SlideShare a Scribd company logo
1 of 84
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
PHAN THỊ DẢN
PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ HỌC
THÁI NGUYÊN - 2018
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
PHAN THỊ DẢN
PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH
Ngành: Địa lí học
Mã ngành: 8.31.05.01
LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ HỌC
Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Việt Tiến
THÁI NGUYÊN - 2018
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, nội dung, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận
văn là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào, mọi sự giúp
đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong
luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính
trung thực của luận văn.
Thái Nguyên, ngày…….tháng……năm 2018
Tác giả luận văn
Phan Thị Dản
i
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, trước hết, em xin chân thành cảm ơn Trường
Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên, Khoa Địa lí, cảm ơn các quý thầy -
cô giáo đã truyền đạt cho em những kiến thức quý báu trong suốt quá trình học
tập và rèn luyện tại trường.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Việt Tiến người đã
dành nhiều thời gian, công sức chỉ bảo, tạo điều kiện giúp đỡ để tôi hoàn thành
tốt luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn chi cục Phát triển Nông thôn, Sở Nông nghiệp,
Sở thống kê tỉnh Bắc Ninh và các chủ trang trại đã nhiệt tình giúp đỡ, cung cấp
số liệu, các thông tin cần thiết để phục vụ cho quá trình nghiên cứu hoàn thiện
đề tài này.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn tới các bạn bè và người thân đã giúp đỡ
và tạo điều kiện cho tôi hoàn thành khóa luận này.
Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày ……. tháng…….. năm 2018
Tác giả luận văn
Phan Thị Dản
ii
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................... ii
MỤC LỤC........................................................................................................... iii
DANH MỤC NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT............................................................ iv
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................... v
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................... vi
MỞ ĐẦU............................................................................................................. 1
1. Lí do chọn đề tài .............................................................................................. 1
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài................................................................................. 1
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài ................................................... 4
4. Giới hạn nghiên cứu. ....................................................................................... 5
5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu .......................................................... 5
6. Những đóng góp chính của luận văn ............................................................... 7
7. Cấu trúc của luận văn ...................................................................................... 7
Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ KINH TẾ TRANG TRẠI ...... 8
1.1. Cơ sở lí luận .................................................................................................. 8
1.1.1. Tổng quan chung về trang trại và kinh tế trang trại .................................. 8
1.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự hình thành và phát triển kinh tế
trang trại ............................................................................................................ 17
1.2. Cơ sở thực tiễn ............................................................................................ 22
1.2.1. Khái quát tình hình phát triển kinh tế trang trại ở Việt Nam .................. 23
1.2.2. Tình hình phát triển kinh tế trang trại ở Đồng bằng sông Hồng ............. 28
Chương 2. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT
TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI Ở TỈNH BẮC NINH GIAI ĐOẠN
2010 - 2016 ........................................................................................................ 32
2.1. Các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh Bắc Ninh ......... 32
2.1.1. Các nhân tố tự nhiên ................................................................................ 32
2.1.2. Các nhân tố kinh tế - xã hội ..................................................................... 36
iii
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
2.2. Phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2010 - 2016 .......... 41
2.2.1. Khái quát chung về phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh Bắc Ninh ........... 41
2.2.2. Hiệu quả sản xuất của các mô hình KTTT ở tỉnh Bắc Ninh ................... 49
2.2.3. Một số gương điển hình về phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn
tỉnh Bắc Ninh ..................................................................................................... 53
Chương 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
KINH TẾ TRANG TRẠI Ở TỈNH BẮC NINH TỚI 2020, TẦM NHÌN
2030 ................................................................................................................... 61
3.1. Quan điểm, mục tiêu, định hướng phát triển KTTT ................................... 61
3.1.1. Quan điểm ................................................................................................ 61
3.1.2. Mục tiêu ................................................................................................... 62
3.1.3. Định hướng .............................................................................................. 63
3.2. Một số giải pháp phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh Bắc Ninh................... 63
3.2.1. Giải pháp về đất đai ................................................................................. 63
3.2.2. Giải pháp về vốn ...................................................................................... 64
3.2.3. Giải pháp về lao động .............................................................................. 65
3.2.4. Giải pháp về thị trường và phát triển công nghệ chế biến ...................... 66
3.2.5. Giải pháp về khoa học và công nghệ ....................................................... 67
3.2.6. Giải pháp về đầu tư xây dựng, hoàn thiện cơ sở hạ tầng nông thôn ....... 68
3.2.7. Nâng cao trình độ dân trí và trình độ chuyên môn cho chủ trang trại ..... 68
3.3. Kiến nghị .................................................................................................... 70
3.3.1. Đối với Trung ương ................................................................................. 70
3.3.2. Đối với địa phương và chủ trang trại ....................................................... 70
KẾT LUẬN....................................................................................................... 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 73
iv
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
DANH MỤC NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Nghĩa đầy đủ
BTB & DH NTB Bắc trung Bộ và Duyên Hải Nam Trung Bộ
CNH - HĐH Công nghiệp hóa - hiện đại hóa
ĐBSH Đồng bằng sông Hồng
GCNKTTT Giấy chứng nhận kinh tế trang trại
HTX Hợp tác xã
KH-CN Khoa học - công nghệ
KT-XH Kinh tế - xã hội
KTTT Kinh tế trang trại
NN & PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn
SX Sản xuất
SXKD Sản xuất kinh doanh
TDMNPB Trung du miền núi phía Bắc
TT Trang trại
VAC Vườn - ao - chuồng
iv
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Số trang trại của cả nước phân theo các vùng kinh tế giai đoạn
từ 2011- 2016 ................................................................................ 26
Bảng 1.2. Số trang trại của cả nước phân theo các lĩnh vực sản xuất năm
2011- 2016.................................................................................... 27
Bảng 1.3: Số trang trại của Đồng bằng sông Hồng so với cả nước giai
đoạn từ 2009 - 2016 ...................................................................... 29
Bảng 1.4. Số trang trại vùng ĐB sông Hồng phân theo lĩnh vực sản xuất
giai đoạn 2011 - 2016 ................................................................... 30
Bảng 2.1. Dân số và mật độ dân số tỉnh Bắc Ninh năm 2015 ...................... 37
Bảng 2.2. Số lượng trang trại ở tỉnh Bắc Ninh so với Đồng bằng sông
Hồng giai đoạn 2011 - 2016 ......................................................... 41
Bảng 2.3. Số lượng trang trại và các loại hình trang trại trên địa bàn tỉnh
Bắc Ninh qua các năm .................................................................. 44
Bảng 2.4. Cơ cấu sử dụng đất của các trang trại năm 2016 .......................... 44
Bảng 2.5. Bình quân diện tích đất của trang trại năm 2016 .......................... 45
Bảng 2.6. Lao động trang trại trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh năm 2016 ........... 45
Bảng 2.7. Vốn sản xuất kinh doanh bình quân/trang trại theo loại hình
của tỉnh Bắc Ninh năm 2016 ........................................................ 47
Bảng 2.8. Số trang trại phân theo đơn vị hành chính tỉnh Bắc Ninh ............ 48
Bảng 2.9. Giá trị sản phẩm thu được trên một ha đất trồng trọt và mặt
nước nuôi trồng thủy sản .............................................................. 50
v
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Số trang trại vùng đồng bằng sông Hồng so với cả nước.............29
Hình 1.2. Số trang trại vùng đồng bằng sông Hồng phân theo lĩnh vực
sản xuất giai đoạn 2011 - 2016 30
Hình 2.1. Bản đồ hành chính tỉnh Bắc Ninh.................................................33
Hình 2.2. Số lượng trang trại của tỉnh Bắc Ninh giai đoạn từ 2011 - 2016..43
Hình 2.3. Cơ cấu lao động đã qua đào tạo của các loại hình trang trại
trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh 47
Hình 2.4. Bản đồ thực trạng phát triển kinh tế trang trại tỉnh Bắc Ninh ......52
vi
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trang trại là một loại hình sản xuất nông nghiệp được hình thành tương
đối sớm trên thế giới, tùy theo từng thời kì, từng giai đoạn khác nhau mà có tên
gọi và những hình thức khác nhau nhưng đều có đặc điểm chung là sản xuất
hàng hóa tự chủ có quy mô. Phát triển kinh tế trang trại là xu hướng tất yếu
trong sản xuất nông nghiệp, nông thôn hiện nay.
Phát triển kinh tế trang trại đã góp phần quan trọng trong quá trình chuyển
dịch, tích tụ ruộng đất gắn liền với quá trình phân công lại lao động ở nông
thôn, từng bước chuyển dịch lao động nông nghiệp sang làm các ngành phi
nông nghiệp, thúc đẩy tiến trình công nghiệp hoá trong nông nghiệp và nông
thôn. Ở Việt Nam, những năm gần đây mô hình kinh tế trang trại phát triển rất
mạnh, ngày càng trở thành một hướng đi đúng đắn, phù hợp với xu thế phát
triển chung của thế giới.
Bắc Ninh nằm trong vùng Đồng bằng sông Hồng nên có nhiều điều kiện để
phát triển kinh tế trang trại. Những năm qua, nhờ phát triển kinh tế trang trại đã
làm cho cơ cấu sản xuất nông nghiệp có sự chuyển dịch mạnh mẽ, từ sản xuất tự
túc, nay đã chuyển mạnh sang sản xuất hàng hoá. Toàn tỉnh hiện có khoảng 3.000
trang trại, gia trại, trong đó có 147 trang trại đạt tiêu chí mới theo quy định của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Bình quân mỗi trang trại có tổng vốn đầu tư
từ 300-400 triệu đồng, giá trị sản xuất 250-300 triệu đồng/năm, giải quyết việc
làm cho 11.000 lao động thường xuyên và gần 30.000 lao động thời vụ. Tuy chỉ
chiếm 10% trên tổng diện tích đất nông nghiệp, nhưng giá trị sản xuất của khu vực
này chiếm tới hơn 20% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp toàn tỉnh. Những thành
tựu đó là rất đáng khích lệ, tuy nhiên việc phát triển trang trại còn gặp không ít rủi
ro, chưa thật ổn định, bền vững; mặc dù tiềm năng, nhu cầu phát triển và khả năng
đóng góp của mô hình kinh tế trang trại của tỉnh còn rất lớn. Xuất phát từ những
vấn đề nêu trên tôi quyết định chọn đề tài nghiên cứu: “Phát triển kinh tế trang
trại trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh”.
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài
1
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
2.1. Trên thế giới
Kinh tế trang trại bắt đầu ra đời tại Tây Âu, gắn liền với cuộc cách mạng
công nghiệp lần thứ nhất. Trên thế giới đã có rất nhiều tác giả và công trình
nghiên cứu về KTTT như: Năm 1952, Taylo cùng với một số nhà khoa học của
khoa kinh tế nông nghiệp trường đại học Minnesota của Hoa Kì đã tìm ra được
lý thuyết cũng như mô hình phát triển kinh tế trang trại gần như ngày nay. Bài
viết “Sự gắn kết chặt chẽ của mối quan hệ ngược giữa quy mô trang trại và
năng suất. Một hướng phân tích theo kinh nghiệm chủ nghĩa về sản xuất nông
nghiệp” của Carter và Michael công bố 1998. Nghiên cứu “Quy mô trang trại,
năng suất và hiệu quả kinh tế. Sự khác nhau về hiệu quả dựa trên quy mô trang
trại của Honduras” của Gillian và Daniel O tại hội thảo hàng năm của Hiệp hội
Kinh tế trang trại Hoa Kỳ năm 1998 đã nhận thấy với một số nhóm nông trại ở
Honduras, lợi nhuận giảm dần khi quy mô trang trại tăng. Tác phẩm “Cơ cấu
nông nghiệp và sản xuất tại các nước đang phát triển” (năm 2000) của Berry
và William Đại học John Hopkin cho thấy đất đai đã được sử dụng hiệu quả
hơn tại các nước đang phát triển nhờ phát triển các trang trại gia đình. Tương tự
như nghiên cứu của Carter và Michael về quy mô trang trại của Honduras, các
nghiên cứu về “Mối quan hệ giữa quy mô trang trại và năng suất trang trại”
của Feeder và Gershon, công bố 2002; “Trang trại gia đình trong một thế giới
toàn cầu hóa” của Michael Lipton (năm 2005) khuyến cáo các trang trại không
nên mở rộng quy mô quá lớn trong điều kiện trình độ quản lí, khả năng trang
bị, ứng dụng KHKT còn hạn chế sẽ làm năng suất và hiệu quả trang trại sẽ
giảm sút.
Ngoài những công trình công bố của các nhà nghiên cứu, vấn đề KTTT cũng
được các chính trị gia quan tâm: Các Mác đã khẳng định những đặc trưng cơ bản
của trang trại gia đình là sản xuất hàng hóa khác với sản xuất tiểu nông là tự cung
tự cấp, nhưng có điểm giống nhau là lấy gia đình làm cơ sở làm nòng cốt. Lê Nin
đã phân biệt khái niệm kinh tế trang trại “Người chủ trang trại bán ra thị trường
2
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
hầu hết các sản phảm làm ra, còn tiểu nông thì dùng đại bộ phận sản phẩm sản
xuất được, mua bán càng ít càng tốt”. Năm 1985, tổng thống Ronald Reagan
đưa ra một bộ luật mới về trang trại, nhằm quản lí hoạt động và nâng cao khả
năng cạnh tranh quốc tế của các nông sản hàng hóa.
2.2. Ở Việt Nam
Nông nghiệp nông thôn nói chung, phát triển kinh tế trang trại trong nông
nghiệp nói riêng là một trong những vấn đề được Đảng và Nhà nước luôn quan
tâm. KTTT được du nhập và phát triển ở Việt Nam chủ yếu từ những năm đầu
thập niên 90 trở lại đây và nhanh chóng trở thành chủ đề nghiên cứu được
nhiều cơ quan khoa học, nhiều nhà nghiên cứu và cán bộ chỉ đạo thực tiễn quan
tâm. Trong đó nhiều công trình đã được công bố như: “Kinh tế trang trại gia
đình trên thế giới và châu Á”(1993) của Nguyễn Điền, Trần Đức; Trần Huy
Năng đã trình bày tình hình và kinh nghiệm phát triển kinh tế trang trại gia đình
trên thế giới nói chung, một số nước châu Á nói riêng và rút ra những nhận xét
cụ thể; Lê Đình Thắng (1993) với nghiên cứu “Phát triển kinh tế hộ theo hướng
sản xuất hàng hoá”, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
“Mô hình KTTT vùng đồi núi”của Trần Đức, NXB Nông Nghiệp Hà Nội-
1998. Trong công trình này đã đưa ra các vấn đề phương pháp luận về kinh tế
trang trại, một số mô hình trang trại và các vấn đề kinh tế trang trại vùng đồi
núi nước ta. “Thực trạng và giải pháp phát triển KTTT trong thời kì CNH-
HĐH ở Việt Nam” của GS.TS Nguyễn Đình Hương công bố 2000 đã đề cập
những vấn đề lý luận và thực tiễn phát triển KTTT ở nước ta từ đó đưa ra một
số định hướng và giải pháp cho phát triển kinh tế trang trại trong thời kì công
nghiệp hóa- hiện đại hóa.
Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam thời kì đổi mới” của PGS.TS Nguyễn
Sinh Cúc- NXB Thống kê - 2003 đã đề cập tới các tiêu chí, cũng như thực trạng
và xu hướng phát triển kinh tế trang trại ở nước ta.
3
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
“Địa lí kinh tế xã hội đại cương” của PGS.TS Nguyễn Minh Tuệ (chủ
biên) -2007 cũng đã đề cập tới những nét cơ bản nhất của hình thức trang trại
như nguồn gốc, lịch sử ra đời cũng như đặc điểm của hình thức trang trại…
Vấn đề trang trại cũng là đề tài nghiên cứu của nhiều luận văn thạc sĩ trên
các địa bàn khác nhau: “Nghiên cứu thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm
phát triển kinh tế trang trại tại địa bản huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên”, của
Trần Thị Bích Hồng (2007), Luận văn thạc sĩ kinh tế, trường đại học kinh tế và
quản trị kinh doanh Thái Nguyên. “Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp phát
triển kinh tế trang trại nông lâm kết hợp do thanh niên làm chủ trên địa bàn
huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên”, của Vũ Thị Nguyệt Minh (2010), Luận
văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp, trường đại học nông lâm Thái Nguyên.
“Kinh tế trang trại ở tỉnh Thái Nguyên: tiềm năng, hiện trạng và giải pháp phát
triển” 2012 của Đỗ Thị Thu Hiền. “Nghiên cứu một số giải pháp phát triển
kinh tế trang trại ở huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam”, của Trần Quốc Đạt
(2012), Luận văn thạc sĩ kinh tế, trường Đại học Đà Nẵng. “Phát triển kinh tế
trang trại huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc” - 2015 của Dương Thị Phương.
Mỗi tác giả đã đưa ra một hướng nghiên cứu riêng và đi sâu vào từng khía
cạnh khác nhau. Đây là những công trình nghiên cứu có tính lí luận và thực tiễn
cao về kinh tế trang trại. Là định hướng quan trọng cho tác giả trong quá trình
nghiên cứu đề tài.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Dựa trên cơ sở lí luận và thực tiễn về kinh tế trang trại, đề tài tập trung
nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng và thực trạng phát triển kinh tế trang trại ở
tỉnh Bắc Ninh, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần phát triển kinh tế
trang trại trên địa bàn tỉnh một cách có hiệu quả và bễn vững.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
4
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
- Hệ thống hoá được những vấn đề cơ bản về lý luận và thực tiễn về kinh
tế trang trại.
- Phân tích các nguyên nhân đã ảnh hưởng đến sự phát triển của kinh tế
trang trại ở tỉnh Bắc Ninh.
- Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế trang trại tỉnh Bắc Ninh giai đoạn
2010 - 2016
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu thúc đẩy sự phát triển kinh tế trang trại
ở tỉnh Bắc Ninh giai đoạn tiếp theo.
4. Giới hạn nghiên cứu.
4.1. Về nội dung
Đề tài tập trung nghiên cứu đánh giá tình hình phát triển kinh tế trang trại
ở địa bàn tỉnh Bắc Ninh về quy mô, số lượng, một số mô hình trang trại.
Những khó khăn, thuận lợi trong quá trình sản xuất và phát triển trang trại.
Những tiềm năng chưa được khai thác cần đưa vào phục vụ cho sự phát triển
của các trang trại ở tỉnh.
4.2. Phạm vi lãnh thổ
Đề tài nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, bao gồm 1 thành phố, 1 thị
xã và 6 huyện.
4.3. Về thời gian
Các số liệu nguồn được thu thập phục vụ nghiên cứu chủ yếu tập trung
trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2016.
5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu
5.1. Quan điểm nghiên cứu
* Quan điểm tổng hợp - lãnh thổ
Các hiện tượng điạ lí KTXH rất phong phú và đa dạng. Chúng có quá
trình hình thành, phát triển trong mối liên hệ nhiều chiều không tách rời lãnh
thổ mà có mối quan hệ đa chiều với các lãnh thổ xung quanh trên cả phương
diện tự nhiên cũng như phương diện kinh tế - xã hội. Quan điểm này là cơ sở
để xem xét, đánh giá các điều kiện cho sự phát triển KTTT của tỉnh Bắc Ninh.
* Quan điểm hệ thống
5
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Quan điểm hệ thống thường được sử dụng phổ biến trong nghiên cứu Địa
lí KTXH thể hiện ở việc đối tượng nghiên cứu được coi là một hệ thống. Hệ
thống đó bao gồm nhiều phân hệ có mối quan hệ mật thiết qua lại với nhau.
Vận dụng quan điểm này trong đề tài nghiên cứu xem xét kinh tế trang trại là
một bộ phận của tổ chức lãnh thổ nông nghiệp của tỉnh Bắc Ninh.
* Quan điểm kinh tế
Trong quá trình nghiên cứu đề tài này quan điểm kinh tế giúp chúng ta có
cái nhìn tổng quan về sự phát triển của mô hình KTTT thông qua các tiêu chí:
động lực, số lượng trang trại, thị trường, khoa học kĩ thuật, thu hút lao động,
tạo thêm việc làm…Từ đó có thể đưa ra định hướng và giải pháp đúng đắn cho
vấn đề nghiên cứu.
* Quan điểm lịch sử - viễn cảnh
Mọi sự vật hiện tượng địa lý đều không ngừng vận động trong không gian
và biến đổi theo thời gian. Vận dụng quan điểm này vào nghiên cứu đề tài để
thấy được sự hình thành và phát triển của KTTT tỉnh Bắc Ninh cũng là một quá
trình luôn vận động và phát triển.
5.2. Các phương pháp nghiên cứu
* Phương pháp thu thập và xử lí thông tin
Đây là phương pháp truyền thống thường được xử dụng trong nghiên cứu
Địa lý kinh tế - xã hôi. Do vậy, việc thu thập tài liệu từ nhiều nguồn số liệu
khác nhau: Sở NN&PTNT tỉnh Bắc Ninh, Cục thống kê, sách báo, tạp chí, luận
văn, đề tài, các công trình nghiên cứu khoa học từ Internet… là rất cần thiết để
phân tích, tổng hợp có chọn lọc nhằm rút ra những nội dung cần thiết.
* Phương pháp phân tích, tổng hợp số liệu thống kê
Là phương pháp cần thiết trong địa lý đặc biệt là địa lý kinh tế. Trên cơ sở
nguồn tư liệu thu thập được chúng tôi tiến hành phân tích và tổng hợp để làm
nổi bật các vấn đề nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu. Từ đó có cơ sở đúng đắn
để đánh giá tình hình phát triển KTTT trong sự phát triển kinh tế thị trường của
tỉnh Bắc Ninh hiện nay.
* Phương pháp điều tra khảo sát, thực địa
6
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Là phương pháp cần thiết để bổ sung cho các tư liệu đã thu thập. Là
phương pháp tiến hành khảo sát thực tế trên một lãnh thổ,một số địa phương
của tỉnh Bắc Ninh. Dựa vào kết quả điều tra khảo sát quan sát thực tế trên lãnh
thổ, cụ thể tiến hành khảo sát thực tế tại một số địa phương trên địa bàn tỉnh
Bắc Ninh nhằm tìm hiểu tình hình phát triển, thị trường tiêu thụ,…những thuận
lợi và khó khăn khi phát triển kinh tế trang trại.
* Phương pháp bản đồ và sử dụng công nghệ GIS
Phương pháp bản đồ là phương pháp rất quen thuộc với khoa học Địa lí,
nó giúp người nghiên cứu cụ thể hoá được các đối tượng địa lý theo không gian
và mối liên hệ theo thời gian. Đồng thời chúng tôi sử dụng công nghệ GIS để
vẽ các biểu đồ, bản đồ thể hiện mô hình KTTT trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
6. Những đóng góp chính của luận văn
- Tổng quan, đúc kết cơ sở lí luận và thực tiễn về KTTT, đặc biệt trong giai
đoạn hiện nay.
- Phân tích và đánh giá các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển KTTT ở địa
bàn tỉnh Bắc Ninh.
- Phân tích thực trạng phát triển KTTT ở tỉnh Bắc Ninh, làm rõ những kết
quả đạt được cũng như hạn chế còn tồn tại.
- Đề xuất một số giải pháp phát triển KTTT có hiệu quả trong tương lai.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, cấu trúc của
luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn về KTTT
Chương 2: Thực trạng phát triển KTTT ở tỉnh Bắc Ninh
Chương 3: Định hướng và một số giải pháp phát triển KTTT ở tỉnh
Bắc Ninh đến năm 2020, tầm nhìn 2030
7
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ KINH TẾ TRANG TRẠI
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Tổng quan chung về trang trại và kinh tế trang trại
1.1.1.1. Khái niệm về trang trại và KTTT
Theo những tư liệu nước ngoài có thể hiểu “trang trại” hay “kinh tế trang
trại” hoặc “nông trại” hay “kinh tế nông trại”, là một mô hình mà ở đó sản xuất
nông nghiệp được tiến hành có tổ chức dưới sự điều hành của một người và ở
đây phần đông là chủ hộ gia đình nông dân theo hướng sản xuất hang hóa gắn
liền với thị trường.
Trong những năm gần đây, ở nước ta nhiều cơ quan nghiên cứu, cơ quan
quản lý nhà nước và nhiều nhà khoa học, nhà quản lý đã quan tâm nghiên cứu
về kinh tế trang trại. Nhiều người vẫn thường sử dụng thuật ngữ trang trại và
kinh tế trang trại như đồng một khái niệm, tuy nhiên giữa chúng ít nhiều có sự
khác nhau.
* Khái niệm trang trại
Trang trại (hay nông trại, nông trang) là một khu vực đất đai có diện tích
tương đối rộng lớn (có thể bao gồm cả hồ, sông, đầm, rạch...), nằm ở vùng
đồng quê, thuộc quyền sở hữu hoặc sử dụng của cá nhân hoặc tổ chức dùng để
sản xuất nông nghiệp như trồng các cây lương thực, thực phẩm, cây công
nghiệp hoặc chăn nuôi chăn bò, ngựa, cừu, nuôi gà, dê, heo, nuôi trồng thuỷ
sản... Trang trại là cơ sở sản xuất cơ bản trong chu trình sản xuất lương thực.
Theo tác giả Trần Hai: “Trang trại là hình thức tổ chức sản xuất nông
nghiệp dựa trên cơ sở lao động và đất đai của hộ gia đình là chủ yếu, có tư cách
pháp nhân, tự chủ sản xuất kinh doanh bình đẳng với các thành phần khác, có
chức năng chủ yếu là sản xuất nông sản hàng hoá, tạo ra nguồn thu nhập chính
và đáp ứng nhu cầu cho xã hội”.[6]
8
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Tác giả Nguyễn Điền: “Trang trại gia đình, thực chất là kinh tế hộ sản xuất
hàng hoá với quy mô lớn, sử dụng lao động tiền vốn của gia đình là chủ yếu để
sản xuất kinh doanh có hiệu quả” [4]
* Khái niệm về KTTT
Kinh tế trang trại là tổng thể các yếu tố sản xuất kinh doanh và các mối quan
hệ kinh tế nảy sinh trong quá trình hoạt động của trang trại. Kinh tế trang trại là
một hình thức của kinh tế hộ gia đình, nhưng quy mô và tính chất sản xuất hoàn
toàn khác hẳn. Tính chất sản xuất chủ yếu của trang trại chủ yếu là sản xuất hàng
hoá, tức là sản xuất nhằm mục đích để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Vì vậy,
quy mô sản xuất của trang trại thường lớn hơn nhiều so với kinh tế hộ. [17]
Kinh tế trang trại là nền kinh tế sản xuất nông sản hàng hoá, phát sinh và
phát triển trong thời kỳ công nghiệp hoá, thay thế cho nền kinh tế tiểu nông tự cấp
tự túc. Kinh tế trang trại gồm tổng thể các quan hệ kinh tế của các tổ chức hoạt
động sản xuất kinh doanh nông nghiệp như: các hoạt động trước và sau sản xuất
nông sản hàng hoá xung quanh các trục trung tâm là hệ thống các trang trại thuộc
các ngành, nông, lâm, ngư nghiệp ở các vùng kinh tế khác nhau. [20] [21]
Nghị quyết 03/2000/QĐ-CP ngày 02/02/2000 của Chính phủ về kinh tế
trang trại đã ghi rõ: “Kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất hàng hóa
trong nông nghiệp, nông thôn, chủ yếu dựa vào hộ gia đình, nhằm mở rộng quy
mô và nâng cao hiệu quả xuất trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng
thủy sản, trồng rừng, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ nông, lâm, thủy
sản”. Theo chúng tôi, khái niệm này phân ảnh đầy đủ và đúng bản chất kinh tế
TT của nước ta hiên nay.
Quá trình hình thành và phát triển kinh tế trang trại gắn liền với quá trình
công nghiệp hoá từ thấp đến cao: Thời kỳ bắt đầu công nghiệp hoá kinh tế trang
trại với tỷ trọng còn thấp, quy mô nhỏ và năng lực sản xuất hạn chế, nên chỉ đóng
vai trò xung kích trong sản xuất nông sản hàng hoá phục vụ công nghiệp hoá;
Thời kỳ công nghiệp hoá đạt trình độ kinh tế trang trại với tỷ trọng lớn, quy mô
9
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
lớn và năng lực sản xuất lớn trở thành lực lượng chủ lực trong sản xuất nông
sản hàng hoá cũng như hàng nông nghiệp nói chung phục vụ công nghiệp hoá,
phục vụ nhu cầu sản xuất hàng hoá trong công nghiệp là phù hợp với quy luật
phát triển kinh tế, là một tất yếu khách quan của nền kinh tế nông nghiệp trong
quá trình chuyển từ sản xuất tự cấp, tự túc lên sản xuất hàng hoá.
1.1.1.2. Vai trò của kinh tế trang trại
Trang trại là hình thức tổ chức sản xuất quan trọng trong nền nông nghiệp
thế giới. Ở các nước phát triển, trang trại gia đình có vai trò to lớn và quyết
định trong sản xuất nông nghiệp và tuyệt đại bộ phận nông sản cung cấp cho xã
hội được sản xuất ra trong các trang trại gia đình.
Trong những năm gần đây, kinh tế trang trại phát triển nhanh cả về số
lượng, đa dạng về ngành sản xuất ở tất cả cả các vùng, các địa phương trong cả
nước. Mặc dù KTTT mới được phát triển trong những năm gần đây nhưng nó
đã thể hiện rõ vai trò quan trọng và tích cực trong sự phát triển kinh tế của cả
nước.
Phát triển kinh tế trang trại có vai trò rất lớn trong nền kinh tế quốc dân nó
có tác động lớn về kinh tế, xã hội và môi trường vì nó là hình thức tổ chức sản
xuất nông nghiệp chủ yếu của nền sản xuất hàng hoá, do vậy nó có vai trò rất
lớn trong việc sản xuất lương thực, thực phẩm cung cấp cho xã hội. Trong phát
triển nông nghiệp nông thôn, kinh tế trang trại là hình thức kinh tế quan trọng
thực hiện sự phân công lao động xã hội trong điều kiện nước ta chuyển từ sản
xuất tự cấp tự túc sang sản xuất hàng hoá. Sự hình thành và phát triển kinh tế
trang trại có vai trò cực kỳ to lớn được biểu hiện:
- Về kinh tế: Kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất lấy việc khai
thác tiềm năng và lợi thế so sánh phục vụ nhu cầu xã hội làm phương thức sản
xuất chủ yếu. Vì vậy, nó cho phép huy động khai thác, đất đai sức lao động và
nguồn lực khác một cách đầy đủ, hợp lý và có hiệu quả. Nhờ vậy, nó góp phần
10
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế trong nông nghiệp, nông thôn nói
riêng và phát triển kinh tế xã hội nói chung.
Kinh tế trang trại với kết quả và hiệu quả sản xuất cao, góp phần chuyển
dịch cơ cấu kinh tế, phát triển các loại cây trồng vật nuôi có giá trị hàng hoá
cao, khắc phục dần tình trạng manh mún tạo vùng chuyên môn hoá cao, đẩy
nhanh nông nghiệp sang sản xuất hàng hoá. Qua thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu
kinh tế trang trại tạo ra nhiều nông sản, nhất là các nông sản làm nguyên liệu
cho công nghiệp vì vậy trang trại góp phần thúc đẩy công nghiệp nhất là công
nghiệp chế biến và dịch vụ sản xuất ở nông thôn phát triển. [1], [3]
- Về mặt xã hội: Phát triển kinh tế trang trại góp phần tạo thêm việc làm, tăng
thu nhập cho lao động nông thôn, làm tăng hộ giàu và giảm số hộ nghèo đói
ở nông thôn. Mặt khác, phát triển kinh tế trang trại còn góp phần thúc đẩy kết
cấu hạ tầng nông thôn, tạo tấm gương cho các hộ nông dân về cách thức tổ
chức sản xuất kinh doanh tiên tiến và có hiệu quả.
- Về mặt môi trường: Phát triển kinh tế trang trại nhìn chung có tác động
tích cực đến bảo vệ môi trường sinh thái. Do sản xuất kinh doanh tự chủ và vì
mục đích thiết thực lâu dài, các chủ trang trại luôn có ý thức khai thác hợp lý và
quan tâm bảo vệ môi trường. Thực hiện phát triển kinh tế trang trại nước ta
đã đem lại nhiều kết quả về kinh tế xã hội và môi trường nhưng phải phù hợp
với điều kiện tự nhiên kinh tế từng vùng và từng địa phương, nhất là những
vùng địa phương có điều kiện đất đai và điều kiện sản xuất hàng hoá. [1], [3]
1.1.1.3. Đặc điểm của kinh tế trang trại
Các đặc điểm nổi bật của kinh tế trang trại bao gồm:
- Mục đích chủ yếu của trang trại là sản xuất nông phẩm hàng hóa theo nhu
cầu của thị trường. Đây là bước tiến bộ từ kinh tế hộ tự cấp tự túc lên các hộ
nông nghiệp hàng hóa.
11
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
- Tư liệu sản xuất (đất đai) thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng (như
ở Việt Nam) của một người độc lập (tức người có quyền trong sản xuất kinh
doanh).
- Quy mô đất đai tương đối lớn, tuy có sự khác nhau giữa các nước
- Cách thức tổ chức sản xuất tiến bộ, đẩy mạnh áp dụng khoa học kĩ thuật,
tập trung vào những lĩnh vực có lợi thế so sánh và khả năng sinh lợi cao và vào
việc thâm canh. [12], [18]
- Các trang trại đều có thuê mướn lao động (lao động thường xuyên và lao
động thời vụ).
1.1.1.4. Đặc trưng cơ bản của kinh tế trang trại trong nền kinh tế thị trường Khác
với các loại hình kinh tế khác trong nông nghiệp, trang trại là một đơn
vị kinh tế tự chủ có các đặc trưng cơ bản sau trang trại có một số đặc trưng cơ
bản sau đây:
Một là, kinh tế trang trại là loại hình kinh tế cơ bản trong nông nghiệp,
được chuyên môn hóa, tập trung hóa sản xuất theo nhu cầu thị trường. Đây là
một đặc trưng cơ bản của kinh tế trang trại, khác với kinh tế nông hộ. Giá trị
tổng sản phẩm và khối lượng sản phẩm hàng hóa của kinh tế trang trại cao hơn
nhiều so với kinh tế hộ thông thường. Kinh tế trang trại thường có tỷ suất hàng
hóa lớn và quy mô trang trại thường lớn hơn nhiều lần so với quy mô của kinh
tế nông hộ. Các chỉ tiêu cơ bản trong sản xuất nông nghiệp như ruộng đất, vốn,
lao động, giá trị sản phẩm hàng hóa của kinh tế trang trại đều cao hơn nhiều lần
so với kinh tế hộ. Kinh tế trang trại là cơ sở kinh doanh nông nghiệp được tổ
chức sản xuất chuyên môn hóa cao. Thông thường, các trang trại chuyên môn
hóa theo các ngành sản xuất như trang trại trồng trọt, trang trại chăn nuôi, trang
trại lâm nghiệp, trang trại nuôi trồng thủy sản.
Hai là, kinh tế trang trại có định hướng sản xuất hàng hoá, gắn với thị
trường. Do sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn nên kinh tế trang trại phải
gắn với thị trường cả về sản phẩm đầu vào và đầu ra. Trang trại phải mua vật
12
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
tư, nguyên liệu, giống cây trồng, vật nuôi... từ thị trường và bán sản phẩm ra thị
trường. Trong điều kiện kinh tế thị trường phát triển đến giai đoạn cao, sản xuất
kinh doanh của trang trại không chỉ gắn với thị trường trong nước mà còn phải
gắn với thị trường quốc tế. Ngày nay, vấn đề tiếp cận thị trường, tổ chức thông
tin thị trường và sản xuất đáp ứng yêu cầu của quy luật thị trường đã trở thành
một trong những nhân tố quyết định nhất đối với sản xuất, kinh doanh của trang
trại.
Ba là, kinh tế trang trại là loại hình tổ chức sản xuất kinh doanh có khả
năng ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ mới tốt hơn, nhanh hơn và hiệu
quả hơn so với kinh tế hộ. Như đã nêu ở trên, kinh tế trang trại với hình thức tổ
chức sản xuất quy mô lớn hơn, nên có khả năng ứng dụng công nghệ mới, đưa
KH - CN vào ngay trong quá trình sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp, nhằm
mang lại hiệu quả cao hơn so với kinh tế hộ. Mặt khác, yêu cầu tăng hiệu quả,
hạ giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường, cũng đặt ra
yêu cầu trang trại phải ứng dụng KH - CN mới.
Bốn là, về lao động, khác với kinh tế hộ, ngoài lao động của gia đình, các
trang trại phải sử dụng thêm lao động thuê ngoài. Mức độ sử dụng lao động của
kinh tế trang trại tùy thuộc vào quy mô, đặc điểm của từng trang trại. Tuy
nhiên, do điều kiện của sản xuất nông nghiệp nên trang trại thường thuê lao
động theo thời vụ. Lao động trong các trang trại cũng cần được đào tạo, cần có
tay nghề phù hợp để đáp ứng được yêu cầu ứng dụng khoa học - công nghệ.
Năm là, kinh tế trang trại có tổ chức quản lý sản xuất tiến bộ hơn và có
thu nhập cao hơn so với sản xuất kinh tế hộ. Do mục đích của kinh tế trang trại
là sản xuất hàng hóa nên nhìn chung các trang trại đều tập trung chuyên môn
hóa một số sản phẩm nhất định. Do được tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh
tiến bộ và quy mô lớn hơn, hiệu quả hơn nên kinh tế trang trại có thu nhập cao
hơn nhiều lần so với kinh tế hộ. Đây cũng là mục tiêu cơ bản của kinh tế trang
trại, của hình thức tổ chức sản xuất quy mô lớn trong nông nghiệp.
13
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Sáu là, chủ trang trại là người có ý chí làm giàu, có nghị lực và quyết tâm
làm giàu cho bản thân, gia đình và xã hội. Nhìn chung, chủ trang trại là người
có năng lực tổ chức, quản lý, có kinh nghiệm và kiến thức nhất định về sản xuất
kinh doanh nông nghiệp và là người trực tiếp quản lý trang trại. [10], [16]
Những đặc trưng trên cho thấy kinh tế trang trại khác với loại hình kinh tế
hộ nông dân tự cấp, tự túc. Những đặc trưng này cũng từng bước được định
hình ngày càng rõ ràng hơn cùng với quá trình phát triển của kinh tế trang trại
trong nền kinh tế thị trường.
1.1.1.5. Tiêu chí nhận dạng kinh tế trang trại
Tiêu chí nhận dạng kinh tế trang trại ở mỗi nước không hoàn toàn giống
nhau. Ở nước ta, do kinh tế trang trại mới được hình thành và phát triển trong
một thời gian ngắn, để phân biệt với kinh tế hộ, từ đầu những năm 1990 một số
địa phương đã tự quy định các tiêu chí về kinh tế trang trại. Trong thời kỳ này,
do đặc điểm của từng vùng, từng địa phương nên tiêu chí trang trại cũng rất
khác nhau giữa các địa phương. Để có cơ sở tổng kết, đánh giá về kinh tế trang
trại và đề xuất chính sách thúc đẩy phát triển kinh tế trang trại, ngày 23 tháng 6
năm 2000, Bộ NN&PTNT và Tổng cục Thống kê đã có Thông tư liên tịch số
69/2000/TTLT/BNN-TCTK hướng dẫn xác định kinh tế trang trại. Theo Thông
tư này, tiêu chí định lượng xác định là kinh tế trang trại bao gồm:
(1) Giá trị sản lượng hàng hoá và dịch vụ bình quân một năm:
- Đối với các tỉnh phía Bắc và Duyên hải miền Trung: Từ 40 triệu đồng
trở lên.
- Đối với các tỉnh phía Nam và Tây Nguyên: Từ 50 triệu đồng trở lên.
(2) Quy mô sản xuất phải tương đối lớn và vượt trội so với kinh tế nông
hộ tương ứng với từng ngành sản xuất và vùng kinh tế.
* Đối với trang trại trồng trọt
- Trang trại trồng cây hàng năm:
+ Từ 2 ha trở lên đối với các tỉnh phía Bắc và duyên hải miền Trung.
+ Từ 3 ha trở lên đối với các tỉnh phía Nam và Tây Nguyên.
14
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
- Trang trại trồng cây lâu năm.
+ Từ 3 ha trở lên đối với các tỉnh phía Bắc và duyên hải miền Trung.
+ Từ 5 ha trở lên đối với các tỉnh phía Nam và Tây Nguyên.
+ Trang trại trồng hồ tiêu từ 0,5 ha trở lên.
* Đối với trang trại lâm nghiệp: Từ 10 ha trở lên đối với tất cả các vùng
trong cả nước.
* Đối với trang trại chăn nuôi:
- Chăn nuôi gia súc lớn như trâu bò: Chăn nuôi sinh sản, lấy sữa có
thường xuyên từ 10 con trở lên; chăn nuôi lấy thịt có thường xuyên từ 50 con
trở lên.
- Chăn nuôi gia súc nhỏ như lợn, dê: Chăn nuôi sinh sản có thường xuyên
đối với lợn 20 con trở lên, đối với dê, cừu từ 100 con trở lên; chăn nuôi lợn thịt
có thường xuyên từ 100 con trở lên (không kể lợn sữa), dê thịt từ 200 con trở
lên.
- Chăn nuôi gia cầm như gà, vịt, ngan, ngỗng... có thường xuyên từ 2000
con trở lên (không tính số đầu con dưới 7 ngày tuổi).
* Đối với trang trại nuôi trồng thuỷ sản: Diện tích mặt nước để nuôi trồng
thuỷ sản có từ 2 ha trở lên (riêng đối với nuôi tôm thịt theo kiểu công nghiệp từ
1 ha trở lên).
* Đối với các loại sản phẩm nông lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản có tính
chất đặc thù như: trồng hoa, cây cảnh, trồng nấm, nuôi ong, giống thuỷ sản và
thuỷ đặc sản, thì tiêu chí xác định là giá trị sản lượng hàng hoá (chỉ tiêu 1).
Để xác định rõ hơn về kinh tế trang trại phù hợp với giai đoạn phát triển mới,
ngày 13 tháng 4 năm 2011, Bộ NN&PTNT đã ban hành Thông tư số 27/2011/TT-
BNNPTNT quy định tiêu chí mới của trang trại. Theo đó, trang trại được xác định
theo lĩnh vực sản xuất như sau: trang trại trồng trọt; trang trại chăn nuôi; trang trại
lâm nghiệp; trang trại nuôi trồng thủy sản và trang trại tổng hợp. Trang trại chuyên
ngành (trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản)
15
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
là những trang trại có tỷ trọng giá trị sản lượng nông sản hàng hóa của ngành
chiếm 50% cơ cấu giá trị sản lượng hàng hóa của trang trại trong năm. Trong
trường hợp không có ngành nào chiếm trên 50% cơ cấu giá trị sản lượng hàng
hóa thì được gọi là trang trại tổng hợp.
Theo Thông tư này, cá nhân, hộ gia đình sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp,
nuôi trồng thủy sản đạt tiêu chuẩn trang trại phải thỏa mãn các điều kiện sau:
(1) Đối với cơ sở trồng trọt, nuôi trồng thủy sản, sản xuất tổng hợp phải đạt:
a. Có diện tích trên mức hạn điền, tối thiểu: 3,1 ha đối với vùng Đông
Nam bộ và Đồng bằng sông Cửu Long; 2,1 ha đối với các tỉnh còn lại.
b. Giá trị sản lượng hàng hóa đạt 700 triệu đồng/năm.
(2) Đối với cơ sở chăn nuôi phải đạt giá trị sản lượng hàng hóa từ 1.000
triệu đồng/năm.
(3) Đối với cơ sở sản xuất lâm nghiệp phải có diện tích tối thiểu 31 ha và
giá trị sản lượng hàng hóa bình quân đạt 500 triệu đồng/năm. [14], [13] 1.1.1.6.
Phân loại trang trại
* Theo hình thức quản lý
- Trang trại gia đình: toàn bộ tư liệu sản xuất đều thuộc quyền sở hữu của
hộ gia đình, hộ gia đình là người tự quyết định tổ chức và sản xuất kinh doanh.
Loại hình trang trại này sử dụng sức lao động trong gia đình là chính, kết hợp
thuê nhân công phụ trong mùa vụ.
Trang trại gia đình là mô hình sản xuất phổ biến trong nền nông nghiệp
thế giới, chiếm tỷ trọng lớn về đất canh tác và khối lượng nông sản so với các
loại hình sản xuất khác.
- Trang trại hợp tác: là loại hình hợp tác tự nguyện của một số trang trại gia
đình với nhau thành một trang trại quy mô lớn hơn khả năng về vốn, tư liệu sản
xuất và công nghệ mới tạo ra ưu thế cạnh tranh.
- Trang trại cổ phần: là loại hình hợp tác các trang trại thành một trang trại
lớn theo nguyên tắc góp cổ phần và hoạt động giống nguyên tắc của công ty cổ
phần. loại hình này chủ yếu phát triển trong lĩnh vực chế biến, tiêu thụ lâm sản.
16
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
- Trang trại ủy thác: là loại hình trang trại mà chủ trang trại ủy thác cho bà
con, bạn bè quản lý từng phần hoặc toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh trong
khoảng thời gian nhất định khi chủ trang trại đi làm việc khác.
* Theo cơ cấu sản xuất
- Trang trại kinh doanh tổng hợp: là loại trang trại sản xuất kinh doanh
nhiều loại sản phẩm, gắn trồng trọt với chăn nuôi, nông nghiệp với các ngành
nghề khác.
- Trang trại sản xuất chuyên môn hóa là trang trại tập trung sản xuất kinh
doanh một số loại sản phẩm như trang trại chuyên nuôi gà, vịt, lợn, bò sữa,
chuyên trồng hoa, rau, chuyên nuôi trồng thủy sản.
* Theo hình thức sở hữu
- Chủ trang trại sở hữu toàn bộ tư liệu sản xuất (thường là trang trại gia
đình) đây là loại hình phổ biến ở các nước.
- Chủ trang trại sở hữu một phần tư liệu sản xuất phần còn lại phải thuê
người khác.
- Trang trại thuê toàn bộ tư liệu sản xuất của chủ khác để sản xuất kinh
doanh. 1.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự hình thành và phát triển kinh tế
trang trại
1.1.2.1. Các nhân tố tự nhiên
* Đất đai
Quan trọng nhất đối với sản xuất nông nghiệp là yếu tố đất đai. Dù áp
dụng bất cứ hình thức sản xuất nào, kinh doanh bất cứ loại nông sản nào, chủ
trang trại cũng phải phát triển trên cơ sở một diện tích đất đai nhất định. Ảnh
hưởng của đất đai đến phát triển KTTT quyết định bởi:
- Quy mô đất đai: tức là diện tích cần thiết để tạo ra một khối lượng nhất
định sản phẩm. Nói chung, một quy mô đất sản xuất rộng lớn là một điều kiện
thuận lợi cho KTTT. Theo thống kê, đất sản xuất nông nghiệp của nước ta hiện
nay là 11 530.2 nghìn ha, chiếm khoảng 34% diện tích tự nhiên.
17
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
- Đặc điểm đất đai: Đây là một yếu tố đặc biệt quan trọng cần phải tính
đến khi tiến hành sản xuất, nhất là với các trang trại trồng trọt.
* Thời tiết, khí hậu
Yếu tố thời tiết ảnh hưởng mạnh mẽ đến cơ cấu sản xuất của cả trang trại
chăn nuôi và trang trị trồng trọt, bởi lẽ chúng là những “đối tượng sống” được
đặt trong một “môi trường sống” ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh trưởng
và sinh sản. Nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa rất thuận lợi và thích hợp
với rất nhiều loài động, thực vật khác nhau. Là vùng có nhiệt độ trung bình
năm trên 20o
C, lượng bức xạ lớn cho phép canh tác nhiều loại cây trồng trong
năm. Nhờ số giờ nắng cao, tính chất nóng ẩm của mùa hè và không khí lạnh
của mùa đông, trang trại có điều kiện để đa dạng hóa cơ cấu cây trồng của
mình, cả các loài cây nhiệt đới và cây ôn đới. Không những thế, sự phong phú
của khí hậu ở các vùng, miền khác nhau, ở các độ cao khác nhau cũng tạo điều
kiện để có một cơ cấu chăn nuôi đa dạng.
Tuy vậy, tính chất diễn biến phức tạp của khí hậu cũng sẽ gây không ít
khó khăn cho sản xuất của các trang trại.
* Dịch bệnh
Dịch bệnh ảnh hưởng trực tiếp tới sự tồn tại và phát triển của mỗi trang
trại. Vì vậy nếu trang trại phòng trừ và chữa trị tốt vật nuôi khỏe mạnh lớn
nhanh sẽ đem lại lợi nhuận lớn cho trang trại. Tuy nhiên nếu không có biện
pháp phòng trừ hợp lý để dịch bệnh lây lan trên diện rộng không những làm
thiệt hại cho trang trại mà còn ảnh hưởng tới các trang trại xung quanh, cũng
như vấn đề vệ sinh môi trường.
1.1.2.2. Các nhân tố kinh tế - xã hội
* Dân cư và nguồn lao động
Dân cư và nguồn lao động là lực lượng sản xuất quan trọng nhất của xã
hội. Nguồn lao động trong nông nghiệp là tổn thể sức lao động tham gia vào
sản xuất nông nghiệp, bao gồm số lượng và chất lượng lao động.
18
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Về số lượng bao gồm những người trong độ tuổi (nam từ 15 đến 60 tuổi,
nữ từ 15 đến 55 tuổi và những người trên và dưới độ tuổi nói trên tham gia hoạt
động sản xuất nông nghiệp). Như vậy, về lượng của nguồn lao động trong nông
nghiệp khác ở chỗ, nó không phải chỉ bao gồm những người trong độ tuổi mà
còn cả những người trên và dưới độ tuổi có khả năng tham gia lao động.
Về chất lượng bao gồm thể lực và trí lực của người lao động, cụ thể là
trình độ sức khỏe, trình độ nhận thức, trình độ chính trị, trình độ văn hóa,
nghiệp vụ và tay nghề của người lao động.
Nguồn lao động trong nông nghiệp có những đặc điểm riêng so với các
ngành sản xuất vật chất khác, trước hết mang tính thời vụ cao là nét đặc thù
điển hình tuyệt đối không thể xóa bỏ, nó làm phức tạp quá trình sử dụng yếu tố
nguồn lao động trong nông nghiệp. Là thứ lao động tất yếu, xu hướng có tính
quy luật là không ngừng thu hẹp về số lượng và được chuyển một bộ phận sang
các ngành khác, trước hết là công nghiệp với những lao động trẻ, khỏe có trình
độ văn hóa và kĩ thuật. Vì thế, số lao động ở lại trong khu nông nghiệp thường
là những người có độ tuổi trung bình cao và tỉ lệ này có xu hướng tăng lên.
Nguồn lao động là yếu tố cấu thành các trang trại, vì vậy nguồn lao động có
sự tác động như là yếu tố nội sinh của các trang trại. Trang trại chỉ có thể được
hình thành khi có chủ trang trại là những người có trình độ quản lý kinh tế của
kinh tế thị trường, có trình độ khoa học kĩ thuật, hiểu biết các quy luật sinh học, có
kinh nghiệm kinh doanh nông nghiệp. Đặc biệt, chủ trang trại phải là người nhạy
bén, cần cù, có ý chí và có tham vọng làm giàu từ nông nghiệp. Việc quản lý sản
xuất kinh doanh của kinh tế trang trại trên thực tế là quản lý một doanh nghiệp. Vì
vậy, chủ trang trại phải có trình độ quản lý, điều hành sản xuất kinh doanh để đảm
bảo cho trang trại hoạt động có hiệu quả. Tuy nhiên ở Việt Nam các chủ trang trại
thường không được đào tạo, hoặc được đào tạo một cách chắp vá ảnh hưởng tới
việc quản lý, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất và tiếp cận thông tin thị
trường. Bên cạnh chủ trang trại còn có những người giúp việc
19
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
trong quản lý, trong các vấn đề kỹ thuật….Ngoài ra đội ngũ những người lao
động trực tiếp cũng cần phải có trình độ kĩ thuật. Bởi vì, sản phẩm của các
trang trại là sản phẩm hàng hóa cung cấp cho thị trường. Các sản phẩm đó phải
đáp ứng nhu cầu về số lượng, chất lượng và giá cả. Muốn đáp ứng yêu cầu đó,
trang trại phải nhạy bén nắm bắt nhu cầu thị trường, lựa chọn sản phẩm trang
trại có lợi thế và tổ chức kinh doanh với giá thành hạ. Tất cả những yếu tố đó
cần phải có đội ngũ quản lý có trình độ và nhạy bén, những người lao động có
tay nghề cao.
* Khoa học - kĩ thuật
Khoa học và công nghệ tác động tổng hợp đến tất cả các ngành, các lĩnh
vực, tạo ra sự chuyển biến về chất trong hoạt động của các ngành và lĩnh vực,
trong đó có trang trại.
Đối với trang trại, khoa học và công nghệ tạo các điều kiện để các hộ nông
dân sản nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi, phá vỡ tính khép kín của việc sản
xuất tự cấp tự túc chuyển sang sản xuất hàng hoá. Không chỉ dừng tại đó trong quá
trình phát triển nông nghiệp, khi điều kiện đất đai để phát triển kinh tế trang trại đã
đến giới hạn, khoa học và công nghệ sẽ giúp cho các trang trại đi vào phát triển
theo chiều sâu. Nhờ đó, các trang trại trong điều kiện mới tiếp tục được hình thành
từ việc chia các trang trại quy mô đất đai lớn để đi vào khai thác theo chiều sâu.
Khoa học và công nghệ tiếp tục tác động đến quá trình hoạt động kinh doanh của
trang trại giúp cho trang trại khai thác tiềm năng, lợi thế, nâng cao năng suất lao
động… Cũng nhờ nó, trang trại có thể trụ vững trong nền kinh tế thị trường. Tuy
nhiên, khoa học và công nghệ cũng đặt ra những vấn đề cần phải giải quyết như
việc quá lạm dụng các công nghệ về hoá chất đã giảm độ an toàn của nông sản, ô
nhiễm môi trường; việc đưa máy móc vào sản xuất dẫn đến lao động dư thừa, vấn
đề lao động và việc làm đặt ra một cách cấp thiết.
* Nguồn vốn và thị trường
20
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Đây là điều kiện cần thiết để kinh tế hộ chuyển thành KTTT. KTTT là một
mô hình sản xuất lớn có tỉ suất hàng hóa cao, chấp nhận cạnh tranh ngày càng
gay gắt và đặc biệt là luôn vận động theo các quy luật khách quan của cơ chế
thị trường nên ngày càng cần phải được tang nguồn vốn đầu tư cho phát triển.
Nguồn vốn cung cấp cho các trang trại bao gồm: sự hỗ trợ từ ngân sách
địa phương, từ phía nhà nước, vốn tự có của chủ trang trại, vốn vay, vốn tín
dụng, trong đó chủ yếu là vốn của chủ trang trại, phần hỗ trợ từ phía nhà nước
là rất hạn hẹp, vì thế khả năng tích lũy vốn để mở rộng kinh doanh đầu tư trang
thiết bị công nghệ hiện đại là rất khó khăn.
Cùng với vốn, thị trường là vấn đề sống còn của KTTT, bao gồm cả thị
trường đầu vào và thị trường đầu ra, đặc biệt là thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Chúng tác động một cách mạnh mẽ tới tư duy và cách thức hoạt động sản xuất
kinh doanh của trang trại, đấy mạnh phát triển sản xuất kinh doanh hàng hóa ở
nông thôn, nhờ đó dân cư thoát khỏi tư duy kinh tế theo lối tiểu nông.
Vì là SX hàng hóa nên vấn đề cung ứng vật tư (thị trường đầu vào) là rất
quan trọng. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh của trang trại, và rõ
ràng là một thị trường đầu vào có sự độc quyền sẽ gây ra rất nhiều bất lợi, chủ
trang trại sẽ phải mua vật tư với giá cao mà chất lượng không đảm bảo.
Còn thị trường sản phẩm đầu ra là một trong những vấn đề các trang trại
quan tâm nhất, nó phát đi các tín hiệu định hướng cho các thị trường nên sản
xuất loại nông sản nào, khối lượng, chất lượng ra sao, sản xuất như thế nào thì
hiệu quả….Tuy vậy, hiện nay có một hạn chế rất lớn là hầu hết các trang trại
là hình thức tự phát, hoạt động chủ yếu ở khâu sản xuất và mới chỉ tạo ra sản
phẩm nguyên liệu nên thường xuyên rơi vào tình trạng không có đầu ra hoặc
tiêu thụ chậm, bị ép giá thành sản phẩm làm ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả
kinh doanh.
* Cơ sở hạ tầng
21
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Đây chính là “bầu không khí sống” của KTTT, là yếu tố hỗ trợ cho KTTT
và trong nhiều trường hợp nó mang tính quyết định. Một hệ thống thủy lợi tốt,
một mạng lưới điện và thông tin liên lạc đồng bộ, đầy đủ, một hệ thống đường
giao thông hoàn chỉnh nối vùng sản xuất - chế biến - tiêu thụ là một trong
những điều kiện cần thiết để tạo ra một cơ chế sản xuất liên hoàn, nâng cao
hiệu quả sản xuất kinh doanh của trang trại.Về mặt này, nước ta có nhiều lợi
thế: hệ thống đường giao thông hoàn chỉnh nối liền các tỉnh với nhau, nối liền
nông thông với thành thị, nối liền vùng nguyên liệu với chế biến, hệ thống thủy
lợi kiên cố và không ngừng được tu bổ, đã hoàn thành điện khí hóa và nhìn
chung có một hệ thống trạm, trường tương đối đầy đủ, đáp ứng nhu cầu của sản
xuất và đời sống nhân dân.
* Cơ chế và chính sách
Trong một nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa như nền
kinh tế nước ta, những chính sách, thể chế mà nhà nước ban hành luôn là yếu tố
ảnh hưởng trực tiếp và mạnh mẽ đến các ngành kinh tế, các thành phần kinh tế,
cũng như sự phát triển của KTTT. Ảnh hưởng này thể hiện ở các điểm sau đây:
- Quy hoạch đất đai và các quy hoạch vùng chuyên môn hóa;
- Các chính sách về đất đai;
- Các chính sách về vốn đầu tư, tín dụng và thuế;
- Chính sách lao động;
- Chính sách thị trường;
- Chính sách khoa học - công nghệ - môi trường;
- Chính sách phát triển cơ sở hạ tầng;
- Môi trường pháp lý.
Những chính sách này đã khuyến khách KTTT phát triển đúng hướng,
phát huy được các mặt mạnh và thuận lợi, hạn chế khắc phục khó khăn và trở
ngại trong điều kiện các mối quan hệ phát sinh trong quá trình hình thành và
phát tiển của KTTT vốn rất đa dạng, tinh tế và phức tạp.
1.2. Cơ sở thực tiễn
22
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
1.2.1. Khái quát tình hình phát triển kinh tế trang trại ở Việt Nam
Ở Việt Nam cũng như các nước trên thế giới thì quá trình tổ chức sản xuất
trong nông nghiệp và nông thôn luôn luôn tồn tại song song với nhau. Hai hình
thức đó là tổ chức sản xuất phân tán và tổ chức sản xuất tập trung.
Hình thức tổ chức phân tán trong nông nghiệp nước ta tồn tại từ rất lâu với
quy mô chủ yếu là quy mô hộ gia đình với đặc trưng cơ bản là sản xuất tự cấp
tự túc.
Hình thức tổ chức sản xuất tập trung trong nông nghiệp ở Việt Nam ra đời tự
rất sớm, ngay từ khi chế độ phong kiến phát triển ở nước ta. Mặc dù hình thức tổ
chức sản xuất tập trung đã đem lại những ưu thế quan trọng về kinh tế - xã hội,
nhưng các hình thức tổ chức này vẫn có đặc điểm chung là mang nặng tính tự cấp
tự túc. Những hình thức tổ chức sản xuất tập trung chính là những mầm mống ban
đầu cho sự phát triển các trang trại trong những giai đoạn sau này của
nước ta. Trong những thời kỳ lịch sử của đất nước, sự phát triển kinh tế trang
trại cũng trải qua nhiều giai đoạn khác nhau.
* Kinh tế trang trại Thời kì phong kiến dân tộc (giữa thế kỉ XIX)
Trong thời kì phong kiến dân tộc một số triều đại phong kiến đã có chính
sách khai khẩu đất hoang bằng cách lập đồn điền, doanh điền, được biểu hiện
dưới các hình thức khác nhau: điền trang, điền doanh, thái ấp…
Thời kì Lý - Trần: Do nhu cầu phát triển kinh tế nông nghiệp và góp phần
giải quyết nạn phiêu tán, tập trung nhân lực xây dựng cơ sở kinh tế cho từng lớp
quý tộc được biểu hiện qua nhiều hình thức như điền trang, thái ấp, đồn điền.
Thời Lê - Nguyễn: Hình thức sản xuất nông nghiệp lúc này là các trại ấp,
gồm trại ấp ban cấp và trại ấp khai hoang do các quan lại và các công thần cai
quản. Những trại ấp ở thời kỳ này đã có vai trò tích cực trong phát triển sản
xuất nông nghiệp, mở rộng diện tích canh tác sử dụng nguồn nhân lục của địa
phương.
* Kinh tế trang trại thời kì pháp thuộc
23
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Mục đích chủ yếu của KTTT trong thời kì này là nhằm vào việc khai thác
những vùng lãnh thổ rộng lớn mà chúng ta đạt được. Thiết lập ở đó các đồn
điền tăng sức sản xuất ở khu vực thông qua đó dễ phát triển mối quan hệ về
thương mại quốc tế, chính phủ thuộc địa đã có nhiều chính sách và biện pháp
trực tiếp thúc đẩy sự ra đời đồn điền của người Pháp ở Việt Nam như: chính
sách ruộng đất, chính sách thuế, chính sách khen thưởng….
* Kinh tế trang trại thời kỳ 1954 - 1990
- Thời kỳ 1954 - 1975: Trước những năm 1975 nền công nghiệp miền Bắc
mang nặng tính kế hoạch hóa tập trung và có các hình thức tổ chức sản xuất
chủ yếu như: các nông lâm trường quốc doanh, các HTX nông nghiệp, ruộng
đất tư liệu sản xuất được tạp trung hóa, kinh tế tư nhân bị thu hẹp tuy vậy hiệu
quả kinh tế của sản xuất nông nghiệp trong thời kỳ này rất thấp kém.
- Ở miền Nam trong thời kỳ 1954 - 1975 các hình thức tổ chức sản xuất ở
vùng tạm chiến chủ yếu là các đồn điền, dinh điền, các HTX kinh tế hộ gia đình
sản xuất hàng hóa.
- Thời kỳ 1975 đến nay
Từ cuối những năm 1970 hiệu quả sản xuất thấp kém trong các HTX ở
miền Bắc dẫn đến sự khủng hoảng của mô hình tập thể hóa nông nghiệp. Trong
thập niên 80, đặc biệt là Đại hội VI của Đảng 12/1986 đã đề ra các chủ trương
đổi mới nền kinh tế nước ta tiếp đó Bộ Chính Trị có nghị quyết 10 (4/1988) về
đổi mới cơ chế quản lý nông nghiệp và khẳng định hộ xã viên là đơn vị kinh tế
tự chủ. [10], [16]
Với mục tiêu giải phóng sản xuất phát huy mọi tiềm năng của các thành
phần kinh tế, chuyển nền nông nghiệp nước ta sang sản xuất hàng hóa, nghị
quyết 10 đã đề ra chủ trương giải pháp cơ bản để phát triển kinh tế hộ.
Sau nghị quyết 10, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản, nghị
quyết, luật đất đai, luật dân sự, luật doanh nghiệp, luật đầu tư và các nghị định
nhằm thể chế hóa chính sách đối với kinh tế tư nhân trong nông nghiệp.
24
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Nghị quyết hội nghị Trung ương lần thứ V khóa VII năm 1993 đã chủ
trương khuyến khích phát triển các nông lâm ngư nghiệp trang trại với quy mô
thích hợp, luật đất đai năm 1983 và nghị quyết 64/KP ngày 27/9/1993 cũng đã
thể chế hóa chính sách đất đai đối với các hộ gia đình và cá nhân trong việc
kinh doanh nông nghiệp.
- Xu hướng phát triển của kinh tế trang trại hiện nay:
+ Tích tụ và tập trung sản xuất nhằm mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao
hiệu quả sản xuất kinh doanh để đứng vững và phát triển trong cơ chế thị
trường. Tích tụ và tập trung trong các trang trại chủ yếu là tích tụ vốn để đầu tư
theo chiều sâu, ứng dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất và ở những nơi có điều
kiện thì bao gồm cả việc tập trung ruộng đất.
+ Chuyên môn hoá sản xuất là xu hướng tất yếu của phát triển kinh tế
trang trại nhằm khai thác hiểu quả đất đai, khí hậu, cơ sở vật chất kỹ thuật, sức
lao động... nâng cao chất lượng sản phẩm và hạ giá thành sản xuất.
+ Nâng cao trình độ kỹ thuật, thâm canh hoá sản xuất: Việc đẩy mạnh quá
trình tích tụ, tập trung và mở rộng quy mô sản xuất đòi hỏi các trang trại phải
nâng cao trình độ kỹ thuật theo hướng công nghiệp hoá và thâm canh hoá để
tăng năng suất lao động và tăng năng suất cây trồng vật nuôi. Trang trại không
thể mở rộng quy mô diện tích và phát triển nếu chỉ dựa trên lao động thủ công,
cơ sở vật chất kỹ thuật thấp kém.
+ Hợp tác và cạnh tranh.
Các trang trại trong sản xuất hàng hoá phải hợp tác và liên kết với với
nhau và với nhiều đơn vị, tổ chức kinh tế khác. Trước tiên là trong nội bộ trang
trại có sự hợp tác và phân công lao động để thực hiện các quá trình sản xuất
dưới sự điều hành của chủ trang trại. Đi đôi với việc hợp tác, giữa các trang trại
cần có sự cạnh trạnh với nhau và giữa các trang trại với các tổ chức và thành
phần kinh tế khác để có thể tiêu thụ sản phẩm làm ra, nhằm tích luỹ, tái sản
xuất mở rộng.
25
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
- Về số lượng và cơ cấu các loại hình kinh tế trang trại
Theo Thông tư 27/2011/TT- BNNPTNT ngày 13/4/2011 của Bộ NN và
PTNT quy định về tiêu chí và thủ tục cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại.
Theo tiêu chí mới quy mô và kết quả sản xuất kinh doanh của trang trại từ năm
2011 sẽ phải đạt mức cao hơn nhiều so với quy định của Thông tư
69/2000/TTLT/BNN-TCTK
Bảng 1.1. Số trang trại của cả nước phân theo các vùng kinh tế giai đoạn
từ 2011- 2016
Đơn vị tính: Trang trại
2011 2012 2013 2014 2015
Sơ bộ
2016
CẢ NƯỚC 20.078 22.655 23.774 27.114 29.389 33.488
Đồng bằng sông Hồng 3.512 4.472 5.197 6.133 7.258 9.946
Trung du và miền núi phía Bắc 593 929 1.120 1.456 1.637 2.803
Bắc Trung Bộ và Duyên hải
1.750 2.266 2.450 2.900 3.145 3.630
miền Trung
Tây Nguyên 2.528 2.622 2.676 2.928 3.275 4.041
Đông Nam Bộ 5.389 5.474 5.565 6.098 6.727 6.797
Đồng bằng sông Cửu Long 6.306 6.892 6.766 7.599 7.347 6.271
(Nguồn: Số liệu Niên giám Thống kê của Tổng cục Thống kê năm 2017)
Bảng số liệu trên cho thấy số lượng trại trại của cả nước tăng đều qua các
năm từ 20.078 trang trại năm 2011 lên 33.488 trang trại năm 2016. Trong đó,
Đồng bằng sông Hồng tăng nhanh nhất, dẫn đầu cả nước về số lượng trang trại
năm 2016. Đồng bằng Cửu Long và Đông Nam bộ là hai vùng trong nhiều năm
qua đã phát triển mạnh kinh tế trang trại, có số trang trại thường xuyên dẫn đầu
trong cả nước. Những năm gần đây, số trang trại tăng chậm, không ổn định do
sản xuất phụ thuộc tự nhiên và giá cả thị trường.
26
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Bảng 1.2. Số trang trại của cả nước phân theo các lĩnh vực sản xuất năm 2011-
2016
(Đơn vị tính: Trang trại)
2011 2016
TT TT
Tổng
TT TT nuôi TT
Tổng
TT TT nuôi TT
trồng chăn trồng khác trồng chăn trồng khác
số trọt nuôi thuỷ (*) số trọt nuôi thuỷ (*)
sản sản
ĐBSH 3.512 43 2.439 923 107 9.946 71 8.726 999 150
TD&MN phía Bắc 593 38 519 21 15 2.803 299 2.331 42 131
BTB&DH MT 1.750 756 507 261 226 3.630 692 1.982 327 629
Tây Nguyên 2.528 2.134 370 9 15 4.041 2.885 1.108 14 34
Đông Nam Bộ 5.389 3.430 1.851 54 54 6.797 1.803 4.868 63 63
ĐB sông Cửu Long 6.306 2.234 581 3.172 319 6.271 3.466 1.854 905 46
(Nguồn: Số liệu Niên giám Thống kê của Tổng cục Thống kê năm 2017)
(*) Bao gồm TT lâm nghiệp và TT tổng hợp
Số trang trại phân theo các lĩnh vực sản xuất khác nhau tùy theo điều kiện của
mỗi vùng. Ví dụ: Ở đồng bằng sông Hồng phát triển chủ yếu là các trang trại chăn
nuôi và nuôi trồng thủy sản; nhưng ở TDMNPB và BTB&DH miền Trung là lĩnh vực
trồng trọt và chăn nuôi. Năm 2016 so với năm 2011, xu hướng chung trong cả nước
là số lượng trang trại chăn nuôi tăng nhiều nhất, đứng thứ hai là trồng trọt.
- Về hiệu quả do KTTT mang lại
Theo Số liệu thống kê năm 2011, cả nước có 20.065 trang trại (tính theo
tiêu chí mới). Trong đó, riêng đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam bộ có
tới 11.697 trang trại, chiếm 58,3% tổng số trang trại trong cả nước. Trung du và
miền núi phía Bắc có số trang trại ít nhất, với 587 trang trại, chiếm tỷ lệ 2,9%.
Ở khu vực này, trang trại chăn nuôi chiếm đa số, với 506 trang trại.
+ Diện tích đất nông, lâm nghiệp và diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản
do các trang trại đang sử dụng là 157,6 nghìn ha, bình quân 1 trang trại sử dụng
7,9 ha. Trong tổng số nêu trên thì đất trồng cây lâu năm chiếm tỷ trọng lới nhất
với 78 nghìn ha (49,5%); đất trồng cây hàng năm 36,7 nghìn ha (23,3%); diện
27
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
tích nuôi trồng thủy sản 34,2 nghìn ha (21,7%); đất lâm nghiệp 7 nghìn ha
(5,5%). Diện tích đất nông, lâm nghiệp và thủy sản bình quân 1 trang trại cao
nhất là ở vùng Đông Nam Bộ 10,9 ha; Tây Nguyên 8,8 ha; Bắc Trung Bộ và
duyên hải miền Trung 8,7 ha; Đồng bằng sông Cửu Long 7,3 ha; Trung du và
miền núi phía Bắc 4,9 ha và Đồng bằng sông Hồng 3,6 ha. Diện tích đất nông,
lâm nghiệp và thủy sản năm 2011 bình quân trang trại của cả nước và các vùng
tăng cao so các năm trước đây chủ yếu do thay đổi về tiêu chí trang trại.
+ Kinh tế trang trại phát triển góp phần tạo việc làm cho lao động nông thôn.
Tại thời điểm 01/7/2011, các trang trại cả nước đã tạo công ăn việc làm thường xuyên
cho gần 100 nghìn lao động và rất nhiều lao động thời vụ, tạm thời ở các địa phương.
+ Kinh tế trang trại phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa quy mô ngày
càng lớn, gắp với thị trường: Tổng thu từ sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản
của các trang trại năm 2011 đạt gần 39 nghìn tỷ đồng (chiếm khoảng 6% giá trị
sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản), bình quân 1942,5 triệu đồng 1 trang
trại. Tổng thu sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản bình quân 1 trang trại cao
nhất là vùng Trung du và miền núi phía Bắc 2.868 triệu đồng, Đồng bằng sông
Hồng 2.519 triệu đồng, Đông Nam Bộ 2.353 triệu đồng, Bắc Trung Bộ và
duyên hải miền Trung 1.580 triệu đồng, Đồng bằng sông Cửu Long 1.540 triệu
đồng và thấp nhất và Tây Nguyên 1.315 triệu đồng.
1.2.2. Tình hình phát triển kinh tế trang trại ở Đồng bằng sông Hồng
Đồng bằng sông Hồng là một vùng lãnh thổ rộng lớn có vị trí đặc biệt về
tự nhiên,kinh tế, xã hội. Gồm 11 tỉnh với tổng diện tích là 23.336 km2 chiếm
7,1% cả nước. Dân số là 21,13 triệu người (2016) chiếm 22,8% dân số cả nước.
Năm 2001 Đồng bằng sông Hồng đã có khoảng 1829 trang trại, tăng lên
20.581 trang trại năm 2009 và 23.574 năm 2010 (theo tiêu chí cũ). Năm 2011,
theo tiêu chí mới ĐBSH có 3.512 trên tổng số 20.078 của cả nước, tương ứng với
17,5%. Năm 2016, theo thống kê sơ bộ cả nước có 33.488 trang trại trong đó
ĐBSH có 9.946 trang trại, chiếm 29,7%. Như vậy có thể thấy số lượng trang trại
ở ĐBSH tăng rất nhanh so với cả nước.
28
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Bảng 1.3: Số trang trại của Đồng bằng sông Hồng so với cả nước giai đoạn
từ 2009 - 2016
Đơn vị tính: Trang trại
2009 2010 2011 2013 2014 2015
Sơ bộ
2016
CẢ NƯỚC 135.437 145.88 20.078 23.774 27.114 29.389 33.488
ĐB sông Hồng 20.581 23.574 3.512 5.197 6.133 7.258 9.946
(Nguồn: Số liệu Niên giám Thống kê của Tổng cục Thống kê năm 2017)
160
140
120
100
80
60
40
20
0
(đơn vị: trang trại)
CẢ NƯỚC
Đồng bằng sông Hồng
2009 2010 2011 2013 2014 2015 Sơ bộ
2016
Hình 1.1. Số trang trại vùng đồng bằng sông Hồng so với cả nước
(Nguồn: Số liệu Niên giám Thống kê của Tổng cục Thống kê 2017)
Đồng bằng Sông Hồng kinh tế trang trại phát triển đa ngành và đạt hiệu quả
kinh tế cao. Về cơ cấu sản xuất phần lớn các trang trại ở mức độ kinh doanh tổng
hợp tức là kinh doanh nhiều loại cây, con cùng một lúc. Trong đó trang trại chăn
nuôi phát triển mạnh mẽ và là thế mạnh của vùng (chiếm 72,7% trong cơ cấu sản
xuất trang trại năm 2013) trong đó chăn nuôi gia súc nhỏ và gia cầm chiếm ưu thế
vì nó không đòi hỏi diện tích lớn. Ngoài ra còn có các trang trại trồng cây công
nghiệp ngắn ngày, cây lương thực, thực phẩm cung cấp nguyên liệu cho các nhà
máy chế biến rau quả và các sản phẩm xuất khẩu khác.
29
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Sự gia tăng giá trị sản xuất hàng hóa của kinh tế trang trại trực tiếp tác
động đến sự gia tăng sản xuất trong nông nghiệp, góp phần giải quyết việc làm
cho người lao động nhất là đối với Đồng bằng Sông Hồng một vùng có dân số
đông, mật độ dân số cao nhất cả nước, lao động tham gia sản xuất trong các
trang trại của Đồng bằng Sông Hồng chiếm 4,1% tổng số lao đông trang trại
của cả nước, từ đó đóng góp vào tăng trưởng của nền kinh tế nói chung.
Bảng 1.4. Số trang trại vùng ĐB sông Hồng phân theo
lĩnh vực sản xuất giai đoạn 2011 - 2016
(đơn vị: trang trại)
2011 2012 2013 2014 2015 2016
Tổng số 3.512 4.472 5.197 6.133 7.258 9.946
Trang trại trồng trọt 43 35 31 36 41 71
Trang trại chăn nuôi 2.439 3.174 3.779 4.851 5.998 8.726
Trang trại nuôi trồng thuỷ sản 923 986 1.017 922 932 999
Trang trại khác (TT lâm
107 277 370 324 287 150
nghiệp và TT tổng hợp)
Hình 1.2. Số trang trại vùng đồng bằng sông Hồng phân
theo lĩnh vực sản xuất giai đoạn 2011 - 2016 (Nguồn: Số liệu
Niên giám thống kê của Tổng cục Thống kê năm 2017)
30
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Bảng số liệu 1.4 và Hình 1.2. trên cho thấy số lượng trang trại chăn nuôi
chiếm vị trí dẫn đầu, bỏ xa các loại hình trang trại còn lại, đứng thứ hai là trang
trại nuôi trồng thủy sản. Sự phát triển như vậy hoàn toàn phù hợp với điều kiện tự
nhiên cũng như như kinh tế xã hội của vùng. ĐBSH là vùng “đất chật, người
đông”, không thể phát triển những loại trang trại chiếm nhiều diện tích. Đây cũng
là vùng có diện tích mặt nước ao hồ lớn, có thể phát triển nuôi trồng thủy sản. Vả
lại, trang trại chăn nuôi như lợn, gà và nuôi trồng thủy sản có khả năng mang lại
hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với truyền thống sản xuất của nười dân địa phương.
Tiểu kết chương 1
Kinh tế trang trại phát tiển là tất yếu của nền nông nghiệp trong quá trình
công nghiệp hóa, quá trình này đã tác động mạnh mẽ vào nông nghiệp, phá vỡ
từng mảng kết cấu nông nghiệp truyền thống, bắt nông nghiệp phải từng bước
chuyển dần sang SXKD hàng hóa phù hợp với nhịp độ phát triển của công nghiệp.
KTTT là một trong những hình thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp phù
hợp với điều kiện và đặc điểm của sản xuất nông nghiệp, đáp ứng được yêu cầu
của công nghiệp hóa, có nhiều lợi thế tổ chức sản xuất và kinh doanh trên thương
trường đã nhanh chóng phát triển trên khắp các lục địa. Ở các nước công nghiệp
phát triển, KTTT đã trở thành lực lượng chủ đạo trong sản xuất nông nghiệp.
Kinh tế trang trại đã và đang ngày càng phát triển mạnh mẽ về cả số lượng
và qui mô, chất lượng cũng như các loại hình trang trại ngày càng đa dạng phù
hợp với điều kiện tự nhiên của từng vùng, từng địa phương. Ở nước ta, trang
trại mới phát triển từ đầu thập niên 90 của thế kỉ XX nhưng đến nay đã được
những thành tựu đáng kể trong sản xuất, loại hình trang trại ngày càng phong
phú có thể kể đến như: trang trại chăn nuôi, trang trại nuôi trồng thủy sản, trang
trại tổng hợp, trang trại trồng trọt và trang trại lâm nghiệp. Phát triển kinh tế
trang trai giúp khai thác một cách tốt hơn các nguồn lực sẵn có của các địa
phương, mang lại hiệu quả kinh tế cao với cơ cầu ngành nghề đa dạng, qui mô
sản xuất lớn đã tạo ra được một khối lượng việc làm giúp giảm tải tình trạng
thất nghiệp ở nông thôn cũng như trên toàn quốc, giúp người nông dân tăng
thêm thu nhập từ đó dần ổn định và nâng cao chất lượng cuộc sống.
31
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Chương 2
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ THỰC TRẠNG
PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI Ở TỈNH BẮC NINH
GIAI ĐOẠN 2010 - 2016
2.1. Các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh Bắc Ninh
2.1.1. Các nhân tố tự nhiên
2.1.1.1. Vị trí địa lí, diện tích
Bắc Ninh là tỉnh nằm trong vùng châu thổ Sông Hồng, thuộc khu vực
đồng bằng Bắc Bộ, nằm trong tam giác kinh tế trọng điểm Hà Nội-Hải Phòng-
Quảng Ninh và là cửa ngõ phía Đông Bắc của thủ đô Hà Nội.
- Bắc Ninh nằm ở tọa độ:
+ từ 20o
58’ đến 21o
16’ vĩ độ Bắc
+ từ 105o
54’ đến 106o
19’ kinh độ Đông.
- Ranh giới hành chính:
+ Phía Bắc giáp tỉnh Bắc Giang;
+ Phía Đông và Đông Nam giáp với tỉnh Hải Dương;
+ Phía Nam giáp tỉnh Hưng Yên;
+ Phía Tây giáp thành phố Hà Nội.
- Theo số liệu thống kê năm 2015 (Niên giám thống kê Bắc Ninh-Nhà xuất
bản thống kê, 2016) tỉnh Bắc Ninh có diện tích tự nhiên là 822.7 km2 với tổng
số dân là 1,154 triệu người.
Với vị trí địa lí như vậy, Bắc Ninh được đánh giá là một trong những tỉnh
có nhiều lợi nhất trong cả nước để phát triển kinh tế. Đó cũng là điều kiện
thuận lợi cho sự phát triển nông nghiệp nói chung và phát triển KTTT nói
riêng.
32
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Hình 2.1. Bản đồ hành chính tỉnh Bắc Ninh
Nguồn: Trang Thông tin điện tử tỉnh Bắc Ninh
2.1.1.2. Địa hình và đất đai
* Địa hình
Với vị trí nằm trong vùng đồng bằng Bắc Bộ nên địa hình của tỉnh Bắc
Ninh khá bằng phẳng, có hướng dốc chủ yếu từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang
Đông, được thể hiện qua các dòng chảy nước mặt đổ về sông Cầu, sông Đuống
và sông Thái Bình. Mức độ chênh lệch địa hình trên toàn tỉnh không lớn. Vùng
đồng bằng chiếm phần lớn diện tích toàn tỉnh có độ cao phổ biến từ 3 - 7m so
với mực nước biển và một số vùng thấp trũng ven đê thuộc các huyện Gia
Bình, Lương Tài, Quế Võ. Địa hình trung du đồi núi chiếm tỷ lệ rất nhỏ khoảng
(0,53%) so với tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh được phân bố rải rác thuộc
thành phố Bắc Ninh, thị xã Từ Sơn, huyện Quế Võ. Các đỉnh núi có độ cao phổ
biến từ 60 - 100m, đỉnh cao nhất là núi Bàn Cờ (thành phố Bắc Ninh) cao
171m, tiếp đến là núi Bu (huyện Quế Võ) cao 103m, núi Phật Tích (huyện Tiên
Du) cao 84m và núi Thiên Thai (huyện Gia Bình) cao 71m.
33
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Với nững đặc điểm địa hình nói trên đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc
trồng các loại cây ăn quả, cây công nghiệp, đặc biệt là chăn nuôi.
* Đất đai
Tổng diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh là 82,3 nghìn ha, trong đó:
- Đất nông nghiệp 43,8 nghìn ha chiếm 53,2%.
- Đất lâm nghiệp 0,6 nghìn ha chiếm 0,7%.
- Đất chuyên dùng 16,9 nghìn ha chiếm 20,5%.
- Đất ở 10,2 nghìn ha chiếm 12,4%.
- Đất chưa sử dụng 10,8 nghìn ha chiếm 13,1%.
Bắc Ninh là tỉnh năm ở vùng đông bằng Bắc Bộ, phần lớn diện tích đất
của tỉnh là đất phù sa, có sự phân hóa không lớn theo các địa bàn khác nhau.
Nhìn chung đất đai của tỉnh khá phong phú, tạo điều kiện thuận lợi cho phát
triển các loại hình trang trại trên dịa bàn tỉnh Bắc Ninh với nhiều vật nuôi và
cây trồng khác nhau.
2.1.1.3. Tài nguyên khí hậu
- Nhiệt độ - độ ẩm:
Bắc Ninh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với bốn mùa khá rõ
rệt, có mùa đông lạnh, mùa hè nóng nực. Trong khoảng 12 năm trở lại đây,
nhiệt độ trung bình năm là 24o
C, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là 29.4o
C
(tháng 7), nhiệt độ trung bình thấp nhất là 17.4o
C (tháng 1). Sự chênh lệch
nhiệt độ giữa tháng cao nhất và tháng thấp nhất là 12o
C.
Độ ẩm tương đối trung bình của Bắc Ninh khoảng 81%, độ chênh lệch về
độ ẩm giữa các tháng không lớn, độ ẩm tương đối trung bình thấp nhất từ 72%
đến 75% thường xảy ra từ tháng 10 đến tháng 12 trong năm.
- Lượng mưa:
Lượng mưa trung bình hàng năm tại Bắc Ninh khoảng 1500mm nhưng phân
bổ không đều trong năm. Mùa mưa chủ yếu từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm 80%
tổng lượng mưa cả năm. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau chỉ chiếm
34
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
20% tổng lượng mưa trong năm. Khu vực có lượng mưa trung bình lớn nhất
thuộc thị xã Từ Sơn, huyện Yên Phong, huyện Tiên Du, còn khu vực có lượng
mưa trung bình nhỏ nhất thuộc huyện Quế Võ.
- Số giờ nắng- gió:
Khoảng 12 năm trở lại đây, tổng số giờ nắng trung bình là 1417 giờ, trong
đó tháng có giờ nắng trung bình lớn nhất là tháng 7 với 168 giờ, tháng có giờ
nắng trung bình ít nhất là tháng 1 với 64 giờ. Hàng năm có hai mùa gió chính:
gió mùa Đông Bắc và gió mùa Đông Nam. Gió mùa Đông Bắc thịnh hành từ
tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau, tốc độ gió trung bình vào tháng 1
khoảng 2,6m/s; gió mùa Đông Nam thịnh hành từ tháng 4 đến tháng 9 mang
theo hơi ẩm gây mưa rào, tốc độ trung bình vào tháng 7 khoảng 2,4m/s.
Nhìn chung điều kiện thời tiết, khí hậu của tỉnh Bắc Ninh thuận lợi cho
sinh trưởng phát triển của cây trồng, vật nuôi. Tuy nhiên khi xảy ra hạn hán, lũ
lụt, sâu bệnh… cũng gây khó khăn cho sản xuất nông - lâm- ngư nghiệp.
2.1.1.4. Tài nguyên nước
Mạng lưới sông ngòi thuộc tỉnh Bắc Ninh khá dày đặc, mật độ khá cao từ
1,0 - 1,2km/km2
(theo số liệu của Đài KTTV Bắc Bộ) với 3 hệ thống sông lớn
chảy qua gồm sông Đuống, sông Cầu, sông Thái Bình.
- Sông Đuống: có chiều dài 67km trong đó 42km nằm trên phạm vi tỉnh
Bắc Ninh, tổng lượng nước bình quân năm là 31,6 tỷ m3
. Tại Bến Hồ, mực
nước cao nhất ghi lại là 9,7m, mực nước thấp nhất tại đây là 0,07m; Lưu lượng
dòng chảy vào mùa mưa là 3053,7m3
/s và mùa khô là 728m3
/s.
- Sông Cầu: Có tổng chiều dài là 289km, trong đó đoạn chảy qua tỉnh Bắc
Ninh dài khoảng 69km và đồng thời là ranh giới tỉnh giữa Bắc Ninh với Bắc
Giang, có tổng lưu lượng nước hàng năm khoảng 5 tỷ m3
. Tại Đáp Cầu, mực
nước cao nhất ghi được là 7,84m, mực nước thấp nhất là âm 0,19m. Lưu lượng
dòng chảy vào mùa mưa là khoảng 1288,5m3
/s và vào mùa khô là 52,74m3
/s.
35
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
- Sông Thái Bình: Thuộc hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình, sông có
chiều dài khoảng 93km trong đó đoạn chảy qua tỉnh Bắc Ninh dài 16km, có tổng
lưu lượng nước hàng năm khoảng 35,95 tỷ m3
. Do phần lớn lưu vực sông bắt
nguồn từ các vùng đồi trọc miền Đông Bắc, đất đai bị xói mòn nhiều nên hàm
lượng phù sa lớn. Mặt khác, với đặc điểm lòng sông rộng, độ dốc thấp và đáy
nông nên sông Thái Bình là một trong những sông có lượng phù sa bồi đắp nhiều
nhất. Tại trạm thủy văn Cát Khê, lưu lượng dòng chảy vào mùa mưa là khoảng
2224,71m3
/s và vào mùa khô là 336,45m3
/s.
Ngoài ra trên địa bàn tỉnh còn có sông Cà Lồ nằm ở phía Tây của tỉnh,
một phần của sông có chiều dài 6,5km là đường ranh giới tỉnh giữa Bắc Ninh
với thành phố Hà Nội và hệ thống sông ngòi nội địa như sông Ngũ Huyện Khê,
sông Dâu, sông Bội, sông Tào Khê, sông Đồng Khởi, sông Đại Quảng Bình.
Với hệ thống sông ngòi khá dày đặc và có lưu lượng nước mặt dồi dào,
thủy văn của tỉnh Bắc Ninh đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác tưới
và tiêu thoát nước trên địa bàn toàn tỉnh.
2.1.1.5. Tài nguyên sinh vật
Thực vật của Bắc Ninh chủ yếu là cây trồng hàng năm, cây trồng lâu năm
và rừng trồng. Trong đó diện tích cây trồng hàng năm chiếm 54% diện tích đất
tự nhiên, diện tích đất trồng cây lâu năm và đất rừng trồng chiếm diện tích chỉ
xấp xỉ 1%. Tài nguyên rừng không lớn, chủ yếu là rừng trồng. Tổng diện tích
đất rừng là 661,26 ha phân bố tập trung ở Quế Võ (317,9 ha) và Tiên Du
(254,95 ha). Tổng trữ lượng gỗ ước tính 3.279 m³, trong đó rừng phòng hộ 363
m³, rừng đặc dụng 2916 m³.
2.1.2. Các nhân tố kinh tế - xã hội
2.1.2.1. Dân cư và nguồn lao động
Năm 2016, dân số Bắc Ninh là 1.153.600 người, chỉ chiếm 1,21% dân số
cả nước và đứng thứ 39/63 tỉnh, thành phố, trong đó nam 568.055 người và nữ
586.605 người; khu vực thành thị 330.219 người, chiếm 29% dân số toàn tỉnh
và khu vực nông thôn 824.441 người, chiếm 71%. Mật độ dân số Bắc Ninh
năm 2010 đã lên tới 1,262 người/km², gần gấp 5 lần mật độ dân số bình
36
Phát triển kinh tế trang trại Trên địa bàn tỉnh bắc ninh.doc
Phát triển kinh tế trang trại Trên địa bàn tỉnh bắc ninh.doc
Phát triển kinh tế trang trại Trên địa bàn tỉnh bắc ninh.doc
Phát triển kinh tế trang trại Trên địa bàn tỉnh bắc ninh.doc
Phát triển kinh tế trang trại Trên địa bàn tỉnh bắc ninh.doc
Phát triển kinh tế trang trại Trên địa bàn tỉnh bắc ninh.doc
Phát triển kinh tế trang trại Trên địa bàn tỉnh bắc ninh.doc
Phát triển kinh tế trang trại Trên địa bàn tỉnh bắc ninh.doc
Phát triển kinh tế trang trại Trên địa bàn tỉnh bắc ninh.doc
Phát triển kinh tế trang trại Trên địa bàn tỉnh bắc ninh.doc
Phát triển kinh tế trang trại Trên địa bàn tỉnh bắc ninh.doc
Phát triển kinh tế trang trại Trên địa bàn tỉnh bắc ninh.doc
Phát triển kinh tế trang trại Trên địa bàn tỉnh bắc ninh.doc
Phát triển kinh tế trang trại Trên địa bàn tỉnh bắc ninh.doc
Phát triển kinh tế trang trại Trên địa bàn tỉnh bắc ninh.doc
Phát triển kinh tế trang trại Trên địa bàn tỉnh bắc ninh.doc
Phát triển kinh tế trang trại Trên địa bàn tỉnh bắc ninh.doc
Phát triển kinh tế trang trại Trên địa bàn tỉnh bắc ninh.doc
Phát triển kinh tế trang trại Trên địa bàn tỉnh bắc ninh.doc
Phát triển kinh tế trang trại Trên địa bàn tỉnh bắc ninh.doc
Phát triển kinh tế trang trại Trên địa bàn tỉnh bắc ninh.doc
Phát triển kinh tế trang trại Trên địa bàn tỉnh bắc ninh.doc
Phát triển kinh tế trang trại Trên địa bàn tỉnh bắc ninh.doc
Phát triển kinh tế trang trại Trên địa bàn tỉnh bắc ninh.doc
Phát triển kinh tế trang trại Trên địa bàn tỉnh bắc ninh.doc
Phát triển kinh tế trang trại Trên địa bàn tỉnh bắc ninh.doc
Phát triển kinh tế trang trại Trên địa bàn tỉnh bắc ninh.doc
Phát triển kinh tế trang trại Trên địa bàn tỉnh bắc ninh.doc
Phát triển kinh tế trang trại Trên địa bàn tỉnh bắc ninh.doc
Phát triển kinh tế trang trại Trên địa bàn tỉnh bắc ninh.doc
Phát triển kinh tế trang trại Trên địa bàn tỉnh bắc ninh.doc
Phát triển kinh tế trang trại Trên địa bàn tỉnh bắc ninh.doc
Phát triển kinh tế trang trại Trên địa bàn tỉnh bắc ninh.doc
Phát triển kinh tế trang trại Trên địa bàn tỉnh bắc ninh.doc
Phát triển kinh tế trang trại Trên địa bàn tỉnh bắc ninh.doc
Phát triển kinh tế trang trại Trên địa bàn tỉnh bắc ninh.doc
Phát triển kinh tế trang trại Trên địa bàn tỉnh bắc ninh.doc
Phát triển kinh tế trang trại Trên địa bàn tỉnh bắc ninh.doc
Phát triển kinh tế trang trại Trên địa bàn tỉnh bắc ninh.doc

More Related Content

Similar to Phát triển kinh tế trang trại Trên địa bàn tỉnh bắc ninh.doc

Khóa Luận Tốt Nghiệp Hoàn Thiện Công Tác Thanh Tra Lao Động Tại Tỉnh Quảng Ng...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Hoàn Thiện Công Tác Thanh Tra Lao Động Tại Tỉnh Quảng Ng...Khóa Luận Tốt Nghiệp Hoàn Thiện Công Tác Thanh Tra Lao Động Tại Tỉnh Quảng Ng...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Hoàn Thiện Công Tác Thanh Tra Lao Động Tại Tỉnh Quảng Ng...
Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 

Similar to Phát triển kinh tế trang trại Trên địa bàn tỉnh bắc ninh.doc (20)

Phát Triển Du Lịch Tỉnh Bo Kẹo Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào Giai Đoạn 2010-2...
Phát Triển Du Lịch Tỉnh Bo Kẹo Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào Giai Đoạn 2010-2...Phát Triển Du Lịch Tỉnh Bo Kẹo Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào Giai Đoạn 2010-2...
Phát Triển Du Lịch Tỉnh Bo Kẹo Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào Giai Đoạn 2010-2...
 
Đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà trên địa bàn xã Kiên Thành, huyện Trấn...
Đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà trên địa bàn xã Kiên Thành, huyện Trấn...Đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà trên địa bàn xã Kiên Thành, huyện Trấn...
Đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà trên địa bàn xã Kiên Thành, huyện Trấn...
 
Hoàn Thiện Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam ...
Hoàn Thiện Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam ...Hoàn Thiện Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam ...
Hoàn Thiện Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam ...
 
Luận văn: Quản lý tài chính tại Chi cục quản lý thị trường, HOT
Luận văn: Quản lý tài chính tại Chi cục quản lý thị trường, HOTLuận văn: Quản lý tài chính tại Chi cục quản lý thị trường, HOT
Luận văn: Quản lý tài chính tại Chi cục quản lý thị trường, HOT
 
Tạo Động Lực Làm Việc Cho Bác Sĩ Tuyến Huyện Thuộc Sở Y Tế Tỉnh Thừa Thiên Hu...
Tạo Động Lực Làm Việc Cho Bác Sĩ Tuyến Huyện Thuộc Sở Y Tế Tỉnh Thừa Thiên Hu...Tạo Động Lực Làm Việc Cho Bác Sĩ Tuyến Huyện Thuộc Sở Y Tế Tỉnh Thừa Thiên Hu...
Tạo Động Lực Làm Việc Cho Bác Sĩ Tuyến Huyện Thuộc Sở Y Tế Tỉnh Thừa Thiên Hu...
 
Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng Cơ Bản Từ Ngân Sách Nhà Nước Tại Tổng Cục Thống Kê, B...
Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng Cơ Bản Từ Ngân Sách Nhà Nước Tại Tổng Cục Thống Kê, B...Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng Cơ Bản Từ Ngân Sách Nhà Nước Tại Tổng Cục Thống Kê, B...
Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng Cơ Bản Từ Ngân Sách Nhà Nước Tại Tổng Cục Thống Kê, B...
 
Nghiên Cứu Đặc Điểm Dân Số, Nguồn Lao Động Tỉnh Thái Nguyên Giai Đoạn 2009 - ...
Nghiên Cứu Đặc Điểm Dân Số, Nguồn Lao Động Tỉnh Thái Nguyên Giai Đoạn 2009 - ...Nghiên Cứu Đặc Điểm Dân Số, Nguồn Lao Động Tỉnh Thái Nguyên Giai Đoạn 2009 - ...
Nghiên Cứu Đặc Điểm Dân Số, Nguồn Lao Động Tỉnh Thái Nguyên Giai Đoạn 2009 - ...
 
Luận văn: Huy động vốn tiền gửi của ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Vi...
Luận văn: Huy động vốn tiền gửi của ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Vi...Luận văn: Huy động vốn tiền gửi của ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Vi...
Luận văn: Huy động vốn tiền gửi của ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Vi...
 
Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Huyện Lập Thạch, Tỉnh Vĩnh Phúc.doc
Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Huyện Lập Thạch, Tỉnh Vĩnh Phúc.docPhát Triển Kinh Tế Trang Trại Huyện Lập Thạch, Tỉnh Vĩnh Phúc.doc
Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Huyện Lập Thạch, Tỉnh Vĩnh Phúc.doc
 
Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm 2019 của thành phố Tuyên ...
Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm 2019 của thành phố Tuyên ...Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm 2019 của thành phố Tuyên ...
Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm 2019 của thành phố Tuyên ...
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Hoàn Thiện Công Tác Thanh Tra Lao Động Tại Tỉnh Quảng Ng...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Hoàn Thiện Công Tác Thanh Tra Lao Động Tại Tỉnh Quảng Ng...Khóa Luận Tốt Nghiệp Hoàn Thiện Công Tác Thanh Tra Lao Động Tại Tỉnh Quảng Ng...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Hoàn Thiện Công Tác Thanh Tra Lao Động Tại Tỉnh Quảng Ng...
 
Luận văn: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHTM CP Quốc Tế Việt Nam - Chi n...
Luận văn: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHTM CP Quốc Tế Việt Nam - Chi n...Luận văn: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHTM CP Quốc Tế Việt Nam - Chi n...
Luận văn: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHTM CP Quốc Tế Việt Nam - Chi n...
 
Hoạt động xuất khẩu của công ty cổ phần dệt may Vinatex Đà Nẵng sang thị trườ...
Hoạt động xuất khẩu của công ty cổ phần dệt may Vinatex Đà Nẵng sang thị trườ...Hoạt động xuất khẩu của công ty cổ phần dệt may Vinatex Đà Nẵng sang thị trườ...
Hoạt động xuất khẩu của công ty cổ phần dệt may Vinatex Đà Nẵng sang thị trườ...
 
Quản Lý Thu Ngân Sách Nhà Nước Tại Thành Phố Tây Ninh - Tỉnh Tây Ninh.doc
Quản Lý Thu Ngân Sách Nhà Nước Tại Thành Phố Tây Ninh - Tỉnh Tây Ninh.docQuản Lý Thu Ngân Sách Nhà Nước Tại Thành Phố Tây Ninh - Tỉnh Tây Ninh.doc
Quản Lý Thu Ngân Sách Nhà Nước Tại Thành Phố Tây Ninh - Tỉnh Tây Ninh.doc
 
Quản Lý Tài Chính Tại Trƣờng Đại Học Khoa Học, Đại Học Huế.doc
Quản Lý Tài Chính Tại Trƣờng Đại Học Khoa Học, Đại Học Huế.docQuản Lý Tài Chính Tại Trƣờng Đại Học Khoa Học, Đại Học Huế.doc
Quản Lý Tài Chính Tại Trƣờng Đại Học Khoa Học, Đại Học Huế.doc
 
Động Lực Làm Việc Của Công Chức Cấp Xã, Huyện Yên Lạc, Tỉnh Vĩnh Phúc.doc
Động Lực Làm Việc Của Công Chức Cấp Xã, Huyện Yên Lạc, Tỉnh Vĩnh Phúc.docĐộng Lực Làm Việc Của Công Chức Cấp Xã, Huyện Yên Lạc, Tỉnh Vĩnh Phúc.doc
Động Lực Làm Việc Của Công Chức Cấp Xã, Huyện Yên Lạc, Tỉnh Vĩnh Phúc.doc
 
Luận văn: Tác động của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế tỉnh Quảng Ninh
Luận văn: Tác động của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế tỉnh Quảng NinhLuận văn: Tác động của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế tỉnh Quảng Ninh
Luận văn: Tác động của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế tỉnh Quảng Ninh
 
Nghiên cứu tổ chức Lãnh thổ du lịch tỉnh thái nguyên.doc
Nghiên cứu tổ chức Lãnh thổ du lịch tỉnh thái nguyên.docNghiên cứu tổ chức Lãnh thổ du lịch tỉnh thái nguyên.doc
Nghiên cứu tổ chức Lãnh thổ du lịch tỉnh thái nguyên.doc
 
Luận văn: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Agribank
Luận văn: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của AgribankLuận văn: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Agribank
Luận văn: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Agribank
 
Luận Văn Thạc Sĩ Theo Định Hướng Ứng Dụng Tài Chính Ngân Hàng.docx
Luận Văn Thạc Sĩ Theo Định Hướng Ứng Dụng Tài Chính Ngân Hàng.docxLuận Văn Thạc Sĩ Theo Định Hướng Ứng Dụng Tài Chính Ngân Hàng.docx
Luận Văn Thạc Sĩ Theo Định Hướng Ứng Dụng Tài Chính Ngân Hàng.docx
 

More from DV Viết Luận văn luanvanmaster.com ZALO 0973287149

More from DV Viết Luận văn luanvanmaster.com ZALO 0973287149 (20)

Ảnh Hưởng Của Marketing Quan Hệ Đến Lòng Trung Thành Của Khách Hàng.Tình Huốn...
Ảnh Hưởng Của Marketing Quan Hệ Đến Lòng Trung Thành Của Khách Hàng.Tình Huốn...Ảnh Hưởng Của Marketing Quan Hệ Đến Lòng Trung Thành Của Khách Hàng.Tình Huốn...
Ảnh Hưởng Của Marketing Quan Hệ Đến Lòng Trung Thành Của Khách Hàng.Tình Huốn...
 
Phát triển nguồn nhân lực tại Uỷ ban nhân dân huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi...
Phát triển nguồn nhân lực tại Uỷ ban nhân dân huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi...Phát triển nguồn nhân lực tại Uỷ ban nhân dân huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi...
Phát triển nguồn nhân lực tại Uỷ ban nhân dân huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi...
 
Báo cáo tốt Nghiệp tài chính hợp nhất tại tổng công ty Indochina gol...
Báo cáo tốt Nghiệp  tài chính hợp nhất tại tổng công ty Indochina gol...Báo cáo tốt Nghiệp  tài chính hợp nhất tại tổng công ty Indochina gol...
Báo cáo tốt Nghiệp tài chính hợp nhất tại tổng công ty Indochina gol...
 
Tạo động lực thúc đẩy nhân viên làm việc tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt...
Tạo động lực thúc đẩy nhân viên làm việc tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt...Tạo động lực thúc đẩy nhân viên làm việc tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt...
Tạo động lực thúc đẩy nhân viên làm việc tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt...
 
Phát triển công nghiệp trên địa bàn Thành phố Tam Kỳ, Tỉnh Quảng Na...
Phát triển công nghiệp trên địa bàn Thành phố Tam Kỳ, Tỉnh Quảng Na...Phát triển công nghiệp trên địa bàn Thành phố Tam Kỳ, Tỉnh Quảng Na...
Phát triển công nghiệp trên địa bàn Thành phố Tam Kỳ, Tỉnh Quảng Na...
 
Giải pháp phát triển cho vay xuất nhập khẩu tại ngân hàng NN&PTNN ch...
Giải pháp phát triển cho vay xuất nhập khẩu tại ngân hàng NN&PTNN ch...Giải pháp phát triển cho vay xuất nhập khẩu tại ngân hàng NN&PTNN ch...
Giải pháp phát triển cho vay xuất nhập khẩu tại ngân hàng NN&PTNN ch...
 
Hoàn thiện công tác lập báo cáo tài chính hợp nhất tại tổng công ...
Hoàn thiện công tác lập báo cáo tài chính hợp nhất tại tổng công ...Hoàn thiện công tác lập báo cáo tài chính hợp nhất tại tổng công ...
Hoàn thiện công tác lập báo cáo tài chính hợp nhất tại tổng công ...
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản trị thành tích nhân viên tại Cục Hải quan TP Đà Nẵng.doc
Luận Văn Thạc Sĩ  Quản trị thành tích nhân viên tại Cục Hải quan TP Đà Nẵng.docLuận Văn Thạc Sĩ  Quản trị thành tích nhân viên tại Cục Hải quan TP Đà Nẵng.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Quản trị thành tích nhân viên tại Cục Hải quan TP Đà Nẵng.doc
 
Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân tại cục thuế Tỉ...
Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân tại cục thuế Tỉ...Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân tại cục thuế Tỉ...
Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân tại cục thuế Tỉ...
 
Đề Tài Phát triển bền vững nông nghiệp Huyện Ba Tơ, Tỉnh Quảng Ngãi....
Đề Tài Phát triển bền vững nông nghiệp Huyện Ba Tơ, Tỉnh Quảng Ngãi....Đề Tài Phát triển bền vững nông nghiệp Huyện Ba Tơ, Tỉnh Quảng Ngãi....
Đề Tài Phát triển bền vững nông nghiệp Huyện Ba Tơ, Tỉnh Quảng Ngãi....
 
Hoàn thiện công tác bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện Phong Điền, tỉnh Thừa T...
Hoàn thiện công tác bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện Phong Điền, tỉnh Thừa T...Hoàn thiện công tác bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện Phong Điền, tỉnh Thừa T...
Hoàn thiện công tác bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện Phong Điền, tỉnh Thừa T...
 
Đề Tài Luận VănPhát triển sản phẩm du lịch tại thành phố Đà Nẵng.doc
Đề Tài Luận VănPhát triển sản phẩm du lịch tại thành phố Đà Nẵng.docĐề Tài Luận VănPhát triển sản phẩm du lịch tại thành phố Đà Nẵng.doc
Đề Tài Luận VănPhát triển sản phẩm du lịch tại thành phố Đà Nẵng.doc
 
Đào tạo nghề cho lao động thuộc diện thu hồi đất trên địa bàn Thàn...
Đào tạo nghề cho lao động thuộc diện thu hồi đất trên địa bàn Thàn...Đào tạo nghề cho lao động thuộc diện thu hồi đất trên địa bàn Thàn...
Đào tạo nghề cho lao động thuộc diện thu hồi đất trên địa bàn Thàn...
 
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Xây dựng chính sách Marketing tạ...
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Xây dựng chính sách Marketing tạ...Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Xây dựng chính sách Marketing tạ...
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Xây dựng chính sách Marketing tạ...
 
Đề Tài Nghiên cứu rủi ro cảm nhận đối với mua hàng thời trang trực tuyến.docx
Đề Tài Nghiên cứu rủi ro cảm nhận đối với mua hàng thời trang trực tuyến.docxĐề Tài Nghiên cứu rủi ro cảm nhận đối với mua hàng thời trang trực tuyến.docx
Đề Tài Nghiên cứu rủi ro cảm nhận đối với mua hàng thời trang trực tuyến.docx
 
Giải pháp nâng cao động lực thúc đẩy người lao động tại công ty khai...
Giải pháp nâng cao động lực thúc đẩy người lao động tại công ty khai...Giải pháp nâng cao động lực thúc đẩy người lao động tại công ty khai...
Giải pháp nâng cao động lực thúc đẩy người lao động tại công ty khai...
 
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...
 
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...
 
Quản trị quan hệ khách hàng tại Chi nhánh Viettel Đà Nẵng – Tập đoàn Viễn thô...
Quản trị quan hệ khách hàng tại Chi nhánh Viettel Đà Nẵng – Tập đoàn Viễn thô...Quản trị quan hệ khách hàng tại Chi nhánh Viettel Đà Nẵng – Tập đoàn Viễn thô...
Quản trị quan hệ khách hàng tại Chi nhánh Viettel Đà Nẵng – Tập đoàn Viễn thô...
 
Đề Tài Đánh giá thành tích đội ngũ giảng viên trường Đại Học Phạm ...
Đề Tài Đánh giá thành tích đội ngũ giảng viên trường Đại Học Phạm ...Đề Tài Đánh giá thành tích đội ngũ giảng viên trường Đại Học Phạm ...
Đề Tài Đánh giá thành tích đội ngũ giảng viên trường Đại Học Phạm ...
 

Recently uploaded

26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
ltbdieu
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
Xem Số Mệnh
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
dnghia2002
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Kabala
 

Recently uploaded (20)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 

Phát triển kinh tế trang trại Trên địa bàn tỉnh bắc ninh.doc

  • 1. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM PHAN THỊ DẢN PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ HỌC THÁI NGUYÊN - 2018
  • 2. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM PHAN THỊ DẢN PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH Ngành: Địa lí học Mã ngành: 8.31.05.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Việt Tiến THÁI NGUYÊN - 2018
  • 3. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng, nội dung, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính trung thực của luận văn. Thái Nguyên, ngày…….tháng……năm 2018 Tác giả luận văn Phan Thị Dản i
  • 4. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, trước hết, em xin chân thành cảm ơn Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên, Khoa Địa lí, cảm ơn các quý thầy - cô giáo đã truyền đạt cho em những kiến thức quý báu trong suốt quá trình học tập và rèn luyện tại trường. Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Việt Tiến người đã dành nhiều thời gian, công sức chỉ bảo, tạo điều kiện giúp đỡ để tôi hoàn thành tốt luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn chi cục Phát triển Nông thôn, Sở Nông nghiệp, Sở thống kê tỉnh Bắc Ninh và các chủ trang trại đã nhiệt tình giúp đỡ, cung cấp số liệu, các thông tin cần thiết để phục vụ cho quá trình nghiên cứu hoàn thiện đề tài này. Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn tới các bạn bè và người thân đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi hoàn thành khóa luận này. Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày ……. tháng…….. năm 2018 Tác giả luận văn Phan Thị Dản ii
  • 5. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN.................................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................... ii MỤC LỤC........................................................................................................... iii DANH MỤC NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT............................................................ iv DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................... v DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................... vi MỞ ĐẦU............................................................................................................. 1 1. Lí do chọn đề tài .............................................................................................. 1 2. Lịch sử nghiên cứu đề tài................................................................................. 1 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài ................................................... 4 4. Giới hạn nghiên cứu. ....................................................................................... 5 5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu .......................................................... 5 6. Những đóng góp chính của luận văn ............................................................... 7 7. Cấu trúc của luận văn ...................................................................................... 7 Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ KINH TẾ TRANG TRẠI ...... 8 1.1. Cơ sở lí luận .................................................................................................. 8 1.1.1. Tổng quan chung về trang trại và kinh tế trang trại .................................. 8 1.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự hình thành và phát triển kinh tế trang trại ............................................................................................................ 17 1.2. Cơ sở thực tiễn ............................................................................................ 22 1.2.1. Khái quát tình hình phát triển kinh tế trang trại ở Việt Nam .................. 23 1.2.2. Tình hình phát triển kinh tế trang trại ở Đồng bằng sông Hồng ............. 28 Chương 2. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI Ở TỈNH BẮC NINH GIAI ĐOẠN 2010 - 2016 ........................................................................................................ 32 2.1. Các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh Bắc Ninh ......... 32 2.1.1. Các nhân tố tự nhiên ................................................................................ 32 2.1.2. Các nhân tố kinh tế - xã hội ..................................................................... 36 iii
  • 6. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 2.2. Phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2010 - 2016 .......... 41 2.2.1. Khái quát chung về phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh Bắc Ninh ........... 41 2.2.2. Hiệu quả sản xuất của các mô hình KTTT ở tỉnh Bắc Ninh ................... 49 2.2.3. Một số gương điển hình về phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh ..................................................................................................... 53 Chương 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI Ở TỈNH BẮC NINH TỚI 2020, TẦM NHÌN 2030 ................................................................................................................... 61 3.1. Quan điểm, mục tiêu, định hướng phát triển KTTT ................................... 61 3.1.1. Quan điểm ................................................................................................ 61 3.1.2. Mục tiêu ................................................................................................... 62 3.1.3. Định hướng .............................................................................................. 63 3.2. Một số giải pháp phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh Bắc Ninh................... 63 3.2.1. Giải pháp về đất đai ................................................................................. 63 3.2.2. Giải pháp về vốn ...................................................................................... 64 3.2.3. Giải pháp về lao động .............................................................................. 65 3.2.4. Giải pháp về thị trường và phát triển công nghệ chế biến ...................... 66 3.2.5. Giải pháp về khoa học và công nghệ ....................................................... 67 3.2.6. Giải pháp về đầu tư xây dựng, hoàn thiện cơ sở hạ tầng nông thôn ....... 68 3.2.7. Nâng cao trình độ dân trí và trình độ chuyên môn cho chủ trang trại ..... 68 3.3. Kiến nghị .................................................................................................... 70 3.3.1. Đối với Trung ương ................................................................................. 70 3.3.2. Đối với địa phương và chủ trang trại ....................................................... 70 KẾT LUẬN....................................................................................................... 71 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 73 iv
  • 7. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM DANH MỤC NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nghĩa đầy đủ BTB & DH NTB Bắc trung Bộ và Duyên Hải Nam Trung Bộ CNH - HĐH Công nghiệp hóa - hiện đại hóa ĐBSH Đồng bằng sông Hồng GCNKTTT Giấy chứng nhận kinh tế trang trại HTX Hợp tác xã KH-CN Khoa học - công nghệ KT-XH Kinh tế - xã hội KTTT Kinh tế trang trại NN & PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn SX Sản xuất SXKD Sản xuất kinh doanh TDMNPB Trung du miền núi phía Bắc TT Trang trại VAC Vườn - ao - chuồng iv
  • 8. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Số trang trại của cả nước phân theo các vùng kinh tế giai đoạn từ 2011- 2016 ................................................................................ 26 Bảng 1.2. Số trang trại của cả nước phân theo các lĩnh vực sản xuất năm 2011- 2016.................................................................................... 27 Bảng 1.3: Số trang trại của Đồng bằng sông Hồng so với cả nước giai đoạn từ 2009 - 2016 ...................................................................... 29 Bảng 1.4. Số trang trại vùng ĐB sông Hồng phân theo lĩnh vực sản xuất giai đoạn 2011 - 2016 ................................................................... 30 Bảng 2.1. Dân số và mật độ dân số tỉnh Bắc Ninh năm 2015 ...................... 37 Bảng 2.2. Số lượng trang trại ở tỉnh Bắc Ninh so với Đồng bằng sông Hồng giai đoạn 2011 - 2016 ......................................................... 41 Bảng 2.3. Số lượng trang trại và các loại hình trang trại trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh qua các năm .................................................................. 44 Bảng 2.4. Cơ cấu sử dụng đất của các trang trại năm 2016 .......................... 44 Bảng 2.5. Bình quân diện tích đất của trang trại năm 2016 .......................... 45 Bảng 2.6. Lao động trang trại trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh năm 2016 ........... 45 Bảng 2.7. Vốn sản xuất kinh doanh bình quân/trang trại theo loại hình của tỉnh Bắc Ninh năm 2016 ........................................................ 47 Bảng 2.8. Số trang trại phân theo đơn vị hành chính tỉnh Bắc Ninh ............ 48 Bảng 2.9. Giá trị sản phẩm thu được trên một ha đất trồng trọt và mặt nước nuôi trồng thủy sản .............................................................. 50 v
  • 9. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1. Số trang trại vùng đồng bằng sông Hồng so với cả nước.............29 Hình 1.2. Số trang trại vùng đồng bằng sông Hồng phân theo lĩnh vực sản xuất giai đoạn 2011 - 2016 30 Hình 2.1. Bản đồ hành chính tỉnh Bắc Ninh.................................................33 Hình 2.2. Số lượng trang trại của tỉnh Bắc Ninh giai đoạn từ 2011 - 2016..43 Hình 2.3. Cơ cấu lao động đã qua đào tạo của các loại hình trang trại trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh 47 Hình 2.4. Bản đồ thực trạng phát triển kinh tế trang trại tỉnh Bắc Ninh ......52 vi
  • 10. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Trang trại là một loại hình sản xuất nông nghiệp được hình thành tương đối sớm trên thế giới, tùy theo từng thời kì, từng giai đoạn khác nhau mà có tên gọi và những hình thức khác nhau nhưng đều có đặc điểm chung là sản xuất hàng hóa tự chủ có quy mô. Phát triển kinh tế trang trại là xu hướng tất yếu trong sản xuất nông nghiệp, nông thôn hiện nay. Phát triển kinh tế trang trại đã góp phần quan trọng trong quá trình chuyển dịch, tích tụ ruộng đất gắn liền với quá trình phân công lại lao động ở nông thôn, từng bước chuyển dịch lao động nông nghiệp sang làm các ngành phi nông nghiệp, thúc đẩy tiến trình công nghiệp hoá trong nông nghiệp và nông thôn. Ở Việt Nam, những năm gần đây mô hình kinh tế trang trại phát triển rất mạnh, ngày càng trở thành một hướng đi đúng đắn, phù hợp với xu thế phát triển chung của thế giới. Bắc Ninh nằm trong vùng Đồng bằng sông Hồng nên có nhiều điều kiện để phát triển kinh tế trang trại. Những năm qua, nhờ phát triển kinh tế trang trại đã làm cho cơ cấu sản xuất nông nghiệp có sự chuyển dịch mạnh mẽ, từ sản xuất tự túc, nay đã chuyển mạnh sang sản xuất hàng hoá. Toàn tỉnh hiện có khoảng 3.000 trang trại, gia trại, trong đó có 147 trang trại đạt tiêu chí mới theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Bình quân mỗi trang trại có tổng vốn đầu tư từ 300-400 triệu đồng, giá trị sản xuất 250-300 triệu đồng/năm, giải quyết việc làm cho 11.000 lao động thường xuyên và gần 30.000 lao động thời vụ. Tuy chỉ chiếm 10% trên tổng diện tích đất nông nghiệp, nhưng giá trị sản xuất của khu vực này chiếm tới hơn 20% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp toàn tỉnh. Những thành tựu đó là rất đáng khích lệ, tuy nhiên việc phát triển trang trại còn gặp không ít rủi ro, chưa thật ổn định, bền vững; mặc dù tiềm năng, nhu cầu phát triển và khả năng đóng góp của mô hình kinh tế trang trại của tỉnh còn rất lớn. Xuất phát từ những vấn đề nêu trên tôi quyết định chọn đề tài nghiên cứu: “Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh”. 2. Lịch sử nghiên cứu đề tài 1
  • 11. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 2.1. Trên thế giới Kinh tế trang trại bắt đầu ra đời tại Tây Âu, gắn liền với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất. Trên thế giới đã có rất nhiều tác giả và công trình nghiên cứu về KTTT như: Năm 1952, Taylo cùng với một số nhà khoa học của khoa kinh tế nông nghiệp trường đại học Minnesota của Hoa Kì đã tìm ra được lý thuyết cũng như mô hình phát triển kinh tế trang trại gần như ngày nay. Bài viết “Sự gắn kết chặt chẽ của mối quan hệ ngược giữa quy mô trang trại và năng suất. Một hướng phân tích theo kinh nghiệm chủ nghĩa về sản xuất nông nghiệp” của Carter và Michael công bố 1998. Nghiên cứu “Quy mô trang trại, năng suất và hiệu quả kinh tế. Sự khác nhau về hiệu quả dựa trên quy mô trang trại của Honduras” của Gillian và Daniel O tại hội thảo hàng năm của Hiệp hội Kinh tế trang trại Hoa Kỳ năm 1998 đã nhận thấy với một số nhóm nông trại ở Honduras, lợi nhuận giảm dần khi quy mô trang trại tăng. Tác phẩm “Cơ cấu nông nghiệp và sản xuất tại các nước đang phát triển” (năm 2000) của Berry và William Đại học John Hopkin cho thấy đất đai đã được sử dụng hiệu quả hơn tại các nước đang phát triển nhờ phát triển các trang trại gia đình. Tương tự như nghiên cứu của Carter và Michael về quy mô trang trại của Honduras, các nghiên cứu về “Mối quan hệ giữa quy mô trang trại và năng suất trang trại” của Feeder và Gershon, công bố 2002; “Trang trại gia đình trong một thế giới toàn cầu hóa” của Michael Lipton (năm 2005) khuyến cáo các trang trại không nên mở rộng quy mô quá lớn trong điều kiện trình độ quản lí, khả năng trang bị, ứng dụng KHKT còn hạn chế sẽ làm năng suất và hiệu quả trang trại sẽ giảm sút. Ngoài những công trình công bố của các nhà nghiên cứu, vấn đề KTTT cũng được các chính trị gia quan tâm: Các Mác đã khẳng định những đặc trưng cơ bản của trang trại gia đình là sản xuất hàng hóa khác với sản xuất tiểu nông là tự cung tự cấp, nhưng có điểm giống nhau là lấy gia đình làm cơ sở làm nòng cốt. Lê Nin đã phân biệt khái niệm kinh tế trang trại “Người chủ trang trại bán ra thị trường 2
  • 12. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM hầu hết các sản phảm làm ra, còn tiểu nông thì dùng đại bộ phận sản phẩm sản xuất được, mua bán càng ít càng tốt”. Năm 1985, tổng thống Ronald Reagan đưa ra một bộ luật mới về trang trại, nhằm quản lí hoạt động và nâng cao khả năng cạnh tranh quốc tế của các nông sản hàng hóa. 2.2. Ở Việt Nam Nông nghiệp nông thôn nói chung, phát triển kinh tế trang trại trong nông nghiệp nói riêng là một trong những vấn đề được Đảng và Nhà nước luôn quan tâm. KTTT được du nhập và phát triển ở Việt Nam chủ yếu từ những năm đầu thập niên 90 trở lại đây và nhanh chóng trở thành chủ đề nghiên cứu được nhiều cơ quan khoa học, nhiều nhà nghiên cứu và cán bộ chỉ đạo thực tiễn quan tâm. Trong đó nhiều công trình đã được công bố như: “Kinh tế trang trại gia đình trên thế giới và châu Á”(1993) của Nguyễn Điền, Trần Đức; Trần Huy Năng đã trình bày tình hình và kinh nghiệm phát triển kinh tế trang trại gia đình trên thế giới nói chung, một số nước châu Á nói riêng và rút ra những nhận xét cụ thể; Lê Đình Thắng (1993) với nghiên cứu “Phát triển kinh tế hộ theo hướng sản xuất hàng hoá”, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. “Mô hình KTTT vùng đồi núi”của Trần Đức, NXB Nông Nghiệp Hà Nội- 1998. Trong công trình này đã đưa ra các vấn đề phương pháp luận về kinh tế trang trại, một số mô hình trang trại và các vấn đề kinh tế trang trại vùng đồi núi nước ta. “Thực trạng và giải pháp phát triển KTTT trong thời kì CNH- HĐH ở Việt Nam” của GS.TS Nguyễn Đình Hương công bố 2000 đã đề cập những vấn đề lý luận và thực tiễn phát triển KTTT ở nước ta từ đó đưa ra một số định hướng và giải pháp cho phát triển kinh tế trang trại trong thời kì công nghiệp hóa- hiện đại hóa. Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam thời kì đổi mới” của PGS.TS Nguyễn Sinh Cúc- NXB Thống kê - 2003 đã đề cập tới các tiêu chí, cũng như thực trạng và xu hướng phát triển kinh tế trang trại ở nước ta. 3
  • 13. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM “Địa lí kinh tế xã hội đại cương” của PGS.TS Nguyễn Minh Tuệ (chủ biên) -2007 cũng đã đề cập tới những nét cơ bản nhất của hình thức trang trại như nguồn gốc, lịch sử ra đời cũng như đặc điểm của hình thức trang trại… Vấn đề trang trại cũng là đề tài nghiên cứu của nhiều luận văn thạc sĩ trên các địa bàn khác nhau: “Nghiên cứu thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bản huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên”, của Trần Thị Bích Hồng (2007), Luận văn thạc sĩ kinh tế, trường đại học kinh tế và quản trị kinh doanh Thái Nguyên. “Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp phát triển kinh tế trang trại nông lâm kết hợp do thanh niên làm chủ trên địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên”, của Vũ Thị Nguyệt Minh (2010), Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp, trường đại học nông lâm Thái Nguyên. “Kinh tế trang trại ở tỉnh Thái Nguyên: tiềm năng, hiện trạng và giải pháp phát triển” 2012 của Đỗ Thị Thu Hiền. “Nghiên cứu một số giải pháp phát triển kinh tế trang trại ở huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam”, của Trần Quốc Đạt (2012), Luận văn thạc sĩ kinh tế, trường Đại học Đà Nẵng. “Phát triển kinh tế trang trại huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc” - 2015 của Dương Thị Phương. Mỗi tác giả đã đưa ra một hướng nghiên cứu riêng và đi sâu vào từng khía cạnh khác nhau. Đây là những công trình nghiên cứu có tính lí luận và thực tiễn cao về kinh tế trang trại. Là định hướng quan trọng cho tác giả trong quá trình nghiên cứu đề tài. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 3.1. Mục tiêu nghiên cứu Dựa trên cơ sở lí luận và thực tiễn về kinh tế trang trại, đề tài tập trung nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng và thực trạng phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh Bắc Ninh, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh một cách có hiệu quả và bễn vững. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu 4
  • 14. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM - Hệ thống hoá được những vấn đề cơ bản về lý luận và thực tiễn về kinh tế trang trại. - Phân tích các nguyên nhân đã ảnh hưởng đến sự phát triển của kinh tế trang trại ở tỉnh Bắc Ninh. - Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế trang trại tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2010 - 2016 - Đề xuất một số giải pháp chủ yếu thúc đẩy sự phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh Bắc Ninh giai đoạn tiếp theo. 4. Giới hạn nghiên cứu. 4.1. Về nội dung Đề tài tập trung nghiên cứu đánh giá tình hình phát triển kinh tế trang trại ở địa bàn tỉnh Bắc Ninh về quy mô, số lượng, một số mô hình trang trại. Những khó khăn, thuận lợi trong quá trình sản xuất và phát triển trang trại. Những tiềm năng chưa được khai thác cần đưa vào phục vụ cho sự phát triển của các trang trại ở tỉnh. 4.2. Phạm vi lãnh thổ Đề tài nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, bao gồm 1 thành phố, 1 thị xã và 6 huyện. 4.3. Về thời gian Các số liệu nguồn được thu thập phục vụ nghiên cứu chủ yếu tập trung trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2016. 5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu 5.1. Quan điểm nghiên cứu * Quan điểm tổng hợp - lãnh thổ Các hiện tượng điạ lí KTXH rất phong phú và đa dạng. Chúng có quá trình hình thành, phát triển trong mối liên hệ nhiều chiều không tách rời lãnh thổ mà có mối quan hệ đa chiều với các lãnh thổ xung quanh trên cả phương diện tự nhiên cũng như phương diện kinh tế - xã hội. Quan điểm này là cơ sở để xem xét, đánh giá các điều kiện cho sự phát triển KTTT của tỉnh Bắc Ninh. * Quan điểm hệ thống 5
  • 15. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Quan điểm hệ thống thường được sử dụng phổ biến trong nghiên cứu Địa lí KTXH thể hiện ở việc đối tượng nghiên cứu được coi là một hệ thống. Hệ thống đó bao gồm nhiều phân hệ có mối quan hệ mật thiết qua lại với nhau. Vận dụng quan điểm này trong đề tài nghiên cứu xem xét kinh tế trang trại là một bộ phận của tổ chức lãnh thổ nông nghiệp của tỉnh Bắc Ninh. * Quan điểm kinh tế Trong quá trình nghiên cứu đề tài này quan điểm kinh tế giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan về sự phát triển của mô hình KTTT thông qua các tiêu chí: động lực, số lượng trang trại, thị trường, khoa học kĩ thuật, thu hút lao động, tạo thêm việc làm…Từ đó có thể đưa ra định hướng và giải pháp đúng đắn cho vấn đề nghiên cứu. * Quan điểm lịch sử - viễn cảnh Mọi sự vật hiện tượng địa lý đều không ngừng vận động trong không gian và biến đổi theo thời gian. Vận dụng quan điểm này vào nghiên cứu đề tài để thấy được sự hình thành và phát triển của KTTT tỉnh Bắc Ninh cũng là một quá trình luôn vận động và phát triển. 5.2. Các phương pháp nghiên cứu * Phương pháp thu thập và xử lí thông tin Đây là phương pháp truyền thống thường được xử dụng trong nghiên cứu Địa lý kinh tế - xã hôi. Do vậy, việc thu thập tài liệu từ nhiều nguồn số liệu khác nhau: Sở NN&PTNT tỉnh Bắc Ninh, Cục thống kê, sách báo, tạp chí, luận văn, đề tài, các công trình nghiên cứu khoa học từ Internet… là rất cần thiết để phân tích, tổng hợp có chọn lọc nhằm rút ra những nội dung cần thiết. * Phương pháp phân tích, tổng hợp số liệu thống kê Là phương pháp cần thiết trong địa lý đặc biệt là địa lý kinh tế. Trên cơ sở nguồn tư liệu thu thập được chúng tôi tiến hành phân tích và tổng hợp để làm nổi bật các vấn đề nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu. Từ đó có cơ sở đúng đắn để đánh giá tình hình phát triển KTTT trong sự phát triển kinh tế thị trường của tỉnh Bắc Ninh hiện nay. * Phương pháp điều tra khảo sát, thực địa 6
  • 16. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Là phương pháp cần thiết để bổ sung cho các tư liệu đã thu thập. Là phương pháp tiến hành khảo sát thực tế trên một lãnh thổ,một số địa phương của tỉnh Bắc Ninh. Dựa vào kết quả điều tra khảo sát quan sát thực tế trên lãnh thổ, cụ thể tiến hành khảo sát thực tế tại một số địa phương trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh nhằm tìm hiểu tình hình phát triển, thị trường tiêu thụ,…những thuận lợi và khó khăn khi phát triển kinh tế trang trại. * Phương pháp bản đồ và sử dụng công nghệ GIS Phương pháp bản đồ là phương pháp rất quen thuộc với khoa học Địa lí, nó giúp người nghiên cứu cụ thể hoá được các đối tượng địa lý theo không gian và mối liên hệ theo thời gian. Đồng thời chúng tôi sử dụng công nghệ GIS để vẽ các biểu đồ, bản đồ thể hiện mô hình KTTT trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. 6. Những đóng góp chính của luận văn - Tổng quan, đúc kết cơ sở lí luận và thực tiễn về KTTT, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay. - Phân tích và đánh giá các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển KTTT ở địa bàn tỉnh Bắc Ninh. - Phân tích thực trạng phát triển KTTT ở tỉnh Bắc Ninh, làm rõ những kết quả đạt được cũng như hạn chế còn tồn tại. - Đề xuất một số giải pháp phát triển KTTT có hiệu quả trong tương lai. 7. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, cấu trúc của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn về KTTT Chương 2: Thực trạng phát triển KTTT ở tỉnh Bắc Ninh Chương 3: Định hướng và một số giải pháp phát triển KTTT ở tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020, tầm nhìn 2030 7
  • 17. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ KINH TẾ TRANG TRẠI 1.1. Cơ sở lí luận 1.1.1. Tổng quan chung về trang trại và kinh tế trang trại 1.1.1.1. Khái niệm về trang trại và KTTT Theo những tư liệu nước ngoài có thể hiểu “trang trại” hay “kinh tế trang trại” hoặc “nông trại” hay “kinh tế nông trại”, là một mô hình mà ở đó sản xuất nông nghiệp được tiến hành có tổ chức dưới sự điều hành của một người và ở đây phần đông là chủ hộ gia đình nông dân theo hướng sản xuất hang hóa gắn liền với thị trường. Trong những năm gần đây, ở nước ta nhiều cơ quan nghiên cứu, cơ quan quản lý nhà nước và nhiều nhà khoa học, nhà quản lý đã quan tâm nghiên cứu về kinh tế trang trại. Nhiều người vẫn thường sử dụng thuật ngữ trang trại và kinh tế trang trại như đồng một khái niệm, tuy nhiên giữa chúng ít nhiều có sự khác nhau. * Khái niệm trang trại Trang trại (hay nông trại, nông trang) là một khu vực đất đai có diện tích tương đối rộng lớn (có thể bao gồm cả hồ, sông, đầm, rạch...), nằm ở vùng đồng quê, thuộc quyền sở hữu hoặc sử dụng của cá nhân hoặc tổ chức dùng để sản xuất nông nghiệp như trồng các cây lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp hoặc chăn nuôi chăn bò, ngựa, cừu, nuôi gà, dê, heo, nuôi trồng thuỷ sản... Trang trại là cơ sở sản xuất cơ bản trong chu trình sản xuất lương thực. Theo tác giả Trần Hai: “Trang trại là hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp dựa trên cơ sở lao động và đất đai của hộ gia đình là chủ yếu, có tư cách pháp nhân, tự chủ sản xuất kinh doanh bình đẳng với các thành phần khác, có chức năng chủ yếu là sản xuất nông sản hàng hoá, tạo ra nguồn thu nhập chính và đáp ứng nhu cầu cho xã hội”.[6] 8
  • 18. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Tác giả Nguyễn Điền: “Trang trại gia đình, thực chất là kinh tế hộ sản xuất hàng hoá với quy mô lớn, sử dụng lao động tiền vốn của gia đình là chủ yếu để sản xuất kinh doanh có hiệu quả” [4] * Khái niệm về KTTT Kinh tế trang trại là tổng thể các yếu tố sản xuất kinh doanh và các mối quan hệ kinh tế nảy sinh trong quá trình hoạt động của trang trại. Kinh tế trang trại là một hình thức của kinh tế hộ gia đình, nhưng quy mô và tính chất sản xuất hoàn toàn khác hẳn. Tính chất sản xuất chủ yếu của trang trại chủ yếu là sản xuất hàng hoá, tức là sản xuất nhằm mục đích để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Vì vậy, quy mô sản xuất của trang trại thường lớn hơn nhiều so với kinh tế hộ. [17] Kinh tế trang trại là nền kinh tế sản xuất nông sản hàng hoá, phát sinh và phát triển trong thời kỳ công nghiệp hoá, thay thế cho nền kinh tế tiểu nông tự cấp tự túc. Kinh tế trang trại gồm tổng thể các quan hệ kinh tế của các tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh nông nghiệp như: các hoạt động trước và sau sản xuất nông sản hàng hoá xung quanh các trục trung tâm là hệ thống các trang trại thuộc các ngành, nông, lâm, ngư nghiệp ở các vùng kinh tế khác nhau. [20] [21] Nghị quyết 03/2000/QĐ-CP ngày 02/02/2000 của Chính phủ về kinh tế trang trại đã ghi rõ: “Kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp, nông thôn, chủ yếu dựa vào hộ gia đình, nhằm mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả xuất trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, trồng rừng, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ nông, lâm, thủy sản”. Theo chúng tôi, khái niệm này phân ảnh đầy đủ và đúng bản chất kinh tế TT của nước ta hiên nay. Quá trình hình thành và phát triển kinh tế trang trại gắn liền với quá trình công nghiệp hoá từ thấp đến cao: Thời kỳ bắt đầu công nghiệp hoá kinh tế trang trại với tỷ trọng còn thấp, quy mô nhỏ và năng lực sản xuất hạn chế, nên chỉ đóng vai trò xung kích trong sản xuất nông sản hàng hoá phục vụ công nghiệp hoá; Thời kỳ công nghiệp hoá đạt trình độ kinh tế trang trại với tỷ trọng lớn, quy mô 9
  • 19. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM lớn và năng lực sản xuất lớn trở thành lực lượng chủ lực trong sản xuất nông sản hàng hoá cũng như hàng nông nghiệp nói chung phục vụ công nghiệp hoá, phục vụ nhu cầu sản xuất hàng hoá trong công nghiệp là phù hợp với quy luật phát triển kinh tế, là một tất yếu khách quan của nền kinh tế nông nghiệp trong quá trình chuyển từ sản xuất tự cấp, tự túc lên sản xuất hàng hoá. 1.1.1.2. Vai trò của kinh tế trang trại Trang trại là hình thức tổ chức sản xuất quan trọng trong nền nông nghiệp thế giới. Ở các nước phát triển, trang trại gia đình có vai trò to lớn và quyết định trong sản xuất nông nghiệp và tuyệt đại bộ phận nông sản cung cấp cho xã hội được sản xuất ra trong các trang trại gia đình. Trong những năm gần đây, kinh tế trang trại phát triển nhanh cả về số lượng, đa dạng về ngành sản xuất ở tất cả cả các vùng, các địa phương trong cả nước. Mặc dù KTTT mới được phát triển trong những năm gần đây nhưng nó đã thể hiện rõ vai trò quan trọng và tích cực trong sự phát triển kinh tế của cả nước. Phát triển kinh tế trang trại có vai trò rất lớn trong nền kinh tế quốc dân nó có tác động lớn về kinh tế, xã hội và môi trường vì nó là hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp chủ yếu của nền sản xuất hàng hoá, do vậy nó có vai trò rất lớn trong việc sản xuất lương thực, thực phẩm cung cấp cho xã hội. Trong phát triển nông nghiệp nông thôn, kinh tế trang trại là hình thức kinh tế quan trọng thực hiện sự phân công lao động xã hội trong điều kiện nước ta chuyển từ sản xuất tự cấp tự túc sang sản xuất hàng hoá. Sự hình thành và phát triển kinh tế trang trại có vai trò cực kỳ to lớn được biểu hiện: - Về kinh tế: Kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất lấy việc khai thác tiềm năng và lợi thế so sánh phục vụ nhu cầu xã hội làm phương thức sản xuất chủ yếu. Vì vậy, nó cho phép huy động khai thác, đất đai sức lao động và nguồn lực khác một cách đầy đủ, hợp lý và có hiệu quả. Nhờ vậy, nó góp phần 10
  • 20. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế trong nông nghiệp, nông thôn nói riêng và phát triển kinh tế xã hội nói chung. Kinh tế trang trại với kết quả và hiệu quả sản xuất cao, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển các loại cây trồng vật nuôi có giá trị hàng hoá cao, khắc phục dần tình trạng manh mún tạo vùng chuyên môn hoá cao, đẩy nhanh nông nghiệp sang sản xuất hàng hoá. Qua thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế trang trại tạo ra nhiều nông sản, nhất là các nông sản làm nguyên liệu cho công nghiệp vì vậy trang trại góp phần thúc đẩy công nghiệp nhất là công nghiệp chế biến và dịch vụ sản xuất ở nông thôn phát triển. [1], [3] - Về mặt xã hội: Phát triển kinh tế trang trại góp phần tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho lao động nông thôn, làm tăng hộ giàu và giảm số hộ nghèo đói ở nông thôn. Mặt khác, phát triển kinh tế trang trại còn góp phần thúc đẩy kết cấu hạ tầng nông thôn, tạo tấm gương cho các hộ nông dân về cách thức tổ chức sản xuất kinh doanh tiên tiến và có hiệu quả. - Về mặt môi trường: Phát triển kinh tế trang trại nhìn chung có tác động tích cực đến bảo vệ môi trường sinh thái. Do sản xuất kinh doanh tự chủ và vì mục đích thiết thực lâu dài, các chủ trang trại luôn có ý thức khai thác hợp lý và quan tâm bảo vệ môi trường. Thực hiện phát triển kinh tế trang trại nước ta đã đem lại nhiều kết quả về kinh tế xã hội và môi trường nhưng phải phù hợp với điều kiện tự nhiên kinh tế từng vùng và từng địa phương, nhất là những vùng địa phương có điều kiện đất đai và điều kiện sản xuất hàng hoá. [1], [3] 1.1.1.3. Đặc điểm của kinh tế trang trại Các đặc điểm nổi bật của kinh tế trang trại bao gồm: - Mục đích chủ yếu của trang trại là sản xuất nông phẩm hàng hóa theo nhu cầu của thị trường. Đây là bước tiến bộ từ kinh tế hộ tự cấp tự túc lên các hộ nông nghiệp hàng hóa. 11
  • 21. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM - Tư liệu sản xuất (đất đai) thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng (như ở Việt Nam) của một người độc lập (tức người có quyền trong sản xuất kinh doanh). - Quy mô đất đai tương đối lớn, tuy có sự khác nhau giữa các nước - Cách thức tổ chức sản xuất tiến bộ, đẩy mạnh áp dụng khoa học kĩ thuật, tập trung vào những lĩnh vực có lợi thế so sánh và khả năng sinh lợi cao và vào việc thâm canh. [12], [18] - Các trang trại đều có thuê mướn lao động (lao động thường xuyên và lao động thời vụ). 1.1.1.4. Đặc trưng cơ bản của kinh tế trang trại trong nền kinh tế thị trường Khác với các loại hình kinh tế khác trong nông nghiệp, trang trại là một đơn vị kinh tế tự chủ có các đặc trưng cơ bản sau trang trại có một số đặc trưng cơ bản sau đây: Một là, kinh tế trang trại là loại hình kinh tế cơ bản trong nông nghiệp, được chuyên môn hóa, tập trung hóa sản xuất theo nhu cầu thị trường. Đây là một đặc trưng cơ bản của kinh tế trang trại, khác với kinh tế nông hộ. Giá trị tổng sản phẩm và khối lượng sản phẩm hàng hóa của kinh tế trang trại cao hơn nhiều so với kinh tế hộ thông thường. Kinh tế trang trại thường có tỷ suất hàng hóa lớn và quy mô trang trại thường lớn hơn nhiều lần so với quy mô của kinh tế nông hộ. Các chỉ tiêu cơ bản trong sản xuất nông nghiệp như ruộng đất, vốn, lao động, giá trị sản phẩm hàng hóa của kinh tế trang trại đều cao hơn nhiều lần so với kinh tế hộ. Kinh tế trang trại là cơ sở kinh doanh nông nghiệp được tổ chức sản xuất chuyên môn hóa cao. Thông thường, các trang trại chuyên môn hóa theo các ngành sản xuất như trang trại trồng trọt, trang trại chăn nuôi, trang trại lâm nghiệp, trang trại nuôi trồng thủy sản. Hai là, kinh tế trang trại có định hướng sản xuất hàng hoá, gắn với thị trường. Do sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn nên kinh tế trang trại phải gắn với thị trường cả về sản phẩm đầu vào và đầu ra. Trang trại phải mua vật 12
  • 22. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM tư, nguyên liệu, giống cây trồng, vật nuôi... từ thị trường và bán sản phẩm ra thị trường. Trong điều kiện kinh tế thị trường phát triển đến giai đoạn cao, sản xuất kinh doanh của trang trại không chỉ gắn với thị trường trong nước mà còn phải gắn với thị trường quốc tế. Ngày nay, vấn đề tiếp cận thị trường, tổ chức thông tin thị trường và sản xuất đáp ứng yêu cầu của quy luật thị trường đã trở thành một trong những nhân tố quyết định nhất đối với sản xuất, kinh doanh của trang trại. Ba là, kinh tế trang trại là loại hình tổ chức sản xuất kinh doanh có khả năng ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ mới tốt hơn, nhanh hơn và hiệu quả hơn so với kinh tế hộ. Như đã nêu ở trên, kinh tế trang trại với hình thức tổ chức sản xuất quy mô lớn hơn, nên có khả năng ứng dụng công nghệ mới, đưa KH - CN vào ngay trong quá trình sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp, nhằm mang lại hiệu quả cao hơn so với kinh tế hộ. Mặt khác, yêu cầu tăng hiệu quả, hạ giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường, cũng đặt ra yêu cầu trang trại phải ứng dụng KH - CN mới. Bốn là, về lao động, khác với kinh tế hộ, ngoài lao động của gia đình, các trang trại phải sử dụng thêm lao động thuê ngoài. Mức độ sử dụng lao động của kinh tế trang trại tùy thuộc vào quy mô, đặc điểm của từng trang trại. Tuy nhiên, do điều kiện của sản xuất nông nghiệp nên trang trại thường thuê lao động theo thời vụ. Lao động trong các trang trại cũng cần được đào tạo, cần có tay nghề phù hợp để đáp ứng được yêu cầu ứng dụng khoa học - công nghệ. Năm là, kinh tế trang trại có tổ chức quản lý sản xuất tiến bộ hơn và có thu nhập cao hơn so với sản xuất kinh tế hộ. Do mục đích của kinh tế trang trại là sản xuất hàng hóa nên nhìn chung các trang trại đều tập trung chuyên môn hóa một số sản phẩm nhất định. Do được tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh tiến bộ và quy mô lớn hơn, hiệu quả hơn nên kinh tế trang trại có thu nhập cao hơn nhiều lần so với kinh tế hộ. Đây cũng là mục tiêu cơ bản của kinh tế trang trại, của hình thức tổ chức sản xuất quy mô lớn trong nông nghiệp. 13
  • 23. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Sáu là, chủ trang trại là người có ý chí làm giàu, có nghị lực và quyết tâm làm giàu cho bản thân, gia đình và xã hội. Nhìn chung, chủ trang trại là người có năng lực tổ chức, quản lý, có kinh nghiệm và kiến thức nhất định về sản xuất kinh doanh nông nghiệp và là người trực tiếp quản lý trang trại. [10], [16] Những đặc trưng trên cho thấy kinh tế trang trại khác với loại hình kinh tế hộ nông dân tự cấp, tự túc. Những đặc trưng này cũng từng bước được định hình ngày càng rõ ràng hơn cùng với quá trình phát triển của kinh tế trang trại trong nền kinh tế thị trường. 1.1.1.5. Tiêu chí nhận dạng kinh tế trang trại Tiêu chí nhận dạng kinh tế trang trại ở mỗi nước không hoàn toàn giống nhau. Ở nước ta, do kinh tế trang trại mới được hình thành và phát triển trong một thời gian ngắn, để phân biệt với kinh tế hộ, từ đầu những năm 1990 một số địa phương đã tự quy định các tiêu chí về kinh tế trang trại. Trong thời kỳ này, do đặc điểm của từng vùng, từng địa phương nên tiêu chí trang trại cũng rất khác nhau giữa các địa phương. Để có cơ sở tổng kết, đánh giá về kinh tế trang trại và đề xuất chính sách thúc đẩy phát triển kinh tế trang trại, ngày 23 tháng 6 năm 2000, Bộ NN&PTNT và Tổng cục Thống kê đã có Thông tư liên tịch số 69/2000/TTLT/BNN-TCTK hướng dẫn xác định kinh tế trang trại. Theo Thông tư này, tiêu chí định lượng xác định là kinh tế trang trại bao gồm: (1) Giá trị sản lượng hàng hoá và dịch vụ bình quân một năm: - Đối với các tỉnh phía Bắc và Duyên hải miền Trung: Từ 40 triệu đồng trở lên. - Đối với các tỉnh phía Nam và Tây Nguyên: Từ 50 triệu đồng trở lên. (2) Quy mô sản xuất phải tương đối lớn và vượt trội so với kinh tế nông hộ tương ứng với từng ngành sản xuất và vùng kinh tế. * Đối với trang trại trồng trọt - Trang trại trồng cây hàng năm: + Từ 2 ha trở lên đối với các tỉnh phía Bắc và duyên hải miền Trung. + Từ 3 ha trở lên đối với các tỉnh phía Nam và Tây Nguyên. 14
  • 24. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM - Trang trại trồng cây lâu năm. + Từ 3 ha trở lên đối với các tỉnh phía Bắc và duyên hải miền Trung. + Từ 5 ha trở lên đối với các tỉnh phía Nam và Tây Nguyên. + Trang trại trồng hồ tiêu từ 0,5 ha trở lên. * Đối với trang trại lâm nghiệp: Từ 10 ha trở lên đối với tất cả các vùng trong cả nước. * Đối với trang trại chăn nuôi: - Chăn nuôi gia súc lớn như trâu bò: Chăn nuôi sinh sản, lấy sữa có thường xuyên từ 10 con trở lên; chăn nuôi lấy thịt có thường xuyên từ 50 con trở lên. - Chăn nuôi gia súc nhỏ như lợn, dê: Chăn nuôi sinh sản có thường xuyên đối với lợn 20 con trở lên, đối với dê, cừu từ 100 con trở lên; chăn nuôi lợn thịt có thường xuyên từ 100 con trở lên (không kể lợn sữa), dê thịt từ 200 con trở lên. - Chăn nuôi gia cầm như gà, vịt, ngan, ngỗng... có thường xuyên từ 2000 con trở lên (không tính số đầu con dưới 7 ngày tuổi). * Đối với trang trại nuôi trồng thuỷ sản: Diện tích mặt nước để nuôi trồng thuỷ sản có từ 2 ha trở lên (riêng đối với nuôi tôm thịt theo kiểu công nghiệp từ 1 ha trở lên). * Đối với các loại sản phẩm nông lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản có tính chất đặc thù như: trồng hoa, cây cảnh, trồng nấm, nuôi ong, giống thuỷ sản và thuỷ đặc sản, thì tiêu chí xác định là giá trị sản lượng hàng hoá (chỉ tiêu 1). Để xác định rõ hơn về kinh tế trang trại phù hợp với giai đoạn phát triển mới, ngày 13 tháng 4 năm 2011, Bộ NN&PTNT đã ban hành Thông tư số 27/2011/TT- BNNPTNT quy định tiêu chí mới của trang trại. Theo đó, trang trại được xác định theo lĩnh vực sản xuất như sau: trang trại trồng trọt; trang trại chăn nuôi; trang trại lâm nghiệp; trang trại nuôi trồng thủy sản và trang trại tổng hợp. Trang trại chuyên ngành (trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản) 15
  • 25. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM là những trang trại có tỷ trọng giá trị sản lượng nông sản hàng hóa của ngành chiếm 50% cơ cấu giá trị sản lượng hàng hóa của trang trại trong năm. Trong trường hợp không có ngành nào chiếm trên 50% cơ cấu giá trị sản lượng hàng hóa thì được gọi là trang trại tổng hợp. Theo Thông tư này, cá nhân, hộ gia đình sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản đạt tiêu chuẩn trang trại phải thỏa mãn các điều kiện sau: (1) Đối với cơ sở trồng trọt, nuôi trồng thủy sản, sản xuất tổng hợp phải đạt: a. Có diện tích trên mức hạn điền, tối thiểu: 3,1 ha đối với vùng Đông Nam bộ và Đồng bằng sông Cửu Long; 2,1 ha đối với các tỉnh còn lại. b. Giá trị sản lượng hàng hóa đạt 700 triệu đồng/năm. (2) Đối với cơ sở chăn nuôi phải đạt giá trị sản lượng hàng hóa từ 1.000 triệu đồng/năm. (3) Đối với cơ sở sản xuất lâm nghiệp phải có diện tích tối thiểu 31 ha và giá trị sản lượng hàng hóa bình quân đạt 500 triệu đồng/năm. [14], [13] 1.1.1.6. Phân loại trang trại * Theo hình thức quản lý - Trang trại gia đình: toàn bộ tư liệu sản xuất đều thuộc quyền sở hữu của hộ gia đình, hộ gia đình là người tự quyết định tổ chức và sản xuất kinh doanh. Loại hình trang trại này sử dụng sức lao động trong gia đình là chính, kết hợp thuê nhân công phụ trong mùa vụ. Trang trại gia đình là mô hình sản xuất phổ biến trong nền nông nghiệp thế giới, chiếm tỷ trọng lớn về đất canh tác và khối lượng nông sản so với các loại hình sản xuất khác. - Trang trại hợp tác: là loại hình hợp tác tự nguyện của một số trang trại gia đình với nhau thành một trang trại quy mô lớn hơn khả năng về vốn, tư liệu sản xuất và công nghệ mới tạo ra ưu thế cạnh tranh. - Trang trại cổ phần: là loại hình hợp tác các trang trại thành một trang trại lớn theo nguyên tắc góp cổ phần và hoạt động giống nguyên tắc của công ty cổ phần. loại hình này chủ yếu phát triển trong lĩnh vực chế biến, tiêu thụ lâm sản. 16
  • 26. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM - Trang trại ủy thác: là loại hình trang trại mà chủ trang trại ủy thác cho bà con, bạn bè quản lý từng phần hoặc toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh trong khoảng thời gian nhất định khi chủ trang trại đi làm việc khác. * Theo cơ cấu sản xuất - Trang trại kinh doanh tổng hợp: là loại trang trại sản xuất kinh doanh nhiều loại sản phẩm, gắn trồng trọt với chăn nuôi, nông nghiệp với các ngành nghề khác. - Trang trại sản xuất chuyên môn hóa là trang trại tập trung sản xuất kinh doanh một số loại sản phẩm như trang trại chuyên nuôi gà, vịt, lợn, bò sữa, chuyên trồng hoa, rau, chuyên nuôi trồng thủy sản. * Theo hình thức sở hữu - Chủ trang trại sở hữu toàn bộ tư liệu sản xuất (thường là trang trại gia đình) đây là loại hình phổ biến ở các nước. - Chủ trang trại sở hữu một phần tư liệu sản xuất phần còn lại phải thuê người khác. - Trang trại thuê toàn bộ tư liệu sản xuất của chủ khác để sản xuất kinh doanh. 1.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự hình thành và phát triển kinh tế trang trại 1.1.2.1. Các nhân tố tự nhiên * Đất đai Quan trọng nhất đối với sản xuất nông nghiệp là yếu tố đất đai. Dù áp dụng bất cứ hình thức sản xuất nào, kinh doanh bất cứ loại nông sản nào, chủ trang trại cũng phải phát triển trên cơ sở một diện tích đất đai nhất định. Ảnh hưởng của đất đai đến phát triển KTTT quyết định bởi: - Quy mô đất đai: tức là diện tích cần thiết để tạo ra một khối lượng nhất định sản phẩm. Nói chung, một quy mô đất sản xuất rộng lớn là một điều kiện thuận lợi cho KTTT. Theo thống kê, đất sản xuất nông nghiệp của nước ta hiện nay là 11 530.2 nghìn ha, chiếm khoảng 34% diện tích tự nhiên. 17
  • 27. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM - Đặc điểm đất đai: Đây là một yếu tố đặc biệt quan trọng cần phải tính đến khi tiến hành sản xuất, nhất là với các trang trại trồng trọt. * Thời tiết, khí hậu Yếu tố thời tiết ảnh hưởng mạnh mẽ đến cơ cấu sản xuất của cả trang trại chăn nuôi và trang trị trồng trọt, bởi lẽ chúng là những “đối tượng sống” được đặt trong một “môi trường sống” ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh trưởng và sinh sản. Nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa rất thuận lợi và thích hợp với rất nhiều loài động, thực vật khác nhau. Là vùng có nhiệt độ trung bình năm trên 20o C, lượng bức xạ lớn cho phép canh tác nhiều loại cây trồng trong năm. Nhờ số giờ nắng cao, tính chất nóng ẩm của mùa hè và không khí lạnh của mùa đông, trang trại có điều kiện để đa dạng hóa cơ cấu cây trồng của mình, cả các loài cây nhiệt đới và cây ôn đới. Không những thế, sự phong phú của khí hậu ở các vùng, miền khác nhau, ở các độ cao khác nhau cũng tạo điều kiện để có một cơ cấu chăn nuôi đa dạng. Tuy vậy, tính chất diễn biến phức tạp của khí hậu cũng sẽ gây không ít khó khăn cho sản xuất của các trang trại. * Dịch bệnh Dịch bệnh ảnh hưởng trực tiếp tới sự tồn tại và phát triển của mỗi trang trại. Vì vậy nếu trang trại phòng trừ và chữa trị tốt vật nuôi khỏe mạnh lớn nhanh sẽ đem lại lợi nhuận lớn cho trang trại. Tuy nhiên nếu không có biện pháp phòng trừ hợp lý để dịch bệnh lây lan trên diện rộng không những làm thiệt hại cho trang trại mà còn ảnh hưởng tới các trang trại xung quanh, cũng như vấn đề vệ sinh môi trường. 1.1.2.2. Các nhân tố kinh tế - xã hội * Dân cư và nguồn lao động Dân cư và nguồn lao động là lực lượng sản xuất quan trọng nhất của xã hội. Nguồn lao động trong nông nghiệp là tổn thể sức lao động tham gia vào sản xuất nông nghiệp, bao gồm số lượng và chất lượng lao động. 18
  • 28. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Về số lượng bao gồm những người trong độ tuổi (nam từ 15 đến 60 tuổi, nữ từ 15 đến 55 tuổi và những người trên và dưới độ tuổi nói trên tham gia hoạt động sản xuất nông nghiệp). Như vậy, về lượng của nguồn lao động trong nông nghiệp khác ở chỗ, nó không phải chỉ bao gồm những người trong độ tuổi mà còn cả những người trên và dưới độ tuổi có khả năng tham gia lao động. Về chất lượng bao gồm thể lực và trí lực của người lao động, cụ thể là trình độ sức khỏe, trình độ nhận thức, trình độ chính trị, trình độ văn hóa, nghiệp vụ và tay nghề của người lao động. Nguồn lao động trong nông nghiệp có những đặc điểm riêng so với các ngành sản xuất vật chất khác, trước hết mang tính thời vụ cao là nét đặc thù điển hình tuyệt đối không thể xóa bỏ, nó làm phức tạp quá trình sử dụng yếu tố nguồn lao động trong nông nghiệp. Là thứ lao động tất yếu, xu hướng có tính quy luật là không ngừng thu hẹp về số lượng và được chuyển một bộ phận sang các ngành khác, trước hết là công nghiệp với những lao động trẻ, khỏe có trình độ văn hóa và kĩ thuật. Vì thế, số lao động ở lại trong khu nông nghiệp thường là những người có độ tuổi trung bình cao và tỉ lệ này có xu hướng tăng lên. Nguồn lao động là yếu tố cấu thành các trang trại, vì vậy nguồn lao động có sự tác động như là yếu tố nội sinh của các trang trại. Trang trại chỉ có thể được hình thành khi có chủ trang trại là những người có trình độ quản lý kinh tế của kinh tế thị trường, có trình độ khoa học kĩ thuật, hiểu biết các quy luật sinh học, có kinh nghiệm kinh doanh nông nghiệp. Đặc biệt, chủ trang trại phải là người nhạy bén, cần cù, có ý chí và có tham vọng làm giàu từ nông nghiệp. Việc quản lý sản xuất kinh doanh của kinh tế trang trại trên thực tế là quản lý một doanh nghiệp. Vì vậy, chủ trang trại phải có trình độ quản lý, điều hành sản xuất kinh doanh để đảm bảo cho trang trại hoạt động có hiệu quả. Tuy nhiên ở Việt Nam các chủ trang trại thường không được đào tạo, hoặc được đào tạo một cách chắp vá ảnh hưởng tới việc quản lý, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất và tiếp cận thông tin thị trường. Bên cạnh chủ trang trại còn có những người giúp việc 19
  • 29. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM trong quản lý, trong các vấn đề kỹ thuật….Ngoài ra đội ngũ những người lao động trực tiếp cũng cần phải có trình độ kĩ thuật. Bởi vì, sản phẩm của các trang trại là sản phẩm hàng hóa cung cấp cho thị trường. Các sản phẩm đó phải đáp ứng nhu cầu về số lượng, chất lượng và giá cả. Muốn đáp ứng yêu cầu đó, trang trại phải nhạy bén nắm bắt nhu cầu thị trường, lựa chọn sản phẩm trang trại có lợi thế và tổ chức kinh doanh với giá thành hạ. Tất cả những yếu tố đó cần phải có đội ngũ quản lý có trình độ và nhạy bén, những người lao động có tay nghề cao. * Khoa học - kĩ thuật Khoa học và công nghệ tác động tổng hợp đến tất cả các ngành, các lĩnh vực, tạo ra sự chuyển biến về chất trong hoạt động của các ngành và lĩnh vực, trong đó có trang trại. Đối với trang trại, khoa học và công nghệ tạo các điều kiện để các hộ nông dân sản nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi, phá vỡ tính khép kín của việc sản xuất tự cấp tự túc chuyển sang sản xuất hàng hoá. Không chỉ dừng tại đó trong quá trình phát triển nông nghiệp, khi điều kiện đất đai để phát triển kinh tế trang trại đã đến giới hạn, khoa học và công nghệ sẽ giúp cho các trang trại đi vào phát triển theo chiều sâu. Nhờ đó, các trang trại trong điều kiện mới tiếp tục được hình thành từ việc chia các trang trại quy mô đất đai lớn để đi vào khai thác theo chiều sâu. Khoa học và công nghệ tiếp tục tác động đến quá trình hoạt động kinh doanh của trang trại giúp cho trang trại khai thác tiềm năng, lợi thế, nâng cao năng suất lao động… Cũng nhờ nó, trang trại có thể trụ vững trong nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên, khoa học và công nghệ cũng đặt ra những vấn đề cần phải giải quyết như việc quá lạm dụng các công nghệ về hoá chất đã giảm độ an toàn của nông sản, ô nhiễm môi trường; việc đưa máy móc vào sản xuất dẫn đến lao động dư thừa, vấn đề lao động và việc làm đặt ra một cách cấp thiết. * Nguồn vốn và thị trường 20
  • 30. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Đây là điều kiện cần thiết để kinh tế hộ chuyển thành KTTT. KTTT là một mô hình sản xuất lớn có tỉ suất hàng hóa cao, chấp nhận cạnh tranh ngày càng gay gắt và đặc biệt là luôn vận động theo các quy luật khách quan của cơ chế thị trường nên ngày càng cần phải được tang nguồn vốn đầu tư cho phát triển. Nguồn vốn cung cấp cho các trang trại bao gồm: sự hỗ trợ từ ngân sách địa phương, từ phía nhà nước, vốn tự có của chủ trang trại, vốn vay, vốn tín dụng, trong đó chủ yếu là vốn của chủ trang trại, phần hỗ trợ từ phía nhà nước là rất hạn hẹp, vì thế khả năng tích lũy vốn để mở rộng kinh doanh đầu tư trang thiết bị công nghệ hiện đại là rất khó khăn. Cùng với vốn, thị trường là vấn đề sống còn của KTTT, bao gồm cả thị trường đầu vào và thị trường đầu ra, đặc biệt là thị trường tiêu thụ sản phẩm. Chúng tác động một cách mạnh mẽ tới tư duy và cách thức hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại, đấy mạnh phát triển sản xuất kinh doanh hàng hóa ở nông thôn, nhờ đó dân cư thoát khỏi tư duy kinh tế theo lối tiểu nông. Vì là SX hàng hóa nên vấn đề cung ứng vật tư (thị trường đầu vào) là rất quan trọng. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh của trang trại, và rõ ràng là một thị trường đầu vào có sự độc quyền sẽ gây ra rất nhiều bất lợi, chủ trang trại sẽ phải mua vật tư với giá cao mà chất lượng không đảm bảo. Còn thị trường sản phẩm đầu ra là một trong những vấn đề các trang trại quan tâm nhất, nó phát đi các tín hiệu định hướng cho các thị trường nên sản xuất loại nông sản nào, khối lượng, chất lượng ra sao, sản xuất như thế nào thì hiệu quả….Tuy vậy, hiện nay có một hạn chế rất lớn là hầu hết các trang trại là hình thức tự phát, hoạt động chủ yếu ở khâu sản xuất và mới chỉ tạo ra sản phẩm nguyên liệu nên thường xuyên rơi vào tình trạng không có đầu ra hoặc tiêu thụ chậm, bị ép giá thành sản phẩm làm ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh. * Cơ sở hạ tầng 21
  • 31. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Đây chính là “bầu không khí sống” của KTTT, là yếu tố hỗ trợ cho KTTT và trong nhiều trường hợp nó mang tính quyết định. Một hệ thống thủy lợi tốt, một mạng lưới điện và thông tin liên lạc đồng bộ, đầy đủ, một hệ thống đường giao thông hoàn chỉnh nối vùng sản xuất - chế biến - tiêu thụ là một trong những điều kiện cần thiết để tạo ra một cơ chế sản xuất liên hoàn, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của trang trại.Về mặt này, nước ta có nhiều lợi thế: hệ thống đường giao thông hoàn chỉnh nối liền các tỉnh với nhau, nối liền nông thông với thành thị, nối liền vùng nguyên liệu với chế biến, hệ thống thủy lợi kiên cố và không ngừng được tu bổ, đã hoàn thành điện khí hóa và nhìn chung có một hệ thống trạm, trường tương đối đầy đủ, đáp ứng nhu cầu của sản xuất và đời sống nhân dân. * Cơ chế và chính sách Trong một nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa như nền kinh tế nước ta, những chính sách, thể chế mà nhà nước ban hành luôn là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp và mạnh mẽ đến các ngành kinh tế, các thành phần kinh tế, cũng như sự phát triển của KTTT. Ảnh hưởng này thể hiện ở các điểm sau đây: - Quy hoạch đất đai và các quy hoạch vùng chuyên môn hóa; - Các chính sách về đất đai; - Các chính sách về vốn đầu tư, tín dụng và thuế; - Chính sách lao động; - Chính sách thị trường; - Chính sách khoa học - công nghệ - môi trường; - Chính sách phát triển cơ sở hạ tầng; - Môi trường pháp lý. Những chính sách này đã khuyến khách KTTT phát triển đúng hướng, phát huy được các mặt mạnh và thuận lợi, hạn chế khắc phục khó khăn và trở ngại trong điều kiện các mối quan hệ phát sinh trong quá trình hình thành và phát tiển của KTTT vốn rất đa dạng, tinh tế và phức tạp. 1.2. Cơ sở thực tiễn 22
  • 32. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 1.2.1. Khái quát tình hình phát triển kinh tế trang trại ở Việt Nam Ở Việt Nam cũng như các nước trên thế giới thì quá trình tổ chức sản xuất trong nông nghiệp và nông thôn luôn luôn tồn tại song song với nhau. Hai hình thức đó là tổ chức sản xuất phân tán và tổ chức sản xuất tập trung. Hình thức tổ chức phân tán trong nông nghiệp nước ta tồn tại từ rất lâu với quy mô chủ yếu là quy mô hộ gia đình với đặc trưng cơ bản là sản xuất tự cấp tự túc. Hình thức tổ chức sản xuất tập trung trong nông nghiệp ở Việt Nam ra đời tự rất sớm, ngay từ khi chế độ phong kiến phát triển ở nước ta. Mặc dù hình thức tổ chức sản xuất tập trung đã đem lại những ưu thế quan trọng về kinh tế - xã hội, nhưng các hình thức tổ chức này vẫn có đặc điểm chung là mang nặng tính tự cấp tự túc. Những hình thức tổ chức sản xuất tập trung chính là những mầm mống ban đầu cho sự phát triển các trang trại trong những giai đoạn sau này của nước ta. Trong những thời kỳ lịch sử của đất nước, sự phát triển kinh tế trang trại cũng trải qua nhiều giai đoạn khác nhau. * Kinh tế trang trại Thời kì phong kiến dân tộc (giữa thế kỉ XIX) Trong thời kì phong kiến dân tộc một số triều đại phong kiến đã có chính sách khai khẩu đất hoang bằng cách lập đồn điền, doanh điền, được biểu hiện dưới các hình thức khác nhau: điền trang, điền doanh, thái ấp… Thời kì Lý - Trần: Do nhu cầu phát triển kinh tế nông nghiệp và góp phần giải quyết nạn phiêu tán, tập trung nhân lực xây dựng cơ sở kinh tế cho từng lớp quý tộc được biểu hiện qua nhiều hình thức như điền trang, thái ấp, đồn điền. Thời Lê - Nguyễn: Hình thức sản xuất nông nghiệp lúc này là các trại ấp, gồm trại ấp ban cấp và trại ấp khai hoang do các quan lại và các công thần cai quản. Những trại ấp ở thời kỳ này đã có vai trò tích cực trong phát triển sản xuất nông nghiệp, mở rộng diện tích canh tác sử dụng nguồn nhân lục của địa phương. * Kinh tế trang trại thời kì pháp thuộc 23
  • 33. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Mục đích chủ yếu của KTTT trong thời kì này là nhằm vào việc khai thác những vùng lãnh thổ rộng lớn mà chúng ta đạt được. Thiết lập ở đó các đồn điền tăng sức sản xuất ở khu vực thông qua đó dễ phát triển mối quan hệ về thương mại quốc tế, chính phủ thuộc địa đã có nhiều chính sách và biện pháp trực tiếp thúc đẩy sự ra đời đồn điền của người Pháp ở Việt Nam như: chính sách ruộng đất, chính sách thuế, chính sách khen thưởng…. * Kinh tế trang trại thời kỳ 1954 - 1990 - Thời kỳ 1954 - 1975: Trước những năm 1975 nền công nghiệp miền Bắc mang nặng tính kế hoạch hóa tập trung và có các hình thức tổ chức sản xuất chủ yếu như: các nông lâm trường quốc doanh, các HTX nông nghiệp, ruộng đất tư liệu sản xuất được tạp trung hóa, kinh tế tư nhân bị thu hẹp tuy vậy hiệu quả kinh tế của sản xuất nông nghiệp trong thời kỳ này rất thấp kém. - Ở miền Nam trong thời kỳ 1954 - 1975 các hình thức tổ chức sản xuất ở vùng tạm chiến chủ yếu là các đồn điền, dinh điền, các HTX kinh tế hộ gia đình sản xuất hàng hóa. - Thời kỳ 1975 đến nay Từ cuối những năm 1970 hiệu quả sản xuất thấp kém trong các HTX ở miền Bắc dẫn đến sự khủng hoảng của mô hình tập thể hóa nông nghiệp. Trong thập niên 80, đặc biệt là Đại hội VI của Đảng 12/1986 đã đề ra các chủ trương đổi mới nền kinh tế nước ta tiếp đó Bộ Chính Trị có nghị quyết 10 (4/1988) về đổi mới cơ chế quản lý nông nghiệp và khẳng định hộ xã viên là đơn vị kinh tế tự chủ. [10], [16] Với mục tiêu giải phóng sản xuất phát huy mọi tiềm năng của các thành phần kinh tế, chuyển nền nông nghiệp nước ta sang sản xuất hàng hóa, nghị quyết 10 đã đề ra chủ trương giải pháp cơ bản để phát triển kinh tế hộ. Sau nghị quyết 10, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản, nghị quyết, luật đất đai, luật dân sự, luật doanh nghiệp, luật đầu tư và các nghị định nhằm thể chế hóa chính sách đối với kinh tế tư nhân trong nông nghiệp. 24
  • 34. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Nghị quyết hội nghị Trung ương lần thứ V khóa VII năm 1993 đã chủ trương khuyến khích phát triển các nông lâm ngư nghiệp trang trại với quy mô thích hợp, luật đất đai năm 1983 và nghị quyết 64/KP ngày 27/9/1993 cũng đã thể chế hóa chính sách đất đai đối với các hộ gia đình và cá nhân trong việc kinh doanh nông nghiệp. - Xu hướng phát triển của kinh tế trang trại hiện nay: + Tích tụ và tập trung sản xuất nhằm mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh để đứng vững và phát triển trong cơ chế thị trường. Tích tụ và tập trung trong các trang trại chủ yếu là tích tụ vốn để đầu tư theo chiều sâu, ứng dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất và ở những nơi có điều kiện thì bao gồm cả việc tập trung ruộng đất. + Chuyên môn hoá sản xuất là xu hướng tất yếu của phát triển kinh tế trang trại nhằm khai thác hiểu quả đất đai, khí hậu, cơ sở vật chất kỹ thuật, sức lao động... nâng cao chất lượng sản phẩm và hạ giá thành sản xuất. + Nâng cao trình độ kỹ thuật, thâm canh hoá sản xuất: Việc đẩy mạnh quá trình tích tụ, tập trung và mở rộng quy mô sản xuất đòi hỏi các trang trại phải nâng cao trình độ kỹ thuật theo hướng công nghiệp hoá và thâm canh hoá để tăng năng suất lao động và tăng năng suất cây trồng vật nuôi. Trang trại không thể mở rộng quy mô diện tích và phát triển nếu chỉ dựa trên lao động thủ công, cơ sở vật chất kỹ thuật thấp kém. + Hợp tác và cạnh tranh. Các trang trại trong sản xuất hàng hoá phải hợp tác và liên kết với với nhau và với nhiều đơn vị, tổ chức kinh tế khác. Trước tiên là trong nội bộ trang trại có sự hợp tác và phân công lao động để thực hiện các quá trình sản xuất dưới sự điều hành của chủ trang trại. Đi đôi với việc hợp tác, giữa các trang trại cần có sự cạnh trạnh với nhau và giữa các trang trại với các tổ chức và thành phần kinh tế khác để có thể tiêu thụ sản phẩm làm ra, nhằm tích luỹ, tái sản xuất mở rộng. 25
  • 35. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM - Về số lượng và cơ cấu các loại hình kinh tế trang trại Theo Thông tư 27/2011/TT- BNNPTNT ngày 13/4/2011 của Bộ NN và PTNT quy định về tiêu chí và thủ tục cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại. Theo tiêu chí mới quy mô và kết quả sản xuất kinh doanh của trang trại từ năm 2011 sẽ phải đạt mức cao hơn nhiều so với quy định của Thông tư 69/2000/TTLT/BNN-TCTK Bảng 1.1. Số trang trại của cả nước phân theo các vùng kinh tế giai đoạn từ 2011- 2016 Đơn vị tính: Trang trại 2011 2012 2013 2014 2015 Sơ bộ 2016 CẢ NƯỚC 20.078 22.655 23.774 27.114 29.389 33.488 Đồng bằng sông Hồng 3.512 4.472 5.197 6.133 7.258 9.946 Trung du và miền núi phía Bắc 593 929 1.120 1.456 1.637 2.803 Bắc Trung Bộ và Duyên hải 1.750 2.266 2.450 2.900 3.145 3.630 miền Trung Tây Nguyên 2.528 2.622 2.676 2.928 3.275 4.041 Đông Nam Bộ 5.389 5.474 5.565 6.098 6.727 6.797 Đồng bằng sông Cửu Long 6.306 6.892 6.766 7.599 7.347 6.271 (Nguồn: Số liệu Niên giám Thống kê của Tổng cục Thống kê năm 2017) Bảng số liệu trên cho thấy số lượng trại trại của cả nước tăng đều qua các năm từ 20.078 trang trại năm 2011 lên 33.488 trang trại năm 2016. Trong đó, Đồng bằng sông Hồng tăng nhanh nhất, dẫn đầu cả nước về số lượng trang trại năm 2016. Đồng bằng Cửu Long và Đông Nam bộ là hai vùng trong nhiều năm qua đã phát triển mạnh kinh tế trang trại, có số trang trại thường xuyên dẫn đầu trong cả nước. Những năm gần đây, số trang trại tăng chậm, không ổn định do sản xuất phụ thuộc tự nhiên và giá cả thị trường. 26
  • 36. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Bảng 1.2. Số trang trại của cả nước phân theo các lĩnh vực sản xuất năm 2011- 2016 (Đơn vị tính: Trang trại) 2011 2016 TT TT Tổng TT TT nuôi TT Tổng TT TT nuôi TT trồng chăn trồng khác trồng chăn trồng khác số trọt nuôi thuỷ (*) số trọt nuôi thuỷ (*) sản sản ĐBSH 3.512 43 2.439 923 107 9.946 71 8.726 999 150 TD&MN phía Bắc 593 38 519 21 15 2.803 299 2.331 42 131 BTB&DH MT 1.750 756 507 261 226 3.630 692 1.982 327 629 Tây Nguyên 2.528 2.134 370 9 15 4.041 2.885 1.108 14 34 Đông Nam Bộ 5.389 3.430 1.851 54 54 6.797 1.803 4.868 63 63 ĐB sông Cửu Long 6.306 2.234 581 3.172 319 6.271 3.466 1.854 905 46 (Nguồn: Số liệu Niên giám Thống kê của Tổng cục Thống kê năm 2017) (*) Bao gồm TT lâm nghiệp và TT tổng hợp Số trang trại phân theo các lĩnh vực sản xuất khác nhau tùy theo điều kiện của mỗi vùng. Ví dụ: Ở đồng bằng sông Hồng phát triển chủ yếu là các trang trại chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản; nhưng ở TDMNPB và BTB&DH miền Trung là lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi. Năm 2016 so với năm 2011, xu hướng chung trong cả nước là số lượng trang trại chăn nuôi tăng nhiều nhất, đứng thứ hai là trồng trọt. - Về hiệu quả do KTTT mang lại Theo Số liệu thống kê năm 2011, cả nước có 20.065 trang trại (tính theo tiêu chí mới). Trong đó, riêng đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam bộ có tới 11.697 trang trại, chiếm 58,3% tổng số trang trại trong cả nước. Trung du và miền núi phía Bắc có số trang trại ít nhất, với 587 trang trại, chiếm tỷ lệ 2,9%. Ở khu vực này, trang trại chăn nuôi chiếm đa số, với 506 trang trại. + Diện tích đất nông, lâm nghiệp và diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản do các trang trại đang sử dụng là 157,6 nghìn ha, bình quân 1 trang trại sử dụng 7,9 ha. Trong tổng số nêu trên thì đất trồng cây lâu năm chiếm tỷ trọng lới nhất với 78 nghìn ha (49,5%); đất trồng cây hàng năm 36,7 nghìn ha (23,3%); diện 27
  • 37. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM tích nuôi trồng thủy sản 34,2 nghìn ha (21,7%); đất lâm nghiệp 7 nghìn ha (5,5%). Diện tích đất nông, lâm nghiệp và thủy sản bình quân 1 trang trại cao nhất là ở vùng Đông Nam Bộ 10,9 ha; Tây Nguyên 8,8 ha; Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung 8,7 ha; Đồng bằng sông Cửu Long 7,3 ha; Trung du và miền núi phía Bắc 4,9 ha và Đồng bằng sông Hồng 3,6 ha. Diện tích đất nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2011 bình quân trang trại của cả nước và các vùng tăng cao so các năm trước đây chủ yếu do thay đổi về tiêu chí trang trại. + Kinh tế trang trại phát triển góp phần tạo việc làm cho lao động nông thôn. Tại thời điểm 01/7/2011, các trang trại cả nước đã tạo công ăn việc làm thường xuyên cho gần 100 nghìn lao động và rất nhiều lao động thời vụ, tạm thời ở các địa phương. + Kinh tế trang trại phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa quy mô ngày càng lớn, gắp với thị trường: Tổng thu từ sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản của các trang trại năm 2011 đạt gần 39 nghìn tỷ đồng (chiếm khoảng 6% giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản), bình quân 1942,5 triệu đồng 1 trang trại. Tổng thu sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản bình quân 1 trang trại cao nhất là vùng Trung du và miền núi phía Bắc 2.868 triệu đồng, Đồng bằng sông Hồng 2.519 triệu đồng, Đông Nam Bộ 2.353 triệu đồng, Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung 1.580 triệu đồng, Đồng bằng sông Cửu Long 1.540 triệu đồng và thấp nhất và Tây Nguyên 1.315 triệu đồng. 1.2.2. Tình hình phát triển kinh tế trang trại ở Đồng bằng sông Hồng Đồng bằng sông Hồng là một vùng lãnh thổ rộng lớn có vị trí đặc biệt về tự nhiên,kinh tế, xã hội. Gồm 11 tỉnh với tổng diện tích là 23.336 km2 chiếm 7,1% cả nước. Dân số là 21,13 triệu người (2016) chiếm 22,8% dân số cả nước. Năm 2001 Đồng bằng sông Hồng đã có khoảng 1829 trang trại, tăng lên 20.581 trang trại năm 2009 và 23.574 năm 2010 (theo tiêu chí cũ). Năm 2011, theo tiêu chí mới ĐBSH có 3.512 trên tổng số 20.078 của cả nước, tương ứng với 17,5%. Năm 2016, theo thống kê sơ bộ cả nước có 33.488 trang trại trong đó ĐBSH có 9.946 trang trại, chiếm 29,7%. Như vậy có thể thấy số lượng trang trại ở ĐBSH tăng rất nhanh so với cả nước. 28
  • 38. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Bảng 1.3: Số trang trại của Đồng bằng sông Hồng so với cả nước giai đoạn từ 2009 - 2016 Đơn vị tính: Trang trại 2009 2010 2011 2013 2014 2015 Sơ bộ 2016 CẢ NƯỚC 135.437 145.88 20.078 23.774 27.114 29.389 33.488 ĐB sông Hồng 20.581 23.574 3.512 5.197 6.133 7.258 9.946 (Nguồn: Số liệu Niên giám Thống kê của Tổng cục Thống kê năm 2017) 160 140 120 100 80 60 40 20 0 (đơn vị: trang trại) CẢ NƯỚC Đồng bằng sông Hồng 2009 2010 2011 2013 2014 2015 Sơ bộ 2016 Hình 1.1. Số trang trại vùng đồng bằng sông Hồng so với cả nước (Nguồn: Số liệu Niên giám Thống kê của Tổng cục Thống kê 2017) Đồng bằng Sông Hồng kinh tế trang trại phát triển đa ngành và đạt hiệu quả kinh tế cao. Về cơ cấu sản xuất phần lớn các trang trại ở mức độ kinh doanh tổng hợp tức là kinh doanh nhiều loại cây, con cùng một lúc. Trong đó trang trại chăn nuôi phát triển mạnh mẽ và là thế mạnh của vùng (chiếm 72,7% trong cơ cấu sản xuất trang trại năm 2013) trong đó chăn nuôi gia súc nhỏ và gia cầm chiếm ưu thế vì nó không đòi hỏi diện tích lớn. Ngoài ra còn có các trang trại trồng cây công nghiệp ngắn ngày, cây lương thực, thực phẩm cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy chế biến rau quả và các sản phẩm xuất khẩu khác. 29
  • 39. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Sự gia tăng giá trị sản xuất hàng hóa của kinh tế trang trại trực tiếp tác động đến sự gia tăng sản xuất trong nông nghiệp, góp phần giải quyết việc làm cho người lao động nhất là đối với Đồng bằng Sông Hồng một vùng có dân số đông, mật độ dân số cao nhất cả nước, lao động tham gia sản xuất trong các trang trại của Đồng bằng Sông Hồng chiếm 4,1% tổng số lao đông trang trại của cả nước, từ đó đóng góp vào tăng trưởng của nền kinh tế nói chung. Bảng 1.4. Số trang trại vùng ĐB sông Hồng phân theo lĩnh vực sản xuất giai đoạn 2011 - 2016 (đơn vị: trang trại) 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Tổng số 3.512 4.472 5.197 6.133 7.258 9.946 Trang trại trồng trọt 43 35 31 36 41 71 Trang trại chăn nuôi 2.439 3.174 3.779 4.851 5.998 8.726 Trang trại nuôi trồng thuỷ sản 923 986 1.017 922 932 999 Trang trại khác (TT lâm 107 277 370 324 287 150 nghiệp và TT tổng hợp) Hình 1.2. Số trang trại vùng đồng bằng sông Hồng phân theo lĩnh vực sản xuất giai đoạn 2011 - 2016 (Nguồn: Số liệu Niên giám thống kê của Tổng cục Thống kê năm 2017) 30
  • 40. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Bảng số liệu 1.4 và Hình 1.2. trên cho thấy số lượng trang trại chăn nuôi chiếm vị trí dẫn đầu, bỏ xa các loại hình trang trại còn lại, đứng thứ hai là trang trại nuôi trồng thủy sản. Sự phát triển như vậy hoàn toàn phù hợp với điều kiện tự nhiên cũng như như kinh tế xã hội của vùng. ĐBSH là vùng “đất chật, người đông”, không thể phát triển những loại trang trại chiếm nhiều diện tích. Đây cũng là vùng có diện tích mặt nước ao hồ lớn, có thể phát triển nuôi trồng thủy sản. Vả lại, trang trại chăn nuôi như lợn, gà và nuôi trồng thủy sản có khả năng mang lại hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với truyền thống sản xuất của nười dân địa phương. Tiểu kết chương 1 Kinh tế trang trại phát tiển là tất yếu của nền nông nghiệp trong quá trình công nghiệp hóa, quá trình này đã tác động mạnh mẽ vào nông nghiệp, phá vỡ từng mảng kết cấu nông nghiệp truyền thống, bắt nông nghiệp phải từng bước chuyển dần sang SXKD hàng hóa phù hợp với nhịp độ phát triển của công nghiệp. KTTT là một trong những hình thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp phù hợp với điều kiện và đặc điểm của sản xuất nông nghiệp, đáp ứng được yêu cầu của công nghiệp hóa, có nhiều lợi thế tổ chức sản xuất và kinh doanh trên thương trường đã nhanh chóng phát triển trên khắp các lục địa. Ở các nước công nghiệp phát triển, KTTT đã trở thành lực lượng chủ đạo trong sản xuất nông nghiệp. Kinh tế trang trại đã và đang ngày càng phát triển mạnh mẽ về cả số lượng và qui mô, chất lượng cũng như các loại hình trang trại ngày càng đa dạng phù hợp với điều kiện tự nhiên của từng vùng, từng địa phương. Ở nước ta, trang trại mới phát triển từ đầu thập niên 90 của thế kỉ XX nhưng đến nay đã được những thành tựu đáng kể trong sản xuất, loại hình trang trại ngày càng phong phú có thể kể đến như: trang trại chăn nuôi, trang trại nuôi trồng thủy sản, trang trại tổng hợp, trang trại trồng trọt và trang trại lâm nghiệp. Phát triển kinh tế trang trai giúp khai thác một cách tốt hơn các nguồn lực sẵn có của các địa phương, mang lại hiệu quả kinh tế cao với cơ cầu ngành nghề đa dạng, qui mô sản xuất lớn đã tạo ra được một khối lượng việc làm giúp giảm tải tình trạng thất nghiệp ở nông thôn cũng như trên toàn quốc, giúp người nông dân tăng thêm thu nhập từ đó dần ổn định và nâng cao chất lượng cuộc sống. 31
  • 41. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Chương 2 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI Ở TỈNH BẮC NINH GIAI ĐOẠN 2010 - 2016 2.1. Các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh Bắc Ninh 2.1.1. Các nhân tố tự nhiên 2.1.1.1. Vị trí địa lí, diện tích Bắc Ninh là tỉnh nằm trong vùng châu thổ Sông Hồng, thuộc khu vực đồng bằng Bắc Bộ, nằm trong tam giác kinh tế trọng điểm Hà Nội-Hải Phòng- Quảng Ninh và là cửa ngõ phía Đông Bắc của thủ đô Hà Nội. - Bắc Ninh nằm ở tọa độ: + từ 20o 58’ đến 21o 16’ vĩ độ Bắc + từ 105o 54’ đến 106o 19’ kinh độ Đông. - Ranh giới hành chính: + Phía Bắc giáp tỉnh Bắc Giang; + Phía Đông và Đông Nam giáp với tỉnh Hải Dương; + Phía Nam giáp tỉnh Hưng Yên; + Phía Tây giáp thành phố Hà Nội. - Theo số liệu thống kê năm 2015 (Niên giám thống kê Bắc Ninh-Nhà xuất bản thống kê, 2016) tỉnh Bắc Ninh có diện tích tự nhiên là 822.7 km2 với tổng số dân là 1,154 triệu người. Với vị trí địa lí như vậy, Bắc Ninh được đánh giá là một trong những tỉnh có nhiều lợi nhất trong cả nước để phát triển kinh tế. Đó cũng là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển nông nghiệp nói chung và phát triển KTTT nói riêng. 32
  • 42. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Hình 2.1. Bản đồ hành chính tỉnh Bắc Ninh Nguồn: Trang Thông tin điện tử tỉnh Bắc Ninh 2.1.1.2. Địa hình và đất đai * Địa hình Với vị trí nằm trong vùng đồng bằng Bắc Bộ nên địa hình của tỉnh Bắc Ninh khá bằng phẳng, có hướng dốc chủ yếu từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông, được thể hiện qua các dòng chảy nước mặt đổ về sông Cầu, sông Đuống và sông Thái Bình. Mức độ chênh lệch địa hình trên toàn tỉnh không lớn. Vùng đồng bằng chiếm phần lớn diện tích toàn tỉnh có độ cao phổ biến từ 3 - 7m so với mực nước biển và một số vùng thấp trũng ven đê thuộc các huyện Gia Bình, Lương Tài, Quế Võ. Địa hình trung du đồi núi chiếm tỷ lệ rất nhỏ khoảng (0,53%) so với tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh được phân bố rải rác thuộc thành phố Bắc Ninh, thị xã Từ Sơn, huyện Quế Võ. Các đỉnh núi có độ cao phổ biến từ 60 - 100m, đỉnh cao nhất là núi Bàn Cờ (thành phố Bắc Ninh) cao 171m, tiếp đến là núi Bu (huyện Quế Võ) cao 103m, núi Phật Tích (huyện Tiên Du) cao 84m và núi Thiên Thai (huyện Gia Bình) cao 71m. 33
  • 43. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Với nững đặc điểm địa hình nói trên đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc trồng các loại cây ăn quả, cây công nghiệp, đặc biệt là chăn nuôi. * Đất đai Tổng diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh là 82,3 nghìn ha, trong đó: - Đất nông nghiệp 43,8 nghìn ha chiếm 53,2%. - Đất lâm nghiệp 0,6 nghìn ha chiếm 0,7%. - Đất chuyên dùng 16,9 nghìn ha chiếm 20,5%. - Đất ở 10,2 nghìn ha chiếm 12,4%. - Đất chưa sử dụng 10,8 nghìn ha chiếm 13,1%. Bắc Ninh là tỉnh năm ở vùng đông bằng Bắc Bộ, phần lớn diện tích đất của tỉnh là đất phù sa, có sự phân hóa không lớn theo các địa bàn khác nhau. Nhìn chung đất đai của tỉnh khá phong phú, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển các loại hình trang trại trên dịa bàn tỉnh Bắc Ninh với nhiều vật nuôi và cây trồng khác nhau. 2.1.1.3. Tài nguyên khí hậu - Nhiệt độ - độ ẩm: Bắc Ninh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với bốn mùa khá rõ rệt, có mùa đông lạnh, mùa hè nóng nực. Trong khoảng 12 năm trở lại đây, nhiệt độ trung bình năm là 24o C, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là 29.4o C (tháng 7), nhiệt độ trung bình thấp nhất là 17.4o C (tháng 1). Sự chênh lệch nhiệt độ giữa tháng cao nhất và tháng thấp nhất là 12o C. Độ ẩm tương đối trung bình của Bắc Ninh khoảng 81%, độ chênh lệch về độ ẩm giữa các tháng không lớn, độ ẩm tương đối trung bình thấp nhất từ 72% đến 75% thường xảy ra từ tháng 10 đến tháng 12 trong năm. - Lượng mưa: Lượng mưa trung bình hàng năm tại Bắc Ninh khoảng 1500mm nhưng phân bổ không đều trong năm. Mùa mưa chủ yếu từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm 80% tổng lượng mưa cả năm. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau chỉ chiếm 34
  • 44. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 20% tổng lượng mưa trong năm. Khu vực có lượng mưa trung bình lớn nhất thuộc thị xã Từ Sơn, huyện Yên Phong, huyện Tiên Du, còn khu vực có lượng mưa trung bình nhỏ nhất thuộc huyện Quế Võ. - Số giờ nắng- gió: Khoảng 12 năm trở lại đây, tổng số giờ nắng trung bình là 1417 giờ, trong đó tháng có giờ nắng trung bình lớn nhất là tháng 7 với 168 giờ, tháng có giờ nắng trung bình ít nhất là tháng 1 với 64 giờ. Hàng năm có hai mùa gió chính: gió mùa Đông Bắc và gió mùa Đông Nam. Gió mùa Đông Bắc thịnh hành từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau, tốc độ gió trung bình vào tháng 1 khoảng 2,6m/s; gió mùa Đông Nam thịnh hành từ tháng 4 đến tháng 9 mang theo hơi ẩm gây mưa rào, tốc độ trung bình vào tháng 7 khoảng 2,4m/s. Nhìn chung điều kiện thời tiết, khí hậu của tỉnh Bắc Ninh thuận lợi cho sinh trưởng phát triển của cây trồng, vật nuôi. Tuy nhiên khi xảy ra hạn hán, lũ lụt, sâu bệnh… cũng gây khó khăn cho sản xuất nông - lâm- ngư nghiệp. 2.1.1.4. Tài nguyên nước Mạng lưới sông ngòi thuộc tỉnh Bắc Ninh khá dày đặc, mật độ khá cao từ 1,0 - 1,2km/km2 (theo số liệu của Đài KTTV Bắc Bộ) với 3 hệ thống sông lớn chảy qua gồm sông Đuống, sông Cầu, sông Thái Bình. - Sông Đuống: có chiều dài 67km trong đó 42km nằm trên phạm vi tỉnh Bắc Ninh, tổng lượng nước bình quân năm là 31,6 tỷ m3 . Tại Bến Hồ, mực nước cao nhất ghi lại là 9,7m, mực nước thấp nhất tại đây là 0,07m; Lưu lượng dòng chảy vào mùa mưa là 3053,7m3 /s và mùa khô là 728m3 /s. - Sông Cầu: Có tổng chiều dài là 289km, trong đó đoạn chảy qua tỉnh Bắc Ninh dài khoảng 69km và đồng thời là ranh giới tỉnh giữa Bắc Ninh với Bắc Giang, có tổng lưu lượng nước hàng năm khoảng 5 tỷ m3 . Tại Đáp Cầu, mực nước cao nhất ghi được là 7,84m, mực nước thấp nhất là âm 0,19m. Lưu lượng dòng chảy vào mùa mưa là khoảng 1288,5m3 /s và vào mùa khô là 52,74m3 /s. 35
  • 45. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM - Sông Thái Bình: Thuộc hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình, sông có chiều dài khoảng 93km trong đó đoạn chảy qua tỉnh Bắc Ninh dài 16km, có tổng lưu lượng nước hàng năm khoảng 35,95 tỷ m3 . Do phần lớn lưu vực sông bắt nguồn từ các vùng đồi trọc miền Đông Bắc, đất đai bị xói mòn nhiều nên hàm lượng phù sa lớn. Mặt khác, với đặc điểm lòng sông rộng, độ dốc thấp và đáy nông nên sông Thái Bình là một trong những sông có lượng phù sa bồi đắp nhiều nhất. Tại trạm thủy văn Cát Khê, lưu lượng dòng chảy vào mùa mưa là khoảng 2224,71m3 /s và vào mùa khô là 336,45m3 /s. Ngoài ra trên địa bàn tỉnh còn có sông Cà Lồ nằm ở phía Tây của tỉnh, một phần của sông có chiều dài 6,5km là đường ranh giới tỉnh giữa Bắc Ninh với thành phố Hà Nội và hệ thống sông ngòi nội địa như sông Ngũ Huyện Khê, sông Dâu, sông Bội, sông Tào Khê, sông Đồng Khởi, sông Đại Quảng Bình. Với hệ thống sông ngòi khá dày đặc và có lưu lượng nước mặt dồi dào, thủy văn của tỉnh Bắc Ninh đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác tưới và tiêu thoát nước trên địa bàn toàn tỉnh. 2.1.1.5. Tài nguyên sinh vật Thực vật của Bắc Ninh chủ yếu là cây trồng hàng năm, cây trồng lâu năm và rừng trồng. Trong đó diện tích cây trồng hàng năm chiếm 54% diện tích đất tự nhiên, diện tích đất trồng cây lâu năm và đất rừng trồng chiếm diện tích chỉ xấp xỉ 1%. Tài nguyên rừng không lớn, chủ yếu là rừng trồng. Tổng diện tích đất rừng là 661,26 ha phân bố tập trung ở Quế Võ (317,9 ha) và Tiên Du (254,95 ha). Tổng trữ lượng gỗ ước tính 3.279 m³, trong đó rừng phòng hộ 363 m³, rừng đặc dụng 2916 m³. 2.1.2. Các nhân tố kinh tế - xã hội 2.1.2.1. Dân cư và nguồn lao động Năm 2016, dân số Bắc Ninh là 1.153.600 người, chỉ chiếm 1,21% dân số cả nước và đứng thứ 39/63 tỉnh, thành phố, trong đó nam 568.055 người và nữ 586.605 người; khu vực thành thị 330.219 người, chiếm 29% dân số toàn tỉnh và khu vực nông thôn 824.441 người, chiếm 71%. Mật độ dân số Bắc Ninh năm 2010 đã lên tới 1,262 người/km², gần gấp 5 lần mật độ dân số bình 36