SlideShare a Scribd company logo
1 of 197
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP TRONG
DẠY HỌC PHẦN “ĐỘNG HỌC” – VẬT LÍ 10
NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TÌM HIỂU
THẾ GIỚI TỰ NHIÊN DƯỚI GÓC ĐỘ VẬT LÍ
CỦA HỌC SINH
WORD VERSION | 2023 EDITION
ORDER NOW / CHUYỂN GIAO QUA EMAIL
TAILIEUCHUANTHAMKHAO@GMAIL.COM
S Ử D Ụ N G B À I T Ậ P T R O N G
D Ạ Y H Ọ C
Ths Nguyễn Thanh Tú
eBook Collection
Hỗ trợ trực tuyến
Fb www.facebook.com/DayKemQuyNhon
Mobi/Zalo 0905779594
Tài liệu chuẩn tham khảo
Phát triển kênh bởi
Ths Nguyễn Thanh Tú
Đơn vị tài trợ / phát hành / chia sẻ học thuật :
Nguyen Thanh Tu Group
vectorstock.com/28062424
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
TRẦN THANH HÙNG
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP TRONG DẠY
HỌC PHẦN “ĐỘNG HỌC” – VẬT LÍ 10 NHẰM PHÁT
TRIỂN NĂNG LỰC TÌM HIỂU THẾ GIỚI TỰ NHIÊN
DƯỚI GÓC ĐỘ VẬT LÍ CỦA HỌC SINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PPDH BỘ MÔN VẬT LÍ
ĐÀ NẴNG – NĂM 2023
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
TRẦN THANH HÙNG
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP TRONG DẠY
HỌC PHẦN “ĐỘNG HỌC” – VẬT LÍ 10 NHẰM PHÁT
TRIỂN NĂNG LỰC TÌM HIỂU THẾ GIỚI TỰ NHIÊN
DƯỚI GÓC ĐỘ VẬT LÍ CỦA HỌC SINH
Ngành: Lý luận và PPDH Bộ môn Vật lí
Mã số: 8.14.01.11
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Người hướng dẫn khoa học:
TS. QUÁCH NGUYỄN BẢO NGUYÊN
ĐÀ NẴNG – NĂM 2023
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
III
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT Viết tắt Viết đầy đủ
1 BT Bài tập
2 BTVL Bài tập Vật lí
3 DH Dạy học
4 ĐC Đối chứng
1 GV Giáo viên
5 HS Học sinh
6 KNTTVCS Kết nối tri thức với cuộc sống
7 NL Năng lực
8 NL THTGTNDGĐVL
Năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên
dưới góc độ Vật lí của học sinh
9 NXB Nhà xuất bản
10 THCS Trung học cơ sở
11 THPT Trung học phổ thông
12 TN Thực nghiệm
13 TNSP Thực nghiệm sư phạm
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
IV
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...........................................................................................................................I
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................................II
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.........................................................................................III
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU, ĐỒ THỊ .............................................................................VII
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ..................................................................................................... IX
MỞ ĐẦU..........................................................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài........................................................................................................................1
2. Mục tiêu của đề tài ....................................................................................................................2
3. Giả thuyết khoa học ..................................................................................................................2
4. Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài .......................................................................................................2
5. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................................................3
6. Phạm vi nghiên cứu đề tài .........................................................................................................3
7. Phương pháp nghiên cứu đề tài.................................................................................................3
8. Những đóng góp của đề tài ........................................................................................................4
9. Cấu trúc luận văn......................................................................................................................4
NỘI DUNG......................................................................................................................................5
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG
BÀI TẬP TRONG DẠY HỌC VẬT LÍ NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TÌM HIỂU
THẾ GIỚI TỰ NHIÊN DƯỚI GÓC ĐỘ VẬT LÍ CỦA HỌC SINH ........................................5
1.1. Năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí của học sinh.........................................5
1.1.1. Khái niệm năng lực ....................................................................................................................................5
1.1.2. Khái niệm năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí của học sinh.........................................6
1.1.3. Cấu trúc và biểu hiện hành vi năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí của học sinh...........7
1.1.4. Đánh giá năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí của học sinh ...........................................8
1.1.5. Các biện pháp phát triển năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí của học sinh.................12
1.2. Bài tập vật lí .........................................................................................................................12
1.2.1. Khái niệm bài tập vật lí............................................................................................................................12
1.2.2. Phân loại bài tập vật lí..............................................................................................................................13
1.3. Bài tập vật lí thực tiễn...........................................................................................................18
1.3.1. Khái niệm.................................................................................................................................................18
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
V
1.3.2. Phân loại bài tập thực tiễn........................................................................................................................19
1.4. Cách thức xây dựng bài tập vật lí theo định hướng phát triển năng lực tìm hiểu thế giới tự
nhiên dưới góc độ vật lí của học sinh...........................................................................................21
1.4.1. Nguyên tắc xây dựng bài tập vật lí theo định hướng phát triển năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới
góc độ vật lí của học sinh...................................................................................................................................21
1.4.2. Quy trình xây dựng bài tập vật lí theo định hướng phát triển năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc
độ vật lí của học sinh..........................................................................................................................................23
1.4.3. Phương pháp giải bài tập vật lí theo định hướng phát triển năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc
độ vật lí của học sinh..........................................................................................................................................24
1.5. Quy trình sử dụng bài tập vật lí nhằm bồi dưỡng năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc
độ vật lí của học sinh...................................................................................................................27
1.6. Thực trạng phát triển năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí của học sinh
trong dạy học Vật lí ở trường THPT hiện nay.............................................................................28
1.6.1. Mục đích, đối tượng, phương pháp điều tra .............................................................................................28
1.6.2. Kết quả điều tra ........................................................................................................................................29
Kết luận chương 1.......................................................................................................................35
CHƯƠNG 2: XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP PHẦN “ĐỘNG HỌC” – VẬT LÍ 10
NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TÌM HIỂU THẾ GIỚI TỰ NHIÊN DƯỚI GÓC ĐỘ
VẬT LÍ CỦA HỌC SINH............................................................................................................36
2.1. Tổng quan nội dung phần “Động học”..................................................................................36
2.1.1. Đặc điểm nội dung phần “Động học”.......................................................................................................36
2.1.2. Sơ đồ cấu trúc nội dungphần “Động học” ................................................................................................36
2.1.3. Mục tiêu dạy học phần “Động học”..........................................................................................................38
2.2. Xây dựng bài tập phần “Động học” Vật lí 10 theo hướng phát triển năng lực tìm hiểu thế giới
tự nhiên dưới góc độ vật lí của học sinh.......................................................................................41
2.2.1. Bài tập theo hướng phát triển năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí của học sinh .........41
2.2.2. Tiêu chí đánh giá năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí của học sinh thông qua các bài
tập.......................................................................................................................................................................86
2.3. Thiết kế tiến trình dạy học theo hướng sử dụng bài tập vật lí trong dạy học phần “Động học”
Vật lí 10 nhằm phát triển năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí của học sinh.....89
2.3.1. Thiết kế tiến trình dạy học “Bài 5. Tốc độ và vận tốc”............................................................................89
2.3.2. Thiết kế tiến trình dạy học “Bài 10. Sự rơi tự do” .................................................................................108
2.3.3. Thiết kế tiến trình dạy học “Bài tập chương II: Động học” ...................................................................117
Kết luận chương 2.....................................................................................................................124
CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM.............................................................................126
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
VI
3.1. Mục đích và nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm ...............................................................126
3.1.1. Mục đích của thực nghiệm sư phạm.......................................................................................................126
3.1.2. Nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm......................................................................................................126
3.2. Đối tượng và nội dung của thực nghiệm sư phạm ...............................................................126
3.2.1. Đối tượng của thực nghiệm sư phạm......................................................................................................126
3.2.2. Nội dung thực nghiệm sư phạm .............................................................................................................126
3.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm ...................................................................................126
3.3.1. Công tác chuẩn bị...................................................................................................................................126
3.3.2. Tiến hành thực nghiệm...........................................................................................................................126
3.4. Một số thuận lời và khó khăn khi thực nghiệm sư phạm ....................................................127
3.4.1. Thuận lợi................................................................................................................................................127
3.4.2. Khó khăn................................................................................................................................................127
3.4.3. Cách khắc phục......................................................................................................................................127
3.5. Kết quả thực nghiệm sư phạm............................................................................................127
3.5.1. Đánh giá định tính..................................................................................................................................127
3.5.2. Đánh giá định lượng...............................................................................................................................128
Kết luận chương 3.....................................................................................................................134
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................................................................135
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................................137
PHỤ LỤC ...................................................................................................................................PL1
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
VII
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU, ĐỒ THỊ
Số hiệu
bảng, biểu,
đồ thị
Tên bảng, biểu đồ, đồ thị Trang
Bảng 1.1
Cấu trúc năng lực và chỉ số hành vi của năng lực tìm hiểu thế
giới tự nhiên dưới góc độ Vật lí
9
Bảng 1.2
Tiêu chí đánh giá năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc
độ Vật lí
10
Sơ đồ 2.1 Cấu trúc chương “Động học” – Vật lí 10 KNTTVCS 39
Bảng 2.2
Rubric đánh giá năng lực THTGTNDGVL cho HS của các bài
tập
89
Bảng 3.1
Kết quả đánh giá định lượng NL tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới
góc độ Vật lí của HS
130
Bảng 3.2 Bảng thống kê điểm số (Xi) của bài kiểm tra 131
Bảng 3.3 Bảng phân phối tần suất 132
Bảng 3.4 Bảng phân phối tần suất lũy tích 133
Bảng 3.5 Bảng tổng hợp các tham số thống kê 134
Biểu đồ 1.3 Biểu đồ thể hiện mức độ yêu thích tiết BTVL 31
Biểu đồ 1.4
Biểu đồ thể hiện phương án HS đưa ra khi được yêu cầu hoạt
động nhóm để đưa ra phương án kiểm chứng một sự vật, hiện
tượng hay một kiến thức vật lí
31
Biểu đồ 1.5
Biểu đồ thể hiện tỉ lệ GV có yêu cầu HS đưa ra phương án
kiểm chứng một sự vật, hiện tượng hay một kiến thức vật lí
không?
32
Biểu đồ 1.6
Biểu đồ thể hiện mức độ vận dụng kiến thức vật lí vào thực
tiễn của HS
33
Biểu đồ 1.7
Biểu đồ thể hiện mức độ cần thiết phải phát triển NL
THTGTNDGĐVL cho HS
34
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
VIII
Biểu đồ 3.1
Mức độ đạt được các chỉ số hành vi của NL tìm hiểu thế giới
tự nhiên dưới góc độ Vật lí cho HS
131
Biểu đồ 3.2 Biểu đồ biểu diễn mức phân bố điểm số đánh giá 132
Đồ thị 3.3 Đồ thị phân phối tần suất 133
Đồ thị 3.4 Đồ thị phân phối tần suất lũy tích 134
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
IX
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Số hiệu hình vẽ Tên hình vẽ Trang
Hình 2.1 Bài tập 3.1 44
Hình 2.2 Bài tập 3.2 45
Hình 2.3 Bài tập 3.3 46
Hình 2.4 Bài tập 3.4 47
Hình 2.5 Bài tập 3.8 51
Hình 2.6 Bài tập 3.9 52
Hình 2.7 Bài tập 3.12 54
Hình 2.8 Bài tập 3.14 56
Hình 2.9 Bài tập 3.18 60
Hình 2.10 Bài tập 2.4 65
Hình 2.11 Bài tập 2.7 67
Hình 2.12 Bài tập 2.11 70
Hình 2.13 Bài tập 2.19 75
Hình 2.14 Bài tập 1.6 79
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong thời đại phát triển hiện nay, đổi mới giáo dục là việc làm vô cùng cần thiết
chính vì vậy Bộ Giáo dục và Đào tạo nước ta đang tiến hành cuộc cải cách giáo dục toàn
diện, chương trình dạy học sẽ không chỉ chú trọng lý thuyết như trước đây mà cần phải đi
đôi với thực hành. Theo đó, ngoài những giờ học trên lớp, học sinh cần được trải nghiệm
thực tế để dễ hiểu, dễ nhớ kiến thức hơn. Nếu như trước đây học sinh chỉ tiếp nhận kiến
thức một chiều thì giờ đây các em cần nâng cao tinh thần tự học, tìm các câu hỏi, đặt vấn
đề và đưa ra kết luận với sự định hướng của giáo viên. Giáo dục lấy người học làm trung
tâm, dạy học theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất người học, giáo viên dựa trên
nhu cầu của học sinh sẽ gợi mở và định hướng chứ không đơn thuần là truyền đạt kiến thức
như trước đây. Điều này giúp học sinh tăng khả năng sáng tạo, dễ nhớ và dễ hiểu kiến thức
hơn trước đây, hướng tới đào tạo cho người học biết cách áp dụng được kiến thức đã học
vào thực tiễn.
Theo Chương trình giáo dục phổ thông môn Vật lí (Ban hành kèm theo Thông tư số
32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
nêu ra: “Chương trình môn Vật lí coi trọng việc rèn luyện khả năng vận dụng kiến thức, kĩ
năng đã học để tìm hiểu và giải quyết ở mức độ nhất định một số vấn đề của thực tiễn, đáp
ứng đòi hỏi của cuộc sống; vừa bảo đảm phát triển năng lực vật lí - biểu hiện của năng lực
khoa học tự nhiên, vừa đáp ứng yêu cầu định hướng nghề nghiệp của học sinh”. [2]
Vai trò của môn vật lí nằm ở chỗ mô tả, giải thích các hiện tượng tự nhiên, tìm ra
các mối quan hệ nhân quả và tiên đoán các hệ quả sẽ xảy ra từ nguyên nhân. Ngoài ra nó
còn là tiền đề cho các ngành kỹ thuật, tác động vào vật chất tạo ra các sản phẩm phục vụ
cho nhu cầu lợi ích con người. Như vậy lĩnh hội thế giới tự nhiên không chỉ khám phá ra
các quy luật tự nhiên mà còn phải chủ động tác động vào đối tượng vật chất tạo ra các thiết
bị máy móc nhằm cải thiện điều kiện sống cho loài người. Vì vậy khi giảng dạy môn khoa
học vật lí, điều quan trọng là phải tạo điều kiện để cho học sinh kết nối tri thức đã lĩnh hội
để giải quyết vấn đề thực tiễn. Thực tế cho thấy, giảng dạy vật lí bậc THPT ở Việt Nam,
việc vận dụng kiến thức vật lí thường được thực hiện qua việc giải các bài tập. Tuy nhiên,
các bài tập thực tiễn trong sách giáo khoa và sách bài tập hiện nay chưa nhiều và đa dạng.
Nhiều bài tập vật lí còn xa rời thực tiễn cuộc sống và sản xuất, quá chú trọng đến các tính
toán phức tạp. Bên cạnh đó, qua tìm hiểu thực trạng dạy học vật lí ở THPT hiện nay cho
thấy, những hiểu biết của học sinh về kiến thức vật lí thực tiễn còn nhiều hạn chế, họ thường
gặp khó khăn khi vận dụng kiến thức vật lí trong việc giải quyết tình huống thực tiễn, trong
khi đó giáo viên lại ngại đưa bài tập thực tiễn vào trong mỗi bài học.
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
2
Bài tập vật lí chính là một trong những phương tiện rất quan trọng trong việc rèn
luyện năng lực, kĩ năng, thói quen vận dụng kiến thức đã thu nhận được để giải quyết
các vấn đề trong thực tiễn. Có thể xây dựng được rất nhiều bài tập yêu cầu học sinh phải
vận dụng kiến thức lí thuyết để giải thích các hiện tượng hoặc dự đoán các hiện tượng có
thể xảy ra trong thực tiễn giúp học sinh hình thành và phát triển các phẩm chất, năng lực
cần thiết đồng thời kích thích lòng say mê học hỏi, hứng thú học tập.
Trên thực tế, đã có một số luận văn nghiên cứu về việc xây dựng hệ thống bài tập
vật lí như: tác giả Nguyễn Thị Linh với đề tài “Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập trong
dạy học chương “Tĩnh học vật rắn” – Vật lí 10 nhằm bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề
của học sinh”, tác giả Võ Thị Bích Diễm với đề tài: “Xây dựng và sử dụng các bài tập thực
tiễn tích hợp liên môn trong dạy học phần “Nhiệt học” – Vật lí 10 THPT”, tác giả Trần
Xuân Kế với đề tài: “Sử dụng hệ thống bài tập vật lí chương “Các định luật bảo toàn” Vật
lí 10 nâng cao theo hướng phát triển tính tích cực và sáng tạo của học sinh”, hay của tác giả
Đặng Thị Thu Thủy với đề tài: “Xây dựng và hướng dẫn HS lớp 10 THPT giải hệ thống
bài tập chương: “Động lực học chất điểm” – Vật lí 10 nâng cao theo hướng phát triển năng
lực giải quyết vấn đề”…Tuy nhiên, việc nghiên cứu về xây dựng và sử dụng hệ thống bài
tập vật lí thực tiễn nhằm phát triển năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí
cho học sinh hiện nay là một vấn đề mới, rất cần thiết và chưa có nhiều nghiên cứu.
Xuất phát từ những lí do trên, để góp phần đáp ứng nhu cầu đổi mới nội dung,
phương pháp giảng dạy môn học vật lí theo hướng kết nối tri thức gắn với thực tiễn tôi
quyết định chọn đề tài “Xây dựng và sử dụng bài tập trong dạy học phần “Động học”
– Vật lí 10 nhằm phát triển năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ Vật lí của
học sinh” để làm đề tài nghiên cứu.
2. Mục tiêu của đề tài
Đề xuất được biện pháp, qui trình xây dựng và sử dụng bài tập theo định hướng phát
triển năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí và vận dụng vào dạy học phần
“Động học” Vật lí 10 nhằm phát triển năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật
lí của học sinh.
3. Giả thuyết khoa học
Nếu đề xuất được biện pháp, qui trình xây dựng và sử dụng bài tập theo định hướng
phát triển năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí và vận dụng vào dạy học
phần “Động học” Vật lí 10 thì sẽ phát triển năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ
vật lí của học sinh, qua đó góp phần nâng cáo chất lượng học tập bộ môn Vật lí.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
- Nghiên cứu cơ sở lí luận về năng lực, năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc
độ vật lí của học sinh.
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
3
- Nghiên cứu cơ sở lí luận về các bài tập phát triển năng lực tìm hiểu thế giới tự
nhiên dưới góc độ vật lí của học sinh và khả năng hỗ trợ của nó trong phát triển năng lực
tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí của học sinh.
- Đề xuất các biện pháp phát triển năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ
vật lí của học sinh thông qua việc sử dụng các bài tập.
- Thiết kế tiến trình dạy học theo hướng sử dụng bài tập vật lí trong dạy học phần
“Động học” Vật lí 10 nhằm phát triển năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật
lý của học sinh.
- Tiến hành thực nghiệm sư phạm ở trường THPT nhằm kiểm chứng giả thuyết khoa
học của đề tài và rút ra kết luận.
5. Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động dạy và học phần “Động học” Vật lí 10 theo định hướng phát triển năng
lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí của học sinh thông qua việc xây dựng và
sử dụng bài tập.
6. Phạm vi nghiên cứu đề tài
- Nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu xây dựng và sử dụng bài tập theo định
hướng phát triển năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí và vận dụng vào dạy
học phần “Động học” Vật lí 10 nhằm phát triển năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới
góc độ vật lí của học sinh.
- Đối tượng khảo sát:
+ Bài tập có nội dung thực tiễn chương “Động học”- Vật lí 10.
+ Học sinh lớp 10 Trường THCS & THPT Nguyễn Khuyến – Đà nẵng
- Không gian: Trường THCS & THPT Nguyễn Khuyến – Đà Nẵng
- Thời gian: Năm học 2022-2023.
7. Phương pháp nghiên cứu đề tài
7.1. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết
- Nghiên cứu cơ sở lí luận về năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí
của học sinh.
- Nghiên cứu chương trình, nội dung sách giáo khoa và các tài liệu liên quan đến
phần “Động học” Vật lí 10.
- Nghiên cứu cơ sở lí luận của bài tập vật lí trong phần “Động học” Vật lí 10.
7.2. Phương pháp điều tra, quan sát
- Tìm hiểu thực trạng về việc dạy học, giải bài tập theo hướng phát triển năng lực
tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí của học sinh thông qua dạy học phần “Động
học” Vật lí 10.
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
4
- Điều tra thực tế việc dạy học Vật lí ở các trường THPT như trao đổi trực tiếp với
giáo viên, học sinh, dự giờ, sử dụng phiếu điều tra về việc sử dụng các bài tập có nội dung
góp phần phát triển năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí của học sinh.
- Phỏng vấn một số giáo viên có kinh nghiệm giảng dạy lâu năm.
7.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Tiến hành TNSP ở trường THPT để kiểm chứng giả thuyết khoa học, đánh giá tính
khả thi của kết quả nghiên cứu đề tài.
7.4. Phương pháp thống kê toán học
Sử dụng phương pháp thống kê toán học xử lí các kết quả TNSP nhằm kiểm định
giả thuyết thống kê về sự khác biệt trong kết quả học tập của hai nhóm thực nghiệm và đối
chứng.
8. Những đóng góp của đề tài
- Đề xuất biện pháp và quy trình phát triển năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới
góc độ vật lí của học sinh thông qua các bài tập vật lí.
- Xây dựng được bài tập vật lí phát triển năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc
độ vật lí của học sinh trong dạy học phần “Động học” Vật lí 10.
- Kết quả nghiên cứu đề tài là nguồn tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu sau này.
9. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận văn
gồm có 3 chương:
Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC XÂY DỰNG VÀ
SỬ DỤNG BÀI TẬP TRONG DẠY HỌC VẬT LÍ NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
TÌM HIỂU THẾ GIỚI TỰ NHIÊN DƯỚI GÓC ĐỘ VẬT LÍ CỦA HỌC SINH
Chương 2: THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC SỬ DỤNG BÀI TẬP NHẰM
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TÌM HIỂU THẾ GIỚI TỰ NHIÊN DƯỚI GÓC ĐỘ VẬT
LÍ CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC PHẦN “ĐỘNG HỌC”
Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
5
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC XÂY DỰNG VÀ SỬ
DỤNG BÀI TẬP TRONG DẠY HỌC VẬT LÍ NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
TÌM HIỂU THẾ GIỚI TỰ NHIÊN DƯỚI GÓC ĐỘ VẬT LÍ CỦA HỌC SINH
1.1. Năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí của học sinh
1.1.1. Khái niệm năng lực
a) Khái niệm
Trong tiếng Việt cũng như tiếng Anh, từ “năng lực” được sử dụng với nhiều nghĩa
cụ thể, gắn với các lĩnh vực khác nhau, trong những tình huống và ngữ cảnh riêng biệt. Do
vậy, năng lực là vấn đề được nhiều nhà khoa học, trong nhiều lĩnh vực trên thế giới cũng
như Việt Nam quan tâm và có nhiều cách hiểu khác nhau về năng lực.
Theo F.E. Weitnert (2001) cho rằng: “Năng lực là những khả năng và kĩ xảo học
được hoặc sẵn có của cá thể nhằm giải quyết các tình huống xác định, cũng như sự sẵn sàng
về động cơ, xã hội… và khả năng vận dụng các cách giải quyết vấn đề một cách có trách
nhiệm và hiệu quả trong những tình huống linh hoạt.[15]
Theo Bernd Meier, Nguyễn Văn Cường: “Năng lực là một thuộc tính tâm lý phức
hợp, là điểm hội tụ của nhiều yếu tố như tri thức, kĩ năng, kĩ xảo, kinh nghiệm, sự sẵn sàng
hành động và trách nhiệm đạo đức”.[4]
Theo từ điển tiếng Việt, năng lực là “khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn
có để thực hiện một hoạt động nào đó” hoặc “phẩm chất tâm lí và sinh lí tạo cho con người
khả năng hoàn thành một loại hoạt động nào đó với chất lượng cao”.[5]
Tác giả Trần Trọng Thủy và Nguyễn Quang Uẩn cho rằng: “Năng lực là tổ hợp
những thuộc tính độc đáo của cá nhân phù hợp với những yêu cầu đặc trưng của một hoạt
động nhất định, nhằm đảm bảo việc hoàn thành có kết quả tốt trong lĩnh vực hoạt động
đó”.[6]
Chương trình giáo dục phổ thông – Chương trình tổng thể của Bộ Giáo dục và Đào
tạo ban hành đã xác định: “Năng lực là thuộc tính cá nhân được hình thành, phát triển nhờ
tố chất sẵn có và quá trình học tập, rèn luyện, cho phép con người huy động tổng hợp các
kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí…thực hiện
một loại hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong những điều kiện cụ thể”.[1]
Có thể thấy có nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm năng lực, nhưng các khái
niệm đó đều xem năng lực là sự tổng hợp của các thành tố kiến thức, kĩ năng và thái độ.
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
6
Như vậy năng lực là sự tổng hợp hài hòa của kiến thức, kĩ năng và thái độ nhằm thực hiện
những yêu cầu của một hoạt động nhất định và đảm bảo cho hoạt động đó diễn ra nhanh
chóng, có kết quả.
b) Phân loại
Chương trình giáo dục phổ thông – Chương trình tổng thể của Bộ Giáo dục và Đào
tạo ban hành đã xác định: “Năng lực cốt lõi: là năng lực cơ bản, thiết yếu mà bất kì ai cũng
cần phải có để sống, học tập và làm việc hiệu quả. Năng lực cốt lõi gồm năng lực chung và
năng lực đặc thù”.
+ Những năng lực chung được hình thành, phát triển thông qua tất cả các môn học
và hoạt động giáo dục: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực
giải quyết vấn đề và sáng tạo.
+ Những năng lực đặc thù được hình thành, phát triển chủ yếu thông qua một số
môn học và hoạt động giáo dục nhất định: Năng lực ngôn ngữ, năng lực tính toán, năng lực
khoa học, năng lực công nghệ, năng lực tin học, năng lực thẩm mĩ, năng lực thể chất.[1]
1.1.2. Khái niệm năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí của học sinh
Theo Đỗ Hương Trà, Nguyễn Văn Biên, Tưởng Duy Hải, Phạm Xuân Quế, Dương
Xuân Quý – “Dạy học phát triển năng lực môn vật lí trung học phổ thông”, khái niệm năng
lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí của học sinh được hiểu như sau:
- Thực hiện được hoạt động tìm hiểu một số sự vật, hiện tượng đơn giản, gần gũi
trong đời sống và trong thế giới tự nhiên theo tiến trình.
- Sử dụng được các chứng cứ khoa học để kiểm tra các dự đoán, lí giải các chứng
cứ, rút ra kết luận.[3]
Theo Chương trình giáo dục phổ thông môn Vật lí (Ban hành kèm theo thông tư số
32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
yêu cầu cần đạt về năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí:
“Tìm hiểu được một số hiện tượng, quá trình vật lí đơn giản, gần gũi trong đời sống
và trong thế giới tự nhiên theo tiến trình; sử dụng được các chứng cứ khoa học để kiểm tra
các dự đoán, lí giải các chứng cứ, rút ra các kết luận; biểu hiện cụ thể là:
- Đề xuất vấn đề liên quan đến vật lí: Nhận ra và đặt được câu hỏi liên quan đến vấn
đề; phân tích được bối cảnh để đề xuất được vấn đề nhờ kết nối tri thức, kinh nghiệm đã có
và dùng ngôn ngữ của mình để biểu đạt vấn đề đã đềxuất.
- Đưa ra phán đoán và xây dựng giả thuyết: Phân tích vấn đề để nêu được phán đoán;
xây dựng và phát biểu được giả thuyết cần tìm hiểu.
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
7
- Lập kế hoạch thực hiện: Xây dựng được khung logic nội dung tìm hiểu; lựa chọn
được phương pháp thích hợp (quan sát, thực nghiệm, điều tra, phỏng vấn, tra cứu tư liệu);
lập được kế hoạch triển khai tìmhiểu.
- Thực hiện kế hoạch: Thu thập, lưu giữ được dữ liệu từ kết quả tổng quan, thực
nghiệm, điều tra; đánh giá được kết quả dựa trên phân tích, xử lí các dữ liệu bằng các tham
số thống kê đơn giản; so sánh được kết quả với giả thuyết; giải thích, rút ra được kết luận
và điều chỉnh khi cần thiết.
- Viết, trình bày báo cáo và thảo luận: Sử dụng ngôn ngữ, hình vẽ, sơ đồ, biểu bảng
để biểu đạt được quá trình và kết quả tìm hiểu; viết được báo cáo sau quá trình tìm hiểu;
hợp tác được với đối tác bằng thái độ tích cực và tôn trọng quan điểm, ý kiến đánh giá do
người khác đưa ra để tiếp thu tích cực và giải trình, phản biện, bảo vệ được kết quả tìm hiểu
một cách thuyết phục.
- Ra quyết định và đề xuất ý kiến, giải pháp: Đưa ra được quyết định xử lí cho vấn
đề đã tìm hiểu; đề xuất được ý kiến khuyến nghị vận dụng kết quả tìm hiểu, nghiên cứu,
hoặc vấn đề nghiên cứu tiếp”. [2]
Vậy năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ Vật lí là việc HS có khả năng
nhận thức được vấn đề, đặt ra các giả thuyết và có khả năng giải quyết được các vấn đề,
hiện tượng Vật lí gần gũi trong thế giới tự nhiên khi gặp phải.
1.1.3. Cấu trúc và biểu hiện hành vi năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật
lí của học sinh
Qua tham khảo và nghiên cứu một số tài liệu liên quan đến việc phát triển năng lực
tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí của học sinh như: “Dạy học phát triển năng
lực môn vật lí trung học phổ thông” – của các tác giả Đỗ Hương Trà, Nguyễn Văn Biên,
Tưởng Duy Hải, Phạm Xuân Quế, Dương Xuân Quý [3] ; luận văn thạc sĩ “Tổ chức hoạt
động trải nghiệm chủ đề “Vật lí với giáo dục bảo vệ môi trường” theo định hướng bồi dưỡng
năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí” của tác giả Võ Thị Thùy Liên [7] ;
“Yêu cầu cần đạt về năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí” - Dự thảo
Chương trình giáo dục phổ thông môn Vật lí (Ban hành kèm theo thông tư số 32/2018/TT-
BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) [2] - tôi đã
xây dựng cấu trúc năng lực và chỉ số hành vi của năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới
góc độ Vật lí thể hiện thông qua bảng sau:
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
8
Bảng 1.1: Cấu trúc năng lực và chỉ số hành vi của năng lực tìm hiểu thế giới
tự nhiên dưới góc độ Vật lí
Năng lực thành
tố
Chỉ số hành vi
1. Đề xuất vấn
đề liên quan
đến vật lí
1.1. Nhận ra và đặt câu hỏi liên quan đến vấn đề
1.2. Phân tích bối cảnh vấn đề
1.3. Biểu đạt vấn đề đã đề xuất
2. Đưa ra phán
đoán và xây
dựng giả thuyết
2.1. Phân tích vấn đề đã đề xuất
2.2. Đưa ra các dự đoán về nguyên nhân, hệ quả của vấn đề
2.3. Xây dựng và phát biểu được giả thuyết cần tìm hiểu
3. Lập kế hoạch
thực hiện
3.1. Xây dựng khung logic nội dung tìm hiểu về vấn đề
3.2. Lựa chọn phương pháp thích hợp để kiếm tra tính đúng đắn của
vấn đề đang tìm hiểu (quan sát, thực nghiệm, điều tra, phỏng vấn, tra
cứu tư liệu)
3.3. Lập kế hoạch triển khai tìm hiểu vấn đề
4. Thực hiện kế
hoạch
4.1. Thu thập, lưu giữ được dữ liệu từ kết quả tổng quan, thực nghiệm,
điều tra
4.2. Đánh giá và so sánh kết quả với giả thuyết
4.3. Giải thích, rút ra kết luận và điều chỉnh khi cần thiết
5. Viết, trình
bày báo cáo và
thảo luận
5.1. Biểu đạt quá trình và kết quả tìm hiểu thông qua ngôn ngữ, hình
vẽ, sơ đồ, biểu bảng…
5.2. Viết báo cáo sau quá trình tìm hiểu
5.3. Trình bày và bảo vệ kết quả đã tìm hiểu được
6. Ra quyết
định và đề xuất
ý kiến để giải
quyết
6.1. Đưa ra được quyết định xử lí cho vấn đề đã tìm hiểu
6.2. Đề xuất ý kiến khuyến nghị vận dụng kết quả tìm hiểu, nghiên
cứu
1.1.4. Đánh giá năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí của học sinh
Các tiêu chí đánh giá năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ Vật lí được thể
hiện thông qua bảng sau:
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
9
Bảng 1.2: Tiêu chí đánh giá năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ Vật lí
Năng lực
thành tố
Chỉ số hành vi
Tiêu chí chất lượng
(Các mức độ)
Mức 3 Mức 2 Mức 1
HV1. Đề
xuất vấn
đề liên
quan đến
vật lí
HV1.1. Nhận ra
và đặt câu hỏi
liên quan đến
vấn đề
Nhận ra và đặt
được câu hỏi,
phân tích được
câu hỏi thành câu
hỏi bộ phận có
liên quan đến vấn
đề
Nhận ra được vấn
đề và đặt được
một số câu hỏi
Chưa nhận ra
được vấn đề đang
tìm hiểu
HV1.2. Phân
tích bối cảnh vấn
đề
Phân tích cụ thể,
chi tiết bối cảnh
vấn đề
Phân tích được
một số chi tiết bối
cảnh vấn đề
Không phân tích
được bối cảnh vấn
đề
HV1.3. Biểu đạt
vấn đề đã đề xuất
Biểu đạt được vấn
đề cần tìm hiểu
chính xác, cụ thể
Biểu đạt được vấn
đề cần tìm hiểu
nhưng chưa cụ thể
Không nêu được
vấn đề cần tìm
hiểu
HV2.
Đưa ra
phán
đoán và
xây dựng
giả
thuyết
HV2.1. Phân
tích vấn đề đã đề
xuất
Phân tích được
vấn đề cụ thể, ở
nhiều khía cạnh
khác nhau
Phân tích được
vấn đề nhưng
chưa cụ thể
Chưa phân tích
được vấn đề
HV2.2. Đưa ra
các dự đoán về
nguyên nhân, hệ
quả của vấn đề
Đưa ra được các
dự đoán có căn cứ
chính xác, rõ ràng.
Đưa ra được các
dự đoán có căn cứ
tương đối đầy đủ
Chưa đưa ra được
các dự đoán hoặc
đưa ra được dự
đoán nhưng chưa
có căn cứ rõ ràng
HV2.3. Xây
dựng và phát
biểu được giả
thuyết cần tìm
hiểu
Xây dựng và phát
biểu được giả
thuyết chính xác,
cách diễn đạt ngắn
gọn, khoa học
Xây dựng và phát
biểu được giả
thuyết tương đối
chính xác
Không phát biểu
được giả thuyết
hoặc phát biểu lan
man, chưa có căn
cứ
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
10
HV3.
Lập kế
hoạch
thực hiện
HV3.1. Xây
dựng khung
logic nội dung
tìm hiểu về vấn
đề
Xây dựng được
khung logic nội
dung tìm hiểu về
vấn đề cụ thể, đầy
đủ, chính xác
Xây dựng khung
logic nội dung tìm
hiểu về vấn đề
tương đối đầy đủ
Chưa xây dựng
được khung logic
nội dung tìm hiểu
vấn đề
HV3.2. Lựa
chọn phương
pháp thích hợp
để kiếm tra tính
đúng đắn của
vấn đề đang tìm
hiểu (quan sát,
thực nghiệm,
điều tra, phỏng
vấn, tra cứu tư
liệu)
Lựa chọn đúng và
tối ưu phương
pháp kiểm tra để
kiểm tra tính đúng
đắn cho từng vấn
đề
Lựa chọn được
phương pháp
thích hợp để kiếm
tra tính đúng đắn
của vấn đề đang
tìm hiểu
Chưa lụa chọn
được phương
pháp để kiểm tra
tính đúng đắn của
vấn đề hoặc lựa
chọn ngẫu nhiên
không có căn cứ
HV3.3. Lập kế
hoạch triển khai
tìm hiểu vấn đề
Lập được kế
hoạch chi tiết và
đầy đủ
Lập được kế
hoạch nhưng chưa
cụ thể
Không lập được
kế hoạch
HV4.
Thực
hiện kế
hoạch
HV4.1. Thu
thập, lưu giữ
được dữ liệu từ
kết quả tổng
quan, thực
nghiệm, điều tra
Thu thập, lưu giữ
được dữ liệu từ
kết quả tổng quan,
thực nghiệm, điều
tra về mối quan hệ
nhiều biến nhanh
chóng và chính
xác cao
Thu thập, lưu giữ
được dữ liệu từ
kết quả tổng quan,
thực nghiệm, điều
tra về mối quan hệ
nhân quả
Thu thập, lưu giữ
được dữ liệu các
phép đo thực
nghiệm đơn giản
đo trực tiếp
HV4.2. Đánh giá
và so sánh kết
quả với giả
thuyết
Đánh giá và so
sánh kết quả một
cách chính xác,
logic, cụ thể với
giả thuyết
Đánh giá và so
sánh được kết quả
với giả thuyết
Chưa đánh và so
sánh được kết quả
với giả thuyết
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
11
HV4.3. Giải
thích, rút ra kết
luận và điều
chỉnh khi cần
thiết
Giải thích đầy đủ,
logic, rút ra được
các kết luận chính
xác và một số điều
chỉnh khi thực
hiền tìm hiểu vấn
đề
Giải thích và rút ra
được các kết luận
tương đối chính
xác khi thực hiền
tìm hiểu vấn đề
Không giải thích
và rút ra được kết
luận
HV5.
Viết,
trình bày
báo cáo
và thảo
luận
HV5.1. Biểu đạt
quá trình và kết
quả tìm hiểu
thông qua ngôn
ngữ, hình vẽ, sơ
đồ, biểu bảng…
Biểu đạt quá trình
và kết quả tìm
hiểu chính xác,
đầy đủ, logic bằng
nhiều hình thức
ngôn ngữ, hình vẽ,
sơ đồ, biểu bảng,
đồ thị
Biểu đạt được quá
trình và kết quả
tìm hiểu nhưng
chưa đầy đủ
Chưa biểu đạt
được kết quả hoặc
chỉ biểu đạt được
một số bảng biểu
số liệu đơn giản
HV5.2. Viết báo
cáo sau quá trình
tìm hiểu
Viết báo cáo
đúng, đầy đủ, chi
tiết
Viết được báo cáo
nhưng chưa đầy
đủ
Không viết được
báo cáo
HV5.3. Trình
bày và bảo vệ kết
quả đã tìm hiểu
được
Trình bày lưu loát
và bảo vệ được kết
quả đã tìm hiểu
được
Trình bày được
nhưng chưa bảo
vệ được kết quả đã
tìm hiểu được
Không trình bày
được kết quả đã
tìm hiểu được
HV6. Ra
quyết
định và
đề xuất ý
kiến để
giải
quyết
HV6.1. Đưa ra
được quyết định
xử lí cho vấn đề
đã tìm hiểu
Đưa ra được
quyết định xử lí
cho vấn đề đã tìm
hiểu
Đưa ra quyết định
nhưng chưa xử lí
được
Không đưa rađược
quyết định
HV6.2. Đề xuất
ý kiến khuyến
nghị vận dụng
kết quả tìm hiểu,
nghiên cứu
Đưa ra
khuyến nghị vận
dụng được kết quả
tìm hiểu
Đưa ra khuyến
nghị nhưng không
vận dụng được
Không đưa ra
được khuyến nghị
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
12
1.1.5. Các biện pháp phát triển năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí
của học sinh
Theo Đỗ Hương Trà, Nguyễn Văn Biên, Tưởng Duy Hải, Phạm Xuân Quế, Dương
Xuân Quý – “Dạy học phát triển năng lực môn vật lí trung học phổ thông” [3], một số biện
pháp phát triển năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí của học sinh như sau:
- Tăng cường sử dụng các phương pháp dạy học có khả năng giúp học sinh phát triển
năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí của học sinh như dạy học giải quyết
vấn đề, dạy học dự án, dạy học trên cơ sở vấn đề.
- Xây dựng và sử dụng bài tập phát triển năng lực, đặc biệt quan tâm đến bài tập
thực nghiệm và bài tập gắn với thực tiễn. Các bài tập này là cơ hội để người học thực hiện
các thao tác tư duy như phân tích, tổng hợp, so sánh, diễn dịch, quy nạp…Các tập phát triển
năng lực cần đảm bảo:
+ Phong phú, đa dạng và xuyên suốt chương trình vật lí.
+ Có hệ thống, tính logic.
+ Khai thác đặc trưng, bản chất vật lí.
+ Đòi hỏi cao ở người học (Buộc người học phải sử dụng các thao tác tư duy
một cách thành thạo).
- Thường xuyên tổ chức cho học sinh thực hiện các dự án, các hoạt động trải nghiệm.
Qua đó, sẽ phát triển ở học sinh:
+ Các kĩ năng điều tra bao gồm: quan sát, tập hợp mẫu, tập hợp thông tin từ
các nguồn khác nhau để rút ra kết luận.
+ Từ những thông tin thu thập có cơ sở để hiểu rõ, bổ sung cho những điều
học trong lí thuyết.
+ Tăng cường năng lực tham gia hoạt động trải nghiệm cá nhân, tập thể.
+ Tạo thói quen suy nghĩ độc lập, sáng tạo, tính kiên nhẫn khi học tập. [3]
1.2. Bài tập vật lí
1.2.1. Khái niệm bài tập vật lí
Theo Đỗ Hương Trà, Phạm Gia Phách (2009), Dạy học bài tập Vật lí ở THPT,
“Trong các tài liệu giáo khoa cũng như các tài liệu về phương pháp dạy học bộ môn, người
ta thường hiểu bài tập vật lí là những bài tập được lựa chọn một cách phù hợp với mục đích
chủ yếu là nghiên cứu các hiện tượng vật lí, hình thành các khái niệm, phát triển tư duy vật
lí của học sinh và rèn kĩ năng vận dụng kiến thức của học sinh vào thực tiễn”.[8]
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
13
Theo X.E Camenetxki và V.P. Ôrêkhốp “trong thực tế dạy học, bài tập Vật lí
được hiểu là một vấn đề được đặt ra mà trong trường hợp tổng quát đòi hỏi những suy luận
logic những phép toán và thí nghiệm đựa trên cơ sở các định luật và các phương pháp Vật
lí …”.[9]
Trong thực tế dạy học, người ta thường gọi một vấn đề không lớn, được giải quyết
nhờ những suy lí logic, những phép toán và thí nghiệm dựa trên cơ sở các định luật và các
phương pháp vật lí, vấn đề đó gọi là BTVL. Hiểu theo nghĩa rộng thì mỗi vấn đề xuất hiện
trong nghiên cứu tài liệu giáo khoa cũng chính là một bài tập đối với HS. Sự tư duy định
hướng một cách tích cực luôn luôn là việc giải bài tập.
Từ một số khái niệm đã nêu trên, có thể hiểu BTVL là bao gồm những điều kiện và
yêu cầu đặt ra đòi hỏi người học phải sử dụng những kiến thức vật lí (đôi khi cả kiến thức
toán học) để giải đáp.
1.2.2. Phân loại bài tập vật lí
Có nhiều cách phân loại BTVL như: theo nội dung, theo ý nghĩa mục đích, theo
chiều sâu của việc nghiên cứu vấn đề, theo phương thức giải, theo phương thức cho giả
thiết, theo mức độ khó của nhận thức. Chúng tôi giới thiệu 3 cách phân loại như sau:
1.2.2.1. Phân loại theo nội dung
Các bài tập được sắp xếp theo các đề tài của tài liệu vật lí. Người ta phân biệt các
bài tập về cơ học, về vật lí phân tử, về điện học…Sự phân chia như vậy có tính chất qui
ước. Bởi vì kiến thức sử dụng trong giả thiết của một bài tập thường không lấy từ một
chương, một phần mà có thể tích hợp nhiều kiến thức các phần khác nhau của giáo trình
vật lí. Người ta còn phân biệt các bài tập nội dung trừu tượng, bài tập nội dung cụ thể.
Ví dụ về một bài tập có nội dung trừu tượng: “Phải dùng một lực như thế nào để có
thể kéo một vật có khối lượng là m trên mặt phẳng nghiêng có chiều dài là l và chiều cao
là h, bỏ qua lực ma sát. Áp lực do vật tác dụng lên mặt phẳng nghiêng là lực nào?
Nếu trong bài tập nói rõ mặt phẳng nghiêng dùng ở đây là mặt phẳng như thế nào, vật kéo
lên là cái gì, nó được kéo lên như thế nào... thì đó là một bài tập cụ thể”.
Nét nổi bật của những bài tập trừu tượng là bản chất vật lí nêu bật lên, nó được tách
ra và không lẫn lộn với các chi tiết không bản chất. Ưu điểm của bài tập cụ thể là tính trực
quan cao, gắn với thực tế.
1.2.2.2. Phân loại bài tập theo phương thức cho điều kiện hoặc phương thức giải
Có các dạng: bài tập định tính, bài tập thí nghiệm, bài tập tính toán, bài tập đồ thị
a. Bài tập định tính
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
14
Bài tập định tính là những bài tập khi giải, HS không cần phải thực hiện các phép
tính phức tạp khi cần thiết chỉ làm những phép tính đơn giản, có thể tính nhẩm được. Muốn
giải những bài tập định tính, HS phải thực hiện những phép suy luận lôgic, do đó phải hiểu
rõ bản chất (nội hàm) của các khái niệm, định luật vật lí và nhận biết được những biểu hiện
của chúng trong những trường hợp cụ thể. Đa số các bài tập định tính yêu cầu HS giải thích
hoặc dự đoán một hiện tượng xảy ra trong những điều kiện xác định. Cũng có nhiều tài liệu
gọi bài tập định tính là bài tập - câu hỏi.
Bài tập định tính có rất nhiều ưu điểm về mặt phương pháp học. Đưa được lí thuyết
vừa học lại gần với đời sống, thực tiễn xung quanh, các bài tập định tính làm tăng thêm ở
HS hứng thú môn học, tạo điều kiện cho HS suy luận phát triển ngôn ngữ vật lí. Phương
pháp giải những bài tập định tính bao gồm việc xây dựng những suy lí lôgic dựa trên những
định luật vật lí nên bài tập định tính là phương tiện rất tốt để phát triển tư duy lôgic của HS.
Việc giải các bài tập định tính rèn luyện cho HS hiểu rõ được bản chất của các hiện tượng
vật lí và những quy luật của chúng, dạy cho HS biết áp dụng kiến thức vào thực tiễn. Giải
bài tập định tính rèn luyện cho HS thao tác tư duy phân tích, như vậy tạo cơ sở HS biết
phân tích nội dung vật lí của một bài tập nói chung và bài tập tính toán nói riêng.
Bài tập định tính được sử dụng ưu tiên hàng đầu sau khi học xong lí thuyết, trong
khi luyện tập, ôn tập vật lí.
Có 3 mức độ về bài tập định tính:
- Loại bài tập định tính đơn giản là loại bài tập HS chỉ cần áp dụng một định luật,
một qui tắc hay một phép suy luận lôgic là giải được.
- Loại bài tập định tính tổng hợp là loại bài tập định tính khi giải HS phải áp dụng
một chuỗi các suy luận lôgic dựa trên cơ sở các định luật, quy tắc mới có thể giải được.
- Loại bài tập đinh tính sáng tạo là loại bài tập định tính giải nó đòi hỏi các phép suy
luận lôgic mới, không theo khuôn mẫu quen thuộc, mới có thể tìm ra phương án giải quyết
bài tập.
Bài tập định tính thường có hai dạng: Bài tập giải thích hiện tượng và bài tập dự
đoán hiện tượng.
b. Bài tập tính toán
Bài tập tính toán là những bài tập muốn giải chúng, ta phải thực hiện một loạt phép
tính và kết quả thu được là đáp số định lượng, tìm giá trị một số đại lượng vật lí. Bài tập
tính toán có thể chia làm hai loại:
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
15
- Bài tập tính toán tập dượt là những bài tập cơ bản, đơn giản, trong đó chỉ đề cập
đến một hiện tượng, một định luật và sử dụng một vài phép toán đơn giản. Nó có tác dụng
củng cố kiến thức cơ bản vừa học, giúp HS hiểu rõ ý nghĩa định luật và công thức biểu diễn,
sử dụng các đơn vị vật lí tương ứng và có thói quen cần thiết để giải bài tập phức tạp.
- Bài tập tính toán tổng hợp là loại bài tập muốn giải nó thì phải vận dụng nhiều khái
niệm, định luật, dùng nhiều công thức. Kiến thức tích hợp nhiều nội dung kiến thức trong một
chương, một phần hoặc các phần của tài liệu vật lí. Loại bài tập này giúp HS đào sâu, mở rộng
kiến thức, thấy được mối liên hệ giữa các kiến thức vật lí với nhau, luyện tập phân tích những
hiện tượng phức tạp ra thành những phần đơn giản tuân theo một định luật xác định.
c. Bài tập thí nghiệm
Bài tập thí nghiệm là loại bài tập yêu cầu xác định một đại lượng vật lí, cho biết dụng
cụ và vật liệu để sử dụng, yêu cầu HS giải bài tập hoàn toàn theo con đường thực nghiệm
hoặc là bài tập đòi hỏi phải làm thí nghiệm để kiểm chứng lời giải lí thuyết. Các bài tập thí
nghiệm ở trường phổ thông thường các dụng cụ thiết bị thí nghiệm có thể khai thác ở phòng
thí nghiệm trong nhà trường hoặc HS sử dụng các thiết bị tự làm. Bài tập thí nghiệm có thể
là dạng bài tập thí nghiệm định tính hoặc dạng bài tập thí nghiệm định lượng. Ta có thể
chuyển từ một bài tập định tính hoặc một bài tập tính toán thành một bài tập thí nghiệm.
Ví dụ về bài tập thí nghiệm:
“Cầm đầu trên của một sợi dây cao su có quả nặng buộc ở đầu dưới. Sợi dây cao
su dãn ra hay co lại, nếu ta đột ngột nâng lên cao hay hạ tay xuống thấp? Hãy làm thí
nghiệm kiểm tra dự đoán.
Cho một khối gỗ hình hộp chữ nhật và một tấm ván phẳng, xác định hệ số ma sát
giữa khối gỗ và tấm ván đó”.
Bài tập thí nghiệm giúp HS phát triển trí tuệ, kĩ thuật tổng hợp, đặc biệt bồi dưỡng
năng lực thực nghiệm và làm sáng tỏ mối quan hệ giữa lí thuyết và thực tiễn.
Hoạt động giải bài tập thí nghiệm luôn gây được hứng thú lớn đối với HS, lôi cuốn
được sự chú ý của HS vào các vấn đề bài tập yêu cầu, phát huy tính tích cực tìm tòi, khám
phá và sáng tạo. Những số liệu khởi đầu về mặt lí thuyết của bài tập sẽ được kiểm tra tính
đúng đắn thông qua các kết quả thu được bằng con đường thực nghiệm.
d. Bài tập đồ thị
Bài tập đồ thị là những bài tập trong đó đối tượng nghiên cứu là những đồ thị biểu
diễn sự phụ thuộc giữa các đại lượng vật lí. Nó đòi hỏi HS phải biểu diễn quá trình diễn
biến của các hiện tượng nêu trong bài tập bằng đồ thị.
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
16
Đồ thị là một hình thức biểu đạt mối quan hệ giữa các đại lượng vật lí, tương đương
với cách biểu đạt bằng lời hay công thức. Nhiều khi, nhờ vẽ được đồ thị chính xác, đồ thị
biểu diễn số liệu thực nghiệm mà ta có thể tìm được định luật vật lí mới (đồ thị là một dạng
mô hình sử dụng nghiên cứu vật lí vào trong dạy học vật lí). Bởi vậy, các bài tập sử dụng
đồ thị hoặc xây dựng đồ thị có vị trí quan trọng trong dạy học vật lí.
Các bài tập đồ thị thường có 2 dạng:
- Dạng 1: Giả thiết cho đồ thị, đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc giữa các đại lượng, thì
phải “đọc đồ thị” đòi hỏi phải thông hiểu đồ thị đó, phân tích đặc điểm của sự phụ thuộc
trên từng phần của nó. Nếu sử dụng tỉ lệ xích phải làm sao để có thể xác định được đại
lượng cần tìm theo đồ thị (giá trị trên trục tung, trục hoành, diện tích giới hạn bởi các tọa
độ tương ứng và đồ thị...)
- Dạng 2: Từ thông tin giả thiết của bài toán cần phải vẽ đồ thị để giải bài tập. Nếu
không cho đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc giữa các đại lượng thì phải vẽ đồ thị theo giả thiết
của bài tập hoặc theo các giá trị lấy từ các bảng riêng. Muốn vậy, cho HS vẽ các trục tọa
độ, chọn tỉ lệ xích nhất định cho chúng, lập các bảng và sau đó chấm vào mặt phẳng giới
hạn bởi các trục tọa độ các điểm có hoành độ và tung độ tương ứng. Nối các điểm đó lại
với nhau ta có đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc các đại lượng vật lí và sau đó khảo sát như
trong dạng 1.
1.2.2.3. Phân loại bài tập theo mức độ nhận thức
Ta có thể chia bài tập vật lí làm hai loại: Bài tập nhận biết, thông hiểu, vận dụng,
phân tích, tổng hợp, đánh giá
a. Bài tập nhận biết
Mục tiêu của loại bài tập này là để kiểm tra trí nhớ của HS về các dữ liệu, số liệu,
các định nghĩa, tên tuổi, địa điểm…
Việc trả lời các bài tập này giúp HS ôn lại được những gì đã học, đã đọc hoặc đã trải
qua.
Ví dụ: Chuyển động nào sau đây coi như là chuyển động rơi tự do:
+ Một chiếc lá đang rơi
+ Một viên đá được thả rơi từ tầng 4 một tòa nhà
+ Một chiếc lông chim đang rơi
b. Bài tập thông hiểu
Mục tiêu của loại bài tập này là để kiểm tra cách HS liên hệ, kết nối các dữ liệu, số
liệu, tên tuổi, địa điểm, các định nghĩa…
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
17
Việc trả lời các bài tập này cho thấy HS có khả năng diễn tả bằng lời nói, nêu ra
được các yếu tố cơ bản hoặc so sánh các yếu tố cơ bản trong nội dung đang học.
Ví dụ:
1. Hãy tính vận tốc của vật khi biết cụ thể độ dài quãng đường đi được và thời gian
để đi hết quãng đường đó.
2. Hãy xác định giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của bình chia độ.
c. Bài tập vận dụng
Mục tiêu của loại bài tập này là để kiểm tra khả năng áp dụng các dữ liệu, các khái
niệm, các quy luật, các phương pháp…vào hoàn cảnh và điều kiện cụ thể để giải quyết vấn
đề đặt ra.
Việc trả lời các bài tập áp dụng này cho thấy HS có khả năng hiểu được các quy luật,
các khái niệm… có thể lựa chọn tốt các phương án để giải quyết, vận dụng các phương án
vào thực tiễn. Khi đặt câu hỏi các bài tập này cần tạo ra những tình huống mới khác với
điều kiện đã học trong bài học.
Ví dụ:
1. Làm thế nào để đo chiều cao của một tòa nhà mà không cần dùng thước?
2. Hãy nêu cách đo gia tốc rơi tự do của một hòn đá thả rơi từ tầng 4 của một tòa
nhà?
d. Bài tập phân tích
Mục tiêu của loại bài tập này là để kiểm tra khả năng phân tích nội dung vấn đề, từ
đó đi đến kết luận, tìm ra mối quan hệ hoặc chứng minh một luận điểm.
Việc trả lời bài tập này cho thấy HS có khả năng tìm ra được mối quan hệ mới, tự
diễn giải hoặc đưa ra kết luận. Việc đặt câu hỏi phân tích trong bài tập này đòi hỏi HS phải
giải thích được các nguyên nhân từ thực tế. Các câu hỏi phân tích thường có nhiều lời giải
(thể hiện sáng tạo)
Ví dụ:
1. Từ kết quả thí nghiệm, hãy nhận xét về mối quan hệ giữa độ lớn của lực kéo với
độ nghiêng của mặt phẳng nghiêng
2. Hãy chứng minh cái đinh vít là 1 dạng của mặt phẳng nghiêng.
e. Bài tập tổng hợp
Mục tiêu của bài tập loại này là để kiểm tra xem HS có thể đưa ra những dự đoán,
giải quyết vấn đề, đưa ra câu trả lời hoặc đề xuất có tính sáng tạo.
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
18
Bài tập tổng hợp thúc đẩy sự sáng tạo của HS, các em phải tìm ra những nhân tố và
ý tưởng mới để có thể bổ sung, cho nội dung. Để trả lời câu hỏi tổng hợp khiến HS phải:
dự đoán, giải quyết vấn đề và đưa ra các câu trả lời sáng tạo. Cần nói rõ cho HS biết rõ rằng
các em có thể tự do đưa ra những ý tưởng, giải pháp mang tính sáng tạo, tưởng tượng của
riêng mình. GV cần lưu ý rằng câu hỏi loại này đòi hỏi một thời gian chuẩn bị khá dài, vì
vậy hãy để cho HS có đủ thời gian tìm ra câu trả lời.
Ví dụ:
1. Hãy đề ra những biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn cho những gia đình sống bên
cạnh đường giao thông lớn có nhiều loại xe cộ qua lại
2. Hãy tìm cách xác định thể tích của vật thấm nước (những viên phấn) bằng bình
chia độ.
f. Bài tập đánh giá
Mục tiêu của loại bài tập này là kiểm tra xem HS có thể đóng góp ý kiến và đánh giá
các ý tưởng, giải pháp…dựa vào những tiêu chuẩn đã đề ra.
Ví dụ: Theo em trong 2 phương pháp đo thể tích bằng bình chia độ và bằng bình
tràn thì phương pháp nào cho kết quả chính xác hơn?
Nhìn từ góc độ lý luận và phương pháp dạy học thì việc phân loại bài tập vật lí
còn nhiều quan điểm khác nhau, như cách phân loại ở trên cũng chỉ có tính tương đối.
1.3. Bài tập vật lí thực tiễn
Có nhiều cách phân loại bài tập vật lí, mỗi cách phân loại có những ưu và nhược
điểm nhất định. Tuy nhiên trong giới hạn phạm vi và đối tượng nghiên cứu của đề tài được
trình bày ở phần Mở đầu. Nội dung luận văn tập trung nghiên cứu đối với bài tập có nội
dung thực tế.
1.3.1. Khái niệm
Bài tập vật lí có nội dung thực tiễn hay bài tập vật lí gắn với thực tiễn là bài tập liên
quan trực tiếp tới các vấn đề thực tế đời sống của học sinh, nội dung bài tập có thể xuất
phát từ các hiện tượng thiên nhiên, các kĩ thuật sản xuất, lao động và sinh hoạt hàng ngày
xung quanh học sinh.
Đối với các bài tập có nội dung thực tiễn, học sinh không những phải vận dụng linh
hoạt các kiến thức vật lí về khái niệm, đại lượng, quy luật, định luật vật lí một cách nhuần
nhuyễn, mà còn phải biết vận dụng tốt những kiến thức đó vào giải quyết những vấn đề vật
lí đặt ra trong thực tiễn cuốc sống. Các bài tập có nội dung thực tiễn tạo nhiều cơ hội cho
học sinh trong việc vận dụng khả năng phân tích, tổng hợp, suy luận logic để tìm ra các
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
19
phương án, dự đoán, giải thích cho các hiện tượng, quy luật trong thực tiễn, từ đó rèn luyện
kĩ năng giải quyết các tình huống thực tiễn.
1.3.2. Phân loại bài tập thực tiễn
a. Bài tập định tính có nội dung thực tiễn
Bài tập định tính vật lí xuất hiện trên các sách báo từ rất nhiều năm trước đây với các
tên gọi khác nhau như: câu hỏi thực hành, câu hỏi để lĩnh hội, bài tập logic, bài tập miệng, câu
hỏi kiểm tra…Ngày nay, người ta gọi chung cho dạng bài tập này là bài tập định tính.
Bài tập định tính có nội dung thực tiễn là bài tập mà khi giải học sinh không cần phải
thực hiện những phép tính toán phức tạp (có thể là các phép tính toán đơn giản, có thể tính
nhẩm được), mà phải thực hiện những suy luận logic dựa trên nền tảng kiến thức về khái
niệm, định luật, quy luật vật lí để giải quyết các vấn đề vật lí thực tiễn trong đời sống. Đa
số các bài tập định tính yêu cầu học sinh giải thích hoặc dự đoán hiện tượng sẽ xảy ra trong
một điều kiện xác định. Bài tập vật lí định tính nhờ đưa được lý thuyết vật lí lại gần hơn
với các hiện tượng của đời sống thực tế xung quanh mà khiến các em học sinh tăng thêm
hứng thú khám phá và khả năng quan sát hiện tượng, sự vật. Học sinh cần lập luận, tư duy
logic để tìm tòi các vấn đề và tình huống trong thực tế để từ đó liên hệ với các kiến thức
vật lí đã học, tìm ra câu trả lời cho hiện tượng, quy luật thực tiễn đáp ứng đúng được bản
chất vật lí của chúng. Các bài tập định tính đi sâu vào nghiên cứu lý thuyết nên được ưu
tiên sử dụng trong các kì ôn tập lý thuyết, các kì kiểm tra liên quan đến tư duy logic, suy
luận và đánh giá mức độ vận dụng kiến thức vật lí vào các hiện tượng thực tiễn cuộc sống
của học sinh. Ví dụ: Vì sao khi pha nước chanh, người ta thường làm cho đường tan trong
nước rồi mới bỏ đá lạnh vào, chứ lại không bỏ đá lạnh vào trước rồi bỏ đường vào sau?
Một số bài tập định tính có nội dung thực tiễn có thể chuyển thành một dạng của bài
tập thí nghiệm, cụ thể là khi giáo viên yêu cầu học sinh sử dụng thí nghiệm để kiểm tra sự
đúng đắn của dự đoán kết quả hiện tượng, lời giải thu được bằng con đường suy luận từ lý
thuyết, hay kiểm tra tính đúng đắn của sự dự đoán kết quả hiện tượng.
b. Bài tập định lượng có nội dung thực tiễn
Loại bài tập định lượng có nội dung thực tiễn phải bao gồm được các vấn đề có liên
quan trực tiếp đến thực tế đời sống, các hiện tượng thiên nhiên, các quy luật vật lí gần gũi
với lao động sản xuất và sinh hoạt hàng ngày của học sinh. Nhưng vì lí do giúp dễ dàng cụ
thể hóa các hiện tượng vật lí ngoài đời sống vào bài tập định lượng để các em học sinh dễ
tính toán, các bài tập định lượng có nội dung thực tiễn sẽ thường bao gồm các vấn đề thực
tiễn được thu hẹp và đơn giản hóa đi nhiều so với thực tế.
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
20
Có thể chia bài tập định lượng có nội dung thực tiễn thành hai loại: Bài tập tập dượt
và bài tập tổng hợp.
+ Bài tập định lượng có nội dung thực tiễn tập dượt: Là những bài tập cơ bản, đơn
giản, trong đó chỉ bao gồm các phép tính toán và biến đổi rất đơn giản. Đây là các bài tập
có nhiệm vụ củng cố, khắc sâu kiến thức vừa học. Giáo viên có thể đưa ra các bài tập định
lượng có nội dung thực tiễn tập dượt làm nhiệm vụ học tập cho học sinh trong các trường
hợp giúp học sinh hiểu rõ công thức, định luật vừa học, biểu diễn và sử dụng đúng đơn vị
vật lí của một số đại lượng, đồng thời liên hệ và vận dụng những bài tập đơn giản đó vào
các hiện tượng vật lí thực tiễn, làm cơ sở để giải các bài tập vật lí phức tạp hơn.
+ Bài tập định lượng có nội dung thực tiễn tổng hợp: Là bài tập mà học sinh cần vận
dụng tổng hợp nhiều kiến thức vật lí như khái niệm, định luật khác nhau và nắm rõ các kiến
thức vật lí ngoài thực tiễn đời sống để giải đáp được yêu cầu bài toán đưa ra. Loại bài tập
này thường bao gồm lượng kiến thức từ hơn một hoặc nhiều bài học gộp lại, không chỉ giúp
học sinh đơn thuần ghi nhớ và vận dụng nhuần nhuyễn các kiến thức của từng bài học, mà
còn giúp học sinh nhận thấy được mối liên hệ giữa các phần kiến thức vật lí với nhau. Học
sinh khi giải các bài tập định lượng có nội dung thực tiễn tổng hợp sẽ phải rèn luyện kĩ năng
phân tích hiện tượng thức tiễn phức tạp thành nhiều phần kiến thức đơn giản hơn tuân theo
các định luật vật lí đã được học, rồi từ đó lại tổng hợp các phần kiến thức nhỏ lại để giải
quyết cả một hiện tượng thực tế phức tạp.
Các bài tập định lượng thường yêu cầu học sinh chú trọng về tính toán toán học, tuy
nhiên bản chất của các công thức đó lại mang ý nghĩa vật lí và mục đích của các bài tập
định lượng là để học sinh hiểu rõ hơn về các định luật cũng như quy luật vật lí. Chính vì
thế giáo viên khi hướng dẫn học sinh giải bài tập định lượng cần lưu ý tránh để các em giải
bài tập một cách máy móc nhớ công thức, phải để các em phân tích được bản chất vật lý từ
bài tập, từ đó tìm được định lí và công thức áp dụng thích hợp.
c. Bài tập thí nghiệm có nội dung thực tiễn
Bài tập thí nghiệm có nội dung thực tiễn là dạng bài tập yêu cầu học sinh phải làm
thí nghiệm để kiểm nghiệm tính đúng đắn của các lời giải suy luận từ lý thuyết hoặc lấy số
liệu nhằm phục vụ cho việc giải bài tập có nội dung thực tiễn.
Những thí nghiệm này thường là những thí nghiệm vật lí đơn giản, học sinh có thể
tự tìm hoặc tự chế tạo được các dụng cụ thí nghiệm tại nhà, dễ dàng tiến hành thí nghiệm
cũng như phân tích kết quả thu được. Tuy nhiên học sinh phải tới phòng thí nghiệm chuyên
dụng để làm thí nghiệm đối với những thí nghiệm có yêu cầu cao, ví dụ các thí nghiệm có
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
21
điều kiện thí nghiệm đặc biệt, dụng cụ thí nghiệm phức tạp, thí nghiệm cần giáo viên hướng
dẫn để đảm bảo an toàn cũng như chất lượng kết quả thu hoạch được.
Bài tập thí nghiệm có nội dung thực tiễn có thể có dạng định tính hoặc định lượng.
Từ các thí nghiệm, học sinh có thể dễ dàng lấy được các kết quả thí nghiệm dưới dạng số
liệu, tuy nhiên bản chất vật lí và sự giải thích các hiện tượng thí nghiệm xảy ra lại bị học
sinh xem nhẹ. Chính vì thế giáo viên khi dạy các bài tập thí nghiệm có nội dung thực tiễn
cần chú ý học sinh đi sâu vào các định luật, quy luật vật lí để giải thích, làm rõ các hiện
tượng vật lí thực tế.
1.4. Cách thức xây dựng bài tập vật lí theo định hướng phát triển năng lực tìm hiểu
thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí của học sinh
1.4.1. Nguyên tắc xây dựng bài tập vật lí theo định hướng phát triển năng lực tìm hiểu
thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí của học sinh
Để xây dựng được BTVL theo định hướng phát triển năng lực tìm hiểu thế giới tự
nhiên dưới góc độ vật lí của học sinh đạt được hiệu quả và mục tiêu dạy học, cần xây dựng
BTVL dựa vào các nguyên tắc sau:
a. Bài tập phải bám sát chương trình dạy học và thực hiện mục tiêu bài học
BTVL là phương tiện dạy học để giáo viên giúp học sinh củng cố, khắc sâu và nâng
cao các kiến thức đã học, chính vì vậy chúng phải bám sát với kiến thức trong chương trình
giảng dạy. Khi xây dựng BTVL phải đảm bảo bài tập phù hợp với ý đồ về mặt phương pháp
dạy học của giáo viên, phục vụ công việc giảng dạy để đạt được mục tiêu bài dạy. Kiến
thức trong mỗi bài tập phải đúng cấu trúc NL THTGTNDGĐVL và kiến thức giảng dạy
trong nhà trường, phải nằm trong hệ thống kiến thức được quy định ở mỗi bài, mỗi chương,
mỗi phần.
Ngoài ra giáo viên khi xây dựng BTVL phải xác định đúng vị trí của của các bài tập
trong tiến trình dạy học để mỗi bài tập đáp ứng được yêu cầu mục tiêu dạy học đề ra và đạt
được hiệu quả giảng dạy tốt nhất.
b. Bài tập phải đảm bảo tính kiến thức chính xác, khoa học đúng đắn
BTVL được xây dựng không chỉ nhằm củng cố và khắc sâu các kiến thức được học,
mà còn phát triển và bồi dưỡng các năng lực cần thiết ở người học, đặc biệt ở đây là NL
THTGTNDGĐVL chính vì vậy yêu cầu quan trọng đối với BT là phải chứa đựng những
kiến thức cơ bản, đảm bảo tính chính xác, khoa học. Các kiến thức được sử dụng trong BT
phải có cơ sở khoa học chính xác, được xây dựng dựa trên nghiên cứu khoa học đúng đắn.
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
22
Khi xây dựng BTVL phải diễn đạt các bài tập bằng ngôn ngữ chính xác cả về ngữ
pháp và nội dung khoa học. Vì Việt Nam có rất nhiều vùng miền và mỗi miền lại sử dụng
ngôn ngữ không giống nhau, nên khi sử dụng ngôn ngữ cần chú ý sử dụng ngôn ngữ toàn
dân, đúng chuẩn quy định của Bộ giáo dục, không nên sử dụng ngôn ngữ có tính địa phương
để tránh khiến học sinh không hiểu bài tập hoặc hiểu không trọn vẹn bài tập.
Nếu thể hiện các BTVL thông qua hình ảnh, đồ thị, bảng biểu hay video, clip thì
phải làm cho nội dung bài tập được toát lên một cách chính xác và khoa học. Nội dung và
diễn biến hiện tượng phải được diễn tả nhanh chóng và rõ ràng, những dữ kiện cốt lõi hay
những câu hỏi mang tính quan trọng phải được thể hiện rõ để học sinh không bị rối và mất
tập trung trong quá trình làm bài tập.
c. Bài tập phải đảm bảo tính thực tiễn và bám sát cấu trúc NL THTGTNDGĐVL của HS
BTVL phải xây dựng có tính thực tiễn, bám sát cấu trúc năng lực THTGTNDGĐVL
của HS các dạng như:
+ Các bài tập tình huống để HS đề xuất được các vấn đề liên quan đến vật lí, đưa ra
phán đoán và xây dựng giả thuyết.
+ Các bài tập thực nghiệm để kiểm chứng một kiến thức vật lí nào đó.
+ Các bài tập đặt vấn đề cho HS làm sao đưa ra được các phương án kiểm chứng
được tính đúng đắn của các sự vật, hiện tượng, các kiến thức vật lí qua đó HS phát triển
được các thành tố NL THTGTNDGĐVL như: Đề xuất được các vấn đề liên quan đến vật
lí; Đưa ra phán đoán và xây dựng giả thuyết; Lập kế hoạch thực hiện; Thực hiện kế hoạch;
Viết, trình bày báo cáo và thảo luận; Ra quyết định và đề xuất ý kiến để giải quyết
d. Bài tập phải có tính hệ thống và sư phạm
BTVL phải đảm bảo được tính hệ thống, các bài tập phải có mối quan hệ chặt chẽ
với nhau và gắn chặt với mục tiêu, yêu cầu của bài học, phục vụ cho tiến trình dạy học và
góp phần phát triển các năng lực thiết yếu của học sinh, đặc biệt là NL THTGTNDGĐVL.
Mỗi BT sẽ có nhiệm vụ phát triển một kĩ năng, hành vi năng lực nhất định của học
sinh, chính vì vậy xây dựng BT phải đảm bảo tính hệ thống, bao phủ được toàn bộ các kĩ
năng phát triển cần thiết để đảm bảo hiệu quả đồng bộ của bài tập. Tuy nhiên, với số lượng
bài tập cho mỗi giờ lên lớp không quá nhiều, giáo viên phải chú ý đảm bảo được sự cân
bằng giữa các loại bài tập đáp ứng đầy đủ các chỉ số hành vi, các mức độ đánh giá của NL
THTGTNDGĐVL.
Hệ thống bài tập phải đa dạng, phong phú, có loại đơn giản, nâng cao hay sáng tạo
ở nhiều mức độ khác nhau nhưng vẫn phải đảm bảo tính vừa sức với học sinh. Các bài tập
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
23
phải thể hiện được mức độ khó tăng dần nhưng không vượt quá giới hạn yêu cầu về kiến
thức của chương trình.
1.4.2. Quy trình xây dựng bài tập vật lí theo định hướng phát triển năng lực tìm hiểu thế
giới tự nhiên dưới góc độ vật lí của học sinh
Đối với việc xây dựng và khai thác các BTVL cho một giờ học trên lớp hay một
phần kiến thức, xuất phát từ những yêu cầu và nguyên tắc của BTVL như đã trình bày ở
trên, chúng tôi đề xuất quy trình xây dựng hệ thống bài tập như sau:
- Bước 1: Xác định mục tiêu năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật
lí của học sinh.
Trước khi tiến hành xây dựng bài tập, cần căn cứ vào mục tiêu NL
THTGTNDGĐVL, nội dung chương trình và sách giáo khoa để phân tích nội dung kiến
thức của từng phần, từng bài học. Trong đó, cần phân tích rõ mục tiêu bài học, nội dung và
kiến thức trong từng đơn vị bài học, từng chương cụ thể ứng với phần đó, xác định mối liên
hệ giữa các đơn vị kiến thức và chỉ ra những kiến thức liên quán đến NL THTGTNDGĐVL.
- Bước 2: Xác định nội dung học tập, hiện tượng bối cảnh, các tình huống thực
tiễn.
Xác định được cấu trúc của hệ thống BTVL, xác định được chức năng, nhiệm vụ và
nội dung của từng loại bài tập cụ thể trong tiến trình dạy học. Chỉ rõ từng BTVL sẽ phục
vụ rèn luyện và phát triển kĩ năng nào của học sinh, áp dụng các bài tập đó trong những
hoạt động dạy học và trong những tình huống sư phạm nào, từ đó phân bổ và xác định số
lượng các BTVL cho từng bài học và cho cả phần.
Chú ý tới trình độ nhận thức, học lực, điều kiện hoàn cảnh của từng vùng, từng lớp
học sinh để lựa chọn và xác định kiến thức phù hợp với người học, để hệ thống BTVL đạt
hiệu quả như mong muốn.
- Bước 3: Tìm hiểu, nghiên cứu thực tế, thu thập thông tin có liên quan đến bài
tập cần xây dựng.
Để tiến hành xây dựng, soạn thảo BTVL đạt được hiệu quả, giáo viên cần phải tìm
hiểu, đọc và tham khảo nhiều tài liệu, sách bài tập, báo... đã được biên soạn. Số lượng thông
tin và tài liệu giáo viên thu thập được sẽ quyết định tới hiệu quả xây dựng và soạn thảo bài
tập, giáo viên thu thập và tham khảo được càng nhiều thông tin và tài liệu thì quá trình xây
dựng và soạn thảo sẽ càng nhanh chóng và đạt chất lượng cao hơn. Giáo viên có thể sử
dụng các nguồn thông tin sau để xây dựng và soạn thảo bài tập có nội dung thực tiễn:
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
24
+ Xây dựng và soạn thảo dựa trên các bài tập đã được biên soạn và giới thiệu trong
sách giáo khoa, sách bài tập, sách tham khảo, các tài liệu tập huấn...có nguồn gốc từ các
nhà xuất bản uy tín trong nước và nước ngoài.
+ Xây dựng và soạn thảo dựa trên kinh nghiệm, kiến thức thực tiễn liên quan đến
nội dung bài học và phần học của giáo viên.
+ Xây dựng và soạn thảo dựa trên các kênh thông tin đại chúng, mạng xã hội,
internet, báo...
- Bước 4: Tiến hành soạn bài tập.
Giáo viên xây dựng và biên soạn từng BTVL và xây dựng các phương án giải cho
từng loại bài tập cụ thể. Sau đó, giáo viên tiến hành phân bố, lựa chọn từng bài tập theo
nhiệm vụ, chức năng của chúng để tạo thành một hệ thống bài tập có nội dung hoàn chỉnh.
- Bước 5: Thực nghiệm, chỉnh sửa và bổ sung.
Sau khi đã tiến hành xây dựng và biên soạn được hệ thống BTVL, giáo viên cần đưa
hệ thống bài tập đó vào quá trình dạy học trên lớp để kiểm tra tính đúng đắn và hiệu quả
của chúng.
Giáo viên cần rà soát lại hệ thống BTVL sử dụng trong quá trình dạy học đã đảm
bảo được sự cân đối về số lượng, nội dung kiến thức, chức năng, nhiệm vụ đối với từng bài
học, từng mức độ yêu cầu để phát triển được NL THTGTNDGĐVL. Giáo viên nên chú ý
tới sự cân đối về mức độ khó của các loại bài tập từ đơn giản, nâng cao tới sáng tạo trong
phân phối bài tập ở từng giờ dạy học.
Sau khi điều chỉnh và khắc phục các lỗi của hệ thống BTVL đã xây dựng và biên
soạn, giáo viên có thể tiến hành phát triển và bổ sung để hệ thống BTVL hoàn hảo và có
tính cập nhật cao hơn nữa.
1.4.3. Phương pháp giải bài tập vật lí theo định hướng phát triển năng lực tìm hiểu thế
giới tự nhiên dưới góc độ vật lí của học sinh
Xuất phát từ phân loại có thể thấy các BTVL rất đa dạng, phong phú và tương ứng
với mỗi loại bài tập lại có một phương pháp giải bài tập khác nhau. Để hướng dẫn cho học
sinh phương pháp giải BTVL nhằm giúp học sinh tự rèn luyện được kĩ năng giải bài tập, tư
duy logic, khoa học yêu cầu giáo viên phải xây dựng được phương pháp giải thật chặt chẽ,
chính xác và phù hợp với từng điều kiện học sinh. Sau đây là bốn bước giải nói chung một
bài tập vật lí:
- Bước 1: Đọc và tìm hiểu đề bài
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
25
Đối với bất kì loại bài tập vật lí, đọc và tìm hiểu kĩ đề bài luôn là bước phải thực
hiện đầu tiên và là bước vô cùng quan trọng. Học sinh cần đọc đề bài và nhận biết được các
thuật ngữ được nhắc đến trong đề bài, xây dựng được giả thuyết (những yếu tố điều kiện)
mà bài tập đã cho, xác định được kết luận (yếu tố cần tìm) mà bài tập yêu cầu.
Đối với các bài tập định tính, học sinh phải tìm hiểu kĩ đề bài để xác định được giả
thuyết, kết luận của bài tập dưới dạng câu chữ, tóm tắt gọn lại những điều kiện và yêu cầu
cốt lõi, quan trọng để từ đó các công đoạn giải bài tập sau đó được nhanh chóng. Đối với
các bài tập định lượng, học sinh phải xác định và ghi lại được giả thuyết và kết luận của bài
tập dưới dạng kí hiệu quy ước nếu có. Giáo viên cần chú ý cho học sinh các đại lượng có
trong bài tập về đơn vị, kí hiệu, trị số, để từ đó tóm tắt bài tập ngắn gọn và chính xác nhất.
Cụ thể, hoạt động của học sinh trong bước này gồm các giai đoạn sau:
+ Đọc kĩ đề bài, xác định được ý nghĩa các thuật ngữ vật lí được cho trong đề bài.
+ Tóm tắt đầu bài và kí hiệu các đại lượng theo quy ước.
+ Quy chuẩn hệ thống đơn vị đo của các đại lượng.
+ Vẽ hình mô tả lại diễn biến hiện tượng vật lí (nếu cần).
- Bước 2: Phân tích hiện tượng và xác định mối quan hệ giữa các đại lượng
Sau khi đọc và tìm hiều kĩ đề bài, học sinh cần phân tích các hiện tượng hoặc tình
huống vật lí thực tiễn trong bài tập đó có liên quan đến những đơn vị kiến thức vật lí nào
đã được học. Các hiện tượng vật lí thực tiễn đó có thể liên quan đến một hoặc nhiều đơn vị
kiến thức, học sinh cần phân tích và xác định rõ chúng liên quan đến cụ thể phần kiến thức
nào, học sinh có thể huy động kiến thức từ các định nghĩa, định lí, định luật, qui tắc vật
lí...đã được học trong chương trình trước đó hoặc thông qua trao đổi với bạn bè, giáo viên.
Sau khi xác định được phần kiến thức vật lí liên quan, học sinh phải xây dựng và thiết lập
được mối quan hệ giữa các đại lượng đó trong từng giai đoạn của hiện tượng đã cho.
Cụ thể hoạt động của học sinh trong bước này bao gồm các giai đoạn sau:
+ Xác định các hiện tượng và tình huống vật lí thực tiễn trong đề bài có liên quan
tới đơn vị kiến thức vật lí nào đã học.
+ Nhận xét bản chất vật lí của hiện tượng vật lí đã cho, từ đó tìm ra định lí, định luật,
công thức vật lí tương ứng.
+ Thiết lập mối liên hệ giữa các đại lượng vật lí trong từng giai đoạn diễn biến tụ thể
của hiện tượng vật lí đã cho.
+ Xác định mối liên hệ cơ bản và hướng tư duy logic giữa đại lượng đã cho và đại
lượng cần tìm.
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
26
- Bước 3: Lập luận giải và tính toán kết quả
Công việc chính của bước này là từ việc xác định hướng tư duy logic từ đại lượng
bài tập đã cho đi tới giải quyết và tìm được đại lượng mà bài tập cần tìm. Đối chiếu các
hiện tượng vật lí đã cho, xác định các định luật, định lí, quy tắc, công thức vật lí có liên
quan để xác lập mối liên hệ cụ thể giữa các đại lượng, từ đó vận dụng giải quyết từng yêu
cầu của bài tập.
+ Đối với bài tập định tính: Dựa vào bản chất của hiện tượng vật lí và kiến thức vật
lí đã có, tiến hành suy luận logic để giải thích và dự đoán các hiện tượng vật lí theo yêu cầu
của bài tập từ giả thuyết vật lí đã cho.
+ Đối với bài tập định lượng: Dựa vào các kiến thức vật lí đã có, tiến hành áp dụng
công thức vật lí phù hợp với từng đại lượng, biến đổi và tính toán từ các dữ liệu giả thuyết
ra được kết quả cần tìm. Trong quá trình biến đổi tính toán cần chú ý thứ nguyên của các
đại lượng, các công thức toán học bổ trợ và kĩ năng biến đổi công thức toán thành thạo.
+ Đối với bài tập thí nghiệm: Dựa vào kiến thức vật lí đã có, tiến hành tổ chức làm
thí nghiệm theo yêu cầu của bài tập, quan sát diễn biến hiện tượng xảy ra, ghi chép lại quá
trình thí nghiệm, tính toán kết quả và vẽ đồ thị theo yêu cầu. Trong quá trình giải bài tập
thí nghiệm cần chú ý đến điều kiện phòng thí nghiệm, các thiết bị và yêu cầu về an toàn đối
với người làm thí nghiệm để tránh các sai sót đáng tiếc.
- Bước 4: Nhận xét và chính xác hóa lời giải
Nhận xét và chính xác hóa lời giải là bước cuối cùng của việc giải một bài tập vật lí.
Trong bước này, học sinh cần tiến hành đánh giá, nhận xét kết quả tìm ra được sau khi thực
hiện hoàn tất ba bước trên để phát hiện và khắc phục sai sót nếu có. Nếu kết quả của bài tập
học sinh giải ra mắc lỗi sai, học sinh sẽ phải thực hiện lại từ chỗ sai hoặc làm lại từ bước
đầu tiên để đạt được kết quả chính xác mong muốn. Nếu kết quả của học sinh đã chính xác,
giáo viên nên cho học sinh rút ra nhận xét để quá trình giải bài tập vật lí được hoàn thiện:
+ Ý nghĩa vật lí và giá trị thực tiễn của kết quả thu được.
+ Hiệu quả và tính tối ưu của phương pháp giải bài tập này và các phương pháp giải
khác.
+ Tính ứng dụng của bài tập trong thực tiễn đời sống và tính phát triển của bài tập
trong tương lai.
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
27
1.5. Quy trình sử dụng bài tập vật lí nhằm bồi dưỡng năng lực tìm hiểu thế giới tự
nhiên dưới góc độ vật lí của học sinh
Quá trình sử dụng BTVL nhằm bồi dưỡng năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới
góc độ vật lí của học sinh là một quá trình lâu dài, tuần tự và thận trọng. Giáo viên phải xác
định được ý nghĩa của từng bước trong quá trình, từ việc giúp học sinh nhận thức được tầm
quan trọng của NL THTGTNDGĐVL, đến hướng dẫn, rèn luyện, giúp học sinh phát triển
NL THTGTNDGĐVL thông qua các BTVL. Việc bồi dưỡng NL THTGTNDGĐVL phải
đi từ cơ bản đến phức tạp, từ dễ đến khó và phải phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của từng
đối tượng học sinh.
Dưới đây là quy trình chung trong sử dụng bài tập vật lí nhằm bồi dưỡng NL
THTGTNDGĐVL của học sinh:
Bước 1: Xác định nội dung, mục tiêu kiến thức cần dạy theo đúng yêu cầu cần đạt
trong chương trình.
- Đối với từng phần, từng chương phải xác định được nội dung, mục tiêu kiến thức
của từng bài học để lựa chọn được phương pháp dạy học và các dạng bài tập phù hợp cho
từng bài học.
Bước 2: Xác định mục tiêu dạy học là sử dụng BTVL nhằm phát triển NL
THTGTNDGĐVL của học sinh.
- Lựa chọn và sử dụng phương pháp dạy học thích hợp để sử dụng hiệu quả hệ thống
BTVL đã xây dựng trong dạy học vật lí nhằm phát triển NL THTGTNDGĐVL của HS.
Bước 3: Lập kế hoạch kiểm tra, đánh giá, điều tra thực tiễn NL THTGTNDGĐVL
của học sinh và khả năng sử dụng BTVL trong quá trình học tập.
- Lập kế hoạch kiểm tra cụ thể và có từng bước rõ ràng.
- Xây dựng các phương án đánh giá, tiêu chí đánh giá NL THTGTNDGĐVL của
học sinh.
- Điều tra thực trạng việc dạy và học của GV và HS trong việc sử dụng BTVL nhằm
phát triển NL THTGTNDGĐVL và khả năng sử dụng BTVL trong quá trình học tập.
Bước 4: Lập kế hoạch sử dụng các BTVL đã soạn thảo trong dạy học vật lí.
- Lập kế hoạch sử dụng các BTVL theo trình tự các bước rõ ràng, tiêu chí cụ thể
như: BTVL sử dụng trong bài nào? Đánh giá được thành tố năng lực gì? Sử dụng dạy học
trong khâu nào, phần nào trong khi giảng dạy?
Bước 5: Thiết kế các tiến trình dạy học có sử dụng hệ thống BTVL đã soạn thảo
nhằm bồi dưỡng NL THTGTNDGĐVL của học sinh.
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP TRONG DẠY HỌC PHẦN “ĐỘNG HỌC” – VẬT LÍ 10 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TÌM HIỂU THẾ GIỚI TỰ NHIÊN DƯỚI GÓC ĐỘ VẬT LÍ CỦA HỌC SINH.pdf
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP TRONG DẠY HỌC PHẦN “ĐỘNG HỌC” – VẬT LÍ 10 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TÌM HIỂU THẾ GIỚI TỰ NHIÊN DƯỚI GÓC ĐỘ VẬT LÍ CỦA HỌC SINH.pdf
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP TRONG DẠY HỌC PHẦN “ĐỘNG HỌC” – VẬT LÍ 10 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TÌM HIỂU THẾ GIỚI TỰ NHIÊN DƯỚI GÓC ĐỘ VẬT LÍ CỦA HỌC SINH.pdf
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP TRONG DẠY HỌC PHẦN “ĐỘNG HỌC” – VẬT LÍ 10 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TÌM HIỂU THẾ GIỚI TỰ NHIÊN DƯỚI GÓC ĐỘ VẬT LÍ CỦA HỌC SINH.pdf
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP TRONG DẠY HỌC PHẦN “ĐỘNG HỌC” – VẬT LÍ 10 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TÌM HIỂU THẾ GIỚI TỰ NHIÊN DƯỚI GÓC ĐỘ VẬT LÍ CỦA HỌC SINH.pdf
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP TRONG DẠY HỌC PHẦN “ĐỘNG HỌC” – VẬT LÍ 10 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TÌM HIỂU THẾ GIỚI TỰ NHIÊN DƯỚI GÓC ĐỘ VẬT LÍ CỦA HỌC SINH.pdf
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP TRONG DẠY HỌC PHẦN “ĐỘNG HỌC” – VẬT LÍ 10 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TÌM HIỂU THẾ GIỚI TỰ NHIÊN DƯỚI GÓC ĐỘ VẬT LÍ CỦA HỌC SINH.pdf
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP TRONG DẠY HỌC PHẦN “ĐỘNG HỌC” – VẬT LÍ 10 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TÌM HIỂU THẾ GIỚI TỰ NHIÊN DƯỚI GÓC ĐỘ VẬT LÍ CỦA HỌC SINH.pdf
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP TRONG DẠY HỌC PHẦN “ĐỘNG HỌC” – VẬT LÍ 10 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TÌM HIỂU THẾ GIỚI TỰ NHIÊN DƯỚI GÓC ĐỘ VẬT LÍ CỦA HỌC SINH.pdf
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP TRONG DẠY HỌC PHẦN “ĐỘNG HỌC” – VẬT LÍ 10 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TÌM HIỂU THẾ GIỚI TỰ NHIÊN DƯỚI GÓC ĐỘ VẬT LÍ CỦA HỌC SINH.pdf
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP TRONG DẠY HỌC PHẦN “ĐỘNG HỌC” – VẬT LÍ 10 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TÌM HIỂU THẾ GIỚI TỰ NHIÊN DƯỚI GÓC ĐỘ VẬT LÍ CỦA HỌC SINH.pdf
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP TRONG DẠY HỌC PHẦN “ĐỘNG HỌC” – VẬT LÍ 10 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TÌM HIỂU THẾ GIỚI TỰ NHIÊN DƯỚI GÓC ĐỘ VẬT LÍ CỦA HỌC SINH.pdf
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP TRONG DẠY HỌC PHẦN “ĐỘNG HỌC” – VẬT LÍ 10 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TÌM HIỂU THẾ GIỚI TỰ NHIÊN DƯỚI GÓC ĐỘ VẬT LÍ CỦA HỌC SINH.pdf
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP TRONG DẠY HỌC PHẦN “ĐỘNG HỌC” – VẬT LÍ 10 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TÌM HIỂU THẾ GIỚI TỰ NHIÊN DƯỚI GÓC ĐỘ VẬT LÍ CỦA HỌC SINH.pdf
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP TRONG DẠY HỌC PHẦN “ĐỘNG HỌC” – VẬT LÍ 10 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TÌM HIỂU THẾ GIỚI TỰ NHIÊN DƯỚI GÓC ĐỘ VẬT LÍ CỦA HỌC SINH.pdf
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP TRONG DẠY HỌC PHẦN “ĐỘNG HỌC” – VẬT LÍ 10 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TÌM HIỂU THẾ GIỚI TỰ NHIÊN DƯỚI GÓC ĐỘ VẬT LÍ CỦA HỌC SINH.pdf
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP TRONG DẠY HỌC PHẦN “ĐỘNG HỌC” – VẬT LÍ 10 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TÌM HIỂU THẾ GIỚI TỰ NHIÊN DƯỚI GÓC ĐỘ VẬT LÍ CỦA HỌC SINH.pdf
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP TRONG DẠY HỌC PHẦN “ĐỘNG HỌC” – VẬT LÍ 10 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TÌM HIỂU THẾ GIỚI TỰ NHIÊN DƯỚI GÓC ĐỘ VẬT LÍ CỦA HỌC SINH.pdf
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP TRONG DẠY HỌC PHẦN “ĐỘNG HỌC” – VẬT LÍ 10 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TÌM HIỂU THẾ GIỚI TỰ NHIÊN DƯỚI GÓC ĐỘ VẬT LÍ CỦA HỌC SINH.pdf
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP TRONG DẠY HỌC PHẦN “ĐỘNG HỌC” – VẬT LÍ 10 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TÌM HIỂU THẾ GIỚI TỰ NHIÊN DƯỚI GÓC ĐỘ VẬT LÍ CỦA HỌC SINH.pdf
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP TRONG DẠY HỌC PHẦN “ĐỘNG HỌC” – VẬT LÍ 10 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TÌM HIỂU THẾ GIỚI TỰ NHIÊN DƯỚI GÓC ĐỘ VẬT LÍ CỦA HỌC SINH.pdf
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP TRONG DẠY HỌC PHẦN “ĐỘNG HỌC” – VẬT LÍ 10 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TÌM HIỂU THẾ GIỚI TỰ NHIÊN DƯỚI GÓC ĐỘ VẬT LÍ CỦA HỌC SINH.pdf
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP TRONG DẠY HỌC PHẦN “ĐỘNG HỌC” – VẬT LÍ 10 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TÌM HIỂU THẾ GIỚI TỰ NHIÊN DƯỚI GÓC ĐỘ VẬT LÍ CỦA HỌC SINH.pdf
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP TRONG DẠY HỌC PHẦN “ĐỘNG HỌC” – VẬT LÍ 10 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TÌM HIỂU THẾ GIỚI TỰ NHIÊN DƯỚI GÓC ĐỘ VẬT LÍ CỦA HỌC SINH.pdf
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP TRONG DẠY HỌC PHẦN “ĐỘNG HỌC” – VẬT LÍ 10 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TÌM HIỂU THẾ GIỚI TỰ NHIÊN DƯỚI GÓC ĐỘ VẬT LÍ CỦA HỌC SINH.pdf
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP TRONG DẠY HỌC PHẦN “ĐỘNG HỌC” – VẬT LÍ 10 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TÌM HIỂU THẾ GIỚI TỰ NHIÊN DƯỚI GÓC ĐỘ VẬT LÍ CỦA HỌC SINH.pdf
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP TRONG DẠY HỌC PHẦN “ĐỘNG HỌC” – VẬT LÍ 10 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TÌM HIỂU THẾ GIỚI TỰ NHIÊN DƯỚI GÓC ĐỘ VẬT LÍ CỦA HỌC SINH.pdf
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP TRONG DẠY HỌC PHẦN “ĐỘNG HỌC” – VẬT LÍ 10 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TÌM HIỂU THẾ GIỚI TỰ NHIÊN DƯỚI GÓC ĐỘ VẬT LÍ CỦA HỌC SINH.pdf
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP TRONG DẠY HỌC PHẦN “ĐỘNG HỌC” – VẬT LÍ 10 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TÌM HIỂU THẾ GIỚI TỰ NHIÊN DƯỚI GÓC ĐỘ VẬT LÍ CỦA HỌC SINH.pdf
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP TRONG DẠY HỌC PHẦN “ĐỘNG HỌC” – VẬT LÍ 10 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TÌM HIỂU THẾ GIỚI TỰ NHIÊN DƯỚI GÓC ĐỘ VẬT LÍ CỦA HỌC SINH.pdf
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP TRONG DẠY HỌC PHẦN “ĐỘNG HỌC” – VẬT LÍ 10 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TÌM HIỂU THẾ GIỚI TỰ NHIÊN DƯỚI GÓC ĐỘ VẬT LÍ CỦA HỌC SINH.pdf
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP TRONG DẠY HỌC PHẦN “ĐỘNG HỌC” – VẬT LÍ 10 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TÌM HIỂU THẾ GIỚI TỰ NHIÊN DƯỚI GÓC ĐỘ VẬT LÍ CỦA HỌC SINH.pdf
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP TRONG DẠY HỌC PHẦN “ĐỘNG HỌC” – VẬT LÍ 10 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TÌM HIỂU THẾ GIỚI TỰ NHIÊN DƯỚI GÓC ĐỘ VẬT LÍ CỦA HỌC SINH.pdf
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP TRONG DẠY HỌC PHẦN “ĐỘNG HỌC” – VẬT LÍ 10 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TÌM HIỂU THẾ GIỚI TỰ NHIÊN DƯỚI GÓC ĐỘ VẬT LÍ CỦA HỌC SINH.pdf
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP TRONG DẠY HỌC PHẦN “ĐỘNG HỌC” – VẬT LÍ 10 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TÌM HIỂU THẾ GIỚI TỰ NHIÊN DƯỚI GÓC ĐỘ VẬT LÍ CỦA HỌC SINH.pdf
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP TRONG DẠY HỌC PHẦN “ĐỘNG HỌC” – VẬT LÍ 10 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TÌM HIỂU THẾ GIỚI TỰ NHIÊN DƯỚI GÓC ĐỘ VẬT LÍ CỦA HỌC SINH.pdf
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP TRONG DẠY HỌC PHẦN “ĐỘNG HỌC” – VẬT LÍ 10 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TÌM HIỂU THẾ GIỚI TỰ NHIÊN DƯỚI GÓC ĐỘ VẬT LÍ CỦA HỌC SINH.pdf
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP TRONG DẠY HỌC PHẦN “ĐỘNG HỌC” – VẬT LÍ 10 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TÌM HIỂU THẾ GIỚI TỰ NHIÊN DƯỚI GÓC ĐỘ VẬT LÍ CỦA HỌC SINH.pdf
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP TRONG DẠY HỌC PHẦN “ĐỘNG HỌC” – VẬT LÍ 10 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TÌM HIỂU THẾ GIỚI TỰ NHIÊN DƯỚI GÓC ĐỘ VẬT LÍ CỦA HỌC SINH.pdf
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP TRONG DẠY HỌC PHẦN “ĐỘNG HỌC” – VẬT LÍ 10 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TÌM HIỂU THẾ GIỚI TỰ NHIÊN DƯỚI GÓC ĐỘ VẬT LÍ CỦA HỌC SINH.pdf
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP TRONG DẠY HỌC PHẦN “ĐỘNG HỌC” – VẬT LÍ 10 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TÌM HIỂU THẾ GIỚI TỰ NHIÊN DƯỚI GÓC ĐỘ VẬT LÍ CỦA HỌC SINH.pdf
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP TRONG DẠY HỌC PHẦN “ĐỘNG HỌC” – VẬT LÍ 10 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TÌM HIỂU THẾ GIỚI TỰ NHIÊN DƯỚI GÓC ĐỘ VẬT LÍ CỦA HỌC SINH.pdf
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP TRONG DẠY HỌC PHẦN “ĐỘNG HỌC” – VẬT LÍ 10 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TÌM HIỂU THẾ GIỚI TỰ NHIÊN DƯỚI GÓC ĐỘ VẬT LÍ CỦA HỌC SINH.pdf
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP TRONG DẠY HỌC PHẦN “ĐỘNG HỌC” – VẬT LÍ 10 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TÌM HIỂU THẾ GIỚI TỰ NHIÊN DƯỚI GÓC ĐỘ VẬT LÍ CỦA HỌC SINH.pdf
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP TRONG DẠY HỌC PHẦN “ĐỘNG HỌC” – VẬT LÍ 10 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TÌM HIỂU THẾ GIỚI TỰ NHIÊN DƯỚI GÓC ĐỘ VẬT LÍ CỦA HỌC SINH.pdf
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP TRONG DẠY HỌC PHẦN “ĐỘNG HỌC” – VẬT LÍ 10 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TÌM HIỂU THẾ GIỚI TỰ NHIÊN DƯỚI GÓC ĐỘ VẬT LÍ CỦA HỌC SINH.pdf
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP TRONG DẠY HỌC PHẦN “ĐỘNG HỌC” – VẬT LÍ 10 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TÌM HIỂU THẾ GIỚI TỰ NHIÊN DƯỚI GÓC ĐỘ VẬT LÍ CỦA HỌC SINH.pdf
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP TRONG DẠY HỌC PHẦN “ĐỘNG HỌC” – VẬT LÍ 10 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TÌM HIỂU THẾ GIỚI TỰ NHIÊN DƯỚI GÓC ĐỘ VẬT LÍ CỦA HỌC SINH.pdf
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP TRONG DẠY HỌC PHẦN “ĐỘNG HỌC” – VẬT LÍ 10 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TÌM HIỂU THẾ GIỚI TỰ NHIÊN DƯỚI GÓC ĐỘ VẬT LÍ CỦA HỌC SINH.pdf
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP TRONG DẠY HỌC PHẦN “ĐỘNG HỌC” – VẬT LÍ 10 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TÌM HIỂU THẾ GIỚI TỰ NHIÊN DƯỚI GÓC ĐỘ VẬT LÍ CỦA HỌC SINH.pdf
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP TRONG DẠY HỌC PHẦN “ĐỘNG HỌC” – VẬT LÍ 10 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TÌM HIỂU THẾ GIỚI TỰ NHIÊN DƯỚI GÓC ĐỘ VẬT LÍ CỦA HỌC SINH.pdf
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP TRONG DẠY HỌC PHẦN “ĐỘNG HỌC” – VẬT LÍ 10 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TÌM HIỂU THẾ GIỚI TỰ NHIÊN DƯỚI GÓC ĐỘ VẬT LÍ CỦA HỌC SINH.pdf
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP TRONG DẠY HỌC PHẦN “ĐỘNG HỌC” – VẬT LÍ 10 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TÌM HIỂU THẾ GIỚI TỰ NHIÊN DƯỚI GÓC ĐỘ VẬT LÍ CỦA HỌC SINH.pdf
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP TRONG DẠY HỌC PHẦN “ĐỘNG HỌC” – VẬT LÍ 10 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TÌM HIỂU THẾ GIỚI TỰ NHIÊN DƯỚI GÓC ĐỘ VẬT LÍ CỦA HỌC SINH.pdf
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP TRONG DẠY HỌC PHẦN “ĐỘNG HỌC” – VẬT LÍ 10 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TÌM HIỂU THẾ GIỚI TỰ NHIÊN DƯỚI GÓC ĐỘ VẬT LÍ CỦA HỌC SINH.pdf
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP TRONG DẠY HỌC PHẦN “ĐỘNG HỌC” – VẬT LÍ 10 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TÌM HIỂU THẾ GIỚI TỰ NHIÊN DƯỚI GÓC ĐỘ VẬT LÍ CỦA HỌC SINH.pdf
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP TRONG DẠY HỌC PHẦN “ĐỘNG HỌC” – VẬT LÍ 10 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TÌM HIỂU THẾ GIỚI TỰ NHIÊN DƯỚI GÓC ĐỘ VẬT LÍ CỦA HỌC SINH.pdf
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP TRONG DẠY HỌC PHẦN “ĐỘNG HỌC” – VẬT LÍ 10 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TÌM HIỂU THẾ GIỚI TỰ NHIÊN DƯỚI GÓC ĐỘ VẬT LÍ CỦA HỌC SINH.pdf
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP TRONG DẠY HỌC PHẦN “ĐỘNG HỌC” – VẬT LÍ 10 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TÌM HIỂU THẾ GIỚI TỰ NHIÊN DƯỚI GÓC ĐỘ VẬT LÍ CỦA HỌC SINH.pdf
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP TRONG DẠY HỌC PHẦN “ĐỘNG HỌC” – VẬT LÍ 10 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TÌM HIỂU THẾ GIỚI TỰ NHIÊN DƯỚI GÓC ĐỘ VẬT LÍ CỦA HỌC SINH.pdf
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP TRONG DẠY HỌC PHẦN “ĐỘNG HỌC” – VẬT LÍ 10 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TÌM HIỂU THẾ GIỚI TỰ NHIÊN DƯỚI GÓC ĐỘ VẬT LÍ CỦA HỌC SINH.pdf
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP TRONG DẠY HỌC PHẦN “ĐỘNG HỌC” – VẬT LÍ 10 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TÌM HIỂU THẾ GIỚI TỰ NHIÊN DƯỚI GÓC ĐỘ VẬT LÍ CỦA HỌC SINH.pdf
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP TRONG DẠY HỌC PHẦN “ĐỘNG HỌC” – VẬT LÍ 10 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TÌM HIỂU THẾ GIỚI TỰ NHIÊN DƯỚI GÓC ĐỘ VẬT LÍ CỦA HỌC SINH.pdf
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP TRONG DẠY HỌC PHẦN “ĐỘNG HỌC” – VẬT LÍ 10 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TÌM HIỂU THẾ GIỚI TỰ NHIÊN DƯỚI GÓC ĐỘ VẬT LÍ CỦA HỌC SINH.pdf
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP TRONG DẠY HỌC PHẦN “ĐỘNG HỌC” – VẬT LÍ 10 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TÌM HIỂU THẾ GIỚI TỰ NHIÊN DƯỚI GÓC ĐỘ VẬT LÍ CỦA HỌC SINH.pdf
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP TRONG DẠY HỌC PHẦN “ĐỘNG HỌC” – VẬT LÍ 10 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TÌM HIỂU THẾ GIỚI TỰ NHIÊN DƯỚI GÓC ĐỘ VẬT LÍ CỦA HỌC SINH.pdf
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP TRONG DẠY HỌC PHẦN “ĐỘNG HỌC” – VẬT LÍ 10 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TÌM HIỂU THẾ GIỚI TỰ NHIÊN DƯỚI GÓC ĐỘ VẬT LÍ CỦA HỌC SINH.pdf
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP TRONG DẠY HỌC PHẦN “ĐỘNG HỌC” – VẬT LÍ 10 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TÌM HIỂU THẾ GIỚI TỰ NHIÊN DƯỚI GÓC ĐỘ VẬT LÍ CỦA HỌC SINH.pdf
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP TRONG DẠY HỌC PHẦN “ĐỘNG HỌC” – VẬT LÍ 10 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TÌM HIỂU THẾ GIỚI TỰ NHIÊN DƯỚI GÓC ĐỘ VẬT LÍ CỦA HỌC SINH.pdf
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP TRONG DẠY HỌC PHẦN “ĐỘNG HỌC” – VẬT LÍ 10 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TÌM HIỂU THẾ GIỚI TỰ NHIÊN DƯỚI GÓC ĐỘ VẬT LÍ CỦA HỌC SINH.pdf
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP TRONG DẠY HỌC PHẦN “ĐỘNG HỌC” – VẬT LÍ 10 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TÌM HIỂU THẾ GIỚI TỰ NHIÊN DƯỚI GÓC ĐỘ VẬT LÍ CỦA HỌC SINH.pdf
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP TRONG DẠY HỌC PHẦN “ĐỘNG HỌC” – VẬT LÍ 10 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TÌM HIỂU THẾ GIỚI TỰ NHIÊN DƯỚI GÓC ĐỘ VẬT LÍ CỦA HỌC SINH.pdf
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP TRONG DẠY HỌC PHẦN “ĐỘNG HỌC” – VẬT LÍ 10 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TÌM HIỂU THẾ GIỚI TỰ NHIÊN DƯỚI GÓC ĐỘ VẬT LÍ CỦA HỌC SINH.pdf
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP TRONG DẠY HỌC PHẦN “ĐỘNG HỌC” – VẬT LÍ 10 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TÌM HIỂU THẾ GIỚI TỰ NHIÊN DƯỚI GÓC ĐỘ VẬT LÍ CỦA HỌC SINH.pdf
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP TRONG DẠY HỌC PHẦN “ĐỘNG HỌC” – VẬT LÍ 10 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TÌM HIỂU THẾ GIỚI TỰ NHIÊN DƯỚI GÓC ĐỘ VẬT LÍ CỦA HỌC SINH.pdf
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP TRONG DẠY HỌC PHẦN “ĐỘNG HỌC” – VẬT LÍ 10 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TÌM HIỂU THẾ GIỚI TỰ NHIÊN DƯỚI GÓC ĐỘ VẬT LÍ CỦA HỌC SINH.pdf
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP TRONG DẠY HỌC PHẦN “ĐỘNG HỌC” – VẬT LÍ 10 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TÌM HIỂU THẾ GIỚI TỰ NHIÊN DƯỚI GÓC ĐỘ VẬT LÍ CỦA HỌC SINH.pdf
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP TRONG DẠY HỌC PHẦN “ĐỘNG HỌC” – VẬT LÍ 10 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TÌM HIỂU THẾ GIỚI TỰ NHIÊN DƯỚI GÓC ĐỘ VẬT LÍ CỦA HỌC SINH.pdf
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP TRONG DẠY HỌC PHẦN “ĐỘNG HỌC” – VẬT LÍ 10 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TÌM HIỂU THẾ GIỚI TỰ NHIÊN DƯỚI GÓC ĐỘ VẬT LÍ CỦA HỌC SINH.pdf
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP TRONG DẠY HỌC PHẦN “ĐỘNG HỌC” – VẬT LÍ 10 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TÌM HIỂU THẾ GIỚI TỰ NHIÊN DƯỚI GÓC ĐỘ VẬT LÍ CỦA HỌC SINH.pdf
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP TRONG DẠY HỌC PHẦN “ĐỘNG HỌC” – VẬT LÍ 10 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TÌM HIỂU THẾ GIỚI TỰ NHIÊN DƯỚI GÓC ĐỘ VẬT LÍ CỦA HỌC SINH.pdf
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP TRONG DẠY HỌC PHẦN “ĐỘNG HỌC” – VẬT LÍ 10 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TÌM HIỂU THẾ GIỚI TỰ NHIÊN DƯỚI GÓC ĐỘ VẬT LÍ CỦA HỌC SINH.pdf
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP TRONG DẠY HỌC PHẦN “ĐỘNG HỌC” – VẬT LÍ 10 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TÌM HIỂU THẾ GIỚI TỰ NHIÊN DƯỚI GÓC ĐỘ VẬT LÍ CỦA HỌC SINH.pdf
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP TRONG DẠY HỌC PHẦN “ĐỘNG HỌC” – VẬT LÍ 10 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TÌM HIỂU THẾ GIỚI TỰ NHIÊN DƯỚI GÓC ĐỘ VẬT LÍ CỦA HỌC SINH.pdf
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP TRONG DẠY HỌC PHẦN “ĐỘNG HỌC” – VẬT LÍ 10 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TÌM HIỂU THẾ GIỚI TỰ NHIÊN DƯỚI GÓC ĐỘ VẬT LÍ CỦA HỌC SINH.pdf
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP TRONG DẠY HỌC PHẦN “ĐỘNG HỌC” – VẬT LÍ 10 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TÌM HIỂU THẾ GIỚI TỰ NHIÊN DƯỚI GÓC ĐỘ VẬT LÍ CỦA HỌC SINH.pdf
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP TRONG DẠY HỌC PHẦN “ĐỘNG HỌC” – VẬT LÍ 10 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TÌM HIỂU THẾ GIỚI TỰ NHIÊN DƯỚI GÓC ĐỘ VẬT LÍ CỦA HỌC SINH.pdf
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP TRONG DẠY HỌC PHẦN “ĐỘNG HỌC” – VẬT LÍ 10 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TÌM HIỂU THẾ GIỚI TỰ NHIÊN DƯỚI GÓC ĐỘ VẬT LÍ CỦA HỌC SINH.pdf
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP TRONG DẠY HỌC PHẦN “ĐỘNG HỌC” – VẬT LÍ 10 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TÌM HIỂU THẾ GIỚI TỰ NHIÊN DƯỚI GÓC ĐỘ VẬT LÍ CỦA HỌC SINH.pdf
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP TRONG DẠY HỌC PHẦN “ĐỘNG HỌC” – VẬT LÍ 10 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TÌM HIỂU THẾ GIỚI TỰ NHIÊN DƯỚI GÓC ĐỘ VẬT LÍ CỦA HỌC SINH.pdf
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP TRONG DẠY HỌC PHẦN “ĐỘNG HỌC” – VẬT LÍ 10 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TÌM HIỂU THẾ GIỚI TỰ NHIÊN DƯỚI GÓC ĐỘ VẬT LÍ CỦA HỌC SINH.pdf
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP TRONG DẠY HỌC PHẦN “ĐỘNG HỌC” – VẬT LÍ 10 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TÌM HIỂU THẾ GIỚI TỰ NHIÊN DƯỚI GÓC ĐỘ VẬT LÍ CỦA HỌC SINH.pdf
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP TRONG DẠY HỌC PHẦN “ĐỘNG HỌC” – VẬT LÍ 10 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TÌM HIỂU THẾ GIỚI TỰ NHIÊN DƯỚI GÓC ĐỘ VẬT LÍ CỦA HỌC SINH.pdf
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP TRONG DẠY HỌC PHẦN “ĐỘNG HỌC” – VẬT LÍ 10 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TÌM HIỂU THẾ GIỚI TỰ NHIÊN DƯỚI GÓC ĐỘ VẬT LÍ CỦA HỌC SINH.pdf
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP TRONG DẠY HỌC PHẦN “ĐỘNG HỌC” – VẬT LÍ 10 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TÌM HIỂU THẾ GIỚI TỰ NHIÊN DƯỚI GÓC ĐỘ VẬT LÍ CỦA HỌC SINH.pdf
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP TRONG DẠY HỌC PHẦN “ĐỘNG HỌC” – VẬT LÍ 10 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TÌM HIỂU THẾ GIỚI TỰ NHIÊN DƯỚI GÓC ĐỘ VẬT LÍ CỦA HỌC SINH.pdf
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP TRONG DẠY HỌC PHẦN “ĐỘNG HỌC” – VẬT LÍ 10 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TÌM HIỂU THẾ GIỚI TỰ NHIÊN DƯỚI GÓC ĐỘ VẬT LÍ CỦA HỌC SINH.pdf
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP TRONG DẠY HỌC PHẦN “ĐỘNG HỌC” – VẬT LÍ 10 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TÌM HIỂU THẾ GIỚI TỰ NHIÊN DƯỚI GÓC ĐỘ VẬT LÍ CỦA HỌC SINH.pdf
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP TRONG DẠY HỌC PHẦN “ĐỘNG HỌC” – VẬT LÍ 10 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TÌM HIỂU THẾ GIỚI TỰ NHIÊN DƯỚI GÓC ĐỘ VẬT LÍ CỦA HỌC SINH.pdf
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP TRONG DẠY HỌC PHẦN “ĐỘNG HỌC” – VẬT LÍ 10 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TÌM HIỂU THẾ GIỚI TỰ NHIÊN DƯỚI GÓC ĐỘ VẬT LÍ CỦA HỌC SINH.pdf
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP TRONG DẠY HỌC PHẦN “ĐỘNG HỌC” – VẬT LÍ 10 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TÌM HIỂU THẾ GIỚI TỰ NHIÊN DƯỚI GÓC ĐỘ VẬT LÍ CỦA HỌC SINH.pdf
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP TRONG DẠY HỌC PHẦN “ĐỘNG HỌC” – VẬT LÍ 10 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TÌM HIỂU THẾ GIỚI TỰ NHIÊN DƯỚI GÓC ĐỘ VẬT LÍ CỦA HỌC SINH.pdf
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP TRONG DẠY HỌC PHẦN “ĐỘNG HỌC” – VẬT LÍ 10 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TÌM HIỂU THẾ GIỚI TỰ NHIÊN DƯỚI GÓC ĐỘ VẬT LÍ CỦA HỌC SINH.pdf
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP TRONG DẠY HỌC PHẦN “ĐỘNG HỌC” – VẬT LÍ 10 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TÌM HIỂU THẾ GIỚI TỰ NHIÊN DƯỚI GÓC ĐỘ VẬT LÍ CỦA HỌC SINH.pdf
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP TRONG DẠY HỌC PHẦN “ĐỘNG HỌC” – VẬT LÍ 10 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TÌM HIỂU THẾ GIỚI TỰ NHIÊN DƯỚI GÓC ĐỘ VẬT LÍ CỦA HỌC SINH.pdf
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP TRONG DẠY HỌC PHẦN “ĐỘNG HỌC” – VẬT LÍ 10 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TÌM HIỂU THẾ GIỚI TỰ NHIÊN DƯỚI GÓC ĐỘ VẬT LÍ CỦA HỌC SINH.pdf
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP TRONG DẠY HỌC PHẦN “ĐỘNG HỌC” – VẬT LÍ 10 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TÌM HIỂU THẾ GIỚI TỰ NHIÊN DƯỚI GÓC ĐỘ VẬT LÍ CỦA HỌC SINH.pdf
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP TRONG DẠY HỌC PHẦN “ĐỘNG HỌC” – VẬT LÍ 10 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TÌM HIỂU THẾ GIỚI TỰ NHIÊN DƯỚI GÓC ĐỘ VẬT LÍ CỦA HỌC SINH.pdf
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP TRONG DẠY HỌC PHẦN “ĐỘNG HỌC” – VẬT LÍ 10 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TÌM HIỂU THẾ GIỚI TỰ NHIÊN DƯỚI GÓC ĐỘ VẬT LÍ CỦA HỌC SINH.pdf
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP TRONG DẠY HỌC PHẦN “ĐỘNG HỌC” – VẬT LÍ 10 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TÌM HIỂU THẾ GIỚI TỰ NHIÊN DƯỚI GÓC ĐỘ VẬT LÍ CỦA HỌC SINH.pdf
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP TRONG DẠY HỌC PHẦN “ĐỘNG HỌC” – VẬT LÍ 10 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TÌM HIỂU THẾ GIỚI TỰ NHIÊN DƯỚI GÓC ĐỘ VẬT LÍ CỦA HỌC SINH.pdf
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP TRONG DẠY HỌC PHẦN “ĐỘNG HỌC” – VẬT LÍ 10 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TÌM HIỂU THẾ GIỚI TỰ NHIÊN DƯỚI GÓC ĐỘ VẬT LÍ CỦA HỌC SINH.pdf
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP TRONG DẠY HỌC PHẦN “ĐỘNG HỌC” – VẬT LÍ 10 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TÌM HIỂU THẾ GIỚI TỰ NHIÊN DƯỚI GÓC ĐỘ VẬT LÍ CỦA HỌC SINH.pdf
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP TRONG DẠY HỌC PHẦN “ĐỘNG HỌC” – VẬT LÍ 10 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TÌM HIỂU THẾ GIỚI TỰ NHIÊN DƯỚI GÓC ĐỘ VẬT LÍ CỦA HỌC SINH.pdf
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP TRONG DẠY HỌC PHẦN “ĐỘNG HỌC” – VẬT LÍ 10 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TÌM HIỂU THẾ GIỚI TỰ NHIÊN DƯỚI GÓC ĐỘ VẬT LÍ CỦA HỌC SINH.pdf
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP TRONG DẠY HỌC PHẦN “ĐỘNG HỌC” – VẬT LÍ 10 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TÌM HIỂU THẾ GIỚI TỰ NHIÊN DƯỚI GÓC ĐỘ VẬT LÍ CỦA HỌC SINH.pdf
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP TRONG DẠY HỌC PHẦN “ĐỘNG HỌC” – VẬT LÍ 10 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TÌM HIỂU THẾ GIỚI TỰ NHIÊN DƯỚI GÓC ĐỘ VẬT LÍ CỦA HỌC SINH.pdf
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP TRONG DẠY HỌC PHẦN “ĐỘNG HỌC” – VẬT LÍ 10 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TÌM HIỂU THẾ GIỚI TỰ NHIÊN DƯỚI GÓC ĐỘ VẬT LÍ CỦA HỌC SINH.pdf
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP TRONG DẠY HỌC PHẦN “ĐỘNG HỌC” – VẬT LÍ 10 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TÌM HIỂU THẾ GIỚI TỰ NHIÊN DƯỚI GÓC ĐỘ VẬT LÍ CỦA HỌC SINH.pdf
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP TRONG DẠY HỌC PHẦN “ĐỘNG HỌC” – VẬT LÍ 10 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TÌM HIỂU THẾ GIỚI TỰ NHIÊN DƯỚI GÓC ĐỘ VẬT LÍ CỦA HỌC SINH.pdf
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP TRONG DẠY HỌC PHẦN “ĐỘNG HỌC” – VẬT LÍ 10 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TÌM HIỂU THẾ GIỚI TỰ NHIÊN DƯỚI GÓC ĐỘ VẬT LÍ CỦA HỌC SINH.pdf
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP TRONG DẠY HỌC PHẦN “ĐỘNG HỌC” – VẬT LÍ 10 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TÌM HIỂU THẾ GIỚI TỰ NHIÊN DƯỚI GÓC ĐỘ VẬT LÍ CỦA HỌC SINH.pdf
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP TRONG DẠY HỌC PHẦN “ĐỘNG HỌC” – VẬT LÍ 10 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TÌM HIỂU THẾ GIỚI TỰ NHIÊN DƯỚI GÓC ĐỘ VẬT LÍ CỦA HỌC SINH.pdf
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP TRONG DẠY HỌC PHẦN “ĐỘNG HỌC” – VẬT LÍ 10 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TÌM HIỂU THẾ GIỚI TỰ NHIÊN DƯỚI GÓC ĐỘ VẬT LÍ CỦA HỌC SINH.pdf
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP TRONG DẠY HỌC PHẦN “ĐỘNG HỌC” – VẬT LÍ 10 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TÌM HIỂU THẾ GIỚI TỰ NHIÊN DƯỚI GÓC ĐỘ VẬT LÍ CỦA HỌC SINH.pdf
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP TRONG DẠY HỌC PHẦN “ĐỘNG HỌC” – VẬT LÍ 10 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TÌM HIỂU THẾ GIỚI TỰ NHIÊN DƯỚI GÓC ĐỘ VẬT LÍ CỦA HỌC SINH.pdf
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP TRONG DẠY HỌC PHẦN “ĐỘNG HỌC” – VẬT LÍ 10 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TÌM HIỂU THẾ GIỚI TỰ NHIÊN DƯỚI GÓC ĐỘ VẬT LÍ CỦA HỌC SINH.pdf
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP TRONG DẠY HỌC PHẦN “ĐỘNG HỌC” – VẬT LÍ 10 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TÌM HIỂU THẾ GIỚI TỰ NHIÊN DƯỚI GÓC ĐỘ VẬT LÍ CỦA HỌC SINH.pdf
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP TRONG DẠY HỌC PHẦN “ĐỘNG HỌC” – VẬT LÍ 10 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TÌM HIỂU THẾ GIỚI TỰ NHIÊN DƯỚI GÓC ĐỘ VẬT LÍ CỦA HỌC SINH.pdf
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP TRONG DẠY HỌC PHẦN “ĐỘNG HỌC” – VẬT LÍ 10 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TÌM HIỂU THẾ GIỚI TỰ NHIÊN DƯỚI GÓC ĐỘ VẬT LÍ CỦA HỌC SINH.pdf
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP TRONG DẠY HỌC PHẦN “ĐỘNG HỌC” – VẬT LÍ 10 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TÌM HIỂU THẾ GIỚI TỰ NHIÊN DƯỚI GÓC ĐỘ VẬT LÍ CỦA HỌC SINH.pdf
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP TRONG DẠY HỌC PHẦN “ĐỘNG HỌC” – VẬT LÍ 10 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TÌM HIỂU THẾ GIỚI TỰ NHIÊN DƯỚI GÓC ĐỘ VẬT LÍ CỦA HỌC SINH.pdf
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP TRONG DẠY HỌC PHẦN “ĐỘNG HỌC” – VẬT LÍ 10 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TÌM HIỂU THẾ GIỚI TỰ NHIÊN DƯỚI GÓC ĐỘ VẬT LÍ CỦA HỌC SINH.pdf
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP TRONG DẠY HỌC PHẦN “ĐỘNG HỌC” – VẬT LÍ 10 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TÌM HIỂU THẾ GIỚI TỰ NHIÊN DƯỚI GÓC ĐỘ VẬT LÍ CỦA HỌC SINH.pdf
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP TRONG DẠY HỌC PHẦN “ĐỘNG HỌC” – VẬT LÍ 10 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TÌM HIỂU THẾ GIỚI TỰ NHIÊN DƯỚI GÓC ĐỘ VẬT LÍ CỦA HỌC SINH.pdf
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP TRONG DẠY HỌC PHẦN “ĐỘNG HỌC” – VẬT LÍ 10 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TÌM HIỂU THẾ GIỚI TỰ NHIÊN DƯỚI GÓC ĐỘ VẬT LÍ CỦA HỌC SINH.pdf
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP TRONG DẠY HỌC PHẦN “ĐỘNG HỌC” – VẬT LÍ 10 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TÌM HIỂU THẾ GIỚI TỰ NHIÊN DƯỚI GÓC ĐỘ VẬT LÍ CỦA HỌC SINH.pdf
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP TRONG DẠY HỌC PHẦN “ĐỘNG HỌC” – VẬT LÍ 10 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TÌM HIỂU THẾ GIỚI TỰ NHIÊN DƯỚI GÓC ĐỘ VẬT LÍ CỦA HỌC SINH.pdf
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP TRONG DẠY HỌC PHẦN “ĐỘNG HỌC” – VẬT LÍ 10 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TÌM HIỂU THẾ GIỚI TỰ NHIÊN DƯỚI GÓC ĐỘ VẬT LÍ CỦA HỌC SINH.pdf
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP TRONG DẠY HỌC PHẦN “ĐỘNG HỌC” – VẬT LÍ 10 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TÌM HIỂU THẾ GIỚI TỰ NHIÊN DƯỚI GÓC ĐỘ VẬT LÍ CỦA HỌC SINH.pdf
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP TRONG DẠY HỌC PHẦN “ĐỘNG HỌC” – VẬT LÍ 10 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TÌM HIỂU THẾ GIỚI TỰ NHIÊN DƯỚI GÓC ĐỘ VẬT LÍ CỦA HỌC SINH.pdf
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP TRONG DẠY HỌC PHẦN “ĐỘNG HỌC” – VẬT LÍ 10 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TÌM HIỂU THẾ GIỚI TỰ NHIÊN DƯỚI GÓC ĐỘ VẬT LÍ CỦA HỌC SINH.pdf
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP TRONG DẠY HỌC PHẦN “ĐỘNG HỌC” – VẬT LÍ 10 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TÌM HIỂU THẾ GIỚI TỰ NHIÊN DƯỚI GÓC ĐỘ VẬT LÍ CỦA HỌC SINH.pdf
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP TRONG DẠY HỌC PHẦN “ĐỘNG HỌC” – VẬT LÍ 10 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TÌM HIỂU THẾ GIỚI TỰ NHIÊN DƯỚI GÓC ĐỘ VẬT LÍ CỦA HỌC SINH.pdf
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP TRONG DẠY HỌC PHẦN “ĐỘNG HỌC” – VẬT LÍ 10 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TÌM HIỂU THẾ GIỚI TỰ NHIÊN DƯỚI GÓC ĐỘ VẬT LÍ CỦA HỌC SINH.pdf
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP TRONG DẠY HỌC PHẦN “ĐỘNG HỌC” – VẬT LÍ 10 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TÌM HIỂU THẾ GIỚI TỰ NHIÊN DƯỚI GÓC ĐỘ VẬT LÍ CỦA HỌC SINH.pdf
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP TRONG DẠY HỌC PHẦN “ĐỘNG HỌC” – VẬT LÍ 10 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TÌM HIỂU THẾ GIỚI TỰ NHIÊN DƯỚI GÓC ĐỘ VẬT LÍ CỦA HỌC SINH.pdf
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP TRONG DẠY HỌC PHẦN “ĐỘNG HỌC” – VẬT LÍ 10 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TÌM HIỂU THẾ GIỚI TỰ NHIÊN DƯỚI GÓC ĐỘ VẬT LÍ CỦA HỌC SINH.pdf
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP TRONG DẠY HỌC PHẦN “ĐỘNG HỌC” – VẬT LÍ 10 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TÌM HIỂU THẾ GIỚI TỰ NHIÊN DƯỚI GÓC ĐỘ VẬT LÍ CỦA HỌC SINH.pdf
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP TRONG DẠY HỌC PHẦN “ĐỘNG HỌC” – VẬT LÍ 10 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TÌM HIỂU THẾ GIỚI TỰ NHIÊN DƯỚI GÓC ĐỘ VẬT LÍ CỦA HỌC SINH.pdf
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP TRONG DẠY HỌC PHẦN “ĐỘNG HỌC” – VẬT LÍ 10 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TÌM HIỂU THẾ GIỚI TỰ NHIÊN DƯỚI GÓC ĐỘ VẬT LÍ CỦA HỌC SINH.pdf
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP TRONG DẠY HỌC PHẦN “ĐỘNG HỌC” – VẬT LÍ 10 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TÌM HIỂU THẾ GIỚI TỰ NHIÊN DƯỚI GÓC ĐỘ VẬT LÍ CỦA HỌC SINH.pdf
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP TRONG DẠY HỌC PHẦN “ĐỘNG HỌC” – VẬT LÍ 10 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TÌM HIỂU THẾ GIỚI TỰ NHIÊN DƯỚI GÓC ĐỘ VẬT LÍ CỦA HỌC SINH.pdf
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP TRONG DẠY HỌC PHẦN “ĐỘNG HỌC” – VẬT LÍ 10 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TÌM HIỂU THẾ GIỚI TỰ NHIÊN DƯỚI GÓC ĐỘ VẬT LÍ CỦA HỌC SINH.pdf
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP TRONG DẠY HỌC PHẦN “ĐỘNG HỌC” – VẬT LÍ 10 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TÌM HIỂU THẾ GIỚI TỰ NHIÊN DƯỚI GÓC ĐỘ VẬT LÍ CỦA HỌC SINH.pdf
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP TRONG DẠY HỌC PHẦN “ĐỘNG HỌC” – VẬT LÍ 10 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TÌM HIỂU THẾ GIỚI TỰ NHIÊN DƯỚI GÓC ĐỘ VẬT LÍ CỦA HỌC SINH.pdf
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP TRONG DẠY HỌC PHẦN “ĐỘNG HỌC” – VẬT LÍ 10 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TÌM HIỂU THẾ GIỚI TỰ NHIÊN DƯỚI GÓC ĐỘ VẬT LÍ CỦA HỌC SINH.pdf
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP TRONG DẠY HỌC PHẦN “ĐỘNG HỌC” – VẬT LÍ 10 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TÌM HIỂU THẾ GIỚI TỰ NHIÊN DƯỚI GÓC ĐỘ VẬT LÍ CỦA HỌC SINH.pdf

More Related Content

What's hot

Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh qua bài tập tình...
Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh qua bài tập tình...Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh qua bài tập tình...
Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh qua bài tập tình...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận án: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh vùng ...
Luận án: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh vùng ...Luận án: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh vùng ...
Luận án: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh vùng ...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Luận văn Lồng ghép trò chơi trong dạy học ngữ văn ở trung học phổ thông.pdf
Luận văn Lồng ghép trò chơi trong dạy học ngữ văn ở trung học phổ thông.pdfLuận văn Lồng ghép trò chơi trong dạy học ngữ văn ở trung học phổ thông.pdf
Luận văn Lồng ghép trò chơi trong dạy học ngữ văn ở trung học phổ thông.pdfMan_Ebook
 
SÁNG KIẾN SỬ DỤNG KĨ THUẬT MẢNH GHÉP ĐỂ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỢP TÁC CHO HỌC S...
SÁNG KIẾN SỬ DỤNG KĨ THUẬT MẢNH GHÉP ĐỂ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỢP TÁC CHO HỌC S...SÁNG KIẾN SỬ DỤNG KĨ THUẬT MẢNH GHÉP ĐỂ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỢP TÁC CHO HỌC S...
SÁNG KIẾN SỬ DỤNG KĨ THUẬT MẢNH GHÉP ĐỂ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỢP TÁC CHO HỌC S...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh qua việc xây dựn...
Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh qua việc xây dựn...Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh qua việc xây dựn...
Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh qua việc xây dựn...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập nhằm phát triển năng lực tự họ...
Luận văn: Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập nhằm phát triển năng lực tự họ...Luận văn: Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập nhằm phát triển năng lực tự họ...
Luận văn: Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập nhằm phát triển năng lực tự họ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Khoá Luận Tổ Chức Ngoại Khóa Phần Định Luật Bảo Toàn Động Lượng – Vật Lí 10 N...
Khoá Luận Tổ Chức Ngoại Khóa Phần Định Luật Bảo Toàn Động Lượng – Vật Lí 10 N...Khoá Luận Tổ Chức Ngoại Khóa Phần Định Luật Bảo Toàn Động Lượng – Vật Lí 10 N...
Khoá Luận Tổ Chức Ngoại Khóa Phần Định Luật Bảo Toàn Động Lượng – Vật Lí 10 N...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

What's hot (20)

Luận văn: Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh qua dạy học nhóm
Luận văn: Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh qua dạy học nhómLuận văn: Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh qua dạy học nhóm
Luận văn: Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh qua dạy học nhóm
 
Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh qua bài tập tình...
Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh qua bài tập tình...Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh qua bài tập tình...
Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh qua bài tập tình...
 
Đề tài: Phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh miền núi phía Bắc
Đề tài: Phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh miền núi phía BắcĐề tài: Phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh miền núi phía Bắc
Đề tài: Phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh miền núi phía Bắc
 
Luận văn: Xây dựng và tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môn Toán lớp 4, 5
Luận văn: Xây dựng và tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môn Toán lớp 4, 5Luận văn: Xây dựng và tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môn Toán lớp 4, 5
Luận văn: Xây dựng và tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môn Toán lớp 4, 5
 
Luận văn: Phương pháp dạy học dự án trong dạy hóa lớp 11, 9đ
Luận văn: Phương pháp dạy học dự án trong dạy hóa lớp 11, 9đLuận văn: Phương pháp dạy học dự án trong dạy hóa lớp 11, 9đ
Luận văn: Phương pháp dạy học dự án trong dạy hóa lớp 11, 9đ
 
Luận án: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh vùng ...
Luận án: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh vùng ...Luận án: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh vùng ...
Luận án: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh vùng ...
 
Đề tài: Phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh dân tộc thiểu số
Đề tài: Phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh dân tộc thiểu sốĐề tài: Phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh dân tộc thiểu số
Đề tài: Phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh dân tộc thiểu số
 
Luận văn: Tổ chức dạy học chương “chất khí” vật lí 10 THPT, HAY
Luận văn: Tổ chức dạy học chương “chất khí” vật lí 10 THPT, HAYLuận văn: Tổ chức dạy học chương “chất khí” vật lí 10 THPT, HAY
Luận văn: Tổ chức dạy học chương “chất khí” vật lí 10 THPT, HAY
 
Luận văn: Phát triển năng lực tiếng Việt cho HS dân tộc Ê Đê, 9đ
Luận văn: Phát triển năng lực tiếng Việt cho HS dân tộc Ê Đê, 9đLuận văn: Phát triển năng lực tiếng Việt cho HS dân tộc Ê Đê, 9đ
Luận văn: Phát triển năng lực tiếng Việt cho HS dân tộc Ê Đê, 9đ
 
Luận văn: Tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môn Toán lớp 4, 5, 9đ
Luận văn: Tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môn Toán lớp 4, 5, 9đLuận văn: Tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môn Toán lớp 4, 5, 9đ
Luận văn: Tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môn Toán lớp 4, 5, 9đ
 
Luận văn Lồng ghép trò chơi trong dạy học ngữ văn ở trung học phổ thông.pdf
Luận văn Lồng ghép trò chơi trong dạy học ngữ văn ở trung học phổ thông.pdfLuận văn Lồng ghép trò chơi trong dạy học ngữ văn ở trung học phổ thông.pdf
Luận văn Lồng ghép trò chơi trong dạy học ngữ văn ở trung học phổ thông.pdf
 
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực hợp tác của học sinh trong dạy học Vật lí
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực hợp tác của học sinh trong dạy học Vật líLuận văn: Bồi dưỡng năng lực hợp tác của học sinh trong dạy học Vật lí
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực hợp tác của học sinh trong dạy học Vật lí
 
SÁNG KIẾN SỬ DỤNG KĨ THUẬT MẢNH GHÉP ĐỂ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỢP TÁC CHO HỌC S...
SÁNG KIẾN SỬ DỤNG KĨ THUẬT MẢNH GHÉP ĐỂ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỢP TÁC CHO HỌC S...SÁNG KIẾN SỬ DỤNG KĨ THUẬT MẢNH GHÉP ĐỂ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỢP TÁC CHO HỌC S...
SÁNG KIẾN SỬ DỤNG KĨ THUẬT MẢNH GHÉP ĐỂ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỢP TÁC CHO HỌC S...
 
Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh qua việc xây dựn...
Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh qua việc xây dựn...Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh qua việc xây dựn...
Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh qua việc xây dựn...
 
Luận văn: Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập nhằm phát triển năng lực tự họ...
Luận văn: Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập nhằm phát triển năng lực tự họ...Luận văn: Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập nhằm phát triển năng lực tự họ...
Luận văn: Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập nhằm phát triển năng lực tự họ...
 
Luận văn: Kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực của học sinh trong...
Luận văn: Kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực của học sinh trong...Luận văn: Kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực của học sinh trong...
Luận văn: Kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực của học sinh trong...
 
Khoá Luận Tổ Chức Ngoại Khóa Phần Định Luật Bảo Toàn Động Lượng – Vật Lí 10 N...
Khoá Luận Tổ Chức Ngoại Khóa Phần Định Luật Bảo Toàn Động Lượng – Vật Lí 10 N...Khoá Luận Tổ Chức Ngoại Khóa Phần Định Luật Bảo Toàn Động Lượng – Vật Lí 10 N...
Khoá Luận Tổ Chức Ngoại Khóa Phần Định Luật Bảo Toàn Động Lượng – Vật Lí 10 N...
 
Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua việc sử dụng thí nghiệm
Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua việc sử dụng thí nghiệmPhát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua việc sử dụng thí nghiệm
Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua việc sử dụng thí nghiệm
 
Luận văn: Tình huống gắn với thực tiễn trong dạy hóa học, HAY
Luận văn: Tình huống gắn với thực tiễn trong dạy hóa học, HAYLuận văn: Tình huống gắn với thực tiễn trong dạy hóa học, HAY
Luận văn: Tình huống gắn với thực tiễn trong dạy hóa học, HAY
 
Luận văn: Tổ chức dạy học chương “ Chất khí” vật lý 10 THPT, 9đ
Luận văn: Tổ chức dạy học chương “ Chất khí” vật lý 10 THPT, 9đLuận văn: Tổ chức dạy học chương “ Chất khí” vật lý 10 THPT, 9đ
Luận văn: Tổ chức dạy học chương “ Chất khí” vật lý 10 THPT, 9đ
 

Similar to XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP TRONG DẠY HỌC PHẦN “ĐỘNG HỌC” – VẬT LÍ 10 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TÌM HIỂU THẾ GIỚI TỰ NHIÊN DƯỚI GÓC ĐỘ VẬT LÍ CỦA HỌC SINH.pdf

SÁNG KIẾN DỰ ÁN HỌC TẬP ĐỂ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TÌM HIỂU THẾ GIỚI SỐNG TRONG D...
SÁNG KIẾN DỰ ÁN HỌC TẬP ĐỂ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TÌM HIỂU THẾ GIỚI SỐNG TRONG D...SÁNG KIẾN DỰ ÁN HỌC TẬP ĐỂ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TÌM HIỂU THẾ GIỚI SỐNG TRONG D...
SÁNG KIẾN DỰ ÁN HỌC TẬP ĐỂ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TÌM HIỂU THẾ GIỚI SỐNG TRONG D...Nguyen Thanh Tu Collection
 
KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG “CHUYỂN ĐỘNG TRÒN” – VẬT LÍ...
KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG “CHUYỂN ĐỘNG TRÒN” – VẬT LÍ...KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG “CHUYỂN ĐỘNG TRÒN” – VẬT LÍ...
KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG “CHUYỂN ĐỘNG TRÒN” – VẬT LÍ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔ CHỨC DẠY HỌC CHƯƠNG “NĂNG LƯỢNG” MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6 THEO MÔ HÌNH LỚP ...
TỔ CHỨC DẠY HỌC CHƯƠNG “NĂNG LƯỢNG” MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6 THEO MÔ HÌNH LỚP ...TỔ CHỨC DẠY HỌC CHƯƠNG “NĂNG LƯỢNG” MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6 THEO MÔ HÌNH LỚP ...
TỔ CHỨC DẠY HỌC CHƯƠNG “NĂNG LƯỢNG” MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6 THEO MÔ HÌNH LỚP ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Luận văn: Tổ chức dạy học chương “ Chất khí” vật lý 10 THPT theo hướng tăng c...
Luận văn: Tổ chức dạy học chương “ Chất khí” vật lý 10 THPT theo hướng tăng c...Luận văn: Tổ chức dạy học chương “ Chất khí” vật lý 10 THPT theo hướng tăng c...
Luận văn: Tổ chức dạy học chương “ Chất khí” vật lý 10 THPT theo hướng tăng c...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
SÁNG KIẾN TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM QUA CHỦ ĐỀ “BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TỰ ...
SÁNG KIẾN TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM QUA CHỦ ĐỀ “BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TỰ ...SÁNG KIẾN TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM QUA CHỦ ĐỀ “BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TỰ ...
SÁNG KIẾN TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM QUA CHỦ ĐỀ “BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TỰ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Luận văn: Tổ chức dạy học chương Chất khí” Vật lí 10 THPT theo định hướng phá...
Luận văn: Tổ chức dạy học chương Chất khí” Vật lí 10 THPT theo định hướng phá...Luận văn: Tổ chức dạy học chương Chất khí” Vật lí 10 THPT theo định hướng phá...
Luận văn: Tổ chức dạy học chương Chất khí” Vật lí 10 THPT theo định hướng phá...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
SỬ DỤNG BÀI TẬP HÓA HỌC THỰC TIỄN PHẦN NITROGEN – HÓA HỌC 11 NHẰM PHÁT TRIỂN ...
SỬ DỤNG BÀI TẬP HÓA HỌC THỰC TIỄN PHẦN NITROGEN – HÓA HỌC 11 NHẰM PHÁT TRIỂN ...SỬ DỤNG BÀI TẬP HÓA HỌC THỰC TIỄN PHẦN NITROGEN – HÓA HỌC 11 NHẰM PHÁT TRIỂN ...
SỬ DỤNG BÀI TẬP HÓA HỌC THỰC TIỄN PHẦN NITROGEN – HÓA HỌC 11 NHẰM PHÁT TRIỂN ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ÁP DỤNG MÔ HÌNH LỚP HỌC ĐẢO NGƯỢC TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ “TÍCH VÔ HƯỚNG CỦA HAI...
ÁP DỤNG MÔ HÌNH LỚP HỌC ĐẢO NGƯỢC TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ “TÍCH VÔ HƯỚNG CỦA HAI...ÁP DỤNG MÔ HÌNH LỚP HỌC ĐẢO NGƯỢC TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ “TÍCH VÔ HƯỚNG CỦA HAI...
ÁP DỤNG MÔ HÌNH LỚP HỌC ĐẢO NGƯỢC TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ “TÍCH VÔ HƯỚNG CỦA HAI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Luận văn: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh t...
Luận văn: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh t...Luận văn: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh t...
Luận văn: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh t...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh thông qua hệ thống bài tập t...
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh thông qua hệ thống bài tập t...Luận văn: Bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh thông qua hệ thống bài tập t...
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh thông qua hệ thống bài tập t...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn: Đánh giá năng lực giải quyết vấn đề của học sinh trong dạy học chươ...
Luận văn: Đánh giá năng lực giải quyết vấn đề của học sinh trong dạy học chươ...Luận văn: Đánh giá năng lực giải quyết vấn đề của học sinh trong dạy học chươ...
Luận văn: Đánh giá năng lực giải quyết vấn đề của học sinh trong dạy học chươ...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Tổ chức dạy học khám phá phần " Quang Hình Học" Vật Lý 11 với sự hỗ...
Luận văn: Tổ chức dạy học khám phá phần " Quang Hình Học" Vật Lý 11 với sự hỗ...Luận văn: Tổ chức dạy học khám phá phần " Quang Hình Học" Vật Lý 11 với sự hỗ...
Luận văn: Tổ chức dạy học khám phá phần " Quang Hình Học" Vật Lý 11 với sự hỗ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh trong dạy học “Nhiệt học” Vậ...
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh trong dạy học “Nhiệt học” Vậ...Luận văn: Bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh trong dạy học “Nhiệt học” Vậ...
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh trong dạy học “Nhiệt học” Vậ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
DẠY HỌC THÍ NGHIỆM HÓA HỌC PHẦN NITROGEN NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VẬN DỤNG KI...
DẠY HỌC THÍ NGHIỆM HÓA HỌC PHẦN NITROGEN NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VẬN DỤNG KI...DẠY HỌC THÍ NGHIỆM HÓA HỌC PHẦN NITROGEN NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VẬN DỤNG KI...
DẠY HỌC THÍ NGHIỆM HÓA HỌC PHẦN NITROGEN NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VẬN DỤNG KI...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Similar to XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP TRONG DẠY HỌC PHẦN “ĐỘNG HỌC” – VẬT LÍ 10 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TÌM HIỂU THẾ GIỚI TỰ NHIÊN DƯỚI GÓC ĐỘ VẬT LÍ CỦA HỌC SINH.pdf (20)

SÁNG KIẾN DỰ ÁN HỌC TẬP ĐỂ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TÌM HIỂU THẾ GIỚI SỐNG TRONG D...
SÁNG KIẾN DỰ ÁN HỌC TẬP ĐỂ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TÌM HIỂU THẾ GIỚI SỐNG TRONG D...SÁNG KIẾN DỰ ÁN HỌC TẬP ĐỂ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TÌM HIỂU THẾ GIỚI SỐNG TRONG D...
SÁNG KIẾN DỰ ÁN HỌC TẬP ĐỂ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TÌM HIỂU THẾ GIỚI SỐNG TRONG D...
 
KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG “CHUYỂN ĐỘNG TRÒN” – VẬT LÍ...
KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG “CHUYỂN ĐỘNG TRÒN” – VẬT LÍ...KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG “CHUYỂN ĐỘNG TRÒN” – VẬT LÍ...
KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG “CHUYỂN ĐỘNG TRÒN” – VẬT LÍ...
 
TỔ CHỨC DẠY HỌC CHƯƠNG “NĂNG LƯỢNG” MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6 THEO MÔ HÌNH LỚP ...
TỔ CHỨC DẠY HỌC CHƯƠNG “NĂNG LƯỢNG” MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6 THEO MÔ HÌNH LỚP ...TỔ CHỨC DẠY HỌC CHƯƠNG “NĂNG LƯỢNG” MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6 THEO MÔ HÌNH LỚP ...
TỔ CHỨC DẠY HỌC CHƯƠNG “NĂNG LƯỢNG” MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6 THEO MÔ HÌNH LỚP ...
 
Luận văn: Tổ chức dạy học chương “ Chất khí” vật lý 10 THPT theo hướng tăng c...
Luận văn: Tổ chức dạy học chương “ Chất khí” vật lý 10 THPT theo hướng tăng c...Luận văn: Tổ chức dạy học chương “ Chất khí” vật lý 10 THPT theo hướng tăng c...
Luận văn: Tổ chức dạy học chương “ Chất khí” vật lý 10 THPT theo hướng tăng c...
 
SÁNG KIẾN TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM QUA CHỦ ĐỀ “BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TỰ ...
SÁNG KIẾN TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM QUA CHỦ ĐỀ “BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TỰ ...SÁNG KIẾN TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM QUA CHỦ ĐỀ “BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TỰ ...
SÁNG KIẾN TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM QUA CHỦ ĐỀ “BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TỰ ...
 
Luận văn: Tổ chức dạy học chương Chất khí” Vật lí 10 THPT theo định hướng phá...
Luận văn: Tổ chức dạy học chương Chất khí” Vật lí 10 THPT theo định hướng phá...Luận văn: Tổ chức dạy học chương Chất khí” Vật lí 10 THPT theo định hướng phá...
Luận văn: Tổ chức dạy học chương Chất khí” Vật lí 10 THPT theo định hướng phá...
 
SỬ DỤNG BÀI TẬP HÓA HỌC THỰC TIỄN PHẦN NITROGEN – HÓA HỌC 11 NHẰM PHÁT TRIỂN ...
SỬ DỤNG BÀI TẬP HÓA HỌC THỰC TIỄN PHẦN NITROGEN – HÓA HỌC 11 NHẰM PHÁT TRIỂN ...SỬ DỤNG BÀI TẬP HÓA HỌC THỰC TIỄN PHẦN NITROGEN – HÓA HỌC 11 NHẰM PHÁT TRIỂN ...
SỬ DỤNG BÀI TẬP HÓA HỌC THỰC TIỄN PHẦN NITROGEN – HÓA HỌC 11 NHẰM PHÁT TRIỂN ...
 
ÁP DỤNG MÔ HÌNH LỚP HỌC ĐẢO NGƯỢC TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ “TÍCH VÔ HƯỚNG CỦA HAI...
ÁP DỤNG MÔ HÌNH LỚP HỌC ĐẢO NGƯỢC TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ “TÍCH VÔ HƯỚNG CỦA HAI...ÁP DỤNG MÔ HÌNH LỚP HỌC ĐẢO NGƯỢC TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ “TÍCH VÔ HƯỚNG CỦA HAI...
ÁP DỤNG MÔ HÌNH LỚP HỌC ĐẢO NGƯỢC TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ “TÍCH VÔ HƯỚNG CỦA HAI...
 
Luận văn: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh t...
Luận văn: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh t...Luận văn: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh t...
Luận văn: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh t...
 
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh thông qua hệ thống bài tập t...
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh thông qua hệ thống bài tập t...Luận văn: Bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh thông qua hệ thống bài tập t...
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh thông qua hệ thống bài tập t...
 
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực tự học qua hệ thống bài tập chương Từ trường
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực tự học qua hệ thống bài tập chương Từ trườngLuận văn: Bồi dưỡng năng lực tự học qua hệ thống bài tập chương Từ trường
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực tự học qua hệ thống bài tập chương Từ trường
 
Luận văn: Đánh giá năng lực giải quyết vấn đề của học sinh trong dạy học chươ...
Luận văn: Đánh giá năng lực giải quyết vấn đề của học sinh trong dạy học chươ...Luận văn: Đánh giá năng lực giải quyết vấn đề của học sinh trong dạy học chươ...
Luận văn: Đánh giá năng lực giải quyết vấn đề của học sinh trong dạy học chươ...
 
Luận văn: Tổ chức dạy học khám phá phần Quang Hình Học Vật Lý 11
Luận văn: Tổ chức dạy học khám phá phần Quang Hình Học Vật Lý 11Luận văn: Tổ chức dạy học khám phá phần Quang Hình Học Vật Lý 11
Luận văn: Tổ chức dạy học khám phá phần Quang Hình Học Vật Lý 11
 
Luận văn: Tổ chức dạy học khám phá phần " Quang Hình Học" Vật Lý 11 với sự hỗ...
Luận văn: Tổ chức dạy học khám phá phần " Quang Hình Học" Vật Lý 11 với sự hỗ...Luận văn: Tổ chức dạy học khám phá phần " Quang Hình Học" Vật Lý 11 với sự hỗ...
Luận văn: Tổ chức dạy học khám phá phần " Quang Hình Học" Vật Lý 11 với sự hỗ...
 
Luận văn: Phát triển tư duy sáng tạo qua việc sử dụng bài tập sáng tạo
Luận văn: Phát triển tư duy sáng tạo qua việc sử dụng bài tập sáng tạoLuận văn: Phát triển tư duy sáng tạo qua việc sử dụng bài tập sáng tạo
Luận văn: Phát triển tư duy sáng tạo qua việc sử dụng bài tập sáng tạo
 
Luận văn: Phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh thông qua việc sử dụng bài ...
Luận văn: Phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh thông qua việc sử dụng bài ...Luận văn: Phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh thông qua việc sử dụng bài ...
Luận văn: Phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh thông qua việc sử dụng bài ...
 
Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề qua bài tập tình huống
Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề qua bài tập tình huốngLuận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề qua bài tập tình huống
Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề qua bài tập tình huống
 
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh trong dạy học “Nhiệt học” Vậ...
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh trong dạy học “Nhiệt học” Vậ...Luận văn: Bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh trong dạy học “Nhiệt học” Vậ...
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh trong dạy học “Nhiệt học” Vậ...
 
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh trong dạy học Nhiệt học
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh trong dạy học Nhiệt họcLuận văn: Bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh trong dạy học Nhiệt học
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh trong dạy học Nhiệt học
 
DẠY HỌC THÍ NGHIỆM HÓA HỌC PHẦN NITROGEN NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VẬN DỤNG KI...
DẠY HỌC THÍ NGHIỆM HÓA HỌC PHẦN NITROGEN NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VẬN DỤNG KI...DẠY HỌC THÍ NGHIỆM HÓA HỌC PHẦN NITROGEN NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VẬN DỤNG KI...
DẠY HỌC THÍ NGHIỆM HÓA HỌC PHẦN NITROGEN NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VẬN DỤNG KI...
 

More from Nguyen Thanh Tu Collection

35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
80 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂ...
80 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂ...80 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂ...
80 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
CHIẾN THẮNG KÌ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN - PHAN THẾ HOÀI (36...
CHIẾN THẮNG KÌ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN - PHAN THẾ HOÀI (36...CHIẾN THẮNG KÌ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN - PHAN THẾ HOÀI (36...
CHIẾN THẮNG KÌ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN - PHAN THẾ HOÀI (36...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG ÔN TẬP THI VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2023 - 2024 CÓ ĐÁP ÁN (NGỮ Â...
TỔNG ÔN TẬP THI VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2023 - 2024 CÓ ĐÁP ÁN (NGỮ Â...TỔNG ÔN TẬP THI VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2023 - 2024 CÓ ĐÁP ÁN (NGỮ Â...
TỔNG ÔN TẬP THI VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2023 - 2024 CÓ ĐÁP ÁN (NGỮ Â...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...Nguyen Thanh Tu Collection
 

More from Nguyen Thanh Tu Collection (20)

35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
80 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂ...
80 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂ...80 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂ...
80 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂ...
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
CHIẾN THẮNG KÌ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN - PHAN THẾ HOÀI (36...
CHIẾN THẮNG KÌ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN - PHAN THẾ HOÀI (36...CHIẾN THẮNG KÌ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN - PHAN THẾ HOÀI (36...
CHIẾN THẮNG KÌ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN - PHAN THẾ HOÀI (36...
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
TỔNG ÔN TẬP THI VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2023 - 2024 CÓ ĐÁP ÁN (NGỮ Â...
TỔNG ÔN TẬP THI VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2023 - 2024 CÓ ĐÁP ÁN (NGỮ Â...TỔNG ÔN TẬP THI VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2023 - 2024 CÓ ĐÁP ÁN (NGỮ Â...
TỔNG ÔN TẬP THI VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2023 - 2024 CÓ ĐÁP ÁN (NGỮ Â...
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 

Recently uploaded

xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfXem Số Mệnh
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnhC.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnhBookoTime
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phươnghazzthuan
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoidnghia2002
 
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfXem Số Mệnh
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docxasdnguyendinhdang
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họchelenafalet
 
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnKabala
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnKabala
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf4pdx29gsr9
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfXem Số Mệnh
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdfĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdflevanthu03031984
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàNguyen Thi Trang Nhung
 

Recently uploaded (20)

Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft WordTrích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
 
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
 
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnhC.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
 
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
 
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌCTIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
 
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdfĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 

XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP TRONG DẠY HỌC PHẦN “ĐỘNG HỌC” – VẬT LÍ 10 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TÌM HIỂU THẾ GIỚI TỰ NHIÊN DƯỚI GÓC ĐỘ VẬT LÍ CỦA HỌC SINH.pdf

  • 1. XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP TRONG DẠY HỌC PHẦN “ĐỘNG HỌC” – VẬT LÍ 10 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TÌM HIỂU THẾ GIỚI TỰ NHIÊN DƯỚI GÓC ĐỘ VẬT LÍ CỦA HỌC SINH WORD VERSION | 2023 EDITION ORDER NOW / CHUYỂN GIAO QUA EMAIL TAILIEUCHUANTHAMKHAO@GMAIL.COM S Ử D Ụ N G B À I T Ậ P T R O N G D Ạ Y H Ọ C Ths Nguyễn Thanh Tú eBook Collection Hỗ trợ trực tuyến Fb www.facebook.com/DayKemQuyNhon Mobi/Zalo 0905779594 Tài liệu chuẩn tham khảo Phát triển kênh bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đơn vị tài trợ / phát hành / chia sẻ học thuật : Nguyen Thanh Tu Group vectorstock.com/28062424
  • 2. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TRẦN THANH HÙNG XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP TRONG DẠY HỌC PHẦN “ĐỘNG HỌC” – VẬT LÍ 10 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TÌM HIỂU THẾ GIỚI TỰ NHIÊN DƯỚI GÓC ĐỘ VẬT LÍ CỦA HỌC SINH LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PPDH BỘ MÔN VẬT LÍ ĐÀ NẴNG – NĂM 2023
  • 3. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TRẦN THANH HÙNG XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP TRONG DẠY HỌC PHẦN “ĐỘNG HỌC” – VẬT LÍ 10 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TÌM HIỂU THẾ GIỚI TỰ NHIÊN DƯỚI GÓC ĐỘ VẬT LÍ CỦA HỌC SINH Ngành: Lý luận và PPDH Bộ môn Vật lí Mã số: 8.14.01.11 LUẬN VĂN THẠC SĨ Người hướng dẫn khoa học: TS. QUÁCH NGUYỄN BẢO NGUYÊN ĐÀ NẴNG – NĂM 2023
  • 6. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L III DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Viết tắt Viết đầy đủ 1 BT Bài tập 2 BTVL Bài tập Vật lí 3 DH Dạy học 4 ĐC Đối chứng 1 GV Giáo viên 5 HS Học sinh 6 KNTTVCS Kết nối tri thức với cuộc sống 7 NL Năng lực 8 NL THTGTNDGĐVL Năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ Vật lí của học sinh 9 NXB Nhà xuất bản 10 THCS Trung học cơ sở 11 THPT Trung học phổ thông 12 TN Thực nghiệm 13 TNSP Thực nghiệm sư phạm
  • 7. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L IV MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...........................................................................................................................I LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................................II DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.........................................................................................III DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU, ĐỒ THỊ .............................................................................VII DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ..................................................................................................... IX MỞ ĐẦU..........................................................................................................................................1 1. Lí do chọn đề tài........................................................................................................................1 2. Mục tiêu của đề tài ....................................................................................................................2 3. Giả thuyết khoa học ..................................................................................................................2 4. Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài .......................................................................................................2 5. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................................................3 6. Phạm vi nghiên cứu đề tài .........................................................................................................3 7. Phương pháp nghiên cứu đề tài.................................................................................................3 8. Những đóng góp của đề tài ........................................................................................................4 9. Cấu trúc luận văn......................................................................................................................4 NỘI DUNG......................................................................................................................................5 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP TRONG DẠY HỌC VẬT LÍ NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TÌM HIỂU THẾ GIỚI TỰ NHIÊN DƯỚI GÓC ĐỘ VẬT LÍ CỦA HỌC SINH ........................................5 1.1. Năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí của học sinh.........................................5 1.1.1. Khái niệm năng lực ....................................................................................................................................5 1.1.2. Khái niệm năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí của học sinh.........................................6 1.1.3. Cấu trúc và biểu hiện hành vi năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí của học sinh...........7 1.1.4. Đánh giá năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí của học sinh ...........................................8 1.1.5. Các biện pháp phát triển năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí của học sinh.................12 1.2. Bài tập vật lí .........................................................................................................................12 1.2.1. Khái niệm bài tập vật lí............................................................................................................................12 1.2.2. Phân loại bài tập vật lí..............................................................................................................................13 1.3. Bài tập vật lí thực tiễn...........................................................................................................18 1.3.1. Khái niệm.................................................................................................................................................18
  • 8. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L V 1.3.2. Phân loại bài tập thực tiễn........................................................................................................................19 1.4. Cách thức xây dựng bài tập vật lí theo định hướng phát triển năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí của học sinh...........................................................................................21 1.4.1. Nguyên tắc xây dựng bài tập vật lí theo định hướng phát triển năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí của học sinh...................................................................................................................................21 1.4.2. Quy trình xây dựng bài tập vật lí theo định hướng phát triển năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí của học sinh..........................................................................................................................................23 1.4.3. Phương pháp giải bài tập vật lí theo định hướng phát triển năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí của học sinh..........................................................................................................................................24 1.5. Quy trình sử dụng bài tập vật lí nhằm bồi dưỡng năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí của học sinh...................................................................................................................27 1.6. Thực trạng phát triển năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí của học sinh trong dạy học Vật lí ở trường THPT hiện nay.............................................................................28 1.6.1. Mục đích, đối tượng, phương pháp điều tra .............................................................................................28 1.6.2. Kết quả điều tra ........................................................................................................................................29 Kết luận chương 1.......................................................................................................................35 CHƯƠNG 2: XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP PHẦN “ĐỘNG HỌC” – VẬT LÍ 10 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TÌM HIỂU THẾ GIỚI TỰ NHIÊN DƯỚI GÓC ĐỘ VẬT LÍ CỦA HỌC SINH............................................................................................................36 2.1. Tổng quan nội dung phần “Động học”..................................................................................36 2.1.1. Đặc điểm nội dung phần “Động học”.......................................................................................................36 2.1.2. Sơ đồ cấu trúc nội dungphần “Động học” ................................................................................................36 2.1.3. Mục tiêu dạy học phần “Động học”..........................................................................................................38 2.2. Xây dựng bài tập phần “Động học” Vật lí 10 theo hướng phát triển năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí của học sinh.......................................................................................41 2.2.1. Bài tập theo hướng phát triển năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí của học sinh .........41 2.2.2. Tiêu chí đánh giá năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí của học sinh thông qua các bài tập.......................................................................................................................................................................86 2.3. Thiết kế tiến trình dạy học theo hướng sử dụng bài tập vật lí trong dạy học phần “Động học” Vật lí 10 nhằm phát triển năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí của học sinh.....89 2.3.1. Thiết kế tiến trình dạy học “Bài 5. Tốc độ và vận tốc”............................................................................89 2.3.2. Thiết kế tiến trình dạy học “Bài 10. Sự rơi tự do” .................................................................................108 2.3.3. Thiết kế tiến trình dạy học “Bài tập chương II: Động học” ...................................................................117 Kết luận chương 2.....................................................................................................................124 CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM.............................................................................126
  • 9. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L VI 3.1. Mục đích và nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm ...............................................................126 3.1.1. Mục đích của thực nghiệm sư phạm.......................................................................................................126 3.1.2. Nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm......................................................................................................126 3.2. Đối tượng và nội dung của thực nghiệm sư phạm ...............................................................126 3.2.1. Đối tượng của thực nghiệm sư phạm......................................................................................................126 3.2.2. Nội dung thực nghiệm sư phạm .............................................................................................................126 3.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm ...................................................................................126 3.3.1. Công tác chuẩn bị...................................................................................................................................126 3.3.2. Tiến hành thực nghiệm...........................................................................................................................126 3.4. Một số thuận lời và khó khăn khi thực nghiệm sư phạm ....................................................127 3.4.1. Thuận lợi................................................................................................................................................127 3.4.2. Khó khăn................................................................................................................................................127 3.4.3. Cách khắc phục......................................................................................................................................127 3.5. Kết quả thực nghiệm sư phạm............................................................................................127 3.5.1. Đánh giá định tính..................................................................................................................................127 3.5.2. Đánh giá định lượng...............................................................................................................................128 Kết luận chương 3.....................................................................................................................134 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................................................................135 TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................................137 PHỤ LỤC ...................................................................................................................................PL1
  • 10. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L VII DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU, ĐỒ THỊ Số hiệu bảng, biểu, đồ thị Tên bảng, biểu đồ, đồ thị Trang Bảng 1.1 Cấu trúc năng lực và chỉ số hành vi của năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ Vật lí 9 Bảng 1.2 Tiêu chí đánh giá năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ Vật lí 10 Sơ đồ 2.1 Cấu trúc chương “Động học” – Vật lí 10 KNTTVCS 39 Bảng 2.2 Rubric đánh giá năng lực THTGTNDGVL cho HS của các bài tập 89 Bảng 3.1 Kết quả đánh giá định lượng NL tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ Vật lí của HS 130 Bảng 3.2 Bảng thống kê điểm số (Xi) của bài kiểm tra 131 Bảng 3.3 Bảng phân phối tần suất 132 Bảng 3.4 Bảng phân phối tần suất lũy tích 133 Bảng 3.5 Bảng tổng hợp các tham số thống kê 134 Biểu đồ 1.3 Biểu đồ thể hiện mức độ yêu thích tiết BTVL 31 Biểu đồ 1.4 Biểu đồ thể hiện phương án HS đưa ra khi được yêu cầu hoạt động nhóm để đưa ra phương án kiểm chứng một sự vật, hiện tượng hay một kiến thức vật lí 31 Biểu đồ 1.5 Biểu đồ thể hiện tỉ lệ GV có yêu cầu HS đưa ra phương án kiểm chứng một sự vật, hiện tượng hay một kiến thức vật lí không? 32 Biểu đồ 1.6 Biểu đồ thể hiện mức độ vận dụng kiến thức vật lí vào thực tiễn của HS 33 Biểu đồ 1.7 Biểu đồ thể hiện mức độ cần thiết phải phát triển NL THTGTNDGĐVL cho HS 34
  • 11. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L VIII Biểu đồ 3.1 Mức độ đạt được các chỉ số hành vi của NL tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ Vật lí cho HS 131 Biểu đồ 3.2 Biểu đồ biểu diễn mức phân bố điểm số đánh giá 132 Đồ thị 3.3 Đồ thị phân phối tần suất 133 Đồ thị 3.4 Đồ thị phân phối tần suất lũy tích 134
  • 12. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L IX DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Số hiệu hình vẽ Tên hình vẽ Trang Hình 2.1 Bài tập 3.1 44 Hình 2.2 Bài tập 3.2 45 Hình 2.3 Bài tập 3.3 46 Hình 2.4 Bài tập 3.4 47 Hình 2.5 Bài tập 3.8 51 Hình 2.6 Bài tập 3.9 52 Hình 2.7 Bài tập 3.12 54 Hình 2.8 Bài tập 3.14 56 Hình 2.9 Bài tập 3.18 60 Hình 2.10 Bài tập 2.4 65 Hình 2.11 Bài tập 2.7 67 Hình 2.12 Bài tập 2.11 70 Hình 2.13 Bài tập 2.19 75 Hình 2.14 Bài tập 1.6 79
  • 13. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Trong thời đại phát triển hiện nay, đổi mới giáo dục là việc làm vô cùng cần thiết chính vì vậy Bộ Giáo dục và Đào tạo nước ta đang tiến hành cuộc cải cách giáo dục toàn diện, chương trình dạy học sẽ không chỉ chú trọng lý thuyết như trước đây mà cần phải đi đôi với thực hành. Theo đó, ngoài những giờ học trên lớp, học sinh cần được trải nghiệm thực tế để dễ hiểu, dễ nhớ kiến thức hơn. Nếu như trước đây học sinh chỉ tiếp nhận kiến thức một chiều thì giờ đây các em cần nâng cao tinh thần tự học, tìm các câu hỏi, đặt vấn đề và đưa ra kết luận với sự định hướng của giáo viên. Giáo dục lấy người học làm trung tâm, dạy học theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất người học, giáo viên dựa trên nhu cầu của học sinh sẽ gợi mở và định hướng chứ không đơn thuần là truyền đạt kiến thức như trước đây. Điều này giúp học sinh tăng khả năng sáng tạo, dễ nhớ và dễ hiểu kiến thức hơn trước đây, hướng tới đào tạo cho người học biết cách áp dụng được kiến thức đã học vào thực tiễn. Theo Chương trình giáo dục phổ thông môn Vật lí (Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) nêu ra: “Chương trình môn Vật lí coi trọng việc rèn luyện khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để tìm hiểu và giải quyết ở mức độ nhất định một số vấn đề của thực tiễn, đáp ứng đòi hỏi của cuộc sống; vừa bảo đảm phát triển năng lực vật lí - biểu hiện của năng lực khoa học tự nhiên, vừa đáp ứng yêu cầu định hướng nghề nghiệp của học sinh”. [2] Vai trò của môn vật lí nằm ở chỗ mô tả, giải thích các hiện tượng tự nhiên, tìm ra các mối quan hệ nhân quả và tiên đoán các hệ quả sẽ xảy ra từ nguyên nhân. Ngoài ra nó còn là tiền đề cho các ngành kỹ thuật, tác động vào vật chất tạo ra các sản phẩm phục vụ cho nhu cầu lợi ích con người. Như vậy lĩnh hội thế giới tự nhiên không chỉ khám phá ra các quy luật tự nhiên mà còn phải chủ động tác động vào đối tượng vật chất tạo ra các thiết bị máy móc nhằm cải thiện điều kiện sống cho loài người. Vì vậy khi giảng dạy môn khoa học vật lí, điều quan trọng là phải tạo điều kiện để cho học sinh kết nối tri thức đã lĩnh hội để giải quyết vấn đề thực tiễn. Thực tế cho thấy, giảng dạy vật lí bậc THPT ở Việt Nam, việc vận dụng kiến thức vật lí thường được thực hiện qua việc giải các bài tập. Tuy nhiên, các bài tập thực tiễn trong sách giáo khoa và sách bài tập hiện nay chưa nhiều và đa dạng. Nhiều bài tập vật lí còn xa rời thực tiễn cuộc sống và sản xuất, quá chú trọng đến các tính toán phức tạp. Bên cạnh đó, qua tìm hiểu thực trạng dạy học vật lí ở THPT hiện nay cho thấy, những hiểu biết của học sinh về kiến thức vật lí thực tiễn còn nhiều hạn chế, họ thường gặp khó khăn khi vận dụng kiến thức vật lí trong việc giải quyết tình huống thực tiễn, trong khi đó giáo viên lại ngại đưa bài tập thực tiễn vào trong mỗi bài học.
  • 14. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 2 Bài tập vật lí chính là một trong những phương tiện rất quan trọng trong việc rèn luyện năng lực, kĩ năng, thói quen vận dụng kiến thức đã thu nhận được để giải quyết các vấn đề trong thực tiễn. Có thể xây dựng được rất nhiều bài tập yêu cầu học sinh phải vận dụng kiến thức lí thuyết để giải thích các hiện tượng hoặc dự đoán các hiện tượng có thể xảy ra trong thực tiễn giúp học sinh hình thành và phát triển các phẩm chất, năng lực cần thiết đồng thời kích thích lòng say mê học hỏi, hứng thú học tập. Trên thực tế, đã có một số luận văn nghiên cứu về việc xây dựng hệ thống bài tập vật lí như: tác giả Nguyễn Thị Linh với đề tài “Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập trong dạy học chương “Tĩnh học vật rắn” – Vật lí 10 nhằm bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề của học sinh”, tác giả Võ Thị Bích Diễm với đề tài: “Xây dựng và sử dụng các bài tập thực tiễn tích hợp liên môn trong dạy học phần “Nhiệt học” – Vật lí 10 THPT”, tác giả Trần Xuân Kế với đề tài: “Sử dụng hệ thống bài tập vật lí chương “Các định luật bảo toàn” Vật lí 10 nâng cao theo hướng phát triển tính tích cực và sáng tạo của học sinh”, hay của tác giả Đặng Thị Thu Thủy với đề tài: “Xây dựng và hướng dẫn HS lớp 10 THPT giải hệ thống bài tập chương: “Động lực học chất điểm” – Vật lí 10 nâng cao theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề”…Tuy nhiên, việc nghiên cứu về xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập vật lí thực tiễn nhằm phát triển năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí cho học sinh hiện nay là một vấn đề mới, rất cần thiết và chưa có nhiều nghiên cứu. Xuất phát từ những lí do trên, để góp phần đáp ứng nhu cầu đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy môn học vật lí theo hướng kết nối tri thức gắn với thực tiễn tôi quyết định chọn đề tài “Xây dựng và sử dụng bài tập trong dạy học phần “Động học” – Vật lí 10 nhằm phát triển năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ Vật lí của học sinh” để làm đề tài nghiên cứu. 2. Mục tiêu của đề tài Đề xuất được biện pháp, qui trình xây dựng và sử dụng bài tập theo định hướng phát triển năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí và vận dụng vào dạy học phần “Động học” Vật lí 10 nhằm phát triển năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí của học sinh. 3. Giả thuyết khoa học Nếu đề xuất được biện pháp, qui trình xây dựng và sử dụng bài tập theo định hướng phát triển năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí và vận dụng vào dạy học phần “Động học” Vật lí 10 thì sẽ phát triển năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí của học sinh, qua đó góp phần nâng cáo chất lượng học tập bộ môn Vật lí. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài - Nghiên cứu cơ sở lí luận về năng lực, năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí của học sinh.
  • 15. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 3 - Nghiên cứu cơ sở lí luận về các bài tập phát triển năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí của học sinh và khả năng hỗ trợ của nó trong phát triển năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí của học sinh. - Đề xuất các biện pháp phát triển năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí của học sinh thông qua việc sử dụng các bài tập. - Thiết kế tiến trình dạy học theo hướng sử dụng bài tập vật lí trong dạy học phần “Động học” Vật lí 10 nhằm phát triển năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lý của học sinh. - Tiến hành thực nghiệm sư phạm ở trường THPT nhằm kiểm chứng giả thuyết khoa học của đề tài và rút ra kết luận. 5. Đối tượng nghiên cứu Hoạt động dạy và học phần “Động học” Vật lí 10 theo định hướng phát triển năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí của học sinh thông qua việc xây dựng và sử dụng bài tập. 6. Phạm vi nghiên cứu đề tài - Nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu xây dựng và sử dụng bài tập theo định hướng phát triển năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí và vận dụng vào dạy học phần “Động học” Vật lí 10 nhằm phát triển năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí của học sinh. - Đối tượng khảo sát: + Bài tập có nội dung thực tiễn chương “Động học”- Vật lí 10. + Học sinh lớp 10 Trường THCS & THPT Nguyễn Khuyến – Đà nẵng - Không gian: Trường THCS & THPT Nguyễn Khuyến – Đà Nẵng - Thời gian: Năm học 2022-2023. 7. Phương pháp nghiên cứu đề tài 7.1. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết - Nghiên cứu cơ sở lí luận về năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí của học sinh. - Nghiên cứu chương trình, nội dung sách giáo khoa và các tài liệu liên quan đến phần “Động học” Vật lí 10. - Nghiên cứu cơ sở lí luận của bài tập vật lí trong phần “Động học” Vật lí 10. 7.2. Phương pháp điều tra, quan sát - Tìm hiểu thực trạng về việc dạy học, giải bài tập theo hướng phát triển năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí của học sinh thông qua dạy học phần “Động học” Vật lí 10.
  • 16. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 4 - Điều tra thực tế việc dạy học Vật lí ở các trường THPT như trao đổi trực tiếp với giáo viên, học sinh, dự giờ, sử dụng phiếu điều tra về việc sử dụng các bài tập có nội dung góp phần phát triển năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí của học sinh. - Phỏng vấn một số giáo viên có kinh nghiệm giảng dạy lâu năm. 7.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm Tiến hành TNSP ở trường THPT để kiểm chứng giả thuyết khoa học, đánh giá tính khả thi của kết quả nghiên cứu đề tài. 7.4. Phương pháp thống kê toán học Sử dụng phương pháp thống kê toán học xử lí các kết quả TNSP nhằm kiểm định giả thuyết thống kê về sự khác biệt trong kết quả học tập của hai nhóm thực nghiệm và đối chứng. 8. Những đóng góp của đề tài - Đề xuất biện pháp và quy trình phát triển năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí của học sinh thông qua các bài tập vật lí. - Xây dựng được bài tập vật lí phát triển năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí của học sinh trong dạy học phần “Động học” Vật lí 10. - Kết quả nghiên cứu đề tài là nguồn tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu sau này. 9. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận văn gồm có 3 chương: Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP TRONG DẠY HỌC VẬT LÍ NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TÌM HIỂU THẾ GIỚI TỰ NHIÊN DƯỚI GÓC ĐỘ VẬT LÍ CỦA HỌC SINH Chương 2: THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC SỬ DỤNG BÀI TẬP NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TÌM HIỂU THẾ GIỚI TỰ NHIÊN DƯỚI GÓC ĐỘ VẬT LÍ CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC PHẦN “ĐỘNG HỌC” Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
  • 17. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 5 NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP TRONG DẠY HỌC VẬT LÍ NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TÌM HIỂU THẾ GIỚI TỰ NHIÊN DƯỚI GÓC ĐỘ VẬT LÍ CỦA HỌC SINH 1.1. Năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí của học sinh 1.1.1. Khái niệm năng lực a) Khái niệm Trong tiếng Việt cũng như tiếng Anh, từ “năng lực” được sử dụng với nhiều nghĩa cụ thể, gắn với các lĩnh vực khác nhau, trong những tình huống và ngữ cảnh riêng biệt. Do vậy, năng lực là vấn đề được nhiều nhà khoa học, trong nhiều lĩnh vực trên thế giới cũng như Việt Nam quan tâm và có nhiều cách hiểu khác nhau về năng lực. Theo F.E. Weitnert (2001) cho rằng: “Năng lực là những khả năng và kĩ xảo học được hoặc sẵn có của cá thể nhằm giải quyết các tình huống xác định, cũng như sự sẵn sàng về động cơ, xã hội… và khả năng vận dụng các cách giải quyết vấn đề một cách có trách nhiệm và hiệu quả trong những tình huống linh hoạt.[15] Theo Bernd Meier, Nguyễn Văn Cường: “Năng lực là một thuộc tính tâm lý phức hợp, là điểm hội tụ của nhiều yếu tố như tri thức, kĩ năng, kĩ xảo, kinh nghiệm, sự sẵn sàng hành động và trách nhiệm đạo đức”.[4] Theo từ điển tiếng Việt, năng lực là “khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có để thực hiện một hoạt động nào đó” hoặc “phẩm chất tâm lí và sinh lí tạo cho con người khả năng hoàn thành một loại hoạt động nào đó với chất lượng cao”.[5] Tác giả Trần Trọng Thủy và Nguyễn Quang Uẩn cho rằng: “Năng lực là tổ hợp những thuộc tính độc đáo của cá nhân phù hợp với những yêu cầu đặc trưng của một hoạt động nhất định, nhằm đảm bảo việc hoàn thành có kết quả tốt trong lĩnh vực hoạt động đó”.[6] Chương trình giáo dục phổ thông – Chương trình tổng thể của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành đã xác định: “Năng lực là thuộc tính cá nhân được hình thành, phát triển nhờ tố chất sẵn có và quá trình học tập, rèn luyện, cho phép con người huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí…thực hiện một loại hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong những điều kiện cụ thể”.[1] Có thể thấy có nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm năng lực, nhưng các khái niệm đó đều xem năng lực là sự tổng hợp của các thành tố kiến thức, kĩ năng và thái độ.
  • 18. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 6 Như vậy năng lực là sự tổng hợp hài hòa của kiến thức, kĩ năng và thái độ nhằm thực hiện những yêu cầu của một hoạt động nhất định và đảm bảo cho hoạt động đó diễn ra nhanh chóng, có kết quả. b) Phân loại Chương trình giáo dục phổ thông – Chương trình tổng thể của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành đã xác định: “Năng lực cốt lõi: là năng lực cơ bản, thiết yếu mà bất kì ai cũng cần phải có để sống, học tập và làm việc hiệu quả. Năng lực cốt lõi gồm năng lực chung và năng lực đặc thù”. + Những năng lực chung được hình thành, phát triển thông qua tất cả các môn học và hoạt động giáo dục: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. + Những năng lực đặc thù được hình thành, phát triển chủ yếu thông qua một số môn học và hoạt động giáo dục nhất định: Năng lực ngôn ngữ, năng lực tính toán, năng lực khoa học, năng lực công nghệ, năng lực tin học, năng lực thẩm mĩ, năng lực thể chất.[1] 1.1.2. Khái niệm năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí của học sinh Theo Đỗ Hương Trà, Nguyễn Văn Biên, Tưởng Duy Hải, Phạm Xuân Quế, Dương Xuân Quý – “Dạy học phát triển năng lực môn vật lí trung học phổ thông”, khái niệm năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí của học sinh được hiểu như sau: - Thực hiện được hoạt động tìm hiểu một số sự vật, hiện tượng đơn giản, gần gũi trong đời sống và trong thế giới tự nhiên theo tiến trình. - Sử dụng được các chứng cứ khoa học để kiểm tra các dự đoán, lí giải các chứng cứ, rút ra kết luận.[3] Theo Chương trình giáo dục phổ thông môn Vật lí (Ban hành kèm theo thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) yêu cầu cần đạt về năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí: “Tìm hiểu được một số hiện tượng, quá trình vật lí đơn giản, gần gũi trong đời sống và trong thế giới tự nhiên theo tiến trình; sử dụng được các chứng cứ khoa học để kiểm tra các dự đoán, lí giải các chứng cứ, rút ra các kết luận; biểu hiện cụ thể là: - Đề xuất vấn đề liên quan đến vật lí: Nhận ra và đặt được câu hỏi liên quan đến vấn đề; phân tích được bối cảnh để đề xuất được vấn đề nhờ kết nối tri thức, kinh nghiệm đã có và dùng ngôn ngữ của mình để biểu đạt vấn đề đã đềxuất. - Đưa ra phán đoán và xây dựng giả thuyết: Phân tích vấn đề để nêu được phán đoán; xây dựng và phát biểu được giả thuyết cần tìm hiểu.
  • 19. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 7 - Lập kế hoạch thực hiện: Xây dựng được khung logic nội dung tìm hiểu; lựa chọn được phương pháp thích hợp (quan sát, thực nghiệm, điều tra, phỏng vấn, tra cứu tư liệu); lập được kế hoạch triển khai tìmhiểu. - Thực hiện kế hoạch: Thu thập, lưu giữ được dữ liệu từ kết quả tổng quan, thực nghiệm, điều tra; đánh giá được kết quả dựa trên phân tích, xử lí các dữ liệu bằng các tham số thống kê đơn giản; so sánh được kết quả với giả thuyết; giải thích, rút ra được kết luận và điều chỉnh khi cần thiết. - Viết, trình bày báo cáo và thảo luận: Sử dụng ngôn ngữ, hình vẽ, sơ đồ, biểu bảng để biểu đạt được quá trình và kết quả tìm hiểu; viết được báo cáo sau quá trình tìm hiểu; hợp tác được với đối tác bằng thái độ tích cực và tôn trọng quan điểm, ý kiến đánh giá do người khác đưa ra để tiếp thu tích cực và giải trình, phản biện, bảo vệ được kết quả tìm hiểu một cách thuyết phục. - Ra quyết định và đề xuất ý kiến, giải pháp: Đưa ra được quyết định xử lí cho vấn đề đã tìm hiểu; đề xuất được ý kiến khuyến nghị vận dụng kết quả tìm hiểu, nghiên cứu, hoặc vấn đề nghiên cứu tiếp”. [2] Vậy năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ Vật lí là việc HS có khả năng nhận thức được vấn đề, đặt ra các giả thuyết và có khả năng giải quyết được các vấn đề, hiện tượng Vật lí gần gũi trong thế giới tự nhiên khi gặp phải. 1.1.3. Cấu trúc và biểu hiện hành vi năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí của học sinh Qua tham khảo và nghiên cứu một số tài liệu liên quan đến việc phát triển năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí của học sinh như: “Dạy học phát triển năng lực môn vật lí trung học phổ thông” – của các tác giả Đỗ Hương Trà, Nguyễn Văn Biên, Tưởng Duy Hải, Phạm Xuân Quế, Dương Xuân Quý [3] ; luận văn thạc sĩ “Tổ chức hoạt động trải nghiệm chủ đề “Vật lí với giáo dục bảo vệ môi trường” theo định hướng bồi dưỡng năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí” của tác giả Võ Thị Thùy Liên [7] ; “Yêu cầu cần đạt về năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí” - Dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông môn Vật lí (Ban hành kèm theo thông tư số 32/2018/TT- BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) [2] - tôi đã xây dựng cấu trúc năng lực và chỉ số hành vi của năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ Vật lí thể hiện thông qua bảng sau:
  • 20. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 8 Bảng 1.1: Cấu trúc năng lực và chỉ số hành vi của năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ Vật lí Năng lực thành tố Chỉ số hành vi 1. Đề xuất vấn đề liên quan đến vật lí 1.1. Nhận ra và đặt câu hỏi liên quan đến vấn đề 1.2. Phân tích bối cảnh vấn đề 1.3. Biểu đạt vấn đề đã đề xuất 2. Đưa ra phán đoán và xây dựng giả thuyết 2.1. Phân tích vấn đề đã đề xuất 2.2. Đưa ra các dự đoán về nguyên nhân, hệ quả của vấn đề 2.3. Xây dựng và phát biểu được giả thuyết cần tìm hiểu 3. Lập kế hoạch thực hiện 3.1. Xây dựng khung logic nội dung tìm hiểu về vấn đề 3.2. Lựa chọn phương pháp thích hợp để kiếm tra tính đúng đắn của vấn đề đang tìm hiểu (quan sát, thực nghiệm, điều tra, phỏng vấn, tra cứu tư liệu) 3.3. Lập kế hoạch triển khai tìm hiểu vấn đề 4. Thực hiện kế hoạch 4.1. Thu thập, lưu giữ được dữ liệu từ kết quả tổng quan, thực nghiệm, điều tra 4.2. Đánh giá và so sánh kết quả với giả thuyết 4.3. Giải thích, rút ra kết luận và điều chỉnh khi cần thiết 5. Viết, trình bày báo cáo và thảo luận 5.1. Biểu đạt quá trình và kết quả tìm hiểu thông qua ngôn ngữ, hình vẽ, sơ đồ, biểu bảng… 5.2. Viết báo cáo sau quá trình tìm hiểu 5.3. Trình bày và bảo vệ kết quả đã tìm hiểu được 6. Ra quyết định và đề xuất ý kiến để giải quyết 6.1. Đưa ra được quyết định xử lí cho vấn đề đã tìm hiểu 6.2. Đề xuất ý kiến khuyến nghị vận dụng kết quả tìm hiểu, nghiên cứu 1.1.4. Đánh giá năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí của học sinh Các tiêu chí đánh giá năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ Vật lí được thể hiện thông qua bảng sau:
  • 21. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 9 Bảng 1.2: Tiêu chí đánh giá năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ Vật lí Năng lực thành tố Chỉ số hành vi Tiêu chí chất lượng (Các mức độ) Mức 3 Mức 2 Mức 1 HV1. Đề xuất vấn đề liên quan đến vật lí HV1.1. Nhận ra và đặt câu hỏi liên quan đến vấn đề Nhận ra và đặt được câu hỏi, phân tích được câu hỏi thành câu hỏi bộ phận có liên quan đến vấn đề Nhận ra được vấn đề và đặt được một số câu hỏi Chưa nhận ra được vấn đề đang tìm hiểu HV1.2. Phân tích bối cảnh vấn đề Phân tích cụ thể, chi tiết bối cảnh vấn đề Phân tích được một số chi tiết bối cảnh vấn đề Không phân tích được bối cảnh vấn đề HV1.3. Biểu đạt vấn đề đã đề xuất Biểu đạt được vấn đề cần tìm hiểu chính xác, cụ thể Biểu đạt được vấn đề cần tìm hiểu nhưng chưa cụ thể Không nêu được vấn đề cần tìm hiểu HV2. Đưa ra phán đoán và xây dựng giả thuyết HV2.1. Phân tích vấn đề đã đề xuất Phân tích được vấn đề cụ thể, ở nhiều khía cạnh khác nhau Phân tích được vấn đề nhưng chưa cụ thể Chưa phân tích được vấn đề HV2.2. Đưa ra các dự đoán về nguyên nhân, hệ quả của vấn đề Đưa ra được các dự đoán có căn cứ chính xác, rõ ràng. Đưa ra được các dự đoán có căn cứ tương đối đầy đủ Chưa đưa ra được các dự đoán hoặc đưa ra được dự đoán nhưng chưa có căn cứ rõ ràng HV2.3. Xây dựng và phát biểu được giả thuyết cần tìm hiểu Xây dựng và phát biểu được giả thuyết chính xác, cách diễn đạt ngắn gọn, khoa học Xây dựng và phát biểu được giả thuyết tương đối chính xác Không phát biểu được giả thuyết hoặc phát biểu lan man, chưa có căn cứ
  • 22. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 10 HV3. Lập kế hoạch thực hiện HV3.1. Xây dựng khung logic nội dung tìm hiểu về vấn đề Xây dựng được khung logic nội dung tìm hiểu về vấn đề cụ thể, đầy đủ, chính xác Xây dựng khung logic nội dung tìm hiểu về vấn đề tương đối đầy đủ Chưa xây dựng được khung logic nội dung tìm hiểu vấn đề HV3.2. Lựa chọn phương pháp thích hợp để kiếm tra tính đúng đắn của vấn đề đang tìm hiểu (quan sát, thực nghiệm, điều tra, phỏng vấn, tra cứu tư liệu) Lựa chọn đúng và tối ưu phương pháp kiểm tra để kiểm tra tính đúng đắn cho từng vấn đề Lựa chọn được phương pháp thích hợp để kiếm tra tính đúng đắn của vấn đề đang tìm hiểu Chưa lụa chọn được phương pháp để kiểm tra tính đúng đắn của vấn đề hoặc lựa chọn ngẫu nhiên không có căn cứ HV3.3. Lập kế hoạch triển khai tìm hiểu vấn đề Lập được kế hoạch chi tiết và đầy đủ Lập được kế hoạch nhưng chưa cụ thể Không lập được kế hoạch HV4. Thực hiện kế hoạch HV4.1. Thu thập, lưu giữ được dữ liệu từ kết quả tổng quan, thực nghiệm, điều tra Thu thập, lưu giữ được dữ liệu từ kết quả tổng quan, thực nghiệm, điều tra về mối quan hệ nhiều biến nhanh chóng và chính xác cao Thu thập, lưu giữ được dữ liệu từ kết quả tổng quan, thực nghiệm, điều tra về mối quan hệ nhân quả Thu thập, lưu giữ được dữ liệu các phép đo thực nghiệm đơn giản đo trực tiếp HV4.2. Đánh giá và so sánh kết quả với giả thuyết Đánh giá và so sánh kết quả một cách chính xác, logic, cụ thể với giả thuyết Đánh giá và so sánh được kết quả với giả thuyết Chưa đánh và so sánh được kết quả với giả thuyết
  • 23. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 11 HV4.3. Giải thích, rút ra kết luận và điều chỉnh khi cần thiết Giải thích đầy đủ, logic, rút ra được các kết luận chính xác và một số điều chỉnh khi thực hiền tìm hiểu vấn đề Giải thích và rút ra được các kết luận tương đối chính xác khi thực hiền tìm hiểu vấn đề Không giải thích và rút ra được kết luận HV5. Viết, trình bày báo cáo và thảo luận HV5.1. Biểu đạt quá trình và kết quả tìm hiểu thông qua ngôn ngữ, hình vẽ, sơ đồ, biểu bảng… Biểu đạt quá trình và kết quả tìm hiểu chính xác, đầy đủ, logic bằng nhiều hình thức ngôn ngữ, hình vẽ, sơ đồ, biểu bảng, đồ thị Biểu đạt được quá trình và kết quả tìm hiểu nhưng chưa đầy đủ Chưa biểu đạt được kết quả hoặc chỉ biểu đạt được một số bảng biểu số liệu đơn giản HV5.2. Viết báo cáo sau quá trình tìm hiểu Viết báo cáo đúng, đầy đủ, chi tiết Viết được báo cáo nhưng chưa đầy đủ Không viết được báo cáo HV5.3. Trình bày và bảo vệ kết quả đã tìm hiểu được Trình bày lưu loát và bảo vệ được kết quả đã tìm hiểu được Trình bày được nhưng chưa bảo vệ được kết quả đã tìm hiểu được Không trình bày được kết quả đã tìm hiểu được HV6. Ra quyết định và đề xuất ý kiến để giải quyết HV6.1. Đưa ra được quyết định xử lí cho vấn đề đã tìm hiểu Đưa ra được quyết định xử lí cho vấn đề đã tìm hiểu Đưa ra quyết định nhưng chưa xử lí được Không đưa rađược quyết định HV6.2. Đề xuất ý kiến khuyến nghị vận dụng kết quả tìm hiểu, nghiên cứu Đưa ra khuyến nghị vận dụng được kết quả tìm hiểu Đưa ra khuyến nghị nhưng không vận dụng được Không đưa ra được khuyến nghị
  • 24. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 12 1.1.5. Các biện pháp phát triển năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí của học sinh Theo Đỗ Hương Trà, Nguyễn Văn Biên, Tưởng Duy Hải, Phạm Xuân Quế, Dương Xuân Quý – “Dạy học phát triển năng lực môn vật lí trung học phổ thông” [3], một số biện pháp phát triển năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí của học sinh như sau: - Tăng cường sử dụng các phương pháp dạy học có khả năng giúp học sinh phát triển năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí của học sinh như dạy học giải quyết vấn đề, dạy học dự án, dạy học trên cơ sở vấn đề. - Xây dựng và sử dụng bài tập phát triển năng lực, đặc biệt quan tâm đến bài tập thực nghiệm và bài tập gắn với thực tiễn. Các bài tập này là cơ hội để người học thực hiện các thao tác tư duy như phân tích, tổng hợp, so sánh, diễn dịch, quy nạp…Các tập phát triển năng lực cần đảm bảo: + Phong phú, đa dạng và xuyên suốt chương trình vật lí. + Có hệ thống, tính logic. + Khai thác đặc trưng, bản chất vật lí. + Đòi hỏi cao ở người học (Buộc người học phải sử dụng các thao tác tư duy một cách thành thạo). - Thường xuyên tổ chức cho học sinh thực hiện các dự án, các hoạt động trải nghiệm. Qua đó, sẽ phát triển ở học sinh: + Các kĩ năng điều tra bao gồm: quan sát, tập hợp mẫu, tập hợp thông tin từ các nguồn khác nhau để rút ra kết luận. + Từ những thông tin thu thập có cơ sở để hiểu rõ, bổ sung cho những điều học trong lí thuyết. + Tăng cường năng lực tham gia hoạt động trải nghiệm cá nhân, tập thể. + Tạo thói quen suy nghĩ độc lập, sáng tạo, tính kiên nhẫn khi học tập. [3] 1.2. Bài tập vật lí 1.2.1. Khái niệm bài tập vật lí Theo Đỗ Hương Trà, Phạm Gia Phách (2009), Dạy học bài tập Vật lí ở THPT, “Trong các tài liệu giáo khoa cũng như các tài liệu về phương pháp dạy học bộ môn, người ta thường hiểu bài tập vật lí là những bài tập được lựa chọn một cách phù hợp với mục đích chủ yếu là nghiên cứu các hiện tượng vật lí, hình thành các khái niệm, phát triển tư duy vật lí của học sinh và rèn kĩ năng vận dụng kiến thức của học sinh vào thực tiễn”.[8]
  • 25. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 13 Theo X.E Camenetxki và V.P. Ôrêkhốp “trong thực tế dạy học, bài tập Vật lí được hiểu là một vấn đề được đặt ra mà trong trường hợp tổng quát đòi hỏi những suy luận logic những phép toán và thí nghiệm đựa trên cơ sở các định luật và các phương pháp Vật lí …”.[9] Trong thực tế dạy học, người ta thường gọi một vấn đề không lớn, được giải quyết nhờ những suy lí logic, những phép toán và thí nghiệm dựa trên cơ sở các định luật và các phương pháp vật lí, vấn đề đó gọi là BTVL. Hiểu theo nghĩa rộng thì mỗi vấn đề xuất hiện trong nghiên cứu tài liệu giáo khoa cũng chính là một bài tập đối với HS. Sự tư duy định hướng một cách tích cực luôn luôn là việc giải bài tập. Từ một số khái niệm đã nêu trên, có thể hiểu BTVL là bao gồm những điều kiện và yêu cầu đặt ra đòi hỏi người học phải sử dụng những kiến thức vật lí (đôi khi cả kiến thức toán học) để giải đáp. 1.2.2. Phân loại bài tập vật lí Có nhiều cách phân loại BTVL như: theo nội dung, theo ý nghĩa mục đích, theo chiều sâu của việc nghiên cứu vấn đề, theo phương thức giải, theo phương thức cho giả thiết, theo mức độ khó của nhận thức. Chúng tôi giới thiệu 3 cách phân loại như sau: 1.2.2.1. Phân loại theo nội dung Các bài tập được sắp xếp theo các đề tài của tài liệu vật lí. Người ta phân biệt các bài tập về cơ học, về vật lí phân tử, về điện học…Sự phân chia như vậy có tính chất qui ước. Bởi vì kiến thức sử dụng trong giả thiết của một bài tập thường không lấy từ một chương, một phần mà có thể tích hợp nhiều kiến thức các phần khác nhau của giáo trình vật lí. Người ta còn phân biệt các bài tập nội dung trừu tượng, bài tập nội dung cụ thể. Ví dụ về một bài tập có nội dung trừu tượng: “Phải dùng một lực như thế nào để có thể kéo một vật có khối lượng là m trên mặt phẳng nghiêng có chiều dài là l và chiều cao là h, bỏ qua lực ma sát. Áp lực do vật tác dụng lên mặt phẳng nghiêng là lực nào? Nếu trong bài tập nói rõ mặt phẳng nghiêng dùng ở đây là mặt phẳng như thế nào, vật kéo lên là cái gì, nó được kéo lên như thế nào... thì đó là một bài tập cụ thể”. Nét nổi bật của những bài tập trừu tượng là bản chất vật lí nêu bật lên, nó được tách ra và không lẫn lộn với các chi tiết không bản chất. Ưu điểm của bài tập cụ thể là tính trực quan cao, gắn với thực tế. 1.2.2.2. Phân loại bài tập theo phương thức cho điều kiện hoặc phương thức giải Có các dạng: bài tập định tính, bài tập thí nghiệm, bài tập tính toán, bài tập đồ thị a. Bài tập định tính
  • 26. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 14 Bài tập định tính là những bài tập khi giải, HS không cần phải thực hiện các phép tính phức tạp khi cần thiết chỉ làm những phép tính đơn giản, có thể tính nhẩm được. Muốn giải những bài tập định tính, HS phải thực hiện những phép suy luận lôgic, do đó phải hiểu rõ bản chất (nội hàm) của các khái niệm, định luật vật lí và nhận biết được những biểu hiện của chúng trong những trường hợp cụ thể. Đa số các bài tập định tính yêu cầu HS giải thích hoặc dự đoán một hiện tượng xảy ra trong những điều kiện xác định. Cũng có nhiều tài liệu gọi bài tập định tính là bài tập - câu hỏi. Bài tập định tính có rất nhiều ưu điểm về mặt phương pháp học. Đưa được lí thuyết vừa học lại gần với đời sống, thực tiễn xung quanh, các bài tập định tính làm tăng thêm ở HS hứng thú môn học, tạo điều kiện cho HS suy luận phát triển ngôn ngữ vật lí. Phương pháp giải những bài tập định tính bao gồm việc xây dựng những suy lí lôgic dựa trên những định luật vật lí nên bài tập định tính là phương tiện rất tốt để phát triển tư duy lôgic của HS. Việc giải các bài tập định tính rèn luyện cho HS hiểu rõ được bản chất của các hiện tượng vật lí và những quy luật của chúng, dạy cho HS biết áp dụng kiến thức vào thực tiễn. Giải bài tập định tính rèn luyện cho HS thao tác tư duy phân tích, như vậy tạo cơ sở HS biết phân tích nội dung vật lí của một bài tập nói chung và bài tập tính toán nói riêng. Bài tập định tính được sử dụng ưu tiên hàng đầu sau khi học xong lí thuyết, trong khi luyện tập, ôn tập vật lí. Có 3 mức độ về bài tập định tính: - Loại bài tập định tính đơn giản là loại bài tập HS chỉ cần áp dụng một định luật, một qui tắc hay một phép suy luận lôgic là giải được. - Loại bài tập định tính tổng hợp là loại bài tập định tính khi giải HS phải áp dụng một chuỗi các suy luận lôgic dựa trên cơ sở các định luật, quy tắc mới có thể giải được. - Loại bài tập đinh tính sáng tạo là loại bài tập định tính giải nó đòi hỏi các phép suy luận lôgic mới, không theo khuôn mẫu quen thuộc, mới có thể tìm ra phương án giải quyết bài tập. Bài tập định tính thường có hai dạng: Bài tập giải thích hiện tượng và bài tập dự đoán hiện tượng. b. Bài tập tính toán Bài tập tính toán là những bài tập muốn giải chúng, ta phải thực hiện một loạt phép tính và kết quả thu được là đáp số định lượng, tìm giá trị một số đại lượng vật lí. Bài tập tính toán có thể chia làm hai loại:
  • 27. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 15 - Bài tập tính toán tập dượt là những bài tập cơ bản, đơn giản, trong đó chỉ đề cập đến một hiện tượng, một định luật và sử dụng một vài phép toán đơn giản. Nó có tác dụng củng cố kiến thức cơ bản vừa học, giúp HS hiểu rõ ý nghĩa định luật và công thức biểu diễn, sử dụng các đơn vị vật lí tương ứng và có thói quen cần thiết để giải bài tập phức tạp. - Bài tập tính toán tổng hợp là loại bài tập muốn giải nó thì phải vận dụng nhiều khái niệm, định luật, dùng nhiều công thức. Kiến thức tích hợp nhiều nội dung kiến thức trong một chương, một phần hoặc các phần của tài liệu vật lí. Loại bài tập này giúp HS đào sâu, mở rộng kiến thức, thấy được mối liên hệ giữa các kiến thức vật lí với nhau, luyện tập phân tích những hiện tượng phức tạp ra thành những phần đơn giản tuân theo một định luật xác định. c. Bài tập thí nghiệm Bài tập thí nghiệm là loại bài tập yêu cầu xác định một đại lượng vật lí, cho biết dụng cụ và vật liệu để sử dụng, yêu cầu HS giải bài tập hoàn toàn theo con đường thực nghiệm hoặc là bài tập đòi hỏi phải làm thí nghiệm để kiểm chứng lời giải lí thuyết. Các bài tập thí nghiệm ở trường phổ thông thường các dụng cụ thiết bị thí nghiệm có thể khai thác ở phòng thí nghiệm trong nhà trường hoặc HS sử dụng các thiết bị tự làm. Bài tập thí nghiệm có thể là dạng bài tập thí nghiệm định tính hoặc dạng bài tập thí nghiệm định lượng. Ta có thể chuyển từ một bài tập định tính hoặc một bài tập tính toán thành một bài tập thí nghiệm. Ví dụ về bài tập thí nghiệm: “Cầm đầu trên của một sợi dây cao su có quả nặng buộc ở đầu dưới. Sợi dây cao su dãn ra hay co lại, nếu ta đột ngột nâng lên cao hay hạ tay xuống thấp? Hãy làm thí nghiệm kiểm tra dự đoán. Cho một khối gỗ hình hộp chữ nhật và một tấm ván phẳng, xác định hệ số ma sát giữa khối gỗ và tấm ván đó”. Bài tập thí nghiệm giúp HS phát triển trí tuệ, kĩ thuật tổng hợp, đặc biệt bồi dưỡng năng lực thực nghiệm và làm sáng tỏ mối quan hệ giữa lí thuyết và thực tiễn. Hoạt động giải bài tập thí nghiệm luôn gây được hứng thú lớn đối với HS, lôi cuốn được sự chú ý của HS vào các vấn đề bài tập yêu cầu, phát huy tính tích cực tìm tòi, khám phá và sáng tạo. Những số liệu khởi đầu về mặt lí thuyết của bài tập sẽ được kiểm tra tính đúng đắn thông qua các kết quả thu được bằng con đường thực nghiệm. d. Bài tập đồ thị Bài tập đồ thị là những bài tập trong đó đối tượng nghiên cứu là những đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc giữa các đại lượng vật lí. Nó đòi hỏi HS phải biểu diễn quá trình diễn biến của các hiện tượng nêu trong bài tập bằng đồ thị.
  • 28. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 16 Đồ thị là một hình thức biểu đạt mối quan hệ giữa các đại lượng vật lí, tương đương với cách biểu đạt bằng lời hay công thức. Nhiều khi, nhờ vẽ được đồ thị chính xác, đồ thị biểu diễn số liệu thực nghiệm mà ta có thể tìm được định luật vật lí mới (đồ thị là một dạng mô hình sử dụng nghiên cứu vật lí vào trong dạy học vật lí). Bởi vậy, các bài tập sử dụng đồ thị hoặc xây dựng đồ thị có vị trí quan trọng trong dạy học vật lí. Các bài tập đồ thị thường có 2 dạng: - Dạng 1: Giả thiết cho đồ thị, đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc giữa các đại lượng, thì phải “đọc đồ thị” đòi hỏi phải thông hiểu đồ thị đó, phân tích đặc điểm của sự phụ thuộc trên từng phần của nó. Nếu sử dụng tỉ lệ xích phải làm sao để có thể xác định được đại lượng cần tìm theo đồ thị (giá trị trên trục tung, trục hoành, diện tích giới hạn bởi các tọa độ tương ứng và đồ thị...) - Dạng 2: Từ thông tin giả thiết của bài toán cần phải vẽ đồ thị để giải bài tập. Nếu không cho đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc giữa các đại lượng thì phải vẽ đồ thị theo giả thiết của bài tập hoặc theo các giá trị lấy từ các bảng riêng. Muốn vậy, cho HS vẽ các trục tọa độ, chọn tỉ lệ xích nhất định cho chúng, lập các bảng và sau đó chấm vào mặt phẳng giới hạn bởi các trục tọa độ các điểm có hoành độ và tung độ tương ứng. Nối các điểm đó lại với nhau ta có đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc các đại lượng vật lí và sau đó khảo sát như trong dạng 1. 1.2.2.3. Phân loại bài tập theo mức độ nhận thức Ta có thể chia bài tập vật lí làm hai loại: Bài tập nhận biết, thông hiểu, vận dụng, phân tích, tổng hợp, đánh giá a. Bài tập nhận biết Mục tiêu của loại bài tập này là để kiểm tra trí nhớ của HS về các dữ liệu, số liệu, các định nghĩa, tên tuổi, địa điểm… Việc trả lời các bài tập này giúp HS ôn lại được những gì đã học, đã đọc hoặc đã trải qua. Ví dụ: Chuyển động nào sau đây coi như là chuyển động rơi tự do: + Một chiếc lá đang rơi + Một viên đá được thả rơi từ tầng 4 một tòa nhà + Một chiếc lông chim đang rơi b. Bài tập thông hiểu Mục tiêu của loại bài tập này là để kiểm tra cách HS liên hệ, kết nối các dữ liệu, số liệu, tên tuổi, địa điểm, các định nghĩa…
  • 29. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 17 Việc trả lời các bài tập này cho thấy HS có khả năng diễn tả bằng lời nói, nêu ra được các yếu tố cơ bản hoặc so sánh các yếu tố cơ bản trong nội dung đang học. Ví dụ: 1. Hãy tính vận tốc của vật khi biết cụ thể độ dài quãng đường đi được và thời gian để đi hết quãng đường đó. 2. Hãy xác định giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của bình chia độ. c. Bài tập vận dụng Mục tiêu của loại bài tập này là để kiểm tra khả năng áp dụng các dữ liệu, các khái niệm, các quy luật, các phương pháp…vào hoàn cảnh và điều kiện cụ thể để giải quyết vấn đề đặt ra. Việc trả lời các bài tập áp dụng này cho thấy HS có khả năng hiểu được các quy luật, các khái niệm… có thể lựa chọn tốt các phương án để giải quyết, vận dụng các phương án vào thực tiễn. Khi đặt câu hỏi các bài tập này cần tạo ra những tình huống mới khác với điều kiện đã học trong bài học. Ví dụ: 1. Làm thế nào để đo chiều cao của một tòa nhà mà không cần dùng thước? 2. Hãy nêu cách đo gia tốc rơi tự do của một hòn đá thả rơi từ tầng 4 của một tòa nhà? d. Bài tập phân tích Mục tiêu của loại bài tập này là để kiểm tra khả năng phân tích nội dung vấn đề, từ đó đi đến kết luận, tìm ra mối quan hệ hoặc chứng minh một luận điểm. Việc trả lời bài tập này cho thấy HS có khả năng tìm ra được mối quan hệ mới, tự diễn giải hoặc đưa ra kết luận. Việc đặt câu hỏi phân tích trong bài tập này đòi hỏi HS phải giải thích được các nguyên nhân từ thực tế. Các câu hỏi phân tích thường có nhiều lời giải (thể hiện sáng tạo) Ví dụ: 1. Từ kết quả thí nghiệm, hãy nhận xét về mối quan hệ giữa độ lớn của lực kéo với độ nghiêng của mặt phẳng nghiêng 2. Hãy chứng minh cái đinh vít là 1 dạng của mặt phẳng nghiêng. e. Bài tập tổng hợp Mục tiêu của bài tập loại này là để kiểm tra xem HS có thể đưa ra những dự đoán, giải quyết vấn đề, đưa ra câu trả lời hoặc đề xuất có tính sáng tạo.
  • 30. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 18 Bài tập tổng hợp thúc đẩy sự sáng tạo của HS, các em phải tìm ra những nhân tố và ý tưởng mới để có thể bổ sung, cho nội dung. Để trả lời câu hỏi tổng hợp khiến HS phải: dự đoán, giải quyết vấn đề và đưa ra các câu trả lời sáng tạo. Cần nói rõ cho HS biết rõ rằng các em có thể tự do đưa ra những ý tưởng, giải pháp mang tính sáng tạo, tưởng tượng của riêng mình. GV cần lưu ý rằng câu hỏi loại này đòi hỏi một thời gian chuẩn bị khá dài, vì vậy hãy để cho HS có đủ thời gian tìm ra câu trả lời. Ví dụ: 1. Hãy đề ra những biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn cho những gia đình sống bên cạnh đường giao thông lớn có nhiều loại xe cộ qua lại 2. Hãy tìm cách xác định thể tích của vật thấm nước (những viên phấn) bằng bình chia độ. f. Bài tập đánh giá Mục tiêu của loại bài tập này là kiểm tra xem HS có thể đóng góp ý kiến và đánh giá các ý tưởng, giải pháp…dựa vào những tiêu chuẩn đã đề ra. Ví dụ: Theo em trong 2 phương pháp đo thể tích bằng bình chia độ và bằng bình tràn thì phương pháp nào cho kết quả chính xác hơn? Nhìn từ góc độ lý luận và phương pháp dạy học thì việc phân loại bài tập vật lí còn nhiều quan điểm khác nhau, như cách phân loại ở trên cũng chỉ có tính tương đối. 1.3. Bài tập vật lí thực tiễn Có nhiều cách phân loại bài tập vật lí, mỗi cách phân loại có những ưu và nhược điểm nhất định. Tuy nhiên trong giới hạn phạm vi và đối tượng nghiên cứu của đề tài được trình bày ở phần Mở đầu. Nội dung luận văn tập trung nghiên cứu đối với bài tập có nội dung thực tế. 1.3.1. Khái niệm Bài tập vật lí có nội dung thực tiễn hay bài tập vật lí gắn với thực tiễn là bài tập liên quan trực tiếp tới các vấn đề thực tế đời sống của học sinh, nội dung bài tập có thể xuất phát từ các hiện tượng thiên nhiên, các kĩ thuật sản xuất, lao động và sinh hoạt hàng ngày xung quanh học sinh. Đối với các bài tập có nội dung thực tiễn, học sinh không những phải vận dụng linh hoạt các kiến thức vật lí về khái niệm, đại lượng, quy luật, định luật vật lí một cách nhuần nhuyễn, mà còn phải biết vận dụng tốt những kiến thức đó vào giải quyết những vấn đề vật lí đặt ra trong thực tiễn cuốc sống. Các bài tập có nội dung thực tiễn tạo nhiều cơ hội cho học sinh trong việc vận dụng khả năng phân tích, tổng hợp, suy luận logic để tìm ra các
  • 31. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 19 phương án, dự đoán, giải thích cho các hiện tượng, quy luật trong thực tiễn, từ đó rèn luyện kĩ năng giải quyết các tình huống thực tiễn. 1.3.2. Phân loại bài tập thực tiễn a. Bài tập định tính có nội dung thực tiễn Bài tập định tính vật lí xuất hiện trên các sách báo từ rất nhiều năm trước đây với các tên gọi khác nhau như: câu hỏi thực hành, câu hỏi để lĩnh hội, bài tập logic, bài tập miệng, câu hỏi kiểm tra…Ngày nay, người ta gọi chung cho dạng bài tập này là bài tập định tính. Bài tập định tính có nội dung thực tiễn là bài tập mà khi giải học sinh không cần phải thực hiện những phép tính toán phức tạp (có thể là các phép tính toán đơn giản, có thể tính nhẩm được), mà phải thực hiện những suy luận logic dựa trên nền tảng kiến thức về khái niệm, định luật, quy luật vật lí để giải quyết các vấn đề vật lí thực tiễn trong đời sống. Đa số các bài tập định tính yêu cầu học sinh giải thích hoặc dự đoán hiện tượng sẽ xảy ra trong một điều kiện xác định. Bài tập vật lí định tính nhờ đưa được lý thuyết vật lí lại gần hơn với các hiện tượng của đời sống thực tế xung quanh mà khiến các em học sinh tăng thêm hứng thú khám phá và khả năng quan sát hiện tượng, sự vật. Học sinh cần lập luận, tư duy logic để tìm tòi các vấn đề và tình huống trong thực tế để từ đó liên hệ với các kiến thức vật lí đã học, tìm ra câu trả lời cho hiện tượng, quy luật thực tiễn đáp ứng đúng được bản chất vật lí của chúng. Các bài tập định tính đi sâu vào nghiên cứu lý thuyết nên được ưu tiên sử dụng trong các kì ôn tập lý thuyết, các kì kiểm tra liên quan đến tư duy logic, suy luận và đánh giá mức độ vận dụng kiến thức vật lí vào các hiện tượng thực tiễn cuộc sống của học sinh. Ví dụ: Vì sao khi pha nước chanh, người ta thường làm cho đường tan trong nước rồi mới bỏ đá lạnh vào, chứ lại không bỏ đá lạnh vào trước rồi bỏ đường vào sau? Một số bài tập định tính có nội dung thực tiễn có thể chuyển thành một dạng của bài tập thí nghiệm, cụ thể là khi giáo viên yêu cầu học sinh sử dụng thí nghiệm để kiểm tra sự đúng đắn của dự đoán kết quả hiện tượng, lời giải thu được bằng con đường suy luận từ lý thuyết, hay kiểm tra tính đúng đắn của sự dự đoán kết quả hiện tượng. b. Bài tập định lượng có nội dung thực tiễn Loại bài tập định lượng có nội dung thực tiễn phải bao gồm được các vấn đề có liên quan trực tiếp đến thực tế đời sống, các hiện tượng thiên nhiên, các quy luật vật lí gần gũi với lao động sản xuất và sinh hoạt hàng ngày của học sinh. Nhưng vì lí do giúp dễ dàng cụ thể hóa các hiện tượng vật lí ngoài đời sống vào bài tập định lượng để các em học sinh dễ tính toán, các bài tập định lượng có nội dung thực tiễn sẽ thường bao gồm các vấn đề thực tiễn được thu hẹp và đơn giản hóa đi nhiều so với thực tế.
  • 32. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 20 Có thể chia bài tập định lượng có nội dung thực tiễn thành hai loại: Bài tập tập dượt và bài tập tổng hợp. + Bài tập định lượng có nội dung thực tiễn tập dượt: Là những bài tập cơ bản, đơn giản, trong đó chỉ bao gồm các phép tính toán và biến đổi rất đơn giản. Đây là các bài tập có nhiệm vụ củng cố, khắc sâu kiến thức vừa học. Giáo viên có thể đưa ra các bài tập định lượng có nội dung thực tiễn tập dượt làm nhiệm vụ học tập cho học sinh trong các trường hợp giúp học sinh hiểu rõ công thức, định luật vừa học, biểu diễn và sử dụng đúng đơn vị vật lí của một số đại lượng, đồng thời liên hệ và vận dụng những bài tập đơn giản đó vào các hiện tượng vật lí thực tiễn, làm cơ sở để giải các bài tập vật lí phức tạp hơn. + Bài tập định lượng có nội dung thực tiễn tổng hợp: Là bài tập mà học sinh cần vận dụng tổng hợp nhiều kiến thức vật lí như khái niệm, định luật khác nhau và nắm rõ các kiến thức vật lí ngoài thực tiễn đời sống để giải đáp được yêu cầu bài toán đưa ra. Loại bài tập này thường bao gồm lượng kiến thức từ hơn một hoặc nhiều bài học gộp lại, không chỉ giúp học sinh đơn thuần ghi nhớ và vận dụng nhuần nhuyễn các kiến thức của từng bài học, mà còn giúp học sinh nhận thấy được mối liên hệ giữa các phần kiến thức vật lí với nhau. Học sinh khi giải các bài tập định lượng có nội dung thực tiễn tổng hợp sẽ phải rèn luyện kĩ năng phân tích hiện tượng thức tiễn phức tạp thành nhiều phần kiến thức đơn giản hơn tuân theo các định luật vật lí đã được học, rồi từ đó lại tổng hợp các phần kiến thức nhỏ lại để giải quyết cả một hiện tượng thực tế phức tạp. Các bài tập định lượng thường yêu cầu học sinh chú trọng về tính toán toán học, tuy nhiên bản chất của các công thức đó lại mang ý nghĩa vật lí và mục đích của các bài tập định lượng là để học sinh hiểu rõ hơn về các định luật cũng như quy luật vật lí. Chính vì thế giáo viên khi hướng dẫn học sinh giải bài tập định lượng cần lưu ý tránh để các em giải bài tập một cách máy móc nhớ công thức, phải để các em phân tích được bản chất vật lý từ bài tập, từ đó tìm được định lí và công thức áp dụng thích hợp. c. Bài tập thí nghiệm có nội dung thực tiễn Bài tập thí nghiệm có nội dung thực tiễn là dạng bài tập yêu cầu học sinh phải làm thí nghiệm để kiểm nghiệm tính đúng đắn của các lời giải suy luận từ lý thuyết hoặc lấy số liệu nhằm phục vụ cho việc giải bài tập có nội dung thực tiễn. Những thí nghiệm này thường là những thí nghiệm vật lí đơn giản, học sinh có thể tự tìm hoặc tự chế tạo được các dụng cụ thí nghiệm tại nhà, dễ dàng tiến hành thí nghiệm cũng như phân tích kết quả thu được. Tuy nhiên học sinh phải tới phòng thí nghiệm chuyên dụng để làm thí nghiệm đối với những thí nghiệm có yêu cầu cao, ví dụ các thí nghiệm có
  • 33. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 21 điều kiện thí nghiệm đặc biệt, dụng cụ thí nghiệm phức tạp, thí nghiệm cần giáo viên hướng dẫn để đảm bảo an toàn cũng như chất lượng kết quả thu hoạch được. Bài tập thí nghiệm có nội dung thực tiễn có thể có dạng định tính hoặc định lượng. Từ các thí nghiệm, học sinh có thể dễ dàng lấy được các kết quả thí nghiệm dưới dạng số liệu, tuy nhiên bản chất vật lí và sự giải thích các hiện tượng thí nghiệm xảy ra lại bị học sinh xem nhẹ. Chính vì thế giáo viên khi dạy các bài tập thí nghiệm có nội dung thực tiễn cần chú ý học sinh đi sâu vào các định luật, quy luật vật lí để giải thích, làm rõ các hiện tượng vật lí thực tế. 1.4. Cách thức xây dựng bài tập vật lí theo định hướng phát triển năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí của học sinh 1.4.1. Nguyên tắc xây dựng bài tập vật lí theo định hướng phát triển năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí của học sinh Để xây dựng được BTVL theo định hướng phát triển năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí của học sinh đạt được hiệu quả và mục tiêu dạy học, cần xây dựng BTVL dựa vào các nguyên tắc sau: a. Bài tập phải bám sát chương trình dạy học và thực hiện mục tiêu bài học BTVL là phương tiện dạy học để giáo viên giúp học sinh củng cố, khắc sâu và nâng cao các kiến thức đã học, chính vì vậy chúng phải bám sát với kiến thức trong chương trình giảng dạy. Khi xây dựng BTVL phải đảm bảo bài tập phù hợp với ý đồ về mặt phương pháp dạy học của giáo viên, phục vụ công việc giảng dạy để đạt được mục tiêu bài dạy. Kiến thức trong mỗi bài tập phải đúng cấu trúc NL THTGTNDGĐVL và kiến thức giảng dạy trong nhà trường, phải nằm trong hệ thống kiến thức được quy định ở mỗi bài, mỗi chương, mỗi phần. Ngoài ra giáo viên khi xây dựng BTVL phải xác định đúng vị trí của của các bài tập trong tiến trình dạy học để mỗi bài tập đáp ứng được yêu cầu mục tiêu dạy học đề ra và đạt được hiệu quả giảng dạy tốt nhất. b. Bài tập phải đảm bảo tính kiến thức chính xác, khoa học đúng đắn BTVL được xây dựng không chỉ nhằm củng cố và khắc sâu các kiến thức được học, mà còn phát triển và bồi dưỡng các năng lực cần thiết ở người học, đặc biệt ở đây là NL THTGTNDGĐVL chính vì vậy yêu cầu quan trọng đối với BT là phải chứa đựng những kiến thức cơ bản, đảm bảo tính chính xác, khoa học. Các kiến thức được sử dụng trong BT phải có cơ sở khoa học chính xác, được xây dựng dựa trên nghiên cứu khoa học đúng đắn.
  • 34. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 22 Khi xây dựng BTVL phải diễn đạt các bài tập bằng ngôn ngữ chính xác cả về ngữ pháp và nội dung khoa học. Vì Việt Nam có rất nhiều vùng miền và mỗi miền lại sử dụng ngôn ngữ không giống nhau, nên khi sử dụng ngôn ngữ cần chú ý sử dụng ngôn ngữ toàn dân, đúng chuẩn quy định của Bộ giáo dục, không nên sử dụng ngôn ngữ có tính địa phương để tránh khiến học sinh không hiểu bài tập hoặc hiểu không trọn vẹn bài tập. Nếu thể hiện các BTVL thông qua hình ảnh, đồ thị, bảng biểu hay video, clip thì phải làm cho nội dung bài tập được toát lên một cách chính xác và khoa học. Nội dung và diễn biến hiện tượng phải được diễn tả nhanh chóng và rõ ràng, những dữ kiện cốt lõi hay những câu hỏi mang tính quan trọng phải được thể hiện rõ để học sinh không bị rối và mất tập trung trong quá trình làm bài tập. c. Bài tập phải đảm bảo tính thực tiễn và bám sát cấu trúc NL THTGTNDGĐVL của HS BTVL phải xây dựng có tính thực tiễn, bám sát cấu trúc năng lực THTGTNDGĐVL của HS các dạng như: + Các bài tập tình huống để HS đề xuất được các vấn đề liên quan đến vật lí, đưa ra phán đoán và xây dựng giả thuyết. + Các bài tập thực nghiệm để kiểm chứng một kiến thức vật lí nào đó. + Các bài tập đặt vấn đề cho HS làm sao đưa ra được các phương án kiểm chứng được tính đúng đắn của các sự vật, hiện tượng, các kiến thức vật lí qua đó HS phát triển được các thành tố NL THTGTNDGĐVL như: Đề xuất được các vấn đề liên quan đến vật lí; Đưa ra phán đoán và xây dựng giả thuyết; Lập kế hoạch thực hiện; Thực hiện kế hoạch; Viết, trình bày báo cáo và thảo luận; Ra quyết định và đề xuất ý kiến để giải quyết d. Bài tập phải có tính hệ thống và sư phạm BTVL phải đảm bảo được tính hệ thống, các bài tập phải có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và gắn chặt với mục tiêu, yêu cầu của bài học, phục vụ cho tiến trình dạy học và góp phần phát triển các năng lực thiết yếu của học sinh, đặc biệt là NL THTGTNDGĐVL. Mỗi BT sẽ có nhiệm vụ phát triển một kĩ năng, hành vi năng lực nhất định của học sinh, chính vì vậy xây dựng BT phải đảm bảo tính hệ thống, bao phủ được toàn bộ các kĩ năng phát triển cần thiết để đảm bảo hiệu quả đồng bộ của bài tập. Tuy nhiên, với số lượng bài tập cho mỗi giờ lên lớp không quá nhiều, giáo viên phải chú ý đảm bảo được sự cân bằng giữa các loại bài tập đáp ứng đầy đủ các chỉ số hành vi, các mức độ đánh giá của NL THTGTNDGĐVL. Hệ thống bài tập phải đa dạng, phong phú, có loại đơn giản, nâng cao hay sáng tạo ở nhiều mức độ khác nhau nhưng vẫn phải đảm bảo tính vừa sức với học sinh. Các bài tập
  • 35. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 23 phải thể hiện được mức độ khó tăng dần nhưng không vượt quá giới hạn yêu cầu về kiến thức của chương trình. 1.4.2. Quy trình xây dựng bài tập vật lí theo định hướng phát triển năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí của học sinh Đối với việc xây dựng và khai thác các BTVL cho một giờ học trên lớp hay một phần kiến thức, xuất phát từ những yêu cầu và nguyên tắc của BTVL như đã trình bày ở trên, chúng tôi đề xuất quy trình xây dựng hệ thống bài tập như sau: - Bước 1: Xác định mục tiêu năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí của học sinh. Trước khi tiến hành xây dựng bài tập, cần căn cứ vào mục tiêu NL THTGTNDGĐVL, nội dung chương trình và sách giáo khoa để phân tích nội dung kiến thức của từng phần, từng bài học. Trong đó, cần phân tích rõ mục tiêu bài học, nội dung và kiến thức trong từng đơn vị bài học, từng chương cụ thể ứng với phần đó, xác định mối liên hệ giữa các đơn vị kiến thức và chỉ ra những kiến thức liên quán đến NL THTGTNDGĐVL. - Bước 2: Xác định nội dung học tập, hiện tượng bối cảnh, các tình huống thực tiễn. Xác định được cấu trúc của hệ thống BTVL, xác định được chức năng, nhiệm vụ và nội dung của từng loại bài tập cụ thể trong tiến trình dạy học. Chỉ rõ từng BTVL sẽ phục vụ rèn luyện và phát triển kĩ năng nào của học sinh, áp dụng các bài tập đó trong những hoạt động dạy học và trong những tình huống sư phạm nào, từ đó phân bổ và xác định số lượng các BTVL cho từng bài học và cho cả phần. Chú ý tới trình độ nhận thức, học lực, điều kiện hoàn cảnh của từng vùng, từng lớp học sinh để lựa chọn và xác định kiến thức phù hợp với người học, để hệ thống BTVL đạt hiệu quả như mong muốn. - Bước 3: Tìm hiểu, nghiên cứu thực tế, thu thập thông tin có liên quan đến bài tập cần xây dựng. Để tiến hành xây dựng, soạn thảo BTVL đạt được hiệu quả, giáo viên cần phải tìm hiểu, đọc và tham khảo nhiều tài liệu, sách bài tập, báo... đã được biên soạn. Số lượng thông tin và tài liệu giáo viên thu thập được sẽ quyết định tới hiệu quả xây dựng và soạn thảo bài tập, giáo viên thu thập và tham khảo được càng nhiều thông tin và tài liệu thì quá trình xây dựng và soạn thảo sẽ càng nhanh chóng và đạt chất lượng cao hơn. Giáo viên có thể sử dụng các nguồn thông tin sau để xây dựng và soạn thảo bài tập có nội dung thực tiễn:
  • 36. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 24 + Xây dựng và soạn thảo dựa trên các bài tập đã được biên soạn và giới thiệu trong sách giáo khoa, sách bài tập, sách tham khảo, các tài liệu tập huấn...có nguồn gốc từ các nhà xuất bản uy tín trong nước và nước ngoài. + Xây dựng và soạn thảo dựa trên kinh nghiệm, kiến thức thực tiễn liên quan đến nội dung bài học và phần học của giáo viên. + Xây dựng và soạn thảo dựa trên các kênh thông tin đại chúng, mạng xã hội, internet, báo... - Bước 4: Tiến hành soạn bài tập. Giáo viên xây dựng và biên soạn từng BTVL và xây dựng các phương án giải cho từng loại bài tập cụ thể. Sau đó, giáo viên tiến hành phân bố, lựa chọn từng bài tập theo nhiệm vụ, chức năng của chúng để tạo thành một hệ thống bài tập có nội dung hoàn chỉnh. - Bước 5: Thực nghiệm, chỉnh sửa và bổ sung. Sau khi đã tiến hành xây dựng và biên soạn được hệ thống BTVL, giáo viên cần đưa hệ thống bài tập đó vào quá trình dạy học trên lớp để kiểm tra tính đúng đắn và hiệu quả của chúng. Giáo viên cần rà soát lại hệ thống BTVL sử dụng trong quá trình dạy học đã đảm bảo được sự cân đối về số lượng, nội dung kiến thức, chức năng, nhiệm vụ đối với từng bài học, từng mức độ yêu cầu để phát triển được NL THTGTNDGĐVL. Giáo viên nên chú ý tới sự cân đối về mức độ khó của các loại bài tập từ đơn giản, nâng cao tới sáng tạo trong phân phối bài tập ở từng giờ dạy học. Sau khi điều chỉnh và khắc phục các lỗi của hệ thống BTVL đã xây dựng và biên soạn, giáo viên có thể tiến hành phát triển và bổ sung để hệ thống BTVL hoàn hảo và có tính cập nhật cao hơn nữa. 1.4.3. Phương pháp giải bài tập vật lí theo định hướng phát triển năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí của học sinh Xuất phát từ phân loại có thể thấy các BTVL rất đa dạng, phong phú và tương ứng với mỗi loại bài tập lại có một phương pháp giải bài tập khác nhau. Để hướng dẫn cho học sinh phương pháp giải BTVL nhằm giúp học sinh tự rèn luyện được kĩ năng giải bài tập, tư duy logic, khoa học yêu cầu giáo viên phải xây dựng được phương pháp giải thật chặt chẽ, chính xác và phù hợp với từng điều kiện học sinh. Sau đây là bốn bước giải nói chung một bài tập vật lí: - Bước 1: Đọc và tìm hiểu đề bài
  • 37. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 25 Đối với bất kì loại bài tập vật lí, đọc và tìm hiểu kĩ đề bài luôn là bước phải thực hiện đầu tiên và là bước vô cùng quan trọng. Học sinh cần đọc đề bài và nhận biết được các thuật ngữ được nhắc đến trong đề bài, xây dựng được giả thuyết (những yếu tố điều kiện) mà bài tập đã cho, xác định được kết luận (yếu tố cần tìm) mà bài tập yêu cầu. Đối với các bài tập định tính, học sinh phải tìm hiểu kĩ đề bài để xác định được giả thuyết, kết luận của bài tập dưới dạng câu chữ, tóm tắt gọn lại những điều kiện và yêu cầu cốt lõi, quan trọng để từ đó các công đoạn giải bài tập sau đó được nhanh chóng. Đối với các bài tập định lượng, học sinh phải xác định và ghi lại được giả thuyết và kết luận của bài tập dưới dạng kí hiệu quy ước nếu có. Giáo viên cần chú ý cho học sinh các đại lượng có trong bài tập về đơn vị, kí hiệu, trị số, để từ đó tóm tắt bài tập ngắn gọn và chính xác nhất. Cụ thể, hoạt động của học sinh trong bước này gồm các giai đoạn sau: + Đọc kĩ đề bài, xác định được ý nghĩa các thuật ngữ vật lí được cho trong đề bài. + Tóm tắt đầu bài và kí hiệu các đại lượng theo quy ước. + Quy chuẩn hệ thống đơn vị đo của các đại lượng. + Vẽ hình mô tả lại diễn biến hiện tượng vật lí (nếu cần). - Bước 2: Phân tích hiện tượng và xác định mối quan hệ giữa các đại lượng Sau khi đọc và tìm hiều kĩ đề bài, học sinh cần phân tích các hiện tượng hoặc tình huống vật lí thực tiễn trong bài tập đó có liên quan đến những đơn vị kiến thức vật lí nào đã được học. Các hiện tượng vật lí thực tiễn đó có thể liên quan đến một hoặc nhiều đơn vị kiến thức, học sinh cần phân tích và xác định rõ chúng liên quan đến cụ thể phần kiến thức nào, học sinh có thể huy động kiến thức từ các định nghĩa, định lí, định luật, qui tắc vật lí...đã được học trong chương trình trước đó hoặc thông qua trao đổi với bạn bè, giáo viên. Sau khi xác định được phần kiến thức vật lí liên quan, học sinh phải xây dựng và thiết lập được mối quan hệ giữa các đại lượng đó trong từng giai đoạn của hiện tượng đã cho. Cụ thể hoạt động của học sinh trong bước này bao gồm các giai đoạn sau: + Xác định các hiện tượng và tình huống vật lí thực tiễn trong đề bài có liên quan tới đơn vị kiến thức vật lí nào đã học. + Nhận xét bản chất vật lí của hiện tượng vật lí đã cho, từ đó tìm ra định lí, định luật, công thức vật lí tương ứng. + Thiết lập mối liên hệ giữa các đại lượng vật lí trong từng giai đoạn diễn biến tụ thể của hiện tượng vật lí đã cho. + Xác định mối liên hệ cơ bản và hướng tư duy logic giữa đại lượng đã cho và đại lượng cần tìm.
  • 38. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 26 - Bước 3: Lập luận giải và tính toán kết quả Công việc chính của bước này là từ việc xác định hướng tư duy logic từ đại lượng bài tập đã cho đi tới giải quyết và tìm được đại lượng mà bài tập cần tìm. Đối chiếu các hiện tượng vật lí đã cho, xác định các định luật, định lí, quy tắc, công thức vật lí có liên quan để xác lập mối liên hệ cụ thể giữa các đại lượng, từ đó vận dụng giải quyết từng yêu cầu của bài tập. + Đối với bài tập định tính: Dựa vào bản chất của hiện tượng vật lí và kiến thức vật lí đã có, tiến hành suy luận logic để giải thích và dự đoán các hiện tượng vật lí theo yêu cầu của bài tập từ giả thuyết vật lí đã cho. + Đối với bài tập định lượng: Dựa vào các kiến thức vật lí đã có, tiến hành áp dụng công thức vật lí phù hợp với từng đại lượng, biến đổi và tính toán từ các dữ liệu giả thuyết ra được kết quả cần tìm. Trong quá trình biến đổi tính toán cần chú ý thứ nguyên của các đại lượng, các công thức toán học bổ trợ và kĩ năng biến đổi công thức toán thành thạo. + Đối với bài tập thí nghiệm: Dựa vào kiến thức vật lí đã có, tiến hành tổ chức làm thí nghiệm theo yêu cầu của bài tập, quan sát diễn biến hiện tượng xảy ra, ghi chép lại quá trình thí nghiệm, tính toán kết quả và vẽ đồ thị theo yêu cầu. Trong quá trình giải bài tập thí nghiệm cần chú ý đến điều kiện phòng thí nghiệm, các thiết bị và yêu cầu về an toàn đối với người làm thí nghiệm để tránh các sai sót đáng tiếc. - Bước 4: Nhận xét và chính xác hóa lời giải Nhận xét và chính xác hóa lời giải là bước cuối cùng của việc giải một bài tập vật lí. Trong bước này, học sinh cần tiến hành đánh giá, nhận xét kết quả tìm ra được sau khi thực hiện hoàn tất ba bước trên để phát hiện và khắc phục sai sót nếu có. Nếu kết quả của bài tập học sinh giải ra mắc lỗi sai, học sinh sẽ phải thực hiện lại từ chỗ sai hoặc làm lại từ bước đầu tiên để đạt được kết quả chính xác mong muốn. Nếu kết quả của học sinh đã chính xác, giáo viên nên cho học sinh rút ra nhận xét để quá trình giải bài tập vật lí được hoàn thiện: + Ý nghĩa vật lí và giá trị thực tiễn của kết quả thu được. + Hiệu quả và tính tối ưu của phương pháp giải bài tập này và các phương pháp giải khác. + Tính ứng dụng của bài tập trong thực tiễn đời sống và tính phát triển của bài tập trong tương lai.
  • 39. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 27 1.5. Quy trình sử dụng bài tập vật lí nhằm bồi dưỡng năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí của học sinh Quá trình sử dụng BTVL nhằm bồi dưỡng năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí của học sinh là một quá trình lâu dài, tuần tự và thận trọng. Giáo viên phải xác định được ý nghĩa của từng bước trong quá trình, từ việc giúp học sinh nhận thức được tầm quan trọng của NL THTGTNDGĐVL, đến hướng dẫn, rèn luyện, giúp học sinh phát triển NL THTGTNDGĐVL thông qua các BTVL. Việc bồi dưỡng NL THTGTNDGĐVL phải đi từ cơ bản đến phức tạp, từ dễ đến khó và phải phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của từng đối tượng học sinh. Dưới đây là quy trình chung trong sử dụng bài tập vật lí nhằm bồi dưỡng NL THTGTNDGĐVL của học sinh: Bước 1: Xác định nội dung, mục tiêu kiến thức cần dạy theo đúng yêu cầu cần đạt trong chương trình. - Đối với từng phần, từng chương phải xác định được nội dung, mục tiêu kiến thức của từng bài học để lựa chọn được phương pháp dạy học và các dạng bài tập phù hợp cho từng bài học. Bước 2: Xác định mục tiêu dạy học là sử dụng BTVL nhằm phát triển NL THTGTNDGĐVL của học sinh. - Lựa chọn và sử dụng phương pháp dạy học thích hợp để sử dụng hiệu quả hệ thống BTVL đã xây dựng trong dạy học vật lí nhằm phát triển NL THTGTNDGĐVL của HS. Bước 3: Lập kế hoạch kiểm tra, đánh giá, điều tra thực tiễn NL THTGTNDGĐVL của học sinh và khả năng sử dụng BTVL trong quá trình học tập. - Lập kế hoạch kiểm tra cụ thể và có từng bước rõ ràng. - Xây dựng các phương án đánh giá, tiêu chí đánh giá NL THTGTNDGĐVL của học sinh. - Điều tra thực trạng việc dạy và học của GV và HS trong việc sử dụng BTVL nhằm phát triển NL THTGTNDGĐVL và khả năng sử dụng BTVL trong quá trình học tập. Bước 4: Lập kế hoạch sử dụng các BTVL đã soạn thảo trong dạy học vật lí. - Lập kế hoạch sử dụng các BTVL theo trình tự các bước rõ ràng, tiêu chí cụ thể như: BTVL sử dụng trong bài nào? Đánh giá được thành tố năng lực gì? Sử dụng dạy học trong khâu nào, phần nào trong khi giảng dạy? Bước 5: Thiết kế các tiến trình dạy học có sử dụng hệ thống BTVL đã soạn thảo nhằm bồi dưỡng NL THTGTNDGĐVL của học sinh.