SlideShare a Scribd company logo
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH


BÙI THỊ KIM THÚY
CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TÍNH KỊP THỜI BÁO CÁO
TÀI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY CÓ VỐNĐẦU TƯ NƯỚC
NGOÀI NIÊM YẾT TRÊN SÀN GIAODỊCH HOSE
Tham khảo thêm tài liệu tại Luanvanpanda.com
Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận,Báo Cáo
Khoá Luận, Luận Văn
ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ 0932.091.562
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
TP. Hồ Chí Minh – Năm 2022
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH


BÙI THỊ KIM THÚY
CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TÍNH KỊP THỜI
BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY CÓ VỐN
ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI NIÊM YẾT TRÊN SÀN GIAO
DỊCH HOSE
Chuyên ngành: Kế Toán
Mã : 8340301
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học
Ts. Lê Thị Mỹ Hạnh
TP. Hồ Chí Minh – Năm 2022
LỜI CAM ĐOAN
Kính thưa quý thầy cô, tôi tên Bùi Thị Kim Thúy, học viên cao học khóa 26 –
Chuyên ngành Kế toán – Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh. Tôi xin cam
đoan luận văn Thạc sĩ với đề tài “Các nhân tố tác động đến tính kịp thời Báo cáo
tài chính của các công ty có vốn đầu tư nước ngoài niêm yết trên sàn giao dịch
HOSE” là kết quả của quá trình nghiên cứu độc lập của cá nhân tôi dưới sự hướng
dẫn của TS. Lê Thị Mỹ Hạnh. Các số liệu trong bài luận văn là do chính tác giải thu
thập, thống kê và xử lý một cách trung thực, trích dẫn nguồn rõ ràng. Kết quả của
bài nghiên cứu này là trung thực và chưa từng được công bố ở bất kỳ công trình
nghiên cứu khác.
Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm với lời cam đoan trên.
TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2019
Học viên
Bùi Thị Kim Thúy
Mục lục
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục chữ viết tắt
Danh mục bảng biểu
Danh muc hình vẽ
PHẦN MỞ ĐẦU ....................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................................. 1
2. Mục tiêu nghiên cứu........................................................................................................... 2
3. Câu hỏi nghiên cứu.............................................................................................................. 3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 3
4.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................................... 3
4.2. Phạm vi nghiên cứu....................................................................................................... 3
5. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................................... 3
6. Những đóng góp mới của luận văn....................................................................................... 4
7. Kết cấu của đề tài................................................................................................................ 4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN....................................... 5
1.1. Các nghiên cứu công bố ở nước ngoài.......................................................................... 5
1.2 Các nghiên cứu công bố ở trong nước............................................................................. 7
1.3 .Nhận xét tổng quan nghiên cứu và xác định khe hổng nghiên cứu................................... 9
1.3.1. Nhận xét tổng quan nghiên cứu.................................................................................. 9
1.3.2. Xác định khe hổng nghiên cứu ................................................................................. 13
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1......................................................................................................... 14
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ......................................................................................... 15
2.1. Tổng quan về tính kịp thời BCTC.................................................................................... 15
2.1.1 Khái niệm về BCTC................................................................................................... 15
2.1.2 Tính kịp thời BCTC ................................................................................................... 15
2.1.3. Các văn bản pháp lý liên quan đến công bố thông tin tại các công ty niêm yết .... 15
2.2. Lý thuyết nền có liên quan............................................................................................... 17
2.2.1 Lý thuyết ủy nhiệm..................................................................................................... 17
2.2.2 Lý thuyết về cơ cấu vốn ............................................................................................. 17
2.2.3 Lý thuyết thông tin bất cân xứng............................................................................... 18
2.2.4 Lý thuyết các bên liên quan....................................................................................... 19
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2......................................................................................................... 21
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................................................................... 22
3.1. Quy trình nghiên cứu ......................................................................................................22
3.2. Phương pháp nghiên cứu................................................................................................23
3.3. Giả thuyết và mô hình nghiên cứu.................................................................................23
3.3.1. Các giả thuyết nghiên cứu .......................................................................................23
3.3.1.1. Tỷ lệ quyền sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài...............................................23
3.3.1.2. Lợi nhuận kinh doanh......................................................................................24
3.3.13. Loại công ty kiểm toán.......................................................................................25
3.3.1.4. Đòn bẩy tài chính..............................................................................................25
3.3.2. Mô hình nghiên cứu..................................................................................................25
3.4. Đo lường các biến trong mô hình nghiên cứu................................................................27
3.4.1. Đối với biến phụ thuộc.................................................................................................27
3.4.2. Đối với biến độc lập.................................................................................................28
3.5. Mẫu nghiên cứu và và phương pháp thu thập số liệu ....................................................30
3.6. Quy trình phân tích dữ liệu.............................................................................................31
3.6.1. Phân tích thống kê mô tả .........................................................................................31
3.6.2. Phân tích tương quan...............................................................................................31
3.6.3. Phân tích hồi quy .....................................................................................................32
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ........................................................................................................34
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...............................................................................35
4.1. Thực trạng về vi phạm chậm công bố thông tin của các công ty niêm yết trên sàn giao
dịch HOSE hiện nay...............................................................................................................35
4.2. Thực trạng về tính kịp thời BCTC của các công ty có vốn đầu tư nước ngoài niêm yết
trên sàn giao dịch HOSE trong năm 2016-2017...................................................................36
4.3. Phân tích thống kê mô tả ................................................................................................38
4.3.1. Mô tả các biến trong mô hình...................................................................................38
4.3.2. Thống kê các biến trong mô hình ............................................................................39
4.4. Phân tích tương quan,phân tích hồi quy ........................................................................40
4.4.1. Phân tích tương quan..............................................................................................40
4.4.2. Phân tích hồi quy .....................................................................................................41
4.5. Kiểm định các giả định của mô hình..............................................................................42
4.5.1. Kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến.........................................................................42
4.5.2. Kiểm tra hiện tượng tự tương quan
4.5.3. Kiểm tra hiện tượng phương sai sai số thay đổi.......................................................44
4.6. Bàn luận kết quả nghiên cứu ..........................................................................................45
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ........................................................................................................47
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................................48
5.1 Kết luận............................................................................................................................. 48
5.2. Kiến nghị.......................................................................................................................... 48
5.2.1. Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài................................................................... 49
5.2.2. Lợi nhuận kinh doanh............................................................................................... 49
5.2.3. Loại công ty kiểm toán ............................................................................................. 50
5.2.4. Đòn bẩy tài chính .................................................................................................... 51
5.2.5. Các kiến nghị khác ................................................................................................... 51
5.2.5.1 Kiến nghị đối với các cơ quan quản lý............................................................... 51
5.2.5.2 Kiến nghị đối với nhà đầu tư.............................................................................. 52
5.3 Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài.......................................................... 53
KẾT LUẬN CHƯƠNG 5..................................................................................................... 54
Tài liệu tham khảo
Phụ lục 01: Danh sách các công ty trong mẫu nghiên cứu
Phụ lục 02: Dữ liệu chạy mô hình
Phụ lục 03: Danh sách các công ty vi phạm công bố thông tin năm 2018
Danh mục các từ viết tắt.
BCTC Báo cáo tài chính
BCTN Báo cáo thường niên
HOSE Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ
Chí Minh.
TTCK Thị trường chứng khoán.
Danh mục các bảng biểu
Bảng 1.1: Tổng hợp các nghiên cứu trước có liên quan đến đề tài............................10
Bảng 3.1: Mô tả và đo lường các biến độc lập trong mô hình.................................. 30
Bảng 4.1 . Danh sách vi phạm công bố thông tin trong năm 2018........................... 35
Bảng 4.2. Thực trạng trung bình số ngày từ ngày kết thúc niên độ đến ngày ký báo
cáo kiểm toán giữa các ngành.................................................................................... 36
Bảng 4.3. Các chỉ tiêu cụ thể của từng ngành...........................................................37
Bảng 4.4. Thống kê các biến định lượng...................................................................39
Bảng 4.5. Thống kê biến định tính CTKT.................................................................40
Bảng 4.6. Ma trận hệ số tương quan giữa các biến................................................... 41
Bảng 4.7. Bảng mô hình các nhân tố tác động ngẫu nhiên REM .............................42
Bảng 4.8 Bảng hệ số phóng đại phương sai VIF.......................................................43
Bảng 4.9. Bảng giá trị kiểm định phương sai sai số thay đổi ....................................44
Bảng 4.10. Mô hình REM sau khi khắc phục hiện tượng phương sai thay
đổi................................................................................................................................44
Bảng 5.1. Tổng hợp mức độ tác động của các nhân tố đến tính kịp thời BCTC của
các công ty có vốn nước ngoài niêm yết trên TTCK TP. Hồ Chí Min..................... 48
Danh mục các hình vẽ
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu tổng quát.................................................................24
Hình 3.2: Mô hình nghiên cứu.................................................................................. 28
Phần tóm tắt
Tiêu đề: Các nhân tố tác động đến tính kịp thời BCTC các công ty có vốn đầu tư nước
ngoài niêm yết trên sàn giao dịch HOSE
Tóm tắt
Lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu: Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào nước ta
đã gia tăng đáng kề từ năm 1988 đến nay, tuy nhiên hiện nay trên thị trường chứng
khoán vẫn có tình trạng các công ty có vốn đầu tư nước ngoài vi phạm về chậm công
bố thông tin BCTC, do đó một công trình nghiên cứu định lượng nhằm xác định các
nhân tố tác động đến tính kịp thời BCTC của các công ty có vốn đầu tư nước ngoài là
cần thiết.
Mục tiêu nghiên cứu: Các nghiên cứu trước đây chỉ nghiên cứu các nhân tố tác động
đến BCTC đối với các công ty niêm yết nói chung mà chưa đề cập riêng đến các công
ty có vốn đầu tư nước ngoài, do đó nghiên cứu này nhằm xác định và đo lường các
nhân tố tác động đến tính kịp thời BCTC các công ty có vốn đầu tư nước ngoài niêm
yết trên sàn giao dịch HOSE, từ đó đưa ra một số kiến nghị nhằm góp phần nâng cao
tính kịp thời BCTC của các công ty này.
Phương pháp nghiên cứu : nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng với
phân tích hồi quy đa biến nhằm kiểm tra chiều hướng, mức độ tác động cùa các nhân tố
đến tính kịp thời BCTC các công ty có vốn đầu tư nước ngoài.
Kết quả nghiên cứu: Kết quả phân tích hồi qui cho thấy khi tỷ lệ quyền sở hửu của nhà
đầu tư nước ngoài trong doanh nghiệp càng cao thì tính kịp thời BCTC càng cao, khi
lợi nhuận kinh doanh càng lớn thì tính kịp thời BCTC càng cao, ngược lại khi đòn bẩy
của doanh nghiệp càng cao thì tính kịp thời BCTC càng thấp, và loại công ty kiểm toán
cũng là một nhân tố tác động đến tính kịp thời BCTC.
Kết luận: nghiên cứu này góp phần xác định và đo lường mức độ tác động của các nhân
tố ảnh hưởng đến tính kịp thời BCTC của các công ty có vốn đầu tư nước ngoài niêm
yết trên sàn giao dịch HOSE, đồng thời đưa ra một số kiến nghị với hy vọng góp phần
nâng cao được tính kịp thời BCTC đối với các công ty có vốn đầu tư nước ngoài.
Từ khóa: tính kịp thời BCTC, độ trễ báo cáo kiềm toán , chất lượng BCTC.
Title: Factors affecting the timeliness of financial statements of foreign-invested
companies listed on HOSE
Abstract
Reasons for writing: Foreign direct investment capital into our country has increased
significantly since 1988, however, there is still a situation of companies having Foreign
direct investment capital in the stock market violate the regulations on slowing down the
disclosure of financial statements, so a quantitative research project to determine the
factors affecting the timeliness of financial statements of foreign invested companies is
necessary.
Problem: Previous studies only studied the factors affecting financial statements for listed
companies in general but did not mention specifically to foreign-invested companies, so
this study in order to identify and measure the factors affecting the timeliness of financial
statements of foreign-invested companies listed on the HOSE, from there to make some
recommendations to contribute to improving timeliness financial statements of these
companies.
Research method: research using quantitative research method with multivariate regression
analysis to check the trend, the extent of impact of factors on the timeliness of financial
statements of foreign invested companies .
Research results: The results of regression analysis show that the higher the ownership
ratio of foreign investors in enterprises, the higher the timeliness of financial statements,
the greater the profitability of the business, the higher the financial statements, the higher
the company's leverage is, the lower the timeliness of the financial statements, and the type
of audit firm is also a factor affecting the timeliness of the financial statements.
Conclusions: this study contributes to identifying and measuring the impact of factors
affecting the timeliness of financial statements of foreign-invested companies listed on
HOSE, at the same time, I proposed some recommendations in order to contribute to
improving the timeliness of financial statements for foreign-invested companies.
Keywords: Timeliness of financial statements, latency reporting on accounting, financial
statement quality.
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài bắt đầu vào Việt Nam từ năm 1988, sau
khi cải cách kinh tế được thực hiện năm 1986, bước ngoặt này đã được coi là thành
tựu của quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch tập trung sang nền kinh tế thị
trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, từ đó đến nay dòng vốn FDI hàng năm
vào Việt Nam đã tăng lên đáng kể. Theo số liệu của Cục đầu tư nước ngoài thuộc
Bộ kế hoạch và đầu tư, tổng vốn đăng ký đầu tư trực tiếp nước ngoài năm 1988 là
0,342 tỷ đô la,và tính đến ngày 20/12/2016 tổng số vốn đăng ký đạt hơn 293,25 tỷ
đô la, trong đó dẫn đầu là Thành Phố Hồ Chí Minh với tổng số vốn đăng ký hơn
44,82 tỷ đô la, chiếm 15,3% tổng nguồn vốn đăng ký FDI của cả nước,tiếp theo là
tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu với 26,96 tỷ đô la, chiếm 9,2 % tổng nguồn vốn đăng ký trên
cả nước, xếp thứ ba là tỉnh Bình Dương với tổng số vốn đăng ký là 26,86 tỷ đô la
chiếm 9,1% tổng nguồn vốn FDI đăng ký của cả nước.( Cục đầu tư nước ngoài,
2016), tình hình hoạt động cũng như tình hình tài chính của các doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài không những được cơ quan nhà nước mà ngày càng được
các nhà đầu tư quan tâm.
BCTC cung cấp thông tin toàn diện nhất về kết quả kinh doanh, tình hình tài
chính, cũng như các luồng tiền của doanh nghiệp cho những đối tượng quan tâm kể
cả bên trong và bên ngoài doanh nghiệp ( Luật kế toán năm 2015, điều 29) , đặc biệt
là các nhà đầu tư thông qua BCTC do doanh nghiệp cung cấp sẽ có thể nhận định,
phân tích và quyết định chọn lựa đầu tư sao cho có hiệu quả. Tuy nhiên, các thông
tin này chỉ hữu ích khi nó được phản ánh đúng thực chất tình hình doanh nghiệp và
được cập nhật một cách kịp thời. Nó được cho rằng, khi thời gian thực hiện báo cáo
kiểm toán tăng thì tính hữu ích của các thông tin được công bố trong BCTN của
công ty sẽ giảm. Sự chậm trễ trong việc công bố các BCTC được kiểm toán không
2
những ảnh hưởng đến tính hữu ích của thông tin mà có thể ảnh hưởng đến độ tin
cậy và sự thích hợp của các thông tin. Do đó, bên cạnh các yêu cầu về tính chính
xác, đầy đủ cũng như yêu cầu về độ trung thực thì kịp thời cũng là một đặc tính
quan trọng của thông tin kế toán và là một trong những yếu tố cơ bản góp phần tạo
nên tính minh bạch của thông tin BCTC ( Luật kế toán 2015, điều15).
Thực tế, theo số liệu về danh sách các công ty niêm yết vi phạm về công bố thông
tin trên sàn giao dịch HOSE năm 2018 cho thấy các doanh nghiệp niêm yết có vốn
đầu tư nước ngoài hiện nay vi phạm về chậm công bố thông tin BCTC khá nhìu,
thậm chí có doanh nghiệp vi phạm nhiều lần trong năm, như đối với công ty cổ
phần xuất nhập khẩu An Giang, trong năm 2018 đã vi phạm về chậm công bố thông
tin BCTC chín lần.(http:www.hsx.vn - đính kèm phụ lục 03). Sự công bố chậm này
sẽ ảnh hưởng lớn đến quyết định của nhà đầu tư.Chính vì thế, cần có các chính sách,
biện pháp nâng cao tính kịp thời BCTC. Để có cơ sở cho việc đề xuất các kiến nghị,
giải pháp thì cần thiết phải xác định các nhân tố và mức độ tác động của từng nhân
tố, qua đó xác định được nhân tố ảnh hưởng trọng tâm.
Ngoài ra, tại Việt Nam hiện có khá nhiều nghiên cứu về tính kịp thời BCTC, tuy
nhiên các nghiên cứu về tính kịp thời BCTC của các công ty có vốn đầu tư nước
ngoài còn hạn chế. Xuất phát từ những lý do trên, tác giả đã chọn đề tài :“Các nhân
tố tác động đến tính kịp thời báo cáo tài chính các công ty có vốn đầu tư nước
ngoài niêm yết trên sàn giao dịch HOSE” để làm đề tài nghiên cứu trong luận văn
này.
2. Mục tiêu nghiên cứu.
Mục tiêu chung của nghiên cứu nhằm xác định các nhân tố tác động đến tính kịp
thời BCTC của các công ty có vốn đầu tư nước ngoài niêm yết trên sàn giao dịch
HOSE.
Trên cơ sở mục tiêu chung, tác giả xác định các mục tiêu cụ thể của đề tài như
sau:
3
- Xác định các nhân tố tác động đến tính kịp thời BCTC các công ty có vốn đầu tư
nước ngoài niêm yết trên sàn giao dịch HOSE.
- Mức độ tác động của các nhân tố xác định được đến tính kịp thời BCTC các
công ty có vốn đầu tư nước ngoài niêm yết trên sàn giao dịch HOSE .
3. Câu hỏi nghiên cứu.
Từ các mục tiêu nêu trên, tác giả đưa ra hai câu hỏi nghiên cứu như sau:
- Tính kịp thời BCTC các công ty có vốn đầu tư nước ngoài niêm yết trên sàn
giao dịch HOSE bị tác động bởi các nhân tố nào?
- Mức độ tác động đến tính kịp thời BCTC các công ty có vốn đầu tư nước ngoài
niêm yết trên sàn giao dịch HOSE của các nhân tố đó như thế nào?
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tính kịp thời BCTC các công ty có vốn đầu
tư nước ngoài niêm yết trên sàn giao dịch HOSE.
4.2. Phạm vi nghiên cứu.
- Phạm vi về không gian nghiên cứu: Tác giả chỉ nghiên cứu các công ty có vốn
đầu tư nước ngoài niêm yết trên sàn giao dịch HOSE. Số liệu tác giả chọn để khảo
sát được lấy từ BCTC và BCTN đã được kiểm toán. Thời gian nghiên cứu các số
liệu trong giai đoạn 2 năm từ năm 2016 đến năm 2017.
- Phạm vi về thời gian nghiên cứu: luận văn thực hiện từ tháng 4/2018 đến tháng
12/2018.
5. Phương pháp nghiên cứu.
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu và trả lời các câu hỏi nghiên cứu đặt ra,
luận văn được thực hiện dựa trên phương pháp nghiên cứu định lượng.
- Phương pháp nghiên cứu định lượng: : bắt đầu từ lý thuyết nền về vấn đề
nghiên cứu và các nghiên cứu trước có liên quan, xây dựng các giả thuyết làm cơ
sở đề xuất mô hình nghiên cứu các nhân tố tác động tính kịp thời BCTC các công
4
ty có vốn đầu tư nước ngoài niêm yết trên sàn giao dịch HOSE, sau đó tiến hành
kiểm tra các giả thuyết đã xây dựng thông qua các số liệu thu thập được. Nguồn tài
liệu là dữ liệu thứ cấp do tác giả thu thập dựa vào các BCTN, BCTC của các công
ty có vốn đầu tư nước ngoài niêm yết đã được công bố trên sàn giao dịch HOSE.
6. Những đóng góp mới của luận văn
Luận văn đã phân tích các nhân tố tác động đến tính kịp thời BCTC các
công ty có vốn đầu tư nước ngoài niêm yết trên sàn giao dịch HOSE thông qua
thông tin trình bày trên BCTN, BCTC .Từ đó đưa ra những kiến nghị gợi ý nhằm
cải thiện tính kịp thời BCTC. Tính kịp thời là một trong những yếu tố then chốt
tạo nên chất lượng của BCTC. BCTC có chất lượng sẽ giúp nhà đầu tư có cái
nhìn toàn diện về bức tranh tài chính, tình hình kinh doanh của doanh nghiệp để
đưa ra các quyết định đầu tư phù hợp.
7. Kết cấu của đề tài.
Ngoài phần mở đầu, luận văn có kết cấu gồm 5 chương như sau:
Chương 1: Tổng quan các nghiên cứu có liên quan
Chương 2: Cơ sở lý thuyết
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu
Chương 5: Kết luận và kến nghị.
5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN
1.1. Các nghiên cứu công bố ở nước ngoài.
Trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu về tính kịp thời BCTC, theo trình tự
thời gian, tác giả lược khảo lại một số nghiên cứu như sau:
Đầu tiên là nghiên cứu của Rowland K. và cộng sự vào năm 1989 với nghiên cứu
“Timeliness of financial reporting, the firm size effect, and stock price reactions to
annual earnings announcements”. Theo nghiên cứu này, tính kịp thời BCTC là mối
quan tâm của nhiều đối tượng sử dụng thông tin và các tác giả nhận định rằng tính
hữu ích của báo cáo có thể liên quan nghịch với sự chậm trễ báo cáo (công bố
BCTC chậm hơn nhưng đầy đủ thông tin hơn). Các công ty lớn thường công bố thu
nhập tương đối sớm, các công ty nhỏ hơn thường công bố thu nhập trễ hơn nên .
Phương pháp sử dụng trong nghiên cứu là phương pháp hồi quy đa biến để phân
tích mối quan hệ giữa tính kịp thời việc công bố thu nhập hàng năm với quy mô
doanh nghiệp. Kết quả của nghiên cứu khẳng định rằng quy mô doanh nghiệp có tác
động cùng chiều với tính kịp thời BCTC.
Một nghiên cứu của Afify vào năm 2009 với tiêu đề “Determinants of audit
report lag does implementing corporate governance have any impact? Empirical
evidence from Egypt”. Nghiên cứu được thực hiện nhằm giải quyết ba mục đích
chính: thứ nhất, để xem xét về độ trễ báo cáo kiểm toán (ARL) và các yếu tố quyết
định của nó; thứ hai, để đo lường mức độ ARL ở một nước đang phát triển, cụ thể là
ở Ai Cập; và thứ ba, để kiểm tra thực nghiệm tác động của các đặc điểm quản trị
doanh nghiệp (CG) đối với ARL ở Ai Cập. Kích thước mẫu của nghiên cứu này là
85 công ty niêm yết tại Ai Cập. Độ trễ của các báo cáo kiểm toán ở các công ty
được chọn khảo sát này dao động từ 19 ngày đến 115 ngày và trung bình đạt giá trị
60 ngày. Nghiên cứu sử dụng phương pháp hồi quy đa biến để kiểm định mức độ
tác động của các nhân tố như quy mô của hội đồng quản trị, tỷ lệ thành viên độc lập
của hội đồng quản trị, ngành công nghiệp, loại kiểm toán và lợi nhuận kinh doanh
6
đến độ trễ của báo cáo kiểm toán.Sử dụng phương pháp phân tích hồi quy , kết quả
cho thấy sự tập trung quyền sở hữu, loại kiểm toán có ảnh hưởng không đáng kể
đến ARL. Ba biến kiểm soát là quy mô doanh nghiệp, ngành công nghiệp và lợi
nhuận kinh doanh ảnh hưởng đáng kể đến ARL.
Một nghiên cứu khác của Ash Turel được thực hiện tại Thổ Nhĩ Kỳ vào năm
2010 với tên đề tài “Timeliness of financial reporting in emerging capital market:
Evidence from Turkey”. Nghiên cứu này điều tra các nhân tố thuộc về công ty và
nhân tố thuộc về kiềm toán ảnh hường đến tính kịp thời BCTC của các công ty niêm
yết tại Thổ Nhĩ Kỳ. Quá trình nghiên cứu được thực hiện bằng cách: trước tiên, tác
giả xác định độ trễ của báo cáo và sau đó sử dụng hồi quy đa biến để phân tích mức
độ tác động của các yếu tố đến độ trễ của báo cáo. Mẫu của nghiên cứu là 211 công
ty niêm yết ở Thổ Nhĩ Kỳ ,chiếm khoảng 66% số lượng công ty niêm yết trên thị
trường. Kết quả nghiên cứu cho thấy nhân tố kiểm toán viên , loại ý kiến kiểm toán
,thu nhập và ngành công nghiệp có tác động đến tính kịp thời BCTC.
Kế đến, vào năm 2011, Wafa Al-Ghanem và Mohamed đã thực hiện một
nghiên cứu với tên “An Empirical Analysis of Audit Delays and Timeliness of
Corporate Financial Reporting in Kuwait”. Nghiên cứu này phân tích các yếu tố
ảnh hưởng đến sự chậm trễ trong việc ký báo cáo kiểm toán. Chậm trễ trong báo
cáo kiểm toán được tính bằng số ngày trôi qua từ cuối năm tài chính cho đến ngày
báo cáo kiểm toán được ký . Nghiên cứu này tập trung vào 149 và 177 công ty niêm
yết ở Kuwait trong năm 2006 và 2007. Kết quả phân tích hồi quy đa biến cho thấy
thời gian kiểm toán trung bình là 57 ngày cho năm 2006, và 62 ngày cho năm 2007
và chỉ duy nhất có biến quy mô của công ty là biến có tương quan nghịch với độ trễ
kiểm toán cho cả hai năm 2006 và 2007. Biến thanh khoản và tỷ lệ nợ chỉ ảnh
hưởng đến độ trễ cho năm 2006, biến loại kiểm toán chỉ ảnh hưởng đến độ trễ cho
năm 2007.
Vào năm 2013, Mouna và J. Anis đã có nghiên cứu với tên gọi “Financial
Reporting Delay and Investors Behavior: Evidence from Tunisia”. Nghiên cứu này
nghiên mối quan hệ giữa độ trễ của BCTC với cấu trúc quyền sở hữu , quy mô công
7
ty, đòn bẩy tài chính, lợi nhuận kinh doanh của các công ty niêm yết ở Tunisia
trong năm 2009.Cở mẫu nghiên cứu là 33 công ty, không bao gồm các công ty tài
chính. Sử dụng phân tích hồi quy đa biến, kết quả nghiên cứu chứng tỏ độ trễ của
BCTC các công ty niêm yết tại Tunisian trung bình là 150 ngày, độ lệch chuẩn
24,51 ngày, tính kịp thời việc công bố thông tin BCTC cho công chúng bị tác dộng
bởi các nhân tố là cấu trúc quyền sở hữu và lợi nhuận.
Gần đây nhất là nghiên cứu của Aldaoud và Khaldoon Ahmad Mohammad vào năm
2015 với tiêu đề “The influence of corporate governance and ownership
concentration on the timeliness of financial reporting in Jordan”. Nghiên cứu này
nghiên cứu các cơ chế quản trị doanh nghiệp và các thuộc tính của công ty tác động
đến tính kịp thời các BCTC ở các công ty niêm yết tại Jordan như thế nào.Tính kịp
thời được đo bằng độ trễ báo cáo kiểm toán (ARL), độ trễ báo cáo quản lý (MRL)
và tổng độ trễ báo cáo (TRL). Cở mẫu của nghiên cứu là 114 công ty niêm yết ở
Amman từ năm 2009 đến năm 2012 . Nghiên cứu cho thấy rằng các công ty trung
bình mất hơn ba tháng để phát hành BCTC của họ. Phân tích hồi quy được sử dụng
để kiểm tra chiều hướng tác động của các nhân tố. Kết quả cho thấy sự độc lập của
hội đồng quản trị, sự hiện diện của ủy ban kiểm toán, ý kiến của kiểm toán viên và
quyền sở hữu liên quan đáng kể với ARL. Quy mô hội đồng quản trị, sự hiện diện
của ủy ban kiểm toán, ý kiến của kiểm toán viên, quyền sở hữu có liên quan đến
MRL. Đối với mô hình TRL, kết quả cũng chỉ ra rằng tính độc lập, quy mô của hội
đồng quản trị có liên quan đến tổng độ trễ báo cáo. Ngoài ra, nghiên cứu cũng cho
thấy lợi nhuận của công ty, đòn bẩy và loại ngành có liên quan đến kịp thời của
BCTC.
1.2. Các nghiên cứu công bố ở trong nước.
Tính kịp thời BCTC cũng đã được một số tác giả trong nước quan tâm, tác giả
lược khảo một số nghiên cứu như sau:
Đầu tiên là nghiên cứu của tác giả Nguyễn An Nhiên (2013) với đề tài “Các nhân
tố tác động đến tính kịp thời BCTC các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Việt
8
Nam” luận văn trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh. Nghiên cứu này đã cung
cấp thêm các nhân tố tác động đến tính kịp thời BCTC các công ty niêm ở Việt
Nam, đưa ra các kiến nghị nhằm cải thiện tính kịp thời BCTC ở các công ty này.
Mẫu nghiên cứu là 173 công ty niêm yết trong năm 2012,nghiên cứu sử dụng
phương pháp nghiên cứu định lượng Kết quả nghiên cứu cho thấy tính kịp thời
BCTC các công ty niêm yết ở Việt Nam chịu tác động bởi các nhân tố như: loại
BCTC, loại ý kiến kiểm toán, tỷ số ROE.
Cũng trong năm 2013, tác giả Đặng Đình Tân đã có bài viết “Một số nhân tố ảnh
hưởng đến tính kịp thời BCTC của các công ty niêm yết tại Việt Nam” đăng trên Tạp
Chí công nghệ Ngân hàn. Nghiên cứu này thực hiện nhằm giải quyết mục tiêu là
phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tính kịp thời BCTC và đưa ra các giải pháp góp
phần cải thiện tính kịp thời BCTC tại các công ty niêm yết ở Việt Nam. Cở mẫu của
nghiên cứu là 120 công ty niêm yết trong năm 2010 và năm 2011, kết quả nghiên
cứu cho thấy tính kịp thời BCTC bị ảnh hưởng bởi loại BCTC ( riêng lẻ hay hợp
nhất); loại kiểm toán ( thuộc Big 4 hay không thuộc Big 4) không ảnh hưởng đến
tính kịp thời BCTC
Một nghiên cứu khác được thực hiện trong năm 2015 là nghiên cứu của tác giả
Nguyễn Phi Trinh với tên gọi “Nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố thuộc về
quản trị công ty đến tính kịp thời BCTC của các công ty niêm yết tại Sở Giao dịch
Chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh” luận văn trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí
Minh. Nghiên cứu này trình bày những lý luận cơ bản và thực trạng về quản trị
công ty đến tính kịp thời BCTC của các công ty niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng
khoán thành phố Hồ Chí Minh, xác định và đo lường các nhân tố thuộc quản trị
công ty tác động đến tính kịp thời BCTC của các công ty niêm yết tại Sở giao dịch
chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh. Các kết quả của phân tích hồi quy đa biến
chứng tỏ các nhân tố: tính độc lập của hội đồng quản trị, trình độ kế toán của Ban
kiểm soát, loại BCTC, loại ý kiến kiểm toán có ảnh hưởng đến tính kịp thời BCTC.
9
Vào năm 2016, tác giả Nguyễn Thị Xuân Vy cũng đã nghiên cứu về đề tài này
với tên “Mối quan hệ giữa đặc trưng của doanh nghiệp và tính kịp thời việc công bố
thông tin BCTC của các Công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam”, luận văn trường
Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh. Luận văn đã xác định và phân tích sự tác động
của những nhân tố như cấu trúc tài chính ,kiểm toán độc lập của doanh nghiệp đến
tính kịp thời BCTC. Kết quả phân tích hồi quy cho thấy số lượng công ty con,tính
phức tạp trong hoạt động, khả năng sinh lời và ý kiến của kiểm toán viên có ảnh
hưởng đến tính kip thời của BCTC .
1.3 .Nhận xét tổng quan nghiên cứu và xác định khe hổng nghiên cứu.
1.3.1. Nhận xét tổng quan nghiên cứu.
Thông qua việc lược khảo một số nghiên cứu trước được thực hiện trong và ngoài
nước có liên quan đến luận văn, có thể nói rằng chủ đề về tính kịp thời BCTC là
một chủ đề được nhiều tác giả quan tâm.
Bảng 1.1: Tổng hợp các nghiên cứu trước có liên quan đến đề tài
STT Nhân tố tác động Nghiên cứu Cách đo lường
tính kịp thời
Phương pháp
nghiên cứu
NGHIÊN CỨU NƯỚC NGOÀI
1 Quy mô doanh nghiệp Timeliness of
financial reporting,
the firm size effect, and
stockprice reactions to
annual
earnings announcements
Rowland K. và cộng sự (1989)
Đo lường độ trễ Sử dụng phương
có tác động cùng chiều theo hai cách: độ pháp hồi quy đa
với tính kịp thời trễ báo cáo theo biến để phân tích
BCTC,các công ty lớn thời gian (CL) là mối quan hệ giữa
thường công bố BCTC số ngày giữa cuối
tính kịp thời việc
sớm hơn và ngược lại
công ty nhỏ thường
công bố chậm hơn.
năm tài chính và
ngày thông báo
thu nhập hàng
năm. Độ trễ báo
công bố thu nhập
hàng năm với
quy mô doanh
cáo bất ngờ (UL) nghiệp.
10
là số giữa ngày
thông báo dự kiến
của năm hiện tại
(được xác định là
tháng và ngày
thông báo thực tế
của năm trước) và
ngày thông báo
thực tế
2 - Quy mô doanh
nghiệp
- Ngành công nghiệp
- Lợi nhuận kinh doanh
Determinants of audit report
lag does implementing
corporate governance have
any impact?Empirical
evidence from Egypt.
Afify (2009)
Độ trễ báo cáo
kiểm toán ARL
được đo bằng
khoảng cách giữa
số ngày kết thúc
niên độ và ngày
hoàn hành báo
cáo kiểm toán
Nghiên cứu sử
dụng phương
pháp hồi quy đa
biến để kiểm định
mức độ tác động
của các nhân tố
3 -Loại kiểm toán viên
-Loại ý kiến kiểm toán
-Thu nhập
-Ngành công nghiệp
Timeliness of financial
reporting in emerging capital
market: Evidence from
Turkey.
Ash Turel (2010)
Tính kịp thời
được đo bằng số
ngày từ ngày kết
thúc niên độ đến
ngày ký báo cáo
kiểm toán
Sử dụng hồi quy
đa biến để phân
tích mức độ tác
động của các yếu
tố đến độ trễ của
báo cáo
4 Nhân tố quy mô có tác
động cùng chiều với
tính kịp thời của BCTC.
An Empirical Analysis of
Audit Delays and Timeliness
of Corporate Financial
Reporting in Kuwait.
Wafa
Al-Ghanem và Mohamd
Hegazy (2011)
Độ trễ kiểm toán
được tính từ ngày
kết thúc năm tài
chính đến ngày
báo cáo kiểm toán
được ký.
Sử dụng phân
tích hồi quy đa
biến
5 - Cấu trúc quyền sở hữu Financial Reporting Delay Tính kịp thời Sử dụng phân
11
- Lợi nhuận kinh doanh and Investors Behavior:
Evidence from Tunisia.
Mouna và
J.Anis (2013)
được đo lường
bằng cách lấy
logarit số ngày từ
ngày kết thúc năm
tài chính và ngày
BCTC được công
bố.
tích hồi quy đa
biến
6 -Lợi nhuận
-Đòn bẩy
-Ngành
-Ý kiến kiểm toán
-Quy mô hội đồng quản
trị
The influence of corporate
governance and ownership
concentration on the
timeliness of financial
reporting in Jordan.
Aldaoud, Khaldoon Ahmad
Mohammad (2015)
Tính kịp thời
được đo bằng
cách sử dụng độ
trễ báo cáo kiểm
toán (ARL), độ
trễ báo cáo quản
lý (MRL) và độ
trễ báo cáo tổng
(TRL).
Phân tích hồi quy
được sử dụng để
kiểm tra chiều
hướng tác động
của các nhân tố.
NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC
1 - Loại BCTC,
- Loại ý kiến kiểm toán
- Tỷ số ROE.
Các nhân tố tác động đến tính
kịp thời BCTC các công ty
niêm yết trên sàn chứng
khoán Việt Nam.
Nguyễn An Nhiên (2013)
Thời hạn công bố
báo cáo tài chính
= ngày ký báo cáo
kiểm toán- ngày
kết thúc năm tài
chính2012
(31/12/2012)
Nghiên cứu định
lượng, phân tích
hồi quy.
12
2 Loại BCT là nhân tố tác
động đến tính kịp thời
của BCTC
Một số nhân tố ảnh hưởng
đến tính kịp thời BCTC của
các công ty niêm yết tại Việt
Nam.
Đặng ĐìnhTân (2013)
Tính kịp thời
được hiểu như là
tính kịp thời của
hoạt động kiểm
toán độc lập
BCTC, đo lường
bằng số ngày từ
ngày khóa sổ đến
ngày ký báo cáo
kiểm toán
Nghiên cứu định
lượng, phân tích
hồi quy
3 - Sự độc lập của hội
đồng quản trị
- Trình độ kế toán của
ban kiểm soát
- Loại BCTC
- Loại ý kiến kiểm toán
Nghiên cứu ảnh hưởng của
các nhân tố thuộc về quản trị
công ty đến tính kịp thời
BCTC của các công ty niêm
yết tại Sở Giao dịch Chứng
khoán thành phố Hồ Chí
Minh.
Nguyễn Phi Trinh (2015)
Tính kịp thời
BCTC được đo
ường bằng số
ngày từ ngay kết
thúc năm tài
chính đến ngày ký
báo cóa kiểm
toán.
Nghiên cứu định
lượng, phân tích
hồi quy
4 - Số lượng công ty con
- Tính phức tạp trong
hoạt động
- Khả năng sinh lời
- Ý kiến kiểm toán
Mối quan hệ giữa đặc trưng
của doanh nghiệp và tính kịp
thời việc công bố thông tin
BCTC của các công ty niêm
yết trên TTCK Việt Nam.
Nguyễn Thị Xuân Vy (2016)
Tính kip thời
được đo bằng
khoách cách từ
ngày kết thúc niên
độ đến thời điểm
công bố BCTC.
Nghiên cứu định
lượng, phân tích
hồi quy
(Nguồn: tác giả tổng hợp)
Qua quá trình lược khảo các nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến vấn
đề nghiên cứu, tác giả có một số nhận xét sau:
- Các nghiên cứu về các nhân tố tác động đến tính kịp thời BCTC các doanh
nghiệp niêm yết được nghiên cứu ở nhiều nước trên thế giới và chủ yếu là nghiên
cứu bằng phương pháp định lượng. Các nghiên cứu đã xác định và giải thích
13
được nhiều nhân tố tác động đến tính kịp thời BCTC, tuy nhiên có sự khác nhau về
kết quả nghiên cứu ở các nước. Sự khác nhau này có thể là do: sự khác nhau
trong việc lựa chọn nhân tố nào, sự khác biệt về trình độ phát triển kinh tế của các
nước ở những giai đoạn thời gian khác nhau. Và hầu hết đối tượng của các nghiên
cứu là các nhân tố tác động đến tính kịp thời các công ty niêm yết nói chung trên
TTCK, chưa đề cập riêng đến các công ty có vốn đầu tư nước ngoài.
- Tại Việt Nam, cũng có một số tác giả nghiên cứu tính kịp thời BCTC của các công
ty niêm yết bị tác động bởi những nhân tố nào. Đa phần các nghiên cứu này đều sử
dụng phương pháp định lượng để nghiên và cũng chỉ nghiên cứu đối với ở các công
ty niêm yết nói chung chứ chưa đề cập đến các công ty có vốn đầu tư nước ngoài
niêm yết trên trên sàn giao dịch HOSE.
1.3.2. Xác định khe hổng nghiên cứu.
Căn cứ vào những nghiên cứu trước có liên quan đến đề tài, tác giả nhận thấy rằng
tính kịp thời BCTC bị tác động bởi nhiều nhân tố khác nhau, và sự tác động của
từng nhân tố là không giống nhau ở những môi trường khác nhau như đất nước,
nền kinh tế, chính trị, văn hóa, loại hình doanh nghiệp. Trong khi đó, tại Việt Nam,
tác giả nhận thấy các nghiên cứu về tính kịp thời BCTC của công ty có vốn đầu tư
nước ngoài vẫn còn hạn chế. Do đó, việc nghiên cứu tác động của các nhân tố đến
tính kịp thời BCTC các công ty có vốn đầu tư nước ngoài niêm yết trên sàn giao
dịch HOSE là cần thiết nhằm bổ sung thêm về nhân tố tác động và mức độ tác động
của các nhân tố đó đến tính kịp thời BCTC của các công ty có vốn đầu tư nước
ngoài, góp phần giúp cho các nhà đầu tư, các cơ quan hữu quan, các nhà quản lý
doanh nghiệp nghiệp v.v.v..có thêm tài liệu về tính kịp thời BCTC của công ty có
vốn đầu tư nước ngoài trong bối cảnh chất lượng BCTC đang rất được quan tâm chú
ý như hiện nay.
14
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Nội dung của chương này trình bày tổng quát một số nghiên cứu trong và ngoài
nước có liên quan đến đề tài nghiên cứu. Tìm ra khoảng trống nghiên cứu và xác
định vấn đề nghiên cứu cần thực hiện.. Qua việc lược khảo các nghiên cứu trước có
thể thấy tính kịp thời BCTC chịu sự tác động của nhiều nhân tố như: quy mô,
ngành, loại công ty kiểm toán, đòn bẩy tài chính, lợi nhuận kinh doanh, loại ý kiến
kiểm toán, loại BCTC,….Các nghiên cứu trước là căn cứ khoa học để tác giả đề
xuất mô hình nghiên cứu, cũng như kế thừa các cơ sở lý thuyết về tính kịp thời
BCTC để tiếp tục trình bày nghiên cứu của mình ở những chương tiếp theo của đề
tài.
15
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1. Tổng quan về tính kịp thời BCTC.
2.1.1 Khái niệm về BCTC
Theo điều 3 của Luật kế toán năm 2015 (Luật số 88/2015/QH13 ban hành ngày
20/11/2015) thì “ BCTC là hệ thống thông tin kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán được
trình bày theo biểu mẫu quy định tại chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán”.
Theo điều 29 của Luật kế toán năm 2015 thì mục đích của BCTC là dùng để tổng
hợp trình bày các kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị và thuyết minh về tình
hình tài chính kế toán của đơn vi.
Theo IASB (2010) thì mục đích của BCTC là đáp ứng yêu cầu của người sử
dụng thông tin thông qua việc cung cấp các thông tin cần thiết như thông tin về kết
quả hoạt động kinh doanh, thông tin về tình hình tài chính, thông tin về các dòng
tiền…v.v, đồng thời BCTC cũng sẽ cho thấy các kết quả quản lý của ban giám đốc
khi sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp. Nội dung trên BCTC sẽ bao gồm tất
cả các thông tin cần thiết của doanh nghiệp để cho người sử dụng thông tin đưa ra
các quyết định kinh tế , như các thông tin về tài sản, thông tin về nguồn vốn, thông
tin về tình hình vay nợ, các khoản nợ phải trả, thông tin về các kết quả hoạt động
kinh doanh.
Các doanh nghiệp niêm yết trên TTCK phải công bố BCTN theo quy định.
Nguồn thông tin từ BCTN, BCTC, báo cáo của chủ tịch Hội đồng quản trị, báo cáo
kiểm toán,...của các doanh nghiệp là nguồn thông tin có vai trò quan trọng đối với
các đối tượng sử dụng thông tin này như các nhà phân tích tài chính, các nhà đầu tư,
các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan, nhân viên tín dụng ngân hàng, nhân
viên môi giới chứng khoán,…
2.1.2 Tính kịp thời BCTC.
Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 01 “Chuẩn mực chung” thì tính kịp thời
BCTC được hiểu là “các thông tin kế toán phải được ghi chép và báo cáo kịp thời,
đúng hoặc trước thời hạn quy định, không được chậm trễ”.
16
Theo IASB (2010) thì tính kịp thời (Timeliness) có nghĩa là khi người sử dụng
thông tin cần ra quyết định thì thông tin sẵn có. Nói chung, thông tin cũ thì kém hữu
ích hơn. Nếu báo cáo chậm trễ thì thông tin sẽ mất đi tính thích hợp. Tuy nhiên, một
số thông tin có thể vẫn hữu ích sau khi kết thúc kỳ báo cáo, bởi vì người sử dụng
cần các thông tin để xác định và góp phần dự đoán các xu hướng phát triển trong
tương lai.
Tính kịp thời thông tin cũng được quy định trong một số nội dung của Luật kế
toán năm 2015. Cụ thể:
+ Về yêu cầu kế toán thì yêu cầu kế toán phản ánh kịp thời, đúng thời gian quy định
thông tin, số liệu kế toán.( Khoản 2 Điều 5)
+ Về nguyên tắc kế toán thì đơn vị phải lập BCTC và gửi cho các cơ quan quản lý có
thẩm quyền một cách đầy đủ, chính xác và kịp thời.( Khoản 2 Điều 6)
+ Về các trách nhiêm của đơn vị kế toán thì đơn vị kế toán có trách nhiệm cung cấp
thông tin, tài liệu kế toán kịp thời, đầy đủ, trung thực, minh bạch cho cơ quan, tổ
chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.( Khoản 2 Điều 15)
Mục đích chính của BCTC là cung cấp các thông tin về tình hình tài chính, thành
quả kinh doanh và các dòng tiền của một doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu sử dụng
thông tin BCTC. BCTC kịp thời không chỉ quan trọng đối với người sử dụng thông
tin BCTC mà còn ảnh hưởng đến cấu trúc vốn trên thị trường.
Trong luận văn này, tính kịp thời được hiểu như là tính kịp thời của hoạt động kiểm
toán báo cáo tài chính, được đo lường bằng số ngày từ ngày kết thúc niên độ kế toán
đến ngày ký báo cáo kiểm toán.( Đặng Đình Tân, 2013).
2.1.3. Các văn bản pháp lý liên quan đến công bố thông tin tại các công ty niêm
yết.
Các quy định cụ thể về thời hạn và hình thức công bố thông tin báo cáo tài chính
của các công ty niêm yết được tác giả trình bày rõ ở phần phụ lục của luận văn này
nhằm giúp người đọc hiểu rõ hơn về các quy định của pháp luật hiện nay đối với
công ty niêm yết.
17
2.2. Lý thuyết nền có liên quan.
2.2.1 Lý thuyết ủy nhiệm.
Lý thuyết ủy nhiệm (Agency theory) được Jensen và Meckling công bố vào năm
1976. Lý thuyết này nghiên cứu mối quan hệ giữa bên ủy nhiệm và bên được ủy
nhiệm, trong đó bên được ủy nhiệm thay mặt bên ủy nhiệm để quản lý doanh
nghiệp, thực hiện các công việc được ủy nhiệm.
Theo lý thuyết ủy nhiệm, trong phần lớn các doanh nghiệp thì luôn có sự xuất hiện
của các mâu thuẩn giữa bên ủy nhiệm và bên được ủy nhiệm do có sự tách biệt giữa
quyền sở hữu và chức năng điều hành doanh nghiệp. Vì vậy, bên ủy nhiệm sẽ bị
giảm lợi nhuận do mất một khoản chi phí ủy nhiệm khi bên được ủy nhiệm muốn
tối đa hoá lợi ích của mình. Do đó, để hạn chế chi phí ủy nhiệm, người điều hành
cần phải công bố thông tin nhiều hơn, thường xuyên hơn đến các cổ đông.Lý thuyết
này cũng được nhiều tác giả nghiên cứu trước vận dụng để làm cơ sở giải thích mối
quan hệ giữa lợi nhuận kinh doanh với việc công bố thông tin, vì đối với những
công ty có lợi nhuận cao, nhà quản lý muốn công bố thông tin nhiều hơn, sớm hơn
để thể hiện thành tựu quản lý của mình trong việc sử dụng các nguồn lực của doanh
nghiệp, và ngược lại( Nguyễn An Nhiên, 2013). Bên cạnh đó, trong nghiên cứu của
Al-Ajimi (2008), lý thuyết ủy nhiệm cũng được vận dụng nhằm giải thích cấu trúc
sở hữu cổ phần đến tính kịp thời của báo cáo kiểm toán. Như vậy, trong luận văn
này, lý thuyết ủy nhiệm được vận dụng nhầm giải thích vai trò của nhân tố lợi
nhuận kinh doanh và nhân tố tỷ lệ quyền sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài đền tính
kip thời của BCTC.
2.2.2 Lý thuyết về cơ cấu vốn.
Lý thuyết về cơ cấu vốn được Modigliani và Miller phát triển từ năm 1958, lý
thuyết này bao gồm hai nội dung chính : nội dung thứ nhất bàn về giá trị công ty và
nội dung thứ hai bàn về chi phí sử dụng vốn.Hai nội dung này được đề cập trong cả
hai trường hợp có thuế và không có thuế. Theo như lý thuyết này thì giá trị của
18
doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng bởi cấu trúc vốn .Nhờ vào tác động của lá chắn thuế,
giá trị của doanh nghiệp sẽ càng tăng khi doanh nghiệp sử dụng nợ càng nhều do đó
hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp sẽ phụ thuộc vào việc doanh nghiệp lựa chọn
và sử dụng nguồn vốn như thế nào. Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp được thể
hiện qua BCTC. Theo đó, các doanh nghiệp với tỷ lệ nợ cao nếu kinh doanh thua lỗ
thông thường sẽ có xu hướng chậm công bố BCTC.Một số nghiên cứu trước đã cho
thấy khi đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp cao thì thời gian kiểm toán sẽ càng cao,
dẫn đến tính kịp thời của BCTC sẽ thấp (Carslaw và Kaplan, 1991;Owusu – Ansah,
2000; Boonlert-U – Thai et al. 2002; Conover et al. 2008; AlAjmi, 2008).Do đó,
vận dụng lý thuyết này nhằm giải thích nhân tố đòn bẩy tài chính đến tính kịp thời
của BCTC.
2.2.3 Lý thuyết thông tin bất cân xứng.
Lý thuyết thông tin bất cân xứng ra đời vào những năm 1970 và ngày càng
khẳng định được vị trí của mình trong nền kinh tế học hiện đại. Lý thuyết này đề
cập đến sự tồn tại của thông tin bất cân xứng (information asymmetry). Thông tin
bất cân xứng là mức độ thông tin không phản ánh kịp thời, chính xác, đầy đủ về thị
trường và diễn biến của nó, đồng thời nó cũng hàm ý có sự khác biệt đáng kể giữa
khối lượng và chất lượng thông tin giữa các đối tượng liên quan sử dụng thông tin ở
một thời điểm xác định. Trong điều kiện thông tin đối xứng, các đối tượng quan tâm
có được thông tin là như nhau , khi đó dựa trên thông tin có được, các quyết định
phù hợp sẽ được lựa chọn. Tuy nhiên, nếu trong điều kiện thông tin bất cân xứng,
đối tượng này bị hạn chế thông tin so với một đối tượng khác, thì các quyết định
của bên thiếu thông tin có thể dẫn đến những kết quả không như mong muốn.
Trong doanh nghiệp, thông tin bất cân xứng xuất hiện trong quan hệ nhà quản
lý với các cổ đông và doanh nghiệp với nhà đầu tư. Doanh nghiệp không phát tín
hiệu hoặc phát tín hiệu không chính xác sẽ gây bất lợi cho nhà đầu tư. Hay nhà quản
trị là người trực tiếp điều hành sẽ nắm rõ thông tin doanh nghiệp nhưng cố tình che
dấu gây ra lựa chọn bất lợi cho các cổ đông. Việc thiếu thông tin từ các tổ chức
19
này sẽ làm cho nhà đầu tư không hiểu thấu đáo tình hình sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp, hoạt động mua bán chứng khoán, xu hướng thị trường… dẫn đến
những quyết định đầu tư không chính xác. Quyền lợi của nhà đầu tư bị ảnh hưởng
có thể dẫn đến sự đổ vỡ của TTCK. Thông qua lý thuyết này có thể thấy được vai
trò của chất lượng thông tin BCTC là quan trọng và cần thiết, đặc biệt là tính kịp
thời BCTC là một trong những yếu tố quyết định sự thu hút các nhà đầu tư, các đối
tượng bên ngoài trong việc thực hiện các giao dịch liên quan đến doanh nghiệp, do
đó vai trò của các công ty kiểm toán trong việc đưa ra ý kiến nhận xét về tính trung
thực và hợp lý của BCTC sẽ giúp nhà đầu tư tin tưởng hơn về thông tin trên BCTC
của doanh nghiệp. Lý thuyết thông tin bất cân xứng cũng đã được tác giả Đỗ Hoàng
Anh Thư (2018) vận dụng để giải thích mối quan hệ giữa chất lượng công ty kiểm
toán đối với độ tin cậy của BCTC- một trong những yếu tố cấu thành chất lượng
BCT. Do đó trong nghiên cứu này, tác giả vận dụng lý thuyết này mục đích giải
thích mối liên hệ giữa các công ty kiềm toán đối tính kịp thời BCTC.
2.2.4 Lý thuyết các bên liên quan.
Lý thuyết các bên liên quan được phát triển bởi Edward R. Freeman năm 1984.
Các bên liên quan là cá nhân hoặc nhóm bị ảnh hưởng gián tiếp hoặc trực tiếp bởi
những hành động của tổ chức, doanh nghiệp.Các đối tượng này bao gồm cổ đông,
cơ quan hữu quan, khách hàng, công đoàn, các công ty liên quan, công chúng….v.v
Theo lý thuyết này, các bên liên quan sẽ bị ảnh hưởng bởi các quyết định quản trị,
khi các quyết định quản trị này không thỏa mãn, gây tiêu cực thì các bên liên quan
có thể phản ứng gay gắt và ngược lại. Do đó, nhu cầu để các bên liên quan có được
các thông tin của doanh nghiệp như thông tin về tình hình tài chính,thông tin về
hoạt động kinh doanh, thông tin về các hoạt động thuộc về trách nhệm xã hội,..v.v
là cần thết, do đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải cập nhật các thông tin này trên
BCTC, BCTN của đơn vị một cách nhanh chóng, kịp thời và chính xác.
Về phía các doanh nghiệp, khi doanh nghiệp quan tâm đến các bên liên quan
cũng góp phần giúp cho những nhà quản trị doanh nghiệp hiểu thêm về môi trường
20
hoạt động, các đối tượng quan tâm về những vấn đề gì của doanh nghiệp mình để từ
đó cung cấp thông tin cần thiết hơn,
Do vậy, việc công bố thông tin một cách kịp thời là sự quan tâm của cả đối tượng
bên ngoài lẫn bên trong doanh nghiệp. Các thông tin này sẽ làm căn cứ cho các
quyết định quản trị, việc đưa ra các báo cáo chậm trễ có thể gây nên những thiệt hại
cho người sử dụng thông tin để ra quyết định. Do đó, để đảm bảo được lợi ích của
tất cả các bên liên quan thì tính kịp thời thông tin công bố hay tính kịp thời BCTC
là một yêu cầu quan trọng cần thiết.
21
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Trong chương 2, tác giả đã trình bày nội dung cơ sở lý thuyết liên quan đến các
nhân tác động đến tính kịp thời BCTC. Trước hết, tác giả trình bày về tính kịp thời
BCTC như khái niệm tính kịp thời, khái niệm BCTC, đặc điểm, vai trò của
BCTC,…. Tiếp đó, tác giả trình bày một số lý thuyết có liên quan nhằm giải thích
tác động của các nhân tố đến tính kịp thời BCTC. Căn cứ vào các nghiên cứu trước
và cơ sở lý thuyết liên quan đến đề tài, tác giả sẽ làm rõ về các nhân tố tác động đến
tính kịp thời BCTC các công ty có vốn đầu tư nước ngoài niêm yết trên sàn giao
dịch HOSE trong các chương sau.
22
Xác định các vấn đề cần nghiên cứu
Tổng quan mục tiêu nghiên cứu
Cơ sở lý thuyết và xác định các nhân tố
tác động đến tính kịp thời BCTC
Xây dựng mô hình nghiên cứu
Thu thập và xử lý số liệu trên phần mềm
STATA và Excel
Thống kê mô tả; Kiểm tra mối tương
quan và hồi quy tuyến tính các biến trong
mô hình
Kết quả nghiên cứu và kiến nghị
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Quy trình nghiên cứu
Nghiên cứu tiến hành thu thập dữ liệu có liên quan thông qua các BCTN, BCTC của
các doanh nghiệp niêm yết trên sàn giao dịch HOSE. Sau đó vận dụng các phần
mềm phân tích định lượng, thống kê, tác giả tiến hành phân tích dữ liệu để làm sáng
tỏ vấn đề nghiên cứu.
Cụ thể quy trình nghiên cứu như sau:
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu tổng quát
23
3.2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu định lượng : bắt đầu từ lý thuyết nền về vấn đề nghiên
cứu và các nghiên cứu trước có liên quan, tác giả xây dựng các giả thuyết làm cơ
sở đề xuất mô hình nghiên cứu các nhân tố tác động tính kịp thời BCTC các công
ty có vốn nước ngoài niêm yết trên sàn giao dịch HOSE, sau đó thu thập dữ liệu để
kiểm định các giả thuyết đã đề xuất.
Tác giả tiến hành thu thập dữ liệu về biến phụ thuộc là số ngày từ ngày kết thúc
niên độ đến ngày ký báo cáo kiểm toán, số liệu về các biến độc lập là tỷ lệ quyền sở
hữu của nhà đầu nước ngoài, công ty kiểm toán và đòn bẩy tài chính của 100 công
ty có vốn đầu tư nước ngoài niêm yết trên sàn giao dịch HOSE. Các số liệu này
được lấy từ BCTC và BCTN của các công ty niêm yết, đăng trên web
http://www.cafef.vn.
Sau khi có được dữ liệu hoàn chỉnh về biến phụ thuộc và biến độc lập của mô hình,
tác giả sử dụng phần mềm Stata để phân tích sự tương quan giữa các biến, kiểm tra
mức ý nghĩa thống kê của các biến độc lập và chiều hướng tác động của biến độc
lập tới biến phụ thuộc là tính kịp thời của BCTC, để từ đó xác định được nhân tố
nào tác động đến tính kịp thời của BCTC và mức độ tác động cụ thể .
3.3. Giả thuyết và mô hình nghiên cứu.
3.3.1. Các giả thuyết nghiên cứu.
3.3.1.1. Tỷ lệ quyền sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài.
Ngày nay, trong sự phát triển của mỗi quốc gia,vai trò của nguồn vốn từ
nguồn vốn đầu tư nước ngoải ngày càng chiếm một vai trò quan trọng. Nguồn
vốn đầu tư nước ngoài bao gồm hai nguồn vốn là nguồn vốn từ đầu tư trực tiếp
(FDI) và nguồn vốn từ đầu tư gián tiếp (FPI). Vai trò của nguồn vốn từ nguồn vốn
đầu tư trực tiếp là trực tiếp thúc đẩy sản xuất, trong khi đó vai trò của nguồn vốn
đầu tư gián tiếp là phát triển thị trường tài chính theo hướng nâng cao hiệu quả hoạt
24
động, mở rộng quy mô và tăng tính minh bạch,góp phần giúp cho doanh nghiệp
trong nước dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn mới; vai trò quản lý của nhà nước
cũng như chất lượng quản trị doanh nghiệp được nâng cao. Do đó, việc mở cửa nền
kinh tế đối với thương mại và đầu tư nước ngoài của nhiều quốc gia trong những
năm gần đây đem lại những thay đổi có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động quản
trị doanh nghiệp.
Việc tự do hóa dòng vốn qua biên giới trong các nền kinh tế đang phát triển có
ý nghĩa ở hai cấp độ. Đầu tiên, các tổ chức tài chính nước ngoài khi so sánh với các
tổ chức tài chính công có thể có động lực cao hơn để giám sát quản lý công ty nhằm
đảm bảo lợi nhuận cao hơn cho khoản đầu tư của họ. Thứ hai, các tổ chức nước
ngoài có thể sở hữu công cụ hiệu quả hơn cho các nhà quản lý giám sát hơn là các
tổ chức tài chính tư nhân trong nước ở các nền kinh tế đang phát triển (Khanna và
Palepu, 1999). Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài giúp tăng cường hoạt
động quản trị, giám sát chặt chẽ hiệu quả kinh doanh, giúp nâng cao tính
minh bạch và kịp thời trong công bố thông tin (Firth và cộng sự, 2007), do đó,
tác giả đưa ra giả thuyết sau:
H1: Tỷ lệ quyền sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài mối quan hệ cùng chiều với tính
kịp thời BCTC.
3.3.1.2. Lợi nhuận kinh doanh.
Một số nhà nghiên cứu đã sử dụng các dấu hiệu kinh doanh lãi lỗ như là một
biến giải thích cho tính kịp thời ( Carslaw và Kaplan, 1991). Hầu hết các nghiên cứu
đều chỉ ra rằng các nhà quản lý sẵn sàng báo cáo tin tốt liên quan đến lợi nhuận
nhanh hơn báo cáo tin xấu về việc kinh doanh thua lỗ do tác động của tin tức đó lên
giá cổ phiếu và các chỉ số khác. Các nghiên cứu trước đây ghi nhận thực tế rằng các
nhà quản lý đang nhanh chóng phát hành, công bố tin tức (lợi nhuận) nhanh hơn so
với tin xấu (mất mát) (Afify 2009 ). Nhìn chung, các công ty sẽ nhanh chóng hơn để
phát hành “tin tốt” , tuy nhiên lại chậm trễ trong việc phát hành “tin xấu”. Tức là,
tin tốt (lợi nhuận) sẽ làm giảm độ trễ báo cáo, hay làm tăng tính kịp thời BCTC. Vì
vậy, giả thuyết được đưa ra trong mô hình nghiên cứu của đề tài là:
25
H2: ROA có mối quan hệ cùng chiều với tính kịp thời BCTC.
3.3.13. Loại công ty kiểm toán.
Các nghiên cừu trước đây cũng đã xác định loại công ty kiểm toán là một trong
các nhân tố tác động đến tính kịp thời BCTC. Loại công ty kiểm toán thường được
phân thành 2 nhóm là các công ty Big 4 ( KPMG, Ernst and Young,Deloitte, và
Price Waterhouse) và phi Big 4. Có kết quả cho rằng các công ty kiểm toán lớn hơn
và nổi tiếng hơn có nhiều nguồn nhân lực hơn các công ty nhỏ do đó họ sẽ hoàn
thành công việc kiểm toán trong thời gian nhanh hơn. (Hossain and Taylor,
1998).Bên cạnh đó, cũng có kết quả cho rằng, thời gian kiểm toán BCTC của Big 4
sẽ muộn hơn bởi vì số lượng khách hàng của họ sẽ nhiều hơn, và khách hàng của họ
thông thường là những công ty lớn. (Ash Turel (2010). Tuy nhiên, cũng có một số
nghiên cứu không tìm ra mối quan hệ giữa loại công ty kiểm toán với tính kịp thời
của BCTC.(Garsombke,1981; Carslaw and Kaplan, 1991; Ng and Tai, 1994; Al-
Ajmi, 2008). Do đó giả thuyết được đặt ra là:
H3: Thời gian kiểm toán BCTC của các công ty kiểm toán Big 4 ngắn hơn các
công ty kiểm toán khác.
3.3.1.4. Đòn bẩy tài chính.
Một số nghiên cứu trước đây cho rằng khi doanh nghiệp có đòn bẩy tài chính
cao sẽ cung cấp BCTC có chất lượng cao mà đặc biệt là kịp thời để đáp ứng nhu
cầu sử dụng thông tin BCTC của các chủ nợ và cũng để loại bỏ những nghi ngờ của
họ khi cho doanh nghiệp vay (Chow, 1982; Ashbaugh và Warfield, 2003). Tuy
nhiên, cũng có một số nghiên cứu đã tìm thấy mối quan hệ đồng biến giữa chậm trễ
kiểm toán và tỷ lệ nợ trên tổng tài sản (Carslaw và Kaplan, 1991;Owusu – Ansah,
2000; Boonlert-U – Thai et al. 2002; Conover et al. 2008; AlAjmi, 2008). Tỷ lệ này
càng lớn thì khả năng phá sản hoặc khả năng gian lận quản lý càng cao, do đó ,
kiểm toán viên thường có xu hưởng kiểm toán rất chi tiết và do vậy thời gian để
hoàn thành công việc kiểm toán sẽ lâu hơn .Vì vậy, giả thuyết được đặt ra là:
H4: Đòn bẩy tài chính có mối quan hệ ngược chiều với tính kịp thời BCTC.
3.3.2. Mô hình nghiên cứu.
26
Qua quá trình tổng kết một số nghiên cứu trước, có thể nhận thấy nhiều nhà
nghiên cứu đã thực hiện đề tài về các nhân tố tác động đến tính kịp thời BCTC. Kết
quả của những nghiên cứu này góp phần xác định nhiều nhân tố khác nhau đến tính
kịp thời BCTC, các kết quả này và các lý thuyết có liên quan cung cấp các cơ sở,
căn cứ quan trọng để tác giả xây dựng mô hình nghiên cứu về các nhân tố ảnh
hưởng đến tính kịp thời BCTC các công ty có vốn đầu tư nước ngoài niêm yết trên
sàn giao dịch HOSE. Trong nghiên cứu này, tác giả đã tổng hợp và chọn ra bốn
nhân tố để nghiên cứu sự ảnh hưởng của nó đối với tính kịp thời BCTC các công ty
có vốn đầu tư nước ngoài niêm yết trên sàn giao dịch HOSE gồm: tỷ lệ quyền sở
hữu của nhà đầu tư nước ngoài, lợi nhuận kinh doanh,loại công ty kiểm toán, đòn
bẩy tài chính. Việc lựa chọn 4 nhân tố trên căn cứ vào các cơ sở :
- Các nhân tố đã được xác định là có ảnh hưởng đến tính kịp thời của BCTC trong
nhiều nghiên cứu trước.
- Trong các nghiên cứu trước, đã xây dựng được thang đo cho các nhân tố này một
cách rõ ràng.
- Dữ liệu thu thập cho các nhân tố này dễ thu thập do dữ liệu được trình bày trong
BCTC và BCTN của các công ty niêm yết trên sàn giao dịch HOSE.
Mô hình nghiên cứu được xây dựng với một biến phụ thuộc là tính kịp thời BCTC
và bốn biến độc lập tương ứng với bốn giả thuyết nghiên cứu theo phương trình hồi
quy như sau:
NGAYit= α + β1QSHit + + β2ROAit + β3CTKTi t+ β4DBit + ε
Trong đó:
NGAYit là biến phụ thuộc: Tính kịp thời BCTC của công ty có vốn nước ngoài
niêm yết mẫu thứ i năm thứ t trên sàn giao dịch HOSE.
α: Hằng số
βi: Hệ số các biến giải thích
ε: Phần dư
Các biến độc lập của mô hình gồm có năm biến như sau:
27
Tỷ lệ quyền sở hữu của nhà
đầu tư nước ngoài
Lợi nhuận kinh doanh
Loại công ty kiểm toán
Tính kịp thời
BCTC
Đòn bẩy tài chính
QSHit :tỷ lệ quyền sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài của doanh nghiệp thứ i,
năm thứ t
ROAit : Lợi nhuận kinh doanh của doanh nghiệp thứ i, năm thứ t
CTKTit : Loại công ty kiểm toán của doanh nghiệp thứ i, năm thứ t
DBi : Đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp thứ i, năm thứ t
Hình 3.2 Mô hình nghiên cứu
3.4. Đo lường các biến trong mô hình nghiên cứu
3.4.1. Đối với biến phụ thuộc
Có nhiều định nghĩa và cách thức đo lường về tính kịp thời BCTC như:
Rabia Aktas và Mahmut Kargin (2011), tính kịp thời là số ngày giữa ngày kết
thúc niên độ kế toán với ngày mà công ty niêm yết phải công bố BCTC theo quy
định của pháp luật.
28
Mouna, J. Anis (2013), tính kịp thời được đo lường bằng khoảng cách giữa ngày
kết thúc kỳ kế toán năm và ngày mà thông tin tài chính được phát hành ra công
chúng..
Ash Turel (2010), tính kịp thời là số ngày giữa ngày niên độ kế toán kết thúc và
ngày báo cáo kiểm toán được ký.
Trong nghiên cứu này, tính kịp thời của BCTC được hiểu là tính kịp thời của hoạt
động kiểm toán báo cáo tài chính, được đo lường bằng số ngày từ ngày kết thúc
niên độ kế toán đến ngày ký báo cáo kiểm toán.( Đặng Đình Tân,2013). Nếu số
ngày này càng thấp thì tính kịp thời của BCTC càng cao, và ngược lại nếu số ngày
này càng cao thì típ kịp thời BCTC sẽ càng thấp.
Số ngày này được ký hiệu là NGAY = ngày ký báo cáo kiểm toán – ngày kết thúc
niên độ kế toán.
3.4.2. Đối với biến độc lập
- Tỷ lệ quyền sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài: được hiểu là số cổ phần mà nhà
đầu tư nước ngoài nắm giữ.Firth và cộng sự (2007) cho rằng, tính kịp thời của
BCTC sẽ cao hơn khi nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ tỹ lệ cổ phần này nhìu hơn,
bởi các hoạt động quản trị , hiệu quả kinh doanh sẽ được kiểm soát thường xuyên và
chặt chẽ hơn.
- Lợi nhuận kinh doanh ( ROA ): là một trong những tỷ số phân tích khả năng sinh
lời của doanh nghiệp. ROA phân tích khả năng sinh lời dựa trên tổng tài sản, chỉ
tiêu này cho biết 1 đồng tài sản của doanh nghiệp sẽ tạo ra mấy đồng lợi nhuận.
Nhiều nghiên cứu trước đây cho rằng khi doanh nghiệp hoạt động có lợi nhuận cao
, doanh nghiệp có xu hướng công bố thông tin BCTC nhanh hơn khi bị thua lỗ.(
Afify, 2009).
- Loại công ty kiểm toán: theo luật kiểm toán độc lập năm 2011, mục đích của hoạt
động kiểm toán độc lập “nhằm góp phần công khai, minh bạch thông tin kinh tế, tài
chính của đơn vị được kiểm toán và doanh nghiệp, tổ chức khác; làm lành mạnh
môi trường đầu tư; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng, chống tham nhũng;
phát hiện và ngăn chặn vi phạm pháp luật; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý,
29
điều hành kinh tế, tài chính của Nhà nước và hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp.” Công văn số 1339/BTC-CĐKT ngày 24/01/2014 của Bộ tài chính quy
định doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài bắt buộc phải có kiểm toán báo cáo tài
chính hàng năm.
- Đòn bảy tài chính ( tỷ lệ nợ trên tổng tài sản) : là một trong những tỷ số để đánh
mức độ tự chủ về tài chính của doanh nghiệp. Tỷ số này cho biết có bao nhiêu phần
trăm tài sản của doanh nghiệp là từ đi vay.Tỷ số này đồng thời cho thấy thấy khả
năng khai thác đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp và mức độ rủi ro cao trong kinh
doanh của doanh nghiệp.(Nguyễn Minh Kiều, 2009). Đa phần các nghiên cứu trước
cho thấy khi các doanh nghiệp có tỷ số đòn bẩy tài chính cao thì sẽ công bố BCTC
chậm hơn.
Căn cứ vào các nghiên cứu trước, các biến độc lập trong mô hình được tính như
sau:
Bảng 3.1. Mô tả cách đo lường các biến độc lập
30
Nhân tố Nghiên cứu cơ sở Đo lường các biến
Các
biến
độc
lập
1.Tỷ lệ quyền
sở hữu của nhà
đầu tư nước
ngoài (QSH)
Klai & Omri (2011)
QSH= Tỷ lệ cổ
phần nắm giữ bởi
các nhà đầu tư
nước ngoài
2. Lợi nhuận
kinhdoanh
(ROA)
Afify(2009)
ROA = Lợi nhuận
sau thuế /Tổng tài
sản
3. Loại công ty
kiểm toán
(CTKT)
W.Al-Ghanem,
M. Hegazy (2011)
1: Công ty kiểm
toán Big Four
0: Các công ty
kiểm toán khác
4. Đòn bẩy tài
chính
(DB)
Anis(2013)
DB= Nợ phải trả /
Tổng tài sản
(Nguồn: Tổng hợp của tác giả)
3.5. Mẫu nghiên cứu và và phương pháp thu thập số liệu.
Kích thước mẫu: theo Nguyễn Đình Thọ ( 2013 ), công thức thường dùng để tính
kích thước mẫu cho mô hình hồi quy bội là n≥ 50+ 8p, với n là kích thước mẫu cần
thiết tối thiểu, và p là số biến độc lâp của mô hình. Theo Green (1991), công thức
trên sẽ phù hợp nếu p<7. Trong mô hình nghiên cứu các nhân tố tác động tính kịp
thời BCTC của các công ty có vốn đầu tư nước ngoài niêm yết trên sàn gioa dich
HOSE, số biến độc lập của mô hình là bốn, phù hợp với công thức tính cở mẫu trên,
do đó cở mẫu tối thiểu cần có là n≥ 50 +8*4=82.
Tính đến hết ngày 31/12/2017, có 368 công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng
khoán Thành Phố Hồ Chí Minh (Nguồn: Website Sở giao dịch chứng khoán
31
TP.HCM, , trong đó số công ty có vốn đầu tư nước ngoài là 287 công ty.Loại bỏ
các công ty không có đầy đủ BCTN và BCTC liên tục trong 2 năm 2016-2017,
các công ty thuộc lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, tác giả chọn 100
công ty có vốn đầu tư nước ngoài để tiến hành khảo sát. (Nguồn:
http://www.cophieu68.vn). Cuối cùng mẫu dữ liệu là 100 công ty cho 2 năm uan
sát từ 2016 – 2017 với tổng số quan sát là 200.
Cách lấy mẫu: Từ 100 công ty được lựa chọn trong mẫu nghiên cứu, tác giả tiến
hành thu thập các BCTN, BCTC đã qua kiểm toán của 100 công ty này trên trang
web http://www.cafef.vn để tính toán số liệu về biến phụ thuộc và các biến độc lập
có trong mô hình nghiên cứu.
Dữ liệu nghiên cứu: Dữ liệu nghiên cứu được tổng hợp theo dạng dữ liệu bảng
(Panel data). Dữ liệu bảng là dữ liệu kết hợp giữa dữ liệu chéo (Cross-section) và
dữ liệu thời gian (Time-Series).
3.6. Quy trình phân tích dữ liệu
Sau khi thu thập và tính toán được các dữ liệu của biến phụ thuộc và các biến độc
lập của các công ty có vốn nước ngoài niêm yết trên sàn giao dịch HOSE tác giả sử
dụng phần mềm STATA và phần mềm Excel để tiến hành phân tích các số liệu thu
được.
3.6.1. Phân tích thống kê mô tả
Mục đích của phân tích thống kê mô tả là để mô tả những đặc tính cơ bản của
dữ liệu thu thập theo các tiêu chí như giá trị trung bình (mean), giá trị lớn nhất
(maximum), giá trị nhỏ nhất (minimum), độ lệch chuẩn (standard deviation),... của
biến phụ thuộc là tính kịp thời BCTC và bốn biến độc lập là tỷ lệ quyền sở hữu của
nhà đầu tư nước ngoài, lợi nhuận kinh doanh, loại công ty kiểm toán, đoàn bẩy tài
chính.
3.6.2. Phân tích tương quan
Mục đích của phân tích tương quan là để xem xét mối quan hệ giữa các biến
định lượng trong mô hình. Kiểm tra mối tương quan giữa biến các biến độc lập với
32
nhau và tương quan với biến phụ thuộc thông qua ma trận hệ số tương quan. Giá trị
của hệ số tương quan nằm trong khoảng (-1,+1). Hai biến được coi là có mối tương
quan chặt chẽ khi giá trị tuyệt đối của hệ số tương quan tiến gần đến 1. (Hoàng
Trọng, Chu nguyễn Mộng Ngọc ,2008). Ngoài ra, hệ số tương quan Pearson còn
giúp nghiên cứu phát hiện hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến trong mô hình
nghiên cứu. Đa cộng tuyến là hiện tượng các biến độc lập trong mô hình có quan hệ
với nhau. Để kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến, chỉ số thường dùng là hệ số phóng
đại phương sai VIF. Thông thường, nếu VIF của biến độc lập nào đó lớn hơn 10 thì
xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến. Sự tương quan giữa các biến độc lập với nhau và
với biến phụ thuộc là điều kiện để phân tích hồi quy
3.6.3. Phân tích hồi quy
Nếu kết luận được là các biến độc lập và biến phụ thuộc có tương quan tuyến
tính với nhau thông qua hệ số tương quan Pearson, thì chúng ta có thể mô hình hóa
mối quan hệ nhân quả của chúng bằng mô hình hồi qui tuyến tính bội, trong đó một
biến được gọi là biến phụ thuộc và biến còn lại gọi là các biến độc lập (Hoàng
Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Để phân tích mô hình hồi quy đa biến,
phân tích tác động của các nhân tố đến tính kịp thời BCTC của các công ty có vốn
đầu tư nước ngoài niêm yết trên sàn giao dịch HOSE, lần lượt tiến hành như sau:
Lựa chọn mô hình phù hợp: Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng dữ liệu
thiết kế theo dạng bảng, do đó tác giả sẽ sử dụng phương pháp bình phương tối
thiểu kết hợp tất cả các quan sát (Pooled OLS). Với dữ liệu bảng thì ta có thêm giả
định rằng mỗi thực thể đều có đặc điểm riêng biệt có thể ảnh hưởng đến biến giải
thích nhưng các yếu tố đó lại không thể quan sát được. Và việc xem xét có hay
không những yếu tố đó sẽ được thực hiện với hai mô hình là mô hình tác động cố
định (FEM – Fixed Effects Model) và mô hình tác động ngẫu nhiên (REM –
Random Effects Model).”
“Để kiểm định xem liệu trong ba mô hình Pooled OLS, FEM và REM thì mô
hình nào là phù hợp nhất với mẫu dữ liệu, tác giả sử dụng 3 kiểm định: kiểm định
Fisher( F) , kiểm định nhân tử Lagrange (LM) và kiểm định Hausman .
33
Các bước phân tích để lựa chọn mô hình phù hợp:
“Bước 1: Luận văn sử dụng câu lệnh trong phần mềm Stata để chạy các mô
hình hồi quy theo Pooled OLS, FEM và REM. Sau đó, sử dụng kiểm định Fisher để
kiểm định giữa mô hình Pooled OLS và mô hình FEM với giả thuyết H0 cho rằng
không có sự khác biệt giữa các đối tượng hoặc các thời điểm khác nhau. Nếu P-
value < 0.05, kết quả kiểm định bác bỏ H0, mô hình FEM được chọn, ngược lại
chọn Pooled OLS.”
“Bước 2: Từ kết quả ở bước 1, nếu mô hình FEM được chọn, kiểm định
Hausman được sử dụng để kiểm định giữa mô hình FEM và mô hình REM. Kiểm
định Hausman đưa ra giả thuyết H0 cho rằng không có sự tương quan giữa sai số
đặc trưng giữa các đối tượng và biến giải thích trong mô hình . Nếu P-value < 0.05,
kiểm định bác bỏ H0, thì kết luận mô hình FEM là phù hợp, ngược lại mô hình
REM phù hợp hơn.”
“Trường hợp mô hình Pooled OLS được chọn, luận văn sử dụng kiểm định LM
test để kiểm định giữa mô hình Pooled OLS và mô hình REM, giả thuyết H0 cho
rằng sai số của ước lượng thô không bao gồm các sai lệch giữa các DN hoặc các
năm (phương sai giữa các DN) là không đổi. Nếu P-value <0.05, ta bác bỏ H0, cho
thấy sai số trong ước lượng có bao gồm cả sự sai lệch giữa các nhóm, và phù hợp
với mô hình REM, ngược lại Pooled OLS là phù hợp hơn REM.”
“Sau khi thực hiện 2 bước trên, mô hình nào được lựa chọn sẽ được dùng để chạy
mô hình hồi quy cho dữ liệu nghiên cứu và tiến hành kiểm định một số giả định của
mô hình như giả định về hiện tượng đa cộng tuyến, giả định về hiện tượng phương
sai sai số thay đổi. .Nếu mô hình Pooled OLS được chọn, kiểm định Breusch-Pagan
được sử dụng để kiểm tra hiện tượng phương sai sai số thay đổi, nếu mô hình FEM
được chọn, ta sử dụng kiểm định Wald; còn nếu mô hình REM được lựa chọn, ta sử
dụng kiểm định Breusch and Pagan Lagrange. Nếu P-value <0.05, ta kết luận mô
hình xảy ra hiện tượng phương sai sai số thay đổi.
34
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Nội dung chương này trình bày về quy trình nghiên cứu và phương pháp nghiên
cứu, trình bày mô hình nghiên cứu, các giả thuyết nghiên cứu và cách đo lường biến
phụ thuộc và các biến dộc lập trong mô hình, phương pháp thu thập dữ liệu nghiên
cứu. Dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ các dữ liệu trên BCTN, BCTC đã kiểm
toán của các công ty có vốn đầu tư nước ngoài niêm yết trên sàn giao dịch HOSE.
Sau đó tiến hành phân tích hồi quy mô hình các nhân tố tác động đến tính kịp thời
BCTC thông qua các bước thống kê mô tả, phân tích tương quan bằng cách sử dụng
phần mềm Stata và phần mềm excel.
35
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Thực trạng về vi phạm chậm công bố thông tin của các công ty niêm yết trên
sàn giao dịch HOSE hiện nay.
Bảng 4.1 . Danh sách vi phạm công bố thông tin trong năm 2018. ( đính
kèm phụ lục 03 )
Có thể thấy tình trạng vi phạm về công bố thông tin trên sàn giao dịch HOSE trong
năm 2018, bao gồm chậm công bố thông tin BCTC, BCTN vẫn còn tương đối nhiều
kể cả đối vối công ty có vốn đầu tư nước ngoài, thậm chí có công ty vi phạm nhiều
lần trong năm, như đối với công ty cổ phần xuất nhập khẩu An Giang: ngày
05/01/2018, bị nhắc nhở chậm công bố thông tin BCTC kiểm toán niên độ
01/10/2016-30/09/2017; ngày 24/01, bị nhắc nhở chậm công bố BCTC quý 1 niên
độ 01/10/2017 - 30/09/2018; ngày 01/02, chậm công bố BCTN niên độ 01/10/2016
- 30/09/2017; ngày 08/02, chậm công bố BCTC quý 1 niên độ 01/10/2017 -
30/09/2018 lần 2; ngày 23/02, chậm công bố BCTB niên độ 01/10/2016 -
30/09/2017 lần 2; ngày 04/06, chậm công bố BCTC soát xét niên độ 01/10/2017 -
31/03/2018; ngày 18/06, chậm công bố BCTC soát xét niên độ 01/10/2017 -
31/03/2018 lần 2; ngày 09/07, chậm công bố BCTC soát xét niên độ 01/10/2017 -
31/03/2018 lần 3; ngày 12/07, chậm công bố ý kiến ngoại trừ của kiểm toán viên tại
BCTC soát xét bán niên niên độ tài chính 01/10/2017 đến 30/09/2018; ngày 24/07,
chậm công bố BCTC quý 3 niên độ 01/10/2017 - 30/09/2018; ngày 07/08, chậm
nộp BCTC quý 3 niên độ 01/10/2017-30/09/2018 lần 2 . Sự vi phạm này sẽ khiến
cho các đối tượng quan tâm bị thiếu thông tin, đặc biệt làm ảnh hưởng đến quyết
định của nhà đầu tư, do đó đòi hỏi các cơ quan quản lý cần có những biệp pháp xử
lý nghiêm hơn để đảm bảo tính kịp thời các thông tin.
36
4.2. Thực trạng về tính kịp thời BCTC của các công ty có vốn đầu tư nước ngoài
niêm yết trên sàn giao dịch HOSE trong năm 2016-2017.
Bảng 4.2. Thực trạng trung bình số ngày từ ngày kết thúc niên độ đến ngày ký
báo cáo kiểm toán giữa các ngành.
NGÀNH
SỐ
CÔNG TY
TỶ LỆ
T.BÌNH
NGÀY
Bất động sản 19 19% 81.60526
Cao su 5 5% 64
Công nghệ viễn thông 4 4% 80.125
Dược phẩm- Y tế-Hóa chất 8 8% 71.9375
Giáo dục 1 1% 31
Khoáng sản/Dầu khí 5 5% 85
Năn lượng điện/khí 6 6% 70.75
Thép 4 4% 71.25
Nhựa-Bao bì 2 2% 51.5
Phân bón 1 1% 79.5
Sản xuất-kinh doanh 14 14% 82.64286
Thực phẩm-Thủy sản 11 11% 77.63636
Thương mại- Dịch vụ- Du lịch 4 4% 84.5
Vận tải/Cảng/Taxi 7 7% 76.64386
Xây dựng- Vật liệu xây dựng 7 7% 77.92857
Đầu tư phát triển 2 2% 73
Tổng 100 100%
( Nguồn: tác giả tổng hợp)
Trong 100 công ty được chọn khảo sát, ta thấy tỉ trọng phân bố số công ty giữa
các ngành có sự khác biệt rõ rệt, chiếm tỷ trọng cao nhất là ngành bất động sản với
19%, thấp nhất là các ngành phân bón, giáo dục , nhựa-bao bì, đầu tư phát triển
chiếm tỷ trọng từ 1-2%. Có thể thấy ngành giáo dục là ngành có số ngày từ ngày kết
37
thúc niên độ đến ngày ký báo cáo kiểm toán là ngắn nhất, với giá trị trung bình là 31
ngày, trong khi đó, ngành khoáng sản/ dầu khí là ngành có giá trị trung bình từ ngày
kết thúc niên độ đến ngày ký báo cáo kiểm toán dài nhất, 85 ngày. Điều này có thể
do đặc trưng của ngành khoảng sản/ dầu khí là ngành có hoạt động sản xuất phức
tạp, trải qua nhiều quá trình, từ hoạt động thăm dò đến khai thác ra các sản phẩm
thô, điều chế thành các sản phẩm tinh nên dẫn đến BCTC phức tạp hơn, có nhiều
khoản mục hơn, thời gian kiểm BCTC sẽ lâu hơn.
Bảng 4.3. Các chỉ tiêu cụ thể của từng ngành.
NGÀNH
MEAN CTKT
ROA QSH DB Big 4 Khác
Bất động sản 0.2155 0.6373 76.32% 23.68%
Cao su 0.055752 0.1509 0.3614 100%
Công nghệ viễn thông 0.092614 0.2823 0.4377 75% 25%
Dược phẩm- Y tế-Hóa chất 0.108846 0.2108 0.2902 50% 50%
Giáo dục -0.0633 0.102 0.8817 100%
Khoáng sản/Dầu khí 0.059913 0.2259 0.4622 60% 40%
Năn lượng điện/khí 0.091463 0.1541 0.4416 83.33% 16.67%
Thép 0.09966 0.1147 0.6267 62.50% 38%
Nhựa-Bao bì 0.122961 0.1898 0.4218 100%
Phân bón 0.097243 0.2393 0.1782 100%
Sản xuất-kinh doanh 0.090896 0.2038 0.4059 46.43% 53.57%
Thực phẩm-Thủy sản 0.078675 0.2092 0.3966 81.82% 18.18%
Thương mại- Dịch vụ- Du lịch 0.050495 0.3006 0.431 75% 25%
Vận tải/Cảng/Taxi 0.085683 0.2975 0.3922 42.86% 57.14%
Xây dựng- Vật liệu xây dựng 0.11606 0.2685 0.453 28.57% 71.43%
Đầu tư phát triển 0.155246 0.2305 0.3784 100%
Tổng
( Nguồn: tác giả tự tổng hợp)
38
Có thể thấy giá trị trung bình của chỉ tiêu ROA ,DB , QSH giữa các ngành có sự
chênh lệch lớn. Ngành giáo dục là ngành có tỷ lệ ROA là thấp nhất, bị âm khoảng
6%, trong khi đó ngành đầu tư phát triển là ngành hoạt động có hiệu quả nhất với
giá trị ROA trung bình của ngành chiếm khoảng 15,5%. Ngành giáo dục cũng là
ngành có tỷ lệ đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài thấp nhất, chiếm 10,2%, ngành có
tỷ lệ đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài cao nhất là ngành thương mại- dịch vụ- du
lịch với 30,06%. Ở chỉ tiêu DB, ngành sử dụng nợ ít nhất là ngành phân bón, chiếm
17,82%, ngành sử dụng nợ nhiều nhất là ngành giáo dục, chiếm 88,17%. Ở chỉ tiêu
CTKT, có thể thấy sự lựa chọn công ty kiểm toán thuộc big 4 hay không thuộc big 4
của mỗi ngành có sự khác nhau rõ rệt, có ngành ưu tiên chọn công ty kiểm toán
thuộc hệ thống công ty kiểm toán big 4 như ngành bất động sản, ngành công nghệ
viễn thông, ngành khoáng sản/ dầu khí, ngành năng lượng điện/ khí, ngành thép,
ngành phân bón, ngành thực phẩm- thủy sản, ngành thương mại – dịch vụ - du lịch,
có ngành ưu tiên chọn công ty kiểm toán nằm ngoài hệ thống công ty kiểm toán big
4 như ngành cao su, ngành giáo dục, ngành nhựa- bao bì, ngành xây dựng- vật liệu
xây dựng và ngành đầu tư phát triển, bên cạnh đó cũng có ngành có sự lựa chọn cân
bằng giữa công ty kiểm toán thuộc hệ thống công ty kiểm toán big 4 và nằm ngoài
hệ thống kiểm toán big 4 như ngành dược phẩm- y tế- hóa chất.
4.3. Phân tích thống kê mô tả.
4.3.1. Mô tả các biến trong mô hình
- Biến phụ thuộc: Tính kịp thời BCTC (NGAY), đo lường bằng số ngày từ
ngày kết thúc niên độ đến ngày ký báo cáo kiểm toán, được hiểu nếu số ngày này
càng thấp thì tính kịp thời BCTC càng cao, và ngược lại nếu số ngày này càng cao
thì tính kịp thời BCTC càng thấp.
- Các biến độc lập dạng định lượng:tỷ lệ quyền sở hữu của nhà đầu tư nước
ngoài (QSH), Lợi nhuận kinh doanh (ROA), Đòn bẩy tài chính (DB).Biến độc lập
dạng định tính: Loại công ty kiểm toán (CTKT).
39
4.3.2. Thống kê các biến trong mô hình
Bảng 4.4. Thống kê các biến định lượng
Variable Obs Mean Std. Dev. Min Max
NGAY 200 76.915 15.00009 20 123
ROA 200 .0723141 .0992971 -.8086734 .373917
QSH 200 .2167862 .1361385 .0019 .528289
DB 200 .4390069 .2065802 .0421528 .9631532
( Nguồn: phân tích dữ liệu Stata )
Biến NGAY có giá trị nhỏ nhất là 20 và giá trị lớn nhất là 123, giá trị trung bình
là 76.915,độ lệch chuẩn là 15.00009, có nghĩa công ty có vốn đầu tư nước ngoài
niêm yết trên sàn giao dịch HOSE có báo cáo kiểm toán sớm nhất là trong vòng 20
ngày kể từ ngày kết thúc niên độ kế toán, báo cáo kểm toán này trể nhất là 123
ngày, và trung bình để có báo cáo kiểm toán từ ngày kết thúc niên độ là khoảng 77
ngày.
Biến QSH có giá trị nhỏ nhất là 0.0019 và giá trị lớn nhất là 52.8289, giá trị trung
bình đạt 0.2167862, độ lệch chuẩn 0.1361385, các kết quả này cho thấy tỷ lệ quyền
sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại các công ty có vốn đầu tư nước ngoài niêm yết
trên sàn giao dịch HOSE thấp nhất là 0.19% và cao nhất là khoảng 52.9%, trung
bình tỷ lệ quyền sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài là khoảng 21,68%. Tỷ lệ quyền
sở hữu này có sự chênh lệch tương đối cao giữa các công ty.
Biến ROA có giá trị nhỏ nhất là -0.808673 và giá trị lớn nhất là 0.373917, giá trị
trung bình đạt 0.0723141,và độ lệch chuẩn là 0.0992971. Các kết quả này cho thấy
có sự chênh lệch lớn về lợi nhuận của các công ty có vốn đầu tư nước ngoài niêm
yết trên sàn giao dịch HOSE, có công ty không những không tạo ra lợi nhuận mà
chỉ số này còn bị âm ,trong khi đó có công ty hoạt động rất hiệu quả .
40
Biến DB co giá trị nhỏ nhất là 0.421528 và giá trị lớn nhất là 0.9631532, giá trị
trung bình đạt 0.4390069, giá trị độ lệch chuẩn là 0.2065802. Các thông số này cho
thấy có sự chênh lệch lớn giữa mức độ sử dụng nợ của các công ty có vốn đầu tư
nước ngoài niêm yết trên sàn giao dịch HOSE.
Bảng 4.5. Thống kê biến định tính CTKT
Các công ty kiểm toán thuộc hệ thống iểm toán Big 4 được mã hóa lại là 1, các
công ty kiểm toán không thuộc Big 4 được mã hóa là 0.
CTKT Freq. Percent Cum.
0 87 43.50 43.50
1 113 56.50 100.00
Total 200 100.00
( Nguồn: kết quả phân tích từ Stata )
Kết quả cho thấy trong 200 quan sát thì có 113 quan sát là các công ty kiểm toán
thuộc Big 4 với tỷ lệ 56.5 %, có 87 quan sát là các công ty kiểm toán không thuộc
nhóm Big 4 chiếm 43.5%. Điều này cho thấy sự lựa chọn các công ty kiểm toán của
các công ty có vốn đầu tư nước ngoài niêm yết trên sàn giao dịch HOSE vẫn có
chiều hướng thiên về các công ty kiểm toán thuộc hệ thống iểm toán Big 4
4.4. Phân tích tương quan,phân tích hồi quy.
4.4.1. Phân tích tương quan.
Các Nhân Tố Tác Động Đến Tính Kịp Thời Báo Cáo Tài Chính Của Các Công Ty Có Vốn Đầu Tư Nước Ngoài
Các Nhân Tố Tác Động Đến Tính Kịp Thời Báo Cáo Tài Chính Của Các Công Ty Có Vốn Đầu Tư Nước Ngoài
Các Nhân Tố Tác Động Đến Tính Kịp Thời Báo Cáo Tài Chính Của Các Công Ty Có Vốn Đầu Tư Nước Ngoài
Các Nhân Tố Tác Động Đến Tính Kịp Thời Báo Cáo Tài Chính Của Các Công Ty Có Vốn Đầu Tư Nước Ngoài
Các Nhân Tố Tác Động Đến Tính Kịp Thời Báo Cáo Tài Chính Của Các Công Ty Có Vốn Đầu Tư Nước Ngoài
Các Nhân Tố Tác Động Đến Tính Kịp Thời Báo Cáo Tài Chính Của Các Công Ty Có Vốn Đầu Tư Nước Ngoài
Các Nhân Tố Tác Động Đến Tính Kịp Thời Báo Cáo Tài Chính Của Các Công Ty Có Vốn Đầu Tư Nước Ngoài
Các Nhân Tố Tác Động Đến Tính Kịp Thời Báo Cáo Tài Chính Của Các Công Ty Có Vốn Đầu Tư Nước Ngoài
Các Nhân Tố Tác Động Đến Tính Kịp Thời Báo Cáo Tài Chính Của Các Công Ty Có Vốn Đầu Tư Nước Ngoài
Các Nhân Tố Tác Động Đến Tính Kịp Thời Báo Cáo Tài Chính Của Các Công Ty Có Vốn Đầu Tư Nước Ngoài
Các Nhân Tố Tác Động Đến Tính Kịp Thời Báo Cáo Tài Chính Của Các Công Ty Có Vốn Đầu Tư Nước Ngoài
Các Nhân Tố Tác Động Đến Tính Kịp Thời Báo Cáo Tài Chính Của Các Công Ty Có Vốn Đầu Tư Nước Ngoài
Các Nhân Tố Tác Động Đến Tính Kịp Thời Báo Cáo Tài Chính Của Các Công Ty Có Vốn Đầu Tư Nước Ngoài
Các Nhân Tố Tác Động Đến Tính Kịp Thời Báo Cáo Tài Chính Của Các Công Ty Có Vốn Đầu Tư Nước Ngoài
Các Nhân Tố Tác Động Đến Tính Kịp Thời Báo Cáo Tài Chính Của Các Công Ty Có Vốn Đầu Tư Nước Ngoài
Các Nhân Tố Tác Động Đến Tính Kịp Thời Báo Cáo Tài Chính Của Các Công Ty Có Vốn Đầu Tư Nước Ngoài
Các Nhân Tố Tác Động Đến Tính Kịp Thời Báo Cáo Tài Chính Của Các Công Ty Có Vốn Đầu Tư Nước Ngoài
Các Nhân Tố Tác Động Đến Tính Kịp Thời Báo Cáo Tài Chính Của Các Công Ty Có Vốn Đầu Tư Nước Ngoài
Các Nhân Tố Tác Động Đến Tính Kịp Thời Báo Cáo Tài Chính Của Các Công Ty Có Vốn Đầu Tư Nước Ngoài
Các Nhân Tố Tác Động Đến Tính Kịp Thời Báo Cáo Tài Chính Của Các Công Ty Có Vốn Đầu Tư Nước Ngoài
Các Nhân Tố Tác Động Đến Tính Kịp Thời Báo Cáo Tài Chính Của Các Công Ty Có Vốn Đầu Tư Nước Ngoài
Các Nhân Tố Tác Động Đến Tính Kịp Thời Báo Cáo Tài Chính Của Các Công Ty Có Vốn Đầu Tư Nước Ngoài
Các Nhân Tố Tác Động Đến Tính Kịp Thời Báo Cáo Tài Chính Của Các Công Ty Có Vốn Đầu Tư Nước Ngoài
Các Nhân Tố Tác Động Đến Tính Kịp Thời Báo Cáo Tài Chính Của Các Công Ty Có Vốn Đầu Tư Nước Ngoài
Các Nhân Tố Tác Động Đến Tính Kịp Thời Báo Cáo Tài Chính Của Các Công Ty Có Vốn Đầu Tư Nước Ngoài
Các Nhân Tố Tác Động Đến Tính Kịp Thời Báo Cáo Tài Chính Của Các Công Ty Có Vốn Đầu Tư Nước Ngoài
Các Nhân Tố Tác Động Đến Tính Kịp Thời Báo Cáo Tài Chính Của Các Công Ty Có Vốn Đầu Tư Nước Ngoài
Các Nhân Tố Tác Động Đến Tính Kịp Thời Báo Cáo Tài Chính Của Các Công Ty Có Vốn Đầu Tư Nước Ngoài
Các Nhân Tố Tác Động Đến Tính Kịp Thời Báo Cáo Tài Chính Của Các Công Ty Có Vốn Đầu Tư Nước Ngoài
Các Nhân Tố Tác Động Đến Tính Kịp Thời Báo Cáo Tài Chính Của Các Công Ty Có Vốn Đầu Tư Nước Ngoài
Các Nhân Tố Tác Động Đến Tính Kịp Thời Báo Cáo Tài Chính Của Các Công Ty Có Vốn Đầu Tư Nước Ngoài
Các Nhân Tố Tác Động Đến Tính Kịp Thời Báo Cáo Tài Chính Của Các Công Ty Có Vốn Đầu Tư Nước Ngoài
Các Nhân Tố Tác Động Đến Tính Kịp Thời Báo Cáo Tài Chính Của Các Công Ty Có Vốn Đầu Tư Nước Ngoài

More Related Content

What's hot

Đề tài hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại
Đề tài hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mạiĐề tài hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại
Đề tài hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
5 l g_2018_mold
5 l g_2018_mold5 l g_2018_mold
5 l g_2018_mold
4book
 
Luận văn: Quản trị rủi ro Tín dụng tại Ngân hàng Vietinbank, 9d
Luận văn: Quản trị rủi ro Tín dụng tại Ngân hàng Vietinbank, 9dLuận văn: Quản trị rủi ro Tín dụng tại Ngân hàng Vietinbank, 9d
Luận văn: Quản trị rủi ro Tín dụng tại Ngân hàng Vietinbank, 9d
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Khóa luận chuẩn.docx
Khóa luận chuẩn.docxKhóa luận chuẩn.docx
Khóa luận chuẩn.docx
ThuDngPhmTrn
 
Phân tích rủi ro tín dụng ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn hà nội
Phân tích rủi ro tín dụng ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn   hà nộiPhân tích rủi ro tín dụng ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn   hà nội
Phân tích rủi ro tín dụng ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn hà nội
https://www.facebook.com/garmentspace
 
THỰC TRẠNG ĐẢM BẢO TÍN DỤNG - TẢI FREE QUA ZALO: 093 457 3149
THỰC TRẠNG ĐẢM BẢO TÍN DỤNG - TẢI FREE QUA ZALO: 093 457 3149THỰC TRẠNG ĐẢM BẢO TÍN DỤNG - TẢI FREE QUA ZALO: 093 457 3149
THỰC TRẠNG ĐẢM BẢO TÍN DỤNG - TẢI FREE QUA ZALO: 093 457 3149
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn
Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Sài GònĐề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn
Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Cơ sở lý luận về quản trị rủi ro thanh khoản trong ngân hàng thương mại.docx
Cơ sở lý luận về quản trị rủi ro thanh khoản trong ngân hàng thương mại.docxCơ sở lý luận về quản trị rủi ro thanh khoản trong ngân hàng thương mại.docx
Cơ sở lý luận về quản trị rủi ro thanh khoản trong ngân hàng thương mại.docx
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói ☎☎☎ Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 👍👍
 
Nghiệp vụ tín dụng ngân hàng
Nghiệp vụ tín dụng ngân hàngNghiệp vụ tín dụng ngân hàng
Nghiệp vụ tín dụng ngân hànganntt123
 
Đồ án nghiệp vụ ngân hàng quy trình cho vay tiêu dùng
Đồ án nghiệp vụ ngân hàng quy trình cho vay tiêu dùngĐồ án nghiệp vụ ngân hàng quy trình cho vay tiêu dùng
Đồ án nghiệp vụ ngân hàng quy trình cho vay tiêu dùng
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank Chi nhánh tỉnh Yên Bái 2015
Quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank Chi nhánh tỉnh Yên Bái 2015Quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank Chi nhánh tỉnh Yên Bái 2015
Quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank Chi nhánh tỉnh Yên Bái 2015
nataliej4
 
Phân tích báo cáo tài chính ở Techcombank thực trạng và giải pháp.
Phân tích báo cáo tài chính ở Techcombank thực trạng và giải pháp.Phân tích báo cáo tài chính ở Techcombank thực trạng và giải pháp.
Phân tích báo cáo tài chính ở Techcombank thực trạng và giải pháp.
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Đề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng sacombank
Đề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng sacombankĐề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng sacombank
Đề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng sacombank
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài hạn chế rủi ro khi thanh toán tín dụng, RẤT HAY
Đề tài hạn chế rủi ro khi thanh toán tín dụng, RẤT HAYĐề tài hạn chế rủi ro khi thanh toán tín dụng, RẤT HAY
Đề tài hạn chế rủi ro khi thanh toán tín dụng, RẤT HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
200 đề tài luận văn chuyên ngành tài chính doanh nghiệp
200 đề tài luận văn chuyên ngành tài chính doanh nghiệp200 đề tài luận văn chuyên ngành tài chính doanh nghiệp
200 đề tài luận văn chuyên ngành tài chính doanh nghiệp
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Báo Cáo Thực Tập Cho Vay Hộ Nghèo Tại Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội Việt Nam – ...
Báo Cáo Thực Tập Cho Vay Hộ Nghèo Tại Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội Việt Nam – ...Báo Cáo Thực Tập Cho Vay Hộ Nghèo Tại Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội Việt Nam – ...
Báo Cáo Thực Tập Cho Vay Hộ Nghèo Tại Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội Việt Nam – ...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Phan tich tinh_thanh_khoan_cua_nhom_cac_ngan_hang_lon_fr6_i3_20130515032357_1...
Phan tich tinh_thanh_khoan_cua_nhom_cac_ngan_hang_lon_fr6_i3_20130515032357_1...Phan tich tinh_thanh_khoan_cua_nhom_cac_ngan_hang_lon_fr6_i3_20130515032357_1...
Phan tich tinh_thanh_khoan_cua_nhom_cac_ngan_hang_lon_fr6_i3_20130515032357_1...
ngocxit_ifa3
 
isinhvien.com-174-----giáo trình tài chính quốc tế_ phần 1_1030512.pdf
isinhvien.com-174-----giáo trình tài chính quốc tế_ phần 1_1030512.pdfisinhvien.com-174-----giáo trình tài chính quốc tế_ phần 1_1030512.pdf
isinhvien.com-174-----giáo trình tài chính quốc tế_ phần 1_1030512.pdf
QunhHng379407
 
quy trình tín dụng
quy trình tín dụngquy trình tín dụng
quy trình tín dụngMinh Tuấn
 
Báo cáo thực tập tại Ngân hàng Đông Nam á, HAY, 9 ĐIỂM
Báo cáo thực tập tại Ngân hàng Đông Nam á, HAY, 9 ĐIỂMBáo cáo thực tập tại Ngân hàng Đông Nam á, HAY, 9 ĐIỂM
Báo cáo thực tập tại Ngân hàng Đông Nam á, HAY, 9 ĐIỂM
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 

What's hot (20)

Đề tài hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại
Đề tài hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mạiĐề tài hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại
Đề tài hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại
 
5 l g_2018_mold
5 l g_2018_mold5 l g_2018_mold
5 l g_2018_mold
 
Luận văn: Quản trị rủi ro Tín dụng tại Ngân hàng Vietinbank, 9d
Luận văn: Quản trị rủi ro Tín dụng tại Ngân hàng Vietinbank, 9dLuận văn: Quản trị rủi ro Tín dụng tại Ngân hàng Vietinbank, 9d
Luận văn: Quản trị rủi ro Tín dụng tại Ngân hàng Vietinbank, 9d
 
Khóa luận chuẩn.docx
Khóa luận chuẩn.docxKhóa luận chuẩn.docx
Khóa luận chuẩn.docx
 
Phân tích rủi ro tín dụng ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn hà nội
Phân tích rủi ro tín dụng ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn   hà nộiPhân tích rủi ro tín dụng ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn   hà nội
Phân tích rủi ro tín dụng ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn hà nội
 
THỰC TRẠNG ĐẢM BẢO TÍN DỤNG - TẢI FREE QUA ZALO: 093 457 3149
THỰC TRẠNG ĐẢM BẢO TÍN DỤNG - TẢI FREE QUA ZALO: 093 457 3149THỰC TRẠNG ĐẢM BẢO TÍN DỤNG - TẢI FREE QUA ZALO: 093 457 3149
THỰC TRẠNG ĐẢM BẢO TÍN DỤNG - TẢI FREE QUA ZALO: 093 457 3149
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn
Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Sài GònĐề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn
Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn
 
Cơ sở lý luận về quản trị rủi ro thanh khoản trong ngân hàng thương mại.docx
Cơ sở lý luận về quản trị rủi ro thanh khoản trong ngân hàng thương mại.docxCơ sở lý luận về quản trị rủi ro thanh khoản trong ngân hàng thương mại.docx
Cơ sở lý luận về quản trị rủi ro thanh khoản trong ngân hàng thương mại.docx
 
Nghiệp vụ tín dụng ngân hàng
Nghiệp vụ tín dụng ngân hàngNghiệp vụ tín dụng ngân hàng
Nghiệp vụ tín dụng ngân hàng
 
Đồ án nghiệp vụ ngân hàng quy trình cho vay tiêu dùng
Đồ án nghiệp vụ ngân hàng quy trình cho vay tiêu dùngĐồ án nghiệp vụ ngân hàng quy trình cho vay tiêu dùng
Đồ án nghiệp vụ ngân hàng quy trình cho vay tiêu dùng
 
Quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank Chi nhánh tỉnh Yên Bái 2015
Quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank Chi nhánh tỉnh Yên Bái 2015Quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank Chi nhánh tỉnh Yên Bái 2015
Quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank Chi nhánh tỉnh Yên Bái 2015
 
Phân tích báo cáo tài chính ở Techcombank thực trạng và giải pháp.
Phân tích báo cáo tài chính ở Techcombank thực trạng và giải pháp.Phân tích báo cáo tài chính ở Techcombank thực trạng và giải pháp.
Phân tích báo cáo tài chính ở Techcombank thực trạng và giải pháp.
 
Đề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng sacombank
Đề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng sacombankĐề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng sacombank
Đề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng sacombank
 
Đề tài hạn chế rủi ro khi thanh toán tín dụng, RẤT HAY
Đề tài hạn chế rủi ro khi thanh toán tín dụng, RẤT HAYĐề tài hạn chế rủi ro khi thanh toán tín dụng, RẤT HAY
Đề tài hạn chế rủi ro khi thanh toán tín dụng, RẤT HAY
 
200 đề tài luận văn chuyên ngành tài chính doanh nghiệp
200 đề tài luận văn chuyên ngành tài chính doanh nghiệp200 đề tài luận văn chuyên ngành tài chính doanh nghiệp
200 đề tài luận văn chuyên ngành tài chính doanh nghiệp
 
Báo Cáo Thực Tập Cho Vay Hộ Nghèo Tại Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội Việt Nam – ...
Báo Cáo Thực Tập Cho Vay Hộ Nghèo Tại Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội Việt Nam – ...Báo Cáo Thực Tập Cho Vay Hộ Nghèo Tại Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội Việt Nam – ...
Báo Cáo Thực Tập Cho Vay Hộ Nghèo Tại Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội Việt Nam – ...
 
Phan tich tinh_thanh_khoan_cua_nhom_cac_ngan_hang_lon_fr6_i3_20130515032357_1...
Phan tich tinh_thanh_khoan_cua_nhom_cac_ngan_hang_lon_fr6_i3_20130515032357_1...Phan tich tinh_thanh_khoan_cua_nhom_cac_ngan_hang_lon_fr6_i3_20130515032357_1...
Phan tich tinh_thanh_khoan_cua_nhom_cac_ngan_hang_lon_fr6_i3_20130515032357_1...
 
isinhvien.com-174-----giáo trình tài chính quốc tế_ phần 1_1030512.pdf
isinhvien.com-174-----giáo trình tài chính quốc tế_ phần 1_1030512.pdfisinhvien.com-174-----giáo trình tài chính quốc tế_ phần 1_1030512.pdf
isinhvien.com-174-----giáo trình tài chính quốc tế_ phần 1_1030512.pdf
 
quy trình tín dụng
quy trình tín dụngquy trình tín dụng
quy trình tín dụng
 
Báo cáo thực tập tại Ngân hàng Đông Nam á, HAY, 9 ĐIỂM
Báo cáo thực tập tại Ngân hàng Đông Nam á, HAY, 9 ĐIỂMBáo cáo thực tập tại Ngân hàng Đông Nam á, HAY, 9 ĐIỂM
Báo cáo thực tập tại Ngân hàng Đông Nam á, HAY, 9 ĐIỂM
 

Similar to Các Nhân Tố Tác Động Đến Tính Kịp Thời Báo Cáo Tài Chính Của Các Công Ty Có Vốn Đầu Tư Nước Ngoài

Ảnh Hưởng Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Tổ...
Ảnh Hưởng Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Tổ...Ảnh Hưởng Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Tổ...
Ảnh Hưởng Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Tổ...
Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn ẢNH HƯỞNG CỦA MỐI QUAN HỆ LÃNH ĐẠO-NHÂN VIÊN
Luận Văn ẢNH HƯỞNG CỦA MỐI QUAN HỆ LÃNH ĐẠO-NHÂN VIÊNLuận Văn ẢNH HƯỞNG CỦA MỐI QUAN HỆ LÃNH ĐẠO-NHÂN VIÊN
Luận Văn ẢNH HƯỞNG CỦA MỐI QUAN HỆ LÃNH ĐẠO-NHÂN VIÊN
Nhận Viết Thuê Đề Tài Baocaothuctap.net 0973.287.149
 
Luận Văn Giải Pháp Tạo Động Lực Làm Việc Cho Công Nhân Cao Su Tại Công Ty Cổ ...
Luận Văn Giải Pháp Tạo Động Lực Làm Việc Cho Công Nhân Cao Su Tại Công Ty Cổ ...Luận Văn Giải Pháp Tạo Động Lực Làm Việc Cho Công Nhân Cao Su Tại Công Ty Cổ ...
Luận Văn Giải Pháp Tạo Động Lực Làm Việc Cho Công Nhân Cao Su Tại Công Ty Cổ ...
Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lõng Của Người Dân Trong Việc Bồi Thường, Giả...
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lõng Của Người Dân Trong Việc Bồi Thường, Giả...Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lõng Của Người Dân Trong Việc Bồi Thường, Giả...
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lõng Của Người Dân Trong Việc Bồi Thường, Giả...
Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Tác Động Của Vốn Chủ Sở Hữu Đến Rủi Ro Tín Dụng Tại Các Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Vốn Chủ Sở Hữu Đến Rủi Ro Tín Dụng Tại Các Ngân HàngLuận Văn Tác Động Của Vốn Chủ Sở Hữu Đến Rủi Ro Tín Dụng Tại Các Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Vốn Chủ Sở Hữu Đến Rủi Ro Tín Dụng Tại Các Ngân Hàng
Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Tác Động Của Vốn Chủ Sở Hữu Đến Rủi Ro Tín Dụng Tại Các Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Vốn Chủ Sở Hữu Đến Rủi Ro Tín Dụng Tại Các Ngân HàngLuận Văn Tác Động Của Vốn Chủ Sở Hữu Đến Rủi Ro Tín Dụng Tại Các Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Vốn Chủ Sở Hữu Đến Rủi Ro Tín Dụng Tại Các Ngân Hàng
Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Hoàn Thiện Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Về Công Tác Thu Tại Bệnh Viện T...
Luận Văn Hoàn Thiện Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Về Công Tác Thu Tại Bệnh Viện T...Luận Văn Hoàn Thiện Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Về Công Tác Thu Tại Bệnh Viện T...
Luận Văn Hoàn Thiện Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Về Công Tác Thu Tại Bệnh Viện T...
Nhận Viết Thuê Đề Tài Baocaothuctap.net 0973.287.149
 
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lõng Của Người Dân Trong Việc Bồi Thường, Giả...
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lõng Của Người Dân Trong Việc Bồi Thường, Giả...Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lõng Của Người Dân Trong Việc Bồi Thường, Giả...
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lõng Của Người Dân Trong Việc Bồi Thường, Giả...
Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Ứng Dụng Mô Hình Thẻ Điểm Cân Bằng Để Đánh Giá Hiệu Quả Hoạt Động Củ...
Luận Văn Ứng Dụng Mô Hình Thẻ Điểm Cân Bằng Để Đánh Giá Hiệu Quả Hoạt Động Củ...Luận Văn Ứng Dụng Mô Hình Thẻ Điểm Cân Bằng Để Đánh Giá Hiệu Quả Hoạt Động Củ...
Luận Văn Ứng Dụng Mô Hình Thẻ Điểm Cân Bằng Để Đánh Giá Hiệu Quả Hoạt Động Củ...
Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Học Với Phương Pháp E Learning
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Học Với Phương Pháp E LearningCác Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Học Với Phương Pháp E Learning
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Học Với Phương Pháp E Learning
Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Độ Tin Cậy Báo Cáo Tài Chính
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Độ Tin Cậy Báo Cáo Tài ChínhLuận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Độ Tin Cậy Báo Cáo Tài Chính
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Độ Tin Cậy Báo Cáo Tài Chính
Nhận Viết Thuê Đề Tài Baocaothuctap.net 0973.287.149
 
Luận Văn Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ng...
Luận Văn Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ng...Luận Văn Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ng...
Luận Văn Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ng...
Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hành Vi Quản Trị Lợi Nhuận Trên Báo Cáo Tài Chính
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hành Vi Quản Trị Lợi Nhuận Trên Báo Cáo Tài ChínhCác Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hành Vi Quản Trị Lợi Nhuận Trên Báo Cáo Tài Chính
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hành Vi Quản Trị Lợi Nhuận Trên Báo Cáo Tài Chính
Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Tron...
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Tron...Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Tron...
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Tron...
Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Truyền Miệng Trực Tuyến Đến Ý Định Mua Tour Du Lịch
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Truyền Miệng Trực Tuyến Đến Ý Định Mua Tour Du LịchLuận Văn Ảnh Hưởng Của Truyền Miệng Trực Tuyến Đến Ý Định Mua Tour Du Lịch
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Truyền Miệng Trực Tuyến Đến Ý Định Mua Tour Du Lịch
Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ bán hàng của TiKi.pdf
Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ bán hàng của TiKi.pdfNghiên cứu sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ bán hàng của TiKi.pdf
Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ bán hàng của TiKi.pdf
Man_Ebook
 
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Luận Văn Tác Động Của Cấu Trúc Sở Hữu Đến Khả Năng Sinh Lời Của Các Ngân Hàng...
Luận Văn Tác Động Của Cấu Trúc Sở Hữu Đến Khả Năng Sinh Lời Của Các Ngân Hàng...Luận Văn Tác Động Của Cấu Trúc Sở Hữu Đến Khả Năng Sinh Lời Của Các Ngân Hàng...
Luận Văn Tác Động Của Cấu Trúc Sở Hữu Đến Khả Năng Sinh Lời Của Các Ngân Hàng...
Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Yếu tố tác động đến hành vi mua thực phẩm hữu cơ của người tiêu dùng trường h...
Yếu tố tác động đến hành vi mua thực phẩm hữu cơ của người tiêu dùng trường h...Yếu tố tác động đến hành vi mua thực phẩm hữu cơ của người tiêu dùng trường h...
Yếu tố tác động đến hành vi mua thực phẩm hữu cơ của người tiêu dùng trường h...
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói ☎☎☎ Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 👍👍
 
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Thái Độ Của Nhân Viên Đối Với Sự Thay Đổi C...
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Thái Độ Của Nhân Viên Đối Với Sự Thay Đổi C...Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Thái Độ Của Nhân Viên Đối Với Sự Thay Đổi C...
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Thái Độ Của Nhân Viên Đối Với Sự Thay Đổi C...
Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 

Similar to Các Nhân Tố Tác Động Đến Tính Kịp Thời Báo Cáo Tài Chính Của Các Công Ty Có Vốn Đầu Tư Nước Ngoài (20)

Ảnh Hưởng Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Tổ...
Ảnh Hưởng Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Tổ...Ảnh Hưởng Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Tổ...
Ảnh Hưởng Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Tổ...
 
Luận Văn ẢNH HƯỞNG CỦA MỐI QUAN HỆ LÃNH ĐẠO-NHÂN VIÊN
Luận Văn ẢNH HƯỞNG CỦA MỐI QUAN HỆ LÃNH ĐẠO-NHÂN VIÊNLuận Văn ẢNH HƯỞNG CỦA MỐI QUAN HỆ LÃNH ĐẠO-NHÂN VIÊN
Luận Văn ẢNH HƯỞNG CỦA MỐI QUAN HỆ LÃNH ĐẠO-NHÂN VIÊN
 
Luận Văn Giải Pháp Tạo Động Lực Làm Việc Cho Công Nhân Cao Su Tại Công Ty Cổ ...
Luận Văn Giải Pháp Tạo Động Lực Làm Việc Cho Công Nhân Cao Su Tại Công Ty Cổ ...Luận Văn Giải Pháp Tạo Động Lực Làm Việc Cho Công Nhân Cao Su Tại Công Ty Cổ ...
Luận Văn Giải Pháp Tạo Động Lực Làm Việc Cho Công Nhân Cao Su Tại Công Ty Cổ ...
 
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lõng Của Người Dân Trong Việc Bồi Thường, Giả...
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lõng Của Người Dân Trong Việc Bồi Thường, Giả...Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lõng Của Người Dân Trong Việc Bồi Thường, Giả...
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lõng Của Người Dân Trong Việc Bồi Thường, Giả...
 
Luận Văn Tác Động Của Vốn Chủ Sở Hữu Đến Rủi Ro Tín Dụng Tại Các Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Vốn Chủ Sở Hữu Đến Rủi Ro Tín Dụng Tại Các Ngân HàngLuận Văn Tác Động Của Vốn Chủ Sở Hữu Đến Rủi Ro Tín Dụng Tại Các Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Vốn Chủ Sở Hữu Đến Rủi Ro Tín Dụng Tại Các Ngân Hàng
 
Luận Văn Tác Động Của Vốn Chủ Sở Hữu Đến Rủi Ro Tín Dụng Tại Các Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Vốn Chủ Sở Hữu Đến Rủi Ro Tín Dụng Tại Các Ngân HàngLuận Văn Tác Động Của Vốn Chủ Sở Hữu Đến Rủi Ro Tín Dụng Tại Các Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Vốn Chủ Sở Hữu Đến Rủi Ro Tín Dụng Tại Các Ngân Hàng
 
Luận Văn Hoàn Thiện Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Về Công Tác Thu Tại Bệnh Viện T...
Luận Văn Hoàn Thiện Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Về Công Tác Thu Tại Bệnh Viện T...Luận Văn Hoàn Thiện Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Về Công Tác Thu Tại Bệnh Viện T...
Luận Văn Hoàn Thiện Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Về Công Tác Thu Tại Bệnh Viện T...
 
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lõng Của Người Dân Trong Việc Bồi Thường, Giả...
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lõng Của Người Dân Trong Việc Bồi Thường, Giả...Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lõng Của Người Dân Trong Việc Bồi Thường, Giả...
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lõng Của Người Dân Trong Việc Bồi Thường, Giả...
 
Luận Văn Ứng Dụng Mô Hình Thẻ Điểm Cân Bằng Để Đánh Giá Hiệu Quả Hoạt Động Củ...
Luận Văn Ứng Dụng Mô Hình Thẻ Điểm Cân Bằng Để Đánh Giá Hiệu Quả Hoạt Động Củ...Luận Văn Ứng Dụng Mô Hình Thẻ Điểm Cân Bằng Để Đánh Giá Hiệu Quả Hoạt Động Củ...
Luận Văn Ứng Dụng Mô Hình Thẻ Điểm Cân Bằng Để Đánh Giá Hiệu Quả Hoạt Động Củ...
 
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Học Với Phương Pháp E Learning
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Học Với Phương Pháp E LearningCác Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Học Với Phương Pháp E Learning
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Học Với Phương Pháp E Learning
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Độ Tin Cậy Báo Cáo Tài Chính
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Độ Tin Cậy Báo Cáo Tài ChínhLuận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Độ Tin Cậy Báo Cáo Tài Chính
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Độ Tin Cậy Báo Cáo Tài Chính
 
Luận Văn Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ng...
Luận Văn Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ng...Luận Văn Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ng...
Luận Văn Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ng...
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hành Vi Quản Trị Lợi Nhuận Trên Báo Cáo Tài Chính
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hành Vi Quản Trị Lợi Nhuận Trên Báo Cáo Tài ChínhCác Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hành Vi Quản Trị Lợi Nhuận Trên Báo Cáo Tài Chính
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hành Vi Quản Trị Lợi Nhuận Trên Báo Cáo Tài Chính
 
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Tron...
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Tron...Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Tron...
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Tron...
 
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Truyền Miệng Trực Tuyến Đến Ý Định Mua Tour Du Lịch
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Truyền Miệng Trực Tuyến Đến Ý Định Mua Tour Du LịchLuận Văn Ảnh Hưởng Của Truyền Miệng Trực Tuyến Đến Ý Định Mua Tour Du Lịch
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Truyền Miệng Trực Tuyến Đến Ý Định Mua Tour Du Lịch
 
Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ bán hàng của TiKi.pdf
Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ bán hàng của TiKi.pdfNghiên cứu sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ bán hàng của TiKi.pdf
Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ bán hàng của TiKi.pdf
 
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
 
Luận Văn Tác Động Của Cấu Trúc Sở Hữu Đến Khả Năng Sinh Lời Của Các Ngân Hàng...
Luận Văn Tác Động Của Cấu Trúc Sở Hữu Đến Khả Năng Sinh Lời Của Các Ngân Hàng...Luận Văn Tác Động Của Cấu Trúc Sở Hữu Đến Khả Năng Sinh Lời Của Các Ngân Hàng...
Luận Văn Tác Động Của Cấu Trúc Sở Hữu Đến Khả Năng Sinh Lời Của Các Ngân Hàng...
 
Yếu tố tác động đến hành vi mua thực phẩm hữu cơ của người tiêu dùng trường h...
Yếu tố tác động đến hành vi mua thực phẩm hữu cơ của người tiêu dùng trường h...Yếu tố tác động đến hành vi mua thực phẩm hữu cơ của người tiêu dùng trường h...
Yếu tố tác động đến hành vi mua thực phẩm hữu cơ của người tiêu dùng trường h...
 
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Thái Độ Của Nhân Viên Đối Với Sự Thay Đổi C...
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Thái Độ Của Nhân Viên Đối Với Sự Thay Đổi C...Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Thái Độ Của Nhân Viên Đối Với Sự Thay Đổi C...
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Thái Độ Của Nhân Viên Đối Với Sự Thay Đổi C...
 

More from Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com

Luận Văn Nghiên Cứu Về Mối Quan Hệ Giữa Chất Lượng Phần Mềm Kế Toán Với Hoạt ...
Luận Văn Nghiên Cứu Về Mối Quan Hệ Giữa Chất Lượng Phần Mềm Kế Toán Với Hoạt ...Luận Văn Nghiên Cứu Về Mối Quan Hệ Giữa Chất Lượng Phần Mềm Kế Toán Với Hoạt ...
Luận Văn Nghiên Cứu Về Mối Quan Hệ Giữa Chất Lượng Phần Mềm Kế Toán Với Hoạt ...
Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nghiên Cứu Vấn Đề Nợ Xấu Các Ngân Hàng Việt Nam, Thái Lan Và Indonesia
Luận Văn Nghiên Cứu Vấn Đề Nợ Xấu Các Ngân Hàng Việt Nam, Thái Lan Và IndonesiaLuận Văn Nghiên Cứu Vấn Đề Nợ Xấu Các Ngân Hàng Việt Nam, Thái Lan Và Indonesia
Luận Văn Nghiên Cứu Vấn Đề Nợ Xấu Các Ngân Hàng Việt Nam, Thái Lan Và Indonesia
Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Hòa Giải Xung Đột Của Phong Cách Lãnh Đạo Chuyển ...
Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Hòa Giải Xung Đột Của Phong Cách Lãnh Đạo Chuyển ...Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Hòa Giải Xung Đột Của Phong Cách Lãnh Đạo Chuyển ...
Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Hòa Giải Xung Đột Của Phong Cách Lãnh Đạo Chuyển ...
Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Hối Đoái Và Giá Chứng Khoán
Luận Văn Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Hối Đoái Và Giá Chứng KhoánLuận Văn Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Hối Đoái Và Giá Chứng Khoán
Luận Văn Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Hối Đoái Và Giá Chứng Khoán
Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nghiên Cứu Hệ Số An Toàn Vốn Và Khả Năng Áp Dụng Basel III
Luận Văn Nghiên Cứu Hệ Số An Toàn Vốn Và Khả Năng Áp Dụng Basel IIILuận Văn Nghiên Cứu Hệ Số An Toàn Vốn Và Khả Năng Áp Dụng Basel III
Luận Văn Nghiên Cứu Hệ Số An Toàn Vốn Và Khả Năng Áp Dụng Basel III
Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nghiên Cứu Hành Vi Lựa Chọn Thương Hiệu Tiêu Đóng Chai
Luận Văn Nghiên Cứu Hành Vi Lựa Chọn Thương Hiệu Tiêu Đóng ChaiLuận Văn Nghiên Cứu Hành Vi Lựa Chọn Thương Hiệu Tiêu Đóng Chai
Luận Văn Nghiên Cứu Hành Vi Lựa Chọn Thương Hiệu Tiêu Đóng Chai
Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử MOCA ...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử MOCA ...Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử MOCA ...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử MOCA ...
Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...
Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...
Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...
Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nâng Cao Sự Hài Lòng Của Người Lao Động Tại Công Ty Bonjour
Luận Văn Nâng Cao Sự Hài Lòng Của Người Lao Động Tại Công Ty BonjourLuận Văn Nâng Cao Sự Hài Lòng Của Người Lao Động Tại Công Ty Bonjour
Luận Văn Nâng Cao Sự Hài Lòng Của Người Lao Động Tại Công Ty Bonjour
Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Giao Nhận
Luận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Giao NhậnLuận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Giao Nhận
Luận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Giao Nhận
Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nâng Cao Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Thươn...
Luận Văn Nâng Cao Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Thươn...Luận Văn Nâng Cao Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Thươn...
Luận Văn Nâng Cao Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Thươn...
Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Cụm Ngành Tôm Tỉnh Cà Mau
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Cụm Ngành Tôm Tỉnh Cà MauLuận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Cụm Ngành Tôm Tỉnh Cà Mau
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Cụm Ngành Tôm Tỉnh Cà Mau
Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạn Tranh Của Hệ Thống Trung Tâm Thương Mại Sense ...
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạn Tranh Của Hệ Thống Trung Tâm Thương Mại Sense ...Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạn Tranh Của Hệ Thống Trung Tâm Thương Mại Sense ...
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạn Tranh Của Hệ Thống Trung Tâm Thương Mại Sense ...
Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công Hức Quận Phú Nhuận
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công  Hức Quận Phú NhuậnLuận Văn Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công  Hức Quận Phú Nhuận
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công Hức Quận Phú Nhuận
Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Nhằm Gia Tăng Sự Hài Lòng Của Bệnh Nhân
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Nhằm Gia Tăng Sự Hài Lòng Của Bệnh NhânLuận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Nhằm Gia Tăng Sự Hài Lòng Của Bệnh Nhân
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Nhằm Gia Tăng Sự Hài Lòng Của Bệnh Nhân
Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Nông NghiệpLuận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Đầu Tư ...
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Đầu Tư ...Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Đầu Tư ...
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Đầu Tư ...
Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Huy Động Vốn Tại Ngân HàngLuận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng
Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Mốiquan Hệ giữa quản Trị vốn luân Chuyển Và Khả Năng Sinh lời
Luận Văn Mốiquan Hệ giữa quản Trị vốn luân Chuyển Và Khả Năng Sinh lờiLuận Văn Mốiquan Hệ giữa quản Trị vốn luân Chuyển Và Khả Năng Sinh lời
Luận Văn Mốiquan Hệ giữa quản Trị vốn luân Chuyển Và Khả Năng Sinh lời
Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Và Kỳ Hạn Nợ Trong Trường Hợp...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Và Kỳ Hạn Nợ Trong Trường Hợp...Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Và Kỳ Hạn Nợ Trong Trường Hợp...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Và Kỳ Hạn Nợ Trong Trường Hợp...
Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 

More from Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com (20)

Luận Văn Nghiên Cứu Về Mối Quan Hệ Giữa Chất Lượng Phần Mềm Kế Toán Với Hoạt ...
Luận Văn Nghiên Cứu Về Mối Quan Hệ Giữa Chất Lượng Phần Mềm Kế Toán Với Hoạt ...Luận Văn Nghiên Cứu Về Mối Quan Hệ Giữa Chất Lượng Phần Mềm Kế Toán Với Hoạt ...
Luận Văn Nghiên Cứu Về Mối Quan Hệ Giữa Chất Lượng Phần Mềm Kế Toán Với Hoạt ...
 
Luận Văn Nghiên Cứu Vấn Đề Nợ Xấu Các Ngân Hàng Việt Nam, Thái Lan Và Indonesia
Luận Văn Nghiên Cứu Vấn Đề Nợ Xấu Các Ngân Hàng Việt Nam, Thái Lan Và IndonesiaLuận Văn Nghiên Cứu Vấn Đề Nợ Xấu Các Ngân Hàng Việt Nam, Thái Lan Và Indonesia
Luận Văn Nghiên Cứu Vấn Đề Nợ Xấu Các Ngân Hàng Việt Nam, Thái Lan Và Indonesia
 
Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Hòa Giải Xung Đột Của Phong Cách Lãnh Đạo Chuyển ...
Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Hòa Giải Xung Đột Của Phong Cách Lãnh Đạo Chuyển ...Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Hòa Giải Xung Đột Của Phong Cách Lãnh Đạo Chuyển ...
Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Hòa Giải Xung Đột Của Phong Cách Lãnh Đạo Chuyển ...
 
Luận Văn Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Hối Đoái Và Giá Chứng Khoán
Luận Văn Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Hối Đoái Và Giá Chứng KhoánLuận Văn Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Hối Đoái Và Giá Chứng Khoán
Luận Văn Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Hối Đoái Và Giá Chứng Khoán
 
Luận Văn Nghiên Cứu Hệ Số An Toàn Vốn Và Khả Năng Áp Dụng Basel III
Luận Văn Nghiên Cứu Hệ Số An Toàn Vốn Và Khả Năng Áp Dụng Basel IIILuận Văn Nghiên Cứu Hệ Số An Toàn Vốn Và Khả Năng Áp Dụng Basel III
Luận Văn Nghiên Cứu Hệ Số An Toàn Vốn Và Khả Năng Áp Dụng Basel III
 
Luận Văn Nghiên Cứu Hành Vi Lựa Chọn Thương Hiệu Tiêu Đóng Chai
Luận Văn Nghiên Cứu Hành Vi Lựa Chọn Thương Hiệu Tiêu Đóng ChaiLuận Văn Nghiên Cứu Hành Vi Lựa Chọn Thương Hiệu Tiêu Đóng Chai
Luận Văn Nghiên Cứu Hành Vi Lựa Chọn Thương Hiệu Tiêu Đóng Chai
 
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử MOCA ...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử MOCA ...Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử MOCA ...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử MOCA ...
 
Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...
Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...
Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...
 
Luận Văn Nâng Cao Sự Hài Lòng Của Người Lao Động Tại Công Ty Bonjour
Luận Văn Nâng Cao Sự Hài Lòng Của Người Lao Động Tại Công Ty BonjourLuận Văn Nâng Cao Sự Hài Lòng Của Người Lao Động Tại Công Ty Bonjour
Luận Văn Nâng Cao Sự Hài Lòng Của Người Lao Động Tại Công Ty Bonjour
 
Luận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Giao Nhận
Luận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Giao NhậnLuận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Giao Nhận
Luận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Giao Nhận
 
Luận Văn Nâng Cao Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Thươn...
Luận Văn Nâng Cao Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Thươn...Luận Văn Nâng Cao Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Thươn...
Luận Văn Nâng Cao Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Thươn...
 
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Cụm Ngành Tôm Tỉnh Cà Mau
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Cụm Ngành Tôm Tỉnh Cà MauLuận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Cụm Ngành Tôm Tỉnh Cà Mau
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Cụm Ngành Tôm Tỉnh Cà Mau
 
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạn Tranh Của Hệ Thống Trung Tâm Thương Mại Sense ...
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạn Tranh Của Hệ Thống Trung Tâm Thương Mại Sense ...Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạn Tranh Của Hệ Thống Trung Tâm Thương Mại Sense ...
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạn Tranh Của Hệ Thống Trung Tâm Thương Mại Sense ...
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công Hức Quận Phú Nhuận
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công  Hức Quận Phú NhuậnLuận Văn Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công  Hức Quận Phú Nhuận
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công Hức Quận Phú Nhuận
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Nhằm Gia Tăng Sự Hài Lòng Của Bệnh Nhân
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Nhằm Gia Tăng Sự Hài Lòng Của Bệnh NhânLuận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Nhằm Gia Tăng Sự Hài Lòng Của Bệnh Nhân
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Nhằm Gia Tăng Sự Hài Lòng Của Bệnh Nhân
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Nông NghiệpLuận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Đầu Tư ...
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Đầu Tư ...Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Đầu Tư ...
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Đầu Tư ...
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Huy Động Vốn Tại Ngân HàngLuận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng
 
Luận Văn Mốiquan Hệ giữa quản Trị vốn luân Chuyển Và Khả Năng Sinh lời
Luận Văn Mốiquan Hệ giữa quản Trị vốn luân Chuyển Và Khả Năng Sinh lờiLuận Văn Mốiquan Hệ giữa quản Trị vốn luân Chuyển Và Khả Năng Sinh lời
Luận Văn Mốiquan Hệ giữa quản Trị vốn luân Chuyển Và Khả Năng Sinh lời
 
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Và Kỳ Hạn Nợ Trong Trường Hợp...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Và Kỳ Hạn Nợ Trong Trường Hợp...Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Và Kỳ Hạn Nợ Trong Trường Hợp...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Và Kỳ Hạn Nợ Trong Trường Hợp...
 

Recently uploaded

Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024juneSmartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
SmartBiz
 
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdfTHONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
QucHHunhnh
 
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyetinsulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
lmhong80
 
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀNGiải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
linh miu
 
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptxFSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
deviv80273
 
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptxLỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
12D241NguynPhmMaiTra
 
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
NguynDimQunh33
 
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsgSinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
vivan030207
 
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thươngPLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
hieutrinhvan27052005
 
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation ManagementQuan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
ChuPhan32
 
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
khanhthy3000
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Halloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary schoolHalloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary school
AnhPhm265031
 
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.pptChương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
PhiTrnHngRui
 
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docxVăn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
metamngoc123
 
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang ThiềuBiểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô HàNgân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
onLongV
 

Recently uploaded (18)

Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024juneSmartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
 
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdfTHONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
 
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyetinsulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
 
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀNGiải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
 
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptxFSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
 
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptxLỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
 
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
 
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsgSinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
 
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thươngPLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
 
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
 
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation ManagementQuan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
 
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
 
Halloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary schoolHalloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary school
 
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.pptChương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
 
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docxVăn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
 
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang ThiềuBiểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
 
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô HàNgân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
 

Các Nhân Tố Tác Động Đến Tính Kịp Thời Báo Cáo Tài Chính Của Các Công Ty Có Vốn Đầu Tư Nước Ngoài

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH   BÙI THỊ KIM THÚY CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TÍNH KỊP THỜI BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY CÓ VỐNĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI NIÊM YẾT TRÊN SÀN GIAODỊCH HOSE Tham khảo thêm tài liệu tại Luanvanpanda.com Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận,Báo Cáo Khoá Luận, Luận Văn ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ 0932.091.562 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh – Năm 2022
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH   BÙI THỊ KIM THÚY CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TÍNH KỊP THỜI BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI NIÊM YẾT TRÊN SÀN GIAO DỊCH HOSE Chuyên ngành: Kế Toán Mã : 8340301 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học Ts. Lê Thị Mỹ Hạnh TP. Hồ Chí Minh – Năm 2022
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Kính thưa quý thầy cô, tôi tên Bùi Thị Kim Thúy, học viên cao học khóa 26 – Chuyên ngành Kế toán – Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh. Tôi xin cam đoan luận văn Thạc sĩ với đề tài “Các nhân tố tác động đến tính kịp thời Báo cáo tài chính của các công ty có vốn đầu tư nước ngoài niêm yết trên sàn giao dịch HOSE” là kết quả của quá trình nghiên cứu độc lập của cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn của TS. Lê Thị Mỹ Hạnh. Các số liệu trong bài luận văn là do chính tác giải thu thập, thống kê và xử lý một cách trung thực, trích dẫn nguồn rõ ràng. Kết quả của bài nghiên cứu này là trung thực và chưa từng được công bố ở bất kỳ công trình nghiên cứu khác. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm với lời cam đoan trên. TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2019 Học viên Bùi Thị Kim Thúy
  • 4. Mục lục Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục chữ viết tắt Danh mục bảng biểu Danh muc hình vẽ PHẦN MỞ ĐẦU ....................................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................................. 1 2. Mục tiêu nghiên cứu........................................................................................................... 2 3. Câu hỏi nghiên cứu.............................................................................................................. 3 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 3 4.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................................... 3 4.2. Phạm vi nghiên cứu....................................................................................................... 3 5. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................................... 3 6. Những đóng góp mới của luận văn....................................................................................... 4 7. Kết cấu của đề tài................................................................................................................ 4 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN....................................... 5 1.1. Các nghiên cứu công bố ở nước ngoài.......................................................................... 5 1.2 Các nghiên cứu công bố ở trong nước............................................................................. 7 1.3 .Nhận xét tổng quan nghiên cứu và xác định khe hổng nghiên cứu................................... 9 1.3.1. Nhận xét tổng quan nghiên cứu.................................................................................. 9 1.3.2. Xác định khe hổng nghiên cứu ................................................................................. 13 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1......................................................................................................... 14 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ......................................................................................... 15 2.1. Tổng quan về tính kịp thời BCTC.................................................................................... 15 2.1.1 Khái niệm về BCTC................................................................................................... 15 2.1.2 Tính kịp thời BCTC ................................................................................................... 15 2.1.3. Các văn bản pháp lý liên quan đến công bố thông tin tại các công ty niêm yết .... 15 2.2. Lý thuyết nền có liên quan............................................................................................... 17 2.2.1 Lý thuyết ủy nhiệm..................................................................................................... 17 2.2.2 Lý thuyết về cơ cấu vốn ............................................................................................. 17 2.2.3 Lý thuyết thông tin bất cân xứng............................................................................... 18 2.2.4 Lý thuyết các bên liên quan....................................................................................... 19 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2......................................................................................................... 21 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................................................................... 22
  • 5. 3.1. Quy trình nghiên cứu ......................................................................................................22 3.2. Phương pháp nghiên cứu................................................................................................23 3.3. Giả thuyết và mô hình nghiên cứu.................................................................................23 3.3.1. Các giả thuyết nghiên cứu .......................................................................................23 3.3.1.1. Tỷ lệ quyền sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài...............................................23 3.3.1.2. Lợi nhuận kinh doanh......................................................................................24 3.3.13. Loại công ty kiểm toán.......................................................................................25 3.3.1.4. Đòn bẩy tài chính..............................................................................................25 3.3.2. Mô hình nghiên cứu..................................................................................................25 3.4. Đo lường các biến trong mô hình nghiên cứu................................................................27 3.4.1. Đối với biến phụ thuộc.................................................................................................27 3.4.2. Đối với biến độc lập.................................................................................................28 3.5. Mẫu nghiên cứu và và phương pháp thu thập số liệu ....................................................30 3.6. Quy trình phân tích dữ liệu.............................................................................................31 3.6.1. Phân tích thống kê mô tả .........................................................................................31 3.6.2. Phân tích tương quan...............................................................................................31 3.6.3. Phân tích hồi quy .....................................................................................................32 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ........................................................................................................34 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...............................................................................35 4.1. Thực trạng về vi phạm chậm công bố thông tin của các công ty niêm yết trên sàn giao dịch HOSE hiện nay...............................................................................................................35 4.2. Thực trạng về tính kịp thời BCTC của các công ty có vốn đầu tư nước ngoài niêm yết trên sàn giao dịch HOSE trong năm 2016-2017...................................................................36 4.3. Phân tích thống kê mô tả ................................................................................................38 4.3.1. Mô tả các biến trong mô hình...................................................................................38 4.3.2. Thống kê các biến trong mô hình ............................................................................39 4.4. Phân tích tương quan,phân tích hồi quy ........................................................................40 4.4.1. Phân tích tương quan..............................................................................................40 4.4.2. Phân tích hồi quy .....................................................................................................41 4.5. Kiểm định các giả định của mô hình..............................................................................42 4.5.1. Kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến.........................................................................42 4.5.2. Kiểm tra hiện tượng tự tương quan 4.5.3. Kiểm tra hiện tượng phương sai sai số thay đổi.......................................................44 4.6. Bàn luận kết quả nghiên cứu ..........................................................................................45 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ........................................................................................................47 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................................48
  • 6. 5.1 Kết luận............................................................................................................................. 48 5.2. Kiến nghị.......................................................................................................................... 48 5.2.1. Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài................................................................... 49 5.2.2. Lợi nhuận kinh doanh............................................................................................... 49 5.2.3. Loại công ty kiểm toán ............................................................................................. 50 5.2.4. Đòn bẩy tài chính .................................................................................................... 51 5.2.5. Các kiến nghị khác ................................................................................................... 51 5.2.5.1 Kiến nghị đối với các cơ quan quản lý............................................................... 51 5.2.5.2 Kiến nghị đối với nhà đầu tư.............................................................................. 52 5.3 Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài.......................................................... 53 KẾT LUẬN CHƯƠNG 5..................................................................................................... 54 Tài liệu tham khảo Phụ lục 01: Danh sách các công ty trong mẫu nghiên cứu Phụ lục 02: Dữ liệu chạy mô hình Phụ lục 03: Danh sách các công ty vi phạm công bố thông tin năm 2018
  • 7. Danh mục các từ viết tắt. BCTC Báo cáo tài chính BCTN Báo cáo thường niên HOSE Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh. TTCK Thị trường chứng khoán. Danh mục các bảng biểu Bảng 1.1: Tổng hợp các nghiên cứu trước có liên quan đến đề tài............................10 Bảng 3.1: Mô tả và đo lường các biến độc lập trong mô hình.................................. 30 Bảng 4.1 . Danh sách vi phạm công bố thông tin trong năm 2018........................... 35 Bảng 4.2. Thực trạng trung bình số ngày từ ngày kết thúc niên độ đến ngày ký báo cáo kiểm toán giữa các ngành.................................................................................... 36 Bảng 4.3. Các chỉ tiêu cụ thể của từng ngành...........................................................37 Bảng 4.4. Thống kê các biến định lượng...................................................................39 Bảng 4.5. Thống kê biến định tính CTKT.................................................................40 Bảng 4.6. Ma trận hệ số tương quan giữa các biến................................................... 41 Bảng 4.7. Bảng mô hình các nhân tố tác động ngẫu nhiên REM .............................42 Bảng 4.8 Bảng hệ số phóng đại phương sai VIF.......................................................43 Bảng 4.9. Bảng giá trị kiểm định phương sai sai số thay đổi ....................................44 Bảng 4.10. Mô hình REM sau khi khắc phục hiện tượng phương sai thay đổi................................................................................................................................44 Bảng 5.1. Tổng hợp mức độ tác động của các nhân tố đến tính kịp thời BCTC của các công ty có vốn nước ngoài niêm yết trên TTCK TP. Hồ Chí Min..................... 48 Danh mục các hình vẽ Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu tổng quát.................................................................24 Hình 3.2: Mô hình nghiên cứu.................................................................................. 28
  • 8. Phần tóm tắt Tiêu đề: Các nhân tố tác động đến tính kịp thời BCTC các công ty có vốn đầu tư nước ngoài niêm yết trên sàn giao dịch HOSE Tóm tắt Lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu: Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào nước ta đã gia tăng đáng kề từ năm 1988 đến nay, tuy nhiên hiện nay trên thị trường chứng khoán vẫn có tình trạng các công ty có vốn đầu tư nước ngoài vi phạm về chậm công bố thông tin BCTC, do đó một công trình nghiên cứu định lượng nhằm xác định các nhân tố tác động đến tính kịp thời BCTC của các công ty có vốn đầu tư nước ngoài là cần thiết. Mục tiêu nghiên cứu: Các nghiên cứu trước đây chỉ nghiên cứu các nhân tố tác động đến BCTC đối với các công ty niêm yết nói chung mà chưa đề cập riêng đến các công ty có vốn đầu tư nước ngoài, do đó nghiên cứu này nhằm xác định và đo lường các nhân tố tác động đến tính kịp thời BCTC các công ty có vốn đầu tư nước ngoài niêm yết trên sàn giao dịch HOSE, từ đó đưa ra một số kiến nghị nhằm góp phần nâng cao tính kịp thời BCTC của các công ty này. Phương pháp nghiên cứu : nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng với phân tích hồi quy đa biến nhằm kiểm tra chiều hướng, mức độ tác động cùa các nhân tố đến tính kịp thời BCTC các công ty có vốn đầu tư nước ngoài. Kết quả nghiên cứu: Kết quả phân tích hồi qui cho thấy khi tỷ lệ quyền sở hửu của nhà đầu tư nước ngoài trong doanh nghiệp càng cao thì tính kịp thời BCTC càng cao, khi lợi nhuận kinh doanh càng lớn thì tính kịp thời BCTC càng cao, ngược lại khi đòn bẩy của doanh nghiệp càng cao thì tính kịp thời BCTC càng thấp, và loại công ty kiểm toán cũng là một nhân tố tác động đến tính kịp thời BCTC. Kết luận: nghiên cứu này góp phần xác định và đo lường mức độ tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến tính kịp thời BCTC của các công ty có vốn đầu tư nước ngoài niêm yết trên sàn giao dịch HOSE, đồng thời đưa ra một số kiến nghị với hy vọng góp phần nâng cao được tính kịp thời BCTC đối với các công ty có vốn đầu tư nước ngoài.
  • 9. Từ khóa: tính kịp thời BCTC, độ trễ báo cáo kiềm toán , chất lượng BCTC. Title: Factors affecting the timeliness of financial statements of foreign-invested companies listed on HOSE Abstract Reasons for writing: Foreign direct investment capital into our country has increased significantly since 1988, however, there is still a situation of companies having Foreign direct investment capital in the stock market violate the regulations on slowing down the disclosure of financial statements, so a quantitative research project to determine the factors affecting the timeliness of financial statements of foreign invested companies is necessary. Problem: Previous studies only studied the factors affecting financial statements for listed companies in general but did not mention specifically to foreign-invested companies, so this study in order to identify and measure the factors affecting the timeliness of financial statements of foreign-invested companies listed on the HOSE, from there to make some recommendations to contribute to improving timeliness financial statements of these companies. Research method: research using quantitative research method with multivariate regression analysis to check the trend, the extent of impact of factors on the timeliness of financial statements of foreign invested companies . Research results: The results of regression analysis show that the higher the ownership ratio of foreign investors in enterprises, the higher the timeliness of financial statements, the greater the profitability of the business, the higher the financial statements, the higher the company's leverage is, the lower the timeliness of the financial statements, and the type of audit firm is also a factor affecting the timeliness of the financial statements. Conclusions: this study contributes to identifying and measuring the impact of factors affecting the timeliness of financial statements of foreign-invested companies listed on HOSE, at the same time, I proposed some recommendations in order to contribute to improving the timeliness of financial statements for foreign-invested companies. Keywords: Timeliness of financial statements, latency reporting on accounting, financial statement quality.
  • 10. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài bắt đầu vào Việt Nam từ năm 1988, sau khi cải cách kinh tế được thực hiện năm 1986, bước ngoặt này đã được coi là thành tựu của quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch tập trung sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, từ đó đến nay dòng vốn FDI hàng năm vào Việt Nam đã tăng lên đáng kể. Theo số liệu của Cục đầu tư nước ngoài thuộc Bộ kế hoạch và đầu tư, tổng vốn đăng ký đầu tư trực tiếp nước ngoài năm 1988 là 0,342 tỷ đô la,và tính đến ngày 20/12/2016 tổng số vốn đăng ký đạt hơn 293,25 tỷ đô la, trong đó dẫn đầu là Thành Phố Hồ Chí Minh với tổng số vốn đăng ký hơn 44,82 tỷ đô la, chiếm 15,3% tổng nguồn vốn đăng ký FDI của cả nước,tiếp theo là tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu với 26,96 tỷ đô la, chiếm 9,2 % tổng nguồn vốn đăng ký trên cả nước, xếp thứ ba là tỉnh Bình Dương với tổng số vốn đăng ký là 26,86 tỷ đô la chiếm 9,1% tổng nguồn vốn FDI đăng ký của cả nước.( Cục đầu tư nước ngoài, 2016), tình hình hoạt động cũng như tình hình tài chính của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không những được cơ quan nhà nước mà ngày càng được các nhà đầu tư quan tâm. BCTC cung cấp thông tin toàn diện nhất về kết quả kinh doanh, tình hình tài chính, cũng như các luồng tiền của doanh nghiệp cho những đối tượng quan tâm kể cả bên trong và bên ngoài doanh nghiệp ( Luật kế toán năm 2015, điều 29) , đặc biệt là các nhà đầu tư thông qua BCTC do doanh nghiệp cung cấp sẽ có thể nhận định, phân tích và quyết định chọn lựa đầu tư sao cho có hiệu quả. Tuy nhiên, các thông tin này chỉ hữu ích khi nó được phản ánh đúng thực chất tình hình doanh nghiệp và được cập nhật một cách kịp thời. Nó được cho rằng, khi thời gian thực hiện báo cáo kiểm toán tăng thì tính hữu ích của các thông tin được công bố trong BCTN của công ty sẽ giảm. Sự chậm trễ trong việc công bố các BCTC được kiểm toán không
  • 11. 2 những ảnh hưởng đến tính hữu ích của thông tin mà có thể ảnh hưởng đến độ tin cậy và sự thích hợp của các thông tin. Do đó, bên cạnh các yêu cầu về tính chính xác, đầy đủ cũng như yêu cầu về độ trung thực thì kịp thời cũng là một đặc tính quan trọng của thông tin kế toán và là một trong những yếu tố cơ bản góp phần tạo nên tính minh bạch của thông tin BCTC ( Luật kế toán 2015, điều15). Thực tế, theo số liệu về danh sách các công ty niêm yết vi phạm về công bố thông tin trên sàn giao dịch HOSE năm 2018 cho thấy các doanh nghiệp niêm yết có vốn đầu tư nước ngoài hiện nay vi phạm về chậm công bố thông tin BCTC khá nhìu, thậm chí có doanh nghiệp vi phạm nhiều lần trong năm, như đối với công ty cổ phần xuất nhập khẩu An Giang, trong năm 2018 đã vi phạm về chậm công bố thông tin BCTC chín lần.(http:www.hsx.vn - đính kèm phụ lục 03). Sự công bố chậm này sẽ ảnh hưởng lớn đến quyết định của nhà đầu tư.Chính vì thế, cần có các chính sách, biện pháp nâng cao tính kịp thời BCTC. Để có cơ sở cho việc đề xuất các kiến nghị, giải pháp thì cần thiết phải xác định các nhân tố và mức độ tác động của từng nhân tố, qua đó xác định được nhân tố ảnh hưởng trọng tâm. Ngoài ra, tại Việt Nam hiện có khá nhiều nghiên cứu về tính kịp thời BCTC, tuy nhiên các nghiên cứu về tính kịp thời BCTC của các công ty có vốn đầu tư nước ngoài còn hạn chế. Xuất phát từ những lý do trên, tác giả đã chọn đề tài :“Các nhân tố tác động đến tính kịp thời báo cáo tài chính các công ty có vốn đầu tư nước ngoài niêm yết trên sàn giao dịch HOSE” để làm đề tài nghiên cứu trong luận văn này. 2. Mục tiêu nghiên cứu. Mục tiêu chung của nghiên cứu nhằm xác định các nhân tố tác động đến tính kịp thời BCTC của các công ty có vốn đầu tư nước ngoài niêm yết trên sàn giao dịch HOSE. Trên cơ sở mục tiêu chung, tác giả xác định các mục tiêu cụ thể của đề tài như sau:
  • 12. 3 - Xác định các nhân tố tác động đến tính kịp thời BCTC các công ty có vốn đầu tư nước ngoài niêm yết trên sàn giao dịch HOSE. - Mức độ tác động của các nhân tố xác định được đến tính kịp thời BCTC các công ty có vốn đầu tư nước ngoài niêm yết trên sàn giao dịch HOSE . 3. Câu hỏi nghiên cứu. Từ các mục tiêu nêu trên, tác giả đưa ra hai câu hỏi nghiên cứu như sau: - Tính kịp thời BCTC các công ty có vốn đầu tư nước ngoài niêm yết trên sàn giao dịch HOSE bị tác động bởi các nhân tố nào? - Mức độ tác động đến tính kịp thời BCTC các công ty có vốn đầu tư nước ngoài niêm yết trên sàn giao dịch HOSE của các nhân tố đó như thế nào? 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tính kịp thời BCTC các công ty có vốn đầu tư nước ngoài niêm yết trên sàn giao dịch HOSE. 4.2. Phạm vi nghiên cứu. - Phạm vi về không gian nghiên cứu: Tác giả chỉ nghiên cứu các công ty có vốn đầu tư nước ngoài niêm yết trên sàn giao dịch HOSE. Số liệu tác giả chọn để khảo sát được lấy từ BCTC và BCTN đã được kiểm toán. Thời gian nghiên cứu các số liệu trong giai đoạn 2 năm từ năm 2016 đến năm 2017. - Phạm vi về thời gian nghiên cứu: luận văn thực hiện từ tháng 4/2018 đến tháng 12/2018. 5. Phương pháp nghiên cứu. Để đạt được mục tiêu nghiên cứu và trả lời các câu hỏi nghiên cứu đặt ra, luận văn được thực hiện dựa trên phương pháp nghiên cứu định lượng. - Phương pháp nghiên cứu định lượng: : bắt đầu từ lý thuyết nền về vấn đề nghiên cứu và các nghiên cứu trước có liên quan, xây dựng các giả thuyết làm cơ sở đề xuất mô hình nghiên cứu các nhân tố tác động tính kịp thời BCTC các công
  • 13. 4 ty có vốn đầu tư nước ngoài niêm yết trên sàn giao dịch HOSE, sau đó tiến hành kiểm tra các giả thuyết đã xây dựng thông qua các số liệu thu thập được. Nguồn tài liệu là dữ liệu thứ cấp do tác giả thu thập dựa vào các BCTN, BCTC của các công ty có vốn đầu tư nước ngoài niêm yết đã được công bố trên sàn giao dịch HOSE. 6. Những đóng góp mới của luận văn Luận văn đã phân tích các nhân tố tác động đến tính kịp thời BCTC các công ty có vốn đầu tư nước ngoài niêm yết trên sàn giao dịch HOSE thông qua thông tin trình bày trên BCTN, BCTC .Từ đó đưa ra những kiến nghị gợi ý nhằm cải thiện tính kịp thời BCTC. Tính kịp thời là một trong những yếu tố then chốt tạo nên chất lượng của BCTC. BCTC có chất lượng sẽ giúp nhà đầu tư có cái nhìn toàn diện về bức tranh tài chính, tình hình kinh doanh của doanh nghiệp để đưa ra các quyết định đầu tư phù hợp. 7. Kết cấu của đề tài. Ngoài phần mở đầu, luận văn có kết cấu gồm 5 chương như sau: Chương 1: Tổng quan các nghiên cứu có liên quan Chương 2: Cơ sở lý thuyết Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Chương 4: Kết quả nghiên cứu Chương 5: Kết luận và kến nghị.
  • 14. 5 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN 1.1. Các nghiên cứu công bố ở nước ngoài. Trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu về tính kịp thời BCTC, theo trình tự thời gian, tác giả lược khảo lại một số nghiên cứu như sau: Đầu tiên là nghiên cứu của Rowland K. và cộng sự vào năm 1989 với nghiên cứu “Timeliness of financial reporting, the firm size effect, and stock price reactions to annual earnings announcements”. Theo nghiên cứu này, tính kịp thời BCTC là mối quan tâm của nhiều đối tượng sử dụng thông tin và các tác giả nhận định rằng tính hữu ích của báo cáo có thể liên quan nghịch với sự chậm trễ báo cáo (công bố BCTC chậm hơn nhưng đầy đủ thông tin hơn). Các công ty lớn thường công bố thu nhập tương đối sớm, các công ty nhỏ hơn thường công bố thu nhập trễ hơn nên . Phương pháp sử dụng trong nghiên cứu là phương pháp hồi quy đa biến để phân tích mối quan hệ giữa tính kịp thời việc công bố thu nhập hàng năm với quy mô doanh nghiệp. Kết quả của nghiên cứu khẳng định rằng quy mô doanh nghiệp có tác động cùng chiều với tính kịp thời BCTC. Một nghiên cứu của Afify vào năm 2009 với tiêu đề “Determinants of audit report lag does implementing corporate governance have any impact? Empirical evidence from Egypt”. Nghiên cứu được thực hiện nhằm giải quyết ba mục đích chính: thứ nhất, để xem xét về độ trễ báo cáo kiểm toán (ARL) và các yếu tố quyết định của nó; thứ hai, để đo lường mức độ ARL ở một nước đang phát triển, cụ thể là ở Ai Cập; và thứ ba, để kiểm tra thực nghiệm tác động của các đặc điểm quản trị doanh nghiệp (CG) đối với ARL ở Ai Cập. Kích thước mẫu của nghiên cứu này là 85 công ty niêm yết tại Ai Cập. Độ trễ của các báo cáo kiểm toán ở các công ty được chọn khảo sát này dao động từ 19 ngày đến 115 ngày và trung bình đạt giá trị 60 ngày. Nghiên cứu sử dụng phương pháp hồi quy đa biến để kiểm định mức độ tác động của các nhân tố như quy mô của hội đồng quản trị, tỷ lệ thành viên độc lập của hội đồng quản trị, ngành công nghiệp, loại kiểm toán và lợi nhuận kinh doanh
  • 15. 6 đến độ trễ của báo cáo kiểm toán.Sử dụng phương pháp phân tích hồi quy , kết quả cho thấy sự tập trung quyền sở hữu, loại kiểm toán có ảnh hưởng không đáng kể đến ARL. Ba biến kiểm soát là quy mô doanh nghiệp, ngành công nghiệp và lợi nhuận kinh doanh ảnh hưởng đáng kể đến ARL. Một nghiên cứu khác của Ash Turel được thực hiện tại Thổ Nhĩ Kỳ vào năm 2010 với tên đề tài “Timeliness of financial reporting in emerging capital market: Evidence from Turkey”. Nghiên cứu này điều tra các nhân tố thuộc về công ty và nhân tố thuộc về kiềm toán ảnh hường đến tính kịp thời BCTC của các công ty niêm yết tại Thổ Nhĩ Kỳ. Quá trình nghiên cứu được thực hiện bằng cách: trước tiên, tác giả xác định độ trễ của báo cáo và sau đó sử dụng hồi quy đa biến để phân tích mức độ tác động của các yếu tố đến độ trễ của báo cáo. Mẫu của nghiên cứu là 211 công ty niêm yết ở Thổ Nhĩ Kỳ ,chiếm khoảng 66% số lượng công ty niêm yết trên thị trường. Kết quả nghiên cứu cho thấy nhân tố kiểm toán viên , loại ý kiến kiểm toán ,thu nhập và ngành công nghiệp có tác động đến tính kịp thời BCTC. Kế đến, vào năm 2011, Wafa Al-Ghanem và Mohamed đã thực hiện một nghiên cứu với tên “An Empirical Analysis of Audit Delays and Timeliness of Corporate Financial Reporting in Kuwait”. Nghiên cứu này phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự chậm trễ trong việc ký báo cáo kiểm toán. Chậm trễ trong báo cáo kiểm toán được tính bằng số ngày trôi qua từ cuối năm tài chính cho đến ngày báo cáo kiểm toán được ký . Nghiên cứu này tập trung vào 149 và 177 công ty niêm yết ở Kuwait trong năm 2006 và 2007. Kết quả phân tích hồi quy đa biến cho thấy thời gian kiểm toán trung bình là 57 ngày cho năm 2006, và 62 ngày cho năm 2007 và chỉ duy nhất có biến quy mô của công ty là biến có tương quan nghịch với độ trễ kiểm toán cho cả hai năm 2006 và 2007. Biến thanh khoản và tỷ lệ nợ chỉ ảnh hưởng đến độ trễ cho năm 2006, biến loại kiểm toán chỉ ảnh hưởng đến độ trễ cho năm 2007. Vào năm 2013, Mouna và J. Anis đã có nghiên cứu với tên gọi “Financial Reporting Delay and Investors Behavior: Evidence from Tunisia”. Nghiên cứu này nghiên mối quan hệ giữa độ trễ của BCTC với cấu trúc quyền sở hữu , quy mô công
  • 16. 7 ty, đòn bẩy tài chính, lợi nhuận kinh doanh của các công ty niêm yết ở Tunisia trong năm 2009.Cở mẫu nghiên cứu là 33 công ty, không bao gồm các công ty tài chính. Sử dụng phân tích hồi quy đa biến, kết quả nghiên cứu chứng tỏ độ trễ của BCTC các công ty niêm yết tại Tunisian trung bình là 150 ngày, độ lệch chuẩn 24,51 ngày, tính kịp thời việc công bố thông tin BCTC cho công chúng bị tác dộng bởi các nhân tố là cấu trúc quyền sở hữu và lợi nhuận. Gần đây nhất là nghiên cứu của Aldaoud và Khaldoon Ahmad Mohammad vào năm 2015 với tiêu đề “The influence of corporate governance and ownership concentration on the timeliness of financial reporting in Jordan”. Nghiên cứu này nghiên cứu các cơ chế quản trị doanh nghiệp và các thuộc tính của công ty tác động đến tính kịp thời các BCTC ở các công ty niêm yết tại Jordan như thế nào.Tính kịp thời được đo bằng độ trễ báo cáo kiểm toán (ARL), độ trễ báo cáo quản lý (MRL) và tổng độ trễ báo cáo (TRL). Cở mẫu của nghiên cứu là 114 công ty niêm yết ở Amman từ năm 2009 đến năm 2012 . Nghiên cứu cho thấy rằng các công ty trung bình mất hơn ba tháng để phát hành BCTC của họ. Phân tích hồi quy được sử dụng để kiểm tra chiều hướng tác động của các nhân tố. Kết quả cho thấy sự độc lập của hội đồng quản trị, sự hiện diện của ủy ban kiểm toán, ý kiến của kiểm toán viên và quyền sở hữu liên quan đáng kể với ARL. Quy mô hội đồng quản trị, sự hiện diện của ủy ban kiểm toán, ý kiến của kiểm toán viên, quyền sở hữu có liên quan đến MRL. Đối với mô hình TRL, kết quả cũng chỉ ra rằng tính độc lập, quy mô của hội đồng quản trị có liên quan đến tổng độ trễ báo cáo. Ngoài ra, nghiên cứu cũng cho thấy lợi nhuận của công ty, đòn bẩy và loại ngành có liên quan đến kịp thời của BCTC. 1.2. Các nghiên cứu công bố ở trong nước. Tính kịp thời BCTC cũng đã được một số tác giả trong nước quan tâm, tác giả lược khảo một số nghiên cứu như sau: Đầu tiên là nghiên cứu của tác giả Nguyễn An Nhiên (2013) với đề tài “Các nhân tố tác động đến tính kịp thời BCTC các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Việt
  • 17. 8 Nam” luận văn trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh. Nghiên cứu này đã cung cấp thêm các nhân tố tác động đến tính kịp thời BCTC các công ty niêm ở Việt Nam, đưa ra các kiến nghị nhằm cải thiện tính kịp thời BCTC ở các công ty này. Mẫu nghiên cứu là 173 công ty niêm yết trong năm 2012,nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng Kết quả nghiên cứu cho thấy tính kịp thời BCTC các công ty niêm yết ở Việt Nam chịu tác động bởi các nhân tố như: loại BCTC, loại ý kiến kiểm toán, tỷ số ROE. Cũng trong năm 2013, tác giả Đặng Đình Tân đã có bài viết “Một số nhân tố ảnh hưởng đến tính kịp thời BCTC của các công ty niêm yết tại Việt Nam” đăng trên Tạp Chí công nghệ Ngân hàn. Nghiên cứu này thực hiện nhằm giải quyết mục tiêu là phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tính kịp thời BCTC và đưa ra các giải pháp góp phần cải thiện tính kịp thời BCTC tại các công ty niêm yết ở Việt Nam. Cở mẫu của nghiên cứu là 120 công ty niêm yết trong năm 2010 và năm 2011, kết quả nghiên cứu cho thấy tính kịp thời BCTC bị ảnh hưởng bởi loại BCTC ( riêng lẻ hay hợp nhất); loại kiểm toán ( thuộc Big 4 hay không thuộc Big 4) không ảnh hưởng đến tính kịp thời BCTC Một nghiên cứu khác được thực hiện trong năm 2015 là nghiên cứu của tác giả Nguyễn Phi Trinh với tên gọi “Nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố thuộc về quản trị công ty đến tính kịp thời BCTC của các công ty niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh” luận văn trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh. Nghiên cứu này trình bày những lý luận cơ bản và thực trạng về quản trị công ty đến tính kịp thời BCTC của các công ty niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh, xác định và đo lường các nhân tố thuộc quản trị công ty tác động đến tính kịp thời BCTC của các công ty niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh. Các kết quả của phân tích hồi quy đa biến chứng tỏ các nhân tố: tính độc lập của hội đồng quản trị, trình độ kế toán của Ban kiểm soát, loại BCTC, loại ý kiến kiểm toán có ảnh hưởng đến tính kịp thời BCTC.
  • 18. 9 Vào năm 2016, tác giả Nguyễn Thị Xuân Vy cũng đã nghiên cứu về đề tài này với tên “Mối quan hệ giữa đặc trưng của doanh nghiệp và tính kịp thời việc công bố thông tin BCTC của các Công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam”, luận văn trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh. Luận văn đã xác định và phân tích sự tác động của những nhân tố như cấu trúc tài chính ,kiểm toán độc lập của doanh nghiệp đến tính kịp thời BCTC. Kết quả phân tích hồi quy cho thấy số lượng công ty con,tính phức tạp trong hoạt động, khả năng sinh lời và ý kiến của kiểm toán viên có ảnh hưởng đến tính kip thời của BCTC . 1.3 .Nhận xét tổng quan nghiên cứu và xác định khe hổng nghiên cứu. 1.3.1. Nhận xét tổng quan nghiên cứu. Thông qua việc lược khảo một số nghiên cứu trước được thực hiện trong và ngoài nước có liên quan đến luận văn, có thể nói rằng chủ đề về tính kịp thời BCTC là một chủ đề được nhiều tác giả quan tâm. Bảng 1.1: Tổng hợp các nghiên cứu trước có liên quan đến đề tài STT Nhân tố tác động Nghiên cứu Cách đo lường tính kịp thời Phương pháp nghiên cứu NGHIÊN CỨU NƯỚC NGOÀI 1 Quy mô doanh nghiệp Timeliness of financial reporting, the firm size effect, and stockprice reactions to annual earnings announcements Rowland K. và cộng sự (1989) Đo lường độ trễ Sử dụng phương có tác động cùng chiều theo hai cách: độ pháp hồi quy đa với tính kịp thời trễ báo cáo theo biến để phân tích BCTC,các công ty lớn thời gian (CL) là mối quan hệ giữa thường công bố BCTC số ngày giữa cuối tính kịp thời việc sớm hơn và ngược lại công ty nhỏ thường công bố chậm hơn. năm tài chính và ngày thông báo thu nhập hàng năm. Độ trễ báo công bố thu nhập hàng năm với quy mô doanh cáo bất ngờ (UL) nghiệp.
  • 19. 10 là số giữa ngày thông báo dự kiến của năm hiện tại (được xác định là tháng và ngày thông báo thực tế của năm trước) và ngày thông báo thực tế 2 - Quy mô doanh nghiệp - Ngành công nghiệp - Lợi nhuận kinh doanh Determinants of audit report lag does implementing corporate governance have any impact?Empirical evidence from Egypt. Afify (2009) Độ trễ báo cáo kiểm toán ARL được đo bằng khoảng cách giữa số ngày kết thúc niên độ và ngày hoàn hành báo cáo kiểm toán Nghiên cứu sử dụng phương pháp hồi quy đa biến để kiểm định mức độ tác động của các nhân tố 3 -Loại kiểm toán viên -Loại ý kiến kiểm toán -Thu nhập -Ngành công nghiệp Timeliness of financial reporting in emerging capital market: Evidence from Turkey. Ash Turel (2010) Tính kịp thời được đo bằng số ngày từ ngày kết thúc niên độ đến ngày ký báo cáo kiểm toán Sử dụng hồi quy đa biến để phân tích mức độ tác động của các yếu tố đến độ trễ của báo cáo 4 Nhân tố quy mô có tác động cùng chiều với tính kịp thời của BCTC. An Empirical Analysis of Audit Delays and Timeliness of Corporate Financial Reporting in Kuwait. Wafa Al-Ghanem và Mohamd Hegazy (2011) Độ trễ kiểm toán được tính từ ngày kết thúc năm tài chính đến ngày báo cáo kiểm toán được ký. Sử dụng phân tích hồi quy đa biến 5 - Cấu trúc quyền sở hữu Financial Reporting Delay Tính kịp thời Sử dụng phân
  • 20. 11 - Lợi nhuận kinh doanh and Investors Behavior: Evidence from Tunisia. Mouna và J.Anis (2013) được đo lường bằng cách lấy logarit số ngày từ ngày kết thúc năm tài chính và ngày BCTC được công bố. tích hồi quy đa biến 6 -Lợi nhuận -Đòn bẩy -Ngành -Ý kiến kiểm toán -Quy mô hội đồng quản trị The influence of corporate governance and ownership concentration on the timeliness of financial reporting in Jordan. Aldaoud, Khaldoon Ahmad Mohammad (2015) Tính kịp thời được đo bằng cách sử dụng độ trễ báo cáo kiểm toán (ARL), độ trễ báo cáo quản lý (MRL) và độ trễ báo cáo tổng (TRL). Phân tích hồi quy được sử dụng để kiểm tra chiều hướng tác động của các nhân tố. NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC 1 - Loại BCTC, - Loại ý kiến kiểm toán - Tỷ số ROE. Các nhân tố tác động đến tính kịp thời BCTC các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam. Nguyễn An Nhiên (2013) Thời hạn công bố báo cáo tài chính = ngày ký báo cáo kiểm toán- ngày kết thúc năm tài chính2012 (31/12/2012) Nghiên cứu định lượng, phân tích hồi quy.
  • 21. 12 2 Loại BCT là nhân tố tác động đến tính kịp thời của BCTC Một số nhân tố ảnh hưởng đến tính kịp thời BCTC của các công ty niêm yết tại Việt Nam. Đặng ĐìnhTân (2013) Tính kịp thời được hiểu như là tính kịp thời của hoạt động kiểm toán độc lập BCTC, đo lường bằng số ngày từ ngày khóa sổ đến ngày ký báo cáo kiểm toán Nghiên cứu định lượng, phân tích hồi quy 3 - Sự độc lập của hội đồng quản trị - Trình độ kế toán của ban kiểm soát - Loại BCTC - Loại ý kiến kiểm toán Nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố thuộc về quản trị công ty đến tính kịp thời BCTC của các công ty niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh. Nguyễn Phi Trinh (2015) Tính kịp thời BCTC được đo ường bằng số ngày từ ngay kết thúc năm tài chính đến ngày ký báo cóa kiểm toán. Nghiên cứu định lượng, phân tích hồi quy 4 - Số lượng công ty con - Tính phức tạp trong hoạt động - Khả năng sinh lời - Ý kiến kiểm toán Mối quan hệ giữa đặc trưng của doanh nghiệp và tính kịp thời việc công bố thông tin BCTC của các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam. Nguyễn Thị Xuân Vy (2016) Tính kip thời được đo bằng khoách cách từ ngày kết thúc niên độ đến thời điểm công bố BCTC. Nghiên cứu định lượng, phân tích hồi quy (Nguồn: tác giả tổng hợp) Qua quá trình lược khảo các nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến vấn đề nghiên cứu, tác giả có một số nhận xét sau: - Các nghiên cứu về các nhân tố tác động đến tính kịp thời BCTC các doanh nghiệp niêm yết được nghiên cứu ở nhiều nước trên thế giới và chủ yếu là nghiên cứu bằng phương pháp định lượng. Các nghiên cứu đã xác định và giải thích
  • 22. 13 được nhiều nhân tố tác động đến tính kịp thời BCTC, tuy nhiên có sự khác nhau về kết quả nghiên cứu ở các nước. Sự khác nhau này có thể là do: sự khác nhau trong việc lựa chọn nhân tố nào, sự khác biệt về trình độ phát triển kinh tế của các nước ở những giai đoạn thời gian khác nhau. Và hầu hết đối tượng của các nghiên cứu là các nhân tố tác động đến tính kịp thời các công ty niêm yết nói chung trên TTCK, chưa đề cập riêng đến các công ty có vốn đầu tư nước ngoài. - Tại Việt Nam, cũng có một số tác giả nghiên cứu tính kịp thời BCTC của các công ty niêm yết bị tác động bởi những nhân tố nào. Đa phần các nghiên cứu này đều sử dụng phương pháp định lượng để nghiên và cũng chỉ nghiên cứu đối với ở các công ty niêm yết nói chung chứ chưa đề cập đến các công ty có vốn đầu tư nước ngoài niêm yết trên trên sàn giao dịch HOSE. 1.3.2. Xác định khe hổng nghiên cứu. Căn cứ vào những nghiên cứu trước có liên quan đến đề tài, tác giả nhận thấy rằng tính kịp thời BCTC bị tác động bởi nhiều nhân tố khác nhau, và sự tác động của từng nhân tố là không giống nhau ở những môi trường khác nhau như đất nước, nền kinh tế, chính trị, văn hóa, loại hình doanh nghiệp. Trong khi đó, tại Việt Nam, tác giả nhận thấy các nghiên cứu về tính kịp thời BCTC của công ty có vốn đầu tư nước ngoài vẫn còn hạn chế. Do đó, việc nghiên cứu tác động của các nhân tố đến tính kịp thời BCTC các công ty có vốn đầu tư nước ngoài niêm yết trên sàn giao dịch HOSE là cần thiết nhằm bổ sung thêm về nhân tố tác động và mức độ tác động của các nhân tố đó đến tính kịp thời BCTC của các công ty có vốn đầu tư nước ngoài, góp phần giúp cho các nhà đầu tư, các cơ quan hữu quan, các nhà quản lý doanh nghiệp nghiệp v.v.v..có thêm tài liệu về tính kịp thời BCTC của công ty có vốn đầu tư nước ngoài trong bối cảnh chất lượng BCTC đang rất được quan tâm chú ý như hiện nay.
  • 23. 14 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Nội dung của chương này trình bày tổng quát một số nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài nghiên cứu. Tìm ra khoảng trống nghiên cứu và xác định vấn đề nghiên cứu cần thực hiện.. Qua việc lược khảo các nghiên cứu trước có thể thấy tính kịp thời BCTC chịu sự tác động của nhiều nhân tố như: quy mô, ngành, loại công ty kiểm toán, đòn bẩy tài chính, lợi nhuận kinh doanh, loại ý kiến kiểm toán, loại BCTC,….Các nghiên cứu trước là căn cứ khoa học để tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu, cũng như kế thừa các cơ sở lý thuyết về tính kịp thời BCTC để tiếp tục trình bày nghiên cứu của mình ở những chương tiếp theo của đề tài.
  • 24. 15 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1. Tổng quan về tính kịp thời BCTC. 2.1.1 Khái niệm về BCTC Theo điều 3 của Luật kế toán năm 2015 (Luật số 88/2015/QH13 ban hành ngày 20/11/2015) thì “ BCTC là hệ thống thông tin kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán được trình bày theo biểu mẫu quy định tại chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán”. Theo điều 29 của Luật kế toán năm 2015 thì mục đích của BCTC là dùng để tổng hợp trình bày các kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị và thuyết minh về tình hình tài chính kế toán của đơn vi. Theo IASB (2010) thì mục đích của BCTC là đáp ứng yêu cầu của người sử dụng thông tin thông qua việc cung cấp các thông tin cần thiết như thông tin về kết quả hoạt động kinh doanh, thông tin về tình hình tài chính, thông tin về các dòng tiền…v.v, đồng thời BCTC cũng sẽ cho thấy các kết quả quản lý của ban giám đốc khi sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp. Nội dung trên BCTC sẽ bao gồm tất cả các thông tin cần thiết của doanh nghiệp để cho người sử dụng thông tin đưa ra các quyết định kinh tế , như các thông tin về tài sản, thông tin về nguồn vốn, thông tin về tình hình vay nợ, các khoản nợ phải trả, thông tin về các kết quả hoạt động kinh doanh. Các doanh nghiệp niêm yết trên TTCK phải công bố BCTN theo quy định. Nguồn thông tin từ BCTN, BCTC, báo cáo của chủ tịch Hội đồng quản trị, báo cáo kiểm toán,...của các doanh nghiệp là nguồn thông tin có vai trò quan trọng đối với các đối tượng sử dụng thông tin này như các nhà phân tích tài chính, các nhà đầu tư, các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan, nhân viên tín dụng ngân hàng, nhân viên môi giới chứng khoán,… 2.1.2 Tính kịp thời BCTC. Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 01 “Chuẩn mực chung” thì tính kịp thời BCTC được hiểu là “các thông tin kế toán phải được ghi chép và báo cáo kịp thời, đúng hoặc trước thời hạn quy định, không được chậm trễ”.
  • 25. 16 Theo IASB (2010) thì tính kịp thời (Timeliness) có nghĩa là khi người sử dụng thông tin cần ra quyết định thì thông tin sẵn có. Nói chung, thông tin cũ thì kém hữu ích hơn. Nếu báo cáo chậm trễ thì thông tin sẽ mất đi tính thích hợp. Tuy nhiên, một số thông tin có thể vẫn hữu ích sau khi kết thúc kỳ báo cáo, bởi vì người sử dụng cần các thông tin để xác định và góp phần dự đoán các xu hướng phát triển trong tương lai. Tính kịp thời thông tin cũng được quy định trong một số nội dung của Luật kế toán năm 2015. Cụ thể: + Về yêu cầu kế toán thì yêu cầu kế toán phản ánh kịp thời, đúng thời gian quy định thông tin, số liệu kế toán.( Khoản 2 Điều 5) + Về nguyên tắc kế toán thì đơn vị phải lập BCTC và gửi cho các cơ quan quản lý có thẩm quyền một cách đầy đủ, chính xác và kịp thời.( Khoản 2 Điều 6) + Về các trách nhiêm của đơn vị kế toán thì đơn vị kế toán có trách nhiệm cung cấp thông tin, tài liệu kế toán kịp thời, đầy đủ, trung thực, minh bạch cho cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.( Khoản 2 Điều 15) Mục đích chính của BCTC là cung cấp các thông tin về tình hình tài chính, thành quả kinh doanh và các dòng tiền của một doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu sử dụng thông tin BCTC. BCTC kịp thời không chỉ quan trọng đối với người sử dụng thông tin BCTC mà còn ảnh hưởng đến cấu trúc vốn trên thị trường. Trong luận văn này, tính kịp thời được hiểu như là tính kịp thời của hoạt động kiểm toán báo cáo tài chính, được đo lường bằng số ngày từ ngày kết thúc niên độ kế toán đến ngày ký báo cáo kiểm toán.( Đặng Đình Tân, 2013). 2.1.3. Các văn bản pháp lý liên quan đến công bố thông tin tại các công ty niêm yết. Các quy định cụ thể về thời hạn và hình thức công bố thông tin báo cáo tài chính của các công ty niêm yết được tác giả trình bày rõ ở phần phụ lục của luận văn này nhằm giúp người đọc hiểu rõ hơn về các quy định của pháp luật hiện nay đối với công ty niêm yết.
  • 26. 17 2.2. Lý thuyết nền có liên quan. 2.2.1 Lý thuyết ủy nhiệm. Lý thuyết ủy nhiệm (Agency theory) được Jensen và Meckling công bố vào năm 1976. Lý thuyết này nghiên cứu mối quan hệ giữa bên ủy nhiệm và bên được ủy nhiệm, trong đó bên được ủy nhiệm thay mặt bên ủy nhiệm để quản lý doanh nghiệp, thực hiện các công việc được ủy nhiệm. Theo lý thuyết ủy nhiệm, trong phần lớn các doanh nghiệp thì luôn có sự xuất hiện của các mâu thuẩn giữa bên ủy nhiệm và bên được ủy nhiệm do có sự tách biệt giữa quyền sở hữu và chức năng điều hành doanh nghiệp. Vì vậy, bên ủy nhiệm sẽ bị giảm lợi nhuận do mất một khoản chi phí ủy nhiệm khi bên được ủy nhiệm muốn tối đa hoá lợi ích của mình. Do đó, để hạn chế chi phí ủy nhiệm, người điều hành cần phải công bố thông tin nhiều hơn, thường xuyên hơn đến các cổ đông.Lý thuyết này cũng được nhiều tác giả nghiên cứu trước vận dụng để làm cơ sở giải thích mối quan hệ giữa lợi nhuận kinh doanh với việc công bố thông tin, vì đối với những công ty có lợi nhuận cao, nhà quản lý muốn công bố thông tin nhiều hơn, sớm hơn để thể hiện thành tựu quản lý của mình trong việc sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp, và ngược lại( Nguyễn An Nhiên, 2013). Bên cạnh đó, trong nghiên cứu của Al-Ajimi (2008), lý thuyết ủy nhiệm cũng được vận dụng nhằm giải thích cấu trúc sở hữu cổ phần đến tính kịp thời của báo cáo kiểm toán. Như vậy, trong luận văn này, lý thuyết ủy nhiệm được vận dụng nhầm giải thích vai trò của nhân tố lợi nhuận kinh doanh và nhân tố tỷ lệ quyền sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài đền tính kip thời của BCTC. 2.2.2 Lý thuyết về cơ cấu vốn. Lý thuyết về cơ cấu vốn được Modigliani và Miller phát triển từ năm 1958, lý thuyết này bao gồm hai nội dung chính : nội dung thứ nhất bàn về giá trị công ty và nội dung thứ hai bàn về chi phí sử dụng vốn.Hai nội dung này được đề cập trong cả hai trường hợp có thuế và không có thuế. Theo như lý thuyết này thì giá trị của
  • 27. 18 doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng bởi cấu trúc vốn .Nhờ vào tác động của lá chắn thuế, giá trị của doanh nghiệp sẽ càng tăng khi doanh nghiệp sử dụng nợ càng nhều do đó hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp sẽ phụ thuộc vào việc doanh nghiệp lựa chọn và sử dụng nguồn vốn như thế nào. Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp được thể hiện qua BCTC. Theo đó, các doanh nghiệp với tỷ lệ nợ cao nếu kinh doanh thua lỗ thông thường sẽ có xu hướng chậm công bố BCTC.Một số nghiên cứu trước đã cho thấy khi đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp cao thì thời gian kiểm toán sẽ càng cao, dẫn đến tính kịp thời của BCTC sẽ thấp (Carslaw và Kaplan, 1991;Owusu – Ansah, 2000; Boonlert-U – Thai et al. 2002; Conover et al. 2008; AlAjmi, 2008).Do đó, vận dụng lý thuyết này nhằm giải thích nhân tố đòn bẩy tài chính đến tính kịp thời của BCTC. 2.2.3 Lý thuyết thông tin bất cân xứng. Lý thuyết thông tin bất cân xứng ra đời vào những năm 1970 và ngày càng khẳng định được vị trí của mình trong nền kinh tế học hiện đại. Lý thuyết này đề cập đến sự tồn tại của thông tin bất cân xứng (information asymmetry). Thông tin bất cân xứng là mức độ thông tin không phản ánh kịp thời, chính xác, đầy đủ về thị trường và diễn biến của nó, đồng thời nó cũng hàm ý có sự khác biệt đáng kể giữa khối lượng và chất lượng thông tin giữa các đối tượng liên quan sử dụng thông tin ở một thời điểm xác định. Trong điều kiện thông tin đối xứng, các đối tượng quan tâm có được thông tin là như nhau , khi đó dựa trên thông tin có được, các quyết định phù hợp sẽ được lựa chọn. Tuy nhiên, nếu trong điều kiện thông tin bất cân xứng, đối tượng này bị hạn chế thông tin so với một đối tượng khác, thì các quyết định của bên thiếu thông tin có thể dẫn đến những kết quả không như mong muốn. Trong doanh nghiệp, thông tin bất cân xứng xuất hiện trong quan hệ nhà quản lý với các cổ đông và doanh nghiệp với nhà đầu tư. Doanh nghiệp không phát tín hiệu hoặc phát tín hiệu không chính xác sẽ gây bất lợi cho nhà đầu tư. Hay nhà quản trị là người trực tiếp điều hành sẽ nắm rõ thông tin doanh nghiệp nhưng cố tình che dấu gây ra lựa chọn bất lợi cho các cổ đông. Việc thiếu thông tin từ các tổ chức
  • 28. 19 này sẽ làm cho nhà đầu tư không hiểu thấu đáo tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, hoạt động mua bán chứng khoán, xu hướng thị trường… dẫn đến những quyết định đầu tư không chính xác. Quyền lợi của nhà đầu tư bị ảnh hưởng có thể dẫn đến sự đổ vỡ của TTCK. Thông qua lý thuyết này có thể thấy được vai trò của chất lượng thông tin BCTC là quan trọng và cần thiết, đặc biệt là tính kịp thời BCTC là một trong những yếu tố quyết định sự thu hút các nhà đầu tư, các đối tượng bên ngoài trong việc thực hiện các giao dịch liên quan đến doanh nghiệp, do đó vai trò của các công ty kiểm toán trong việc đưa ra ý kiến nhận xét về tính trung thực và hợp lý của BCTC sẽ giúp nhà đầu tư tin tưởng hơn về thông tin trên BCTC của doanh nghiệp. Lý thuyết thông tin bất cân xứng cũng đã được tác giả Đỗ Hoàng Anh Thư (2018) vận dụng để giải thích mối quan hệ giữa chất lượng công ty kiểm toán đối với độ tin cậy của BCTC- một trong những yếu tố cấu thành chất lượng BCT. Do đó trong nghiên cứu này, tác giả vận dụng lý thuyết này mục đích giải thích mối liên hệ giữa các công ty kiềm toán đối tính kịp thời BCTC. 2.2.4 Lý thuyết các bên liên quan. Lý thuyết các bên liên quan được phát triển bởi Edward R. Freeman năm 1984. Các bên liên quan là cá nhân hoặc nhóm bị ảnh hưởng gián tiếp hoặc trực tiếp bởi những hành động của tổ chức, doanh nghiệp.Các đối tượng này bao gồm cổ đông, cơ quan hữu quan, khách hàng, công đoàn, các công ty liên quan, công chúng….v.v Theo lý thuyết này, các bên liên quan sẽ bị ảnh hưởng bởi các quyết định quản trị, khi các quyết định quản trị này không thỏa mãn, gây tiêu cực thì các bên liên quan có thể phản ứng gay gắt và ngược lại. Do đó, nhu cầu để các bên liên quan có được các thông tin của doanh nghiệp như thông tin về tình hình tài chính,thông tin về hoạt động kinh doanh, thông tin về các hoạt động thuộc về trách nhệm xã hội,..v.v là cần thết, do đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải cập nhật các thông tin này trên BCTC, BCTN của đơn vị một cách nhanh chóng, kịp thời và chính xác. Về phía các doanh nghiệp, khi doanh nghiệp quan tâm đến các bên liên quan cũng góp phần giúp cho những nhà quản trị doanh nghiệp hiểu thêm về môi trường
  • 29. 20 hoạt động, các đối tượng quan tâm về những vấn đề gì của doanh nghiệp mình để từ đó cung cấp thông tin cần thiết hơn, Do vậy, việc công bố thông tin một cách kịp thời là sự quan tâm của cả đối tượng bên ngoài lẫn bên trong doanh nghiệp. Các thông tin này sẽ làm căn cứ cho các quyết định quản trị, việc đưa ra các báo cáo chậm trễ có thể gây nên những thiệt hại cho người sử dụng thông tin để ra quyết định. Do đó, để đảm bảo được lợi ích của tất cả các bên liên quan thì tính kịp thời thông tin công bố hay tính kịp thời BCTC là một yêu cầu quan trọng cần thiết.
  • 30. 21 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 Trong chương 2, tác giả đã trình bày nội dung cơ sở lý thuyết liên quan đến các nhân tác động đến tính kịp thời BCTC. Trước hết, tác giả trình bày về tính kịp thời BCTC như khái niệm tính kịp thời, khái niệm BCTC, đặc điểm, vai trò của BCTC,…. Tiếp đó, tác giả trình bày một số lý thuyết có liên quan nhằm giải thích tác động của các nhân tố đến tính kịp thời BCTC. Căn cứ vào các nghiên cứu trước và cơ sở lý thuyết liên quan đến đề tài, tác giả sẽ làm rõ về các nhân tố tác động đến tính kịp thời BCTC các công ty có vốn đầu tư nước ngoài niêm yết trên sàn giao dịch HOSE trong các chương sau.
  • 31. 22 Xác định các vấn đề cần nghiên cứu Tổng quan mục tiêu nghiên cứu Cơ sở lý thuyết và xác định các nhân tố tác động đến tính kịp thời BCTC Xây dựng mô hình nghiên cứu Thu thập và xử lý số liệu trên phần mềm STATA và Excel Thống kê mô tả; Kiểm tra mối tương quan và hồi quy tuyến tính các biến trong mô hình Kết quả nghiên cứu và kiến nghị CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Quy trình nghiên cứu Nghiên cứu tiến hành thu thập dữ liệu có liên quan thông qua các BCTN, BCTC của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn giao dịch HOSE. Sau đó vận dụng các phần mềm phân tích định lượng, thống kê, tác giả tiến hành phân tích dữ liệu để làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu. Cụ thể quy trình nghiên cứu như sau: Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu tổng quát
  • 32. 23 3.2. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu định lượng : bắt đầu từ lý thuyết nền về vấn đề nghiên cứu và các nghiên cứu trước có liên quan, tác giả xây dựng các giả thuyết làm cơ sở đề xuất mô hình nghiên cứu các nhân tố tác động tính kịp thời BCTC các công ty có vốn nước ngoài niêm yết trên sàn giao dịch HOSE, sau đó thu thập dữ liệu để kiểm định các giả thuyết đã đề xuất. Tác giả tiến hành thu thập dữ liệu về biến phụ thuộc là số ngày từ ngày kết thúc niên độ đến ngày ký báo cáo kiểm toán, số liệu về các biến độc lập là tỷ lệ quyền sở hữu của nhà đầu nước ngoài, công ty kiểm toán và đòn bẩy tài chính của 100 công ty có vốn đầu tư nước ngoài niêm yết trên sàn giao dịch HOSE. Các số liệu này được lấy từ BCTC và BCTN của các công ty niêm yết, đăng trên web http://www.cafef.vn. Sau khi có được dữ liệu hoàn chỉnh về biến phụ thuộc và biến độc lập của mô hình, tác giả sử dụng phần mềm Stata để phân tích sự tương quan giữa các biến, kiểm tra mức ý nghĩa thống kê của các biến độc lập và chiều hướng tác động của biến độc lập tới biến phụ thuộc là tính kịp thời của BCTC, để từ đó xác định được nhân tố nào tác động đến tính kịp thời của BCTC và mức độ tác động cụ thể . 3.3. Giả thuyết và mô hình nghiên cứu. 3.3.1. Các giả thuyết nghiên cứu. 3.3.1.1. Tỷ lệ quyền sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài. Ngày nay, trong sự phát triển của mỗi quốc gia,vai trò của nguồn vốn từ nguồn vốn đầu tư nước ngoải ngày càng chiếm một vai trò quan trọng. Nguồn vốn đầu tư nước ngoài bao gồm hai nguồn vốn là nguồn vốn từ đầu tư trực tiếp (FDI) và nguồn vốn từ đầu tư gián tiếp (FPI). Vai trò của nguồn vốn từ nguồn vốn đầu tư trực tiếp là trực tiếp thúc đẩy sản xuất, trong khi đó vai trò của nguồn vốn đầu tư gián tiếp là phát triển thị trường tài chính theo hướng nâng cao hiệu quả hoạt
  • 33. 24 động, mở rộng quy mô và tăng tính minh bạch,góp phần giúp cho doanh nghiệp trong nước dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn mới; vai trò quản lý của nhà nước cũng như chất lượng quản trị doanh nghiệp được nâng cao. Do đó, việc mở cửa nền kinh tế đối với thương mại và đầu tư nước ngoài của nhiều quốc gia trong những năm gần đây đem lại những thay đổi có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động quản trị doanh nghiệp. Việc tự do hóa dòng vốn qua biên giới trong các nền kinh tế đang phát triển có ý nghĩa ở hai cấp độ. Đầu tiên, các tổ chức tài chính nước ngoài khi so sánh với các tổ chức tài chính công có thể có động lực cao hơn để giám sát quản lý công ty nhằm đảm bảo lợi nhuận cao hơn cho khoản đầu tư của họ. Thứ hai, các tổ chức nước ngoài có thể sở hữu công cụ hiệu quả hơn cho các nhà quản lý giám sát hơn là các tổ chức tài chính tư nhân trong nước ở các nền kinh tế đang phát triển (Khanna và Palepu, 1999). Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài giúp tăng cường hoạt động quản trị, giám sát chặt chẽ hiệu quả kinh doanh, giúp nâng cao tính minh bạch và kịp thời trong công bố thông tin (Firth và cộng sự, 2007), do đó, tác giả đưa ra giả thuyết sau: H1: Tỷ lệ quyền sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài mối quan hệ cùng chiều với tính kịp thời BCTC. 3.3.1.2. Lợi nhuận kinh doanh. Một số nhà nghiên cứu đã sử dụng các dấu hiệu kinh doanh lãi lỗ như là một biến giải thích cho tính kịp thời ( Carslaw và Kaplan, 1991). Hầu hết các nghiên cứu đều chỉ ra rằng các nhà quản lý sẵn sàng báo cáo tin tốt liên quan đến lợi nhuận nhanh hơn báo cáo tin xấu về việc kinh doanh thua lỗ do tác động của tin tức đó lên giá cổ phiếu và các chỉ số khác. Các nghiên cứu trước đây ghi nhận thực tế rằng các nhà quản lý đang nhanh chóng phát hành, công bố tin tức (lợi nhuận) nhanh hơn so với tin xấu (mất mát) (Afify 2009 ). Nhìn chung, các công ty sẽ nhanh chóng hơn để phát hành “tin tốt” , tuy nhiên lại chậm trễ trong việc phát hành “tin xấu”. Tức là, tin tốt (lợi nhuận) sẽ làm giảm độ trễ báo cáo, hay làm tăng tính kịp thời BCTC. Vì vậy, giả thuyết được đưa ra trong mô hình nghiên cứu của đề tài là:
  • 34. 25 H2: ROA có mối quan hệ cùng chiều với tính kịp thời BCTC. 3.3.13. Loại công ty kiểm toán. Các nghiên cừu trước đây cũng đã xác định loại công ty kiểm toán là một trong các nhân tố tác động đến tính kịp thời BCTC. Loại công ty kiểm toán thường được phân thành 2 nhóm là các công ty Big 4 ( KPMG, Ernst and Young,Deloitte, và Price Waterhouse) và phi Big 4. Có kết quả cho rằng các công ty kiểm toán lớn hơn và nổi tiếng hơn có nhiều nguồn nhân lực hơn các công ty nhỏ do đó họ sẽ hoàn thành công việc kiểm toán trong thời gian nhanh hơn. (Hossain and Taylor, 1998).Bên cạnh đó, cũng có kết quả cho rằng, thời gian kiểm toán BCTC của Big 4 sẽ muộn hơn bởi vì số lượng khách hàng của họ sẽ nhiều hơn, và khách hàng của họ thông thường là những công ty lớn. (Ash Turel (2010). Tuy nhiên, cũng có một số nghiên cứu không tìm ra mối quan hệ giữa loại công ty kiểm toán với tính kịp thời của BCTC.(Garsombke,1981; Carslaw and Kaplan, 1991; Ng and Tai, 1994; Al- Ajmi, 2008). Do đó giả thuyết được đặt ra là: H3: Thời gian kiểm toán BCTC của các công ty kiểm toán Big 4 ngắn hơn các công ty kiểm toán khác. 3.3.1.4. Đòn bẩy tài chính. Một số nghiên cứu trước đây cho rằng khi doanh nghiệp có đòn bẩy tài chính cao sẽ cung cấp BCTC có chất lượng cao mà đặc biệt là kịp thời để đáp ứng nhu cầu sử dụng thông tin BCTC của các chủ nợ và cũng để loại bỏ những nghi ngờ của họ khi cho doanh nghiệp vay (Chow, 1982; Ashbaugh và Warfield, 2003). Tuy nhiên, cũng có một số nghiên cứu đã tìm thấy mối quan hệ đồng biến giữa chậm trễ kiểm toán và tỷ lệ nợ trên tổng tài sản (Carslaw và Kaplan, 1991;Owusu – Ansah, 2000; Boonlert-U – Thai et al. 2002; Conover et al. 2008; AlAjmi, 2008). Tỷ lệ này càng lớn thì khả năng phá sản hoặc khả năng gian lận quản lý càng cao, do đó , kiểm toán viên thường có xu hưởng kiểm toán rất chi tiết và do vậy thời gian để hoàn thành công việc kiểm toán sẽ lâu hơn .Vì vậy, giả thuyết được đặt ra là: H4: Đòn bẩy tài chính có mối quan hệ ngược chiều với tính kịp thời BCTC. 3.3.2. Mô hình nghiên cứu.
  • 35. 26 Qua quá trình tổng kết một số nghiên cứu trước, có thể nhận thấy nhiều nhà nghiên cứu đã thực hiện đề tài về các nhân tố tác động đến tính kịp thời BCTC. Kết quả của những nghiên cứu này góp phần xác định nhiều nhân tố khác nhau đến tính kịp thời BCTC, các kết quả này và các lý thuyết có liên quan cung cấp các cơ sở, căn cứ quan trọng để tác giả xây dựng mô hình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến tính kịp thời BCTC các công ty có vốn đầu tư nước ngoài niêm yết trên sàn giao dịch HOSE. Trong nghiên cứu này, tác giả đã tổng hợp và chọn ra bốn nhân tố để nghiên cứu sự ảnh hưởng của nó đối với tính kịp thời BCTC các công ty có vốn đầu tư nước ngoài niêm yết trên sàn giao dịch HOSE gồm: tỷ lệ quyền sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài, lợi nhuận kinh doanh,loại công ty kiểm toán, đòn bẩy tài chính. Việc lựa chọn 4 nhân tố trên căn cứ vào các cơ sở : - Các nhân tố đã được xác định là có ảnh hưởng đến tính kịp thời của BCTC trong nhiều nghiên cứu trước. - Trong các nghiên cứu trước, đã xây dựng được thang đo cho các nhân tố này một cách rõ ràng. - Dữ liệu thu thập cho các nhân tố này dễ thu thập do dữ liệu được trình bày trong BCTC và BCTN của các công ty niêm yết trên sàn giao dịch HOSE. Mô hình nghiên cứu được xây dựng với một biến phụ thuộc là tính kịp thời BCTC và bốn biến độc lập tương ứng với bốn giả thuyết nghiên cứu theo phương trình hồi quy như sau: NGAYit= α + β1QSHit + + β2ROAit + β3CTKTi t+ β4DBit + ε Trong đó: NGAYit là biến phụ thuộc: Tính kịp thời BCTC của công ty có vốn nước ngoài niêm yết mẫu thứ i năm thứ t trên sàn giao dịch HOSE. α: Hằng số βi: Hệ số các biến giải thích ε: Phần dư Các biến độc lập của mô hình gồm có năm biến như sau:
  • 36. 27 Tỷ lệ quyền sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài Lợi nhuận kinh doanh Loại công ty kiểm toán Tính kịp thời BCTC Đòn bẩy tài chính QSHit :tỷ lệ quyền sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài của doanh nghiệp thứ i, năm thứ t ROAit : Lợi nhuận kinh doanh của doanh nghiệp thứ i, năm thứ t CTKTit : Loại công ty kiểm toán của doanh nghiệp thứ i, năm thứ t DBi : Đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp thứ i, năm thứ t Hình 3.2 Mô hình nghiên cứu 3.4. Đo lường các biến trong mô hình nghiên cứu 3.4.1. Đối với biến phụ thuộc Có nhiều định nghĩa và cách thức đo lường về tính kịp thời BCTC như: Rabia Aktas và Mahmut Kargin (2011), tính kịp thời là số ngày giữa ngày kết thúc niên độ kế toán với ngày mà công ty niêm yết phải công bố BCTC theo quy định của pháp luật.
  • 37. 28 Mouna, J. Anis (2013), tính kịp thời được đo lường bằng khoảng cách giữa ngày kết thúc kỳ kế toán năm và ngày mà thông tin tài chính được phát hành ra công chúng.. Ash Turel (2010), tính kịp thời là số ngày giữa ngày niên độ kế toán kết thúc và ngày báo cáo kiểm toán được ký. Trong nghiên cứu này, tính kịp thời của BCTC được hiểu là tính kịp thời của hoạt động kiểm toán báo cáo tài chính, được đo lường bằng số ngày từ ngày kết thúc niên độ kế toán đến ngày ký báo cáo kiểm toán.( Đặng Đình Tân,2013). Nếu số ngày này càng thấp thì tính kịp thời của BCTC càng cao, và ngược lại nếu số ngày này càng cao thì típ kịp thời BCTC sẽ càng thấp. Số ngày này được ký hiệu là NGAY = ngày ký báo cáo kiểm toán – ngày kết thúc niên độ kế toán. 3.4.2. Đối với biến độc lập - Tỷ lệ quyền sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài: được hiểu là số cổ phần mà nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ.Firth và cộng sự (2007) cho rằng, tính kịp thời của BCTC sẽ cao hơn khi nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ tỹ lệ cổ phần này nhìu hơn, bởi các hoạt động quản trị , hiệu quả kinh doanh sẽ được kiểm soát thường xuyên và chặt chẽ hơn. - Lợi nhuận kinh doanh ( ROA ): là một trong những tỷ số phân tích khả năng sinh lời của doanh nghiệp. ROA phân tích khả năng sinh lời dựa trên tổng tài sản, chỉ tiêu này cho biết 1 đồng tài sản của doanh nghiệp sẽ tạo ra mấy đồng lợi nhuận. Nhiều nghiên cứu trước đây cho rằng khi doanh nghiệp hoạt động có lợi nhuận cao , doanh nghiệp có xu hướng công bố thông tin BCTC nhanh hơn khi bị thua lỗ.( Afify, 2009). - Loại công ty kiểm toán: theo luật kiểm toán độc lập năm 2011, mục đích của hoạt động kiểm toán độc lập “nhằm góp phần công khai, minh bạch thông tin kinh tế, tài chính của đơn vị được kiểm toán và doanh nghiệp, tổ chức khác; làm lành mạnh môi trường đầu tư; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng, chống tham nhũng; phát hiện và ngăn chặn vi phạm pháp luật; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý,
  • 38. 29 điều hành kinh tế, tài chính của Nhà nước và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.” Công văn số 1339/BTC-CĐKT ngày 24/01/2014 của Bộ tài chính quy định doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài bắt buộc phải có kiểm toán báo cáo tài chính hàng năm. - Đòn bảy tài chính ( tỷ lệ nợ trên tổng tài sản) : là một trong những tỷ số để đánh mức độ tự chủ về tài chính của doanh nghiệp. Tỷ số này cho biết có bao nhiêu phần trăm tài sản của doanh nghiệp là từ đi vay.Tỷ số này đồng thời cho thấy thấy khả năng khai thác đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp và mức độ rủi ro cao trong kinh doanh của doanh nghiệp.(Nguyễn Minh Kiều, 2009). Đa phần các nghiên cứu trước cho thấy khi các doanh nghiệp có tỷ số đòn bẩy tài chính cao thì sẽ công bố BCTC chậm hơn. Căn cứ vào các nghiên cứu trước, các biến độc lập trong mô hình được tính như sau: Bảng 3.1. Mô tả cách đo lường các biến độc lập
  • 39. 30 Nhân tố Nghiên cứu cơ sở Đo lường các biến Các biến độc lập 1.Tỷ lệ quyền sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài (QSH) Klai & Omri (2011) QSH= Tỷ lệ cổ phần nắm giữ bởi các nhà đầu tư nước ngoài 2. Lợi nhuận kinhdoanh (ROA) Afify(2009) ROA = Lợi nhuận sau thuế /Tổng tài sản 3. Loại công ty kiểm toán (CTKT) W.Al-Ghanem, M. Hegazy (2011) 1: Công ty kiểm toán Big Four 0: Các công ty kiểm toán khác 4. Đòn bẩy tài chính (DB) Anis(2013) DB= Nợ phải trả / Tổng tài sản (Nguồn: Tổng hợp của tác giả) 3.5. Mẫu nghiên cứu và và phương pháp thu thập số liệu. Kích thước mẫu: theo Nguyễn Đình Thọ ( 2013 ), công thức thường dùng để tính kích thước mẫu cho mô hình hồi quy bội là n≥ 50+ 8p, với n là kích thước mẫu cần thiết tối thiểu, và p là số biến độc lâp của mô hình. Theo Green (1991), công thức trên sẽ phù hợp nếu p<7. Trong mô hình nghiên cứu các nhân tố tác động tính kịp thời BCTC của các công ty có vốn đầu tư nước ngoài niêm yết trên sàn gioa dich HOSE, số biến độc lập của mô hình là bốn, phù hợp với công thức tính cở mẫu trên, do đó cở mẫu tối thiểu cần có là n≥ 50 +8*4=82. Tính đến hết ngày 31/12/2017, có 368 công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thành Phố Hồ Chí Minh (Nguồn: Website Sở giao dịch chứng khoán
  • 40. 31 TP.HCM, , trong đó số công ty có vốn đầu tư nước ngoài là 287 công ty.Loại bỏ các công ty không có đầy đủ BCTN và BCTC liên tục trong 2 năm 2016-2017, các công ty thuộc lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, tác giả chọn 100 công ty có vốn đầu tư nước ngoài để tiến hành khảo sát. (Nguồn: http://www.cophieu68.vn). Cuối cùng mẫu dữ liệu là 100 công ty cho 2 năm uan sát từ 2016 – 2017 với tổng số quan sát là 200. Cách lấy mẫu: Từ 100 công ty được lựa chọn trong mẫu nghiên cứu, tác giả tiến hành thu thập các BCTN, BCTC đã qua kiểm toán của 100 công ty này trên trang web http://www.cafef.vn để tính toán số liệu về biến phụ thuộc và các biến độc lập có trong mô hình nghiên cứu. Dữ liệu nghiên cứu: Dữ liệu nghiên cứu được tổng hợp theo dạng dữ liệu bảng (Panel data). Dữ liệu bảng là dữ liệu kết hợp giữa dữ liệu chéo (Cross-section) và dữ liệu thời gian (Time-Series). 3.6. Quy trình phân tích dữ liệu Sau khi thu thập và tính toán được các dữ liệu của biến phụ thuộc và các biến độc lập của các công ty có vốn nước ngoài niêm yết trên sàn giao dịch HOSE tác giả sử dụng phần mềm STATA và phần mềm Excel để tiến hành phân tích các số liệu thu được. 3.6.1. Phân tích thống kê mô tả Mục đích của phân tích thống kê mô tả là để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập theo các tiêu chí như giá trị trung bình (mean), giá trị lớn nhất (maximum), giá trị nhỏ nhất (minimum), độ lệch chuẩn (standard deviation),... của biến phụ thuộc là tính kịp thời BCTC và bốn biến độc lập là tỷ lệ quyền sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài, lợi nhuận kinh doanh, loại công ty kiểm toán, đoàn bẩy tài chính. 3.6.2. Phân tích tương quan Mục đích của phân tích tương quan là để xem xét mối quan hệ giữa các biến định lượng trong mô hình. Kiểm tra mối tương quan giữa biến các biến độc lập với
  • 41. 32 nhau và tương quan với biến phụ thuộc thông qua ma trận hệ số tương quan. Giá trị của hệ số tương quan nằm trong khoảng (-1,+1). Hai biến được coi là có mối tương quan chặt chẽ khi giá trị tuyệt đối của hệ số tương quan tiến gần đến 1. (Hoàng Trọng, Chu nguyễn Mộng Ngọc ,2008). Ngoài ra, hệ số tương quan Pearson còn giúp nghiên cứu phát hiện hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến trong mô hình nghiên cứu. Đa cộng tuyến là hiện tượng các biến độc lập trong mô hình có quan hệ với nhau. Để kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến, chỉ số thường dùng là hệ số phóng đại phương sai VIF. Thông thường, nếu VIF của biến độc lập nào đó lớn hơn 10 thì xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến. Sự tương quan giữa các biến độc lập với nhau và với biến phụ thuộc là điều kiện để phân tích hồi quy 3.6.3. Phân tích hồi quy Nếu kết luận được là các biến độc lập và biến phụ thuộc có tương quan tuyến tính với nhau thông qua hệ số tương quan Pearson, thì chúng ta có thể mô hình hóa mối quan hệ nhân quả của chúng bằng mô hình hồi qui tuyến tính bội, trong đó một biến được gọi là biến phụ thuộc và biến còn lại gọi là các biến độc lập (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Để phân tích mô hình hồi quy đa biến, phân tích tác động của các nhân tố đến tính kịp thời BCTC của các công ty có vốn đầu tư nước ngoài niêm yết trên sàn giao dịch HOSE, lần lượt tiến hành như sau: Lựa chọn mô hình phù hợp: Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng dữ liệu thiết kế theo dạng bảng, do đó tác giả sẽ sử dụng phương pháp bình phương tối thiểu kết hợp tất cả các quan sát (Pooled OLS). Với dữ liệu bảng thì ta có thêm giả định rằng mỗi thực thể đều có đặc điểm riêng biệt có thể ảnh hưởng đến biến giải thích nhưng các yếu tố đó lại không thể quan sát được. Và việc xem xét có hay không những yếu tố đó sẽ được thực hiện với hai mô hình là mô hình tác động cố định (FEM – Fixed Effects Model) và mô hình tác động ngẫu nhiên (REM – Random Effects Model).” “Để kiểm định xem liệu trong ba mô hình Pooled OLS, FEM và REM thì mô hình nào là phù hợp nhất với mẫu dữ liệu, tác giả sử dụng 3 kiểm định: kiểm định Fisher( F) , kiểm định nhân tử Lagrange (LM) và kiểm định Hausman .
  • 42. 33 Các bước phân tích để lựa chọn mô hình phù hợp: “Bước 1: Luận văn sử dụng câu lệnh trong phần mềm Stata để chạy các mô hình hồi quy theo Pooled OLS, FEM và REM. Sau đó, sử dụng kiểm định Fisher để kiểm định giữa mô hình Pooled OLS và mô hình FEM với giả thuyết H0 cho rằng không có sự khác biệt giữa các đối tượng hoặc các thời điểm khác nhau. Nếu P- value < 0.05, kết quả kiểm định bác bỏ H0, mô hình FEM được chọn, ngược lại chọn Pooled OLS.” “Bước 2: Từ kết quả ở bước 1, nếu mô hình FEM được chọn, kiểm định Hausman được sử dụng để kiểm định giữa mô hình FEM và mô hình REM. Kiểm định Hausman đưa ra giả thuyết H0 cho rằng không có sự tương quan giữa sai số đặc trưng giữa các đối tượng và biến giải thích trong mô hình . Nếu P-value < 0.05, kiểm định bác bỏ H0, thì kết luận mô hình FEM là phù hợp, ngược lại mô hình REM phù hợp hơn.” “Trường hợp mô hình Pooled OLS được chọn, luận văn sử dụng kiểm định LM test để kiểm định giữa mô hình Pooled OLS và mô hình REM, giả thuyết H0 cho rằng sai số của ước lượng thô không bao gồm các sai lệch giữa các DN hoặc các năm (phương sai giữa các DN) là không đổi. Nếu P-value <0.05, ta bác bỏ H0, cho thấy sai số trong ước lượng có bao gồm cả sự sai lệch giữa các nhóm, và phù hợp với mô hình REM, ngược lại Pooled OLS là phù hợp hơn REM.” “Sau khi thực hiện 2 bước trên, mô hình nào được lựa chọn sẽ được dùng để chạy mô hình hồi quy cho dữ liệu nghiên cứu và tiến hành kiểm định một số giả định của mô hình như giả định về hiện tượng đa cộng tuyến, giả định về hiện tượng phương sai sai số thay đổi. .Nếu mô hình Pooled OLS được chọn, kiểm định Breusch-Pagan được sử dụng để kiểm tra hiện tượng phương sai sai số thay đổi, nếu mô hình FEM được chọn, ta sử dụng kiểm định Wald; còn nếu mô hình REM được lựa chọn, ta sử dụng kiểm định Breusch and Pagan Lagrange. Nếu P-value <0.05, ta kết luận mô hình xảy ra hiện tượng phương sai sai số thay đổi.
  • 43. 34 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 Nội dung chương này trình bày về quy trình nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu, trình bày mô hình nghiên cứu, các giả thuyết nghiên cứu và cách đo lường biến phụ thuộc và các biến dộc lập trong mô hình, phương pháp thu thập dữ liệu nghiên cứu. Dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ các dữ liệu trên BCTN, BCTC đã kiểm toán của các công ty có vốn đầu tư nước ngoài niêm yết trên sàn giao dịch HOSE. Sau đó tiến hành phân tích hồi quy mô hình các nhân tố tác động đến tính kịp thời BCTC thông qua các bước thống kê mô tả, phân tích tương quan bằng cách sử dụng phần mềm Stata và phần mềm excel.
  • 44. 35 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Thực trạng về vi phạm chậm công bố thông tin của các công ty niêm yết trên sàn giao dịch HOSE hiện nay. Bảng 4.1 . Danh sách vi phạm công bố thông tin trong năm 2018. ( đính kèm phụ lục 03 ) Có thể thấy tình trạng vi phạm về công bố thông tin trên sàn giao dịch HOSE trong năm 2018, bao gồm chậm công bố thông tin BCTC, BCTN vẫn còn tương đối nhiều kể cả đối vối công ty có vốn đầu tư nước ngoài, thậm chí có công ty vi phạm nhiều lần trong năm, như đối với công ty cổ phần xuất nhập khẩu An Giang: ngày 05/01/2018, bị nhắc nhở chậm công bố thông tin BCTC kiểm toán niên độ 01/10/2016-30/09/2017; ngày 24/01, bị nhắc nhở chậm công bố BCTC quý 1 niên độ 01/10/2017 - 30/09/2018; ngày 01/02, chậm công bố BCTN niên độ 01/10/2016 - 30/09/2017; ngày 08/02, chậm công bố BCTC quý 1 niên độ 01/10/2017 - 30/09/2018 lần 2; ngày 23/02, chậm công bố BCTB niên độ 01/10/2016 - 30/09/2017 lần 2; ngày 04/06, chậm công bố BCTC soát xét niên độ 01/10/2017 - 31/03/2018; ngày 18/06, chậm công bố BCTC soát xét niên độ 01/10/2017 - 31/03/2018 lần 2; ngày 09/07, chậm công bố BCTC soát xét niên độ 01/10/2017 - 31/03/2018 lần 3; ngày 12/07, chậm công bố ý kiến ngoại trừ của kiểm toán viên tại BCTC soát xét bán niên niên độ tài chính 01/10/2017 đến 30/09/2018; ngày 24/07, chậm công bố BCTC quý 3 niên độ 01/10/2017 - 30/09/2018; ngày 07/08, chậm nộp BCTC quý 3 niên độ 01/10/2017-30/09/2018 lần 2 . Sự vi phạm này sẽ khiến cho các đối tượng quan tâm bị thiếu thông tin, đặc biệt làm ảnh hưởng đến quyết định của nhà đầu tư, do đó đòi hỏi các cơ quan quản lý cần có những biệp pháp xử lý nghiêm hơn để đảm bảo tính kịp thời các thông tin.
  • 45. 36 4.2. Thực trạng về tính kịp thời BCTC của các công ty có vốn đầu tư nước ngoài niêm yết trên sàn giao dịch HOSE trong năm 2016-2017. Bảng 4.2. Thực trạng trung bình số ngày từ ngày kết thúc niên độ đến ngày ký báo cáo kiểm toán giữa các ngành. NGÀNH SỐ CÔNG TY TỶ LỆ T.BÌNH NGÀY Bất động sản 19 19% 81.60526 Cao su 5 5% 64 Công nghệ viễn thông 4 4% 80.125 Dược phẩm- Y tế-Hóa chất 8 8% 71.9375 Giáo dục 1 1% 31 Khoáng sản/Dầu khí 5 5% 85 Năn lượng điện/khí 6 6% 70.75 Thép 4 4% 71.25 Nhựa-Bao bì 2 2% 51.5 Phân bón 1 1% 79.5 Sản xuất-kinh doanh 14 14% 82.64286 Thực phẩm-Thủy sản 11 11% 77.63636 Thương mại- Dịch vụ- Du lịch 4 4% 84.5 Vận tải/Cảng/Taxi 7 7% 76.64386 Xây dựng- Vật liệu xây dựng 7 7% 77.92857 Đầu tư phát triển 2 2% 73 Tổng 100 100% ( Nguồn: tác giả tổng hợp) Trong 100 công ty được chọn khảo sát, ta thấy tỉ trọng phân bố số công ty giữa các ngành có sự khác biệt rõ rệt, chiếm tỷ trọng cao nhất là ngành bất động sản với 19%, thấp nhất là các ngành phân bón, giáo dục , nhựa-bao bì, đầu tư phát triển chiếm tỷ trọng từ 1-2%. Có thể thấy ngành giáo dục là ngành có số ngày từ ngày kết
  • 46. 37 thúc niên độ đến ngày ký báo cáo kiểm toán là ngắn nhất, với giá trị trung bình là 31 ngày, trong khi đó, ngành khoáng sản/ dầu khí là ngành có giá trị trung bình từ ngày kết thúc niên độ đến ngày ký báo cáo kiểm toán dài nhất, 85 ngày. Điều này có thể do đặc trưng của ngành khoảng sản/ dầu khí là ngành có hoạt động sản xuất phức tạp, trải qua nhiều quá trình, từ hoạt động thăm dò đến khai thác ra các sản phẩm thô, điều chế thành các sản phẩm tinh nên dẫn đến BCTC phức tạp hơn, có nhiều khoản mục hơn, thời gian kiểm BCTC sẽ lâu hơn. Bảng 4.3. Các chỉ tiêu cụ thể của từng ngành. NGÀNH MEAN CTKT ROA QSH DB Big 4 Khác Bất động sản 0.2155 0.6373 76.32% 23.68% Cao su 0.055752 0.1509 0.3614 100% Công nghệ viễn thông 0.092614 0.2823 0.4377 75% 25% Dược phẩm- Y tế-Hóa chất 0.108846 0.2108 0.2902 50% 50% Giáo dục -0.0633 0.102 0.8817 100% Khoáng sản/Dầu khí 0.059913 0.2259 0.4622 60% 40% Năn lượng điện/khí 0.091463 0.1541 0.4416 83.33% 16.67% Thép 0.09966 0.1147 0.6267 62.50% 38% Nhựa-Bao bì 0.122961 0.1898 0.4218 100% Phân bón 0.097243 0.2393 0.1782 100% Sản xuất-kinh doanh 0.090896 0.2038 0.4059 46.43% 53.57% Thực phẩm-Thủy sản 0.078675 0.2092 0.3966 81.82% 18.18% Thương mại- Dịch vụ- Du lịch 0.050495 0.3006 0.431 75% 25% Vận tải/Cảng/Taxi 0.085683 0.2975 0.3922 42.86% 57.14% Xây dựng- Vật liệu xây dựng 0.11606 0.2685 0.453 28.57% 71.43% Đầu tư phát triển 0.155246 0.2305 0.3784 100% Tổng ( Nguồn: tác giả tự tổng hợp)
  • 47. 38 Có thể thấy giá trị trung bình của chỉ tiêu ROA ,DB , QSH giữa các ngành có sự chênh lệch lớn. Ngành giáo dục là ngành có tỷ lệ ROA là thấp nhất, bị âm khoảng 6%, trong khi đó ngành đầu tư phát triển là ngành hoạt động có hiệu quả nhất với giá trị ROA trung bình của ngành chiếm khoảng 15,5%. Ngành giáo dục cũng là ngành có tỷ lệ đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài thấp nhất, chiếm 10,2%, ngành có tỷ lệ đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài cao nhất là ngành thương mại- dịch vụ- du lịch với 30,06%. Ở chỉ tiêu DB, ngành sử dụng nợ ít nhất là ngành phân bón, chiếm 17,82%, ngành sử dụng nợ nhiều nhất là ngành giáo dục, chiếm 88,17%. Ở chỉ tiêu CTKT, có thể thấy sự lựa chọn công ty kiểm toán thuộc big 4 hay không thuộc big 4 của mỗi ngành có sự khác nhau rõ rệt, có ngành ưu tiên chọn công ty kiểm toán thuộc hệ thống công ty kiểm toán big 4 như ngành bất động sản, ngành công nghệ viễn thông, ngành khoáng sản/ dầu khí, ngành năng lượng điện/ khí, ngành thép, ngành phân bón, ngành thực phẩm- thủy sản, ngành thương mại – dịch vụ - du lịch, có ngành ưu tiên chọn công ty kiểm toán nằm ngoài hệ thống công ty kiểm toán big 4 như ngành cao su, ngành giáo dục, ngành nhựa- bao bì, ngành xây dựng- vật liệu xây dựng và ngành đầu tư phát triển, bên cạnh đó cũng có ngành có sự lựa chọn cân bằng giữa công ty kiểm toán thuộc hệ thống công ty kiểm toán big 4 và nằm ngoài hệ thống kiểm toán big 4 như ngành dược phẩm- y tế- hóa chất. 4.3. Phân tích thống kê mô tả. 4.3.1. Mô tả các biến trong mô hình - Biến phụ thuộc: Tính kịp thời BCTC (NGAY), đo lường bằng số ngày từ ngày kết thúc niên độ đến ngày ký báo cáo kiểm toán, được hiểu nếu số ngày này càng thấp thì tính kịp thời BCTC càng cao, và ngược lại nếu số ngày này càng cao thì tính kịp thời BCTC càng thấp. - Các biến độc lập dạng định lượng:tỷ lệ quyền sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài (QSH), Lợi nhuận kinh doanh (ROA), Đòn bẩy tài chính (DB).Biến độc lập dạng định tính: Loại công ty kiểm toán (CTKT).
  • 48. 39 4.3.2. Thống kê các biến trong mô hình Bảng 4.4. Thống kê các biến định lượng Variable Obs Mean Std. Dev. Min Max NGAY 200 76.915 15.00009 20 123 ROA 200 .0723141 .0992971 -.8086734 .373917 QSH 200 .2167862 .1361385 .0019 .528289 DB 200 .4390069 .2065802 .0421528 .9631532 ( Nguồn: phân tích dữ liệu Stata ) Biến NGAY có giá trị nhỏ nhất là 20 và giá trị lớn nhất là 123, giá trị trung bình là 76.915,độ lệch chuẩn là 15.00009, có nghĩa công ty có vốn đầu tư nước ngoài niêm yết trên sàn giao dịch HOSE có báo cáo kiểm toán sớm nhất là trong vòng 20 ngày kể từ ngày kết thúc niên độ kế toán, báo cáo kểm toán này trể nhất là 123 ngày, và trung bình để có báo cáo kiểm toán từ ngày kết thúc niên độ là khoảng 77 ngày. Biến QSH có giá trị nhỏ nhất là 0.0019 và giá trị lớn nhất là 52.8289, giá trị trung bình đạt 0.2167862, độ lệch chuẩn 0.1361385, các kết quả này cho thấy tỷ lệ quyền sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại các công ty có vốn đầu tư nước ngoài niêm yết trên sàn giao dịch HOSE thấp nhất là 0.19% và cao nhất là khoảng 52.9%, trung bình tỷ lệ quyền sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài là khoảng 21,68%. Tỷ lệ quyền sở hữu này có sự chênh lệch tương đối cao giữa các công ty. Biến ROA có giá trị nhỏ nhất là -0.808673 và giá trị lớn nhất là 0.373917, giá trị trung bình đạt 0.0723141,và độ lệch chuẩn là 0.0992971. Các kết quả này cho thấy có sự chênh lệch lớn về lợi nhuận của các công ty có vốn đầu tư nước ngoài niêm yết trên sàn giao dịch HOSE, có công ty không những không tạo ra lợi nhuận mà chỉ số này còn bị âm ,trong khi đó có công ty hoạt động rất hiệu quả .
  • 49. 40 Biến DB co giá trị nhỏ nhất là 0.421528 và giá trị lớn nhất là 0.9631532, giá trị trung bình đạt 0.4390069, giá trị độ lệch chuẩn là 0.2065802. Các thông số này cho thấy có sự chênh lệch lớn giữa mức độ sử dụng nợ của các công ty có vốn đầu tư nước ngoài niêm yết trên sàn giao dịch HOSE. Bảng 4.5. Thống kê biến định tính CTKT Các công ty kiểm toán thuộc hệ thống iểm toán Big 4 được mã hóa lại là 1, các công ty kiểm toán không thuộc Big 4 được mã hóa là 0. CTKT Freq. Percent Cum. 0 87 43.50 43.50 1 113 56.50 100.00 Total 200 100.00 ( Nguồn: kết quả phân tích từ Stata ) Kết quả cho thấy trong 200 quan sát thì có 113 quan sát là các công ty kiểm toán thuộc Big 4 với tỷ lệ 56.5 %, có 87 quan sát là các công ty kiểm toán không thuộc nhóm Big 4 chiếm 43.5%. Điều này cho thấy sự lựa chọn các công ty kiểm toán của các công ty có vốn đầu tư nước ngoài niêm yết trên sàn giao dịch HOSE vẫn có chiều hướng thiên về các công ty kiểm toán thuộc hệ thống iểm toán Big 4 4.4. Phân tích tương quan,phân tích hồi quy. 4.4.1. Phân tích tương quan.