SlideShare a Scribd company logo
1 of 121
i
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
CÁP XUÂN MINH
BIỆN PHÁP QUÂN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO
Ở TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ, TỈNH QUÂNG TRỊ
Chuyên ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Mã số: 60140114
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. PHAN MINH TIẾN
Thừa Thiên Huế, năm 2016
ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu ghi trong luận
văn là trung thực, đƣợc các đồng tác giả cho phép sử
dụng và chƣa từng đƣợc công bố trong bất kỳ công trình
nào khác.
Huế, tháng 10 năm 2016
Họ tên tác giả
Cáp Xuân Minh
iii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, lời đầu tiên tôi xin chân thành cảm ơn
đến Ban Giám hiệu trường đại học Sư phạm Huế, phòng Quản lý đào tạo Sau
đại học, Ban chủ nhiệm khoa Quản lý Giáo dục, tập thể quý thầy, cô giáo
trong khoa, cùng toàn thể quý thầy, cô giáo đã tham gia quản lý, giảng dạy,
quan tâm và tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp đỡ cho tôi trong quá trình học
tập và nghiên cứu luận văn.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS. Phan Minh Tiến
đã quan tâm giúp đỡ tận tình, trực tiếp hướng dẫn, định hướng chuyên môn
và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất trong quá trình thực hiện luận văn.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn lãnh đạo Sở LĐ-TBXH, phòng quản lý
Dạy nghề Sở LĐ-TBXH, Cục thống kê, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh
Quảng Trị, các phòng chức năng, các khoa chuyên môn cùng toàn thể quý thầy,
cô giáo, bạn bè đồng nghiệp và sự tích cực của các em HS trường Trung cấp
nghề, tỉnh Quảng Trị trong việc giúp tôi thu thập tài liệu, số liệu, thông tin cần
thiết và tổ chức, xây dựng các cuộc điều tra để thực hiện tốt đề tài của mình.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong quá trình thực hiện luận văn, tuy
nhiên cũng không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả kính mong nhận
được sự chỉ giáo và góp ý của quý thầy, cô giáo trong Hội đồng khoa học và
các bạn đồng nghiệp.
Trân trọng cảm ơn./.
Huế, tháng 10 năm 2016
Tác giả
Cáp Xuân Minh
1
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa ...............................................................................................................i
Lời cam đoan...............................................................................................................ii
Lời cảm ơn ................................................................................................................ iii
MỤC LỤC...................................................................................................................1
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .........................................................................5
DANH MỤC BẢNG VÀ SƠ ĐỒ...............................................................................6
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................7
1. Lý do chọn đề tài.....................................................................................................7
2. Mục đích nghiên cứu...............................................................................................9
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu ........................................................................9
4. Giả thuyết khoa học ................................................................................................9
5. Nhiệm vụ nghiên cứu..............................................................................................9
6. Phƣơng pháp nghiên cứu.........................................................................................9
7. Phạm vi nghiên cứu...............................................................................................10
NỘI DUNG ..............................................................................................................11
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO Ở
TRƢỜNG TRUNG CẤP NGHỀ ...........................................................................11
1.1. Khái quát lịch sử nghiên cứu vấn đề..................................................................11
1.2. Các khái niệm cơ bản.........................................................................................12
1.2.1. Quản lý............................................................................................................12
1.2.2. Quản lý giáo dục, quản lý nhà trƣờng.............................................................15
1.2.3. Quản lý hoạt động đào tạo nghề......................................................................19
1.3. Hoạt động đào tạo ở trƣờng Trung cấp nghề .....................................................23
1.3.1. Mục tiêu đào tạo của trƣờng Trung cấp nghề .................................................23
1.3.2. Nội dung, phƣơng pháp đào tạo trình độ Trung cấp nghề ..............................24
1.3.3. Chƣơng trình đào tạo trình độ Trung cấp nghề...............................................25
1.3.4. Giáo trình đào tạo trình độ Trung cấp nghề....................................................25
1.3.5. Ngƣời dạy và hoạt động dạy nghề ..................................................................25
1.3.6. Ngƣời học và hoạt động học nghề ..................................................................26
2
1.3.7. Hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học nghề..............................................26
1.4. Nội dung quản lý hoạt động đào tạo ở trƣờng Trung cấp nghề .........................27
1.4.1. Xây dựng mục tiêu đào tạo, xác định cơ cấu ngành nghề đào tạo..................27
1.4.2. Xây dựng, phát triển chƣơng trình đào tạo .....................................................27
1.4.3. T chức công tác tuyển sinh............................................................................29
1.4.4. T chức xây dựng, bộ máy quản lý đào tạo ....................................................29
1.4.5. Quản lý hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh ............31
1.4.6. Xây dựng cơ sở vật chất k thuật, cơ sở thực hành, trang thiết bị dạy học ....31
1.4.7. Kiểm tra, đánh giá chất lƣợng dạy nghề .........................................................32
1.5. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý hoạt động đào tạo ở trƣờng Trung cấp nghề...32
1.5.1. Chính sách quản lý v mô................................................................................32
1.5.2. Môi trƣờng kinh tế - x hội .............................................................................33
1.5.3. Đ c điểm ngành nghề......................................................................................33
1.5.4. Nhu c u ngƣời học ..........................................................................................34
Tiểu kết chƣơng 1......................................................................................................35
Chƣơng 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐÀO VÀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG
ĐÀO TẠO Ở TRUỜNG TRUNG CẤP NGHỀ, TỈNH QUẢNG TRỊ................36
2.1. Tình hình kinh tế - x hội, giáo dục nghề nghiệp và nhu c u đào tạo nguồn nhân
lực ở tỉnh Quảng Trị..................................................................................................36
2.1.1. Về kinh tế ........................................................................................................36
2.1.2. Về x hội .........................................................................................................36
2.1.3. Về giáo dục nghề nghiệp.................................................................................37
2.1.4. Về nhu c u đào tạo nguồn nhân lực................................................................37
2.2. Khái quát chung về trƣờng Trung cấp nghề, tỉnh Quảng Trị.............................38
2.2.1. Quá trình phát triển của nhà trƣờng ................................................................38
2.2.2. Về cơ sở vật chất.............................................................................................39
2.2.3. Nhiệm vụ chuyên môn ....................................................................................40
2.2.4. Ngành nghề đào tạo.........................................................................................40
2.2.5. Đội ngũ nhân sự ..............................................................................................41
2.2.6. Những thành tích đ đạt đƣợc .........................................................................42
2.3. Thực trạng hoạt động đào tạo ở trƣờng Trung cấp nghề, tỉnh Quảng Trị..........42
3
2.3.1. Mục tiêu đào tạo..............................................................................................42
2.3.2. Quy mô đào tạo ...............................................................................................42
2.3.3. Ngành nghề đào tạo.........................................................................................43
2.3.4. Nội dung, chƣơng trình, kế hoạch đào tạo......................................................44
2.3.5. Thực trạng t chức công tác đào tạo ...............................................................45
2.3.6. Kết quả đào tạo................................................................................................46
2.4. Thực trạng quản lý hoạt động đào tạo ở trƣờng Trung cấp nghề, tỉnh Quảng Trị......49
2.4.1. Quản lý mục tiêu, nội dung, chƣơng trình đào tạo nghề.................................50
2.4.2. Quản lý công tác tuyển sinh............................................................................52
2.4.3. Quản lý hoạt động dạy của giáo viên..............................................................53
2.4.4. Quản lý hoạt động học của học sinh ...............................................................58
2.4.5. Quản lý các điều kiện hỗ trợ hoạt động đào tạo..............................................61
2.4.6. Quản lý hoạt động liên kết giữa nhà trƣờng và doanh nghiệp trong đào tạo..63
2.4.7. Quản lý công tác kiểm tra, đánh giá quá trình đào tạo ...................................64
2.5. Đánh giá chung về thực trạng ...........................................................................65
2.5.1. Ƣu điểm...........................................................................................................66
2.5.2. Hạn chế............................................................................................................66
Tiểu kết chƣơng 2......................................................................................................67
Chương 3. CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO Ở TRƯỜNG
TRUNG CẤP NGHỀ, TỈNH QUẢNG TRỊ..........................................................68
3.1. Cơ sở xác lập biện pháp .....................................................................................68
3.1.1. Chiến lƣợc phát triển giáo dục- đào tạo nghề .................................................68
3.1.2. Định hƣớng phát triển trƣờng Trung cấp nghề, tỉnh Quảng Trị đến năm 2020.....70
3.2. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp......................................................................71
3.2.1. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn .................................................................71
3.2.2. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi ....................................................................71
3.2.3. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ ..................................................................71
3.2.4. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả..................................................................72
3.3. Các biện pháp quản lý hoạt động đào tạo ở trƣờng Trung cấp nghề, tỉnh
Quảng Trị..................................................................................................................72
3.3.1. Đ i mới công tác tuyển sinh ...........................................................................72
4
3.3.2. Tăng cƣờng quản lý hoạt động dạy của giáo viên ..........................................74
3.3.3. Tăng cƣờng quản lý hoạt động học tập của học sinh theo hƣớng tự học và
thực hành...................................................................................................................77
3.3.4. Chỉ đạo đ i mới phƣơng pháp dạy học theo hƣớng phát huy tích cực, chủ
động của học sinh.....................................................................................................78
3.3.5. Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá học sinh đáp ứng yêu c u đ i mới giáo
dục và đào tạo nghề...................................................................................................82
3.3.6. T chức các điều kiện hỗ trợ hoạt động đào tạo nghề ....................................84
3.4. Mối quan hệ giữa các biện pháp ........................................................................90
3.5. Khảo nghiệm nhận thức về tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp............91
3.5.1. Tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp.............................................91
3.5.2. Những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện các biện pháp.............................93
Tiểu kết chƣơng 3......................................................................................................94
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.........................................................................95
1. Kết luận .................................................................................................................95
2. Khuyến nghị..........................................................................................................96
DANH MỤC TÀI LI U THAM KHẢO...............................................................98
PHỤ LỤC
5
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Chữ viết ầy
CBQL : Cán bộ quản lý
CĐN : Cao đẳng nghề
CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
CSVC : Cơ sở vật chất
CTĐT : Chƣơng trình đào tạo
ĐT : Đào tạo
ĐTN : Đào tạo nghề
GD&ĐT : Giáo dục và Đào tạo
GV : Giáo viên
HĐĐT : Hoạt động đào tạo
HS : Học sinh
KĐCL : Kiểm định chất lƣợng
KHCN : Khoa học công nghệ
KT - XH : Kinh tế - x hội
LĐ-TB&XH : Lao động- Thƣơng binh và x hội
MTĐT : Mục tiêu đào tạo
NDĐT : Nội dung đào tạo
PPDH : Phƣơng pháp dạy học
QL : Quản lý
QLĐTN : Quản lý đào tạo nghề
QLGD : Quản lý giáo dục
QLHĐĐT : Quản lý hoạt động đào tạo
QLHS : Quản lý học sinh
QLNN : Quản lý Nhà nƣớc
QLNT : Quản lý nhà trƣờng
QTDH : Quá trình dạy học
SCN : Sơ cấp nghề
SV : Sinh viên
TBDH : Thiết bị dạy học
TCN : Trung cấp nghề
THCS : Trung học cơ sở
THPT : Trung học ph thông
6
DANH MỤC BẢNG VÀ SƠ ĐỒ
Trang
BẢNG
Bảng 2.1. Cơ cấu t chức, số lƣợng cán bộ, giáo viên..............................................41
Bảng 2.2. Chất lƣợng đội ngũ cán bộ, giáo viên.......................................................41
Bảng 2.3. Quy mô đào tạo từ năm 2012-2015, trƣờng Trung cấp nghề, tỉnh
Quảng Trị ..................................................................................................................43
Bảng 2.4. Kết quả tốt nghiệp các khóa đào tạo hệ TCN từ năm 2012-2015 ............47
Bảng 2.5. Kết quả tốt nghiệp các khóa đào tạo hệ SCN từ năm 2011-2014............48
Bảng 2.6. Kết quả rèn luyện các khóa đào tạo hệ TCN từ năm 2011-2014 .............48
Bảng 2.7. Đánh giá về quản lý mục tiêu đào tạo nghề.............................................50
Bảng 2.8. Đánh giá về quản lý nội dung, chƣơng trình đào tạo nghề......................52
Bảng 2.9. Đánh giá về quản lý công tác tuyển sinh................................................53
Bảng 2.10. Đánh giá về quản lý hoạt động dạy của giáo viên..................................55
Bảng 2.11. Đánh giá về quản lý hoạt động đ i mới phƣơng pháp giảng dạycủa giáo viên....56
Bảng 2.12. Đánh giá về quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giáo viên ......58
Bảng 2.13. Đánh giá về quản lý hoạt động học của học sinh ...................................60
Bảng 2.14. Đánh giá về quản lý các điều kiện hỗ trợ hoạt động đào tạo..................63
Bảng 2.15. Đánh giá về quản lý hoạt động liên kết giữa nhà trƣờng và doanh nghiệp
trong đào tạo..............................................................................................................64
Bảng 2.16. Đánh giá về quản lý công tác kiểm tra, đánh giá quá trình đào tạo của
nhà trƣờng .................................................................................................................65
Bảng 2.17. Đánh giá việc lƣu trữ kết quả học tập của học sinh theo quychế của nhà trƣờng .65
Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp............92
SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1. Mối quan hệ tƣơng tác giữa các yếu tố quản lý giáo dục ........................16
Sơ đồ 1.2. Các giai đoạn phát triển chƣơng trình đào tạo.........................................28
7
MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Nhân lực là yếu tố quyết định đối với sự phát triển của mỗi quốc gia. Trình độ
phát triển nhân lực là thƣớc đo chủ yếu đối với sự phát triển của quốc gia đó. Vì vậy,
các quốc gia trên thế giới đều rất coi trọng phát triển nguồn nhân lực. Ở nƣớc ta,
Đảng và Nhà nƣớc luôn khẳng định quan điểm, coi con ngƣời là trung tâm của sự
phát triển, của công cuộc xây dựng và bảo vệ T quốc. Hiện nay, trong điều kiện đẩy
mạnh CNH-HĐH và hội nhập quốc tế, phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân
lực chất lƣợng cao là một trong ba khâu đột phá của chiến lƣợc chuyển đ i mô hình
phát triển KT-XH của đất nƣớc và tăng lợi thế cạnh tranh quốc gia.
Thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc l n thứ XII của Đảng; Nghị
quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của BCH TW Đảng khóa XI về đ i mới căn
bản, toàn diện GD&ĐT, đáp ứng yêu c u CNH-HĐH trong điều kiện kinh tế thị
trƣờng định hƣớng XHCN và hội nhập quốc tế; Kết luận Hội nghị l n thứ 6 của
BCH Trung ƣơng Đảng khoá IX “Phát triển giáo dục đào tạo là một trong những
động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp CNH-HĐH, là điều kiện để phát huy nguồn
lực con ngƣời - yếu tố cơ bản để phát triển x hội, tăng trƣởng kinh tế nhanh và bền
vững”. Xuất phát từ những quan điểm trên cho thấy, để sự nghiệp CNH-HĐH thành
công, thì điều cốt lõi là phải phát huy tốt nhân tố con ngƣời. Bởi lẽ con ngƣời vừa là
mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển, giáo dục là nhân tố chủ yếu để hình
thành và phát triển nhân cách con ngƣời, là chìa khoá mở cửa vào tƣơng lai, là quốc
sách hàng đ u của chiến lƣợc phát triển KT-XH.
Xác định vai trò, vì trí then chốt của yếu tố con ngƣời, trong sự nghiệp
phát triển của đất nƣớc, cho nên nhiệm vụ phát triển nguồn nhân lực đƣợc coi
là trách nhiệm chung của Đảng, Nhà nƣớc và của các cấp chính quyền từ
Trung ƣơng đến địa phƣơng, trong đó các trƣờng Trung cấp nghề, cao đẳng
nghề và các cơ sở đào tạo nghề, đƣợc giao nhiệm vụ trực tiếp và có vai trò rất quan
trọng. Trong những năm qua, sự nghiệp dạy nghề đ đƣợc phục hồi, n định và có
bƣớc phát triển, ph n nào đáp ứng tốt hơn nhu c u nhân lực k thuật của thị trƣờng
lao động. Tuy nhiên, hoạt động dạy nghề hiện nay vẫn còn nhiều khó khăn, bất cập
8
và còn là mối quan tâm của toàn x hội. Do thiếu quy hoạch hệ thống đào tạo nghề,
cho nên đào tạo nghề những năm trƣớc đây h u nhƣ là tự phát, cơ cấu ngành nghề
và dạy nghề mất cân đối và phân tán, chƣa gắn kết với nhu c u thực tế, chƣa đáp
ứng nhu c u chuyển dịch kinh tế. Số trƣờng dạy nghề có nhiều, nhƣng nhìn chung
quy mô nhỏ. Hơn nữa, đào tạo nghề chƣa thích ứng với thị trƣờng lao động, nguồn
nhân lực chƣa đáp ứng nhu c u phát triển của các khu công nghiệp - khu chế xuất cả
về số lƣợng và chất lƣợng, lạc hậu so với các nƣớc trong khu vực, chƣa có chính
sách thu hút trọng dụng ngƣời tài, tạo môi trƣờng cạnh tranh lành mạnh.
Bƣớc vào thời kỳ CNH,HĐH nguồn nhân lực của đất nƣớc ta nói chung và
của tỉnh Quảng Trị nói riêng đang ở trong tình trạng thừa lao động ph thông, lao
động không có chuyên môn k thuật, nhƣng lại thiếu lao động có trình độ t chức
sản xuất kinh doanh, thiếu thợ k thuật trong các ngành, nghề và trong các khu vực
kinh tế. Tình trạng thất nghiệp vẫn đang đƣợc báo động. Một trong những nguyên
nhân chính là do chất lƣợng đào tạo không đáp ứng đƣợc đòi hỏi mà những diễn
biến nhanh chóng của nền kinh tế và quá trình phát triển công nghệ đ t ra.
Trƣờng TCN, tỉnh Quảng Trị là đơn vị trực thuộc Sở LĐ-TB&XH, có trụ sở
đóng tại TP Đông Hà, tỉnh Quảng Trị, có nhiệm vụ: Đào tạo và bồi dƣỡng ngƣời lao
động có kiến thức, k năng nghề nghiệp ở trình độ Trung cấp nghề và sơ cấp nghề,
có đạo đức, lƣơng tâm nghề nghiệp, có ý thức k luật, tác phong công nghiệp,có sức
khỏe nhằm đáp ứng vơi sự phát triển kinh tế - x hội của tỉnh nhà, đất nƣớc và phù
hợp với xu hƣớng hội nhập khu vực và quốc tế. Trong những năm g n đây do tính
chất x hội hoá giáo dục, trƣớc nhu c u của cơ chế thị trƣờng và xu thế phát triển
của KH-CN trong nƣớc cũng nhƣ hội nhập Quốc tế. Nhà trƣờng đ xác định
MTĐT, chiến lƣợc phát triển của mình, với phƣơng châm ĐT đa ngành, đa nghề
từ đó từng bƣớc chuyển đ i nhằm phù hợp với yêu c u thực tế của x hội. Nhà
trƣờng đ thực sự quan tâm ,chú trọng, nâng cao chất lƣợng đào tạo nghề. Tuy
nhiên, hoạt động ĐTN còn tồn tại một số vấn đề nhƣ quá trình QLHĐĐT chƣa đồng
bộ từ mục tiêu, nội dung chƣơng trình, đội ngũ giáo viên, phƣơng pháp ĐT, điều
kiện CSVC còn bất cập, nên chất lƣợng ĐT chƣa đáp ứng với nhu c u sử dụng lao
động đa dạng hiện nay của doanh nghiệp, yêu c u luôn đ i mới của x hội.
Trƣớc thực trạng và yêu c u nêu trên, đ t ra cho trƣờng TCN, tỉnh Quảng Trị
9
đó là vấn đề QLHĐĐT nhƣ thế nào để nâng cao chất lƣợng, đây là một tất yếu
khách quan, một yêu c u hết sức cấp thiết ? Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn
đề tài nghiên cứu: “Biện pháp quản lý hoạt ộng ào tạo ở trƣờng Trung cấp
nghề, tỉnh Quảng Trị”.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn công tác đào tạo nghề nói chung,
nghiên cứu và khảo sát, đánh giá thực trạng HĐĐT và QLHĐĐT ở trƣờng TCN,
tỉnh Quảng Trị nói riêng, chúng tôi đề xuất các biện pháp QLHĐĐT nhằm nâng cao
chất lƣợng ĐT ở trƣờng TCN, tỉnh Quảng Trị, góp ph n đào tạo nguồn nhân lực có
chất lƣợng tay nghề phục vụ sự nghiệp phát triển KT-XH của đất nƣớc.
3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
3.1 Khách thể nghiên cứu
Quản lý HĐĐT ở trƣờng TCN.
3.2 Đối tƣợng nghiên cứu
Các biện pháp QLHĐĐT ở trƣờng TCN, tỉnh Quảng Trị.
4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Trong công tác ĐTN, QLHĐĐT có t m quan trọng đ c biệt. Tuy nhiên trên
thực tế, hoạt động QLĐT ở trƣờng TCN, tỉnh Quảng Trị bên cạnh những ƣu điểm,
vẫn còn tồn tại một số hạn chế, bất cập ở những khía cạnh khác nhau. Vì vậy, nếu
xây dựng và thực hiện có hiệu quả các biện pháp QLHĐĐT một cách khoa học, phù
hợp với đ c điểm của nhà trƣờng thì sẽ góp ph n nâng cao chất lƣợng ĐTN, đáp
ứng yêu c u đ i mới giáo dục, đào tạo trong giai đoạn hiện nay.
5. NHI M VỤ NGHIÊN CỨU
5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận của công tác QLĐT ở trƣờng TCN.
5.2. Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng HĐĐT và QL HĐĐT ở trƣờng
TCN, tỉnh Quảng Trị.
5.3. Đề xuất các biện pháp QLHĐĐT ở trƣờng TCN, tỉnh Quảng Trị.
6. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
6.1. Phƣơng pháp nghiên cứu lý luận
Sử dụng phƣơng pháp phân tích, t ng hợp, hệ thống hóa các nguồn tài liệu
liên quan đến công tác quản lý, các văn kiện, Nghị quyết của Đảng, các chính sách,
10
pháp luật của Nhà nƣớc để xây dựng cơ sở lý luận của QLHĐĐT ở trƣờng TCN.
6.2. Phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn
Dùng các phƣơng pháp: Điều tra giáo dục, phƣơng pháp chuyên gia, phƣơng
pháp t ng kết kinh nghiệm, phỏng vấn, quan sát… nhằm khảo sát, đánh giá thực
trạng HĐĐT và QLHĐĐT ở trƣờng TCN, tỉnh Quảng Trị.
6.3. Phƣơng pháp thống kê toán học: Sử dụng thống kê toán học nhằm xử
lý kết quả nghiên cứu.
7. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đề tài tập trung nghiên cứu các biện pháp QLHĐĐT ở trƣờng TCN, tỉnh Quảng
Trị.
11
NỘI DUNG
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO
Ở TRƢỜNG TRUNG CẤP NGHỀ
1.1. Khái quát lịch sử nghiên cứu vấn ề
Quản lý công tác ĐT nói chung, QLHĐĐT ở trƣờng TCN nói riêng, có t m
đ c biệt quan trọng. Vì vậy, vấn đề này đ đƣợc nhiều nhà khoa học quan tâm, nghiên
cứu và có nhiều đóng góp, tích cực. Các công trình nghiên cứu đ trình bày một cách
hệ thống nhiều vấn đề lý luận quan trọng liên quan đến vấn đề QLHĐĐT nhƣ: Vị trí,
vai trò của hoạt động QLĐT, các yếu tố ảnh hƣởng chất lƣợng QLHĐĐT, nội dung,
phƣơng pháp QLHĐĐT. Thời gian qua, ở nƣớc ta đ có nhiều công trình nghiên cứu
về QL nói chung, QLGD nói riêng và đ có nhiều đóng góp về lý luận và thực tiễn,
tiêu biểu là tác giả: Phạm Minh Hạc, Thái Duy Tuyên, Đ ng Quốc Bảo, Nguyễn Thị
M Lộc, Tr n Kiểm, Nguyễn Ngọc Quang…
Thời gian g n đây, một số luận văn Thạc s chuyên ngành QLGD cũng đ
thực hiện hƣớng nghiên cứu riêng, ở các góc độ khác nhau nhƣ công trình của các
tác giả:
“Biện pháp QL chất lượng đào tạo ngành Hàn tại trường Cao đẳng nghề
Thừa Thiên Huế ” của Huỳnh Tín (Huế);
“Các biện pháp QL nâng cao chất lượng đào tạonghề của Giám đốc Trung
tâm dạy nghề tỉnh Thừa Thiên Huế” của Nguyễn Duy Thông (Huế);
“Biện pháp QL hoạt động dạy học ở trường Trung cấp kinh tế - Du lịch Duy
Tân” của Lê Bá Sơn (Huế);
“Biện pháp QL nâng cao chất lượng đào tạo nghề của Hiệu trưởng các
trường dạy nghề trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế” của Tr n Nam Lực (Huế);
“Giải pháp QL đào tạo công nhân kỹ thuật đáp ứng nhu cầu phát triển
Khu kinh tế Dung quất giai đoạn 2008 -2015” của Nguyễn Hồng Tây (Đà Nẵng);
“Biện pháp QL dạy học thực hành nghề bậc trung cấp chuyên nghiệp tại
trường cao đẳng Bách khoa Đà Nẵng” của Nguyễn Thị Nữ (Đà Nẵng);
12
“Các biện pháp QL hoạt động dạy học ở trường CĐN Quy Nhơn” của
Nguyễn Thị Bốn (Quy nhơn)…
Những công trình nghiên cứu trên đ góp ph n làm sáng tỏ thêm về cơ sở lý
luận cho việc QLĐTN, đồng thời xây dựng đƣợc các biện pháp QLHĐĐT nâng cao
chất lƣợng và hiệu quả ĐTN, đáp ứng yêu c u đ i mới giáo dục nghề nghiệp trong
giai đoạn hiện nay.
Tuy nhiên, vấn đề QLHĐĐT ở trƣờng TCN, tỉnh Quảng Trị nhiều năm qua
chƣa đƣợc nghiên cứu một cách có hệ thống, việc nghiên cứu các loại hình đào
tạo, chất lƣợng đào tạo chƣa đƣợc quan tâm và đ u tƣ đúng mức. Vì vậy, việc
nghiên cứu, đề xuất các biện pháp QLHĐĐT có ý ngh a quan trọng, trong việc
nâng cao chất lƣợng đào tạo của nhà trƣờng, góp ph n nâng cao chất lƣợng nguồn
nhân lực, thực hiện thành công các mục tiêu phát triển KT-XH ở tỉnh Quảng Trị.
1.2. Các khái niệm cơ bản
1.2.1. Quản lý
1.2.1.1. Khái niệm
Quản lý là một hiện tƣợng xã hội, là một phạm trù tồn tại khách quan
đƣợc ra đời từ nhu c u của mọi chế độ xã hội, mọi quốc gia và ở mọi thời đại.
Ngay từ bu i sơ khai của loài ngƣời, để tồn tại và phát triển con ngƣời đ biết liên
kết nhau thành các nhóm để chống lại thú dữ và thiên nhiên. Vì vậy, đ xuất hiện
các mối quan hệ giữa con ngƣời với con ngƣời, giữa con ngƣời với thiên nhiên,
giữa con ngƣời với xã hội và giữa con ngƣời với bản thân mình. Trong quá trình
đó, đ xuất hiện một số ngƣời có năng lực chi phối đƣợc ngƣời khác, họ điều
khiển hoạt động của nhóm để phù hợp với mục tiêu chung. Những ngƣời đó đóng
vai trò thủ l nh để điều hành nhóm, điều này đ làm nẩy sinh nhu c u về QL.
Nhƣ vậy, QL xuất hiện từ rất sớm, tồn tại và phát triển đến ngày nay.
Khái niệm “Quản lý” đƣợc định ngh a khác nhau dựa trên phƣơng pháp tiếp
cận khác nhau.
Theo “Từ điển tiếng Việt”: “QL là trông coi, giữ gìn theo những yêu
c u nhất định. Là t chức và điều hành các hoạt động theo những yêu c u nhất
định” [38, tr.772]. Ở Việt Nam, các tác giả trong l nh vực khoa học QL và khoa
học giáo dục, cũng đ đƣa ra các định ngh a về “Quản lý’ nhƣ sau:
13
Giáo trình QL Hành chính Nhà nƣớc của Học viện Hành chính quốc gia định
ngh a: “QL là sự tác động chỉ huy, điều khiển các quá trình x hội và hành vi hoạt
động của con ngƣời để chúng phát triển phù hợp với quy luật, đạt tới mục đích đ
đề ra và đúng ý chí của ngƣời QL” [21, tr.8].
Tác giả Đ ng Quốc Bảo cho rằng: “QL là một quá trình tác động gây ảnh
hƣởng của chủ thể QL đến khách thể QL nhằm đạt đƣợc mục tiêu chung”
[01, tr.176].
Tác giả Thái Duy Tuyên: “QL là quá trình tác động có mục đích, có t chức
của chủ thể QL lên đối tƣợng QL bằng việc vận dụng các chức năng và phƣơng tiện
QL, nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các tiềm năng và cơ hội của các t chức để đạt
đƣợc mục tiêu đề ra” [39, tr.38].
Theo Nguyễn Ngọc Quang: “QL là tác động có mục đích, có kế hoạch của
chủ thể QL đến tập thể những ngƣời lao động (khách thể QL) nhằm thực hiện
những mục tiêu dự kiến” [29, tr.24].
Các tác giả Hà Thế Ngữ và Đ ng Vũ Hoạt quan niệm rằng: “QL là một quá
trình định hƣớng, quá trình có mục tiêu, QL có hệ thống là quá trình tác động đến
hệ thống nhằm đạt đƣợc những mục tiêu nhất định. Những mục tiêu này đ c trƣng
cho trạng thái mới của hệ thống mà ngƣời QL mong muốn” [28, tr.225].
Từ các khái niệm trên, có thể hiểu: QL là sự tác động có tổ chức, có định
hướng của chủ thể QL tới đối tượng QL nhằm đạt được mục tiêu QL đề ra.
1.2.1.2. Chức năng quản lý
Chức năng QL là một thể thống nhất, bao gồm 4 chức năng chính nhƣ sau:
Lập kế hoạch, t chức, chỉ đạo và kiểm tra.
a. Lập kế hoạch
Đây là chức năng quan trọng nhất trong các chức năng QL, là công việc đ u
tiên của chu trình QL. Lập kế hoạch là việc mà chủ thể QL xác lập mục tiêu, thời
gian, biện pháp, dự báo trƣớc kế hoạch để đƣa ra quyết định phƣơng thức nhằm
thực hiện mục tiêu đó. Chủ thể QL phải có t m nhìn rộng để nắm bắt thông tin, dự
đoán tƣơng lai, biết đƣợc cơ hội và thách thức, lƣờng trƣớc những yếu tố tác động
từ bên ngoài và bên trong hệ thống, chỉ có nhƣ vậy mới luôn làm chủ đƣợc tình
hình. Từ đó vận hành t chức đạt tới mục tiêu.
14
b. Tổ chức
Là chức năng quan trọng thứ hai sau việc lập kế hoạch, thực chất của chức
năng này là quá trình thiết lập mối quan hệ giữa các cá nhân, các bộ phận trong và
ngoài t chức, để trên cơ sở đó, xác định vị trí, vai trò, quy định trách nhiệm, quyền
hạn của các bộ phận và cá nhân; xác định cơ chế phối hợp giữa các bộ phận, cá
nhân trong t chức, nhằm làm cho bộ máy hoạt động một cách trôi chảy, thông
suốt.Mục đích của chức năng này là tạo nên một hệ thống hoạt động nhịp nhàng,
phát huy tối đa năng lực, sở trƣờng của các cá nhân và bộ phận, nhằm hƣớng tới
thực hiện mục tiêu chung của t chức.
c. Chỉ đạo
Chỉ đạo là một quá trình chủ thể QL sử dụng quền lực QL của mình, để điều
hành đối tƣợng bị QL một cách có chủ đích, nhằm phát huy tiềm năng của họ thực
hiện tốt các công việc đƣợc phân công để đạt đƣợc mục tiêu đề ra. Trong chức năng
chỉ đạo, chủ thể QL phải trực tiếp ra quyết định (mệnh lệnh) cho nhân viên dƣới
quyền và hƣớng dẫn, theo dõi, động viên… để thuyết phục, thúc đẩy họ hoạt động
đạt đƣợc các mục tiêu đó bằng nhiều biện pháp khác nhau. Muốn vậy, chỉ đạo phải
có nghệ thuật, phải kịp thời, khách quan, khoa học, đúng ngƣời, đúng việc, quyết
đoán, nhất quán vì mục tiêu chung của t chức thì mới đem lại hiệu quả cao trong
QL và làm cho t chức phát triển.
d. Kiểm tra
Là chức năng liên quan đến các cấp QL nhằm đánh giá đúng kết quả hoạt
động của hệ thống, xác định đƣợc sai lệch xuất hiện trong quá trình hoạt động so
với mục tiêu và kế hoạch đ đề ra. Từ đó, tìm ra nguyên nhân và biện pháp điều
chỉnh những sai lệch đó. Quá trình kiểm tra gồm ba bƣớc: xây dựng chỉ tiêu; đo
lƣờng thực hiện nhiệm vụ theo các chỉ tiêu; đánh giá các chỉ tiêu so với kế hoạch.
Vì vậy, kiểm tra c n tiến hành thƣờng xuyên và kết hợp linh hoạt nhiều hình thức
(kiểm tra đột xuất, định kỳ, kiểm tra chéo, kiểm tra những điểm trọng yếu, kiểm tra
trực tiếp, gián tiếp, kiểm tra từ dƣới lên, từ trên xuống...).
Tuy nhiên, để kiểm tra có kết quả c n có kế hoạch cụ thể, bảo đảm tính khoa
học, khách quan , không gây cản trở công việc của đối tƣợng kiểm tra.
15
1.2.2. Quản lý giáo dục, quản lý nhà trường
1.2.2.1. Quản lý giáo dục
a. Khái niệm
Cho đến nay, từ những góc độ tiếp cận khác nhau, đ có nhiều quan niệm
khác nhau về khái niệm QLGD
Tác giả Tr n Kiểm đ dựa vào đối tƣợng QL để đƣa ra khái niệm QLGD ở
hai cấp: v mô và vi mô [22, tr.36].
Đối với cấp v mô: “QLGD đƣợc hiểu là những tác động tự giác (có ý thức,
có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống, hợp quy luật) của chủ thể QL đến tất cả mắt
xích của hệ thống (từ cấp cao nhất đến các cơ sở giáo dục là nhà trƣờng) nhằm thực
hiện có chất lƣợng và hiệu quả mục tiêu phát triển GD-ĐT thế hệ trẻ mà x hội đ t
ra cho ngành giáo dục.”
Đối với cấp vi mô: “QLGD đƣợc hiểu là hệ thống những tác động tự giác (có
ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống, hợp quy luật) của chủ thể QL đến tập
thể GV, công nhân viên, tập thể học sinh, cha mẹ học sinh và các lực lƣợng x hội
trong và ngoài nhà trƣờng nhằm thực hiện có chất lƣợng và hiệu quả mục tiêu giáo
dục của nhà trƣờng.”
Theo các tác giả Nguyễn Kỳ và Bùi Trọng Tuân: “QLGD là những tác
động tự giác (có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống và hợp qui luật) của
chủ thể QL đến tất cả các mắt xích của hệ thống (từ cấp cao nhất đến các cơ sở
giáo dục là các nhà trƣờng) nhằm thực hiện có chất lƣợng và hiệu quả mục tiêu
phát triển giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ theo yêu c u x hội ” [25, tr.14].
Theo Phạm Minh Hạc: “QLGD là hệ thống những tác động có mục đích, có
kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể QL làm cho hệ vận hành theo đƣờng lối,
nguyên lý của Đảng thực hiện đƣợc các tính chất của nhà trƣờng XHCN Việt
Nam mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy, giáo dục thế hệ trẻ, đƣa thế hệ trẻ, đƣa
hệ giáo dục đến mục tiêu dự kiến tiến lên trạng thái về chất" [19, tr.7].
Tác giả Đ ng Quốc Bảo, quan niệm: “QLGD theo ngh a t ng quan là hoạt
động điều hành, phối hợp các lực lƣợng x hội nhằm đẩy mạnh công tác ĐT thế hệ
trẻ theo yêu c u phát triển x hội” [02, tr.3].
16
Theo tác giả Nguyễn Thị M Lộc: “Quản lý giáo dục là quá trình đạt tới mục
tiêu trên cơ sở thực hiện có ý thức và hợp quy luật các chức năng kế hoạch hóa, t
chức, chỉ đạo và kiểm tra” [26, tr.16].
Nhƣ vậy, có thể hiểu: QLGD là tác động có ý thức của chủ thể QL đến đối
tượng QL và khách thể QL nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả của mục tiêu
giáo dục. Bốn yếu tố của QLGD quan hệ tƣơng tác gắn bó với nhau theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.1. Mối quan hệ tương tác giữa các yếu tố quản lý giáo dục
b. Đặc trƣng c a quản lý giáo dục
QLGD là quá trình hoạt động của các chủ thể QL và đối tƣợng QL thống
nhất với nhau trong một cơ cấu nhất định, nhằm đạt mục đích đề ra.
QLGD nằm trong phạm trù QL x hội nói chung. Tuy nhiên, QLGD có
những đ c trƣng riêng, đó là:
QLGD là loại QL Nhà nƣớc, các hành động QL ở đây dựa trên cơ sở quyền
lực Nhà nƣớc, đại diện là các cơ quan QLGD&ĐT các cấp, từ Bộ GD&ĐT, Bộ LĐ-
TB&XH đến các cơ sở ĐT. Các hoạt động của chủ thể QL và đối tƣợng chịu sự QL
đều thông qua hệ thống các quy phạm pháp luật nhƣ: Luật giáo dục, Luật Dạy nghề,
Luật Giáo dục nghề nghiệp, Nghị quyết của Quốc hội, Nghị định của Chính phủ,
Thông tƣ hƣớng dẫn…
QLGD thực chất là QL con ngƣời, QL con ngƣời trong ngành giáo dục có ý
ngh a là ĐT con ngƣời, dạy cho họ thực hiện vai trò xã hội, phát triển nghề nghiệp,
để họ làm tròn những chức năng, ngh a vụ, trách nhiệm của mình đối với xã hội.
QLGD thuộc phạm trù phƣơng pháp chứ không phải mục đích. Nếu chúng ta
quan niệm QLGD là phƣơng pháp, thì phải luôn tìm cách đ i mới công tác QL để
đạt đƣợc mục đích đề ra, tránh rơi vào tình trạng độc đoán, chuyên quyền áp đ t
đối với ngƣời chịu sự QL để đạt ý đồ cá nhân.
QLGD có 2 thuộc tính cơ bản: t chức- k thuật và KT-XH. Tức là phải có
Chủ thể
QL
Mục tiêu
QL
Đối tƣợng
QL
Khách thể
QL
17
một t chức để thực hiện công tác QL và yêu c u luôn luôn cải tiến, đ i mới công
việc, nhằm nâng cao chất lƣợng hiệu quả hoạt động của t chức. QLGD có hiệu quả
sẽ đem lại lợi ích cho x hội, đó là tính KT-XH.
QLGD vừa là khoa học vừa là nghệ thuật, QLGD đ trở thành một ngành
khoa học, có cơ sở lý luận riêng. Ngƣời CBQL c n có trình độ khoa học về QL, am
hiểu các khoa học tự nhiên, khoa học x hội, về con ngƣời và phải có nghệ thuật QL
đƣợc đúc rút từ những kinh nghiệm QL để xử lý các tình huống khác nhau nhằm đạt
mục tiêu QL với hiệu quả cao.
QLGD đƣợc xem là hệ tự QL, với đ c điểm tự điều chỉnh, tự hoàn thiện
nhằm đạt đƣợc mục tiêu đ đề ra.
c. Nội dung c a quản lý giáo dục
QLGD là một quá trình bao gồm các thành tố: MTĐT; NDĐT; PPĐT; CSVC,
Thiết bị ĐT; Lực lƣợng dạy (th y); đối tƣợng học (trò); kết quả ĐT. Các thành tố này
là một thể thống nhất, có mối quan hệ và tác động tƣơng hỗ qua lại với nhau.
Trong quá trình giáo dục- đào tạo, nội dung QLGD luôn gắn liền với từng
thành tố, đó là: xác định MTĐT phải gắn với mục tiêu phát triển con ngƣời, đáp ứng
yêu c u phát triển KT-XH, đây là mục tiêu xuyên suốt cả quá trình ĐT. Xác định
mục tiêu là cơ sở để xây dựng nội dung và chọn lựa phƣơng pháp, phƣơng tiện ĐT.
QL nội dung, phƣơng pháp, phƣơng tiện, phải theo hƣớng đ i mới, nhằm thích ứng
với các điều kiện tác động bên ngoài nhƣ: đ i mới KHCN, yêu c u của CNH-HĐH,
tác động của môi trƣờng phát triển KT-XH. Vai trò chủ đạo của ngƣời dạy và tính
chủ động của ngƣời học, là hai thành tố chủ đạo trong quá trình ĐT của việc
QLGD và cuối cùng là việc t chức đánh giá kết quả ĐT so với mục tiêu đề ra, để
xác định mức độ hiệu qủa đạt đƣợc.
1.2.2.2. Quản lý nhà trường
Theo tác giả Phạm Minh Hạc: “QL trƣờng học là thực hiện đƣờng lối giáo dục
của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đƣa Nhà trƣờng vận hành theo
nguyên lý giáo dục, để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo với ngành giáo dục,
với thế hệ trẻ và với từng học sinh” [19, tr. 66].
QLNT là hệ thống x hội sƣ phạm chuyên biệt, hệ thống này đòi hỏi những tác
động có ý thức, có kế hoạch và hƣớng đích của chủ thể QL lên tất cả các m t của đời
sống nhà trƣờng để đảm bảo sự vận hành tối ƣu XH-KT và t chức sƣ phạm của quá
18
trình dạy học và giáo dục thế hệ đang lớn lên.
Có thể hiểu: QLNT là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp
quy luật của chủ thể QL (các cấp QL của chủ thể giáo dục) nhằm làm cho nhà trường
vận hành theo nguyên lý giáo dục để đạt tói mục tiêu giáo dục đặt ra trong thời kỳ phát
triển của đất nước, QLNT thực chất là QLGD trên tất cả các mặt, các khía cạnh liên
quan đến hoạt động giáo dục và đào tạo trong phạm vi một nhà trường.
Nhà trƣờng là một bộ m t của hệ thống giáo dục quốc dân, các quan điểm
đƣờng lối, chính sách giáo dục đều đƣợc thực hiện trong nhà trƣờng. Do đó, QLNT còn
có ngh a là t chức các lực lƣợng trong và ngoài nhà trƣờng nhằm biến các quan điểm,
đƣờng lối chủ trƣơng, chính sách giáo dục của Đảng và Nhà nƣớc thành hiện thực.
Trong QLNT, QL dạy học là nội dung quan trọng nhất. Hoạt động dạy học là
hoạt động mang tính đ c trƣng cho các loại hình nhà trƣờng, hoạt động dạy và hoạt
động học luôn giữ vị trí bậc nhất và là vị trí chủ yếu trong nhà trƣờng, vì nó thực
hiện cả chức năng giáo dục và phát triển. Mọi hoạt động khác của nhà trƣờng suy
cho cùng đều phục vụ cho hoạt động dạy học. Việc QL dạy học trong nhà trƣờng là
QL trực tiếp các hoạt động giáo dục diễn ra ở trƣờng, nhằm thực hiện mục tiêu đào
tạo theo tinh th n Nghị quyết Trung ƣơng 2 khóa VIII của Đảng cộng sản Việt
Nam. Đó chính là quá trình hoạt động sƣ phạm của GV và hoạt động học tập, rèn
luyện của HS đƣợc diễn ra chủ yếu trong hoạt động dạy học. Hoạt động dạy học chi
phối các hoạt động khác trong nhà trƣờng, nó chiếm h u hết thời gian trong các hoạt
động giáo dục. Do đó QLGD chính là QL quá trình dạy học. Sự tác động trực tiếp
của nhà QL đến GV bằng các giải pháp và phát huy tác dụng của các phƣơng tiện
QL nhƣ bộ máy t chức và mọi nguồn lực nhằm đạt đƣợc mục đích dạy học. Do đó,
QL dạy học là một mảng trong QLNT và là khâu đƣợc coi quan trọng nhất.
QLNT, thực chất là QLGD trong phạm vi một nhà trƣờng, QL trƣờng TCN
trọng tâm là QL quá trình đào tạo. Nó bao gồm QL các nhân tố của quá trình đào tạo,
đó là QL: mục tiêu, nội dung, phƣơng pháp đào tạo và QL hai đối tƣợng chính: đội
ngũ GV và lực lƣợng HS. Ngoài ra QLNT còn phải QL các nhân tố khác nhƣ: bộ máy
t chức, điều kiện, hình thức đào tạo, môi trƣờng giáo dục. Nhƣ vậy, QL trƣờng
TCN muốn đạt hiệu quả cao thì ngƣời QL phải biết phối hợp các thành tố hòa quyện
với nhau một cách linh hoạt, tạo ra cách QL phù hợp để đạt đƣợc mục tiêu đào tạo
nghề nghiệp đ xác định.
19
1.2.3. Quản lý hoạt động đào tạo nghề
1.2.3.1. Khái niệm nghề
Cho đến nay thuật ngữ “nghề” đƣợc hiểu và định ngh a dƣới các góc độ
khác nhau. Dƣới đây là một số khái niệm về nghề:
Tác giả E.A.Klimov: “Nghề nghiệp là một l nh vực sử dụng sức lao động vật
chất và tinh th n của con ngƣời một cách có giới hạn, c n thiết cho x hội (do sự
phân công lao động x hội mà có). Nó tạo cho con ngƣời khả năng sử dụng lao
động của mình để thu lấy những phƣơng tiện c n thiết cho việc tồn tại và phát triển”
Tác giả Nguyễn Hùng cho rằng: “Những chuyên môn có những đ c
điểm chung, g n giống nhau đƣợc xếp thành một nhóm chuyên môn và đƣợc gọi là
nghề. Nghề là tập hợp của một nhóm chuyên môn cùng loại, g n giống nhau.
Chuyên môn là một dạng lao động đ c biệt, mà qua đó con ngƣời dùng sức mạnh
vật chất và sức mạnh tinh th n của mình để tác động vào những đối tƣợng cụ thể
nhằm biến đ i những đối tƣợng đó theo hƣớng phục vụ mục đích, yêu c u và lợi
ích của con ngƣời” [20, tr.11].
Khái niệm nghề ở Nga: “là một loại hình lao động đòi hỏi có sự đào tạo nhất
định và thƣờng là nguồn gốc của sự sinh tồn”;
Khái niệm nghề ở Đức: “là hoạt động c n thiết cho x hội ở một l nh vực lao
động nhất định đòi hỏi phải đƣợc đào tạo ở trình độ nào đó”;
Khái niệm nghề ở Pháp: “là một loại lao động có thói quen về k năng, k
xảo của một ngƣời để từ đó tìm đƣợc phƣơng tiện sống”;
Khái niệm nghề ở Việt Nam: “Nghề là công việc chuyên làm theo sự phân
công lao động x hội”;
Ở một khía cạnh khác: Nghề là một l nh vực hoạt động lao động mà trong
đó, nhờ đƣợc đào tạo, con ngƣời có đƣợc tri thức, k năng, thái độ để làm ra các
loại sản phẩm vật chất hay tinh th n nào đó, đáp ứng đƣợc những nhu c u của x
hội. Còn chuyên môn là một l nh vực lao động sản xuất hẹp mà ở đó, con ngƣời
bằng năng lực thể chất và tinh th n của mình làm ra những giá trị vật chất
(thực phẩm, lƣơng thực, công cụ lao động…) ho c giá trị tinh th n (sách báo,
phim ảnh, âm nhạc, tranh vẽ…) với tƣ cách là những phƣơng tiện sinh tồn và
phát triển của x hội.
Từ các cách hiểu trên, chúng tôi cho rằng: Nghề là sự phân công lao động xã
20
hội, phù hợp với yêu cầu xã hội, là phương tiện để sinh sống và dưới góc độ ĐTN là
một dạng lao động đòi hỏi con người phải có một quá trình đào tạo chuyên biệt để
có những kiến thức chuyên môn, kỹ năng, kỹ xảo và thái độ nhất định.
1.2.3.2. Khái niệm dạy nghề
Hiện nay, đang tồn tại nhiều định ngh a về dạy nghề. Một số nhà nghiên
cứu trong và ngoài nƣớc đ đƣa ra một số khái niệm:
Dạy nghề là một l nh vực bao gồm toàn bộ các hoạt động của nhà trƣờng
nhằm cung cấp kiến thức và giáo dục cho HS,SV. Đây là công việc kết nối
giữa MTĐT, NDĐT, CTĐT, t chức thực hiện chƣơng trình và các vấn đề liên
quan đến tuyển sinh, đào tạo, giám sát, đánh giá, kiểm tra, t chức thực tập, thi
tốt nghiệp cùng các chính sách liên quan đến chuẩn mực và cấp bằng ở l nh vực
đào tạo chuyên nghiệp ở các cơ sở đào tạo nghề nghiệp.
T chức Lao động quốc tế (ILO) định ngh a: “Dạy nghề là cung cấp cho
ngƣời học những k năng c n thiết để thực hiện tất cả các nhiệm vụ liên quan tới
công việc nghề nghiệp đƣợc giao” [35, tr.24].
Luật Giáo dục nghề nghiệp, số 74/2014/QH13 đƣợc Quốc hội nƣớc Cộng
hòa xã hội chủ ngh a Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 27 tháng 11
năm 2014 có ghi: “Giáo dục nghề nghiệp là một bậc học của hệ thống giáo dục quốc
dân nhằm đào tạo trình độ sơ cấp, trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng và các
chƣơng trình đào tạo nghề nghiệp khác cho ngƣời lao động, đáp ứng nhu c u nhân
lực trực tiếp trong sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, đƣợc thực hiện theo hai hình
thức là đào tạo chính quy và đào tạo thƣờng xuyên”, “ Đào tạo nghề nghiệp là hoạt
động dạy và học nhằm trang bị kiến thức, k năng và thái độ nghề nghiệp c n thiết
cho ngƣời học để có thể tìm đƣợc việc làm ho c tự tạo việc làm sau khi hoàn thành
khóa học ho c để nâng cao trình độ nghề nghiệp”.
Qua đó, ta có thể thấy dạy nghề là khâu quan trọng trong việc giải
quyết việc làm cho ngƣời lao động, tuy nó không tạo ra việc làm ngay nhƣng nó
lại là là yếu tố cơ bản tạo thuận lợi cho quá trình tìm việc làm và thực hiện công
việc. Dạy nghề giúp cho ngƣời lao động có kiến thức chuyên môn, k năng và
thái độ nghề nghiệp để từ đó họ có thể xin làm việc trong các cơ quan, doanh
nghiệp, ho c có thể tự tạo ra công việc sản xuất cho bản thân.
Hiện nay, dạy nghề mang tính tích hợp giữa lý thuyết và thực hành. Sự tích
21
hợp thể hiện ở chỗ nó đòi hỏi ngƣời học sinh hôm nay, ngƣời thợ trong tƣơng lai
vừa chuyên sâu về kiến thức, vừa giỏi về k năng tay nghề. Đây là điểm khác biệt
lớn giữa dạy nghề với dạy văn hóa.
Dạy nghề là cung cấp cho HS những kiến thức và k năng, thái độ nghề
nghiệp c n thiết của một nghề. Về kiến thức, HS hiểu đƣợc cơ sở khoa học về
vật liệu, dụng cụ, trang thiết bị, quy trình công nghệ, biện pháp t chức QL sản
xuất để ngƣời công nhân k thuật có thể thích ứng với sự thay đ i cơ cấu lao
động trong sản xuất và ĐTN mới. HS đƣợc cung cấp kiến thức và k năng nghề
nghiệp nhƣ: k năng sử dụng công cụ gia công vật liệu, các thao tác k thuật, lập
kế hoạch tính toán, thiết kế và khả năng vận dụng vào thực tiễn. Đó là những cơ
sở ban đ u để ngƣời HS (ngƣời cán bộ k thuật tƣơng lai) hình thành k năng, k
xảo nghề nghiệp, phát huy tính sáng tạo hình thành kỷ luật, tác phong lao động công
nghiệp.
Hiện nay, dạy nghề có 3 cấp trình độ đào tạo: Sơ cấp nghề, Trung cấp nghề,
Cao đẳng nghề. Hình thức dạy nghề bao gồm dạy nghề chính quy, dạy nghề
thƣờng xuyên.
1.2.3.3. Hoạt động dạy nghề
Hoạt động dạy nghề là một quá trình gắn liền với hoạt động của con ngƣời
trong x hội, nó bao gồm hoạt động dạy và hoạt động học trong các cơ sở giáo dục
nghề nghiệp. Các hoạt động này đƣợc đựa trên cơ sở mục tiêu rõ ràng, nội dung,
chƣơng trình ấn định, do đội ngũ giáo viên và lực lƣợng HS thực hiện, với những
phƣơng pháp, phƣơng tiện sẵn có. Sau một chu trình vận động, các hoạt động dạy
và học phải đạt tới những mục tiêu đề ra.
Tác giả Nguyễn Ngọc Quang cho rằng “ Quá trình dạy học là một hệ toàn vẹn
gồm hoạt động dạy học và hoạt động học. Hai hoạt động này luôn tương tác với nhau,
thâm nhập vào nhau, sinh thành ra nhau. Sự tương tác giữa dạy và học mang tính chất
cộng tác (cộng đồng và hợp tác ), trong đó hoạt động dạy giữ vai trò chủ đạo”.
Điều lệ mẫu của trƣờng TCN đƣợc ban hành theo Quyết định số
52/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 05 tháng 5 năm 2008 của Bộ trƣởng Bộ LĐ-
TB&XH, quy định t chức các hoạt động dạy nghề nhƣ sau:
+ Về nguyên lý và phƣơng châm dạy nghề.
Học đi đôi với hành; lấy thực hành, thực tập k năng nghề làm chính; coi
22
trọng giáo dục đạo đức, lƣơng tâm nghề nghiệp, rèn luyện ý thức t chức kỷ luật,
tác phong công nghiệp của ngƣời học, đảm bảo tính giáo dục toàn diện.
+ Về nghề đào tạo.
Trƣờng TCN đƣợc đào tạo các nghề trong danh mục nghề đào tạo theo quy
định. Việc mở thêm nghề đào tạo mới, chƣa có trong danh mục nghề đào tạo đƣợc
thực hiện theo quy định của Bộ trƣởng Bộ LĐ- TB&XH .
Trƣờng phải thƣờng xuyên t chức dự báo nhu c u đào tạo nhân lực k thuật
trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ của thị trƣờng lao động để kịp thời điều chỉnh quy
mô, cơ cấu nghề và trình độ đào tạo của trƣờng.
+ Về chƣơng trình và giáo trình
Căn cứ vào chƣơng trình khung trung cấp nghề cho từng nghề do Bộ trƣởng
Bộ LĐ-TB&XH ban hành, trƣờng TCN t chức xây dựng và ban hành chƣơng trình
dạy nghề của trƣờng mình.
T chức xây dựng, ban hành chƣơng trình dạy nghề trình độ sơ cấp và các
chƣơng trình dạy nghề thƣờng xuyên.
Phải thƣờng xuyên đánh giá, cập nhật, b sung chƣơng trình, giáo trình dạy
nghề phù hợp với k thuật, công nghệ sản xuất và dịch vụ.
T chức biên soạn và ban hành giáo trình dạy nghề để làm tài liệu giảng dạy,
học tập của trƣờng. Giáo trình dạy nghề phải cụ thể hóa yêu c u về nội dung, kiến
thức, k năng quy định trong chƣơng trình dạy nghề đối với mỗi mô-đun, môn học.
+ Về tuyển sinh.
Xây dựng kế hoạch tuyển sinh hàng năm, trên cơ sở nhu c u nhân lực k
thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ của ngành, địa phƣơng và năng lực đào tạo
của nhà trƣờng.
T chức tuyển sinh học nghề theo Quy chế tuyển sinh học nghề do Bộ LĐ-
TB&XH ban hành.
+ Về kiểm tra, thi và đánh giá.
Thực hiện việc đánh giá kết quả học tập, rèn luyện tu dƣỡng, tham gia các
hoạt động x hội của ngƣời học theo Quy chế thi, kiểm tra và công nhận tốt nghiệp,
Quy chế đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh, sinh viên trong các cơ sở dạy nghề
hệ chính quy do Bộ trƣởng Bộ LĐ- TB&XH ban hành.
+ Về cấp và quản lý bằng, chứng chỉ nghề.
23
Thực hiện việc cấp bằng, chứng chỉ nghề theo quy định của Bộ trƣởng Bộ
LĐ- TB&XH.
Nhƣ vậy, hoạt động dạy nghề là một quá trình toàn vẹn gồm: nguyên lý và
phƣơng châm dạy nghề, nghề đào tạo, chƣơng trình và giáo trình, tuyển sinh, kiểm
tra, thi và đánh giá, cấp và quản lý bằng, chứng chỉ nghề. Các thành tố này có mối
quan hệ biện chứng với nhau và với môi trƣờng.
1.2.3.4. Quản lý hoạt động đào tạo nghề
QL hoạt động ĐTN thực chất là QL các thành tố theo một trình tự, qui
trình vừa khoa học, vừa phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trƣờng, đem lại
hiệu quả trong công tác đào tạo. Các thành tố đó là:
Mục tiêu ĐTN, nội dung ĐTN, phƣơng pháp ĐTN, hình thức t chức ĐTN,
hoạt động dạy nghề (chủ thể là th y), hoạt động học nghề (chủ thể là học trò), CSVC,
TBDH, phƣơng tiện ĐTN, môi trƣờng ĐTN, t chức thực hiện Quy chế ĐTN trong
kiểm tra, đánh giá, t chức bộ máy ĐTN.
Để thực hiện có hiệu quả công tác QLĐTN c n tiến hành các bƣớc theo
quy trình nhƣ QLGD: Xây dựng kế hoạch, t chức, chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá.
Trong quá trình QLHĐĐT các thành tố trên, luôn luôn vận động và tác
động qua lại lẫn nhau làm nảy sinh những tình huống QL. Do vậy, nhà QL phải
thƣờng xuyên theo dõi, đánh giá, xử lý các sai lệch để kịp thời điều chỉnh, nhằm
làm cho công tác ĐT của nhà trƣờng phát triển theo hƣớng tich cực.
Nhiệm vụ của QLĐTN chính là duy trì n định quá trình ĐT, phải thƣờng
xuyên đ i mới, phát triển quá trình ĐT, đón đ u những tiến bộ KH-KT nhằm
đáp ứng với nhu c u của x hội trong từng giai đoạn phát triển
1.3. Hoạt ộng ào tạo ở trƣờng Trung cấp nghề
1.3.1. Mục tiêu đào tạo của trường Trung cấp nghề
Tại Điều 4, Luật Giáo dục nghề nghiệp năm 2014, quy định cụ thể mục tiêu
của giáo dục nghề nghiệp:
“Mục tiêu chung của giáo dục nghề nghiệp là nhằm đào tạo nhân lực trực tiếp
cho sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, có năng lực hành nghề tƣơng ứng với trình độ
đào tạo; có đạo đức, sức khỏe; có trách nhiệm nghề nghiệp; có khả năng sáng tạo,
thích ứng với môi trƣờng làm việc trong bối cảnh hội nhập quốc tế; bảo đảm nâng cao
năng suất, chất lƣợng lao động; tạo điều kiện cho ngƣời học sau khi hoàn thành khóa
24
học có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm ho c học lên trình độ cao hơn.
Mục tiêu cụ thể đối với từng trình độ của giáo dục nghề nghiệp đƣợc quy
định nhƣ sau:
a) Đào tạo trình độ sơ cấp để ngƣời học có năng lực thực hiện đƣợc các công
việc đơn giản của một nghề;
b) Đào tạo trình độ trung cấp để ngƣời học có năng lực thực hiện đƣợc các
công việc của trình độ sơ cấp và thực hiện đƣợc một số công việc có tính phức tạp
của chuyên ngành ho c nghề; có khả năng ứng dụng k thuật, công nghệ vào công
việc, làm việc độc lập, làm việc theo nhóm”.
1.3.2. Nội dung, phương pháp đào tạo trình độ Trung cấp nghề
Tại Điều 37, Luật Giáo dục nghề nghiệp năm 2014, quy định nội dung dạy
trình độ Trung cấp nghề nhƣ sau:
“Nội dung dạy nghề trình độ trung cấp phải phù hợp với mục tiêu dạy nghề
trình độ trung cấp, tập trung vào năng lực thực hành các công việc của một nghề, nâng
cao trình độ học vấn theo yêu c u đào tạo, bảo đảm tính hệ thống, cơ bản, phù hợp với
thực tiễn và sự phát triển của khoa học, công nghệ”.
Tại Điều 36, Luật Giáo dục nghề nghiệp năm 2014, yêu c u về phƣơng pháp
đào tạo nhƣ sau:
“Phƣơng pháp đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng phải kết hợp rèn
luyện năng lực thực hành với trang bị kiến thức chuyên môn; phát huy tính tích cực,
tự giác, năng động, khả năng làm việc độc lập, t chức làm việc theo nhóm; sử dụng
ph n mềm dạy học và tăng cƣờng ứng dụng công nghệ thông tin, truyền thông trong
dạy và học…”.
Phƣơng pháp ĐTN là t ng hợp cách thức hoạt động của th y và trò nhằm
thực hiện một cách tối ƣu mục đích và nhiệm vụ dạy học nghề. Có 4 nhóm
phƣơng pháp ĐTN đó là: Nhóm phƣơng pháp dùng lời, nhóm phƣơng pháp dạy
học trực quan, nhóm phƣơng pháp dạy thực hành,nhóm phƣơng pháp kiểm tra
đánh giá kết quả của học sinh. Trong thực tế, khi giảng dạy mối nhóm phƣơng pháp
đều có những ƣu nhƣợc điểm riêng của nó nên trong quá trình thực hiện đào tạo
nghề c n lựa chọn và vận dụng phối hợp các phƣơng pháp với nhau. GV c n căn
cứ vào mục đích, yêu c u, nội dung, đ c trƣng từng môn học/mô đun, khả năng
nhận thức của HS, điều kiện cơ sở vật chất, trang TBDH để lựa chọn phƣơng pháp
25
cho phù hợp, t chức điều khiển tốt hoạt động dạy học, hƣớng dẫn HS tự t chức
hoạt động học nhằm đạt đƣợc hiệu quả ĐTN.
1.3.3. Chương trình đào tạo trình độ Trung cấp nghề
Tại Điều 34, Luật Giáo dục nghề nghiệp năm 2014, quy định chƣơng trình
đào tạo nghề nghiệp nhƣ sau :
“Chƣơng trình đào tạo nghề nghiệp phải đáp ứng các yêu c u sau đây:
a) Thể hiện đƣợc mục tiêu đào tạo các trình độ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng;
quy định chuẩn kiến thức, k năng của ngƣời học sau khi tốt nghiệp; phạm vi và cấu
trúc nội dung, phƣơng pháp và hình thức đào tạo; cách thức đánh giá kết quả học
tập đối với từng mô-đun, tín chỉ, môn học, từng chuyên ngành ho c từng nghề và
từng trình độ;
b) Bảo đảm tính khoa học, hiện đại, hệ thống, thực tiễn, linh hoạt đáp ứng sự
thay đ i của thị trƣờng lao động; phân bố hợp lý thời gian giữa các khối lƣợng kiến
thức, k năng nghề nghiệp; bảo đảm việc liên thông giữa các trình độ giáo dục nghề
nghiệp với các trình độ đào tạo khác trong hệ thống giáo dục quốc dân;
c) Đƣợc định kỳ rà soát cập nhật, b sung cho phù hợp với k thuật công
nghệ trong sản xuất, kinh doanh và dịch vụ”.
1.3.4. Giáo trình đào tạo trình độ Trung cấp nghề
Tại Điều 35, Luật Giáo dục nghề nghiệp năm 2014, quy định giáo trình đào
tạo nghề nghiệp nhƣ sau :
“Giáo trình đào tạo các trình độ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng cụ thể hóa yêu
c u về nội dung kiến thức, k năng của từng mô-đun, tín chỉ, môn học trong chƣơng
trình đào tạo, tạo điều kiện để thực hiện phƣơng pháp dạy học tích cực. Ngƣời đứng
đ u cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp quyết định thành lập hội đồng thẩm định
giáo trình; t chức biên soạn ho c lựa chọn giáo trình; duyệt giáo trình để sử dụng
làm tài liệu giảng dạy, học tập chính thức”.
1.3.5. Người dạy và hoạt động dạy nghề
Quá trình dạy nghề và học nghề chính là quá trình phối hợp thống nhất
hoạt động điều khiển, t chức, hƣớng dẫn của GV với hoạt động tự giác, sáng tạo,
chủ động l nh hội kiến thức, rèn luyện k năng tay nghề của HS đạt tới mục tiêu
dạy học.
GV là ngƣời trực tiếp giảng dạy lý thuyết, ho c hƣớng dẫn thực hành nghề,
26
ho c vừa dạy lý thuyết vừa dạy thực hành (dạy tích hợp). GV giữ vai trò chủ đạo
trong toàn bộ quá trình dạy học nghề. Ngƣời GV căn cứ kế hoạch dạy học để t
chức cho HS hoạt động với mọi hình thức.
GV dạy nghề phải đáp ứng những tiêu chuẩn quy định tại khoản 4, điều 53,
điều 54 của Luật Giáo dục nghề nghiệp.
Nhiệm vụ và quyền của GV dạy nghề thực hiện theo điều 55 của Luật Giáo
dục nghề nghiệp năm 2014 và theo qui định tại Nghị quyết số: 139/2006/NĐ-CP
của Chính phủ, Quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo
dục và Bộ Luật lao động về dạy nghề.
1.3.6. Người học và hoạt động học nghề
Học nghề là quá trình hoạt động của HS, trong đó HS dựa vào nội dung
dạy học, chủ động và sáng tạo l nh hội kiến thức. Thông qua hoạt động học, HS
chủ động thay đ i bản thân mình và tích cực rèn luyện năng lực thực hành nghề
Nhiệm vụ và quyền của HS học nghề quy định tại điều 60, của Giáo dục
nghề nghiệp năm 2014.
Chính sách đối với ngƣời học nghề thực hiện theo điều 62, của Luật Giáo
dục nghề nghiệp năm 2014.
1.3.7. Hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học nghề
Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập nghề là khâu quan trọng trong quá
trình dạy và học nghề. Kiểm tra, đánh giá có quan hệ hữu cơ với quá trình dạy và
học nghề, nó là động lực thúc đây ngƣời học tích cực hoạt động. Kiểm tra, đánh giá
giúp cho nhà QL điều chỉnh, cải tiến nội dung, chƣơng trình, điều chỉnh kế hoạch,
đ i mới nội dung, phƣơng pháp dạy học nghề.
Việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập nghề phải đảm bảo những yêu c u
về tính chính xác, tính khoa học, tính khách quan và công khai.
Đối với GV, c n xác định đƣợc thành tích và thái độ học tập của từng HS
và của toàn bộ lớp học, thông qua kết quả kiểm tra, phân tích nguyên nhân để đề
ra biện pháp cải tiến công tác sƣ phạm, dạy nghề.
Đối với HS học nghề, c n xác định đƣợc mức độ hiểu biết và năng lực thực
hành nghề của chính mình so với các mục tiêu, tiêu chuẩn đ xác định của chƣơng
trình giáo dục nghề.
Đối với CBQL, c n xác định những trọng tâm giáo dục ĐTN của nhà trƣờng
27
mình, để từ đó có biện pháp trong công tác t chức, QL và chỉ đạo mọi HĐĐT của
nhà trƣờng.
1.4. Nội dung quản lý hoạt ộng ào tạo ở trƣờng Trung cấp nghề
1.4.1. y d ng mục tiêu đào tạo, ác đ nh cơ cấu ngành nghề đào tạo
MTĐT là kết quả, là sản phẩm mong đợi của quá trình HĐĐT. MTĐT hay sản
phẩm ĐTN, chính là ngƣời HS tốt nghiệp với nhân cách đƣợc thay đ i, cải biến thông
qua quá trình học nghề. Nhân cách thay đ i, đƣợc khái quát hóa trong mô hình nhân
cách của ngƣời HS tốt nghiệp nghề, đó là: phẩm chất và năng lực nghề nghiệp.
Dƣới góc độ ĐTN, phẩm chất bao gồm những thái độ và hành vi của họ
trong mối quan hệ gia đình, x hội, T quốc, Dân tộc và thái độ đối với những vấn
đề có tính chất toàn c u của nhân loại nhƣ hòa bình, dân số, môi trƣờng…Ngoài
những phẩm chất chung còn có những phẩm chất nhƣ động cơ, thái độ của họ trong
lao động nghề nghiệp.
Năng lực trong cấu trúc nhân cách của ngƣời HS tốt nghiệp TCN bao gồm:
+ Hệ thống các kiến thức khoa học tự nhiên, x hội và công nghệ.
+ Hệ thống k năng, k xảo thực hành trong các hoạt động lao động nghề
nghiệp cũng nhƣ trong các hoạt động chính trị -x hội.
MTĐT là căn cứ để soạn thảo và triển khai chƣơng trình ĐT, đồng thời là cơ
sở để lập kế hoạch thực hiện và đánh giá. MTĐT là chuẩn mực để đánh giá kết quả
HĐĐT. MTĐT tác động đến tất cả các đối tƣợng, các nhân tố của HĐĐT. Tuy
nhiên, MTĐT có thể sửa đ i, b sung để phù hợp với sự phát triển kinh tế - x hội
Xác định cơ cấu ngành nghề ĐT: Các trƣờng TCN, thƣờng xuyên điều tra dự
báo nhu c u ĐT nguồn nhân lực của x hội đối với từng ngành nghề, trên cơ sở đó
điều chỉnh quy mô, cơ cấu ngành nghề, trình độ và phƣơng thức ĐT của trƣờng.
Trƣờng có nhu c u đào tạo ngành mới, phải lập Hồ sơ đăng ký mở ngành ĐT với
ngành định mở và thực hiện đúng theo văn bản hƣớng dẫn đăng ký mở ngành ĐT
của Bộ LĐ-TB&XH.
1.4.2. y d ng, phát triển chương trình đào tạo
CTĐT là một tập hợp của các hoạt động gắn kết với nhau, nhằm đạt đến mục
tiêu giáo dục của nhà trƣờng. CTĐT bao gồm: mục tiêu, phạm vi, mức độ và cấu
trúc nội dung, các phƣơng pháp và hình thức t chức ĐT, cách thức kiểm tra, đánh
giá kết quả học tập và tất cả đƣợc sắp xếp theo một trình tự ch t chẽ
28
Để phù hợp với tình hình phát triển KT-XH, Bộ LĐ-TB&XH đ ban hành
các qui định về chƣơng trình khung. Hiện nay, CTĐT đang áp dụng theo Quyết
định số 58/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 09/6/2008, quy định chƣơng trình khung
TCN phải đáp ứng các yêu c u sau:
+ Đảm bảo đƣợc mục tiêu dạy nghề;
+ Tên nghề ĐT của chƣơng trình khung trình độ TCN phải tuân theo danh
mục nghề ĐT do Bộ LĐ-TB&XH ban hành;
+ Bảo đảm tính khoa học, tính hệ thống, tính thực tiễn và linh hoạt đáp ứng
sự thay đ i của k thuật công nghệ, của thị trƣờng lao động;
+ Phân phối hợp lý thời gian giữa các khối kiến thức, k năng nghề và trình
tự thực hiện các môn học để thực hiện MTĐT có hiệu quả;
+ Bảo đảm tính liên thông giữa các trình độ ĐTN, đồng thời có tính đến liên
thông với các trình độ ĐT khác trong hệ thống giáo dục quốc dân;
+ Tiếp cận với trình độ ĐTN tiên tiến của khu vực và thế giới;
Xây dựng, phát triển chƣơng trình là việc xem xét, vận dụng trong việc xây
dựng mục tiêu, nội dung CTĐT, đ c biệt là trong ĐTN, phát triển chƣơng trình bao
gồm hai giai đoạn chủ yếu:
+ Giai đoạn khảo sát, mô tả, phân tích ngành nghề sẽ đƣợc ĐT;
+ Giai đoạn thiết kế, soạn thảo CTĐT và các loại học liệu đƣợc thực hiện
theo phƣơng pháp DACUM kết hợp với phƣơng pháp chuyên gia. Quá trình phát
triển CTĐT đƣợc thực hiện theo các giai đoạn nhƣ sau:
Sơ đồ 1.2. Các giai đoạn phát triển chương trình đào tạo
Nhà QL, xây dựng CTĐT, GV thƣờng phải luôn tự đánh giá CTĐT ở mọi
khâu qua mỗi tiết học, mỗi kỳ học, mỗi khóa học, đ u năm học mới, khóa học mới,
kết hợp với khâu phân tích tình hình, điều kiện mới sẽ là hoàn thiện ho c xây dựng
5.Biên soạn
chƣơng trình
6.Thử nghiệm
chƣơng trình
7. Đánh giá
chƣơng trình
1.Nghiên cứu
2.Phân tích
ngành nghề
3. Phân tích
công việc
8. Triển khai
chƣơng trình
4. Thiết kế
chƣơng trình
29
lại mục tiêu đào tạo. Dựa trên MTĐT mới, tình hình mới, thiết kế lại ho c sửa đ i,
b sung, để CTĐT đƣợc hoàn chỉnh hơn. Cứ nhƣ vậy, CTĐT sẽ liên tục đƣợc hoàn
thiện và phát triển không ngừng cùng với quá trình ĐT.
1.4.3. Tổ ch c c ng tác tuyển sinh
Công tác tuyển sinh có vai trò quan trọng trong việc xác lập quy mô ĐT của
nhà trƣờng, trên cơ sở đó, nhà trƣờng t chức đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực
có trình độ k thuật đảm bảo chất lƣợng phục vụ cho sự phát triển KT-XH. Kinh
nghiệm cho thấy, các trƣờng có chất lƣợng và hiệu quả ĐT cao, là những trƣờng
làm tốt công tác tuyển sinh. Hằng năm, các trƣờng có chỉ tiêu ĐT tiến hành t chức
tuyển sinh để tuyển chọn HS vào trƣờng. Bộ LĐ-TB&XH hƣớng dẫn các trƣờng
thực hiện xét tuyển, bảo đảm công tác tuyển sinh thiết thực, gọn nhẹ và hiệu quả.
Bộ LĐ-TB&XH là cơ quan QLNN và chỉ đạo thống nhất đối với các trƣờng
về công tác tuyển sinh TCN trong toàn quốc.
Bộ LĐ-TB&XH, các Bộ, ngành, Ủy ban Nhân dân các tỉnh, Thành phố trực
thuộc Trung ƣơng ( sau đây gọi chung là cấp tỉnh) có nhiệm vụ chỉ đạo, hƣớng dẫn
kiểm tra và thanh tra các trƣờng theo các quy định về tuyển sinh.
Bộ trƣởng Bộ LĐ-TB&XH, xem xét và quyết định những trƣờng hợp đ c
biệt liên quan đến tuyển sinh.
Xét tuyển đƣợc thực hiện đối với những trƣờng ho c những ngành không t
chức thi tuyển. Tùy theo đối tƣợng tuyển sinh, các trƣờng xét tuyển dựa trên các căn
cứ sau đây:
+ Điểm xét tốt nghiệp THCS ho c điểm thi tốt nghiệp THPT;
+ Điểm t ng kết các môn học 4 năm học THCS ho c 3 năm học THPT;
+ Điểm thi tuyển cao đẳng ho c đại học cùng năm đăng ký.
1.4.4. ổ ch c y d ng, ộ máy quản lý đào tạo
Tại điều 8, Điều lệ của trƣờng TCN (ban hành kèm theo Quyết định số
52/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 05 tháng 5 năm 2008 của Bộ trƣởng Bộ LĐ-
TB&XH) quy định cơ cấu t chức của trƣờng TCN bao gồm:
1. Hội đồng trƣờng, đối với trƣờng TCN công lập, Hội đồng quản trị đối với
trƣờng TCN tƣ thục có từ hai thành viên góp vốn trở lên.
2. Hiệu trƣởng, các phó Hiệu trƣởng.
3. Các Hội đồng tƣ vấn.
30
4. Phòng đào tạo và các phòng chuyên môn, nghiệp vụ khác.
5. Các khoa và bộ môn trực thuộc trƣờng.
6. Các đơn vị nghiên cứu, dịch vụ, phục vụ dạy nghề.
7. Các đơn vị sản xuất, doanh nghiệp (nếu có).
8. T chức Đảng Cộng sản Việt Nam, các đoàn thể và t chức x hội.
Hội đồng trƣờng là t chức chịu trách nhiệm quyết định về phƣơng hƣớng
hoạt động của nhà trƣờng, huy động và giám sát việc sử dụng các nguồn lực của
nhà trƣờng, bảo đảm thực hiện mục tiêu dạy nghề.
Hiệu trƣởng là ngƣời chịu trách nhiệm QL và điều hành các hoạt động của
nhà trƣờng, theo quy định của Điều lệ này và các quy định khác của pháp luật có
liên quan. Hiệu trƣởng trƣờng TCN công lập, do thủ trƣởng cơ quan, t chức ra
quyết định thành lập trƣờng b nhiệm. Hiệu trƣởng trƣờng TCN tƣ thục, do Hội
đồng quản trị ho c cá nhân sở hữu trƣờng đề nghị, Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân cấp
tỉnh quyết định cho phép thành lập trƣờng công lập.
Phó Hiệu trƣởng có nhiệm vụ giúp Hiệu trƣởng trong việc QL và điều hành
các hoạt động của trƣờng; trực tiếp phụ trách một số l nh vực công tác theo sự phân
công của Hiệu trƣởng và giải quyết các công việc khác do Hiệu trƣởng giao. Khi
giải quyết công việc đƣợc Hiệu trƣởng giao, phó Hiệu trƣởng thay m t Hiệu trƣởng,
chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật và Hiệu trƣởng về kết quả công việc đƣợc giao.
Nhiệm kỳ của phó Hiệu trƣởng là 05 năm.
Các Hội đồng tƣ vấn khác trong trƣờng TCN, do Hiệu trƣởng thành lập để
lấy ý kiến của cán bộ QL, GV, đại diện các t chức trong nhà trƣờng, nhằm thực
hiện nhiệm vụ thuộc trách nhiệm và quyền hạn của Hiệu trƣởng. Nhiệm vụ, quyền
hạn, t chức và hoạt động của từng Hội đồng tƣ vấn do Hiệu trƣởng quy định.
Các phòng chức năng, nghiệp vụ khác có nhiệm vụ tham mƣu và giúp Hiệu
trƣởng trong việc QL, t ng hợp, đề xuất ý kiến và t chức thực hiện các mảng công
việc chủ yếu của trƣờng nhƣ: t chức, cán bộ, hành chính, quản trị, t ng hợp, đối
ngoại, QLHS, QL tài chính, QL thiết bị và xây dựng cơ bản.
Các khoa chuyên môn, đƣợc t chức theo nghề ho c nhóm nghề ĐT. Căn cứ
vào quy mô, ngành nghề ĐT, Hiệu trƣởng quyết định thành lập khoa trực thuộc
trƣờng, theo cơ cấu t chức đ đƣợc phê duyệt tại Điều lệ của trƣờng.
Trƣờng TCN đƣợc thành lập các đơn vị trực thuộc, để phục vụ cho hoạt động
31
dạy nghề nhƣ: thƣ viện, trung tâm nghiên cứu khoa học, trung tâm ứng dụng k
thuật- công nghệ, xƣởng thực hành, phòng truyền thống, câu lạc bộ, nhà văn hóa -
thể dục và thể thao, ký túc xá và nhà ăn... Việc t chức và QL hoạt động các đơn vị,
do Hiệu trƣởng quyết định theo quy định của Pháp luật và điều lệ trƣờng.
T chức Đảng và đoàn thể trong trƣờng TCN hoạt động theo Hiến pháp,
Pháp luật, các quy định tại Điều lệ của Đảng Cộng sản Việt Nam, Điều lệ các đoàn
thể và có trách nhiệm góp ph n thực hiện mục tiêu dạy nghề.
1.4.5. uản lý hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh
a. Quản lý hoạt ộng dạy c a giáo viên
QL hoạt động dạy của GV, thực chất là QL việc thực hiện các nhiệm vụ
giảng dạy của GV trong quá trình đào tạo.
QL hoạt động dạy của GV gồm:
+ QL việc thực hiện chƣơng trình, kế hoạch dạy học của GV;
+ QL việc soạn bài, chuẩn bị giáo án, bài giảng của GV;
+ QL việc dạy trên lớp của GV;
+ QL việc thực hiện đ i mới phƣơng pháp dạy học của GV;
+ QL việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS;
+ QL việc lập hồ sơ chuyên môn, dự giờ; sinh hoạt chuyên môn…
b. Quản lý hoạt ộng học c a học sinh
Trong quá trình dạy học, hoạt động học của HS, là hoạt động trung tâm, chủ
yếu nhất, góp ph n trực tiếp quyết định chất lƣợng dạy học, chất lƣợng ĐT.
Quản lý hoạt động học của HS, là QL việc thực hiện nhiệm vụ học tập, thực
hành, thực tập của HS trong quá trình đào tạo bao gồm:
+ QL việc thực hiện nội quy, nề nếp, quy chế học tập của HS trên lớp và tự
học của HS;
+ QL việc t chức học tập của HS trên lớp và tự học của HS ngoài giờ lên lớp;
+ QL hoạt động thực hành, thực tập của HS ở nhà trƣờng và tại các đơn vị
sản xuất, doanh nghiệp…
1.4.6. y d ng cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở th c hành, trang thiết b dạy học
Chất lƣợng đào tạo, đ c biệt là đào tạo k năng nghề, phụ thuộc vào nhiều
yếu tố, trong đó cơ sở vật chất k thuật, cơ sở thực hành, TBDH và các điều kiện
dạy học khác có vai trò hết sức quan trọng. TBDH là một trong những yếu tố góp
32
ph n hình thành k năng, k xảo nghề nghiệp của ngƣời học.
CSVC, đ c biệt là TBDH tiên tiến, hiện đại là rất c n thiết cho HS rèn tay
nghề, có giá trị đ c biệt. Vì vậy, c n phải có sự QL tốt. Trong quá trình QL, c n
phải dựa trên các nguyên tắc khoa học và thực hiện đồng bộ trong các khâu, bảo
quản và sử dụng một cách có hiệu quả.
1.4.7. iểm tra, đánh giá chất lư ng dạy nghề
Kiểm tra, đánh giá chất lƣợng dạy nghề (Kiểm định chất lƣợng dạy nghề) là
hoạt động đánh giá mức độ đáp ứng các tiêu chuẩn đánh giá chất lƣợng dạy nghề,
do Bộ LĐ-TB&XH quy định đối với trƣờng ở từng trình độ đào tạo.
Bộ LĐ-TB&XH quy định: “Kiểm định chất lƣợng giáo dục trƣờng là nhằm
đánh giá, xác định mức độ thực hiện mục tiêu, chƣơng trình, nội dung dạy nghề của
trƣờng CĐN, trƣờng TCN, Trung tâm dạy nghề trong từng giai đoạn nhất định, giúp
cơ sở dạy nghề tiếp tục nâng cao chất lƣợng và hiệu quả đào tạo”.
Nhƣ vậy, KĐCL là một giải pháp QL chất lƣợng và hiệu quả với mục tiêu:
đánh giá hiện trạng các trƣờng theo tiêu chuẩn đề ra, tìm các điểm mạnh điểm yếu
của mình, từ đó phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu để phát triển. Kết quả của
kiểm định, một m t góp ph n định hƣớng lựa chọn đ u tƣ của ngƣời học/phụ huynh
đối với các trƣờng có chất lƣợng và hiệu quả, m t khác định hƣớng sự đ u tƣ của
Nhà nƣớc để tạo nguồn nhân lực theo những ngành nghề c n thiết cho sự phát triển
trong tƣơng lai, làm cơ sở cho các nhà tuyển dụng lao động tuyển chọn nhân lực.
Trong QLHĐĐT của nhà trƣờng, c n thực hiện tốt công tác kiểm định chất
lƣợng theo quy trình:
a. Tự đánh giá (còn gọi là đánh giá trong).
b. Đánh giá ngoài.
c. Công bố kết quả kiểm định.
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động đào tạo ở trường Trung cấp nghề
1.5.1. Ch nh sách quản lý v m
Chính sách QL v mô của Nhà nƣớc, là yếu tố ảnh hƣởng trực tiếp tới quá
trình đào tạo, tới sự phát triển cả về quy mô, cơ cấu và chất lƣợng. Chính sách QL
v mô của Nhà nƣớc, tác động đến ĐTN thể hiện ở các nội dung dƣới đây:
Tạo ra môi trƣờng cạnh trạnh lành mạnh để thúc đẩy sự phát triển;
Nâng cao chất lƣợng ĐT bằng cách huy động các nguồn nhân lực. Tạo sự
33
bình đẳng cho các cơ sở ĐT công lập và ngoài công lập, cho mọi ngƣời học;
Cơ sở pháp lý để các trƣờng mở rộng liên kết, hợp tác ĐT trong và ngoài nƣớc
Chính sách về lao động, việc làm, tiền lƣơng sau học nghề;
Chính sách đối với GV và HS học nghề;
Các quy định trách nhiệm về mối quan hệ giữa cơ sở ĐT và ngƣời sử dụng
lao động, quan hệ giữa cơ sở ĐT và các cơ sở sản xuất;
Chính sách v mô tác động đến tất cả các khâu ĐT của các trƣờng TCN.
Trong đó, có các yếu tố tác động trực tiếp qua môi trƣờng, rồi môi trƣờng tác động
lên quá trình ĐTN.
1.5.2. M i trường kinh tế - hội
Môi trƣờng KT-XH và ĐTN có mối quan hệ khăng khít với nhau. Trƣớc hết,
đó là quan hệ cung - c u, nhiệm vụ chủ yếu của ĐTN là cung cấp đội ngũ lao động
k thuật phục vụ cho nhu c u phát triển KT-XH. Đội ngũ này phải đáp ứng cả về cơ
cấu và chất lƣợng phù hợp với yêu c u phát triển đất nƣớc trong từng giai đoạn. Do
đó, ĐTN phải gắn với việc làm của x hội, nếu không thì hiện tƣợng mất cân đối,
vừa thừa, vừa thiếu lao động có tay nghề nhƣ hiện nay là điều không tránh khỏi.
M t khác, ĐTN và môi trƣờng KT -XH còn có mối quan hệ nhân quả, KT -
XH càng phát triển thì khả năng đ u tƣ của Nhà nƣớc và x hội cho ĐTN càng tăng,
x hội càng quan tâm đến ĐTN hơn, càng tạo mọi cơ hội và môi trƣờng thuận lợi
cho ĐTN phát triển. Nhờ vậy, ĐTN càng có đủ điều kiện để đào tạo đội ngũ nhân
lực có chất lƣợng. Nhân lực đƣợc ĐT tốt sẽ góp ph n thúc đẩy KT-XH phát triển.
Tuy nhiên, đối với đất nƣớc có nền kinh tế chậm phát triển thì đang có một
bức tranh ngƣợc lại: Kinh tế kém phát triển dẫn đến đ u tƣ cho ĐTN thấp, chất
lƣợng đội ngũ lao động đƣợc ĐT không cao, nên họ làm việc với năng suất và hiệu
quả thấp, lại càng làm cho kinh tế chậm phát triển và kéo theo là chất lƣợng cuộc
sống của con ngƣời thấp, cứ thế cái nọ kéo cái kia xuống làm chậm phát triển.
1.5.3. c điểm ngành nghề
Các đ c điểm ngành nghề cơ bản gồm: Đối tƣợng lao động, c n lƣu ý đ c
biệt đến vấn đề tâm sinh lý ngƣời học của ngành nghề, vì nó đòi hỏi ngƣời hành
nghề c n phải có để hoàn thành công việc, đó là:
Yêu c u về sinh lý- y tế nhƣ chiều cao, cân n ng, khả năng chịu đựng, sức
bền dẻo dai, nhanh nhạy của các giác quan...;
34
Yêu c u về năng lực, trí tuệ nhƣ tƣ duy, ngôn ngữ, ghi nhớ, tƣởng tƣợng
không gian và năng lực chuyên biệt;
Yêu c u về k xảo trí tuệ, k xảo giao tiếp, k xảo vận động, và sự phối hợp
thu n thục các động tác...;
Những yêu c u về nhân cách nhƣ tính cách và năng lực, lý tƣởng, niềm tin
hứng thú, khuynh hƣớng, khí chất...
Đ c điểm ngành nghề tác động đến công tác ĐT của nhà trƣờng ở tất cả các
khâu, từ tuyển chọn HS, đ c biệt là khâu t chức quá trình ĐT, từ đó công tác
QLĐT phải chú ý quan tâm nghiên cứu để nâng cao chất lƣợng ĐT.
1.5.4. Nhu c u người học
Tại điểm 1, điều 59 Luật số 10/2012/QH13, Bộ Luật Lao động nƣớc ta ghi
rõ: “Ngƣời lao động đƣợc lựa chọn nghề, học nghề tại nơi làm việc phù hợp với nhu
c u việc làm của mình”. Đây là chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc, tạo điều kiện
cho các đối tƣợng lao động đƣợc tự do, có quyền lựa chọn ngành nghề yêu thích
phù hợp với khả năng trình độ của bản thân.
Trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH, nhu c u nguồn lao động qua đào tạo
nghề là rất lớn và c n thiết. Tuy nhiên, ý thức học nghề của đa số thanh niên HS
hiện nay chƣa cao và không rõ ràng. Điều này thể hiện ở công tác tuyển sinh hàng
năm ở các trƣờng TCN, số HS đăng ký xét tuyển thấp, đa ph n HS học nghề gồm
có hai đối tƣợng cơ bản: HS tốt nghiệp THCS, THPT và một số lao động ngoài x
hội. Việc đảm bảo đƣợc chỉ tiêu tuyển sinh của nhiều trƣờng g p nhiều khó khăn, sở
d còn tình trạng này là do:
Về m t nhận thức giáo dục: X hội đ khẳng định, lao động ở bất cứ phƣơng
vị nào cũng vinh quang, cũng đều đƣợc tôn trọng nếu ngƣời lao động có tay nghề
cao, làm việc hết mình. Tuy nhiên, hiện nay các cấp chính quyền địa phƣơng, gia
đình và ngƣời học chƣa nhận thức đ y đủ về vai trò của nguồn nhân lực đối với sự
phát triển cá nhân và sự phát triển của đất nƣớc. Công tác hƣớng nghiệp cho HS
chƣa đạt hiệu quả cao.
Về m t kinh tế: Sự tăng trƣởng kinh tế chƣa tạo ra nhiều việc làm, thị trƣờng
lao động trong nƣớc chƣa phát triển cao, ngƣời lao động trực tiếp thu nhập còn thấp,
thị trƣờng xuất khẩu lao động chƣa đƣợc khai thác có hiệu quả. Vì vậy, trong thực
tế, HS tốt nghiệp THCS và THPT, nhất là tốt nghiệp THCS nếu không học lên, khó
có việc làm n định.
35
Về m t tâm lý - x hội: Còn mang n ng tâm lý “khoa cử” phong kiến. Đa số
các gia đình có con đi học đều muốn con mình học lên đại học, từ đó h u hết HS
học hết ph thông đều muốn học lên bậc đại học, coi đại học là con đƣờng tƣơi sáng
nhất để lập thân, lập nghiệp. Vì vậy, giáo dục nghề nghiệp nói chung và đào tạo
TCN nói riêng, hiện nay công tác tuyển sinh đang là vấn đề nóng, là mối trăn trở
của các trƣờng dạy nghề.
Về việc lựa chọn nghề: trong thực tế, không phải lúc nào HS cũng có thể lựa
chọn cho mình một nghề nghiệp thực sự phù hợp với năng lực cuả bản thân và nhu
c u x hội. Cụ thể có những HS do không nắm đƣợc nhu c u của x hội với từng
nghề nên đ chọn các nghề mà thực tế x hội có nhu c u rất ít. Có những HS với
năng lực nhận thức có hạn, nhƣng lại chọn cho mình một nghề đòi hỏi ngƣời học
phải có năng lực nhận thức cao thì mới theo kịp, kết quả là họ không đáp ứng đƣợc
yêu c u đào tạo...
Mức độ cạnh tranh tại các cơ sở đào tạo: Các trƣờng Đại học, Cao đẳng,
Trung học chuyên nghiệp cũng tham gia đào tạo TCN. Nhà nƣớc chƣa có sự phân
luồng trong hệ thống giáo dục quốc dân, làm cho công tác tuyển sinh đào tạo theo
hƣớng thƣơng mại, thị trƣờng gây l ng phí cho x hội và ngƣời học. Từ đó tạo nên
áp lực cho các trƣờng nghề, đ khó khăn lại càng khó khăn hơn.
Tiểu kết chƣơng 1
Nhƣ đ trình bày ở trên, QLHĐĐT là một quá trình có mục đích, có kế
hoạch, vì vậy nó c n đƣợc t chức và QL để đảm bảo cho quá trình đào tạo vận
hành đúng mục tiêu đào tạo đ định. QLHĐĐT bao gồm các thành tố: QL mục tiêu,
nội dung chƣơng trình, kế hoạch đào tạo, quy trình t chức giảng dạy nhƣ: tuyển
sinh, t chức lớp, thực hiện chƣơng trình giảng dạy, PP giảng dạy, nề nếp dạy-học,
t chức kiểm tra và thi kết thúc khóa, đánh giá kết quả học tập, CSVC phục vụ dạy -
học, kiểm soát các chuẩn mực đảm bảo chất lƣợng. Chất lƣợng ĐT quyết định sự
tồn vong của cơ sở ĐT, vì vậy QLĐT chính là QL chất lƣợng
Nghiên cứu chƣơng 1 đ làm sáng tỏ các vấn đề lý luận, những khái niệm có
liên quan đến đề tài nhƣ: QL, QLGD, QLNT, QLHĐĐT là cơ sở cho nghiên cứu
thực tiễn ( chƣơng 2) và đề xuất các biện pháp QL hoạt động ĐTN ở chƣơng 3.
36
Chương 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐÀO VÀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG
ĐÀO TẠO Ở TRUỜNG TRUNG CẤP NGHỀ, TỈNH QUẢNG TRỊ
2.1. Tình hình kinh tế - xã hội, giáo dục nghề nghiệp và nhu cầu ào tạo nguồn
nhân lực ở tỉnh Quảng Trị
Quảng Trị là tỉnh nằm trong vùng Bắc Trung Bộ, phía Nam giáp tỉnh Thừa
Thiên - Huế, phía bắc giáp tỉnh Quảng Bình, phía Tây giáp nƣớc Cộng hòa dân chủ
nhân Lào, phía Đông giáp biển đông. T ng diện tích tự nhiên 4.746,4 km2
. Có 10
đơn vị hành chính, gồm 01 thành phố, 01 thị x và 08 huyện; 141 x , phƣờng, thị
trấn. Dân số của tỉnh đến cuối năm 2015 khoảng 620.514 ngƣời.
2.1.1. Về kinh tế
Những năm qua, nhờ sự hỗ trợ của Trung ƣơng, cùng với sự n lực của các cấp
Đảng bộ, chính quyền và nhân dân địa phƣơng, nền kinh tế của tỉnh duy trì đƣợc tốc độ
tăng trƣởng hợp lý. Tốc độ tăng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) bình quân giai đoạn
2011-2015 đạt 7,4 %/ năm. T ng thu ngân sách trên địa bàn tỉnh năm 2015 là 2.330 tỷ
đồng. Thu nhập bình quân đ u ngƣời năm 2015 là 32,2 triệu đồng. Sản xuất Nông -
Lâm- Ngƣ nghiêp phát triển n định và khá toàn diện. Sản xuất công nghiệp tiếp tục
phát triển. Thƣơng mại dịch vụ phát triển n định. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng
hƣớng và từng bƣớc nâng cao chất lƣợng, hiệu quả, sức cạnh tranh. Cơ cấu lao động
chuyển dịch tích cực. Năm 2015, tỷ trọng lao động trong l nh vực công nghiệp- xây
dựng 15,7%, thƣơng mại- dịch vụ 28,8%, nông- lâm - ngƣ nghiệp 55,5%.
2.1.2. Về xã hội
L nh vực văn hóa - x hội có nhiều tiến bộ, công tác an sinh x hội đƣợc
quan tâm, đời sống vật chất, tinh th n của nhân dân tiếp tục đƣợc cải thiện. Quốc
phòng an ninh đảm bảo, công tác đối ngoại tăng trƣởng. Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ
19,70% (29,635 hộ nghèo) đ u năm 2011, xuống còn 66,92% ( 11,781 hộ) cuối năm
2015, tỷ lệ hộ nghèo bình quân hàng năm giảm 2,56%. Tỷ lệ hộ cận nghèo giảm từ
15,28% (22,981 hộ) đ u năm 2011, xuống còn 7,13% (12,138 hộ) cuối năm 2015,
tỷ lệ hộ cận nghèo bình quân hàng năm giảm 1,63%. Theo tiêu chí chuẩn nghèo đa
chiều, hiện nay tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh là 15,43% , tỷ lệ hộ cận nghèo 7,1%.
Luận văn: Quản lý hoạt động đào tạo ở trường Trung cấp nghề, 9đ
Luận văn: Quản lý hoạt động đào tạo ở trường Trung cấp nghề, 9đ
Luận văn: Quản lý hoạt động đào tạo ở trường Trung cấp nghề, 9đ
Luận văn: Quản lý hoạt động đào tạo ở trường Trung cấp nghề, 9đ
Luận văn: Quản lý hoạt động đào tạo ở trường Trung cấp nghề, 9đ
Luận văn: Quản lý hoạt động đào tạo ở trường Trung cấp nghề, 9đ
Luận văn: Quản lý hoạt động đào tạo ở trường Trung cấp nghề, 9đ
Luận văn: Quản lý hoạt động đào tạo ở trường Trung cấp nghề, 9đ
Luận văn: Quản lý hoạt động đào tạo ở trường Trung cấp nghề, 9đ
Luận văn: Quản lý hoạt động đào tạo ở trường Trung cấp nghề, 9đ
Luận văn: Quản lý hoạt động đào tạo ở trường Trung cấp nghề, 9đ
Luận văn: Quản lý hoạt động đào tạo ở trường Trung cấp nghề, 9đ
Luận văn: Quản lý hoạt động đào tạo ở trường Trung cấp nghề, 9đ
Luận văn: Quản lý hoạt động đào tạo ở trường Trung cấp nghề, 9đ
Luận văn: Quản lý hoạt động đào tạo ở trường Trung cấp nghề, 9đ
Luận văn: Quản lý hoạt động đào tạo ở trường Trung cấp nghề, 9đ
Luận văn: Quản lý hoạt động đào tạo ở trường Trung cấp nghề, 9đ
Luận văn: Quản lý hoạt động đào tạo ở trường Trung cấp nghề, 9đ
Luận văn: Quản lý hoạt động đào tạo ở trường Trung cấp nghề, 9đ
Luận văn: Quản lý hoạt động đào tạo ở trường Trung cấp nghề, 9đ
Luận văn: Quản lý hoạt động đào tạo ở trường Trung cấp nghề, 9đ
Luận văn: Quản lý hoạt động đào tạo ở trường Trung cấp nghề, 9đ
Luận văn: Quản lý hoạt động đào tạo ở trường Trung cấp nghề, 9đ
Luận văn: Quản lý hoạt động đào tạo ở trường Trung cấp nghề, 9đ
Luận văn: Quản lý hoạt động đào tạo ở trường Trung cấp nghề, 9đ
Luận văn: Quản lý hoạt động đào tạo ở trường Trung cấp nghề, 9đ
Luận văn: Quản lý hoạt động đào tạo ở trường Trung cấp nghề, 9đ
Luận văn: Quản lý hoạt động đào tạo ở trường Trung cấp nghề, 9đ
Luận văn: Quản lý hoạt động đào tạo ở trường Trung cấp nghề, 9đ
Luận văn: Quản lý hoạt động đào tạo ở trường Trung cấp nghề, 9đ
Luận văn: Quản lý hoạt động đào tạo ở trường Trung cấp nghề, 9đ
Luận văn: Quản lý hoạt động đào tạo ở trường Trung cấp nghề, 9đ
Luận văn: Quản lý hoạt động đào tạo ở trường Trung cấp nghề, 9đ
Luận văn: Quản lý hoạt động đào tạo ở trường Trung cấp nghề, 9đ
Luận văn: Quản lý hoạt động đào tạo ở trường Trung cấp nghề, 9đ
Luận văn: Quản lý hoạt động đào tạo ở trường Trung cấp nghề, 9đ
Luận văn: Quản lý hoạt động đào tạo ở trường Trung cấp nghề, 9đ
Luận văn: Quản lý hoạt động đào tạo ở trường Trung cấp nghề, 9đ
Luận văn: Quản lý hoạt động đào tạo ở trường Trung cấp nghề, 9đ
Luận văn: Quản lý hoạt động đào tạo ở trường Trung cấp nghề, 9đ
Luận văn: Quản lý hoạt động đào tạo ở trường Trung cấp nghề, 9đ
Luận văn: Quản lý hoạt động đào tạo ở trường Trung cấp nghề, 9đ
Luận văn: Quản lý hoạt động đào tạo ở trường Trung cấp nghề, 9đ
Luận văn: Quản lý hoạt động đào tạo ở trường Trung cấp nghề, 9đ
Luận văn: Quản lý hoạt động đào tạo ở trường Trung cấp nghề, 9đ
Luận văn: Quản lý hoạt động đào tạo ở trường Trung cấp nghề, 9đ
Luận văn: Quản lý hoạt động đào tạo ở trường Trung cấp nghề, 9đ
Luận văn: Quản lý hoạt động đào tạo ở trường Trung cấp nghề, 9đ
Luận văn: Quản lý hoạt động đào tạo ở trường Trung cấp nghề, 9đ
Luận văn: Quản lý hoạt động đào tạo ở trường Trung cấp nghề, 9đ
Luận văn: Quản lý hoạt động đào tạo ở trường Trung cấp nghề, 9đ
Luận văn: Quản lý hoạt động đào tạo ở trường Trung cấp nghề, 9đ
Luận văn: Quản lý hoạt động đào tạo ở trường Trung cấp nghề, 9đ
Luận văn: Quản lý hoạt động đào tạo ở trường Trung cấp nghề, 9đ
Luận văn: Quản lý hoạt động đào tạo ở trường Trung cấp nghề, 9đ
Luận văn: Quản lý hoạt động đào tạo ở trường Trung cấp nghề, 9đ
Luận văn: Quản lý hoạt động đào tạo ở trường Trung cấp nghề, 9đ
Luận văn: Quản lý hoạt động đào tạo ở trường Trung cấp nghề, 9đ
Luận văn: Quản lý hoạt động đào tạo ở trường Trung cấp nghề, 9đ
Luận văn: Quản lý hoạt động đào tạo ở trường Trung cấp nghề, 9đ
Luận văn: Quản lý hoạt động đào tạo ở trường Trung cấp nghề, 9đ
Luận văn: Quản lý hoạt động đào tạo ở trường Trung cấp nghề, 9đ
Luận văn: Quản lý hoạt động đào tạo ở trường Trung cấp nghề, 9đ
Luận văn: Quản lý hoạt động đào tạo ở trường Trung cấp nghề, 9đ
Luận văn: Quản lý hoạt động đào tạo ở trường Trung cấp nghề, 9đ
Luận văn: Quản lý hoạt động đào tạo ở trường Trung cấp nghề, 9đ
Luận văn: Quản lý hoạt động đào tạo ở trường Trung cấp nghề, 9đ
Luận văn: Quản lý hoạt động đào tạo ở trường Trung cấp nghề, 9đ
Luận văn: Quản lý hoạt động đào tạo ở trường Trung cấp nghề, 9đ
Luận văn: Quản lý hoạt động đào tạo ở trường Trung cấp nghề, 9đ
Luận văn: Quản lý hoạt động đào tạo ở trường Trung cấp nghề, 9đ
Luận văn: Quản lý hoạt động đào tạo ở trường Trung cấp nghề, 9đ
Luận văn: Quản lý hoạt động đào tạo ở trường Trung cấp nghề, 9đ
Luận văn: Quản lý hoạt động đào tạo ở trường Trung cấp nghề, 9đ
Luận văn: Quản lý hoạt động đào tạo ở trường Trung cấp nghề, 9đ
Luận văn: Quản lý hoạt động đào tạo ở trường Trung cấp nghề, 9đ
Luận văn: Quản lý hoạt động đào tạo ở trường Trung cấp nghề, 9đ
Luận văn: Quản lý hoạt động đào tạo ở trường Trung cấp nghề, 9đ
Luận văn: Quản lý hoạt động đào tạo ở trường Trung cấp nghề, 9đ
Luận văn: Quản lý hoạt động đào tạo ở trường Trung cấp nghề, 9đ
Luận văn: Quản lý hoạt động đào tạo ở trường Trung cấp nghề, 9đ
Luận văn: Quản lý hoạt động đào tạo ở trường Trung cấp nghề, 9đ

More Related Content

What's hot

Nhật ký thực tập ngành Quản trị Văn pòng
Nhật ký thực tập ngành Quản trị Văn pòngNhật ký thực tập ngành Quản trị Văn pòng
Nhật ký thực tập ngành Quản trị Văn pòng
Học Huỳnh Bá
 

What's hot (20)

Nhật ký thực tập ngành Quản trị Văn pòng
Nhật ký thực tập ngành Quản trị Văn pòngNhật ký thực tập ngành Quản trị Văn pòng
Nhật ký thực tập ngành Quản trị Văn pòng
 
Báo cáo thực tập ủy ban nhân dân huyện Như Xuân - TẢI FREE ZALO: 0934 573 149
Báo cáo thực tập ủy ban nhân dân huyện Như Xuân - TẢI FREE ZALO: 0934 573 149Báo cáo thực tập ủy ban nhân dân huyện Như Xuân - TẢI FREE ZALO: 0934 573 149
Báo cáo thực tập ủy ban nhân dân huyện Như Xuân - TẢI FREE ZALO: 0934 573 149
 
Đề tài: Quản lý thu chi Ngân sách Nhà nước tại TP Hải Phòng, HAY
Đề tài: Quản lý thu chi Ngân sách Nhà nước tại TP Hải Phòng, HAYĐề tài: Quản lý thu chi Ngân sách Nhà nước tại TP Hải Phòng, HAY
Đề tài: Quản lý thu chi Ngân sách Nhà nước tại TP Hải Phòng, HAY
 
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước, HOTLuận văn: Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước, HOT
 
Đề tài: Quản lý đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Bố Trạch
Đề tài: Quản lý đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Bố TrạchĐề tài: Quản lý đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Bố Trạch
Đề tài: Quản lý đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Bố Trạch
 
Luận văn: Giải pháp chính sách đào tạo nghề cho thanh niên, HOT
Luận văn: Giải pháp chính sách đào tạo nghề cho thanh niên, HOTLuận văn: Giải pháp chính sách đào tạo nghề cho thanh niên, HOT
Luận văn: Giải pháp chính sách đào tạo nghề cho thanh niên, HOT
 
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực tại UBND huyện Trà Bồng
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực tại UBND huyện Trà BồngLuận văn: Phát triển nguồn nhân lực tại UBND huyện Trà Bồng
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực tại UBND huyện Trà Bồng
 
Cách viết báo cáo thực tập ngành quản lý nhà nước
Cách viết báo cáo thực tập ngành quản lý nhà nước Cách viết báo cáo thực tập ngành quản lý nhà nước
Cách viết báo cáo thực tập ngành quản lý nhà nước
 
Luận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững dựa vào cộng đồng, HOT
Luận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững dựa vào cộng đồng, HOTLuận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững dựa vào cộng đồng, HOT
Luận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững dựa vào cộng đồng, HOT
 
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới của huyện Sóc Sơn,Hà Nội, HOT
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới của huyện Sóc Sơn,Hà Nội, HOTLuận văn: Xây dựng nông thôn mới của huyện Sóc Sơn,Hà Nội, HOT
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới của huyện Sóc Sơn,Hà Nội, HOT
 
Luận văn: Chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao trong khu vực công...
Luận văn: Chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao trong khu vực công...Luận văn: Chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao trong khu vực công...
Luận văn: Chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao trong khu vực công...
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp tại Bình Thuận
Luận văn: Quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp tại Bình ThuậnLuận văn: Quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp tại Bình Thuận
Luận văn: Quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp tại Bình Thuận
 
Luận văn: Phát triển chương trình đào tạo cử nhân điều dưỡng, HAY!
Luận văn: Phát triển chương trình đào tạo cử nhân điều dưỡng, HAY!Luận văn: Phát triển chương trình đào tạo cử nhân điều dưỡng, HAY!
Luận văn: Phát triển chương trình đào tạo cử nhân điều dưỡng, HAY!
 
Luận văn: Hoạt động quản trị nguồn nhân lực tại Công ty điện lực
Luận văn: Hoạt động quản trị nguồn nhân lực tại Công ty điện lựcLuận văn: Hoạt động quản trị nguồn nhân lực tại Công ty điện lực
Luận văn: Hoạt động quản trị nguồn nhân lực tại Công ty điện lực
 
Luận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cấp phường, HAY!
Luận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cấp phường, HAY!Luận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cấp phường, HAY!
Luận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cấp phường, HAY!
 
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào, Hưng Yên, HOT
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào, Hưng Yên, HOTLuận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào, Hưng Yên, HOT
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào, Hưng Yên, HOT
 
Khóa Luận Công Tác Tổ Chức Quản Lý Về Văn Thư Lưu Trữ Tại Viện Hàn Lâm
Khóa Luận Công Tác Tổ Chức Quản  Lý Về Văn Thư Lưu Trữ Tại Viện Hàn LâmKhóa Luận Công Tác Tổ Chức Quản  Lý Về Văn Thư Lưu Trữ Tại Viện Hàn Lâm
Khóa Luận Công Tác Tổ Chức Quản Lý Về Văn Thư Lưu Trữ Tại Viện Hàn Lâm
 
Thực trạng và giải pháp cho quản trị nguồn nhân lực tại công ty cổ phần điện ...
Thực trạng và giải pháp cho quản trị nguồn nhân lực tại công ty cổ phần điện ...Thực trạng và giải pháp cho quản trị nguồn nhân lực tại công ty cổ phần điện ...
Thực trạng và giải pháp cho quản trị nguồn nhân lực tại công ty cổ phần điện ...
 
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững tại Tp HCM
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững tại Tp HCMLuận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững tại Tp HCM
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững tại Tp HCM
 
Luận văn: Thực thi chính sách đối với người có công, HOT
Luận văn: Thực thi chính sách đối với người có công, HOTLuận văn: Thực thi chính sách đối với người có công, HOT
Luận văn: Thực thi chính sách đối với người có công, HOT
 

Similar to Luận văn: Quản lý hoạt động đào tạo ở trường Trung cấp nghề, 9đ

Similar to Luận văn: Quản lý hoạt động đào tạo ở trường Trung cấp nghề, 9đ (20)

Luận văn: Biện pháp quản lý công tác giáo dục pháp luật cho học sinh các trườ...
Luận văn: Biện pháp quản lý công tác giáo dục pháp luật cho học sinh các trườ...Luận văn: Biện pháp quản lý công tác giáo dục pháp luật cho học sinh các trườ...
Luận văn: Biện pháp quản lý công tác giáo dục pháp luật cho học sinh các trườ...
 
Quản lý giáo dục pháp luật cho học sinh các trường Phổ thông Dân tộc
Quản lý giáo dục pháp luật cho học sinh các trường Phổ thông Dân tộcQuản lý giáo dục pháp luật cho học sinh các trường Phổ thông Dân tộc
Quản lý giáo dục pháp luật cho học sinh các trường Phổ thông Dân tộc
 
Luận văn: Quản lý hoạt động dạy nghề phổ thông ở Trung tâm KTTH
Luận văn: Quản lý hoạt động dạy nghề phổ thông ở Trung tâm KTTHLuận văn: Quản lý hoạt động dạy nghề phổ thông ở Trung tâm KTTH
Luận văn: Quản lý hoạt động dạy nghề phổ thông ở Trung tâm KTTH
 
Luận văn: Quản lý hoạt động dạy nghề phổ thông ở Trung tâm KTTH-HN tỉnh Quảng...
Luận văn: Quản lý hoạt động dạy nghề phổ thông ở Trung tâm KTTH-HN tỉnh Quảng...Luận văn: Quản lý hoạt động dạy nghề phổ thông ở Trung tâm KTTH-HN tỉnh Quảng...
Luận văn: Quản lý hoạt động dạy nghề phổ thông ở Trung tâm KTTH-HN tỉnh Quảng...
 
Luận văn: Quản lý hoạt động liên kết đào tạo đại học hình thức vừa làm vừa họ...
Luận văn: Quản lý hoạt động liên kết đào tạo đại học hình thức vừa làm vừa họ...Luận văn: Quản lý hoạt động liên kết đào tạo đại học hình thức vừa làm vừa họ...
Luận văn: Quản lý hoạt động liên kết đào tạo đại học hình thức vừa làm vừa họ...
 
Luận văn: Quản lý liên kết đào tạo đại học hình thức vừa làm vừa học
Luận văn: Quản lý liên kết đào tạo đại học hình thức vừa làm vừa họcLuận văn: Quản lý liên kết đào tạo đại học hình thức vừa làm vừa học
Luận văn: Quản lý liên kết đào tạo đại học hình thức vừa làm vừa học
 
Luận văn: Biện pháp quản lý quy trình đánh giá giáo viên mầm non theo chuẩn n...
Luận văn: Biện pháp quản lý quy trình đánh giá giáo viên mầm non theo chuẩn n...Luận văn: Biện pháp quản lý quy trình đánh giá giáo viên mầm non theo chuẩn n...
Luận văn: Biện pháp quản lý quy trình đánh giá giáo viên mầm non theo chuẩn n...
 
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục KNS cho học sinh các trường Tr...
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục KNS cho học sinh các trường Tr...Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục KNS cho học sinh các trường Tr...
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục KNS cho học sinh các trường Tr...
 
Luận văn: Quản lý giáo dục kĩ năng sống cho học sinh huyện Hướng Hóa
Luận văn: Quản lý giáo dục kĩ năng sống cho học sinh huyện Hướng HóaLuận văn: Quản lý giáo dục kĩ năng sống cho học sinh huyện Hướng Hóa
Luận văn: Quản lý giáo dục kĩ năng sống cho học sinh huyện Hướng Hóa
 
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ...
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ...Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ...
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ...
 
Luận văn: Quản lý bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ giáo viên
Luận văn: Quản lý bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ giáo viênLuận văn: Quản lý bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ giáo viên
Luận văn: Quản lý bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ giáo viên
 
Luận văn: Quản lý tài chính tại Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính
Luận văn: Quản lý tài chính tại Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chínhLuận văn: Quản lý tài chính tại Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính
Luận văn: Quản lý tài chính tại Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính
 
Quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường THPT Tp Long Xuyên
Quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường THPT Tp Long XuyênQuản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường THPT Tp Long Xuyên
Quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường THPT Tp Long Xuyên
 
Luận văn: Biện pháp quản lý công tác XHHGD ở các trường THPT ở thành phố Long...
Luận văn: Biện pháp quản lý công tác XHHGD ở các trường THPT ở thành phố Long...Luận văn: Biện pháp quản lý công tác XHHGD ở các trường THPT ở thành phố Long...
Luận văn: Biện pháp quản lý công tác XHHGD ở các trường THPT ở thành phố Long...
 
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho học si...
Luận văn:  Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho học si...Luận văn:  Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho học si...
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho học si...
 
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho học sinh
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho học sinhLuận văn: Quản lý hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho học sinh
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho học sinh
 
Luận văn: Biện pháp xây dựng trường THPT đạt chuẩn quốc gia ở huyện An Phú, t...
Luận văn: Biện pháp xây dựng trường THPT đạt chuẩn quốc gia ở huyện An Phú, t...Luận văn: Biện pháp xây dựng trường THPT đạt chuẩn quốc gia ở huyện An Phú, t...
Luận văn: Biện pháp xây dựng trường THPT đạt chuẩn quốc gia ở huyện An Phú, t...
 
Luận văn: Xây dựng trường THPT đạt chuẩn quốc gia ở huyện An Phú
Luận văn: Xây dựng trường THPT đạt chuẩn quốc gia ở huyện An PhúLuận văn: Xây dựng trường THPT đạt chuẩn quốc gia ở huyện An Phú
Luận văn: Xây dựng trường THPT đạt chuẩn quốc gia ở huyện An Phú
 
Luận văn: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại ĐH Kinh tế
Luận văn: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại ĐH Kinh tếLuận văn: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại ĐH Kinh tế
Luận văn: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại ĐH Kinh tế
 
Ứng dụng Công nghệ thông tin vào dạy học hóa học phần phi kim
Ứng dụng Công nghệ thông tin vào dạy học hóa học phần phi kimỨng dụng Công nghệ thông tin vào dạy học hóa học phần phi kim
Ứng dụng Công nghệ thông tin vào dạy học hóa học phần phi kim
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877 (20)

Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
 
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
 
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y TếHoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
 
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
 
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
 
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
 
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
 
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
 
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện TafQuy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
 
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng CáoThực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
 
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu TưHoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
 

Recently uploaded

bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
dangdinhkien2k4
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
DungxPeach
 

Recently uploaded (20)

GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 

Luận văn: Quản lý hoạt động đào tạo ở trường Trung cấp nghề, 9đ

  • 1. i ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM CÁP XUÂN MINH BIỆN PHÁP QUÂN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO Ở TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ, TỈNH QUÂNG TRỊ Chuyên ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC Mã số: 60140114 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. PHAN MINH TIẾN Thừa Thiên Huế, năm 2016
  • 2. ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu ghi trong luận văn là trung thực, đƣợc các đồng tác giả cho phép sử dụng và chƣa từng đƣợc công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Huế, tháng 10 năm 2016 Họ tên tác giả Cáp Xuân Minh
  • 3. iii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, lời đầu tiên tôi xin chân thành cảm ơn đến Ban Giám hiệu trường đại học Sư phạm Huế, phòng Quản lý đào tạo Sau đại học, Ban chủ nhiệm khoa Quản lý Giáo dục, tập thể quý thầy, cô giáo trong khoa, cùng toàn thể quý thầy, cô giáo đã tham gia quản lý, giảng dạy, quan tâm và tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp đỡ cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu luận văn. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS. Phan Minh Tiến đã quan tâm giúp đỡ tận tình, trực tiếp hướng dẫn, định hướng chuyên môn và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất trong quá trình thực hiện luận văn. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn lãnh đạo Sở LĐ-TBXH, phòng quản lý Dạy nghề Sở LĐ-TBXH, Cục thống kê, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, các phòng chức năng, các khoa chuyên môn cùng toàn thể quý thầy, cô giáo, bạn bè đồng nghiệp và sự tích cực của các em HS trường Trung cấp nghề, tỉnh Quảng Trị trong việc giúp tôi thu thập tài liệu, số liệu, thông tin cần thiết và tổ chức, xây dựng các cuộc điều tra để thực hiện tốt đề tài của mình. Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong quá trình thực hiện luận văn, tuy nhiên cũng không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả kính mong nhận được sự chỉ giáo và góp ý của quý thầy, cô giáo trong Hội đồng khoa học và các bạn đồng nghiệp. Trân trọng cảm ơn./. Huế, tháng 10 năm 2016 Tác giả Cáp Xuân Minh
  • 4. 1 MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa ...............................................................................................................i Lời cam đoan...............................................................................................................ii Lời cảm ơn ................................................................................................................ iii MỤC LỤC...................................................................................................................1 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .........................................................................5 DANH MỤC BẢNG VÀ SƠ ĐỒ...............................................................................6 MỞ ĐẦU ....................................................................................................................7 1. Lý do chọn đề tài.....................................................................................................7 2. Mục đích nghiên cứu...............................................................................................9 3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu ........................................................................9 4. Giả thuyết khoa học ................................................................................................9 5. Nhiệm vụ nghiên cứu..............................................................................................9 6. Phƣơng pháp nghiên cứu.........................................................................................9 7. Phạm vi nghiên cứu...............................................................................................10 NỘI DUNG ..............................................................................................................11 Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO Ở TRƢỜNG TRUNG CẤP NGHỀ ...........................................................................11 1.1. Khái quát lịch sử nghiên cứu vấn đề..................................................................11 1.2. Các khái niệm cơ bản.........................................................................................12 1.2.1. Quản lý............................................................................................................12 1.2.2. Quản lý giáo dục, quản lý nhà trƣờng.............................................................15 1.2.3. Quản lý hoạt động đào tạo nghề......................................................................19 1.3. Hoạt động đào tạo ở trƣờng Trung cấp nghề .....................................................23 1.3.1. Mục tiêu đào tạo của trƣờng Trung cấp nghề .................................................23 1.3.2. Nội dung, phƣơng pháp đào tạo trình độ Trung cấp nghề ..............................24 1.3.3. Chƣơng trình đào tạo trình độ Trung cấp nghề...............................................25 1.3.4. Giáo trình đào tạo trình độ Trung cấp nghề....................................................25 1.3.5. Ngƣời dạy và hoạt động dạy nghề ..................................................................25 1.3.6. Ngƣời học và hoạt động học nghề ..................................................................26
  • 5. 2 1.3.7. Hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học nghề..............................................26 1.4. Nội dung quản lý hoạt động đào tạo ở trƣờng Trung cấp nghề .........................27 1.4.1. Xây dựng mục tiêu đào tạo, xác định cơ cấu ngành nghề đào tạo..................27 1.4.2. Xây dựng, phát triển chƣơng trình đào tạo .....................................................27 1.4.3. T chức công tác tuyển sinh............................................................................29 1.4.4. T chức xây dựng, bộ máy quản lý đào tạo ....................................................29 1.4.5. Quản lý hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh ............31 1.4.6. Xây dựng cơ sở vật chất k thuật, cơ sở thực hành, trang thiết bị dạy học ....31 1.4.7. Kiểm tra, đánh giá chất lƣợng dạy nghề .........................................................32 1.5. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý hoạt động đào tạo ở trƣờng Trung cấp nghề...32 1.5.1. Chính sách quản lý v mô................................................................................32 1.5.2. Môi trƣờng kinh tế - x hội .............................................................................33 1.5.3. Đ c điểm ngành nghề......................................................................................33 1.5.4. Nhu c u ngƣời học ..........................................................................................34 Tiểu kết chƣơng 1......................................................................................................35 Chƣơng 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐÀO VÀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO Ở TRUỜNG TRUNG CẤP NGHỀ, TỈNH QUẢNG TRỊ................36 2.1. Tình hình kinh tế - x hội, giáo dục nghề nghiệp và nhu c u đào tạo nguồn nhân lực ở tỉnh Quảng Trị..................................................................................................36 2.1.1. Về kinh tế ........................................................................................................36 2.1.2. Về x hội .........................................................................................................36 2.1.3. Về giáo dục nghề nghiệp.................................................................................37 2.1.4. Về nhu c u đào tạo nguồn nhân lực................................................................37 2.2. Khái quát chung về trƣờng Trung cấp nghề, tỉnh Quảng Trị.............................38 2.2.1. Quá trình phát triển của nhà trƣờng ................................................................38 2.2.2. Về cơ sở vật chất.............................................................................................39 2.2.3. Nhiệm vụ chuyên môn ....................................................................................40 2.2.4. Ngành nghề đào tạo.........................................................................................40 2.2.5. Đội ngũ nhân sự ..............................................................................................41 2.2.6. Những thành tích đ đạt đƣợc .........................................................................42 2.3. Thực trạng hoạt động đào tạo ở trƣờng Trung cấp nghề, tỉnh Quảng Trị..........42
  • 6. 3 2.3.1. Mục tiêu đào tạo..............................................................................................42 2.3.2. Quy mô đào tạo ...............................................................................................42 2.3.3. Ngành nghề đào tạo.........................................................................................43 2.3.4. Nội dung, chƣơng trình, kế hoạch đào tạo......................................................44 2.3.5. Thực trạng t chức công tác đào tạo ...............................................................45 2.3.6. Kết quả đào tạo................................................................................................46 2.4. Thực trạng quản lý hoạt động đào tạo ở trƣờng Trung cấp nghề, tỉnh Quảng Trị......49 2.4.1. Quản lý mục tiêu, nội dung, chƣơng trình đào tạo nghề.................................50 2.4.2. Quản lý công tác tuyển sinh............................................................................52 2.4.3. Quản lý hoạt động dạy của giáo viên..............................................................53 2.4.4. Quản lý hoạt động học của học sinh ...............................................................58 2.4.5. Quản lý các điều kiện hỗ trợ hoạt động đào tạo..............................................61 2.4.6. Quản lý hoạt động liên kết giữa nhà trƣờng và doanh nghiệp trong đào tạo..63 2.4.7. Quản lý công tác kiểm tra, đánh giá quá trình đào tạo ...................................64 2.5. Đánh giá chung về thực trạng ...........................................................................65 2.5.1. Ƣu điểm...........................................................................................................66 2.5.2. Hạn chế............................................................................................................66 Tiểu kết chƣơng 2......................................................................................................67 Chương 3. CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO Ở TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ, TỈNH QUẢNG TRỊ..........................................................68 3.1. Cơ sở xác lập biện pháp .....................................................................................68 3.1.1. Chiến lƣợc phát triển giáo dục- đào tạo nghề .................................................68 3.1.2. Định hƣớng phát triển trƣờng Trung cấp nghề, tỉnh Quảng Trị đến năm 2020.....70 3.2. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp......................................................................71 3.2.1. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn .................................................................71 3.2.2. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi ....................................................................71 3.2.3. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ ..................................................................71 3.2.4. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả..................................................................72 3.3. Các biện pháp quản lý hoạt động đào tạo ở trƣờng Trung cấp nghề, tỉnh Quảng Trị..................................................................................................................72 3.3.1. Đ i mới công tác tuyển sinh ...........................................................................72
  • 7. 4 3.3.2. Tăng cƣờng quản lý hoạt động dạy của giáo viên ..........................................74 3.3.3. Tăng cƣờng quản lý hoạt động học tập của học sinh theo hƣớng tự học và thực hành...................................................................................................................77 3.3.4. Chỉ đạo đ i mới phƣơng pháp dạy học theo hƣớng phát huy tích cực, chủ động của học sinh.....................................................................................................78 3.3.5. Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá học sinh đáp ứng yêu c u đ i mới giáo dục và đào tạo nghề...................................................................................................82 3.3.6. T chức các điều kiện hỗ trợ hoạt động đào tạo nghề ....................................84 3.4. Mối quan hệ giữa các biện pháp ........................................................................90 3.5. Khảo nghiệm nhận thức về tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp............91 3.5.1. Tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp.............................................91 3.5.2. Những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện các biện pháp.............................93 Tiểu kết chƣơng 3......................................................................................................94 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.........................................................................95 1. Kết luận .................................................................................................................95 2. Khuyến nghị..........................................................................................................96 DANH MỤC TÀI LI U THAM KHẢO...............................................................98 PHỤ LỤC
  • 8. 5 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ viết ầy CBQL : Cán bộ quản lý CĐN : Cao đẳng nghề CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CSVC : Cơ sở vật chất CTĐT : Chƣơng trình đào tạo ĐT : Đào tạo ĐTN : Đào tạo nghề GD&ĐT : Giáo dục và Đào tạo GV : Giáo viên HĐĐT : Hoạt động đào tạo HS : Học sinh KĐCL : Kiểm định chất lƣợng KHCN : Khoa học công nghệ KT - XH : Kinh tế - x hội LĐ-TB&XH : Lao động- Thƣơng binh và x hội MTĐT : Mục tiêu đào tạo NDĐT : Nội dung đào tạo PPDH : Phƣơng pháp dạy học QL : Quản lý QLĐTN : Quản lý đào tạo nghề QLGD : Quản lý giáo dục QLHĐĐT : Quản lý hoạt động đào tạo QLHS : Quản lý học sinh QLNN : Quản lý Nhà nƣớc QLNT : Quản lý nhà trƣờng QTDH : Quá trình dạy học SCN : Sơ cấp nghề SV : Sinh viên TBDH : Thiết bị dạy học TCN : Trung cấp nghề THCS : Trung học cơ sở THPT : Trung học ph thông
  • 9. 6 DANH MỤC BẢNG VÀ SƠ ĐỒ Trang BẢNG Bảng 2.1. Cơ cấu t chức, số lƣợng cán bộ, giáo viên..............................................41 Bảng 2.2. Chất lƣợng đội ngũ cán bộ, giáo viên.......................................................41 Bảng 2.3. Quy mô đào tạo từ năm 2012-2015, trƣờng Trung cấp nghề, tỉnh Quảng Trị ..................................................................................................................43 Bảng 2.4. Kết quả tốt nghiệp các khóa đào tạo hệ TCN từ năm 2012-2015 ............47 Bảng 2.5. Kết quả tốt nghiệp các khóa đào tạo hệ SCN từ năm 2011-2014............48 Bảng 2.6. Kết quả rèn luyện các khóa đào tạo hệ TCN từ năm 2011-2014 .............48 Bảng 2.7. Đánh giá về quản lý mục tiêu đào tạo nghề.............................................50 Bảng 2.8. Đánh giá về quản lý nội dung, chƣơng trình đào tạo nghề......................52 Bảng 2.9. Đánh giá về quản lý công tác tuyển sinh................................................53 Bảng 2.10. Đánh giá về quản lý hoạt động dạy của giáo viên..................................55 Bảng 2.11. Đánh giá về quản lý hoạt động đ i mới phƣơng pháp giảng dạycủa giáo viên....56 Bảng 2.12. Đánh giá về quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giáo viên ......58 Bảng 2.13. Đánh giá về quản lý hoạt động học của học sinh ...................................60 Bảng 2.14. Đánh giá về quản lý các điều kiện hỗ trợ hoạt động đào tạo..................63 Bảng 2.15. Đánh giá về quản lý hoạt động liên kết giữa nhà trƣờng và doanh nghiệp trong đào tạo..............................................................................................................64 Bảng 2.16. Đánh giá về quản lý công tác kiểm tra, đánh giá quá trình đào tạo của nhà trƣờng .................................................................................................................65 Bảng 2.17. Đánh giá việc lƣu trữ kết quả học tập của học sinh theo quychế của nhà trƣờng .65 Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp............92 SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1. Mối quan hệ tƣơng tác giữa các yếu tố quản lý giáo dục ........................16 Sơ đồ 1.2. Các giai đoạn phát triển chƣơng trình đào tạo.........................................28
  • 10. 7 MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Nhân lực là yếu tố quyết định đối với sự phát triển của mỗi quốc gia. Trình độ phát triển nhân lực là thƣớc đo chủ yếu đối với sự phát triển của quốc gia đó. Vì vậy, các quốc gia trên thế giới đều rất coi trọng phát triển nguồn nhân lực. Ở nƣớc ta, Đảng và Nhà nƣớc luôn khẳng định quan điểm, coi con ngƣời là trung tâm của sự phát triển, của công cuộc xây dựng và bảo vệ T quốc. Hiện nay, trong điều kiện đẩy mạnh CNH-HĐH và hội nhập quốc tế, phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lƣợng cao là một trong ba khâu đột phá của chiến lƣợc chuyển đ i mô hình phát triển KT-XH của đất nƣớc và tăng lợi thế cạnh tranh quốc gia. Thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc l n thứ XII của Đảng; Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của BCH TW Đảng khóa XI về đ i mới căn bản, toàn diện GD&ĐT, đáp ứng yêu c u CNH-HĐH trong điều kiện kinh tế thị trƣờng định hƣớng XHCN và hội nhập quốc tế; Kết luận Hội nghị l n thứ 6 của BCH Trung ƣơng Đảng khoá IX “Phát triển giáo dục đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp CNH-HĐH, là điều kiện để phát huy nguồn lực con ngƣời - yếu tố cơ bản để phát triển x hội, tăng trƣởng kinh tế nhanh và bền vững”. Xuất phát từ những quan điểm trên cho thấy, để sự nghiệp CNH-HĐH thành công, thì điều cốt lõi là phải phát huy tốt nhân tố con ngƣời. Bởi lẽ con ngƣời vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển, giáo dục là nhân tố chủ yếu để hình thành và phát triển nhân cách con ngƣời, là chìa khoá mở cửa vào tƣơng lai, là quốc sách hàng đ u của chiến lƣợc phát triển KT-XH. Xác định vai trò, vì trí then chốt của yếu tố con ngƣời, trong sự nghiệp phát triển của đất nƣớc, cho nên nhiệm vụ phát triển nguồn nhân lực đƣợc coi là trách nhiệm chung của Đảng, Nhà nƣớc và của các cấp chính quyền từ Trung ƣơng đến địa phƣơng, trong đó các trƣờng Trung cấp nghề, cao đẳng nghề và các cơ sở đào tạo nghề, đƣợc giao nhiệm vụ trực tiếp và có vai trò rất quan trọng. Trong những năm qua, sự nghiệp dạy nghề đ đƣợc phục hồi, n định và có bƣớc phát triển, ph n nào đáp ứng tốt hơn nhu c u nhân lực k thuật của thị trƣờng lao động. Tuy nhiên, hoạt động dạy nghề hiện nay vẫn còn nhiều khó khăn, bất cập
  • 11. 8 và còn là mối quan tâm của toàn x hội. Do thiếu quy hoạch hệ thống đào tạo nghề, cho nên đào tạo nghề những năm trƣớc đây h u nhƣ là tự phát, cơ cấu ngành nghề và dạy nghề mất cân đối và phân tán, chƣa gắn kết với nhu c u thực tế, chƣa đáp ứng nhu c u chuyển dịch kinh tế. Số trƣờng dạy nghề có nhiều, nhƣng nhìn chung quy mô nhỏ. Hơn nữa, đào tạo nghề chƣa thích ứng với thị trƣờng lao động, nguồn nhân lực chƣa đáp ứng nhu c u phát triển của các khu công nghiệp - khu chế xuất cả về số lƣợng và chất lƣợng, lạc hậu so với các nƣớc trong khu vực, chƣa có chính sách thu hút trọng dụng ngƣời tài, tạo môi trƣờng cạnh tranh lành mạnh. Bƣớc vào thời kỳ CNH,HĐH nguồn nhân lực của đất nƣớc ta nói chung và của tỉnh Quảng Trị nói riêng đang ở trong tình trạng thừa lao động ph thông, lao động không có chuyên môn k thuật, nhƣng lại thiếu lao động có trình độ t chức sản xuất kinh doanh, thiếu thợ k thuật trong các ngành, nghề và trong các khu vực kinh tế. Tình trạng thất nghiệp vẫn đang đƣợc báo động. Một trong những nguyên nhân chính là do chất lƣợng đào tạo không đáp ứng đƣợc đòi hỏi mà những diễn biến nhanh chóng của nền kinh tế và quá trình phát triển công nghệ đ t ra. Trƣờng TCN, tỉnh Quảng Trị là đơn vị trực thuộc Sở LĐ-TB&XH, có trụ sở đóng tại TP Đông Hà, tỉnh Quảng Trị, có nhiệm vụ: Đào tạo và bồi dƣỡng ngƣời lao động có kiến thức, k năng nghề nghiệp ở trình độ Trung cấp nghề và sơ cấp nghề, có đạo đức, lƣơng tâm nghề nghiệp, có ý thức k luật, tác phong công nghiệp,có sức khỏe nhằm đáp ứng vơi sự phát triển kinh tế - x hội của tỉnh nhà, đất nƣớc và phù hợp với xu hƣớng hội nhập khu vực và quốc tế. Trong những năm g n đây do tính chất x hội hoá giáo dục, trƣớc nhu c u của cơ chế thị trƣờng và xu thế phát triển của KH-CN trong nƣớc cũng nhƣ hội nhập Quốc tế. Nhà trƣờng đ xác định MTĐT, chiến lƣợc phát triển của mình, với phƣơng châm ĐT đa ngành, đa nghề từ đó từng bƣớc chuyển đ i nhằm phù hợp với yêu c u thực tế của x hội. Nhà trƣờng đ thực sự quan tâm ,chú trọng, nâng cao chất lƣợng đào tạo nghề. Tuy nhiên, hoạt động ĐTN còn tồn tại một số vấn đề nhƣ quá trình QLHĐĐT chƣa đồng bộ từ mục tiêu, nội dung chƣơng trình, đội ngũ giáo viên, phƣơng pháp ĐT, điều kiện CSVC còn bất cập, nên chất lƣợng ĐT chƣa đáp ứng với nhu c u sử dụng lao động đa dạng hiện nay của doanh nghiệp, yêu c u luôn đ i mới của x hội. Trƣớc thực trạng và yêu c u nêu trên, đ t ra cho trƣờng TCN, tỉnh Quảng Trị
  • 12. 9 đó là vấn đề QLHĐĐT nhƣ thế nào để nâng cao chất lƣợng, đây là một tất yếu khách quan, một yêu c u hết sức cấp thiết ? Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Biện pháp quản lý hoạt ộng ào tạo ở trƣờng Trung cấp nghề, tỉnh Quảng Trị”. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn công tác đào tạo nghề nói chung, nghiên cứu và khảo sát, đánh giá thực trạng HĐĐT và QLHĐĐT ở trƣờng TCN, tỉnh Quảng Trị nói riêng, chúng tôi đề xuất các biện pháp QLHĐĐT nhằm nâng cao chất lƣợng ĐT ở trƣờng TCN, tỉnh Quảng Trị, góp ph n đào tạo nguồn nhân lực có chất lƣợng tay nghề phục vụ sự nghiệp phát triển KT-XH của đất nƣớc. 3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU 3.1 Khách thể nghiên cứu Quản lý HĐĐT ở trƣờng TCN. 3.2 Đối tƣợng nghiên cứu Các biện pháp QLHĐĐT ở trƣờng TCN, tỉnh Quảng Trị. 4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC Trong công tác ĐTN, QLHĐĐT có t m quan trọng đ c biệt. Tuy nhiên trên thực tế, hoạt động QLĐT ở trƣờng TCN, tỉnh Quảng Trị bên cạnh những ƣu điểm, vẫn còn tồn tại một số hạn chế, bất cập ở những khía cạnh khác nhau. Vì vậy, nếu xây dựng và thực hiện có hiệu quả các biện pháp QLHĐĐT một cách khoa học, phù hợp với đ c điểm của nhà trƣờng thì sẽ góp ph n nâng cao chất lƣợng ĐTN, đáp ứng yêu c u đ i mới giáo dục, đào tạo trong giai đoạn hiện nay. 5. NHI M VỤ NGHIÊN CỨU 5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận của công tác QLĐT ở trƣờng TCN. 5.2. Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng HĐĐT và QL HĐĐT ở trƣờng TCN, tỉnh Quảng Trị. 5.3. Đề xuất các biện pháp QLHĐĐT ở trƣờng TCN, tỉnh Quảng Trị. 6. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 6.1. Phƣơng pháp nghiên cứu lý luận Sử dụng phƣơng pháp phân tích, t ng hợp, hệ thống hóa các nguồn tài liệu liên quan đến công tác quản lý, các văn kiện, Nghị quyết của Đảng, các chính sách,
  • 13. 10 pháp luật của Nhà nƣớc để xây dựng cơ sở lý luận của QLHĐĐT ở trƣờng TCN. 6.2. Phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn Dùng các phƣơng pháp: Điều tra giáo dục, phƣơng pháp chuyên gia, phƣơng pháp t ng kết kinh nghiệm, phỏng vấn, quan sát… nhằm khảo sát, đánh giá thực trạng HĐĐT và QLHĐĐT ở trƣờng TCN, tỉnh Quảng Trị. 6.3. Phƣơng pháp thống kê toán học: Sử dụng thống kê toán học nhằm xử lý kết quả nghiên cứu. 7. PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đề tài tập trung nghiên cứu các biện pháp QLHĐĐT ở trƣờng TCN, tỉnh Quảng Trị.
  • 14. 11 NỘI DUNG Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO Ở TRƢỜNG TRUNG CẤP NGHỀ 1.1. Khái quát lịch sử nghiên cứu vấn ề Quản lý công tác ĐT nói chung, QLHĐĐT ở trƣờng TCN nói riêng, có t m đ c biệt quan trọng. Vì vậy, vấn đề này đ đƣợc nhiều nhà khoa học quan tâm, nghiên cứu và có nhiều đóng góp, tích cực. Các công trình nghiên cứu đ trình bày một cách hệ thống nhiều vấn đề lý luận quan trọng liên quan đến vấn đề QLHĐĐT nhƣ: Vị trí, vai trò của hoạt động QLĐT, các yếu tố ảnh hƣởng chất lƣợng QLHĐĐT, nội dung, phƣơng pháp QLHĐĐT. Thời gian qua, ở nƣớc ta đ có nhiều công trình nghiên cứu về QL nói chung, QLGD nói riêng và đ có nhiều đóng góp về lý luận và thực tiễn, tiêu biểu là tác giả: Phạm Minh Hạc, Thái Duy Tuyên, Đ ng Quốc Bảo, Nguyễn Thị M Lộc, Tr n Kiểm, Nguyễn Ngọc Quang… Thời gian g n đây, một số luận văn Thạc s chuyên ngành QLGD cũng đ thực hiện hƣớng nghiên cứu riêng, ở các góc độ khác nhau nhƣ công trình của các tác giả: “Biện pháp QL chất lượng đào tạo ngành Hàn tại trường Cao đẳng nghề Thừa Thiên Huế ” của Huỳnh Tín (Huế); “Các biện pháp QL nâng cao chất lượng đào tạonghề của Giám đốc Trung tâm dạy nghề tỉnh Thừa Thiên Huế” của Nguyễn Duy Thông (Huế); “Biện pháp QL hoạt động dạy học ở trường Trung cấp kinh tế - Du lịch Duy Tân” của Lê Bá Sơn (Huế); “Biện pháp QL nâng cao chất lượng đào tạo nghề của Hiệu trưởng các trường dạy nghề trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế” của Tr n Nam Lực (Huế); “Giải pháp QL đào tạo công nhân kỹ thuật đáp ứng nhu cầu phát triển Khu kinh tế Dung quất giai đoạn 2008 -2015” của Nguyễn Hồng Tây (Đà Nẵng); “Biện pháp QL dạy học thực hành nghề bậc trung cấp chuyên nghiệp tại trường cao đẳng Bách khoa Đà Nẵng” của Nguyễn Thị Nữ (Đà Nẵng);
  • 15. 12 “Các biện pháp QL hoạt động dạy học ở trường CĐN Quy Nhơn” của Nguyễn Thị Bốn (Quy nhơn)… Những công trình nghiên cứu trên đ góp ph n làm sáng tỏ thêm về cơ sở lý luận cho việc QLĐTN, đồng thời xây dựng đƣợc các biện pháp QLHĐĐT nâng cao chất lƣợng và hiệu quả ĐTN, đáp ứng yêu c u đ i mới giáo dục nghề nghiệp trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, vấn đề QLHĐĐT ở trƣờng TCN, tỉnh Quảng Trị nhiều năm qua chƣa đƣợc nghiên cứu một cách có hệ thống, việc nghiên cứu các loại hình đào tạo, chất lƣợng đào tạo chƣa đƣợc quan tâm và đ u tƣ đúng mức. Vì vậy, việc nghiên cứu, đề xuất các biện pháp QLHĐĐT có ý ngh a quan trọng, trong việc nâng cao chất lƣợng đào tạo của nhà trƣờng, góp ph n nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực, thực hiện thành công các mục tiêu phát triển KT-XH ở tỉnh Quảng Trị. 1.2. Các khái niệm cơ bản 1.2.1. Quản lý 1.2.1.1. Khái niệm Quản lý là một hiện tƣợng xã hội, là một phạm trù tồn tại khách quan đƣợc ra đời từ nhu c u của mọi chế độ xã hội, mọi quốc gia và ở mọi thời đại. Ngay từ bu i sơ khai của loài ngƣời, để tồn tại và phát triển con ngƣời đ biết liên kết nhau thành các nhóm để chống lại thú dữ và thiên nhiên. Vì vậy, đ xuất hiện các mối quan hệ giữa con ngƣời với con ngƣời, giữa con ngƣời với thiên nhiên, giữa con ngƣời với xã hội và giữa con ngƣời với bản thân mình. Trong quá trình đó, đ xuất hiện một số ngƣời có năng lực chi phối đƣợc ngƣời khác, họ điều khiển hoạt động của nhóm để phù hợp với mục tiêu chung. Những ngƣời đó đóng vai trò thủ l nh để điều hành nhóm, điều này đ làm nẩy sinh nhu c u về QL. Nhƣ vậy, QL xuất hiện từ rất sớm, tồn tại và phát triển đến ngày nay. Khái niệm “Quản lý” đƣợc định ngh a khác nhau dựa trên phƣơng pháp tiếp cận khác nhau. Theo “Từ điển tiếng Việt”: “QL là trông coi, giữ gìn theo những yêu c u nhất định. Là t chức và điều hành các hoạt động theo những yêu c u nhất định” [38, tr.772]. Ở Việt Nam, các tác giả trong l nh vực khoa học QL và khoa học giáo dục, cũng đ đƣa ra các định ngh a về “Quản lý’ nhƣ sau:
  • 16. 13 Giáo trình QL Hành chính Nhà nƣớc của Học viện Hành chính quốc gia định ngh a: “QL là sự tác động chỉ huy, điều khiển các quá trình x hội và hành vi hoạt động của con ngƣời để chúng phát triển phù hợp với quy luật, đạt tới mục đích đ đề ra và đúng ý chí của ngƣời QL” [21, tr.8]. Tác giả Đ ng Quốc Bảo cho rằng: “QL là một quá trình tác động gây ảnh hƣởng của chủ thể QL đến khách thể QL nhằm đạt đƣợc mục tiêu chung” [01, tr.176]. Tác giả Thái Duy Tuyên: “QL là quá trình tác động có mục đích, có t chức của chủ thể QL lên đối tƣợng QL bằng việc vận dụng các chức năng và phƣơng tiện QL, nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các tiềm năng và cơ hội của các t chức để đạt đƣợc mục tiêu đề ra” [39, tr.38]. Theo Nguyễn Ngọc Quang: “QL là tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể QL đến tập thể những ngƣời lao động (khách thể QL) nhằm thực hiện những mục tiêu dự kiến” [29, tr.24]. Các tác giả Hà Thế Ngữ và Đ ng Vũ Hoạt quan niệm rằng: “QL là một quá trình định hƣớng, quá trình có mục tiêu, QL có hệ thống là quá trình tác động đến hệ thống nhằm đạt đƣợc những mục tiêu nhất định. Những mục tiêu này đ c trƣng cho trạng thái mới của hệ thống mà ngƣời QL mong muốn” [28, tr.225]. Từ các khái niệm trên, có thể hiểu: QL là sự tác động có tổ chức, có định hướng của chủ thể QL tới đối tượng QL nhằm đạt được mục tiêu QL đề ra. 1.2.1.2. Chức năng quản lý Chức năng QL là một thể thống nhất, bao gồm 4 chức năng chính nhƣ sau: Lập kế hoạch, t chức, chỉ đạo và kiểm tra. a. Lập kế hoạch Đây là chức năng quan trọng nhất trong các chức năng QL, là công việc đ u tiên của chu trình QL. Lập kế hoạch là việc mà chủ thể QL xác lập mục tiêu, thời gian, biện pháp, dự báo trƣớc kế hoạch để đƣa ra quyết định phƣơng thức nhằm thực hiện mục tiêu đó. Chủ thể QL phải có t m nhìn rộng để nắm bắt thông tin, dự đoán tƣơng lai, biết đƣợc cơ hội và thách thức, lƣờng trƣớc những yếu tố tác động từ bên ngoài và bên trong hệ thống, chỉ có nhƣ vậy mới luôn làm chủ đƣợc tình hình. Từ đó vận hành t chức đạt tới mục tiêu.
  • 17. 14 b. Tổ chức Là chức năng quan trọng thứ hai sau việc lập kế hoạch, thực chất của chức năng này là quá trình thiết lập mối quan hệ giữa các cá nhân, các bộ phận trong và ngoài t chức, để trên cơ sở đó, xác định vị trí, vai trò, quy định trách nhiệm, quyền hạn của các bộ phận và cá nhân; xác định cơ chế phối hợp giữa các bộ phận, cá nhân trong t chức, nhằm làm cho bộ máy hoạt động một cách trôi chảy, thông suốt.Mục đích của chức năng này là tạo nên một hệ thống hoạt động nhịp nhàng, phát huy tối đa năng lực, sở trƣờng của các cá nhân và bộ phận, nhằm hƣớng tới thực hiện mục tiêu chung của t chức. c. Chỉ đạo Chỉ đạo là một quá trình chủ thể QL sử dụng quền lực QL của mình, để điều hành đối tƣợng bị QL một cách có chủ đích, nhằm phát huy tiềm năng của họ thực hiện tốt các công việc đƣợc phân công để đạt đƣợc mục tiêu đề ra. Trong chức năng chỉ đạo, chủ thể QL phải trực tiếp ra quyết định (mệnh lệnh) cho nhân viên dƣới quyền và hƣớng dẫn, theo dõi, động viên… để thuyết phục, thúc đẩy họ hoạt động đạt đƣợc các mục tiêu đó bằng nhiều biện pháp khác nhau. Muốn vậy, chỉ đạo phải có nghệ thuật, phải kịp thời, khách quan, khoa học, đúng ngƣời, đúng việc, quyết đoán, nhất quán vì mục tiêu chung của t chức thì mới đem lại hiệu quả cao trong QL và làm cho t chức phát triển. d. Kiểm tra Là chức năng liên quan đến các cấp QL nhằm đánh giá đúng kết quả hoạt động của hệ thống, xác định đƣợc sai lệch xuất hiện trong quá trình hoạt động so với mục tiêu và kế hoạch đ đề ra. Từ đó, tìm ra nguyên nhân và biện pháp điều chỉnh những sai lệch đó. Quá trình kiểm tra gồm ba bƣớc: xây dựng chỉ tiêu; đo lƣờng thực hiện nhiệm vụ theo các chỉ tiêu; đánh giá các chỉ tiêu so với kế hoạch. Vì vậy, kiểm tra c n tiến hành thƣờng xuyên và kết hợp linh hoạt nhiều hình thức (kiểm tra đột xuất, định kỳ, kiểm tra chéo, kiểm tra những điểm trọng yếu, kiểm tra trực tiếp, gián tiếp, kiểm tra từ dƣới lên, từ trên xuống...). Tuy nhiên, để kiểm tra có kết quả c n có kế hoạch cụ thể, bảo đảm tính khoa học, khách quan , không gây cản trở công việc của đối tƣợng kiểm tra.
  • 18. 15 1.2.2. Quản lý giáo dục, quản lý nhà trường 1.2.2.1. Quản lý giáo dục a. Khái niệm Cho đến nay, từ những góc độ tiếp cận khác nhau, đ có nhiều quan niệm khác nhau về khái niệm QLGD Tác giả Tr n Kiểm đ dựa vào đối tƣợng QL để đƣa ra khái niệm QLGD ở hai cấp: v mô và vi mô [22, tr.36]. Đối với cấp v mô: “QLGD đƣợc hiểu là những tác động tự giác (có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống, hợp quy luật) của chủ thể QL đến tất cả mắt xích của hệ thống (từ cấp cao nhất đến các cơ sở giáo dục là nhà trƣờng) nhằm thực hiện có chất lƣợng và hiệu quả mục tiêu phát triển GD-ĐT thế hệ trẻ mà x hội đ t ra cho ngành giáo dục.” Đối với cấp vi mô: “QLGD đƣợc hiểu là hệ thống những tác động tự giác (có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống, hợp quy luật) của chủ thể QL đến tập thể GV, công nhân viên, tập thể học sinh, cha mẹ học sinh và các lực lƣợng x hội trong và ngoài nhà trƣờng nhằm thực hiện có chất lƣợng và hiệu quả mục tiêu giáo dục của nhà trƣờng.” Theo các tác giả Nguyễn Kỳ và Bùi Trọng Tuân: “QLGD là những tác động tự giác (có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống và hợp qui luật) của chủ thể QL đến tất cả các mắt xích của hệ thống (từ cấp cao nhất đến các cơ sở giáo dục là các nhà trƣờng) nhằm thực hiện có chất lƣợng và hiệu quả mục tiêu phát triển giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ theo yêu c u x hội ” [25, tr.14]. Theo Phạm Minh Hạc: “QLGD là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể QL làm cho hệ vận hành theo đƣờng lối, nguyên lý của Đảng thực hiện đƣợc các tính chất của nhà trƣờng XHCN Việt Nam mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy, giáo dục thế hệ trẻ, đƣa thế hệ trẻ, đƣa hệ giáo dục đến mục tiêu dự kiến tiến lên trạng thái về chất" [19, tr.7]. Tác giả Đ ng Quốc Bảo, quan niệm: “QLGD theo ngh a t ng quan là hoạt động điều hành, phối hợp các lực lƣợng x hội nhằm đẩy mạnh công tác ĐT thế hệ trẻ theo yêu c u phát triển x hội” [02, tr.3].
  • 19. 16 Theo tác giả Nguyễn Thị M Lộc: “Quản lý giáo dục là quá trình đạt tới mục tiêu trên cơ sở thực hiện có ý thức và hợp quy luật các chức năng kế hoạch hóa, t chức, chỉ đạo và kiểm tra” [26, tr.16]. Nhƣ vậy, có thể hiểu: QLGD là tác động có ý thức của chủ thể QL đến đối tượng QL và khách thể QL nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả của mục tiêu giáo dục. Bốn yếu tố của QLGD quan hệ tƣơng tác gắn bó với nhau theo sơ đồ sau: Sơ đồ 1.1. Mối quan hệ tương tác giữa các yếu tố quản lý giáo dục b. Đặc trƣng c a quản lý giáo dục QLGD là quá trình hoạt động của các chủ thể QL và đối tƣợng QL thống nhất với nhau trong một cơ cấu nhất định, nhằm đạt mục đích đề ra. QLGD nằm trong phạm trù QL x hội nói chung. Tuy nhiên, QLGD có những đ c trƣng riêng, đó là: QLGD là loại QL Nhà nƣớc, các hành động QL ở đây dựa trên cơ sở quyền lực Nhà nƣớc, đại diện là các cơ quan QLGD&ĐT các cấp, từ Bộ GD&ĐT, Bộ LĐ- TB&XH đến các cơ sở ĐT. Các hoạt động của chủ thể QL và đối tƣợng chịu sự QL đều thông qua hệ thống các quy phạm pháp luật nhƣ: Luật giáo dục, Luật Dạy nghề, Luật Giáo dục nghề nghiệp, Nghị quyết của Quốc hội, Nghị định của Chính phủ, Thông tƣ hƣớng dẫn… QLGD thực chất là QL con ngƣời, QL con ngƣời trong ngành giáo dục có ý ngh a là ĐT con ngƣời, dạy cho họ thực hiện vai trò xã hội, phát triển nghề nghiệp, để họ làm tròn những chức năng, ngh a vụ, trách nhiệm của mình đối với xã hội. QLGD thuộc phạm trù phƣơng pháp chứ không phải mục đích. Nếu chúng ta quan niệm QLGD là phƣơng pháp, thì phải luôn tìm cách đ i mới công tác QL để đạt đƣợc mục đích đề ra, tránh rơi vào tình trạng độc đoán, chuyên quyền áp đ t đối với ngƣời chịu sự QL để đạt ý đồ cá nhân. QLGD có 2 thuộc tính cơ bản: t chức- k thuật và KT-XH. Tức là phải có Chủ thể QL Mục tiêu QL Đối tƣợng QL Khách thể QL
  • 20. 17 một t chức để thực hiện công tác QL và yêu c u luôn luôn cải tiến, đ i mới công việc, nhằm nâng cao chất lƣợng hiệu quả hoạt động của t chức. QLGD có hiệu quả sẽ đem lại lợi ích cho x hội, đó là tính KT-XH. QLGD vừa là khoa học vừa là nghệ thuật, QLGD đ trở thành một ngành khoa học, có cơ sở lý luận riêng. Ngƣời CBQL c n có trình độ khoa học về QL, am hiểu các khoa học tự nhiên, khoa học x hội, về con ngƣời và phải có nghệ thuật QL đƣợc đúc rút từ những kinh nghiệm QL để xử lý các tình huống khác nhau nhằm đạt mục tiêu QL với hiệu quả cao. QLGD đƣợc xem là hệ tự QL, với đ c điểm tự điều chỉnh, tự hoàn thiện nhằm đạt đƣợc mục tiêu đ đề ra. c. Nội dung c a quản lý giáo dục QLGD là một quá trình bao gồm các thành tố: MTĐT; NDĐT; PPĐT; CSVC, Thiết bị ĐT; Lực lƣợng dạy (th y); đối tƣợng học (trò); kết quả ĐT. Các thành tố này là một thể thống nhất, có mối quan hệ và tác động tƣơng hỗ qua lại với nhau. Trong quá trình giáo dục- đào tạo, nội dung QLGD luôn gắn liền với từng thành tố, đó là: xác định MTĐT phải gắn với mục tiêu phát triển con ngƣời, đáp ứng yêu c u phát triển KT-XH, đây là mục tiêu xuyên suốt cả quá trình ĐT. Xác định mục tiêu là cơ sở để xây dựng nội dung và chọn lựa phƣơng pháp, phƣơng tiện ĐT. QL nội dung, phƣơng pháp, phƣơng tiện, phải theo hƣớng đ i mới, nhằm thích ứng với các điều kiện tác động bên ngoài nhƣ: đ i mới KHCN, yêu c u của CNH-HĐH, tác động của môi trƣờng phát triển KT-XH. Vai trò chủ đạo của ngƣời dạy và tính chủ động của ngƣời học, là hai thành tố chủ đạo trong quá trình ĐT của việc QLGD và cuối cùng là việc t chức đánh giá kết quả ĐT so với mục tiêu đề ra, để xác định mức độ hiệu qủa đạt đƣợc. 1.2.2.2. Quản lý nhà trường Theo tác giả Phạm Minh Hạc: “QL trƣờng học là thực hiện đƣờng lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đƣa Nhà trƣờng vận hành theo nguyên lý giáo dục, để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và với từng học sinh” [19, tr. 66]. QLNT là hệ thống x hội sƣ phạm chuyên biệt, hệ thống này đòi hỏi những tác động có ý thức, có kế hoạch và hƣớng đích của chủ thể QL lên tất cả các m t của đời sống nhà trƣờng để đảm bảo sự vận hành tối ƣu XH-KT và t chức sƣ phạm của quá
  • 21. 18 trình dạy học và giáo dục thế hệ đang lớn lên. Có thể hiểu: QLNT là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể QL (các cấp QL của chủ thể giáo dục) nhằm làm cho nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục để đạt tói mục tiêu giáo dục đặt ra trong thời kỳ phát triển của đất nước, QLNT thực chất là QLGD trên tất cả các mặt, các khía cạnh liên quan đến hoạt động giáo dục và đào tạo trong phạm vi một nhà trường. Nhà trƣờng là một bộ m t của hệ thống giáo dục quốc dân, các quan điểm đƣờng lối, chính sách giáo dục đều đƣợc thực hiện trong nhà trƣờng. Do đó, QLNT còn có ngh a là t chức các lực lƣợng trong và ngoài nhà trƣờng nhằm biến các quan điểm, đƣờng lối chủ trƣơng, chính sách giáo dục của Đảng và Nhà nƣớc thành hiện thực. Trong QLNT, QL dạy học là nội dung quan trọng nhất. Hoạt động dạy học là hoạt động mang tính đ c trƣng cho các loại hình nhà trƣờng, hoạt động dạy và hoạt động học luôn giữ vị trí bậc nhất và là vị trí chủ yếu trong nhà trƣờng, vì nó thực hiện cả chức năng giáo dục và phát triển. Mọi hoạt động khác của nhà trƣờng suy cho cùng đều phục vụ cho hoạt động dạy học. Việc QL dạy học trong nhà trƣờng là QL trực tiếp các hoạt động giáo dục diễn ra ở trƣờng, nhằm thực hiện mục tiêu đào tạo theo tinh th n Nghị quyết Trung ƣơng 2 khóa VIII của Đảng cộng sản Việt Nam. Đó chính là quá trình hoạt động sƣ phạm của GV và hoạt động học tập, rèn luyện của HS đƣợc diễn ra chủ yếu trong hoạt động dạy học. Hoạt động dạy học chi phối các hoạt động khác trong nhà trƣờng, nó chiếm h u hết thời gian trong các hoạt động giáo dục. Do đó QLGD chính là QL quá trình dạy học. Sự tác động trực tiếp của nhà QL đến GV bằng các giải pháp và phát huy tác dụng của các phƣơng tiện QL nhƣ bộ máy t chức và mọi nguồn lực nhằm đạt đƣợc mục đích dạy học. Do đó, QL dạy học là một mảng trong QLNT và là khâu đƣợc coi quan trọng nhất. QLNT, thực chất là QLGD trong phạm vi một nhà trƣờng, QL trƣờng TCN trọng tâm là QL quá trình đào tạo. Nó bao gồm QL các nhân tố của quá trình đào tạo, đó là QL: mục tiêu, nội dung, phƣơng pháp đào tạo và QL hai đối tƣợng chính: đội ngũ GV và lực lƣợng HS. Ngoài ra QLNT còn phải QL các nhân tố khác nhƣ: bộ máy t chức, điều kiện, hình thức đào tạo, môi trƣờng giáo dục. Nhƣ vậy, QL trƣờng TCN muốn đạt hiệu quả cao thì ngƣời QL phải biết phối hợp các thành tố hòa quyện với nhau một cách linh hoạt, tạo ra cách QL phù hợp để đạt đƣợc mục tiêu đào tạo nghề nghiệp đ xác định.
  • 22. 19 1.2.3. Quản lý hoạt động đào tạo nghề 1.2.3.1. Khái niệm nghề Cho đến nay thuật ngữ “nghề” đƣợc hiểu và định ngh a dƣới các góc độ khác nhau. Dƣới đây là một số khái niệm về nghề: Tác giả E.A.Klimov: “Nghề nghiệp là một l nh vực sử dụng sức lao động vật chất và tinh th n của con ngƣời một cách có giới hạn, c n thiết cho x hội (do sự phân công lao động x hội mà có). Nó tạo cho con ngƣời khả năng sử dụng lao động của mình để thu lấy những phƣơng tiện c n thiết cho việc tồn tại và phát triển” Tác giả Nguyễn Hùng cho rằng: “Những chuyên môn có những đ c điểm chung, g n giống nhau đƣợc xếp thành một nhóm chuyên môn và đƣợc gọi là nghề. Nghề là tập hợp của một nhóm chuyên môn cùng loại, g n giống nhau. Chuyên môn là một dạng lao động đ c biệt, mà qua đó con ngƣời dùng sức mạnh vật chất và sức mạnh tinh th n của mình để tác động vào những đối tƣợng cụ thể nhằm biến đ i những đối tƣợng đó theo hƣớng phục vụ mục đích, yêu c u và lợi ích của con ngƣời” [20, tr.11]. Khái niệm nghề ở Nga: “là một loại hình lao động đòi hỏi có sự đào tạo nhất định và thƣờng là nguồn gốc của sự sinh tồn”; Khái niệm nghề ở Đức: “là hoạt động c n thiết cho x hội ở một l nh vực lao động nhất định đòi hỏi phải đƣợc đào tạo ở trình độ nào đó”; Khái niệm nghề ở Pháp: “là một loại lao động có thói quen về k năng, k xảo của một ngƣời để từ đó tìm đƣợc phƣơng tiện sống”; Khái niệm nghề ở Việt Nam: “Nghề là công việc chuyên làm theo sự phân công lao động x hội”; Ở một khía cạnh khác: Nghề là một l nh vực hoạt động lao động mà trong đó, nhờ đƣợc đào tạo, con ngƣời có đƣợc tri thức, k năng, thái độ để làm ra các loại sản phẩm vật chất hay tinh th n nào đó, đáp ứng đƣợc những nhu c u của x hội. Còn chuyên môn là một l nh vực lao động sản xuất hẹp mà ở đó, con ngƣời bằng năng lực thể chất và tinh th n của mình làm ra những giá trị vật chất (thực phẩm, lƣơng thực, công cụ lao động…) ho c giá trị tinh th n (sách báo, phim ảnh, âm nhạc, tranh vẽ…) với tƣ cách là những phƣơng tiện sinh tồn và phát triển của x hội. Từ các cách hiểu trên, chúng tôi cho rằng: Nghề là sự phân công lao động xã
  • 23. 20 hội, phù hợp với yêu cầu xã hội, là phương tiện để sinh sống và dưới góc độ ĐTN là một dạng lao động đòi hỏi con người phải có một quá trình đào tạo chuyên biệt để có những kiến thức chuyên môn, kỹ năng, kỹ xảo và thái độ nhất định. 1.2.3.2. Khái niệm dạy nghề Hiện nay, đang tồn tại nhiều định ngh a về dạy nghề. Một số nhà nghiên cứu trong và ngoài nƣớc đ đƣa ra một số khái niệm: Dạy nghề là một l nh vực bao gồm toàn bộ các hoạt động của nhà trƣờng nhằm cung cấp kiến thức và giáo dục cho HS,SV. Đây là công việc kết nối giữa MTĐT, NDĐT, CTĐT, t chức thực hiện chƣơng trình và các vấn đề liên quan đến tuyển sinh, đào tạo, giám sát, đánh giá, kiểm tra, t chức thực tập, thi tốt nghiệp cùng các chính sách liên quan đến chuẩn mực và cấp bằng ở l nh vực đào tạo chuyên nghiệp ở các cơ sở đào tạo nghề nghiệp. T chức Lao động quốc tế (ILO) định ngh a: “Dạy nghề là cung cấp cho ngƣời học những k năng c n thiết để thực hiện tất cả các nhiệm vụ liên quan tới công việc nghề nghiệp đƣợc giao” [35, tr.24]. Luật Giáo dục nghề nghiệp, số 74/2014/QH13 đƣợc Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ ngh a Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 27 tháng 11 năm 2014 có ghi: “Giáo dục nghề nghiệp là một bậc học của hệ thống giáo dục quốc dân nhằm đào tạo trình độ sơ cấp, trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng và các chƣơng trình đào tạo nghề nghiệp khác cho ngƣời lao động, đáp ứng nhu c u nhân lực trực tiếp trong sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, đƣợc thực hiện theo hai hình thức là đào tạo chính quy và đào tạo thƣờng xuyên”, “ Đào tạo nghề nghiệp là hoạt động dạy và học nhằm trang bị kiến thức, k năng và thái độ nghề nghiệp c n thiết cho ngƣời học để có thể tìm đƣợc việc làm ho c tự tạo việc làm sau khi hoàn thành khóa học ho c để nâng cao trình độ nghề nghiệp”. Qua đó, ta có thể thấy dạy nghề là khâu quan trọng trong việc giải quyết việc làm cho ngƣời lao động, tuy nó không tạo ra việc làm ngay nhƣng nó lại là là yếu tố cơ bản tạo thuận lợi cho quá trình tìm việc làm và thực hiện công việc. Dạy nghề giúp cho ngƣời lao động có kiến thức chuyên môn, k năng và thái độ nghề nghiệp để từ đó họ có thể xin làm việc trong các cơ quan, doanh nghiệp, ho c có thể tự tạo ra công việc sản xuất cho bản thân. Hiện nay, dạy nghề mang tính tích hợp giữa lý thuyết và thực hành. Sự tích
  • 24. 21 hợp thể hiện ở chỗ nó đòi hỏi ngƣời học sinh hôm nay, ngƣời thợ trong tƣơng lai vừa chuyên sâu về kiến thức, vừa giỏi về k năng tay nghề. Đây là điểm khác biệt lớn giữa dạy nghề với dạy văn hóa. Dạy nghề là cung cấp cho HS những kiến thức và k năng, thái độ nghề nghiệp c n thiết của một nghề. Về kiến thức, HS hiểu đƣợc cơ sở khoa học về vật liệu, dụng cụ, trang thiết bị, quy trình công nghệ, biện pháp t chức QL sản xuất để ngƣời công nhân k thuật có thể thích ứng với sự thay đ i cơ cấu lao động trong sản xuất và ĐTN mới. HS đƣợc cung cấp kiến thức và k năng nghề nghiệp nhƣ: k năng sử dụng công cụ gia công vật liệu, các thao tác k thuật, lập kế hoạch tính toán, thiết kế và khả năng vận dụng vào thực tiễn. Đó là những cơ sở ban đ u để ngƣời HS (ngƣời cán bộ k thuật tƣơng lai) hình thành k năng, k xảo nghề nghiệp, phát huy tính sáng tạo hình thành kỷ luật, tác phong lao động công nghiệp. Hiện nay, dạy nghề có 3 cấp trình độ đào tạo: Sơ cấp nghề, Trung cấp nghề, Cao đẳng nghề. Hình thức dạy nghề bao gồm dạy nghề chính quy, dạy nghề thƣờng xuyên. 1.2.3.3. Hoạt động dạy nghề Hoạt động dạy nghề là một quá trình gắn liền với hoạt động của con ngƣời trong x hội, nó bao gồm hoạt động dạy và hoạt động học trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Các hoạt động này đƣợc đựa trên cơ sở mục tiêu rõ ràng, nội dung, chƣơng trình ấn định, do đội ngũ giáo viên và lực lƣợng HS thực hiện, với những phƣơng pháp, phƣơng tiện sẵn có. Sau một chu trình vận động, các hoạt động dạy và học phải đạt tới những mục tiêu đề ra. Tác giả Nguyễn Ngọc Quang cho rằng “ Quá trình dạy học là một hệ toàn vẹn gồm hoạt động dạy học và hoạt động học. Hai hoạt động này luôn tương tác với nhau, thâm nhập vào nhau, sinh thành ra nhau. Sự tương tác giữa dạy và học mang tính chất cộng tác (cộng đồng và hợp tác ), trong đó hoạt động dạy giữ vai trò chủ đạo”. Điều lệ mẫu của trƣờng TCN đƣợc ban hành theo Quyết định số 52/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 05 tháng 5 năm 2008 của Bộ trƣởng Bộ LĐ- TB&XH, quy định t chức các hoạt động dạy nghề nhƣ sau: + Về nguyên lý và phƣơng châm dạy nghề. Học đi đôi với hành; lấy thực hành, thực tập k năng nghề làm chính; coi
  • 25. 22 trọng giáo dục đạo đức, lƣơng tâm nghề nghiệp, rèn luyện ý thức t chức kỷ luật, tác phong công nghiệp của ngƣời học, đảm bảo tính giáo dục toàn diện. + Về nghề đào tạo. Trƣờng TCN đƣợc đào tạo các nghề trong danh mục nghề đào tạo theo quy định. Việc mở thêm nghề đào tạo mới, chƣa có trong danh mục nghề đào tạo đƣợc thực hiện theo quy định của Bộ trƣởng Bộ LĐ- TB&XH . Trƣờng phải thƣờng xuyên t chức dự báo nhu c u đào tạo nhân lực k thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ của thị trƣờng lao động để kịp thời điều chỉnh quy mô, cơ cấu nghề và trình độ đào tạo của trƣờng. + Về chƣơng trình và giáo trình Căn cứ vào chƣơng trình khung trung cấp nghề cho từng nghề do Bộ trƣởng Bộ LĐ-TB&XH ban hành, trƣờng TCN t chức xây dựng và ban hành chƣơng trình dạy nghề của trƣờng mình. T chức xây dựng, ban hành chƣơng trình dạy nghề trình độ sơ cấp và các chƣơng trình dạy nghề thƣờng xuyên. Phải thƣờng xuyên đánh giá, cập nhật, b sung chƣơng trình, giáo trình dạy nghề phù hợp với k thuật, công nghệ sản xuất và dịch vụ. T chức biên soạn và ban hành giáo trình dạy nghề để làm tài liệu giảng dạy, học tập của trƣờng. Giáo trình dạy nghề phải cụ thể hóa yêu c u về nội dung, kiến thức, k năng quy định trong chƣơng trình dạy nghề đối với mỗi mô-đun, môn học. + Về tuyển sinh. Xây dựng kế hoạch tuyển sinh hàng năm, trên cơ sở nhu c u nhân lực k thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ của ngành, địa phƣơng và năng lực đào tạo của nhà trƣờng. T chức tuyển sinh học nghề theo Quy chế tuyển sinh học nghề do Bộ LĐ- TB&XH ban hành. + Về kiểm tra, thi và đánh giá. Thực hiện việc đánh giá kết quả học tập, rèn luyện tu dƣỡng, tham gia các hoạt động x hội của ngƣời học theo Quy chế thi, kiểm tra và công nhận tốt nghiệp, Quy chế đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh, sinh viên trong các cơ sở dạy nghề hệ chính quy do Bộ trƣởng Bộ LĐ- TB&XH ban hành. + Về cấp và quản lý bằng, chứng chỉ nghề.
  • 26. 23 Thực hiện việc cấp bằng, chứng chỉ nghề theo quy định của Bộ trƣởng Bộ LĐ- TB&XH. Nhƣ vậy, hoạt động dạy nghề là một quá trình toàn vẹn gồm: nguyên lý và phƣơng châm dạy nghề, nghề đào tạo, chƣơng trình và giáo trình, tuyển sinh, kiểm tra, thi và đánh giá, cấp và quản lý bằng, chứng chỉ nghề. Các thành tố này có mối quan hệ biện chứng với nhau và với môi trƣờng. 1.2.3.4. Quản lý hoạt động đào tạo nghề QL hoạt động ĐTN thực chất là QL các thành tố theo một trình tự, qui trình vừa khoa học, vừa phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trƣờng, đem lại hiệu quả trong công tác đào tạo. Các thành tố đó là: Mục tiêu ĐTN, nội dung ĐTN, phƣơng pháp ĐTN, hình thức t chức ĐTN, hoạt động dạy nghề (chủ thể là th y), hoạt động học nghề (chủ thể là học trò), CSVC, TBDH, phƣơng tiện ĐTN, môi trƣờng ĐTN, t chức thực hiện Quy chế ĐTN trong kiểm tra, đánh giá, t chức bộ máy ĐTN. Để thực hiện có hiệu quả công tác QLĐTN c n tiến hành các bƣớc theo quy trình nhƣ QLGD: Xây dựng kế hoạch, t chức, chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá. Trong quá trình QLHĐĐT các thành tố trên, luôn luôn vận động và tác động qua lại lẫn nhau làm nảy sinh những tình huống QL. Do vậy, nhà QL phải thƣờng xuyên theo dõi, đánh giá, xử lý các sai lệch để kịp thời điều chỉnh, nhằm làm cho công tác ĐT của nhà trƣờng phát triển theo hƣớng tich cực. Nhiệm vụ của QLĐTN chính là duy trì n định quá trình ĐT, phải thƣờng xuyên đ i mới, phát triển quá trình ĐT, đón đ u những tiến bộ KH-KT nhằm đáp ứng với nhu c u của x hội trong từng giai đoạn phát triển 1.3. Hoạt ộng ào tạo ở trƣờng Trung cấp nghề 1.3.1. Mục tiêu đào tạo của trường Trung cấp nghề Tại Điều 4, Luật Giáo dục nghề nghiệp năm 2014, quy định cụ thể mục tiêu của giáo dục nghề nghiệp: “Mục tiêu chung của giáo dục nghề nghiệp là nhằm đào tạo nhân lực trực tiếp cho sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, có năng lực hành nghề tƣơng ứng với trình độ đào tạo; có đạo đức, sức khỏe; có trách nhiệm nghề nghiệp; có khả năng sáng tạo, thích ứng với môi trƣờng làm việc trong bối cảnh hội nhập quốc tế; bảo đảm nâng cao năng suất, chất lƣợng lao động; tạo điều kiện cho ngƣời học sau khi hoàn thành khóa
  • 27. 24 học có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm ho c học lên trình độ cao hơn. Mục tiêu cụ thể đối với từng trình độ của giáo dục nghề nghiệp đƣợc quy định nhƣ sau: a) Đào tạo trình độ sơ cấp để ngƣời học có năng lực thực hiện đƣợc các công việc đơn giản của một nghề; b) Đào tạo trình độ trung cấp để ngƣời học có năng lực thực hiện đƣợc các công việc của trình độ sơ cấp và thực hiện đƣợc một số công việc có tính phức tạp của chuyên ngành ho c nghề; có khả năng ứng dụng k thuật, công nghệ vào công việc, làm việc độc lập, làm việc theo nhóm”. 1.3.2. Nội dung, phương pháp đào tạo trình độ Trung cấp nghề Tại Điều 37, Luật Giáo dục nghề nghiệp năm 2014, quy định nội dung dạy trình độ Trung cấp nghề nhƣ sau: “Nội dung dạy nghề trình độ trung cấp phải phù hợp với mục tiêu dạy nghề trình độ trung cấp, tập trung vào năng lực thực hành các công việc của một nghề, nâng cao trình độ học vấn theo yêu c u đào tạo, bảo đảm tính hệ thống, cơ bản, phù hợp với thực tiễn và sự phát triển của khoa học, công nghệ”. Tại Điều 36, Luật Giáo dục nghề nghiệp năm 2014, yêu c u về phƣơng pháp đào tạo nhƣ sau: “Phƣơng pháp đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng phải kết hợp rèn luyện năng lực thực hành với trang bị kiến thức chuyên môn; phát huy tính tích cực, tự giác, năng động, khả năng làm việc độc lập, t chức làm việc theo nhóm; sử dụng ph n mềm dạy học và tăng cƣờng ứng dụng công nghệ thông tin, truyền thông trong dạy và học…”. Phƣơng pháp ĐTN là t ng hợp cách thức hoạt động của th y và trò nhằm thực hiện một cách tối ƣu mục đích và nhiệm vụ dạy học nghề. Có 4 nhóm phƣơng pháp ĐTN đó là: Nhóm phƣơng pháp dùng lời, nhóm phƣơng pháp dạy học trực quan, nhóm phƣơng pháp dạy thực hành,nhóm phƣơng pháp kiểm tra đánh giá kết quả của học sinh. Trong thực tế, khi giảng dạy mối nhóm phƣơng pháp đều có những ƣu nhƣợc điểm riêng của nó nên trong quá trình thực hiện đào tạo nghề c n lựa chọn và vận dụng phối hợp các phƣơng pháp với nhau. GV c n căn cứ vào mục đích, yêu c u, nội dung, đ c trƣng từng môn học/mô đun, khả năng nhận thức của HS, điều kiện cơ sở vật chất, trang TBDH để lựa chọn phƣơng pháp
  • 28. 25 cho phù hợp, t chức điều khiển tốt hoạt động dạy học, hƣớng dẫn HS tự t chức hoạt động học nhằm đạt đƣợc hiệu quả ĐTN. 1.3.3. Chương trình đào tạo trình độ Trung cấp nghề Tại Điều 34, Luật Giáo dục nghề nghiệp năm 2014, quy định chƣơng trình đào tạo nghề nghiệp nhƣ sau : “Chƣơng trình đào tạo nghề nghiệp phải đáp ứng các yêu c u sau đây: a) Thể hiện đƣợc mục tiêu đào tạo các trình độ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng; quy định chuẩn kiến thức, k năng của ngƣời học sau khi tốt nghiệp; phạm vi và cấu trúc nội dung, phƣơng pháp và hình thức đào tạo; cách thức đánh giá kết quả học tập đối với từng mô-đun, tín chỉ, môn học, từng chuyên ngành ho c từng nghề và từng trình độ; b) Bảo đảm tính khoa học, hiện đại, hệ thống, thực tiễn, linh hoạt đáp ứng sự thay đ i của thị trƣờng lao động; phân bố hợp lý thời gian giữa các khối lƣợng kiến thức, k năng nghề nghiệp; bảo đảm việc liên thông giữa các trình độ giáo dục nghề nghiệp với các trình độ đào tạo khác trong hệ thống giáo dục quốc dân; c) Đƣợc định kỳ rà soát cập nhật, b sung cho phù hợp với k thuật công nghệ trong sản xuất, kinh doanh và dịch vụ”. 1.3.4. Giáo trình đào tạo trình độ Trung cấp nghề Tại Điều 35, Luật Giáo dục nghề nghiệp năm 2014, quy định giáo trình đào tạo nghề nghiệp nhƣ sau : “Giáo trình đào tạo các trình độ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng cụ thể hóa yêu c u về nội dung kiến thức, k năng của từng mô-đun, tín chỉ, môn học trong chƣơng trình đào tạo, tạo điều kiện để thực hiện phƣơng pháp dạy học tích cực. Ngƣời đứng đ u cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp quyết định thành lập hội đồng thẩm định giáo trình; t chức biên soạn ho c lựa chọn giáo trình; duyệt giáo trình để sử dụng làm tài liệu giảng dạy, học tập chính thức”. 1.3.5. Người dạy và hoạt động dạy nghề Quá trình dạy nghề và học nghề chính là quá trình phối hợp thống nhất hoạt động điều khiển, t chức, hƣớng dẫn của GV với hoạt động tự giác, sáng tạo, chủ động l nh hội kiến thức, rèn luyện k năng tay nghề của HS đạt tới mục tiêu dạy học. GV là ngƣời trực tiếp giảng dạy lý thuyết, ho c hƣớng dẫn thực hành nghề,
  • 29. 26 ho c vừa dạy lý thuyết vừa dạy thực hành (dạy tích hợp). GV giữ vai trò chủ đạo trong toàn bộ quá trình dạy học nghề. Ngƣời GV căn cứ kế hoạch dạy học để t chức cho HS hoạt động với mọi hình thức. GV dạy nghề phải đáp ứng những tiêu chuẩn quy định tại khoản 4, điều 53, điều 54 của Luật Giáo dục nghề nghiệp. Nhiệm vụ và quyền của GV dạy nghề thực hiện theo điều 55 của Luật Giáo dục nghề nghiệp năm 2014 và theo qui định tại Nghị quyết số: 139/2006/NĐ-CP của Chính phủ, Quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục và Bộ Luật lao động về dạy nghề. 1.3.6. Người học và hoạt động học nghề Học nghề là quá trình hoạt động của HS, trong đó HS dựa vào nội dung dạy học, chủ động và sáng tạo l nh hội kiến thức. Thông qua hoạt động học, HS chủ động thay đ i bản thân mình và tích cực rèn luyện năng lực thực hành nghề Nhiệm vụ và quyền của HS học nghề quy định tại điều 60, của Giáo dục nghề nghiệp năm 2014. Chính sách đối với ngƣời học nghề thực hiện theo điều 62, của Luật Giáo dục nghề nghiệp năm 2014. 1.3.7. Hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học nghề Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập nghề là khâu quan trọng trong quá trình dạy và học nghề. Kiểm tra, đánh giá có quan hệ hữu cơ với quá trình dạy và học nghề, nó là động lực thúc đây ngƣời học tích cực hoạt động. Kiểm tra, đánh giá giúp cho nhà QL điều chỉnh, cải tiến nội dung, chƣơng trình, điều chỉnh kế hoạch, đ i mới nội dung, phƣơng pháp dạy học nghề. Việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập nghề phải đảm bảo những yêu c u về tính chính xác, tính khoa học, tính khách quan và công khai. Đối với GV, c n xác định đƣợc thành tích và thái độ học tập của từng HS và của toàn bộ lớp học, thông qua kết quả kiểm tra, phân tích nguyên nhân để đề ra biện pháp cải tiến công tác sƣ phạm, dạy nghề. Đối với HS học nghề, c n xác định đƣợc mức độ hiểu biết và năng lực thực hành nghề của chính mình so với các mục tiêu, tiêu chuẩn đ xác định của chƣơng trình giáo dục nghề. Đối với CBQL, c n xác định những trọng tâm giáo dục ĐTN của nhà trƣờng
  • 30. 27 mình, để từ đó có biện pháp trong công tác t chức, QL và chỉ đạo mọi HĐĐT của nhà trƣờng. 1.4. Nội dung quản lý hoạt ộng ào tạo ở trƣờng Trung cấp nghề 1.4.1. y d ng mục tiêu đào tạo, ác đ nh cơ cấu ngành nghề đào tạo MTĐT là kết quả, là sản phẩm mong đợi của quá trình HĐĐT. MTĐT hay sản phẩm ĐTN, chính là ngƣời HS tốt nghiệp với nhân cách đƣợc thay đ i, cải biến thông qua quá trình học nghề. Nhân cách thay đ i, đƣợc khái quát hóa trong mô hình nhân cách của ngƣời HS tốt nghiệp nghề, đó là: phẩm chất và năng lực nghề nghiệp. Dƣới góc độ ĐTN, phẩm chất bao gồm những thái độ và hành vi của họ trong mối quan hệ gia đình, x hội, T quốc, Dân tộc và thái độ đối với những vấn đề có tính chất toàn c u của nhân loại nhƣ hòa bình, dân số, môi trƣờng…Ngoài những phẩm chất chung còn có những phẩm chất nhƣ động cơ, thái độ của họ trong lao động nghề nghiệp. Năng lực trong cấu trúc nhân cách của ngƣời HS tốt nghiệp TCN bao gồm: + Hệ thống các kiến thức khoa học tự nhiên, x hội và công nghệ. + Hệ thống k năng, k xảo thực hành trong các hoạt động lao động nghề nghiệp cũng nhƣ trong các hoạt động chính trị -x hội. MTĐT là căn cứ để soạn thảo và triển khai chƣơng trình ĐT, đồng thời là cơ sở để lập kế hoạch thực hiện và đánh giá. MTĐT là chuẩn mực để đánh giá kết quả HĐĐT. MTĐT tác động đến tất cả các đối tƣợng, các nhân tố của HĐĐT. Tuy nhiên, MTĐT có thể sửa đ i, b sung để phù hợp với sự phát triển kinh tế - x hội Xác định cơ cấu ngành nghề ĐT: Các trƣờng TCN, thƣờng xuyên điều tra dự báo nhu c u ĐT nguồn nhân lực của x hội đối với từng ngành nghề, trên cơ sở đó điều chỉnh quy mô, cơ cấu ngành nghề, trình độ và phƣơng thức ĐT của trƣờng. Trƣờng có nhu c u đào tạo ngành mới, phải lập Hồ sơ đăng ký mở ngành ĐT với ngành định mở và thực hiện đúng theo văn bản hƣớng dẫn đăng ký mở ngành ĐT của Bộ LĐ-TB&XH. 1.4.2. y d ng, phát triển chương trình đào tạo CTĐT là một tập hợp của các hoạt động gắn kết với nhau, nhằm đạt đến mục tiêu giáo dục của nhà trƣờng. CTĐT bao gồm: mục tiêu, phạm vi, mức độ và cấu trúc nội dung, các phƣơng pháp và hình thức t chức ĐT, cách thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và tất cả đƣợc sắp xếp theo một trình tự ch t chẽ
  • 31. 28 Để phù hợp với tình hình phát triển KT-XH, Bộ LĐ-TB&XH đ ban hành các qui định về chƣơng trình khung. Hiện nay, CTĐT đang áp dụng theo Quyết định số 58/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 09/6/2008, quy định chƣơng trình khung TCN phải đáp ứng các yêu c u sau: + Đảm bảo đƣợc mục tiêu dạy nghề; + Tên nghề ĐT của chƣơng trình khung trình độ TCN phải tuân theo danh mục nghề ĐT do Bộ LĐ-TB&XH ban hành; + Bảo đảm tính khoa học, tính hệ thống, tính thực tiễn và linh hoạt đáp ứng sự thay đ i của k thuật công nghệ, của thị trƣờng lao động; + Phân phối hợp lý thời gian giữa các khối kiến thức, k năng nghề và trình tự thực hiện các môn học để thực hiện MTĐT có hiệu quả; + Bảo đảm tính liên thông giữa các trình độ ĐTN, đồng thời có tính đến liên thông với các trình độ ĐT khác trong hệ thống giáo dục quốc dân; + Tiếp cận với trình độ ĐTN tiên tiến của khu vực và thế giới; Xây dựng, phát triển chƣơng trình là việc xem xét, vận dụng trong việc xây dựng mục tiêu, nội dung CTĐT, đ c biệt là trong ĐTN, phát triển chƣơng trình bao gồm hai giai đoạn chủ yếu: + Giai đoạn khảo sát, mô tả, phân tích ngành nghề sẽ đƣợc ĐT; + Giai đoạn thiết kế, soạn thảo CTĐT và các loại học liệu đƣợc thực hiện theo phƣơng pháp DACUM kết hợp với phƣơng pháp chuyên gia. Quá trình phát triển CTĐT đƣợc thực hiện theo các giai đoạn nhƣ sau: Sơ đồ 1.2. Các giai đoạn phát triển chương trình đào tạo Nhà QL, xây dựng CTĐT, GV thƣờng phải luôn tự đánh giá CTĐT ở mọi khâu qua mỗi tiết học, mỗi kỳ học, mỗi khóa học, đ u năm học mới, khóa học mới, kết hợp với khâu phân tích tình hình, điều kiện mới sẽ là hoàn thiện ho c xây dựng 5.Biên soạn chƣơng trình 6.Thử nghiệm chƣơng trình 7. Đánh giá chƣơng trình 1.Nghiên cứu 2.Phân tích ngành nghề 3. Phân tích công việc 8. Triển khai chƣơng trình 4. Thiết kế chƣơng trình
  • 32. 29 lại mục tiêu đào tạo. Dựa trên MTĐT mới, tình hình mới, thiết kế lại ho c sửa đ i, b sung, để CTĐT đƣợc hoàn chỉnh hơn. Cứ nhƣ vậy, CTĐT sẽ liên tục đƣợc hoàn thiện và phát triển không ngừng cùng với quá trình ĐT. 1.4.3. Tổ ch c c ng tác tuyển sinh Công tác tuyển sinh có vai trò quan trọng trong việc xác lập quy mô ĐT của nhà trƣờng, trên cơ sở đó, nhà trƣờng t chức đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực có trình độ k thuật đảm bảo chất lƣợng phục vụ cho sự phát triển KT-XH. Kinh nghiệm cho thấy, các trƣờng có chất lƣợng và hiệu quả ĐT cao, là những trƣờng làm tốt công tác tuyển sinh. Hằng năm, các trƣờng có chỉ tiêu ĐT tiến hành t chức tuyển sinh để tuyển chọn HS vào trƣờng. Bộ LĐ-TB&XH hƣớng dẫn các trƣờng thực hiện xét tuyển, bảo đảm công tác tuyển sinh thiết thực, gọn nhẹ và hiệu quả. Bộ LĐ-TB&XH là cơ quan QLNN và chỉ đạo thống nhất đối với các trƣờng về công tác tuyển sinh TCN trong toàn quốc. Bộ LĐ-TB&XH, các Bộ, ngành, Ủy ban Nhân dân các tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ƣơng ( sau đây gọi chung là cấp tỉnh) có nhiệm vụ chỉ đạo, hƣớng dẫn kiểm tra và thanh tra các trƣờng theo các quy định về tuyển sinh. Bộ trƣởng Bộ LĐ-TB&XH, xem xét và quyết định những trƣờng hợp đ c biệt liên quan đến tuyển sinh. Xét tuyển đƣợc thực hiện đối với những trƣờng ho c những ngành không t chức thi tuyển. Tùy theo đối tƣợng tuyển sinh, các trƣờng xét tuyển dựa trên các căn cứ sau đây: + Điểm xét tốt nghiệp THCS ho c điểm thi tốt nghiệp THPT; + Điểm t ng kết các môn học 4 năm học THCS ho c 3 năm học THPT; + Điểm thi tuyển cao đẳng ho c đại học cùng năm đăng ký. 1.4.4. ổ ch c y d ng, ộ máy quản lý đào tạo Tại điều 8, Điều lệ của trƣờng TCN (ban hành kèm theo Quyết định số 52/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 05 tháng 5 năm 2008 của Bộ trƣởng Bộ LĐ- TB&XH) quy định cơ cấu t chức của trƣờng TCN bao gồm: 1. Hội đồng trƣờng, đối với trƣờng TCN công lập, Hội đồng quản trị đối với trƣờng TCN tƣ thục có từ hai thành viên góp vốn trở lên. 2. Hiệu trƣởng, các phó Hiệu trƣởng. 3. Các Hội đồng tƣ vấn.
  • 33. 30 4. Phòng đào tạo và các phòng chuyên môn, nghiệp vụ khác. 5. Các khoa và bộ môn trực thuộc trƣờng. 6. Các đơn vị nghiên cứu, dịch vụ, phục vụ dạy nghề. 7. Các đơn vị sản xuất, doanh nghiệp (nếu có). 8. T chức Đảng Cộng sản Việt Nam, các đoàn thể và t chức x hội. Hội đồng trƣờng là t chức chịu trách nhiệm quyết định về phƣơng hƣớng hoạt động của nhà trƣờng, huy động và giám sát việc sử dụng các nguồn lực của nhà trƣờng, bảo đảm thực hiện mục tiêu dạy nghề. Hiệu trƣởng là ngƣời chịu trách nhiệm QL và điều hành các hoạt động của nhà trƣờng, theo quy định của Điều lệ này và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Hiệu trƣởng trƣờng TCN công lập, do thủ trƣởng cơ quan, t chức ra quyết định thành lập trƣờng b nhiệm. Hiệu trƣởng trƣờng TCN tƣ thục, do Hội đồng quản trị ho c cá nhân sở hữu trƣờng đề nghị, Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân cấp tỉnh quyết định cho phép thành lập trƣờng công lập. Phó Hiệu trƣởng có nhiệm vụ giúp Hiệu trƣởng trong việc QL và điều hành các hoạt động của trƣờng; trực tiếp phụ trách một số l nh vực công tác theo sự phân công của Hiệu trƣởng và giải quyết các công việc khác do Hiệu trƣởng giao. Khi giải quyết công việc đƣợc Hiệu trƣởng giao, phó Hiệu trƣởng thay m t Hiệu trƣởng, chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật và Hiệu trƣởng về kết quả công việc đƣợc giao. Nhiệm kỳ của phó Hiệu trƣởng là 05 năm. Các Hội đồng tƣ vấn khác trong trƣờng TCN, do Hiệu trƣởng thành lập để lấy ý kiến của cán bộ QL, GV, đại diện các t chức trong nhà trƣờng, nhằm thực hiện nhiệm vụ thuộc trách nhiệm và quyền hạn của Hiệu trƣởng. Nhiệm vụ, quyền hạn, t chức và hoạt động của từng Hội đồng tƣ vấn do Hiệu trƣởng quy định. Các phòng chức năng, nghiệp vụ khác có nhiệm vụ tham mƣu và giúp Hiệu trƣởng trong việc QL, t ng hợp, đề xuất ý kiến và t chức thực hiện các mảng công việc chủ yếu của trƣờng nhƣ: t chức, cán bộ, hành chính, quản trị, t ng hợp, đối ngoại, QLHS, QL tài chính, QL thiết bị và xây dựng cơ bản. Các khoa chuyên môn, đƣợc t chức theo nghề ho c nhóm nghề ĐT. Căn cứ vào quy mô, ngành nghề ĐT, Hiệu trƣởng quyết định thành lập khoa trực thuộc trƣờng, theo cơ cấu t chức đ đƣợc phê duyệt tại Điều lệ của trƣờng. Trƣờng TCN đƣợc thành lập các đơn vị trực thuộc, để phục vụ cho hoạt động
  • 34. 31 dạy nghề nhƣ: thƣ viện, trung tâm nghiên cứu khoa học, trung tâm ứng dụng k thuật- công nghệ, xƣởng thực hành, phòng truyền thống, câu lạc bộ, nhà văn hóa - thể dục và thể thao, ký túc xá và nhà ăn... Việc t chức và QL hoạt động các đơn vị, do Hiệu trƣởng quyết định theo quy định của Pháp luật và điều lệ trƣờng. T chức Đảng và đoàn thể trong trƣờng TCN hoạt động theo Hiến pháp, Pháp luật, các quy định tại Điều lệ của Đảng Cộng sản Việt Nam, Điều lệ các đoàn thể và có trách nhiệm góp ph n thực hiện mục tiêu dạy nghề. 1.4.5. uản lý hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh a. Quản lý hoạt ộng dạy c a giáo viên QL hoạt động dạy của GV, thực chất là QL việc thực hiện các nhiệm vụ giảng dạy của GV trong quá trình đào tạo. QL hoạt động dạy của GV gồm: + QL việc thực hiện chƣơng trình, kế hoạch dạy học của GV; + QL việc soạn bài, chuẩn bị giáo án, bài giảng của GV; + QL việc dạy trên lớp của GV; + QL việc thực hiện đ i mới phƣơng pháp dạy học của GV; + QL việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS; + QL việc lập hồ sơ chuyên môn, dự giờ; sinh hoạt chuyên môn… b. Quản lý hoạt ộng học c a học sinh Trong quá trình dạy học, hoạt động học của HS, là hoạt động trung tâm, chủ yếu nhất, góp ph n trực tiếp quyết định chất lƣợng dạy học, chất lƣợng ĐT. Quản lý hoạt động học của HS, là QL việc thực hiện nhiệm vụ học tập, thực hành, thực tập của HS trong quá trình đào tạo bao gồm: + QL việc thực hiện nội quy, nề nếp, quy chế học tập của HS trên lớp và tự học của HS; + QL việc t chức học tập của HS trên lớp và tự học của HS ngoài giờ lên lớp; + QL hoạt động thực hành, thực tập của HS ở nhà trƣờng và tại các đơn vị sản xuất, doanh nghiệp… 1.4.6. y d ng cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở th c hành, trang thiết b dạy học Chất lƣợng đào tạo, đ c biệt là đào tạo k năng nghề, phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó cơ sở vật chất k thuật, cơ sở thực hành, TBDH và các điều kiện dạy học khác có vai trò hết sức quan trọng. TBDH là một trong những yếu tố góp
  • 35. 32 ph n hình thành k năng, k xảo nghề nghiệp của ngƣời học. CSVC, đ c biệt là TBDH tiên tiến, hiện đại là rất c n thiết cho HS rèn tay nghề, có giá trị đ c biệt. Vì vậy, c n phải có sự QL tốt. Trong quá trình QL, c n phải dựa trên các nguyên tắc khoa học và thực hiện đồng bộ trong các khâu, bảo quản và sử dụng một cách có hiệu quả. 1.4.7. iểm tra, đánh giá chất lư ng dạy nghề Kiểm tra, đánh giá chất lƣợng dạy nghề (Kiểm định chất lƣợng dạy nghề) là hoạt động đánh giá mức độ đáp ứng các tiêu chuẩn đánh giá chất lƣợng dạy nghề, do Bộ LĐ-TB&XH quy định đối với trƣờng ở từng trình độ đào tạo. Bộ LĐ-TB&XH quy định: “Kiểm định chất lƣợng giáo dục trƣờng là nhằm đánh giá, xác định mức độ thực hiện mục tiêu, chƣơng trình, nội dung dạy nghề của trƣờng CĐN, trƣờng TCN, Trung tâm dạy nghề trong từng giai đoạn nhất định, giúp cơ sở dạy nghề tiếp tục nâng cao chất lƣợng và hiệu quả đào tạo”. Nhƣ vậy, KĐCL là một giải pháp QL chất lƣợng và hiệu quả với mục tiêu: đánh giá hiện trạng các trƣờng theo tiêu chuẩn đề ra, tìm các điểm mạnh điểm yếu của mình, từ đó phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu để phát triển. Kết quả của kiểm định, một m t góp ph n định hƣớng lựa chọn đ u tƣ của ngƣời học/phụ huynh đối với các trƣờng có chất lƣợng và hiệu quả, m t khác định hƣớng sự đ u tƣ của Nhà nƣớc để tạo nguồn nhân lực theo những ngành nghề c n thiết cho sự phát triển trong tƣơng lai, làm cơ sở cho các nhà tuyển dụng lao động tuyển chọn nhân lực. Trong QLHĐĐT của nhà trƣờng, c n thực hiện tốt công tác kiểm định chất lƣợng theo quy trình: a. Tự đánh giá (còn gọi là đánh giá trong). b. Đánh giá ngoài. c. Công bố kết quả kiểm định. 1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động đào tạo ở trường Trung cấp nghề 1.5.1. Ch nh sách quản lý v m Chính sách QL v mô của Nhà nƣớc, là yếu tố ảnh hƣởng trực tiếp tới quá trình đào tạo, tới sự phát triển cả về quy mô, cơ cấu và chất lƣợng. Chính sách QL v mô của Nhà nƣớc, tác động đến ĐTN thể hiện ở các nội dung dƣới đây: Tạo ra môi trƣờng cạnh trạnh lành mạnh để thúc đẩy sự phát triển; Nâng cao chất lƣợng ĐT bằng cách huy động các nguồn nhân lực. Tạo sự
  • 36. 33 bình đẳng cho các cơ sở ĐT công lập và ngoài công lập, cho mọi ngƣời học; Cơ sở pháp lý để các trƣờng mở rộng liên kết, hợp tác ĐT trong và ngoài nƣớc Chính sách về lao động, việc làm, tiền lƣơng sau học nghề; Chính sách đối với GV và HS học nghề; Các quy định trách nhiệm về mối quan hệ giữa cơ sở ĐT và ngƣời sử dụng lao động, quan hệ giữa cơ sở ĐT và các cơ sở sản xuất; Chính sách v mô tác động đến tất cả các khâu ĐT của các trƣờng TCN. Trong đó, có các yếu tố tác động trực tiếp qua môi trƣờng, rồi môi trƣờng tác động lên quá trình ĐTN. 1.5.2. M i trường kinh tế - hội Môi trƣờng KT-XH và ĐTN có mối quan hệ khăng khít với nhau. Trƣớc hết, đó là quan hệ cung - c u, nhiệm vụ chủ yếu của ĐTN là cung cấp đội ngũ lao động k thuật phục vụ cho nhu c u phát triển KT-XH. Đội ngũ này phải đáp ứng cả về cơ cấu và chất lƣợng phù hợp với yêu c u phát triển đất nƣớc trong từng giai đoạn. Do đó, ĐTN phải gắn với việc làm của x hội, nếu không thì hiện tƣợng mất cân đối, vừa thừa, vừa thiếu lao động có tay nghề nhƣ hiện nay là điều không tránh khỏi. M t khác, ĐTN và môi trƣờng KT -XH còn có mối quan hệ nhân quả, KT - XH càng phát triển thì khả năng đ u tƣ của Nhà nƣớc và x hội cho ĐTN càng tăng, x hội càng quan tâm đến ĐTN hơn, càng tạo mọi cơ hội và môi trƣờng thuận lợi cho ĐTN phát triển. Nhờ vậy, ĐTN càng có đủ điều kiện để đào tạo đội ngũ nhân lực có chất lƣợng. Nhân lực đƣợc ĐT tốt sẽ góp ph n thúc đẩy KT-XH phát triển. Tuy nhiên, đối với đất nƣớc có nền kinh tế chậm phát triển thì đang có một bức tranh ngƣợc lại: Kinh tế kém phát triển dẫn đến đ u tƣ cho ĐTN thấp, chất lƣợng đội ngũ lao động đƣợc ĐT không cao, nên họ làm việc với năng suất và hiệu quả thấp, lại càng làm cho kinh tế chậm phát triển và kéo theo là chất lƣợng cuộc sống của con ngƣời thấp, cứ thế cái nọ kéo cái kia xuống làm chậm phát triển. 1.5.3. c điểm ngành nghề Các đ c điểm ngành nghề cơ bản gồm: Đối tƣợng lao động, c n lƣu ý đ c biệt đến vấn đề tâm sinh lý ngƣời học của ngành nghề, vì nó đòi hỏi ngƣời hành nghề c n phải có để hoàn thành công việc, đó là: Yêu c u về sinh lý- y tế nhƣ chiều cao, cân n ng, khả năng chịu đựng, sức bền dẻo dai, nhanh nhạy của các giác quan...;
  • 37. 34 Yêu c u về năng lực, trí tuệ nhƣ tƣ duy, ngôn ngữ, ghi nhớ, tƣởng tƣợng không gian và năng lực chuyên biệt; Yêu c u về k xảo trí tuệ, k xảo giao tiếp, k xảo vận động, và sự phối hợp thu n thục các động tác...; Những yêu c u về nhân cách nhƣ tính cách và năng lực, lý tƣởng, niềm tin hứng thú, khuynh hƣớng, khí chất... Đ c điểm ngành nghề tác động đến công tác ĐT của nhà trƣờng ở tất cả các khâu, từ tuyển chọn HS, đ c biệt là khâu t chức quá trình ĐT, từ đó công tác QLĐT phải chú ý quan tâm nghiên cứu để nâng cao chất lƣợng ĐT. 1.5.4. Nhu c u người học Tại điểm 1, điều 59 Luật số 10/2012/QH13, Bộ Luật Lao động nƣớc ta ghi rõ: “Ngƣời lao động đƣợc lựa chọn nghề, học nghề tại nơi làm việc phù hợp với nhu c u việc làm của mình”. Đây là chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc, tạo điều kiện cho các đối tƣợng lao động đƣợc tự do, có quyền lựa chọn ngành nghề yêu thích phù hợp với khả năng trình độ của bản thân. Trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH, nhu c u nguồn lao động qua đào tạo nghề là rất lớn và c n thiết. Tuy nhiên, ý thức học nghề của đa số thanh niên HS hiện nay chƣa cao và không rõ ràng. Điều này thể hiện ở công tác tuyển sinh hàng năm ở các trƣờng TCN, số HS đăng ký xét tuyển thấp, đa ph n HS học nghề gồm có hai đối tƣợng cơ bản: HS tốt nghiệp THCS, THPT và một số lao động ngoài x hội. Việc đảm bảo đƣợc chỉ tiêu tuyển sinh của nhiều trƣờng g p nhiều khó khăn, sở d còn tình trạng này là do: Về m t nhận thức giáo dục: X hội đ khẳng định, lao động ở bất cứ phƣơng vị nào cũng vinh quang, cũng đều đƣợc tôn trọng nếu ngƣời lao động có tay nghề cao, làm việc hết mình. Tuy nhiên, hiện nay các cấp chính quyền địa phƣơng, gia đình và ngƣời học chƣa nhận thức đ y đủ về vai trò của nguồn nhân lực đối với sự phát triển cá nhân và sự phát triển của đất nƣớc. Công tác hƣớng nghiệp cho HS chƣa đạt hiệu quả cao. Về m t kinh tế: Sự tăng trƣởng kinh tế chƣa tạo ra nhiều việc làm, thị trƣờng lao động trong nƣớc chƣa phát triển cao, ngƣời lao động trực tiếp thu nhập còn thấp, thị trƣờng xuất khẩu lao động chƣa đƣợc khai thác có hiệu quả. Vì vậy, trong thực tế, HS tốt nghiệp THCS và THPT, nhất là tốt nghiệp THCS nếu không học lên, khó có việc làm n định.
  • 38. 35 Về m t tâm lý - x hội: Còn mang n ng tâm lý “khoa cử” phong kiến. Đa số các gia đình có con đi học đều muốn con mình học lên đại học, từ đó h u hết HS học hết ph thông đều muốn học lên bậc đại học, coi đại học là con đƣờng tƣơi sáng nhất để lập thân, lập nghiệp. Vì vậy, giáo dục nghề nghiệp nói chung và đào tạo TCN nói riêng, hiện nay công tác tuyển sinh đang là vấn đề nóng, là mối trăn trở của các trƣờng dạy nghề. Về việc lựa chọn nghề: trong thực tế, không phải lúc nào HS cũng có thể lựa chọn cho mình một nghề nghiệp thực sự phù hợp với năng lực cuả bản thân và nhu c u x hội. Cụ thể có những HS do không nắm đƣợc nhu c u của x hội với từng nghề nên đ chọn các nghề mà thực tế x hội có nhu c u rất ít. Có những HS với năng lực nhận thức có hạn, nhƣng lại chọn cho mình một nghề đòi hỏi ngƣời học phải có năng lực nhận thức cao thì mới theo kịp, kết quả là họ không đáp ứng đƣợc yêu c u đào tạo... Mức độ cạnh tranh tại các cơ sở đào tạo: Các trƣờng Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp cũng tham gia đào tạo TCN. Nhà nƣớc chƣa có sự phân luồng trong hệ thống giáo dục quốc dân, làm cho công tác tuyển sinh đào tạo theo hƣớng thƣơng mại, thị trƣờng gây l ng phí cho x hội và ngƣời học. Từ đó tạo nên áp lực cho các trƣờng nghề, đ khó khăn lại càng khó khăn hơn. Tiểu kết chƣơng 1 Nhƣ đ trình bày ở trên, QLHĐĐT là một quá trình có mục đích, có kế hoạch, vì vậy nó c n đƣợc t chức và QL để đảm bảo cho quá trình đào tạo vận hành đúng mục tiêu đào tạo đ định. QLHĐĐT bao gồm các thành tố: QL mục tiêu, nội dung chƣơng trình, kế hoạch đào tạo, quy trình t chức giảng dạy nhƣ: tuyển sinh, t chức lớp, thực hiện chƣơng trình giảng dạy, PP giảng dạy, nề nếp dạy-học, t chức kiểm tra và thi kết thúc khóa, đánh giá kết quả học tập, CSVC phục vụ dạy - học, kiểm soát các chuẩn mực đảm bảo chất lƣợng. Chất lƣợng ĐT quyết định sự tồn vong của cơ sở ĐT, vì vậy QLĐT chính là QL chất lƣợng Nghiên cứu chƣơng 1 đ làm sáng tỏ các vấn đề lý luận, những khái niệm có liên quan đến đề tài nhƣ: QL, QLGD, QLNT, QLHĐĐT là cơ sở cho nghiên cứu thực tiễn ( chƣơng 2) và đề xuất các biện pháp QL hoạt động ĐTN ở chƣơng 3.
  • 39. 36 Chương 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐÀO VÀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO Ở TRUỜNG TRUNG CẤP NGHỀ, TỈNH QUẢNG TRỊ 2.1. Tình hình kinh tế - xã hội, giáo dục nghề nghiệp và nhu cầu ào tạo nguồn nhân lực ở tỉnh Quảng Trị Quảng Trị là tỉnh nằm trong vùng Bắc Trung Bộ, phía Nam giáp tỉnh Thừa Thiên - Huế, phía bắc giáp tỉnh Quảng Bình, phía Tây giáp nƣớc Cộng hòa dân chủ nhân Lào, phía Đông giáp biển đông. T ng diện tích tự nhiên 4.746,4 km2 . Có 10 đơn vị hành chính, gồm 01 thành phố, 01 thị x và 08 huyện; 141 x , phƣờng, thị trấn. Dân số của tỉnh đến cuối năm 2015 khoảng 620.514 ngƣời. 2.1.1. Về kinh tế Những năm qua, nhờ sự hỗ trợ của Trung ƣơng, cùng với sự n lực của các cấp Đảng bộ, chính quyền và nhân dân địa phƣơng, nền kinh tế của tỉnh duy trì đƣợc tốc độ tăng trƣởng hợp lý. Tốc độ tăng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) bình quân giai đoạn 2011-2015 đạt 7,4 %/ năm. T ng thu ngân sách trên địa bàn tỉnh năm 2015 là 2.330 tỷ đồng. Thu nhập bình quân đ u ngƣời năm 2015 là 32,2 triệu đồng. Sản xuất Nông - Lâm- Ngƣ nghiêp phát triển n định và khá toàn diện. Sản xuất công nghiệp tiếp tục phát triển. Thƣơng mại dịch vụ phát triển n định. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hƣớng và từng bƣớc nâng cao chất lƣợng, hiệu quả, sức cạnh tranh. Cơ cấu lao động chuyển dịch tích cực. Năm 2015, tỷ trọng lao động trong l nh vực công nghiệp- xây dựng 15,7%, thƣơng mại- dịch vụ 28,8%, nông- lâm - ngƣ nghiệp 55,5%. 2.1.2. Về xã hội L nh vực văn hóa - x hội có nhiều tiến bộ, công tác an sinh x hội đƣợc quan tâm, đời sống vật chất, tinh th n của nhân dân tiếp tục đƣợc cải thiện. Quốc phòng an ninh đảm bảo, công tác đối ngoại tăng trƣởng. Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 19,70% (29,635 hộ nghèo) đ u năm 2011, xuống còn 66,92% ( 11,781 hộ) cuối năm 2015, tỷ lệ hộ nghèo bình quân hàng năm giảm 2,56%. Tỷ lệ hộ cận nghèo giảm từ 15,28% (22,981 hộ) đ u năm 2011, xuống còn 7,13% (12,138 hộ) cuối năm 2015, tỷ lệ hộ cận nghèo bình quân hàng năm giảm 1,63%. Theo tiêu chí chuẩn nghèo đa chiều, hiện nay tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh là 15,43% , tỷ lệ hộ cận nghèo 7,1%.