SlideShare a Scribd company logo
1 of 86
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
LÊ HOÀNG ÁI
HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ VỀ
CÔNG TÁC THU TẠI BỆNH VIỆN TỪ DŨ
Tham khảo thêm tài liệu tại Baocaothuctap.net
Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận,Báo Cáo
Khoá Luận, Luận Văn
ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ 0973.287.149
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
TP. Hồ Chí Minh – Năm 2022
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
LÊ HOÀNG ÁI
HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ VỀ CÔNG
TÁC THU TẠI BỆNH VIỆN TỪ DŨ
Chuyên ngành: Kế toán hướng ứng dụng
Mã số: 8340301
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Bùi Văn Dương
Tp. Hồ Chí Minh - Năm 2022
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bài luận văn “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ về
công tác thu tại Bệnh viện Từ Dũ” là công trình nghiên cứu riêng của tác già.
Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và
chưa từng được sử dụng hoặc công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tôi xin chân thành cảm ơn Thầy Cô trường Đại học Kinh tế TPHCM đã
truyền đạt cho tác giả những kiến thức hữu ích trong suốt thời gian tham gia khóa
học.
Tôi xin chân thành cảm ơn Bệnh Viện Từ Dũ đã tạo điều kiện để tác giả
khảo sát, dẫn chứng số liệu cụ thể theo tình hình hiện tại ở đơn vị.
Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Bùi Văn Dương đã tận tình hướng dẫn
tôi hoàn thành bài luận văn này.
TP.HCM ngày 19 tháng 06 năm 2019
Tác giả luận văn
Lê Hoàng Ái
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT SỬ DỤNG
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ
TÓM TẮT
ABSTRACT
NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ
PHẦN MỞ ĐẦU................................................................................................................1
1. Lý do lựa chọn vấn đề giải quyết............................................................................1
2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu..............................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..........................................................................3
4. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................3
5. Ý nghĩa thực tiễn của luận văn tại đơn vị nghiên cứu:.........................................3
6. Bố cục nghiên cứu....................................................................................................4
Chương 1: PHÁT HIỆN VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT .............................................5
1.1 Đặc điểm hoạt động của Bệnh Viện Từ Dũ...........................................................5
1.1.1 Lịch sử hình thành.........................................................................................5
1.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của Bệnh Viện Từ Dũ..........................................6
1.1.3 Cơ cấu tổ chức của Bệnh Viện Từ Dũ.........................................................6
1.1.4 Đặc điểm hoạt động của Bệnh Viện Từ Dũ................................................9
1.2 Nguyên nhân vấn đề tồn tại vẫn chưa được giải quyết.......................................12
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ VỀ ĐẶC
ĐIỂM HOẠT ĐỘNG CỦA ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÓ THU TẠI VIỆT NAM.....14
2.1 / Tổng quan hệ thống KSNB...................................................................................14
2.2 / Đặc điểm hoạt động của đơn vị sự nghiệp có thu tại Việt Nam ......................20
2.2.1. Khái niệm đơn vị hành chính sự nghiệp có thu ....................................20
2.2.2. Phân loại đơn vị sự nghiệp có thu.............................................................21
2.2.3. Nguồn tài chính của đơn vị hành chính sự nghiệp có thu ......................21
2.2/ Tổng quan các nghiên cứu đã phát hiện ra những nguyên nhân và đề xuất các
giải pháp về hệ thống KSNB của đơn vị sự nghiệp có thu.......................................22
Chương 3: KIỂM CHỨNG CÁC VẤN ĐỀ GIẢI QUYẾT VÀ DỰ ĐOÁN
NGUYÊN NHÂN TÁC ĐỘNG........................................................................................26
3.1. Kiểm chứng vấn đề cần giải quyết ................................................................26
3.1.2.1. Môi trường kiểm soát.................................................................................27
3.1.2.2/ Đánh giá rủi ro...........................................................................................29
3.1.2.3. Hoạt động kiểm soát ..................................................................................31
3.1.2.4. Thông tin và truyền thông .........................................................................34
3.1.2.5. Giám sát.......................................................................................................35
3.2. Dự đoán nguyên nhân – tác động..................................................................35
Chương 4: KIỂM CHỨNG NGUYÊN NHÂN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP..........37
4.1. Kết quả nghiên cứu đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của
hệ thống KSNB tại bệnh viện Từ Dũ..........................................................................37
4.1.1. Thống kê mô tả.............................................................................................37
4.1.2. Kiểm định độ tin cậy thang đo...................................................................38
4.1.3. Kiểm định thang đo thông qua phân tích nhân tố khám phá EFA.........40
4.1.4. Mô hình nghiên cứu sau khi đánh giá thang đo ......................................43
4.1.5. Kiểm định mô hình nghiên cứu và các giả thuyết ...................................44
4.1.6. Kiểm định các giả thuyết............................................................................49
4.2. Đề xuất giải pháp.............................................................................................50
4.2.1. Căn cứ và các nguyên tắc xây dựng giải pháp........................................50
4.2.2. Giải pháp hoàn thiện hệ thống KSNB tại bệnh viện Từ Dũ ...................52
Chương 5: XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG...............................................63
5.1. Những nhược điểm trong quá trình thực hiện HTKSNB tại bệnh viện Từ
Dũ 63
5.2. Mục tiêu quan điểm tổ chức hệ thống KSNB tại bệnh viện Từ Dũ..........63
5.3. Kế hoạch tổ chức thực hiện hoàn thiện hệ thống KSNB tại bệnh viện Từ
Dũ 64
5.3.1. Công tác chuẩn bị và các yêu cầu.............................................................64
5.3.2. Thực hiện......................................................................................................64
KẾT LUẬN
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT SỬ DỤNG
KSNB: Kiểm soát nội bộ
QĐ: Quyết định
TP.HCM: Thành phố Hồ Chí Minh
UBND: Ủy ban nhân dân
ĐVSN: Đơn vị sự nghiệp
P.TCKT: Phòng Tài chính kế toán
P. CNTT: Phòng Công nghệ thông tin
NSNN: Ngân sách nhà nước
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1 Tổng hợp nguồn thu của Bệnh viện giai đoạn 2016-2018 .........................
Bảng 1.2 Bảng chi ngân sách Bệnh viện Từ Dũ năm 2016-2018 ..............................
Bảng 2.1: Tóm tắt nghiên cứu trước ..........................................................................
Bảng 4.1 Thông tin mẫu ............................................................................................
Bảng 4.2 Bảng kết quả phân tích Cronbach’s Alpha .................................................
Bảng 4.3 Bảng kết quả phân tích EFA các biến độc lập ............................................
Bảng 4.4 Bảng kết quả phân tích EFA biến phụ thuộc ..............................................
Bảng 4.5 Bảng tóm tắt giả thuyết trong mô hình nghiên cứu sau đánh giá thang đo
Bảng 4.6 Kết quả phân tích tương quan Pearson .......................................................
Bảng 4.7 Bảng chỉ tiêu đánh giá độ phù hợp của mô hình ........................................
Bảng 4.8 Bảng kiểm định độ phù hợp của mô hình...................................................
Bảng 4.9 Bảng thông số thống kê của từng biến trong mô hình hồi quy...................
Bảng 4.10 Bảng tóm tắt kết quả kiểm định giả thuyết ...............................................
DANH MỤC ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ
Hình 1.1 Sơ đồ tổ chức bệnh viện ..............................................................................
Hình 3.1. Tổ chức bộ máy kế toán tại Bệnh viện.......................................................
Hình 4.1. Biểu đồ phần dư chuẩn hóa
TÓM TẮT
Trong bối cảnh xã hội phát triển như ngày nay, tiếp cận với xu hướng hiện
đại thì việc nâng cao chất lượng phục vụ được đánh giá là một trong những yếu tố
thúc đẩy việc tăng chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh nhằm đáp ứng nhu cầu của
người bệnh, giúp nguồn thu cải thiện để thực hiện hoạt động phát triển sự nghiệp,
đầu tư, xây dựng và tăng cường cơ cấu tiền lương của người lao động.
Bên cạnh đó, Đảng và Nhà nước luôn đổi mới chủ trương quản lý nguồn tài
chính công theo hướng phát huy tính tự chủ,hiệu quả sử dụng nguồn NSNN , đồng
thời đẩy mạnh việc gia tăng cung cấp chất lượng dịch vụ công trong các đơn vị sự
nghiệp. Nắm được những vấn đề đó, bài luận văn nghiên cứu về “Hoàn thiện hệ
thống kiểm soát nội bộ về công tác thu tại Bệnh viện Từ Dũ” sẽ nêu lên:
Những vấn đề thực tiễn của hệ thống kiểm soát nội bộ về công tác thu đang
xảy ra tại đơn vị
Xác định các yếu tố tác động đến hệ thống KBSB về công tác thu tại Bệnh
Viện Từ Dũ
Đánh giá mức độ tác động, tìm ra những nguyên nhân và đóng góp những
giải pháp cho hệ thống kiểm soát nội bộ để đảm bảo được công tác thu tại Bệnh
Viện Từ Dũ từng bước hoàn thiện, góp phần quan trọng trong việc ngăn ngừa
những sai phạm, yếu kém, đáp ứng được mục tiêu đề ra.
ABSTRACT
Recently, improving service quality has been considered as one of the major
factors which promote the quality of medical examination and treatment services for
patients, as well as the funding source for various hospital activities, career
development and salary improvement for medical staff.
Besides, the Party and State always in novate the managing policy of public
financial resources in order to promote the autonomy, the efficiency in using the
state budget and the increase in the provision of public service quality in the career
units. Understanding these issues, the research paper on “Completing the internal
control system on collection management at Tu Du hospital” would:
Raise practical problems of the internal control system on revenue collection
are happening at the unit.
Determine the main factors affecting the internal control system on
collection at Tu Du Hospital.
Evaluate the impact level, find out the causes and contribute solutions to the
internal control system to improve the collection work at Tu Du Hospital, hence,
preventing possible mistakes, weaknesses, and meeting the set objectives.
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn vấn đề giải quyết
Sức khoẻ là vốn quý nhất của mỗi con người và của toàn xã hội, là nhân tố
quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, vì vậy Đảng ta luôn khẳng
định con người là nhân tố hàng đầu, là nguồn tài nguyên quý báu nhất quyết định sự
phát triển của đất nước. Bên cạnh đó, sức khoẻ là các gốc để con người phát triển vì
vậy đầu tư cho sức khoẻ và bảo vệ, chăm sóc sức khỏe là đầu tư cho sự phát triển
kinh tế - xã hội của đất nước. Để bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, Đảng
và Nhà nước ta đã quan tâm đầu tư phát triển hệ thống mạng lưới y tế, trong đó có
các bệnh viên đa khoa. Cùng với sự phát triển như vũ bão của khoa học - kỹ thuật
tiên tiến, sự gia tăng chuyên môn hoá ngành y tế với việc triển khai các kỹ thuật y tế
tinh vi như chụp vi tính cắt lớp, cộng hưởng từ, chụp mạch, các trị liệu về gen, phẫu
thuật ghép phủ tạng… đã chuyển bệnh viện thành một tổ chức hoạt động khá phức
tạp, đòi hỏi phải có cơ chế và phương pháp tổ chức quản lý phù hợp, hiệu quả. Hiện
nay môi trường và cơ chế hoạt động của bệnh viện đã thay đổi, cơ chế thị trường đã
tác động mạnh mẽ đến hoạt động của bệnh viện vì vậy hầu hết các quốc gia đều
phải chú trọng vào kỹ thuật quản lý bệnh viện, đảm bảo quản lý có chất lượng mọi
mặt hoạt động của bệnh viên, trong đó quản lý hoạt động tài chính là một nội dung
hết sức quan trọng.
Mục đích nâng cao việc quản lý tài chính trong các bệnh viện được hiệu quả,
Bộ máy KSNB được thiết kế để giảm sai sót có thể xảy ra ở mức tối thiểu, ngăn
chặn gian lận. Một hệ thống KSNB vững mạnh sẽ giảm bớt sai sót, rủi ro cũng như
ngăn ngừa hành vi gian lận gây thất thoát nguồn thu viện phí của bệnh viện có thể
do nhân viên bệnh viện gây ra. KSNB giúp các nhà lãnh đạo quản lý một cách có
hiệu quả các nguồn lực kinh tế của bệnh viên như tài sản, con người, nguồn vốn,
góp phần hạn chế tối đa những rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ
chuyên môn được giao. Với vai trò là công cụ quản lý của các nhà lãnh đạo, kiểm
soát nội bộ (KSNB) không chỉ là hoạt động kiểm tra, rà soát, đánh giá một cách độc
lập, khách quan đối với hoạt động của bệnh viện trong việc tuân thủ quy trình đã
2
được thiết lập trong tổ chức mà còn đưa ra các kiến nghị, tư vấn nhằm nâng cao
hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các hệ thống.
Trong giai đoạn 2018-2020 Ủy Ban Nhân Dân thành phố giao quyền tự chủ,
tự chịu trách nghiệm về tài chính đối với 18 đơn vị sự nghiệp công lập. Theo đó,
Bệnh Viện Từ Dũ được giao QĐ số 5614/QĐ-UBND về giao quyền tự chủ, tự chịu
trách nhiệm về tài chính nhằm tự đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên.
Trong đó, nguồn thu từ hoạt động kinh doanh dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng
cơ cấu nguồn thu của bệnh viện (chiếm 50% tổng cơ cấu nguồn thu). Do vậy, để
nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động tài chính, nâng cao chất lượng cung cấp dịch
vụ, hoạt động KSNB đã hỗ trợ rất nhiều trong quản lý, kiểm soát những vấn đề nói
chung và thu – chi nói riêng của bệnh viện, tuy nhiên hoạt động của KSNB tại đơn
vị vẫn chưa thực sự hiệu quả do ảnh hưởng của nhiều yếu tố: môi trường kiểm soát,
năng lực quản lý, nhân sự… cụ thể các sai sót trong tính trùng phẫu thuật, việc tính
thiếu một số y cụ, vật tư tiêu hao của bệnh nhân.
Do đó, hoàn thiện hệ thống KSNB về công tác thu là yêu cầu cấp thiết và rất
quan trọng đối với bệnh viện Từ Dũ hiện nay trong việc kiểm tra, theo dõi, quản lý,
giám sát mọi hoạt động thu tại bệnh viện hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, KSNB cũng
giúp hạn chế các rủi ro phát sinh trong hoạt động kinh doanh tại đơn vị tạo một nền
tảng quản lý vững chắc phục vụ cho quá trình phát triển và mở rộng hoạt động kinh
doanh của bệnh viện trong tương lai. Với những lý do nêu trên thì quyết định chọn
đề tài “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ về công tác thu tại bệnh viện Từ
Dũ” là hết sức cần thiết.
2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
Mục tiêu chung: hoàn thiện hệ thống KSNB về công tác thu tại bệnh viện Từ
Dũ.
Mục tiêu cụ thể:
- Đánh giá thực trạng hệ thống KSNB về công tác thu tại bệnh viện Từ Dũ
- Xác định các yếu tố tác động đến hệ thống KSNB về công tác thu tại bệnh
viện Từ Dũ.
3
- Đánh giá mức độ tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến hệ thống KSNB về
công tác thu tại bệnh viện Từ Dũ.
- Từ kết quả nghiên cứu, đề xuất định hướng một số kiến nghị để hoàn thiện
hệ thống KSNB về công tác thu tại bệnh viện Từ Dũ.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu là: HTKSNB về công tác thu tại bệnh viện Từ Dũ.
- Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu được thực hiện trong phạm vi bệnh viện Từ
Dũ.
- Thời gian nghiên cứu: nghiên cứu được tiến hành vào năm 2019.
4. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành thông qua 2 phương pháp là:
- Nghiên cứu định tính, phương pháp quan sát sử dụng các công cụ như phân
tích, thống kê, khảo sát, tổng hợp số liệu thu thập tại bệnh viện Từ Dũ.
Nghiên cứu định lượng, sử dụng công cụ phân tích kiểm tra độ tin cậy của
từng phần của thang đo bằng cách tính đến độ tin cậy của các biến được quan sát
thông qua các hệ số alpha của Cronbach để loại trừ các hệ số Cronbach’s alpha nhỏ
không đủ. Phân tích dữ liệu bằng phân tích nhân tố phát hiện EFA: kiểm tra tính
toàn cầu của Bartlett, kiểm tra mối tương quan tổng thể, hệ số SME (Kaiser-Mayer-
Olkin) để đánh giá mức độ liên quan của EFA, các yếu tố tương quan giữa các biến
và để xác minh các yếu tố, chỉ số eigenvalue đại diện cho độ lớn của biến thể được
giải thích bởi yếu tố này.
5. Ý nghĩa thực tiễn của luận văn tại đơn vị nghiên cứu:
- Ý nghĩa về mặt khoa học: Luận văn là tài liệu nghiên cứu cho các vấn đề lý
luận về hệ thống KSNB trong các đơn vị sự nghiệp. Lý luận trong luận văn có thể là
tiền đề và cơ sở để hoàn thiện và bổ sung lý luận về hệ thống KSNB trong các đơn
vị sự nghiệp.
- Ý nghĩa về mặt thực tiễn: Luận văn đã nghiên cứu các đặc điểm hệ thống
KSNB tại bệnh viện Từ Dũ. Kết quả đánh giá chỉ ra được những ưu điểm cũng như
4
những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế này. Trên cơ sở các kết quả
nghiên cứu, khảo sát và đánh giá, luận văn đề xuất những phương hướng, các giải
pháp thiết thực để hoàn thiện HTKSNB về công tác thu tại bệnh viện Từ Dũ.
6. Bố cục nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu gồm 5 chương:
Chương 1: Phát hiện vấn đề cần giải quyết
Chương 2: Cơ sở lý luận về hệ thống kiểm soát nội bộ về đặc điểm hoạt động
của đơn vị sự nghiệp có thu tại Việt Nam
Chương 3: Kiểm chứng các vấn đề giải quyết và dự đoán nguyên nhân tác
động
Chương 4: Kiểm chứng nguyên nhân và đề xuất giải pháp
Chương 5: Xây dựng kế hoạch hành động
5
Chương 1: PHÁT HIỆN VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT
1.1 Đặc điểm hoạt động của Bệnh Viện Từ Dũ
1.1.1 Lịch sử hình thành
Bệnh viện Từ Dũ được biết đến là một bệnh viện sản phụ khoa ở Thành phố
Hồ Chí Minh, Việt Nam. Năm 1923, bệnh viện Lalung Bonaire (bây giờ là Bệnh
viện Chợ Rẫy) một bệnh viện chuyên khoa sản là tiền thân của bệnh viện Từ Dũ.
Vào năm 1937, một thương gia người Hoa tên là Hui Bon Hoa thường gọi là chú
Hoả đã hiến mảnh một đất với diện tích là 19.123m2 trên đường Arras cũ (nay là
đường Cống Quỳnh, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh) để xây bảo sanh viện mang tên
Maternité Indochinoise (Bảo sanh viện Đông Dương) do Giáo sư Bác sĩ George
Cartoux (người Pháp) làm giám đốc.
Khi hoàn thành xây dựng xong, bảo sanh viện đã bị quân đội Pháp, tiếp sau
đó là quân Nhật trưng dụng để làm nơi đóng quân. Tháng 9 năm 1943, bảo sanh
viện mới chính thức hoạt động với khoảng 100 giường bệnh.
Năm 1944, bảo sanh viện đổi tên thành Việt Nam Bảo sanh viện. Đến năm
1946 được đổi thành Maternité George Béchamps được người dân thường gọi là
"Nhà sanh Chú Hỏa". Tiếp đến năm 1948, bệnh viện được mang tên của thái hậu
triều Nguyễn Từ Dụ, tuy nhiên do đọc chệch là Từ Dũ và được đổi tên thành Bảo
sanh viện Từ Dũ cho đến ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng.
Khi được phân công của Bộ Y tế, năm 1998, bệnh viện đảm nhiệm là đơn vị
hỗ trợ chuyên môn, chỉ đạo tuyến cho 32 tỉnh, thành khu vực phía Nam (từ Đà Nẵng
đến Cà Mau). Bệnh viện từ đó đang từng bước phát triển trở thành trung tâm
chuyên sâu về sản phụ, sơ sinh của cả nước. Vào ngày 8 tháng 4 năm 2004, bệnh
viện được đổi tên thành Bệnh viện Từ Dũ với tổng số giường là 1.000 giường. Ngày
nay, Bệnh viện Từ Dũ được biết đến như một bệnh viện đầu ngành về sản phụ khoa
của cả nước, đồng thời là trung tâm sản phụ khoa lớn nhất khu vực phía Nam.
6
1.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của Bệnh Viện Từ Dũ
Bệnh viện Từ Dũ được biết đến là bệnh viện chuyên ngành sản phụ khoa giữ
chức năng như:
 Cấp cứu, khám chữa bệnh chuyên về ngành sản, phụ khoa.
 Mở rộng hợp tác với quốc tế, tăng cường đào tạo, chỉ đạo tuyến chuyên về
ngành sản, phụ khoa
 Trau dồi không ngừng công nghệ, kỹ thuật hiện đại và ứng dụng khoa học, mô
hình tiên tiến nhất trong việc chăm sóc người bệnh cũng như khám, chữa bệnh.
Nắm giữ những chức năng như trên, bệnh viện Từ Dũ thực hiện nhiệm vụ
chủ yếu như sau:
 Nhiệm vụ chính là khám, chữa bệnh và cấp cứu cho người bệnh chuyên về ngành
sản, phụ khoa
 Phát triển và nghiên cứu khoa học công nghệ.
 Tập huấn, đào tạo chuyên về ngành sản, phụ khoa
 Hợp tác với quốc tế cũng như với đối tác trong và ngoài nước để tiếp tục nâng
cao kiến thức, nắm bắt được kỹ thuật công nghệ chuyên về ngành sản, phụ khoa.
1.1.3 Cơ cấu tổ chức của Bệnh Viện Từ Dũ
Cơ cấu tổ chức của Bệnh Viện Từ Dũ được chia theo phòng ban chức năng:
Ban Giám Đốc: là ban lãnh đạo cấp cao cho bệnh viện, chịu trách nhiệm
trước Đảng Ủy về mọi hoạt động của bệnh viện.
Các phòng chức năng: được sự hướng dẫn chỉ đạo trực tiếp từ BGĐ bệnh
viện, các khoa phòng thực hiện công tác quản lý hoạt động của bệnh viện, đôn đốc
thường xuyên, liên tục kiểm tra việc thực hiện quy chế chi tiêu nội bộ của bệnh
viện. Hiện nay, Bệnh Viện Từ Dũ gồm 9 phòng ban chức năng:
− Phòng Công nghệ thông tin: đảm nhiệm vai trò trong việc quản lý, triển
khai các ứng dụng CNTT trong toàn hoạt động tại bệnh viện và được chỉ đạo trực
tiếp của Giám đốc bệnh viện.
7
− Phòng Quản lý chất lượng: được thiết lập để đánh giá chất lượng của
bệnh viện. Bên cạnh đó, phòng Quản lý chất lượng liên tục theo dõi, đưa ra những
sự cố rủi ro xảy ra để kịp thời chấn chỉnh cũng như rút kinh nghiệm cho tất cả khoa
phòng.
− Phòng Hành chính quản trị: với sự chỉ đạo trực tiếp từ Giám đốc bệnh
viện, phòng HCQT thực hiện toàn bộ những công tác về thủ tục hành chính trong
bệnh viện như văn thư, tổ chức công tác mua sắm các thiết bị văn phòng phẩm…
− Phòng Vật tư trang thiết bị y tế đảm nhiệm công tác tổ chức đấu thầu,
mua sắm, sửa chữa và tổ chức thanh lý tài sản, thiết bị y tế theo quy định hiện hành
của Nhà nước. Ngoài ra, phòng vật tư trang thiết bị y tế sẽ phải quản lý, theo dõi
thường xuyên việc giao nhận trang thiết bị y tế cho khoa phòng và tổ chức bảo
dưỡng thiết bị y tế một cách kịp thời phục vụ hoạt động chuyên môn.
− Phòng Tài chính kế toán: Phòng TCKT dưới sự chỉ đạo của Giám đốc
bệnh viện chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động tài chính kế toán của Bệnh viện.
Căn cứ theo chế độ, kế hoạch công tác và chính sách hiện hành để thực hiện việc
lập dự toán ngân sách, kế hoạch thu chi của bệnh viện. Bên cạnh đó, để đảm bảo
nguồn thu một cách chính xác, đầy đủ, kịp thời, P.TCKT thực hiện việc tổ chức,
quản lý chặt chẽ công tác thu viện phí, bảng giá áp dụng theo thông tư hiện hành và
kiểm soát việc thu các hoạt động dịch vụ khám chữa bệnh. Ngoài ra, công tác chi
được P.TCKT kiểm soát theo đúng chứng từ, qui định, quy chế chi tiêu nội bộ của
bệnh viện một cách linh hoạt, chính xác, kịp thời để quản lý nguồn thu, chi một
cách hợp lý, có hiệu quả.
− Phòng Kế hoạch tổng hợp: Phòng Kế hoạch tổng hợp chịu trách nhiệm
về:
 Kế hoạch hoạt động của các khoa phòng.
 Đôn đốc và kiểm tra việc thực hiện quy chế bệnh viện.
 Tổ chức chỉ đạo công tác nghiệp vụ chuyên môn bệnh viện.
8
− Phòng Chỉ đạo tuyến: Phòng chỉ đạo tuyến thực hiện việc lập kế hoạch và
thanh toán những dự án có vốn từ NSNN như các dự án về chi cục dân số, kế hoạch
hóa gia đình, dự án sàng lọc…Ngoài ra, phòng chỉ đạo tuyến đảm nhiệm việc đánh
giá, kiểm tra một cách có hiện quả trong thực hiện công tác hoạt động chuyên môn
kỹ thuật của tuyến dưới.
− Phòng Tổ chức cán bộ: nắm giữ cơ cấu nhân sự chủ chốt, phòng tổ chức
cán bộ chịu trách nhiệm để lập kế hoạch, sắp xếp, đào tạo nguồn nhân lực một cách
hợp lý để đáp ứng được yêu cầu về trình độ, chuyên môn của bệnh viện hiện nay. Vì
vậy, phòng TCCB luôn ứng dụng những phương pháp tối ưu nhất để theo dõi, quản
lý những hồ sơ lý lịch sao cho dễ dàng thống kế, báo cáo số liệu kiểm tra, đối chứng
theo đúng qui định.
− Phòng Điều dưỡng: thực hiện nhiệm vụ điều hành, giám sát, chỉ đạo nữ
hộ sinh, kỹ thuật viên trong công tác chăm sóc, điều trị cho bệnh nhân từ đó đánh
giá đúng các quy trình, ứng dụng kỹ thuật bệnh viện và quy chế bệnh viện để phục
vụ toàn diện trong việc khám, chữa bệnh.
9
Hình 1.1 Sơ đồ tổ chức bệnh viện
1.1.4 Đặc điểm hoạt động của Bệnh Viện Từ Dũ
1.1.4.1 Nguồn kinh phí hoạt động của Bệnh Viện Từ Dũ
Bệnh Viện Từ Dũ với chức năng chính là cấp cứu, khám chữa bệnh, đào tạo
cán bộ y tế, nghiên cứu khoa học, chỉ đạo tuyến dưới về chuyên môn kỹ thuật,
phòng bệnh, hợp tác quốc tế về phụ sản, quản lý kinh tế y tế trong những năm qua
đã thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn:
10
- Mỗi năm, công suất sử dụng giường bệnh nội trú từ 106% đến 113%.
- Số giường nội trú thực kê từ năm 2016 đến năm 2018 đến 1800 giường bệnh và
bệnh viện tiếp tục gia tăng quy mô, đầu tư mở rộng để đáp ứng tốt cho nhiệm vụ
khám chữa bệnh. Nguồn thu của bệnh viện được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 1.1: Tổng hợp nguồn thu của Bệnh viện Từ Dũ giai đoạn 2016-2018
ĐVT: Triệu đồng
STT Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ %
Các nguồn thu sự
nghiệp và thu khác
1 Thu viện phí trực
tiếp
469,369 31.24% 477,162 29.24% 514,868 29.34%
2 Thu BHYT 238,955 15.90% 312,405 19.14% 306,944 17.49%
3 KCB theo yêu cầu 707,840 47.11% 745,325 45.67% 815,452 46.47%
4 Hoạt động tài chính 62,478 4.16% 75,112 4.60% 101,938 5.81%
5 Hoạt động phụ trợ
khác
24,014 1.60% 22,037 1.35% 15,694 0.89%
Tổng cộng 1,502,656 1,632,041 1,754,896
(Nguồn: Báo cáo tài chính Bệnh viện Từ Dũ giai đoạn 2016-2018)
Kết quả nguồn thu cho thấy hiệu quả tích cực của Nghị định 16/2015/NĐ-CP
về sự chuyển dịch về cơ cấu nguồn thu và số thu, nguồn thu sự nghiệp của bệnh
viện nhìn chung tăng qua các năm khi thực hiện quy định về tự chủ tài chính trong
những năm gần đây, chiếm tỷ trọng đáng kể nhất là thu từ hoạt động KCB theo yêu
cầu chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng cơ cấu nguồn thu lần lượt là 47.11%,45.67%
và 46.67%, bên cạnh đó nguồn thu tiền viện phí trực tiếp từ năm 2016 đến năm
2018 lần lượt chiếm tỷ lệ 32.24%, 29.24%, 29.34%.
 Các khoản chi của BV Từ Dũ
Bệnh viện Từ Dũ là đơn vị dự toán cấp một trực thuộc Sở y tế nên công tác
lập dự toán cũng như quyết toán đều phải thông qua Sở y tế. Đơn vị tự đảm bảo, cân
11
đối các khoản chi thường xuyên và cơ cấu chi của Bệnh viện Từ Dũ được thể hiện
qua bảng số liệu sau đây:
Bảng 1.2 Bảng Tổng chi tại Bệnh viện Từ Dũ năm 2016-2018
Đơn vị tính: Triệu đồng.
STT Chỉ tiêu
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ %
1
Chi cho con người
(chiếm trên 59%)
725,879 59.3% 829,580 60.24% 898,594 60.79%
a Theo quy định NN 192,498 205,742 223,562
b Chi lương tăng thêm 410,026 - 484,308 - 519,265
- Chi TNTT theo NQ
03,Hs K=0.6
- - 36,241
- Chi TNTT theo NĐ 43 410,026 484,308 483,024
c Chi khen thưởng, phúc lợi 123,355 139,530 155,767
2 Chi chuyên môn y tế 446,756 36.5% 497,924 36.16% 523,178 35.39%
3 Chi quản lý 39,490 3.23% 38,972 2.83% 42,307 2.86%
4 Chi sửa chữa 11,649 0.95% 9,706 0.70% 14,109 0.95%
5 Chi khác 241 0.02% 842 0.06% 73 0.00%
Tổng cộng 1,224,015 1,377,024 1,478,261
(Nguồn: Báo cáo tài chính Bệnh viện Từ Dũ 2016-2018)
Căn cứ vào bảng số liệu tổng chi tại Bệnh viện Từ Dũ cho thấy:
Trong năm vừa qua, chi hoạt động của bệnh viện tăng nhanh góp phần nâng
cao chất lượng khám, chữa bệnh của bệnh viện. Do tính chất hoạt động của bệnh
viện là không ngừng cải tiến, nâng cao quy trình, tìm ra những sáng kiến cải tiến tối
ưu nhất cho hoạt động khám chữa bệnh nên chi giành cho chi nhóm 1 (chi hoạt
động cá nhân) chiếm tỷ lệ từ năm 2016 đến 2018 lần lượt là: 59.3%, 60.24%,
60,79%. Bên cạnh đó, chi về chuyên môn y tế (đầu tư trang thiết bị, công nghệ hiện
đại) chiếm tỷ lệ lần lượt qua các năm là 36.5%, 36.16% và 35.39% cho thấy đơn vị
đã không ngừng đầu tư trang thiết bị tối ưu, mở rộng quy mô khám chữa bệnh nhằm
12
thực hiện, đưa ra những dịch vụ phục vụ tốt nhu cầu của người bệnh. Bối cảnh của
ngành, đơn vị sự nghiệp có thu tại Việt Nam
1.2 Nguyên nhân vấn đề tồn tại vẫn chưa được giải quyết
Tác giả tiến hành phỏng vấn với lãnh đạo và nhân viên làm việc tại phòng tài
chính kế toán để tìm hiểu về nguyên nhân vì sao vấn đề vẫn chưa được giải quyết
thông qua hai câu hỏi phỏng vấn:
Câu hỏi 1: Anh/ chị có thể cho biết những yếu tố nào hiện nay tác động đến
nguồn thu chủ yếu (thu BHYT, KCB theo yêu cầu) tại bệnh viện Từ Dũ hiện nay?
Câu hỏi 2: Theo anh/ chị những yếu tố tác động đến công tác thu tại bệnh
viện Từ Dũ đến nay đã có biện pháp nào giải quyết và giải quyết hiệu quả hay
chưa?
Kết quả trả lời câu hỏi thứ nhất: Anh/ chị có thể cho biết những yếu tố nào
hiện nay tác động đến nguồn thu chủ yếu tại bệnh viện Từ Dũ hiện nay? 3 cá nhân
gồm ban chủ nhiệm phòng và 10 nhân viên làm công tác kế toán trực tiếp tại phòng
tài chính kế toán đều có chung ý kiến như sau:
Những yếu tố hiện nay tác động đến nguồn thu chủ yếu (thu BHYT, KCB
theo yêu cầu) tại Bệnh viện Từ Dũ bao gồm giá thu, danh mục thu và công tác thu:
- Giá thu: Bệnh viện Từ Dũ là ĐVSN y tế công lập chưa tự chủ toàn phần mà chỉ mới
tự chủ thường xuyên do vậy giá phải áp dụng theo Thông Tư 02/2017/TT-BYT,
Thông tư 39/2018/TT-BYT về áp dụng mức giá thu đối với KCB BHYT. Còn về
thu hoạt động KCB theo yêu cầu thì hiện nay chưa có hướng dẫn cụ thể của cơ
quan chủ quản về giá dịch vụ KCB theo yêu cầu.
- Danh mục thu: Bệnh viện Từ Dũ là bệnh viện chuyên khoa sản phụ, danh mục
thông tư đáp ứng yêu cầu hoạt động chuyên môn, danh mục phác đồ điều trị áp
dụng chỉ đạo tuyến cho 32 tỉnh thành phía nam.
- Công tác thu: Về công tác thu nội trú hiện tại bệnh viện đang cố gắng hoàn thiện
danh mục kỹ thuật dùng chung và mềm tính viện phí của bệnh viện từ đầu vào nhập
kho, chỉ định lâm sàng, cận lâm sàng thành một quy trình khép kín để hoàn thành
thủ tục tính tiền ra viện cho bệnh nhân.
13
Ngoài ra một số ý kiến khác như phần mềm thu có nhiều lỗi chưa khắc phục được
như hoàn, hủy chỉ định bệnh nhân, tính trùng, sai chỉ định lâm sàng, cận lâm sàng,
y cụ, thuốc… bệnh nhân.
Câu hỏi 2: Theo anh/ chị những yếu tố tác động đến công tác thu tại bệnh viện Từ
Dũ đến nay đã có biện pháp nào giải quyết và giải quyết hiệu quả hay chưa?
Đến nay bệnh viện đã đưa ra một số quy trình tiến hành thực hiện nhưng còn
hạn chế ở công nghệ thông tin và quy trình chưa được hoàn thiện.
Nhận xét:
Qua kết quả phỏng vấn tác giả thấy rằng Bệnh Viện Từ Dũ nhằm mục đích
phục vụ cho việc quản lý hoạt động của đơn vị. Nghị định 16/2015/NĐ-CP của
Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về việc thực hiện nhiệm vụ,
tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với ĐVSN công lập được ban hành là một
trong những bước đổi mới trong tiến trình cải cách nền kinh kế của đất nước với
mục tiêu: đổi mới cơ chế quản lý biên chế và kinh phí đối với các đơn vị sự nghiệp
có thu nói chung và bệnh viện công lập nói riêng chính là tăng quyền tự chủ trong
các đơn vị và nâng cao chất lượng và hiệu quả dịch vụ. Đây là lý do tại sao cần phải
tìm giải pháp để giảm chi phí, quản lý rủi ro và đổi mới để làm cho chúng tiết kiệm
và hiệu quả hơn. Ngoài ra, kiểm tra công tác thu đang là yếu tố quan tâm nhất của
bệnh viện để nhằm hạn chế các sai sót xảy ra, mang lại nguồn thu thể hiện một cách
chính xác để góp phần đảm bảo nguồn thu được ổn định và lâu dài.
Hiện nay bệnh viện Từ Dũ đã đưa ra quy trình nhằm hoàn thiện công tác thu
tại bệnh viện nhưng vẫn còn một số nguyên nhân là chưa xác định rõ nét sự ảnh
hưởng trực tiếp của các yếu tố tác động đến công tác thu tại bệnh viện Từ Dũ,
những hạn chế về mặt thời gian, nguồn lực và cốt lõi nhất là công nghệ thông tin vì
vậy các giải pháp bệnh viện đưa ra chưa đạt được mục tiêu hướng đến. Do đó, sau
khi nghiên cứu thực tế bằng các phương pháp: khảo sát, thống kê, phỏng vấn trực
tiếp đồng thời áp dụng những lý thuyết, quy định hướng dẫn hiện có để xác định
vấn đề chính cần được giải quyết là hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ về công
tác thu tại Bệnh Viện Từ Dũ.
14
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ
VỀ ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG CỦA ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÓ THU
TẠI VIỆT NAM.
2.1 / Tổng quan hệ thống KSNB
2.1.1 / Lịch sử ra đời và phát triển của KSNB trong khu vực công.
Kiểm soát nội bộ là đối tượng được quan tâm đặc biệt của kiểm soát nhà
nước và được xem trọng trong khu vực công. Ở một số các quốc gia như Mỹ,
Canada đã có những công bố chính thức về KSNB áp dụng cho các tổ chức công
lập. Chuẩn mực về kiểm toán của Tổng kế toán nhà nước Hoa Kỳ GAO 1999 đề cập
vấn đề KSNB đặc thù trong các tổ chức hành chính sự nghiệp đưa ra 5 yếu tố về
KSNB bao gồm các quy định về môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, các hoạt
động kiểm soát, thông tin và truyền thông, giám sát.
Năm 1992 Tổ chức quốc tế các cơ quan kiểm toán tối cao gọi tắt là
INTOSAI được thành lập có 192 thành viên chính thức và 5 thành viên dự bị.
INTOSAI với vai trò là hiệp hội nghề nghiệp của các cơ quan kiểm toán tối cao SAI
đã góp phần quan trọng trong việc giúp các thành viên hoàn thành nhiệm vụ của
mình. Bên cạnh đó, INTOSAI còn là một diễn đàn về kiểm toán viên nhà nước trên
toàn thế giới trao đổi những vấn đề cùng quan tâm và cập nhật những tiến bộ mới
nhất của các chuẩn mực kiểm toán và các quy định về nghề nghiệp.
INTOSAI đã ban hành “Hướng dẫn về kiểm soát nội bộ dành cho khu vực
công” vào năm 2004 dựa trên nền tảng của báo cáo INTOSAI 1992 về kiểm soát
nội bộ với những điều chỉnh: xác định KSNB là một bộ phận, quy trình không thể
thiếu trong một đơn vị nhằm đảm bảo tính hiệu quả của các hoạt động trong đơn vị,
đảm bảo độ tin cậy của các báo cáo tài chính, tránh sự thất thoát tài sản cũng như
đảm bảo các cá nhân và tổ chức luôn tuân thủ pháp luật và các quy định. Hệ thống
KSNB theo tài liệu hướng dẫn này cũng bao gồm 5 thành phần đó là: môi trường
kiểm soát, đánh giá rủi ro, các hoạt động kiểm soát, thông tin và truyền thông, giám
sát.
15
2.1.2 / Khái niệm kiểm soát nội bộ
Theo Hướng dẫn về chuẩn mực KSNB của INTOSAI GOV 9100 đưa ra khái
niệm về KSNB như sau: KSNB là một quá trình không thể tách rời được thực hiện
bởi nhà quản lý và các nhân viên của một tổ chức, được thiết kế để giải quyết các
rủi ro và cung cấp một sự đảm bảo hợp lý để theo đuổi sứ mệnh của tổ chức.
2.1.3 / Mục tiêu của hệ thống kiểm soát nội bộ theo INTOSAI GOV 9100
Mục tiêu chính của hệ thống kiểm soát nội bộ là:
- Mục tiêu hoạt động: đây là mục tiêu liên quan đến tính hữu hiệu và hiệu quả của
hoạt động nhằm đảm bảo các hoạt động trong đơn vị một cách có kỹ cương, đạo
đức, có tính kinh tế, hiệu quả và thích hợp.
- Mục tiêu tuân thủ: hệ thống KSNB được thiết lập trong đơn vị phải đảm bảo hợp lý
trong việc chấp hành pháp luật và các nguyên tắc, quy định tại đơn vị. Hệ thống
KSNB sau khi được thiết lập xong cần hướng mọi thành viên trong đơn vị vào tuân
thủ các chính sách, quy định nội bộ của đơn vị nhằm đảm bảo các mục tiên của đơn
vị.
- Mục tiêu báo cáo tài chính: Thông tin kế toán tài chính có vai trò quan trọng đối với
nhà quản lý đơn vị và các đối tượng liên quan khác bên ngoài. KSNB phải đảm bảo
về tính trung thực và đáng tin cậy của báo cáo tài chính. Báo cáo tài chính lập phải
phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành.
- Kiểm soát nội bộ giúp đơn vị bảo vệ tài sản, sự dụng hiệu quả mọi nguồn lực nhất là
yếu tố con người. Ngăn ngừa và phát hiện mọi hành vi lãng phí, gian lận, sử dụng
tài sản không đúng mục đích hoặc vượt quá thẩm quyền.
2.1.4 / Các thành phần cấu thành hệ thống kiểm soát nội bộ theo INTOSAI
GOV 9100.
Kiểm soát nội bộ được thiết kế để đảm bảo hợp lý rằng các mục tiêu chung
của tổ chức đang được thực hiện. Do đó, hệ thống KSNB được cấu thành từ 5 yếu
tố: môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, các hoạt động kiểm soát, thông tin và
truyền thông, giám sát.
16
 Môi trường kiểm soát
Môi trường kiểm soát tạo thành cơ sở của toàn bộ HTKSNB, đảm bảo trật
tự, cấu trúc, ảnh hưởng đến chiến lược tổng thể cũng như các mục tiêu và các hoạt
động kiểm soát. Môi trường kiểm soát bao gồm các nhân tố sau:
- Tính trung thực và các giá trị đạo đức của người quản lý và nhân viên, bao gồm cả
thái độ hỗ trợ đối với kiểm soát nội bộ mọi lúc trong toàn tổ chức: thông qua cư xử
chuẩn mực của họ trong công việc, thể hiện qua sự tuân thủ các luật lệ, quy định và
đạo đức của cán bộ công viên chức ở mọi thời điểm. Điều này luôn thể hiện qua các
việc như tuân thủ quy tắc ứng xử, kê khai tài sản cá nhân, lập bảng tự kiểm điểm
định kỳ hàng năm.
- Cam kết năng lực: được thể hiện qua trình độ hiểu biết, kỹ năng làm việc của nhân
viên đảm bảo kỷ cương, đạo đức, trung thực, tiết kiệm, thực hiện công việc hữu
hiệu và hiệu quả cũng như sự đúng đắn về trách nhiệm của mình liên quan đến
KSNB.
Nhà quản lý và nhân viên phải đảm bảo duy trì mức độ hiểu biết của họ về tầm quan
trọng của KSNB của việc phát triển và duy trì một hệ thống KSNB tốt và thực hiện
nhiệm vụ của mình nhằm hoàn thành các mục tiêu KSNB chung và sứ mệnh của tổ
chức
- Triết lý và phong cách điều hành của người quản lý: được thể hiện qua cá tính, tư
cách, thái độ, cách ứng xử, xử lý thể hiện của mình để làm gương cho nhân viên.
Triết lý quản lý và phong cách điều hành của người quản lý ảnh hưởng đáng kể đến
hệ thống KSNB và tác động đến việc thực hiện các mục tiêu của tổ chức.
- Cơ cấu tổ chức: một cơ cấu tổ chức hợp lý phải đảm bảo sự thông suốt trong việc
giao quyền, ủy quyền và phân công trách nhiệm. Một cơ cấu tổ chức bao gồm: Sự
phân quyền và trách nhiệm, quyền hạn và trách nhiệm báo cáo, hệ thống báo cáo
phù hợp.
Cơ cấu tổ chức xác định quyền hạn và trách nhiệm của từng bộ phận trong tổ chức.
Một cơ cấu tổ chức phù hợp sẽ tác động tốt đến môi trường kiểm soát và ngược lại.
Do vậy, cơ cấu tổ chức phải thiết kế sao cho ngăn chặn được vi phạm cũng như
ngăn chặn những hành vi che giấu sai phạm.
17
Chính sách nhân sự: chính sách nhân sự bao gồm việc tuyển dụng, định hướng, đào
tạo và giáo dục, bổ nhiệm, khen thưởng, kỷ luật… Mỗi cá nhân đóng vai trò nhất
định trong một tổ chức và có vai trò quan trọng trong KSNB.
 Đánh giá rủi ro
Đánh giá rủi ro là quá trình quan trọng nhằm xác định và phân tích rủi ro có
thể ảnh hưởng đến mục tiêu của tổ chức từ đó xác định các biện pháp đối phó kịp
thời, quy trình này bao gồm các bước sau:
o Nhận dạng rủi ro
+ Liên quan đến mục tiêu của tổ chức
+ Toàn diện
+ Bao gồm các rủi ro do các nhân tố bên ngoài và bên trong, ở cả tổ chức và mức độ
hoạt động
o Đánh giá rủi ro
+ Ước tính tầm quan trọng của rủi ro
+ Đánh giá khả năng xảy ra của rủi ro
+ Đánh giá rủi ro có thể chấp nhận được của tổ chức
+ Đưa ra các giải pháp kịp thời:
Bốn giải pháp đối phó với rủi ro phải được xem xét: chuyển giao, chịu đựng,
xử lý hoặc chấm dứt, trong số này xử lý rủi ro là phù hợp nhất với các hướng dẫn
này vì KSNB hữu hiệu là cơ chế chính để xử lý rủi ro.
Các biện pháp kiểm soát thích hợp có thể là giám sát hoặc ngăn ngừa.
Cụ thể hóa các mục tiêu của đơn vị: mục tiêu không phải là một bộ phận của KSNB
nhưng việc xác định nó là điều kiện tiên quyết để đánh giá rủi ro. Trong quá trình
đánh giá rủi ro, người quản lý cần dựa vào mục tiêu chung đã được thiết lập để cụ
thể hóa thành các mục tiêu và phổ biến đến từng bộ phận, từng hoạt động có thể
nhận dạng rủi ro.
Nhận dạng rủi ro: rủi ro có thể là rủi ro bên trong, rủi ro bên ngoài tổ chức
hay rủi ro của từng bộ phận, rủi ro ở cấp toàn đơn vị, việc xác định phương án đánh
giá rủi ro phụ thuộc vào việc xác định rủi ro nào, ảnh hưởng như thế nào đến mục
tiêu của tổ chức
18
Xác định rủi ro: là quá trình liên tục và xuyên suốt, được lập đi lặp lại và
được thực hiện cùng với quá trình lập kế hoạch. Ở khu vực công, các cơ quan nhà
nước phải quản trị rủi ro ảnh hưởng đến mục tiêu giao phó, bao gồm các chỉ tiêu
được giao trong kế hoạch đơn vị.
Đánh giá rủi ro: là việc đánh giá tầm quan trọng, ước tính thiệt hại mà rủi ro
có thể gây ra và khả năng rủi ro có thể xảy ra. Mục đích chính của việc đánh giá rủi
ro là giúp nhà quản lý có thể tìm ra phương án kịp thời để đối phó, ngăn chặn cũng
như thực hiện các thủ tục kiểm soát theo thứ tự ưu tiên. Đơn vị có thể dùng phương
pháp định tính, định lượng hoặc cả hai để đánh giá mức độ rủi ro.
 Hoạt động kiểm soát
Hoạt động kiểm soát là những chính sách, phương thức đối phó với rủi ro để
mục tiêu của đơn vị đạt được kết quả. Để đạt được hiệu quả, hoạt động kiểm soát
phải phù hợp, thống nhất theo kế hoạch trong suốt một thời kỳ, chi phí hiệu quả,
đầy đủ, hợp lý và phải liên quan trực tiếp đến mục tiêu kiểm soát. Hoạt động kiểm
soát xảy ra trong toàn tổ chức, tại các cấp và trong tất cả các phòng chức năng. Cụ
thể như:
Các thủ tục phê duyệt và xét duyệt
Phân công nhiệm vụ (ủy quyền, xử lý, ghi chép, đánh giá)
Kiểm soát quyền truy cập vào tài nguyên và hồ sơ
Xác minh
Hòa giải
Đánh giá hiệu suất hoạt động
Đánh giá các hoạt động, quy trình và hoạt động
Giám sát (phân công, xem xét và phê duyệt, hướng dẫn và đào tạo)
 Thông tin và truyền thông
Thông tin và truyền thông là điều cần thiết để thực hiện tất cả các mục tiêu
kiểm soát nội bộ.
19
Thông tin: Điều kiện tiên quyết cho thông tin đáng tin cậy và có liên quan là
ghi lại nhanh chóng và phân loại các giao dịch và sự kiện phù hợp. Thông tin cần
thiết phải được xác định, thu thập và truyền đạt trong một hình thức và khung thời
gian cho phép nhân viên thực hiện KSNB và các trách nhiệm khác (giao tiếp kịp
thời và đúng người).
Hệ thống thông tin tạo ra các báo cáo có chứa thông tin hoạt động, tài chính
và phi tài chính, thông tin có liên quan đến tuân thủ, điều hành và kiểm soát hoạt
động. Chúng đối phó không chỉ với dữ liệu được tạo ra nội bộ mà còn thông tin về
các sự kiện bên ngoài, các hoạt động và điều kiện cần thiết để cho phép đưa ra
quyết định và báo cáo.
Thông tin trong một tổ chức được tổng hợp nhằm phục vụ cho quá trình ra
quyết định, điều khiển các hoạt động của đơn vị và không phải thông tin nào cũng
cần thiết mà phải phụ thuộc vào các nhân tố sau:
+ Tính kịp thời: thông tin được cung cấp đúng thời điểm, đúng mục đích cần
thiết của nhà quản trị
+ Tính chính xác: thông tin phải phản ánh đúng nội dung cần thu thập
+ Tính đầy đủ và hệ thống: thông tin phải phản ánh đầy đủ mọi khía cạnh của
tình huống giúp người xử lý thông tin có thể đánh giá một cách toàn diện.
+ Tính bảo mật: thông tin phải được cung cấp đến đúng người và phù hợp
với quyền hạn và trách nhiệm của người nhận được thông tin.
+ Thông tin được cung cấp qua hệ thống thông tin. Trong đó, hệ thống thông
tin kế toán là quan trọng vì nó là nơi thu thập và cung cấp số liệu cho đơn vị, nhà
quản trị có thể dựa vào đó mà xác định mục tiêu cụ thể.
Truyền thông là thuộc tính của công nghệ thông tin, là việc trao đổi thông tin
cho các bên liên quan bên trong hoặc ngoài đơn vị. Truyền thông được truyền đạt từ
trên xuống dưới, từ dưới lên trên hay giữa các cấp với nhau nhưng phải đảm bảo
rằng mọi thành viên trong đơn vị đều nắm bắt được thông tin để xử lý, thực hiện tốt
nhiệm vụ được giao. Thông tin từ bên ngoài cũng rất cần thiết giúp cho nhà quản lý
có cách xử lý kịp thời.
20
 Giám sát
Các hoạt động KSNB cần được theo dõi để đánh giá chất lượng hiệu quả của
hoạt động kiểm soát theo thời gian. Việc giám sát được thực hiện thông qua các
hoạt động giám sát thường xuyên, kiểm soát định kỳ hoặc kết hợp cả hai.
Giám sát liên tục
Giám sát thường xuyên được thực hiện thông qua việc kiểm tra các hoạt
động hàng ngày của đơn vị, kiểm tra giám sát các hoạt động hàng ngày của nhân
viên trong việc thực hiện nhiệm vụ của mình. Việc giám sát thường xuyên nhằm
phát hiện kịp thời các hoạt động bất thường, thất thoát, lãng phí gây ảnh hưởng xấu
đến đơn vị.
Kiểm soát định kỳ
Bên cạnh việc giám sát thường xuyên, đơn vị cần tiến hành kiểm soát định
kỳ để có một cái nhìn khách quan độc lập về tính hữu hiệu của hệ thống KSNB.
Kiểm soát định kỳ còn giúp cho việc đánh giá lại tính hữu hiệu của việc đánh giá
thường xuyên.
2.2 / Đặc điểm hoạt động của đơn vị sự nghiệp có thu tại Việt Nam
2.2.1. Khái niệm đơn vị hành chính sự nghiệp có thu
Đơn vị sự nghiệp có thu là một đơn vị sự nghiệp công lập có nguồn thu sự
nghiệp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập, là đơn vị dự toán độc lập, có
con dấu và tài khoản riêng, tổ chức bộ máy kế toán theo quy định của Luật kế toán.
Theo nghị định 16/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ
về quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ, tự
chịu trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, nhân sự và tài
chính của đơn vị sự nghiệp công để hoàn thành nhiệm vụ được giao, phát huy hết
khả năng của đơn vị để cung cấp dịch vụ với chất lượng cao cho xã hội, tăng nguồn
thu nhằm đảm bảo từng bước giải quyết thu nhập cho người lao động.
Các đơn vị sự nghiệp có thu hoạt động không nhằm mục đích lợi nhuận. Sự
tồn tại của các đơn vị sự nghiệp có thu nhằm thể hiện vai trò của nhà nước trong
21
việc duy trì và hỗ trợ quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Với các sản phẩm, dịch vụ
về y tế, giáo dục, văn hóa, ... các đơn vị sự nghiệp có thu mang lại các lợi ích chung
và lâu dài cho xã hội, có tác động trực tiếp và gián tiếp tới quá trình phát triển đất
nước.
2.2.2. Phân loại đơn vị sự nghiệp có thu
Căn cứ vào lĩnh vực hoạt động, đơn vị sự nghiệp có thu được phân loại như sau:
o Đơn vị sự nghiệp giáo dục đào tạo
o Đơn vị sự nghiệp y tế
o Đơn vị sự nghiệp thể dục thế thao
o Đơn vị sự nghiệp kinh tế
o Đơn vị sự nghiệp khoa học công nghệ và môi trường…
Căn cứ vào nguồn thu sự nghiệp, đơn vị sự nghiệp có thu được phân loại như sau:
o Đơn vị sự nghiệp công tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư
o Đơn vị sự nghiệp công tự đảm bảo chi thường xuyên.
o Đơn vị sự nghiệp công tự đảm bảo một phần chi thường xuyên.
o Đơn vị sự nghiệp công do Nhà nước đảm bảo chi thường xuyên.
2.2.3. Nguồn tài chính của đơn vị hành chính sự nghiệp có thu
Nguồn tài chính của các ĐVSN có thu bao gồm:
Nguồn kinh phí NSNN cấp: đặc điểm của nguồn ngân sách là nhà nước cấp
phát theo dự toán xác định cho những nhiệm vụ, chương trình mục tiêu đã được
duyệt. Để có được nguồn kinh phí ngân sách cấp, các đơn vị phải thực hiện tốt công
tác lập kế hoạch, dự toán theo quy định của Luật ngân sách nhà nước, các văn bản
đặc thù cho từng ngành, từng lĩnh vực, quy chế được duyệt của đơn vị. Nguồn
NSNN bao gồm kinh phí thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, kinh phí thực hiện
nhiệm vụ khoa học và chương trình mục tiêu quốc gia, vốn đầu tư xây dựng cơ bản,
vốn đối ứng…Đây là nguồn thu mang tính truyền thông và có vai trò quan trọng
trong việc đảm bảo nguồn tài chính cho hoạt động của các ĐVSN. Tuy nhiên, với
chủ trương tăng cường đổi mới, tăng tính tự chủ tài chính cho các ĐVSN, tỷ trọng
22
nguồn thu này trong các đơn vị sẽ có xu hướng giảm dần nhẳm làm giảm bớt gánh
nặng đối với NSNN.
Nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp: gồm nguồn thu từ việc cung cấp dịch
vụ KCB cho người dân, nguồn thu thực hiện hợp đồng KCB BHYT cho người bệnh
có thẻ BHYT do cơ quan BHXH thành phố Hồ Chí Minh chi trả, nguồn thu từ các
hợp đồng hợp tác chuyên môn, đào tạo, huấn luyện, nguồn thu từ tiền lãi gửi tiết
kiệm… Cùng với việc chuyển đổi sang cơ chế tự chủ tài chính, tỷ trọng nguồn thu
này trong các ĐVSN có xu hướng ngày càng tăng.
Nguồn vốn viện trợ, quà biếu tặng, các khoản thu khác không phải nộp
NSNN theo quy định của pháp luật. Đây là khoản thu không thường xuyên, không
dự tính trước được chính xác nhưng có tác dụng hỗ trợ đơn vị trong quá trình thực
hiện nhiệm vụ.
Nguồn thu khác như nguồn thu từ hoạt động KCB ngoài giờ, KCB theo yêu
cầu, nguồn thu từ các hoạt động dịch vụ phụ trợ không gắn với hoạt động chuyên
môn như hoạt động căn tin, bãi xe, cho thuê mặt bằng, kinh doanh nhà thuốc, nguồn
vốn liên doanh liên kết của các cá nhân trong và ngoài nước theo quy định… Tỷ
trọng nguồn thu này trong các ĐVSN y tế có xu hướng ngày càng tăng.
2.2/ Tổng quan các nghiên cứu đã phát hiện ra những nguyên nhân và đề xuất
các giải pháp về hệ thống KSNB của đơn vị sự nghiệp có thu
Tổng quan các nghiên cứu:
Tính hữu hiệu và các yếu tố ảnh hưởng đến hệ thống KSNB hiện nay đang
được sự quan tâm của nhiều tác giả trong và ngoài nước. Trong quá trình thực hiện
nghiên cứu tác giả đã tham khảo một số nghiên cứu:
Nguyễn Hải Dương (2018) về “Ảnh hưởng của hệ thống kiểm soát nội bộ và
công nghệ thông tin đến hiệu quả quản lý nguồn thu của các bệnh viện công lập trực
thuộc Sở Y Tế Thành phố Hồ Chí Minh”. Trong nghiên cứu này, tác giả đã hệ
thống hóa cơ sở lý luận về hệ thống KSNB theo INTOSAI GOV 9100 và trên cơ sở
lý thuyết đó, tác giả đã tiến hành tìm hiểu, phân tích và đánh giá thực trạng về hệ
thống KSNB của các đơn vị y tế trực thuộc Sở Y Tế Thành phố Hồ Chí Minh dựa
23
trên 5 thành phần cấu thành của hệ thống KSNB theo INTOSAI. Tác giả đã áp dụng
phương pháp nghiên cứu định tính bằng cách sử dụng công cụ như phỏng vấn tay
đôi với chuyên gia để đề xuất mô hình nghiên cứu và thang đo. Phương pháp nghiên
cứu định lượng đưa ra bảng câu hỏi chính thức gồm 46 câu hỏi thuộc 7 nội dung
khảo sát 26 bệnh viện công lập trực thuộc Sở Y Tế từ đó tác giả đưa ra các yếu tố
tác động đến hiệu quả quản lý nguồn thu bệnh viện công lập trực thuộc Sở Y Tế
Thành phố Hồ Chí Minh và đề xuất các kiến nghị để góp phần nâng cao hiệu quả
quản lý nguồn thu.
Nghiên cứu của Vũ Thị Thanh Thủy (2016) về “Hoàn thiện hệ thống kiểm
soát nội bộ về hoạt động kinh doanh dịch vụ tại bệnh viện Nhi đồng 1” . Nghiên cứu
đã xác định 5 yếu tố cấu thành nên hệ thống KSNB tại bệnh viện: môi trường kiểm
soát, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát, thông tin và truyền thông, giám sát. Tác
giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính bằng công cụ đưa ra 44 câu hỏi trên
bảng khảo sát để xác định những hạn chế tồn tại của HTKSNB đối với hoạt động
kinh doanh dịch vụ, nguyên nhân tồn tại và đưa ra giải pháp hoàn thiện..
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Hoàng Anh (2014) về “Hoàn thiện hệ thống
KSNB tại Trường Cao đẳng Giao thông Vận tải TP. HCM”. Thông qua tổng hợp cơ
sở lý luận về HTKSNB. Tác giả đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp nhằm
hoàn thiện HTKSNB hướng đến quản trị rủi ro tại tại trường cao đẳng giao thông
vận tải TP.HCM.
Nghiên cứu của Phạm Thị Hoàng (2013) về “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát
nội bộ tại trường cao đẳng công nghệ thông tin TP.HCM”. Thông qua tổng hợp cơ
sở lý luận về HTKSNB. Tác giả đánh giá thực trạng hệ thống KSNB tại trường Cao
Đẳng Công Nghệ Thông Tin TP.HCM và chỉ ra những hạn chế. Trên cơ sở đó đưa
ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện KSNB tại trường cao đẳng công nghệ thông tin
TP.HCM
Nghiên cứu của Trần Trịnh Như Quỳnh (2016) về “Đánh giá sự tác động của
các yếu tố cấu thành đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các bệnh
viện công lập tỉnh Phú Yên”. Tác giả đưa ra kiến nghị để hoàn thiện HTKSNB tại
các bệnh viện công lập tỉnh Phú Yên bằng cách thông qua hệ thống hóa cơ sở lý
24
luận về hệ thống KSNB theo hướng dẫn của INTOSAI 2013, tác giả đã cho ra kết
quả phân tích mô hình hồi quy đa biến cho thấy 5 yếu tố cấu thành tác động từ cao
đến thấp lần lượt là đánh giá rủi ro với β=0.51, thông tin và truyền thông (β=0.435),
giám sát (β=0.347), môi trường kiểm soát (β=0.336) và hoạt động kiểm soát
(β=0.330) đều có ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của HTKSNB tại các bệnh viện công
lập tỉnh Phú Yên.
Bảng 2.1: Tóm tắt nghiên cứu khoa học
Tên bài viết Tác giả Biến phụ
thuộc
Biến độc lập Kết
quả
Lý thuyết
nền
“Ảnh hưởng
của hệ thống
kiểm soát nội bộ
và công nghệ
thông tin đến
hiệu quả quản lý
nguồn thu của
các bệnh viện
công lập trực
thuộc Sở Y Tế
Thành phố Hồ
Chí Minh”
Nguyễn Hải
Dương
(2018)
Hiệu quả
quản lý
nguồn thu
bệnh viện
Môi trường
kiểm soát
+
Lý thuyết
nền, lý
thuyết
Chaos, lý
thuyết ủy
nhiệm, lý
thuyết
Đánh giá rủi ro +
Hoạt động kiểm
soát
+
Thông tin và
truyền thông
+
Giám sát +
Công nghệ
thông tin
+
quyền biến.
Hoàn thiện hệ
thống kiểm soát
nội bộ về hoạt
động kinh doanh
dịch vụ tại bệnh
viện Nhi đồng 1
Vũ Thị
Thanh Thủy
(2016)
Hệ thống
KSNB đối
với hoạt
động kinh
doanh dịch
vụ.
Môi trường
kiểm soát
+ Lý thuyết
kế toán, lý
thuyết
kiểm soát
nội bộ, lý
thuyết
kiểm toán
Đánh giá rủi ro +
Hoạt động kiểm
soát
+
Thông tin và
truyền thông
+
Giám sát +
“Hoàn thiện hệ Nguyễn Thị Nội dung chính của nghiên cứu là đánh giá thực
25
thống kiểm soát
nội bộ tại Trường
Cao đẳng Giao
thông Vận tải TP.
HCM”
Hoàng Anh
(2014)
trạng: hệ thống KSNB theo các yếu tố cấu thành:
Môi trường kiểm soát, Đánh giá rủi ro, Hoạt động
kiểm soát, Thông tin và truyền thông, Giám sát.
Trên cơ sở đó đề xuất giải pháp hoàn thiện hệ
thống KSNB tại Trường Cao đẳng Giao thông Vận
tải TP. HCM
“Hoàn thiện hệ
thống kiểm soát
nội bộ tại trường
cao đẳng công
nghệ thông tin
TP.HCM”
Phạm Thị
Hoàng (2013)
Nội dung chính của nghiên cứu là đánh giá thực
trạng KSNB tại trường cao đẳng công nghệ thông
tin TP.HCM theo các yếu tố cấu thành: Môi trường
kiểm soát, Đánh giá rủi ro, Hoạt động kiểm soát,
Thông tin và truyền thông, Giám sát. Trên cơ sở đó
đề xuất giải pháp hoàn thiện KSNB tại trường cao
đẳng công nghệ thông tin TP.HCM
“Đánh giá sự tác
động của các yếu
tố cấu thành đến
tính hữu hiệu của
hệ thống kiểm
soát nội bộ tại các
bệnh viện công
lập tỉnh Phú Yên”
Trần Trịnh
Như Quỳnh
(2016)
Tính hữu
hiệu của hệ
thống kiểm
soát nội bộ
Đánh giá rủi ro + Lý thuyết
kế toán, lý
thuyết
kiểm soát
nội bộ, lý
thuyết
kiểm toán
môi trường
kiểm soát
+
Thông tin và
truyền thông
+
Hoạt động kiểm
soát
+
Giám sát +
 Nhận xét về các nghiên cứu trước và xác định vấn đề cần nghiên cứu:
Sau khi nghiên cứu những công trình nghiên cứu, tác giả nhận thấy sẽ vận
dụng vào mô hình nghiên cứu đề xuất của mình vì chủ yếu nghiên cứu về hệ thống
KSNB trong khu vực công dựa trên COSO hoặc INTOSAI. Bên cạnh đó, các bài
luận văn trong nước có liên quan đến lĩnh vực công đã trình bày được thực trạng
kiểm soát nội bộ tại các đơn vị nhận thấy được mặt tồn tại của đơn vị đó, từ đó đề ra
các giải pháp để hoàn thiện. Tuy nhiên, các nghiên cứu này chỉ mới bước đầu đã
được các tác giả quan tâm nhưng trong lĩnh vực y tế công mà cụ thể là Bệnh viện
Từ Dũ thì cho đến nay vẫn chưa có đề tài nào nghiên cứu về tính hữu hiệu của hệ
thống KSNB. Do vậy đề tài của tác giả là hoàn toàn không có sự trùng lắp.
26
Chương 3: KIỂM CHỨNG CÁC VẤN ĐỀ GIẢI QUYẾT VÀ DỰ ĐOÁN
NGUYÊN NHÂN TÁC ĐỘNG.
3.1. Kiểm chứng vấn đề cần giải quyết
3.1.1. Thực tế công tác thu tại Bệnh Viện Từ Dũ
Mọi khoản thu đều được quản lý chặt chẽ và được cập nhật kịp thời hàng
ngày vào sổ kế toán, phải được tổng hợp vào báo cáo tài chính hàng tháng, quý,
năm theo quy định.
Các khoản thu theo giá do Nhà nước quy định sử dụng hóa đơn dịch vụ KCB
đặt in có đăng ký với cơ quan thuế. Trường hợp sử dụng hóa đơn tự in thì phải in
theo mẫu quy định và phải đăng ký với cơ quan Thuế. Quy chế quản lý, sử dụng,
quyết toán hóa đơn tại bệnh viện thực hiện theo quy định của cơ quan thuế.
Cuối mỗi ngày hoặc cuối mỗi ca trực, bộ phận thu viện phí, thu hoạt khám
chữa bệnh theo yêu cầu phải nộp ngay số tiền đã thu vào quỹ của bệnh viện hoặc
ngân hàng. Đầu giờ làm việc của ngày sau đó, bộ phận thu viện phí phải gửi bảng
kê hóa đơn thu viện phí, bảng kê phiếu thu tiền ứng trước của bệnh nhân, bảng kê
doanh thu khám chữa bệnh theo yêu cầu cho kế toán kiểm soát thu và kiểm soát chi.
Cuối mỗi tháng, bộ phận thu viện phí lập bảng tổng hợp số thu viện phí, thu
dịch vụ, thu tiền ứng trước của bệnh nhân theo quầy hoặc điểm thu tiền. Thực hiện
đối chiếu số thu với kế toán thanh toán, kế toán tổng hợp, lập bảng kê tình hình sử
dụng hóa đơn thu và làm thủ tục quyết toán hóa đơn với cơ quan thuế.
Đối với khoản thu BHYT: Hàng tháng, nhân viên kế toán theo dõi BHYT
thống kê chi phí khám, chữa bệnh và các dịch vụ y tế khác của từng bệnh nhân
BHYT; lập báo cáo quyết toán chi phí BHYT theo mẫu C79 và C80 chuyển lên
cổng giám định BHYT kịp thời và chính xác; đồng thời phản ánh số tạm thu KCB
BHYT vào sổ sách để làm cơ sở tính tiền lương tăng thêm hàng tháng. Bệnh viện
thực hiện xuất hóa đơn chi phí KCB BHYT căn cứ vào số liệu quyết toán của cơ
quan BHXH hàng quý, năm.
27
Đối với các khoản thu sự nghiệp khác như: đào tạo, chuyển giao kỹ thuật,
hợp đồng hợp tác chuyên môn đối với các chương trình dự án, phí hội nghị, cá nhân
tổ chức tài trợ cho hoạt động chuyên môn hoặc cho bệnh nhân nghèo: phòng TCKT
trực tiếp thu bằng phiếu thu của bệnh viện hoặc nhận chuyển khoản vào tài khoản
của bệnh viện tại ngân hàng.
Đối với các hợp đồng cho thuê mặt bằng, thu từ bán phế liệu thanh lý y dụng
cụ..v.v.. thu khám sức khỏe theo yêu cầu và thu của các hợp đồng dịch vụ khác:
phòng TCKT trực tiếp thu theo hợp đồng kinh tế giữa bệnh viện với các đơn vị, cá
nhân và cung cấp hóa đơn tài chính.
Đối với Nhà thuốc: Hàng ngày, thu ngân (nhân viên phòng TCKT hoặc ngân
hàng) bố trí ở các quầy của nhà thuốc phải nộp đủ số tiền theo bảng kê do bộ phận
bán hàng lập vào quỹ bệnh viện hoặc vào ngân hàng, kế toán thuộc nhà thuốc phải
lập báo cáo nhập xuất tồn hàng hóa, báo cáo doanh thu trình trưởng khoa Dược
hoặc dược sĩ được trưởng khoa Dược ủy quyền phụ trách nhà thuốc ký duyệt
chuyển Phòng TCKT để đối chiếu với số tiền thực nộp. Định kỳ 1 tuần hoặc 10
ngày, kế toán thuộc nhà thuốc tổng hợp số công nợ của nhà thuốc đến hạn phải
thanh toán cho các công ty kèm hóa đơn tài chính, phiếu nhập kho theo quy định
chuyển phòng TCKT làm thủ tục thanh toán.
Cuối mỗi tháng, kế toán thuộc Nhà thuốc phải thực hiện kiểm kê hàng hóa,
lập báo cáo bán hàng, tổng hợp doanh thu bán hàng, tổng hợp chi phí phát sinh, tình
hình nhập xuất tồn trong tháng, tổng hợp công nợ để thực hiện đối chiếu với phòng
TCKT bệnh viện.
3.1.2 / Kiểm chứng vấn đề cần giải quyết
3.1.2.1. Môi trường kiểm soát
Cơ cấu tổ chức và chính sách nhân sự
Cơ cấu tổ chức hợp lý là một yếu tố quan trọng giúp người quản lý thực hiện
đúng chức năng quản lý của đơn vị. Để có một môi trường kiểm soát tốt, đơn vị
phải có sơ đồ về cơ cấu tổ chức và phân chia trách nhiệm giữa các cấp và chức vụ.
Bộ Y tế đã cung cấp hướng dẫn về cơ cấu tổ chức của các bệnh viện sử dụng hệ
28
thống dọc. Do đó, sẽ là tiền đề giúp ích cho các đơn vị dễ dàng quản lý, sử dụng
thông tin một cách nhanh gọn, chính xác.
Ngoài cấu trúc của cơ cấu tổ chức, bệnh viện cũng quan tâm đến các nhiệm
vụ và quyền hạn của từng bộ phận (khoa, bộ phận chức năng). Xác định rõ ràng
thẩm quyền: trách nhiệm của mỗi bộ phận là rất quan trọng để quản lý và quản lý
kết quả của công việc, để tránh khối lượng công việc giữa các bộ phận và tạo thành
cơ sở của việc đánh giá, hoàn thành công việc, xem xét thi đua và khen ngợi hàng
tháng và hàng năm.
Trong những năm gần đây, với sự phát triển đáng kể của lĩnh vực công nghệ
thông tin, hoạt động của đơn vị đã có nhiều hiệu quả. Mục tiêu cập nhật thông tin
của ngành y tế, các khoa của bệnh viện, cũng như các quy định ngày càng hữu ích
của chính phủ bằng cách thực hiện các tiêu chuẩn quốc tế (ISO - Tổ chức tiêu chuẩn
quốc tế).. Bên cạnh đó, bệnh viện đã đầu tư rất nhiều để đào tạo đội ngũ bác sĩ có
trình độ cao mục đích nâng cao chuyên môn (ngắn hạn và dài hạn) tại các cơ sở,
trường học, đào tạo và bệnh viện nước ngoài. .. Phối hợp với ngành để thường
xuyên mở các khóa học chuyên nghiệp ngắn hạn và chuyển giao các kỹ thuật mới.
Khi tuyển dụng, bệnh viện muốn xem xét cẩn thận đạo đức và trình độ
chuyên môn của ứng viên. Nghề y tế là một nghề cụ thể không chỉ đòi hỏi kỹ năng
chuyên môn mà còn cả đạo đức tốt và kiến thức kiên nhẫn để thực hiện công việc
đúng cách. Do chính sách tuyển dụng, trước tiên, bệnh viện đã lựa chọn và tuyển
dụng nhân viên phù hợp, biết khả năng của họ, phân công lao động và lập kế hoạch
đào tạo rất đơn giản, thiết thực. Bệnh viện vẫn là một "thảm đỏ" cho các bác sĩ mới
tốt nghiệp có kỹ năng học tập tốt theo các chuyên ngành mà họ đã học và được
hưởng chế độ ưu đãi theo hệ thống của thành phố.
Sở Y tế ngoài những chủ trương và chính sách khuyến khích các đơn vị
nhanh chóng áp dụng cơ chế tự chủ về tài chính, khuyến khích tạo nguồn thu hợp
pháp cũng đã có nhiều quy định về quản lý tài chính. Trong những năm qua Sở y tế
và Sở tài chính đã tăng cường công tác thanh kiểm tra, kiểm soát đối với bệnh viện,
cụ thể:
29
Hàng năm phòng tài chính Sở y tế chủ trì tổ chức thẩm tra quyết toán ngân
sách. Các nội dung được kiểm tra bao gồm mọi hoạt động tài chính, kế toán của
bệnh viện.
Kho bạc Nhà nước TP. HCM kiểm soát tất cả các khoản thu, chi ngân sách
nhà nước cấp và các khoản tiền gửi, các khoản thu chi vốn đầu tư của bệnh viện.
Ngoài ra hàng năm kiểm toán nhà nước, thanh tra nhà nước, thanh tra liên
ngành tiến hành kiểm tra, kiểm toán công tác quản lý tài chính của bệnh viện.
Căn cứ Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của
Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách nhà nước,
hàng năm bệnh viện đã tiến hành tự kiểm tra thường xuyên mọi hoạt động kinh tế
tài chính của đơn vị.
Ban thanh tra nhân dân được cán bộ công nhân viên bầu ra tại hội nghị công
nhân viên chức có nhiệm vụ như: kiểm tra quản lý tài sản của bệnh viện, kiểm tra
việc thực hiện chế độ tiền lương và thanh toán làm thêm giờ cho cán bộ viên chức,
kiểm tra quỹ phúc lợi, chi khen thưởng... Đồng thời thực hiện tốt nhiệm vụ giám sát
việc thực hiện hoạt động của bệnh viện theo nghị quyết hội nghị cán bộ viên chức,
quy chế dân chủ và việc thực hiện đường lối, chính sách của Đảng và nhà nước tại
đơn vị, giám sát việc giải quyết chế độ đối với cán bộ viên chức, chủ động nắm bắt
và phản ánh kịp thời tâm tư nguyện vọng của cán bộ viên chức với lãnh đạo bệnh
viện. Nhìn chung, đơn vị đã thực hiện tốt, không để xảy ra sai phạm lớn. Qua những
hoạt động trên ta thấy được vai trò tích cực của Ban thanh tra nhân dân trong việc
tăng cường KSNB tại đơn vị, góp phần hướng các hoạt động của đơn vị đi vào nề
nếp, tuân thủ chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quy chế của đơn vị.
3.1.2.2/ Đánh giá rủi ro
Xác định mục tiêu của từng đơn vị
Hằng năm, bệnh viện Từ Dũ báo cáo sơ kết 6 tháng 01 lần từ đó Ban Giám
Đốc bệnh viện đề ra phương hướng mục tiêu chung cho Bệnh viện hay mục tiêu cụ
thể cho từng khoa phòng. Tuy nhiên, chưa có mục tiêu đặt cho từng nhân viên liên
quan đến từng hoạt động cụ thể.
30
Nhận dạng rủi ro
Bệnh viện nhìn nhận các rủi ro ảnh hưởng đến việc đạt được mục tiêu của
bệnh viện, bao gồm các nhân tố bên trong và bên ngoài bệnh viện, cụ thể:
+ Các nhân tố bên ngoài
Nhu cầu khám chữa bệnh của bệnh nhân: bệnh viện tiếp nhận lượt khám
chữa bệnh của bệnh nhân quá đông, đa số từ các tỉnh thành do vậy thời gian chờ
khám sẽ kéo dài dẫn đến bệnh nhân không khám tại bệnh viện mà chuyển sang cơ
sở KCB khác.
Đối thủ cạnh tranh: Bệnh viện Từ Dũ không phải là bệnh viện sản phụ khoa
duy nhất ở khu vực phía Nam mà còn rất nhiều cơ sở khám chữa bệnh chuyên sản
phụ khoa với đội ngũ bác sĩ tay nghề cao, cơ sở vật chất tien tiến, hiện đại.
+ Các nhân tố bên trong
Chính sách nhân sự: Việc tuyển dụng nhân sự hiện nay được bệnh viện
tuyển dụng với những yêu cầu đúng về năng lực chuyên môn nhưng vẫn còn một số
hạn chế của nhân viên trước đây về việc tiếp nhận, xử lý công nghệ thông tin khi
việc tiếp nhận bệnh được thực hiện bằng phần mềm tin học. Bên cạnh đó, việc phân
công bố trí 01 nhân viên kiêm nhiệm nhiều công việc sẽ gây rủi ro trong quá trình
hoàn thành nhiệm vụ.
Phần mềm thu viện phí: Bệnh viện đã cải thiện đáng kể công tác thu viện phí
nhưng hiện nay phần mềm thu viện phí chưa liên kết được với phần mềm kho, vật
tư, phẫu thuật của khoa phòng. Do vậy, việc tính hồ sơ viện phí hiện nay còn tốn
nhiều thời gian, nhân sự.
Cơ sở vật chất: Hiện nay, do lượng bệnh nhân đến khám và điều trị tại bệnh
viện Từ Dũ khá đông nên đơn vị đã đầu tư, xây dựng thêm nhiều khu mới để mở
rộng nơi khám, chữa bệnh. Tuy nhiên, do việc xây dựng, thay thế khu B-C đang
trong quá trình hoàn thiện nên việc điều phối, sắp xếp phòng cho bệnh nhân còn gặp
nhiều khó khăn.
31
Qua khảo sát cho thấy Bệnh viện nhận dạng rủi ro phát sinh từ môi trường
bên ngoài và bên trong ảnh hưởng đến mục tiêu chung của bệnh viện bằng cách tổ
chức giao ban hàng ngày với các trưởng, phó khoa phòng, tổng kết, sơ kết 6 tháng 1
lần để rút ra mục tiêu hướng đến của bệnh viện, thường xuyên thăm quan, nghiên
cứu những mô hình tiên tiến của bệnh viện khác như việc áp dụng thành công ngân
hàng sữa mẹ của bệnh viện Từ Dũ.
Phân tích và đánh giá rủi ro
Đối phó rủi ro là việc sử dụng các biện pháp, các công cụ giảm bớt những
tổn thất, ảnh hưởng không mong đợi trong quá trình thực hiện mục tiêu. Mặc dù,
bệnh viện đã nhận dạng rủi ro tồn tại những nhân tố bên trong và bên ngoài đơn vị
nhưng đơn vị chưa xem mức độ rủi ro mang đến là bao nhiêu để chọn cách thức đối
phó cho phù hợp. Có bốn cách thức để đối phó với rủi ro mà đơn vị có thể lựa chọn
là: né tránh, giảm bớt, chuyển giao hoặc chấp nhận rủi ro. Thường thì Ban Giám
đốc chọn cách giảm bớt rủi ro, trong một số trường hợp bất khả kháng thì chấp nhận
rủi ro.
3.1.2.3. Hoạt động kiểm soát
Bộ máy kế toán
Về mô hình tổ chức kế toán: Bệnh viện áp dụng mô hình kế toán tập trung
được thể hiện qua sơ đồ sau:
32
Hình 3.1. Tổ chức bộ máy kế toán tại Bệnh viện
Hiện nay, phòng TCKT của bệnh viện gồm 62 nhân viên: Kế toán trưởng; kế
toán tổng hợp, kế toán thanh toán, kế toán kho, kế toán lương, kế toán tài sản, kế
toán theo dõi hoạt động XHH, thủ quỹ, kế toán thu viện phí. Căn cứ vào yêu cầu,
nhiệm vụ cũng như cũng như trình độ năng lực của từng cán bộ, Kế toán trưởng đã
phân công nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền hạn từng cán bộ, quy định quá trình luân
chuyển, lưu giữ chứng từ kế toán.
Về trình độ: Trong những năm vừa qua, đơn vị phát triển mạnh về quy mô,
mặt khác yêu cầu quản lý ngày càng cao, các cán bộ kế toán đã được bồi dưỡng cập
nhật kiến thức. Hiện nay có 62 nhân viên trong đó có 03 người có trình độ sau đại
học, 25 nhân viên có trình độ đại học, 9 nhân viên có trình độ cao đẳng, 23 nhân
viên có trình độ trung cấp và 02 nhân viên có trình độ sơ cấp. Nhân viên kế toán đều
có nhiều năm kinh nghiệm và luôn không ngừng trau dồi, cập nhật thêm kiến thức,
trong đó lãnh đạo phòng có kinh nghiệm trong lĩnh vực kế toán trên 14 năm và kế
toán trưởng có kinh nghiệm trên 20 năm với hơn 12 năm kiêm nhiệm chức vụ phó,
trưởng phòng TCKT.
33
Nguyên tắc phân công, phân nhiệm
Việc thực hiện nguyên tắc phân công, phân nhiệm của bệnh viện trong những
năm qua đã tương đối rõ ràng: cụ thể Giám đốc chỉ đạo và điều hành chung hoạt
động của đơn vị, Phó giám đốc đảm nhận giải quyết các công việc được phân công
và uỷ quyền, trực tiếp chỉ đạo, phụ trách một số khoa, phòng...Ngoài ra, các khoa,
phòng đều có 1 trưởng khoa, phòng để chỉ đạo trực tiếp hoạt động của khoa, phòng
mình, có quy định bằng văn bản phân công nhiệm vụ cho từng cá nhân cụ thể trong
khoa và ủy quyền cho cấp phó trong phòng, khoa khi cấp trưởng đi vắng.
Sự phân công nhiệm vụ rõ ràng đã giúp các thành viên trong Ban Giám đốc
chủ động trong việc quản lý, điều hành, nắm rõ tình hình thực hiện nhiệm vụ. Phó
giám đốc và Trưởng các khoa, phòng chịu trách nhiệm trước Giám đốc bệnh viện về
các mặt công tác được giám đốc phân công. Các Phó khoa, phòng chịu trách nhiệm
trước Trưởng khoa, phòng về các nhiệm vụ được trưởng khoa, phòng phân công.
Như vậy, việc phân công phân nhiệm trong đơn vị đều được thể hiện bằng
văn bản cụ thể, giúp cho từng cấp, cá nhân thấy rõ nhiệm vụ và trách nhiệm của
mình. Khi thực hiện nhiệm vụ vừa phát huy được tính chủ động, sáng tạo của từng
cá nhân vừa phát huy được nguyên tắc tập trung dân chủ và cũng là cơ sở để kiểm
soát nội bộ.
Về nguyên tắc bất kiêm nhiệm
Bệnh viện quy định phòng TCKT không được trực tiếp mua sắm tài sản, vật
tư, văn phòng phẩm, thuốc, máu, hóa chất... cho các khoa phòng trong bệnh viện.
Căn cứ vào nhu cầu sử dụng của các khoa phòng, việc mua sắm được thực hiện bởi
các phòng Vật tư, Hành chính và khoa Dược theo đúng quy định.
Trong tổ chức bộ máy kế toán tại bệnh viện đã đảm bảo độc lập từ khâu được
phê duyệt đến khâu mua sắm tài sản với kế toán, cách ly trách nhiệm điều hành với
trách nhiệm kế toán, trách nhiệm kiểm soát với trách nhiệm thực hiện. Kế toán
không được kiêm nhiệm thủ kho, thủ quỹ. Vợ, chồng, con của Giám đốc, Phó giám
đốc, Kế toán trưởng bệnh viện không được bố trí làm ở phòng TCKT.
34
Về nguyên tắc uỷ quyền và phê chuẩn
Nội dung này đã được quy định cụ thể trong một số quy định của bệnh viện:
Giám đốc uỷ quyền cho các Phó giám đốc giải quyết công việc trong lĩnh vực được
phân công cũng như uỷ quyền cho một Phó giám đốc giải quyết công việc chung
khi Giám đốc đi công tác. Các Phó giám đốc phải chịu trách nhiệm về những việc
mình đã giải quyết trong thời gian được uỷ quyền và báo cáo lại Giám đốc. Phó
giám đốc và người được ủy quyền ký thay Giám đốc các văn bản của Bệnh viện
trong phạm vi lĩnh vực được phân công và theo sự uỷ quyền của Giám đốc, chịu
trách nhiệm trước Giám đốc và pháp luật về kết quả được phân công, uỷ quyền. Khi
Ban Giám đốc đều vắng mặt, nếu có những việc cần giải quyết gấp, một Trưởng
phòng được uỷ quyền của Giám đốc điều hành và xử lý công việc, sau đó báo cáo
lại và chịu trách nhiệm về những việc đã xử lý.
3.1.2.4. Thông tin và truyền thông
Về lĩnh vực thông tin và truyền thông của đơn vị nhân viên đều được cung
cấp đầy đủ thông tin cần thiết để thực hiện nhiệm vụ. Bên cạnh đó, mục tiêu, chỉ
tiêu của cơ quan cũng được công bố rộng rãi thông qua hội nghị tổng kết và đại hội
cán bộ công chức. Đối với các thông tin về tài chính, đơn vị thực hiện tốt việc công
khai theo Thông tư số 61/2017/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện quy
chế công khai tài chính đối với các đơn vị dự toán ngân sách và các tổ chức được
ngân sách nhà nước hỗ trợ. Việc truyền đạt thông tin từ cấp trên xuống cấp dưới,
lãnh đạo đơn vị cũng quan tâm đến việc thu nhận thông tin phản hồi từ cấp dưới
thông qua việc khuyến khích nhân viên cấp dưới báo cáo những điều không phù
hợp cho cấp quản lý.
Ngoài ra, đơn vị còn sử dụng công cụ thông tin và truyền thông để động viên
nhân viên thông qua việc công khai thành tích của nhân viên trong cơ quan. Lãnh
đạo xem đây là một phương pháp hữu hiệu để thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của
mình cụ thể nhân viên báo cáo ngay các sự cố xảy ra với người quản lý mình và ban
giám đốc khuyến khích nhân viên báo cáo những điều nghi ngờ không hợp lý.
35
3.1.2.5. Giám sát
Giám sát là quá trình đánh giá lại chất lượng của hệ thống KSNB. Giám sát
giúp cho các nhà quản lý biết được hệ thống KSNB có hoạt động đúng mục tiêu ban
đầu đề ra hay không, hệ thống nên thay đổi những gì, điều chỉnh những gì. Kết quả
các chỉ tiêu liên quan đến bộ phận giám sát như sau:
Đơn vị giám sát hệ thống KSNB thông qua việc kiểm tra thực hiện mục tiêu
của tổ chức và của các bộ phận. Ban giám đốc áp dụng nhiều hình thức kiểm tra:
họp giao ban để báo cáo tiến độ thực hiện công việc hàng ngày, xét duyệt trực tiếp
các công việc quan trọng, thực hiện giám sát định kỳ (tháng, quý, sáu tháng…).
Ngoài ra, đơn vị còn thực hiện công khai các hoạt động để toàn thể cán bộ công
nhân viên và những người dân có liên quan giám sát. Thông qua giám sát về chức
năng, nhiệm vụ của từng bộ phận, đơn vị đánh giá hiệu quả của hệ thống KSNB,
tìm ra những khiếm khuyết để từng bước hoàn thiện.
Đối với đơn vị, hàng năm Sở Y tế xây dựng bảng điểm dựa theo hướng dẫn
của Bộ Y tế và đặc thù để đánh giá kết quả hoạt động cũng như hiệu quả quản lý tại
đơn vị. Tại bệnh viện có cập nhật và điều chỉnh biện pháp giám sát cho phù hợp,
sau các đợt giám sát bệnh viện lập báo cáo và đưa ra những yếu kém của HTKSNB
và giải pháp khắc phục. Viêc công khai tài chính và những thông tin trong đơn vị
đúng theo quy định, những chứng từ thu chi được kiểm tra phù hợp với quy định
của pháp luật.
3.2. Dự đoán nguyên nhân – tác động
Việc tổ chức và hoàn thiện HTKSNB trong công tác quản lý tài chính hợp lý
và hiệu quả đối với Bệnh viện Từ Dũ là yêu cầu cấp bách trong giai đoạn hiện nay,
đó là do các nguyên nhân:
Thứ nhất: Công tác kiểm soát quản lý tài chính đa phần đã có những bước
tiến thay đổi đáng kể nhưng vẫn còn theo kinh nghiệm truyền thống và cần ban
hành 01 quy chế, quy định về hệ thống KSNB cho toàn đơn vị
36
Thứ hai: đội ngũ làm công tác tài chính đã không ngừng trau dồi học hỏi,
nâng cao trình độ chuyên môn nhưng do sự phân công nhiệm vụ đôi khi 01 nhân
viên kiêm nhiệm 02 công việc gây rủi ro cho công tác thực hiện nhiệm vụ.
Thứ ba: Hệ thống các văn bản chế độ kế toán và quản lý tài chính đối với các
đơn vị dự toán ngân sách còn chưa đầy đủ, chưa được cập nhật thường xuyên, thay
đổi liên tục, nhiều khi nghiên cứu vận dụng chưa đúng.
37
Chương 4: KIỂM CHỨNG NGUYÊN NHÂN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
4.1. Kết quả nghiên cứu đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu
của hệ thống KSNB tại bệnh viện Từ Dũ
4.1.1. Thống kê mô tả
Tác giả sử dụng bảng câu hỏi khảo sát để thu thập mẫu số liệu. Kết thúc quá
trình khảo sát, loại bỏ các phiếu trả lời không hợp lệ vì thiếu một số thông tin quan
trọng trên bảng khảo sát còn lại 163 phiếu được tổng hợp và phân tích bằng phương
pháp định lượng. Thông tin cụ thể được trình bày trong bảng sau:
Bảng 4.1: Bảng tổng hợp thông tin khảo sát
Nhân tố Đặc điểm Tỷ lệ % Tần số
Giới tính
Nam 57 93
Nữ 43 70
Tổng 100% 163
Trình độ học vấn
Trung cấp 31.8 52
Cao đẳng 14.4 23
Đại học 25.6 42
Sau đại học 28.2 46
Tổng 100% 163
Độ tuổi
Dưới 30 tuổi 41.03 67
Từ 30 đến 40 tuổi 21.54 35
Từ 40 đến 50 tuổi 15.38 25
Từ 50 tuổi trở lên 22.05 36
Tổng 100% 163
Trong 163 phiếu khảo sát thì:
38
 Xét theo bảng tổng hợp khảo sát thì về giới tính là tương đối với tỷ lệ nữ chiếm
43%, nam chiếm 57%
 Theo thông tin về trình độ học vấn thì bậc trên đại học chiếm 28.2%, bậc đại học
25.6%, Cao đẳng 14.4%, Trung cấp 31.8%
 Nhân viên có độ tuổi dưới 30 tuổi chiếm 41.03%, nhóm Từ 30 đến 40 tuổi chiếm
21.54%, nhóm Từ 40 đến 50 tuổi chiếm 15.38%, cuối cùng là nhóm Từ 50 tuổi trở
lên chiếm 22.05%.
Theo thông tin mẫu khảo sát tác giả nhận thấy tổng thể mẫu từng nhóm theo
đặc điểm cá nhân đều đủ lớn để phân tích thống kê vì chiếm tỷ lệ đáng kể .
4.1.2. Kiểm định độ tin cậy thang đo
Độ tin cậy thang đo được kiểm định với kết quả như sau:
Bảng 4.2 Bảng kết quả phân tích Cronbach’s Alpha
Nhân tố Biến quan sát Trung bình
thang đo
nếu loại
biến
Phương
sai thang
đo nếu
loại biến
Tương
quan
Trung bình
thang đo
nếu loại
biến
Môi
trường
kiểm soát
MTKS1 16.8098 7.513 .507 .782
MTKS2 16.9018 7.595 .543 .772
MTKS3 16.8221 8.184 .494 .782
MTKS4 16.8160 6.484 .740 .719
MTKS5 16.6871 8.513 .498 .783
MTKS6 16.8834 7.573 .569 .766
Hệ số Cronbach Alpha của nhân tố: 0.800
Đánh giá
rủi ro
DGRR1 9.4233 7.493 .651 .796
DGRR2 9.4479 6.446 .753 .748
DGRR3 9.2638 7.529 .633 .804
DGRR4 9.2638 7.911 .627 .807
Hệ số Cronbach Alpha của nhân tố: 0.834
Hoạt động HDKS1 15.6871 5.105 .476 .795
39
kiểm soát HDKS2 15.7117 4.540 .641 .746
HDKS3 15.5153 4.696 .606 .757
HDKS4 15.5153 4.004 .692 .727
HDKS5 15.3129 5.043 .518 .783
Hệ số Cronbach Alpha của nhân tố: 0.802
Thông tin
và truyền
thông
TT1 19.7362 8.504 .814 .790
TT2 19.7607 9.010 .502 .842
TT3 19.7239 8.004 .616 .823
TT4 19.5215 8.461 .684 .808
TT5 19.6258 8.248 .635 .817
TT6 19.6994 9.026 .557 .831
Hệ số Cronbach Alpha của nhân tố: 0.845
Giám sát GS1 9.8773 3.540 .518 .756
GS2 10.0000 3.222 .614 .708
GS3 9.9816 3.512 .565 .734
GS4 9.9141 2.869 .643 .693
Hệ số Cronbach Alpha của nhân tố: 0.778
Hiệu quả
KSNB về
công tác
thu
HQKSNBCTT1 14.2515 2.671 .520 .769
HQKSNBCTT2 14.3313 2.371 .662 .723
HQKSNBCTT3 14.3988 2.476 .595 .745
HQKSNBCTT4 14.3865 2.560 .557 .758
HQKSNBCTT5 14.2883 2.614 .523 .768
Hệ số Cronbach Alpha của nhân tố: 0.792
Với hệ số Cronbach’s Alpha theo bảng kết quả phân tích, các nhân tố đều lớn
hơn 0.6 cho thấy đều có ý nghĩa thống kê. Cụ thể như sau:
 Môi trường kiểm soát với hệ số Cronbach’s Alpha là 0.800 và hệ số tương quan
biến tổng 0.498 – 0.740 cho thấy các biến thành phần có mối quan hệ rất chặt chẽ.
40
 Nhân tố đánh giá rủi ro có hệ số Cronbach’s Alpha là 0.834 và hệ số tương quan
biến tổng ở mức cho phép 0.627– 0.753.
 Hoạt động kiểm soát với Cronbach’s Alpha 0.802 và hệ số tương quan biến tổng
từ 0.476 – 0.692 nên các biến sẽ được giữ lại.
 Thông tin và truyền thông với hệ số Cronbach’s Alpha có giá trị 0.845 và hệ số
tương quan tổng 0.502 – 0.814.
 Giám sát có hệ số Cronbach’s Alpha là 0.778 với các hệ số tương quan tổng
0.518 – 0.643.
 Hiệu quả công tác thu cũng có hệ số Cronbach’s Alpha khá cao 0.792, các biến
quan sát thành phần cũng có hệ số tương quan tổng khá tốt 0.520 – 0.662.
Như vậy, sau khi đánh giá độ tin cậy thang đo thì mô hình bao gồm 6 nhân tố là:
Môi trường kiểm soát, Đánh giá rủi ro, Hoạt động kiểm soát, Thông tin và truyền
thông, Giám sát, Hiệu quả KSNB về công tác thu. Các nhân tố này sẽ được đưa vào
phân tích nhân tố khám phá EFA.
4.1.3. Kiểm định thang đo thông qua phân tích nhân tố khám phá EFA
Phân tích nhân tố khám phá (EFA) cho 5 biến độc lập:
Mô hình sau khi đánh giá độ tin cậy gồm 5 biến độc lập là: Môi trường kiểm
soát, Đánh giá rủi ro, Hoạt động kiểm soát, Thông tin và truyền thông, Giám sát
với 25 biến quan sát có ý nghĩa về mặt thống kê. Các biến độc lập này sẽ tiếp tục
được đưa vào kiểm định thang đo thông qua phân tích nhân tố khám phá EFA.
Phân tích EFA cho 5 biến độc lập được thực hiện với giả thuyết H0: Các biến
quan sát không có sự tương quan nhau trong tổng thể. Kết quả phân tích thu được
tóm tắt như sau:
Kết quả xoay nhân tố lần 1 loại biến TT2 vì vi phạm điều kiện về hệ số tải
nhân tố (<0.5)
Kết quả xoay nhân tố lần 2:
 Kiểm định Barlett: Sig = 0.000 < 5%: Bác bỏ giả thuyết H0, các biến quan sát
trong phân tích EFA có tương quan với nhau trong tổng thể.
41
 Hệ số KMO = 0.708 > 0.5: phân tích nhân tố là cần thiết cho dữ liệu.
 Có 5 nhân tố được rút trích từ phân tích EFA với:
 Giá trị EigenValues của các nhân tố đều > 1: đạt yêu cầu.
 Giá trị tổng phương sai trích = 59.606 % (> 50%): phân tích nhân tố khám
phá đạt yêu cầu. Như vậy, 5 nhân tố được rút trích này giải thích cho 59.606 % biến
thiên của dữ liệu.
 Khác biệt về hệ số tải nhân tố của các biến quan sát giữa các nhân tố đều >
0.3 cho thấy các nhân tố có giá trị phân biệt cao.
Bảng 4.3 Bảng kết quả phân tích EFA các biến độc lập
Biến quan sát Nhân tố Tên nhân
tố
1 2 3 4 5
TT1 .839 Thông tin
và truyền
thông
TT3 .823
TT4 .792
TT5 .782
TT6 .685
MTKS1 .851 Môi
trường
kiểm soát
MTKS2 .728
MTKS3 .689
MTKS4 .667
MTKS5 .655
MTKS6 .627
HDKS1 .830 Hoạt động
kiểm soát
HDKS2 .790
HDKS3 .769
Luận Văn Hoàn Thiện Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Về Công Tác Thu Tại Bệnh Viện Từ Dũ
Luận Văn Hoàn Thiện Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Về Công Tác Thu Tại Bệnh Viện Từ Dũ
Luận Văn Hoàn Thiện Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Về Công Tác Thu Tại Bệnh Viện Từ Dũ
Luận Văn Hoàn Thiện Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Về Công Tác Thu Tại Bệnh Viện Từ Dũ
Luận Văn Hoàn Thiện Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Về Công Tác Thu Tại Bệnh Viện Từ Dũ
Luận Văn Hoàn Thiện Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Về Công Tác Thu Tại Bệnh Viện Từ Dũ
Luận Văn Hoàn Thiện Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Về Công Tác Thu Tại Bệnh Viện Từ Dũ
Luận Văn Hoàn Thiện Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Về Công Tác Thu Tại Bệnh Viện Từ Dũ
Luận Văn Hoàn Thiện Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Về Công Tác Thu Tại Bệnh Viện Từ Dũ
Luận Văn Hoàn Thiện Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Về Công Tác Thu Tại Bệnh Viện Từ Dũ
Luận Văn Hoàn Thiện Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Về Công Tác Thu Tại Bệnh Viện Từ Dũ
Luận Văn Hoàn Thiện Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Về Công Tác Thu Tại Bệnh Viện Từ Dũ
Luận Văn Hoàn Thiện Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Về Công Tác Thu Tại Bệnh Viện Từ Dũ
Luận Văn Hoàn Thiện Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Về Công Tác Thu Tại Bệnh Viện Từ Dũ
Luận Văn Hoàn Thiện Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Về Công Tác Thu Tại Bệnh Viện Từ Dũ
Luận Văn Hoàn Thiện Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Về Công Tác Thu Tại Bệnh Viện Từ Dũ
Luận Văn Hoàn Thiện Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Về Công Tác Thu Tại Bệnh Viện Từ Dũ
Luận Văn Hoàn Thiện Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Về Công Tác Thu Tại Bệnh Viện Từ Dũ
Luận Văn Hoàn Thiện Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Về Công Tác Thu Tại Bệnh Viện Từ Dũ
Luận Văn Hoàn Thiện Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Về Công Tác Thu Tại Bệnh Viện Từ Dũ
Luận Văn Hoàn Thiện Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Về Công Tác Thu Tại Bệnh Viện Từ Dũ
Luận Văn Hoàn Thiện Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Về Công Tác Thu Tại Bệnh Viện Từ Dũ
Luận Văn Hoàn Thiện Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Về Công Tác Thu Tại Bệnh Viện Từ Dũ
Luận Văn Hoàn Thiện Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Về Công Tác Thu Tại Bệnh Viện Từ Dũ
Luận Văn Hoàn Thiện Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Về Công Tác Thu Tại Bệnh Viện Từ Dũ
Luận Văn Hoàn Thiện Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Về Công Tác Thu Tại Bệnh Viện Từ Dũ
Luận Văn Hoàn Thiện Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Về Công Tác Thu Tại Bệnh Viện Từ Dũ
Luận Văn Hoàn Thiện Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Về Công Tác Thu Tại Bệnh Viện Từ Dũ
Luận Văn Hoàn Thiện Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Về Công Tác Thu Tại Bệnh Viện Từ Dũ
Luận Văn Hoàn Thiện Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Về Công Tác Thu Tại Bệnh Viện Từ Dũ
Luận Văn Hoàn Thiện Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Về Công Tác Thu Tại Bệnh Viện Từ Dũ
Luận Văn Hoàn Thiện Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Về Công Tác Thu Tại Bệnh Viện Từ Dũ
Luận Văn Hoàn Thiện Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Về Công Tác Thu Tại Bệnh Viện Từ Dũ
Luận Văn Hoàn Thiện Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Về Công Tác Thu Tại Bệnh Viện Từ Dũ

More Related Content

Similar to Luận Văn Hoàn Thiện Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Về Công Tác Thu Tại Bệnh Viện Từ Dũ

Các Nhân Tố Tác Động Đến Tính Kịp Thời Báo Cáo Tài Chính Của Các Công Ty Có V...
Các Nhân Tố Tác Động Đến Tính Kịp Thời Báo Cáo Tài Chính Của Các Công Ty Có V...Các Nhân Tố Tác Động Đến Tính Kịp Thời Báo Cáo Tài Chính Của Các Công Ty Có V...
Các Nhân Tố Tác Động Đến Tính Kịp Thời Báo Cáo Tài Chính Của Các Công Ty Có V...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Phân Tích Tác Động Của Chính Sách Lãi Vay Đến Các Hộ Sản Xuất Hoa Lan
Phân Tích Tác Động Của Chính Sách Lãi Vay Đến Các Hộ Sản Xuất Hoa LanPhân Tích Tác Động Của Chính Sách Lãi Vay Đến Các Hộ Sản Xuất Hoa Lan
Phân Tích Tác Động Của Chính Sách Lãi Vay Đến Các Hộ Sản Xuất Hoa LanViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Phân Tích Tác Động Của Chính Sách Lãi Vay Đến Các Hộ Sản Xuất Hoa Lan
Phân Tích Tác Động Của Chính Sách Lãi Vay Đến Các Hộ Sản Xuất Hoa LanPhân Tích Tác Động Của Chính Sách Lãi Vay Đến Các Hộ Sản Xuất Hoa Lan
Phân Tích Tác Động Của Chính Sách Lãi Vay Đến Các Hộ Sản Xuất Hoa LanViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Tác Động Của Sự Hài Lòng Trong Công Việc Và Cam Kết Với Tổ Chức Đến ...
Luận Văn Tác Động Của Sự Hài Lòng Trong Công Việc Và Cam Kết Với Tổ Chức Đến ...Luận Văn Tác Động Của Sự Hài Lòng Trong Công Việc Và Cam Kết Với Tổ Chức Đến ...
Luận Văn Tác Động Của Sự Hài Lòng Trong Công Việc Và Cam Kết Với Tổ Chức Đến ...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Luận Văn Ứng Dụng Mô Hình Thẻ Điểm Cân Bằng Để Đánh Giá Hiệu Quả Hoạt Động Củ...
Luận Văn Ứng Dụng Mô Hình Thẻ Điểm Cân Bằng Để Đánh Giá Hiệu Quả Hoạt Động Củ...Luận Văn Ứng Dụng Mô Hình Thẻ Điểm Cân Bằng Để Đánh Giá Hiệu Quả Hoạt Động Củ...
Luận Văn Ứng Dụng Mô Hình Thẻ Điểm Cân Bằng Để Đánh Giá Hiệu Quả Hoạt Động Củ...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận văn Lập Kế Hoạch Kinh Doanh Cho Sản Phẩm Nhựa Tại Công Thạch Gia
Luận văn Lập Kế Hoạch Kinh Doanh Cho Sản Phẩm Nhựa Tại Công Thạch GiaLuận văn Lập Kế Hoạch Kinh Doanh Cho Sản Phẩm Nhựa Tại Công Thạch Gia
Luận văn Lập Kế Hoạch Kinh Doanh Cho Sản Phẩm Nhựa Tại Công Thạch GiaHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Quản Trị Tài Chính Khi Hình Thành Thị Trường Điện Ứng Dụng Trong Tổn...
Luận Văn Quản Trị Tài Chính Khi Hình Thành Thị Trường Điện Ứng Dụng Trong Tổn...Luận Văn Quản Trị Tài Chính Khi Hình Thành Thị Trường Điện Ứng Dụng Trong Tổn...
Luận Văn Quản Trị Tài Chính Khi Hình Thành Thị Trường Điện Ứng Dụng Trong Tổn...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Ảnh hưởng của phong cách lãnh đạo đến sự gắn kết tổ chức cán bộ HAY
Ảnh hưởng của phong cách lãnh đạo đến sự gắn kết tổ chức cán bộ HAYẢnh hưởng của phong cách lãnh đạo đến sự gắn kết tổ chức cán bộ HAY
Ảnh hưởng của phong cách lãnh đạo đến sự gắn kết tổ chức cán bộ HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận Văn Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của doanh nghiệp
Luận Văn Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của doanh nghiệpLuận Văn Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của doanh nghiệp
Luận Văn Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của doanh nghiệpDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận Văn Đánh Giá Tác Động Của Tín Dụng Đến Thu Nhập Của Người Thụ Hưởng
Luận Văn Đánh Giá Tác Động Của Tín Dụng Đến Thu Nhập Của Người Thụ HưởngLuận Văn Đánh Giá Tác Động Của Tín Dụng Đến Thu Nhập Của Người Thụ Hưởng
Luận Văn Đánh Giá Tác Động Của Tín Dụng Đến Thu Nhập Của Người Thụ HưởngHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Ảnh Hưởng Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Tổ...
Ảnh Hưởng Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Tổ...Ảnh Hưởng Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Tổ...
Ảnh Hưởng Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Tổ...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 

Similar to Luận Văn Hoàn Thiện Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Về Công Tác Thu Tại Bệnh Viện Từ Dũ (20)

Các Nhân Tố Tác Động Đến Tính Kịp Thời Báo Cáo Tài Chính Của Các Công Ty Có V...
Các Nhân Tố Tác Động Đến Tính Kịp Thời Báo Cáo Tài Chính Của Các Công Ty Có V...Các Nhân Tố Tác Động Đến Tính Kịp Thời Báo Cáo Tài Chính Của Các Công Ty Có V...
Các Nhân Tố Tác Động Đến Tính Kịp Thời Báo Cáo Tài Chính Của Các Công Ty Có V...
 
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Thỏa Mãn Công Việc Của Bác Sĩ
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Thỏa Mãn Công Việc Của Bác SĩLuận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Thỏa Mãn Công Việc Của Bác Sĩ
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Thỏa Mãn Công Việc Của Bác Sĩ
 
Luận Văn Chất Lượng Dịch Vụ Hành Chính Công Đến Sự Hài Lòng Của Người Dân
Luận Văn Chất Lượng Dịch Vụ Hành Chính Công Đến Sự Hài Lòng Của Người DânLuận Văn Chất Lượng Dịch Vụ Hành Chính Công Đến Sự Hài Lòng Của Người Dân
Luận Văn Chất Lượng Dịch Vụ Hành Chính Công Đến Sự Hài Lòng Của Người Dân
 
Luận Văn Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Trường Lê Duẩn
Luận Văn Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Trường Lê DuẩnLuận Văn Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Trường Lê Duẩn
Luận Văn Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Trường Lê Duẩn
 
Phân Tích Tác Động Của Chính Sách Lãi Vay Đến Các Hộ Sản Xuất Hoa Lan
Phân Tích Tác Động Của Chính Sách Lãi Vay Đến Các Hộ Sản Xuất Hoa LanPhân Tích Tác Động Của Chính Sách Lãi Vay Đến Các Hộ Sản Xuất Hoa Lan
Phân Tích Tác Động Của Chính Sách Lãi Vay Đến Các Hộ Sản Xuất Hoa Lan
 
Phân Tích Tác Động Của Chính Sách Lãi Vay Đến Các Hộ Sản Xuất Hoa Lan
Phân Tích Tác Động Của Chính Sách Lãi Vay Đến Các Hộ Sản Xuất Hoa LanPhân Tích Tác Động Của Chính Sách Lãi Vay Đến Các Hộ Sản Xuất Hoa Lan
Phân Tích Tác Động Của Chính Sách Lãi Vay Đến Các Hộ Sản Xuất Hoa Lan
 
Luận Văn Tác Động Của Sự Hài Lòng Trong Công Việc Và Cam Kết Với Tổ Chức Đến ...
Luận Văn Tác Động Của Sự Hài Lòng Trong Công Việc Và Cam Kết Với Tổ Chức Đến ...Luận Văn Tác Động Của Sự Hài Lòng Trong Công Việc Và Cam Kết Với Tổ Chức Đến ...
Luận Văn Tác Động Của Sự Hài Lòng Trong Công Việc Và Cam Kết Với Tổ Chức Đến ...
 
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Tỷ Suất Sinh Lợi Của Các Quỹ Tín Dụng Nhân Dân
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Tỷ Suất Sinh Lợi Của Các Quỹ Tín Dụng Nhân DânLuận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Tỷ Suất Sinh Lợi Của Các Quỹ Tín Dụng Nhân Dân
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Tỷ Suất Sinh Lợi Của Các Quỹ Tín Dụng Nhân Dân
 
Luận Văn Ứng Dụng Mô Hình Thẻ Điểm Cân Bằng Để Đánh Giá Hiệu Quả Hoạt Động Củ...
Luận Văn Ứng Dụng Mô Hình Thẻ Điểm Cân Bằng Để Đánh Giá Hiệu Quả Hoạt Động Củ...Luận Văn Ứng Dụng Mô Hình Thẻ Điểm Cân Bằng Để Đánh Giá Hiệu Quả Hoạt Động Củ...
Luận Văn Ứng Dụng Mô Hình Thẻ Điểm Cân Bằng Để Đánh Giá Hiệu Quả Hoạt Động Củ...
 
Luận văn Lập Kế Hoạch Kinh Doanh Cho Sản Phẩm Nhựa Tại Công Thạch Gia
Luận văn Lập Kế Hoạch Kinh Doanh Cho Sản Phẩm Nhựa Tại Công Thạch GiaLuận văn Lập Kế Hoạch Kinh Doanh Cho Sản Phẩm Nhựa Tại Công Thạch Gia
Luận văn Lập Kế Hoạch Kinh Doanh Cho Sản Phẩm Nhựa Tại Công Thạch Gia
 
Luận Văn Quản Trị Tài Chính Khi Hình Thành Thị Trường Điện Ứng Dụng Trong Tổn...
Luận Văn Quản Trị Tài Chính Khi Hình Thành Thị Trường Điện Ứng Dụng Trong Tổn...Luận Văn Quản Trị Tài Chính Khi Hình Thành Thị Trường Điện Ứng Dụng Trong Tổn...
Luận Văn Quản Trị Tài Chính Khi Hình Thành Thị Trường Điện Ứng Dụng Trong Tổn...
 
Ảnh hưởng của phong cách lãnh đạo đến sự gắn kết tổ chức cán bộ HAY
Ảnh hưởng của phong cách lãnh đạo đến sự gắn kết tổ chức cán bộ HAYẢnh hưởng của phong cách lãnh đạo đến sự gắn kết tổ chức cán bộ HAY
Ảnh hưởng của phong cách lãnh đạo đến sự gắn kết tổ chức cán bộ HAY
 
Luận văn:Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa liên thông
Luận văn:Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa liên thôngLuận văn:Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa liên thông
Luận văn:Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa liên thông
 
Đề tài: Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa liên thông tại Ủy ban...
Đề tài: Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa liên thông tại Ủy ban...Đề tài: Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa liên thông tại Ủy ban...
Đề tài: Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa liên thông tại Ủy ban...
 
Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa liên thông, HAY
Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa liên thông, HAYCải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa liên thông, HAY
Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa liên thông, HAY
 
Luận Văn Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của doanh nghiệp
Luận Văn Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của doanh nghiệpLuận Văn Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của doanh nghiệp
Luận Văn Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của doanh nghiệp
 
Luận Văn ẢNH HƯỞNG CỦA MỐI QUAN HỆ LÃNH ĐẠO-NHÂN VIÊN
Luận Văn ẢNH HƯỞNG CỦA MỐI QUAN HỆ LÃNH ĐẠO-NHÂN VIÊNLuận Văn ẢNH HƯỞNG CỦA MỐI QUAN HỆ LÃNH ĐẠO-NHÂN VIÊN
Luận Văn ẢNH HƯỞNG CỦA MỐI QUAN HỆ LÃNH ĐẠO-NHÂN VIÊN
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Độ Tin Cậy Báo Cáo Tài Chính
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Độ Tin Cậy Báo Cáo Tài ChínhLuận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Độ Tin Cậy Báo Cáo Tài Chính
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Độ Tin Cậy Báo Cáo Tài Chính
 
Luận Văn Đánh Giá Tác Động Của Tín Dụng Đến Thu Nhập Của Người Thụ Hưởng
Luận Văn Đánh Giá Tác Động Của Tín Dụng Đến Thu Nhập Của Người Thụ HưởngLuận Văn Đánh Giá Tác Động Của Tín Dụng Đến Thu Nhập Của Người Thụ Hưởng
Luận Văn Đánh Giá Tác Động Của Tín Dụng Đến Thu Nhập Của Người Thụ Hưởng
 
Ảnh Hưởng Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Tổ...
Ảnh Hưởng Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Tổ...Ảnh Hưởng Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Tổ...
Ảnh Hưởng Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Tổ...
 

More from Nhận Viết Thuê Đề Tài Baocaothuctap.net 0973.287.149

More from Nhận Viết Thuê Đề Tài Baocaothuctap.net 0973.287.149 (20)

Luận Văn Tác Động Của Hình Tới Ý Định Quay Lại Của Khách Du Lịch
Luận Văn Tác Động Của Hình Tới Ý Định Quay Lại Của Khách Du LịchLuận Văn Tác Động Của Hình Tới Ý Định Quay Lại Của Khách Du Lịch
Luận Văn Tác Động Của Hình Tới Ý Định Quay Lại Của Khách Du Lịch
 
Luận Văn Phân Tích Biến Động Của Chỉ Số Giá Chứng Khoán
Luận Văn Phân Tích Biến Động Của Chỉ Số Giá Chứng KhoánLuận Văn Phân Tích Biến Động Của Chỉ Số Giá Chứng Khoán
Luận Văn Phân Tích Biến Động Của Chỉ Số Giá Chứng Khoán
 
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Tăng Trưởng, Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Tăng Trưởng, Đầu Tư Trực Tiếp Nước NgoàiLuận Văn Mối Quan Hệ Giữa Tăng Trưởng, Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Tăng Trưởng, Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài
 
Luận Văn Hành Vi Không Tuân Thủ Thuế Giá Trị Gia Tăng Của Doanh Nghiệp
Luận Văn Hành Vi Không Tuân Thủ Thuế Giá Trị Gia Tăng Của Doanh NghiệpLuận Văn Hành Vi Không Tuân Thủ Thuế Giá Trị Gia Tăng Của Doanh Nghiệp
Luận Văn Hành Vi Không Tuân Thủ Thuế Giá Trị Gia Tăng Của Doanh Nghiệp
 
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh NghiệpLuận Văn Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp
 
Các Yếu Tố Tác Động Đến Quyết Định Đầu Tư Căn Hộ Chung Cư
Các Yếu Tố Tác Động Đến Quyết Định Đầu Tư Căn Hộ Chung CưCác Yếu Tố Tác Động Đến Quyết Định Đầu Tư Căn Hộ Chung Cư
Các Yếu Tố Tác Động Đến Quyết Định Đầu Tư Căn Hộ Chung Cư
 
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Vận Dụng Kế Toán Quản Trị Chi Phí
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Vận Dụng Kế Toán Quản Trị Chi PhíCác Nhân Tố Tác Động Đến Việc Vận Dụng Kế Toán Quản Trị Chi Phí
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Vận Dụng Kế Toán Quản Trị Chi Phí
 
Các Nhân Tố Tác Động Đến Hành Vi Tuân Thủ Thuế Của Doanh Nghiệp
Các Nhân Tố Tác Động Đến Hành Vi Tuân Thủ Thuế Của Doanh NghiệpCác Nhân Tố Tác Động Đến Hành Vi Tuân Thủ Thuế Của Doanh Nghiệp
Các Nhân Tố Tác Động Đến Hành Vi Tuân Thủ Thuế Của Doanh Nghiệp
 
Các Nhân Tố Tác Động Đến Áp Dụng Chuẩn Mực Kế Toán Quốc Tế IasIfrs
Các Nhân Tố Tác Động Đến Áp Dụng Chuẩn Mực Kế Toán Quốc Tế IasIfrsCác Nhân Tố Tác Động Đến Áp Dụng Chuẩn Mực Kế Toán Quốc Tế IasIfrs
Các Nhân Tố Tác Động Đến Áp Dụng Chuẩn Mực Kế Toán Quốc Tế IasIfrs
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Áp Dụng Chuẩn Mực Báo Cáo Tài Chính Quốc Tế Ch...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Áp Dụng Chuẩn Mực Báo Cáo Tài Chính Quốc Tế Ch...Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Áp Dụng Chuẩn Mực Báo Cáo Tài Chính Quốc Tế Ch...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Áp Dụng Chuẩn Mực Báo Cáo Tài Chính Quốc Tế Ch...
 
Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Khả Năng Xảy Ra Kiệt Quệ Tài Chính
Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Khả Năng Xảy Ra Kiệt Quệ Tài ChínhẢnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Khả Năng Xảy Ra Kiệt Quệ Tài Chính
Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Khả Năng Xảy Ra Kiệt Quệ Tài Chính
 
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Lợi Nhuận Tại Các Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Lợi Nhuận Tại Các Ngân HàngLuận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Lợi Nhuận Tại Các Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Lợi Nhuận Tại Các Ngân Hàng
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hƣởng Đến Tính Hữu Hiệu Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hƣởng Đến Tính Hữu Hiệu Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội BộLuận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hƣởng Đến Tính Hữu Hiệu Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hƣởng Đến Tính Hữu Hiệu Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ
 
Luận Văn Áp Dụng Hệ Thống Quản Lý Văn Bản Và Hồ Sơ Điện Tử
Luận Văn Áp Dụng Hệ Thống Quản Lý Văn Bản Và Hồ Sơ Điện TửLuận Văn Áp Dụng Hệ Thống Quản Lý Văn Bản Và Hồ Sơ Điện Tử
Luận Văn Áp Dụng Hệ Thống Quản Lý Văn Bản Và Hồ Sơ Điện Tử
 
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Biến Động Tỷ Giá Hối Đoái Đến Thị Trường Chứng Khoán
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Biến Động Tỷ Giá Hối Đoái Đến Thị Trường Chứng KhoánLuận Văn Ảnh Hưởng Của Biến Động Tỷ Giá Hối Đoái Đến Thị Trường Chứng Khoán
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Biến Động Tỷ Giá Hối Đoái Đến Thị Trường Chứng Khoán
 
Giải Pháp Thu Hút Vốn Cho Đầu Tư Xây Dựng Hạ Tầng Kỹ Thuật Cụm Công Nghiệp
Giải Pháp Thu Hút Vốn Cho Đầu Tư Xây Dựng Hạ Tầng Kỹ Thuật Cụm Công NghiệpGiải Pháp Thu Hút Vốn Cho Đầu Tư Xây Dựng Hạ Tầng Kỹ Thuật Cụm Công Nghiệp
Giải Pháp Thu Hút Vốn Cho Đầu Tư Xây Dựng Hạ Tầng Kỹ Thuật Cụm Công Nghiệp
 
Giải Pháp Hoàn Thiện Hoạt Động Chiêu Thị Tại Domenal
Giải Pháp Hoàn Thiện Hoạt Động Chiêu Thị Tại DomenalGiải Pháp Hoàn Thiện Hoạt Động Chiêu Thị Tại Domenal
Giải Pháp Hoàn Thiện Hoạt Động Chiêu Thị Tại Domenal
 
Giải Pháp Hạn Chế Tình Trạng Nghỉ Việc Của Đội Ngũ Nhân Viên Kĩ Thuật
Giải Pháp Hạn Chế Tình Trạng Nghỉ Việc Của Đội Ngũ Nhân Viên Kĩ ThuậtGiải Pháp Hạn Chế Tình Trạng Nghỉ Việc Của Đội Ngũ Nhân Viên Kĩ Thuật
Giải Pháp Hạn Chế Tình Trạng Nghỉ Việc Của Đội Ngũ Nhân Viên Kĩ Thuật
 
Các Yếu Tố Tác Động Đến Căng Thẳng Nghề Nghiệp Của Nhân Viên Y Tế
Các Yếu Tố Tác Động Đến Căng Thẳng Nghề Nghiệp Của Nhân Viên Y Tế Các Yếu Tố Tác Động Đến Căng Thẳng Nghề Nghiệp Của Nhân Viên Y Tế
Các Yếu Tố Tác Động Đến Căng Thẳng Nghề Nghiệp Của Nhân Viên Y Tế
 
Luận Văn High Workload At G6 Enter In Bien Hoa - Vietnam
Luận Văn High Workload At G6  Enter In Bien Hoa - VietnamLuận Văn High Workload At G6  Enter In Bien Hoa - Vietnam
Luận Văn High Workload At G6 Enter In Bien Hoa - Vietnam
 

Recently uploaded

chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGhoinnhgtctat
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

Luận Văn Hoàn Thiện Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Về Công Tác Thu Tại Bệnh Viện Từ Dũ

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH LÊ HOÀNG ÁI HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ VỀ CÔNG TÁC THU TẠI BỆNH VIỆN TỪ DŨ Tham khảo thêm tài liệu tại Baocaothuctap.net Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận,Báo Cáo Khoá Luận, Luận Văn ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ 0973.287.149 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh – Năm 2022
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH LÊ HOÀNG ÁI HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ VỀ CÔNG TÁC THU TẠI BỆNH VIỆN TỪ DŨ Chuyên ngành: Kế toán hướng ứng dụng Mã số: 8340301 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Bùi Văn Dương Tp. Hồ Chí Minh - Năm 2022
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bài luận văn “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ về công tác thu tại Bệnh viện Từ Dũ” là công trình nghiên cứu riêng của tác già. Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và chưa từng được sử dụng hoặc công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin chân thành cảm ơn Thầy Cô trường Đại học Kinh tế TPHCM đã truyền đạt cho tác giả những kiến thức hữu ích trong suốt thời gian tham gia khóa học. Tôi xin chân thành cảm ơn Bệnh Viện Từ Dũ đã tạo điều kiện để tác giả khảo sát, dẫn chứng số liệu cụ thể theo tình hình hiện tại ở đơn vị. Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Bùi Văn Dương đã tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành bài luận văn này. TP.HCM ngày 19 tháng 06 năm 2019 Tác giả luận văn Lê Hoàng Ái
  • 4. TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT SỬ DỤNG DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ TÓM TẮT ABSTRACT NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ PHẦN MỞ ĐẦU................................................................................................................1 1. Lý do lựa chọn vấn đề giải quyết............................................................................1 2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu..............................................................................2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..........................................................................3 4. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................3 5. Ý nghĩa thực tiễn của luận văn tại đơn vị nghiên cứu:.........................................3 6. Bố cục nghiên cứu....................................................................................................4 Chương 1: PHÁT HIỆN VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT .............................................5 1.1 Đặc điểm hoạt động của Bệnh Viện Từ Dũ...........................................................5 1.1.1 Lịch sử hình thành.........................................................................................5 1.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của Bệnh Viện Từ Dũ..........................................6 1.1.3 Cơ cấu tổ chức của Bệnh Viện Từ Dũ.........................................................6 1.1.4 Đặc điểm hoạt động của Bệnh Viện Từ Dũ................................................9 1.2 Nguyên nhân vấn đề tồn tại vẫn chưa được giải quyết.......................................12 Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ VỀ ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG CỦA ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÓ THU TẠI VIỆT NAM.....14
  • 5. 2.1 / Tổng quan hệ thống KSNB...................................................................................14 2.2 / Đặc điểm hoạt động của đơn vị sự nghiệp có thu tại Việt Nam ......................20 2.2.1. Khái niệm đơn vị hành chính sự nghiệp có thu ....................................20 2.2.2. Phân loại đơn vị sự nghiệp có thu.............................................................21 2.2.3. Nguồn tài chính của đơn vị hành chính sự nghiệp có thu ......................21 2.2/ Tổng quan các nghiên cứu đã phát hiện ra những nguyên nhân và đề xuất các giải pháp về hệ thống KSNB của đơn vị sự nghiệp có thu.......................................22 Chương 3: KIỂM CHỨNG CÁC VẤN ĐỀ GIẢI QUYẾT VÀ DỰ ĐOÁN NGUYÊN NHÂN TÁC ĐỘNG........................................................................................26 3.1. Kiểm chứng vấn đề cần giải quyết ................................................................26 3.1.2.1. Môi trường kiểm soát.................................................................................27 3.1.2.2/ Đánh giá rủi ro...........................................................................................29 3.1.2.3. Hoạt động kiểm soát ..................................................................................31 3.1.2.4. Thông tin và truyền thông .........................................................................34 3.1.2.5. Giám sát.......................................................................................................35 3.2. Dự đoán nguyên nhân – tác động..................................................................35 Chương 4: KIỂM CHỨNG NGUYÊN NHÂN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP..........37 4.1. Kết quả nghiên cứu đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại bệnh viện Từ Dũ..........................................................................37 4.1.1. Thống kê mô tả.............................................................................................37 4.1.2. Kiểm định độ tin cậy thang đo...................................................................38 4.1.3. Kiểm định thang đo thông qua phân tích nhân tố khám phá EFA.........40 4.1.4. Mô hình nghiên cứu sau khi đánh giá thang đo ......................................43 4.1.5. Kiểm định mô hình nghiên cứu và các giả thuyết ...................................44 4.1.6. Kiểm định các giả thuyết............................................................................49 4.2. Đề xuất giải pháp.............................................................................................50
  • 6. 4.2.1. Căn cứ và các nguyên tắc xây dựng giải pháp........................................50 4.2.2. Giải pháp hoàn thiện hệ thống KSNB tại bệnh viện Từ Dũ ...................52 Chương 5: XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG...............................................63 5.1. Những nhược điểm trong quá trình thực hiện HTKSNB tại bệnh viện Từ Dũ 63 5.2. Mục tiêu quan điểm tổ chức hệ thống KSNB tại bệnh viện Từ Dũ..........63 5.3. Kế hoạch tổ chức thực hiện hoàn thiện hệ thống KSNB tại bệnh viện Từ Dũ 64 5.3.1. Công tác chuẩn bị và các yêu cầu.............................................................64 5.3.2. Thực hiện......................................................................................................64 KẾT LUẬN PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO
  • 7. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT SỬ DỤNG KSNB: Kiểm soát nội bộ QĐ: Quyết định TP.HCM: Thành phố Hồ Chí Minh UBND: Ủy ban nhân dân ĐVSN: Đơn vị sự nghiệp P.TCKT: Phòng Tài chính kế toán P. CNTT: Phòng Công nghệ thông tin NSNN: Ngân sách nhà nước
  • 8. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1 Tổng hợp nguồn thu của Bệnh viện giai đoạn 2016-2018 ......................... Bảng 1.2 Bảng chi ngân sách Bệnh viện Từ Dũ năm 2016-2018 .............................. Bảng 2.1: Tóm tắt nghiên cứu trước .......................................................................... Bảng 4.1 Thông tin mẫu ............................................................................................ Bảng 4.2 Bảng kết quả phân tích Cronbach’s Alpha ................................................. Bảng 4.3 Bảng kết quả phân tích EFA các biến độc lập ............................................ Bảng 4.4 Bảng kết quả phân tích EFA biến phụ thuộc .............................................. Bảng 4.5 Bảng tóm tắt giả thuyết trong mô hình nghiên cứu sau đánh giá thang đo Bảng 4.6 Kết quả phân tích tương quan Pearson ....................................................... Bảng 4.7 Bảng chỉ tiêu đánh giá độ phù hợp của mô hình ........................................ Bảng 4.8 Bảng kiểm định độ phù hợp của mô hình................................................... Bảng 4.9 Bảng thông số thống kê của từng biến trong mô hình hồi quy................... Bảng 4.10 Bảng tóm tắt kết quả kiểm định giả thuyết ...............................................
  • 9. DANH MỤC ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ Hình 1.1 Sơ đồ tổ chức bệnh viện .............................................................................. Hình 3.1. Tổ chức bộ máy kế toán tại Bệnh viện....................................................... Hình 4.1. Biểu đồ phần dư chuẩn hóa
  • 10. TÓM TẮT Trong bối cảnh xã hội phát triển như ngày nay, tiếp cận với xu hướng hiện đại thì việc nâng cao chất lượng phục vụ được đánh giá là một trong những yếu tố thúc đẩy việc tăng chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh nhằm đáp ứng nhu cầu của người bệnh, giúp nguồn thu cải thiện để thực hiện hoạt động phát triển sự nghiệp, đầu tư, xây dựng và tăng cường cơ cấu tiền lương của người lao động. Bên cạnh đó, Đảng và Nhà nước luôn đổi mới chủ trương quản lý nguồn tài chính công theo hướng phát huy tính tự chủ,hiệu quả sử dụng nguồn NSNN , đồng thời đẩy mạnh việc gia tăng cung cấp chất lượng dịch vụ công trong các đơn vị sự nghiệp. Nắm được những vấn đề đó, bài luận văn nghiên cứu về “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ về công tác thu tại Bệnh viện Từ Dũ” sẽ nêu lên: Những vấn đề thực tiễn của hệ thống kiểm soát nội bộ về công tác thu đang xảy ra tại đơn vị Xác định các yếu tố tác động đến hệ thống KBSB về công tác thu tại Bệnh Viện Từ Dũ Đánh giá mức độ tác động, tìm ra những nguyên nhân và đóng góp những giải pháp cho hệ thống kiểm soát nội bộ để đảm bảo được công tác thu tại Bệnh Viện Từ Dũ từng bước hoàn thiện, góp phần quan trọng trong việc ngăn ngừa những sai phạm, yếu kém, đáp ứng được mục tiêu đề ra.
  • 11. ABSTRACT Recently, improving service quality has been considered as one of the major factors which promote the quality of medical examination and treatment services for patients, as well as the funding source for various hospital activities, career development and salary improvement for medical staff. Besides, the Party and State always in novate the managing policy of public financial resources in order to promote the autonomy, the efficiency in using the state budget and the increase in the provision of public service quality in the career units. Understanding these issues, the research paper on “Completing the internal control system on collection management at Tu Du hospital” would: Raise practical problems of the internal control system on revenue collection are happening at the unit. Determine the main factors affecting the internal control system on collection at Tu Du Hospital. Evaluate the impact level, find out the causes and contribute solutions to the internal control system to improve the collection work at Tu Du Hospital, hence, preventing possible mistakes, weaknesses, and meeting the set objectives.
  • 12. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn vấn đề giải quyết Sức khoẻ là vốn quý nhất của mỗi con người và của toàn xã hội, là nhân tố quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, vì vậy Đảng ta luôn khẳng định con người là nhân tố hàng đầu, là nguồn tài nguyên quý báu nhất quyết định sự phát triển của đất nước. Bên cạnh đó, sức khoẻ là các gốc để con người phát triển vì vậy đầu tư cho sức khoẻ và bảo vệ, chăm sóc sức khỏe là đầu tư cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Để bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, Đảng và Nhà nước ta đã quan tâm đầu tư phát triển hệ thống mạng lưới y tế, trong đó có các bệnh viên đa khoa. Cùng với sự phát triển như vũ bão của khoa học - kỹ thuật tiên tiến, sự gia tăng chuyên môn hoá ngành y tế với việc triển khai các kỹ thuật y tế tinh vi như chụp vi tính cắt lớp, cộng hưởng từ, chụp mạch, các trị liệu về gen, phẫu thuật ghép phủ tạng… đã chuyển bệnh viện thành một tổ chức hoạt động khá phức tạp, đòi hỏi phải có cơ chế và phương pháp tổ chức quản lý phù hợp, hiệu quả. Hiện nay môi trường và cơ chế hoạt động của bệnh viện đã thay đổi, cơ chế thị trường đã tác động mạnh mẽ đến hoạt động của bệnh viện vì vậy hầu hết các quốc gia đều phải chú trọng vào kỹ thuật quản lý bệnh viện, đảm bảo quản lý có chất lượng mọi mặt hoạt động của bệnh viên, trong đó quản lý hoạt động tài chính là một nội dung hết sức quan trọng. Mục đích nâng cao việc quản lý tài chính trong các bệnh viện được hiệu quả, Bộ máy KSNB được thiết kế để giảm sai sót có thể xảy ra ở mức tối thiểu, ngăn chặn gian lận. Một hệ thống KSNB vững mạnh sẽ giảm bớt sai sót, rủi ro cũng như ngăn ngừa hành vi gian lận gây thất thoát nguồn thu viện phí của bệnh viện có thể do nhân viên bệnh viện gây ra. KSNB giúp các nhà lãnh đạo quản lý một cách có hiệu quả các nguồn lực kinh tế của bệnh viên như tài sản, con người, nguồn vốn, góp phần hạn chế tối đa những rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chuyên môn được giao. Với vai trò là công cụ quản lý của các nhà lãnh đạo, kiểm soát nội bộ (KSNB) không chỉ là hoạt động kiểm tra, rà soát, đánh giá một cách độc lập, khách quan đối với hoạt động của bệnh viện trong việc tuân thủ quy trình đã
  • 13. 2 được thiết lập trong tổ chức mà còn đưa ra các kiến nghị, tư vấn nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các hệ thống. Trong giai đoạn 2018-2020 Ủy Ban Nhân Dân thành phố giao quyền tự chủ, tự chịu trách nghiệm về tài chính đối với 18 đơn vị sự nghiệp công lập. Theo đó, Bệnh Viện Từ Dũ được giao QĐ số 5614/QĐ-UBND về giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính nhằm tự đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên. Trong đó, nguồn thu từ hoạt động kinh doanh dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng cơ cấu nguồn thu của bệnh viện (chiếm 50% tổng cơ cấu nguồn thu). Do vậy, để nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động tài chính, nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ, hoạt động KSNB đã hỗ trợ rất nhiều trong quản lý, kiểm soát những vấn đề nói chung và thu – chi nói riêng của bệnh viện, tuy nhiên hoạt động của KSNB tại đơn vị vẫn chưa thực sự hiệu quả do ảnh hưởng của nhiều yếu tố: môi trường kiểm soát, năng lực quản lý, nhân sự… cụ thể các sai sót trong tính trùng phẫu thuật, việc tính thiếu một số y cụ, vật tư tiêu hao của bệnh nhân. Do đó, hoàn thiện hệ thống KSNB về công tác thu là yêu cầu cấp thiết và rất quan trọng đối với bệnh viện Từ Dũ hiện nay trong việc kiểm tra, theo dõi, quản lý, giám sát mọi hoạt động thu tại bệnh viện hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, KSNB cũng giúp hạn chế các rủi ro phát sinh trong hoạt động kinh doanh tại đơn vị tạo một nền tảng quản lý vững chắc phục vụ cho quá trình phát triển và mở rộng hoạt động kinh doanh của bệnh viện trong tương lai. Với những lý do nêu trên thì quyết định chọn đề tài “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ về công tác thu tại bệnh viện Từ Dũ” là hết sức cần thiết. 2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu Mục tiêu chung: hoàn thiện hệ thống KSNB về công tác thu tại bệnh viện Từ Dũ. Mục tiêu cụ thể: - Đánh giá thực trạng hệ thống KSNB về công tác thu tại bệnh viện Từ Dũ - Xác định các yếu tố tác động đến hệ thống KSNB về công tác thu tại bệnh viện Từ Dũ.
  • 14. 3 - Đánh giá mức độ tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến hệ thống KSNB về công tác thu tại bệnh viện Từ Dũ. - Từ kết quả nghiên cứu, đề xuất định hướng một số kiến nghị để hoàn thiện hệ thống KSNB về công tác thu tại bệnh viện Từ Dũ. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu là: HTKSNB về công tác thu tại bệnh viện Từ Dũ. - Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu được thực hiện trong phạm vi bệnh viện Từ Dũ. - Thời gian nghiên cứu: nghiên cứu được tiến hành vào năm 2019. 4. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu được tiến hành thông qua 2 phương pháp là: - Nghiên cứu định tính, phương pháp quan sát sử dụng các công cụ như phân tích, thống kê, khảo sát, tổng hợp số liệu thu thập tại bệnh viện Từ Dũ. Nghiên cứu định lượng, sử dụng công cụ phân tích kiểm tra độ tin cậy của từng phần của thang đo bằng cách tính đến độ tin cậy của các biến được quan sát thông qua các hệ số alpha của Cronbach để loại trừ các hệ số Cronbach’s alpha nhỏ không đủ. Phân tích dữ liệu bằng phân tích nhân tố phát hiện EFA: kiểm tra tính toàn cầu của Bartlett, kiểm tra mối tương quan tổng thể, hệ số SME (Kaiser-Mayer- Olkin) để đánh giá mức độ liên quan của EFA, các yếu tố tương quan giữa các biến và để xác minh các yếu tố, chỉ số eigenvalue đại diện cho độ lớn của biến thể được giải thích bởi yếu tố này. 5. Ý nghĩa thực tiễn của luận văn tại đơn vị nghiên cứu: - Ý nghĩa về mặt khoa học: Luận văn là tài liệu nghiên cứu cho các vấn đề lý luận về hệ thống KSNB trong các đơn vị sự nghiệp. Lý luận trong luận văn có thể là tiền đề và cơ sở để hoàn thiện và bổ sung lý luận về hệ thống KSNB trong các đơn vị sự nghiệp. - Ý nghĩa về mặt thực tiễn: Luận văn đã nghiên cứu các đặc điểm hệ thống KSNB tại bệnh viện Từ Dũ. Kết quả đánh giá chỉ ra được những ưu điểm cũng như
  • 15. 4 những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế này. Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu, khảo sát và đánh giá, luận văn đề xuất những phương hướng, các giải pháp thiết thực để hoàn thiện HTKSNB về công tác thu tại bệnh viện Từ Dũ. 6. Bố cục nghiên cứu Nội dung nghiên cứu gồm 5 chương: Chương 1: Phát hiện vấn đề cần giải quyết Chương 2: Cơ sở lý luận về hệ thống kiểm soát nội bộ về đặc điểm hoạt động của đơn vị sự nghiệp có thu tại Việt Nam Chương 3: Kiểm chứng các vấn đề giải quyết và dự đoán nguyên nhân tác động Chương 4: Kiểm chứng nguyên nhân và đề xuất giải pháp Chương 5: Xây dựng kế hoạch hành động
  • 16. 5 Chương 1: PHÁT HIỆN VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT 1.1 Đặc điểm hoạt động của Bệnh Viện Từ Dũ 1.1.1 Lịch sử hình thành Bệnh viện Từ Dũ được biết đến là một bệnh viện sản phụ khoa ở Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Năm 1923, bệnh viện Lalung Bonaire (bây giờ là Bệnh viện Chợ Rẫy) một bệnh viện chuyên khoa sản là tiền thân của bệnh viện Từ Dũ. Vào năm 1937, một thương gia người Hoa tên là Hui Bon Hoa thường gọi là chú Hoả đã hiến mảnh một đất với diện tích là 19.123m2 trên đường Arras cũ (nay là đường Cống Quỳnh, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh) để xây bảo sanh viện mang tên Maternité Indochinoise (Bảo sanh viện Đông Dương) do Giáo sư Bác sĩ George Cartoux (người Pháp) làm giám đốc. Khi hoàn thành xây dựng xong, bảo sanh viện đã bị quân đội Pháp, tiếp sau đó là quân Nhật trưng dụng để làm nơi đóng quân. Tháng 9 năm 1943, bảo sanh viện mới chính thức hoạt động với khoảng 100 giường bệnh. Năm 1944, bảo sanh viện đổi tên thành Việt Nam Bảo sanh viện. Đến năm 1946 được đổi thành Maternité George Béchamps được người dân thường gọi là "Nhà sanh Chú Hỏa". Tiếp đến năm 1948, bệnh viện được mang tên của thái hậu triều Nguyễn Từ Dụ, tuy nhiên do đọc chệch là Từ Dũ và được đổi tên thành Bảo sanh viện Từ Dũ cho đến ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng. Khi được phân công của Bộ Y tế, năm 1998, bệnh viện đảm nhiệm là đơn vị hỗ trợ chuyên môn, chỉ đạo tuyến cho 32 tỉnh, thành khu vực phía Nam (từ Đà Nẵng đến Cà Mau). Bệnh viện từ đó đang từng bước phát triển trở thành trung tâm chuyên sâu về sản phụ, sơ sinh của cả nước. Vào ngày 8 tháng 4 năm 2004, bệnh viện được đổi tên thành Bệnh viện Từ Dũ với tổng số giường là 1.000 giường. Ngày nay, Bệnh viện Từ Dũ được biết đến như một bệnh viện đầu ngành về sản phụ khoa của cả nước, đồng thời là trung tâm sản phụ khoa lớn nhất khu vực phía Nam.
  • 17. 6 1.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của Bệnh Viện Từ Dũ Bệnh viện Từ Dũ được biết đến là bệnh viện chuyên ngành sản phụ khoa giữ chức năng như:  Cấp cứu, khám chữa bệnh chuyên về ngành sản, phụ khoa.  Mở rộng hợp tác với quốc tế, tăng cường đào tạo, chỉ đạo tuyến chuyên về ngành sản, phụ khoa  Trau dồi không ngừng công nghệ, kỹ thuật hiện đại và ứng dụng khoa học, mô hình tiên tiến nhất trong việc chăm sóc người bệnh cũng như khám, chữa bệnh. Nắm giữ những chức năng như trên, bệnh viện Từ Dũ thực hiện nhiệm vụ chủ yếu như sau:  Nhiệm vụ chính là khám, chữa bệnh và cấp cứu cho người bệnh chuyên về ngành sản, phụ khoa  Phát triển và nghiên cứu khoa học công nghệ.  Tập huấn, đào tạo chuyên về ngành sản, phụ khoa  Hợp tác với quốc tế cũng như với đối tác trong và ngoài nước để tiếp tục nâng cao kiến thức, nắm bắt được kỹ thuật công nghệ chuyên về ngành sản, phụ khoa. 1.1.3 Cơ cấu tổ chức của Bệnh Viện Từ Dũ Cơ cấu tổ chức của Bệnh Viện Từ Dũ được chia theo phòng ban chức năng: Ban Giám Đốc: là ban lãnh đạo cấp cao cho bệnh viện, chịu trách nhiệm trước Đảng Ủy về mọi hoạt động của bệnh viện. Các phòng chức năng: được sự hướng dẫn chỉ đạo trực tiếp từ BGĐ bệnh viện, các khoa phòng thực hiện công tác quản lý hoạt động của bệnh viện, đôn đốc thường xuyên, liên tục kiểm tra việc thực hiện quy chế chi tiêu nội bộ của bệnh viện. Hiện nay, Bệnh Viện Từ Dũ gồm 9 phòng ban chức năng: − Phòng Công nghệ thông tin: đảm nhiệm vai trò trong việc quản lý, triển khai các ứng dụng CNTT trong toàn hoạt động tại bệnh viện và được chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc bệnh viện.
  • 18. 7 − Phòng Quản lý chất lượng: được thiết lập để đánh giá chất lượng của bệnh viện. Bên cạnh đó, phòng Quản lý chất lượng liên tục theo dõi, đưa ra những sự cố rủi ro xảy ra để kịp thời chấn chỉnh cũng như rút kinh nghiệm cho tất cả khoa phòng. − Phòng Hành chính quản trị: với sự chỉ đạo trực tiếp từ Giám đốc bệnh viện, phòng HCQT thực hiện toàn bộ những công tác về thủ tục hành chính trong bệnh viện như văn thư, tổ chức công tác mua sắm các thiết bị văn phòng phẩm… − Phòng Vật tư trang thiết bị y tế đảm nhiệm công tác tổ chức đấu thầu, mua sắm, sửa chữa và tổ chức thanh lý tài sản, thiết bị y tế theo quy định hiện hành của Nhà nước. Ngoài ra, phòng vật tư trang thiết bị y tế sẽ phải quản lý, theo dõi thường xuyên việc giao nhận trang thiết bị y tế cho khoa phòng và tổ chức bảo dưỡng thiết bị y tế một cách kịp thời phục vụ hoạt động chuyên môn. − Phòng Tài chính kế toán: Phòng TCKT dưới sự chỉ đạo của Giám đốc bệnh viện chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động tài chính kế toán của Bệnh viện. Căn cứ theo chế độ, kế hoạch công tác và chính sách hiện hành để thực hiện việc lập dự toán ngân sách, kế hoạch thu chi của bệnh viện. Bên cạnh đó, để đảm bảo nguồn thu một cách chính xác, đầy đủ, kịp thời, P.TCKT thực hiện việc tổ chức, quản lý chặt chẽ công tác thu viện phí, bảng giá áp dụng theo thông tư hiện hành và kiểm soát việc thu các hoạt động dịch vụ khám chữa bệnh. Ngoài ra, công tác chi được P.TCKT kiểm soát theo đúng chứng từ, qui định, quy chế chi tiêu nội bộ của bệnh viện một cách linh hoạt, chính xác, kịp thời để quản lý nguồn thu, chi một cách hợp lý, có hiệu quả. − Phòng Kế hoạch tổng hợp: Phòng Kế hoạch tổng hợp chịu trách nhiệm về:  Kế hoạch hoạt động của các khoa phòng.  Đôn đốc và kiểm tra việc thực hiện quy chế bệnh viện.  Tổ chức chỉ đạo công tác nghiệp vụ chuyên môn bệnh viện.
  • 19. 8 − Phòng Chỉ đạo tuyến: Phòng chỉ đạo tuyến thực hiện việc lập kế hoạch và thanh toán những dự án có vốn từ NSNN như các dự án về chi cục dân số, kế hoạch hóa gia đình, dự án sàng lọc…Ngoài ra, phòng chỉ đạo tuyến đảm nhiệm việc đánh giá, kiểm tra một cách có hiện quả trong thực hiện công tác hoạt động chuyên môn kỹ thuật của tuyến dưới. − Phòng Tổ chức cán bộ: nắm giữ cơ cấu nhân sự chủ chốt, phòng tổ chức cán bộ chịu trách nhiệm để lập kế hoạch, sắp xếp, đào tạo nguồn nhân lực một cách hợp lý để đáp ứng được yêu cầu về trình độ, chuyên môn của bệnh viện hiện nay. Vì vậy, phòng TCCB luôn ứng dụng những phương pháp tối ưu nhất để theo dõi, quản lý những hồ sơ lý lịch sao cho dễ dàng thống kế, báo cáo số liệu kiểm tra, đối chứng theo đúng qui định. − Phòng Điều dưỡng: thực hiện nhiệm vụ điều hành, giám sát, chỉ đạo nữ hộ sinh, kỹ thuật viên trong công tác chăm sóc, điều trị cho bệnh nhân từ đó đánh giá đúng các quy trình, ứng dụng kỹ thuật bệnh viện và quy chế bệnh viện để phục vụ toàn diện trong việc khám, chữa bệnh.
  • 20. 9 Hình 1.1 Sơ đồ tổ chức bệnh viện 1.1.4 Đặc điểm hoạt động của Bệnh Viện Từ Dũ 1.1.4.1 Nguồn kinh phí hoạt động của Bệnh Viện Từ Dũ Bệnh Viện Từ Dũ với chức năng chính là cấp cứu, khám chữa bệnh, đào tạo cán bộ y tế, nghiên cứu khoa học, chỉ đạo tuyến dưới về chuyên môn kỹ thuật, phòng bệnh, hợp tác quốc tế về phụ sản, quản lý kinh tế y tế trong những năm qua đã thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn:
  • 21. 10 - Mỗi năm, công suất sử dụng giường bệnh nội trú từ 106% đến 113%. - Số giường nội trú thực kê từ năm 2016 đến năm 2018 đến 1800 giường bệnh và bệnh viện tiếp tục gia tăng quy mô, đầu tư mở rộng để đáp ứng tốt cho nhiệm vụ khám chữa bệnh. Nguồn thu của bệnh viện được thể hiện qua bảng sau: Bảng 1.1: Tổng hợp nguồn thu của Bệnh viện Từ Dũ giai đoạn 2016-2018 ĐVT: Triệu đồng STT Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % Các nguồn thu sự nghiệp và thu khác 1 Thu viện phí trực tiếp 469,369 31.24% 477,162 29.24% 514,868 29.34% 2 Thu BHYT 238,955 15.90% 312,405 19.14% 306,944 17.49% 3 KCB theo yêu cầu 707,840 47.11% 745,325 45.67% 815,452 46.47% 4 Hoạt động tài chính 62,478 4.16% 75,112 4.60% 101,938 5.81% 5 Hoạt động phụ trợ khác 24,014 1.60% 22,037 1.35% 15,694 0.89% Tổng cộng 1,502,656 1,632,041 1,754,896 (Nguồn: Báo cáo tài chính Bệnh viện Từ Dũ giai đoạn 2016-2018) Kết quả nguồn thu cho thấy hiệu quả tích cực của Nghị định 16/2015/NĐ-CP về sự chuyển dịch về cơ cấu nguồn thu và số thu, nguồn thu sự nghiệp của bệnh viện nhìn chung tăng qua các năm khi thực hiện quy định về tự chủ tài chính trong những năm gần đây, chiếm tỷ trọng đáng kể nhất là thu từ hoạt động KCB theo yêu cầu chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng cơ cấu nguồn thu lần lượt là 47.11%,45.67% và 46.67%, bên cạnh đó nguồn thu tiền viện phí trực tiếp từ năm 2016 đến năm 2018 lần lượt chiếm tỷ lệ 32.24%, 29.24%, 29.34%.  Các khoản chi của BV Từ Dũ Bệnh viện Từ Dũ là đơn vị dự toán cấp một trực thuộc Sở y tế nên công tác lập dự toán cũng như quyết toán đều phải thông qua Sở y tế. Đơn vị tự đảm bảo, cân
  • 22. 11 đối các khoản chi thường xuyên và cơ cấu chi của Bệnh viện Từ Dũ được thể hiện qua bảng số liệu sau đây: Bảng 1.2 Bảng Tổng chi tại Bệnh viện Từ Dũ năm 2016-2018 Đơn vị tính: Triệu đồng. STT Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % 1 Chi cho con người (chiếm trên 59%) 725,879 59.3% 829,580 60.24% 898,594 60.79% a Theo quy định NN 192,498 205,742 223,562 b Chi lương tăng thêm 410,026 - 484,308 - 519,265 - Chi TNTT theo NQ 03,Hs K=0.6 - - 36,241 - Chi TNTT theo NĐ 43 410,026 484,308 483,024 c Chi khen thưởng, phúc lợi 123,355 139,530 155,767 2 Chi chuyên môn y tế 446,756 36.5% 497,924 36.16% 523,178 35.39% 3 Chi quản lý 39,490 3.23% 38,972 2.83% 42,307 2.86% 4 Chi sửa chữa 11,649 0.95% 9,706 0.70% 14,109 0.95% 5 Chi khác 241 0.02% 842 0.06% 73 0.00% Tổng cộng 1,224,015 1,377,024 1,478,261 (Nguồn: Báo cáo tài chính Bệnh viện Từ Dũ 2016-2018) Căn cứ vào bảng số liệu tổng chi tại Bệnh viện Từ Dũ cho thấy: Trong năm vừa qua, chi hoạt động của bệnh viện tăng nhanh góp phần nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh của bệnh viện. Do tính chất hoạt động của bệnh viện là không ngừng cải tiến, nâng cao quy trình, tìm ra những sáng kiến cải tiến tối ưu nhất cho hoạt động khám chữa bệnh nên chi giành cho chi nhóm 1 (chi hoạt động cá nhân) chiếm tỷ lệ từ năm 2016 đến 2018 lần lượt là: 59.3%, 60.24%, 60,79%. Bên cạnh đó, chi về chuyên môn y tế (đầu tư trang thiết bị, công nghệ hiện đại) chiếm tỷ lệ lần lượt qua các năm là 36.5%, 36.16% và 35.39% cho thấy đơn vị đã không ngừng đầu tư trang thiết bị tối ưu, mở rộng quy mô khám chữa bệnh nhằm
  • 23. 12 thực hiện, đưa ra những dịch vụ phục vụ tốt nhu cầu của người bệnh. Bối cảnh của ngành, đơn vị sự nghiệp có thu tại Việt Nam 1.2 Nguyên nhân vấn đề tồn tại vẫn chưa được giải quyết Tác giả tiến hành phỏng vấn với lãnh đạo và nhân viên làm việc tại phòng tài chính kế toán để tìm hiểu về nguyên nhân vì sao vấn đề vẫn chưa được giải quyết thông qua hai câu hỏi phỏng vấn: Câu hỏi 1: Anh/ chị có thể cho biết những yếu tố nào hiện nay tác động đến nguồn thu chủ yếu (thu BHYT, KCB theo yêu cầu) tại bệnh viện Từ Dũ hiện nay? Câu hỏi 2: Theo anh/ chị những yếu tố tác động đến công tác thu tại bệnh viện Từ Dũ đến nay đã có biện pháp nào giải quyết và giải quyết hiệu quả hay chưa? Kết quả trả lời câu hỏi thứ nhất: Anh/ chị có thể cho biết những yếu tố nào hiện nay tác động đến nguồn thu chủ yếu tại bệnh viện Từ Dũ hiện nay? 3 cá nhân gồm ban chủ nhiệm phòng và 10 nhân viên làm công tác kế toán trực tiếp tại phòng tài chính kế toán đều có chung ý kiến như sau: Những yếu tố hiện nay tác động đến nguồn thu chủ yếu (thu BHYT, KCB theo yêu cầu) tại Bệnh viện Từ Dũ bao gồm giá thu, danh mục thu và công tác thu: - Giá thu: Bệnh viện Từ Dũ là ĐVSN y tế công lập chưa tự chủ toàn phần mà chỉ mới tự chủ thường xuyên do vậy giá phải áp dụng theo Thông Tư 02/2017/TT-BYT, Thông tư 39/2018/TT-BYT về áp dụng mức giá thu đối với KCB BHYT. Còn về thu hoạt động KCB theo yêu cầu thì hiện nay chưa có hướng dẫn cụ thể của cơ quan chủ quản về giá dịch vụ KCB theo yêu cầu. - Danh mục thu: Bệnh viện Từ Dũ là bệnh viện chuyên khoa sản phụ, danh mục thông tư đáp ứng yêu cầu hoạt động chuyên môn, danh mục phác đồ điều trị áp dụng chỉ đạo tuyến cho 32 tỉnh thành phía nam. - Công tác thu: Về công tác thu nội trú hiện tại bệnh viện đang cố gắng hoàn thiện danh mục kỹ thuật dùng chung và mềm tính viện phí của bệnh viện từ đầu vào nhập kho, chỉ định lâm sàng, cận lâm sàng thành một quy trình khép kín để hoàn thành thủ tục tính tiền ra viện cho bệnh nhân.
  • 24. 13 Ngoài ra một số ý kiến khác như phần mềm thu có nhiều lỗi chưa khắc phục được như hoàn, hủy chỉ định bệnh nhân, tính trùng, sai chỉ định lâm sàng, cận lâm sàng, y cụ, thuốc… bệnh nhân. Câu hỏi 2: Theo anh/ chị những yếu tố tác động đến công tác thu tại bệnh viện Từ Dũ đến nay đã có biện pháp nào giải quyết và giải quyết hiệu quả hay chưa? Đến nay bệnh viện đã đưa ra một số quy trình tiến hành thực hiện nhưng còn hạn chế ở công nghệ thông tin và quy trình chưa được hoàn thiện. Nhận xét: Qua kết quả phỏng vấn tác giả thấy rằng Bệnh Viện Từ Dũ nhằm mục đích phục vụ cho việc quản lý hoạt động của đơn vị. Nghị định 16/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về việc thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với ĐVSN công lập được ban hành là một trong những bước đổi mới trong tiến trình cải cách nền kinh kế của đất nước với mục tiêu: đổi mới cơ chế quản lý biên chế và kinh phí đối với các đơn vị sự nghiệp có thu nói chung và bệnh viện công lập nói riêng chính là tăng quyền tự chủ trong các đơn vị và nâng cao chất lượng và hiệu quả dịch vụ. Đây là lý do tại sao cần phải tìm giải pháp để giảm chi phí, quản lý rủi ro và đổi mới để làm cho chúng tiết kiệm và hiệu quả hơn. Ngoài ra, kiểm tra công tác thu đang là yếu tố quan tâm nhất của bệnh viện để nhằm hạn chế các sai sót xảy ra, mang lại nguồn thu thể hiện một cách chính xác để góp phần đảm bảo nguồn thu được ổn định và lâu dài. Hiện nay bệnh viện Từ Dũ đã đưa ra quy trình nhằm hoàn thiện công tác thu tại bệnh viện nhưng vẫn còn một số nguyên nhân là chưa xác định rõ nét sự ảnh hưởng trực tiếp của các yếu tố tác động đến công tác thu tại bệnh viện Từ Dũ, những hạn chế về mặt thời gian, nguồn lực và cốt lõi nhất là công nghệ thông tin vì vậy các giải pháp bệnh viện đưa ra chưa đạt được mục tiêu hướng đến. Do đó, sau khi nghiên cứu thực tế bằng các phương pháp: khảo sát, thống kê, phỏng vấn trực tiếp đồng thời áp dụng những lý thuyết, quy định hướng dẫn hiện có để xác định vấn đề chính cần được giải quyết là hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ về công tác thu tại Bệnh Viện Từ Dũ.
  • 25. 14 Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ VỀ ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG CỦA ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÓ THU TẠI VIỆT NAM. 2.1 / Tổng quan hệ thống KSNB 2.1.1 / Lịch sử ra đời và phát triển của KSNB trong khu vực công. Kiểm soát nội bộ là đối tượng được quan tâm đặc biệt của kiểm soát nhà nước và được xem trọng trong khu vực công. Ở một số các quốc gia như Mỹ, Canada đã có những công bố chính thức về KSNB áp dụng cho các tổ chức công lập. Chuẩn mực về kiểm toán của Tổng kế toán nhà nước Hoa Kỳ GAO 1999 đề cập vấn đề KSNB đặc thù trong các tổ chức hành chính sự nghiệp đưa ra 5 yếu tố về KSNB bao gồm các quy định về môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, các hoạt động kiểm soát, thông tin và truyền thông, giám sát. Năm 1992 Tổ chức quốc tế các cơ quan kiểm toán tối cao gọi tắt là INTOSAI được thành lập có 192 thành viên chính thức và 5 thành viên dự bị. INTOSAI với vai trò là hiệp hội nghề nghiệp của các cơ quan kiểm toán tối cao SAI đã góp phần quan trọng trong việc giúp các thành viên hoàn thành nhiệm vụ của mình. Bên cạnh đó, INTOSAI còn là một diễn đàn về kiểm toán viên nhà nước trên toàn thế giới trao đổi những vấn đề cùng quan tâm và cập nhật những tiến bộ mới nhất của các chuẩn mực kiểm toán và các quy định về nghề nghiệp. INTOSAI đã ban hành “Hướng dẫn về kiểm soát nội bộ dành cho khu vực công” vào năm 2004 dựa trên nền tảng của báo cáo INTOSAI 1992 về kiểm soát nội bộ với những điều chỉnh: xác định KSNB là một bộ phận, quy trình không thể thiếu trong một đơn vị nhằm đảm bảo tính hiệu quả của các hoạt động trong đơn vị, đảm bảo độ tin cậy của các báo cáo tài chính, tránh sự thất thoát tài sản cũng như đảm bảo các cá nhân và tổ chức luôn tuân thủ pháp luật và các quy định. Hệ thống KSNB theo tài liệu hướng dẫn này cũng bao gồm 5 thành phần đó là: môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, các hoạt động kiểm soát, thông tin và truyền thông, giám sát.
  • 26. 15 2.1.2 / Khái niệm kiểm soát nội bộ Theo Hướng dẫn về chuẩn mực KSNB của INTOSAI GOV 9100 đưa ra khái niệm về KSNB như sau: KSNB là một quá trình không thể tách rời được thực hiện bởi nhà quản lý và các nhân viên của một tổ chức, được thiết kế để giải quyết các rủi ro và cung cấp một sự đảm bảo hợp lý để theo đuổi sứ mệnh của tổ chức. 2.1.3 / Mục tiêu của hệ thống kiểm soát nội bộ theo INTOSAI GOV 9100 Mục tiêu chính của hệ thống kiểm soát nội bộ là: - Mục tiêu hoạt động: đây là mục tiêu liên quan đến tính hữu hiệu và hiệu quả của hoạt động nhằm đảm bảo các hoạt động trong đơn vị một cách có kỹ cương, đạo đức, có tính kinh tế, hiệu quả và thích hợp. - Mục tiêu tuân thủ: hệ thống KSNB được thiết lập trong đơn vị phải đảm bảo hợp lý trong việc chấp hành pháp luật và các nguyên tắc, quy định tại đơn vị. Hệ thống KSNB sau khi được thiết lập xong cần hướng mọi thành viên trong đơn vị vào tuân thủ các chính sách, quy định nội bộ của đơn vị nhằm đảm bảo các mục tiên của đơn vị. - Mục tiêu báo cáo tài chính: Thông tin kế toán tài chính có vai trò quan trọng đối với nhà quản lý đơn vị và các đối tượng liên quan khác bên ngoài. KSNB phải đảm bảo về tính trung thực và đáng tin cậy của báo cáo tài chính. Báo cáo tài chính lập phải phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành. - Kiểm soát nội bộ giúp đơn vị bảo vệ tài sản, sự dụng hiệu quả mọi nguồn lực nhất là yếu tố con người. Ngăn ngừa và phát hiện mọi hành vi lãng phí, gian lận, sử dụng tài sản không đúng mục đích hoặc vượt quá thẩm quyền. 2.1.4 / Các thành phần cấu thành hệ thống kiểm soát nội bộ theo INTOSAI GOV 9100. Kiểm soát nội bộ được thiết kế để đảm bảo hợp lý rằng các mục tiêu chung của tổ chức đang được thực hiện. Do đó, hệ thống KSNB được cấu thành từ 5 yếu tố: môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, các hoạt động kiểm soát, thông tin và truyền thông, giám sát.
  • 27. 16  Môi trường kiểm soát Môi trường kiểm soát tạo thành cơ sở của toàn bộ HTKSNB, đảm bảo trật tự, cấu trúc, ảnh hưởng đến chiến lược tổng thể cũng như các mục tiêu và các hoạt động kiểm soát. Môi trường kiểm soát bao gồm các nhân tố sau: - Tính trung thực và các giá trị đạo đức của người quản lý và nhân viên, bao gồm cả thái độ hỗ trợ đối với kiểm soát nội bộ mọi lúc trong toàn tổ chức: thông qua cư xử chuẩn mực của họ trong công việc, thể hiện qua sự tuân thủ các luật lệ, quy định và đạo đức của cán bộ công viên chức ở mọi thời điểm. Điều này luôn thể hiện qua các việc như tuân thủ quy tắc ứng xử, kê khai tài sản cá nhân, lập bảng tự kiểm điểm định kỳ hàng năm. - Cam kết năng lực: được thể hiện qua trình độ hiểu biết, kỹ năng làm việc của nhân viên đảm bảo kỷ cương, đạo đức, trung thực, tiết kiệm, thực hiện công việc hữu hiệu và hiệu quả cũng như sự đúng đắn về trách nhiệm của mình liên quan đến KSNB. Nhà quản lý và nhân viên phải đảm bảo duy trì mức độ hiểu biết của họ về tầm quan trọng của KSNB của việc phát triển và duy trì một hệ thống KSNB tốt và thực hiện nhiệm vụ của mình nhằm hoàn thành các mục tiêu KSNB chung và sứ mệnh của tổ chức - Triết lý và phong cách điều hành của người quản lý: được thể hiện qua cá tính, tư cách, thái độ, cách ứng xử, xử lý thể hiện của mình để làm gương cho nhân viên. Triết lý quản lý và phong cách điều hành của người quản lý ảnh hưởng đáng kể đến hệ thống KSNB và tác động đến việc thực hiện các mục tiêu của tổ chức. - Cơ cấu tổ chức: một cơ cấu tổ chức hợp lý phải đảm bảo sự thông suốt trong việc giao quyền, ủy quyền và phân công trách nhiệm. Một cơ cấu tổ chức bao gồm: Sự phân quyền và trách nhiệm, quyền hạn và trách nhiệm báo cáo, hệ thống báo cáo phù hợp. Cơ cấu tổ chức xác định quyền hạn và trách nhiệm của từng bộ phận trong tổ chức. Một cơ cấu tổ chức phù hợp sẽ tác động tốt đến môi trường kiểm soát và ngược lại. Do vậy, cơ cấu tổ chức phải thiết kế sao cho ngăn chặn được vi phạm cũng như ngăn chặn những hành vi che giấu sai phạm.
  • 28. 17 Chính sách nhân sự: chính sách nhân sự bao gồm việc tuyển dụng, định hướng, đào tạo và giáo dục, bổ nhiệm, khen thưởng, kỷ luật… Mỗi cá nhân đóng vai trò nhất định trong một tổ chức và có vai trò quan trọng trong KSNB.  Đánh giá rủi ro Đánh giá rủi ro là quá trình quan trọng nhằm xác định và phân tích rủi ro có thể ảnh hưởng đến mục tiêu của tổ chức từ đó xác định các biện pháp đối phó kịp thời, quy trình này bao gồm các bước sau: o Nhận dạng rủi ro + Liên quan đến mục tiêu của tổ chức + Toàn diện + Bao gồm các rủi ro do các nhân tố bên ngoài và bên trong, ở cả tổ chức và mức độ hoạt động o Đánh giá rủi ro + Ước tính tầm quan trọng của rủi ro + Đánh giá khả năng xảy ra của rủi ro + Đánh giá rủi ro có thể chấp nhận được của tổ chức + Đưa ra các giải pháp kịp thời: Bốn giải pháp đối phó với rủi ro phải được xem xét: chuyển giao, chịu đựng, xử lý hoặc chấm dứt, trong số này xử lý rủi ro là phù hợp nhất với các hướng dẫn này vì KSNB hữu hiệu là cơ chế chính để xử lý rủi ro. Các biện pháp kiểm soát thích hợp có thể là giám sát hoặc ngăn ngừa. Cụ thể hóa các mục tiêu của đơn vị: mục tiêu không phải là một bộ phận của KSNB nhưng việc xác định nó là điều kiện tiên quyết để đánh giá rủi ro. Trong quá trình đánh giá rủi ro, người quản lý cần dựa vào mục tiêu chung đã được thiết lập để cụ thể hóa thành các mục tiêu và phổ biến đến từng bộ phận, từng hoạt động có thể nhận dạng rủi ro. Nhận dạng rủi ro: rủi ro có thể là rủi ro bên trong, rủi ro bên ngoài tổ chức hay rủi ro của từng bộ phận, rủi ro ở cấp toàn đơn vị, việc xác định phương án đánh giá rủi ro phụ thuộc vào việc xác định rủi ro nào, ảnh hưởng như thế nào đến mục tiêu của tổ chức
  • 29. 18 Xác định rủi ro: là quá trình liên tục và xuyên suốt, được lập đi lặp lại và được thực hiện cùng với quá trình lập kế hoạch. Ở khu vực công, các cơ quan nhà nước phải quản trị rủi ro ảnh hưởng đến mục tiêu giao phó, bao gồm các chỉ tiêu được giao trong kế hoạch đơn vị. Đánh giá rủi ro: là việc đánh giá tầm quan trọng, ước tính thiệt hại mà rủi ro có thể gây ra và khả năng rủi ro có thể xảy ra. Mục đích chính của việc đánh giá rủi ro là giúp nhà quản lý có thể tìm ra phương án kịp thời để đối phó, ngăn chặn cũng như thực hiện các thủ tục kiểm soát theo thứ tự ưu tiên. Đơn vị có thể dùng phương pháp định tính, định lượng hoặc cả hai để đánh giá mức độ rủi ro.  Hoạt động kiểm soát Hoạt động kiểm soát là những chính sách, phương thức đối phó với rủi ro để mục tiêu của đơn vị đạt được kết quả. Để đạt được hiệu quả, hoạt động kiểm soát phải phù hợp, thống nhất theo kế hoạch trong suốt một thời kỳ, chi phí hiệu quả, đầy đủ, hợp lý và phải liên quan trực tiếp đến mục tiêu kiểm soát. Hoạt động kiểm soát xảy ra trong toàn tổ chức, tại các cấp và trong tất cả các phòng chức năng. Cụ thể như: Các thủ tục phê duyệt và xét duyệt Phân công nhiệm vụ (ủy quyền, xử lý, ghi chép, đánh giá) Kiểm soát quyền truy cập vào tài nguyên và hồ sơ Xác minh Hòa giải Đánh giá hiệu suất hoạt động Đánh giá các hoạt động, quy trình và hoạt động Giám sát (phân công, xem xét và phê duyệt, hướng dẫn và đào tạo)  Thông tin và truyền thông Thông tin và truyền thông là điều cần thiết để thực hiện tất cả các mục tiêu kiểm soát nội bộ.
  • 30. 19 Thông tin: Điều kiện tiên quyết cho thông tin đáng tin cậy và có liên quan là ghi lại nhanh chóng và phân loại các giao dịch và sự kiện phù hợp. Thông tin cần thiết phải được xác định, thu thập và truyền đạt trong một hình thức và khung thời gian cho phép nhân viên thực hiện KSNB và các trách nhiệm khác (giao tiếp kịp thời và đúng người). Hệ thống thông tin tạo ra các báo cáo có chứa thông tin hoạt động, tài chính và phi tài chính, thông tin có liên quan đến tuân thủ, điều hành và kiểm soát hoạt động. Chúng đối phó không chỉ với dữ liệu được tạo ra nội bộ mà còn thông tin về các sự kiện bên ngoài, các hoạt động và điều kiện cần thiết để cho phép đưa ra quyết định và báo cáo. Thông tin trong một tổ chức được tổng hợp nhằm phục vụ cho quá trình ra quyết định, điều khiển các hoạt động của đơn vị và không phải thông tin nào cũng cần thiết mà phải phụ thuộc vào các nhân tố sau: + Tính kịp thời: thông tin được cung cấp đúng thời điểm, đúng mục đích cần thiết của nhà quản trị + Tính chính xác: thông tin phải phản ánh đúng nội dung cần thu thập + Tính đầy đủ và hệ thống: thông tin phải phản ánh đầy đủ mọi khía cạnh của tình huống giúp người xử lý thông tin có thể đánh giá một cách toàn diện. + Tính bảo mật: thông tin phải được cung cấp đến đúng người và phù hợp với quyền hạn và trách nhiệm của người nhận được thông tin. + Thông tin được cung cấp qua hệ thống thông tin. Trong đó, hệ thống thông tin kế toán là quan trọng vì nó là nơi thu thập và cung cấp số liệu cho đơn vị, nhà quản trị có thể dựa vào đó mà xác định mục tiêu cụ thể. Truyền thông là thuộc tính của công nghệ thông tin, là việc trao đổi thông tin cho các bên liên quan bên trong hoặc ngoài đơn vị. Truyền thông được truyền đạt từ trên xuống dưới, từ dưới lên trên hay giữa các cấp với nhau nhưng phải đảm bảo rằng mọi thành viên trong đơn vị đều nắm bắt được thông tin để xử lý, thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Thông tin từ bên ngoài cũng rất cần thiết giúp cho nhà quản lý có cách xử lý kịp thời.
  • 31. 20  Giám sát Các hoạt động KSNB cần được theo dõi để đánh giá chất lượng hiệu quả của hoạt động kiểm soát theo thời gian. Việc giám sát được thực hiện thông qua các hoạt động giám sát thường xuyên, kiểm soát định kỳ hoặc kết hợp cả hai. Giám sát liên tục Giám sát thường xuyên được thực hiện thông qua việc kiểm tra các hoạt động hàng ngày của đơn vị, kiểm tra giám sát các hoạt động hàng ngày của nhân viên trong việc thực hiện nhiệm vụ của mình. Việc giám sát thường xuyên nhằm phát hiện kịp thời các hoạt động bất thường, thất thoát, lãng phí gây ảnh hưởng xấu đến đơn vị. Kiểm soát định kỳ Bên cạnh việc giám sát thường xuyên, đơn vị cần tiến hành kiểm soát định kỳ để có một cái nhìn khách quan độc lập về tính hữu hiệu của hệ thống KSNB. Kiểm soát định kỳ còn giúp cho việc đánh giá lại tính hữu hiệu của việc đánh giá thường xuyên. 2.2 / Đặc điểm hoạt động của đơn vị sự nghiệp có thu tại Việt Nam 2.2.1. Khái niệm đơn vị hành chính sự nghiệp có thu Đơn vị sự nghiệp có thu là một đơn vị sự nghiệp công lập có nguồn thu sự nghiệp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập, là đơn vị dự toán độc lập, có con dấu và tài khoản riêng, tổ chức bộ máy kế toán theo quy định của Luật kế toán. Theo nghị định 16/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ về quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, nhân sự và tài chính của đơn vị sự nghiệp công để hoàn thành nhiệm vụ được giao, phát huy hết khả năng của đơn vị để cung cấp dịch vụ với chất lượng cao cho xã hội, tăng nguồn thu nhằm đảm bảo từng bước giải quyết thu nhập cho người lao động. Các đơn vị sự nghiệp có thu hoạt động không nhằm mục đích lợi nhuận. Sự tồn tại của các đơn vị sự nghiệp có thu nhằm thể hiện vai trò của nhà nước trong
  • 32. 21 việc duy trì và hỗ trợ quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Với các sản phẩm, dịch vụ về y tế, giáo dục, văn hóa, ... các đơn vị sự nghiệp có thu mang lại các lợi ích chung và lâu dài cho xã hội, có tác động trực tiếp và gián tiếp tới quá trình phát triển đất nước. 2.2.2. Phân loại đơn vị sự nghiệp có thu Căn cứ vào lĩnh vực hoạt động, đơn vị sự nghiệp có thu được phân loại như sau: o Đơn vị sự nghiệp giáo dục đào tạo o Đơn vị sự nghiệp y tế o Đơn vị sự nghiệp thể dục thế thao o Đơn vị sự nghiệp kinh tế o Đơn vị sự nghiệp khoa học công nghệ và môi trường… Căn cứ vào nguồn thu sự nghiệp, đơn vị sự nghiệp có thu được phân loại như sau: o Đơn vị sự nghiệp công tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư o Đơn vị sự nghiệp công tự đảm bảo chi thường xuyên. o Đơn vị sự nghiệp công tự đảm bảo một phần chi thường xuyên. o Đơn vị sự nghiệp công do Nhà nước đảm bảo chi thường xuyên. 2.2.3. Nguồn tài chính của đơn vị hành chính sự nghiệp có thu Nguồn tài chính của các ĐVSN có thu bao gồm: Nguồn kinh phí NSNN cấp: đặc điểm của nguồn ngân sách là nhà nước cấp phát theo dự toán xác định cho những nhiệm vụ, chương trình mục tiêu đã được duyệt. Để có được nguồn kinh phí ngân sách cấp, các đơn vị phải thực hiện tốt công tác lập kế hoạch, dự toán theo quy định của Luật ngân sách nhà nước, các văn bản đặc thù cho từng ngành, từng lĩnh vực, quy chế được duyệt của đơn vị. Nguồn NSNN bao gồm kinh phí thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, kinh phí thực hiện nhiệm vụ khoa học và chương trình mục tiêu quốc gia, vốn đầu tư xây dựng cơ bản, vốn đối ứng…Đây là nguồn thu mang tính truyền thông và có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo nguồn tài chính cho hoạt động của các ĐVSN. Tuy nhiên, với chủ trương tăng cường đổi mới, tăng tính tự chủ tài chính cho các ĐVSN, tỷ trọng
  • 33. 22 nguồn thu này trong các đơn vị sẽ có xu hướng giảm dần nhẳm làm giảm bớt gánh nặng đối với NSNN. Nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp: gồm nguồn thu từ việc cung cấp dịch vụ KCB cho người dân, nguồn thu thực hiện hợp đồng KCB BHYT cho người bệnh có thẻ BHYT do cơ quan BHXH thành phố Hồ Chí Minh chi trả, nguồn thu từ các hợp đồng hợp tác chuyên môn, đào tạo, huấn luyện, nguồn thu từ tiền lãi gửi tiết kiệm… Cùng với việc chuyển đổi sang cơ chế tự chủ tài chính, tỷ trọng nguồn thu này trong các ĐVSN có xu hướng ngày càng tăng. Nguồn vốn viện trợ, quà biếu tặng, các khoản thu khác không phải nộp NSNN theo quy định của pháp luật. Đây là khoản thu không thường xuyên, không dự tính trước được chính xác nhưng có tác dụng hỗ trợ đơn vị trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Nguồn thu khác như nguồn thu từ hoạt động KCB ngoài giờ, KCB theo yêu cầu, nguồn thu từ các hoạt động dịch vụ phụ trợ không gắn với hoạt động chuyên môn như hoạt động căn tin, bãi xe, cho thuê mặt bằng, kinh doanh nhà thuốc, nguồn vốn liên doanh liên kết của các cá nhân trong và ngoài nước theo quy định… Tỷ trọng nguồn thu này trong các ĐVSN y tế có xu hướng ngày càng tăng. 2.2/ Tổng quan các nghiên cứu đã phát hiện ra những nguyên nhân và đề xuất các giải pháp về hệ thống KSNB của đơn vị sự nghiệp có thu Tổng quan các nghiên cứu: Tính hữu hiệu và các yếu tố ảnh hưởng đến hệ thống KSNB hiện nay đang được sự quan tâm của nhiều tác giả trong và ngoài nước. Trong quá trình thực hiện nghiên cứu tác giả đã tham khảo một số nghiên cứu: Nguyễn Hải Dương (2018) về “Ảnh hưởng của hệ thống kiểm soát nội bộ và công nghệ thông tin đến hiệu quả quản lý nguồn thu của các bệnh viện công lập trực thuộc Sở Y Tế Thành phố Hồ Chí Minh”. Trong nghiên cứu này, tác giả đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về hệ thống KSNB theo INTOSAI GOV 9100 và trên cơ sở lý thuyết đó, tác giả đã tiến hành tìm hiểu, phân tích và đánh giá thực trạng về hệ thống KSNB của các đơn vị y tế trực thuộc Sở Y Tế Thành phố Hồ Chí Minh dựa
  • 34. 23 trên 5 thành phần cấu thành của hệ thống KSNB theo INTOSAI. Tác giả đã áp dụng phương pháp nghiên cứu định tính bằng cách sử dụng công cụ như phỏng vấn tay đôi với chuyên gia để đề xuất mô hình nghiên cứu và thang đo. Phương pháp nghiên cứu định lượng đưa ra bảng câu hỏi chính thức gồm 46 câu hỏi thuộc 7 nội dung khảo sát 26 bệnh viện công lập trực thuộc Sở Y Tế từ đó tác giả đưa ra các yếu tố tác động đến hiệu quả quản lý nguồn thu bệnh viện công lập trực thuộc Sở Y Tế Thành phố Hồ Chí Minh và đề xuất các kiến nghị để góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nguồn thu. Nghiên cứu của Vũ Thị Thanh Thủy (2016) về “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ về hoạt động kinh doanh dịch vụ tại bệnh viện Nhi đồng 1” . Nghiên cứu đã xác định 5 yếu tố cấu thành nên hệ thống KSNB tại bệnh viện: môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát, thông tin và truyền thông, giám sát. Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính bằng công cụ đưa ra 44 câu hỏi trên bảng khảo sát để xác định những hạn chế tồn tại của HTKSNB đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ, nguyên nhân tồn tại và đưa ra giải pháp hoàn thiện.. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Hoàng Anh (2014) về “Hoàn thiện hệ thống KSNB tại Trường Cao đẳng Giao thông Vận tải TP. HCM”. Thông qua tổng hợp cơ sở lý luận về HTKSNB. Tác giả đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện HTKSNB hướng đến quản trị rủi ro tại tại trường cao đẳng giao thông vận tải TP.HCM. Nghiên cứu của Phạm Thị Hoàng (2013) về “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại trường cao đẳng công nghệ thông tin TP.HCM”. Thông qua tổng hợp cơ sở lý luận về HTKSNB. Tác giả đánh giá thực trạng hệ thống KSNB tại trường Cao Đẳng Công Nghệ Thông Tin TP.HCM và chỉ ra những hạn chế. Trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện KSNB tại trường cao đẳng công nghệ thông tin TP.HCM Nghiên cứu của Trần Trịnh Như Quỳnh (2016) về “Đánh giá sự tác động của các yếu tố cấu thành đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các bệnh viện công lập tỉnh Phú Yên”. Tác giả đưa ra kiến nghị để hoàn thiện HTKSNB tại các bệnh viện công lập tỉnh Phú Yên bằng cách thông qua hệ thống hóa cơ sở lý
  • 35. 24 luận về hệ thống KSNB theo hướng dẫn của INTOSAI 2013, tác giả đã cho ra kết quả phân tích mô hình hồi quy đa biến cho thấy 5 yếu tố cấu thành tác động từ cao đến thấp lần lượt là đánh giá rủi ro với β=0.51, thông tin và truyền thông (β=0.435), giám sát (β=0.347), môi trường kiểm soát (β=0.336) và hoạt động kiểm soát (β=0.330) đều có ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của HTKSNB tại các bệnh viện công lập tỉnh Phú Yên. Bảng 2.1: Tóm tắt nghiên cứu khoa học Tên bài viết Tác giả Biến phụ thuộc Biến độc lập Kết quả Lý thuyết nền “Ảnh hưởng của hệ thống kiểm soát nội bộ và công nghệ thông tin đến hiệu quả quản lý nguồn thu của các bệnh viện công lập trực thuộc Sở Y Tế Thành phố Hồ Chí Minh” Nguyễn Hải Dương (2018) Hiệu quả quản lý nguồn thu bệnh viện Môi trường kiểm soát + Lý thuyết nền, lý thuyết Chaos, lý thuyết ủy nhiệm, lý thuyết Đánh giá rủi ro + Hoạt động kiểm soát + Thông tin và truyền thông + Giám sát + Công nghệ thông tin + quyền biến. Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ về hoạt động kinh doanh dịch vụ tại bệnh viện Nhi đồng 1 Vũ Thị Thanh Thủy (2016) Hệ thống KSNB đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ. Môi trường kiểm soát + Lý thuyết kế toán, lý thuyết kiểm soát nội bộ, lý thuyết kiểm toán Đánh giá rủi ro + Hoạt động kiểm soát + Thông tin và truyền thông + Giám sát + “Hoàn thiện hệ Nguyễn Thị Nội dung chính của nghiên cứu là đánh giá thực
  • 36. 25 thống kiểm soát nội bộ tại Trường Cao đẳng Giao thông Vận tải TP. HCM” Hoàng Anh (2014) trạng: hệ thống KSNB theo các yếu tố cấu thành: Môi trường kiểm soát, Đánh giá rủi ro, Hoạt động kiểm soát, Thông tin và truyền thông, Giám sát. Trên cơ sở đó đề xuất giải pháp hoàn thiện hệ thống KSNB tại Trường Cao đẳng Giao thông Vận tải TP. HCM “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại trường cao đẳng công nghệ thông tin TP.HCM” Phạm Thị Hoàng (2013) Nội dung chính của nghiên cứu là đánh giá thực trạng KSNB tại trường cao đẳng công nghệ thông tin TP.HCM theo các yếu tố cấu thành: Môi trường kiểm soát, Đánh giá rủi ro, Hoạt động kiểm soát, Thông tin và truyền thông, Giám sát. Trên cơ sở đó đề xuất giải pháp hoàn thiện KSNB tại trường cao đẳng công nghệ thông tin TP.HCM “Đánh giá sự tác động của các yếu tố cấu thành đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các bệnh viện công lập tỉnh Phú Yên” Trần Trịnh Như Quỳnh (2016) Tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ Đánh giá rủi ro + Lý thuyết kế toán, lý thuyết kiểm soát nội bộ, lý thuyết kiểm toán môi trường kiểm soát + Thông tin và truyền thông + Hoạt động kiểm soát + Giám sát +  Nhận xét về các nghiên cứu trước và xác định vấn đề cần nghiên cứu: Sau khi nghiên cứu những công trình nghiên cứu, tác giả nhận thấy sẽ vận dụng vào mô hình nghiên cứu đề xuất của mình vì chủ yếu nghiên cứu về hệ thống KSNB trong khu vực công dựa trên COSO hoặc INTOSAI. Bên cạnh đó, các bài luận văn trong nước có liên quan đến lĩnh vực công đã trình bày được thực trạng kiểm soát nội bộ tại các đơn vị nhận thấy được mặt tồn tại của đơn vị đó, từ đó đề ra các giải pháp để hoàn thiện. Tuy nhiên, các nghiên cứu này chỉ mới bước đầu đã được các tác giả quan tâm nhưng trong lĩnh vực y tế công mà cụ thể là Bệnh viện Từ Dũ thì cho đến nay vẫn chưa có đề tài nào nghiên cứu về tính hữu hiệu của hệ thống KSNB. Do vậy đề tài của tác giả là hoàn toàn không có sự trùng lắp.
  • 37. 26 Chương 3: KIỂM CHỨNG CÁC VẤN ĐỀ GIẢI QUYẾT VÀ DỰ ĐOÁN NGUYÊN NHÂN TÁC ĐỘNG. 3.1. Kiểm chứng vấn đề cần giải quyết 3.1.1. Thực tế công tác thu tại Bệnh Viện Từ Dũ Mọi khoản thu đều được quản lý chặt chẽ và được cập nhật kịp thời hàng ngày vào sổ kế toán, phải được tổng hợp vào báo cáo tài chính hàng tháng, quý, năm theo quy định. Các khoản thu theo giá do Nhà nước quy định sử dụng hóa đơn dịch vụ KCB đặt in có đăng ký với cơ quan thuế. Trường hợp sử dụng hóa đơn tự in thì phải in theo mẫu quy định và phải đăng ký với cơ quan Thuế. Quy chế quản lý, sử dụng, quyết toán hóa đơn tại bệnh viện thực hiện theo quy định của cơ quan thuế. Cuối mỗi ngày hoặc cuối mỗi ca trực, bộ phận thu viện phí, thu hoạt khám chữa bệnh theo yêu cầu phải nộp ngay số tiền đã thu vào quỹ của bệnh viện hoặc ngân hàng. Đầu giờ làm việc của ngày sau đó, bộ phận thu viện phí phải gửi bảng kê hóa đơn thu viện phí, bảng kê phiếu thu tiền ứng trước của bệnh nhân, bảng kê doanh thu khám chữa bệnh theo yêu cầu cho kế toán kiểm soát thu và kiểm soát chi. Cuối mỗi tháng, bộ phận thu viện phí lập bảng tổng hợp số thu viện phí, thu dịch vụ, thu tiền ứng trước của bệnh nhân theo quầy hoặc điểm thu tiền. Thực hiện đối chiếu số thu với kế toán thanh toán, kế toán tổng hợp, lập bảng kê tình hình sử dụng hóa đơn thu và làm thủ tục quyết toán hóa đơn với cơ quan thuế. Đối với khoản thu BHYT: Hàng tháng, nhân viên kế toán theo dõi BHYT thống kê chi phí khám, chữa bệnh và các dịch vụ y tế khác của từng bệnh nhân BHYT; lập báo cáo quyết toán chi phí BHYT theo mẫu C79 và C80 chuyển lên cổng giám định BHYT kịp thời và chính xác; đồng thời phản ánh số tạm thu KCB BHYT vào sổ sách để làm cơ sở tính tiền lương tăng thêm hàng tháng. Bệnh viện thực hiện xuất hóa đơn chi phí KCB BHYT căn cứ vào số liệu quyết toán của cơ quan BHXH hàng quý, năm.
  • 38. 27 Đối với các khoản thu sự nghiệp khác như: đào tạo, chuyển giao kỹ thuật, hợp đồng hợp tác chuyên môn đối với các chương trình dự án, phí hội nghị, cá nhân tổ chức tài trợ cho hoạt động chuyên môn hoặc cho bệnh nhân nghèo: phòng TCKT trực tiếp thu bằng phiếu thu của bệnh viện hoặc nhận chuyển khoản vào tài khoản của bệnh viện tại ngân hàng. Đối với các hợp đồng cho thuê mặt bằng, thu từ bán phế liệu thanh lý y dụng cụ..v.v.. thu khám sức khỏe theo yêu cầu và thu của các hợp đồng dịch vụ khác: phòng TCKT trực tiếp thu theo hợp đồng kinh tế giữa bệnh viện với các đơn vị, cá nhân và cung cấp hóa đơn tài chính. Đối với Nhà thuốc: Hàng ngày, thu ngân (nhân viên phòng TCKT hoặc ngân hàng) bố trí ở các quầy của nhà thuốc phải nộp đủ số tiền theo bảng kê do bộ phận bán hàng lập vào quỹ bệnh viện hoặc vào ngân hàng, kế toán thuộc nhà thuốc phải lập báo cáo nhập xuất tồn hàng hóa, báo cáo doanh thu trình trưởng khoa Dược hoặc dược sĩ được trưởng khoa Dược ủy quyền phụ trách nhà thuốc ký duyệt chuyển Phòng TCKT để đối chiếu với số tiền thực nộp. Định kỳ 1 tuần hoặc 10 ngày, kế toán thuộc nhà thuốc tổng hợp số công nợ của nhà thuốc đến hạn phải thanh toán cho các công ty kèm hóa đơn tài chính, phiếu nhập kho theo quy định chuyển phòng TCKT làm thủ tục thanh toán. Cuối mỗi tháng, kế toán thuộc Nhà thuốc phải thực hiện kiểm kê hàng hóa, lập báo cáo bán hàng, tổng hợp doanh thu bán hàng, tổng hợp chi phí phát sinh, tình hình nhập xuất tồn trong tháng, tổng hợp công nợ để thực hiện đối chiếu với phòng TCKT bệnh viện. 3.1.2 / Kiểm chứng vấn đề cần giải quyết 3.1.2.1. Môi trường kiểm soát Cơ cấu tổ chức và chính sách nhân sự Cơ cấu tổ chức hợp lý là một yếu tố quan trọng giúp người quản lý thực hiện đúng chức năng quản lý của đơn vị. Để có một môi trường kiểm soát tốt, đơn vị phải có sơ đồ về cơ cấu tổ chức và phân chia trách nhiệm giữa các cấp và chức vụ. Bộ Y tế đã cung cấp hướng dẫn về cơ cấu tổ chức của các bệnh viện sử dụng hệ
  • 39. 28 thống dọc. Do đó, sẽ là tiền đề giúp ích cho các đơn vị dễ dàng quản lý, sử dụng thông tin một cách nhanh gọn, chính xác. Ngoài cấu trúc của cơ cấu tổ chức, bệnh viện cũng quan tâm đến các nhiệm vụ và quyền hạn của từng bộ phận (khoa, bộ phận chức năng). Xác định rõ ràng thẩm quyền: trách nhiệm của mỗi bộ phận là rất quan trọng để quản lý và quản lý kết quả của công việc, để tránh khối lượng công việc giữa các bộ phận và tạo thành cơ sở của việc đánh giá, hoàn thành công việc, xem xét thi đua và khen ngợi hàng tháng và hàng năm. Trong những năm gần đây, với sự phát triển đáng kể của lĩnh vực công nghệ thông tin, hoạt động của đơn vị đã có nhiều hiệu quả. Mục tiêu cập nhật thông tin của ngành y tế, các khoa của bệnh viện, cũng như các quy định ngày càng hữu ích của chính phủ bằng cách thực hiện các tiêu chuẩn quốc tế (ISO - Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế).. Bên cạnh đó, bệnh viện đã đầu tư rất nhiều để đào tạo đội ngũ bác sĩ có trình độ cao mục đích nâng cao chuyên môn (ngắn hạn và dài hạn) tại các cơ sở, trường học, đào tạo và bệnh viện nước ngoài. .. Phối hợp với ngành để thường xuyên mở các khóa học chuyên nghiệp ngắn hạn và chuyển giao các kỹ thuật mới. Khi tuyển dụng, bệnh viện muốn xem xét cẩn thận đạo đức và trình độ chuyên môn của ứng viên. Nghề y tế là một nghề cụ thể không chỉ đòi hỏi kỹ năng chuyên môn mà còn cả đạo đức tốt và kiến thức kiên nhẫn để thực hiện công việc đúng cách. Do chính sách tuyển dụng, trước tiên, bệnh viện đã lựa chọn và tuyển dụng nhân viên phù hợp, biết khả năng của họ, phân công lao động và lập kế hoạch đào tạo rất đơn giản, thiết thực. Bệnh viện vẫn là một "thảm đỏ" cho các bác sĩ mới tốt nghiệp có kỹ năng học tập tốt theo các chuyên ngành mà họ đã học và được hưởng chế độ ưu đãi theo hệ thống của thành phố. Sở Y tế ngoài những chủ trương và chính sách khuyến khích các đơn vị nhanh chóng áp dụng cơ chế tự chủ về tài chính, khuyến khích tạo nguồn thu hợp pháp cũng đã có nhiều quy định về quản lý tài chính. Trong những năm qua Sở y tế và Sở tài chính đã tăng cường công tác thanh kiểm tra, kiểm soát đối với bệnh viện, cụ thể:
  • 40. 29 Hàng năm phòng tài chính Sở y tế chủ trì tổ chức thẩm tra quyết toán ngân sách. Các nội dung được kiểm tra bao gồm mọi hoạt động tài chính, kế toán của bệnh viện. Kho bạc Nhà nước TP. HCM kiểm soát tất cả các khoản thu, chi ngân sách nhà nước cấp và các khoản tiền gửi, các khoản thu chi vốn đầu tư của bệnh viện. Ngoài ra hàng năm kiểm toán nhà nước, thanh tra nhà nước, thanh tra liên ngành tiến hành kiểm tra, kiểm toán công tác quản lý tài chính của bệnh viện. Căn cứ Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách nhà nước, hàng năm bệnh viện đã tiến hành tự kiểm tra thường xuyên mọi hoạt động kinh tế tài chính của đơn vị. Ban thanh tra nhân dân được cán bộ công nhân viên bầu ra tại hội nghị công nhân viên chức có nhiệm vụ như: kiểm tra quản lý tài sản của bệnh viện, kiểm tra việc thực hiện chế độ tiền lương và thanh toán làm thêm giờ cho cán bộ viên chức, kiểm tra quỹ phúc lợi, chi khen thưởng... Đồng thời thực hiện tốt nhiệm vụ giám sát việc thực hiện hoạt động của bệnh viện theo nghị quyết hội nghị cán bộ viên chức, quy chế dân chủ và việc thực hiện đường lối, chính sách của Đảng và nhà nước tại đơn vị, giám sát việc giải quyết chế độ đối với cán bộ viên chức, chủ động nắm bắt và phản ánh kịp thời tâm tư nguyện vọng của cán bộ viên chức với lãnh đạo bệnh viện. Nhìn chung, đơn vị đã thực hiện tốt, không để xảy ra sai phạm lớn. Qua những hoạt động trên ta thấy được vai trò tích cực của Ban thanh tra nhân dân trong việc tăng cường KSNB tại đơn vị, góp phần hướng các hoạt động của đơn vị đi vào nề nếp, tuân thủ chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quy chế của đơn vị. 3.1.2.2/ Đánh giá rủi ro Xác định mục tiêu của từng đơn vị Hằng năm, bệnh viện Từ Dũ báo cáo sơ kết 6 tháng 01 lần từ đó Ban Giám Đốc bệnh viện đề ra phương hướng mục tiêu chung cho Bệnh viện hay mục tiêu cụ thể cho từng khoa phòng. Tuy nhiên, chưa có mục tiêu đặt cho từng nhân viên liên quan đến từng hoạt động cụ thể.
  • 41. 30 Nhận dạng rủi ro Bệnh viện nhìn nhận các rủi ro ảnh hưởng đến việc đạt được mục tiêu của bệnh viện, bao gồm các nhân tố bên trong và bên ngoài bệnh viện, cụ thể: + Các nhân tố bên ngoài Nhu cầu khám chữa bệnh của bệnh nhân: bệnh viện tiếp nhận lượt khám chữa bệnh của bệnh nhân quá đông, đa số từ các tỉnh thành do vậy thời gian chờ khám sẽ kéo dài dẫn đến bệnh nhân không khám tại bệnh viện mà chuyển sang cơ sở KCB khác. Đối thủ cạnh tranh: Bệnh viện Từ Dũ không phải là bệnh viện sản phụ khoa duy nhất ở khu vực phía Nam mà còn rất nhiều cơ sở khám chữa bệnh chuyên sản phụ khoa với đội ngũ bác sĩ tay nghề cao, cơ sở vật chất tien tiến, hiện đại. + Các nhân tố bên trong Chính sách nhân sự: Việc tuyển dụng nhân sự hiện nay được bệnh viện tuyển dụng với những yêu cầu đúng về năng lực chuyên môn nhưng vẫn còn một số hạn chế của nhân viên trước đây về việc tiếp nhận, xử lý công nghệ thông tin khi việc tiếp nhận bệnh được thực hiện bằng phần mềm tin học. Bên cạnh đó, việc phân công bố trí 01 nhân viên kiêm nhiệm nhiều công việc sẽ gây rủi ro trong quá trình hoàn thành nhiệm vụ. Phần mềm thu viện phí: Bệnh viện đã cải thiện đáng kể công tác thu viện phí nhưng hiện nay phần mềm thu viện phí chưa liên kết được với phần mềm kho, vật tư, phẫu thuật của khoa phòng. Do vậy, việc tính hồ sơ viện phí hiện nay còn tốn nhiều thời gian, nhân sự. Cơ sở vật chất: Hiện nay, do lượng bệnh nhân đến khám và điều trị tại bệnh viện Từ Dũ khá đông nên đơn vị đã đầu tư, xây dựng thêm nhiều khu mới để mở rộng nơi khám, chữa bệnh. Tuy nhiên, do việc xây dựng, thay thế khu B-C đang trong quá trình hoàn thiện nên việc điều phối, sắp xếp phòng cho bệnh nhân còn gặp nhiều khó khăn.
  • 42. 31 Qua khảo sát cho thấy Bệnh viện nhận dạng rủi ro phát sinh từ môi trường bên ngoài và bên trong ảnh hưởng đến mục tiêu chung của bệnh viện bằng cách tổ chức giao ban hàng ngày với các trưởng, phó khoa phòng, tổng kết, sơ kết 6 tháng 1 lần để rút ra mục tiêu hướng đến của bệnh viện, thường xuyên thăm quan, nghiên cứu những mô hình tiên tiến của bệnh viện khác như việc áp dụng thành công ngân hàng sữa mẹ của bệnh viện Từ Dũ. Phân tích và đánh giá rủi ro Đối phó rủi ro là việc sử dụng các biện pháp, các công cụ giảm bớt những tổn thất, ảnh hưởng không mong đợi trong quá trình thực hiện mục tiêu. Mặc dù, bệnh viện đã nhận dạng rủi ro tồn tại những nhân tố bên trong và bên ngoài đơn vị nhưng đơn vị chưa xem mức độ rủi ro mang đến là bao nhiêu để chọn cách thức đối phó cho phù hợp. Có bốn cách thức để đối phó với rủi ro mà đơn vị có thể lựa chọn là: né tránh, giảm bớt, chuyển giao hoặc chấp nhận rủi ro. Thường thì Ban Giám đốc chọn cách giảm bớt rủi ro, trong một số trường hợp bất khả kháng thì chấp nhận rủi ro. 3.1.2.3. Hoạt động kiểm soát Bộ máy kế toán Về mô hình tổ chức kế toán: Bệnh viện áp dụng mô hình kế toán tập trung được thể hiện qua sơ đồ sau:
  • 43. 32 Hình 3.1. Tổ chức bộ máy kế toán tại Bệnh viện Hiện nay, phòng TCKT của bệnh viện gồm 62 nhân viên: Kế toán trưởng; kế toán tổng hợp, kế toán thanh toán, kế toán kho, kế toán lương, kế toán tài sản, kế toán theo dõi hoạt động XHH, thủ quỹ, kế toán thu viện phí. Căn cứ vào yêu cầu, nhiệm vụ cũng như cũng như trình độ năng lực của từng cán bộ, Kế toán trưởng đã phân công nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền hạn từng cán bộ, quy định quá trình luân chuyển, lưu giữ chứng từ kế toán. Về trình độ: Trong những năm vừa qua, đơn vị phát triển mạnh về quy mô, mặt khác yêu cầu quản lý ngày càng cao, các cán bộ kế toán đã được bồi dưỡng cập nhật kiến thức. Hiện nay có 62 nhân viên trong đó có 03 người có trình độ sau đại học, 25 nhân viên có trình độ đại học, 9 nhân viên có trình độ cao đẳng, 23 nhân viên có trình độ trung cấp và 02 nhân viên có trình độ sơ cấp. Nhân viên kế toán đều có nhiều năm kinh nghiệm và luôn không ngừng trau dồi, cập nhật thêm kiến thức, trong đó lãnh đạo phòng có kinh nghiệm trong lĩnh vực kế toán trên 14 năm và kế toán trưởng có kinh nghiệm trên 20 năm với hơn 12 năm kiêm nhiệm chức vụ phó, trưởng phòng TCKT.
  • 44. 33 Nguyên tắc phân công, phân nhiệm Việc thực hiện nguyên tắc phân công, phân nhiệm của bệnh viện trong những năm qua đã tương đối rõ ràng: cụ thể Giám đốc chỉ đạo và điều hành chung hoạt động của đơn vị, Phó giám đốc đảm nhận giải quyết các công việc được phân công và uỷ quyền, trực tiếp chỉ đạo, phụ trách một số khoa, phòng...Ngoài ra, các khoa, phòng đều có 1 trưởng khoa, phòng để chỉ đạo trực tiếp hoạt động của khoa, phòng mình, có quy định bằng văn bản phân công nhiệm vụ cho từng cá nhân cụ thể trong khoa và ủy quyền cho cấp phó trong phòng, khoa khi cấp trưởng đi vắng. Sự phân công nhiệm vụ rõ ràng đã giúp các thành viên trong Ban Giám đốc chủ động trong việc quản lý, điều hành, nắm rõ tình hình thực hiện nhiệm vụ. Phó giám đốc và Trưởng các khoa, phòng chịu trách nhiệm trước Giám đốc bệnh viện về các mặt công tác được giám đốc phân công. Các Phó khoa, phòng chịu trách nhiệm trước Trưởng khoa, phòng về các nhiệm vụ được trưởng khoa, phòng phân công. Như vậy, việc phân công phân nhiệm trong đơn vị đều được thể hiện bằng văn bản cụ thể, giúp cho từng cấp, cá nhân thấy rõ nhiệm vụ và trách nhiệm của mình. Khi thực hiện nhiệm vụ vừa phát huy được tính chủ động, sáng tạo của từng cá nhân vừa phát huy được nguyên tắc tập trung dân chủ và cũng là cơ sở để kiểm soát nội bộ. Về nguyên tắc bất kiêm nhiệm Bệnh viện quy định phòng TCKT không được trực tiếp mua sắm tài sản, vật tư, văn phòng phẩm, thuốc, máu, hóa chất... cho các khoa phòng trong bệnh viện. Căn cứ vào nhu cầu sử dụng của các khoa phòng, việc mua sắm được thực hiện bởi các phòng Vật tư, Hành chính và khoa Dược theo đúng quy định. Trong tổ chức bộ máy kế toán tại bệnh viện đã đảm bảo độc lập từ khâu được phê duyệt đến khâu mua sắm tài sản với kế toán, cách ly trách nhiệm điều hành với trách nhiệm kế toán, trách nhiệm kiểm soát với trách nhiệm thực hiện. Kế toán không được kiêm nhiệm thủ kho, thủ quỹ. Vợ, chồng, con của Giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trưởng bệnh viện không được bố trí làm ở phòng TCKT.
  • 45. 34 Về nguyên tắc uỷ quyền và phê chuẩn Nội dung này đã được quy định cụ thể trong một số quy định của bệnh viện: Giám đốc uỷ quyền cho các Phó giám đốc giải quyết công việc trong lĩnh vực được phân công cũng như uỷ quyền cho một Phó giám đốc giải quyết công việc chung khi Giám đốc đi công tác. Các Phó giám đốc phải chịu trách nhiệm về những việc mình đã giải quyết trong thời gian được uỷ quyền và báo cáo lại Giám đốc. Phó giám đốc và người được ủy quyền ký thay Giám đốc các văn bản của Bệnh viện trong phạm vi lĩnh vực được phân công và theo sự uỷ quyền của Giám đốc, chịu trách nhiệm trước Giám đốc và pháp luật về kết quả được phân công, uỷ quyền. Khi Ban Giám đốc đều vắng mặt, nếu có những việc cần giải quyết gấp, một Trưởng phòng được uỷ quyền của Giám đốc điều hành và xử lý công việc, sau đó báo cáo lại và chịu trách nhiệm về những việc đã xử lý. 3.1.2.4. Thông tin và truyền thông Về lĩnh vực thông tin và truyền thông của đơn vị nhân viên đều được cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết để thực hiện nhiệm vụ. Bên cạnh đó, mục tiêu, chỉ tiêu của cơ quan cũng được công bố rộng rãi thông qua hội nghị tổng kết và đại hội cán bộ công chức. Đối với các thông tin về tài chính, đơn vị thực hiện tốt việc công khai theo Thông tư số 61/2017/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện quy chế công khai tài chính đối với các đơn vị dự toán ngân sách và các tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ trợ. Việc truyền đạt thông tin từ cấp trên xuống cấp dưới, lãnh đạo đơn vị cũng quan tâm đến việc thu nhận thông tin phản hồi từ cấp dưới thông qua việc khuyến khích nhân viên cấp dưới báo cáo những điều không phù hợp cho cấp quản lý. Ngoài ra, đơn vị còn sử dụng công cụ thông tin và truyền thông để động viên nhân viên thông qua việc công khai thành tích của nhân viên trong cơ quan. Lãnh đạo xem đây là một phương pháp hữu hiệu để thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của mình cụ thể nhân viên báo cáo ngay các sự cố xảy ra với người quản lý mình và ban giám đốc khuyến khích nhân viên báo cáo những điều nghi ngờ không hợp lý.
  • 46. 35 3.1.2.5. Giám sát Giám sát là quá trình đánh giá lại chất lượng của hệ thống KSNB. Giám sát giúp cho các nhà quản lý biết được hệ thống KSNB có hoạt động đúng mục tiêu ban đầu đề ra hay không, hệ thống nên thay đổi những gì, điều chỉnh những gì. Kết quả các chỉ tiêu liên quan đến bộ phận giám sát như sau: Đơn vị giám sát hệ thống KSNB thông qua việc kiểm tra thực hiện mục tiêu của tổ chức và của các bộ phận. Ban giám đốc áp dụng nhiều hình thức kiểm tra: họp giao ban để báo cáo tiến độ thực hiện công việc hàng ngày, xét duyệt trực tiếp các công việc quan trọng, thực hiện giám sát định kỳ (tháng, quý, sáu tháng…). Ngoài ra, đơn vị còn thực hiện công khai các hoạt động để toàn thể cán bộ công nhân viên và những người dân có liên quan giám sát. Thông qua giám sát về chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận, đơn vị đánh giá hiệu quả của hệ thống KSNB, tìm ra những khiếm khuyết để từng bước hoàn thiện. Đối với đơn vị, hàng năm Sở Y tế xây dựng bảng điểm dựa theo hướng dẫn của Bộ Y tế và đặc thù để đánh giá kết quả hoạt động cũng như hiệu quả quản lý tại đơn vị. Tại bệnh viện có cập nhật và điều chỉnh biện pháp giám sát cho phù hợp, sau các đợt giám sát bệnh viện lập báo cáo và đưa ra những yếu kém của HTKSNB và giải pháp khắc phục. Viêc công khai tài chính và những thông tin trong đơn vị đúng theo quy định, những chứng từ thu chi được kiểm tra phù hợp với quy định của pháp luật. 3.2. Dự đoán nguyên nhân – tác động Việc tổ chức và hoàn thiện HTKSNB trong công tác quản lý tài chính hợp lý và hiệu quả đối với Bệnh viện Từ Dũ là yêu cầu cấp bách trong giai đoạn hiện nay, đó là do các nguyên nhân: Thứ nhất: Công tác kiểm soát quản lý tài chính đa phần đã có những bước tiến thay đổi đáng kể nhưng vẫn còn theo kinh nghiệm truyền thống và cần ban hành 01 quy chế, quy định về hệ thống KSNB cho toàn đơn vị
  • 47. 36 Thứ hai: đội ngũ làm công tác tài chính đã không ngừng trau dồi học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn nhưng do sự phân công nhiệm vụ đôi khi 01 nhân viên kiêm nhiệm 02 công việc gây rủi ro cho công tác thực hiện nhiệm vụ. Thứ ba: Hệ thống các văn bản chế độ kế toán và quản lý tài chính đối với các đơn vị dự toán ngân sách còn chưa đầy đủ, chưa được cập nhật thường xuyên, thay đổi liên tục, nhiều khi nghiên cứu vận dụng chưa đúng.
  • 48. 37 Chương 4: KIỂM CHỨNG NGUYÊN NHÂN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 4.1. Kết quả nghiên cứu đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại bệnh viện Từ Dũ 4.1.1. Thống kê mô tả Tác giả sử dụng bảng câu hỏi khảo sát để thu thập mẫu số liệu. Kết thúc quá trình khảo sát, loại bỏ các phiếu trả lời không hợp lệ vì thiếu một số thông tin quan trọng trên bảng khảo sát còn lại 163 phiếu được tổng hợp và phân tích bằng phương pháp định lượng. Thông tin cụ thể được trình bày trong bảng sau: Bảng 4.1: Bảng tổng hợp thông tin khảo sát Nhân tố Đặc điểm Tỷ lệ % Tần số Giới tính Nam 57 93 Nữ 43 70 Tổng 100% 163 Trình độ học vấn Trung cấp 31.8 52 Cao đẳng 14.4 23 Đại học 25.6 42 Sau đại học 28.2 46 Tổng 100% 163 Độ tuổi Dưới 30 tuổi 41.03 67 Từ 30 đến 40 tuổi 21.54 35 Từ 40 đến 50 tuổi 15.38 25 Từ 50 tuổi trở lên 22.05 36 Tổng 100% 163 Trong 163 phiếu khảo sát thì:
  • 49. 38  Xét theo bảng tổng hợp khảo sát thì về giới tính là tương đối với tỷ lệ nữ chiếm 43%, nam chiếm 57%  Theo thông tin về trình độ học vấn thì bậc trên đại học chiếm 28.2%, bậc đại học 25.6%, Cao đẳng 14.4%, Trung cấp 31.8%  Nhân viên có độ tuổi dưới 30 tuổi chiếm 41.03%, nhóm Từ 30 đến 40 tuổi chiếm 21.54%, nhóm Từ 40 đến 50 tuổi chiếm 15.38%, cuối cùng là nhóm Từ 50 tuổi trở lên chiếm 22.05%. Theo thông tin mẫu khảo sát tác giả nhận thấy tổng thể mẫu từng nhóm theo đặc điểm cá nhân đều đủ lớn để phân tích thống kê vì chiếm tỷ lệ đáng kể . 4.1.2. Kiểm định độ tin cậy thang đo Độ tin cậy thang đo được kiểm định với kết quả như sau: Bảng 4.2 Bảng kết quả phân tích Cronbach’s Alpha Nhân tố Biến quan sát Trung bình thang đo nếu loại biến Phương sai thang đo nếu loại biến Tương quan Trung bình thang đo nếu loại biến Môi trường kiểm soát MTKS1 16.8098 7.513 .507 .782 MTKS2 16.9018 7.595 .543 .772 MTKS3 16.8221 8.184 .494 .782 MTKS4 16.8160 6.484 .740 .719 MTKS5 16.6871 8.513 .498 .783 MTKS6 16.8834 7.573 .569 .766 Hệ số Cronbach Alpha của nhân tố: 0.800 Đánh giá rủi ro DGRR1 9.4233 7.493 .651 .796 DGRR2 9.4479 6.446 .753 .748 DGRR3 9.2638 7.529 .633 .804 DGRR4 9.2638 7.911 .627 .807 Hệ số Cronbach Alpha của nhân tố: 0.834 Hoạt động HDKS1 15.6871 5.105 .476 .795
  • 50. 39 kiểm soát HDKS2 15.7117 4.540 .641 .746 HDKS3 15.5153 4.696 .606 .757 HDKS4 15.5153 4.004 .692 .727 HDKS5 15.3129 5.043 .518 .783 Hệ số Cronbach Alpha của nhân tố: 0.802 Thông tin và truyền thông TT1 19.7362 8.504 .814 .790 TT2 19.7607 9.010 .502 .842 TT3 19.7239 8.004 .616 .823 TT4 19.5215 8.461 .684 .808 TT5 19.6258 8.248 .635 .817 TT6 19.6994 9.026 .557 .831 Hệ số Cronbach Alpha của nhân tố: 0.845 Giám sát GS1 9.8773 3.540 .518 .756 GS2 10.0000 3.222 .614 .708 GS3 9.9816 3.512 .565 .734 GS4 9.9141 2.869 .643 .693 Hệ số Cronbach Alpha của nhân tố: 0.778 Hiệu quả KSNB về công tác thu HQKSNBCTT1 14.2515 2.671 .520 .769 HQKSNBCTT2 14.3313 2.371 .662 .723 HQKSNBCTT3 14.3988 2.476 .595 .745 HQKSNBCTT4 14.3865 2.560 .557 .758 HQKSNBCTT5 14.2883 2.614 .523 .768 Hệ số Cronbach Alpha của nhân tố: 0.792 Với hệ số Cronbach’s Alpha theo bảng kết quả phân tích, các nhân tố đều lớn hơn 0.6 cho thấy đều có ý nghĩa thống kê. Cụ thể như sau:  Môi trường kiểm soát với hệ số Cronbach’s Alpha là 0.800 và hệ số tương quan biến tổng 0.498 – 0.740 cho thấy các biến thành phần có mối quan hệ rất chặt chẽ.
  • 51. 40  Nhân tố đánh giá rủi ro có hệ số Cronbach’s Alpha là 0.834 và hệ số tương quan biến tổng ở mức cho phép 0.627– 0.753.  Hoạt động kiểm soát với Cronbach’s Alpha 0.802 và hệ số tương quan biến tổng từ 0.476 – 0.692 nên các biến sẽ được giữ lại.  Thông tin và truyền thông với hệ số Cronbach’s Alpha có giá trị 0.845 và hệ số tương quan tổng 0.502 – 0.814.  Giám sát có hệ số Cronbach’s Alpha là 0.778 với các hệ số tương quan tổng 0.518 – 0.643.  Hiệu quả công tác thu cũng có hệ số Cronbach’s Alpha khá cao 0.792, các biến quan sát thành phần cũng có hệ số tương quan tổng khá tốt 0.520 – 0.662. Như vậy, sau khi đánh giá độ tin cậy thang đo thì mô hình bao gồm 6 nhân tố là: Môi trường kiểm soát, Đánh giá rủi ro, Hoạt động kiểm soát, Thông tin và truyền thông, Giám sát, Hiệu quả KSNB về công tác thu. Các nhân tố này sẽ được đưa vào phân tích nhân tố khám phá EFA. 4.1.3. Kiểm định thang đo thông qua phân tích nhân tố khám phá EFA Phân tích nhân tố khám phá (EFA) cho 5 biến độc lập: Mô hình sau khi đánh giá độ tin cậy gồm 5 biến độc lập là: Môi trường kiểm soát, Đánh giá rủi ro, Hoạt động kiểm soát, Thông tin và truyền thông, Giám sát với 25 biến quan sát có ý nghĩa về mặt thống kê. Các biến độc lập này sẽ tiếp tục được đưa vào kiểm định thang đo thông qua phân tích nhân tố khám phá EFA. Phân tích EFA cho 5 biến độc lập được thực hiện với giả thuyết H0: Các biến quan sát không có sự tương quan nhau trong tổng thể. Kết quả phân tích thu được tóm tắt như sau: Kết quả xoay nhân tố lần 1 loại biến TT2 vì vi phạm điều kiện về hệ số tải nhân tố (<0.5) Kết quả xoay nhân tố lần 2:  Kiểm định Barlett: Sig = 0.000 < 5%: Bác bỏ giả thuyết H0, các biến quan sát trong phân tích EFA có tương quan với nhau trong tổng thể.
  • 52. 41  Hệ số KMO = 0.708 > 0.5: phân tích nhân tố là cần thiết cho dữ liệu.  Có 5 nhân tố được rút trích từ phân tích EFA với:  Giá trị EigenValues của các nhân tố đều > 1: đạt yêu cầu.  Giá trị tổng phương sai trích = 59.606 % (> 50%): phân tích nhân tố khám phá đạt yêu cầu. Như vậy, 5 nhân tố được rút trích này giải thích cho 59.606 % biến thiên của dữ liệu.  Khác biệt về hệ số tải nhân tố của các biến quan sát giữa các nhân tố đều > 0.3 cho thấy các nhân tố có giá trị phân biệt cao. Bảng 4.3 Bảng kết quả phân tích EFA các biến độc lập Biến quan sát Nhân tố Tên nhân tố 1 2 3 4 5 TT1 .839 Thông tin và truyền thông TT3 .823 TT4 .792 TT5 .782 TT6 .685 MTKS1 .851 Môi trường kiểm soát MTKS2 .728 MTKS3 .689 MTKS4 .667 MTKS5 .655 MTKS6 .627 HDKS1 .830 Hoạt động kiểm soát HDKS2 .790 HDKS3 .769