SlideShare a Scribd company logo
1 of 49
1
1
LỜI CẢM ƠN
Trước tiên với tình cảm sâu sắc và chân thành nhất, cho phép em được bày tỏ
lòng biết ơn đến tất cả các cá nhân và tổ chức đã tạo điều kiện hỗ trợ, giúp đỡ em trong
suốt quá trình học tập và nghiên cứu đề tài này. Trong suốt thời gian từ khi bắt đầu học
tập tại trường đến nay, em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của quý Thầy
và bạn bè.
Nhân dịp này cho phép em gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban giám đốc nhà
trường, ban chủ nhiệm khoa Kinh tế và các thầy cô đã giảng dạy và truyền đạt cho em
những kiến thức quý báu trong suốt bốn năm ngồi trên ghế nhà trường. Đặc biệt em
xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới - Người đã chỉ bảo nhiệt tình và dành thời gian quý
báu hướng dẫn em trong suốt quá trình nghiên cứu và thực tập để hoàn thành bài báo
cáo này.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới toàn thể lãnh đạo, đặc biệt là các anh chị
trong Công Ty TNHH Đầu tư và phát triển Thái Hà đã tạo điều kiện giúp em tiếp cận
tình hình thực tế để nghiên cứu và hoàn thành đề tài của mình.
Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè và những người đã tạo
điều kiện cho em học tập, quan tâm động viên em trong suốt quá trình học tập vừa qua.
Do khả năng cũng như nhiều điều kiện khách quan nên quá trình làm đề tài không
tránh khỏi thiếu sót. Vậy kính mong được sự đóng góp ý kiến và chỉ đạo của các thầy
giáo, cô giáo để bài báo cáo của em được hoàn thiện hơn.
Sinh viên
Quách Thị Duyên
2
2
MỤC LỤC
MỤC LỤC ..................................................................................................................................2
LỜI MỞ ĐẦU.............................................................................................................................4
PHẦN 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP ..........................................................5
1.1.Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp .......................................................5
1.1.1 Tên, địa chỉ và quy mô hoạt động của doanh nghiệp .................................................5
1.1.2 Lịch sử phát triển của doanh nghiệp...........................................................................5
1.1.3. Chức năng, nhiệm vụ theo giấy phép kinh doanh .....................................................5
1.1.4. Lĩnh vựng hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp ..................................6
1.2. Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp ....................................................................................7
1.2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp ....................................................................7
1.2.2. Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận.......................................................................7
1.3. Đặc điểm tổ chức sản xuất của dôanh nghiệp..................................................................9
1.3.1. Quy trình sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp .................................................9
1.3.2 .Máy móc, các trang thiết bị và nguyên lý hoạt động...............................................10
1.3.3. Công nghệ sản xuất và đặc điểm của một số hàng hoá dịch vụ ..............................12
Các sản phẩm chính của công ty...............................................................................................12
1.3.4. Các sự cố kỹ thuật thường gặp và giải pháp khắc phục ..........................................13
PHẦN 2: THỰC TRẠNG VỀ CÁC LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH
CỦA DOANH NGHIỆP...........................................................................................................16
2.1. Thực trạng về công tác quản lý lao động, tiền lương.....................................................16
2.2.1. Cơ cấu lao động của công ty ...................................................................................16
2.1.2. Định mức lao động..................................................................................................17
2.1.3. Tình hình sử dụng thời gian lao động......................................................................18
2.1.4. Năng suất lao động..................................................................................................18
2.1.5. Công tác tuyển dụng nhân sự Hiện tại để mở rộng sản xuất kinh doanh công ty
đang tuyển thêm lao động..................................................................................................18
2.1.6. Tổng quỹ lương và đơn giá tiền lương, bảng chấm công........................................20
2.1.7. Tình hình trả lương các bộ phận, hình thức trả lương.............................................20
2.1.8. Nhận xét chung về công tác lao động và tiền lương của doanh nghiệp ..................21
2.2. Thực trạng về công tác quản lý vật tư, tài sản cố định ..................................................23
2.2.1. Sơ đồ quy trình quản lý công tác vật tư, tài sản cố định .........................................23
2.2.2. Các loại nguyên vật liệu dùng trong doanh nghiệp .................................................23
2.2.3. Cách xây dựng mức sử dụng nguyên vật liệu .........................................................24
3
3
2.2.4. Tình hình sử dụng nguyên vật liệu..........................................................................24
2.2.5. Tình hình dự trữ bảo quản cấp phát NVL ...............................................................25
2.2.6. Tình hình sử dụng tài sản cố định trong công ty.....................................................25
2.2.7. Nhận xét chung về công tác quản lý vật tư và tài sản cố định ................................25
2.3. Thực trạng về hoạt động tiêu thụ sản phẩm và hoạt động Marketing............................25
2.3.1. Ngành nghề kinh doanh, sản phẩm hàng hoá..........................................................25
2.3.2. Sơ đồ tổ chức bộ máy lĩnh vực marketing, kênh tiêu thụ........................................26
2.3.3. Tình hình tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp trong những năm gần đây.............27
2.3.4 Chính sách về sản phẩm và thị trường tiêu thụ ........................................................29
2.3.5 Chính sách giá ..........................................................................................................29
2.2.6 Chính sách phân phối ...............................................................................................34
2.3.7 Chính sách xúc tiến bán hàng...................................................................................35
2.3.8 Một số đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp............................................................36
2.3.9. Nhận xét chung về tình hình tiêu thụ và hoạt động marketing................................36
2.4 Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp ..............................................................37
2.4.1 Phân tích tài chính qua bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.......................37
2.4.2. Phân tích một số tỷ số tài chính...............................................................................40
2.4.3. Phân tích bảng cân đối kế toán................................................................................43
2.4.4. Phân tích một số tỷ số tài chính...............................................................................45
2.4.5. Nhật xét về tình hình tài chính và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
...........................................................................................................................................45
2.5. Thực trạng về quản trị chất lượng sản phẩn trong doanh nghiệp...................................45
2.5.1. Hệ thống quản trị chất lượng tại doanh nghiệp .......................................................45
2.5.2. Thực trạng chất lượng sản phẩm tại doanh nghiệp..................................................46
2.5.3. Một số kỹ thuật quản trị chất lượng trong doanh nghiệp ........................................46
2.5.4. Nhận xét về tình hình quản trị chất lượng sản phẩm trong doanh nghiệp...............47
PHẦN 3: ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN ..........................................48
3.1. Đánh giá chung về các mặt quản trị của doanh nghiệp..................................................48
3.1.1. Các ưu điểm.............................................................................................................48
3.1.2. Những điểm còn tồn tại và nguyên nhân.................................................................48
3.2. Định hướng đề tài khoá luận tốt nghiệp .........................................................................49
4
4
LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, theo đà phát triển và xu hướng hội nhập của nền kinh
tế nước ta với nền kinh tế thế giới, số lượng các công ty, nhà máy, xí nghiệp ngày càng
tăng một cách đáng kể. Tuy nhiên, về mặt tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp
hiện nay thì đã khác trước rất nhiều. Đó là nhu cầu về một lực lượng lớn đội ngũ lao
đông có trình độ hiểu biết và tay nghề cao. Vấn đề này được đặt ra đối với nền giáo
dục nhất là các trường Đại học, Cao đẳng, trường đào tạo nghề đòi hỏi phải đưa ra
được những phương án giáo dục, đào tạo phù hợp, không tách rời với thực tiễn, lao
động sản xuất và triển khai một cách tối ưu.
Được sự giúp đỡ, tạo điều kiện của trường đã cho em có thời gian được thực tập
tại công ty TNHH Đầu tư và phát triển Thái Hà. Với thời gian thực tập một tháng tại
công ty cùng với sự giúp đỡ của các anh, chị làm việc tại công ty em đã có một khoảng
thời gian vô cùng bổ ích, được trau dồi về kỹ năng chuyên môn, cách xử lý các công
việc, ...
Sau thời gian thực tập, được sự giúp đỡ của các bác, các cô, anh chị phòng kế toán
đã hướng dẫn tận tình và chu đáo giúp em có được sự liên kết từ kiến thức học được về
các phần hành kế toán vào công việc thực tế và có thể áp dụng để thực hiện công việc
kế toán cùng với các khó khăn, thuận lợi của công ty kết hợp với các nội dung trong
đề cương và được sự hướng dẫn của cô. Em xin hoàn thành bài báo cáo thực tập tại
Công ty TNHH Đầu tư và phát triển Thái Hà.
Do trình độ còn hạn chế, thời gian thực tập không nhiều, bài báo cáo này chắc
chắn còn nhiều thiếu sót nhất định. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của
các thầy cô giáo trong khoa Kinh Tế để bài báo cáo này được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
5
5
PHẦN 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP
1.1.Quá trình hình thành và phát triểncủa doanh nghiệp
1.1.1 Tên, địa chỉ và quy mô hoạt động của doanh nghiệp
 Tên công ty: Công ty Trách nhiệm hữu hạn Đầu tư và Phát triển Thái Hà
 Tên giao dịch: Thai Ha investment and development company limited
 Mã số thuế: 0108522153
 Ngày cấp giấy chứng nhận: 22 /11/2018
 Đại diện pháp luật: Đinh Công Việt
 Địa chỉ: Số nhà 21 Lai Xá, Xã Kim Chung, Huyện Hoài Đức, TP.Hà Nội
 Đăng ký & quản lý: Chi cục Thuế Huyện Hoài Đức
1.1.2 Lịch sử phát triểncủa doanh nghiệp
- Từ một cửa hàng đại lý với diện tích sử dụng là 50m2. Sau đó, nhờ sự hỗ trợ
cũng như tư vấn của Công ty tư vấn quản lý và đào tạo, ông Đinh Quốc Việt đã
chuyển đổi hình thức kinh doanh, phát triển thành Công ty TNHH Đầu tư và phát
triển Thái Hà giám đốc là Đinh Quốc Việt – mở rộng cả về chiều rộng và chiều sâu.
Nghĩa là mở thêm nhiều cửa hàng, nhiều hình thức bán hàng, mở rộng thị trường
tiêu thụ, tìm kiếm thêm khách hàng mới. Ngoài ra, sẽ xây dựng cơ cấu tổ chức bài
bản, đồng thời xây dựng nội quy trong công ty, xây dựng và hướng nhân viên làm
việc theo quy chuẩn, tuyển dụng, đào tạo tập huấn các cán bộ công nhân viên trong
công ty với mục đích tổ chức kinh doanh và kiểm soát các hoạt động của công ty
một cách hiệu quả và khoa học.
- Sau một số năm hoạt động kể từ ngày thành lập, Công ty TNHH Đầu tư và
phát triển Thái Hà đã không ngừng lớn mạnh về mọi mặt. Với phương châm “đảm
bảo chất lượng – giá cả tốt, hợp lý nhất – dịch vụ chăm sóc khách hàng chu đáo”,
công ty luôn nỗ lực đổi mới và nâng cao chất lượng dịch vụ, đáp ứng tốt nhu cầu
cửa khách hàng. Nguồn gốc sản phầm của công ty bao gồm trong nước và ngoài
nước. Dù là công ty nhỏ nhưng Công ty TNHH Đầu tư và phát triển Thái Hà đã dần
trở thành một trong những nhà phân phối chính, có uy tín các sản phẩm, vật tư liên
quan đến ngành thiết kế, thi công lắp đặt hệ thống điện trên thị trường.
1.1.3. Chức năng, nhiệm vụ theo giấy phép kinh doanh
* Chức năng:
6
6
Công ty TNHH Đầu tư và phát triển Thái Hà là một trong những doanh nghiệp
kinh doanh thế mạnh ở lĩnh vực vừa thiết kế vừa kinh doanh thương mại vật liệu điện .
Ở lĩnh vực nào công ty cũng luôn xây dựng được uy tín và vị thế kinh doanh nhất định.
Theo giấy phép kinh doanh đăng ký, ngành nghề kinh doanh của công ty như sau:
+ Lắp đặt hệ thống điện.
+ Nhận thầu thi công, thiết kế lắp đặt các công trình điện dân dụng, hoàn thiện
cho các công trình.
+ Kinh doanh các mặt hàng liên quan tới hệ thống điện,…
* Nhiệm vụ:
Kinh doanh có lãi, bảo toàn và phát triển vốn đầu tư tại doanh nghiệp và các
doanh nghiệp khác, tối đa lợi nhuận, phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh, đem lại
lợi ích tối ưu, đóng góp cho ngân sách nhà nước qua các loại thuế từ các hoạt động sản
xuất kinh doanh, đồng thời đem lại việc làm, tạo thu nhập cho người lao động. Đa
dạng hóa ngành, nghề kinh doanh, mở rộng thị trường trong và ngoài nước, nâng cao
năng lực cạnh tranh của toàn doanh nghiệp nhằm xây dựng và phát triển thành tập
đoàn kinh tế có tiềm lực mạnh.
- Làm đầy đủ thủ tục đăng ký kinh doanh, hoạt động theo quy định của nhà nước.
- Đầu tư xây dựng giao thông vận tải, kinh doanh bất động sản và nhà ở dân
dụng.
- Đại lý mua bán ký gửi vật liệu xây dựng và trang trí nội thất.
- Nhận các hợp đồng thiết kế thi công các công trình điện công nghiệp, dân
dụng.
- Lắp đặt thiết kế cho các công trình xây dựng.
- Hoàn thiện các công trình xây dựng.
- Xây dựng và thực hiện kế hoạch kinh doanh trên cơ sở tôn trọng pháp luật.
- Tạo lập sự quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn kinh doanh
- Kinh doanh theo ngành, nghề ghi trong giấy phép.
1.1.4. Lĩnh vựng hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp
- Thực hiện kinh doanh các ngành nghề theo đăng ký kinh doanh dược chứng
nhận: Hoàn thiện công trình xây dựng
- Công ty áp dụng theo công nghệ trong quá trình lắp đặt theo quy trình khép kín,
kiểm tra từ nguồn nguyên liệu vào đến nguồn nguyên liệu ra. Công ty đầu tư toàn
7
7
bộ các máy móc hiện đại. Máy móc của công ty chủ yếu là máy móc được đầu tư
mua sắm hoàn toàn mới, có một số ít nhập khẩu thiết bị đã qua sử dụng nhưng
tính năng và hiệu quả hoạt động vẫn tốt.
- Thực hiện đầy đủ các quy định về kinh doanh theo quy định của pháp luật nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đồng thời thực hiện tốt các nghĩa vụ nộp
thuế với nhà nước và các biện pháp bảo vệ môi trường.
1.2. Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp
1.2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp
Sơ đồ 1.1:Mô hình tổ chức bộ máy quản lý của Công Ty:
1.2.2. Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận
Nhìn vào sơ đồ tổ chức ta có thể thấy rõ sơ đồ tổ chức của Công ty, bộ máy
quản lý bao gồm một Giám đốc và 3 phòng ban: Bộ phận Văn phòng và Bộ phận kinh
doanh và Bộ phận giao hàng.
Giám đốc chịu trách nhiệm chỉ huy toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của
Công ty thông qua Bộ phận Văn phòng, xem xét duyệt các phương án sản xuất, các
biện pháp kỹ thuật và chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật.
Chịu trách nhiệm pháp lý trước pháp luật.
Các phòng ban chính
Bộ phận văn phòng:
Giám đốc
Bộ phận văn
phòng
Bộ phận kinh
doanh
Bộ phận giao
hàng
8
8
- Trực tiếp phân công tới các phòng ban và các phân xưởng sản xuất.Ngoài ra còn
trợ giúp cho Giám đốc giải quyết các công việc nội chính và các khâu quản trị, y tế,
bảo vệ an ninh trật tự, công tác BHXH, BHYT.
- Kiểm tra chất lượng sản phẩm tại các phân xưởng, đối chiếu các chỉ tiêu về mặt
kỹ thuật đề ra cho từng sản phẩm cụ thể
- Hạch toán thống kê và hạch toán kế toán của Công ty, thực hiện các khoản trích
nộp và các khoản thuế làm nghĩa vụ với nhà nước theo quy định của pháp luật. Kế
toán thường kỳ lập các báo cáo tài chính và các báo cáo kế toán xác định kết quả kinh
doanh của Công ty.
Bộ phận kinh doanh:
- Lập các kế hoạch Kinh doanh và triển khai thực hiện
- Thiết lập, giao dịch trực tiếp với hệ thống Khách hàng, hệ thống nhà phân phối
- Thực hiện hoạt động bán hàng tới các Khách hàng nhằm mang lại Doanh thu cho
Doanh nghiệp
- Phối hợp với các bộ phận liên quan như Kế toán, Văn phòng,… nhằm mang đến
dịch vụ đầy đủ nhất cho Khách hàng.
- Bộ phận giao hàng:
- Giao hàng hoá, tài liệu hồ sơ theo lịch phân công, theo yêu cầu của các bộ phận
sản xuất kinh doanh, của Trưởng phòng.
- Kiểm tra hàng hoá, hồ sơ, sau đó ký vào phiếu xuất và sổ giao nhận (nếu có).
Ghi đầy đủ tên hàng hoá, số lượng, nơi giao, nơi nhận, thời hạn vào sổ giao nhận.
- Lưu giữ, vận chuyển hàng hoá, tài liệu hồ sơ cẩn thận. Trong quá trình giao nhận,
mang – vác hàng hoá cẩn thận tránh bị hư hỏng.
- Giao đầy đủ hàng hoá, tài liệu hồ sơ cho người nhận, sau đó yêu cầu ký tên vào
sổ giao nhận của mình.
- Thông tin kịp thời cho các bộ phận liên quan đảm bảo hàng hoá, tài liệu hồ sơ
được giao đầy đủ, đúng thời hạn.
- Chịu hoàn hoàn trách nhiệm về hàng hoá từ khi nhận cho đến khi giao trừ trường
hợp bất khả kháng.
9
9
1.3. Đặc điểm tổ chức sản xuất của dôanh nghiệp
1.3.1. Quy trình sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp
Đối với hoạt động kinh doanh thương mại: Khái quát quy trình kinh doanh của
Công ty như sau:
Sơ đồ 1.2: Quy trình sản xuất kinh doanh của Công ty
Bước 1: Phòng kinh doanh lập kế hoạch và triển khai các chương trình quảng bá,
giới thiệu sản phẩm tới tay người tiêu dùng
Bước 2: Làm hợp đồng khi nhận được đơn đặt hàng của đối tác
Bước 3: Hợp đồng sau khi ký sẽ được chuyển xuống phòng kế hoạch. Phòng kế
họch sẽ lập kế hoạch để tiến hành sản xuất sản phẩm.
Bước 4: Các phân xưởng sản xuất sau khi nhận được kế hoạch sản xuất sản phẩm
sẽ tiến hành sản xuất ra sản lượng sản phẩm.
Bước 5: Sản phẩm sau khi được sản xuất ra sẽ được kiểm nghiệm an toàn, chất
lượng sau đó được giao cho khách hàng theo từng đơn đặt hàng.
Nhận hợp đồng
(đơn đặt hàng)
Lập kế hoạch sản xuất sản
phẩm
Tiến hành sản xuất sản
phẩm
Giao hàng cho khách hàng
Thanh lý hợp đồng, bàn giao
sản phẩm
Tiếp thị, quảng cáo sản
phẩm
10
10
1.3.2 .Máy móc, các trang thiết bị và nguyên lý hoạt động
Hệ thống cung cấp và phân phối điện:
 Hệ thống phân phối điện trung thế có điện thế đến 35KV
 Hệ thống phân phối điện hạ thế
 Hệ thống máy phát, tủ bảng điện, biến thế …
 Hệ thống điện máy phát
 Hệ thống điện chiếu sáng
 Hệ thống chống sét
 Hệ thống báo cháy
Hình 1.1: Tủ điện công nghiệp
Hệ thống điện nhẹ:
 Hệ thống camera quan sát.
 Hệ thống thông tin liên lạc, điện thoại, hệ âm thanh công cộng.
 Hệ thống cáp truyền hình.
 Hệ thống mạng vi tính
11
11
Hình 1.2: Hệ thống camera quán sát
Lĩnh vực thông gió, điều hòa không khí và trữ đông
 Hệ thống điều hòa không khí và thông gió cục bộ, trung tâm.
 Hệ thống quạt tăng áp cầu thang thoát hiểm, thông gió đường,tầng hầm.
 Hệ thống cấp trữ đông cho các nhà máy sản xuất, chế biến thủy hải sản.
 Hệ thống làm mát không khí trong các nhà xưởng sản xuất công nghiệp.
Hình 1.3: Hệ thống quạt tăng áp
Hệ thống Tự động hóa
 Hệ thống điều khiển tòa nhà (BMS).
 Hệ thống các dây chuyền điều khiển tự động trong công nghiệp, nhà xưởng.
12
12
1.3.3. Công nghệ sản xuất và đặc điểm của một số hàng hoá dịch vụ
Công ty TNHH Đầu tư và phát triển Thái Hà được thành lập năm 2018,
hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ và giải pháp kỹ thuật về thi công hệ
thống cơ điện, đến nay công ty đã cung cấp các dịch vụ cho hàng chục dự án với
nhiều mảng thị trường khác nhau từ nhà máy, tòa nhà trung tâm thương mại,
chung cư cao tầng, bệnh viện, trường học ….
Với số năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Cơ – Điện, Chúng tôi cung cấp
những giải pháp kỹ thuật từ tư vấn, thiết kế đến thi công lắp đặt vận hành và bảo
trì dự án, Nhờ đó chúng tôi liên tục đưa ra những sản phẩm chất lượng và cung
cấp những dịch vụ đáp ứng được sự kỳ vọng của khách hàng.
Với tiêu chí hoạt động mang lại giá trị cốt lõi cho công ty bằng sự: Uy Tín –
Chuyên Nghiệp – An toàn – Sáng tạo – Hiệu Quả. Những yếu tố này đã mang
lại cho công ty sự thành công và trở thành một trong những nhà thầu Cơ – Điện
chuyên nghiệp hàng đầu của Việt Nam.
Các sản phẩm chính của công ty
Hình 1.4: Hệ thống điện nhẹ của toà nhà
13
13
Hình 1.5: Hệ thống điện công trình
Hình 1.6: Hệ thống đèn chiếu sáng
1.3.4. Các sự cố kỹ thuật thường gặp và giải pháp khắc phục
Hư hỏng phần điện:
STT Nội dung hỏng hóc Nguyên nhân Cách khắc phục
1
Không khởi động các động
cơ điện trong hệ thống
Các nút bấm tương ứng
bị hỏng
Kiểm tra, thay nút bấm
14
14
Rơ le nhiệt quá tải
Kiểm tra, điều chỉnh mức
rơ le nhiệt
Động cơ tương ứng bị
cháy, đứt dây,...
Kiểm tra và xử lý đứt
dây, cuốn lại động cơ.
2
Khi khởi động các động
cơ, động cơ quay chậm, có
tiếng kêu lạ nếu để 1¸2
(phút) động cơ nóng lạ
thường
Mất 01 pha trong 3 pha
điện
Tắt máy kiểm tra pha
Sát cốt động cơ
Tháo động cơ, xử lý sát
cốt động cơ
3
Các xilanh đi không hết
hành trình của mình, gây
va đập mạnh
Các công tắc hành trình
bị hư hỏng, nằm không
đúng vị trí quy định
Điều chỉnh vị trí công tắc
hành trình, thay công tắc
hành trình nếu hư hỏng.
4
Một trong 3 đèn pha không
sáng
Mất 1 trong 3 pha vào
tủ
Kiểm tra, nối lại pha bị
mất
Đèn cháy Thay đèn
5
Chương trình phần mềm
của PLC không hoạt động,
hoạt động rối loạn thể hiện
qua: Các cơ cấu điện, thủy
lực tốt nhưng máy không
chạy
Rối loạn phần mềm
PLC
Báo kỹ thuật xử lý
PLC hư hỏng Báo kỹ thuật xử lý
Các sự cố kỹ thuật ít xảy ra, do kiến thức, kinh nghiệm của công nhân trong
doanh nghiệp khá cao.
Sự cố được chia ra làm 3 loại sau: - Sự cố nhà máy điện - Sự cố lưới điện - Sự cố
hệ thống điện. Tùy theo mức độ hư hỏng thiết bị và hậu quả gây ra mà sự cố nhà máy
điện, sự cố lưới điện được phân loại thành 3 cấp.: sự cố cấp I, sự cố cấp lI, sự cố cấp
III.
Sự cố hệ thống Khi trên hệ thống điện xảy ra một trong các vi phạm dưới đây sẽ
được đánh giá là sự cố hệ thống: 1- Hệ thống điện mất ổn định dẫn đến phân rã thành
nhiều mảng gây nên việc cắt điện các hộ tiêu thụ với công suất tổng cộng trên 10% so
voí biểu đồ phụ tải của hệ thống. 2- Hệ thống điện hoạt động với tần số trên 50,5 Hz;
15
15
dưới 49, 5 Hz đến 49 Hz kéo dài quá 1 giờ; dưới 49 Hz đến 48, 5Hz kéo dài quá 30
phút; dưới 48, 5 Hz kéo dài quá 5 phút. (Trong trường hợp nếu từng giai đoạn cụ thể
mà hệ thống bị thiếu hụt công suất, Tổng Công ty điện lực sẽ có quy định lại tương
ứng với từng giai đoạn). 3- Khi công suất của hệ thống điện miền Bắc (HTĐ I) hoặc hệ
thống điện miền Nam (HTĐ II) cung cấp cho miền Trung (Công ty Điện lực 3C) giảm
50% kéo dài quá 1 giờ.
Do nhân viên vận hành: Nhân viên vận hành trực tiếp gây nên như: - Không thực
hiện đúng các quy trình vận hành, quy trình nghiệp vụ, quy trình xử lý sự cố, quy trình
bảo dưỡng thiết bị v.v... cũng như các nội quy, kỷ luật sản xuất. - Trong vận hành
không theo dõi kiểm tra để phát hiện kịp thời các khiếm khuyết của thiết bị để xử lý.
Do nhân viên sửa chữa và thí nghiệm - Bỏ qua hạng mục sửa chữa, thí nghiệm
hoặc làm không đảm bảo chất lượng, không phát hiện hết các hư hỏng của thiết bị. -
Đấu sai mạch, sai quy cách kỹ thuật, đọc nhầm thông số thí nghiệm v.v... - Kết thúc
công tác không kiểm tra, xem xét kỹ càng để quên dụng cụ đồ nghề, tạp vật trong thiết
bị để khi đưa thiết bị vào làm việc gây hư hỏng.
16
16
PHẦN 2: THỰC TRẠNG VỀ CÁC LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT
KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
2.1. Thực trạng về công tác quản lý lao động, tiềnlương
2.2.1. Cơ cấu lao động của công ty
Bảng 2.1: Tình hình về lao động
Chỉ tiêu Năm
2019
Năm
2020
Năm
2021
So sánh
2020/2019 2021/2020
+ /
-
% + /
-
%
Tổng lao động 301 312 321 11 3,65 9 2,88
-Theo mối quan hệ
với quá trình sản xuất
Bộ phận gián tiếp 16 17 17 1 6,25 0 0,00
Bộ phận trực tiếp 41 44 48 3 7,32 4 9,09
Bộ phận CN kĩ thuật 135 139 141 4 2,96 2 1,44
Công nhân lái xe, máy 109 112 115 3 2,75 3 2,68
-Theo giới tính
Nam 226 231 234 5 2,21 3 1,30
Nữ 75 81 87 6 8,00 6 7,41
-Theo trình độ
Đại học, sau đại học 56 67 77 11 19,64 10 14,93
Cao đẳng, trung cấp 157 169 198 12 7,64 29 17,16
Phổ thông 88 76 46 -12 -13,64 -30 -39,47
Cơ cấu lao động trong Công ty biến động không nhiều và ngày càng tăng
qua các năm. Cụ thể: Năm 2020 tăng 11 người hay tăng 3,65% so với năm 2019.
Năm 2021 tăng 9 người hay tăng 2,88% so với năm 2020. Nhìn chung số lượng
lao động theo từng bộ phận đều tăng qua các năm. Nguyên nhân của việc tăng
lao động là do nhu cầu tuyển dụng của Công ty để đáp ứng nhu cầu làm việc.
Con số này thực sự có ý nghĩa đối với việc giải quyết việc làm, tạo thu nhập và
cải thiện đời sống của người lao động.
-Xét theo mối quan hệ với quá trình sản xuất: Công tác bố trí nguồn lao động hợp
17
17
lí giữa các bộ phận. Số lượng công nhân kĩ thuật chiếm tỉ lệ cao nhất trong Công
ty và tăng đều qua các năm vì tính chất đặc thù của Công ty là liên quan đến thiết
kế công trình, dự án nên con số này là khá hợp lí. Bên cạnh đó số công nhân lái
xe, máy khá đông và tăng đều qua các năm. Năm 2020 số công nhân lái xe, máy
là 112 người tăng so với năm 2019 là 3 người hay tăng 2,75%. Năm 2021 tăng 3
người và tăng 2,68% so với năm 2020. Sở dĩ có sự tăng lên như vậy là do Công
ty phải thực hiện nhiều công trình ở nhiều nơi trên những địa bàn khác nhau nên
công tác vận chuyển máy móc thiết bị, thiết bị phục vụ thi công dự án là không
thể thiếu
- Xét theo trình độ: Bên cạnh chỉ tiêu số lượng, chất lượng lao động trong Công
ty cũng có những bước tiến đáng kể. Số lao động có trình độ cao đẳng, trung cấp
chiếm tỉ trọng cao nhất trong Công ty trong khi đó số lao động có trình độ phổ
thông chỉ chiếm tỉ trọng nhỏ nhất. Số lao động có trình độ cao đẳng, trung cấp
chiếm tỉ trọng lớn nhất trong khi đó lao động phổ thông chỉ chiếm tỉ trọng nhỏ.
Tỉ lệ lao động trong doanh nghiệp qua đào tạo tăng dần qua các năm cụ thể số lao
động có trình độ đại học, sau đại học năm 2020 tăng 19,64% so với năm 2019 và
năm 2021 tăng 14,93% so với năm 2020. Bên cạnh đó số lao động có trình độ
cao đẳng, trung cấp tăng dần vào năm 2021 tăng 17,16% so với năm 2020 nhung
số lao động phổ thông thì giảm dần (năm 2020 giảm 13,64% so với năm 2019 và
năm 2021 giảm 39,47% so với năm 2020). Điều này chứng tỏ lao động trong
doanh nghiệp được tiếp cận với khoa học công nghệ hiện đại và các trang thiết bị
thế hệ mới, từ đó góp phần nâng cao năng suất lao động và tăng tính chất lượng,
thẩm mĩ cho các công trình và dự án
2.1.2. Định mức lao động
- Định mức lao động được thực hiện cho từng bước công việc, từng công đoạn và
toàn bộ quá trình sản xuất sản phẩm, dịch vụ trên cơ sở tổ chức lao động khoa học,
tổ chức sản xuất hợp lý
- Mức lao động được xây dựng trên cơ sở cấp bậc của công việc hoặc chức danh, phù
hợp với cấp bậc, trình độ đào tạo của người lao động, quy trình công nghệ, tiêu
chuẩn kỹ thuật của máy móc thiết bị và bảo đảm các tiêu chuẩn lao động.
- Mức lao động phải là mức trung bình tiên tiến, bảo đảm số đông người lao động
18
18
thực hiện được mà không phải kéo dài thời gian làm việc tiêu chuẩn của doanh
nghiệp theo quy định của pháp luật.
- Mức lao động mới phải được áp dụng thử trước khi ban hành chính thức. Doanh
nghiệp phải thông báo cho người lao động biết ít nhất 15 ngày khi áp dụng thử.
Thời gian áp dụng thử tùy theo tính chất công việc, nhưng tối đa không quá 3 tháng
và phải đánh giá việc thực hiện mức.
2.1.3. Tình hình sử dụng thời gian lao động
- Công ty thực hiện chế độ làm việc 6 ngày/tuần và 8 giờ/ngày. Tuy nhiên tùy theo
điều kiện công việc đòi hỏi mà các nhà máy/Công ty có thể thay đổi thời giờ làm
việc trong ngày cho hợp lý hoặc làm thêm giờ nhưng phải bảo đảm đúng Luật Lao
động. Cán bộ công nhân viên được nghỉ phép nghỉ lễ theo đúng quy định của nhà
nước.
- Quỹ thời gian lao động theo chế độ lao động: là tổng số ngày công mà tất cả công
nhân viên các loại trong đơn vị phải làm việc theo quy định. Đây là chỉ tiêu cơ bản
dùng để đánh giá mức độ sử dụng thời gian lao động của doanh nghiệp.
2.1.4. Năng suất lao động
Doanh nghiệp thực hiện tính năng suất lao động theo hao phí lao động
Phương pháp này có ưu điểm :
- Công thức đơn giản, dễ tính toán
- Phản ảnh chính sách mức lao động cao hay thấp
- Không bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi về giá cả
- Dễ dàng so sánh với định mức lao động để tiến hành xây dựng định mức nội
bộ.
Nhìn chung tình hình thực hiện năng suất lao động của các nhà xưởng trong công ty là
tương đối tốt do trình độ tay nghề của công nhân ngày được nâng cao, có sự đầu tư
thêm máy móc thiết bị và tận dụng được tối đa công suất của máy móc nên năng suất
ngày càng tăng cả về số lượng lẫn chất lượng.
2.1.5. Công tác tuyển dụng nhân sự
Hiện tại để mở rộng sản xuất kinh doanh công ty đang tuyển thêm lao động
Trưởng phòng Cơ – Điện
 Số Lượng : 01 vị trí
 Có ít nhất 3 năm ở vị trí tương đương
19
19
 Kỹ năng quản lý công việc, nhân sự
 Am hiểu và nắm rõ kỹ thuật các bộ môn Cơ – Điện
 Kỹ năng giao tiếp, đàm phán.
 Dưới 40 tuổi
Mô tả công việc :
 Lên phương án, tổ chức triển khai thiết kế, kiểm soát thiết kế các hạng mục, bộ
môn Cơ – Điện
 Tổ chức triển khai chào thầu các hạng mục
 Tham gia xem xét đấu thầu
 Tổ chức triển khai thi công,chọn nhà thầu phụ thi công các dự án phụ trách
 Lên kế hoạch tài chính cho dự án ( Kế hoạch vật tư, nhân lực .. )
 Báo cáo tiến trình triển khai dự án và hiệu quả dự án cho Ban Giám Đốc
 Chịu trách nhiệm điều hành dự án được phân công và thanh toán, quyết toán dự
án
Chế độ :
 Mức lương từ 25 triệu
 BHXH, BHYT
 Thưởng Dự Án, Lương tháng 13
2- Trưởng phòng kỹ thuật Cơ – Điện
Yêu cầu :
 Số Lượng : 01 vị trí
 Có ít nhất 2 năm ở vị trí tương đương
 Có kỹ năng quản lý
 Am hiểu và nắm rõ kỹ thuật, tiêu chuẩn các bộ môn Cơ-Điện
 Kỹ năng giao tiếp, đàm phán
 Dưới 35 tuổi
Mô tả công việc :
 Tổ chức triển khai thiết kế, kiểm soát thiết kế các hạng mục, bộ môn Cơ – Điện
theo yêu cầu của cấp trên và CĐT.
 Lên kế hoạch triển khai bản vẽ Shopdrawing, Bóc tách khối lượng, chào giá.
 Kiểm soát chất lượng thi công các dự án
Chế độ :
20
20
 Mức lương từ 15 triệu.
 BHXH, BHYT
 Thưởng nóng, Lương tháng 13
2.1.6. Tổng quỹ lương và đơn giátiền lương, bảng chấm công
- Tiền lương trả cho người lao động trong thời gian làm việc thực tế (Tiền lương
theo thời gian, tiền lương theo sản phẩm và tiền lương khoán).
- Tiền lương trả cho người lao động sản xuất ra sản phẩm hỏng trong phạm vi
chế độ quy định.
- Tiền lương trả cho người lao động trong thời gian ngừng sản xuất do nguyên
nhân khách quan, trong thời gian được điều động đi công tác làm nghĩa vụ theo chế độ
quy định, thời gian nghỉ phép, thời gian đi học.
- Các loại phụ cấp thường xuyên (phụ cấp làm thêm giờ, phụ cấp dạy nghề, phụ
cấp trách nhiệm, phụ cấp thâm niên...)
- Các khoản tiền thưởng có tính chất thường xuyên. Để phục vụ cho công tác
hạch toán tiền lương trong doanh nghiệp có thể chia thành hai loại: Tiền lương chính
và tiền lương phụ.
- Tiền lương chính là tiền lương doanh nghiệp trả cho người lao động trong thời
gian người lao động thực hiện nhiệm vụ chính của họ, gồm tiền lương trả theo cấp bậc
và phụ cấp kèm theo như phụ cấp trách nhiệm; phụ cấp khu vực, phụ cấp thâm niên...
- Tiền lương phụ là tiền lương trả cho người lao động trong thời gian người lao
động thực hiện nhiệm vụ khác ngoài nhiệm vụ chính và thời gian người lao động nghỉ
phép, nghỉ tết, nghỉ vì ngừng sản xuất... được hưởng theo chế độ.
2.1.7. Tình hình trả lương các bộ phận, hình thức trả lương
Công tác tiền lương trong công ty được cụ thể theo các điều khoản sau:
21
21
Chức danh
Mức phụ cấp nhận được đ/tháng
Trách
nhiệm
Ăn trưa Xăng xe Điện thoại
Giám đốc 5.000.000 730.000 1.000.000 1.000.000
Phó giám đốc 4.500.000 700.000 900.000 800.000
Kế toán trưởng 4.000.000 700.000 900.000 700.000
Trưởng phòng kinh
doanh
Trưởng phòng kỹ thuật
Trưởng bộ phận sản
xuất
3.500.000 680.000 800.000 500.000
Nhân viên kế toán
Nhân viên kinh doanh
Nhân viên kỹ thuật
Thủ quỹ
Thủ kho
650.000 600.000 400.000
Nhân viên văn phòng
Nhân viên bán hàng
Nhân viên nhân sự
600.000 500.000 200.000
Ghi chú: Mức hưởng phụ cấp trách nhiệm, ăn trưa, điện thoại, xăng xe nêu trên
sẽ được hưởng theo ngày công đi làm thực tế.
Nhân viên kế toán đi làm đủ ngày công trong tháng (26 ngày) sẽ được hưởng đủ:
650.000đ + 600.000đ + 400.000đ. Nếu không làm đủ là số ngày công trong tháng sẽ
được chia theo số ngày công thực tế đi làm.
2.1.8. Nhận xét chung về công tác lao động và tiềnlương của doanh nghiệp
Công tác lao động và tiền lương luôn là mối quan tâm hàng đầu của người lao
động trong doanh nghiệp bên cạnh các yếu tố quan trọng khác như ngành nghề, uy tín
của doanh nghiệp, môi trường làm việc, cơ hội thăng tiến,... Một cơ chế trả lương phù
hợp có tác dụng nâng cao năng suất và chất lượng lao động, giúp doanh nghiệp thu hút
và duy trì được những cán bộ, nhân viên giỏi. Do đó công ty cần phải xây dựng cơ chế
22
22
trả lương phát huy tính hiệu quả trong thực tiễn, thực sự trở thành công cụ quan trọng
tạo động lực làm việc cho nhân viên.
 Ưu điểm
- Công tác tuyển dụng, đào tạo và phát triển nhân lực khá chặt chẽ, chắc chắn giúp cho
công ty có thể chọn đúng người, đúng việc, làm tăng năng suất lao động.
- Công ty có đội ngũ quản lý – sản xuất gián tiếp đa số có trình độ từ đại học trở lên,
nên sẽ có nhiều kinh nghiệm và kiến thức chuyên sâu hơn, hiểu biết rộng rãi, là điều
kiện thuận lợi để công ty phát triển bền vững.
- Những chính sách tiền lương, trả lương, khen thưởng khá phù hợp, giúp động viên,
khuyến khích kịp thời cũng là những động lực khiến cán bộ công nhân viên hoàn thành
xuất sắc công việc và đạt thành tích cao.
 Nhược điểm:
- Công nhân có tay nghề chưa cao vì vậy năng suất lao động còn thấp.
23
23
2.2. Thực trạng về công tác quản lý vật tư, tài sản cố định
2.2.1. Sơ đồ quy trình quản lý công tác vật tư, tài sản cố định
Sơ đồ 2.2. Sơ đồ quy trình quản lý vật tư, tài sản cố định
2.2.2. Các loại nguyên vật liệudùng trong doanh nghiệp
Công ty chuyên hoàn thiện các công trình xây dựng. Mỗi năm Công ty sử dụng
nguyên liệu chính là dây điện, nhôm,và chủ yếu là nhập khẩu mua của các công ty
trong nước. Ngoài ra, công ty còn sử dụng một số vật liệu chính khác như hạt nhựa,
cọc đốt, rơle nhiệt, nguyên liệu vật liệu chính này thường chiếm tỉ trọng lớn khoảng
80% tổng chi phí
24
24
2.2.3. Cách xây dựng mức sử dụng nguyên vật liệu
Xây dựng định mức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho từng sản phẩm. Tính
toán xem mỗi sản phẩm sử dụng hết bao nhiêu nguyên vật liệu để tính giá thành sản
phẩm, tính toán các mức hao hụt cho phép của sản phẩm. lượng vật liệu tính cho sản
phẩm hỏng. Nguyên vật liệu cần thiết để sản xuất một sản phẩm.
2.2.4. Tình hình sử dụng nguyên vật liệu
Công ty thực hiện việc phân loại vật liệu dựa trên tiêu thức vai trò và tác dụng của
từng loại đối với quá trình sản xuất kinh doanh của công ty. Cụ thể
+ Đối với nguyên vật liệu: Công ty phân thành nguyên liệu vật liệu chính và
nguyên liệu vật liệu phụ
Nguyên vật liệu chính là những nguyên liệu vật liệu dùng trực tiếp trong quá trình
sản xuất để tạo ra sản phẩm như inox, hạt nhựa, rơle nhiệt, cọc đốt
Nguyên vật liệu phụ cùng với vật liệu chính góp phần tạo nên sản phẩm như là
keo dán, tem mác, băng dính,...
+ Phụ tùng thay thế là những loại vật tư dùng để thay thế, bảo dưỡng các loại máy
móc, thiết bị phục vụ công tác sản xuất như các chi tiết máy, ốc vít
+ Phế liệu thu hồi tại công ty, nguyên liệu vật liệu thuộc loại này gồm các loại
nguyên liệu thừa cắt ra từ inox, dây điện, sản phẩm hỏng trong quá trình lắp đặt, giá trị
phế liệu thu hồi tương đối lớn.
25
25
2.2.5. Tình hình dự trữ bảo quản cấp phát NVL
Việc tổ chức cấp phát NVL chính xác, kịp thời sẽ đảm bảo cho việc sản xuất được
tiến hành nhịp nhàng, góp phần nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm NVL nâng cao
uy tín ở công ty . Nhận thức được tầm quan trọng đó, công ty luôn đảm bảo cấp phát
các loại NVL cho các phân xưởng được đồng bộ, đủ số lượng, đúng quy cách, phẩm
chất và kịp thời.
2.2.6. Tình hình sử dụng tài sản cố định trong công ty
Khi kết thúc quá trình lắp đặt, công nhân trực tiếp sản lắp đặt hiện công việc thu gom
các NVL còn thừa sau khi hoàn thành sản phẩm, đồng thời loại bỏ những sản phẩm,
những chi tiết bị hỏng, không đạt yêu cầu kĩ thuật theo thiết kế. Công ty thực hiện quá
trình tái chế biến đổi phế liệu, phế phẩm từ loại này sang loại khác cho phù hợp
2.2.7. Nhận xét chung về công tác quản lý vật tư và tài sản cố định
Trong công tác quản lý vật tư và tài sản cố định phải tăng cường quản lý nhập xuất
nguyên vật liệu. Tất cả vật liệu nhập và xuất kho đều phải kiểm tra số lượng và chất.
Ngày càng hoàn thiện công tác định mức vật tư, kiểm kê nguyên vật liệu, công tác này
phải được tiến hành kiểm kê liên tục và không ngừng hoàn thiện để ngày càng sát với
thực tế kinh doanh của công ty. Thực hiện tốt công tác định mức vật tư sẽ làm giảm
được đáng kể đầu vào tránh lãng phí thất thoát nguyên vật liệu cho cơ sở để hạ giá sản
phẩm
Công ty nên thực hiện việc kiểm kê nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ theo quý và
báo cáo quyết toán vật tư theo quỹ tiết kiệm thời gian hơn.
Công ty cần phải tăng cường công tác kiểm tra thực tế chất lượng nguyên vật liệu
nhập- xuất- tồn kho trên cơ sở đó để đề xuất phương án thu mua, xuất dùng và dự trữ
nguyên vật liệu hợp lý để đảm bảo không ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của
công ty và tránh bị tồn đọng vốn
2.3. Thực trạng về hoạt động tiêuthụ sản phẩm và hoạt động Marketing
2.3.1. Ngành nghề kinh doanh, sản phẩm hàng hoá
 Hệ thống báo cháy, chữa cháy.
 Hệ thống cấp thoát nước sinh hoạt.
 Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt, công nghiệp.
26
26
 Hệ thống gas trung tâm.
 Hệ thống thang máy, thang cuốn, thang nâng.
– Hệ thống điện động lực
 Hệ thống phân phối điện trung thế có điện thế đến 35KV
 Hệ thống phân phối điện hạ thế.
 Hệ thống điện chiếu sáng.
 Hệ thống chống sét.
– Hệ thống điện nhẹ
 Hệ thống camera quan sát
 Hệ thống thông tin liên lạc, điện thoại & fax
 Hệ thống âm thanh, truyền hình cáp
 Hệ thống mạng vi tính, kiểm soát an toàn và cảnh báo
– Lĩnh vực thông gió, điều hòa không khí và trữ đông
 Hệ thống điều hòa không khí và thông gió cục bộ, trung tâm.
 Hệ thống quạt tăng áp cầu thang thoát hiểm, thông gió đường,tầng hầm.
 Hệ thống cấp trữ đông cho các nhà máy sản xuất, chế biến thủy hải sản.
 Hệ thống làm mát không khí trong các nhà xưởng sản xuất công nghiệp.
– Hệ thống Tự động hóa
 Hệ thống điều khiển tòa nhà (BMS)
2.3.2. Sơ đồ tổ chức bộ máy lĩnh vực marketing, kênh tiêu thụ
27
27
2.3.3. Tình hình tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp trong những năm gần đây
Bảng 2.3: Doanh thu một số sản phẩm của công ty TNHH Đầu tư và phát triển
Thái Hà năm 2019 – 2020:
Doanh Năm 2019 Năm 2020 Chênh lệch
thu Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Sản 923,458,743 69,3% 987,542,189 68,1% 64,083,446 6,94%
phẩm
chủ lực
Sản 409,189,539 30,7% 463,214,291 31,9% 54,024,752 13,2%
phẩm
khác
Tổng 1,332,648,282 100% 1,450,756,480 100% 118,108.198 8.9%
cộng
Nhìn vào bảng trên, ta nhận thấy doanh thu công ty năm 2020 so với 2019
đã tăng 118.108.198đ, tương ứng với 8,9%. Tuy nhiên, để có được những nhận xét
cụ thể ta sẽ đi sâu vào sự thay đổi trong từng đối tượng khách hàng.
Đối với sản phẩm chủ lực, trong năm 2019 chiếm 69,3% tổng doanh thu
nhưng sang năm 2020 đã giảm còn 68,1%. Sản phẩm khác trong năm 2018 chiếm
30,7% tổng doanh thu, sang năm 2021 đã tăng lên thành 31,9%. Điều này cho thấy
ngoài việc chú trọng phát triển các sản phẩm chủ lực, công ty vẫn có những chính
sách để phát triển thị trường của các sản phẩm phụ khác. Tỷ trọng của sản phẩm
chủ lực từ năm 2019 sang năm 2020 đã giảm nhưng doanh thu của sản phẩm chủ
lực lại tăng 64,083,446đ tương ứng 6,94%. Công ty đã có những chính sách rất tốt
trong việc phát triển sản phẩm chủ lực đồng thời mở rộng phát triển thêm các sản
phẩm khác. Công ty cần phát huy hơn nữa những thế mạnh của mình
Bảng 2.4: Doanh thu của khách hàng năm 2019– 2020
28
28
Doanh thu
Năm 2019 Năm 2020 Chênh lệch
Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Khách hàng ở
1,171,397,839 87,9% 1,193,972,583 82,3% 22,574,744 1,93%
Hà Nam
Khách hàng
các tỉnh lân 161,250,443 12,1% 256,783,897 17,7% 95,533,454 59,2%
cận
Tổng cộng 1,332,648,282 100% 1,450,756,480 100% 118,108,198 8,9%
Nhìn vào bảng trên, ta nhận thấy doanh thu công ty năm 2020 so với
2019 đã tăng 118.108.198đ, tương ứng với 8,9%. Tuy nhiên, để có được những
nhận xét cụ thể ta sẽ đi sâu vào sự thay đổi trong từng đối tượng khách hàng. Đối
với khách hàng ở Hải Phòng, trong năm 2018 chiếm 87,9% tổng doanh thu
nhưng sang năm 2020 đã giảm còn 82,3%. Khách hàng ở các tỉnh lân cận trong
năm 2019 chiếm 12,1% tổng doanh thu, sang năm 2020 đã tăng lên thành 17,7%.
Điều này cho thấy ngoài việc chú trọng đối tượng khách hàng ở Hà Nội, công ty
cần chú trọng hơn thị trường khu vực lân cận vì tỷ trọng còn tương đối nhỏ và
thị trường còn tương đối tiềm năng. Do nhà nước đang có chủ trương Hiện đại
hóa và Công nghiệp hóa kho vực nông thôn.
Nhận xét:
- Công ty đã tập trung khai thác rất tốt thị trường ở Hải Phòng, dần khẳng
định được uy tín trong mắt khách hàng.
- Công ty cần đẩy mạnh việc phát triển thị trường ở các tỉnh, vùng lân cận vì
doanh thu đem lại còn tương đối ít.
29
29
2.3.4 Chính sách về sản phẩm và thị trường tiêuthụ
Chú trọng đầu tư thực hiện đa dạng hóa, không ngừng cải tiến mẫu mã sản
phẩm:
Trong cơ chế thị trường hiện nay việc đa dạng hóa chủng loại sản phẩm và cải
tiến mẫu mà là một trong những yếu tố quan trọng để thu hút khách hàng, khuyến
khích tiêu thụ.
Trước đây, mẫu mã sản phẩm thường được coi là yếu tố thứ yếu trong hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp sản xuất chỉ chú
ý đầu tư cho chất lượng sản phẩm và tập chung sản xuất cho các sản phẩm truyền
thống của doanh nghiệp mà coi nhẹ mẫu mã và chủng loại sản phẩm nên công tác
tiêu thụ sản phẩm gặp những trở ngại khó khăn nhất định và đặc biệt là không thể
cạnh tranh được với các sản phẩm nhập ngoại.
Thực hiện đa dạng hóa, cải tiến mẫu mã sản phẩm có ý nghĩa sống còn đối với
các doanh nghiệp, quyết định tới sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp
nói chung. Sự cạnh tranh gay gắt và năng đTộng trong hầu hết các thị trường, sự
thay đổi nhanh chóng thị hiếu của người tiêu dùng và sự phát triển của khoa học
kỹ thuật là nhưng lý do chính dể doanh nghiệp phải phát triển sản phẩm mới và
không ngừng cải tiến những sản phẩm hiện có của mình. Mặt khác thực hiện đa
dạng hóa các chủng loại sản phẩm và cải tiến mẫu mã sẽ giúp cho doanh nghiệp
tăng khả năng đáp ứng nhu cầu thị trường và giảm bớt rủi ro trong kinh doanh.
2.3.5 Chính sách giá
Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định về giá
30
30
* Các yếu tố bên ngoài
Cầu thị trường mục tiêu: Chi phí chỉ ra giới hạn thấp nhất - “sàn” của giá, còn cầu
thị trường quyết định giới hạn cao - “trần” của giá. Vì vậy trước khi định giá, những
người làm marketing phải nắm được mối quan hệ giữa giá cả và cầu thị trường. Ảnh
hưởng của cầu đến giá tập trung vào ba vấn đề lớn:
-Mối quan hệ tổng quát giữa giá và cầu
-Sự nhạy cảm về giá hay độ co dãn của cầu theo giá
-Các yếu tố tâm lý của khách hàng
Cạnh tranh và thị trường: Ảnh hưởng của cạnh tranh và thị trường tới các quyết định
về giá có thể được thể hiện ở các khía cạnh:
-Tương quan so sánh giữa giá thành của Công ty và các đối thủ cạnh tranh sẽ liên quan
đến lợi thế hay bất lợi của Công ty về chi phí.
-Mức tương quan giữa giá và chất lượng hàng hoá của đối thủ cạnh tranh, đặc biệt là
sự đánh giá của khách hàng về tương quan này của Công ty được coi như một “điểm
chuẩn” của việc định giá bán các sản phẩm tương tự của mình.
-Mức độ ảnh hưởng của giá và hàng hoá của đối thủ cạnh tranh tới quyết định về giá
của Công ty còn phụ thuộc vào đối thủ cạnh tranh sẽ phản ứng ra sao về chính sách giá
mà Công ty áp dụng và quyền chi phối về giá thị trường của Công ty.
* Các yếu tố khác:
Khi quyết định một mức giá các Công ty còn phải xem xét đến những yếu tố
khác thuộc môi trường bên ngoài, bao gồm:
-Môi trường kinh tế: Lạm phát, tăng trưởng hay suy thoái, lãi suất, thất nghiệp..
Thái độ của Chính phủ: Điều tiết giá của Nhà nước, những đạo luật về giá mà Nhà
nước ban hành nhằm hạn chế những tiêu cực trong việc định giá của các Công t
31
31
 Xác định mục tiêu định giá:
Giá là một biến số được sử dụng như một căn cứ để đạt mục tiêu của
doanh nghiệp. Vì vậy định giá phải căn cứ vào mục tiêu của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp có thể lựa chọn cho mình một trong những mục tiêu thông
dụng sau:
-Đảm bảo cho Công ty tối đa hoá lợi nhuận
-Giành được tỷ phần thị phần cao
-Giành được lợi thế cạnh tranh hoặc tránh khỏi cạnh tranh
-Ổn định giá và lợi nhuận
 Xác định cầu ở thị trường mục tiêu
Doanh nghiệp xây dựng cho mình đồ thị đường cầu thực hiện sản lượng hàng hoá chắc
chắn sẽ bán được trên thị trường trong một thời gian cụ thể theo các mức giá khác
nhau.
 Xác định chi phí phục vụ cho việc định giá
Ban lãnh đạo và người làm giá phải biết được chi phí của mình thay đổi như thế nào
khi khối lượng sản phẩm gia tăng. Họ luôn biết chính xác giá thành đơn vị hàng hoá.
 Phân tích hàng hoá và giá cả của đối thủ cạnh tranh
Doanh nghiệp có thể cử người đi sưu tầm biểu giá hàng hoá của đối thủ cạnh tranh về
để phân tích. Phỏng vấn ở thị trường để biết sự chấp nhận giá của người tiêu dùng.
Tiến trình xác định mức giá ban đầu
Xác Xác Xác Phân Lựa Lựa
định định định tích chọn chọn
mục cầu ở chi phí hàng phương mức
tiêu thị cho hóa và pháp giá
định trường việc giá cả định cuối
giá mục định ĐTCT giá cùng
tiêu giá
32
32
*) Lựa chọn phương pháp định giá:
Có 3 phương pháp định giá chính:
+ Phương pháp cộng lãi vào chi phí:
 Giá bán dự kiến = Chi phí sản xuất đơn vị sản phẩm + lãi dự
kiến
+ Phương pháp lợi nhuận mục tiêu:
 Giá bán dự kiến = Chi phí sản xuất đơn vị sản phẩm + Lợi nhuận tính trên
vốn đầu tư / sản lượng sản xuất.
+ Phương pháp định giá theo cảm nhận Với phương pháp định giá này thì doanh
nghiệp không căn cứ vào chi phí sản xuất để định giá mà định giá dựa trên cảm
nhận của khách hàng.
Ngoài 3 phương pháp định giá trên còn 2 phương pháp định giá khác:
- Định giá theo mức hiện hành
- Định giá đấu thầu
*) Lựa chọn mức giá cuối cùng:
Khi chọn mức giá phải chú ý tới phản ứng của các trung gian, khách hàng.Nên xem
xét tới nhãn hiệu, nên định giá lẻ để khách hàng dễ tin tưởng.
*Một số chién lược giá
Trong chính sách giá đối với sản phẩm mới, doanh nghiệp có thể theo đuổi những mục
tiêu cơ bản sau đây:
• Để tồn tại (giá cao hơn chi phí)
• Để tối đa hoá lợi nhuận trước mắt
• Để tăng thị phần
• Để thu hồi vốn nhanh
• Để dẫn đầu về chất lượng
• Các mục tiêu khác: một doanh nghiệp có thể dùng giá để phục vụ cho một số
mục tiêu cụ thể hơn. Doanh nghiệp có thể đặt giá ở mức thấp để ngăn chăn cạnh
tranh hay đặt giá bằng giá của đối thủ cạnh tranh để giữ ổn đinh thị trường. Giá có thể
được quyết đinh ở mức giữ uy tín cũng như hỗ trợ các hãng buôn hay để tránh sự can
thiệp của Chính phủ.
33
33
Chính sách giá hớt váng (Skimming) và giá thâm nhập thị trường
(Penetration):
Khi xác định giá cho một sản phẩm, nhất là sản phẩm mới, doanh nghiệp cần xem
xét nên áp dụng chính sách giá hớt váng thị trường (skimming) hay giá thâm nhập thị
trường (penetration pricing).
• Chính sách giá hớt váng thị trường (Market-Skimming Pricing): hớt váng thị
trường liên quan đến việc định giá cao so với giá thị trường. Chính sách này đặc biệt
thích hợp với các sản phẩm mới vì:
• Trong giai đoạn đầu của chu kỳ sống của một sản phẩm, giá cả không phải là yếu
tố quan trọng nhất;
• Thị trường sẽ được phân định theo thu nhập nhờ giá cao;
• Nó có thể là một yếu tố bảo vệ một khi giá cả xác định sai;
• Giá cao ban đầu sẽ hạn chế nhu cầu ở mức sản xuất ban đầu của doanh nghiệp.
• Chính sách giá thâm nhập thị trường: Trong chiến lược này, một mức giá thấp
ban đầu sẽ giúp sản phẩm có được thị phần lớn ngay lập tức. Tuy nhiên, để áp dụng
chính sách này, nên có những điều kiện sau:
• Sản phẩm có mức cầu giãn lớn;
• Giá đơn vị của sản phẩm sẽ phải giảm đi đáng kể khi sản phẩm được sản xuất
theo quy mô lớn;
• Doanh nghiệp cần dự tính trước là sản phẩm đó sẽ phải chịu cạnh tranh mạnh
ngay khi nó xuất hiện trên thị trường;
Chiết khấu và hoa hồng
• Chiết khấu:
• Chiết khấu số lượng: Các đơn đặt hàng có thể giảm chi phí sản xuất và vận
chuyển hàng hoá.
• Chiết khấu thương mại
• Chiết khấu thanh toán
• Các khoản hoa hồng: đó là việc giảm giá để bồi hoàn lại những dịch vụ khuyến
mại mà các đại lý đã thực hiện.
34
34
2.2.6 Chính sách phân phối
Nội dung cơ bản của chính sách phân phối trong marketing sản phẩm mới là thiết
kế và quản lý mạng lưới bán hàng trong giai đoạn đầu doanh nghiệp tung sản phẩm ra
thị trường.
Mạng lưới bán hàng đó là tập hợp các kênh với sự tham gia của các chủ thể khác
nhau có sức mạnh và uy tín khác nhau để đưa hàng hoá từ doanh nghiệp sản xuất đến
các khách hàng một cách thành công.Việc thiết kế và quản lý các kênh bán hàng hoá
mới của doanh nghiệp phải bảo đảm các yêu cầu cơ bản sau đây:
• Phù hợp với tính chất của sản phẩm.
• Tạo điều kiện thuận lợi nhất cho khách hàng trong việc tiếp cận và tìm mua
sản phẩm một cách dễ dàng.
• Xem xét kênh phân phối của đối thủ cạnh tranh.
• Các kênh phân phối cần đảm bảo tăng doanh số bán của công ty và thiết lập
mối quan hệ bền vững với các trung gian.
Kênh phân phối trực tiếp:
Công ty Người tiêu dùng cá nhân
Trong khâu này công ty sẽ trực tiếp mở cửa hàng phân phối để tiêu thụ,
trưng bày sản phâm, kiểm soát sản phẩm khi đến với khách hàng.
- Ưu điểm:
Thúc đẩy nhanh tốc độ lưu thong đảm bảo sự giao tiếp chặt chẽ của cơ sở bán hàng
trong phân phối.
Có sự kiểm soát sản phẩm cao.
-Nhược điểm:
Không sử dụng được lợi thế trung gian
Gặp khó khăn khi mở rộng thị trường.
Kênh phân phối gián tiếp:
35
35
Hình 2.8. Kênh phân phối gián tiếp của Công ty TNHH Đầu tư và phát triển
Thái Hà
Công ty Nhà bán lẻ Người tiêu
dùng cá
nhân
Trong khâu này, công ty sẽ trực tiếp cho nhân viên đi tìm hiểu thị trường hoặc các
nhà bán lẻ trên địa bàn TP, tự liên hệ với Công ty để bán ra sản phẩm của mình chiếm
56% doanh thu của Công ty
*) Đặc điểm của các trung gian.
Khi thiết kế kênh, Công ty TNHH Đầu tư và phát triển Thái Hà xem xét các loại
trung gian thương mại đang có trên thị trường, khả năng, mặt mạnh, mặt yếu trong
thực hiện các chức năng phân phối của họ. Việc ưa chuộng sản phẩm trên thị trường
là việc không thể biết rõ chu kỳ sống có tồn tại lâu hay không phụ thuộc vào tưng khu
vực. Các trung gian có khả năng khác nhau trong việc thực hiện quảng cáo, lưu kho,
khai thác khách hàng và cung cấp tín dụng, họ cũng có các khách hàng mục tiêu của
riêng mình.
Nhận xét:
- Ưu điểm : Công ty thực hiện phân phối sản phẩm trên nhiều kênh bán
hàng, phù hợp cho từng chủng loại sản phẩm, phát huy được thế mạnh về sản
phẩm.
- Nhược điểm: Kênh phân phối vẫn chưa cho thấy sự hiệu quả về tiêu thụ
sản phẩm và mở rộng thị trường. Sản phẩm bán ra vẫn tập trung ở thị trường
quen thuộc.
2.3.7 Chính sách xúc tiếnbán hàng
*) Các hình thức xúc tiến bán hàng của công ty :
+ Quảng cáo : Đây là khâu mà Công ty còn rất yếu, hình thức quảng cáo chủ
36
36
yếu của công ty hiện nay chỉ là quảng cáo bằng cách gửi mình qua mạng hay
thông qua hội chợ triển lãm. Ngoài ra công ty còn cho in biểu tượng lên áo và mũ
để quảng bá hình ảnh công ty.
+ Khuyến mãi : Công ty chủ yếu thực hiện khuyến mại cho các khách hàng lâu
năm thân thiết hoặc các khách hàng thanh toán toàn bộ tiền khi giao hàng.
+ Quan hệ công chúng : Hàng năm công ty có tham gia các cuộc triển lãm hội
chợ trong ngành , ủng hộ các quỹ vì người nghèo, thiên tai, ….
+ Bán hàng cá nhân : Công ty có đội ngũ nhân viên bán hàng có kinh nghiệm và
chuyên môn cao, có kiến thức marketing cơ bản, ngoại ngữ, phẩm chất tốt, thân
thiện và hoà nhã với khách hàng.
2.3.8 Một số đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ KEN.
Mã số thuế: 0108191293 - Đại diện pháp luật: Nguyễn Kim Dung.
Địa chỉ: số 20, ngách 3/9 đường Thái Hà, phường Trung Liệt, quận Đống Đa, Hà Nội.
CÔNG TY CP ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN THÁI HÀ.
Mã số thuế: 0100903005 - Đại diện pháp luật: Vũ Văn Hải.
Địa chỉ: Số 37, phố Trần Quang Diệu, phường Ô chợ Dừa, quận Đống Đa, TP.HN.
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI TỔNG HỢP THÁI HÀ .
Mã số thuế: 0105376948.
Địa chỉ: Số 06 lô 4b khu đô thi Trung Yên, phường Yên Hòa, quận cầu giấy Hà Nội,
Hà Nội.
2.3.9. Nhận xét chung về tình hình tiêu thụ và hoạt động marketing
Tiêu thụ sản phẩm và hoạt động marketing của công ty trong những năm gần đây
đã thực hiện tốt, có những kết quả đáng mừng. Điều này thể hiện qua doanh thu, lợi
nhuận, nộp ngân sách và thu nhập bình quân của người lao động tăng lên hàng năm.
Tuy nhiên trong thời điểm hiện tại công ty không phải là không có những khó khăn
trong quá trình kinh doanh của mình. Để nhanh chóng hoàn thiện và phát triển trong
nền kinh tế sôi động đòi hỏi công ty phải có những biện pháp thích hợp nhằm khắc
phục những tồn tại để quá trình kinh doanh đem lại hiệu quả cao nhất.
Công ty cần có biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm, đồng thời điều chỉnh giá
bán cho phù hợp và đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến bán hàng để làm tăng sản lượng
tiêu thụ và giảm sản lượng tồn kho. Việc giành lấy vị thế cho những sản phẩm này là
37
37
hết sức cần thiết- đó cũng chính là việc công ty khẳng định vị thế của mình trên
thương trường.
2.4 Phân tíchtình hình tài chính của doanh nghiệp
2.4.1 Phân tíchtài chính qua bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
38
38
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Năm 2019- 2020
Thuyết
Chênh lệch
ST
Chỉ
tiêu Mã 2019 2020
minh Số tiền Tỷ lệ
(%)
1
Doanh thu bán
hàng và cung
1 IV.08 1,332,648,282 1,450,756,480 118.108.1988,86%
cấp dịch vụ
2
Các khoản
giảm trừ doanh
thu 2 0 0 0
Doanh thu
thuần về bán
3
hàng và cung
cấp dịch vụ(10 10 1,332,648,282 1,450,756,480 118.108.1988,86%
=01-02)
4
Giá vốn hàng
bán 11 1,112,761,315 1,118,375,620 5.614.305 0,50%
Lợi nhuận gộp
về bán hàng
39
39
5
và cung cấp
dịch vụ (20
= 10 20 219,886,967 332,380,860 112.493.89351,16%
- 11)
6
Doanh thu hoạt
động tài chính 21 74,205 74,205 0 0%
7
Chi phí tài
chính 22 0 0 0
Trong đó: Chi
phí lãi vay 23 0 0 0
8
Chi phí quản lý
kinh doanh 24 171,878,187 222,870,709 50.992.522 29,67%
Lợi nhuận
thuần từ hoạt
9
động kinh
doanh(30 =
20 + 30 48,082,985 109,584,356 61.501.371 127,91%
21-22–24)
10 Thu nhập khác 31 0 0 0
11 Chi phí khác 32 0 0 0
12
Lợi nhuận
khác (40 = 31 -
40 0 0 0
32)
40
40
13
Tổng lợi
nhuận kế
toán
50 IV.09 48,082,985 109,584,356 61.501.371 127,91%
trước thuế (50
= 30 + 40)
14
Chi phí thuế
TNDN 51 1,717,312 4,799,968 768.978 8,00%
Lợi nhuận
sau thuế thu
15
nhập doanh
nghiệp (60 =
50 60 46,365,673 104,784,388 60.732.393 157,88%
– 51)
2.4.2. Phân tích một số tỷ số tài chính
Qua bảng Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty TNHH Đầu tư và phát
triển Thái Hà năm 2020 và 2019, ta thấy:
- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2020 so với 2019 tăng 118.108.198đ
tương ứng với 8,86%, cũng là mức tăng của doanh thu thuần vì công ty không có các
khoản giảm trừ doanh thu.
- Giá vốn hàng bán năm 2020 so với 2019 tăng 5.614.305 tương ứng với 0,5%. Tốc độ
tăng trưởng giá vốn chậm hơn tốc độ tăng trưởng của doanh thu. Vì vậy làm lợi nhuận
gộp năm 2020 so với 2019 tăng 112.493.893 tương ứng 51,16%
- Doanh thu hoạt động tài chính không có sự thay đổi trong hai năm
- Chi phí quản lý kinh doanh tăng 50.992.522 tương ứng 29,67% do công ty đang mua
thêm một số phụ tùng, máy móc, phần mềm quản lý để phục vụ cho doanh nghiệp.
41
41
- Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh tăng 61.501.371 tương ứng 127,91% cũng
là mức tăng của Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế.
Ta thấy mọi chỉ tiêu của doanh nghiệp năm 2020 so với 2019 đều có xu hướng tăng
lên. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp tăng 8,86% cùng với
Giá vốn hàng bán tăng 0,5% đã làm cho Lợi nhuận gộp của doanh nghiệp tăng lên hơn
50%. Điều này cho thấy doanh nghiệp có chiến lược đúng đắn trong việc tăng doanh
số bán hàng và giảm mức giá thành, giảm chi phí giá vốn. Đây là thành tích của doanh
nghiệp và doanh nghiệp cần phát huy hơn nữa.
Chi phí quản lý kinh doanh của doanh nghiệp tăng gần 30% là mức tăng đáng kể trong
một năm tài chính. Doanh nghiệp cần có những biện pháp cụ thể để cắt giảm chi phí
quản lý kinh doanh, hạ thấp chi phí và nâng cao lợi nhuận. Tóm lại, năm 2020 công ty
TNHH Đầu tư và phát triển Thái Hà đã tăng lợi nhuận trước thuế lên 127,91%. Đây là
thành tích lớn của doanh nghiệp, và doanh nghiệp cần giữ vững cùng với những chiến
lược khác để phát triển doanh nghiệp hơn nữa. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần có
biện pháp để xử lý những tồn tại như chi phí quả lý kinh doanh tăng cao, để doanh
nghiệp ngày càng phát triển lớn mạnh.
42
42
Bảng: Doanh thu của khách hàng năm 2020 – 2021
Doanh thu
Năm 2020 Năm 2021 Chênh lệch
Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Khách hàng 835,568,423 62,7% 865,452,424 59,66% 29,884,001 3,58%
bán buôn
Khách hàng 497,079,859 37,3% 585,304,056 40,34% 88,224,197 17,7%
bán lẻ
Tổng cộng 1,332,648,282 100% 1,450,756,480 100% 118,108,198 8,9%
Nhìn vào bảng trên, ta nhận thấy doanh thu công ty năm 2021 so với 2020 đã tăng
118.108.198đ, tương ứng với 8,9%. Tuy nhiên, để có được những nhận xét cụ thể ta sẽ
đi sâu vào sự thay đổi trong từng đối tượng khách hàng. Đối với khách hàng bán buôn,
trong năm 2018 chiếm 62,7% tổng doanh thu nhưng sang năm 2021 đã giảm còn
59,66%. Khách hàng bán lẻ trong năm 2020 chiếm 37,3% tổng doanh thu, sang năm
2021 đã tăng lên thành 40,34%. Điều này cho thấy ngoài việc chú trọng đối tượng
khách hàng bán buôn, công ty vẫn có những chính sách để phát triển thị trường của đối
tượng khách hàng bán lẻ. Tỷ trọng của khách hàng bán buôn từ năm 2020 sang năm
2021 đã giảm nhưng doanh thu của khách hàng bán buôn lại tăng 29.884.001 tương
ứng 3,58%. Công ty cần phải có những chính sách trong việc vừa giữ vững đối tượng
khách hàng bán buôn đồng thời mở rộng phát triển thêm thị trường của đối tượng
khách hàng bán lẻ. Công ty cần phát huy hơn nữa những thế mạnh của mình..
- Phân bổ địa lý:
43
43
+ Khách hàng của công ty chủ yếu ở và các tỉnh lân cận nhưng chủ yếu là thị trường
Hà Nội. Cụ thể, khách hàng ở Hà Nội chiếm tỷ trọng hơn 80%, còn lại là các tỉnh lân
cận khác.
2.4.3. Phân tích bảng cân đối kế toán
Bảng 2. 1. Bảng cân đối kế toán
TÀI SẢN
Mã
số
Thuyế
t minh
Số năm 2018 Số năm 2019 Số năm 2020
A-TÀI SẢN NGẮN HẠN 100
23.142.080.80
1
47.222.640.47
7
35.948.910.99
5
I. Tiền và các khoản tương
đương tiền
110 8.558.275.141
13.614.846.32
0
9.101.486.191
1.Tiền 111 v01 8.558.275.141
13.614.846.32
0
9.101.486.191
2.Các khoản tương đương tiền 112
II. Các khoản đầu tư tài chính
ngắn hạn
120 v02
III. Các khoản phải thu ngắn hạn 130
11.180.902.85
9
20.326.902.36
9
13.109.032.75
9
IV. Hàng tồn kho 140 3.096.001.606
11.731.306.65
2
4.031.305.052
V. Tài sản ngắn hạn khác 150 306.901.195 1.549.585.136 605.600.802
B- TÀI SẢN DÀI HẠN 200
11.377.143.77
0
30.626.726.51
0
22.529.192.94
7
I. Các khoản phải thu dài hạn 210
II. Tài sản cố định 220 7.612.701.660
24.471.423.32
0
19.171.573.55
7
1. Tài sản cố định hữu hình 221 v08 7.612.701.660
24.471.423.32
0
19.171.573.55
7
- Nguyên giá 222 8.999.055.248
26.897.006.69
2
22.897.104.62
9
- Giá trị hao mòn lũy kế (*) 223 -1.386.353.588-2.425.583.372-3.725.531.072
44
44
2. Tài sản cố định thuê tài chính 224 v09
3. Tài sản cố định vô hình 227 v10
4. Chi phí XDCBDD 230 v11
III. Bất động sản đầu tư 240 v12
IV. Các khoản đầu tư tài chính
dài hạn
250
V. Tài sản dài hạn khác 260 3.764.442.110 6.155.303.190 3.357.619.390
TỔNG CỘNG TÀI SẢN 270
34.519.224.57
1
77.849.366.98
7
58.478.103.94
2
NGUỒN VỐN
Mã
số
Thuyế
t minh
Số năm 2010 Số năm 2011 Số năm 2012
A-NỢ PHẢI TRẢ 300
24.401.543.36
4
65.684.688.57
3
46.313.425.52
8
I. Nợ ngắn hạn 310
15.621.520.62
9
43.030.346.13
6
32.516.668.88
9
II. Nợ dài hạn 330 8.780.022.735
22.654.342.43
7
13.796.756.63
9
B – VỐN CHỦ SỞ HỮU 400
10.117.681.20
7
12.164.678.41
4
12.164.678.41
4
I. Vốn chủ sở hữu 410 v22
10.117.681.20
7
12.164.678.41
4
12.164.678.41
4
II. Nguồn kinh phí và quỹ khác 430
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 440
34.519.224.57
1
77.849.366.98
7
58.478.103.94
2
Từ bảng cân đối kế toán năm 2020 cho thấy Công ty hoạt động bình thường,
mang lại hiệu quả kinh tế khá cao. Tuy nhiên Công ty chưa chú trọng tới hoạt động
phúc lợi cho người lao động vì quỹ phúc lợi không lớn.
Năm 2019, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty phát triển mạnh, các số
liệu được thống kê tăng đồng đều. Tuy nhiên đến năm 2020, cùng chịu ảnh hưởng của
cuộc khủng hoảng kinh tế, dịch covit 19, các con số đã hạ xuống cho thấy tình hình
sản xuất kinh doanh có giảm sút song vẫn duy trì ở mức chấp nhận được.
45
45
2.4.4. Phân tích một số tỷ số tài chính
- Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản:
ROA=
Lợi nhuận sau thuế
Tổng tài sản
* 100%
- Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu:
ROE=
Lợi nhuận sau thuế
Tổng vốn chủ sở hữu
* 100%
Bảng 2.7: Một số tỷ số tài chính của công ty
Đvt: VNĐ
Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019
Lợi nhuận sau thuế 6.367.161.070 6.715.527.550
Vốn chủ sở hữu 3.100.000.000 4.800.000.000
Tổng tài sản 31.320.000.000 35.060.000.000
ROA 20.3% 20.5%
ROE 169,2% 128,6%
( Nguồn: Lấy từ bản báo cáo tài chính)
2.4.5. Nhật xét về tình hình tài chính và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp
Qua các báo cáo kết quả về hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như bảng cân
đối kế toán cho thấy tình hình tài chính và hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty là
tương đối tốt. Nhìn chung, công ty có lợi nhuận tuy nhiên vẫn chưa thực sự cao. Vì
vậy, công ty cần có chiến lược rõ rang hơn trong hoạt động sản xuất kinh doanh để thu
lại nguồn lợi nhuận cao nhất cho doanh nghiệp.
2.5. Thực trạng về quản trị chất lượng sản phẩn trong doanh nghiệp
2.5.1. Hệ thống quản trị chất lượng tại doanh nghiệp
Hệ thống quản lý chất lượng (Quality management system - QMS) là một hệ thống
hợp thức hóa các quy trình, thủ tục và trách nhiệm để đạt được những chính sách và
mục tiêu về chất lượng. QMS giúp điều phối và định hướng hoạt động của doanh
46
46
nghiệp, nhằm đáp ứng được khách hàng và các yêu cầu chế định, đồng thời nâng cao
hiệu quả và năng suất hoạt động trên một nền tảng liên tục. Hiện tại công ty xử dụng
hệ thống quản trị chất lượng là ISO 9001
ISO 9001: 2015 là tiêu chuẩn quốc tế xác định các yêu cầu đối với hệ thống quản
lý chất lượng, đây cũng là cách tiếp cận phổ biến nhất đối với các hệ thống quản lý
chất lượng.
Hệ thống quản lý chất lượng phục vụ cho rất nhiều mục đích khác nhau, bao gồm:
 Cải tiến quy trình
 Giảm lãng phí
 Giảm chi phí
 Tạo điều kiện và xác định các cơ hội đào tạo
 Thu hút nhân viên
 Thiết lập hướng phát triển cho doanh nghiệp
2.5.2. Thực trạng chất lượng sản phẩm tại doanh nghiệp
Trong những năm qua. sản phẩm của công ty đã tạo được uy tín với khách hàng.
đã giành được nhiều giải thưởng trong các hội chợ triển lãm trong và ngoài nước. Mặt
hàng chất lượng cao được nhiều người tiêu dùng tín nhiệm và sản phẩm hàng hoá của
công ty được tiêu thụ trên các thị trường khác nhau như thị trường thế giới
Tuy nhiên công ty vẫn luôn chú trọng việc quản lý chất lượng cho từng sản phẩm.
Bộ phận kho của công ty căn cứ vào các số liệu thống kê được từ bộ phận kiểm tra
kiểm soát CLSP cho ra các so sánh. định hướng chất lượng cụ thể đối với từng dòng
sản phẩm và tổng quan chung cả hoạt động đảm bảo chất lượng của công ty. từ đó có
những kiến nghị. đề suất gửi đến Giám Đốc nhằm hạn chế tối đa chi phí phát sinh.
Bảng tỷ lệ phầm trăm sai hỏng của các dòng sản phẩm là căn cứ để đánh giá mức độ
quan trọng sai hỏng giữa các dòng sản phẩm từ đó xác định cần ưu tiên tiến hành tập
trung sửa chữa kịp thời. hạn chế tối đa sai hỏng đối với dòng sản phẩm đó.
2.5.3. Một số kỹ thuật quản trị chất lượng trong doanh nghiệp
Khi nói đến chất lượng của một sản phẩm, ta cần phải xem xét thông qua các chỉ
47
47
tiêu đặc trưng nội tại và bên ngoài sản phẩm thì mới khách quan và chính xác được.
Hệ thống chỉ tiêu đó bao gồm:
- Chỉ tiêu chức năng, công dụng của sản phẩm: Đó chính là những đặc tính cơ bản
của sản phẩm đưa lại những lợi ích nhất định về giá trị sử dụng, tính hữu ích của
chúng đáp ứng được những đòi hỏi cần thiết của người tiêu dùng.
- Chỉ tiêu tin cậy: đặc trưng cho thuộc tính của sản phẩm giữ được khả năng làm
việc chính xác, tin tưởng trong một khoảng thời gian xác định.
- Chỉ tiêu thẩm mỹ: đặc trưng cho sự truyền cảm, sự hợp lý về hình thức và sự hài
hoà về kết cấu.
- Chỉ tiêu công nghệ: đặc trưng cho quá trình chế tạo, đảm bảo tiết kiệm lớn nhất
các chi phí.
- Chỉ tiêu an toàn: đặc trưng cho tính đảm bảo an toàn về sức khoẻ cũng như tính
mạng cuả người sản xuất và người tiêu dùng.
- Chỉ tiêu chi phí, giá cả: đặc trưng cho hao phí xã hội cần thiết để tạo lên sản
phẩm.
2.5.4. Nhận xét về tình hình quản trị chất lượng sản phẩm trong doanh nghiệp
Quản trị chất lượng trong doanh nghiệp là một quy trình rất quan trọng. Thi hành hệ
thống quản lý chất lượng ảnh hưởng đến mọi khía cạnh hoạt động của doanh nghiệp.
Hai lợi ích bao quát của việc thiết kế và thực hiện các hệ thống quản lý chất lượng đã
được ghi nhận bao gồm:
 Đáp ứng yêu cầu của khách hàng, giúp tạo ra niềm tin của khách hàng
vào doanh nghiệp, nhờ đó doanh nghiệp sẽ có nhiều khách hàng hơn, bán nhiều
hàng hơn và có nhiều khách hàng quay lại hơn ( khác với khách hàng trung
thành)
 Đáp ứng được những yêu cầu của doanh nghiệp, đảm bảo tuân thủ các
quy định, cung cấp sản phẩm và dịch vụ theo cách hiệu quả nhất về chi phí và
nguồn tài nguyên, tạo chỗ cho sự mở rộng, tăng trưởng và lợi nhuận
48
48
PHẦN 3: ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN
3.1. Đánh giá chung về các mặt quản trị của doanh nghiệp
3.1.1. Các ưu điểm
Nhìn chung, chất lượng sản phẩm dịch vụ của Công ty là rất tốt. Công ty có hệ
thống Cửa hàng đạt tiêu chuẩn, phục vụ tốt cho dịch vụ bán hàng.Sản phẩm lưu kho
được bảo quản tốt. Thời gian vận chuyển hàng hóa nhanh chóng.Không những thế,
Công ty luôn tạo uy tín với khách hàng nên Công ty đã giữ chân được lượng khách
hàng truyền thống nhất định tin tưởng và sử dụng dịch vụ của Công ty.
Trong 10 năm qua, Công ty TNHH Đầu tư và phát triển Thái Hà đã không ngừng
xây dựng và phát triển. Cụ thể 3 năm gần đây, Công ty đã làm việc hiệu quả có uy tín
ở Việt Nam và dần dần vươn ra thị trường quốc tế, đáp ứng mọi yêu cầu khắt khe của
khách hàng trong cũng như ngoài nước.
Bên cạnh đó, công ty còn nhiều những hạn chế cần khắc phục trong thời gian tới
để đạt được nhiều thành tựu lớn lao hơn nữa.
Về nhân sự: Công ty trả lương công bằng dựa trên cách tính lương theo năng suất
dựa vào năng lựa làm việc cũng như tinh thần trách nhiệm của cán bộ công nhân viên.
Trình độ văn hoá của các cán bộ công nhân viên đều là đại học và cao đẳng nên
luôn đáp ứng được nhu cầu của quý khách hàng nhanh chóng và hiệu quả nhất. Bộ
máy quản lý gọn nhẹ, tiết kiệm dược chi phí quản lý doanh nghiệp
Về tài chính: Với những ngày đầu còn gặp nhiều khó khăn nhưng nhờ trình độ
quản lý của ban lãnh đạo công ty cũng như tinh thần làm việc cao của cán bộ công
nhân viên mà công ty đã trải qua được những khó khăn ban đầu về tài chính và đem lại
lợi nhuận cao cho công ty
Về tình hình kinh doanh : Hoạt động của công ty đều được quản lý theo hệ thống
quản lý chất lượng quốc tế: ISO 9001:2000, vì vậy mà các sản phẩm và dịch vụ mà
công ty cung cấp đều đảm bảo chất lượng cũng như luôn nhanh chóng, chính xác và
kịp thời.
3.1.2. Những điểm còn tồn tại và nguyên nhân
Tuy đã đạt được những thành tựu trong quá trình kinh doanh nhưng Công ty vẫn
còn những hạn chế sau:
Chưa có phòng marketing riêng biệt để thực hiện các chức năng marketing mà
các hoạt động marketing đều do phòng kinh doanh phụ trách.
49
49
Công ty chưa quan tâm nhiều đến chính sách quảng cáo, khách hàng khó có cơ hội
tìm hiểu các thông tin liên quan đến giá, các thủ tục có liên quan đến việc đặt hàng hay
vận chuyển hàng hóa trên các phương tiện truyền thông hoặc internet...
Chưa có một lực lượng nhân viên đảm nhận riêng về marketing, thiếu những
nhân viên có thể nắm vững, trả lời đầy đủ những thông tin cho khách hàng về hàng
hóa, dịch vụ của Công ty.
3.2. Định hướng đề tài khoá luận tốt nghiệp
Sau quá trình thực tập tại Công ty tôi đã áp dụng được rất nhiều kiến thức mà
bản thân đã học trong quá trình học tập tại trường vào công việc mà công ty đã giao.
Ngoài ra, tôi còn học hỏi được rất nhiều những kiến thức thực tế để sau này tốt nghiệp
ra trường xin được một công việc tốt đúng với chuyên ngành “Quản trị kinh doanh”
mà bản thân đang theo học.
Được tiếp xúc với môi trường doanh nghiệp tôi cảm thấy bản thân mình được
rèn luyện nhiều hơn, có khả năng giao tiếp và hoàn thành công việc được giao tốt hơn.
Trong quá trình thực tập tại Công ty tôi nhận thấy công ty nên chú trọng và đầu tư
chuyên sâu hơn nữa về công tác marketing phát triển thị trường tiêu thụ. Do đó, tôi
quyết định chọn đề tài: “Tạo động lực cho người lao động tại công ty TNHH Đầu
tư và phát triển Thái Hà” để làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình.

More Related Content

What's hot

Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty cổ phần bóng đèn phích nư...
Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty cổ phần bóng đèn phích nư...Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty cổ phần bóng đèn phích nư...
Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty cổ phần bóng đèn phích nư...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả quy trình môi giới, tiếp thị bất động sản...
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả quy trình môi giới, tiếp thị bất động sản...Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả quy trình môi giới, tiếp thị bất động sản...
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả quy trình môi giới, tiếp thị bất động sản...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Sự tác động của thẻ điểm cân bằng đến kết quả thực hiện công việc tại ngân hà...
Sự tác động của thẻ điểm cân bằng đến kết quả thực hiện công việc tại ngân hà...Sự tác động của thẻ điểm cân bằng đến kết quả thực hiện công việc tại ngân hà...
Sự tác động của thẻ điểm cân bằng đến kết quả thực hiện công việc tại ngân hà...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Báo Cáo Thực Tập.
Báo Cáo Thực Tập.Báo Cáo Thực Tập.
Báo Cáo Thực Tập.dglylong
 
Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty CP cấp nước Thái Hòa
Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty CP cấp nước Thái HòaHoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty CP cấp nước Thái Hòa
Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty CP cấp nước Thái HòaDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Phân tích hoạt động Marketing online tại Công ty Cổ phần P.A.C.C
Phân tích hoạt động Marketing online tại Công ty Cổ phần P.A.C.C Phân tích hoạt động Marketing online tại Công ty Cổ phần P.A.C.C
Phân tích hoạt động Marketing online tại Công ty Cổ phần P.A.C.C hieu anh
 
Xác định một số đặc điểm cấu trúc cơ bản và chỉ số đa dạng loài thực vật tại ...
Xác định một số đặc điểm cấu trúc cơ bản và chỉ số đa dạng loài thực vật tại ...Xác định một số đặc điểm cấu trúc cơ bản và chỉ số đa dạng loài thực vật tại ...
Xác định một số đặc điểm cấu trúc cơ bản và chỉ số đa dạng loài thực vật tại ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Công tác Quản trị nguồn nhân lực tại công ty Quảng cáo Điểm cao - sdt/ ZALO 0...
Công tác Quản trị nguồn nhân lực tại công ty Quảng cáo Điểm cao - sdt/ ZALO 0...Công tác Quản trị nguồn nhân lực tại công ty Quảng cáo Điểm cao - sdt/ ZALO 0...
Công tác Quản trị nguồn nhân lực tại công ty Quảng cáo Điểm cao - sdt/ ZALO 0...Viết thuê báo cáo thực tập giá rẻ
 
Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần nhựa thiếu niên ti...
Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần nhựa thiếu niên ti...Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần nhựa thiếu niên ti...
Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần nhựa thiếu niên ti...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Thực Trạng Và Giải Pháp Quản Lý Nhằm Nâng Cao Chất Lượng Nguồn Nhân Lực Tại C...
Thực Trạng Và Giải Pháp Quản Lý Nhằm Nâng Cao Chất Lượng Nguồn Nhân Lực Tại C...Thực Trạng Và Giải Pháp Quản Lý Nhằm Nâng Cao Chất Lượng Nguồn Nhân Lực Tại C...
Thực Trạng Và Giải Pháp Quản Lý Nhằm Nâng Cao Chất Lượng Nguồn Nhân Lực Tại C...nataliej4
 
Thực trạng hoạt động phân tích báo cáo tài chính tại công ty tnhh cung ứng v...
Thực trạng hoạt động phân tích báo cáo tài chính tại công ty tnhh cung ứng  v...Thực trạng hoạt động phân tích báo cáo tài chính tại công ty tnhh cung ứng  v...
Thực trạng hoạt động phân tích báo cáo tài chính tại công ty tnhh cung ứng v...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên vi...
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên vi...Phân tích báo cáo tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên vi...
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên vi...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn...
Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn...Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn...
Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH Cảng Quốc Tế...
Đề tài: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH Cảng Quốc Tế...Đề tài: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH Cảng Quốc Tế...
Đề tài: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH Cảng Quốc Tế...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Báo cáo thực tập
Báo cáo thực tậpBáo cáo thực tập
Báo cáo thực tậpthanhhauuit
 

What's hot (20)

Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty T FPT chi nhánh Thành phố...
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty T FPT chi nhánh Thành phố...Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty T FPT chi nhánh Thành phố...
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty T FPT chi nhánh Thành phố...
 
Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty cổ phần bóng đèn phích nư...
Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty cổ phần bóng đèn phích nư...Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty cổ phần bóng đèn phích nư...
Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty cổ phần bóng đèn phích nư...
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả quy trình môi giới, tiếp thị bất động sản...
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả quy trình môi giới, tiếp thị bất động sản...Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả quy trình môi giới, tiếp thị bất động sản...
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả quy trình môi giới, tiếp thị bất động sản...
 
Sự tác động của thẻ điểm cân bằng đến kết quả thực hiện công việc tại ngân hà...
Sự tác động của thẻ điểm cân bằng đến kết quả thực hiện công việc tại ngân hà...Sự tác động của thẻ điểm cân bằng đến kết quả thực hiện công việc tại ngân hà...
Sự tác động của thẻ điểm cân bằng đến kết quả thực hiện công việc tại ngân hà...
 
Báo Cáo Thực Tập.
Báo Cáo Thực Tập.Báo Cáo Thực Tập.
Báo Cáo Thực Tập.
 
Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty CP cấp nước Thái Hòa
Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty CP cấp nước Thái HòaHoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty CP cấp nước Thái Hòa
Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty CP cấp nước Thái Hòa
 
Phân tích hoạt động Marketing online tại Công ty Cổ phần P.A.C.C
Phân tích hoạt động Marketing online tại Công ty Cổ phần P.A.C.C Phân tích hoạt động Marketing online tại Công ty Cổ phần P.A.C.C
Phân tích hoạt động Marketing online tại Công ty Cổ phần P.A.C.C
 
Xác định một số đặc điểm cấu trúc cơ bản và chỉ số đa dạng loài thực vật tại ...
Xác định một số đặc điểm cấu trúc cơ bản và chỉ số đa dạng loài thực vật tại ...Xác định một số đặc điểm cấu trúc cơ bản và chỉ số đa dạng loài thực vật tại ...
Xác định một số đặc điểm cấu trúc cơ bản và chỉ số đa dạng loài thực vật tại ...
 
Công tác Quản trị nguồn nhân lực tại công ty Quảng cáo Điểm cao - sdt/ ZALO 0...
Công tác Quản trị nguồn nhân lực tại công ty Quảng cáo Điểm cao - sdt/ ZALO 0...Công tác Quản trị nguồn nhân lực tại công ty Quảng cáo Điểm cao - sdt/ ZALO 0...
Công tác Quản trị nguồn nhân lực tại công ty Quảng cáo Điểm cao - sdt/ ZALO 0...
 
Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần nhựa thiếu niên ti...
Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần nhựa thiếu niên ti...Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần nhựa thiếu niên ti...
Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần nhựa thiếu niên ti...
 
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH MTV, HAY!
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH MTV, HAY!Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH MTV, HAY!
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH MTV, HAY!
 
Thực Trạng Và Giải Pháp Quản Lý Nhằm Nâng Cao Chất Lượng Nguồn Nhân Lực Tại C...
Thực Trạng Và Giải Pháp Quản Lý Nhằm Nâng Cao Chất Lượng Nguồn Nhân Lực Tại C...Thực Trạng Và Giải Pháp Quản Lý Nhằm Nâng Cao Chất Lượng Nguồn Nhân Lực Tại C...
Thực Trạng Và Giải Pháp Quản Lý Nhằm Nâng Cao Chất Lượng Nguồn Nhân Lực Tại C...
 
Thực trạng hoạt động phân tích báo cáo tài chính tại công ty tnhh cung ứng v...
Thực trạng hoạt động phân tích báo cáo tài chính tại công ty tnhh cung ứng  v...Thực trạng hoạt động phân tích báo cáo tài chính tại công ty tnhh cung ứng  v...
Thực trạng hoạt động phân tích báo cáo tài chính tại công ty tnhh cung ứng v...
 
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên vi...
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên vi...Phân tích báo cáo tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên vi...
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên vi...
 
Đề tài: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH DƯỢC PHẨM PH...
Đề tài: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH DƯỢC PHẨM PH...Đề tài: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH DƯỢC PHẨM PH...
Đề tài: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH DƯỢC PHẨM PH...
 
Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn...
Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn...Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn...
Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn...
 
Đề tài: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH Cảng Quốc Tế...
Đề tài: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH Cảng Quốc Tế...Đề tài: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH Cảng Quốc Tế...
Đề tài: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH Cảng Quốc Tế...
 
Đề tài phân tích hoạt động quản trị nguồn nhân lực, HAY
Đề tài  phân tích hoạt động quản trị nguồn nhân lực, HAYĐề tài  phân tích hoạt động quản trị nguồn nhân lực, HAY
Đề tài phân tích hoạt động quản trị nguồn nhân lực, HAY
 
Báo cáo thực tập
Báo cáo thực tậpBáo cáo thực tập
Báo cáo thực tập
 
Đề tài: Hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty Thông tin FPT
Đề tài: Hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty Thông tin FPTĐề tài: Hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty Thông tin FPT
Đề tài: Hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty Thông tin FPT
 

Similar to 3. quách thị duyên.bctt ok

Khóa Luận Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Người Lao Động
Khóa Luận Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Người Lao ĐộngKhóa Luận Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Người Lao Động
Khóa Luận Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Người Lao ĐộngDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Phân tích tài chính tại công ty tnhh thương mại và vận tải minh dương
Phân tích tài chính tại công ty tnhh thương mại và vận tải minh dươngPhân tích tài chính tại công ty tnhh thương mại và vận tải minh dương
Phân tích tài chính tại công ty tnhh thương mại và vận tải minh dươnghttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài phân tích tài chính công ty TNHH Thương mại và Vận tải Minh Đức, điểm 8
Đề tài  phân tích tài chính công ty TNHH Thương mại và Vận tải Minh Đức, điểm 8Đề tài  phân tích tài chính công ty TNHH Thương mại và Vận tải Minh Đức, điểm 8
Đề tài phân tích tài chính công ty TNHH Thương mại và Vận tải Minh Đức, điểm 8Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
đáNh giá hiện trạng quản lý và xử lý rác thải của công ty thnn mt – nhật bản
đáNh giá hiện trạng quản lý và xử lý rác thải của công ty thnn mt – nhật bảnđáNh giá hiện trạng quản lý và xử lý rác thải của công ty thnn mt – nhật bản
đáNh giá hiện trạng quản lý và xử lý rác thải của công ty thnn mt – nhật bảnTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Đề tài công tác tạo động lực làm việc cho người lao động, ĐIỂM CAO, HAY
Đề tài công tác tạo động lực làm việc cho người lao động, ĐIỂM CAO, HAYĐề tài công tác tạo động lực làm việc cho người lao động, ĐIỂM CAO, HAY
Đề tài công tác tạo động lực làm việc cho người lao động, ĐIỂM CAO, HAYDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Hoàn thiện công tác tạo động lực làm việc cho người lao động tại Công...
Đề tài: Hoàn thiện công tác tạo động lực làm việc cho người lao động tại Công...Đề tài: Hoàn thiện công tác tạo động lực làm việc cho người lao động tại Công...
Đề tài: Hoàn thiện công tác tạo động lực làm việc cho người lao động tại Công...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công...
Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công...Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công...
Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Xây dựng chiến lược kinh doanh của Công ty TNHH ISO Green giai đoạn 2021- 2025
 Xây dựng chiến lược kinh doanh của Công ty TNHH ISO Green giai đoạn 2021- 2025  Xây dựng chiến lược kinh doanh của Công ty TNHH ISO Green giai đoạn 2021- 2025
Xây dựng chiến lược kinh doanh của Công ty TNHH ISO Green giai đoạn 2021- 2025 luanvantrust
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh công nghệ và truyền thông comtec
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh công nghệ và truyền thông comtecPhân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh công nghệ và truyền thông comtec
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh công nghệ và truyền thông comtechttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại công ty trách nhiệm ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại công ty trách nhiệm ...Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại công ty trách nhiệm ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại công ty trách nhiệm ...NOT
 
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện chiến lược Marketing tại Công ty cổ phần đầu tư...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện chiến lược Marketing tại Công ty cổ phần đầu tư...Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện chiến lược Marketing tại Công ty cổ phần đầu tư...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện chiến lược Marketing tại Công ty cổ phần đầu tư...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tn...
Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tn...Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tn...
Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tn...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty tnhh sản xuất và thương m...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty tnhh sản xuất và thương m...Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty tnhh sản xuất và thương m...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty tnhh sản xuất và thương m...https://www.facebook.com/garmentspace
 

Similar to 3. quách thị duyên.bctt ok (20)

Khóa Luận Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Người Lao Động
Khóa Luận Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Người Lao ĐộngKhóa Luận Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Người Lao Động
Khóa Luận Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Người Lao Động
 
Lv (19)
Lv (19)Lv (19)
Lv (19)
 
Khóa luận: Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty Tường Nam
Khóa luận: Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty Tường NamKhóa luận: Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty Tường Nam
Khóa luận: Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty Tường Nam
 
Phân tích tài chính tại công ty tnhh thương mại và vận tải minh dương
Phân tích tài chính tại công ty tnhh thương mại và vận tải minh dươngPhân tích tài chính tại công ty tnhh thương mại và vận tải minh dương
Phân tích tài chính tại công ty tnhh thương mại và vận tải minh dương
 
Đề tài phân tích tài chính công ty TNHH Thương mại và Vận tải Minh Đức, điểm 8
Đề tài  phân tích tài chính công ty TNHH Thương mại và Vận tải Minh Đức, điểm 8Đề tài  phân tích tài chính công ty TNHH Thương mại và Vận tải Minh Đức, điểm 8
Đề tài phân tích tài chính công ty TNHH Thương mại và Vận tải Minh Đức, điểm 8
 
đáNh giá hiện trạng quản lý và xử lý rác thải của công ty thnn mt – nhật bản
đáNh giá hiện trạng quản lý và xử lý rác thải của công ty thnn mt – nhật bảnđáNh giá hiện trạng quản lý và xử lý rác thải của công ty thnn mt – nhật bản
đáNh giá hiện trạng quản lý và xử lý rác thải của công ty thnn mt – nhật bản
 
Luận văn: Tạo động lực làm việc cho người lao động tại Công Ty Sắt Thép
Luận văn: Tạo động lực làm việc cho người lao động tại Công Ty Sắt ThépLuận văn: Tạo động lực làm việc cho người lao động tại Công Ty Sắt Thép
Luận văn: Tạo động lực làm việc cho người lao động tại Công Ty Sắt Thép
 
Đề tài công tác tạo động lực làm việc cho người lao động, ĐIỂM CAO, HAY
Đề tài công tác tạo động lực làm việc cho người lao động, ĐIỂM CAO, HAYĐề tài công tác tạo động lực làm việc cho người lao động, ĐIỂM CAO, HAY
Đề tài công tác tạo động lực làm việc cho người lao động, ĐIỂM CAO, HAY
 
Đề tài: Hoàn thiện công tác tạo động lực làm việc cho người lao động tại Công...
Đề tài: Hoàn thiện công tác tạo động lực làm việc cho người lao động tại Công...Đề tài: Hoàn thiện công tác tạo động lực làm việc cho người lao động tại Công...
Đề tài: Hoàn thiện công tác tạo động lực làm việc cho người lao động tại Công...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
 
Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công...
Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công...Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công...
Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công...
 
Đề tài: Hoàn thiện công tác tạo động lực làm việc cho người lao động tại Công...
Đề tài: Hoàn thiện công tác tạo động lực làm việc cho người lao động tại Công...Đề tài: Hoàn thiện công tác tạo động lực làm việc cho người lao động tại Công...
Đề tài: Hoàn thiện công tác tạo động lực làm việc cho người lao động tại Công...
 
Xây dựng chiến lược kinh doanh của Công ty TNHH ISO Green giai đoạn 2021- 2025
 Xây dựng chiến lược kinh doanh của Công ty TNHH ISO Green giai đoạn 2021- 2025  Xây dựng chiến lược kinh doanh của Công ty TNHH ISO Green giai đoạn 2021- 2025
Xây dựng chiến lược kinh doanh của Công ty TNHH ISO Green giai đoạn 2021- 2025
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh công nghệ và truyền thông comtec
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh công nghệ và truyền thông comtecPhân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh công nghệ và truyền thông comtec
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh công nghệ và truyền thông comtec
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại công ty trách nhiệm ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại công ty trách nhiệm ...Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại công ty trách nhiệm ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại công ty trách nhiệm ...
 
Đề tài hiệu quả sử dụng tài sản lưu động, HAY, ĐIỂM 8
Đề tài hiệu quả sử dụng tài sản lưu động, HAY, ĐIỂM 8Đề tài hiệu quả sử dụng tài sản lưu động, HAY, ĐIỂM 8
Đề tài hiệu quả sử dụng tài sản lưu động, HAY, ĐIỂM 8
 
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện chiến lược Marketing tại Công ty cổ phần đầu tư...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện chiến lược Marketing tại Công ty cổ phần đầu tư...Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện chiến lược Marketing tại Công ty cổ phần đầu tư...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện chiến lược Marketing tại Công ty cổ phần đầu tư...
 
Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tn...
Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tn...Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tn...
Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tn...
 
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn của công ty Minh Ngọc, HAY
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn của công ty Minh Ngọc, HAYĐề tài hiệu quả sử dụng vốn của công ty Minh Ngọc, HAY
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn của công ty Minh Ngọc, HAY
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty tnhh sản xuất và thương m...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty tnhh sản xuất và thương m...Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty tnhh sản xuất và thương m...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty tnhh sản xuất và thương m...
 

3. quách thị duyên.bctt ok

  • 1. 1 1 LỜI CẢM ƠN Trước tiên với tình cảm sâu sắc và chân thành nhất, cho phép em được bày tỏ lòng biết ơn đến tất cả các cá nhân và tổ chức đã tạo điều kiện hỗ trợ, giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu đề tài này. Trong suốt thời gian từ khi bắt đầu học tập tại trường đến nay, em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của quý Thầy và bạn bè. Nhân dịp này cho phép em gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban giám đốc nhà trường, ban chủ nhiệm khoa Kinh tế và các thầy cô đã giảng dạy và truyền đạt cho em những kiến thức quý báu trong suốt bốn năm ngồi trên ghế nhà trường. Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới - Người đã chỉ bảo nhiệt tình và dành thời gian quý báu hướng dẫn em trong suốt quá trình nghiên cứu và thực tập để hoàn thành bài báo cáo này. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới toàn thể lãnh đạo, đặc biệt là các anh chị trong Công Ty TNHH Đầu tư và phát triển Thái Hà đã tạo điều kiện giúp em tiếp cận tình hình thực tế để nghiên cứu và hoàn thành đề tài của mình. Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè và những người đã tạo điều kiện cho em học tập, quan tâm động viên em trong suốt quá trình học tập vừa qua. Do khả năng cũng như nhiều điều kiện khách quan nên quá trình làm đề tài không tránh khỏi thiếu sót. Vậy kính mong được sự đóng góp ý kiến và chỉ đạo của các thầy giáo, cô giáo để bài báo cáo của em được hoàn thiện hơn. Sinh viên Quách Thị Duyên
  • 2. 2 2 MỤC LỤC MỤC LỤC ..................................................................................................................................2 LỜI MỞ ĐẦU.............................................................................................................................4 PHẦN 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP ..........................................................5 1.1.Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp .......................................................5 1.1.1 Tên, địa chỉ và quy mô hoạt động của doanh nghiệp .................................................5 1.1.2 Lịch sử phát triển của doanh nghiệp...........................................................................5 1.1.3. Chức năng, nhiệm vụ theo giấy phép kinh doanh .....................................................5 1.1.4. Lĩnh vựng hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp ..................................6 1.2. Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp ....................................................................................7 1.2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp ....................................................................7 1.2.2. Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận.......................................................................7 1.3. Đặc điểm tổ chức sản xuất của dôanh nghiệp..................................................................9 1.3.1. Quy trình sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp .................................................9 1.3.2 .Máy móc, các trang thiết bị và nguyên lý hoạt động...............................................10 1.3.3. Công nghệ sản xuất và đặc điểm của một số hàng hoá dịch vụ ..............................12 Các sản phẩm chính của công ty...............................................................................................12 1.3.4. Các sự cố kỹ thuật thường gặp và giải pháp khắc phục ..........................................13 PHẦN 2: THỰC TRẠNG VỀ CÁC LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP...........................................................................................................16 2.1. Thực trạng về công tác quản lý lao động, tiền lương.....................................................16 2.2.1. Cơ cấu lao động của công ty ...................................................................................16 2.1.2. Định mức lao động..................................................................................................17 2.1.3. Tình hình sử dụng thời gian lao động......................................................................18 2.1.4. Năng suất lao động..................................................................................................18 2.1.5. Công tác tuyển dụng nhân sự Hiện tại để mở rộng sản xuất kinh doanh công ty đang tuyển thêm lao động..................................................................................................18 2.1.6. Tổng quỹ lương và đơn giá tiền lương, bảng chấm công........................................20 2.1.7. Tình hình trả lương các bộ phận, hình thức trả lương.............................................20 2.1.8. Nhận xét chung về công tác lao động và tiền lương của doanh nghiệp ..................21 2.2. Thực trạng về công tác quản lý vật tư, tài sản cố định ..................................................23 2.2.1. Sơ đồ quy trình quản lý công tác vật tư, tài sản cố định .........................................23 2.2.2. Các loại nguyên vật liệu dùng trong doanh nghiệp .................................................23 2.2.3. Cách xây dựng mức sử dụng nguyên vật liệu .........................................................24
  • 3. 3 3 2.2.4. Tình hình sử dụng nguyên vật liệu..........................................................................24 2.2.5. Tình hình dự trữ bảo quản cấp phát NVL ...............................................................25 2.2.6. Tình hình sử dụng tài sản cố định trong công ty.....................................................25 2.2.7. Nhận xét chung về công tác quản lý vật tư và tài sản cố định ................................25 2.3. Thực trạng về hoạt động tiêu thụ sản phẩm và hoạt động Marketing............................25 2.3.1. Ngành nghề kinh doanh, sản phẩm hàng hoá..........................................................25 2.3.2. Sơ đồ tổ chức bộ máy lĩnh vực marketing, kênh tiêu thụ........................................26 2.3.3. Tình hình tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp trong những năm gần đây.............27 2.3.4 Chính sách về sản phẩm và thị trường tiêu thụ ........................................................29 2.3.5 Chính sách giá ..........................................................................................................29 2.2.6 Chính sách phân phối ...............................................................................................34 2.3.7 Chính sách xúc tiến bán hàng...................................................................................35 2.3.8 Một số đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp............................................................36 2.3.9. Nhận xét chung về tình hình tiêu thụ và hoạt động marketing................................36 2.4 Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp ..............................................................37 2.4.1 Phân tích tài chính qua bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.......................37 2.4.2. Phân tích một số tỷ số tài chính...............................................................................40 2.4.3. Phân tích bảng cân đối kế toán................................................................................43 2.4.4. Phân tích một số tỷ số tài chính...............................................................................45 2.4.5. Nhật xét về tình hình tài chính và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ...........................................................................................................................................45 2.5. Thực trạng về quản trị chất lượng sản phẩn trong doanh nghiệp...................................45 2.5.1. Hệ thống quản trị chất lượng tại doanh nghiệp .......................................................45 2.5.2. Thực trạng chất lượng sản phẩm tại doanh nghiệp..................................................46 2.5.3. Một số kỹ thuật quản trị chất lượng trong doanh nghiệp ........................................46 2.5.4. Nhận xét về tình hình quản trị chất lượng sản phẩm trong doanh nghiệp...............47 PHẦN 3: ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN ..........................................48 3.1. Đánh giá chung về các mặt quản trị của doanh nghiệp..................................................48 3.1.1. Các ưu điểm.............................................................................................................48 3.1.2. Những điểm còn tồn tại và nguyên nhân.................................................................48 3.2. Định hướng đề tài khoá luận tốt nghiệp .........................................................................49
  • 4. 4 4 LỜI MỞ ĐẦU Trong những năm gần đây, theo đà phát triển và xu hướng hội nhập của nền kinh tế nước ta với nền kinh tế thế giới, số lượng các công ty, nhà máy, xí nghiệp ngày càng tăng một cách đáng kể. Tuy nhiên, về mặt tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp hiện nay thì đã khác trước rất nhiều. Đó là nhu cầu về một lực lượng lớn đội ngũ lao đông có trình độ hiểu biết và tay nghề cao. Vấn đề này được đặt ra đối với nền giáo dục nhất là các trường Đại học, Cao đẳng, trường đào tạo nghề đòi hỏi phải đưa ra được những phương án giáo dục, đào tạo phù hợp, không tách rời với thực tiễn, lao động sản xuất và triển khai một cách tối ưu. Được sự giúp đỡ, tạo điều kiện của trường đã cho em có thời gian được thực tập tại công ty TNHH Đầu tư và phát triển Thái Hà. Với thời gian thực tập một tháng tại công ty cùng với sự giúp đỡ của các anh, chị làm việc tại công ty em đã có một khoảng thời gian vô cùng bổ ích, được trau dồi về kỹ năng chuyên môn, cách xử lý các công việc, ... Sau thời gian thực tập, được sự giúp đỡ của các bác, các cô, anh chị phòng kế toán đã hướng dẫn tận tình và chu đáo giúp em có được sự liên kết từ kiến thức học được về các phần hành kế toán vào công việc thực tế và có thể áp dụng để thực hiện công việc kế toán cùng với các khó khăn, thuận lợi của công ty kết hợp với các nội dung trong đề cương và được sự hướng dẫn của cô. Em xin hoàn thành bài báo cáo thực tập tại Công ty TNHH Đầu tư và phát triển Thái Hà. Do trình độ còn hạn chế, thời gian thực tập không nhiều, bài báo cáo này chắc chắn còn nhiều thiếu sót nhất định. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo trong khoa Kinh Tế để bài báo cáo này được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn!
  • 5. 5 5 PHẦN 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP 1.1.Quá trình hình thành và phát triểncủa doanh nghiệp 1.1.1 Tên, địa chỉ và quy mô hoạt động của doanh nghiệp  Tên công ty: Công ty Trách nhiệm hữu hạn Đầu tư và Phát triển Thái Hà  Tên giao dịch: Thai Ha investment and development company limited  Mã số thuế: 0108522153  Ngày cấp giấy chứng nhận: 22 /11/2018  Đại diện pháp luật: Đinh Công Việt  Địa chỉ: Số nhà 21 Lai Xá, Xã Kim Chung, Huyện Hoài Đức, TP.Hà Nội  Đăng ký & quản lý: Chi cục Thuế Huyện Hoài Đức 1.1.2 Lịch sử phát triểncủa doanh nghiệp - Từ một cửa hàng đại lý với diện tích sử dụng là 50m2. Sau đó, nhờ sự hỗ trợ cũng như tư vấn của Công ty tư vấn quản lý và đào tạo, ông Đinh Quốc Việt đã chuyển đổi hình thức kinh doanh, phát triển thành Công ty TNHH Đầu tư và phát triển Thái Hà giám đốc là Đinh Quốc Việt – mở rộng cả về chiều rộng và chiều sâu. Nghĩa là mở thêm nhiều cửa hàng, nhiều hình thức bán hàng, mở rộng thị trường tiêu thụ, tìm kiếm thêm khách hàng mới. Ngoài ra, sẽ xây dựng cơ cấu tổ chức bài bản, đồng thời xây dựng nội quy trong công ty, xây dựng và hướng nhân viên làm việc theo quy chuẩn, tuyển dụng, đào tạo tập huấn các cán bộ công nhân viên trong công ty với mục đích tổ chức kinh doanh và kiểm soát các hoạt động của công ty một cách hiệu quả và khoa học. - Sau một số năm hoạt động kể từ ngày thành lập, Công ty TNHH Đầu tư và phát triển Thái Hà đã không ngừng lớn mạnh về mọi mặt. Với phương châm “đảm bảo chất lượng – giá cả tốt, hợp lý nhất – dịch vụ chăm sóc khách hàng chu đáo”, công ty luôn nỗ lực đổi mới và nâng cao chất lượng dịch vụ, đáp ứng tốt nhu cầu cửa khách hàng. Nguồn gốc sản phầm của công ty bao gồm trong nước và ngoài nước. Dù là công ty nhỏ nhưng Công ty TNHH Đầu tư và phát triển Thái Hà đã dần trở thành một trong những nhà phân phối chính, có uy tín các sản phẩm, vật tư liên quan đến ngành thiết kế, thi công lắp đặt hệ thống điện trên thị trường. 1.1.3. Chức năng, nhiệm vụ theo giấy phép kinh doanh * Chức năng:
  • 6. 6 6 Công ty TNHH Đầu tư và phát triển Thái Hà là một trong những doanh nghiệp kinh doanh thế mạnh ở lĩnh vực vừa thiết kế vừa kinh doanh thương mại vật liệu điện . Ở lĩnh vực nào công ty cũng luôn xây dựng được uy tín và vị thế kinh doanh nhất định. Theo giấy phép kinh doanh đăng ký, ngành nghề kinh doanh của công ty như sau: + Lắp đặt hệ thống điện. + Nhận thầu thi công, thiết kế lắp đặt các công trình điện dân dụng, hoàn thiện cho các công trình. + Kinh doanh các mặt hàng liên quan tới hệ thống điện,… * Nhiệm vụ: Kinh doanh có lãi, bảo toàn và phát triển vốn đầu tư tại doanh nghiệp và các doanh nghiệp khác, tối đa lợi nhuận, phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh, đem lại lợi ích tối ưu, đóng góp cho ngân sách nhà nước qua các loại thuế từ các hoạt động sản xuất kinh doanh, đồng thời đem lại việc làm, tạo thu nhập cho người lao động. Đa dạng hóa ngành, nghề kinh doanh, mở rộng thị trường trong và ngoài nước, nâng cao năng lực cạnh tranh của toàn doanh nghiệp nhằm xây dựng và phát triển thành tập đoàn kinh tế có tiềm lực mạnh. - Làm đầy đủ thủ tục đăng ký kinh doanh, hoạt động theo quy định của nhà nước. - Đầu tư xây dựng giao thông vận tải, kinh doanh bất động sản và nhà ở dân dụng. - Đại lý mua bán ký gửi vật liệu xây dựng và trang trí nội thất. - Nhận các hợp đồng thiết kế thi công các công trình điện công nghiệp, dân dụng. - Lắp đặt thiết kế cho các công trình xây dựng. - Hoàn thiện các công trình xây dựng. - Xây dựng và thực hiện kế hoạch kinh doanh trên cơ sở tôn trọng pháp luật. - Tạo lập sự quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn kinh doanh - Kinh doanh theo ngành, nghề ghi trong giấy phép. 1.1.4. Lĩnh vựng hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp - Thực hiện kinh doanh các ngành nghề theo đăng ký kinh doanh dược chứng nhận: Hoàn thiện công trình xây dựng - Công ty áp dụng theo công nghệ trong quá trình lắp đặt theo quy trình khép kín, kiểm tra từ nguồn nguyên liệu vào đến nguồn nguyên liệu ra. Công ty đầu tư toàn
  • 7. 7 7 bộ các máy móc hiện đại. Máy móc của công ty chủ yếu là máy móc được đầu tư mua sắm hoàn toàn mới, có một số ít nhập khẩu thiết bị đã qua sử dụng nhưng tính năng và hiệu quả hoạt động vẫn tốt. - Thực hiện đầy đủ các quy định về kinh doanh theo quy định của pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đồng thời thực hiện tốt các nghĩa vụ nộp thuế với nhà nước và các biện pháp bảo vệ môi trường. 1.2. Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp 1.2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp Sơ đồ 1.1:Mô hình tổ chức bộ máy quản lý của Công Ty: 1.2.2. Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận Nhìn vào sơ đồ tổ chức ta có thể thấy rõ sơ đồ tổ chức của Công ty, bộ máy quản lý bao gồm một Giám đốc và 3 phòng ban: Bộ phận Văn phòng và Bộ phận kinh doanh và Bộ phận giao hàng. Giám đốc chịu trách nhiệm chỉ huy toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty thông qua Bộ phận Văn phòng, xem xét duyệt các phương án sản xuất, các biện pháp kỹ thuật và chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật. Chịu trách nhiệm pháp lý trước pháp luật. Các phòng ban chính Bộ phận văn phòng: Giám đốc Bộ phận văn phòng Bộ phận kinh doanh Bộ phận giao hàng
  • 8. 8 8 - Trực tiếp phân công tới các phòng ban và các phân xưởng sản xuất.Ngoài ra còn trợ giúp cho Giám đốc giải quyết các công việc nội chính và các khâu quản trị, y tế, bảo vệ an ninh trật tự, công tác BHXH, BHYT. - Kiểm tra chất lượng sản phẩm tại các phân xưởng, đối chiếu các chỉ tiêu về mặt kỹ thuật đề ra cho từng sản phẩm cụ thể - Hạch toán thống kê và hạch toán kế toán của Công ty, thực hiện các khoản trích nộp và các khoản thuế làm nghĩa vụ với nhà nước theo quy định của pháp luật. Kế toán thường kỳ lập các báo cáo tài chính và các báo cáo kế toán xác định kết quả kinh doanh của Công ty. Bộ phận kinh doanh: - Lập các kế hoạch Kinh doanh và triển khai thực hiện - Thiết lập, giao dịch trực tiếp với hệ thống Khách hàng, hệ thống nhà phân phối - Thực hiện hoạt động bán hàng tới các Khách hàng nhằm mang lại Doanh thu cho Doanh nghiệp - Phối hợp với các bộ phận liên quan như Kế toán, Văn phòng,… nhằm mang đến dịch vụ đầy đủ nhất cho Khách hàng. - Bộ phận giao hàng: - Giao hàng hoá, tài liệu hồ sơ theo lịch phân công, theo yêu cầu của các bộ phận sản xuất kinh doanh, của Trưởng phòng. - Kiểm tra hàng hoá, hồ sơ, sau đó ký vào phiếu xuất và sổ giao nhận (nếu có). Ghi đầy đủ tên hàng hoá, số lượng, nơi giao, nơi nhận, thời hạn vào sổ giao nhận. - Lưu giữ, vận chuyển hàng hoá, tài liệu hồ sơ cẩn thận. Trong quá trình giao nhận, mang – vác hàng hoá cẩn thận tránh bị hư hỏng. - Giao đầy đủ hàng hoá, tài liệu hồ sơ cho người nhận, sau đó yêu cầu ký tên vào sổ giao nhận của mình. - Thông tin kịp thời cho các bộ phận liên quan đảm bảo hàng hoá, tài liệu hồ sơ được giao đầy đủ, đúng thời hạn. - Chịu hoàn hoàn trách nhiệm về hàng hoá từ khi nhận cho đến khi giao trừ trường hợp bất khả kháng.
  • 9. 9 9 1.3. Đặc điểm tổ chức sản xuất của dôanh nghiệp 1.3.1. Quy trình sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp Đối với hoạt động kinh doanh thương mại: Khái quát quy trình kinh doanh của Công ty như sau: Sơ đồ 1.2: Quy trình sản xuất kinh doanh của Công ty Bước 1: Phòng kinh doanh lập kế hoạch và triển khai các chương trình quảng bá, giới thiệu sản phẩm tới tay người tiêu dùng Bước 2: Làm hợp đồng khi nhận được đơn đặt hàng của đối tác Bước 3: Hợp đồng sau khi ký sẽ được chuyển xuống phòng kế hoạch. Phòng kế họch sẽ lập kế hoạch để tiến hành sản xuất sản phẩm. Bước 4: Các phân xưởng sản xuất sau khi nhận được kế hoạch sản xuất sản phẩm sẽ tiến hành sản xuất ra sản lượng sản phẩm. Bước 5: Sản phẩm sau khi được sản xuất ra sẽ được kiểm nghiệm an toàn, chất lượng sau đó được giao cho khách hàng theo từng đơn đặt hàng. Nhận hợp đồng (đơn đặt hàng) Lập kế hoạch sản xuất sản phẩm Tiến hành sản xuất sản phẩm Giao hàng cho khách hàng Thanh lý hợp đồng, bàn giao sản phẩm Tiếp thị, quảng cáo sản phẩm
  • 10. 10 10 1.3.2 .Máy móc, các trang thiết bị và nguyên lý hoạt động Hệ thống cung cấp và phân phối điện:  Hệ thống phân phối điện trung thế có điện thế đến 35KV  Hệ thống phân phối điện hạ thế  Hệ thống máy phát, tủ bảng điện, biến thế …  Hệ thống điện máy phát  Hệ thống điện chiếu sáng  Hệ thống chống sét  Hệ thống báo cháy Hình 1.1: Tủ điện công nghiệp Hệ thống điện nhẹ:  Hệ thống camera quan sát.  Hệ thống thông tin liên lạc, điện thoại, hệ âm thanh công cộng.  Hệ thống cáp truyền hình.  Hệ thống mạng vi tính
  • 11. 11 11 Hình 1.2: Hệ thống camera quán sát Lĩnh vực thông gió, điều hòa không khí và trữ đông  Hệ thống điều hòa không khí và thông gió cục bộ, trung tâm.  Hệ thống quạt tăng áp cầu thang thoát hiểm, thông gió đường,tầng hầm.  Hệ thống cấp trữ đông cho các nhà máy sản xuất, chế biến thủy hải sản.  Hệ thống làm mát không khí trong các nhà xưởng sản xuất công nghiệp. Hình 1.3: Hệ thống quạt tăng áp Hệ thống Tự động hóa  Hệ thống điều khiển tòa nhà (BMS).  Hệ thống các dây chuyền điều khiển tự động trong công nghiệp, nhà xưởng.
  • 12. 12 12 1.3.3. Công nghệ sản xuất và đặc điểm của một số hàng hoá dịch vụ Công ty TNHH Đầu tư và phát triển Thái Hà được thành lập năm 2018, hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ và giải pháp kỹ thuật về thi công hệ thống cơ điện, đến nay công ty đã cung cấp các dịch vụ cho hàng chục dự án với nhiều mảng thị trường khác nhau từ nhà máy, tòa nhà trung tâm thương mại, chung cư cao tầng, bệnh viện, trường học …. Với số năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Cơ – Điện, Chúng tôi cung cấp những giải pháp kỹ thuật từ tư vấn, thiết kế đến thi công lắp đặt vận hành và bảo trì dự án, Nhờ đó chúng tôi liên tục đưa ra những sản phẩm chất lượng và cung cấp những dịch vụ đáp ứng được sự kỳ vọng của khách hàng. Với tiêu chí hoạt động mang lại giá trị cốt lõi cho công ty bằng sự: Uy Tín – Chuyên Nghiệp – An toàn – Sáng tạo – Hiệu Quả. Những yếu tố này đã mang lại cho công ty sự thành công và trở thành một trong những nhà thầu Cơ – Điện chuyên nghiệp hàng đầu của Việt Nam. Các sản phẩm chính của công ty Hình 1.4: Hệ thống điện nhẹ của toà nhà
  • 13. 13 13 Hình 1.5: Hệ thống điện công trình Hình 1.6: Hệ thống đèn chiếu sáng 1.3.4. Các sự cố kỹ thuật thường gặp và giải pháp khắc phục Hư hỏng phần điện: STT Nội dung hỏng hóc Nguyên nhân Cách khắc phục 1 Không khởi động các động cơ điện trong hệ thống Các nút bấm tương ứng bị hỏng Kiểm tra, thay nút bấm
  • 14. 14 14 Rơ le nhiệt quá tải Kiểm tra, điều chỉnh mức rơ le nhiệt Động cơ tương ứng bị cháy, đứt dây,... Kiểm tra và xử lý đứt dây, cuốn lại động cơ. 2 Khi khởi động các động cơ, động cơ quay chậm, có tiếng kêu lạ nếu để 1¸2 (phút) động cơ nóng lạ thường Mất 01 pha trong 3 pha điện Tắt máy kiểm tra pha Sát cốt động cơ Tháo động cơ, xử lý sát cốt động cơ 3 Các xilanh đi không hết hành trình của mình, gây va đập mạnh Các công tắc hành trình bị hư hỏng, nằm không đúng vị trí quy định Điều chỉnh vị trí công tắc hành trình, thay công tắc hành trình nếu hư hỏng. 4 Một trong 3 đèn pha không sáng Mất 1 trong 3 pha vào tủ Kiểm tra, nối lại pha bị mất Đèn cháy Thay đèn 5 Chương trình phần mềm của PLC không hoạt động, hoạt động rối loạn thể hiện qua: Các cơ cấu điện, thủy lực tốt nhưng máy không chạy Rối loạn phần mềm PLC Báo kỹ thuật xử lý PLC hư hỏng Báo kỹ thuật xử lý Các sự cố kỹ thuật ít xảy ra, do kiến thức, kinh nghiệm của công nhân trong doanh nghiệp khá cao. Sự cố được chia ra làm 3 loại sau: - Sự cố nhà máy điện - Sự cố lưới điện - Sự cố hệ thống điện. Tùy theo mức độ hư hỏng thiết bị và hậu quả gây ra mà sự cố nhà máy điện, sự cố lưới điện được phân loại thành 3 cấp.: sự cố cấp I, sự cố cấp lI, sự cố cấp III. Sự cố hệ thống Khi trên hệ thống điện xảy ra một trong các vi phạm dưới đây sẽ được đánh giá là sự cố hệ thống: 1- Hệ thống điện mất ổn định dẫn đến phân rã thành nhiều mảng gây nên việc cắt điện các hộ tiêu thụ với công suất tổng cộng trên 10% so voí biểu đồ phụ tải của hệ thống. 2- Hệ thống điện hoạt động với tần số trên 50,5 Hz;
  • 15. 15 15 dưới 49, 5 Hz đến 49 Hz kéo dài quá 1 giờ; dưới 49 Hz đến 48, 5Hz kéo dài quá 30 phút; dưới 48, 5 Hz kéo dài quá 5 phút. (Trong trường hợp nếu từng giai đoạn cụ thể mà hệ thống bị thiếu hụt công suất, Tổng Công ty điện lực sẽ có quy định lại tương ứng với từng giai đoạn). 3- Khi công suất của hệ thống điện miền Bắc (HTĐ I) hoặc hệ thống điện miền Nam (HTĐ II) cung cấp cho miền Trung (Công ty Điện lực 3C) giảm 50% kéo dài quá 1 giờ. Do nhân viên vận hành: Nhân viên vận hành trực tiếp gây nên như: - Không thực hiện đúng các quy trình vận hành, quy trình nghiệp vụ, quy trình xử lý sự cố, quy trình bảo dưỡng thiết bị v.v... cũng như các nội quy, kỷ luật sản xuất. - Trong vận hành không theo dõi kiểm tra để phát hiện kịp thời các khiếm khuyết của thiết bị để xử lý. Do nhân viên sửa chữa và thí nghiệm - Bỏ qua hạng mục sửa chữa, thí nghiệm hoặc làm không đảm bảo chất lượng, không phát hiện hết các hư hỏng của thiết bị. - Đấu sai mạch, sai quy cách kỹ thuật, đọc nhầm thông số thí nghiệm v.v... - Kết thúc công tác không kiểm tra, xem xét kỹ càng để quên dụng cụ đồ nghề, tạp vật trong thiết bị để khi đưa thiết bị vào làm việc gây hư hỏng.
  • 16. 16 16 PHẦN 2: THỰC TRẠNG VỀ CÁC LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 2.1. Thực trạng về công tác quản lý lao động, tiềnlương 2.2.1. Cơ cấu lao động của công ty Bảng 2.1: Tình hình về lao động Chỉ tiêu Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 So sánh 2020/2019 2021/2020 + / - % + / - % Tổng lao động 301 312 321 11 3,65 9 2,88 -Theo mối quan hệ với quá trình sản xuất Bộ phận gián tiếp 16 17 17 1 6,25 0 0,00 Bộ phận trực tiếp 41 44 48 3 7,32 4 9,09 Bộ phận CN kĩ thuật 135 139 141 4 2,96 2 1,44 Công nhân lái xe, máy 109 112 115 3 2,75 3 2,68 -Theo giới tính Nam 226 231 234 5 2,21 3 1,30 Nữ 75 81 87 6 8,00 6 7,41 -Theo trình độ Đại học, sau đại học 56 67 77 11 19,64 10 14,93 Cao đẳng, trung cấp 157 169 198 12 7,64 29 17,16 Phổ thông 88 76 46 -12 -13,64 -30 -39,47 Cơ cấu lao động trong Công ty biến động không nhiều và ngày càng tăng qua các năm. Cụ thể: Năm 2020 tăng 11 người hay tăng 3,65% so với năm 2019. Năm 2021 tăng 9 người hay tăng 2,88% so với năm 2020. Nhìn chung số lượng lao động theo từng bộ phận đều tăng qua các năm. Nguyên nhân của việc tăng lao động là do nhu cầu tuyển dụng của Công ty để đáp ứng nhu cầu làm việc. Con số này thực sự có ý nghĩa đối với việc giải quyết việc làm, tạo thu nhập và cải thiện đời sống của người lao động. -Xét theo mối quan hệ với quá trình sản xuất: Công tác bố trí nguồn lao động hợp
  • 17. 17 17 lí giữa các bộ phận. Số lượng công nhân kĩ thuật chiếm tỉ lệ cao nhất trong Công ty và tăng đều qua các năm vì tính chất đặc thù của Công ty là liên quan đến thiết kế công trình, dự án nên con số này là khá hợp lí. Bên cạnh đó số công nhân lái xe, máy khá đông và tăng đều qua các năm. Năm 2020 số công nhân lái xe, máy là 112 người tăng so với năm 2019 là 3 người hay tăng 2,75%. Năm 2021 tăng 3 người và tăng 2,68% so với năm 2020. Sở dĩ có sự tăng lên như vậy là do Công ty phải thực hiện nhiều công trình ở nhiều nơi trên những địa bàn khác nhau nên công tác vận chuyển máy móc thiết bị, thiết bị phục vụ thi công dự án là không thể thiếu - Xét theo trình độ: Bên cạnh chỉ tiêu số lượng, chất lượng lao động trong Công ty cũng có những bước tiến đáng kể. Số lao động có trình độ cao đẳng, trung cấp chiếm tỉ trọng cao nhất trong Công ty trong khi đó số lao động có trình độ phổ thông chỉ chiếm tỉ trọng nhỏ nhất. Số lao động có trình độ cao đẳng, trung cấp chiếm tỉ trọng lớn nhất trong khi đó lao động phổ thông chỉ chiếm tỉ trọng nhỏ. Tỉ lệ lao động trong doanh nghiệp qua đào tạo tăng dần qua các năm cụ thể số lao động có trình độ đại học, sau đại học năm 2020 tăng 19,64% so với năm 2019 và năm 2021 tăng 14,93% so với năm 2020. Bên cạnh đó số lao động có trình độ cao đẳng, trung cấp tăng dần vào năm 2021 tăng 17,16% so với năm 2020 nhung số lao động phổ thông thì giảm dần (năm 2020 giảm 13,64% so với năm 2019 và năm 2021 giảm 39,47% so với năm 2020). Điều này chứng tỏ lao động trong doanh nghiệp được tiếp cận với khoa học công nghệ hiện đại và các trang thiết bị thế hệ mới, từ đó góp phần nâng cao năng suất lao động và tăng tính chất lượng, thẩm mĩ cho các công trình và dự án 2.1.2. Định mức lao động - Định mức lao động được thực hiện cho từng bước công việc, từng công đoạn và toàn bộ quá trình sản xuất sản phẩm, dịch vụ trên cơ sở tổ chức lao động khoa học, tổ chức sản xuất hợp lý - Mức lao động được xây dựng trên cơ sở cấp bậc của công việc hoặc chức danh, phù hợp với cấp bậc, trình độ đào tạo của người lao động, quy trình công nghệ, tiêu chuẩn kỹ thuật của máy móc thiết bị và bảo đảm các tiêu chuẩn lao động. - Mức lao động phải là mức trung bình tiên tiến, bảo đảm số đông người lao động
  • 18. 18 18 thực hiện được mà không phải kéo dài thời gian làm việc tiêu chuẩn của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật. - Mức lao động mới phải được áp dụng thử trước khi ban hành chính thức. Doanh nghiệp phải thông báo cho người lao động biết ít nhất 15 ngày khi áp dụng thử. Thời gian áp dụng thử tùy theo tính chất công việc, nhưng tối đa không quá 3 tháng và phải đánh giá việc thực hiện mức. 2.1.3. Tình hình sử dụng thời gian lao động - Công ty thực hiện chế độ làm việc 6 ngày/tuần và 8 giờ/ngày. Tuy nhiên tùy theo điều kiện công việc đòi hỏi mà các nhà máy/Công ty có thể thay đổi thời giờ làm việc trong ngày cho hợp lý hoặc làm thêm giờ nhưng phải bảo đảm đúng Luật Lao động. Cán bộ công nhân viên được nghỉ phép nghỉ lễ theo đúng quy định của nhà nước. - Quỹ thời gian lao động theo chế độ lao động: là tổng số ngày công mà tất cả công nhân viên các loại trong đơn vị phải làm việc theo quy định. Đây là chỉ tiêu cơ bản dùng để đánh giá mức độ sử dụng thời gian lao động của doanh nghiệp. 2.1.4. Năng suất lao động Doanh nghiệp thực hiện tính năng suất lao động theo hao phí lao động Phương pháp này có ưu điểm : - Công thức đơn giản, dễ tính toán - Phản ảnh chính sách mức lao động cao hay thấp - Không bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi về giá cả - Dễ dàng so sánh với định mức lao động để tiến hành xây dựng định mức nội bộ. Nhìn chung tình hình thực hiện năng suất lao động của các nhà xưởng trong công ty là tương đối tốt do trình độ tay nghề của công nhân ngày được nâng cao, có sự đầu tư thêm máy móc thiết bị và tận dụng được tối đa công suất của máy móc nên năng suất ngày càng tăng cả về số lượng lẫn chất lượng. 2.1.5. Công tác tuyển dụng nhân sự Hiện tại để mở rộng sản xuất kinh doanh công ty đang tuyển thêm lao động Trưởng phòng Cơ – Điện  Số Lượng : 01 vị trí  Có ít nhất 3 năm ở vị trí tương đương
  • 19. 19 19  Kỹ năng quản lý công việc, nhân sự  Am hiểu và nắm rõ kỹ thuật các bộ môn Cơ – Điện  Kỹ năng giao tiếp, đàm phán.  Dưới 40 tuổi Mô tả công việc :  Lên phương án, tổ chức triển khai thiết kế, kiểm soát thiết kế các hạng mục, bộ môn Cơ – Điện  Tổ chức triển khai chào thầu các hạng mục  Tham gia xem xét đấu thầu  Tổ chức triển khai thi công,chọn nhà thầu phụ thi công các dự án phụ trách  Lên kế hoạch tài chính cho dự án ( Kế hoạch vật tư, nhân lực .. )  Báo cáo tiến trình triển khai dự án và hiệu quả dự án cho Ban Giám Đốc  Chịu trách nhiệm điều hành dự án được phân công và thanh toán, quyết toán dự án Chế độ :  Mức lương từ 25 triệu  BHXH, BHYT  Thưởng Dự Án, Lương tháng 13 2- Trưởng phòng kỹ thuật Cơ – Điện Yêu cầu :  Số Lượng : 01 vị trí  Có ít nhất 2 năm ở vị trí tương đương  Có kỹ năng quản lý  Am hiểu và nắm rõ kỹ thuật, tiêu chuẩn các bộ môn Cơ-Điện  Kỹ năng giao tiếp, đàm phán  Dưới 35 tuổi Mô tả công việc :  Tổ chức triển khai thiết kế, kiểm soát thiết kế các hạng mục, bộ môn Cơ – Điện theo yêu cầu của cấp trên và CĐT.  Lên kế hoạch triển khai bản vẽ Shopdrawing, Bóc tách khối lượng, chào giá.  Kiểm soát chất lượng thi công các dự án Chế độ :
  • 20. 20 20  Mức lương từ 15 triệu.  BHXH, BHYT  Thưởng nóng, Lương tháng 13 2.1.6. Tổng quỹ lương và đơn giátiền lương, bảng chấm công - Tiền lương trả cho người lao động trong thời gian làm việc thực tế (Tiền lương theo thời gian, tiền lương theo sản phẩm và tiền lương khoán). - Tiền lương trả cho người lao động sản xuất ra sản phẩm hỏng trong phạm vi chế độ quy định. - Tiền lương trả cho người lao động trong thời gian ngừng sản xuất do nguyên nhân khách quan, trong thời gian được điều động đi công tác làm nghĩa vụ theo chế độ quy định, thời gian nghỉ phép, thời gian đi học. - Các loại phụ cấp thường xuyên (phụ cấp làm thêm giờ, phụ cấp dạy nghề, phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp thâm niên...) - Các khoản tiền thưởng có tính chất thường xuyên. Để phục vụ cho công tác hạch toán tiền lương trong doanh nghiệp có thể chia thành hai loại: Tiền lương chính và tiền lương phụ. - Tiền lương chính là tiền lương doanh nghiệp trả cho người lao động trong thời gian người lao động thực hiện nhiệm vụ chính của họ, gồm tiền lương trả theo cấp bậc và phụ cấp kèm theo như phụ cấp trách nhiệm; phụ cấp khu vực, phụ cấp thâm niên... - Tiền lương phụ là tiền lương trả cho người lao động trong thời gian người lao động thực hiện nhiệm vụ khác ngoài nhiệm vụ chính và thời gian người lao động nghỉ phép, nghỉ tết, nghỉ vì ngừng sản xuất... được hưởng theo chế độ. 2.1.7. Tình hình trả lương các bộ phận, hình thức trả lương Công tác tiền lương trong công ty được cụ thể theo các điều khoản sau:
  • 21. 21 21 Chức danh Mức phụ cấp nhận được đ/tháng Trách nhiệm Ăn trưa Xăng xe Điện thoại Giám đốc 5.000.000 730.000 1.000.000 1.000.000 Phó giám đốc 4.500.000 700.000 900.000 800.000 Kế toán trưởng 4.000.000 700.000 900.000 700.000 Trưởng phòng kinh doanh Trưởng phòng kỹ thuật Trưởng bộ phận sản xuất 3.500.000 680.000 800.000 500.000 Nhân viên kế toán Nhân viên kinh doanh Nhân viên kỹ thuật Thủ quỹ Thủ kho 650.000 600.000 400.000 Nhân viên văn phòng Nhân viên bán hàng Nhân viên nhân sự 600.000 500.000 200.000 Ghi chú: Mức hưởng phụ cấp trách nhiệm, ăn trưa, điện thoại, xăng xe nêu trên sẽ được hưởng theo ngày công đi làm thực tế. Nhân viên kế toán đi làm đủ ngày công trong tháng (26 ngày) sẽ được hưởng đủ: 650.000đ + 600.000đ + 400.000đ. Nếu không làm đủ là số ngày công trong tháng sẽ được chia theo số ngày công thực tế đi làm. 2.1.8. Nhận xét chung về công tác lao động và tiềnlương của doanh nghiệp Công tác lao động và tiền lương luôn là mối quan tâm hàng đầu của người lao động trong doanh nghiệp bên cạnh các yếu tố quan trọng khác như ngành nghề, uy tín của doanh nghiệp, môi trường làm việc, cơ hội thăng tiến,... Một cơ chế trả lương phù hợp có tác dụng nâng cao năng suất và chất lượng lao động, giúp doanh nghiệp thu hút và duy trì được những cán bộ, nhân viên giỏi. Do đó công ty cần phải xây dựng cơ chế
  • 22. 22 22 trả lương phát huy tính hiệu quả trong thực tiễn, thực sự trở thành công cụ quan trọng tạo động lực làm việc cho nhân viên.  Ưu điểm - Công tác tuyển dụng, đào tạo và phát triển nhân lực khá chặt chẽ, chắc chắn giúp cho công ty có thể chọn đúng người, đúng việc, làm tăng năng suất lao động. - Công ty có đội ngũ quản lý – sản xuất gián tiếp đa số có trình độ từ đại học trở lên, nên sẽ có nhiều kinh nghiệm và kiến thức chuyên sâu hơn, hiểu biết rộng rãi, là điều kiện thuận lợi để công ty phát triển bền vững. - Những chính sách tiền lương, trả lương, khen thưởng khá phù hợp, giúp động viên, khuyến khích kịp thời cũng là những động lực khiến cán bộ công nhân viên hoàn thành xuất sắc công việc và đạt thành tích cao.  Nhược điểm: - Công nhân có tay nghề chưa cao vì vậy năng suất lao động còn thấp.
  • 23. 23 23 2.2. Thực trạng về công tác quản lý vật tư, tài sản cố định 2.2.1. Sơ đồ quy trình quản lý công tác vật tư, tài sản cố định Sơ đồ 2.2. Sơ đồ quy trình quản lý vật tư, tài sản cố định 2.2.2. Các loại nguyên vật liệudùng trong doanh nghiệp Công ty chuyên hoàn thiện các công trình xây dựng. Mỗi năm Công ty sử dụng nguyên liệu chính là dây điện, nhôm,và chủ yếu là nhập khẩu mua của các công ty trong nước. Ngoài ra, công ty còn sử dụng một số vật liệu chính khác như hạt nhựa, cọc đốt, rơle nhiệt, nguyên liệu vật liệu chính này thường chiếm tỉ trọng lớn khoảng 80% tổng chi phí
  • 24. 24 24 2.2.3. Cách xây dựng mức sử dụng nguyên vật liệu Xây dựng định mức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho từng sản phẩm. Tính toán xem mỗi sản phẩm sử dụng hết bao nhiêu nguyên vật liệu để tính giá thành sản phẩm, tính toán các mức hao hụt cho phép của sản phẩm. lượng vật liệu tính cho sản phẩm hỏng. Nguyên vật liệu cần thiết để sản xuất một sản phẩm. 2.2.4. Tình hình sử dụng nguyên vật liệu Công ty thực hiện việc phân loại vật liệu dựa trên tiêu thức vai trò và tác dụng của từng loại đối với quá trình sản xuất kinh doanh của công ty. Cụ thể + Đối với nguyên vật liệu: Công ty phân thành nguyên liệu vật liệu chính và nguyên liệu vật liệu phụ Nguyên vật liệu chính là những nguyên liệu vật liệu dùng trực tiếp trong quá trình sản xuất để tạo ra sản phẩm như inox, hạt nhựa, rơle nhiệt, cọc đốt Nguyên vật liệu phụ cùng với vật liệu chính góp phần tạo nên sản phẩm như là keo dán, tem mác, băng dính,... + Phụ tùng thay thế là những loại vật tư dùng để thay thế, bảo dưỡng các loại máy móc, thiết bị phục vụ công tác sản xuất như các chi tiết máy, ốc vít + Phế liệu thu hồi tại công ty, nguyên liệu vật liệu thuộc loại này gồm các loại nguyên liệu thừa cắt ra từ inox, dây điện, sản phẩm hỏng trong quá trình lắp đặt, giá trị phế liệu thu hồi tương đối lớn.
  • 25. 25 25 2.2.5. Tình hình dự trữ bảo quản cấp phát NVL Việc tổ chức cấp phát NVL chính xác, kịp thời sẽ đảm bảo cho việc sản xuất được tiến hành nhịp nhàng, góp phần nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm NVL nâng cao uy tín ở công ty . Nhận thức được tầm quan trọng đó, công ty luôn đảm bảo cấp phát các loại NVL cho các phân xưởng được đồng bộ, đủ số lượng, đúng quy cách, phẩm chất và kịp thời. 2.2.6. Tình hình sử dụng tài sản cố định trong công ty Khi kết thúc quá trình lắp đặt, công nhân trực tiếp sản lắp đặt hiện công việc thu gom các NVL còn thừa sau khi hoàn thành sản phẩm, đồng thời loại bỏ những sản phẩm, những chi tiết bị hỏng, không đạt yêu cầu kĩ thuật theo thiết kế. Công ty thực hiện quá trình tái chế biến đổi phế liệu, phế phẩm từ loại này sang loại khác cho phù hợp 2.2.7. Nhận xét chung về công tác quản lý vật tư và tài sản cố định Trong công tác quản lý vật tư và tài sản cố định phải tăng cường quản lý nhập xuất nguyên vật liệu. Tất cả vật liệu nhập và xuất kho đều phải kiểm tra số lượng và chất. Ngày càng hoàn thiện công tác định mức vật tư, kiểm kê nguyên vật liệu, công tác này phải được tiến hành kiểm kê liên tục và không ngừng hoàn thiện để ngày càng sát với thực tế kinh doanh của công ty. Thực hiện tốt công tác định mức vật tư sẽ làm giảm được đáng kể đầu vào tránh lãng phí thất thoát nguyên vật liệu cho cơ sở để hạ giá sản phẩm Công ty nên thực hiện việc kiểm kê nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ theo quý và báo cáo quyết toán vật tư theo quỹ tiết kiệm thời gian hơn. Công ty cần phải tăng cường công tác kiểm tra thực tế chất lượng nguyên vật liệu nhập- xuất- tồn kho trên cơ sở đó để đề xuất phương án thu mua, xuất dùng và dự trữ nguyên vật liệu hợp lý để đảm bảo không ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của công ty và tránh bị tồn đọng vốn 2.3. Thực trạng về hoạt động tiêuthụ sản phẩm và hoạt động Marketing 2.3.1. Ngành nghề kinh doanh, sản phẩm hàng hoá  Hệ thống báo cháy, chữa cháy.  Hệ thống cấp thoát nước sinh hoạt.  Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt, công nghiệp.
  • 26. 26 26  Hệ thống gas trung tâm.  Hệ thống thang máy, thang cuốn, thang nâng. – Hệ thống điện động lực  Hệ thống phân phối điện trung thế có điện thế đến 35KV  Hệ thống phân phối điện hạ thế.  Hệ thống điện chiếu sáng.  Hệ thống chống sét. – Hệ thống điện nhẹ  Hệ thống camera quan sát  Hệ thống thông tin liên lạc, điện thoại & fax  Hệ thống âm thanh, truyền hình cáp  Hệ thống mạng vi tính, kiểm soát an toàn và cảnh báo – Lĩnh vực thông gió, điều hòa không khí và trữ đông  Hệ thống điều hòa không khí và thông gió cục bộ, trung tâm.  Hệ thống quạt tăng áp cầu thang thoát hiểm, thông gió đường,tầng hầm.  Hệ thống cấp trữ đông cho các nhà máy sản xuất, chế biến thủy hải sản.  Hệ thống làm mát không khí trong các nhà xưởng sản xuất công nghiệp. – Hệ thống Tự động hóa  Hệ thống điều khiển tòa nhà (BMS) 2.3.2. Sơ đồ tổ chức bộ máy lĩnh vực marketing, kênh tiêu thụ
  • 27. 27 27 2.3.3. Tình hình tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp trong những năm gần đây Bảng 2.3: Doanh thu một số sản phẩm của công ty TNHH Đầu tư và phát triển Thái Hà năm 2019 – 2020: Doanh Năm 2019 Năm 2020 Chênh lệch thu Số tiền % Số tiền % Số tiền % Sản 923,458,743 69,3% 987,542,189 68,1% 64,083,446 6,94% phẩm chủ lực Sản 409,189,539 30,7% 463,214,291 31,9% 54,024,752 13,2% phẩm khác Tổng 1,332,648,282 100% 1,450,756,480 100% 118,108.198 8.9% cộng Nhìn vào bảng trên, ta nhận thấy doanh thu công ty năm 2020 so với 2019 đã tăng 118.108.198đ, tương ứng với 8,9%. Tuy nhiên, để có được những nhận xét cụ thể ta sẽ đi sâu vào sự thay đổi trong từng đối tượng khách hàng. Đối với sản phẩm chủ lực, trong năm 2019 chiếm 69,3% tổng doanh thu nhưng sang năm 2020 đã giảm còn 68,1%. Sản phẩm khác trong năm 2018 chiếm 30,7% tổng doanh thu, sang năm 2021 đã tăng lên thành 31,9%. Điều này cho thấy ngoài việc chú trọng phát triển các sản phẩm chủ lực, công ty vẫn có những chính sách để phát triển thị trường của các sản phẩm phụ khác. Tỷ trọng của sản phẩm chủ lực từ năm 2019 sang năm 2020 đã giảm nhưng doanh thu của sản phẩm chủ lực lại tăng 64,083,446đ tương ứng 6,94%. Công ty đã có những chính sách rất tốt trong việc phát triển sản phẩm chủ lực đồng thời mở rộng phát triển thêm các sản phẩm khác. Công ty cần phát huy hơn nữa những thế mạnh của mình Bảng 2.4: Doanh thu của khách hàng năm 2019– 2020
  • 28. 28 28 Doanh thu Năm 2019 Năm 2020 Chênh lệch Số tiền % Số tiền % Số tiền % Khách hàng ở 1,171,397,839 87,9% 1,193,972,583 82,3% 22,574,744 1,93% Hà Nam Khách hàng các tỉnh lân 161,250,443 12,1% 256,783,897 17,7% 95,533,454 59,2% cận Tổng cộng 1,332,648,282 100% 1,450,756,480 100% 118,108,198 8,9% Nhìn vào bảng trên, ta nhận thấy doanh thu công ty năm 2020 so với 2019 đã tăng 118.108.198đ, tương ứng với 8,9%. Tuy nhiên, để có được những nhận xét cụ thể ta sẽ đi sâu vào sự thay đổi trong từng đối tượng khách hàng. Đối với khách hàng ở Hải Phòng, trong năm 2018 chiếm 87,9% tổng doanh thu nhưng sang năm 2020 đã giảm còn 82,3%. Khách hàng ở các tỉnh lân cận trong năm 2019 chiếm 12,1% tổng doanh thu, sang năm 2020 đã tăng lên thành 17,7%. Điều này cho thấy ngoài việc chú trọng đối tượng khách hàng ở Hà Nội, công ty cần chú trọng hơn thị trường khu vực lân cận vì tỷ trọng còn tương đối nhỏ và thị trường còn tương đối tiềm năng. Do nhà nước đang có chủ trương Hiện đại hóa và Công nghiệp hóa kho vực nông thôn. Nhận xét: - Công ty đã tập trung khai thác rất tốt thị trường ở Hải Phòng, dần khẳng định được uy tín trong mắt khách hàng. - Công ty cần đẩy mạnh việc phát triển thị trường ở các tỉnh, vùng lân cận vì doanh thu đem lại còn tương đối ít.
  • 29. 29 29 2.3.4 Chính sách về sản phẩm và thị trường tiêuthụ Chú trọng đầu tư thực hiện đa dạng hóa, không ngừng cải tiến mẫu mã sản phẩm: Trong cơ chế thị trường hiện nay việc đa dạng hóa chủng loại sản phẩm và cải tiến mẫu mà là một trong những yếu tố quan trọng để thu hút khách hàng, khuyến khích tiêu thụ. Trước đây, mẫu mã sản phẩm thường được coi là yếu tố thứ yếu trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp sản xuất chỉ chú ý đầu tư cho chất lượng sản phẩm và tập chung sản xuất cho các sản phẩm truyền thống của doanh nghiệp mà coi nhẹ mẫu mã và chủng loại sản phẩm nên công tác tiêu thụ sản phẩm gặp những trở ngại khó khăn nhất định và đặc biệt là không thể cạnh tranh được với các sản phẩm nhập ngoại. Thực hiện đa dạng hóa, cải tiến mẫu mã sản phẩm có ý nghĩa sống còn đối với các doanh nghiệp, quyết định tới sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp nói chung. Sự cạnh tranh gay gắt và năng đTộng trong hầu hết các thị trường, sự thay đổi nhanh chóng thị hiếu của người tiêu dùng và sự phát triển của khoa học kỹ thuật là nhưng lý do chính dể doanh nghiệp phải phát triển sản phẩm mới và không ngừng cải tiến những sản phẩm hiện có của mình. Mặt khác thực hiện đa dạng hóa các chủng loại sản phẩm và cải tiến mẫu mã sẽ giúp cho doanh nghiệp tăng khả năng đáp ứng nhu cầu thị trường và giảm bớt rủi ro trong kinh doanh. 2.3.5 Chính sách giá Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định về giá
  • 30. 30 30 * Các yếu tố bên ngoài Cầu thị trường mục tiêu: Chi phí chỉ ra giới hạn thấp nhất - “sàn” của giá, còn cầu thị trường quyết định giới hạn cao - “trần” của giá. Vì vậy trước khi định giá, những người làm marketing phải nắm được mối quan hệ giữa giá cả và cầu thị trường. Ảnh hưởng của cầu đến giá tập trung vào ba vấn đề lớn: -Mối quan hệ tổng quát giữa giá và cầu -Sự nhạy cảm về giá hay độ co dãn của cầu theo giá -Các yếu tố tâm lý của khách hàng Cạnh tranh và thị trường: Ảnh hưởng của cạnh tranh và thị trường tới các quyết định về giá có thể được thể hiện ở các khía cạnh: -Tương quan so sánh giữa giá thành của Công ty và các đối thủ cạnh tranh sẽ liên quan đến lợi thế hay bất lợi của Công ty về chi phí. -Mức tương quan giữa giá và chất lượng hàng hoá của đối thủ cạnh tranh, đặc biệt là sự đánh giá của khách hàng về tương quan này của Công ty được coi như một “điểm chuẩn” của việc định giá bán các sản phẩm tương tự của mình. -Mức độ ảnh hưởng của giá và hàng hoá của đối thủ cạnh tranh tới quyết định về giá của Công ty còn phụ thuộc vào đối thủ cạnh tranh sẽ phản ứng ra sao về chính sách giá mà Công ty áp dụng và quyền chi phối về giá thị trường của Công ty. * Các yếu tố khác: Khi quyết định một mức giá các Công ty còn phải xem xét đến những yếu tố khác thuộc môi trường bên ngoài, bao gồm: -Môi trường kinh tế: Lạm phát, tăng trưởng hay suy thoái, lãi suất, thất nghiệp.. Thái độ của Chính phủ: Điều tiết giá của Nhà nước, những đạo luật về giá mà Nhà nước ban hành nhằm hạn chế những tiêu cực trong việc định giá của các Công t
  • 31. 31 31  Xác định mục tiêu định giá: Giá là một biến số được sử dụng như một căn cứ để đạt mục tiêu của doanh nghiệp. Vì vậy định giá phải căn cứ vào mục tiêu của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể lựa chọn cho mình một trong những mục tiêu thông dụng sau: -Đảm bảo cho Công ty tối đa hoá lợi nhuận -Giành được tỷ phần thị phần cao -Giành được lợi thế cạnh tranh hoặc tránh khỏi cạnh tranh -Ổn định giá và lợi nhuận  Xác định cầu ở thị trường mục tiêu Doanh nghiệp xây dựng cho mình đồ thị đường cầu thực hiện sản lượng hàng hoá chắc chắn sẽ bán được trên thị trường trong một thời gian cụ thể theo các mức giá khác nhau.  Xác định chi phí phục vụ cho việc định giá Ban lãnh đạo và người làm giá phải biết được chi phí của mình thay đổi như thế nào khi khối lượng sản phẩm gia tăng. Họ luôn biết chính xác giá thành đơn vị hàng hoá.  Phân tích hàng hoá và giá cả của đối thủ cạnh tranh Doanh nghiệp có thể cử người đi sưu tầm biểu giá hàng hoá của đối thủ cạnh tranh về để phân tích. Phỏng vấn ở thị trường để biết sự chấp nhận giá của người tiêu dùng. Tiến trình xác định mức giá ban đầu Xác Xác Xác Phân Lựa Lựa định định định tích chọn chọn mục cầu ở chi phí hàng phương mức tiêu thị cho hóa và pháp giá định trường việc giá cả định cuối giá mục định ĐTCT giá cùng tiêu giá
  • 32. 32 32 *) Lựa chọn phương pháp định giá: Có 3 phương pháp định giá chính: + Phương pháp cộng lãi vào chi phí:  Giá bán dự kiến = Chi phí sản xuất đơn vị sản phẩm + lãi dự kiến + Phương pháp lợi nhuận mục tiêu:  Giá bán dự kiến = Chi phí sản xuất đơn vị sản phẩm + Lợi nhuận tính trên vốn đầu tư / sản lượng sản xuất. + Phương pháp định giá theo cảm nhận Với phương pháp định giá này thì doanh nghiệp không căn cứ vào chi phí sản xuất để định giá mà định giá dựa trên cảm nhận của khách hàng. Ngoài 3 phương pháp định giá trên còn 2 phương pháp định giá khác: - Định giá theo mức hiện hành - Định giá đấu thầu *) Lựa chọn mức giá cuối cùng: Khi chọn mức giá phải chú ý tới phản ứng của các trung gian, khách hàng.Nên xem xét tới nhãn hiệu, nên định giá lẻ để khách hàng dễ tin tưởng. *Một số chién lược giá Trong chính sách giá đối với sản phẩm mới, doanh nghiệp có thể theo đuổi những mục tiêu cơ bản sau đây: • Để tồn tại (giá cao hơn chi phí) • Để tối đa hoá lợi nhuận trước mắt • Để tăng thị phần • Để thu hồi vốn nhanh • Để dẫn đầu về chất lượng • Các mục tiêu khác: một doanh nghiệp có thể dùng giá để phục vụ cho một số mục tiêu cụ thể hơn. Doanh nghiệp có thể đặt giá ở mức thấp để ngăn chăn cạnh tranh hay đặt giá bằng giá của đối thủ cạnh tranh để giữ ổn đinh thị trường. Giá có thể được quyết đinh ở mức giữ uy tín cũng như hỗ trợ các hãng buôn hay để tránh sự can thiệp của Chính phủ.
  • 33. 33 33 Chính sách giá hớt váng (Skimming) và giá thâm nhập thị trường (Penetration): Khi xác định giá cho một sản phẩm, nhất là sản phẩm mới, doanh nghiệp cần xem xét nên áp dụng chính sách giá hớt váng thị trường (skimming) hay giá thâm nhập thị trường (penetration pricing). • Chính sách giá hớt váng thị trường (Market-Skimming Pricing): hớt váng thị trường liên quan đến việc định giá cao so với giá thị trường. Chính sách này đặc biệt thích hợp với các sản phẩm mới vì: • Trong giai đoạn đầu của chu kỳ sống của một sản phẩm, giá cả không phải là yếu tố quan trọng nhất; • Thị trường sẽ được phân định theo thu nhập nhờ giá cao; • Nó có thể là một yếu tố bảo vệ một khi giá cả xác định sai; • Giá cao ban đầu sẽ hạn chế nhu cầu ở mức sản xuất ban đầu của doanh nghiệp. • Chính sách giá thâm nhập thị trường: Trong chiến lược này, một mức giá thấp ban đầu sẽ giúp sản phẩm có được thị phần lớn ngay lập tức. Tuy nhiên, để áp dụng chính sách này, nên có những điều kiện sau: • Sản phẩm có mức cầu giãn lớn; • Giá đơn vị của sản phẩm sẽ phải giảm đi đáng kể khi sản phẩm được sản xuất theo quy mô lớn; • Doanh nghiệp cần dự tính trước là sản phẩm đó sẽ phải chịu cạnh tranh mạnh ngay khi nó xuất hiện trên thị trường; Chiết khấu và hoa hồng • Chiết khấu: • Chiết khấu số lượng: Các đơn đặt hàng có thể giảm chi phí sản xuất và vận chuyển hàng hoá. • Chiết khấu thương mại • Chiết khấu thanh toán • Các khoản hoa hồng: đó là việc giảm giá để bồi hoàn lại những dịch vụ khuyến mại mà các đại lý đã thực hiện.
  • 34. 34 34 2.2.6 Chính sách phân phối Nội dung cơ bản của chính sách phân phối trong marketing sản phẩm mới là thiết kế và quản lý mạng lưới bán hàng trong giai đoạn đầu doanh nghiệp tung sản phẩm ra thị trường. Mạng lưới bán hàng đó là tập hợp các kênh với sự tham gia của các chủ thể khác nhau có sức mạnh và uy tín khác nhau để đưa hàng hoá từ doanh nghiệp sản xuất đến các khách hàng một cách thành công.Việc thiết kế và quản lý các kênh bán hàng hoá mới của doanh nghiệp phải bảo đảm các yêu cầu cơ bản sau đây: • Phù hợp với tính chất của sản phẩm. • Tạo điều kiện thuận lợi nhất cho khách hàng trong việc tiếp cận và tìm mua sản phẩm một cách dễ dàng. • Xem xét kênh phân phối của đối thủ cạnh tranh. • Các kênh phân phối cần đảm bảo tăng doanh số bán của công ty và thiết lập mối quan hệ bền vững với các trung gian. Kênh phân phối trực tiếp: Công ty Người tiêu dùng cá nhân Trong khâu này công ty sẽ trực tiếp mở cửa hàng phân phối để tiêu thụ, trưng bày sản phâm, kiểm soát sản phẩm khi đến với khách hàng. - Ưu điểm: Thúc đẩy nhanh tốc độ lưu thong đảm bảo sự giao tiếp chặt chẽ của cơ sở bán hàng trong phân phối. Có sự kiểm soát sản phẩm cao. -Nhược điểm: Không sử dụng được lợi thế trung gian Gặp khó khăn khi mở rộng thị trường. Kênh phân phối gián tiếp:
  • 35. 35 35 Hình 2.8. Kênh phân phối gián tiếp của Công ty TNHH Đầu tư và phát triển Thái Hà Công ty Nhà bán lẻ Người tiêu dùng cá nhân Trong khâu này, công ty sẽ trực tiếp cho nhân viên đi tìm hiểu thị trường hoặc các nhà bán lẻ trên địa bàn TP, tự liên hệ với Công ty để bán ra sản phẩm của mình chiếm 56% doanh thu của Công ty *) Đặc điểm của các trung gian. Khi thiết kế kênh, Công ty TNHH Đầu tư và phát triển Thái Hà xem xét các loại trung gian thương mại đang có trên thị trường, khả năng, mặt mạnh, mặt yếu trong thực hiện các chức năng phân phối của họ. Việc ưa chuộng sản phẩm trên thị trường là việc không thể biết rõ chu kỳ sống có tồn tại lâu hay không phụ thuộc vào tưng khu vực. Các trung gian có khả năng khác nhau trong việc thực hiện quảng cáo, lưu kho, khai thác khách hàng và cung cấp tín dụng, họ cũng có các khách hàng mục tiêu của riêng mình. Nhận xét: - Ưu điểm : Công ty thực hiện phân phối sản phẩm trên nhiều kênh bán hàng, phù hợp cho từng chủng loại sản phẩm, phát huy được thế mạnh về sản phẩm. - Nhược điểm: Kênh phân phối vẫn chưa cho thấy sự hiệu quả về tiêu thụ sản phẩm và mở rộng thị trường. Sản phẩm bán ra vẫn tập trung ở thị trường quen thuộc. 2.3.7 Chính sách xúc tiếnbán hàng *) Các hình thức xúc tiến bán hàng của công ty : + Quảng cáo : Đây là khâu mà Công ty còn rất yếu, hình thức quảng cáo chủ
  • 36. 36 36 yếu của công ty hiện nay chỉ là quảng cáo bằng cách gửi mình qua mạng hay thông qua hội chợ triển lãm. Ngoài ra công ty còn cho in biểu tượng lên áo và mũ để quảng bá hình ảnh công ty. + Khuyến mãi : Công ty chủ yếu thực hiện khuyến mại cho các khách hàng lâu năm thân thiết hoặc các khách hàng thanh toán toàn bộ tiền khi giao hàng. + Quan hệ công chúng : Hàng năm công ty có tham gia các cuộc triển lãm hội chợ trong ngành , ủng hộ các quỹ vì người nghèo, thiên tai, …. + Bán hàng cá nhân : Công ty có đội ngũ nhân viên bán hàng có kinh nghiệm và chuyên môn cao, có kiến thức marketing cơ bản, ngoại ngữ, phẩm chất tốt, thân thiện và hoà nhã với khách hàng. 2.3.8 Một số đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ KEN. Mã số thuế: 0108191293 - Đại diện pháp luật: Nguyễn Kim Dung. Địa chỉ: số 20, ngách 3/9 đường Thái Hà, phường Trung Liệt, quận Đống Đa, Hà Nội. CÔNG TY CP ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN THÁI HÀ. Mã số thuế: 0100903005 - Đại diện pháp luật: Vũ Văn Hải. Địa chỉ: Số 37, phố Trần Quang Diệu, phường Ô chợ Dừa, quận Đống Đa, TP.HN. CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI TỔNG HỢP THÁI HÀ . Mã số thuế: 0105376948. Địa chỉ: Số 06 lô 4b khu đô thi Trung Yên, phường Yên Hòa, quận cầu giấy Hà Nội, Hà Nội. 2.3.9. Nhận xét chung về tình hình tiêu thụ và hoạt động marketing Tiêu thụ sản phẩm và hoạt động marketing của công ty trong những năm gần đây đã thực hiện tốt, có những kết quả đáng mừng. Điều này thể hiện qua doanh thu, lợi nhuận, nộp ngân sách và thu nhập bình quân của người lao động tăng lên hàng năm. Tuy nhiên trong thời điểm hiện tại công ty không phải là không có những khó khăn trong quá trình kinh doanh của mình. Để nhanh chóng hoàn thiện và phát triển trong nền kinh tế sôi động đòi hỏi công ty phải có những biện pháp thích hợp nhằm khắc phục những tồn tại để quá trình kinh doanh đem lại hiệu quả cao nhất. Công ty cần có biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm, đồng thời điều chỉnh giá bán cho phù hợp và đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến bán hàng để làm tăng sản lượng tiêu thụ và giảm sản lượng tồn kho. Việc giành lấy vị thế cho những sản phẩm này là
  • 37. 37 37 hết sức cần thiết- đó cũng chính là việc công ty khẳng định vị thế của mình trên thương trường. 2.4 Phân tíchtình hình tài chính của doanh nghiệp 2.4.1 Phân tíchtài chính qua bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
  • 38. 38 38 BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Năm 2019- 2020 Thuyết Chênh lệch ST Chỉ tiêu Mã 2019 2020 minh Số tiền Tỷ lệ (%) 1 Doanh thu bán hàng và cung 1 IV.08 1,332,648,282 1,450,756,480 118.108.1988,86% cấp dịch vụ 2 Các khoản giảm trừ doanh thu 2 0 0 0 Doanh thu thuần về bán 3 hàng và cung cấp dịch vụ(10 10 1,332,648,282 1,450,756,480 118.108.1988,86% =01-02) 4 Giá vốn hàng bán 11 1,112,761,315 1,118,375,620 5.614.305 0,50% Lợi nhuận gộp về bán hàng
  • 39. 39 39 5 và cung cấp dịch vụ (20 = 10 20 219,886,967 332,380,860 112.493.89351,16% - 11) 6 Doanh thu hoạt động tài chính 21 74,205 74,205 0 0% 7 Chi phí tài chính 22 0 0 0 Trong đó: Chi phí lãi vay 23 0 0 0 8 Chi phí quản lý kinh doanh 24 171,878,187 222,870,709 50.992.522 29,67% Lợi nhuận thuần từ hoạt 9 động kinh doanh(30 = 20 + 30 48,082,985 109,584,356 61.501.371 127,91% 21-22–24) 10 Thu nhập khác 31 0 0 0 11 Chi phí khác 32 0 0 0 12 Lợi nhuận khác (40 = 31 - 40 0 0 0 32)
  • 40. 40 40 13 Tổng lợi nhuận kế toán 50 IV.09 48,082,985 109,584,356 61.501.371 127,91% trước thuế (50 = 30 + 40) 14 Chi phí thuế TNDN 51 1,717,312 4,799,968 768.978 8,00% Lợi nhuận sau thuế thu 15 nhập doanh nghiệp (60 = 50 60 46,365,673 104,784,388 60.732.393 157,88% – 51) 2.4.2. Phân tích một số tỷ số tài chính Qua bảng Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty TNHH Đầu tư và phát triển Thái Hà năm 2020 và 2019, ta thấy: - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2020 so với 2019 tăng 118.108.198đ tương ứng với 8,86%, cũng là mức tăng của doanh thu thuần vì công ty không có các khoản giảm trừ doanh thu. - Giá vốn hàng bán năm 2020 so với 2019 tăng 5.614.305 tương ứng với 0,5%. Tốc độ tăng trưởng giá vốn chậm hơn tốc độ tăng trưởng của doanh thu. Vì vậy làm lợi nhuận gộp năm 2020 so với 2019 tăng 112.493.893 tương ứng 51,16% - Doanh thu hoạt động tài chính không có sự thay đổi trong hai năm - Chi phí quản lý kinh doanh tăng 50.992.522 tương ứng 29,67% do công ty đang mua thêm một số phụ tùng, máy móc, phần mềm quản lý để phục vụ cho doanh nghiệp.
  • 41. 41 41 - Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh tăng 61.501.371 tương ứng 127,91% cũng là mức tăng của Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế. Ta thấy mọi chỉ tiêu của doanh nghiệp năm 2020 so với 2019 đều có xu hướng tăng lên. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp tăng 8,86% cùng với Giá vốn hàng bán tăng 0,5% đã làm cho Lợi nhuận gộp của doanh nghiệp tăng lên hơn 50%. Điều này cho thấy doanh nghiệp có chiến lược đúng đắn trong việc tăng doanh số bán hàng và giảm mức giá thành, giảm chi phí giá vốn. Đây là thành tích của doanh nghiệp và doanh nghiệp cần phát huy hơn nữa. Chi phí quản lý kinh doanh của doanh nghiệp tăng gần 30% là mức tăng đáng kể trong một năm tài chính. Doanh nghiệp cần có những biện pháp cụ thể để cắt giảm chi phí quản lý kinh doanh, hạ thấp chi phí và nâng cao lợi nhuận. Tóm lại, năm 2020 công ty TNHH Đầu tư và phát triển Thái Hà đã tăng lợi nhuận trước thuế lên 127,91%. Đây là thành tích lớn của doanh nghiệp, và doanh nghiệp cần giữ vững cùng với những chiến lược khác để phát triển doanh nghiệp hơn nữa. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần có biện pháp để xử lý những tồn tại như chi phí quả lý kinh doanh tăng cao, để doanh nghiệp ngày càng phát triển lớn mạnh.
  • 42. 42 42 Bảng: Doanh thu của khách hàng năm 2020 – 2021 Doanh thu Năm 2020 Năm 2021 Chênh lệch Số tiền % Số tiền % Số tiền % Khách hàng 835,568,423 62,7% 865,452,424 59,66% 29,884,001 3,58% bán buôn Khách hàng 497,079,859 37,3% 585,304,056 40,34% 88,224,197 17,7% bán lẻ Tổng cộng 1,332,648,282 100% 1,450,756,480 100% 118,108,198 8,9% Nhìn vào bảng trên, ta nhận thấy doanh thu công ty năm 2021 so với 2020 đã tăng 118.108.198đ, tương ứng với 8,9%. Tuy nhiên, để có được những nhận xét cụ thể ta sẽ đi sâu vào sự thay đổi trong từng đối tượng khách hàng. Đối với khách hàng bán buôn, trong năm 2018 chiếm 62,7% tổng doanh thu nhưng sang năm 2021 đã giảm còn 59,66%. Khách hàng bán lẻ trong năm 2020 chiếm 37,3% tổng doanh thu, sang năm 2021 đã tăng lên thành 40,34%. Điều này cho thấy ngoài việc chú trọng đối tượng khách hàng bán buôn, công ty vẫn có những chính sách để phát triển thị trường của đối tượng khách hàng bán lẻ. Tỷ trọng của khách hàng bán buôn từ năm 2020 sang năm 2021 đã giảm nhưng doanh thu của khách hàng bán buôn lại tăng 29.884.001 tương ứng 3,58%. Công ty cần phải có những chính sách trong việc vừa giữ vững đối tượng khách hàng bán buôn đồng thời mở rộng phát triển thêm thị trường của đối tượng khách hàng bán lẻ. Công ty cần phát huy hơn nữa những thế mạnh của mình.. - Phân bổ địa lý:
  • 43. 43 43 + Khách hàng của công ty chủ yếu ở và các tỉnh lân cận nhưng chủ yếu là thị trường Hà Nội. Cụ thể, khách hàng ở Hà Nội chiếm tỷ trọng hơn 80%, còn lại là các tỉnh lân cận khác. 2.4.3. Phân tích bảng cân đối kế toán Bảng 2. 1. Bảng cân đối kế toán TÀI SẢN Mã số Thuyế t minh Số năm 2018 Số năm 2019 Số năm 2020 A-TÀI SẢN NGẮN HẠN 100 23.142.080.80 1 47.222.640.47 7 35.948.910.99 5 I. Tiền và các khoản tương đương tiền 110 8.558.275.141 13.614.846.32 0 9.101.486.191 1.Tiền 111 v01 8.558.275.141 13.614.846.32 0 9.101.486.191 2.Các khoản tương đương tiền 112 II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 120 v02 III. Các khoản phải thu ngắn hạn 130 11.180.902.85 9 20.326.902.36 9 13.109.032.75 9 IV. Hàng tồn kho 140 3.096.001.606 11.731.306.65 2 4.031.305.052 V. Tài sản ngắn hạn khác 150 306.901.195 1.549.585.136 605.600.802 B- TÀI SẢN DÀI HẠN 200 11.377.143.77 0 30.626.726.51 0 22.529.192.94 7 I. Các khoản phải thu dài hạn 210 II. Tài sản cố định 220 7.612.701.660 24.471.423.32 0 19.171.573.55 7 1. Tài sản cố định hữu hình 221 v08 7.612.701.660 24.471.423.32 0 19.171.573.55 7 - Nguyên giá 222 8.999.055.248 26.897.006.69 2 22.897.104.62 9 - Giá trị hao mòn lũy kế (*) 223 -1.386.353.588-2.425.583.372-3.725.531.072
  • 44. 44 44 2. Tài sản cố định thuê tài chính 224 v09 3. Tài sản cố định vô hình 227 v10 4. Chi phí XDCBDD 230 v11 III. Bất động sản đầu tư 240 v12 IV. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 250 V. Tài sản dài hạn khác 260 3.764.442.110 6.155.303.190 3.357.619.390 TỔNG CỘNG TÀI SẢN 270 34.519.224.57 1 77.849.366.98 7 58.478.103.94 2 NGUỒN VỐN Mã số Thuyế t minh Số năm 2010 Số năm 2011 Số năm 2012 A-NỢ PHẢI TRẢ 300 24.401.543.36 4 65.684.688.57 3 46.313.425.52 8 I. Nợ ngắn hạn 310 15.621.520.62 9 43.030.346.13 6 32.516.668.88 9 II. Nợ dài hạn 330 8.780.022.735 22.654.342.43 7 13.796.756.63 9 B – VỐN CHỦ SỞ HỮU 400 10.117.681.20 7 12.164.678.41 4 12.164.678.41 4 I. Vốn chủ sở hữu 410 v22 10.117.681.20 7 12.164.678.41 4 12.164.678.41 4 II. Nguồn kinh phí và quỹ khác 430 TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 440 34.519.224.57 1 77.849.366.98 7 58.478.103.94 2 Từ bảng cân đối kế toán năm 2020 cho thấy Công ty hoạt động bình thường, mang lại hiệu quả kinh tế khá cao. Tuy nhiên Công ty chưa chú trọng tới hoạt động phúc lợi cho người lao động vì quỹ phúc lợi không lớn. Năm 2019, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty phát triển mạnh, các số liệu được thống kê tăng đồng đều. Tuy nhiên đến năm 2020, cùng chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế, dịch covit 19, các con số đã hạ xuống cho thấy tình hình sản xuất kinh doanh có giảm sút song vẫn duy trì ở mức chấp nhận được.
  • 45. 45 45 2.4.4. Phân tích một số tỷ số tài chính - Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản: ROA= Lợi nhuận sau thuế Tổng tài sản * 100% - Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu: ROE= Lợi nhuận sau thuế Tổng vốn chủ sở hữu * 100% Bảng 2.7: Một số tỷ số tài chính của công ty Đvt: VNĐ Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Lợi nhuận sau thuế 6.367.161.070 6.715.527.550 Vốn chủ sở hữu 3.100.000.000 4.800.000.000 Tổng tài sản 31.320.000.000 35.060.000.000 ROA 20.3% 20.5% ROE 169,2% 128,6% ( Nguồn: Lấy từ bản báo cáo tài chính) 2.4.5. Nhật xét về tình hình tài chính và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Qua các báo cáo kết quả về hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như bảng cân đối kế toán cho thấy tình hình tài chính và hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty là tương đối tốt. Nhìn chung, công ty có lợi nhuận tuy nhiên vẫn chưa thực sự cao. Vì vậy, công ty cần có chiến lược rõ rang hơn trong hoạt động sản xuất kinh doanh để thu lại nguồn lợi nhuận cao nhất cho doanh nghiệp. 2.5. Thực trạng về quản trị chất lượng sản phẩn trong doanh nghiệp 2.5.1. Hệ thống quản trị chất lượng tại doanh nghiệp Hệ thống quản lý chất lượng (Quality management system - QMS) là một hệ thống hợp thức hóa các quy trình, thủ tục và trách nhiệm để đạt được những chính sách và mục tiêu về chất lượng. QMS giúp điều phối và định hướng hoạt động của doanh
  • 46. 46 46 nghiệp, nhằm đáp ứng được khách hàng và các yêu cầu chế định, đồng thời nâng cao hiệu quả và năng suất hoạt động trên một nền tảng liên tục. Hiện tại công ty xử dụng hệ thống quản trị chất lượng là ISO 9001 ISO 9001: 2015 là tiêu chuẩn quốc tế xác định các yêu cầu đối với hệ thống quản lý chất lượng, đây cũng là cách tiếp cận phổ biến nhất đối với các hệ thống quản lý chất lượng. Hệ thống quản lý chất lượng phục vụ cho rất nhiều mục đích khác nhau, bao gồm:  Cải tiến quy trình  Giảm lãng phí  Giảm chi phí  Tạo điều kiện và xác định các cơ hội đào tạo  Thu hút nhân viên  Thiết lập hướng phát triển cho doanh nghiệp 2.5.2. Thực trạng chất lượng sản phẩm tại doanh nghiệp Trong những năm qua. sản phẩm của công ty đã tạo được uy tín với khách hàng. đã giành được nhiều giải thưởng trong các hội chợ triển lãm trong và ngoài nước. Mặt hàng chất lượng cao được nhiều người tiêu dùng tín nhiệm và sản phẩm hàng hoá của công ty được tiêu thụ trên các thị trường khác nhau như thị trường thế giới Tuy nhiên công ty vẫn luôn chú trọng việc quản lý chất lượng cho từng sản phẩm. Bộ phận kho của công ty căn cứ vào các số liệu thống kê được từ bộ phận kiểm tra kiểm soát CLSP cho ra các so sánh. định hướng chất lượng cụ thể đối với từng dòng sản phẩm và tổng quan chung cả hoạt động đảm bảo chất lượng của công ty. từ đó có những kiến nghị. đề suất gửi đến Giám Đốc nhằm hạn chế tối đa chi phí phát sinh. Bảng tỷ lệ phầm trăm sai hỏng của các dòng sản phẩm là căn cứ để đánh giá mức độ quan trọng sai hỏng giữa các dòng sản phẩm từ đó xác định cần ưu tiên tiến hành tập trung sửa chữa kịp thời. hạn chế tối đa sai hỏng đối với dòng sản phẩm đó. 2.5.3. Một số kỹ thuật quản trị chất lượng trong doanh nghiệp Khi nói đến chất lượng của một sản phẩm, ta cần phải xem xét thông qua các chỉ
  • 47. 47 47 tiêu đặc trưng nội tại và bên ngoài sản phẩm thì mới khách quan và chính xác được. Hệ thống chỉ tiêu đó bao gồm: - Chỉ tiêu chức năng, công dụng của sản phẩm: Đó chính là những đặc tính cơ bản của sản phẩm đưa lại những lợi ích nhất định về giá trị sử dụng, tính hữu ích của chúng đáp ứng được những đòi hỏi cần thiết của người tiêu dùng. - Chỉ tiêu tin cậy: đặc trưng cho thuộc tính của sản phẩm giữ được khả năng làm việc chính xác, tin tưởng trong một khoảng thời gian xác định. - Chỉ tiêu thẩm mỹ: đặc trưng cho sự truyền cảm, sự hợp lý về hình thức và sự hài hoà về kết cấu. - Chỉ tiêu công nghệ: đặc trưng cho quá trình chế tạo, đảm bảo tiết kiệm lớn nhất các chi phí. - Chỉ tiêu an toàn: đặc trưng cho tính đảm bảo an toàn về sức khoẻ cũng như tính mạng cuả người sản xuất và người tiêu dùng. - Chỉ tiêu chi phí, giá cả: đặc trưng cho hao phí xã hội cần thiết để tạo lên sản phẩm. 2.5.4. Nhận xét về tình hình quản trị chất lượng sản phẩm trong doanh nghiệp Quản trị chất lượng trong doanh nghiệp là một quy trình rất quan trọng. Thi hành hệ thống quản lý chất lượng ảnh hưởng đến mọi khía cạnh hoạt động của doanh nghiệp. Hai lợi ích bao quát của việc thiết kế và thực hiện các hệ thống quản lý chất lượng đã được ghi nhận bao gồm:  Đáp ứng yêu cầu của khách hàng, giúp tạo ra niềm tin của khách hàng vào doanh nghiệp, nhờ đó doanh nghiệp sẽ có nhiều khách hàng hơn, bán nhiều hàng hơn và có nhiều khách hàng quay lại hơn ( khác với khách hàng trung thành)  Đáp ứng được những yêu cầu của doanh nghiệp, đảm bảo tuân thủ các quy định, cung cấp sản phẩm và dịch vụ theo cách hiệu quả nhất về chi phí và nguồn tài nguyên, tạo chỗ cho sự mở rộng, tăng trưởng và lợi nhuận
  • 48. 48 48 PHẦN 3: ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN 3.1. Đánh giá chung về các mặt quản trị của doanh nghiệp 3.1.1. Các ưu điểm Nhìn chung, chất lượng sản phẩm dịch vụ của Công ty là rất tốt. Công ty có hệ thống Cửa hàng đạt tiêu chuẩn, phục vụ tốt cho dịch vụ bán hàng.Sản phẩm lưu kho được bảo quản tốt. Thời gian vận chuyển hàng hóa nhanh chóng.Không những thế, Công ty luôn tạo uy tín với khách hàng nên Công ty đã giữ chân được lượng khách hàng truyền thống nhất định tin tưởng và sử dụng dịch vụ của Công ty. Trong 10 năm qua, Công ty TNHH Đầu tư và phát triển Thái Hà đã không ngừng xây dựng và phát triển. Cụ thể 3 năm gần đây, Công ty đã làm việc hiệu quả có uy tín ở Việt Nam và dần dần vươn ra thị trường quốc tế, đáp ứng mọi yêu cầu khắt khe của khách hàng trong cũng như ngoài nước. Bên cạnh đó, công ty còn nhiều những hạn chế cần khắc phục trong thời gian tới để đạt được nhiều thành tựu lớn lao hơn nữa. Về nhân sự: Công ty trả lương công bằng dựa trên cách tính lương theo năng suất dựa vào năng lựa làm việc cũng như tinh thần trách nhiệm của cán bộ công nhân viên. Trình độ văn hoá của các cán bộ công nhân viên đều là đại học và cao đẳng nên luôn đáp ứng được nhu cầu của quý khách hàng nhanh chóng và hiệu quả nhất. Bộ máy quản lý gọn nhẹ, tiết kiệm dược chi phí quản lý doanh nghiệp Về tài chính: Với những ngày đầu còn gặp nhiều khó khăn nhưng nhờ trình độ quản lý của ban lãnh đạo công ty cũng như tinh thần làm việc cao của cán bộ công nhân viên mà công ty đã trải qua được những khó khăn ban đầu về tài chính và đem lại lợi nhuận cao cho công ty Về tình hình kinh doanh : Hoạt động của công ty đều được quản lý theo hệ thống quản lý chất lượng quốc tế: ISO 9001:2000, vì vậy mà các sản phẩm và dịch vụ mà công ty cung cấp đều đảm bảo chất lượng cũng như luôn nhanh chóng, chính xác và kịp thời. 3.1.2. Những điểm còn tồn tại và nguyên nhân Tuy đã đạt được những thành tựu trong quá trình kinh doanh nhưng Công ty vẫn còn những hạn chế sau: Chưa có phòng marketing riêng biệt để thực hiện các chức năng marketing mà các hoạt động marketing đều do phòng kinh doanh phụ trách.
  • 49. 49 49 Công ty chưa quan tâm nhiều đến chính sách quảng cáo, khách hàng khó có cơ hội tìm hiểu các thông tin liên quan đến giá, các thủ tục có liên quan đến việc đặt hàng hay vận chuyển hàng hóa trên các phương tiện truyền thông hoặc internet... Chưa có một lực lượng nhân viên đảm nhận riêng về marketing, thiếu những nhân viên có thể nắm vững, trả lời đầy đủ những thông tin cho khách hàng về hàng hóa, dịch vụ của Công ty. 3.2. Định hướng đề tài khoá luận tốt nghiệp Sau quá trình thực tập tại Công ty tôi đã áp dụng được rất nhiều kiến thức mà bản thân đã học trong quá trình học tập tại trường vào công việc mà công ty đã giao. Ngoài ra, tôi còn học hỏi được rất nhiều những kiến thức thực tế để sau này tốt nghiệp ra trường xin được một công việc tốt đúng với chuyên ngành “Quản trị kinh doanh” mà bản thân đang theo học. Được tiếp xúc với môi trường doanh nghiệp tôi cảm thấy bản thân mình được rèn luyện nhiều hơn, có khả năng giao tiếp và hoàn thành công việc được giao tốt hơn. Trong quá trình thực tập tại Công ty tôi nhận thấy công ty nên chú trọng và đầu tư chuyên sâu hơn nữa về công tác marketing phát triển thị trường tiêu thụ. Do đó, tôi quyết định chọn đề tài: “Tạo động lực cho người lao động tại công ty TNHH Đầu tư và phát triển Thái Hà” để làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình.