SlideShare a Scribd company logo
1 of 39
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT
PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ NUÔI CON NUÔI
CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI
Tham khảo thêm tài liệu tại Luanvanpanda.com
Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận,Báo Cáo
Khoá Luận, Luận Văn
ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ 0932.091.562
Giảng viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:
Ts. NGUYỄN VĂN B NGUYỄN VĂN A
Bộ môn: …. MSSV: ………
Lớp: ……..
Cần Thơ, tháng 06 năm 2022
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT
TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
HỆ ĐÀO TẠO: CHÍNH QUY KHÓA:….
(20 ... - 20…)
PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ NUÔI CON NUÔI
CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI
Giảng viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:
Ts. NGUYỄN VĂN B NGUYỄN VĂN A
Bộ môn: …. MSSV: ………
Lớp: ……..
Cần Thơ, tháng 06 năm 2022
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU........................................................................................................................1
CHƯƠNG 1 ...........................................................................................................................5
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÁP LUẬT..................................................5
NUÔI CON NUÔI CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI.................................................................5
1.1 Khái niệm nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài............................................................5
1.2 Ý nghĩa của việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài..................................................6
1.3 Pháp luật điều chỉnh việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ....................................6
1.3.1 Một số đặc trưng cơ bản của pháp luật điều chỉnh việc nuôi con nuôi có yếu
tố nước ngoài............................................................................................................6
1.3.2 Hệ thống pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam điều chỉnh việc nuôi con
nuôi có yếu tố nước ngoài.........................................................................................8
1.4 Bản chất và mục đích của việc nuôi con nuôi ............................................................11
1.4.1 Bản chất .........................................................................................................12
1.4.2 Mục đích........................................................................................................12
CHƯƠNG 2 .........................................................................................................................13
2.1 Điều kiện nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài...........................................................13
2.1.1 Điều kiện với người được nhận làm con nuôi ...............................................13
2.1.2 Điều kiện với người nhận con nuôi...............................................................13
2.1.3 Điều kiện người nước ngoài nhận nuôi con nuôi là người Việt Nam............14
CHƯƠNG 3 .........................................................................................................................18
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP VỀ VIỆC NUÔI CON NUÔI.......................................18
CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI..............................................................................................18
3.1 Thực trạng nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài.........................................................18
3.1.1 Tình hình nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam hiện nay............18
3.1.2 Công tác thực hiện và triển khai quy định của pháp luật về vấn đề nuôi con
nuôi có yếu tố nước ngoài.......................................................................................19
3.2 Đánh giá, nhận xét thực trạng nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam .......20
3.2.1 Thành tựu.......................................................................................................20
3.2.2 Về quy định của pháp luật và công tác triển khai thực hiện..........................21
3.3 Một số giải pháp khắc phục và hoàn thiện .................................................................23
3.3.1 Các giải pháp tổ chức – kỹ thuật....................................................................23
3.3.2 Giải pháp hoàn thiện pháp luật .....................................................................24
3.3.3 Các giải pháp khác........................................................................................28
KẾT LUẬN..........................................................................................................................29
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................30
1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài là một chế định quan trọng trong pháp
luật HN & GĐ không chỉ trong pháp luật quốc gia mà còn trong pháp luật quốc tế.
Pháp luật về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài được cả cộng đồng quốc tế đặc biệt
quan tâm vì đó là sự bảo vệ pháp lý rất cần thiết đối với những lợi ích tốt nhất cho trẻ
em, những đối tượng không chỉ non nớt về mặt thể chất và trí tuệ mà còn có những
hoàn cảnh éo le, mất mát lớn về tình cảm, không được hưởng mái ấm gia đình trên
quê hương của mình.
Đối với Việt Nam, một đất nước phải gánh chịu hậu quả nặng nề của các cuộc
chiến tranh thì việc bảo vệ các quyền cơ bản của trẻ em, trong đó có quyền được làm
con nuôi, được chăm sóc nuôi dưỡng đối với những đứa trẻ bất hạnh, là điều luôn
được Đảng và Nhà nước quan tâm và bảo đảm thực hiện.
Hiện nay do nhu cầu hội nhập, với chính sách khuyến khích, mở rộng quan hệ
đối ngoại với các nước trên thế giới, việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ở Việt
Nam ngày càng gia tăng, song hiện tượng nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài có
những diễn biến đa dạng và phức tạp. Ngoài bản chất và mục đích cao đẹp của việc
nuôi con nuôi là nhằm xây dựng mối quan hệ gia đình, thiết lập quan hệ cha mẹ và
con giữa người nhận nuôi với đứa trẻ được nhận làm con nuôi, bảo đảm cho đứa trẻ
có cuộc sống tốt hơn, cũng còn xuất hiện những việc làm phi đạo đức, lợi dụng danh
nghĩa cho trẻ em làm con nuôi đÓ thu gom, môi giới, dẫn dắt mua bán trẻ em, nhằm
mục đích kiếm lời. Những hiện tượng đó cần khắc phục, pháp luật cần có sự điều
chỉnh sát thực, hiệu quả.
Pháp luật con nuôi có yếu tố nước ngoài là một chế định quan trọng trong pháp
luật HN & GĐ không chỉ trong pháp luật quốc gia mà còn trong pháp luật quốc tế.
Pháp luật về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài được cả cộng đồng quốc tế đặc biệt
quan tâm vì đó là sự bảo vệ pháp lý rất cần thiết đối với những lợi ích tốt nhất cho trẻ
em, những đối tượng không chỉ non nớt về mặt thể chất và trí tuệ mà còn có những
hoàn cảnh éo le, mất mát lớn về tình cảm, không được hưởng mái ấm gia đình trên
quê hương của mình.
2
Đối với Việt Nam, một đất nước phải gánh chịu hậu quả nặng nề của các cuộc
chiến tranh thì việc bảo vệ các quyền cơ bản của trẻ em, trong đó có quyền được làm
con nuôi, được chăm sóc nuôi dưỡng đối với những đứa trẻ bất hạnh, là điều luôn
được Đảng và Nhà nước quan tâm và bảo đảm thực hiện.
Hiện nay do nhu cầu hội nhập, với chính sách khuyến khích, mở rộng quan hệ
đối ngoại với các nước trên thế giới, việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ở Việt
Nam ngày càng gia tăng, song hiện tượng nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài có
những diễn biến đa dạng và phức tạp. Ngoài bản chất và mục đích cao đẹp của việc
nuôi con nuôi là nhằm xây dựng mối quan hệ gia đình, thiết lập quan hệ cha mẹ và
con giữa người nhận nuôi với đứa trẻ được nhận làm con nuôi, bảo đảm cho đứa trẻ
có cuộc sống tốt hơn, cũng còn xuất hiện những việc làm phi đạo đức, lợi dụng danh
nghĩa cho trẻ em làm con nuôi đó thu gom, môi giới, dẫn dắt mua bán trẻ em, nhằm
mục đích kiếm lời. Những hiện tượng đó cần khắc phục, pháp luật cần có sự điều
chỉnh sát thực, hiệu quả.
Pháp luật về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài còn thiếu những quy đinh để
điều chỉnh các quan hệ nuôi con nuôi đầy phức tạp, nhiều biến động và bộc lộ những
điểm chưa phù hợp với pháp luật quốc tế. Quy phạm điều chỉnh nuôi con nuôi có yếu
tố nước ngoài được quy định trong nhiều văn bản nên thiếu đồng bộ và thống nhất,
hiệu lực pháp lý không cao, khó áp dụng và tiếp cận trong thực tế. Đòi hỏi của cuộc
sống hiện nay là phải có sự sửa đổi, bổ sung để hoàn chỉnh pháp luật về nuôi con nuôi
có yếu tố nước ngoài nhằm đáp ứng kịp thời yêu cầu của thực tiễn khách quan.
Từ những lý do khách quan về lý luận và thực tiễn trên, em đã suy nghĩ và lựa
chọn đề tài “Pháp luật Việt Nam về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài” làm tiểu
luận tốt nghiệp Đại học.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
+ Mục đích nghiên cứu:
- Nghiên cứu một số vấn đề lý luận cơ bản về pháp luật nuôi con nuôi có yếu
tố nước ngoài.
- Làm sáng toả thực trạng áp dụng pháp luật về nuôi con nuôi có yếu tố nước
ngoài ở Việt Nam hiện nay, từ đó đưa ra những kiến nghị góp phần hoàn
thiện quy định của pháp luật về nuôi con nuôi có yếu tó nước ngoài, đáp
3
ứng yêu cầu của thực tiễn khách quan và nâng cao hiệu quả điều chỉnh của
pháp luật hiện hành.
+ Luận văn giải quyết những nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu một số vấn đề lý luận về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài,
tìm hiểu các quy định của pháp luật trong nước và pháp luật quốc tế liên
quan đến điều chỉnh việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài.
- Nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng áp dụng pháp luật về nuôi con
nuôi có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam hiện nay, làm rõ những mặt thuận
lợi và những khó khăn, vướng mắc, tồn tại.
- Trên cơ sở đó làm rõ sự cần thiết phải sửa đổi bổ sung hoàn thiện pháp luật
về nuôi con nuôi cho phù hợp với thực tiễn khách quan và tương đồng với
pháp luật quốc tế.
3. Đối tượng phạm vi nghiên cứu đề tài
+ Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thực tiễn áp dụng và thực hiện pháp luật
nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam hiện nay, trên cơ sở nghiên cứu quy
định của pháp luật trong nước và pháp luật quốc tế có liên quan đến lĩnh vực này.
+ Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu thực tiễn áp dụng pháp
luật trong việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam trong thời gian qua
(2021/2022), bao gồm việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài đăng ký tại cơ quan
có thẩm quyền của Việt Nam (cả việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài diễn ra ở
khu vực biên giới), và việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài được thực hiện tại
Việt Nam. Luận văn có sự so sánh đối chiếu với pháp luật nước ngoài (cụ thể là một
số nước có liên quan trong việc cho nhận con nuôi).
4. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
+ Cơ sở phương pháp luận để nghiên cứu đề tài là chủ nghĩa duy vật biện
chứng và tư tưởng Hồ Chí Minh .
+ Phương pháp nghiên cứu gồm:
- Phương pháp lịch sử: Sử dụng để làm rõ sự hình thành và phát triển của pháp
luật điều chỉnh quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài trong từng thời kỳ lÞch
sử.
4
- Phương phápso sánh,đối chiếu: Thông qua việc so sánh, đối chiếu với pháp
luật các nước, đưa ra những nhận xét về sự phù hợp và chưa phù hợp của pháp luật
Việt Nam trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế, làm cơ sở cho các kiến nghị về việc
hoàn thiện pháp luật trước yêu cầu của thực tiễn khách quan.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Sử dụng để phân tích những tài liệu liên
quan đến vấn đề nghiên cứu, đánh giá thực trạng áp dụng pháp luật về nuôi con nuôi
có yếu tố nước ngoài. Qua đó rút ra những khó khăn, tồn tại của hệ thống pháp luật
hiện nay về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài.
5. Kết cấu cơ bản luận văn
Luận văn được trình bày theo bố cục gồm ba chương ngoài phần mở đầu, kết
luận và danh mục tài liệu tham khảo như sau :
Chương 1: Một số vấn đề lý luận chung về pháp luật nuôi con nuôi có yếu tố
nước ngoài.
Chương 2 : Tình hình áp dụng pháp luật nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ở
Việt Nam hiện nay.
Chương 3 : Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả điềuchỉnh của pháp luật
nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam hiện nay.
5
CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÁP LUẬT
NUÔI CON NUÔI CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI
1.1 Khái niệm nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài.
Theo quan điểm chung, nuôi con nuôi được hiểu là việc trẻ em đi làm con nuôi
ở một gia đình khác trong cùng một nước hay ở nước ngoài, nhằm mục đích xác lập
mối quan hệ cha mẹ với con giữa người nuôi và con nuôi với mục đích đảm bảo cho
người được nhận làm con nuôi được trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, phù hợp với
đạo đức xã hội.
Nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài là một trong các quan hệ Hôn nhân và gia
đình có yếu tố nước ngoài. Theo quy định tại điểm c khoản 14 Điều 8 luật HN & GĐ
năm 2000, thì nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài có thể hiểu là:
- Việc nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài;
- Việc nuôi con nuôi giữa người nước ngoài với nhau thường trú ở Việt Nam;
- Việc nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài ở nước
ngoài;
- Việc nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam với nhau mà một bên hoặc cả
hai bên định cư ở nước ngoài.
Như vậy, nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài là việc nuôi con nuôi có ít nhất
một bên chủ thể là người nước ngoài hoặc việc nuôi con nuôi được xác lập ở nước
ngoài và theo pháp luật nước ngoài.
Ngoài ra theo khoản 3 Điều 79 Nghị định 68/2002/NĐ-CP và Điều 1 Thông
tư 07/2002/TT-BTP cũng được coi là việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài trong
trường hợp trẻ em là người không quốc tịch thường trú tại Việt Nam.
Khái niệm này đã nêu lên việc xác lập quan hệ giữa cha mẹ và con bằng con
đường nuôi dưỡng để phân biệt với việc hình thành quan hệ giữa cha mẹ và con trên
cơ sở huyết thống. Nếu như quan hệ giữa cha mẹ đẻ và con đẻ là quan hệ gia đình
“huyết thống” được hình thành do việc sinh đẻ, thì quan hệ giữa cha mẹ nuôi và con
nuôi là quan hệ “nhân tạo” được xác lập về mặt pháp lý. Một quan hệ nuôi con nuôi
có yếu tố nước ngoài chỉ được xác lập khi có sự tham gia cùng một lúc của hai chủ
6
thể, có khả năng và điều kiện thực hiện các quyền chủ thể tương ứng, đó là “chủ thể
nhận nuôi con nuôi” (cha mẹ nuôi) và “chủ thể được nhận làm con nuôi” (con nuôi).
1.2 Ý nghĩa của việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài
Giải pháp nuôi con nuôi nước ngoài là giải pháp cuối cùng và giải pháp này
có lợi là đem lại một gia đình ổn định cho trẻ em trong trường hợp không thể tìm
được gia đình thích hợp cho trẻ em ngay tại nước mình.
Việc trẻ em Việt Nam làm con nuôi ngời nước ngoài giảm gánh nặng cho các
cơ sở nuôi dưỡng trẻ em mà vẫn đảm bảo được lợi ích tốt nhất cho trẻ; mặt khác điều
đó phù hợp với chính sách mở rộng quan hệ đối ngoại của nước ta, đáp ứng nhu cầu
hội nhập và giao lu quốc tế. Vì vậy, việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài cũng thể
hiện mục đích nhân đạo cao đẹp, đáp ứng nhu cầu tình cảm của con ngời, dù khác
nhau về ngôn ngữ, phong tục tập quán...
Đối với bản thân đứa trẻ, việc được nhận làm con nuôi có ý nghĩa sâu sắc làm
thay đổi cơ bản số phận của đứa trẻ. Đứa trẻ được làm con nuôi sẽ được sống trong
môi trường gia đình thuận lợi để phát triển hài hoà về thể chất, nhân cách và tinh thần
với sự “yêu thương, thông cảm” trong một gia đình theo đúng nghĩa của nó. Đồng
thời việc nuôi con nuôi tạo điều kiện cho trẻ được nhận nuôi có điều kiện sống tốt
hơn, đặc biệt đối với đứa trẻ bị tàn tật, khuyết tật, có bệnh hiểm nghèo có điều kiện
chữa trị phục hồi chức năng tốt hơn.
Đối với ngời nhận nuôi, việc nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi đem lại cho
ngời nhận nuôi một đứa con phù hợp với ý chí, nguyện vọng của mình, và tăng cường
được mối quan hệ gắn bó giữa họ với Việt Nam. Đó là những nguyện vọng chính
đáng đối với những cặp vợ chồng vô sinh, với những người giàu lòng nhân ái.
Như vậy, nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài là phương thức thực hiện quyền
làm cha mẹ , làm con cái một cách hợp pháp, qua đó kết hợp hài hoà lợi ích của các
bên: Người nhận nuôi và người được nhận nuôi.
1.3 Pháp luật điều chỉnh việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài
1.3.1 Một số đặc trưng cơ bản của pháp luật điều chỉnh việc nuôi con nuôi
có yếu tố nước ngoài.
7
Trong mỗi giai đoạn lịch sử, việc nuôi con nuôi có những đặc điểm riêng, phản
ánh các điều kiện về kinh tế xã hội, lịch sử của thời kỳ đó. Pháp luật điều chỉnh nuôi
con nuôi có yếu tố nước ngoài có những đặc trưng cơ bản sau:
Thứ nhất, về đối tượng điều chỉnh. Đối tượng điều chỉnh của pháp luật nuôi
con nuôi có yếu tố nước ngoài phức tạp bởi yếu tố nước ngoài: Yếu tố nước ngoài
khác nhau tùy thuộc vào từng trường hợp khác nhau, có thể là chủ thể, pháp luật áp
dụng, sự kiện pháp lý...
Việc xác định đúng yếu tố nước ngoài rất quan trọng, nhằm xác định thẩm
quyền giải quyết việc nuôi con nuôi, giải quyết các tranh chấp phát sinh, xác định
pháp luật cần áp dụng, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của các bên.
Thứ hai, Về phương pháp điều chỉnh, cũng như các quan hệ khác, quan hệ
nuôi con nuôi cóyếu tố nước ngoài cũng có hai phương pháp điều chỉnh đó là phương
pháp xung đột và phương pháp thực chất.
Phương pháp xung đột (hay còn gọi là phương pháp điều chỉnh gián tiếp) là
phương pháp sử dụng quy phạm xung đột, không trực tiếp quy định quan hệ nuôi con
nuôi có yếu tố nước ngoài này sẽ được điều chỉnh như thế nào, mà chỉ ấn định việc
lựa chọn quy định pháp luật nước nào cần được áp dụng để điều chỉnh quan hệ cụ thể
đó. Quy phạm xung đột được ghi nhận cả trong pháp luật quốc tế và pháp luật quốc
gia, ví dụ Điều 30 Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và Balan quy định
“Việc nhận nuôi con nuôi phải tuân theo pháp luật của nước mà người nhận nuôi là
công dân”.
Phương pháp thực chất (hay còn gọi là phương pháp điều chỉnh trực tiếp) là
phương pháp sử dụng quy phạm thực chất, quy định trực tiếp quyền và nghĩa vụ của
các bên chủ thể khi tham gia vào quan hệ pháp luật nuôi con nuôi có yếu tố nước
ngoài. Quy phạm thực hiện cũng được quy định cả trong pháp luật quốc gia và pháp
luật quốc tế.
Thứ ba, pháp luật điều chỉnh quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài luôn
gắn chặt với chính sách đối ngoại. Vì việc nuôi con nuôi mở rộng không gian lãnh
thổ liên quan đến yếu tố chủ quyền quốc gia cũng như mối quan hệ về mặt tình cảm
giữa người với người; việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài còn ảnh hưởng rất lớn
8
đến chính sách đối ngoại của mỗi quốc gia, là quan hệ về mặt tình cảm song lại có
ảnh hưởng sâu sắc đến chính trị.
Thứ tư, pháp luật điều chỉnh quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài đề
cao vấn đề nhân quyền, bảo vệ quyền con người trước hết là bảo vệ quyền lợi của trẻ
em. Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản pháp luật để bảo vệ lợi ích của trẻ, quán
triệt tư tưởng nhân loại phải dành cho trẻ em cái tốt nhất mà mình có. Điều 21 Công
ước về quyền trẻ em quy định: “Các quốc gia thành viên công nhận hoặc cho phép
chế độ nhận làm con nuôi phải đảm bảo rằng những lợi ích tốt nhất của đứa trẻ phải
là quan tâm cao nhất...”. Phù hợp với tinh thần của Công ước, Luật HN & GĐ Việt
Nam khẳng định, mục đích của việc nuôi con nuôi nhằm xây dung tình cảm giữa
người nuôi và con nuôi trong việc xác lập quan hệ cha mẹ và con cái, “đảm bảo cho
người được nhận làm con nuôi được trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục phù
hợp với đạo đức xã hội” (Điều 67).
Tuy Việt Nam chưa tham gia Công ước Lahaye 1993, nhưng các quy định
trong các văn bản pháp luật điều chỉnh việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài đã
tiếp cận, cố gắng thể hiện tinh thần và phù hợp với yêu cầu của Công - Ước Lahaye.
Những quy định đều hướng tới bảo vệ tốt nhất lợi ích của trẻ em.
Thứ năm, pháp luật điều chỉnh nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài điều chỉnh
quan hệ cha mẹ - con không dựa trên cơ sở huyết thống với mục đíchhình thành một
gia đình mới giống như gia đình sinh thành của trẻ. Đây là quan hệ mang tính đặc thù
vì có sự khác biệt về ngôn ngữ, phong tục tập quán...Yêu cầu đặt ra là sự điều chỉnh
của pháp luật phải rõ ràng, chặt chẽ, cụ thể; cần có cơ chế phối hợp và bảo vệ giữa
các nước có liên quan bằng Hiệp định song phương, đa phương. Mục đích cốt yếu là
bảo đảm lợi ích của các bên, đặc biệt là của trẻ em.
1.3.2 Hệ thống pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam điều chỉnh việc nuôi con
nuôi có yếu tố nước ngoài.
*Những văn bản pháp luật quốc tế liên quan đến điều chỉnh quan hệ nuôi con
nuôi có yếu tố nước ngoài .
Trong xu thế toàn cầu hoá hiện nay, vấn đề nuôi con nuôi giữa công dân các
nước ngày càng phát triển đòi hỏi sự quan tâm của chính phủ các nước. Pháp luật các
quốc gia cũng như pháp luật quốc tế đều thống nhất công nhận rằng “ trẻ em, do còn
9
non nớt về thể chất và trí tuệ, cần được bảo vệ và chăm sóc đặc biệt, kể cả sự bảo vệ
thích hợp về mặt pháp lý trước cũng như sau khi ra đời” [6]. Do sự khác biệt về hoàn
cảnh lịch sử, điều kiện kinh tế - xã hội, quy định riêng biệt của pháp luật từng nước
nên xung đột pháp luật trong quá trình giải quyết việc nuôi con nuôi có yếu tố nước
ngoài là điều không thể tránh khỏi. Để khắc phục điều đó trong quá trình hợp tác và
phát triển, đã có khá nhiều Điều ước quốc tế đa phương và song phương nhằm điều
chỉnh kịp thời các quan hệ phát sinh trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế.
Những văn bản pháp luật quốc tế về nuôi con nuôi bao gồm : Tuyên bố của
Liên hiệp quốc về các nguyên tắc xã hội và pháp lý liên quan đếnviệc bảo vệ và phúc
lợi trẻ em, đặc biệt là thu xếp nuôi con nuôi ở trong và ngoài nước (thông qua ngày
3.12.1986); Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em (thông qua ngày
20.11.1989, có hiệu lực ngày 2.9.1990); Công ước LaHay số 33 về bảo vệ trẻ em và
hợp tác trong lĩnh vực con nuôi nước ngoài (thông qua ngày 29.5.1993, có hiệu lực
ngày 1.5.1995).
Tuyên bố của liên hợp quốc về các nguyên tắc xã hội và pháp lý liên quan đến
việc bảo vệ và phúc lợi trẻ em, đặc biệt là việc thu xếp nuôi con nuôi ở trong và ngoài
nước. Tuyên bố này đã nêu rõ : Mục đích hàng đầu của việc nuôi con nuôi là đem lại
cho những trẻ em không thể được cha mẹ đẻ chăm sóc được một gia đình bền lâu
(Điều 13). Tuyên bố này cũng khẳng định việc cho trẻ em làm con nuôi nước ngoài
chỉ là biện pháp thay thế để đảm bảo cho các em có một mái ấm gia đình khi không
thể thu xếp cho các em được nhận nuôi trong gia đình hay được chăm sóc phù hợp
tại quốc gia gốc của các em (Điều 17).
Công ước quốc tế về quyền trẻ em : Đây là văn bản quốc tế đầu tiên quy định
một cách toàn diện nhất về quyền của trẻ em. Công ước đã quy định các nguyên tắc
cơ bản mà các quốc gia thành viên phải thực hiện nhằm đảm bảo các quyền cơ bản
của trẻ em. Vấn đề nuôi con nuôi quốc tế được đề cập đến tại Điều 20 và Điều 21 của
Công ước. Đây là những cơ sở pháp lý cho việc nuôi con nuôi quốc tế và là cơ sở để
xây dựng các văn bản pháp luật về nuôi con nuôi quốc tế, cũng như điều chỉnh quan
hệ nuôi con nuôi ở các quốc gia thành viên.
Công ước LaHay số 33 về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực con nuôi
nước ngoài. Đây là Công ước liên quan trực tiếp nhất đến vấn đề nuôi con nuôi. Công
10
ước đã quy định những nguyên tắc chung, phạm vi của công ước; những yêu cầu đối
với việc nuôi con nuôi nước ngoài, thủ tục cho – nhận con nuôi nước ngoài; vấn đề
công nhận và hậu quả của việc nuôi con nuôi; quy định của các cơ quan trung ương
có thẩm quyền và các tổ chức được uỷ quyền; trách nhiệm của quốc gia thành
viên...Công ước Lahay là Điều ước quốc tế đa phương về nuôi connuôi quốc tế. Việc
tham gia Công ước này tạo điều kiện thuận lợi cho các quốc gia trong việc bảo vệ trẻ
em và hợp tác giải quyết các vấn đề phát sinh trong lĩnh vực con nuôi quốc tế.
Bên cạnh đó, hiện tượng xung đột pháp luật trong quá trình giải quyết việc
nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài là điều không tránh khỏi. Để giải quyết những
xung đột pháp luật đó, để điều chỉnh tốt quan hệ nuôi con nuôi giữa nước ta với các
nước, Việt Nam đã ký kết một số Hiệp định song phương về nuôi con nuôi với một
số nước. Ngoài ra, quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài còn được điều chỉnh
qua các Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý, Hiệp định lãnh sự giữa nước ta với
các nước.
Hiệp định TTTP&PL liên quan đến vấn đề nuôi con nuôi : Hiệp định tương
trợ tư pháp là hình thức pháp lý ngày càng có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh
quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. Các Hiệp định này đều quy định việc
xác định thẩm quyền giải quyết nuôi con nuôi; quy định nguyên tắc áp dụng pháp luật
để điều chỉnh quan hệ nuôi con nuôi giữa công dân của các nước ký kết là nguyên tắc
luật quốc tịch của người nhận nuôi, ngoài ra một số Hiệp định điều chỉnh quan hệ
nuôi con nuôi theo nguyên tắc Luật quốc tịch của con nuôi.
Hiệp định hợp tác về nuôi con nuôi phát huy hiệu quả cao nhất trong lĩnh vực
nuôi con nuôi. Hiện nay có 16 HĐHTNCN đã được ký kết, nội dung cơ bản của các
Hiệp định này là :
- Đảm bảo nguyên tắc bảo vệ trẻ em;
- Quy định về thủ tục giải quyết việc cho nhận con nuôi giữa các nước; - Quy
định nguyên tắc áp dụng pháp luật và thẩm quyền quyết định việc cho nhận connuôi;
- Hệ quả pháp lý của việc nuôi con nuôi;
- Nghĩa vụ hợp tác: Các nước ký kết cam kết thực hiện các biện pháp cần thiết
để bảo vệ trẻ em, trao đổi thông tin và phối hợp thực hiện hợp định. Hợp tác quốc tế
trong lĩnh vực nuôi con nuôi nước ngoài ở Việt Nam những năm qua đã mang lại hiệu
11
quả cao. Việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài được đặt dưới sự giám sát chặt chẽ
của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và đảm bảo tuân thủ pháp luật của cả hai
nước: nước gốc và nước nhận. Điều đó đã góp phần đảm bảo tính nhân đạo, lành
mạnh của việc cho nhận con nuôi, khắc phục hiện tượng lợi dụng việc nuôi con nuôi
vào những mục đích trục lợi.
*Hệ thống pháp luật Việt Nam điều chỉnh việc nuôi con nuôi có yếu tố nước
ngoài.
Sự hình thành và phát triển của quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài
gắn liền với điều kiện hoàn cảnh lịch sử, kinh tế – xã hội từng thời kỳ.
Từ khi Nhà nước phong kiến Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời pháp luật về
nuôi connuôi về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài có thể xem xét qua các giai đoạn
sau:
- Giai đoạn từ 1945 – 1959.
Pháp luật trong nước về quan hệ HN & G§ có yếu tố nước ngoài trong đó có
quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài còn hết sức đơn giản, chưa tập hợp thành
hệ thống, chưa điều chỉnh đầy đủ các quan hệ đó. Quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố
nước ngoài chưa được điều chỉnh riêng biệt.
- Giai đoạn từ 1959 – 1986.
Xuất phát từ tình hình thực tế của quan hệ hôn nhân và gia đình trong thời kỳ
mới, luật hôn nhân và gia đình đã được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ XI ngày
29/12/1959 và được Chủ tịch nước ký sắc lệnh số 02/SL công bố ngày 13/01/1960.
Vấn đề nuôi con nuôi được quy định ngay trong Luật HN & G§ đầu tiên của nước ta
(Luật hôn nhân và gia đình năm 1959), nhưng nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài
vẫn chưa được ghi nhận trong luật.
Sau khi thống nhất đất nước (1975), quan hệ hợp tác giữa Việt Nam với các
nước ngày càng được mở rộng. Việt Nam đã tiến hành đàm phán và ký kết các hiệp
định tương trợ tư pháp với Cộng hòa dân chủ Đức (1980),Liên Xô (1981),Tiệp Khắc
(1982), CuBa (1984), Hungary (1985), Bungari (1986). Các Hiệp định tương trợ tư
pháp đã điều chỉnh khá toàn diện các vấn đề hôn nhân và gia đình, trong đó có vấn
đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài.
1.4 Bản chất và mục đích của việc nuôi con nuôi
12
1.4.1 Bản chất
a. Bản chất xã hội
Nuôi connuôi là sự gắn bó tình cảm giữa người nuôi và người được nhận nuôi
trong quan hệ cha mẹ và con, đảm bảo cho người được nhận làm con nuôi được trông
nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục phù hợp với xã hội.
b. Bản chất pháp lý
Thứ nhất, sự thể hiện ý chí của người nhận nuôi con nuôi: người nhận nuôi
chủ động, độc lập về ý chí đơn phương trong nhận nuôi con nuôi. Hậu quả
pháp lí phát sinh khi có người được nhận nuôi phù hợp, được cha mẹ đẻ hoặc người
giám hộ đồng ý và cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận.
Thứ hai, sự thể hiện ý chí của cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ của người được
cho làm con nuôi: Hành vi pháp lí đơn phương này có thể do một hoặc hai chủ thể
thực hiện. Hậu quả pháp lí phát sinh khi có sự tiếp nhận của người nhận nuôi con
nuôi và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận.
Thứ ba, sự thể hiện ý chí của người được nhận làm con nuôi: sự đồng ý của
bản thân người được nhận làm con nuôi được coi là hành vi pháp lí đơn phương, phát
sinh một cách độc lập, vào bất cứ thời điểm nào mà không phụ thuộc vào ý chí của
cha mẹ đẻ, người giám hộ.
Thứ tư, sự thể hiện ý chí của Nhà nước: Cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ
có thể công nhận việc nuôi con nuôi khi các bên đương sự thể hiện rõ ý chí của mình,
đáp ứng đầy đủ các điều kiện cần thiết của việc nuôi con nuôi.
1.4.2 Mục đích
Việc nuôi con nuôi nhằm xác lập quan hệ cha, mẹ và con lâu dài, bền vững, vì
lợi ích tốt nhất của người được nhận làm con nuôi, bảo đảm cho con nuôi được nuôi
dưỡng, chăm sóc, giáo dục trong môi trường gia đình.
13
CHƯƠNG 2
2.1 Điều kiện nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài
2.1.1 Điều kiện với người được nhận làm con nuôi
Những người sau đây có thể được nhận làm con nuôi:
1. Trẻ em dưới 16 tuổi;
2. Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nếu thuộc một trong các trường
hợp sau đây:
a. Được cha dượng, mẹ kế nhận làm con nuôi;
b. Được cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi;
3. Một người chỉ được làm con nuôi của một người độc thân hoặc của cả
hai người là vợ chồng;
4. Trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khác.
2.1.2 Điều kiện với người nhận con nuôi
Để được nhận con nuôi, người nhận con nuôi phải thuộc một trong các đối
tượng sau đây:
1. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở
nước cùng là thành viên của điều ước quốc tế về nuôi con nuôi với Việt Nam
nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi.
2. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước
ngoài được nhận con nuôi đích danh trong các trường hợp sau đây:
a) Là cha dượng, mẹ kế của người được nhận làm con nuôi;
b) Là cô, cậu, dì, chú, bác ruột của người được nhận làm con nuôi;
c) Có con nuôi là anh, chị, em ruột của trẻ em được nhận làm con nuôi;
d) Nhận trẻ em khuyết tật, nhiễm HIV/AIDS hoặc mắc bệnh hiểm nghèo khác
làm con nuôi;
3. Công dân Việt Nam thường trú ở trong nước nhận trẻ em nước ngoài làm
con nuôi.
14
4. Người nước ngoài thường trú ở Việt Nam nhận con nuôi ở Việt Nam. Về
điều kiện với người nhận con nuôi, Điều 29 luật nuôi con nuôi quy định:
Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước
ngoài nhận người Việt Nam làm con nuôi phải có đủ các điều kiện theo quy định của
pháp luật nước nơi người đó thường trú và quy định tại Điều 14 Luật nuôi con nuôi,
bao gồm các điều kiện: Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hơn con nuôi từ 20 tuổi
trở lên, có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng,
giáo dục con nuôi; có tư cách đạo đức tốt và không thuộc trường hợp không được
nhận con nuôi.
Với công dân Việt Nam nhận người nước ngoài làm con nuôi phải có đủ các
điều kiện theo quy định tại Điều 14 Luật nuôi con nuôi và pháp luật của nước nơi
người được nhận làm con nuôi thường trú.
2.1.3 Điều kiện người nước ngoài nhận nuôi con nuôi là người Việt Nam.
Ngoài việc phải đáp ứng những điều kiện trên thì theo quy định tại Điều 35 và
khoản 1 Điều 79 Nghị định 68/2002/NĐ-CP và hướng dẫn tại Thông tư số
08/2006/TT-BTP ngày 08/12/2006, những người sau đây được xin nhận trẻ em Việt
Nam làm con nuôi:
- Người thường trú tại nước mà nước đó và Việt Nam cùng là thành viên của
điều ước quốc tế hai bên hoặc nhiều bên về hợp tác nuôi con nuôi. Người thuộc đối
tượng này được xin bất kỳ trẻ em nào quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 36 nghi
định 68 làm con nuôi.
- Người thường trú tại nước mà nước đó và Việt Nam chưa cùng là thành viên
của điều ước quốc tế hai bên hoặc nhiều bên về hợp tác nuôi con nuôi, nếu thuộc một
trong các trường hợp sau đây, thì được xin bất kỳ trẻ em nào quy định tại các khoản
2, 3 và 4 Điều 36 nghị định 68 làm con nuôi:
a) Người có thời gian công tác, học tập, làm việc tại Việt Nam từ 6 tháng trở
lên. Thời gian 6 tháng được tính theo một lần nhập - xuất cảnh Việt Nam; nếu hai vợ
chồng xin nhận con nuôi thì chỉ cần một người đáp ứng điều kiện này;
b) Người có vợ, chồng, cha, mẹ là công dân Việt Nam hoặc người gốc Việt
Nam. Người gốc Việt Nam được hiểu là người hiện nay hoặc trước đây từng có quốc
15
tịch Việt Nam; người có cha đẻ, mẹ đẻ hoặc ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại hiện
nay hoặc trước đây đã có quốc tịch Việt Nam;
c) Người có quan hệ họ hàng, thân thích với trẻ em được xin làm con nuôi
hoặc đang có con nuôi là anh, chị, em ruột của trẻ em được xin nhận làm con nuôi.
Quan hệ họ hàng được hiểu là quan hệ giữa người xin nhận con nuôi là cô, cậu, dì,
chú, bác với trẻ em là cháu được xin làm con nuôi (theo bên nội hoặc bên ngoại).
Trường hợp người có quan hệ họ hàng là ông, bà xin nhận cháu hoặc anh, chị em xin
nhận nhau làm con nuôi, thì không giải quyết.
Quan hệ thân thích là quan hệ giữa người xin nhận con nuôi là chồng với con
riêng của vợ hoặc vợ với con riêng của chồng.
- Người thường trú tại nước mà nước đó và Việt Nam không cùng là thành
viên của điều ước quốc tế hai bên hoặc nhiều bên về hợp tác nuôi con nuôi và cũng
không thuộc các trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản 3 Điều 35 nghị
định 68, thì chỉ được xin nhận con nuôi là trẻ em khuyết tật, tàn tật, trẻ em mất năng
lực hành vi dân sự. Trẻ em là nạn nhân của chất độchóa học, trẻ em nhiễm HIV/AIDS,
trẻ em mắc các bệnh hiểm nghèo khác đang sống tại gia đình hoặc tại cơ sở nuôi
dưỡng được thành lập hợp pháp tại Việt Nam, hoặc trẻ em mồ côi đang sống tại gia
đình cũng thuộc diện này.
Công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài được xin bất kỳ trẻ em nào quy định
tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 36 nghị định 68 làm con nuôi, không phụ thuộc vào việc
Việt Nam với nước ngoài nơi người đó định cư cùng hoặc không cùng là thành viên
của điều ước quốc tế hai bên hoặc nhiều bên về hợp tác nuôi con nuôi.
Công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài được hiểu là người có quốc tịch
Việt Nam cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài ở nước ngoài, không kể người đó đã nhập
quốc tịch nước ngoài hay chưa.
Nếu bạn là người Việt Nam cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài ở nước ngoài, đã
nhập quốc tịch Mỹ, bạn có quyền xin nhận con nuôi ở Việt Nam.
Việc người nước ngoài (bao gồm người Việt Nam định cư ở nước ngoài) xin
con nuôi Việt Nam được quy định cụ thể tại Nghị định 69/2006/NĐ-CP về hôn nhân
gia đình có yếu tố nước ngoài như sau:
16
Người nhận con nuôi phải thỏa mãn các quy định của Luật Hôn nhân và gia
đình: có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên, có tư cách
đạo đức tốt, có điềukiện thực tế bảo đảm việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo
dục con nuôi. Nếu người xin con nuôi đang có vợ hoặc có chồng thì vợ chồng phải là
người khác giới và cả hai cùng đồng ý xin nhận con nuôi.
Người nhận con nuôi không thuộc đối tượng đang bị hạn chế một số quyền
của cha, mẹ đối với con chưa thành niên hoặc bị kết án mà chưa được xóa án tích về
một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của người
khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con, cháu, người có công
nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành niên phạm pháp;
mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em; các tội xâm phạm tình dục đối với trẻ em; có
hành vi xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.
Người nhận connuôi là người nước ngoài cònphải thuộc một trong các trường
hợp sau:
a. Là công dân của những nước ký hiệp định song phương hoặc điều ước quốc
tế về con nuôi mà Việt Nam có tham gia.
b. Người nước ngoài thường trú ở nước ngoài xin nhận trẻ em Việt Nam làm
con nuôi, mà nước nơi người xin nhận con nuôi thường trú và Việt Nam chưa cùng
là thành viên của điều ước quốc tế hai bên hoặc điều ước quốc tế nhiều bên về hợp
tác nuôi con nuôi thì cũng được xem xét giải quyết, nếu người đó thuộc một trong
các trường hợp sau đây:
- Có thời gian công tác, học tập, làm việc tại Việt Nam từ 06 tháng trở lên; -
Có vợ, chồng, cha, mẹ là công dân Việt Nam hoặc người gốc Việt Nam;
- Có quan hệ họ hàng, thân thích với trẻ em được xin nhận làm con nuôi hoặc
đang có con nuôi là anh, chị, em ruột của trẻ em được xin nhận làm con nuôi.
c. Đối với người nước ngoài tuy không thuộc một trong các trường hợp quy
định như trên, nhưng xin nhận trẻ em khuyết tật, tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự,
nạn nhân của chất độc hoá học, nhiễm HIV/AIDS, mắc các bệnh hiểm nghèo khác
đang sống tại cơ sở nuôi dưỡng được thành lập hợp pháp và trẻ em quy định tại khoản
3 Điều 36 Nghị định này làm con nuôi thì cũng được xem xét giải quyết;
d. Các trường hợp khác do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định.
17
Trẻ em Việt Nam được cho làm con nuôi là
* Trẻ em được nhận làm con nuôi phải là trẻ em từ mười lăm tuổi trở xuống.
Trẻ em từ trên mười lăm tuổi đến dưới mười sáu tuổi có thể được nhận làm con nuôi
nếu là trẻ em tàn tật, trẻ em mất năng lực hành vi dân sự. Trẻ em chỉ có thể làm con
nuôi của một người hoặc của cả hai người là vợ chồng. Vợ chồng phải là những người
khác giới có quan hệ hôn nhân.
* Trẻ em được nhận làm connuôi là trẻ em đang sống tại các cơ sở nuôi dưỡng
được thành lập hợp pháp tại Việt Nam, bao gồm:
- Trẻ em bị bỏ rơi;
- Trẻ em mồ côi;
- Trẻ em khuyết tật, tàn tật;
- Trẻ em mất năng lực hành vi dân sự;
- Trẻ em là nạn nhân của chất độc hoá học;
- Trẻ em nhiễm HIV/AIDS;
- Trẻ em mắc các bệnh hiểm nghèo khác;
- Trẻ em khác được tiếp nhận vào cơ sở nuôi dưỡng theo quy định của pháp
luật.
* Trẻ em đang sống tại gia đình cũng được xem xét giải quyết cho làm con
nuôi người nước ngoài, nếu thuộc trường hợp trẻ em mồ côi; trẻ em khuyết tật, tàn
tật; trẻ em mất năng lực hành vi dân sự; trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo khác; trẻ em là
nạn nhân của chất độc hoá học; trẻ em nhiễm HIV/AIDS; trẻ em có quan hệ họ hàng,
thân thích với người xin nhận con nuôi hoặc có anh, chị, em ruột đang làm con nuôi
của người xin nhận con nuôi.
* Trẻ em khuyết tật, tàn tật, là nạn nhân của chất độc hoá học, nhiễm
HIV/AIDS, mắc bệnh hiểm nghèo khác đang được chữa trị ở nước ngoài, nếu được
người nước ngoài xin nhận làm con nuôi thì được xem xét giải quyết.
18
CHƯƠNG 3
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP VỀ VIỆC NUÔI CON NUÔI
CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI
3.1 Thực trạng nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài
3.1.1 Tình hình nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam hiện nay
Việt Nam hiện có khoảng 30 triệu trẻ em, trong đó có khoảng 2,5 triệu trẻ em
có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn (7,6%), 1,7 triệu thuộc gia đình đói, nghèo, gần 150
ngàn trẻ em mồ côi (trong đó khoảng 16 ngàn trẻ mồ côi không nơi nương tựa, 500
ngàn trẻ em tàn tật và 19 ngàn trẻ lang thang). Kể từ khi Việt Nam thực hiện chính
sách đổi mới cùng với xu thế chung, tình hình người nước ngoài xin nhận trẻ em Việt
Nam làm con nuôi ngày càng gia tăng. Theo thống kê chưa đầy đủ, từ năm 1990 đến
5 tháng đầu năm 2004 có 15.427 trẻ em Việt Nam được người nước ngoài nhận làm
con nuôi . Trong số đó, nước nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi nhiều nhất là Pháp
và Mỹ.Việc cho trẻ em Việt Nam làm connuôi người nước ngoài đã cơ bản giải quyết
được những khó khăn về đời sống cho một số trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
Đồng thời, đáp ứng mục tiêu cơ bản của việc nuôi con nuôi là vì lợi ích tốt nhất của
trẻ em.
Theo thông báo của các địa phương, cả nước có 91/378 cơ sở nuôi dưỡng có
quyền cho trẻ em làm con nuôi ở nước ngoài. Đây là những cơ sở nuôi dưỡng được
thành lập hợp pháp, chủ yếu do Sở Lao động Thương binh và Xã hội quản lý, là nơi
tiếp nhận các dự án hỗ trợ nhân đạo từ các tổ chức con nuôi nước ngoài. Việt Nam là
một quốc gia có số lượng trẻ em làm con nuôi của người nước ngoài khá cao. Số liệu
thống kê từ các cơ quan con nuôi ở cấp Trung ương cho thấy số lượng con nuôi đi từ
Việt Nam là tương đối nhiều và nhìn chung tăng trong những năm gần đây, đặc biệt
tăng với những nước có quan hệ gần gũi và đã ký Thoả thuận song phương với Việt
Nam.
Bảng 1: Con nuôi từ Việt Nam đến các nước nhận nuôi từ năm 2016 – 2022
Nước
Năm
2016 2017 2018 2019 2020 2021 2022 Tổng số
Canada 84 45 6 5 34 54 45 189
Đan Mạch 75 19 13 72 44 51 39 313
19
Pháp 61 234 363 790 742 268 284 2742
Ailen 81 39 16 92 68 130 181 607
Ý 90 59 6 140 238 263 313 1109
Thuy Điển 86 32 6 80 67 54 45 370
Thụy Sỹ 24 47 31 4 3 5 5 119
Hoa Kỳ 766 382 21 7 163 828 751 2918
Tổng số 1183 857 462 1190 1359 1648 1658 8357
Việc giải quyết cho người nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi đã
đáp ứng được nguyện vọng chính đáng của người nhận con nuôi; tăng cường mối
quan hệ gắn bó với Việt Nam; phần nào giảm bớt gánh nặng về kinh tế, nhất là đối
với các gia đình đông con hoặc có con bị khuyết tật.
Theo báo cáo chưa đầy đủ, từ 2017 – 6/2022, đã có 69 Văn phòng con nuôi
nước ngoài hỗ trợ nhân đạo cho gần 100 cơ sở nuôi dưỡng với giá trị khoảng 160 tỷ
đồng. Riêng 2021 đạt gần 60 tỷ đồng.
3.1.2 Công tác thực hiện và triểnkhai quy định của pháp luật về vấn đề nuôi con
nuôi có yếu tố nước ngoài
Việc thi hành pháp luật trong việc giải quyết cho trẻ em Việt Nam làm con
nuôi người nước ngoài đã được các cơ quan, các cấp, các ngành nhận thức đúng đắn
và thực hiện nghiêm túc. Nhà nước đã ban hành nhiều đạo luật quy định cụ thể về
vấn đề nuôi con nuôi, trong đó có nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. Có thể kể đến:
Luật hôn nhân và gia đình năm 2000; Nghị định 68/2002/NĐ-CP quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành một số điều luật hôn nhân và gia đình về quan hệ nuôi con nuôi
có yếu tố nước ngoài; Nghị định 69/2006/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của
nghị định 68/2002;Thông tư 08/2006/TT-BTP hướng dẫn thực hiện một số quy định
về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài, Luật nuôi con nuôi năm 2010, Nghị định
19/2011/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của luật nuôi con nuôi... Ngoài ra, Việt
Nam còn tham gia Công ước quốc tế về quyền trẻ em, Công ước Lahay...
Về cơ chế thực hiện, Cục con nuôi quốc tế, với tư cách là Cơ quan trung ương
về con nuôi quốc tế của Việt Nam thực hiện thống nhất quản lý hoạt động nuôi con
nuôi có yếu tố nước ngoài. Cục đã triển khai nhiều hoạt động, giúp Bộ trưởng Bộ Tư
20
pháp trong công tác quản lý và trực tiếp tham gia vào việc giải quyết các hồ sơ của
người nước ngoài xin nhận trẻ em làm con nuôi.
Hầu hết các tỉnh, thành phố đều đã có cơ sở nuôi dưỡng để có thể đảm nhiệm
việc nuôi dưỡng chăm sóc trẻ em và là cơ sở để thực hiện việc giới thiệu trẻ em làm
con nuôi người nước ngoài. Cụ thể, hiện nay cả nước có 120 trung tâm bảo trợ xã hội
do ngành Lao động, Thương binh – Xã hội quản lý. Hiện cả nước có 91/378 cơ sở
nuôi dưỡng có quyền cho trẻ em làm con nuôi ở nước ngoài.
Nhà nước cho phép các tổ chức con nuôi nước ngoài được hoạt động tại Việt
Nam; góp phần giải quyết cho người nước ngoài nhận con nuôi và phần nào hạn chế
được tình trạng môi giới trung gian, bất hợp pháp. Việc thực hiện các dự án hỗ trợ
nhân đạo từ hoạt động hợp tác nuôi con nuôi quốc tế tạo điều kiện cho cơ sở nuôi
dưỡng trở nên khang trang hơn, điều kiện chăm sóc trẻ em tốt hơn.
3.2 Đánh giá, nhận xét thực trạng nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam
3.2.1 Thành tựu
a. Tìm được mái ấm gia đình, đem lại hạnh phúc cho trẻ em và gia đình nhận
con nuôi
Trong 5 năm qua đã có trên 6.000 trẻ em tìm được mái ấm gia đình thay thế,
theo cơ chế kiểm soát chặt chẽ giữa Việt Nam và nước nhận. Điều này góp phần đem
lại hạnh phúc cho trẻ em và các gia đình cha mẹ nuôi. Đây là việc làm nhân đạo, góp
phần tăng cường sự hợp tác hữu nghị giữa Việt Nam với các nước; thiết lập mối quan
hệ thân thiện. Nhiều trẻ em khuyết tật, tàn tật, mắc bệnh hiểm nghèo được các tổ chức
đưa ra nước ngoài chữa trị và được giải quyết cho làm con nuôi. Điều đó góp phần
giảm bớt chi phí, thời gian và thể hiện sự cải cách đáng kể các thủ tục hành chính.
b. Đời sống của trẻ em tại nhiều cơ sở nuôi dưỡng được cải thiện
Các dự án hỗ trợ nhân đạo quốc tế đã tạo điều kiện cho nhiều cơ sở nuôi dưỡng
trở nên khang trang; điều kiện chăm sóc trẻ em tốt hơn. Mức hỗ trợ nuôi dưỡng nhiều
nơi đạt khoảng 1 triệu đồng/1 trẻ/tháng. Nhiều cơ sở có hệ thống cung cấp nước sạch,
trẻ được ăn uống đầy đủ hơn, có tiện nghi cần thiết để chăm sóc trẻ sơ sinh. Số lượng
các cháu bị bệnh hay chết do điều kiện vệ sinh không tốt hay bệnh tật đã giảm hẳn.
Trẻ em tại các cơ sở nuôi dưỡng và ngoài cộng đồng được khám chữa bệnh miễn phí,
21
được cung cấp thuốc chữa bệnh. Nhiều trẻ tàn tật được cung cấp xe lăn, các dụng cụ
thiết yếu cho trẻ tàn tật, trẻ bị bệnh tim được can thiệp kịp thời, chăm sóc tốt.
c. Nâng cao nhận thức của xã hội, thể hiện sự quan tâm, nhân đạo; đảm bảo
quyền và lợi ích của trẻ em
Nhận thức về vấn đề nuôi con nuôi, trong đó có nuôi con nuôi có yếu tố nước
ngoài đã dần hoàn thiện theo hướng tích cực. Các cá nhân và tổ chức ở trong và ngoài
nước thể hiện sự quan tâm đặc biệt đến trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, có biện pháp
giúp đỡ, tạo điều kiện cũng như nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi. Đời sống vật
chất, tinh thần của các trẻ em này được cải thiện và đảm bảo, mang lại hạnh phúc cho
cả trẻ em và gia đình nhận nuôi.
3.2.2 Về quy định của pháp luật và công tác triển khai thực hiện
a. Chưa quản lý chặt chẽ hoạt động của các Văn phòng con nuôi nước ngoài
tại Việt Nam
Hiện tại, trên phạm vi cả nước có 69 Văn phòng con nuôi nước ngoài được
cấp phép hoạt động, trong đó 42 văn phòng của Hoa Kỳ. Nhiều tổ chức con nuôi sang
Việt Nam mang tính tự phát, không có sự kiểm soát và giới thiệu của cơ quan trung
ương. Việc số đông các tổ chức con nuôi vào Việt Nam hoạt động đã tạo ra sự cạnh
tranh, làm cho tình hình càng trở nên phức tạp, khó kiểm soát.
Pháp luật về nuôi con nuôi, trình tự cấp phép và quản lý tổ chức nuôi con nuôi
của các nước lại rất khác nhau. Điều này gây khó khăn cho các cơ quan của nước ta
trong việc đánh giá, xem xét cấp phép và quản lý.
b. Thủ tục, trình tự giải quyết việc nuôi con nuôi còn bất cập
Thứ nhất, về thủ tục giới thiệu trẻ em làm con nuôi: Việc quản lý các dữ liệu
về trẻ em có đủ điều kiện để giới thiệu làm con nuôi do cơ sở nuôi dưỡng trực tiếp
thực hiện và gửi về Bộ Tư pháp. Nhưng trên thực tế, đó mới chỉ là sự cung cấp danh
sách về số lượng và họ tên trẻ em, chưa kèm theo hồ sơ đầy đủ để bảo đảm trẻ em đã
có đủ điều kiện để cho làm con nuôi. Hơn nữa, hoạt động này cũng chỉ là hình thức
để thông báo, bởi các cơ sở đã phối hợp với các tổ chức con nuôi nước ngoài giới
thiệu trẻ em cho các gia đình xin nhận con nuôi.
Thứ hai, việc kiểm tra hồ sơ của trẻ em được giới thiệu làm con nuôi cũng chỉ
được thực hiện có tính hình thức: Nhiều địa phương giao trách nhiệm chuẩn bị hồ sơ
22
trẻ em cho cơ sở nuôi dưỡng và chuyển cho Sở Tư pháp kiểm tra nhưng cũng chỉ về
hình thức rồi gửi Cục Con nuôi. Một số địa phương chuyển hồ sơ của trẻ em cho cơ
quan Công an tỉnh xác minh nhưng cũng chỉ cho ý kiến dưới góc độ an ninh, chưa
chú ý đến việc xác minh làm rõ về nguồn gốc thực tế. Sau khi có ý kiến của cơ quan
Công an, thì Sở Tư pháp chuyển hồ sơ cho Cục Con nuôi. Vì vậy, nếu xảy ra sai sót
về hồ sơ của trẻ em, thì không cơ quan nào chịu trách nhiệm hoàn toàn, mà có sự liên
đới.
c. Thiếu sự đồng bộ trong cơ chế phối hợp giữa các cơ quan liên quan
Sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc giải quyết hồ sơ nuôi con
nuôi thiếu đồng bộ. Đó là sự hạn chế trong phối hợp giữa các cơ quan thuộc chính
quyền địa phương. Có nơi, chính quyền địa phương còn thông đồng với trung gian,
môi giới trong việc thu gom trẻ em, làm sai lệch hồ sơ của trẻ em để trục lợi. Ở trung
ương, thiếu sự hợp tác thường xuyên và chặt chẽ giữa Bộ Tư pháp và Bộ Lao động,
Thương binh – Xã hội trong việc chỉ đạo vấn đề liên quan trong lĩnh vực con nuôi
quốc tế.
d. Thiếu sự minh bạch trong việc tiếp nhận và sử dụng các khoản hỗ trợ nhân
đạo của tổ chức, cá nhân nước ngoài
Các khoản hỗ trợ nhân đạo phần lớn do cơ sở nuôi dưỡng tiếp nhận, quản lý,
sử dụng và có trách nhiệm báo cáo cơ quan có thẩm quyền của địa phương. Tuy nhiên,
cơ chế tiếp nhận, quản lý và sử dụng các khoản hỗ trợ này khá lỏng lẻo. Các báo cáo
của cơ sở nuôi dưỡng về việc sử dụng các khoản hỗ trợ nhân đạo này chưa đầy đủ và
chính xác. Công tác quản lý các tổ chức con nuôi nước ngoài trong công tác hỗ trợ
nhân đạo cũng còn nhiều hạn chế. Cần tạo ra sự minh bạch hoá trong vấn đề này để
bảo đảm việc sử dụng các khoản hỗ trợ nhân đạo đúng mục đích vì lợi ích của trẻ em
e. Công tác báo cáo chưa thực hiện nghiêm túc, gây khó khăn trong việc
thống kê, hoạch định chính sách. Công tác kiểm tra, thanh tra chưa thường xuyên,
đồng bộ.
f. Tình trạngứ đọng hồ sơ xin con nuôivà quátải trẻ em tại các trungtâm bảo
trợ xã hội địa phương
Nhiều trung tâm nuôi dưỡng bảo trợ xã hội địa phương đang ở tình trạng quá
tải, gặp nhiều khó khăn trong việc đón nhận và chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em. Trong
23
khi đó, rất nhiều hồ sơ của người nước ngoài xin nhận con nuôi lại đang ứ đọng.
Chính điều này đã làm chậm cơ hội có mái ấm gia đình của nhiều trẻ em bất hạnh
trong khi hiện tại chúng ta không có đủ điều kiện và khả năng tạo dựng cho các em
cuộc sống ổn định trong nước.
g. Hạn chế về cơ sở vật chất tại cơ sở nuôi dưỡng
Hiện nay, phần lớn các cơ sở nuôi dưỡng trẻ đều gặp khó khăn về cơ sở vật
chất, cán bộ, kinh phí nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ. Vì vậy, việc tiếp nhận trẻ bị bỏ rơi
vào các trung tâm này cònhạn chế, chưa đáp ứng đủ yêu cầu. Hơn nữa, các cháu được
nuôi dưỡng tại các trung tâm này hoặc là có sức khỏe yếu, hoặc bị tàn tật, một số trẻ
có sức khỏe bình thường thì không đủ điều kiện về mặt thủ tục pháp lý để cho làm
con nuôi người nước ngoài. Bên cạnh đó, có rất nhiều gia đình có hoàn cảnh đặc biệt
khó khăn, có nguyện vọng cho con làm con nuôi nước ngoài nhưng không thể được
giải quyết và các trung tâm bảo trợ xã hội cũng không tiếp nhận những đối tượng này.
3.3 Một số giải pháp khắc phục và hoàn thiện
3.3.1 Các giải pháp tổ chức – kỹ thuật
Cần có sự phối hợp chặt chẽ với cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự của Việt
Nam ở nước ngoài hoặc cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự của nước ngoài tại Việt
Nam để tìm hiểu rõ các quy định pháp luật của các nước về các giấy tờ có trong hồ
sơ của người xin nhận con nuôi để có các quy định phù hợp và chặt chẽ hơn. Xem
xét, bổ sung quy định đối với các nước mà khi cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép
nuôi con nuôi có kèm theo các giấy tờ của người xin nhận con nuôi đầy đủ.
Nhà nước cần chú trọng công tác bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm
công tác thụ lý và giải quyết hồ sơ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. Nhà nước cần
xem xét để sớm thành lập thêm các cơ sở nuôi dưỡng trẻ em, đồng thời hỗ trợ kinh
phí, tăng cường trang bị cơ sở vật chất cho các trung tâm nuôi dưỡng trẻ mồ côi.
Cần tăng thêm thẩm quyền cho Cục Con nuôi quốc tế để cơ quan này có đủ
thẩm quyền thực hiện có hiệu quả chức năng, nhiệm vụ trong lĩnh vực nuôi con nuôi
quốc tế, mà trước hết cần phải phân định rõ thẩm quyền quyết định cho trẻ em làm
con nuôi người nước ngoài giữa Cục Con nuôi quốc tế và UBND cấp tỉnh. Có thể
phân định thêm chức năng quyết định việc cho trẻ em Việt Nam làm con nuôi người
nước ngoài cho Cục Con nuôi quốc tế.
24
3.3.2 Giải pháp hoàn thiện pháp luật
Nhà nước cần sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật liên quan đến vấn
đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài để làm cho pháp luật Việt Nam hài hoà với
thông lệ quốc tế. Cần mở rộng đối tượng trẻ được xin đíchdanh từ gia đình nhằm đáp
ứng được nguyện vọng của cả người cho và người nhận con nuôi.
Ngoài ra, Nhà nước cần đề ra quy chế hoạt động chung cho các tổ chức nuôi
con nuôi, trên cơ sở đó các tổ chức này sẽ đề ra cho mình một quy chế phù hợp với
quy chế chung nhằm thống nhất quản lý và hướng các tổ chức này hoạt động theo
đúng pháp luật, tránh được tình trạng hoạt động cạnh tranh không lành mạnh giữa tổ
chức con nuôi nước ngoài của các quốc gia, gây tiêu cực, phản tác dụng trong thực
tế.
- Cần hoàn thiện các quy định về điều kiện nuôi con nuôi.
Trước hết, cần quy định độ tuổi của trẻ em cho tương đồng với pháp luật các
nước và phù hợp với quy định của Công ước Lahaye 1993, khi nước ta đang trong
tiến trình gia nhập. Có thể quy định độ tuổi đó là từ 18 tuổi trở xuống, bởi vì đây là
độ tuổi vị thành niên cần được sự bảo vệ, chăm sóc của toàn xã hội.
Thực tế cho thấy, việc cho nhận con nuôi chỉ hợp lý, cần thiết và có ý nghĩa
nhân đạo khi người được nhận nuôi là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn không
có sự chăm sóc của cha mẹ đẻ. Vì vậy bên cạnh quy định về độ tuổi, pháp luật cần có
những quy định cụ thể hơn về hoàn cảnh người được cho làm connuôi. Điều này xuất
phát từ phong tục tập quán, phù hợp với quy định chung của pháp luật quốc tế.
Bên cạnh đó, điều kiện của người nhận nuôi là vấn đề cần được sự điều chỉnh
cụ thể, chặt chẽ của pháp luật. Vì mục đích tốt đẹp của việc nuôi con nuôi, và quyền
lợi của người con nuôi có được đảm bảo hay không, phụ thuộc phần lớn ở cha me
nuôi. Các cơ quan chức năng cần điều tra rõ về các điều kiện của người nhận nuôi,
nếu phát hiện có sự sai phạm trong đăng ký việc nuôi con nuôi cần hủy việc nuôi con
nuôi trước khi quyết định giao trẻ. Về tư cách đạo đức của người nhận nuôi, đây là
điều kiện về phẩm chất tư cách của một con người nên rất khó nắm bắt và điều chỉnh,
nhưng cần quy định một cách rõ ràng hơn.
Mặt khác, để phù hợp với thực chất của quan hệ nuôi con nuôi, để xác lập quan
hệ cha mẹ và con giữa người nhận nuôi và con nuôi cần quy định độ tuổi tối đa của
25
người nhận nuôi con nuôi kết hợp với khoãng cách chênh lệch tuổi một cách hợp lý
(chẳng hạn quy định người nhận nuôi không quá 60 tuổi), đảm bảo khả năng nuôi
dưỡng, chăm sóc, giáo dục con, đảm bảo lợi ích của trẻ được nhận nuôi.
Sự thể hiện ý chí của các chủ thể có liên quan trong việc xác lập quan hệ nuôi
con nuôi có ý nghĩa quan trọng. Cần quy định cha mẹ có quyền cho con làm con nuôi
theo hình thức nào, đơn giản hay đầy đủ. Vì vậy, quy định rõ ràng về hai hình thức
nuôi con nuôi và hậu quả pháp lý của mỗi hình thức đó là cần thiết. Mặt khác, cần
quy định cụ thể người giám hộ là những ai, quy định giới hạn quyền cho trẻ làm con
nuôi cụ thể để hạn chế việc lợi dụng chức quyền mưu lợi cá nhân. Việc cho đứa trẻ
làm con nuôi cần có ý kiến của những người họ hàng thân thích của trẻ được giám
hộ, như ông, bà nội, ngoại, anh, chị, các cô, chú, bác...Khi không có ai trong số những
người đó có thể nuôi dưỡng trẻ hoặc việc nuôi dưỡng không có lợi, không đảm bảo
quyền lợi cho trẻ thì việc cho làm con nuôi là cần thiết.
Về thời gian thử thách trong quan hệ nuôi con nuôi: Quy định về thời gian thử
thách là rất cần thiết (có thể là 6 tháng) vì chỉ khi trải qua thời gian thử thách, cơ quan
có thẩm quyền mới có cơ sở để ra quyết định công nhận việc nuôi con nuôi, nếu giữa
người nhận nuôi và đứa trẻ thiết lập được mối quan hệ hoà hợp. Nếu giữa hai bên
không có sự hoà hợp, không thiết lập được mối quan hệ tốt đẹp, cần đưa đứa trẻ ra
khỏi gia đình người nhận nuôi, đồng thời tìm được một gia đình khác có mong muốn
nhận con nuôi phù hợp hơn nới đứa trẻ. Khoảng thời gian thử thách, có lợi cho các
chủ thể trong quan hệ nuôi con nuôi, tìm hiểu hoà hợp trong cuộc sống và Nhà nước
tiết kiệm thời gian và tiền bạc khi phải tiếpnhận những đứa trẻ hồi hương. Đây là vấn
đề cần giải quyết khi Việt Nam gia nhập Công ước Lahay.
- Thủ tục đăng ký việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài.
Cần xem xét lại một số thủ tục trong quy trình giải quyết để đảm bảo thời gian
và tiết kiệm được chi phí. Ví dụ, giới thiệu trẻ em khi không xin đích danh theo Điều
51 Nghị định 68/ CP, cần kết hợp giới thiệu trẻ với việc gửi hồ sơ của trẻ để tránh gửi
lòng vòng công văn giữa Sở Tư pháp với Cục Con nuôi. Quy trình thực hiện phải chặt
chẽ tránh để cho hiện tương tiêu cực nảy sinh. Trong việc nuôi con nuôi có yếu tố
nước ngoài ở khu vực biên giới, do đặc điểm đặc thù của loại việc này nên cần có quy
định về việc thống kê, lưu trữ và báo cáo riêng số liệu loại việc này, tách rời với số
26
liệu việc nuôi con nuôi trong nước. Sở Tư pháp cần nắm được diễn biến và số lượng
cụ việc cụ thể hàng năm để báo cáo Bộ Tư pháp, qua đó có thể điều chỉnh kịp thời
những vướng mắc xảy ra. Mặt khác cần tăng cường cơ chế phối hợp giữa các cơ quan
Nhà nước, tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan ở địa phương, giữa địa
phương và trung ương để đảm bảo qúa trình giải quyết việc nuôi con nuôi thật hiệu
quả.
- Hệ qủa pháp lý của việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài.
Mối quan hệ pháp lý giữa cha mẹ đẻ - con nuôi - cha mẹ nuôi: Quyền và nghĩa
vụ của các bên trong quan hệ nuôi con nuôi phụ thuộc vào việc đứa trẻ được cho làm
con nuôi theo hình thức nào (đơn giản hay đầy đủ). Khi pháp luật quy định về hình
thức nuôi con nuôi đầy đủ song song với hình thức nuôi con nuôi đơn giản, thì cũng
cần quy định cụ thể về hệ quả pháp lý trong mỗi hình thức đó .
Nếu là theo hình thức nuôi con nuôi đơn giản thì tồn tại ba mối quan hệ pháp
lý cha mẹ đẻ-con nuôi-cha mẹ nuôi, Cần quy định cụ thể những quyền nào sẽ được
chuyển sang cho cha mẹ nuôi, những quyền nào vẫn thuộc về cha mẹ đẻ để đảm bảo
quyền lợi cho các bên, đồng thời tránh xảy ra tranh chấp về quyền cha mẹ, quyền
thừa kế...
Thực tế cho thấy khi quyết định cho con làm con nuôi người nước ngoài, cha
mẹ đẻ của trẻ cũng hiểu rõ việc giữ mối liên hệ với đứa trẻ là điều khó có thể thực
hiện được và xét trong hoàn cảnh thực tế, xét về tâm lý, nguyện vọng của cha mẹ
nuôi, trẻ em khi đã cho làm con nuôi không nên có bất kỳ ràng buộc gì với cha mẹ
đẻ. Vì vậy, pháp luật hiện hành cần quy đỉnh rõ việc cho nhận con nuôi theo hình
thức nuôi con nuôi đầy đủ sẽ làm chấm dứt hoàn toàn quan hệ pháp lý giữa người con
nuôi với cha mẹ đẻ và gia đình gốc huyết thống. Người con nuôi có đầy đủ quyền và
thực hiện nghĩa vụ trong gia đình cha mẹ nuôi như con đẻ, kể cả quyền thừa kế.
Ngược lại, trong gia đình cha mẹ đẻ, người con đó không có quyền và nghĩa vụ kể cả
thừa kế theo luật. Tuy nhiên, việc nuôi con nuôi vẫn có thể bị chấm dứt khi quyền và
lợi ích của người con nuôi bị xâm phạm nghiêm trọng. Khi việc nuôi con nuôi đầy đủ
bị chấm dứt cần dự liệu việc đưa đứa trẻ ra khỏi gia đình cha mẹ nuôi và tìm kiếm
cho trẻ gia đình nuôi mới thích hợp.
27
Quốc tịch của trẻ em được cho làm con nuôi người nước ngoài cần quy định:
Bên cạnh việc quy định trẻ em vẫn giữ quốc tịch Việt Nam thì để bảo đảm quyền lợi
cho trẻ em được nhận làm con nuôi ở nước ngoài, trẻ em được nhận nuôi phải được
hưởng quốc tịch của cha mẹ nuôi tại nước tiếp nhận. Bởi vì với nguyên tắc lợi ích tốt
nhất của trẻ em phải là mối quan tâm hàng đầu [6], khi đứa trẻ chưa có đầy đủ năng
lực hành vi (trẻ em chưa đủ 18 tuổi), việc giữ quốc tịch gốc của trẻ là cần thiết trong
trường hợp quyền, lợi ích hợp pháp của trẻ bị xâm hại, Nhà nước Việt Nam hoàn toàn
có thể can thiệp. Mặt khác, quyền, lợi ích của người con nuôi trước hết phải được bảo
vệ bằng chính pháp luật của nước sở tại, tức là việc thừa nhận con nuôi có quốc tịch
của nước nhận sẽ đảm bảo trẻ được sự bảo hộ trực tiếp của nước nơi người con nuôi
thường trú. Trong xu thế hội nhập hiện nay việc thừa nhận hai quốc tịch là cần thiết
bảo đảm lợi quyền lợi mỗi cá nhân ở các nước khác nhau song vấn đề hai quốc tịch
cũng dể gây xung đột pháp luật nên pháp luật cần quy định chặt chẽ, hợp lý.
Việc thừa nhận trẻ em được cho làm con nuôi nước ngoài có hai quốc tịch
không mâu thuẫn với nguyên tắc một quốc tịch được ghi nhận tại Luật Quốc tịch
2008, bởi vì mục đích của nguyên tắc này không phải là loại trừ quốc tịch thứ hai của
công dân Việt Nam. Đồng thời, trong trường hợp trẻ em Việt Nam được người nước
ngoài nhận làm con nuôi muốn thôi quốc tịch Việt Nam, trẻ em đó hoàn toàn có thể
xin thôi quốc tịch Việt Nam khi 15 tuổi (Điều 29 Luật Quốc tịch 2008).
Theo pháp luật của nước sở tại con nuôi có quyền lựa chọn quốc tịch khi đạt
đến một độ tuổi nhất định. Pháp luật các nước có quy định khác nhau về độ tuổi trẻ
được lựa chọn quốc tịch như Nhật Bản quy định 20 tuổi, Thụy Điển là 19-22 tuổi...
Để bảo vệ quyền lợi tối đa của trẻ em, pháp luật Việt Nam nên quy định cho trẻ em
có quyền quyết định về quốc tịch ở tuổi đủ 18 (độ tuổi trẻ có đầy đủ năng lực hành
vi).
- Cần có cơ chế minh bạch về thủ tục, trình tự giải quyết, minh bạch về tài
chính.
Đối với hồ sơ trẻ em bị bỏ rơi cần phải quy định chặt chẽ hơn, khắt khe hơn,
thời hạn kéo dài hơn để đảm bảo sự an toàn và thu xếp mái ấm cho trẻ, ngăn chặn
mọi sự lạm dụng vì mục đích trục lợi.
28
Cần quy định một cách rõ ràng, minh bạch, công khai về các khoản chi, các
vấn đề tài chính cần thiết trong việc giải quyết cho nhận con nuôi. Đây là yêu cầu
không chỉ từ phía Việt Nam còn là yêu cầu chính đáng từ nước nhận con nuôi và
người nhận nuôi. Cần quy định một mức thống nhất công khai về các loại phí, lệ phí
cũng như các khoản đóng góp hỗ trợ vật chất của cha mẹ nuôi, của Tổ chức con nuôi
nước ngoài cho cơ sở nuôi dưỡng. Quy định này nhằm tránh sự cạnh tranh không
lành mạnh giữa các tổ chức con nuôi nước ngoài trong việc hỗ trợ xin nhận con nuôi,
tạo cơ hội bình đẳng cho tất cả những người muốn nhận trẻ em Việt Nam làm con
nuôi, đồng thời tạo ra cơ chế thông thoáng, công khai vấn đề tài chính còn tạo sự yên
tâm, tin tưởng đối với người xin nhận con nuôi và đảm bảo tính nhân đạo của việc
cho con nuôi.
- Giải pháp có tính tổng thể hoàn thiện pháp luật hiện nay về nuôi con nuôi nói
chung, trong đó có nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài là xây dựng Luật Nuôi con
nuôi.
Theo dự kiến Luật Nuôi con nuôi sẽ ra đời vào 5/2010. Luật Nuôi con nuôI sẽ
bao gồm các quy phạm thực chất điều chỉnh các vấn đề: mục đích, nguyên tắc, điều
kiện nuôi con nuôi; vấn đề hệ quả pháp lý của việc nuôi con nuôi, các biện pháp chế
tài đối với những vi phạm trong lĩnh vực nuôi con nuôi. Việc có Luật nuôi con nuôi
nhằm thống nhất các văn bản pháp luật, điều chỉnh có hiệu quả các quan hệ phát sinh
trong lĩnh vực nuôi con nuôi, đảm bảo lợi ích các bên mà trước hết là quyền lợi của
trẻ em.
3.3.3 Các giải pháp khác
Tăng cường tổ chức hội nghị trao đổi kinh nghiệm giữa các địa phương làm
tốt công tác giải quyết cho người nước ngoài nhận nuôi con nuôi Việt Nam.
Các cơ quan có thẩm quyền cần tăng cường kiểm tra, thực hiện đúng các quy
định về việc xác định nguồn gốc của trẻ em, nhất là trẻ bị bỏ rơi, chống mọi biểu hiện
làm sai lệch nguồn gốc trẻ em, ngăn ngừa sự cấu kết, tiếp tay với những người môi
giới bất hợp pháp để đưa trẻ em có nguồn gốc không rõ ràng vào cơ sở nuôi dưỡng
để cho làm con nuôi người nước ngoài.
Mở rộng việc kí kết hiệp định song phương về hợp tác nuôi con nuôi với các
nước để có cơ chế hợp tác quốc tế nhằm bảo vệ trẻ em Việt Nam được làm con nuôi,
29
tránh cho trẻ em Việt Nam mọi rủi ro không đáng có khi làm con nuôi ở nước ngoài
và tạo điều kiện cho công dân các nước được nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi.
Nhà nước cần xem xét để sớm thành lập thêm các cơ sở nuôi dưỡng trẻ em,
đồng thời hỗ trợ kinh phí, tăng cường trang bị cơ sở vật chất cho các trung tâm nuôi
dưỡng trẻ mồ côi suy dinh dưỡng để các trung tâm này có đủ điều kiện tiếp nhận trẻ
vào trung tâm, đảm bảo “đầu ra” cho công tác giải quyết cho người nước ngoài nhận
con nuôi
KẾT LUẬN
Theo Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em, lợi ích tốt nhất cho một đứa
trẻ là được nuôi dưỡng trong gia đình gốc hoặc tại quốc gia gốc của mình. Việc cho
trẻ em làm con nuôi người nước ngoài chỉ là phương án cuối cùng, là sự thay thế cho
việc nuôi nấng trẻ trong các cơ sở bảo trợ xã hội khi trẻ không thể có được sự chăm
sóc của cha mẹ đẻ hoặc của người nuôi trong nước đó; đồng thời việc quyết định cho
trẻ làm con nuôi người nước ngoài phải do chính các quốc gia gốc của trẻ đó quyết
định, dựa trên cơ sở quyền lợi của bản thân trẻ.
Việt Nam kể từ khi thực hiện công cuộc đổi mới, cùng với xu thế chung của
đất nước, các giao lưu dân sự ngày càng được mở rộng trong đó có vấn đề nuôi con
nuôi nước ngoài đã thu hút được sự quan tâm của Nhà nước và xã hội. Pháp luật Việt
Nam đã điều chỉnh vấn đề này khá kịp thời, đáp ứng được nhu cầu thực sự chính đáng
của người xin nhận con nuôi cũng như bảo vệ quyền lợi cho trẻ em Việt Nam sau khi
làm con nuôi nước ngoài, để các em không phải chịu bất hạnh thêm một lần nào nữa
và có cơ hội phát triển.
Việc cho nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài ngày càng phát triển về quy mô
và số lượng. Điều đó tạo cho trẻ em có cơ hội được sống trong gia đình, nhưng cũng
đặt ra thách thức mới, đòi hỏi phải hoàn thiện các thiết chế về pháp luật nuôi con
nuôi, để giải quyết tốt việc cho nhận con nuôi, đảm bảo lợi ích của trẻ em được nhận
nuôi. Tuy pháp luật nuôi con nuôi của nước ta đã có sự phát triểnđáng kể nhưng cũng
bộc lộ những hạn chế cần được sửa đổi, bổ sung. Việc hoàn thiện và nâng cao hiệu
30
quả điều chỉnh của pháp luật nuôi con nuôi trong đó có nuôi con nuôi có yếu tố nước
ngoài là một yêu cầu cấp thiết khách quan.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ ngoại giao (1994), “Công ước Lahaye 1993 về bảo vệ trẻ em và hợp tác
trong lĩnh vực nuôi con nuôi giữa các nước” (bản dịch).
2. Bộ Tư pháp, Tài liệu hội thảo hoàn thiện pháp luật Việt Nam hướng tới gia
nhập Công ước Lahaye về nuôi con nuôi ngày 3-4/12/2003 tại Hà Nội.
3. Bộ Tư pháp, viện khoa học pháp lý, Đinh Thị Mai Phương (chủ biên) (2004)
“Bình luận khoa học Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000”, Nxb
chính trị quốc gia, Hà Nội.
31
4. Bộ Tư pháp, Viện khoa học pháp lý (2005), “Hoàn thiện pháp luật về nuôi có
nuôi có yếu tố nước ngoài trước yêu cầu gia nhập Công ước Lahaye 1993”,
đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ.
5. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (2005), “Đề án chăm sóc trẻ em mồ
côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi; trẻ em là nạn nhân chất độc hóa
học; trẻ em bị nhiễm HIV/AIDS đưa vào cộng đồng giai đoạn 2005 – 2010”.
6. Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em (1989).
7. Chính phủ (2002), Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10/07/2002 quy định
chi tiết thi hành luật Hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có
yếu tố nước ngoài.
8. Chính phủ (2005), Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 về đăng
ký quản lý hộ tịch.
9. Chính phủ (2006),Nghị định số 69/2006/NĐ-CP ngày 21/07/2006sửa đổi, bổ
sung một sốđiều của Nghị định số68/2002/NĐ-CPngày 10/7/2002củaChính
phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Hôn nhân và gia đình về quan hệ
gia đình có yếu tố nước ngoài.
10. Chính phủ (2007), Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13/04/2007 về chính
sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội.
11.Chính phủ (2008),Nghị định số 68/2008/NĐ-CP ngày 30/05/2008 quy định
về điều kiện, thủ tục thành lập, tổ chức, hoạt động và giải thể cơ sở bảo trợ xã
hội.
12. Nguyễn Hồng Bắc (2003), “Một số vấn đề cần giải quyết khi gia nhập Công
ước Lahaye 1993 về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi
giữa các nước”, Tạp chí Luật học (3) tr.5-7.
13. Nguyễn Hồng Bắc (2003), “Pháp luật điều chỉnh quan hệ gia đình có yếu tố
nước ngoài”, Luận án tiến sỹ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội.
14. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2003), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội.
15. Viện sử học (1991), Quốc triều hình luật, Nxb Văn hóa thông tin.
16. Hoàng Việt luật lệ (1994), Nxb Văn hóa thông tin.
32
17. Hiệp định hợp tác về nuôi con nuôi giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
và Cộng hòa Pháp.
18. Hiệp định hợp tác về nuôi con nuôi giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
và Canada.
19. Hiệp định hợp tác về nuôi con nuôi giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
và Hợp chủng quốc Hoa Kỳ.
20.Hiệp định hợp tác về nuôi con nuôi giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
và Đan Mạch.
21.Hiệp định hợp tác về nuôi con nuôi giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
và Thụy Điển.
22. Luật Quốc tịch (2008), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
23. Luật Hôn nhân và gia đình (2000), Nxb quốc gia Hà Nội.
24. Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (2004), Nxb Chính trị quốc gia, Hà
Nội.
25. Ngô Thị Hường (2001), “Về chế định nuôi con nuôi trong Luật hôn nhân và
gia đình” (2000), Tạp chí luật học (3), tr.17-18.
26. Nguyễn Minh Hòa (2002), “Thay đổi quốc tịch của người chưa thành niên và
của con nuôi”, Kiểm sát (11), tr.17-18.
27. Nguyễn Công Khanh (2000), “Hoàn thiện pháp luật điều chỉnh quan hệ Hôn
nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài”, Tạp chí nghiên cứu lập pháp (4),
tr.57-64.
28. Nguyễn Công Khanh (2004), 100 câu hỏi về pháp luật nuôi con nuôi có yếu
tố nước ngoài, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
29. Nguyễn Phương Lan, “Bản chất pháp lý của việc nuôi con nuôi theo pháp
luật Việt Nam, Tạp chí Luật học số 3/ 2004.
30. Nguyễn Phương Lan, “Một số ý kiến về việc vợ chồng nhận nuôi con nuôi”,
Tạp chí Luật học số 2/2005.
31. Nguyễn Phương Lan, “Cần hoàn thiện các quy định về chấm dứt nuôi con
nuôi và hủy nuôi con nuôi”, Tạp chí Tòa án nhân dân số 24/2005.
33
32. Nguyễn Phương Lan (2007), “Cơ sở lý luận và thực tiễn về nuôi con nuôi
theo quy định của pháp luật Việt Nam”, Luận án Tiến sỹ luật học, Trường Đại
học Luật Hà Nội.
33. Nguyễn Thị Lan, “Một số vấn đề về chấm dứt việc nuôi con nuôi”, Tạp chí
Luật học số 6/2004, tr.59
34. Tạp chí Dân chủ và pháp luật (2004), Số chuyên đề về nuôi con nuôi có yếu
tố nước ngoài (10)
35. Thông tư số 07/2002/ TT-BTP ngày 16/12/2002 Hướng dẫn thi hành một số
điều của Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10/7/2002 của Chính phủ quy
định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hôn nhân và gia đình có yếu tố
nước ngoài.
36. Thông tư số 08/2006/TT-BTP ngày 8/12/2006 Hướng dẫn thực hiện một số
quy định nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài.
37. Thông tư số 67/2009/TT-BLĐTBXH ngày 30/4/2009 Hướng dẫn thực hiện
một số điều của Nghị định số 68/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 củaChính phủ
quy định điều kiện, thủ tục thành lập, tổ chức, hoạt động và giải thể cơ sở bảo
trợ xã hội.
38. Http: // Dantri.com.vn (2008), “Sẽ khắc phục được nhiều nhược điểm về cho
nhận con nuôi”.
39. Http: // Vietbao.vn (2007),“Thủ tụcnuôi con nuôi quốctế:Khó khăntừ nhiều
phía”.

More Related Content

What's hot

Tổng hợp câu hỏi ôn thi tư pháp quốc tế theo chủ đề
Tổng hợp câu hỏi ôn thi tư pháp quốc tế theo chủ đềTổng hợp câu hỏi ôn thi tư pháp quốc tế theo chủ đề
Tổng hợp câu hỏi ôn thi tư pháp quốc tế theo chủ đềThanh Trúc Lưu Hoàng
 

What's hot (20)

Đề tài: Bảo tồn di sản văn hóa tài liệu, hiện vật ở Bảo tàng HCM
Đề tài: Bảo tồn di sản văn hóa tài liệu, hiện vật ở Bảo tàng HCMĐề tài: Bảo tồn di sản văn hóa tài liệu, hiện vật ở Bảo tàng HCM
Đề tài: Bảo tồn di sản văn hóa tài liệu, hiện vật ở Bảo tàng HCM
 
Luận văn: Giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất, HOT
Luận văn: Giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất, HOTLuận văn: Giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất, HOT
Luận văn: Giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất, HOT
 
Luận văn: Nguyên tắc tranh tụng trong tố tụng dân sự, HOT
Luận văn: Nguyên tắc tranh tụng trong tố tụng dân sự, HOTLuận văn: Nguyên tắc tranh tụng trong tố tụng dân sự, HOT
Luận văn: Nguyên tắc tranh tụng trong tố tụng dân sự, HOT
 
Đề tài: Vi phạm điều kiện kết hôn của đồng bào dân tộc thiểu số
Đề tài: Vi phạm điều kiện kết hôn của đồng bào dân tộc thiểu sốĐề tài: Vi phạm điều kiện kết hôn của đồng bào dân tộc thiểu số
Đề tài: Vi phạm điều kiện kết hôn của đồng bào dân tộc thiểu số
 
Tổng hợp câu hỏi ôn thi tư pháp quốc tế theo chủ đề
Tổng hợp câu hỏi ôn thi tư pháp quốc tế theo chủ đềTổng hợp câu hỏi ôn thi tư pháp quốc tế theo chủ đề
Tổng hợp câu hỏi ôn thi tư pháp quốc tế theo chủ đề
 
Luận văn: Pháp luật về bảo vệ môi trường qua tại cơ sở sản xuất
Luận văn: Pháp luật về bảo vệ môi trường qua tại cơ sở sản xuấtLuận văn: Pháp luật về bảo vệ môi trường qua tại cơ sở sản xuất
Luận văn: Pháp luật về bảo vệ môi trường qua tại cơ sở sản xuất
 
Luận văn: Thực hiện chính sách pháp luật hôn nhân và gia đình, HOT
Luận văn: Thực hiện chính sách pháp luật hôn nhân và gia đình, HOTLuận văn: Thực hiện chính sách pháp luật hôn nhân và gia đình, HOT
Luận văn: Thực hiện chính sách pháp luật hôn nhân và gia đình, HOT
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Giải Quyết Tranh Chấp Thừa Kế Theo Di Chúc
Khoá Luận Tốt Nghiệp Giải Quyết Tranh Chấp Thừa Kế Theo Di ChúcKhoá Luận Tốt Nghiệp Giải Quyết Tranh Chấp Thừa Kế Theo Di Chúc
Khoá Luận Tốt Nghiệp Giải Quyết Tranh Chấp Thừa Kế Theo Di Chúc
 
Báo Cáo Thực Tập Thủ Tục Giải Quyết Ly Hôn Tại Tòa Án, 9 Điểm.docx
Báo Cáo Thực Tập Thủ Tục Giải Quyết Ly Hôn Tại Tòa Án, 9 Điểm.docxBáo Cáo Thực Tập Thủ Tục Giải Quyết Ly Hôn Tại Tòa Án, 9 Điểm.docx
Báo Cáo Thực Tập Thủ Tục Giải Quyết Ly Hôn Tại Tòa Án, 9 Điểm.docx
 
Luận văn: Hòa giải tranh chấp Hợp đồng tín dụng tại Đà Nẵng, 9đ
Luận văn: Hòa giải tranh chấp Hợp đồng tín dụng tại Đà Nẵng, 9đLuận văn: Hòa giải tranh chấp Hợp đồng tín dụng tại Đà Nẵng, 9đ
Luận văn: Hòa giải tranh chấp Hợp đồng tín dụng tại Đà Nẵng, 9đ
 
Luận văn: Thực hiện pháp luật về quyền sử dụng đất, HOT
Luận văn: Thực hiện pháp luật về quyền sử dụng đất, HOTLuận văn: Thực hiện pháp luật về quyền sử dụng đất, HOT
Luận văn: Thực hiện pháp luật về quyền sử dụng đất, HOT
 
Luận văn: Áp dụng pháp luật trong giải quyết án hôn nhân và gia đình
Luận văn: Áp dụng pháp luật trong giải quyết án hôn nhân và gia đìnhLuận văn: Áp dụng pháp luật trong giải quyết án hôn nhân và gia đình
Luận văn: Áp dụng pháp luật trong giải quyết án hôn nhân và gia đình
 
Quyền con người qua biện pháp ngăn chặn hạn chế quyền tự do
Quyền con người qua biện pháp ngăn chặn hạn chế quyền tự doQuyền con người qua biện pháp ngăn chặn hạn chế quyền tự do
Quyền con người qua biện pháp ngăn chặn hạn chế quyền tự do
 
Luận án: Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại, HAY
Luận án: Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại, HAYLuận án: Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại, HAY
Luận án: Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại, HAY
 
Luận văn: Giáo dục pháp luật trong các doanh nghiệp, HOT
Luận văn: Giáo dục pháp luật trong các doanh nghiệp, HOTLuận văn: Giáo dục pháp luật trong các doanh nghiệp, HOT
Luận văn: Giáo dục pháp luật trong các doanh nghiệp, HOT
 
Luận văn: Pháp luật Việt Nam về đấu thầu xây dựng, HAY
Luận văn: Pháp luật Việt Nam về đấu thầu xây dựng, HAYLuận văn: Pháp luật Việt Nam về đấu thầu xây dựng, HAY
Luận văn: Pháp luật Việt Nam về đấu thầu xây dựng, HAY
 
Luận văn: Pháp luật về thế chấp tài sản hình thành trong tương lai, 9 ĐIỂM
Luận văn: Pháp luật về thế chấp tài sản hình thành trong tương lai, 9 ĐIỂMLuận văn: Pháp luật về thế chấp tài sản hình thành trong tương lai, 9 ĐIỂM
Luận văn: Pháp luật về thế chấp tài sản hình thành trong tương lai, 9 ĐIỂM
 
Đề tài: Giải quyết khiếu nại về đất đai tại tỉnh Kiên Giang, HAY
Đề tài: Giải quyết khiếu nại về đất đai tại tỉnh Kiên Giang, HAYĐề tài: Giải quyết khiếu nại về đất đai tại tỉnh Kiên Giang, HAY
Đề tài: Giải quyết khiếu nại về đất đai tại tỉnh Kiên Giang, HAY
 
Đề tài: Vai trò của Kiểm sát viên trong giải quyết vụ án hình sự, HAY
Đề tài: Vai trò của Kiểm sát viên trong giải quyết vụ án hình sự, HAYĐề tài: Vai trò của Kiểm sát viên trong giải quyết vụ án hình sự, HAY
Đề tài: Vai trò của Kiểm sát viên trong giải quyết vụ án hình sự, HAY
 
Luận văn: Phổ biến giáo dục pháp luật trên tỉnh Quảng Ninh, HOT
Luận văn: Phổ biến giáo dục pháp luật trên tỉnh Quảng Ninh, HOTLuận văn: Phổ biến giáo dục pháp luật trên tỉnh Quảng Ninh, HOT
Luận văn: Phổ biến giáo dục pháp luật trên tỉnh Quảng Ninh, HOT
 

Similar to Pháp luật Việt Nam về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài

thuc-tien-ap-dung-phap-luat-ve-nuoi-con-nuoi-co-yeu-to-nuoc-ngoai-o-viet-nam-...
thuc-tien-ap-dung-phap-luat-ve-nuoi-con-nuoi-co-yeu-to-nuoc-ngoai-o-viet-nam-...thuc-tien-ap-dung-phap-luat-ve-nuoi-con-nuoi-co-yeu-to-nuoc-ngoai-o-viet-nam-...
thuc-tien-ap-dung-phap-luat-ve-nuoi-con-nuoi-co-yeu-to-nuoc-ngoai-o-viet-nam-...huynhminhquan
 
Thực Tiễn Áp Dụng Pháp Luật Về Nuôi Con Nuôi Có Yếu Tố Nước Ngoài Ở Việt Nam ...
Thực Tiễn Áp Dụng Pháp Luật Về Nuôi Con Nuôi Có Yếu Tố Nước Ngoài Ở Việt Nam ...Thực Tiễn Áp Dụng Pháp Luật Về Nuôi Con Nuôi Có Yếu Tố Nước Ngoài Ở Việt Nam ...
Thực Tiễn Áp Dụng Pháp Luật Về Nuôi Con Nuôi Có Yếu Tố Nước Ngoài Ở Việt Nam ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận án: Quyền trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt ở Việt Nam, HAY - Gửi miễn phí qu...
Luận án: Quyền trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt ở Việt Nam, HAY - Gửi miễn phí qu...Luận án: Quyền trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt ở Việt Nam, HAY - Gửi miễn phí qu...
Luận án: Quyền trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt ở Việt Nam, HAY - Gửi miễn phí qu...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận án: Thực hiện pháp luật về bảo vệ trẻ em Việt Nam hiện nay - Gửi miễn ph...
Luận án: Thực hiện pháp luật về bảo vệ trẻ em Việt Nam hiện nay - Gửi miễn ph...Luận án: Thực hiện pháp luật về bảo vệ trẻ em Việt Nam hiện nay - Gửi miễn ph...
Luận án: Thực hiện pháp luật về bảo vệ trẻ em Việt Nam hiện nay - Gửi miễn ph...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
PHÁP LUẬT VỀ NUÔI CON NUÔI CÓ YẾU TỐ NƢỚC NGOÀI CỦA VIỆT NAM TRONG MỐI TƢƠNG ...
PHÁP LUẬT VỀ NUÔI CON NUÔI CÓ YẾU TỐ NƢỚC NGOÀI CỦA VIỆT NAM TRONG MỐI TƢƠNG ...PHÁP LUẬT VỀ NUÔI CON NUÔI CÓ YẾU TỐ NƢỚC NGOÀI CỦA VIỆT NAM TRONG MỐI TƢƠNG ...
PHÁP LUẬT VỀ NUÔI CON NUÔI CÓ YẾU TỐ NƢỚC NGOÀI CỦA VIỆT NAM TRONG MỐI TƢƠNG ...NuioKila
 
Thực hiện pháp luật về bảo vệ quyền trẻ em ở việt nam hiện nay 6834408
Thực hiện pháp luật về bảo vệ quyền trẻ em ở việt nam hiện nay 6834408Thực hiện pháp luật về bảo vệ quyền trẻ em ở việt nam hiện nay 6834408
Thực hiện pháp luật về bảo vệ quyền trẻ em ở việt nam hiện nay 6834408jackjohn45
 

Similar to Pháp luật Việt Nam về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài (20)

thuc-tien-ap-dung-phap-luat-ve-nuoi-con-nuoi-co-yeu-to-nuoc-ngoai-o-viet-nam-...
thuc-tien-ap-dung-phap-luat-ve-nuoi-con-nuoi-co-yeu-to-nuoc-ngoai-o-viet-nam-...thuc-tien-ap-dung-phap-luat-ve-nuoi-con-nuoi-co-yeu-to-nuoc-ngoai-o-viet-nam-...
thuc-tien-ap-dung-phap-luat-ve-nuoi-con-nuoi-co-yeu-to-nuoc-ngoai-o-viet-nam-...
 
Thực Tiễn Áp Dụng Pháp Luật Về Nuôi Con Nuôi Có Yếu Tố Nước Ngoài Ở Việt Nam ...
Thực Tiễn Áp Dụng Pháp Luật Về Nuôi Con Nuôi Có Yếu Tố Nước Ngoài Ở Việt Nam ...Thực Tiễn Áp Dụng Pháp Luật Về Nuôi Con Nuôi Có Yếu Tố Nước Ngoài Ở Việt Nam ...
Thực Tiễn Áp Dụng Pháp Luật Về Nuôi Con Nuôi Có Yếu Tố Nước Ngoài Ở Việt Nam ...
 
Đề tài: Các điều kiện nuôi con nuôi theo Luật nuôi con nuôi, HOT
Đề tài: Các điều kiện nuôi con nuôi theo Luật nuôi con nuôi, HOTĐề tài: Các điều kiện nuôi con nuôi theo Luật nuôi con nuôi, HOT
Đề tài: Các điều kiện nuôi con nuôi theo Luật nuôi con nuôi, HOT
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài
Luận văn: Quản lý nhà nước về nhận con nuôi có yếu tố nước ngoàiLuận văn: Quản lý nhà nước về nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài
Luận văn: Quản lý nhà nước về nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài
 
Luận án: Quyền trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt ở Việt Nam, HAY - Gửi miễn phí qu...
Luận án: Quyền trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt ở Việt Nam, HAY - Gửi miễn phí qu...Luận án: Quyền trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt ở Việt Nam, HAY - Gửi miễn phí qu...
Luận án: Quyền trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt ở Việt Nam, HAY - Gửi miễn phí qu...
 
Luận văn: Quyền trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ở Việt Nam
Luận văn: Quyền trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ở Việt NamLuận văn: Quyền trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ở Việt Nam
Luận văn: Quyền trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ở Việt Nam
 
Đề Tài Thực Tập Pháp Luật Về Quyền Nuôi Con Nuôi Tại Việt Nam.docx
Đề Tài Thực Tập Pháp Luật Về Quyền Nuôi Con Nuôi Tại Việt Nam.docxĐề Tài Thực Tập Pháp Luật Về Quyền Nuôi Con Nuôi Tại Việt Nam.docx
Đề Tài Thực Tập Pháp Luật Về Quyền Nuôi Con Nuôi Tại Việt Nam.docx
 
Luận Văn Ngành Luật Học Về Quyền Trẻ Em Việt Nam
Luận Văn Ngành Luật Học Về Quyền Trẻ Em Việt NamLuận Văn Ngành Luật Học Về Quyền Trẻ Em Việt Nam
Luận Văn Ngành Luật Học Về Quyền Trẻ Em Việt Nam
 
Luận án: Thực hiện pháp luật về bảo vệ trẻ em Việt Nam hiện nay - Gửi miễn ph...
Luận án: Thực hiện pháp luật về bảo vệ trẻ em Việt Nam hiện nay - Gửi miễn ph...Luận án: Thực hiện pháp luật về bảo vệ trẻ em Việt Nam hiện nay - Gửi miễn ph...
Luận án: Thực hiện pháp luật về bảo vệ trẻ em Việt Nam hiện nay - Gửi miễn ph...
 
PHÁP LUẬT VỀ NUÔI CON NUÔI CÓ YẾU TỐ NƢỚC NGOÀI CỦA VIỆT NAM TRONG MỐI TƢƠNG ...
PHÁP LUẬT VỀ NUÔI CON NUÔI CÓ YẾU TỐ NƢỚC NGOÀI CỦA VIỆT NAM TRONG MỐI TƢƠNG ...PHÁP LUẬT VỀ NUÔI CON NUÔI CÓ YẾU TỐ NƢỚC NGOÀI CỦA VIỆT NAM TRONG MỐI TƢƠNG ...
PHÁP LUẬT VỀ NUÔI CON NUÔI CÓ YẾU TỐ NƢỚC NGOÀI CỦA VIỆT NAM TRONG MỐI TƢƠNG ...
 
QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CHA, MẸ VỚI CON SAU LY HÔN THEO LUẬT HÔN NHÂN GIA ĐÌNH VIỆT...
QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CHA, MẸ VỚI CON SAU LY HÔN THEO LUẬT HÔN NHÂN GIA ĐÌNH VIỆT...QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CHA, MẸ VỚI CON SAU LY HÔN THEO LUẬT HÔN NHÂN GIA ĐÌNH VIỆT...
QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CHA, MẸ VỚI CON SAU LY HÔN THEO LUẬT HÔN NHÂN GIA ĐÌNH VIỆT...
 
Luan van thu tuc hanh chinh trong nuoi con nuoi theo phap luat
Luan van thu tuc hanh chinh trong nuoi con nuoi theo phap luatLuan van thu tuc hanh chinh trong nuoi con nuoi theo phap luat
Luan van thu tuc hanh chinh trong nuoi con nuoi theo phap luat
 
Bảo vệ quyền lợi trẻ em
Bảo vệ quyền lợi trẻ emBảo vệ quyền lợi trẻ em
Bảo vệ quyền lợi trẻ em
 
BÀI MẪU Khóa luận Luật tố tụng hình sự, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận Luật tố tụng hình sự, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Khóa luận Luật tố tụng hình sự, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận Luật tố tụng hình sự, HAY, 9 ĐIỂM
 
Báo cáo thực tập: Quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ với con sau ly hôn
Báo cáo thực tập: Quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ với con sau ly hônBáo cáo thực tập: Quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ với con sau ly hôn
Báo cáo thực tập: Quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ với con sau ly hôn
 
Khoá Luận Luật Hôn Nhân Và Gia Đình về Bảo Vệ Trẻ em
Khoá Luận Luật Hôn Nhân Và Gia Đình về Bảo Vệ Trẻ emKhoá Luận Luật Hôn Nhân Và Gia Đình về Bảo Vệ Trẻ em
Khoá Luận Luật Hôn Nhân Và Gia Đình về Bảo Vệ Trẻ em
 
Quan Hệ Cấp Dưỡng Trong Luật Hôn Nhân Và Gia Đình Hiện Hành
Quan Hệ Cấp Dưỡng Trong Luật Hôn Nhân Và Gia Đình Hiện HànhQuan Hệ Cấp Dưỡng Trong Luật Hôn Nhân Và Gia Đình Hiện Hành
Quan Hệ Cấp Dưỡng Trong Luật Hôn Nhân Và Gia Đình Hiện Hành
 
Thực hiện pháp luật về bảo vệ quyền trẻ em ở việt nam hiện nay 6834408
Thực hiện pháp luật về bảo vệ quyền trẻ em ở việt nam hiện nay 6834408Thực hiện pháp luật về bảo vệ quyền trẻ em ở việt nam hiện nay 6834408
Thực hiện pháp luật về bảo vệ quyền trẻ em ở việt nam hiện nay 6834408
 
Luận văn: Thực hiện pháp luật về bảo vệ quyền trẻ em, HOT
Luận văn: Thực hiện pháp luật về bảo vệ quyền trẻ em, HOTLuận văn: Thực hiện pháp luật về bảo vệ quyền trẻ em, HOT
Luận văn: Thực hiện pháp luật về bảo vệ quyền trẻ em, HOT
 
Luận Văn Thủ Tục Hành Chính Trong Lĩnh Vực Nuôi Con Nuôi Theo Pháp Luật Việt...
Luận Văn Thủ Tục Hành Chính Trong Lĩnh Vực Nuôi Con Nuôi Theo Pháp Luật Việt...Luận Văn Thủ Tục Hành Chính Trong Lĩnh Vực Nuôi Con Nuôi Theo Pháp Luật Việt...
Luận Văn Thủ Tục Hành Chính Trong Lĩnh Vực Nuôi Con Nuôi Theo Pháp Luật Việt...
 

More from Dịch Vụ Viết Thuê Luận Văn Zalo : 0932.091.562

Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Vốn Lưu Động Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doa...
Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Vốn Lưu Động Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doa...Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Vốn Lưu Động Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doa...
Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Vốn Lưu Động Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doa...Dịch Vụ Viết Thuê Luận Văn Zalo : 0932.091.562
 
Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Vốn Lưu Động Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doa...
Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Vốn Lưu Động Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doa...Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Vốn Lưu Động Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doa...
Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Vốn Lưu Động Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doa...Dịch Vụ Viết Thuê Luận Văn Zalo : 0932.091.562
 

More from Dịch Vụ Viết Thuê Luận Văn Zalo : 0932.091.562 (20)

Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Vốn Lưu Động Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doa...
Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Vốn Lưu Động Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doa...Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Vốn Lưu Động Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doa...
Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Vốn Lưu Động Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doa...
 
Luận Văn Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Bền Vững Cho Tỉnh Bình Thuận.
Luận Văn Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Bền Vững Cho Tỉnh Bình Thuận.Luận Văn Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Bền Vững Cho Tỉnh Bình Thuận.
Luận Văn Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Bền Vững Cho Tỉnh Bình Thuận.
 
Luận Văn Quản Lý Nhân Lực Hành Chính Xã Phường Tại Thành Phố Thái ...
Luận Văn Quản Lý Nhân Lực Hành Chính Xã Phường Tại Thành Phố Thái ...Luận Văn Quản Lý Nhân Lực Hành Chính Xã Phường Tại Thành Phố Thái ...
Luận Văn Quản Lý Nhân Lực Hành Chính Xã Phường Tại Thành Phố Thái ...
 
Tổng Kết 200+ Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Ngôn Ngữ Học – Điểm Cao Nhất!.
Tổng Kết 200+ Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Ngôn Ngữ Học – Điểm Cao Nhất!.Tổng Kết 200+ Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Ngôn Ngữ Học – Điểm Cao Nhất!.
Tổng Kết 200+ Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Ngôn Ngữ Học – Điểm Cao Nhất!.
 
Tổng Hợp 320+ Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Đô Thị Và Công Trình – Xuấ...
Tổng Hợp 320+  Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Đô Thị Và Công Trình – Xuấ...Tổng Hợp 320+  Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Đô Thị Và Công Trình – Xuấ...
Tổng Hợp 320+ Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Đô Thị Và Công Trình – Xuấ...
 
Luận Văn Pháp Luật Hạn Chế Cạnh Tranh Trong Hoạt Động Nhượng Quyền Thương Mại
Luận Văn Pháp Luật Hạn Chế Cạnh Tranh Trong Hoạt Động Nhượng Quyền Thương MạiLuận Văn Pháp Luật Hạn Chế Cạnh Tranh Trong Hoạt Động Nhượng Quyền Thương Mại
Luận Văn Pháp Luật Hạn Chế Cạnh Tranh Trong Hoạt Động Nhượng Quyền Thương Mại
 
Luận Văn Phân Tích Hoạt Động Giao Nhận Hàng Hóa Xuất Nhập Khẩu Miễn Thuế.
Luận Văn Phân Tích Hoạt Động Giao Nhận Hàng Hóa Xuất Nhập Khẩu Miễn Thuế.Luận Văn Phân Tích Hoạt Động Giao Nhận Hàng Hóa Xuất Nhập Khẩu Miễn Thuế.
Luận Văn Phân Tích Hoạt Động Giao Nhận Hàng Hóa Xuất Nhập Khẩu Miễn Thuế.
 
Luận Văn Phân Tích Tình Hình Thanh Khoản Tại Ngân Hàng Đông Á Bank.
Luận Văn Phân Tích Tình Hình Thanh Khoản Tại Ngân Hàng Đông Á Bank.Luận Văn Phân Tích Tình Hình Thanh Khoản Tại Ngân Hàng Đông Á Bank.
Luận Văn Phân Tích Tình Hình Thanh Khoản Tại Ngân Hàng Đông Á Bank.
 
Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Vốn Lưu Động Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doa...
Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Vốn Lưu Động Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doa...Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Vốn Lưu Động Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doa...
Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Vốn Lưu Động Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doa...
 
Luận Văn Phân Tích Thực Trạng Nhập Khẩu Hàng Hoá Tại Công Ty
Luận Văn Phân Tích Thực Trạng Nhập Khẩu Hàng Hoá Tại Công TyLuận Văn Phân Tích Thực Trạng Nhập Khẩu Hàng Hoá Tại Công Ty
Luận Văn Phân Tích Thực Trạng Nhập Khẩu Hàng Hoá Tại Công Ty
 
Luận Văn Quản Lý Hoạt Động Trải Nghiệm Sáng Tạo Của Học Sinh Ở Các Trường Tru...
Luận Văn Quản Lý Hoạt Động Trải Nghiệm Sáng Tạo Của Học Sinh Ở Các Trường Tru...Luận Văn Quản Lý Hoạt Động Trải Nghiệm Sáng Tạo Của Học Sinh Ở Các Trường Tru...
Luận Văn Quản Lý Hoạt Động Trải Nghiệm Sáng Tạo Của Học Sinh Ở Các Trường Tru...
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa
Luận Văn Thạc Sĩ  Quản Lý Nhà Nước Về Văn HóaLuận Văn Thạc Sĩ  Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa
 
Luận Văn Quản Lý Di Tích Lịch Sử Khu Lăng Mộ Và Đền Thờ Các Vị Vua Triều Lý.
Luận Văn Quản Lý Di Tích Lịch Sử Khu Lăng Mộ Và Đền Thờ Các Vị Vua Triều Lý.Luận Văn Quản Lý Di Tích Lịch Sử Khu Lăng Mộ Và Đền Thờ Các Vị Vua Triều Lý.
Luận Văn Quản Lý Di Tích Lịch Sử Khu Lăng Mộ Và Đền Thờ Các Vị Vua Triều Lý.
 
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Tác Động Đến Hiệu Quả Hoạt Động Thanh Tra Thu...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Tác Động Đến Hiệu Quả Hoạt Động Thanh Tra Thu...Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Tác Động Đến Hiệu Quả Hoạt Động Thanh Tra Thu...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Tác Động Đến Hiệu Quả Hoạt Động Thanh Tra Thu...
 
Luận Văn Nghiên Cứu Thực Trạng Và Đề Xuất Giải Pháp Giảm Nghèo Bền Vững.
Luận Văn Nghiên Cứu Thực Trạng Và Đề Xuất Giải Pháp Giảm Nghèo Bền Vững.Luận Văn Nghiên Cứu Thực Trạng Và Đề Xuất Giải Pháp Giảm Nghèo Bền Vững.
Luận Văn Nghiên Cứu Thực Trạng Và Đề Xuất Giải Pháp Giảm Nghèo Bền Vững.
 
Luận Văn Tác Động Của Chính Sách Vốn Lưu Động Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các ...
Luận Văn Tác Động Của Chính Sách Vốn Lưu Động Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các ...Luận Văn Tác Động Của Chính Sách Vốn Lưu Động Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các ...
Luận Văn Tác Động Của Chính Sách Vốn Lưu Động Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các ...
 
Luận Văn Thạc Sĩ Dạy Học Sli, Lượn Trong Giờ Ngoại Khóa Cho Sinh Viên
Luận Văn Thạc Sĩ Dạy Học Sli, Lượn Trong Giờ Ngoại Khóa Cho Sinh ViênLuận Văn Thạc Sĩ Dạy Học Sli, Lượn Trong Giờ Ngoại Khóa Cho Sinh Viên
Luận Văn Thạc Sĩ Dạy Học Sli, Lượn Trong Giờ Ngoại Khóa Cho Sinh Viên
 
Luận Văn Quản Lý Nhà Nước Của Ủy Ban Nhân Dân Về Di Sản Văn Hóa Vật Thể.
Luận Văn Quản Lý Nhà Nước Của Ủy Ban Nhân Dân Về Di Sản Văn Hóa Vật Thể.Luận Văn Quản Lý Nhà Nước Của Ủy Ban Nhân Dân Về Di Sản Văn Hóa Vật Thể.
Luận Văn Quản Lý Nhà Nước Của Ủy Ban Nhân Dân Về Di Sản Văn Hóa Vật Thể.
 
Luận Văn Quyền Tự Do Tôn Giáo Của Cá Nhân Tại Việt Nam.
Luận Văn Quyền Tự Do Tôn Giáo Của Cá Nhân Tại Việt Nam.Luận Văn Quyền Tự Do Tôn Giáo Của Cá Nhân Tại Việt Nam.
Luận Văn Quyền Tự Do Tôn Giáo Của Cá Nhân Tại Việt Nam.
 
Luận Văn Quản Lý Hoạt Động Của Trung Tâm Văn Hóa - Thể Thao.
Luận Văn Quản Lý Hoạt Động Của Trung Tâm Văn Hóa - Thể Thao.Luận Văn Quản Lý Hoạt Động Của Trung Tâm Văn Hóa - Thể Thao.
Luận Văn Quản Lý Hoạt Động Của Trung Tâm Văn Hóa - Thể Thao.
 

Recently uploaded

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh chonamc250
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxhoangvubaongoc112011
 

Recently uploaded (20)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
 

Pháp luật Việt Nam về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài

  • 1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA LUẬT PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ NUÔI CON NUÔI CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI Tham khảo thêm tài liệu tại Luanvanpanda.com Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận,Báo Cáo Khoá Luận, Luận Văn ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ 0932.091.562 Giảng viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: Ts. NGUYỄN VĂN B NGUYỄN VĂN A Bộ môn: …. MSSV: ……… Lớp: …….. Cần Thơ, tháng 06 năm 2022
  • 2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA LUẬT TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT HỆ ĐÀO TẠO: CHÍNH QUY KHÓA:…. (20 ... - 20…) PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ NUÔI CON NUÔI CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI Giảng viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: Ts. NGUYỄN VĂN B NGUYỄN VĂN A Bộ môn: …. MSSV: ……… Lớp: …….. Cần Thơ, tháng 06 năm 2022
  • 3. NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN
  • 4. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
  • 5. MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU........................................................................................................................1 CHƯƠNG 1 ...........................................................................................................................5 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÁP LUẬT..................................................5 NUÔI CON NUÔI CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI.................................................................5 1.1 Khái niệm nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài............................................................5 1.2 Ý nghĩa của việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài..................................................6 1.3 Pháp luật điều chỉnh việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ....................................6 1.3.1 Một số đặc trưng cơ bản của pháp luật điều chỉnh việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài............................................................................................................6 1.3.2 Hệ thống pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam điều chỉnh việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài.........................................................................................8 1.4 Bản chất và mục đích của việc nuôi con nuôi ............................................................11 1.4.1 Bản chất .........................................................................................................12 1.4.2 Mục đích........................................................................................................12 CHƯƠNG 2 .........................................................................................................................13 2.1 Điều kiện nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài...........................................................13 2.1.1 Điều kiện với người được nhận làm con nuôi ...............................................13 2.1.2 Điều kiện với người nhận con nuôi...............................................................13 2.1.3 Điều kiện người nước ngoài nhận nuôi con nuôi là người Việt Nam............14 CHƯƠNG 3 .........................................................................................................................18 THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP VỀ VIỆC NUÔI CON NUÔI.......................................18 CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI..............................................................................................18 3.1 Thực trạng nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài.........................................................18 3.1.1 Tình hình nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam hiện nay............18 3.1.2 Công tác thực hiện và triển khai quy định của pháp luật về vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài.......................................................................................19 3.2 Đánh giá, nhận xét thực trạng nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam .......20 3.2.1 Thành tựu.......................................................................................................20 3.2.2 Về quy định của pháp luật và công tác triển khai thực hiện..........................21 3.3 Một số giải pháp khắc phục và hoàn thiện .................................................................23 3.3.1 Các giải pháp tổ chức – kỹ thuật....................................................................23 3.3.2 Giải pháp hoàn thiện pháp luật .....................................................................24 3.3.3 Các giải pháp khác........................................................................................28 KẾT LUẬN..........................................................................................................................29 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................30
  • 6.
  • 7. 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài là một chế định quan trọng trong pháp luật HN & GĐ không chỉ trong pháp luật quốc gia mà còn trong pháp luật quốc tế. Pháp luật về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài được cả cộng đồng quốc tế đặc biệt quan tâm vì đó là sự bảo vệ pháp lý rất cần thiết đối với những lợi ích tốt nhất cho trẻ em, những đối tượng không chỉ non nớt về mặt thể chất và trí tuệ mà còn có những hoàn cảnh éo le, mất mát lớn về tình cảm, không được hưởng mái ấm gia đình trên quê hương của mình. Đối với Việt Nam, một đất nước phải gánh chịu hậu quả nặng nề của các cuộc chiến tranh thì việc bảo vệ các quyền cơ bản của trẻ em, trong đó có quyền được làm con nuôi, được chăm sóc nuôi dưỡng đối với những đứa trẻ bất hạnh, là điều luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm và bảo đảm thực hiện. Hiện nay do nhu cầu hội nhập, với chính sách khuyến khích, mở rộng quan hệ đối ngoại với các nước trên thế giới, việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam ngày càng gia tăng, song hiện tượng nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài có những diễn biến đa dạng và phức tạp. Ngoài bản chất và mục đích cao đẹp của việc nuôi con nuôi là nhằm xây dựng mối quan hệ gia đình, thiết lập quan hệ cha mẹ và con giữa người nhận nuôi với đứa trẻ được nhận làm con nuôi, bảo đảm cho đứa trẻ có cuộc sống tốt hơn, cũng còn xuất hiện những việc làm phi đạo đức, lợi dụng danh nghĩa cho trẻ em làm con nuôi đÓ thu gom, môi giới, dẫn dắt mua bán trẻ em, nhằm mục đích kiếm lời. Những hiện tượng đó cần khắc phục, pháp luật cần có sự điều chỉnh sát thực, hiệu quả. Pháp luật con nuôi có yếu tố nước ngoài là một chế định quan trọng trong pháp luật HN & GĐ không chỉ trong pháp luật quốc gia mà còn trong pháp luật quốc tế. Pháp luật về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài được cả cộng đồng quốc tế đặc biệt quan tâm vì đó là sự bảo vệ pháp lý rất cần thiết đối với những lợi ích tốt nhất cho trẻ em, những đối tượng không chỉ non nớt về mặt thể chất và trí tuệ mà còn có những hoàn cảnh éo le, mất mát lớn về tình cảm, không được hưởng mái ấm gia đình trên quê hương của mình.
  • 8. 2 Đối với Việt Nam, một đất nước phải gánh chịu hậu quả nặng nề của các cuộc chiến tranh thì việc bảo vệ các quyền cơ bản của trẻ em, trong đó có quyền được làm con nuôi, được chăm sóc nuôi dưỡng đối với những đứa trẻ bất hạnh, là điều luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm và bảo đảm thực hiện. Hiện nay do nhu cầu hội nhập, với chính sách khuyến khích, mở rộng quan hệ đối ngoại với các nước trên thế giới, việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam ngày càng gia tăng, song hiện tượng nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài có những diễn biến đa dạng và phức tạp. Ngoài bản chất và mục đích cao đẹp của việc nuôi con nuôi là nhằm xây dựng mối quan hệ gia đình, thiết lập quan hệ cha mẹ và con giữa người nhận nuôi với đứa trẻ được nhận làm con nuôi, bảo đảm cho đứa trẻ có cuộc sống tốt hơn, cũng còn xuất hiện những việc làm phi đạo đức, lợi dụng danh nghĩa cho trẻ em làm con nuôi đó thu gom, môi giới, dẫn dắt mua bán trẻ em, nhằm mục đích kiếm lời. Những hiện tượng đó cần khắc phục, pháp luật cần có sự điều chỉnh sát thực, hiệu quả. Pháp luật về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài còn thiếu những quy đinh để điều chỉnh các quan hệ nuôi con nuôi đầy phức tạp, nhiều biến động và bộc lộ những điểm chưa phù hợp với pháp luật quốc tế. Quy phạm điều chỉnh nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài được quy định trong nhiều văn bản nên thiếu đồng bộ và thống nhất, hiệu lực pháp lý không cao, khó áp dụng và tiếp cận trong thực tế. Đòi hỏi của cuộc sống hiện nay là phải có sự sửa đổi, bổ sung để hoàn chỉnh pháp luật về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài nhằm đáp ứng kịp thời yêu cầu của thực tiễn khách quan. Từ những lý do khách quan về lý luận và thực tiễn trên, em đã suy nghĩ và lựa chọn đề tài “Pháp luật Việt Nam về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài” làm tiểu luận tốt nghiệp Đại học. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài + Mục đích nghiên cứu: - Nghiên cứu một số vấn đề lý luận cơ bản về pháp luật nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. - Làm sáng toả thực trạng áp dụng pháp luật về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam hiện nay, từ đó đưa ra những kiến nghị góp phần hoàn thiện quy định của pháp luật về nuôi con nuôi có yếu tó nước ngoài, đáp
  • 9. 3 ứng yêu cầu của thực tiễn khách quan và nâng cao hiệu quả điều chỉnh của pháp luật hiện hành. + Luận văn giải quyết những nhiệm vụ sau: - Nghiên cứu một số vấn đề lý luận về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài, tìm hiểu các quy định của pháp luật trong nước và pháp luật quốc tế liên quan đến điều chỉnh việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. - Nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng áp dụng pháp luật về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam hiện nay, làm rõ những mặt thuận lợi và những khó khăn, vướng mắc, tồn tại. - Trên cơ sở đó làm rõ sự cần thiết phải sửa đổi bổ sung hoàn thiện pháp luật về nuôi con nuôi cho phù hợp với thực tiễn khách quan và tương đồng với pháp luật quốc tế. 3. Đối tượng phạm vi nghiên cứu đề tài + Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thực tiễn áp dụng và thực hiện pháp luật nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam hiện nay, trên cơ sở nghiên cứu quy định của pháp luật trong nước và pháp luật quốc tế có liên quan đến lĩnh vực này. + Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu thực tiễn áp dụng pháp luật trong việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam trong thời gian qua (2021/2022), bao gồm việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam (cả việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài diễn ra ở khu vực biên giới), và việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài được thực hiện tại Việt Nam. Luận văn có sự so sánh đối chiếu với pháp luật nước ngoài (cụ thể là một số nước có liên quan trong việc cho nhận con nuôi). 4. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu + Cơ sở phương pháp luận để nghiên cứu đề tài là chủ nghĩa duy vật biện chứng và tư tưởng Hồ Chí Minh . + Phương pháp nghiên cứu gồm: - Phương pháp lịch sử: Sử dụng để làm rõ sự hình thành và phát triển của pháp luật điều chỉnh quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài trong từng thời kỳ lÞch sử.
  • 10. 4 - Phương phápso sánh,đối chiếu: Thông qua việc so sánh, đối chiếu với pháp luật các nước, đưa ra những nhận xét về sự phù hợp và chưa phù hợp của pháp luật Việt Nam trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế, làm cơ sở cho các kiến nghị về việc hoàn thiện pháp luật trước yêu cầu của thực tiễn khách quan. - Phương pháp phân tích, tổng hợp: Sử dụng để phân tích những tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu, đánh giá thực trạng áp dụng pháp luật về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. Qua đó rút ra những khó khăn, tồn tại của hệ thống pháp luật hiện nay về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. 5. Kết cấu cơ bản luận văn Luận văn được trình bày theo bố cục gồm ba chương ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo như sau : Chương 1: Một số vấn đề lý luận chung về pháp luật nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. Chương 2 : Tình hình áp dụng pháp luật nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam hiện nay. Chương 3 : Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả điềuchỉnh của pháp luật nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam hiện nay.
  • 11. 5 CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÁP LUẬT NUÔI CON NUÔI CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI 1.1 Khái niệm nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. Theo quan điểm chung, nuôi con nuôi được hiểu là việc trẻ em đi làm con nuôi ở một gia đình khác trong cùng một nước hay ở nước ngoài, nhằm mục đích xác lập mối quan hệ cha mẹ với con giữa người nuôi và con nuôi với mục đích đảm bảo cho người được nhận làm con nuôi được trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, phù hợp với đạo đức xã hội. Nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài là một trong các quan hệ Hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài. Theo quy định tại điểm c khoản 14 Điều 8 luật HN & GĐ năm 2000, thì nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài có thể hiểu là: - Việc nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài; - Việc nuôi con nuôi giữa người nước ngoài với nhau thường trú ở Việt Nam; - Việc nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài ở nước ngoài; - Việc nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam với nhau mà một bên hoặc cả hai bên định cư ở nước ngoài. Như vậy, nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài là việc nuôi con nuôi có ít nhất một bên chủ thể là người nước ngoài hoặc việc nuôi con nuôi được xác lập ở nước ngoài và theo pháp luật nước ngoài. Ngoài ra theo khoản 3 Điều 79 Nghị định 68/2002/NĐ-CP và Điều 1 Thông tư 07/2002/TT-BTP cũng được coi là việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài trong trường hợp trẻ em là người không quốc tịch thường trú tại Việt Nam. Khái niệm này đã nêu lên việc xác lập quan hệ giữa cha mẹ và con bằng con đường nuôi dưỡng để phân biệt với việc hình thành quan hệ giữa cha mẹ và con trên cơ sở huyết thống. Nếu như quan hệ giữa cha mẹ đẻ và con đẻ là quan hệ gia đình “huyết thống” được hình thành do việc sinh đẻ, thì quan hệ giữa cha mẹ nuôi và con nuôi là quan hệ “nhân tạo” được xác lập về mặt pháp lý. Một quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài chỉ được xác lập khi có sự tham gia cùng một lúc của hai chủ
  • 12. 6 thể, có khả năng và điều kiện thực hiện các quyền chủ thể tương ứng, đó là “chủ thể nhận nuôi con nuôi” (cha mẹ nuôi) và “chủ thể được nhận làm con nuôi” (con nuôi). 1.2 Ý nghĩa của việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài Giải pháp nuôi con nuôi nước ngoài là giải pháp cuối cùng và giải pháp này có lợi là đem lại một gia đình ổn định cho trẻ em trong trường hợp không thể tìm được gia đình thích hợp cho trẻ em ngay tại nước mình. Việc trẻ em Việt Nam làm con nuôi ngời nước ngoài giảm gánh nặng cho các cơ sở nuôi dưỡng trẻ em mà vẫn đảm bảo được lợi ích tốt nhất cho trẻ; mặt khác điều đó phù hợp với chính sách mở rộng quan hệ đối ngoại của nước ta, đáp ứng nhu cầu hội nhập và giao lu quốc tế. Vì vậy, việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài cũng thể hiện mục đích nhân đạo cao đẹp, đáp ứng nhu cầu tình cảm của con ngời, dù khác nhau về ngôn ngữ, phong tục tập quán... Đối với bản thân đứa trẻ, việc được nhận làm con nuôi có ý nghĩa sâu sắc làm thay đổi cơ bản số phận của đứa trẻ. Đứa trẻ được làm con nuôi sẽ được sống trong môi trường gia đình thuận lợi để phát triển hài hoà về thể chất, nhân cách và tinh thần với sự “yêu thương, thông cảm” trong một gia đình theo đúng nghĩa của nó. Đồng thời việc nuôi con nuôi tạo điều kiện cho trẻ được nhận nuôi có điều kiện sống tốt hơn, đặc biệt đối với đứa trẻ bị tàn tật, khuyết tật, có bệnh hiểm nghèo có điều kiện chữa trị phục hồi chức năng tốt hơn. Đối với ngời nhận nuôi, việc nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi đem lại cho ngời nhận nuôi một đứa con phù hợp với ý chí, nguyện vọng của mình, và tăng cường được mối quan hệ gắn bó giữa họ với Việt Nam. Đó là những nguyện vọng chính đáng đối với những cặp vợ chồng vô sinh, với những người giàu lòng nhân ái. Như vậy, nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài là phương thức thực hiện quyền làm cha mẹ , làm con cái một cách hợp pháp, qua đó kết hợp hài hoà lợi ích của các bên: Người nhận nuôi và người được nhận nuôi. 1.3 Pháp luật điều chỉnh việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài 1.3.1 Một số đặc trưng cơ bản của pháp luật điều chỉnh việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài.
  • 13. 7 Trong mỗi giai đoạn lịch sử, việc nuôi con nuôi có những đặc điểm riêng, phản ánh các điều kiện về kinh tế xã hội, lịch sử của thời kỳ đó. Pháp luật điều chỉnh nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài có những đặc trưng cơ bản sau: Thứ nhất, về đối tượng điều chỉnh. Đối tượng điều chỉnh của pháp luật nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài phức tạp bởi yếu tố nước ngoài: Yếu tố nước ngoài khác nhau tùy thuộc vào từng trường hợp khác nhau, có thể là chủ thể, pháp luật áp dụng, sự kiện pháp lý... Việc xác định đúng yếu tố nước ngoài rất quan trọng, nhằm xác định thẩm quyền giải quyết việc nuôi con nuôi, giải quyết các tranh chấp phát sinh, xác định pháp luật cần áp dụng, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của các bên. Thứ hai, Về phương pháp điều chỉnh, cũng như các quan hệ khác, quan hệ nuôi con nuôi cóyếu tố nước ngoài cũng có hai phương pháp điều chỉnh đó là phương pháp xung đột và phương pháp thực chất. Phương pháp xung đột (hay còn gọi là phương pháp điều chỉnh gián tiếp) là phương pháp sử dụng quy phạm xung đột, không trực tiếp quy định quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài này sẽ được điều chỉnh như thế nào, mà chỉ ấn định việc lựa chọn quy định pháp luật nước nào cần được áp dụng để điều chỉnh quan hệ cụ thể đó. Quy phạm xung đột được ghi nhận cả trong pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia, ví dụ Điều 30 Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và Balan quy định “Việc nhận nuôi con nuôi phải tuân theo pháp luật của nước mà người nhận nuôi là công dân”. Phương pháp thực chất (hay còn gọi là phương pháp điều chỉnh trực tiếp) là phương pháp sử dụng quy phạm thực chất, quy định trực tiếp quyền và nghĩa vụ của các bên chủ thể khi tham gia vào quan hệ pháp luật nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. Quy phạm thực hiện cũng được quy định cả trong pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế. Thứ ba, pháp luật điều chỉnh quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài luôn gắn chặt với chính sách đối ngoại. Vì việc nuôi con nuôi mở rộng không gian lãnh thổ liên quan đến yếu tố chủ quyền quốc gia cũng như mối quan hệ về mặt tình cảm giữa người với người; việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài còn ảnh hưởng rất lớn
  • 14. 8 đến chính sách đối ngoại của mỗi quốc gia, là quan hệ về mặt tình cảm song lại có ảnh hưởng sâu sắc đến chính trị. Thứ tư, pháp luật điều chỉnh quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài đề cao vấn đề nhân quyền, bảo vệ quyền con người trước hết là bảo vệ quyền lợi của trẻ em. Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản pháp luật để bảo vệ lợi ích của trẻ, quán triệt tư tưởng nhân loại phải dành cho trẻ em cái tốt nhất mà mình có. Điều 21 Công ước về quyền trẻ em quy định: “Các quốc gia thành viên công nhận hoặc cho phép chế độ nhận làm con nuôi phải đảm bảo rằng những lợi ích tốt nhất của đứa trẻ phải là quan tâm cao nhất...”. Phù hợp với tinh thần của Công ước, Luật HN & GĐ Việt Nam khẳng định, mục đích của việc nuôi con nuôi nhằm xây dung tình cảm giữa người nuôi và con nuôi trong việc xác lập quan hệ cha mẹ và con cái, “đảm bảo cho người được nhận làm con nuôi được trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục phù hợp với đạo đức xã hội” (Điều 67). Tuy Việt Nam chưa tham gia Công ước Lahaye 1993, nhưng các quy định trong các văn bản pháp luật điều chỉnh việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài đã tiếp cận, cố gắng thể hiện tinh thần và phù hợp với yêu cầu của Công - Ước Lahaye. Những quy định đều hướng tới bảo vệ tốt nhất lợi ích của trẻ em. Thứ năm, pháp luật điều chỉnh nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài điều chỉnh quan hệ cha mẹ - con không dựa trên cơ sở huyết thống với mục đíchhình thành một gia đình mới giống như gia đình sinh thành của trẻ. Đây là quan hệ mang tính đặc thù vì có sự khác biệt về ngôn ngữ, phong tục tập quán...Yêu cầu đặt ra là sự điều chỉnh của pháp luật phải rõ ràng, chặt chẽ, cụ thể; cần có cơ chế phối hợp và bảo vệ giữa các nước có liên quan bằng Hiệp định song phương, đa phương. Mục đích cốt yếu là bảo đảm lợi ích của các bên, đặc biệt là của trẻ em. 1.3.2 Hệ thống pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam điều chỉnh việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. *Những văn bản pháp luật quốc tế liên quan đến điều chỉnh quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài . Trong xu thế toàn cầu hoá hiện nay, vấn đề nuôi con nuôi giữa công dân các nước ngày càng phát triển đòi hỏi sự quan tâm của chính phủ các nước. Pháp luật các quốc gia cũng như pháp luật quốc tế đều thống nhất công nhận rằng “ trẻ em, do còn
  • 15. 9 non nớt về thể chất và trí tuệ, cần được bảo vệ và chăm sóc đặc biệt, kể cả sự bảo vệ thích hợp về mặt pháp lý trước cũng như sau khi ra đời” [6]. Do sự khác biệt về hoàn cảnh lịch sử, điều kiện kinh tế - xã hội, quy định riêng biệt của pháp luật từng nước nên xung đột pháp luật trong quá trình giải quyết việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài là điều không thể tránh khỏi. Để khắc phục điều đó trong quá trình hợp tác và phát triển, đã có khá nhiều Điều ước quốc tế đa phương và song phương nhằm điều chỉnh kịp thời các quan hệ phát sinh trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế. Những văn bản pháp luật quốc tế về nuôi con nuôi bao gồm : Tuyên bố của Liên hiệp quốc về các nguyên tắc xã hội và pháp lý liên quan đếnviệc bảo vệ và phúc lợi trẻ em, đặc biệt là thu xếp nuôi con nuôi ở trong và ngoài nước (thông qua ngày 3.12.1986); Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em (thông qua ngày 20.11.1989, có hiệu lực ngày 2.9.1990); Công ước LaHay số 33 về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực con nuôi nước ngoài (thông qua ngày 29.5.1993, có hiệu lực ngày 1.5.1995). Tuyên bố của liên hợp quốc về các nguyên tắc xã hội và pháp lý liên quan đến việc bảo vệ và phúc lợi trẻ em, đặc biệt là việc thu xếp nuôi con nuôi ở trong và ngoài nước. Tuyên bố này đã nêu rõ : Mục đích hàng đầu của việc nuôi con nuôi là đem lại cho những trẻ em không thể được cha mẹ đẻ chăm sóc được một gia đình bền lâu (Điều 13). Tuyên bố này cũng khẳng định việc cho trẻ em làm con nuôi nước ngoài chỉ là biện pháp thay thế để đảm bảo cho các em có một mái ấm gia đình khi không thể thu xếp cho các em được nhận nuôi trong gia đình hay được chăm sóc phù hợp tại quốc gia gốc của các em (Điều 17). Công ước quốc tế về quyền trẻ em : Đây là văn bản quốc tế đầu tiên quy định một cách toàn diện nhất về quyền của trẻ em. Công ước đã quy định các nguyên tắc cơ bản mà các quốc gia thành viên phải thực hiện nhằm đảm bảo các quyền cơ bản của trẻ em. Vấn đề nuôi con nuôi quốc tế được đề cập đến tại Điều 20 và Điều 21 của Công ước. Đây là những cơ sở pháp lý cho việc nuôi con nuôi quốc tế và là cơ sở để xây dựng các văn bản pháp luật về nuôi con nuôi quốc tế, cũng như điều chỉnh quan hệ nuôi con nuôi ở các quốc gia thành viên. Công ước LaHay số 33 về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực con nuôi nước ngoài. Đây là Công ước liên quan trực tiếp nhất đến vấn đề nuôi con nuôi. Công
  • 16. 10 ước đã quy định những nguyên tắc chung, phạm vi của công ước; những yêu cầu đối với việc nuôi con nuôi nước ngoài, thủ tục cho – nhận con nuôi nước ngoài; vấn đề công nhận và hậu quả của việc nuôi con nuôi; quy định của các cơ quan trung ương có thẩm quyền và các tổ chức được uỷ quyền; trách nhiệm của quốc gia thành viên...Công ước Lahay là Điều ước quốc tế đa phương về nuôi connuôi quốc tế. Việc tham gia Công ước này tạo điều kiện thuận lợi cho các quốc gia trong việc bảo vệ trẻ em và hợp tác giải quyết các vấn đề phát sinh trong lĩnh vực con nuôi quốc tế. Bên cạnh đó, hiện tượng xung đột pháp luật trong quá trình giải quyết việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài là điều không tránh khỏi. Để giải quyết những xung đột pháp luật đó, để điều chỉnh tốt quan hệ nuôi con nuôi giữa nước ta với các nước, Việt Nam đã ký kết một số Hiệp định song phương về nuôi con nuôi với một số nước. Ngoài ra, quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài còn được điều chỉnh qua các Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý, Hiệp định lãnh sự giữa nước ta với các nước. Hiệp định TTTP&PL liên quan đến vấn đề nuôi con nuôi : Hiệp định tương trợ tư pháp là hình thức pháp lý ngày càng có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. Các Hiệp định này đều quy định việc xác định thẩm quyền giải quyết nuôi con nuôi; quy định nguyên tắc áp dụng pháp luật để điều chỉnh quan hệ nuôi con nuôi giữa công dân của các nước ký kết là nguyên tắc luật quốc tịch của người nhận nuôi, ngoài ra một số Hiệp định điều chỉnh quan hệ nuôi con nuôi theo nguyên tắc Luật quốc tịch của con nuôi. Hiệp định hợp tác về nuôi con nuôi phát huy hiệu quả cao nhất trong lĩnh vực nuôi con nuôi. Hiện nay có 16 HĐHTNCN đã được ký kết, nội dung cơ bản của các Hiệp định này là : - Đảm bảo nguyên tắc bảo vệ trẻ em; - Quy định về thủ tục giải quyết việc cho nhận con nuôi giữa các nước; - Quy định nguyên tắc áp dụng pháp luật và thẩm quyền quyết định việc cho nhận connuôi; - Hệ quả pháp lý của việc nuôi con nuôi; - Nghĩa vụ hợp tác: Các nước ký kết cam kết thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo vệ trẻ em, trao đổi thông tin và phối hợp thực hiện hợp định. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực nuôi con nuôi nước ngoài ở Việt Nam những năm qua đã mang lại hiệu
  • 17. 11 quả cao. Việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài được đặt dưới sự giám sát chặt chẽ của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và đảm bảo tuân thủ pháp luật của cả hai nước: nước gốc và nước nhận. Điều đó đã góp phần đảm bảo tính nhân đạo, lành mạnh của việc cho nhận con nuôi, khắc phục hiện tượng lợi dụng việc nuôi con nuôi vào những mục đích trục lợi. *Hệ thống pháp luật Việt Nam điều chỉnh việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. Sự hình thành và phát triển của quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài gắn liền với điều kiện hoàn cảnh lịch sử, kinh tế – xã hội từng thời kỳ. Từ khi Nhà nước phong kiến Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời pháp luật về nuôi connuôi về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài có thể xem xét qua các giai đoạn sau: - Giai đoạn từ 1945 – 1959. Pháp luật trong nước về quan hệ HN & G§ có yếu tố nước ngoài trong đó có quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài còn hết sức đơn giản, chưa tập hợp thành hệ thống, chưa điều chỉnh đầy đủ các quan hệ đó. Quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài chưa được điều chỉnh riêng biệt. - Giai đoạn từ 1959 – 1986. Xuất phát từ tình hình thực tế của quan hệ hôn nhân và gia đình trong thời kỳ mới, luật hôn nhân và gia đình đã được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ XI ngày 29/12/1959 và được Chủ tịch nước ký sắc lệnh số 02/SL công bố ngày 13/01/1960. Vấn đề nuôi con nuôi được quy định ngay trong Luật HN & G§ đầu tiên của nước ta (Luật hôn nhân và gia đình năm 1959), nhưng nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài vẫn chưa được ghi nhận trong luật. Sau khi thống nhất đất nước (1975), quan hệ hợp tác giữa Việt Nam với các nước ngày càng được mở rộng. Việt Nam đã tiến hành đàm phán và ký kết các hiệp định tương trợ tư pháp với Cộng hòa dân chủ Đức (1980),Liên Xô (1981),Tiệp Khắc (1982), CuBa (1984), Hungary (1985), Bungari (1986). Các Hiệp định tương trợ tư pháp đã điều chỉnh khá toàn diện các vấn đề hôn nhân và gia đình, trong đó có vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. 1.4 Bản chất và mục đích của việc nuôi con nuôi
  • 18. 12 1.4.1 Bản chất a. Bản chất xã hội Nuôi connuôi là sự gắn bó tình cảm giữa người nuôi và người được nhận nuôi trong quan hệ cha mẹ và con, đảm bảo cho người được nhận làm con nuôi được trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục phù hợp với xã hội. b. Bản chất pháp lý Thứ nhất, sự thể hiện ý chí của người nhận nuôi con nuôi: người nhận nuôi chủ động, độc lập về ý chí đơn phương trong nhận nuôi con nuôi. Hậu quả pháp lí phát sinh khi có người được nhận nuôi phù hợp, được cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ đồng ý và cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận. Thứ hai, sự thể hiện ý chí của cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ của người được cho làm con nuôi: Hành vi pháp lí đơn phương này có thể do một hoặc hai chủ thể thực hiện. Hậu quả pháp lí phát sinh khi có sự tiếp nhận của người nhận nuôi con nuôi và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận. Thứ ba, sự thể hiện ý chí của người được nhận làm con nuôi: sự đồng ý của bản thân người được nhận làm con nuôi được coi là hành vi pháp lí đơn phương, phát sinh một cách độc lập, vào bất cứ thời điểm nào mà không phụ thuộc vào ý chí của cha mẹ đẻ, người giám hộ. Thứ tư, sự thể hiện ý chí của Nhà nước: Cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ có thể công nhận việc nuôi con nuôi khi các bên đương sự thể hiện rõ ý chí của mình, đáp ứng đầy đủ các điều kiện cần thiết của việc nuôi con nuôi. 1.4.2 Mục đích Việc nuôi con nuôi nhằm xác lập quan hệ cha, mẹ và con lâu dài, bền vững, vì lợi ích tốt nhất của người được nhận làm con nuôi, bảo đảm cho con nuôi được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trong môi trường gia đình.
  • 19. 13 CHƯƠNG 2 2.1 Điều kiện nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài 2.1.1 Điều kiện với người được nhận làm con nuôi Những người sau đây có thể được nhận làm con nuôi: 1. Trẻ em dưới 16 tuổi; 2. Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây: a. Được cha dượng, mẹ kế nhận làm con nuôi; b. Được cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi; 3. Một người chỉ được làm con nuôi của một người độc thân hoặc của cả hai người là vợ chồng; 4. Trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khác. 2.1.2 Điều kiện với người nhận con nuôi Để được nhận con nuôi, người nhận con nuôi phải thuộc một trong các đối tượng sau đây: 1. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước cùng là thành viên của điều ước quốc tế về nuôi con nuôi với Việt Nam nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi. 2. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước ngoài được nhận con nuôi đích danh trong các trường hợp sau đây: a) Là cha dượng, mẹ kế của người được nhận làm con nuôi; b) Là cô, cậu, dì, chú, bác ruột của người được nhận làm con nuôi; c) Có con nuôi là anh, chị, em ruột của trẻ em được nhận làm con nuôi; d) Nhận trẻ em khuyết tật, nhiễm HIV/AIDS hoặc mắc bệnh hiểm nghèo khác làm con nuôi; 3. Công dân Việt Nam thường trú ở trong nước nhận trẻ em nước ngoài làm con nuôi.
  • 20. 14 4. Người nước ngoài thường trú ở Việt Nam nhận con nuôi ở Việt Nam. Về điều kiện với người nhận con nuôi, Điều 29 luật nuôi con nuôi quy định: Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước ngoài nhận người Việt Nam làm con nuôi phải có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật nước nơi người đó thường trú và quy định tại Điều 14 Luật nuôi con nuôi, bao gồm các điều kiện: Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên, có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi; có tư cách đạo đức tốt và không thuộc trường hợp không được nhận con nuôi. Với công dân Việt Nam nhận người nước ngoài làm con nuôi phải có đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 14 Luật nuôi con nuôi và pháp luật của nước nơi người được nhận làm con nuôi thường trú. 2.1.3 Điều kiện người nước ngoài nhận nuôi con nuôi là người Việt Nam. Ngoài việc phải đáp ứng những điều kiện trên thì theo quy định tại Điều 35 và khoản 1 Điều 79 Nghị định 68/2002/NĐ-CP và hướng dẫn tại Thông tư số 08/2006/TT-BTP ngày 08/12/2006, những người sau đây được xin nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi: - Người thường trú tại nước mà nước đó và Việt Nam cùng là thành viên của điều ước quốc tế hai bên hoặc nhiều bên về hợp tác nuôi con nuôi. Người thuộc đối tượng này được xin bất kỳ trẻ em nào quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 36 nghi định 68 làm con nuôi. - Người thường trú tại nước mà nước đó và Việt Nam chưa cùng là thành viên của điều ước quốc tế hai bên hoặc nhiều bên về hợp tác nuôi con nuôi, nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì được xin bất kỳ trẻ em nào quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 36 nghị định 68 làm con nuôi: a) Người có thời gian công tác, học tập, làm việc tại Việt Nam từ 6 tháng trở lên. Thời gian 6 tháng được tính theo một lần nhập - xuất cảnh Việt Nam; nếu hai vợ chồng xin nhận con nuôi thì chỉ cần một người đáp ứng điều kiện này; b) Người có vợ, chồng, cha, mẹ là công dân Việt Nam hoặc người gốc Việt Nam. Người gốc Việt Nam được hiểu là người hiện nay hoặc trước đây từng có quốc
  • 21. 15 tịch Việt Nam; người có cha đẻ, mẹ đẻ hoặc ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại hiện nay hoặc trước đây đã có quốc tịch Việt Nam; c) Người có quan hệ họ hàng, thân thích với trẻ em được xin làm con nuôi hoặc đang có con nuôi là anh, chị, em ruột của trẻ em được xin nhận làm con nuôi. Quan hệ họ hàng được hiểu là quan hệ giữa người xin nhận con nuôi là cô, cậu, dì, chú, bác với trẻ em là cháu được xin làm con nuôi (theo bên nội hoặc bên ngoại). Trường hợp người có quan hệ họ hàng là ông, bà xin nhận cháu hoặc anh, chị em xin nhận nhau làm con nuôi, thì không giải quyết. Quan hệ thân thích là quan hệ giữa người xin nhận con nuôi là chồng với con riêng của vợ hoặc vợ với con riêng của chồng. - Người thường trú tại nước mà nước đó và Việt Nam không cùng là thành viên của điều ước quốc tế hai bên hoặc nhiều bên về hợp tác nuôi con nuôi và cũng không thuộc các trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản 3 Điều 35 nghị định 68, thì chỉ được xin nhận con nuôi là trẻ em khuyết tật, tàn tật, trẻ em mất năng lực hành vi dân sự. Trẻ em là nạn nhân của chất độchóa học, trẻ em nhiễm HIV/AIDS, trẻ em mắc các bệnh hiểm nghèo khác đang sống tại gia đình hoặc tại cơ sở nuôi dưỡng được thành lập hợp pháp tại Việt Nam, hoặc trẻ em mồ côi đang sống tại gia đình cũng thuộc diện này. Công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài được xin bất kỳ trẻ em nào quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 36 nghị định 68 làm con nuôi, không phụ thuộc vào việc Việt Nam với nước ngoài nơi người đó định cư cùng hoặc không cùng là thành viên của điều ước quốc tế hai bên hoặc nhiều bên về hợp tác nuôi con nuôi. Công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài được hiểu là người có quốc tịch Việt Nam cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài ở nước ngoài, không kể người đó đã nhập quốc tịch nước ngoài hay chưa. Nếu bạn là người Việt Nam cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài ở nước ngoài, đã nhập quốc tịch Mỹ, bạn có quyền xin nhận con nuôi ở Việt Nam. Việc người nước ngoài (bao gồm người Việt Nam định cư ở nước ngoài) xin con nuôi Việt Nam được quy định cụ thể tại Nghị định 69/2006/NĐ-CP về hôn nhân gia đình có yếu tố nước ngoài như sau:
  • 22. 16 Người nhận con nuôi phải thỏa mãn các quy định của Luật Hôn nhân và gia đình: có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên, có tư cách đạo đức tốt, có điềukiện thực tế bảo đảm việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi. Nếu người xin con nuôi đang có vợ hoặc có chồng thì vợ chồng phải là người khác giới và cả hai cùng đồng ý xin nhận con nuôi. Người nhận con nuôi không thuộc đối tượng đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên hoặc bị kết án mà chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành niên phạm pháp; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em; các tội xâm phạm tình dục đối với trẻ em; có hành vi xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội. Người nhận connuôi là người nước ngoài cònphải thuộc một trong các trường hợp sau: a. Là công dân của những nước ký hiệp định song phương hoặc điều ước quốc tế về con nuôi mà Việt Nam có tham gia. b. Người nước ngoài thường trú ở nước ngoài xin nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi, mà nước nơi người xin nhận con nuôi thường trú và Việt Nam chưa cùng là thành viên của điều ước quốc tế hai bên hoặc điều ước quốc tế nhiều bên về hợp tác nuôi con nuôi thì cũng được xem xét giải quyết, nếu người đó thuộc một trong các trường hợp sau đây: - Có thời gian công tác, học tập, làm việc tại Việt Nam từ 06 tháng trở lên; - Có vợ, chồng, cha, mẹ là công dân Việt Nam hoặc người gốc Việt Nam; - Có quan hệ họ hàng, thân thích với trẻ em được xin nhận làm con nuôi hoặc đang có con nuôi là anh, chị, em ruột của trẻ em được xin nhận làm con nuôi. c. Đối với người nước ngoài tuy không thuộc một trong các trường hợp quy định như trên, nhưng xin nhận trẻ em khuyết tật, tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, nạn nhân của chất độc hoá học, nhiễm HIV/AIDS, mắc các bệnh hiểm nghèo khác đang sống tại cơ sở nuôi dưỡng được thành lập hợp pháp và trẻ em quy định tại khoản 3 Điều 36 Nghị định này làm con nuôi thì cũng được xem xét giải quyết; d. Các trường hợp khác do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định.
  • 23. 17 Trẻ em Việt Nam được cho làm con nuôi là * Trẻ em được nhận làm con nuôi phải là trẻ em từ mười lăm tuổi trở xuống. Trẻ em từ trên mười lăm tuổi đến dưới mười sáu tuổi có thể được nhận làm con nuôi nếu là trẻ em tàn tật, trẻ em mất năng lực hành vi dân sự. Trẻ em chỉ có thể làm con nuôi của một người hoặc của cả hai người là vợ chồng. Vợ chồng phải là những người khác giới có quan hệ hôn nhân. * Trẻ em được nhận làm connuôi là trẻ em đang sống tại các cơ sở nuôi dưỡng được thành lập hợp pháp tại Việt Nam, bao gồm: - Trẻ em bị bỏ rơi; - Trẻ em mồ côi; - Trẻ em khuyết tật, tàn tật; - Trẻ em mất năng lực hành vi dân sự; - Trẻ em là nạn nhân của chất độc hoá học; - Trẻ em nhiễm HIV/AIDS; - Trẻ em mắc các bệnh hiểm nghèo khác; - Trẻ em khác được tiếp nhận vào cơ sở nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật. * Trẻ em đang sống tại gia đình cũng được xem xét giải quyết cho làm con nuôi người nước ngoài, nếu thuộc trường hợp trẻ em mồ côi; trẻ em khuyết tật, tàn tật; trẻ em mất năng lực hành vi dân sự; trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo khác; trẻ em là nạn nhân của chất độc hoá học; trẻ em nhiễm HIV/AIDS; trẻ em có quan hệ họ hàng, thân thích với người xin nhận con nuôi hoặc có anh, chị, em ruột đang làm con nuôi của người xin nhận con nuôi. * Trẻ em khuyết tật, tàn tật, là nạn nhân của chất độc hoá học, nhiễm HIV/AIDS, mắc bệnh hiểm nghèo khác đang được chữa trị ở nước ngoài, nếu được người nước ngoài xin nhận làm con nuôi thì được xem xét giải quyết.
  • 24. 18 CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP VỀ VIỆC NUÔI CON NUÔI CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI 3.1 Thực trạng nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài 3.1.1 Tình hình nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam hiện nay Việt Nam hiện có khoảng 30 triệu trẻ em, trong đó có khoảng 2,5 triệu trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn (7,6%), 1,7 triệu thuộc gia đình đói, nghèo, gần 150 ngàn trẻ em mồ côi (trong đó khoảng 16 ngàn trẻ mồ côi không nơi nương tựa, 500 ngàn trẻ em tàn tật và 19 ngàn trẻ lang thang). Kể từ khi Việt Nam thực hiện chính sách đổi mới cùng với xu thế chung, tình hình người nước ngoài xin nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi ngày càng gia tăng. Theo thống kê chưa đầy đủ, từ năm 1990 đến 5 tháng đầu năm 2004 có 15.427 trẻ em Việt Nam được người nước ngoài nhận làm con nuôi . Trong số đó, nước nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi nhiều nhất là Pháp và Mỹ.Việc cho trẻ em Việt Nam làm connuôi người nước ngoài đã cơ bản giải quyết được những khó khăn về đời sống cho một số trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Đồng thời, đáp ứng mục tiêu cơ bản của việc nuôi con nuôi là vì lợi ích tốt nhất của trẻ em. Theo thông báo của các địa phương, cả nước có 91/378 cơ sở nuôi dưỡng có quyền cho trẻ em làm con nuôi ở nước ngoài. Đây là những cơ sở nuôi dưỡng được thành lập hợp pháp, chủ yếu do Sở Lao động Thương binh và Xã hội quản lý, là nơi tiếp nhận các dự án hỗ trợ nhân đạo từ các tổ chức con nuôi nước ngoài. Việt Nam là một quốc gia có số lượng trẻ em làm con nuôi của người nước ngoài khá cao. Số liệu thống kê từ các cơ quan con nuôi ở cấp Trung ương cho thấy số lượng con nuôi đi từ Việt Nam là tương đối nhiều và nhìn chung tăng trong những năm gần đây, đặc biệt tăng với những nước có quan hệ gần gũi và đã ký Thoả thuận song phương với Việt Nam. Bảng 1: Con nuôi từ Việt Nam đến các nước nhận nuôi từ năm 2016 – 2022 Nước Năm 2016 2017 2018 2019 2020 2021 2022 Tổng số Canada 84 45 6 5 34 54 45 189 Đan Mạch 75 19 13 72 44 51 39 313
  • 25. 19 Pháp 61 234 363 790 742 268 284 2742 Ailen 81 39 16 92 68 130 181 607 Ý 90 59 6 140 238 263 313 1109 Thuy Điển 86 32 6 80 67 54 45 370 Thụy Sỹ 24 47 31 4 3 5 5 119 Hoa Kỳ 766 382 21 7 163 828 751 2918 Tổng số 1183 857 462 1190 1359 1648 1658 8357 Việc giải quyết cho người nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi đã đáp ứng được nguyện vọng chính đáng của người nhận con nuôi; tăng cường mối quan hệ gắn bó với Việt Nam; phần nào giảm bớt gánh nặng về kinh tế, nhất là đối với các gia đình đông con hoặc có con bị khuyết tật. Theo báo cáo chưa đầy đủ, từ 2017 – 6/2022, đã có 69 Văn phòng con nuôi nước ngoài hỗ trợ nhân đạo cho gần 100 cơ sở nuôi dưỡng với giá trị khoảng 160 tỷ đồng. Riêng 2021 đạt gần 60 tỷ đồng. 3.1.2 Công tác thực hiện và triểnkhai quy định của pháp luật về vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài Việc thi hành pháp luật trong việc giải quyết cho trẻ em Việt Nam làm con nuôi người nước ngoài đã được các cơ quan, các cấp, các ngành nhận thức đúng đắn và thực hiện nghiêm túc. Nhà nước đã ban hành nhiều đạo luật quy định cụ thể về vấn đề nuôi con nuôi, trong đó có nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. Có thể kể đến: Luật hôn nhân và gia đình năm 2000; Nghị định 68/2002/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều luật hôn nhân và gia đình về quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài; Nghị định 69/2006/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của nghị định 68/2002;Thông tư 08/2006/TT-BTP hướng dẫn thực hiện một số quy định về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài, Luật nuôi con nuôi năm 2010, Nghị định 19/2011/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của luật nuôi con nuôi... Ngoài ra, Việt Nam còn tham gia Công ước quốc tế về quyền trẻ em, Công ước Lahay... Về cơ chế thực hiện, Cục con nuôi quốc tế, với tư cách là Cơ quan trung ương về con nuôi quốc tế của Việt Nam thực hiện thống nhất quản lý hoạt động nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. Cục đã triển khai nhiều hoạt động, giúp Bộ trưởng Bộ Tư
  • 26. 20 pháp trong công tác quản lý và trực tiếp tham gia vào việc giải quyết các hồ sơ của người nước ngoài xin nhận trẻ em làm con nuôi. Hầu hết các tỉnh, thành phố đều đã có cơ sở nuôi dưỡng để có thể đảm nhiệm việc nuôi dưỡng chăm sóc trẻ em và là cơ sở để thực hiện việc giới thiệu trẻ em làm con nuôi người nước ngoài. Cụ thể, hiện nay cả nước có 120 trung tâm bảo trợ xã hội do ngành Lao động, Thương binh – Xã hội quản lý. Hiện cả nước có 91/378 cơ sở nuôi dưỡng có quyền cho trẻ em làm con nuôi ở nước ngoài. Nhà nước cho phép các tổ chức con nuôi nước ngoài được hoạt động tại Việt Nam; góp phần giải quyết cho người nước ngoài nhận con nuôi và phần nào hạn chế được tình trạng môi giới trung gian, bất hợp pháp. Việc thực hiện các dự án hỗ trợ nhân đạo từ hoạt động hợp tác nuôi con nuôi quốc tế tạo điều kiện cho cơ sở nuôi dưỡng trở nên khang trang hơn, điều kiện chăm sóc trẻ em tốt hơn. 3.2 Đánh giá, nhận xét thực trạng nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam 3.2.1 Thành tựu a. Tìm được mái ấm gia đình, đem lại hạnh phúc cho trẻ em và gia đình nhận con nuôi Trong 5 năm qua đã có trên 6.000 trẻ em tìm được mái ấm gia đình thay thế, theo cơ chế kiểm soát chặt chẽ giữa Việt Nam và nước nhận. Điều này góp phần đem lại hạnh phúc cho trẻ em và các gia đình cha mẹ nuôi. Đây là việc làm nhân đạo, góp phần tăng cường sự hợp tác hữu nghị giữa Việt Nam với các nước; thiết lập mối quan hệ thân thiện. Nhiều trẻ em khuyết tật, tàn tật, mắc bệnh hiểm nghèo được các tổ chức đưa ra nước ngoài chữa trị và được giải quyết cho làm con nuôi. Điều đó góp phần giảm bớt chi phí, thời gian và thể hiện sự cải cách đáng kể các thủ tục hành chính. b. Đời sống của trẻ em tại nhiều cơ sở nuôi dưỡng được cải thiện Các dự án hỗ trợ nhân đạo quốc tế đã tạo điều kiện cho nhiều cơ sở nuôi dưỡng trở nên khang trang; điều kiện chăm sóc trẻ em tốt hơn. Mức hỗ trợ nuôi dưỡng nhiều nơi đạt khoảng 1 triệu đồng/1 trẻ/tháng. Nhiều cơ sở có hệ thống cung cấp nước sạch, trẻ được ăn uống đầy đủ hơn, có tiện nghi cần thiết để chăm sóc trẻ sơ sinh. Số lượng các cháu bị bệnh hay chết do điều kiện vệ sinh không tốt hay bệnh tật đã giảm hẳn. Trẻ em tại các cơ sở nuôi dưỡng và ngoài cộng đồng được khám chữa bệnh miễn phí,
  • 27. 21 được cung cấp thuốc chữa bệnh. Nhiều trẻ tàn tật được cung cấp xe lăn, các dụng cụ thiết yếu cho trẻ tàn tật, trẻ bị bệnh tim được can thiệp kịp thời, chăm sóc tốt. c. Nâng cao nhận thức của xã hội, thể hiện sự quan tâm, nhân đạo; đảm bảo quyền và lợi ích của trẻ em Nhận thức về vấn đề nuôi con nuôi, trong đó có nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài đã dần hoàn thiện theo hướng tích cực. Các cá nhân và tổ chức ở trong và ngoài nước thể hiện sự quan tâm đặc biệt đến trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, có biện pháp giúp đỡ, tạo điều kiện cũng như nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi. Đời sống vật chất, tinh thần của các trẻ em này được cải thiện và đảm bảo, mang lại hạnh phúc cho cả trẻ em và gia đình nhận nuôi. 3.2.2 Về quy định của pháp luật và công tác triển khai thực hiện a. Chưa quản lý chặt chẽ hoạt động của các Văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam Hiện tại, trên phạm vi cả nước có 69 Văn phòng con nuôi nước ngoài được cấp phép hoạt động, trong đó 42 văn phòng của Hoa Kỳ. Nhiều tổ chức con nuôi sang Việt Nam mang tính tự phát, không có sự kiểm soát và giới thiệu của cơ quan trung ương. Việc số đông các tổ chức con nuôi vào Việt Nam hoạt động đã tạo ra sự cạnh tranh, làm cho tình hình càng trở nên phức tạp, khó kiểm soát. Pháp luật về nuôi con nuôi, trình tự cấp phép và quản lý tổ chức nuôi con nuôi của các nước lại rất khác nhau. Điều này gây khó khăn cho các cơ quan của nước ta trong việc đánh giá, xem xét cấp phép và quản lý. b. Thủ tục, trình tự giải quyết việc nuôi con nuôi còn bất cập Thứ nhất, về thủ tục giới thiệu trẻ em làm con nuôi: Việc quản lý các dữ liệu về trẻ em có đủ điều kiện để giới thiệu làm con nuôi do cơ sở nuôi dưỡng trực tiếp thực hiện và gửi về Bộ Tư pháp. Nhưng trên thực tế, đó mới chỉ là sự cung cấp danh sách về số lượng và họ tên trẻ em, chưa kèm theo hồ sơ đầy đủ để bảo đảm trẻ em đã có đủ điều kiện để cho làm con nuôi. Hơn nữa, hoạt động này cũng chỉ là hình thức để thông báo, bởi các cơ sở đã phối hợp với các tổ chức con nuôi nước ngoài giới thiệu trẻ em cho các gia đình xin nhận con nuôi. Thứ hai, việc kiểm tra hồ sơ của trẻ em được giới thiệu làm con nuôi cũng chỉ được thực hiện có tính hình thức: Nhiều địa phương giao trách nhiệm chuẩn bị hồ sơ
  • 28. 22 trẻ em cho cơ sở nuôi dưỡng và chuyển cho Sở Tư pháp kiểm tra nhưng cũng chỉ về hình thức rồi gửi Cục Con nuôi. Một số địa phương chuyển hồ sơ của trẻ em cho cơ quan Công an tỉnh xác minh nhưng cũng chỉ cho ý kiến dưới góc độ an ninh, chưa chú ý đến việc xác minh làm rõ về nguồn gốc thực tế. Sau khi có ý kiến của cơ quan Công an, thì Sở Tư pháp chuyển hồ sơ cho Cục Con nuôi. Vì vậy, nếu xảy ra sai sót về hồ sơ của trẻ em, thì không cơ quan nào chịu trách nhiệm hoàn toàn, mà có sự liên đới. c. Thiếu sự đồng bộ trong cơ chế phối hợp giữa các cơ quan liên quan Sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc giải quyết hồ sơ nuôi con nuôi thiếu đồng bộ. Đó là sự hạn chế trong phối hợp giữa các cơ quan thuộc chính quyền địa phương. Có nơi, chính quyền địa phương còn thông đồng với trung gian, môi giới trong việc thu gom trẻ em, làm sai lệch hồ sơ của trẻ em để trục lợi. Ở trung ương, thiếu sự hợp tác thường xuyên và chặt chẽ giữa Bộ Tư pháp và Bộ Lao động, Thương binh – Xã hội trong việc chỉ đạo vấn đề liên quan trong lĩnh vực con nuôi quốc tế. d. Thiếu sự minh bạch trong việc tiếp nhận và sử dụng các khoản hỗ trợ nhân đạo của tổ chức, cá nhân nước ngoài Các khoản hỗ trợ nhân đạo phần lớn do cơ sở nuôi dưỡng tiếp nhận, quản lý, sử dụng và có trách nhiệm báo cáo cơ quan có thẩm quyền của địa phương. Tuy nhiên, cơ chế tiếp nhận, quản lý và sử dụng các khoản hỗ trợ này khá lỏng lẻo. Các báo cáo của cơ sở nuôi dưỡng về việc sử dụng các khoản hỗ trợ nhân đạo này chưa đầy đủ và chính xác. Công tác quản lý các tổ chức con nuôi nước ngoài trong công tác hỗ trợ nhân đạo cũng còn nhiều hạn chế. Cần tạo ra sự minh bạch hoá trong vấn đề này để bảo đảm việc sử dụng các khoản hỗ trợ nhân đạo đúng mục đích vì lợi ích của trẻ em e. Công tác báo cáo chưa thực hiện nghiêm túc, gây khó khăn trong việc thống kê, hoạch định chính sách. Công tác kiểm tra, thanh tra chưa thường xuyên, đồng bộ. f. Tình trạngứ đọng hồ sơ xin con nuôivà quátải trẻ em tại các trungtâm bảo trợ xã hội địa phương Nhiều trung tâm nuôi dưỡng bảo trợ xã hội địa phương đang ở tình trạng quá tải, gặp nhiều khó khăn trong việc đón nhận và chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em. Trong
  • 29. 23 khi đó, rất nhiều hồ sơ của người nước ngoài xin nhận con nuôi lại đang ứ đọng. Chính điều này đã làm chậm cơ hội có mái ấm gia đình của nhiều trẻ em bất hạnh trong khi hiện tại chúng ta không có đủ điều kiện và khả năng tạo dựng cho các em cuộc sống ổn định trong nước. g. Hạn chế về cơ sở vật chất tại cơ sở nuôi dưỡng Hiện nay, phần lớn các cơ sở nuôi dưỡng trẻ đều gặp khó khăn về cơ sở vật chất, cán bộ, kinh phí nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ. Vì vậy, việc tiếp nhận trẻ bị bỏ rơi vào các trung tâm này cònhạn chế, chưa đáp ứng đủ yêu cầu. Hơn nữa, các cháu được nuôi dưỡng tại các trung tâm này hoặc là có sức khỏe yếu, hoặc bị tàn tật, một số trẻ có sức khỏe bình thường thì không đủ điều kiện về mặt thủ tục pháp lý để cho làm con nuôi người nước ngoài. Bên cạnh đó, có rất nhiều gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, có nguyện vọng cho con làm con nuôi nước ngoài nhưng không thể được giải quyết và các trung tâm bảo trợ xã hội cũng không tiếp nhận những đối tượng này. 3.3 Một số giải pháp khắc phục và hoàn thiện 3.3.1 Các giải pháp tổ chức – kỹ thuật Cần có sự phối hợp chặt chẽ với cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài hoặc cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự của nước ngoài tại Việt Nam để tìm hiểu rõ các quy định pháp luật của các nước về các giấy tờ có trong hồ sơ của người xin nhận con nuôi để có các quy định phù hợp và chặt chẽ hơn. Xem xét, bổ sung quy định đối với các nước mà khi cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép nuôi con nuôi có kèm theo các giấy tờ của người xin nhận con nuôi đầy đủ. Nhà nước cần chú trọng công tác bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác thụ lý và giải quyết hồ sơ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. Nhà nước cần xem xét để sớm thành lập thêm các cơ sở nuôi dưỡng trẻ em, đồng thời hỗ trợ kinh phí, tăng cường trang bị cơ sở vật chất cho các trung tâm nuôi dưỡng trẻ mồ côi. Cần tăng thêm thẩm quyền cho Cục Con nuôi quốc tế để cơ quan này có đủ thẩm quyền thực hiện có hiệu quả chức năng, nhiệm vụ trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế, mà trước hết cần phải phân định rõ thẩm quyền quyết định cho trẻ em làm con nuôi người nước ngoài giữa Cục Con nuôi quốc tế và UBND cấp tỉnh. Có thể phân định thêm chức năng quyết định việc cho trẻ em Việt Nam làm con nuôi người nước ngoài cho Cục Con nuôi quốc tế.
  • 30. 24 3.3.2 Giải pháp hoàn thiện pháp luật Nhà nước cần sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật liên quan đến vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài để làm cho pháp luật Việt Nam hài hoà với thông lệ quốc tế. Cần mở rộng đối tượng trẻ được xin đíchdanh từ gia đình nhằm đáp ứng được nguyện vọng của cả người cho và người nhận con nuôi. Ngoài ra, Nhà nước cần đề ra quy chế hoạt động chung cho các tổ chức nuôi con nuôi, trên cơ sở đó các tổ chức này sẽ đề ra cho mình một quy chế phù hợp với quy chế chung nhằm thống nhất quản lý và hướng các tổ chức này hoạt động theo đúng pháp luật, tránh được tình trạng hoạt động cạnh tranh không lành mạnh giữa tổ chức con nuôi nước ngoài của các quốc gia, gây tiêu cực, phản tác dụng trong thực tế. - Cần hoàn thiện các quy định về điều kiện nuôi con nuôi. Trước hết, cần quy định độ tuổi của trẻ em cho tương đồng với pháp luật các nước và phù hợp với quy định của Công ước Lahaye 1993, khi nước ta đang trong tiến trình gia nhập. Có thể quy định độ tuổi đó là từ 18 tuổi trở xuống, bởi vì đây là độ tuổi vị thành niên cần được sự bảo vệ, chăm sóc của toàn xã hội. Thực tế cho thấy, việc cho nhận con nuôi chỉ hợp lý, cần thiết và có ý nghĩa nhân đạo khi người được nhận nuôi là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn không có sự chăm sóc của cha mẹ đẻ. Vì vậy bên cạnh quy định về độ tuổi, pháp luật cần có những quy định cụ thể hơn về hoàn cảnh người được cho làm connuôi. Điều này xuất phát từ phong tục tập quán, phù hợp với quy định chung của pháp luật quốc tế. Bên cạnh đó, điều kiện của người nhận nuôi là vấn đề cần được sự điều chỉnh cụ thể, chặt chẽ của pháp luật. Vì mục đích tốt đẹp của việc nuôi con nuôi, và quyền lợi của người con nuôi có được đảm bảo hay không, phụ thuộc phần lớn ở cha me nuôi. Các cơ quan chức năng cần điều tra rõ về các điều kiện của người nhận nuôi, nếu phát hiện có sự sai phạm trong đăng ký việc nuôi con nuôi cần hủy việc nuôi con nuôi trước khi quyết định giao trẻ. Về tư cách đạo đức của người nhận nuôi, đây là điều kiện về phẩm chất tư cách của một con người nên rất khó nắm bắt và điều chỉnh, nhưng cần quy định một cách rõ ràng hơn. Mặt khác, để phù hợp với thực chất của quan hệ nuôi con nuôi, để xác lập quan hệ cha mẹ và con giữa người nhận nuôi và con nuôi cần quy định độ tuổi tối đa của
  • 31. 25 người nhận nuôi con nuôi kết hợp với khoãng cách chênh lệch tuổi một cách hợp lý (chẳng hạn quy định người nhận nuôi không quá 60 tuổi), đảm bảo khả năng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con, đảm bảo lợi ích của trẻ được nhận nuôi. Sự thể hiện ý chí của các chủ thể có liên quan trong việc xác lập quan hệ nuôi con nuôi có ý nghĩa quan trọng. Cần quy định cha mẹ có quyền cho con làm con nuôi theo hình thức nào, đơn giản hay đầy đủ. Vì vậy, quy định rõ ràng về hai hình thức nuôi con nuôi và hậu quả pháp lý của mỗi hình thức đó là cần thiết. Mặt khác, cần quy định cụ thể người giám hộ là những ai, quy định giới hạn quyền cho trẻ làm con nuôi cụ thể để hạn chế việc lợi dụng chức quyền mưu lợi cá nhân. Việc cho đứa trẻ làm con nuôi cần có ý kiến của những người họ hàng thân thích của trẻ được giám hộ, như ông, bà nội, ngoại, anh, chị, các cô, chú, bác...Khi không có ai trong số những người đó có thể nuôi dưỡng trẻ hoặc việc nuôi dưỡng không có lợi, không đảm bảo quyền lợi cho trẻ thì việc cho làm con nuôi là cần thiết. Về thời gian thử thách trong quan hệ nuôi con nuôi: Quy định về thời gian thử thách là rất cần thiết (có thể là 6 tháng) vì chỉ khi trải qua thời gian thử thách, cơ quan có thẩm quyền mới có cơ sở để ra quyết định công nhận việc nuôi con nuôi, nếu giữa người nhận nuôi và đứa trẻ thiết lập được mối quan hệ hoà hợp. Nếu giữa hai bên không có sự hoà hợp, không thiết lập được mối quan hệ tốt đẹp, cần đưa đứa trẻ ra khỏi gia đình người nhận nuôi, đồng thời tìm được một gia đình khác có mong muốn nhận con nuôi phù hợp hơn nới đứa trẻ. Khoảng thời gian thử thách, có lợi cho các chủ thể trong quan hệ nuôi con nuôi, tìm hiểu hoà hợp trong cuộc sống và Nhà nước tiết kiệm thời gian và tiền bạc khi phải tiếpnhận những đứa trẻ hồi hương. Đây là vấn đề cần giải quyết khi Việt Nam gia nhập Công ước Lahay. - Thủ tục đăng ký việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. Cần xem xét lại một số thủ tục trong quy trình giải quyết để đảm bảo thời gian và tiết kiệm được chi phí. Ví dụ, giới thiệu trẻ em khi không xin đích danh theo Điều 51 Nghị định 68/ CP, cần kết hợp giới thiệu trẻ với việc gửi hồ sơ của trẻ để tránh gửi lòng vòng công văn giữa Sở Tư pháp với Cục Con nuôi. Quy trình thực hiện phải chặt chẽ tránh để cho hiện tương tiêu cực nảy sinh. Trong việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ở khu vực biên giới, do đặc điểm đặc thù của loại việc này nên cần có quy định về việc thống kê, lưu trữ và báo cáo riêng số liệu loại việc này, tách rời với số
  • 32. 26 liệu việc nuôi con nuôi trong nước. Sở Tư pháp cần nắm được diễn biến và số lượng cụ việc cụ thể hàng năm để báo cáo Bộ Tư pháp, qua đó có thể điều chỉnh kịp thời những vướng mắc xảy ra. Mặt khác cần tăng cường cơ chế phối hợp giữa các cơ quan Nhà nước, tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan ở địa phương, giữa địa phương và trung ương để đảm bảo qúa trình giải quyết việc nuôi con nuôi thật hiệu quả. - Hệ qủa pháp lý của việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. Mối quan hệ pháp lý giữa cha mẹ đẻ - con nuôi - cha mẹ nuôi: Quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ nuôi con nuôi phụ thuộc vào việc đứa trẻ được cho làm con nuôi theo hình thức nào (đơn giản hay đầy đủ). Khi pháp luật quy định về hình thức nuôi con nuôi đầy đủ song song với hình thức nuôi con nuôi đơn giản, thì cũng cần quy định cụ thể về hệ quả pháp lý trong mỗi hình thức đó . Nếu là theo hình thức nuôi con nuôi đơn giản thì tồn tại ba mối quan hệ pháp lý cha mẹ đẻ-con nuôi-cha mẹ nuôi, Cần quy định cụ thể những quyền nào sẽ được chuyển sang cho cha mẹ nuôi, những quyền nào vẫn thuộc về cha mẹ đẻ để đảm bảo quyền lợi cho các bên, đồng thời tránh xảy ra tranh chấp về quyền cha mẹ, quyền thừa kế... Thực tế cho thấy khi quyết định cho con làm con nuôi người nước ngoài, cha mẹ đẻ của trẻ cũng hiểu rõ việc giữ mối liên hệ với đứa trẻ là điều khó có thể thực hiện được và xét trong hoàn cảnh thực tế, xét về tâm lý, nguyện vọng của cha mẹ nuôi, trẻ em khi đã cho làm con nuôi không nên có bất kỳ ràng buộc gì với cha mẹ đẻ. Vì vậy, pháp luật hiện hành cần quy đỉnh rõ việc cho nhận con nuôi theo hình thức nuôi con nuôi đầy đủ sẽ làm chấm dứt hoàn toàn quan hệ pháp lý giữa người con nuôi với cha mẹ đẻ và gia đình gốc huyết thống. Người con nuôi có đầy đủ quyền và thực hiện nghĩa vụ trong gia đình cha mẹ nuôi như con đẻ, kể cả quyền thừa kế. Ngược lại, trong gia đình cha mẹ đẻ, người con đó không có quyền và nghĩa vụ kể cả thừa kế theo luật. Tuy nhiên, việc nuôi con nuôi vẫn có thể bị chấm dứt khi quyền và lợi ích của người con nuôi bị xâm phạm nghiêm trọng. Khi việc nuôi con nuôi đầy đủ bị chấm dứt cần dự liệu việc đưa đứa trẻ ra khỏi gia đình cha mẹ nuôi và tìm kiếm cho trẻ gia đình nuôi mới thích hợp.
  • 33. 27 Quốc tịch của trẻ em được cho làm con nuôi người nước ngoài cần quy định: Bên cạnh việc quy định trẻ em vẫn giữ quốc tịch Việt Nam thì để bảo đảm quyền lợi cho trẻ em được nhận làm con nuôi ở nước ngoài, trẻ em được nhận nuôi phải được hưởng quốc tịch của cha mẹ nuôi tại nước tiếp nhận. Bởi vì với nguyên tắc lợi ích tốt nhất của trẻ em phải là mối quan tâm hàng đầu [6], khi đứa trẻ chưa có đầy đủ năng lực hành vi (trẻ em chưa đủ 18 tuổi), việc giữ quốc tịch gốc của trẻ là cần thiết trong trường hợp quyền, lợi ích hợp pháp của trẻ bị xâm hại, Nhà nước Việt Nam hoàn toàn có thể can thiệp. Mặt khác, quyền, lợi ích của người con nuôi trước hết phải được bảo vệ bằng chính pháp luật của nước sở tại, tức là việc thừa nhận con nuôi có quốc tịch của nước nhận sẽ đảm bảo trẻ được sự bảo hộ trực tiếp của nước nơi người con nuôi thường trú. Trong xu thế hội nhập hiện nay việc thừa nhận hai quốc tịch là cần thiết bảo đảm lợi quyền lợi mỗi cá nhân ở các nước khác nhau song vấn đề hai quốc tịch cũng dể gây xung đột pháp luật nên pháp luật cần quy định chặt chẽ, hợp lý. Việc thừa nhận trẻ em được cho làm con nuôi nước ngoài có hai quốc tịch không mâu thuẫn với nguyên tắc một quốc tịch được ghi nhận tại Luật Quốc tịch 2008, bởi vì mục đích của nguyên tắc này không phải là loại trừ quốc tịch thứ hai của công dân Việt Nam. Đồng thời, trong trường hợp trẻ em Việt Nam được người nước ngoài nhận làm con nuôi muốn thôi quốc tịch Việt Nam, trẻ em đó hoàn toàn có thể xin thôi quốc tịch Việt Nam khi 15 tuổi (Điều 29 Luật Quốc tịch 2008). Theo pháp luật của nước sở tại con nuôi có quyền lựa chọn quốc tịch khi đạt đến một độ tuổi nhất định. Pháp luật các nước có quy định khác nhau về độ tuổi trẻ được lựa chọn quốc tịch như Nhật Bản quy định 20 tuổi, Thụy Điển là 19-22 tuổi... Để bảo vệ quyền lợi tối đa của trẻ em, pháp luật Việt Nam nên quy định cho trẻ em có quyền quyết định về quốc tịch ở tuổi đủ 18 (độ tuổi trẻ có đầy đủ năng lực hành vi). - Cần có cơ chế minh bạch về thủ tục, trình tự giải quyết, minh bạch về tài chính. Đối với hồ sơ trẻ em bị bỏ rơi cần phải quy định chặt chẽ hơn, khắt khe hơn, thời hạn kéo dài hơn để đảm bảo sự an toàn và thu xếp mái ấm cho trẻ, ngăn chặn mọi sự lạm dụng vì mục đích trục lợi.
  • 34. 28 Cần quy định một cách rõ ràng, minh bạch, công khai về các khoản chi, các vấn đề tài chính cần thiết trong việc giải quyết cho nhận con nuôi. Đây là yêu cầu không chỉ từ phía Việt Nam còn là yêu cầu chính đáng từ nước nhận con nuôi và người nhận nuôi. Cần quy định một mức thống nhất công khai về các loại phí, lệ phí cũng như các khoản đóng góp hỗ trợ vật chất của cha mẹ nuôi, của Tổ chức con nuôi nước ngoài cho cơ sở nuôi dưỡng. Quy định này nhằm tránh sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các tổ chức con nuôi nước ngoài trong việc hỗ trợ xin nhận con nuôi, tạo cơ hội bình đẳng cho tất cả những người muốn nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi, đồng thời tạo ra cơ chế thông thoáng, công khai vấn đề tài chính còn tạo sự yên tâm, tin tưởng đối với người xin nhận con nuôi và đảm bảo tính nhân đạo của việc cho con nuôi. - Giải pháp có tính tổng thể hoàn thiện pháp luật hiện nay về nuôi con nuôi nói chung, trong đó có nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài là xây dựng Luật Nuôi con nuôi. Theo dự kiến Luật Nuôi con nuôi sẽ ra đời vào 5/2010. Luật Nuôi con nuôI sẽ bao gồm các quy phạm thực chất điều chỉnh các vấn đề: mục đích, nguyên tắc, điều kiện nuôi con nuôi; vấn đề hệ quả pháp lý của việc nuôi con nuôi, các biện pháp chế tài đối với những vi phạm trong lĩnh vực nuôi con nuôi. Việc có Luật nuôi con nuôi nhằm thống nhất các văn bản pháp luật, điều chỉnh có hiệu quả các quan hệ phát sinh trong lĩnh vực nuôi con nuôi, đảm bảo lợi ích các bên mà trước hết là quyền lợi của trẻ em. 3.3.3 Các giải pháp khác Tăng cường tổ chức hội nghị trao đổi kinh nghiệm giữa các địa phương làm tốt công tác giải quyết cho người nước ngoài nhận nuôi con nuôi Việt Nam. Các cơ quan có thẩm quyền cần tăng cường kiểm tra, thực hiện đúng các quy định về việc xác định nguồn gốc của trẻ em, nhất là trẻ bị bỏ rơi, chống mọi biểu hiện làm sai lệch nguồn gốc trẻ em, ngăn ngừa sự cấu kết, tiếp tay với những người môi giới bất hợp pháp để đưa trẻ em có nguồn gốc không rõ ràng vào cơ sở nuôi dưỡng để cho làm con nuôi người nước ngoài. Mở rộng việc kí kết hiệp định song phương về hợp tác nuôi con nuôi với các nước để có cơ chế hợp tác quốc tế nhằm bảo vệ trẻ em Việt Nam được làm con nuôi,
  • 35. 29 tránh cho trẻ em Việt Nam mọi rủi ro không đáng có khi làm con nuôi ở nước ngoài và tạo điều kiện cho công dân các nước được nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi. Nhà nước cần xem xét để sớm thành lập thêm các cơ sở nuôi dưỡng trẻ em, đồng thời hỗ trợ kinh phí, tăng cường trang bị cơ sở vật chất cho các trung tâm nuôi dưỡng trẻ mồ côi suy dinh dưỡng để các trung tâm này có đủ điều kiện tiếp nhận trẻ vào trung tâm, đảm bảo “đầu ra” cho công tác giải quyết cho người nước ngoài nhận con nuôi KẾT LUẬN Theo Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em, lợi ích tốt nhất cho một đứa trẻ là được nuôi dưỡng trong gia đình gốc hoặc tại quốc gia gốc của mình. Việc cho trẻ em làm con nuôi người nước ngoài chỉ là phương án cuối cùng, là sự thay thế cho việc nuôi nấng trẻ trong các cơ sở bảo trợ xã hội khi trẻ không thể có được sự chăm sóc của cha mẹ đẻ hoặc của người nuôi trong nước đó; đồng thời việc quyết định cho trẻ làm con nuôi người nước ngoài phải do chính các quốc gia gốc của trẻ đó quyết định, dựa trên cơ sở quyền lợi của bản thân trẻ. Việt Nam kể từ khi thực hiện công cuộc đổi mới, cùng với xu thế chung của đất nước, các giao lưu dân sự ngày càng được mở rộng trong đó có vấn đề nuôi con nuôi nước ngoài đã thu hút được sự quan tâm của Nhà nước và xã hội. Pháp luật Việt Nam đã điều chỉnh vấn đề này khá kịp thời, đáp ứng được nhu cầu thực sự chính đáng của người xin nhận con nuôi cũng như bảo vệ quyền lợi cho trẻ em Việt Nam sau khi làm con nuôi nước ngoài, để các em không phải chịu bất hạnh thêm một lần nào nữa và có cơ hội phát triển. Việc cho nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài ngày càng phát triển về quy mô và số lượng. Điều đó tạo cho trẻ em có cơ hội được sống trong gia đình, nhưng cũng đặt ra thách thức mới, đòi hỏi phải hoàn thiện các thiết chế về pháp luật nuôi con nuôi, để giải quyết tốt việc cho nhận con nuôi, đảm bảo lợi ích của trẻ em được nhận nuôi. Tuy pháp luật nuôi con nuôi của nước ta đã có sự phát triểnđáng kể nhưng cũng bộc lộ những hạn chế cần được sửa đổi, bổ sung. Việc hoàn thiện và nâng cao hiệu
  • 36. 30 quả điều chỉnh của pháp luật nuôi con nuôi trong đó có nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài là một yêu cầu cấp thiết khách quan. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ ngoại giao (1994), “Công ước Lahaye 1993 về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi giữa các nước” (bản dịch). 2. Bộ Tư pháp, Tài liệu hội thảo hoàn thiện pháp luật Việt Nam hướng tới gia nhập Công ước Lahaye về nuôi con nuôi ngày 3-4/12/2003 tại Hà Nội. 3. Bộ Tư pháp, viện khoa học pháp lý, Đinh Thị Mai Phương (chủ biên) (2004) “Bình luận khoa học Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000”, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội.
  • 37. 31 4. Bộ Tư pháp, Viện khoa học pháp lý (2005), “Hoàn thiện pháp luật về nuôi có nuôi có yếu tố nước ngoài trước yêu cầu gia nhập Công ước Lahaye 1993”, đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ. 5. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (2005), “Đề án chăm sóc trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi; trẻ em là nạn nhân chất độc hóa học; trẻ em bị nhiễm HIV/AIDS đưa vào cộng đồng giai đoạn 2005 – 2010”. 6. Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em (1989). 7. Chính phủ (2002), Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10/07/2002 quy định chi tiết thi hành luật Hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài. 8. Chính phủ (2005), Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 về đăng ký quản lý hộ tịch. 9. Chính phủ (2006),Nghị định số 69/2006/NĐ-CP ngày 21/07/2006sửa đổi, bổ sung một sốđiều của Nghị định số68/2002/NĐ-CPngày 10/7/2002củaChính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Hôn nhân và gia đình về quan hệ gia đình có yếu tố nước ngoài. 10. Chính phủ (2007), Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13/04/2007 về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội. 11.Chính phủ (2008),Nghị định số 68/2008/NĐ-CP ngày 30/05/2008 quy định về điều kiện, thủ tục thành lập, tổ chức, hoạt động và giải thể cơ sở bảo trợ xã hội. 12. Nguyễn Hồng Bắc (2003), “Một số vấn đề cần giải quyết khi gia nhập Công ước Lahaye 1993 về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi giữa các nước”, Tạp chí Luật học (3) tr.5-7. 13. Nguyễn Hồng Bắc (2003), “Pháp luật điều chỉnh quan hệ gia đình có yếu tố nước ngoài”, Luận án tiến sỹ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội. 14. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2003), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội. 15. Viện sử học (1991), Quốc triều hình luật, Nxb Văn hóa thông tin. 16. Hoàng Việt luật lệ (1994), Nxb Văn hóa thông tin.
  • 38. 32 17. Hiệp định hợp tác về nuôi con nuôi giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa Pháp. 18. Hiệp định hợp tác về nuôi con nuôi giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Canada. 19. Hiệp định hợp tác về nuôi con nuôi giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. 20.Hiệp định hợp tác về nuôi con nuôi giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Đan Mạch. 21.Hiệp định hợp tác về nuôi con nuôi giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Thụy Điển. 22. Luật Quốc tịch (2008), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 23. Luật Hôn nhân và gia đình (2000), Nxb quốc gia Hà Nội. 24. Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (2004), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 25. Ngô Thị Hường (2001), “Về chế định nuôi con nuôi trong Luật hôn nhân và gia đình” (2000), Tạp chí luật học (3), tr.17-18. 26. Nguyễn Minh Hòa (2002), “Thay đổi quốc tịch của người chưa thành niên và của con nuôi”, Kiểm sát (11), tr.17-18. 27. Nguyễn Công Khanh (2000), “Hoàn thiện pháp luật điều chỉnh quan hệ Hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài”, Tạp chí nghiên cứu lập pháp (4), tr.57-64. 28. Nguyễn Công Khanh (2004), 100 câu hỏi về pháp luật nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài, Nxb Tư pháp, Hà Nội. 29. Nguyễn Phương Lan, “Bản chất pháp lý của việc nuôi con nuôi theo pháp luật Việt Nam, Tạp chí Luật học số 3/ 2004. 30. Nguyễn Phương Lan, “Một số ý kiến về việc vợ chồng nhận nuôi con nuôi”, Tạp chí Luật học số 2/2005. 31. Nguyễn Phương Lan, “Cần hoàn thiện các quy định về chấm dứt nuôi con nuôi và hủy nuôi con nuôi”, Tạp chí Tòa án nhân dân số 24/2005.
  • 39. 33 32. Nguyễn Phương Lan (2007), “Cơ sở lý luận và thực tiễn về nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật Việt Nam”, Luận án Tiến sỹ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội. 33. Nguyễn Thị Lan, “Một số vấn đề về chấm dứt việc nuôi con nuôi”, Tạp chí Luật học số 6/2004, tr.59 34. Tạp chí Dân chủ và pháp luật (2004), Số chuyên đề về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài (10) 35. Thông tư số 07/2002/ TT-BTP ngày 16/12/2002 Hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10/7/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài. 36. Thông tư số 08/2006/TT-BTP ngày 8/12/2006 Hướng dẫn thực hiện một số quy định nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. 37. Thông tư số 67/2009/TT-BLĐTBXH ngày 30/4/2009 Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 68/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 củaChính phủ quy định điều kiện, thủ tục thành lập, tổ chức, hoạt động và giải thể cơ sở bảo trợ xã hội. 38. Http: // Dantri.com.vn (2008), “Sẽ khắc phục được nhiều nhược điểm về cho nhận con nuôi”. 39. Http: // Vietbao.vn (2007),“Thủ tụcnuôi con nuôi quốctế:Khó khăntừ nhiều phía”.