SlideShare a Scribd company logo
1 of 59
Khãa luËn tèt nghiÖp NguyÔn ThÞ H¶i DS30C
1
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ
NUÔI CON NUÔI CÓ YẾU TỐ NƯỚC
NGOÀI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
NHẬN VIẾT THUÊ KHOÁ LUẬN
ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ : 0917.193.864
WEBSITE: VIETKHOALUAN.COM
Khãa luËn tèt nghiÖp NguyÔn ThÞ H¶i DS30C
2
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài.
Nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài là một chế định quan trọng trong
pháp luật HN & GĐ không chỉ trong pháp luật quốc gia mà còn trong pháp
luật quốc tế. Pháp luật về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài được cả cộng
đồng quốc tế đặc biệt quan tâm vì đó là sự bảo vệ pháp lý rất cần thiết đối với
những lợi ích tốt nhất cho trẻ em, những đối tượng không chỉ non nớt về mặt
thể chất và trí tuệ mà còn có những hoàn cảnh éo le, mất mát lớn về tình cảm,
không được hưởng mái ấm gia đình trên quê hương của mình.
Đối với Việt Nam, một đất nước phải gánh chịu hậu quả nặng nề của
các cuộc chiến tranh thì việc bảo vệ các quyền cơ bản của trẻ em, trong đó có
quyền được làm con nuôi, được chăm sóc nuôi dưỡng đối với những đứa trẻ
bất hạnh, là điều luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm và bảo đảm thực
hiện.
Hiện nay do nhu cầu hội nhập, với chính sách khuyến khích, mở rộng
quan hệ đối ngoại với các nước trên thế giới, việc nuôi con nuôi có yếu tố
nước ngoài ở Việt Nam ngày càng gia tăng, song hiện tượng nuôi con nuôi có
yếu tố nước ngoài có những diễn biến đa dạng và phức tạp. Ngoài bản chất và
mục đích cao đẹp của việc nuôi con nuôi là nhằm xây dựng mối quan hệ gia
đình, thiết lập quan hệ cha mẹ và con giữa người nhận nuôi với đứa trẻ được
nhận làm con nuôi, bảo đảm cho đứa trẻ có cuộc sống tốt hơn, cũng còn xuất
hiện những việc làm phi đạo đức, lợi dụng danh nghĩa cho trẻ em làm con
nuôi đÓ thu gom, môi giới, dẫn dắt mua bán trẻ em, nhằm mục đích kiếm lời.
Những hiện tượng đó cần khắc phục, pháp luật cần có sự điều chỉnh sát thực,
hiệu quả.
Pháp luật về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài còn thiếu những quy
đinh để điều chỉnh các quan hệ nuôi con nuôi đầy phức tạp, nhiều biến động
và bộc lộ những điểm chưa phù hợp với pháp luật quốc tế. Quy phạm điều
Khãa luËn tèt nghiÖp NguyÔn ThÞ H¶i DS30C
3
chỉnh nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài được quy định trong nhiều văn bản
nên thiếu đồng bộ và thống nhất, hiệu lực pháp lý không cao, khó áp dụng và
tiếp cận trong thực tế. Đòi hỏi của cuộc sống hiện nay là phải có sự sửa đổi,
bổ sung để hoàn chỉnh pháp luật về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài nhằm
đáp ứng kịp thời yêu cầu của thực tiễn khách quan.
Từ những lý do khách quan về lý luận và thực tiễn trên, em đã suy nghĩ
và lựa chọn đề tài “Thực tiễn áp dụng pháp luật về nuôi con nuôi có yếu tố
nước ngoài ở Việt Nam hiện nay ” làm luận văn tốt nghiệp Đại học.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài.
+ Mục đích nghiên cứu:
- Nghiên cứu một số vấn đề lý luận cơ bản về pháp luật nuôi con nuôi
có yếu tố nước ngoài.
- Làm sáng tỏ thực trạng áp dụng pháp luật về nuôi con nuôi có yếu tố
nước ngoài ở Việt Nam hiện nay, từ đó đưa ra những kiến nghị góp phần hoàn
thiện quy định của pháp luật về nuôi con nuôi có yếu tó nước ngoài, đáp ứng
yêu cầu của thực tiễn khách quan và nâng cao hiệu quả điều chỉnh của pháp
luật hiện hành.
+ Luận văn giải quyết những nhiệm vụ sau :
- Nghiên cứu một số vấn đề lý luận về nuôi con nuôi có yếu tố nước
ngoài, tìm hiểu các quy định của pháp luật trong nước và pháp luật quốc tế
liên quan đến điều chỉnh việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài.
- Nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng áp dụng pháp luật về nuôi
con nuôi có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam hiện nay, làm rõ những mặt thuận
lợi và những khó khăn, vướng mắc, tồn tại.
- Tìm hiểu những nét đặc thù, thủ tục và vấn đề áp dụng pháp luật về
nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài diễn ra ở khu vực biên giới.
- Trên cơ sở đó làm rõ sự cần thiết phải sửa đổi bổ sung hoàn thiện
pháp luật về nuôi con nuôi cho phù hợp với thực tiễn khách quan và tương
đồng với pháp luật quốc tế.
Khãa luËn tèt nghiÖp NguyÔn ThÞ H¶i DS30C
4
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài.
+ Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thực tiễn áp dụng và thực hiện
pháp luật nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam hiện nay, trên c¬ së
nghiªn cøu quy định của pháp luật trong nước và pháp luật quốc tế có liên
quan đến lĩnh vực này.
+ Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu thực tiễn áp
dụng pháp luật trong việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam
trong thêi gian qua (2000-6/2008), bao gồm việc nuôi con nuôi có yếu tố nước
ngoài đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam (cả việc nuôi con
nuôi có yếu tố nước ngoài diễn ra ở khu vực biên giới), và việc nuôi con nuôi
có yếu tố nước ngoài được thực hiện tại Việt Nam. Luận văn có sự so sánh
đối chiếu với pháp luật nước ngoài (cụ thể là một số nước có liên quan trong
việc cho nhận con nuôi).
4. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu.
+ Cơ sở phương pháp luận để nghiên cứu đề tài là chủ nghĩa duy vật
biện chứng và tư tưởng Hồ Chí Minh .
+ Phương pháp nghiên cứu gồm:
- Phương pháp lịch sử: Sử dụng để làm rõ sự hình thành và phát triển
của pháp luật điều chỉnh quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài trong
từng thời kỳ lÞch sử.
- Phương pháp so sánh, đối chiếu: Thông qua việc so sánh, đối chiếu
với pháp luật các nước, đưa ra nh÷ng nhận xét về sự phù hợp và chưa phù hợp
của pháp luật Việt Nam trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế, làm cơ sở cho
các kiến nghị về việc hoàn thiện pháp luật trước yêu cầu của thực tiễn khách
quan.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Sử dụng để phân tích những tài
liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu, đánh giá thực trạng áp dụng pháp luật
về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. Qua đó rút ra những khó khăn, tồn tại
Khãa luËn tèt nghiÖp NguyÔn ThÞ H¶i DS30C
5
của hệ thống pháp luật hiện nay về nuôi con nuôi có yếu tố
nước ngoài.
5. Kết cấu cơ bản của luận văn.
Luận văn được trình bày theo bố cục gồm ba chương ngoài phần mở
đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo như sau :
Chương 1 : Một số vấn đề lý luận chung về pháp luật nuôi con nuôi có
yếu tố nước ngoài.
Chương 2 : Tình hình áp dụng pháp luật nuôi con nuôi có yếu tố nước
ngoài ở Việt Nam hiện nay.
Chương 3 : Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả điều chỉnh của
pháp luật nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam hiện nay.
Khãa luËn tèt nghiÖp NguyÔn ThÞ H¶i DS30C
6
CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÁP LUẬT
NUÔI CON NUÔI CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI
1.1 Khái niệm nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài.
Theo quan điểm chung, nuôi con nuôi được hiểu là việc trẻ em đi làm con
nuôi ở một gia đình khác trong cùng một nước hay ở nước ngoài, nhằm mục
đích xác lập mối quan hệ cha mẹ với con giữa người nuôi và con nuôi với
mục đích đảm bảo cho người được nhận làm con nuôi được trông nom, nuôi
dưỡng, chăm sóc, phù hợp với đạo đức xã hội.
Nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài là một trong các quan hệ Hôn nhân
và gia đình có yếu tố nước ngoài. Theo quy định tại điểm c khoản 14 Điều 8
luật HN & GĐ năm 2000, thì nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài có thể hiểu
là:
- Việc nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài;
- Việc nuôi con nuôi giữa người nước ngoài với nhau thường trú ở Việt
Nam;
- Việc nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài ở
nước ngoài;
- Việc nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam với nhau mà một bên hoặc
cả hai bên định cư ở nước ngoài.
Như vậy, nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài là việc nuôi con nuôi có ít
nhất một bên chủ thể là người nước ngoài hoặc việc nuôi con nuôi được xác
lập ở nước ngoài và theo pháp luật nước ngoài.
Ngoài ra theo khoản 3 Điều 79 Nghị định 68/2002/NĐ-CP và Điều 1
Thông tư 07/2002/TT-BTP cũng được coi là việc nuôi con nuôi có yếu tố
nước ngoài trong trường hợp trẻ em là người không quốc tịch thường trú tại
Việt Nam.
Khãa luËn tèt nghiÖp NguyÔn ThÞ H¶i DS30C
7
Khái niệm này đã nêu lên việc xác lập quan hệ giữa cha mẹ và con bằng
con đường nuôi dưỡng để phân biệt với việc hình thành quan hệ giữa cha mẹ
và con trên cơ sở huyết thống. Nếu như quan hệ giữa cha mẹ đẻ và con đẻ là
quan hệ gia đình “huyết thống” được hình thành do việc sinh đẻ, thì quan hệ
giữa cha mẹ nuôi và con nuôi là quan hệ “nhân tạo” được xác lập về mặt pháp
lý. Một quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài chỉ được xác lập khi có
sự tham gia cùng một lúc của hai chủ thể, có khả năng và điều kiện thực hiện
các quyền chủ thể tương ứng, đó là “chủ thể nhận nuôi con nuôi” (cha mẹ
nuôi) và “chủ thể được nhận làm con nuôi” (con nuôi).
1.2 Ý nghĩa của việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài.
Gi¶i ph¸p nu«i con nu«i n-íc ngoµi lµ gi¶i ph¸p cuèi cïng vµ gi¶i ph¸p nµy
cã lîi lµ ®em l¹i mét gia ®×nh æn ®Þnh cho trÎ em trong tr-êng hîp kh«ng
thÓ t×m ®-îc gia ®×nh thÝch hîp cho trÎ em ngay t¹i n-íc m×nh.
ViÖc trÎ em ViÖt Nam lµm con nu«i ng-êi n-íc ngoµi gi¶m g¸nh nÆng
cho c¸c c¬ së nu«i d-ìng trÎ em mµ vÉn ®¶m b¶o ®-îc lîi Ých tèt nhÊt cho trÎ;
mÆt kh¸c ®iÒu ®ã phï hîp víi chÝnh s¸ch më réng quan hÖ ®èi ngo¹i cña
n-íc ta, ®¸p øng nhu cÇu héi nhËp vµ giao l-u quèc tÕ. V× vËy, viÖc nu«i
con nu«i cã yÕu tè n-íc ngoµi còng thÓ hiÖn môc ®Ých nh©n ®¹o cao ®Ñp,
®¸p øng nhu cÇu t×nh c¶m cña con ng-êi, dï kh¸c nhau vÒ ng«n ng÷, phong
tôc tËp qu¸n…
§èi víi b¶n th©n ®øa trÎ, viÖc ®-îc nhËn lµm con nu«i cã ý nghÜa
s©u s¾c lµm thay ®æi c¬ b¶n sè phËn cña ®øa trÎ. §øa trÎ ®-îc lµm con nu«i
sÏ ®-îc sèng trong m«i tr-êng gia ®×nh thuËn lîi ®Ó ph¸t triÓn hµi hoµ vÒ
thÓ chÊt, nh©n c¸ch vµ tinh thÇn víi sù “yªu th-¬ng, th«ng c¶m” trong mét
gia ®×nh theo ®óng nghÜa cña nã. §ång thêi viÖc nu«i con nu«i t¹o ®iÒu
kiÖn cho trÎ ®-îc nhËn nu«i cã ®iÒu kiÖn sèng tèt h¬n, ®Æc biÖt ®èi víi
®øa trÎ bÞ tµn tËt, khuyÕt tËt, cã bÖnh hiÓm nghÌo cã ®iÒu kiÖn ch÷a trÞ
phôc håi chøc n¨ng tèt h¬n.
Khãa luËn tèt nghiÖp NguyÔn ThÞ H¶i DS30C
8
§èi víi ng-êi nhËn nu«i, viÖc nhËn trÎ em ViÖt Nam lµm con nu«i
®em l¹i cho ng-êi nhËn nu«i mét ®øa con phï hîp víi ý chÝ, nguyÖn väng
cña m×nh, vµ t¨ng c-êng ®-îc mèi quan hÖ g¾n bã gi÷a hä víi ViÖt Nam. §ã
lµ nh÷ng nguyÖn väng chÝnh ®¸ng ®èi víi nh÷ng cÆp vî chång v« sinh, víi
nh÷ng ng­êi giµu lßng nh©n ¸i…
Nh- vËy, nu«i con nu«i cã yÕu tè n-íc ngoµi lµ ph-¬ng thøc thùc hiÖn
quyÒn lµm cha mÑ, lµm con c¸i mét c¸ch hîp ph¸p, qua ®ã kÕt hîp hµi hoµ
lîi Ých cña c¸c bªn: Ng-êi nhËn nu«i vµ ng-êi ®-îc nhËn nu«i.
1.3 Pháp luật điều chỉnh việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài.
1.3.1 Một số đặc trưng cơ bản của pháp luật điều chỉnh việc nuôi con
nuôi có yếu tố nước ngoài.
Trong mỗi giai đoạn lịch sử, việc nuôi con nuôi có những đặc điểm
riêng, phản ánh các điều kiện về kinh tế xã hội, lịch sử của thời kỳ đó. Pháp
luật điều chỉnh nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài có những đặc trưng cơ bản
sau:
Thứ nhất, về đối tượng điều chỉnh.
Đối tượng điều chỉnh của pháp luật nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài
phức tạp bởi yếu tố nước ngoài: Yếu tố nước ngoài khác nhau tùy thuộc vào
từng trường hợp khác nhau, có thể là chủ thể, pháp luật áp dụng, sự kiện pháp
lý…
Việc xác định đúng yếu tố nước ngoài rất quan trọng, nhằm xác định
thẩm quyền giải quyết viÖc nu«i con nu«i, gi¶i quyÕt c¸c tranh chấp phát
sinh, xác định pháp luật cần áp dụng, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của các
bên.
Thứ hai, Về phương pháp điều chỉnh, cũng như các quan hệ khác, quan
hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài cũng có hai phương pháp điều chỉnh
đó là phương pháp xung đột và phương pháp thực chất.
Phương pháp xung đột (hay còn gọi là phương pháp điều chỉnh gián
tiếp) là phương pháp sử dụng quy pham xung đột, không trực tiếp quy định
Khãa luËn tèt nghiÖp NguyÔn ThÞ H¶i DS30C
9
quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài này sẽ được điều chỉnh như thế
nào, mà chỉ ấn định việc lựa chọn quy định pháp luật nước nào cần được áp
dụng để điều chỉnh quan hệ cụ thể đó. Quy phạm xung đột được ghi nhận cả
trong pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia, ví dụ Điều 30 Hiệp định tương
trợ tư pháp giữa Việt Nam và Balan quy định “Việc nhËn nuôi con nuôi phải
tuân theo pháp luật của nước mà người nhận nuôi là công dân”.
Phương pháp thực chất (hay còn gọi là phương pháp điều chỉnh trực
tiếp) là phương pháp sử dụng quy phạm thực chất, quy định trực tiếp quyền
và nghĩa vụ của các bên chủ thể khi tham gia vào quan hệ pháp luật nuôi con
nuôi có yếu tố nước ngoài. Quy phạm thực chÊt cũng được quy định cả trong
pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế.
Thứ ba, pháp luật điều chỉnh quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước
ngoài luôn gắn chặt với chính sách đối ngoại. Vì việc nuôi con nuôi mở rộng
không gian lãnh thổ liên quan đến yếu tố chủ quyền quốc gia cũng như mối
quan hệ về mặt tình cảm giữa người với người; việc nuôi con nuôi có yếu tố
nước ngoài còn ảnh hưởng rất lớn đến chính sách đối ngoại của mỗi quốc gia,
là quan hệ về mặt tình cảm song lại có ¶nh h-ëng s©u s¾c đến chính trị.
Thứ tư, pháp luật điều chỉnh quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước
ngoài đề cao vấn đề nhân quyền, bảo vệ quyền con người trước hết là bảo vệ
quyền lợi của trẻ em. Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản pháp luật để bảo
vệ lợi ích của trẻ, quán triệt tư tưởng nh©n lo¹i phải dành cho trẻ em cái tốt
nhất mà mình có. Điều 21 Công ước về quyền trẻ em quy định: “Các quốc gia
thành viên công nhận hoặc cho phép chế độ nhận làm con nuôi phải đảm bảo
rằng những lợi ích tốt nhất của đứa trẻ phải là quan tâm cao nhất…”. Phù
hợp với tinh thần của Công ước, Luật HN & GĐ Việt Nam khẳng định, mục
đích của việc nuôi con nuôi nhằm x©y dùng tình cảm giữa người nuôi và con
nuôi trong viÖc x¸c lËp quan hệ cha mẹ và con cái, “đảm bảo cho người được
nhận làm con nuôi được trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục phù hợp
với đạo đức xã hội” (Điều 67).
Khãa luËn tèt nghiÖp NguyÔn ThÞ H¶i DS30C
10
Tuy Việt Nam chưa tham gia Công ước Lahaye 1993, nhưng các quy
định trong c¸c v¨n b¶n ph¸p luËt ®iÒu chØnh viÖc nu«i con nu«i cã yÕu tè
n-íc ngoµi ®· tiÕp cËn, cè g¾ng thÓ hiÖn tinh thÇn vµ phï hîp víi yªu cÇu
cña C«ng -íc Lahaye. Những quy định đều hướng tới bảo vệ tốt nhất lợi ích
của trẻ em.
Thứ năm, pháp luật điều chỉnh nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài
®iÒu chØnh quan hệ cha mẹ - con không dựa trên cơ sở huyết thống víi mục
đích hình thành một gia đình mới giống như gia đình sinh thành của trẻ. Đây
là quan hệ mang tính đặc thù vì có sự khác biệt về ngôn ngữ, phong tục tập
quán…Yêu cầu đặt ra là sự điều chỉnh của pháp luật phải rõ ràng, chặt chẽ, cụ
thể; cần có cơ chế phối hợp và bảo vệ giữa các nước có liên quan bằng Hiệp
định song phương, đa phương. Mục đích cốt yếu là bảo đảm lợi ích của các
bên, đặc biệt là cña trẻ em.
1.3.2 Hệ thống pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam điều chỉnh việc
nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài.
* Những văn bản pháp luật quốc tế liên quan đến điều chỉnh quan hệ nuôi
con nuôi có yếu tố nước ngoài .
Trong xu thế toàn cầu hoá hiện nay, vấn đề nuôi con nuôi giữa công dân
các nước ngày càng phát triển đòi hỏi sự quan tâm của chính phủ các nước.
Pháp luật các quốc gia cũng như pháp luật quốc tế đều thống nhất công nhận
rằng “ trẻ em, do còn non nớt về thể chất và trí tuệ, cần được bảo vệ và chăm
sóc đặc biệt, kể cả sự bảo vệ thích hợp về mặt pháp lý trước cũng như sau khi
ra đời” [6]. Do sự khác biệt về hoàn cảnh lịch sử, điều kiện kinh tế - xã hội,
quy định riêng biệt của pháp luật từng nước nên xung đột pháp luật trong quá
trình giải quyết việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài là điều không thể
tránh khỏi. Để khắc phục điều đó trong quá trình hợp tác và phát triển, đã có
khá nhiều Điều ước quốc tế đa phương và song phương nhằm điều chỉnh kịp
thời các quan hệ phát sinh trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế.
Khãa luËn tèt nghiÖp NguyÔn ThÞ H¶i DS30C
11
Những văn bản pháp luật quốc tế về nuôi con nuôi bao gồm : Tuyên bố
của Liên hiệp quốc về các nguyên tắc xã hội và pháp lý liên quan đến việc
bảo vệ và phúc lợi trẻ em, đặc biệt là thu xếp nuôi con nuôi ở trong và ngoài
nước (thông qua ngày 3.12.1986); Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ
em (thông qua ngày 20.11.1989, có hiệu lực ngày 2.9.1990); Công ước LaHay
số 33 về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực con nuôi nước ngoài (thông
qua ngày 29.5.1993, có hiệu lực ngày 1.5.1995).
Tuyên bố của liên hợp quốc về các nguyên tắc xã hội và pháp lý liên
quan đến việc bảo vệ và phúc lợi trẻ em, đặc biệt là việc thu xếp nuôi con
nuôi ở trong và ngoài nước. Tuyên bố này đã nêu rõ : Mục đích hàng đầu của
việc nuôi con nuôi là đem lại cho những trẻ em không thể được cha mẹ đẻ
chăm sóc được một gia đình bền lâu (Điều 13). Tuyên bố này cũng khẳng
định việc cho trẻ em làm con nuôi nước ngoài chỉ là biện pháp thay thế để
đảm bảo cho các em có một mái ấm gia đình khi không thể thu xếp cho các
em được nhận nuôi trong gia đình hay được chăm sóc phù hợp tại quốc gia
gốc của các em (Điều 17).
Công ước quốc tế về quyền trẻ em : Đây là văn bản quốc tế đầu tiên
quy định một cách toàn diện nhất về quyền của trẻ em. Công ước đã quy định
các nguyên tắc cơ bản mà các quốc gia thành viên phải thực hiện nhằm đảm
bảo các quyền cơ bản của trẻ em. Vấn đề nuôi con nuôi quốc tế được đề cập
đến tại Điều 20 và Điều 21 của Công ước. Đây là những cơ sở pháp lý cho
việc nuôi con nuôi quốc tế và là cơ sở để xây dựng các văn bản pháp luật về
nuôi con nuôi quốc tế, cũng như điều chỉnh quan hệ nuôi con nuôi ở các quốc
gia thành viên.
Công ước LaHay số 33 về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực con
nuôi nứơc ngoài. Đây là Công ước liên quan trực tiếp nhất đến vấn đề nuôi
con nuôi. Công ước đã quy định những nguyên tắc chung, phạm vi của công
ước; những yêu cầu đối với việc nuôi con nuôi nước ngoài, thủ tục cho – nhận
con nuôi nước ngoài; vấn đề công nhận và hậu quả của việc nuôi con nuôi;
Khãa luËn tèt nghiÖp NguyÔn ThÞ H¶i DS30C
12
quy định của các cơ quan trung ương có thẩm quyền và các tổ chức được uỷ
quyền; trách nhiệm của quốc gia thành viên…Công ước Lahay là Điều ước
quốc tế đa phương về nuôi con nuôi quốc tế. Việc tham gia Công ước này tạo
điều kiện thuận lợi cho các quốc gia trong việc bảo vệ trẻ em và hợp tác giải
quyết các vấn đề phát sinh trong lĩnh vực con nuôi quốc tế.
Bên cạnh đó, hiện tượng xung đột pháp luật trong quá trình giải quyết
việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài là điều không tránh khỏi. Để giải
quyết những xung đột pháp luật đó, để điều chỉnh tốt quan hệ nuôi con nuôi
giữa nước ta với các nước, Việt Nam đã ký kết một số Hiệp định song
phương về nuôi con nuôi với một số nước. Ngoài ra, quan hệ nuôi con nuôi
có yếu tố nước ngoài còn được điều chỉnh qua các Hiệp định tương trợ tư
pháp và pháp lý, Hiệp định lãnh sự giữa nước ta với các nước.
Hiệp định TTTP&PL liên quan đến vấn đề nuôi con nuôi : Hiệp định
tương trợ tư pháp là hình thức pháp lý ngày càng có vai trò quan trọng trong
việc điều chỉnh quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. Các Hiệp định
này đều quy định việc xác định thẩm quyền giải quyết nuôi con nuôi; quy
định nguyên tắc áp dụng pháp luật để điều chỉnh quan hệ nuôi con nuôi giữa
công dân của các nước ký kết là nguyên tắc luật quốc tịch của người nhận
nuôi, ngoài ra một số Hiệp định điều chỉnh quan hệ nuôi con nuôi theo
nguyên tắc Luật quốc tịch của con nuôi.
Hiệp định hợp tác về nuôi con nuôi phát huy hiệu quả cao nhất trong
lĩnh vực nuôi con nuôi. Hiện nay có 16 HĐHTNCN đã được ký kết, nội dung
cơ bản của các Hiệp định này là :
- Đảm bảo nguyên tắc bảo vệ trẻ em;
- Quy định về thủ tục giải quyết việc cho nhận con nuôi giữa các nước;
- Quy định nguyên tắc áp dụng pháp luật và thẩm quyền quyết định
việc cho nhận con nuôi;
- Hệ quả pháp lý của việc nuôi con nuôi;
Khãa luËn tèt nghiÖp NguyÔn ThÞ H¶i DS30C
13
- Nghĩa vụ hợp tác: Các nước ký kết cam kết thực hiện các biện pháp
cần thiết để bảo vệ trẻ em, trao đổi thông tin và phối hợp thực hiện hợp định.
Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực nuôi con nuôi nước ngoài ở Việt Nam
những năm qua đã mang lại hiệu quả cao. Việc nuôi con nuôi có yếu tố nước
ngoài được đặt dưới sự giám sát chặt chẽ của các cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền và đảm bảo tuân thủ pháp luật của cả hai nước: nước gốc và nước
nhận. Điều đó đã góp phần đảm bảo tính nhân đạo, lành mạnh của việc cho
nhận con nuôi, khắc phục hiện tượng lợi dụng việc nuôi con nuôi vào những
mục đích trục lợi.
* Hệ thống pháp luật Việt Nam điều chỉnh việc nuôi con nuôi có yếu tố
nước ngoài.
Sự hình thành và phát triển của quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước
ngoài gắn liền với điều kiện hoàn cảnh lịch sử, kinh tế – xã hội từng thời kỳ.
Từ khi Nhà nước phong kiến Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời pháp luật
về nuôi con nuôi về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài có thể xem xét qua
các giai đoạn sau:
- Giai đoạn từ 1945 – 1959.
Pháp luật trong nước về quan hệ HN & G§ có yếu tố nước ngoài trong đó
có quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài còn hết sức đơn giản, chưa tập
hợp thành hệ thống, chưa điều chỉnh đầy đủ các quan hệ đó. Quan hÖ nu«i
con nu«i cã yÕu tè n-íc ngoµi ch-a ®-îc ®iÒu chØnh riªng biÖt.
- Giai đoạn từ 1959 – 1986.
Xuất phát từ tình hình thực tế của quan hệ hôn nhân và gia đình trong thời
kỳ mới, luật hôn nhân và gia đình đã được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ
XI ngày 29/12/1959 và được Chủ tịch nước ký sắc lệnh số 02/SL công bố
ngày 13/01/1960. Vấn đề nuôi con nuôi được quy định ngay trong Luật HN &
G§ đầu tiên của nước ta (Luật hôn nhân và gia đình năm 1959), nhưng nuôi
con nuôi có yếu tố nước ngoài vẫn chưa được ghi nhận trong luật.
Khãa luËn tèt nghiÖp NguyÔn ThÞ H¶i DS30C
14
Sau khi thống nhất đất nước (1975), quan hệ hợp tác giữa Việt Nam với
các nước ngày càng được mở rộng. Việt Nam đã tiến hành đàm phán và ký
kết các hiệp định tương trợ tư pháp với Cộng hòa dân chủ Đức (1980), Liên
Xô (1981), Tiệp Khắc (1982), CuBa (1984), Hungary (1985), Bungari (1986).
Các Hiệp định tương trợ tư pháp đã điều chỉnh khá toàn diện các vấn đề hôn
nhân và gia đình, trong đó có vấn đề nuôi con nuôi cã yÕu tè n-íc ngoµi.
- Giai đoạn 1986 – 2000.
Ngày 29/12/1986 Luật HN & G§ Việt Nam đã được Quốc hội thông qua.
Lần đầu tiên trong lịch sử pháp luật hôn nhân và gia đình, nhà nước ta đã
dành 1 chương (chương IX) quy định về quan hệ hôn nhân và gia đình giữa
công dân Việt Nam với người nước ngoài.
Trong khoảng thời gian từ 1986 đến 1992, Quốc hội đã thông qua một số
văn bản pháp lý cã liên quan đến quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước
ngoài như Luật Quốc tịch 1988, Điều 14 quy định trẻ em là công dân Việt
Nam làm con nuôi người nước ngoài không vì thế mà mất quốc tịch Việt
Nam; Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (2004) quy định: “Mọi trường
hợp đưa trẻ em ra nước ngoài hoặc từ nước ngoài vào phải theo quy định của
pháp luật Việt Nam” (Điều 7).
Ngày 29/4/1992, Hội Đồng Bộ Trưởng đã ban hành Quyết định số 145/
QĐ-HĐBT, tuy nó mới chỉ điều chỉnh việc người nước ngoài xin trẻ em Việt
Nam làm con nuôi đang sống trong các cơ sở nuôi dưỡng do ngành Lao động
thương binh - xã hội quản lý, song có thể thấy đây là văn bản pháp luật trong
nước đầu tiên của Việt Nam cụ thể hoá việc nuôi con nuôi giữa công dân Việt
Nam và người nước ngoài.
Trong giai đoạn này Pháp lệnh HN & GĐ giữa công dân Việt Nam với
người nước ngoài (1993) ra đời. Sự ra đời của Pháp lệnh đánh dấu sự phát
triển quan trọng của Pháp luật Việt Nam trong việc điều chỉnh quan hệ HN &
GĐ có yếu tố nước ngoài.
Khãa luËn tèt nghiÖp NguyÔn ThÞ H¶i DS30C
15
- Giai đoạn từ năm 2000 đến nay.
Vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ngày càng phát triển, mở rộng,
trở thành một chế định pháp lý trong pháp luật Hôn nhân và gia đình. Luật
HN & GĐ năm 2000 dành một chương (chương XI) quy định quan hệ Hôn
nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài, việc nuôi con nuôi có yếu tố nước
ngoài được quy định cụ thể tại Điều 105, cùng với đó là hệ thống các văn bản
dưới luật.
Việc ban hành các văn bản pháp luật đã đáp ứng kịp thời đòi hỏi của thực
tiễn về quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. Việc nuôi con nuôi có
yếu tố nước ngoài được quy định rõ ràng cụ thể, chặt chẽ hơn, các quy định
về điều kiện nuôi con nuôi, hậu quả pháp lý của việc nuôi con nuôi, thủ tục
đăng ký, chấm dứt việc nuôi con nuôi …quy định một cách đầy đủ, toàn diện
và hệ thống hơn.
Khãa luËn tèt nghiÖp NguyÔn ThÞ H¶i DS30C
16
CHƯƠNG 2
TÌNH HÌNH ÁP DỤNG PHÁP LUẬT NUÔI CON NUÔI
CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
2.1 Một số nhận xét chung về tình hình áp dụng pháp luật nuôi con
nuôi có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam hiện nay.
Nhìn chung, pháp luật Việt Nam chỉ tỏ rõ hiệu lực chủ yếu ở phần đầu
quá trình cho nhận con nuôi, đó là xác định về điều kiện của người nhận nuôi,
của con nuôi; thủ tục cho nhận… Đối với phần sau của quá trình nuôi con
nuôi nước ngoài (vấn đề bảo vệ quyền và lợi ích của đứa trẻ trong mối quan
hệ với bố mẹ nuôi ở nước mà nó cư trú) – sau khi trẻ em Việt Nam đã được
bàn giao cho cha mẹ nuôi thì gần như pháp luật Việt Nam không thể phát huy
giá trị hiệu lực của nó. Điều đó là do xuất phát từ nguyên lý cơ bản, hiệu lực
của hệ thống pháp luật mỗi quốc gia chỉ có giá trị trên lãnh thổ của mình.
Trong khi đó, các Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam với nước ngoài
cũng chỉ dừng lại ở mức độ quy định về vấn đề luật áp dụng và thẩm quyền
giải quyết quan hệ nuôi con nuôi quốc tế. Các HĐHTNCN dù đã đi xa hơn và
hiệu quả hơn khi thiết lập các cơ chế hỗ trợ song phương về việc đảm bảo một
cuộc sống tốt đẹp cho đứa trẻ ngay cả khi nó được chuyển ra nước ngoài sinh
sống, nhưng lại có hạn chế nhất định đó là: Các HĐHTNCN vẫn chưa thực sự
là một khung pháp lý đầy đủ để chi phối được rộng khắp các vấn đề có thể
phát sinh trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế. Mặt khác các Hiệp định về
nuôi con nuôi nước ngoài hiện nay rõ ràng vẫn là những thoả thuận riêng lẻ
giữa Việt Nam với từng nước cụ thể, trong khi số lượng các nước có hiệp
định với Việt Nam lại còn khá ít.
2.1.1 Những thuận lợi khi áp dụng pháp luật giải quyết việc nuôi con
nuôi có yếu tố nước ngoài
Trên cơ sở nhìn nhận thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật về nuôi
con nuôi có yếu tố nước ngoài trong những năm qua cho thấy những thành
Khãa luËn tèt nghiÖp NguyÔn ThÞ H¶i DS30C
17
công cơ bản sau:
- Qua việc cho trẻ em làm con nuôi người nước ngoài, tìm được mái ấm
gia đình cho nhiều trẻ em, đảm bảo quyền lợi cho người con nuôi và người
nhận con nuôi.
Việc cho trẻ em Việt Nam làm con nuôi người nước ngoài trong thời
gian qua đã cơ bản giải quyết được những khó khăn về đời sống cho một số
trẻ em có hoàn cảnh gia đình đặc biệt như bị bỏ rơi, mồ côi, trẻ em tàn tật mà
điều kiện gia đình cũng như cơ sở nuôi dưỡng không bảo đảm được việc
chăm sóc nuôi dưỡng, chữa trị, đồng thời đáp ứng được yêu cầu, mục tiêu cơ
bản của việc nuôi con nuôi là vì lợi ích tốt nhất của trẻ em.
Việc giải quyết cho người nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam làm con
nuôi đã đáp ứng được nguyện vọng chính đáng của người xin nhận con nuôi,
tăng cường được mối quan hệ gắn bó giữa họ với Việt Nam, đồng thời giảm
bớt phần nào gánh nặng về kinh tế, nhất là đối với các gia đình đông con hoặc
có con bị khuyết tật.
- Cơ chế giải quyết vấn đề nuôi con nuôi nước ngoài chặt chẽ hơn,
minh bạch hơn.
Quy định của pháp luật hiện hành tạo cơ chế giải quyết vấn đề nuôi con
nuôi nước ngoài chặt chẽ hơn, minh bạch và rõ ràng hơn; quy trình thủ tục, hồ
sơ giấy tờ giải quyết cho trẻ em làm con nuôi nước ngoài được quy định cụ
thể hơn. Cùng với quy định trong các HĐHTNCN, Nghi định 68/ 2002/ NĐ-
CP và sửa đổi bổ sung ở nghị định 69/2006/NĐ-CP, đã tiệm cận dần với cơ
chế giải quyết vấn đề nuôi con nuôi quốc tế theo chuẩn mực Công ước
Lahaye 1993 (mà Việt Nam đang chuẩn bị ký kết và phê chuẩn).
Thứ nhất, về nguyên tắc, chỉ giải quyết cho trẻ em Việt Nam làm con
nuôi ở những nước cùng tham gia hoặc ký kết với Việt Nam điều ước quốc tế
về hợp tác nuôi con nuôi. Với những nước chưa ký kết điều ước quốc tế, thì
chỉ giải quyết trong một số trường hợp ngoại lệ có tính nhân đạo.
Khãa luËn tèt nghiÖp NguyÔn ThÞ H¶i DS30C
18
Thứ hai, công tác quản lý nhà nước về nuôi con nuôi quốc tế được giao
tập trung vào một cơ quan đầu mối là Cục Con nuôi thuộc Bộ Tư pháp. Cơ
quan này đồng thời đảm nhiệm chức năng của cơ quan Trung ương về con
nuôi quốc tế của Việt Nam theo các HĐHTNCN giữa Việt Nam với các nước
và tham gia vào một số khâu trong quá trình giải quyết cho trẻ em Việt Nam
làm con nuôi nước ngoài.
Thứ ba, cơ chế phối hợp giữa các cơ quan nhà nước ở địa phương với
nhau và với cơ quan trung ương đã được kiện toàn một bước. Nhiều tỉnh đã
ban hành Quy chế phối hợp liên ngành giữa các cơ quan Tư pháp, Lao động-
Thương binh và Xã hội, Công an, Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh trong việc
giải quyết hồ sơ nuôi con nuôi, tạo ra sự kiểm tra thường xuyên hơn đối với
hoạt động nuôi con nuôi quốc tế tại địa phương. Điều đó có ý nghĩa tích cực
trong việc phòng chống các hành vi vi phạm pháp luật nhằm mục đích trục
lợi.
Thứ tư, tạo khung pháp lý cho phép các tổ chức nuôi con nuôi nước
ngoài vào hoạt động tại Việt Nam. Trên cơ sở các Hiệp định về hợp tác nuôi
con nuôi và Nghị định 68/CP, trong các năm qua, Bộ tư pháp đã cấp giấy
phép cho khoảng 70 tổ chức con nuôi nước ngoài vào hoạt động tại Việt Nam
trên nguyên tắc nhân đạo, phi lợi nhuận [40]. Các tổ chức này đã có nhiều
đóng góp tích cực, hỗ trợ kỹ thuật và giúp đỡ cho nhiều trẻ em có hoàn cảnh
đặc biệt làm con nuôi người nước ngoài.
- Có sự cải thiện đáng kể về điều kiện vật chất trong các cơ sở nuôi
dưỡng trẻ em.
Trong những năm qua, cả nước có khoảng 120 cơ sở bảo trợ xã hội do
ngành lao động - thương binh -xã hội quản lý, được phép giới thiệu trẻ em
làm con nuôi, theo chỉ định của các Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh [37]. Hầu hết
các tỉnh thành phố đều đã có (ít nhất là một) cơ sở nuôi dưỡng để có thể đảm
nhiệm việc nuôi dưỡng chăm sóc trẻ em. Việc thực hiện các dự án hỗ trợ nhân
đạo từ các tổ chức con nuôi nước ngoài, đã góp phần quan trọng cải thiện về
Khãa luËn tèt nghiÖp NguyÔn ThÞ H¶i DS30C
19
cơ sở vật chất, đời sống của nhiều cơ sở nuôi dưỡng, giải quyết những khó
khăn nhất định của địa phương.
Theo báo cáo chưa đầy đủ, từ năm 2003 đến nay, tổng số hỗ trợ nhân
đạo bằng tiền và vật chất trị giá đạt khoảng 160 tỷ đồng [38]. Đây là những
con số ấn tượng về sự hỗ trợ hữu hiệu của các cơ sở nuôi dưỡng, giúp cho các
cơ sở nuôi dưỡng cải thiện đáng kể cơ sở vật chất và điều kiện chăm sóc, nuôi
dưỡng trẻ.
- Cải tiến một bước trình tự, thủ tục giải quyết cho trẻ em làm con nuôi
người nước ngoài.
Thủ tục, trình tự giải quyết việc nuôi con nuôi quốc tế được cải tiến
một cách đáng kể. Nhiều loại biểu mẫu hồ sơ được ban hành bảo đảm thống
nhất thi hành trên phạm vi cả nước. Quy trình xử lý hồ sơ được thực hiệnchặt
chẽ hơn giảm bớt thủ tục phiền hà. hành chính giấy tờ, đảm bảo tính khả thi
trong việc giải quyết hồ sơ. Sự tham gia của Cục Con nuôi đã tăng cường việc
kiểm tra, giám sát hoạt động cho con nuôi nước ngoài, tháo gỡ những vướng
mắc, ách tắc, hạn chế và ngăn ngừa các vi phạm trong quá trình giải quyết,
tăng cường sự quản lý của cơ quan Nhà nước.
Trong quy trình giải quyết việc nuôi con nuôi, trách nhiệm của các cơ
quan Nhà nước (như Cục Con nuôi, Sở Tư pháp, Công an tỉnh, Văn phòng Uỷ
ban nhân dân tỉnh, cơ sở nuôi dưỡng, Công an và uỷ ban nhân dân cấp xã)
được quy định rõ ràng hơn về trách nhiệm của từng khâu liên quan đến hồ sơ
của người xin nhận con nuôi và hồ sơ của trẻ em.
- Công tác thanh tra, kiểm tra được tăng cường.
Công tác thanh tra, kiểm tra đối với việc giải quyết cho trẻ em làm con
nuôi nước ngoài thời gian qua cũng đã được tăng cường một bước, góp phần
tích cực vào việc phát hiện, ngăn ngừa và xử lý vi phạm trong lĩnh vực nuôi
con nuôi nước ngoài, nhằm ổn định tình hình, phục vụ đắc lực cho công tác
quản lý nhà nước trong lĩnh vực này.
Khãa luËn tèt nghiÖp NguyÔn ThÞ H¶i DS30C
20
- Hợp tác quốc tế về nuôi con nuôi không ngừng được cải thiện, mở
rộng.
Việc quy định nguyên tắc giải quyết cho trẻ em làm con nuôi nước
ngoài thực hiện trên cơ sở điều ước quốc tế về hợp tác nuôi con nuôi giữa
Việt Nam và các nước khác. Nguyên tắc này là “chìa khoá” để mở rộng cánh
cửa hợp tác quốc tế về nuôi con nuôi giữa Việt Nam với các nước và vùng
lãnh thổ. Nghị định 184/ CP trước đây không có quy định này.
2.1.2 Những khó khăn, bất cập khi áp dụng pháp luật giải quyết việc
nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài.
- Nhận thức chưa đúng về vấn đề nuôi con nuôi trong đó có nuôi con
nuôi có yếu tố nước ngoài.
Một trong những bất cập, tồn tại cơ bản là trong xã hội, các cơ quan
nhà nước và trong nhân dân còn nhận thức chưa đúng về vấn đề nuôi con nuôi
nói chung và nuôi con nuôi nước ngoài nói riêng, nhất là về tính nhân đạo,
nhân văn và các vấn đề pháp lý có liên quan.
Công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật trong lĩnh vực này nhìn
chung còn yếu, chưa được quan tâm đúng mức, chưa thực hiện thường xuyên
và thống nhất ở các địa phương.
- Hiện tượng làm sai lệch nguồn gốc trẻ em vẫn còn.
Một quyết định cho trẻ em làm con nuôi người nước ngoài, trước khi
được đưa ra cần được cân nhắc kỹ càng, chính xác, suy xét trên mọi phương
diện. Bởi một hành vi sai phạm, sẽ gây hậu quả khôn lường không những đối
với trẻ em, người xin con nuôi, tổ chức con nuôi mà còn ảnh hưởng đến quan
hệ giữa nước cho con nuôi và nước nhận con nuôi. Vấn đề này đang là một
thực tế cần hoàn thiện, nhiều kẻ lợi dụng hoạt động nhân đạo này để trục lợi,
nhiều người lợi dụng chức quyền để mưu lợi cá nhân.
Cũng do sự nhận thức còn hạn chế, đặc biệt là do động cơ trục lợi cá
nhân, nên thực tế dẫn đến hiện tượng làm sai lệch hồ sơ, giấy tờ về nguồn gốc
của trẻ em từ phía cán bộ công chức hoặc cán bộ có chức quyền ở địa phương.
Khãa luËn tèt nghiÖp NguyÔn ThÞ H¶i DS30C
21
Hành vi này, vô hình chung đã tiếp tay cho tệ nạn làm giấy tờ nhằm mục đích
trục lợi, qua đó xâm hại đến các quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ em, gây
hậu quả xấu cho xã hội. Ví dụ như năm 2008 vừa qua tại Tỉnh Nam Định,
Công an đã phát hiện đường dây đưa trẻ em ra nước ngoài làm con nuôi từ
việc điều tra vụ làm giả hồ sơ trẻ em, cho thấy tệ nạn tham nhũng, trục lợi của
cá nhân có thẩm quyền…
- Thiếu sự gắn kết giữa con nuôi trong nước và con nuôi quốc tế.
Theo quy địnhcủa quốc tế, thì nguyên tắc ưu tiên là phải chú trọng việc
nuôi con nuôi trong nước, nuôi con nuôi nước ngoài chỉ là biện pháp thay thế
cuối cùng khi không thể tìm được mái ấm gia đình cho trẻ em ở trong nước.
Đây cũng là nguyên tắc quan trọng của Công ước Lahaye 1993.
Các cơ sở bảo trợ xã hội trẻ em cũng chưa có sự phân loại một cách
chính thức: có những nơi đựơc giới thiệu trẻ em làm con nuôi người nước
ngoài, nhưng có nơi chỉ được giới thiệu trẻ em làm con nuôi trong nước, thậm
chí có nơi không được giới thiệu trẻ em làm con nuôi. Hiện nay cả nước có
trên 378 cơ sở nuôi dưỡng trẻ em nhưng chỉ có 91 cơ sở đó trong số đó đựơc
giới thiệu trẻ em làm con nuôi nước ngoài theo sự chỉ định của Uỷ ban nhân
dân cấp tỉnh [41]. Điều này đã tạo sự phân biệt đối xử, là nguyên nhân làm
phát sinh sự độc quyền của các cơ sở nuôi dưỡng của nhà nước trong việc giới
thiệu trẻ em làm con nuôi nước ngoài.
Pháp luật về HN & GĐ, cũng như về đăng ký hộ tịch, đều chưa có biện
pháp bảo đảm thực thi quyền của trẻ em là đựơc ưu tiên nuôi dưỡng ở trong
nước. Điều này đã tạo kẻ hở cho hiện tượng tiêu cực trong quá trình giới thiệu
và giải quyết cho trẻ em làm con nuôi nước ngoài.
- Công tác quản lý Văn phòng con nuôi nước ngoài còn nhiều hạn chế.
Văn phòng con nuôi của các nước hoạt động tại Việt Nam một mặt phải
tuân theo pháp luật của nước nhận. Nhiều nước có các quy định khác nhau về
hoạt động của tổ chức con nuôi nước ngoài, nhất là các quy định về tài chính.
Khả năng tài chính của các tổ chức con nuôi nước ngoài cũng rất khác nhau,
Khãa luËn tèt nghiÖp NguyÔn ThÞ H¶i DS30C
22
nên hiệu quả hoạt động tài chính cũng khác nhau. Thời gian qua, các tổ chức
này đều thực hiện hỗ trợ nhân đạo cho các cơ sở nuôi dưỡng chủ yếu bằng
tiền mặt. Pháp luật nước ta quy định về hỗ trợ nhân đạo, quản lý việc tiếp
nhận, sử dụng các khoản hỗ trợ nhân đạo nhìn chung còn thiếu và chưa cụ thể,
lỏng lẻo, thiếu minh bạch, rõ ràng.
- Thủ tục, trình tự giải quyết việc nuôi con nuôi còn một số bất cập.
Theo thông tư 08/2006/TT-BTP, các cơ sở nuôi dưỡng phải gửi danh
sách trẻ có đủ điều kiện làm con nuôi nước ngoài về Cục qua Sở Tư pháp.
Nhưng trên thực tế quy định này chưa được thực hịên một cách triệt để. Các
cơ quan khác như Sở Tư pháp, Cục Con nuôi cũng chỉ là cơ quan kiểm tra và
cho ý kiến đối với hồ sơ giấy tờ trẻ em do các cơ sở nuôi dưỡng lập theo quy
định của pháp luật.
Ngoài ra, nhiều địa phương giao toàn bộ khâu chuẩn bị hồ sơ trẻ em
cho cơ sở nuôi dưỡng, Sở Tư pháp chỉ kiểm tra và làm công văn gửi Cục Con
nuôi. Nhiều địa phương trực tiếp gửi danh sách cho Cục mà không thông qua
Sở Tư pháp. Điều này trái với quy định của thông tư 08/2006/TT-BTP, đồng
thời là kẻ hở để cơ sở nuôi dưỡng “đạo diễn” hồ sơ trẻ em, làm sai lệch
nguồn gốc trẻ em vì mục đích trục lợi.
- Chưa có quy định rõ về cơ chế phối hợp giữa các cơ quan có liên
quan.
Một bất cập trong việc thi hành Nghị định 68/2002/ NĐ-CP là thiếu
đồng bộ trong cơ chế phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc giải
quyết nuôi con nuôi quốc tế. Cụ thể là cấp xã phường - cấp tỉnh - cấp trung
ương.
Đối với cấp xã, có hiện tượng chính quyền địa phương thông đồng với
những người môi giới, trục lợi trong việc thu gom trẻ và làm sai lệch hồ sơ
trẻ.
Đối với cấp tỉnh, nhiều nơi chưa ban hành cơ chế phối hợp. Có nơi ban
hành nhưng lại mang tính hình thức khó triển khai trên thực tế.
Khãa luËn tèt nghiÖp NguyÔn ThÞ H¶i DS30C
23
Đối với cấp trung ương, còn thiếu sự hợp tác chặt chẽ giữa Bộ Tư pháp
và Bộ Lao động- Thương binh và xã hội trong việc hoạch định chính sách về
nuôi con nuôi quốc tế, về cơ sở bảo trợ xã hội, về các vấn đề quản lý tài
chính, hỗ trợ nhân đạo.
- Hiện tượng môi giới trung gian trong việc nuôi con nuôi có yếu tố
nước ngoài còn diễn biến phức tạp.
Các hoạt động môi giới trung gian bất hợp pháp trong lĩnh vực nuôi
con nuôi chưa giảm, mà còn diễn biến phức tạp, tinh vi, kín đáo hơn, trong đó
có sự hấp dẫn về lợi ích kinh tế có thể được coi là động cơ chính. Cùng với sự
cạnh tranh giữa các tổ chức con nuôi nước ngoài tại các địa phương với nhau,
còn xuất hiện sự cạnh tranh của một số tổ chức dịch vụ, du lịch, văn phòng
luật sư…. Nguyên nhân của tình trạng này là Việt Nam chưa cho phép tổ
chức nuôi con nuôi trong nước hoạt động trong lĩnh vực nuôi con nuôi có yếu
tố nước ngoài. Trong khi vấn đề kiểm tra, quản lý, thanh tra và xử lý của
chúng ta còn nhiều hạn chế thì việc tiếp tay của những người trực tiếp tham
gia quản lý hồ sơ con nuôi đã làm cho các hiện tượng môi giới trung gian khó
kiểm soát.
2.2 Thực trạng áp dụng pháp luật hiện hành giải quyết việc nuôi con
nuôi có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam.
Để điều chỉnh quan hệ nuôi con nuôi quốc tế, pháp luật là công cụ
mang tính hiệu quả và hiệu lực nhất. Pháp luật về nuôi con nuôi quốc tế hiện
hành ở Việt Nam gồm có: Các điều ước quốc tế và pháp luật trong nước. Điều
ước quốc tế, có các HĐTTTP & PL mà Việt Nam đã ký với các nước, trong
đó có điều chỉnh ở mức độ nhất định về vấn đề nuôi con nuôi quốc tế. Bên
cạnh đó, còn có các HĐHTNCN mà Việt Nam đã ký với các nước và vùng
lãnh thổ. Về phía pháp luật quốc gia, vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước
ngoài được quy định trong các văn bản như: Luật Hôn nhân và gia đình năm
2000 cụ thể ở điều 105; Nghị định 68/CP quy định chi tiết thi hành một số
điều của Luật Hôn nhân và gia đình về quan hệ Hôn nhân và gia đình có yếu
Khãa luËn tèt nghiÖp NguyÔn ThÞ H¶i DS30C
24
tố nước ngoài; Nghị định 69/CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định
68/CP; Thông tư số 07/BTP hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định
68/CP; Thông tư 08/BTP hướng dẫn thực hiện một số quy định về nuôi con
nuôi có yếu tố nước ngoài.
Cùng với xu thế hội nhập, việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ở
Việt Nam trong những năm gần đây có xu hướng tăng cao. Quy định của
pháp luật hiện hành đã tạo cơ sở pháp lý cho việc nuôi con nuôi quốc tế.
Phân tích thực trạng áp dụng pháp luật về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài
sẽ cho ta thấy những vấn đề còn tồn tại cần giải quyết.
2.2.1 Nguyên tắc giải quyết nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài.
Thứ nhất, đảm bảo việc cho-nhận trẻ em làm con nuôi chỉ được thực
hiện trên tinh thần nhân đạo, nhằm đảm bảo lợi ích tốt nhất cho trẻ em và tôn
trọng các quyền cơ bản của trẻ em đã được pháp luật quốc gia và pháp luật
quốc tế ghi nhận.
Nguyên tắc này khẳng định chủ trương chính sách đúng đắn nhất quán
của Đảng và Nhà nước ta trong việc cho người nước ngoài nhận trẻ em Việt
Nam làm con nuôi, nhằm mục đích cao nhất là tìm cho trẻ có hoàn cảnh khó
khăn một gia đình thay thế cho gia đình gốc của trẻ.
Đồng thời để đảm bảo nguyên tắc nhân đạo, Nghị định 68/CP quy định
“ nghiêm cấm lợi dụng việc nuôi con nuôi nhằm mục đích bóc lột sức lao
động, xâm phạm tình dục, mua bán trẻ em hoặc vì mục đích trục lợi khác”
[7]. Đây là nguyên tắc trước đây chưa được quy định (Nghị định 184/ CP).
Có thể thấy rằng việc giải quyết nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài dựa trên
nguyên tắc tối thượng của Công ước Lahaye 1993 [1].
Thứ hai, việc cho người nước ngoài thường trú ở nước ngoài nhận trẻ
em có quốc tịch Việt Nam làm con nuôi chỉ được xem xét giải quyết nếu Việt
Nam và nước người nhận nuôi thường trú đã ký kết hoặc cùng gia nhập điều
ước quốc tế về hợp tác nuôi con nuôi (trừ trường hợp ngoại lệ). Đây là một
quy định mới so với quy định của Nghị định 184/ CP trước đây và đã làm
Khãa luËn tèt nghiÖp NguyÔn ThÞ H¶i DS30C
25
thay đổi căn bản về thủ tục giải quyết việc nuôi con nuôi. Việc đề ra nguyên
tắc này nhằm tạo cơ sở pháp lý quốc tế cho vấn đề bảo vệ trẻ em Việt Nam
khi được làm con nuôi ở nước ngoài, qua đó góp phần hạn chế các hiện
tượng tiêu cực có thể xảy ra liên quan đến việc cho và nhận con nuôi.
Tuy nhiên nhu cầu xin nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi nước ngoài
rất lớn, việc thực hiện nguyên tắc này cũng rất phức tạp đối với việc xin con
nuôi của những người thường trú tại các nước chưa có điều ước quốc tế về
nuôi con nuôi với Việt Nam. Trong điều kiện chưa thể gia nhập Công ước
cũng như không thể cùng một lúc ký kết hiệp định với tất cả các nước xin
nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi, pháp luật Việt Nam cũng tính đến
trường hợp ngoại lệ - tức là có thể cho phép người nước ngoài ở những nước
chưa ký kết điều ước quốc tế với Việt Nam, được nhận trẻ em Việt Nam làm
con nuôi trong trường hợp xin đích danh trẻ mồ côi tàn tật đang sống tại gia
đình hoặc trường hợp giữa những người xin nhận và trẻ em có quan hệ họ
hàng thân thích với nhau. Nếu người nước ngoài không có quan hệ họ hàng
thân thích thì phải có thời gian sinh sống, làm việc, học tập tại Việt Nam ít
nhất là từ 6 tháng trở lên.
Đây là nguyên tắc quan trọng vì nó yêu cầu việc giải quyết nuôi con
nuôi phải đặt ở tầm quan hệ hai Nhà nước, chứ không còn đơn thuần là quan
hệ giữa người xin con nuôi, người cho con nuôi, và cơ quan Nhà nước có
thẩm quyền. Đồng thời việc thực hiện tốt nguyên tắc này sẽ tạo điều kiện
thuận lợi để tiến tới gia nhập Công ước Lahay. Tuy nhiên việc nhận nuôi con
nuôi giữa những người có quan hệ họ hàng thân thích, pháp luật chưa quy
định cụ thể nên còn có sự hiểu sai hay không phù hợp khi áp dụng. Mặc dù
Thông tư 08/BTP đã có hướng dẫn về vấn đề này (điểm 1 mục II), song chính
vì sự quy định không tập trung các văn bản thiếu sự thống nhất vì thế việc áp
dụng còn lúng túng và nhân dân vẫn chưa nắm bắt được hết quy định của
pháp luật. Do đó xây dựng Luật nuôi con nuôi là cần thiết.
Khãa luËn tèt nghiÖp NguyÔn ThÞ H¶i DS30C
26
Pháp luật hiện hành chưa có quy định rõ về chủ trương, quan điểm
chung của Nhà nước đối với việc cho trẻ em làm con nuôi người nước ngoài.
Theo quy định của Công ước Lahay, việc cho con nuôi nước ngoài chỉ được
coi là một giải pháp cuối cùng khi không thể tìm một gia đình thích hợp trong
nước cho trẻ em. Bởi vì việc cho trẻ em làm con nuôi phải cố gắng duy trì
được bản sắc văn hoá, phong tục tập quán, ngôn ngữ… của đứa trẻ. Vậy pháp
luật cần quy định rõ và cụ thể về vấn đề này trong pháp luật nuôi con nuôi.
2.2.2 Xác định các điều kiện của việc nuôi con nuôi có yếu tố nước
ngoài.
Theo pháp luật Việt Nam việc nuôi con nuôi nói chung và nuôi con
nuôi có yếu tố nước ngoài nói riêng phải nhằm gắn bó tình cảm giữa ngưòi
nuôi và con nuôi trong quan hệ cha mẹ và con, đảm bảo cho người con chưa
thành niên được trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục tốt, phù hợp với
đạo đức xã hội [23]. Để thực hiện theo đúng mục đích tốt đẹp là “đem đến
cho đứa trẻ một gia đình chứ không phải là đem đến cho gia đình một đứa
trẻ”, đồng thời đảm bảo sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước. Pháp luật quy
định về điều kiện nhận nuôi con nuôi bao gồm điều kiện nhận đối với người
nhận nuôi và con nuôi, điều kiện về sự đồng ý của cha mẹ đẻ, người giám hộ
và người được nhận làm con nuôi.
* Điều kiện của người được nhận làm con nuôi.
Về điều kiện đối với người được nhận làm con nuôi là trẻ em Việt
Nam, Điều 36 Nghị định số 68/CP đã được sửa đổi, bổ sung ở Nghị định
69/CP quy định, người được nhận làm con nuôi phải là người từ 15 tuổi trở
xuống. Căn cứ vào đặc tính thể chất, ở lứa tuổi này các em chưa có khả năng
tự lập nên cần được nuôi dưỡng, quan tâm, chăm sóc, và giáo dục. Người
được nhận làm con nuôi có thể trên 15 tuổi đến dưới 16 tuổi nếu là trẻ em tàn
tật hoặc mất năng lực hành vi dân sự. Trẻ em chỉ có thể làm con nuôi của một
người hoặc cả hai vợ chồng nhưng phải là người khác giới có quan hệ hôn
nhân.
Khãa luËn tèt nghiÖp NguyÔn ThÞ H¶i DS30C
27
Tuy nhiên, theo quy định của Công ước Lahaye 1993 cũng như so sánh
về độ tuổi của trẻ đuợc cho làm con nuôi giữa Việt Nam với một số nước
(các nước có liên quan trong quan hệ cho-nhận con nuôi), cụ thể theo quy
định của Công ước, thì trẻ em có thể được nhận làm con nuôi là những người
dưới 18 tuổi [1]. Điều đó cho thấy sự không tương đồng cần sửa đổi cho phù
hợp với chính sách hội nhập của Nhà nước ta.
Theo Nghị định 67/2007/NĐ-CP về chính sách trợ giúp các đối tượng
bảo trợ xã hội (Điều 4-5), chỉ đưa vào cơ sở nuôi dưỡng những trẻ em bị bỏ
rơi, mồ côi cha mẹ, không nơi nương tựa. Trẻ em Việt Nam được cho làm
con nuôi phải là trẻ đang sống tại các cơ sở nuôi dưỡng hợp pháp thành lập
tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Ngoài ra, những trẻ em sống
trong gia đình mà có quan hệ họ hàng, thân thích với người nhận nuôi hoặc
có anh chị em ruột đang làm con nuôi của người xin nhận nuôi cũng được
xem xét giải quyết (khoản 9 Điều 1 Nghị định 69/CP và mục II Thông tư
08/TT-BTP). Quy định này thu hẹp diện trẻ em được đưa vào cơ sở nuôi
dưỡng và chặt chẽ hơn so với quy định của Nghị đinh 184/CP về đối tượng
trẻ em có thể cho người nước ngoài nhận làm con nuôi; xoá bỏ việc cho nhận
trẻ em sơ sinh từ các nhà hộ sinh, cơ sở y tế…Đồng thời đáp ứng được mục
đích nhân đạo của chính sách cho người nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam
làm con nuôi mà Nhà nước ta đề ra.
Tuy vậy, với quy định này nhiều trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn
không thể có điều kiện được nhận làm con nuôi người nước ngoài nếu không
được nhận vào cơ sở bảo trợ xã hội hoặc không có quan hệ họ hàng thân
thích với người nhận nuôi, Điều này đã hạn chế nguyện vọng cho con làm
con nuôi của các gia đình khó khăn không đảm bảo được cuộc sống tốt cho
con cái. Vì vậy pháp luật nên quy định mở rộng diện trẻ em được nhận vào
các cơ sở bảo trợ xã hội để đảm bảo điều kiện sống của trẻ em có hoàn cảnh
khó khăn và khắc phục hiện tượng vứt bỏ con sơ sinh, dẫn tới nguy hiểm cho
tính mạng của đứa trẻ.
Khãa luËn tèt nghiÖp NguyÔn ThÞ H¶i DS30C
28
* Điều kiện đối với người nhận nuôi.
Người nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi phải có đủ các
điều kiện của người nhận nuôi con nuôi theo quy định tại Điều 69 Luật HN &
GĐ và theo pháp luật của nước mà người đó là công dân (khoản 1 Điều 105
Luật HN & GĐ). Theo đó pháp luật áp dụng để xác định điều kiện của người
nhận nuôi là luật quốc tịch, tuy nhiên theo quy định tại khoản 1 Điều 37 Nghị
định 68/CP thì người nước ngoài phải đáp ứng được các điều kiện của người
nhận nuôi theo quy định của pháp luật của nước nơi người nhận nuôi thường
trú, tức áp dụng hệ thuộc luật nơi cư trú. Như vậy, pháp luật quy định không
thống nhất về luật áp dụng để xác định các điều kiện của người nhận nuôi.
Bên cạnh đó, điều kiện của người nhận nuôi còn được xác định qua các
quy phạm xung đột thống nhất trong các HĐTTTP & PL và HĐHTNCN giữa
nước ta với các nước, việc lựa chọn pháp luật dựa vào hai hệ thuộc trên.
Các điều kiện của người nhận nuôi theo pháp luật Việt Nam được quy
định tại Điều 69 Luật HN & GĐ là hết sức cần thiết nhằm khẳng định tư cách
đạo đức, ý thức pháp luật, điều kiện về thời gian, về kinh tế của người nuôi,
đảm bảo cho con nuôi được chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục tốt nhất, được
lớn lên trong môi trường lành mạnh. Tuy nhiên việc áp dụng quy định của
Điều 69 nói trên trong thực tiễn còn nhiều vướng mắc, bất cập, như việc xác
định tư cách đạo đức của người nhận nuôi là việc khó khăn, pháp luật cần quy
định rõ ràng.
Qua nghiên cứu pháp luật của một số nước trên thế giới cho thấy, hầu
hết pháp luật của các nước đều quy định yêu cầu về độ tuổi của nguời nhận
nuôi. Tuy nhiên, độ tuổi tối thiểu để có thể nhận nuôi của các nước rất khác
nhau (ví dụ Thuỵ Điển quy định độ tuổi của người có thể nhận con nuôi là từ
25 tuổi trở lên; Pháp quy định độ tuổi này là từ 30 tuổi). Ngoài ra,pháp luật
của các nước còn quy định về độ tuổi chênh lệch giữa người nhận nuôi và
con nuôi (ví dụ Pháp quy định người nhận người nhận nuôi phải nhiều hơn
con nuôi 15 tuổi…). Sở dĩ pháp luật các nước đưa ra yêu cầu về độ tuổi tối
Khãa luËn tèt nghiÖp NguyÔn ThÞ H¶i DS30C
29
thiểu và mức chênh lệch vì chỉ đến độ tuổi nhất định thì người ta mới có đủ
khả năng về tài chính, có đủ kinh nghiệm về tâm lý xã hội… để gánh vác
nghĩa vụ và về mặt sinh học giữa hai thế hệ kế cận nhau là cha mẹ và con thì
bao giờ cũng có chênh lệch về tuổi.
Pháp luật hiện hành quy định người nhận nuôi phải hơn con nuôi từ 20
tuổi; quy định như vậy là chưa chặt chẽ, chưa phù hợp với mục đích của việc
nuôi con nuôi. Bởi vì quan hệ giữa cha mẹ nuôi và con nuôi được hình thành
trên cơ sở, ý chí của các bên. Mặt khác, việc quy định giới hạn độ tuổi tối đa
của cha mẹ nuôi là cần thiết vì mục đích của việc nhận nuôi đảm bảo cho trẻ
em được chăm sóc, nuôi dưỡng trong một môi trường tốt, nếu sự chênh lệch
về độ tuổi giữa người nuôi và con nuôi quá lớn thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến
quyền lợi của trẻ.
* Sự thể hiện ý chí của các bên.
Bản chất của việc nuôi con nuôi là việc xác lập quan hệ cha mẹ và con
giữa hai bên, tạo lập gia đình mới không dựa trên cơ sở huyết thống. Do đó
sự thể hiện ý chí của các chủ thể có liên quan trong việc cho - nhận con nuôi
có ý nghĩa quan trọng.
Trước hết, cha mẹ đẻ có quyền quyết định cho con làm con nuôi trên cơ
sở tự nguyện, sự tự nguyện thật sự xuất phát trên cơ sở nhận thức đầy đủ ý
nghĩa và hệ quả pháp lý của việc cho làm con nuôi phù hợp với mong muốn
của cha mẹ đẻ và cha mẹ nuôi. Việc quy định về sự thể hiện ý chí của cha mẹ
đẻ, người giám hộ trong việc cho con làm con nuôi người khác là rất quan
trọng. Khoản 1 Điều 71 Luật HN & GĐ thì việc cho con làm con nuôi phải
được sự đồng ý bằng văn bản của cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ. Cha mẹ đẻ
hoặc người có quyền cho trẻ làm con nuôi cần thể hiện ý chí một cách rõ
ràng, vì sự thể hiện ý chí có ảnh hưởng rất lớn đến việc phát sinh hệ quả pháp
lý của việc nuôi con nuôi ở nước nhận, điều đó còn phụ thuộc vào cho con
làm con nuôi theo hình thức nào, đơn giản hay đầy đủ. Vì vậy pháp luật cần
có sự quy định hình thức nuôi con nuôi đầy đủ bên cạnh hình thức nuôi con
Khãa luËn tèt nghiÖp NguyÔn ThÞ H¶i DS30C
30
nuôi đơn giản, đồng thời quy định cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ phải ghi rõ
cho con nuôi theo hình thức nào. Như vậy sẽ không xảy ra tranh chấp về việc
thực hiện việc nuôi con sau này giữa cha mẹ đẻ và cha mẹ nuôi.
Đồng thời, việc quy định người giám hộ (gồm cả giám hộ đương nhiên
và giám hộ được cử) có quyền cho trẻ làm con nuôi, khi cả cha và mẹ đẻ của
trẻ đều đã chết, đều mất năng lực hành vi dân sự hoặc đều không xác định
được mà không cần sự đồng ý của bất cứ người nào khác như họ hàng, người
thân thích của trẻ…; quy định này là chưa chặt chẽ, pháp luật cần bổ sung,
đảm bảo lợi ích của con nuôi, vì người giám hộ có thể lợi dụng chức quyền
đó để trục lợi.
Theo Nghi định 158/CP “người xin nhận con nuôi phải nộp đơn xin
nhận con nuôi”. Điều đó chứng tỏ họ hoàn toàn tự nguyện và mong muốn
nhận con nuôi. Ngoài ra việc nuôi con nuôi phải có sự đồng ý của người con
nếu người đó đã từ đủ 9 tuổi trở lên. Pháp luật của hầu hết các nước đều quy
định việc nuôi con nuôi phải được sự đồng ý của người được nhận làm con
nuôi nếu đạt đến độ tuổi nhất đinh (ví dụ Trung Quốc quy định là 10 tuổi trở
lên, Đức quy định 14 tuổi, Pháp quy định là 13 tuổi…). Như vậy, việc nuôi
con nuôi phải được sự đồng ý của các bên để làm cơ sở cho các bên thực hiện
tốt quyền và nghĩa vụ.
Ngoài ra trong trường hợp cả hai vợ chồng nhận con nuôi thì phải làm
đơn yêu cầu; trường hợp chỉ có một người muốn nhận thì phải được sự đồng
ý của người kia. Sự đồng ý của họ có ý nghĩa quan trọng vì nó là điều kiện
tạo ra sự hài hoà trong việc nuôi dạy đứa trẻ trong gia đình cha, mẹ nuôi.
* Thời gian thử thách trong việc cho – nhận con nuôi có yếu tố nước
ngoài.
Việc nuôi con nuôi nhằm hình thành quan hệ cha mẹ và con mới một
cách hợp pháp, mà không dựa trên cơ sở huyết thống, nên đó là việc không dễ
dàng. Bởi vì việc dịch chuyển trẻ em đến một môi trường khác lạ về văn hoá,
ngôn ngữ, điều kiện sống…ảnh hưởng rất lớn đến tâm sinh lý của trẻ. Mặt
Khãa luËn tèt nghiÖp NguyÔn ThÞ H¶i DS30C
31
khác, để thiết lập được tình cảm cha mẹ con thì người nhận nuôi và con nuôi
phải có thời gian nhất định để tiếp xúc, hiểu biết về nhau; nếu không có sự
hoà hợp thì không thực hiện được mục đích của việc nuôi con nuôi. Do những
đặc điểm đó việc cho nhận con nuôi, nên pháp luật của nhiều nước đã quy
định về thời gian thử thách như Pháp, Philippin… Thời gian thử thách là một
điều kiện được quy định tai Điều 20 của Công ước Lahay.
Pháp luật hiện nay của nước ta chưa quy định về thời gian thử thách;
đòi hỏi đặt ra là pháp luật phải sớm bổ sung, hoàn thiện, cho tương đồng với
pháp luật các nước trong thời kỳ hội nhập, phù hợp với quy đinh của Công
ước khi chúng ta đang chuẩn bị gia nhập; đảm bảo quyền lợi của các bên nhất
là đối với trẻ em.
2.2.3 Thủ tục đăng ký việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ở Việt
Nam hiện nay.
Theo quy định tại khoản 9 Điều 1 Nghị định 69/CP thì trẻ em Việt Nam
được cho làm con nuôi người nước ngoài là trẻ em từ hai nguồn: cơ sở nuôi
dưỡng (cơ sở bảo trợ xã hội) được thành lập hợp pháp và từ gia đình.
Cả nước hiện nay có 378 cơ sở bảo trợ xã hội mà chỉ 91 trung tâm được
phép cho con nuôi nước ngoài [41], đã gây thiệt thòi không ít cho các em ở
những cơ sở do các hội đoàn, quận, huyện…quản lý.
Mặt khác, theo quy định của Nghị định 68/CP thì cơ sở nuôi dưỡng để
giải quyết cho trẻ em làm con nuôi của người nước ngoài phải là cơ sở nuôi
dưỡng được thành lập hợp pháp. Tuy nhiên một số địa phương như tỉnh
Kontum thì hiện có nhiều cơ sở; trong đó có các cơ sở nuôi dưỡng của các tổ
chức tôn giáo, các cơ sở này đã được hình thành từ trước giải phóng, Nhà
nước ta không thành lập các cơ sở này nhưng các cơ sở này vẫn tồn tại và
hoạt động, điều này đòi hỏi sự điều chỉnh kịp thời của pháp luật [4].
Người nước ngoài đến Kontum chủ yếu xin trẻ em từ các cơ sở này làm
con nuôi. Theo thủ tục của Nghị định 184/CP, việc giải quyết các trường hợp
này là bình thường. Nay theo quy định mới, hồ sơ của trẻ em do cơ sở nuôi
Khãa luËn tèt nghiÖp NguyÔn ThÞ H¶i DS30C
32
dưỡng thành lập theo hướng dẫn của Sở Tư pháp. Tuy nhiên, vì là tổ chức tự
quản nên tư cách của cơ sở tổ chức, hoạt động của cơ sở không rõ ràng, việc
giao dịch với Sở Tư pháp trong việc lập hồ sơ là không đảm bảo theo yêu cầu
chung.
Cục con nuôi là cơ quan có chức năng quản lý và tác nghiệp trong qúa
trình giảI quyết vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. Điều này đã hạn
chế đựơc tiêu cực, buông lỏng quản lý ở địa phương và tăng cường một cách
tối đa sự điều tiết và giám sát của Nhà nước đối với quá trình quản lý nuôi
con nuôi có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam hiện nay.
Vấn đề bất cập hiện nay là ở chỗ, Cục Con nuôi thuộc Bộ Tư pháp
không phải là cơ quan ra quyết định cuối cùng về việc cho người nước ngoài
nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi. Xét về tính chất công việc, Cục Con nuôi
hiện nay chỉ kiểm tra hồ sơ và cho ý kiến để Sở Tư pháp trình Uỷ ban nhân
dân cấp tỉnh quyết định. Trong trường hợp ý kiến của Cục Con nuôi khác với
ý kiến của Sở Tư pháp và của UBND tỉnh thì sự việc trở nên phức tạp hơn.
Trên thực tế, việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài có thể sẽ không được
giải quyết. Chính vì sự không tập trung về thẩm quyền này đã dẫn đến hiện
tượng một số địa phương tự cho mình đặc quyền trong việc giải quyết cho trẻ
em làm con nuôi người nước ngoài, kéo theo nhiều yêu cầu, nhiều thủ tục
phiền hà.
Quy trình thủ tục giải quyết đăng ký nuôi con nuôi có nhiều quy định
theo hướng công khai, minh bạch,hạn chế tiêu cực, đồng thời đảm bảo sự yên
tâm, tin tưởng đối với người nhận nuôi con nuôi. Hiện nay, Nhà nước đã ban
hành 10 loại biểu mẫu về đăng ký nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài và một
số mẫu công văn có liên quan đến họat động quản lý nuôi con nuôi quốc tế và
sử dụng thống nhất trên cả nước [34, tr.21-22].
Nhìn chung kể từ khi Nghị định 68/CP có hiệu lực, với quy trình và đối
tượng chặt chẽ nên số lượng trẻ em được giải quyết cho người nước ngoài
Khãa luËn tèt nghiÖp NguyÔn ThÞ H¶i DS30C
33
nhận làm con nuôi giảm đi một cách đáng kể. Điều này là nguyên nhân làm
cho hồ sơ xin nhận con nuôi của người nước ngoài bị ứ đọng rất nhiều.
(Bảng 1)
Năm Số trẻ em được cho làm con nuôi nước ngoài
2000 1229
2001 1127
2002 1392
2003 807
2004 600
2005 1160
2006 658
(Nguồn- Cục con nuôi quốc tế)
Đến nay, Hoa kỳ đứng đầu danh sách là nước nhận trẻ em Việt Nam
làm con nuôi. Được ký kết năm 2005, Hiệp định hợp tác về nuôi con nuôi
giữa Việt Nam và Mỹ đã phát huy hiệu quả rất tốt, trong ba năm thực hiện
(Hiệp định hết hạn vào 9/2008). Trong số 69 tổ chức nuôi con nuôi nước
ngoài hoạt động tại Việt Nam có 42 tổ chức thuộc Mỹ, 1700 trẻ em Việt Nam
có hoàn cảnh éo le được các gia đình Mỹ nhận nuôi. Song việc phía Mỹ dừng
hiệp định mà không gia hạn là do phát hiện có sự sai phạm trong việc giải
quyết cho con nuôi, đặc biệt là sai phạm trong việc mờ ám về vấn đề tài
chính…[41].
Trong mấy năm gần đây (từ năm 2003 đến tháng 6/ 2008), theo số liệu
báo cáo của các Sở tư pháp lên Bộ Tư pháp cho thấy, các tỉnh giải quyết cho
trẻ em làm con nuôi nước ngoài nhiều nhất là:
Khãa luËn tèt nghiÖp NguyÔn ThÞ H¶i DS30C
34
(Bảng 2 )
STT Tỉnh/thành phố 2003 2004 2005 2006 2007 6/2008 Tổng số
1 Tp.Hồ Chí Minh 144 57 265 337 234 1037
2 Thái Nguyên 65 43 85 99 117 0 409
3 Hà Nội 45 25 53 83 131 337
4 BàRịa-Vũng Tàu 0 101 181 129 159 570
5 Nam Định 0 36 66 85 117 21 325
6 Lạng Sơn 3 18 69 109 100 29 328
7 Đà Nẵng 45 36 51 101 80 11 313
Nhìn chung, có thể thấy số lượng trẻ em được cho làm con nuôi người
nước ngoài ở nhiều tỉnh khá lớn và được chú trọng. Tuy nhiên có một số địa
phương chưa giải quyết được một trường hợp nào, như Hà Giang, Lào Cai,
Sơn La, Gia Lai; có địa phương chỉ giải quyết cho được 1, 2 trẻ như Bình
Định chỉ có một trẻ được cho làm con nuôi, Quãng Ngãi 2 trẻ, Bạc Liêu 2
trẻ…
Như vậy, theo thống kê của Sở Tư pháp từ năm 2003 đến tháng 6/2008,
cả nước có tổng số 5876 trẻ em được người nước ngoài nhận nuôi, đó là một
sự cố gắng đáng kể của nước ta, tìm được mái ấm gia đình cho trẻ, giải quyết
được nhu cầu của người nước ngoài. Nhiều trường hợp giải quyết nhanh
chóng, giúp cho người nhận và trẻ em tạo lập được gia đình tốt đẹp, như
trường hợp của bà Maria Senette Hedlund, quốc tịch Thuỵ Điển, bà được đón
nhận đứa con nuôi thứ hai tại Việt Nam- bé Nguyễn Trung Tín, 4 tháng tuổi
tuổi từ trung tâm bảo trợ trẻ em thành phố Vũng Tàu. Bà Maria Senette
Hedlund đã thật sự vui mừng, vì khi đến Sở Tư pháp Bà Rịa – Vũng Tàu làm
những thủ tục pháp lý cuối cùng để nhận con nuôi, các thủ tục được giải quyết
nhanh gọn. Bà đã vui mừng nhận xét: “Chúng tôi được đón tiếp rất chu đáo
Khãa luËn tèt nghiÖp NguyÔn ThÞ H¶i DS30C
35
và thủ tục rất nhanh gọn. Thật hạnh phúc tuỵệt vời, vì từ nay tôi đã có thêm
một đứa con Việt Nam”[40].
Bên cạnh đó,còn nảy sinh nhiều vướng mắc cần tháo gỡ trong quá trình
giải quyết việc xin nhận con nuôi của người nước ngoài.
Trước hết, còn tồn tại một số điểm không rõ ràng, thiếu minh bạch
trong hồ sơ của trẻ em Việt Nam được cho làm con nuôi người nước ngoài.
Qua công tác thanh tra cho thấy có nhiều loại giấy tờ trong hồ sơ của
trẻ em đã được làm nhằm hợp pháp hoá việc cho trẻ em làm con nuôi, nên
không chính xác, thiếu thống nhất, chưa đầy đủ.
Giấy khai sinh của trẻ em được làm giả với mục đích cho con làm con
nuôi, hiện tượng làm sai lệch nguồn gốc trẻ em để trục lợi. Qua một số vụ án
đã khởi tố tại Nam Định, Phú Thọ, Tuyên Quang, Bắc Ninh, cho thấy tính
phức tạp trong việc kiểm soát các giấy tờ liên quan đến nguồn gốc đích thực
của trẻ. Đặc biệt trong năm 2008 đã có một vụ việc đưa trẻ em ra nước ngoài
làm con nuôi ở Nam Định là vụ việc nổi bật về việc làm giả hồ sơ trẻ em [40].
Trung tâm bảo trợ xã hội Trực Ninh đã đưa hơn 300 trẻ em sang nước ngoài
làm con nuôi; đây là một sai phạm nghiêm trọng xuất phát từ mục đích trục
lợi của nhiều cán bộ có thẩm quyền gây tổn thương cho trẻ em, ảnh hưởng
đến uy tín của Nhà nước ta trên trường quốc tế và gây hoang mang, mất lòng
tin của người nhận con nuôi.
Thứ hai, tồn tại sự mâu thuẫn giữa biểu mẫu giấy tờ trong hồ sơ nuôi
con nuôi với pháp luật thực định: Trong Giấy đồng ý cho trẻ làm con nuôi
quy định sự đồng ý của trẻ theo hình thức nào (đầy đủ hay đơn giản) và biết
rõ hậu quả pháp lý của hình thức đó. Đây là một mâu thuẫn với pháp luật hiện
hành và pháp luật nuôi con nuôi không quy định gì về hình thức nuôi con nuôi
đầy đủ. Mâu thuẫn này cần được giải quyết bằng việc quy định hình thức con
nuôi đầy đủ.
Thứ ba, hiện tượng giữ lại trẻ để đợi sự hỗ trợ về tài chính của tổ chức
con nuôi nước ngoài [34,tr.3-4]. Điều này làm cho việc giải quyết nuôi con
Khãa luËn tèt nghiÖp NguyÔn ThÞ H¶i DS30C
36
nuôi không thực hiện được. Mặt khác, chỉ có một số cơ sở nuôi dưỡng được
quyền giới thiệu trẻ làm con nuôi nước ngoài, nên dẫn tới sự không bình đẳng
và điều đó cũng tạo ra sự cạnh tranh từ phía gia đình trẻ em khi đưa trẻ vào cơ
sở nuôi dưỡng, với mong muốn trẻ được vào cơ sở tốt hơn.
Thứ tư, thời hạn giải quyết nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài là 120
ngày nhưng thực tế ít khi đảm bảo được thời gian này.Việc giải quyết hồ sơ
chậm trễ có nhiều nguyên nhân khác nhau. Nhiều địa phương cho rằng việc
hoàn thành hồ sơ của trẻ trong vòng 30 ngày là không thể được, nhất là đối
với vùng sâu, vùng xa [34,tr.27-30].
Thứ năm, vấn đề minh bạch tài chính liên quan đến các khoản hỗ trợ
nhân đạo của tổ chức nuôi con nuôi nước ngoài cho các cơ sở nuôi dưỡng
được đánh giá là vấn đề “nóng”, thời sự và phức tạp nhất. Do chưa có văn bản
pháp luật quy định rõ ràng minh bạch về phí, lệ phí và các khoản đóng góp
nhân đạo trong việc nuôi con nuôi; do vậy nhiều địa phương đang cố tình đặt
ra những mức thu (bất thành văn) khác nhau, đó là việc có những đòi hỏi, yêu
sách bất hợp lý về các khoản thu tài chính trước yêu cầu xin nhận con nuôi
của người nước ngoài. Nhiều tổ chức con nuôi và cha, mẹ nuôi người nước
ngoài đã phàn nàn về hiện tượng này. Điều đó sẽ làm biến dạng việc nuôi con
nuôi làm nảy sinh sự cạnh tranh không lành mạnh và thúc đẩy hành vi môi
giới trục lợi trong lĩnh vực này. Vì vậy quy định một cách cụ thể, minh bạch
những vấn đề tài chính liên quan đến lĩnh vực này là một yêu cầu cấp thiết
khách quan, phù hợp với quy định trong các Hiệp định hợp tác về nuôi con
nuôi giữa nước ta với các nước [4], nhằm đáp ứng nhu cầu đòi hỏi chính đáng
của các nước nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi và đảm bảo tính nhân đạo
của việc cho nhận con nuôi.
Thứ sáu, về việc giao nhận con nuôi: Theo khoản 2 Điều 49 Nghị định
68/CP thì việc giao nhận được tổ chức tai Sở Tư pháp với sự tham gia của “4
bên” trong đó có bên giao, nếu trẻ em được nhận nuôi từ cơ sở nuôi dưỡng thì
có đại diện cơ sở nuôi dưỡng, nếu trẻ em được nhận từ gia đình thì có cha mẹ
Khãa luËn tèt nghiÖp NguyÔn ThÞ H¶i DS30C
37
đẻ, người giám hộ của trẻ phải có mặt tại buổi giao nhận. Tuy nhiên, những
trường hợp trẻ em sống ở cơ sở nuôi dưỡng nhưng còn cha, mẹ thì tại buôỉ
giao nhận con nuôi, việc có mặt của cha mẹ đẻ hay không chưa được quy định
cụ thể.
2.2.4 Áp dụng pháp luật để xác định hệ quả pháp lý của việc nuôi con
nuôi có yếu tố nước ngoài.
Việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài làm ph¸t sinh quan hệ cha mẹ
và con giữa người nhận nuôi và người được nhân nuôi. Hệ quả pháp lý của
việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài phụ thuộc cơ bản vào hình thức xác
lập quan hệ nuôi con nuôi (nuôi con nuôi đơn giản hay dầy đủ) và thường do
pháp luật của nước nơi tiến hành việc nuôi con nuôi quy định. Pháp luật Việt
Nam quy định tại khoản 2 Điều 105 Luật HN & GĐ năm 2000, việc nuôi con
nuôi có yếu tố nước ngoài được thực hiện tại Việt Nam thì quyền và nghĩa vụ
giữa cha mẹ nuôi và con nuôi được xác định theo pháp luật Việt Nam. Việc
nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài được thực hiện
tại nước ngoài thì quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ nuôi và con nuôi được xác
định theo pháp luật của nước mà cha mẹ nuôi là công dân. Theo các Hiệp
định hợp tác nuôi con nuôi giữa nước ta với các nước, thì hệ quả pháp lý của
việc nuôi con nuôi cố yếu tố nước ngoài được xác định theo pháp luật của
nước nhận con nuôi (ví dụ như HĐHTNCN giữa Việt Nam và Thụy Điển,
Pháp, Hoa Kỳ…).
Như vậy, việc xác định áp dụng pháp luật căn cứ vào nơi thường trú
của người con nuôi là nhằm đảm bảo quyền lợi của con nuôi trực tiếp bằng
pháp luật của nước nhận. Bởi vì cha mẹ nuôi có quốc tịch của nước này
nhưng sống ở nước khác.
Hình thức nuôi con nuôi đơn giản không làm chấm dứt hoàn toàn các
mối liên hệ pháp lý giữa cha mẹ đẻ với người con đã cho làm con nuôi. Giữa
người nhận nuôi và con nuôi cũng phát sinh quan hệ cha mẹ và con, con nuôi
cũng có quyền và nghĩa vụ như con đẻ. Về quan hệ thừa kế, con nuôi vừa
Khãa luËn tèt nghiÖp NguyÔn ThÞ H¶i DS30C
38
được thừa kế tài sản của cha mẹ đẻ, vừa được thừa kế tài sản của cha mẹ nuôi
và ngược lại. Hay con liệt sỹ dù đã cho làm con nuôi người khác, nhưng vẫn
tiếp tục được hưởng quyền lợi của con liệt sĩ.
Hình thức nuôi con nuôi đầy đủ sẽ dẫn đến hậu quả làm cắt đứt hoàn
toàn các liên hệ pháp lý giữa trẻ được nhận làm con nuôi với gia đình gốc
huyết thống. Đứa trẻ được nhận làm con nuôi có đầy đủ các quyền và nghĩa
vụ trong gia đình cha mẹ nuôi như con đẻ. Người con nuôi sẽ mang họ tên
mới của cha mẹ nuôi và có quyền thừa kế tài sản của gia đình cha mẹ nuôi
như con đẻ. Pháp luật đa số các nước thừa nhận hình thức nuôi con nuôi trọn
vẹn đều quy định hệ quả pháp lý này như Pháp, Thụy Điển, Đức…
Xem xét việc nuôi con nuôi xác định theo hình thức nào còn phụ thuộc
vào ý chí của cha, mẹ đẻ, người có quyền cho trẻ em làm con nuôi theo pháp
luật nước gốc. Do đó pháp luật cần quy định cụ thể hai hình thức nuôi con
nuôi, tạo điều kiện xác định và áp dụng pháp luật giải quyết về hệ quả pháp lý
của việc nuôi con nuôi được dể dàng.
Xét về quan hệ pháp lý giữa bố mẹ nuôi – con nuôi – bố mẹ đẻ :
Theo Công ước Lahaye 1993, có mở ra khả năng về việc chấm dứt
quan hệ pháp lý trước đó giữa cha mẹ đẻ với trẻ em đã được nhận làm con
nuôi. Tuy nhiên, các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành lại không
mở ra khả năng như vậy, mà cho thấy vẫn tồn tại hai mối quan hệ pháp lý: cha
mẹ nuôi – con nuôi và con nuôi – cha mẹ đẻ ; nghĩa là pháp luật Việt Nam
hiện hành chỉ quy định hình thức nuôi con nuôi đơn giản.
Một hệ quả quan trọng của việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài là
quốc tịch của con nuôi. Trong quan hệ quốc tế, đây là một vấn đề rất nhạy
cảm, tế nhị và dể nảy sinh xung đột pháp luật. Vấn đề này được quy định khác
nhau tùy theo pháp luật mỗi nước, tùy vào việc quy định hình thức nuôi con
nuôi đơn giản hay đầy đủ. Hình thức nuôi con nuôi đơn giản, trẻ em không
đương nhiên có quốc tịch của nước nhận; vậy muốn trẻ em có quốc tịch của
nước nhận thì cha mẹ nuôi phải làm thủ tục nhâp quốc tịch cho con nuôi (ví
Khãa luËn tèt nghiÖp NguyÔn ThÞ H¶i DS30C
39
dụ như Pháp…). Với hình thức nuôi con nuôi đầy đủ trẻ em sẽ đương nhiên
có quốc tịch của nước nhận (ví dụ như Thụy Điển, Pháp…).
Theo quy định của Luật Quốc tịch Việt Nam thì “trẻ em là công dân
Việt Nam được người nước ngoài nhận làm con nuôi vẫn giữ quốc tịch Việt
Nam”. Tuy nhiên quy định này chỉ phù hợp với hình thức nuôi con nuôi đơn
giản, trong khi hầu hết các nước quy định theo hình thức nuôi con nuôi đầy đủ
trẻ em đương nhiên có quốc tịch của nước nhận. Điều này gây bất lợi trong
việc bảo vệ quyền lợi của trẻ em Việt Nam tại quốc gia khác và dể xảy ra
xung đột pháp luật. Như vậy quy định hình thức nuôi con nuôi đầy đủ là cần
thiết. Trong các HĐHTNCN vấn đề quốc tịch của trẻ em được cho làm con
nuôi đã được điều chỉnh, trẻ em có quyền nhập quốc tịch và có quyền lựa
chọn quốc tịch khi đạt đến độ tuổi nhất định. Tuy nhiên pháp luật cần quy
định cụ thể, rõ ràng hơn để việc áp dụng có hiệu quả.
Bên cạnh đó, trong lĩnh vực nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài, việc
chấm dứt và hệ quả pháp lý của chấm dứt việc nuôi con nuôi có yếu tố nước
ngoài phụ thuộc vào việc pháp luật của nước nào được lựa chọn áp dụng để
giải quyết. Theo các Hiệp định tương trợ tư pháp giữa nước ta với các nước,
luật được áp dụng giải quyết chấm dứt việc nuôi con nuôi theo hệ thuộc luật
quốc tịch của cha mẹ nuôi hoặc luật nơi thường trú của con nuôi. Trong các
Hiệp định hợp tác nuôi con nuôi, luật được áp dụng giải quyết là luật nơi
thường trú của con nuôi. Theo quy định tại Điều 21 Công ước Lahay, trong
mọi trường hợp, việc đưa đứa trẻ hồi hương về nước chỉ là giải pháp cuối
cùng, nếu lợi ích của đứa trẻ đòi hỏi như vậy. Vì vậy, pháp luật cần có sự dự
liệu và quy định cụ thể, mục đích là hạn chế việc phải chấm dứt quan hệ nuôi
con nuôi cũng như đưa trẻ em về nước.
Có thể thấy rằng, việc chấm dứt nuôi con nuôi là một điều bất lợi đối
với các bên nhất là đối với trẻ em, nó không phù hợp với mục đích của việc
nuôi con nuôi, do đó cần giải quyết một cách thận trọng, thấu tình, đạt lý.
Pháp luật cần xem xét, dự liệu về cuộc sống của trẻ sau này, vì việc di chuyển
Khãa luËn tèt nghiÖp NguyÔn ThÞ H¶i DS30C
40
trẻ em đến một môi trường khác lạ đã là một điều khó khăn cho trẻ và việc
chấm dứt nuôi con nuôi sẽ để lại những hậu quả bất lợi.
2.3 Một số vấn đề áp dụng pháp luật để giải quyết việc nuôi con nuôi
có yếu tố nước ngoài ở khu vực biên giới.
* Tính đặc thù trong việc áp dụng pháp luật giải quyết việc nuôi con
nuôi có yếu tố nước ngoài ở khu vực biên giới.
Khu vực biên giới có nhiều đặc điểm riêng so với các vùng miền khác
của đất nước, đó là về tính chất vị trí địa lý gần với đường biên giới của nước
khác, địa hình hiểm trở, giao thông vận tải đi lại còn khó khăn, thông tin liên
lạc còn sơ sài… Đây cũng là khu vực nhiều nhạy cảm, các tệ nạn xã hội dể
nảy sinh và là địa bàn hoạt động của bọn tội phạm. Pháp luật điều chỉnh các
quan hệ xã hội nói chung, trong đó có pháp luật điều chỉnh quan hệ nuôi con
nuôi có yếu tố nước ngoài đã kịp thời có những quy định riêng để áp dụng
phù hợp với điều kiện của khu vực biên giới. Việc phân cấp thẩm quyền giải
quyết cho cấp xã, thủ tục đăng ký gọn nhẹ hơn… nhằm mục đích đáp ứng nhu
cầu giải quyết quan hệ phát sinh.
Bên cạnh đó, cũng còn tình trạng áp dụng pháp luật lệch lạc, còn nhiều
vướng mắc bất cập như năng lực cán bộ, nhận thức của người dân còn hạn
chế, công tác tuyên truyền pháp luật đến vùng sâu vùng xa còn hiếm, hiện
tượng môi giới trung gian để trục lợi, hoạt động mua bán trẻ em vẫn diễn
ra…Vì vậy, pháp luật cần quy định chăt chẽ hơn, hoàn thiện để đáp ứng nhu
cầu cho nhận con nuôi, nhu cầu hội nhập thế giới.
* Đăng ký việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ở khu vực biên giới.
+ Thẩm quyền: Theo quy định tại điều 66 Nghị định 68/ CP, việc nuôi
con nuôi giữa công dân Việt Nam thường trú tại khu vực biên giới với công
dân của nước láng giềng cùng thường trú tại khu vực biên giới Việt Nam do
Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi thường trú của công dân Việt Nam thực hiện.
Nếu có một bên chủ thể không thuộc diện thường trú tại khu vực biên giới thì
việc đăng ký nuôi con nuôi không thuộc thẩm quyền của cấp xã.
Khãa luËn tèt nghiÖp NguyÔn ThÞ H¶i DS30C
41
Việc phân cấp thẩm quyền cho cấp xã là phù hợp với yêu cầu thực tiễn
khách quan, giải quyết kịp thời việc cho nhận con nuôi khi có đơn yêu cầu
của các chủ thể trong quan hệ. Tuy nhiên, năng lực của cán bộ cấp xã còn hạn
chế nên không tránh khỏi những sai sót, quyền lợi ích của trẻ em chưa đảm
bảo. Tiến độ xem xét giải quyết hồ sơ còn nhiêu tồn đọng, vướng mắc, sự chỉ
đạo của cấp trên chưa đựơc áp dụng tốt…
+ Trình tự thủ tục: Theo quy định tại điều 71 Nghi định 68/CP, người
xin nhận con nuôi phải nộp hồ sơ xin nhận con nuôi. Uỷ ban nhân dân cấp xã
thẩm tra hồ sơ và niêm yết việc xin nhận con nuôi trong 7 ngày liên tục tại trụ
sở Uỷ ban nhân dân cấp xã. Uỷ ban xã có công văn gửi Sở Tư pháp kèm theo
một bộ hồ sơ để xin ý kiến. Sở Tư pháp xem xét hồ sơ và có ý kiến trả lời
bằng văn bản. Trong thời hạn 7 ngày, kể từ ngày nhận được ý kiến của Sở Tư
pháp, cấp xã quyết định việc cho nhận con nuôi và tiến hành giao nhận con
nuôi.
Như vậy, Nghị định 68/CP đã thực hiện việc phân cấp thẩm quyền đăng
ký việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ở khu vực biên giới cho Uỷ ban
nhân dân cấp Xã. Tổng số các xã, phường, thị trấn thuộc khu vực biên giới
trên đất liền của nước ta là 400 xã trong 23 tỉnh biên giới. Việc phân cấp thẩm
quyền như vậy đảm bảo tính khả thi của việc đăng ký nuôi con nuôi tại địa
phương, qua đó đảm bảo được lợi ích của các bên có liên quan, tạo cơ sở pháp
lý để giải quyết các vấn đề phát sinh.
Tuy nhiên, việc quản lý Nhà nước về đăng ý nuôi con nuôi có yếu tố
nước ngoài ở khu vực biên giới chưa được thực hiện tốt. Cơ quan quản lý cấp
trên hầu như không nắm được diễn biến tình hình thực hiện đăng ký nuôi con
nuôi có yếu tố nước ngoài ở khu vực biên giới. Qua mấy năm thực hiện Nghị
định 68/CP nhưng các cơ quan có thẩm quyền không có được số liệu nào về
loại việc này. Nghị định 158/CP cũng không có quy định gì về vấn đề này. Do
đó cần quy định cụ thể việc báo cáo riêng về tình hình nuôi con nuôi ở khu
vực biên giới.
Khãa luËn tèt nghiÖp NguyÔn ThÞ H¶i DS30C
42
CHƯƠNG 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ
ĐIỀU CHỈNH CỦA PHÁP LUẬT NUÔI CON NUÔI CÓ
YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.
3.1 Sự cần thiết hoàn thiện pháp luật nuôi con nuôi có yếu tố nước
ngoài ở Việt Nam hiện nay.
* Hoàn thiện pháp luật nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài là một yêu
cầu khách quan ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.
Một là, đảm bảo lợi ích tốt nhất của trẻ em, hạn chế, ngăn chặn hiện
tượng tiêu cực trong lĩnh vực nuôi con nuôi.
Hiện nay ở nước ta, số trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khá lớn, khoảng
2,5 triệu trẻ em chiếm khoảng 3% dân số [5]. Việc tìm kiếm cho trẻ em một
hình thức nuôi dưỡng trong đó có hình thức cho làm con nuôi là một việc làm
cần thiết, mục đích bảo vệ quyền lợi của trẻ em, chăm sóc nuôi dạy trẻ em
thành những công dân có ích cho xã hội, ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực,
tệ nạn xã hội khi để trẻ trong tình trạng bơ vơ, không nơi nương tựa, đồng
thời đảm bảo nguyện vọng và quyền lợi cho cả người nhận nuôi con nuôi.
Mặt khác khi những trẻ em này được nhận làm con nuôi sẽ giảm bớt áp lực
đối với các cơ quan nhà nước, với xã hội, đồng thời tạo ra môi trường tốt,
thuận lợi cho sự phát triển thể chất và nhân cách của trẻ em.
Tính trung bình cho đến nay thì mỗi năm có khoãng 2000 trẻ em Việt
Nam được người nước ngoài nhận làm con nuôi và số trẻ em được nhận mỗi
năm một tăng cao [40]. Như vậy, rõ ràng nhu cầu về việc nhận trẻ em Việt
Nam làm con nuôi của người nước ngoài là rất lớn và đang tiếp tục tăng.
Việc cho nhận con nuôi là một hoạt động nhân đạo, song đây cũng là
vấn đề nhạy cảm, chứa đựng nhiều sự phức tạp, nhiều kẻ lợi dụng hoạt động
nhân đạo này để trục lợi, gây hại trước hết đến những trẻ em. Vì vậy pháp luật
Thực Tiễn Áp Dụng Pháp Luật Về Nuôi Con Nuôi Có Yếu Tố Nước Ngoài Ở Việt Nam Hiện Nay
Thực Tiễn Áp Dụng Pháp Luật Về Nuôi Con Nuôi Có Yếu Tố Nước Ngoài Ở Việt Nam Hiện Nay
Thực Tiễn Áp Dụng Pháp Luật Về Nuôi Con Nuôi Có Yếu Tố Nước Ngoài Ở Việt Nam Hiện Nay
Thực Tiễn Áp Dụng Pháp Luật Về Nuôi Con Nuôi Có Yếu Tố Nước Ngoài Ở Việt Nam Hiện Nay
Thực Tiễn Áp Dụng Pháp Luật Về Nuôi Con Nuôi Có Yếu Tố Nước Ngoài Ở Việt Nam Hiện Nay
Thực Tiễn Áp Dụng Pháp Luật Về Nuôi Con Nuôi Có Yếu Tố Nước Ngoài Ở Việt Nam Hiện Nay
Thực Tiễn Áp Dụng Pháp Luật Về Nuôi Con Nuôi Có Yếu Tố Nước Ngoài Ở Việt Nam Hiện Nay
Thực Tiễn Áp Dụng Pháp Luật Về Nuôi Con Nuôi Có Yếu Tố Nước Ngoài Ở Việt Nam Hiện Nay
Thực Tiễn Áp Dụng Pháp Luật Về Nuôi Con Nuôi Có Yếu Tố Nước Ngoài Ở Việt Nam Hiện Nay
Thực Tiễn Áp Dụng Pháp Luật Về Nuôi Con Nuôi Có Yếu Tố Nước Ngoài Ở Việt Nam Hiện Nay
Thực Tiễn Áp Dụng Pháp Luật Về Nuôi Con Nuôi Có Yếu Tố Nước Ngoài Ở Việt Nam Hiện Nay
Thực Tiễn Áp Dụng Pháp Luật Về Nuôi Con Nuôi Có Yếu Tố Nước Ngoài Ở Việt Nam Hiện Nay
Thực Tiễn Áp Dụng Pháp Luật Về Nuôi Con Nuôi Có Yếu Tố Nước Ngoài Ở Việt Nam Hiện Nay
Thực Tiễn Áp Dụng Pháp Luật Về Nuôi Con Nuôi Có Yếu Tố Nước Ngoài Ở Việt Nam Hiện Nay
Thực Tiễn Áp Dụng Pháp Luật Về Nuôi Con Nuôi Có Yếu Tố Nước Ngoài Ở Việt Nam Hiện Nay
Thực Tiễn Áp Dụng Pháp Luật Về Nuôi Con Nuôi Có Yếu Tố Nước Ngoài Ở Việt Nam Hiện Nay
Thực Tiễn Áp Dụng Pháp Luật Về Nuôi Con Nuôi Có Yếu Tố Nước Ngoài Ở Việt Nam Hiện Nay

More Related Content

Similar to Thực Tiễn Áp Dụng Pháp Luật Về Nuôi Con Nuôi Có Yếu Tố Nước Ngoài Ở Việt Nam Hiện Nay

Luận án: Quyền trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt ở Việt Nam, HAY - Gửi miễn phí qu...
Luận án: Quyền trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt ở Việt Nam, HAY - Gửi miễn phí qu...Luận án: Quyền trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt ở Việt Nam, HAY - Gửi miễn phí qu...
Luận án: Quyền trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt ở Việt Nam, HAY - Gửi miễn phí qu...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Quản lý nhà nước đối với các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Tỉnh Quảng ...
Quản lý nhà nước đối với các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Tỉnh Quảng ...Quản lý nhà nước đối với các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Tỉnh Quảng ...
Quản lý nhà nước đối với các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Tỉnh Quảng ...dịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
 
Thực hiện pháp luật về bảo vệ quyền trẻ em ở việt nam hiện nay 6834408
Thực hiện pháp luật về bảo vệ quyền trẻ em ở việt nam hiện nay 6834408Thực hiện pháp luật về bảo vệ quyền trẻ em ở việt nam hiện nay 6834408
Thực hiện pháp luật về bảo vệ quyền trẻ em ở việt nam hiện nay 6834408jackjohn45
 
Luận văn: Quyền sống của trẻ em ở Việt Nam hiện nay, HAY, 9đ - Gửi miễn phí q...
Luận văn: Quyền sống của trẻ em ở Việt Nam hiện nay, HAY, 9đ - Gửi miễn phí q...Luận văn: Quyền sống của trẻ em ở Việt Nam hiện nay, HAY, 9đ - Gửi miễn phí q...
Luận văn: Quyền sống của trẻ em ở Việt Nam hiện nay, HAY, 9đ - Gửi miễn phí q...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
GIA ĐÌNH THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM.pdf
GIA ĐÌNH THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM.pdfGIA ĐÌNH THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM.pdf
GIA ĐÌNH THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM.pdfNuioKila
 
Đề tài: Bảo vệ quyền con người trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình - Gửi miễn...
Đề tài: Bảo vệ quyền con người trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình - Gửi miễn...Đề tài: Bảo vệ quyền con người trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình - Gửi miễn...
Đề tài: Bảo vệ quyền con người trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình - Gửi miễn...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Quản lý Nhà nước đối với hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài t...
Quản lý Nhà nước đối với hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài t...Quản lý Nhà nước đối với hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài t...
Quản lý Nhà nước đối với hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài t...dịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
 

Similar to Thực Tiễn Áp Dụng Pháp Luật Về Nuôi Con Nuôi Có Yếu Tố Nước Ngoài Ở Việt Nam Hiện Nay (20)

Luận án: Quyền trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt ở Việt Nam, HAY - Gửi miễn phí qu...
Luận án: Quyền trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt ở Việt Nam, HAY - Gửi miễn phí qu...Luận án: Quyền trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt ở Việt Nam, HAY - Gửi miễn phí qu...
Luận án: Quyền trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt ở Việt Nam, HAY - Gửi miễn phí qu...
 
Luận văn: Quyền trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ở Việt Nam
Luận văn: Quyền trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ở Việt NamLuận văn: Quyền trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ở Việt Nam
Luận văn: Quyền trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ở Việt Nam
 
Đề Tài Thực Tập Pháp Luật Về Quyền Nuôi Con Nuôi Tại Việt Nam.docx
Đề Tài Thực Tập Pháp Luật Về Quyền Nuôi Con Nuôi Tại Việt Nam.docxĐề Tài Thực Tập Pháp Luật Về Quyền Nuôi Con Nuôi Tại Việt Nam.docx
Đề Tài Thực Tập Pháp Luật Về Quyền Nuôi Con Nuôi Tại Việt Nam.docx
 
Luận Văn Thủ Tục Hành Chính Trong Lĩnh Vực Nuôi Con Nuôi Theo Pháp Luật Việt...
Luận Văn Thủ Tục Hành Chính Trong Lĩnh Vực Nuôi Con Nuôi Theo Pháp Luật Việt...Luận Văn Thủ Tục Hành Chính Trong Lĩnh Vực Nuôi Con Nuôi Theo Pháp Luật Việt...
Luận Văn Thủ Tục Hành Chính Trong Lĩnh Vực Nuôi Con Nuôi Theo Pháp Luật Việt...
 
Bảo vệ quyền lợi trẻ em
Bảo vệ quyền lợi trẻ emBảo vệ quyền lợi trẻ em
Bảo vệ quyền lợi trẻ em
 
Luận văn: Nuôi con nuôi thực tế trong Luật nuôi con nuôi, HOT
Luận văn: Nuôi con nuôi thực tế trong Luật nuôi con nuôi, HOTLuận văn: Nuôi con nuôi thực tế trong Luật nuôi con nuôi, HOT
Luận văn: Nuôi con nuôi thực tế trong Luật nuôi con nuôi, HOT
 
Luận Văn Ngành Luật Học Về Quyền Trẻ Em Việt Nam
Luận Văn Ngành Luật Học Về Quyền Trẻ Em Việt NamLuận Văn Ngành Luật Học Về Quyền Trẻ Em Việt Nam
Luận Văn Ngành Luật Học Về Quyền Trẻ Em Việt Nam
 
BÀI MẪU Khóa luận Luật tố tụng hình sự, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận Luật tố tụng hình sự, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Khóa luận Luật tố tụng hình sự, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận Luật tố tụng hình sự, HAY, 9 ĐIỂM
 
Quản lý nhà nước đối với các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Tỉnh Quảng ...
Quản lý nhà nước đối với các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Tỉnh Quảng ...Quản lý nhà nước đối với các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Tỉnh Quảng ...
Quản lý nhà nước đối với các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Tỉnh Quảng ...
 
Thực hiện pháp luật về bảo vệ quyền trẻ em ở việt nam hiện nay 6834408
Thực hiện pháp luật về bảo vệ quyền trẻ em ở việt nam hiện nay 6834408Thực hiện pháp luật về bảo vệ quyền trẻ em ở việt nam hiện nay 6834408
Thực hiện pháp luật về bảo vệ quyền trẻ em ở việt nam hiện nay 6834408
 
Luận văn: Thực hiện pháp luật về bảo vệ quyền trẻ em, HOT
Luận văn: Thực hiện pháp luật về bảo vệ quyền trẻ em, HOTLuận văn: Thực hiện pháp luật về bảo vệ quyền trẻ em, HOT
Luận văn: Thực hiện pháp luật về bảo vệ quyền trẻ em, HOT
 
Luận văn: Quyền sống của trẻ em ở Việt Nam hiện nay, HAY, 9đ - Gửi miễn phí q...
Luận văn: Quyền sống của trẻ em ở Việt Nam hiện nay, HAY, 9đ - Gửi miễn phí q...Luận văn: Quyền sống của trẻ em ở Việt Nam hiện nay, HAY, 9đ - Gửi miễn phí q...
Luận văn: Quyền sống của trẻ em ở Việt Nam hiện nay, HAY, 9đ - Gửi miễn phí q...
 
Luận văn: Bảo đảm pháp lý tố tụng hình sự về quyền con người
Luận văn: Bảo đảm pháp lý tố tụng hình sự về quyền con ngườiLuận văn: Bảo đảm pháp lý tố tụng hình sự về quyền con người
Luận văn: Bảo đảm pháp lý tố tụng hình sự về quyền con người
 
Đề tài: Gia đình theo luật hôn nhân và gia đình Việt Nam, HOT
Đề tài: Gia đình theo luật hôn nhân và gia đình Việt Nam, HOTĐề tài: Gia đình theo luật hôn nhân và gia đình Việt Nam, HOT
Đề tài: Gia đình theo luật hôn nhân và gia đình Việt Nam, HOT
 
GIA ĐÌNH THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM.pdf
GIA ĐÌNH THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM.pdfGIA ĐÌNH THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM.pdf
GIA ĐÌNH THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM.pdf
 
Quyền con người của người bị tạm giữ theo luật tố tụng hình sự
Quyền con người của người bị tạm giữ theo luật tố tụng hình sựQuyền con người của người bị tạm giữ theo luật tố tụng hình sự
Quyền con người của người bị tạm giữ theo luật tố tụng hình sự
 
QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CHA, MẸ VỚI CON SAU LY HÔN THEO LUẬT HÔN NHÂN GIA ĐÌNH VIỆT...
QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CHA, MẸ VỚI CON SAU LY HÔN THEO LUẬT HÔN NHÂN GIA ĐÌNH VIỆT...QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CHA, MẸ VỚI CON SAU LY HÔN THEO LUẬT HÔN NHÂN GIA ĐÌNH VIỆT...
QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CHA, MẸ VỚI CON SAU LY HÔN THEO LUẬT HÔN NHÂN GIA ĐÌNH VIỆT...
 
Đề tài: Bảo vệ quyền con người trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình - Gửi miễn...
Đề tài: Bảo vệ quyền con người trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình - Gửi miễn...Đề tài: Bảo vệ quyền con người trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình - Gửi miễn...
Đề tài: Bảo vệ quyền con người trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình - Gửi miễn...
 
Luận văn: Bảo đảm quyền trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, HAY
Luận văn: Bảo đảm quyền trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, HAYLuận văn: Bảo đảm quyền trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, HAY
Luận văn: Bảo đảm quyền trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, HAY
 
Quản lý Nhà nước đối với hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài t...
Quản lý Nhà nước đối với hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài t...Quản lý Nhà nước đối với hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài t...
Quản lý Nhà nước đối với hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài t...
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877

Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877 (20)

Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
 
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
 
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y TếHoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
 
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
 
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
 
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
 
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
 
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
 
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện TafQuy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
 
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng CáoThực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
 
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu TưHoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
 

Recently uploaded

GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxhoangvubaongoc112011
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh chonamc250
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 

Recently uploaded (20)

GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 

Thực Tiễn Áp Dụng Pháp Luật Về Nuôi Con Nuôi Có Yếu Tố Nước Ngoài Ở Việt Nam Hiện Nay

  • 1. Khãa luËn tèt nghiÖp NguyÔn ThÞ H¶i DS30C 1 KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ NUÔI CON NUÔI CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY NHẬN VIẾT THUÊ KHOÁ LUẬN ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ : 0917.193.864 WEBSITE: VIETKHOALUAN.COM
  • 2. Khãa luËn tèt nghiÖp NguyÔn ThÞ H¶i DS30C 2 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài. Nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài là một chế định quan trọng trong pháp luật HN & GĐ không chỉ trong pháp luật quốc gia mà còn trong pháp luật quốc tế. Pháp luật về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài được cả cộng đồng quốc tế đặc biệt quan tâm vì đó là sự bảo vệ pháp lý rất cần thiết đối với những lợi ích tốt nhất cho trẻ em, những đối tượng không chỉ non nớt về mặt thể chất và trí tuệ mà còn có những hoàn cảnh éo le, mất mát lớn về tình cảm, không được hưởng mái ấm gia đình trên quê hương của mình. Đối với Việt Nam, một đất nước phải gánh chịu hậu quả nặng nề của các cuộc chiến tranh thì việc bảo vệ các quyền cơ bản của trẻ em, trong đó có quyền được làm con nuôi, được chăm sóc nuôi dưỡng đối với những đứa trẻ bất hạnh, là điều luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm và bảo đảm thực hiện. Hiện nay do nhu cầu hội nhập, với chính sách khuyến khích, mở rộng quan hệ đối ngoại với các nước trên thế giới, việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam ngày càng gia tăng, song hiện tượng nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài có những diễn biến đa dạng và phức tạp. Ngoài bản chất và mục đích cao đẹp của việc nuôi con nuôi là nhằm xây dựng mối quan hệ gia đình, thiết lập quan hệ cha mẹ và con giữa người nhận nuôi với đứa trẻ được nhận làm con nuôi, bảo đảm cho đứa trẻ có cuộc sống tốt hơn, cũng còn xuất hiện những việc làm phi đạo đức, lợi dụng danh nghĩa cho trẻ em làm con nuôi đÓ thu gom, môi giới, dẫn dắt mua bán trẻ em, nhằm mục đích kiếm lời. Những hiện tượng đó cần khắc phục, pháp luật cần có sự điều chỉnh sát thực, hiệu quả. Pháp luật về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài còn thiếu những quy đinh để điều chỉnh các quan hệ nuôi con nuôi đầy phức tạp, nhiều biến động và bộc lộ những điểm chưa phù hợp với pháp luật quốc tế. Quy phạm điều
  • 3. Khãa luËn tèt nghiÖp NguyÔn ThÞ H¶i DS30C 3 chỉnh nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài được quy định trong nhiều văn bản nên thiếu đồng bộ và thống nhất, hiệu lực pháp lý không cao, khó áp dụng và tiếp cận trong thực tế. Đòi hỏi của cuộc sống hiện nay là phải có sự sửa đổi, bổ sung để hoàn chỉnh pháp luật về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài nhằm đáp ứng kịp thời yêu cầu của thực tiễn khách quan. Từ những lý do khách quan về lý luận và thực tiễn trên, em đã suy nghĩ và lựa chọn đề tài “Thực tiễn áp dụng pháp luật về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam hiện nay ” làm luận văn tốt nghiệp Đại học. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài. + Mục đích nghiên cứu: - Nghiên cứu một số vấn đề lý luận cơ bản về pháp luật nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. - Làm sáng tỏ thực trạng áp dụng pháp luật về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam hiện nay, từ đó đưa ra những kiến nghị góp phần hoàn thiện quy định của pháp luật về nuôi con nuôi có yếu tó nước ngoài, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn khách quan và nâng cao hiệu quả điều chỉnh của pháp luật hiện hành. + Luận văn giải quyết những nhiệm vụ sau : - Nghiên cứu một số vấn đề lý luận về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài, tìm hiểu các quy định của pháp luật trong nước và pháp luật quốc tế liên quan đến điều chỉnh việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. - Nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng áp dụng pháp luật về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam hiện nay, làm rõ những mặt thuận lợi và những khó khăn, vướng mắc, tồn tại. - Tìm hiểu những nét đặc thù, thủ tục và vấn đề áp dụng pháp luật về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài diễn ra ở khu vực biên giới. - Trên cơ sở đó làm rõ sự cần thiết phải sửa đổi bổ sung hoàn thiện pháp luật về nuôi con nuôi cho phù hợp với thực tiễn khách quan và tương đồng với pháp luật quốc tế.
  • 4. Khãa luËn tèt nghiÖp NguyÔn ThÞ H¶i DS30C 4 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài. + Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thực tiễn áp dụng và thực hiện pháp luật nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam hiện nay, trên c¬ së nghiªn cøu quy định của pháp luật trong nước và pháp luật quốc tế có liên quan đến lĩnh vực này. + Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu thực tiễn áp dụng pháp luật trong việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam trong thêi gian qua (2000-6/2008), bao gồm việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam (cả việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài diễn ra ở khu vực biên giới), và việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài được thực hiện tại Việt Nam. Luận văn có sự so sánh đối chiếu với pháp luật nước ngoài (cụ thể là một số nước có liên quan trong việc cho nhận con nuôi). 4. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu. + Cơ sở phương pháp luận để nghiên cứu đề tài là chủ nghĩa duy vật biện chứng và tư tưởng Hồ Chí Minh . + Phương pháp nghiên cứu gồm: - Phương pháp lịch sử: Sử dụng để làm rõ sự hình thành và phát triển của pháp luật điều chỉnh quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài trong từng thời kỳ lÞch sử. - Phương pháp so sánh, đối chiếu: Thông qua việc so sánh, đối chiếu với pháp luật các nước, đưa ra nh÷ng nhận xét về sự phù hợp và chưa phù hợp của pháp luật Việt Nam trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế, làm cơ sở cho các kiến nghị về việc hoàn thiện pháp luật trước yêu cầu của thực tiễn khách quan. - Phương pháp phân tích, tổng hợp: Sử dụng để phân tích những tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu, đánh giá thực trạng áp dụng pháp luật về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. Qua đó rút ra những khó khăn, tồn tại
  • 5. Khãa luËn tèt nghiÖp NguyÔn ThÞ H¶i DS30C 5 của hệ thống pháp luật hiện nay về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. 5. Kết cấu cơ bản của luận văn. Luận văn được trình bày theo bố cục gồm ba chương ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo như sau : Chương 1 : Một số vấn đề lý luận chung về pháp luật nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. Chương 2 : Tình hình áp dụng pháp luật nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam hiện nay. Chương 3 : Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả điều chỉnh của pháp luật nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam hiện nay.
  • 6. Khãa luËn tèt nghiÖp NguyÔn ThÞ H¶i DS30C 6 CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÁP LUẬT NUÔI CON NUÔI CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI 1.1 Khái niệm nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. Theo quan điểm chung, nuôi con nuôi được hiểu là việc trẻ em đi làm con nuôi ở một gia đình khác trong cùng một nước hay ở nước ngoài, nhằm mục đích xác lập mối quan hệ cha mẹ với con giữa người nuôi và con nuôi với mục đích đảm bảo cho người được nhận làm con nuôi được trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, phù hợp với đạo đức xã hội. Nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài là một trong các quan hệ Hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài. Theo quy định tại điểm c khoản 14 Điều 8 luật HN & GĐ năm 2000, thì nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài có thể hiểu là: - Việc nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài; - Việc nuôi con nuôi giữa người nước ngoài với nhau thường trú ở Việt Nam; - Việc nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài ở nước ngoài; - Việc nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam với nhau mà một bên hoặc cả hai bên định cư ở nước ngoài. Như vậy, nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài là việc nuôi con nuôi có ít nhất một bên chủ thể là người nước ngoài hoặc việc nuôi con nuôi được xác lập ở nước ngoài và theo pháp luật nước ngoài. Ngoài ra theo khoản 3 Điều 79 Nghị định 68/2002/NĐ-CP và Điều 1 Thông tư 07/2002/TT-BTP cũng được coi là việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài trong trường hợp trẻ em là người không quốc tịch thường trú tại Việt Nam.
  • 7. Khãa luËn tèt nghiÖp NguyÔn ThÞ H¶i DS30C 7 Khái niệm này đã nêu lên việc xác lập quan hệ giữa cha mẹ và con bằng con đường nuôi dưỡng để phân biệt với việc hình thành quan hệ giữa cha mẹ và con trên cơ sở huyết thống. Nếu như quan hệ giữa cha mẹ đẻ và con đẻ là quan hệ gia đình “huyết thống” được hình thành do việc sinh đẻ, thì quan hệ giữa cha mẹ nuôi và con nuôi là quan hệ “nhân tạo” được xác lập về mặt pháp lý. Một quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài chỉ được xác lập khi có sự tham gia cùng một lúc của hai chủ thể, có khả năng và điều kiện thực hiện các quyền chủ thể tương ứng, đó là “chủ thể nhận nuôi con nuôi” (cha mẹ nuôi) và “chủ thể được nhận làm con nuôi” (con nuôi). 1.2 Ý nghĩa của việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. Gi¶i ph¸p nu«i con nu«i n-íc ngoµi lµ gi¶i ph¸p cuèi cïng vµ gi¶i ph¸p nµy cã lîi lµ ®em l¹i mét gia ®×nh æn ®Þnh cho trÎ em trong tr-êng hîp kh«ng thÓ t×m ®-îc gia ®×nh thÝch hîp cho trÎ em ngay t¹i n-íc m×nh. ViÖc trÎ em ViÖt Nam lµm con nu«i ng-êi n-íc ngoµi gi¶m g¸nh nÆng cho c¸c c¬ së nu«i d-ìng trÎ em mµ vÉn ®¶m b¶o ®-îc lîi Ých tèt nhÊt cho trÎ; mÆt kh¸c ®iÒu ®ã phï hîp víi chÝnh s¸ch më réng quan hÖ ®èi ngo¹i cña n-íc ta, ®¸p øng nhu cÇu héi nhËp vµ giao l-u quèc tÕ. V× vËy, viÖc nu«i con nu«i cã yÕu tè n-íc ngoµi còng thÓ hiÖn môc ®Ých nh©n ®¹o cao ®Ñp, ®¸p øng nhu cÇu t×nh c¶m cña con ng-êi, dï kh¸c nhau vÒ ng«n ng÷, phong tôc tËp qu¸n… §èi víi b¶n th©n ®øa trÎ, viÖc ®-îc nhËn lµm con nu«i cã ý nghÜa s©u s¾c lµm thay ®æi c¬ b¶n sè phËn cña ®øa trÎ. §øa trÎ ®-îc lµm con nu«i sÏ ®-îc sèng trong m«i tr-êng gia ®×nh thuËn lîi ®Ó ph¸t triÓn hµi hoµ vÒ thÓ chÊt, nh©n c¸ch vµ tinh thÇn víi sù “yªu th-¬ng, th«ng c¶m” trong mét gia ®×nh theo ®óng nghÜa cña nã. §ång thêi viÖc nu«i con nu«i t¹o ®iÒu kiÖn cho trÎ ®-îc nhËn nu«i cã ®iÒu kiÖn sèng tèt h¬n, ®Æc biÖt ®èi víi ®øa trÎ bÞ tµn tËt, khuyÕt tËt, cã bÖnh hiÓm nghÌo cã ®iÒu kiÖn ch÷a trÞ phôc håi chøc n¨ng tèt h¬n.
  • 8. Khãa luËn tèt nghiÖp NguyÔn ThÞ H¶i DS30C 8 §èi víi ng-êi nhËn nu«i, viÖc nhËn trÎ em ViÖt Nam lµm con nu«i ®em l¹i cho ng-êi nhËn nu«i mét ®øa con phï hîp víi ý chÝ, nguyÖn väng cña m×nh, vµ t¨ng c-êng ®-îc mèi quan hÖ g¾n bã gi÷a hä víi ViÖt Nam. §ã lµ nh÷ng nguyÖn väng chÝnh ®¸ng ®èi víi nh÷ng cÆp vî chång v« sinh, víi nh÷ng ng­êi giµu lßng nh©n ¸i… Nh- vËy, nu«i con nu«i cã yÕu tè n-íc ngoµi lµ ph-¬ng thøc thùc hiÖn quyÒn lµm cha mÑ, lµm con c¸i mét c¸ch hîp ph¸p, qua ®ã kÕt hîp hµi hoµ lîi Ých cña c¸c bªn: Ng-êi nhËn nu«i vµ ng-êi ®-îc nhËn nu«i. 1.3 Pháp luật điều chỉnh việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. 1.3.1 Một số đặc trưng cơ bản của pháp luật điều chỉnh việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. Trong mỗi giai đoạn lịch sử, việc nuôi con nuôi có những đặc điểm riêng, phản ánh các điều kiện về kinh tế xã hội, lịch sử của thời kỳ đó. Pháp luật điều chỉnh nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài có những đặc trưng cơ bản sau: Thứ nhất, về đối tượng điều chỉnh. Đối tượng điều chỉnh của pháp luật nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài phức tạp bởi yếu tố nước ngoài: Yếu tố nước ngoài khác nhau tùy thuộc vào từng trường hợp khác nhau, có thể là chủ thể, pháp luật áp dụng, sự kiện pháp lý… Việc xác định đúng yếu tố nước ngoài rất quan trọng, nhằm xác định thẩm quyền giải quyết viÖc nu«i con nu«i, gi¶i quyÕt c¸c tranh chấp phát sinh, xác định pháp luật cần áp dụng, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của các bên. Thứ hai, Về phương pháp điều chỉnh, cũng như các quan hệ khác, quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài cũng có hai phương pháp điều chỉnh đó là phương pháp xung đột và phương pháp thực chất. Phương pháp xung đột (hay còn gọi là phương pháp điều chỉnh gián tiếp) là phương pháp sử dụng quy pham xung đột, không trực tiếp quy định
  • 9. Khãa luËn tèt nghiÖp NguyÔn ThÞ H¶i DS30C 9 quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài này sẽ được điều chỉnh như thế nào, mà chỉ ấn định việc lựa chọn quy định pháp luật nước nào cần được áp dụng để điều chỉnh quan hệ cụ thể đó. Quy phạm xung đột được ghi nhận cả trong pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia, ví dụ Điều 30 Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và Balan quy định “Việc nhËn nuôi con nuôi phải tuân theo pháp luật của nước mà người nhận nuôi là công dân”. Phương pháp thực chất (hay còn gọi là phương pháp điều chỉnh trực tiếp) là phương pháp sử dụng quy phạm thực chất, quy định trực tiếp quyền và nghĩa vụ của các bên chủ thể khi tham gia vào quan hệ pháp luật nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. Quy phạm thực chÊt cũng được quy định cả trong pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế. Thứ ba, pháp luật điều chỉnh quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài luôn gắn chặt với chính sách đối ngoại. Vì việc nuôi con nuôi mở rộng không gian lãnh thổ liên quan đến yếu tố chủ quyền quốc gia cũng như mối quan hệ về mặt tình cảm giữa người với người; việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài còn ảnh hưởng rất lớn đến chính sách đối ngoại của mỗi quốc gia, là quan hệ về mặt tình cảm song lại có ¶nh h-ëng s©u s¾c đến chính trị. Thứ tư, pháp luật điều chỉnh quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài đề cao vấn đề nhân quyền, bảo vệ quyền con người trước hết là bảo vệ quyền lợi của trẻ em. Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản pháp luật để bảo vệ lợi ích của trẻ, quán triệt tư tưởng nh©n lo¹i phải dành cho trẻ em cái tốt nhất mà mình có. Điều 21 Công ước về quyền trẻ em quy định: “Các quốc gia thành viên công nhận hoặc cho phép chế độ nhận làm con nuôi phải đảm bảo rằng những lợi ích tốt nhất của đứa trẻ phải là quan tâm cao nhất…”. Phù hợp với tinh thần của Công ước, Luật HN & GĐ Việt Nam khẳng định, mục đích của việc nuôi con nuôi nhằm x©y dùng tình cảm giữa người nuôi và con nuôi trong viÖc x¸c lËp quan hệ cha mẹ và con cái, “đảm bảo cho người được nhận làm con nuôi được trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục phù hợp với đạo đức xã hội” (Điều 67).
  • 10. Khãa luËn tèt nghiÖp NguyÔn ThÞ H¶i DS30C 10 Tuy Việt Nam chưa tham gia Công ước Lahaye 1993, nhưng các quy định trong c¸c v¨n b¶n ph¸p luËt ®iÒu chØnh viÖc nu«i con nu«i cã yÕu tè n-íc ngoµi ®· tiÕp cËn, cè g¾ng thÓ hiÖn tinh thÇn vµ phï hîp víi yªu cÇu cña C«ng -íc Lahaye. Những quy định đều hướng tới bảo vệ tốt nhất lợi ích của trẻ em. Thứ năm, pháp luật điều chỉnh nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ®iÒu chØnh quan hệ cha mẹ - con không dựa trên cơ sở huyết thống víi mục đích hình thành một gia đình mới giống như gia đình sinh thành của trẻ. Đây là quan hệ mang tính đặc thù vì có sự khác biệt về ngôn ngữ, phong tục tập quán…Yêu cầu đặt ra là sự điều chỉnh của pháp luật phải rõ ràng, chặt chẽ, cụ thể; cần có cơ chế phối hợp và bảo vệ giữa các nước có liên quan bằng Hiệp định song phương, đa phương. Mục đích cốt yếu là bảo đảm lợi ích của các bên, đặc biệt là cña trẻ em. 1.3.2 Hệ thống pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam điều chỉnh việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. * Những văn bản pháp luật quốc tế liên quan đến điều chỉnh quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài . Trong xu thế toàn cầu hoá hiện nay, vấn đề nuôi con nuôi giữa công dân các nước ngày càng phát triển đòi hỏi sự quan tâm của chính phủ các nước. Pháp luật các quốc gia cũng như pháp luật quốc tế đều thống nhất công nhận rằng “ trẻ em, do còn non nớt về thể chất và trí tuệ, cần được bảo vệ và chăm sóc đặc biệt, kể cả sự bảo vệ thích hợp về mặt pháp lý trước cũng như sau khi ra đời” [6]. Do sự khác biệt về hoàn cảnh lịch sử, điều kiện kinh tế - xã hội, quy định riêng biệt của pháp luật từng nước nên xung đột pháp luật trong quá trình giải quyết việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài là điều không thể tránh khỏi. Để khắc phục điều đó trong quá trình hợp tác và phát triển, đã có khá nhiều Điều ước quốc tế đa phương và song phương nhằm điều chỉnh kịp thời các quan hệ phát sinh trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế.
  • 11. Khãa luËn tèt nghiÖp NguyÔn ThÞ H¶i DS30C 11 Những văn bản pháp luật quốc tế về nuôi con nuôi bao gồm : Tuyên bố của Liên hiệp quốc về các nguyên tắc xã hội và pháp lý liên quan đến việc bảo vệ và phúc lợi trẻ em, đặc biệt là thu xếp nuôi con nuôi ở trong và ngoài nước (thông qua ngày 3.12.1986); Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em (thông qua ngày 20.11.1989, có hiệu lực ngày 2.9.1990); Công ước LaHay số 33 về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực con nuôi nước ngoài (thông qua ngày 29.5.1993, có hiệu lực ngày 1.5.1995). Tuyên bố của liên hợp quốc về các nguyên tắc xã hội và pháp lý liên quan đến việc bảo vệ và phúc lợi trẻ em, đặc biệt là việc thu xếp nuôi con nuôi ở trong và ngoài nước. Tuyên bố này đã nêu rõ : Mục đích hàng đầu của việc nuôi con nuôi là đem lại cho những trẻ em không thể được cha mẹ đẻ chăm sóc được một gia đình bền lâu (Điều 13). Tuyên bố này cũng khẳng định việc cho trẻ em làm con nuôi nước ngoài chỉ là biện pháp thay thế để đảm bảo cho các em có một mái ấm gia đình khi không thể thu xếp cho các em được nhận nuôi trong gia đình hay được chăm sóc phù hợp tại quốc gia gốc của các em (Điều 17). Công ước quốc tế về quyền trẻ em : Đây là văn bản quốc tế đầu tiên quy định một cách toàn diện nhất về quyền của trẻ em. Công ước đã quy định các nguyên tắc cơ bản mà các quốc gia thành viên phải thực hiện nhằm đảm bảo các quyền cơ bản của trẻ em. Vấn đề nuôi con nuôi quốc tế được đề cập đến tại Điều 20 và Điều 21 của Công ước. Đây là những cơ sở pháp lý cho việc nuôi con nuôi quốc tế và là cơ sở để xây dựng các văn bản pháp luật về nuôi con nuôi quốc tế, cũng như điều chỉnh quan hệ nuôi con nuôi ở các quốc gia thành viên. Công ước LaHay số 33 về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực con nuôi nứơc ngoài. Đây là Công ước liên quan trực tiếp nhất đến vấn đề nuôi con nuôi. Công ước đã quy định những nguyên tắc chung, phạm vi của công ước; những yêu cầu đối với việc nuôi con nuôi nước ngoài, thủ tục cho – nhận con nuôi nước ngoài; vấn đề công nhận và hậu quả của việc nuôi con nuôi;
  • 12. Khãa luËn tèt nghiÖp NguyÔn ThÞ H¶i DS30C 12 quy định của các cơ quan trung ương có thẩm quyền và các tổ chức được uỷ quyền; trách nhiệm của quốc gia thành viên…Công ước Lahay là Điều ước quốc tế đa phương về nuôi con nuôi quốc tế. Việc tham gia Công ước này tạo điều kiện thuận lợi cho các quốc gia trong việc bảo vệ trẻ em và hợp tác giải quyết các vấn đề phát sinh trong lĩnh vực con nuôi quốc tế. Bên cạnh đó, hiện tượng xung đột pháp luật trong quá trình giải quyết việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài là điều không tránh khỏi. Để giải quyết những xung đột pháp luật đó, để điều chỉnh tốt quan hệ nuôi con nuôi giữa nước ta với các nước, Việt Nam đã ký kết một số Hiệp định song phương về nuôi con nuôi với một số nước. Ngoài ra, quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài còn được điều chỉnh qua các Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý, Hiệp định lãnh sự giữa nước ta với các nước. Hiệp định TTTP&PL liên quan đến vấn đề nuôi con nuôi : Hiệp định tương trợ tư pháp là hình thức pháp lý ngày càng có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. Các Hiệp định này đều quy định việc xác định thẩm quyền giải quyết nuôi con nuôi; quy định nguyên tắc áp dụng pháp luật để điều chỉnh quan hệ nuôi con nuôi giữa công dân của các nước ký kết là nguyên tắc luật quốc tịch của người nhận nuôi, ngoài ra một số Hiệp định điều chỉnh quan hệ nuôi con nuôi theo nguyên tắc Luật quốc tịch của con nuôi. Hiệp định hợp tác về nuôi con nuôi phát huy hiệu quả cao nhất trong lĩnh vực nuôi con nuôi. Hiện nay có 16 HĐHTNCN đã được ký kết, nội dung cơ bản của các Hiệp định này là : - Đảm bảo nguyên tắc bảo vệ trẻ em; - Quy định về thủ tục giải quyết việc cho nhận con nuôi giữa các nước; - Quy định nguyên tắc áp dụng pháp luật và thẩm quyền quyết định việc cho nhận con nuôi; - Hệ quả pháp lý của việc nuôi con nuôi;
  • 13. Khãa luËn tèt nghiÖp NguyÔn ThÞ H¶i DS30C 13 - Nghĩa vụ hợp tác: Các nước ký kết cam kết thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo vệ trẻ em, trao đổi thông tin và phối hợp thực hiện hợp định. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực nuôi con nuôi nước ngoài ở Việt Nam những năm qua đã mang lại hiệu quả cao. Việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài được đặt dưới sự giám sát chặt chẽ của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và đảm bảo tuân thủ pháp luật của cả hai nước: nước gốc và nước nhận. Điều đó đã góp phần đảm bảo tính nhân đạo, lành mạnh của việc cho nhận con nuôi, khắc phục hiện tượng lợi dụng việc nuôi con nuôi vào những mục đích trục lợi. * Hệ thống pháp luật Việt Nam điều chỉnh việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. Sự hình thành và phát triển của quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài gắn liền với điều kiện hoàn cảnh lịch sử, kinh tế – xã hội từng thời kỳ. Từ khi Nhà nước phong kiến Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời pháp luật về nuôi con nuôi về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài có thể xem xét qua các giai đoạn sau: - Giai đoạn từ 1945 – 1959. Pháp luật trong nước về quan hệ HN & G§ có yếu tố nước ngoài trong đó có quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài còn hết sức đơn giản, chưa tập hợp thành hệ thống, chưa điều chỉnh đầy đủ các quan hệ đó. Quan hÖ nu«i con nu«i cã yÕu tè n-íc ngoµi ch-a ®-îc ®iÒu chØnh riªng biÖt. - Giai đoạn từ 1959 – 1986. Xuất phát từ tình hình thực tế của quan hệ hôn nhân và gia đình trong thời kỳ mới, luật hôn nhân và gia đình đã được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ XI ngày 29/12/1959 và được Chủ tịch nước ký sắc lệnh số 02/SL công bố ngày 13/01/1960. Vấn đề nuôi con nuôi được quy định ngay trong Luật HN & G§ đầu tiên của nước ta (Luật hôn nhân và gia đình năm 1959), nhưng nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài vẫn chưa được ghi nhận trong luật.
  • 14. Khãa luËn tèt nghiÖp NguyÔn ThÞ H¶i DS30C 14 Sau khi thống nhất đất nước (1975), quan hệ hợp tác giữa Việt Nam với các nước ngày càng được mở rộng. Việt Nam đã tiến hành đàm phán và ký kết các hiệp định tương trợ tư pháp với Cộng hòa dân chủ Đức (1980), Liên Xô (1981), Tiệp Khắc (1982), CuBa (1984), Hungary (1985), Bungari (1986). Các Hiệp định tương trợ tư pháp đã điều chỉnh khá toàn diện các vấn đề hôn nhân và gia đình, trong đó có vấn đề nuôi con nuôi cã yÕu tè n-íc ngoµi. - Giai đoạn 1986 – 2000. Ngày 29/12/1986 Luật HN & G§ Việt Nam đã được Quốc hội thông qua. Lần đầu tiên trong lịch sử pháp luật hôn nhân và gia đình, nhà nước ta đã dành 1 chương (chương IX) quy định về quan hệ hôn nhân và gia đình giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài. Trong khoảng thời gian từ 1986 đến 1992, Quốc hội đã thông qua một số văn bản pháp lý cã liên quan đến quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài như Luật Quốc tịch 1988, Điều 14 quy định trẻ em là công dân Việt Nam làm con nuôi người nước ngoài không vì thế mà mất quốc tịch Việt Nam; Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (2004) quy định: “Mọi trường hợp đưa trẻ em ra nước ngoài hoặc từ nước ngoài vào phải theo quy định của pháp luật Việt Nam” (Điều 7). Ngày 29/4/1992, Hội Đồng Bộ Trưởng đã ban hành Quyết định số 145/ QĐ-HĐBT, tuy nó mới chỉ điều chỉnh việc người nước ngoài xin trẻ em Việt Nam làm con nuôi đang sống trong các cơ sở nuôi dưỡng do ngành Lao động thương binh - xã hội quản lý, song có thể thấy đây là văn bản pháp luật trong nước đầu tiên của Việt Nam cụ thể hoá việc nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài. Trong giai đoạn này Pháp lệnh HN & GĐ giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài (1993) ra đời. Sự ra đời của Pháp lệnh đánh dấu sự phát triển quan trọng của Pháp luật Việt Nam trong việc điều chỉnh quan hệ HN & GĐ có yếu tố nước ngoài.
  • 15. Khãa luËn tèt nghiÖp NguyÔn ThÞ H¶i DS30C 15 - Giai đoạn từ năm 2000 đến nay. Vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ngày càng phát triển, mở rộng, trở thành một chế định pháp lý trong pháp luật Hôn nhân và gia đình. Luật HN & GĐ năm 2000 dành một chương (chương XI) quy định quan hệ Hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài, việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài được quy định cụ thể tại Điều 105, cùng với đó là hệ thống các văn bản dưới luật. Việc ban hành các văn bản pháp luật đã đáp ứng kịp thời đòi hỏi của thực tiễn về quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. Việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài được quy định rõ ràng cụ thể, chặt chẽ hơn, các quy định về điều kiện nuôi con nuôi, hậu quả pháp lý của việc nuôi con nuôi, thủ tục đăng ký, chấm dứt việc nuôi con nuôi …quy định một cách đầy đủ, toàn diện và hệ thống hơn.
  • 16. Khãa luËn tèt nghiÖp NguyÔn ThÞ H¶i DS30C 16 CHƯƠNG 2 TÌNH HÌNH ÁP DỤNG PHÁP LUẬT NUÔI CON NUÔI CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 2.1 Một số nhận xét chung về tình hình áp dụng pháp luật nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam hiện nay. Nhìn chung, pháp luật Việt Nam chỉ tỏ rõ hiệu lực chủ yếu ở phần đầu quá trình cho nhận con nuôi, đó là xác định về điều kiện của người nhận nuôi, của con nuôi; thủ tục cho nhận… Đối với phần sau của quá trình nuôi con nuôi nước ngoài (vấn đề bảo vệ quyền và lợi ích của đứa trẻ trong mối quan hệ với bố mẹ nuôi ở nước mà nó cư trú) – sau khi trẻ em Việt Nam đã được bàn giao cho cha mẹ nuôi thì gần như pháp luật Việt Nam không thể phát huy giá trị hiệu lực của nó. Điều đó là do xuất phát từ nguyên lý cơ bản, hiệu lực của hệ thống pháp luật mỗi quốc gia chỉ có giá trị trên lãnh thổ của mình. Trong khi đó, các Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam với nước ngoài cũng chỉ dừng lại ở mức độ quy định về vấn đề luật áp dụng và thẩm quyền giải quyết quan hệ nuôi con nuôi quốc tế. Các HĐHTNCN dù đã đi xa hơn và hiệu quả hơn khi thiết lập các cơ chế hỗ trợ song phương về việc đảm bảo một cuộc sống tốt đẹp cho đứa trẻ ngay cả khi nó được chuyển ra nước ngoài sinh sống, nhưng lại có hạn chế nhất định đó là: Các HĐHTNCN vẫn chưa thực sự là một khung pháp lý đầy đủ để chi phối được rộng khắp các vấn đề có thể phát sinh trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế. Mặt khác các Hiệp định về nuôi con nuôi nước ngoài hiện nay rõ ràng vẫn là những thoả thuận riêng lẻ giữa Việt Nam với từng nước cụ thể, trong khi số lượng các nước có hiệp định với Việt Nam lại còn khá ít. 2.1.1 Những thuận lợi khi áp dụng pháp luật giải quyết việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài Trên cơ sở nhìn nhận thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài trong những năm qua cho thấy những thành
  • 17. Khãa luËn tèt nghiÖp NguyÔn ThÞ H¶i DS30C 17 công cơ bản sau: - Qua việc cho trẻ em làm con nuôi người nước ngoài, tìm được mái ấm gia đình cho nhiều trẻ em, đảm bảo quyền lợi cho người con nuôi và người nhận con nuôi. Việc cho trẻ em Việt Nam làm con nuôi người nước ngoài trong thời gian qua đã cơ bản giải quyết được những khó khăn về đời sống cho một số trẻ em có hoàn cảnh gia đình đặc biệt như bị bỏ rơi, mồ côi, trẻ em tàn tật mà điều kiện gia đình cũng như cơ sở nuôi dưỡng không bảo đảm được việc chăm sóc nuôi dưỡng, chữa trị, đồng thời đáp ứng được yêu cầu, mục tiêu cơ bản của việc nuôi con nuôi là vì lợi ích tốt nhất của trẻ em. Việc giải quyết cho người nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi đã đáp ứng được nguyện vọng chính đáng của người xin nhận con nuôi, tăng cường được mối quan hệ gắn bó giữa họ với Việt Nam, đồng thời giảm bớt phần nào gánh nặng về kinh tế, nhất là đối với các gia đình đông con hoặc có con bị khuyết tật. - Cơ chế giải quyết vấn đề nuôi con nuôi nước ngoài chặt chẽ hơn, minh bạch hơn. Quy định của pháp luật hiện hành tạo cơ chế giải quyết vấn đề nuôi con nuôi nước ngoài chặt chẽ hơn, minh bạch và rõ ràng hơn; quy trình thủ tục, hồ sơ giấy tờ giải quyết cho trẻ em làm con nuôi nước ngoài được quy định cụ thể hơn. Cùng với quy định trong các HĐHTNCN, Nghi định 68/ 2002/ NĐ- CP và sửa đổi bổ sung ở nghị định 69/2006/NĐ-CP, đã tiệm cận dần với cơ chế giải quyết vấn đề nuôi con nuôi quốc tế theo chuẩn mực Công ước Lahaye 1993 (mà Việt Nam đang chuẩn bị ký kết và phê chuẩn). Thứ nhất, về nguyên tắc, chỉ giải quyết cho trẻ em Việt Nam làm con nuôi ở những nước cùng tham gia hoặc ký kết với Việt Nam điều ước quốc tế về hợp tác nuôi con nuôi. Với những nước chưa ký kết điều ước quốc tế, thì chỉ giải quyết trong một số trường hợp ngoại lệ có tính nhân đạo.
  • 18. Khãa luËn tèt nghiÖp NguyÔn ThÞ H¶i DS30C 18 Thứ hai, công tác quản lý nhà nước về nuôi con nuôi quốc tế được giao tập trung vào một cơ quan đầu mối là Cục Con nuôi thuộc Bộ Tư pháp. Cơ quan này đồng thời đảm nhiệm chức năng của cơ quan Trung ương về con nuôi quốc tế của Việt Nam theo các HĐHTNCN giữa Việt Nam với các nước và tham gia vào một số khâu trong quá trình giải quyết cho trẻ em Việt Nam làm con nuôi nước ngoài. Thứ ba, cơ chế phối hợp giữa các cơ quan nhà nước ở địa phương với nhau và với cơ quan trung ương đã được kiện toàn một bước. Nhiều tỉnh đã ban hành Quy chế phối hợp liên ngành giữa các cơ quan Tư pháp, Lao động- Thương binh và Xã hội, Công an, Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh trong việc giải quyết hồ sơ nuôi con nuôi, tạo ra sự kiểm tra thường xuyên hơn đối với hoạt động nuôi con nuôi quốc tế tại địa phương. Điều đó có ý nghĩa tích cực trong việc phòng chống các hành vi vi phạm pháp luật nhằm mục đích trục lợi. Thứ tư, tạo khung pháp lý cho phép các tổ chức nuôi con nuôi nước ngoài vào hoạt động tại Việt Nam. Trên cơ sở các Hiệp định về hợp tác nuôi con nuôi và Nghị định 68/CP, trong các năm qua, Bộ tư pháp đã cấp giấy phép cho khoảng 70 tổ chức con nuôi nước ngoài vào hoạt động tại Việt Nam trên nguyên tắc nhân đạo, phi lợi nhuận [40]. Các tổ chức này đã có nhiều đóng góp tích cực, hỗ trợ kỹ thuật và giúp đỡ cho nhiều trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt làm con nuôi người nước ngoài. - Có sự cải thiện đáng kể về điều kiện vật chất trong các cơ sở nuôi dưỡng trẻ em. Trong những năm qua, cả nước có khoảng 120 cơ sở bảo trợ xã hội do ngành lao động - thương binh -xã hội quản lý, được phép giới thiệu trẻ em làm con nuôi, theo chỉ định của các Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh [37]. Hầu hết các tỉnh thành phố đều đã có (ít nhất là một) cơ sở nuôi dưỡng để có thể đảm nhiệm việc nuôi dưỡng chăm sóc trẻ em. Việc thực hiện các dự án hỗ trợ nhân đạo từ các tổ chức con nuôi nước ngoài, đã góp phần quan trọng cải thiện về
  • 19. Khãa luËn tèt nghiÖp NguyÔn ThÞ H¶i DS30C 19 cơ sở vật chất, đời sống của nhiều cơ sở nuôi dưỡng, giải quyết những khó khăn nhất định của địa phương. Theo báo cáo chưa đầy đủ, từ năm 2003 đến nay, tổng số hỗ trợ nhân đạo bằng tiền và vật chất trị giá đạt khoảng 160 tỷ đồng [38]. Đây là những con số ấn tượng về sự hỗ trợ hữu hiệu của các cơ sở nuôi dưỡng, giúp cho các cơ sở nuôi dưỡng cải thiện đáng kể cơ sở vật chất và điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ. - Cải tiến một bước trình tự, thủ tục giải quyết cho trẻ em làm con nuôi người nước ngoài. Thủ tục, trình tự giải quyết việc nuôi con nuôi quốc tế được cải tiến một cách đáng kể. Nhiều loại biểu mẫu hồ sơ được ban hành bảo đảm thống nhất thi hành trên phạm vi cả nước. Quy trình xử lý hồ sơ được thực hiệnchặt chẽ hơn giảm bớt thủ tục phiền hà. hành chính giấy tờ, đảm bảo tính khả thi trong việc giải quyết hồ sơ. Sự tham gia của Cục Con nuôi đã tăng cường việc kiểm tra, giám sát hoạt động cho con nuôi nước ngoài, tháo gỡ những vướng mắc, ách tắc, hạn chế và ngăn ngừa các vi phạm trong quá trình giải quyết, tăng cường sự quản lý của cơ quan Nhà nước. Trong quy trình giải quyết việc nuôi con nuôi, trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước (như Cục Con nuôi, Sở Tư pháp, Công an tỉnh, Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh, cơ sở nuôi dưỡng, Công an và uỷ ban nhân dân cấp xã) được quy định rõ ràng hơn về trách nhiệm của từng khâu liên quan đến hồ sơ của người xin nhận con nuôi và hồ sơ của trẻ em. - Công tác thanh tra, kiểm tra được tăng cường. Công tác thanh tra, kiểm tra đối với việc giải quyết cho trẻ em làm con nuôi nước ngoài thời gian qua cũng đã được tăng cường một bước, góp phần tích cực vào việc phát hiện, ngăn ngừa và xử lý vi phạm trong lĩnh vực nuôi con nuôi nước ngoài, nhằm ổn định tình hình, phục vụ đắc lực cho công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực này.
  • 20. Khãa luËn tèt nghiÖp NguyÔn ThÞ H¶i DS30C 20 - Hợp tác quốc tế về nuôi con nuôi không ngừng được cải thiện, mở rộng. Việc quy định nguyên tắc giải quyết cho trẻ em làm con nuôi nước ngoài thực hiện trên cơ sở điều ước quốc tế về hợp tác nuôi con nuôi giữa Việt Nam và các nước khác. Nguyên tắc này là “chìa khoá” để mở rộng cánh cửa hợp tác quốc tế về nuôi con nuôi giữa Việt Nam với các nước và vùng lãnh thổ. Nghị định 184/ CP trước đây không có quy định này. 2.1.2 Những khó khăn, bất cập khi áp dụng pháp luật giải quyết việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. - Nhận thức chưa đúng về vấn đề nuôi con nuôi trong đó có nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. Một trong những bất cập, tồn tại cơ bản là trong xã hội, các cơ quan nhà nước và trong nhân dân còn nhận thức chưa đúng về vấn đề nuôi con nuôi nói chung và nuôi con nuôi nước ngoài nói riêng, nhất là về tính nhân đạo, nhân văn và các vấn đề pháp lý có liên quan. Công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật trong lĩnh vực này nhìn chung còn yếu, chưa được quan tâm đúng mức, chưa thực hiện thường xuyên và thống nhất ở các địa phương. - Hiện tượng làm sai lệch nguồn gốc trẻ em vẫn còn. Một quyết định cho trẻ em làm con nuôi người nước ngoài, trước khi được đưa ra cần được cân nhắc kỹ càng, chính xác, suy xét trên mọi phương diện. Bởi một hành vi sai phạm, sẽ gây hậu quả khôn lường không những đối với trẻ em, người xin con nuôi, tổ chức con nuôi mà còn ảnh hưởng đến quan hệ giữa nước cho con nuôi và nước nhận con nuôi. Vấn đề này đang là một thực tế cần hoàn thiện, nhiều kẻ lợi dụng hoạt động nhân đạo này để trục lợi, nhiều người lợi dụng chức quyền để mưu lợi cá nhân. Cũng do sự nhận thức còn hạn chế, đặc biệt là do động cơ trục lợi cá nhân, nên thực tế dẫn đến hiện tượng làm sai lệch hồ sơ, giấy tờ về nguồn gốc của trẻ em từ phía cán bộ công chức hoặc cán bộ có chức quyền ở địa phương.
  • 21. Khãa luËn tèt nghiÖp NguyÔn ThÞ H¶i DS30C 21 Hành vi này, vô hình chung đã tiếp tay cho tệ nạn làm giấy tờ nhằm mục đích trục lợi, qua đó xâm hại đến các quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ em, gây hậu quả xấu cho xã hội. Ví dụ như năm 2008 vừa qua tại Tỉnh Nam Định, Công an đã phát hiện đường dây đưa trẻ em ra nước ngoài làm con nuôi từ việc điều tra vụ làm giả hồ sơ trẻ em, cho thấy tệ nạn tham nhũng, trục lợi của cá nhân có thẩm quyền… - Thiếu sự gắn kết giữa con nuôi trong nước và con nuôi quốc tế. Theo quy địnhcủa quốc tế, thì nguyên tắc ưu tiên là phải chú trọng việc nuôi con nuôi trong nước, nuôi con nuôi nước ngoài chỉ là biện pháp thay thế cuối cùng khi không thể tìm được mái ấm gia đình cho trẻ em ở trong nước. Đây cũng là nguyên tắc quan trọng của Công ước Lahaye 1993. Các cơ sở bảo trợ xã hội trẻ em cũng chưa có sự phân loại một cách chính thức: có những nơi đựơc giới thiệu trẻ em làm con nuôi người nước ngoài, nhưng có nơi chỉ được giới thiệu trẻ em làm con nuôi trong nước, thậm chí có nơi không được giới thiệu trẻ em làm con nuôi. Hiện nay cả nước có trên 378 cơ sở nuôi dưỡng trẻ em nhưng chỉ có 91 cơ sở đó trong số đó đựơc giới thiệu trẻ em làm con nuôi nước ngoài theo sự chỉ định của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh [41]. Điều này đã tạo sự phân biệt đối xử, là nguyên nhân làm phát sinh sự độc quyền của các cơ sở nuôi dưỡng của nhà nước trong việc giới thiệu trẻ em làm con nuôi nước ngoài. Pháp luật về HN & GĐ, cũng như về đăng ký hộ tịch, đều chưa có biện pháp bảo đảm thực thi quyền của trẻ em là đựơc ưu tiên nuôi dưỡng ở trong nước. Điều này đã tạo kẻ hở cho hiện tượng tiêu cực trong quá trình giới thiệu và giải quyết cho trẻ em làm con nuôi nước ngoài. - Công tác quản lý Văn phòng con nuôi nước ngoài còn nhiều hạn chế. Văn phòng con nuôi của các nước hoạt động tại Việt Nam một mặt phải tuân theo pháp luật của nước nhận. Nhiều nước có các quy định khác nhau về hoạt động của tổ chức con nuôi nước ngoài, nhất là các quy định về tài chính. Khả năng tài chính của các tổ chức con nuôi nước ngoài cũng rất khác nhau,
  • 22. Khãa luËn tèt nghiÖp NguyÔn ThÞ H¶i DS30C 22 nên hiệu quả hoạt động tài chính cũng khác nhau. Thời gian qua, các tổ chức này đều thực hiện hỗ trợ nhân đạo cho các cơ sở nuôi dưỡng chủ yếu bằng tiền mặt. Pháp luật nước ta quy định về hỗ trợ nhân đạo, quản lý việc tiếp nhận, sử dụng các khoản hỗ trợ nhân đạo nhìn chung còn thiếu và chưa cụ thể, lỏng lẻo, thiếu minh bạch, rõ ràng. - Thủ tục, trình tự giải quyết việc nuôi con nuôi còn một số bất cập. Theo thông tư 08/2006/TT-BTP, các cơ sở nuôi dưỡng phải gửi danh sách trẻ có đủ điều kiện làm con nuôi nước ngoài về Cục qua Sở Tư pháp. Nhưng trên thực tế quy định này chưa được thực hịên một cách triệt để. Các cơ quan khác như Sở Tư pháp, Cục Con nuôi cũng chỉ là cơ quan kiểm tra và cho ý kiến đối với hồ sơ giấy tờ trẻ em do các cơ sở nuôi dưỡng lập theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, nhiều địa phương giao toàn bộ khâu chuẩn bị hồ sơ trẻ em cho cơ sở nuôi dưỡng, Sở Tư pháp chỉ kiểm tra và làm công văn gửi Cục Con nuôi. Nhiều địa phương trực tiếp gửi danh sách cho Cục mà không thông qua Sở Tư pháp. Điều này trái với quy định của thông tư 08/2006/TT-BTP, đồng thời là kẻ hở để cơ sở nuôi dưỡng “đạo diễn” hồ sơ trẻ em, làm sai lệch nguồn gốc trẻ em vì mục đích trục lợi. - Chưa có quy định rõ về cơ chế phối hợp giữa các cơ quan có liên quan. Một bất cập trong việc thi hành Nghị định 68/2002/ NĐ-CP là thiếu đồng bộ trong cơ chế phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc giải quyết nuôi con nuôi quốc tế. Cụ thể là cấp xã phường - cấp tỉnh - cấp trung ương. Đối với cấp xã, có hiện tượng chính quyền địa phương thông đồng với những người môi giới, trục lợi trong việc thu gom trẻ và làm sai lệch hồ sơ trẻ. Đối với cấp tỉnh, nhiều nơi chưa ban hành cơ chế phối hợp. Có nơi ban hành nhưng lại mang tính hình thức khó triển khai trên thực tế.
  • 23. Khãa luËn tèt nghiÖp NguyÔn ThÞ H¶i DS30C 23 Đối với cấp trung ương, còn thiếu sự hợp tác chặt chẽ giữa Bộ Tư pháp và Bộ Lao động- Thương binh và xã hội trong việc hoạch định chính sách về nuôi con nuôi quốc tế, về cơ sở bảo trợ xã hội, về các vấn đề quản lý tài chính, hỗ trợ nhân đạo. - Hiện tượng môi giới trung gian trong việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài còn diễn biến phức tạp. Các hoạt động môi giới trung gian bất hợp pháp trong lĩnh vực nuôi con nuôi chưa giảm, mà còn diễn biến phức tạp, tinh vi, kín đáo hơn, trong đó có sự hấp dẫn về lợi ích kinh tế có thể được coi là động cơ chính. Cùng với sự cạnh tranh giữa các tổ chức con nuôi nước ngoài tại các địa phương với nhau, còn xuất hiện sự cạnh tranh của một số tổ chức dịch vụ, du lịch, văn phòng luật sư…. Nguyên nhân của tình trạng này là Việt Nam chưa cho phép tổ chức nuôi con nuôi trong nước hoạt động trong lĩnh vực nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. Trong khi vấn đề kiểm tra, quản lý, thanh tra và xử lý của chúng ta còn nhiều hạn chế thì việc tiếp tay của những người trực tiếp tham gia quản lý hồ sơ con nuôi đã làm cho các hiện tượng môi giới trung gian khó kiểm soát. 2.2 Thực trạng áp dụng pháp luật hiện hành giải quyết việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam. Để điều chỉnh quan hệ nuôi con nuôi quốc tế, pháp luật là công cụ mang tính hiệu quả và hiệu lực nhất. Pháp luật về nuôi con nuôi quốc tế hiện hành ở Việt Nam gồm có: Các điều ước quốc tế và pháp luật trong nước. Điều ước quốc tế, có các HĐTTTP & PL mà Việt Nam đã ký với các nước, trong đó có điều chỉnh ở mức độ nhất định về vấn đề nuôi con nuôi quốc tế. Bên cạnh đó, còn có các HĐHTNCN mà Việt Nam đã ký với các nước và vùng lãnh thổ. Về phía pháp luật quốc gia, vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài được quy định trong các văn bản như: Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 cụ thể ở điều 105; Nghị định 68/CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hôn nhân và gia đình về quan hệ Hôn nhân và gia đình có yếu
  • 24. Khãa luËn tèt nghiÖp NguyÔn ThÞ H¶i DS30C 24 tố nước ngoài; Nghị định 69/CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 68/CP; Thông tư số 07/BTP hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 68/CP; Thông tư 08/BTP hướng dẫn thực hiện một số quy định về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. Cùng với xu thế hội nhập, việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam trong những năm gần đây có xu hướng tăng cao. Quy định của pháp luật hiện hành đã tạo cơ sở pháp lý cho việc nuôi con nuôi quốc tế. Phân tích thực trạng áp dụng pháp luật về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài sẽ cho ta thấy những vấn đề còn tồn tại cần giải quyết. 2.2.1 Nguyên tắc giải quyết nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. Thứ nhất, đảm bảo việc cho-nhận trẻ em làm con nuôi chỉ được thực hiện trên tinh thần nhân đạo, nhằm đảm bảo lợi ích tốt nhất cho trẻ em và tôn trọng các quyền cơ bản của trẻ em đã được pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế ghi nhận. Nguyên tắc này khẳng định chủ trương chính sách đúng đắn nhất quán của Đảng và Nhà nước ta trong việc cho người nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi, nhằm mục đích cao nhất là tìm cho trẻ có hoàn cảnh khó khăn một gia đình thay thế cho gia đình gốc của trẻ. Đồng thời để đảm bảo nguyên tắc nhân đạo, Nghị định 68/CP quy định “ nghiêm cấm lợi dụng việc nuôi con nuôi nhằm mục đích bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục, mua bán trẻ em hoặc vì mục đích trục lợi khác” [7]. Đây là nguyên tắc trước đây chưa được quy định (Nghị định 184/ CP). Có thể thấy rằng việc giải quyết nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài dựa trên nguyên tắc tối thượng của Công ước Lahaye 1993 [1]. Thứ hai, việc cho người nước ngoài thường trú ở nước ngoài nhận trẻ em có quốc tịch Việt Nam làm con nuôi chỉ được xem xét giải quyết nếu Việt Nam và nước người nhận nuôi thường trú đã ký kết hoặc cùng gia nhập điều ước quốc tế về hợp tác nuôi con nuôi (trừ trường hợp ngoại lệ). Đây là một quy định mới so với quy định của Nghị định 184/ CP trước đây và đã làm
  • 25. Khãa luËn tèt nghiÖp NguyÔn ThÞ H¶i DS30C 25 thay đổi căn bản về thủ tục giải quyết việc nuôi con nuôi. Việc đề ra nguyên tắc này nhằm tạo cơ sở pháp lý quốc tế cho vấn đề bảo vệ trẻ em Việt Nam khi được làm con nuôi ở nước ngoài, qua đó góp phần hạn chế các hiện tượng tiêu cực có thể xảy ra liên quan đến việc cho và nhận con nuôi. Tuy nhiên nhu cầu xin nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi nước ngoài rất lớn, việc thực hiện nguyên tắc này cũng rất phức tạp đối với việc xin con nuôi của những người thường trú tại các nước chưa có điều ước quốc tế về nuôi con nuôi với Việt Nam. Trong điều kiện chưa thể gia nhập Công ước cũng như không thể cùng một lúc ký kết hiệp định với tất cả các nước xin nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi, pháp luật Việt Nam cũng tính đến trường hợp ngoại lệ - tức là có thể cho phép người nước ngoài ở những nước chưa ký kết điều ước quốc tế với Việt Nam, được nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi trong trường hợp xin đích danh trẻ mồ côi tàn tật đang sống tại gia đình hoặc trường hợp giữa những người xin nhận và trẻ em có quan hệ họ hàng thân thích với nhau. Nếu người nước ngoài không có quan hệ họ hàng thân thích thì phải có thời gian sinh sống, làm việc, học tập tại Việt Nam ít nhất là từ 6 tháng trở lên. Đây là nguyên tắc quan trọng vì nó yêu cầu việc giải quyết nuôi con nuôi phải đặt ở tầm quan hệ hai Nhà nước, chứ không còn đơn thuần là quan hệ giữa người xin con nuôi, người cho con nuôi, và cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Đồng thời việc thực hiện tốt nguyên tắc này sẽ tạo điều kiện thuận lợi để tiến tới gia nhập Công ước Lahay. Tuy nhiên việc nhận nuôi con nuôi giữa những người có quan hệ họ hàng thân thích, pháp luật chưa quy định cụ thể nên còn có sự hiểu sai hay không phù hợp khi áp dụng. Mặc dù Thông tư 08/BTP đã có hướng dẫn về vấn đề này (điểm 1 mục II), song chính vì sự quy định không tập trung các văn bản thiếu sự thống nhất vì thế việc áp dụng còn lúng túng và nhân dân vẫn chưa nắm bắt được hết quy định của pháp luật. Do đó xây dựng Luật nuôi con nuôi là cần thiết.
  • 26. Khãa luËn tèt nghiÖp NguyÔn ThÞ H¶i DS30C 26 Pháp luật hiện hành chưa có quy định rõ về chủ trương, quan điểm chung của Nhà nước đối với việc cho trẻ em làm con nuôi người nước ngoài. Theo quy định của Công ước Lahay, việc cho con nuôi nước ngoài chỉ được coi là một giải pháp cuối cùng khi không thể tìm một gia đình thích hợp trong nước cho trẻ em. Bởi vì việc cho trẻ em làm con nuôi phải cố gắng duy trì được bản sắc văn hoá, phong tục tập quán, ngôn ngữ… của đứa trẻ. Vậy pháp luật cần quy định rõ và cụ thể về vấn đề này trong pháp luật nuôi con nuôi. 2.2.2 Xác định các điều kiện của việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. Theo pháp luật Việt Nam việc nuôi con nuôi nói chung và nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài nói riêng phải nhằm gắn bó tình cảm giữa ngưòi nuôi và con nuôi trong quan hệ cha mẹ và con, đảm bảo cho người con chưa thành niên được trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục tốt, phù hợp với đạo đức xã hội [23]. Để thực hiện theo đúng mục đích tốt đẹp là “đem đến cho đứa trẻ một gia đình chứ không phải là đem đến cho gia đình một đứa trẻ”, đồng thời đảm bảo sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước. Pháp luật quy định về điều kiện nhận nuôi con nuôi bao gồm điều kiện nhận đối với người nhận nuôi và con nuôi, điều kiện về sự đồng ý của cha mẹ đẻ, người giám hộ và người được nhận làm con nuôi. * Điều kiện của người được nhận làm con nuôi. Về điều kiện đối với người được nhận làm con nuôi là trẻ em Việt Nam, Điều 36 Nghị định số 68/CP đã được sửa đổi, bổ sung ở Nghị định 69/CP quy định, người được nhận làm con nuôi phải là người từ 15 tuổi trở xuống. Căn cứ vào đặc tính thể chất, ở lứa tuổi này các em chưa có khả năng tự lập nên cần được nuôi dưỡng, quan tâm, chăm sóc, và giáo dục. Người được nhận làm con nuôi có thể trên 15 tuổi đến dưới 16 tuổi nếu là trẻ em tàn tật hoặc mất năng lực hành vi dân sự. Trẻ em chỉ có thể làm con nuôi của một người hoặc cả hai vợ chồng nhưng phải là người khác giới có quan hệ hôn nhân.
  • 27. Khãa luËn tèt nghiÖp NguyÔn ThÞ H¶i DS30C 27 Tuy nhiên, theo quy định của Công ước Lahaye 1993 cũng như so sánh về độ tuổi của trẻ đuợc cho làm con nuôi giữa Việt Nam với một số nước (các nước có liên quan trong quan hệ cho-nhận con nuôi), cụ thể theo quy định của Công ước, thì trẻ em có thể được nhận làm con nuôi là những người dưới 18 tuổi [1]. Điều đó cho thấy sự không tương đồng cần sửa đổi cho phù hợp với chính sách hội nhập của Nhà nước ta. Theo Nghị định 67/2007/NĐ-CP về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội (Điều 4-5), chỉ đưa vào cơ sở nuôi dưỡng những trẻ em bị bỏ rơi, mồ côi cha mẹ, không nơi nương tựa. Trẻ em Việt Nam được cho làm con nuôi phải là trẻ đang sống tại các cơ sở nuôi dưỡng hợp pháp thành lập tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Ngoài ra, những trẻ em sống trong gia đình mà có quan hệ họ hàng, thân thích với người nhận nuôi hoặc có anh chị em ruột đang làm con nuôi của người xin nhận nuôi cũng được xem xét giải quyết (khoản 9 Điều 1 Nghị định 69/CP và mục II Thông tư 08/TT-BTP). Quy định này thu hẹp diện trẻ em được đưa vào cơ sở nuôi dưỡng và chặt chẽ hơn so với quy định của Nghị đinh 184/CP về đối tượng trẻ em có thể cho người nước ngoài nhận làm con nuôi; xoá bỏ việc cho nhận trẻ em sơ sinh từ các nhà hộ sinh, cơ sở y tế…Đồng thời đáp ứng được mục đích nhân đạo của chính sách cho người nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi mà Nhà nước ta đề ra. Tuy vậy, với quy định này nhiều trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn không thể có điều kiện được nhận làm con nuôi người nước ngoài nếu không được nhận vào cơ sở bảo trợ xã hội hoặc không có quan hệ họ hàng thân thích với người nhận nuôi, Điều này đã hạn chế nguyện vọng cho con làm con nuôi của các gia đình khó khăn không đảm bảo được cuộc sống tốt cho con cái. Vì vậy pháp luật nên quy định mở rộng diện trẻ em được nhận vào các cơ sở bảo trợ xã hội để đảm bảo điều kiện sống của trẻ em có hoàn cảnh khó khăn và khắc phục hiện tượng vứt bỏ con sơ sinh, dẫn tới nguy hiểm cho tính mạng của đứa trẻ.
  • 28. Khãa luËn tèt nghiÖp NguyÔn ThÞ H¶i DS30C 28 * Điều kiện đối với người nhận nuôi. Người nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi phải có đủ các điều kiện của người nhận nuôi con nuôi theo quy định tại Điều 69 Luật HN & GĐ và theo pháp luật của nước mà người đó là công dân (khoản 1 Điều 105 Luật HN & GĐ). Theo đó pháp luật áp dụng để xác định điều kiện của người nhận nuôi là luật quốc tịch, tuy nhiên theo quy định tại khoản 1 Điều 37 Nghị định 68/CP thì người nước ngoài phải đáp ứng được các điều kiện của người nhận nuôi theo quy định của pháp luật của nước nơi người nhận nuôi thường trú, tức áp dụng hệ thuộc luật nơi cư trú. Như vậy, pháp luật quy định không thống nhất về luật áp dụng để xác định các điều kiện của người nhận nuôi. Bên cạnh đó, điều kiện của người nhận nuôi còn được xác định qua các quy phạm xung đột thống nhất trong các HĐTTTP & PL và HĐHTNCN giữa nước ta với các nước, việc lựa chọn pháp luật dựa vào hai hệ thuộc trên. Các điều kiện của người nhận nuôi theo pháp luật Việt Nam được quy định tại Điều 69 Luật HN & GĐ là hết sức cần thiết nhằm khẳng định tư cách đạo đức, ý thức pháp luật, điều kiện về thời gian, về kinh tế của người nuôi, đảm bảo cho con nuôi được chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục tốt nhất, được lớn lên trong môi trường lành mạnh. Tuy nhiên việc áp dụng quy định của Điều 69 nói trên trong thực tiễn còn nhiều vướng mắc, bất cập, như việc xác định tư cách đạo đức của người nhận nuôi là việc khó khăn, pháp luật cần quy định rõ ràng. Qua nghiên cứu pháp luật của một số nước trên thế giới cho thấy, hầu hết pháp luật của các nước đều quy định yêu cầu về độ tuổi của nguời nhận nuôi. Tuy nhiên, độ tuổi tối thiểu để có thể nhận nuôi của các nước rất khác nhau (ví dụ Thuỵ Điển quy định độ tuổi của người có thể nhận con nuôi là từ 25 tuổi trở lên; Pháp quy định độ tuổi này là từ 30 tuổi). Ngoài ra,pháp luật của các nước còn quy định về độ tuổi chênh lệch giữa người nhận nuôi và con nuôi (ví dụ Pháp quy định người nhận người nhận nuôi phải nhiều hơn con nuôi 15 tuổi…). Sở dĩ pháp luật các nước đưa ra yêu cầu về độ tuổi tối
  • 29. Khãa luËn tèt nghiÖp NguyÔn ThÞ H¶i DS30C 29 thiểu và mức chênh lệch vì chỉ đến độ tuổi nhất định thì người ta mới có đủ khả năng về tài chính, có đủ kinh nghiệm về tâm lý xã hội… để gánh vác nghĩa vụ và về mặt sinh học giữa hai thế hệ kế cận nhau là cha mẹ và con thì bao giờ cũng có chênh lệch về tuổi. Pháp luật hiện hành quy định người nhận nuôi phải hơn con nuôi từ 20 tuổi; quy định như vậy là chưa chặt chẽ, chưa phù hợp với mục đích của việc nuôi con nuôi. Bởi vì quan hệ giữa cha mẹ nuôi và con nuôi được hình thành trên cơ sở, ý chí của các bên. Mặt khác, việc quy định giới hạn độ tuổi tối đa của cha mẹ nuôi là cần thiết vì mục đích của việc nhận nuôi đảm bảo cho trẻ em được chăm sóc, nuôi dưỡng trong một môi trường tốt, nếu sự chênh lệch về độ tuổi giữa người nuôi và con nuôi quá lớn thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của trẻ. * Sự thể hiện ý chí của các bên. Bản chất của việc nuôi con nuôi là việc xác lập quan hệ cha mẹ và con giữa hai bên, tạo lập gia đình mới không dựa trên cơ sở huyết thống. Do đó sự thể hiện ý chí của các chủ thể có liên quan trong việc cho - nhận con nuôi có ý nghĩa quan trọng. Trước hết, cha mẹ đẻ có quyền quyết định cho con làm con nuôi trên cơ sở tự nguyện, sự tự nguyện thật sự xuất phát trên cơ sở nhận thức đầy đủ ý nghĩa và hệ quả pháp lý của việc cho làm con nuôi phù hợp với mong muốn của cha mẹ đẻ và cha mẹ nuôi. Việc quy định về sự thể hiện ý chí của cha mẹ đẻ, người giám hộ trong việc cho con làm con nuôi người khác là rất quan trọng. Khoản 1 Điều 71 Luật HN & GĐ thì việc cho con làm con nuôi phải được sự đồng ý bằng văn bản của cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ. Cha mẹ đẻ hoặc người có quyền cho trẻ làm con nuôi cần thể hiện ý chí một cách rõ ràng, vì sự thể hiện ý chí có ảnh hưởng rất lớn đến việc phát sinh hệ quả pháp lý của việc nuôi con nuôi ở nước nhận, điều đó còn phụ thuộc vào cho con làm con nuôi theo hình thức nào, đơn giản hay đầy đủ. Vì vậy pháp luật cần có sự quy định hình thức nuôi con nuôi đầy đủ bên cạnh hình thức nuôi con
  • 30. Khãa luËn tèt nghiÖp NguyÔn ThÞ H¶i DS30C 30 nuôi đơn giản, đồng thời quy định cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ phải ghi rõ cho con nuôi theo hình thức nào. Như vậy sẽ không xảy ra tranh chấp về việc thực hiện việc nuôi con sau này giữa cha mẹ đẻ và cha mẹ nuôi. Đồng thời, việc quy định người giám hộ (gồm cả giám hộ đương nhiên và giám hộ được cử) có quyền cho trẻ làm con nuôi, khi cả cha và mẹ đẻ của trẻ đều đã chết, đều mất năng lực hành vi dân sự hoặc đều không xác định được mà không cần sự đồng ý của bất cứ người nào khác như họ hàng, người thân thích của trẻ…; quy định này là chưa chặt chẽ, pháp luật cần bổ sung, đảm bảo lợi ích của con nuôi, vì người giám hộ có thể lợi dụng chức quyền đó để trục lợi. Theo Nghi định 158/CP “người xin nhận con nuôi phải nộp đơn xin nhận con nuôi”. Điều đó chứng tỏ họ hoàn toàn tự nguyện và mong muốn nhận con nuôi. Ngoài ra việc nuôi con nuôi phải có sự đồng ý của người con nếu người đó đã từ đủ 9 tuổi trở lên. Pháp luật của hầu hết các nước đều quy định việc nuôi con nuôi phải được sự đồng ý của người được nhận làm con nuôi nếu đạt đến độ tuổi nhất đinh (ví dụ Trung Quốc quy định là 10 tuổi trở lên, Đức quy định 14 tuổi, Pháp quy định là 13 tuổi…). Như vậy, việc nuôi con nuôi phải được sự đồng ý của các bên để làm cơ sở cho các bên thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ. Ngoài ra trong trường hợp cả hai vợ chồng nhận con nuôi thì phải làm đơn yêu cầu; trường hợp chỉ có một người muốn nhận thì phải được sự đồng ý của người kia. Sự đồng ý của họ có ý nghĩa quan trọng vì nó là điều kiện tạo ra sự hài hoà trong việc nuôi dạy đứa trẻ trong gia đình cha, mẹ nuôi. * Thời gian thử thách trong việc cho – nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài. Việc nuôi con nuôi nhằm hình thành quan hệ cha mẹ và con mới một cách hợp pháp, mà không dựa trên cơ sở huyết thống, nên đó là việc không dễ dàng. Bởi vì việc dịch chuyển trẻ em đến một môi trường khác lạ về văn hoá, ngôn ngữ, điều kiện sống…ảnh hưởng rất lớn đến tâm sinh lý của trẻ. Mặt
  • 31. Khãa luËn tèt nghiÖp NguyÔn ThÞ H¶i DS30C 31 khác, để thiết lập được tình cảm cha mẹ con thì người nhận nuôi và con nuôi phải có thời gian nhất định để tiếp xúc, hiểu biết về nhau; nếu không có sự hoà hợp thì không thực hiện được mục đích của việc nuôi con nuôi. Do những đặc điểm đó việc cho nhận con nuôi, nên pháp luật của nhiều nước đã quy định về thời gian thử thách như Pháp, Philippin… Thời gian thử thách là một điều kiện được quy định tai Điều 20 của Công ước Lahay. Pháp luật hiện nay của nước ta chưa quy định về thời gian thử thách; đòi hỏi đặt ra là pháp luật phải sớm bổ sung, hoàn thiện, cho tương đồng với pháp luật các nước trong thời kỳ hội nhập, phù hợp với quy đinh của Công ước khi chúng ta đang chuẩn bị gia nhập; đảm bảo quyền lợi của các bên nhất là đối với trẻ em. 2.2.3 Thủ tục đăng ký việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam hiện nay. Theo quy định tại khoản 9 Điều 1 Nghị định 69/CP thì trẻ em Việt Nam được cho làm con nuôi người nước ngoài là trẻ em từ hai nguồn: cơ sở nuôi dưỡng (cơ sở bảo trợ xã hội) được thành lập hợp pháp và từ gia đình. Cả nước hiện nay có 378 cơ sở bảo trợ xã hội mà chỉ 91 trung tâm được phép cho con nuôi nước ngoài [41], đã gây thiệt thòi không ít cho các em ở những cơ sở do các hội đoàn, quận, huyện…quản lý. Mặt khác, theo quy định của Nghị định 68/CP thì cơ sở nuôi dưỡng để giải quyết cho trẻ em làm con nuôi của người nước ngoài phải là cơ sở nuôi dưỡng được thành lập hợp pháp. Tuy nhiên một số địa phương như tỉnh Kontum thì hiện có nhiều cơ sở; trong đó có các cơ sở nuôi dưỡng của các tổ chức tôn giáo, các cơ sở này đã được hình thành từ trước giải phóng, Nhà nước ta không thành lập các cơ sở này nhưng các cơ sở này vẫn tồn tại và hoạt động, điều này đòi hỏi sự điều chỉnh kịp thời của pháp luật [4]. Người nước ngoài đến Kontum chủ yếu xin trẻ em từ các cơ sở này làm con nuôi. Theo thủ tục của Nghị định 184/CP, việc giải quyết các trường hợp này là bình thường. Nay theo quy định mới, hồ sơ của trẻ em do cơ sở nuôi
  • 32. Khãa luËn tèt nghiÖp NguyÔn ThÞ H¶i DS30C 32 dưỡng thành lập theo hướng dẫn của Sở Tư pháp. Tuy nhiên, vì là tổ chức tự quản nên tư cách của cơ sở tổ chức, hoạt động của cơ sở không rõ ràng, việc giao dịch với Sở Tư pháp trong việc lập hồ sơ là không đảm bảo theo yêu cầu chung. Cục con nuôi là cơ quan có chức năng quản lý và tác nghiệp trong qúa trình giảI quyết vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. Điều này đã hạn chế đựơc tiêu cực, buông lỏng quản lý ở địa phương và tăng cường một cách tối đa sự điều tiết và giám sát của Nhà nước đối với quá trình quản lý nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam hiện nay. Vấn đề bất cập hiện nay là ở chỗ, Cục Con nuôi thuộc Bộ Tư pháp không phải là cơ quan ra quyết định cuối cùng về việc cho người nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi. Xét về tính chất công việc, Cục Con nuôi hiện nay chỉ kiểm tra hồ sơ và cho ý kiến để Sở Tư pháp trình Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định. Trong trường hợp ý kiến của Cục Con nuôi khác với ý kiến của Sở Tư pháp và của UBND tỉnh thì sự việc trở nên phức tạp hơn. Trên thực tế, việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài có thể sẽ không được giải quyết. Chính vì sự không tập trung về thẩm quyền này đã dẫn đến hiện tượng một số địa phương tự cho mình đặc quyền trong việc giải quyết cho trẻ em làm con nuôi người nước ngoài, kéo theo nhiều yêu cầu, nhiều thủ tục phiền hà. Quy trình thủ tục giải quyết đăng ký nuôi con nuôi có nhiều quy định theo hướng công khai, minh bạch,hạn chế tiêu cực, đồng thời đảm bảo sự yên tâm, tin tưởng đối với người nhận nuôi con nuôi. Hiện nay, Nhà nước đã ban hành 10 loại biểu mẫu về đăng ký nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài và một số mẫu công văn có liên quan đến họat động quản lý nuôi con nuôi quốc tế và sử dụng thống nhất trên cả nước [34, tr.21-22]. Nhìn chung kể từ khi Nghị định 68/CP có hiệu lực, với quy trình và đối tượng chặt chẽ nên số lượng trẻ em được giải quyết cho người nước ngoài
  • 33. Khãa luËn tèt nghiÖp NguyÔn ThÞ H¶i DS30C 33 nhận làm con nuôi giảm đi một cách đáng kể. Điều này là nguyên nhân làm cho hồ sơ xin nhận con nuôi của người nước ngoài bị ứ đọng rất nhiều. (Bảng 1) Năm Số trẻ em được cho làm con nuôi nước ngoài 2000 1229 2001 1127 2002 1392 2003 807 2004 600 2005 1160 2006 658 (Nguồn- Cục con nuôi quốc tế) Đến nay, Hoa kỳ đứng đầu danh sách là nước nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi. Được ký kết năm 2005, Hiệp định hợp tác về nuôi con nuôi giữa Việt Nam và Mỹ đã phát huy hiệu quả rất tốt, trong ba năm thực hiện (Hiệp định hết hạn vào 9/2008). Trong số 69 tổ chức nuôi con nuôi nước ngoài hoạt động tại Việt Nam có 42 tổ chức thuộc Mỹ, 1700 trẻ em Việt Nam có hoàn cảnh éo le được các gia đình Mỹ nhận nuôi. Song việc phía Mỹ dừng hiệp định mà không gia hạn là do phát hiện có sự sai phạm trong việc giải quyết cho con nuôi, đặc biệt là sai phạm trong việc mờ ám về vấn đề tài chính…[41]. Trong mấy năm gần đây (từ năm 2003 đến tháng 6/ 2008), theo số liệu báo cáo của các Sở tư pháp lên Bộ Tư pháp cho thấy, các tỉnh giải quyết cho trẻ em làm con nuôi nước ngoài nhiều nhất là:
  • 34. Khãa luËn tèt nghiÖp NguyÔn ThÞ H¶i DS30C 34 (Bảng 2 ) STT Tỉnh/thành phố 2003 2004 2005 2006 2007 6/2008 Tổng số 1 Tp.Hồ Chí Minh 144 57 265 337 234 1037 2 Thái Nguyên 65 43 85 99 117 0 409 3 Hà Nội 45 25 53 83 131 337 4 BàRịa-Vũng Tàu 0 101 181 129 159 570 5 Nam Định 0 36 66 85 117 21 325 6 Lạng Sơn 3 18 69 109 100 29 328 7 Đà Nẵng 45 36 51 101 80 11 313 Nhìn chung, có thể thấy số lượng trẻ em được cho làm con nuôi người nước ngoài ở nhiều tỉnh khá lớn và được chú trọng. Tuy nhiên có một số địa phương chưa giải quyết được một trường hợp nào, như Hà Giang, Lào Cai, Sơn La, Gia Lai; có địa phương chỉ giải quyết cho được 1, 2 trẻ như Bình Định chỉ có một trẻ được cho làm con nuôi, Quãng Ngãi 2 trẻ, Bạc Liêu 2 trẻ… Như vậy, theo thống kê của Sở Tư pháp từ năm 2003 đến tháng 6/2008, cả nước có tổng số 5876 trẻ em được người nước ngoài nhận nuôi, đó là một sự cố gắng đáng kể của nước ta, tìm được mái ấm gia đình cho trẻ, giải quyết được nhu cầu của người nước ngoài. Nhiều trường hợp giải quyết nhanh chóng, giúp cho người nhận và trẻ em tạo lập được gia đình tốt đẹp, như trường hợp của bà Maria Senette Hedlund, quốc tịch Thuỵ Điển, bà được đón nhận đứa con nuôi thứ hai tại Việt Nam- bé Nguyễn Trung Tín, 4 tháng tuổi tuổi từ trung tâm bảo trợ trẻ em thành phố Vũng Tàu. Bà Maria Senette Hedlund đã thật sự vui mừng, vì khi đến Sở Tư pháp Bà Rịa – Vũng Tàu làm những thủ tục pháp lý cuối cùng để nhận con nuôi, các thủ tục được giải quyết nhanh gọn. Bà đã vui mừng nhận xét: “Chúng tôi được đón tiếp rất chu đáo
  • 35. Khãa luËn tèt nghiÖp NguyÔn ThÞ H¶i DS30C 35 và thủ tục rất nhanh gọn. Thật hạnh phúc tuỵệt vời, vì từ nay tôi đã có thêm một đứa con Việt Nam”[40]. Bên cạnh đó,còn nảy sinh nhiều vướng mắc cần tháo gỡ trong quá trình giải quyết việc xin nhận con nuôi của người nước ngoài. Trước hết, còn tồn tại một số điểm không rõ ràng, thiếu minh bạch trong hồ sơ của trẻ em Việt Nam được cho làm con nuôi người nước ngoài. Qua công tác thanh tra cho thấy có nhiều loại giấy tờ trong hồ sơ của trẻ em đã được làm nhằm hợp pháp hoá việc cho trẻ em làm con nuôi, nên không chính xác, thiếu thống nhất, chưa đầy đủ. Giấy khai sinh của trẻ em được làm giả với mục đích cho con làm con nuôi, hiện tượng làm sai lệch nguồn gốc trẻ em để trục lợi. Qua một số vụ án đã khởi tố tại Nam Định, Phú Thọ, Tuyên Quang, Bắc Ninh, cho thấy tính phức tạp trong việc kiểm soát các giấy tờ liên quan đến nguồn gốc đích thực của trẻ. Đặc biệt trong năm 2008 đã có một vụ việc đưa trẻ em ra nước ngoài làm con nuôi ở Nam Định là vụ việc nổi bật về việc làm giả hồ sơ trẻ em [40]. Trung tâm bảo trợ xã hội Trực Ninh đã đưa hơn 300 trẻ em sang nước ngoài làm con nuôi; đây là một sai phạm nghiêm trọng xuất phát từ mục đích trục lợi của nhiều cán bộ có thẩm quyền gây tổn thương cho trẻ em, ảnh hưởng đến uy tín của Nhà nước ta trên trường quốc tế và gây hoang mang, mất lòng tin của người nhận con nuôi. Thứ hai, tồn tại sự mâu thuẫn giữa biểu mẫu giấy tờ trong hồ sơ nuôi con nuôi với pháp luật thực định: Trong Giấy đồng ý cho trẻ làm con nuôi quy định sự đồng ý của trẻ theo hình thức nào (đầy đủ hay đơn giản) và biết rõ hậu quả pháp lý của hình thức đó. Đây là một mâu thuẫn với pháp luật hiện hành và pháp luật nuôi con nuôi không quy định gì về hình thức nuôi con nuôi đầy đủ. Mâu thuẫn này cần được giải quyết bằng việc quy định hình thức con nuôi đầy đủ. Thứ ba, hiện tượng giữ lại trẻ để đợi sự hỗ trợ về tài chính của tổ chức con nuôi nước ngoài [34,tr.3-4]. Điều này làm cho việc giải quyết nuôi con
  • 36. Khãa luËn tèt nghiÖp NguyÔn ThÞ H¶i DS30C 36 nuôi không thực hiện được. Mặt khác, chỉ có một số cơ sở nuôi dưỡng được quyền giới thiệu trẻ làm con nuôi nước ngoài, nên dẫn tới sự không bình đẳng và điều đó cũng tạo ra sự cạnh tranh từ phía gia đình trẻ em khi đưa trẻ vào cơ sở nuôi dưỡng, với mong muốn trẻ được vào cơ sở tốt hơn. Thứ tư, thời hạn giải quyết nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài là 120 ngày nhưng thực tế ít khi đảm bảo được thời gian này.Việc giải quyết hồ sơ chậm trễ có nhiều nguyên nhân khác nhau. Nhiều địa phương cho rằng việc hoàn thành hồ sơ của trẻ trong vòng 30 ngày là không thể được, nhất là đối với vùng sâu, vùng xa [34,tr.27-30]. Thứ năm, vấn đề minh bạch tài chính liên quan đến các khoản hỗ trợ nhân đạo của tổ chức nuôi con nuôi nước ngoài cho các cơ sở nuôi dưỡng được đánh giá là vấn đề “nóng”, thời sự và phức tạp nhất. Do chưa có văn bản pháp luật quy định rõ ràng minh bạch về phí, lệ phí và các khoản đóng góp nhân đạo trong việc nuôi con nuôi; do vậy nhiều địa phương đang cố tình đặt ra những mức thu (bất thành văn) khác nhau, đó là việc có những đòi hỏi, yêu sách bất hợp lý về các khoản thu tài chính trước yêu cầu xin nhận con nuôi của người nước ngoài. Nhiều tổ chức con nuôi và cha, mẹ nuôi người nước ngoài đã phàn nàn về hiện tượng này. Điều đó sẽ làm biến dạng việc nuôi con nuôi làm nảy sinh sự cạnh tranh không lành mạnh và thúc đẩy hành vi môi giới trục lợi trong lĩnh vực này. Vì vậy quy định một cách cụ thể, minh bạch những vấn đề tài chính liên quan đến lĩnh vực này là một yêu cầu cấp thiết khách quan, phù hợp với quy định trong các Hiệp định hợp tác về nuôi con nuôi giữa nước ta với các nước [4], nhằm đáp ứng nhu cầu đòi hỏi chính đáng của các nước nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi và đảm bảo tính nhân đạo của việc cho nhận con nuôi. Thứ sáu, về việc giao nhận con nuôi: Theo khoản 2 Điều 49 Nghị định 68/CP thì việc giao nhận được tổ chức tai Sở Tư pháp với sự tham gia của “4 bên” trong đó có bên giao, nếu trẻ em được nhận nuôi từ cơ sở nuôi dưỡng thì có đại diện cơ sở nuôi dưỡng, nếu trẻ em được nhận từ gia đình thì có cha mẹ
  • 37. Khãa luËn tèt nghiÖp NguyÔn ThÞ H¶i DS30C 37 đẻ, người giám hộ của trẻ phải có mặt tại buổi giao nhận. Tuy nhiên, những trường hợp trẻ em sống ở cơ sở nuôi dưỡng nhưng còn cha, mẹ thì tại buôỉ giao nhận con nuôi, việc có mặt của cha mẹ đẻ hay không chưa được quy định cụ thể. 2.2.4 Áp dụng pháp luật để xác định hệ quả pháp lý của việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. Việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài làm ph¸t sinh quan hệ cha mẹ và con giữa người nhận nuôi và người được nhân nuôi. Hệ quả pháp lý của việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài phụ thuộc cơ bản vào hình thức xác lập quan hệ nuôi con nuôi (nuôi con nuôi đơn giản hay dầy đủ) và thường do pháp luật của nước nơi tiến hành việc nuôi con nuôi quy định. Pháp luật Việt Nam quy định tại khoản 2 Điều 105 Luật HN & GĐ năm 2000, việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài được thực hiện tại Việt Nam thì quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ nuôi và con nuôi được xác định theo pháp luật Việt Nam. Việc nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài được thực hiện tại nước ngoài thì quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ nuôi và con nuôi được xác định theo pháp luật của nước mà cha mẹ nuôi là công dân. Theo các Hiệp định hợp tác nuôi con nuôi giữa nước ta với các nước, thì hệ quả pháp lý của việc nuôi con nuôi cố yếu tố nước ngoài được xác định theo pháp luật của nước nhận con nuôi (ví dụ như HĐHTNCN giữa Việt Nam và Thụy Điển, Pháp, Hoa Kỳ…). Như vậy, việc xác định áp dụng pháp luật căn cứ vào nơi thường trú của người con nuôi là nhằm đảm bảo quyền lợi của con nuôi trực tiếp bằng pháp luật của nước nhận. Bởi vì cha mẹ nuôi có quốc tịch của nước này nhưng sống ở nước khác. Hình thức nuôi con nuôi đơn giản không làm chấm dứt hoàn toàn các mối liên hệ pháp lý giữa cha mẹ đẻ với người con đã cho làm con nuôi. Giữa người nhận nuôi và con nuôi cũng phát sinh quan hệ cha mẹ và con, con nuôi cũng có quyền và nghĩa vụ như con đẻ. Về quan hệ thừa kế, con nuôi vừa
  • 38. Khãa luËn tèt nghiÖp NguyÔn ThÞ H¶i DS30C 38 được thừa kế tài sản của cha mẹ đẻ, vừa được thừa kế tài sản của cha mẹ nuôi và ngược lại. Hay con liệt sỹ dù đã cho làm con nuôi người khác, nhưng vẫn tiếp tục được hưởng quyền lợi của con liệt sĩ. Hình thức nuôi con nuôi đầy đủ sẽ dẫn đến hậu quả làm cắt đứt hoàn toàn các liên hệ pháp lý giữa trẻ được nhận làm con nuôi với gia đình gốc huyết thống. Đứa trẻ được nhận làm con nuôi có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ trong gia đình cha mẹ nuôi như con đẻ. Người con nuôi sẽ mang họ tên mới của cha mẹ nuôi và có quyền thừa kế tài sản của gia đình cha mẹ nuôi như con đẻ. Pháp luật đa số các nước thừa nhận hình thức nuôi con nuôi trọn vẹn đều quy định hệ quả pháp lý này như Pháp, Thụy Điển, Đức… Xem xét việc nuôi con nuôi xác định theo hình thức nào còn phụ thuộc vào ý chí của cha, mẹ đẻ, người có quyền cho trẻ em làm con nuôi theo pháp luật nước gốc. Do đó pháp luật cần quy định cụ thể hai hình thức nuôi con nuôi, tạo điều kiện xác định và áp dụng pháp luật giải quyết về hệ quả pháp lý của việc nuôi con nuôi được dể dàng. Xét về quan hệ pháp lý giữa bố mẹ nuôi – con nuôi – bố mẹ đẻ : Theo Công ước Lahaye 1993, có mở ra khả năng về việc chấm dứt quan hệ pháp lý trước đó giữa cha mẹ đẻ với trẻ em đã được nhận làm con nuôi. Tuy nhiên, các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành lại không mở ra khả năng như vậy, mà cho thấy vẫn tồn tại hai mối quan hệ pháp lý: cha mẹ nuôi – con nuôi và con nuôi – cha mẹ đẻ ; nghĩa là pháp luật Việt Nam hiện hành chỉ quy định hình thức nuôi con nuôi đơn giản. Một hệ quả quan trọng của việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài là quốc tịch của con nuôi. Trong quan hệ quốc tế, đây là một vấn đề rất nhạy cảm, tế nhị và dể nảy sinh xung đột pháp luật. Vấn đề này được quy định khác nhau tùy theo pháp luật mỗi nước, tùy vào việc quy định hình thức nuôi con nuôi đơn giản hay đầy đủ. Hình thức nuôi con nuôi đơn giản, trẻ em không đương nhiên có quốc tịch của nước nhận; vậy muốn trẻ em có quốc tịch của nước nhận thì cha mẹ nuôi phải làm thủ tục nhâp quốc tịch cho con nuôi (ví
  • 39. Khãa luËn tèt nghiÖp NguyÔn ThÞ H¶i DS30C 39 dụ như Pháp…). Với hình thức nuôi con nuôi đầy đủ trẻ em sẽ đương nhiên có quốc tịch của nước nhận (ví dụ như Thụy Điển, Pháp…). Theo quy định của Luật Quốc tịch Việt Nam thì “trẻ em là công dân Việt Nam được người nước ngoài nhận làm con nuôi vẫn giữ quốc tịch Việt Nam”. Tuy nhiên quy định này chỉ phù hợp với hình thức nuôi con nuôi đơn giản, trong khi hầu hết các nước quy định theo hình thức nuôi con nuôi đầy đủ trẻ em đương nhiên có quốc tịch của nước nhận. Điều này gây bất lợi trong việc bảo vệ quyền lợi của trẻ em Việt Nam tại quốc gia khác và dể xảy ra xung đột pháp luật. Như vậy quy định hình thức nuôi con nuôi đầy đủ là cần thiết. Trong các HĐHTNCN vấn đề quốc tịch của trẻ em được cho làm con nuôi đã được điều chỉnh, trẻ em có quyền nhập quốc tịch và có quyền lựa chọn quốc tịch khi đạt đến độ tuổi nhất định. Tuy nhiên pháp luật cần quy định cụ thể, rõ ràng hơn để việc áp dụng có hiệu quả. Bên cạnh đó, trong lĩnh vực nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài, việc chấm dứt và hệ quả pháp lý của chấm dứt việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài phụ thuộc vào việc pháp luật của nước nào được lựa chọn áp dụng để giải quyết. Theo các Hiệp định tương trợ tư pháp giữa nước ta với các nước, luật được áp dụng giải quyết chấm dứt việc nuôi con nuôi theo hệ thuộc luật quốc tịch của cha mẹ nuôi hoặc luật nơi thường trú của con nuôi. Trong các Hiệp định hợp tác nuôi con nuôi, luật được áp dụng giải quyết là luật nơi thường trú của con nuôi. Theo quy định tại Điều 21 Công ước Lahay, trong mọi trường hợp, việc đưa đứa trẻ hồi hương về nước chỉ là giải pháp cuối cùng, nếu lợi ích của đứa trẻ đòi hỏi như vậy. Vì vậy, pháp luật cần có sự dự liệu và quy định cụ thể, mục đích là hạn chế việc phải chấm dứt quan hệ nuôi con nuôi cũng như đưa trẻ em về nước. Có thể thấy rằng, việc chấm dứt nuôi con nuôi là một điều bất lợi đối với các bên nhất là đối với trẻ em, nó không phù hợp với mục đích của việc nuôi con nuôi, do đó cần giải quyết một cách thận trọng, thấu tình, đạt lý. Pháp luật cần xem xét, dự liệu về cuộc sống của trẻ sau này, vì việc di chuyển
  • 40. Khãa luËn tèt nghiÖp NguyÔn ThÞ H¶i DS30C 40 trẻ em đến một môi trường khác lạ đã là một điều khó khăn cho trẻ và việc chấm dứt nuôi con nuôi sẽ để lại những hậu quả bất lợi. 2.3 Một số vấn đề áp dụng pháp luật để giải quyết việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ở khu vực biên giới. * Tính đặc thù trong việc áp dụng pháp luật giải quyết việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ở khu vực biên giới. Khu vực biên giới có nhiều đặc điểm riêng so với các vùng miền khác của đất nước, đó là về tính chất vị trí địa lý gần với đường biên giới của nước khác, địa hình hiểm trở, giao thông vận tải đi lại còn khó khăn, thông tin liên lạc còn sơ sài… Đây cũng là khu vực nhiều nhạy cảm, các tệ nạn xã hội dể nảy sinh và là địa bàn hoạt động của bọn tội phạm. Pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội nói chung, trong đó có pháp luật điều chỉnh quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài đã kịp thời có những quy định riêng để áp dụng phù hợp với điều kiện của khu vực biên giới. Việc phân cấp thẩm quyền giải quyết cho cấp xã, thủ tục đăng ký gọn nhẹ hơn… nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu giải quyết quan hệ phát sinh. Bên cạnh đó, cũng còn tình trạng áp dụng pháp luật lệch lạc, còn nhiều vướng mắc bất cập như năng lực cán bộ, nhận thức của người dân còn hạn chế, công tác tuyên truyền pháp luật đến vùng sâu vùng xa còn hiếm, hiện tượng môi giới trung gian để trục lợi, hoạt động mua bán trẻ em vẫn diễn ra…Vì vậy, pháp luật cần quy định chăt chẽ hơn, hoàn thiện để đáp ứng nhu cầu cho nhận con nuôi, nhu cầu hội nhập thế giới. * Đăng ký việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ở khu vực biên giới. + Thẩm quyền: Theo quy định tại điều 66 Nghị định 68/ CP, việc nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam thường trú tại khu vực biên giới với công dân của nước láng giềng cùng thường trú tại khu vực biên giới Việt Nam do Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi thường trú của công dân Việt Nam thực hiện. Nếu có một bên chủ thể không thuộc diện thường trú tại khu vực biên giới thì việc đăng ký nuôi con nuôi không thuộc thẩm quyền của cấp xã.
  • 41. Khãa luËn tèt nghiÖp NguyÔn ThÞ H¶i DS30C 41 Việc phân cấp thẩm quyền cho cấp xã là phù hợp với yêu cầu thực tiễn khách quan, giải quyết kịp thời việc cho nhận con nuôi khi có đơn yêu cầu của các chủ thể trong quan hệ. Tuy nhiên, năng lực của cán bộ cấp xã còn hạn chế nên không tránh khỏi những sai sót, quyền lợi ích của trẻ em chưa đảm bảo. Tiến độ xem xét giải quyết hồ sơ còn nhiêu tồn đọng, vướng mắc, sự chỉ đạo của cấp trên chưa đựơc áp dụng tốt… + Trình tự thủ tục: Theo quy định tại điều 71 Nghi định 68/CP, người xin nhận con nuôi phải nộp hồ sơ xin nhận con nuôi. Uỷ ban nhân dân cấp xã thẩm tra hồ sơ và niêm yết việc xin nhận con nuôi trong 7 ngày liên tục tại trụ sở Uỷ ban nhân dân cấp xã. Uỷ ban xã có công văn gửi Sở Tư pháp kèm theo một bộ hồ sơ để xin ý kiến. Sở Tư pháp xem xét hồ sơ và có ý kiến trả lời bằng văn bản. Trong thời hạn 7 ngày, kể từ ngày nhận được ý kiến của Sở Tư pháp, cấp xã quyết định việc cho nhận con nuôi và tiến hành giao nhận con nuôi. Như vậy, Nghị định 68/CP đã thực hiện việc phân cấp thẩm quyền đăng ký việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ở khu vực biên giới cho Uỷ ban nhân dân cấp Xã. Tổng số các xã, phường, thị trấn thuộc khu vực biên giới trên đất liền của nước ta là 400 xã trong 23 tỉnh biên giới. Việc phân cấp thẩm quyền như vậy đảm bảo tính khả thi của việc đăng ký nuôi con nuôi tại địa phương, qua đó đảm bảo được lợi ích của các bên có liên quan, tạo cơ sở pháp lý để giải quyết các vấn đề phát sinh. Tuy nhiên, việc quản lý Nhà nước về đăng ý nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ở khu vực biên giới chưa được thực hiện tốt. Cơ quan quản lý cấp trên hầu như không nắm được diễn biến tình hình thực hiện đăng ký nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ở khu vực biên giới. Qua mấy năm thực hiện Nghị định 68/CP nhưng các cơ quan có thẩm quyền không có được số liệu nào về loại việc này. Nghị định 158/CP cũng không có quy định gì về vấn đề này. Do đó cần quy định cụ thể việc báo cáo riêng về tình hình nuôi con nuôi ở khu vực biên giới.
  • 42. Khãa luËn tèt nghiÖp NguyÔn ThÞ H¶i DS30C 42 CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐIỀU CHỈNH CỦA PHÁP LUẬT NUÔI CON NUÔI CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY. 3.1 Sự cần thiết hoàn thiện pháp luật nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam hiện nay. * Hoàn thiện pháp luật nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài là một yêu cầu khách quan ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. Một là, đảm bảo lợi ích tốt nhất của trẻ em, hạn chế, ngăn chặn hiện tượng tiêu cực trong lĩnh vực nuôi con nuôi. Hiện nay ở nước ta, số trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khá lớn, khoảng 2,5 triệu trẻ em chiếm khoảng 3% dân số [5]. Việc tìm kiếm cho trẻ em một hình thức nuôi dưỡng trong đó có hình thức cho làm con nuôi là một việc làm cần thiết, mục đích bảo vệ quyền lợi của trẻ em, chăm sóc nuôi dạy trẻ em thành những công dân có ích cho xã hội, ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực, tệ nạn xã hội khi để trẻ trong tình trạng bơ vơ, không nơi nương tựa, đồng thời đảm bảo nguyện vọng và quyền lợi cho cả người nhận nuôi con nuôi. Mặt khác khi những trẻ em này được nhận làm con nuôi sẽ giảm bớt áp lực đối với các cơ quan nhà nước, với xã hội, đồng thời tạo ra môi trường tốt, thuận lợi cho sự phát triển thể chất và nhân cách của trẻ em. Tính trung bình cho đến nay thì mỗi năm có khoãng 2000 trẻ em Việt Nam được người nước ngoài nhận làm con nuôi và số trẻ em được nhận mỗi năm một tăng cao [40]. Như vậy, rõ ràng nhu cầu về việc nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi của người nước ngoài là rất lớn và đang tiếp tục tăng. Việc cho nhận con nuôi là một hoạt động nhân đạo, song đây cũng là vấn đề nhạy cảm, chứa đựng nhiều sự phức tạp, nhiều kẻ lợi dụng hoạt động nhân đạo này để trục lợi, gây hại trước hết đến những trẻ em. Vì vậy pháp luật