SlideShare a Scribd company logo
1 of 83
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
-------------------
ĐOÀN MINH TUẤN
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TRÌNH BÀY CỦA HỌC SINH
TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ 1945 ĐẾN 1954
Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG
Thừa Thiên Huế, năm 2019
i
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
-------------------
ĐOÀN MINH TUẤN
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TRÌNH BÀY CỦA HỌC SINH
TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ 1945 ĐẾN 1954
Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
Chuyên ngành: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC LỊCH SỬ
Mã số: 8140111
(Chương trình ứng dụng)
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS. TS. ĐẶNG VĂN HỒ
Thừa Thiên Huế, năm 2019
ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi,
các số liệu và kết quả nghiên cứu ghi trong luận văn là trung thực,
được các đồng tác giả cho phép sử dụng và chưa từng được công
bố trong bất kỳ một công trình nào khác.
Họ và tên tác giả
Đoàn Minh Tuấn
iii
Lời Cảm Ơn
Trong quá trình thực hiện luận văn đề tài Phát triển năng
lực trình bày của học sinh trong dạy học Lịch sử Việt Nam từ
1945 đến 1954 ở trường Trung học cơ sở, tôi đã nhận được sự
giúp đỡ quý báu từ nhiều cá nhân, cơ quan và tập thể.
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng thành kính, biết ơn sâu sắc đến
GS. TS. Đặng Văn Hồ người thầy đã tận tình chỉ bảo, định hướng
tôi trong việc chọn lựa đề tài, tiếp cận các phương pháp nghiên
cứu, tìm kiếm tài liệu; hướng dẫn, góp ý sửa chữa cho tôi trong
việc hoàn thành bản luận văn này.
Tôi cũng xin bày tỏ sự cảm ơn chân thành tới:
- Ban giám hiệu Trường Đại học Sư phạm Huế; Phòng Đào
tạo Sau đại học - Trường Đại học Sư phạm Huế.
- Quý thầy cô trong Tổ Lý luận và Phương pháp dạy học
bộ môn Lịch sử, Khoa Lịch sử - Trường Đại học Sư phạm, Đại
học Huế đã tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập và thực
hiện đề tài.
- Các trường: THCS Hoàng Hoa Thám, THCS Phan Chu
Trinh, Trường THCS Đinh Tiên Hoàng; THCS Lương Thế Vinh
(Tỉnh Đắk Lắk) đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực nghiệm sư
phạm.
- Đặc biệt, xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình, bạn
bè đồng nghiệp, BGH trường THCS Hoàng Hoa Thám đã luôn
bên cạnh, quan tâm, giúp đỡ và ủng hộ tôi.
Mặc dù đã rất cố gắng song do năng lực còn hạn chế, kinh
nghiệm nghiên cứu chưa nhiều nên luận văn không tránh khỏi
những khiếm khuyết, rất mong nhận được sự góp ý chân tình của
quý thầy cô và bè bạn.
Thừa Thiên Huế, tháng 10 năm 2019
Đoàn Minh Tuấn
iii
iv
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 3.1. Lược đồ chiến dịch Biên giới (thu - đông 1950) ........................... 52
Hình 3.2. Hình ảnh nhân dân góp gạo chống giặc đói................................... 56
hình 3.3. Lược đồ chiến dịch Việt Bắc (thu – đông 1947)............................. 58
v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Viết đầy đủ
GV : Giáo viên
HS : Học sinh
LS : Lịch sử
NL : Năng lực
NLĐG : Năng lực đánh giá
NLTH : Năng lực tái hiện
NLTB : Năng lực trình bày
NLTH SKLS : Năng lực tái hiện sự kiện lịch sử
SGK : Sách giáo khoa
TH : Tái hiện
NQTW : Nghị quyết Trung ương
THCS : Trung học cơ sở
BGD&ĐT : Bộ giáo dục và Đào tạo
vi
MỤC LỤC
Trang phụ bìa ................................................................................................ i
Lời cam đoan .................................................................................................ii
Lời cảm ơn....................................................................................................iii
Danh mục các từ viết tắt................................................................................ iv
Mục lục .......................................................................................................... v
MỞ ĐẦU....................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài..................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ...................................................................... 3
2.1. Các công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài ...................... 3
2.2. Công trình nghiên cứu của các tác giả trong nước............................. 4
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu............................................................... 8
3.1. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................... 8
3.2. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................... 9
4. Mục đích nghiên cứu............................................................................... 9
5. Nhiệm vụ nghiên cứu.............................................................................. 9
6. Phương pháp nghiên cứu....................................................................... 10
6.1. Phương pháp luận ........................................................................... 10
6.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể ...................................................... 10
7. Giả thuyết khoa học của đề tài .............................................................. 11
8. Đóng góp của đề tài .............................................................................. 11
9. Bố cục của đề tài................................................................................... 11
NỘI DUNG ................................................................................................. 12
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC PHÁT
TRIỂN NĂNG LỰC TRÌNH BÀY CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC
LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG...................................................... 12
1.1. Cơ sở lí luận....................................................................................... 12
1.1.1. Khái niệm .................................................................................... 12
vii
1.1.2. Biểu hiện năng lực trình bày lịch sử của bộ môn Lịch sử............. 16
1.2. Vai trò, ý nghĩa của việc phát triển năng lực trình bày cho học sinh trong
dạy học lịch sử Việt Nam từ 1945 đến 1954 ở trường trung học cơ sở ........ 17
1.2.1 Vai trò ........................................................................................... 17
1.2.2. Ý nghĩa ........................................................................................ 18
1.3. Cơ sở thực tiễn................................................................................... 22
1.3.1. Mục đích điều tra......................................................................... 22
1.3.2. Đối tượng, phạm vi điều tra ......................................................... 22
1.3.3. Nội dung điều tra ......................................................................... 22
1.3.4. Phương pháp điều tra ................................................................... 23
1.3.5. Xử lí kết quả điều tra và rút ra kết luận về thực trạng vấn đề phát
triển năng lực trình bày lịch sử .............................................................. 23
Chương 2: NỘI DUNG VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TRÌNH
BÀY CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ
1945 ĐẾN 1954 Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ................................ 26
2.1. Mục tiêu chương trình lịch sử Việt Nam từ 1945 đến 1954 ở trường
trung học cơ sở cần tập trung khai thác để phát triển năng lực trình bày của
học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam từ 1945 đến 1954 ở trường trung
học cơ sở................................................................................................... 26
2.2. Nội dung lịch sử cần khai thác để phát triển năng lực trình bày trong
dạy học Lịch sử Việt Nam từ 1945 đến 1954 ở trường Trung học cơ sở.... 27
2.3. Bảng tổng hợp các năng lực trình bày lịch sử cần hình thành và phát
triển trong dạy học lịch sử Việt Nam từ 1945 đến 1954 ở trường trung học
cơ sở ......................................................................................................... 39
Chương 3: PHƯƠNG PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TRÌNH BÀY
CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ 1945
ĐẾN 1954 Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ ........................................ 46
3.1. Nguyên tắc phát triển năng lực trình bày của học sinh trong dạy học
viii
lịch sử Việt Nam từ 1945 đến 1954 ở trường trung học cơ sở.................... 46
3.1.1. Phải đảm bảo mục tiêu, chương trình, nội dung sách giáo khoa khi
phát triển năng lực trình bày lịch sử....................................................... 46
3.1.2. Phải đảm bảo tính khoa học và tính tư tưởng khi phát triển năng lực
trình bày Lịch sử.................................................................................... 47
3.1.3. Phải huy động và sử dụng linh hoạt hệ thống phương pháp, phương
tiện dạy học để phát triển năng lực trình bày lịch sử .............................. 48
3.1.4. Phải đảm bảo tính giáo dục khi phát triển năng lực trình bày lịch sử50
3.2. Các biện pháp sư phạm phát triển năng lực trình bày của học sinh trong
dạy học lịch sử Việt Nam từ 1945 đến 1954 ở trường trung học cơ sở ...... 50
3.2.1. Từ nhận diện tư liệu lịch sử để phát triển năng lực trình bày lịch sử50
3.2.2. Sử dụng tài liệu lịch sử để xây dựng các bài, tường thuật, miêu tả,
để phát triển năng lực trình bày lịch sử .................................................. 51
3.2.3. Sử dụng đồ dùng trực quan để phát triển năng lực trình bày lịch sử... 53
3.2.3.1 Sử dụng sơ đồ, biểu đồ để trình bày lịch sử ............................ 53
3.2.3.2 Sử dụng tranh ảnh đề trình bày lịch sử.................................... 54
3.2.3.3 Sử dụng bản đồ (lược đồ) để trình bày lịch sử ........................ 57
3.2.4 Sử dụng câu hỏi để phát triển năng lực trình bày lịch sử……… 61
3.3. Kết quả thực nghiệm sư phạm............................................................ 61
3.3.1. Mục đích thực nghiệm ................................................................. 62
3.3.2. Đối tượng thực nghiệm ................................................................ 62
3.3.3. Nội dung và phương pháp thực nghiệm ....................................... 62
3.3.4. Kết quả thực nghiệm.................................................................... 63
KẾT LUẬN................................................................................................. 65
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................... 68
PHỤ LỤC
Phụ lục 1 ........................................................................................................ 1
Phụ lục 2 ........................................................................................................ 5
Phụ lục 3 ........................................................................................................ 7
ix
Phụ lục 4 ...................................................................................................... 11
Phụ lục 5 ...................................................................................................... 14
Phụ lục 6 ...................................................................................................... 28
Phụ lục 7 ...................................................................................................... 33
Phụ lục 8 ...................................................................................................... 36
Phụ lục 9 ...................................................................................................... 46
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Với sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học công nghệ, xu thế
toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ đã tác động đến nhiều lĩnh vực của cuộc
sống con người, theo đó nhiều quan niệm phải thay đổi, trong đó có quan
niệm về giáo dục. Theo quan niệm giáo dục mới kiến thức con người là vô tận,
mà trường học với thời gian có hạn không thể cung cấp hết những kiến thức
đó cho người học, vì vậy chương trình giáo dục phải chuyển từ chương trình
định hướng nội dung sang chương trình định hướng phát triển năng lực, tức là
tiếp cận giáo dục ở góc độ trang bị kiến thức sang góc độ trang bị phương
pháp để người học tự mình tìm thấy kiến thức phục vụ cho việc học tập suốt
đời. Vấn đề giáo dục định hướng phát triển năng lực nhằm mục tiêu phát triển
năng lực người học đã được bàn đến từ những năm 90 của thế kỉ XX cho đến
ngày nay và đang trở thành xu hướng giáo dục mới của thời đại.
Nhận thức rõ vấn đề trên, Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung
ương lần thứ 8, khóa XI của Đảng Cộng sản Việt Nam đã nêu rõ: “Đổi mới căn
bản và toàn diện giáo dục - đào tạo, thực hiện đồng bộ... phát triển và nâng
cao chất lượng giáo dục và đào tạo, đổi mới chương trình, nội dung, phương
pháp giảng dạy và học tập, phương pháp thi, kiểm tra theo hướng hiện đại,
nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đặc biệt coi trọng giáo dục lý tưởng,
giáo dục truyền thống lịch sử cách mạng, đạo đức lối sống, phát triển năng lực
sáng tạo, kĩ năng thực hành, tác phong công nghiệp, ý thức trách nhiệm xã
hội”. Điều 2.2 của chương II, Luật giáo dục nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam quy định: “Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự
giác, chủ động, tư duy, sáng tạo của người học, bồi dưỡng lòng say mê học tập
và ý chí vươn lên”.
2
1.2. Cùng với các môn học ở trường phổ thông, bộ môn Lịch sử đóng
vai trò tích cực trong việc giáo dục tư tưởng, tình cảm đạo đức cho học sinh
nhằm đào tạo con người phát triển một cách toàn diện. Vì thế dạy học lịch sử
không phải chỉ cung cấp một số kiến thức, một vài mẫu chuyện về quá khứ
mà phải cung cấp cho học sinh những kiến thức khoa học, phương pháp tư
duy để các em nhận thức được quá trình phát triển của lịch sử dân tộc và thế
giới, góp phần bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau.
Do đặc trưng của bộ môn Lịch sử, các sự kiện, hiện tượng thường diễn
ra trong quá khứ, chúng ta không thể trực quan các sự kiện mà chỉ có thể tái
hiện thông qua một hệ thống tư liệu phong phú. Kiến thức để dạy cho các em
không chỉ bó hẹp trong sách giáo khoa mà còn có các tài liệu phục vụ cho
việc dạy học lịch sử. Việc truyền thụ kiến thức phải sinh động, giàu hình ảnh
do giáo viên cung cấp hay hướng dẫn học sinh tự tìm hiểu, trong đó vấn đề
trình bày lịch sử - một bộ phận của năng lực nhận thức và tư duy lịch sử, giữ
một vai trò quan trọng trong dạy học lịch sử ở trường THCS. Vì vậy phát triển
năng lực trình bày lịch sử là yêu cầu quan trọng góp phần đổi mới phương pháp
dạy học theo định hướng phát triển năng lực theo tinh thần Nghị quyết
29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng
Cộng sản Việt Nam.
1.3. Khóa trình lịch sử Việt Nam từ 1945 đến 1954 ở trường THCS với
nội dung cơ bản phản ánh cuộc đấu tranh xây dựng và bảo vệ chính quyền
dân chủ nhân dân (1945 - 1946) và cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực
dân Pháp xâm lược và can thiệp Mĩ từ 1946 đến 21/7/1954.
Đây là quá trình Lịch sử mà nội dung có ưu thế trong việc phát triển năng
lực trình bày của học sinh trong dạy học Lịch sử ở trường Trung học cơ sở.
Thực tiễn dạy học lịch sử ở các trường trung học phổ thông hiện nay cho
thấy giáo viên gặp nhiều khó khăn ngoài vấn đề tiếp cận về phương pháp, hình
thức nội dung để hình thành và phát triển năng lực trình bày về một số sự kiện,
hiện tượng, các quá trình phát triển của lịch sử một cách khoa học chính xác.
3
Xuất phát từ những yêu cầu về lý luận và thực tiễn nêu trên, được sự
gợi ý, giúp đỡ của PGS. TS. Đặng Văn Hồ tôi chọn đề tài “Phát triển năng
lực trình bày của học sinh trong dạy học Lịch sử Việt Nam từ 1945 đến
1954 ở trường trung học cơ sở” làm đề tài nghiên cứu của mình.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Phát triển năng lực của học sinh nói chung, phát triển năng lực trình
bày của học sinh trong dạy học lịch sử nói riêng - một bộ phận của năng lực
nhận thức và tư duy lịch sử, là định hướng giáo dục mới hiện nay, đã thu hút
được sự quan tâm của nhiều nhà giáo dục học. Trong quá trình nghiên cứu, tôi
đã khai thác, tổng hợp và kế thừa một số nội dung liên quan đến đề tài trong
các công trình nghiên cứu của các tác giả sau:
2.1. Các công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài
Trong tác phẩm “Dạy học nêu vấn đề” của I.Ia Lecne, tác giả đã đề cập
đến bản chất của việc dạy học nêu vấn đề là tổ chức, hướng dẫn học sinh tham
gia một cách có hệ thống vào quá trình giải quyết các vấn đề và các bài toán
có vấn đề xây dựng theo nội dung chương trình học. I.F Kharlamốp với tác
phẩm “Phát huy tính tích cực của học sinh như thế nào?” đã đề cập đến
những biện pháp nhằm kích thích hoạt động nhận thức của học sinh khi trình
bày bài mới, khi củng cố kiến thức, khi ôn tập tài liệu đã học và khi tổ chức
công tác tự học của học sinh. Ngoài ra, nhiều kinh nghiệm cụ thể, thiết thực
về vấn đề phát huy tính tích cực học tập của học sinh, một thành tố cơ bản của
nội dung phát triển năng lực cũng đã được tác giả phân tích. Đặc biệt N.G
Đairi trong tác phẩm “Chuẩn bị giờ học lịch sử như thế nào?” khi bàn về tầm
quan trọng của việc sử dụng tài liệu trực quan và nêu câu hỏi trong việc phát
huy tính tích cực học tập của học sinh đã khẳng định việc nêu câu hỏi nhất là
câu hỏi nhận thức sẽ góp phần quan trọng vào việc phát triển năng lực, trong
đó có năng lực trình bày các sự kiện, hiện tượng lịch sử - một bộ phận của
năng lực nhận thức và tư duy lịch sử.
4
M. Alêcxêep trong tác phẩm “Phát triển tư duy học sinh” (1976), đã
trình bày các phương pháp dạy học tích cực khác nhau để giúp học sinh ghi
nhớ kiến thức một cách dễ dàng và phát triển khả năng tư duy, sự liên tưởng,
rèn luyện kĩ năng học tập cho học sinh để trên cơ sở đó phát triển năng lực
trình bày một bộ phận của năng lực nhận thức và tư duy lịch sử của học sinh.
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu nói trên đã gián tiếp bàn về vai
trò, ý nghĩa và gợi ý một số vấn đề về năng lực và phát triển năng lực của học
sinh trong dạy học lịch sử. Trên cơ sở khai thác, kế thừa những kiến thức trên,
tôi có được những định hướng chung về cơ sở lý luận để xác định nguyên tắc
và các biện pháp sư phạm để phát triển năng lực trình bày của học sinh trong
dạy học lịch sử trường trung học cơ sở.
2.2. Công trình nghiên cứu của các tác giả trong nước
Ở nước ta hiện nay, trong các lĩnh vực tâm lí học, giáo dục học và giáo
dục lịch sử vấn đề năng lực nói chung và phát triển năng lực trình bày lịch sử
nói riêng đã được đề cập ở nhiều tác phẩm với những mức độ khác nhau.
- Trong một số công trình nghiên cứu về tâm lí học và giáo dục học như:
Giáo trình “Tâm lí học” do Phạm Minh Hạc chủ biên; tác phẩm “Các thuộc
tính tâm lí định hình của nhân cách” do Lê Thị Bừng chủ biên; giáo trình
“Tâm lí học đại cương” của Nguyễn Quang Uẩn... các tác giả đã đưa ra
những quan điểm của mình về khái niệm năng lực và những vấn đề có liên
quan đến năng lực. Khai thác, kế thừa thành tựu của các công trình nghiên
cứu này tôi có được những định hướng chung về cơ sở lý luận về khái niệm
năng lực, cấu tạo năng lực,... để giải quyết những nhiệm vụ mà đề tài nghiên
cứu đặt ra.
- Về lĩnh vực giáo dục lịch sử có thể kể các công trình sau:
Trong cuốn “Phương pháp dạy - học lịch sử ở trường phổ thông” tập 1,
tập 2 (2010) do GS. TS Phan Ngọc Liên (chủ biên), đã dành chương VII để đề
cập đến hình thức và biện pháp để dạy học theo hướng phát triển năng lực của
5
học sinh trong môn lịch sử. Công trình này là một gợi ý quan trọng của vấn đề
phát triển năng lực trình bày lịch sử của học sinh trong dạy học lịch sử ở
trường THCS.
Để chuẩn bị cho việc tiến hành đề án đổi mới căn bản, toàn diện trong
ngành giáo dục theo định hướng phát triển năng lực của học sinh theo tinh
thần Nghị quyết số 29/NQ/TW ngày 04-11-2013 của Ban Chấp hành Trung
ương 8, khóa XI, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức một số hội thảo, các đợt
tập huấn và phát hành một số tài liệu liên quan đến nội dung này như Chương
trình giáo dục phổ thông (chương trình tổng thể ban hành tháng 12/2018) đã
xác định biểu hiện các năng lực trong dạy học lịch sử và ngày 26/12/2018 Bộ
Giáo dục và Đào tạo đã chính thức công bố chương trình GDPT chương trình
tổng thể đã xác định các năng lực của chương trình Sử - Địa đó là:
- Năng lực tìm hiểu lịch sử: Bước đầu nhận diện và phân biệt được: các
loại hình và dạng thức khác nhau của các nguồn tài liệu cơ bản của khoa học
lịch sử, giá trị của tư liệu lịch sử trong việc tái hiện và nghiên cứu lịch sử. Khai
thác và sử dụng được thông tin của một số loại tư liệu lịch sử đơn giản. Bước
đầu nhận diện và phân biệt được: các loại hình tư liệu lịch sử, các dạng thức
khác nhau của các nguồn tài liệu cơ bản của khoa học lịch sử, giá trị của tư liệu
lịch sử trong việc tái hiện và nghiên cứu lịch sử. Khai thác và sử dụng được
thông tin của một số tư liệu lịch sử đơn giản dưới sự hướng dẫn của giáo viên
trong các bài học lịch sử.
- Năng lực nhận thức và tư duy lịch sử: Mô tả và bước đầu trình bày được
những nét chính của các sự kiện lịch sử cơ bản với các yếu tố chính về thời gian,
địa điểm, diễn biến, kết quả, diễn biến các trận đánh và cuộc chiến trên lược đồ,
bản đồ lịch sử. Trình bày bối cảnh lịch sử và đưa ra nhận xét về những nhân tố
tác động đến sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử, quá trình lịch sử; giải thích
được kết quả của sự kiện, diễn biến chính của lịch sử. Phân tích được những tác
động của bối cảnh không gian, thời gian đến các sự kiện lịch sử, nhân vật lịch
6
sử. Bước đầu giải thích được mối quan hệ giữa các sự kiện lịch sử, mối quan hệ
tác động qua lại của các sự kiện, hiện tượng với hoàn cảnh lịch sử. Trình bày
được chủ kiến của mình về một số sự kiện, nhân vật, vấn đề lịch sử,... như lập
luận khẳng định hoặc phủ định các nhận định, nhận xét về một sự kiện, hiện
tượng, vấn đề hay nhân vật lịch sử.
- Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Sử dụng kiến thức lịch sử
để giải thích, mô tả một số sự kiện, hiện tượng lịch sử trong cuộc sống.Vận
dụng được kiến thức lịch sử để phân tích và đánh giá tác động của một sự kiện,
nhân vật, vấn đề lịch sử đối với cuộc sống hiện tại. Vận dụng được kiến thức
lịch sử để giải quyết những vấn đề thực tiễn, đồng thời giải thích các vấn đề
thời sự đang diễn ra ở trong nước và thế giới.
Như vậy năng lực trình bày lịch sử là một bộ phận của năng lực nhận
thức và tư duy lịch sử. Đặc biệt trong “Tài liệu tập huấn dạy học và kiểm tra,
đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh
môn Lịch sử cấp trung học phổ thông” do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức
biên soạn, nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn về việc dạy học theo định hướng
phát triển năng lực đã được đề cập. Ở nội dung của “Phần thứ hai: Dạy học
theo định hướng phát triển năng lực” tài liệu đã đề cập một số khái niệm về
“năng lực”, xác định rõ các năng lực chuyên biệt cần phát triển cho học sinh
trong dạy học lịch sử, trên cơ sở đó gợi ý một số phương pháp và hình thức tổ
chức dạy học theo định hướng phát triển năng lực trong dạy học lịch sử.
Trong tài liệu tập huấn “Xây dựng các chuyên đề dạy học và kiểm tra, đánh
giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh” môn lịch sử (2014), một số
vấn đề lý luận về cách thức tổ chức dạy học theo chủ đề đã được làm rõ. Đây
là những định hướng quan trọng giúp tôi đi sâu vào nghiên cứu, phân tích để
đề xuất các biện pháp sư phạm phù hợp để phát triển năng lực trình bày lịch
sử của học sinh.
7
Trong chuyên đề “Tích hợp - liên môn trong dạy học lịch sử ở trường
trung học cơ sở (Tài liệu bồi dưỡng cho giáo viên Lịch sử tỉnh An Giang và
KonTum,(2015)” do PGS. TS. Đặng Văn Hồ chủ biên đã đề cập đến những vấn
đề lý luận về dạy học theo hướng tích hợp và liên môn. Đây là gợi ý quan trọng
mà tôi đã kế thừa để đề xuất các hình thức và biện pháp sư phạm phát triển
năng lực trình bày của học sinh trong dạy học lịch sử ở trường Trung học cơ sở.
Một số công trình nghiên cứu khác như “Phát huy tính tích cực của học
sinh trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông (1995)” của Phan
Ngọc Liên, Trịnh Đình Tùng; “Phát huy tính tích cực học sinh trong học tập
(1995” của Trần Bá Hoành; “Xây dựng và sử dụng đồ dùng trực quan quy ước
theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh để nâng cao hiệu quả bài học
lịch sử ở trường trung học cơ sở (tài liệu bồi dưỡng nâng cao năng lực giáo
viên tỉnh An Giang và Bình Định,(2009)” do PGS. TS. Đặng Văn Hồ chủ
biên… đã đi sâu nghiên cứu và đề xuất các nguyên tắc, biện pháp sư phạm
nhằm phát huy tính tích cực học tập của học sinh. Đây là nội dung tôi khai thác,
kế thừa để đề xuất các biện pháp sư phạm để phát triển năng lực trình bày một
cách chủ động sáng tạo trong dạy học lịch sử ở trường trung học cơ sở.
Ngoài những công trình nghiên cứu nêu trên, chúng ta có thể tham khảo
thêm một số bài viết đăng trên các tạp chí chuyên ngành và các kỷ yếu hội
thảo có liên quan đến vấn đề phát triển năng lực, năng lực trình bày lịch sử
như: Bài viết “Vận dụng phương pháp đóng vai trong dạy học lịch sử ở
trường trung học phổ thông nhằm phát triển toàn diện học sinh” của tác giả
Nguyễn Văn Ninh đăng trên Tạp chí giáo dục năm 2014, Một số bài viết khác
tham gia ở các Hội thảo khoa học ở địa phương và trung ương như: “Dạy học
lịch sử ở trường phổ thông với việc phát triển năng lực thực hành bộ môn cho
học sinh (2014)” của tác giả Đặng Văn Hồ, Nguyễn Thị Thu Vân; “Môn lịch
sử với việc phát triển năng lực học sinh” của tác giả Trần Viết Thụ… đăng
trên Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Dạy học lịch sử ở trường phổ thông theo
8
hướng phát triển năng lực học sinh” của Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư
phạm, Đại học Huế (2016); bài viết của PGS. TS Đặng Văn Hồ (2008), “ Tạo
biểu tượng nhân vật lịch sử Việt Nam- một số biện pháp sư phạm quan trọng
nâng cao chất lượng dạy học bộ môn ( Qua ví dụ lịch sử việt Nam từ
1919-1945)” đăng trong Kỷ yếu hội thảo khoa học “Những giải pháp chủ yếu
nâng cao chất lượng dạy học lịch sử Việt Nam ở trường trung học phổ thông
hiện nay” của Khoa sử, Đại học sư phạm Huế - Đại học Huế (2008);
Các công trình nghiên cứu nói trên đã đề cập đến nhiều khía cạnh khác
nhau của vấn đề “năng lực” như vai trò, ý nghĩa của việc phát triển năng lực,
năng lực trình bày lịch sử, các biện pháp sư phạm để phát triển năng lực trình
bày của học sinh trong dạy học lịch sử ở trường THCS cũng đã được các tác giả
và nhóm tác giả đề xuất.
Nhìn chung, tất cả các công trình nghiên cứu nêu trên, từ nhiều góc độ
khác nhau đều thừa nhận vai trò quan trọng của việc phát triển năng lực của
học sinh trong dạy học lịch sử và đề xuất một số nguyên tắc, biện pháp sư
phạm để phát triển năng lực của học sinh nói chung và năng lực trình bày lịch
sử nói riêng trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông và trường
trung học cơ sở. Tuy nhiên vẫn chưa có công trình nào đề cập một cách toàn
diện, đầy đủ, chuyên biệt về vấn đề phát triển năng lực trình bày lịch sử của
học sinh trong dạy học lịch sử ở trường trung học cơ sở.
Trên cơ sở kế thừa, tiếp thu kiến thức từ các nguồn tư liệu trên, tôi
mạnh dạn chọn đề tài “Phát triển năng lực trình bày của học sinh trong dạy
học Lịch sử Việt Nam từ 1945 đến 1954 ở trường Trung học cơ sở”
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: “Quá trình phát triển năng lực
trình bày của học sinh trong dạy học Lịch sử Việt Nam từ 1945 đến 1954 ở
trường Trung học cơ sở”.
9
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Xác định đối tượng nghiên cứu nói trên, luận văn tập trung nghiên cứu
những lý luận liên quan đến vấn đề phát triển năng lực trình bày - một bộ
phận của năng lực nhận thức và tư duy lịch sử, của học trong dạy học ở bài
lịch sử nội khóa (bài cung cấp kiến thức mới) ở trường trung học cơ sở.
Do điều kiện thời gian và yêu cầu của đề tài, luận văn chỉ nghiên cứu
vấn đề phát triển năng lực trình bày lịch sử - một bộ phận của năng lực nhận
thức và tư duy lịch sử, của học sinh ở khóa trình lịch sử Việt Nam từ 1945 đến
1954 và phạm vi thực nghiệm sư phạm chỉ tiến hành ở các trường THCS địa
bàn tỉnh Đắk Lắk.
4. Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu thành công sẽ xác định được các nguyên tắc, biện
pháp, để phát triển năng lực trình bày của học sinh trong dạy Lịch sử Việt
Nam từ 1945 đến 1954 ở trường trung học cơ sở; góp phần nâng cao hiệu quả
bài học lịch sử ở trường trung học cơ sở nhằm thực hiện chủ trương đổi mới
căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo tinh thần Nghị quyết
29-NQ/TW ngày 4-11-2013 của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương 8, khóa
XI Đảng Cộng sản Việt Nam.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu trên, đề tài phải tiến hành các nhiệm vụ cụ thể sau:
- Điều tra xã hội học để phát hiện thực trạng vấn đề dạy học theo hướng
phát triển năng lực trình bày của học sinh trong dạy học lịch sử ở trường trung
học cơ sở.
- Xác định nội dung kiến thức phần lịch sử Việt Nam từ 1945 đến 1954
có ưu thế để tiến hành dạy học theo hướng phát triển năng lực trình bày của
học sinh trong dạy học Lịch sử Việt Nam ở trường trung học cơ sở.
- Nghiên cứu lý luận, quan sát thực tiễn dạy học để trên cơ sở đó đề
xuất các con đường, biện pháp sư phạm phát triển năng lực trình bày của học
10
sinh trong dạy học lịch sử, phần lịch sử Việt Nam từ 1945 đến 1954 ở trường
trung học cơ sở có hiệu quả.
- Tiến hành thực nghiệm sư phạm để kiểm định tính khả thi của đề tài.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp luận
Cơ sở phương pháp luận của đề tài là Chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư
tưởng Hồ Chí Minh về lịch sử và giáo dục lịch sử, chủ yếu là lý luận dạy học
bộ môn Lịch sử.
6.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể
- Điều tra xã hội học: Điều tra giáo viên, học sinh và cán bộ quản lý
giáo dục về vấn đề phát triển năng lực trình bày của học sinh trong dạy học
lịch sử Việt Nam từ 1945 đến 1954 ở trường trung học cơ sở để tìm hiểu thực
trạng và rút ra nguyên nhân của thực trạng vấn đề nghiên cứu.
- Nghiên cứu tài liệu:
+ Nghiên cứu tài liệu giáo dục học, tâm lý học, lý luận dạy học nói
chung để xác định cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu.
+ Nghiên cứu tài liệu lịch sử, sách giáo khoa Lịch sử trung học cơ sở để
xác định các tri thức lịch sử cần triệt để khai thác nhằm phát triển năng lực
trình bày của học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam từ 1945 đến 1954 ở
trường trung học cơ sở.
+ Nghiên cứu tài liệu về giáo dục lịch sử để xác định các nguyên tắc,
biện pháp sư phạm nhằm tổ chức hoạt động dạy học theo hướng phát triển
năng lực trình bày của học sinh trong dạy học Lịch sử ở trường trung học
cơ sở.
- Phương pháp tham vấn chuyên gia: Tiến hành tham vấn chuyên gia để
nêu giả thuyết khoa học của đề tài và định hướng mục đích, nhiệm vụ cần tiến
hành để kiểm định giả thuyết khoa học của đề tài.
- Tiến hành thực nghiệm sư phạm để kiểm định tính khả thi của đề tài.
11
7. Giả thuyết khoa học của đề tài
NẾU tuân thủ các nguyên tắc, biện pháp sư phạm dạy học phát triển
năng lực trình bày của học sinh (minh họa qua dạy học lịch sử Việt Nam từ 1945
đến 1954) do đề tài luận văn đề xuất THÌ sẽ nâng cao hiệu quả việc phát triển
năng lực trình bày của học sinh trong dạy học lịch sử ở trường trung học cơ sở.
8. Đóng góp của đề tài
Đề tài nếu nghiên cứu thành công sẽ có những đóng góp sau về mặt lý
luận và thực tiễn:
- Điều tra xã hội học để góp phần vào việc phát hiện thực trạng việc
dạy học theo định hướng phát triển năng lực trình bày của học sinh trong dạy
học lịch sử ở trường trung học cơ sở.
- Xác định nội dung kiến thức lịch sử trong sách giáo khoa có ưu thế
trong việc phát triển năng lực trình bày của học sinh trong dạy học lịch sử
Việt Nam từ 1945 đến 1954 ở trường trung học cơ sở.
- Đề xuất những nguyên tắc, biện pháp sư phạm cần thiết để phát triển
năng lực trình bày trong dạy học lịch sử Việt Nam từ 1945 đến 1954 ở trường
trung học cơ sở.
9. Bố cục của đề tài
Ngoài phần Mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, đề
tài chia làm 3 chương:
- Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc phát triển năng lực trình
bày của học sinh trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông.
- Chương 2: Nội dung vấn đề phát triển năng lực trình bày của học sinh
trong dạy học lịch sử Việt Nam từ 1945 đến 1954 ở trường trung học cơ sở.
- Chương 3: Phương pháp phát triển năng lực trình bày của học sinh
trong dạy học lịch sử Việt Nam từ 1945 đến 1954 ở trường trung học cơ sở.
12
NỘI DUNG
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN
NĂNG LỰC TRÌNH BÀY CỦA HỌC SINH TRONG DẠY
HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Khái niệm
+ Năng lực:
Năng lực là một phạm trù được bàn đến trong mọi lĩnh vực của cuộc
sống và thường được hiểu theo những cách khác nhau.
Ở góc độ tâm lí học, các nhà tâm lí học có nhiều cách định nghĩa khác
nhau. Trong “Giáo trình tâm lí học đại cương” do Nguyễn Quang Uẩn chủ
biên, nhóm tác giả cho rằng: “NL là các thuộc tính độc đáo của cá nhân, phù
hợp với những yêu cầu của một dạng hoạt động nhất định, bảo đảm cho hoạt
động đó có hiệu quả” [43, tr.213]. Theo Cosmovics thì: “NL là tổ hợp đặc
điểm của cá nhân, giải thích sự khác biệt giữa người này với người khác ở
khả năng đạt được những kiến thức và hành vi nhất định”[30, tr.31] Nhà tâm
lí học A.N.Leochiev cho rằng: “NL là đặc điểm cá nhân qui định việc thực
hiện thành công một hoạt động nhất định”[30, tr.31]. Khái niệm NL được
nhìn nhận ở góc độ giáo dục học có những quan niệm sau:
Trong tác phẩm “Giáo dục học hiện đại (Những nội dung cơ bản)” tác
giả Thái Duy Tuyên cho rằng:“NL là những đặc điểm tâm lí của nhân cách,
là điều kiện chủ quan để thực hiện có kết quả một dạng hoạt động nhất định.
NL có quan hệ với kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo. NL thể hiện ở tốc độ, chiều sâu,
tính bền vững và phạm vi ảnh hưởng của kết quả hoạt động ở tính sáng tạo,
tính độc đáo của phương pháp hoạt động. Một số NL có thể đo được bằng
trắc nghiệm” [41, tr.25].
13
Theo chương trình giáo dục Quécbec (Chương trình GDTH Quécbec -
Bộ giáo dục Canada - 2004) thì: “NL là khả năng hành động hiệu quả bằng
sự cố gắng dựa trên nhiều nguồn lực. Những khả năng này được sử dụng một
cách phù hợp, bao gồm tất cả những gì học được từ phía nhà trường cũng
như những kinh nghiệm của HS; những kĩ năng, thái độ và sự hứng thú;
ngoài ra còn những nguồn lực bên ngoài chẳng hạn như bạn cùng lớp, thầy,
cô giáo, các chuyên gia hoặc các nguồn thông tin khác” [41, tr.26].
“NL là một tổ hợp các thuộc tính tâm lí của cá nhân bao gồm kiến thức,
kĩ năng và các thuộc tính cá nhân khác như sự hứng thú, niềm tin, ý chí..., tạo
điều kiện thuận lợi, phù hợp với yêu cầu của mỗi hành động, cho phép hành
động đó được diễn ra nhanh và có hiệu quả trong những tình huống khác
nhau” [12, tr.16].
Về cấu trúc, “năng lực có sự kết hợp nhiều thành tố như các khả năng
nhận thức, kĩ năng, thái độ và chứa cả thành phần phi nhận thức như động cơ
xúc cảm, giá trị đạo đức… trong một bối cảnh có ý nghĩa. Như vậy, năng lực
không phải là một cấu trúc bất biến mà là một cấu trúc động, có tính mở, đa
thành tố, đa tầng bậc hàm chứa trong đó không chỉ kiến thức, kĩ năng… mà cả
niềm tin, giá trị trách nhiệm xã hội,… thể hiện ở tính sẵn sàng hành động trong
điều kiện thực tế, hoàn cảnh thay đổi”. [30, tr.33]
Tóm lại: Năng lực là khả năng vận dụng những kiến thức, kinh nghiệm,
kỹ năng, thái độ và hứng thú để hành động một cách phù hợp và có hiệu quả
trong các tình huống đa dạng của việc học tập và cuộc sống.
+ Phát triển Năng lực.
“Phát triển” là một trong những khái niệm được sử dụng để nói đến sự
thay đổi của một vấn đề nào đó.
Theo “Từ điển Tiếng Việt”, phát triển là sự “biến đổi hoặc làm cho
biến đổi theo hướng tăng từ ít đến nhiều, hẹp đến rộng, thấp đến cao, đơn
giản đến phức tạp”[35, tr.70].
14
Trong “Từ điển Anh - Việt” khái niệm phát triển được hiểu theo nghĩa
của từ “develop” là “làm cho ai, cái gì tăng trưởng dần dần; trở nên hoặc làm
cho trưởng thành hơn, tiến triển hơn hoặc có tổ chức hơn”. [39, tr.476]
Do vậy, “phát triển là sự lớn mạnh, trưởng thành hơn, là sự thay đổi
liên tục theo hướng tích cực của cái mới so với cái cũ đã xuất hiện trước đó”.
[30, tr.37]
Thuật ngữ “phát triển” trong dạy học thường nhấn mạnh đến sự thay đổi
liên tục về khả năng hoàn thành các nhiệm vụ học tập ngày càng cao so với
mức độ thực hiện của HS. Do vậy, nó là kết quả của một quá trình học tập, rèn
luyện thường xuyên, liên tục. Để đạt được sự phát triển đó, trong quá trình dạy
học giáo viên phải đặt ra những yêu cầu, nhiệm vụ học tập khác nhau… tạo
điều kiện cho HS vận dụng các kĩ năng, phương pháp học tập bộ môn trong
quá trình học tập. Từ đó, góp phần hình thành các kĩ năng, kĩ xảo tái hiện cho
học sinh trong bộ môn, giúp HS ngày càng thuần thục hơn trong việc vận dụng
thao tác tư duy giải quyết tình huống học tập khác nhau.
Từ những khái niệm trên có thể định nghĩa phát triển năng lực là giúp
học sinh trình bày được bối cảnh, những sự kiện, nhân vật hoặc quá trình lịch
sử nhằm giúp học sinh phát triển các khả năng sẵn có của mình và vận dụng
vào thực tiễn cuộc sống.
+ Trình bày lịch sử
Lịch sử là môn học lựa chọn trong nhóm môn Khoa học xã hội, được tổ
chức dạy và học ở cấp trung học cơ sở. Môn Lịch sử có sứ mệnh giúp học sinh
hình thành và phát triển năng lực sử học, thành phần của năng lực tìm hiểu tự
nhiên và xã hội thông qua hệ thống các chủ đề và chuyên đề về lịch sử thế giới,
lịch sử khu vực Đông Nam Á và lịch sử Việt Nam, góp phần vào việc xây dựng
những phẩm chất chủ yếu và năng lực chung được xác định trong Chương trình
giáo dục phổ thông tổng thể. Với đặc trưng riêng của môn học, môn Lịch sử giữ
vai trò chủ đạo trong việc giáo dục lòng yêu nước, tinh thần tự tôn dân tộc,
15
truyền thống lịch sử và văn hoá dân tộc, góp phần giúp học sinh nhận thức sâu
sắc và vận dụng được các bài học lịch sử vào việc giải quyết những vấn đề của
thực tế cuộc sống, phát triển tầm nhìn, củng cố các giá trị nhân văn, tinh thần
cộng đồng, lòng khoan dung, nhân ái và hình thành những phẩm chất của công
dân Việt Nam, công dân toàn cầu trong xu thế phát triển của thời đại.
Môn Lịch sử góp phần quan trọng trong việc giúp học sinh hình thành và
phát triển tư duy lịch sử, tư duy hệ thống, tư duy phản biện; giúp học sinh làm
chủ kĩ năng khai thác và sử dụng các nguồn sử liệu, nhận thức và trình bày lịch
sử trong logic lịch đại và đồng đại, kết nối quá khứ với hiện tại.
Như vậy trình bày lịch sử là mô tả những nét chính các sự kiện và quá
trình hoạt động nhận thức lịch sử cơ bản với các yếu tố chính về thời gian,
địa điểm, diễn biến để trên cơ sở đó nắm được kết quả các sự kiện, diễn biến
chính của các quá trình lịch sử. (tác giả định nghĩa)
+ Năng lực trình bày lịch sử
Do đặc trưng của bộ môn Lịch sử, học sinh không thể trực quan “sinh
động” hiện thực của quá khứ lịch sử. Song cũng như việc học tập ở các môn
học khác, học tập lịch sử trước hết phải cung cấp kiến thức cơ bản đủ để tạo
cho học sinh một biểu tượng chính xác, có hình ảnh về quá khứ. Các em phải
“tái tạo trong tưởng tượng” những hình ảnh chính xác về những sự kiện đã
xảy ra, tránh việc “hiện đại hoá” lịch sử.
Trình bày lịch sử là một bộ phận của năng lực nhận thức và tư duy
lịch sử được thể hiện qua thông tư số 32/2018/TT-BGD- ĐT ngày 26 tháng 12
năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Từ những khái niệm trên có thể định nghĩa: Phát triển năng lực trình
bày Lịch sử là giúp học sinh nắm được các yếu tố chính về bối cảnh, thời gian,
địa điểm, diễn biến trình các sự kiện, nhân vật hoặc quá trình lịch sử nhằm
giúp học trinh phát triển năng lực trình bày lịch sử là một bộ phận nhận thức
và tư duy lịch sử. (tác giả định nghĩa)
16
1.1.2. Biểu hiện năng lực trình bày lịch sử của bộ môn Lịch sử
Hiện nay, để chuẩn bị cho việc áp dụng đề án đổi mới căn bản và toàn
diện trong ngành giáo dục theo định hướng phát triển NL của HS, Bộ Giáo dục
và Đào tạo đã tổ chức một số hội thảo, các đợt tập huấn cho GV các trường
THPT trên toàn quốc. Để giúp GV dễ dàng hơn trong việc xác định các NL cần
hình thành cho HS trong quá trình dạy học ở trường phổ thông, Bộ Giáo dục và
Đào tạo đã phân tích và phân NL ra thành 2 loại: NL chung mà toàn bộ quá trình
giáo dục phổ thông phải hướng tới để hình thành cho người học và NL chuyên
biệt của từng môn học ở trường phổ thông.
NL chung là những NL cơ bản, thiết yếu để con người có thể sống và làm
việc bình thường trong xã hội. NL này được hình thành và phát triển do nhiều
môn học, liên quan đến nhiều môn học. Vì thế có nước gọi là NL xuyên chương
trình. Mỗi NL chung cần góp phần tạo nên kết quả có giá trị cho xã hội và cộng
đồng, giúp cá nhân đáp ứng được những đòi hỏi của một bối cảnh rộng lớn và
phức tạp, chúng có thể không quan trọng với các chuyên gia, nhưng rất quan
trọng với tất cả mọi người. Có 8 NL sau đây được khá nhiều nước lựa chọn và
đề xuất: NL tư duy phê phán, tư duy logic; NL sáng tạo, tự chủ; NL giải quyết
vấn đề; NL làm việc nhóm; NL giao tiếp làm chủ ngôn ngữ; NL tính toán, ứng
dụng số; NL đọc - viết; NL công nghệ thông tin - truyền thông. [11, tr.46]
Trên cơ sở tham chiếu các NL chung cần hình thành cho HS trong quá
trình dạy học LS, ở cấp THCS, GV cần chú trọng hình thành và phát triển cho
HS năm NL riêng cụ thể sau:
– Mô tả và bước đầu trình bày được những nét chính của các sự kiện lịch
sử cơ bản với các yếu tố chính về thời gian, địa điểm, diễn biến, kết quả; diễn
biến các trận đánh và cuộc chiến trên lược đồ, bản đồ lịch sử.
– Trình bày bối cảnh lịch sử và đưa ra nhận xét về những nhân tố tác
động đến sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử, quá trình lịch sử; giải thích được
kết quả của sự kiện, diễn biến chính của lịch sử.
17
– Phân tích được những tác động của bối cảnh không gian, thời gian đến
các sự kiện lịch sử, nhân vật lịch sử.
– Bước đầu giải thích được mối quan hệ giữa các sự kiện lịch sử, mối
quan hệ tác động qua lại của các sự kiện, hiện tượng với hoàn cảnh lịch sử.
– Trình bày được chủ kiến của mình về một số sự kiện, nhân vật, vấn đề
lịch sử,... như lập luận khẳng định hoặc phủ định các nhận định, nhận xét về
một sự kiện, hiện tượng, vấn đề hay nhân vật lịch sử.[6; trang 5,6 ]
Mỗi NL trên đều hàm chứa ba yếu tố: kiến thức về NL, kĩ năng và tinh
thần thái độ thực hiện. Do vậy, để phát triển NLTB của HS, giáo viên cần tạo
điều kiện để HS có cơ hội vận dụng những NL có ưu thế trong việc nâng cao
hoạt động nhận thức LS đặc biệt là khả năng nắm bắt, hiểu và vận dụng các kiến
thức LS trong quá trình học tập bộ môn.
1.2. Vai trò, ý nghĩa của việc phát triển năng lực trình bày cho học sinh
trong dạy học lịch sử Việt Nam từ 1945 đến 1954 ở trường trung học cơ sở
1.2.1 Vai trò
Việc phát triển năng lực trình bày lịch sử có Vai trò đặc biệt quan trọng
trong quá trình dạy, học ở trường THCS.
Thứ nhất, Trình bày là một khâu không thể thiếu trong quá trình dạy học.
Một trong những chức năng quan trọng của dạy học là giúp HS tái hiện lại lịch
sử thông qua sự kiện nhân vật, khóa trình… Do vậy, khâu quan trọng đầu tiên
của quá trình dạy học ở trường phổ thông là tiến hành tổ chức, hướng dẫn HS tự
lực tiếp thu những kiến thức của môn học. Trên cơ sở đó, làm nảy sinh nhu cầu,
hứng thú học tập và phát huy tích cực của HS trong suốt quá trình học tập.
Thứ hai, phát triển NLTB của HS trong dạy học LS ở trường THCS góp
phần thực hiện chủ trương đổi mới căn bản và toàn diện của Bộ Giáo dục và
Đào tạo theo tinh thần Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 4-11-2013 của Hội nghị
Ban Chấp hành Trung ương 8 Khóa XI. Đổi mới phương pháp dạy học theo
hướng tiếp cận NL của HS là trào lưu tích cực đã và đang diễn ra trên thế giới
18
và trong nước. Thực chất của trào lưu này là đổi mới chương trình giáo dục từ
định hướng cung cấp nội dung tri thức sang định hướng phát triển NL học tập.
Do vậy, việc vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học để phát triển NLTB
của HS là một trong những phương thức góp phần đổi mới và nâng cao chất
lượng dạy học bộ môn LS ở trường THCS. Bởi lẽ bản chất của những phương
pháp dạy học này là phát triển NL trí tuệ của HS, giúp HS tự lực tiếp thu các
nguồn kiến thức khác nhau dưới sự hướng dẫn, định hướng của GV.
Thứ ba, trên cơ sở phát triển NLTB của HS trong dạy học sẽ góp phần
thực hiện mục tiêu giáo dục là “đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn
diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý
tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách,
phẩm chất và NL của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc” [52, tr.19]. Vì vậy, bản chất quá trình phát triển NLTB của HS
là khai thác tối đa tiềm năng trí tuệ, tính tích cực, sáng tạo của HS vì các năng
lực này có những ưu thế nhất định trong việc hình thành phẩm chất con người
mới xã hội chủ nghĩa ở HS, giúp HS phát triển những khả năng tiềm ẩn của
mình để định hướng cho sự phát triển của mình trong tương lai.
1.2.2. Ý nghĩa
Với vai trò quan trọng như vậy, phát triển NLTB của HS trong dạy học
LS ở trường THCS sẽ góp phần tích cực vào việc hoàn thành mục tiêu dạy
học bộ môn:
- Về kiến thức: Học tập là hoạt động đặc biệt. Trong quá trình đó, NT của
HS không phải là sự phản ánh một cách máy móc những sự kiện, hiện tượng LS
vào ý thức của người học mà nó là hình ảnh của đối tượng xuất hiện trong ý thức
HS thông qua sự phản ánh được uốn nắn lại, có tính chất sáng tạo. Do vậy, bất kì
hoạt động nào của HS được tiến hành xuất phát từ định hướng phát triển NL đều
là một quá trình phản ánh tích cực. Để đạt được yêu cầu đó, trong quá trình dạy
học LS ở trường THCS giáo viên phải tổ chức, điều khiển định hướng phát triển
19
NL đặc biệt năng lực trình bày lịch sử ( một bộ phận năng lực nhận thức và tư
duy lịch sử) để HS tự khám phá, nắm vững, hiểu sâu hơn kiến thức LS.
Ví dụ, khi dạy học mục I: Tình hình nước ta sau cách mạng tháng tám,
bài 24, LS lớp 9 để giúp HS hiểu hơn về tình hình nước Ta sau Cách mạng
Tháng tám 1945, GV đặt câu hỏi:“Em hãy nêu tình hình nước ta sau cách mạng
tháng tám”?; sử dụng hệ thống câu hỏi gợi mở: “tình hình miền Bắc từ vĩ tuyến
16 (Đà nẵng trở ra), tình hình miền Nam và các lực lượng phản động cách
mạng như thế nào? Hậu quả của chiến tranh để lại như thế nào? Tình hình
nông nghiệp, tài chính, văn hóa xã hội như thế nào?” và kết hợp hướng dẫn HS
khai thác nội dung đoạn tư liệu nhận định về “Tình cảnh khốn khó của đất nước
lúc đó” (xem phụ lục 9.1) để giúp HS tái hiện lại tình cảnh đất nước ta khó khăn
bao trùm lúc bấy giờ. Với định hướng dạy học theo hướng phát triển NL như
trên, GV không chỉ giúp HS hiểu sâu sắc tình hình nước ta sau Cách mạng
tháng Tám (1945) mà còn giúp HS thấy được sự lãnh đạo tài tình sáng suốt của
Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chèo lái đưa con thuyền cách mạng vượt qua
thác ghềnh đi đến bờ vinh quang.
Về phát triển kĩ năng: Phương pháp và kĩ năng kỷ xảo trình bày lịch sử là
những thành tố cấu thành NLTB. Trong đó, phương pháp là yếu tố chỉ đạo HS
tiến hành nhận thức nhanh, đúng và góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng các kĩ
năng học tập của HS. Xét về mặt bản chất, trình bày lịch sử thể hiện qua việc sử
dụng tư liệu lịch sử, mô tả, trình bày (nói hoặc viết) diễn trình của các sự kiện,
nhân vật, quá trình lịch sử từ đơn giản đến phức tạp; xác định được các sự kiện
lịch sử trong không gian và thời gian cụ thể. LS là quá trình phản ánh những
kiến thức LS vào bộ não của HS trên cơ sở những hoạt động phức tạp của tư duy.
Quá trình phát triển của NL gắn liền với mức độ thuần thục của HS khi vận
dụng các thao tác tư duy để thực hiện các nhiệm vụ, tình huống học tập khác
nhau. Vì vậy, kĩ năng trình bày lịch sử thực chất là quá trình vận dụng các thao
tác tư duy của HS trong quá trình nhận thức LS. Thông qua quá trình phát triển
20
NLTB, học sinh có điều kiện rèn luyện khả năng tái hiện sự kiện, nhân vật, diễn
biến từ đó giúp học sinh phát triển tốt nhất những năng lực sẵn có của mình để
giải quyết bài học và vận dụng so sánh, đối chiếu; phân tích, tổng hợp; khái
quát giải quyết những vấn đề trong thực tiễn cuộc sống hàng ngày.
Ví như, để trình bày lại các biện pháp giải quyết khó khăn của đất nước
sau năm 1945 nhằm giúp học sinh hiểu được bức tranh toàn cảnh của đất nước
lúc đó. Trên cơ sở cho học sinh xem phụ lục 8.0 phản ánh thông tin nhân dân
góp gạo cứu đói và theo học lớp bình dân học vụ hình 43 (xem phụ lục 8.2) theo
sự hướng dẫn của GV, HS phải vận dụng linh hoạt các thao tác phân tích, tổng
hợp để nắm được các biện pháp giải quyết khó khăn của đất nước lúc bấy giờ.
Để Học sinh phân tích được ý nghĩa những giải pháp giáo viên phải gợi mở
giúp học sinh tái hiện bức tranh toàn cảnh và tình hình khó khăn của đất nước
lúc đó phải cần có năng lực trình bày lịch sử. Tiếp đó, HS khái quát hóa những
nội dung kiến thức vừa thu nhận được để trả lời các câu hỏi: “Hình ảnh người
dân góp gạo giải quyết vấn đề gì, lớp bình dân học vụ với đèn dầu trước mắt
giải quyết vấn để gì lúc bấy giờ. Để giải quyết khó khăn về kinh tế, để khôi phục
và phát triển kinh tế, ổn định chính trị, xã hội” và đi đến nhận định sau: những
giải pháp đó giúp nước ta thoát khỏi tình cảnh “ Nghìn cân treo sợi tóc”.
Bên cạnh đó, việc sử dụng năng lực trình bày lịch sử còn giúp HS dễ
dàng nắm vững những sự kiện, hành động, cách làm của Đảng và Chủ Tịch
Hồ Chí Minh nhằm khắc phục những khó khăn của đất nước. Do vậy, phát triển
NLTB lịch sử vừa có tác động lớn đến việc phát triển các năng lực khác.
- Về hình thành thái độ: Phát triển năng lực trình bày lịch sử không chỉ
giúp HS nắm bắt, hiểu và vận dụng tốt những kiến thức LS và kĩ năng TH bộ
môn, mà quá trình phát triển NLTB còn góp phần hình thành cho HS thái độ,
động cơ học tập đúng đắn.
Việc nắm bắt, hiểu và vận dụng tốt các kiến thức LS đã học để giải quyết
những nhiệm vụ đặt ra trong quá trình học tập và thực tiễn cuộc sống là một
21
trong những nhân tố góp phần tạo nên hứng thú học tập cho HS, làm xuất hiện
trong HS sự ham muốn học tập, tự khám phá và tự chiếm lĩnh tri thức. Phát
triển NLTB có tác dụng rèn luyện ý thức học tập và góp phần hình thành và phát
triển nhân cách cho học sinh. Yêu cầu về nhận thức càng cao thì nỗ lực, ý chí
phấn đấu của HS càng lớn, tính tự lực nhận thức của HS có điều kiện phát huy
cao độ. Từ đó làm nảy sinh động cơ học tập đúng đắn, yêu thích bộ môn, lòng
say mê nghiên cứu để nâng cao chất lượng, hiệu quả bài học lịch sử.
Ví như, khi dạy học bài 24: Cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng chính
quyền dân chủ nhân dân 1945- 1946, LS lớp 9, mục VI Hiệp định sơ bộ (6/3/
1946) và tạm ước Việt – Pháp (14/9/1946) để kích thích tư duy và sự học tập
hứng thú của HS, GV đưa ra tình huống sau: “ Tại sao khi đất nước còn khó
khăn mà Hồ Chí Minh lại thay mặt chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa kí
với đại diện pháp là Xanh-tơ-ni bản hiệp định sơ bộ 6/3/1946”?. . mục đích của
việc kí kết hiệp định này là gì? Để trả lời học sinh nhớ lại những khó khăn mà
đất nước lúc đó, những giải pháp đưa ra giúp học sinh tái hiện hoàn toàn tình
cảnh nước ta lúc bấy giờ giáo viên phải gợi mở thông tin để giúp các em trình
bày được bối cạch lịch sử Việt Nam lúc đó. Những biện pháp tài tình Chủ tịch
Hồ Chí Minh đưa ra để giải quyết khó khăn về ngoại xâm, nội phản để giáo dục
các em lòng kính yêu lãnh tụ, bồi dưỡng học sinh niềm tin về đường lối và sự
lãnh đạo thực hiện đường lối của Đảng để các em trình bày những nét cơ bản
Ví như, Khi dạy bài 25 “Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn
quốc chống thực dân pháp (1946 - 1950)” mục I.1 “Cuộc kháng chiến toàn
quốc chống thực dân pháp xâm lược bùng nổ 19/12/1946”, sau khi giới thiệu
về hoàn cảnh lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến giáo viên gọi học sinh đọc nội
dung lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của chủ tịch Hồ Chí Minh trên cơ sở
quan sát nội dung, (xem phụ lục 9.7); từ đó giáo viên đặt câu hỏi tác dụng của
lời kêu gọi sẽ tác động sâu sắc đến tư tưởng, tình cảm của HS; giúp HS thấy
được những việc làm hành động kiên quyết của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh
22
từ đó giáo viên đặt câu hỏi? trước ngày lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến bùng
nổ thực dân Pháp đã có những hành động gây chiến như thế nào? Trả lời được
các câu hỏi đó học sinh sẽ biết trân trọng hơn cuộc sống hòa bình hiện nay, có
thái độ phê phán, lên án những hành động sai trái, mưu đồ tiến hành chiến tranh
và có ý thức đóng góp sức mình vào việc ngăn chặn chiến tranh, bảo vệ hòa
bình thế giới.
1.3. Cơ sở thực tiễn
1.3.1. Mục đích điều tra
Mục đích của công tác điều tra nhằm đánh giá thực trạng dạy học LS nói
chung và việc phát triển NLTB trong dạy học LS ở trường THCS nói riêng. Kết
quả điều tra, khảo sát là cơ sở rút ra những kết luận chung về NLTB của HS trong
dạy học LS ở trường THCS cũng như những yêu cầu đặt ra cần giải quyết để phát
triển NLTB của HS và nâng cao chất lượng dạy học môn LS ở trường THCS.
1.3.2. Đối tượng, phạm vi điều tra
Việc điều tra, khảo sát được tiến hành ở 4 trường THCS trên địa bàn tỉnh
Đắk Lắk các trường: THCS Hoàng Hoa Thám, THCS Phan Chu Trinh, Trường
THCS Đinh Tiên Hoàng; THCS Lương Thế Vinh (Tỉnh Đắk Lắk). Đối tượng
điều tra là GV dạy học môn LS và HS tại các trường THCS đã nêu ở trên.
1.3.3. Nội dung điều tra
Nội dung điều tra khảo sát tập trung vào các vấn đề sau (xem phụ lục 1 và 2):
-Đối với GV, chúng tôi tìm hiểu nhận thức của GV về các vấn đề như:
bản chất và biểu hiện của NLTB lịch sử; ý nghĩa của việc dạy học LS theo
hướng phát triển NLTB lịch sử của HS; đánh giá thực trạng dạy học theo định
hướng phát triển NLTB lịch sử cũng như nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó;
những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển NLTB lịch sử của HS. Ngoài ra yêu
cầu điều tra, khảo sát còn tập trung vào việc tìm hiểu những biện pháp GV
thường sử dụng để phát triển NLTB lịch sử của HS; những khó khăn GV
thường gặp phải khi phát triển NLTB lịch sử cho HS.
23
-Đối với HS, nội dung điều tra chủ yếu tập trung vào việc tìm hiểu
mục tiêu cách thức tiến hành nhằm trình bày lại sự kiện hiện tượng, nhân vật
lịch sử; những khó khăn trong quá trình học tập của các em và mức độ thuần
thục, những phương pháp GV thường sử dụng để phát triển năng lực trình
bày lịch sử của học sinh.
1.3.4. Phương pháp điều tra
Chúng tôi đã tiến hành dự giờ, phỏng vấn một số GV, HS nhưng chủ yếu
là điều tra bằng phiếu hỏi cho 20 GV và 668 HS thuộc các trường THCS đã
nêu ở trên.
1.3.5. Xử lí kết quả điều tra và rút ra kết luận về thực trạng vấn đề phát triển
năng lực trình bày lịch sử
Trên cơ sở phân tích kết quả điều tra xã hội học (kết quả điều tra xã hội
học - xem Phụ lục 3 và 4), chúng tôi rút ra được một số kết luận sau đây về
vấn đề phát triển NLTB Lịch sử của HS trong dạy học LS ở trường THCS:
Một là, phần lớn GV khi được khảo sát đều nhận thức được tầm quan
trọng của việc phát triển NLTB của HS đối với việc nâng cao chất lượng bài
học LS và phát triển toàn diện kiến thức, kĩ năng và thái độ của HS. Điển hình
là khi được khảo sát về tác động của việc phát triển năng lực trình bày lịch sử
cho HS khoảng 75% giáo viên được khảo sát cho rằng hướng dạy học theo
hướng phát triển năng lực này sẽ giúp HS hiểu hơn về bản chất của các sự
kiện, hiện tượng; nhân vật, lịch sử tạo hứng thú học tập bộ môn ở các em và
phát triển, năng lực tái hiện lịch sử của HS. Kết quả khảo sát cho thấy trên
thực tế một số biện pháp phát triển NLTB của HS đã được tiến hành ở các
trường THCS, nhưng nhìn chung vấn đề phát triển năng lực trình bày lịch sử
trong dạy và học sử chưa được chú trọng và đầu tư một cách thỏa đáng nên
hiệu quả bài học không cao. Cụ thể là khi được khảo sát về tần suất thực hiện
dạy học theo hướng phát triển NLTB thì đa số GV (65%) khẳng định rất hiếm
khi tổ chức các hoạt động học tập để phát triển NLTB cho HS.
24
Hai là, Trong quá trình dạy học, việc phát triển năng lực trình bày của
học sinh ở các trường trung học cơ sở không được tiến hành một cách đồng
bộ, toàn diện nên chưa phát triển được kĩ năng trình bày lịch sử. Đây là nhận
định chung của phần đông GV (60% GV) khi được hỏi về đánh giá của GV về
mức độ dạy học theo hướng phát triển NLTB qua một bài cụ thể hoặc qua một
nhân vật, sự kiện cụ thể. Biện pháp tiến hành được thực hiện nhiều nhất là
hướng dẫn HS khai thác, tài liệu, xây dựng một số loại đồ dùng trực quan như
lược đồ, bản đồ, tranh ảnh, sơ đồ, biểu đồ, niên biểu để hình thành và phát
triển năng lực trình bày lịch sử… (80% GV khi được khảo sát lựa chọn). Còn
những hình thức khác, nhất là việc vận dụng kiến thức đã học để giải quyết
các nhiệm vụ trong thực tiễn rất ít được áp dụng (chỉ có 1% GV khi được
khảo sát lựa chọn). Chính sự đơn điệu trong việc trình bày lịch sử không gây
được hứng thú học tập cho HS.
Ba là, Năng lực trình bày lịch sử chưa được tiến hành một cách thường
xuyên, liên tục còn mang tính hình thức. Thông thường giáo viên thường giao
cho HS tự tìm hiểu nội dung và sau đó giáo viên hỏi học sinh trả lời nên việc
định hướng cho hoạt động phát triển năng lực trình bày để giải quyết nội dung
bài học chưa được chú trọng, thiếu các biện pháp thực hiện cũng như kiểm tra
đánh giá nhiệm vụ học tập của HS nên hiệu quả không cao. Do vậy, kĩ năng
trình bày lịch sử ít được thực hiện nhuần nhuyễn và thuần thục trong quá trình
học tập. Cụ thể là có đến 68.7% HS khi được hỏi về thực trạng này tồn tại làm
ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng dạy và học bộ môn và cũng là
nguyên nhân giải thích vì sao điểm thi môn Lịch sử quá thấp.
Bốn là, hiểu biết của HS về cách thức thực hiện nhiệm vụ trình bày lịch
sử còn hạn chế. Nhiều nội dung cần phải khai thác còn rất lúng túng như vẽ sơ
đồ, đồ thị, biểu đồ để phát triển năng lực trình bày lịch sử vẫn còn hạn chế.
Biểu hiện cụ thể là chỉ có một số ít HS (16.2%) trả lời đúng khi được khảo sát
về hình thức trình bày nào được giáo viên sử dụng nhiều nhất đối với học sinh
khi giảng dạy lịch sử.
25
Theo chúng tôi, có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên từ phía
GV và HS.
- Thứ nhất, do nhận thức của GV về năng lực trình bày lịch sử còn hạn
chế nên sử dụng các biện pháp trình bày lịch sử còn đơn điệu còn mang nặng
tính kinh nghiệm chủ nghĩa.
- Thứ hai, do quan niệm sai lầm về vai trò môn học. Nhiều phụ huynh
và học sinh vẫn cho rằng môn sử là môn phụ nên không đầu tư để phát triển
năng lực nói chung và năng lực trình bày lịch sử nói riêng.
- Thứ ba, do động cơ học tập bộ môn LS nói chung, và tìm hiểu năng
lực trình bày lịch sử nói riêng ở một bộ phận HS chưa cao và sự chỉ đạo chưa
đúng chưa đồng bộ về hoạt động dạy học LS của một bộ phận cán bộ quản lý
giáo dục, do chạy theo bệnh thành tích đã hạn chế nhiệm vụ phát triển năng
lực nói chung và năng lực trình bày lịch sử cho HS.
- Thứ tư, điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động dạy học và
phát triền năng lực trình bày lịch sử vẫn còn thiếu, chưa tạo điều kiện để GV
thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển năng lực trình bày cho học sinh trong dạy
học lịch sử có hiệu quả.
26
Chương 2
NỘI DUNG VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TRÌNH BÀY
CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM
TỪ 1945 ĐẾN 1954 Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
2.1. Mục tiêu chương trình lịch sử Việt Nam từ 1945 đến 1954 ở trường
trung học cơ sở cần tập trung khai thác để phát triển năng lực trình bày
của học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam từ 1945 đến 1954 ở trường
trung học cơ sở
Trong giới hạn của đề tài này chúng tôi chỉ dừng lại khai thác nội dung
phần lịch sử Việt Nam từ 1945 đến 1954. Đây là phần có vị trí quan trọng trong
tiến trình phát triển của lịch sử dân tộc, giúp HS có cái nhìn khái quát về một
giai đoạn đầy biến động trong lịch sử nước nhà. Khi thực dân pháp xâm lược
nước ta lần thứ hai.
- Về kiến thức: Dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn từ 1945 đến 1954 cần
giúp cho học sinh:
+ Biết: - Tình hình nước ta sau cách mạng tháng Tám và những khó khăn
bao trùm đất nước; những chính sách, biện pháp giải quyết các khó khăn đó.
- Những diễn biến chính về quá trình thực dân Pháp xâm lược Việt Nam
lần hai và cuộc kháng chiến chống Pháp anh dũng của nhân dân ta với những
thắng lợi tiêu biểu như: Việt bắc (thu- đông 1947), Biên giới 1950, cuộc Tiến
công chiến lược Đông-Xuân 1953-1954 mà đỉnh cao chiến dịch Điện Biên Phủ.
+ Hiểu: Được âm mưu, bản chất quá trình xâm lược Việt Nam của thực
dân Pháp khi quay trở lại xâm chiếm nước ta lần hai, và nguyên nhân thắng lợi
trong cuộc kháng chiến chống Pháp.
+ Vận dụng: Đánh giá được sự lãnh đạo tài tình Đảng và Chủ tịch Hồ Chí
Minh, sự đoàn kết toàn Đảng, toàn dân đấu tranh trên nhiều mặt trận dẫn đến
nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử, bài học kinh nghiệm trong quá trình
chống thực dân Pháp giai đoạn 1945 đến 1954.
27
- Về hình thành thái độ: Nhiệm vụ bộ môn lịch sử ở trường phổ thông là
giáo dục đạo đức, tư tưởng và bồi dưỡng nhân cách tốt đẹp cho học sinh như: có
tình yêu quê hương, đất nước, lòng tự hào dân tộc, có thái độ tích cực trong việc
thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm đối với đất nước – cộng đồng.
- Về kĩ năng: Thông qua việc lĩnh hội hệ thống kiến thức cơ bản của bộ
môn Lịch sử, giúp học sinh hình thành các kĩ năng cần thiết trong học tập bộ
môn, như: Rèn luyện cho học sinh kĩ năng xác định kiến thức cơ bản, sự kiện cơ
bản, so sánh, đánh giá các sự kiện lịch sử. Rèn luyện kĩ năng sử dụng bản đồ
lịch sử, tranh ảnh, tư liệu phục vụ cho bài học.
- Định hướng phát triển năng lực:
Rèn luyện phát triển năng lực cho học sinh, nhất là năng lực trình bày
lịch sử, một bộ phận năng lực nhận thức và tư duy lịch sử là công việc lâu dài,
khó khăn, đòi hỏi sự nổ lực thường xuyên của cả giáo viên và học sinh. Để thực
hiện được điều đó, trước hết giáo viên giúp học sinh xác định mục đích, động
cơ học tập cho các em. Đồng thời phải có kế hoạch rèn luyện lâu dài, để học
sinh tích cực tham gia các hoạt động học tập, hào hứng, say mê tiếp thu kiến
thức mới, cố gắng hoàn thành các nhiệm vụ học tập, để đào tạo được thế hệ trẻ
có năng lực toàn diện (tri thức, đạo đức, kĩ năng).
Việc xác định một số yêu cầu trên là cơ sở để chúng tôi xây dựng các
biện pháp phát triển các năng lực của học sinh trong học tập với lịch sử và năng
lực trình bày lịch sử nói riêng trong quá trình dạy học bộ môn Lịch sử ở trường
trung học cơ sở. Đồng thời là căn cứ tiến hành thực nghiệm sư phạm ở một số
trường để kiểm nghiệm tính khả thi của các biện pháp đề xuất.
2.2. Nội dung lịch sử cần khai thác để phát triển năng lực trình bày trong
dạy học Lịch sử Việt Nam từ 1945 đến 1954 ở trường Trung học cơ sở
Căn cứ vào chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trình giáo dục phổ
thông, trên cơ sở đối chiếu với chương trình giảm tải trong dạy học môn LS ở
trường THCS do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, để phát triển NLTB của
28
HS trong quá trình giảng dạy, GV cần chú ý khai thác những nội dung kiến
thức LS trọng tâm sau:
Thứ nhất: Cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng chính quyền dân chủ
nhân dân (1945 - 1946).
* Tình hình nước ta sau Cách mạng tháng Tám năm 1945
Trình bày những khó khăn của nước ta sau Cách mạng tháng Tám như
trong tình thế "ngàn cân treo sợi tóc" :
- Từ vĩ tuyến 16 trở ra Bắc, hơn 20 vạn quân Tưởng Giới Thạch và bọn
tay sai phản động ồ ạt kéo vào nước ta, âm mưu lật đổ chính quyền cách mạng,
thành lập chính quyền tay sai.
Từ vĩ tuyến 16 trở vào Nam, quân Anh cũng kéo vào, dọn đường cho
thực dân Pháp quay trở lại xâm lược.
- Các lực lượng phản cách mạng ngóc đầu dậy chống phá cách mạng.
- Nền kinh tế nước ta vốn đã nghèo nàn, lạc hậu, còn bị chiến tranh tàn
phá nặng nề. Hậu quả của nạn đói cuối năm 1944 đầu năm 1945 chưa được
khắc phục, lụt lội, hạn hán diễn ra, sản xuất đình đốn, nạn đói mới đe doạ đời
sống nhân dân.
- Ngân sách nhà nước trống rỗng. Nhà nước chưa kiểm soát được Ngân
hàng Đông Dương.
- Hơn 90% dân số mù chữ, các tệ nạn xã hội tràn lan.
* Bước đầu xây dựng chế độ mới
Trình bày được những biện pháp của Đảng và Chính phủ để củng cố và
kiện toàn chính quyền cách mạng :
- Ngày 6 - 1 - 1946, nhân dân cả nước đi bầu Quốc hội khoá I với hơn
90% cử tri tham gia.
- Ngày 2 - 3 - 1946, Quốc hội họp phiên đầu tiên, lập ra Ban dự thảo
Hiến pháp và thông qua danh sách Chính phủ Liên hiệp kháng chiến do Hồ
Chí Minh đứng đầu.
29
- Sau đó, cuộc bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp và thành lập Uỷ ban
hành chính các cấp được tiến hành ở các địa phương.
- Ngày 29 - 5 - 1946, Hội Liên hiệp quốc dân Việt Nam (Hội Liên Việt)
được thành lập.
* Diệt giặc đói, giặc dốt và giải quyết khó khăn về tài chính
Trình bày được những biện pháp giải quyết khó khăn trước mắt và
phần nào chuẩn bị lâu dài: diệt giặc dốt, giặc đói và giải quyết những khó
khăn về tài chính :
- Diệt giặc đói: biện pháp trước mắt là tổ chức quyên góp, lập hũ gạo
cứu đói, tổ chức "ngày đồng tâm", kêu gọi đồng bào nhường cơm sẻ áo. Biện
pháp lâu dài là đẩy mạnh tăng gia sản xuất, chia ruộng đất cho nông dân. Kết
quả là nạn đói được đẩy lùi.
- Diệt giặc dốt: Ngày 8 - 9 - 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh kí sắc lệnh
thành lập Nha bình dân học vụ, kêu gọi mọi người tham gia phong trào xoá
nạn mù chữ. Các trường học sớm được khai giảng, nội dung và phương pháp
dạy học bước đầu đổi mới.
- Giải quyết khó khăn về tài chính: kêu gọi nhân dân đóng góp, xây
dựng "Quỹ độc lập", phong trào "Tuần lễ vàng". Quốc hội quyết định cho lưu
hành tiền Việt Nam (11 - 1946).
* Nhân dân Nam Bộ kháng chiến chống thực dân Pháp trở lại
xâm lược
Trình bày được những diễn biến chính về cuộc kháng chiến chống thực
dân Pháp trở lại xâm lược Nam Bộ :
- Đêm 22 rạng sáng 23 - 9 - 1945, quân Pháp đánh úp trụ sở Uỷ ban
nhân dân Nam Bộ, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược nước ta lần thứ hai.
- Nhân dân ta anh dũng đánh trả quân xâm lược ở Sài Gòn - Chợ Lớn,
sau đó là ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ.
- Nhân dân miền Bắc tích cực chi viện cho nhân dân miền Nam chiến
đấu: những đoàn quân "Nam tiến" nô nức lên đường vào Nam chiến đấu.
30
* Đấu tranh chống quân Tưởng và bọn phản cách mạng
Trình bày được các biện pháp đối phó với quân Tưởng và bọn tay sai :
- Nhằm hạn chế sự phá hoại của bọn tay sai Tưởng Giới Thạch, Quốc
hội đồng ý chia cho chúng 70 ghế trong Quốc hội không qua bầu cử và một số
ghế bộ trưởng trong Chính phủ Liên hiệp.
- Ta còn nhân nhượng cho Tưởng một số quyền lợi về kinh tế như cung
cấp lương thực, nhận tiêu tiền "Quan kim, Quốc tệ",...
- Mặt khác, Chính phủ ban hành một số sắc lệnh nhằm trấn áp bọn phản
cách mạng; giam giữ, lập toà án quân sự để trừng trị bọn phản cách mạng.
* Hiệp định Sơ bộ (6 - 3 - 1946) và Tạm ước Việt - Pháp (14 - 9 - 1946)
Trình bày được chủ trương của ta trong việc đối phó với Tưởng và
Pháp, mục đích, nội dung, ý nghĩa Hiệp định Sơ bộ (6 - 3 - 1946) và Tạm ước
14 - 9 - 1946:
- Tưởng Giới Thạch và Pháp kí Hiệp ước Hoa - Pháp (28 - 2 - 1946),
bắt tay chống phá cách mạng nước ta.
Trước tình hình đó, ta chủ động đàm phán, hoà hoãn với Pháp và kí
Hiệp định Sơ bộ (6 - 3 - 1946) nhằm đuổi quân Tưởng về nước, tranh thủ thời
gian chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài.
- Nội dung Hiệp định Sơ bộ: Pháp công nhận Việt Nam là một quốc gia
tự do, có chính phủ, nghị viện, quân đội và tài chính riêng. Quân Pháp ra miền
Bắc thay thế quân Tưởng để giải giáp quân Nhật và sẽ rút dần trong 5 năm.
- Cuộc đàm phán chính thức tại Phông-ten-nơ-blô (Pháp) thất bại. Hồ
Chí Minh đã kí với Pháp bản Tạm ước ngày 14 - 9 - 1946, tiếp tục nhượng bộ
cho Pháp một số quyền lợi kinh tế, văn hoá ở Việt Nam.
- Ý nghĩa: Việc ta kí Hiệp định Sơ bộ và bản Tạm ước Việt – Pháp đã
giúp chúng ta loại được một kẻ thù là quân Tưởng, có thêm thời gian hoà
hoãn để chuẩn bị cuộc kháng chiến lâu dài.
Thứ hai: Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống
thực dân pháp (1946 - 1950)
31
Giải thích được nguyên nhân bùng nổ cuộc kháng chiến toàn quốc
chống thực dân Pháp:
- Sau khi kí Hiệp định Sơ bộ (6 - 3 - 1946) và Tạm ước (14 - 9 - 1946),
thực dân Pháp tăng cường hoạt động khiêu khích, tiến công ta ở Nam Bộ và
Nam Trung Bộ, ở Hải Phòng, Lạng Sơn, nhất là ở Hà Nội (12 - 1946).
Ngày 18 - 12 - 1946, quân Pháp gửi tối hậu thư đòi Chính phủ ta giải tán
lực lượng tự vệ chiến đấu... nếu không chúng sẽ hành động vào sáng 20 - 12 - 1946.
- Trước đó, Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp (ngày 18 và 19 - 12 -
1946), quyết định phát động toàn quốc kháng chiến.
- Tối 19 - 12 - 1946, Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.
- Hưởng ứng Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí
Minh, nhân dân cả nước đứng lên kháng chiến.
- Phân tích một số điểm chủ yếu trong Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.
Trình bày được nội dung cơ bản của đường lối kháng chiến chống thực
dân Pháp:
- Nội dung cơ bản của đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp
được thể hiện trong các văn kiện: "Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến" của
Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chỉ thị "Toàn dân kháng chiến" của Ban Thường vụ
Trung ương Đảng và tác phẩm "Kháng chiến nhất định thắng lợi" của Tổng Bí
thư Trường Chinh (9 - 1947).
Đó là cuộc chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực
cánh sinh, tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế. Tập trung vào hai nội dung:
+ Kháng chiến toàn dân, tất cả mọi người dân tham gia kháng chiến.
+ Kháng chiến toàn diện, trên tất cả các mặt trận quân sự, kinh tế,
ngoại giao,...
Trình bày được nét chính của cuộc chiến đấu anh dũng của quân dân ta ở
thủ đô Hà Nội và các đô thị từ vĩ tuyến 16 trở ra Bắc, ý nghĩa của cuộc chiến
đấu đó:
32
- Tại Hà Nội: Cuộc chiến đấu diễn ra quyết liệt ở Bắc Bộ phủ, Hàng
Bông,... Quân dân Hà Nội đã loại khỏi vòng chiến đấu hàng nghìn tên địch,
giam chân địch ở trong thành phố... Đến đêm 17 - 2 - 1947, Trung đoàn Thủ
đô thực hiện cuộc rút quân khỏi vòng vây của địch ra căn cứ an toàn.
- Tại các thành phố khác như: Nam Định, Huế, Đà Nẵng,... quân ta tiến
công, tiêu diệt nhiều sinh lực địch, giam chân địch ở đây.
- Cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 đã giam chân địch
trong các đô thị, làm giảm bước tiến của chúng, tạo điều kiện cho Đảng,
Chính phủ rút lên căn cứ Việt Bắc và chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài.
- Biết được âm mưu và trình bày được trên lược đồ cuộc tiến công lên
Việt Bắc của thực dân Pháp:
- Thực dân Pháp mở cuộc tiến công lên căn cứ Việt Bắc nhằm phá tan
cơ quan đầu não kháng chiến, tiêu diệt bộ đội chủ lực của ta, khoá chặt biên
giới Việt Trung,...
- Ngày 7 - 10 - 1947, Pháp mở cuộc tấn công lên Việt Bắc với việc cho
quân nhảy dù xuống chiếm thị xã Bắc Kạn, thị trấn Chợ Mới, Chợ Đồn,... ;
một cánh quân từ Lạng Sơn đánh lên Cao Bằng, rồi từ Cao Bằng đánh xuống
Bắc Kạn; một cánh quân khác ngược sông Hồng, sông Lô và sông Gâm lên
thị xã Tuyên Quang, Chiêm Hoá, Đài Thị. Các cánh quân tạo thành hai gọng
kìm bao vây căn cứ Việt Bắc.
- Trình bày được trên lược đồ diễn biến, kết quả, ý nghĩa của chiến dịch:
- Diễn biến:
+ Tại Bắc Kạn, quân dân ta chủ động phản công bao vây, chia cắt, đánh
tập kích địch.
+ Ở hướng đông, quân ta phục kích, chặn đánh địch trên đường Bản
Sao - đèo Bông Lau.
+ Ở hướng tây, quân ta phục kích địch ở Đoan Hùng, Khe Lau,...
- Kết quả: Đại bộ phận quân Pháp phải rút khỏi Việt Bắc, căn cứ Việt
Bắc vẫn được bảo toàn, bộ đội chủ lực của ta ngày càng trưởng thành.
33
- Ý nghĩa: Chiến thắng của ta buộc Pháp phải chuyển từ ‘‘đánh nhanh
thắng nhanh’’ sang đánh lâu dài.
- Biết được sau chiến thắng Việt Bắc thu – đông năm 1947 ta đã đẩy
mạnh cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện :
- Về quân sự: Thực hiện vũ trang toàn dân, phát động chiến tranh
du kích.
- Về chính trị - ngoại giao: Năm 1948, tại Nam Bộ, lần đầu tiên ta tiến
hành bầu cử Hội đồng nhân dân từ cấp xã đến cấp tỉnh. Củng cố Uỷ ban
Kháng chiến hành chính các cấp. Đầu năm 1950, Trung Quốc, Liên Xô và các
nước dân chủ nhân dân đã đặt quan hệ ngoại giao với nước ta.
- Về kinh tế: Ta chủ trương phá hoại kinh tế địch, xây dựng nền kinh tế
tự cấp, tự túc.
- Về văn hoá giáo dục: Tháng 7 - 1950, Chính phủ đề ra chủ trương cải
cách giáo dục phổ thông.
Thứ ba: Bước phát triển mới của cuộc kháng chiến toàn quốc chống
thực dân pháp (1950 - 1953)
Trình bày được theo lược đồ âm mưu của Pháp sau chiến dịch Việt Bắc, chủ
trương của ta, diễn biến, kết quả của chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950:
- Âm mưu của Pháp: Thực hiện "Kế hoạch Rơ-ve" nhằm khoá chặt biên
giới Việt - Trung, thiết lập "Hành lang Đông - Tây", chuẩn bị tấn công quy mô
lớn lên Việt Bắc lần thứ hai.
- Chủ trương của ta: Tháng 6 - 1950, Trung ương Đảng và Chính phủ
quyết định mở chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950, nhằm tiêu diệt một
bộ phận sinh lực địch, khai thông biên giới, mở rộng và củng cố căn cứ địa
Việt Bắc.
- Diễn biến:
+ Quân ta tiêu diệt Đông Khê (18 - 9 - 1950), uy hiếp Thất Khê; Cao
Bằng bị cô lập; hệ thống phòng ngự của địch trên Đường số 4 bị lung lay.
34
+ Pháp được lệnh rút khỏi Cao Bằng theo Đường số 4, đồng thời lực
lượng chúng ở Thất Khê được lệnh đánh lên Đông Khê để đón cánh quân từ
Cao Bằng xuống.
+ Quân ta mai phục, chặn đánh địch trên Đường số 4 làm cho hai cánh
quân của chúng không gặp được nhau. Đến ngày 22 - 10 - 1950, quân Pháp
rút khỏi Đường số 4.
- Kết quả, ý nghĩa:
+ Chiến dịch Biên giới kết thúc thắng lợi, ta giải phóng được tuyến
biên giới Việt – Trung từ Cao Bằng đến Đình Lập với 35 vạn dân, thế bao
vây cả trong và ngoài căn cứ Việt Bắc của địch bị phá vỡ. Kế hoạch Rơve bị
phá sản.
+ Chiến dịch Biên giới kết thúc thắng lợi đã đưa cuộc kháng chiến của
ta chuyển sang giai đoạn mới.
- Trình bày những âm mưu của Pháp, Mĩ sau chiến dịch Biên giới thu –
đông năm 1950:
- Sau thất bại trong chiến dịch Biên giới, thực dân Pháp thực hiện âm
mưu giành lại quyền chủ động chiến lược đã mất. Mĩ tăng cường viện trợ cho
Pháp để đẩy mạnh chiến tranh ở Đông Dương, từng bước thay chân Pháp.
- Pháp đề ra kế hoạch Đờ Lát đờ Tát-xi-nhi (12 - 1950), gấp rút xây
dựng lực lượng, bình định vùng tạm chiếm,...
- Trình bày được nội dung, ý nghĩa của Đại hội đại biểu lần thứ II
của Đảng:
- Đại hội đại biểu lần thứ II (2 - 1951) họp tại Chiêm Hoá - Tuyên Quang.
+ Đại hội thông qua "Báo cáo chính trị" của Chủ tịch Hồ Chí Minh và
Báo cáo "Bàn về cách mạng Việt Nam" của Tổng Bí thư Trường Chinh.
+ Đại hội quyết định đưa Đảng ra hoạt động công khai, lấy tên là Đảng
Lao động Việt Nam, bầu Ban Chấp hành Trung ương và Bộ Chính trị do Hồ
Chí Minh làm Chủ tịch và Trường Chinh làm Tổng Bí thư.
35
- Đại hội đánh dấu bước trưởng thành của Đảng, thúc đẩy cuộc kháng
chiến chống Pháp đi đến thắng lợi.
- Trình bày được những kết quả chính đã đạt được trong công cuộc xây
dựng hậu phương về mọi mặt từ sau Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng :
- Về chính trị, thống nhất Mặt trận Việt Minh và Hội Liên Việt thành
Mặt trận Liên Việt (3 - 1951). Liên minh nhân dân Việt - Miên - Lào được
thành lập.
- Về kinh tế, đẩy mạnh tăng gia sản xuất, xây dựng nền tài chính,
thương nghiệp, giảm tô ở một số xã thuộc vùng tự do,...
- Về văn hoá giáo dục, tiến hành cải cách giáo dục, số học sinh phổ
thông và đại học tăng nhanh. Ngày 1 - 5 - 1952, tại Đại hội Chiến sĩ thi đua và
Cán bộ gương mẫu toàn quốc lần thứ nhất đã bầu chọn được 7 anh hùng.
- Từ sau chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950 ta liên tiếp mở các
chiến dịch quân sự, giữ vững quyền chủ động đánh địch trên chiến trường ;
dựa vào lược đồ trình bày được diễn biến các chiến dịch đó :
- Trong đông - xuân 1950 - 1951, quân ta mở ba chiến dịch là: Trung Du,
Đường số 18 và Hà - Nam - Ninh, loại khỏi vòng chiến đấu hơn 1 vạn tên địch.
- Ta chủ động đón đánh địch ở Hoà Bình (11 - 1951), phá tan âm mưu
tiến công Hoà Bình, nối lại Hành lang Đông - Tây của địch.
- Tiếp đó, quân ta mở chiến dịch Tây Bắc (cuối năm 1952), tiến công
địch ở Nghĩa Lộ, Lai Châu, Sơn La, Yên Bái, giải phóng được toàn tỉnh Nghĩa
Lộ, hầu hết tỉnh Sơn La..., phá tan âm mưu lập "xứ Thái tự trị" của địch.
- Đầu năm 1953, Trung ương Đảng và Chính phủ ta phối hợp với Chính
phủ kháng chiến Lào và Mặt trận Ít-xa-la của Lào mở chiến dịch Thượng Lào
(8 - 4 - 1953), giải phóng toàn tỉnh Sầm nưa, một phần tỉnh Phong Xa-lì và
tỉnh Xiêng Khoảng. Căn cứ kháng chiến ở Thượng Lào được mở rộng, nối
liền với Tây Bắc Việt Nam.
36
Thứ tư: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân pháp xâm
lược kết thúc (1953 - 1954)
Trình bày được nội dung kế hoạch Nava :
- Ngày 7-5-1953, tướng Na-va được cử sang làm Tổng chỉ huy quân
đội Pháp ở Đông Dương và vạch ra kế hoạch quân sự Na-va (gồm hai bước).
+ Bước một: thu - đông 1953 và xuân 1954, giữ thế phòng ngự chiến lược
ở miền Bắc, thực hiện tiến công chiến lược ở miền Trung và Nam Đông Dương.
+ Bước hai: từ thu - đông 1954, thực hiện tiến công chiến lược ở miền
Bắc, giành thắng lợi quân sự quyết định, kết thúc chiến tranh.
- Thực hiện kế hoạch Na-va, Pháp xin tăng thêm viện trợ Mĩ, tăng thêm
quân ở Đông Dương, tập trung quân ở đồng bằng Bắc Bộ gồm 44 tiểu đoàn...
- Trình bày được theo lược đồ các cuộc tiến công chiến lược Đông -
Xuân 1953 - 1954:
- Tháng 9 - 1953, Hội nghị Bộ Chính trị Trung ương Đảng họp, đề ra
phương hướng chiến lược của ta là: tập trung lực lượng mở các cuộc tiến công
vào những hướng quan trọng về chiến lược mà lực lượng địch tương đối yếu,
nhằm tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, giải phóng đất đai, đồng thời buộc
địch phải bị động phân tán lực lượng đối phó với ta.
- Thực hiện phương hướng chiến lược trên, tháng 12 - 1953, bộ đội ta
tiến công và giải phóng tỉnh Lai Châu (trừ Điện Biên Phủ), Pháp buộc phải
điều quân tăng cường cho Điện Biên Phủ, biến nơi đây trở thành nơi tập trung
quân thứ hai của Pháp.
- Đầu tháng 12 - 1953, liên quân Lào - Việt mở cuộc tiến công Trung
Lào, giải phóng Thà Khẹt, buộc địch phải tăng cường lực lượng cho Xê-nô,
biến nơi đây trở thành nơi tập trung binh lực thứ ba của Pháp.
- Tháng 1 - 1954, liên quân Lào - Việt tiến công địch ở Thượng Lào,
giải phóng toàn tỉnh Phong Xa-lì, buộc Pháp tăng quân cho Luông Pha-bang,
biến nơi đây trở thành nơi tập trung quân thứ tư của Pháp.
Phát triển năng lực trình bày của học sinh trong dạy học Lịch sử, 9đ
Phát triển năng lực trình bày của học sinh trong dạy học Lịch sử, 9đ
Phát triển năng lực trình bày của học sinh trong dạy học Lịch sử, 9đ
Phát triển năng lực trình bày của học sinh trong dạy học Lịch sử, 9đ
Phát triển năng lực trình bày của học sinh trong dạy học Lịch sử, 9đ
Phát triển năng lực trình bày của học sinh trong dạy học Lịch sử, 9đ
Phát triển năng lực trình bày của học sinh trong dạy học Lịch sử, 9đ
Phát triển năng lực trình bày của học sinh trong dạy học Lịch sử, 9đ
Phát triển năng lực trình bày của học sinh trong dạy học Lịch sử, 9đ
Phát triển năng lực trình bày của học sinh trong dạy học Lịch sử, 9đ
Phát triển năng lực trình bày của học sinh trong dạy học Lịch sử, 9đ
Phát triển năng lực trình bày của học sinh trong dạy học Lịch sử, 9đ
Phát triển năng lực trình bày của học sinh trong dạy học Lịch sử, 9đ
Phát triển năng lực trình bày của học sinh trong dạy học Lịch sử, 9đ
Phát triển năng lực trình bày của học sinh trong dạy học Lịch sử, 9đ
Phát triển năng lực trình bày của học sinh trong dạy học Lịch sử, 9đ
Phát triển năng lực trình bày của học sinh trong dạy học Lịch sử, 9đ
Phát triển năng lực trình bày của học sinh trong dạy học Lịch sử, 9đ
Phát triển năng lực trình bày của học sinh trong dạy học Lịch sử, 9đ
Phát triển năng lực trình bày của học sinh trong dạy học Lịch sử, 9đ
Phát triển năng lực trình bày của học sinh trong dạy học Lịch sử, 9đ
Phát triển năng lực trình bày của học sinh trong dạy học Lịch sử, 9đ
Phát triển năng lực trình bày của học sinh trong dạy học Lịch sử, 9đ
Phát triển năng lực trình bày của học sinh trong dạy học Lịch sử, 9đ
Phát triển năng lực trình bày của học sinh trong dạy học Lịch sử, 9đ
Phát triển năng lực trình bày của học sinh trong dạy học Lịch sử, 9đ
Phát triển năng lực trình bày của học sinh trong dạy học Lịch sử, 9đ
Phát triển năng lực trình bày của học sinh trong dạy học Lịch sử, 9đ
Phát triển năng lực trình bày của học sinh trong dạy học Lịch sử, 9đ
Phát triển năng lực trình bày của học sinh trong dạy học Lịch sử, 9đ
Phát triển năng lực trình bày của học sinh trong dạy học Lịch sử, 9đ
Phát triển năng lực trình bày của học sinh trong dạy học Lịch sử, 9đ
Phát triển năng lực trình bày của học sinh trong dạy học Lịch sử, 9đ
Phát triển năng lực trình bày của học sinh trong dạy học Lịch sử, 9đ
Phát triển năng lực trình bày của học sinh trong dạy học Lịch sử, 9đ
Phát triển năng lực trình bày của học sinh trong dạy học Lịch sử, 9đ
Phát triển năng lực trình bày của học sinh trong dạy học Lịch sử, 9đ

More Related Content

What's hot

What's hot (10)

Luận văn: Quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh tại các trường THCS
Luận văn: Quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh tại các trường THCSLuận văn: Quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh tại các trường THCS
Luận văn: Quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh tại các trường THCS
 
Đề tài tìm hiểu địa lí châu Âu dạy học, RẤT HAY, HOT 2018
Đề tài  tìm hiểu địa lí châu Âu dạy học, RẤT HAY, HOT 2018Đề tài  tìm hiểu địa lí châu Âu dạy học, RẤT HAY, HOT 2018
Đề tài tìm hiểu địa lí châu Âu dạy học, RẤT HAY, HOT 2018
 
Tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học phần Sinh vật và môi trường Sinh họ...
Tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học phần Sinh vật và môi trường Sinh họ...Tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học phần Sinh vật và môi trường Sinh họ...
Tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học phần Sinh vật và môi trường Sinh họ...
 
Luận văn: Dạy học tác phẩm tự sự dân gian trong SGK Ngữ văn lớp 10
Luận văn: Dạy học tác phẩm tự sự dân gian trong SGK Ngữ văn lớp 10Luận văn: Dạy học tác phẩm tự sự dân gian trong SGK Ngữ văn lớp 10
Luận văn: Dạy học tác phẩm tự sự dân gian trong SGK Ngữ văn lớp 10
 
Luận văn: Giáo dục và khoa cử Nho học ở Quảng Trị dưới triều Nguyễn
Luận văn: Giáo dục và khoa cử Nho học ở Quảng Trị dưới triều NguyễnLuận văn: Giáo dục và khoa cử Nho học ở Quảng Trị dưới triều Nguyễn
Luận văn: Giáo dục và khoa cử Nho học ở Quảng Trị dưới triều Nguyễn
 
Luận văn: Thiết kế và sử dụng bài tập tình huống dạy Sinh học 11 - Gửi miễn p...
Luận văn: Thiết kế và sử dụng bài tập tình huống dạy Sinh học 11 - Gửi miễn p...Luận văn: Thiết kế và sử dụng bài tập tình huống dạy Sinh học 11 - Gửi miễn p...
Luận văn: Thiết kế và sử dụng bài tập tình huống dạy Sinh học 11 - Gửi miễn p...
 
Đề tài: Dạy ca khúc về Điện Biên cho sinh viên Giáo dục Tiểu học
Đề tài: Dạy ca khúc về Điện Biên cho sinh viên Giáo dục Tiểu họcĐề tài: Dạy ca khúc về Điện Biên cho sinh viên Giáo dục Tiểu học
Đề tài: Dạy ca khúc về Điện Biên cho sinh viên Giáo dục Tiểu học
 
Hệ thống bài tập Tiếng Việt theo hướng phát triển tư duy cho học sinh
Hệ thống bài tập Tiếng Việt theo hướng phát triển tư duy cho học sinhHệ thống bài tập Tiếng Việt theo hướng phát triển tư duy cho học sinh
Hệ thống bài tập Tiếng Việt theo hướng phát triển tư duy cho học sinh
 
Luận án: Nghiên cứu tư liệu Hán Nôm về khuyến học của Nghệ An - Gửi miễn phí ...
Luận án: Nghiên cứu tư liệu Hán Nôm về khuyến học của Nghệ An - Gửi miễn phí ...Luận án: Nghiên cứu tư liệu Hán Nôm về khuyến học của Nghệ An - Gửi miễn phí ...
Luận án: Nghiên cứu tư liệu Hán Nôm về khuyến học của Nghệ An - Gửi miễn phí ...
 
Phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh trong dạy học lịch sử
Phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh trong dạy học lịch sửPhát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh trong dạy học lịch sử
Phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh trong dạy học lịch sử
 

Similar to Phát triển năng lực trình bày của học sinh trong dạy học Lịch sử, 9đ

Th s31 018_những biện pháp tích cực hoá hoạt động của học sinh trung học phổ ...
Th s31 018_những biện pháp tích cực hoá hoạt động của học sinh trung học phổ ...Th s31 018_những biện pháp tích cực hoá hoạt động của học sinh trung học phổ ...
Th s31 018_những biện pháp tích cực hoá hoạt động của học sinh trung học phổ ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 

Similar to Phát triển năng lực trình bày của học sinh trong dạy học Lịch sử, 9đ (20)

Phát triển năng lực trình bày của học sinh trong dạy học lịch sử việt nam ở T...
Phát triển năng lực trình bày của học sinh trong dạy học lịch sử việt nam ở T...Phát triển năng lực trình bày của học sinh trong dạy học lịch sử việt nam ở T...
Phát triển năng lực trình bày của học sinh trong dạy học lịch sử việt nam ở T...
 
Luận văn: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức của học sinh qua dạy lịch sử...
Luận văn: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức của học sinh qua dạy lịch sử...Luận văn: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức của học sinh qua dạy lịch sử...
Luận văn: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức của học sinh qua dạy lịch sử...
 
Luận văn: Phát triển năng lực đánh giá lịch sử của học sinh trong dạy học lịc...
Luận văn: Phát triển năng lực đánh giá lịch sử của học sinh trong dạy học lịc...Luận văn: Phát triển năng lực đánh giá lịch sử của học sinh trong dạy học lịc...
Luận văn: Phát triển năng lực đánh giá lịch sử của học sinh trong dạy học lịc...
 
Luận văn: Phát triển năng lực nhận thức của học sinh trong dạy học lịch sử th...
Luận văn: Phát triển năng lực nhận thức của học sinh trong dạy học lịch sử th...Luận văn: Phát triển năng lực nhận thức của học sinh trong dạy học lịch sử th...
Luận văn: Phát triển năng lực nhận thức của học sinh trong dạy học lịch sử th...
 
Luận văn: Phát triển năng lực tự học với sách giáo khoa của HS trong dạy học ...
Luận văn: Phát triển năng lực tự học với sách giáo khoa của HS trong dạy học ...Luận văn: Phát triển năng lực tự học với sách giáo khoa của HS trong dạy học ...
Luận văn: Phát triển năng lực tự học với sách giáo khoa của HS trong dạy học ...
 
Khoá Luận Đổi Mới Phương Pháp Sử Dụng Tư Liệu Hiện Vật Vào Dạy Học Lịch Sử Vi...
Khoá Luận Đổi Mới Phương Pháp Sử Dụng Tư Liệu Hiện Vật Vào Dạy Học Lịch Sử Vi...Khoá Luận Đổi Mới Phương Pháp Sử Dụng Tư Liệu Hiện Vật Vào Dạy Học Lịch Sử Vi...
Khoá Luận Đổi Mới Phương Pháp Sử Dụng Tư Liệu Hiện Vật Vào Dạy Học Lịch Sử Vi...
 
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...
 
Luận văn: Kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực của học sinh trong...
Luận văn: Kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực của học sinh trong...Luận văn: Kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực của học sinh trong...
Luận văn: Kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực của học sinh trong...
 
Th s31 018_những biện pháp tích cực hoá hoạt động của học sinh trung học phổ ...
Th s31 018_những biện pháp tích cực hoá hoạt động của học sinh trung học phổ ...Th s31 018_những biện pháp tích cực hoá hoạt động của học sinh trung học phổ ...
Th s31 018_những biện pháp tích cực hoá hoạt động của học sinh trung học phổ ...
 
Luận văn: Phát triển năng lực tiếng Việt cho HS dân tộc Ê Đê tại thị xã Buôn...
Luận văn:  Phát triển năng lực tiếng Việt cho HS dân tộc Ê Đê tại thị xã Buôn...Luận văn:  Phát triển năng lực tiếng Việt cho HS dân tộc Ê Đê tại thị xã Buôn...
Luận văn: Phát triển năng lực tiếng Việt cho HS dân tộc Ê Đê tại thị xã Buôn...
 
Luận văn: Phát triển giáo dục của Bộ giáo dục Malaysia, HAY
Luận văn: Phát triển giáo dục của Bộ giáo dục Malaysia, HAYLuận văn: Phát triển giáo dục của Bộ giáo dục Malaysia, HAY
Luận văn: Phát triển giáo dục của Bộ giáo dục Malaysia, HAY
 
Luận văn: Giáo dục malaya từ năm 1816 đến năm 1957
Luận văn: Giáo dục malaya từ năm 1816 đến năm 1957Luận văn: Giáo dục malaya từ năm 1816 đến năm 1957
Luận văn: Giáo dục malaya từ năm 1816 đến năm 1957
 
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực hợp tác cho học sinh dân tộc, HAY
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực hợp tác cho học sinh dân tộc, HAYLuận văn: Bồi dưỡng năng lực hợp tác cho học sinh dân tộc, HAY
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực hợp tác cho học sinh dân tộc, HAY
 
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực hợp tác cho học sinh dân tộc qua dạy học nhóm vậ...
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực hợp tác cho học sinh dân tộc qua dạy học nhóm vậ...Luận văn: Bồi dưỡng năng lực hợp tác cho học sinh dân tộc qua dạy học nhóm vậ...
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực hợp tác cho học sinh dân tộc qua dạy học nhóm vậ...
 
Luận văn: Bài học kinh nghiệm có giá trị của Giáo dục Phú Yên
Luận văn: Bài học kinh nghiệm có giá trị của Giáo dục Phú YênLuận văn: Bài học kinh nghiệm có giá trị của Giáo dục Phú Yên
Luận văn: Bài học kinh nghiệm có giá trị của Giáo dục Phú Yên
 
Luận văn: Giáo dục và khoa cử Nho học ở Quảng Trị dưới triều Nguyễn từ 1802 đ...
Luận văn: Giáo dục và khoa cử Nho học ở Quảng Trị dưới triều Nguyễn từ 1802 đ...Luận văn: Giáo dục và khoa cử Nho học ở Quảng Trị dưới triều Nguyễn từ 1802 đ...
Luận văn: Giáo dục và khoa cử Nho học ở Quảng Trị dưới triều Nguyễn từ 1802 đ...
 
Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh trong dạy học lị...
Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh trong dạy học lị...Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh trong dạy học lị...
Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh trong dạy học lị...
 
Yếu tố văn hóa dân gian trong tiểu thuyết Việt Nam (1986 - 2000)
Yếu tố văn hóa dân gian trong tiểu thuyết Việt Nam (1986 - 2000)Yếu tố văn hóa dân gian trong tiểu thuyết Việt Nam (1986 - 2000)
Yếu tố văn hóa dân gian trong tiểu thuyết Việt Nam (1986 - 2000)
 
Tổ chức dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 theo hướng phát triển năng lực vận dụ...
Tổ chức dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 theo hướng phát triển năng lực vận dụ...Tổ chức dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 theo hướng phát triển năng lực vận dụ...
Tổ chức dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 theo hướng phát triển năng lực vận dụ...
 
Luận văn: Dạy học tác phẩm tự sự dân gian trong SGK Ngữ văn lớp 10 theo mô hì...
Luận văn: Dạy học tác phẩm tự sự dân gian trong SGK Ngữ văn lớp 10 theo mô hì...Luận văn: Dạy học tác phẩm tự sự dân gian trong SGK Ngữ văn lớp 10 theo mô hì...
Luận văn: Dạy học tác phẩm tự sự dân gian trong SGK Ngữ văn lớp 10 theo mô hì...
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877 (20)

Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
 
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
 
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y TếHoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
 
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
 
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
 
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
 
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
 
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
 
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện TafQuy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
 
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng CáoThực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
 
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu TưHoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
 

Recently uploaded

SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
ChuThNgnFEFPLHN
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
Xem Số Mệnh
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
hoangtuansinh1
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
dangdinhkien2k4
 

Recently uploaded (20)

SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 

Phát triển năng lực trình bày của học sinh trong dạy học Lịch sử, 9đ

  • 1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ------------------- ĐOÀN MINH TUẤN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TRÌNH BÀY CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ 1945 ĐẾN 1954 Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG Thừa Thiên Huế, năm 2019
  • 2. i ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ------------------- ĐOÀN MINH TUẤN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TRÌNH BÀY CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ 1945 ĐẾN 1954 Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ Chuyên ngành: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC LỊCH SỬ Mã số: 8140111 (Chương trình ứng dụng) LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS. TS. ĐẶNG VĂN HỒ Thừa Thiên Huế, năm 2019
  • 3. ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu ghi trong luận văn là trung thực, được các đồng tác giả cho phép sử dụng và chưa từng được công bố trong bất kỳ một công trình nào khác. Họ và tên tác giả Đoàn Minh Tuấn
  • 4. iii Lời Cảm Ơn Trong quá trình thực hiện luận văn đề tài Phát triển năng lực trình bày của học sinh trong dạy học Lịch sử Việt Nam từ 1945 đến 1954 ở trường Trung học cơ sở, tôi đã nhận được sự giúp đỡ quý báu từ nhiều cá nhân, cơ quan và tập thể. Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng thành kính, biết ơn sâu sắc đến GS. TS. Đặng Văn Hồ người thầy đã tận tình chỉ bảo, định hướng tôi trong việc chọn lựa đề tài, tiếp cận các phương pháp nghiên cứu, tìm kiếm tài liệu; hướng dẫn, góp ý sửa chữa cho tôi trong việc hoàn thành bản luận văn này. Tôi cũng xin bày tỏ sự cảm ơn chân thành tới: - Ban giám hiệu Trường Đại học Sư phạm Huế; Phòng Đào tạo Sau đại học - Trường Đại học Sư phạm Huế. - Quý thầy cô trong Tổ Lý luận và Phương pháp dạy học bộ môn Lịch sử, Khoa Lịch sử - Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế đã tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập và thực hiện đề tài. - Các trường: THCS Hoàng Hoa Thám, THCS Phan Chu Trinh, Trường THCS Đinh Tiên Hoàng; THCS Lương Thế Vinh (Tỉnh Đắk Lắk) đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực nghiệm sư phạm. - Đặc biệt, xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình, bạn bè đồng nghiệp, BGH trường THCS Hoàng Hoa Thám đã luôn bên cạnh, quan tâm, giúp đỡ và ủng hộ tôi. Mặc dù đã rất cố gắng song do năng lực còn hạn chế, kinh nghiệm nghiên cứu chưa nhiều nên luận văn không tránh khỏi những khiếm khuyết, rất mong nhận được sự góp ý chân tình của quý thầy cô và bè bạn. Thừa Thiên Huế, tháng 10 năm 2019 Đoàn Minh Tuấn iii
  • 5. iv DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 3.1. Lược đồ chiến dịch Biên giới (thu - đông 1950) ........................... 52 Hình 3.2. Hình ảnh nhân dân góp gạo chống giặc đói................................... 56 hình 3.3. Lược đồ chiến dịch Việt Bắc (thu – đông 1947)............................. 58
  • 6. v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Viết đầy đủ GV : Giáo viên HS : Học sinh LS : Lịch sử NL : Năng lực NLĐG : Năng lực đánh giá NLTH : Năng lực tái hiện NLTB : Năng lực trình bày NLTH SKLS : Năng lực tái hiện sự kiện lịch sử SGK : Sách giáo khoa TH : Tái hiện NQTW : Nghị quyết Trung ương THCS : Trung học cơ sở BGD&ĐT : Bộ giáo dục và Đào tạo
  • 7. vi MỤC LỤC Trang phụ bìa ................................................................................................ i Lời cam đoan .................................................................................................ii Lời cảm ơn....................................................................................................iii Danh mục các từ viết tắt................................................................................ iv Mục lục .......................................................................................................... v MỞ ĐẦU....................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài..................................................................................... 1 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ...................................................................... 3 2.1. Các công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài ...................... 3 2.2. Công trình nghiên cứu của các tác giả trong nước............................. 4 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu............................................................... 8 3.1. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................... 8 3.2. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................... 9 4. Mục đích nghiên cứu............................................................................... 9 5. Nhiệm vụ nghiên cứu.............................................................................. 9 6. Phương pháp nghiên cứu....................................................................... 10 6.1. Phương pháp luận ........................................................................... 10 6.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể ...................................................... 10 7. Giả thuyết khoa học của đề tài .............................................................. 11 8. Đóng góp của đề tài .............................................................................. 11 9. Bố cục của đề tài................................................................................... 11 NỘI DUNG ................................................................................................. 12 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TRÌNH BÀY CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG...................................................... 12 1.1. Cơ sở lí luận....................................................................................... 12 1.1.1. Khái niệm .................................................................................... 12
  • 8. vii 1.1.2. Biểu hiện năng lực trình bày lịch sử của bộ môn Lịch sử............. 16 1.2. Vai trò, ý nghĩa của việc phát triển năng lực trình bày cho học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam từ 1945 đến 1954 ở trường trung học cơ sở ........ 17 1.2.1 Vai trò ........................................................................................... 17 1.2.2. Ý nghĩa ........................................................................................ 18 1.3. Cơ sở thực tiễn................................................................................... 22 1.3.1. Mục đích điều tra......................................................................... 22 1.3.2. Đối tượng, phạm vi điều tra ......................................................... 22 1.3.3. Nội dung điều tra ......................................................................... 22 1.3.4. Phương pháp điều tra ................................................................... 23 1.3.5. Xử lí kết quả điều tra và rút ra kết luận về thực trạng vấn đề phát triển năng lực trình bày lịch sử .............................................................. 23 Chương 2: NỘI DUNG VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TRÌNH BÀY CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ 1945 ĐẾN 1954 Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ................................ 26 2.1. Mục tiêu chương trình lịch sử Việt Nam từ 1945 đến 1954 ở trường trung học cơ sở cần tập trung khai thác để phát triển năng lực trình bày của học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam từ 1945 đến 1954 ở trường trung học cơ sở................................................................................................... 26 2.2. Nội dung lịch sử cần khai thác để phát triển năng lực trình bày trong dạy học Lịch sử Việt Nam từ 1945 đến 1954 ở trường Trung học cơ sở.... 27 2.3. Bảng tổng hợp các năng lực trình bày lịch sử cần hình thành và phát triển trong dạy học lịch sử Việt Nam từ 1945 đến 1954 ở trường trung học cơ sở ......................................................................................................... 39 Chương 3: PHƯƠNG PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TRÌNH BÀY CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ 1945 ĐẾN 1954 Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ ........................................ 46 3.1. Nguyên tắc phát triển năng lực trình bày của học sinh trong dạy học
  • 9. viii lịch sử Việt Nam từ 1945 đến 1954 ở trường trung học cơ sở.................... 46 3.1.1. Phải đảm bảo mục tiêu, chương trình, nội dung sách giáo khoa khi phát triển năng lực trình bày lịch sử....................................................... 46 3.1.2. Phải đảm bảo tính khoa học và tính tư tưởng khi phát triển năng lực trình bày Lịch sử.................................................................................... 47 3.1.3. Phải huy động và sử dụng linh hoạt hệ thống phương pháp, phương tiện dạy học để phát triển năng lực trình bày lịch sử .............................. 48 3.1.4. Phải đảm bảo tính giáo dục khi phát triển năng lực trình bày lịch sử50 3.2. Các biện pháp sư phạm phát triển năng lực trình bày của học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam từ 1945 đến 1954 ở trường trung học cơ sở ...... 50 3.2.1. Từ nhận diện tư liệu lịch sử để phát triển năng lực trình bày lịch sử50 3.2.2. Sử dụng tài liệu lịch sử để xây dựng các bài, tường thuật, miêu tả, để phát triển năng lực trình bày lịch sử .................................................. 51 3.2.3. Sử dụng đồ dùng trực quan để phát triển năng lực trình bày lịch sử... 53 3.2.3.1 Sử dụng sơ đồ, biểu đồ để trình bày lịch sử ............................ 53 3.2.3.2 Sử dụng tranh ảnh đề trình bày lịch sử.................................... 54 3.2.3.3 Sử dụng bản đồ (lược đồ) để trình bày lịch sử ........................ 57 3.2.4 Sử dụng câu hỏi để phát triển năng lực trình bày lịch sử……… 61 3.3. Kết quả thực nghiệm sư phạm............................................................ 61 3.3.1. Mục đích thực nghiệm ................................................................. 62 3.3.2. Đối tượng thực nghiệm ................................................................ 62 3.3.3. Nội dung và phương pháp thực nghiệm ....................................... 62 3.3.4. Kết quả thực nghiệm.................................................................... 63 KẾT LUẬN................................................................................................. 65 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................... 68 PHỤ LỤC Phụ lục 1 ........................................................................................................ 1 Phụ lục 2 ........................................................................................................ 5 Phụ lục 3 ........................................................................................................ 7
  • 10. ix Phụ lục 4 ...................................................................................................... 11 Phụ lục 5 ...................................................................................................... 14 Phụ lục 6 ...................................................................................................... 28 Phụ lục 7 ...................................................................................................... 33 Phụ lục 8 ...................................................................................................... 36 Phụ lục 9 ...................................................................................................... 46
  • 11. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Với sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học công nghệ, xu thế toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ đã tác động đến nhiều lĩnh vực của cuộc sống con người, theo đó nhiều quan niệm phải thay đổi, trong đó có quan niệm về giáo dục. Theo quan niệm giáo dục mới kiến thức con người là vô tận, mà trường học với thời gian có hạn không thể cung cấp hết những kiến thức đó cho người học, vì vậy chương trình giáo dục phải chuyển từ chương trình định hướng nội dung sang chương trình định hướng phát triển năng lực, tức là tiếp cận giáo dục ở góc độ trang bị kiến thức sang góc độ trang bị phương pháp để người học tự mình tìm thấy kiến thức phục vụ cho việc học tập suốt đời. Vấn đề giáo dục định hướng phát triển năng lực nhằm mục tiêu phát triển năng lực người học đã được bàn đến từ những năm 90 của thế kỉ XX cho đến ngày nay và đang trở thành xu hướng giáo dục mới của thời đại. Nhận thức rõ vấn đề trên, Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ 8, khóa XI của Đảng Cộng sản Việt Nam đã nêu rõ: “Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục - đào tạo, thực hiện đồng bộ... phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp giảng dạy và học tập, phương pháp thi, kiểm tra theo hướng hiện đại, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đặc biệt coi trọng giáo dục lý tưởng, giáo dục truyền thống lịch sử cách mạng, đạo đức lối sống, phát triển năng lực sáng tạo, kĩ năng thực hành, tác phong công nghiệp, ý thức trách nhiệm xã hội”. Điều 2.2 của chương II, Luật giáo dục nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định: “Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy, sáng tạo của người học, bồi dưỡng lòng say mê học tập và ý chí vươn lên”.
  • 12. 2 1.2. Cùng với các môn học ở trường phổ thông, bộ môn Lịch sử đóng vai trò tích cực trong việc giáo dục tư tưởng, tình cảm đạo đức cho học sinh nhằm đào tạo con người phát triển một cách toàn diện. Vì thế dạy học lịch sử không phải chỉ cung cấp một số kiến thức, một vài mẫu chuyện về quá khứ mà phải cung cấp cho học sinh những kiến thức khoa học, phương pháp tư duy để các em nhận thức được quá trình phát triển của lịch sử dân tộc và thế giới, góp phần bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau. Do đặc trưng của bộ môn Lịch sử, các sự kiện, hiện tượng thường diễn ra trong quá khứ, chúng ta không thể trực quan các sự kiện mà chỉ có thể tái hiện thông qua một hệ thống tư liệu phong phú. Kiến thức để dạy cho các em không chỉ bó hẹp trong sách giáo khoa mà còn có các tài liệu phục vụ cho việc dạy học lịch sử. Việc truyền thụ kiến thức phải sinh động, giàu hình ảnh do giáo viên cung cấp hay hướng dẫn học sinh tự tìm hiểu, trong đó vấn đề trình bày lịch sử - một bộ phận của năng lực nhận thức và tư duy lịch sử, giữ một vai trò quan trọng trong dạy học lịch sử ở trường THCS. Vì vậy phát triển năng lực trình bày lịch sử là yêu cầu quan trọng góp phần đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực theo tinh thần Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. 1.3. Khóa trình lịch sử Việt Nam từ 1945 đến 1954 ở trường THCS với nội dung cơ bản phản ánh cuộc đấu tranh xây dựng và bảo vệ chính quyền dân chủ nhân dân (1945 - 1946) và cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược và can thiệp Mĩ từ 1946 đến 21/7/1954. Đây là quá trình Lịch sử mà nội dung có ưu thế trong việc phát triển năng lực trình bày của học sinh trong dạy học Lịch sử ở trường Trung học cơ sở. Thực tiễn dạy học lịch sử ở các trường trung học phổ thông hiện nay cho thấy giáo viên gặp nhiều khó khăn ngoài vấn đề tiếp cận về phương pháp, hình thức nội dung để hình thành và phát triển năng lực trình bày về một số sự kiện, hiện tượng, các quá trình phát triển của lịch sử một cách khoa học chính xác.
  • 13. 3 Xuất phát từ những yêu cầu về lý luận và thực tiễn nêu trên, được sự gợi ý, giúp đỡ của PGS. TS. Đặng Văn Hồ tôi chọn đề tài “Phát triển năng lực trình bày của học sinh trong dạy học Lịch sử Việt Nam từ 1945 đến 1954 ở trường trung học cơ sở” làm đề tài nghiên cứu của mình. 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu Phát triển năng lực của học sinh nói chung, phát triển năng lực trình bày của học sinh trong dạy học lịch sử nói riêng - một bộ phận của năng lực nhận thức và tư duy lịch sử, là định hướng giáo dục mới hiện nay, đã thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà giáo dục học. Trong quá trình nghiên cứu, tôi đã khai thác, tổng hợp và kế thừa một số nội dung liên quan đến đề tài trong các công trình nghiên cứu của các tác giả sau: 2.1. Các công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài Trong tác phẩm “Dạy học nêu vấn đề” của I.Ia Lecne, tác giả đã đề cập đến bản chất của việc dạy học nêu vấn đề là tổ chức, hướng dẫn học sinh tham gia một cách có hệ thống vào quá trình giải quyết các vấn đề và các bài toán có vấn đề xây dựng theo nội dung chương trình học. I.F Kharlamốp với tác phẩm “Phát huy tính tích cực của học sinh như thế nào?” đã đề cập đến những biện pháp nhằm kích thích hoạt động nhận thức của học sinh khi trình bày bài mới, khi củng cố kiến thức, khi ôn tập tài liệu đã học và khi tổ chức công tác tự học của học sinh. Ngoài ra, nhiều kinh nghiệm cụ thể, thiết thực về vấn đề phát huy tính tích cực học tập của học sinh, một thành tố cơ bản của nội dung phát triển năng lực cũng đã được tác giả phân tích. Đặc biệt N.G Đairi trong tác phẩm “Chuẩn bị giờ học lịch sử như thế nào?” khi bàn về tầm quan trọng của việc sử dụng tài liệu trực quan và nêu câu hỏi trong việc phát huy tính tích cực học tập của học sinh đã khẳng định việc nêu câu hỏi nhất là câu hỏi nhận thức sẽ góp phần quan trọng vào việc phát triển năng lực, trong đó có năng lực trình bày các sự kiện, hiện tượng lịch sử - một bộ phận của năng lực nhận thức và tư duy lịch sử.
  • 14. 4 M. Alêcxêep trong tác phẩm “Phát triển tư duy học sinh” (1976), đã trình bày các phương pháp dạy học tích cực khác nhau để giúp học sinh ghi nhớ kiến thức một cách dễ dàng và phát triển khả năng tư duy, sự liên tưởng, rèn luyện kĩ năng học tập cho học sinh để trên cơ sở đó phát triển năng lực trình bày một bộ phận của năng lực nhận thức và tư duy lịch sử của học sinh. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu nói trên đã gián tiếp bàn về vai trò, ý nghĩa và gợi ý một số vấn đề về năng lực và phát triển năng lực của học sinh trong dạy học lịch sử. Trên cơ sở khai thác, kế thừa những kiến thức trên, tôi có được những định hướng chung về cơ sở lý luận để xác định nguyên tắc và các biện pháp sư phạm để phát triển năng lực trình bày của học sinh trong dạy học lịch sử trường trung học cơ sở. 2.2. Công trình nghiên cứu của các tác giả trong nước Ở nước ta hiện nay, trong các lĩnh vực tâm lí học, giáo dục học và giáo dục lịch sử vấn đề năng lực nói chung và phát triển năng lực trình bày lịch sử nói riêng đã được đề cập ở nhiều tác phẩm với những mức độ khác nhau. - Trong một số công trình nghiên cứu về tâm lí học và giáo dục học như: Giáo trình “Tâm lí học” do Phạm Minh Hạc chủ biên; tác phẩm “Các thuộc tính tâm lí định hình của nhân cách” do Lê Thị Bừng chủ biên; giáo trình “Tâm lí học đại cương” của Nguyễn Quang Uẩn... các tác giả đã đưa ra những quan điểm của mình về khái niệm năng lực và những vấn đề có liên quan đến năng lực. Khai thác, kế thừa thành tựu của các công trình nghiên cứu này tôi có được những định hướng chung về cơ sở lý luận về khái niệm năng lực, cấu tạo năng lực,... để giải quyết những nhiệm vụ mà đề tài nghiên cứu đặt ra. - Về lĩnh vực giáo dục lịch sử có thể kể các công trình sau: Trong cuốn “Phương pháp dạy - học lịch sử ở trường phổ thông” tập 1, tập 2 (2010) do GS. TS Phan Ngọc Liên (chủ biên), đã dành chương VII để đề cập đến hình thức và biện pháp để dạy học theo hướng phát triển năng lực của
  • 15. 5 học sinh trong môn lịch sử. Công trình này là một gợi ý quan trọng của vấn đề phát triển năng lực trình bày lịch sử của học sinh trong dạy học lịch sử ở trường THCS. Để chuẩn bị cho việc tiến hành đề án đổi mới căn bản, toàn diện trong ngành giáo dục theo định hướng phát triển năng lực của học sinh theo tinh thần Nghị quyết số 29/NQ/TW ngày 04-11-2013 của Ban Chấp hành Trung ương 8, khóa XI, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức một số hội thảo, các đợt tập huấn và phát hành một số tài liệu liên quan đến nội dung này như Chương trình giáo dục phổ thông (chương trình tổng thể ban hành tháng 12/2018) đã xác định biểu hiện các năng lực trong dạy học lịch sử và ngày 26/12/2018 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chính thức công bố chương trình GDPT chương trình tổng thể đã xác định các năng lực của chương trình Sử - Địa đó là: - Năng lực tìm hiểu lịch sử: Bước đầu nhận diện và phân biệt được: các loại hình và dạng thức khác nhau của các nguồn tài liệu cơ bản của khoa học lịch sử, giá trị của tư liệu lịch sử trong việc tái hiện và nghiên cứu lịch sử. Khai thác và sử dụng được thông tin của một số loại tư liệu lịch sử đơn giản. Bước đầu nhận diện và phân biệt được: các loại hình tư liệu lịch sử, các dạng thức khác nhau của các nguồn tài liệu cơ bản của khoa học lịch sử, giá trị của tư liệu lịch sử trong việc tái hiện và nghiên cứu lịch sử. Khai thác và sử dụng được thông tin của một số tư liệu lịch sử đơn giản dưới sự hướng dẫn của giáo viên trong các bài học lịch sử. - Năng lực nhận thức và tư duy lịch sử: Mô tả và bước đầu trình bày được những nét chính của các sự kiện lịch sử cơ bản với các yếu tố chính về thời gian, địa điểm, diễn biến, kết quả, diễn biến các trận đánh và cuộc chiến trên lược đồ, bản đồ lịch sử. Trình bày bối cảnh lịch sử và đưa ra nhận xét về những nhân tố tác động đến sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử, quá trình lịch sử; giải thích được kết quả của sự kiện, diễn biến chính của lịch sử. Phân tích được những tác động của bối cảnh không gian, thời gian đến các sự kiện lịch sử, nhân vật lịch
  • 16. 6 sử. Bước đầu giải thích được mối quan hệ giữa các sự kiện lịch sử, mối quan hệ tác động qua lại của các sự kiện, hiện tượng với hoàn cảnh lịch sử. Trình bày được chủ kiến của mình về một số sự kiện, nhân vật, vấn đề lịch sử,... như lập luận khẳng định hoặc phủ định các nhận định, nhận xét về một sự kiện, hiện tượng, vấn đề hay nhân vật lịch sử. - Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Sử dụng kiến thức lịch sử để giải thích, mô tả một số sự kiện, hiện tượng lịch sử trong cuộc sống.Vận dụng được kiến thức lịch sử để phân tích và đánh giá tác động của một sự kiện, nhân vật, vấn đề lịch sử đối với cuộc sống hiện tại. Vận dụng được kiến thức lịch sử để giải quyết những vấn đề thực tiễn, đồng thời giải thích các vấn đề thời sự đang diễn ra ở trong nước và thế giới. Như vậy năng lực trình bày lịch sử là một bộ phận của năng lực nhận thức và tư duy lịch sử. Đặc biệt trong “Tài liệu tập huấn dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh môn Lịch sử cấp trung học phổ thông” do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức biên soạn, nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn về việc dạy học theo định hướng phát triển năng lực đã được đề cập. Ở nội dung của “Phần thứ hai: Dạy học theo định hướng phát triển năng lực” tài liệu đã đề cập một số khái niệm về “năng lực”, xác định rõ các năng lực chuyên biệt cần phát triển cho học sinh trong dạy học lịch sử, trên cơ sở đó gợi ý một số phương pháp và hình thức tổ chức dạy học theo định hướng phát triển năng lực trong dạy học lịch sử. Trong tài liệu tập huấn “Xây dựng các chuyên đề dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh” môn lịch sử (2014), một số vấn đề lý luận về cách thức tổ chức dạy học theo chủ đề đã được làm rõ. Đây là những định hướng quan trọng giúp tôi đi sâu vào nghiên cứu, phân tích để đề xuất các biện pháp sư phạm phù hợp để phát triển năng lực trình bày lịch sử của học sinh.
  • 17. 7 Trong chuyên đề “Tích hợp - liên môn trong dạy học lịch sử ở trường trung học cơ sở (Tài liệu bồi dưỡng cho giáo viên Lịch sử tỉnh An Giang và KonTum,(2015)” do PGS. TS. Đặng Văn Hồ chủ biên đã đề cập đến những vấn đề lý luận về dạy học theo hướng tích hợp và liên môn. Đây là gợi ý quan trọng mà tôi đã kế thừa để đề xuất các hình thức và biện pháp sư phạm phát triển năng lực trình bày của học sinh trong dạy học lịch sử ở trường Trung học cơ sở. Một số công trình nghiên cứu khác như “Phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông (1995)” của Phan Ngọc Liên, Trịnh Đình Tùng; “Phát huy tính tích cực học sinh trong học tập (1995” của Trần Bá Hoành; “Xây dựng và sử dụng đồ dùng trực quan quy ước theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh để nâng cao hiệu quả bài học lịch sử ở trường trung học cơ sở (tài liệu bồi dưỡng nâng cao năng lực giáo viên tỉnh An Giang và Bình Định,(2009)” do PGS. TS. Đặng Văn Hồ chủ biên… đã đi sâu nghiên cứu và đề xuất các nguyên tắc, biện pháp sư phạm nhằm phát huy tính tích cực học tập của học sinh. Đây là nội dung tôi khai thác, kế thừa để đề xuất các biện pháp sư phạm để phát triển năng lực trình bày một cách chủ động sáng tạo trong dạy học lịch sử ở trường trung học cơ sở. Ngoài những công trình nghiên cứu nêu trên, chúng ta có thể tham khảo thêm một số bài viết đăng trên các tạp chí chuyên ngành và các kỷ yếu hội thảo có liên quan đến vấn đề phát triển năng lực, năng lực trình bày lịch sử như: Bài viết “Vận dụng phương pháp đóng vai trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông nhằm phát triển toàn diện học sinh” của tác giả Nguyễn Văn Ninh đăng trên Tạp chí giáo dục năm 2014, Một số bài viết khác tham gia ở các Hội thảo khoa học ở địa phương và trung ương như: “Dạy học lịch sử ở trường phổ thông với việc phát triển năng lực thực hành bộ môn cho học sinh (2014)” của tác giả Đặng Văn Hồ, Nguyễn Thị Thu Vân; “Môn lịch sử với việc phát triển năng lực học sinh” của tác giả Trần Viết Thụ… đăng trên Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Dạy học lịch sử ở trường phổ thông theo
  • 18. 8 hướng phát triển năng lực học sinh” của Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế (2016); bài viết của PGS. TS Đặng Văn Hồ (2008), “ Tạo biểu tượng nhân vật lịch sử Việt Nam- một số biện pháp sư phạm quan trọng nâng cao chất lượng dạy học bộ môn ( Qua ví dụ lịch sử việt Nam từ 1919-1945)” đăng trong Kỷ yếu hội thảo khoa học “Những giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng dạy học lịch sử Việt Nam ở trường trung học phổ thông hiện nay” của Khoa sử, Đại học sư phạm Huế - Đại học Huế (2008); Các công trình nghiên cứu nói trên đã đề cập đến nhiều khía cạnh khác nhau của vấn đề “năng lực” như vai trò, ý nghĩa của việc phát triển năng lực, năng lực trình bày lịch sử, các biện pháp sư phạm để phát triển năng lực trình bày của học sinh trong dạy học lịch sử ở trường THCS cũng đã được các tác giả và nhóm tác giả đề xuất. Nhìn chung, tất cả các công trình nghiên cứu nêu trên, từ nhiều góc độ khác nhau đều thừa nhận vai trò quan trọng của việc phát triển năng lực của học sinh trong dạy học lịch sử và đề xuất một số nguyên tắc, biện pháp sư phạm để phát triển năng lực của học sinh nói chung và năng lực trình bày lịch sử nói riêng trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông và trường trung học cơ sở. Tuy nhiên vẫn chưa có công trình nào đề cập một cách toàn diện, đầy đủ, chuyên biệt về vấn đề phát triển năng lực trình bày lịch sử của học sinh trong dạy học lịch sử ở trường trung học cơ sở. Trên cơ sở kế thừa, tiếp thu kiến thức từ các nguồn tư liệu trên, tôi mạnh dạn chọn đề tài “Phát triển năng lực trình bày của học sinh trong dạy học Lịch sử Việt Nam từ 1945 đến 1954 ở trường Trung học cơ sở” 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: “Quá trình phát triển năng lực trình bày của học sinh trong dạy học Lịch sử Việt Nam từ 1945 đến 1954 ở trường Trung học cơ sở”.
  • 19. 9 3.2. Phạm vi nghiên cứu Xác định đối tượng nghiên cứu nói trên, luận văn tập trung nghiên cứu những lý luận liên quan đến vấn đề phát triển năng lực trình bày - một bộ phận của năng lực nhận thức và tư duy lịch sử, của học trong dạy học ở bài lịch sử nội khóa (bài cung cấp kiến thức mới) ở trường trung học cơ sở. Do điều kiện thời gian và yêu cầu của đề tài, luận văn chỉ nghiên cứu vấn đề phát triển năng lực trình bày lịch sử - một bộ phận của năng lực nhận thức và tư duy lịch sử, của học sinh ở khóa trình lịch sử Việt Nam từ 1945 đến 1954 và phạm vi thực nghiệm sư phạm chỉ tiến hành ở các trường THCS địa bàn tỉnh Đắk Lắk. 4. Mục đích nghiên cứu Đề tài nghiên cứu thành công sẽ xác định được các nguyên tắc, biện pháp, để phát triển năng lực trình bày của học sinh trong dạy Lịch sử Việt Nam từ 1945 đến 1954 ở trường trung học cơ sở; góp phần nâng cao hiệu quả bài học lịch sử ở trường trung học cơ sở nhằm thực hiện chủ trương đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo tinh thần Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 4-11-2013 của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương 8, khóa XI Đảng Cộng sản Việt Nam. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục tiêu trên, đề tài phải tiến hành các nhiệm vụ cụ thể sau: - Điều tra xã hội học để phát hiện thực trạng vấn đề dạy học theo hướng phát triển năng lực trình bày của học sinh trong dạy học lịch sử ở trường trung học cơ sở. - Xác định nội dung kiến thức phần lịch sử Việt Nam từ 1945 đến 1954 có ưu thế để tiến hành dạy học theo hướng phát triển năng lực trình bày của học sinh trong dạy học Lịch sử Việt Nam ở trường trung học cơ sở. - Nghiên cứu lý luận, quan sát thực tiễn dạy học để trên cơ sở đó đề xuất các con đường, biện pháp sư phạm phát triển năng lực trình bày của học
  • 20. 10 sinh trong dạy học lịch sử, phần lịch sử Việt Nam từ 1945 đến 1954 ở trường trung học cơ sở có hiệu quả. - Tiến hành thực nghiệm sư phạm để kiểm định tính khả thi của đề tài. 6. Phương pháp nghiên cứu 6.1. Phương pháp luận Cơ sở phương pháp luận của đề tài là Chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh về lịch sử và giáo dục lịch sử, chủ yếu là lý luận dạy học bộ môn Lịch sử. 6.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể - Điều tra xã hội học: Điều tra giáo viên, học sinh và cán bộ quản lý giáo dục về vấn đề phát triển năng lực trình bày của học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam từ 1945 đến 1954 ở trường trung học cơ sở để tìm hiểu thực trạng và rút ra nguyên nhân của thực trạng vấn đề nghiên cứu. - Nghiên cứu tài liệu: + Nghiên cứu tài liệu giáo dục học, tâm lý học, lý luận dạy học nói chung để xác định cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu. + Nghiên cứu tài liệu lịch sử, sách giáo khoa Lịch sử trung học cơ sở để xác định các tri thức lịch sử cần triệt để khai thác nhằm phát triển năng lực trình bày của học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam từ 1945 đến 1954 ở trường trung học cơ sở. + Nghiên cứu tài liệu về giáo dục lịch sử để xác định các nguyên tắc, biện pháp sư phạm nhằm tổ chức hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực trình bày của học sinh trong dạy học Lịch sử ở trường trung học cơ sở. - Phương pháp tham vấn chuyên gia: Tiến hành tham vấn chuyên gia để nêu giả thuyết khoa học của đề tài và định hướng mục đích, nhiệm vụ cần tiến hành để kiểm định giả thuyết khoa học của đề tài. - Tiến hành thực nghiệm sư phạm để kiểm định tính khả thi của đề tài.
  • 21. 11 7. Giả thuyết khoa học của đề tài NẾU tuân thủ các nguyên tắc, biện pháp sư phạm dạy học phát triển năng lực trình bày của học sinh (minh họa qua dạy học lịch sử Việt Nam từ 1945 đến 1954) do đề tài luận văn đề xuất THÌ sẽ nâng cao hiệu quả việc phát triển năng lực trình bày của học sinh trong dạy học lịch sử ở trường trung học cơ sở. 8. Đóng góp của đề tài Đề tài nếu nghiên cứu thành công sẽ có những đóng góp sau về mặt lý luận và thực tiễn: - Điều tra xã hội học để góp phần vào việc phát hiện thực trạng việc dạy học theo định hướng phát triển năng lực trình bày của học sinh trong dạy học lịch sử ở trường trung học cơ sở. - Xác định nội dung kiến thức lịch sử trong sách giáo khoa có ưu thế trong việc phát triển năng lực trình bày của học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam từ 1945 đến 1954 ở trường trung học cơ sở. - Đề xuất những nguyên tắc, biện pháp sư phạm cần thiết để phát triển năng lực trình bày trong dạy học lịch sử Việt Nam từ 1945 đến 1954 ở trường trung học cơ sở. 9. Bố cục của đề tài Ngoài phần Mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, đề tài chia làm 3 chương: - Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc phát triển năng lực trình bày của học sinh trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông. - Chương 2: Nội dung vấn đề phát triển năng lực trình bày của học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam từ 1945 đến 1954 ở trường trung học cơ sở. - Chương 3: Phương pháp phát triển năng lực trình bày của học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam từ 1945 đến 1954 ở trường trung học cơ sở.
  • 22. 12 NỘI DUNG Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TRÌNH BÀY CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG 1.1. Cơ sở lí luận 1.1.1. Khái niệm + Năng lực: Năng lực là một phạm trù được bàn đến trong mọi lĩnh vực của cuộc sống và thường được hiểu theo những cách khác nhau. Ở góc độ tâm lí học, các nhà tâm lí học có nhiều cách định nghĩa khác nhau. Trong “Giáo trình tâm lí học đại cương” do Nguyễn Quang Uẩn chủ biên, nhóm tác giả cho rằng: “NL là các thuộc tính độc đáo của cá nhân, phù hợp với những yêu cầu của một dạng hoạt động nhất định, bảo đảm cho hoạt động đó có hiệu quả” [43, tr.213]. Theo Cosmovics thì: “NL là tổ hợp đặc điểm của cá nhân, giải thích sự khác biệt giữa người này với người khác ở khả năng đạt được những kiến thức và hành vi nhất định”[30, tr.31] Nhà tâm lí học A.N.Leochiev cho rằng: “NL là đặc điểm cá nhân qui định việc thực hiện thành công một hoạt động nhất định”[30, tr.31]. Khái niệm NL được nhìn nhận ở góc độ giáo dục học có những quan niệm sau: Trong tác phẩm “Giáo dục học hiện đại (Những nội dung cơ bản)” tác giả Thái Duy Tuyên cho rằng:“NL là những đặc điểm tâm lí của nhân cách, là điều kiện chủ quan để thực hiện có kết quả một dạng hoạt động nhất định. NL có quan hệ với kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo. NL thể hiện ở tốc độ, chiều sâu, tính bền vững và phạm vi ảnh hưởng của kết quả hoạt động ở tính sáng tạo, tính độc đáo của phương pháp hoạt động. Một số NL có thể đo được bằng trắc nghiệm” [41, tr.25].
  • 23. 13 Theo chương trình giáo dục Quécbec (Chương trình GDTH Quécbec - Bộ giáo dục Canada - 2004) thì: “NL là khả năng hành động hiệu quả bằng sự cố gắng dựa trên nhiều nguồn lực. Những khả năng này được sử dụng một cách phù hợp, bao gồm tất cả những gì học được từ phía nhà trường cũng như những kinh nghiệm của HS; những kĩ năng, thái độ và sự hứng thú; ngoài ra còn những nguồn lực bên ngoài chẳng hạn như bạn cùng lớp, thầy, cô giáo, các chuyên gia hoặc các nguồn thông tin khác” [41, tr.26]. “NL là một tổ hợp các thuộc tính tâm lí của cá nhân bao gồm kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính cá nhân khác như sự hứng thú, niềm tin, ý chí..., tạo điều kiện thuận lợi, phù hợp với yêu cầu của mỗi hành động, cho phép hành động đó được diễn ra nhanh và có hiệu quả trong những tình huống khác nhau” [12, tr.16]. Về cấu trúc, “năng lực có sự kết hợp nhiều thành tố như các khả năng nhận thức, kĩ năng, thái độ và chứa cả thành phần phi nhận thức như động cơ xúc cảm, giá trị đạo đức… trong một bối cảnh có ý nghĩa. Như vậy, năng lực không phải là một cấu trúc bất biến mà là một cấu trúc động, có tính mở, đa thành tố, đa tầng bậc hàm chứa trong đó không chỉ kiến thức, kĩ năng… mà cả niềm tin, giá trị trách nhiệm xã hội,… thể hiện ở tính sẵn sàng hành động trong điều kiện thực tế, hoàn cảnh thay đổi”. [30, tr.33] Tóm lại: Năng lực là khả năng vận dụng những kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng, thái độ và hứng thú để hành động một cách phù hợp và có hiệu quả trong các tình huống đa dạng của việc học tập và cuộc sống. + Phát triển Năng lực. “Phát triển” là một trong những khái niệm được sử dụng để nói đến sự thay đổi của một vấn đề nào đó. Theo “Từ điển Tiếng Việt”, phát triển là sự “biến đổi hoặc làm cho biến đổi theo hướng tăng từ ít đến nhiều, hẹp đến rộng, thấp đến cao, đơn giản đến phức tạp”[35, tr.70].
  • 24. 14 Trong “Từ điển Anh - Việt” khái niệm phát triển được hiểu theo nghĩa của từ “develop” là “làm cho ai, cái gì tăng trưởng dần dần; trở nên hoặc làm cho trưởng thành hơn, tiến triển hơn hoặc có tổ chức hơn”. [39, tr.476] Do vậy, “phát triển là sự lớn mạnh, trưởng thành hơn, là sự thay đổi liên tục theo hướng tích cực của cái mới so với cái cũ đã xuất hiện trước đó”. [30, tr.37] Thuật ngữ “phát triển” trong dạy học thường nhấn mạnh đến sự thay đổi liên tục về khả năng hoàn thành các nhiệm vụ học tập ngày càng cao so với mức độ thực hiện của HS. Do vậy, nó là kết quả của một quá trình học tập, rèn luyện thường xuyên, liên tục. Để đạt được sự phát triển đó, trong quá trình dạy học giáo viên phải đặt ra những yêu cầu, nhiệm vụ học tập khác nhau… tạo điều kiện cho HS vận dụng các kĩ năng, phương pháp học tập bộ môn trong quá trình học tập. Từ đó, góp phần hình thành các kĩ năng, kĩ xảo tái hiện cho học sinh trong bộ môn, giúp HS ngày càng thuần thục hơn trong việc vận dụng thao tác tư duy giải quyết tình huống học tập khác nhau. Từ những khái niệm trên có thể định nghĩa phát triển năng lực là giúp học sinh trình bày được bối cảnh, những sự kiện, nhân vật hoặc quá trình lịch sử nhằm giúp học sinh phát triển các khả năng sẵn có của mình và vận dụng vào thực tiễn cuộc sống. + Trình bày lịch sử Lịch sử là môn học lựa chọn trong nhóm môn Khoa học xã hội, được tổ chức dạy và học ở cấp trung học cơ sở. Môn Lịch sử có sứ mệnh giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực sử học, thành phần của năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội thông qua hệ thống các chủ đề và chuyên đề về lịch sử thế giới, lịch sử khu vực Đông Nam Á và lịch sử Việt Nam, góp phần vào việc xây dựng những phẩm chất chủ yếu và năng lực chung được xác định trong Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể. Với đặc trưng riêng của môn học, môn Lịch sử giữ vai trò chủ đạo trong việc giáo dục lòng yêu nước, tinh thần tự tôn dân tộc,
  • 25. 15 truyền thống lịch sử và văn hoá dân tộc, góp phần giúp học sinh nhận thức sâu sắc và vận dụng được các bài học lịch sử vào việc giải quyết những vấn đề của thực tế cuộc sống, phát triển tầm nhìn, củng cố các giá trị nhân văn, tinh thần cộng đồng, lòng khoan dung, nhân ái và hình thành những phẩm chất của công dân Việt Nam, công dân toàn cầu trong xu thế phát triển của thời đại. Môn Lịch sử góp phần quan trọng trong việc giúp học sinh hình thành và phát triển tư duy lịch sử, tư duy hệ thống, tư duy phản biện; giúp học sinh làm chủ kĩ năng khai thác và sử dụng các nguồn sử liệu, nhận thức và trình bày lịch sử trong logic lịch đại và đồng đại, kết nối quá khứ với hiện tại. Như vậy trình bày lịch sử là mô tả những nét chính các sự kiện và quá trình hoạt động nhận thức lịch sử cơ bản với các yếu tố chính về thời gian, địa điểm, diễn biến để trên cơ sở đó nắm được kết quả các sự kiện, diễn biến chính của các quá trình lịch sử. (tác giả định nghĩa) + Năng lực trình bày lịch sử Do đặc trưng của bộ môn Lịch sử, học sinh không thể trực quan “sinh động” hiện thực của quá khứ lịch sử. Song cũng như việc học tập ở các môn học khác, học tập lịch sử trước hết phải cung cấp kiến thức cơ bản đủ để tạo cho học sinh một biểu tượng chính xác, có hình ảnh về quá khứ. Các em phải “tái tạo trong tưởng tượng” những hình ảnh chính xác về những sự kiện đã xảy ra, tránh việc “hiện đại hoá” lịch sử. Trình bày lịch sử là một bộ phận của năng lực nhận thức và tư duy lịch sử được thể hiện qua thông tư số 32/2018/TT-BGD- ĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Từ những khái niệm trên có thể định nghĩa: Phát triển năng lực trình bày Lịch sử là giúp học sinh nắm được các yếu tố chính về bối cảnh, thời gian, địa điểm, diễn biến trình các sự kiện, nhân vật hoặc quá trình lịch sử nhằm giúp học trinh phát triển năng lực trình bày lịch sử là một bộ phận nhận thức và tư duy lịch sử. (tác giả định nghĩa)
  • 26. 16 1.1.2. Biểu hiện năng lực trình bày lịch sử của bộ môn Lịch sử Hiện nay, để chuẩn bị cho việc áp dụng đề án đổi mới căn bản và toàn diện trong ngành giáo dục theo định hướng phát triển NL của HS, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức một số hội thảo, các đợt tập huấn cho GV các trường THPT trên toàn quốc. Để giúp GV dễ dàng hơn trong việc xác định các NL cần hình thành cho HS trong quá trình dạy học ở trường phổ thông, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phân tích và phân NL ra thành 2 loại: NL chung mà toàn bộ quá trình giáo dục phổ thông phải hướng tới để hình thành cho người học và NL chuyên biệt của từng môn học ở trường phổ thông. NL chung là những NL cơ bản, thiết yếu để con người có thể sống và làm việc bình thường trong xã hội. NL này được hình thành và phát triển do nhiều môn học, liên quan đến nhiều môn học. Vì thế có nước gọi là NL xuyên chương trình. Mỗi NL chung cần góp phần tạo nên kết quả có giá trị cho xã hội và cộng đồng, giúp cá nhân đáp ứng được những đòi hỏi của một bối cảnh rộng lớn và phức tạp, chúng có thể không quan trọng với các chuyên gia, nhưng rất quan trọng với tất cả mọi người. Có 8 NL sau đây được khá nhiều nước lựa chọn và đề xuất: NL tư duy phê phán, tư duy logic; NL sáng tạo, tự chủ; NL giải quyết vấn đề; NL làm việc nhóm; NL giao tiếp làm chủ ngôn ngữ; NL tính toán, ứng dụng số; NL đọc - viết; NL công nghệ thông tin - truyền thông. [11, tr.46] Trên cơ sở tham chiếu các NL chung cần hình thành cho HS trong quá trình dạy học LS, ở cấp THCS, GV cần chú trọng hình thành và phát triển cho HS năm NL riêng cụ thể sau: – Mô tả và bước đầu trình bày được những nét chính của các sự kiện lịch sử cơ bản với các yếu tố chính về thời gian, địa điểm, diễn biến, kết quả; diễn biến các trận đánh và cuộc chiến trên lược đồ, bản đồ lịch sử. – Trình bày bối cảnh lịch sử và đưa ra nhận xét về những nhân tố tác động đến sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử, quá trình lịch sử; giải thích được kết quả của sự kiện, diễn biến chính của lịch sử.
  • 27. 17 – Phân tích được những tác động của bối cảnh không gian, thời gian đến các sự kiện lịch sử, nhân vật lịch sử. – Bước đầu giải thích được mối quan hệ giữa các sự kiện lịch sử, mối quan hệ tác động qua lại của các sự kiện, hiện tượng với hoàn cảnh lịch sử. – Trình bày được chủ kiến của mình về một số sự kiện, nhân vật, vấn đề lịch sử,... như lập luận khẳng định hoặc phủ định các nhận định, nhận xét về một sự kiện, hiện tượng, vấn đề hay nhân vật lịch sử.[6; trang 5,6 ] Mỗi NL trên đều hàm chứa ba yếu tố: kiến thức về NL, kĩ năng và tinh thần thái độ thực hiện. Do vậy, để phát triển NLTB của HS, giáo viên cần tạo điều kiện để HS có cơ hội vận dụng những NL có ưu thế trong việc nâng cao hoạt động nhận thức LS đặc biệt là khả năng nắm bắt, hiểu và vận dụng các kiến thức LS trong quá trình học tập bộ môn. 1.2. Vai trò, ý nghĩa của việc phát triển năng lực trình bày cho học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam từ 1945 đến 1954 ở trường trung học cơ sở 1.2.1 Vai trò Việc phát triển năng lực trình bày lịch sử có Vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình dạy, học ở trường THCS. Thứ nhất, Trình bày là một khâu không thể thiếu trong quá trình dạy học. Một trong những chức năng quan trọng của dạy học là giúp HS tái hiện lại lịch sử thông qua sự kiện nhân vật, khóa trình… Do vậy, khâu quan trọng đầu tiên của quá trình dạy học ở trường phổ thông là tiến hành tổ chức, hướng dẫn HS tự lực tiếp thu những kiến thức của môn học. Trên cơ sở đó, làm nảy sinh nhu cầu, hứng thú học tập và phát huy tích cực của HS trong suốt quá trình học tập. Thứ hai, phát triển NLTB của HS trong dạy học LS ở trường THCS góp phần thực hiện chủ trương đổi mới căn bản và toàn diện của Bộ Giáo dục và Đào tạo theo tinh thần Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 4-11-2013 của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương 8 Khóa XI. Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tiếp cận NL của HS là trào lưu tích cực đã và đang diễn ra trên thế giới
  • 28. 18 và trong nước. Thực chất của trào lưu này là đổi mới chương trình giáo dục từ định hướng cung cấp nội dung tri thức sang định hướng phát triển NL học tập. Do vậy, việc vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học để phát triển NLTB của HS là một trong những phương thức góp phần đổi mới và nâng cao chất lượng dạy học bộ môn LS ở trường THCS. Bởi lẽ bản chất của những phương pháp dạy học này là phát triển NL trí tuệ của HS, giúp HS tự lực tiếp thu các nguồn kiến thức khác nhau dưới sự hướng dẫn, định hướng của GV. Thứ ba, trên cơ sở phát triển NLTB của HS trong dạy học sẽ góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục là “đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và NL của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [52, tr.19]. Vì vậy, bản chất quá trình phát triển NLTB của HS là khai thác tối đa tiềm năng trí tuệ, tính tích cực, sáng tạo của HS vì các năng lực này có những ưu thế nhất định trong việc hình thành phẩm chất con người mới xã hội chủ nghĩa ở HS, giúp HS phát triển những khả năng tiềm ẩn của mình để định hướng cho sự phát triển của mình trong tương lai. 1.2.2. Ý nghĩa Với vai trò quan trọng như vậy, phát triển NLTB của HS trong dạy học LS ở trường THCS sẽ góp phần tích cực vào việc hoàn thành mục tiêu dạy học bộ môn: - Về kiến thức: Học tập là hoạt động đặc biệt. Trong quá trình đó, NT của HS không phải là sự phản ánh một cách máy móc những sự kiện, hiện tượng LS vào ý thức của người học mà nó là hình ảnh của đối tượng xuất hiện trong ý thức HS thông qua sự phản ánh được uốn nắn lại, có tính chất sáng tạo. Do vậy, bất kì hoạt động nào của HS được tiến hành xuất phát từ định hướng phát triển NL đều là một quá trình phản ánh tích cực. Để đạt được yêu cầu đó, trong quá trình dạy học LS ở trường THCS giáo viên phải tổ chức, điều khiển định hướng phát triển
  • 29. 19 NL đặc biệt năng lực trình bày lịch sử ( một bộ phận năng lực nhận thức và tư duy lịch sử) để HS tự khám phá, nắm vững, hiểu sâu hơn kiến thức LS. Ví dụ, khi dạy học mục I: Tình hình nước ta sau cách mạng tháng tám, bài 24, LS lớp 9 để giúp HS hiểu hơn về tình hình nước Ta sau Cách mạng Tháng tám 1945, GV đặt câu hỏi:“Em hãy nêu tình hình nước ta sau cách mạng tháng tám”?; sử dụng hệ thống câu hỏi gợi mở: “tình hình miền Bắc từ vĩ tuyến 16 (Đà nẵng trở ra), tình hình miền Nam và các lực lượng phản động cách mạng như thế nào? Hậu quả của chiến tranh để lại như thế nào? Tình hình nông nghiệp, tài chính, văn hóa xã hội như thế nào?” và kết hợp hướng dẫn HS khai thác nội dung đoạn tư liệu nhận định về “Tình cảnh khốn khó của đất nước lúc đó” (xem phụ lục 9.1) để giúp HS tái hiện lại tình cảnh đất nước ta khó khăn bao trùm lúc bấy giờ. Với định hướng dạy học theo hướng phát triển NL như trên, GV không chỉ giúp HS hiểu sâu sắc tình hình nước ta sau Cách mạng tháng Tám (1945) mà còn giúp HS thấy được sự lãnh đạo tài tình sáng suốt của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chèo lái đưa con thuyền cách mạng vượt qua thác ghềnh đi đến bờ vinh quang. Về phát triển kĩ năng: Phương pháp và kĩ năng kỷ xảo trình bày lịch sử là những thành tố cấu thành NLTB. Trong đó, phương pháp là yếu tố chỉ đạo HS tiến hành nhận thức nhanh, đúng và góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng các kĩ năng học tập của HS. Xét về mặt bản chất, trình bày lịch sử thể hiện qua việc sử dụng tư liệu lịch sử, mô tả, trình bày (nói hoặc viết) diễn trình của các sự kiện, nhân vật, quá trình lịch sử từ đơn giản đến phức tạp; xác định được các sự kiện lịch sử trong không gian và thời gian cụ thể. LS là quá trình phản ánh những kiến thức LS vào bộ não của HS trên cơ sở những hoạt động phức tạp của tư duy. Quá trình phát triển của NL gắn liền với mức độ thuần thục của HS khi vận dụng các thao tác tư duy để thực hiện các nhiệm vụ, tình huống học tập khác nhau. Vì vậy, kĩ năng trình bày lịch sử thực chất là quá trình vận dụng các thao tác tư duy của HS trong quá trình nhận thức LS. Thông qua quá trình phát triển
  • 30. 20 NLTB, học sinh có điều kiện rèn luyện khả năng tái hiện sự kiện, nhân vật, diễn biến từ đó giúp học sinh phát triển tốt nhất những năng lực sẵn có của mình để giải quyết bài học và vận dụng so sánh, đối chiếu; phân tích, tổng hợp; khái quát giải quyết những vấn đề trong thực tiễn cuộc sống hàng ngày. Ví như, để trình bày lại các biện pháp giải quyết khó khăn của đất nước sau năm 1945 nhằm giúp học sinh hiểu được bức tranh toàn cảnh của đất nước lúc đó. Trên cơ sở cho học sinh xem phụ lục 8.0 phản ánh thông tin nhân dân góp gạo cứu đói và theo học lớp bình dân học vụ hình 43 (xem phụ lục 8.2) theo sự hướng dẫn của GV, HS phải vận dụng linh hoạt các thao tác phân tích, tổng hợp để nắm được các biện pháp giải quyết khó khăn của đất nước lúc bấy giờ. Để Học sinh phân tích được ý nghĩa những giải pháp giáo viên phải gợi mở giúp học sinh tái hiện bức tranh toàn cảnh và tình hình khó khăn của đất nước lúc đó phải cần có năng lực trình bày lịch sử. Tiếp đó, HS khái quát hóa những nội dung kiến thức vừa thu nhận được để trả lời các câu hỏi: “Hình ảnh người dân góp gạo giải quyết vấn đề gì, lớp bình dân học vụ với đèn dầu trước mắt giải quyết vấn để gì lúc bấy giờ. Để giải quyết khó khăn về kinh tế, để khôi phục và phát triển kinh tế, ổn định chính trị, xã hội” và đi đến nhận định sau: những giải pháp đó giúp nước ta thoát khỏi tình cảnh “ Nghìn cân treo sợi tóc”. Bên cạnh đó, việc sử dụng năng lực trình bày lịch sử còn giúp HS dễ dàng nắm vững những sự kiện, hành động, cách làm của Đảng và Chủ Tịch Hồ Chí Minh nhằm khắc phục những khó khăn của đất nước. Do vậy, phát triển NLTB lịch sử vừa có tác động lớn đến việc phát triển các năng lực khác. - Về hình thành thái độ: Phát triển năng lực trình bày lịch sử không chỉ giúp HS nắm bắt, hiểu và vận dụng tốt những kiến thức LS và kĩ năng TH bộ môn, mà quá trình phát triển NLTB còn góp phần hình thành cho HS thái độ, động cơ học tập đúng đắn. Việc nắm bắt, hiểu và vận dụng tốt các kiến thức LS đã học để giải quyết những nhiệm vụ đặt ra trong quá trình học tập và thực tiễn cuộc sống là một
  • 31. 21 trong những nhân tố góp phần tạo nên hứng thú học tập cho HS, làm xuất hiện trong HS sự ham muốn học tập, tự khám phá và tự chiếm lĩnh tri thức. Phát triển NLTB có tác dụng rèn luyện ý thức học tập và góp phần hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh. Yêu cầu về nhận thức càng cao thì nỗ lực, ý chí phấn đấu của HS càng lớn, tính tự lực nhận thức của HS có điều kiện phát huy cao độ. Từ đó làm nảy sinh động cơ học tập đúng đắn, yêu thích bộ môn, lòng say mê nghiên cứu để nâng cao chất lượng, hiệu quả bài học lịch sử. Ví như, khi dạy học bài 24: Cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân 1945- 1946, LS lớp 9, mục VI Hiệp định sơ bộ (6/3/ 1946) và tạm ước Việt – Pháp (14/9/1946) để kích thích tư duy và sự học tập hứng thú của HS, GV đưa ra tình huống sau: “ Tại sao khi đất nước còn khó khăn mà Hồ Chí Minh lại thay mặt chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa kí với đại diện pháp là Xanh-tơ-ni bản hiệp định sơ bộ 6/3/1946”?. . mục đích của việc kí kết hiệp định này là gì? Để trả lời học sinh nhớ lại những khó khăn mà đất nước lúc đó, những giải pháp đưa ra giúp học sinh tái hiện hoàn toàn tình cảnh nước ta lúc bấy giờ giáo viên phải gợi mở thông tin để giúp các em trình bày được bối cạch lịch sử Việt Nam lúc đó. Những biện pháp tài tình Chủ tịch Hồ Chí Minh đưa ra để giải quyết khó khăn về ngoại xâm, nội phản để giáo dục các em lòng kính yêu lãnh tụ, bồi dưỡng học sinh niềm tin về đường lối và sự lãnh đạo thực hiện đường lối của Đảng để các em trình bày những nét cơ bản Ví như, Khi dạy bài 25 “Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân pháp (1946 - 1950)” mục I.1 “Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân pháp xâm lược bùng nổ 19/12/1946”, sau khi giới thiệu về hoàn cảnh lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến giáo viên gọi học sinh đọc nội dung lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của chủ tịch Hồ Chí Minh trên cơ sở quan sát nội dung, (xem phụ lục 9.7); từ đó giáo viên đặt câu hỏi tác dụng của lời kêu gọi sẽ tác động sâu sắc đến tư tưởng, tình cảm của HS; giúp HS thấy được những việc làm hành động kiên quyết của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh
  • 32. 22 từ đó giáo viên đặt câu hỏi? trước ngày lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến bùng nổ thực dân Pháp đã có những hành động gây chiến như thế nào? Trả lời được các câu hỏi đó học sinh sẽ biết trân trọng hơn cuộc sống hòa bình hiện nay, có thái độ phê phán, lên án những hành động sai trái, mưu đồ tiến hành chiến tranh và có ý thức đóng góp sức mình vào việc ngăn chặn chiến tranh, bảo vệ hòa bình thế giới. 1.3. Cơ sở thực tiễn 1.3.1. Mục đích điều tra Mục đích của công tác điều tra nhằm đánh giá thực trạng dạy học LS nói chung và việc phát triển NLTB trong dạy học LS ở trường THCS nói riêng. Kết quả điều tra, khảo sát là cơ sở rút ra những kết luận chung về NLTB của HS trong dạy học LS ở trường THCS cũng như những yêu cầu đặt ra cần giải quyết để phát triển NLTB của HS và nâng cao chất lượng dạy học môn LS ở trường THCS. 1.3.2. Đối tượng, phạm vi điều tra Việc điều tra, khảo sát được tiến hành ở 4 trường THCS trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk các trường: THCS Hoàng Hoa Thám, THCS Phan Chu Trinh, Trường THCS Đinh Tiên Hoàng; THCS Lương Thế Vinh (Tỉnh Đắk Lắk). Đối tượng điều tra là GV dạy học môn LS và HS tại các trường THCS đã nêu ở trên. 1.3.3. Nội dung điều tra Nội dung điều tra khảo sát tập trung vào các vấn đề sau (xem phụ lục 1 và 2): -Đối với GV, chúng tôi tìm hiểu nhận thức của GV về các vấn đề như: bản chất và biểu hiện của NLTB lịch sử; ý nghĩa của việc dạy học LS theo hướng phát triển NLTB lịch sử của HS; đánh giá thực trạng dạy học theo định hướng phát triển NLTB lịch sử cũng như nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó; những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển NLTB lịch sử của HS. Ngoài ra yêu cầu điều tra, khảo sát còn tập trung vào việc tìm hiểu những biện pháp GV thường sử dụng để phát triển NLTB lịch sử của HS; những khó khăn GV thường gặp phải khi phát triển NLTB lịch sử cho HS.
  • 33. 23 -Đối với HS, nội dung điều tra chủ yếu tập trung vào việc tìm hiểu mục tiêu cách thức tiến hành nhằm trình bày lại sự kiện hiện tượng, nhân vật lịch sử; những khó khăn trong quá trình học tập của các em và mức độ thuần thục, những phương pháp GV thường sử dụng để phát triển năng lực trình bày lịch sử của học sinh. 1.3.4. Phương pháp điều tra Chúng tôi đã tiến hành dự giờ, phỏng vấn một số GV, HS nhưng chủ yếu là điều tra bằng phiếu hỏi cho 20 GV và 668 HS thuộc các trường THCS đã nêu ở trên. 1.3.5. Xử lí kết quả điều tra và rút ra kết luận về thực trạng vấn đề phát triển năng lực trình bày lịch sử Trên cơ sở phân tích kết quả điều tra xã hội học (kết quả điều tra xã hội học - xem Phụ lục 3 và 4), chúng tôi rút ra được một số kết luận sau đây về vấn đề phát triển NLTB Lịch sử của HS trong dạy học LS ở trường THCS: Một là, phần lớn GV khi được khảo sát đều nhận thức được tầm quan trọng của việc phát triển NLTB của HS đối với việc nâng cao chất lượng bài học LS và phát triển toàn diện kiến thức, kĩ năng và thái độ của HS. Điển hình là khi được khảo sát về tác động của việc phát triển năng lực trình bày lịch sử cho HS khoảng 75% giáo viên được khảo sát cho rằng hướng dạy học theo hướng phát triển năng lực này sẽ giúp HS hiểu hơn về bản chất của các sự kiện, hiện tượng; nhân vật, lịch sử tạo hứng thú học tập bộ môn ở các em và phát triển, năng lực tái hiện lịch sử của HS. Kết quả khảo sát cho thấy trên thực tế một số biện pháp phát triển NLTB của HS đã được tiến hành ở các trường THCS, nhưng nhìn chung vấn đề phát triển năng lực trình bày lịch sử trong dạy và học sử chưa được chú trọng và đầu tư một cách thỏa đáng nên hiệu quả bài học không cao. Cụ thể là khi được khảo sát về tần suất thực hiện dạy học theo hướng phát triển NLTB thì đa số GV (65%) khẳng định rất hiếm khi tổ chức các hoạt động học tập để phát triển NLTB cho HS.
  • 34. 24 Hai là, Trong quá trình dạy học, việc phát triển năng lực trình bày của học sinh ở các trường trung học cơ sở không được tiến hành một cách đồng bộ, toàn diện nên chưa phát triển được kĩ năng trình bày lịch sử. Đây là nhận định chung của phần đông GV (60% GV) khi được hỏi về đánh giá của GV về mức độ dạy học theo hướng phát triển NLTB qua một bài cụ thể hoặc qua một nhân vật, sự kiện cụ thể. Biện pháp tiến hành được thực hiện nhiều nhất là hướng dẫn HS khai thác, tài liệu, xây dựng một số loại đồ dùng trực quan như lược đồ, bản đồ, tranh ảnh, sơ đồ, biểu đồ, niên biểu để hình thành và phát triển năng lực trình bày lịch sử… (80% GV khi được khảo sát lựa chọn). Còn những hình thức khác, nhất là việc vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các nhiệm vụ trong thực tiễn rất ít được áp dụng (chỉ có 1% GV khi được khảo sát lựa chọn). Chính sự đơn điệu trong việc trình bày lịch sử không gây được hứng thú học tập cho HS. Ba là, Năng lực trình bày lịch sử chưa được tiến hành một cách thường xuyên, liên tục còn mang tính hình thức. Thông thường giáo viên thường giao cho HS tự tìm hiểu nội dung và sau đó giáo viên hỏi học sinh trả lời nên việc định hướng cho hoạt động phát triển năng lực trình bày để giải quyết nội dung bài học chưa được chú trọng, thiếu các biện pháp thực hiện cũng như kiểm tra đánh giá nhiệm vụ học tập của HS nên hiệu quả không cao. Do vậy, kĩ năng trình bày lịch sử ít được thực hiện nhuần nhuyễn và thuần thục trong quá trình học tập. Cụ thể là có đến 68.7% HS khi được hỏi về thực trạng này tồn tại làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng dạy và học bộ môn và cũng là nguyên nhân giải thích vì sao điểm thi môn Lịch sử quá thấp. Bốn là, hiểu biết của HS về cách thức thực hiện nhiệm vụ trình bày lịch sử còn hạn chế. Nhiều nội dung cần phải khai thác còn rất lúng túng như vẽ sơ đồ, đồ thị, biểu đồ để phát triển năng lực trình bày lịch sử vẫn còn hạn chế. Biểu hiện cụ thể là chỉ có một số ít HS (16.2%) trả lời đúng khi được khảo sát về hình thức trình bày nào được giáo viên sử dụng nhiều nhất đối với học sinh khi giảng dạy lịch sử.
  • 35. 25 Theo chúng tôi, có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên từ phía GV và HS. - Thứ nhất, do nhận thức của GV về năng lực trình bày lịch sử còn hạn chế nên sử dụng các biện pháp trình bày lịch sử còn đơn điệu còn mang nặng tính kinh nghiệm chủ nghĩa. - Thứ hai, do quan niệm sai lầm về vai trò môn học. Nhiều phụ huynh và học sinh vẫn cho rằng môn sử là môn phụ nên không đầu tư để phát triển năng lực nói chung và năng lực trình bày lịch sử nói riêng. - Thứ ba, do động cơ học tập bộ môn LS nói chung, và tìm hiểu năng lực trình bày lịch sử nói riêng ở một bộ phận HS chưa cao và sự chỉ đạo chưa đúng chưa đồng bộ về hoạt động dạy học LS của một bộ phận cán bộ quản lý giáo dục, do chạy theo bệnh thành tích đã hạn chế nhiệm vụ phát triển năng lực nói chung và năng lực trình bày lịch sử cho HS. - Thứ tư, điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động dạy học và phát triền năng lực trình bày lịch sử vẫn còn thiếu, chưa tạo điều kiện để GV thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển năng lực trình bày cho học sinh trong dạy học lịch sử có hiệu quả.
  • 36. 26 Chương 2 NỘI DUNG VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TRÌNH BÀY CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ 1945 ĐẾN 1954 Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ 2.1. Mục tiêu chương trình lịch sử Việt Nam từ 1945 đến 1954 ở trường trung học cơ sở cần tập trung khai thác để phát triển năng lực trình bày của học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam từ 1945 đến 1954 ở trường trung học cơ sở Trong giới hạn của đề tài này chúng tôi chỉ dừng lại khai thác nội dung phần lịch sử Việt Nam từ 1945 đến 1954. Đây là phần có vị trí quan trọng trong tiến trình phát triển của lịch sử dân tộc, giúp HS có cái nhìn khái quát về một giai đoạn đầy biến động trong lịch sử nước nhà. Khi thực dân pháp xâm lược nước ta lần thứ hai. - Về kiến thức: Dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn từ 1945 đến 1954 cần giúp cho học sinh: + Biết: - Tình hình nước ta sau cách mạng tháng Tám và những khó khăn bao trùm đất nước; những chính sách, biện pháp giải quyết các khó khăn đó. - Những diễn biến chính về quá trình thực dân Pháp xâm lược Việt Nam lần hai và cuộc kháng chiến chống Pháp anh dũng của nhân dân ta với những thắng lợi tiêu biểu như: Việt bắc (thu- đông 1947), Biên giới 1950, cuộc Tiến công chiến lược Đông-Xuân 1953-1954 mà đỉnh cao chiến dịch Điện Biên Phủ. + Hiểu: Được âm mưu, bản chất quá trình xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp khi quay trở lại xâm chiếm nước ta lần hai, và nguyên nhân thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống Pháp. + Vận dụng: Đánh giá được sự lãnh đạo tài tình Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, sự đoàn kết toàn Đảng, toàn dân đấu tranh trên nhiều mặt trận dẫn đến nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử, bài học kinh nghiệm trong quá trình chống thực dân Pháp giai đoạn 1945 đến 1954.
  • 37. 27 - Về hình thành thái độ: Nhiệm vụ bộ môn lịch sử ở trường phổ thông là giáo dục đạo đức, tư tưởng và bồi dưỡng nhân cách tốt đẹp cho học sinh như: có tình yêu quê hương, đất nước, lòng tự hào dân tộc, có thái độ tích cực trong việc thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm đối với đất nước – cộng đồng. - Về kĩ năng: Thông qua việc lĩnh hội hệ thống kiến thức cơ bản của bộ môn Lịch sử, giúp học sinh hình thành các kĩ năng cần thiết trong học tập bộ môn, như: Rèn luyện cho học sinh kĩ năng xác định kiến thức cơ bản, sự kiện cơ bản, so sánh, đánh giá các sự kiện lịch sử. Rèn luyện kĩ năng sử dụng bản đồ lịch sử, tranh ảnh, tư liệu phục vụ cho bài học. - Định hướng phát triển năng lực: Rèn luyện phát triển năng lực cho học sinh, nhất là năng lực trình bày lịch sử, một bộ phận năng lực nhận thức và tư duy lịch sử là công việc lâu dài, khó khăn, đòi hỏi sự nổ lực thường xuyên của cả giáo viên và học sinh. Để thực hiện được điều đó, trước hết giáo viên giúp học sinh xác định mục đích, động cơ học tập cho các em. Đồng thời phải có kế hoạch rèn luyện lâu dài, để học sinh tích cực tham gia các hoạt động học tập, hào hứng, say mê tiếp thu kiến thức mới, cố gắng hoàn thành các nhiệm vụ học tập, để đào tạo được thế hệ trẻ có năng lực toàn diện (tri thức, đạo đức, kĩ năng). Việc xác định một số yêu cầu trên là cơ sở để chúng tôi xây dựng các biện pháp phát triển các năng lực của học sinh trong học tập với lịch sử và năng lực trình bày lịch sử nói riêng trong quá trình dạy học bộ môn Lịch sử ở trường trung học cơ sở. Đồng thời là căn cứ tiến hành thực nghiệm sư phạm ở một số trường để kiểm nghiệm tính khả thi của các biện pháp đề xuất. 2.2. Nội dung lịch sử cần khai thác để phát triển năng lực trình bày trong dạy học Lịch sử Việt Nam từ 1945 đến 1954 ở trường Trung học cơ sở Căn cứ vào chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trình giáo dục phổ thông, trên cơ sở đối chiếu với chương trình giảm tải trong dạy học môn LS ở trường THCS do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, để phát triển NLTB của
  • 38. 28 HS trong quá trình giảng dạy, GV cần chú ý khai thác những nội dung kiến thức LS trọng tâm sau: Thứ nhất: Cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân (1945 - 1946). * Tình hình nước ta sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 Trình bày những khó khăn của nước ta sau Cách mạng tháng Tám như trong tình thế "ngàn cân treo sợi tóc" : - Từ vĩ tuyến 16 trở ra Bắc, hơn 20 vạn quân Tưởng Giới Thạch và bọn tay sai phản động ồ ạt kéo vào nước ta, âm mưu lật đổ chính quyền cách mạng, thành lập chính quyền tay sai. Từ vĩ tuyến 16 trở vào Nam, quân Anh cũng kéo vào, dọn đường cho thực dân Pháp quay trở lại xâm lược. - Các lực lượng phản cách mạng ngóc đầu dậy chống phá cách mạng. - Nền kinh tế nước ta vốn đã nghèo nàn, lạc hậu, còn bị chiến tranh tàn phá nặng nề. Hậu quả của nạn đói cuối năm 1944 đầu năm 1945 chưa được khắc phục, lụt lội, hạn hán diễn ra, sản xuất đình đốn, nạn đói mới đe doạ đời sống nhân dân. - Ngân sách nhà nước trống rỗng. Nhà nước chưa kiểm soát được Ngân hàng Đông Dương. - Hơn 90% dân số mù chữ, các tệ nạn xã hội tràn lan. * Bước đầu xây dựng chế độ mới Trình bày được những biện pháp của Đảng và Chính phủ để củng cố và kiện toàn chính quyền cách mạng : - Ngày 6 - 1 - 1946, nhân dân cả nước đi bầu Quốc hội khoá I với hơn 90% cử tri tham gia. - Ngày 2 - 3 - 1946, Quốc hội họp phiên đầu tiên, lập ra Ban dự thảo Hiến pháp và thông qua danh sách Chính phủ Liên hiệp kháng chiến do Hồ Chí Minh đứng đầu.
  • 39. 29 - Sau đó, cuộc bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp và thành lập Uỷ ban hành chính các cấp được tiến hành ở các địa phương. - Ngày 29 - 5 - 1946, Hội Liên hiệp quốc dân Việt Nam (Hội Liên Việt) được thành lập. * Diệt giặc đói, giặc dốt và giải quyết khó khăn về tài chính Trình bày được những biện pháp giải quyết khó khăn trước mắt và phần nào chuẩn bị lâu dài: diệt giặc dốt, giặc đói và giải quyết những khó khăn về tài chính : - Diệt giặc đói: biện pháp trước mắt là tổ chức quyên góp, lập hũ gạo cứu đói, tổ chức "ngày đồng tâm", kêu gọi đồng bào nhường cơm sẻ áo. Biện pháp lâu dài là đẩy mạnh tăng gia sản xuất, chia ruộng đất cho nông dân. Kết quả là nạn đói được đẩy lùi. - Diệt giặc dốt: Ngày 8 - 9 - 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh kí sắc lệnh thành lập Nha bình dân học vụ, kêu gọi mọi người tham gia phong trào xoá nạn mù chữ. Các trường học sớm được khai giảng, nội dung và phương pháp dạy học bước đầu đổi mới. - Giải quyết khó khăn về tài chính: kêu gọi nhân dân đóng góp, xây dựng "Quỹ độc lập", phong trào "Tuần lễ vàng". Quốc hội quyết định cho lưu hành tiền Việt Nam (11 - 1946). * Nhân dân Nam Bộ kháng chiến chống thực dân Pháp trở lại xâm lược Trình bày được những diễn biến chính về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trở lại xâm lược Nam Bộ : - Đêm 22 rạng sáng 23 - 9 - 1945, quân Pháp đánh úp trụ sở Uỷ ban nhân dân Nam Bộ, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược nước ta lần thứ hai. - Nhân dân ta anh dũng đánh trả quân xâm lược ở Sài Gòn - Chợ Lớn, sau đó là ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ. - Nhân dân miền Bắc tích cực chi viện cho nhân dân miền Nam chiến đấu: những đoàn quân "Nam tiến" nô nức lên đường vào Nam chiến đấu.
  • 40. 30 * Đấu tranh chống quân Tưởng và bọn phản cách mạng Trình bày được các biện pháp đối phó với quân Tưởng và bọn tay sai : - Nhằm hạn chế sự phá hoại của bọn tay sai Tưởng Giới Thạch, Quốc hội đồng ý chia cho chúng 70 ghế trong Quốc hội không qua bầu cử và một số ghế bộ trưởng trong Chính phủ Liên hiệp. - Ta còn nhân nhượng cho Tưởng một số quyền lợi về kinh tế như cung cấp lương thực, nhận tiêu tiền "Quan kim, Quốc tệ",... - Mặt khác, Chính phủ ban hành một số sắc lệnh nhằm trấn áp bọn phản cách mạng; giam giữ, lập toà án quân sự để trừng trị bọn phản cách mạng. * Hiệp định Sơ bộ (6 - 3 - 1946) và Tạm ước Việt - Pháp (14 - 9 - 1946) Trình bày được chủ trương của ta trong việc đối phó với Tưởng và Pháp, mục đích, nội dung, ý nghĩa Hiệp định Sơ bộ (6 - 3 - 1946) và Tạm ước 14 - 9 - 1946: - Tưởng Giới Thạch và Pháp kí Hiệp ước Hoa - Pháp (28 - 2 - 1946), bắt tay chống phá cách mạng nước ta. Trước tình hình đó, ta chủ động đàm phán, hoà hoãn với Pháp và kí Hiệp định Sơ bộ (6 - 3 - 1946) nhằm đuổi quân Tưởng về nước, tranh thủ thời gian chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài. - Nội dung Hiệp định Sơ bộ: Pháp công nhận Việt Nam là một quốc gia tự do, có chính phủ, nghị viện, quân đội và tài chính riêng. Quân Pháp ra miền Bắc thay thế quân Tưởng để giải giáp quân Nhật và sẽ rút dần trong 5 năm. - Cuộc đàm phán chính thức tại Phông-ten-nơ-blô (Pháp) thất bại. Hồ Chí Minh đã kí với Pháp bản Tạm ước ngày 14 - 9 - 1946, tiếp tục nhượng bộ cho Pháp một số quyền lợi kinh tế, văn hoá ở Việt Nam. - Ý nghĩa: Việc ta kí Hiệp định Sơ bộ và bản Tạm ước Việt – Pháp đã giúp chúng ta loại được một kẻ thù là quân Tưởng, có thêm thời gian hoà hoãn để chuẩn bị cuộc kháng chiến lâu dài. Thứ hai: Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân pháp (1946 - 1950)
  • 41. 31 Giải thích được nguyên nhân bùng nổ cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp: - Sau khi kí Hiệp định Sơ bộ (6 - 3 - 1946) và Tạm ước (14 - 9 - 1946), thực dân Pháp tăng cường hoạt động khiêu khích, tiến công ta ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ, ở Hải Phòng, Lạng Sơn, nhất là ở Hà Nội (12 - 1946). Ngày 18 - 12 - 1946, quân Pháp gửi tối hậu thư đòi Chính phủ ta giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu... nếu không chúng sẽ hành động vào sáng 20 - 12 - 1946. - Trước đó, Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp (ngày 18 và 19 - 12 - 1946), quyết định phát động toàn quốc kháng chiến. - Tối 19 - 12 - 1946, Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. - Hưởng ứng Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân cả nước đứng lên kháng chiến. - Phân tích một số điểm chủ yếu trong Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. Trình bày được nội dung cơ bản của đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp: - Nội dung cơ bản của đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp được thể hiện trong các văn kiện: "Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chỉ thị "Toàn dân kháng chiến" của Ban Thường vụ Trung ương Đảng và tác phẩm "Kháng chiến nhất định thắng lợi" của Tổng Bí thư Trường Chinh (9 - 1947). Đó là cuộc chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh, tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế. Tập trung vào hai nội dung: + Kháng chiến toàn dân, tất cả mọi người dân tham gia kháng chiến. + Kháng chiến toàn diện, trên tất cả các mặt trận quân sự, kinh tế, ngoại giao,... Trình bày được nét chính của cuộc chiến đấu anh dũng của quân dân ta ở thủ đô Hà Nội và các đô thị từ vĩ tuyến 16 trở ra Bắc, ý nghĩa của cuộc chiến đấu đó:
  • 42. 32 - Tại Hà Nội: Cuộc chiến đấu diễn ra quyết liệt ở Bắc Bộ phủ, Hàng Bông,... Quân dân Hà Nội đã loại khỏi vòng chiến đấu hàng nghìn tên địch, giam chân địch ở trong thành phố... Đến đêm 17 - 2 - 1947, Trung đoàn Thủ đô thực hiện cuộc rút quân khỏi vòng vây của địch ra căn cứ an toàn. - Tại các thành phố khác như: Nam Định, Huế, Đà Nẵng,... quân ta tiến công, tiêu diệt nhiều sinh lực địch, giam chân địch ở đây. - Cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 đã giam chân địch trong các đô thị, làm giảm bước tiến của chúng, tạo điều kiện cho Đảng, Chính phủ rút lên căn cứ Việt Bắc và chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài. - Biết được âm mưu và trình bày được trên lược đồ cuộc tiến công lên Việt Bắc của thực dân Pháp: - Thực dân Pháp mở cuộc tiến công lên căn cứ Việt Bắc nhằm phá tan cơ quan đầu não kháng chiến, tiêu diệt bộ đội chủ lực của ta, khoá chặt biên giới Việt Trung,... - Ngày 7 - 10 - 1947, Pháp mở cuộc tấn công lên Việt Bắc với việc cho quân nhảy dù xuống chiếm thị xã Bắc Kạn, thị trấn Chợ Mới, Chợ Đồn,... ; một cánh quân từ Lạng Sơn đánh lên Cao Bằng, rồi từ Cao Bằng đánh xuống Bắc Kạn; một cánh quân khác ngược sông Hồng, sông Lô và sông Gâm lên thị xã Tuyên Quang, Chiêm Hoá, Đài Thị. Các cánh quân tạo thành hai gọng kìm bao vây căn cứ Việt Bắc. - Trình bày được trên lược đồ diễn biến, kết quả, ý nghĩa của chiến dịch: - Diễn biến: + Tại Bắc Kạn, quân dân ta chủ động phản công bao vây, chia cắt, đánh tập kích địch. + Ở hướng đông, quân ta phục kích, chặn đánh địch trên đường Bản Sao - đèo Bông Lau. + Ở hướng tây, quân ta phục kích địch ở Đoan Hùng, Khe Lau,... - Kết quả: Đại bộ phận quân Pháp phải rút khỏi Việt Bắc, căn cứ Việt Bắc vẫn được bảo toàn, bộ đội chủ lực của ta ngày càng trưởng thành.
  • 43. 33 - Ý nghĩa: Chiến thắng của ta buộc Pháp phải chuyển từ ‘‘đánh nhanh thắng nhanh’’ sang đánh lâu dài. - Biết được sau chiến thắng Việt Bắc thu – đông năm 1947 ta đã đẩy mạnh cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện : - Về quân sự: Thực hiện vũ trang toàn dân, phát động chiến tranh du kích. - Về chính trị - ngoại giao: Năm 1948, tại Nam Bộ, lần đầu tiên ta tiến hành bầu cử Hội đồng nhân dân từ cấp xã đến cấp tỉnh. Củng cố Uỷ ban Kháng chiến hành chính các cấp. Đầu năm 1950, Trung Quốc, Liên Xô và các nước dân chủ nhân dân đã đặt quan hệ ngoại giao với nước ta. - Về kinh tế: Ta chủ trương phá hoại kinh tế địch, xây dựng nền kinh tế tự cấp, tự túc. - Về văn hoá giáo dục: Tháng 7 - 1950, Chính phủ đề ra chủ trương cải cách giáo dục phổ thông. Thứ ba: Bước phát triển mới của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân pháp (1950 - 1953) Trình bày được theo lược đồ âm mưu của Pháp sau chiến dịch Việt Bắc, chủ trương của ta, diễn biến, kết quả của chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950: - Âm mưu của Pháp: Thực hiện "Kế hoạch Rơ-ve" nhằm khoá chặt biên giới Việt - Trung, thiết lập "Hành lang Đông - Tây", chuẩn bị tấn công quy mô lớn lên Việt Bắc lần thứ hai. - Chủ trương của ta: Tháng 6 - 1950, Trung ương Đảng và Chính phủ quyết định mở chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950, nhằm tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, khai thông biên giới, mở rộng và củng cố căn cứ địa Việt Bắc. - Diễn biến: + Quân ta tiêu diệt Đông Khê (18 - 9 - 1950), uy hiếp Thất Khê; Cao Bằng bị cô lập; hệ thống phòng ngự của địch trên Đường số 4 bị lung lay.
  • 44. 34 + Pháp được lệnh rút khỏi Cao Bằng theo Đường số 4, đồng thời lực lượng chúng ở Thất Khê được lệnh đánh lên Đông Khê để đón cánh quân từ Cao Bằng xuống. + Quân ta mai phục, chặn đánh địch trên Đường số 4 làm cho hai cánh quân của chúng không gặp được nhau. Đến ngày 22 - 10 - 1950, quân Pháp rút khỏi Đường số 4. - Kết quả, ý nghĩa: + Chiến dịch Biên giới kết thúc thắng lợi, ta giải phóng được tuyến biên giới Việt – Trung từ Cao Bằng đến Đình Lập với 35 vạn dân, thế bao vây cả trong và ngoài căn cứ Việt Bắc của địch bị phá vỡ. Kế hoạch Rơve bị phá sản. + Chiến dịch Biên giới kết thúc thắng lợi đã đưa cuộc kháng chiến của ta chuyển sang giai đoạn mới. - Trình bày những âm mưu của Pháp, Mĩ sau chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950: - Sau thất bại trong chiến dịch Biên giới, thực dân Pháp thực hiện âm mưu giành lại quyền chủ động chiến lược đã mất. Mĩ tăng cường viện trợ cho Pháp để đẩy mạnh chiến tranh ở Đông Dương, từng bước thay chân Pháp. - Pháp đề ra kế hoạch Đờ Lát đờ Tát-xi-nhi (12 - 1950), gấp rút xây dựng lực lượng, bình định vùng tạm chiếm,... - Trình bày được nội dung, ý nghĩa của Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng: - Đại hội đại biểu lần thứ II (2 - 1951) họp tại Chiêm Hoá - Tuyên Quang. + Đại hội thông qua "Báo cáo chính trị" của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Báo cáo "Bàn về cách mạng Việt Nam" của Tổng Bí thư Trường Chinh. + Đại hội quyết định đưa Đảng ra hoạt động công khai, lấy tên là Đảng Lao động Việt Nam, bầu Ban Chấp hành Trung ương và Bộ Chính trị do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch và Trường Chinh làm Tổng Bí thư.
  • 45. 35 - Đại hội đánh dấu bước trưởng thành của Đảng, thúc đẩy cuộc kháng chiến chống Pháp đi đến thắng lợi. - Trình bày được những kết quả chính đã đạt được trong công cuộc xây dựng hậu phương về mọi mặt từ sau Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng : - Về chính trị, thống nhất Mặt trận Việt Minh và Hội Liên Việt thành Mặt trận Liên Việt (3 - 1951). Liên minh nhân dân Việt - Miên - Lào được thành lập. - Về kinh tế, đẩy mạnh tăng gia sản xuất, xây dựng nền tài chính, thương nghiệp, giảm tô ở một số xã thuộc vùng tự do,... - Về văn hoá giáo dục, tiến hành cải cách giáo dục, số học sinh phổ thông và đại học tăng nhanh. Ngày 1 - 5 - 1952, tại Đại hội Chiến sĩ thi đua và Cán bộ gương mẫu toàn quốc lần thứ nhất đã bầu chọn được 7 anh hùng. - Từ sau chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950 ta liên tiếp mở các chiến dịch quân sự, giữ vững quyền chủ động đánh địch trên chiến trường ; dựa vào lược đồ trình bày được diễn biến các chiến dịch đó : - Trong đông - xuân 1950 - 1951, quân ta mở ba chiến dịch là: Trung Du, Đường số 18 và Hà - Nam - Ninh, loại khỏi vòng chiến đấu hơn 1 vạn tên địch. - Ta chủ động đón đánh địch ở Hoà Bình (11 - 1951), phá tan âm mưu tiến công Hoà Bình, nối lại Hành lang Đông - Tây của địch. - Tiếp đó, quân ta mở chiến dịch Tây Bắc (cuối năm 1952), tiến công địch ở Nghĩa Lộ, Lai Châu, Sơn La, Yên Bái, giải phóng được toàn tỉnh Nghĩa Lộ, hầu hết tỉnh Sơn La..., phá tan âm mưu lập "xứ Thái tự trị" của địch. - Đầu năm 1953, Trung ương Đảng và Chính phủ ta phối hợp với Chính phủ kháng chiến Lào và Mặt trận Ít-xa-la của Lào mở chiến dịch Thượng Lào (8 - 4 - 1953), giải phóng toàn tỉnh Sầm nưa, một phần tỉnh Phong Xa-lì và tỉnh Xiêng Khoảng. Căn cứ kháng chiến ở Thượng Lào được mở rộng, nối liền với Tây Bắc Việt Nam.
  • 46. 36 Thứ tư: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân pháp xâm lược kết thúc (1953 - 1954) Trình bày được nội dung kế hoạch Nava : - Ngày 7-5-1953, tướng Na-va được cử sang làm Tổng chỉ huy quân đội Pháp ở Đông Dương và vạch ra kế hoạch quân sự Na-va (gồm hai bước). + Bước một: thu - đông 1953 và xuân 1954, giữ thế phòng ngự chiến lược ở miền Bắc, thực hiện tiến công chiến lược ở miền Trung và Nam Đông Dương. + Bước hai: từ thu - đông 1954, thực hiện tiến công chiến lược ở miền Bắc, giành thắng lợi quân sự quyết định, kết thúc chiến tranh. - Thực hiện kế hoạch Na-va, Pháp xin tăng thêm viện trợ Mĩ, tăng thêm quân ở Đông Dương, tập trung quân ở đồng bằng Bắc Bộ gồm 44 tiểu đoàn... - Trình bày được theo lược đồ các cuộc tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953 - 1954: - Tháng 9 - 1953, Hội nghị Bộ Chính trị Trung ương Đảng họp, đề ra phương hướng chiến lược của ta là: tập trung lực lượng mở các cuộc tiến công vào những hướng quan trọng về chiến lược mà lực lượng địch tương đối yếu, nhằm tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, giải phóng đất đai, đồng thời buộc địch phải bị động phân tán lực lượng đối phó với ta. - Thực hiện phương hướng chiến lược trên, tháng 12 - 1953, bộ đội ta tiến công và giải phóng tỉnh Lai Châu (trừ Điện Biên Phủ), Pháp buộc phải điều quân tăng cường cho Điện Biên Phủ, biến nơi đây trở thành nơi tập trung quân thứ hai của Pháp. - Đầu tháng 12 - 1953, liên quân Lào - Việt mở cuộc tiến công Trung Lào, giải phóng Thà Khẹt, buộc địch phải tăng cường lực lượng cho Xê-nô, biến nơi đây trở thành nơi tập trung binh lực thứ ba của Pháp. - Tháng 1 - 1954, liên quân Lào - Việt tiến công địch ở Thượng Lào, giải phóng toàn tỉnh Phong Xa-lì, buộc Pháp tăng quân cho Luông Pha-bang, biến nơi đây trở thành nơi tập trung quân thứ tư của Pháp.