SlideShare a Scribd company logo
1 of 133
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH
-------------------------
NGUYỄN THỊ KIM THI
TIẾP CẬN CÁC DỊCH VỤ XÃ HỘI CỦA PHỤ NỮ NHẬP
CƢ – NGHIÊN CỨU TRƢỜNG HỢPTẠI PHƢỜNG TÂN
TẠO A, QUẬN BÌNH TÂN,THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Tham khảo thêm tài liệu tại Trangluanvan.com
Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận,Báo Cáo
Khoá Luận, Luận Văn
ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ 0934.536.149
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
TP. Hồ Chí Minh -Năm 2022
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH
------------------------
NGUYỄN THỊ KIM THI
TIẾP CẬN CÁC DỊCH VỤ XÃ HỘI CỦA PHỤ NỮ NHẬP
CƢ – NGHIÊN CỨU TRƢỜNG HỢP TẠI PHƢỜNG TÂN
TẠO A, QUẬN BÌNH TÂN, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành: Quản lý công (Hệ điều hành cao cấp)
Mã số: 8340403
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. TRẦN TIẾN KHAI
TP. Hồ Chí Minh -Năm 2022
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đề tài “Tiếp cận các dịch vụ xã hội của phụ nữ nhập cƣ –
nghiên cứu trƣờng hợp tại phƣờng Tân Tạo A, quận Bình Tân, thành phố Hồ
Chí Minh” là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi. Số liệu thu thập từ bảng hỏi
đƣợc tôi và nhóm cộng tác viên của Phòng Lao động – Thƣơng binh và Xã hội
quận Bình Tân trực tiếp tiến hành khảo sát tại địa phƣơng. Cá nhân tôi tổng hợp,
phân tích theo các tiêu chí của đề tài đặt ra. Các số liệu, tài liệu tham khảo, trích
dẫn đƣợc tôi chỉ rõ nguồn gốc. Luận văn này là kết quả nghiên cứu của riêng cá
nhân tôi và chƣa đƣợc công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2019
Ngƣời thực hiện luận văn
Nguyễn Thị Kim Thi
MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
DANH MỤC CÁC HÌNH
TÓM TẮT - ABSTRACT
CHƢƠNG I: ĐẶT VẤN ĐỀ.....................................................................................1
1.1 BỐI CẢNH NGHIÊN CỨU ..............................................................................1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ..............................................................................6
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU.................................................................................7
1.4 ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ..................................................7
1.4.1 Đối tƣợng nghiên cứu..................................................................................7
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu.....................................................................................7
1.5 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.....................................................................7
1.6 CẤU TRÚC LUẬN VĂN..................................................................................7
CHƢƠNG II: TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU
TRƢỚC.....................................................................................................................9
2.1 CÁI KHÁI NIỆM LIÊN QUAN........................................................................9
2.1.1 Nhập cƣ.......................................................................................................9
2.1.2 Dân nhập cƣ ................................................................................................9
2.1.3 Dịch vụ ......................................................................................................10
2.1.4 Chính sách xã hội ......................................................................................11
2.1.5 Dịch vụ xã hội ...........................................................................................11
2.1.6 Dịch vụ xã hội cơ bản................................................................................12
2.2 TỔNG QUAN CÁC CƠ SỞ LÝ THUYẾT ÁP DỤNG..................................14
2.2.1 Lý thuyết xung đột.....................................................................................14
2.2.2 Lý thuyết hành động xã hội.......................................................................15
2.2.3 Lý thuyết về vai trò của Nhà nƣớc trong cung ứng dịch vụ công (DVC).15
2.3 TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƢỚC ...............................................16
2.3.1 Một số nghiên cứu nƣớc ngoài..................................................................17
2.3.2 Một số nghiên cứu trong nƣớc ..................................................................17
2.4 KHUNG PHÂN TÍCH ĐỀ XUẤT ..................................................................20
CHƢƠNG III: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................22
3.1 QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU .........................................................................22
3.2 THIẾT KẾ BẢNG HỎI...................................................................................22
3.3 THU THẬP DỮ LIỆU.....................................................................................23
3.3.1 Quy trình thu thập dữ liệu .........................................................................24
3.4.2 Phƣơng pháp quan sát ...............................................................................24
3.4 PHƢƠNG PHÁP PHÂN TÍCH DỮ LIỆU......................................................25
3.4.1 Phƣơng pháp tổng quan tài liệu.................................................................25
3.4.2 Phƣơng pháp thống kê...............................................................................25
3.4.3 Phƣơng pháp phỏng vấn sâu .....................................................................26
3.4.4 Mẫu nghiên cứu.........................................................................................26
CHƢƠNG IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VIỆC TIẾP CẬN CÁC DỊCH VỤ
XÃ HỘI CỦA PHỤ NỮ NHẬP CƢ TẠI PHƢỜNG TÂN TẠO A, QUẬN
BÌNH TÂN, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.........................................................28
4.1 ĐẶC ĐIỂM NHÂN KHẨU XÃ HỘI..............................................................28
4.1.1 Độ tuổi.......................................................................................................28
4.1.2 Học vấn......................................................................................................29
4.1.3 Tình trạng hôn nhân...................................................................................30
4.1.4 Nghề nghiệp ..............................................................................................30
4.2 THỰC TRẠNG VIỆC TIẾP CẬN CÁC DỊCH VỤ XÃ HỘI.........................33
4.2.1 Dịch vụ xã hội cơ bản................................................................................33
4.2.2 Dịch vụ công..............................................................................................58
4.3 SO SÁNH CÁC DỊCH VỤ XÃ HỘI ĐƢỢC TIẾP CẬN TRƢỚC VÀ SAU
KHI NHẬP CƢ VÀO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH .........................................67
4.3.1 So sánh về những dịch vụ xã hội cơ bản ...................................................67
4.3.2 So sánh về dịch vụ công............................................................................71
4.4 ĐÁNH GIÁ MỐI QUAN HỆ GIỮA MẠNG LƢỚI XÃ HỘI CỦA PHỤ NỮ
NHẬP CƢ VÀ VIỆC TIẾP CẬN CÁC DỊCH VỤ XÃ HỘI................................73
4.5 CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƢƠNG.................75
4.5.1 Về giáo dục................................................................................................75
4.5.2 Về y tế........................................................................................................79
CHƢƠNG V: KẾT LUẬN VÀ CÁC ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ...................81
5.1 KẾT LUẬN......................................................................................................81
5.2 ĐỀ XUẤT........................................................................................................84
5.2.1 Dịch vụ xã hội cơ bản................................................................................84
5.2.2 Dịch vụ công..............................................................................................91
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Tên tiếng Việt
AUSAID Cơ quan phát triển quốc tế Úc
CEDAW Công ƣớc về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với
phụ nữ
ILO Tổ chức Lao động quốc tế
UNFPA Quỹ dân số Liên hiệp quốc
UNICEF Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc
VGA Đánh giá giới tại Việt Nam
WB Ngân hàng thế giới
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Dân số thành phố Hồ Chí Minh..................................................................1
Bảng 1.2. Dân số quận Bình Tân ................................................................................2
Bảng 1.3. Dân số phƣờng Tân Tạo A .........................................................................3
Bảng 4.1. Nhóm tuổi của phụ nữ nhập cƣ và phụ nữ thƣờng trú..............................28
Bảng 4.2. Nhóm tình trạng hôn nhân của phụ nữ nhập cƣ và phụ nữ thƣờng trú.....30
Bảng 4.3. Tình trạng giấy chủ quyền nhà ở của phụ nữ nhập cƣ và thƣờng trú.......35
Bảng 4.4. Lý do chƣa có giấy chủ quyền nhà đất của phụ nữ nhập cƣ.....................35
Bảng 4.5. Ngƣời trong độ tuổi lao động có BHYT của phụ nữ nhập cƣ và thƣờng
trú ..............................................................................................................................43
Bảng 4.6. Sử dụng dịch vụ y tế cho ngƣời trong độ tuổi lao động của phụ nữ nhập
cƣ và thƣờng trú........................................................................................................44
Bảng 4.7. Lý do không sử dụng BHYT trong 12 tháng qua của phụ nữ nhập cƣ và
thƣờng trú..................................................................................................................45
Bảng 4.8. BHYT miễn phí cho trẻ em dƣới 6 tuổi (gia đình phụ nữ nhập cƣ và thƣờng
trú).............................................................................................................................46
Bảng 4.9. Bảo hiểm y tế cho ngƣời già (gia đình phụ nữ nhập cƣ và thƣờng trú)....50
Bảng 4.10. Việc sử dụng bảo hiểm y tế của ngƣời già (gia đình phụ nữ nhập cƣ và
thƣờng trú) ................................................................................................................51
Bảng 4.11. Việc tuyên truyền về sức khỏe sinh sản..................................................52
Bảng 4.12. Tuyên truyền về chăm sóc sức khỏe bà mẹ - trẻ em...............................52
Bảng 4.13. Tuyên truyền các biện pháp phòng chống HIV/AIDS............................53
Bảng 4.14. Những khó khăn khi cho trẻ đi học.........................................................55
Bảng 4.15. Tham dự các khóa đào tạo – tập huấn của phụ nữ nhập cƣ và thƣờng trú56
Bảng 4.16. Nguồn trợ giúp khi gặp khó khăn về sức khỏe, y tế ...............................58
Bảng 4.17. Nguồn trợ giúp khi khó khăn về việc học của con em trong gia đình....59
Bảng 4.18. Nguồn trợ giúp khi có khó khăn về thủ tục, giấy tờ ...............................60
Bảng 4.19. Nguồn trợ giúp khi có khó khăn liên quan đến pháp luật.......................61
Bảng 4.20. Lý do quyết định đến sinh sống tại thành phố Hồ Chí Minh của phụ nữ
nhập cƣ......................................................................................................................62
Bảng 4.21. Những trở ngại khi tìm việc tại thành phố..............................................65
Bảng 4.22. Có biết hay không các quỹ tín dụng tại địa phƣơng ...............................65
Bảng 4.23. Nguồn trợ giúp khi gặp khó khăn về tài chính........................................66
Bảng 4.24. So sánh khả năng trang trải cho những nhu cầu cần thiết trƣớc và sau
khi nhập cƣ................................................................................................................67
Bảng 4.25. So sánh điều kiện chỗ ở trƣớc và sau khi nhập cƣ..................................68
Bảng 4.26. So sánh điều kiện vệ sinh môi trƣờng trƣớc và sau khi nhập cƣ............68
Bảng 4.27. So sánh điều kiện nƣớc sạch trƣớc và sau khi nhập cƣ ..........................69
Bảng 4.28. So sánh điều kiện về điện sinh hoạt trƣớc và sau khi nhập cƣ ...............69
Bảng 4.29. So sánh điều kiện khám chữa bệnh trƣớc và sau khi nhập cƣ................70
Bảng 4.30. So sánh điều kiện học tập và đào tạo nghề trƣớc và sau khi nhập cƣ.....71
Bảng 4.31. So sánh về việc làm trƣớc và sau khi nhập cƣ........................................71
Bảng 4.32. So sánh mức thu nhập trƣớc và sau khi nhập cƣ ....................................72
Bảng 4.33. So sánh về tín dụng trƣớc và sau khi nhập cƣ ........................................72
Bảng 4.34. Đánh giá mức độ thoải mái hay không khi sinh sống trong khu vực đa
số là ngƣời dân KT1 hoặc KT3.................................................................................73
Bảng 4.35. Đánh giá mức độ thoải mái hay không khi giao tiếp với ngƣời dân KT1 hoặc
KT3............................................................................................................................74
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1. Nhóm trình độ học vấn của phụ nữ nhập cƣ và thƣờng trú..................30
Biểu đồ 4.2. Nhóm nghề nghiệp của phụ nữ nhập cƣ...............................................32
Biểu đồ 4.3. Nhóm nghề nghiệp của phụ nữ thƣờng trú...........................................32
Biểu đồ 4.4. Tình trạng nhà ở của phụ nữ nhập cƣ và thƣờng trú ............................34
Biểu đồ 4.5. Nguồn điện đang sử dụng của phụ nữ nhập cƣ và thƣờng trú..............36
Biểu đồ 4.6. Giá điện sinh hoạt gia đình chi trả của phụ nữ nhập cƣ và thƣờng trú.38
Biểu đồ 4.7. Nguồn nƣớc chính gia đình của phụ nữ nhập cƣ và thƣờng trú đang
dùng để nấu ăn, uống.................................................................................................40
Biểu đồ 4.8. Cách xử lý khi trong nhà có ngƣời bệnh của phụ nữ nhập cƣ và thƣờng
trú ..............................................................................................................................41
Biểu đồ 4.9. Sử dụng dịch vụ y tế cho trẻ em dƣới 6 tuổi của phụ nữ nhập cƣ và thƣờng
trú ..............................................................................................................................48
Biểu đồ 4.10. BHYT cho trẻ em từ 6 tuổi đến dƣới 18 tuổi (gia đình phụ nữ nhập cƣ
và thƣờng trú)............................................................................................................49
Biểu đồ 4.11. Có khó khăn hay không khi cho trẻ đi học (gia đình phụ nữ nhập cƣ
và thƣờng trú)............................................................................................................54
Biểu đồ 4.12. Nguồn trợ giúp khi gặp khó khăn về việc làm....................................63
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Bản đồ phƣờng Tân Tạo A, quận Bình Tân .............................................4
Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu...............................................................................22
TÓM TẮT
Dân số của thành phố tăng nhanh trong những năm qua, chủ yếu là tăng cơ học
có nguồn gốc di dân từ các tỉnh thành khác. Quận Bình Tân có tỷ lệ ngƣời nhập cƣ
chiếm đến 51,3% dân số toàn quận. Dân số tăng đột biến sẽ đặt ra những vấn đề
nan giải về giải quyết việc làm, nhà ở, tệ nạn xã hội, các dịch vụ xã hội. Quan trọng
nhất trong các vấn đề trên là vấn đề phụ nữ nhập cƣ thiếu sự bình đẳng trong việc
tiếp cận các dịch vụ xã hội so với phụ nữ thƣờng trú. Để tìm hiểu thực trạng và các
chính sách của địa phƣơng trong việc hỗ trợ cho phụ nữ nhập cƣ đƣợc tiếp cận với
các dịch vụ xã hội, từ đó đƣa ra các đề xuất, khuyến nghị nhằm giảm thiểu bất bình
đẳng trong việc tiếp cận các dịch vụ xã hội của phụ nữ nhập cƣ, tác giả chọn đề tài
“Tiếp cận các dịch vụ xã hội của phụ nữ nhập cƣ – nghiên cứu trƣờng hợp tại
phƣờng Tân Tạo A, quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh”.Áp dụng phƣơng
pháp điều tra xã hội học và phân tích thống kê, mô tả. Kết quả nghiên cứu cho thấy
phụ nữ nhập cƣ tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản kém hơn rất nhiều so với phụ nữ
thƣờng trú. Tình hình này cần đƣợc giải quyết nhanh chóng, khẩn thiết để tạo ra sự
bình đẳng để ngăn ngừa các bất ổn xã hội tiềm ẩn ở cộng đồng ngƣời nhập cƣ. Tác
giả đã đề xuất một số giải pháp chính sách công cho Ủy ban nhân dân quận Bình
Tân và Sở Lao động – Thƣơng binh và xã hội Thành phố Hồ Chí Minh nhằm góp
phần giúp cơ quan chức năng điều chỉnh các chính sách phù hợp với đặc thù từng
địa phƣơng nhằm xóa bỏ các bất bình đẳng cũng nhƣ thiệt thòi của phụ nữ nhập cƣ
trong việc tiếp cận các dịch vụ xã hội.
Từ khóa: Dịch vụ xã hội, Phụ nữ nhập cƣ, Bình đẳng, Chính sách công.
ABSTRACT
The population of the city has increased rapidly in recent years, mainly due to
immigrants from other provinces. Binh Tan district has a proportion of migrants
accounting for 51.3% of the district's population. The steady increase in population
is posing problems in employment, housing, social evils and social services for
migrant communities. One of the worst problems is the lack of equality of migrant
women in accessing social services compared to permanent resident women. To
understand the current situation and elaborate local policies in supporting migrant
women in accessing to social services, and to minimize social inequality, the study
"Access to social services of migrant women - case study in Tan Tao A ward,
Binh Tan district, Ho Chi Minh city " was conducted. Applying the method of
sociological investigation and statistical descriptive analysis the study found that
migrant women have much worse access to basic social services than permanent
resident women. This situation needs to be resolved quickly and urgently to create
equality to prevent potential social unrest in the immigrant community. The author
has proposed a number of public policy solutions for the People's Committee of
Binh Tan District and Ho Chi Minh City Department of Labor, War Invalids and
Social Affairs to help authorities regulating appropriate policies that harmonized
with local characteristics to eliminate inequalities and disadvantages of migrant
women in accessing social services.
Keywords: Social services, Immigrant women, Equality, Public policy.
1
CHƢƠNG I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 BỐI CẢNH NGHIÊN CỨU
Thành phố Hồ Chí Minh có diện tích 2.056,50 km2
là trung tâm kinh tế văn
hóa và khoa học kĩ thuật. Thành phố rất đa dạng về văn hóa, có 13 tôn giáo và 54
dân tộc cùng sinh sống trên địa bàn (Tổng cục thống kê, 2009). Thành phố cũng là
một trong những những tỉnh thành thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài lớn nhất cả nƣớc
(Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, 2016). Quá trình đô thị hóa ở thành phố Hồ Chí Minh
diễn ra nhanh chóng đã thúc đẩy mức tăng trƣởng kinh tế của thành phố. Tại thành
phố hiện có hàng trăm khu công nghiệp lớn nhỏ đã tạo ra một khối lƣợng việc làm
khổng lồ cho dân cƣ. GDP năm 2015 của thành phố là 503.222 tỷ đồng tăng 10,3%
so với năm 2017 và mức tăng trƣởng GDP của thành phố 6 tháng đầu năm 2018 đạt
287.162 tỷ đồng, tăng 8,1% (Cục thống kê thành phố Hồ Chí Minh, 2017). Điều
này đã đóng góp vào sự phát triển chung của cả nƣớc. Những yếu tố trên là nguyên
nhân chính làm cho thành phố Hồ Chí Minh trở thành thị trƣờng lao động hấp dẫn
và thu hút hàng triệu lƣợt ngƣời nhập cƣ từ các tỉnh thành phố khác trên cả nƣớc
đến thành phố Hồ Chí Minh để đến học tập, lao động và sinh sống.
Bảng 1.1. Dân số thành phố Hồ Chí Minh
(đơn vị tính: người)
2013 2014 2015 2016 2017
6.291.055 6.778.867 7.000.746 7.201.559 7.396.446
Nguồn: Cục thống kê TP.HCM (2017), Niên giám Thống kê, trang 24.
Dân số của thành phố năm 2016 là 7.201.559 ngƣời, trong đó nam là
3.454.588 ngƣời chiếm 47,97% và nữ là 3.746.972 ngƣời chiếm 52,03 % dân số
thành phố. Dân nhập cƣ từ các tỉnh chiếm 30,1% dân số, tức khoảng 2.167.669
ngƣời trên tổng số dân thành phố (Tổng cục thống kê, 2009). Đến cuối năm 2017,
dân số thành phố Hồ Chí Minh đã là 7.396.446 ngƣời, trong đó nam là 3.531.557
ngƣời chiếm 47,7 % và nữ là 3.864.889 ngƣời chiếm 52,3 % dân số toàn thành phố.
Dân nhập cƣ từ các tỉnh thành phố khác vào thành phố Hồ Chí Minh có xu hƣớng
2
tăng và đã tăng 17,8% so với 2013(Cục thống kê thành phố Hồ Chí Minh, 2017).
Quận Bình Tân là đô thị mới đƣợc thành lập bao gồm 10 phƣờng theo Nghị
định 130/NĐ – CP ngày 05/11/2003 của Chính phủ về việc thành lập các quận Bình
Tân, Tân Phú và các phƣờng trực thuộc; điều chỉnh địa giới hành chính phƣờng
thuộc quận Tân Bình; thành lập xã, thị trấn thuộc các huyện Bình Chánh, Cần Giờ
và Hóc Môn của thành phố Hồ Chí Minh. Quận đƣợc thành lập từ các xã thị nhƣ thị
trấn An Lạc, xã Bình Hƣng Hòa, xã Bình Trị Đông và xã Tân Tạo của huyện Bình
Chánh trƣớc đây.
Tính đến cuối năm 2017, quận Bình Tân có dân số hơn 729.366 nhân khẩu,
95.784 hộ gia đình, 130 khu phố và 1.586 tổ dân phố – đây là địa phƣơng cấp quận
có dân số đông nhất trong số 24 quận/huyện của thành phố Hồ Chí Minh (Cục
thống kê thành phố Hồ Chí Minh, 2010). Theo thống kê trên địa bàn toàn thành phố
thì có 9 quận, huyện tập trung hơn 30% ngƣời nhập cƣ đến sinh sống. Trong đó,
nhiều nhất là quận Bình Tân 371.976 ngƣời, chiếm 51,3% dân số toàn quận (Đại
học Sƣ phạm thành phố Hồ Chí Minh khoa xã hội và nhân văn, 2017), không
những thế dân nhập cƣ vào quận Bình Tân có xu hƣớng tăng trong các năm và có
sự khác biệt về giới tính khi nhập cƣ đến thành phố, tỉ lệ nữ nhập cƣ vào quận ngày
càng tăng chiếm tỷ lệ 62,1% và tăng cao hơn so với nam giới (Cục thống kê thành
phố Hồ Chí Minh, 2010, trang 53).
Theo kết quả điều tra dân số năm 2009 của Việt Nam, quận Bình Tân là đơn vị
cấp huyện có dân số lớn nhất trong số các đơn vị hành chánh cấp huyện của cả
nƣớc (Tổng Cục thống kê, 2009). Dân số của quận tăng rất nhanh và tăng liên tục
từ năm 2013 đến nay.
Bảng 1.2. Dân số quận Bình Tân
(đơn vị tính: người)
2013 2014 2015 2016 2017
655.244 672.309 686.474 704.347 729.366
Nguồn: Cục thống kê thành phố Hồ Chí Minh, 2017
Dân số quận Bình Tân tăng chủ yếu do dân nhập cƣ từ các địa phƣơng khác
đến sinh sống, học tập và lao động. Số dân nhập cƣ chiếm trên 50% số dân của toàn
3
quận (UBND quận Bình Tân, 2017). Nguyên nhân của thực trạng này là do đặc thù
trên địa bàn quận Bình Tân hiện nay có hai khu công nghiệp do Ban quản lý các
khu công nghiệp thành phố quản lý đó là khu công nghiệp Tân Tạo và khu công
nghiệp Vĩnh Lộc. Ngoài ra còn có Khu công nghiệp giày da POUYUEN là khu
công nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài chuyên sản xuất giày da, và còn có 4 cụm công
nghiệp do quận Bình Tân quản lý với tổng diện tích là 31,4 ha (UBND quận Bình
Tân, 2017).
Phƣờng Tân Tạo A, quận Bình Tân cũng đƣợc thành lập từ Nghị định số
130/2003/NĐ – CP. Phƣờng có diện tích đất tự nhiên là 1.233,66 ha, gồm 07 khu
phố, 60 tổ dân phố. Địa giới hành chính của phƣờng Tân Tạo A hƣớng Đông giáp
các phƣờng Bình Trị Đông B, An Lạc; hƣớng Tây và Nam giáp huyện Bình Chánh;
hƣớng Bắc giáp phƣờng Tân Tạo. Trong những năm gần đây tốc độ đô thị hóa diễn
ra khá nhanh, có phƣờng của quận hầu nhƣ không còn đất nông nghiệp. Trên địa
bàn quận hiện có hai khu công nghiệp là khu công nghiệp Tân Tạo và khu công
nghiệp Vĩnh Lộc thu hút một số lƣợng lớn ngƣời nhập cƣ sinh sống trên địa bàn.
Hiện nay nhiều mặt kinh tế - xã hội của quận phát triển nhanh theo hƣớng đô thị.
Năm 2017, quận Bình Tân có dân số hơn 729.366 nhân khẩu. Trong đó
thƣờng trú là 357.390 nhân khẩu và tạm trú 371.976 nhân khẩu. Tổng số dân trên
địa bàn phƣờng liên tục tăng trong những năm qua, do đặc điểm trên địa bàn
phƣờng Tân Tạo A có khu công nghiệp vì vậy tập trung rất đông dân nhập cƣ
Phƣờng đã có những bƣớc phát triển nhanh về các mặt kinh tế, văn hóa – xã hội.
Thế mạnh của phƣờng là phát triển khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thƣơng
nghiệp, thƣơng mại và dịch vụ, đặc biệt có khu công nghiệp Tân Tạo trú đóng trên
địa bàn.
Bảng 1.3. Dân số phƣờng Tân Tạo A
(đơn vị tính: người)
2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017
28.086 34.941 40.014 44.135 48.653 52.598 57.839 60.123
Nguồn: UBND phường Tân Tạo A, 2017
Về đặc điểm kinh tế xã hội của phƣờng Tân Tạo A của quận Bình Tân. Trong
4
năm 2017, kinh tế của phƣờng luôn duy trì tốc độ tăng trƣởng kinh tế ở mức cao, cơ
cấu kinh tế chuyển dịch theo hƣớng dịch vụ – công nghiệp – nông nghiệp. Về văn
hóa – xã hội, phƣờng chú trọng nhiều đến việc phát triển văn hóa – xã hội đặc biệt
là an sinh xã hội bằng những hành động cụ thể. Nhiều kế hoạch, chƣơng trình đã
đƣợc thực hiện và đạt đƣợc nhiều kết quả tích cực (UBND phƣờng Tân Tạo A,
2017).
Hình 1.1. Bản đồ phƣờng Tân Tạo A, quận Bình Tân
(Nguồn: https://www.diachi123.com/ban-do/tp-ho-
chiminh.html?dId=48&wId=745)
Trƣớc đây, vấn đề rời khỏi gia đình đi làm xa đƣợc coi là vấn đề của nam
giới, phụ nữ sẽ ở lại nhà chăm sóc cha mẹ, con cái hay ngƣời thân, nhƣng hiện nay,
tỷ suất di chuyển của dân số nữ đã tăng. Dân số quận Bình Tân tăng chủ yếu do dân
nhập cƣ từ các địa phƣơng khác đến sinh sống, học tập và lao động. Dân số của
quận Bình Tân tăng đột biến với mật độ dân cƣ dày đặc sẽ gây mất cân đối giữa các
quận huyện nói riêng và thành phố nói chung trong cả nƣớc, đồng thời cũng sẽ đặt
ra những vấn đề nan giải về giải quyết việc làm, thất nghiệp tại chỗ, nhà ở, tệ nạn
xã hội và làm cho trật tự xã hội ngày càng thêm phức tạp trong các vấn đề nhƣ cơ
sở hạ tầng, các dịch vụ xã hội, nhà ở, chăm sóc y tế, môi trƣờng, giao thông,…
5
quan trọng nhất trong các vấn đề trên là vấn đề ngƣời nhập cƣ nói chung và phụ nữ
nhập cƣ nói riêng hiện nay thiếu sự bình đẳng trong việc tiếp cận các dịch vụ xã hội
so với ngƣời dân địa phƣơng. Thực trạng này làm nảy sinh nhiều điểm khác nhau
do những khác biệt về giới quy định, đó là những khó khăn không chỉ là việc làm,
nơi ăn, nơi ở mà còn có những xung đột về văn hóa, tôn giáo và các vấn đề liên
quan đến lao động trong đó có lao động nữ nhập cƣ. Trong bối cảnh đó, dịch vụ xã
hội là một trong những yếu tố cần thiết nhằm giúp đỡ, cải thiện cuộc sống của
ngƣời nhập cƣ nói chung và phụ nữ nhập cƣ nói riêng.
Một số nghiên cứu ở Việt Nam và trên thế giới thì dịch vụ xã hội đƣợc hiểu
là “những dịch vụ đáp ứng các nhu cầu cộng đồng và cá nhân nhằm phát triển xã
hội, có vai trò đảm bảo phúc lợi và công bằng xã hội, đề cao giá trị đạo lý, nhân
văn, vì con ngƣời”. Nhƣ vậy, dịch vụ xã hội bao gồm các dịch vụ: giáo dục - đào
tạo, y tế, khoa học - công nghệ, văn hoá - thông tin, thể thao, môi trƣờng sống, các
dịch vụ cộng đồng và trợ giúp xã hội. Dịch vụ xã hội ra đời nhằm phục vụ cho tất
cả các đối tƣợng trong xã hội vì mục tiêu phát triển xã hội. Trong đó đặc biệt là trợ
giúp các đối tƣợng yếu thế trong xã hội (ngƣời già, ngƣời khuyết tật, trẻ em, phục
nữnhập cƣ…).Mặt khác, tại bất cứ địa phƣơng hoặc thành phố nào cũng sẽ có
những nhóm đối tƣợng yếu thế. Do đó, thành phố Hồ Chí Minh muốn phát triển và
phát triền một cách bền vững thì không thể tách rời những đối tƣợng yếu thế, dễ bị
tổn thƣơng này ra khỏi quá trình phát triển của thành phố mà phải tạo điều kiện để
họ hòa nhập và phát triển cùng với sự phát triển chung của thành phố.
Ở góc độ giới, phụ nữ nhập cƣ đối mặt với rất nhiều thách thức về công việc,
thu nhập, bạo lực, xâm hại tình dục … và tiếp cận các dịch vụ xã hội. Họ phải đối
mặt với mức sống thấp và khó tiếp cận hoặc bị hạn chế tiếp cận với các dịch vụ xã
hội. Điều đó đƣợc thể hiện qua những đặc điểm sau: Hầu hết phụ nữ nhập cƣ làm
nhiều nghề nặng nhọc, độc hại, trong điều kiện tồi tệ, bằng sức lao động giản đơn,
bán hàng rong, giúp việc gia đình, v.v. Đa số phải sống trong những khu nhà trọ rẻ
tiền, với điều kiện ở tạm bợ và tồi tệ. Họ cũng rất ít tham gia vào các tổ chức đoàn
thể và các tổ chức xã hội tự nguyện tại nơi đến. Vì vậy, khả năng hòa nhập vào
6
cộng đồng dân cƣ thƣờng rất hạn chế. Mặt khác, bản thân cơ sở hạ tầng cung cấp
dịch vụ xã hội cơ bản cho ngƣời dân đô thị nhƣ y tế, giáo dục, nhà ở, vệ sinh môi
trƣờng,…cũng đang bị quá tải. Các chính sách quản lý lĩnh vực này cũng còn nhiều
bất cập. Trong bối cảnh đó, thì phụ nữ nhập cƣ gặp nhiều khó khăn trong cuộc
sống, cụ thể là việc làm và các nhu cầu về dịch vụ xã hội cơ bản. Do đó, để có số
liệu cụ thể và có cơ sở khoa học nhằm đánh giá những khó khăn khi phụ nữ nhập
cƣ tiếp cận các dịch vụ xã hội, tác giả thực hiện khảo sát về các yếu tố ảnh hƣởng
đến việc tiếp cận các dịch vụ xã hội của phụ nữ nhập cƣ tại quận Bình Tân.
Từ những nguyên nhân đã nêu trên, tác giả thấy rằng vấn đề tiếp cận các
dịch vụ xã hội của dân nhập cƣ trên địa bàn quận Bình Tân là một vấn đề quan
trọng, trong đó phụ nữ nhập cƣ là một phần không thể thiếu của vấn đề đó. Ngoài
ra, các quy định của pháp luật Việt Nam cũng đang hƣớng đến sự bình đẳng thực
chất giữa nam và nữ, giữa ngƣời nhập cƣ và ngƣời dân địa phƣơng,… Trong bối
cảnh chung đó, việc nghiên cứu về di dân dƣới góc nhìn bình đẳng giới là một
nghiên cứu có thể ứng dụng trong thực tiễn tại thành phố Hồ Chí Minh. Vì vậy, tác
giả chọn đề tài nghiên cứu “Tiếp cận các dịch vụ xã hội của phụ nữ nhập cƣ –
nghiên cứu trƣờng hợp tại phƣờng Tân Tạo A, quận Bình Tân, thành phố Hồ
Chí Minh”.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Tìm hiểu thực trạng tiếp cận và sử dụng các dịch vụ xã hội cơ bản của phụ nữ
nhập cƣ so với phụ nữ thƣờng trú – nghiên cứu trƣờng hợp tại phƣờng Tân Tạo A,
quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.
Tìm hiểu các chính sách hỗ trợ của địa phƣơng vànhững lý do làm hạn chế
việc tiếp cận các dịch vụ xã hội của phụ nữ nhập cƣ– nghiên cứu trƣờng hợp tại
phƣờng Tân Tạo A, quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh.
Đƣa ra các đề xuất nhằm giảm thiểu bất bình đẳng trong việc tiếp cận các dịch
vụ xã hội của phụ nữ nhập cƣ – nghiên cứu trƣờng hợp tại phƣờng Tân Tạo A, quận
Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh.
7
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Thực trạng tiếp cận và sử dụng các dịch vụ xã hội cơ bản của phụ nữ nhập cƣ
so với phụ nữ thƣờng trú – nghiên cứu trƣờng hợp tại phƣờng Tân Tạo A, quận
Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh hiện nay nhƣ thế nào?
Chính quyền địa phƣơng có biết đến các khó khăn trong việc tiếp cận các dịch
vụ xã hội cơ bản của phụ nữ cƣ so với phụ nữ thƣờng trú hay không? Có chính sách
hỗ trợ nào? Chính sách có hiệu quả không? Đâu là lý do làm hạn chế việc tiếp cận
các dịch vụ xã hội của phụ nữ nhập cƣ?
Làm thế nào để giảm thiểu bất bình đẳng trong việc tiếp cận các dịch vụ xã hội
của phụ nữ nhập cƣ – nghiên cứu trƣờng hợp tại phƣờng Tân Tạo A, quận Bình
Tân, thành phố Hồ Chí Minh?
1.4 ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1 Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu: Tiếp cận các dịch vụ xã hội của phụ nữ nhập cƣ –
nghiên cứu trƣờng hợp tại phƣờng Tân Tạo A, quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí
Minh và các yếu tố tác động.
Đối tƣợng khảo sát: Phụ nữ nhập cƣ và phụ nữ thƣờng trú tại phƣờng Tân
Tạo A, quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh.
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Phƣờng Tân Tạo A, quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí
Minh.
Phạm vi thời gian: Từ tháng 01 đến tháng 03 năm 2019.
1.5 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Tác giả sử dụng phƣơng pháp thống kê, mô tả cho nghiên cứu luận văn của
mình.
1.6 CẤU TRÚC LUẬN VĂN
Luận văn gồm 5 chƣơng: Chƣơng 1 giới thiệu tổng quan về bối cảnh nghiên
cứu. Chƣơng 2 trình bày về tổng quan cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trƣớc về
ngƣời nhập cƣ và đời sống của ngƣời nhập cƣ để làm cơ sở cho các phân tích.
8
Chƣơng 3 trình bày về phƣơng pháp nghiên cứu của đề tài. Chƣơng 4 trình bày về
kết quả nghiên cứu việc tiếp cận các dịch vụ xã hội của phụ nữ nhập cƣ tại phƣờng
Tân Tạo A, quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh. Chƣơng 5 đƣa ra kết luận và
các đề xuất, khuyến nghị nhằm giúp nhằm giúp các cơ quan quản lý nhà nƣớc, các
tổ chức, doanh nghiệp liên quan hoàn thiện thống chính sách phù hợp để hỗ trợ phụ
nữ nhập cƣ đƣợc tiếp cận các dịch vụ xã hội.
9
CHƢƠNG II: TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ THUYẾTVÀ
CÁCNGHIÊN CỨU TRƢỚC
2.1 CÁI KHÁI NIỆM LIÊN QUAN
2.1.1 Nhập cƣ
Theo Richard T.Schaefer (2003) định nghĩa: “Nhập cƣ có nghĩa là chỉ sự di
chuyển tƣơng đối thƣờng xuyên của dân chúng nhằm mục đích thay đổi chỗ định
cƣ của mình. Nhập cƣ thƣờng nói lên một sự di chuyển qua một khoảng cách khá
xa (khu vực, một vùng hay một quốc gia mới), chứ không phải từ đầu này sang đầu
kia của thành phố”.
Vì vậy, trong nghiên cứu của mình, tác giả sử dụng khái niệm nhập cƣ là
hành động rời bỏ nơi cƣ trú từ tỉnh, thành phố này đến gia nhập vào một tỉnh, thành
phố khác trên lãnh thổ Việt Nam.
2.1.2 Dân nhập cƣ
Dân nhập cƣ là ngƣời di chuyển từ một vùng đến một vùng khác để tạm trú
nhằm mục đích học tập, lao động, sinh sống (Tƣơng Lai, 1996). Tuy nhiên, hiện
nay còn rất nhiều tranh cãi xung quanh khái niệm thế nào đƣợc gọi là ngƣời nhập
cƣ, chƣa có một định nghĩa rõ ràng nào cho vấn đề này. Ví dụ nhƣ hiện tƣợng các
ca sỹ thuộc các tỉnh phía bắc của Việt Nam đang có xu hƣớng “nam tiến” vào thành
phố Hồ Chí Minh lập nghiệp, họ cũng là dân nhập cƣ, có thu nhập rất cao, thành
danh, nổi tiếng. Tuy nhiên, khi nghiên cứu về dân nhập cƣ, ít có nghiên cứu, khảo
sát gọi họ là ngƣời nhập cƣ vì họ chỉ là nhóm thiểu sốvà là những ngƣời nổi tiếng.
Thông thƣờng, các khảo sát nói về dân nhập cƣ có nghĩa là một nhóm dân nhập cƣ
nào đó yếu thế hơn, nhiều khó khăn hơn và chiếm số đông trong nhóm xã hội đó.
Ngoài ra, một số thông tin báo chí, đôi khi cũng đã gán nhãn “nhập cƣ” là nói đến
một bộ phận dân cƣ đến từ tỉnh, thành phố khác để lao động, học tập và sinh sống,
họ thƣờng gặp nhiều khó khăn, thiệt thòi hơn so với những ngƣời dân cƣ ngụ tại địa
phƣơng.
Trong quản lý hành chính, ngƣời nhập cƣ có 4 nhóm khác nhau đó là nhóm
10
tạm trú KT1, KT2, KT3 và KT4. Trong đó KT1 và KT2 cũng là ngƣời nhập cƣ, họ
tạm trú tại địa bàn phƣờng, quận nhƣng có hộ khẩu tại chính thành phố đó, họ chỉ là
những ngƣời di cƣ cùng thành phố. KT3 là ngƣời từ tỉnh, thành phố khác đến tạm
trú và đã sống lâu dài, ổn định tại địa phƣơng. Trong khi đó, diện tạm trú KT4 là
ngƣời tạm trú ngắn hạn dƣới 6 tháng, họ tạm trú có tính chất tạm thời và rất dễ
dàng thay đổi chỗ ở.
Do tính chất phân loại đa dạng, vì vậy trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tác giả
sử dụng khái niệm dân nhập cƣ là ngƣời tạm trú KT4 tại thành phố Hồ Chí Minh.
2.1.3 Dịch vụ
Theo Philip Kotler (1967): “Dịch vụ (DV) là bất kỳ hoạt động hay lợi ích
nào mà chủ thể này cung cấp cho chủ thể kia, trong đó đối tƣợng cung cấp nhất
thiết phải mang tính vô hình và không dẫn đến quyền sở hữu một vật nào cả, còn
việc sản xuất dịch vụ có thể hoặc không có thể gắn liền với một sản phẩm vật chất
nào”. Hay “Dịch vụ là một hoạt động bao gồm các nhân tố không hiện hữu, giải
quyết các mối quan hệ giữu khách hàng hoặc tài sản mà khách hàng sở hữu với
ngƣời cung cấp mà không có sự chuyển giao quyền sở hữu”.
Theo Zeithaml & Britner (2000): “Dịch vụ là những hành vi, quá trình, cách
thức thực hiện một công việc nào đó nhằm tạo giá trị sử dụng cho khách hàng làm
thỏa mãn nhu cầu và mong đợi của khách hàng”.
Theo Kotler & Armstrong (2004): “Dịch vụ là những hoạt động hay lợi ích
mà doanh nghiệp có thể cống hiến cho khách hàng nhằm thiết lập, củng cố và mở
rộng những quan hệ và hợp tác lâu dài với khách hàng”.
Các Mác (1844) cho rằng: "Dịch vụ là con đẻ của nền kinh tế sản xuất hàng
hoa, khi mà kinh tế hàng hóa phát triển mạnh, đòi hỏi một sự lƣu thông thông suốt,
trôi chảy, liên tục để thoả mãn nhu cần ngày càng cao đó của con ngƣời thì dịch vụ
ngày càng phát triển"(Allen Oakley, 1984). Nhƣ vậy, với định nghĩa trên, C. Mác
đã chỉ ra nguồn gốc ra đời và sự phát triển của dịch vụ, kinh tế hàng hóa càng phát
triển thì dịch vụ càng phát triển mạnh.
Nhìn chung, có nhiều khái niệm về dịch vụ đƣợc phát biểu dƣới những góc
11
độ khác nhau nhƣng tựu chung thì: “Dịch vụ là hoạt động sáng tạo của con ngƣời,
là hoạt động có tính đặc thù riêng của con ngƣời trong xã hội phát triển, có sự cạnh
tranh cao, có yếu tố bùng phát về công nghệ, minh bạch về pháp luật, minh bạch
chính sách của chính quyền. Dịch vụ là hoạt động có chủ đích nhằm đáp ứng nhu
cầu nào đó của con ngƣời. Đặc điểm của dịch vụ là không tồn tại ở dạng sản phẩm
cụ thể nhƣ hàng hóa nhƣng phục vụ trực tiếp những nhu cầu nhất định của xã hội”
(Báo điện tử Tri thức cộng đồng, 2018).
Trong nghiên cứu này, dịch vụ xã hội đƣợc đặt trong mối liên hệ với chức
năng bảo đảm an sinh và phát triển xã hội. Do đó để hiểu khái niệm dịch vụ xã hội,
cần làm rõ mối liên hệ giữa dịch vụ xã hội và chính sách xã hội. Vậy chính sách xã
hội là gì? Quan hệ của chính sách xã hội với dịch vụ xã hội nhƣ thế nào?
2.1.4 Chính sách xã hội
Chính sách xã hội là sự cụ thể hóa, thể chế hóa các đƣờng lối, chủ trƣơng
của Đảng, nhà nƣớc, chính quyền địa phƣơng để giải quyết những vấn đề xã hội
dựa trên những tƣ tƣởng, quan điểm phù hợp với bản chất chính trị – xã hội. Nó
phản ánh lợi ích và trách nhiệm của cộng đồng xã hội nói chung và của từng nhóm
xã hội nói riêng nhằm tác động trực tiếp vào con ngƣời và điều chỉnh các quan hệ
giữa con ngƣời với con ngƣời, giữa con ngƣời với xã hội. Chính sách xã hội hƣớng
tới mục đích cao nhất là thỏa mãn những nhu cầu ngày càng tăng về đời sống vật
chất, văn hóa và tinh thần của nhân dân (Bùi Đình Thanh, 2004). Nhƣ vậy, mục
đích của chính sách xã hội có điểm giống nhau với dịch vụ xã hội là đáp ứng nhu
cầu của con ngƣời trong các xã hội cụ thể và chính sách xã hội là sự thể chế hoá các
đƣờng lối, chủ trƣơng của nhà nƣớc.
2.1.5 Dịch vụ xã hội
Theo Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO): “Dịch vụ xã hội (DVXH) là các hoạt
động cung cấp dịch vụ, đáp ứng nhu cầu cho các cá nhân, nhóm ngƣời nhất định
nhằm bảo đảm các giá trị và chuẩn mực xã hội” (ILO, 2004). Ngoài ra còn có một
số cách hiểu khác về dịch vụ xã hội nhìn từ vai trò của ngƣời cung cấp dịch vụ
và ngƣời tiếp nhận dịch vụ. Theo cách nhìn này, dịch vụ xã hội là các hoạt động có
12
chủ đích của con ngƣời nhằm phòng ngừa hạn chế và khắc phục rủi ro, đảm bảo
đáp ứng đƣợc nhu cầu cơ bản và thúc đẩy khả năng hoà nhập cộng đồng, xã hội cho
nhóm đối tƣợng yếu thế. Dịch vụ xã hội là các sáng kiến can thiệp nhằm vào các
nhu cầu và các vấn đề của các nhóm ngƣời dễ bị tổn thƣơng, bao gồm cả việc
phòng ngừa bạo lực, tan vỡ gia đình, xóa đói giảm nghèo và hỗ trợ ngƣời khuyết
tật, trẻ em và ngƣời già.
Trần Hậu, Đoàn Minh Tuấn (2012) cho rằng “Dịch vụ xã hội là những dịch
vụ đáp ứng nhu cầu cộng đồng và cá nhân nhằm phát triển xã hội, có vai trò đảm
bảo hạnh phúc, phúc lợi và công bằng xã hội, đề cao tính nhân văn và vì con ngƣời.
Dịch vụ xã hội là hoạt động mang bản chất kinh tế, xã hội do Nhà nƣớc, thị trƣờng
hoặc xã hội dân sự cung ứng tùy theo tính chất thuần công, không thuần công hay
tƣ của từng lĩnh vực dịch vụ, bao gồm các lĩnh vực giáo dục, đào tạo, y tế, khoa
học, công nghệ, văn hóa, thông tin, thể dục thể thao và các trợ giúp xã hội
khác”. Dịch vụ xã hội có đặc điểm sau:
+Là loại dịch vụ nhằm mục tiêu phát triển xã hội và có tính chất xã hội.
Dịch vụ xã hội tồn tại nhằm đảm bảo giá trị chuẩn mực xã hội, hỗ trợ cho các thành
viên trong xã hội phòng ngừa rủi ro, hạn chế rủi ro.
+Do cơ quan nhà nƣớc, thị trƣờng hoặc xã hội thực hiện.
+Luôn bị điều tiết bởi giá trị đạo đức, giá trị văn hóa, nhân sinh, trách
nhiệm xã hội của Nhà nƣớc, doanh nghiệp hoặc tƣ nhân.
+ Mọi ngƣời dân đều có quyền hƣởng dịch vụ không tính việc đóng thuế bao
nhiêu.
+ Là dịch vụ thiết yếu với ngƣời dân.
Hiện nay, dựa vào tính chất dịch vụ và chủ thể cung cấp dịch vụ ngƣời ta
đƣa ra nhiều cách phân loại dịch vụ xã hội nhƣ: dịch vụ xã hội cơ bản và dịch vụ
công.
2.1.6 Dịch vụ xã hội cơ bản
Để hiểu rõ hơn về các nhu cầu cơ bản trong cuộc sống, tác giả đƣa ra các
quan điểm của các nhà khoa học về nhu cầu tối thiểu trong cuộc sống.
13
- Theo quan niệm của Mác: “Nhu cầu là đòi hỏi khách quan của mỗi con
ngƣời trong những điều kiện nhất định, đảm bảo cho sự sống và phát triển của
mình”.
- Dịch vụ xã hội đƣợc Liên hợp quốc định nghĩa nhƣ sau: “Dịch vụ xã hội
cơ bản là các hoạt động dịch vụ cung cấp những nhu cầu cho các đối tƣợng nhằm
đáp ứng những nhu cầu tối thiểu của cuộc sống” (FCC, 1998).
Nhƣ vậy, dịch vụ xã hội cơ bản là hệ thống cung cấp dịch vụ nhằm đáp ứng
những nhu cầu cơ bản của con ngƣời và đƣợc xã hội thừa nhận. Dịch vụ xã hội cơ
bản đƣợc chia thành 4 loại chính:
+ Dịch vụ đáp ứng những nhu cầu vật chất cơ bản: Việc ăn uống, vệ sinh,
chăm sóc, nhà ở, v.v. Trong đó các đối tƣợng yếu thế là trẻ em, ngƣời khuyết tật,
mất khả năng lao động đều phải đƣợc đáp ứng nhu cầu này để phát triển về thể lực
và trí lực.
+ Dịch vụ y tế: Bao gồm các hình thức khám chữa bệnh, điều dƣỡng phục
hồi chức năng về thể chất cũng nhƣ tinh thần cho các đối tƣợng.
+ Dịch vụ giáo dục: Trƣờng học, các lớp tập huấn, đào tạo kỹ năng sống,
các hình thức giáo dục hòa nhập, hội nhập và chuyên biệt.
2.1.7Dịch vụ công
Dịch vụ công (DVC) trong tiếng Anh có nghĩa là “public service”, đây là
khái niệm có xuất xứ từ kinh tế học công cộng, nó đƣợc sử dụng tƣơng đối phổ biến
ở Châu âu từ sau chiến tranh thế giới lần thứ II. Theo quan niệm của nhiều nƣớc,
DVC luôn gắn với vai trò của nhà nƣớc trong việc cung ứng.
Hiện nay, có nhiều quan niệm khác nhau về DVC, Từ điển Petit Larousse
của Pháp (1995) định nghĩa: “Dịch vụ công là hoạt động vì lợi ích chung do cơ
quan nhà nƣớc hoặc tƣ nhân đảm nhiệm”.
Theo Từ điển Oxford (2000): “Dịch vụ công: 1. Các dịch vụ nhƣ giao thông
hoặc chăm sóc sức khỏe do nhà nƣớc hoặc tổ chức chính thức cung cấp cho nhân
dân nói chung, đặc biệt là xã hội; 2.Việc làm gì đó đƣợc thực hiện nhằm giúp đỡ
mọi ngƣời hơn là kiếm lợi nhuận; 3. Chính phủ và cơ quan chính phủ”.
14
Theo quan niệm và cách tiếp cận của nƣớc ngoài cho thấy DVC có những
đặc trƣng cơ bản nhƣ: (1). Là những hoạt động gắn với chính phủ hoặc hoạt động
của tƣ nhân nhƣng đƣợc chính phủ ủy quyền, quản lý; (2). Các hoạt động này
thƣờng hƣớng tới lợi ích của cộng đồng; (3). Là loạt động không lấy lợi nhuận làm
mục tiêu chủ yếu, mang tính tự nguyện, có tính chất hỗ trợ.
Tóm lại, dịch vụ công là dịch vụ do Nhà nƣớc trực tiếp đảm nhận việc cung
ứng hay ủy nhiệm cho các cơ sở ngoài Nhà nƣớc thực hiện nhằm bảo đảm trật tự và
công bằng xã hội phục vụ các lợi ích chung thiết yếu, các quyền và nghĩa vụ cơ bản
của các tổ chức và công dân.
Nhƣ vậy, dịch vụ công là một bộ phận của khu vực công, liên quan đến các
hoạt động mà mục đích là cung cấp cho mọi công dân các loại dịch vụ phù hợp với
lợi ích của cộng đồng và xã hội.
2.2 TỔNG QUAN CÁC CƠ SỞ LÝ THUYẾT ÁP DỤNG
2.2.1 Lý thuyết xung đột
Xung đột là một trong những kiểu tác động xã hội mà chủ thể và ngƣời tham
gia trong đó là các cá thể đơn lẻ, các tập đoàn, các tổ chức xã hội,… có xung đột
với nhau về các yếu tố, các lợi ích của cá nhân hoặc tổ chức, tập đoàn mà bản thân
cá nhân tham gia trong tổ chức là thành viên (Nguyễn Tất Dong, Lê Ngọc Hùng,
1997).
Lý thuyết xung đột có nguồn gốc từ triết học (quy luật mâu thuẫn): Xung
đột là hiện tƣợng khách quan phổ biến trong bất kỳ cơ cấu xã hội nào, nó là điều
kiện tất yếu của sự phát triển xã hội vì toàn bộ quá trình phát triển xã hội nằm ở
xung đột và thỏa thuận, hòa hợp và đối đầu. Xung đột xã hội là sự đối đầu công
khai, là mâu thuẫn giữa hai hay nhiều hơn giữa chủ thể và ngƣời tham gia tƣơng tác
xã hội mà nguyên nhân là sự bất đồng về nhu cầu, lợi ích, giá trị.
Xung đột là hiện tƣợng phổ biến trong các tổ chức xã hội. Nguyên nhân
chính của nó nằm trong nhân cách cá nhân và cơ cấu của tổ chức. Lý thuyết xung
đột sử dụng trong nghiên cứu này nhằm xác định những xung đột là xung đột gì,
xung đột nhƣ thế nào, xung đột giữa chủ thể và những cá nhân, tổ chức hoặc những
15
nhóm ngƣời nào,… nhằm tìm ra hƣớng giải quyết hậu xung đột. Cụ thể, nghiên cứu
xem xét xung đột giữa phụ nữ nhập cƣ và phụ nữ cƣ trú lâu dài trên địa bàn; xung
đột giữa phụ nữ nhập cƣ và chính quyền địa phƣơng trong việc tiếp cận và cung cấp
các dịch vụ xã hội.
2.2.2 Lý thuyết hành động xã hội
Theo định nghĩa của nhà xã hội học ngƣời Đức Max Weber (1991), đƣa ra lý
thuyết hành động xã hội: “Nếu một lý thuyết tập trung vào vào cá nhân thì không
thể bỏ qua các yếu tố chủ quan của cá nhân nhƣ tình cảm, suy nghĩ, tƣ tƣởng,
v.v”.Ông nhấn mạnh nếu chỉ coi ứng xử của con ngƣời nhƣ một phản xạ trả lời một
kết thúc thì con ngƣời không khác gì con vật. Ông đƣa ra bốn kiểu hành động xã
hội đó là hành động do cảm xúc, hành động mang tính truyền thống, hành động hợp
lý về giá trị và hành động hợp với mục đích. Ông đặc biệt quan tâm đến động cơ
thúc đẩy trong ý thức của chủ thể, theo Weber đó là nguyên nhân của hành động.
Hành động xã hội là những hành động đƣợc chủ thể gắn cho nó một ý nghĩa
chủ quan nào đó. Hành động xã hội là những hành động có liên quan đến ngƣời
khác, đƣợc định hƣớng đến ngƣời khác trong quá trình và đƣờng lối của nó(Nguyễn
Tất Dong, Lê Ngọc Hùng, 1997). Nhƣ vậy, một hành động đƣợc xem là hành động
xã hội khi nó liên quan đến ngƣời khác.
Trong nghiên cứu này, lý thuyết hành động xã hội tác giả áp dụng để xem
xét các loại hành động xã hội mà phụ nữ nhập cƣ sử dụng để ứng phó với những
xung đột trong việc tiếp cận các dịch vụ xã hội với các nhóm đối tƣợng khác.
2.2.3 Lý thuyết về vai trò của Nhà nƣớc trong cung ứng dịch vụ công (DVC)
Nhà nƣớc giữ một vai trò hết sức quan trọng trong cung ứng DVC, từ trƣớc
đến nay không ai phủ nhận vai trò này của Nhà nƣớc, so với mỗi giai đoạn vai trò
này lại có những sự nhận thức khác nhau. Mặc dù có những quan điểm, tranh cãi
khác nhau về vai trò của Nhà nƣớc trong cung ứng DVC, song không thể phủ nhận
vai trò của Nhà nƣớc.
Trƣớc đây, Nhà nƣớc luôn giữ một vị trí trung tâm, thậm chí là độc tôn trong
cung ứng DVC, ngay cả những nƣớc tƣ bản phát triển nhƣ Anh thì đến cuối thế kỷ
16
XIX công dân cũng chỉ biết đến DVCcơ bản mà Nhà nƣớc cung ứng là y tế và giáo
dục. Trƣớc những năm 1930, các nhà chính trị và kinh tế đều cho rằng ở đâu cũng
thề thôi, nhà nƣớc chỉ có vai trò thu thuế và cung ứng dịch vụ.
Vào những năm 1970, 1980 các nhà chính trị, các nhà kinh tế cho rằng nhà
nƣớc không cần thiết phải nắm độc quyền trong cung ứng DVC. Nhà nƣớc không
nên trực tiếp tiến hành quá nhiều hoạt động cung ứng DVC mà cần phải chuyển
giao nó ở một mức độ để cho xã hội và thị trƣởng đảm nhiệm. Các nhà hoạch định
và thực thi chính sách cho rằng cần phải có sự thay đổi vai trò của Nhà nƣớc, mục
tiêu đặt ra là làm cho Nhà nƣớc hoạt động hiệu lực, hiệu quả hơn. Nhà nƣớc vẫn
giữ vai trò quan trọng trong cung ứng DVC nhƣng không nhất thiết phải là ngƣời
trực tiếp cung ứng các DVC đó.
Nhà nƣớc đẩy mạnh việc xã hội cung ứng DVC, những DVC mà tƣ nhân có
khả năng làm tốt sẽ đƣợc Nhà nƣớc chuyển giao. Nhà nƣớc lúc này giữ vai trò là
ngƣời cầm lái và thực hiện chức năng cầm lái là chủ yếu chứ không còn là ngƣời
bơi chèo nữa. Với quan niệm trên thì việc bơi chèo đó đòi hỏi phải chú ý tập trung
vào một nhiệm vụ và thực hiện tốt nhiệm vụ đó (Osborne và Gaebler, 1992).
Xuất phát từ yêu cầu cung ứng DVC nhằm góp phần đảm bảo tính thống
nhất, ổn định và công bằng xã hội. Hoạt động cung ứng DVC của nhà nƣớc là cần
thiết, nếu để cho tƣ nhân cung ứng thì sẽ dẫn đến sự độc quyền, bất bình đẳng trong
xã hội. Nhà nƣớc là ngƣời sỡ hữu và có khả năng huy động một nguồn lực lớn vào
cung ứng DVC mà không phải tƣ nhân nào cũng làm đƣợc.
Tóm lại, trong mọi tình huống Nhà nƣớc giữ một vị trí quan trọng trong việc
cung ứng DVC. Mặc dù một số DVC nhà nƣớc không đứng ra cung ứng một cách
trực tiếp, nhƣng vai trò của Nhà nƣớc không vì thề mà bị lu mờ, nó vẫn đƣợc thể
hiện dƣới dạng là ngƣời hoạch định chính sách, thực hiện việc kiểm tra, ban hành
tiêu chuẩn chất lƣợng.
2.3 TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƢỚC
Việc tiếp cận và hội nhập của ngƣời nhập cƣ vào các đô thị là vấn đề đã đƣợc
nhiều nhà nghiên cứu đặt ra khi nghiên cứu về ngƣời nhập cƣ. Hiện nay, ở Việt
17
Nam và trên thế giới đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về ngƣời nhập cƣ, trong
đó có nhiều nghiên cứu quan tâm đến việc tiếp cận các dịch vụ xã hội của ngƣời
nhập cƣ. Đặc biệt, yếu tố giới đƣợc chú trọng xem xét và đánh giá mức độ ảnh
hƣởng của việc tiếp cận các dịch vụ xã hội của ngƣời nhập cƣ. Qua tổng quan các
tài liệu, tác giả đã tiếp cận một số tài liệu nghiên cứu của một số tác giả sau:
2.3.1 Một số nghiên cứu nƣớc ngoài
Harris- Todaro (1970) nghiên cứu di dân từ nông thôn ra thành thị. Nghiên
cứu này tập trung vào các nƣớc đang phát triển, nơi diễn ra quá trình đô thị hoá
nhanh và dòng di dân từ nông thôn ra thành thị rất mạnh. do chênh lệch tiền lƣơng
và cơ hội việc làm ngày càng lớn. Những vùng đô thị thiếu lao động có mức lƣơng
cao sẽ thu hút dòng di dân từ các vùng nông thôn có thu nhập thấp. Harris và
Todaro cho rằng quyết định di chuyển kết hợp những kỳ vọng của những ngƣời di
cƣ tiềm năng về khả năng thu nhập cho phép họ có thu nhập cao hơn và cuộc sống
khá hơn. Hai tác giả cũng cho rằng những ngƣời di cƣ mong chờ có thể nhận đƣợc
việc làm tốt và có thu nhập cao nên họ chấp nhận thất nghiệp.
J.H.Rieger và J.A.Beegle (2003) khi nghiên cứu di dân từ nông thôn đến
thành thịở các quốc gia phát triển cho rằng sự thích nghi với cuộc sống đô thị, thái
độ củachính quyền và cộng đồng nơi đến đã làm hạn chế việc tiếp cận các dịch vụ
xã hội của ngƣời nhập cƣ. Cả hai tác giả này đều sử dụng những khía cạnh khác
nhau đểnghiên cứu vấn đề hội nhập của ngƣời nhập cƣ. Trong khi đó, Dorothy
J.Solinger (2004) đã dùng chỉ báo đặc điểm của ngƣời nhập cƣ và cộng đồng nơi
đến của ngƣời nhập cƣ để phân tích vấn đề hội nhập của nhóm ngƣời nhập cƣ.
Cả ba tác giả nêu trên đã sử dụng những hƣớng tiếp cận khác nhau về vấn
đề hội nhập của ngƣời nhập cƣ nhƣng tất cả có điểm chung là phác họa đƣợc bức
tranh vấn đề hội nhập và tiếp cận những nguồn lực tại nơi đến trong quá trình di
cƣ, trong đó nhóm nữ nhập cƣ sẽ gặp nhiều khó khăn và rào cản hơn so với các
nhóm xã hội khác.
2.3.2 Một số nghiên cứu trong nƣớc
Ở Việt Nam đã có nhiều tác giả nghiên cứu các đề tài về ngƣời nhập cƣ đặc
18
biệt là phụ nữ nhập cƣ. Trong hạn chế của nguồn tài liệu tiếp cận, tác giả tổng quan
một số đề tài của các tác giả đi trƣớc đã nghiên cứu về ngƣời nhập cƣ tại thành phố
Hồ Chí Minh.
Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Trọng Liêm (2000) đã nghiên cứu
hành trình hội nhập về việc làm, chỗ ở, mạng lƣới xã hội, tâm lí – đời sống của dân
nhập cƣ tự do vào thành phố Hồ Chí Minh. Cụ thể nghiên cứu nhƣ sau: nghiên cứu
số lần di chuyển, tình trạng sinh hoạt tại thành phố Hồ Chí Minh (việc làm, nhà ở, y
tế,…), nghiên cứu mạng lƣới xã hội, tâm lí, lối sống, ảnh hƣởng của chính sách đến
đối tƣợng di dân tự do. Nhƣng trong kết quả nghiên cứu này tác giả không đề cập
đến yếu tố giới.
Theo kết quả nghiên cứu của Hà Thị Phƣơng Tiến, Hà Quang Ngọc (2000)
thì các tác giả đã sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu định tính nhằm tìm hiểu những
gì có ý nghĩa đằng sau sự di cƣ tự do của nữ, phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm.
Phần nội dung nghiên cứu, các tác giả tìm hiểu những thông tin cơ bản của bản thân
và gia đình ngƣời nữ nhập cƣ liên quan đến lịch sử sự chuyển cƣ, những thông tin
về kinh tế, điều kiện sống và làm việc, tác động của việc làm với sức khỏe phụ nữ,
các áp lực xã hội, những vấn đề xã hội nảy sinh từ việc di cƣ tự do, những tâm tƣ
nguyện vọng và ý kiến của ngƣời lao động.
Theo kết quả nghiên cứu của Lê Thị Hờ Rin (2006) thì tập trung vào xác
định cơ sở kinh tế, xã hội của quá trình di dân và lao động nhập cƣ, nhấn mạnh
quan điểm của chủ nghĩa Mác về vai trò quyết định của tồn tại xã hội, dân số với ý
thức xã hội, thực trạng của lao động nhập cƣ tại thành phố Hồ Chí Minh, giải pháp
quản lí lao động nhập cƣ. Kết quả nghiên cứu cung cấp cái nhìn mang tính lí luận
chính trị về vấn đề nhập cƣ. Phƣơng pháp nghiên cứu, tác giả đề tài sử dụng
phƣơng pháp phân tích thống kê (tổng hợp tƣ liệu sẵn có). Phƣơng pháp này đa số
chỉ sử dụng cho những đề tài thuần về lí thuyết, ở đây kết quả nghiên cứu của tác
giả có đề cập đến thực trạng tức là có liên quan đến những số liệu thực, nhƣng tác
giả lại chỉ dừng lại ở việc giải thích chủ yếu từ góc độ triết học
Theo kết quả nghiên cứu của Phạm Thanh Hải (2007) thì nội dung của
19
nghiên cứu quan tâm đến đặc điểm nhân khẩu của ngƣời nhập cƣ, những khó khăn
vƣớng mắc khi tiếp cận các dịch vụ cơ bản (việc làm, giáo dục, y tế, điện nƣớc –
dịch vụ khác, sở hữu tài sản). Tuy nhiên tác giả đề tài phân tích nhóm dân nhập cƣ
nói chung, chƣa phân tích sâu đến yếu tố phụ nữ nhập cƣ trong nghiên cứu của
mình.
Cả bốn kết quả nghiên cứu đƣợc tổng quan trên đây đều quan tâm nghiên
cứu các vấn đề liên quan đến các nhóm ngƣời nhập cƣ tại thành phố Hồ Chí Minh,
vai trò của lao động nhập cƣ đối với sự phát triển kinh tế xã hội của thành phố cũng
nhƣ quá trình hội nhập của cƣ dân nhập cƣ với cuộc sống mới. Các tác giả gần nhƣ
chƣa quan tâm đến việc tiếp cận các dịch vụ xã hội của nhóm dân nhập cƣ, trong đó
đặc biệt là phụ nữ nhập cƣ, nếu có phân tích các tác giả chỉ dừng lại ở mức độ điểm
qua mà chƣa đi sâu và phân tích cụ thể các yếu tố ảnh hƣởng đến việc tiếp cận các
dịch vụ xã hội của phụ nữ nhập cƣ và các nghiên cứu trƣớc chủ yếu nghiên cứu
định tính chƣa có nghiên cứu nào về định lƣợng.
Trên đây là nhóm các nghiên cứu về thực trạng nhập cƣ tại thành phố Hồ
Chí Minh nói chung. Ngoài ra, tác giả cũng đã tổng quan một số đề tài nghiên cứu
khác có liên quan nhƣ sau:
Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Đăng Minh Thảo (2007) thì mục tiêu
nghiên cứu nhằm phác họa thực trạng khác nhau về vấn đề lao động việc làm, thu
nhập, phƣơng thức chi tiêu tiết kiệm và dự định cƣ trú lâu dài ở khía cạnh giới
trong quá trình hội nhập. Nghiên cứu dựa trên những số liệu sẵn có của dự án “Tác
động của chính sách đăng kí cƣ trú hiện nay đến việc giảm nghèo đô thị 2005” của
Trung tâm Xã hội học thuộc Viện Khoa học xã hội vùng Đông Nam Bộ và Tổ chức
phi chính phủ VET. Mẫu nghiên cứu mà đề tài chọn là nhân khẩu và hộ gia đình, có
độ bao phủ cao. Thông qua những số liệu sẵn có phần nào tác giả cũng đã nêu lên
đƣợc sự khác biệt giữa nam và nữ di cƣ trong vấn đề hội nhập với môi trƣờng mới.
Qua các kết quả nghiên cứu đã phân tích ở trên cho thấy vấn đề di dân luôn
đƣợc nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Tuy một vài nghiên cứu chỉ tập trung xoay
quanh các nội dung chủ yếu nhƣ: đặc điểm nhân khẩu, kinh tế – xã hội của những
20
ngƣời nhập cƣ đến thành phố Hồ Chí Minh, nghiên cứu khả năng hội nhập của
ngƣời nhập cƣ, tác động của nhân khẩu học, kinh tế – xã hội đến bản thân ngƣời
nhập cƣ; nghiên cứu vai trò của ngƣời nhập cƣ đối với quê hƣơng thông qua sự
chuyển tiền, hàng hóa, hành trình hội nhập về việc làm, chỗ ở, mạng lƣới xã hội,
tâm lí – đời sống của di dân tự do vào thành phố Hồ Chí Minh, xác định cơ sở kinh
tế xã hội của quá trình di dân và lao động nhập cƣ, nhấn mạnh quan điểm của chủ
nghĩa Mác và những khó khăn vƣớng mắc về tiếp cận các dịch vụ cơ bản,… Do đó,
nội dung đề tài của tác giả nghiên cứu là vấn đề không hoàn toàn mới trong bối
cảnh nghiên cứu hiện nay.
Theo tổng quan nghiên cứu tài liệu của tác giả thì hiện nay chƣa có nhiều
đề tài nghiên cứu về thực trạng việc tiếp cận các dịch vụ xã hội, đặc biệt là quan
tâm nghiên cứu đến việc tiếp cận các dịch vụ xã hội của phụ nữ nhập cƣ.
Vì vậy, để tiếp tục phát triển những nền tảng kiến thức củanhững ngƣời đi
trƣớc, tác giả sẽ nghiên cứu về ngƣời nhập cƣ từ góc nhìn vềgiới. Trong nghiên cứu
khảo sát việc tiếp cận các dịch vụ xã hội của phụ nữ nhậpcƣ, tác giả mong muốn
xác định các yếu tố ảnh hƣởng đến việc tiếp cận các dịch vụ xã hội của phụ nữ nhập
cƣ trong giai đoạn hiện nay nhƣ thế nào nhằm đƣa ra các khuyến nghị và đề xuất
góp phần làm giảm thiểu bất bình đẳng giới đến việc tiếp cận các dịch vụ xã hội của
phụ nữ nhập cƣ – nghiên cứu trƣờng hợp tại phƣờng Tân Tạo A, quận Bình Tân,
thành phố Hồ Chí Minh.
2.4 KHUNG PHÂN TÍCH ĐỀ XUẤT
Qua quá trình khảo sát lấy ý kiến của các chuyên gia am hiểu về vấn đề dịch
vụ xã hội và Bình đẳng giới tại thành phố Hồ Chí Minh bao gồm nhóm lãnh đạo
của tổ chức UN Women, Phòng Bình đẳng giới Sở Lao động – Thƣơng binh và Xã
hội thành phố Hồ Chí Minh và các trƣởng phó phòng Lao động – Thƣơng binh và
Xã hội 24 quận huyện cho thấy:
- Các chuyên gia cho rằng phụ nữ nhập cƣ thuộc tầng lớp ngƣời yếu thế,
hoàn toàn không có sự lựa chọn gì mang tính thị trƣờng(ngƣời tiêu dùng quyết định
lựa chọn hàng hóa/ dịch vụ mà họ muốn theo khả năng chi trả và chất lƣợng của
21
hàng hóa/ dịch vụ đó).Các dịch vụ xã hội là dịch vụ công, do nhà nƣớc cung cấp,
cho nên hoàn toàn mang tính độc quyền và ngƣời tiêu dùng không có sự lựa chọn
nào.
- Việc tiếp cận các dịch vụ xã hội của phụ nữ nhập cƣ hiện nay chủ yếu vào
nhóm dịch cụ xã hội cơ bản sau:
+ Nhà ở
+ Điện
+ Nƣớc
` + Dịch vụ giáo dục
+ Dịch vụ y tế cho họ và gia đình (bảo hiểm y tế, bệnh viện công…)
+ Cơ sở hạ tầng kỹ thuật (điện, nƣớc, giao thông, cáp quang/truyền
hình…)
+ Tiếp cận đến tổ chức mạng lƣới xã hội nhƣ hội phụ nữ…
+ Việc làm
+ Tín dụng
22
CHƢƠNG III: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU
Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu
(Nguồn: Tác giả đề xuất)
Sau khi đã thu thập các phiếu khảo sát, tác giả tiến hành rà soát, chọn lọc và
loại bỏ những phiếu không đạt yêu cầu, sau đó mã hóa, nhập liệu và tác giả sẽ mô
tả lại tình hình thực tế của 2 nhóm đối tƣợng đƣợc khảo sát (phiếu khảo sát và quan
sát các nhóm đối tƣợng) nhằm để chỉ ra những bất bình đẳng trong việc tiếp cận các
dịch vụ xã hội tại địa phƣơng của 2 nhóm đối tƣợng.
Tiếp cận các chính sách hỗ trợ của địa phƣơng nhằm hỗ trợ cho nhóm phụ nữ
nhập cƣ đƣợc tiếp cận các dịch vụ xã hội và tìm hiểu xem những chính sách hỗ trợ
của địa phƣơng có thật sự hỗ trợ và mang lại lợi ích cho nhóm đối tƣợng trên hay sẽ
làm cản trở họ trong việc tiếp cận các dịch vụ xã hội.
Từ tổng quan các số liệu nghiên cứu trên tác giả sẽ đƣa ra các khuyến nghị và
đề xuất nhằm giảm thiểu bất bình đẳng trong việc tiếp cận các dịch vụ xã hội của
phụ nữ nhập cƣ – nghiên cứu trƣờng hợp tại phƣờng Tân Tạo A, quận Bình Tân,
thành phố Hồ Chí Minh.
3.2 THIẾT KẾ BẢNG HỎI
Việc thiết kế bảng câu hỏi ảnh hƣởng rất lớn đến kết quả nghiên cứu. Thiết kế
bảng câu hỏi không tốt sẽ dẫn đến kết quả sai lệch, các câu hỏi cần phải rõ ràng,
đơn giản, câu hỏi không đƣợc thiết kế có tính gợi ý hƣớng dẫn cho ngƣời trả lời mà
phải thiết kế sao cho ngƣời trả lời nói lên những điều suy nghĩ, những đánh giá thật
23
khách quan, không nên thiết kế bảng câu hỏi quá dài.
Trong nghiên cứu này, bảng câu hỏi đƣợc thiết kế sau khi rút kinh nghiệm từ
bƣớc câu hỏi sơ bộ cùng với sự góp ý của những ngƣời trả lời. Bảng câu hỏi đƣợc
thiết kế mạch lạc, rõ ràng hơn, dài 7 trang A4. Với nội dung gồm 2 phần:
+ Phần 1 là các thông tin chung nhƣ: Độ tuổi, trình độ học vấn, tình trạng
hôn nhân, công việc hiện nay;
+ Phần 2 là ý kiến cá nhân về thực trạng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản
của phụ nữ nhập cƣ và phụ nữ thƣờng trú, phần này ngƣời trả lời cảm thấy đƣợc tôn
trọng.Việc sắp xếp có thứ tự, ngắn gọn khiến ngƣời trả lời cảm thấy thoải mái,
không bị phân tâm.
Bảng câu hỏi sơ bộ sẽ đƣợc tham khảo ý kiến bằng cách phỏng vấn trực tiếp
10 chuyên gia đang làm việc trong lĩnh bình đẳng giới và hỏi ý kiến giáo viên
hƣớng dẫn, sau đó sẽ điều chỉnh bảng câu hỏi.
Sau khi điều chỉnh bảng câu hỏi, sẽ tiến hành khảo sát thử với 10 chuyên gia
tƣ vấn để kiểm tra về nội dung, tính rõ ràng và dễ hiểu của bảng câu hỏi. Nếu bảng
câu hỏi vẫn chƣa rõ ràng, dễ hiểu và có nội dung chƣa phù hợp thì tiếp tục chỉnh
sửa, tham khảo ý kiến chuyên gia, tiếp tục khảo sát thử nghiệm cho đến khi hoàn
thiện. Bảng câu hỏi chính thức đƣợc hoàn chỉnh và tiến hành thu thập dữ liệu.
3.3 THU THẬP DỮ LIỆU
Đề tài nghiên cứu dựa vào nguồn dữ liệu thứ cấp và dữ liệu sơ cấp.
Dữ liệu thứ cấp
Báo cáo của UBND quận Bình Tân – về sơ kết 15 năm triển khai Chƣơng
trình chiến lƣợc quốc gia về bình đẳng giới trên địa bàn quận Bình Tân giai đoạn
2011 – 2020;
Báo cáo của UBND quận Bình Tân – về khảo sát, thống kê số liệu tách biệt
giới về tình trạng đời sống của ngƣời dân nhập cƣ trên địa bàn quận Bình Tân.
Đề án số 07 của UBND quận Bình Tân – về xây dựng thành phố an toàn
cho phụ nữ và trẻ em.
Quyết định số 2568/QĐ-UBND ngày 23 tháng 5 năm 2017 của Ủy ban
24
nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về Ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề
án “Phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới trên địa bàn Thành phố Hồ
Chí Minh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030”.
Chƣơng trình hành động Số 51 của Sở Lao động – Thƣơng binh và Xã hội
thành phố Hồ Chí Minh – Vì sự tiến bộ phụ nữ và bình đẳng giới giai đoạn 2015 –
2020.
Dữ liệu sơ cấp
Là nguồn thông tin chính của đề tài, đƣợc thu thập thông qua phỏng vấn và
phát trực tiếp phiếu khảo sát phụ nữ nhập cƣ và phụ nữ thƣờng trú – nghiên cứu
trƣờng hợp tại phƣờng Tân Tạo A, quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh.
3.3.1 Quy trình thu thập dữ liệu
Nhằm đảm bảo tính chính xác của dữ liệu tác giả đồng thời thực hiện việc
thu thập thứ cấp và sơ cấp để có đƣợc nguồn dữ liệu chính xác, đáng tin cậy và phù
hợp với mục tiêu nghiên cứu của đề tài. Để làm đƣợc điều này trƣớc hết tác giả phải
xác định cụ thể địa điểm nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và hình thức thu thập từ
các đối tƣợng sao cho phù hợp, đƣợc chấp nhận cộng tác và dễ thực hiện.
Thu thập thông tin bằng cách lập một bảng hỏi cho nhóm đối tƣợng trong
một khu vực nhất định ở một khoảng không gian và thời gian nhất định.
Bảng câu hỏi là một loạt các câu hỏi đƣợc viết hay thiết kế bởi nhóm chuyên
gia để gửi cho ngƣời trả lời phỏng vấn trả lời và gửi lại bảng trả lời câu hỏi. Đề tài
sẽ thực hiện phỏng vấn bằng bảng hỏi trực tiếp đối với phụ nữ nhập cƣ và phụ nữ
thƣờng trú trên địa bàn nghiên cứu nhằm thu thập thông tin phục vụ cho mục đích
nghiên cứu.
3.3.2 Phƣơng pháp quan sát
Là phƣơng pháp thu thập thông tin của nghiên cứu xã hội học thực nghiệm
thông qua các tri giác nhƣ: nghe, nhìn, v.v để thu nhận các thông tin từ thực tế xã
hội nhằm đáp ứng mục tiêu nghiên cứu của đề tài. Trong quá trình nghiên cứu thực
tiễn, nghiên cứu sử dụng phƣơng pháp quan sát nhằm mục đích thu thập thêm thông
tin khách quan của khách thể nghiên cứu.
25
Trong đề tài này, sử dụng phƣơng pháp quan sát hƣớng việc tiếp cận các
dịch vụ xã hội của phụ nữ nhập cƣ – nghiên cứu trƣờng hợp tại phƣờng Tân Tạo A,
quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh. Quan sát thái độ, hành vi, mức độ quan
tâm của cán bộ địa phƣơng đối với việc tiếp cận các dịch vụ xã hội của phụ nữ nhập
cƣ khi họ di cƣ đến địa phƣơng mình quản lý. Những quan sát này góp phần làm
sáng tỏ thêm những kết quả nghiên cứu định lƣợng đã thu thập đƣợc.
3.4 PHƢƠNG PHÁP PHÂN TÍCH DỮ LIỆU
3.4.1 Phƣơng pháp tổng quan tài liệu
Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài. Tác
giả tiến hành thu thập các tài liệu văn bản cần thiết từ các sở, ban, ngành và các
nguồn tin cậy phù hợp với đối tƣợng cũng nhƣ vấn đề nghiên cứu, tiến hành xem
xét các thông tin có sẵn trong tài liệu để có cái nhìn tổng quan về vấn đề. Đồng
thời, phục vụ cho mục đích tổng hợp thông tin và đáp ứng mục tiêu nghiên cứu của
đề tài một cách tốtnhất.
Tìm hiểu, đọc và phân tích sách, nghiên cứu, báo cáo và các bài viết trên
mạng internet có liên quan đến vấn đề ngƣời di cƣ và các vấn đề liên quan đến việc
tiếp cận các dịch vụ xã hội của phụ nữ nhập cƣ.
Phƣơng pháp này đƣợc tác giả sử dụng nhằm khai thác những tài liệu sẵn có
trên các bài báo, tạp chí và các công trình nghiên cứu khoa học có liên quan đến “di
cƣ”, “nhập cƣ”, “dịch vụ xã hội”, “phụ nữ nhập cƣ” v.v. Những tài liệu này, sẽ giúp
cho tác giả có cái nhìn tổng quan từ những nghiên cứu đi trƣớc về vấn đề việc tiếp
cận các dịch vụ xã hội của phụ nữ nhập cƣ.
3.4.2Phƣơng pháp thống kê
Sử dụng phƣơng pháp thông kê toán học để xử lý các số liệu, tài liệu (xử lý
các thông tin định lƣợng đƣợc trình bày dƣới dạng: con số rời rạc, bảng số liệu,
biểu đồ, đồ thị, xử lý thông tin định tính bằng biểu đồ) đã thu thập đƣợc từ các
phƣơng pháp nghiên cứu khác nhau nhƣ: quan sát, điều tra bảng hỏi… làm cho các
kết quả nghiên cứu trở nên chính xác, đảm bảo độ tin cậy.
26
3.4.3Phƣơng pháp phỏng vấn sâu
Xây dựng bảng câu hỏi phù hợp với điều kiện và thực tế việc tiếp cận các
dịch vụ xã hội của phụ nữ nhập cƣ và phụ nữ thƣờng trú – nghiên cứu trƣờng hợp
tại phƣờng Tân Tạo A, quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh để tiến hành khảo
sát. Dựa trên nghiên cứu trƣớc và kết quả khảo sát chuyên gia lần 1, tác giả xây
dựng bảng khảo sát sơ bộ và thực hiện phỏng vấn sâu đối với 10 ngƣời, trong đó có
07 ngƣời là phụ nữ nhập cƣ, 03 ngƣời là các đối tƣợng có liên quan đến ngƣời nhập
cƣ nhƣ cán bộ chuyên trách dân số - trẻ em phƣờng, đại diện tổ trƣởng dân phố và
đại diện chủ nhà trọ trên địa bàn khảo sát.
Việc phỏng vấn giúp tác giả xác định, kiểm tra tính chính xác, dễ hiểu của
các câu hỏi khảo sát, bổ sung những kiến thức còn thiếu và điều chỉnh những nội
dung chƣa thích hợp.
3.4.4Mẫu nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là phụ nữ nhập cƣ và phụ nữ thƣờng trú tại
phƣờng Tân Tạo A, quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh – với mẫu khảo sát
150 quan sát.
Tiêu chí chọn 100 mẫu quan sát là phụ nữ nhập cƣ diện KT4 tại địa bàn
nghiên cứu và 50 quan sát là phụ nữ thƣờng trú tại địa phƣơng.
Mẫu khảo sát định lƣợng sử dụng danh sách phụ nữ nhập cƣ diện KT4 trên
địa bàn phƣờng (do cán bộ chuyên trách dân số - trẻ em phƣờng lập danh sách) để
làm khung chọn mẫu, khảo sát dự kiến100 quan sát trƣờng hợp đối với phụ nữ nhập
cƣ và 50 quan sát đối với trƣờng hợp phụ nữ thƣờng trú để làm cơ sở so sánh những
thiệt thòi của nhóm phụ nữ nhập cƣ khi tiếp cận các dịch vụ xã hội so với nhóm phụ
nữ thƣờng trú tại địa phƣơng.
Bƣớc tiếp theo tác giả chọn mẫu theo bƣớc nhảy ngẫu nhiên theo danh sách
để đạt dung lƣợng mẫu có khối lƣợng n=150 và 50 mẫu dự phòng.
Tổng số mẫu định tính là 10 đơn vị mẫu, trong đó có 07 mẫu phỏng vấn sâu
là phụ nữ nhập cƣ, 03 mẫu phỏng vấn sâu là các đối tƣợng có liên quan đến ngƣời
nhập cƣ nhƣ cán bộ chuyên trách dân số - trẻ em phƣờng, đại diện tổ trƣởng dân
27
phố và đại diện chủ nhà trọ trên địa bàn khảo sát. Mẫu phỏng vấn sâu phụ nữ nhập
cƣ sẽ đƣợc chọn ngẫu nhiên trong tổng thể, mẫu phỏng vấn đại diện chủ nhà trọ
cũng đƣợc chọn ngẫu nhiên trong quá trình khảo sát. Mẫu phỏng vấn sâu đại diện tổ
trƣởng dân phố và cán bộ dân số – trẻ em đƣợc địa phƣơng giới thiệu.
Trong quá trình thực địa khảo sát, nếu mẫu đã chọn không thể tham gia khảo
sát vì điều kiện chủ quan nhƣ mẫu khảo sát vắng nhà, điều tra viên liên hệ nhiều lần
nhƣng không gặp,… hoặc do điều kiện khách quan nhƣ mẫu khảo sát không đồng ý
cung cấp thông tin vì một số lý do cá nhân, nhóm khảo sát sẽ sử dụng mẫu dự
phòng để đảm bảo đủ khối lƣợng mẫu khảo sát theo kế hoạch đề ra.
28
CHƢƠNG IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VIỆC TIẾP CẬN
CÁC DỊCH VỤ XÃ HỘI CỦA PHỤ NỮ NHẬP CƢ TẠI
PHƢỜNG TÂN TẠO A, QUẬN BÌNH TÂN, THÀNH PHỐ HỒ
CHÍ MINH
4.1 ĐẶC ĐIỂM NHÂN KHẨU XÃ HỘI
4.1.1 Độ tuổi
Bảng 4.1. Nhóm tuổi của phụ nữ nhập cƣ và phụ nữ thƣờng trú
Nhập cƣ Thƣờng trú
(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả)
Thông tin thu đƣợc từ 150 trƣờng hợp phỏng vấn ở bảng 4.1 (100 phụ nữ
nhập cƣ và 50 phụ nữ thƣờng trú), tuổi của phụ nữ nhập cƣ biến thiên trong khoảng
từ 18 đến 64 tuổi, độ tuổi trung bình đƣợc xác định là 32 tuổi.
Xét tổng thể số lƣợng mẫu khảo sát, tuổi của phụ nữ nhập cƣ tập trung nhiều
nhất ở nhóm dƣới 35 tuổi, có 39 trƣờng hợp chiếm 39% trên toàn bộ mẫu khảo sát.
Nhóm từ 36 tuổi đến 40 tuổi có 35 trƣờng hợp chiếm 35% và nhóm trên 40 tuổi có
26 trƣờng hợp chiếm 26 % (trong đó có 5 trƣờng hợp phụ nữ nhập cƣ trên 60 tuổi
chiếm 5%).
Đối với trƣờng hợp khảo sát độ tuổi của phụ nữ thƣờng trú tập trung nhiều
nhất ở nhóm từ 36 tuổi đến 40 tuổi có 18 trƣờng hợp chiếm 36% trên toàn bộ phiếu
khảo sát và trên 40 tuổi có 18 trƣờng hợp chiếm 36% trên toàn bộ phiếu khảo sát
Số liệu Tỷ lệ %
35 tuổi trở
xuống 39 39
36 tuổi đến 40
tuổi 35 35
Trên 40 tuổi 26 26
Tổng 100 100
Số liệu Tỷ lệ %
35 tuổi trở
xuống 14 28
36 tuổi đến 40
tuổi 18 36
Trên 40 tuổi 18 36
Tổng 50 100
29
(trong đó có 6 trƣờng hợp phụ nữ nhập cƣ trên 60 tuổi chiếm 12%), nhóm dƣới 35
tuổi có 14 trƣờng hợp chiếm 28% trên toàn bộ mẫu khảo sát.
Nhƣ vậy nhìn chung qua phiếu khảo sát thì có thể thấy tình trạng độ tuổi của
phụ nữ nhập cƣ vào quận Bình Tân nói chung và phƣờng Tân Tạo A nói riêng chủ
yếu tập trung ở độ tuổi học tập và lao động. Còn phụ nữ thƣờng trú đại địa phƣơng
thì tập trung ở độ tuổi lao động nhƣng ngƣời trên độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ cao
12%.
4.1.2 Học vấn
Tầm quan trọng của giáo dục đã đƣợc đƣa vào các chƣơng trình của quốc gia
và Việt Nam đạt đƣợc nhiều thành tựu đáng kể về phƣơng diện giáo dục.
Trong khảo sát mức sống hộ gia đình năm 2015 thể hiện mức độ gia tăng
liên tục về trình độ học vấn, điều này cũng đã đƣợc ghi nhận trong các khảo sát
năm 2016 và 2017. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn đế cần quan tâm trong lĩnh vực
giáo dục. Số liệu về trình độ học vấn thu thập từ nghiên cứu này cho thấy có 1
trƣờng hợp chiếm 2% phụ nữ thƣờng trú không biết chữ (trong báo cáo của Sở
Giáo dục và Đào tạo, thành phố Hồ Chí Minh đó là về cơ bản thành phố đã xóa
đƣợc mù chữ). Nhƣng với số liệu về trình độ học vấn thu thập từ nghiên cứu này
đặc biệt là phụ nữ nhập cƣ vẫn còn tồn tại thực trạng của vấn đề mù chữ cụ thể có 4
trƣờng hợp chiếm tỷ lệ 4%.
Theo kết quả khảo sát nhóm trình độ học vấn phụ nữ nhập cƣ có 30 trƣờng
hợp chiếm 30% là trình độ tiểu học; 24 trƣờng hợp chiếm 24% có trình độ trung
học cơ sở; 28 tƣơng đƣơng 28% trƣờng hợp phụ nữ nhập cƣ có trình độ trung học
phổ thông và 14 trƣờng hợp chiếm 14% có trình độ trung cấp trở lên (biểu đồ 4.1).
Nhóm trình độ học vấn phụ nữ thƣờng trú có 15 trƣờng hợp chiếm 30% có trình độ
trung cấp trở lên; 18 trƣờng hợp tƣơng đƣơng 36% phụ nữ có trình độ trung học
phổ thông; 9 trƣờng hợp chiếm 18% có trình độ trung học cơ sở; 07 trƣờng hợp
chiếm 14% là trình độ tiểu học (biểu đồ 4.1).
30
28%
14%
Nhập cƣ
4%
24%
30%
Không
biết chữ
Tiểu học
Trung
học cơ
sở
Trung
học phổ
thông
Trung
cấp trở
lên
30%
Thƣờng trú
2% 14%
36%
Không
biết chữ
Tiểu học
Trung
18% học cơ
sở
Trung
học phổ
thông
Trung
cấp trở
lên
Biểu đồ 4.1. Nhóm trình độ học vấn của phụ nữ nhập cƣ và thƣờng trú
(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả)
4.1.3 Tình trạng hôn nhân
Số liệu khảo sát thu thập đƣợc có 12 trƣờng hợp chiếm 12% phụ nữ nhập cƣ
chƣa kết hôn và 88 trƣờng hợp phụ nữ nhập cƣ là những ngƣời đã kết hôn chiếm
88% (bảng 4.2).
Bảng 4.2. Nhóm tình trạng hôn nhân của phụ nữ nhập cƣ và phụ nữ thƣờng trú.
Nhập cƣ Thƣờng trú
Số liệu Tỷ lệ % Số liệu Tỷ lệ %
Chƣa kết hôn 12 12 Chƣa kết hôn 9 18
Đã kết hôn 88 88 Đã kết hôn 41 82
Tổng 100 100 Tổng 50 100
(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả)
Nhóm phụ nữ thƣờng trú chƣa kết hôn là 9 trƣờng hợp chiếm 18% và 41
trƣờng hợp đã kết hôn chiếm tỷ lệ 82% (bảng 4.2).
4.1.4 Nghề nghiệp
Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm công nghiệp lớn của cả nƣớc, vì lý do
đó, thành phố có sức hút mạnh mẽ dân nhập cƣ từ các tỉnh khác đến để học tập, lao
động và làm việc. Ngoài ra, do đặc thù là trung tâm kinh tế của cả nƣớc, vì vậy các
31
ngành nghề tại thành phố cũng rất đa dạng.
Qua khảo sát cho thấy phụ nữ nhập cƣ đi cùng với gia đình, vì vậy khảo sát
công việc/ nghề nghiệp hiện tại có 27 trƣờng hợp chiếm 27% phụ nữ nhập cƣ làm
công việc nội trợ và phụ thuộc kinh tế vào chồng; có 8 trƣờng hợp chiếm 8% phụ
nữ buôn bán nhỏ tại gia đình, họ vừa buôn bán vừa làm công việc nội trợ. Ở góc độ
nhà tuyển dụng, việc tuyển dụng lao động đối với mỗi nhóm ngành nghề phải tuân
theo những tiêu chuẩn khác nhau, đôi khi những tiêu chuẩn này rất khắt khe về độ
tuổi, giới tính, sức khỏe, kỹ năng nghề, trình độ, năng lực chuyên môn, ngoại hình,
kinh nghiệm làm việc, hoàn cảnh gia đình. Do đó, với nhóm nghề nghiệp lao động
tự do, ngƣời nữ lao động sẽ không gặp khó khăn khi không phải trải qua bất cứ sự
tuyển dụng nào, thu nhập tƣơng đối đều đặn, không bị quản lý về thời gian vì vậy
có 9 trƣờng hợp chiếm 9% phụ nữ nhập cƣ tham gia loại hình công việc này.
Chiếm đa số trong các loại hình công việc đó là nhóm nghề nghiệp công
nhân/ thợ máy/ thợ thủ công với 36 trƣờng hợp tƣơng đƣơng 36%, nhóm đối tƣợng
này chủ yếu làm việc trong các công ty sản xuất giày da xuất khẩu trên địa bàn.
Tƣơng tự nhƣ loại hình công việc giản đơn là không đòi hỏi nhiều về trình độ học
vấn, nhƣng ở nhóm công nhân lao động do họ làm việc trong các công ty, xí nghiệp
vì vậy họ bị ràng buộc nhiều hơn về thời gian và giờ giấc làm việc.
Ở nhóm nghề nghiệp nhân viên văn phòng, do phải đáp ứng những điều kiện
về trình độ, kỹ năng, ngoại hình, nên chỉ có 15 trƣờng hợp chiếm 15% nữ nhập cƣ
tham gia nhóm ngành nghề này. Đặc biệt, ở nhóm nghề nghiệp là lãnh đạo quản lý,
chỉ có 5 trƣờng hợp chiếm 5% nữ nhập cƣ tham gia (biểu đồ 4.2).
32
Biểu đồ 4.2. Nhóm nghề nghiệp của phụ nữ nhập cƣ
(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả)
Trái lại với nhóm nghề nghiệp của phụ nữ nhập cƣ thì nhóm nghề nghiệp
của phụ nữ thƣờng trú nhóm ngành nghề chiếm con số cao nhất là nhóm nhân viên
văn phòng 18 trƣờng hợp chiếm 36%, kế đến là nhóm công nhân/ thợ máy/ thợ thủ
công có 13 trƣờng hợp chiếm 26%, nhóm lãnh đạo, quản lý có 8 trƣờng hợp chiếm
16%, kế đến là nhóm buôn bán nhỏ có 6 trƣờng hợp chiếm 12%, nội trợ có 4 trƣờng
hợp chiếm 8% và thấp nhất là nhóm lao động tự do 1 trƣờng hợp chiếm 2% (biểu
4.3).
Biểu đồ 4.3. Nhóm nghề nghiệp của phụ nữ thƣờng trú
(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả)
16%
Thƣờng trú
8%
12%
Nội trợ 8%
2% Buôn bán nhỏ 12%
Lao động tự do 2%
36% 26%
Công nhân/thợ máy/thợ thủ công
26%
Nhân viên văn phòng 36%
Lãnh đạo, quản lý 16%
Nhập cƣ
5% Nội trợ 27%
15% 27%
Buôn bán nhỏ 8%
Lao động tự do 9%
8%
36%
9%
Công nhân/thợ máy/thợ thủ
công 36%
Nhân viên văn phòng 15%
33
Thực trạng nghề nghiệp của phụ nữ nhập cƣ cho thấy phụ nữ nhập cƣ tham
gia lao động chiếm đa số trong các loại hình công việc không đòi hỏi nhiều về trình
độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng nghề,... mà đặc thù những loại hình
công việc này thƣờng thu nhập không cao, do đó phụ nữ nhập cƣ sẽ phải chịu nhiều
áp lực về thu nhập, các khoản chi tiêu, tiết kiệm và tiền gửi về quê,. Mặt khác, ở
các loại hình công việc này thƣờng không ổn định, không có những thỏa thuận, hợp
đồng lao động cụ thể, vì vậy phụ nữ nhập cƣ dễ bị bóc lột sức lao động. Ngoài ra
thời gian làm việc dài, thƣờng xuyên tăng ca, làm thêm giờ, làm đêm, tan ca
muộn,… sẽ phát sinh những vấn đề liên quan khác đến phụ nữ nhƣ lạm dụng tình
dục, quấy rối tình dục có nguy cơ xảy ra rất cao.
Theo phân tích trên thì trình độ học vấn của phụ nữ nhập cƣ tập trung nhiều
nhất ở trình độ tiểu học trong khi đó thì phụ nữ thƣờng trú thì tập trung nhiều ở
trình độ tốt nghiệp phổ thông, với trình độ học vấn khác nhau đã mang lại cho
ngƣời lao động những cơ hội nghề nghiệp cũng khác nhau tƣơng ứng. Theo đó,
nhóm ngành nghề không đòi hỏi nhiều về trình độ chiếm đa số phụ nữ nhập cƣ
tham gia. Kết quả khảo sát cũng cho thấy nhóm phụ nữ đã kết hôn cao hơn so với
nhóm phụ nữ chƣa kết hôn nhập cƣ và khi kết hôn thì đồng nghĩ với việc họ sẽ
nhập cƣ vào thành phố cùng với gia đình mình nhiều hơn so với việc nhập cƣ vào
thành phố một mình.
4.2 THỰC TRẠNG VIỆC TIẾP CẬN CÁC DỊCH VỤ XÃ HỘI
4.2.1 Dịch vụ xã hội cơ bản
4.2.1.1 Nhà ở
Mẫu phỏng vấn là những phụ nữ nhập cƣ từ tỉnh khác đến tạm trú làm việc
và phụ nữ thƣờng trú lâu năm tại tại quận Bình Tân. Xét trên tổng thể, có 85 trƣờng
hợp chiếm 85% phụ nữ nhập cƣ có chỗ ở không ổn định, phải ở nhà thuê. Trong khi
đó thì phụ nữ trƣờng trú tại địa phƣơng có 7 trƣờng hợp nhà của bản thân chiếm
14%, gia đình cho là 12 trƣờng hợp chiếm 24%, gia đình mua 26 trƣờng hợp chiếm
52%, tổng thể có thể nói có đến 90% phụ nữ tại địa phƣơng có nhà ở ổn định và
10% phải thuê mƣớn (biểu đồ 4.4).
34
Chính những điều này ảnh hƣởng rất nhiều đến phụ nữ nhập cƣ, họ phải
đối mặt với nhiều thách thức hơn so với phụ nữ thƣờng trú nhƣ: không có đƣợc sự
quản lý của địa phƣơng, không đƣợc tiếp cận các chính sách ƣu đãi tại địa
phƣơng…. Vì vậy phụ nữ nhập cƣ sẽ khó khăn trong thụ hƣởng các chế độ, chính
sách và những hỗ trợ khác của địa phƣơng.
Biểu đồ 4.4. Tình trạng nhà ở của phụ nữ nhập cƣ và thƣờng trú
(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả)
Trên thực tế, do phụ nữ nhập cƣ không đến đăng ký tạm trú theo quy định
vì họ thƣờng xuyên thay đổi chỗ ở nếu có nơi thuê trọ có giá thuê hợp lý hơn, rẻ
hơn hoặc phù hợp hơn. Mặt khác, phụ nữ nhập cƣ có nhiều nguy cơ đối mặt với
tình trạng bị lạm dụng tình dục do đặc thù về việc cƣ trú không ổn định của mình.
Trong khi đó, chỉ có 15% tƣơng đƣơng 15 trƣờng hợp phụ nữ nhập cƣ có chỗ ở ổn
định, nghĩa là họ có nhà riêng hoặc sống cùng với một số thành viên khác trong gia
đình tại địa bàn khảo sát (Biểu đồ 4.4).
90 85%
80
70
60
52%
50
40
Nhập cƣ
Thƣờng trú
30
24%
20
14%
10% 10%
10
2% 3%
0
Của bản thân Gia đình cho Gia đình mua Nhà thuê
35
Bảng 4.3. Tình trạng giấy chủ quyền nhà ở của phụ nữ nhập cƣ và thƣờng trú
Nhập cƣ Thƣờng trú
Số
liệu
Tỷ lệ
%
Số
liệu
Tỷ lệ
%
Đã có giấytờ chủ quyền 1 6,67 Đã có giấy tờ chủ quyền 50 100
Mua bán hợp lệ nhƣng
chƣa có giấy chủ quyền 2 13,33
Mua bán hợp lệ nhƣng
chƣa có giấy chủ quyền 0 0
Chỉ có giấy tay mua bán 12 80,00 Chỉ có giấy tay mua bán 0 0
Tổng 15 100 Tổng 50 100
(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả)
Có 15 trƣờng hợp phụ nữ nhập cƣ có nhà tại địa phƣơng nhƣng có tới 14
trƣờng hợp đã có nhà có giấy tay mua bán nhà hoặc mua bán nhà hợp lệ nhƣng
chƣa có giấy chủ quyền – đây là loại giấy tờ không có giá trị pháp lý và có duy nhất
1 trƣờng hợp có giấy tờ hợp lệ về chủ quyền nhà ở của mình. Còn đối với phụ nữ
tại địa phƣơng thì có 50/50 trƣờng hợp có nhà tại địa phƣơng và có giấy tờ nhà hợp
lệ chiếm 100% (bảng 4.3).
Bảng 4.4. Lý do chƣa có giấy chủ quyền nhà đất của phụ nữ nhập cƣ
Số liệu Tỷ lệ %
Chƣa có hộ khẩu thƣờng trú tại thành phố 12 85,71
Thủ tục phức tạp 10 71,43
Chi phí quá cao 11 78,57
Tốn thời gian 5 35,71
(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả)
Những lý do phụ nữ nhập cƣ có nhà nhƣng chƣa làm giấy chủ quyền nhà
đất là vì chƣa có hộ khẩu thƣờng trú nên không làm giấy tờ nhà đƣợc có 8 trƣờng
hợp chiếm 85,71%, lý do thứ hai là do chi phí làm giấy tờ nhà đất quá cao nên chƣa
đủ khả năng làm giấy chủ quyền nhà ở chiếm 78,57% tƣơng đƣơng 11 trƣờng hợp;
có 10 trƣờng hợp cho rằng thủ thục phức tạp chiếm 71,43% và chỉ có 5 trƣờng hợp
Luận Văn Tiếp Cận Các Dịch Vụ Xã Hội Của Phụ Nữ Nhập Cư
Luận Văn Tiếp Cận Các Dịch Vụ Xã Hội Của Phụ Nữ Nhập Cư
Luận Văn Tiếp Cận Các Dịch Vụ Xã Hội Của Phụ Nữ Nhập Cư
Luận Văn Tiếp Cận Các Dịch Vụ Xã Hội Của Phụ Nữ Nhập Cư
Luận Văn Tiếp Cận Các Dịch Vụ Xã Hội Của Phụ Nữ Nhập Cư
Luận Văn Tiếp Cận Các Dịch Vụ Xã Hội Của Phụ Nữ Nhập Cư
Luận Văn Tiếp Cận Các Dịch Vụ Xã Hội Của Phụ Nữ Nhập Cư
Luận Văn Tiếp Cận Các Dịch Vụ Xã Hội Của Phụ Nữ Nhập Cư
Luận Văn Tiếp Cận Các Dịch Vụ Xã Hội Của Phụ Nữ Nhập Cư
Luận Văn Tiếp Cận Các Dịch Vụ Xã Hội Của Phụ Nữ Nhập Cư
Luận Văn Tiếp Cận Các Dịch Vụ Xã Hội Của Phụ Nữ Nhập Cư
Luận Văn Tiếp Cận Các Dịch Vụ Xã Hội Của Phụ Nữ Nhập Cư
Luận Văn Tiếp Cận Các Dịch Vụ Xã Hội Của Phụ Nữ Nhập Cư
Luận Văn Tiếp Cận Các Dịch Vụ Xã Hội Của Phụ Nữ Nhập Cư
Luận Văn Tiếp Cận Các Dịch Vụ Xã Hội Của Phụ Nữ Nhập Cư
Luận Văn Tiếp Cận Các Dịch Vụ Xã Hội Của Phụ Nữ Nhập Cư
Luận Văn Tiếp Cận Các Dịch Vụ Xã Hội Của Phụ Nữ Nhập Cư
Luận Văn Tiếp Cận Các Dịch Vụ Xã Hội Của Phụ Nữ Nhập Cư
Luận Văn Tiếp Cận Các Dịch Vụ Xã Hội Của Phụ Nữ Nhập Cư
Luận Văn Tiếp Cận Các Dịch Vụ Xã Hội Của Phụ Nữ Nhập Cư
Luận Văn Tiếp Cận Các Dịch Vụ Xã Hội Của Phụ Nữ Nhập Cư
Luận Văn Tiếp Cận Các Dịch Vụ Xã Hội Của Phụ Nữ Nhập Cư
Luận Văn Tiếp Cận Các Dịch Vụ Xã Hội Của Phụ Nữ Nhập Cư
Luận Văn Tiếp Cận Các Dịch Vụ Xã Hội Của Phụ Nữ Nhập Cư
Luận Văn Tiếp Cận Các Dịch Vụ Xã Hội Của Phụ Nữ Nhập Cư
Luận Văn Tiếp Cận Các Dịch Vụ Xã Hội Của Phụ Nữ Nhập Cư
Luận Văn Tiếp Cận Các Dịch Vụ Xã Hội Của Phụ Nữ Nhập Cư
Luận Văn Tiếp Cận Các Dịch Vụ Xã Hội Của Phụ Nữ Nhập Cư
Luận Văn Tiếp Cận Các Dịch Vụ Xã Hội Của Phụ Nữ Nhập Cư
Luận Văn Tiếp Cận Các Dịch Vụ Xã Hội Của Phụ Nữ Nhập Cư
Luận Văn Tiếp Cận Các Dịch Vụ Xã Hội Của Phụ Nữ Nhập Cư
Luận Văn Tiếp Cận Các Dịch Vụ Xã Hội Của Phụ Nữ Nhập Cư
Luận Văn Tiếp Cận Các Dịch Vụ Xã Hội Của Phụ Nữ Nhập Cư
Luận Văn Tiếp Cận Các Dịch Vụ Xã Hội Của Phụ Nữ Nhập Cư
Luận Văn Tiếp Cận Các Dịch Vụ Xã Hội Của Phụ Nữ Nhập Cư
Luận Văn Tiếp Cận Các Dịch Vụ Xã Hội Của Phụ Nữ Nhập Cư
Luận Văn Tiếp Cận Các Dịch Vụ Xã Hội Của Phụ Nữ Nhập Cư
Luận Văn Tiếp Cận Các Dịch Vụ Xã Hội Của Phụ Nữ Nhập Cư
Luận Văn Tiếp Cận Các Dịch Vụ Xã Hội Của Phụ Nữ Nhập Cư
Luận Văn Tiếp Cận Các Dịch Vụ Xã Hội Của Phụ Nữ Nhập Cư
Luận Văn Tiếp Cận Các Dịch Vụ Xã Hội Của Phụ Nữ Nhập Cư
Luận Văn Tiếp Cận Các Dịch Vụ Xã Hội Của Phụ Nữ Nhập Cư
Luận Văn Tiếp Cận Các Dịch Vụ Xã Hội Của Phụ Nữ Nhập Cư
Luận Văn Tiếp Cận Các Dịch Vụ Xã Hội Của Phụ Nữ Nhập Cư
Luận Văn Tiếp Cận Các Dịch Vụ Xã Hội Của Phụ Nữ Nhập Cư
Luận Văn Tiếp Cận Các Dịch Vụ Xã Hội Của Phụ Nữ Nhập Cư
Luận Văn Tiếp Cận Các Dịch Vụ Xã Hội Của Phụ Nữ Nhập Cư
Luận Văn Tiếp Cận Các Dịch Vụ Xã Hội Của Phụ Nữ Nhập Cư
Luận Văn Tiếp Cận Các Dịch Vụ Xã Hội Của Phụ Nữ Nhập Cư
Luận Văn Tiếp Cận Các Dịch Vụ Xã Hội Của Phụ Nữ Nhập Cư
Luận Văn Tiếp Cận Các Dịch Vụ Xã Hội Của Phụ Nữ Nhập Cư
Luận Văn Tiếp Cận Các Dịch Vụ Xã Hội Của Phụ Nữ Nhập Cư
Luận Văn Tiếp Cận Các Dịch Vụ Xã Hội Của Phụ Nữ Nhập Cư
Luận Văn Tiếp Cận Các Dịch Vụ Xã Hội Của Phụ Nữ Nhập Cư
Luận Văn Tiếp Cận Các Dịch Vụ Xã Hội Của Phụ Nữ Nhập Cư
Luận Văn Tiếp Cận Các Dịch Vụ Xã Hội Của Phụ Nữ Nhập Cư
Luận Văn Tiếp Cận Các Dịch Vụ Xã Hội Của Phụ Nữ Nhập Cư
Luận Văn Tiếp Cận Các Dịch Vụ Xã Hội Của Phụ Nữ Nhập Cư
Luận Văn Tiếp Cận Các Dịch Vụ Xã Hội Của Phụ Nữ Nhập Cư
Luận Văn Tiếp Cận Các Dịch Vụ Xã Hội Của Phụ Nữ Nhập Cư
Luận Văn Tiếp Cận Các Dịch Vụ Xã Hội Của Phụ Nữ Nhập Cư
Luận Văn Tiếp Cận Các Dịch Vụ Xã Hội Của Phụ Nữ Nhập Cư
Luận Văn Tiếp Cận Các Dịch Vụ Xã Hội Của Phụ Nữ Nhập Cư
Luận Văn Tiếp Cận Các Dịch Vụ Xã Hội Của Phụ Nữ Nhập Cư
Luận Văn Tiếp Cận Các Dịch Vụ Xã Hội Của Phụ Nữ Nhập Cư
Luận Văn Tiếp Cận Các Dịch Vụ Xã Hội Của Phụ Nữ Nhập Cư
Luận Văn Tiếp Cận Các Dịch Vụ Xã Hội Của Phụ Nữ Nhập Cư
Luận Văn Tiếp Cận Các Dịch Vụ Xã Hội Của Phụ Nữ Nhập Cư
Luận Văn Tiếp Cận Các Dịch Vụ Xã Hội Của Phụ Nữ Nhập Cư
Luận Văn Tiếp Cận Các Dịch Vụ Xã Hội Của Phụ Nữ Nhập Cư
Luận Văn Tiếp Cận Các Dịch Vụ Xã Hội Của Phụ Nữ Nhập Cư
Luận Văn Tiếp Cận Các Dịch Vụ Xã Hội Của Phụ Nữ Nhập Cư
Luận Văn Tiếp Cận Các Dịch Vụ Xã Hội Của Phụ Nữ Nhập Cư
Luận Văn Tiếp Cận Các Dịch Vụ Xã Hội Của Phụ Nữ Nhập Cư
Luận Văn Tiếp Cận Các Dịch Vụ Xã Hội Của Phụ Nữ Nhập Cư
Luận Văn Tiếp Cận Các Dịch Vụ Xã Hội Của Phụ Nữ Nhập Cư
Luận Văn Tiếp Cận Các Dịch Vụ Xã Hội Của Phụ Nữ Nhập Cư
Luận Văn Tiếp Cận Các Dịch Vụ Xã Hội Của Phụ Nữ Nhập Cư
Luận Văn Tiếp Cận Các Dịch Vụ Xã Hội Của Phụ Nữ Nhập Cư
Luận Văn Tiếp Cận Các Dịch Vụ Xã Hội Của Phụ Nữ Nhập Cư
Luận Văn Tiếp Cận Các Dịch Vụ Xã Hội Của Phụ Nữ Nhập Cư
Luận Văn Tiếp Cận Các Dịch Vụ Xã Hội Của Phụ Nữ Nhập Cư
Luận Văn Tiếp Cận Các Dịch Vụ Xã Hội Của Phụ Nữ Nhập Cư
Luận Văn Tiếp Cận Các Dịch Vụ Xã Hội Của Phụ Nữ Nhập Cư
Luận Văn Tiếp Cận Các Dịch Vụ Xã Hội Của Phụ Nữ Nhập Cư

More Related Content

Similar to Luận Văn Tiếp Cận Các Dịch Vụ Xã Hội Của Phụ Nữ Nhập Cư

Luận Văn Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của doanh nghiệp
Luận Văn Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của doanh nghiệpLuận Văn Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của doanh nghiệp
Luận Văn Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của doanh nghiệpDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Trả Nợ Vay Của Khách Hàng Cá Nhân
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Trả Nợ Vay Của Khách Hàng Cá NhânCác Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Trả Nợ Vay Của Khách Hàng Cá Nhân
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Trả Nợ Vay Của Khách Hàng Cá NhânHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Tác Động Của Sự Hài Lòng Trong Công Việc Và Cam Kết Với Tổ Chức Đến ...
Luận Văn Tác Động Của Sự Hài Lòng Trong Công Việc Và Cam Kết Với Tổ Chức Đến ...Luận Văn Tác Động Của Sự Hài Lòng Trong Công Việc Và Cam Kết Với Tổ Chức Đến ...
Luận Văn Tác Động Của Sự Hài Lòng Trong Công Việc Và Cam Kết Với Tổ Chức Đến ...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Luận Văn Trải Nghiệm Lợi Ích Của Việc Đồng Tạo Giá Trị Ảnh Hưởng Đến Sự Hài L...
Luận Văn Trải Nghiệm Lợi Ích Của Việc Đồng Tạo Giá Trị Ảnh Hưởng Đến Sự Hài L...Luận Văn Trải Nghiệm Lợi Ích Của Việc Đồng Tạo Giá Trị Ảnh Hưởng Đến Sự Hài L...
Luận Văn Trải Nghiệm Lợi Ích Của Việc Đồng Tạo Giá Trị Ảnh Hưởng Đến Sự Hài L...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Phản Ứng Của Nhà Đầu Tư Với Thông Báo Đăng Ký Giao Dịch Cổ Phiếu Của Người Nộ...
Phản Ứng Của Nhà Đầu Tư Với Thông Báo Đăng Ký Giao Dịch Cổ Phiếu Của Người Nộ...Phản Ứng Của Nhà Đầu Tư Với Thông Báo Đăng Ký Giao Dịch Cổ Phiếu Của Người Nộ...
Phản Ứng Của Nhà Đầu Tư Với Thông Báo Đăng Ký Giao Dịch Cổ Phiếu Của Người Nộ...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Truyền Miệng Trực Tuyến Đến Ý Định Mua Tour Du Lịch
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Truyền Miệng Trực Tuyến Đến Ý Định Mua Tour Du LịchLuận Văn Ảnh Hưởng Của Truyền Miệng Trực Tuyến Đến Ý Định Mua Tour Du Lịch
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Truyền Miệng Trực Tuyến Đến Ý Định Mua Tour Du LịchViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Các Yếu Tố Tác Động Đến Sự Cam Kết Của Những Người Hoạt Động Không Chuyên Trá...
Các Yếu Tố Tác Động Đến Sự Cam Kết Của Những Người Hoạt Động Không Chuyên Trá...Các Yếu Tố Tác Động Đến Sự Cam Kết Của Những Người Hoạt Động Không Chuyên Trá...
Các Yếu Tố Tác Động Đến Sự Cam Kết Của Những Người Hoạt Động Không Chuyên Trá...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ng...
Luận Văn Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ng...Luận Văn Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ng...
Luận Văn Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ng...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Luận Văn Thạc Sĩ Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Đối Với Công Việc Của N...
Luận Văn Thạc Sĩ Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Đối Với Công Việc Của N...Luận Văn Thạc Sĩ Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Đối Với Công Việc Của N...
Luận Văn Thạc Sĩ Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Đối Với Công Việc Của N...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Tiếp Cận Tín Dụng Của Cá Nhân Sản Xuất Kinh...
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Tiếp Cận Tín Dụng Của Cá Nhân Sản Xuất Kinh...Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Tiếp Cận Tín Dụng Của Cá Nhân Sản Xuất Kinh...
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Tiếp Cận Tín Dụng Của Cá Nhân Sản Xuất Kinh...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 

Similar to Luận Văn Tiếp Cận Các Dịch Vụ Xã Hội Của Phụ Nữ Nhập Cư (20)

Luận Văn Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của doanh nghiệp
Luận Văn Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của doanh nghiệpLuận Văn Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của doanh nghiệp
Luận Văn Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của doanh nghiệp
 
Tác Động Của Cấu Trúc Sở Hữu Đến Đòn Bẩy Tài Chính Của Các Ngân Hàng
Tác Động Của Cấu Trúc Sở Hữu Đến Đòn Bẩy Tài Chính Của Các Ngân HàngTác Động Của Cấu Trúc Sở Hữu Đến Đòn Bẩy Tài Chính Của Các Ngân Hàng
Tác Động Của Cấu Trúc Sở Hữu Đến Đòn Bẩy Tài Chính Của Các Ngân Hàng
 
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Trả Nợ Vay Của Khách Hàng Cá Nhân
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Trả Nợ Vay Của Khách Hàng Cá NhânCác Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Trả Nợ Vay Của Khách Hàng Cá Nhân
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Trả Nợ Vay Của Khách Hàng Cá Nhân
 
Luận Văn Tác Động Của Sự Hài Lòng Trong Công Việc Và Cam Kết Với Tổ Chức Đến ...
Luận Văn Tác Động Của Sự Hài Lòng Trong Công Việc Và Cam Kết Với Tổ Chức Đến ...Luận Văn Tác Động Của Sự Hài Lòng Trong Công Việc Và Cam Kết Với Tổ Chức Đến ...
Luận Văn Tác Động Của Sự Hài Lòng Trong Công Việc Và Cam Kết Với Tổ Chức Đến ...
 
Luận Văn Trải Nghiệm Lợi Ích Của Việc Đồng Tạo Giá Trị Ảnh Hưởng Đến Sự Hài L...
Luận Văn Trải Nghiệm Lợi Ích Của Việc Đồng Tạo Giá Trị Ảnh Hưởng Đến Sự Hài L...Luận Văn Trải Nghiệm Lợi Ích Của Việc Đồng Tạo Giá Trị Ảnh Hưởng Đến Sự Hài L...
Luận Văn Trải Nghiệm Lợi Ích Của Việc Đồng Tạo Giá Trị Ảnh Hưởng Đến Sự Hài L...
 
Luận văn: Lao động và việc làm trong thời kì công nghiệp hóa
Luận văn: Lao động và việc làm trong thời kì công nghiệp hóaLuận văn: Lao động và việc làm trong thời kì công nghiệp hóa
Luận văn: Lao động và việc làm trong thời kì công nghiệp hóa
 
Luận Văn Sự Ảnh Hưởng Của Trách Nhiệm Xã Hội Doanh Nghiệp Đến Sự An Tâm Trong...
Luận Văn Sự Ảnh Hưởng Của Trách Nhiệm Xã Hội Doanh Nghiệp Đến Sự An Tâm Trong...Luận Văn Sự Ảnh Hưởng Của Trách Nhiệm Xã Hội Doanh Nghiệp Đến Sự An Tâm Trong...
Luận Văn Sự Ảnh Hưởng Của Trách Nhiệm Xã Hội Doanh Nghiệp Đến Sự An Tâm Trong...
 
Ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện thủ tục hành chính
Ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện thủ tục hành chínhỨng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện thủ tục hành chính
Ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện thủ tục hành chính
 
Phản Ứng Của Nhà Đầu Tư Với Thông Báo Đăng Ký Giao Dịch Cổ Phiếu Của Người Nộ...
Phản Ứng Của Nhà Đầu Tư Với Thông Báo Đăng Ký Giao Dịch Cổ Phiếu Của Người Nộ...Phản Ứng Của Nhà Đầu Tư Với Thông Báo Đăng Ký Giao Dịch Cổ Phiếu Của Người Nộ...
Phản Ứng Của Nhà Đầu Tư Với Thông Báo Đăng Ký Giao Dịch Cổ Phiếu Của Người Nộ...
 
Chuyên Đề Một Số Giải Pháp Hoàn Thiện Công Tác Marketing Mix Tại Công Ty
Chuyên Đề Một Số Giải Pháp Hoàn Thiện Công Tác Marketing Mix Tại Công TyChuyên Đề Một Số Giải Pháp Hoàn Thiện Công Tác Marketing Mix Tại Công Ty
Chuyên Đề Một Số Giải Pháp Hoàn Thiện Công Tác Marketing Mix Tại Công Ty
 
Giải Pháp Hạn Chế Tình Trạng Nghỉ Việc Của Đội Ngũ Nhân Viên Kĩ Thuật
Giải Pháp Hạn Chế Tình Trạng Nghỉ Việc Của Đội Ngũ Nhân Viên Kĩ ThuậtGiải Pháp Hạn Chế Tình Trạng Nghỉ Việc Của Đội Ngũ Nhân Viên Kĩ Thuật
Giải Pháp Hạn Chế Tình Trạng Nghỉ Việc Của Đội Ngũ Nhân Viên Kĩ Thuật
 
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Truyền Miệng Trực Tuyến Đến Ý Định Mua Tour Du Lịch
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Truyền Miệng Trực Tuyến Đến Ý Định Mua Tour Du LịchLuận Văn Ảnh Hưởng Của Truyền Miệng Trực Tuyến Đến Ý Định Mua Tour Du Lịch
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Truyền Miệng Trực Tuyến Đến Ý Định Mua Tour Du Lịch
 
Luận Văn ẢNH HƯỞNG CỦA MỐI QUAN HỆ LÃNH ĐẠO-NHÂN VIÊN
Luận Văn ẢNH HƯỞNG CỦA MỐI QUAN HỆ LÃNH ĐẠO-NHÂN VIÊNLuận Văn ẢNH HƯỞNG CỦA MỐI QUAN HỆ LÃNH ĐẠO-NHÂN VIÊN
Luận Văn ẢNH HƯỞNG CỦA MỐI QUAN HỆ LÃNH ĐẠO-NHÂN VIÊN
 
Các Yếu Tố Tác Động Đến Sự Cam Kết Của Những Người Hoạt Động Không Chuyên Trá...
Các Yếu Tố Tác Động Đến Sự Cam Kết Của Những Người Hoạt Động Không Chuyên Trá...Các Yếu Tố Tác Động Đến Sự Cam Kết Của Những Người Hoạt Động Không Chuyên Trá...
Các Yếu Tố Tác Động Đến Sự Cam Kết Của Những Người Hoạt Động Không Chuyên Trá...
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Độ Tin Cậy Báo Cáo Tài Chính
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Độ Tin Cậy Báo Cáo Tài ChínhLuận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Độ Tin Cậy Báo Cáo Tài Chính
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Độ Tin Cậy Báo Cáo Tài Chính
 
Luận Văn Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ng...
Luận Văn Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ng...Luận Văn Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ng...
Luận Văn Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ng...
 
Luận Văn Thạc Sĩ Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Đối Với Công Việc Của N...
Luận Văn Thạc Sĩ Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Đối Với Công Việc Của N...Luận Văn Thạc Sĩ Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Đối Với Công Việc Của N...
Luận Văn Thạc Sĩ Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Đối Với Công Việc Của N...
 
Luận văn: Năng lực cạnh tranh của công ty hàng không việt nam, 9 ĐIỂM
Luận văn: Năng lực cạnh tranh của công ty hàng không việt nam, 9 ĐIỂMLuận văn: Năng lực cạnh tranh của công ty hàng không việt nam, 9 ĐIỂM
Luận văn: Năng lực cạnh tranh của công ty hàng không việt nam, 9 ĐIỂM
 
Luận văn: Tạo động lực làm việc cho công chức nữ tỉnh Quảng Trị
Luận văn: Tạo động lực làm việc cho công chức nữ tỉnh Quảng TrịLuận văn: Tạo động lực làm việc cho công chức nữ tỉnh Quảng Trị
Luận văn: Tạo động lực làm việc cho công chức nữ tỉnh Quảng Trị
 
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Tiếp Cận Tín Dụng Của Cá Nhân Sản Xuất Kinh...
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Tiếp Cận Tín Dụng Của Cá Nhân Sản Xuất Kinh...Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Tiếp Cận Tín Dụng Của Cá Nhân Sản Xuất Kinh...
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Tiếp Cận Tín Dụng Của Cá Nhân Sản Xuất Kinh...
 

More from Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com

Vấn Đề Pháp Lí Về Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn
Vấn Đề Pháp Lí Về Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu HạnVấn Đề Pháp Lí Về Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn
Vấn Đề Pháp Lí Về Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu HạnNhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Luận Văn Tình Hình Cho Vay Vốn Đối Với Hộ Sản Xuất Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp ...
Luận Văn Tình Hình Cho Vay Vốn Đối Với Hộ Sản Xuất Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp ...Luận Văn Tình Hình Cho Vay Vốn Đối Với Hộ Sản Xuất Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp ...
Luận Văn Tình Hình Cho Vay Vốn Đối Với Hộ Sản Xuất Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp ...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Luận Văn Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Và Một Số Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Tín ...
Luận Văn Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Và Một Số Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Tín ...Luận Văn Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Và Một Số Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Tín ...
Luận Văn Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Và Một Số Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Tín ...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Dân Đối V...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Dân Đối V...Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Dân Đối V...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Dân Đối V...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Khoá Luận Pháp Luật Về Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thươ...
Khoá Luận Pháp Luật Về Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thươ...Khoá Luận Pháp Luật Về Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thươ...
Khoá Luận Pháp Luật Về Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thươ...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Khoá Luận Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương Mại
Khoá Luận Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương MạiKhoá Luận Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương Mại
Khoá Luận Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương MạiNhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Khoá Luận Pháp Luật Đưa Người Lao Động Có Thời Hạn Tại Nước Ngoài
Khoá Luận Pháp Luật Đưa Người Lao Động Có Thời Hạn Tại Nước NgoàiKhoá Luận Pháp Luật Đưa Người Lao Động Có Thời Hạn Tại Nước Ngoài
Khoá Luận Pháp Luật Đưa Người Lao Động Có Thời Hạn Tại Nước NgoàiNhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Khoá Luận Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hoạt Động Marketing Mix Tại Công Ty Chiếu...
Khoá Luận Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hoạt Động Marketing Mix Tại Công Ty Chiếu...Khoá Luận Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hoạt Động Marketing Mix Tại Công Ty Chiếu...
Khoá Luận Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hoạt Động Marketing Mix Tại Công Ty Chiếu...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nhân Sự Tại Công Ty Xây Dựng
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nhân Sự Tại Công Ty Xây DựngHoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nhân Sự Tại Công Ty Xây Dựng
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nhân Sự Tại Công Ty Xây DựngNhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Chuyên Đề Quyền Thừa Kế Của Con Nuôi Theo Quy Định Của Pháp Luật Dân Sự Việt Nam
Chuyên Đề Quyền Thừa Kế Của Con Nuôi Theo Quy Định Của Pháp Luật Dân Sự Việt NamChuyên Đề Quyền Thừa Kế Của Con Nuôi Theo Quy Định Của Pháp Luật Dân Sự Việt Nam
Chuyên Đề Quyền Thừa Kế Của Con Nuôi Theo Quy Định Của Pháp Luật Dân Sự Việt NamNhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Chuyên Đề Phân Tích Và Định Giá Cổ Phiếu Công Ty Dưới Góc Độ Nhà Đầu Tư Chiến...
Chuyên Đề Phân Tích Và Định Giá Cổ Phiếu Công Ty Dưới Góc Độ Nhà Đầu Tư Chiến...Chuyên Đề Phân Tích Và Định Giá Cổ Phiếu Công Ty Dưới Góc Độ Nhà Đầu Tư Chiến...
Chuyên Đề Phân Tích Và Định Giá Cổ Phiếu Công Ty Dưới Góc Độ Nhà Đầu Tư Chiến...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng ...
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng ...Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng ...
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng ...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 

More from Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com (20)

Vấn Đề Pháp Lí Về Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn
Vấn Đề Pháp Lí Về Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu HạnVấn Đề Pháp Lí Về Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn
Vấn Đề Pháp Lí Về Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn
 
Tiểu Luận Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Ngành Dệt May
Tiểu Luận Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Ngành Dệt MayTiểu Luận Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Ngành Dệt May
Tiểu Luận Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Ngành Dệt May
 
Luận Văn Tình Hình Cho Vay Vốn Đối Với Hộ Sản Xuất Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp ...
Luận Văn Tình Hình Cho Vay Vốn Đối Với Hộ Sản Xuất Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp ...Luận Văn Tình Hình Cho Vay Vốn Đối Với Hộ Sản Xuất Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp ...
Luận Văn Tình Hình Cho Vay Vốn Đối Với Hộ Sản Xuất Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp ...
 
Luận Văn Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Và Một Số Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Tín ...
Luận Văn Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Và Một Số Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Tín ...Luận Văn Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Và Một Số Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Tín ...
Luận Văn Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Và Một Số Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Tín ...
 
Luận Văn Phân Tích Doanh Thu Và Lợi Nhuận Của Công Ty Thuốc Lá Vinasa
Luận Văn Phân Tích Doanh Thu Và Lợi Nhuận Của Công Ty Thuốc Lá VinasaLuận Văn Phân Tích Doanh Thu Và Lợi Nhuận Của Công Ty Thuốc Lá Vinasa
Luận Văn Phân Tích Doanh Thu Và Lợi Nhuận Của Công Ty Thuốc Lá Vinasa
 
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Dân Đối V...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Dân Đối V...Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Dân Đối V...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Dân Đối V...
 
Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Tại Khách Sạn
Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Tại Khách SạnLuận Văn Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Tại Khách Sạn
Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Tại Khách Sạn
 
Luận Văn Chiến Lược Phát Triển Của Công Ty Cổ Phần Đầu Tư
Luận Văn Chiến Lược Phát Triển Của Công Ty Cổ Phần Đầu TưLuận Văn Chiến Lược Phát Triển Của Công Ty Cổ Phần Đầu Tư
Luận Văn Chiến Lược Phát Triển Của Công Ty Cổ Phần Đầu Tư
 
Khoá Luận Xuất Khẩu Lao Động Việt Nam- Thực Trạng Và Triển Vọng
Khoá Luận Xuất Khẩu Lao Động Việt Nam- Thực Trạng Và Triển VọngKhoá Luận Xuất Khẩu Lao Động Việt Nam- Thực Trạng Và Triển Vọng
Khoá Luận Xuất Khẩu Lao Động Việt Nam- Thực Trạng Và Triển Vọng
 
Khoá Luận Pháp Luật Về Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thươ...
Khoá Luận Pháp Luật Về Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thươ...Khoá Luận Pháp Luật Về Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thươ...
Khoá Luận Pháp Luật Về Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thươ...
 
Khoá Luận Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương Mại
Khoá Luận Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương MạiKhoá Luận Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương Mại
Khoá Luận Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương Mại
 
Khoá Luận Pháp Luật Đưa Người Lao Động Có Thời Hạn Tại Nước Ngoài
Khoá Luận Pháp Luật Đưa Người Lao Động Có Thời Hạn Tại Nước NgoàiKhoá Luận Pháp Luật Đưa Người Lao Động Có Thời Hạn Tại Nước Ngoài
Khoá Luận Pháp Luật Đưa Người Lao Động Có Thời Hạn Tại Nước Ngoài
 
Khoá Luận Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hoạt Động Marketing Mix Tại Công Ty Chiếu...
Khoá Luận Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hoạt Động Marketing Mix Tại Công Ty Chiếu...Khoá Luận Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hoạt Động Marketing Mix Tại Công Ty Chiếu...
Khoá Luận Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hoạt Động Marketing Mix Tại Công Ty Chiếu...
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nhân Sự Tại Công Ty Xây Dựng
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nhân Sự Tại Công Ty Xây DựngHoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nhân Sự Tại Công Ty Xây Dựng
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nhân Sự Tại Công Ty Xây Dựng
 
Chuyên Đề Quyền Thừa Kế Của Con Nuôi Theo Quy Định Của Pháp Luật Dân Sự Việt Nam
Chuyên Đề Quyền Thừa Kế Của Con Nuôi Theo Quy Định Của Pháp Luật Dân Sự Việt NamChuyên Đề Quyền Thừa Kế Của Con Nuôi Theo Quy Định Của Pháp Luật Dân Sự Việt Nam
Chuyên Đề Quyền Thừa Kế Của Con Nuôi Theo Quy Định Của Pháp Luật Dân Sự Việt Nam
 
Chuyên Đề Phân Tích Và Định Giá Cổ Phiếu Công Ty Dưới Góc Độ Nhà Đầu Tư Chiến...
Chuyên Đề Phân Tích Và Định Giá Cổ Phiếu Công Ty Dưới Góc Độ Nhà Đầu Tư Chiến...Chuyên Đề Phân Tích Và Định Giá Cổ Phiếu Công Ty Dưới Góc Độ Nhà Đầu Tư Chiến...
Chuyên Đề Phân Tích Và Định Giá Cổ Phiếu Công Ty Dưới Góc Độ Nhà Đầu Tư Chiến...
 
Chuyên Đề Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Công Ty Du Lịch
Chuyên Đề Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Công Ty Du LịchChuyên Đề Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Công Ty Du Lịch
Chuyên Đề Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Công Ty Du Lịch
 
Chuyên Đề Hoạt Động Quảng Cáo Tại Công Ty Du Lịch
Chuyên Đề Hoạt Động Quảng Cáo Tại Công Ty Du LịchChuyên Đề Hoạt Động Quảng Cáo Tại Công Ty Du Lịch
Chuyên Đề Hoạt Động Quảng Cáo Tại Công Ty Du Lịch
 
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng ...
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng ...Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng ...
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng ...
 
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Tài Chính Tại Công Ty
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Tài Chính Tại Công TyChuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Tài Chính Tại Công Ty
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Tài Chính Tại Công Ty
 

Recently uploaded

15 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2023 - 2024 SỞ GIÁO...
15 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2023 - 2024 SỞ GIÁO...15 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2023 - 2024 SỞ GIÁO...
15 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2023 - 2024 SỞ GIÁO...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách các Bài tập kinh tế vi mô chọn lọc.
sách các Bài tập kinh tế vi mô chọn lọc.sách các Bài tập kinh tế vi mô chọn lọc.
sách các Bài tập kinh tế vi mô chọn lọc.TunQuc54
 
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CHÂN TRỜI ...
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CHÂN TRỜI ...BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CHÂN TRỜI ...
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CHÂN TRỜI ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ 4 KỸ NĂNG TIẾNG ANH 11 CẢ NĂM - GLOBAL SUCCESS - NĂM HỌC 2023-...
BÀI TẬP BỔ TRỢ 4 KỸ NĂNG TIẾNG ANH 11 CẢ NĂM - GLOBAL SUCCESS - NĂM HỌC 2023-...BÀI TẬP BỔ TRỢ 4 KỸ NĂNG TIẾNG ANH 11 CẢ NĂM - GLOBAL SUCCESS - NĂM HỌC 2023-...
BÀI TẬP BỔ TRỢ 4 KỸ NĂNG TIẾNG ANH 11 CẢ NĂM - GLOBAL SUCCESS - NĂM HỌC 2023-...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
CHƯƠNG 5. TTHCM VỀ VĂN HÓA, ĐẠO ĐỨC, CON NGƯỜI
CHƯƠNG 5. TTHCM VỀ VĂN HÓA, ĐẠO ĐỨC, CON NGƯỜICHƯƠNG 5. TTHCM VỀ VĂN HÓA, ĐẠO ĐỨC, CON NGƯỜI
CHƯƠNG 5. TTHCM VỀ VĂN HÓA, ĐẠO ĐỨC, CON NGƯỜInguyendoan3122102508
 
ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN TOÁN CÁC TỈNH NĂM HỌC 2023-2024 CÓ ...
ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN TOÁN CÁC TỈNH NĂM HỌC 2023-2024 CÓ ...ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN TOÁN CÁC TỈNH NĂM HỌC 2023-2024 CÓ ...
ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN TOÁN CÁC TỈNH NĂM HỌC 2023-2024 CÓ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU DẠY THÊM HÓA HỌC 12 - SÁCH MỚI (BẢN HS+GV) (FORM BÀI TẬP 2025 CHUNG ...
TÀI LIỆU DẠY THÊM HÓA HỌC 12 - SÁCH MỚI (BẢN HS+GV) (FORM BÀI TẬP 2025 CHUNG ...TÀI LIỆU DẠY THÊM HÓA HỌC 12 - SÁCH MỚI (BẢN HS+GV) (FORM BÀI TẬP 2025 CHUNG ...
TÀI LIỆU DẠY THÊM HÓA HỌC 12 - SÁCH MỚI (BẢN HS+GV) (FORM BÀI TẬP 2025 CHUNG ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn Xã hội Chủ nghĩa Khoa học (sơ lược)
Đề cương môn Xã hội Chủ nghĩa Khoa học (sơ lược)Đề cương môn Xã hội Chủ nghĩa Khoa học (sơ lược)
Đề cương môn Xã hội Chủ nghĩa Khoa học (sơ lược)LinhV602347
 
xemsomenh.com-Bố cục của lá số tử vi như thế nào.pdf
xemsomenh.com-Bố cục của lá số tử vi như thế nào.pdfxemsomenh.com-Bố cục của lá số tử vi như thế nào.pdf
xemsomenh.com-Bố cục của lá số tử vi như thế nào.pdfXem Số Mệnh
 
Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài - phân tích chi tiết
Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài - phân tích chi tiếtVợ chồng A Phủ - Tô Hoài - phân tích chi tiết
Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài - phân tích chi tiếtauthihaiyen2000
 
mayphatdienhonda.com - Máy phát điện là gì ? cấu tạo và ứng dụng , phân loại ...
mayphatdienhonda.com - Máy phát điện là gì ? cấu tạo và ứng dụng , phân loại ...mayphatdienhonda.com - Máy phát điện là gì ? cấu tạo và ứng dụng , phân loại ...
mayphatdienhonda.com - Máy phát điện là gì ? cấu tạo và ứng dụng , phân loại ...mayphatdienhondacom
 

Recently uploaded (16)

15 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2023 - 2024 SỞ GIÁO...
15 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2023 - 2024 SỞ GIÁO...15 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2023 - 2024 SỞ GIÁO...
15 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2023 - 2024 SỞ GIÁO...
 
Talk Academy Presentation 2024 (ENG) MICE.pdf
Talk Academy Presentation 2024 (ENG) MICE.pdfTalk Academy Presentation 2024 (ENG) MICE.pdf
Talk Academy Presentation 2024 (ENG) MICE.pdf
 
sách các Bài tập kinh tế vi mô chọn lọc.
sách các Bài tập kinh tế vi mô chọn lọc.sách các Bài tập kinh tế vi mô chọn lọc.
sách các Bài tập kinh tế vi mô chọn lọc.
 
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CHÂN TRỜI ...
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CHÂN TRỜI ...BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CHÂN TRỜI ...
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CHÂN TRỜI ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ 4 KỸ NĂNG TIẾNG ANH 11 CẢ NĂM - GLOBAL SUCCESS - NĂM HỌC 2023-...
BÀI TẬP BỔ TRỢ 4 KỸ NĂNG TIẾNG ANH 11 CẢ NĂM - GLOBAL SUCCESS - NĂM HỌC 2023-...BÀI TẬP BỔ TRỢ 4 KỸ NĂNG TIẾNG ANH 11 CẢ NĂM - GLOBAL SUCCESS - NĂM HỌC 2023-...
BÀI TẬP BỔ TRỢ 4 KỸ NĂNG TIẾNG ANH 11 CẢ NĂM - GLOBAL SUCCESS - NĂM HỌC 2023-...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 
CHƯƠNG 5. TTHCM VỀ VĂN HÓA, ĐẠO ĐỨC, CON NGƯỜI
CHƯƠNG 5. TTHCM VỀ VĂN HÓA, ĐẠO ĐỨC, CON NGƯỜICHƯƠNG 5. TTHCM VỀ VĂN HÓA, ĐẠO ĐỨC, CON NGƯỜI
CHƯƠNG 5. TTHCM VỀ VĂN HÓA, ĐẠO ĐỨC, CON NGƯỜI
 
ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN TOÁN CÁC TỈNH NĂM HỌC 2023-2024 CÓ ...
ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN TOÁN CÁC TỈNH NĂM HỌC 2023-2024 CÓ ...ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN TOÁN CÁC TỈNH NĂM HỌC 2023-2024 CÓ ...
ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN TOÁN CÁC TỈNH NĂM HỌC 2023-2024 CÓ ...
 
TÀI LIỆU DẠY THÊM HÓA HỌC 12 - SÁCH MỚI (BẢN HS+GV) (FORM BÀI TẬP 2025 CHUNG ...
TÀI LIỆU DẠY THÊM HÓA HỌC 12 - SÁCH MỚI (BẢN HS+GV) (FORM BÀI TẬP 2025 CHUNG ...TÀI LIỆU DẠY THÊM HÓA HỌC 12 - SÁCH MỚI (BẢN HS+GV) (FORM BÀI TẬP 2025 CHUNG ...
TÀI LIỆU DẠY THÊM HÓA HỌC 12 - SÁCH MỚI (BẢN HS+GV) (FORM BÀI TẬP 2025 CHUNG ...
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
 
Đề cương môn Xã hội Chủ nghĩa Khoa học (sơ lược)
Đề cương môn Xã hội Chủ nghĩa Khoa học (sơ lược)Đề cương môn Xã hội Chủ nghĩa Khoa học (sơ lược)
Đề cương môn Xã hội Chủ nghĩa Khoa học (sơ lược)
 
xemsomenh.com-Bố cục của lá số tử vi như thế nào.pdf
xemsomenh.com-Bố cục của lá số tử vi như thế nào.pdfxemsomenh.com-Bố cục của lá số tử vi như thế nào.pdf
xemsomenh.com-Bố cục của lá số tử vi như thế nào.pdf
 
Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài - phân tích chi tiết
Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài - phân tích chi tiếtVợ chồng A Phủ - Tô Hoài - phân tích chi tiết
Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài - phân tích chi tiết
 
mayphatdienhonda.com - Máy phát điện là gì ? cấu tạo và ứng dụng , phân loại ...
mayphatdienhonda.com - Máy phát điện là gì ? cấu tạo và ứng dụng , phân loại ...mayphatdienhonda.com - Máy phát điện là gì ? cấu tạo và ứng dụng , phân loại ...
mayphatdienhonda.com - Máy phát điện là gì ? cấu tạo và ứng dụng , phân loại ...
 

Luận Văn Tiếp Cận Các Dịch Vụ Xã Hội Của Phụ Nữ Nhập Cư

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH ------------------------- NGUYỄN THỊ KIM THI TIẾP CẬN CÁC DỊCH VỤ XÃ HỘI CỦA PHỤ NỮ NHẬP CƢ – NGHIÊN CỨU TRƢỜNG HỢPTẠI PHƢỜNG TÂN TẠO A, QUẬN BÌNH TÂN,THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Tham khảo thêm tài liệu tại Trangluanvan.com Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận,Báo Cáo Khoá Luận, Luận Văn ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ 0934.536.149 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh -Năm 2022
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH ------------------------ NGUYỄN THỊ KIM THI TIẾP CẬN CÁC DỊCH VỤ XÃ HỘI CỦA PHỤ NỮ NHẬP CƢ – NGHIÊN CỨU TRƢỜNG HỢP TẠI PHƢỜNG TÂN TẠO A, QUẬN BÌNH TÂN, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: Quản lý công (Hệ điều hành cao cấp) Mã số: 8340403 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. TRẦN TIẾN KHAI TP. Hồ Chí Minh -Năm 2022
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đề tài “Tiếp cận các dịch vụ xã hội của phụ nữ nhập cƣ – nghiên cứu trƣờng hợp tại phƣờng Tân Tạo A, quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh” là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi. Số liệu thu thập từ bảng hỏi đƣợc tôi và nhóm cộng tác viên của Phòng Lao động – Thƣơng binh và Xã hội quận Bình Tân trực tiếp tiến hành khảo sát tại địa phƣơng. Cá nhân tôi tổng hợp, phân tích theo các tiêu chí của đề tài đặt ra. Các số liệu, tài liệu tham khảo, trích dẫn đƣợc tôi chỉ rõ nguồn gốc. Luận văn này là kết quả nghiên cứu của riêng cá nhân tôi và chƣa đƣợc công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2019 Ngƣời thực hiện luận văn Nguyễn Thị Kim Thi
  • 4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ DANH MỤC CÁC HÌNH TÓM TẮT - ABSTRACT CHƢƠNG I: ĐẶT VẤN ĐỀ.....................................................................................1 1.1 BỐI CẢNH NGHIÊN CỨU ..............................................................................1 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ..............................................................................6 1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU.................................................................................7 1.4 ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ..................................................7 1.4.1 Đối tƣợng nghiên cứu..................................................................................7 1.4.2 Phạm vi nghiên cứu.....................................................................................7 1.5 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.....................................................................7 1.6 CẤU TRÚC LUẬN VĂN..................................................................................7 CHƢƠNG II: TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƢỚC.....................................................................................................................9 2.1 CÁI KHÁI NIỆM LIÊN QUAN........................................................................9 2.1.1 Nhập cƣ.......................................................................................................9 2.1.2 Dân nhập cƣ ................................................................................................9 2.1.3 Dịch vụ ......................................................................................................10 2.1.4 Chính sách xã hội ......................................................................................11 2.1.5 Dịch vụ xã hội ...........................................................................................11 2.1.6 Dịch vụ xã hội cơ bản................................................................................12 2.2 TỔNG QUAN CÁC CƠ SỞ LÝ THUYẾT ÁP DỤNG..................................14 2.2.1 Lý thuyết xung đột.....................................................................................14
  • 5. 2.2.2 Lý thuyết hành động xã hội.......................................................................15 2.2.3 Lý thuyết về vai trò của Nhà nƣớc trong cung ứng dịch vụ công (DVC).15 2.3 TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƢỚC ...............................................16 2.3.1 Một số nghiên cứu nƣớc ngoài..................................................................17 2.3.2 Một số nghiên cứu trong nƣớc ..................................................................17 2.4 KHUNG PHÂN TÍCH ĐỀ XUẤT ..................................................................20 CHƢƠNG III: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................22 3.1 QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU .........................................................................22 3.2 THIẾT KẾ BẢNG HỎI...................................................................................22 3.3 THU THẬP DỮ LIỆU.....................................................................................23 3.3.1 Quy trình thu thập dữ liệu .........................................................................24 3.4.2 Phƣơng pháp quan sát ...............................................................................24 3.4 PHƢƠNG PHÁP PHÂN TÍCH DỮ LIỆU......................................................25 3.4.1 Phƣơng pháp tổng quan tài liệu.................................................................25 3.4.2 Phƣơng pháp thống kê...............................................................................25 3.4.3 Phƣơng pháp phỏng vấn sâu .....................................................................26 3.4.4 Mẫu nghiên cứu.........................................................................................26 CHƢƠNG IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VIỆC TIẾP CẬN CÁC DỊCH VỤ XÃ HỘI CỦA PHỤ NỮ NHẬP CƢ TẠI PHƢỜNG TÂN TẠO A, QUẬN BÌNH TÂN, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.........................................................28 4.1 ĐẶC ĐIỂM NHÂN KHẨU XÃ HỘI..............................................................28 4.1.1 Độ tuổi.......................................................................................................28 4.1.2 Học vấn......................................................................................................29 4.1.3 Tình trạng hôn nhân...................................................................................30 4.1.4 Nghề nghiệp ..............................................................................................30 4.2 THỰC TRẠNG VIỆC TIẾP CẬN CÁC DỊCH VỤ XÃ HỘI.........................33 4.2.1 Dịch vụ xã hội cơ bản................................................................................33 4.2.2 Dịch vụ công..............................................................................................58 4.3 SO SÁNH CÁC DỊCH VỤ XÃ HỘI ĐƢỢC TIẾP CẬN TRƢỚC VÀ SAU
  • 6. KHI NHẬP CƢ VÀO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH .........................................67 4.3.1 So sánh về những dịch vụ xã hội cơ bản ...................................................67 4.3.2 So sánh về dịch vụ công............................................................................71 4.4 ĐÁNH GIÁ MỐI QUAN HỆ GIỮA MẠNG LƢỚI XÃ HỘI CỦA PHỤ NỮ NHẬP CƢ VÀ VIỆC TIẾP CẬN CÁC DỊCH VỤ XÃ HỘI................................73 4.5 CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƢƠNG.................75 4.5.1 Về giáo dục................................................................................................75 4.5.2 Về y tế........................................................................................................79 CHƢƠNG V: KẾT LUẬN VÀ CÁC ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ...................81 5.1 KẾT LUẬN......................................................................................................81 5.2 ĐỀ XUẤT........................................................................................................84 5.2.1 Dịch vụ xã hội cơ bản................................................................................84 5.2.2 Dịch vụ công..............................................................................................91 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  • 7. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Tên tiếng Việt AUSAID Cơ quan phát triển quốc tế Úc CEDAW Công ƣớc về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ ILO Tổ chức Lao động quốc tế UNFPA Quỹ dân số Liên hiệp quốc UNICEF Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc VGA Đánh giá giới tại Việt Nam WB Ngân hàng thế giới
  • 8. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Dân số thành phố Hồ Chí Minh..................................................................1 Bảng 1.2. Dân số quận Bình Tân ................................................................................2 Bảng 1.3. Dân số phƣờng Tân Tạo A .........................................................................3 Bảng 4.1. Nhóm tuổi của phụ nữ nhập cƣ và phụ nữ thƣờng trú..............................28 Bảng 4.2. Nhóm tình trạng hôn nhân của phụ nữ nhập cƣ và phụ nữ thƣờng trú.....30 Bảng 4.3. Tình trạng giấy chủ quyền nhà ở của phụ nữ nhập cƣ và thƣờng trú.......35 Bảng 4.4. Lý do chƣa có giấy chủ quyền nhà đất của phụ nữ nhập cƣ.....................35 Bảng 4.5. Ngƣời trong độ tuổi lao động có BHYT của phụ nữ nhập cƣ và thƣờng trú ..............................................................................................................................43 Bảng 4.6. Sử dụng dịch vụ y tế cho ngƣời trong độ tuổi lao động của phụ nữ nhập cƣ và thƣờng trú........................................................................................................44 Bảng 4.7. Lý do không sử dụng BHYT trong 12 tháng qua của phụ nữ nhập cƣ và thƣờng trú..................................................................................................................45 Bảng 4.8. BHYT miễn phí cho trẻ em dƣới 6 tuổi (gia đình phụ nữ nhập cƣ và thƣờng trú).............................................................................................................................46 Bảng 4.9. Bảo hiểm y tế cho ngƣời già (gia đình phụ nữ nhập cƣ và thƣờng trú)....50 Bảng 4.10. Việc sử dụng bảo hiểm y tế của ngƣời già (gia đình phụ nữ nhập cƣ và thƣờng trú) ................................................................................................................51 Bảng 4.11. Việc tuyên truyền về sức khỏe sinh sản..................................................52 Bảng 4.12. Tuyên truyền về chăm sóc sức khỏe bà mẹ - trẻ em...............................52 Bảng 4.13. Tuyên truyền các biện pháp phòng chống HIV/AIDS............................53 Bảng 4.14. Những khó khăn khi cho trẻ đi học.........................................................55 Bảng 4.15. Tham dự các khóa đào tạo – tập huấn của phụ nữ nhập cƣ và thƣờng trú56 Bảng 4.16. Nguồn trợ giúp khi gặp khó khăn về sức khỏe, y tế ...............................58 Bảng 4.17. Nguồn trợ giúp khi khó khăn về việc học của con em trong gia đình....59 Bảng 4.18. Nguồn trợ giúp khi có khó khăn về thủ tục, giấy tờ ...............................60 Bảng 4.19. Nguồn trợ giúp khi có khó khăn liên quan đến pháp luật.......................61
  • 9. Bảng 4.20. Lý do quyết định đến sinh sống tại thành phố Hồ Chí Minh của phụ nữ nhập cƣ......................................................................................................................62 Bảng 4.21. Những trở ngại khi tìm việc tại thành phố..............................................65 Bảng 4.22. Có biết hay không các quỹ tín dụng tại địa phƣơng ...............................65 Bảng 4.23. Nguồn trợ giúp khi gặp khó khăn về tài chính........................................66 Bảng 4.24. So sánh khả năng trang trải cho những nhu cầu cần thiết trƣớc và sau khi nhập cƣ................................................................................................................67 Bảng 4.25. So sánh điều kiện chỗ ở trƣớc và sau khi nhập cƣ..................................68 Bảng 4.26. So sánh điều kiện vệ sinh môi trƣờng trƣớc và sau khi nhập cƣ............68 Bảng 4.27. So sánh điều kiện nƣớc sạch trƣớc và sau khi nhập cƣ ..........................69 Bảng 4.28. So sánh điều kiện về điện sinh hoạt trƣớc và sau khi nhập cƣ ...............69 Bảng 4.29. So sánh điều kiện khám chữa bệnh trƣớc và sau khi nhập cƣ................70 Bảng 4.30. So sánh điều kiện học tập và đào tạo nghề trƣớc và sau khi nhập cƣ.....71 Bảng 4.31. So sánh về việc làm trƣớc và sau khi nhập cƣ........................................71 Bảng 4.32. So sánh mức thu nhập trƣớc và sau khi nhập cƣ ....................................72 Bảng 4.33. So sánh về tín dụng trƣớc và sau khi nhập cƣ ........................................72 Bảng 4.34. Đánh giá mức độ thoải mái hay không khi sinh sống trong khu vực đa số là ngƣời dân KT1 hoặc KT3.................................................................................73 Bảng 4.35. Đánh giá mức độ thoải mái hay không khi giao tiếp với ngƣời dân KT1 hoặc KT3............................................................................................................................74
  • 10. DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 4.1. Nhóm trình độ học vấn của phụ nữ nhập cƣ và thƣờng trú..................30 Biểu đồ 4.2. Nhóm nghề nghiệp của phụ nữ nhập cƣ...............................................32 Biểu đồ 4.3. Nhóm nghề nghiệp của phụ nữ thƣờng trú...........................................32 Biểu đồ 4.4. Tình trạng nhà ở của phụ nữ nhập cƣ và thƣờng trú ............................34 Biểu đồ 4.5. Nguồn điện đang sử dụng của phụ nữ nhập cƣ và thƣờng trú..............36 Biểu đồ 4.6. Giá điện sinh hoạt gia đình chi trả của phụ nữ nhập cƣ và thƣờng trú.38 Biểu đồ 4.7. Nguồn nƣớc chính gia đình của phụ nữ nhập cƣ và thƣờng trú đang dùng để nấu ăn, uống.................................................................................................40 Biểu đồ 4.8. Cách xử lý khi trong nhà có ngƣời bệnh của phụ nữ nhập cƣ và thƣờng trú ..............................................................................................................................41 Biểu đồ 4.9. Sử dụng dịch vụ y tế cho trẻ em dƣới 6 tuổi của phụ nữ nhập cƣ và thƣờng trú ..............................................................................................................................48 Biểu đồ 4.10. BHYT cho trẻ em từ 6 tuổi đến dƣới 18 tuổi (gia đình phụ nữ nhập cƣ và thƣờng trú)............................................................................................................49 Biểu đồ 4.11. Có khó khăn hay không khi cho trẻ đi học (gia đình phụ nữ nhập cƣ và thƣờng trú)............................................................................................................54 Biểu đồ 4.12. Nguồn trợ giúp khi gặp khó khăn về việc làm....................................63
  • 11. DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Bản đồ phƣờng Tân Tạo A, quận Bình Tân .............................................4 Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu...............................................................................22
  • 12. TÓM TẮT Dân số của thành phố tăng nhanh trong những năm qua, chủ yếu là tăng cơ học có nguồn gốc di dân từ các tỉnh thành khác. Quận Bình Tân có tỷ lệ ngƣời nhập cƣ chiếm đến 51,3% dân số toàn quận. Dân số tăng đột biến sẽ đặt ra những vấn đề nan giải về giải quyết việc làm, nhà ở, tệ nạn xã hội, các dịch vụ xã hội. Quan trọng nhất trong các vấn đề trên là vấn đề phụ nữ nhập cƣ thiếu sự bình đẳng trong việc tiếp cận các dịch vụ xã hội so với phụ nữ thƣờng trú. Để tìm hiểu thực trạng và các chính sách của địa phƣơng trong việc hỗ trợ cho phụ nữ nhập cƣ đƣợc tiếp cận với các dịch vụ xã hội, từ đó đƣa ra các đề xuất, khuyến nghị nhằm giảm thiểu bất bình đẳng trong việc tiếp cận các dịch vụ xã hội của phụ nữ nhập cƣ, tác giả chọn đề tài “Tiếp cận các dịch vụ xã hội của phụ nữ nhập cƣ – nghiên cứu trƣờng hợp tại phƣờng Tân Tạo A, quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh”.Áp dụng phƣơng pháp điều tra xã hội học và phân tích thống kê, mô tả. Kết quả nghiên cứu cho thấy phụ nữ nhập cƣ tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản kém hơn rất nhiều so với phụ nữ thƣờng trú. Tình hình này cần đƣợc giải quyết nhanh chóng, khẩn thiết để tạo ra sự bình đẳng để ngăn ngừa các bất ổn xã hội tiềm ẩn ở cộng đồng ngƣời nhập cƣ. Tác giả đã đề xuất một số giải pháp chính sách công cho Ủy ban nhân dân quận Bình Tân và Sở Lao động – Thƣơng binh và xã hội Thành phố Hồ Chí Minh nhằm góp phần giúp cơ quan chức năng điều chỉnh các chính sách phù hợp với đặc thù từng địa phƣơng nhằm xóa bỏ các bất bình đẳng cũng nhƣ thiệt thòi của phụ nữ nhập cƣ trong việc tiếp cận các dịch vụ xã hội. Từ khóa: Dịch vụ xã hội, Phụ nữ nhập cƣ, Bình đẳng, Chính sách công.
  • 13. ABSTRACT The population of the city has increased rapidly in recent years, mainly due to immigrants from other provinces. Binh Tan district has a proportion of migrants accounting for 51.3% of the district's population. The steady increase in population is posing problems in employment, housing, social evils and social services for migrant communities. One of the worst problems is the lack of equality of migrant women in accessing social services compared to permanent resident women. To understand the current situation and elaborate local policies in supporting migrant women in accessing to social services, and to minimize social inequality, the study "Access to social services of migrant women - case study in Tan Tao A ward, Binh Tan district, Ho Chi Minh city " was conducted. Applying the method of sociological investigation and statistical descriptive analysis the study found that migrant women have much worse access to basic social services than permanent resident women. This situation needs to be resolved quickly and urgently to create equality to prevent potential social unrest in the immigrant community. The author has proposed a number of public policy solutions for the People's Committee of Binh Tan District and Ho Chi Minh City Department of Labor, War Invalids and Social Affairs to help authorities regulating appropriate policies that harmonized with local characteristics to eliminate inequalities and disadvantages of migrant women in accessing social services. Keywords: Social services, Immigrant women, Equality, Public policy.
  • 14. 1 CHƢƠNG I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1 BỐI CẢNH NGHIÊN CỨU Thành phố Hồ Chí Minh có diện tích 2.056,50 km2 là trung tâm kinh tế văn hóa và khoa học kĩ thuật. Thành phố rất đa dạng về văn hóa, có 13 tôn giáo và 54 dân tộc cùng sinh sống trên địa bàn (Tổng cục thống kê, 2009). Thành phố cũng là một trong những những tỉnh thành thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài lớn nhất cả nƣớc (Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, 2016). Quá trình đô thị hóa ở thành phố Hồ Chí Minh diễn ra nhanh chóng đã thúc đẩy mức tăng trƣởng kinh tế của thành phố. Tại thành phố hiện có hàng trăm khu công nghiệp lớn nhỏ đã tạo ra một khối lƣợng việc làm khổng lồ cho dân cƣ. GDP năm 2015 của thành phố là 503.222 tỷ đồng tăng 10,3% so với năm 2017 và mức tăng trƣởng GDP của thành phố 6 tháng đầu năm 2018 đạt 287.162 tỷ đồng, tăng 8,1% (Cục thống kê thành phố Hồ Chí Minh, 2017). Điều này đã đóng góp vào sự phát triển chung của cả nƣớc. Những yếu tố trên là nguyên nhân chính làm cho thành phố Hồ Chí Minh trở thành thị trƣờng lao động hấp dẫn và thu hút hàng triệu lƣợt ngƣời nhập cƣ từ các tỉnh thành phố khác trên cả nƣớc đến thành phố Hồ Chí Minh để đến học tập, lao động và sinh sống. Bảng 1.1. Dân số thành phố Hồ Chí Minh (đơn vị tính: người) 2013 2014 2015 2016 2017 6.291.055 6.778.867 7.000.746 7.201.559 7.396.446 Nguồn: Cục thống kê TP.HCM (2017), Niên giám Thống kê, trang 24. Dân số của thành phố năm 2016 là 7.201.559 ngƣời, trong đó nam là 3.454.588 ngƣời chiếm 47,97% và nữ là 3.746.972 ngƣời chiếm 52,03 % dân số thành phố. Dân nhập cƣ từ các tỉnh chiếm 30,1% dân số, tức khoảng 2.167.669 ngƣời trên tổng số dân thành phố (Tổng cục thống kê, 2009). Đến cuối năm 2017, dân số thành phố Hồ Chí Minh đã là 7.396.446 ngƣời, trong đó nam là 3.531.557 ngƣời chiếm 47,7 % và nữ là 3.864.889 ngƣời chiếm 52,3 % dân số toàn thành phố. Dân nhập cƣ từ các tỉnh thành phố khác vào thành phố Hồ Chí Minh có xu hƣớng
  • 15. 2 tăng và đã tăng 17,8% so với 2013(Cục thống kê thành phố Hồ Chí Minh, 2017). Quận Bình Tân là đô thị mới đƣợc thành lập bao gồm 10 phƣờng theo Nghị định 130/NĐ – CP ngày 05/11/2003 của Chính phủ về việc thành lập các quận Bình Tân, Tân Phú và các phƣờng trực thuộc; điều chỉnh địa giới hành chính phƣờng thuộc quận Tân Bình; thành lập xã, thị trấn thuộc các huyện Bình Chánh, Cần Giờ và Hóc Môn của thành phố Hồ Chí Minh. Quận đƣợc thành lập từ các xã thị nhƣ thị trấn An Lạc, xã Bình Hƣng Hòa, xã Bình Trị Đông và xã Tân Tạo của huyện Bình Chánh trƣớc đây. Tính đến cuối năm 2017, quận Bình Tân có dân số hơn 729.366 nhân khẩu, 95.784 hộ gia đình, 130 khu phố và 1.586 tổ dân phố – đây là địa phƣơng cấp quận có dân số đông nhất trong số 24 quận/huyện của thành phố Hồ Chí Minh (Cục thống kê thành phố Hồ Chí Minh, 2010). Theo thống kê trên địa bàn toàn thành phố thì có 9 quận, huyện tập trung hơn 30% ngƣời nhập cƣ đến sinh sống. Trong đó, nhiều nhất là quận Bình Tân 371.976 ngƣời, chiếm 51,3% dân số toàn quận (Đại học Sƣ phạm thành phố Hồ Chí Minh khoa xã hội và nhân văn, 2017), không những thế dân nhập cƣ vào quận Bình Tân có xu hƣớng tăng trong các năm và có sự khác biệt về giới tính khi nhập cƣ đến thành phố, tỉ lệ nữ nhập cƣ vào quận ngày càng tăng chiếm tỷ lệ 62,1% và tăng cao hơn so với nam giới (Cục thống kê thành phố Hồ Chí Minh, 2010, trang 53). Theo kết quả điều tra dân số năm 2009 của Việt Nam, quận Bình Tân là đơn vị cấp huyện có dân số lớn nhất trong số các đơn vị hành chánh cấp huyện của cả nƣớc (Tổng Cục thống kê, 2009). Dân số của quận tăng rất nhanh và tăng liên tục từ năm 2013 đến nay. Bảng 1.2. Dân số quận Bình Tân (đơn vị tính: người) 2013 2014 2015 2016 2017 655.244 672.309 686.474 704.347 729.366 Nguồn: Cục thống kê thành phố Hồ Chí Minh, 2017 Dân số quận Bình Tân tăng chủ yếu do dân nhập cƣ từ các địa phƣơng khác đến sinh sống, học tập và lao động. Số dân nhập cƣ chiếm trên 50% số dân của toàn
  • 16. 3 quận (UBND quận Bình Tân, 2017). Nguyên nhân của thực trạng này là do đặc thù trên địa bàn quận Bình Tân hiện nay có hai khu công nghiệp do Ban quản lý các khu công nghiệp thành phố quản lý đó là khu công nghiệp Tân Tạo và khu công nghiệp Vĩnh Lộc. Ngoài ra còn có Khu công nghiệp giày da POUYUEN là khu công nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài chuyên sản xuất giày da, và còn có 4 cụm công nghiệp do quận Bình Tân quản lý với tổng diện tích là 31,4 ha (UBND quận Bình Tân, 2017). Phƣờng Tân Tạo A, quận Bình Tân cũng đƣợc thành lập từ Nghị định số 130/2003/NĐ – CP. Phƣờng có diện tích đất tự nhiên là 1.233,66 ha, gồm 07 khu phố, 60 tổ dân phố. Địa giới hành chính của phƣờng Tân Tạo A hƣớng Đông giáp các phƣờng Bình Trị Đông B, An Lạc; hƣớng Tây và Nam giáp huyện Bình Chánh; hƣớng Bắc giáp phƣờng Tân Tạo. Trong những năm gần đây tốc độ đô thị hóa diễn ra khá nhanh, có phƣờng của quận hầu nhƣ không còn đất nông nghiệp. Trên địa bàn quận hiện có hai khu công nghiệp là khu công nghiệp Tân Tạo và khu công nghiệp Vĩnh Lộc thu hút một số lƣợng lớn ngƣời nhập cƣ sinh sống trên địa bàn. Hiện nay nhiều mặt kinh tế - xã hội của quận phát triển nhanh theo hƣớng đô thị. Năm 2017, quận Bình Tân có dân số hơn 729.366 nhân khẩu. Trong đó thƣờng trú là 357.390 nhân khẩu và tạm trú 371.976 nhân khẩu. Tổng số dân trên địa bàn phƣờng liên tục tăng trong những năm qua, do đặc điểm trên địa bàn phƣờng Tân Tạo A có khu công nghiệp vì vậy tập trung rất đông dân nhập cƣ Phƣờng đã có những bƣớc phát triển nhanh về các mặt kinh tế, văn hóa – xã hội. Thế mạnh của phƣờng là phát triển khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thƣơng nghiệp, thƣơng mại và dịch vụ, đặc biệt có khu công nghiệp Tân Tạo trú đóng trên địa bàn. Bảng 1.3. Dân số phƣờng Tân Tạo A (đơn vị tính: người) 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 28.086 34.941 40.014 44.135 48.653 52.598 57.839 60.123 Nguồn: UBND phường Tân Tạo A, 2017 Về đặc điểm kinh tế xã hội của phƣờng Tân Tạo A của quận Bình Tân. Trong
  • 17. 4 năm 2017, kinh tế của phƣờng luôn duy trì tốc độ tăng trƣởng kinh tế ở mức cao, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hƣớng dịch vụ – công nghiệp – nông nghiệp. Về văn hóa – xã hội, phƣờng chú trọng nhiều đến việc phát triển văn hóa – xã hội đặc biệt là an sinh xã hội bằng những hành động cụ thể. Nhiều kế hoạch, chƣơng trình đã đƣợc thực hiện và đạt đƣợc nhiều kết quả tích cực (UBND phƣờng Tân Tạo A, 2017). Hình 1.1. Bản đồ phƣờng Tân Tạo A, quận Bình Tân (Nguồn: https://www.diachi123.com/ban-do/tp-ho- chiminh.html?dId=48&wId=745) Trƣớc đây, vấn đề rời khỏi gia đình đi làm xa đƣợc coi là vấn đề của nam giới, phụ nữ sẽ ở lại nhà chăm sóc cha mẹ, con cái hay ngƣời thân, nhƣng hiện nay, tỷ suất di chuyển của dân số nữ đã tăng. Dân số quận Bình Tân tăng chủ yếu do dân nhập cƣ từ các địa phƣơng khác đến sinh sống, học tập và lao động. Dân số của quận Bình Tân tăng đột biến với mật độ dân cƣ dày đặc sẽ gây mất cân đối giữa các quận huyện nói riêng và thành phố nói chung trong cả nƣớc, đồng thời cũng sẽ đặt ra những vấn đề nan giải về giải quyết việc làm, thất nghiệp tại chỗ, nhà ở, tệ nạn xã hội và làm cho trật tự xã hội ngày càng thêm phức tạp trong các vấn đề nhƣ cơ sở hạ tầng, các dịch vụ xã hội, nhà ở, chăm sóc y tế, môi trƣờng, giao thông,…
  • 18. 5 quan trọng nhất trong các vấn đề trên là vấn đề ngƣời nhập cƣ nói chung và phụ nữ nhập cƣ nói riêng hiện nay thiếu sự bình đẳng trong việc tiếp cận các dịch vụ xã hội so với ngƣời dân địa phƣơng. Thực trạng này làm nảy sinh nhiều điểm khác nhau do những khác biệt về giới quy định, đó là những khó khăn không chỉ là việc làm, nơi ăn, nơi ở mà còn có những xung đột về văn hóa, tôn giáo và các vấn đề liên quan đến lao động trong đó có lao động nữ nhập cƣ. Trong bối cảnh đó, dịch vụ xã hội là một trong những yếu tố cần thiết nhằm giúp đỡ, cải thiện cuộc sống của ngƣời nhập cƣ nói chung và phụ nữ nhập cƣ nói riêng. Một số nghiên cứu ở Việt Nam và trên thế giới thì dịch vụ xã hội đƣợc hiểu là “những dịch vụ đáp ứng các nhu cầu cộng đồng và cá nhân nhằm phát triển xã hội, có vai trò đảm bảo phúc lợi và công bằng xã hội, đề cao giá trị đạo lý, nhân văn, vì con ngƣời”. Nhƣ vậy, dịch vụ xã hội bao gồm các dịch vụ: giáo dục - đào tạo, y tế, khoa học - công nghệ, văn hoá - thông tin, thể thao, môi trƣờng sống, các dịch vụ cộng đồng và trợ giúp xã hội. Dịch vụ xã hội ra đời nhằm phục vụ cho tất cả các đối tƣợng trong xã hội vì mục tiêu phát triển xã hội. Trong đó đặc biệt là trợ giúp các đối tƣợng yếu thế trong xã hội (ngƣời già, ngƣời khuyết tật, trẻ em, phục nữnhập cƣ…).Mặt khác, tại bất cứ địa phƣơng hoặc thành phố nào cũng sẽ có những nhóm đối tƣợng yếu thế. Do đó, thành phố Hồ Chí Minh muốn phát triển và phát triền một cách bền vững thì không thể tách rời những đối tƣợng yếu thế, dễ bị tổn thƣơng này ra khỏi quá trình phát triển của thành phố mà phải tạo điều kiện để họ hòa nhập và phát triển cùng với sự phát triển chung của thành phố. Ở góc độ giới, phụ nữ nhập cƣ đối mặt với rất nhiều thách thức về công việc, thu nhập, bạo lực, xâm hại tình dục … và tiếp cận các dịch vụ xã hội. Họ phải đối mặt với mức sống thấp và khó tiếp cận hoặc bị hạn chế tiếp cận với các dịch vụ xã hội. Điều đó đƣợc thể hiện qua những đặc điểm sau: Hầu hết phụ nữ nhập cƣ làm nhiều nghề nặng nhọc, độc hại, trong điều kiện tồi tệ, bằng sức lao động giản đơn, bán hàng rong, giúp việc gia đình, v.v. Đa số phải sống trong những khu nhà trọ rẻ tiền, với điều kiện ở tạm bợ và tồi tệ. Họ cũng rất ít tham gia vào các tổ chức đoàn thể và các tổ chức xã hội tự nguyện tại nơi đến. Vì vậy, khả năng hòa nhập vào
  • 19. 6 cộng đồng dân cƣ thƣờng rất hạn chế. Mặt khác, bản thân cơ sở hạ tầng cung cấp dịch vụ xã hội cơ bản cho ngƣời dân đô thị nhƣ y tế, giáo dục, nhà ở, vệ sinh môi trƣờng,…cũng đang bị quá tải. Các chính sách quản lý lĩnh vực này cũng còn nhiều bất cập. Trong bối cảnh đó, thì phụ nữ nhập cƣ gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống, cụ thể là việc làm và các nhu cầu về dịch vụ xã hội cơ bản. Do đó, để có số liệu cụ thể và có cơ sở khoa học nhằm đánh giá những khó khăn khi phụ nữ nhập cƣ tiếp cận các dịch vụ xã hội, tác giả thực hiện khảo sát về các yếu tố ảnh hƣởng đến việc tiếp cận các dịch vụ xã hội của phụ nữ nhập cƣ tại quận Bình Tân. Từ những nguyên nhân đã nêu trên, tác giả thấy rằng vấn đề tiếp cận các dịch vụ xã hội của dân nhập cƣ trên địa bàn quận Bình Tân là một vấn đề quan trọng, trong đó phụ nữ nhập cƣ là một phần không thể thiếu của vấn đề đó. Ngoài ra, các quy định của pháp luật Việt Nam cũng đang hƣớng đến sự bình đẳng thực chất giữa nam và nữ, giữa ngƣời nhập cƣ và ngƣời dân địa phƣơng,… Trong bối cảnh chung đó, việc nghiên cứu về di dân dƣới góc nhìn bình đẳng giới là một nghiên cứu có thể ứng dụng trong thực tiễn tại thành phố Hồ Chí Minh. Vì vậy, tác giả chọn đề tài nghiên cứu “Tiếp cận các dịch vụ xã hội của phụ nữ nhập cƣ – nghiên cứu trƣờng hợp tại phƣờng Tân Tạo A, quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh”. 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Tìm hiểu thực trạng tiếp cận và sử dụng các dịch vụ xã hội cơ bản của phụ nữ nhập cƣ so với phụ nữ thƣờng trú – nghiên cứu trƣờng hợp tại phƣờng Tân Tạo A, quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh hiện nay. Tìm hiểu các chính sách hỗ trợ của địa phƣơng vànhững lý do làm hạn chế việc tiếp cận các dịch vụ xã hội của phụ nữ nhập cƣ– nghiên cứu trƣờng hợp tại phƣờng Tân Tạo A, quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh. Đƣa ra các đề xuất nhằm giảm thiểu bất bình đẳng trong việc tiếp cận các dịch vụ xã hội của phụ nữ nhập cƣ – nghiên cứu trƣờng hợp tại phƣờng Tân Tạo A, quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh.
  • 20. 7 1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU Thực trạng tiếp cận và sử dụng các dịch vụ xã hội cơ bản của phụ nữ nhập cƣ so với phụ nữ thƣờng trú – nghiên cứu trƣờng hợp tại phƣờng Tân Tạo A, quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh hiện nay nhƣ thế nào? Chính quyền địa phƣơng có biết đến các khó khăn trong việc tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của phụ nữ cƣ so với phụ nữ thƣờng trú hay không? Có chính sách hỗ trợ nào? Chính sách có hiệu quả không? Đâu là lý do làm hạn chế việc tiếp cận các dịch vụ xã hội của phụ nữ nhập cƣ? Làm thế nào để giảm thiểu bất bình đẳng trong việc tiếp cận các dịch vụ xã hội của phụ nữ nhập cƣ – nghiên cứu trƣờng hợp tại phƣờng Tân Tạo A, quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh? 1.4 ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.4.1 Đối tƣợng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu: Tiếp cận các dịch vụ xã hội của phụ nữ nhập cƣ – nghiên cứu trƣờng hợp tại phƣờng Tân Tạo A, quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh và các yếu tố tác động. Đối tƣợng khảo sát: Phụ nữ nhập cƣ và phụ nữ thƣờng trú tại phƣờng Tân Tạo A, quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh. 1.4.2 Phạm vi nghiên cứu Phạm vi không gian: Phƣờng Tân Tạo A, quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh. Phạm vi thời gian: Từ tháng 01 đến tháng 03 năm 2019. 1.5 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Tác giả sử dụng phƣơng pháp thống kê, mô tả cho nghiên cứu luận văn của mình. 1.6 CẤU TRÚC LUẬN VĂN Luận văn gồm 5 chƣơng: Chƣơng 1 giới thiệu tổng quan về bối cảnh nghiên cứu. Chƣơng 2 trình bày về tổng quan cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trƣớc về ngƣời nhập cƣ và đời sống của ngƣời nhập cƣ để làm cơ sở cho các phân tích.
  • 21. 8 Chƣơng 3 trình bày về phƣơng pháp nghiên cứu của đề tài. Chƣơng 4 trình bày về kết quả nghiên cứu việc tiếp cận các dịch vụ xã hội của phụ nữ nhập cƣ tại phƣờng Tân Tạo A, quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh. Chƣơng 5 đƣa ra kết luận và các đề xuất, khuyến nghị nhằm giúp nhằm giúp các cơ quan quản lý nhà nƣớc, các tổ chức, doanh nghiệp liên quan hoàn thiện thống chính sách phù hợp để hỗ trợ phụ nữ nhập cƣ đƣợc tiếp cận các dịch vụ xã hội.
  • 22. 9 CHƢƠNG II: TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ THUYẾTVÀ CÁCNGHIÊN CỨU TRƢỚC 2.1 CÁI KHÁI NIỆM LIÊN QUAN 2.1.1 Nhập cƣ Theo Richard T.Schaefer (2003) định nghĩa: “Nhập cƣ có nghĩa là chỉ sự di chuyển tƣơng đối thƣờng xuyên của dân chúng nhằm mục đích thay đổi chỗ định cƣ của mình. Nhập cƣ thƣờng nói lên một sự di chuyển qua một khoảng cách khá xa (khu vực, một vùng hay một quốc gia mới), chứ không phải từ đầu này sang đầu kia của thành phố”. Vì vậy, trong nghiên cứu của mình, tác giả sử dụng khái niệm nhập cƣ là hành động rời bỏ nơi cƣ trú từ tỉnh, thành phố này đến gia nhập vào một tỉnh, thành phố khác trên lãnh thổ Việt Nam. 2.1.2 Dân nhập cƣ Dân nhập cƣ là ngƣời di chuyển từ một vùng đến một vùng khác để tạm trú nhằm mục đích học tập, lao động, sinh sống (Tƣơng Lai, 1996). Tuy nhiên, hiện nay còn rất nhiều tranh cãi xung quanh khái niệm thế nào đƣợc gọi là ngƣời nhập cƣ, chƣa có một định nghĩa rõ ràng nào cho vấn đề này. Ví dụ nhƣ hiện tƣợng các ca sỹ thuộc các tỉnh phía bắc của Việt Nam đang có xu hƣớng “nam tiến” vào thành phố Hồ Chí Minh lập nghiệp, họ cũng là dân nhập cƣ, có thu nhập rất cao, thành danh, nổi tiếng. Tuy nhiên, khi nghiên cứu về dân nhập cƣ, ít có nghiên cứu, khảo sát gọi họ là ngƣời nhập cƣ vì họ chỉ là nhóm thiểu sốvà là những ngƣời nổi tiếng. Thông thƣờng, các khảo sát nói về dân nhập cƣ có nghĩa là một nhóm dân nhập cƣ nào đó yếu thế hơn, nhiều khó khăn hơn và chiếm số đông trong nhóm xã hội đó. Ngoài ra, một số thông tin báo chí, đôi khi cũng đã gán nhãn “nhập cƣ” là nói đến một bộ phận dân cƣ đến từ tỉnh, thành phố khác để lao động, học tập và sinh sống, họ thƣờng gặp nhiều khó khăn, thiệt thòi hơn so với những ngƣời dân cƣ ngụ tại địa phƣơng. Trong quản lý hành chính, ngƣời nhập cƣ có 4 nhóm khác nhau đó là nhóm
  • 23. 10 tạm trú KT1, KT2, KT3 và KT4. Trong đó KT1 và KT2 cũng là ngƣời nhập cƣ, họ tạm trú tại địa bàn phƣờng, quận nhƣng có hộ khẩu tại chính thành phố đó, họ chỉ là những ngƣời di cƣ cùng thành phố. KT3 là ngƣời từ tỉnh, thành phố khác đến tạm trú và đã sống lâu dài, ổn định tại địa phƣơng. Trong khi đó, diện tạm trú KT4 là ngƣời tạm trú ngắn hạn dƣới 6 tháng, họ tạm trú có tính chất tạm thời và rất dễ dàng thay đổi chỗ ở. Do tính chất phân loại đa dạng, vì vậy trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tác giả sử dụng khái niệm dân nhập cƣ là ngƣời tạm trú KT4 tại thành phố Hồ Chí Minh. 2.1.3 Dịch vụ Theo Philip Kotler (1967): “Dịch vụ (DV) là bất kỳ hoạt động hay lợi ích nào mà chủ thể này cung cấp cho chủ thể kia, trong đó đối tƣợng cung cấp nhất thiết phải mang tính vô hình và không dẫn đến quyền sở hữu một vật nào cả, còn việc sản xuất dịch vụ có thể hoặc không có thể gắn liền với một sản phẩm vật chất nào”. Hay “Dịch vụ là một hoạt động bao gồm các nhân tố không hiện hữu, giải quyết các mối quan hệ giữu khách hàng hoặc tài sản mà khách hàng sở hữu với ngƣời cung cấp mà không có sự chuyển giao quyền sở hữu”. Theo Zeithaml & Britner (2000): “Dịch vụ là những hành vi, quá trình, cách thức thực hiện một công việc nào đó nhằm tạo giá trị sử dụng cho khách hàng làm thỏa mãn nhu cầu và mong đợi của khách hàng”. Theo Kotler & Armstrong (2004): “Dịch vụ là những hoạt động hay lợi ích mà doanh nghiệp có thể cống hiến cho khách hàng nhằm thiết lập, củng cố và mở rộng những quan hệ và hợp tác lâu dài với khách hàng”. Các Mác (1844) cho rằng: "Dịch vụ là con đẻ của nền kinh tế sản xuất hàng hoa, khi mà kinh tế hàng hóa phát triển mạnh, đòi hỏi một sự lƣu thông thông suốt, trôi chảy, liên tục để thoả mãn nhu cần ngày càng cao đó của con ngƣời thì dịch vụ ngày càng phát triển"(Allen Oakley, 1984). Nhƣ vậy, với định nghĩa trên, C. Mác đã chỉ ra nguồn gốc ra đời và sự phát triển của dịch vụ, kinh tế hàng hóa càng phát triển thì dịch vụ càng phát triển mạnh. Nhìn chung, có nhiều khái niệm về dịch vụ đƣợc phát biểu dƣới những góc
  • 24. 11 độ khác nhau nhƣng tựu chung thì: “Dịch vụ là hoạt động sáng tạo của con ngƣời, là hoạt động có tính đặc thù riêng của con ngƣời trong xã hội phát triển, có sự cạnh tranh cao, có yếu tố bùng phát về công nghệ, minh bạch về pháp luật, minh bạch chính sách của chính quyền. Dịch vụ là hoạt động có chủ đích nhằm đáp ứng nhu cầu nào đó của con ngƣời. Đặc điểm của dịch vụ là không tồn tại ở dạng sản phẩm cụ thể nhƣ hàng hóa nhƣng phục vụ trực tiếp những nhu cầu nhất định của xã hội” (Báo điện tử Tri thức cộng đồng, 2018). Trong nghiên cứu này, dịch vụ xã hội đƣợc đặt trong mối liên hệ với chức năng bảo đảm an sinh và phát triển xã hội. Do đó để hiểu khái niệm dịch vụ xã hội, cần làm rõ mối liên hệ giữa dịch vụ xã hội và chính sách xã hội. Vậy chính sách xã hội là gì? Quan hệ của chính sách xã hội với dịch vụ xã hội nhƣ thế nào? 2.1.4 Chính sách xã hội Chính sách xã hội là sự cụ thể hóa, thể chế hóa các đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng, nhà nƣớc, chính quyền địa phƣơng để giải quyết những vấn đề xã hội dựa trên những tƣ tƣởng, quan điểm phù hợp với bản chất chính trị – xã hội. Nó phản ánh lợi ích và trách nhiệm của cộng đồng xã hội nói chung và của từng nhóm xã hội nói riêng nhằm tác động trực tiếp vào con ngƣời và điều chỉnh các quan hệ giữa con ngƣời với con ngƣời, giữa con ngƣời với xã hội. Chính sách xã hội hƣớng tới mục đích cao nhất là thỏa mãn những nhu cầu ngày càng tăng về đời sống vật chất, văn hóa và tinh thần của nhân dân (Bùi Đình Thanh, 2004). Nhƣ vậy, mục đích của chính sách xã hội có điểm giống nhau với dịch vụ xã hội là đáp ứng nhu cầu của con ngƣời trong các xã hội cụ thể và chính sách xã hội là sự thể chế hoá các đƣờng lối, chủ trƣơng của nhà nƣớc. 2.1.5 Dịch vụ xã hội Theo Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO): “Dịch vụ xã hội (DVXH) là các hoạt động cung cấp dịch vụ, đáp ứng nhu cầu cho các cá nhân, nhóm ngƣời nhất định nhằm bảo đảm các giá trị và chuẩn mực xã hội” (ILO, 2004). Ngoài ra còn có một số cách hiểu khác về dịch vụ xã hội nhìn từ vai trò của ngƣời cung cấp dịch vụ và ngƣời tiếp nhận dịch vụ. Theo cách nhìn này, dịch vụ xã hội là các hoạt động có
  • 25. 12 chủ đích của con ngƣời nhằm phòng ngừa hạn chế và khắc phục rủi ro, đảm bảo đáp ứng đƣợc nhu cầu cơ bản và thúc đẩy khả năng hoà nhập cộng đồng, xã hội cho nhóm đối tƣợng yếu thế. Dịch vụ xã hội là các sáng kiến can thiệp nhằm vào các nhu cầu và các vấn đề của các nhóm ngƣời dễ bị tổn thƣơng, bao gồm cả việc phòng ngừa bạo lực, tan vỡ gia đình, xóa đói giảm nghèo và hỗ trợ ngƣời khuyết tật, trẻ em và ngƣời già. Trần Hậu, Đoàn Minh Tuấn (2012) cho rằng “Dịch vụ xã hội là những dịch vụ đáp ứng nhu cầu cộng đồng và cá nhân nhằm phát triển xã hội, có vai trò đảm bảo hạnh phúc, phúc lợi và công bằng xã hội, đề cao tính nhân văn và vì con ngƣời. Dịch vụ xã hội là hoạt động mang bản chất kinh tế, xã hội do Nhà nƣớc, thị trƣờng hoặc xã hội dân sự cung ứng tùy theo tính chất thuần công, không thuần công hay tƣ của từng lĩnh vực dịch vụ, bao gồm các lĩnh vực giáo dục, đào tạo, y tế, khoa học, công nghệ, văn hóa, thông tin, thể dục thể thao và các trợ giúp xã hội khác”. Dịch vụ xã hội có đặc điểm sau: +Là loại dịch vụ nhằm mục tiêu phát triển xã hội và có tính chất xã hội. Dịch vụ xã hội tồn tại nhằm đảm bảo giá trị chuẩn mực xã hội, hỗ trợ cho các thành viên trong xã hội phòng ngừa rủi ro, hạn chế rủi ro. +Do cơ quan nhà nƣớc, thị trƣờng hoặc xã hội thực hiện. +Luôn bị điều tiết bởi giá trị đạo đức, giá trị văn hóa, nhân sinh, trách nhiệm xã hội của Nhà nƣớc, doanh nghiệp hoặc tƣ nhân. + Mọi ngƣời dân đều có quyền hƣởng dịch vụ không tính việc đóng thuế bao nhiêu. + Là dịch vụ thiết yếu với ngƣời dân. Hiện nay, dựa vào tính chất dịch vụ và chủ thể cung cấp dịch vụ ngƣời ta đƣa ra nhiều cách phân loại dịch vụ xã hội nhƣ: dịch vụ xã hội cơ bản và dịch vụ công. 2.1.6 Dịch vụ xã hội cơ bản Để hiểu rõ hơn về các nhu cầu cơ bản trong cuộc sống, tác giả đƣa ra các quan điểm của các nhà khoa học về nhu cầu tối thiểu trong cuộc sống.
  • 26. 13 - Theo quan niệm của Mác: “Nhu cầu là đòi hỏi khách quan của mỗi con ngƣời trong những điều kiện nhất định, đảm bảo cho sự sống và phát triển của mình”. - Dịch vụ xã hội đƣợc Liên hợp quốc định nghĩa nhƣ sau: “Dịch vụ xã hội cơ bản là các hoạt động dịch vụ cung cấp những nhu cầu cho các đối tƣợng nhằm đáp ứng những nhu cầu tối thiểu của cuộc sống” (FCC, 1998). Nhƣ vậy, dịch vụ xã hội cơ bản là hệ thống cung cấp dịch vụ nhằm đáp ứng những nhu cầu cơ bản của con ngƣời và đƣợc xã hội thừa nhận. Dịch vụ xã hội cơ bản đƣợc chia thành 4 loại chính: + Dịch vụ đáp ứng những nhu cầu vật chất cơ bản: Việc ăn uống, vệ sinh, chăm sóc, nhà ở, v.v. Trong đó các đối tƣợng yếu thế là trẻ em, ngƣời khuyết tật, mất khả năng lao động đều phải đƣợc đáp ứng nhu cầu này để phát triển về thể lực và trí lực. + Dịch vụ y tế: Bao gồm các hình thức khám chữa bệnh, điều dƣỡng phục hồi chức năng về thể chất cũng nhƣ tinh thần cho các đối tƣợng. + Dịch vụ giáo dục: Trƣờng học, các lớp tập huấn, đào tạo kỹ năng sống, các hình thức giáo dục hòa nhập, hội nhập và chuyên biệt. 2.1.7Dịch vụ công Dịch vụ công (DVC) trong tiếng Anh có nghĩa là “public service”, đây là khái niệm có xuất xứ từ kinh tế học công cộng, nó đƣợc sử dụng tƣơng đối phổ biến ở Châu âu từ sau chiến tranh thế giới lần thứ II. Theo quan niệm của nhiều nƣớc, DVC luôn gắn với vai trò của nhà nƣớc trong việc cung ứng. Hiện nay, có nhiều quan niệm khác nhau về DVC, Từ điển Petit Larousse của Pháp (1995) định nghĩa: “Dịch vụ công là hoạt động vì lợi ích chung do cơ quan nhà nƣớc hoặc tƣ nhân đảm nhiệm”. Theo Từ điển Oxford (2000): “Dịch vụ công: 1. Các dịch vụ nhƣ giao thông hoặc chăm sóc sức khỏe do nhà nƣớc hoặc tổ chức chính thức cung cấp cho nhân dân nói chung, đặc biệt là xã hội; 2.Việc làm gì đó đƣợc thực hiện nhằm giúp đỡ mọi ngƣời hơn là kiếm lợi nhuận; 3. Chính phủ và cơ quan chính phủ”.
  • 27. 14 Theo quan niệm và cách tiếp cận của nƣớc ngoài cho thấy DVC có những đặc trƣng cơ bản nhƣ: (1). Là những hoạt động gắn với chính phủ hoặc hoạt động của tƣ nhân nhƣng đƣợc chính phủ ủy quyền, quản lý; (2). Các hoạt động này thƣờng hƣớng tới lợi ích của cộng đồng; (3). Là loạt động không lấy lợi nhuận làm mục tiêu chủ yếu, mang tính tự nguyện, có tính chất hỗ trợ. Tóm lại, dịch vụ công là dịch vụ do Nhà nƣớc trực tiếp đảm nhận việc cung ứng hay ủy nhiệm cho các cơ sở ngoài Nhà nƣớc thực hiện nhằm bảo đảm trật tự và công bằng xã hội phục vụ các lợi ích chung thiết yếu, các quyền và nghĩa vụ cơ bản của các tổ chức và công dân. Nhƣ vậy, dịch vụ công là một bộ phận của khu vực công, liên quan đến các hoạt động mà mục đích là cung cấp cho mọi công dân các loại dịch vụ phù hợp với lợi ích của cộng đồng và xã hội. 2.2 TỔNG QUAN CÁC CƠ SỞ LÝ THUYẾT ÁP DỤNG 2.2.1 Lý thuyết xung đột Xung đột là một trong những kiểu tác động xã hội mà chủ thể và ngƣời tham gia trong đó là các cá thể đơn lẻ, các tập đoàn, các tổ chức xã hội,… có xung đột với nhau về các yếu tố, các lợi ích của cá nhân hoặc tổ chức, tập đoàn mà bản thân cá nhân tham gia trong tổ chức là thành viên (Nguyễn Tất Dong, Lê Ngọc Hùng, 1997). Lý thuyết xung đột có nguồn gốc từ triết học (quy luật mâu thuẫn): Xung đột là hiện tƣợng khách quan phổ biến trong bất kỳ cơ cấu xã hội nào, nó là điều kiện tất yếu của sự phát triển xã hội vì toàn bộ quá trình phát triển xã hội nằm ở xung đột và thỏa thuận, hòa hợp và đối đầu. Xung đột xã hội là sự đối đầu công khai, là mâu thuẫn giữa hai hay nhiều hơn giữa chủ thể và ngƣời tham gia tƣơng tác xã hội mà nguyên nhân là sự bất đồng về nhu cầu, lợi ích, giá trị. Xung đột là hiện tƣợng phổ biến trong các tổ chức xã hội. Nguyên nhân chính của nó nằm trong nhân cách cá nhân và cơ cấu của tổ chức. Lý thuyết xung đột sử dụng trong nghiên cứu này nhằm xác định những xung đột là xung đột gì, xung đột nhƣ thế nào, xung đột giữa chủ thể và những cá nhân, tổ chức hoặc những
  • 28. 15 nhóm ngƣời nào,… nhằm tìm ra hƣớng giải quyết hậu xung đột. Cụ thể, nghiên cứu xem xét xung đột giữa phụ nữ nhập cƣ và phụ nữ cƣ trú lâu dài trên địa bàn; xung đột giữa phụ nữ nhập cƣ và chính quyền địa phƣơng trong việc tiếp cận và cung cấp các dịch vụ xã hội. 2.2.2 Lý thuyết hành động xã hội Theo định nghĩa của nhà xã hội học ngƣời Đức Max Weber (1991), đƣa ra lý thuyết hành động xã hội: “Nếu một lý thuyết tập trung vào vào cá nhân thì không thể bỏ qua các yếu tố chủ quan của cá nhân nhƣ tình cảm, suy nghĩ, tƣ tƣởng, v.v”.Ông nhấn mạnh nếu chỉ coi ứng xử của con ngƣời nhƣ một phản xạ trả lời một kết thúc thì con ngƣời không khác gì con vật. Ông đƣa ra bốn kiểu hành động xã hội đó là hành động do cảm xúc, hành động mang tính truyền thống, hành động hợp lý về giá trị và hành động hợp với mục đích. Ông đặc biệt quan tâm đến động cơ thúc đẩy trong ý thức của chủ thể, theo Weber đó là nguyên nhân của hành động. Hành động xã hội là những hành động đƣợc chủ thể gắn cho nó một ý nghĩa chủ quan nào đó. Hành động xã hội là những hành động có liên quan đến ngƣời khác, đƣợc định hƣớng đến ngƣời khác trong quá trình và đƣờng lối của nó(Nguyễn Tất Dong, Lê Ngọc Hùng, 1997). Nhƣ vậy, một hành động đƣợc xem là hành động xã hội khi nó liên quan đến ngƣời khác. Trong nghiên cứu này, lý thuyết hành động xã hội tác giả áp dụng để xem xét các loại hành động xã hội mà phụ nữ nhập cƣ sử dụng để ứng phó với những xung đột trong việc tiếp cận các dịch vụ xã hội với các nhóm đối tƣợng khác. 2.2.3 Lý thuyết về vai trò của Nhà nƣớc trong cung ứng dịch vụ công (DVC) Nhà nƣớc giữ một vai trò hết sức quan trọng trong cung ứng DVC, từ trƣớc đến nay không ai phủ nhận vai trò này của Nhà nƣớc, so với mỗi giai đoạn vai trò này lại có những sự nhận thức khác nhau. Mặc dù có những quan điểm, tranh cãi khác nhau về vai trò của Nhà nƣớc trong cung ứng DVC, song không thể phủ nhận vai trò của Nhà nƣớc. Trƣớc đây, Nhà nƣớc luôn giữ một vị trí trung tâm, thậm chí là độc tôn trong cung ứng DVC, ngay cả những nƣớc tƣ bản phát triển nhƣ Anh thì đến cuối thế kỷ
  • 29. 16 XIX công dân cũng chỉ biết đến DVCcơ bản mà Nhà nƣớc cung ứng là y tế và giáo dục. Trƣớc những năm 1930, các nhà chính trị và kinh tế đều cho rằng ở đâu cũng thề thôi, nhà nƣớc chỉ có vai trò thu thuế và cung ứng dịch vụ. Vào những năm 1970, 1980 các nhà chính trị, các nhà kinh tế cho rằng nhà nƣớc không cần thiết phải nắm độc quyền trong cung ứng DVC. Nhà nƣớc không nên trực tiếp tiến hành quá nhiều hoạt động cung ứng DVC mà cần phải chuyển giao nó ở một mức độ để cho xã hội và thị trƣởng đảm nhiệm. Các nhà hoạch định và thực thi chính sách cho rằng cần phải có sự thay đổi vai trò của Nhà nƣớc, mục tiêu đặt ra là làm cho Nhà nƣớc hoạt động hiệu lực, hiệu quả hơn. Nhà nƣớc vẫn giữ vai trò quan trọng trong cung ứng DVC nhƣng không nhất thiết phải là ngƣời trực tiếp cung ứng các DVC đó. Nhà nƣớc đẩy mạnh việc xã hội cung ứng DVC, những DVC mà tƣ nhân có khả năng làm tốt sẽ đƣợc Nhà nƣớc chuyển giao. Nhà nƣớc lúc này giữ vai trò là ngƣời cầm lái và thực hiện chức năng cầm lái là chủ yếu chứ không còn là ngƣời bơi chèo nữa. Với quan niệm trên thì việc bơi chèo đó đòi hỏi phải chú ý tập trung vào một nhiệm vụ và thực hiện tốt nhiệm vụ đó (Osborne và Gaebler, 1992). Xuất phát từ yêu cầu cung ứng DVC nhằm góp phần đảm bảo tính thống nhất, ổn định và công bằng xã hội. Hoạt động cung ứng DVC của nhà nƣớc là cần thiết, nếu để cho tƣ nhân cung ứng thì sẽ dẫn đến sự độc quyền, bất bình đẳng trong xã hội. Nhà nƣớc là ngƣời sỡ hữu và có khả năng huy động một nguồn lực lớn vào cung ứng DVC mà không phải tƣ nhân nào cũng làm đƣợc. Tóm lại, trong mọi tình huống Nhà nƣớc giữ một vị trí quan trọng trong việc cung ứng DVC. Mặc dù một số DVC nhà nƣớc không đứng ra cung ứng một cách trực tiếp, nhƣng vai trò của Nhà nƣớc không vì thề mà bị lu mờ, nó vẫn đƣợc thể hiện dƣới dạng là ngƣời hoạch định chính sách, thực hiện việc kiểm tra, ban hành tiêu chuẩn chất lƣợng. 2.3 TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƢỚC Việc tiếp cận và hội nhập của ngƣời nhập cƣ vào các đô thị là vấn đề đã đƣợc nhiều nhà nghiên cứu đặt ra khi nghiên cứu về ngƣời nhập cƣ. Hiện nay, ở Việt
  • 30. 17 Nam và trên thế giới đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về ngƣời nhập cƣ, trong đó có nhiều nghiên cứu quan tâm đến việc tiếp cận các dịch vụ xã hội của ngƣời nhập cƣ. Đặc biệt, yếu tố giới đƣợc chú trọng xem xét và đánh giá mức độ ảnh hƣởng của việc tiếp cận các dịch vụ xã hội của ngƣời nhập cƣ. Qua tổng quan các tài liệu, tác giả đã tiếp cận một số tài liệu nghiên cứu của một số tác giả sau: 2.3.1 Một số nghiên cứu nƣớc ngoài Harris- Todaro (1970) nghiên cứu di dân từ nông thôn ra thành thị. Nghiên cứu này tập trung vào các nƣớc đang phát triển, nơi diễn ra quá trình đô thị hoá nhanh và dòng di dân từ nông thôn ra thành thị rất mạnh. do chênh lệch tiền lƣơng và cơ hội việc làm ngày càng lớn. Những vùng đô thị thiếu lao động có mức lƣơng cao sẽ thu hút dòng di dân từ các vùng nông thôn có thu nhập thấp. Harris và Todaro cho rằng quyết định di chuyển kết hợp những kỳ vọng của những ngƣời di cƣ tiềm năng về khả năng thu nhập cho phép họ có thu nhập cao hơn và cuộc sống khá hơn. Hai tác giả cũng cho rằng những ngƣời di cƣ mong chờ có thể nhận đƣợc việc làm tốt và có thu nhập cao nên họ chấp nhận thất nghiệp. J.H.Rieger và J.A.Beegle (2003) khi nghiên cứu di dân từ nông thôn đến thành thịở các quốc gia phát triển cho rằng sự thích nghi với cuộc sống đô thị, thái độ củachính quyền và cộng đồng nơi đến đã làm hạn chế việc tiếp cận các dịch vụ xã hội của ngƣời nhập cƣ. Cả hai tác giả này đều sử dụng những khía cạnh khác nhau đểnghiên cứu vấn đề hội nhập của ngƣời nhập cƣ. Trong khi đó, Dorothy J.Solinger (2004) đã dùng chỉ báo đặc điểm của ngƣời nhập cƣ và cộng đồng nơi đến của ngƣời nhập cƣ để phân tích vấn đề hội nhập của nhóm ngƣời nhập cƣ. Cả ba tác giả nêu trên đã sử dụng những hƣớng tiếp cận khác nhau về vấn đề hội nhập của ngƣời nhập cƣ nhƣng tất cả có điểm chung là phác họa đƣợc bức tranh vấn đề hội nhập và tiếp cận những nguồn lực tại nơi đến trong quá trình di cƣ, trong đó nhóm nữ nhập cƣ sẽ gặp nhiều khó khăn và rào cản hơn so với các nhóm xã hội khác. 2.3.2 Một số nghiên cứu trong nƣớc Ở Việt Nam đã có nhiều tác giả nghiên cứu các đề tài về ngƣời nhập cƣ đặc
  • 31. 18 biệt là phụ nữ nhập cƣ. Trong hạn chế của nguồn tài liệu tiếp cận, tác giả tổng quan một số đề tài của các tác giả đi trƣớc đã nghiên cứu về ngƣời nhập cƣ tại thành phố Hồ Chí Minh. Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Trọng Liêm (2000) đã nghiên cứu hành trình hội nhập về việc làm, chỗ ở, mạng lƣới xã hội, tâm lí – đời sống của dân nhập cƣ tự do vào thành phố Hồ Chí Minh. Cụ thể nghiên cứu nhƣ sau: nghiên cứu số lần di chuyển, tình trạng sinh hoạt tại thành phố Hồ Chí Minh (việc làm, nhà ở, y tế,…), nghiên cứu mạng lƣới xã hội, tâm lí, lối sống, ảnh hƣởng của chính sách đến đối tƣợng di dân tự do. Nhƣng trong kết quả nghiên cứu này tác giả không đề cập đến yếu tố giới. Theo kết quả nghiên cứu của Hà Thị Phƣơng Tiến, Hà Quang Ngọc (2000) thì các tác giả đã sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu định tính nhằm tìm hiểu những gì có ý nghĩa đằng sau sự di cƣ tự do của nữ, phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm. Phần nội dung nghiên cứu, các tác giả tìm hiểu những thông tin cơ bản của bản thân và gia đình ngƣời nữ nhập cƣ liên quan đến lịch sử sự chuyển cƣ, những thông tin về kinh tế, điều kiện sống và làm việc, tác động của việc làm với sức khỏe phụ nữ, các áp lực xã hội, những vấn đề xã hội nảy sinh từ việc di cƣ tự do, những tâm tƣ nguyện vọng và ý kiến của ngƣời lao động. Theo kết quả nghiên cứu của Lê Thị Hờ Rin (2006) thì tập trung vào xác định cơ sở kinh tế, xã hội của quá trình di dân và lao động nhập cƣ, nhấn mạnh quan điểm của chủ nghĩa Mác về vai trò quyết định của tồn tại xã hội, dân số với ý thức xã hội, thực trạng của lao động nhập cƣ tại thành phố Hồ Chí Minh, giải pháp quản lí lao động nhập cƣ. Kết quả nghiên cứu cung cấp cái nhìn mang tính lí luận chính trị về vấn đề nhập cƣ. Phƣơng pháp nghiên cứu, tác giả đề tài sử dụng phƣơng pháp phân tích thống kê (tổng hợp tƣ liệu sẵn có). Phƣơng pháp này đa số chỉ sử dụng cho những đề tài thuần về lí thuyết, ở đây kết quả nghiên cứu của tác giả có đề cập đến thực trạng tức là có liên quan đến những số liệu thực, nhƣng tác giả lại chỉ dừng lại ở việc giải thích chủ yếu từ góc độ triết học Theo kết quả nghiên cứu của Phạm Thanh Hải (2007) thì nội dung của
  • 32. 19 nghiên cứu quan tâm đến đặc điểm nhân khẩu của ngƣời nhập cƣ, những khó khăn vƣớng mắc khi tiếp cận các dịch vụ cơ bản (việc làm, giáo dục, y tế, điện nƣớc – dịch vụ khác, sở hữu tài sản). Tuy nhiên tác giả đề tài phân tích nhóm dân nhập cƣ nói chung, chƣa phân tích sâu đến yếu tố phụ nữ nhập cƣ trong nghiên cứu của mình. Cả bốn kết quả nghiên cứu đƣợc tổng quan trên đây đều quan tâm nghiên cứu các vấn đề liên quan đến các nhóm ngƣời nhập cƣ tại thành phố Hồ Chí Minh, vai trò của lao động nhập cƣ đối với sự phát triển kinh tế xã hội của thành phố cũng nhƣ quá trình hội nhập của cƣ dân nhập cƣ với cuộc sống mới. Các tác giả gần nhƣ chƣa quan tâm đến việc tiếp cận các dịch vụ xã hội của nhóm dân nhập cƣ, trong đó đặc biệt là phụ nữ nhập cƣ, nếu có phân tích các tác giả chỉ dừng lại ở mức độ điểm qua mà chƣa đi sâu và phân tích cụ thể các yếu tố ảnh hƣởng đến việc tiếp cận các dịch vụ xã hội của phụ nữ nhập cƣ và các nghiên cứu trƣớc chủ yếu nghiên cứu định tính chƣa có nghiên cứu nào về định lƣợng. Trên đây là nhóm các nghiên cứu về thực trạng nhập cƣ tại thành phố Hồ Chí Minh nói chung. Ngoài ra, tác giả cũng đã tổng quan một số đề tài nghiên cứu khác có liên quan nhƣ sau: Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Đăng Minh Thảo (2007) thì mục tiêu nghiên cứu nhằm phác họa thực trạng khác nhau về vấn đề lao động việc làm, thu nhập, phƣơng thức chi tiêu tiết kiệm và dự định cƣ trú lâu dài ở khía cạnh giới trong quá trình hội nhập. Nghiên cứu dựa trên những số liệu sẵn có của dự án “Tác động của chính sách đăng kí cƣ trú hiện nay đến việc giảm nghèo đô thị 2005” của Trung tâm Xã hội học thuộc Viện Khoa học xã hội vùng Đông Nam Bộ và Tổ chức phi chính phủ VET. Mẫu nghiên cứu mà đề tài chọn là nhân khẩu và hộ gia đình, có độ bao phủ cao. Thông qua những số liệu sẵn có phần nào tác giả cũng đã nêu lên đƣợc sự khác biệt giữa nam và nữ di cƣ trong vấn đề hội nhập với môi trƣờng mới. Qua các kết quả nghiên cứu đã phân tích ở trên cho thấy vấn đề di dân luôn đƣợc nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Tuy một vài nghiên cứu chỉ tập trung xoay quanh các nội dung chủ yếu nhƣ: đặc điểm nhân khẩu, kinh tế – xã hội của những
  • 33. 20 ngƣời nhập cƣ đến thành phố Hồ Chí Minh, nghiên cứu khả năng hội nhập của ngƣời nhập cƣ, tác động của nhân khẩu học, kinh tế – xã hội đến bản thân ngƣời nhập cƣ; nghiên cứu vai trò của ngƣời nhập cƣ đối với quê hƣơng thông qua sự chuyển tiền, hàng hóa, hành trình hội nhập về việc làm, chỗ ở, mạng lƣới xã hội, tâm lí – đời sống của di dân tự do vào thành phố Hồ Chí Minh, xác định cơ sở kinh tế xã hội của quá trình di dân và lao động nhập cƣ, nhấn mạnh quan điểm của chủ nghĩa Mác và những khó khăn vƣớng mắc về tiếp cận các dịch vụ cơ bản,… Do đó, nội dung đề tài của tác giả nghiên cứu là vấn đề không hoàn toàn mới trong bối cảnh nghiên cứu hiện nay. Theo tổng quan nghiên cứu tài liệu của tác giả thì hiện nay chƣa có nhiều đề tài nghiên cứu về thực trạng việc tiếp cận các dịch vụ xã hội, đặc biệt là quan tâm nghiên cứu đến việc tiếp cận các dịch vụ xã hội của phụ nữ nhập cƣ. Vì vậy, để tiếp tục phát triển những nền tảng kiến thức củanhững ngƣời đi trƣớc, tác giả sẽ nghiên cứu về ngƣời nhập cƣ từ góc nhìn vềgiới. Trong nghiên cứu khảo sát việc tiếp cận các dịch vụ xã hội của phụ nữ nhậpcƣ, tác giả mong muốn xác định các yếu tố ảnh hƣởng đến việc tiếp cận các dịch vụ xã hội của phụ nữ nhập cƣ trong giai đoạn hiện nay nhƣ thế nào nhằm đƣa ra các khuyến nghị và đề xuất góp phần làm giảm thiểu bất bình đẳng giới đến việc tiếp cận các dịch vụ xã hội của phụ nữ nhập cƣ – nghiên cứu trƣờng hợp tại phƣờng Tân Tạo A, quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh. 2.4 KHUNG PHÂN TÍCH ĐỀ XUẤT Qua quá trình khảo sát lấy ý kiến của các chuyên gia am hiểu về vấn đề dịch vụ xã hội và Bình đẳng giới tại thành phố Hồ Chí Minh bao gồm nhóm lãnh đạo của tổ chức UN Women, Phòng Bình đẳng giới Sở Lao động – Thƣơng binh và Xã hội thành phố Hồ Chí Minh và các trƣởng phó phòng Lao động – Thƣơng binh và Xã hội 24 quận huyện cho thấy: - Các chuyên gia cho rằng phụ nữ nhập cƣ thuộc tầng lớp ngƣời yếu thế, hoàn toàn không có sự lựa chọn gì mang tính thị trƣờng(ngƣời tiêu dùng quyết định lựa chọn hàng hóa/ dịch vụ mà họ muốn theo khả năng chi trả và chất lƣợng của
  • 34. 21 hàng hóa/ dịch vụ đó).Các dịch vụ xã hội là dịch vụ công, do nhà nƣớc cung cấp, cho nên hoàn toàn mang tính độc quyền và ngƣời tiêu dùng không có sự lựa chọn nào. - Việc tiếp cận các dịch vụ xã hội của phụ nữ nhập cƣ hiện nay chủ yếu vào nhóm dịch cụ xã hội cơ bản sau: + Nhà ở + Điện + Nƣớc ` + Dịch vụ giáo dục + Dịch vụ y tế cho họ và gia đình (bảo hiểm y tế, bệnh viện công…) + Cơ sở hạ tầng kỹ thuật (điện, nƣớc, giao thông, cáp quang/truyền hình…) + Tiếp cận đến tổ chức mạng lƣới xã hội nhƣ hội phụ nữ… + Việc làm + Tín dụng
  • 35. 22 CHƢƠNG III: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu (Nguồn: Tác giả đề xuất) Sau khi đã thu thập các phiếu khảo sát, tác giả tiến hành rà soát, chọn lọc và loại bỏ những phiếu không đạt yêu cầu, sau đó mã hóa, nhập liệu và tác giả sẽ mô tả lại tình hình thực tế của 2 nhóm đối tƣợng đƣợc khảo sát (phiếu khảo sát và quan sát các nhóm đối tƣợng) nhằm để chỉ ra những bất bình đẳng trong việc tiếp cận các dịch vụ xã hội tại địa phƣơng của 2 nhóm đối tƣợng. Tiếp cận các chính sách hỗ trợ của địa phƣơng nhằm hỗ trợ cho nhóm phụ nữ nhập cƣ đƣợc tiếp cận các dịch vụ xã hội và tìm hiểu xem những chính sách hỗ trợ của địa phƣơng có thật sự hỗ trợ và mang lại lợi ích cho nhóm đối tƣợng trên hay sẽ làm cản trở họ trong việc tiếp cận các dịch vụ xã hội. Từ tổng quan các số liệu nghiên cứu trên tác giả sẽ đƣa ra các khuyến nghị và đề xuất nhằm giảm thiểu bất bình đẳng trong việc tiếp cận các dịch vụ xã hội của phụ nữ nhập cƣ – nghiên cứu trƣờng hợp tại phƣờng Tân Tạo A, quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh. 3.2 THIẾT KẾ BẢNG HỎI Việc thiết kế bảng câu hỏi ảnh hƣởng rất lớn đến kết quả nghiên cứu. Thiết kế bảng câu hỏi không tốt sẽ dẫn đến kết quả sai lệch, các câu hỏi cần phải rõ ràng, đơn giản, câu hỏi không đƣợc thiết kế có tính gợi ý hƣớng dẫn cho ngƣời trả lời mà phải thiết kế sao cho ngƣời trả lời nói lên những điều suy nghĩ, những đánh giá thật
  • 36. 23 khách quan, không nên thiết kế bảng câu hỏi quá dài. Trong nghiên cứu này, bảng câu hỏi đƣợc thiết kế sau khi rút kinh nghiệm từ bƣớc câu hỏi sơ bộ cùng với sự góp ý của những ngƣời trả lời. Bảng câu hỏi đƣợc thiết kế mạch lạc, rõ ràng hơn, dài 7 trang A4. Với nội dung gồm 2 phần: + Phần 1 là các thông tin chung nhƣ: Độ tuổi, trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân, công việc hiện nay; + Phần 2 là ý kiến cá nhân về thực trạng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của phụ nữ nhập cƣ và phụ nữ thƣờng trú, phần này ngƣời trả lời cảm thấy đƣợc tôn trọng.Việc sắp xếp có thứ tự, ngắn gọn khiến ngƣời trả lời cảm thấy thoải mái, không bị phân tâm. Bảng câu hỏi sơ bộ sẽ đƣợc tham khảo ý kiến bằng cách phỏng vấn trực tiếp 10 chuyên gia đang làm việc trong lĩnh bình đẳng giới và hỏi ý kiến giáo viên hƣớng dẫn, sau đó sẽ điều chỉnh bảng câu hỏi. Sau khi điều chỉnh bảng câu hỏi, sẽ tiến hành khảo sát thử với 10 chuyên gia tƣ vấn để kiểm tra về nội dung, tính rõ ràng và dễ hiểu của bảng câu hỏi. Nếu bảng câu hỏi vẫn chƣa rõ ràng, dễ hiểu và có nội dung chƣa phù hợp thì tiếp tục chỉnh sửa, tham khảo ý kiến chuyên gia, tiếp tục khảo sát thử nghiệm cho đến khi hoàn thiện. Bảng câu hỏi chính thức đƣợc hoàn chỉnh và tiến hành thu thập dữ liệu. 3.3 THU THẬP DỮ LIỆU Đề tài nghiên cứu dựa vào nguồn dữ liệu thứ cấp và dữ liệu sơ cấp. Dữ liệu thứ cấp Báo cáo của UBND quận Bình Tân – về sơ kết 15 năm triển khai Chƣơng trình chiến lƣợc quốc gia về bình đẳng giới trên địa bàn quận Bình Tân giai đoạn 2011 – 2020; Báo cáo của UBND quận Bình Tân – về khảo sát, thống kê số liệu tách biệt giới về tình trạng đời sống của ngƣời dân nhập cƣ trên địa bàn quận Bình Tân. Đề án số 07 của UBND quận Bình Tân – về xây dựng thành phố an toàn cho phụ nữ và trẻ em. Quyết định số 2568/QĐ-UBND ngày 23 tháng 5 năm 2017 của Ủy ban
  • 37. 24 nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về Ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án “Phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030”. Chƣơng trình hành động Số 51 của Sở Lao động – Thƣơng binh và Xã hội thành phố Hồ Chí Minh – Vì sự tiến bộ phụ nữ và bình đẳng giới giai đoạn 2015 – 2020. Dữ liệu sơ cấp Là nguồn thông tin chính của đề tài, đƣợc thu thập thông qua phỏng vấn và phát trực tiếp phiếu khảo sát phụ nữ nhập cƣ và phụ nữ thƣờng trú – nghiên cứu trƣờng hợp tại phƣờng Tân Tạo A, quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh. 3.3.1 Quy trình thu thập dữ liệu Nhằm đảm bảo tính chính xác của dữ liệu tác giả đồng thời thực hiện việc thu thập thứ cấp và sơ cấp để có đƣợc nguồn dữ liệu chính xác, đáng tin cậy và phù hợp với mục tiêu nghiên cứu của đề tài. Để làm đƣợc điều này trƣớc hết tác giả phải xác định cụ thể địa điểm nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và hình thức thu thập từ các đối tƣợng sao cho phù hợp, đƣợc chấp nhận cộng tác và dễ thực hiện. Thu thập thông tin bằng cách lập một bảng hỏi cho nhóm đối tƣợng trong một khu vực nhất định ở một khoảng không gian và thời gian nhất định. Bảng câu hỏi là một loạt các câu hỏi đƣợc viết hay thiết kế bởi nhóm chuyên gia để gửi cho ngƣời trả lời phỏng vấn trả lời và gửi lại bảng trả lời câu hỏi. Đề tài sẽ thực hiện phỏng vấn bằng bảng hỏi trực tiếp đối với phụ nữ nhập cƣ và phụ nữ thƣờng trú trên địa bàn nghiên cứu nhằm thu thập thông tin phục vụ cho mục đích nghiên cứu. 3.3.2 Phƣơng pháp quan sát Là phƣơng pháp thu thập thông tin của nghiên cứu xã hội học thực nghiệm thông qua các tri giác nhƣ: nghe, nhìn, v.v để thu nhận các thông tin từ thực tế xã hội nhằm đáp ứng mục tiêu nghiên cứu của đề tài. Trong quá trình nghiên cứu thực tiễn, nghiên cứu sử dụng phƣơng pháp quan sát nhằm mục đích thu thập thêm thông tin khách quan của khách thể nghiên cứu.
  • 38. 25 Trong đề tài này, sử dụng phƣơng pháp quan sát hƣớng việc tiếp cận các dịch vụ xã hội của phụ nữ nhập cƣ – nghiên cứu trƣờng hợp tại phƣờng Tân Tạo A, quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh. Quan sát thái độ, hành vi, mức độ quan tâm của cán bộ địa phƣơng đối với việc tiếp cận các dịch vụ xã hội của phụ nữ nhập cƣ khi họ di cƣ đến địa phƣơng mình quản lý. Những quan sát này góp phần làm sáng tỏ thêm những kết quả nghiên cứu định lƣợng đã thu thập đƣợc. 3.4 PHƢƠNG PHÁP PHÂN TÍCH DỮ LIỆU 3.4.1 Phƣơng pháp tổng quan tài liệu Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài. Tác giả tiến hành thu thập các tài liệu văn bản cần thiết từ các sở, ban, ngành và các nguồn tin cậy phù hợp với đối tƣợng cũng nhƣ vấn đề nghiên cứu, tiến hành xem xét các thông tin có sẵn trong tài liệu để có cái nhìn tổng quan về vấn đề. Đồng thời, phục vụ cho mục đích tổng hợp thông tin và đáp ứng mục tiêu nghiên cứu của đề tài một cách tốtnhất. Tìm hiểu, đọc và phân tích sách, nghiên cứu, báo cáo và các bài viết trên mạng internet có liên quan đến vấn đề ngƣời di cƣ và các vấn đề liên quan đến việc tiếp cận các dịch vụ xã hội của phụ nữ nhập cƣ. Phƣơng pháp này đƣợc tác giả sử dụng nhằm khai thác những tài liệu sẵn có trên các bài báo, tạp chí và các công trình nghiên cứu khoa học có liên quan đến “di cƣ”, “nhập cƣ”, “dịch vụ xã hội”, “phụ nữ nhập cƣ” v.v. Những tài liệu này, sẽ giúp cho tác giả có cái nhìn tổng quan từ những nghiên cứu đi trƣớc về vấn đề việc tiếp cận các dịch vụ xã hội của phụ nữ nhập cƣ. 3.4.2Phƣơng pháp thống kê Sử dụng phƣơng pháp thông kê toán học để xử lý các số liệu, tài liệu (xử lý các thông tin định lƣợng đƣợc trình bày dƣới dạng: con số rời rạc, bảng số liệu, biểu đồ, đồ thị, xử lý thông tin định tính bằng biểu đồ) đã thu thập đƣợc từ các phƣơng pháp nghiên cứu khác nhau nhƣ: quan sát, điều tra bảng hỏi… làm cho các kết quả nghiên cứu trở nên chính xác, đảm bảo độ tin cậy.
  • 39. 26 3.4.3Phƣơng pháp phỏng vấn sâu Xây dựng bảng câu hỏi phù hợp với điều kiện và thực tế việc tiếp cận các dịch vụ xã hội của phụ nữ nhập cƣ và phụ nữ thƣờng trú – nghiên cứu trƣờng hợp tại phƣờng Tân Tạo A, quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh để tiến hành khảo sát. Dựa trên nghiên cứu trƣớc và kết quả khảo sát chuyên gia lần 1, tác giả xây dựng bảng khảo sát sơ bộ và thực hiện phỏng vấn sâu đối với 10 ngƣời, trong đó có 07 ngƣời là phụ nữ nhập cƣ, 03 ngƣời là các đối tƣợng có liên quan đến ngƣời nhập cƣ nhƣ cán bộ chuyên trách dân số - trẻ em phƣờng, đại diện tổ trƣởng dân phố và đại diện chủ nhà trọ trên địa bàn khảo sát. Việc phỏng vấn giúp tác giả xác định, kiểm tra tính chính xác, dễ hiểu của các câu hỏi khảo sát, bổ sung những kiến thức còn thiếu và điều chỉnh những nội dung chƣa thích hợp. 3.4.4Mẫu nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là phụ nữ nhập cƣ và phụ nữ thƣờng trú tại phƣờng Tân Tạo A, quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh – với mẫu khảo sát 150 quan sát. Tiêu chí chọn 100 mẫu quan sát là phụ nữ nhập cƣ diện KT4 tại địa bàn nghiên cứu và 50 quan sát là phụ nữ thƣờng trú tại địa phƣơng. Mẫu khảo sát định lƣợng sử dụng danh sách phụ nữ nhập cƣ diện KT4 trên địa bàn phƣờng (do cán bộ chuyên trách dân số - trẻ em phƣờng lập danh sách) để làm khung chọn mẫu, khảo sát dự kiến100 quan sát trƣờng hợp đối với phụ nữ nhập cƣ và 50 quan sát đối với trƣờng hợp phụ nữ thƣờng trú để làm cơ sở so sánh những thiệt thòi của nhóm phụ nữ nhập cƣ khi tiếp cận các dịch vụ xã hội so với nhóm phụ nữ thƣờng trú tại địa phƣơng. Bƣớc tiếp theo tác giả chọn mẫu theo bƣớc nhảy ngẫu nhiên theo danh sách để đạt dung lƣợng mẫu có khối lƣợng n=150 và 50 mẫu dự phòng. Tổng số mẫu định tính là 10 đơn vị mẫu, trong đó có 07 mẫu phỏng vấn sâu là phụ nữ nhập cƣ, 03 mẫu phỏng vấn sâu là các đối tƣợng có liên quan đến ngƣời nhập cƣ nhƣ cán bộ chuyên trách dân số - trẻ em phƣờng, đại diện tổ trƣởng dân
  • 40. 27 phố và đại diện chủ nhà trọ trên địa bàn khảo sát. Mẫu phỏng vấn sâu phụ nữ nhập cƣ sẽ đƣợc chọn ngẫu nhiên trong tổng thể, mẫu phỏng vấn đại diện chủ nhà trọ cũng đƣợc chọn ngẫu nhiên trong quá trình khảo sát. Mẫu phỏng vấn sâu đại diện tổ trƣởng dân phố và cán bộ dân số – trẻ em đƣợc địa phƣơng giới thiệu. Trong quá trình thực địa khảo sát, nếu mẫu đã chọn không thể tham gia khảo sát vì điều kiện chủ quan nhƣ mẫu khảo sát vắng nhà, điều tra viên liên hệ nhiều lần nhƣng không gặp,… hoặc do điều kiện khách quan nhƣ mẫu khảo sát không đồng ý cung cấp thông tin vì một số lý do cá nhân, nhóm khảo sát sẽ sử dụng mẫu dự phòng để đảm bảo đủ khối lƣợng mẫu khảo sát theo kế hoạch đề ra.
  • 41. 28 CHƢƠNG IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VIỆC TIẾP CẬN CÁC DỊCH VỤ XÃ HỘI CỦA PHỤ NỮ NHẬP CƢ TẠI PHƢỜNG TÂN TẠO A, QUẬN BÌNH TÂN, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 4.1 ĐẶC ĐIỂM NHÂN KHẨU XÃ HỘI 4.1.1 Độ tuổi Bảng 4.1. Nhóm tuổi của phụ nữ nhập cƣ và phụ nữ thƣờng trú Nhập cƣ Thƣờng trú (Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả) Thông tin thu đƣợc từ 150 trƣờng hợp phỏng vấn ở bảng 4.1 (100 phụ nữ nhập cƣ và 50 phụ nữ thƣờng trú), tuổi của phụ nữ nhập cƣ biến thiên trong khoảng từ 18 đến 64 tuổi, độ tuổi trung bình đƣợc xác định là 32 tuổi. Xét tổng thể số lƣợng mẫu khảo sát, tuổi của phụ nữ nhập cƣ tập trung nhiều nhất ở nhóm dƣới 35 tuổi, có 39 trƣờng hợp chiếm 39% trên toàn bộ mẫu khảo sát. Nhóm từ 36 tuổi đến 40 tuổi có 35 trƣờng hợp chiếm 35% và nhóm trên 40 tuổi có 26 trƣờng hợp chiếm 26 % (trong đó có 5 trƣờng hợp phụ nữ nhập cƣ trên 60 tuổi chiếm 5%). Đối với trƣờng hợp khảo sát độ tuổi của phụ nữ thƣờng trú tập trung nhiều nhất ở nhóm từ 36 tuổi đến 40 tuổi có 18 trƣờng hợp chiếm 36% trên toàn bộ phiếu khảo sát và trên 40 tuổi có 18 trƣờng hợp chiếm 36% trên toàn bộ phiếu khảo sát Số liệu Tỷ lệ % 35 tuổi trở xuống 39 39 36 tuổi đến 40 tuổi 35 35 Trên 40 tuổi 26 26 Tổng 100 100 Số liệu Tỷ lệ % 35 tuổi trở xuống 14 28 36 tuổi đến 40 tuổi 18 36 Trên 40 tuổi 18 36 Tổng 50 100
  • 42. 29 (trong đó có 6 trƣờng hợp phụ nữ nhập cƣ trên 60 tuổi chiếm 12%), nhóm dƣới 35 tuổi có 14 trƣờng hợp chiếm 28% trên toàn bộ mẫu khảo sát. Nhƣ vậy nhìn chung qua phiếu khảo sát thì có thể thấy tình trạng độ tuổi của phụ nữ nhập cƣ vào quận Bình Tân nói chung và phƣờng Tân Tạo A nói riêng chủ yếu tập trung ở độ tuổi học tập và lao động. Còn phụ nữ thƣờng trú đại địa phƣơng thì tập trung ở độ tuổi lao động nhƣng ngƣời trên độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ cao 12%. 4.1.2 Học vấn Tầm quan trọng của giáo dục đã đƣợc đƣa vào các chƣơng trình của quốc gia và Việt Nam đạt đƣợc nhiều thành tựu đáng kể về phƣơng diện giáo dục. Trong khảo sát mức sống hộ gia đình năm 2015 thể hiện mức độ gia tăng liên tục về trình độ học vấn, điều này cũng đã đƣợc ghi nhận trong các khảo sát năm 2016 và 2017. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn đế cần quan tâm trong lĩnh vực giáo dục. Số liệu về trình độ học vấn thu thập từ nghiên cứu này cho thấy có 1 trƣờng hợp chiếm 2% phụ nữ thƣờng trú không biết chữ (trong báo cáo của Sở Giáo dục và Đào tạo, thành phố Hồ Chí Minh đó là về cơ bản thành phố đã xóa đƣợc mù chữ). Nhƣng với số liệu về trình độ học vấn thu thập từ nghiên cứu này đặc biệt là phụ nữ nhập cƣ vẫn còn tồn tại thực trạng của vấn đề mù chữ cụ thể có 4 trƣờng hợp chiếm tỷ lệ 4%. Theo kết quả khảo sát nhóm trình độ học vấn phụ nữ nhập cƣ có 30 trƣờng hợp chiếm 30% là trình độ tiểu học; 24 trƣờng hợp chiếm 24% có trình độ trung học cơ sở; 28 tƣơng đƣơng 28% trƣờng hợp phụ nữ nhập cƣ có trình độ trung học phổ thông và 14 trƣờng hợp chiếm 14% có trình độ trung cấp trở lên (biểu đồ 4.1). Nhóm trình độ học vấn phụ nữ thƣờng trú có 15 trƣờng hợp chiếm 30% có trình độ trung cấp trở lên; 18 trƣờng hợp tƣơng đƣơng 36% phụ nữ có trình độ trung học phổ thông; 9 trƣờng hợp chiếm 18% có trình độ trung học cơ sở; 07 trƣờng hợp chiếm 14% là trình độ tiểu học (biểu đồ 4.1).
  • 43. 30 28% 14% Nhập cƣ 4% 24% 30% Không biết chữ Tiểu học Trung học cơ sở Trung học phổ thông Trung cấp trở lên 30% Thƣờng trú 2% 14% 36% Không biết chữ Tiểu học Trung 18% học cơ sở Trung học phổ thông Trung cấp trở lên Biểu đồ 4.1. Nhóm trình độ học vấn của phụ nữ nhập cƣ và thƣờng trú (Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả) 4.1.3 Tình trạng hôn nhân Số liệu khảo sát thu thập đƣợc có 12 trƣờng hợp chiếm 12% phụ nữ nhập cƣ chƣa kết hôn và 88 trƣờng hợp phụ nữ nhập cƣ là những ngƣời đã kết hôn chiếm 88% (bảng 4.2). Bảng 4.2. Nhóm tình trạng hôn nhân của phụ nữ nhập cƣ và phụ nữ thƣờng trú. Nhập cƣ Thƣờng trú Số liệu Tỷ lệ % Số liệu Tỷ lệ % Chƣa kết hôn 12 12 Chƣa kết hôn 9 18 Đã kết hôn 88 88 Đã kết hôn 41 82 Tổng 100 100 Tổng 50 100 (Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả) Nhóm phụ nữ thƣờng trú chƣa kết hôn là 9 trƣờng hợp chiếm 18% và 41 trƣờng hợp đã kết hôn chiếm tỷ lệ 82% (bảng 4.2). 4.1.4 Nghề nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm công nghiệp lớn của cả nƣớc, vì lý do đó, thành phố có sức hút mạnh mẽ dân nhập cƣ từ các tỉnh khác đến để học tập, lao động và làm việc. Ngoài ra, do đặc thù là trung tâm kinh tế của cả nƣớc, vì vậy các
  • 44. 31 ngành nghề tại thành phố cũng rất đa dạng. Qua khảo sát cho thấy phụ nữ nhập cƣ đi cùng với gia đình, vì vậy khảo sát công việc/ nghề nghiệp hiện tại có 27 trƣờng hợp chiếm 27% phụ nữ nhập cƣ làm công việc nội trợ và phụ thuộc kinh tế vào chồng; có 8 trƣờng hợp chiếm 8% phụ nữ buôn bán nhỏ tại gia đình, họ vừa buôn bán vừa làm công việc nội trợ. Ở góc độ nhà tuyển dụng, việc tuyển dụng lao động đối với mỗi nhóm ngành nghề phải tuân theo những tiêu chuẩn khác nhau, đôi khi những tiêu chuẩn này rất khắt khe về độ tuổi, giới tính, sức khỏe, kỹ năng nghề, trình độ, năng lực chuyên môn, ngoại hình, kinh nghiệm làm việc, hoàn cảnh gia đình. Do đó, với nhóm nghề nghiệp lao động tự do, ngƣời nữ lao động sẽ không gặp khó khăn khi không phải trải qua bất cứ sự tuyển dụng nào, thu nhập tƣơng đối đều đặn, không bị quản lý về thời gian vì vậy có 9 trƣờng hợp chiếm 9% phụ nữ nhập cƣ tham gia loại hình công việc này. Chiếm đa số trong các loại hình công việc đó là nhóm nghề nghiệp công nhân/ thợ máy/ thợ thủ công với 36 trƣờng hợp tƣơng đƣơng 36%, nhóm đối tƣợng này chủ yếu làm việc trong các công ty sản xuất giày da xuất khẩu trên địa bàn. Tƣơng tự nhƣ loại hình công việc giản đơn là không đòi hỏi nhiều về trình độ học vấn, nhƣng ở nhóm công nhân lao động do họ làm việc trong các công ty, xí nghiệp vì vậy họ bị ràng buộc nhiều hơn về thời gian và giờ giấc làm việc. Ở nhóm nghề nghiệp nhân viên văn phòng, do phải đáp ứng những điều kiện về trình độ, kỹ năng, ngoại hình, nên chỉ có 15 trƣờng hợp chiếm 15% nữ nhập cƣ tham gia nhóm ngành nghề này. Đặc biệt, ở nhóm nghề nghiệp là lãnh đạo quản lý, chỉ có 5 trƣờng hợp chiếm 5% nữ nhập cƣ tham gia (biểu đồ 4.2).
  • 45. 32 Biểu đồ 4.2. Nhóm nghề nghiệp của phụ nữ nhập cƣ (Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả) Trái lại với nhóm nghề nghiệp của phụ nữ nhập cƣ thì nhóm nghề nghiệp của phụ nữ thƣờng trú nhóm ngành nghề chiếm con số cao nhất là nhóm nhân viên văn phòng 18 trƣờng hợp chiếm 36%, kế đến là nhóm công nhân/ thợ máy/ thợ thủ công có 13 trƣờng hợp chiếm 26%, nhóm lãnh đạo, quản lý có 8 trƣờng hợp chiếm 16%, kế đến là nhóm buôn bán nhỏ có 6 trƣờng hợp chiếm 12%, nội trợ có 4 trƣờng hợp chiếm 8% và thấp nhất là nhóm lao động tự do 1 trƣờng hợp chiếm 2% (biểu 4.3). Biểu đồ 4.3. Nhóm nghề nghiệp của phụ nữ thƣờng trú (Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả) 16% Thƣờng trú 8% 12% Nội trợ 8% 2% Buôn bán nhỏ 12% Lao động tự do 2% 36% 26% Công nhân/thợ máy/thợ thủ công 26% Nhân viên văn phòng 36% Lãnh đạo, quản lý 16% Nhập cƣ 5% Nội trợ 27% 15% 27% Buôn bán nhỏ 8% Lao động tự do 9% 8% 36% 9% Công nhân/thợ máy/thợ thủ công 36% Nhân viên văn phòng 15%
  • 46. 33 Thực trạng nghề nghiệp của phụ nữ nhập cƣ cho thấy phụ nữ nhập cƣ tham gia lao động chiếm đa số trong các loại hình công việc không đòi hỏi nhiều về trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng nghề,... mà đặc thù những loại hình công việc này thƣờng thu nhập không cao, do đó phụ nữ nhập cƣ sẽ phải chịu nhiều áp lực về thu nhập, các khoản chi tiêu, tiết kiệm và tiền gửi về quê,. Mặt khác, ở các loại hình công việc này thƣờng không ổn định, không có những thỏa thuận, hợp đồng lao động cụ thể, vì vậy phụ nữ nhập cƣ dễ bị bóc lột sức lao động. Ngoài ra thời gian làm việc dài, thƣờng xuyên tăng ca, làm thêm giờ, làm đêm, tan ca muộn,… sẽ phát sinh những vấn đề liên quan khác đến phụ nữ nhƣ lạm dụng tình dục, quấy rối tình dục có nguy cơ xảy ra rất cao. Theo phân tích trên thì trình độ học vấn của phụ nữ nhập cƣ tập trung nhiều nhất ở trình độ tiểu học trong khi đó thì phụ nữ thƣờng trú thì tập trung nhiều ở trình độ tốt nghiệp phổ thông, với trình độ học vấn khác nhau đã mang lại cho ngƣời lao động những cơ hội nghề nghiệp cũng khác nhau tƣơng ứng. Theo đó, nhóm ngành nghề không đòi hỏi nhiều về trình độ chiếm đa số phụ nữ nhập cƣ tham gia. Kết quả khảo sát cũng cho thấy nhóm phụ nữ đã kết hôn cao hơn so với nhóm phụ nữ chƣa kết hôn nhập cƣ và khi kết hôn thì đồng nghĩ với việc họ sẽ nhập cƣ vào thành phố cùng với gia đình mình nhiều hơn so với việc nhập cƣ vào thành phố một mình. 4.2 THỰC TRẠNG VIỆC TIẾP CẬN CÁC DỊCH VỤ XÃ HỘI 4.2.1 Dịch vụ xã hội cơ bản 4.2.1.1 Nhà ở Mẫu phỏng vấn là những phụ nữ nhập cƣ từ tỉnh khác đến tạm trú làm việc và phụ nữ thƣờng trú lâu năm tại tại quận Bình Tân. Xét trên tổng thể, có 85 trƣờng hợp chiếm 85% phụ nữ nhập cƣ có chỗ ở không ổn định, phải ở nhà thuê. Trong khi đó thì phụ nữ trƣờng trú tại địa phƣơng có 7 trƣờng hợp nhà của bản thân chiếm 14%, gia đình cho là 12 trƣờng hợp chiếm 24%, gia đình mua 26 trƣờng hợp chiếm 52%, tổng thể có thể nói có đến 90% phụ nữ tại địa phƣơng có nhà ở ổn định và 10% phải thuê mƣớn (biểu đồ 4.4).
  • 47. 34 Chính những điều này ảnh hƣởng rất nhiều đến phụ nữ nhập cƣ, họ phải đối mặt với nhiều thách thức hơn so với phụ nữ thƣờng trú nhƣ: không có đƣợc sự quản lý của địa phƣơng, không đƣợc tiếp cận các chính sách ƣu đãi tại địa phƣơng…. Vì vậy phụ nữ nhập cƣ sẽ khó khăn trong thụ hƣởng các chế độ, chính sách và những hỗ trợ khác của địa phƣơng. Biểu đồ 4.4. Tình trạng nhà ở của phụ nữ nhập cƣ và thƣờng trú (Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả) Trên thực tế, do phụ nữ nhập cƣ không đến đăng ký tạm trú theo quy định vì họ thƣờng xuyên thay đổi chỗ ở nếu có nơi thuê trọ có giá thuê hợp lý hơn, rẻ hơn hoặc phù hợp hơn. Mặt khác, phụ nữ nhập cƣ có nhiều nguy cơ đối mặt với tình trạng bị lạm dụng tình dục do đặc thù về việc cƣ trú không ổn định của mình. Trong khi đó, chỉ có 15% tƣơng đƣơng 15 trƣờng hợp phụ nữ nhập cƣ có chỗ ở ổn định, nghĩa là họ có nhà riêng hoặc sống cùng với một số thành viên khác trong gia đình tại địa bàn khảo sát (Biểu đồ 4.4). 90 85% 80 70 60 52% 50 40 Nhập cƣ Thƣờng trú 30 24% 20 14% 10% 10% 10 2% 3% 0 Của bản thân Gia đình cho Gia đình mua Nhà thuê
  • 48. 35 Bảng 4.3. Tình trạng giấy chủ quyền nhà ở của phụ nữ nhập cƣ và thƣờng trú Nhập cƣ Thƣờng trú Số liệu Tỷ lệ % Số liệu Tỷ lệ % Đã có giấytờ chủ quyền 1 6,67 Đã có giấy tờ chủ quyền 50 100 Mua bán hợp lệ nhƣng chƣa có giấy chủ quyền 2 13,33 Mua bán hợp lệ nhƣng chƣa có giấy chủ quyền 0 0 Chỉ có giấy tay mua bán 12 80,00 Chỉ có giấy tay mua bán 0 0 Tổng 15 100 Tổng 50 100 (Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả) Có 15 trƣờng hợp phụ nữ nhập cƣ có nhà tại địa phƣơng nhƣng có tới 14 trƣờng hợp đã có nhà có giấy tay mua bán nhà hoặc mua bán nhà hợp lệ nhƣng chƣa có giấy chủ quyền – đây là loại giấy tờ không có giá trị pháp lý và có duy nhất 1 trƣờng hợp có giấy tờ hợp lệ về chủ quyền nhà ở của mình. Còn đối với phụ nữ tại địa phƣơng thì có 50/50 trƣờng hợp có nhà tại địa phƣơng và có giấy tờ nhà hợp lệ chiếm 100% (bảng 4.3). Bảng 4.4. Lý do chƣa có giấy chủ quyền nhà đất của phụ nữ nhập cƣ Số liệu Tỷ lệ % Chƣa có hộ khẩu thƣờng trú tại thành phố 12 85,71 Thủ tục phức tạp 10 71,43 Chi phí quá cao 11 78,57 Tốn thời gian 5 35,71 (Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả) Những lý do phụ nữ nhập cƣ có nhà nhƣng chƣa làm giấy chủ quyền nhà đất là vì chƣa có hộ khẩu thƣờng trú nên không làm giấy tờ nhà đƣợc có 8 trƣờng hợp chiếm 85,71%, lý do thứ hai là do chi phí làm giấy tờ nhà đất quá cao nên chƣa đủ khả năng làm giấy chủ quyền nhà ở chiếm 78,57% tƣơng đƣơng 11 trƣờng hợp; có 10 trƣờng hợp cho rằng thủ thục phức tạp chiếm 71,43% và chỉ có 5 trƣờng hợp