SlideShare a Scribd company logo
1 of 86
§¹I HäC TH¸I NGUY£N
TR¦êNG §¹I HäC N¤NG L¢M
---------  --------
hOµNG TiẾN LUẬN
Tªn ®Ò tµi:
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CHĂN NUÔI GÀ TRÊN ĐỊA BÀN
XÃ KIÊN THÀNH HUYỆN TRẤN YÊN TỈNH YÊN BÁI
kho¸ luËn tèt nghiÖp ®¹i häc
Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Kinh tế nông nghiệp
Khoa : Kinh tế & PTNT
Khóa học : 2014 - 2018
Th¸i Nguyªn - 2019
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
---------  --------
HOÀNG TIẾN LUẬN
Tên đề tài:
“ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CHĂN NUÔI GÀ TRÊN ĐỊA BÀN
XÃ KIÊN THÀNH HUYỆN TRẤN YÊN TỈNH YÊN BÁI”
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo :Chính quy
Định hướng đề tài :Hướng nghiên cứu
Chuyên ngành :Kinh tế nông nghiệp
Khoa :Kinh tế & PTNT
Khóa học :2014 - 2018
Giảng viên hướng dẫn :PGS.TS. Đinh Ngọc Lan
Thái Nguyên – năm 2019
LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan: Khoá luận này là công trình nghiên cứu thực sự của cá
nhân, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Đinh Ngọc Lan.
Các số liệu, những kết luận nghiên cứu được trình bày trong khoá luận
này trung thực và chưa từng được công bố dưới bất cứ hình thức nào.
Em xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
Sinh viên
Hoàng Tiến Luận
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập lý thuyết tại trường và thời gian thực tập tốt
nghiệp tại cơ sở, nhờ sự nỗ lực của bản thân và sự giúp đỡ của thầy cô, bạn
bè, tôi đã hoàn thành bản khóa luận tốt nghiệp này. Được sự đồng ý của ban
Giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Kinh tế và Phát triển nông
thôn trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, đặc biệt là sự giúp đỡ tận
tình của cô giáo PGS.TS Đinh Ngọc Lan, tôi tiến hành nghiên cứu chuyên
đề “Đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà trên địa bàn xã Kiên Thành,
huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái”
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới Ban giám hiệu trường Đại học Nông
Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Kinh Tế & Phát triển nông thôn,
cùng tất cả các thầy - cô giáo đã tận tình dìu dắt tôi trong suốt thời gian học
tập tại trường. Đặc biệt, tôi xin cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình của cô
giáo hướng dẫn PGS.TS Đinh Ngọc Lan đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn để
tôi hoàn thành bản khóa luận tốt nghiệp. Đồng thời, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu
sắc tới ban lãnh đạo, cán bộ UBND xã Kiên Thành, huyện Trấn Yên tỉnh Yên
Bái đã nhiệt tình và tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong việc thu thập số liệu phục
vụ cho bản khóa luận này.
Do còn thiếu kinh nghiệm nên mặc dù đó cố gắng hết sức nhưng không
tránh khái những thiếu sót. Vì vậy tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của
các thầy cô giáo cùng toàn thể các bạn sinh viên để đề tài được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Thái Nguyên, tháng 06 năm 2019
Sinh viên
Hoàng Tiến Luận
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
----- -----
CN Công nghiệp
BCN Bán công nghiệp
TT Truyền thống
FAO Tổ chức Nông Lương Liên hiệp quốc
ĐB Đồng bằng
TD & MNPB Trung du và miền núi phía Bắc
BTB & DHMT Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung
GO Tổng giá trị sản xuất
MI Thu nhập hỗn hợp
C Chi phí sản xuất
TT Chi phí sản xuất trực tiếp
TC Chi phí tự có
TSCĐ Tài sản cố định
NB Lợi nhuận kinh tế ròng
BQ Bình quân
KH Kế hoạch
TTCN Tiểu thủ công nghiệp
ĐVT Đơn vị tính
MỤC LỤC
Trang
PHẦN 1:MỞ ĐẦU........................................................................................... 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ......................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................... 3
1.3 Ý nghĩa của đề tài.....................................................................................4
1.4.Bố cục của khóa luận. ............................................................................. 4
PHẦN 2:TỔNG QUAN TÀI LIỆU.................................................................5
2.1 Cơ sở lý luận ........................................................................................... 5
2.1.1 Những lý luận chung về hiệu quả kinh tế ............................................ 5
2.1.1.1 Khái niệm và ý nghĩa của hiệu quả kinh tế....................................... 5
2.1.1.2 Phương pháp xác định và bản chất hiệu quả kinh tế......................... 7
2.1.2 Các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến hiệu quả chăn nuôi gà.................... 8
2.2 Cơ sở thực tiễn ......................................................................................11
2.2.1 Tình hình chăn nuôi gà ở Việt Nam...................................................11
2.2.2 Thực trạng giết mổ và chế biến gà ở Việt Nam.................................15
2.2.3 Tồn tại và thách thức trong chăn nuôi gà ở Việt Nam.......................17
PHẦN 3:ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU.................................................................................................................19
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................19
3.2 Nội dung nghiên cứu.............................................................................19
3.3 Phương pháp nghiên cứu.......................................................................19
3.4 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu..........................................................21
PHẦN 4:KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................24
4.1 Tình hình cơ bản của xã Kiên Thành....................................................24
4.1.1. Đặc điểm tự nhiên.............................................................................24
4.1.1.1 Vị trí địa lý và địa hình ...................................................................24
4.1.1.2 khí hậu, thủy văn.............................................................................24
4.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội .....................................................................25
4.1.2.1 Tình hình phát triển kinh tế.............................................................25
4.1.2.2 Tình hình dân số và lao động của xã Kiên Thành ..........................29
4.1.2.3 Tình hình sử dụng đất của xã Kiên Thành......................................31
4.1.2.4 Điều kiện cơ sở hạ tầng của xã Kiên Thành ..................................32
4.1.3 Đánh giá tình hình cơ bản của xã Kiên Thành...................................33
4.1.3.1 Thuận lợi .........................................................................................33
4.1.3.2 Khó khăn........................................................................................33
4.2 Tình hình chăn nuôi gà trên địa bàn xã Kiên Thành.............................34
4.3 Đặc điểm của nông hộ điều tra..............................................................36
4.3.1 Năng lực của hộ nuôi gà.....................................................................36
4.3.2 Tình hình sử dụng đất của các hộ điều tra .........................................42
4.3.3 Tình hình sử dụng nguồn vốn của hộ điều tra ...................................43
4.4 Tình hình đầu tư cho chăn nuôi gà của hộ............................................44
4.4.1 Tình hình đầu tư cho chăn nuôi gà của hộ vào vụ 1 .........................44
4.4.2 Tình hình đầu tư cho chăn nuôi gà của hộ vào vụ 2 ..........................49
4.5 Kết quả và hiệu quả nuôi gà của các hộ điều tra...................................51
4.5.1 Kết quả và hiệu quả chăn nuôi gà theo phương thức chăn nuôi........51
4.5.2 Kết quả và hiệu quả chăn nuôi theo giống gà....................................55
4.5.2.1 Tình hình đầu tư cho chăn nuôi theo giống gà ...............................55
4.5.2.2 Kết quả chăn nuôi theo giống gà.....................................................59
4.6 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả nuôi gà ......61
4.6.1 Ảnh hưởng chi phí sản xuất trực tiếp đến kết quả và hiệu quả nuôi gà
.....................................................................................................................61
4.6.2 Ảnh hưởng của kinh nghiệm chăn nuôi đến kết quả và hiệu quả nuôi
gà.................................................................................................................62
4.7 Thị trường đầu vào và đầu ra của hoạt động chăn nuôi gà ở xã...........64
Kiên Thành..................................................................................................64
4.7.1 Thị trường đầu vào.............................................................................64
Bảng 4.14: Đánh giá của hộ nuôi gà về khả năng tiếp cận các đầu vào.....66
4.7.2 Thị trường đầu ra................................................................................67
4.8.Định hướng và giải pháp.......................................................................69
4.8.1 Định hướng phát triển ........................................................................69
4.8.2. Những giái pháp chủ yếu phát triển chăn nuôi gà ở xã Kiên Thành 70
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................73
5.1. KẾT LUẬN..........................................................................................73
5.2. KIẾN NGHỊ .........................................................................................74
5.2.1.Đối với nhà nước................................................................................74
5.2.2.Đối với chính quyền địa phương........................................................75
5.2.3.Đối với nông hộ chăn nuôi.................................................................75
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................77
DANH MỤC CÁC BẢNH BIỂU, SƠ ĐỒ
Trang
Bảng 2.1: Số lượng gà cả nước 2016-2017 ...................................................................... 12
Bảng 4.1: Tình hình dân số và lao động của xã Kiên Thành năm 2018................... 29
Bảng 4.2: Tình hình sử dụng xã Kiên Thành năm 2018............................................... 31
Bảng 4.3: Số lượng gà trong tổng đàn gia cầm giai đoạn 2014-2018....................... 34
Bảng 4.4: Một số đặc điểm của hộ nuôi gà....................................................................... 36
Bảng 4.4: Một số chỉ tiêu về tình hình nuôi gà của hộ điều tra................................... 39
Bảng 4.5: Tình hình sử dụng đất đai của các hộ điều tra.............................................. 42
Bảng 4.6: Tình hình sử dụng nguồn vốn của hộ điều tra.............................................. 43
Bảng 4.7: Chi phí sản xuất và cơ cấu chi phí sản xuất của hộ điều tra trong vụ 1. 48
Bảng 4.8: Chi phí sản xuất và cơ cấu chi phí sản xuất của hộ điều tra trong vụ 2. 49
Bảng 4.9 : Kết quả nuôi gà của các hộ được điều tra theo phương thức chăn nuôi52
Bảng 4.10: Cơ cấu chi phí sản xuất của hộ điều tra trong vụ 1 theo giống gà........ 55
Bảng 4.11: Cơ cấu chi phí sản xuất của hộ điều tra trong vụ 2 theo giống gà........ 58
Bảng 4.12: Kết quả nuôi gà của các hộ được điều tra theo giống gà......................... 60
Bảng 4.13: Ảnh hưởng của kinh nghiệm nuôi đến kết quả và hiệu quả nuôi gà.... 62
Bảng 4.14: Đánh giá của hộ nuôi gà về khả năng tiếp cận các đầu vào ................... 66
Sơ đồ 4.1: Kênh tiêu thụ sản phẩm gà ............................................................................... 69
1
PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Từ sau Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 6 năm 1986, nông
nghiệp đã được xác định là mặt trận kinh tế hàng đầu. Đảng và Chính phủ
luôn quan tâm đến phát triển nông nghiệp và nông thôn, coi đây là một lĩnh
vực có ý nghĩa chiến lược đối với sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.
Nhờ vậy, nông nghiệp và nông thôn Việt Nam đã có những bước tiến mạnh
mẻ. Vươn lên chiếm thành phần chủ đạo trong cơ cấu nền kinh tế. Sản phẩm
sản xuất mang lại từ nông nghiệp đối với sự phát triển kinh tế xã hội đó là
lương thực, thực phẩm, nguyên liệu thiết yếu đảm bảo cung cấp an toàn lương
thực, xoá đói giảm nghèo, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập thúc đẩy ngành
công nghiệp chế biến, công nghiệp địa phương và dịch vụ phát triển tạo ra
một sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý. Hiện nay, trong bối cảnh biến đổi
khí hậu đang diễn ra trên toàn cầu như hiên nay, tình trạng thiếu lương thực,
thực phẩm trở thành những thách thức rất lớn khiến nhiều nước trên thế giới
phải nhìn lại tầm quan trọng củ
a phát triển nông nghiệp ở quốc gia mình.
Ở nước ta, nông nghiệp đóng vai trò rất quan trọng, trong đó trồng trọt
và chăn nuôi là hai bộ phận chủ yếu. Trong mấy năm gần đây cùng với trồng
trọt, ngành chăn nuôi nước ta đã không ngừng phát triển và đạt được những
kết quả đáng kể.Trong đó ngành chăn nuôi gia cầm đã góp phần vào sự phát
triển của ngành chăn nuôi cả về số lượng và chất lượng sản phẩm. Ngành
chăn nuôi gia cầm đã gắn bó với đời sống loài người từ rất sớm, hiện nay nó
đã trở thành loại hình chăn nuôi phổ biến trong hộ gia đình Việt Nam.
Ở Yên Bái chăn nuôi gia cầm là nghề chăn nuôi truyền thống, loại hình
chăn nuôi phổ biến trong hộ gia đình nông thôn, sản phẩm gia cầm, đặc biệt
2
là thịt gà không chỉ là nguồn cung cấp thực phẩm có giá trị mà còn in đậm
trong đời sống xã hội bởi một nền văn hóa ẩm thực với cả yếu tố tâm linh, nó
được sử dụng nhiều trong những ngày giỗ, ngày tết và lễ hội. Với những lý do
đó sản phẩm gia cầm luôn có vị trí trên thị trường tiêu thụ, đã góp phần thúc
đẩy chăn nuôi Yên Bái phát triển như hiện nay, đã phần nào tạo thêm việc
làm, tăng thu nhập cho người chăn nuôi. Hơn thế nữa, gà là vật nuôi dễ nuôi
đem lại hiệu quả kinh tế cao so với các vật nuôi khác, chu kì sản xuất ngắn,
chi phí thức ăn thấp, có thể tận dụng được thức ăn và lao động gia đình, tạo ra
sản phẩm có giá trị dinh dưỡng cao. Chính vì thế chăn nuôi gà có vai trò
không thể thiếu trong nền sản xuất nông nghiệp Việt Nam nói chung cũng
như Yên Bái nói riêng.
Kiên Thành - một xã thuộc huyện Trấn Yên tỉnh Yên Bái là một trong
những vùng chăn nuôi gà điển hình của tỉnh. Trong những năm qua cùng với
sự phát triển chung của Đất Nước trong thời kì hội nhập với nền kinh tế quốc
tế, ngành chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi gà ở xã Kiên Thành đã có những
bước phát triển mới, góp phần vào sự phát triển chung của Tỉnh nhà. Bên
cạnh những đóng góp và những giá trị kinh tế mà chăn nuôi gà mang lại thì
chăn nuôi gà thể hiện nhiều bất cập và những hạn chế. Tình trạng chăn nuôi
vẫn còn mang tính nhỏ lẻ tự phát chưa chú trọng đầu tư vào để phát triển.
Phong trào nuôi gà chủ yếu dựa vào kinh nghiệm và ít quan tâm đến kỹ thuật
dẫn đến hiệu quả sản xuất thấp. Mặc dù đã có nhiều biện pháp chuyển đổi
phương thức nhỏ lẻ sang chăn nuôi tập trung với quy mô lớn nhưng việc
chuyển đổi vẫn còn rất chậm. Đến nay số lượng gia trại, trang trại chăn nuôi
có quy mô lớn trên địa bàn xã rất hạn chế, nhiều hộ chăn nuôi nhỏ lẻ không
tuân thủ các điều kiện về an toàn sinh học khiến công tác quản lý gặp nhiều
khó khăn, nguy cơ xảy ra dịch bệnh rất cao. Bên cạnh đó sự biến đổi thất
thường của thời tiết, giá cả đầu ra, đầu vào biến động thất thường, công tác
3
phòng trừ dịch bệnh hạn chế đã ảnh hưởng kết quả chăn nuôi, làm cho thu
nhập của người dân cũng như việc chăn nuôi trên địa bàn xã có xu hướng
ngày càng giảm xuống. Hơn thế nữa sự đa dạng về phương thức chăn nuôi, đa
dạng vùng sinh thái và nhóm hộ cũng làm cho hiệu quả kinh tế có sự khác
nhau. Vấn đề đặt ra ở đây là phải biết được mức đầu tư đó, với phương thức
chăn nuôi đó hộ sẽ thu được lợi nhuận bao nhiêu và vùng nào nhóm hộ nuôi
nào là có hiêu quả nhất và đưa ra những giải pháp thích hợp khắc phục nhằm
tăng năng suất, hiệu quả cao cả về số lượng và chất lượng, làm cho chăn nuôi
gà trên địa bàn xã phát triển một cách bền vững. Với những lý do cấp thiết đã
nêu trên, liên hệ đến thực tiễn chăn nuôi gà trên địa bàn, nhằm mục đích đóng
góp thêm các thông tin hữu ích về lý luận và thực tiễn trong lĩnh vực chăn
nuôi gà, tôi đề xuất nghiên cứu “ Đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà
trên địa bàn xã Kiên Thành, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở nghiên cứu tình hình chăn nuôi gà ở xã Kên Thành thời gian
qua từ đó đề xuất các giải pháp nhằm phát triển chăn nuôi gà để nâng cao kết
quả, hiệu quả ở xã Kiên Thành trong những năm tới góp phần nâng cao thu
nhập cho người nông dân.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển chăn nuôi gia cầm,
chăn nuôi gà ở nông hộ nói riêng.
- Đánh giá kết quả, hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà thông qua hệ thống các
chỉ tiêu trên địa bàn xã Kiên Thành trong thời gian qua.
- Đề xuất một số giải pháp phù hợp, khả thi nhằm nâng cao hiệu quả
nuôi gà trên địa bàn xã Kiên Thành trong thời gian tới.
4
1.3 Ý nghĩa của đề tài
1.3.1.Ý nghĩa đối với học tập và nghiên cứu khoa học
Cung cố kiến thức từ cơ sở đến chuyên ngành dã học trong trường, ứng
dụng kiến đó vào trông thưc tiễn .
Rèn luyện kỹ năng thu thập thông tin và sủ lý số liệu ,viết báo cáo.
Giup tìm hiểu thêm về tình hinh chăn nuôi gà trên địa bàn xã Kiên
Thành, huyên Trấn Yên, tỉnh Yên Bái
1.3.2.Ý nghĩa với thưc tiễn
Nhận thấy những gì đã làm được và chưa làm được khi đưa ra những
giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả chăn nuôi, góp phần tăng thu nhập, nâng
cao hiệu quả kinh tế nông hộ.
Là tài liệu tham khảo cho các bạn sinh viên khóa sau có cùng hướng
nghiên cứu.
1.4.Bố cục của khóa luận.
Khoá luận bao gồm các phần và chương như sau:
Phần 1 : Mở đầu
Phần 2 : Cơ sở lý luận và thực tiễn.
Phần 3 : Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu.
Phần 4 : Kết quả nghiên cứu và thảo luận.
Phần 5 : Một số giải pháp nhằm phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế
chăn nuôi tại xã Kiên thành, huyên Trấn Yên, tỉnh Yên Bái.
Kết luận.
5
PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Những lý luận chung về hiệu quả kinh tế
2.1.1.1 Khái niệm và ý nghĩa của hiệu quả kinh tế
Bất kì một doanh nghiệp nào cũng hướng đến mục tiêu lợi nhuận.Và để
làm được điều đó thì yêu cầu đặt ra cho doanh nghiệp là phải hoạt động có
hiệu quả kinh tế. Hiệu quả kinh tế không chỉ mối quan tâm hàng đầu của các
nhà sản xuất, doanh nghiệp mà là mối quan tâm hàng đầu của toàn xã hội.
Theo GS Ngô Đình Giao: “Hiệu quả kinh tế là tiêu chuẩn của mọi sự
lựa chọn kinh tế của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường có sự quản
lý nhà nước.”
Theo quan điểm của Farrell(1957): “Hiệu quả kinh tế là một phạm trù
kinh tế mà trong đó sản xuất phải đạt cả hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân
bổ ( hay giá)”.
Hiệu quả kỹ thuật: Là lượng sản phẩm có thể đạt được trên một đơn vị
chi phí đầu vào. Hiệu quả kỹ thuật được áp dụng phổ biến trong kinh tế vi mô
hay nguồn lực sử dụng vào sản xuất trong điều kiện về kỹ thuật hay công
nghệ áp dụng xem xét tình hình sử dụng nguồn lực cụ thể. Hiệu quả này
thường được phản ánh trong mối quan hệ với hàm sản xuất. Nó chỉ ra rằng
một đơn vị nguồn lực dùng vào sản xuất thì đem lại bao nhiêu bao nhiêu đơn
vị sản phẩm. Hiệu quả kỹ thuật của việc sử dụng các nguồn lực được thể hiện
thông qua mối quan hệ giữa đầu ra và đầu vào, giữa các sản phẩm khi nông
dân ra quyết định sản xuất.
Hiệu quả phân bổ: là chỉ tiêu hiệu quả trong đó các yếu tố về giá sản
phẩm và giá đầu vào được tính để phản ánh giá trị sản phẩm thu thêm trên
một đồng chi phí về đầu vào hay nguồn lực.Thực chất hiệu quả phân bổ là
6
hiệu quả kỹ thuật có tính đến các yếu tố về giá, các yếu tố đầu ra đầu vào hay
nói cách khác khi nắm được các yếu tố đầu vào người ta sẽ sử dụng các yếu tố
đầu vào theo một tỷ lệ nhất định để đạt được lợi nhuận tối đa. Việc xác định
hiệu quả này giống như xác định các điều kiện về lý thuyết biên để tối đa hóa
lợi nhuận. Điều đó có nghĩa rằng giá trị biên của sản phẩm phải bằng giá trị
biên của các nguồn lực sử dụng vào sản xuất.
Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế mà trong đó sản xuất phải đạt
được hiệu quả phân bổ và hiệu quả kỹ thuật. Điều này có nghĩa là cả hai yếu
tố hiện vật và giá trị điều được tính đến khi xem xét việc sử dụng nguồn lực
trong sản xuất nông nghiệp. Nếu sản xuất chỉ đạt hiệu quả kỹ thuật hoặc hiệu
quả phân bổ thì mới là điều cần chứ chưa phải là điều kiện đủ đạt hiệu quả
kinh tế.
Như vậy ta có thể thấy được hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế,
biểu hiện tập trung của sự phát triển theo chiều sâu, phản ánh trình độ khai
thác các nguồn lực và trình độ chi phí các nguồn lực đó trong quá trình tái sản
xuất nhằm thực hiện mục tiêu sản xuất kinh doanh.
Ý nghĩa hiệu quả kinh tế:
- Giúp người sản xuất thấy rõ kết quả đầu tư của mình, việc đầu tư các
chi phí đầu vào sẽ được so sánh kết quả thu được.Từ đó giúp người sản xuất thấy
được hiệu quả hoạt động đầu tư để có quyết định tiếp tục hay không đầu tư .
- Giúp cho nhà nghiên cứu thấy được những kết quả đạt được cũng như
các nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế từ đó đưa ra các biện pháp giải
quyết khó khăn và nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp.
7
2.1.1.2 Phương pháp xác định và bản chất hiệu quả kinh tế
- Phương pháp xác định
Phương pháp 1: hiệu quả kinh tế được xác định bằng tỷ số giữa kết quả
thu được với chi phí bỏ ra, nghĩa là một đơn vị hi phí bỏ ra thu được bao
nhiêu đơn vị sản phẩm.
H=
Trong đó:
H: hiệu quả kinh tế
Q: khối lượng sản phẩm thu được
C: chi phí bỏ ra
Phương pháp 2: hiệu quả kinh tế được xác định bằng cách so sánh phần
tăng thêm của kết quả thu được và phần tăng thêm của chi phí bỏ ra.
H=
Trong đó:
∆Q: khối lượng sản phẩm tăng thêm
∆C: chi phí tăng thêm
- Bản chất xác định hiệu quả kinh tế: Là nâng cao năng suất lao động xã hội
và tiết kiệm lao động xã hội. Đây là hai mặt có quan hệ mật thiết với nhau của
Gần một thế kỷ qua ngành chăn nuôi gia cầm được cả giới quan tâm và
phát triển mạnh cả về số lượng và chất lượng. Chăn nuôi gia cầm chiếm một
vị trí quan trọng trong chương trình cung cấp protein động vật cho con người.
Gia cầm chiếm 20-25 % trong tổng sản phẩm thịt, ở các nước phát triển thịt
gà chiếm tới 30% hoặc hơn nữa [6].
Chăn vấn đề hiệu quả kinh tế, gắn liền với hai quy luật tương ứng của
nền sản xuất xã hội là quy luật năng suất lao động và tiết kiệm thời gian. Yêu
8
cầu của việc nâng cao hiệu quả kinh tế là đạt được kết quả tối đa với chi phí
nhất định và ngược lại, đạt kết quả nhất định với chi phí tối thiểu.
2.1.2 Các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến hiệu quả chăn nuôi gà
* Nhóm các yếu tố khách quan:
Đặc điểm nổi bật trong sản xuất nông nghiệp là đối tượng sản xuất chủ
yếu là các cơ thể sống, vì thế chăn nuôi gà chịu ảnh hưởng rất lớn của các
điều kiện tự nhiên. Cũng như con người, cây trồng, các sinh vật khác, vật nuôi
chịu nhiều ảnh hưởng, tác động từ phía môi trường ngoài. Các yếu tố khí
tượng thuỷ văn như: độ ẩm không khí, nhiệt độ, tốc độ gió, hướng gió, lượng
bốc hơi nước, lượng mưa, số ngày mưa trong tháng, trong năm… đều ít nhiều
ảnh hưởng đến sức khoẻ vật nuôi, nhất là vật nuôi quy mô nhỏ với các chuồng
nuôi đơn giản. Nếu nhiệt độ quá cao gà sẽ uống nước nhiều, ăn ít gà có thể
giảm trọng lượng. Nếu nhiệt độ quá thấp gà huy động nhiệt năng thức ăn để
chống rét, dẫn đến chi phí thức ăn cao. Do đó cần có biện pháp để chống
nóng, chống rét cho gà để tạo điều kiện thuận lợi cho gà phát triển.
- Thị trường : Bất cứ hoạt động sản xuất và tiêu thụ hàng hóa dịch vụ
nào cũng chịu sự tác động qua lại của cung cầu trên trị trường. Muốn được thị
trường chấp nhận cũng như tồn tại và phát triển đòi hỏi người chăn nuôi gà
phải quan tâm đến nhu cầu thị trường về chất lượng, giá cả sản phẩm và các
yếu tố đầu vào. Khi giá cả thị trường đầu ra ổn định sẽ kích thích người chăn
nuôi tăng mức đầu tư. Khi thị trường mất ổn định, giá cả bấp bênh, người
chăn nuôi sẽ lo lắng, việc đầu tư sẽ phần đó giảm đi do tâm lý sợ hãi và hoang
mang. Đối với thị trường đầu vào, khi giá cả đầu vào ổn định và ở mức thấp
hộ chăn nuôi sẽ yên tâm hơn. Thị trường vừa là điều kiện tồn tại phát triển
vừa là định hướng cho người chăn nuôi gà.
- Thức ăn là yếu tố quan trọng trong phát triển chăn nuôi gà. Sự sinh
trưởng và phát triển của gà phụ thuộc rất vào chế độ nuôi dưỡng và chăm sóc
9
gà mà cụ thể là đầu tư thức ăn chăn nuôi. Thông thường, chi phí thức ăn
chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi phí chăn nuôi gà. Thức ăn cho gà cũng
rất phong phú, đối với những hộ nuôi gà công nghiệp phần lớn sử dụng thức
ăn công nghiệp làm cho gà tăng trọng rất nhanh nhưng thịt gà không thơm
ngon như gà nuôi bán công nghiệp nên giá thấp hơn, đối với các hộ nuôi bán
công nghiệp ngoài ra còn sử dụng thêm các thức ăn như lúa, hèm, bột ngô,
thức ăn này phần lớn thức ăn tự có của gia đình nên giảm được chi phí mua
thức ăn bên ngoài tuy nhiên nguồn thức ăn bị ảnh hưởng bởi các yếu tố thời
tiết, khí hậu, mùa vụ. . Tuy nhiên, để đàn gà phát triển tốt đòi hỏi người chăn
nuôi phải có kiến thức về kỹ thuật phối trộn thức ăn hợp lý nhằm giảm chi phí
và đem lại hiểu quả cao.
- Giống là yếu tố quan trọng quyết định đến sự phát triển chăn nuôi gà.
Các giống khác nhau thì năng suất, phẩm chất thịt khác nhau, sự tăng trọng
cũng như tỷ lệ hao hụt khác nhau. Để chọn được giống tốt người nuôi nên tìm
đến những cơ sở giống uy tín cũng như chọn những giống nuôi có nguồn gốc
xuất xứ rõ ràng.
- Hoạt động chăn nuôi chủ yếu gặp phải rủi ro về dịch bệnh. Dịch bệnh
các loại gia cầm nói chung thường phát theo mùa, phụ thuộc vào các yếu tố
thời tiết và khí hậu. Sự phát triển, tăng trưởng của các tác nhân gây bệnh như
vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng, nấm…quan hệ mật thiết với các yếu tố khí hậu,
thời tiết. Do đó để giảm thiệt hại, người nuôi chú trọng đến công tác thú y để
kiểm soát, khống chế dịch bệnh ở gà.
- Thể chế, chính sách
Thể chế, chính sách của Nhà nước, của chính quyền địa phương cũng
có tầm ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển ngành chăn nuôi gà, đặc biệt là các
chính sách về đất đai, đầu tư, tín dụng…
10
* Nhóm các yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà:
- Quy mô nuôi
Trong chăn nuôi quy mô có ảnh hưởng quan trọng đến sản lượng thu
được, từ đó ảnh hưởng đến lợi nhuận và hiệu quả kinh tế của các hộ chăn
nuôi. Nuôi với số lượng bao nhiêu, bao nhiêu lứa đòi hỏi người nuôi phải xem
xét nhiều yếu tố : như kinh nghiệm, khả năng nguồn lực của hộ, tình hình
dịch bệnh cũng như nhu cầu thị trường như thế nào để có quy mô nuôi hợp lý.
Khi nuôi với quy mô lớn người chăn nuôi sẽ dễ dàng áp dụng các kỹ thuật
nuôi tiến bộ, chăm sóc thú y đồng loạt, dịch bệnh giảm đồng thời chí phí đầu
vào giảm bớt do mua với số lượng lớn, các dịch vụ đầu vào cũng được phục
vụ chu đáo hơn từ đó tăng hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên quy mô lớn lại gặp
nhiều rủi ro, nếu xảy ra dịch bệnh thiệt hại là rất lớn.
- Vốn có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình chăn nuôi, là điều kiện để
chuyển đổi từ quy mô chăn nuôi nhỏ sang quy mô lớn theo hướng trang trại
và công nghiệp, đáp ứng nhiều yêu cầu khác trong quá trình sản xuất và tiêu
thụ sản phẩm. Trong chăn nuôi gà, vốn được xem là các yếu tố đầu vào cho
quá trình chăn nuôi như giống, thức ăn, thuốc thú y, đầu tư chuồng trại… Đặc
điểm của vốn trong sản xuất nông nghiệp nói chung và chăn nuôi gà nói riêng
độ rủi ro khá cao, một trận dịch lớn thì nguồn vốn sản xuất trực tiếp sẽ chỉ còn
lại con số không và đối với hộ nông dân vốn đầu tư chăn nuôi gà có thể là đi
vay ngân hàng, bạn bè, cũng có thể là phần tích lũy qua bao nhiêu năm của hộ
, vì vậy gây tâm lý e ngại đầu tư nên không mang lại kết quả tốt.
- Kinh nghiệm, kiến thức chăn nuôi
Kinh nghiệm và kiến thức ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả và hiệu
quả kinh tế chăn nuôi gà. Những người có kinh nghiệm, kiến thức nuôi họ sẽ
áp dụng kỹ thuật tiên tiến vào chăn nuôi, thường xuyên tham khảo học hỏi
những kỹ thuật chăn nuôi mới, liên tục cập nhật thông tin thị trường, diễn
11
biến giá cả đầu vào và đầu ra, nắm bắt rõ đặc điểm sinh học của gà, biết được
những căn bệnh cũng như triệu chứng bệnh của gà để phòng và chửa bệnh
một cách kịp thời, những quy luật về sự thay đổi thời tiết để điều chỉnh mức
nhiệt độ thích hợp cho gà…điều này làm giảm tỷ lệ hao hụt trong mỗi lứa
nuôi, đưa lại kết quả nuôi cao cho hộ, mang lại mức lợi nhuận tối đa. Nếu
người nuôi kiến thức, kinh nghiệm nuôi hạn chế họ sẽ gặp khó khăn trong áp
dụng những tiến bộ kỹ thuật chăn nuôi, không nắm bắt được thông tin về thị
trường dẫn đến thua thiệt trong mặc cả giá bán sản phẩm. Từ đó làm giảm lợi
nhuận, hiệu quả nuôi mang lại thấp.
- Đất đai là yếu tố quan trọng để phát triển chăn nuôi gà, trước hết là để
xây dựng chuồng trại, tạo điều kiện để mở rộng quy mô sản xuất và riêng đối
với chăn nuôi gà bán công nghiệp đòi hỏi phải có một phần diện tích đất tuỳ
theo quy mô nuôi để chăn thả gà. Phát triển chăn nuôi gà quy mô trang trại
đòi hỏi diện tích đất phải đủ lớn, cách xa khu dân cư.
2.2 Cơ sở thực tiễn
2.2..1 Tình hình chăn nuôi gà ở Việt Nam
Trước đây chăn nuôi gia cầm chỉ là ngành sản xuất phụ, nuôi gia cầm
chỉ mang tính tự cấp tự túc, chưa có ý nghĩa như là một ngành sản xuất hàng
hoá. Nuôi gia cầm chỉ có thêm chút thức ăn hàng ngày, có thêm ít tiền và
trong nhiều trường hợp nuôi gia cầm mang mục đích tiêu khiển (gà nuôi để
làm cảnh chơi, gà nuôi để tham gia lễ hội). Trong vài chục năm trở lại đây
chăn nuôi gia cầm đã có những bước phát triển nhảy vọt. Chăn nuôi gia cầm
đã chuyển từ phương thức nông nghiệp sang phương thức công nghiệp. Các
tiến bộ khoa học kĩ thuật được nghiên cứu ứng dụng nhanh chóng trong chăn
nuôi gia cầm. Kết quả của quá trình này là đơn vị chăn nuôi gia cầm quy mô
lớn thay thế dần cho các cơ sở chăn nuôi nhỏ. Nhờ ứng dụng tiến bộ khoa học
kỹ thuật mà chăn nuôi gia cầm đã phát triển nhanh cả về số lượng đầu con,
12
chất lượng, tốc độ và quy mô đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng và thưởng thức
sản phẩm gà ngày càng cao.
Bảng 2.1: Số lượng gà cả nước 2016-2017
Chỉ tiêu
2016 2017
Số lượng
(1000 con)
Cơ cấu
(%)
Số lượng
(1000 con)
Cơ cấu
( % )
Cả nước 258892 100,00 275763 100,00
1. ĐB Sông Hồng 64480 24,91 68594 24,88
2. TD & MNPB 60212 23,25 64564 23,41
3. BTB & DHMT 53848 20,80 56619 20,53
4. Tây Nguyên 15351 5,93 16091 5,84
5. Đông Nam Bộ 33826 13,07 35968 13,04
6.ĐB Sông Cửu Long 31175 12,04 33929 12,30
Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam
Theo số liệu Tổng cục thống kê, năm 2017 số lượng gà đạt 258,892
triệu con tăng 6,51% so với năm 2016 (275,763 triệu con). Chăn nuôi gà phát
triển mạnh nhất ở khu vực Đồng bằng sông Hồng, nơi có đất đai màu mỡ, khí
hậu nhiệt đới ẩm rất thuận lợi cho ngành nông nghiệp phát triển, trong đó có
chăn nuôi gà hiện đang có số lượng dẫn đầu trong của cả nước. Với 61,2 triệu
con năm 2017 chiếm 24,88 % tổng số lượng gà của nước và tăng 6,38% so
với năm 2016. Tuy đang đứng thứ hai đạt 64,564 triệu con chiếm 23,41% số
lượng gà nước nhưng so với năm 2017 số lượng gà khu vực TD&MNPB tăng
4,04%. Đối với khu vực BTB&DHMT là khu vực rất phát triển ngành kinh tế
biển, bên cạnh đó chăn nuôi gia cầm ở đây cũng không kém phát triển hiện
đang đứng thứ ba về số lượng gà của cả nước đạt 56,619 triệu con chiếm
20,53% số lượng gà của cả nước, tăng 5,15% so với năm 2016. Bên cạnh các
khu vực chiếm lợi thế trên thì số lượng gia cầm của các khu vực Tây Nguyên,
13
Đông Nam Bộ, ĐB Sông Cửu Long cũng không ngừng phát triển qua các
năm, điều đáng nói ở đây Tây Nguyên nơi có đất bazan màu mỡ nơi chiếm
phần lớn diện tích trồng cà phê, tiêu, trồng dâu nuôi tằm lại có số lượng đàn
gia cầm tăng rất đáng kể, tính đến 2017 đạt 49,091 triệu con tăng 4,82% so
với năm 2016.
Bảng 2.2 : Số lượng và cơ cấu hộ chăn nuôi gà theo quy mô số
con gà chia theo vùng, thời điểm 1/7/2016
Tổng Hộ có chăn nuôi gà
( 1000 hộ)
Tỷ lệ nuôi theo từng vùng
( % )
Chia theo quy mô số con gà
Dưới
20 con
20-49
con
50-99
con
Từ 100
con
trở lên
Dưới
20
con
20-49
con
50-
99
con
Từ
100
con
trở lên
Cả nước 7.864,7 4.301,9 2.745,0 562,9 255,0 54,69 34,90 7,16 3,24
1. ĐB Sông Hồng 1.785,9 830,1 721,8 150,2 83,8 46,48 40,42 8,41 4,69
2. TD & MNPB 1.726,1 852,1 644,1 158,5 71,4 49,36 37,32 9,18 4,14
3. BTB & DHMT 2.243,1 1.288,7 763,1 143,0 48,3 57,45 34,02 6,38 2,15
4. Tây Nguyên 527,4 327,8 155,2 31,4 13,0 62,15 29,44 5,95 2,46
5. Đông Nam Bộ 399,0 206,7 145,6 33,2 13,5 51,80 36,49 8,33 3,38
6. ĐB Sông Cửu
Long
1.183,2 796,5 315,2 46,5 25,0 67,32 26,64 3,93 2,11
Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam năm 2016
Tính chung cho cả nước các hộ nuôi nhỏ lẻ ( dưới 20 con): 4.301,9
nghìn hộ chiếm gần 55% tổng số hộ nuôi gà, nhóm có quy mô vừa (20 – 49
con) chiếm đến gần 35%, nhóm quy mô khá ( 50 – 99 con) và nhóm quy mô
lớn lần lượt chiếm 7,2% và 3,2%.
14
ĐBSCL đứng thứ tư về số hộ nuôi gà nhưng lại có tỷ lệ hộ nuôi nhỏ lẻ
lớn nhất (67,32%). Hai vùng Tây Nguyên và Đông Nam Bộ có số hộ nuôi gà
ít nhất cả nước song lại có số hộ nuôi nhỏ lẻ chiếm tỷ lệ lớn lần lượt là
62,15% và 51,8%. Đối với nhóm quy mô vừa ( 20 – 49 con) thì vùng ĐBSH
và vùng TD&MNPB có tỷ lệ cao hơn các vùng khác, lần lượt là 40,42 % và
37,32 %. Đối với nhóm quy mô khá ( 50 -99 con) và quy mô trên 100 con,
vùng ĐB Sông Hồng, TD&MNPB có tỷ lệ cao nhất so với các vùng khác.
Tuy BTB&DHMT có số hộ nuôi nhiều nhất (2243,1 nghìn hộ) nhưng lại có
số hộ nuôi theo quy mô khá (6,38 %) và lớn (2.15%) thấp hai vùng trên.
So với năm 2015, trái ngược với xu hướng giảm mạnh so với các hộ
nuôi lợn, có một xu hướng tăng nhẹ trong số hộ có chăn nuôi gà, tập trung ở
các nhóm có quy mô lớn, đặc biệt tăng mạnh ở nhóm các hộ quy mô chăn
nuôi rất lớn ( từ 1000 con gà) tập trung ở ĐB Sông Hồng, Đông Nam Bộ, ĐB
Sông Cửu Long, TD & MNPB. Các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ có xu hướng giảm,
đây là nhóm các hộ nuôi theo hình thức thả vườn, quy mô nhỏ, tự sản tự tiêu
là chính, khả năng lây lan dịch cúm gia cầm lớn nên xu hướng giảm dần là
hợp lý [12].
Hiện nay chăn nuôi gà ở nước ta có ba hình thức chăn nuôi cơ bản đó là:
chăn nuôi theo phương thức truyền thống thường thấy ở các nông hộ nhỏ lẻ,
chăn nuôi BCN thả vườn hoặc thả đồi và cuối cùng là hình thức chăn nuôi CN.
Ngành chăn nuôi gia cầm trong những năm vừa qua đạt được thành tựu
to lớn, tuy vậy còn gặp không ít khó khăn. Do phương thức chăn nuôi nhỏ lẻ,
thả rông, buôn bán, giết mổ phân tán, không đảm bảo an toàn sinh học nên
dịch bệnh vẫn thường xuyên xảy ra, gây tổn thất lớn về kinh tế. Các bệnh
thường gặp là Niucátxơn, Gumbôrô, Tụ huyết trùng, Dịch tả v.v…Trong đó,
tỉ lệ gia cầm bị bệnh Niucátxơn từ 40-53%, bệnh Gumbôrô 27-32%, tụ huyết
trùng 14-15%. Theo số liệu điều tra của Viện Chăn nuôi Quốc gia, tỉ lệ chết từ
15
khi nở ra cho đến lúc trưởng thành của đàn gà nuôi thả rông là 47%; chi phí
thuốc thú y trị bệnh lên đến 10-12% giá thành. Mặc dù đến nay tình hình dịch
bệnh đã được khống chế và giảm dần nhưng bên cạnh đó chăn nuôi gà của
Việt Nam đã có tồn tại những thách thức mới đó là sự cạnh tranh gay gắt với
thịt gà nhập ngoại, giá thức ăn chăn nuôi tăng khiến giá thành chăn nuôi tăng
cao, do nhu cầu tiêu dùng của người dân giảm mạnh là bài toán khó cho người
chăn nuôi và ngành chăn nuôi gà Việt Nam.
2.2.2 Thực trạng giết mổ và chế biến gà ở Việt Nam
Trước dịch cúm H5N1 cả nước có khoảng 28 cơ sở lớn chế biến thịt,
nhưng nguyên liệu chế biến chủ yếu là thịt lợn và trâu bò, sản lượng thịt gà,
vịt không đáng kể. Vì vậy, hơn 95% sản phẩm thịt gà được tiêu thụ ở dạng
tươi sống.Việc buôn bán tràn lan, giết mổ thủ công, phân tán là nguyên nhân
làm lây lan phát tán bệnh dịch, trong đó có bệnh cúm gia cầm. Tổ chức Nông
Lương Liên hiệp quốc (FAO) đã cảnh báo: các chợ buôn bán, giết mổ gà sống
là kho lưu trữ và nguồn lây truyền bệnh cúm ở Việt Nam. Trước diễn biến
phức tạp của dịch cúm, do yêu cầu của thị trường sử dụng sản phẩm đảm bảo
vệ sinh an toàn thực phẩm, nhiều địa phương, doanh nghiệp đã đầu tư xây
dựng các cơ sở, dây chuyền giết mổ, chế biến gà và thường giết mổ chung cả
gà và vịt. Trong đó, Đồng bằng sông Cửu Long có 45 cơ sở, Đông Nam Bộ:
26, Đồng bằng sông Hồng: 26, Nam Trung Bộ: 11, Tây Nguyên: 11, Đông
Bắc: 9, Bắc Trung Bộ: 7 và Tây Bắc có 1 cơ sở, với công suất mổ gần
90.000con/ngày. Phần lớn các dây chuyền giết mổ tại các địa phương hiện
nay vẫn là thủ công, bán công nghiệp, mức đầu tư thấp. Cơ sở vật chất như
nhà xưởng, kho tàng, thiết bị làm lạnh, xử lý môi trường… chưa được quan
tâm đầu tư đúng mức. Nhiều cơ sở tận dụng nhà xưởng cũ, nhà giết mổ nằm
sát chuồng gà, cơ sở giết mổ nằm ngay trong khu dân cư, nhiều sản phẩm
chưa đảm bảo vệ sinh. Lao động kỹ thuật thiếu nghiêm trọng. Số cơ sở chế
16
biến để nâng cao giá trị sản phẩm vẫn còn rất nhỏ bé. Tại nhiều tỉnh vẫn chưa
xây dựng được cơ sở giết mổ, chế biến gà mặc dù có nguồn nguyên liệu và thị
trường (Vĩnh Phúc, Nam Định, Khánh Hoà, Quảng Ninh…). Phần lớn các
tỉnh chưa có quy hoạch và chính sách đầu tư cho ngành giết mổ, chế biến gà.
Hệ thống thị trường
Trên 95% sản phẩm bán là tươi sống và hoàn toàn tiêu thụ trong nước.
Gà sống
và sản phẩm được bán khắp nơi, trong các chợ nông thôn, chợ phiên,
chợ nông sản và các chợ thành thị. Sản phẩm không chế biến, không bao gói,
không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm…
Nguyên nhân chủ yếu do:
Tập quán, truyền thống chợ làng quê, thói quen sử dụng sản phẩm tươi
sống của ngườitiêu dùng đã hình thành từ lâu, khó thay đổi ngay. Nguồn thu
nhập thấp, khó chấp nhận sản phẩm chế biến, giá thành cao. Chăn nuôi tự
cung, tự cấp, giết mổ tại nhà. Thói quen tiêu thụ thịt gà là gà sống và một
phần nhỏ gà đã giết mổ sẵn chủ yếu bằng phương tiện thủ công, bán công
nghiệp và công nghiệp. Do thói quen của người tiêu dùng nước ta thích sử
dụng thịt tươi sống, nên thị trường gà bảo quản lạnh hoặc đã qua chế biến
công nghiệp chưa phát triển. Đây là một trong những nguyên nhân gây khủng
hoảng thừa và thiếu sản phẩm thịt gà vào các mùa vụ chăn nuôi trong năm.
Trước tình hình đó một số tỉnh, thành phố đã tăng cường quản lý và có
chính sách hỗ trợ, khuyến khích ổn định thị trường. Một số doanh nghiệp đã
đầu tư xây dựng các cơ sở giết mổ, chế biến tập trung, cung cấp cho thị
trường một lượng sản phẩm bảo đảm vệ sinh nhất định, bước đầu tạo niềm tin
và thói quen sử dụng sản phẩm qua chế biến, giết mổ cho người tiêu dùng.
Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, sau khi dịch cúm gia cầm tạm lắng, việc
17
quản lý buôn bán sản phẩm nhiều nơi bị buông lỏng, xu hướng vận chuyển,
buôn bán, sử dụng gà sống, nhất là tại các vùng nông thôn đang có chiều
hướng phát triển trở lại cũng là nguyên nhân làm các nhà đầu tư e ngại trong
việc xây dựng các cơ sở giết mổ chế biến tập trung công nghiệp.
Bệnh cúm gia cầm đã lây nhiễm sang lợn và có dấu hiệu lây truyền tình
hình người sang người ở Indonesia. Dịch cúm gia cầm đang là thách thức và
nguy cơ đại dịch của cả thế giới.
2.2.3 Tồn tại và thách thức trong chăn nuôi gà ở Việt Nam
- Chăn nuôi gà chủ yếu là nhỏ lẻ, phân tán trong nông hộ
Chăn nuôi gà chủ yếu vẫn là tự phát, phân tán, tận dụng, quy mô nhỏ,
còn chăn nuôi hàng hoá quy mô lớn, tập trung chưa phát triển. Có tới 7,9 triệu
hộ chăn nuôi gà và gần 70% hộ gia đình nông thôn chăn nuôi gà, trong đó có
tới 65% số hộ nuôi theo phương thức nhỏ lẻ, thả rông. Bình quân, mỗi hộ chỉ
nuôi 28-30 con. Người dân chăn nuôi chủ yếu theo kinh nghiệm, chưa được
đào tạo. Hình thức chăn nuôi nhỏ lẻ hộ gia đình tuy là tập quán, truyền thống
nhưng đang là nguy cơ lây lan phát tán mầm bệnh, (từ chăn nuôi nhỏ lẻ dẫn
đến buôn bán, giết mổ nhỏ lẻ là phổ biến). Chăn nuôi công nghiệp và bán
công nghiệp là hình thức sản xuất hàng hoá, là xu thế phát triển nhưng cũng
gặp rất nhiều khó khăn trong thời gian qua do đòi hỏi đầu tư lớn, kỹ thuật cao,
có quỹ đất và thị trường ổn định.
- Năng suất và hiệu quả chăn nuôi thấp
Các giống gà bản địa của chúng ta có năng suất rất thấp, các giống
công nghiệp cao sản vẫn hoàn toàn nhập khẩu từ nước ngoài và năng suất
cũng chưa cao, chỉ đạt 85 -90% so với xuất sứ. Chăn nuôi hang hoá quy mô
lớn, tập trung chiếm tỷ trọng thấp. Số lượng và quy mô trang trại tập trung
còn chuă nhiều. Ước tính sản phẩm chăn nuôi theo phương thức này mới đạt
30 – 35% về số lượng đầu con sản xuất.
18
- Nguồn lực đầu tư cho cho chăn nuôi của xã hội là nhỏ bé:
Phần lớn người dân còn nghèo, khả năng tài chính thấp. Chính sách hỗ
trợ của nhà nước trong những năm qua gần như còn nhỏ bé. Việc phát triển
chăn nuôi trang trại, hang hóa quy mô lớn đang gặp nhiều khó khăn, trong đó
thiếu vốn đầu tư là trầm trọng, quỹ đất đai để quy hoạch vùng chăn nuôi tập
trung cũng là trở ngại phổ biến ở các địa phương.
- Thách thức của quá trình hội nhập
Hiện nay, chăn nuôi gà và chăn nuôi gia cầm nói chung chưa đáp ứng
được nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Sản lượng thịt, trứng/người/năm so với
các nước trong khu vực và trên thế giới còn thấp rất nhiều. Sản lượng thịt mới
đạt 4,5-5,4kg, sản lượng trứng đạt 35 quả/ng/năm.
Tiêu thụ của Trung Quốc năm 2004 đạt 8,4 kg thịt và 10,4kg
trứng/ng/năm; Hoa Kỳ: 28 kg thịt gia cầm/ng/năm 2003.
Thức ăn chăn nuôi giá thành còn cao do một phần nguyên liệu phải nhập
từ nước ngoài (ngô, đậu tương, bột cá, premix, khô dầu)…. Các cơ sở giống
gốc còn quá nhỏ, các giống công nghiệp cao sản vẫn phụ thuộc nước ngoài.
Trước xu thế hội nhập khi gia nhập WTO vào những năm tới, ngành
chăn nuôi gà phải đối mặt với sự cạnh tranh rất lớn của các công ty, tập đoàn
nước ngoài với tiềm lực tài chính lớn, trình độ công nghệ, kỹ thuật cao, ưu thế
chủ động về con giống, nguồn nguyên liệu giá rẻ…Đó thực sự là thách thức
lớn của ngành chăn nuôi gà trong tiến trình hội nhập sắp tới ở nước ta.
19
PHẦN 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu : Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề về hiệu
quả kinh tế nuôi gà của các hộ gia đình và gia trại trên địa bàn xã Kiên Thành.
* Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Nghiên cứu trên địa bàn xã Kiên Thành, tập
trung chủ yếu vào 4 Thôn: Kiên Lao, Đá Khánh , An Thịnh, Đồng Cát, nơi có
số lượng nuôi gà chiếm tỷ lệ lớn trên toàn xã.
- Phạm vi thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu tình hình chăn nuôi
gàvào năm 2019 của xã Kiên Thành.
3.2 Nội dung nghiên cứu.
- Đánh giá thực trạng chăn nuôi gà trên địa bàn xã Kiên Thành trong 4
năm từ năm 2014 – 2018.
- Đánh giá hiệu quả kinh tế của việc chăn nuôi gà tại địa phương.
- Đề xuất được một số giải pháp trong việc chăn nuôi gà, để góp phần
năng cao hiệu quả kinh tế giúp người dân cải thiện cuộc sống
3.3 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập số liệu:
+ Số liệu thứ cấp :
Các số liệu cung cấp từ 4 thôn ( thôn Kiên Lao, thôn Đá Khánh, thôn
An Thịnh, thôn Đồng Cát) và phòng kinh tế xã Kiên Thành. Ngoài ra đề tài
còn thu thập và sử dụng một số tài liệu trên internet, thông tin đại chúng, kết
hợp tìm đọc tham khảo một số tài liệu liên quan khác.
+ Số liệu sơ cấp:
20
Điều tra phỏng vấn trực tiếp 50 hộ gia đình, gia trại chăn nuôi gà
thương phẩm trên địa bàn xã. Trong đó tiến hành điều tra tại địa bàn thôn
Kiên Lao: 17 hộ, thôn Đá Khánh : 11 hộ, Thôn Đồng Cát: 14 hộ, Thôn An
Thịnh: 8 hộ. Tất cả các hộ trên chọn theo phương pháp ngẫu nhiên không lặp.
- Phương pháp thống kê
Đây là phương pháp hệ thống hóa và phân tích, từ đó tìm ra mối liên hệ
giữa các yếu tố trong quá trình sản xuất.
- Phương pháp chuyên gia: trong quá trình thực hiện tôi đã trao đổi,
tham khảo ý kiến các chuyên gia, các cán bộ chuyên môn, người nuôi gà ở địa
phương nhằm bổ sung, hoàn thiện nội dung nghiên cứu và kiểm chứng kết
quả nghiên cứu của đề tài.
- Phương pháp so sánh
Xác định độ biến động của các xu hướng, mức độ biến động của các
chỉ tiêu phân tích. Kết quả và hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất được
tính toán, thống kê qua các chỉ tiêu: GO, NB, GO/(C+TC), NB/ (C+TC)…Khi
đánh giá mức độ đạt được về mặt kết quả và hiệu quả cần so sánh các chỉ tiêu
đó qua thời gian, qua không gian, giữa các chỉ tiêu đó với nhau, từ đó đưa ra
nhận xét và kết luận.
- Phương pháp phân tổ thống kê
Phương pháp phân tổ thống kê được hệ thống hóa các số liệu thu thập
được dưới dạng chỉ tiêu nghiên cứu, từ đó đánh giá các chỉ tiêu theo thời gian.
Phương pháp này còn được dùng để phân tích sự tác động của các yếu tố đầu
vào với các yếu tố đầu ra cũng như biểu hiện mối quan hệ giữa các yếu tố đầu
ra với các yếu tố đầu vào.
Trong đó, chi phí thức ăn và công lao động bao gồm cả chi phí tự có
của hộ nuôi gà. Bởi vì đặc điểm chung của các hộ nuôi gà trên địa bàn vẫn là
sử dụng công lao động gia đình và nguồn thức ăn tự có ( đối với hộ nuôi theo
21
hình thức BCN) nên chi phí tự có cũng ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả và kết
quả nuôi gà.
3.4 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu
- Tổng giá trị sản xuất (GO): Được tính bằng sản lượng các loại sản
phẩm Qi nhân với giá đơn vị sản phẩm tương ứng (Pi): GO
- Thu nhập hỗn hợp (MI): Được tính bằng tổng giá trị sản xuất (GO) trừ
đi chi phí sản xuất của hộ: MI = GO - C
+ Chi phí sản xuất (C): Là toàn bộ chi phí bằng tiền của hộ để tiến hành
sản xuất kinh doanh, bao gồm chi phí sản xuất trực tiếp (TT) cộng với (+) lãi
tiền vay ngân hàng (i) và khấu hao TSCĐ (De).
+ Chi phí sản xuất trực tiếp (TT): Là toàn bộ chi phí bằng tiền mặt của
hộ để tiến hành sản xuất kinh doanh như mua vật tư, thuê lao động, thuê các
dịch vụ khác, các khoản chi phí này thường được tính theo giá thị trường.
+ Chi phí tự có (TC): Là các khoản chi phí mà hộ gia đình không phải
dùng tiền mặt để thanh toán và gia đình có khả năng cung cấp như lao động
gia đình, vật tư gia đình tự sản xuất…Thông thường các khoản chi phí này
được tính theo “chi phí cơ hội”.
- Lợi nhuận kinh tế ròng (NB): Là phần còn lại của tổng giá trị sản xuất
(GO) sau khi trừ đi chi phí sản xuất (C); các khoản vật tư tự sản xuất; lao
động gia đình (TC). Hay lợi nhuận kinh tế ròng là phần còn lại của thu nhập
hỗn hợp (MI) sau khi các khoản vật tư tự sản xuất; và lao động gia đình (TC).
Lợi nhuận kinh tế ròng được xác định bởi công thức sau: NB=GO - C - TC
hay NB=MI - TC.
Hiệu quả kinh tế được đo lường bằng các chỉ tiêu kinh tế tương đối, thể
hiện quan hệ so sánh giữa các yếu tố đầu ra và đầu vào của hoạt động sản
xuất kinh doanh.
H = Q/C (1) Hoặc h = C/Q (2)
22
Trong đó:
H, h: Hiệu quả kinh tế
Q: Kết quả sản xuất kinh doanh
C: Chi phí sản xuất
H: Thể hiện một đồng chi phí sản xuất (đơn vị đầu vào) cho ra bao nhiêu
đồng giá trị sản lượng (đơn vị đầu ra). h: Thể hiện để đạt được một đơn vị sản
lượng (đơn vị đầu ra) cần bao nhiêu đơn
vị chi phí sản xuất (đơn vị đầu vào).
Hai loại chỉ tiêu này có ý nghĩa khác nhau, nhưng do mối quan hệ khác
nhau, nhưng do có mối quan hệ mật thiết với nhau và cùng được sử dụng để
phản ánh hiệu quả kinh tế của nông hộ. Ngoài các chỉ tiêu trên, còn thể dùng
các chỉ tiêu cận biên để đo lường mức hiệu quả kinh tế của hộ như sau:
Hb= (3) hb= (4)
Trong đó:
Hb, hb: Hiệu quả kinh tế cận biên
Q: Lượng kết quả tăng thêm
C: Lượng chi phí tăng thêm
Hb: Thể hiện nếu tăng thêm một đơn vị chi phí sẽ tăng thêm bao nhiêu
đơn vị kết quả hb: Thể hiện để tăng thêm một đơn vị kết quả cần tăng
thêm bao nhiêu đơn vị chi phí
Các chỉ tiêu này có ý nghĩa rất quan trọng trong phân tích kinh tế. Vì
quy luật cận biên là nguyên lý quan trọng điều chỉnh hành vi của nông hộ
trong đầu tư phát triển sản xuất.
Tùy mục đích tính toán, mà các chỉ tiêu ở mẫu số và tử số của công thức
trên có thể thay đổi rất linh hoạt. Ví dụ, kết quả sản xuất có thể được tính toán
là: tổng giá trị sản xuất (GO), thu nhập hỗn hợp (MI) hay lợi nhuận kinh tế
ròng (NB).
23
Tương tự các chỉ tiêu chi phí sản xuất (C) cũng có thể thay đổi rất linh
hoạt. Ví dụ: chi phí sản xuất có thể sử dụng là: Tổng chi phí sản xuất, chi phí
sản xuất bằng tiền của hộ (Cbt), chi phí sản xuất (C).
* Một số chỉ tiêu tính hiệu quả kinh tế:
- GO/C : Cứ một đồng chi phí sản xuất bỏ ra thu được bao nhiêu đồng
giá trị sản xuất.
- MI/C : Cứ một đồng chi phí sản xuất bỏ ra thu được bao nhiêu đồng thu
nhập hỗn hợp.
- GO/(C+TC) : Cứ một đồng tổng chi phí bao gồm chi phí sản xuất (C)
và chi phí tự có ( TC) bỏ ra thì thu được bao nhiêu đồng giá trị sản xuất.
- NB/(C+TC) : Cứ một đồng tổng chi phí bỏ ra thì thu được bao nhiêu
đồng lợi nhuận kinh tế ròng.
24
PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1 Tình hình cơ bản của xã Kiên Thành
4.1.1. Đặc điểm tự nhiên
4.1.1.1 Vị trí địa lý và địa hình
a;Vị trí địa lý: Xã Kiên Thành nằm ở phía Tây Bắc của huyện Trấn
Yên, nằm cách trung tâm huyện 25 km, cách thành phố Yên Bái 35 km. Xã có
vị trí giáp gianh như sau:
+ Phía Bắc giáp xã Hoàng Thắng huyện Văn Yên.
+ Phía Tây giáp xã Viễn Sơn, Mỏ Vàng huyện Văn Yên.
+ Phía Đông giáp xã Quy Mông, Y Can huyện Trấn Yên.
+ Phía Nam giáp xã Hồng Ca, Lương Thịnh huyện Trấn Yên.
b;Địa hình: Xã Kiên Thành có địa hình phức tạp, chủ yếu là đồi núi, độ
dốc lớn và chia cắt mạnh bởi núi cao và ngòi, suối, ít thuận lợi cho xây dựng.
Độ cao trung bình khoảng 510 m so với mặt nước biển. Có nhiều tiềm năng về
phát triển nghề rừng, chế biến lâm sản và chăn nuôi đàn đại gia súc. Về tổng
thể, địa hình tương đối thuận lợi cho việc thoát nước mặt tự chảy, tạo cảnh
quan sinh thái hài hoà.
4.1.1.2 khí hậu, thủy văn
a;Về khí hậu: Theo số liệu điều tra của Trung tâm Khí tượng Thủy văn
tỉnh Yên Bái, xã Kiên Thành nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa của
vùng Bắc Bộ. Nhìn chung, khí hậu tương đối ổn định và khá ôn hoà, ít chịu
ảnh hưởng của gió bão, hướng gió chủ đạo là gió Đông Nam và Đông Bắc.
- Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình 220-23C, tháng trung bình cao nhất là
27,40
C và tháng thấp nhất là 4-50
C.
25
- Độ ẩm không khí trung bình năm: 84%, độ ẩm trung bình tháng thấp
nhất 62%, lượng bốc hơi trung bình từ 770-780mm/năm.
- Chế độ ánh sáng: Từ tháng 5 đến tháng 9 hàng năm là thời kỳ chiếu
sáng nhiều nhất, thời gian chiếu sáng thấp nhất từ tháng 10 đến tháng 3 năm
sau. Tổng giờ chiếu sáng trong năm 1.161-1.766 giờ/năm.
- Lượng mưa: Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10, lượng mưa tập trung
vào các tháng 7, 8, 9 chiếm 70% lượng mưa của cả năm. Lượng mưa trung
bình năm 1.550 mm, lượng mưa cao nhất là 2.430 mm.
- Gió, bão: Do đặc điểm địa hình lòng máng chảy theo hướng Đông
Nam - Tây Bắc nên hướng gió chủ yếu thổi theo độ mở của thung lũng. Có 2
chế độ gió: gió mùa Đông Bắc từ tháng 10 đến thánh 4 năm sau; gió Đông
Nam từ tháng 5 đến tháng 9, gió khô nóng thường xuất hiện từ tháng 3 đến
tháng 7 hàng năm.
- Các hiện tượng thời tiết đặc biệt: Sương muối, sương mù, thường xuất
hiện vào tháng 12 tháng 2 năm sau, gây bất lợi cho sản xuất nông lâm
nghiệp.
Nhìn chung, khí hậu và thời tiết của xã Kiên Thành tương đối ôn hòa,
thích hợp cho sự phát triển đa dạng về sinh học, phù hợp cho phát triển nhiều
loại cây trồng lâm nghiệp. Tuy nhiên yếu tố bất lợi do khí hậu mang lại cũng
có những ảnh hưởng nhất định đến sản xuất và đời sống chả nhân dân.
b ;thủy văn: thủy văn trên phạm vi địa bàn xã.
4.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội
4.1.2.1 Tình hình phát triển kinh tế
- Đến 2020 cơ cấu kinh tế của xã: Nông lâm nghiệp chiếm 44 %; Công
nhiệp, TTCN, xây dựng và ngành nghề nông thôn chiếm 30%; Dịch vụ,
thương mại chiếm 26%.
- Lương thực bình quân đầu người ổn định trên 302kg/người/năm
26
-Thu nhập bình quân đầu người đến năm 2015 đạt 15 triệu
đồng/người/năm đến năm 2018 lên 20 triệu đồng/ người/năm. Đào tạo và tạo
việc làm cho những lao động nông nghiệp, hỗ trợ chuyển đổi sang ngành nghề
khác trong lúc nông nhàn để tăng thu nhập cải thiện đời sống, cụ thể như sau;
Về công nghiệp -TTCN - Xây dựng: Duy trì các cơ sở sản xuất công
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp hiện có tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm,
quy mô sản xuất. Xây dựng mới khu sản xuất, chế biến công nghiệp, tiểu thủ
công nghiệp tại khu vực thôn Đồng An diện tích mỗi khu 2,5 ha để phục vụ
thu mua, chế biến các sản phẩm nông lâm sản.
Về Dịch vụ: - Khuyến khích, tạo điều kiện cho các hộ đăng ký kinh
doanh ổn định tại khu trung tâm xã, các điểm dọc theo đường trục xã, liên xã
và tại các gian hàng của chợ trung tâm xã, sau khi đã xây dựng đạt chuẩn Bộ
Thương mại.
- Các hộ gia đình phát triển các dịch vụ hàng hoá tổng hợp, ăn uống,
may mặc ... tại khu trung tâm. Các hộ gia đình dọc tuyến đường giao thông,
cần dành đất mở các cửa hàng, dịch vụ để phục vụ khách du lịch.
- Hướng dẫn, khuyến khích, huy động nguồn lực của tổ chức, cá nhân
tham gia đầu tư kinh doanh dịch vụ - thương mại trên địa bàn xã
Về sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp:
- Diện tích đất sản xuất lúa: Đến năm 20218 diện tích trồng lúa giảm còn
104,15 ha (giảm 2 ha do chuyển sang mục đích khác), năng suất đạt trên 100
tạ/ha/năm. Duy trì diện tích sản xuất lúa chất lượng cao hiện có, quy hoạch sản
xuất hàng hóa tập trung với quy mô 30 ha tại các thôn Đồng Cát, Cát Tường,
Yên Thịnh.
- Diện tích ngô 30 ha sản xuất 2 vụ, trong đó tập trung phát triển sản
xuất ngô trên chân ruộng 2 vụ lúa (vụ Đông) 25 ha. Đạt năng suất ngô đạt
trên 38 tạ/ha.
27
- Cây rau các loại: Tận dụng tối đa diện tích mẫu, bãi, vườn để sản xuất
các loại rau củ quả, tập trung cho sản xuất rau an toàn, phấn đấn đến năm
2018 có 50 ha diện tích rau an toàn.
- Cây sắn: Ổn định diện tích trồng sắn hàng năm trên 60 ha, để phục vụ
cho chăn nuôi, năng xuất đạt trên 200 tạ/ha.
- Chăn nuôi: Tập trung phát triển đàn gia súc, gia cầm theo hướng trang
trại, gia trại. đến năm 2018 tổng đàn gia súc, gia cầm có trên 30.000 con
(trong đó: đàn trâu, bò 1.000 con; đàn lợn 9.560 con; đàn gia cầm 54.440 con)
- Diện tích đất sản xuất lúa: Đến năm 2018 diện tích trồng lúa giảm còn
104,15 ha (giảm 2 ha do chuyển sang mục đích khác), năng suất đạt trên 100
tạ/ha/năm. Duy trì diện tích sản xuất lúa chất lượng cao hiện có, quy hoạch sản
xuất hàng hóa tập trung với quy mô 30 ha tại các thôn Đồng Cát, Cát Tường,
Yên Thịnh.
- Diện tích ngô 30 ha sản xuất 2 vụ, trong đó tập trung phát triển sản
xuất ngô trên chân ruộng 2 vụ lúa (vụ Đông) 25 ha. đạt năng suất ngô đạt
trên 38 tạ/ha.
- Cây rau các loại: Tận dụng tối đa diện tích mẫu, bãi, vườn để sản xuất
các loại rau củ quả, tập trung cho sản xuất rau an toàn, đến năm 2018 có 50 ha
diện tích rau an toàn.
- Cây sắn: Ổn định diện tích trồng sắn hàng năm trên 60 ha, để phục vụ
cho chăn nuôi, năng xuất đạt trên 200 tạ/ha.
- Chăn nuôi: Tập trung phát triển đàn gia súc, gia cầm theo hướng trang
trại, gia trại. Đến năm 2018 tổng đàn gia súc, gia cầm có trên 30.000 con
(trong đó: đàn trâu, bò 1.000 con; đàn lợn 9.560 con; đàn gia cầm 54.440 con)
Năm 2018 đổi 3 ha đất màu đồi tại Khe Tối thôn An Thịnh, Đồng An
sang sản xuất chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung theo hướng hàng hóa, trong
đó: giai đoạn 2011-2015 chuyển đổi 1 ha tại thôn An Thịnh: giai đoạn 2016-
28
2020 chuyển đổi 2 ha. Duy trì các cơ sở chăn nuôi hàng hóa tập trung hiện có,
phát triển mới 11 cơ sở chăn nuôi lợn thịt quy mô 50con/lứa tại các hộ gia
đình; 3 cơ sở chăn nuôi lợn nái quy mô trên 20 con và 10 cơ sở chăn nuôi gia
cầm quy mô 1.000 con/lứa ở những thôn có điều kiện về mặt bằng và xử lý
môi trường tốt, kết hợp chăn nuôi gia súc với chương trình khí sinh học
Bioga.
- Nuôi trồng thủy sản: Tận dụng tối đa diện tích 7 ha diện tích nuôi
trồng thủy sản hiện có và diện tích mặt nước chuyên dùng để phát triển nuôi
trồng thủy sản. Áp dụng kỹ thuật mới trong sản xuất thâm canh cá ao, hồ.
- Lâm nghiệp: Chăn sóc và bảo vệ tốt 2.570,08 ha rừng phòng hộ và
1.475,84 ha rừng tự nhiên sản xuất. Tập trung trồng thay thế rừng sản xuất,
diện tích rừng trồng sản xuất đến năm 2018 là 4.077 ha, chủ yếu các loại cây:
Quế, Bát Độ, keo, bồ đề, .... Tổ chức tuyên truyền tập huấn kỹ thuật sản xuất
để đạt năng suất gỗ rừng trồng sau 7 năm trồng đạt 70- 80 m3
/ha. Hỗ trợ phát
tiển một số vùng sản xuất tập trung gắn với các cơ sở chế biến như:
Vùng trồng tre Bát Độ lấy măng 500 ha tập trung tại các thôn: Đồng
Cát, Đá Khánh, Khe Tối, An Thịnh, khai thác ổn định 14.000-15.000 tấn
măng tươi/năm.
Vùng quế 500 ha tại các thôn: Đồng Song, Khe Rộng, Đồng Phay
Vùng cây nguyên liệu keo, bồ đề 500 ha tại các thôn: Cát Tường, Yên
Thịnh, An Thịnh, Đồng Phay, Khe Rộng.
Về chính sách khuyến: Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công
nghệ mới vào sản xuất nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản, lâm nghiệp) và
bảo quản, chế biến nông lâm sản thực phẩm, thức ăn chăn nuôi.
- Xây dựng các mô hình khuyến nông, khuyến lâm ứng dụng tiến bộ kỹ
thuật vào sản xuất hàng hoá nông lâm sản tập trung theo quy hoạch và kế
hoạch hàng năm.
29
- Tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật tại hiện trường cho người dân và cử một
số nông dân tiêu biểu đi học tập kinh nghiệm thực tế tại các nơi đã có mô hình sản
xuất hàng hoá ở một số tỉnh có điều kiện tương tự để về ứng dụng tại xã.
- Tập huấn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật sản xuất nông nghiệp cho
nông dân gồm: Xây dựng các mô hình trình diễn, mô hình khuyến nông - lâm
- ngư; mô hình cơ giới hoá trong sản xuất, chế biến, bảo quản nông lâm sản
sau thu hoạch để người dân tham quan học tập.
- Tăng cường liên kết với các cơ sở sản xuất giống cây con và các Viện
nghiên cứu, trường Đại học để chuyển giao nhanh tiến bộ kỹ thuật vào sản
xuất khu chuyển đổi sản xuất hàng hoá tập trung
4.1.2.2 Tình hình dân số và lao động của xã Kiên Thành
Bảng 4.1: Tình hình dân số và lao động của xã Kiên Thành năm
2018
Chỉ tiêu Đơn vị Số lượng Cơ cấu
(%)
1. Tổng số hộ Hộ 862 -
2. Tổng nhân khẩu Người 3.419 100,00
- Nam Người 1.696 49.59
- Nữ Người 1.723 50,41
3. Tổng lao động Người 1.939 100,00
- Nông nghiệp Người 1.687 87,02
- Phi nông nghiêp Người 252 12,98
4. Các chỉ tiêu BQ
-BQ nhân khẩu/hộ Khẩu/hộ 3.97 -
-BQ lao động/hộ LĐ/hộ 2.25 -
Nguồn: phòng Kinh Tế xã Kiên Thành
30
Qua bảng ta thấy, năm 2018, toàn xã 862 hộ với 3.496 người, trong đó
nam giới chiếm 49.59% với 1696 người, nữ giới chiếm 50.41% với 1723
người,Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,13%.
- Thành phần dân tộc: Xã Kiên Thành có những thành phần dân tộc
chính sau: dân tộc Tày có 1.672 người, chiếm 48,9%; dân tộc Dao 1.330
người, chiếm 38,9%; dân tộc Mông có 161 người, chiếm 4,71%; dân tộc kinh
có 229 người, chiếm 6,7%; dân tộc khác có 27 người, chiếm 0,79%.
- Lao động: Dân số trong độ tuổi lao động của xã có 1.939 người,
chiếm 56,7% tổng dân số, trong đó: lao động trong lĩnh vực nông, lâm, ngư
nghiệp có 1.687 người, chiếm 87,02%; lao động phi nông nghiệp có 252
người, chiếm 12,98%. Số lao động được qua đào tạo có 211 người, chiếm
10,9% tổng số lao động, trong đó: lao động nông lâm nghiệp có 186 người,
chiếm 9,61%; lao động phi nông nghiệp có 25 người, chiếm 1,29%.
Nhìn chung lực lượng lao động của xã Kiên Thành khá dồi dào, tuy
nhiên tỷ lệ lao động nông nghiệp còn chiếm tỷ lệ cao và chủ yếu là lao động
phổ thông, số lao động đã được đào tạo cơ bản qua các trường cũng như các
cơ sở sản xuất còn rất hạn chế.
Tình hình nhân khẩu BQ của hộ và lao động BQ của hộ cũng là vấn đề
đáng quan tâm. Nhân khẩu BQ hộ năm 2018 là 3.97 người, trong khi đó BQ
lao động của hộ 2,25 lao động, trung bình một người lao động phải nuôi thêm
1.72 người phụ thuộc. Qua đây cho thấy nhận thức về sinh đẻ rất tốt, không
còn bị ảnh hưởng bởi phong tục tập quán nên tỉ lệ sinh con thứ 3, thứ 4. Đây
cũng là thuận lợi bởi số lượng nhân khẩu bình quân trên hộ trung bình thì bớt
ảnh hưởng về gánh nặng kinh tế cho gia đình cũng như gánh nặng về kinh tế
cho xã hội và môi trường xung quanh đối với toàn xã hội.
Nhìn chung cơ cấu lao động đang chuyển dịch phù hợp với xu hướng
phát triển hiện nay. Tuy nhiên lực lượng lao động của xã Kiên Thành dồi dào
31
mà chưa được sử dụng một cách triệt để, đòi hỏi phải có những mục tiêu,
những định hướng, giải pháp cụ thể nhằm giải quyết việc làm cho người lao
động. Phát triển chăn nuôi gà quy mô hộ gia đình cũng là một trong những
biện pháp tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho một bộ phận lao động ở xã
Kiên Thành.
4.1.2.3 Tình hình sử dụng đất của xã Kiên Thành
Bảng 4.2: Tình hình sử dụng xã Kiên Thành năm 2018
TT
Loại đất 2018
Diện tích (ha) Cơ cấu ( % )
Tổng diện tích tự nhiên 8.667,04 100,00
1 Đất nông nghiệp 8.507,88 98,16
2 Đất phi nông nghiệp 155,51 1,79
3 Đất chưa sử dụng 3,65 0,04
Nguồn: phòng Kinh Tế xã Kiên Thành
Qua bảng 6 cho thấy, năm 2018 diện tích tự nhiên toàn xã là 8667,04 ha.
Trong đó cơ cấu từng loại đất như sau: Đất nông nghiệp là 8507,88 ha chiếm
98,16% tổng diện tích, đất phi nông nghiệp là 155,51ha chiếm 1,79% tổng
diện tích, đất chưa sử dụng là 3,65ha chiếm 0,04% tổng diện tích tự nhiên của
toàn xã. Qua đây ta thấy rằng tiềm năng đất đai đã được khai thác, sử dụng có
hiệu quả để phục vụ cho sự phát triển của xã. Do quá trình đô thị hóa diễn ra
khá mạnh mẽ, đặc biệt sau khi xã Kiên Thành thưc hiện trương trình nông
thôn mới nhiều phần diện tích đất nông nghiệp và đất chưa sử dụng được
chuyển đổi thành đất ở và đất xây dựng các công trình công cộng, hạ tầng
kinh tế - xã hội như trường học, trạm y tế, các khu vực sản xuất kinh doanh
nông nghiệp và dât phi nông nghiệp, cũng như việc mở rộng công trình
32
đường giao thông nên diện tích đất không sử dụng giảm. Năm 2018 diện tích
nông nghiệp tăng 10,95% so với năm 2017 .trong khi đó diện tích đất phi
nông nghiệp tăng 20,08% so với năm 2017, diện tích đất chưa sử dụng giảm
43,11% so với năm 2017.
4.1.2.4 Điều kiện cơ sở hạ tầng của xã Kiên Thành
Cứng hóa mặt đường 26,2 km, mở mới 10 km, cụ thể:
+ Đường trục xã (Quy Mông - Kiên Thành): Cứng hóa 8,2 km, đảm
bảo nền đường rộng tối thiểu 6 m, mặt đường 3,5 m.
+ Đường liên xã, liên thôn: cứng hóa mặt đường 3 tuyến (Đồng Song -
Y Can, Khe Rộng - Quy Mông, An Thịnh – Đồng Phay), dài 5 km, đảm bảo
nền đường rộng tối thiểu 5 mét, mặt đường 3,5 mét; Mở mới 2 tuyến, mỗi
tuyến dài 2 km (Đá Khánh - Đồng Ruộng; Yên Thịnh - Viễm Sơn).
+ Đường trục thôn, liên thôn: cứng hóa mặt đường 2 tuyến (Ngầm Đôi
- Đồng Song; Chợ - Đồng Ruộng), dài 10 km, đảm bảo nền đường rộng tối
thiểu 5 mét, mặt đường 3,5 mét (đạt chỉ tiêu 2.2)
+ Đường nội thôn: Cứng hóa mặt đường 3 tuyến, dài 3 km, đảm bảo
nền đường rộng tối thiểu 4 mét, mặt đường 3 mét. Đường ra khu vực sản xuất:
Mở mới 6 km
+ Trên địa bàn xã đã có 1 chợ tạm tại thôn An Thịnh, hoạt động trên
quy mô nhỏ, được xây dựng năm 1999, diện tích 1000 m2 thự hiện viec trao
đổi mua bán
+ Số lượng công trình thủy lợi trên địa bàn xã có 7 công trình, trong đó:
1 công trình hồ chứa, 3 công trình phai kiên cố, 3 công trình phai tạm. Năng
lực tưới tiêu theo thiết kế của các công trình là 87,5 ha, diện tích tưới tiêu
thực tế đạt 72,5 ha, bằng 83% công suất thiết kế. Nhìn chung hệ thống các
công trình thủy lợi trên địa bàn xã Kiên Thành chưa đạt theo tiêu chí nông
thôn mới.
33
+ Các công trình trong hệ thống điện do ngành Điện quản lý, hiện nay
toàn xã có 5 trạm biến áp (2 trạm 75 KVA, 3 trạm 50 KVA), hệ thống đường
0,4 KV có 21,3 km, cung cấp cho 680/861 hộ được sử dụng điện, chiếm 79%,
trong đó: số hộ sử dụng thường xuyên an toàn 664 hộ, đạt 77,1%. Như vậy tỷ
tiêu chí về điện chưa đạt tiêu chí nông thôn mới.
4.1.3 Đánh giá tình hình cơ bản của xã Kiên Thành
4.1.3.1 Thuận lợi
Diện tích đất rừng tương đối lớn 8.146,43 ha, chiếm 94% diên tích đất
tự nhiên của xã, trong đó diện tích rừng tự nhiên phòng hộ có 2.570,08 ha, đất
rừng sản xuất có 5.576,35 ha. Nghề rừng tương đối phát triển, đã dần hình
thành một số vùng sản xuất hàng hóa tập trung gắn với chế biến như: vùng
trồng tre Bát Độ lấy măng, vùng trông quế, vùng trồng rừng sản xuất... cho
giá trị kinh tế cao cao.
+ Lực lượng lao động dồi dào, chiếm 56,7% dân số, đây là nguồn lực rất
quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng nông thôn mới của địa
phương.
+ Nguồn tài nguyên khoáng sản khá phòng phú (quặng sắt, đã xây dựng,
đá thạch anh) đây là điều kiện thuận lợi cho phát triển công nghiệp - TTCN
của xã trong những giai đoạn tới.
4.1.3.2 Khó khăn
Về điều kiện tự nhiên: Xã Kiên Thành có diện tích tự nhiên lớn, chiếm
13,8% diện tích toàn huyện, địa bàn xã rộng, phức tạp, chải dài, dân cư sống
phân tán không tập trung. Diện tích đất sản xuất nông nghiệp phân tán, nhỏ lẻ,
khả năng phát triển thành vùng sản xuất tập trung có quy mô lớn gặp nhiều
khó khăn,
+ Về kinh tế và xã hội: Xã Kiên Thành là xã đặc biệt khó khăn, xã vùng
cao, vùng sâu của huện, có xuất phát điểm để bước vào xây dựng nông thôn
34
mới của xã ở mức thấp so với bình quân chung của huyện và của tỉnh (số hộ
nghèo chiếm 41,7%).
+ Cơ sở hạ tầng kỹ thuật về giao thông, điện, trường học, văn hóa .... còn
thiếu và chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất.
+ Lao động: Lực lượng lao động trong độ tuổi lớn nhưng chưa được qua
đào tạo, phần lớn lao động thủ công nên năng suất lao động thấp. Trình độ
dân trí ở mức thấp, có nhiều đồng bào dân tộc, do dố việp áp dụng tiến bộ
khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn nhiều khó khăn.
4.2 Tình hình chăn nuôi gà trên địa bàn xã Kiên Thành
Bảng 4.3: Số lượng gà trong tổng đàn gia cầm giai đoạn 2014-2018
ĐVT:con
Năm 2014 2015 2016 2017 2018
- Gia cầm 38.250 42.300 45.420 50.980 54.400
- Gà 25.430 27.380 29.700 31.900 37.000
+ Gà thịt 21.300 23.060 24.020 26.000 30.620
+ Gà đẻ 4.130 4.320 5.680 5.900 6.380
Nguồn: phòng Kinh Tế xã Kiên thành
Bên cạnh những thuận lợi về nuôi trồng trồng trọt thì chăn nuôi gà trên
địa bàn xã Kiên Thành có tốc độ tăng trưởng khá cao. Từ bảng 7 ta thấy, số
lượng đàn gà qua các năm tăng dần từ 25.430 con đến 37.000 con.Với mục
đích nuôi ở phần lớn các hộ nuôi theo hình thức CN là để lấy thịt bán ra thị
trường nên số lượng gà thịt luôn chiếm phần lớn tỷ lệ trong cơ cấu đàn gà.
Qua bảng số liệu ta thấy số lượng gà thịt ngày càng tăng, có tốc độ tăng cao
số lượng gà thịt luôn chiếm trên 80% trong tổng số đàn gà. Do phải mất 3
tháng đến 4 tháng nuôi, hơn một tháng so với nuôi gà thịt nên chi phí phí
người nuôi gà đẻ bỏ ra rất nhiều đặc biệt là chi phí thức ăn, khả năng quay
vòng vốn chậm hơn rủi ro cao hơn so với nuôi gà thịt, với lại việc nuôi gà đẻ
35
đòi hỏi phải có lò ấp để bảo quản trứng nên việc nuôi gà đẻ trên địa bàn phần
lớn là các hộ nuôi nhỏ lẽ để phục vụ gia đình là chính, và một số ít quy mô
lớn. Chính vì lý do đó nên số lượng gà đẻ chỉ chiếm dưới 10% trong tổng số
đàn gà.
Hiện nay trên địa bàn có 3 hình thức nuôi chủ yếu : hình thức nuôi truyền
thống, nuôi theo kiểu BCN và nuôi theo kiểu CN. Đối với hình thức nuôi
truyền thống, các hộ nuôi thường nuôi với số lượng ít, chủ yếu sử dụng giống
địa phương, nuôi theo kiểu tận dụng thức ăn thừa và mục đích là để lấy trứng
hoặc thịt để phục vụ cho gia đình mình. Đối với hình thức nuôi bán CN, đây
là hình thức kết hợp giữa nuôi theo kiểu truyền thống và nuôi CN. Người nuôi
mua giống gà từ cơ sở giống tại địa phương sau đó úm gà trong vòng từ 15 -
20 ngày rồi đưa ra thả vườn, do nuôi với số lượng lớn nên các hộ sẽ ví lưới ở
khu vực chăn thả để dễ dàng cho việc kiểm soát số lượng gà. Giống gà hiện
nay sử dụng phổ biến nuôi theo hình thức này là gà Ta lai đây là giống gà từ
Bình Định, thời gian nuôi giống gà này khoảng ba tháng là xuất bán với trọng
lượng bình quân 1,5kg/con. Hình thức nuôi cuối cùng là nuôi theo kiểu CN,
giống gà được nuôi chủ yếu là Ta Lai và một số ít người nuôi giống gà Minh
Dư. Hình thức này xuất hiện trên địa bàn cách đây hơn 6 năm, gà thịt nuôi
theo hình thức này được nhốt hoàn toàn ăn thức ăn công nghiệp nên gà rất
nhanh to, thời gian úm là 15 -20 ngày tuổi, sau đó thì người nuôi san ra các
lồng nuôi và nuôi khoảng 55 - 60 ngày tuổi là xuất bán với trọng lượng trung
bình 2,7 kg/con.
Về tình hình dịch bệnh: Trong những năm qua công tác phòng chống dịch
cũng đã được chú trọng triển khai, cho nên đến nay tình hình dịch bệnh đang
được khống chế, không có dịch bệnh nguy hiểm xảy ra và sự sinh trưởng,
phát triển đàn gà được ổn định trên địa bàn xã.
36
Để phát triển chăn nuôi gà thịt trong những năm tới chính quyền địa
phương nên chú trọng trong công tác tiêm phòng miễn phí vacxin cho đàn gà
trong địa bàn, tuyên truyền rộng rãi để người chăn nuôi hiểu biết và áp dụng
các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi, thường xuyên vệ sinh chuồng
trại, môi trường. Khuyến khích chăn nuôi theo quy hoạch tập trung trong các
gia trại, trang trại, hạn chế chăn nuôi nhỏ lẻ phân tán khó kiểm soát dịch
bệnh. Ngoài ra, xã còn thường xuyên hỗ trợ nguồn vốn cho vay chăn nuôi từ
các tổ chức tín dụng, quỹ tiết kiệm của Hội phụ nữ, của Hội nông
dân…Những chính sách trên đã tạo đà thúc đẩy chăn nuôi gà thịt, giúp bà con
yên tâm chăn nuôi và đạt được hiệu quả kinh tế cao.
4.3 Đặc điểm của nông hộ điều tra
4.3.1 Năng lực của hộ nuôi gà
Bảng 4.4: Một số đặc điểm của hộ nuôi gà
Đặc điểm của hộ Đơn vị tính CN BCN TT Tổng
BQC
Tổng số hộ điều tra Hộ 27 11 12 50
Tuổi Tuổi 41.1 45,2 45,3 43,87
Trình độ văn hoá Lớp 8,7 8,64 6,92 8,09
Tổng nhân khẩu BQ Người/hộ 3,71 4,55 4.17 4,15
Lao động LĐ/hộ 2.33 2,82 2.42 2.52
Số năm kinh nghiệm nuôi gà Năm 2.41 2,91 3.42 2,91
Nguồn: số liệu điều tra hộ nuôi gà năm 2019
Nhân khẩu và lao động là nhân tố nguồn lực quan trọng và có ảnh
hưởng lớn đến kết quả và hiệu quả chăn nuôi gà của các nông hộ. Việc ra
quyết định sản xuất, chăn nuôi chủ yếu phụ thuộc vào chủ hộ.
Qua điều tra 50 hộ cho thấy, tuổi chủ hộ BQ là 43,87 tuổi và trình độ văn
hoá BQ 8,09. Độ tuổi cũng như trình độ văn hoá BQ của các hộ điều giữa hai
37
hình thức có sự chênh lệch không nhiều lắm. Hình thức nuôi CN có độ tuổi
41,1 tuổi với trình độ văn hoá là 8,7. Trong khi đó hình thức nuôi BCN có
tuổi đời trung bình là 45,2 tuổi và trình độ học vấn là 8,64 và hình thức
Truyền Thống có tuổi đời trung bình 45,3 tuổi và trình độ học vấn là 6,92Như
vậy cả hai nhóm người chăn nuôi này đều có tuổi đời tương đối cao và trình
độ học vấn thấp. Điều này đã gây ảnh huởng đến khả năng tiếp cận thông tin
kỹ thuật trong chăn nuôi. Tuy nhiên nhóm người chăn nuôi theo hướng CN có
tuổi đời trẻ và trình độ học vấn cao hơn, bởi vì chăn nuôi theo hình thức BCN
là một hình thức chăn nuôi khá mới mẽ đòi hỏi phải học hỏi và tham khảo
nhiều, thường xuyên tiếp cận thông tin khoa học và thị trường. Sự trẻ hóa về
độ tuổi của các hộ CN là một trong những nhân tố hình thành nên hành vi
chấp nhận rủi ro và có tính quyết đoán trong sản xuất, mạnh dạn đầu tư.
Trong khi đó các hộ nuôi theo hình thức BCNva Truyền Thống có tuổi đời
cao hơn, họ là những người từng trải, có kinh nghiệm có tư tưởng làm ăn chắc
chắn, sợ rủi ro. Đối với người chăn nuôi gà BCN thì số năm kinh nghiệm của
họ khá cao, trung bình là 2,91 năm trong khi số năm kinh nghiệm của người
nuôi gà CN trung bình chỉ 2.41 năm.
Bình quân chung nhân khẩu của các hộ điều tra là 4,15 người/hộ và trong
đó bình quân nhân khẩu hộ BCN là 4,55người cao hơn 0,84 so với hình thức
nuôi CN. Nhìn chung BQ nhân khẩu giữa các hộ điều tra không cao lắm, điều
này tạo thuận lợi cho việc nâng cao mức sống gia đình.
Số lao động gia đình trung bình là 2,33 lao động đối với hộ nuôi CN và
2,82 lao động đối với hộ nuôi BCN.số lao động tham gia vào việc chăn nuôi
gà của mỗi hộ chỉ khoảng 2 người. Ngoài ra đối với hoạt động chăn nuôi gà,
thời gian chăn nuôi không nhiều, việc sử dụng lao động không đòi hỏi kỹ
thuật cao, có thể tận dụng lao động ngoài giờ, lao động ngoài độ tuổi trong
gia đình tham gia.
38
Tuy lao động tham gia chăn nuôi gà của hộ ít nhưng 100% người nuôi gà
CN và BCN đều được tiếp cận kỹ thuật thông qua các buổi tập huấn kỹ thuật
do cán bộ khuyến nông, thú y của huyện và của các hãng thức ăn, hãng thuốc
thú y tổ chức đã thu hút sự tham gia đông đảo các hộ nuôi. Ngoài ra các
người nuôi còn tự tìm hiểu kỹ thuật nuôi qua bà con, bạn bè, hàng xóm, qua
sách báo và các phương tiện thông tin khác…
Ða số các hộ chăn nuôi gà đều theo qui mô vừa và nhỏ nên nguồn vốn
phải đầu tư ban đầu không quá lớn, các hộ gia đình đều sử dụng một phần
nguồn vốn sẵn có.
39
Bảng 4.4: Một số chỉ tiêu về tình hình nuôi gà của hộ điều tra
Chỉ tiêu
Vụ
nuôi
ĐVT
BCN,TT CN
Nhỏ
nhất
Lớn
nhất
Trung
Bình
Nhỏ
nhất
Lớn
nhất
Trung
bình
- Số vụ nuôi trong
năm
Vụ/năm 1 2 1.78 1 2 1.85
- Thời gian nuôi BQ
Vụ 1
Ngày/vụ
85 120 103 90 110 98.9
Vụ 2 85 120 105 90 110 101.3
- Số lượng nuôi
trung bình mỗi
vụ
Vụ 1
Con/vụ
30 210 95 50 4000 720
Vụ 2
30 210 72 50 4000 790
- Tỷ lệ hao hụt khi
nuôi
Vụ 1
%/vụ
5 10 8.5 8 10 9.9
Vụ 2 5 10 8.2 8 10 9.8
- Trọng lượng BQ
Vụ 1
Kg/con
2,5 3,5 2,8 2,5 3,5 2,8
Vụ 2 2,6 3,3 2,9 2,5 3,5 2,9
Nguồn: số liệu điều tra hộ nuôi gà, năm 2019
Qua điều tra cho thấy, các vụ nuôi trong năm có sự khác biệt giữa mùa
mưa và mùa khô, điều đó dẫn tới kết quả cũng như mức đầu tư khác nhau
trong các vụ nuôi của hai mùa. Mùa khô thường kéo dài từ tháng 1 đến tháng
8, thời điểm này thường ít mưa và thời tiết ấm áp. Mùa mưa kéo dài từ tháng
9 đến tháng 12, thời điểm này thời tiết thường mưa nhiều và lạnh. Để so sánh
được điều này tôi đã tiến hành điều tra tình hình chăn nuôi gà của 50 hộ trong
hai vụ. Vụ 1 đại diện cho mùa khô và vụ 2 đại diện cho mùa mưa.
Đối với hình thức nuôi BCN,TT các hộ không sử dụng hoàn toàn lượng
thức ăn công nghiệp mà thường kết hợp cho ăn giữa một lượng thức ăn công
nghiệp và lượng thức ăn tự có của gia đình như lúa, ngô ,hơn nữa do quá trình
40
vận động, đi lại của gà để làm chắc thịt sẽ làm tiếu tốn nhiều năng lượng do
đó nuôi gà theo hình thức này gà thường chậm to. Điều đó cũng chính là lý do
làm cho thời gian nuôi gà BCN,TT thường dài, trung bình là 103 ngày vào vụ
1 và 105 ngày vào vụ 2. Thời gian nuôi kéo dài gần 3,4 tháng cộng với một
tháng nghỉ để vệ sinh chuồng trại nên số vụ nuôi trong năm BQ là 1,78 vụ,
cao nhất 2 vụ và thấp nhất 1 vụ.
Thời gian nuôi gà CN BQ mỗi vụ là 98,9 ngày vào vụ 1 và 101,3 ngày
vào vụ 2. Sự chênh lệch thời gian nuôi giữa hai vụ không lớn lắm, vào vụ 2
đây là vụ nuôi để bán Tết với giá bán 1kg gà cao hơn so với các vụ khác nên
các hộ thường nuôi với thời gian dài hơn để tăng trọng lượng cũng nhu làm
tăng thêm doanh thu cho hộ. Do thời gian nuôi ngắn nên mỗi năm hộ nuôi cao
nhất là 2 vụ và thấp nhất là 4 vụ, trung bình 1.85 vụ.
Trong vụ 1, hộ nuôi gà CN nuôi BQ 720 con, hộ nuôi nhiều nhất là
4000 con và ít nhất là 50 con. Còn với vụ 2 các hộ nuôi với số lượng nhiều
hơn, trung bình là 790 con, hộ nuôi nhiều nhất là 4000 con và ít nhất là 500
con. Có sự khác nhau này là do vào vụ 1 thời tiết nóng không thể nuôi với
mật độ cao vì sẽ gây ngột cho gà, gà dễ mắc bệnh, dễ ngất xỉu hàng loạt. Vào
vụ 2 thời tiết lạnh có thể nuôi ở mật độ cao để giữ ấm cho gà, đồng thời đây
cũng là thời điểm gần dịp lễ, tết nhu cầu tiêu thụ nhiều hơn do vậy người nuôi
sẽ bán được giá hơn, cũng như bán được với số lượng lớn hơn.
Ngược lại những lý do trên hộ nuôi BCN,TT nuôi với số lượng ít hơn
vào mùa mưa, trung bình là 95 con vào vụ 1 và 72 con vào vụ 2.vì các
hojBCN,TT nuôi chủ yếu để sử dụng .Với hộ nuôi gà BCN,TT do hình thức
nuôi này không để kinh doanh nên người nuôi thường nuôi với số lượng ít
hơn so với hộ nuôi CN.
Đối với hộ nuôi BCN,TT tỷ lệ hao hụt giữa hai vụ không có sự khác
biệt quá lớn, vụ 1 là 8,5 % và vụ 2 là 8,2 %, tỷ lệ hao hụt chủ yếu là do bị các
41
loại vật khác ăn, chỉ một số ít là do bị bệnh và chết trong thời gian úm. Tuy
các hộ nuôi theo hình thức BCN,TT gà thường ít mắc bệnh do muôi ít đễ
kiểm soát có sức đề kháng tốt dễ chăm và phòng bệnh truyền nhiễm từ các
loài vật khác như chim, trâu, bò mang lại nên tỷ lệ hao hụt thường ít hơn các
hộ nuôi CN. Tỷ lệ hao hụt các hộ nuôi CN tỷ lệ hao hụt thấp hơn với vụ 1 là
9,8 % , vụ 2 là 9,9 %. Tuy nhiên, lại có sự xâp xỉ về tỷ lệ hao hụt giữa hai vụ,
thứ nhất là do sức đề kháng của gà CN kém hơn và thường bị chết do thời tiết
lạnh, nhất là giai đoạn úm nếu không chú theo dõi nhiệt độ trong chuồng để
nhiệt độ xuống thấp thì gà con sẽ bị chết lạnh. Nguyên nhân thứ hai là do vào
vụ 2 thời tiết mưa lạnh ẩm ướt, là điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn phát
triển và gây bệnh cho gà nên nếu các hộ không vệ sinh chuồng trại kĩ cũng
như chú trọng trong công tác tiêm phòng thì tỷ lệ gà mắc bệnh chết rất nhiều.
Trọng luợng trung bình của gà CN khi xuất chuồng là 2,8 kg/con vào
vụ 1 và 2,8 kg/con vào vụ 2. Trong đó, thấp nhất là 2,5 kg/con và cao nhất là
3,5 kg/con, Do vào vụ 2 thời tiết lạnh gà thường ăn nhiều, hơn nữa vào vụ 2
các hộ nuôi thường kéo dài thời gian nuôi tăng trọng lượng để bán vào dịp lễ
tết nên gà thường to hơn vụ 1. Gà BCN tuy nuôi với thời gian dài hơn nhưng
vào vụ 2 trọng lượng trung bình là 2.9 kg/con còn vụ chỉ là 2,8 kg/con.
42
4.3.2 Tình hình sử dụng đất của các hộ điều tra
Bảng 4.5: Tình hình sử dụng đất đai của các hộ điều tra
Chỉ tiêu
CN BCN,TT
Giá trị
(m2
)
Tỷ lệ
(%)
Giá trị
(m2
)
Tỷ lệ
(%)
Tổng diện tích đất sử dụng
BQ/hộ
29.673,07 100,00 30.652,17 100,00
- Diện tích chăn nuôi gà BQ/hộ 259,26 0,87 106,08 0,35
- Diện tích khác BQ/hộ 29.41381 99,13 30546,09 99,65
Nguồn: số liệu điều tra hộ nuôi gt năm 2019
Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt, chủ yếu trong hoạt động sản xuất
nông nghiệp, không có đất đai, hoạt động sản xuất nông nghiệp khó có thể
tiến hành được. Với một diện tích đất cố định mỗi hộ gia đình nên bố trí sử
dụng như thế nào cho hợp lý theo từng mục đích sản xuất của mình.
Qua bảng số liệu điều tra ta thấy, đối với hộ nuôi CN tổng diện tích đất
sử dụng BQ/hộ là 29.673m2
, tổng diện tích đất sử dụng BQ/hộ của các hộ
nuôi BCN ,TT là 30.652m2
. Trong tổng diện tích của các hộ nuôi CN điều tra
thì mỗi hộ dành BQ 259,26m2
để nuôi gà và hộ BCN ,TT là 106,08 m2
. Đối
với các hộ nuôi CN nuôi với số lượng lớn nên diện tích đất nuôi gà là để xây
dựng chuồng trại lớn , qua điều tra cho thấy mỗi hộ thường có từ 1-2 chuồng
nuôi, mỗi chuồng nuôi từ 50-100 m2
. Còn đối với hình thức nuôi BCN,TT
ngoài phần diện tích để xây dựng chuồng trại nhỏ. Vì vậy tỷ lệ diện tích cho
nuôi gà trong tổng diện tích đất sử dụng của hộ CN cao hơn hộ nuôi BCN
,TT, với hộ nuôi BCN ,TT thì diện tích nuôi gà chiếm 0,35% tổng diện tích,
với hộ nuôi CN thì chỉ chiếm 0,87% tổng diện tích đất.
Ngoài việc chăn nuôi gà, hầu hết các hộ điều tra đều chăn nuôi các loại
gia súc, gia cầm khác và trồng các loại cây, ngoài ra một phần diện tích hộ
còn sử dụng để xây dựng nhà cửa nên phần diện tích khác trong tổng diện tích
Đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà trên địa bàn xã Kiên Thành, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái.pdf
Đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà trên địa bàn xã Kiên Thành, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái.pdf
Đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà trên địa bàn xã Kiên Thành, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái.pdf
Đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà trên địa bàn xã Kiên Thành, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái.pdf
Đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà trên địa bàn xã Kiên Thành, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái.pdf
Đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà trên địa bàn xã Kiên Thành, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái.pdf
Đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà trên địa bàn xã Kiên Thành, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái.pdf
Đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà trên địa bàn xã Kiên Thành, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái.pdf
Đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà trên địa bàn xã Kiên Thành, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái.pdf
Đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà trên địa bàn xã Kiên Thành, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái.pdf
Đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà trên địa bàn xã Kiên Thành, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái.pdf
Đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà trên địa bàn xã Kiên Thành, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái.pdf
Đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà trên địa bàn xã Kiên Thành, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái.pdf
Đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà trên địa bàn xã Kiên Thành, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái.pdf
Đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà trên địa bàn xã Kiên Thành, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái.pdf
Đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà trên địa bàn xã Kiên Thành, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái.pdf
Đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà trên địa bàn xã Kiên Thành, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái.pdf
Đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà trên địa bàn xã Kiên Thành, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái.pdf
Đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà trên địa bàn xã Kiên Thành, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái.pdf
Đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà trên địa bàn xã Kiên Thành, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái.pdf
Đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà trên địa bàn xã Kiên Thành, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái.pdf
Đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà trên địa bàn xã Kiên Thành, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái.pdf
Đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà trên địa bàn xã Kiên Thành, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái.pdf
Đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà trên địa bàn xã Kiên Thành, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái.pdf
Đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà trên địa bàn xã Kiên Thành, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái.pdf
Đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà trên địa bàn xã Kiên Thành, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái.pdf
Đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà trên địa bàn xã Kiên Thành, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái.pdf
Đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà trên địa bàn xã Kiên Thành, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái.pdf
Đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà trên địa bàn xã Kiên Thành, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái.pdf
Đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà trên địa bàn xã Kiên Thành, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái.pdf
Đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà trên địa bàn xã Kiên Thành, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái.pdf
Đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà trên địa bàn xã Kiên Thành, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái.pdf
Đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà trên địa bàn xã Kiên Thành, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái.pdf
Đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà trên địa bàn xã Kiên Thành, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái.pdf
Đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà trên địa bàn xã Kiên Thành, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái.pdf

More Related Content

Similar to Đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà trên địa bàn xã Kiên Thành, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái.pdf

đáNh giá hiệu quả kinh tế của trang trại vịt nông lâm tại huyện việt yên, tỉn...
đáNh giá hiệu quả kinh tế của trang trại vịt nông lâm tại huyện việt yên, tỉn...đáNh giá hiệu quả kinh tế của trang trại vịt nông lâm tại huyện việt yên, tỉn...
đáNh giá hiệu quả kinh tế của trang trại vịt nông lâm tại huyện việt yên, tỉn...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận nông lâm kết hợp.
Khóa luận nông lâm kết hợp.Khóa luận nông lâm kết hợp.
Khóa luận nông lâm kết hợp.ssuser499fca
 
Tìm hiểu mô hình tổ chức và hoạt động sản xuất kinh doanh tại trang trại chăn...
Tìm hiểu mô hình tổ chức và hoạt động sản xuất kinh doanh tại trang trại chăn...Tìm hiểu mô hình tổ chức và hoạt động sản xuất kinh doanh tại trang trại chăn...
Tìm hiểu mô hình tổ chức và hoạt động sản xuất kinh doanh tại trang trại chăn...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh trên đàn lợn nái ...
Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh trên đàn lợn nái ...Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh trên đàn lợn nái ...
Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh trên đàn lợn nái ...Man_Ebook
 
Luận văn: Đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp phát triển rừng trồng ...
Luận văn: Đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp phát triển rừng trồng ...Luận văn: Đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp phát triển rừng trồng ...
Luận văn: Đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp phát triển rừng trồng ...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
ứNg dụng phần mềm microstation v8i vàg cadas thành lập bản đồ địa chính, mảnh...
ứNg dụng phần mềm microstation v8i vàg cadas thành lập bản đồ địa chính, mảnh...ứNg dụng phần mềm microstation v8i vàg cadas thành lập bản đồ địa chính, mảnh...
ứNg dụng phần mềm microstation v8i vàg cadas thành lập bản đồ địa chính, mảnh...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
ứNg dụng phần mềm microstation v8i và g cadas thành lập bản đồ địa chính, mản...
ứNg dụng phần mềm microstation v8i và g cadas thành lập bản đồ địa chính, mản...ứNg dụng phần mềm microstation v8i và g cadas thành lập bản đồ địa chính, mản...
ứNg dụng phần mềm microstation v8i và g cadas thành lập bản đồ địa chính, mản...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần tư vấn kiến trúc...
Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần tư vấn kiến trúc...Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần tư vấn kiến trúc...
Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần tư vấn kiến trúc...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần tư vấn kiến trúc...
Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần tư vấn kiến trúc...Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần tư vấn kiến trúc...
Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần tư vấn kiến trúc...NOT
 

Similar to Đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà trên địa bàn xã Kiên Thành, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái.pdf (20)

Phát triển kinh tế trang trại Trên địa bàn tỉnh bắc ninh.doc
Phát triển kinh tế trang trại Trên địa bàn tỉnh bắc ninh.docPhát triển kinh tế trang trại Trên địa bàn tỉnh bắc ninh.doc
Phát triển kinh tế trang trại Trên địa bàn tỉnh bắc ninh.doc
 
đáNh giá hiệu quả kinh tế của trang trại vịt nông lâm tại huyện việt yên, tỉn...
đáNh giá hiệu quả kinh tế của trang trại vịt nông lâm tại huyện việt yên, tỉn...đáNh giá hiệu quả kinh tế của trang trại vịt nông lâm tại huyện việt yên, tỉn...
đáNh giá hiệu quả kinh tế của trang trại vịt nông lâm tại huyện việt yên, tỉn...
 
Chính sách tái cơ cấu ngành nông nghiệp huyện Krông Búk, 9đ
Chính sách tái cơ cấu ngành nông nghiệp huyện Krông Búk, 9đChính sách tái cơ cấu ngành nông nghiệp huyện Krông Búk, 9đ
Chính sách tái cơ cấu ngành nông nghiệp huyện Krông Búk, 9đ
 
Bài mẫu Luận văn thạc sĩ ngành Nông lâm, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Luận văn thạc sĩ ngành Nông lâm, 9 ĐIỂMBài mẫu Luận văn thạc sĩ ngành Nông lâm, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Luận văn thạc sĩ ngành Nông lâm, 9 ĐIỂM
 
Khóa luận nông lâm kết hợp.
Khóa luận nông lâm kết hợp.Khóa luận nông lâm kết hợp.
Khóa luận nông lâm kết hợp.
 
Tìm hiểu mô hình tổ chức và hoạt động sản xuất kinh doanh tại trang trại chăn...
Tìm hiểu mô hình tổ chức và hoạt động sản xuất kinh doanh tại trang trại chăn...Tìm hiểu mô hình tổ chức và hoạt động sản xuất kinh doanh tại trang trại chăn...
Tìm hiểu mô hình tổ chức và hoạt động sản xuất kinh doanh tại trang trại chăn...
 
Luận án: Hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà ở tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận án: Hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà ở tỉnh Thừa Thiên HuếLuận án: Hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà ở tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận án: Hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà ở tỉnh Thừa Thiên Huế
 
Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh trên đàn lợn nái ...
Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh trên đàn lợn nái ...Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh trên đàn lợn nái ...
Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh trên đàn lợn nái ...
 
Khóa luận: Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, HAY
Khóa luận: Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, HAYKhóa luận: Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, HAY
Khóa luận: Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, HAY
 
Tìm hiểu về mô hình tổ chức sản xuất kinh doanh của nông trại trồng ớt chuông...
Tìm hiểu về mô hình tổ chức sản xuất kinh doanh của nông trại trồng ớt chuông...Tìm hiểu về mô hình tổ chức sản xuất kinh doanh của nông trại trồng ớt chuông...
Tìm hiểu về mô hình tổ chức sản xuất kinh doanh của nông trại trồng ớt chuông...
 
Luận án: Biện pháp kỹ thuật đối với giống bưởi Diễn tại Thái Nguyên
Luận án: Biện pháp kỹ thuật đối với giống bưởi Diễn tại Thái NguyênLuận án: Biện pháp kỹ thuật đối với giống bưởi Diễn tại Thái Nguyên
Luận án: Biện pháp kỹ thuật đối với giống bưởi Diễn tại Thái Nguyên
 
Luận văn: Đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp phát triển rừng trồng ...
Luận văn: Đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp phát triển rừng trồng ...Luận văn: Đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp phát triển rừng trồng ...
Luận văn: Đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp phát triển rừng trồng ...
 
Luận án: Phát triển cam theo hướng hàng hóa tỉnh Tuyên Quang
Luận án: Phát triển cam theo hướng hàng hóa tỉnh Tuyên QuangLuận án: Phát triển cam theo hướng hàng hóa tỉnh Tuyên Quang
Luận án: Phát triển cam theo hướng hàng hóa tỉnh Tuyên Quang
 
Luận Văn Kiểm Soát Chi Thường Xuyên Ngân Sách Nhà Nước Tại Kho Bạc Nhà Nước
Luận Văn Kiểm Soát Chi Thường Xuyên Ngân Sách Nhà Nước Tại Kho Bạc Nhà NướcLuận Văn Kiểm Soát Chi Thường Xuyên Ngân Sách Nhà Nước Tại Kho Bạc Nhà Nước
Luận Văn Kiểm Soát Chi Thường Xuyên Ngân Sách Nhà Nước Tại Kho Bạc Nhà Nước
 
ứNg dụng phần mềm microstation v8i vàg cadas thành lập bản đồ địa chính, mảnh...
ứNg dụng phần mềm microstation v8i vàg cadas thành lập bản đồ địa chính, mảnh...ứNg dụng phần mềm microstation v8i vàg cadas thành lập bản đồ địa chính, mảnh...
ứNg dụng phần mềm microstation v8i vàg cadas thành lập bản đồ địa chính, mảnh...
 
ứNg dụng phần mềm microstation v8i và g cadas thành lập bản đồ địa chính, mản...
ứNg dụng phần mềm microstation v8i và g cadas thành lập bản đồ địa chính, mản...ứNg dụng phần mềm microstation v8i và g cadas thành lập bản đồ địa chính, mản...
ứNg dụng phần mềm microstation v8i và g cadas thành lập bản đồ địa chính, mản...
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần tư vấn kiến trúc...
Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần tư vấn kiến trúc...Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần tư vấn kiến trúc...
Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần tư vấn kiến trúc...
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần tư vấn kiến trúc...
Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần tư vấn kiến trúc...Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần tư vấn kiến trúc...
Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần tư vấn kiến trúc...
 
Đề tài giải pháp nâng cao lợi nhuận công ty kiến trúc, HAY, ĐIỂM CAO
Đề tài  giải pháp nâng cao lợi nhuận công ty kiến trúc, HAY, ĐIỂM CAOĐề tài  giải pháp nâng cao lợi nhuận công ty kiến trúc, HAY, ĐIỂM CAO
Đề tài giải pháp nâng cao lợi nhuận công ty kiến trúc, HAY, ĐIỂM CAO
 
Luận án: Hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân Việt Nam, HAY
Luận án: Hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân Việt Nam, HAYLuận án: Hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân Việt Nam, HAY
Luận án: Hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân Việt Nam, HAY
 

More from TÀI LIỆU NGÀNH MAY

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docx
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docxTình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docx
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docxTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...
Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...
Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...
Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...
Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdfKhóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdfTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdf
Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdfPháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdf
Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdfTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdf
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdfHôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdf
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdfTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdfBảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdfTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 

More from TÀI LIỆU NGÀNH MAY (20)

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...
 
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...
 
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...
 
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
 
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...
 
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...
 
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...
 
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...
 
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...
 
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docx
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docxTình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docx
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docx
 
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...
 
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...
 
Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...
Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...
Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...
 
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...
Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...
Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdfKhóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdf
 
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...
 
Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdf
Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdfPháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdf
Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdf
 
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdf
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdfHôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdf
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdf
 
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdfBảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
 

Recently uploaded

ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Học viện Kstudy
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHThaoPhuong154017
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 

Recently uploaded (20)

ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 

Đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà trên địa bàn xã Kiên Thành, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái.pdf

  • 1. §¹I HäC TH¸I NGUY£N TR¦êNG §¹I HäC N¤NG L¢M ---------  -------- hOµNG TiẾN LUẬN Tªn ®Ò tµi: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CHĂN NUÔI GÀ TRÊN ĐỊA BÀN Xà KIÊN THÀNH HUYỆN TRẤN YÊN TỈNH YÊN BÁI kho¸ luËn tèt nghiÖp ®¹i häc Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Kinh tế nông nghiệp Khoa : Kinh tế & PTNT Khóa học : 2014 - 2018 Th¸i Nguyªn - 2019
  • 2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ---------  -------- HOÀNG TIẾN LUẬN Tên đề tài: “ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CHĂN NUÔI GÀ TRÊN ĐỊA BÀN XÃ KIÊN THÀNH HUYỆN TRẤN YÊN TỈNH YÊN BÁI” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo :Chính quy Định hướng đề tài :Hướng nghiên cứu Chuyên ngành :Kinh tế nông nghiệp Khoa :Kinh tế & PTNT Khóa học :2014 - 2018 Giảng viên hướng dẫn :PGS.TS. Đinh Ngọc Lan Thái Nguyên – năm 2019
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan: Khoá luận này là công trình nghiên cứu thực sự của cá nhân, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Đinh Ngọc Lan. Các số liệu, những kết luận nghiên cứu được trình bày trong khoá luận này trung thực và chưa từng được công bố dưới bất cứ hình thức nào. Em xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình. Sinh viên Hoàng Tiến Luận
  • 4. LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập lý thuyết tại trường và thời gian thực tập tốt nghiệp tại cơ sở, nhờ sự nỗ lực của bản thân và sự giúp đỡ của thầy cô, bạn bè, tôi đã hoàn thành bản khóa luận tốt nghiệp này. Được sự đồng ý của ban Giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, đặc biệt là sự giúp đỡ tận tình của cô giáo PGS.TS Đinh Ngọc Lan, tôi tiến hành nghiên cứu chuyên đề “Đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà trên địa bàn xã Kiên Thành, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái” Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Kinh Tế & Phát triển nông thôn, cùng tất cả các thầy - cô giáo đã tận tình dìu dắt tôi trong suốt thời gian học tập tại trường. Đặc biệt, tôi xin cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình của cô giáo hướng dẫn PGS.TS Đinh Ngọc Lan đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn để tôi hoàn thành bản khóa luận tốt nghiệp. Đồng thời, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới ban lãnh đạo, cán bộ UBND xã Kiên Thành, huyện Trấn Yên tỉnh Yên Bái đã nhiệt tình và tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong việc thu thập số liệu phục vụ cho bản khóa luận này. Do còn thiếu kinh nghiệm nên mặc dù đó cố gắng hết sức nhưng không tránh khái những thiếu sót. Vì vậy tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo cùng toàn thể các bạn sinh viên để đề tài được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn ! Thái Nguyên, tháng 06 năm 2019 Sinh viên Hoàng Tiến Luận
  • 5. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ----- ----- CN Công nghiệp BCN Bán công nghiệp TT Truyền thống FAO Tổ chức Nông Lương Liên hiệp quốc ĐB Đồng bằng TD & MNPB Trung du và miền núi phía Bắc BTB & DHMT Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung GO Tổng giá trị sản xuất MI Thu nhập hỗn hợp C Chi phí sản xuất TT Chi phí sản xuất trực tiếp TC Chi phí tự có TSCĐ Tài sản cố định NB Lợi nhuận kinh tế ròng BQ Bình quân KH Kế hoạch TTCN Tiểu thủ công nghiệp ĐVT Đơn vị tính
  • 6. MỤC LỤC Trang PHẦN 1:MỞ ĐẦU........................................................................................... 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài ......................................................................... 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................... 3 1.3 Ý nghĩa của đề tài.....................................................................................4 1.4.Bố cục của khóa luận. ............................................................................. 4 PHẦN 2:TỔNG QUAN TÀI LIỆU.................................................................5 2.1 Cơ sở lý luận ........................................................................................... 5 2.1.1 Những lý luận chung về hiệu quả kinh tế ............................................ 5 2.1.1.1 Khái niệm và ý nghĩa của hiệu quả kinh tế....................................... 5 2.1.1.2 Phương pháp xác định và bản chất hiệu quả kinh tế......................... 7 2.1.2 Các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến hiệu quả chăn nuôi gà.................... 8 2.2 Cơ sở thực tiễn ......................................................................................11 2.2.1 Tình hình chăn nuôi gà ở Việt Nam...................................................11 2.2.2 Thực trạng giết mổ và chế biến gà ở Việt Nam.................................15 2.2.3 Tồn tại và thách thức trong chăn nuôi gà ở Việt Nam.......................17 PHẦN 3:ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................................................................................................19 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................19 3.2 Nội dung nghiên cứu.............................................................................19 3.3 Phương pháp nghiên cứu.......................................................................19 3.4 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu..........................................................21 PHẦN 4:KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................24 4.1 Tình hình cơ bản của xã Kiên Thành....................................................24 4.1.1. Đặc điểm tự nhiên.............................................................................24 4.1.1.1 Vị trí địa lý và địa hình ...................................................................24
  • 7. 4.1.1.2 khí hậu, thủy văn.............................................................................24 4.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội .....................................................................25 4.1.2.1 Tình hình phát triển kinh tế.............................................................25 4.1.2.2 Tình hình dân số và lao động của xã Kiên Thành ..........................29 4.1.2.3 Tình hình sử dụng đất của xã Kiên Thành......................................31 4.1.2.4 Điều kiện cơ sở hạ tầng của xã Kiên Thành ..................................32 4.1.3 Đánh giá tình hình cơ bản của xã Kiên Thành...................................33 4.1.3.1 Thuận lợi .........................................................................................33 4.1.3.2 Khó khăn........................................................................................33 4.2 Tình hình chăn nuôi gà trên địa bàn xã Kiên Thành.............................34 4.3 Đặc điểm của nông hộ điều tra..............................................................36 4.3.1 Năng lực của hộ nuôi gà.....................................................................36 4.3.2 Tình hình sử dụng đất của các hộ điều tra .........................................42 4.3.3 Tình hình sử dụng nguồn vốn của hộ điều tra ...................................43 4.4 Tình hình đầu tư cho chăn nuôi gà của hộ............................................44 4.4.1 Tình hình đầu tư cho chăn nuôi gà của hộ vào vụ 1 .........................44 4.4.2 Tình hình đầu tư cho chăn nuôi gà của hộ vào vụ 2 ..........................49 4.5 Kết quả và hiệu quả nuôi gà của các hộ điều tra...................................51 4.5.1 Kết quả và hiệu quả chăn nuôi gà theo phương thức chăn nuôi........51 4.5.2 Kết quả và hiệu quả chăn nuôi theo giống gà....................................55 4.5.2.1 Tình hình đầu tư cho chăn nuôi theo giống gà ...............................55 4.5.2.2 Kết quả chăn nuôi theo giống gà.....................................................59 4.6 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả nuôi gà ......61 4.6.1 Ảnh hưởng chi phí sản xuất trực tiếp đến kết quả và hiệu quả nuôi gà .....................................................................................................................61 4.6.2 Ảnh hưởng của kinh nghiệm chăn nuôi đến kết quả và hiệu quả nuôi gà.................................................................................................................62
  • 8. 4.7 Thị trường đầu vào và đầu ra của hoạt động chăn nuôi gà ở xã...........64 Kiên Thành..................................................................................................64 4.7.1 Thị trường đầu vào.............................................................................64 Bảng 4.14: Đánh giá của hộ nuôi gà về khả năng tiếp cận các đầu vào.....66 4.7.2 Thị trường đầu ra................................................................................67 4.8.Định hướng và giải pháp.......................................................................69 4.8.1 Định hướng phát triển ........................................................................69 4.8.2. Những giái pháp chủ yếu phát triển chăn nuôi gà ở xã Kiên Thành 70 PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................73 5.1. KẾT LUẬN..........................................................................................73 5.2. KIẾN NGHỊ .........................................................................................74 5.2.1.Đối với nhà nước................................................................................74 5.2.2.Đối với chính quyền địa phương........................................................75 5.2.3.Đối với nông hộ chăn nuôi.................................................................75 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................77
  • 9. DANH MỤC CÁC BẢNH BIỂU, SƠ ĐỒ Trang Bảng 2.1: Số lượng gà cả nước 2016-2017 ...................................................................... 12 Bảng 4.1: Tình hình dân số và lao động của xã Kiên Thành năm 2018................... 29 Bảng 4.2: Tình hình sử dụng xã Kiên Thành năm 2018............................................... 31 Bảng 4.3: Số lượng gà trong tổng đàn gia cầm giai đoạn 2014-2018....................... 34 Bảng 4.4: Một số đặc điểm của hộ nuôi gà....................................................................... 36 Bảng 4.4: Một số chỉ tiêu về tình hình nuôi gà của hộ điều tra................................... 39 Bảng 4.5: Tình hình sử dụng đất đai của các hộ điều tra.............................................. 42 Bảng 4.6: Tình hình sử dụng nguồn vốn của hộ điều tra.............................................. 43 Bảng 4.7: Chi phí sản xuất và cơ cấu chi phí sản xuất của hộ điều tra trong vụ 1. 48 Bảng 4.8: Chi phí sản xuất và cơ cấu chi phí sản xuất của hộ điều tra trong vụ 2. 49 Bảng 4.9 : Kết quả nuôi gà của các hộ được điều tra theo phương thức chăn nuôi52 Bảng 4.10: Cơ cấu chi phí sản xuất của hộ điều tra trong vụ 1 theo giống gà........ 55 Bảng 4.11: Cơ cấu chi phí sản xuất của hộ điều tra trong vụ 2 theo giống gà........ 58 Bảng 4.12: Kết quả nuôi gà của các hộ được điều tra theo giống gà......................... 60 Bảng 4.13: Ảnh hưởng của kinh nghiệm nuôi đến kết quả và hiệu quả nuôi gà.... 62 Bảng 4.14: Đánh giá của hộ nuôi gà về khả năng tiếp cận các đầu vào ................... 66 Sơ đồ 4.1: Kênh tiêu thụ sản phẩm gà ............................................................................... 69
  • 10. 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Từ sau Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 6 năm 1986, nông nghiệp đã được xác định là mặt trận kinh tế hàng đầu. Đảng và Chính phủ luôn quan tâm đến phát triển nông nghiệp và nông thôn, coi đây là một lĩnh vực có ý nghĩa chiến lược đối với sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Nhờ vậy, nông nghiệp và nông thôn Việt Nam đã có những bước tiến mạnh mẻ. Vươn lên chiếm thành phần chủ đạo trong cơ cấu nền kinh tế. Sản phẩm sản xuất mang lại từ nông nghiệp đối với sự phát triển kinh tế xã hội đó là lương thực, thực phẩm, nguyên liệu thiết yếu đảm bảo cung cấp an toàn lương thực, xoá đói giảm nghèo, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập thúc đẩy ngành công nghiệp chế biến, công nghiệp địa phương và dịch vụ phát triển tạo ra một sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý. Hiện nay, trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang diễn ra trên toàn cầu như hiên nay, tình trạng thiếu lương thực, thực phẩm trở thành những thách thức rất lớn khiến nhiều nước trên thế giới phải nhìn lại tầm quan trọng củ a phát triển nông nghiệp ở quốc gia mình. Ở nước ta, nông nghiệp đóng vai trò rất quan trọng, trong đó trồng trọt và chăn nuôi là hai bộ phận chủ yếu. Trong mấy năm gần đây cùng với trồng trọt, ngành chăn nuôi nước ta đã không ngừng phát triển và đạt được những kết quả đáng kể.Trong đó ngành chăn nuôi gia cầm đã góp phần vào sự phát triển của ngành chăn nuôi cả về số lượng và chất lượng sản phẩm. Ngành chăn nuôi gia cầm đã gắn bó với đời sống loài người từ rất sớm, hiện nay nó đã trở thành loại hình chăn nuôi phổ biến trong hộ gia đình Việt Nam. Ở Yên Bái chăn nuôi gia cầm là nghề chăn nuôi truyền thống, loại hình chăn nuôi phổ biến trong hộ gia đình nông thôn, sản phẩm gia cầm, đặc biệt
  • 11. 2 là thịt gà không chỉ là nguồn cung cấp thực phẩm có giá trị mà còn in đậm trong đời sống xã hội bởi một nền văn hóa ẩm thực với cả yếu tố tâm linh, nó được sử dụng nhiều trong những ngày giỗ, ngày tết và lễ hội. Với những lý do đó sản phẩm gia cầm luôn có vị trí trên thị trường tiêu thụ, đã góp phần thúc đẩy chăn nuôi Yên Bái phát triển như hiện nay, đã phần nào tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho người chăn nuôi. Hơn thế nữa, gà là vật nuôi dễ nuôi đem lại hiệu quả kinh tế cao so với các vật nuôi khác, chu kì sản xuất ngắn, chi phí thức ăn thấp, có thể tận dụng được thức ăn và lao động gia đình, tạo ra sản phẩm có giá trị dinh dưỡng cao. Chính vì thế chăn nuôi gà có vai trò không thể thiếu trong nền sản xuất nông nghiệp Việt Nam nói chung cũng như Yên Bái nói riêng. Kiên Thành - một xã thuộc huyện Trấn Yên tỉnh Yên Bái là một trong những vùng chăn nuôi gà điển hình của tỉnh. Trong những năm qua cùng với sự phát triển chung của Đất Nước trong thời kì hội nhập với nền kinh tế quốc tế, ngành chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi gà ở xã Kiên Thành đã có những bước phát triển mới, góp phần vào sự phát triển chung của Tỉnh nhà. Bên cạnh những đóng góp và những giá trị kinh tế mà chăn nuôi gà mang lại thì chăn nuôi gà thể hiện nhiều bất cập và những hạn chế. Tình trạng chăn nuôi vẫn còn mang tính nhỏ lẻ tự phát chưa chú trọng đầu tư vào để phát triển. Phong trào nuôi gà chủ yếu dựa vào kinh nghiệm và ít quan tâm đến kỹ thuật dẫn đến hiệu quả sản xuất thấp. Mặc dù đã có nhiều biện pháp chuyển đổi phương thức nhỏ lẻ sang chăn nuôi tập trung với quy mô lớn nhưng việc chuyển đổi vẫn còn rất chậm. Đến nay số lượng gia trại, trang trại chăn nuôi có quy mô lớn trên địa bàn xã rất hạn chế, nhiều hộ chăn nuôi nhỏ lẻ không tuân thủ các điều kiện về an toàn sinh học khiến công tác quản lý gặp nhiều khó khăn, nguy cơ xảy ra dịch bệnh rất cao. Bên cạnh đó sự biến đổi thất thường của thời tiết, giá cả đầu ra, đầu vào biến động thất thường, công tác
  • 12. 3 phòng trừ dịch bệnh hạn chế đã ảnh hưởng kết quả chăn nuôi, làm cho thu nhập của người dân cũng như việc chăn nuôi trên địa bàn xã có xu hướng ngày càng giảm xuống. Hơn thế nữa sự đa dạng về phương thức chăn nuôi, đa dạng vùng sinh thái và nhóm hộ cũng làm cho hiệu quả kinh tế có sự khác nhau. Vấn đề đặt ra ở đây là phải biết được mức đầu tư đó, với phương thức chăn nuôi đó hộ sẽ thu được lợi nhuận bao nhiêu và vùng nào nhóm hộ nuôi nào là có hiêu quả nhất và đưa ra những giải pháp thích hợp khắc phục nhằm tăng năng suất, hiệu quả cao cả về số lượng và chất lượng, làm cho chăn nuôi gà trên địa bàn xã phát triển một cách bền vững. Với những lý do cấp thiết đã nêu trên, liên hệ đến thực tiễn chăn nuôi gà trên địa bàn, nhằm mục đích đóng góp thêm các thông tin hữu ích về lý luận và thực tiễn trong lĩnh vực chăn nuôi gà, tôi đề xuất nghiên cứu “ Đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà trên địa bàn xã Kiên Thành, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái”. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu chung Trên cơ sở nghiên cứu tình hình chăn nuôi gà ở xã Kên Thành thời gian qua từ đó đề xuất các giải pháp nhằm phát triển chăn nuôi gà để nâng cao kết quả, hiệu quả ở xã Kiên Thành trong những năm tới góp phần nâng cao thu nhập cho người nông dân. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển chăn nuôi gia cầm, chăn nuôi gà ở nông hộ nói riêng. - Đánh giá kết quả, hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà thông qua hệ thống các chỉ tiêu trên địa bàn xã Kiên Thành trong thời gian qua. - Đề xuất một số giải pháp phù hợp, khả thi nhằm nâng cao hiệu quả nuôi gà trên địa bàn xã Kiên Thành trong thời gian tới.
  • 13. 4 1.3 Ý nghĩa của đề tài 1.3.1.Ý nghĩa đối với học tập và nghiên cứu khoa học Cung cố kiến thức từ cơ sở đến chuyên ngành dã học trong trường, ứng dụng kiến đó vào trông thưc tiễn . Rèn luyện kỹ năng thu thập thông tin và sủ lý số liệu ,viết báo cáo. Giup tìm hiểu thêm về tình hinh chăn nuôi gà trên địa bàn xã Kiên Thành, huyên Trấn Yên, tỉnh Yên Bái 1.3.2.Ý nghĩa với thưc tiễn Nhận thấy những gì đã làm được và chưa làm được khi đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả chăn nuôi, góp phần tăng thu nhập, nâng cao hiệu quả kinh tế nông hộ. Là tài liệu tham khảo cho các bạn sinh viên khóa sau có cùng hướng nghiên cứu. 1.4.Bố cục của khóa luận. Khoá luận bao gồm các phần và chương như sau: Phần 1 : Mở đầu Phần 2 : Cơ sở lý luận và thực tiễn. Phần 3 : Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu. Phần 4 : Kết quả nghiên cứu và thảo luận. Phần 5 : Một số giải pháp nhằm phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế chăn nuôi tại xã Kiên thành, huyên Trấn Yên, tỉnh Yên Bái. Kết luận.
  • 14. 5 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Cơ sở lý luận 2.1.1 Những lý luận chung về hiệu quả kinh tế 2.1.1.1 Khái niệm và ý nghĩa của hiệu quả kinh tế Bất kì một doanh nghiệp nào cũng hướng đến mục tiêu lợi nhuận.Và để làm được điều đó thì yêu cầu đặt ra cho doanh nghiệp là phải hoạt động có hiệu quả kinh tế. Hiệu quả kinh tế không chỉ mối quan tâm hàng đầu của các nhà sản xuất, doanh nghiệp mà là mối quan tâm hàng đầu của toàn xã hội. Theo GS Ngô Đình Giao: “Hiệu quả kinh tế là tiêu chuẩn của mọi sự lựa chọn kinh tế của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý nhà nước.” Theo quan điểm của Farrell(1957): “Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế mà trong đó sản xuất phải đạt cả hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ ( hay giá)”. Hiệu quả kỹ thuật: Là lượng sản phẩm có thể đạt được trên một đơn vị chi phí đầu vào. Hiệu quả kỹ thuật được áp dụng phổ biến trong kinh tế vi mô hay nguồn lực sử dụng vào sản xuất trong điều kiện về kỹ thuật hay công nghệ áp dụng xem xét tình hình sử dụng nguồn lực cụ thể. Hiệu quả này thường được phản ánh trong mối quan hệ với hàm sản xuất. Nó chỉ ra rằng một đơn vị nguồn lực dùng vào sản xuất thì đem lại bao nhiêu bao nhiêu đơn vị sản phẩm. Hiệu quả kỹ thuật của việc sử dụng các nguồn lực được thể hiện thông qua mối quan hệ giữa đầu ra và đầu vào, giữa các sản phẩm khi nông dân ra quyết định sản xuất. Hiệu quả phân bổ: là chỉ tiêu hiệu quả trong đó các yếu tố về giá sản phẩm và giá đầu vào được tính để phản ánh giá trị sản phẩm thu thêm trên một đồng chi phí về đầu vào hay nguồn lực.Thực chất hiệu quả phân bổ là
  • 15. 6 hiệu quả kỹ thuật có tính đến các yếu tố về giá, các yếu tố đầu ra đầu vào hay nói cách khác khi nắm được các yếu tố đầu vào người ta sẽ sử dụng các yếu tố đầu vào theo một tỷ lệ nhất định để đạt được lợi nhuận tối đa. Việc xác định hiệu quả này giống như xác định các điều kiện về lý thuyết biên để tối đa hóa lợi nhuận. Điều đó có nghĩa rằng giá trị biên của sản phẩm phải bằng giá trị biên của các nguồn lực sử dụng vào sản xuất. Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế mà trong đó sản xuất phải đạt được hiệu quả phân bổ và hiệu quả kỹ thuật. Điều này có nghĩa là cả hai yếu tố hiện vật và giá trị điều được tính đến khi xem xét việc sử dụng nguồn lực trong sản xuất nông nghiệp. Nếu sản xuất chỉ đạt hiệu quả kỹ thuật hoặc hiệu quả phân bổ thì mới là điều cần chứ chưa phải là điều kiện đủ đạt hiệu quả kinh tế. Như vậy ta có thể thấy được hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế, biểu hiện tập trung của sự phát triển theo chiều sâu, phản ánh trình độ khai thác các nguồn lực và trình độ chi phí các nguồn lực đó trong quá trình tái sản xuất nhằm thực hiện mục tiêu sản xuất kinh doanh. Ý nghĩa hiệu quả kinh tế: - Giúp người sản xuất thấy rõ kết quả đầu tư của mình, việc đầu tư các chi phí đầu vào sẽ được so sánh kết quả thu được.Từ đó giúp người sản xuất thấy được hiệu quả hoạt động đầu tư để có quyết định tiếp tục hay không đầu tư . - Giúp cho nhà nghiên cứu thấy được những kết quả đạt được cũng như các nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế từ đó đưa ra các biện pháp giải quyết khó khăn và nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp.
  • 16. 7 2.1.1.2 Phương pháp xác định và bản chất hiệu quả kinh tế - Phương pháp xác định Phương pháp 1: hiệu quả kinh tế được xác định bằng tỷ số giữa kết quả thu được với chi phí bỏ ra, nghĩa là một đơn vị hi phí bỏ ra thu được bao nhiêu đơn vị sản phẩm. H= Trong đó: H: hiệu quả kinh tế Q: khối lượng sản phẩm thu được C: chi phí bỏ ra Phương pháp 2: hiệu quả kinh tế được xác định bằng cách so sánh phần tăng thêm của kết quả thu được và phần tăng thêm của chi phí bỏ ra. H= Trong đó: ∆Q: khối lượng sản phẩm tăng thêm ∆C: chi phí tăng thêm - Bản chất xác định hiệu quả kinh tế: Là nâng cao năng suất lao động xã hội và tiết kiệm lao động xã hội. Đây là hai mặt có quan hệ mật thiết với nhau của Gần một thế kỷ qua ngành chăn nuôi gia cầm được cả giới quan tâm và phát triển mạnh cả về số lượng và chất lượng. Chăn nuôi gia cầm chiếm một vị trí quan trọng trong chương trình cung cấp protein động vật cho con người. Gia cầm chiếm 20-25 % trong tổng sản phẩm thịt, ở các nước phát triển thịt gà chiếm tới 30% hoặc hơn nữa [6]. Chăn vấn đề hiệu quả kinh tế, gắn liền với hai quy luật tương ứng của nền sản xuất xã hội là quy luật năng suất lao động và tiết kiệm thời gian. Yêu
  • 17. 8 cầu của việc nâng cao hiệu quả kinh tế là đạt được kết quả tối đa với chi phí nhất định và ngược lại, đạt kết quả nhất định với chi phí tối thiểu. 2.1.2 Các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến hiệu quả chăn nuôi gà * Nhóm các yếu tố khách quan: Đặc điểm nổi bật trong sản xuất nông nghiệp là đối tượng sản xuất chủ yếu là các cơ thể sống, vì thế chăn nuôi gà chịu ảnh hưởng rất lớn của các điều kiện tự nhiên. Cũng như con người, cây trồng, các sinh vật khác, vật nuôi chịu nhiều ảnh hưởng, tác động từ phía môi trường ngoài. Các yếu tố khí tượng thuỷ văn như: độ ẩm không khí, nhiệt độ, tốc độ gió, hướng gió, lượng bốc hơi nước, lượng mưa, số ngày mưa trong tháng, trong năm… đều ít nhiều ảnh hưởng đến sức khoẻ vật nuôi, nhất là vật nuôi quy mô nhỏ với các chuồng nuôi đơn giản. Nếu nhiệt độ quá cao gà sẽ uống nước nhiều, ăn ít gà có thể giảm trọng lượng. Nếu nhiệt độ quá thấp gà huy động nhiệt năng thức ăn để chống rét, dẫn đến chi phí thức ăn cao. Do đó cần có biện pháp để chống nóng, chống rét cho gà để tạo điều kiện thuận lợi cho gà phát triển. - Thị trường : Bất cứ hoạt động sản xuất và tiêu thụ hàng hóa dịch vụ nào cũng chịu sự tác động qua lại của cung cầu trên trị trường. Muốn được thị trường chấp nhận cũng như tồn tại và phát triển đòi hỏi người chăn nuôi gà phải quan tâm đến nhu cầu thị trường về chất lượng, giá cả sản phẩm và các yếu tố đầu vào. Khi giá cả thị trường đầu ra ổn định sẽ kích thích người chăn nuôi tăng mức đầu tư. Khi thị trường mất ổn định, giá cả bấp bênh, người chăn nuôi sẽ lo lắng, việc đầu tư sẽ phần đó giảm đi do tâm lý sợ hãi và hoang mang. Đối với thị trường đầu vào, khi giá cả đầu vào ổn định và ở mức thấp hộ chăn nuôi sẽ yên tâm hơn. Thị trường vừa là điều kiện tồn tại phát triển vừa là định hướng cho người chăn nuôi gà. - Thức ăn là yếu tố quan trọng trong phát triển chăn nuôi gà. Sự sinh trưởng và phát triển của gà phụ thuộc rất vào chế độ nuôi dưỡng và chăm sóc
  • 18. 9 gà mà cụ thể là đầu tư thức ăn chăn nuôi. Thông thường, chi phí thức ăn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi phí chăn nuôi gà. Thức ăn cho gà cũng rất phong phú, đối với những hộ nuôi gà công nghiệp phần lớn sử dụng thức ăn công nghiệp làm cho gà tăng trọng rất nhanh nhưng thịt gà không thơm ngon như gà nuôi bán công nghiệp nên giá thấp hơn, đối với các hộ nuôi bán công nghiệp ngoài ra còn sử dụng thêm các thức ăn như lúa, hèm, bột ngô, thức ăn này phần lớn thức ăn tự có của gia đình nên giảm được chi phí mua thức ăn bên ngoài tuy nhiên nguồn thức ăn bị ảnh hưởng bởi các yếu tố thời tiết, khí hậu, mùa vụ. . Tuy nhiên, để đàn gà phát triển tốt đòi hỏi người chăn nuôi phải có kiến thức về kỹ thuật phối trộn thức ăn hợp lý nhằm giảm chi phí và đem lại hiểu quả cao. - Giống là yếu tố quan trọng quyết định đến sự phát triển chăn nuôi gà. Các giống khác nhau thì năng suất, phẩm chất thịt khác nhau, sự tăng trọng cũng như tỷ lệ hao hụt khác nhau. Để chọn được giống tốt người nuôi nên tìm đến những cơ sở giống uy tín cũng như chọn những giống nuôi có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. - Hoạt động chăn nuôi chủ yếu gặp phải rủi ro về dịch bệnh. Dịch bệnh các loại gia cầm nói chung thường phát theo mùa, phụ thuộc vào các yếu tố thời tiết và khí hậu. Sự phát triển, tăng trưởng của các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng, nấm…quan hệ mật thiết với các yếu tố khí hậu, thời tiết. Do đó để giảm thiệt hại, người nuôi chú trọng đến công tác thú y để kiểm soát, khống chế dịch bệnh ở gà. - Thể chế, chính sách Thể chế, chính sách của Nhà nước, của chính quyền địa phương cũng có tầm ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển ngành chăn nuôi gà, đặc biệt là các chính sách về đất đai, đầu tư, tín dụng…
  • 19. 10 * Nhóm các yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà: - Quy mô nuôi Trong chăn nuôi quy mô có ảnh hưởng quan trọng đến sản lượng thu được, từ đó ảnh hưởng đến lợi nhuận và hiệu quả kinh tế của các hộ chăn nuôi. Nuôi với số lượng bao nhiêu, bao nhiêu lứa đòi hỏi người nuôi phải xem xét nhiều yếu tố : như kinh nghiệm, khả năng nguồn lực của hộ, tình hình dịch bệnh cũng như nhu cầu thị trường như thế nào để có quy mô nuôi hợp lý. Khi nuôi với quy mô lớn người chăn nuôi sẽ dễ dàng áp dụng các kỹ thuật nuôi tiến bộ, chăm sóc thú y đồng loạt, dịch bệnh giảm đồng thời chí phí đầu vào giảm bớt do mua với số lượng lớn, các dịch vụ đầu vào cũng được phục vụ chu đáo hơn từ đó tăng hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên quy mô lớn lại gặp nhiều rủi ro, nếu xảy ra dịch bệnh thiệt hại là rất lớn. - Vốn có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình chăn nuôi, là điều kiện để chuyển đổi từ quy mô chăn nuôi nhỏ sang quy mô lớn theo hướng trang trại và công nghiệp, đáp ứng nhiều yêu cầu khác trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Trong chăn nuôi gà, vốn được xem là các yếu tố đầu vào cho quá trình chăn nuôi như giống, thức ăn, thuốc thú y, đầu tư chuồng trại… Đặc điểm của vốn trong sản xuất nông nghiệp nói chung và chăn nuôi gà nói riêng độ rủi ro khá cao, một trận dịch lớn thì nguồn vốn sản xuất trực tiếp sẽ chỉ còn lại con số không và đối với hộ nông dân vốn đầu tư chăn nuôi gà có thể là đi vay ngân hàng, bạn bè, cũng có thể là phần tích lũy qua bao nhiêu năm của hộ , vì vậy gây tâm lý e ngại đầu tư nên không mang lại kết quả tốt. - Kinh nghiệm, kiến thức chăn nuôi Kinh nghiệm và kiến thức ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả và hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà. Những người có kinh nghiệm, kiến thức nuôi họ sẽ áp dụng kỹ thuật tiên tiến vào chăn nuôi, thường xuyên tham khảo học hỏi những kỹ thuật chăn nuôi mới, liên tục cập nhật thông tin thị trường, diễn
  • 20. 11 biến giá cả đầu vào và đầu ra, nắm bắt rõ đặc điểm sinh học của gà, biết được những căn bệnh cũng như triệu chứng bệnh của gà để phòng và chửa bệnh một cách kịp thời, những quy luật về sự thay đổi thời tiết để điều chỉnh mức nhiệt độ thích hợp cho gà…điều này làm giảm tỷ lệ hao hụt trong mỗi lứa nuôi, đưa lại kết quả nuôi cao cho hộ, mang lại mức lợi nhuận tối đa. Nếu người nuôi kiến thức, kinh nghiệm nuôi hạn chế họ sẽ gặp khó khăn trong áp dụng những tiến bộ kỹ thuật chăn nuôi, không nắm bắt được thông tin về thị trường dẫn đến thua thiệt trong mặc cả giá bán sản phẩm. Từ đó làm giảm lợi nhuận, hiệu quả nuôi mang lại thấp. - Đất đai là yếu tố quan trọng để phát triển chăn nuôi gà, trước hết là để xây dựng chuồng trại, tạo điều kiện để mở rộng quy mô sản xuất và riêng đối với chăn nuôi gà bán công nghiệp đòi hỏi phải có một phần diện tích đất tuỳ theo quy mô nuôi để chăn thả gà. Phát triển chăn nuôi gà quy mô trang trại đòi hỏi diện tích đất phải đủ lớn, cách xa khu dân cư. 2.2 Cơ sở thực tiễn 2.2..1 Tình hình chăn nuôi gà ở Việt Nam Trước đây chăn nuôi gia cầm chỉ là ngành sản xuất phụ, nuôi gia cầm chỉ mang tính tự cấp tự túc, chưa có ý nghĩa như là một ngành sản xuất hàng hoá. Nuôi gia cầm chỉ có thêm chút thức ăn hàng ngày, có thêm ít tiền và trong nhiều trường hợp nuôi gia cầm mang mục đích tiêu khiển (gà nuôi để làm cảnh chơi, gà nuôi để tham gia lễ hội). Trong vài chục năm trở lại đây chăn nuôi gia cầm đã có những bước phát triển nhảy vọt. Chăn nuôi gia cầm đã chuyển từ phương thức nông nghiệp sang phương thức công nghiệp. Các tiến bộ khoa học kĩ thuật được nghiên cứu ứng dụng nhanh chóng trong chăn nuôi gia cầm. Kết quả của quá trình này là đơn vị chăn nuôi gia cầm quy mô lớn thay thế dần cho các cơ sở chăn nuôi nhỏ. Nhờ ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mà chăn nuôi gia cầm đã phát triển nhanh cả về số lượng đầu con,
  • 21. 12 chất lượng, tốc độ và quy mô đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng và thưởng thức sản phẩm gà ngày càng cao. Bảng 2.1: Số lượng gà cả nước 2016-2017 Chỉ tiêu 2016 2017 Số lượng (1000 con) Cơ cấu (%) Số lượng (1000 con) Cơ cấu ( % ) Cả nước 258892 100,00 275763 100,00 1. ĐB Sông Hồng 64480 24,91 68594 24,88 2. TD & MNPB 60212 23,25 64564 23,41 3. BTB & DHMT 53848 20,80 56619 20,53 4. Tây Nguyên 15351 5,93 16091 5,84 5. Đông Nam Bộ 33826 13,07 35968 13,04 6.ĐB Sông Cửu Long 31175 12,04 33929 12,30 Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam Theo số liệu Tổng cục thống kê, năm 2017 số lượng gà đạt 258,892 triệu con tăng 6,51% so với năm 2016 (275,763 triệu con). Chăn nuôi gà phát triển mạnh nhất ở khu vực Đồng bằng sông Hồng, nơi có đất đai màu mỡ, khí hậu nhiệt đới ẩm rất thuận lợi cho ngành nông nghiệp phát triển, trong đó có chăn nuôi gà hiện đang có số lượng dẫn đầu trong của cả nước. Với 61,2 triệu con năm 2017 chiếm 24,88 % tổng số lượng gà của nước và tăng 6,38% so với năm 2016. Tuy đang đứng thứ hai đạt 64,564 triệu con chiếm 23,41% số lượng gà nước nhưng so với năm 2017 số lượng gà khu vực TD&MNPB tăng 4,04%. Đối với khu vực BTB&DHMT là khu vực rất phát triển ngành kinh tế biển, bên cạnh đó chăn nuôi gia cầm ở đây cũng không kém phát triển hiện đang đứng thứ ba về số lượng gà của cả nước đạt 56,619 triệu con chiếm 20,53% số lượng gà của cả nước, tăng 5,15% so với năm 2016. Bên cạnh các khu vực chiếm lợi thế trên thì số lượng gia cầm của các khu vực Tây Nguyên,
  • 22. 13 Đông Nam Bộ, ĐB Sông Cửu Long cũng không ngừng phát triển qua các năm, điều đáng nói ở đây Tây Nguyên nơi có đất bazan màu mỡ nơi chiếm phần lớn diện tích trồng cà phê, tiêu, trồng dâu nuôi tằm lại có số lượng đàn gia cầm tăng rất đáng kể, tính đến 2017 đạt 49,091 triệu con tăng 4,82% so với năm 2016. Bảng 2.2 : Số lượng và cơ cấu hộ chăn nuôi gà theo quy mô số con gà chia theo vùng, thời điểm 1/7/2016 Tổng Hộ có chăn nuôi gà ( 1000 hộ) Tỷ lệ nuôi theo từng vùng ( % ) Chia theo quy mô số con gà Dưới 20 con 20-49 con 50-99 con Từ 100 con trở lên Dưới 20 con 20-49 con 50- 99 con Từ 100 con trở lên Cả nước 7.864,7 4.301,9 2.745,0 562,9 255,0 54,69 34,90 7,16 3,24 1. ĐB Sông Hồng 1.785,9 830,1 721,8 150,2 83,8 46,48 40,42 8,41 4,69 2. TD & MNPB 1.726,1 852,1 644,1 158,5 71,4 49,36 37,32 9,18 4,14 3. BTB & DHMT 2.243,1 1.288,7 763,1 143,0 48,3 57,45 34,02 6,38 2,15 4. Tây Nguyên 527,4 327,8 155,2 31,4 13,0 62,15 29,44 5,95 2,46 5. Đông Nam Bộ 399,0 206,7 145,6 33,2 13,5 51,80 36,49 8,33 3,38 6. ĐB Sông Cửu Long 1.183,2 796,5 315,2 46,5 25,0 67,32 26,64 3,93 2,11 Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam năm 2016 Tính chung cho cả nước các hộ nuôi nhỏ lẻ ( dưới 20 con): 4.301,9 nghìn hộ chiếm gần 55% tổng số hộ nuôi gà, nhóm có quy mô vừa (20 – 49 con) chiếm đến gần 35%, nhóm quy mô khá ( 50 – 99 con) và nhóm quy mô lớn lần lượt chiếm 7,2% và 3,2%.
  • 23. 14 ĐBSCL đứng thứ tư về số hộ nuôi gà nhưng lại có tỷ lệ hộ nuôi nhỏ lẻ lớn nhất (67,32%). Hai vùng Tây Nguyên và Đông Nam Bộ có số hộ nuôi gà ít nhất cả nước song lại có số hộ nuôi nhỏ lẻ chiếm tỷ lệ lớn lần lượt là 62,15% và 51,8%. Đối với nhóm quy mô vừa ( 20 – 49 con) thì vùng ĐBSH và vùng TD&MNPB có tỷ lệ cao hơn các vùng khác, lần lượt là 40,42 % và 37,32 %. Đối với nhóm quy mô khá ( 50 -99 con) và quy mô trên 100 con, vùng ĐB Sông Hồng, TD&MNPB có tỷ lệ cao nhất so với các vùng khác. Tuy BTB&DHMT có số hộ nuôi nhiều nhất (2243,1 nghìn hộ) nhưng lại có số hộ nuôi theo quy mô khá (6,38 %) và lớn (2.15%) thấp hai vùng trên. So với năm 2015, trái ngược với xu hướng giảm mạnh so với các hộ nuôi lợn, có một xu hướng tăng nhẹ trong số hộ có chăn nuôi gà, tập trung ở các nhóm có quy mô lớn, đặc biệt tăng mạnh ở nhóm các hộ quy mô chăn nuôi rất lớn ( từ 1000 con gà) tập trung ở ĐB Sông Hồng, Đông Nam Bộ, ĐB Sông Cửu Long, TD & MNPB. Các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ có xu hướng giảm, đây là nhóm các hộ nuôi theo hình thức thả vườn, quy mô nhỏ, tự sản tự tiêu là chính, khả năng lây lan dịch cúm gia cầm lớn nên xu hướng giảm dần là hợp lý [12]. Hiện nay chăn nuôi gà ở nước ta có ba hình thức chăn nuôi cơ bản đó là: chăn nuôi theo phương thức truyền thống thường thấy ở các nông hộ nhỏ lẻ, chăn nuôi BCN thả vườn hoặc thả đồi và cuối cùng là hình thức chăn nuôi CN. Ngành chăn nuôi gia cầm trong những năm vừa qua đạt được thành tựu to lớn, tuy vậy còn gặp không ít khó khăn. Do phương thức chăn nuôi nhỏ lẻ, thả rông, buôn bán, giết mổ phân tán, không đảm bảo an toàn sinh học nên dịch bệnh vẫn thường xuyên xảy ra, gây tổn thất lớn về kinh tế. Các bệnh thường gặp là Niucátxơn, Gumbôrô, Tụ huyết trùng, Dịch tả v.v…Trong đó, tỉ lệ gia cầm bị bệnh Niucátxơn từ 40-53%, bệnh Gumbôrô 27-32%, tụ huyết trùng 14-15%. Theo số liệu điều tra của Viện Chăn nuôi Quốc gia, tỉ lệ chết từ
  • 24. 15 khi nở ra cho đến lúc trưởng thành của đàn gà nuôi thả rông là 47%; chi phí thuốc thú y trị bệnh lên đến 10-12% giá thành. Mặc dù đến nay tình hình dịch bệnh đã được khống chế và giảm dần nhưng bên cạnh đó chăn nuôi gà của Việt Nam đã có tồn tại những thách thức mới đó là sự cạnh tranh gay gắt với thịt gà nhập ngoại, giá thức ăn chăn nuôi tăng khiến giá thành chăn nuôi tăng cao, do nhu cầu tiêu dùng của người dân giảm mạnh là bài toán khó cho người chăn nuôi và ngành chăn nuôi gà Việt Nam. 2.2.2 Thực trạng giết mổ và chế biến gà ở Việt Nam Trước dịch cúm H5N1 cả nước có khoảng 28 cơ sở lớn chế biến thịt, nhưng nguyên liệu chế biến chủ yếu là thịt lợn và trâu bò, sản lượng thịt gà, vịt không đáng kể. Vì vậy, hơn 95% sản phẩm thịt gà được tiêu thụ ở dạng tươi sống.Việc buôn bán tràn lan, giết mổ thủ công, phân tán là nguyên nhân làm lây lan phát tán bệnh dịch, trong đó có bệnh cúm gia cầm. Tổ chức Nông Lương Liên hiệp quốc (FAO) đã cảnh báo: các chợ buôn bán, giết mổ gà sống là kho lưu trữ và nguồn lây truyền bệnh cúm ở Việt Nam. Trước diễn biến phức tạp của dịch cúm, do yêu cầu của thị trường sử dụng sản phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, nhiều địa phương, doanh nghiệp đã đầu tư xây dựng các cơ sở, dây chuyền giết mổ, chế biến gà và thường giết mổ chung cả gà và vịt. Trong đó, Đồng bằng sông Cửu Long có 45 cơ sở, Đông Nam Bộ: 26, Đồng bằng sông Hồng: 26, Nam Trung Bộ: 11, Tây Nguyên: 11, Đông Bắc: 9, Bắc Trung Bộ: 7 và Tây Bắc có 1 cơ sở, với công suất mổ gần 90.000con/ngày. Phần lớn các dây chuyền giết mổ tại các địa phương hiện nay vẫn là thủ công, bán công nghiệp, mức đầu tư thấp. Cơ sở vật chất như nhà xưởng, kho tàng, thiết bị làm lạnh, xử lý môi trường… chưa được quan tâm đầu tư đúng mức. Nhiều cơ sở tận dụng nhà xưởng cũ, nhà giết mổ nằm sát chuồng gà, cơ sở giết mổ nằm ngay trong khu dân cư, nhiều sản phẩm chưa đảm bảo vệ sinh. Lao động kỹ thuật thiếu nghiêm trọng. Số cơ sở chế
  • 25. 16 biến để nâng cao giá trị sản phẩm vẫn còn rất nhỏ bé. Tại nhiều tỉnh vẫn chưa xây dựng được cơ sở giết mổ, chế biến gà mặc dù có nguồn nguyên liệu và thị trường (Vĩnh Phúc, Nam Định, Khánh Hoà, Quảng Ninh…). Phần lớn các tỉnh chưa có quy hoạch và chính sách đầu tư cho ngành giết mổ, chế biến gà. Hệ thống thị trường Trên 95% sản phẩm bán là tươi sống và hoàn toàn tiêu thụ trong nước. Gà sống và sản phẩm được bán khắp nơi, trong các chợ nông thôn, chợ phiên, chợ nông sản và các chợ thành thị. Sản phẩm không chế biến, không bao gói, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm… Nguyên nhân chủ yếu do: Tập quán, truyền thống chợ làng quê, thói quen sử dụng sản phẩm tươi sống của ngườitiêu dùng đã hình thành từ lâu, khó thay đổi ngay. Nguồn thu nhập thấp, khó chấp nhận sản phẩm chế biến, giá thành cao. Chăn nuôi tự cung, tự cấp, giết mổ tại nhà. Thói quen tiêu thụ thịt gà là gà sống và một phần nhỏ gà đã giết mổ sẵn chủ yếu bằng phương tiện thủ công, bán công nghiệp và công nghiệp. Do thói quen của người tiêu dùng nước ta thích sử dụng thịt tươi sống, nên thị trường gà bảo quản lạnh hoặc đã qua chế biến công nghiệp chưa phát triển. Đây là một trong những nguyên nhân gây khủng hoảng thừa và thiếu sản phẩm thịt gà vào các mùa vụ chăn nuôi trong năm. Trước tình hình đó một số tỉnh, thành phố đã tăng cường quản lý và có chính sách hỗ trợ, khuyến khích ổn định thị trường. Một số doanh nghiệp đã đầu tư xây dựng các cơ sở giết mổ, chế biến tập trung, cung cấp cho thị trường một lượng sản phẩm bảo đảm vệ sinh nhất định, bước đầu tạo niềm tin và thói quen sử dụng sản phẩm qua chế biến, giết mổ cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, sau khi dịch cúm gia cầm tạm lắng, việc
  • 26. 17 quản lý buôn bán sản phẩm nhiều nơi bị buông lỏng, xu hướng vận chuyển, buôn bán, sử dụng gà sống, nhất là tại các vùng nông thôn đang có chiều hướng phát triển trở lại cũng là nguyên nhân làm các nhà đầu tư e ngại trong việc xây dựng các cơ sở giết mổ chế biến tập trung công nghiệp. Bệnh cúm gia cầm đã lây nhiễm sang lợn và có dấu hiệu lây truyền tình hình người sang người ở Indonesia. Dịch cúm gia cầm đang là thách thức và nguy cơ đại dịch của cả thế giới. 2.2.3 Tồn tại và thách thức trong chăn nuôi gà ở Việt Nam - Chăn nuôi gà chủ yếu là nhỏ lẻ, phân tán trong nông hộ Chăn nuôi gà chủ yếu vẫn là tự phát, phân tán, tận dụng, quy mô nhỏ, còn chăn nuôi hàng hoá quy mô lớn, tập trung chưa phát triển. Có tới 7,9 triệu hộ chăn nuôi gà và gần 70% hộ gia đình nông thôn chăn nuôi gà, trong đó có tới 65% số hộ nuôi theo phương thức nhỏ lẻ, thả rông. Bình quân, mỗi hộ chỉ nuôi 28-30 con. Người dân chăn nuôi chủ yếu theo kinh nghiệm, chưa được đào tạo. Hình thức chăn nuôi nhỏ lẻ hộ gia đình tuy là tập quán, truyền thống nhưng đang là nguy cơ lây lan phát tán mầm bệnh, (từ chăn nuôi nhỏ lẻ dẫn đến buôn bán, giết mổ nhỏ lẻ là phổ biến). Chăn nuôi công nghiệp và bán công nghiệp là hình thức sản xuất hàng hoá, là xu thế phát triển nhưng cũng gặp rất nhiều khó khăn trong thời gian qua do đòi hỏi đầu tư lớn, kỹ thuật cao, có quỹ đất và thị trường ổn định. - Năng suất và hiệu quả chăn nuôi thấp Các giống gà bản địa của chúng ta có năng suất rất thấp, các giống công nghiệp cao sản vẫn hoàn toàn nhập khẩu từ nước ngoài và năng suất cũng chưa cao, chỉ đạt 85 -90% so với xuất sứ. Chăn nuôi hang hoá quy mô lớn, tập trung chiếm tỷ trọng thấp. Số lượng và quy mô trang trại tập trung còn chuă nhiều. Ước tính sản phẩm chăn nuôi theo phương thức này mới đạt 30 – 35% về số lượng đầu con sản xuất.
  • 27. 18 - Nguồn lực đầu tư cho cho chăn nuôi của xã hội là nhỏ bé: Phần lớn người dân còn nghèo, khả năng tài chính thấp. Chính sách hỗ trợ của nhà nước trong những năm qua gần như còn nhỏ bé. Việc phát triển chăn nuôi trang trại, hang hóa quy mô lớn đang gặp nhiều khó khăn, trong đó thiếu vốn đầu tư là trầm trọng, quỹ đất đai để quy hoạch vùng chăn nuôi tập trung cũng là trở ngại phổ biến ở các địa phương. - Thách thức của quá trình hội nhập Hiện nay, chăn nuôi gà và chăn nuôi gia cầm nói chung chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Sản lượng thịt, trứng/người/năm so với các nước trong khu vực và trên thế giới còn thấp rất nhiều. Sản lượng thịt mới đạt 4,5-5,4kg, sản lượng trứng đạt 35 quả/ng/năm. Tiêu thụ của Trung Quốc năm 2004 đạt 8,4 kg thịt và 10,4kg trứng/ng/năm; Hoa Kỳ: 28 kg thịt gia cầm/ng/năm 2003. Thức ăn chăn nuôi giá thành còn cao do một phần nguyên liệu phải nhập từ nước ngoài (ngô, đậu tương, bột cá, premix, khô dầu)…. Các cơ sở giống gốc còn quá nhỏ, các giống công nghiệp cao sản vẫn phụ thuộc nước ngoài. Trước xu thế hội nhập khi gia nhập WTO vào những năm tới, ngành chăn nuôi gà phải đối mặt với sự cạnh tranh rất lớn của các công ty, tập đoàn nước ngoài với tiềm lực tài chính lớn, trình độ công nghệ, kỹ thuật cao, ưu thế chủ động về con giống, nguồn nguyên liệu giá rẻ…Đó thực sự là thách thức lớn của ngành chăn nuôi gà trong tiến trình hội nhập sắp tới ở nước ta.
  • 28. 19 PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu : Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề về hiệu quả kinh tế nuôi gà của các hộ gia đình và gia trại trên địa bàn xã Kiên Thành. * Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: Nghiên cứu trên địa bàn xã Kiên Thành, tập trung chủ yếu vào 4 Thôn: Kiên Lao, Đá Khánh , An Thịnh, Đồng Cát, nơi có số lượng nuôi gà chiếm tỷ lệ lớn trên toàn xã. - Phạm vi thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu tình hình chăn nuôi gàvào năm 2019 của xã Kiên Thành. 3.2 Nội dung nghiên cứu. - Đánh giá thực trạng chăn nuôi gà trên địa bàn xã Kiên Thành trong 4 năm từ năm 2014 – 2018. - Đánh giá hiệu quả kinh tế của việc chăn nuôi gà tại địa phương. - Đề xuất được một số giải pháp trong việc chăn nuôi gà, để góp phần năng cao hiệu quả kinh tế giúp người dân cải thiện cuộc sống 3.3 Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thu thập số liệu: + Số liệu thứ cấp : Các số liệu cung cấp từ 4 thôn ( thôn Kiên Lao, thôn Đá Khánh, thôn An Thịnh, thôn Đồng Cát) và phòng kinh tế xã Kiên Thành. Ngoài ra đề tài còn thu thập và sử dụng một số tài liệu trên internet, thông tin đại chúng, kết hợp tìm đọc tham khảo một số tài liệu liên quan khác. + Số liệu sơ cấp:
  • 29. 20 Điều tra phỏng vấn trực tiếp 50 hộ gia đình, gia trại chăn nuôi gà thương phẩm trên địa bàn xã. Trong đó tiến hành điều tra tại địa bàn thôn Kiên Lao: 17 hộ, thôn Đá Khánh : 11 hộ, Thôn Đồng Cát: 14 hộ, Thôn An Thịnh: 8 hộ. Tất cả các hộ trên chọn theo phương pháp ngẫu nhiên không lặp. - Phương pháp thống kê Đây là phương pháp hệ thống hóa và phân tích, từ đó tìm ra mối liên hệ giữa các yếu tố trong quá trình sản xuất. - Phương pháp chuyên gia: trong quá trình thực hiện tôi đã trao đổi, tham khảo ý kiến các chuyên gia, các cán bộ chuyên môn, người nuôi gà ở địa phương nhằm bổ sung, hoàn thiện nội dung nghiên cứu và kiểm chứng kết quả nghiên cứu của đề tài. - Phương pháp so sánh Xác định độ biến động của các xu hướng, mức độ biến động của các chỉ tiêu phân tích. Kết quả và hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất được tính toán, thống kê qua các chỉ tiêu: GO, NB, GO/(C+TC), NB/ (C+TC)…Khi đánh giá mức độ đạt được về mặt kết quả và hiệu quả cần so sánh các chỉ tiêu đó qua thời gian, qua không gian, giữa các chỉ tiêu đó với nhau, từ đó đưa ra nhận xét và kết luận. - Phương pháp phân tổ thống kê Phương pháp phân tổ thống kê được hệ thống hóa các số liệu thu thập được dưới dạng chỉ tiêu nghiên cứu, từ đó đánh giá các chỉ tiêu theo thời gian. Phương pháp này còn được dùng để phân tích sự tác động của các yếu tố đầu vào với các yếu tố đầu ra cũng như biểu hiện mối quan hệ giữa các yếu tố đầu ra với các yếu tố đầu vào. Trong đó, chi phí thức ăn và công lao động bao gồm cả chi phí tự có của hộ nuôi gà. Bởi vì đặc điểm chung của các hộ nuôi gà trên địa bàn vẫn là sử dụng công lao động gia đình và nguồn thức ăn tự có ( đối với hộ nuôi theo
  • 30. 21 hình thức BCN) nên chi phí tự có cũng ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả và kết quả nuôi gà. 3.4 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu - Tổng giá trị sản xuất (GO): Được tính bằng sản lượng các loại sản phẩm Qi nhân với giá đơn vị sản phẩm tương ứng (Pi): GO - Thu nhập hỗn hợp (MI): Được tính bằng tổng giá trị sản xuất (GO) trừ đi chi phí sản xuất của hộ: MI = GO - C + Chi phí sản xuất (C): Là toàn bộ chi phí bằng tiền của hộ để tiến hành sản xuất kinh doanh, bao gồm chi phí sản xuất trực tiếp (TT) cộng với (+) lãi tiền vay ngân hàng (i) và khấu hao TSCĐ (De). + Chi phí sản xuất trực tiếp (TT): Là toàn bộ chi phí bằng tiền mặt của hộ để tiến hành sản xuất kinh doanh như mua vật tư, thuê lao động, thuê các dịch vụ khác, các khoản chi phí này thường được tính theo giá thị trường. + Chi phí tự có (TC): Là các khoản chi phí mà hộ gia đình không phải dùng tiền mặt để thanh toán và gia đình có khả năng cung cấp như lao động gia đình, vật tư gia đình tự sản xuất…Thông thường các khoản chi phí này được tính theo “chi phí cơ hội”. - Lợi nhuận kinh tế ròng (NB): Là phần còn lại của tổng giá trị sản xuất (GO) sau khi trừ đi chi phí sản xuất (C); các khoản vật tư tự sản xuất; lao động gia đình (TC). Hay lợi nhuận kinh tế ròng là phần còn lại của thu nhập hỗn hợp (MI) sau khi các khoản vật tư tự sản xuất; và lao động gia đình (TC). Lợi nhuận kinh tế ròng được xác định bởi công thức sau: NB=GO - C - TC hay NB=MI - TC. Hiệu quả kinh tế được đo lường bằng các chỉ tiêu kinh tế tương đối, thể hiện quan hệ so sánh giữa các yếu tố đầu ra và đầu vào của hoạt động sản xuất kinh doanh. H = Q/C (1) Hoặc h = C/Q (2)
  • 31. 22 Trong đó: H, h: Hiệu quả kinh tế Q: Kết quả sản xuất kinh doanh C: Chi phí sản xuất H: Thể hiện một đồng chi phí sản xuất (đơn vị đầu vào) cho ra bao nhiêu đồng giá trị sản lượng (đơn vị đầu ra). h: Thể hiện để đạt được một đơn vị sản lượng (đơn vị đầu ra) cần bao nhiêu đơn vị chi phí sản xuất (đơn vị đầu vào). Hai loại chỉ tiêu này có ý nghĩa khác nhau, nhưng do mối quan hệ khác nhau, nhưng do có mối quan hệ mật thiết với nhau và cùng được sử dụng để phản ánh hiệu quả kinh tế của nông hộ. Ngoài các chỉ tiêu trên, còn thể dùng các chỉ tiêu cận biên để đo lường mức hiệu quả kinh tế của hộ như sau: Hb= (3) hb= (4) Trong đó: Hb, hb: Hiệu quả kinh tế cận biên Q: Lượng kết quả tăng thêm C: Lượng chi phí tăng thêm Hb: Thể hiện nếu tăng thêm một đơn vị chi phí sẽ tăng thêm bao nhiêu đơn vị kết quả hb: Thể hiện để tăng thêm một đơn vị kết quả cần tăng thêm bao nhiêu đơn vị chi phí Các chỉ tiêu này có ý nghĩa rất quan trọng trong phân tích kinh tế. Vì quy luật cận biên là nguyên lý quan trọng điều chỉnh hành vi của nông hộ trong đầu tư phát triển sản xuất. Tùy mục đích tính toán, mà các chỉ tiêu ở mẫu số và tử số của công thức trên có thể thay đổi rất linh hoạt. Ví dụ, kết quả sản xuất có thể được tính toán là: tổng giá trị sản xuất (GO), thu nhập hỗn hợp (MI) hay lợi nhuận kinh tế ròng (NB).
  • 32. 23 Tương tự các chỉ tiêu chi phí sản xuất (C) cũng có thể thay đổi rất linh hoạt. Ví dụ: chi phí sản xuất có thể sử dụng là: Tổng chi phí sản xuất, chi phí sản xuất bằng tiền của hộ (Cbt), chi phí sản xuất (C). * Một số chỉ tiêu tính hiệu quả kinh tế: - GO/C : Cứ một đồng chi phí sản xuất bỏ ra thu được bao nhiêu đồng giá trị sản xuất. - MI/C : Cứ một đồng chi phí sản xuất bỏ ra thu được bao nhiêu đồng thu nhập hỗn hợp. - GO/(C+TC) : Cứ một đồng tổng chi phí bao gồm chi phí sản xuất (C) và chi phí tự có ( TC) bỏ ra thì thu được bao nhiêu đồng giá trị sản xuất. - NB/(C+TC) : Cứ một đồng tổng chi phí bỏ ra thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận kinh tế ròng.
  • 33. 24 PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1 Tình hình cơ bản của xã Kiên Thành 4.1.1. Đặc điểm tự nhiên 4.1.1.1 Vị trí địa lý và địa hình a;Vị trí địa lý: Xã Kiên Thành nằm ở phía Tây Bắc của huyện Trấn Yên, nằm cách trung tâm huyện 25 km, cách thành phố Yên Bái 35 km. Xã có vị trí giáp gianh như sau: + Phía Bắc giáp xã Hoàng Thắng huyện Văn Yên. + Phía Tây giáp xã Viễn Sơn, Mỏ Vàng huyện Văn Yên. + Phía Đông giáp xã Quy Mông, Y Can huyện Trấn Yên. + Phía Nam giáp xã Hồng Ca, Lương Thịnh huyện Trấn Yên. b;Địa hình: Xã Kiên Thành có địa hình phức tạp, chủ yếu là đồi núi, độ dốc lớn và chia cắt mạnh bởi núi cao và ngòi, suối, ít thuận lợi cho xây dựng. Độ cao trung bình khoảng 510 m so với mặt nước biển. Có nhiều tiềm năng về phát triển nghề rừng, chế biến lâm sản và chăn nuôi đàn đại gia súc. Về tổng thể, địa hình tương đối thuận lợi cho việc thoát nước mặt tự chảy, tạo cảnh quan sinh thái hài hoà. 4.1.1.2 khí hậu, thủy văn a;Về khí hậu: Theo số liệu điều tra của Trung tâm Khí tượng Thủy văn tỉnh Yên Bái, xã Kiên Thành nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa của vùng Bắc Bộ. Nhìn chung, khí hậu tương đối ổn định và khá ôn hoà, ít chịu ảnh hưởng của gió bão, hướng gió chủ đạo là gió Đông Nam và Đông Bắc. - Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình 220-23C, tháng trung bình cao nhất là 27,40 C và tháng thấp nhất là 4-50 C.
  • 34. 25 - Độ ẩm không khí trung bình năm: 84%, độ ẩm trung bình tháng thấp nhất 62%, lượng bốc hơi trung bình từ 770-780mm/năm. - Chế độ ánh sáng: Từ tháng 5 đến tháng 9 hàng năm là thời kỳ chiếu sáng nhiều nhất, thời gian chiếu sáng thấp nhất từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau. Tổng giờ chiếu sáng trong năm 1.161-1.766 giờ/năm. - Lượng mưa: Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10, lượng mưa tập trung vào các tháng 7, 8, 9 chiếm 70% lượng mưa của cả năm. Lượng mưa trung bình năm 1.550 mm, lượng mưa cao nhất là 2.430 mm. - Gió, bão: Do đặc điểm địa hình lòng máng chảy theo hướng Đông Nam - Tây Bắc nên hướng gió chủ yếu thổi theo độ mở của thung lũng. Có 2 chế độ gió: gió mùa Đông Bắc từ tháng 10 đến thánh 4 năm sau; gió Đông Nam từ tháng 5 đến tháng 9, gió khô nóng thường xuất hiện từ tháng 3 đến tháng 7 hàng năm. - Các hiện tượng thời tiết đặc biệt: Sương muối, sương mù, thường xuất hiện vào tháng 12 tháng 2 năm sau, gây bất lợi cho sản xuất nông lâm nghiệp. Nhìn chung, khí hậu và thời tiết của xã Kiên Thành tương đối ôn hòa, thích hợp cho sự phát triển đa dạng về sinh học, phù hợp cho phát triển nhiều loại cây trồng lâm nghiệp. Tuy nhiên yếu tố bất lợi do khí hậu mang lại cũng có những ảnh hưởng nhất định đến sản xuất và đời sống chả nhân dân. b ;thủy văn: thủy văn trên phạm vi địa bàn xã. 4.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội 4.1.2.1 Tình hình phát triển kinh tế - Đến 2020 cơ cấu kinh tế của xã: Nông lâm nghiệp chiếm 44 %; Công nhiệp, TTCN, xây dựng và ngành nghề nông thôn chiếm 30%; Dịch vụ, thương mại chiếm 26%. - Lương thực bình quân đầu người ổn định trên 302kg/người/năm
  • 35. 26 -Thu nhập bình quân đầu người đến năm 2015 đạt 15 triệu đồng/người/năm đến năm 2018 lên 20 triệu đồng/ người/năm. Đào tạo và tạo việc làm cho những lao động nông nghiệp, hỗ trợ chuyển đổi sang ngành nghề khác trong lúc nông nhàn để tăng thu nhập cải thiện đời sống, cụ thể như sau; Về công nghiệp -TTCN - Xây dựng: Duy trì các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp hiện có tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm, quy mô sản xuất. Xây dựng mới khu sản xuất, chế biến công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tại khu vực thôn Đồng An diện tích mỗi khu 2,5 ha để phục vụ thu mua, chế biến các sản phẩm nông lâm sản. Về Dịch vụ: - Khuyến khích, tạo điều kiện cho các hộ đăng ký kinh doanh ổn định tại khu trung tâm xã, các điểm dọc theo đường trục xã, liên xã và tại các gian hàng của chợ trung tâm xã, sau khi đã xây dựng đạt chuẩn Bộ Thương mại. - Các hộ gia đình phát triển các dịch vụ hàng hoá tổng hợp, ăn uống, may mặc ... tại khu trung tâm. Các hộ gia đình dọc tuyến đường giao thông, cần dành đất mở các cửa hàng, dịch vụ để phục vụ khách du lịch. - Hướng dẫn, khuyến khích, huy động nguồn lực của tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư kinh doanh dịch vụ - thương mại trên địa bàn xã Về sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp: - Diện tích đất sản xuất lúa: Đến năm 20218 diện tích trồng lúa giảm còn 104,15 ha (giảm 2 ha do chuyển sang mục đích khác), năng suất đạt trên 100 tạ/ha/năm. Duy trì diện tích sản xuất lúa chất lượng cao hiện có, quy hoạch sản xuất hàng hóa tập trung với quy mô 30 ha tại các thôn Đồng Cát, Cát Tường, Yên Thịnh. - Diện tích ngô 30 ha sản xuất 2 vụ, trong đó tập trung phát triển sản xuất ngô trên chân ruộng 2 vụ lúa (vụ Đông) 25 ha. Đạt năng suất ngô đạt trên 38 tạ/ha.
  • 36. 27 - Cây rau các loại: Tận dụng tối đa diện tích mẫu, bãi, vườn để sản xuất các loại rau củ quả, tập trung cho sản xuất rau an toàn, phấn đấn đến năm 2018 có 50 ha diện tích rau an toàn. - Cây sắn: Ổn định diện tích trồng sắn hàng năm trên 60 ha, để phục vụ cho chăn nuôi, năng xuất đạt trên 200 tạ/ha. - Chăn nuôi: Tập trung phát triển đàn gia súc, gia cầm theo hướng trang trại, gia trại. đến năm 2018 tổng đàn gia súc, gia cầm có trên 30.000 con (trong đó: đàn trâu, bò 1.000 con; đàn lợn 9.560 con; đàn gia cầm 54.440 con) - Diện tích đất sản xuất lúa: Đến năm 2018 diện tích trồng lúa giảm còn 104,15 ha (giảm 2 ha do chuyển sang mục đích khác), năng suất đạt trên 100 tạ/ha/năm. Duy trì diện tích sản xuất lúa chất lượng cao hiện có, quy hoạch sản xuất hàng hóa tập trung với quy mô 30 ha tại các thôn Đồng Cát, Cát Tường, Yên Thịnh. - Diện tích ngô 30 ha sản xuất 2 vụ, trong đó tập trung phát triển sản xuất ngô trên chân ruộng 2 vụ lúa (vụ Đông) 25 ha. đạt năng suất ngô đạt trên 38 tạ/ha. - Cây rau các loại: Tận dụng tối đa diện tích mẫu, bãi, vườn để sản xuất các loại rau củ quả, tập trung cho sản xuất rau an toàn, đến năm 2018 có 50 ha diện tích rau an toàn. - Cây sắn: Ổn định diện tích trồng sắn hàng năm trên 60 ha, để phục vụ cho chăn nuôi, năng xuất đạt trên 200 tạ/ha. - Chăn nuôi: Tập trung phát triển đàn gia súc, gia cầm theo hướng trang trại, gia trại. Đến năm 2018 tổng đàn gia súc, gia cầm có trên 30.000 con (trong đó: đàn trâu, bò 1.000 con; đàn lợn 9.560 con; đàn gia cầm 54.440 con) Năm 2018 đổi 3 ha đất màu đồi tại Khe Tối thôn An Thịnh, Đồng An sang sản xuất chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung theo hướng hàng hóa, trong đó: giai đoạn 2011-2015 chuyển đổi 1 ha tại thôn An Thịnh: giai đoạn 2016-
  • 37. 28 2020 chuyển đổi 2 ha. Duy trì các cơ sở chăn nuôi hàng hóa tập trung hiện có, phát triển mới 11 cơ sở chăn nuôi lợn thịt quy mô 50con/lứa tại các hộ gia đình; 3 cơ sở chăn nuôi lợn nái quy mô trên 20 con và 10 cơ sở chăn nuôi gia cầm quy mô 1.000 con/lứa ở những thôn có điều kiện về mặt bằng và xử lý môi trường tốt, kết hợp chăn nuôi gia súc với chương trình khí sinh học Bioga. - Nuôi trồng thủy sản: Tận dụng tối đa diện tích 7 ha diện tích nuôi trồng thủy sản hiện có và diện tích mặt nước chuyên dùng để phát triển nuôi trồng thủy sản. Áp dụng kỹ thuật mới trong sản xuất thâm canh cá ao, hồ. - Lâm nghiệp: Chăn sóc và bảo vệ tốt 2.570,08 ha rừng phòng hộ và 1.475,84 ha rừng tự nhiên sản xuất. Tập trung trồng thay thế rừng sản xuất, diện tích rừng trồng sản xuất đến năm 2018 là 4.077 ha, chủ yếu các loại cây: Quế, Bát Độ, keo, bồ đề, .... Tổ chức tuyên truyền tập huấn kỹ thuật sản xuất để đạt năng suất gỗ rừng trồng sau 7 năm trồng đạt 70- 80 m3 /ha. Hỗ trợ phát tiển một số vùng sản xuất tập trung gắn với các cơ sở chế biến như: Vùng trồng tre Bát Độ lấy măng 500 ha tập trung tại các thôn: Đồng Cát, Đá Khánh, Khe Tối, An Thịnh, khai thác ổn định 14.000-15.000 tấn măng tươi/năm. Vùng quế 500 ha tại các thôn: Đồng Song, Khe Rộng, Đồng Phay Vùng cây nguyên liệu keo, bồ đề 500 ha tại các thôn: Cát Tường, Yên Thịnh, An Thịnh, Đồng Phay, Khe Rộng. Về chính sách khuyến: Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản, lâm nghiệp) và bảo quản, chế biến nông lâm sản thực phẩm, thức ăn chăn nuôi. - Xây dựng các mô hình khuyến nông, khuyến lâm ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất hàng hoá nông lâm sản tập trung theo quy hoạch và kế hoạch hàng năm.
  • 38. 29 - Tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật tại hiện trường cho người dân và cử một số nông dân tiêu biểu đi học tập kinh nghiệm thực tế tại các nơi đã có mô hình sản xuất hàng hoá ở một số tỉnh có điều kiện tương tự để về ứng dụng tại xã. - Tập huấn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật sản xuất nông nghiệp cho nông dân gồm: Xây dựng các mô hình trình diễn, mô hình khuyến nông - lâm - ngư; mô hình cơ giới hoá trong sản xuất, chế biến, bảo quản nông lâm sản sau thu hoạch để người dân tham quan học tập. - Tăng cường liên kết với các cơ sở sản xuất giống cây con và các Viện nghiên cứu, trường Đại học để chuyển giao nhanh tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất khu chuyển đổi sản xuất hàng hoá tập trung 4.1.2.2 Tình hình dân số và lao động của xã Kiên Thành Bảng 4.1: Tình hình dân số và lao động của xã Kiên Thành năm 2018 Chỉ tiêu Đơn vị Số lượng Cơ cấu (%) 1. Tổng số hộ Hộ 862 - 2. Tổng nhân khẩu Người 3.419 100,00 - Nam Người 1.696 49.59 - Nữ Người 1.723 50,41 3. Tổng lao động Người 1.939 100,00 - Nông nghiệp Người 1.687 87,02 - Phi nông nghiêp Người 252 12,98 4. Các chỉ tiêu BQ -BQ nhân khẩu/hộ Khẩu/hộ 3.97 - -BQ lao động/hộ LĐ/hộ 2.25 - Nguồn: phòng Kinh Tế xã Kiên Thành
  • 39. 30 Qua bảng ta thấy, năm 2018, toàn xã 862 hộ với 3.496 người, trong đó nam giới chiếm 49.59% với 1696 người, nữ giới chiếm 50.41% với 1723 người,Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,13%. - Thành phần dân tộc: Xã Kiên Thành có những thành phần dân tộc chính sau: dân tộc Tày có 1.672 người, chiếm 48,9%; dân tộc Dao 1.330 người, chiếm 38,9%; dân tộc Mông có 161 người, chiếm 4,71%; dân tộc kinh có 229 người, chiếm 6,7%; dân tộc khác có 27 người, chiếm 0,79%. - Lao động: Dân số trong độ tuổi lao động của xã có 1.939 người, chiếm 56,7% tổng dân số, trong đó: lao động trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp có 1.687 người, chiếm 87,02%; lao động phi nông nghiệp có 252 người, chiếm 12,98%. Số lao động được qua đào tạo có 211 người, chiếm 10,9% tổng số lao động, trong đó: lao động nông lâm nghiệp có 186 người, chiếm 9,61%; lao động phi nông nghiệp có 25 người, chiếm 1,29%. Nhìn chung lực lượng lao động của xã Kiên Thành khá dồi dào, tuy nhiên tỷ lệ lao động nông nghiệp còn chiếm tỷ lệ cao và chủ yếu là lao động phổ thông, số lao động đã được đào tạo cơ bản qua các trường cũng như các cơ sở sản xuất còn rất hạn chế. Tình hình nhân khẩu BQ của hộ và lao động BQ của hộ cũng là vấn đề đáng quan tâm. Nhân khẩu BQ hộ năm 2018 là 3.97 người, trong khi đó BQ lao động của hộ 2,25 lao động, trung bình một người lao động phải nuôi thêm 1.72 người phụ thuộc. Qua đây cho thấy nhận thức về sinh đẻ rất tốt, không còn bị ảnh hưởng bởi phong tục tập quán nên tỉ lệ sinh con thứ 3, thứ 4. Đây cũng là thuận lợi bởi số lượng nhân khẩu bình quân trên hộ trung bình thì bớt ảnh hưởng về gánh nặng kinh tế cho gia đình cũng như gánh nặng về kinh tế cho xã hội và môi trường xung quanh đối với toàn xã hội. Nhìn chung cơ cấu lao động đang chuyển dịch phù hợp với xu hướng phát triển hiện nay. Tuy nhiên lực lượng lao động của xã Kiên Thành dồi dào
  • 40. 31 mà chưa được sử dụng một cách triệt để, đòi hỏi phải có những mục tiêu, những định hướng, giải pháp cụ thể nhằm giải quyết việc làm cho người lao động. Phát triển chăn nuôi gà quy mô hộ gia đình cũng là một trong những biện pháp tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho một bộ phận lao động ở xã Kiên Thành. 4.1.2.3 Tình hình sử dụng đất của xã Kiên Thành Bảng 4.2: Tình hình sử dụng xã Kiên Thành năm 2018 TT Loại đất 2018 Diện tích (ha) Cơ cấu ( % ) Tổng diện tích tự nhiên 8.667,04 100,00 1 Đất nông nghiệp 8.507,88 98,16 2 Đất phi nông nghiệp 155,51 1,79 3 Đất chưa sử dụng 3,65 0,04 Nguồn: phòng Kinh Tế xã Kiên Thành Qua bảng 6 cho thấy, năm 2018 diện tích tự nhiên toàn xã là 8667,04 ha. Trong đó cơ cấu từng loại đất như sau: Đất nông nghiệp là 8507,88 ha chiếm 98,16% tổng diện tích, đất phi nông nghiệp là 155,51ha chiếm 1,79% tổng diện tích, đất chưa sử dụng là 3,65ha chiếm 0,04% tổng diện tích tự nhiên của toàn xã. Qua đây ta thấy rằng tiềm năng đất đai đã được khai thác, sử dụng có hiệu quả để phục vụ cho sự phát triển của xã. Do quá trình đô thị hóa diễn ra khá mạnh mẽ, đặc biệt sau khi xã Kiên Thành thưc hiện trương trình nông thôn mới nhiều phần diện tích đất nông nghiệp và đất chưa sử dụng được chuyển đổi thành đất ở và đất xây dựng các công trình công cộng, hạ tầng kinh tế - xã hội như trường học, trạm y tế, các khu vực sản xuất kinh doanh nông nghiệp và dât phi nông nghiệp, cũng như việc mở rộng công trình
  • 41. 32 đường giao thông nên diện tích đất không sử dụng giảm. Năm 2018 diện tích nông nghiệp tăng 10,95% so với năm 2017 .trong khi đó diện tích đất phi nông nghiệp tăng 20,08% so với năm 2017, diện tích đất chưa sử dụng giảm 43,11% so với năm 2017. 4.1.2.4 Điều kiện cơ sở hạ tầng của xã Kiên Thành Cứng hóa mặt đường 26,2 km, mở mới 10 km, cụ thể: + Đường trục xã (Quy Mông - Kiên Thành): Cứng hóa 8,2 km, đảm bảo nền đường rộng tối thiểu 6 m, mặt đường 3,5 m. + Đường liên xã, liên thôn: cứng hóa mặt đường 3 tuyến (Đồng Song - Y Can, Khe Rộng - Quy Mông, An Thịnh – Đồng Phay), dài 5 km, đảm bảo nền đường rộng tối thiểu 5 mét, mặt đường 3,5 mét; Mở mới 2 tuyến, mỗi tuyến dài 2 km (Đá Khánh - Đồng Ruộng; Yên Thịnh - Viễm Sơn). + Đường trục thôn, liên thôn: cứng hóa mặt đường 2 tuyến (Ngầm Đôi - Đồng Song; Chợ - Đồng Ruộng), dài 10 km, đảm bảo nền đường rộng tối thiểu 5 mét, mặt đường 3,5 mét (đạt chỉ tiêu 2.2) + Đường nội thôn: Cứng hóa mặt đường 3 tuyến, dài 3 km, đảm bảo nền đường rộng tối thiểu 4 mét, mặt đường 3 mét. Đường ra khu vực sản xuất: Mở mới 6 km + Trên địa bàn xã đã có 1 chợ tạm tại thôn An Thịnh, hoạt động trên quy mô nhỏ, được xây dựng năm 1999, diện tích 1000 m2 thự hiện viec trao đổi mua bán + Số lượng công trình thủy lợi trên địa bàn xã có 7 công trình, trong đó: 1 công trình hồ chứa, 3 công trình phai kiên cố, 3 công trình phai tạm. Năng lực tưới tiêu theo thiết kế của các công trình là 87,5 ha, diện tích tưới tiêu thực tế đạt 72,5 ha, bằng 83% công suất thiết kế. Nhìn chung hệ thống các công trình thủy lợi trên địa bàn xã Kiên Thành chưa đạt theo tiêu chí nông thôn mới.
  • 42. 33 + Các công trình trong hệ thống điện do ngành Điện quản lý, hiện nay toàn xã có 5 trạm biến áp (2 trạm 75 KVA, 3 trạm 50 KVA), hệ thống đường 0,4 KV có 21,3 km, cung cấp cho 680/861 hộ được sử dụng điện, chiếm 79%, trong đó: số hộ sử dụng thường xuyên an toàn 664 hộ, đạt 77,1%. Như vậy tỷ tiêu chí về điện chưa đạt tiêu chí nông thôn mới. 4.1.3 Đánh giá tình hình cơ bản của xã Kiên Thành 4.1.3.1 Thuận lợi Diện tích đất rừng tương đối lớn 8.146,43 ha, chiếm 94% diên tích đất tự nhiên của xã, trong đó diện tích rừng tự nhiên phòng hộ có 2.570,08 ha, đất rừng sản xuất có 5.576,35 ha. Nghề rừng tương đối phát triển, đã dần hình thành một số vùng sản xuất hàng hóa tập trung gắn với chế biến như: vùng trồng tre Bát Độ lấy măng, vùng trông quế, vùng trồng rừng sản xuất... cho giá trị kinh tế cao cao. + Lực lượng lao động dồi dào, chiếm 56,7% dân số, đây là nguồn lực rất quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng nông thôn mới của địa phương. + Nguồn tài nguyên khoáng sản khá phòng phú (quặng sắt, đã xây dựng, đá thạch anh) đây là điều kiện thuận lợi cho phát triển công nghiệp - TTCN của xã trong những giai đoạn tới. 4.1.3.2 Khó khăn Về điều kiện tự nhiên: Xã Kiên Thành có diện tích tự nhiên lớn, chiếm 13,8% diện tích toàn huyện, địa bàn xã rộng, phức tạp, chải dài, dân cư sống phân tán không tập trung. Diện tích đất sản xuất nông nghiệp phân tán, nhỏ lẻ, khả năng phát triển thành vùng sản xuất tập trung có quy mô lớn gặp nhiều khó khăn, + Về kinh tế và xã hội: Xã Kiên Thành là xã đặc biệt khó khăn, xã vùng cao, vùng sâu của huện, có xuất phát điểm để bước vào xây dựng nông thôn
  • 43. 34 mới của xã ở mức thấp so với bình quân chung của huyện và của tỉnh (số hộ nghèo chiếm 41,7%). + Cơ sở hạ tầng kỹ thuật về giao thông, điện, trường học, văn hóa .... còn thiếu và chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất. + Lao động: Lực lượng lao động trong độ tuổi lớn nhưng chưa được qua đào tạo, phần lớn lao động thủ công nên năng suất lao động thấp. Trình độ dân trí ở mức thấp, có nhiều đồng bào dân tộc, do dố việp áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn nhiều khó khăn. 4.2 Tình hình chăn nuôi gà trên địa bàn xã Kiên Thành Bảng 4.3: Số lượng gà trong tổng đàn gia cầm giai đoạn 2014-2018 ĐVT:con Năm 2014 2015 2016 2017 2018 - Gia cầm 38.250 42.300 45.420 50.980 54.400 - Gà 25.430 27.380 29.700 31.900 37.000 + Gà thịt 21.300 23.060 24.020 26.000 30.620 + Gà đẻ 4.130 4.320 5.680 5.900 6.380 Nguồn: phòng Kinh Tế xã Kiên thành Bên cạnh những thuận lợi về nuôi trồng trồng trọt thì chăn nuôi gà trên địa bàn xã Kiên Thành có tốc độ tăng trưởng khá cao. Từ bảng 7 ta thấy, số lượng đàn gà qua các năm tăng dần từ 25.430 con đến 37.000 con.Với mục đích nuôi ở phần lớn các hộ nuôi theo hình thức CN là để lấy thịt bán ra thị trường nên số lượng gà thịt luôn chiếm phần lớn tỷ lệ trong cơ cấu đàn gà. Qua bảng số liệu ta thấy số lượng gà thịt ngày càng tăng, có tốc độ tăng cao số lượng gà thịt luôn chiếm trên 80% trong tổng số đàn gà. Do phải mất 3 tháng đến 4 tháng nuôi, hơn một tháng so với nuôi gà thịt nên chi phí phí người nuôi gà đẻ bỏ ra rất nhiều đặc biệt là chi phí thức ăn, khả năng quay vòng vốn chậm hơn rủi ro cao hơn so với nuôi gà thịt, với lại việc nuôi gà đẻ
  • 44. 35 đòi hỏi phải có lò ấp để bảo quản trứng nên việc nuôi gà đẻ trên địa bàn phần lớn là các hộ nuôi nhỏ lẽ để phục vụ gia đình là chính, và một số ít quy mô lớn. Chính vì lý do đó nên số lượng gà đẻ chỉ chiếm dưới 10% trong tổng số đàn gà. Hiện nay trên địa bàn có 3 hình thức nuôi chủ yếu : hình thức nuôi truyền thống, nuôi theo kiểu BCN và nuôi theo kiểu CN. Đối với hình thức nuôi truyền thống, các hộ nuôi thường nuôi với số lượng ít, chủ yếu sử dụng giống địa phương, nuôi theo kiểu tận dụng thức ăn thừa và mục đích là để lấy trứng hoặc thịt để phục vụ cho gia đình mình. Đối với hình thức nuôi bán CN, đây là hình thức kết hợp giữa nuôi theo kiểu truyền thống và nuôi CN. Người nuôi mua giống gà từ cơ sở giống tại địa phương sau đó úm gà trong vòng từ 15 - 20 ngày rồi đưa ra thả vườn, do nuôi với số lượng lớn nên các hộ sẽ ví lưới ở khu vực chăn thả để dễ dàng cho việc kiểm soát số lượng gà. Giống gà hiện nay sử dụng phổ biến nuôi theo hình thức này là gà Ta lai đây là giống gà từ Bình Định, thời gian nuôi giống gà này khoảng ba tháng là xuất bán với trọng lượng bình quân 1,5kg/con. Hình thức nuôi cuối cùng là nuôi theo kiểu CN, giống gà được nuôi chủ yếu là Ta Lai và một số ít người nuôi giống gà Minh Dư. Hình thức này xuất hiện trên địa bàn cách đây hơn 6 năm, gà thịt nuôi theo hình thức này được nhốt hoàn toàn ăn thức ăn công nghiệp nên gà rất nhanh to, thời gian úm là 15 -20 ngày tuổi, sau đó thì người nuôi san ra các lồng nuôi và nuôi khoảng 55 - 60 ngày tuổi là xuất bán với trọng lượng trung bình 2,7 kg/con. Về tình hình dịch bệnh: Trong những năm qua công tác phòng chống dịch cũng đã được chú trọng triển khai, cho nên đến nay tình hình dịch bệnh đang được khống chế, không có dịch bệnh nguy hiểm xảy ra và sự sinh trưởng, phát triển đàn gà được ổn định trên địa bàn xã.
  • 45. 36 Để phát triển chăn nuôi gà thịt trong những năm tới chính quyền địa phương nên chú trọng trong công tác tiêm phòng miễn phí vacxin cho đàn gà trong địa bàn, tuyên truyền rộng rãi để người chăn nuôi hiểu biết và áp dụng các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi, thường xuyên vệ sinh chuồng trại, môi trường. Khuyến khích chăn nuôi theo quy hoạch tập trung trong các gia trại, trang trại, hạn chế chăn nuôi nhỏ lẻ phân tán khó kiểm soát dịch bệnh. Ngoài ra, xã còn thường xuyên hỗ trợ nguồn vốn cho vay chăn nuôi từ các tổ chức tín dụng, quỹ tiết kiệm của Hội phụ nữ, của Hội nông dân…Những chính sách trên đã tạo đà thúc đẩy chăn nuôi gà thịt, giúp bà con yên tâm chăn nuôi và đạt được hiệu quả kinh tế cao. 4.3 Đặc điểm của nông hộ điều tra 4.3.1 Năng lực của hộ nuôi gà Bảng 4.4: Một số đặc điểm của hộ nuôi gà Đặc điểm của hộ Đơn vị tính CN BCN TT Tổng BQC Tổng số hộ điều tra Hộ 27 11 12 50 Tuổi Tuổi 41.1 45,2 45,3 43,87 Trình độ văn hoá Lớp 8,7 8,64 6,92 8,09 Tổng nhân khẩu BQ Người/hộ 3,71 4,55 4.17 4,15 Lao động LĐ/hộ 2.33 2,82 2.42 2.52 Số năm kinh nghiệm nuôi gà Năm 2.41 2,91 3.42 2,91 Nguồn: số liệu điều tra hộ nuôi gà năm 2019 Nhân khẩu và lao động là nhân tố nguồn lực quan trọng và có ảnh hưởng lớn đến kết quả và hiệu quả chăn nuôi gà của các nông hộ. Việc ra quyết định sản xuất, chăn nuôi chủ yếu phụ thuộc vào chủ hộ. Qua điều tra 50 hộ cho thấy, tuổi chủ hộ BQ là 43,87 tuổi và trình độ văn hoá BQ 8,09. Độ tuổi cũng như trình độ văn hoá BQ của các hộ điều giữa hai
  • 46. 37 hình thức có sự chênh lệch không nhiều lắm. Hình thức nuôi CN có độ tuổi 41,1 tuổi với trình độ văn hoá là 8,7. Trong khi đó hình thức nuôi BCN có tuổi đời trung bình là 45,2 tuổi và trình độ học vấn là 8,64 và hình thức Truyền Thống có tuổi đời trung bình 45,3 tuổi và trình độ học vấn là 6,92Như vậy cả hai nhóm người chăn nuôi này đều có tuổi đời tương đối cao và trình độ học vấn thấp. Điều này đã gây ảnh huởng đến khả năng tiếp cận thông tin kỹ thuật trong chăn nuôi. Tuy nhiên nhóm người chăn nuôi theo hướng CN có tuổi đời trẻ và trình độ học vấn cao hơn, bởi vì chăn nuôi theo hình thức BCN là một hình thức chăn nuôi khá mới mẽ đòi hỏi phải học hỏi và tham khảo nhiều, thường xuyên tiếp cận thông tin khoa học và thị trường. Sự trẻ hóa về độ tuổi của các hộ CN là một trong những nhân tố hình thành nên hành vi chấp nhận rủi ro và có tính quyết đoán trong sản xuất, mạnh dạn đầu tư. Trong khi đó các hộ nuôi theo hình thức BCNva Truyền Thống có tuổi đời cao hơn, họ là những người từng trải, có kinh nghiệm có tư tưởng làm ăn chắc chắn, sợ rủi ro. Đối với người chăn nuôi gà BCN thì số năm kinh nghiệm của họ khá cao, trung bình là 2,91 năm trong khi số năm kinh nghiệm của người nuôi gà CN trung bình chỉ 2.41 năm. Bình quân chung nhân khẩu của các hộ điều tra là 4,15 người/hộ và trong đó bình quân nhân khẩu hộ BCN là 4,55người cao hơn 0,84 so với hình thức nuôi CN. Nhìn chung BQ nhân khẩu giữa các hộ điều tra không cao lắm, điều này tạo thuận lợi cho việc nâng cao mức sống gia đình. Số lao động gia đình trung bình là 2,33 lao động đối với hộ nuôi CN và 2,82 lao động đối với hộ nuôi BCN.số lao động tham gia vào việc chăn nuôi gà của mỗi hộ chỉ khoảng 2 người. Ngoài ra đối với hoạt động chăn nuôi gà, thời gian chăn nuôi không nhiều, việc sử dụng lao động không đòi hỏi kỹ thuật cao, có thể tận dụng lao động ngoài giờ, lao động ngoài độ tuổi trong gia đình tham gia.
  • 47. 38 Tuy lao động tham gia chăn nuôi gà của hộ ít nhưng 100% người nuôi gà CN và BCN đều được tiếp cận kỹ thuật thông qua các buổi tập huấn kỹ thuật do cán bộ khuyến nông, thú y của huyện và của các hãng thức ăn, hãng thuốc thú y tổ chức đã thu hút sự tham gia đông đảo các hộ nuôi. Ngoài ra các người nuôi còn tự tìm hiểu kỹ thuật nuôi qua bà con, bạn bè, hàng xóm, qua sách báo và các phương tiện thông tin khác… Ða số các hộ chăn nuôi gà đều theo qui mô vừa và nhỏ nên nguồn vốn phải đầu tư ban đầu không quá lớn, các hộ gia đình đều sử dụng một phần nguồn vốn sẵn có.
  • 48. 39 Bảng 4.4: Một số chỉ tiêu về tình hình nuôi gà của hộ điều tra Chỉ tiêu Vụ nuôi ĐVT BCN,TT CN Nhỏ nhất Lớn nhất Trung Bình Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình - Số vụ nuôi trong năm Vụ/năm 1 2 1.78 1 2 1.85 - Thời gian nuôi BQ Vụ 1 Ngày/vụ 85 120 103 90 110 98.9 Vụ 2 85 120 105 90 110 101.3 - Số lượng nuôi trung bình mỗi vụ Vụ 1 Con/vụ 30 210 95 50 4000 720 Vụ 2 30 210 72 50 4000 790 - Tỷ lệ hao hụt khi nuôi Vụ 1 %/vụ 5 10 8.5 8 10 9.9 Vụ 2 5 10 8.2 8 10 9.8 - Trọng lượng BQ Vụ 1 Kg/con 2,5 3,5 2,8 2,5 3,5 2,8 Vụ 2 2,6 3,3 2,9 2,5 3,5 2,9 Nguồn: số liệu điều tra hộ nuôi gà, năm 2019 Qua điều tra cho thấy, các vụ nuôi trong năm có sự khác biệt giữa mùa mưa và mùa khô, điều đó dẫn tới kết quả cũng như mức đầu tư khác nhau trong các vụ nuôi của hai mùa. Mùa khô thường kéo dài từ tháng 1 đến tháng 8, thời điểm này thường ít mưa và thời tiết ấm áp. Mùa mưa kéo dài từ tháng 9 đến tháng 12, thời điểm này thời tiết thường mưa nhiều và lạnh. Để so sánh được điều này tôi đã tiến hành điều tra tình hình chăn nuôi gà của 50 hộ trong hai vụ. Vụ 1 đại diện cho mùa khô và vụ 2 đại diện cho mùa mưa. Đối với hình thức nuôi BCN,TT các hộ không sử dụng hoàn toàn lượng thức ăn công nghiệp mà thường kết hợp cho ăn giữa một lượng thức ăn công nghiệp và lượng thức ăn tự có của gia đình như lúa, ngô ,hơn nữa do quá trình
  • 49. 40 vận động, đi lại của gà để làm chắc thịt sẽ làm tiếu tốn nhiều năng lượng do đó nuôi gà theo hình thức này gà thường chậm to. Điều đó cũng chính là lý do làm cho thời gian nuôi gà BCN,TT thường dài, trung bình là 103 ngày vào vụ 1 và 105 ngày vào vụ 2. Thời gian nuôi kéo dài gần 3,4 tháng cộng với một tháng nghỉ để vệ sinh chuồng trại nên số vụ nuôi trong năm BQ là 1,78 vụ, cao nhất 2 vụ và thấp nhất 1 vụ. Thời gian nuôi gà CN BQ mỗi vụ là 98,9 ngày vào vụ 1 và 101,3 ngày vào vụ 2. Sự chênh lệch thời gian nuôi giữa hai vụ không lớn lắm, vào vụ 2 đây là vụ nuôi để bán Tết với giá bán 1kg gà cao hơn so với các vụ khác nên các hộ thường nuôi với thời gian dài hơn để tăng trọng lượng cũng nhu làm tăng thêm doanh thu cho hộ. Do thời gian nuôi ngắn nên mỗi năm hộ nuôi cao nhất là 2 vụ và thấp nhất là 4 vụ, trung bình 1.85 vụ. Trong vụ 1, hộ nuôi gà CN nuôi BQ 720 con, hộ nuôi nhiều nhất là 4000 con và ít nhất là 50 con. Còn với vụ 2 các hộ nuôi với số lượng nhiều hơn, trung bình là 790 con, hộ nuôi nhiều nhất là 4000 con và ít nhất là 500 con. Có sự khác nhau này là do vào vụ 1 thời tiết nóng không thể nuôi với mật độ cao vì sẽ gây ngột cho gà, gà dễ mắc bệnh, dễ ngất xỉu hàng loạt. Vào vụ 2 thời tiết lạnh có thể nuôi ở mật độ cao để giữ ấm cho gà, đồng thời đây cũng là thời điểm gần dịp lễ, tết nhu cầu tiêu thụ nhiều hơn do vậy người nuôi sẽ bán được giá hơn, cũng như bán được với số lượng lớn hơn. Ngược lại những lý do trên hộ nuôi BCN,TT nuôi với số lượng ít hơn vào mùa mưa, trung bình là 95 con vào vụ 1 và 72 con vào vụ 2.vì các hojBCN,TT nuôi chủ yếu để sử dụng .Với hộ nuôi gà BCN,TT do hình thức nuôi này không để kinh doanh nên người nuôi thường nuôi với số lượng ít hơn so với hộ nuôi CN. Đối với hộ nuôi BCN,TT tỷ lệ hao hụt giữa hai vụ không có sự khác biệt quá lớn, vụ 1 là 8,5 % và vụ 2 là 8,2 %, tỷ lệ hao hụt chủ yếu là do bị các
  • 50. 41 loại vật khác ăn, chỉ một số ít là do bị bệnh và chết trong thời gian úm. Tuy các hộ nuôi theo hình thức BCN,TT gà thường ít mắc bệnh do muôi ít đễ kiểm soát có sức đề kháng tốt dễ chăm và phòng bệnh truyền nhiễm từ các loài vật khác như chim, trâu, bò mang lại nên tỷ lệ hao hụt thường ít hơn các hộ nuôi CN. Tỷ lệ hao hụt các hộ nuôi CN tỷ lệ hao hụt thấp hơn với vụ 1 là 9,8 % , vụ 2 là 9,9 %. Tuy nhiên, lại có sự xâp xỉ về tỷ lệ hao hụt giữa hai vụ, thứ nhất là do sức đề kháng của gà CN kém hơn và thường bị chết do thời tiết lạnh, nhất là giai đoạn úm nếu không chú theo dõi nhiệt độ trong chuồng để nhiệt độ xuống thấp thì gà con sẽ bị chết lạnh. Nguyên nhân thứ hai là do vào vụ 2 thời tiết mưa lạnh ẩm ướt, là điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn phát triển và gây bệnh cho gà nên nếu các hộ không vệ sinh chuồng trại kĩ cũng như chú trọng trong công tác tiêm phòng thì tỷ lệ gà mắc bệnh chết rất nhiều. Trọng luợng trung bình của gà CN khi xuất chuồng là 2,8 kg/con vào vụ 1 và 2,8 kg/con vào vụ 2. Trong đó, thấp nhất là 2,5 kg/con và cao nhất là 3,5 kg/con, Do vào vụ 2 thời tiết lạnh gà thường ăn nhiều, hơn nữa vào vụ 2 các hộ nuôi thường kéo dài thời gian nuôi tăng trọng lượng để bán vào dịp lễ tết nên gà thường to hơn vụ 1. Gà BCN tuy nuôi với thời gian dài hơn nhưng vào vụ 2 trọng lượng trung bình là 2.9 kg/con còn vụ chỉ là 2,8 kg/con.
  • 51. 42 4.3.2 Tình hình sử dụng đất của các hộ điều tra Bảng 4.5: Tình hình sử dụng đất đai của các hộ điều tra Chỉ tiêu CN BCN,TT Giá trị (m2 ) Tỷ lệ (%) Giá trị (m2 ) Tỷ lệ (%) Tổng diện tích đất sử dụng BQ/hộ 29.673,07 100,00 30.652,17 100,00 - Diện tích chăn nuôi gà BQ/hộ 259,26 0,87 106,08 0,35 - Diện tích khác BQ/hộ 29.41381 99,13 30546,09 99,65 Nguồn: số liệu điều tra hộ nuôi gt năm 2019 Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt, chủ yếu trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, không có đất đai, hoạt động sản xuất nông nghiệp khó có thể tiến hành được. Với một diện tích đất cố định mỗi hộ gia đình nên bố trí sử dụng như thế nào cho hợp lý theo từng mục đích sản xuất của mình. Qua bảng số liệu điều tra ta thấy, đối với hộ nuôi CN tổng diện tích đất sử dụng BQ/hộ là 29.673m2 , tổng diện tích đất sử dụng BQ/hộ của các hộ nuôi BCN ,TT là 30.652m2 . Trong tổng diện tích của các hộ nuôi CN điều tra thì mỗi hộ dành BQ 259,26m2 để nuôi gà và hộ BCN ,TT là 106,08 m2 . Đối với các hộ nuôi CN nuôi với số lượng lớn nên diện tích đất nuôi gà là để xây dựng chuồng trại lớn , qua điều tra cho thấy mỗi hộ thường có từ 1-2 chuồng nuôi, mỗi chuồng nuôi từ 50-100 m2 . Còn đối với hình thức nuôi BCN,TT ngoài phần diện tích để xây dựng chuồng trại nhỏ. Vì vậy tỷ lệ diện tích cho nuôi gà trong tổng diện tích đất sử dụng của hộ CN cao hơn hộ nuôi BCN ,TT, với hộ nuôi BCN ,TT thì diện tích nuôi gà chiếm 0,35% tổng diện tích, với hộ nuôi CN thì chỉ chiếm 0,87% tổng diện tích đất. Ngoài việc chăn nuôi gà, hầu hết các hộ điều tra đều chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm khác và trồng các loại cây, ngoài ra một phần diện tích hộ còn sử dụng để xây dựng nhà cửa nên phần diện tích khác trong tổng diện tích