TỔNG KẾT ................................................................................................ 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 57
PHỤ LỤC HÌNH ẢNH................................................................................vi
1
A. Phần mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
Lịch sử dân tộc Việt Nam gắn liền với những cuộc đấu tranh giữ nước
vĩ đại, chống lại các thế lực xâm lược mạnh hơn nhiều lần, thắng lợi cuối
cùng vẫn thuộc về dân tộc Việt Nam. Để giành được thắng lợi là tổng hòa các
yếu tố làm nên sức mạnh của dân tộc của Việt Nam đó là lòng yêu nước, tinh
thần đấu tranh anh dũng của nhân dân và đường lối lãnh đạo đúng đắn, trong
đó không thể không nhắc đến những nhân vật có tầm ảnh hưởng quan trọng
trong sự nghiệp bảo vệ đất nước đặc biệt hơn khi lịch sử dân tộc Việt Nam
luôn gắn liền với Phật giáo. Hòa thượng Thích Quảng Đức là một nhân vật
lịch sử, một vị tăng Việt Nam của thế kỷ XX được xưng tụng và ca ngợi là
một vị Bồ - tát xả bỏ thân mạng để cứu nguy cho dân tộc và đạo pháp cũng
như làm rạng rỡ cho Phật giáo Việt Nam. Người đã tẩm xăng tự thiêu tại ngã
tư đường Lê Văn Duyệt và Phan Đình Phùng, Sài Gòn vào ngày 11 tháng 6
năm 1963 nhằm phản đối sự đàn áp Phật giáo của chính quyền Việt Nam
Cộng hòa Ngô Đình Diệm, làm cho Phật tử Việt Nam kính ngưỡng mà cả thế
giới đều ngạc nhiên và kính phục trước hành động đó. Trải qua gần nữa thế
kỷ, tên tuổi của của Ngài đã viết thành sách và khắc trên đá, Phật giáo đồ đã
và đang xây dựng nhiều công trình và tượng đài để tưởng niệm đến công ơn
của Ngài. Trong suốt quá trình hiện diện trên quê hương, chưa bao giờ Phật
giáo Việt Nam phải đối diện với những đe dọa và thách thức trầm trọng như
gần bốn mươi năm giữa thế kỷ XX. Đó là giai đoạn mà Phật giáo phải chịu
tác động của những cuộc khủng hoảng lớn, phải đối mặt suốt gần một thập
niên với chính sách đàn áp, tiêu diệt có hệ thống của chính quyền Ngô Đình
Diệm. Khởi đầu bằng một mùa Phật đản tang thương và kéo dài cho đến mùa
Đông năm 1963, tại miền Nam Việt Nam đã xãy ra một biến cố bi hùng làm
chấn động lương tâm nhân loại và để lại một dấu ấn quan trọng trong lịch sử
dân tộc. Biến cố đó là sự sụp đổ của chế độ Ngô Đình Diệm. Trong suốt 8
2
năm, Phật giáo đã bị kì thị, đàn áp, khống chế, thậm chí bị tiêu diệt trong hầu
hết mọi lĩnh vực sinh hoạt quần chúng cũng như công quyền tại miền Nam.
Từ luật pháp đến chính trị, từ giáo dục đến an ninh, từ kinh tế đến thương
mại, từ nông nghiệp đến xã hội, từ quân đội đến hành chính... và đặc biệt
trong lãnh vực tôn giáo thì chính quyền dùng đủ mọi biện pháp để khống chế
và tiêu diệt đến tận cùng. Mặc những lời kêu than, những lời phản đối không
những của Phật giáo đồ mà còn của đông đảo các thành phần nạn nhân khác
nhân dân miền Nam. Sau những biến cố từ trước đó Phật giáo Việt Nam lại
một lần nữa phải đối diện và giải quyết những thách thức sống còn của mình.
Lần này, giải pháp là vừa để khẳng định được sự tồn vong trước một sách
lược tiêu diệt có hệ thống ở cấp độ quốc gia. Vào dịp lễ Phật Đản ngày 08
tháng 05 năm 1963, lấy cớ Phật tử treo cờ Phật giáo, anh em Diệm – Nhu với
chính sách của Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Thục... đã thẳng tay đàn áp Phật
giáo, tôn giáo đồng hành cùng dân tộc từ thời lập nước. Sự kiện 1963 này
được gọi là Pháp nạn Phật giáo 1963 với việc vị pháp thiêu thân của Hòa
thượng Thích Quảng Đức vào ngày 11 tháng 06 năm 1963 là giọt nước tràn ly
của lòng phẫn nộ. Chính vì vậy phong trào Phật giáo miền Nam Việt Nam
năm 1963 diễn ra đều khắp các địa phương miền Nam từ bờ nam sông Bến
Hải đến Cà Mau, nhất là ở các đô thị mặc dù quy mô và cường độ khác nhau.
Nhìn chung, phong trào đấu tranh của Phật giáo ở miền Nam Việt Nam năm
1963 đã nhanh chóng thu hút đông đảo quần chúng tham gia và cuộc đấu
tranh đã nhanh chóng góp phần làm suy yếu chính quyền Ngô Đình Diệm.
Các chính sách bất bình đẳng về tôn giáo cùng các hành động đàn áp Phật
giáo trong nước bị dư luận trong nước và thế giới lên án. Nhìn chung phong
trào đấu tranh của Phật giáo ở miền Nam Việt Nam năm 1963 đã thu hút đông
đảo quần chúng tham gia và cuộc đấu tranh đã nhanh chóng góp phần làm suy
yếu chính quyền Ngô Đình Diệm. Các chính sách bất bình đẳng về tôn giáo
cùng các hành động đàn áp Phật giáo trong nước bị dư luận trong nước và thế
giới lên án . Trên thực tế, ngon lửa của Hòa thượng Thích Quảng Đức có tầm
quan trọng vô cùng lớn lao trong việc chuyển biến mạnh phong trào Phật giáo
3
miền Nam năm 1963 sang một chuyển biến khác trên cả hai mặt trong nước
và quốc tế. Với lí do trên tôi chọn đề tài “ Hòa thượng Thích Quảng Đức với
phong trào Phật giáo miền Nam Việt Nam”.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài “ Hòa thượng Thích Quảng Đức với phong trào Phật giáo miền
Nam Việt Nam” phân tích làm rõ bối cảnh của Việt Nam giai đoạn 1963 từ đó
thấy được mục đích của các chính cai trị của chính quyền Ngô Đình Diệm và
đặc biệt là các chính sách về tôn giáo đặc biệt là chính sách chèn ép các tôn
giáo khác ngoài Công giáo điển hình là Phật giáo. Chính vì vậy dẫn đến sự
phẫn nộ trong lòng nhân dân và tăng ni, Phật tử. Để đòi lại những quyền lợi
cho Phật giáo các cuộc đấu tranh đã nổ ra và với tính chất đấu tranh của Phật
giáo là bất bạo động đã diễn ra rất nhiều cuộc biểu tình của học sinh, sinh
viên. Trong số những cuộc đấu tranh đó tiêu biểu nhất là sự kiện Hòa thượng
Thích Quảng Đức tự thiêu có tầm quan trọng lớn lao trong việc làm suy yếu
đi của chính quyền Ngô Đình Diệm. Những đàn áp, tra tấn và thủ tiêu, những
cuộc bầu cử gian lận, những cuộc giam giữ trái phép đối với mọi thành phần
đối lập đã làm cho quần chúng phẫn nộ.
3. Đóng góp của đề tài
Đối với đề tài “ Hòa thượng Thích Quảng Đức với phong trào Phật giáo
miền Nam Việt Nam” thấy được đóng góp của Phật giáo ở miền Nam:
- Hòa thượng Thích Quảng Đức đấu tranh chống lại chế độ phản động
Ngô Đình Diệm
- Chống lại chính sách kì thị tôn giáo ở miền Nam Việt Nam. Củng cố
sự đoàn kết của đạo Phật trong phong trào đấu tranh chống lại kì thị tôn giáo
- Góp phần không nhỏ làm thất bại của chính quyền Ngô Đình Diệm,
làm lung lay chính quyền Việt Nam Cộng hòa dẫn đến lật đổ ngày 1 -11 -
1963, làm cho Mỹ thay đổi chính sách và ngày càng sa lầy ở miền Nam
4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu về quá trình đấu
tranh mạnh mẽ của Phật giáo miền Nam Việt Nam năm 1963 và những đóng
góp của Hòa thượng Thích Quảng Đức với phong trào Phật giáo năm 1963
- Phạm vi nghiên cứu:
Về không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu trên phạm vi các tỉnh miền
Nam xảy ra phong trào đấu tranh của Phật giáo
Về thời gian: Đề tài nghiên cứu những mốc thời gian như năm 1954, là
năm Hiệp định Giơnevơ được ký kết, Pháp rút hết quân về nước, miền Bắc
hoàn toàn giải phóng, cũng là năm cả dân tộc Việt Nam bước vào cuộc đấu
tranh chống sự can thiệp của Mỹ để bảo vệ độc lập dân tộc và cuộc đấu tranh
của phong trào Phật giáo năm 1963
5. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Đã có một số công trình nghiên cứu về Phong trào Phật giáo miền Nam
Việt Nam 1963 và Hòa thượng Thích Quảng Đức như:
Trương Văn Chung, Nguyễn Công Lý, Thích Nhật Từ ( 2013 ), Nhìn
lại phong trào Phật giáo miền Nam năm 1963, Nxb Phương Đông, nội dung
cuốn sách bao gồm: Phần I Từ phong trào Chấn hưng Phật giáo đầu thế kỷ
XX đến phong trào Phật giáo miền Nam năm 1963, phó bảng Nguyễn Sinh
Sắc trong phong trào Chấn hưng Phật giáo, tác động từ phong trào Chấn hưng
Phật giáo miền Trung đối với cuộc vận động Phật giáo miền Nam năm 1963 –
Phần II gồm bối cảnh lịch sử, sự kiện, nhân vật, văn học trong phong trào
Phật giáo ở miền Nam năm 1963, nguyên nhân dẫn đến phong trào Phật giáo
năm 1963 ở miền Nam Việt Nam, phong trào đấu tranh Phật giáo miền Nam
1963 nhìn từ hồ sơ lưu trữ Bộ ngoại giao Mỹ, phong trào đấu tranh Phật giáo
miền Nam 1963 từ góc nhìn của người Mỹ, Phật giáo 1963 và Bồ Tát Thích
Quảng Đức nhìn từ thế giới, ngọn lửa Thích Tiêu Diêu tỏa sáng giữa sân chùa
5
Từ Đàm Huế ngày 16-8-1963, phong trào Phật giáo năm 1963 một cách tiếp
cận, Ni trưởng Thích Nữ Diệu Không trong phong trào đấu tranh Phật giáo ở
miền Nam năm 1963, phong trào Phật giáo miền Nam năm 1963 có phải là
nguyên nhân cái chết của Ngô Đình Diệm, phong trào Phật giáo thị xã Quảng
Trị năm 1963, Phật giáo Khánh Hòa với pháp nạn 1963, Cộng đồng quốc tế
với phong trào Phật giáo miền Nam năm 1963, vai trò quần chúng nhân dân
trong phong trào Phật giáo miền Nam năm 1963, chính sách của Mỹ đối với
chính quyền Ngô Đình Diệm trong cuộc khủng hoảng Phật giáo năm 1963,
phong trào đấu tranh của Phật giáo miền Nam năm 1963 đợt sóng cuối cùng
nhấn chìm chế độ độc tài Ngô Đình Diệm, lịch sử Phật giáo Việt Nam trong
ngày 11-6-1963 đã bị mạo hóa, Bồ-tát Quảng Đức cuộc đời và hạnh nguyện
nhìn qua các văn bản và khảo cứu, con đường thơ đi đến Lửa từ bi của Vũ
Hoàng Chương, tinh thần vô ngã vị tha của bồ tát Quảng Đức qua lời nguyện
tâm huyết và kệ thiêu thân cúng dường - Phần III Ý nghĩa vai trò và bài học
lịch sử từ phong trào Phật giáo miền Nam năm 1963: Năm mươi năm nhìn lại
phong trào Phật giáo miền Nam, nguyên nhân và ý nghĩa tự thiêu của Bồ-tát
Thích Quảng Đức, nguyên nhân và ý nghĩa tự thiêu của Bồ-tát Thích Quảng
Đức, mục tiêu công bằng xã hội nhìn từ cuộc vận động của Phật giáo miền
Nam năm 1963, nhìn lại phong trào đấu tranh của Phật giáo miền Nam năm
1963 những giá trị và ý nghĩa lịch sử, ảnh hưởng của phong trào Phật giáo
đến cục diện chính trị miền Nam, tinh thần dân tộc trong phong trào Phật giáo
năm 1963, bài học lịch sử từ ngọn lửa Thích Quảng Đức, sự kiện Phật Đản
năm 1963 bài học lịch sử, Pháp nạn 1963 suy nghĩ về bất bạo động, từ phong
trào tranh đấu của Phật giáo miền Nam năm 1963, nghĩ về tinh thần nhập thế
của Phật giáo Việt Nam, sức mạnh truyền thống trong phong trào Phật giáo
năm 1963, sáng ngời đức vô úy, phong trào đấu tranh của Phật giáo miền
Nam 1963 đỉnh cao của sự nhập thế, tác động của phong trào đấu tranh Phật
giáo ở miền Nam Việt Nam đến quan hệ Mỹ-Ngô Đình Diệm, bản chất văn
hóa của cuộc đấu tranh Phật giáo trong pháp nạn 1963, tinh thần bất bạo động
- Phần IV Đồng hành cùng dân tộc đạo pháp và Chủ Nghĩa Xã Hội của Phật
6
giáo trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam hiện nay: Cuộc đấu tranh của Phật
giáo miền Nam chống Mỹ Diệm và xu hướng nhập thế trong bối cảnh hiện
nay, Phật giáo với một số vấn đề văn hóa xã hội, Phật giáo TP HCM với việc
cung cấp dịch vụ xã hội cho cộng đồng, vai trò của Phật giáo Đồng Bằng
Sông Cửu Long trên lĩnh vực kinh tế văn hóa xã hội trong thời kỳ đổi mới, sự
tiếp biến Phật giáo trong văn hóa người Việt miền Tây Nam Bộ, đặc trưng của
Phật giáo Việt Nam trong thời đại hội nhập toàn cầu, sau 50 năm nhìn lại
phong trào Phật giáo miền Nam
300 năm Phật giáo Gia Định – Sài Gòn, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh,
Nội dung cuốn sách bao gồm: Phần I Diễn văn khai mạc và lễ bế mạc hội thảo
- Phần II Lịch sử truyền thừa: Điểm lại một số nét sắc thái Phật giáo Nam Bộ
nhân kỷ niệm 300 năm Sài Gòn-TP.HCM, tổ đình Huê Nghiêm, một vài nét
xưa và nay của Phật giáo Gia Định-Sài Gòn, tổ sư Minh Đăng Quang với chí
nguyện nối truyền Thích Ca chánh pháp, một số nét đặc thù của Phật giáo
Nam Bộ, những ngôi cổ tự đã mất ở Gia Định xưa, đặc điểm của Phật giáo
Hoa tông ở Nam Bộ, nhân kỷ niệm 300 năm Phật giáo Sài Gòn-Gia Định ôn
lại truyền thống Phật giáo Việt Nam - Phần III Những ngôi chùa cổ Phật Gia
Định: Vai trò của chùa Từ Ân trong sự phát triển văn hóa Phật giáo ở Gia
Định, kiến trúc các ngôi chùa xưa và nay, đặc trưng kiến trúc truyền thống
của chùa Nam Bộ, chùa Sùng Đức 300 năm tồn tại và phát triển - Phần IV
Các phong trào Phật giáo: Từ phong trào chấn hưng Phật giáo một số suy nghĩ
về Phật giáo Việt Nam với tiến trình thống nhất dân tộc, đoàn sinh viên phật
tử Sài Gòn đấu tranh cho tự do tôn giáo, về phong trào Phật giáo Sài
Gòn 1963, sự phát triển Phật giáo miền Nam từ 1951 trở đi, sinh hoạt buổi
đầu của Ni giới tại Sài Gòn, giai đoạn chấn hưng Phật giáo 1920-1930, hội
Phật học Nam Việt và chùa Xá Lợi - Phần V Văn hóa giáo dục Phật giáo:
Phật giáo với sự nghiệp giáo dục và đào tạo tại Sài Gòn-TP.HCM, hệ thống
giáo dục Ni giới tại Sài Gòn, ni giới Khất Sĩ một dấu ấn trước dòng thời gian,
sự tu học của Tăng sĩ Phật giáo trong suốt 300 năm hình thành và phát triển
Tp Sài Gòn, phục hưng thiền Trúc Lâm Yên Tử, Phật giáo Nam Tông tại Sài
7
Gòn xưa và nay - Phần VI Phật giáo trong sinh hoạt văn hóa: Phật giáo trong
sinh hoạt văn hóa tại Sài Gòn, kỷ niệm 300 năm Phật giáo Sài Gòn-Gia Định,
hoạt động báo chí Phật giáo trong 300 năm phát triển của Sài Gòn-Gia Định,
một số vấn đề xung quanh di sản chữ Hán trong các chùa ở đất Gia Định xưa,
vài đặc điểm của giáo phái Bửu Sơn Kỳ Hương, 300 năm nghệ nhân tạo Phật
tượng Gia định-Sài Gòn, Phật giáo cái nhìn của Nho sĩ Nam Bộ, tinh thần
Phật giáo trong sân khấu dân tộc ở Việt Nam và một số nước Đông Nam Á,
hình bóng tín ngưỡng dân gian trong các tự viện ở vùng Sài Gòn-Gia định,
tình sông nghĩa biển, vài nhận xét về sự thay đổi khuynh hướng trong nghi lễ
và trong phương pháp tu tập của đạo Phật Việt Nam - Phần VII Các vị cao
tăng trong cuộc vận động chấn hưng Phật giáo: Hòa thượng Khánh Hòa và
cuộc vận động chấn hưng Phật giáo 1921-1933, tổ sư Khánh Anh, một vị cao
tăng truyền đạo ở miền Nam 1900-1973, đời thứ 41, Đạo Bổn Nguyên, ngọn
đuốc sáng hiện thân cho tinh thần hòa hợp thống nhất Phật giáo Việt Nam -
Phần VIII Phụ Lục: Chùa Cây Mai trong ký ức người xưa, nhớ chùa Khải
Tường, di sản nghệ thuật cổ Phật giáo Sài Gòn-Gia định, nụ cười của tượng
Phật chùa Kim Chương
Ngoài ra, cũng có nhiều công trình khác nghiên cứu về vấn đề Phong
trào Phật giáo miền Nam Việt Nam và Hòa thượng Thích Quảng Đức
8
6. Phương pháp nghiên cứu
Với đề tài “ Hòa thượng Thích Quảng Đức với phong trào Phật giáo
miền Nam Việt Nam”, đề tài đã sử dụng một số phương pháp để làm rõ vấn
đề như:
+ Phương pháp lịch sử và logic được đưa vào sử dụng trong đề tài
nghiên cứu nhằm hệ thống, phân tích và xử lý các thông tin về lịch sử theo
một trình tự liên tục, hợp lí, có tính hệ thống, tạo nên sự liên kết xuyên suốt
trong quá trình đấu tranh của Phong trào Phật giáo miền Nam Việt Nam
+ Phương pháp thu thập thông tin: Các thông tin, dữ liệu được thu thập
thông qua các giáo trình, sách, công trình nghiên cứu khoa học và dữ liệu ở
một số trang web.
+ Ngoài một số phương pháp đã nêu trên đề tài còn sử dụng một số
phương pháp như: phương pháp sưu tầm, nghiên cứu, đọc tài liệu, phương
pháp phân tích, phương pháp so sánh, phương pháp khái quát, tổng hợp, quy
nạp, diễn dịch v.v...
7. Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
nội dung của đề tài gồm 3 chương:
Chương 1. Bối cảnh lịch sử trong phong trào Phật giáo miền Nam Việt
Nam năm 1963
Chương 2. Phong trào Phật giáo miền Nam năm 1963
Chương 3. Ý nghĩa lịch sử và vai trò của Hòa thượng Thích Quảng Đức
với phong trào Phật giáo miền Nam Việt Nam năm 1963
9
B. Phần nội dung
CHƯƠNG 1. BỐI CẢNH LỊCH SỬ TRONG PHONG TRÀO PHẬT
GIÁO MIỀN NAM VIỆT NAM NĂM 1963
1.1 BỐI CẢNH TRONG NƯỚC
Sau Chiến tranh thế giới thứ II, cùng với sự ra đời của hệ thống các
nước xã hội chủ nghĩa và với sự hùng mạnh về chính trị và quân sự của Liên
Xô, phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ ở cả Châu Á, châu Phi
và Châu Mỹ Latinh. Nhiều nước thuộc địa và phụ thuộc giành được độc lập,
từ đó hình thành một lực lượng chính trị quan trọng. Lúc này, một số nước
phát triển ở Tây Âu như Pháp, Anh, Italia,... đều trở nên suy yếu sau chiến
tranh và trở thành con nợ của Mỹ. Ngược lại Mỹ bước ra khỏi cuộc chiến
tranh với sức mạnh vượt trội, trước tình hình đó, nước Mỹ với âm mưu làm bá
chủ thế giới, áp đặt chế độ tư bản chủ nghĩa lên toàn bộ thế giới, đã có những
sự thay đổi quan trọng về chính sách đối ngoại. Mỹ đẩy mạnh cuộc chạy đua
vũ trang để tạo ra một “khả năng to lớn nhằm trả đũa ngay lập tức bằng những
phương tiện và tại những địa diểm do chúng ta lựa chọn. Lợi dụng ưu thế về
quân sự và kinh tế, Mỹ chiếm địa vị lãnh đạo phe đế quốc nhằm chống lại
phong trào cách mạng và phong trào giải phóng của các dân tộc.
Đối với Đông Dương và Việt Nam, từ ngay trước khi nhân dân Việt
Nam tiến hành cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945, Mỹ đã nhòm ngó và có
những toan tính có lợi cho Mỹ. Cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam với
những thắng lợi to lớn ở khắp các chiến trường đẩy thực dân Pháp vào thế sa
lầy nghiêm trọng, buộc Pháp phải nhờ sự tiếp sức của Mỹ để đối phó, do đó
càng tạo điều kiện cho Mỹ can thiệp sâu vào chiến tranh Đông Dương. Có thể
nói, ở Đông Dương việm trợ của Mỹ thấm đến đâu thì bàn tay của Mỹ cũng
tới đó. Tình thế đã ép buộc Pháp phải chấp nhận điều này, chính cuộc chiến
đấu ngoan cường của nhân dân Việt Nam, Lào, Campuchia đã đẩy thực dân
10
Pháp và tay sai vào thế bị động và thất bại. Càng thất bại, họ càng phải dựa
vào Mỹ và do đó càng lệ thuộc vào Mỹ.
Một biện pháp quan trọng mà Mỹ thực hiện nhằm từng bước hất cẳng
Pháp là trực tiếp nắm lấy quân đội và chính quyền Sài Gòn, biến các tổ chức
này thành công cụ xâm lược của Mỹ. Việc lựa chọn những nhân vật chính trị
và quân sự đứng đầu quân đội và chính quyền Sài Gòn ở Việt Nam đều cần có
sự ủng hộ của Mỹ. Ngay từ tháng 6 – 1948, việc Pháp lựa chọn Bảo Đại làm
người đứng đầu “ Quốc gia Việt Nam” không phải hoàn toàn thỏa mãn ý
muốn của Mỹ. Quá trình gắn bó của Bảo Đại với Pháp từ năm 1932, rồi với
Nhật cũng như những mặt yếu kém của Bảo Đại khiến Mỹ có những lo ngại.
Mỹ vẫn chuẩn bị cho khả năng sẽ đưa con bài do Mỹ nuôi dưỡng, con bài ấy
chính là Ngô Đình Diệm, một người nổi tiếng về “chống cộng”, có mâu thuẫn
với Pháp và bề ngoài là “yêu nước”, “chống Pháp”. Cũng bởi vì đã có sẵn
mưu đồ từ trước nên ngày 7 – 7 – 1954, nghĩa là chỉ đúng sau hai tháng sau sự
thất thủ của quân đội Pháp tại Điện Biên Phủ diễn ra làm bàng hoàng cả nước
Pháp, thì Mỹ đã đưa Ngô Đình Diệm về nước làm Thủ tướng thay thế Bửu
Lộc – hành động được coi là động thái quan trọng mở đầu quá trình can thiệp
của Mỹ vào Việt Nam. Hình ảnh người lính viễn chinh Pháp cuối cùng rời
khỏi miền Nam Việt Nam là biểu tượng của sự chấm dứt vĩnh viễn những liên
hệ có tính chất thực thực dân Pháp đối với Việt Nam. Nhưng ở miền Nam
Việt Nam lúc đó, người lính Pháp ra đi thì thay thế vào đó là hàng trăm “ cố
vấn” Mỹ đến để huấn luyện chỉ huy quân đội đánh thuê người Việt Nam.
Miền Nam Việt Nam đã thực sự chuyển đổi từ thuộc địa Pháp sang lệ thuộc
Mỹ, theo kiểu “thực dân mơi”. Mỹ từng bước xây dựng một chính quyền lệ
thuộc Mỹ và một hình thức thống trị điển hình của chủ nghĩa thực dân mới.
Mục tiêu lâu dài của Mỹ là: Chia cắt lâu dài nước Việt Nam, biến miền Nam
Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mỹ, Mỹ muốn lấy
miền Nam Việt Nam làm phòng tuyến ngăn chặn chủ nghĩa xã hội lan xuống
Đông Nam Á, đồng thời làm căn cứ để tấn công miền bắc hòng đè bẹp và đẩy
lùi chủ nghĩa xã hội ở vùng này, bao vây và uy hiếp các nước xã hội chủ
11
nghĩa khác. Chủ trương của Mỹ trong giai đoạn này là tăng cường số “cố vấn”
và viện trợ Mỹ, xây dựng và củng cố chế độ Ngô Đình Diệm, lấy đó làm chỗ
dựa để áp đặt củ nghĩa thực dân mới, ra sức nâng đỡ quân đội và chính quyền,
dùng các lực lượng này đàn áp phong trào cách mạng của nhân dân Việt Nam.
Xa hơn nữa, Mỹ muốn dùng quân đội và chính quyền Sài Gòn làm lực lượng
xung kích quan trọng cho âm mưu xâm lược và nô dịch của Mỹ ở Đông
Dương. Thực hiện chủ trương trên, Tổng thống Mỹ Aixenhao đã cử Tướng
J.K.Côlin, nguyên Tổng tham mưu trưởng lục quân Mỹ, sang Sài Gòn làm
Đại sứ. Đây là nhân vật vô cùng quan trọng, thay mặt Chính phủ Mỹ điều
hành trực tiếp việc thực hiện chủ nghĩa thực dân mới ở miền Nam Việt Nam.
Quyền lực của viên đại sứ Mỹ ở Sài Gòn có thể so sánh với các viên toàn
quyền, cao ủy Pháp trước đây ở Việt Nam. Chỉ có điểm khác nhau là nay viên
đại sứ thể hiện quyền lực một cách giấu mặt và khéo léo, tinh vi hơn. Trước
khi đến Sài Gòn, Côlin đã đưa ra một kế hoạch 6 điều, gồm:
1. Ủng hộ chính quyền Ngô Đình Diệm. Viện trợ trực tiếp cho chính
quyền Sài Gòn, không qua Pháp.
2. Xây dựng lại “quân đội quốc gia” cho Ngô Đình Diệm gồm 15 vạn
quân do Mỹ huấn luyện và cung cấp vũ khí
3. Tổ chức bầu Quốc hội miền Nam, thực hiện “độc lập” giả hiệu.
4. Thực hiện việc định cư cho số người Bắc di cư và kế hoạch cải cách
điền địa.
5. Thay đổi thuế khóa, giành ưu tiên cho hàng hóa Mỹ xâm nhập miền
Nam Việt Nam.
6. Đào tạo cán bộ hành chính cho chính quyền Ngô Đình Diệm.
Đến tháng 3 – 1955, đã có sự xung đột mạnh mẽ giữa Ngô Đình Diệm
với các giáo phái gọi là “tam liên” ( Cao Đài, Hòa Hảo, Bình Xuyên), lực
lượng của Ngô Đình Diệm đánh nhau ác liệt với quân đội Hòa Hảo ở vùng
Hậu Giang và đánh nhau với quân đội Bình Xuyên ngay tại Sài Gòn. Được
Mỹ hỗ trợ, phần thắng thuộc về Ngô Đình Diệm. Các quân đội Hòa Hảo và
12
Bình Xuyên tan rã. Lãnh tụ Bình Xuyên Lê Văn Viễn được Pháp bí mật đưa
sang Pháp. Còn lực lượng Cao Đài thì lúc đầu “ án binh bất động”, sau bị Ngô
Đình Diệm mua chuộc đã phản lại “tam liên”, theo Ngô Đình Diệm đánh
Bình Xuyên. Cùng lực lượng Đại Việt ở Quảng Trị, Thừa Thiên, Phú Yên,
Quốc dân Đảng ở Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Kon Tum cũng bị
Ngô Đình Diệm dùng vũ lực tiêu diệt. Cùng với các hành động đánh phá, tiêu
diệt các lực lượng giáo phái và đảng phái đối lập, chính quyền đã tập trung
toàn bộ binh lực cho việc đánh phá phong trào cách mạng và khủng bố dã
man nhân dân miền Nam. Bởi vì Ngô Đình Diệm và những người theo ông
biết rằng, đây mới chính là lực lượng mạnh mẽ uy hiếp sự tồn tại củ chính
quyền Sài Gòn, bất chấp các điều khoản của Hiệp định Giơnevo, trong đó
điều 14c quy định: “Không dùng cách trả thù hay phân biệt đối xử nào đối với
cá nhân hoặc tổ chức, vì lý do hoạt động của họ trong chiến tranh và cam kết
những bảo đảm tự do dân chủ của họ”, Ngô Đình Diệm đã trắng trợn khủng
bố nhân dân miền Nam, nhất là nhân dân ở vùng kháng chiến cũ. Chính quyền
và quân đội sài Gòn không từ một thủ đoạn tàn ác nào để trả thù, ám hại
những người kháng chiến cũ và không ghê tay khi xả súng vào những cuộc
biểu tình mừng hòa bình của nhân dân miền Nam, gây ra những vụ tàn sát dã
man làm cho mỗi nơi hàng vài chục thậm chí vài trăm người chết và bị
thương. Sự tàn ác như vậy không thể hiên sức mạnh mà chỉ chứng tỏ nỗi lo sợ
của họ trước làn sóng đấu tranh mạnh mẽ vì tự do dân chủ, vì hòa bình và
thống nhất Tổ quốc của nhân dân miền Nam.
Để làm chỗ dựa cho chính quyền thực dân mới, Mỹ và Ngô Đình Diệm
đã làm mọi cách để có thể tập hợp và xây dựng lực lượng. Bởi vì được đưa
lên cầm quyền chủ yếu bằng đô la và vũ khí Mỹ, cơ sở chính trị, xã hội của
Ngô Đình Diệm lúc đầu rất mỏng manh. Lực lượng đầu tiên mà Mỹ và Ngô
Đình Diệm tính toán đến trong việc tìm chỗ dựa này là các giáo dân. Một kế
hoạch nhằm cưỡng ép hàng chục giáo dân miền Bắc di cư vào Nam đã được
Mỹ vạch ra và ra sức thực hiện. Kế hoạch thâm độc này được Mỹ chuẩn bị
ngay từ khi Hội nghị Giơnevo vừa được bắt đầu và Pháp chưa đại bại tại Điện
13
Biên Phủ. Sau đó, ngày 30 tháng 6 năm 1954, Tổng thống Mỹ Aixenhao đã đề
cập đến việc tổ chức cho dân di cư từ Bắc vào Nam nếu một hiệp định đình
chiến được kí kết tại Giơnevo và nước Việt Nam bị chia cắt tạm thời bởi hai
vùng tập kết. Mục tiêu của cuộc di cư vô cùng tốn kém này là Mỹ và Ngô
Đình Diệm muốn đưa càng nhiều những người Công giáo miền Bắc vào Nam
càng tốt để tạo cho chính quyền một chỗ dựa về chính trị, một nguồn tuyển
mộ quân lính và tay sai. Ngô Đình Diệm đã có những chính sách ưu đãi đặc
biệt đối với những người Công giáo di cư và cùng với Công giáo nói chung.
Do đó Ngô Đình Diệm đã tạo nên một sự chia cách giữa những người Công
giáo với những người thuộc tôn giáo khác và những người không theo tôn
giáo nào. Trong những năm Ngô Đình Diệm thống trị ở miền Nam tín đồ
Công giáo được đưa làm nòng cốt trong chính quyền, quân đội và các đoàn
thể, các đảng phái chính trị phản động của Ngô Đình Diệm hoặc theo Ngô
Đình Diệm. Không những thế, Ngô Đình Diệm đã cho lập nhiều đội quân vũ
trang mang danh Thiên Chúa giáo hoặc cho một số phần tử chống cộng khoác
áo thầy tu lập những đơn vị vũ trang Công giáo ở địa phương nhằm chống
phá cách mạng, đàn áp, khủng bố nhân dân miền Nam và kì thị các tôn giáo
khác. Các đơn vị vũ trang đóng ở căn cứ Hải Yến, Cà Mau do Phan Lạc Hóa,
một phần tử phản động đội lốt cha cố với các hành động cực kỳ dã man là một
ví dụ điển hình cho các đơn vị vũ trang thuộc loại này. Không chỉ lấy Công
giáo làm lực lượng nòng cốt trong chính quyền, quân đội, Ngô Đình Diệm
còn thiết lập một trật tự chính trị theo kiểu riêng của mình trong đó quyền lực
chủ yếu do gia đình ông ta nắm giữ.
1.2 TÌNH HÌNH PHẬT GIÁO MIỀN NAM VIỆT NAM
Việt Nam là một quốc gia nằm trong vùng Đông Nam Châu Á, Bắc
giáp với Trung Hoa, Đông và Nam giáp với Biển Nam Hải, phía Tây giáp với
Lào và Campuchia, tôn giáo chính : Phật giáo ( những tôn giáo nhỏ khác là
Khổng, Lão, Cao Đài, Hòa Hảo, Ky Tô, Tin Lành... ); thể chế chính trị Cộng
Sản, Lao động (nông 8 ngư nghiệp ): 73 % dân số truyền thông đại chúng 7
triệu máy radio, 3 triệu máu truyền hình, Nhật báo Nhân Dân phát hành
14
200.000 tờ mỗi ngày, thu nhập bình quân đầu người 113 đô la. Việt Nam là
một quốc gia nằm ở ngã tư của lưu lộ quốc tế thuộc Đông Nam Châu Á, và là
nơi dừng chân của các thương buôn của vùng Địa Trung Hải. Từ một vị trí địa
lý thuận lợi như thế, do đó các quốc gia trong vùng này đã thiết lập các mối
quan hệ kinh tế, thương mại, văn hóa, tôn giáo... Vì vậy các tôn giáo lớn,
trong đó có Phật giáo gặp nhiều thuận lợi du nhập vào nước ta. Ngay khi được
truyền vào, từ thế kỷ đầu, Đạo Phật đã nhanh chóng thích nghi với lối sống
của người dân Việt và trong quá trình hình thành và phát triển trên đất nước,
Đạo Phật đã không gặp một trở ngại nào trong việc hòa nhập vào mọi giai
tầng của xã hội Việt Nam. Đạo Phật đã thấm vào nền văn minh Việt Nam tự
nhiên và dễ dàng như nước thấm vào đất. Đạo Phật đã lan tỏa khắp hang cùng
ngỏ hẻm trên lãnh thổ Việt Nam và đã có một chỗ đứng nhất định từ cung
đình cho đến làng xã Việt Nam Đạo lý của Phật giáo Việt Nam cũng đã ăn
sâu vào nếp sống, nếp nghĩ của người dân Việt và đã trở thành những giá trị
tinh thần vô giá cho người dân. Trong suốt chiều dài lịch sử mười tám thế kỷ
qua, Đạo Phật đã chứng minh sự hiện hữu của mình trong hầu hết các lĩnh
vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội ... và có những đóng góp, những ảnh
hưởng tích cực.
Tuy nhiên giai đoạn này Phật giáo bị chèn ép một cách nặng nề. Quốc
trưởng Bảo Đại bị phế truất từ năm 1955 nhưng Đạo dụ số 10 do ông ký ngày
6.8.1950 vẫn được chính quyền Ngô Đình Diệm thi hành theo, bởi vì Đạo dụ
này không ràng buộc Công giáo vào thể chế hiệp hội và cho phép kiềm chế
các tôn giáo khác. Ngoài sự chèn ép các tổ chức Phật giáo, chế độ còn khủng
bố những tăng sĩ và cư sĩ đang hoạt động đắc lực tại các chi hội Phật giáo tại
địa phương, ép người phật tử bỏ đạo để theo Công giáo. Có người vì sợ mất
công ăn việc làm nên đã phải làm lễ rửa tội theo đạo. Có nhà phải đem bàn
thờ Phật hoặc bàn thờ tổ tiên từ gian nhà giữa vào ở nhà sau để khỏi bị dòm
ngó. Có người cương quyết giữ vững tín tâm đã bị bắt đi “ học tập” dài hạn tại
các trại Cải Huấn. Năm 1963, hội Phật Giáo Việt Nam tại Trung Phần công
bố hai tập tài liệu ghi chép những vụ vi phạm nhân quyền, kỳ thị tôn giáo và
15
đàn áp phật tử từ năm 1959 đến năm 1963. Theo tài liệu ấy, có mười lăm vụ
bắt buộc tín đồ Phật giáo theo Công giáo, một vụ tra tấn và tù đày tăng sĩ sau
khi đã vu khống cho ông là “ Việt Cộng”. Tại Bình Định, có bảy vụ bắt buộc
những cư sĩ lãnh đạo Phật giáo địa phương bỏ nhà cửa để đi “dinh điền” trên
cao nguyên, trong khi những người này thuộc các thành phần phú nông, tiểu
tư sản, không phải là người dân thất nghiệp và năm vụ ép buộc theo Công
giáo, ba vụ hăm doạ thủ tiêu, ba vụ bắt bớ, tra tấn và thủ tiêu phật tử, một vụ
chôn sống hai tín đồ Phật giáo chung một cái hầm.
Chính sách kỳ thị Phật giáo của Chính quyền Việt Nam Cộng hòa (
1954 – 1963 ) cũng thể hiện rất đậm nét. Chính quyền Việt Nam Cộng hòa (
1954 - 1963 ) đã ưu ái cho Thiên Chúa giáo nhiều đặc quyền trong việc trùng
tu, xây dựng Nhà thờ, tượng Chúa. Nổi bật nhất là việc trùng tu và xây dựng
nhà thờ Đức Mẹ La Vang ở Quảng Trị. Trong các ngày lễ Thiên Chúa giáo
Chính quyền Việt Nam Cộng hòa ( 1954 - 1963 ) đã tạo điều kiện to lớn cho
việc tổ chức hành lễ, nhất là lễ Giáng sinh hàng năm. Lễ Giáng sinh năm 1958
được Chính phủ Việt Nam Cộng hòa ( 1954 - 1963 ) nâng lên tầm quốc gia.
Điều này được phản ánh tiêu biểu sau: Tại Dinh Độc Lập ( nay Dinh Thống
Nhất ), Chính phủ Việt Nam Cộng hòa ( 1954 - 1963 ) tổ chức lễ Giáng sinh
với qui mô lớn. Trong Phiếu trình số 2605 - TTP / VP / NL ngày 26 11-1958,
Sở Nghi lễ đã chuyển đến Đông lý Văn phòng Phủ Tổng thống chương trình
lễ Giáng sinh:
“ Hồi 23 giờ15 : Tại Dinh Độc Lập , Phó Tổng thống đại diện Tổng
thống và các Bộ trưởng dự lễ này do Lữ đoàn Liên binh phòng vệ Tổng thống
phủ tổ chức.
Thông điệp của Tổng thống . Rước kiệu Chúa vòng quanh Dinh , ...
Trong đêm Chúa Giáng sinh , đài phát thanh có truyền thanh thông điệp của
Tổng thống gởi đồng bào toàn quốc...”
Ngày 16-2-1959 , Giáo hội Thiên Chúa giáo Việt Nam kỷ niệm 100
năm thành lập, Hồng y Agagianian, đại diện Giáo hoàng đến Sài Gòn chủ tọa
16
buổi lễ và tôn vinh Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn lên hàng “ Vương cung Thánh
đường ”. “ Trong những ngày Đức Hồng y có mặt tại Việt Nam với những
buổi lễ ngoài trời , cờ Tòa thánh chen lẫn với cờ quốc gia tung bay trước
công viên Dinh Độc Lập và ở khắp mọi tỉnh , thị tạo nên một khung cảnh náo
nhiệt , rộn rã khắp miền Nam”. Tại Huế, từ ngày Ngô Đình Thục về nhậm
chức Tổng Giám mục địa phận thì hàng năm “ ngày lễ Giáng sinh được tổ
chức rất tưng bừng . Cờ Công giáo treo dọc đường ăn lan đến cầu Trường
Tiền. Cổng chào dựng lên khắp nơi, nhất là phải tả ngạn sông Hương. Điều
này làm cho quần chúng Phật giáo bất bình. Vì từ xưa những cuộc lễ lớn về
Công giáo chỉ tổ chức quy mô bên địa phận Phú Cam mà thôi ”. Về giáo dục,
hệ thống trường tư thục Thiên Chúa giáo từ mầm non đến tiểu học, trung học
và đại học được xây dựng rất sớm. Năm 1958, Ngô Đình Thục thành lập
trường Đại học Thiên Chúa giáo tại Đà Lạt. Để chuẩn bị, từ cuối năm 1957.
Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa ( 1954 – 1963 ) đã tặng cho trường này đồn
điền Blao. Công văn số 415 – TTP. ĐLM ngày 4-12-1957 của Đổng lý Văn
phòng Phủ Tổng thống gởi Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết : “ Do Công văn
số 1570 - BTC / DC / B ngày 5-8-1957 , ông Bộ trưởng có đề nghị Tổng thống
tặng dữ đồn điền tại Blao , tịch thấu của Lê Văn Viễn , cho trường đại học
sắp thành lập tại Đà Lạt ”.
“ Sự tặng dữ này khi trường đại học nói trên đã hoàn thành và có tư
cách pháp nhân để nhận lãnh.
Tôi trân trọng tin để ông Bộ trưởng rõ : Tổng thống chấp nhận đề nghị
trên đây của ông bộ trưởng ”.
“ Chính sách đặc quyền cho Thiên Chúa giáo , kỳ thị Phật giáo của
chính quyền Ngô Đình Diệm cũng xâm nhập sâu trong lĩnh vực học đường .
Diệm dành cho Giáo hội Thiên Chúa giáo chi phối các trường ( kể cả các
trường không phải Thiên Chúa giáo )”.
Cuộc rước Phật tại Sài Gòn vào dịp Lễ Phật đản ngày 3-5-1960 với sự
tham gia của nhiều tổ chức Phật giáo, gồm Giáo hội Tăng già Nam Việt, Giáo
17
hội Tăng già Bắc Việt, Giáo hội Lục Hòa, Giáo hội Tăng già Nguyên thủy (
Hệ phái Phật giáo Nam tông Kinh ), Ni bộ Nam Việt, Hội Tịnh độ cư sĩ, Hội
Phụ nữ Phật tử, Hội Việt Nam Phật giáo, Hội Phật học Nam Việt, Quan Âm
Phổ tế, Hội Lục hòa Theravada, Chùa Phật Bửu, Chùa Quan Âm, Chùa Linh
Quang, chùa Khánh Vân, chùa Phước Hòa, chùa Giác Minh, chùa Xá Lợi.
Ngoài khẩu hiệu như hằng năm “ Mừng ngày Phật đản ”, đặc biệt đoàn rước
Phật trương lên nhiều khẩu hiêu như “Mồng 8 tháng 4 bất diệt” “Phật giáo
đến đâu, từ bi đến đấy”, “ Phật lâm phàm, ma vương thối bước”, “ Đạo Phật,
nguồn sáng vô tận ” , “ Khoa học chỉ xác nhận lời Phật dạy ”, “ Không từ bi ,
không hạnh phúc ”, “ Không trí giác , mãi khổ đau”, “ Tin ma quỷ , thêm mê
mờ ”, “ Đức Phật là hiện thân của chân lý ”, “ Vua của các vị vua : Đức
Phật”.
Đối với Phật giáo, Chính phủ Việt Nam Cộng hòa ( 1954 - 1963 ) tìm
mọi cách gây trở ngại trong việc hành lễ, viện lý do an ninh nhằm ngăn cấm .
Có trường hợp bị phạt vi cảnh vì tụng kinh trong nhà. Không chỉ trong nước
mà ngoài nước cũng bị Chính phủ Việt Nam Cộng hòa ( 1954 - 1963 ) thi
hành chính sách kỳ thị Phật giáo. Các tổ chức Thiên Chúa giáo thoải mái xuất
bản Kinh sách , có cả chương trình Thiên Chúa giáo trên đài phát thanh ...
Ngược lại, Phật giáo bị ép đủ điều, Kinh sách bị kiểm duyệt gay gắt, không ra
được một tờ báo có tính quần chúng trong gần 10 năm dưới chế độ Việt Nam
Cộng hòa ( 1954 - 1963 ). Chính quyền Việt Nam Cộng hòa ( 1954 - 1963 )
không hủy Đạo dụ số 10 được ban hành năm 1950 dưới thời vua Bảo Đại ký,
lấy đó để hạn chế và chèn ép Phật giáo Việt Nam trong sinh hoạt tín ngưỡng
và truyền bá chánh pháp. Chẳng hạn như Chính phủ Việt Nam Cộng hòa (
1954 - 1963 ) cho phép thành lập Hội Phật giáo Nguyên thủy Việt Nam ngày
10-06-1956, nhưng hoạt động theo quy chế các hiệp hội Đạo dụ số 10. Tương
tự, Giáo hội Tăng già Phật giáo Nguyên thủy Việt Nam nộp đơn xin phép
thành lập Giáo Hội Tăng Già Nguyễn Thủy Việt Nam từ ngày 20-02-1957
Chính phủ Việt Nam Cộng hòa đồng ý phê duyệt hoạt động nhưng vẫn bị Đạo
dụ số 10 hạn chế.
18
Như vậy, Chính phủ Việt Nam Cộng hòa ( 1954 - 1963 ) có chính sách
ưu đãi đối với Thiên Chúa giáo, kỳ thị Phật giáo miền Nam rất rõ nét, được
thể hiện qua các lĩnh vực tư tưởng - chính trị, kinh tế - xã hội và văn hóa -
giáo dục, tạo điều kiện thuận lợi, tốt nhất kể cả vật chất lẫn tinh thần cho Giáo
hội Thiên Chúa giáo Việt Nam hoạt động, phát triển và điều khó lòng chối cãi
được là “ bất chấp mọi điều kiện lịch sử và tâm lý dân tộc, Mỹ - Diệm đã có
nhiều cố gắng theo hướng Công giáo hóa nhân dân ta , biến Thiên Chúa giáo
thành quốc giáo ở miền Nam”
Chính người từng ủng hộ Tổng thống Ngô Đình Diệm một cách nhiệt
thành là thượng Nghị sĩ Mỹ Mansfield , cũng phải thừa nhận trong cuộc tiếp
xúc với Cao Văn Luận ngay khi vừa bùng nổ phong trào Phật giáo miền Nam
năm 1963 , rằng: “ Hiện nay chẳng những dư luận báo chí Mỹ mà phần lớn
các nhân vật trong chính phủ Mỹ đều cho rằng chế độ ông Diệm là một chế
độ độc tài , gia đình trị , Công giáo trị ”. Chính Tổng thống Ngô Đình Diệm
đã có lần nghe Cao Văn Luận nói : “ Ai cũng thấy từ khi Cụ cầm quyền , thì
nhà thờ mọc lên khắp nơi , các nhà thờ bị phá hủy trong chiến tranh đều đã
được tái thiết gần hết , cả những nơi không có bao nhiêu giáo dân cũng có
nhà thờ đồ sộ . Số người theo đạo mới cùng gia tăng mau chóng”.
Do vậy, Thiên Chúa giáo ở miền Nam Việt Nam đã phát triển nhanh
chóng dưới thời chế độ Việt Nam Cộng hòa ( 1954 - 1963 ). Chính sách kỳ thị
Phật giáo miền Nam Việt Nam, ( trong đó có Hệ phái Phật giáo Nam tông
Kinh ) của Chính phủ Việt Nam Cộng hòa ( 1954 - 1963 ), tiến hành trong
suốt chín năm thống trị miền Nam, xét trên thực tế là một cuộc tấn công quy
mô, toàn diện vào Phật giáo miền Nam trên tất cả các lĩnh vực tư tưởng -
chính trị, kinh tế - xã hội, văn hóa - giáo dục. Xét về mục tiêu lâu dài, chính
sách kỳ thị Phật giáo được Chính phủ Việt Nam Cộng hòa ( 1954 - 1963 )
xem như là một trong những biện pháp hiệu quả cao để đẩy lùi lực lượng cách
mạng miền Nam, đẩy lùi kháng chiến , giữ chặt miền Nam trong quỹ đạo của
chủ nghĩa thực dân mới .
19
Chính sách độc tôn Thiên Chúa giáo, kỳ thị Phật giáo của chế độ Việt
Nam Cộng hòa đã gây ra bao nỗi đau thương, khổ nhục, uất hận hoặc nhẹ hơn
là bất mãn đối với nhân dân miền Nam, đối với những người không cùng tôn
giáo với họ Ngô, nhất là đối với tín đồ Phật giáo. Do vậy, dưới chế độ Việt
Nam Cộng hòa ( 1954 - 1963 ), mâu thuẫn dân tộc và mâu thuẫn giai cấp hình
thành và được biểu hiện qua “ bức tranh ” tôn giáo vô cùng đậm nét. Chính
sách kỳ thị Phật giáo của Chính quyền Việt Nam Cộng hòa ( 1954 - 1963 ) đã
tạo ra Pháp nạn cho Phật giáo Việt Nam, tạo ra nỗi đau bất công, đối kháng
lại lợi ích dân tộc, đối kháng đường lối Đạo pháp và Dân tộc của Phật giáo,
đó chính là nguyên nhân sâu xa dẫn đến phong trào Phật giáo ở miền Nam
Việt Nam năm 1963 tranh đấu chống Chính phủ Việt Nam Cộng hòa ( 1954 -
1963 ), buộc Phật giáo miền Nam Việt Nam nhập cuộc chính sự. Chính sách
của Chính phủ Việt Nam Cộng hòa ( 1954 - 1963 ) trên các lĩnh vực từ tư
tưởng - chính trị đến kinh tế - xã hội và văn hóa - giáo dục đối với Phật giáo
như đã trình bày, dù chỉ là những nét chấm phá ở trên, nhưng thể hiện đậm
nét chính sách ưu đãi Thiên Chúa giáo, tạo mọi điều kiện tinh thần và vật chất
cho Giáo hội Thiên Chúa giáo hoạt động và phát triển. Ngược lại, Chính phủ
Việt Nam Cộng hòa ( 1954 - 1963 ) thực hiện chính sách kỳ thị Phật giáo một
cách toàn diện và có hệ thống trên tất cả các lĩnh vực, bằng nhiều biện pháp
gian xảo, dã man tàn bạo, từ dụ dỗ, mua chuộc, đến trấn áp tinh thần, ép buộc,
khủng bố một cách quyết liệt, kể cả bắt, giết, thủ tiêu những người không
cùng tôn giáo với gia đình Tổng Thống Ngô Đình Diệm .
Năm 1957, chính quyền ra lệnh loại bỏ ngày Phật Đản ra khỏi số ngày
nghỉ chính thức trong năm. Đây là một đòn đánh vào người Phật giáo. Ngày
Phật Đản đối với người phật tử quan trọng không khác gì ngày giáng sinh
Noel đối với người Công giáo. Hành động này của chính quyền cho thấy một
ý niệm rõ rệt về mức chèn ép và đàn áp của chế độ. Đại hội đồng hội Việt
Nam Phật học họp vào tháng Ba năm 1957 đã sôi nổi thảo luận về sự việc này
và đã đánh bưu điện sau đây cho Tổng Hội Phật Giáo Việt Namm tại Sài Gòn.
“ Tổng hội đồng lần thứ 25 toàn hội Việt Nam Phật Học gồm có liệt vị chứng
20
minh đại đạo sư trong Giáo Hội Tăng Già và đại biểu 14 tỉnh hội đại diện cho
565 đơn vị họp tại chùa Từ Đàm Huế trong các ngày 8,9,10 và 11 tháng 3
năm 19457 kính đặt niềm tin tưởng vào Tổng Hội. Yêu cầu Tổng Hội liên tục
tích cực can thiệp lên Chính Phủ và Quốc Hội công nhận ngày Phật Đản
mồng tám tháng tư âm lịch là ngày lễ hợp pháp vĩnh viễn của quốc gia. Chủ
tịch đại hội đồng Thích Thiện Minh, Phật Đản năm ấy được phật tử khắp nơi
tổ chức rầm rộ lớn bằng mười lần mọi năm để tỏ thái độ. Dưới áp lực của
quần chúng, chính quyền đã công nhận lại ngày Phật Đản sau đó một năm.
21
CHƯƠNG 2. PHONG TRÀO PHẬT GIÁO MIỀN NAM
VIỆT NAM 1963
2.1 PHONG TRÀO PHẬT GIÁO MIỀN NAM VIỆT NAM NĂM 1963
2.1.1 Chính sách của Ngô Đình Diệm đối với Phật giáo miền Nam Việt Nam
Chế độ Ngô Đình Diệm do Mỹ dựng lên để phá hoại hiệp thương tổng
tuyển cử thống nhất đất nước mà hiệp định Giơnevo ( 1954) quy định, tạo
điều kiện cho Mỹ thiết lập chủ nghĩa thực dân mới, chiếm đóng lâu dài miền
Nam Việt Nam. Mặc dù ra sức rêu rao về một chính quyền Cộng hòa, tự do,
dân chủ, trong đó có tự do tín ngưỡng tôn giáo, nhưng chế độ Ngô Đình Diệm
ở miền Nam thực chất là một chế độ bóp nghẹt tự do dân chủ trong đó có sự
tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của chế
độ Ngô Đình Diệm vào năm 1963, trong đó có một nguyên nhân không thể
không kể đến đó là kỳ thị và đàn áp tôn giáo.
2.1.1.1 Chính sách kỳ thị tôn giáo, tín ngưỡng của chính quyền Ngô Đình
Diệm
Giai đoạn cuối của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân
dân Việt Nam, trước sự thất bại của Pháp, Mỹ đã toan tính cơ hội chiếm đóng
lâu dài Việt Nam. Một mặt Mỹ chuẩn bị con bài chính trị mà người đứng đầu
là Ngô Đình Diệm, một tu sĩ của đạo Công giáo, mặt khác Mỹ gấp rút chuẩn
bị cơ sở vật chất, trong đó đáng kể là cuộc di cư, đưa người dân là tín đồ
Công giáo miền Bắc vào miền Nam làm hậu thuẫn cho Mỹ - Diệm. Mĩ nhận
ra chính sách lợi dụng tôn giáo mà chủ yếu là Công giáo mà thực dân Pháp lợi
dụng vào xâm lược và nô dịch nhân dân Việt Nam là chính sách thâm độc và
có hiệu quả. Trong khi đó Công giáo ở miền Nam trước cuộc di cư số lượng
tín đồ và lực lượng chống cộng là nhỏ bé so với Công giáo miền Bắc. Vì vậy
Mĩ – Diệm thực hiện ý đồ lôi kéo giáo dân đặc biệt là tầng lớp giáo sĩ phản
động chống cộng từ miền Bắc di cư vào Nam càng nhiều càng tốt. Cuối tháng
6 năm 1954, trong khi Hội nghị Giơnevo đang tiến hành thì ngày 30 – 6 năm
1954 Đài phát thanh AFP ( Pháp) loan tin: Trong cuộc họp báo chí, Tổng
thống Mĩ Aixenhao có ý định “ tổ chức một cuộc di cư có kế hoạch dân chúng
22
Việt Nam từ Bắc vào Nam nếu Hiệp định đình chiến được kí kết”. Kể từ đó
đế quốc Mĩ ráo riết thực hiện ý đồ của họ. Trong vòng tháng 7 năm 1954, Mỹ
bỏ ra 45 triệu đồng tiền Đông Dương cho bọn tay sai chi tiêu về việc di cư.
Trong việc làm này Mỹ đặc biệt dựa vào Ngô Đình Diệm và bọn giáo sĩ phản
động tập hợp quanh Ngô Đình Diệm lúc bấy giờ. Trong hội nghị “ Liên minh
chống cộng châu Á” họp tại sài Gòn tháng 3 năm 1957, Ngô Đình Diệm lớn
tiếng hô hào “ chúng ta đừng quên vũ khí chân lý sẵn có trong kho tàng tôn
giáo. Sử dụng vũ khí đó là mục tiêu của liên minh chống cộng Châu Á”.
Trong thời gian từ năm 1954 đến năm 1956 có khoảng 800000 người Công
giáo, khoảng 2/3 dân số người Công giáo miền Bắc lúc bấy giờ di cư vào
Nam. Số linh mục, giám mục di cư là 809 chiếm 72%. Giáo dân di cư vào
nam được Mĩ – Diệm ban đầu tập trung vào các trại tị nạn, đầu năm 1958 giao
cho Bùi Văn Lương, Tổng ủy trưởng Tổng ủy Di cư kiêm cả chức Tổng ủy
trưởng Tổng ủy Doanh điền, Bùi Văn Lương chuyển hàng vạn giáo dân di cư
đến định cư tại các khu doanh điền lập ra ở khắp miền Nam nhất là ở miền
Tây Nam Bộ, Tây Nguyên và các vùng dọc biên giới mênh mông miền Nam
Việt Nam – Campuchia. Ngay từ những ngày đầu được đưa về miền Nam,
Ngô Đình Diệm đã thực hiện ý định mà ông ta từng ấp ủ thành lập một đảng
chính trị đối lập với Đảng Lao động Việt Nam, một chính đảng của giai cấp
công nhân Việt Nam được thành lập từ năm 1930, được gọi là đảng Cần lao –
Nhân vị ( hay đảng Cần lao). Chính quyền Ngô Đình Diệm tuy không tuyên
bố lấy Công giáo làm quốc đạo nhưng những gì diễn ra cho thấy đó là một
chính quyền dựa trên Công giáo cả về hệ tư tưởng lẫn vật chất. Trong khi đề
cao Công giáo, chính quyền lại kỳ thị các tôn giáo khác, chủ yếu là Phật giáo.
Chỉ thị số 10 của Phủ Tổng thống ( Diệm). Chỉ thị số 10 của Phủ Tổng thống
( Diệm), lấy lại Đạo dụ của chế độ thuộc địa, quy định: “ Tất cả các hiệp hội
tôn giáo, văn hóa, thể dục, chỉ trừ Công giáo không được quyền mua các bất
động sản nếu không có phép riêng của Phủ Tổng thống”. Bản văn của Đạo dụ
đặt Công giáo ra ngoài, các tôn giáo khác trong đó có Phật giáo bị hạ xuống
23
hàng hiệp hội văn hóa thể thao. Đây rõ ràng là chính sách kỳ thị tôn giáo của
chính quyền Ngô Đình Diệm.
Đảng Cần lao – Nhân vị đây là một đảng chính trị do Ngô Đình Diệm
lập ra với học thuyết Duy linh – Nhân vị. Chủ nghĩa Duy linh – Nhân vị là
một thuyết, một triết lý gồm 2 phần: chủ nghĩa Duy linh và chủ nghĩa Nhân
vị. Chủ nghĩa Duy linh bao gồm những quan điểm chung nhất về giai cấp
thống trị, về thế giới và con người tức nhân vị. Chủ nghĩa nhân vị là những
quan niệm chung của giai cấp thống trị về con người và xã hội, trên cơ sở
những tư tưởng, nền tảng của chủ nghĩa Duy linh. Về một số quan hệ Công
giáo với thuyết Nhân vị và Đảng Cần lao Nhân vị, Linh mục Trần Tam Tỉnh
viết: “(Ngô Đình Diệm) chỉ chấp nhận một đảng duy nhất là Cần lao,
được thành lập và khuynh loát bởi ông em Ngô Đình Nhu, làm nòng cốt cho
cái ông gọi là Phong trào Cách mạng quốc gia. Phong trào này được tổ chức
theo cơ cấu của một chính thể quốc gia, có tất cả bộ chân rết như bộ máy
chính quyền từ trên xuống dưới khiến bất cứ ai muốn được thành tỉnh trưởng,
quận trưởng, xã trưởng, giáo sư hay công chức, đều phải là đảng viên Cần lao.
Hệ tư tưởng của Đảng và của phong trào là “thuyết vị nhân”. Chỉ có một
trường đào tạo duy nhất là “Trung tâm đào tạo nhân vị”, do một người anh
của Tổng thống là Giám mục địa phận Vĩnh Long, Ngô Đình Thục sáng lập.
Là Công giáo hay không bất kỳ, tất cả công chức đều phải qua một khóa học
tập ít nhất là một tháng tại đó. Các lớp học đều do các linh mục đảm nhiệm,
nhồi nhét những khái niệm về nhân bản con người được Thiên Chúa sáng tạo,
giảng về những điều lầm lạc của Phật giáo, Khổng giáo, về các tội ác của
Cộng sản… Cuộc “tẩy não” này do chính các linh mục thực hiện. Họ là
những người chỉ biết có triết học kinh viện Tây Âu và “đã tiếp thụ tại Rôma
các khái niệm về Phật giáo do các cố cựu Thừa sai dạy cho”
Cần nhấn mạnh rằng Công giáo trước Cộng đồng Vatican II ( 1962 -
1965) không chấp nhận các tôn giáo khác ngoài nó. Công cuộc truyền
giáo phát triển đạo Công giáo ở Việt Nam từ buổi đầu và sau đó là hàng mấy
thế kỷ thuộc về các Thừa sai (linh mục nước ngoài) đến truyền bá và rao
24
giảng. Trong não trạng của các Thừa sai đều coi Phật giáo và các tôn giáo, tín
ngưỡng truyền thống Việt Nam là tà đạo, đạo rối, đạo của ma quỷ. Và dĩ
nhiên là họ gạt ra ngoài. Đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến chính
sách cấm đạo của nhà nước phong kiến Lê – Nguyễn, đặc biệt là các đời vua
Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức. Chính sách cấm đạo của nhà Nguyễn dù “có
những hạt nhân hợp lý” nhưng đã không hợp lòng dân, vi phạm quyền tự
do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân. Những tác hại mà chính sách này để
lại trong lịch sử là hết sức nặng nề. Có thể nói đây là một bài học lịch sử về
chính sách tự do tín ngưỡng, tôn giáo và chính sách đoàn kết tôn giáo trong
đại đoàn kết toàn dân tộc. Đảng Cần lao trên thực tế được chia làm 3 vùng.
Ngô Đình Cẩn, một kẻ ít học nhưng khét tiếng chống Cộng tự coi mình là
lãnh tụ tổ chức đảng Cần lao tại miền Trung. Đảng Cần lao tại Sài Gòn và
những nơi có dân Công giáo di cư miền cao nguyên được coi là đảng Cần
lao Ngô Đình Nhu. Còn một đảng Cần lao nữa tại vùng địa hạt Vĩnh Long đó
là đảng Cần lao Ngô Đình Thục.
Các tỉnh ở miền Trung nhất là ở vùng Thừa Thiên Huế, đảng Cần
lao của Ngô Đình Cẩn không phát triển mạnh được vì gặp phải lực lượng Phật
giáo và lực lượng các đảng phái như Quốc dân đảng, Tân Đại Việt… Vào thời
kỳ phát triển nhất số lượng đảng viên của Cần lao là 300.000 người. Số lượng
đảng viên này phần lớn được Cẩn phát triển ở các xứ, họ đạo Công giáo, một
phần là do Cẩn và bọn đàn em mở rộng phát triển ra các làng Lương (làng mà
ở đó cư dân vừa có thể theo Phật giáo hoặc chỉ có cảm tình với Phật giáo chủ
yếu là thờ cúng ông bà). Thời kỳ này người ta thấy ở miền Trung rất nhiều
làng cải đạo gia nhập Công giáo để tránh những hệ lụy. Nhiều nhân vật
“người Lương” muốn được tiến thân cũng phải gia nhập đảng nghĩa là cải
đạo theo Công giáo. Không ít cơ sở thờ tự của Phật giáo và các tôn giáo, tín
ngưỡng truyền thống bị phá bỏ, thay vào đó là cơ sở thờ tự của Công giáo.
Trong thời kỳ này Nguyễn Văn Thiệu người mà sau đó ít năm được làm Tổng
thống của “nền đệ nhị cộng hòa” đã “bỏ đời theo đạo” vào đảng Cần lao rắp
tâm mưu tính cho những nấc thang chính trị.
25
Phát triển đạo để phát triển đảng viên đảng Cần lao, việc làm của Ngô
Đình Cẩn thích hợp với đường hướng “mở rộng nước Chúa” của Giáo
hội Công giáo. Ngô Đình Cẩn có lần nói trước mọi người “Tất cả việc Cẩn
làm ở miền Trung đều là vì Chúa và Giáo hội”.
Mục đích hành động của Cần lao Ngô Đình Cẩn có thể tóm tắt được
bằng khẩu hiệu: “Ba chống, ba vâng”.
- Chống cộng sản, chống Phật giáo, chống đảng phái quốc gia.
- Vâng lời các Cha, vâng lời Cẩn, vâng lời Diệm.
Phát triển đảng vào quân đội, Cẩn thực sự lúng túng về lý thuyết, nhân
cơ hội đó Giám mục Phạm Ngọc Chi âm mưu biến Cần lao thành đảng của
Công giáo. Khẩu hiệu hành động “Ba chống, ba vâng” được thay bằng khẩu
hiệu “Vì Chúa và cho Giáo hội”.
Coi các tôn giáo khác là hiệp hội, đề cao Công giáo với một “chính
quyền Công giáo”, biến đảng Cần lao thành đảng của Công giáo, chính quyền
Sài Gòn thực sự là một chính quyền bóp nghẹt tự do tôn giáo. Một chính sách
đi ngược với truyền thống của dân tộc Việt Nam và thời đại. Đó là nguyên
nhân quan trọng đầu tiên dẫn đến sự sụp đổ của chính quyền này. Nhưng còn
một nguyên nhân khác cần được nhắc đến đó là việc chính quyền Ngô Đình
Diệm đàn áp tôn giáo trong đó có đàn áp Phật giáo. Đây là hệ quả tất yếu của
chính sách kỳ thị tôn giáo.
2.1.1.2 Chính sách đàn áp tôn giáo của chính quyền Ngô Đình Diệm:
Nét đặc trưng trong đời sống tôn giáo của xã hội miền Nam thời chế độ
Ngô Đình Diệm là xã hội đa tôn giáo. Ngoài Phật giáo, Công giáo, Tin Lành ở
Nam Bộ còn là nơi phát tích của nhiều tôn giáo và các ông Đạo. Như Bửu
Sơn Kỳ Hương, Tứ Ân Hiếu Nghĩa đặc biệt là đạo Cao Đài và Phật giáo Hòa
Hảo. Thời chính quyền Ngô Đình Diệm, hai tôn giáo này đều có lực lượng vũ
trang riêng, âm mưu biến vùng đất có tín đồ của họ thành khu tự trị. Trước
tình hình đó, để thâu tóm quyền hành thực hiện âm mưu chống Cộng của Mỹ-
Diệm, Ngô Đình Diệm kêu gọi các giáo phái hợp nhất lực lượng vũ trang và
26
sáp nhập vào quân đội ngụy quyền. Khi biện pháp kêu gọi không được các
giáo phái ủng hộ, Ngô Đình Diệm thực hiện một số thủ đoạn và những cuộc
đàn áp đẫm máu như: Cắt những khoản tài trợ cho các giáo phái, đánh vào
hoạt động kinh tế của họ, đưa tay chân cốt cán xâm nhập vào hàng ngũ những
người đứng đầu giáo phái để mua chuộc, chia rẽ. Những bộ phận của từng
giáo phái có hành động chống đối đều bị Ngô Đình Diệm huy động ngụy
quân đàn áp, khủng bố, đánh dẹp.
Đối với đạo Cao Đài, một lực lượng gồm 5.000 người do Trung tướng
Nguyễn Thành Phương đã ra hàng Ngô Đình Diệm. Một lực lượng khác của
Phật giáo Hòa Hảo do thiếu tướng Nguyễn Giác Ngộ cũng “trở về với quốc
gia Đệ nhất Việt Nam cộng hòa”. Tuy nhiên Ngô Đình Diệm vẫn không kêu
gọi được nhóm Phật giáo Hòa Hảo của đại tá Lê Quang Vinh, tự Ba Cụt với
một lực lượng vũ trang gồm 1.760 người. Trước tình hình đó, chính quyền Sài
Gòn ra lệnh giải tán quân đội Cao Đài, hủy bỏ các đặc quyền dành cho giáo
phái. Cao Đài ở trong một tình trạng phân hóa đặc biệt, đa số các tướng lĩnh
buộc phải đầu hàng chính quyền Sài Gòn.
Năm 1955, Nguyễn Thành Phương thành lập ban Thanh trừng để thanh
lọc hàng ngũ Cao Đài. Trong số đạo hữu bị bắt có hai người con gái của Hộ
pháp Phạm Công Tắc. Ngày 19-2-1956, Phủ Tổng thống ra thông báo:
Đức Hộ pháp Phạm Công Tắc đã rời bỏ Tây Ninh, tình hình nơi đây rối ren
nên chính phủ theo yêu cầu của các vị chức sắc Cao Đài và tướng Dương
Thành Cao ra lệnh cho quân đội tới bảo vệ Tòa thánh Tây Ninh. Chính quyền
tung tin này, lấy đó làm cớ hợp thức hóa đánh dẹp lực lượng Cao Đài, chiếm
Tòa thánh Tây Ninh, Thánh địa của đạo. Hộ pháp Phạm Công Tắc chạy sang
Campuchia và chết tại đó năm 1959. Từ đó, sau những lần xung đột dữ dội
giữa quân Sài Gòn với lực lượng vũ trang của các giáo phái, các lực lượng vũ
trang của các giáo phái do không cân sức về thực lực với quân đội Sài Gòn
dần dần tan rã. Hệ thống lãnh đạo của Phật giáo Hòa Hảo và Cao Đài bị đàn
áp, nhiều cấp lãnh đạo bị tù đày, một số lãnh đạo bị thủ tiêu, một số phải tìm
đường lánh nạn. Hoàn cảnh đó buộc Cao Đài và Phật giáo Hòa Hảo phải lui
27
dần về vị trí tôn giáo, tín ngưỡng, với ý định “chờ thời”. Trong việc đàn áp
giáo phái, Diệm huy động cả giáo sĩ, tín đồ Công giáo. Những linh mục chống
cộng khét tiếng như Lê Hữu Từ, Hoàng Quỳnh… từng “làm mưa làm gió” ở
khu Công giáo tự trị Bùi Chu – Phát Diệm được tham gia cầm quân đi trấn áp.
Như vậy trong đời sống chính trị miền Nam dần dần chỉ còn hai tôn giáo lớn
là Phật giáo và Công giáo.
Ngô Đình Diệm sử dụng Đạo dụ số 10 coi các tôn giáo ngoài Công giáo
là hiệp hội. Đạo dụ số 10 do “cựu hoàng đế” Bảo Đại ký với Pháp ngày 06-
08-1950 trên một chiếc tàu của thực dân Pháp cắm neo tại vịnh Hạ Long (Hòa
thượng Trí Quang vận động bà Từ Cung mẹ vua Bảo Đại để phá bỏ âm mưu
của Pháp phá hoại Phật giáo, Pháp đã không thi hành). Khi Ngô Đình Diệm
truất phế “cựu hoàng đế” Bảo Đại, xé bỏ nhiều giấy tờ, đạo dụ, sắc chế, cáo
biểu dưới khẩu hiệu là “bài phong, phản đế” nhưng không xé bỏ Đạo dụ số 10
có lợi cho chính quyền Ngô Đình Diệm. “Đến thời Ngô Đình Diệm (1955-
1963), trong bảng nghi lễ của các học đường vẫn không có lễ Phật đản là
đương nhiên, nhưng lễ Noen lại được nghỉ đến 15 ngày”. Ngày 9-1-1956
chính quyền Ngô Đình Diệm ra Dụ số 4 hủy bỏ ngày lễ Phật đản trong danh
sách cho các học đường, công chức và binh sĩ. Điều này gây nên sự công
phẫn trong dư luận xã hội nói chung và Tăng Ni, Phật tử miền Nam nói riêng.
Ngày 13-1-1956, Hòa thượng Hội chủ Tổng hội Phật giáo Việt Nam Thích
Tịnh Khiết gửi kháng thư với Ngô Đình Diệm. Sau đó Đại hội Phật học Việt
Nam họp tại chùa Phước Hòa từ 15-17/1/1956 và Đại hội lần 2 Tổng hội Phật
giáo tại chùa Ấn Quang ngày 21-4-1956 gửi thỉnh nguyện thư và văn bản yêu
cầu chính quyền Diệm công nhận ngày lễ Phật đản và buổi sáng ngày lễ
Trung nguyên rằm tháng Bảy thay cho buổi chiều. Cuối cùng Ngô Đình Diệm
phải chấp nhận cho các công sở nghỉ trọn ngày lễ Phật đản năm 1957”.
Những việc làm thực tế của chính quyền Ngô Đình Diệm với Phật giáo để
làm giảm uy thế của Phật giáo rất đa dạng. “Trong âm mưu đẩy lùi những
hoạt động kinh tế của phật tử, chính quyền Diệm tìm cách vu khống họ là
hoạt động chính trị, tra tấn, bắt giam, xử tù họ, có người bị giết hại. Điển hình
28
là vụ ông Vĩnh Cơ, Hội trưởng Hội Phật giáo Nguyên thủy tại Đà Nẵng, một
nhà buôn gạo bị tòa Đại hình sơ thẩm ngày 28-8-1956, kết án 10 năm khổ sai
và tịch thu gia sản. Ngày 15-10, Ban Quản trị Phật giáo Nguyên thủy tại Đà
Nẵng gửi thư tới Ngô Đình Diệm phản đối việc này và khẳng định “ông Vĩnh
Cơ là một tín đồ Phật giáo rất chân thật, có công sáng lập Hội Phật giáo
Nguyên thủy. Gia sản hiện hữu của ông do sự làm ăn buôn bán cần cù lâu
năm mà có”. Trên núi Thiên Bút, tỉnh Quảng Ngãi vốn có nền cũ của Phật
giáo, chính quyền Ngô Đình Diệm tìm cách cưỡng chiếm để “Công giáo xây
nhà thờ. Tín đồ Phật giáo địa phương phản ứng quyết liệt. Cuộc đấu tranh giữ
chùa trên núi Thiên Bút kéo dài cho đến năm 1963, chính quyền buộc phải
hoãn việc xây nhà thờ Công giáo.
Ngày 27-7-1961, tại Cà Mau, ngụy quân bắn hàng loạt đạn cối vào chùa
Cao Dân, xã Tân Lộc khi 200 đồng bào và sư sãi Khmer đang làm lễ nhập hạ,
làm 20 người chết và bị thương. Đó chỉ là một vài vụ việc cụ thể được ghi lại
trong cuốn Phật giáo Việt Nam (từ khởi thủy đến 1981) của Bồ Đề Tân Thanh
– Nguyễn Đại Đồng (Nxb Văn học, 2011, tr.322-333). Nhưng bao trùm hơn là
việc chính quyền Ngô Đình Diệm dựa vào Công giáo, chèn ép kỳ thị Phật
giáo. Cuốn sách trên cho biết: “Ngô Đình Diệm còn lợi dụng Công giáo, gắn
chiêu bài và xúi giục người Công giáo chống cộng. Bắt người Lương và Phật
tử phải theo đạo Thiên Chúa, nhận rửa tội và gia nhập đạo Công giáo sẽ được
ra khỏi trại giam”. Cùng vấn đề này, cuốn Lịch sử Phật giáo xứ Huế của
Thích Hải Ấn và Hà Xuân Liêm (Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2001,
tr.476) viết: “Đối với dân gian từ năm 1954 đến năm 1963, chế độ Ngô Đình
Diệm đã giết chết, bắt giam, tra tấn Phật giáo đồ; dụ dỗ cải đạo, cấm Phật tử
đi lễ chùa”. Tất cả những sự kiện trên để rồi chính quyền Ngô Đình Diệm đi
đến một cuộc tàn sát, bắt bớ đẫm máu Phật giáo miền Nam mà Phật giáo gọi
là pháp nạn năm 1963. (Sự việc được nhiều báo cáo khoa học trong cuộc hội
thảo này trình bày nên chúng tôi không nói lại).nChính sách kỳ thị, đàn áp tôn
giáo của chính quyền Ngô Đình Diệm là sự kiện thứ hai trong lịch sử dân tộc
Việt Nam ( sự kiện thứ nhất do nhà Nguyễn dưới các triều vua Minh Mạng,
29
Thiệu Trị, Tự Đức gây ra). Biện pháp mà hai chính quyền thực hiện có nhiều
điểm khác nhau, nhưng tác hại mà nó để lại là giống nhau. Đó là nguy cơ dẫn
đến sụp đổ chế độ và làm phương hại đến đoàn kết tôn giáo trong khối đoàn
kết toàn dân tộc. Cuộc đàn áp Phật giáo của chính quyền Ngô Đình Diệm năm
1963 đã là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến “nền đệ nhất cộng hòa” bị sụp đổ.
Anh em Diệm, Nhu bị quân đảo chính giết chết một cách thê thảm, gia đình
họ Ngô tan tác. Phật giáo miền Nam trải qua pháp nạn ngày càng siết chặt
đoàn kết đội ngũ, củng cố, phát triển tôn giáo. Số lượng chùa xây dựng ngày
một nhiều. Qua cuộc pháp nạn, Phật giáo miền Nam càng nhận ra đường lối
tôn trọng tự do tôn giáo sáng ngời của Đảng Cộng sản Việt Nam, ủng hộ cách
mạng miền Nam tiến tới đấu tranh thống nhất nước nhà. Hàng triệu Phật tử
tham gia vào cuộc kháng chiến, hàng trăm ngàn Tăng, Ni, trong đó có những
bậc cao tăng ra bưng biền, làm chiến khu tham gia kháng chiến chống Mỹ của
Tăng Ni, Phật tử miền Nam và tinh thần đoàn kết dân tộc. Cuộc kháng chiến
chống Mỹ cứu nước ở miền Nam toàn thắng, đất nước thống nhất, có vai trò
to lớn của Tăng Ni, Phật tử miền Nam.
Năm 1981, Giáo hội Phật giáo Việt Nam thành lập. Phật giáo miền
Nam với các hệ phái gia nhập vào ngôi nhà chung Giáo hội Phật giáo Việt
Nam. Tăng Ni, Phật tử cùng thực hiện đường hướng hành đạo “Đạo pháp –
Dân tộc – Chủ nghĩa xã hội” được Đại hội Phật giáo Việt Nam lần thứ nhất đề
ra và tiếp tục duy trì cho đến nay.
2.2 ẢNH HƯỞNG CỦA PHONG TRÀO PHẬT GIÁO NĂM 1963 ẢNH
HƯỞNG ĐẾN CỤC DIỆN CHÍNH TRỊ MIỀN NAM VIỆT NAM
Lấy học thuyết nhân vị làm nền tảng, chính quyền Ngô Đình Diệm đã
thành lập Đảng cần lao Nhân vị rồi đổi tên thành Đảng “ Cần lao Thiên Chúa
giáo ( 1957). Công giáo là nòng cốt đào tạo hệ tư tưởng cho cán bộ, chuẩn
mực để định vị chính sách nhân sự. “ Cần lao là con đường duy nhất đưa
người Công giáo và chỉ người Công giáo mà thôi vào chính quyền”. Do đó,
chính quyền Ngô Đình Diệm đã có những chính sách bài trừ, bôi nhọ tôn giáo
30
khác ( cụ thể là Phật giáo), lôi kéo, ép buộc những tín đồ ngoài Công giáo cải
đạo sang Công giáo. Chính điều này đã dấy lên tinh thần đấu tranh Phật giáo
đòi những yêu sách chính đáng. Phong trào Phật giáo miền Nam đã để lại một
dấu ấn đậm nét trong lịch sử Việt Nam, đặc biệt trong lịch sử đấu tranh giải
phóng dân tộc cả nhân dân miền Nam. Đây là sự kiện lịch sử quan trọng góp
phần vào thay đổi cục diện chính trị ở miền Nam, đánh đổ chế độ độc tài Ngô
Đình Diệm vào ngày 1/11/1963.
Một chính quyền dựa trên lý thuyết là chủ nghĩa dân vị và được cụ thể
hóa trong những chủ trương, chính sách, văn bản pháp luật cao nhất của nhà
nước. Điều đó được khẳng định rõ nét trong Hiến pháp của nền đệ nhất Cộng
hòa Việt Nam ( 1956): “Xây dựng dân chủ về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã
hội cho toàn dân trong sự tôn trọng nhân vị”. Đây được xem là kim chỉ nam
cho mọi chủ trương, chính sách, hoạt động trong tất cả các lĩnh vực quốc gia
của chính quyền Ngô Đình Diệm. Hầu hết các chương trình giảng dạy, tuyên
truyền, huấn luyện được các Linh mục hoặc tín đồ công giáo trực tiếp đảm
nhiệm dưới sự quản lý của Ngô Đình Nhu. Ngô Đình Nhu trực tiếp đề ra
thuyết “ Chủ nghĩa nhân vị”, Ngô Đình Thục quản lý các lĩnh vực Công giáo,
tham gia giảng dạy, tuyên truyền. Ngô Đình Diệm đưa ra chủ nghĩa nhân vị
vào trong đời sống.
Cho chúng ta thấy được một mô hình gia đình trị đặc biệt ở miền Nam,
gọi cách khác là gia đình họ Ngô. Điều quan trọng trong gia đình trị này là gia
đình theo Công giáo, việc giảng dạy của các lĩnh vực chủ yếu tập trung vào
giáo lý Công giáo, lôi kéo người theo Công giáo, thậm chí là ép buộc, đồng
thời chỉ trích Phật giáo, chia rẽ trong nội bộ Phật giáo. Người tham gia các
khóa học, các khóa tập huấn về chủ nghĩa nhân vị, chủ yếu là mong có được
có một tấm bằng “ nhân vị” vì nhu cầu thăng tiến. Chính vì lý do đó, mà hàng
ngày cán bộ của chính quyền Ngô Đình Diệm được qua “lò” đào tạo về chủ
nghĩa nhân vị, cái gọi là “cán bộ nhân vị”. Bên cạnh đó, chính quyền Ngô
Đình Diệm cần có chính sách triển khai, tuyên truyền chủ nghĩa nhân vị
xuống tận nông thôn, gây khó khăn cho Phật giáo, cho nhân dân đặc biệt là
31
các tỉnh miền Trung. Tại đây nhân dân bị ép buộc tham gia lớp học của chính
quyền Ngô Đình Diệm và buộc người ngoài Công giáo ( chủ yếu là Phật
giáo) phải cải đạo sang Công giáo. Nhiều tín đồ Phật giáo bị bắt bớ, giam
cầm, đánh đập dã man, thậm chí bị thủ tiêu bằng cách chôn sống. Sau một
thời gian cuảng cố nhân sự, năm 1957 gia đình họ Ngô đổi tên Đảng Cần lao
Nhân vị thành Đảng Cần lao Công giáo, lấy tôn giáo làm nên tảng tư tưởng,
cụ thể là Công giáo. Chủ trương lấy tín đồ Công giáo làm nòng cốt, tuy nhiên
Đảng Cần lao Công giáo vẫn kết nạp đảng viên từ các tôn giáo khác. Chính
sách nhân sự của Đảng chủ yếu là tín đồ Công giáo. Để thể hiện được sự
trung thành với chế độ, bắt buộc mọi người phải là đảng viên Đảng Cần lao
được chế độ tin tưởng, cân nhắc. “ Cần lao là con đường duy nhất để đưa
người Công giáo và chỉ người Công giáo mà thôi vào chính quyền”. Tính chất
gia đình trị, giáo trị của Ngô Đình Diệm đã thể hiện rất rõ nét, sâu sắc và hầu
hết các cán bộ cốt cán từ trung ương đến địa phương đều là đảng viên Đảng
Cần lao. Bằng những biện pháp trên chính quyền Ngô Đình Diệm đã nhanh
chóng củng cố, phát triển bộ máy hành chính “nhuốm màu Công giáo”, một
chế độ “sặc mùi Công giáo”. Với một chế độ dựa trên nền tảng của một tôn
giáo khiến cho đời sống của các tôn giáo có những bước phát triển khó khăn,
thậm chí bị “kìm kẹp đến ngạt thở”, đời sống của nhân dân dưới một chế độ
độc tài Công giáo rít lên những tiếng thở dài. Chính quyền Ngô Đình Diệm
công khai tỏ rõ thái độ kỳ thị với Phật giáo. Điều đó dễ dàng nhân thấy, nếu
như sự ưu ái của chính quyền đối với công giáo, đưa quyền lực của hàng giáo
phẩm Công giáo lên thế quyền, với sự tồn tại của “linh mục chế” – một thế
lực chính trị rất lớn. “Hầu như mỗi tỉnh của miền Nam nhất là tại miền Trung,
cứ mỗi tỉnh có một Linh mục có quyền sinh sát trong tay mà chẳng ai dám
động đến, vì đằng sau Linh mục là sức mạnh của chính quyền. Họ còn lộng
hành hơn là nhận đơn kiện cáo của con chiên, rồi phê vào đơn đưa đến Quận
trưởng, Tỉnh trưởng bắt phải xử theo ý Linh mục, không thì bị mất chức”, sự
kì thị đối với các tôn giáo ngoài Công giáo đặc biệt là Phật giáo, được thể
hiện rõ nét trong chính sách, trong đường hướng phát triển của quốc gia. Đây
32
là một chính sách mà Ngô Đình Diệm muốn thực hiện là “Công giáo hóa”
miền Nam. Trong quân đội cũng có những binh lính là Phật giáo, cũng có
những người đại diện Phật giáo chăm lo tinh thần cho chiến sĩ là Phật tử, tín
đồ, tuy nhiên Phật giáo không có được vị trí cần có cho mỗi tín đồ. Trong
công điện số 9159 chính quyền Ngô Đình Diệm ra lệnh cấm treo cờ tôn giáo
quốc tế, thực chất là cấm treo cờ Phật giáo thế giới trong lễ Phật đản ( 8 – 5 –
1963). Điều này thực sự khó có thể chấp nhận đối với Phật giáo. Lịch sử phát
triển của Phật giáo Việt Nam có lúc hưng thịnh, lúc nhạt nhòa, song Công
điện 9159 như một luồng gió thổi vào đống than làm thổi bùng lên ngọn lửa
đấu tranh của Phật giáo cũng như tầng lớp nhân dân. Mọi cố gắng của chính
quyền Ngô Đình Diệm nhằm xây dựng một quốc gia, “một gia đình trị” với
những “chính sách giáo trị”, nhằm thâu tóm quyền lực trong tay, chia rẽ khối
đoàn kết các tôn giáo, đoàn kết trong nhân dân, khoét sâu mâu thuẫn vôn đã
tồn tại từ lâu. Chính sách “ giáo trị” mà Ngô Đình Diệm thực hiện là chính
sách một chiều, áp đặt lên tất cả các mặt của đời sống xã hội. Điều đặc biệt
cần nhấn mạnh là chính sách kì thị tôn giáo nhất là Phật giáo của chính quyền
Ngô Đình Diệm. Những chính sách của Ngô Đình Diệm đã đi ngược lại lợi
ích dân tộc, lợi ích nhân dân, đụng chạm đến nhiều vấn đề của Phật giáo và
đây chính là một trong những nguyên nhân góp phần sụp đổ của chính quyền
Ngô Đình Diệm ( 1 – 11 – 1963)
2.2.1 Phản ứng của Phật giáo đối với chính quyền Ngô Đình Diệm
Trong Công điện 9159 của chính quyền Ngô Đình Diệm ra lệnh cho tất
cả các tỉnh thành cấm treo cờ tôn giáo thế giới mà cụ thể là Phật giáo trong
các dịp lễ Phật đản ( 8 – 5 – 1963). Công điện không những ảnh hưởng trực
tiếp đến vấn đề tâm linh của Phật giáo, mà nó trở thành quả bom nổ chậm đối
với chính quyền Ngô Đình Diệm trên bình diện trong nước và quốc tế. Ngay
buổi tối ngày 6 – 5 – 1963, lãnh đạo Tổng hội Phật giáo miền Trung đã họp
tại chùa Từ Đàm – Huế nhằm phản ứng lại với chính sách của Ngô Đình
Diệm. Ngày 7 – 5 – 1963, tại Huế mọi công tác chuẩn bị đón Phật đản đã
hoàn tất, đến chiều chính quyền đến từng nhà buộc mọi người phải hạ cờ Phật
33
giáo, các tín đồ của Phật giáo cương quyết không thực hiện theo. Đồng thời,
quần chúng tụ tập, kéo đến trước tòa Tỉnh trưởng, giương cao biểu ngữ phản
đối chính quyền Ngô Đình Diệm. Ngày 8 – 5 đại lễ Phật đản diễn ra trước sự
có mặt của đông đảo tín đồ Phật giáo và cảnh sát của chế độ, nhưng họ không
ngắn cản hay đàn áp. Buổi tối cùng ngày, tín đồ Phật tử đã tập trung tại Đài
phát thanh huế và chính quyền Ngô Đình Diệm đã gây ra vụ thảm sát, làm 8
người chết và nhiều người khác bị thương. Tin chính quyền Ngô Đình Diệm
đàn áp nhanh chóng lan rộng vào Sài Gòn, gây bất bình trong nhân dân, trực
tiếp là giới Phật giáo đồ, làm dấy lên một phong trào đấu tranh. Trước những
biểu hiện của chính quyền, Thượng tọa Thích Tâm Châu, Phó Hội chủ Tổng
hội Phật giáo Việt Nam gửi toàn thể Tăng Ni, tín đồ, giới lãnh đạo Sài Gòn
một “ lá tâm thư”, vạch trần tội ác của chính quyền Ngô Đình Diệm: “Phật tử
chúng ta (cả xuất gia và tại gia) có nơi bị chôn sống, bị vu khống, bị tù đày, bị
thiên cư, bị nhục mạ, ngày nay lại thêm một cái tát đau đớn nữa là lá cờ Phật
giáo quốc tế - linh hồn của Phật giáo – bị hủy bỏ ngay ngày kỷ niệm đấng
Giáo chủ của chúng ta, đến nỗi cuộc hy sinh vì đạo đã phải diễn ra tại Huế”,
đồng thời kêu gọi “ toàn thể Phật giáo đồ, không phân biệt xuất gia hay tại
gia, người Việt hay ngoại kiều, hễ ai còn nhiệt tâm vì đạo, chúng ta hãy tự
bình tĩnh, luôn luôn muôn người như một, sẵn sàng bảo vệ đạo, chết vì đạo”.
Ngày 10 – 5 – 1963 giới lãnh đạo Phật giáo họp tại chùa Từ Đàm và vạch ra
đường hướng đấu tranh đòi công bằng xã hội. Trước tình hình đó, ngày
15/5/1963 phái đoàn tổng hội Phật giáo Việt Nam phối hợp với các tổ chức
Phật giáo khác có buổi tiếp xúc với Tổng thống Ngô Đình Diệm, trình bày
bẩn Tuyên ngôn. Thêm vào đó phái đoàn Phật giáo Sài Gòn còn đưa ra hai
nguyện vọng: “1. Chính phủ đảm bảo an ninh cho một phái đoàn ra thăm
Phật giáo đồ tại Huế và an ủi các gia đình nạn nhân. 2. Ra lệnh cho các cấp
quân dân chính đừng làm điều gì trở ngại đến buổi lễ cầu siêu cho vong linh
nạn nhân ở khắp các chùa toàn quốc theo chỉ thị của Tổng hội Phật giáo”.
Sau 3 giờ thảo luận, Tổng thống Ngô Đình Diệm không chỉ hứa hẹn mơ hồ
mà không một nguyện vọng nào của Phật giáo được giải quyết, bên cạnh đó
34
còn quy trách nhiệm cho những người Cộng sản gây ra vụ thảm sát tại Đài
phát thanh Huế. Từ ngày 16 đến ngày 21 tháng 5, Phật giáo đã mở một cuộc
họp báo tại chùa Từ Đàm, cho trưng bày hình ảnh vụ thảm sát tại Đài phát
thanh Huế ở chùa Ấn Quang – Sài Gòn để phản ứng, vạch tội, lên án chính
quyền Ngô Dình Diệm và gửi chính quyền một tài liệu 45 trang liệt kê những
vụ đàn áp, bắt bớ và thủ tiêu tín đồ Phật giáo. Ngày 21 – 5 khắp nơi trên toàn
quốc tổ chức cầu siêu cho các nạn nhân tại Huế. Tại chùa Ấn Quang sau lễ
cầu siêu gần 1000 Tăng Ni đã tổ chức một cuộc biểu tình đòi hòa bình từ chùa
Ấn Quang về chùa Xá Lợi ( Sài Gòn). Ngày 23 – 5 tại chùa Từ Đàm, một bản
phụ đính của Tuyên ngôn 10/5 được công bố, giải thích rõ ràng năm nguyện
vọng nói trên. Và ngày 25 – 5 bản phụ đính được công bố với mục đích nhắc
lại vai trò lập quốc và xây dựng nền văn hóa Việt Nam trong tiến trình lịch sử
dân tộc của Phật giáo và nói rõ lập trường đấu tranh của mình vì mục tiêu tự
do tôn giáo và công bằng xã hội. Cùng ngày, Ủy ban Liên phái Bảo vệ Phật
giáo được thành lập để chỉ đạo cuộc đấu tranh. Đây là sự kiện có ý nghĩa rất
quan trọng, nó thể hiện sự đoàn kết đấu tranh và cho một mục đích cao cả,
trong sáng của Phật giáo đồ. Phương thức đấu tranh mà Phật giáo chọn là bất
bạo động và hợp pháp. Ngày hôm sau, đoàn đại biểu Phật giáo gửi Ngô Đình
Diệm bản phụ đính của Tuyên ngôn 10 – 5, Hòa thượng Thích Tịnh Khiết
viết: “ Để cho những nguyện vọng tối thiểu và hoàn toàn thuộc phạm vi tín
ngưỡng ghi trong bản Tuyên ngôn và bản Phụ đính của chúng tôi được thấu
hiểu và chấp thuận, tôi thiết nghĩ Phật giáo đồ - mà Tăng sĩ Phật giáo là
phần chính – phải có một cách nào hơn những việc đã làm. Do đó, tôi đã chỉ
thị cho các đơn vị lãnh đạo thuộc sáu tập đoàn Phật giáo Việt Nam sẽ tuyệt
thực 48 giờ đồng hồ, có bác sĩ giám hộ, kể từ 14 giờ 30 ngày 30 – 5 – 1963”.
Đến đây phong trào Phật giáo thực sự có quy mô rộng lớn được sự hưởng ứng
của đông đảo Phật giáo đồ và nhân dân, đặc biệt là tầng lớp trí thức. Như kế
hoạch đã định sẵn, ngày 30 – 5, từ 14 giờ 30 giới lãnh đạo Phật giáo tiến hành
tuyệt thực trên toàn miền Nam. Cùng ngày, gần 400 Tăng Ni đã ngồi biểu tình
trước trụ sở Quốc hội Diệm. Trước giờ tuyệt thực, Đoàn Sinh viên Phật tử
35
Huế đã ra thư kêu gọi sinh viên, học sinh ủng hộ phong trào đấu tranh của
Phật giaso. Ngày 1 – 6 một cuộc biểu tình và tuyệt thực lớn cũng đã diễn ra
tại Huế. Bên cạnh đó, tại Huế chính quyền Ngô Đình Diệm còn cho phong tỏa
các chùa Từ Đàm, Báo Quốc, Linh Quang... Trước diễn biến phức tạp của
phong trào Phật giáo, dư luận quốc tế hết sức quan tâm, ủng hộ và càng làm
tăng tinh thần đấu tranh của Phật giáo đồ. Hình thức đấu tranh bất bạo động
đã đem lại hiệu quả to lớn đối với phong trào Phật giáo. Trước sức mạnh tinh
thần của Phật giáo đồ, chính quyền bạo lực Ngô Đình Diệm phải khoanh tay
vfa bỏ lệnh phong tỏa các chùa ở Huế và được xem như một bước nhượng bộ
đối với Phật giáo. Tuy nhiên, chính quyền Ngô Đình Diệm vẫn ngấm ngầm
gây ra những tội ác như bắt cóc, thủ tiêu Tăng Ni, Phật tử, đồng thời thanh
trừng nhân viên ủng hộ Phật giáo. Tại Sài Gòn, Diệm cũng cho mật vụ giả
danh Phật tử, Tăng ni vào các chùa để do thám va xúi giục nhằm chia rẽ hàng
ngũ Phật giáo, đặc biệt là tìm cách làm mất uy tín của Tổng hội Phật giáo Việt
Nam. Ngày 11 – 6, Hòa thượng Thích Quảng Đức đã tự thiêu phản đối lại
chính sách đàn áp của Ngô Đình Diệm trước sự chứng kiến của đông đảo
Tăng Ni, Phật tử, nhân dân, cảnh sát của chính quyền cùng những phóng viên,
quan sát nước ngoài. Sáng ngày 11/6/1963 trước khi tự thiêu, ông đã viết lại
một bức thư Lời nguyện tâm huyết, nói rõ chủ định và nguyện vọng của mình.
Hành động này như một chất đề kháng để kháng lại những chính sách bất
công, thiếu công bằng, tàn bạo của chính quyền Ngô Đình Diệm đối với Phật
giáo nói riêng và đối với nhân dân miền Nam nói chung. Hành động của Hòa
thượng Thích Quảng Dức đã làm rung động những trái tim nhân ái và nhận
được sự ủng hộ của giới Phật giáo đồ trong, ngoài nước cũng như nhân dân
tiến bộ trên thế giới. Nó thực sự là một cú đấm tinh thần giáng mạnh vào chế
độ độc tài, đi ngược lại lợi ích dân tộc, đi ngược lại nguyện vọng chính đáng
của nhân dân. Để gây áp lực về mặt chính trị đối với chính quyền Ngô Đình
Diệm, cũng như tranh thủ sự ủng hộ đấu tranh của Phật giáo, Phật giáo đã sử
dụng các phương tiện thông tin đại chúng cả trong và ngoài nước như một
Báo cáo tốt nghiệp Hòa thượng Thích Quảng Đức với phong trào Phật giáo miền Nam Việt Nam.pdf
Báo cáo tốt nghiệp Hòa thượng Thích Quảng Đức với phong trào Phật giáo miền Nam Việt Nam.pdf
Báo cáo tốt nghiệp Hòa thượng Thích Quảng Đức với phong trào Phật giáo miền Nam Việt Nam.pdf
Báo cáo tốt nghiệp Hòa thượng Thích Quảng Đức với phong trào Phật giáo miền Nam Việt Nam.pdf
Báo cáo tốt nghiệp Hòa thượng Thích Quảng Đức với phong trào Phật giáo miền Nam Việt Nam.pdf
Báo cáo tốt nghiệp Hòa thượng Thích Quảng Đức với phong trào Phật giáo miền Nam Việt Nam.pdf
Báo cáo tốt nghiệp Hòa thượng Thích Quảng Đức với phong trào Phật giáo miền Nam Việt Nam.pdf
Báo cáo tốt nghiệp Hòa thượng Thích Quảng Đức với phong trào Phật giáo miền Nam Việt Nam.pdf
Báo cáo tốt nghiệp Hòa thượng Thích Quảng Đức với phong trào Phật giáo miền Nam Việt Nam.pdf
Báo cáo tốt nghiệp Hòa thượng Thích Quảng Đức với phong trào Phật giáo miền Nam Việt Nam.pdf
Báo cáo tốt nghiệp Hòa thượng Thích Quảng Đức với phong trào Phật giáo miền Nam Việt Nam.pdf
Báo cáo tốt nghiệp Hòa thượng Thích Quảng Đức với phong trào Phật giáo miền Nam Việt Nam.pdf
Báo cáo tốt nghiệp Hòa thượng Thích Quảng Đức với phong trào Phật giáo miền Nam Việt Nam.pdf
Báo cáo tốt nghiệp Hòa thượng Thích Quảng Đức với phong trào Phật giáo miền Nam Việt Nam.pdf
Báo cáo tốt nghiệp Hòa thượng Thích Quảng Đức với phong trào Phật giáo miền Nam Việt Nam.pdf
Báo cáo tốt nghiệp Hòa thượng Thích Quảng Đức với phong trào Phật giáo miền Nam Việt Nam.pdf
Báo cáo tốt nghiệp Hòa thượng Thích Quảng Đức với phong trào Phật giáo miền Nam Việt Nam.pdf
Báo cáo tốt nghiệp Hòa thượng Thích Quảng Đức với phong trào Phật giáo miền Nam Việt Nam.pdf
Báo cáo tốt nghiệp Hòa thượng Thích Quảng Đức với phong trào Phật giáo miền Nam Việt Nam.pdf
Báo cáo tốt nghiệp Hòa thượng Thích Quảng Đức với phong trào Phật giáo miền Nam Việt Nam.pdf
Báo cáo tốt nghiệp Hòa thượng Thích Quảng Đức với phong trào Phật giáo miền Nam Việt Nam.pdf
Báo cáo tốt nghiệp Hòa thượng Thích Quảng Đức với phong trào Phật giáo miền Nam Việt Nam.pdf
Báo cáo tốt nghiệp Hòa thượng Thích Quảng Đức với phong trào Phật giáo miền Nam Việt Nam.pdf
Báo cáo tốt nghiệp Hòa thượng Thích Quảng Đức với phong trào Phật giáo miền Nam Việt Nam.pdf
Báo cáo tốt nghiệp Hòa thượng Thích Quảng Đức với phong trào Phật giáo miền Nam Việt Nam.pdf
Báo cáo tốt nghiệp Hòa thượng Thích Quảng Đức với phong trào Phật giáo miền Nam Việt Nam.pdf
Báo cáo tốt nghiệp Hòa thượng Thích Quảng Đức với phong trào Phật giáo miền Nam Việt Nam.pdf
Báo cáo tốt nghiệp Hòa thượng Thích Quảng Đức với phong trào Phật giáo miền Nam Việt Nam.pdf
Báo cáo tốt nghiệp Hòa thượng Thích Quảng Đức với phong trào Phật giáo miền Nam Việt Nam.pdf
Báo cáo tốt nghiệp Hòa thượng Thích Quảng Đức với phong trào Phật giáo miền Nam Việt Nam.pdf
Báo cáo tốt nghiệp Hòa thượng Thích Quảng Đức với phong trào Phật giáo miền Nam Việt Nam.pdf
Báo cáo tốt nghiệp Hòa thượng Thích Quảng Đức với phong trào Phật giáo miền Nam Việt Nam.pdf
Báo cáo tốt nghiệp Hòa thượng Thích Quảng Đức với phong trào Phật giáo miền Nam Việt Nam.pdf

More Related Content

Similar to Báo cáo tốt nghiệp Hòa thượng Thích Quảng Đức với phong trào Phật giáo miền Nam Việt Nam.pdf

Similar to Báo cáo tốt nghiệp Hòa thượng Thích Quảng Đức với phong trào Phật giáo miền Nam Việt Nam.pdf (20)

Luận văn: Giáo dục và khoa cử Nho học ở Quảng Trị dưới triều Nguyễn từ 1802 đ...
Luận văn: Giáo dục và khoa cử Nho học ở Quảng Trị dưới triều Nguyễn từ 1802 đ...Luận văn: Giáo dục và khoa cử Nho học ở Quảng Trị dưới triều Nguyễn từ 1802 đ...
Luận văn: Giáo dục và khoa cử Nho học ở Quảng Trị dưới triều Nguyễn từ 1802 đ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phật giáo ở Quảng Nam giai đoạn  1930 đến 1975
Khóa luận tốt nghiệp Phật giáo ở Quảng Nam giai đoạn  1930 đến 1975Khóa luận tốt nghiệp Phật giáo ở Quảng Nam giai đoạn  1930 đến 1975
Khóa luận tốt nghiệp Phật giáo ở Quảng Nam giai đoạn  1930 đến 1975
 
Yếu tố văn hóa dân gian trong tiểu thuyết Việt Nam (1986 - 2000)
Yếu tố văn hóa dân gian trong tiểu thuyết Việt Nam (1986 - 2000)Yếu tố văn hóa dân gian trong tiểu thuyết Việt Nam (1986 - 2000)
Yếu tố văn hóa dân gian trong tiểu thuyết Việt Nam (1986 - 2000)
 
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
 
Luận văn: Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu, 9đ
Luận văn: Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu, 9đLuận văn: Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu, 9đ
Luận văn: Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu, 9đ
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Vai Trò Ni Giới Phật Giáo Huế Đối Với Giáo Hội Phật Giáo...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Vai Trò Ni Giới Phật Giáo Huế Đối Với Giáo Hội Phật Giáo...Khoá Luận Tốt Nghiệp Vai Trò Ni Giới Phật Giáo Huế Đối Với Giáo Hội Phật Giáo...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Vai Trò Ni Giới Phật Giáo Huế Đối Với Giáo Hội Phật Giáo...
 
Sự dung hợp phật giáo và tín ngưỡng dân gian tại hai huyện Thạch Thất và Quốc...
Sự dung hợp phật giáo và tín ngưỡng dân gian tại hai huyện Thạch Thất và Quốc...Sự dung hợp phật giáo và tín ngưỡng dân gian tại hai huyện Thạch Thất và Quốc...
Sự dung hợp phật giáo và tín ngưỡng dân gian tại hai huyện Thạch Thất và Quốc...
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đạo đức con người Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đạo đức con người Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đạo đức con người Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đạo đức con người Việt Nam hiện nay
 
Khóa luận sư phạm lịch sử.
Khóa luận sư phạm lịch sử.Khóa luận sư phạm lịch sử.
Khóa luận sư phạm lịch sử.
 
Khóa luận sư phạm lịch sử.
Khóa luận sư phạm lịch sử.Khóa luận sư phạm lịch sử.
Khóa luận sư phạm lịch sử.
 
Luận văn: Quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh, 9đ
Luận văn: Quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh, 9đLuận văn: Quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh, 9đ
Luận văn: Quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh, 9đ
 
BÀI MÂU Luận văn lịch sử văn hóa Việt Nam, 9 ĐIỂM, HAY
BÀI MÂU Luận văn lịch sử văn hóa Việt Nam, 9 ĐIỂM, HAYBÀI MÂU Luận văn lịch sử văn hóa Việt Nam, 9 ĐIỂM, HAY
BÀI MÂU Luận văn lịch sử văn hóa Việt Nam, 9 ĐIỂM, HAY
 
Luận văn: Nhân dân Lệ Thủy (Quảng Bình) trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước ...
Luận văn: Nhân dân Lệ Thủy (Quảng Bình) trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước ...Luận văn: Nhân dân Lệ Thủy (Quảng Bình) trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước ...
Luận văn: Nhân dân Lệ Thủy (Quảng Bình) trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước ...
 
Luận văn: Nhân dân Lệ Thủy trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước
Luận văn: Nhân dân Lệ Thủy trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nướcLuận văn: Nhân dân Lệ Thủy trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước
Luận văn: Nhân dân Lệ Thủy trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước
 
Luận án: Tổ chức bản của người Nùng Phàn Slình ở Thái Nguyên
Luận án: Tổ chức bản của người Nùng Phàn Slình ở Thái NguyênLuận án: Tổ chức bản của người Nùng Phàn Slình ở Thái Nguyên
Luận án: Tổ chức bản của người Nùng Phàn Slình ở Thái Nguyên
 
Phát triển năng lực trình bày của học sinh trong dạy học Lịch sử, 9đ
Phát triển năng lực trình bày của học sinh trong dạy học Lịch sử, 9đPhát triển năng lực trình bày của học sinh trong dạy học Lịch sử, 9đ
Phát triển năng lực trình bày của học sinh trong dạy học Lịch sử, 9đ
 
Luận văn: Phát triển năng lực trình bày của học sinh trong dạy học Lịch sử Vi...
Luận văn: Phát triển năng lực trình bày của học sinh trong dạy học Lịch sử Vi...Luận văn: Phát triển năng lực trình bày của học sinh trong dạy học Lịch sử Vi...
Luận văn: Phát triển năng lực trình bày của học sinh trong dạy học Lịch sử Vi...
 
Phát triển năng lực trình bày của học sinh trong dạy học lịch sử việt nam ở T...
Phát triển năng lực trình bày của học sinh trong dạy học lịch sử việt nam ở T...Phát triển năng lực trình bày của học sinh trong dạy học lịch sử việt nam ở T...
Phát triển năng lực trình bày của học sinh trong dạy học lịch sử việt nam ở T...
 
Đấu tranh chính trị ở Khánh Hòa trong kháng chiến chống Mỹ, HAY
Đấu tranh chính trị ở Khánh Hòa trong kháng chiến chống Mỹ, HAYĐấu tranh chính trị ở Khánh Hòa trong kháng chiến chống Mỹ, HAY
Đấu tranh chính trị ở Khánh Hòa trong kháng chiến chống Mỹ, HAY
 
KHU ỦY TRỊ - THIÊN VỚI CUỘC TỔNG TIẾN CÔNG VÀ NỔI DẬY TẾT MẬU THÂN NĂM 1968 T...
KHU ỦY TRỊ - THIÊN VỚI CUỘC TỔNG TIẾN CÔNG VÀ NỔI DẬY TẾT MẬU THÂN NĂM 1968 T...KHU ỦY TRỊ - THIÊN VỚI CUỘC TỔNG TIẾN CÔNG VÀ NỔI DẬY TẾT MẬU THÂN NĂM 1968 T...
KHU ỦY TRỊ - THIÊN VỚI CUỘC TỔNG TIẾN CÔNG VÀ NỔI DẬY TẾT MẬU THÂN NĂM 1968 T...
 

More from https://www.facebook.com/garmentspace

More from https://www.facebook.com/garmentspace (20)

Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
 
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfKhóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
 
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.docĐề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
 
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
 

Recently uploaded

VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptxVẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
Gingvin36HC
 
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
mskellyworkmail
 

Recently uploaded (20)

VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptxVẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
 
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường ô nhiễm hữu cơ trong nước thải ...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường ô nhiễm hữu cơ trong nước thải ...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường ô nhiễm hữu cơ trong nước thải ...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường ô nhiễm hữu cơ trong nước thải ...
 
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
 
Thực trạng ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực giống cây trồng: Nghiên cứu điển...
Thực trạng ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực giống cây trồng: Nghiên cứu điển...Thực trạng ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực giống cây trồng: Nghiên cứu điển...
Thực trạng ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực giống cây trồng: Nghiên cứu điển...
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
 
CHỦ ĐỀ VÀ TÍNH LIÊN KẾT TRONG DIỄN NGÔN CHÍNH LUẬN TIẾNG VIỆT
CHỦ ĐỀ VÀ TÍNH LIÊN KẾT TRONG DIỄN NGÔN CHÍNH LUẬN TIẾNG VIỆTCHỦ ĐỀ VÀ TÍNH LIÊN KẾT TRONG DIỄN NGÔN CHÍNH LUẬN TIẾNG VIỆT
CHỦ ĐỀ VÀ TÍNH LIÊN KẾT TRONG DIỄN NGÔN CHÍNH LUẬN TIẾNG VIỆT
 
Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...
Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...
Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdfTiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
 
Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty TNHH Sơn Alex Việt Nam
Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty TNHH Sơn Alex Việt NamGiải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty TNHH Sơn Alex Việt Nam
Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty TNHH Sơn Alex Việt Nam
 
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌCLuận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
 
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
 
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...
 

Báo cáo tốt nghiệp Hòa thượng Thích Quảng Đức với phong trào Phật giáo miền Nam Việt Nam.pdf

  • 1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT KHOA SƯ PHẠM *********** BÁO CÁO TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: HÒA THƯỢNG THÍCH QUẢNG ĐỨC VỚI PHONG TRÀO PHẬT GIÁO MIỀN NAM VIỆT NAM Sinh viên thực hiện : Nguyễn Hồng Hà Phương Lớp : D17LS01 Khoá : 2017 - 2021 Ngành : Sư phạm lịch sử Giảng viên hướng dẫn : Nguyễn Văn Tiến Bình Dương, tháng 11/2020
  • 2. i TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT KHOA SƯ PHẠM *********** BÁO CÁO TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: HÒA THƯỢNG THÍCH QUẢNG ĐỨC VỚI PHONG TRÀO PHẬT GIÁO MIỀN NAM VIỆT NAM Sinh viên thực hiện : Nguyễn Hồng Hà Phương Lớp : D17LS01 Khoá : 2017 - 2021 Ngành : Sư phạm lịch sử Giảng viên hướng dẫn : Nguyễn Văn Tiến Bình Dương, tháng 11/2020
  • 3. ii Lời cam đoan Tôi xin cam đoan báo cáo tốt nghiệo này là công trình nghiên cứu của bản thân dưới sự hướng dẫn của Th.S Nguyễn Văn Tiến. Các số liệu và nội dung trong bài báo cáo là trung thực, khách quan dựa trên kết quả nghiên cứu, phân tích tổng hợp, so sánh và đánh giá từ thực tiễn. Những tài liệu, thông tin tham khảo đảm bảo đã được công bố, chính thống và được bản thân trích dẫn theo đúng quy cách hướng dẫn trình bày báo cáo tốt nghiệp của Trường đại học Thủ Dầu Một Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan của mình. Bình Dương, ngày 16 tháng 11 năm 2020 Sinh viên thực hiện Nguyễn Hồng Hà Phương
  • 4. iii Lời cảm ơn Trên thực tế không có sự thành công nào mà khồn gắn liền với những sự hỗ trợ, giúp đỡ của người khác, dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp. Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện báo cáo, tôi đã nhận được sự giúp đỡ rất lớn từ các cá nhân và tập thể. Xin trân trọng gửi lời cảm ơn chân thành đến Th.S Nguyễn Văn Tiến, người đã nhiệt tình hướng dẫn tôi trong quá trình thực hiện báo cáo, cảm ơn thầy đã hổ trợ về mặt chuyên môn và động viên tinh thần để tôi hoàn thành báo cáo này Xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giảng viên Khoa Sư phạm, đã tận tình giảng dạy, truyền đạt những kiến thức quý báu và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập, thư viện trường Đại học Thủ Dầu Một đã giúp đỡ cho tôi trong việc tìm kiếm tài liệu. Mặc dù cố gắng để thực hiện báo cáo một cách hoàn chỉnh nhất nhưng sẽ không thể tránh khỏi những thiếu sót mà bản thân chưa thấy được. Tôi rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy, cô, để báo cáo được hoàn chỉnh hơn. Xin chân thành cảm ơn!
  • 5. iv MỤC LỤC A. Phần mở đầu............................................................................................ 1 1. Lý do chọn đề tài..................................................................................... 1 2. Mục đích nghiên cứu............................................................................... 3 3. Đóng góp của đề tài................................................................................. 3 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................... 4 5. Lịch sử nghiên cứu vấn đề....................................................................... 4 6. Phương pháp nghiên cứu......................................................................... 8 7. Bố cục đề tài............................................................................................ 8 B. Phần nội dung .......................................................................................... 9 CHƯƠNG 1. BỐI CẢNH LỊCH SỬ TRONG PHONG TRÀO PHẬT GIÁO MIỀN NAM VIỆT NAM NĂM 1963............................................ 9 1.1 BỐI CẢNH TRONG NƯỚC................................................................ 9 1.2 TÌNH HÌNH PHẬT GIÁO MIỀN NAM VIỆT NAM.......................... 13 CHƯƠNG 2. PHONG TRÀO PHẬT GIÁO MIỀN NAM VIỆT NAM 1963 .......................................................................................................... 21 2.1 PHONG TRÀO PHẬT GIÁO NĂM MIỀN NAM VIỆT NAM NĂM 1963....................................................................................................... 21 2.1.1 Chính sách của Ngô Đình Diệm đối với Phật giáo miền Nam Việt Nam ............................................................................................................... 21 2.1.1.1 Chính sách kỳ thị tôn giáo, tín ngưỡng của chính quyền Ngô Đình Diệm .......................................................................................... 21 2.1.1.2 Chính sách đàn áp tôn giáo của chính quyền Ngô Đình Diệm: 25 2.2 ẢNH HƯỞNG CỦA PHONG TRÀO PHẬT GIÁO NĂM 1963 ẢNH HƯỞNG ĐẾN CỤC DIỆN CHÍNH TRỊ MIỀN NAM VIỆT NAM....... 29 2.2.1 Phản ứng của Phật giáo đối với chính quyền Ngô Đình Diệm .... 32 2.2.2 Vai trò chính trị - xã hội của Phật giáo trong sự sụp đổ củ chế độ Ngô Đình Diệm................................................................................... 38 CHƯƠNG 3. Ý NGHĨA LỊCH SỬ VÀ VAI TRÒ CỦA HÒA THƯỢNG THÍCH QUẢNG ĐỨC VỚI PHONG TRÀO PHẬT GIÁO MIỀN NAM VIỆT NAM NĂM 1963........................................................................... 41 3.1 GIỚI THIỆU VỀ HÒA THƯỢNG THÍCH QUẢNG ĐỨC, NHỮNG ĐÓNG GÓP CHO NỀN PHẬT GIÁO................................................... 41 3.1.1 Giới thiệu về Hòa thượng Thích Quảng Đức .............................. 41
  • 6. v 3.1.2 Đóng góp của Hòa thượng Thích Quảng Đức............................. 42 3.2 NGỌN LỬA THÍCH QUẢNG ĐỨC ............................................... 45 3.3 BÀI HỌC LỊCH SỬ TỪ NGỌN LỬA THÍCH QUẢNG ĐỨC........ 48 TỔNG KẾT ................................................................................................ 55 TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 57 PHỤ LỤC HÌNH ẢNH................................................................................vi
  • 7. 1 A. Phần mở đầu 1. Lý do chọn đề tài Lịch sử dân tộc Việt Nam gắn liền với những cuộc đấu tranh giữ nước vĩ đại, chống lại các thế lực xâm lược mạnh hơn nhiều lần, thắng lợi cuối cùng vẫn thuộc về dân tộc Việt Nam. Để giành được thắng lợi là tổng hòa các yếu tố làm nên sức mạnh của dân tộc của Việt Nam đó là lòng yêu nước, tinh thần đấu tranh anh dũng của nhân dân và đường lối lãnh đạo đúng đắn, trong đó không thể không nhắc đến những nhân vật có tầm ảnh hưởng quan trọng trong sự nghiệp bảo vệ đất nước đặc biệt hơn khi lịch sử dân tộc Việt Nam luôn gắn liền với Phật giáo. Hòa thượng Thích Quảng Đức là một nhân vật lịch sử, một vị tăng Việt Nam của thế kỷ XX được xưng tụng và ca ngợi là một vị Bồ - tát xả bỏ thân mạng để cứu nguy cho dân tộc và đạo pháp cũng như làm rạng rỡ cho Phật giáo Việt Nam. Người đã tẩm xăng tự thiêu tại ngã tư đường Lê Văn Duyệt và Phan Đình Phùng, Sài Gòn vào ngày 11 tháng 6 năm 1963 nhằm phản đối sự đàn áp Phật giáo của chính quyền Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm, làm cho Phật tử Việt Nam kính ngưỡng mà cả thế giới đều ngạc nhiên và kính phục trước hành động đó. Trải qua gần nữa thế kỷ, tên tuổi của của Ngài đã viết thành sách và khắc trên đá, Phật giáo đồ đã và đang xây dựng nhiều công trình và tượng đài để tưởng niệm đến công ơn của Ngài. Trong suốt quá trình hiện diện trên quê hương, chưa bao giờ Phật giáo Việt Nam phải đối diện với những đe dọa và thách thức trầm trọng như gần bốn mươi năm giữa thế kỷ XX. Đó là giai đoạn mà Phật giáo phải chịu tác động của những cuộc khủng hoảng lớn, phải đối mặt suốt gần một thập niên với chính sách đàn áp, tiêu diệt có hệ thống của chính quyền Ngô Đình Diệm. Khởi đầu bằng một mùa Phật đản tang thương và kéo dài cho đến mùa Đông năm 1963, tại miền Nam Việt Nam đã xãy ra một biến cố bi hùng làm chấn động lương tâm nhân loại và để lại một dấu ấn quan trọng trong lịch sử dân tộc. Biến cố đó là sự sụp đổ của chế độ Ngô Đình Diệm. Trong suốt 8
  • 8. 2 năm, Phật giáo đã bị kì thị, đàn áp, khống chế, thậm chí bị tiêu diệt trong hầu hết mọi lĩnh vực sinh hoạt quần chúng cũng như công quyền tại miền Nam. Từ luật pháp đến chính trị, từ giáo dục đến an ninh, từ kinh tế đến thương mại, từ nông nghiệp đến xã hội, từ quân đội đến hành chính... và đặc biệt trong lãnh vực tôn giáo thì chính quyền dùng đủ mọi biện pháp để khống chế và tiêu diệt đến tận cùng. Mặc những lời kêu than, những lời phản đối không những của Phật giáo đồ mà còn của đông đảo các thành phần nạn nhân khác nhân dân miền Nam. Sau những biến cố từ trước đó Phật giáo Việt Nam lại một lần nữa phải đối diện và giải quyết những thách thức sống còn của mình. Lần này, giải pháp là vừa để khẳng định được sự tồn vong trước một sách lược tiêu diệt có hệ thống ở cấp độ quốc gia. Vào dịp lễ Phật Đản ngày 08 tháng 05 năm 1963, lấy cớ Phật tử treo cờ Phật giáo, anh em Diệm – Nhu với chính sách của Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Thục... đã thẳng tay đàn áp Phật giáo, tôn giáo đồng hành cùng dân tộc từ thời lập nước. Sự kiện 1963 này được gọi là Pháp nạn Phật giáo 1963 với việc vị pháp thiêu thân của Hòa thượng Thích Quảng Đức vào ngày 11 tháng 06 năm 1963 là giọt nước tràn ly của lòng phẫn nộ. Chính vì vậy phong trào Phật giáo miền Nam Việt Nam năm 1963 diễn ra đều khắp các địa phương miền Nam từ bờ nam sông Bến Hải đến Cà Mau, nhất là ở các đô thị mặc dù quy mô và cường độ khác nhau. Nhìn chung, phong trào đấu tranh của Phật giáo ở miền Nam Việt Nam năm 1963 đã nhanh chóng thu hút đông đảo quần chúng tham gia và cuộc đấu tranh đã nhanh chóng góp phần làm suy yếu chính quyền Ngô Đình Diệm. Các chính sách bất bình đẳng về tôn giáo cùng các hành động đàn áp Phật giáo trong nước bị dư luận trong nước và thế giới lên án. Nhìn chung phong trào đấu tranh của Phật giáo ở miền Nam Việt Nam năm 1963 đã thu hút đông đảo quần chúng tham gia và cuộc đấu tranh đã nhanh chóng góp phần làm suy yếu chính quyền Ngô Đình Diệm. Các chính sách bất bình đẳng về tôn giáo cùng các hành động đàn áp Phật giáo trong nước bị dư luận trong nước và thế giới lên án . Trên thực tế, ngon lửa của Hòa thượng Thích Quảng Đức có tầm quan trọng vô cùng lớn lao trong việc chuyển biến mạnh phong trào Phật giáo
  • 9. 3 miền Nam năm 1963 sang một chuyển biến khác trên cả hai mặt trong nước và quốc tế. Với lí do trên tôi chọn đề tài “ Hòa thượng Thích Quảng Đức với phong trào Phật giáo miền Nam Việt Nam”. 2. Mục đích nghiên cứu Đề tài “ Hòa thượng Thích Quảng Đức với phong trào Phật giáo miền Nam Việt Nam” phân tích làm rõ bối cảnh của Việt Nam giai đoạn 1963 từ đó thấy được mục đích của các chính cai trị của chính quyền Ngô Đình Diệm và đặc biệt là các chính sách về tôn giáo đặc biệt là chính sách chèn ép các tôn giáo khác ngoài Công giáo điển hình là Phật giáo. Chính vì vậy dẫn đến sự phẫn nộ trong lòng nhân dân và tăng ni, Phật tử. Để đòi lại những quyền lợi cho Phật giáo các cuộc đấu tranh đã nổ ra và với tính chất đấu tranh của Phật giáo là bất bạo động đã diễn ra rất nhiều cuộc biểu tình của học sinh, sinh viên. Trong số những cuộc đấu tranh đó tiêu biểu nhất là sự kiện Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu có tầm quan trọng lớn lao trong việc làm suy yếu đi của chính quyền Ngô Đình Diệm. Những đàn áp, tra tấn và thủ tiêu, những cuộc bầu cử gian lận, những cuộc giam giữ trái phép đối với mọi thành phần đối lập đã làm cho quần chúng phẫn nộ. 3. Đóng góp của đề tài Đối với đề tài “ Hòa thượng Thích Quảng Đức với phong trào Phật giáo miền Nam Việt Nam” thấy được đóng góp của Phật giáo ở miền Nam: - Hòa thượng Thích Quảng Đức đấu tranh chống lại chế độ phản động Ngô Đình Diệm - Chống lại chính sách kì thị tôn giáo ở miền Nam Việt Nam. Củng cố sự đoàn kết của đạo Phật trong phong trào đấu tranh chống lại kì thị tôn giáo - Góp phần không nhỏ làm thất bại của chính quyền Ngô Đình Diệm, làm lung lay chính quyền Việt Nam Cộng hòa dẫn đến lật đổ ngày 1 -11 - 1963, làm cho Mỹ thay đổi chính sách và ngày càng sa lầy ở miền Nam
  • 10. 4 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu về quá trình đấu tranh mạnh mẽ của Phật giáo miền Nam Việt Nam năm 1963 và những đóng góp của Hòa thượng Thích Quảng Đức với phong trào Phật giáo năm 1963 - Phạm vi nghiên cứu: Về không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu trên phạm vi các tỉnh miền Nam xảy ra phong trào đấu tranh của Phật giáo Về thời gian: Đề tài nghiên cứu những mốc thời gian như năm 1954, là năm Hiệp định Giơnevơ được ký kết, Pháp rút hết quân về nước, miền Bắc hoàn toàn giải phóng, cũng là năm cả dân tộc Việt Nam bước vào cuộc đấu tranh chống sự can thiệp của Mỹ để bảo vệ độc lập dân tộc và cuộc đấu tranh của phong trào Phật giáo năm 1963 5. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Đã có một số công trình nghiên cứu về Phong trào Phật giáo miền Nam Việt Nam 1963 và Hòa thượng Thích Quảng Đức như: Trương Văn Chung, Nguyễn Công Lý, Thích Nhật Từ ( 2013 ), Nhìn lại phong trào Phật giáo miền Nam năm 1963, Nxb Phương Đông, nội dung cuốn sách bao gồm: Phần I Từ phong trào Chấn hưng Phật giáo đầu thế kỷ XX đến phong trào Phật giáo miền Nam năm 1963, phó bảng Nguyễn Sinh Sắc trong phong trào Chấn hưng Phật giáo, tác động từ phong trào Chấn hưng Phật giáo miền Trung đối với cuộc vận động Phật giáo miền Nam năm 1963 – Phần II gồm bối cảnh lịch sử, sự kiện, nhân vật, văn học trong phong trào Phật giáo ở miền Nam năm 1963, nguyên nhân dẫn đến phong trào Phật giáo năm 1963 ở miền Nam Việt Nam, phong trào đấu tranh Phật giáo miền Nam 1963 nhìn từ hồ sơ lưu trữ Bộ ngoại giao Mỹ, phong trào đấu tranh Phật giáo miền Nam 1963 từ góc nhìn của người Mỹ, Phật giáo 1963 và Bồ Tát Thích Quảng Đức nhìn từ thế giới, ngọn lửa Thích Tiêu Diêu tỏa sáng giữa sân chùa
  • 11. 5 Từ Đàm Huế ngày 16-8-1963, phong trào Phật giáo năm 1963 một cách tiếp cận, Ni trưởng Thích Nữ Diệu Không trong phong trào đấu tranh Phật giáo ở miền Nam năm 1963, phong trào Phật giáo miền Nam năm 1963 có phải là nguyên nhân cái chết của Ngô Đình Diệm, phong trào Phật giáo thị xã Quảng Trị năm 1963, Phật giáo Khánh Hòa với pháp nạn 1963, Cộng đồng quốc tế với phong trào Phật giáo miền Nam năm 1963, vai trò quần chúng nhân dân trong phong trào Phật giáo miền Nam năm 1963, chính sách của Mỹ đối với chính quyền Ngô Đình Diệm trong cuộc khủng hoảng Phật giáo năm 1963, phong trào đấu tranh của Phật giáo miền Nam năm 1963 đợt sóng cuối cùng nhấn chìm chế độ độc tài Ngô Đình Diệm, lịch sử Phật giáo Việt Nam trong ngày 11-6-1963 đã bị mạo hóa, Bồ-tát Quảng Đức cuộc đời và hạnh nguyện nhìn qua các văn bản và khảo cứu, con đường thơ đi đến Lửa từ bi của Vũ Hoàng Chương, tinh thần vô ngã vị tha của bồ tát Quảng Đức qua lời nguyện tâm huyết và kệ thiêu thân cúng dường - Phần III Ý nghĩa vai trò và bài học lịch sử từ phong trào Phật giáo miền Nam năm 1963: Năm mươi năm nhìn lại phong trào Phật giáo miền Nam, nguyên nhân và ý nghĩa tự thiêu của Bồ-tát Thích Quảng Đức, nguyên nhân và ý nghĩa tự thiêu của Bồ-tát Thích Quảng Đức, mục tiêu công bằng xã hội nhìn từ cuộc vận động của Phật giáo miền Nam năm 1963, nhìn lại phong trào đấu tranh của Phật giáo miền Nam năm 1963 những giá trị và ý nghĩa lịch sử, ảnh hưởng của phong trào Phật giáo đến cục diện chính trị miền Nam, tinh thần dân tộc trong phong trào Phật giáo năm 1963, bài học lịch sử từ ngọn lửa Thích Quảng Đức, sự kiện Phật Đản năm 1963 bài học lịch sử, Pháp nạn 1963 suy nghĩ về bất bạo động, từ phong trào tranh đấu của Phật giáo miền Nam năm 1963, nghĩ về tinh thần nhập thế của Phật giáo Việt Nam, sức mạnh truyền thống trong phong trào Phật giáo năm 1963, sáng ngời đức vô úy, phong trào đấu tranh của Phật giáo miền Nam 1963 đỉnh cao của sự nhập thế, tác động của phong trào đấu tranh Phật giáo ở miền Nam Việt Nam đến quan hệ Mỹ-Ngô Đình Diệm, bản chất văn hóa của cuộc đấu tranh Phật giáo trong pháp nạn 1963, tinh thần bất bạo động - Phần IV Đồng hành cùng dân tộc đạo pháp và Chủ Nghĩa Xã Hội của Phật
  • 12. 6 giáo trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam hiện nay: Cuộc đấu tranh của Phật giáo miền Nam chống Mỹ Diệm và xu hướng nhập thế trong bối cảnh hiện nay, Phật giáo với một số vấn đề văn hóa xã hội, Phật giáo TP HCM với việc cung cấp dịch vụ xã hội cho cộng đồng, vai trò của Phật giáo Đồng Bằng Sông Cửu Long trên lĩnh vực kinh tế văn hóa xã hội trong thời kỳ đổi mới, sự tiếp biến Phật giáo trong văn hóa người Việt miền Tây Nam Bộ, đặc trưng của Phật giáo Việt Nam trong thời đại hội nhập toàn cầu, sau 50 năm nhìn lại phong trào Phật giáo miền Nam 300 năm Phật giáo Gia Định – Sài Gòn, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, Nội dung cuốn sách bao gồm: Phần I Diễn văn khai mạc và lễ bế mạc hội thảo - Phần II Lịch sử truyền thừa: Điểm lại một số nét sắc thái Phật giáo Nam Bộ nhân kỷ niệm 300 năm Sài Gòn-TP.HCM, tổ đình Huê Nghiêm, một vài nét xưa và nay của Phật giáo Gia Định-Sài Gòn, tổ sư Minh Đăng Quang với chí nguyện nối truyền Thích Ca chánh pháp, một số nét đặc thù của Phật giáo Nam Bộ, những ngôi cổ tự đã mất ở Gia Định xưa, đặc điểm của Phật giáo Hoa tông ở Nam Bộ, nhân kỷ niệm 300 năm Phật giáo Sài Gòn-Gia Định ôn lại truyền thống Phật giáo Việt Nam - Phần III Những ngôi chùa cổ Phật Gia Định: Vai trò của chùa Từ Ân trong sự phát triển văn hóa Phật giáo ở Gia Định, kiến trúc các ngôi chùa xưa và nay, đặc trưng kiến trúc truyền thống của chùa Nam Bộ, chùa Sùng Đức 300 năm tồn tại và phát triển - Phần IV Các phong trào Phật giáo: Từ phong trào chấn hưng Phật giáo một số suy nghĩ về Phật giáo Việt Nam với tiến trình thống nhất dân tộc, đoàn sinh viên phật tử Sài Gòn đấu tranh cho tự do tôn giáo, về phong trào Phật giáo Sài Gòn 1963, sự phát triển Phật giáo miền Nam từ 1951 trở đi, sinh hoạt buổi đầu của Ni giới tại Sài Gòn, giai đoạn chấn hưng Phật giáo 1920-1930, hội Phật học Nam Việt và chùa Xá Lợi - Phần V Văn hóa giáo dục Phật giáo: Phật giáo với sự nghiệp giáo dục và đào tạo tại Sài Gòn-TP.HCM, hệ thống giáo dục Ni giới tại Sài Gòn, ni giới Khất Sĩ một dấu ấn trước dòng thời gian, sự tu học của Tăng sĩ Phật giáo trong suốt 300 năm hình thành và phát triển Tp Sài Gòn, phục hưng thiền Trúc Lâm Yên Tử, Phật giáo Nam Tông tại Sài
  • 13. 7 Gòn xưa và nay - Phần VI Phật giáo trong sinh hoạt văn hóa: Phật giáo trong sinh hoạt văn hóa tại Sài Gòn, kỷ niệm 300 năm Phật giáo Sài Gòn-Gia Định, hoạt động báo chí Phật giáo trong 300 năm phát triển của Sài Gòn-Gia Định, một số vấn đề xung quanh di sản chữ Hán trong các chùa ở đất Gia Định xưa, vài đặc điểm của giáo phái Bửu Sơn Kỳ Hương, 300 năm nghệ nhân tạo Phật tượng Gia định-Sài Gòn, Phật giáo cái nhìn của Nho sĩ Nam Bộ, tinh thần Phật giáo trong sân khấu dân tộc ở Việt Nam và một số nước Đông Nam Á, hình bóng tín ngưỡng dân gian trong các tự viện ở vùng Sài Gòn-Gia định, tình sông nghĩa biển, vài nhận xét về sự thay đổi khuynh hướng trong nghi lễ và trong phương pháp tu tập của đạo Phật Việt Nam - Phần VII Các vị cao tăng trong cuộc vận động chấn hưng Phật giáo: Hòa thượng Khánh Hòa và cuộc vận động chấn hưng Phật giáo 1921-1933, tổ sư Khánh Anh, một vị cao tăng truyền đạo ở miền Nam 1900-1973, đời thứ 41, Đạo Bổn Nguyên, ngọn đuốc sáng hiện thân cho tinh thần hòa hợp thống nhất Phật giáo Việt Nam - Phần VIII Phụ Lục: Chùa Cây Mai trong ký ức người xưa, nhớ chùa Khải Tường, di sản nghệ thuật cổ Phật giáo Sài Gòn-Gia định, nụ cười của tượng Phật chùa Kim Chương Ngoài ra, cũng có nhiều công trình khác nghiên cứu về vấn đề Phong trào Phật giáo miền Nam Việt Nam và Hòa thượng Thích Quảng Đức
  • 14. 8 6. Phương pháp nghiên cứu Với đề tài “ Hòa thượng Thích Quảng Đức với phong trào Phật giáo miền Nam Việt Nam”, đề tài đã sử dụng một số phương pháp để làm rõ vấn đề như: + Phương pháp lịch sử và logic được đưa vào sử dụng trong đề tài nghiên cứu nhằm hệ thống, phân tích và xử lý các thông tin về lịch sử theo một trình tự liên tục, hợp lí, có tính hệ thống, tạo nên sự liên kết xuyên suốt trong quá trình đấu tranh của Phong trào Phật giáo miền Nam Việt Nam + Phương pháp thu thập thông tin: Các thông tin, dữ liệu được thu thập thông qua các giáo trình, sách, công trình nghiên cứu khoa học và dữ liệu ở một số trang web. + Ngoài một số phương pháp đã nêu trên đề tài còn sử dụng một số phương pháp như: phương pháp sưu tầm, nghiên cứu, đọc tài liệu, phương pháp phân tích, phương pháp so sánh, phương pháp khái quát, tổng hợp, quy nạp, diễn dịch v.v... 7. Bố cục đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của đề tài gồm 3 chương: Chương 1. Bối cảnh lịch sử trong phong trào Phật giáo miền Nam Việt Nam năm 1963 Chương 2. Phong trào Phật giáo miền Nam năm 1963 Chương 3. Ý nghĩa lịch sử và vai trò của Hòa thượng Thích Quảng Đức với phong trào Phật giáo miền Nam Việt Nam năm 1963
  • 15. 9 B. Phần nội dung CHƯƠNG 1. BỐI CẢNH LỊCH SỬ TRONG PHONG TRÀO PHẬT GIÁO MIỀN NAM VIỆT NAM NĂM 1963 1.1 BỐI CẢNH TRONG NƯỚC Sau Chiến tranh thế giới thứ II, cùng với sự ra đời của hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa và với sự hùng mạnh về chính trị và quân sự của Liên Xô, phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ ở cả Châu Á, châu Phi và Châu Mỹ Latinh. Nhiều nước thuộc địa và phụ thuộc giành được độc lập, từ đó hình thành một lực lượng chính trị quan trọng. Lúc này, một số nước phát triển ở Tây Âu như Pháp, Anh, Italia,... đều trở nên suy yếu sau chiến tranh và trở thành con nợ của Mỹ. Ngược lại Mỹ bước ra khỏi cuộc chiến tranh với sức mạnh vượt trội, trước tình hình đó, nước Mỹ với âm mưu làm bá chủ thế giới, áp đặt chế độ tư bản chủ nghĩa lên toàn bộ thế giới, đã có những sự thay đổi quan trọng về chính sách đối ngoại. Mỹ đẩy mạnh cuộc chạy đua vũ trang để tạo ra một “khả năng to lớn nhằm trả đũa ngay lập tức bằng những phương tiện và tại những địa diểm do chúng ta lựa chọn. Lợi dụng ưu thế về quân sự và kinh tế, Mỹ chiếm địa vị lãnh đạo phe đế quốc nhằm chống lại phong trào cách mạng và phong trào giải phóng của các dân tộc. Đối với Đông Dương và Việt Nam, từ ngay trước khi nhân dân Việt Nam tiến hành cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945, Mỹ đã nhòm ngó và có những toan tính có lợi cho Mỹ. Cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam với những thắng lợi to lớn ở khắp các chiến trường đẩy thực dân Pháp vào thế sa lầy nghiêm trọng, buộc Pháp phải nhờ sự tiếp sức của Mỹ để đối phó, do đó càng tạo điều kiện cho Mỹ can thiệp sâu vào chiến tranh Đông Dương. Có thể nói, ở Đông Dương việm trợ của Mỹ thấm đến đâu thì bàn tay của Mỹ cũng tới đó. Tình thế đã ép buộc Pháp phải chấp nhận điều này, chính cuộc chiến đấu ngoan cường của nhân dân Việt Nam, Lào, Campuchia đã đẩy thực dân
  • 16. 10 Pháp và tay sai vào thế bị động và thất bại. Càng thất bại, họ càng phải dựa vào Mỹ và do đó càng lệ thuộc vào Mỹ. Một biện pháp quan trọng mà Mỹ thực hiện nhằm từng bước hất cẳng Pháp là trực tiếp nắm lấy quân đội và chính quyền Sài Gòn, biến các tổ chức này thành công cụ xâm lược của Mỹ. Việc lựa chọn những nhân vật chính trị và quân sự đứng đầu quân đội và chính quyền Sài Gòn ở Việt Nam đều cần có sự ủng hộ của Mỹ. Ngay từ tháng 6 – 1948, việc Pháp lựa chọn Bảo Đại làm người đứng đầu “ Quốc gia Việt Nam” không phải hoàn toàn thỏa mãn ý muốn của Mỹ. Quá trình gắn bó của Bảo Đại với Pháp từ năm 1932, rồi với Nhật cũng như những mặt yếu kém của Bảo Đại khiến Mỹ có những lo ngại. Mỹ vẫn chuẩn bị cho khả năng sẽ đưa con bài do Mỹ nuôi dưỡng, con bài ấy chính là Ngô Đình Diệm, một người nổi tiếng về “chống cộng”, có mâu thuẫn với Pháp và bề ngoài là “yêu nước”, “chống Pháp”. Cũng bởi vì đã có sẵn mưu đồ từ trước nên ngày 7 – 7 – 1954, nghĩa là chỉ đúng sau hai tháng sau sự thất thủ của quân đội Pháp tại Điện Biên Phủ diễn ra làm bàng hoàng cả nước Pháp, thì Mỹ đã đưa Ngô Đình Diệm về nước làm Thủ tướng thay thế Bửu Lộc – hành động được coi là động thái quan trọng mở đầu quá trình can thiệp của Mỹ vào Việt Nam. Hình ảnh người lính viễn chinh Pháp cuối cùng rời khỏi miền Nam Việt Nam là biểu tượng của sự chấm dứt vĩnh viễn những liên hệ có tính chất thực thực dân Pháp đối với Việt Nam. Nhưng ở miền Nam Việt Nam lúc đó, người lính Pháp ra đi thì thay thế vào đó là hàng trăm “ cố vấn” Mỹ đến để huấn luyện chỉ huy quân đội đánh thuê người Việt Nam. Miền Nam Việt Nam đã thực sự chuyển đổi từ thuộc địa Pháp sang lệ thuộc Mỹ, theo kiểu “thực dân mơi”. Mỹ từng bước xây dựng một chính quyền lệ thuộc Mỹ và một hình thức thống trị điển hình của chủ nghĩa thực dân mới. Mục tiêu lâu dài của Mỹ là: Chia cắt lâu dài nước Việt Nam, biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mỹ, Mỹ muốn lấy miền Nam Việt Nam làm phòng tuyến ngăn chặn chủ nghĩa xã hội lan xuống Đông Nam Á, đồng thời làm căn cứ để tấn công miền bắc hòng đè bẹp và đẩy lùi chủ nghĩa xã hội ở vùng này, bao vây và uy hiếp các nước xã hội chủ
  • 17. 11 nghĩa khác. Chủ trương của Mỹ trong giai đoạn này là tăng cường số “cố vấn” và viện trợ Mỹ, xây dựng và củng cố chế độ Ngô Đình Diệm, lấy đó làm chỗ dựa để áp đặt củ nghĩa thực dân mới, ra sức nâng đỡ quân đội và chính quyền, dùng các lực lượng này đàn áp phong trào cách mạng của nhân dân Việt Nam. Xa hơn nữa, Mỹ muốn dùng quân đội và chính quyền Sài Gòn làm lực lượng xung kích quan trọng cho âm mưu xâm lược và nô dịch của Mỹ ở Đông Dương. Thực hiện chủ trương trên, Tổng thống Mỹ Aixenhao đã cử Tướng J.K.Côlin, nguyên Tổng tham mưu trưởng lục quân Mỹ, sang Sài Gòn làm Đại sứ. Đây là nhân vật vô cùng quan trọng, thay mặt Chính phủ Mỹ điều hành trực tiếp việc thực hiện chủ nghĩa thực dân mới ở miền Nam Việt Nam. Quyền lực của viên đại sứ Mỹ ở Sài Gòn có thể so sánh với các viên toàn quyền, cao ủy Pháp trước đây ở Việt Nam. Chỉ có điểm khác nhau là nay viên đại sứ thể hiện quyền lực một cách giấu mặt và khéo léo, tinh vi hơn. Trước khi đến Sài Gòn, Côlin đã đưa ra một kế hoạch 6 điều, gồm: 1. Ủng hộ chính quyền Ngô Đình Diệm. Viện trợ trực tiếp cho chính quyền Sài Gòn, không qua Pháp. 2. Xây dựng lại “quân đội quốc gia” cho Ngô Đình Diệm gồm 15 vạn quân do Mỹ huấn luyện và cung cấp vũ khí 3. Tổ chức bầu Quốc hội miền Nam, thực hiện “độc lập” giả hiệu. 4. Thực hiện việc định cư cho số người Bắc di cư và kế hoạch cải cách điền địa. 5. Thay đổi thuế khóa, giành ưu tiên cho hàng hóa Mỹ xâm nhập miền Nam Việt Nam. 6. Đào tạo cán bộ hành chính cho chính quyền Ngô Đình Diệm. Đến tháng 3 – 1955, đã có sự xung đột mạnh mẽ giữa Ngô Đình Diệm với các giáo phái gọi là “tam liên” ( Cao Đài, Hòa Hảo, Bình Xuyên), lực lượng của Ngô Đình Diệm đánh nhau ác liệt với quân đội Hòa Hảo ở vùng Hậu Giang và đánh nhau với quân đội Bình Xuyên ngay tại Sài Gòn. Được Mỹ hỗ trợ, phần thắng thuộc về Ngô Đình Diệm. Các quân đội Hòa Hảo và
  • 18. 12 Bình Xuyên tan rã. Lãnh tụ Bình Xuyên Lê Văn Viễn được Pháp bí mật đưa sang Pháp. Còn lực lượng Cao Đài thì lúc đầu “ án binh bất động”, sau bị Ngô Đình Diệm mua chuộc đã phản lại “tam liên”, theo Ngô Đình Diệm đánh Bình Xuyên. Cùng lực lượng Đại Việt ở Quảng Trị, Thừa Thiên, Phú Yên, Quốc dân Đảng ở Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Kon Tum cũng bị Ngô Đình Diệm dùng vũ lực tiêu diệt. Cùng với các hành động đánh phá, tiêu diệt các lực lượng giáo phái và đảng phái đối lập, chính quyền đã tập trung toàn bộ binh lực cho việc đánh phá phong trào cách mạng và khủng bố dã man nhân dân miền Nam. Bởi vì Ngô Đình Diệm và những người theo ông biết rằng, đây mới chính là lực lượng mạnh mẽ uy hiếp sự tồn tại củ chính quyền Sài Gòn, bất chấp các điều khoản của Hiệp định Giơnevo, trong đó điều 14c quy định: “Không dùng cách trả thù hay phân biệt đối xử nào đối với cá nhân hoặc tổ chức, vì lý do hoạt động của họ trong chiến tranh và cam kết những bảo đảm tự do dân chủ của họ”, Ngô Đình Diệm đã trắng trợn khủng bố nhân dân miền Nam, nhất là nhân dân ở vùng kháng chiến cũ. Chính quyền và quân đội sài Gòn không từ một thủ đoạn tàn ác nào để trả thù, ám hại những người kháng chiến cũ và không ghê tay khi xả súng vào những cuộc biểu tình mừng hòa bình của nhân dân miền Nam, gây ra những vụ tàn sát dã man làm cho mỗi nơi hàng vài chục thậm chí vài trăm người chết và bị thương. Sự tàn ác như vậy không thể hiên sức mạnh mà chỉ chứng tỏ nỗi lo sợ của họ trước làn sóng đấu tranh mạnh mẽ vì tự do dân chủ, vì hòa bình và thống nhất Tổ quốc của nhân dân miền Nam. Để làm chỗ dựa cho chính quyền thực dân mới, Mỹ và Ngô Đình Diệm đã làm mọi cách để có thể tập hợp và xây dựng lực lượng. Bởi vì được đưa lên cầm quyền chủ yếu bằng đô la và vũ khí Mỹ, cơ sở chính trị, xã hội của Ngô Đình Diệm lúc đầu rất mỏng manh. Lực lượng đầu tiên mà Mỹ và Ngô Đình Diệm tính toán đến trong việc tìm chỗ dựa này là các giáo dân. Một kế hoạch nhằm cưỡng ép hàng chục giáo dân miền Bắc di cư vào Nam đã được Mỹ vạch ra và ra sức thực hiện. Kế hoạch thâm độc này được Mỹ chuẩn bị ngay từ khi Hội nghị Giơnevo vừa được bắt đầu và Pháp chưa đại bại tại Điện
  • 19. 13 Biên Phủ. Sau đó, ngày 30 tháng 6 năm 1954, Tổng thống Mỹ Aixenhao đã đề cập đến việc tổ chức cho dân di cư từ Bắc vào Nam nếu một hiệp định đình chiến được kí kết tại Giơnevo và nước Việt Nam bị chia cắt tạm thời bởi hai vùng tập kết. Mục tiêu của cuộc di cư vô cùng tốn kém này là Mỹ và Ngô Đình Diệm muốn đưa càng nhiều những người Công giáo miền Bắc vào Nam càng tốt để tạo cho chính quyền một chỗ dựa về chính trị, một nguồn tuyển mộ quân lính và tay sai. Ngô Đình Diệm đã có những chính sách ưu đãi đặc biệt đối với những người Công giáo di cư và cùng với Công giáo nói chung. Do đó Ngô Đình Diệm đã tạo nên một sự chia cách giữa những người Công giáo với những người thuộc tôn giáo khác và những người không theo tôn giáo nào. Trong những năm Ngô Đình Diệm thống trị ở miền Nam tín đồ Công giáo được đưa làm nòng cốt trong chính quyền, quân đội và các đoàn thể, các đảng phái chính trị phản động của Ngô Đình Diệm hoặc theo Ngô Đình Diệm. Không những thế, Ngô Đình Diệm đã cho lập nhiều đội quân vũ trang mang danh Thiên Chúa giáo hoặc cho một số phần tử chống cộng khoác áo thầy tu lập những đơn vị vũ trang Công giáo ở địa phương nhằm chống phá cách mạng, đàn áp, khủng bố nhân dân miền Nam và kì thị các tôn giáo khác. Các đơn vị vũ trang đóng ở căn cứ Hải Yến, Cà Mau do Phan Lạc Hóa, một phần tử phản động đội lốt cha cố với các hành động cực kỳ dã man là một ví dụ điển hình cho các đơn vị vũ trang thuộc loại này. Không chỉ lấy Công giáo làm lực lượng nòng cốt trong chính quyền, quân đội, Ngô Đình Diệm còn thiết lập một trật tự chính trị theo kiểu riêng của mình trong đó quyền lực chủ yếu do gia đình ông ta nắm giữ. 1.2 TÌNH HÌNH PHẬT GIÁO MIỀN NAM VIỆT NAM Việt Nam là một quốc gia nằm trong vùng Đông Nam Châu Á, Bắc giáp với Trung Hoa, Đông và Nam giáp với Biển Nam Hải, phía Tây giáp với Lào và Campuchia, tôn giáo chính : Phật giáo ( những tôn giáo nhỏ khác là Khổng, Lão, Cao Đài, Hòa Hảo, Ky Tô, Tin Lành... ); thể chế chính trị Cộng Sản, Lao động (nông 8 ngư nghiệp ): 73 % dân số truyền thông đại chúng 7 triệu máy radio, 3 triệu máu truyền hình, Nhật báo Nhân Dân phát hành
  • 20. 14 200.000 tờ mỗi ngày, thu nhập bình quân đầu người 113 đô la. Việt Nam là một quốc gia nằm ở ngã tư của lưu lộ quốc tế thuộc Đông Nam Châu Á, và là nơi dừng chân của các thương buôn của vùng Địa Trung Hải. Từ một vị trí địa lý thuận lợi như thế, do đó các quốc gia trong vùng này đã thiết lập các mối quan hệ kinh tế, thương mại, văn hóa, tôn giáo... Vì vậy các tôn giáo lớn, trong đó có Phật giáo gặp nhiều thuận lợi du nhập vào nước ta. Ngay khi được truyền vào, từ thế kỷ đầu, Đạo Phật đã nhanh chóng thích nghi với lối sống của người dân Việt và trong quá trình hình thành và phát triển trên đất nước, Đạo Phật đã không gặp một trở ngại nào trong việc hòa nhập vào mọi giai tầng của xã hội Việt Nam. Đạo Phật đã thấm vào nền văn minh Việt Nam tự nhiên và dễ dàng như nước thấm vào đất. Đạo Phật đã lan tỏa khắp hang cùng ngỏ hẻm trên lãnh thổ Việt Nam và đã có một chỗ đứng nhất định từ cung đình cho đến làng xã Việt Nam Đạo lý của Phật giáo Việt Nam cũng đã ăn sâu vào nếp sống, nếp nghĩ của người dân Việt và đã trở thành những giá trị tinh thần vô giá cho người dân. Trong suốt chiều dài lịch sử mười tám thế kỷ qua, Đạo Phật đã chứng minh sự hiện hữu của mình trong hầu hết các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội ... và có những đóng góp, những ảnh hưởng tích cực. Tuy nhiên giai đoạn này Phật giáo bị chèn ép một cách nặng nề. Quốc trưởng Bảo Đại bị phế truất từ năm 1955 nhưng Đạo dụ số 10 do ông ký ngày 6.8.1950 vẫn được chính quyền Ngô Đình Diệm thi hành theo, bởi vì Đạo dụ này không ràng buộc Công giáo vào thể chế hiệp hội và cho phép kiềm chế các tôn giáo khác. Ngoài sự chèn ép các tổ chức Phật giáo, chế độ còn khủng bố những tăng sĩ và cư sĩ đang hoạt động đắc lực tại các chi hội Phật giáo tại địa phương, ép người phật tử bỏ đạo để theo Công giáo. Có người vì sợ mất công ăn việc làm nên đã phải làm lễ rửa tội theo đạo. Có nhà phải đem bàn thờ Phật hoặc bàn thờ tổ tiên từ gian nhà giữa vào ở nhà sau để khỏi bị dòm ngó. Có người cương quyết giữ vững tín tâm đã bị bắt đi “ học tập” dài hạn tại các trại Cải Huấn. Năm 1963, hội Phật Giáo Việt Nam tại Trung Phần công bố hai tập tài liệu ghi chép những vụ vi phạm nhân quyền, kỳ thị tôn giáo và
  • 21. 15 đàn áp phật tử từ năm 1959 đến năm 1963. Theo tài liệu ấy, có mười lăm vụ bắt buộc tín đồ Phật giáo theo Công giáo, một vụ tra tấn và tù đày tăng sĩ sau khi đã vu khống cho ông là “ Việt Cộng”. Tại Bình Định, có bảy vụ bắt buộc những cư sĩ lãnh đạo Phật giáo địa phương bỏ nhà cửa để đi “dinh điền” trên cao nguyên, trong khi những người này thuộc các thành phần phú nông, tiểu tư sản, không phải là người dân thất nghiệp và năm vụ ép buộc theo Công giáo, ba vụ hăm doạ thủ tiêu, ba vụ bắt bớ, tra tấn và thủ tiêu phật tử, một vụ chôn sống hai tín đồ Phật giáo chung một cái hầm. Chính sách kỳ thị Phật giáo của Chính quyền Việt Nam Cộng hòa ( 1954 – 1963 ) cũng thể hiện rất đậm nét. Chính quyền Việt Nam Cộng hòa ( 1954 - 1963 ) đã ưu ái cho Thiên Chúa giáo nhiều đặc quyền trong việc trùng tu, xây dựng Nhà thờ, tượng Chúa. Nổi bật nhất là việc trùng tu và xây dựng nhà thờ Đức Mẹ La Vang ở Quảng Trị. Trong các ngày lễ Thiên Chúa giáo Chính quyền Việt Nam Cộng hòa ( 1954 - 1963 ) đã tạo điều kiện to lớn cho việc tổ chức hành lễ, nhất là lễ Giáng sinh hàng năm. Lễ Giáng sinh năm 1958 được Chính phủ Việt Nam Cộng hòa ( 1954 - 1963 ) nâng lên tầm quốc gia. Điều này được phản ánh tiêu biểu sau: Tại Dinh Độc Lập ( nay Dinh Thống Nhất ), Chính phủ Việt Nam Cộng hòa ( 1954 - 1963 ) tổ chức lễ Giáng sinh với qui mô lớn. Trong Phiếu trình số 2605 - TTP / VP / NL ngày 26 11-1958, Sở Nghi lễ đã chuyển đến Đông lý Văn phòng Phủ Tổng thống chương trình lễ Giáng sinh: “ Hồi 23 giờ15 : Tại Dinh Độc Lập , Phó Tổng thống đại diện Tổng thống và các Bộ trưởng dự lễ này do Lữ đoàn Liên binh phòng vệ Tổng thống phủ tổ chức. Thông điệp của Tổng thống . Rước kiệu Chúa vòng quanh Dinh , ... Trong đêm Chúa Giáng sinh , đài phát thanh có truyền thanh thông điệp của Tổng thống gởi đồng bào toàn quốc...” Ngày 16-2-1959 , Giáo hội Thiên Chúa giáo Việt Nam kỷ niệm 100 năm thành lập, Hồng y Agagianian, đại diện Giáo hoàng đến Sài Gòn chủ tọa
  • 22. 16 buổi lễ và tôn vinh Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn lên hàng “ Vương cung Thánh đường ”. “ Trong những ngày Đức Hồng y có mặt tại Việt Nam với những buổi lễ ngoài trời , cờ Tòa thánh chen lẫn với cờ quốc gia tung bay trước công viên Dinh Độc Lập và ở khắp mọi tỉnh , thị tạo nên một khung cảnh náo nhiệt , rộn rã khắp miền Nam”. Tại Huế, từ ngày Ngô Đình Thục về nhậm chức Tổng Giám mục địa phận thì hàng năm “ ngày lễ Giáng sinh được tổ chức rất tưng bừng . Cờ Công giáo treo dọc đường ăn lan đến cầu Trường Tiền. Cổng chào dựng lên khắp nơi, nhất là phải tả ngạn sông Hương. Điều này làm cho quần chúng Phật giáo bất bình. Vì từ xưa những cuộc lễ lớn về Công giáo chỉ tổ chức quy mô bên địa phận Phú Cam mà thôi ”. Về giáo dục, hệ thống trường tư thục Thiên Chúa giáo từ mầm non đến tiểu học, trung học và đại học được xây dựng rất sớm. Năm 1958, Ngô Đình Thục thành lập trường Đại học Thiên Chúa giáo tại Đà Lạt. Để chuẩn bị, từ cuối năm 1957. Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa ( 1954 – 1963 ) đã tặng cho trường này đồn điền Blao. Công văn số 415 – TTP. ĐLM ngày 4-12-1957 của Đổng lý Văn phòng Phủ Tổng thống gởi Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết : “ Do Công văn số 1570 - BTC / DC / B ngày 5-8-1957 , ông Bộ trưởng có đề nghị Tổng thống tặng dữ đồn điền tại Blao , tịch thấu của Lê Văn Viễn , cho trường đại học sắp thành lập tại Đà Lạt ”. “ Sự tặng dữ này khi trường đại học nói trên đã hoàn thành và có tư cách pháp nhân để nhận lãnh. Tôi trân trọng tin để ông Bộ trưởng rõ : Tổng thống chấp nhận đề nghị trên đây của ông bộ trưởng ”. “ Chính sách đặc quyền cho Thiên Chúa giáo , kỳ thị Phật giáo của chính quyền Ngô Đình Diệm cũng xâm nhập sâu trong lĩnh vực học đường . Diệm dành cho Giáo hội Thiên Chúa giáo chi phối các trường ( kể cả các trường không phải Thiên Chúa giáo )”. Cuộc rước Phật tại Sài Gòn vào dịp Lễ Phật đản ngày 3-5-1960 với sự tham gia của nhiều tổ chức Phật giáo, gồm Giáo hội Tăng già Nam Việt, Giáo
  • 23. 17 hội Tăng già Bắc Việt, Giáo hội Lục Hòa, Giáo hội Tăng già Nguyên thủy ( Hệ phái Phật giáo Nam tông Kinh ), Ni bộ Nam Việt, Hội Tịnh độ cư sĩ, Hội Phụ nữ Phật tử, Hội Việt Nam Phật giáo, Hội Phật học Nam Việt, Quan Âm Phổ tế, Hội Lục hòa Theravada, Chùa Phật Bửu, Chùa Quan Âm, Chùa Linh Quang, chùa Khánh Vân, chùa Phước Hòa, chùa Giác Minh, chùa Xá Lợi. Ngoài khẩu hiệu như hằng năm “ Mừng ngày Phật đản ”, đặc biệt đoàn rước Phật trương lên nhiều khẩu hiêu như “Mồng 8 tháng 4 bất diệt” “Phật giáo đến đâu, từ bi đến đấy”, “ Phật lâm phàm, ma vương thối bước”, “ Đạo Phật, nguồn sáng vô tận ” , “ Khoa học chỉ xác nhận lời Phật dạy ”, “ Không từ bi , không hạnh phúc ”, “ Không trí giác , mãi khổ đau”, “ Tin ma quỷ , thêm mê mờ ”, “ Đức Phật là hiện thân của chân lý ”, “ Vua của các vị vua : Đức Phật”. Đối với Phật giáo, Chính phủ Việt Nam Cộng hòa ( 1954 - 1963 ) tìm mọi cách gây trở ngại trong việc hành lễ, viện lý do an ninh nhằm ngăn cấm . Có trường hợp bị phạt vi cảnh vì tụng kinh trong nhà. Không chỉ trong nước mà ngoài nước cũng bị Chính phủ Việt Nam Cộng hòa ( 1954 - 1963 ) thi hành chính sách kỳ thị Phật giáo. Các tổ chức Thiên Chúa giáo thoải mái xuất bản Kinh sách , có cả chương trình Thiên Chúa giáo trên đài phát thanh ... Ngược lại, Phật giáo bị ép đủ điều, Kinh sách bị kiểm duyệt gay gắt, không ra được một tờ báo có tính quần chúng trong gần 10 năm dưới chế độ Việt Nam Cộng hòa ( 1954 - 1963 ). Chính quyền Việt Nam Cộng hòa ( 1954 - 1963 ) không hủy Đạo dụ số 10 được ban hành năm 1950 dưới thời vua Bảo Đại ký, lấy đó để hạn chế và chèn ép Phật giáo Việt Nam trong sinh hoạt tín ngưỡng và truyền bá chánh pháp. Chẳng hạn như Chính phủ Việt Nam Cộng hòa ( 1954 - 1963 ) cho phép thành lập Hội Phật giáo Nguyên thủy Việt Nam ngày 10-06-1956, nhưng hoạt động theo quy chế các hiệp hội Đạo dụ số 10. Tương tự, Giáo hội Tăng già Phật giáo Nguyên thủy Việt Nam nộp đơn xin phép thành lập Giáo Hội Tăng Già Nguyễn Thủy Việt Nam từ ngày 20-02-1957 Chính phủ Việt Nam Cộng hòa đồng ý phê duyệt hoạt động nhưng vẫn bị Đạo dụ số 10 hạn chế.
  • 24. 18 Như vậy, Chính phủ Việt Nam Cộng hòa ( 1954 - 1963 ) có chính sách ưu đãi đối với Thiên Chúa giáo, kỳ thị Phật giáo miền Nam rất rõ nét, được thể hiện qua các lĩnh vực tư tưởng - chính trị, kinh tế - xã hội và văn hóa - giáo dục, tạo điều kiện thuận lợi, tốt nhất kể cả vật chất lẫn tinh thần cho Giáo hội Thiên Chúa giáo Việt Nam hoạt động, phát triển và điều khó lòng chối cãi được là “ bất chấp mọi điều kiện lịch sử và tâm lý dân tộc, Mỹ - Diệm đã có nhiều cố gắng theo hướng Công giáo hóa nhân dân ta , biến Thiên Chúa giáo thành quốc giáo ở miền Nam” Chính người từng ủng hộ Tổng thống Ngô Đình Diệm một cách nhiệt thành là thượng Nghị sĩ Mỹ Mansfield , cũng phải thừa nhận trong cuộc tiếp xúc với Cao Văn Luận ngay khi vừa bùng nổ phong trào Phật giáo miền Nam năm 1963 , rằng: “ Hiện nay chẳng những dư luận báo chí Mỹ mà phần lớn các nhân vật trong chính phủ Mỹ đều cho rằng chế độ ông Diệm là một chế độ độc tài , gia đình trị , Công giáo trị ”. Chính Tổng thống Ngô Đình Diệm đã có lần nghe Cao Văn Luận nói : “ Ai cũng thấy từ khi Cụ cầm quyền , thì nhà thờ mọc lên khắp nơi , các nhà thờ bị phá hủy trong chiến tranh đều đã được tái thiết gần hết , cả những nơi không có bao nhiêu giáo dân cũng có nhà thờ đồ sộ . Số người theo đạo mới cùng gia tăng mau chóng”. Do vậy, Thiên Chúa giáo ở miền Nam Việt Nam đã phát triển nhanh chóng dưới thời chế độ Việt Nam Cộng hòa ( 1954 - 1963 ). Chính sách kỳ thị Phật giáo miền Nam Việt Nam, ( trong đó có Hệ phái Phật giáo Nam tông Kinh ) của Chính phủ Việt Nam Cộng hòa ( 1954 - 1963 ), tiến hành trong suốt chín năm thống trị miền Nam, xét trên thực tế là một cuộc tấn công quy mô, toàn diện vào Phật giáo miền Nam trên tất cả các lĩnh vực tư tưởng - chính trị, kinh tế - xã hội, văn hóa - giáo dục. Xét về mục tiêu lâu dài, chính sách kỳ thị Phật giáo được Chính phủ Việt Nam Cộng hòa ( 1954 - 1963 ) xem như là một trong những biện pháp hiệu quả cao để đẩy lùi lực lượng cách mạng miền Nam, đẩy lùi kháng chiến , giữ chặt miền Nam trong quỹ đạo của chủ nghĩa thực dân mới .
  • 25. 19 Chính sách độc tôn Thiên Chúa giáo, kỳ thị Phật giáo của chế độ Việt Nam Cộng hòa đã gây ra bao nỗi đau thương, khổ nhục, uất hận hoặc nhẹ hơn là bất mãn đối với nhân dân miền Nam, đối với những người không cùng tôn giáo với họ Ngô, nhất là đối với tín đồ Phật giáo. Do vậy, dưới chế độ Việt Nam Cộng hòa ( 1954 - 1963 ), mâu thuẫn dân tộc và mâu thuẫn giai cấp hình thành và được biểu hiện qua “ bức tranh ” tôn giáo vô cùng đậm nét. Chính sách kỳ thị Phật giáo của Chính quyền Việt Nam Cộng hòa ( 1954 - 1963 ) đã tạo ra Pháp nạn cho Phật giáo Việt Nam, tạo ra nỗi đau bất công, đối kháng lại lợi ích dân tộc, đối kháng đường lối Đạo pháp và Dân tộc của Phật giáo, đó chính là nguyên nhân sâu xa dẫn đến phong trào Phật giáo ở miền Nam Việt Nam năm 1963 tranh đấu chống Chính phủ Việt Nam Cộng hòa ( 1954 - 1963 ), buộc Phật giáo miền Nam Việt Nam nhập cuộc chính sự. Chính sách của Chính phủ Việt Nam Cộng hòa ( 1954 - 1963 ) trên các lĩnh vực từ tư tưởng - chính trị đến kinh tế - xã hội và văn hóa - giáo dục đối với Phật giáo như đã trình bày, dù chỉ là những nét chấm phá ở trên, nhưng thể hiện đậm nét chính sách ưu đãi Thiên Chúa giáo, tạo mọi điều kiện tinh thần và vật chất cho Giáo hội Thiên Chúa giáo hoạt động và phát triển. Ngược lại, Chính phủ Việt Nam Cộng hòa ( 1954 - 1963 ) thực hiện chính sách kỳ thị Phật giáo một cách toàn diện và có hệ thống trên tất cả các lĩnh vực, bằng nhiều biện pháp gian xảo, dã man tàn bạo, từ dụ dỗ, mua chuộc, đến trấn áp tinh thần, ép buộc, khủng bố một cách quyết liệt, kể cả bắt, giết, thủ tiêu những người không cùng tôn giáo với gia đình Tổng Thống Ngô Đình Diệm . Năm 1957, chính quyền ra lệnh loại bỏ ngày Phật Đản ra khỏi số ngày nghỉ chính thức trong năm. Đây là một đòn đánh vào người Phật giáo. Ngày Phật Đản đối với người phật tử quan trọng không khác gì ngày giáng sinh Noel đối với người Công giáo. Hành động này của chính quyền cho thấy một ý niệm rõ rệt về mức chèn ép và đàn áp của chế độ. Đại hội đồng hội Việt Nam Phật học họp vào tháng Ba năm 1957 đã sôi nổi thảo luận về sự việc này và đã đánh bưu điện sau đây cho Tổng Hội Phật Giáo Việt Namm tại Sài Gòn. “ Tổng hội đồng lần thứ 25 toàn hội Việt Nam Phật Học gồm có liệt vị chứng
  • 26. 20 minh đại đạo sư trong Giáo Hội Tăng Già và đại biểu 14 tỉnh hội đại diện cho 565 đơn vị họp tại chùa Từ Đàm Huế trong các ngày 8,9,10 và 11 tháng 3 năm 19457 kính đặt niềm tin tưởng vào Tổng Hội. Yêu cầu Tổng Hội liên tục tích cực can thiệp lên Chính Phủ và Quốc Hội công nhận ngày Phật Đản mồng tám tháng tư âm lịch là ngày lễ hợp pháp vĩnh viễn của quốc gia. Chủ tịch đại hội đồng Thích Thiện Minh, Phật Đản năm ấy được phật tử khắp nơi tổ chức rầm rộ lớn bằng mười lần mọi năm để tỏ thái độ. Dưới áp lực của quần chúng, chính quyền đã công nhận lại ngày Phật Đản sau đó một năm.
  • 27. 21 CHƯƠNG 2. PHONG TRÀO PHẬT GIÁO MIỀN NAM VIỆT NAM 1963 2.1 PHONG TRÀO PHẬT GIÁO MIỀN NAM VIỆT NAM NĂM 1963 2.1.1 Chính sách của Ngô Đình Diệm đối với Phật giáo miền Nam Việt Nam Chế độ Ngô Đình Diệm do Mỹ dựng lên để phá hoại hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất đất nước mà hiệp định Giơnevo ( 1954) quy định, tạo điều kiện cho Mỹ thiết lập chủ nghĩa thực dân mới, chiếm đóng lâu dài miền Nam Việt Nam. Mặc dù ra sức rêu rao về một chính quyền Cộng hòa, tự do, dân chủ, trong đó có tự do tín ngưỡng tôn giáo, nhưng chế độ Ngô Đình Diệm ở miền Nam thực chất là một chế độ bóp nghẹt tự do dân chủ trong đó có sự tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của chế độ Ngô Đình Diệm vào năm 1963, trong đó có một nguyên nhân không thể không kể đến đó là kỳ thị và đàn áp tôn giáo. 2.1.1.1 Chính sách kỳ thị tôn giáo, tín ngưỡng của chính quyền Ngô Đình Diệm Giai đoạn cuối của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam, trước sự thất bại của Pháp, Mỹ đã toan tính cơ hội chiếm đóng lâu dài Việt Nam. Một mặt Mỹ chuẩn bị con bài chính trị mà người đứng đầu là Ngô Đình Diệm, một tu sĩ của đạo Công giáo, mặt khác Mỹ gấp rút chuẩn bị cơ sở vật chất, trong đó đáng kể là cuộc di cư, đưa người dân là tín đồ Công giáo miền Bắc vào miền Nam làm hậu thuẫn cho Mỹ - Diệm. Mĩ nhận ra chính sách lợi dụng tôn giáo mà chủ yếu là Công giáo mà thực dân Pháp lợi dụng vào xâm lược và nô dịch nhân dân Việt Nam là chính sách thâm độc và có hiệu quả. Trong khi đó Công giáo ở miền Nam trước cuộc di cư số lượng tín đồ và lực lượng chống cộng là nhỏ bé so với Công giáo miền Bắc. Vì vậy Mĩ – Diệm thực hiện ý đồ lôi kéo giáo dân đặc biệt là tầng lớp giáo sĩ phản động chống cộng từ miền Bắc di cư vào Nam càng nhiều càng tốt. Cuối tháng 6 năm 1954, trong khi Hội nghị Giơnevo đang tiến hành thì ngày 30 – 6 năm 1954 Đài phát thanh AFP ( Pháp) loan tin: Trong cuộc họp báo chí, Tổng thống Mĩ Aixenhao có ý định “ tổ chức một cuộc di cư có kế hoạch dân chúng
  • 28. 22 Việt Nam từ Bắc vào Nam nếu Hiệp định đình chiến được kí kết”. Kể từ đó đế quốc Mĩ ráo riết thực hiện ý đồ của họ. Trong vòng tháng 7 năm 1954, Mỹ bỏ ra 45 triệu đồng tiền Đông Dương cho bọn tay sai chi tiêu về việc di cư. Trong việc làm này Mỹ đặc biệt dựa vào Ngô Đình Diệm và bọn giáo sĩ phản động tập hợp quanh Ngô Đình Diệm lúc bấy giờ. Trong hội nghị “ Liên minh chống cộng châu Á” họp tại sài Gòn tháng 3 năm 1957, Ngô Đình Diệm lớn tiếng hô hào “ chúng ta đừng quên vũ khí chân lý sẵn có trong kho tàng tôn giáo. Sử dụng vũ khí đó là mục tiêu của liên minh chống cộng Châu Á”. Trong thời gian từ năm 1954 đến năm 1956 có khoảng 800000 người Công giáo, khoảng 2/3 dân số người Công giáo miền Bắc lúc bấy giờ di cư vào Nam. Số linh mục, giám mục di cư là 809 chiếm 72%. Giáo dân di cư vào nam được Mĩ – Diệm ban đầu tập trung vào các trại tị nạn, đầu năm 1958 giao cho Bùi Văn Lương, Tổng ủy trưởng Tổng ủy Di cư kiêm cả chức Tổng ủy trưởng Tổng ủy Doanh điền, Bùi Văn Lương chuyển hàng vạn giáo dân di cư đến định cư tại các khu doanh điền lập ra ở khắp miền Nam nhất là ở miền Tây Nam Bộ, Tây Nguyên và các vùng dọc biên giới mênh mông miền Nam Việt Nam – Campuchia. Ngay từ những ngày đầu được đưa về miền Nam, Ngô Đình Diệm đã thực hiện ý định mà ông ta từng ấp ủ thành lập một đảng chính trị đối lập với Đảng Lao động Việt Nam, một chính đảng của giai cấp công nhân Việt Nam được thành lập từ năm 1930, được gọi là đảng Cần lao – Nhân vị ( hay đảng Cần lao). Chính quyền Ngô Đình Diệm tuy không tuyên bố lấy Công giáo làm quốc đạo nhưng những gì diễn ra cho thấy đó là một chính quyền dựa trên Công giáo cả về hệ tư tưởng lẫn vật chất. Trong khi đề cao Công giáo, chính quyền lại kỳ thị các tôn giáo khác, chủ yếu là Phật giáo. Chỉ thị số 10 của Phủ Tổng thống ( Diệm). Chỉ thị số 10 của Phủ Tổng thống ( Diệm), lấy lại Đạo dụ của chế độ thuộc địa, quy định: “ Tất cả các hiệp hội tôn giáo, văn hóa, thể dục, chỉ trừ Công giáo không được quyền mua các bất động sản nếu không có phép riêng của Phủ Tổng thống”. Bản văn của Đạo dụ đặt Công giáo ra ngoài, các tôn giáo khác trong đó có Phật giáo bị hạ xuống
  • 29. 23 hàng hiệp hội văn hóa thể thao. Đây rõ ràng là chính sách kỳ thị tôn giáo của chính quyền Ngô Đình Diệm. Đảng Cần lao – Nhân vị đây là một đảng chính trị do Ngô Đình Diệm lập ra với học thuyết Duy linh – Nhân vị. Chủ nghĩa Duy linh – Nhân vị là một thuyết, một triết lý gồm 2 phần: chủ nghĩa Duy linh và chủ nghĩa Nhân vị. Chủ nghĩa Duy linh bao gồm những quan điểm chung nhất về giai cấp thống trị, về thế giới và con người tức nhân vị. Chủ nghĩa nhân vị là những quan niệm chung của giai cấp thống trị về con người và xã hội, trên cơ sở những tư tưởng, nền tảng của chủ nghĩa Duy linh. Về một số quan hệ Công giáo với thuyết Nhân vị và Đảng Cần lao Nhân vị, Linh mục Trần Tam Tỉnh viết: “(Ngô Đình Diệm) chỉ chấp nhận một đảng duy nhất là Cần lao, được thành lập và khuynh loát bởi ông em Ngô Đình Nhu, làm nòng cốt cho cái ông gọi là Phong trào Cách mạng quốc gia. Phong trào này được tổ chức theo cơ cấu của một chính thể quốc gia, có tất cả bộ chân rết như bộ máy chính quyền từ trên xuống dưới khiến bất cứ ai muốn được thành tỉnh trưởng, quận trưởng, xã trưởng, giáo sư hay công chức, đều phải là đảng viên Cần lao. Hệ tư tưởng của Đảng và của phong trào là “thuyết vị nhân”. Chỉ có một trường đào tạo duy nhất là “Trung tâm đào tạo nhân vị”, do một người anh của Tổng thống là Giám mục địa phận Vĩnh Long, Ngô Đình Thục sáng lập. Là Công giáo hay không bất kỳ, tất cả công chức đều phải qua một khóa học tập ít nhất là một tháng tại đó. Các lớp học đều do các linh mục đảm nhiệm, nhồi nhét những khái niệm về nhân bản con người được Thiên Chúa sáng tạo, giảng về những điều lầm lạc của Phật giáo, Khổng giáo, về các tội ác của Cộng sản… Cuộc “tẩy não” này do chính các linh mục thực hiện. Họ là những người chỉ biết có triết học kinh viện Tây Âu và “đã tiếp thụ tại Rôma các khái niệm về Phật giáo do các cố cựu Thừa sai dạy cho” Cần nhấn mạnh rằng Công giáo trước Cộng đồng Vatican II ( 1962 - 1965) không chấp nhận các tôn giáo khác ngoài nó. Công cuộc truyền giáo phát triển đạo Công giáo ở Việt Nam từ buổi đầu và sau đó là hàng mấy thế kỷ thuộc về các Thừa sai (linh mục nước ngoài) đến truyền bá và rao
  • 30. 24 giảng. Trong não trạng của các Thừa sai đều coi Phật giáo và các tôn giáo, tín ngưỡng truyền thống Việt Nam là tà đạo, đạo rối, đạo của ma quỷ. Và dĩ nhiên là họ gạt ra ngoài. Đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến chính sách cấm đạo của nhà nước phong kiến Lê – Nguyễn, đặc biệt là các đời vua Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức. Chính sách cấm đạo của nhà Nguyễn dù “có những hạt nhân hợp lý” nhưng đã không hợp lòng dân, vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân. Những tác hại mà chính sách này để lại trong lịch sử là hết sức nặng nề. Có thể nói đây là một bài học lịch sử về chính sách tự do tín ngưỡng, tôn giáo và chính sách đoàn kết tôn giáo trong đại đoàn kết toàn dân tộc. Đảng Cần lao trên thực tế được chia làm 3 vùng. Ngô Đình Cẩn, một kẻ ít học nhưng khét tiếng chống Cộng tự coi mình là lãnh tụ tổ chức đảng Cần lao tại miền Trung. Đảng Cần lao tại Sài Gòn và những nơi có dân Công giáo di cư miền cao nguyên được coi là đảng Cần lao Ngô Đình Nhu. Còn một đảng Cần lao nữa tại vùng địa hạt Vĩnh Long đó là đảng Cần lao Ngô Đình Thục. Các tỉnh ở miền Trung nhất là ở vùng Thừa Thiên Huế, đảng Cần lao của Ngô Đình Cẩn không phát triển mạnh được vì gặp phải lực lượng Phật giáo và lực lượng các đảng phái như Quốc dân đảng, Tân Đại Việt… Vào thời kỳ phát triển nhất số lượng đảng viên của Cần lao là 300.000 người. Số lượng đảng viên này phần lớn được Cẩn phát triển ở các xứ, họ đạo Công giáo, một phần là do Cẩn và bọn đàn em mở rộng phát triển ra các làng Lương (làng mà ở đó cư dân vừa có thể theo Phật giáo hoặc chỉ có cảm tình với Phật giáo chủ yếu là thờ cúng ông bà). Thời kỳ này người ta thấy ở miền Trung rất nhiều làng cải đạo gia nhập Công giáo để tránh những hệ lụy. Nhiều nhân vật “người Lương” muốn được tiến thân cũng phải gia nhập đảng nghĩa là cải đạo theo Công giáo. Không ít cơ sở thờ tự của Phật giáo và các tôn giáo, tín ngưỡng truyền thống bị phá bỏ, thay vào đó là cơ sở thờ tự của Công giáo. Trong thời kỳ này Nguyễn Văn Thiệu người mà sau đó ít năm được làm Tổng thống của “nền đệ nhị cộng hòa” đã “bỏ đời theo đạo” vào đảng Cần lao rắp tâm mưu tính cho những nấc thang chính trị.
  • 31. 25 Phát triển đạo để phát triển đảng viên đảng Cần lao, việc làm của Ngô Đình Cẩn thích hợp với đường hướng “mở rộng nước Chúa” của Giáo hội Công giáo. Ngô Đình Cẩn có lần nói trước mọi người “Tất cả việc Cẩn làm ở miền Trung đều là vì Chúa và Giáo hội”. Mục đích hành động của Cần lao Ngô Đình Cẩn có thể tóm tắt được bằng khẩu hiệu: “Ba chống, ba vâng”. - Chống cộng sản, chống Phật giáo, chống đảng phái quốc gia. - Vâng lời các Cha, vâng lời Cẩn, vâng lời Diệm. Phát triển đảng vào quân đội, Cẩn thực sự lúng túng về lý thuyết, nhân cơ hội đó Giám mục Phạm Ngọc Chi âm mưu biến Cần lao thành đảng của Công giáo. Khẩu hiệu hành động “Ba chống, ba vâng” được thay bằng khẩu hiệu “Vì Chúa và cho Giáo hội”. Coi các tôn giáo khác là hiệp hội, đề cao Công giáo với một “chính quyền Công giáo”, biến đảng Cần lao thành đảng của Công giáo, chính quyền Sài Gòn thực sự là một chính quyền bóp nghẹt tự do tôn giáo. Một chính sách đi ngược với truyền thống của dân tộc Việt Nam và thời đại. Đó là nguyên nhân quan trọng đầu tiên dẫn đến sự sụp đổ của chính quyền này. Nhưng còn một nguyên nhân khác cần được nhắc đến đó là việc chính quyền Ngô Đình Diệm đàn áp tôn giáo trong đó có đàn áp Phật giáo. Đây là hệ quả tất yếu của chính sách kỳ thị tôn giáo. 2.1.1.2 Chính sách đàn áp tôn giáo của chính quyền Ngô Đình Diệm: Nét đặc trưng trong đời sống tôn giáo của xã hội miền Nam thời chế độ Ngô Đình Diệm là xã hội đa tôn giáo. Ngoài Phật giáo, Công giáo, Tin Lành ở Nam Bộ còn là nơi phát tích của nhiều tôn giáo và các ông Đạo. Như Bửu Sơn Kỳ Hương, Tứ Ân Hiếu Nghĩa đặc biệt là đạo Cao Đài và Phật giáo Hòa Hảo. Thời chính quyền Ngô Đình Diệm, hai tôn giáo này đều có lực lượng vũ trang riêng, âm mưu biến vùng đất có tín đồ của họ thành khu tự trị. Trước tình hình đó, để thâu tóm quyền hành thực hiện âm mưu chống Cộng của Mỹ- Diệm, Ngô Đình Diệm kêu gọi các giáo phái hợp nhất lực lượng vũ trang và
  • 32. 26 sáp nhập vào quân đội ngụy quyền. Khi biện pháp kêu gọi không được các giáo phái ủng hộ, Ngô Đình Diệm thực hiện một số thủ đoạn và những cuộc đàn áp đẫm máu như: Cắt những khoản tài trợ cho các giáo phái, đánh vào hoạt động kinh tế của họ, đưa tay chân cốt cán xâm nhập vào hàng ngũ những người đứng đầu giáo phái để mua chuộc, chia rẽ. Những bộ phận của từng giáo phái có hành động chống đối đều bị Ngô Đình Diệm huy động ngụy quân đàn áp, khủng bố, đánh dẹp. Đối với đạo Cao Đài, một lực lượng gồm 5.000 người do Trung tướng Nguyễn Thành Phương đã ra hàng Ngô Đình Diệm. Một lực lượng khác của Phật giáo Hòa Hảo do thiếu tướng Nguyễn Giác Ngộ cũng “trở về với quốc gia Đệ nhất Việt Nam cộng hòa”. Tuy nhiên Ngô Đình Diệm vẫn không kêu gọi được nhóm Phật giáo Hòa Hảo của đại tá Lê Quang Vinh, tự Ba Cụt với một lực lượng vũ trang gồm 1.760 người. Trước tình hình đó, chính quyền Sài Gòn ra lệnh giải tán quân đội Cao Đài, hủy bỏ các đặc quyền dành cho giáo phái. Cao Đài ở trong một tình trạng phân hóa đặc biệt, đa số các tướng lĩnh buộc phải đầu hàng chính quyền Sài Gòn. Năm 1955, Nguyễn Thành Phương thành lập ban Thanh trừng để thanh lọc hàng ngũ Cao Đài. Trong số đạo hữu bị bắt có hai người con gái của Hộ pháp Phạm Công Tắc. Ngày 19-2-1956, Phủ Tổng thống ra thông báo: Đức Hộ pháp Phạm Công Tắc đã rời bỏ Tây Ninh, tình hình nơi đây rối ren nên chính phủ theo yêu cầu của các vị chức sắc Cao Đài và tướng Dương Thành Cao ra lệnh cho quân đội tới bảo vệ Tòa thánh Tây Ninh. Chính quyền tung tin này, lấy đó làm cớ hợp thức hóa đánh dẹp lực lượng Cao Đài, chiếm Tòa thánh Tây Ninh, Thánh địa của đạo. Hộ pháp Phạm Công Tắc chạy sang Campuchia và chết tại đó năm 1959. Từ đó, sau những lần xung đột dữ dội giữa quân Sài Gòn với lực lượng vũ trang của các giáo phái, các lực lượng vũ trang của các giáo phái do không cân sức về thực lực với quân đội Sài Gòn dần dần tan rã. Hệ thống lãnh đạo của Phật giáo Hòa Hảo và Cao Đài bị đàn áp, nhiều cấp lãnh đạo bị tù đày, một số lãnh đạo bị thủ tiêu, một số phải tìm đường lánh nạn. Hoàn cảnh đó buộc Cao Đài và Phật giáo Hòa Hảo phải lui
  • 33. 27 dần về vị trí tôn giáo, tín ngưỡng, với ý định “chờ thời”. Trong việc đàn áp giáo phái, Diệm huy động cả giáo sĩ, tín đồ Công giáo. Những linh mục chống cộng khét tiếng như Lê Hữu Từ, Hoàng Quỳnh… từng “làm mưa làm gió” ở khu Công giáo tự trị Bùi Chu – Phát Diệm được tham gia cầm quân đi trấn áp. Như vậy trong đời sống chính trị miền Nam dần dần chỉ còn hai tôn giáo lớn là Phật giáo và Công giáo. Ngô Đình Diệm sử dụng Đạo dụ số 10 coi các tôn giáo ngoài Công giáo là hiệp hội. Đạo dụ số 10 do “cựu hoàng đế” Bảo Đại ký với Pháp ngày 06- 08-1950 trên một chiếc tàu của thực dân Pháp cắm neo tại vịnh Hạ Long (Hòa thượng Trí Quang vận động bà Từ Cung mẹ vua Bảo Đại để phá bỏ âm mưu của Pháp phá hoại Phật giáo, Pháp đã không thi hành). Khi Ngô Đình Diệm truất phế “cựu hoàng đế” Bảo Đại, xé bỏ nhiều giấy tờ, đạo dụ, sắc chế, cáo biểu dưới khẩu hiệu là “bài phong, phản đế” nhưng không xé bỏ Đạo dụ số 10 có lợi cho chính quyền Ngô Đình Diệm. “Đến thời Ngô Đình Diệm (1955- 1963), trong bảng nghi lễ của các học đường vẫn không có lễ Phật đản là đương nhiên, nhưng lễ Noen lại được nghỉ đến 15 ngày”. Ngày 9-1-1956 chính quyền Ngô Đình Diệm ra Dụ số 4 hủy bỏ ngày lễ Phật đản trong danh sách cho các học đường, công chức và binh sĩ. Điều này gây nên sự công phẫn trong dư luận xã hội nói chung và Tăng Ni, Phật tử miền Nam nói riêng. Ngày 13-1-1956, Hòa thượng Hội chủ Tổng hội Phật giáo Việt Nam Thích Tịnh Khiết gửi kháng thư với Ngô Đình Diệm. Sau đó Đại hội Phật học Việt Nam họp tại chùa Phước Hòa từ 15-17/1/1956 và Đại hội lần 2 Tổng hội Phật giáo tại chùa Ấn Quang ngày 21-4-1956 gửi thỉnh nguyện thư và văn bản yêu cầu chính quyền Diệm công nhận ngày lễ Phật đản và buổi sáng ngày lễ Trung nguyên rằm tháng Bảy thay cho buổi chiều. Cuối cùng Ngô Đình Diệm phải chấp nhận cho các công sở nghỉ trọn ngày lễ Phật đản năm 1957”. Những việc làm thực tế của chính quyền Ngô Đình Diệm với Phật giáo để làm giảm uy thế của Phật giáo rất đa dạng. “Trong âm mưu đẩy lùi những hoạt động kinh tế của phật tử, chính quyền Diệm tìm cách vu khống họ là hoạt động chính trị, tra tấn, bắt giam, xử tù họ, có người bị giết hại. Điển hình
  • 34. 28 là vụ ông Vĩnh Cơ, Hội trưởng Hội Phật giáo Nguyên thủy tại Đà Nẵng, một nhà buôn gạo bị tòa Đại hình sơ thẩm ngày 28-8-1956, kết án 10 năm khổ sai và tịch thu gia sản. Ngày 15-10, Ban Quản trị Phật giáo Nguyên thủy tại Đà Nẵng gửi thư tới Ngô Đình Diệm phản đối việc này và khẳng định “ông Vĩnh Cơ là một tín đồ Phật giáo rất chân thật, có công sáng lập Hội Phật giáo Nguyên thủy. Gia sản hiện hữu của ông do sự làm ăn buôn bán cần cù lâu năm mà có”. Trên núi Thiên Bút, tỉnh Quảng Ngãi vốn có nền cũ của Phật giáo, chính quyền Ngô Đình Diệm tìm cách cưỡng chiếm để “Công giáo xây nhà thờ. Tín đồ Phật giáo địa phương phản ứng quyết liệt. Cuộc đấu tranh giữ chùa trên núi Thiên Bút kéo dài cho đến năm 1963, chính quyền buộc phải hoãn việc xây nhà thờ Công giáo. Ngày 27-7-1961, tại Cà Mau, ngụy quân bắn hàng loạt đạn cối vào chùa Cao Dân, xã Tân Lộc khi 200 đồng bào và sư sãi Khmer đang làm lễ nhập hạ, làm 20 người chết và bị thương. Đó chỉ là một vài vụ việc cụ thể được ghi lại trong cuốn Phật giáo Việt Nam (từ khởi thủy đến 1981) của Bồ Đề Tân Thanh – Nguyễn Đại Đồng (Nxb Văn học, 2011, tr.322-333). Nhưng bao trùm hơn là việc chính quyền Ngô Đình Diệm dựa vào Công giáo, chèn ép kỳ thị Phật giáo. Cuốn sách trên cho biết: “Ngô Đình Diệm còn lợi dụng Công giáo, gắn chiêu bài và xúi giục người Công giáo chống cộng. Bắt người Lương và Phật tử phải theo đạo Thiên Chúa, nhận rửa tội và gia nhập đạo Công giáo sẽ được ra khỏi trại giam”. Cùng vấn đề này, cuốn Lịch sử Phật giáo xứ Huế của Thích Hải Ấn và Hà Xuân Liêm (Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2001, tr.476) viết: “Đối với dân gian từ năm 1954 đến năm 1963, chế độ Ngô Đình Diệm đã giết chết, bắt giam, tra tấn Phật giáo đồ; dụ dỗ cải đạo, cấm Phật tử đi lễ chùa”. Tất cả những sự kiện trên để rồi chính quyền Ngô Đình Diệm đi đến một cuộc tàn sát, bắt bớ đẫm máu Phật giáo miền Nam mà Phật giáo gọi là pháp nạn năm 1963. (Sự việc được nhiều báo cáo khoa học trong cuộc hội thảo này trình bày nên chúng tôi không nói lại).nChính sách kỳ thị, đàn áp tôn giáo của chính quyền Ngô Đình Diệm là sự kiện thứ hai trong lịch sử dân tộc Việt Nam ( sự kiện thứ nhất do nhà Nguyễn dưới các triều vua Minh Mạng,
  • 35. 29 Thiệu Trị, Tự Đức gây ra). Biện pháp mà hai chính quyền thực hiện có nhiều điểm khác nhau, nhưng tác hại mà nó để lại là giống nhau. Đó là nguy cơ dẫn đến sụp đổ chế độ và làm phương hại đến đoàn kết tôn giáo trong khối đoàn kết toàn dân tộc. Cuộc đàn áp Phật giáo của chính quyền Ngô Đình Diệm năm 1963 đã là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến “nền đệ nhất cộng hòa” bị sụp đổ. Anh em Diệm, Nhu bị quân đảo chính giết chết một cách thê thảm, gia đình họ Ngô tan tác. Phật giáo miền Nam trải qua pháp nạn ngày càng siết chặt đoàn kết đội ngũ, củng cố, phát triển tôn giáo. Số lượng chùa xây dựng ngày một nhiều. Qua cuộc pháp nạn, Phật giáo miền Nam càng nhận ra đường lối tôn trọng tự do tôn giáo sáng ngời của Đảng Cộng sản Việt Nam, ủng hộ cách mạng miền Nam tiến tới đấu tranh thống nhất nước nhà. Hàng triệu Phật tử tham gia vào cuộc kháng chiến, hàng trăm ngàn Tăng, Ni, trong đó có những bậc cao tăng ra bưng biền, làm chiến khu tham gia kháng chiến chống Mỹ của Tăng Ni, Phật tử miền Nam và tinh thần đoàn kết dân tộc. Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước ở miền Nam toàn thắng, đất nước thống nhất, có vai trò to lớn của Tăng Ni, Phật tử miền Nam. Năm 1981, Giáo hội Phật giáo Việt Nam thành lập. Phật giáo miền Nam với các hệ phái gia nhập vào ngôi nhà chung Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Tăng Ni, Phật tử cùng thực hiện đường hướng hành đạo “Đạo pháp – Dân tộc – Chủ nghĩa xã hội” được Đại hội Phật giáo Việt Nam lần thứ nhất đề ra và tiếp tục duy trì cho đến nay. 2.2 ẢNH HƯỞNG CỦA PHONG TRÀO PHẬT GIÁO NĂM 1963 ẢNH HƯỞNG ĐẾN CỤC DIỆN CHÍNH TRỊ MIỀN NAM VIỆT NAM Lấy học thuyết nhân vị làm nền tảng, chính quyền Ngô Đình Diệm đã thành lập Đảng cần lao Nhân vị rồi đổi tên thành Đảng “ Cần lao Thiên Chúa giáo ( 1957). Công giáo là nòng cốt đào tạo hệ tư tưởng cho cán bộ, chuẩn mực để định vị chính sách nhân sự. “ Cần lao là con đường duy nhất đưa người Công giáo và chỉ người Công giáo mà thôi vào chính quyền”. Do đó, chính quyền Ngô Đình Diệm đã có những chính sách bài trừ, bôi nhọ tôn giáo
  • 36. 30 khác ( cụ thể là Phật giáo), lôi kéo, ép buộc những tín đồ ngoài Công giáo cải đạo sang Công giáo. Chính điều này đã dấy lên tinh thần đấu tranh Phật giáo đòi những yêu sách chính đáng. Phong trào Phật giáo miền Nam đã để lại một dấu ấn đậm nét trong lịch sử Việt Nam, đặc biệt trong lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc cả nhân dân miền Nam. Đây là sự kiện lịch sử quan trọng góp phần vào thay đổi cục diện chính trị ở miền Nam, đánh đổ chế độ độc tài Ngô Đình Diệm vào ngày 1/11/1963. Một chính quyền dựa trên lý thuyết là chủ nghĩa dân vị và được cụ thể hóa trong những chủ trương, chính sách, văn bản pháp luật cao nhất của nhà nước. Điều đó được khẳng định rõ nét trong Hiến pháp của nền đệ nhất Cộng hòa Việt Nam ( 1956): “Xây dựng dân chủ về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội cho toàn dân trong sự tôn trọng nhân vị”. Đây được xem là kim chỉ nam cho mọi chủ trương, chính sách, hoạt động trong tất cả các lĩnh vực quốc gia của chính quyền Ngô Đình Diệm. Hầu hết các chương trình giảng dạy, tuyên truyền, huấn luyện được các Linh mục hoặc tín đồ công giáo trực tiếp đảm nhiệm dưới sự quản lý của Ngô Đình Nhu. Ngô Đình Nhu trực tiếp đề ra thuyết “ Chủ nghĩa nhân vị”, Ngô Đình Thục quản lý các lĩnh vực Công giáo, tham gia giảng dạy, tuyên truyền. Ngô Đình Diệm đưa ra chủ nghĩa nhân vị vào trong đời sống. Cho chúng ta thấy được một mô hình gia đình trị đặc biệt ở miền Nam, gọi cách khác là gia đình họ Ngô. Điều quan trọng trong gia đình trị này là gia đình theo Công giáo, việc giảng dạy của các lĩnh vực chủ yếu tập trung vào giáo lý Công giáo, lôi kéo người theo Công giáo, thậm chí là ép buộc, đồng thời chỉ trích Phật giáo, chia rẽ trong nội bộ Phật giáo. Người tham gia các khóa học, các khóa tập huấn về chủ nghĩa nhân vị, chủ yếu là mong có được có một tấm bằng “ nhân vị” vì nhu cầu thăng tiến. Chính vì lý do đó, mà hàng ngày cán bộ của chính quyền Ngô Đình Diệm được qua “lò” đào tạo về chủ nghĩa nhân vị, cái gọi là “cán bộ nhân vị”. Bên cạnh đó, chính quyền Ngô Đình Diệm cần có chính sách triển khai, tuyên truyền chủ nghĩa nhân vị xuống tận nông thôn, gây khó khăn cho Phật giáo, cho nhân dân đặc biệt là
  • 37. 31 các tỉnh miền Trung. Tại đây nhân dân bị ép buộc tham gia lớp học của chính quyền Ngô Đình Diệm và buộc người ngoài Công giáo ( chủ yếu là Phật giáo) phải cải đạo sang Công giáo. Nhiều tín đồ Phật giáo bị bắt bớ, giam cầm, đánh đập dã man, thậm chí bị thủ tiêu bằng cách chôn sống. Sau một thời gian cuảng cố nhân sự, năm 1957 gia đình họ Ngô đổi tên Đảng Cần lao Nhân vị thành Đảng Cần lao Công giáo, lấy tôn giáo làm nên tảng tư tưởng, cụ thể là Công giáo. Chủ trương lấy tín đồ Công giáo làm nòng cốt, tuy nhiên Đảng Cần lao Công giáo vẫn kết nạp đảng viên từ các tôn giáo khác. Chính sách nhân sự của Đảng chủ yếu là tín đồ Công giáo. Để thể hiện được sự trung thành với chế độ, bắt buộc mọi người phải là đảng viên Đảng Cần lao được chế độ tin tưởng, cân nhắc. “ Cần lao là con đường duy nhất để đưa người Công giáo và chỉ người Công giáo mà thôi vào chính quyền”. Tính chất gia đình trị, giáo trị của Ngô Đình Diệm đã thể hiện rất rõ nét, sâu sắc và hầu hết các cán bộ cốt cán từ trung ương đến địa phương đều là đảng viên Đảng Cần lao. Bằng những biện pháp trên chính quyền Ngô Đình Diệm đã nhanh chóng củng cố, phát triển bộ máy hành chính “nhuốm màu Công giáo”, một chế độ “sặc mùi Công giáo”. Với một chế độ dựa trên nền tảng của một tôn giáo khiến cho đời sống của các tôn giáo có những bước phát triển khó khăn, thậm chí bị “kìm kẹp đến ngạt thở”, đời sống của nhân dân dưới một chế độ độc tài Công giáo rít lên những tiếng thở dài. Chính quyền Ngô Đình Diệm công khai tỏ rõ thái độ kỳ thị với Phật giáo. Điều đó dễ dàng nhân thấy, nếu như sự ưu ái của chính quyền đối với công giáo, đưa quyền lực của hàng giáo phẩm Công giáo lên thế quyền, với sự tồn tại của “linh mục chế” – một thế lực chính trị rất lớn. “Hầu như mỗi tỉnh của miền Nam nhất là tại miền Trung, cứ mỗi tỉnh có một Linh mục có quyền sinh sát trong tay mà chẳng ai dám động đến, vì đằng sau Linh mục là sức mạnh của chính quyền. Họ còn lộng hành hơn là nhận đơn kiện cáo của con chiên, rồi phê vào đơn đưa đến Quận trưởng, Tỉnh trưởng bắt phải xử theo ý Linh mục, không thì bị mất chức”, sự kì thị đối với các tôn giáo ngoài Công giáo đặc biệt là Phật giáo, được thể hiện rõ nét trong chính sách, trong đường hướng phát triển của quốc gia. Đây
  • 38. 32 là một chính sách mà Ngô Đình Diệm muốn thực hiện là “Công giáo hóa” miền Nam. Trong quân đội cũng có những binh lính là Phật giáo, cũng có những người đại diện Phật giáo chăm lo tinh thần cho chiến sĩ là Phật tử, tín đồ, tuy nhiên Phật giáo không có được vị trí cần có cho mỗi tín đồ. Trong công điện số 9159 chính quyền Ngô Đình Diệm ra lệnh cấm treo cờ tôn giáo quốc tế, thực chất là cấm treo cờ Phật giáo thế giới trong lễ Phật đản ( 8 – 5 – 1963). Điều này thực sự khó có thể chấp nhận đối với Phật giáo. Lịch sử phát triển của Phật giáo Việt Nam có lúc hưng thịnh, lúc nhạt nhòa, song Công điện 9159 như một luồng gió thổi vào đống than làm thổi bùng lên ngọn lửa đấu tranh của Phật giáo cũng như tầng lớp nhân dân. Mọi cố gắng của chính quyền Ngô Đình Diệm nhằm xây dựng một quốc gia, “một gia đình trị” với những “chính sách giáo trị”, nhằm thâu tóm quyền lực trong tay, chia rẽ khối đoàn kết các tôn giáo, đoàn kết trong nhân dân, khoét sâu mâu thuẫn vôn đã tồn tại từ lâu. Chính sách “ giáo trị” mà Ngô Đình Diệm thực hiện là chính sách một chiều, áp đặt lên tất cả các mặt của đời sống xã hội. Điều đặc biệt cần nhấn mạnh là chính sách kì thị tôn giáo nhất là Phật giáo của chính quyền Ngô Đình Diệm. Những chính sách của Ngô Đình Diệm đã đi ngược lại lợi ích dân tộc, lợi ích nhân dân, đụng chạm đến nhiều vấn đề của Phật giáo và đây chính là một trong những nguyên nhân góp phần sụp đổ của chính quyền Ngô Đình Diệm ( 1 – 11 – 1963) 2.2.1 Phản ứng của Phật giáo đối với chính quyền Ngô Đình Diệm Trong Công điện 9159 của chính quyền Ngô Đình Diệm ra lệnh cho tất cả các tỉnh thành cấm treo cờ tôn giáo thế giới mà cụ thể là Phật giáo trong các dịp lễ Phật đản ( 8 – 5 – 1963). Công điện không những ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề tâm linh của Phật giáo, mà nó trở thành quả bom nổ chậm đối với chính quyền Ngô Đình Diệm trên bình diện trong nước và quốc tế. Ngay buổi tối ngày 6 – 5 – 1963, lãnh đạo Tổng hội Phật giáo miền Trung đã họp tại chùa Từ Đàm – Huế nhằm phản ứng lại với chính sách của Ngô Đình Diệm. Ngày 7 – 5 – 1963, tại Huế mọi công tác chuẩn bị đón Phật đản đã hoàn tất, đến chiều chính quyền đến từng nhà buộc mọi người phải hạ cờ Phật
  • 39. 33 giáo, các tín đồ của Phật giáo cương quyết không thực hiện theo. Đồng thời, quần chúng tụ tập, kéo đến trước tòa Tỉnh trưởng, giương cao biểu ngữ phản đối chính quyền Ngô Đình Diệm. Ngày 8 – 5 đại lễ Phật đản diễn ra trước sự có mặt của đông đảo tín đồ Phật giáo và cảnh sát của chế độ, nhưng họ không ngắn cản hay đàn áp. Buổi tối cùng ngày, tín đồ Phật tử đã tập trung tại Đài phát thanh huế và chính quyền Ngô Đình Diệm đã gây ra vụ thảm sát, làm 8 người chết và nhiều người khác bị thương. Tin chính quyền Ngô Đình Diệm đàn áp nhanh chóng lan rộng vào Sài Gòn, gây bất bình trong nhân dân, trực tiếp là giới Phật giáo đồ, làm dấy lên một phong trào đấu tranh. Trước những biểu hiện của chính quyền, Thượng tọa Thích Tâm Châu, Phó Hội chủ Tổng hội Phật giáo Việt Nam gửi toàn thể Tăng Ni, tín đồ, giới lãnh đạo Sài Gòn một “ lá tâm thư”, vạch trần tội ác của chính quyền Ngô Đình Diệm: “Phật tử chúng ta (cả xuất gia và tại gia) có nơi bị chôn sống, bị vu khống, bị tù đày, bị thiên cư, bị nhục mạ, ngày nay lại thêm một cái tát đau đớn nữa là lá cờ Phật giáo quốc tế - linh hồn của Phật giáo – bị hủy bỏ ngay ngày kỷ niệm đấng Giáo chủ của chúng ta, đến nỗi cuộc hy sinh vì đạo đã phải diễn ra tại Huế”, đồng thời kêu gọi “ toàn thể Phật giáo đồ, không phân biệt xuất gia hay tại gia, người Việt hay ngoại kiều, hễ ai còn nhiệt tâm vì đạo, chúng ta hãy tự bình tĩnh, luôn luôn muôn người như một, sẵn sàng bảo vệ đạo, chết vì đạo”. Ngày 10 – 5 – 1963 giới lãnh đạo Phật giáo họp tại chùa Từ Đàm và vạch ra đường hướng đấu tranh đòi công bằng xã hội. Trước tình hình đó, ngày 15/5/1963 phái đoàn tổng hội Phật giáo Việt Nam phối hợp với các tổ chức Phật giáo khác có buổi tiếp xúc với Tổng thống Ngô Đình Diệm, trình bày bẩn Tuyên ngôn. Thêm vào đó phái đoàn Phật giáo Sài Gòn còn đưa ra hai nguyện vọng: “1. Chính phủ đảm bảo an ninh cho một phái đoàn ra thăm Phật giáo đồ tại Huế và an ủi các gia đình nạn nhân. 2. Ra lệnh cho các cấp quân dân chính đừng làm điều gì trở ngại đến buổi lễ cầu siêu cho vong linh nạn nhân ở khắp các chùa toàn quốc theo chỉ thị của Tổng hội Phật giáo”. Sau 3 giờ thảo luận, Tổng thống Ngô Đình Diệm không chỉ hứa hẹn mơ hồ mà không một nguyện vọng nào của Phật giáo được giải quyết, bên cạnh đó
  • 40. 34 còn quy trách nhiệm cho những người Cộng sản gây ra vụ thảm sát tại Đài phát thanh Huế. Từ ngày 16 đến ngày 21 tháng 5, Phật giáo đã mở một cuộc họp báo tại chùa Từ Đàm, cho trưng bày hình ảnh vụ thảm sát tại Đài phát thanh Huế ở chùa Ấn Quang – Sài Gòn để phản ứng, vạch tội, lên án chính quyền Ngô Dình Diệm và gửi chính quyền một tài liệu 45 trang liệt kê những vụ đàn áp, bắt bớ và thủ tiêu tín đồ Phật giáo. Ngày 21 – 5 khắp nơi trên toàn quốc tổ chức cầu siêu cho các nạn nhân tại Huế. Tại chùa Ấn Quang sau lễ cầu siêu gần 1000 Tăng Ni đã tổ chức một cuộc biểu tình đòi hòa bình từ chùa Ấn Quang về chùa Xá Lợi ( Sài Gòn). Ngày 23 – 5 tại chùa Từ Đàm, một bản phụ đính của Tuyên ngôn 10/5 được công bố, giải thích rõ ràng năm nguyện vọng nói trên. Và ngày 25 – 5 bản phụ đính được công bố với mục đích nhắc lại vai trò lập quốc và xây dựng nền văn hóa Việt Nam trong tiến trình lịch sử dân tộc của Phật giáo và nói rõ lập trường đấu tranh của mình vì mục tiêu tự do tôn giáo và công bằng xã hội. Cùng ngày, Ủy ban Liên phái Bảo vệ Phật giáo được thành lập để chỉ đạo cuộc đấu tranh. Đây là sự kiện có ý nghĩa rất quan trọng, nó thể hiện sự đoàn kết đấu tranh và cho một mục đích cao cả, trong sáng của Phật giáo đồ. Phương thức đấu tranh mà Phật giáo chọn là bất bạo động và hợp pháp. Ngày hôm sau, đoàn đại biểu Phật giáo gửi Ngô Đình Diệm bản phụ đính của Tuyên ngôn 10 – 5, Hòa thượng Thích Tịnh Khiết viết: “ Để cho những nguyện vọng tối thiểu và hoàn toàn thuộc phạm vi tín ngưỡng ghi trong bản Tuyên ngôn và bản Phụ đính của chúng tôi được thấu hiểu và chấp thuận, tôi thiết nghĩ Phật giáo đồ - mà Tăng sĩ Phật giáo là phần chính – phải có một cách nào hơn những việc đã làm. Do đó, tôi đã chỉ thị cho các đơn vị lãnh đạo thuộc sáu tập đoàn Phật giáo Việt Nam sẽ tuyệt thực 48 giờ đồng hồ, có bác sĩ giám hộ, kể từ 14 giờ 30 ngày 30 – 5 – 1963”. Đến đây phong trào Phật giáo thực sự có quy mô rộng lớn được sự hưởng ứng của đông đảo Phật giáo đồ và nhân dân, đặc biệt là tầng lớp trí thức. Như kế hoạch đã định sẵn, ngày 30 – 5, từ 14 giờ 30 giới lãnh đạo Phật giáo tiến hành tuyệt thực trên toàn miền Nam. Cùng ngày, gần 400 Tăng Ni đã ngồi biểu tình trước trụ sở Quốc hội Diệm. Trước giờ tuyệt thực, Đoàn Sinh viên Phật tử
  • 41. 35 Huế đã ra thư kêu gọi sinh viên, học sinh ủng hộ phong trào đấu tranh của Phật giaso. Ngày 1 – 6 một cuộc biểu tình và tuyệt thực lớn cũng đã diễn ra tại Huế. Bên cạnh đó, tại Huế chính quyền Ngô Đình Diệm còn cho phong tỏa các chùa Từ Đàm, Báo Quốc, Linh Quang... Trước diễn biến phức tạp của phong trào Phật giáo, dư luận quốc tế hết sức quan tâm, ủng hộ và càng làm tăng tinh thần đấu tranh của Phật giáo đồ. Hình thức đấu tranh bất bạo động đã đem lại hiệu quả to lớn đối với phong trào Phật giáo. Trước sức mạnh tinh thần của Phật giáo đồ, chính quyền bạo lực Ngô Đình Diệm phải khoanh tay vfa bỏ lệnh phong tỏa các chùa ở Huế và được xem như một bước nhượng bộ đối với Phật giáo. Tuy nhiên, chính quyền Ngô Đình Diệm vẫn ngấm ngầm gây ra những tội ác như bắt cóc, thủ tiêu Tăng Ni, Phật tử, đồng thời thanh trừng nhân viên ủng hộ Phật giáo. Tại Sài Gòn, Diệm cũng cho mật vụ giả danh Phật tử, Tăng ni vào các chùa để do thám va xúi giục nhằm chia rẽ hàng ngũ Phật giáo, đặc biệt là tìm cách làm mất uy tín của Tổng hội Phật giáo Việt Nam. Ngày 11 – 6, Hòa thượng Thích Quảng Đức đã tự thiêu phản đối lại chính sách đàn áp của Ngô Đình Diệm trước sự chứng kiến của đông đảo Tăng Ni, Phật tử, nhân dân, cảnh sát của chính quyền cùng những phóng viên, quan sát nước ngoài. Sáng ngày 11/6/1963 trước khi tự thiêu, ông đã viết lại một bức thư Lời nguyện tâm huyết, nói rõ chủ định và nguyện vọng của mình. Hành động này như một chất đề kháng để kháng lại những chính sách bất công, thiếu công bằng, tàn bạo của chính quyền Ngô Đình Diệm đối với Phật giáo nói riêng và đối với nhân dân miền Nam nói chung. Hành động của Hòa thượng Thích Quảng Dức đã làm rung động những trái tim nhân ái và nhận được sự ủng hộ của giới Phật giáo đồ trong, ngoài nước cũng như nhân dân tiến bộ trên thế giới. Nó thực sự là một cú đấm tinh thần giáng mạnh vào chế độ độc tài, đi ngược lại lợi ích dân tộc, đi ngược lại nguyện vọng chính đáng của nhân dân. Để gây áp lực về mặt chính trị đối với chính quyền Ngô Đình Diệm, cũng như tranh thủ sự ủng hộ đấu tranh của Phật giáo, Phật giáo đã sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng cả trong và ngoài nước như một