SlideShare a Scribd company logo
1 of 82
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: NGUYỄN NGOC CHÂU
1
SVTH: TRƯƠNG THỊ NGA
LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian học tại trường em đã được nhà trường và thầy cô trong khoa Công Nghệ May &
Thời Trang tạo điều kiện cho em khảo sát thực tế bằng việc trải qua 6 tuần thực tập tại công ty
may Sundia Bình Dương. Từ đó em đã vận dụng được những kiến thức đã học được ở nhà
trường vào thực tế để nâng cao hiểu biết giúp em xác định được khả năng, tay nghề của mình
để em vững tin hơn trong công việc tương lai của mình sau này. Qua quá trình thực tập tại
công ty đã giúp em mở rộng tầm nhìn và tiếp thu được nhiều kiến thức thực tế mà trong quá
trình học tập tại trường em chưa được học. Em thấy việc cọ sát với thực tế vô cùng quan trọng
với sinh viên, giúp em xây dựng nền tảng kiến thức, rèn giũa bản thân để có thể tiếp cận với
môi trường mới một cách nhanh chóng sau khi ra trường. Trong quá trình thực tập em cũng
gặp rất nhiều khó khan trước môi trường mới, nhưng với sự giúp đỡ tận tình của quý cô chú,
anh chị trong công ty đã giúp em có thêm kinh nghiệm quý báu.
Em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trong khoa Công Nghệ May & Thời Trang- Trường
Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM đã tận tình giảng dạy và truyền đạt những kiến thức quý
báu cho em.
Đồng thời em muốn gửi lời cảm ơn chân thành đến ban lãnh đạo công ty Sundia Bình Dương,
lãnh đạo các phòng ban đã tạo điều kiện cho em thực tập trong suốt 6 tuần qua. Đặc biệt em
xin chân thành cảm ơn anh Phạm Đức Huy là phó giám đốc và các anh chị tổ trưởng đã giúp
đỡ em rất nhiều trong thời gian thực tập để em hoàn thành đồ án công nghệ này.
Vì thời gian và kiến thức còn hạn hẹp, trong qua trình làm báo cáo không thể tránh khỏi những
thiếu sót, rất mong sự góp ý của quý thầy cô, các bạn để bài báo cáo được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn!
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: NGUYỄN NGOC CHÂU
2
SVTH: TRƯƠNG THỊ NGA
MỤC LỤC
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU ĐÔI NÉT VỀ CÔNG TY SUNDIA BÌNH DƯƠNG......7
1. Lịch sử hình thành và phát triển..............................................................................8
2. Chức năng và nhiệm vụ...........................................................................................9
2.1 Chức năng...............................................................................................................9
2.2 Nhiệm vụ.................................................................................................................9
3. Bộ máy tổ chức, nhiệm vụ và chức năng của các phòng ban...................................9
3.1 Bộ máy tổ chức.......................................................................................................9
3.2 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban..........................................................10
3.3 Bộ máy quản lý phân xưởng.................................................................................11
4. Tình hình chung về công ty....................................................................................11
4.1 Tình hình nhân sự.................................................................................................11
4.2 Tình hình tài chính................................................................................................12
4.2.1 Vốn.....................................................................................................................12
4.2.2 Tình hình kinh doanh nội địa.............................................................................12
4.2.3 Tình hình thị trường tiêu thụ..............................................................................12
4.2.4 Phương thức thanh toán và điều kiện thương mại............................................13
4.2.5 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty......................................14
5. Thuận lợi và khó khăn của công ty.........................................................................14
5.1 Thuận lợi...............................................................................................................14
5.2 Khó khăn...............................................................................................................15
6. Định hướng phát triển của công ty.........................................................................15
7. Các Quy định chung trong lao động của công ty SUNDIA BÌNH DƯƠNG.........15
7.1. Nội quy lao động.................................................................................................15
7.2. Chính sách bảo vệ môi trường...........................................................................17
7.3. Chính sách 5S......................................................................................................17
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: NGUYỄN NGOC CHÂU
3
SVTH: TRƯƠNG THỊ NGA
7.4. Chính sách vệ sinh..............................................................................................18
7.5. Tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm........................................................................19
7.6. An toàn lao động trong sản xuất.........................................................................20
7.6.1. An toàn lao động...............................................................................................20
7.6.2. Quy định sử dụng hóa chất................................................................................21
7.6.3. An toàn về điện..................................................................................................21
7.6.4. Phòng cháy, chữa cháy......................................................................................22
7.6.5. An toàn về vận hành, vận chuyển, sử dụng máy móc.......................................24
Chương 2. NỘI DUNG THỰC TẬP..........................................................................26
1. TÌM HIỂU QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT QUẦN KAKI NỮ MÃ HÀNG
770332........................................................................................................................27
A. Công đoạn chuẩn bị sản xuất..........................................................................27
1.1. TÀI LIỆU KHÁCH HÀNG CUNG CẤP.......................................................27
1.1.1. Quần mẫu........................................................................................................27
1.1.2. Nhận xét...........................................................................................................28
1.2. CHUẨN BỊ SẢN XUẤT TẠI PHÒNG KỸ THUẬT.........................................28
1.2.1. Tiếp nhận đơn hàng..........................................................................................28
1.2.2. Xem xét đơn hàng............................................................................................28
1.2.3. Dịch tài liệu......................................................................................................29
1.2.4. Nghiên cứu thiết kế...........................................................................................29
1.2.5. Thiết kế rập.......................................................................................................29
1.2.6. May mẫu đối.....................................................................................................30
1.2.7. Khách hàng duyệt.............................................................................................30
1.2.8. Nhảy size..........................................................................................................31
1.2.9. Giác sơ đồ.........................................................................................................32
1.2.10 Kiểm sơ đồ cắt.................................................................................................34
1.2.11. Quy trình may................................................................................................38
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: NGUYỄN NGOC CHÂU
4
SVTH: TRƯƠNG THỊ NGA
1.2.12. Quy trình công nghệ......................................................................................40
1.2.13.Bố trí chuyền may..........................................................................................41
1.2.14. Bảng màu......................................................................................................43
1.2.15. Kiểm tra ký duyệt.........................................................................................44
1.2.16. Phân phối......................................................................................................44
1.3. CHUẨN BỊ Ở PHÒNG KẾ HOẠCH................................................................45
1.4. KHO NGUYÊN PHỤ LIỆU..............................................................................45
1.4.1 Nhập kho..........................................................................................................45
1.4.2. Quy trình Kiểm tra Nguyên phụ liệu..............................................................45
1.4.2.1. Vải................................................................................................................45
1.4.2.2. Phụ liệu.........................................................................................................46
1.4.3. Xuất kho..........................................................................................................47
B. CÔNG ĐOẠN TRIỂN KHAI SẢN XUẤT........................................................48
1.5. TỔ CẮT..............................................................................................................48
1.5.1 Phương pháp sang sơ đồ...................................................................................48
1.5.2. Công đoạn kiểm vải.........................................................................................48
1.5.3. Công đoạn trải vải...........................................................................................51
1.5.4. Sang sơ đồ cùng bàn vải..................................................................................54
1.5.5. Phương pháp cắt..............................................................................................54
1.5.6. Kỹ thuật ép dán..............................................................................................56
1.5.7. Đánh số - bóc tập...........................................................................................57
C. CÔNG ĐOẠN SẢN XUẤT..........................................................................58
1.6. CHUYỀN MAY................................................................................................58
1.6.1. Tổ chức và điều hành chuyền........................................................................58
1.6.2. Công tác chuẩn bị của chuyền.......................................................................59
1.6.3. May mẫu đầu chuyền....................................................................................59
1.6.4. Công tác triển khai sản xuất.........................................................................59
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: NGUYỄN NGOC CHÂU
5
SVTH: TRƯƠNG THỊ NGA
1.7. CÔNG ĐOẠN HOÀN TẤT SẢN PHẨM......................................................61
1.7.1. KCS..............................................................................................................61
1.7.2. Sửa hàng/ tẩy vết bẩn...................................................................................65
1.7.3. Ủi thành phẩm..............................................................................................66
1.7.4. Công đoạn sấy..............................................................................................67
1.7.5. Công đoạn dò kim.......................................................................................68
1.7.6. Công đoạn bao gói/ đóng thùng..................................................................69
D. Nhận xét tình hình sản xuất tại công ty.....................................................69
E. Sự khác và giống nhau giữa lý thuyết và thực tế.........................................70
2. QUY TRÌNH KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM MÃ HÀNG
770332..................................................................................................................72
2.1. Quy trình kiểm tra sản phẩm.........................................................................72
2.1.1. Quy trình kiểm trái.....................................................................................74
2.1.2. Quy trình kiểm phải...................................................................................75
2.2. Các lỗi thường gặp........................................................................................76
2.3. Cách khắc phục lỗi.......................................................................................79
CHƯƠNG III: KẾT LUẬN - ĐỀ NGHỊ................................................................80
1. KẾT LUẬN..............................................................................................81
2. ĐỀ NGHỊ..................................................................................................81
CHƯƠNG 4: TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................82
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: NGUYỄN NGOC CHÂU
6
SVTH: TRƯƠNG THỊ NGA
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
TP.HCM, ngày.....tháng.....năm 2015
Ký tên
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: NGUYỄN NGOC CHÂU
7
SVTH: TRƯƠNG THỊ NGA
CHƯƠNG I: GIỚI
THIỆU ĐÔI NÉT VỀ
CÔNG TY SUNDIA
BÌNH DƯƠNG
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: NGUYỄN NGOC CHÂU
8
SVTH: TRƯƠNG THỊ NGA
1. Lịch sử hình thành và phát triển
Căn cứ Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1996. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 2000 và Nghị định 27/2003/NĐ-CP ngày 31 tháng
07 năm 2000;
Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 21 tháng 06 năm 1994;
Căn cứ quyết định 386/TTg ngày 07 tháng 06 năm 1997 và quyết định 233/1998/QĐ-TTg
ngày 01 tháng 12 năm 1998 của Thủ Tướng chính Phủ về việc phân cấp, ủy quyền cấp Giấy
phép đầu tư đối với các dự án đầu tư trực tiếp của nước ngoài;
Xét đơn hồ sơ dự án thành lập CÔNG TY SUNDIA BÌNH DƯƠNG của CÔNG TY TNHH
SUNDIA ( Nhật Bản ) do ông Yukinoro Fujita ( quốc tịch Nhật Bản ) làm đại diện nộp ngày
26 tháng 8 năm 2003.
Cho phép CÔNG TY TNHH SUNDIA; Trụ sở đặt tại Japan, Osaka-Fu, Higashi Osaka-shi.
Nishi Ishikiri-cho 7-2-8 thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài theo quy định của Luật
đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Doanh nghiệp có tên gọi là CÔNG TY TNHH SUNDIA BÌNH DƯƠNG được thành lập theo
giấy phép đầu tư số 283/GP-BD do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương cấp ngày 01 tháng 09
năm 2003.
Tên giao dịch là SUNDIA BÌNH DƯƠNG CO.,LTD; trụ sở và nhà xưởng sản xuất đặt tại xã
Tân Đông Hiệp, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương.
Doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và phải mở tài khoản tại ngân hàng theo
quy định của pháp luật Việt Nam.
Mục tiêu và phạm vi kinh doanh của Doanh nghiệp : sản xuất và gia công hàng may mặc
không có công đoạn giặc tẩy; 100% sản phẩm của doanh nghiệp được xuất khẩu.
Vốn đầu tư đăng ký của doanh nghiệp là 160.000USD
Vốn pháp định của doanh nghiệp là 160.000USD
Thời gian hoạt động của doanh nghiệp là 30 ( ba mươi ) năm kể từ ngày được cấp giấy phép.
Thời gian thuê nhà xưởng để thực hiện dự án là 5 ( năm ) năm kể từ ngày được cấp giấy phép.
Doanh nghiệp phải có nghĩa vụ phải nộp cho nhà nước:
- Thuế thu nhập doanh nghiệp hàng năm bằng 10% thu nhập chịu thuế .
- Doanh nghiệp được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 4 năm kể từ năm kinh
doanh có lãi và giảm 50% trong 4 năm tiếp theo.
- Thuế chuyển lợi nhuận bằng 7% số lợi nhuận chuyển ra khỏi Việt Nam.
- Các loại thuế khác theo quy định hiện hành tại thời điểm nộp thuế hàng năm.
- Doanh nghiệp có nghĩa vụ trả tiền thuê nhà xưởng cho bên cho thuê theo hợp đồng ký
kết giữa hai bên.
- Doanh nghiệp được miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu theo quy định tại
Điều 57 và Điều 58 của Nghị Định 24/200/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2000 của Chính Phủ
quy định chi tiết thi hành Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
- Đến năm 2006 vốn đầu tư của công ty đã lên đến 250.000USD, số lượng công nhân
cũng tăng lên. Đơn đặt hàng cungc nhiều hơn, tăng 52.5% so với khi thành lập.
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: NGUYỄN NGOC CHÂU
9
SVTH: TRƯƠNG THỊ NGA
Điều này chứng tỏ hoạt động của công ty ngày càng phát triển, uy tín của công ty ngày một
nâng cao.
2. Chức năng và nhiệm vụ
2.1 Chức năng
Công ty Sundia Bình Dương chuyên sản xuất kinh doanh hàng may mặc chủ yếu là sản xuất
quần Jean.
Hình thức kinh doanh chính của công ty là gia công hàng xuất khẩu. Gia công hàng xuất khẩu
nghĩa là công ty ký hợp đồng với bên đặt gia công sau đó công ty tổ chức quá trình sản xuất
sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng. Toàn bộ sản phẩm làm ra công ty sẽ giao lại cho người
gia công để nhận tiền công.
Chức năng cơ bản và quan trọng nhất hiên nay của công ty là: thực hiện hoàn chỉnh, đúng thời
hạn các hợp đồng may, từ khâu nguyên phụ liệu đến gia công hoàn chỉnh sản phẩm và giao
cho khách hàng.
2.2 Nhiệm vụ
Căn cứ vào tình hình của thị trường nhiệm vụ chủ yếu của công ty là:
- Tổ chức sản xuất kinh doanh theo ngành nghề đăng ký.
- Tìm mọi biện pháp để tăng kim ngạch xuất khẩu, tăng năng xuất, vượt mức kế hoạch về
doanh thu và lợi nhuận.
- Nâng cao hiệu quả của bộ máy quản lý.
- Tiết kiệm nguyên, nhiên vật liệu.
- Sử dụng hợp lý nguồn lao động.
- Thực hiện đầy đủ và ngiêm chỉnh về thuế, về luật pháp của nhà nước.
3. Bộ máy tổ chức, nhiệm vụ và chức năng của các phòng ban.
3.1 Bộ máy tổ chức.
Cơ cấu tổ chức nhân sự của công ty: đứng đầu là Tổng Giám Đốc,Giám đốc điều hành, Giám
đốc kỹ thuật, Phòng hành chính nhân sự, Phòng kế toán tài vụ, Phòng kỹ thuật, Phòng sản
xuất, Phòng xuất nhập khẩu.
Tất cả được thể hiện trên sơ đồ cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp.
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: NGUYỄN NGOC CHÂU
10
SVTH: TRƯƠNG THỊ NGA
Nhận xét: Bộ máy cơ cấu tổ chức của công ty áp dụng theo kiểu trực tuyến nhằm làm cho các
phòng ban có thể hỗ trợ cùng với ban giám đốc một cách trực tiếp và nhanh chóng để thực hiện
tốt các công việc.
3.2 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban.
+ Tổng Giám Đốc: là người điều hành cao nhất của công ty, có quyền quyết định tất cả các
vấn đề về tài chính của công ty và là người chịu trách nhiệm cao nhất rướ nhà nước về tập thể
lao động, về việc điều hành cũng như kết quả sản xuất kinh doanh của công ty
+ Giám Đốc điều hành: phụ trách cồn ty, điều hành chung củ công ty, như nhân sự, kinh
doanh.
+Giám Đốc kỷ thuật: phụ trách, điều hành về các vấn đề kỷ luật, sản xuất, cung ứng nguyên
liệu cho công ty.
+Các phòng ban: chịu trách nhiệm trước ban giám đốc về phàn việc liên qun đến công việc của
mình.
- Phòng hành chính nhân sự: phụ trách điều hành sự, đâò tạo nâng cao chuyên môn cho
cán bộ công nhân viên. Tổ chức lưu hò sơ, theo dõi sự hiện các chính sách chế độ của công ty
đối với người lao động.
- Phòng kế toán tài vụ: tồ chức công tác kế toán đúng pháp luật, quản lý tài snr vậ tư, tiền
vốn, nguyên liệu của công ty.
- Phòng kỹ thuật: thiết kế mẫu theo quy định của khách hàng, dựa vào sản phẩm mẫu của
các phân xưởng thực hiện đúng các yêu cầu mẫu mã, chất lượng mẫu quy định.
- Phòng sản xuất: chịu trách nhiệm điều hành trực tiếp các phân xưởng, đề ra các kế
hoạch sản xuất. Căn cứ theo hợp đồng gia công sẽ lâp lịch sản xuất cho các mã hàng, theo dõi
tiến độ sản xuất ở các xưởng, đồng thời lập kế hoạch sản xuất thêm giờ để đúng tiến độ sản
xuất.
- Phòng xuất nhập khẩu: chịu trách nhiệm sản xuất thành phẩm theo hợp đồng đã ký và
nhập nguyên phụ liệu cho sản xuất
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: NGUYỄN NGOC CHÂU
11
SVTH: TRƯƠNG THỊ NGA
3.3 Bộ máy quản lý phân xưởng.
Chức năng:
- Quản đốc phân xưởng: điều hành toàn bộ uy trình sản xuất của các phân xưởng.
- May: tính định mức, sắp xếp quy trình lên may. Tham mưu về các vấn đề kỹ thuật cho
lãnh đạo.
- Cắt: giúp chuyên gia ra rập của các mặt hàng đồng thời kiểm tra vẽ và cắt.
- Kho:lưu giữ sản phẩm cũng như nguyên vật liệu.
4. Tình hình chung về công ty.
4.1 Tình hình nhân sự.
Tính đến cuối năm 2006, tổng cán bộ công nhân viên toàn công y là 212 người. Trong năm
mới đã tuyển thêm 10 người. Không có công nhân nghĩ việc.
Trình độ cán bộ công nhân viên được thể hiện qua bảng thống kê trình độ nhân lực
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: NGUYỄN NGOC CHÂU
12
SVTH: TRƯƠNG THỊ NGA
Nhận xét: qua bảng thống kê trên cho ta thấy công ty có trình độ lao động phổ thông khá lớn.
Pần lớn người lao động phổ thông đều có trình độ văn hóa trên casp III chiếm 87073%, số
người có trình độ ca dẳng chiếm 1,86%, số người tốt nghiệp đại học chiếm 14,62% và số
người tốt nghiệp cao học chiếm 0,4%.
Công ty cũng có rất nhiều lợi thế về nhân sự cấp quản lí, đa số nhân viên đều tốt nghiệp đại
học. Vạn dụng được nhiều kiến thức vào công việc để thực hiện một cách nhịp nhàng và rõ
ràng.
4.2 Tình hình tài chính
4.2.1 Vốn.
Vốn đầu tư đăng ký của doanh nghiệp là 160.000 USD
Vốn pháp định của doanh nghiệp là 160.000 USD
4.2.2 Tình hình kinh doanh nội địa
Đối với loại hình kinh doanh này doanh nghiệp thường không áp dụng vì loại hình kinh doanh
chủ yếu của công ty là xuất khẩu trực tiếp nên doanh thu trong nước không có. Chính vì vậy
một phần nào đó đã ảnh hưởng đến doanh thu của công ty.
4.2.3 Tình hình thị trường tiêu thụ.
Thị trường chủ yếu của công ty là xuất sang Nhật và Mỹ. Tuy nhiên trong những năm gần đây
công ty còn phát triển sang thị trường Hongkong.
Đối với tị trường Nhật:
Đây là thị trường chủ lực của công ty vì công ty mẹ nằm ở Nhật. Là nơi cung cấp nguồn hàng
và xuất khẩu hàng của công ty. Với lợi thế đó nên hàng của công ty khi sang Nhật không phải
chịu sức ép cạnh tranh lớn với háng của Trung Quốc, các nuocwsASEAN, Nam Mỹ...
Thị trường Nhật là nơi đem lại cho công ty nhiều lợi nhuận nhất.
Đối với thị trường Mỹ:
Sau khi hiệp định thương mại Việt-Mỹ đã được ký kết 7/2000 và đã được thông qua tháng
12/2001: sự kiện này tạo ra thị trường xuất khẩu thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam.
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: NGUYỄN NGOC CHÂU
13
SVTH: TRƯƠNG THỊ NGA
Khi hiệu lực này có hiệu lực hàng hóa được hưởng thuế nhập khẩu vào Mỹ theo quy chế tối
huệ quốc, mức thuế thấp hơn 30-40% so với trước đây và gần đây nhất là việc Việt Nam gia
nhập WTO thì hàng dệt may vào thị trường Mỹ không quản lý bằng hạn ngạch đã mang lại cho
công ty, một thị trường to lớn. Vì thế, ngoài việc xuất sang thị trường Nhật công ty còn tìm
kiếm nhiều thị trường mới. Công ty đã ký thêm được nhiều hợp đồng gia công từ phía Mỹ với
khối lượng lớn. Tạo thêm nhiều việc làm cho công nhân đồng thời cũng đêm lại doanh thu cho
công ty.
Đối với thị trường Hongkong:
Đây là thị trường tương đối mới với công ty. Do đây là một thị trường trung gian lớn, không
kén chọn khắt khe về chất lượng sản phẩm, không đòi hỏi phải có thương hiệu nổi tiếng nên
phù hợp với công ty. Tận dụng được ưu điểm đó công ty đã nhanh chóng đưa hàng hóa có mặt
ở thị trường này. Tuy mới thâm nhập nhưng thị trường này cũng đem về cho công ty nhiều lợi
nhuận.
Tình hình xuất khẩu của công ty qua các thị trường được thực hiện ở bảng
Nhận xét: nhìn qua bảng ta thấy thị trường xuất khẩu của công ty còn hạn hẹp, khách hàng
kinh doanh chủ yếu là Nhật Bản. Tuy công ty đã xuất khẩu qua các nước như Mỹ, Hongkong
nhưng nhìn chung kim ngạch vẫn còn thấp. Tuy tổng kim ngạch vẫn tăng qua các năm nhưng
vẫn tăng chậm không đáng kể.
4.2.4 Phương thức thanh toán và điều kiện thương mại
Công ty thường sử dụng phương thức thanh toán bằng T/T khi xuất khẩu sang các thị trường.
Mặc dù đây là phương thức thanh toán mang lại rủi ro cao đối với các nhà xuất khẩu nhưng do
phần lớn khách hàng là những đối tác quen mua hàng trị giá không lớn nên cũng không mang
lại nhiều rủi ro cho công ty. Tình hình sử dụng các phương thức thanh toán của công ty được
thể hiện ở bảng :
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: NGUYỄN NGOC CHÂU
14
SVTH: TRƯƠNG THỊ NGA
4.2.5 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
Trong những năm qua ngành may mặc trong nước gặp nhiều khó khăn do thị trường Mỹ bị thu
hẹp bởi các chính sách hãn ngạch mà Mỹ áp dụng đối với Việt Nam. Tuy nhiên sau hiệp định
thương mại Việt-Mỹ được ký kết và gần đây là việc Việt Nam gia nhập WTO đã giúp hàng dệt
may Việt Nam dễ dàng hơn khi xuất khẩu sang thị trường Mỹ.
Thêm vào đó thị trường tiêu thụ chủ yếu của công ty là thị trường Nhật Bản. Cùng với sự nhạy
bén của ban giám đốc trong việc tìm cách mở rộng thêm thị trường đã đưa công ty ngày càng
phát triển, doanh ngày càng tăng và điều đó được thể hiện qua bảng:
Bảng 3: Kết qủa hoạt động kinh doanh của công ty qua các năm
Đơn vị: Đồng
Chỉ tiêu 2004 2005 2006
Doanh thu 4.956.635.258 6.568.233.102 10.751.078.427
Thu nhập bình
quân
820.875 985.050 1.250.695
Tài sản cố định 550.340.870 740.715.176 803.687.180
Tài sản lưu
động
22.300.000 35.568.332 56.328.128
Lợi nhuận 45.007.812 56.452.458 82.693.153
Nguồn: ( Phòng Kế Toán)
Để đạt được những kết quả trên chính là nhờ vào sự nỗ lực, cố gắng của ban lãnh đạo cũng như
của tập thể cán bộ công nhân viên trong toàn công ty. Sự nổ lực phấn đấu không ngừng và tự
hoàn thiện trong suốt quá trình tồn tại, phát triển của công ty.
Kết luận chung về tình hình sản xuất kinh doanh của công ty
Tổng sản lượng sản xuất trong năm 2006 là 565.664 sản phẩm.
Tổng doanh thu đạt được : 10.751.078.427 VNĐ.
5. Thuận lợi và khó khăn của công ty.
5.1 Thuận lợi
Đây là hình thức kinh doanh rất thích hợp đối với công ty có vốn đầu tư hạn chế, chưa am hiểu
về luật lệ và thị tường thế giới, chưa có thương hiệu, kiểu dáng công nghiệp nổi tiếng qua gia
công xuất khẩu sẽ giúp công ty thâm nhập vào thị trường thế giới.
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: NGUYỄN NGOC CHÂU
15
SVTH: TRƯƠNG THỊ NGA
Qua gia công xuất khẩu giúp doanh nghiệp có thể tích lũy kinh nghiệm tổ chức sản xuất hàng
xuất khẩu, kinh nghiệm làm thủ tục xuất khẩu, kinh nghiệm tích lũy vốn...
Rủi ro trong kinh doanh ít vì đầu vào và đầu ra của quá trình kinh doanh đều do bên phía đối
tác đặt gia công nước ngoài lo.
Đây là hình thức giải quyết công ăn việc làm cho người lao động và thu ngoại tệ.
Do đặc điểm công ty nằm gần các đường giao thông chính, là địa bàn tập trung nhiều dân cư
nên vấn đề nguồn nhân lực hết sức dồi dào. Đội ngũ cán bộ công nhân viên đoàn kết, thống
nhất năng động, có trình độ và có ý thức cầu tiến nên đây là một lợi thế cho công ty.
Là doanh nghiệp luôn thực hiện tốt các chính sách, các quy định của Nhà nước nên công ty
thường xuyên được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo. Ban giám đốc được sự hổ trợ của các
phòng ban nên tạo điều kiện tốt cho công ty tiến bộ vững chắc để hòa nhập với cơ chế thị
trường của ngành may.
Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật cho phép công ty tiếp cận được với nhiều thành tựu của công
nghệ hiện đại, đáp ứng ngày càng cao của xã hội.
Là một đơn vị chuyên gia công xuất khẩu nên được hưởng nhiều ưu đãi về thuế xuất khẩu. Đây
là một lợi thế lớn trong cạnh tranh về giá của công ty.
5.2 Khó khăn
Hiệu quả xuất khẩu thấp, ngoại tệ thu được chủ yếu là tiền gia công, mà đơn giá gia công ngày
càng giảm trong điều kiện cạnh tranh lớn giữa những đơn vị nhận hàng gia công.
Tính phụ thuộc vào đối tác nước ngoài.
Nếu chỉ áp dụng phương thức gia công xuất khẩu, doanh nghiệp khó có thể xây dựng chiến
lượt phát triển ổn định và lâu dài vì doanh nghiệp không thêt xây dựng chiến lượt phát triển
sản phẩm, chiến lượt giá, chiến lượt phân phối, xây dựng thương hiệu và kiểu dáng công
nghiệp cho sản phẩm...
Đội ngủ công nhân đến từ nhiều địa phương nên thường không ổn định, đã ảnh hưởng nhiều
đến công việc, kế hoạch và đào tạo lâu dài của công ty.
6. Định hướng phát triển của công ty
 Tìm kiếm, nghiên cứu mở rộng thi trường xuất khẩu, tìm kiếm nhiều thị trường tiềm
năng lớn.
 Hoàn thiện hơn nữa tay nghề công nhân.
 Đa dạng háo sản phẩm công ty.
 Nhằm đảm bảo thường xuyên giao hàng đúng thời hạn, công ty đã liên kết với nhiều
công ty con chuyên may quần áo xuất khẩu để thực hiện kịp thời, dứt điểm các hợp đồng ký
kết.
 Nâng cao trình độ đàm phán của cán bộ đàm phán.
 Nâng cao hiệu quả việc sử dụng các phương thức thanh toán quốc tế trong hoạt động
xuất khẩu.
7. Các Quy định chung trong lao động của công ty SUNDIA BÌNH DƯƠNG
7.1. Nội quy lao động:
Điều 1: Người lao động phải đến công ty làm việc đúng và đủ giờ quy định:
- Sáng từ: 7 giờ 30 phút đến 11 giờ 30 phút
- Chiều từ: 12 giờ 30 phút đến 16 giờ 30 phút
Điều 2: Người lao động được nghỉ hàng tuần vào ngày chủ nhật.
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: NGUYỄN NGOC CHÂU
16
SVTH: TRƯƠNG THỊ NGA
Điều 3: Không được phép uống rượu, cờ bạc, nói chuyên trong giờ làm việc.
Điều 4: Trong giờ làm việc phải hoàn thành nhiệm vụ được phân công, không được tự ý rời bỏ
vị trí công việc đi sang bộ phận khác.
Điều 5: Quan hệ, tiếp xúc với khách hàng, đồng nghiệp phải lịch sự nhã nhặn, không nói tục,
chửi thề, đánh nhau gây mất đoàn kết nội bộ.
Điều 6: Sản phẩm làm ra phải đúng yêu cầu kỹ thuật, đúng số lượng và thời gian quy định.
Điều 7: Khi có khiếu nại về chế độ chính sách phải theo trình tự pháp luật quy định
Điều 8: Phải tuân thủ các quy trình sử dụng máy móc và các tiêu chuẩn an toàn lao động
Điều 9: Phải giử gìn, bảo quản tốt các phương tiện trang bị phòng hộ cá nhân do công ty cấp
Điều 10: Nghiêm cấm sử dụng máy móc thiết bị không thuộc phạm vi phân công
Điều 11: Đảm bảo giữ gìn, vệ sinh sạch sẽ máy móc và tại nơi làm việc
Điều 12: Mọi người phải có ý thức trách nhiêm bảo vệ tài sản, sử dụng tiết kiệm vật tư và
nguyên liệu trong sản xuất
Điều 13: Nghiêm cấm các hành vi trộm cắp, tham ô, tiết lộ bí mật công nghệ kinh doanh hoặc
có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản và lợi ích công ty.
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: NGUYỄN NGOC CHÂU
17
SVTH: TRƯƠNG THỊ NGA
7.2. Chính sách bảo vệ môi trường:
CHÍNH SÁCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Công ty Sundia Bình Dương chúng tôi quyết tâm xây dựng phương châm sản xuất theo
hướng có lợi cho môi trường. Sử dụng các công cụ sản xuất tiên tiến nhằm góp phần xây dựng
một môi trường sống ngày một tốt hơn cho con người
Các mục tiêu cơ bản:
1. Thông qua các hoạt động của mình chúng tôi sẽ góp phần tuyên truyền kiến thức Bảo vệ
môi trường cho người lao động trong công ty của chúng tôi
2. Trong quá trình sản xuất của chúng tôi, sản phẩm làm ra luôn hướng tới mục tiêu thân
thiện với môi trường sống. Chúng tôi suy nghĩ tạo ra một môi trường làm việc thân thiện
và có lợi cho người lao động. Mọi quy trình sản xuất có khả năng làm hại tới môi trường
đều bị loại bỏ triệt để.
3. Chúng tôi sẽ không ngừng nâng cao nhận thức và trách nhiệm về Bảo vệ môi trường cho
người lao động. Tích cực hưởng ứng các hoạt động Bảo vệ mội trường do nhà nước đề ra.
Tuân thủ tích cực pháp luật Việt Nam về Bảo vệ môi trường sống. Đây cũng là cách mà
chúng tôi bảo vệ môi trường sống cho các thế hệ con cháu chúng tôi.
KHO CHỨA RÁC THẢI CÔNG NGHIỆP
7.3. Chính sách 5S:
Sàng lọc: để lại những thứ cần thiết và vứt bỏ những thứ không cần thiết
Sắp xếp: để đồ vật ở tư thế sẵn sàng sao cho ai và lúc nào cũng nhìn thấy.
Sạch sẽ: lau chùi, quét dọn, sơn phết, mài dũa sao cho sạch sẽ.
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: NGUYỄN NGOC CHÂU
18
SVTH: TRƯƠNG THỊ NGA
Săn sóc: luôn luôn trong tìng trạng sạch sẽ và mới.
Sẵn sàng: tất cả mọi người đều tuân thủ kỉ luật và chào buổi sáng.
7.4. Chính sách vệ sinh
 Toàn bộ cán bộ- công nhân viên phải sử dụng đầy đủ các thiết bị bảo hộ lao động trong
quá trình làm việc.
 Người lao động phải thường xuyên vệ sinh máy móc, thiết bị nơi làm việc, chỗ làm phải
gọn gàng ngăn nắp.
 Người lao động không xả rác nơi làm việc,nơi công cộng, cổng công ty.
 Xưởng sản xuất phải vệ sinh, lau chùi 2 lần/ngày.
 Nghiêm cấm việc làm rơi vãi dầu, hóa chất xuống mặt sàn của xưởng
 Cán bộ- công nhân viên phải tuân thủ việc mang dép trong xưởng và đeo khẩu trang
khi làm việc.
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: NGUYỄN NGOC CHÂU
19
SVTH: TRƯƠNG THỊ NGA
 Cán bộ- công nhân viên phải tham gia chống dịch bệnh và kiểm tra sức khỏe định kỳ
hàng năm.
 Công ty chỉ cho phép cán bộ- công nhân viên vào nơi làm việc với trạng thái tâm lý
bình thường, không say rượu hoặc sử dụng ma túy.
 Nhà bếp, nhà ăn phải luôn sạch sẽ, thức ăn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
 Nước sử dụng cho người lao động phải kiểm tra 1-2 lần/ngày.
 Nhà vệ sinh phải được lau chùi sạch sẽ.
 Tất cả rác, phế liệu phải để đúng nơi quy định và đưa đến nơi xử lý.
 Nếu vi phạm về vệ sinh lao động thì mọi người phải có trách nhiệm báo cho quản lý
biết để xử lý.
Sau đây là một số quy định về vệ sinh trong sản xuất của công ty:
Quy định trước khi làm việc của tổ ủi
< Sáng: 7h25. Chiều: 14h25>
Đặc biệt: thấy phát sinh dơ thì phải thực hiện ngay lập tức.
1. Vệ sinh chỗ làm việc và khu vực xung quanh.
2. Vệ sinh bàn ủi- Vệ sinh bàn hút, gối ủi, dụng cụ làm việc.
3. Thay bao vải, miếng lót bàn ủi bàn hút, áo gối ủi.
4. Dùng miếng vải có hóa chất vệ sinh mặt bàn ủi.
5. Xả hơi lên miếng vải trắng mục đích kiểm tra độ dơ của hơi và lỗ dơ hơi ứ đọng bên
trong bàn ủi.
6. Mỗi ngày tổ trưởng phân công người vệ sinh xung quanh tổ.
MÁY ÉP
Thông báo trước khi làm việc:
- Vệ sinh bàn là.
- Vệ sinh bàn hút.
- Bọc tấm lót bàn là.
- Kiểm tra lại bằng miếng vải.
◙ Quy định:
- Vệ sinh trước khi làm việc.
- Đầu giờ buổi sáng.
- Đầu giờ chiều.
7.5. Tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm:
Tập thể công nhân công ty cố gắng phấn đấu đạt mục tiêu:
+ Năng cao năng suất
Không có hàng dơ
+ Năng cao chất lượng
Không có hàng hư
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: NGUYỄN NGOC CHÂU
20
SVTH: TRƯƠNG THỊ NGA
7.6. An toàn lao động trong sản xuất:
Trong quá trình sản xuất có những tình huống không hay xảy ra như: Cháy nổ, hỏa hoạn,...
Làm ảnh hưởng tới tiến độ sản xuất của công ty. Nên trang bị những kiến thức cũng như công
ty phải trang bị về vật chất cũng như kiến thức cho người lao động là việc hết sức cấn thiết.
7.6.1. An toàn lao động:
 Các cán bộ- công nhân viên phải luôn tuân thủ theo quy định của công ty. Do đó, trong quá
trình làm việc phải:
 Tuệt đối tuân theo các thao tác kỹ thuật, quy trìng công nghệ, cách thức vận hành.
 Không vận hành các thiết bị nếu chưa được huấn luện phương pháp vận hành.
 Nghiêm cấm việc tự ý thay đổi thiết bị, thao tác vận hành hoặc quá trình công nghệ vì rất
nguy hiểm nếu có sự cố xảy ra.
 Nghiêm cấm việc tự ý tháo gỡ các phương tiện che chắn của các loại máy móc.
 Trong khi máy đang làm việc, nếu thấy bất thường phải báo ngay cho thợ cơ điện tới sửa
chữa để đảm bảo an toàn.
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: NGUYỄN NGOC CHÂU
21
SVTH: TRƯƠNG THỊ NGA
7.6.2. Quy định sử dụng hóa chất:
 Tất cả hóa chất khi sử dụng phải thể hiên rõ nguồn gốc và thành phẩm.
 Niêm yết thông tin an toàn vật liệu tại xí nghiệp và bộ phận kho chứa hóa chất.
 Tất cả hóa chất phải được đảmbảo chứa trong các dụng cụ đúng nơi quy định, có nắp đậy,
phải được giữ đúng nơi quy định và được bảo vệ an toàn về PCCC.
 Các dụng cụ đựng hóa chất phải được dán nhãn và ghi tên đầy đủ, loại hóa chất và thành
phần của hợp chất.
 Khi sang chiết hóa chất để tẩy hàng thì người công nhân phải trang bị đầy đủ bảo hộ lao
động gồm: khẩu trang, găng tay, mắt kính,...
7.6.3. An toàn về điện:
 Thực hiên nghiêm chỉnh các nội quy, quy định về an toàn của ngành.
 Thường xuyên kiểm tra các trạm tự động cắt, đường dây trong toàn công ty.
 Việc đóng cắt cầu dao điện và thay đổi cấu chì phải có thợ điện thực hiện.
 Tuyệt đối không để đồ vật, hàng hóa gần các vị trí trụ điện, cầu dao.
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: NGUYỄN NGOC CHÂU
22
SVTH: TRƯƠNG THỊ NGA
7.6.4. Phòng cháy, chữa cháy:
 Trong công ty đã được trang bị đầy đủ các phương tiện chữa cháy, bình chữa cháy
 Các phương tiện chữa cháy phải được đặt ở nơi dễ nhìn thấy, dễ lấy và có biển báo.
 Công nhân trước khi ra về phải tắt máy
 Tất cả lối thoát hiểm phải có chỉ dẫn, đèn báo. Đèn phải luôn được bật sáng, cửa thoát
hiểm phải luôn được mở trong suốt thời gian làm việc, nghiêm cấm việc tự ý khóa các cửa
thoát hiểm
 Hàng hóa sắp trong kho phải bố trí sao cho lối đi chính được xuyên suốt.
 Khi xảy ra cháy, người phát hiện phải hô to” Cháy... Cháy...cháy”
 Bấm còi chữa cháy
 Cúp cầu dao điện nơi xảy ra cháy
 Gọi 114
 Sử dụng bình PCCC để dập tắt đám cháy
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: NGUYỄN NGOC CHÂU
23
SVTH: TRƯƠNG THỊ NGA
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: NGUYỄN NGOC CHÂU
24
SVTH: TRƯƠNG THỊ NGA
7.6.5. An toàn về vận hành, vận chuyển, sử dụng máy móc:
 Chỉ những thợ điện đã qua hướng dẫn mới được phép vận hành nồi hơi, máy nén khí.
 Công nhân sử dụng máy cắt tay, máy cắt vòng phải đeo găng tay
 Đối với máy móc và các thiết bị chuyên dùng khác phải trang bị và duy trì đầy đủ các che
chắn bảo hiểm an toàn và chấp hành nội quy, quy định về công tác vệ sinh sử dụng an toàn
máy móc thiết bị.
 Máy móc không sử dụng quá tải
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: NGUYỄN NGOC CHÂU
25
SVTH: TRƯƠNG THỊ NGA
Công nhân cắt đeo bao tay sắt để bảo hộ lao động và đeo găng tay vải bên ngoài để tránh
xước vải.
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: NGUYỄN NGOC CHÂU
26
SVTH: TRƯƠNG THỊ NGA
CHƯƠNG 2. NỘI
DUNG THỰC TẬP
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: NGUYỄN NGOC CHÂU
27
SVTH: TRƯƠNG THỊ NGA
1. TÌM HIỂU QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT QUẦN KAKI NỮ MÃ
HÀNG 770332
A. Công đoạn chuẩn bị sản xuất.
1.1. TÀI LIỆU KHÁCH HÀNG CUNG CẤP.
1.1.1. Quần mẫu.
MẶT TRƯỚC
MẶT SAU
● Mô tả sản phẩm: quần Kaki lưng rời, gài dây kéo, khuy mắt phượng, thân
trước: 2 túi hàm ếch, 1 túi đồng hồ ở thân phải; thân sau: 2 túi đắp ở thân sau.
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: NGUYỄN NGOC CHÂU
28
SVTH: TRƯƠNG THỊ NGA
● Tài liệu kỹ thuật gốc gồm có:
- Bảng màu
- Bảng hướng dẫn sử dụng nguyên phụ liệu.
- Quy cách may.
- Bảng thông số kích thước thành phẩm trước wash và sau wash.
- Bảng sản lượng hàng.
- Hình vẽ mô tả sản phẩm.
- Quy cách đóng gói
- Hướng dẫn kiểm tra mã hàng.
1.1.2. Nhận xét
Qua bảng tài liệu kỹ thuật gốc nhận từ khách hàng ( được trình bày ở trên ) , ta
thấy Công ty đã có được những thông tin cần thiết của mã hàng này như :
- Quần mẫu
- Bảng thông số kĩ thuật, hình vẽ sản phẩm
- Bảng liệt kê nguyên phụ liệu cần sử dụng và chỉ rõ cách hướng dẫn sử dụng
- Bảng hướng dẫn quy cách của từng loại đường may
- Hình quần chỉ cụ thể vị trí chi tiết may
- Kiểm tra chất lượng cho sản phẩm.
Đây là cơ sở cơ bản để Công ty tiến hành đi vào quy trình sản xuất đơn hàng này
.
1.2. CHUẨN BỊ SẢN XUẤT TẠI PHÒNG KỸ THUẬT.
Sau khi tài liệu kỹ thuật của mã hàng được dịch sang Tiếng Việt với nội dung và bố cục chính
xác. Sau khi tài liệu được dịch hoàn chỉnh thì bản dịch sẽ được photo copy và cấp phát cho các
bộ phận.
Công đoạn chuẩn bị ở phòng kỹ thuật hết sức quan trọng trong quy trình công nghệ sản xuất
hàng may công nghiệp. Tất cả các bước trong khâu này phải được thực hiện tỉ mỉ, chính xác,
đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.
Các công việc chuẩn bị ở phòng kỹ thuật gồm các bước:
1.2.1. Tiếp nhận đơn hàng.
Trưởng phòng kỹ thuật nhận tài liệu của khách hàng từ phòng kế hoạch, bao gồm:
- Tài liệu kỹ thuật
- Sản phẩm mẫu ( mẫu gốc)
- Bảng màu
- Nguyên phụ liệu để thực hiện mẫu đối
1.2.2. Xem xét đơn hàng.
Sau khi nhận tài liệu gốc của khách hàng, trưởng hoặc phó phòng kĩ thuật sẽ tiến hành
nghiên cứu, xem xét điều kiện và khả năng của công ty có thể thực hiện được đơn hàng này
hay không.
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: NGUYỄN NGOC CHÂU
29
SVTH: TRƯƠNG THỊ NGA
• Trường hợp không đủ điều kiện , Trưởng hoặc phó phòng kỹ thuật phải làm việc trực
tiếp với bộ phận sản xuất và khách hàng.
• Trường hợp đủ điều kiện , Trưởng hoặc phó phòng kĩ thuật lập kế hoạch chi tiết triển
khai thực hiện cho từng bộ phận theo yêu cầu ban đầu.
1.2.3. Dịch tài liệu.
Bộ phận phòng kĩ thuật sẽ dịch tài liệu mã hàng dựa trên tài liệu mẫu gốc , dịch sang Tiếng
Việt với nội dung và bố cục chính xác. Sau khi tài liệu được dịch hoàn chỉnh thì bản dịch sẽ
được photo copy và cấp phát cho các bộ phận có liên quan.
1.2.4. Nghiên cứu thiết kế.
Nghiên cứu mẫu bao gồm các bước :
● Nghiên cứu trên mẫu chuẩn ( về sử dụng nguyên phụ liệu và tính chất của chúng, sử
dụng thiết bị, kiểu dáng, quy trình may,…)
● Nghiên cứu trên tài liệu kĩ thuật ( hình vẽ, mô tả, bảng thông số kích thước, quy cách
đo, vị trí đo các thông số, cách sử dụng nguyên phụ liệu, quy cách lắp ráp, bao gói, kiểm tra
chất lượng sản phẩm…)
● Nghiên cứu trên mẫu mềm của khách hàng ( tìm hiểu về cách thiết kế, kiểu dáng, các vị
trí dấu bấm, phương pháp nhảy mẫu )
● Trong quá trình nghiên cứu phải phát hiện kịp thời những mâu thuẫn giữa tài liệu kĩ
thuật hoặc bộ mẫu mềm để có cơ sở làm việc với khách hàng. Sau đó nhóm nghiên cứu sẽ
hướng dẫn cho tổ may mẫu, tổ ra rập, tổ sơ đồ, tổ nghiệp vụ các bộ phận này sẽ thực hiện theo
đúng yêu cầu của nhóm nghiên cứu.
▼ Thiết kế mẫu :
- Đảm bảo kiểu dáng giống mẫu chuẩn.
- Đảm bảo thông số, cấc chi tiết lắp ráp phải ăn khớp với nhau.
- Đảm bảo phù hợp với tính chất nguyên phụ liệu.
- Đảm bảo phù hợp với điều kiện sản xuất của công ty.
- Khi tiến hành thiết kế phải chuẩn bị dụng cụ đầy đủ.
1.2.5. Thiết kế rập.
Tổ thiết kế rập nhận kế hoạch từ trưởng hoặc phó phòng thông tin tài liệu, trưởng phòng phân
chia công việc cho từng nhân viên cụ thể. Công việc của tổ rập phải thực hiện gồm :
- Làm rập một size : để may mẫu cho khách hàng duyệt và lập sơ đồ định mức.
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: NGUYỄN NGOC CHÂU
30
SVTH: TRƯƠNG THỊ NGA
- Chỉnh sửa rập mẫu theo yêu cầu của khách hàng.
- Nhảy size khi có rập mẫu đã điều chỉnh.
- Sao chép rập cứng, làm rập thành phẩm
- Sơ đồ ( thử nghiệm ), tính định mức nguyên phụ liệu để báo giá cho khách hàng.
Đối với khách hàng FOB : triển khai làm rập dựa trên TLKT + sản phẩm mẫu . Sau khi rập đã
làm xong phải làm phiếu liệt kê chi tiết rập và bảng thông số rập đính kèm theo bao rập trước
khi chuyển cho tổ mẫu và tổ sơ đồ. Trên rập phải có ghi tên người làm rập. Người làm rập phải
báo cáo công việc cụ thể của mình và báo cáo ngay các phát sinh thắc mắc cho trưởng phòng
để xử lý tại chỗ làm việc với phòng kinh doanh ( khách hàng ).
1.2.6. May mẫu đối.
Bộ phận may mẫu có nhiệm vụ may đúng các bán thành phẩm theo sự phân công của tổ trưởng
may mẫu.
Tổ trưởng may mẫu nhận :
- Bảng yêu cầu của khách hàng từ trưởng hoặc phó phòng.
- Hướng dẫn kỹ thuật và sản phẩm mẫu từ nhân viên thông dịch.
- Bảng nghiên cứu từ nhóm nghiên cứu.
- Rập cắt + rập may + thông số theo rập từ hồ sơ.
- Lấy giấy đề nghị vật tư may mẫu, nhận nguyên phụ liệu từ kho vật tư, kiểm tra chất
lượng nguyên phụ liệu trước khi cắt, nếu phát hiện có lỗi phải báo cáo ngay cho trưởng hoặc
phó phòng để có phương án giải quyết.
Sau đó tổ trưởng phân chia công việc cho từng nhân viên cụ thể, các nhân viên thực hiện mẫu
phải lầm theo hướng dẫn kỹ thuật và phản hồi lại những vấn đề phát sinh trong quá trình thực
hiện mẫu trên phiếu may mẫu theo biểu mẫu kỹ thuật.
Trong quá trình may nếu phát hiện ra có những chỗ khó may thì trưởng phòng kết hợp với tổ
trưởng may mẫu để tìm hướng giải quyết, như tìm ra các đường may khác phù hợp hơn mà
không ảnh hưởng đến mẫu mã, hoặc tìm khách hàng thương lượng về đường may đó.
Khi hoàn thiện sản phẩm mẫu, tổ trưởng may mẫu phải kiểm tra lại toàn bộ chi tiết của sản
phẩm : kỹ thuật, chất lượng, thông số. nếu đạt thì giao cho phòng kế hoạch. Nếu không đạt thì
thực hiện lại.
Trưởng hoặc phó phòng gửi mẫu đối, định mức nguyên phụ liệu, bảng màu và các yêu cầu
khác từ khách hàng bằng số giao nhận biểu mẫu kỹ thuật.
1.2.7. Khách hàng duyệt.
Khách hàng duyệt mẫu đối và định mức nguyên phụ liệu. Trưởng hoặc phó phòng nhận góp ý
của khách hàng đồng thời xem xét bảng góp ý đợt 1 của khách hàng, nếu thấy phù hợp thì
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: NGUYỄN NGOC CHÂU
31
SVTH: TRƯƠNG THỊ NGA
chuyển tiếp cho các nhân viên bộ phận trực tiếp công việc. Nếu không phù hợp thì trưởng hoặc
phó phòng xem xét tùy vào không phù hợp ở công đoạn nào thì sẽ trở về cho công đoạn đó
thực hiện lại.
1.2.8. Nhảy size
Sau khi mẫu được duyệt, rập được chuyển cho người giác sơ đồ tiến hành nhảy mẫu.
Nhân viên đi sơ đồ nhận mẫu, rập, phiếu điều tiết chi tiết và phiếu đặt giác sơ đồ, kiểm tra số
lượng chi tiết với bảng thống kê chi tiết, mẫu gốc, kiểm tra độ ăn khớp giữa tài liệu kỹ thuật và
rập.
Cơ sở tiến hành nhảy size :
• Dựa vào mẫu gốc, mẫu thiết kế trung bình
• Dựa vào bảng thông số kích thước, các cỡ vóc của sản phẩm.
Các bước tiến hành nhảy size :
 Nghiên cứu bảng thông số kích thước của tất cả cỡ vóc và phân tích yêu cầu.
 Tính toán độ chênh lệch về thông số kích thước cỡ vóc.
 Dựa vào thông số kích thước và công thức thiết kế đã biết, thiết kế bộ rập mẫu trung
bình. Kiểm tra lại các đường lắp ráp, độ co giãn và độ gia đường may.
 Căn cứ vào thông số kích thước để tìm cự ly dịch chuyển và hướng dịch chuyển của
các điểm chuẩn.
 Thông thường tiến hành nhảy cỡ kích thước nhảy vóc.
 Lập bảng thống kê và ký tên chịu trách nhiệm về bộ mẫu vừa ra.
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: NGUYỄN NGOC CHÂU
32
SVTH: TRƯƠNG THỊ NGA
1.2.9. Giác sơ đồ.
Giác sơ đồ là dùng mẫu cứng các chi tiết bán thành phẩm của sản phẩm, sắp xếp 1 cách
hợp lý theo yêu cầu kỹ thuật trên 1 tờ giấy (giới hạn về khổ và chiều dài), tờ giấy được xem
như tấm vải để cắt, ta sắp xếp như thế nào để tiết kiệm nguyên phụ liệu 1 cách hợp lý nhất.
Công ty có trang bị phần mềm giác sơ đồ trên máy vi tính và 3 máy in sơ đồ cỡ lớn để tiết
kiệm thời gian, nguồn nhân lực và năng suất cao hơn.
Bộ phận giác sơ đồ sẽ nhận rập mẫu và phiếu điều tiết chi tiết, yêu cầu giác sơ đồ, sản
phẩm mẫu. Kiểm tra rập so với phiếu điều tiết chi tiết : tên mã hàng, tên cỡ vóc, tên chi tiết, ...
Tiến hành nhập rập: nhập tất cả các thông tin trên máy và giác sơ đồ, tùy theo yêu cầu của mã
hàng mà đi sơ đồ 1 chiều hay nhiều chiều. Tất cả chi tiết giác theo trình tự từ lớn đến nhỏ,
đảm bảo diện tích sơ đồ nằm trong phạm vi định mức khách hàng đưa ra.
Khi in sơ đồ, nhân viên GSĐ có nhiệm vụ kiểm tra lại thông tin, kích thước nhập vào có
chính xác không. Nếu sai sót thì báo ngay lại cho trưởng phòng để xử lý và chuyển ngược lại
cho phòng kế hoạch .
Việc đi sơ đồ dựa trên các cơ sở :
 Bảng tác nghiệp cắt.
 Mẫu rập.
 Kích thước thực tế khổ vải của mã hàng.
 Định mức tiêu hao đã được khách hàng duyệt.
Các yêu cầu chung khi GSĐ:
 Sơ đồ đảm bảo độ vuông góc.
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: NGUYỄN NGOC CHÂU
33
SVTH: TRƯƠNG THỊ NGA
 Khổ sơ đồ nhỏ hơn khổ vải từ 1cm đến 2cm ( tùy thuộc vào biên vải).
 Trên sơ đồ phải có đủ lượng cỡ vóc cần giác, đủ chi tiết bán thành phẩm và không có
những khoảng trống bất hợp lý.
 Các chi tiết trên sơ đồ phải đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật.
 Tuyệt đối trung thành với mẫu cứng.
 Trên sơ đồ phải ghi ký hiệu đầy đủ.
GIÁC SƠ ĐỒ VẢI CHÍNH
GIÁC SƠ ĐỒ KEO
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: NGUYỄN NGOC CHÂU
34
SVTH: TRƯƠNG THỊ NGA
GIÁC SƠ ĐỒ VẢI LÓT
1.2.10 Kiểm sơ đồ cắt
Nhân viên giác sơ đồ nhận kế hoạch biểu mẫu sản xuất từ trưởng hoặc phó phòng, phân
chia kế hoạch cho từng nhân viên cụ thể.
Khi máy giác sơ đồ giác xong sơ đồ cần kiểm tra lại lần nữa để đảm bảo độ chính xác trước
khi giao cho tổ cắt.
TIÊU CHUẨN CẮT – KIỂM
KHÁCH HÀNG: VALUE PLANNING
MÃ HÀNG: 770332
I. THÔNG SỐ KÍCH THƯỚC.
AFTER WASH
SI
ZE
WAI
ST
(TOP
)
HIP
↓15
cm
F.
RISE
B.
RISE
LENGT
H
THIG
H
0CM
KNE
E 25
BOTT
OM
BACKM
PKT
W
D
ZIPP
ER
26 62.0 77.0 22.5 31.9 59.0 24.5 17.5 14.5 11.8
11.4
11.0
28 65.0 80.0 23.2 32.5 59.0 25.2 18.0 15.0 12.2
11.6
11.0
30 68.0 83.0 23.9 33.1 59.0 26.2 18.5 15.5 12.6
11.8
12.0
32 71.0 86.0 24.5 33.7 59.0 27.2 19.0 16.0 13.0
12.0
12.0
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: NGUYỄN NGOC CHÂU
35
SVTH: TRƯƠNG THỊ NGA
34 74.0 89.0 25.1 34.3 59.0 28.2 19.5 16.5 13.4
12.2
12.0
36 77.0 92.0 25.7 35.0 59.0 29.2 20.0 17.0 13.8
12.4
13.0
38 80.0 95.0 26.2 35.6 59.0 30.2 20.5 17.5 14.2
12.6
13.0
40 83.0 98.0 26.9 36.2 59.0 31.2 21.0 18.0 14.6
12.8
14.0
42 86.0 102.
0
27.8 37.0 59.0 32.2 21.5 18.5 15.0
13.0
14.0
44 89.0 105.
0
28.7 37.9 59.0 33.2 22.0 19.0 15.4
13.2
14.0
BEFORE WASH
26 63.4 79.0 24.2 34.3 64.1 25.3 18.3 14.8 11.9
12.2
11.0
28 66.4 82.0 24.9 34.9 64.1 26.0 18.8 15.3 12.3
12.4
11.0
30 69.4 85.0 25.6 35.5 64.1 27.0 19.3 15.8 12.7
12.6
12.0
32 72.4 88.0 26.2 36.1 64.1 28.0 19.8 16.3 13.1
12.8
12.0
34 75.4 91.0 26.8 36.7 64.1 29.0 20.3 16.8 13.5
13.0
12.0
36 78.4 94.0 27.4 37.4 64.1 30.0 20.8 17.3 13.9
13.2
13.0
38 81.4 97.0 27.9 38.0 64.1 30.9 21.3 17.8 14.3
13.4
13.0
40 84.4 100.
5
28.6 38.6 64.1 32.1 21.8 18.3 14.7
13.6
14.0
42 87.4 104.
0
29.5 39.4 64.1 33.2 22.3 18.8 15.1
13.8
14.0
44 90.4 107.
5
30.4 40.3 64.1 34.3 22.8 19.3 15.5
14.0
14.0
II. TIÊU CHUẨN:
1. Chi tiết thêu: túi sau x 2
2. Quy định mặt trải vải là mặt phải ở trên.
3. Trải vải êm, không căng.
4. Khổ vải lớn hơn sơ đồ 1 cm.
5. Số lớp trải vải: tùy theo từng bàn vải, dựa theo tài liệu của phòng kỹ thuật để làm phiếu
tác nghiệp bàn cắt.
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: NGUYỄN NGOC CHÂU
36
SVTH: TRƯƠNG THỊ NGA
6. Kiểm tra bán thành phẩm theo rập mềm, nếu mất đường may thì dung rập cứng để kiểm
tra lần nữa, nếu do đường mực bị mờ, không ảnh hưởng tới chi tiết thì cho đạt nếu do
cắt phạm vào trong chi tiết thì phải báo với tổ trưởng để giải quyết.
7. Các chi tiết cắt xong sẽ được bó lại và bỏ vào rổ theo từng size để tránh nhầm lẫn sau
đó chuyển qua đánh số.
8. Đánh số theo bảng đánh số.
9. Kiểm tra từng chi tiết bán thành phẩm.
10. Ghi rõ tên mã hàng, tên chi tiết, tên khách hàng, đơn hàng, size, màu... vào tờ phiếu và
gián lên rổ đựng các chi tiết bán thành phẩm.
11.Tiêu chuẩn ép keo: dựa theo tiêu chuẩn nhận từ phòng kỹ thuật để điều chỉnh máy ép
keo theo đúng yêu cầu.
III. BẢNG QUY ĐỊNH ĐÁNH SỐ.
CÔNG TY SUNDIA BÌNH DƯƠNG
QUY ĐỊNH ĐÁNH SỐ
ĐƠN HÀNG 770332 EIC0063#13
MÀU #13 ĐÁNH SỐ ĐÁNH SỐ
VẢI SL147770-C BO LỚP
BÀN MÀU SIZE SỐ LỚP LỚN NHỎ
1 #13 30 70 1 SỐ TỪ: 1-70
1 #13 32 70 2 SỐ TỪ: 1-70
1 #13 32 70 3 SỐ TỪ: 1-70
1 #13 34 70 4 SỐ TỪ: 1-70
1 #13 34 70 5 SỐ TỪ: 1-70
1 #13 36 70 6 SỐ TỪ: 1-70
1 #13 38 70 7 SỐ TỪ: 1-70
1 #13 40 70 8 SỐ TỪ: 1-70
BÀN MÀU SIZE SỐ LỚP LỚN NHỎ
2 #13 30 70 9 SỐ TỪ: 1-70
2 #13 32 70 10 SỐ TỪ: 1-70
2 #13 32 70 11 SỐ TỪ: 1-70
2 #13 34 70 12 SỐ TỪ: 1-70
2 #13 34 70 13 SỐ TỪ: 1-70
2 #13 36 70 14 SỐ TỪ: 1-70
2 #13 38 70 15 SỐ TỪ: 1-70
2 #13 40 70 16 SỐ TỪ: 1-70
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: NGUYỄN NGOC CHÂU
37
SVTH: TRƯƠNG THỊ NGA
BÀN MÀU SIZE SỐ LỚP LỚN NHỎ
3 #13 30 70 17 SỐ TỪ: 1-70
3 #13 32 70 18 SỐ TỪ: 1-70
3 #13 32 70 19 SỐ TỪ: 1-70
3 #13 34 70 20 SỐ TỪ: 1-70
3 #13 34 70 21 SỐ TỪ: 1-70
3 #13 36 70 22 SỐ TỪ: 1-70
3 #13 38 70 23 SỐ TỪ: 1-70
3 #13 40 70 24 SỐ TỪ: 1-70
BÀN MÀU SIZE SỐ LỚP LỚN NHỎ
4 #13 30 70 25 SỐ TỪ: 1-70
4 #13 32 70 26 SỐ TỪ: 1-70
4 #13 32 70 27 SỐ TỪ: 1-70
4 #13 34 70 28 SỐ TỪ: 1-70
4 #13 34 70 29 SỐ TỪ: 1-70
4 #13 36 70 30 SỐ TỪ: 1-70
4 #13 38 70 31 SỐ TỪ: 1-70
4 #13 40 70 32 SỐ TỪ: 1-70
BÀN MÀU SIZE SỐ LỚP LỚN NHỎ
5 #13 28 70 33 SỐ TỪ: 1-70
5 #13 30 70 34 SỐ TỪ: 1-70
5 #13 32 70 35 SỐ TỪ: 1-70
5 #13 34 70 36 SỐ TỪ: 1-70
5 #13 34 70 37 SỐ TỪ: 1-70
5 #13 36 70 38 SỐ TỪ: 1-70
5 #13 38 70 39 SỐ TỪ: 1-70
5 #13 42 70 40 SỐ TỪ: 1-70
BÀN MÀU SIZE SỐ LỚP LỚN NHỎ
6 #13 28 70 41 SỐ TỪ: 1-70
6 #13 28 70 42 SỐ TỪ: 1-70
6 #13 30 70 43 SỐ TỪ: 1-70
6 #13 32 70 44 SỐ TỪ: 1-70
6 #13 36 70 45 SỐ TỪ: 1-70
6 #13 36 70 46 SỐ TỪ: 1-70
6 #13 36 70 47 SỐ TỪ: 1-70
6 #13 42 70 48 SỐ TỪ: 1-70
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: NGUYỄN NGOC CHÂU
38
SVTH: TRƯƠNG THỊ NGA
BÀN MÀU SIZE SỐ LỚP LỚN NHỎ
7 #13 30 40 49 SỐ TỪ: 1-40
7 #13 30 40 50 SỐ TỪ: 1-40
BÀN MÀU SIZE SỐ LỚP LỚN NHỎ
8 #13 28 20 51 SỐ TỪ: 1-20
8 #13 34 20 52 SỐ TỪ: 1-20
BÀN MÀU SIZE SỐ LỚP LỚN NHỎ
9 #13 28 70 53 SỐ TỪ: 1-70
IV. BẢNG ĐỊNH MỨC CẮT.
Bảng định mức cắt dùng cho vải chính, vải lót và keo.
Ghi rõ đợt cắt, bán số mấy, bao nhiêu size trên 1 bàn, bàn nào bao nhiêu lớp, bao nhiêu size.
Có bảng oder sheet và thực cắt.
1.2.11. Quy trình may.
STT TÊN CÔNG ĐOẠN NGƯỜI THAO TÁC
1 Lấy dấu đáp túi trước x2 Trần Thu Phương
2 Cuốn miệng túi đồng hồ x1 Trần Thị Ê Sin
3 Ủi định hình túi đồng hồ x1 Nguyễn Văn Thế
4 Đóng túi đồng hồ x1 Nguyễn Thị Vui
5 Vắt sổ 5 chỉ lót túi trước x2 Nguyễn Thị Vui
5 May + lộn paget đôi x1 Quách Thị Bích
Phượng
7 Vắt sổ 3 chỉ paget đôi x1 Võ Thị Phượng
8 Vắt sổ 3 chỉ paget chiếc x1 Võ Thị Phượng
9 Tra dây kéo vào paget chiếc x1 Quách Thị Bích
Phượng
10 Tra dây kéo vào paget đôi x1 Phạm Thị Thúy
Phượng
11 Lấy dấu túi sau x2 Nguyễn Thị Như Ý A
12 Vắt sổ miệng túi thân sau x2 Võ Thị Phượng
13 May gấp miệng túi thân sau x2 Trần Thị Ê Sin
14 Ủi định hình túi sau x2 Nguyễn Minh Hiếu
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: NGUYỄN NGOC CHÂU
39
SVTH: TRƯƠNG THỊ NGA
15 Lấy dấu lưng trong x1 Trần Thu Phương
16 Nối lưng trong x2 Nguyễn Minh Phương
17 Ủi rẽ lưng trong x2 Nguyễn Văn Thế
18 Ủi 1 cạnh lưng trong + lấy dấu x1 Nguyễn Minh Hiếu
19 Chạy passant x5 Đinh Thị Thu Ba
20 Cắt passant x5 Trần Thu Phượng
21 Lấy dấu thân trước x2 Trần Thu Phượng
22 LD ống TT x 2 Nguyễn Thị Như Ý A
23 Ghép TT x1 Trần Thị Điểm
24 May chính MT trước+ bấm x 2 Trần Thị Điểm
25 Diễu MT trước x 2 Phạm Thị Đớm
26 Định hình túi trước Nguyễn Ngọc Hân
27 VS3C đáy trước x 2 Võ Thị Phượng
28 May paget chiếc vào thân x1 + diễu Phạm Thị Thúy
Phượng
29 LD+ quay paget thành phẩm x 1 Trần Thị Phước Hậu
30 Mí thân vào paget đôi x1 Nguyễn Thị Bích
Tuyền
31 Khóa đáy trước x 1 Nguyễn Thị Nhí
32 VS4C sườn TT x2 Nguyễn Thị Nhí
33 LD ống TT x2 Nguyễn Thị Như Ý A
34 Ghép TT x1 Đặng Hồng Thạnh
35 Lược decoup TS x2 Sơn Thi
36 VS decoup TS x2 Nguyễn Minh Phương
37 Diễu decoup TS x2 Sơn Thi
38 LD TS x2 Nguyễ Thị Như Ý A
39 Đóng túi sau phải x1 Dương Thị Sinh
40 Đóng túi sau trái x1 Trần Thị Hạnh Liên
41 VS đáy sau x1 Đặng Hồng Thanh
42 Diễu đáy sau x1 Đặng Hồng Thanh
43 LD TS+ tra lưng x 2 Hàng Thị Kim
44 VS4C sườn TS x 2 Lê Thị Thúy An
45 Ghép TT với TS x 1 Trần Thị Ngọc Tho
46 VS5C inseam Trần Thị Ngọc Tho
47 Diễu inseam Lê Văn Lộc
48 Ráp sườn 1k lần 1 x 2 Trần Thị Liên
49 Ráp sườn 1k lần 2 x 2 Nguyễn Thị Mộng
50 Ủi rẽ 1 đoạn sườn x 2 Nguyễn Văn Thế
51 Diễu sườn 1 đoạn x 2 Hàng Thị Kim
52 Lấy dấu đầu paget tra lưng x 1 Ngô Thị Hiền
53 Tra lưng x 1 Ngô Thị Hiền
54 Gọt đầu lưng Đặng Thị Bé Diễm
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: NGUYỄN NGOC CHÂU
40
SVTH: TRƯƠNG THỊ NGA
55 Ủi bạt lưng x 1 Phan Văn Tý
56 Lượt dính nhãn giặt x 4 Đinh Thị Thu Ba
57 Mí lưng trên x 1 Thương + Lê Ngọc Vân
58 Mí lưng dưới+ kẹp nhãn giặt x 1 Lê Thị Bích Vân + Đỗ
Thị Luyến
59 Diễu xẻ tà lai x 2 Phan Thị Hồng
60 LD xẻ tà lai Phan Thị Hồng
61 May lai x 2 Nguyễn Thị Gái
62 Lộn quần Phạm Văn Tý
63 Dóng bọ paget x 2 Nguyễn Hữu Tiền
64 Đóng bọ túi dh x 1 Nguyễn Hữu Tiền
65 Đóng bọ MT sau x 2 ( 4 con) Nguyễn Hữu Tiền
66 Đóng bọ sườn x 2 Nguyễn Hữu Tiền
67 Đóng bọ xẻ tà lai x 2 Dương Văn Hài
68 LD đóng passant x 5 Nguyễn Thanh Tân +
Dương Văn Hài
69 Đóng bọ passant( 1) x 5 Nguyễn Thanh Tân +
Dương Văn Hài
70 LD may nhãn lưng x 1 (1) Đinh Thị Thu Ba
71 May nhãn lưng x1 (1) Trần Thị Phước Hậu +
Đinh Thị Thu Ba
72 Thùa khuy đầu lưng x 1
73 Đóng nút đầu lưng x 1
74 Đóng nút rivet x 3
75 EK đầu lưng trong x 2
76 EK paget chiếc x 1
77 EK paget đôi x 1
78 Kiểm TP trái
79 Kiểm TP phải
80 Lộn quần sau kiểm
81 Đóng bọ khuy đầu lưng x 1
82 Diễu 1 đoạn MTTT x 2
83 Gọt nối lưng x 2
84 Gọt túi sau
1.2.12. Quy trình công nghệ
Quy trình công nghệ là bản liệt kê tất cả các bước công việc để may hoàn chỉnh theo trình
tự hợp lý. Kèm theo bậc thợ, số lượng lao động, thời gian định mức, thiết bị để hoàn chỉnh
bước công việc ấy.
Nhân viên quy trình giám sát bấm thời gian trong quá trình thực hiện mẫu đối, dựa trên
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: NGUYỄN NGOC CHÂU
41
SVTH: TRƯƠNG THỊ NGA
mẫu đối khách hàng duyệt, tài liệu kĩ thuật, tiêu chuẩn kỹ thuật để viết quy trình công nghệ
theo từng mã hàng.
 Tính :
 Năng suất lao động đầu người = thời gian LĐ 1 ngày ÷ thời gian hoàn chỉnh SP
 Năng suất lao động của tổ = năng suất lao động đầu người × số lao động của tổ
 Định mức công việc = thời gian 1 ngày ÷ thời gian bước công việc
 Số lao động bố trí = thời gian bước công việc ÷ nhịp độ SX
 Số thiết bị = thời gian sử dụng thiết bị ÷ nhịp độ SX
Nhịp độ SX là thời gian chuẩn cần có để một người công nhân tham gia vào quá trình may
hoàn tất 1 sản phẩm
o Nhịp độ SX (giây)= Thời gian hoàn thành 1 SP ÷ tổng số công nhân trong
chuyền
o Đơn giá (đồng) = thời gian chế tạo các bước công việc × hệ số bậc thợ
o Năng suất bình quân ( pcs) = thời gian SX trong 1 ngày ÷ thời gian chế tạo 1 SP.
Thống kê tất cả các đơn giá gồm : cắt, may, đóng gói, khối ngày công của các mã hàng đã
SX trong tháng để phòng hành chính tính lương.
Trong quá trình làm, nhân viên quy trình phải theo dõi thời gian chế tạo mẫu đối tại phòng kỹ
thuật, đồng thời phải giám sát quy trình tại xưởng SX thực tế để kịp thời điều chỉnh.
Bảng quy trình công nghệ của mã hàng 770332:
1.2.13. Bố trí chuyền may.
LAYOUT MÃ HÀNG 770332
THÙA
KHUY
MAY LAI
( DP)
MAY LAI ĐÓNG BỌ
PASSANT
+ LAI
ĐÓNG BỌ
PASSANT
DIỄU
LƯNG
ĐƯỜNG
DƯỚI
DIỄU
LƯNG
ĐƯỜNG
DƯỚI
MAY XẺ
TÀ LAI
DIỄU
LƯNG
ĐƯỜNG
DƯỚI
DIỄU
LƯNG
DIỄU
LƯNG
ỦI RẼ
LƯNG
TRA
LƯNG
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: NGUYỄN NGOC CHÂU
42
SVTH: TRƯƠNG THỊ NGA
ĐƯỜNG
TRÊN
ĐƯỜNG
TRÊN
RÁP
SƯỜNG
D1
RÁP
SƯỜN D2
ỦI RẼ
SƯỜN
NGOÀI
DIỄU 1
ĐOẠN
SƯỜN
NGOÀI
RÁP
GIÀNG
DIỄU
GIÀNG
RÁP
SƯỜN D1
RÁP
SƯỜN D2
LỐI ĐI ỦI 1 ĐÁY
CẠNH
LƯNG +
LD
NỐI DÂY
LƯNG +
CẮT GỌT
LƯNG
ĐÓNG BỌ
TÚI
ĐỒNG HỒ
ĐÓNG BỌ
TÚI SAU
LỐI ĐI
ĐÓNG
TÚI
DIỄU
ĐÁY SAU
DIỄU
ĐÁY
TRƯỚC
MÍ THÂN
LÊN
PAGET
ĐÔI
ĐÓNG
TÚI
VẮT SỔ
ĐÁY
QUAY
PAGET
THÀNH
PHẨM
VS SƯỜN
THÂN
TRƯỚC
ĐÓNG
TÚI
BÀN ỦI TRA+
DIỄU
PAGET
CHIẾC
VÀO
THÂN
VẮT SỔ
CẶP LÓT
TÚI
TRƯỚC
DIỄU
DECOUP
BÀN LẤY
DẤU
SE+ DIỄU
MIỆNG
TÚI
TRƯỚC
LƯỢC
ĐỊNH
HÌNH
MIỆNG
TÚI
TRƯỚC
RÁP
DECOUP
MAY LỘN
MIỆNG
TÚI+
BẤM
SE+ DIỄU
MIỆNG
TÚI
TRƯỚC
LƯỢC
DECOUP
TRA DK
VÀO
MAY
CUỐN MT
ĐÓNG
TÚI ĐHTRA
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: NGUYỄN NGOC CHÂU
43
SVTH: TRƯƠNG THỊ NGA
+ MAY
MT SAU
DK
VÀO
PAGET
ĐÔI
PAGET
CHIẾC
ĐH
KỆ BTP DIỄU
DÂY ĐĨA
X5
VS3C CHI
TIẾT
KỆ BTP
1.2.14. Bảng màu
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: NGUYỄN NGOC CHÂU
44
SVTH: TRƯƠNG THỊ NGA
1.2.15. Kiểm tra ký duyệt.
Trưởng hoặc phó phòng kỹ thuật kiểm tra và ký duyệt lại toàn bộ : tiêu chuẩn kỹ thuật,
bảng định mức nguyên phụ liệu, bảng màu, bảng quy trình công nghê, rập, sơ đồ và các đề
nghị, thông báo có liên quan tới mã hàng sau đó chuyển tới các bộ phận.
1.2.16. Phân phối.
Căn cứ vào kế hoạch sản xuất, biểu mẫu sản xuất từ trưởng hoặc phó phòng kỹ thuật. Tổ
trưởng các bộ phận phân phối cho các đơn vị bằng số ký nhận.
- Tiêu chuẩn kỹ thuật, định mức nguyên phụ liệu, bảng màu phân phối : xưởng may,
xưởng cắt, KCS, bộ phận hoàn tất,đơn vị gia công.
- Rập thành phẩm phân phối : xưởng may, đơn vị gia công ( nếu có ).
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: NGUYỄN NGOC CHÂU
45
SVTH: TRƯƠNG THỊ NGA
- Quy trình công nghệ phân phối : xưởng may, phòng sản xuất, hành chánh.
- Sơ đồ cắt, tiêu chuẩn cắt + kiểm phân phối : xưởng cắt.
- Quy trình may, bố trí chuyền: xưởng may.
1.3. CHUẨN BỊ Ở PHÒNG KẾ HOẠCH.
Phòng kế hoạch sẽ lên kế hoạch sản xuất của đơn hàng theo từng đợt mà khách yêu cầu.
Đồng thời cũng phối hợp với bộ phận kho nguyên phụ liệu trong công tác kiểm tra, đo đếm
nguyên phụ liệu khi được nhập kho và xuất kho để chuẩn bị cho sản xuất.
Công tác chuẩn bị sản xuất về nguyên phụ liệu do các nhân viên của kho nguyên phụ liệu
và nhân viên phòng kế hoạch sẽ thực hiện kiểm tra, cân đối, phân loại, bảo quản và nghiên cứu
tính chất cơ lý.
Đây là một trong những công đoạn quan trọng trong quá trình sản xuất. Công tác chuẩn bị
sản xuất về nguyên phụ liệu tốt giúp cho sản xuất an toàn, năng suất lao động cao, tiết kiệm
nguyên phụ liệu, đảm bảo chất lượng cho sản phẩm.
Phòng kế hoạch có nhiệm vụ phân phối những tài liệu cần thiết cho kho nguyên phụ liệu
như packing list, quy trình kiểm tra nguyên liệu, phụ liệu và những tài liệu cần thiết cho việc
kiểm tra.
1.4. KHO NGUYÊN PHỤ LIỆU.
1.4.1 Nhập kho.
Khi nguyên liệu giao đến kho, phải có phiếu xuất kho của đơn vị giao hàng Invoice,
Packing list và giấy xác nhận của cán bộ đơn hàng đối với nguyên liệu đc nhập.
Căn cứ vào giấy tờ liên quan để kiểm tra chất lượng, số lượng, tình trạng khi nhập kho.
Báo cáo cho nhân viên cân đối đơn hàng đó khi nguyên liệu bị thiếu hoặc sai hỏng. Phải lập
phiên bản có chữ ký xác nhận của hai bên giao nhận và báo cáo ngay cho trưởng/ phó phòng.
Căn cứ vào các giấy tờ có liên quan để kiểm tra chất lượng, số lượng, tình trạng khi nhập
kho cho nhân viên cân đối đơn hàng. Nếu hàng hóa bị thiếu, hư hỏng phải báo cáo, lập biên
bản có xác nhận của bên giao hàng và báo cáo ngay cho trưởng/phó phòng.
1.4.2. Quy trình Kiểm tra Nguyên phụ liệu
1.4.2.1. Vải.
 Bước 1: Chuẩn bị tài liệu và mẫu biểu để kiểm tra
 Bảng màu do khách hàng cung cấp/ phòng kinh doanh phê duyệt.
 Bảng tác nghiệp màu ( mẫu vải gốc ), mẫu vải đạt và không đạt chất lượng.
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: NGUYỄN NGOC CHÂU
46
SVTH: TRƯƠNG THỊ NGA
 Báo cáo không phù hợp ( màu vải lỗi ).
 Bước 2: Thực hiện kiểm tra
- Số Lượng : Kiểm tra 100%, thủ kho báo cáo số lượng nhập kho đối chiếu danh sách giao
hàng, hóa đơn hoặc phiếu xuất kho xác nhận lại số lượng nhận được cho phòng kế hoạch
sản xuất của công ty.
- Chất lượng : So sánh màu của cây vải với bảng màu để kiểm tra cho chính xác.
Nếu phát hiện sai sót, lỗi vượt quá mức cho phép, nhân viên kiểm vải phải thông báo ngay
cho nhân viên theo dõi NPL để xử lí.
1.4.2.2. Phụ liệu.
Dựa vào bảng màu và bảng cân đối phụ liệu để kiểm tra.
 Bước 2: Thực hiện kiểm tra
- Số lượng : Kiểm đếm số lượng 100% theo lô, kiện, thùng, bó, kg,...đối chiếu danh sách
giao hàng, hóa đơn hoặc phiếu xuất kho xác nhận lại số lượng thực nhận cho phòng kế hoạch
sản xuất công ty.
- Chất lượng : Kiểm tra tất cả phụ liệu khi nhập kho bao gồm: các loại nhãn, nút, cúc bấm,
dây kéo, băng nhám, dây treo đầu khóa kéo, dây luồn, dây viền, thun, mắt cáo, phụ liệu đóng
gói,...
 Chọn mẫu để kiểm : Lấy mẫu đại diện cho cả lô hàng, phải lấy mẫu ở nhiều thùng,
bó,...để đánh giá tổng quan chất lượng cả lô hàng.
 Đối với các phụ liệu tính cái phải đếm lại.
 Thông báo kết quả kiểm tra số lượng, chất lượng phụ liệu thông báo kết quả kiểm tra
cho phòng kinh doanh xác nhận với nhà cung cấp
 Bước 3: Hướng dẫn cách kiểm tra
2. Nhãn các loại: Kiểm tra đủ cái size, màu, sự cân bằng của nhãn (chữ, số in, size/cỡ và
các thành phần trên nhãn).
- Phải bảo quản trong điều kiện nhiệt độ thích hợp.
- Kiểm tra số seri, số lót, ngày ghi trên nhãn ( và thông báo Kỹ thuật test thử độ
dính của nhãn căn cứ theo ngày hoặc lót sản xuất nếu có. Nếu đạt cho sản xuất, nếu
không đạt thì thông báo phòng kỹ thuật và phòng kinh doanh xử lí).
3. Dây kéo:
 Kiểm tra màu sắc, chủng loại ( đầu khóa, răng nhựa), thông số dây kéo.
- Kiểm tra đầu dây kéo có khớp với mẫu hay không? Dùng tay vặn, xoắn dây kéo
lại để kiểm tra nếu đầu dây kéo không bị gãy/ bể là đạt.
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: NGUYỄN NGOC CHÂU
47
SVTH: TRƯƠNG THỊ NGA
- Đối với đầu dây kéo tự động khi gạt đầu dây kéo xuống dùng tay kéo 2 nhánh
dây kéo nếu đầu dây kéo không tuột xuống là đạt, ngược lại là không đạt.
- Đối với đầu dây kéo không tự động dùng tay kéo 2 nhánh dây kéo nếu đầu dây
tuột xuống là đạt, ngược lại là không đạt.
 Kiểm tra xem răng dây kéo có bị gãy, bung,.., kéo đầu khóa kéo lên kéo xuống 03 lần
chiều dài dây kéo nếu không vướng là đạt.
 Kiểm tra theo quy định của khách hàng (nếu có).
4. Nút đóng, rivet:
 Kiểm tra màu sắc, chủng loại, kích thước và logo in trên nút đóng.
 Kiểm tra mặt nút, rivet có bị trầy, sướt, kiểm tra độ xoay.
 Kiểm tra theo quy định khác của khách hàng (nếu có).
5. Đạn nhựa: Kiểm tra kích thước và màu sắc.
6. Thẻ bài: Kiểm tra chữ, số, item (mã số), size (cỡ) và màu sắc.
7. Bao nylon:
 Kiểm tra qui cách ( thông số), độ dày, mỏng, chữ in, logo, dơ, lem.
 Dùng 1 miếng vải màu đậm lau bên trong kiểm tra có bị dính phấn không.
8. Chỉ may: Kiểm tra màu, ký hiệu màu, loại chỉ (40/2, 50/2, 150/1...).
1.4.3. Xuất kho
- Xuất kho nội bộ
+ Vải : sử dụng phiếu xuất vải của nhân viên điều lệnh cắt hoặc trưởng/phó phòng và dựa
vào bảng tác nghiệp của phòng kỹ thuật để cấp chính xác loại vải và màu vải cho tổ cắt.
+ Phụ liệu : sử dụng phiếu xuất kho của nhân viên theo dõi đơn hàng có chữ ký của
trưởng/phó phòng và dựa vào bảng tác nghiệp của phòng kỹ thuật để cấp phát đúng và đủ
-Xuất kho gia công ngoài hay sang đơn vị khác : phải có phiếu xuất kho có chữ ký giám
đốc hay phó giám đốc được ủy quyền thì thủ kho mới được xuất kho.
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: NGUYỄN NGOC CHÂU
48
SVTH: TRƯƠNG THỊ NGA
B. CÔNG ĐOẠN TRIỂN KHAI SẢN XUẤT.
1.5. TỔ CẮT.
1.5.1 Phương pháp sang sơ đồ.
Vẽ bằng máy: hiện công ty đang sử dụng phần mềm Gerber để sang sơ đồ.
1.5.2. Công đoạn kiểm vải.
 Bước 1: Chuẩn bị tài liệu và mẫu biểu để kiểm tra
 Bảng màu do khách hàng cung cấp/ phòng kinh doanh phê duyệt
 Bảng tác nghiệp màu ( mẫu vải gốc ), mẫu vải đạt và không đạt chất lượng
 Bảng kiểm tra nguyên liệu ( báo cáo kiểm vải )
 Báo cáo không phù hợp ( màu vải lỗi )
 Hướng dẫn kiểm tra theo hệ thống 4 điểm : (BẢNG ĐIỂM)
Lỗi theo chiều ngang Lỗi theo chiều dài Điểm
0,1 – 3,0 in ( 0.1 – 8.0 cm ) 0,1 – 3,0 in ( 0.1 – 8.0 cm ) 1
3.1 – 6.0 in ( 8.1 – 15 cm ) 3.1 – 6.0 in ( 8.1 – 15 cm ) 2
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: NGUYỄN NGOC CHÂU
49
SVTH: TRƯƠNG THỊ NGA
6.1 – 9.0 in ( 15.1 – 23 cm ) 6.1 – 9.0 in ( 15.1 – 23 cm ) 3
9.1 – hết khổ (trên 23.1 cm) 9.1 – 36.0 in (23.1 – 92.0 cm ) 4
Quy định và công thức tính điểm lỗi
 Quy định điểm lỗi của công ty
- Vải Woven ( dệt thoi ) : 20 lỗi ÷ 100 yard vuông
- Vải Knit ( dệt kim ) : 25 lỗi ÷ 100 yard vuông
 Cách tính bình quần điểm lỗi
Để quy đổi điểm bình quân trên 100 yard vuông, sử dụng công thức :
(Tổng số lỗi phát hiện x 36'' x 100) ÷ (Khổ vải tính bằng inch x tổng số yard kiểm )
= ĐTB/100 yard vuông
Để quy đổi điểm bình quân trên 100 yard tới sử dụng công thức :
(Tổng điểm lỗi x 100) ÷ Tổng số yard = ĐTB/ 100 yard tới
 So sánh với quy định điểm lỗi/ yard tới để quyết định lô hàng đạt hay không đạt
 Quy đổi trọng lượng ra chiều dài
Tìm chiều dài cây vải (M) = Trọng lượng cây vải x 1000 : trọng lượng met tới
Quy đổi Inch ra Cm : 1 Inch = 2.54 Cm
Quy đổi M ra Y = Chiều dài cây vải (m) : 0.9144
Quy đổi Y ra M = chiều dài cây vải (y) x 0.9144
 Cách quy đổi chiều dài ra trọng lượng KG
Trọng lượng = Tổng yards nhập x trọng lượng m tới : 1000
 Bước 2: Cắt vải mẫu
Khi hàng nhập kho phải cắt mỗi màu 30cm/01 cây , gửi cho nhân viên theo dõi nguyên
liệu/ phòng KD để đối chiếu với mẫu gốc của khách hàng và gửi mẫu duyệt cho xí nghiệp
kiểm tra.
Nhân viên kiểm tra vải, cắt mỗi màu 10cm/01 cây, gấp làm 4 may chắp lại để xem có khác
màu không, nếu có khác biệt phải báo cáo lại cho nhân viên theo dõi nguyên liệu/ phòng
KH để báo cho phòng KD xử lý
 Bước 3: Thực hiện kiểm tra
- Chất lượng : Kiểm tra 10% đến 30% mỗi đợt, mỗi màu, phải thông báo kết quả kiểm
tra đạt tiêu chuẩn cho tổ trưởn tổ cắt.
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: NGUYỄN NGOC CHÂU
50
SVTH: TRƯƠNG THỊ NGA
Nếu phát hiện sai sót, lỗi vượt quá mức cho phép, nhân viên kiểm vải phải lấy thêm 10%
để kiểm , nếu vượt quá tỉ lệ cho phép thì thông báo ngay cho tổ trưởng để kịp thời xử lý.
 Bước 4 : Hướng dẫn kiểm tra
Dụng cụ kiểm vải
 Thước dây, giấy dán lỗi.
 Máy kiểm vải tự động.
 Mẫu báo cáo kiểm tra và tiêu chuẩn lỗi.
 Vải gốc được duyệt ( bao trong bọc nilon cẩn thận )
Cách kiểm vải
 Làm vệ sinh máy trước khi khởi động
 Kiểm tra độ sáng của máy
 Đưa vải vào : Cho máy chạy tốc độ phù hợp.
 Trước khi kiểm phải lấy mẫu duyệt treo ở nơi dễ thấy để đối chiếu kiểm tra.
 Đo khổ vải : đầu , cuối và giữa cây.
 Kiểm tra số lượng vải trong cây: Kiểm chiều dài thực tế so với chiều dài được ghi
trên tem của cây. Ghi nhận lại số thực tế và báo cáo
 Kiểm tra xác định lại lỗi theo chiều quy định trong bảng kiểm tra 4 lỗi,
dán ticker vào vị trí có lỗi và đánh số điểm tương ứng để ghi ngay vào
bảng kiểm tra nguyên liệu.
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: NGUYỄN NGOC CHÂU
51
SVTH: TRƯƠNG THỊ NGA
MÁY KIỂM VẢI CỦA CÔNG TY SUNDIA BÌNH DƯƠNG
 Bước 5: Báo cáo
Sau khi thực hiện xong công việc kiểm vải của 1 đơn hàng, nhân viên kiểm vải phải tổng kết
số lượng thực tế của vải trong cây và các điểm lỗi. Gởi bảng kiểm tra nguyên liệu cho tổ
trưởng tổ cắt.
1.5.3. Công đoạn trải vải.
- Chuẩn bị vải: Nhận vải, xếp vải đầu bàn cắt phối hợp với một số khổ vải trong phạm vi
cho phép, đảm bảo nguyên tắc: khổ hẹp ở trên, khổ rộng ở dưới, tấm vải phải xếp theo một
chiều quy định.
- Phương pháp trải vải: trải vải cắt đầu bàn có chiều.
 Trải vải bằng tay: đối với những sơ đồ ngắn.
+ Lót một lớp giấy trên bản trước khi trải
+ Lấy dấu chiều dài sơ đồ trên bàn cắt = chiều dài sơ đồ + 2cm đầu bàn
+ Kiểm tra khổ vải trước khi trải
+ Kiểm tra độ xéo canh sợi của vải trước khi trải lớp đầu tiên. Dùng vật nặng đè lên để
vải không bị cuốn biên và để lớp vải nằm êm.
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: NGUYỄN NGOC CHÂU
52
SVTH: TRƯƠNG THỊ NGA
Trong quá trình trải vải nếu phát hiện chất lượng vải không đạt khác với nội dung do
phòng kỹ thuật cung cấp, phải thông báo ngay cho tổ trưởng. Nếu phát hiện vải bị lỗi
đã được đánh dấu từ khâu kiểm vải, lót giấy ngay điểm lỗi để khi kiểm tra bán thành
phẩm thay thân.
► Kết thúc một lớp vải công nhân trải vải sẽ dùng máy để cắt.
 Trải vải công cụ trải vải: đối với những bàn vải dài.
- Kết thúc bàn vải công nhân sẽ dùng kéo cắt tay để kết thúc lớp vải, sau đó công nhân sẽ
đẩy dụng cụ trải vải về đầu bàn và trải lớp vải tiếp theo.
- Tương tự như phương pháp trải vải bằng tay khi thấy vải lỗi thì ngừng lại và trải một
lớp giấy tại đó.
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: NGUYỄN NGOC CHÂU
53
SVTH: TRƯƠNG THỊ NGA
CÔNG CỤ TRẢI VẢI
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: NGUYỄN NGOC CHÂU
54
SVTH: TRƯƠNG THỊ NGA
1.5.4. Sang sơ đồ cùng bàn vải.
Nhận sơ đồ được in bằng máy in sơ đồ, sau đó đặt lên bàn vải để cắt.
MÁY IN SƠ ĐỒ
1.5.5. Phương pháp cắt.
- Cắt bằng tay:
+ Dùng kẹp kẹp chặt các lớp vải lại với nhau.
+ Dùng máy cắt cắt theo sơ đồ ( thường cắt chi tiết lớn trước ).
+ Các chi tiết nhỏ cần cắt chính xác thì cắt phá trước rồi cắt lại bằng máy cắt vòng.
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: NGUYỄN NGOC CHÂU
55
SVTH: TRƯƠNG THỊ NGA
MÁY CẮT TAY
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: NGUYỄN NGOC CHÂU
56
SVTH: TRƯƠNG THỊ NGA
MÁY CẮT VÒNG
1.5.6. Kỹ thuật ép dán.
- Trong may công nghiệp, để cho sản phẩm đẹp, cứng và phẳng, ở một số chi tiết người ta
lót bên trong bằng dựng dính (mex). Mỗi loại mex nhà sản xuất đều ghi các thông số kèm
theo (nhiệt độ, thời gian, áp suất). Tùy từng loại mex và nguyên liệu chính sử dụng mà ta điều
chỉnh các thông số này cho phù hợp.
- Các loại máy ép dán:
+ Máy ép dán phẳng không liên tục: các thông số kỹ thuật do thợ máy điều chỉnh.
+ Máy dán ép liên tục: là loại máy thông dụng hiện nay. Các thông số ép dán được điều chỉnh
bằng các nút điều khiển nhiệt độ, áp suất, thời gian.
Hiện công ty đang sử dụng máy ép liên tục.
Trong quá trình ép keo những chi tiết như lưng quần, passant nếu không có công nhân canh thì
chi tiết sẽ bị lật ngược mặt nên công ty đã dùng thanh kẽm để giữ chặt chi tiết và keo.
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: NGUYỄN NGOC CHÂU
57
SVTH: TRƯƠNG THỊ NGA
MÁY ÉP KEO
1.5.7. Đánh số - bóc tập.
 Đánh số
- Các phương pháp đánh số hiện nay đang được dùng trong công ty: dùng các loại bút,
phấn đánh số
- Vị trí đánh số: đánh đúng vị trí do phòng kỹ thuật quy định, đảm bảo sau khi may xong
chi tiết thì khuất số.
 Bóc tập: Là việc chia số các chi tiết đã cắt ra thành nhiều nhóm nhỏ theo yêu cầu của
mã hàng để tiện cho việc điều động rải chuyền sau này, cắt đến đâu bóc tập đến đó để theo
từng bộ, cột từng bó BTP có gắn kèm theo phiếu bốc tập, ta buộc vào từng tập vải số lớp chi
tiết sau đó ghi phiếu rồi dán phiếu lên rổ.
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: NGUYỄN NGOC CHÂU
58
SVTH: TRƯƠNG THỊ NGA
C. CÔNG ĐOẠN SẢN XUẤT.
1.6. CHUYỀN MAY.
1.6.1. Tổ chức và điều hành chuyền.
Cách tổ chức dây chuyền sản xuất: do tính chất, đặc điểm của mã hàng và tính hợp lý của
thiết bị, công ty hiện đã chọn kiểu thiết kế chuyền là kiểu chuyền dọc.
Dây chuyền hàng dọc: còn gọi là chuyền nước chảy, hệ thống đồng bộ.
Áp dụng cho mã hàng lớn, sảnphẩm đơn giản có qui trình may ngắn.
Máy và các vị trí được sắp xếp theo hàng dọc và theo thứ tự của qui trình may (luồng hàng
đi xuôi).
Bán thành phẩm di chuyển từng chiếc do công nhân tự chuyền hay bằng hệ thống băng tải.
Nguyên tắc di chuyển: lấy hàng bên trái, may và đưa hàng lên phía trước.
Cân đối cần đạt hiệu quả cân đối chuyền mục tiêu 85% trở lên.
 Đặc điểm:
▪Ưu điểm
- Gọn nhẹ, dễ kiểm soát tiến độ qui trình và quản lý bán thành phẩm.
- Chuyển biến hợp lý các công đọan (bước công việc) trong qui trình.
- Công nhân được chuyên môn hóa (may 1 chủng loại công việc).
- Cơ giới hóa, tự động hóa quá trình sản xuất.
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: NGUYỄN NGOC CHÂU
59
SVTH: TRƯƠNG THỊ NGA
- Giảm người rãi chuyền để di chuyển bán thành phẩm, đường đi bán thành phẩm hoặc
công nhân được rút ngắn tối thiểu.
-Lượng hàng tồn giữa các công đoạn ít, thời gian sản xuất được rút ngắn.
▪ Khuyết điểm
- Công nhân vắng mặt và máy móc thiết bị gặp sự cố sẽ ảnh hưởng đến năng suất của
chuyền.
- Tâm lý công nhân dễ bị nhàm chán do làm một loại công việc.
-Bố trí dây chuyền bị buộc phải theo bảng qui trình may.
1.6.2. Công tác chuẩn bị của chuyền.
- Nhận kế hoạch sản xuất từ phòng kế hoạch:
+ Tỷ lệ sản lượng mà chuyền cần sản xuất.
+ Ngày vào chuyền và ngày kết thúc.
- Nhận tài liệu kỹ thuật từ phòng kỹ thuật:
+ Tiêu chuẩn kỹ thuật, rập bán thành phẩm, rập hỗ trợ.
+ Bảng màu, áo mẫu.
+ Định mức phụ liệu, quy cách may.
- Nhận quy trình công nghệ và thiết kế chuyền từ phòng kỹ thuật.
- Nhận bán thành phẩm từ tổ cắt.
- Nhận phụ liệu theo bảng màu và bảng định mức của phòng kỹ thuật ở kho nguyên
phụ liệu.
- Dựa vào bảng thiết kế chuyền, bố trí chuyền và quy trình công nghệ để chuyền
trưởng, kỹ thuật và cơ điện sẽ sắp xếp, bố trí máy móc, thiết bị cho phù hợp.
 Phải kiểm tra máy móc và các dụng cụ cữ giá lắp sử dụng cho đơn hàng trước khi
đưa vào sản xuất.
1.6.3. May mẫu đầu chuyền.
Chuyền trưởng bố trí công nhân may mẫu đầu chuyền, đồng thời cùng với kỹ thuật chuyền
hướng dẫn kỹ thuật và kiểm tra thông số thành phẩm khi triển khai trên chuyền.
Trong quá trình may mẫu đầu chuyền đại diện khách hàng sẽ trực tiếp đến kiểm tra, góp ý
kiến.
1.6.4. Công tác triển khai sản xuất.
Hiện nay, công ty đang áp dụng cách bố trí chuyền theo hàng dọc. Trong cách bố trí sản
xuất này,quy trình lắp ráp sản phẩm được chia thành nhiều bước công việc. Các bước công
việc này được thực hiện liên tiếp diễn theo thứ tự lắp ráp hợp lý, tránh sự quay lại của bán
thành phẩm trên chuyền.
Với loại dây chuyền sản xuất hàng dọc này có ưu điểm là diến tiến hợp lý các công đoạn
về phía trước, không quay lại. Thời gian ra chuyền ngắn, năng suất đều trong sản xuất. Chuyên
môn hóa công nhân đào tạo nhanh. Kiểm tra tiến độ sản xuất dễ dàng. Tiết kiệm thời gia vì cân
đối chặt chẽ. Giảm bớt người điều hàng, công nhân từ lấy hàng từ vị trí này sang vị trí khác
Báo cáo thực tập ngành may   tìm hiểu quy trình sản xuất quần kaki nữ
Báo cáo thực tập ngành may   tìm hiểu quy trình sản xuất quần kaki nữ
Báo cáo thực tập ngành may   tìm hiểu quy trình sản xuất quần kaki nữ
Báo cáo thực tập ngành may   tìm hiểu quy trình sản xuất quần kaki nữ
Báo cáo thực tập ngành may   tìm hiểu quy trình sản xuất quần kaki nữ
Báo cáo thực tập ngành may   tìm hiểu quy trình sản xuất quần kaki nữ
Báo cáo thực tập ngành may   tìm hiểu quy trình sản xuất quần kaki nữ
Báo cáo thực tập ngành may   tìm hiểu quy trình sản xuất quần kaki nữ
Báo cáo thực tập ngành may   tìm hiểu quy trình sản xuất quần kaki nữ
Báo cáo thực tập ngành may   tìm hiểu quy trình sản xuất quần kaki nữ
Báo cáo thực tập ngành may   tìm hiểu quy trình sản xuất quần kaki nữ
Báo cáo thực tập ngành may   tìm hiểu quy trình sản xuất quần kaki nữ
Báo cáo thực tập ngành may   tìm hiểu quy trình sản xuất quần kaki nữ
Báo cáo thực tập ngành may   tìm hiểu quy trình sản xuất quần kaki nữ
Báo cáo thực tập ngành may   tìm hiểu quy trình sản xuất quần kaki nữ
Báo cáo thực tập ngành may   tìm hiểu quy trình sản xuất quần kaki nữ
Báo cáo thực tập ngành may   tìm hiểu quy trình sản xuất quần kaki nữ
Báo cáo thực tập ngành may   tìm hiểu quy trình sản xuất quần kaki nữ
Báo cáo thực tập ngành may   tìm hiểu quy trình sản xuất quần kaki nữ
Báo cáo thực tập ngành may   tìm hiểu quy trình sản xuất quần kaki nữ
Báo cáo thực tập ngành may   tìm hiểu quy trình sản xuất quần kaki nữ
Báo cáo thực tập ngành may   tìm hiểu quy trình sản xuất quần kaki nữ
Báo cáo thực tập ngành may   tìm hiểu quy trình sản xuất quần kaki nữ

More Related Content

What's hot

Báo cáo ngành may xây dựng quy trình công nghệ sản xuất mã hàng quần short nam
Báo cáo ngành may   xây dựng quy trình công nghệ sản xuất mã hàng quần short namBáo cáo ngành may   xây dựng quy trình công nghệ sản xuất mã hàng quần short nam
Báo cáo ngành may xây dựng quy trình công nghệ sản xuất mã hàng quần short namTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
đồ áN ngành may công tác kiểm soát chất lượng trong sản phẩm áo vest tại phân...
đồ áN ngành may công tác kiểm soát chất lượng trong sản phẩm áo vest tại phân...đồ áN ngành may công tác kiểm soát chất lượng trong sản phẩm áo vest tại phân...
đồ áN ngành may công tác kiểm soát chất lượng trong sản phẩm áo vest tại phân...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Báo cáo kết quả thực tập sản xuất ngành may
Báo cáo kết quả thực tập sản xuất ngành mayBáo cáo kết quả thực tập sản xuất ngành may
Báo cáo kết quả thực tập sản xuất ngành mayTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Báo cáo thực tập ngành may chuẩn bị sản xuất mã hàng áo vest tại công ty nh...
Báo cáo thực tập ngành may   chuẩn bị sản xuất mã hàng áo vest tại công ty nh...Báo cáo thực tập ngành may   chuẩn bị sản xuất mã hàng áo vest tại công ty nh...
Báo cáo thực tập ngành may chuẩn bị sản xuất mã hàng áo vest tại công ty nh...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
đồ áN theo dõi dòng chảy và chất lượng sản phẩm trong khâu hoàn thành tại xí ...
đồ áN theo dõi dòng chảy và chất lượng sản phẩm trong khâu hoàn thành tại xí ...đồ áN theo dõi dòng chảy và chất lượng sản phẩm trong khâu hoàn thành tại xí ...
đồ áN theo dõi dòng chảy và chất lượng sản phẩm trong khâu hoàn thành tại xí ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
đồ áN ngành may xử lý các vấn đề phát sinh trong phân xưởng cắt
đồ áN ngành may xử lý các vấn đề phát sinh trong phân xưởng cắtđồ áN ngành may xử lý các vấn đề phát sinh trong phân xưởng cắt
đồ áN ngành may xử lý các vấn đề phát sinh trong phân xưởng cắtTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp đề tài quy trình sản xuất mã hàng quần moss diner...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp đề tài quy trình sản xuất mã hàng quần moss diner...Báo cáo thực tập tốt nghiệp đề tài quy trình sản xuất mã hàng quần moss diner...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp đề tài quy trình sản xuất mã hàng quần moss diner...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Báo cáo thực tập sản xuất ngành may đơn vị xí nghiệp
Báo cáo thực tập sản xuất ngành may đơn vị xí nghiệpBáo cáo thực tập sản xuất ngành may đơn vị xí nghiệp
Báo cáo thực tập sản xuất ngành may đơn vị xí nghiệpluanvantrust
 
Báo cáo thực tập ngành may quy trình công nghệ sản xuất quần đồng phục
Báo cáo thực tập ngành may    quy trình công nghệ sản xuất quần đồng phụcBáo cáo thực tập ngành may    quy trình công nghệ sản xuất quần đồng phục
Báo cáo thực tập ngành may quy trình công nghệ sản xuất quần đồng phụcTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Báo cáo thực tập ngành may tìm hiểu quy trình sản xuất mã hàng quần âu nữ l...
Báo cáo thực tập ngành may   tìm hiểu quy trình sản xuất mã hàng quần âu nữ l...Báo cáo thực tập ngành may   tìm hiểu quy trình sản xuất mã hàng quần âu nữ l...
Báo cáo thực tập ngành may tìm hiểu quy trình sản xuất mã hàng quần âu nữ l...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
[Công nghệ may] triển khai sản xuất một mã hàng vào sản xuất trên dây chuyền
[Công nghệ may] triển khai sản xuất một mã hàng vào sản xuất trên dây chuyền[Công nghệ may] triển khai sản xuất một mã hàng vào sản xuất trên dây chuyền
[Công nghệ may] triển khai sản xuất một mã hàng vào sản xuất trên dây chuyềnTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Báo cáo thực tập ngành may quy trình chuẩn bị sản xuất mã hàng quần jean
Báo cáo thực tập ngành may   quy trình chuẩn bị sản xuất mã hàng quần jeanBáo cáo thực tập ngành may   quy trình chuẩn bị sản xuất mã hàng quần jean
Báo cáo thực tập ngành may quy trình chuẩn bị sản xuất mã hàng quần jeanTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Báo cáo ngành may xây dựng quy trình công nghệ sản xuất mã hàng áo vest
Báo cáo ngành may xây dựng quy trình công nghệ sản xuất mã hàng áo vestBáo cáo ngành may xây dựng quy trình công nghệ sản xuất mã hàng áo vest
Báo cáo ngành may xây dựng quy trình công nghệ sản xuất mã hàng áo vestTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864nataliej4
 
Báo cáo thực tập ngành may tại công ty nhà bè các phương án cải tiến và nâng ...
Báo cáo thực tập ngành may tại công ty nhà bè các phương án cải tiến và nâng ...Báo cáo thực tập ngành may tại công ty nhà bè các phương án cải tiến và nâng ...
Báo cáo thực tập ngành may tại công ty nhà bè các phương án cải tiến và nâng ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Báo cáo ngành may quy trình sản xuất áo jacket tại công ty garmex saigon
Báo cáo ngành may quy trình sản xuất áo jacket tại công ty garmex saigonBáo cáo ngành may quy trình sản xuất áo jacket tại công ty garmex saigon
Báo cáo ngành may quy trình sản xuất áo jacket tại công ty garmex saigonTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Báo cáo thực tập ngành may tìm hiểu quy trình sản xuất mã hàng tại cty cổ phầ...
Báo cáo thực tập ngành may tìm hiểu quy trình sản xuất mã hàng tại cty cổ phầ...Báo cáo thực tập ngành may tìm hiểu quy trình sản xuất mã hàng tại cty cổ phầ...
Báo cáo thực tập ngành may tìm hiểu quy trình sản xuất mã hàng tại cty cổ phầ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH MAY - Quy trình chuẩn bị sản xuất mã hàng quần jean - ...
BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH MAY - Quy trình chuẩn bị sản xuất mã hàng quần jean - ...BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH MAY - Quy trình chuẩn bị sản xuất mã hàng quần jean - ...
BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH MAY - Quy trình chuẩn bị sản xuất mã hàng quần jean - ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Triến khai chuẩn bị tài liệu kĩ thuật cho sản xuất đơn hàng áo sơ mi nam hãng...
Triến khai chuẩn bị tài liệu kĩ thuật cho sản xuất đơn hàng áo sơ mi nam hãng...Triến khai chuẩn bị tài liệu kĩ thuật cho sản xuất đơn hàng áo sơ mi nam hãng...
Triến khai chuẩn bị tài liệu kĩ thuật cho sản xuất đơn hàng áo sơ mi nam hãng...https://www.facebook.com/garmentspace
 

What's hot (20)

Báo cáo ngành may xây dựng quy trình công nghệ sản xuất mã hàng quần short nam
Báo cáo ngành may   xây dựng quy trình công nghệ sản xuất mã hàng quần short namBáo cáo ngành may   xây dựng quy trình công nghệ sản xuất mã hàng quần short nam
Báo cáo ngành may xây dựng quy trình công nghệ sản xuất mã hàng quần short nam
 
đồ áN ngành may công tác kiểm soát chất lượng trong sản phẩm áo vest tại phân...
đồ áN ngành may công tác kiểm soát chất lượng trong sản phẩm áo vest tại phân...đồ áN ngành may công tác kiểm soát chất lượng trong sản phẩm áo vest tại phân...
đồ áN ngành may công tác kiểm soát chất lượng trong sản phẩm áo vest tại phân...
 
Báo cáo kết quả thực tập sản xuất ngành may
Báo cáo kết quả thực tập sản xuất ngành mayBáo cáo kết quả thực tập sản xuất ngành may
Báo cáo kết quả thực tập sản xuất ngành may
 
Báo cáo thực tập ngành may chuẩn bị sản xuất mã hàng áo vest tại công ty nh...
Báo cáo thực tập ngành may   chuẩn bị sản xuất mã hàng áo vest tại công ty nh...Báo cáo thực tập ngành may   chuẩn bị sản xuất mã hàng áo vest tại công ty nh...
Báo cáo thực tập ngành may chuẩn bị sản xuất mã hàng áo vest tại công ty nh...
 
đồ áN theo dõi dòng chảy và chất lượng sản phẩm trong khâu hoàn thành tại xí ...
đồ áN theo dõi dòng chảy và chất lượng sản phẩm trong khâu hoàn thành tại xí ...đồ áN theo dõi dòng chảy và chất lượng sản phẩm trong khâu hoàn thành tại xí ...
đồ áN theo dõi dòng chảy và chất lượng sản phẩm trong khâu hoàn thành tại xí ...
 
đồ áN ngành may xử lý các vấn đề phát sinh trong phân xưởng cắt
đồ áN ngành may xử lý các vấn đề phát sinh trong phân xưởng cắtđồ áN ngành may xử lý các vấn đề phát sinh trong phân xưởng cắt
đồ áN ngành may xử lý các vấn đề phát sinh trong phân xưởng cắt
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp đề tài quy trình sản xuất mã hàng quần moss diner...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp đề tài quy trình sản xuất mã hàng quần moss diner...Báo cáo thực tập tốt nghiệp đề tài quy trình sản xuất mã hàng quần moss diner...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp đề tài quy trình sản xuất mã hàng quần moss diner...
 
Báo cáo thực tập sản xuất ngành may đơn vị xí nghiệp
Báo cáo thực tập sản xuất ngành may đơn vị xí nghiệpBáo cáo thực tập sản xuất ngành may đơn vị xí nghiệp
Báo cáo thực tập sản xuất ngành may đơn vị xí nghiệp
 
Báo cáo thực tập ngành may quy trình công nghệ sản xuất quần đồng phục
Báo cáo thực tập ngành may    quy trình công nghệ sản xuất quần đồng phụcBáo cáo thực tập ngành may    quy trình công nghệ sản xuất quần đồng phục
Báo cáo thực tập ngành may quy trình công nghệ sản xuất quần đồng phục
 
Báo cáo thực tập tại công ty May Đức Giang
Báo cáo thực tập tại công ty May Đức GiangBáo cáo thực tập tại công ty May Đức Giang
Báo cáo thực tập tại công ty May Đức Giang
 
Báo cáo thực tập ngành may tìm hiểu quy trình sản xuất mã hàng quần âu nữ l...
Báo cáo thực tập ngành may   tìm hiểu quy trình sản xuất mã hàng quần âu nữ l...Báo cáo thực tập ngành may   tìm hiểu quy trình sản xuất mã hàng quần âu nữ l...
Báo cáo thực tập ngành may tìm hiểu quy trình sản xuất mã hàng quần âu nữ l...
 
[Công nghệ may] triển khai sản xuất một mã hàng vào sản xuất trên dây chuyền
[Công nghệ may] triển khai sản xuất một mã hàng vào sản xuất trên dây chuyền[Công nghệ may] triển khai sản xuất một mã hàng vào sản xuất trên dây chuyền
[Công nghệ may] triển khai sản xuất một mã hàng vào sản xuất trên dây chuyền
 
Báo cáo thực tập ngành may quy trình chuẩn bị sản xuất mã hàng quần jean
Báo cáo thực tập ngành may   quy trình chuẩn bị sản xuất mã hàng quần jeanBáo cáo thực tập ngành may   quy trình chuẩn bị sản xuất mã hàng quần jean
Báo cáo thực tập ngành may quy trình chuẩn bị sản xuất mã hàng quần jean
 
Báo cáo ngành may xây dựng quy trình công nghệ sản xuất mã hàng áo vest
Báo cáo ngành may xây dựng quy trình công nghệ sản xuất mã hàng áo vestBáo cáo ngành may xây dựng quy trình công nghệ sản xuất mã hàng áo vest
Báo cáo ngành may xây dựng quy trình công nghệ sản xuất mã hàng áo vest
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
 
Báo cáo thực tập ngành may tại công ty nhà bè các phương án cải tiến và nâng ...
Báo cáo thực tập ngành may tại công ty nhà bè các phương án cải tiến và nâng ...Báo cáo thực tập ngành may tại công ty nhà bè các phương án cải tiến và nâng ...
Báo cáo thực tập ngành may tại công ty nhà bè các phương án cải tiến và nâng ...
 
Báo cáo ngành may quy trình sản xuất áo jacket tại công ty garmex saigon
Báo cáo ngành may quy trình sản xuất áo jacket tại công ty garmex saigonBáo cáo ngành may quy trình sản xuất áo jacket tại công ty garmex saigon
Báo cáo ngành may quy trình sản xuất áo jacket tại công ty garmex saigon
 
Báo cáo thực tập ngành may tìm hiểu quy trình sản xuất mã hàng tại cty cổ phầ...
Báo cáo thực tập ngành may tìm hiểu quy trình sản xuất mã hàng tại cty cổ phầ...Báo cáo thực tập ngành may tìm hiểu quy trình sản xuất mã hàng tại cty cổ phầ...
Báo cáo thực tập ngành may tìm hiểu quy trình sản xuất mã hàng tại cty cổ phầ...
 
BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH MAY - Quy trình chuẩn bị sản xuất mã hàng quần jean - ...
BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH MAY - Quy trình chuẩn bị sản xuất mã hàng quần jean - ...BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH MAY - Quy trình chuẩn bị sản xuất mã hàng quần jean - ...
BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH MAY - Quy trình chuẩn bị sản xuất mã hàng quần jean - ...
 
Triến khai chuẩn bị tài liệu kĩ thuật cho sản xuất đơn hàng áo sơ mi nam hãng...
Triến khai chuẩn bị tài liệu kĩ thuật cho sản xuất đơn hàng áo sơ mi nam hãng...Triến khai chuẩn bị tài liệu kĩ thuật cho sản xuất đơn hàng áo sơ mi nam hãng...
Triến khai chuẩn bị tài liệu kĩ thuật cho sản xuất đơn hàng áo sơ mi nam hãng...
 

Viewers also liked

[Kho tài liệu ngành may] báo cáo thực tập tại công ty may minh trí tài liệu...
[Kho tài liệu ngành may] báo cáo thực tập tại công ty may minh trí   tài liệu...[Kho tài liệu ngành may] báo cáo thực tập tại công ty may minh trí   tài liệu...
[Kho tài liệu ngành may] báo cáo thực tập tại công ty may minh trí tài liệu...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Báo cáo thực tập ngành may tìm hiểu quy trình sản xuất công ty may
Báo cáo thực tập ngành may   tìm hiểu quy trình sản xuất công ty mayBáo cáo thực tập ngành may   tìm hiểu quy trình sản xuất công ty may
Báo cáo thực tập ngành may tìm hiểu quy trình sản xuất công ty mayTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Cong nghe-san-xuat-giay ppt
Cong nghe-san-xuat-giay  pptCong nghe-san-xuat-giay  ppt
Cong nghe-san-xuat-giay pptNguyenDang Hieu
 
Bao cao thuc tap cty nhua phc
Bao cao thuc tap cty nhua phcBao cao thuc tap cty nhua phc
Bao cao thuc tap cty nhua phctrantrungai
 
Báo cáo thực tập ngành may xây dựng quy trình sản xuất mã hàng - tài liệu k...
Báo cáo thực tập ngành may   xây dựng quy trình sản xuất mã hàng - tài liệu k...Báo cáo thực tập ngành may   xây dựng quy trình sản xuất mã hàng - tài liệu k...
Báo cáo thực tập ngành may xây dựng quy trình sản xuất mã hàng - tài liệu k...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Bao cao thuc tap tot nghiep
Bao cao thuc tap tot nghiepBao cao thuc tap tot nghiep
Bao cao thuc tap tot nghieptamle123
 
Bìa đẹp
Bìa đẹpBìa đẹp
Bìa đẹpriver91
 
Báo cáo thực tập công ty Nhơn Mỹ - Đinh Thị Minh Tuyền
Báo cáo thực tập công ty Nhơn Mỹ - Đinh Thị Minh TuyềnBáo cáo thực tập công ty Nhơn Mỹ - Đinh Thị Minh Tuyền
Báo cáo thực tập công ty Nhơn Mỹ - Đinh Thị Minh Tuyềnnhonmy luu
 
Bctt hồng thắm
Bctt hồng thắmBctt hồng thắm
Bctt hồng thắmnhonmy luu
 
Báo cáo thực tập ngành may xây dựng quy trình sản xuất áo jacket
Báo cáo thực tập ngành may   xây dựng quy trình sản xuất áo jacketBáo cáo thực tập ngành may   xây dựng quy trình sản xuất áo jacket
Báo cáo thực tập ngành may xây dựng quy trình sản xuất áo jacketTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Báo cáo thực tập - Nhơn Mỹ - Nguyễn Xuân Thu- 2016
Báo cáo thực tập - Nhơn Mỹ - Nguyễn Xuân Thu- 2016Báo cáo thực tập - Nhơn Mỹ - Nguyễn Xuân Thu- 2016
Báo cáo thực tập - Nhơn Mỹ - Nguyễn Xuân Thu- 2016nhonmy luu
 

Viewers also liked (13)

[Kho tài liệu ngành may] báo cáo thực tập tại công ty may minh trí tài liệu...
[Kho tài liệu ngành may] báo cáo thực tập tại công ty may minh trí   tài liệu...[Kho tài liệu ngành may] báo cáo thực tập tại công ty may minh trí   tài liệu...
[Kho tài liệu ngành may] báo cáo thực tập tại công ty may minh trí tài liệu...
 
Báo cáo thực tập ngành may tìm hiểu quy trình sản xuất công ty may
Báo cáo thực tập ngành may   tìm hiểu quy trình sản xuất công ty mayBáo cáo thực tập ngành may   tìm hiểu quy trình sản xuất công ty may
Báo cáo thực tập ngành may tìm hiểu quy trình sản xuất công ty may
 
Cong nghe-san-xuat-giay ppt
Cong nghe-san-xuat-giay  pptCong nghe-san-xuat-giay  ppt
Cong nghe-san-xuat-giay ppt
 
Bao cao thuc tap cty nhua phc
Bao cao thuc tap cty nhua phcBao cao thuc tap cty nhua phc
Bao cao thuc tap cty nhua phc
 
Báo cáo thực tập ngành may xây dựng quy trình sản xuất mã hàng - tài liệu k...
Báo cáo thực tập ngành may   xây dựng quy trình sản xuất mã hàng - tài liệu k...Báo cáo thực tập ngành may   xây dựng quy trình sản xuất mã hàng - tài liệu k...
Báo cáo thực tập ngành may xây dựng quy trình sản xuất mã hàng - tài liệu k...
 
Mẫu bìa 12
Mẫu bìa 12Mẫu bìa 12
Mẫu bìa 12
 
Bao cao thuc tap tot nghiep
Bao cao thuc tap tot nghiepBao cao thuc tap tot nghiep
Bao cao thuc tap tot nghiep
 
Mẫu bìa 11
Mẫu bìa 11Mẫu bìa 11
Mẫu bìa 11
 
Bìa đẹp
Bìa đẹpBìa đẹp
Bìa đẹp
 
Báo cáo thực tập công ty Nhơn Mỹ - Đinh Thị Minh Tuyền
Báo cáo thực tập công ty Nhơn Mỹ - Đinh Thị Minh TuyềnBáo cáo thực tập công ty Nhơn Mỹ - Đinh Thị Minh Tuyền
Báo cáo thực tập công ty Nhơn Mỹ - Đinh Thị Minh Tuyền
 
Bctt hồng thắm
Bctt hồng thắmBctt hồng thắm
Bctt hồng thắm
 
Báo cáo thực tập ngành may xây dựng quy trình sản xuất áo jacket
Báo cáo thực tập ngành may   xây dựng quy trình sản xuất áo jacketBáo cáo thực tập ngành may   xây dựng quy trình sản xuất áo jacket
Báo cáo thực tập ngành may xây dựng quy trình sản xuất áo jacket
 
Báo cáo thực tập - Nhơn Mỹ - Nguyễn Xuân Thu- 2016
Báo cáo thực tập - Nhơn Mỹ - Nguyễn Xuân Thu- 2016Báo cáo thực tập - Nhơn Mỹ - Nguyễn Xuân Thu- 2016
Báo cáo thực tập - Nhơn Mỹ - Nguyễn Xuân Thu- 2016
 

Similar to Báo cáo thực tập ngành may tìm hiểu quy trình sản xuất quần kaki nữ

Báo cáo thực tập ngành may tài liệu kỹ thuật và quy trình sản xuất quần short
Báo cáo thực tập ngành may   tài liệu kỹ thuật và quy trình sản xuất quần shortBáo cáo thực tập ngành may   tài liệu kỹ thuật và quy trình sản xuất quần short
Báo cáo thực tập ngành may tài liệu kỹ thuật và quy trình sản xuất quần shortTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
168. Luu Dao To Cam - QTKD14C.pdf
168. Luu Dao To Cam - QTKD14C.pdf168. Luu Dao To Cam - QTKD14C.pdf
168. Luu Dao To Cam - QTKD14C.pdfThoTit
 
3. quách thị duyên.bctt ok
3. quách thị duyên.bctt ok3. quách thị duyên.bctt ok
3. quách thị duyên.bctt okLuThThuH1
 
Báo cáo thực tập tại công ty cổ phần cao su trường phát
Báo cáo thực tập tại công ty cổ phần cao su trường phátBáo cáo thực tập tại công ty cổ phần cao su trường phát
Báo cáo thực tập tại công ty cổ phần cao su trường phátLuanvantot.com 0934.573.149
 
Đề tài: Quy Trình Giao Nhận Hàng Hóa Nhập Khẩu Bằng Đường Hàng Không Tại Công...
Đề tài: Quy Trình Giao Nhận Hàng Hóa Nhập Khẩu Bằng Đường Hàng Không Tại Công...Đề tài: Quy Trình Giao Nhận Hàng Hóa Nhập Khẩu Bằng Đường Hàng Không Tại Công...
Đề tài: Quy Trình Giao Nhận Hàng Hóa Nhập Khẩu Bằng Đường Hàng Không Tại Công...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện chiến lược Marketing tại Công ty cổ phần đầu tư...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện chiến lược Marketing tại Công ty cổ phần đầu tư...Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện chiến lược Marketing tại Công ty cổ phần đầu tư...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện chiến lược Marketing tại Công ty cổ phần đầu tư...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài: Phân tích quy trình hoạt động bán hàng tại Công ty Cổ Phần Đầu Tư Bất...
Đề tài: Phân tích quy trình hoạt động bán hàng tại Công ty Cổ Phần Đầu Tư Bất...Đề tài: Phân tích quy trình hoạt động bán hàng tại Công ty Cổ Phần Đầu Tư Bất...
Đề tài: Phân tích quy trình hoạt động bán hàng tại Công ty Cổ Phần Đầu Tư Bất...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Dương Thảo Nguyên_1921004900_THNN1_Kế toán doanh thu, thu nhập khác...
Dương Thảo Nguyên_1921004900_THNN1_Kế toán doanh thu, thu nhập khác...Dương Thảo Nguyên_1921004900_THNN1_Kế toán doanh thu, thu nhập khác...
Dương Thảo Nguyên_1921004900_THNN1_Kế toán doanh thu, thu nhập khác...nk7kmvkmzm
 
Đề tài: Dịch vụ cung cấp thực phẩm sơ chế cho bữa ăn gia đình "Hạnh Phúc"
Đề tài: Dịch vụ cung cấp thực phẩm sơ chế cho bữa ăn gia đình "Hạnh Phúc"Đề tài: Dịch vụ cung cấp thực phẩm sơ chế cho bữa ăn gia đình "Hạnh Phúc"
Đề tài: Dịch vụ cung cấp thực phẩm sơ chế cho bữa ăn gia đình "Hạnh Phúc"Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Đánh giá hoạt động marketing – mix cho sản phẩm gốm sứ của công ty TNHH Cường...
Đánh giá hoạt động marketing – mix cho sản phẩm gốm sứ của công ty TNHH Cường...Đánh giá hoạt động marketing – mix cho sản phẩm gốm sứ của công ty TNHH Cường...
Đánh giá hoạt động marketing – mix cho sản phẩm gốm sứ của công ty TNHH Cường...luanvantrust
 
Đánh Giá Hoạt Động Marketing – Mix Cho Sản Phẩm Gốm Sứ Của Công Ty
Đánh Giá Hoạt Động Marketing – Mix Cho Sản Phẩm Gốm Sứ Của Công TyĐánh Giá Hoạt Động Marketing – Mix Cho Sản Phẩm Gốm Sứ Của Công Ty
Đánh Giá Hoạt Động Marketing – Mix Cho Sản Phẩm Gốm Sứ Của Công TyDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 

Similar to Báo cáo thực tập ngành may tìm hiểu quy trình sản xuất quần kaki nữ (20)

Quy Trình Giao Nhận Hàng Hóa Bằng Đường Hàng Không, 9 ĐIỂM!
Quy Trình Giao Nhận Hàng Hóa Bằng Đường Hàng Không, 9 ĐIỂM!Quy Trình Giao Nhận Hàng Hóa Bằng Đường Hàng Không, 9 ĐIỂM!
Quy Trình Giao Nhận Hàng Hóa Bằng Đường Hàng Không, 9 ĐIỂM!
 
Báo cáo thực tập ngành may tài liệu kỹ thuật và quy trình sản xuất quần short
Báo cáo thực tập ngành may   tài liệu kỹ thuật và quy trình sản xuất quần shortBáo cáo thực tập ngành may   tài liệu kỹ thuật và quy trình sản xuất quần short
Báo cáo thực tập ngành may tài liệu kỹ thuật và quy trình sản xuất quần short
 
168. Luu Dao To Cam - QTKD14C.pdf
168. Luu Dao To Cam - QTKD14C.pdf168. Luu Dao To Cam - QTKD14C.pdf
168. Luu Dao To Cam - QTKD14C.pdf
 
3. quách thị duyên.bctt ok
3. quách thị duyên.bctt ok3. quách thị duyên.bctt ok
3. quách thị duyên.bctt ok
 
Báo cáo thực tập tại công ty cổ phần cao su trường phát
Báo cáo thực tập tại công ty cổ phần cao su trường phátBáo cáo thực tập tại công ty cổ phần cao su trường phát
Báo cáo thực tập tại công ty cổ phần cao su trường phát
 
Khóa luận: Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty Tường Nam
Khóa luận: Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty Tường NamKhóa luận: Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty Tường Nam
Khóa luận: Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty Tường Nam
 
Đề tài: Quy Trình Giao Nhận Hàng Hóa Nhập Khẩu Bằng Đường Hàng Không Tại Công...
Đề tài: Quy Trình Giao Nhận Hàng Hóa Nhập Khẩu Bằng Đường Hàng Không Tại Công...Đề tài: Quy Trình Giao Nhận Hàng Hóa Nhập Khẩu Bằng Đường Hàng Không Tại Công...
Đề tài: Quy Trình Giao Nhận Hàng Hóa Nhập Khẩu Bằng Đường Hàng Không Tại Công...
 
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện chiến lược Marketing tại Công ty cổ phần đầu tư...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện chiến lược Marketing tại Công ty cổ phần đầu tư...Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện chiến lược Marketing tại Công ty cổ phần đầu tư...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện chiến lược Marketing tại Công ty cổ phần đầu tư...
 
Đề tài: Phân tích quy trình hoạt động bán hàng tại Công ty Cổ Phần Đầu Tư Bất...
Đề tài: Phân tích quy trình hoạt động bán hàng tại Công ty Cổ Phần Đầu Tư Bất...Đề tài: Phân tích quy trình hoạt động bán hàng tại Công ty Cổ Phần Đầu Tư Bất...
Đề tài: Phân tích quy trình hoạt động bán hàng tại Công ty Cổ Phần Đầu Tư Bất...
 
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH MTV, HAY!
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH MTV, HAY!Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH MTV, HAY!
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH MTV, HAY!
 
Phân tích hoạt động xuất khẩu các sản phẩm từ gỗ tại công ty, HAY!
Phân tích hoạt động xuất khẩu các sản phẩm từ gỗ tại công ty, HAY!Phân tích hoạt động xuất khẩu các sản phẩm từ gỗ tại công ty, HAY!
Phân tích hoạt động xuất khẩu các sản phẩm từ gỗ tại công ty, HAY!
 
Dương Thảo Nguyên_1921004900_THNN1_Kế toán doanh thu, thu nhập khác...
Dương Thảo Nguyên_1921004900_THNN1_Kế toán doanh thu, thu nhập khác...Dương Thảo Nguyên_1921004900_THNN1_Kế toán doanh thu, thu nhập khác...
Dương Thảo Nguyên_1921004900_THNN1_Kế toán doanh thu, thu nhập khác...
 
Kế toán xác định kết quả kinh doanh, ĐH Bình Dương, HAY!
Kế toán xác định kết quả kinh doanh, ĐH Bình Dương, HAY!Kế toán xác định kết quả kinh doanh, ĐH Bình Dương, HAY!
Kế toán xác định kết quả kinh doanh, ĐH Bình Dương, HAY!
 
Đề tài: Dịch vụ cung cấp thực phẩm sơ chế cho bữa ăn gia đình "Hạnh Phúc"
Đề tài: Dịch vụ cung cấp thực phẩm sơ chế cho bữa ăn gia đình "Hạnh Phúc"Đề tài: Dịch vụ cung cấp thực phẩm sơ chế cho bữa ăn gia đình "Hạnh Phúc"
Đề tài: Dịch vụ cung cấp thực phẩm sơ chế cho bữa ăn gia đình "Hạnh Phúc"
 
Báo cáo thực tập khoa kế toán - tài chính HUTECH 9 điểm, 2017
Báo cáo thực tập khoa kế toán - tài chính HUTECH 9 điểm, 2017Báo cáo thực tập khoa kế toán - tài chính HUTECH 9 điểm, 2017
Báo cáo thực tập khoa kế toán - tài chính HUTECH 9 điểm, 2017
 
Đánh giá hoạt động marketing – mix cho sản phẩm gốm sứ của công ty TNHH Cường...
Đánh giá hoạt động marketing – mix cho sản phẩm gốm sứ của công ty TNHH Cường...Đánh giá hoạt động marketing – mix cho sản phẩm gốm sứ của công ty TNHH Cường...
Đánh giá hoạt động marketing – mix cho sản phẩm gốm sứ của công ty TNHH Cường...
 
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại cty TNHH điện tử Sài Gòn
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại cty TNHH điện tử Sài GònPhân tích hiệu quả sử dụng vốn tại cty TNHH điện tử Sài Gòn
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại cty TNHH điện tử Sài Gòn
 
Đề tài: Giải pháp quản trị nguồn nhân lực tại công ty Hải Nam, 9đ
Đề tài: Giải pháp quản trị nguồn nhân lực tại công ty Hải Nam, 9đĐề tài: Giải pháp quản trị nguồn nhân lực tại công ty Hải Nam, 9đ
Đề tài: Giải pháp quản trị nguồn nhân lực tại công ty Hải Nam, 9đ
 
Đánh Giá Hoạt Động Marketing – Mix Cho Sản Phẩm Gốm Sứ Của Công Ty
Đánh Giá Hoạt Động Marketing – Mix Cho Sản Phẩm Gốm Sứ Của Công TyĐánh Giá Hoạt Động Marketing – Mix Cho Sản Phẩm Gốm Sứ Của Công Ty
Đánh Giá Hoạt Động Marketing – Mix Cho Sản Phẩm Gốm Sứ Của Công Ty
 
Khóa Luận Các Nhân Tó Ảnh Hưởng Đến Lòng Trung Thành Của Công Nhân
Khóa Luận Các Nhân Tó Ảnh Hưởng Đến Lòng Trung Thành Của Công NhânKhóa Luận Các Nhân Tó Ảnh Hưởng Đến Lòng Trung Thành Của Công Nhân
Khóa Luận Các Nhân Tó Ảnh Hưởng Đến Lòng Trung Thành Của Công Nhân
 

More from TÀI LIỆU NGÀNH MAY

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docx
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docxTình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docx
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docxTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...
Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...
Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...
Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...
Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdfKhóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdfTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdf
Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdfPháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdf
Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdfTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdf
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdfHôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdf
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdfTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdfBảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdfTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 

More from TÀI LIỆU NGÀNH MAY (20)

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...
 
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...
 
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...
 
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
 
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...
 
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...
 
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...
 
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...
 
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...
 
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docx
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docxTình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docx
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docx
 
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...
 
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...
 
Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...
Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...
Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...
 
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...
Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...
Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdfKhóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdf
 
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...
 
Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdf
Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdfPháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdf
Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdf
 
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdf
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdfHôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdf
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdf
 
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdfBảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
 

Recently uploaded

Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 

Recently uploaded (20)

Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 

Báo cáo thực tập ngành may tìm hiểu quy trình sản xuất quần kaki nữ

  • 1. BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: NGUYỄN NGOC CHÂU 1 SVTH: TRƯƠNG THỊ NGA LỜI CẢM ƠN Sau thời gian học tại trường em đã được nhà trường và thầy cô trong khoa Công Nghệ May & Thời Trang tạo điều kiện cho em khảo sát thực tế bằng việc trải qua 6 tuần thực tập tại công ty may Sundia Bình Dương. Từ đó em đã vận dụng được những kiến thức đã học được ở nhà trường vào thực tế để nâng cao hiểu biết giúp em xác định được khả năng, tay nghề của mình để em vững tin hơn trong công việc tương lai của mình sau này. Qua quá trình thực tập tại công ty đã giúp em mở rộng tầm nhìn và tiếp thu được nhiều kiến thức thực tế mà trong quá trình học tập tại trường em chưa được học. Em thấy việc cọ sát với thực tế vô cùng quan trọng với sinh viên, giúp em xây dựng nền tảng kiến thức, rèn giũa bản thân để có thể tiếp cận với môi trường mới một cách nhanh chóng sau khi ra trường. Trong quá trình thực tập em cũng gặp rất nhiều khó khan trước môi trường mới, nhưng với sự giúp đỡ tận tình của quý cô chú, anh chị trong công ty đã giúp em có thêm kinh nghiệm quý báu. Em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trong khoa Công Nghệ May & Thời Trang- Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM đã tận tình giảng dạy và truyền đạt những kiến thức quý báu cho em. Đồng thời em muốn gửi lời cảm ơn chân thành đến ban lãnh đạo công ty Sundia Bình Dương, lãnh đạo các phòng ban đã tạo điều kiện cho em thực tập trong suốt 6 tuần qua. Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn anh Phạm Đức Huy là phó giám đốc và các anh chị tổ trưởng đã giúp đỡ em rất nhiều trong thời gian thực tập để em hoàn thành đồ án công nghệ này. Vì thời gian và kiến thức còn hạn hẹp, trong qua trình làm báo cáo không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong sự góp ý của quý thầy cô, các bạn để bài báo cáo được hoàn thiện hơn. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn!
  • 2. BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: NGUYỄN NGOC CHÂU 2 SVTH: TRƯƠNG THỊ NGA MỤC LỤC CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU ĐÔI NÉT VỀ CÔNG TY SUNDIA BÌNH DƯƠNG......7 1. Lịch sử hình thành và phát triển..............................................................................8 2. Chức năng và nhiệm vụ...........................................................................................9 2.1 Chức năng...............................................................................................................9 2.2 Nhiệm vụ.................................................................................................................9 3. Bộ máy tổ chức, nhiệm vụ và chức năng của các phòng ban...................................9 3.1 Bộ máy tổ chức.......................................................................................................9 3.2 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban..........................................................10 3.3 Bộ máy quản lý phân xưởng.................................................................................11 4. Tình hình chung về công ty....................................................................................11 4.1 Tình hình nhân sự.................................................................................................11 4.2 Tình hình tài chính................................................................................................12 4.2.1 Vốn.....................................................................................................................12 4.2.2 Tình hình kinh doanh nội địa.............................................................................12 4.2.3 Tình hình thị trường tiêu thụ..............................................................................12 4.2.4 Phương thức thanh toán và điều kiện thương mại............................................13 4.2.5 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty......................................14 5. Thuận lợi và khó khăn của công ty.........................................................................14 5.1 Thuận lợi...............................................................................................................14 5.2 Khó khăn...............................................................................................................15 6. Định hướng phát triển của công ty.........................................................................15 7. Các Quy định chung trong lao động của công ty SUNDIA BÌNH DƯƠNG.........15 7.1. Nội quy lao động.................................................................................................15 7.2. Chính sách bảo vệ môi trường...........................................................................17 7.3. Chính sách 5S......................................................................................................17
  • 3. BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: NGUYỄN NGOC CHÂU 3 SVTH: TRƯƠNG THỊ NGA 7.4. Chính sách vệ sinh..............................................................................................18 7.5. Tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm........................................................................19 7.6. An toàn lao động trong sản xuất.........................................................................20 7.6.1. An toàn lao động...............................................................................................20 7.6.2. Quy định sử dụng hóa chất................................................................................21 7.6.3. An toàn về điện..................................................................................................21 7.6.4. Phòng cháy, chữa cháy......................................................................................22 7.6.5. An toàn về vận hành, vận chuyển, sử dụng máy móc.......................................24 Chương 2. NỘI DUNG THỰC TẬP..........................................................................26 1. TÌM HIỂU QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT QUẦN KAKI NỮ MÃ HÀNG 770332........................................................................................................................27 A. Công đoạn chuẩn bị sản xuất..........................................................................27 1.1. TÀI LIỆU KHÁCH HÀNG CUNG CẤP.......................................................27 1.1.1. Quần mẫu........................................................................................................27 1.1.2. Nhận xét...........................................................................................................28 1.2. CHUẨN BỊ SẢN XUẤT TẠI PHÒNG KỸ THUẬT.........................................28 1.2.1. Tiếp nhận đơn hàng..........................................................................................28 1.2.2. Xem xét đơn hàng............................................................................................28 1.2.3. Dịch tài liệu......................................................................................................29 1.2.4. Nghiên cứu thiết kế...........................................................................................29 1.2.5. Thiết kế rập.......................................................................................................29 1.2.6. May mẫu đối.....................................................................................................30 1.2.7. Khách hàng duyệt.............................................................................................30 1.2.8. Nhảy size..........................................................................................................31 1.2.9. Giác sơ đồ.........................................................................................................32 1.2.10 Kiểm sơ đồ cắt.................................................................................................34 1.2.11. Quy trình may................................................................................................38
  • 4. BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: NGUYỄN NGOC CHÂU 4 SVTH: TRƯƠNG THỊ NGA 1.2.12. Quy trình công nghệ......................................................................................40 1.2.13.Bố trí chuyền may..........................................................................................41 1.2.14. Bảng màu......................................................................................................43 1.2.15. Kiểm tra ký duyệt.........................................................................................44 1.2.16. Phân phối......................................................................................................44 1.3. CHUẨN BỊ Ở PHÒNG KẾ HOẠCH................................................................45 1.4. KHO NGUYÊN PHỤ LIỆU..............................................................................45 1.4.1 Nhập kho..........................................................................................................45 1.4.2. Quy trình Kiểm tra Nguyên phụ liệu..............................................................45 1.4.2.1. Vải................................................................................................................45 1.4.2.2. Phụ liệu.........................................................................................................46 1.4.3. Xuất kho..........................................................................................................47 B. CÔNG ĐOẠN TRIỂN KHAI SẢN XUẤT........................................................48 1.5. TỔ CẮT..............................................................................................................48 1.5.1 Phương pháp sang sơ đồ...................................................................................48 1.5.2. Công đoạn kiểm vải.........................................................................................48 1.5.3. Công đoạn trải vải...........................................................................................51 1.5.4. Sang sơ đồ cùng bàn vải..................................................................................54 1.5.5. Phương pháp cắt..............................................................................................54 1.5.6. Kỹ thuật ép dán..............................................................................................56 1.5.7. Đánh số - bóc tập...........................................................................................57 C. CÔNG ĐOẠN SẢN XUẤT..........................................................................58 1.6. CHUYỀN MAY................................................................................................58 1.6.1. Tổ chức và điều hành chuyền........................................................................58 1.6.2. Công tác chuẩn bị của chuyền.......................................................................59 1.6.3. May mẫu đầu chuyền....................................................................................59 1.6.4. Công tác triển khai sản xuất.........................................................................59
  • 5. BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: NGUYỄN NGOC CHÂU 5 SVTH: TRƯƠNG THỊ NGA 1.7. CÔNG ĐOẠN HOÀN TẤT SẢN PHẨM......................................................61 1.7.1. KCS..............................................................................................................61 1.7.2. Sửa hàng/ tẩy vết bẩn...................................................................................65 1.7.3. Ủi thành phẩm..............................................................................................66 1.7.4. Công đoạn sấy..............................................................................................67 1.7.5. Công đoạn dò kim.......................................................................................68 1.7.6. Công đoạn bao gói/ đóng thùng..................................................................69 D. Nhận xét tình hình sản xuất tại công ty.....................................................69 E. Sự khác và giống nhau giữa lý thuyết và thực tế.........................................70 2. QUY TRÌNH KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM MÃ HÀNG 770332..................................................................................................................72 2.1. Quy trình kiểm tra sản phẩm.........................................................................72 2.1.1. Quy trình kiểm trái.....................................................................................74 2.1.2. Quy trình kiểm phải...................................................................................75 2.2. Các lỗi thường gặp........................................................................................76 2.3. Cách khắc phục lỗi.......................................................................................79 CHƯƠNG III: KẾT LUẬN - ĐỀ NGHỊ................................................................80 1. KẾT LUẬN..............................................................................................81 2. ĐỀ NGHỊ..................................................................................................81 CHƯƠNG 4: TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................82
  • 6. BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: NGUYỄN NGOC CHÂU 6 SVTH: TRƯƠNG THỊ NGA NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ TP.HCM, ngày.....tháng.....năm 2015 Ký tên
  • 7. BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: NGUYỄN NGOC CHÂU 7 SVTH: TRƯƠNG THỊ NGA CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU ĐÔI NÉT VỀ CÔNG TY SUNDIA BÌNH DƯƠNG
  • 8. BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: NGUYỄN NGOC CHÂU 8 SVTH: TRƯƠNG THỊ NGA 1. Lịch sử hình thành và phát triển Căn cứ Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1996. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 2000 và Nghị định 27/2003/NĐ-CP ngày 31 tháng 07 năm 2000; Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 21 tháng 06 năm 1994; Căn cứ quyết định 386/TTg ngày 07 tháng 06 năm 1997 và quyết định 233/1998/QĐ-TTg ngày 01 tháng 12 năm 1998 của Thủ Tướng chính Phủ về việc phân cấp, ủy quyền cấp Giấy phép đầu tư đối với các dự án đầu tư trực tiếp của nước ngoài; Xét đơn hồ sơ dự án thành lập CÔNG TY SUNDIA BÌNH DƯƠNG của CÔNG TY TNHH SUNDIA ( Nhật Bản ) do ông Yukinoro Fujita ( quốc tịch Nhật Bản ) làm đại diện nộp ngày 26 tháng 8 năm 2003. Cho phép CÔNG TY TNHH SUNDIA; Trụ sở đặt tại Japan, Osaka-Fu, Higashi Osaka-shi. Nishi Ishikiri-cho 7-2-8 thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài theo quy định của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Doanh nghiệp có tên gọi là CÔNG TY TNHH SUNDIA BÌNH DƯƠNG được thành lập theo giấy phép đầu tư số 283/GP-BD do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương cấp ngày 01 tháng 09 năm 2003. Tên giao dịch là SUNDIA BÌNH DƯƠNG CO.,LTD; trụ sở và nhà xưởng sản xuất đặt tại xã Tân Đông Hiệp, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương. Doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và phải mở tài khoản tại ngân hàng theo quy định của pháp luật Việt Nam. Mục tiêu và phạm vi kinh doanh của Doanh nghiệp : sản xuất và gia công hàng may mặc không có công đoạn giặc tẩy; 100% sản phẩm của doanh nghiệp được xuất khẩu. Vốn đầu tư đăng ký của doanh nghiệp là 160.000USD Vốn pháp định của doanh nghiệp là 160.000USD Thời gian hoạt động của doanh nghiệp là 30 ( ba mươi ) năm kể từ ngày được cấp giấy phép. Thời gian thuê nhà xưởng để thực hiện dự án là 5 ( năm ) năm kể từ ngày được cấp giấy phép. Doanh nghiệp phải có nghĩa vụ phải nộp cho nhà nước: - Thuế thu nhập doanh nghiệp hàng năm bằng 10% thu nhập chịu thuế . - Doanh nghiệp được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 4 năm kể từ năm kinh doanh có lãi và giảm 50% trong 4 năm tiếp theo. - Thuế chuyển lợi nhuận bằng 7% số lợi nhuận chuyển ra khỏi Việt Nam. - Các loại thuế khác theo quy định hiện hành tại thời điểm nộp thuế hàng năm. - Doanh nghiệp có nghĩa vụ trả tiền thuê nhà xưởng cho bên cho thuê theo hợp đồng ký kết giữa hai bên. - Doanh nghiệp được miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu theo quy định tại Điều 57 và Điều 58 của Nghị Định 24/200/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2000 của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. - Đến năm 2006 vốn đầu tư của công ty đã lên đến 250.000USD, số lượng công nhân cũng tăng lên. Đơn đặt hàng cungc nhiều hơn, tăng 52.5% so với khi thành lập.
  • 9. BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: NGUYỄN NGOC CHÂU 9 SVTH: TRƯƠNG THỊ NGA Điều này chứng tỏ hoạt động của công ty ngày càng phát triển, uy tín của công ty ngày một nâng cao. 2. Chức năng và nhiệm vụ 2.1 Chức năng Công ty Sundia Bình Dương chuyên sản xuất kinh doanh hàng may mặc chủ yếu là sản xuất quần Jean. Hình thức kinh doanh chính của công ty là gia công hàng xuất khẩu. Gia công hàng xuất khẩu nghĩa là công ty ký hợp đồng với bên đặt gia công sau đó công ty tổ chức quá trình sản xuất sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng. Toàn bộ sản phẩm làm ra công ty sẽ giao lại cho người gia công để nhận tiền công. Chức năng cơ bản và quan trọng nhất hiên nay của công ty là: thực hiện hoàn chỉnh, đúng thời hạn các hợp đồng may, từ khâu nguyên phụ liệu đến gia công hoàn chỉnh sản phẩm và giao cho khách hàng. 2.2 Nhiệm vụ Căn cứ vào tình hình của thị trường nhiệm vụ chủ yếu của công ty là: - Tổ chức sản xuất kinh doanh theo ngành nghề đăng ký. - Tìm mọi biện pháp để tăng kim ngạch xuất khẩu, tăng năng xuất, vượt mức kế hoạch về doanh thu và lợi nhuận. - Nâng cao hiệu quả của bộ máy quản lý. - Tiết kiệm nguyên, nhiên vật liệu. - Sử dụng hợp lý nguồn lao động. - Thực hiện đầy đủ và ngiêm chỉnh về thuế, về luật pháp của nhà nước. 3. Bộ máy tổ chức, nhiệm vụ và chức năng của các phòng ban. 3.1 Bộ máy tổ chức. Cơ cấu tổ chức nhân sự của công ty: đứng đầu là Tổng Giám Đốc,Giám đốc điều hành, Giám đốc kỹ thuật, Phòng hành chính nhân sự, Phòng kế toán tài vụ, Phòng kỹ thuật, Phòng sản xuất, Phòng xuất nhập khẩu. Tất cả được thể hiện trên sơ đồ cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp.
  • 10. BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: NGUYỄN NGOC CHÂU 10 SVTH: TRƯƠNG THỊ NGA Nhận xét: Bộ máy cơ cấu tổ chức của công ty áp dụng theo kiểu trực tuyến nhằm làm cho các phòng ban có thể hỗ trợ cùng với ban giám đốc một cách trực tiếp và nhanh chóng để thực hiện tốt các công việc. 3.2 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban. + Tổng Giám Đốc: là người điều hành cao nhất của công ty, có quyền quyết định tất cả các vấn đề về tài chính của công ty và là người chịu trách nhiệm cao nhất rướ nhà nước về tập thể lao động, về việc điều hành cũng như kết quả sản xuất kinh doanh của công ty + Giám Đốc điều hành: phụ trách cồn ty, điều hành chung củ công ty, như nhân sự, kinh doanh. +Giám Đốc kỷ thuật: phụ trách, điều hành về các vấn đề kỷ luật, sản xuất, cung ứng nguyên liệu cho công ty. +Các phòng ban: chịu trách nhiệm trước ban giám đốc về phàn việc liên qun đến công việc của mình. - Phòng hành chính nhân sự: phụ trách điều hành sự, đâò tạo nâng cao chuyên môn cho cán bộ công nhân viên. Tổ chức lưu hò sơ, theo dõi sự hiện các chính sách chế độ của công ty đối với người lao động. - Phòng kế toán tài vụ: tồ chức công tác kế toán đúng pháp luật, quản lý tài snr vậ tư, tiền vốn, nguyên liệu của công ty. - Phòng kỹ thuật: thiết kế mẫu theo quy định của khách hàng, dựa vào sản phẩm mẫu của các phân xưởng thực hiện đúng các yêu cầu mẫu mã, chất lượng mẫu quy định. - Phòng sản xuất: chịu trách nhiệm điều hành trực tiếp các phân xưởng, đề ra các kế hoạch sản xuất. Căn cứ theo hợp đồng gia công sẽ lâp lịch sản xuất cho các mã hàng, theo dõi tiến độ sản xuất ở các xưởng, đồng thời lập kế hoạch sản xuất thêm giờ để đúng tiến độ sản xuất. - Phòng xuất nhập khẩu: chịu trách nhiệm sản xuất thành phẩm theo hợp đồng đã ký và nhập nguyên phụ liệu cho sản xuất
  • 11. BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: NGUYỄN NGOC CHÂU 11 SVTH: TRƯƠNG THỊ NGA 3.3 Bộ máy quản lý phân xưởng. Chức năng: - Quản đốc phân xưởng: điều hành toàn bộ uy trình sản xuất của các phân xưởng. - May: tính định mức, sắp xếp quy trình lên may. Tham mưu về các vấn đề kỹ thuật cho lãnh đạo. - Cắt: giúp chuyên gia ra rập của các mặt hàng đồng thời kiểm tra vẽ và cắt. - Kho:lưu giữ sản phẩm cũng như nguyên vật liệu. 4. Tình hình chung về công ty. 4.1 Tình hình nhân sự. Tính đến cuối năm 2006, tổng cán bộ công nhân viên toàn công y là 212 người. Trong năm mới đã tuyển thêm 10 người. Không có công nhân nghĩ việc. Trình độ cán bộ công nhân viên được thể hiện qua bảng thống kê trình độ nhân lực
  • 12. BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: NGUYỄN NGOC CHÂU 12 SVTH: TRƯƠNG THỊ NGA Nhận xét: qua bảng thống kê trên cho ta thấy công ty có trình độ lao động phổ thông khá lớn. Pần lớn người lao động phổ thông đều có trình độ văn hóa trên casp III chiếm 87073%, số người có trình độ ca dẳng chiếm 1,86%, số người tốt nghiệp đại học chiếm 14,62% và số người tốt nghiệp cao học chiếm 0,4%. Công ty cũng có rất nhiều lợi thế về nhân sự cấp quản lí, đa số nhân viên đều tốt nghiệp đại học. Vạn dụng được nhiều kiến thức vào công việc để thực hiện một cách nhịp nhàng và rõ ràng. 4.2 Tình hình tài chính 4.2.1 Vốn. Vốn đầu tư đăng ký của doanh nghiệp là 160.000 USD Vốn pháp định của doanh nghiệp là 160.000 USD 4.2.2 Tình hình kinh doanh nội địa Đối với loại hình kinh doanh này doanh nghiệp thường không áp dụng vì loại hình kinh doanh chủ yếu của công ty là xuất khẩu trực tiếp nên doanh thu trong nước không có. Chính vì vậy một phần nào đó đã ảnh hưởng đến doanh thu của công ty. 4.2.3 Tình hình thị trường tiêu thụ. Thị trường chủ yếu của công ty là xuất sang Nhật và Mỹ. Tuy nhiên trong những năm gần đây công ty còn phát triển sang thị trường Hongkong. Đối với tị trường Nhật: Đây là thị trường chủ lực của công ty vì công ty mẹ nằm ở Nhật. Là nơi cung cấp nguồn hàng và xuất khẩu hàng của công ty. Với lợi thế đó nên hàng của công ty khi sang Nhật không phải chịu sức ép cạnh tranh lớn với háng của Trung Quốc, các nuocwsASEAN, Nam Mỹ... Thị trường Nhật là nơi đem lại cho công ty nhiều lợi nhuận nhất. Đối với thị trường Mỹ: Sau khi hiệp định thương mại Việt-Mỹ đã được ký kết 7/2000 và đã được thông qua tháng 12/2001: sự kiện này tạo ra thị trường xuất khẩu thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam.
  • 13. BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: NGUYỄN NGOC CHÂU 13 SVTH: TRƯƠNG THỊ NGA Khi hiệu lực này có hiệu lực hàng hóa được hưởng thuế nhập khẩu vào Mỹ theo quy chế tối huệ quốc, mức thuế thấp hơn 30-40% so với trước đây và gần đây nhất là việc Việt Nam gia nhập WTO thì hàng dệt may vào thị trường Mỹ không quản lý bằng hạn ngạch đã mang lại cho công ty, một thị trường to lớn. Vì thế, ngoài việc xuất sang thị trường Nhật công ty còn tìm kiếm nhiều thị trường mới. Công ty đã ký thêm được nhiều hợp đồng gia công từ phía Mỹ với khối lượng lớn. Tạo thêm nhiều việc làm cho công nhân đồng thời cũng đêm lại doanh thu cho công ty. Đối với thị trường Hongkong: Đây là thị trường tương đối mới với công ty. Do đây là một thị trường trung gian lớn, không kén chọn khắt khe về chất lượng sản phẩm, không đòi hỏi phải có thương hiệu nổi tiếng nên phù hợp với công ty. Tận dụng được ưu điểm đó công ty đã nhanh chóng đưa hàng hóa có mặt ở thị trường này. Tuy mới thâm nhập nhưng thị trường này cũng đem về cho công ty nhiều lợi nhuận. Tình hình xuất khẩu của công ty qua các thị trường được thực hiện ở bảng Nhận xét: nhìn qua bảng ta thấy thị trường xuất khẩu của công ty còn hạn hẹp, khách hàng kinh doanh chủ yếu là Nhật Bản. Tuy công ty đã xuất khẩu qua các nước như Mỹ, Hongkong nhưng nhìn chung kim ngạch vẫn còn thấp. Tuy tổng kim ngạch vẫn tăng qua các năm nhưng vẫn tăng chậm không đáng kể. 4.2.4 Phương thức thanh toán và điều kiện thương mại Công ty thường sử dụng phương thức thanh toán bằng T/T khi xuất khẩu sang các thị trường. Mặc dù đây là phương thức thanh toán mang lại rủi ro cao đối với các nhà xuất khẩu nhưng do phần lớn khách hàng là những đối tác quen mua hàng trị giá không lớn nên cũng không mang lại nhiều rủi ro cho công ty. Tình hình sử dụng các phương thức thanh toán của công ty được thể hiện ở bảng :
  • 14. BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: NGUYỄN NGOC CHÂU 14 SVTH: TRƯƠNG THỊ NGA 4.2.5 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Trong những năm qua ngành may mặc trong nước gặp nhiều khó khăn do thị trường Mỹ bị thu hẹp bởi các chính sách hãn ngạch mà Mỹ áp dụng đối với Việt Nam. Tuy nhiên sau hiệp định thương mại Việt-Mỹ được ký kết và gần đây là việc Việt Nam gia nhập WTO đã giúp hàng dệt may Việt Nam dễ dàng hơn khi xuất khẩu sang thị trường Mỹ. Thêm vào đó thị trường tiêu thụ chủ yếu của công ty là thị trường Nhật Bản. Cùng với sự nhạy bén của ban giám đốc trong việc tìm cách mở rộng thêm thị trường đã đưa công ty ngày càng phát triển, doanh ngày càng tăng và điều đó được thể hiện qua bảng: Bảng 3: Kết qủa hoạt động kinh doanh của công ty qua các năm Đơn vị: Đồng Chỉ tiêu 2004 2005 2006 Doanh thu 4.956.635.258 6.568.233.102 10.751.078.427 Thu nhập bình quân 820.875 985.050 1.250.695 Tài sản cố định 550.340.870 740.715.176 803.687.180 Tài sản lưu động 22.300.000 35.568.332 56.328.128 Lợi nhuận 45.007.812 56.452.458 82.693.153 Nguồn: ( Phòng Kế Toán) Để đạt được những kết quả trên chính là nhờ vào sự nỗ lực, cố gắng của ban lãnh đạo cũng như của tập thể cán bộ công nhân viên trong toàn công ty. Sự nổ lực phấn đấu không ngừng và tự hoàn thiện trong suốt quá trình tồn tại, phát triển của công ty. Kết luận chung về tình hình sản xuất kinh doanh của công ty Tổng sản lượng sản xuất trong năm 2006 là 565.664 sản phẩm. Tổng doanh thu đạt được : 10.751.078.427 VNĐ. 5. Thuận lợi và khó khăn của công ty. 5.1 Thuận lợi Đây là hình thức kinh doanh rất thích hợp đối với công ty có vốn đầu tư hạn chế, chưa am hiểu về luật lệ và thị tường thế giới, chưa có thương hiệu, kiểu dáng công nghiệp nổi tiếng qua gia công xuất khẩu sẽ giúp công ty thâm nhập vào thị trường thế giới.
  • 15. BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: NGUYỄN NGOC CHÂU 15 SVTH: TRƯƠNG THỊ NGA Qua gia công xuất khẩu giúp doanh nghiệp có thể tích lũy kinh nghiệm tổ chức sản xuất hàng xuất khẩu, kinh nghiệm làm thủ tục xuất khẩu, kinh nghiệm tích lũy vốn... Rủi ro trong kinh doanh ít vì đầu vào và đầu ra của quá trình kinh doanh đều do bên phía đối tác đặt gia công nước ngoài lo. Đây là hình thức giải quyết công ăn việc làm cho người lao động và thu ngoại tệ. Do đặc điểm công ty nằm gần các đường giao thông chính, là địa bàn tập trung nhiều dân cư nên vấn đề nguồn nhân lực hết sức dồi dào. Đội ngũ cán bộ công nhân viên đoàn kết, thống nhất năng động, có trình độ và có ý thức cầu tiến nên đây là một lợi thế cho công ty. Là doanh nghiệp luôn thực hiện tốt các chính sách, các quy định của Nhà nước nên công ty thường xuyên được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo. Ban giám đốc được sự hổ trợ của các phòng ban nên tạo điều kiện tốt cho công ty tiến bộ vững chắc để hòa nhập với cơ chế thị trường của ngành may. Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật cho phép công ty tiếp cận được với nhiều thành tựu của công nghệ hiện đại, đáp ứng ngày càng cao của xã hội. Là một đơn vị chuyên gia công xuất khẩu nên được hưởng nhiều ưu đãi về thuế xuất khẩu. Đây là một lợi thế lớn trong cạnh tranh về giá của công ty. 5.2 Khó khăn Hiệu quả xuất khẩu thấp, ngoại tệ thu được chủ yếu là tiền gia công, mà đơn giá gia công ngày càng giảm trong điều kiện cạnh tranh lớn giữa những đơn vị nhận hàng gia công. Tính phụ thuộc vào đối tác nước ngoài. Nếu chỉ áp dụng phương thức gia công xuất khẩu, doanh nghiệp khó có thể xây dựng chiến lượt phát triển ổn định và lâu dài vì doanh nghiệp không thêt xây dựng chiến lượt phát triển sản phẩm, chiến lượt giá, chiến lượt phân phối, xây dựng thương hiệu và kiểu dáng công nghiệp cho sản phẩm... Đội ngủ công nhân đến từ nhiều địa phương nên thường không ổn định, đã ảnh hưởng nhiều đến công việc, kế hoạch và đào tạo lâu dài của công ty. 6. Định hướng phát triển của công ty  Tìm kiếm, nghiên cứu mở rộng thi trường xuất khẩu, tìm kiếm nhiều thị trường tiềm năng lớn.  Hoàn thiện hơn nữa tay nghề công nhân.  Đa dạng háo sản phẩm công ty.  Nhằm đảm bảo thường xuyên giao hàng đúng thời hạn, công ty đã liên kết với nhiều công ty con chuyên may quần áo xuất khẩu để thực hiện kịp thời, dứt điểm các hợp đồng ký kết.  Nâng cao trình độ đàm phán của cán bộ đàm phán.  Nâng cao hiệu quả việc sử dụng các phương thức thanh toán quốc tế trong hoạt động xuất khẩu. 7. Các Quy định chung trong lao động của công ty SUNDIA BÌNH DƯƠNG 7.1. Nội quy lao động: Điều 1: Người lao động phải đến công ty làm việc đúng và đủ giờ quy định: - Sáng từ: 7 giờ 30 phút đến 11 giờ 30 phút - Chiều từ: 12 giờ 30 phút đến 16 giờ 30 phút Điều 2: Người lao động được nghỉ hàng tuần vào ngày chủ nhật.
  • 16. BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: NGUYỄN NGOC CHÂU 16 SVTH: TRƯƠNG THỊ NGA Điều 3: Không được phép uống rượu, cờ bạc, nói chuyên trong giờ làm việc. Điều 4: Trong giờ làm việc phải hoàn thành nhiệm vụ được phân công, không được tự ý rời bỏ vị trí công việc đi sang bộ phận khác. Điều 5: Quan hệ, tiếp xúc với khách hàng, đồng nghiệp phải lịch sự nhã nhặn, không nói tục, chửi thề, đánh nhau gây mất đoàn kết nội bộ. Điều 6: Sản phẩm làm ra phải đúng yêu cầu kỹ thuật, đúng số lượng và thời gian quy định. Điều 7: Khi có khiếu nại về chế độ chính sách phải theo trình tự pháp luật quy định Điều 8: Phải tuân thủ các quy trình sử dụng máy móc và các tiêu chuẩn an toàn lao động Điều 9: Phải giử gìn, bảo quản tốt các phương tiện trang bị phòng hộ cá nhân do công ty cấp Điều 10: Nghiêm cấm sử dụng máy móc thiết bị không thuộc phạm vi phân công Điều 11: Đảm bảo giữ gìn, vệ sinh sạch sẽ máy móc và tại nơi làm việc Điều 12: Mọi người phải có ý thức trách nhiêm bảo vệ tài sản, sử dụng tiết kiệm vật tư và nguyên liệu trong sản xuất Điều 13: Nghiêm cấm các hành vi trộm cắp, tham ô, tiết lộ bí mật công nghệ kinh doanh hoặc có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản và lợi ích công ty.
  • 17. BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: NGUYỄN NGOC CHÂU 17 SVTH: TRƯƠNG THỊ NGA 7.2. Chính sách bảo vệ môi trường: CHÍNH SÁCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Công ty Sundia Bình Dương chúng tôi quyết tâm xây dựng phương châm sản xuất theo hướng có lợi cho môi trường. Sử dụng các công cụ sản xuất tiên tiến nhằm góp phần xây dựng một môi trường sống ngày một tốt hơn cho con người Các mục tiêu cơ bản: 1. Thông qua các hoạt động của mình chúng tôi sẽ góp phần tuyên truyền kiến thức Bảo vệ môi trường cho người lao động trong công ty của chúng tôi 2. Trong quá trình sản xuất của chúng tôi, sản phẩm làm ra luôn hướng tới mục tiêu thân thiện với môi trường sống. Chúng tôi suy nghĩ tạo ra một môi trường làm việc thân thiện và có lợi cho người lao động. Mọi quy trình sản xuất có khả năng làm hại tới môi trường đều bị loại bỏ triệt để. 3. Chúng tôi sẽ không ngừng nâng cao nhận thức và trách nhiệm về Bảo vệ môi trường cho người lao động. Tích cực hưởng ứng các hoạt động Bảo vệ mội trường do nhà nước đề ra. Tuân thủ tích cực pháp luật Việt Nam về Bảo vệ môi trường sống. Đây cũng là cách mà chúng tôi bảo vệ môi trường sống cho các thế hệ con cháu chúng tôi. KHO CHỨA RÁC THẢI CÔNG NGHIỆP 7.3. Chính sách 5S: Sàng lọc: để lại những thứ cần thiết và vứt bỏ những thứ không cần thiết Sắp xếp: để đồ vật ở tư thế sẵn sàng sao cho ai và lúc nào cũng nhìn thấy. Sạch sẽ: lau chùi, quét dọn, sơn phết, mài dũa sao cho sạch sẽ.
  • 18. BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: NGUYỄN NGOC CHÂU 18 SVTH: TRƯƠNG THỊ NGA Săn sóc: luôn luôn trong tìng trạng sạch sẽ và mới. Sẵn sàng: tất cả mọi người đều tuân thủ kỉ luật và chào buổi sáng. 7.4. Chính sách vệ sinh  Toàn bộ cán bộ- công nhân viên phải sử dụng đầy đủ các thiết bị bảo hộ lao động trong quá trình làm việc.  Người lao động phải thường xuyên vệ sinh máy móc, thiết bị nơi làm việc, chỗ làm phải gọn gàng ngăn nắp.  Người lao động không xả rác nơi làm việc,nơi công cộng, cổng công ty.  Xưởng sản xuất phải vệ sinh, lau chùi 2 lần/ngày.  Nghiêm cấm việc làm rơi vãi dầu, hóa chất xuống mặt sàn của xưởng  Cán bộ- công nhân viên phải tuân thủ việc mang dép trong xưởng và đeo khẩu trang khi làm việc.
  • 19. BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: NGUYỄN NGOC CHÂU 19 SVTH: TRƯƠNG THỊ NGA  Cán bộ- công nhân viên phải tham gia chống dịch bệnh và kiểm tra sức khỏe định kỳ hàng năm.  Công ty chỉ cho phép cán bộ- công nhân viên vào nơi làm việc với trạng thái tâm lý bình thường, không say rượu hoặc sử dụng ma túy.  Nhà bếp, nhà ăn phải luôn sạch sẽ, thức ăn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.  Nước sử dụng cho người lao động phải kiểm tra 1-2 lần/ngày.  Nhà vệ sinh phải được lau chùi sạch sẽ.  Tất cả rác, phế liệu phải để đúng nơi quy định và đưa đến nơi xử lý.  Nếu vi phạm về vệ sinh lao động thì mọi người phải có trách nhiệm báo cho quản lý biết để xử lý. Sau đây là một số quy định về vệ sinh trong sản xuất của công ty: Quy định trước khi làm việc của tổ ủi < Sáng: 7h25. Chiều: 14h25> Đặc biệt: thấy phát sinh dơ thì phải thực hiện ngay lập tức. 1. Vệ sinh chỗ làm việc và khu vực xung quanh. 2. Vệ sinh bàn ủi- Vệ sinh bàn hút, gối ủi, dụng cụ làm việc. 3. Thay bao vải, miếng lót bàn ủi bàn hút, áo gối ủi. 4. Dùng miếng vải có hóa chất vệ sinh mặt bàn ủi. 5. Xả hơi lên miếng vải trắng mục đích kiểm tra độ dơ của hơi và lỗ dơ hơi ứ đọng bên trong bàn ủi. 6. Mỗi ngày tổ trưởng phân công người vệ sinh xung quanh tổ. MÁY ÉP Thông báo trước khi làm việc: - Vệ sinh bàn là. - Vệ sinh bàn hút. - Bọc tấm lót bàn là. - Kiểm tra lại bằng miếng vải. ◙ Quy định: - Vệ sinh trước khi làm việc. - Đầu giờ buổi sáng. - Đầu giờ chiều. 7.5. Tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm: Tập thể công nhân công ty cố gắng phấn đấu đạt mục tiêu: + Năng cao năng suất Không có hàng dơ + Năng cao chất lượng Không có hàng hư
  • 20. BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: NGUYỄN NGOC CHÂU 20 SVTH: TRƯƠNG THỊ NGA 7.6. An toàn lao động trong sản xuất: Trong quá trình sản xuất có những tình huống không hay xảy ra như: Cháy nổ, hỏa hoạn,... Làm ảnh hưởng tới tiến độ sản xuất của công ty. Nên trang bị những kiến thức cũng như công ty phải trang bị về vật chất cũng như kiến thức cho người lao động là việc hết sức cấn thiết. 7.6.1. An toàn lao động:  Các cán bộ- công nhân viên phải luôn tuân thủ theo quy định của công ty. Do đó, trong quá trình làm việc phải:  Tuệt đối tuân theo các thao tác kỹ thuật, quy trìng công nghệ, cách thức vận hành.  Không vận hành các thiết bị nếu chưa được huấn luện phương pháp vận hành.  Nghiêm cấm việc tự ý thay đổi thiết bị, thao tác vận hành hoặc quá trình công nghệ vì rất nguy hiểm nếu có sự cố xảy ra.  Nghiêm cấm việc tự ý tháo gỡ các phương tiện che chắn của các loại máy móc.  Trong khi máy đang làm việc, nếu thấy bất thường phải báo ngay cho thợ cơ điện tới sửa chữa để đảm bảo an toàn.
  • 21. BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: NGUYỄN NGOC CHÂU 21 SVTH: TRƯƠNG THỊ NGA 7.6.2. Quy định sử dụng hóa chất:  Tất cả hóa chất khi sử dụng phải thể hiên rõ nguồn gốc và thành phẩm.  Niêm yết thông tin an toàn vật liệu tại xí nghiệp và bộ phận kho chứa hóa chất.  Tất cả hóa chất phải được đảmbảo chứa trong các dụng cụ đúng nơi quy định, có nắp đậy, phải được giữ đúng nơi quy định và được bảo vệ an toàn về PCCC.  Các dụng cụ đựng hóa chất phải được dán nhãn và ghi tên đầy đủ, loại hóa chất và thành phần của hợp chất.  Khi sang chiết hóa chất để tẩy hàng thì người công nhân phải trang bị đầy đủ bảo hộ lao động gồm: khẩu trang, găng tay, mắt kính,... 7.6.3. An toàn về điện:  Thực hiên nghiêm chỉnh các nội quy, quy định về an toàn của ngành.  Thường xuyên kiểm tra các trạm tự động cắt, đường dây trong toàn công ty.  Việc đóng cắt cầu dao điện và thay đổi cấu chì phải có thợ điện thực hiện.  Tuyệt đối không để đồ vật, hàng hóa gần các vị trí trụ điện, cầu dao.
  • 22. BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: NGUYỄN NGOC CHÂU 22 SVTH: TRƯƠNG THỊ NGA 7.6.4. Phòng cháy, chữa cháy:  Trong công ty đã được trang bị đầy đủ các phương tiện chữa cháy, bình chữa cháy  Các phương tiện chữa cháy phải được đặt ở nơi dễ nhìn thấy, dễ lấy và có biển báo.  Công nhân trước khi ra về phải tắt máy  Tất cả lối thoát hiểm phải có chỉ dẫn, đèn báo. Đèn phải luôn được bật sáng, cửa thoát hiểm phải luôn được mở trong suốt thời gian làm việc, nghiêm cấm việc tự ý khóa các cửa thoát hiểm  Hàng hóa sắp trong kho phải bố trí sao cho lối đi chính được xuyên suốt.  Khi xảy ra cháy, người phát hiện phải hô to” Cháy... Cháy...cháy”  Bấm còi chữa cháy  Cúp cầu dao điện nơi xảy ra cháy  Gọi 114  Sử dụng bình PCCC để dập tắt đám cháy
  • 23. BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: NGUYỄN NGOC CHÂU 23 SVTH: TRƯƠNG THỊ NGA
  • 24. BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: NGUYỄN NGOC CHÂU 24 SVTH: TRƯƠNG THỊ NGA 7.6.5. An toàn về vận hành, vận chuyển, sử dụng máy móc:  Chỉ những thợ điện đã qua hướng dẫn mới được phép vận hành nồi hơi, máy nén khí.  Công nhân sử dụng máy cắt tay, máy cắt vòng phải đeo găng tay  Đối với máy móc và các thiết bị chuyên dùng khác phải trang bị và duy trì đầy đủ các che chắn bảo hiểm an toàn và chấp hành nội quy, quy định về công tác vệ sinh sử dụng an toàn máy móc thiết bị.  Máy móc không sử dụng quá tải
  • 25. BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: NGUYỄN NGOC CHÂU 25 SVTH: TRƯƠNG THỊ NGA Công nhân cắt đeo bao tay sắt để bảo hộ lao động và đeo găng tay vải bên ngoài để tránh xước vải.
  • 26. BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: NGUYỄN NGOC CHÂU 26 SVTH: TRƯƠNG THỊ NGA CHƯƠNG 2. NỘI DUNG THỰC TẬP
  • 27. BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: NGUYỄN NGOC CHÂU 27 SVTH: TRƯƠNG THỊ NGA 1. TÌM HIỂU QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT QUẦN KAKI NỮ MÃ HÀNG 770332 A. Công đoạn chuẩn bị sản xuất. 1.1. TÀI LIỆU KHÁCH HÀNG CUNG CẤP. 1.1.1. Quần mẫu. MẶT TRƯỚC MẶT SAU ● Mô tả sản phẩm: quần Kaki lưng rời, gài dây kéo, khuy mắt phượng, thân trước: 2 túi hàm ếch, 1 túi đồng hồ ở thân phải; thân sau: 2 túi đắp ở thân sau.
  • 28. BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: NGUYỄN NGOC CHÂU 28 SVTH: TRƯƠNG THỊ NGA ● Tài liệu kỹ thuật gốc gồm có: - Bảng màu - Bảng hướng dẫn sử dụng nguyên phụ liệu. - Quy cách may. - Bảng thông số kích thước thành phẩm trước wash và sau wash. - Bảng sản lượng hàng. - Hình vẽ mô tả sản phẩm. - Quy cách đóng gói - Hướng dẫn kiểm tra mã hàng. 1.1.2. Nhận xét Qua bảng tài liệu kỹ thuật gốc nhận từ khách hàng ( được trình bày ở trên ) , ta thấy Công ty đã có được những thông tin cần thiết của mã hàng này như : - Quần mẫu - Bảng thông số kĩ thuật, hình vẽ sản phẩm - Bảng liệt kê nguyên phụ liệu cần sử dụng và chỉ rõ cách hướng dẫn sử dụng - Bảng hướng dẫn quy cách của từng loại đường may - Hình quần chỉ cụ thể vị trí chi tiết may - Kiểm tra chất lượng cho sản phẩm. Đây là cơ sở cơ bản để Công ty tiến hành đi vào quy trình sản xuất đơn hàng này . 1.2. CHUẨN BỊ SẢN XUẤT TẠI PHÒNG KỸ THUẬT. Sau khi tài liệu kỹ thuật của mã hàng được dịch sang Tiếng Việt với nội dung và bố cục chính xác. Sau khi tài liệu được dịch hoàn chỉnh thì bản dịch sẽ được photo copy và cấp phát cho các bộ phận. Công đoạn chuẩn bị ở phòng kỹ thuật hết sức quan trọng trong quy trình công nghệ sản xuất hàng may công nghiệp. Tất cả các bước trong khâu này phải được thực hiện tỉ mỉ, chính xác, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật. Các công việc chuẩn bị ở phòng kỹ thuật gồm các bước: 1.2.1. Tiếp nhận đơn hàng. Trưởng phòng kỹ thuật nhận tài liệu của khách hàng từ phòng kế hoạch, bao gồm: - Tài liệu kỹ thuật - Sản phẩm mẫu ( mẫu gốc) - Bảng màu - Nguyên phụ liệu để thực hiện mẫu đối 1.2.2. Xem xét đơn hàng. Sau khi nhận tài liệu gốc của khách hàng, trưởng hoặc phó phòng kĩ thuật sẽ tiến hành nghiên cứu, xem xét điều kiện và khả năng của công ty có thể thực hiện được đơn hàng này hay không.
  • 29. BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: NGUYỄN NGOC CHÂU 29 SVTH: TRƯƠNG THỊ NGA • Trường hợp không đủ điều kiện , Trưởng hoặc phó phòng kỹ thuật phải làm việc trực tiếp với bộ phận sản xuất và khách hàng. • Trường hợp đủ điều kiện , Trưởng hoặc phó phòng kĩ thuật lập kế hoạch chi tiết triển khai thực hiện cho từng bộ phận theo yêu cầu ban đầu. 1.2.3. Dịch tài liệu. Bộ phận phòng kĩ thuật sẽ dịch tài liệu mã hàng dựa trên tài liệu mẫu gốc , dịch sang Tiếng Việt với nội dung và bố cục chính xác. Sau khi tài liệu được dịch hoàn chỉnh thì bản dịch sẽ được photo copy và cấp phát cho các bộ phận có liên quan. 1.2.4. Nghiên cứu thiết kế. Nghiên cứu mẫu bao gồm các bước : ● Nghiên cứu trên mẫu chuẩn ( về sử dụng nguyên phụ liệu và tính chất của chúng, sử dụng thiết bị, kiểu dáng, quy trình may,…) ● Nghiên cứu trên tài liệu kĩ thuật ( hình vẽ, mô tả, bảng thông số kích thước, quy cách đo, vị trí đo các thông số, cách sử dụng nguyên phụ liệu, quy cách lắp ráp, bao gói, kiểm tra chất lượng sản phẩm…) ● Nghiên cứu trên mẫu mềm của khách hàng ( tìm hiểu về cách thiết kế, kiểu dáng, các vị trí dấu bấm, phương pháp nhảy mẫu ) ● Trong quá trình nghiên cứu phải phát hiện kịp thời những mâu thuẫn giữa tài liệu kĩ thuật hoặc bộ mẫu mềm để có cơ sở làm việc với khách hàng. Sau đó nhóm nghiên cứu sẽ hướng dẫn cho tổ may mẫu, tổ ra rập, tổ sơ đồ, tổ nghiệp vụ các bộ phận này sẽ thực hiện theo đúng yêu cầu của nhóm nghiên cứu. ▼ Thiết kế mẫu : - Đảm bảo kiểu dáng giống mẫu chuẩn. - Đảm bảo thông số, cấc chi tiết lắp ráp phải ăn khớp với nhau. - Đảm bảo phù hợp với tính chất nguyên phụ liệu. - Đảm bảo phù hợp với điều kiện sản xuất của công ty. - Khi tiến hành thiết kế phải chuẩn bị dụng cụ đầy đủ. 1.2.5. Thiết kế rập. Tổ thiết kế rập nhận kế hoạch từ trưởng hoặc phó phòng thông tin tài liệu, trưởng phòng phân chia công việc cho từng nhân viên cụ thể. Công việc của tổ rập phải thực hiện gồm : - Làm rập một size : để may mẫu cho khách hàng duyệt và lập sơ đồ định mức.
  • 30. BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: NGUYỄN NGOC CHÂU 30 SVTH: TRƯƠNG THỊ NGA - Chỉnh sửa rập mẫu theo yêu cầu của khách hàng. - Nhảy size khi có rập mẫu đã điều chỉnh. - Sao chép rập cứng, làm rập thành phẩm - Sơ đồ ( thử nghiệm ), tính định mức nguyên phụ liệu để báo giá cho khách hàng. Đối với khách hàng FOB : triển khai làm rập dựa trên TLKT + sản phẩm mẫu . Sau khi rập đã làm xong phải làm phiếu liệt kê chi tiết rập và bảng thông số rập đính kèm theo bao rập trước khi chuyển cho tổ mẫu và tổ sơ đồ. Trên rập phải có ghi tên người làm rập. Người làm rập phải báo cáo công việc cụ thể của mình và báo cáo ngay các phát sinh thắc mắc cho trưởng phòng để xử lý tại chỗ làm việc với phòng kinh doanh ( khách hàng ). 1.2.6. May mẫu đối. Bộ phận may mẫu có nhiệm vụ may đúng các bán thành phẩm theo sự phân công của tổ trưởng may mẫu. Tổ trưởng may mẫu nhận : - Bảng yêu cầu của khách hàng từ trưởng hoặc phó phòng. - Hướng dẫn kỹ thuật và sản phẩm mẫu từ nhân viên thông dịch. - Bảng nghiên cứu từ nhóm nghiên cứu. - Rập cắt + rập may + thông số theo rập từ hồ sơ. - Lấy giấy đề nghị vật tư may mẫu, nhận nguyên phụ liệu từ kho vật tư, kiểm tra chất lượng nguyên phụ liệu trước khi cắt, nếu phát hiện có lỗi phải báo cáo ngay cho trưởng hoặc phó phòng để có phương án giải quyết. Sau đó tổ trưởng phân chia công việc cho từng nhân viên cụ thể, các nhân viên thực hiện mẫu phải lầm theo hướng dẫn kỹ thuật và phản hồi lại những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện mẫu trên phiếu may mẫu theo biểu mẫu kỹ thuật. Trong quá trình may nếu phát hiện ra có những chỗ khó may thì trưởng phòng kết hợp với tổ trưởng may mẫu để tìm hướng giải quyết, như tìm ra các đường may khác phù hợp hơn mà không ảnh hưởng đến mẫu mã, hoặc tìm khách hàng thương lượng về đường may đó. Khi hoàn thiện sản phẩm mẫu, tổ trưởng may mẫu phải kiểm tra lại toàn bộ chi tiết của sản phẩm : kỹ thuật, chất lượng, thông số. nếu đạt thì giao cho phòng kế hoạch. Nếu không đạt thì thực hiện lại. Trưởng hoặc phó phòng gửi mẫu đối, định mức nguyên phụ liệu, bảng màu và các yêu cầu khác từ khách hàng bằng số giao nhận biểu mẫu kỹ thuật. 1.2.7. Khách hàng duyệt. Khách hàng duyệt mẫu đối và định mức nguyên phụ liệu. Trưởng hoặc phó phòng nhận góp ý của khách hàng đồng thời xem xét bảng góp ý đợt 1 của khách hàng, nếu thấy phù hợp thì
  • 31. BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: NGUYỄN NGOC CHÂU 31 SVTH: TRƯƠNG THỊ NGA chuyển tiếp cho các nhân viên bộ phận trực tiếp công việc. Nếu không phù hợp thì trưởng hoặc phó phòng xem xét tùy vào không phù hợp ở công đoạn nào thì sẽ trở về cho công đoạn đó thực hiện lại. 1.2.8. Nhảy size Sau khi mẫu được duyệt, rập được chuyển cho người giác sơ đồ tiến hành nhảy mẫu. Nhân viên đi sơ đồ nhận mẫu, rập, phiếu điều tiết chi tiết và phiếu đặt giác sơ đồ, kiểm tra số lượng chi tiết với bảng thống kê chi tiết, mẫu gốc, kiểm tra độ ăn khớp giữa tài liệu kỹ thuật và rập. Cơ sở tiến hành nhảy size : • Dựa vào mẫu gốc, mẫu thiết kế trung bình • Dựa vào bảng thông số kích thước, các cỡ vóc của sản phẩm. Các bước tiến hành nhảy size :  Nghiên cứu bảng thông số kích thước của tất cả cỡ vóc và phân tích yêu cầu.  Tính toán độ chênh lệch về thông số kích thước cỡ vóc.  Dựa vào thông số kích thước và công thức thiết kế đã biết, thiết kế bộ rập mẫu trung bình. Kiểm tra lại các đường lắp ráp, độ co giãn và độ gia đường may.  Căn cứ vào thông số kích thước để tìm cự ly dịch chuyển và hướng dịch chuyển của các điểm chuẩn.  Thông thường tiến hành nhảy cỡ kích thước nhảy vóc.  Lập bảng thống kê và ký tên chịu trách nhiệm về bộ mẫu vừa ra.
  • 32. BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: NGUYỄN NGOC CHÂU 32 SVTH: TRƯƠNG THỊ NGA 1.2.9. Giác sơ đồ. Giác sơ đồ là dùng mẫu cứng các chi tiết bán thành phẩm của sản phẩm, sắp xếp 1 cách hợp lý theo yêu cầu kỹ thuật trên 1 tờ giấy (giới hạn về khổ và chiều dài), tờ giấy được xem như tấm vải để cắt, ta sắp xếp như thế nào để tiết kiệm nguyên phụ liệu 1 cách hợp lý nhất. Công ty có trang bị phần mềm giác sơ đồ trên máy vi tính và 3 máy in sơ đồ cỡ lớn để tiết kiệm thời gian, nguồn nhân lực và năng suất cao hơn. Bộ phận giác sơ đồ sẽ nhận rập mẫu và phiếu điều tiết chi tiết, yêu cầu giác sơ đồ, sản phẩm mẫu. Kiểm tra rập so với phiếu điều tiết chi tiết : tên mã hàng, tên cỡ vóc, tên chi tiết, ... Tiến hành nhập rập: nhập tất cả các thông tin trên máy và giác sơ đồ, tùy theo yêu cầu của mã hàng mà đi sơ đồ 1 chiều hay nhiều chiều. Tất cả chi tiết giác theo trình tự từ lớn đến nhỏ, đảm bảo diện tích sơ đồ nằm trong phạm vi định mức khách hàng đưa ra. Khi in sơ đồ, nhân viên GSĐ có nhiệm vụ kiểm tra lại thông tin, kích thước nhập vào có chính xác không. Nếu sai sót thì báo ngay lại cho trưởng phòng để xử lý và chuyển ngược lại cho phòng kế hoạch . Việc đi sơ đồ dựa trên các cơ sở :  Bảng tác nghiệp cắt.  Mẫu rập.  Kích thước thực tế khổ vải của mã hàng.  Định mức tiêu hao đã được khách hàng duyệt. Các yêu cầu chung khi GSĐ:  Sơ đồ đảm bảo độ vuông góc.
  • 33. BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: NGUYỄN NGOC CHÂU 33 SVTH: TRƯƠNG THỊ NGA  Khổ sơ đồ nhỏ hơn khổ vải từ 1cm đến 2cm ( tùy thuộc vào biên vải).  Trên sơ đồ phải có đủ lượng cỡ vóc cần giác, đủ chi tiết bán thành phẩm và không có những khoảng trống bất hợp lý.  Các chi tiết trên sơ đồ phải đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật.  Tuyệt đối trung thành với mẫu cứng.  Trên sơ đồ phải ghi ký hiệu đầy đủ. GIÁC SƠ ĐỒ VẢI CHÍNH GIÁC SƠ ĐỒ KEO
  • 34. BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: NGUYỄN NGOC CHÂU 34 SVTH: TRƯƠNG THỊ NGA GIÁC SƠ ĐỒ VẢI LÓT 1.2.10 Kiểm sơ đồ cắt Nhân viên giác sơ đồ nhận kế hoạch biểu mẫu sản xuất từ trưởng hoặc phó phòng, phân chia kế hoạch cho từng nhân viên cụ thể. Khi máy giác sơ đồ giác xong sơ đồ cần kiểm tra lại lần nữa để đảm bảo độ chính xác trước khi giao cho tổ cắt. TIÊU CHUẨN CẮT – KIỂM KHÁCH HÀNG: VALUE PLANNING MÃ HÀNG: 770332 I. THÔNG SỐ KÍCH THƯỚC. AFTER WASH SI ZE WAI ST (TOP ) HIP ↓15 cm F. RISE B. RISE LENGT H THIG H 0CM KNE E 25 BOTT OM BACKM PKT W D ZIPP ER 26 62.0 77.0 22.5 31.9 59.0 24.5 17.5 14.5 11.8 11.4 11.0 28 65.0 80.0 23.2 32.5 59.0 25.2 18.0 15.0 12.2 11.6 11.0 30 68.0 83.0 23.9 33.1 59.0 26.2 18.5 15.5 12.6 11.8 12.0 32 71.0 86.0 24.5 33.7 59.0 27.2 19.0 16.0 13.0 12.0 12.0
  • 35. BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: NGUYỄN NGOC CHÂU 35 SVTH: TRƯƠNG THỊ NGA 34 74.0 89.0 25.1 34.3 59.0 28.2 19.5 16.5 13.4 12.2 12.0 36 77.0 92.0 25.7 35.0 59.0 29.2 20.0 17.0 13.8 12.4 13.0 38 80.0 95.0 26.2 35.6 59.0 30.2 20.5 17.5 14.2 12.6 13.0 40 83.0 98.0 26.9 36.2 59.0 31.2 21.0 18.0 14.6 12.8 14.0 42 86.0 102. 0 27.8 37.0 59.0 32.2 21.5 18.5 15.0 13.0 14.0 44 89.0 105. 0 28.7 37.9 59.0 33.2 22.0 19.0 15.4 13.2 14.0 BEFORE WASH 26 63.4 79.0 24.2 34.3 64.1 25.3 18.3 14.8 11.9 12.2 11.0 28 66.4 82.0 24.9 34.9 64.1 26.0 18.8 15.3 12.3 12.4 11.0 30 69.4 85.0 25.6 35.5 64.1 27.0 19.3 15.8 12.7 12.6 12.0 32 72.4 88.0 26.2 36.1 64.1 28.0 19.8 16.3 13.1 12.8 12.0 34 75.4 91.0 26.8 36.7 64.1 29.0 20.3 16.8 13.5 13.0 12.0 36 78.4 94.0 27.4 37.4 64.1 30.0 20.8 17.3 13.9 13.2 13.0 38 81.4 97.0 27.9 38.0 64.1 30.9 21.3 17.8 14.3 13.4 13.0 40 84.4 100. 5 28.6 38.6 64.1 32.1 21.8 18.3 14.7 13.6 14.0 42 87.4 104. 0 29.5 39.4 64.1 33.2 22.3 18.8 15.1 13.8 14.0 44 90.4 107. 5 30.4 40.3 64.1 34.3 22.8 19.3 15.5 14.0 14.0 II. TIÊU CHUẨN: 1. Chi tiết thêu: túi sau x 2 2. Quy định mặt trải vải là mặt phải ở trên. 3. Trải vải êm, không căng. 4. Khổ vải lớn hơn sơ đồ 1 cm. 5. Số lớp trải vải: tùy theo từng bàn vải, dựa theo tài liệu của phòng kỹ thuật để làm phiếu tác nghiệp bàn cắt.
  • 36. BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: NGUYỄN NGOC CHÂU 36 SVTH: TRƯƠNG THỊ NGA 6. Kiểm tra bán thành phẩm theo rập mềm, nếu mất đường may thì dung rập cứng để kiểm tra lần nữa, nếu do đường mực bị mờ, không ảnh hưởng tới chi tiết thì cho đạt nếu do cắt phạm vào trong chi tiết thì phải báo với tổ trưởng để giải quyết. 7. Các chi tiết cắt xong sẽ được bó lại và bỏ vào rổ theo từng size để tránh nhầm lẫn sau đó chuyển qua đánh số. 8. Đánh số theo bảng đánh số. 9. Kiểm tra từng chi tiết bán thành phẩm. 10. Ghi rõ tên mã hàng, tên chi tiết, tên khách hàng, đơn hàng, size, màu... vào tờ phiếu và gián lên rổ đựng các chi tiết bán thành phẩm. 11.Tiêu chuẩn ép keo: dựa theo tiêu chuẩn nhận từ phòng kỹ thuật để điều chỉnh máy ép keo theo đúng yêu cầu. III. BẢNG QUY ĐỊNH ĐÁNH SỐ. CÔNG TY SUNDIA BÌNH DƯƠNG QUY ĐỊNH ĐÁNH SỐ ĐƠN HÀNG 770332 EIC0063#13 MÀU #13 ĐÁNH SỐ ĐÁNH SỐ VẢI SL147770-C BO LỚP BÀN MÀU SIZE SỐ LỚP LỚN NHỎ 1 #13 30 70 1 SỐ TỪ: 1-70 1 #13 32 70 2 SỐ TỪ: 1-70 1 #13 32 70 3 SỐ TỪ: 1-70 1 #13 34 70 4 SỐ TỪ: 1-70 1 #13 34 70 5 SỐ TỪ: 1-70 1 #13 36 70 6 SỐ TỪ: 1-70 1 #13 38 70 7 SỐ TỪ: 1-70 1 #13 40 70 8 SỐ TỪ: 1-70 BÀN MÀU SIZE SỐ LỚP LỚN NHỎ 2 #13 30 70 9 SỐ TỪ: 1-70 2 #13 32 70 10 SỐ TỪ: 1-70 2 #13 32 70 11 SỐ TỪ: 1-70 2 #13 34 70 12 SỐ TỪ: 1-70 2 #13 34 70 13 SỐ TỪ: 1-70 2 #13 36 70 14 SỐ TỪ: 1-70 2 #13 38 70 15 SỐ TỪ: 1-70 2 #13 40 70 16 SỐ TỪ: 1-70
  • 37. BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: NGUYỄN NGOC CHÂU 37 SVTH: TRƯƠNG THỊ NGA BÀN MÀU SIZE SỐ LỚP LỚN NHỎ 3 #13 30 70 17 SỐ TỪ: 1-70 3 #13 32 70 18 SỐ TỪ: 1-70 3 #13 32 70 19 SỐ TỪ: 1-70 3 #13 34 70 20 SỐ TỪ: 1-70 3 #13 34 70 21 SỐ TỪ: 1-70 3 #13 36 70 22 SỐ TỪ: 1-70 3 #13 38 70 23 SỐ TỪ: 1-70 3 #13 40 70 24 SỐ TỪ: 1-70 BÀN MÀU SIZE SỐ LỚP LỚN NHỎ 4 #13 30 70 25 SỐ TỪ: 1-70 4 #13 32 70 26 SỐ TỪ: 1-70 4 #13 32 70 27 SỐ TỪ: 1-70 4 #13 34 70 28 SỐ TỪ: 1-70 4 #13 34 70 29 SỐ TỪ: 1-70 4 #13 36 70 30 SỐ TỪ: 1-70 4 #13 38 70 31 SỐ TỪ: 1-70 4 #13 40 70 32 SỐ TỪ: 1-70 BÀN MÀU SIZE SỐ LỚP LỚN NHỎ 5 #13 28 70 33 SỐ TỪ: 1-70 5 #13 30 70 34 SỐ TỪ: 1-70 5 #13 32 70 35 SỐ TỪ: 1-70 5 #13 34 70 36 SỐ TỪ: 1-70 5 #13 34 70 37 SỐ TỪ: 1-70 5 #13 36 70 38 SỐ TỪ: 1-70 5 #13 38 70 39 SỐ TỪ: 1-70 5 #13 42 70 40 SỐ TỪ: 1-70 BÀN MÀU SIZE SỐ LỚP LỚN NHỎ 6 #13 28 70 41 SỐ TỪ: 1-70 6 #13 28 70 42 SỐ TỪ: 1-70 6 #13 30 70 43 SỐ TỪ: 1-70 6 #13 32 70 44 SỐ TỪ: 1-70 6 #13 36 70 45 SỐ TỪ: 1-70 6 #13 36 70 46 SỐ TỪ: 1-70 6 #13 36 70 47 SỐ TỪ: 1-70 6 #13 42 70 48 SỐ TỪ: 1-70
  • 38. BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: NGUYỄN NGOC CHÂU 38 SVTH: TRƯƠNG THỊ NGA BÀN MÀU SIZE SỐ LỚP LỚN NHỎ 7 #13 30 40 49 SỐ TỪ: 1-40 7 #13 30 40 50 SỐ TỪ: 1-40 BÀN MÀU SIZE SỐ LỚP LỚN NHỎ 8 #13 28 20 51 SỐ TỪ: 1-20 8 #13 34 20 52 SỐ TỪ: 1-20 BÀN MÀU SIZE SỐ LỚP LỚN NHỎ 9 #13 28 70 53 SỐ TỪ: 1-70 IV. BẢNG ĐỊNH MỨC CẮT. Bảng định mức cắt dùng cho vải chính, vải lót và keo. Ghi rõ đợt cắt, bán số mấy, bao nhiêu size trên 1 bàn, bàn nào bao nhiêu lớp, bao nhiêu size. Có bảng oder sheet và thực cắt. 1.2.11. Quy trình may. STT TÊN CÔNG ĐOẠN NGƯỜI THAO TÁC 1 Lấy dấu đáp túi trước x2 Trần Thu Phương 2 Cuốn miệng túi đồng hồ x1 Trần Thị Ê Sin 3 Ủi định hình túi đồng hồ x1 Nguyễn Văn Thế 4 Đóng túi đồng hồ x1 Nguyễn Thị Vui 5 Vắt sổ 5 chỉ lót túi trước x2 Nguyễn Thị Vui 5 May + lộn paget đôi x1 Quách Thị Bích Phượng 7 Vắt sổ 3 chỉ paget đôi x1 Võ Thị Phượng 8 Vắt sổ 3 chỉ paget chiếc x1 Võ Thị Phượng 9 Tra dây kéo vào paget chiếc x1 Quách Thị Bích Phượng 10 Tra dây kéo vào paget đôi x1 Phạm Thị Thúy Phượng 11 Lấy dấu túi sau x2 Nguyễn Thị Như Ý A 12 Vắt sổ miệng túi thân sau x2 Võ Thị Phượng 13 May gấp miệng túi thân sau x2 Trần Thị Ê Sin 14 Ủi định hình túi sau x2 Nguyễn Minh Hiếu
  • 39. BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: NGUYỄN NGOC CHÂU 39 SVTH: TRƯƠNG THỊ NGA 15 Lấy dấu lưng trong x1 Trần Thu Phương 16 Nối lưng trong x2 Nguyễn Minh Phương 17 Ủi rẽ lưng trong x2 Nguyễn Văn Thế 18 Ủi 1 cạnh lưng trong + lấy dấu x1 Nguyễn Minh Hiếu 19 Chạy passant x5 Đinh Thị Thu Ba 20 Cắt passant x5 Trần Thu Phượng 21 Lấy dấu thân trước x2 Trần Thu Phượng 22 LD ống TT x 2 Nguyễn Thị Như Ý A 23 Ghép TT x1 Trần Thị Điểm 24 May chính MT trước+ bấm x 2 Trần Thị Điểm 25 Diễu MT trước x 2 Phạm Thị Đớm 26 Định hình túi trước Nguyễn Ngọc Hân 27 VS3C đáy trước x 2 Võ Thị Phượng 28 May paget chiếc vào thân x1 + diễu Phạm Thị Thúy Phượng 29 LD+ quay paget thành phẩm x 1 Trần Thị Phước Hậu 30 Mí thân vào paget đôi x1 Nguyễn Thị Bích Tuyền 31 Khóa đáy trước x 1 Nguyễn Thị Nhí 32 VS4C sườn TT x2 Nguyễn Thị Nhí 33 LD ống TT x2 Nguyễn Thị Như Ý A 34 Ghép TT x1 Đặng Hồng Thạnh 35 Lược decoup TS x2 Sơn Thi 36 VS decoup TS x2 Nguyễn Minh Phương 37 Diễu decoup TS x2 Sơn Thi 38 LD TS x2 Nguyễ Thị Như Ý A 39 Đóng túi sau phải x1 Dương Thị Sinh 40 Đóng túi sau trái x1 Trần Thị Hạnh Liên 41 VS đáy sau x1 Đặng Hồng Thanh 42 Diễu đáy sau x1 Đặng Hồng Thanh 43 LD TS+ tra lưng x 2 Hàng Thị Kim 44 VS4C sườn TS x 2 Lê Thị Thúy An 45 Ghép TT với TS x 1 Trần Thị Ngọc Tho 46 VS5C inseam Trần Thị Ngọc Tho 47 Diễu inseam Lê Văn Lộc 48 Ráp sườn 1k lần 1 x 2 Trần Thị Liên 49 Ráp sườn 1k lần 2 x 2 Nguyễn Thị Mộng 50 Ủi rẽ 1 đoạn sườn x 2 Nguyễn Văn Thế 51 Diễu sườn 1 đoạn x 2 Hàng Thị Kim 52 Lấy dấu đầu paget tra lưng x 1 Ngô Thị Hiền 53 Tra lưng x 1 Ngô Thị Hiền 54 Gọt đầu lưng Đặng Thị Bé Diễm
  • 40. BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: NGUYỄN NGOC CHÂU 40 SVTH: TRƯƠNG THỊ NGA 55 Ủi bạt lưng x 1 Phan Văn Tý 56 Lượt dính nhãn giặt x 4 Đinh Thị Thu Ba 57 Mí lưng trên x 1 Thương + Lê Ngọc Vân 58 Mí lưng dưới+ kẹp nhãn giặt x 1 Lê Thị Bích Vân + Đỗ Thị Luyến 59 Diễu xẻ tà lai x 2 Phan Thị Hồng 60 LD xẻ tà lai Phan Thị Hồng 61 May lai x 2 Nguyễn Thị Gái 62 Lộn quần Phạm Văn Tý 63 Dóng bọ paget x 2 Nguyễn Hữu Tiền 64 Đóng bọ túi dh x 1 Nguyễn Hữu Tiền 65 Đóng bọ MT sau x 2 ( 4 con) Nguyễn Hữu Tiền 66 Đóng bọ sườn x 2 Nguyễn Hữu Tiền 67 Đóng bọ xẻ tà lai x 2 Dương Văn Hài 68 LD đóng passant x 5 Nguyễn Thanh Tân + Dương Văn Hài 69 Đóng bọ passant( 1) x 5 Nguyễn Thanh Tân + Dương Văn Hài 70 LD may nhãn lưng x 1 (1) Đinh Thị Thu Ba 71 May nhãn lưng x1 (1) Trần Thị Phước Hậu + Đinh Thị Thu Ba 72 Thùa khuy đầu lưng x 1 73 Đóng nút đầu lưng x 1 74 Đóng nút rivet x 3 75 EK đầu lưng trong x 2 76 EK paget chiếc x 1 77 EK paget đôi x 1 78 Kiểm TP trái 79 Kiểm TP phải 80 Lộn quần sau kiểm 81 Đóng bọ khuy đầu lưng x 1 82 Diễu 1 đoạn MTTT x 2 83 Gọt nối lưng x 2 84 Gọt túi sau 1.2.12. Quy trình công nghệ Quy trình công nghệ là bản liệt kê tất cả các bước công việc để may hoàn chỉnh theo trình tự hợp lý. Kèm theo bậc thợ, số lượng lao động, thời gian định mức, thiết bị để hoàn chỉnh bước công việc ấy. Nhân viên quy trình giám sát bấm thời gian trong quá trình thực hiện mẫu đối, dựa trên
  • 41. BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: NGUYỄN NGOC CHÂU 41 SVTH: TRƯƠNG THỊ NGA mẫu đối khách hàng duyệt, tài liệu kĩ thuật, tiêu chuẩn kỹ thuật để viết quy trình công nghệ theo từng mã hàng.  Tính :  Năng suất lao động đầu người = thời gian LĐ 1 ngày ÷ thời gian hoàn chỉnh SP  Năng suất lao động của tổ = năng suất lao động đầu người × số lao động của tổ  Định mức công việc = thời gian 1 ngày ÷ thời gian bước công việc  Số lao động bố trí = thời gian bước công việc ÷ nhịp độ SX  Số thiết bị = thời gian sử dụng thiết bị ÷ nhịp độ SX Nhịp độ SX là thời gian chuẩn cần có để một người công nhân tham gia vào quá trình may hoàn tất 1 sản phẩm o Nhịp độ SX (giây)= Thời gian hoàn thành 1 SP ÷ tổng số công nhân trong chuyền o Đơn giá (đồng) = thời gian chế tạo các bước công việc × hệ số bậc thợ o Năng suất bình quân ( pcs) = thời gian SX trong 1 ngày ÷ thời gian chế tạo 1 SP. Thống kê tất cả các đơn giá gồm : cắt, may, đóng gói, khối ngày công của các mã hàng đã SX trong tháng để phòng hành chính tính lương. Trong quá trình làm, nhân viên quy trình phải theo dõi thời gian chế tạo mẫu đối tại phòng kỹ thuật, đồng thời phải giám sát quy trình tại xưởng SX thực tế để kịp thời điều chỉnh. Bảng quy trình công nghệ của mã hàng 770332: 1.2.13. Bố trí chuyền may. LAYOUT MÃ HÀNG 770332 THÙA KHUY MAY LAI ( DP) MAY LAI ĐÓNG BỌ PASSANT + LAI ĐÓNG BỌ PASSANT DIỄU LƯNG ĐƯỜNG DƯỚI DIỄU LƯNG ĐƯỜNG DƯỚI MAY XẺ TÀ LAI DIỄU LƯNG ĐƯỜNG DƯỚI DIỄU LƯNG DIỄU LƯNG ỦI RẼ LƯNG TRA LƯNG
  • 42. BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: NGUYỄN NGOC CHÂU 42 SVTH: TRƯƠNG THỊ NGA ĐƯỜNG TRÊN ĐƯỜNG TRÊN RÁP SƯỜNG D1 RÁP SƯỜN D2 ỦI RẼ SƯỜN NGOÀI DIỄU 1 ĐOẠN SƯỜN NGOÀI RÁP GIÀNG DIỄU GIÀNG RÁP SƯỜN D1 RÁP SƯỜN D2 LỐI ĐI ỦI 1 ĐÁY CẠNH LƯNG + LD NỐI DÂY LƯNG + CẮT GỌT LƯNG ĐÓNG BỌ TÚI ĐỒNG HỒ ĐÓNG BỌ TÚI SAU LỐI ĐI ĐÓNG TÚI DIỄU ĐÁY SAU DIỄU ĐÁY TRƯỚC MÍ THÂN LÊN PAGET ĐÔI ĐÓNG TÚI VẮT SỔ ĐÁY QUAY PAGET THÀNH PHẨM VS SƯỜN THÂN TRƯỚC ĐÓNG TÚI BÀN ỦI TRA+ DIỄU PAGET CHIẾC VÀO THÂN VẮT SỔ CẶP LÓT TÚI TRƯỚC DIỄU DECOUP BÀN LẤY DẤU SE+ DIỄU MIỆNG TÚI TRƯỚC LƯỢC ĐỊNH HÌNH MIỆNG TÚI TRƯỚC RÁP DECOUP MAY LỘN MIỆNG TÚI+ BẤM SE+ DIỄU MIỆNG TÚI TRƯỚC LƯỢC DECOUP TRA DK VÀO MAY CUỐN MT ĐÓNG TÚI ĐHTRA
  • 43. BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: NGUYỄN NGOC CHÂU 43 SVTH: TRƯƠNG THỊ NGA + MAY MT SAU DK VÀO PAGET ĐÔI PAGET CHIẾC ĐH KỆ BTP DIỄU DÂY ĐĨA X5 VS3C CHI TIẾT KỆ BTP 1.2.14. Bảng màu
  • 44. BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: NGUYỄN NGOC CHÂU 44 SVTH: TRƯƠNG THỊ NGA 1.2.15. Kiểm tra ký duyệt. Trưởng hoặc phó phòng kỹ thuật kiểm tra và ký duyệt lại toàn bộ : tiêu chuẩn kỹ thuật, bảng định mức nguyên phụ liệu, bảng màu, bảng quy trình công nghê, rập, sơ đồ và các đề nghị, thông báo có liên quan tới mã hàng sau đó chuyển tới các bộ phận. 1.2.16. Phân phối. Căn cứ vào kế hoạch sản xuất, biểu mẫu sản xuất từ trưởng hoặc phó phòng kỹ thuật. Tổ trưởng các bộ phận phân phối cho các đơn vị bằng số ký nhận. - Tiêu chuẩn kỹ thuật, định mức nguyên phụ liệu, bảng màu phân phối : xưởng may, xưởng cắt, KCS, bộ phận hoàn tất,đơn vị gia công. - Rập thành phẩm phân phối : xưởng may, đơn vị gia công ( nếu có ).
  • 45. BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: NGUYỄN NGOC CHÂU 45 SVTH: TRƯƠNG THỊ NGA - Quy trình công nghệ phân phối : xưởng may, phòng sản xuất, hành chánh. - Sơ đồ cắt, tiêu chuẩn cắt + kiểm phân phối : xưởng cắt. - Quy trình may, bố trí chuyền: xưởng may. 1.3. CHUẨN BỊ Ở PHÒNG KẾ HOẠCH. Phòng kế hoạch sẽ lên kế hoạch sản xuất của đơn hàng theo từng đợt mà khách yêu cầu. Đồng thời cũng phối hợp với bộ phận kho nguyên phụ liệu trong công tác kiểm tra, đo đếm nguyên phụ liệu khi được nhập kho và xuất kho để chuẩn bị cho sản xuất. Công tác chuẩn bị sản xuất về nguyên phụ liệu do các nhân viên của kho nguyên phụ liệu và nhân viên phòng kế hoạch sẽ thực hiện kiểm tra, cân đối, phân loại, bảo quản và nghiên cứu tính chất cơ lý. Đây là một trong những công đoạn quan trọng trong quá trình sản xuất. Công tác chuẩn bị sản xuất về nguyên phụ liệu tốt giúp cho sản xuất an toàn, năng suất lao động cao, tiết kiệm nguyên phụ liệu, đảm bảo chất lượng cho sản phẩm. Phòng kế hoạch có nhiệm vụ phân phối những tài liệu cần thiết cho kho nguyên phụ liệu như packing list, quy trình kiểm tra nguyên liệu, phụ liệu và những tài liệu cần thiết cho việc kiểm tra. 1.4. KHO NGUYÊN PHỤ LIỆU. 1.4.1 Nhập kho. Khi nguyên liệu giao đến kho, phải có phiếu xuất kho của đơn vị giao hàng Invoice, Packing list và giấy xác nhận của cán bộ đơn hàng đối với nguyên liệu đc nhập. Căn cứ vào giấy tờ liên quan để kiểm tra chất lượng, số lượng, tình trạng khi nhập kho. Báo cáo cho nhân viên cân đối đơn hàng đó khi nguyên liệu bị thiếu hoặc sai hỏng. Phải lập phiên bản có chữ ký xác nhận của hai bên giao nhận và báo cáo ngay cho trưởng/ phó phòng. Căn cứ vào các giấy tờ có liên quan để kiểm tra chất lượng, số lượng, tình trạng khi nhập kho cho nhân viên cân đối đơn hàng. Nếu hàng hóa bị thiếu, hư hỏng phải báo cáo, lập biên bản có xác nhận của bên giao hàng và báo cáo ngay cho trưởng/phó phòng. 1.4.2. Quy trình Kiểm tra Nguyên phụ liệu 1.4.2.1. Vải.  Bước 1: Chuẩn bị tài liệu và mẫu biểu để kiểm tra  Bảng màu do khách hàng cung cấp/ phòng kinh doanh phê duyệt.  Bảng tác nghiệp màu ( mẫu vải gốc ), mẫu vải đạt và không đạt chất lượng.
  • 46. BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: NGUYỄN NGOC CHÂU 46 SVTH: TRƯƠNG THỊ NGA  Báo cáo không phù hợp ( màu vải lỗi ).  Bước 2: Thực hiện kiểm tra - Số Lượng : Kiểm tra 100%, thủ kho báo cáo số lượng nhập kho đối chiếu danh sách giao hàng, hóa đơn hoặc phiếu xuất kho xác nhận lại số lượng nhận được cho phòng kế hoạch sản xuất của công ty. - Chất lượng : So sánh màu của cây vải với bảng màu để kiểm tra cho chính xác. Nếu phát hiện sai sót, lỗi vượt quá mức cho phép, nhân viên kiểm vải phải thông báo ngay cho nhân viên theo dõi NPL để xử lí. 1.4.2.2. Phụ liệu. Dựa vào bảng màu và bảng cân đối phụ liệu để kiểm tra.  Bước 2: Thực hiện kiểm tra - Số lượng : Kiểm đếm số lượng 100% theo lô, kiện, thùng, bó, kg,...đối chiếu danh sách giao hàng, hóa đơn hoặc phiếu xuất kho xác nhận lại số lượng thực nhận cho phòng kế hoạch sản xuất công ty. - Chất lượng : Kiểm tra tất cả phụ liệu khi nhập kho bao gồm: các loại nhãn, nút, cúc bấm, dây kéo, băng nhám, dây treo đầu khóa kéo, dây luồn, dây viền, thun, mắt cáo, phụ liệu đóng gói,...  Chọn mẫu để kiểm : Lấy mẫu đại diện cho cả lô hàng, phải lấy mẫu ở nhiều thùng, bó,...để đánh giá tổng quan chất lượng cả lô hàng.  Đối với các phụ liệu tính cái phải đếm lại.  Thông báo kết quả kiểm tra số lượng, chất lượng phụ liệu thông báo kết quả kiểm tra cho phòng kinh doanh xác nhận với nhà cung cấp  Bước 3: Hướng dẫn cách kiểm tra 2. Nhãn các loại: Kiểm tra đủ cái size, màu, sự cân bằng của nhãn (chữ, số in, size/cỡ và các thành phần trên nhãn). - Phải bảo quản trong điều kiện nhiệt độ thích hợp. - Kiểm tra số seri, số lót, ngày ghi trên nhãn ( và thông báo Kỹ thuật test thử độ dính của nhãn căn cứ theo ngày hoặc lót sản xuất nếu có. Nếu đạt cho sản xuất, nếu không đạt thì thông báo phòng kỹ thuật và phòng kinh doanh xử lí). 3. Dây kéo:  Kiểm tra màu sắc, chủng loại ( đầu khóa, răng nhựa), thông số dây kéo. - Kiểm tra đầu dây kéo có khớp với mẫu hay không? Dùng tay vặn, xoắn dây kéo lại để kiểm tra nếu đầu dây kéo không bị gãy/ bể là đạt.
  • 47. BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: NGUYỄN NGOC CHÂU 47 SVTH: TRƯƠNG THỊ NGA - Đối với đầu dây kéo tự động khi gạt đầu dây kéo xuống dùng tay kéo 2 nhánh dây kéo nếu đầu dây kéo không tuột xuống là đạt, ngược lại là không đạt. - Đối với đầu dây kéo không tự động dùng tay kéo 2 nhánh dây kéo nếu đầu dây tuột xuống là đạt, ngược lại là không đạt.  Kiểm tra xem răng dây kéo có bị gãy, bung,.., kéo đầu khóa kéo lên kéo xuống 03 lần chiều dài dây kéo nếu không vướng là đạt.  Kiểm tra theo quy định của khách hàng (nếu có). 4. Nút đóng, rivet:  Kiểm tra màu sắc, chủng loại, kích thước và logo in trên nút đóng.  Kiểm tra mặt nút, rivet có bị trầy, sướt, kiểm tra độ xoay.  Kiểm tra theo quy định khác của khách hàng (nếu có). 5. Đạn nhựa: Kiểm tra kích thước và màu sắc. 6. Thẻ bài: Kiểm tra chữ, số, item (mã số), size (cỡ) và màu sắc. 7. Bao nylon:  Kiểm tra qui cách ( thông số), độ dày, mỏng, chữ in, logo, dơ, lem.  Dùng 1 miếng vải màu đậm lau bên trong kiểm tra có bị dính phấn không. 8. Chỉ may: Kiểm tra màu, ký hiệu màu, loại chỉ (40/2, 50/2, 150/1...). 1.4.3. Xuất kho - Xuất kho nội bộ + Vải : sử dụng phiếu xuất vải của nhân viên điều lệnh cắt hoặc trưởng/phó phòng và dựa vào bảng tác nghiệp của phòng kỹ thuật để cấp chính xác loại vải và màu vải cho tổ cắt. + Phụ liệu : sử dụng phiếu xuất kho của nhân viên theo dõi đơn hàng có chữ ký của trưởng/phó phòng và dựa vào bảng tác nghiệp của phòng kỹ thuật để cấp phát đúng và đủ -Xuất kho gia công ngoài hay sang đơn vị khác : phải có phiếu xuất kho có chữ ký giám đốc hay phó giám đốc được ủy quyền thì thủ kho mới được xuất kho.
  • 48. BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: NGUYỄN NGOC CHÂU 48 SVTH: TRƯƠNG THỊ NGA B. CÔNG ĐOẠN TRIỂN KHAI SẢN XUẤT. 1.5. TỔ CẮT. 1.5.1 Phương pháp sang sơ đồ. Vẽ bằng máy: hiện công ty đang sử dụng phần mềm Gerber để sang sơ đồ. 1.5.2. Công đoạn kiểm vải.  Bước 1: Chuẩn bị tài liệu và mẫu biểu để kiểm tra  Bảng màu do khách hàng cung cấp/ phòng kinh doanh phê duyệt  Bảng tác nghiệp màu ( mẫu vải gốc ), mẫu vải đạt và không đạt chất lượng  Bảng kiểm tra nguyên liệu ( báo cáo kiểm vải )  Báo cáo không phù hợp ( màu vải lỗi )  Hướng dẫn kiểm tra theo hệ thống 4 điểm : (BẢNG ĐIỂM) Lỗi theo chiều ngang Lỗi theo chiều dài Điểm 0,1 – 3,0 in ( 0.1 – 8.0 cm ) 0,1 – 3,0 in ( 0.1 – 8.0 cm ) 1 3.1 – 6.0 in ( 8.1 – 15 cm ) 3.1 – 6.0 in ( 8.1 – 15 cm ) 2
  • 49. BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: NGUYỄN NGOC CHÂU 49 SVTH: TRƯƠNG THỊ NGA 6.1 – 9.0 in ( 15.1 – 23 cm ) 6.1 – 9.0 in ( 15.1 – 23 cm ) 3 9.1 – hết khổ (trên 23.1 cm) 9.1 – 36.0 in (23.1 – 92.0 cm ) 4 Quy định và công thức tính điểm lỗi  Quy định điểm lỗi của công ty - Vải Woven ( dệt thoi ) : 20 lỗi ÷ 100 yard vuông - Vải Knit ( dệt kim ) : 25 lỗi ÷ 100 yard vuông  Cách tính bình quần điểm lỗi Để quy đổi điểm bình quân trên 100 yard vuông, sử dụng công thức : (Tổng số lỗi phát hiện x 36'' x 100) ÷ (Khổ vải tính bằng inch x tổng số yard kiểm ) = ĐTB/100 yard vuông Để quy đổi điểm bình quân trên 100 yard tới sử dụng công thức : (Tổng điểm lỗi x 100) ÷ Tổng số yard = ĐTB/ 100 yard tới  So sánh với quy định điểm lỗi/ yard tới để quyết định lô hàng đạt hay không đạt  Quy đổi trọng lượng ra chiều dài Tìm chiều dài cây vải (M) = Trọng lượng cây vải x 1000 : trọng lượng met tới Quy đổi Inch ra Cm : 1 Inch = 2.54 Cm Quy đổi M ra Y = Chiều dài cây vải (m) : 0.9144 Quy đổi Y ra M = chiều dài cây vải (y) x 0.9144  Cách quy đổi chiều dài ra trọng lượng KG Trọng lượng = Tổng yards nhập x trọng lượng m tới : 1000  Bước 2: Cắt vải mẫu Khi hàng nhập kho phải cắt mỗi màu 30cm/01 cây , gửi cho nhân viên theo dõi nguyên liệu/ phòng KD để đối chiếu với mẫu gốc của khách hàng và gửi mẫu duyệt cho xí nghiệp kiểm tra. Nhân viên kiểm tra vải, cắt mỗi màu 10cm/01 cây, gấp làm 4 may chắp lại để xem có khác màu không, nếu có khác biệt phải báo cáo lại cho nhân viên theo dõi nguyên liệu/ phòng KH để báo cho phòng KD xử lý  Bước 3: Thực hiện kiểm tra - Chất lượng : Kiểm tra 10% đến 30% mỗi đợt, mỗi màu, phải thông báo kết quả kiểm tra đạt tiêu chuẩn cho tổ trưởn tổ cắt.
  • 50. BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: NGUYỄN NGOC CHÂU 50 SVTH: TRƯƠNG THỊ NGA Nếu phát hiện sai sót, lỗi vượt quá mức cho phép, nhân viên kiểm vải phải lấy thêm 10% để kiểm , nếu vượt quá tỉ lệ cho phép thì thông báo ngay cho tổ trưởng để kịp thời xử lý.  Bước 4 : Hướng dẫn kiểm tra Dụng cụ kiểm vải  Thước dây, giấy dán lỗi.  Máy kiểm vải tự động.  Mẫu báo cáo kiểm tra và tiêu chuẩn lỗi.  Vải gốc được duyệt ( bao trong bọc nilon cẩn thận ) Cách kiểm vải  Làm vệ sinh máy trước khi khởi động  Kiểm tra độ sáng của máy  Đưa vải vào : Cho máy chạy tốc độ phù hợp.  Trước khi kiểm phải lấy mẫu duyệt treo ở nơi dễ thấy để đối chiếu kiểm tra.  Đo khổ vải : đầu , cuối và giữa cây.  Kiểm tra số lượng vải trong cây: Kiểm chiều dài thực tế so với chiều dài được ghi trên tem của cây. Ghi nhận lại số thực tế và báo cáo  Kiểm tra xác định lại lỗi theo chiều quy định trong bảng kiểm tra 4 lỗi, dán ticker vào vị trí có lỗi và đánh số điểm tương ứng để ghi ngay vào bảng kiểm tra nguyên liệu.
  • 51. BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: NGUYỄN NGOC CHÂU 51 SVTH: TRƯƠNG THỊ NGA MÁY KIỂM VẢI CỦA CÔNG TY SUNDIA BÌNH DƯƠNG  Bước 5: Báo cáo Sau khi thực hiện xong công việc kiểm vải của 1 đơn hàng, nhân viên kiểm vải phải tổng kết số lượng thực tế của vải trong cây và các điểm lỗi. Gởi bảng kiểm tra nguyên liệu cho tổ trưởng tổ cắt. 1.5.3. Công đoạn trải vải. - Chuẩn bị vải: Nhận vải, xếp vải đầu bàn cắt phối hợp với một số khổ vải trong phạm vi cho phép, đảm bảo nguyên tắc: khổ hẹp ở trên, khổ rộng ở dưới, tấm vải phải xếp theo một chiều quy định. - Phương pháp trải vải: trải vải cắt đầu bàn có chiều.  Trải vải bằng tay: đối với những sơ đồ ngắn. + Lót một lớp giấy trên bản trước khi trải + Lấy dấu chiều dài sơ đồ trên bàn cắt = chiều dài sơ đồ + 2cm đầu bàn + Kiểm tra khổ vải trước khi trải + Kiểm tra độ xéo canh sợi của vải trước khi trải lớp đầu tiên. Dùng vật nặng đè lên để vải không bị cuốn biên và để lớp vải nằm êm.
  • 52. BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: NGUYỄN NGOC CHÂU 52 SVTH: TRƯƠNG THỊ NGA Trong quá trình trải vải nếu phát hiện chất lượng vải không đạt khác với nội dung do phòng kỹ thuật cung cấp, phải thông báo ngay cho tổ trưởng. Nếu phát hiện vải bị lỗi đã được đánh dấu từ khâu kiểm vải, lót giấy ngay điểm lỗi để khi kiểm tra bán thành phẩm thay thân. ► Kết thúc một lớp vải công nhân trải vải sẽ dùng máy để cắt.  Trải vải công cụ trải vải: đối với những bàn vải dài. - Kết thúc bàn vải công nhân sẽ dùng kéo cắt tay để kết thúc lớp vải, sau đó công nhân sẽ đẩy dụng cụ trải vải về đầu bàn và trải lớp vải tiếp theo. - Tương tự như phương pháp trải vải bằng tay khi thấy vải lỗi thì ngừng lại và trải một lớp giấy tại đó.
  • 53. BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: NGUYỄN NGOC CHÂU 53 SVTH: TRƯƠNG THỊ NGA CÔNG CỤ TRẢI VẢI
  • 54. BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: NGUYỄN NGOC CHÂU 54 SVTH: TRƯƠNG THỊ NGA 1.5.4. Sang sơ đồ cùng bàn vải. Nhận sơ đồ được in bằng máy in sơ đồ, sau đó đặt lên bàn vải để cắt. MÁY IN SƠ ĐỒ 1.5.5. Phương pháp cắt. - Cắt bằng tay: + Dùng kẹp kẹp chặt các lớp vải lại với nhau. + Dùng máy cắt cắt theo sơ đồ ( thường cắt chi tiết lớn trước ). + Các chi tiết nhỏ cần cắt chính xác thì cắt phá trước rồi cắt lại bằng máy cắt vòng.
  • 55. BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: NGUYỄN NGOC CHÂU 55 SVTH: TRƯƠNG THỊ NGA MÁY CẮT TAY
  • 56. BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: NGUYỄN NGOC CHÂU 56 SVTH: TRƯƠNG THỊ NGA MÁY CẮT VÒNG 1.5.6. Kỹ thuật ép dán. - Trong may công nghiệp, để cho sản phẩm đẹp, cứng và phẳng, ở một số chi tiết người ta lót bên trong bằng dựng dính (mex). Mỗi loại mex nhà sản xuất đều ghi các thông số kèm theo (nhiệt độ, thời gian, áp suất). Tùy từng loại mex và nguyên liệu chính sử dụng mà ta điều chỉnh các thông số này cho phù hợp. - Các loại máy ép dán: + Máy ép dán phẳng không liên tục: các thông số kỹ thuật do thợ máy điều chỉnh. + Máy dán ép liên tục: là loại máy thông dụng hiện nay. Các thông số ép dán được điều chỉnh bằng các nút điều khiển nhiệt độ, áp suất, thời gian. Hiện công ty đang sử dụng máy ép liên tục. Trong quá trình ép keo những chi tiết như lưng quần, passant nếu không có công nhân canh thì chi tiết sẽ bị lật ngược mặt nên công ty đã dùng thanh kẽm để giữ chặt chi tiết và keo.
  • 57. BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: NGUYỄN NGOC CHÂU 57 SVTH: TRƯƠNG THỊ NGA MÁY ÉP KEO 1.5.7. Đánh số - bóc tập.  Đánh số - Các phương pháp đánh số hiện nay đang được dùng trong công ty: dùng các loại bút, phấn đánh số - Vị trí đánh số: đánh đúng vị trí do phòng kỹ thuật quy định, đảm bảo sau khi may xong chi tiết thì khuất số.  Bóc tập: Là việc chia số các chi tiết đã cắt ra thành nhiều nhóm nhỏ theo yêu cầu của mã hàng để tiện cho việc điều động rải chuyền sau này, cắt đến đâu bóc tập đến đó để theo từng bộ, cột từng bó BTP có gắn kèm theo phiếu bốc tập, ta buộc vào từng tập vải số lớp chi tiết sau đó ghi phiếu rồi dán phiếu lên rổ.
  • 58. BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: NGUYỄN NGOC CHÂU 58 SVTH: TRƯƠNG THỊ NGA C. CÔNG ĐOẠN SẢN XUẤT. 1.6. CHUYỀN MAY. 1.6.1. Tổ chức và điều hành chuyền. Cách tổ chức dây chuyền sản xuất: do tính chất, đặc điểm của mã hàng và tính hợp lý của thiết bị, công ty hiện đã chọn kiểu thiết kế chuyền là kiểu chuyền dọc. Dây chuyền hàng dọc: còn gọi là chuyền nước chảy, hệ thống đồng bộ. Áp dụng cho mã hàng lớn, sảnphẩm đơn giản có qui trình may ngắn. Máy và các vị trí được sắp xếp theo hàng dọc và theo thứ tự của qui trình may (luồng hàng đi xuôi). Bán thành phẩm di chuyển từng chiếc do công nhân tự chuyền hay bằng hệ thống băng tải. Nguyên tắc di chuyển: lấy hàng bên trái, may và đưa hàng lên phía trước. Cân đối cần đạt hiệu quả cân đối chuyền mục tiêu 85% trở lên.  Đặc điểm: ▪Ưu điểm - Gọn nhẹ, dễ kiểm soát tiến độ qui trình và quản lý bán thành phẩm. - Chuyển biến hợp lý các công đọan (bước công việc) trong qui trình. - Công nhân được chuyên môn hóa (may 1 chủng loại công việc). - Cơ giới hóa, tự động hóa quá trình sản xuất.
  • 59. BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: NGUYỄN NGOC CHÂU 59 SVTH: TRƯƠNG THỊ NGA - Giảm người rãi chuyền để di chuyển bán thành phẩm, đường đi bán thành phẩm hoặc công nhân được rút ngắn tối thiểu. -Lượng hàng tồn giữa các công đoạn ít, thời gian sản xuất được rút ngắn. ▪ Khuyết điểm - Công nhân vắng mặt và máy móc thiết bị gặp sự cố sẽ ảnh hưởng đến năng suất của chuyền. - Tâm lý công nhân dễ bị nhàm chán do làm một loại công việc. -Bố trí dây chuyền bị buộc phải theo bảng qui trình may. 1.6.2. Công tác chuẩn bị của chuyền. - Nhận kế hoạch sản xuất từ phòng kế hoạch: + Tỷ lệ sản lượng mà chuyền cần sản xuất. + Ngày vào chuyền và ngày kết thúc. - Nhận tài liệu kỹ thuật từ phòng kỹ thuật: + Tiêu chuẩn kỹ thuật, rập bán thành phẩm, rập hỗ trợ. + Bảng màu, áo mẫu. + Định mức phụ liệu, quy cách may. - Nhận quy trình công nghệ và thiết kế chuyền từ phòng kỹ thuật. - Nhận bán thành phẩm từ tổ cắt. - Nhận phụ liệu theo bảng màu và bảng định mức của phòng kỹ thuật ở kho nguyên phụ liệu. - Dựa vào bảng thiết kế chuyền, bố trí chuyền và quy trình công nghệ để chuyền trưởng, kỹ thuật và cơ điện sẽ sắp xếp, bố trí máy móc, thiết bị cho phù hợp.  Phải kiểm tra máy móc và các dụng cụ cữ giá lắp sử dụng cho đơn hàng trước khi đưa vào sản xuất. 1.6.3. May mẫu đầu chuyền. Chuyền trưởng bố trí công nhân may mẫu đầu chuyền, đồng thời cùng với kỹ thuật chuyền hướng dẫn kỹ thuật và kiểm tra thông số thành phẩm khi triển khai trên chuyền. Trong quá trình may mẫu đầu chuyền đại diện khách hàng sẽ trực tiếp đến kiểm tra, góp ý kiến. 1.6.4. Công tác triển khai sản xuất. Hiện nay, công ty đang áp dụng cách bố trí chuyền theo hàng dọc. Trong cách bố trí sản xuất này,quy trình lắp ráp sản phẩm được chia thành nhiều bước công việc. Các bước công việc này được thực hiện liên tiếp diễn theo thứ tự lắp ráp hợp lý, tránh sự quay lại của bán thành phẩm trên chuyền. Với loại dây chuyền sản xuất hàng dọc này có ưu điểm là diến tiến hợp lý các công đoạn về phía trước, không quay lại. Thời gian ra chuyền ngắn, năng suất đều trong sản xuất. Chuyên môn hóa công nhân đào tạo nhanh. Kiểm tra tiến độ sản xuất dễ dàng. Tiết kiệm thời gia vì cân đối chặt chẽ. Giảm bớt người điều hàng, công nhân từ lấy hàng từ vị trí này sang vị trí khác