SlideShare a Scribd company logo
1 of 74
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
PHẠM VĂN THỊNH
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TUYÊN TRUYỀN
PHỔ BIẾN PHÁP LUẬT TRÊN ÐỊA BÀN
HUYỆN SƠN TÂY, TỈNH QUẢNG NGÃI
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG
HÀ NỘI, năm 2019
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
PHẠM VĂN THỊNH
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TUYÊN TRUYỀN
PHỔ BIẾN PHÁP LUẬT TRÊN ÐỊA BÀN
HUYỆN SƠN TÂY, TỈNH QUẢNG NGÃI
Chuyên ngành: Chính sách công
Mã số : 8340402
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. Đỗ Thị Kim Định
HÀ NỘI, năm 2019
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của
riêng tôi. Các số liệu sử dụng phân tích trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng,
đã công bố theo đúng quy định. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn do tôi
tự tìm hiểu, phân tích một cách trung thực, khách quan và phù hợp với thực
tiễn. Các kết quả này chưa từng được công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào
khác.
Tác giả luận văn
Phạm Văn Thịnh
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH
SÁCH TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN PHÁP LUẬT................................ 8
1.1. Khái niệm, vai trò của thực hiện chính sách tuyên truyền, phổ biến pháp
luật..................................................................................................................... 8
1.2. Nội dung thực hiện chính sách tuyên truyền, phổ biến pháp luật............16
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc tổ chức thực hiện chính sách tuyên truyền,
phổ biến pháp luật ...........................................................................................22
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TUYÊN
TRUYỀN, PHỔ BIẾN PHÁP LUẬT TẠI HUYỆN SƠN TÂY, TỈNH
QUẢNG NGÃI...............................................................................................25
2.1. Khái quát về huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi .......................................25
2.2. Thực trạng thực hiện chính sách tuyên truyền, phổ biến pháp luật tại
huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi....................................................................30
2.3. Đánh giá chung về thực hiện chính sách tuyên truyền, phổ biến pháp luật
tại huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi...............................................................41
CHƯƠNG 3: QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THỰC HIỆN
CHÍNH SÁCH TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN PHÁP LUẬT TẠI
HUYỆN SƠN TÂY,TỈNH QUẢNG NGÃI.................................................45
3.1. Quan điểm và mục tiêu thực hiện chính sách tuyên truyền, phổ biến pháp
luật...................................................................................................................45
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách tuyên truyền, phổ biến
pháp luật ..........................................................................................................49
KẾT LUẬN....................................................................................................65
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TTPBPL Tuyên truyền, phổ biến pháp luật
CNH-HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
PBGDPL Phổ biến giáo dục pháp luật
CSC Chính sách công
KT-XH Kinh tế - xã hội
HĐND Hội đồng nhân dân
UBND Ủy ban nhân dân
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đềtài
Tuyên truyền, phổ biến pháp luật (TTPBPL) là hoạt động truyền tải các
kiến thức pháp luật tới toàn thể nhân dân; đây là hoạt động thuộc kiến trúc
thượng tầng, có vị trí quan trọng trong quá trình xây dựng và hoàn thiện hệ
thống pháp luật.Công tác TTPBPL là quá trình đưa pháp luật đến với nhân
dân, đi vào ý thức, hành động của toàn xã hội.Hay nói một cách khác,
TTPBPL là cầu nối để chuyển tải pháp luật vào cuộc sống.Quá trình tuân thủ
và thực thi pháp luật của nhân dân, của tổ chức, các chủ thể khác trong xã hội
đều được thực hiện từ khâu thấu hiểu mới đến thực thi và tuân thủ.
Nhận thức được điều đó, trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta đã
xác định rõ công tác TTPBPL là một bộ phận của công tác giáo dục chính trị tư
tưởng, là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, phải được tiến hành thường
xuyên, liên tục với nhiều hình thức phong phú, đa dạng và sáng tạo nhằm nâng
cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ và nhân dân, góp phần thúc đẩy kinh
tế phát triển, giữ vững ổn định chính trị và trật tự xã hội. Văn kiện Đại hội Đại
biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng Cộng sản Việt Nam đã nêu: “Tăng cường
giáo dục pháp luật, nâng cao hiểu biết và ý thức tôn trọng pháp luật, sống và
làm việc theo Hiến pháp và pháp luật, bảo đảm cho pháp luật được thi hành
một cách nghiêm minh, thống nhất và công bằng”.
Tại ĐH ĐB lần thứ 9 của ĐCSVN khẳng định: Phát huy dân chủ, công
bằng XH đi đôi với giữ vững kỷ luật, kỷ cương, tăng cường PC, quản lý XH
bằng PL, đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác TTPBPL, để nâng cao ý
thức chấp hành của nhân dân, toàn XH.
Trong bối cảnh hội nhập khu vực, quốc tế ngày càng sâu tộng; yêu cầu
của quá trình CNH - HĐH đất nước; muốn hòa nhập vào sân chơi chung quốc
2
tế thì công tác thực thi pháp luật, hiểu biết pháp luật, tôn trọng pháp luật phải
cấp thiết hơn bao giờ hết. Thực tế, qua hơn 30 năm đổi mới đất nước, Nhà
nước ta đã ban hành nhiều văn bản pháp luật liên quan đến công tác
TTPBPL, góp phần cụ thể hóa chủ trương của Đảng cũng như xác định đúng
vị trí của công tác TTPBPL trong tăng cường pháp chế XHCN, xây dựng nhà
nước pháp quyền. Đồng thời, để tiếp tục đưa công tác TTPBPL lên một tầm
cao mới, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, xây dựng
Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa, ngày 09 tháng 12 năm
2003, Ban Bí thư Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam đã ban hành Chỉ thị
số 32-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác PBGDPL,
nhằm khẳng định vai trò của các cấp ủy đảng trong việc định hướng, chỉ đạo
thực hiện các giải pháp thiết thực, hiệu quả trong việc nâng cao ý thức tuân
thủ pháp luật của nhân dân. Chỉ thị đã thể hiện sự đổi mới về nhận thức của
Đảng ta đối với công tác PBGDPL; về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong
công tác TTPBPL, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ và nhân
dân. …
Thực hiện chủ trương trên của Đảng, pháp luật của nhà nước, công tác
TTPBPL ngày càng được chính quyền các cấp quan tâm, chú trọng. Trách
nhiệm triển khai thực hiện công tác TTPBPL nói chung, thực hiện chính sách
TTPBPL nói riêng được ghi nhận tại Điều 27, Luật Phổ biến, giáo dục pháp
luật quy định: “Trách nhiệm của chính quyền các cấp ở địa phương: Hội đồng
nhân dân các cấp có trách nhiệm: Quyết định các biện pháp nhằm nâng cao
hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; phân bổ dự toán ngân sách địa
phương cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; Giám sát việc thực hiện
pháp luật về phổ biến, giáo dục pháp luật. UBND các cấp có trách nhiệm: Ban
hành theo thẩm quyền chương trình, kế hoạch, đề án về phổ biến, giáo dục
pháp luật; Chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức triển khai và kiểm tra công tác
3
PBGDPL; Xây dựng, tập huấn, bồi dưỡng, quản lý đội ngũ Báo cáo viên pháp
luật, tuyên truyền viên pháp luật; thực hiện chuẩn hóa đội ngũ giáo viên dạy
môn giáo dục công dân, giáo viên dạy môn pháp luật theo quy định của pháp
luật; tạo điều kiện để các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp hỗ trợ cho hoạt động
tuyên truyền, phổ biến pháp luật.
Đối với huyện Sơn Tây - một đơn vị hành chính cấp huyện của tỉnh
Quảng Ngãi, trong những năm qua, công tác PBGDPL nhìn chung đã được
cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương quan tâm; đã có những hoạt động
phong phú, nội dung, hình thức cũng như phương pháp từng bước được đổi
mới; thu được một số kết quả bước đầu đáng ghi nhận. Hoạt động PBGDPL
đã góp phần từng bước nâng cao ý thức pháp luật, hình thành dần thói quen
“Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật” trong cán bộ và nhân dân
trên địa bàn huyện, đưa pháp luật vào các hoạt động quản lý nhà nước và đời
sống xã hội. Bên cạnh sự chỉ đạo của UBND các cấp, thì các phòng, ban
chuyên môn, các tổ chức chính trị - xã hội căn cứ vào nhiệm vụ chính trị
được giao chủ động triển khai, phổi hợp thực hiện các hoạt động cụ thể nhằm
lồng ghép việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn vị mình với nhiệm vụ
TTPBPL tại cơ sở hoặc theo nhóm đối tượng phục vụ của đơn vị, địa phương
mình. Trong giai đoạn vừa qua, công tác TTPBPL tại huyện Sơn Tây đã được
Huyện ủy, UBND huyện quan tâm triển khai với nhiều hoạt động thiết thực,
hình thức tuyên truyền phong phú; các nội dung truyền tải mang tính thời sự,
từng bước đáp ứng nhu cầu tìm hiểu, góp phần nâng cao hiệu quả thực thi
pháp luật trên địa bàn huyện; công tác TTPBPL đi vào nền nếp, mang tính
thường xuyên; đã tạo được các đợt truyền thông mang tính cao điểm, tạo điểm
nhấn trong công tác TTPBPL.
Mặc dù vậy, công tác TTPBPL trên địa bàn huyện vẫn còn bộc lộ
không ít khó khăn, hạn chế ở nhiều mặt: Về nhận thức; về kinh phí, cơ sở vật
4
chất; về nhân lực; về nội dung; về phương pháp; về hình thức… đang đặt cấp
ủy Đảng, chính quyền địa phương cũng như đội ngũ làm công tác TTPBPL
của huyện trước những băn khoăn, trăn trở. Thực trạng công tác TTPBPL trên
địa bàn huyện như thế nào? Những mặt đạt được? Những mặt hạn chế?
Giải pháp cụ thể gì cho công tác TTPBPL tại huyện Sơn Tây?... Chất
lượng và hiệu quả thực hiện công tác TTPBPL của huyện Sơn Tây chỉ được
cải thiện, được nâng cao khi tất cả những vấn đề trên được nhìn nhận và giải
quyết một cách có hệ thống, khoa học trên cơ sở thực tiễn.
Xuất phát từ tầm quan trọng của công tác TTPBPL pháp luật trong bối
cảnh xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, trong công cuộc xóa
đói giảm nghèo (trong đó tiêu chí tiếp cận pháp luật là quy định cần có trong
xây dựng nông thôn mới); đồng thời xuất phát từ thực tiễn địa phương và lĩnh
vực tôi đang công tác; tôi lựa chọn đề tài “Thực hiện chính sách tuyên
truyền phổ biến pháp luật trên địa bàn huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi”
là đề tài nghiên cứu tốt nghiệp chương trình đào tạo thạc sĩchuyên ngành
chính sách công.
2.Tình hình nghiên cứu đềtài
Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật là một vấn đề được nhiều
học giả, nhà nghiên cứu quan tâm, có thể kể đến như:
- Bài viết Bàn về giáo dục pháp luật, của TS Ngọc Đường, TS Thanh
Mai. Trong tác phẩm này, các tác giả đã đưa ra những khái niệm mang tính lý
luận về TTPBPL, cụ thể như: Mục đích; Đối tượng; chủ thể; khách thể;
phương pháp ... trong thực hiện hoạt động TTPBPL.
- Nghiên cứu Giáo dục pháp luật góp phần nâng cao ý thức và nghĩa vụ
tuân thủ pháp luật, tạp chí Lý luận chính trị, số 10/2006) của tác giả Tống
Đức Thảo đã nghiên cứu vai trò tác động của giáo dục pháp luật đối với việc
hình thành và nâng cao ý thức pháp luật cho các tầng lớp dân cư, đồng thời
5
nêu những đặc điểm cơ bản của ý thức pháp luật.
- Luận văn thạc sĩ của Hồ Quốc Dũng đã nghiên cứu “Một số vấn đề về
giáo dục pháp luật trong giai đoạn hiện nay (1997)”. Tác giả đã tiếp cận, tìm
hiểu công tác giáo dục pháp luật, từ đó thấy được những khó khăn, thách thức
trong việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật, song nghiên cứu, phân tích đề
xuất một số giải pháp giáo dục pháp luật, nhằm nâng cao nhận thức của nhân
dân trong việc thi hành pháp luật trong giai đoạn hiện nay.
- Tác giả Nguyễn Thị Thu Ba (2012), “Nâng cao chất lượng TTGDPL
cho công nhân tại các doanh nghiệp ở Thành phố Đồng Tháp giai đoạn hiện
nay”, Luận văn thạc sĩ Luật học.
- Nguyễn Thị Thu Huyền (2016), ”Phổ biến, giáo dục pháp luật cho đội
ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội”, Luận
văn thạc sỹ Luật học.
Các nghiên cứu trên đã đưa ra ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác
tuyên truyền, phổ biến pháp luật; đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất
lượng công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã
chưa sâu vào việc thực thi các chính sách tuyên truyền, phổ biến pháp luật;
chưa phân tích rõ quá trình thực thi chính sách TTPBPL, chưa đưa ra các yêu
cầu trong quá trình nâng cao chất lượng thực hiện chính sách tuyên truyền,
phổ biến pháp luật; chưa đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượng thực hiện
chính sách tuyên truyền, phổ biến pháp luật tại một địa bàn khó khăn, tỷ lệ
người dân tộc thiểu số cao như huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi. Xuất phát từ
lý luận và thực tiễn cũng như phù hợp với yêu cầu thực tiễn công tác, tôi lựa
chọn đề tài trên là thực sự cần thiết về cả mặt lý luận và thực tiễn.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiêncứu
3.1 Mục đích nghiêncứu
Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách phổ
6
biến, giáo dục pháp luật tại huyện Sơn Tây trong thời gian tới.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu các vấn đề lý luận cơ bản về tuyên truyền pháp luật, chính
sách TTPBPL; ý nghĩa và vai trò của việc thực hiện chính sách TTPBPL, các
nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả thực hiện chính sách TTPBPL.
- Phân tích thực trạng thực hiện chính sách phổ biến, giáo dục pháp
luật tại huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi trong những năm gần đây qua đó rút
ra những hạn chế cần khắc phục và tìm ra những nguyên nhân hạn chế đó.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
4.1. Đối tượng nghiêncứu
Luận văn tập trung nghiên cứu việc thực hiện chính sách phổ biến, giáo
dục pháp luật tại huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi.
4.2. Phạm vi nghiêncứu
Phạm vi không gian: Luận văn nghiên cứu việc thực hiện phổ biến,
giáo dục pháp luật tại huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi.
Phạm vi thời gian: Luận văn nghiên cứu thực trạng thực hiện phổ biến,
giáo dục pháp luật tại huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi từ năm 2013 - 2018.
5. Cơ sở lýluậnvàphươngphápnghiêncứu
5.1. Cơ sở lýluận
Cơ sở lý luận được sử dụng trong luận văn là phương pháp dựa trên
phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác -
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các định hướng, chủ trương của Đảng
CSVN, Nhà nước Việt nam về vấn đề TTPBPL.
5.2. Phương pháp nghiêncứu
Các phương pháp cụ thể được sử dụng:
- Phương pháp phân tích các kết quả thực hiện và tổng hợp những ý
kiến đánh giá để phân tích, tổng hợp những vấn đề về phương thức phát huy
quyền lực, nội dung đường lối chính sách và quá trình hiện thực hóa những
đường lối phổ biến, giáo dục pháp luật tại huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi
7
trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa .
- Phương pháp thống kê để tập hợp các số liệu: thống kê tổng hợp số xã
có tủ sách pháp luật; số ấn phẩm về pháp luật..
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luậnvăn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Luận văn vận dụng khung lý thuyết về chính sách công, các bước trong
thực hiện chu trình chính sách công để làm tham chiếu để đánh giá việc thực
hiện chính sách TTPBPL. Trên cơ sở vận dung khung lý thuyết để nghiên cứu
thực tiễn sẽ giúp tác giải tìm tòi, phát hiện những bất cập, những độ chệnh giữa
lý luận và thực tiễn thực hiện. Đồng thời mạnh dạn đề xuất các giải pháp nhằm
nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách TTPBPL trongt hời gian tới.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn thực hiện chính sách TTPBPL tại
huyện Sơn Tây; tác giả đánh giá và đề xuất các giải pháp thiết thực, hữu hiệu
phù hợp với thực tiễn địa phương trong việc nâng cao hiệu quả thực hiện
chính sách tuyên truyền, phổ biến pháp luật trên địa bàn huyện Sơn Tây nói
riêng.
7. Cơ cấu của luậnvăn
Nội dung chính của luận văn được cơ cấu theo ba chương cụ thể.
Chương 1. Những vấn đề lý luận về thực hiện chính sách tuyên truyền,
phổ biến pháp luật.
Chương 2. Thực trạng thực hiện chính sách tuyên truyền, phổ biến pháp
luật trên địa bàn huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi.
Chương 3. Quan điểm, giải pháp hoàn thiện, nâng cao hiệu quả tổ chức
thực hiện chính sách tuyên truyền, phổ biến pháp luật trên địa bàn huyện Sơn
Tây.
8
CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH
TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN PHÁP LUẬT
1.1. Khái niệm, vai trò của thực hiện chính sách tuyên truyền, phổ
biến pháp luật
1.1.1. Khái niệm thực hiện chính sách tuyên truyền, phổ biến pháp
luật
1.1.1.1. Khái niệm tuyên truyền, phổ biến pháp luật
Theo Đại từ điển Tiếng Việt thì: "Tuyên truyền" khái niệm để rộng, có
ý nghĩa miêu tả hoạt động truyền bá những tri thức, giá trị tinh thần, tư tưởng
đó thành nhận thức, niềm tin, tình cảm, cổ vũ đối tượng hành động theo
những định hướng do chủ thể tuyên truyền đặt ra [4,tr16].
Tuyên truyền là phổ biến chính là quá trình cung cấp, cập nhật thông
tin, những yêu cầu, nội dung và các quy định pháp luật mới, hoặc được sửa
đổi bổ sung để giúp nhân dân nắm bắt, hiểu, tuân thủ chấp hành những quy
định mới, hoặc sửa đổi bổ sung đó. Đó chính là phương tiện hỗ trợ tích cực để
nâng cao hiểu biết pháp luật cho nhân dân, là cầu nối để chuyển tải pháp luật
vào cuộc sống. Bởi lẽ, khi pháp luật có hiệu lực thì cần phải có đội ngũ truyền
tải, phương tiện truyền tải, và các nội dung đó phải được cụ thể hóa, tồn tại
dưới các hình thức văn bản cụ thể: bản giấy, bản điện tử.. để nhân dân đọc,
hiểu, tiếp thu, tuân thủ …Như vậy, pháp luật mới đi vào cuộc sống.
Theo Đại từ điển Tiếng Việt thì "Phổ biến là hoạt động truyền đạt trực
tiếp hoặc một hình thức cụ thể nào đó làm cho nhiều người biết đến một vấn
đề cụ thể nào đó" [4, tr3].
Hoạt động TTPBGDPL là việc các chủ thể (Cấp ủy chính quyền địa
phương; các cơ quan chuyên môn; các tổ chức chính trị - xã hội...) có trách
9
nhiệm dùng các phương tiện, hình thức khác nhau truyền đạt tới đối tượng
quản lý nhằm cung cấp thường xuyên, bài bản, hệ thống để giúp cho đối
tượng có những nhận thức đầy đủ hơn, trên cơ sở đó thực hiện các hành vi,
các ứng xử chuẩn mực hơn.
Sử dụng những hình thức khác nhau, có thể trực tiếp hoặc gián tiếp tác
động một cách có hệ thống, bài bản và thường xuyên đến ý thức của con
người nhằm trang bị những kiến thức pháp lý nhất định để từ đó họ có những
nhận thức đúng đắn về pháp luật, tôn trọng pháp luật và tự giác xử sự theo
yêu cầu của pháp luật.
Theo nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật của Luật Phổ biến, giáo dục
pháp luật năm 2012 (Điều 10) thì phổ biến, giáo dục pháp luật là hoạt động
truyền đạt thông tin, nội dung pháp luật, bao gồm: (i) Quy định của Hiến pháp
và văn bản quy phạm pháp luật về dân sự, hình sự, hành chính, hôn nhân và
gia đình, bình đẳng giới, đất đai, xây dựng, bảo vệ môi trường, lao động, giáo
dục, y tế, quốc phòng, an ninh, giao thông, quyền và nghĩa vụ cơ bản của
công dân, quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan nhà nước, cán bộ, công
chức, các văn bản quy phạm pháp luật mới được ban hành; (ii) Các điều ước
quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, các thỏa
thuận quốc tế; (iii)Ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật; ý thức bảo vệ
pháp luật; lợi ích của việc chấp hành pháp luật; gương người tốt, việc tốt
trong thực hiện pháp luật. Các chủ thể thực hiện các hoạt động TTPBPL là
các cơ quan trong hệ thống cơ quan nhà nước, hệ thống cơ quan hành chính
nhà nước; hệ thống tổ chức chính trị xã hội từ trung ương đến địa phương.
[21].
Từ cách giải thích của từ điển về hai khái niệm “tuyên tryền” và “phổ
biến”, “giáo dục” kết hợp với các nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật mà
Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật đưa ra, có thể khái quát lại khái niệm Tuyên
10
truyền, phổ biến pháp luật như sau:
- Theo nghĩa hẹp: Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật là giới
thiệu tinh thần văn bản pháp luật cho người có nhu cầu; theo đó phổ biến,
giáo dục pháp luật là việc truyền bá pháp luật cho đối tượng nhằm nâng cao
tri thức, tình cảm, niềm tin pháp luật cho đối tượng từ đó nâng cao ý thức tôn
trọng pháp luật, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật của đối tượng.
- Theo nghĩa rộng: TTPBGDPL là một khâu của hoạt động tổ chức thực
hiện pháp luật bởi lẽ nó nâng cao các tri thức pháp luật của cá nhân, tổ chức;
từng bước định hướng nhận thức, điều chỉnh hành vi ứng xử cho phù hợp với
chuẩn mức đạo đức, chuẩn mực pháp luật chung mà nhà nước, cộng đồng dân
cư hướng tới, bảo vệ.”
1.1.1.2. Khái niệm chính sách
Hiện nay, có nhiều khái niệm về chính sách.
Theo Từ điển tiếng Việt thì “chính sách” là “sách lược và KH được chủ
thể có thẩm quyền đưa ra, thực hiện nhằm đtạ mục tiêu nhất định theo định
hướng của chủ thể đó”[27].
Qua các khái niệm trên, có thể thấy, chính sách có những đặc điểm cụ
thể:
+ Chủ thể ban hành chính sách là chủ thể được xác định (Xác định dựa
trên Quyền lực hoặc Chủ thể có thẩm quyền Quản lý).
+ Nội dung của chính sách phải dựa trên quan điểm thống nhất, chung
nhất của Đảng cầm quyền; định hướng phát triển; tình hình thực tiễn của địa
phương, tổ chức.
+ Mục đích của chính sách: Chính sách phải có mục đích rõ ràng, cụ
thể (có thể định lượng hoặc định tính bởi những thước đo cụ thể). Do vậy, khi
xây dựng kế hoặc thực hiện chính sách; các chủ thể phải căn cứ và lượng tính
được thước đo và kết quả đo.
11
Qua các định nghĩa trên, khái niệm “chính sách tuyên truyền, phổ biến
pháp luật” được hiểu trong luận văn “Chính sách tuyên truyền, phổ biến pháp
luật là tập hợp các quyết định có liên quan để lực chọn mục tiêu và giải pháp,
công cụ chính sách nhằm giải quyết các vấn đề chính sách tuyên truyền, phổ
biến pháp luật theo mục tiêu tổng thể đã xác định”.
1.1.1.3. Khái niệm thực hiện chính sách tuyên truyền, phổ biến pháp
luật
Thực hiện chính sách TTPBPL là quá trình đưa chính sách TTPBPL
vào thực tiễn đời sống thông qua việc ban hành các đề án, chương trình, kế
hoạch, dự án .. thực hiện chính sách TTPBPL và tổ chức thực hiện các hoạt
động cụ thể nhằm đạt được mục tiêu mà các kế hoạch, đề án, chương trình, dự
án đề ra.
Các Chương trình, đề án TTPBPL phải được đảm bảo bởi nguồn lực
nhất định; phải có sự phân công rõ rằng trong tổ chức và phối hợp thực hiện...
* Yếu tố ảnh hưởng tới thực hiện chính sách.
Có thể chia làm 2 nhóm yếu tố cụ thể như sau:
+ Yếu tố khách quan: là các yếu tố bên ngoài, yếu tố mang tính tự nhiên
về điều kiện tự nhiên, đất đai, vị trí địa lý..... Những yếu tố này tác động đến
tổ chức thực thi chính sách từ bên ngoài, độc lập với ý muốn của chủ thể quản
lý, các yếu tố này vận động theo quy luật khách quan nên ít tạo sự biến đổi do
đó cũng khó gây sự chú ý của các nhà quản lý nhưng lại tác động lớn đến
quá trình thực thi chính sách, đó là các yếu tố: Tính chất của vấn đề chính
sách là yếu tố gắn liền với mỗi chính sách nó có tác động trực tiếp đến hoạch
định và thực hiện chính sách có nghĩa là nếu vấn đề chính sách đơn giản liên
quan đến ít đối tượng thì thực thi sẽ dễ dàng và đơn giản hơn.
Môi trường thực thi chính sách tốt để chính sách đạt hiệu quả cáo nhất
đó là một môi trường ổn định ít biến đổi về chính trị sẽ đưa tới sự ổn định về
12
hệ thống chính sách và thực thi thuận lợi. Nếu các bộ phận của môi
trườngổn định thì nó sẽ tạo cho các hoạt động thực thi dễ dàng; còn ngược lại
nếu Môi trường thực thi chính sách có nhiều bất lợi , như: rào cản của phong
tục tập quán lạc hậu; điều kiện tự nhiên..... dẫn đến việc thực thi chính sách
kém hiệu quả, thậm chí không đạt mục tiêu.
Tiềm lực của các nhóm đối tượng chính sách: Mỗi đối tượng chính sách
có tiềm năng khác nhau, có thế mạnh, lợi thế, thuận lợi và khó khăn khác
nhau trong quá trình thực hiện TTPBPL. Có thể nhìn nhận tiềm lực này qua
các phương diện chính trị, kinh tế, xã hội.... Đặc tính của đối tượng chính sách
như tính tự giác, kỷ luật, sáng tạo.... cũng góp nhiều vào việc hiệu quả hay
không trong quá trình thực thi chính sách.
+ Yếu tố chủ quan: là các yếu tố thuộc về chủ thể thực thi chính sách,
cụ thể hơn, đó chính là hệ thống cơ quan thực hiện nhiệm vụ TTPBPL các
cấp; đội ngũ cán bộ công chưc, viên chức trong các các cơ quan thực thi
nhiệm vụ TTPBP:L... các chủ thể này là các chủ thể thực thi chính sách nên
nó có ảnh hưởng lớn đến việc hiệu quả thực thi. Thực thi đúng đầy đủ các
bước trong quy trình tổ chức thực thi chính sách, các bước này được coi là
nguyên lý khoa học được đúc kết từ thực tiễn cuộc sống, việc tuân thủ quy
trình là một nguyên tắc quản lý.
Bên cạnh đó phải nói đến vai trò của đội ngũ CBCC, mà cụ thể là đội
ngũ thực thi chính sách hay nói cách khác là năng lực thực thi chính sách của
CBCC trong hệ thống cơ quan nhà nước từ trung ướng đến địa phương. Chủ
thể giữ vai trò quyết định tới sự thành bại của chính sách, bỏi lẽ: người CBCC
tận tâm, có đạo đức công vụ, tâm huyết với nghề nghiệp thì sẽ vượt khó để
thực thi còn ngược lại nếu CBCC có năng lực yếu kém, làm việc thiếu khoa
học, trách nhiệm; sự thờ ơ của cấp ủy chính quyền; của bàng quang của cán
bộ công chức thực thi chính sách .. thì việc thực hi chính sách sẽ gặp nhiều
13
khó khăn, việc triển khai chính sách sẽ không đem lại hiệu quả như móng
muốn.
Cùng với yếu tố CBCC thì phải đề cập đến yếu tố tài chính: nguồn vật
lực quan trọng để thực thi chính sách. Nguồn tài chính sẽ đảm bảo các hoạt
động được triển khai trên thực tiễn; bởi lẽ: Phải trang bị các tài liệu, tư liệu;
phải có phương tiện thực hiện, phải có nguồn lực để chi trả nhân công. Do
vậy, các điều kiện về tài chính là điều kiện thiết yếu để đảm bảo các hoạt
động có thể thực hiện được trên thực tế. Thực tiễn đã chứng minh, nếu không
có nguồn tài chính thì các hoạt động chỉ nằm trên giấy tờ, không có giá trị
thực tế, không có điều kiện hiện thực hóa trên thực tiễn.
Sự hưởng ứng của đối tượng hướng tới của chính sách: Đối tượng
hướng tới của chính sách TTPBPL chính là nhân dân, sự đồng tình của nhân
dân. Nếu chính sách có được sự đồng tình ủng hộ của nhân dân thì việc thực
thi mới có hiệu quả. Bởi lẽ, nếu chính sách không co sự hưởng ứng này thì
mục tiêu hướng tới của chính sách không đạt được; tri thức pháp luật không
được nhân nhân đón nhận, thực thi pháp luật sẽ lệch chuẩn; ý thức pháp luật
không được nâng lên.
1.1.2. Vai trò của thực hiện chính sách tuyên truyền, phổ biến phápluật
Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật thuộc kiến thức
thượng tầng, là công tác tư tưởng quan trọng trong việc định hướng, dẫn dắt
xã hội.
TTPBPL là phương tiện để chủ thể quản lý tác động vào đối tượng
quản lý nhằm hướng đối tượng quản lý thực hiện những giá trị, những chuẩn
mực mà chủ thể quản lý hướng tới. Muốn thực thi, tuân thủ pháp luật đúng và
đầy đủ thì phải hiểu đầu đủ, hiểu đúng, sử dụng đúng và đầy đủ pháp luật đó.
Để thực hiện được mục tiêu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa Việt Nam thì công tác phổ biến, giáo dục pháp luật có vai trò hết sức
14
quan trọng là cầu nối để đưa pháp luật vào cuộc sống, góp phần nâng cao hiệu
lực, hiệu quả của quản lý nhà nước, quản lý xã hội bằng pháp luật. Song song
với nhiệm vụ xây dựng pháp luật là nhiệm vụ đưa pháp luật vào cuộc sống.
Phổ biến, giáo dục pháp luật có những vai trò cơ bản như sau:
- Thứ nhất, phổ biến giáo dục pháp luật có vai trò quan trọng trong việc
hình thành ý thức pháp luật cho nhân dân, tăng cường sự hiểu biết pháp luật,
khuyến khích thói quen ứng xử theo pháp luật, góp phần nâng cao hiệu lực,
hiệu quả quản lý nhà nước, quản lý xã hội. Nhà nước ban hành hệ thống pháp
luật như ban hành một "hành lang" để mọi công dân, tổ chức, doanh nghiệp
có thể bước đi trong khuôn khổ cho phép.
Phổ biến, giáo dục pháp luật cho công dân có tri thức pháp lý, tình cảm
pháp luật đúng đắn và hành vi hợp pháp, tạo tiền đề cho việc sử dụng quyền
lực nhà nước, tăng cường pháp chế, phát huy dân chủ và quyền tự do của mỗi
người góp phần tăng cường trật tự, kỷ cương xã hội; phòng ngừa có hiệu quả
các hành vi vi phạm pháp luật. Ý thức pháp luật của công dân được hình
thành từ hai yếu tố đó là tri thức pháp luật và tình cảm pháp luật.
Tri thức pháp luật của mối chủ thể có được qua quá trình tích luỹ kiến
thức của hoạt động thực tiễn và công tác, thể hiện ở sự hiểu biết sâu sắc về
một vấn đề pháp luật cụ thể. Tình cảm PL chính là trạng thái tâm lý của các
chủ thể khi thực hiện và ADPL, họ có thể đồng tình ủng hộ với những hành vi
thực hiện đúng PLt, lên án các hành vi VPPL. Ý thức tự giác chấp hành PL
của công dân chỉ có thể được nâng cao khi công tác phổ biến, giáo dục pháp
luật được tiến hành thường xuyên, kịp thời và có tính thuyết phục. Phổ biến,
giáo dục pháp luật không đơn thuần là phổ biến các văn bản pháp luật đang có
hiệu lực mà còn lên án các hành vi vi phạm pháp luật, đồng tình ủng hộ các
hành vi thực hiện đúng pháp luật, hình thành dư luận và tâm lý đồng tình ủng
hộ với hành vi hợp pháp, lên án các hành vi vi phạm pháp luật.
Tuyên truyền, phổ biến còn có ý nghĩa củng cố niểm tin vào pháp luật,
15
từng bước nâng cao sự hiểu biết của con người đối với các văn bản pháp luật
và các hiện tượng pháp luật trong đời sống, từ đó nâng cao ý thức tự giác chấp
hành pháp luật của nhân dân.
Thứ hai, tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho công dân góp phần nâng
cao hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước, quản lý xã hội. Vai trò quan trọng
này của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật bắt nguồn từ chính vai trò và
giá trị xã hội của pháp luật là phương tiện hàng đầu để quản lý nhà nước,
quản lý xã hội. Phổ biến, giáo dục pháp luật giúp cho mọi người có tri thức
pháp lý, tình cảm pháp luật đúng đắn và hành vi hợp pháp, tạo tiền đề cho
việc sử dụng quyền lực nhà nước, tăng cường pháp chế, phát huy dân chủ và
quyền tự do của mỗi người.
Tuyên truyền, phổ biến pháp luật đồng thời tạo ra khả năng đổi mới các
quan hệ xã hội trong môi trường quản lý nhà nước bằng pháp luật, hình thành
các điều kiện và nhân tố thuận lợi cho quá trình quản lý nhà nước, quản lý xã
hội; tạo ra khả năng phát hiện và loại trừ những hiện tượng tiêu cực, chống
đối pháp luật diễn ra trong quá trình quản lý.
Quá trình tổ chức thực hiện chính sách tuyên truyền, phổ biến pháp
luật là toàn bộ quá trình chuyển ý chí của Nhà nước (chủ thể chính sách) tới
đối tượng tác động của chính sách (có thể là đối tượng hưởng lợi trực tiếp
hoặc gián tiếp) nhằm đạt được mục tiêu mà chính sách đã đưa ra hoặc dự kiến
sẽ đạt được. Nói cách khác tổ chức thực hiện chính sách TTPBPL là quá trình
thực hiện trên thực tế các hoạt động để đưa chính sách vào thực tiễn cuộc
sống. Tổ chức thực hiện chính sách được thực hiện bởi những chủ thể xác
định, nguồn lực cụ thể và các mục tiêu rõ ràng.
Tổ chức thực hiện chính sách TTPBPL là bước kết nối giữa xây dựng
chính sách và thực hiện chính sách. Tổ chức thực hiện chính sách là quá trình
kiểm nghiệm giá trị đích thực, tính đúng đắn, tính khoa học, sự cần thiết của
chính sách; đồng thời cũng là quá trình đánh giá sự tham gia của các chủ thể
16
thực hiện chính sách có tuân thủ tính hệ thống, tính pháp lý, tính mục đích của
chính sách hay không?
Nếu chính sách TTPBPL không được thực hiện đúng sẽ ảnh hưởng đến
quá trình nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật, châp hành pháp luật, thiếu hiểu
biết và ý thức tuân thủ pháp luật sẽ gây mất trật tự xã hội, ảnh hưởng tới sự
phát triển kinh tế- xã hội.. là nguyên nhân sâu xa của tệ nạn xã hội; phản ứng
tiêu cực; hành vi lệch chuẩn.. Tất cả nhứng hệ quả đó ảnh hưởng tiêu cực đến
quá trình quản lý xã hội của nhà nước; quá trình xây dựng xã hội công bằng,
văn minh, hiện đại, nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
Qua tổ chức thực hiện chính sách TTPBPL mới biết được chính sách có
đúng hay không đúng, chính sách có đi vào cuộc sống hay không đi vào cuộc
sống. Chính sách TTPBPL có vị trí và vai trò vô cùng quan trọng trong quá
trình xây dựng NNXHCN hiện nay, là một bộ phận của công tác GDCTTT, là
trách nhiệm của toàn bộ HTCT, dưới sự lãnh đạo của ĐCSVN và sự điều
phối, tổ chức thực hiện của các CQNN và các tổ chức, đoàn thể; là khâu then
chốt, quan trọng để chủ trương, chính sách của Đảng, PL của nhà nước thực
sự đi vào cuộc sống xã hội, đi vào ý thức, hành động của từng chủ thể trong
xã hội.
1.2. Nội dung thực hiện chính sách tuyên truyền, phổ biến pháp
luật
1.2.1. Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách tuyên
truyền, phổ biến pháp luật
Kế hoạch triển khai là việc xác định phương hướng, nhiệm vụ, chỉ tiêu,
biện pháp, các hoạt động cụ thể để tiến hành thực hiện nhiệm vụ TTPBPL của
từng ngành, cơ quan, đơn vị, địa phương nói riêng. Theo nguyên tắc, kế hoạch
mỗi khi đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì nó bắt buộc các cơ quan,
đơn vị hữu quan triển khai thực hiện và hoàn thành đúng thời hạn. Kế hoạch
đề ra (hoặc được giao) có được hoàn thành tốt và đúng thời hạn hay không là
17
căn cứ chủ yếu để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao của một
cơ quan, đơn vị.
Tổ chức thực hiện chính sách TTPBPL là nhiệm vụ quan trọng, có sự
tham gia của nhiều ngành, địa phương, đơn vị ... do vậy cần phải có kế hoạch
để các ngành, địa phương căn cứ để thực hiện; cũng như kinh phí phân bổ để
đảm bảo các hoạt động được thực hiện theo đúng tiến độ, yêu cầu. Do đó, kế
hoạch phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Kế hoạch được xây dựng dựa trên chức năng, nhiệm vụ của cơ quan tổ
chức: Phải dự kiến các cơ quan chủ trì và phối hợp triển khai thực hiện chính
sách, số lượng và chất lượng nhân sự tham gia tổ chức thực thi chính sách,
quyền và trách nhiệm của cán bộ quản lý và cán bộ thực thi chính sách, cơ
chế tác động của giữa cơ quan, đơn vị trong tổ chức thực hiện chính sách.
- Kế hoạch phải đáp ứng được chủ trương quyết định của cấp trên.
- Nội dung của kế hoạch cần chỉ rõ danh mục những công việc dự kiến,
nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực) và phải thể hiện rõ các mục tiêu, nhiệm
vụ, biện pháp và tiến độ cụ thể đối với từng việc, như: Dự kiến về cơ sở vật
chất, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ tổ chức thực hiện chính sách, các nguồn
lực tài chính, vật tý văn phòng phẩm…Dự kiến thời gian duy trì chính sách,
dự kiến thời gian thực hiện các bước tổ chức triển khai thực hiện chính sách
từ xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện đến tổng kết đánh giá rút kinh nghiệm
thực hiện chính sách. Mỗi buớc phải nêu rõ mục tiêu cần đạt được và thời
gian dự kiến cho việc thực hiện mục tiêu; Dự kiến về tiến độ, hình thức,
phương pháp kiểm tra, giám sát tổ chức thực hiện chính sách hoặc có thể
được xem xét điều chỉnh nếu kế hoạch đó không phù hợp với tình hình thực
tế; việc điều chỉnh kế hoạch cũng do cấp có thẩm quyền thông qua kế hoạch
quyết định.
1.2.2. Phổ biến, tuyên truyền thực hiện chính sách tuyên truyền, phổ
biến pháp luật
18
Bước tiếp theo trong tổ chức thực hiện chính sách TTPBPL là phổ biến,
tuyên truyền chính sách. Đây là hoạt động có ý nghĩa quan trọng, bởi lẽ
tuyêntruyền phổ biến chính sách qua các phương tiện thông tin đại chúng, các
điển hình tiên tiến, các bài báo, các chuyên mục... sẽ giúp người dân hiểu về
chính sách; hiểu mục tiêu của chính sách; hiểu nghĩa vụ và quyền lợi khi thực
thi chính … để họ tự giác thực hiện, tích cực hưởng ứng, đáp ứng theo mục
đích của chính sách, thực hiện các hoạt động theo yêu cầu của nhà nước;
đồng thời còn giúp cho cán bộ công chức có trách nhiệm tổ chức thực hiện
chính sách nhận thức được đầy đủ tính chất, độ phức tạp, quy mô của chính
sách đối với đời sống xã hội, để họ chủ động tích cực tìm kiếm các giải pháp
thích hợp cho việc thực hiện mục tiêu chính sách và triển khai thực hiện có
hiệu quả kế hoạch tổ chức thực hiện chính sách được giao: Phổ biến, tuyên
truyền chính sách TTPBPL cần được thực hiện thường xuyên liên tục để các
đối tượng thụ hưởng chính sách có thêm niềm tin vào chính sách và tích cực
thực thi chính sách. Phổ biến tuyên truyền chính sách TTPBPL có thể thực
hiện bằng nhiều hình thức khác nhau: như trực tiếp tiếp xúc, trao đổi với các
đối tượng chính sách, hoặc gián tiếp thông qua các phương tiện thông tin đại
chúng như: các đài phát thanh, đài truyền hình, các báo, tạp chí…
1.2.3. Phân công, phối hợp thực hiện chính sách tuyên truyền, phổ
biến pháp luật
Trên cơ sở Kế hoạch thực hiện chính sách, thì các cơ quan được phân
công trong Kế hoạch phải có trách nhiệm phối hợp với nhau. Bởi lẽ, việc thực
thi kế hoạch là một chuối hoạt động liên hoàn, hoạt động này sẽ tạo tiền đề
cho hoạt động khác được thực hiện.
Chính sách TTPBPL được thực thi trên phạm vi toàn quốc, toàn tỉnh
toàn huyện, toàn xã ... do vậy, các đối tượng, các chủ thể.. của chính sách rất
lớn. Số lượng tham gia bao gồm các đối tượng tác động của chính sách
TTPBPL là: Cấp ủy chính quyền các cấp; các cơ quan chuyên môn thuộc
19
UBND các cấp; các đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội ... Bên cạnh đó, các
hoạt động nhằm thực hiện mục tiêu của chính sách TTPBPL diễn ra cũng hết
sức phong phú, phức tạp theo không gian và thời gian, chúng có thể cùng diễn
ra tại một thời điểm, một địa bàn hoặc có giá trị tạo tiền đề cho nhau thực hiện
v.v… Bởi vậy, muốn tổ chức thực thi chính sách công có hiệu quả phải tiến
hành phân công, phối hợp giữa các cơ quan quản lý ngành, các cấp chính
quyền địa phương, các yếu tố tham gia thực thi chính sách và các quá trình
ảnh hưởng đến thực hiện mục tiêu chính sách. Do vậy, để có cơ sở đánh giá
trách nhiệm trong thực hiện chính sách, cũng như căn cứ để xác định nguồn
lực .. thì yêu cầu phải phân định rõ cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp…. Hoạt
động phân công, phối hợp diễn ra theo tiến trình thực hiện chính sách một
cách chủ động, sáng tạo để luôn duy trì chính sách được ổn định, góp phần
nâng cao hiệu lực, hiệu quả chính sách.
1.2.4. Duy trì chính sách tuyên truyền, phổ biến pháp luật
Duy trì chính sách TTPBPL là toàn bộ hoạt động đảm bảo cho chính
sách phát huy tác dụng trong đời sống chính trị xã hội hay nói cách khác duy
trì chính sách TTPBPL là làm cho chính sách tồn tại và phát huy hết tác dụng
trong môi trường thực tế.
Trong quá trình duy trì thực hiện chính sách sẽ có những phát sinh đòi
hỏi chủ thể thực thi chính sách phải bám sát yêu cầu, bám sát mục tiêu chính
sách hướng tới; kiên định với mục tiêu đề ra. Tuy nhiên, trước những phát
sinh, những bất cập (cả chủ quan và khách quan) thì chủ thể thực hiện chính
sách phải kịp thời có giải pháp khắc phục. Trong điều kiện và thẩm quyền có
thể, cơ quan hành chính nhà nước được phép sử dụng các phương pháp, mệnh
lệnh hành chính .. để đảm bảo các hoạt động được diễn ra đúng tiến độ, hiệu
qủa về mặt xã hội, về mặt kinh tế.
Tuy nhiên, cũng cần phải nói đến sự duy trì của chủ thể này sẽ được
các chủ thể khác cùng triển khai thực hiện trên nguyên tắc đồng bộ, bởi lẽ, có
20
như vậy thì việc thực thi chính sách mới có ý nghĩa; không gây ra sự khác biệt
giữa các địa phương, vùng miền.
1.2.5. Điều chỉnh chính sách tuyên truyền, phổ biến pháp luật
Ðiều chỉnh chính sách được thực hiện với cơ quan nhà nước có thẩm
quyền để chính sách phù hợp với yêu cầu quản lý và tình hình thực tế. Theo
quy định cơ quan nào ban hành chính sách thì cơ quan đó có quyền điều
chỉnh, bổ sung chính sách, nhưng trên thực tế việc điều chỉnh các biện pháp
cõ chế chính sách diễn ra rất năng động, linh hoạt vì thế cơ quan nhà nước các
ngành, các cấp, chủ động điều chỉnh biện pháp, cơ chế chính sách để thực
hiện có hiệu quả chính sách miễn là không làm thay đổi mục tiêu chính sách.
Một nguyên tắc cần phải chấp hành khi điều chỉnh chính sách là: Ðể
chính sách TTPBPL tiếp tục tồn tại chỉ được điều chỉnh các biện pháp, cõ chế
thực hiện mục tiêu, hoặc bổ sung hoàn thiện mục tiêu theo yêu cầu thực tế.
Nếu điều chỉnh làm thay đổi mục tiêu, nghĩa là làm thay đổi chính sách thì coi
như chính sách đó thất bại. Trong quá trình điều chỉnh chính sách, đồi hỏi vẫn
phải đi trên "hành lang pháp lý" cho phép. Bởi lẽ, hệ thống văn bản QPPL, hệ
thống đề án chính sách, kế hoạch .. điều chỉnh chính sách đều yêu cầu tính
pháp lý, tính chính xác.
1.2.6. Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chính sách tuyên
truyền, phổ biến pháp luật
Ðôn đốc, theo dõi, kiểm tra là công cụ của quản lý. Theo dõi, kiểm tra
thực thic hính sách có thể phát hiện bất cập để kịp thời có giải pháp tháo gỡ;
theo dõi, kiểm tra có thể hỗ trợ kỹ thuật trong quá trình triển khai thực hiện để
tránh có những "lệch chuẩn" trong quá trình triển khai.
Qua phân tích tại phần trên cho thấy, việc thực hiện chính sách
TTPBPL diễn ra trên địa bàn rộng lớn, trong cả nước và do nhiều cơ quan, tổ
chức, cá nhân tham gia, các điều kiện về khác nhau, cũng như trình độ, năng
lực, tổ chức điều hành của các cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước
21
không đồng đều. Việc kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chính sách phải được
thực hiện bởi các cơ quan có thẩm quyền ( có thể được quy định về chức năng
nhiệm vụ; có thể được phân công trong Kế hoạch..). Qua đôn đốc, theo dõi
kiểm tra các mục tiêu và giải pháp chủ yếu của chính sách; đôn đốc, theo dõi,
kiểm tra các hoạt động đã được phê duyệt; tình hình các tổ chức, cá nhân có
trách nhiệm thực hiện đảm bảo có hiệu quả….
Bên cạnh hoạt động theo dõi, giám sát, kiểm tra để kịp thời điều chỉnh
những tồn tại, khắc phục những khăn thì các hoạt động này còn có giá trị
nhằm mục đích đôn đốc các chủ thể, cán bộ công chức thực thi chính sách.
Bên cạnh đó, việc đôn đốc còn giúp cho CBCC thực thi chính sách có cơ hội,
trách nhiệm xem xét lại quá trình thực thi chức trách của mình; cách làm hay,
cách hiểu đúng sẽ giúp nhân dân, đối tượng hướng tới hưởng úng; còn nếu
không sẽ bị nhân dân phản ứng, không hợp tác trong quá trình triển khai. Mặt
khác, việc đôn đốc, kiểm tra cũng giúp chủ thể quản lý nắm bắt được sự đồng
tình, sự ủng hộ của đối tượng quản lý.
1.2.7. Đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm tổ chức thực hiện chính
sách tuyên truyền, phổ biến pháp luật
Tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm thực hiện chính sách TTPBPL là
bước cuối cùng trong chu trình thực hiện chính sách công nói chung, nhưng
hết sức quan trọng và cần thiết trong tổ chức thực hiện chính sách. Tổng kết,
đánh giá, rút kinh nghiệm quá trình thực hiện chính sách được hiểu là quá
trình các chủ thể thực thu chính sách tổ chức xem xét lại, kết luận và chỉ đạo
điều hành thực hiện chính sách là các cơ quan nhà nước từ trung ương đến cơ
sở. Ngoài ra còn xem xét đánh giá vai trò của các chủ thể tham gia chính sách,
như: các cơ quan, ðơn vị, các cấp chính quyền; các tổ chức chính trị - xã hội ..
Tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm thực hiện chính sách là bước cuối,
là nội dung quan trọng trong tổ chức thực hiện chính sách TTPBPL.Chỉ trên
cơ sở tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm tổ chức thực hiện chính sách một
22
cách nghiêm túc mới biết được chính xác kết quả thực hiện chính sách cũng
như khó khăn khi thực hiện, tồn tại, vướng mắc trong tổ chức thực hiện chính
sách, xác định được nguyên nhân chủ quan và khách quan của tồn tại, hạn chế
trong quá trình thực hiện chính sách.
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc tổ chức thực hiện chính sách
tuyên truyền, phổ biến pháp luật
Hoạt động TTPBPL cũng giống như các dạng hoạt động xã hội khác,
luôn luôn chịu sự tác động, ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau. Trong các
yếu tố đó, việc đảm bảo về tổ chức, cán bộ, cơ sở vật chất và phương tiện cho
công tác TTPBPL; cũng như đảm bảo kinh phí phổ biến, giáo dục pháp luật là
các yếu tố có tác động mạnh mẽ nhất đến công tác TTPBPL cho cán bộ, công
chức cấp huyện, xã.
1.3.1. Yếu tố đảm bảo về tổ chức, cán bộ, cơ sở vật chất và phương
tiện cho công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật
Để công tác TTPBPL đạt được chất lượng và hiệu quảcao, việc xây
dựng và kiện toàn về tổ chức, phát triển một hệ thống các cơ quan trực tiếp
thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật theo hướng hoạt động chuyên
nghiệp là khâu đầu tiên quan trọng. Đối với cấp tỉnh HĐPHPBPL cần phát
huy vai trò của mình trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho nhân
dân nói chung, và các đối tượng đặc thù nói riêng. Có như vậy, công tác
TTPBPL mới thực sự mang lại hiệu quả.
Đội ngũ cán bộ làm công tác TTPBPL là nhân tố không thể thiếu trong
quá trình phổ biến, giáo dục pháp luật. Đây là đội ngũ CBCC trực tiếp triển
khai các hoạt động cụ thể do vậy số lượng và chất lượng đội ngũ CBCC là
yếu tố quyết định trực tiếp đến chất lượng, hiệu quả của hoạt động TTPBPL.
Cơ sở vật chất và các phương tiện phục vụ cho công tác TTPBPL cho
đội ngũ cán bộ, công chức các cấp cũng là một phần quan trọng của công tác
này. Cơ sở vật chất và phương tiện hiện đại sẽ giúp cho công tác TTPBPL
được diễn ra thuận lợi, dễ dàng, thông tin, kiến thức pháp luật được truyền đạt
23
nhanh chóng. Ngược lại, cơ sở vật chất và các phương tiện lỗi thời, lạc hậu sẽ
làm giảm đi đáng kể hiệu quả của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
1.3.2. Yếu tố đảm bảo kinh phí dành cho công tác tuyên truyền, phổ
biến, pháp luật
Để công tác TTPBPL đạt hiệu quả cao và được tiến hành thông suốt,
cần có một nguồn kinh phí thích đáng dành riêng cho công tác này. Để tiến
hành các hoạt động quản lý như: Họp triển khai, họp đánh giá; hoạt động triển
khai như: Tổ chức hội nghị, tổ chức hội thi, tổ chức tập huấn, hội thảo, tọa
đàm; biên soạn, in ấn và phát hành tài liệu, hoạt động kiểm tra, giám sát, hoạt
động đánh giá ....đều cần có kinh phí để thực hiện. Chính vì thế, việc đảm bảo
kinh phí dành cho công tác TTPBPL là vô cùng cần thiết. Căn cứ vào Chỉ thị
số 32 và các Chương trình, Đề án về phổ biến, giáo dục pháp luật của Chính
phủ, việc đầu tư nguồn lực về bộ máy, cán bộ và kinh phí cho công tác phổ
biến, giáo dục pháp luật được tăng cường; các thiết chế về tài chính được ban
hành nhằm đảm bảo nguồn lực cho cac shoạt động; như: Thông tư số
63/2005/TT-BTC ngày 05/8/2005 của Bộ Tài chính, Thông tư số
73/2010/TTLT-BTC-BTP ngày 14/5/2010 hướng dẫn việc quản lý và sử dụng
kinh phí bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, Thông tư số
14/2014/TTLT-BTC-BTP ngày 27/1/2014 quy định việc lập dự toán, quản lý,
sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác
TTPBPL và chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở, các bộ, ngành,
địa phương đều bố trí kinh phí cho công tác TTPBPL trong kế hoạch ngân
sách hàng năm của mình. Việc các địa phương được quyền chủ động trong bố
trí ngân sách hàng năm cho công tác TTPBPL sẽ là điều kiện thuận lợi để
công tác TTPBPL được tiến hành dễ dàng hơn. Ngoài ra, sự hỗ trợ của các tổ
chức, cá nhân, dự án; sự đóng góp từ phía doanh nghiệp, cá nhân trong nước
và nước ngoài cũng là một phần quan trọng trong việc đáp ứng kinh phí cho
công tác TTPBPL.
24
Tiểu kết chương 1
Chương 1 luận văn đã làm rõ được những vấn đề lý luận về tuyên
truyền, phổ biến pháp luật. Luận văn đưa ra khái niệm chính sách tuyên
truyền phổ biến pháp luật; thực hiện chính sách TTPBPL; các bước và nội
dung các bước của thực hiện chính sách TTPBPL. Đồng thời, trong chương 1
luận văn cũng làm rõ nội dung của phổ các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình
thực hiện chính sách TTPBPL. Đây là những cơ sở lý luận quan trọng giúp
tác giả nhận định các vấn đề này trên thực tế tại huyện Sơn Tây, tỉnh Quãng
Ngãi ở Chương 2, và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện
chính sách TTPBPL ở Chương 3.
25
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TUYÊN
TRUYỀN, PHỔ BIẾN PHÁP LUẬT TẠI HUYỆN SƠN TÂY,
TỈNH QUẢNG NGÃI
2.1. Khái quát về huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi
Sơn Tây là huyện miền núi, nằm về phía Tây tỉnh Quảng Ngãi; phía
Đông và Đông Nam giáp huyện Sơn Hà, phía Tây Nam giáp với huyện Kon
Plông (tỉnh kontum), phía Bắc giáp huyện Nam Trà My (tỉnh Quảng Nam) và
huyện Tây Trà. Huyện Sơn Tây có 9 xã, gồm: Sơn Bua, Sơn Mùa, Sơn Dung,
Sơn Tân, Sơn Tinh, Sơn Mầu, Sơn Lập, Sơn Long, Sơn Liên.
Qua nhiều lần điều chỉnh, hiện nay (theo số liệu thống kê năm 2018)
huyện Sơn Tây có tổng diện tích tự nhiên là 382,2168 km2
, trong đó diện tích
đất Lâm nghiệp 25.676,2ha, chiếm 67,17%. Địa hình Sơn Tây gắn liền với
bắc Kon Tum, là một khối đá biến chất rất cổ, có nhiều mạch granit cắt
ngang. Các khối đá tạo nên những ngọn núi khá cao như Hoăn Plây 1.900m
(ở Sơn Tân, Sơn Tinh) núi Wang Rét 1.794m, núi Gò Tăng 1.608m (ở Sơn
Mùa), núi Hà Neng 1.483m(ở Sơn Dung Sơn Tây), núi Ain 1.477m (ở Sơn
Mùa giáp với Nam Trà My), núi Và Rẫy 10437m, núi Adin 1.406 (ở Sơn
Tinh, Sơn Dung) và hàng chục ngọn núi khác cao từ 500m đến trên 1.000m.
Các khối núi granit này tuy không bị ảnh hưởng của đợt vận động địa chất ở
đại tân sinh, nhưng bị nhiều nứt gãy, làm bazan trào ra bao phủ một số vùng.
Rừng núi Sơn Tây lại nối liền với dãy Ngọc An, Ngọc Linh ở bắc Kon Tum,
tạo thành thế liên hoàn hiểm trở nên có vị trí chiến lược quan trọng về mặt
Quốc phòng.
Cộng đồng cư dân ở Sơn Tây bao gồm các tộc người Ca Dong, Cor,
Hrê, Kinh. Cư trú lâu đời nhất là tộc người Ca dong, một chi của dân tộc Xơ –
Đăng ở bắc Tây Nguyên. Sách sử đã viết: “Trên sườn Đông dãy Trường Sơn,
26
cao nguyên rộng lớn phía Tây và xen kẽ ở vùng đồng bằng có nhiều thành
phần dân tộc thiểu số thuộc ngôn ngữ môn Khơ – me như: Người Ba Na, Xơ
– Đăng, Mơ – Nông…(miền Tây Nguyên); người Chăm – Rê, Tà Ôi, Cà
Tu...(khoảng giữa trung bộ)”.
Qua 25 năm xây dựng và phát triển (1994 - 2019), huyện Sơn Tây đã
từng bước vững chắc đi lên; các chỉ tiêu kinh tế - xã hội qua các kỳ đại hội
đều đạt và vượt Nghị quyết đã đề ra; điển hình (giai đoạn 2010 - 2015) giá trị
sản xuất tăng bình quân 16,6%; trong đó Nông - Lâm nghiệp 15,9%, Công
nghiệp - xây dựng 27,7%, Thương mại - Dịch vụ 17,3%...Về cơ cấu kinh tế
chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng Nông - Lân nghiệp chiếm 75,1%,,
Công nghiệp - xây dựng chiếm 5,7%, Thương mại - dịch vụ chiếm 19,2%;
lương thực bình quân đầu người 332,5 kg/người/năm. Về kết cấu hạ tầng
thuộc ngân sách nhà nước (giai đoạn 2010 - 2015) 450 tỷ đồng, tăng gấp 3 lần
so với giai đoạn (2010 - 2005); tập trung chủ yếu trên các lĩnh vực Giao
thông, thủy lợi, diện, nước sinh hoạt, trường học, trạm y tế.... Tuy nhiên, đến
nay, huyện Sơn Tây vẫn là 01 trong những huyện nghèo nhất nước (Huyện
nghèo theo Nghị quyết 30a của Chính phủ).
Về giao thông: Nhiều công trình dự án được Nhà nước đầu tư xây dựng
như đường Đông Trường Sơn đi qua 04 xã có chiều dài trên 33 km đã tạo
điều kiện giao thông thông suôt với các huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam
và huyện Konplong, tỉnh Kon Tum. Thực hiện quy hoạch mạng lưới giao
thông của huyện, tính đến thời điểm này toàn huyện có 27/99 km đường được
cứng hóa, 32 km đường huyện với quy mô đường cấp VI miền núi, mặt
đường thấm nhập nhựa; 52,5 km đường xã, mặt đường thâm nhập nhựa 11
km; trên 145 km đương liên thôn, xóm do dân tự làm.
Về thủy lợi, thủy điện: Đầu tư xây dựng 24 công trình phục vụ tưới trên
292 ha ruộng và hoa màu các loại. Lợi dụng điều kiện tự nhiên, Nhà nước đã
27
tiến hành đầu tư xây dựng các công trình thủy điện có quy mô vừa và nhỏ,
đặc biệt có công trình Thủy điện Đăk D´rinh với tổng công suất thiết kế trên
100 megawatt.
Hoàn thành công tác điều chỉnh mở rộng Quy hoạch chi tiết trung tâm
huyện lỵ Sơn Tây giai đoạn 2010 - 2015 tầm nhìn đến năm 2020 đã được
UBND tỉnh Quảng Ngãi phê duyệt.
Hoạt động văn hóa - thông tin, thể dục - thể thao có bước phát triển và
đổi mới các hoạt động tuyên truyền phục vụ tốt công tác truyên truyền đường
lối, chủ trương của Đảng, chính sách phát luật của Nhà nước, phục vụ kịp thời
nhiệm vụ chính trị của địa phương. Các phong trào thi đua trong quần chúng
nhân dân được phát huy có hiệu quả, cụ thể là phong trào Toàn dân đoàn kết
xây dựng đời sống văn hóa đã có sức lan tỏa được ảnh hưởng lớn trong cộng
đồng dân cư; phong trào từng bước lớn mạnh, đi vào chiều sâu đảm bảo chất
lượng và hiệu quả; tính đến cuối năm 2015 tổng số hộ gia đình được bình xét
đạt tiêu chẩn gia đình văn hóa là 2.717 hộ, đạt 57,15%/ tổng số hộ đăng ký;
tổng số thôn đạt tiêu chuẩn thôn văn hóa là 13/42 thôn, chiếm 30,95% số thôn
trên địa bàn huyện; tổng số cơ quan đạt tiêu chuẩn cơ quan văn hóa năm 2015
là 46 cơ quan; số cơ quan đạt tiêu chuẩn 3 năm liên tục có 10 cơ quan, số cơ
quan đạt tiêu chuẩn 5 năm liên tục có 30 cơ quan.
Các công trình văn hóa thể thao từ huyện đến xã từng bước được quan
tâm đầu tư, tại trung tâm huyện có Nhà văn hóa huyện, hội trường Nhà văn
hóa được đầu tư khang trang, có sức chứa tối đa là 350 người; tổng kinh phí
đầu tư trên 04 tỷ đồng, ngoài ra đối với các công trình văn hóa ở cơ sở đước
các địa phương quan tâm đầu tư xây dựng; tính đến thời điểm này có 02/9
Nhà văn hóa xã, 12/42 Nhà sinh hoạt văn hóa thôn, 02 khu sinh hoạt văn hóa
thể thao cơ sở. Ngoài ra, huyện cũng đã đầu tư trên 02 tỷ đồng xây dựng Phù
28
điêu di tích lịch sử chiến thắng Tà Mực tại trung tâm huyện và đang đầu tư
xây dựng tượng đài chiến thắng Bãi Màu tại xã Sơn Tân.
Công tác giáo dục và đào tạo có bước chuyển biến tích cực; tổng số học
sinh các bậc học trong toàn huyện có 5.253 học sinh, cơ sở vật chất, phương
tiện phục vụ dạy và học được đầu tư hiệu quả. Đến nay, toàn huyện có 27 đơn
vị trường học, trong đó có 01 trường trung học phổ thông, 08 trường trung
học cơ sở, 09 trường tiểu học, 09 trường mẫu giáo, trong đó 01 trường đạt
chuẩn Quốc gia; chất lượng dạy và học ngày một nâng cao. Công tác phổ cập
giáo dục Tiểu học, trung học cơ sở, chống tái mù chữ trong độ tuổi được quan
tâm đúng mức; đến cuối năm 2008 huyện được công nhận đạt chuẩn về phổ
cập trung học cơ sở. Đội ngũ giáo viên từng bước đã được bổ sung đủ số
lượng và từng bước được chuẩn hóa.
Công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng từng bước được tăng cường
đầu tư, củng cố, mạng lưới y tế từ xã đến huyện đề có Y, bác sỹ phục vụ; các
chương trình y tế Quốc gia triển khai có hiệu quả nên thời gian qua trên địa
bàn huyện không có xảy ra tình trạng lây nhiễm bệnh trong cộng đồng, tất cả
các hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số đề được cấp thể khám chữa bệnh
theo quy định.
Công tác dân số Kế hoạch hóa gia đình thời gia qua đạt được những kết
quả đáng khích lệ, chất lượng dân số ngày một nâng cao; tỷ lệ hộ gia đình
sinh con thứ 3 giảm đáng kể, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên bình quân hằng năm
1,28%;
Thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo đạt được những kết quả
đáng kể, tính đến nay tỷ lệ hộ nghèo đến cuối năm 43,31%, cao gấp 8 lần so
với tỷ lệ hộ nghèo của cả nước. Các chính sách an sinh xã hội luôn được đảm
bảo, đặc biệt là chính sách hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo theo chương
29
trình 134, 167 của chính phủ đã tạo cho người nghèo có nhà ở ổn định; hiện
nay trên địa bàn huyện cơ bản đã xóa được nhà ở tạm bợ.
Công tác đền ơn đáp nghĩa đối với người có công luôn được chú trọng,
tổ chức điều tra và giải quyết 797 đối tượng được hưởng chính sách theo
Quyết định 22 của Chính phủ, kịp thời giải quyết các chính sách đối với các
nạn nhân nhiễm chất độc da cam. Hiện nay trên địa bàn huyện có 1.124 đối
tượng được hưởng chế độ chính sách hàng tháng; hỗ trợ đầu tư nâng cấp sửa
chữa 141 nhà tình nghĩa; Chương trình 167, hỗ trợ nhân dân xây dựng hoàn
thành 2.220 nhà; giải quyết cho trên 3.500 hộ nghèo được vay vốn sản xuất…
Từ những đặc điểm kinh tế - xã hội của huyện có những tác động tích
cực và chưa tích cực tới công tác TTPBPL trên địa bàn huyện như sau:
- Công tác TTPBPL được sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền cơ sở
cho nên việc ban hành kế hoạch và các văn bản hướng dẫn được xây dựng và
ban hành kịp thời, bám sát sự chỉ đạo của cấp trên và kịp thời truyền tải các
nội dung mang tính thời sự (các văn bản mới ban hành; các văn bản có ý
nghĩa thực tiễn cao, điều chỉnh các vấn đề nhân dân quan tâm..).
- Là huyện có tỷ lệ người dân tộc thiểu số cao (dân tộc Ca Dong chiếm
85%; dân tộc Hrê chiếm 10%; dân tộc Kinh chiếm 5%) do vậy, để có phương
pháp, cách tiếp cận, cách tuyên truyền trong tình hình thực tế của huyện có tỷ
lệ dân tộc thiểu số cao thì huyện cần có những hình thức, phương pháp tuyên
truyền, nội dung, tài liệu .. phù hợp với nhóm đối tượng đặc thù này.
- Là huyện 30a, có tỷ lệ hộ nghèo còn cao, ngân sách địa phương chưa
tự cân đối do vậy còn có nhiều hạn chế về nguồn lực cho nên công tác
TTPBPL cũng chưa được đảm bảo kinh phí cho xứng tầm nhiệm vụ, mà chủ
yếu do tỉnh cấp.
30
2.2. Thực trạng thực hiện chính sách tuyên truyền, phổ biến pháp
luật tại huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi
2.2.1. Thực trạng xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách
tuyên truyền, phổ biến pháp luật.
Công tác tham mưu xây dựng và ban hành Kế hoạch TTPBPL của
huyện được dựa trên căn cứ và các Kế hoạch, hướng dẫn của UBND tỉnh
Quãng Ngãi, Sở Tư pháp tỉnh Quãng Ngãi và UBND huyện Sơn Tây. Có thể
nói, trong giai đoạn vừa qua, UBND tỉnh, Sở Tư pháp đã hướng dẫn và ban
hành nhiều Kế hoạch, định hướng công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật,
như: Kế hoạch số 5344/KH-UBND ngày 26/9/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh
về triển khai thực hiện công tác PBGDPL trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi giai
đoạn từ năm 2016 đến năm 2020; Kế hoạch số 5753/KH-UBND ngày
19/9/2017 của Chủ tịch UBND tỉnh về triển khai thực hiện Chương trình
PBGDPL giai đoạn 2017-2021; Kế hoạch số 7656/KH-UBND ngày
11/12/2017 của UBND tỉnh thực hiện Đề án “Xã hội hóa công tác phổ biến,
giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý giai đoạn 2017-2021” trên địa bàn tỉnh
Quảng Ngãi; Kế hoạch số 02/KH-UBND ngày 14/01/2019 của UBND tỉnh
Quảng Ngãi về triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL),
hòa giải ở cơ sở và xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật trên địa bàn
tỉnh Quảng Ngãi năm 2019; Kế hoạch triển khai công tác phổ biến, giáo dục
pháp luật, chuẩn tiếp cận pháp luật và hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh
Quảng Ngãi hàng năm..
Thực hiện Kế hoạch tổ chức thực hiện chính sách TTPBPL, Cơ quan
Thường trực giúp Ủy ban nhân tỉnh chủ trì, là Sở Tư pháp; còn các cơ quan
chuyên môn khác; các địa phương căn cứ vào chức năng nhiệm vụ của mình
có trách nhiệm phối hợp triển khai thực hiện kế hoạch và điều phối các nội
31
dung của kế hoạch. Phòng Tư pháp của huyện tham mưu trình UBND các
huyện ban hành Kế hoạch, hướng dẫn các xã triển khai thực hiện.
2.2.2. Thực trạng phổ biến, tuyên truyền thực hiện chính sách tuyên
truyền, phổ biến pháp luật
Trong giai đoạn vừa qua, công tác TTPBPL đã ngày càng phủ rộng đến
các nhóm đối tượng, trong đó tập trung vào 05 nhóm đối tượng cần ưu tiên là
nông dân, đồng bào dân tộc thiểu số, phụ nữ; cán bộ, công chức; thanh thiếu
niên; người lao động, người quản lý; cán bộ công đoàn và lực lượng vũ trang
nhân dân. Hình thức tuyền tuyền đa dạng và phong phú, tài liệu tuyên truyền
tương đối đầy đủ…
Mọi đối tượng thuộc các tầng lớp nhân dân thuộc nhiều vùng miền khác
nhau đều được phổ biến các văn bản pháp luật phù hợp với đối tượng đó.
Thông qua PBGDPL, cán bộ, nhân dân được tìm hiểu, học tập pháp luật thuận
lợi, kịp thời hơn; nhận thức pháp luật của nhân dân có chuyển biến rõ nét. Tại
huyện Sơn Tây không để xảy ra tình trạng khiếu nại, tố cáo đông người, vượt
cấp, sai pháp luật.
Công tác giáo dục pháp luật được lồng ghép trong các nội dung, kiến
thức phù hợp với lứa tuổi, từng đối tượng học. Cụ thể, Huyện Sơn Tây đã tập
trung triển khai tuyên truyền, phổ biến pháp luật cụ thể:
* Về hình thức tuyên truyền:
- Tuyên truyền trực tiếp hay còn gọi là tuyên truyền bằng lời nói giữ
báo các viên và người nghe: Tuyên truyền bằng lời nói là hình thức báo cáo
viên trực tiếp trao đổi, truyền tải, cung cấp các nội dung cụ thể với người
nghe về lĩnh vực pháp luật cụ thể. Tiếp tục tổ chức triển khai thực hiện Đề
án “Củng cố, kiện toàn và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong công
tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), đáp ứng yêu cầu đổi mới, phát
triển của đất nước” trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi; từ năm 2015 đến 2018,
32
UBND huyện, Phòng Tư pháp đã tổ chức 10 hội nghị tập huấn cho báo cáo
viên pháp luật, cán bộ tư pháp xã,cán bộ đoàn thanh niên.…
- Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật qua phương tiện báo chí
(bao gồm cả báo viết, báo hình; các bản tin; tờ rơi…). Với hình thức tuyên
truyền pháp luật này thì nội dung truyền tải được nhiều, các nội dung có thể
lưu trữ làm tài liệu sử dụng ở mọi địa bàn. Tuy nhiên, với hình thức này thì
phải có kinh phí đảm bảo thường xuyên; và chỉ có thể cung cấp cho một
nhóm đối tượng nhất định. Nhìn chung, huyện mới chỉ tiếp nhận các sản
phẩm tuyên truyền do Sở Tư pháp cấp (bản tin pháp luật, tờ rơi, tờ bướm ….)
để cấp phát cho các địa phương trong toàn huyện. Từ năm 2015 đến năm
2018, huyện đã tiếp nhận và cấp 5.800 sản phẩm như bản ti, tờ rơi … cấp cho
cơ sở.
- Tuyên truyền các nội dung pháp luật qua hệ thống truyền thanh. Nhìn
chung, trên địa bàn huyện Sơn Tây tỉnh Quảng Ngãi thì hệ thống loa phát
thanh được trang bị tới 100% số xã; Thời lượng tuyên truyền, truyền tải các
nội dung, kiến thức pháp luật được tăng lên.
* Tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật qua mạng Internet:Là hình
thức các trang điện tử của hệ thống cơ quan hành chính nhà nước cập nhật các
văn bản pháp luật trên mạng Internet. Đây là hình thức truyền tải hiện đại, vừa
nhanh chóng, thuận tiện cho việc học tập, khai thác sử dụng khi cần thiết.Hiện
nay, 100% số xã, số cơ quan của huyện đều kết nối Internet và kết nối mạng
nội bộ. Trang thông tin điện tử của huyện thường xuyên đăng tải các nội dung
có tính chất thời sự..
* Tuyên truyền, phổ biến pháp luật thông qua các cuộc thi tìm hiểu kiến
thức pháp luật..Nhìn chung, đây là hình thức tìm hiểu thông qua các cuộc thi
theo các chuyên đề cụ thể các cơ quan, tổ chức nhằm nâng cao trình độ, tri
thức pháp luật tới một nhóm đối tượng cụ thể mà cơ quan, tổ chức hướng tới.
33
Các cuộc thi đều gắn với các giải thưởng có giá trị. Những năm gần đây, các
cuộc thi đã từng bước thu hút sự quan tâm của dư luận; thu hút ngày càng
nhiều sự tham gia của đông đảo quần chúng nhân dân tham gia, hưởng ứng;
tạo thêm động lực để nhân dân tực tìm hiểu. Đồng thời, trong những năm qua,
huyện đã tích cực hưởng ứng, động viên cán bộ, nhân dân hưởng ứng các
cuộc thi tìm hiểu pháp luật do tỉnh, Sở Tư pháp phát động như “Hòa giải viên
giỏi ở cơ sở”,"Báo cáo viên và Tuyên truyền viên pháp luật giỏi", "Công chức
Tư pháp - hộ tịch giỏi"... Bên cạnh các cuộc thi tìm hiểu trực tiếp thì việc
hưởng ứng các cuộc thi qua mạng, gửi tin nhắn điện thoại với chủ đề tìm hiểu
pháp luật trở nên phổ biến hơn. Ngoài việc hưởng ứng các cuộc thi trên phạm
vi toàn quốc tìm hiểu các quy định pháp luật liên quan trực tiếp đến đông đảo
người dân (thi tìm hiểu Hiến pháp năm 2013, Bộ luật hình sự năm 2015, Luật
hôn nhân và gia đình, Luật giao thông đường bộ, Luật cư trú...), huyện cũng
tích cực hưởng ứng tìm hiểu các quy định pháp luật liên quan đến việc thực
hiện nhiệm vụ của đơn vị mình, theo nhu cầu của từng nhóm đối tượng cụ thể.
Các cuộc giao lưu văn hoá, văn nghệ lồng ghép nội dung thi pháp luật được tổ
chức giúp cán bộ, nhân dân nắm bắt pháp luật thuận tiện, kịp thời.
* TTPBPL thông qua việc xây dựng và duy trì hoạt động của "Tủ sách
pháp luật". Hiện nay, thực hiện Đề án “Tủ sách pháp luật”theo đúng tinh thần
chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 06/2010/QĐ-TTg ngày
25/01/2010 về việc xây dựng, quản lý và khai thác tủ sách pháp luật, cho nên
hâu hết các xã của huyện Sơn Tây đều triển khai các hoạt động xây dựng “ Tủ
sách pháp luật”. Hàng năm, số lượng đầu sách được bổ sung, cập nhật đời
sống cho mọi người thông qua việc đọc sách.
Hiện nay, có 9/9 xã của huyện đều đã triển khai xây dựng tủ sách pháp
luật, có từ 200-300 đầu sách....Tủ sách pháp luật, ngăn sách pháp luật, túi
sách pháp luật được xây dựng ở xã, phường, thị trấn, được đặt ở điểm bưu
34
điện văn hoá xã, thôn, làng, ở nhà văn hoá, ấp nhân dân, ở cơ quan, đơn vị,
trường học, doanh nghiệp. Mỗi điểm đèu bố trí cán bộ kiêm nhiệm công tác
quản lý Tủ sách pháp luật của cơ quan, cán bộ này có nhiệm vụ giữ gìn, bảo
quản, theo dõi việc mượn, trả sách báo, tài liệu pháp luật, hàng năm có trách
nhiệm kiểm kê, rà soát Tủ sách và kịp thời cập nhật, bổ sung các tài liệu mới.
Nhìn chung trong thời gian qua tủ sách pháp luật cấp xã đã trở thành
chỗ dựa, là công cụ để cán bộ, công chức tra cứu, tìm hiểu pháp luật, phục vụ
công tác phổ biến pháp luật và các hoạt động điều hành, quản lý của hệ thống
chính trị cơ sở, góp phần nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức chấp hành pháp
luật của người dân.
* Lồng ghép qua hoạt động CLBPL. Câu lạc bộ pháp luật là hình thức
sinh hoạt tự nguyện giữa các thành viên. Các thành viên tham gia câu lạc bộ
có nội quy và quy chế hoạt động và có sự hỗ trợ 01 phần kinh phí từ ngân
sách nhà nước. Các thành viên trong CLB thông qua buổi sinh hoạt, các buổi
giao lưu, các hội thi ...với các hỏa động thiết thực góp phần nâng cao hiểu biết
pháp luật, gây dựng lòng tin đối với pháp luật, nâng cao ý thức tôn trọng và
chấp hành pháp luật, hình thành thói quen sống và làm việc theo pháp luật của
các hội viên nói riêng và toàn thể nhân dân nói chung. Hiện nay, trên địa bàn
huyện có 01 câu lạc bộ pháp luật và có trên 20 hội viên. Câu lạc bộ pháp luật
sinh hoạt hàng tháng hoặc hàng quý.
* Hoạt động Trợ giúp pháp lý. Trợ giúp pháp lý được hiểu là là việc
cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí, nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức tôn
trọng và chấp hành pháp luật; góp phần vào việc phổ biến giáo dục pháp luật,
bảo vệ công lý, bảo đảm công bằng xã hội, phòng ngừa, hạn chế tranh chấp và
vi phạm pháp luật (điều 3 Luật trợ giúp pháp lý năm 2007). Hiện nay, hoạt
động trợ giúp pháp lý ở huyện Sơn Tây chủ yếu do cán bộ Trung tâm trợ giúp
pháp lý của tỉnh thực hiện. PBGDPL thực hiện lồng ghép qua các hoạt động
35
trên là một cách thức hữu hiệu để thúc đẩy công tác PBGDPL phát triển, đa
dạng hóa các kênh tuyên truyền pháp luật.
* Phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua hoạt động hòa giải ở cơ sở:
Khi có các vụ việc liên quan đến tranh chấp hoặc các sự kiện pháp lý, thì các
hòa giải viên sẽ thăm hỏi bằng tình cảm và lý luận để phân tích và cung cấp
các kiên trức về pháp luật để các bên đương sự hiểu thấu về pháp luật và
lường trước hậu quả xảy ra, những điều được, mất khi tranh chấp tại cơ quan
tố tụng. Hòa giải ở cơ sở đã góp phần hạn chế vi phạm pháp luật, giảm thiểu
số vụ, việc tranh chấp phải đưa lên cơ quan có thẩm quyền và Tòa án giải
quyết; giữ gìn tình làng, nghĩa xóm, phát huy dân chủ ở cơ sở, bảo đảm trật
tự, an toàn xã hội.
* Qua hoạt động xét xử công khai của tòa án nhân dân. Đây là hình
thức xét xử công khai hoặc công khai lưu động. Tòa án sẽ chọn những vụ án
mang tính điểm, có tính giáo dục cao. Việc tuyên truyền một mặt khẳng định
sự công minh, rõ ràng của pháp luật; một mặt có giá trị phòng ngừa, răn đe.
Đây là hình thức có giá trị thực tiễn, giá trị pháp lý, bài học thực tiễn sâu sắc
bởi lẽ những nhân chứng, tội phạm, tội danh, hình phạt .. đều cụ thể và rõ
ràng.. Tuy số lượng vụ án xét xử lưu động chưa nhiều nhưng đã phát huy tác
dụng răn đe, giáo dục đối với người phạm tội và những người tham dự phiên
toà. Trong 03 năm vừa qua, Tòa án nhân dân tỉnh và Tòa án nhân dân huyện
đã tổ chức 4 phiên tòa lưu động tại các địa bàn trên huyện để xét xử các vụ
án.
* Hiện nay, hoạt động tư vấn pháp luật được thực hiện phổ biến (đặc
biệt là các đường dây nóng); các buổi tư vấn lưu động, giải đáp nhanh nhằmg
giúp người dân, doanh nghiệp có hành vi ứng xử phù hợp, đúng đắn theo
đúng quy định của pháp luật.
* Việcđưa các nội dung pháp luật vào việc xây dựng, thực hiện quy
36
ước, quy ước của thôn, xóm, bản, các nét văn hóa truyền thống, tiến bộ. Các
bộ, ngành, địa phương triển khai tuyên truyền, phổ biến pháp luật gắn với các
phong trào ở từng địa bàn cụ thể như phong trào "xây dựng nông thôn mới”,
phong trào ;toàn dân BVANTQ; xã, phường lành mạnh, không tệ nạn xã hội,
không mại dâm, ma túy ...
* Các hình thức PBGDPL mới đã được một số địa phương triển khai
như: ký cam kết không vi phạm pháp luật với đối tượng như học sinh, sinh
viên, nhân dân ở tổ dân phố, khu dân cư, cụm dân cư, trường học.Việc xây
dựng và triển khai các hoạt động PBGDPL của đội ngũ cán bộ nòng cốt ở cơ
sở là hình thức cần phát huy trong thời gian tới. Bên cạnh đó, các hình thức
như: "Ngày pháp luật" (đang được triển khai trong cả nước), … đã mang lại
những hiệu quả thiết thực.
* Về công tác TTPBPL trong trường học.
Nội dung pháp luật được thực hiện qua chương trình môn học Đạo đức
ở cấp tiểu học; môn học GDCD ở cấp THCS và THPT; môn học PL,PLĐC,
pháp luật chuyên ngành tại cơ sở GDNN, cơ sở giáo dục đại học; các môn học
trong cơ sở giáo dục khác của hệ thống giáo dục quốc dân. Các cơ sở giáo dục
mầm non thì từng bước dạy về pháp luật giao thông, pháp luật quyền trẻ em ...
cho các cháu trong độ tuổi mầm non.
Bên cạnh đó, các nội dung pháp luật liên quan còn được tích hợp ở một
số môn học khác như các môn: Tự nhiên xã hội, Giáo dục quốc phòng, an
ninh ở phổ thông, các môn chuyên ngành ở giáo dục trung cấp chuyên nghiệp
và giáo dục đại học. Phương pháp giáo dục pháp luật đổi mới theo hướng
nâng cao tính tích cực, chủ động của sinh viên, học sinh trong học tập pháp
luật. Bên cạnh đó, các trường học còn coi trọng lồng ghép PBGDPL trong
giảng dạy các môn học, thông qua giáo dục ngoại khóa và các hoạt động giáo
dục ngoài giờ lên lớp như: Sinh hoạt cho học sinh hoạt động giao lưu văn hoá,
37
văn nghệ và các hình thức PBGDPL khác như tập huấn, bồi dưỡng kiến thức
pháp luật cho giáo viên, trên phương tiện thông tin đại chúng, tài liệu pháp
luật, thi tìm hiểu pháp luật, tư vấn pháp luật...
- Về Tài liệu phổ biến pháp luật đã được biên soạn theo hướng phù
hợp với nhu cầu của từng đối tượng, địa bàn, đáp ứng tính thời sự và yêu
cầu phổ biến pháp luật trong từng giai đoạn.Tài liệu pháp luật được biên
soạn, phát hành đa dạng hơn nhiều so với trước đây. Ngoài sách hỏi đáp, sách
chuyên đề, sổ tay pháp luật, sách nghiệp vụ, tờ gấp, đề cương giới thiệu luật,
tài liệu tiếng Việt - tiếng dân tộc còn có các loại tài liệu khác như băng tiếng,
băng hình, trong đó thu băng các cuộc nói chuyện về pháp luật, xây dựng
phóng sự, tiểu phẩm pháp luật, tình huống pháp luật, phim về đề tài pháp luật.
.... Từ năm 2015-2018, Phòng Tư pháp huyện đã tiếp nhận và cấp phát hơn
5.300 bản tài liệu pháp luật các loại.
* Về nội dung tuyên truyền: Hệ thống văn bản Luật mới được ban hành và
có hiệu lực, cụ thể: Luật Căn cước, Luật Nghĩa vụ quân sự; Luật Bảo hiểm xã
hội của Quốc hội, số 58/2014/QH13, Luật Kiểm toán Nhà nước của Quốc hội,
số 81/2015/QH13; Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội,
số 80/2015/QH13; Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân
dân, số 87/2015/QH13; Luật Khí tượng thủy văn của Quốc hội, số
90/2015/QH13; Bộ luật Tố tụng dân sự của Quốc hội, số 92/2015/QH13; Luật
An toàn, vệ sinh lao động của Quốc hội, số 84/2015/QH13Luật sửa đổi, bổ
sung một số điều của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt của Quốc hội, số
70/2014/QH13; Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo của Quốc hội,
số 82/2015/QH13; Luật An toàn thông tin mạng của Quốc hội, số
86/2015/QH13; Luật Thú y của Quốc hội, số 79/2015/QH13…
Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của địa phương được ban hành và
có hiệu lực theo từng năm.
38
2.2.3. Thực trạng phân công, phối hợp thực hiện chính sách tuyên
truyền, phổ biến pháp luật.
Trong thực hiện chính sách TTPBPL thì có sự phân công giữa cơ quan
chủ trì, cơ quan phối hợp. Việc phân công phối hợp thông thường được khẳng
định rõ trong kế hoạch. Việc phân công phối hợp còn được thể hiện qua các
quy chế phối hợp giữa các cơ quan với nhau, hoặc có thể phối hợp khi tiến
hành một hoạt động cụ thể tại một địa bàn cụ thể. Trong thực thi chính sách
TTPBPL, trách nhiệm của các cơ quan chuyên môn, các tổ chức chính trị xã
hội .. được phân công cụ thể trong các Kế hoạch (do Hội đồng phối hợp phổ
biến huyện ban hành).
Bên cạnh đó, công tác phân công còn được cụ thể hóa trong Quy chế
làm việc của Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật của huyện.
Ngoài ra, công tác phân công phối hợp còn được thực hiện bởi các quy
chế phối hợp làm việc giữa các cơ quan chuyên môn; cơ quan chuyên môn
với các tổ chức chính trị - xã hội … (Tại huyện Sơn Tây, việc ký kết Chương
trình phối hợp thực hiện được thực hiện từ cấp tỉnh, do vậy cấp huyện chỉ căn
cứ vào Chương trình đã ký để thực hiện. Ví dụ: Sở Tư pháp ký kết Chương
trình phối hợp với Đoàn thành niên cộng sản HCM tỉnh về công tác phối hợp
công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong Đoàn thành niên. Huyện đoàn
Sơn Tây và Phòng Tư pháp Sơn Tây căn cứ vào các nội dung đã ký kết để
tiến hành các hoạt động phối hợp hoạt động ở cấp mình; hoặc phối hợp với
cấp tỉnh để tổ chức các hoạt động tại địa phương mình).
2.2.4. Thực trạng duy trì chính sách tuyên truyền, phổ biến pháp luật
Thực tế, để duy trì chính sách trong môi trường thực tế thì cán bộ, công
chức, người tham mưu phải đề xuất các giải pháp, biện pháp duy trì bảo đảm
cho chính sách tồn tại và phát huy tác dụng là vô cùng quan trọng trong thực
hiện chính sách. Mỗi cán bộ, công chức phải từng bước rèn luyện kiến thức,
39
kỹ năng, thái độ ... để làm việc có hiệu quả hơn.
Mặc dù, UBND huyện, phòng Tư pháp huyện là cơ quan thực thi chính
sách, xong cũng có những đề xuất, kiến nghị để tăng cường hiệu quả thực thi
chính sách TTPBPL như: Đề nghị cung cấp tài liệu bằng ngôn ngữ người dân
tộc; cấp băng, đĩa hình lồng tiếng dân tộc .. để cấp phát cho bà con.
2.2.5. Thực trạng điều chỉnh chính sách tuyên truyền, phổ biến pháp
luật
Trong quá trình tổ chức thực hiện chính sách, Ủy ban nhân dân tỉnh,
UBND huyện, Hội đồng phổ biến phối hợp huyện đã tổ chức sơ kết, tổng kết
nhằm đánh giá kết quả đạt được và có đúc kết kinh nghiệm chỉ đạo tổ chức
thực hiện chính sách trong những giai đoạn tiếp theo, ví dụ: Đối với hình
thức thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật theo hướng bổ sung và
tăng cường thông qua truyên thông trực tiếp cho phù hợp với huyện có tỷ lệ
dân tộc cao. Từ đó, từng bước thu hút sự quan tâm của dư luận, sự tự học, tìm
hiểu của nhân dân với pháp luật đặc biệt là các nội dung có liên quan đến các
vấn đề sát với đời sống hàng ngày như: chính sách, đất đai ...
Tăng cường và cụ thể hóa trách nhiệm và các nội dung phối kết hợp
giữa các ngành, cơ quan chuyên môn, các chủ thể trong tổ chức thực hiện
chính sách nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của cơ quan, cán bộ, công chức,
đặc biệt là trách nhiệm của chủ các doanh nghiệp để góp phần đạt mục tiêu
chính sách một cách tốt nhất, tức là nâng cao chất lượng tham mưu để khắc
phục lỗ hổng của chính sách, pháp luật.
- Ưu điểm của việc điều chỉnh chính sách phổ biến, giáo dục pháp luật:
Tăng cường quán triệt chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà
nước về phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao chất lượng thông tin, tuyên
truyền để toàn xã hội nhận thức đúng vị trí, vai trò của phổ biến, giáo dục
pháp luật. Tăng cường phương pháp thực hiện chính sách theo hướng linh
hoạt, chất lượng, gắn việc phổ biến, giáo dục pháp luật với nhu cầu thực sự
của xã hội.
40
- Hạn chế của việc điều chỉnh chính sách phổ biến, giáo dục pháp luật:
Công tác rà soát, bổ sung, xây dựng cơ chế, chính sách, tạo điều kiện thuận
lợi để toàn dân chung tay tham gia thực hiện hoặc hổ trợ thực hiện phổ biến,
giáo dục pháp luật chưa thực hiện thường xuyên; chính sách đãi ngộ, thu hút
những người có học hàm, học vị, những người có nhiều kinh nghiệm uy tín,
các già làng, trưởng bản, người có uy tín trong cộng đồng ...
2.2.6. Thực trạng theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chính
sách tuyên truyền, phổ biến pháp luật
Nhằm đánh giá kết quả đạt được trong việc tổ chức thực hiện chính
sách TTPBPL trong thời gian qua, Tỉnh, UBND huyện đã tập trung chỉ đạo các
địa phương cần tiếp tục nâng cao nhận thức về công tác phổ biến, giáo dục
pháp luật, đề cao trách nhiệm của địa phương mình, thể hiện trách nhiệm chính
trị đối với công tác TTPBPL thông qua việc theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, quyết
tâm thực hiện có hiệu quả các chương trình, Đề án thực hiện theo đúng mục
tiêu chính sách.
Thực tế, trong thời gian qua, việc thực hiện kiểm tra công tác TTPBPL
của Hội đồng phối hợp công tác TTPBPL các cấp, đoàn thể ở địa phương
được thực hiện đều đặn và thường xuyên hơn. Qua kiểm tra đã kịp thời hướng
dẫn các đoàn thể, địa phương khắc phục những khó khăn, vướng mắc trong
công tác TTPBPL, tạo điều kiện thuận lợi cho việc chỉ đạo, hướng dẫn sát hợp
với tình hình ở địa phương, đơn vị, cơ sở. Thông qua hoạt động kiểm tra đã
phát hiện, hướng dẫn nhân rộng các mô hình, cách làm hay trong công tác
TTPBPL. Hàng năm, Sở Tư pháp ban hành Kế hoạch kiểm tra, trong đó có
hướng dẫn các địa phương tiến hành tự kiểm tra và thành lập các đoàn trực
tiếp đi kiểm tra công tác TTPBPL tại một số xã, đơn vị. Từ năm 2015 đến
2018, Hội đồng phối hợp cấp huyện đã tổ chức được 03 đoàn kiểm tra công
tác PBGDPL tại nhiều cơ sở.
Tuy nhiên, việc kiểm tra thực hiện chính sách phổ biến giáo dục pháp
luật chưa được thực hiện thường xuyên; chủ yếu theo dõi, kiểm tra gián tiếp
Luận văn: Tuyên truyền phổ biến pháp luật tại huyện Sơn Tây, HAY
Luận văn: Tuyên truyền phổ biến pháp luật tại huyện Sơn Tây, HAY
Luận văn: Tuyên truyền phổ biến pháp luật tại huyện Sơn Tây, HAY
Luận văn: Tuyên truyền phổ biến pháp luật tại huyện Sơn Tây, HAY
Luận văn: Tuyên truyền phổ biến pháp luật tại huyện Sơn Tây, HAY
Luận văn: Tuyên truyền phổ biến pháp luật tại huyện Sơn Tây, HAY
Luận văn: Tuyên truyền phổ biến pháp luật tại huyện Sơn Tây, HAY
Luận văn: Tuyên truyền phổ biến pháp luật tại huyện Sơn Tây, HAY
Luận văn: Tuyên truyền phổ biến pháp luật tại huyện Sơn Tây, HAY
Luận văn: Tuyên truyền phổ biến pháp luật tại huyện Sơn Tây, HAY
Luận văn: Tuyên truyền phổ biến pháp luật tại huyện Sơn Tây, HAY
Luận văn: Tuyên truyền phổ biến pháp luật tại huyện Sơn Tây, HAY
Luận văn: Tuyên truyền phổ biến pháp luật tại huyện Sơn Tây, HAY
Luận văn: Tuyên truyền phổ biến pháp luật tại huyện Sơn Tây, HAY
Luận văn: Tuyên truyền phổ biến pháp luật tại huyện Sơn Tây, HAY
Luận văn: Tuyên truyền phổ biến pháp luật tại huyện Sơn Tây, HAY
Luận văn: Tuyên truyền phổ biến pháp luật tại huyện Sơn Tây, HAY
Luận văn: Tuyên truyền phổ biến pháp luật tại huyện Sơn Tây, HAY
Luận văn: Tuyên truyền phổ biến pháp luật tại huyện Sơn Tây, HAY
Luận văn: Tuyên truyền phổ biến pháp luật tại huyện Sơn Tây, HAY
Luận văn: Tuyên truyền phổ biến pháp luật tại huyện Sơn Tây, HAY
Luận văn: Tuyên truyền phổ biến pháp luật tại huyện Sơn Tây, HAY
Luận văn: Tuyên truyền phổ biến pháp luật tại huyện Sơn Tây, HAY
Luận văn: Tuyên truyền phổ biến pháp luật tại huyện Sơn Tây, HAY
Luận văn: Tuyên truyền phổ biến pháp luật tại huyện Sơn Tây, HAY
Luận văn: Tuyên truyền phổ biến pháp luật tại huyện Sơn Tây, HAY
Luận văn: Tuyên truyền phổ biến pháp luật tại huyện Sơn Tây, HAY
Luận văn: Tuyên truyền phổ biến pháp luật tại huyện Sơn Tây, HAY
Luận văn: Tuyên truyền phổ biến pháp luật tại huyện Sơn Tây, HAY

More Related Content

What's hot

Luận án: Pháp luật về dân chủ cấp xã ở các tỉnh Tây Bắc, HAY - Gửi miễn phí q...
Luận án: Pháp luật về dân chủ cấp xã ở các tỉnh Tây Bắc, HAY - Gửi miễn phí q...Luận án: Pháp luật về dân chủ cấp xã ở các tỉnh Tây Bắc, HAY - Gửi miễn phí q...
Luận án: Pháp luật về dân chủ cấp xã ở các tỉnh Tây Bắc, HAY - Gửi miễn phí q...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

What's hot (20)

210 đề tài báo cáo thực tập quản trị văn phòng tại Ủy Ban Nhân Dân
210 đề tài báo cáo thực tập quản trị văn phòng tại Ủy Ban Nhân Dân210 đề tài báo cáo thực tập quản trị văn phòng tại Ủy Ban Nhân Dân
210 đề tài báo cáo thực tập quản trị văn phòng tại Ủy Ban Nhân Dân
 
Luận án: Pháp luật về cưỡng chế thi hành án dân sự ở Việt Nam
Luận án: Pháp luật về cưỡng chế thi hành án dân sự ở Việt NamLuận án: Pháp luật về cưỡng chế thi hành án dân sự ở Việt Nam
Luận án: Pháp luật về cưỡng chế thi hành án dân sự ở Việt Nam
 
Đề tài: Vai trò của Công đoàn trong bảo vệ quyền của người lao động
Đề tài: Vai trò của Công đoàn trong bảo vệ quyền của người lao độngĐề tài: Vai trò của Công đoàn trong bảo vệ quyền của người lao động
Đề tài: Vai trò của Công đoàn trong bảo vệ quyền của người lao động
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về hộ tịch ở Quận 10 TPHCM, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về hộ tịch ở Quận 10 TPHCM, HOTLuận văn: Quản lý nhà nước về hộ tịch ở Quận 10 TPHCM, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về hộ tịch ở Quận 10 TPHCM, HOT
 
Luận văn: Vai trò của Hiến pháp trong việc kiểm soát Nhà nước
Luận văn: Vai trò của Hiến pháp trong việc kiểm soát Nhà nướcLuận văn: Vai trò của Hiến pháp trong việc kiểm soát Nhà nước
Luận văn: Vai trò của Hiến pháp trong việc kiểm soát Nhà nước
 
Đề tài: Nguyên tắc đối xử bình đẳng đối với cổ đông trong công ty
Đề tài: Nguyên tắc đối xử bình đẳng đối với cổ đông trong công tyĐề tài: Nguyên tắc đối xử bình đẳng đối với cổ đông trong công ty
Đề tài: Nguyên tắc đối xử bình đẳng đối với cổ đông trong công ty
 
Luận văn: Sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản với tinh trùng, HOT
Luận văn: Sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản với tinh trùng, HOTLuận văn: Sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản với tinh trùng, HOT
Luận văn: Sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản với tinh trùng, HOT
 
Luận văn: Vận dụng thừa kế pháp luật thời nhà Lê, nhà Nguyễn
Luận văn: Vận dụng thừa kế pháp luật thời nhà Lê, nhà NguyễnLuận văn: Vận dụng thừa kế pháp luật thời nhà Lê, nhà Nguyễn
Luận văn: Vận dụng thừa kế pháp luật thời nhà Lê, nhà Nguyễn
 
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã, HAY
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã, HAYLuận văn: Tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã, HAY
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã, HAY
 
Đề tài: Bảo đảm quyền của nhóm người yếu thế trong xã hội
Đề tài: Bảo đảm quyền của nhóm người yếu thế trong xã hộiĐề tài: Bảo đảm quyền của nhóm người yếu thế trong xã hội
Đề tài: Bảo đảm quyền của nhóm người yếu thế trong xã hội
 
Luận văn: Áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong pháp luật
Luận văn: Áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong pháp luậtLuận văn: Áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong pháp luật
Luận văn: Áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong pháp luật
 
Luận văn: Hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp xã theo Luật, HOT
Luận văn: Hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp xã theo Luật, HOTLuận văn: Hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp xã theo Luật, HOT
Luận văn: Hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp xã theo Luật, HOT
 
Luận văn: Hoạt động của chính quyền xã tại Hưng Yên, HAY
Luận văn: Hoạt động của chính quyền xã tại Hưng Yên, HAYLuận văn: Hoạt động của chính quyền xã tại Hưng Yên, HAY
Luận văn: Hoạt động của chính quyền xã tại Hưng Yên, HAY
 
Luận văn: Vai trò của Toà án nhân dân trong cải cách tư pháp, HAY
Luận văn: Vai trò của Toà án nhân dân trong cải cách tư pháp, HAYLuận văn: Vai trò của Toà án nhân dân trong cải cách tư pháp, HAY
Luận văn: Vai trò của Toà án nhân dân trong cải cách tư pháp, HAY
 
Đề tài: Nâng cao năng lực công chức tư pháp – hộ tịch ở Bắc Ninh
Đề tài: Nâng cao năng lực công chức tư pháp – hộ tịch ở Bắc NinhĐề tài: Nâng cao năng lực công chức tư pháp – hộ tịch ở Bắc Ninh
Đề tài: Nâng cao năng lực công chức tư pháp – hộ tịch ở Bắc Ninh
 
Luận văn: Văn hóa pháp luật trong các cơ quan hành chính Việt Nam
Luận văn: Văn hóa pháp luật trong các cơ quan hành chính Việt Nam Luận văn: Văn hóa pháp luật trong các cơ quan hành chính Việt Nam
Luận văn: Văn hóa pháp luật trong các cơ quan hành chính Việt Nam
 
Luận án: Pháp luật về dân chủ cấp xã ở các tỉnh Tây Bắc, HAY - Gửi miễn phí q...
Luận án: Pháp luật về dân chủ cấp xã ở các tỉnh Tây Bắc, HAY - Gửi miễn phí q...Luận án: Pháp luật về dân chủ cấp xã ở các tỉnh Tây Bắc, HAY - Gửi miễn phí q...
Luận án: Pháp luật về dân chủ cấp xã ở các tỉnh Tây Bắc, HAY - Gửi miễn phí q...
 
Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa tỉnh Lạng Sơn, 9đ
Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa tỉnh Lạng Sơn, 9đCải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa tỉnh Lạng Sơn, 9đ
Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa tỉnh Lạng Sơn, 9đ
 
Luận văn: Pháp luật về xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu, HAY
Luận văn: Pháp luật về xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu, HAYLuận văn: Pháp luật về xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu, HAY
Luận văn: Pháp luật về xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu, HAY
 
Luận văn: Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc thiểu số
Luận văn: Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc thiểu sốLuận văn: Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc thiểu số
Luận văn: Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc thiểu số
 

Similar to Luận văn: Tuyên truyền phổ biến pháp luật tại huyện Sơn Tây, HAY

Đề tài: Pháp luật về phổ biến giáo dục pháp luật và thực tiễn áp dụng tại UBN...
Đề tài: Pháp luật về phổ biến giáo dục pháp luật và thực tiễn áp dụng tại UBN...Đề tài: Pháp luật về phổ biến giáo dục pháp luật và thực tiễn áp dụng tại UBN...
Đề tài: Pháp luật về phổ biến giáo dục pháp luật và thực tiễn áp dụng tại UBN...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
phổ biến giáo dục pháp luật
phổ biến giáo dục pháp luật phổ biến giáo dục pháp luật
phổ biến giáo dục pháp luật phuongthanh6689
 
PL Giáo-dục-pháp-luật-đối-với-thanh-niên-từ-thực-tiễn-Thành-Phố-Đà-Nẵng.docx
PL Giáo-dục-pháp-luật-đối-với-thanh-niên-từ-thực-tiễn-Thành-Phố-Đà-Nẵng.docxPL Giáo-dục-pháp-luật-đối-với-thanh-niên-từ-thực-tiễn-Thành-Phố-Đà-Nẵng.docx
PL Giáo-dục-pháp-luật-đối-với-thanh-niên-từ-thực-tiễn-Thành-Phố-Đà-Nẵng.docxHoaMai738887
 

Similar to Luận văn: Tuyên truyền phổ biến pháp luật tại huyện Sơn Tây, HAY (20)

Tổ chức và hoạt động của trung tâm trợ giúp pháp lý tỉnh Gia Lai
Tổ chức và hoạt động của trung tâm trợ giúp pháp lý tỉnh Gia LaiTổ chức và hoạt động của trung tâm trợ giúp pháp lý tỉnh Gia Lai
Tổ chức và hoạt động của trung tâm trợ giúp pháp lý tỉnh Gia Lai
 
Luận văn: Thực hiện pháp luật về dân chủ cơ sở ở quận Sơn Trà
Luận văn: Thực hiện pháp luật về dân chủ cơ sở ở quận Sơn TràLuận văn: Thực hiện pháp luật về dân chủ cơ sở ở quận Sơn Trà
Luận văn: Thực hiện pháp luật về dân chủ cơ sở ở quận Sơn Trà
 
Pháp Luật Về Phổ Biến, Giao Dục Pháp Luật Và Thực Tiễn Áp Dụng
Pháp Luật Về Phổ Biến, Giao Dục Pháp Luật Và Thực Tiễn Áp DụngPháp Luật Về Phổ Biến, Giao Dục Pháp Luật Và Thực Tiễn Áp Dụng
Pháp Luật Về Phổ Biến, Giao Dục Pháp Luật Và Thực Tiễn Áp Dụng
 
Luận văn: Tổ chức và hoạt động trợ giúp pháp lý tỉnh Ninh Thuận
Luận văn: Tổ chức và hoạt động trợ giúp pháp lý tỉnh Ninh ThuậnLuận văn: Tổ chức và hoạt động trợ giúp pháp lý tỉnh Ninh Thuận
Luận văn: Tổ chức và hoạt động trợ giúp pháp lý tỉnh Ninh Thuận
 
Đề tài: Pháp luật về phổ biến giáo dục pháp luật và thực tiễn áp dụng tại UBN...
Đề tài: Pháp luật về phổ biến giáo dục pháp luật và thực tiễn áp dụng tại UBN...Đề tài: Pháp luật về phổ biến giáo dục pháp luật và thực tiễn áp dụng tại UBN...
Đề tài: Pháp luật về phổ biến giáo dục pháp luật và thực tiễn áp dụng tại UBN...
 
Luận văn: Phổ biến, giáo dục pháp luật tại tỉnh Thanh Hoá, HAY
Luận văn: Phổ biến, giáo dục pháp luật tại tỉnh Thanh Hoá, HAYLuận văn: Phổ biến, giáo dục pháp luật tại tỉnh Thanh Hoá, HAY
Luận văn: Phổ biến, giáo dục pháp luật tại tỉnh Thanh Hoá, HAY
 
Luận văn: Giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử, HAY
Luận văn: Giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử, HAYLuận văn: Giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử, HAY
Luận văn: Giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử, HAY
 
Đề tài: Tổ chức giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử
Đề tài: Tổ chức giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xửĐề tài: Tổ chức giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử
Đề tài: Tổ chức giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử
 
phổ biến giáo dục pháp luật
phổ biến giáo dục pháp luật phổ biến giáo dục pháp luật
phổ biến giáo dục pháp luật
 
Luận văn: Giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức tỉnh Gia Lai
Luận văn: Giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức tỉnh Gia LaiLuận văn: Giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức tỉnh Gia Lai
Luận văn: Giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức tỉnh Gia Lai
 
Đề tài: Phổ biến pháp luật cho đồng bào dân tộc Êđê tỉnh Đắk Lắk
Đề tài: Phổ biến pháp luật cho đồng bào dân tộc Êđê tỉnh Đắk LắkĐề tài: Phổ biến pháp luật cho đồng bào dân tộc Êđê tỉnh Đắk Lắk
Đề tài: Phổ biến pháp luật cho đồng bào dân tộc Êđê tỉnh Đắk Lắk
 
Luận văn: Phổ biến pháp luật cho đồng bào dân tộc Êđê, HOT
Luận văn: Phổ biến pháp luật cho đồng bào dân tộc Êđê, HOTLuận văn: Phổ biến pháp luật cho đồng bào dân tộc Êđê, HOT
Luận văn: Phổ biến pháp luật cho đồng bào dân tộc Êđê, HOT
 
Luận văn: Trợ giúp pháp lý từ thực tiễn tỉnh Ninh Bình, HAY, 9đ
Luận văn: Trợ giúp pháp lý từ thực tiễn tỉnh Ninh Bình, HAY, 9đLuận văn: Trợ giúp pháp lý từ thực tiễn tỉnh Ninh Bình, HAY, 9đ
Luận văn: Trợ giúp pháp lý từ thực tiễn tỉnh Ninh Bình, HAY, 9đ
 
Luận văn: Giáo dục pháp luật đối với thanh niên tại Tp Đà Nẵng
Luận văn: Giáo dục pháp luật đối với thanh niên tại Tp Đà NẵngLuận văn: Giáo dục pháp luật đối với thanh niên tại Tp Đà Nẵng
Luận văn: Giáo dục pháp luật đối với thanh niên tại Tp Đà Nẵng
 
PL Giáo-dục-pháp-luật-đối-với-thanh-niên-từ-thực-tiễn-Thành-Phố-Đà-Nẵng.docx
PL Giáo-dục-pháp-luật-đối-với-thanh-niên-từ-thực-tiễn-Thành-Phố-Đà-Nẵng.docxPL Giáo-dục-pháp-luật-đối-với-thanh-niên-từ-thực-tiễn-Thành-Phố-Đà-Nẵng.docx
PL Giáo-dục-pháp-luật-đối-với-thanh-niên-từ-thực-tiễn-Thành-Phố-Đà-Nẵng.docx
 
Luận văn: Hòa giải ở cơ sở từ thực tiễn tỉnh Ninh Bình, HAY
Luận văn: Hòa giải ở cơ sở từ thực tiễn tỉnh Ninh Bình, HAYLuận văn: Hòa giải ở cơ sở từ thực tiễn tỉnh Ninh Bình, HAY
Luận văn: Hòa giải ở cơ sở từ thực tiễn tỉnh Ninh Bình, HAY
 
Luận văn: Theo dõi thi hành pháp luật tại tỉnh Tiền Giang, HAY
Luận văn: Theo dõi thi hành pháp luật tại tỉnh Tiền Giang, HAYLuận văn: Theo dõi thi hành pháp luật tại tỉnh Tiền Giang, HAY
Luận văn: Theo dõi thi hành pháp luật tại tỉnh Tiền Giang, HAY
 
Luận văn: Tham gia xây dựng đảng của mặt trận tổ quốc, HAY
Luận văn: Tham gia xây dựng đảng của mặt trận tổ quốc, HAYLuận văn: Tham gia xây dựng đảng của mặt trận tổ quốc, HAY
Luận văn: Tham gia xây dựng đảng của mặt trận tổ quốc, HAY
 
Hoạt động pháp chế của cơ quan chuyên môn Tỉnh Phú Yên, HAY
Hoạt động pháp chế của cơ quan chuyên môn Tỉnh Phú Yên, HAYHoạt động pháp chế của cơ quan chuyên môn Tỉnh Phú Yên, HAY
Hoạt động pháp chế của cơ quan chuyên môn Tỉnh Phú Yên, HAY
 
Luận văn: Quản lý của UBND tỉnh về xử lý vi phạm hành chính, 9đ
Luận văn: Quản lý của UBND tỉnh về xử lý vi phạm hành chính, 9đLuận văn: Quản lý của UBND tỉnh về xử lý vi phạm hành chính, 9đ
Luận văn: Quản lý của UBND tỉnh về xử lý vi phạm hành chính, 9đ
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877

Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877 (20)

Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
 
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
 
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y TếHoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
 
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
 
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
 
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
 
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
 
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
 
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện TafQuy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
 
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng CáoThực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
 
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu TưHoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
 

Recently uploaded

NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.pptNHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.pptphanai
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng HàLuận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hàlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàNguyen Thi Trang Nhung
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiNgocNguyen591215
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạowindcances
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệpQuản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệpaminh0502
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnKabala
 
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdfĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdflevanthu03031984
 

Recently uploaded (20)

Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌCLuận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
 
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.pptNHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
 
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
 
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...
 
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng HàLuận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
 
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌCTIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
 
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệpQuản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
 
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdfĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
 

Luận văn: Tuyên truyền phổ biến pháp luật tại huyện Sơn Tây, HAY

  • 1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI PHẠM VĂN THỊNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TUYÊN TRUYỀN PHỔ BIẾN PHÁP LUẬT TRÊN ÐỊA BÀN HUYỆN SƠN TÂY, TỈNH QUẢNG NGÃI LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG HÀ NỘI, năm 2019
  • 2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI PHẠM VĂN THỊNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TUYÊN TRUYỀN PHỔ BIẾN PHÁP LUẬT TRÊN ÐỊA BÀN HUYỆN SƠN TÂY, TỈNH QUẢNG NGÃI Chuyên ngành: Chính sách công Mã số : 8340402 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Đỗ Thị Kim Định HÀ NỘI, năm 2019
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi. Các số liệu sử dụng phân tích trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, đã công bố theo đúng quy định. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn do tôi tự tìm hiểu, phân tích một cách trung thực, khách quan và phù hợp với thực tiễn. Các kết quả này chưa từng được công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào khác. Tác giả luận văn Phạm Văn Thịnh
  • 4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN PHÁP LUẬT................................ 8 1.1. Khái niệm, vai trò của thực hiện chính sách tuyên truyền, phổ biến pháp luật..................................................................................................................... 8 1.2. Nội dung thực hiện chính sách tuyên truyền, phổ biến pháp luật............16 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc tổ chức thực hiện chính sách tuyên truyền, phổ biến pháp luật ...........................................................................................22 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN PHÁP LUẬT TẠI HUYỆN SƠN TÂY, TỈNH QUẢNG NGÃI...............................................................................................25 2.1. Khái quát về huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi .......................................25 2.2. Thực trạng thực hiện chính sách tuyên truyền, phổ biến pháp luật tại huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi....................................................................30 2.3. Đánh giá chung về thực hiện chính sách tuyên truyền, phổ biến pháp luật tại huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi...............................................................41 CHƯƠNG 3: QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN PHÁP LUẬT TẠI HUYỆN SƠN TÂY,TỈNH QUẢNG NGÃI.................................................45 3.1. Quan điểm và mục tiêu thực hiện chính sách tuyên truyền, phổ biến pháp luật...................................................................................................................45 3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách tuyên truyền, phổ biến pháp luật ..........................................................................................................49 KẾT LUẬN....................................................................................................65 TÀI LIỆU THAM KHẢO
  • 5. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TTPBPL Tuyên truyền, phổ biến pháp luật CNH-HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa PBGDPL Phổ biến giáo dục pháp luật CSC Chính sách công KT-XH Kinh tế - xã hội HĐND Hội đồng nhân dân UBND Ủy ban nhân dân
  • 6. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đềtài Tuyên truyền, phổ biến pháp luật (TTPBPL) là hoạt động truyền tải các kiến thức pháp luật tới toàn thể nhân dân; đây là hoạt động thuộc kiến trúc thượng tầng, có vị trí quan trọng trong quá trình xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật.Công tác TTPBPL là quá trình đưa pháp luật đến với nhân dân, đi vào ý thức, hành động của toàn xã hội.Hay nói một cách khác, TTPBPL là cầu nối để chuyển tải pháp luật vào cuộc sống.Quá trình tuân thủ và thực thi pháp luật của nhân dân, của tổ chức, các chủ thể khác trong xã hội đều được thực hiện từ khâu thấu hiểu mới đến thực thi và tuân thủ. Nhận thức được điều đó, trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta đã xác định rõ công tác TTPBPL là một bộ phận của công tác giáo dục chính trị tư tưởng, là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, phải được tiến hành thường xuyên, liên tục với nhiều hình thức phong phú, đa dạng và sáng tạo nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ và nhân dân, góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển, giữ vững ổn định chính trị và trật tự xã hội. Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng Cộng sản Việt Nam đã nêu: “Tăng cường giáo dục pháp luật, nâng cao hiểu biết và ý thức tôn trọng pháp luật, sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật, bảo đảm cho pháp luật được thi hành một cách nghiêm minh, thống nhất và công bằng”. Tại ĐH ĐB lần thứ 9 của ĐCSVN khẳng định: Phát huy dân chủ, công bằng XH đi đôi với giữ vững kỷ luật, kỷ cương, tăng cường PC, quản lý XH bằng PL, đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác TTPBPL, để nâng cao ý thức chấp hành của nhân dân, toàn XH. Trong bối cảnh hội nhập khu vực, quốc tế ngày càng sâu tộng; yêu cầu của quá trình CNH - HĐH đất nước; muốn hòa nhập vào sân chơi chung quốc
  • 7. 2 tế thì công tác thực thi pháp luật, hiểu biết pháp luật, tôn trọng pháp luật phải cấp thiết hơn bao giờ hết. Thực tế, qua hơn 30 năm đổi mới đất nước, Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản pháp luật liên quan đến công tác TTPBPL, góp phần cụ thể hóa chủ trương của Đảng cũng như xác định đúng vị trí của công tác TTPBPL trong tăng cường pháp chế XHCN, xây dựng nhà nước pháp quyền. Đồng thời, để tiếp tục đưa công tác TTPBPL lên một tầm cao mới, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa, ngày 09 tháng 12 năm 2003, Ban Bí thư Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam đã ban hành Chỉ thị số 32-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác PBGDPL, nhằm khẳng định vai trò của các cấp ủy đảng trong việc định hướng, chỉ đạo thực hiện các giải pháp thiết thực, hiệu quả trong việc nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật của nhân dân. Chỉ thị đã thể hiện sự đổi mới về nhận thức của Đảng ta đối với công tác PBGDPL; về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác TTPBPL, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ và nhân dân. … Thực hiện chủ trương trên của Đảng, pháp luật của nhà nước, công tác TTPBPL ngày càng được chính quyền các cấp quan tâm, chú trọng. Trách nhiệm triển khai thực hiện công tác TTPBPL nói chung, thực hiện chính sách TTPBPL nói riêng được ghi nhận tại Điều 27, Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật quy định: “Trách nhiệm của chính quyền các cấp ở địa phương: Hội đồng nhân dân các cấp có trách nhiệm: Quyết định các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; phân bổ dự toán ngân sách địa phương cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; Giám sát việc thực hiện pháp luật về phổ biến, giáo dục pháp luật. UBND các cấp có trách nhiệm: Ban hành theo thẩm quyền chương trình, kế hoạch, đề án về phổ biến, giáo dục pháp luật; Chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức triển khai và kiểm tra công tác
  • 8. 3 PBGDPL; Xây dựng, tập huấn, bồi dưỡng, quản lý đội ngũ Báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật; thực hiện chuẩn hóa đội ngũ giáo viên dạy môn giáo dục công dân, giáo viên dạy môn pháp luật theo quy định của pháp luật; tạo điều kiện để các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp hỗ trợ cho hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật. Đối với huyện Sơn Tây - một đơn vị hành chính cấp huyện của tỉnh Quảng Ngãi, trong những năm qua, công tác PBGDPL nhìn chung đã được cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương quan tâm; đã có những hoạt động phong phú, nội dung, hình thức cũng như phương pháp từng bước được đổi mới; thu được một số kết quả bước đầu đáng ghi nhận. Hoạt động PBGDPL đã góp phần từng bước nâng cao ý thức pháp luật, hình thành dần thói quen “Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật” trong cán bộ và nhân dân trên địa bàn huyện, đưa pháp luật vào các hoạt động quản lý nhà nước và đời sống xã hội. Bên cạnh sự chỉ đạo của UBND các cấp, thì các phòng, ban chuyên môn, các tổ chức chính trị - xã hội căn cứ vào nhiệm vụ chính trị được giao chủ động triển khai, phổi hợp thực hiện các hoạt động cụ thể nhằm lồng ghép việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn vị mình với nhiệm vụ TTPBPL tại cơ sở hoặc theo nhóm đối tượng phục vụ của đơn vị, địa phương mình. Trong giai đoạn vừa qua, công tác TTPBPL tại huyện Sơn Tây đã được Huyện ủy, UBND huyện quan tâm triển khai với nhiều hoạt động thiết thực, hình thức tuyên truyền phong phú; các nội dung truyền tải mang tính thời sự, từng bước đáp ứng nhu cầu tìm hiểu, góp phần nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật trên địa bàn huyện; công tác TTPBPL đi vào nền nếp, mang tính thường xuyên; đã tạo được các đợt truyền thông mang tính cao điểm, tạo điểm nhấn trong công tác TTPBPL. Mặc dù vậy, công tác TTPBPL trên địa bàn huyện vẫn còn bộc lộ không ít khó khăn, hạn chế ở nhiều mặt: Về nhận thức; về kinh phí, cơ sở vật
  • 9. 4 chất; về nhân lực; về nội dung; về phương pháp; về hình thức… đang đặt cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương cũng như đội ngũ làm công tác TTPBPL của huyện trước những băn khoăn, trăn trở. Thực trạng công tác TTPBPL trên địa bàn huyện như thế nào? Những mặt đạt được? Những mặt hạn chế? Giải pháp cụ thể gì cho công tác TTPBPL tại huyện Sơn Tây?... Chất lượng và hiệu quả thực hiện công tác TTPBPL của huyện Sơn Tây chỉ được cải thiện, được nâng cao khi tất cả những vấn đề trên được nhìn nhận và giải quyết một cách có hệ thống, khoa học trên cơ sở thực tiễn. Xuất phát từ tầm quan trọng của công tác TTPBPL pháp luật trong bối cảnh xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, trong công cuộc xóa đói giảm nghèo (trong đó tiêu chí tiếp cận pháp luật là quy định cần có trong xây dựng nông thôn mới); đồng thời xuất phát từ thực tiễn địa phương và lĩnh vực tôi đang công tác; tôi lựa chọn đề tài “Thực hiện chính sách tuyên truyền phổ biến pháp luật trên địa bàn huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi” là đề tài nghiên cứu tốt nghiệp chương trình đào tạo thạc sĩchuyên ngành chính sách công. 2.Tình hình nghiên cứu đềtài Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật là một vấn đề được nhiều học giả, nhà nghiên cứu quan tâm, có thể kể đến như: - Bài viết Bàn về giáo dục pháp luật, của TS Ngọc Đường, TS Thanh Mai. Trong tác phẩm này, các tác giả đã đưa ra những khái niệm mang tính lý luận về TTPBPL, cụ thể như: Mục đích; Đối tượng; chủ thể; khách thể; phương pháp ... trong thực hiện hoạt động TTPBPL. - Nghiên cứu Giáo dục pháp luật góp phần nâng cao ý thức và nghĩa vụ tuân thủ pháp luật, tạp chí Lý luận chính trị, số 10/2006) của tác giả Tống Đức Thảo đã nghiên cứu vai trò tác động của giáo dục pháp luật đối với việc hình thành và nâng cao ý thức pháp luật cho các tầng lớp dân cư, đồng thời
  • 10. 5 nêu những đặc điểm cơ bản của ý thức pháp luật. - Luận văn thạc sĩ của Hồ Quốc Dũng đã nghiên cứu “Một số vấn đề về giáo dục pháp luật trong giai đoạn hiện nay (1997)”. Tác giả đã tiếp cận, tìm hiểu công tác giáo dục pháp luật, từ đó thấy được những khó khăn, thách thức trong việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật, song nghiên cứu, phân tích đề xuất một số giải pháp giáo dục pháp luật, nhằm nâng cao nhận thức của nhân dân trong việc thi hành pháp luật trong giai đoạn hiện nay. - Tác giả Nguyễn Thị Thu Ba (2012), “Nâng cao chất lượng TTGDPL cho công nhân tại các doanh nghiệp ở Thành phố Đồng Tháp giai đoạn hiện nay”, Luận văn thạc sĩ Luật học. - Nguyễn Thị Thu Huyền (2016), ”Phổ biến, giáo dục pháp luật cho đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội”, Luận văn thạc sỹ Luật học. Các nghiên cứu trên đã đưa ra ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật; đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã chưa sâu vào việc thực thi các chính sách tuyên truyền, phổ biến pháp luật; chưa phân tích rõ quá trình thực thi chính sách TTPBPL, chưa đưa ra các yêu cầu trong quá trình nâng cao chất lượng thực hiện chính sách tuyên truyền, phổ biến pháp luật; chưa đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượng thực hiện chính sách tuyên truyền, phổ biến pháp luật tại một địa bàn khó khăn, tỷ lệ người dân tộc thiểu số cao như huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi. Xuất phát từ lý luận và thực tiễn cũng như phù hợp với yêu cầu thực tiễn công tác, tôi lựa chọn đề tài trên là thực sự cần thiết về cả mặt lý luận và thực tiễn. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiêncứu 3.1 Mục đích nghiêncứu Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách phổ
  • 11. 6 biến, giáo dục pháp luật tại huyện Sơn Tây trong thời gian tới. 3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu các vấn đề lý luận cơ bản về tuyên truyền pháp luật, chính sách TTPBPL; ý nghĩa và vai trò của việc thực hiện chính sách TTPBPL, các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả thực hiện chính sách TTPBPL. - Phân tích thực trạng thực hiện chính sách phổ biến, giáo dục pháp luật tại huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi trong những năm gần đây qua đó rút ra những hạn chế cần khắc phục và tìm ra những nguyên nhân hạn chế đó. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 4.1. Đối tượng nghiêncứu Luận văn tập trung nghiên cứu việc thực hiện chính sách phổ biến, giáo dục pháp luật tại huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi. 4.2. Phạm vi nghiêncứu Phạm vi không gian: Luận văn nghiên cứu việc thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật tại huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi. Phạm vi thời gian: Luận văn nghiên cứu thực trạng thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật tại huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi từ năm 2013 - 2018. 5. Cơ sở lýluậnvàphươngphápnghiêncứu 5.1. Cơ sở lýluận Cơ sở lý luận được sử dụng trong luận văn là phương pháp dựa trên phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các định hướng, chủ trương của Đảng CSVN, Nhà nước Việt nam về vấn đề TTPBPL. 5.2. Phương pháp nghiêncứu Các phương pháp cụ thể được sử dụng: - Phương pháp phân tích các kết quả thực hiện và tổng hợp những ý kiến đánh giá để phân tích, tổng hợp những vấn đề về phương thức phát huy quyền lực, nội dung đường lối chính sách và quá trình hiện thực hóa những đường lối phổ biến, giáo dục pháp luật tại huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi
  • 12. 7 trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa . - Phương pháp thống kê để tập hợp các số liệu: thống kê tổng hợp số xã có tủ sách pháp luật; số ấn phẩm về pháp luật.. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luậnvăn 6.1. Ý nghĩa lý luận Luận văn vận dụng khung lý thuyết về chính sách công, các bước trong thực hiện chu trình chính sách công để làm tham chiếu để đánh giá việc thực hiện chính sách TTPBPL. Trên cơ sở vận dung khung lý thuyết để nghiên cứu thực tiễn sẽ giúp tác giải tìm tòi, phát hiện những bất cập, những độ chệnh giữa lý luận và thực tiễn thực hiện. Đồng thời mạnh dạn đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách TTPBPL trongt hời gian tới. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn thực hiện chính sách TTPBPL tại huyện Sơn Tây; tác giả đánh giá và đề xuất các giải pháp thiết thực, hữu hiệu phù hợp với thực tiễn địa phương trong việc nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách tuyên truyền, phổ biến pháp luật trên địa bàn huyện Sơn Tây nói riêng. 7. Cơ cấu của luậnvăn Nội dung chính của luận văn được cơ cấu theo ba chương cụ thể. Chương 1. Những vấn đề lý luận về thực hiện chính sách tuyên truyền, phổ biến pháp luật. Chương 2. Thực trạng thực hiện chính sách tuyên truyền, phổ biến pháp luật trên địa bàn huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi. Chương 3. Quan điểm, giải pháp hoàn thiện, nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện chính sách tuyên truyền, phổ biến pháp luật trên địa bàn huyện Sơn Tây.
  • 13. 8 CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN PHÁP LUẬT 1.1. Khái niệm, vai trò của thực hiện chính sách tuyên truyền, phổ biến pháp luật 1.1.1. Khái niệm thực hiện chính sách tuyên truyền, phổ biến pháp luật 1.1.1.1. Khái niệm tuyên truyền, phổ biến pháp luật Theo Đại từ điển Tiếng Việt thì: "Tuyên truyền" khái niệm để rộng, có ý nghĩa miêu tả hoạt động truyền bá những tri thức, giá trị tinh thần, tư tưởng đó thành nhận thức, niềm tin, tình cảm, cổ vũ đối tượng hành động theo những định hướng do chủ thể tuyên truyền đặt ra [4,tr16]. Tuyên truyền là phổ biến chính là quá trình cung cấp, cập nhật thông tin, những yêu cầu, nội dung và các quy định pháp luật mới, hoặc được sửa đổi bổ sung để giúp nhân dân nắm bắt, hiểu, tuân thủ chấp hành những quy định mới, hoặc sửa đổi bổ sung đó. Đó chính là phương tiện hỗ trợ tích cực để nâng cao hiểu biết pháp luật cho nhân dân, là cầu nối để chuyển tải pháp luật vào cuộc sống. Bởi lẽ, khi pháp luật có hiệu lực thì cần phải có đội ngũ truyền tải, phương tiện truyền tải, và các nội dung đó phải được cụ thể hóa, tồn tại dưới các hình thức văn bản cụ thể: bản giấy, bản điện tử.. để nhân dân đọc, hiểu, tiếp thu, tuân thủ …Như vậy, pháp luật mới đi vào cuộc sống. Theo Đại từ điển Tiếng Việt thì "Phổ biến là hoạt động truyền đạt trực tiếp hoặc một hình thức cụ thể nào đó làm cho nhiều người biết đến một vấn đề cụ thể nào đó" [4, tr3]. Hoạt động TTPBGDPL là việc các chủ thể (Cấp ủy chính quyền địa phương; các cơ quan chuyên môn; các tổ chức chính trị - xã hội...) có trách
  • 14. 9 nhiệm dùng các phương tiện, hình thức khác nhau truyền đạt tới đối tượng quản lý nhằm cung cấp thường xuyên, bài bản, hệ thống để giúp cho đối tượng có những nhận thức đầy đủ hơn, trên cơ sở đó thực hiện các hành vi, các ứng xử chuẩn mực hơn. Sử dụng những hình thức khác nhau, có thể trực tiếp hoặc gián tiếp tác động một cách có hệ thống, bài bản và thường xuyên đến ý thức của con người nhằm trang bị những kiến thức pháp lý nhất định để từ đó họ có những nhận thức đúng đắn về pháp luật, tôn trọng pháp luật và tự giác xử sự theo yêu cầu của pháp luật. Theo nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật của Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2012 (Điều 10) thì phổ biến, giáo dục pháp luật là hoạt động truyền đạt thông tin, nội dung pháp luật, bao gồm: (i) Quy định của Hiến pháp và văn bản quy phạm pháp luật về dân sự, hình sự, hành chính, hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới, đất đai, xây dựng, bảo vệ môi trường, lao động, giáo dục, y tế, quốc phòng, an ninh, giao thông, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, các văn bản quy phạm pháp luật mới được ban hành; (ii) Các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, các thỏa thuận quốc tế; (iii)Ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật; ý thức bảo vệ pháp luật; lợi ích của việc chấp hành pháp luật; gương người tốt, việc tốt trong thực hiện pháp luật. Các chủ thể thực hiện các hoạt động TTPBPL là các cơ quan trong hệ thống cơ quan nhà nước, hệ thống cơ quan hành chính nhà nước; hệ thống tổ chức chính trị xã hội từ trung ương đến địa phương. [21]. Từ cách giải thích của từ điển về hai khái niệm “tuyên tryền” và “phổ biến”, “giáo dục” kết hợp với các nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật mà Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật đưa ra, có thể khái quát lại khái niệm Tuyên
  • 15. 10 truyền, phổ biến pháp luật như sau: - Theo nghĩa hẹp: Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật là giới thiệu tinh thần văn bản pháp luật cho người có nhu cầu; theo đó phổ biến, giáo dục pháp luật là việc truyền bá pháp luật cho đối tượng nhằm nâng cao tri thức, tình cảm, niềm tin pháp luật cho đối tượng từ đó nâng cao ý thức tôn trọng pháp luật, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật của đối tượng. - Theo nghĩa rộng: TTPBGDPL là một khâu của hoạt động tổ chức thực hiện pháp luật bởi lẽ nó nâng cao các tri thức pháp luật của cá nhân, tổ chức; từng bước định hướng nhận thức, điều chỉnh hành vi ứng xử cho phù hợp với chuẩn mức đạo đức, chuẩn mực pháp luật chung mà nhà nước, cộng đồng dân cư hướng tới, bảo vệ.” 1.1.1.2. Khái niệm chính sách Hiện nay, có nhiều khái niệm về chính sách. Theo Từ điển tiếng Việt thì “chính sách” là “sách lược và KH được chủ thể có thẩm quyền đưa ra, thực hiện nhằm đtạ mục tiêu nhất định theo định hướng của chủ thể đó”[27]. Qua các khái niệm trên, có thể thấy, chính sách có những đặc điểm cụ thể: + Chủ thể ban hành chính sách là chủ thể được xác định (Xác định dựa trên Quyền lực hoặc Chủ thể có thẩm quyền Quản lý). + Nội dung của chính sách phải dựa trên quan điểm thống nhất, chung nhất của Đảng cầm quyền; định hướng phát triển; tình hình thực tiễn của địa phương, tổ chức. + Mục đích của chính sách: Chính sách phải có mục đích rõ ràng, cụ thể (có thể định lượng hoặc định tính bởi những thước đo cụ thể). Do vậy, khi xây dựng kế hoặc thực hiện chính sách; các chủ thể phải căn cứ và lượng tính được thước đo và kết quả đo.
  • 16. 11 Qua các định nghĩa trên, khái niệm “chính sách tuyên truyền, phổ biến pháp luật” được hiểu trong luận văn “Chính sách tuyên truyền, phổ biến pháp luật là tập hợp các quyết định có liên quan để lực chọn mục tiêu và giải pháp, công cụ chính sách nhằm giải quyết các vấn đề chính sách tuyên truyền, phổ biến pháp luật theo mục tiêu tổng thể đã xác định”. 1.1.1.3. Khái niệm thực hiện chính sách tuyên truyền, phổ biến pháp luật Thực hiện chính sách TTPBPL là quá trình đưa chính sách TTPBPL vào thực tiễn đời sống thông qua việc ban hành các đề án, chương trình, kế hoạch, dự án .. thực hiện chính sách TTPBPL và tổ chức thực hiện các hoạt động cụ thể nhằm đạt được mục tiêu mà các kế hoạch, đề án, chương trình, dự án đề ra. Các Chương trình, đề án TTPBPL phải được đảm bảo bởi nguồn lực nhất định; phải có sự phân công rõ rằng trong tổ chức và phối hợp thực hiện... * Yếu tố ảnh hưởng tới thực hiện chính sách. Có thể chia làm 2 nhóm yếu tố cụ thể như sau: + Yếu tố khách quan: là các yếu tố bên ngoài, yếu tố mang tính tự nhiên về điều kiện tự nhiên, đất đai, vị trí địa lý..... Những yếu tố này tác động đến tổ chức thực thi chính sách từ bên ngoài, độc lập với ý muốn của chủ thể quản lý, các yếu tố này vận động theo quy luật khách quan nên ít tạo sự biến đổi do đó cũng khó gây sự chú ý của các nhà quản lý nhưng lại tác động lớn đến quá trình thực thi chính sách, đó là các yếu tố: Tính chất của vấn đề chính sách là yếu tố gắn liền với mỗi chính sách nó có tác động trực tiếp đến hoạch định và thực hiện chính sách có nghĩa là nếu vấn đề chính sách đơn giản liên quan đến ít đối tượng thì thực thi sẽ dễ dàng và đơn giản hơn. Môi trường thực thi chính sách tốt để chính sách đạt hiệu quả cáo nhất đó là một môi trường ổn định ít biến đổi về chính trị sẽ đưa tới sự ổn định về
  • 17. 12 hệ thống chính sách và thực thi thuận lợi. Nếu các bộ phận của môi trườngổn định thì nó sẽ tạo cho các hoạt động thực thi dễ dàng; còn ngược lại nếu Môi trường thực thi chính sách có nhiều bất lợi , như: rào cản của phong tục tập quán lạc hậu; điều kiện tự nhiên..... dẫn đến việc thực thi chính sách kém hiệu quả, thậm chí không đạt mục tiêu. Tiềm lực của các nhóm đối tượng chính sách: Mỗi đối tượng chính sách có tiềm năng khác nhau, có thế mạnh, lợi thế, thuận lợi và khó khăn khác nhau trong quá trình thực hiện TTPBPL. Có thể nhìn nhận tiềm lực này qua các phương diện chính trị, kinh tế, xã hội.... Đặc tính của đối tượng chính sách như tính tự giác, kỷ luật, sáng tạo.... cũng góp nhiều vào việc hiệu quả hay không trong quá trình thực thi chính sách. + Yếu tố chủ quan: là các yếu tố thuộc về chủ thể thực thi chính sách, cụ thể hơn, đó chính là hệ thống cơ quan thực hiện nhiệm vụ TTPBPL các cấp; đội ngũ cán bộ công chưc, viên chức trong các các cơ quan thực thi nhiệm vụ TTPBP:L... các chủ thể này là các chủ thể thực thi chính sách nên nó có ảnh hưởng lớn đến việc hiệu quả thực thi. Thực thi đúng đầy đủ các bước trong quy trình tổ chức thực thi chính sách, các bước này được coi là nguyên lý khoa học được đúc kết từ thực tiễn cuộc sống, việc tuân thủ quy trình là một nguyên tắc quản lý. Bên cạnh đó phải nói đến vai trò của đội ngũ CBCC, mà cụ thể là đội ngũ thực thi chính sách hay nói cách khác là năng lực thực thi chính sách của CBCC trong hệ thống cơ quan nhà nước từ trung ướng đến địa phương. Chủ thể giữ vai trò quyết định tới sự thành bại của chính sách, bỏi lẽ: người CBCC tận tâm, có đạo đức công vụ, tâm huyết với nghề nghiệp thì sẽ vượt khó để thực thi còn ngược lại nếu CBCC có năng lực yếu kém, làm việc thiếu khoa học, trách nhiệm; sự thờ ơ của cấp ủy chính quyền; của bàng quang của cán bộ công chức thực thi chính sách .. thì việc thực hi chính sách sẽ gặp nhiều
  • 18. 13 khó khăn, việc triển khai chính sách sẽ không đem lại hiệu quả như móng muốn. Cùng với yếu tố CBCC thì phải đề cập đến yếu tố tài chính: nguồn vật lực quan trọng để thực thi chính sách. Nguồn tài chính sẽ đảm bảo các hoạt động được triển khai trên thực tiễn; bởi lẽ: Phải trang bị các tài liệu, tư liệu; phải có phương tiện thực hiện, phải có nguồn lực để chi trả nhân công. Do vậy, các điều kiện về tài chính là điều kiện thiết yếu để đảm bảo các hoạt động có thể thực hiện được trên thực tế. Thực tiễn đã chứng minh, nếu không có nguồn tài chính thì các hoạt động chỉ nằm trên giấy tờ, không có giá trị thực tế, không có điều kiện hiện thực hóa trên thực tiễn. Sự hưởng ứng của đối tượng hướng tới của chính sách: Đối tượng hướng tới của chính sách TTPBPL chính là nhân dân, sự đồng tình của nhân dân. Nếu chính sách có được sự đồng tình ủng hộ của nhân dân thì việc thực thi mới có hiệu quả. Bởi lẽ, nếu chính sách không co sự hưởng ứng này thì mục tiêu hướng tới của chính sách không đạt được; tri thức pháp luật không được nhân nhân đón nhận, thực thi pháp luật sẽ lệch chuẩn; ý thức pháp luật không được nâng lên. 1.1.2. Vai trò của thực hiện chính sách tuyên truyền, phổ biến phápluật Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật thuộc kiến thức thượng tầng, là công tác tư tưởng quan trọng trong việc định hướng, dẫn dắt xã hội. TTPBPL là phương tiện để chủ thể quản lý tác động vào đối tượng quản lý nhằm hướng đối tượng quản lý thực hiện những giá trị, những chuẩn mực mà chủ thể quản lý hướng tới. Muốn thực thi, tuân thủ pháp luật đúng và đầy đủ thì phải hiểu đầu đủ, hiểu đúng, sử dụng đúng và đầy đủ pháp luật đó. Để thực hiện được mục tiêu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì công tác phổ biến, giáo dục pháp luật có vai trò hết sức
  • 19. 14 quan trọng là cầu nối để đưa pháp luật vào cuộc sống, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của quản lý nhà nước, quản lý xã hội bằng pháp luật. Song song với nhiệm vụ xây dựng pháp luật là nhiệm vụ đưa pháp luật vào cuộc sống. Phổ biến, giáo dục pháp luật có những vai trò cơ bản như sau: - Thứ nhất, phổ biến giáo dục pháp luật có vai trò quan trọng trong việc hình thành ý thức pháp luật cho nhân dân, tăng cường sự hiểu biết pháp luật, khuyến khích thói quen ứng xử theo pháp luật, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, quản lý xã hội. Nhà nước ban hành hệ thống pháp luật như ban hành một "hành lang" để mọi công dân, tổ chức, doanh nghiệp có thể bước đi trong khuôn khổ cho phép. Phổ biến, giáo dục pháp luật cho công dân có tri thức pháp lý, tình cảm pháp luật đúng đắn và hành vi hợp pháp, tạo tiền đề cho việc sử dụng quyền lực nhà nước, tăng cường pháp chế, phát huy dân chủ và quyền tự do của mỗi người góp phần tăng cường trật tự, kỷ cương xã hội; phòng ngừa có hiệu quả các hành vi vi phạm pháp luật. Ý thức pháp luật của công dân được hình thành từ hai yếu tố đó là tri thức pháp luật và tình cảm pháp luật. Tri thức pháp luật của mối chủ thể có được qua quá trình tích luỹ kiến thức của hoạt động thực tiễn và công tác, thể hiện ở sự hiểu biết sâu sắc về một vấn đề pháp luật cụ thể. Tình cảm PL chính là trạng thái tâm lý của các chủ thể khi thực hiện và ADPL, họ có thể đồng tình ủng hộ với những hành vi thực hiện đúng PLt, lên án các hành vi VPPL. Ý thức tự giác chấp hành PL của công dân chỉ có thể được nâng cao khi công tác phổ biến, giáo dục pháp luật được tiến hành thường xuyên, kịp thời và có tính thuyết phục. Phổ biến, giáo dục pháp luật không đơn thuần là phổ biến các văn bản pháp luật đang có hiệu lực mà còn lên án các hành vi vi phạm pháp luật, đồng tình ủng hộ các hành vi thực hiện đúng pháp luật, hình thành dư luận và tâm lý đồng tình ủng hộ với hành vi hợp pháp, lên án các hành vi vi phạm pháp luật. Tuyên truyền, phổ biến còn có ý nghĩa củng cố niểm tin vào pháp luật,
  • 20. 15 từng bước nâng cao sự hiểu biết của con người đối với các văn bản pháp luật và các hiện tượng pháp luật trong đời sống, từ đó nâng cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật của nhân dân. Thứ hai, tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho công dân góp phần nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước, quản lý xã hội. Vai trò quan trọng này của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật bắt nguồn từ chính vai trò và giá trị xã hội của pháp luật là phương tiện hàng đầu để quản lý nhà nước, quản lý xã hội. Phổ biến, giáo dục pháp luật giúp cho mọi người có tri thức pháp lý, tình cảm pháp luật đúng đắn và hành vi hợp pháp, tạo tiền đề cho việc sử dụng quyền lực nhà nước, tăng cường pháp chế, phát huy dân chủ và quyền tự do của mỗi người. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật đồng thời tạo ra khả năng đổi mới các quan hệ xã hội trong môi trường quản lý nhà nước bằng pháp luật, hình thành các điều kiện và nhân tố thuận lợi cho quá trình quản lý nhà nước, quản lý xã hội; tạo ra khả năng phát hiện và loại trừ những hiện tượng tiêu cực, chống đối pháp luật diễn ra trong quá trình quản lý. Quá trình tổ chức thực hiện chính sách tuyên truyền, phổ biến pháp luật là toàn bộ quá trình chuyển ý chí của Nhà nước (chủ thể chính sách) tới đối tượng tác động của chính sách (có thể là đối tượng hưởng lợi trực tiếp hoặc gián tiếp) nhằm đạt được mục tiêu mà chính sách đã đưa ra hoặc dự kiến sẽ đạt được. Nói cách khác tổ chức thực hiện chính sách TTPBPL là quá trình thực hiện trên thực tế các hoạt động để đưa chính sách vào thực tiễn cuộc sống. Tổ chức thực hiện chính sách được thực hiện bởi những chủ thể xác định, nguồn lực cụ thể và các mục tiêu rõ ràng. Tổ chức thực hiện chính sách TTPBPL là bước kết nối giữa xây dựng chính sách và thực hiện chính sách. Tổ chức thực hiện chính sách là quá trình kiểm nghiệm giá trị đích thực, tính đúng đắn, tính khoa học, sự cần thiết của chính sách; đồng thời cũng là quá trình đánh giá sự tham gia của các chủ thể
  • 21. 16 thực hiện chính sách có tuân thủ tính hệ thống, tính pháp lý, tính mục đích của chính sách hay không? Nếu chính sách TTPBPL không được thực hiện đúng sẽ ảnh hưởng đến quá trình nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật, châp hành pháp luật, thiếu hiểu biết và ý thức tuân thủ pháp luật sẽ gây mất trật tự xã hội, ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế- xã hội.. là nguyên nhân sâu xa của tệ nạn xã hội; phản ứng tiêu cực; hành vi lệch chuẩn.. Tất cả nhứng hệ quả đó ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình quản lý xã hội của nhà nước; quá trình xây dựng xã hội công bằng, văn minh, hiện đại, nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Qua tổ chức thực hiện chính sách TTPBPL mới biết được chính sách có đúng hay không đúng, chính sách có đi vào cuộc sống hay không đi vào cuộc sống. Chính sách TTPBPL có vị trí và vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình xây dựng NNXHCN hiện nay, là một bộ phận của công tác GDCTTT, là trách nhiệm của toàn bộ HTCT, dưới sự lãnh đạo của ĐCSVN và sự điều phối, tổ chức thực hiện của các CQNN và các tổ chức, đoàn thể; là khâu then chốt, quan trọng để chủ trương, chính sách của Đảng, PL của nhà nước thực sự đi vào cuộc sống xã hội, đi vào ý thức, hành động của từng chủ thể trong xã hội. 1.2. Nội dung thực hiện chính sách tuyên truyền, phổ biến pháp luật 1.2.1. Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách tuyên truyền, phổ biến pháp luật Kế hoạch triển khai là việc xác định phương hướng, nhiệm vụ, chỉ tiêu, biện pháp, các hoạt động cụ thể để tiến hành thực hiện nhiệm vụ TTPBPL của từng ngành, cơ quan, đơn vị, địa phương nói riêng. Theo nguyên tắc, kế hoạch mỗi khi đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì nó bắt buộc các cơ quan, đơn vị hữu quan triển khai thực hiện và hoàn thành đúng thời hạn. Kế hoạch đề ra (hoặc được giao) có được hoàn thành tốt và đúng thời hạn hay không là
  • 22. 17 căn cứ chủ yếu để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao của một cơ quan, đơn vị. Tổ chức thực hiện chính sách TTPBPL là nhiệm vụ quan trọng, có sự tham gia của nhiều ngành, địa phương, đơn vị ... do vậy cần phải có kế hoạch để các ngành, địa phương căn cứ để thực hiện; cũng như kinh phí phân bổ để đảm bảo các hoạt động được thực hiện theo đúng tiến độ, yêu cầu. Do đó, kế hoạch phải đảm bảo các yêu cầu sau: - Kế hoạch được xây dựng dựa trên chức năng, nhiệm vụ của cơ quan tổ chức: Phải dự kiến các cơ quan chủ trì và phối hợp triển khai thực hiện chính sách, số lượng và chất lượng nhân sự tham gia tổ chức thực thi chính sách, quyền và trách nhiệm của cán bộ quản lý và cán bộ thực thi chính sách, cơ chế tác động của giữa cơ quan, đơn vị trong tổ chức thực hiện chính sách. - Kế hoạch phải đáp ứng được chủ trương quyết định của cấp trên. - Nội dung của kế hoạch cần chỉ rõ danh mục những công việc dự kiến, nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực) và phải thể hiện rõ các mục tiêu, nhiệm vụ, biện pháp và tiến độ cụ thể đối với từng việc, như: Dự kiến về cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ tổ chức thực hiện chính sách, các nguồn lực tài chính, vật tý văn phòng phẩm…Dự kiến thời gian duy trì chính sách, dự kiến thời gian thực hiện các bước tổ chức triển khai thực hiện chính sách từ xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện đến tổng kết đánh giá rút kinh nghiệm thực hiện chính sách. Mỗi buớc phải nêu rõ mục tiêu cần đạt được và thời gian dự kiến cho việc thực hiện mục tiêu; Dự kiến về tiến độ, hình thức, phương pháp kiểm tra, giám sát tổ chức thực hiện chính sách hoặc có thể được xem xét điều chỉnh nếu kế hoạch đó không phù hợp với tình hình thực tế; việc điều chỉnh kế hoạch cũng do cấp có thẩm quyền thông qua kế hoạch quyết định. 1.2.2. Phổ biến, tuyên truyền thực hiện chính sách tuyên truyền, phổ biến pháp luật
  • 23. 18 Bước tiếp theo trong tổ chức thực hiện chính sách TTPBPL là phổ biến, tuyên truyền chính sách. Đây là hoạt động có ý nghĩa quan trọng, bởi lẽ tuyêntruyền phổ biến chính sách qua các phương tiện thông tin đại chúng, các điển hình tiên tiến, các bài báo, các chuyên mục... sẽ giúp người dân hiểu về chính sách; hiểu mục tiêu của chính sách; hiểu nghĩa vụ và quyền lợi khi thực thi chính … để họ tự giác thực hiện, tích cực hưởng ứng, đáp ứng theo mục đích của chính sách, thực hiện các hoạt động theo yêu cầu của nhà nước; đồng thời còn giúp cho cán bộ công chức có trách nhiệm tổ chức thực hiện chính sách nhận thức được đầy đủ tính chất, độ phức tạp, quy mô của chính sách đối với đời sống xã hội, để họ chủ động tích cực tìm kiếm các giải pháp thích hợp cho việc thực hiện mục tiêu chính sách và triển khai thực hiện có hiệu quả kế hoạch tổ chức thực hiện chính sách được giao: Phổ biến, tuyên truyền chính sách TTPBPL cần được thực hiện thường xuyên liên tục để các đối tượng thụ hưởng chính sách có thêm niềm tin vào chính sách và tích cực thực thi chính sách. Phổ biến tuyên truyền chính sách TTPBPL có thể thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau: như trực tiếp tiếp xúc, trao đổi với các đối tượng chính sách, hoặc gián tiếp thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như: các đài phát thanh, đài truyền hình, các báo, tạp chí… 1.2.3. Phân công, phối hợp thực hiện chính sách tuyên truyền, phổ biến pháp luật Trên cơ sở Kế hoạch thực hiện chính sách, thì các cơ quan được phân công trong Kế hoạch phải có trách nhiệm phối hợp với nhau. Bởi lẽ, việc thực thi kế hoạch là một chuối hoạt động liên hoàn, hoạt động này sẽ tạo tiền đề cho hoạt động khác được thực hiện. Chính sách TTPBPL được thực thi trên phạm vi toàn quốc, toàn tỉnh toàn huyện, toàn xã ... do vậy, các đối tượng, các chủ thể.. của chính sách rất lớn. Số lượng tham gia bao gồm các đối tượng tác động của chính sách TTPBPL là: Cấp ủy chính quyền các cấp; các cơ quan chuyên môn thuộc
  • 24. 19 UBND các cấp; các đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội ... Bên cạnh đó, các hoạt động nhằm thực hiện mục tiêu của chính sách TTPBPL diễn ra cũng hết sức phong phú, phức tạp theo không gian và thời gian, chúng có thể cùng diễn ra tại một thời điểm, một địa bàn hoặc có giá trị tạo tiền đề cho nhau thực hiện v.v… Bởi vậy, muốn tổ chức thực thi chính sách công có hiệu quả phải tiến hành phân công, phối hợp giữa các cơ quan quản lý ngành, các cấp chính quyền địa phương, các yếu tố tham gia thực thi chính sách và các quá trình ảnh hưởng đến thực hiện mục tiêu chính sách. Do vậy, để có cơ sở đánh giá trách nhiệm trong thực hiện chính sách, cũng như căn cứ để xác định nguồn lực .. thì yêu cầu phải phân định rõ cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp…. Hoạt động phân công, phối hợp diễn ra theo tiến trình thực hiện chính sách một cách chủ động, sáng tạo để luôn duy trì chính sách được ổn định, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả chính sách. 1.2.4. Duy trì chính sách tuyên truyền, phổ biến pháp luật Duy trì chính sách TTPBPL là toàn bộ hoạt động đảm bảo cho chính sách phát huy tác dụng trong đời sống chính trị xã hội hay nói cách khác duy trì chính sách TTPBPL là làm cho chính sách tồn tại và phát huy hết tác dụng trong môi trường thực tế. Trong quá trình duy trì thực hiện chính sách sẽ có những phát sinh đòi hỏi chủ thể thực thi chính sách phải bám sát yêu cầu, bám sát mục tiêu chính sách hướng tới; kiên định với mục tiêu đề ra. Tuy nhiên, trước những phát sinh, những bất cập (cả chủ quan và khách quan) thì chủ thể thực hiện chính sách phải kịp thời có giải pháp khắc phục. Trong điều kiện và thẩm quyền có thể, cơ quan hành chính nhà nước được phép sử dụng các phương pháp, mệnh lệnh hành chính .. để đảm bảo các hoạt động được diễn ra đúng tiến độ, hiệu qủa về mặt xã hội, về mặt kinh tế. Tuy nhiên, cũng cần phải nói đến sự duy trì của chủ thể này sẽ được các chủ thể khác cùng triển khai thực hiện trên nguyên tắc đồng bộ, bởi lẽ, có
  • 25. 20 như vậy thì việc thực thi chính sách mới có ý nghĩa; không gây ra sự khác biệt giữa các địa phương, vùng miền. 1.2.5. Điều chỉnh chính sách tuyên truyền, phổ biến pháp luật Ðiều chỉnh chính sách được thực hiện với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để chính sách phù hợp với yêu cầu quản lý và tình hình thực tế. Theo quy định cơ quan nào ban hành chính sách thì cơ quan đó có quyền điều chỉnh, bổ sung chính sách, nhưng trên thực tế việc điều chỉnh các biện pháp cõ chế chính sách diễn ra rất năng động, linh hoạt vì thế cơ quan nhà nước các ngành, các cấp, chủ động điều chỉnh biện pháp, cơ chế chính sách để thực hiện có hiệu quả chính sách miễn là không làm thay đổi mục tiêu chính sách. Một nguyên tắc cần phải chấp hành khi điều chỉnh chính sách là: Ðể chính sách TTPBPL tiếp tục tồn tại chỉ được điều chỉnh các biện pháp, cõ chế thực hiện mục tiêu, hoặc bổ sung hoàn thiện mục tiêu theo yêu cầu thực tế. Nếu điều chỉnh làm thay đổi mục tiêu, nghĩa là làm thay đổi chính sách thì coi như chính sách đó thất bại. Trong quá trình điều chỉnh chính sách, đồi hỏi vẫn phải đi trên "hành lang pháp lý" cho phép. Bởi lẽ, hệ thống văn bản QPPL, hệ thống đề án chính sách, kế hoạch .. điều chỉnh chính sách đều yêu cầu tính pháp lý, tính chính xác. 1.2.6. Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chính sách tuyên truyền, phổ biến pháp luật Ðôn đốc, theo dõi, kiểm tra là công cụ của quản lý. Theo dõi, kiểm tra thực thic hính sách có thể phát hiện bất cập để kịp thời có giải pháp tháo gỡ; theo dõi, kiểm tra có thể hỗ trợ kỹ thuật trong quá trình triển khai thực hiện để tránh có những "lệch chuẩn" trong quá trình triển khai. Qua phân tích tại phần trên cho thấy, việc thực hiện chính sách TTPBPL diễn ra trên địa bàn rộng lớn, trong cả nước và do nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia, các điều kiện về khác nhau, cũng như trình độ, năng lực, tổ chức điều hành của các cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước
  • 26. 21 không đồng đều. Việc kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chính sách phải được thực hiện bởi các cơ quan có thẩm quyền ( có thể được quy định về chức năng nhiệm vụ; có thể được phân công trong Kế hoạch..). Qua đôn đốc, theo dõi kiểm tra các mục tiêu và giải pháp chủ yếu của chính sách; đôn đốc, theo dõi, kiểm tra các hoạt động đã được phê duyệt; tình hình các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thực hiện đảm bảo có hiệu quả…. Bên cạnh hoạt động theo dõi, giám sát, kiểm tra để kịp thời điều chỉnh những tồn tại, khắc phục những khăn thì các hoạt động này còn có giá trị nhằm mục đích đôn đốc các chủ thể, cán bộ công chức thực thi chính sách. Bên cạnh đó, việc đôn đốc còn giúp cho CBCC thực thi chính sách có cơ hội, trách nhiệm xem xét lại quá trình thực thi chức trách của mình; cách làm hay, cách hiểu đúng sẽ giúp nhân dân, đối tượng hướng tới hưởng úng; còn nếu không sẽ bị nhân dân phản ứng, không hợp tác trong quá trình triển khai. Mặt khác, việc đôn đốc, kiểm tra cũng giúp chủ thể quản lý nắm bắt được sự đồng tình, sự ủng hộ của đối tượng quản lý. 1.2.7. Đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm tổ chức thực hiện chính sách tuyên truyền, phổ biến pháp luật Tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm thực hiện chính sách TTPBPL là bước cuối cùng trong chu trình thực hiện chính sách công nói chung, nhưng hết sức quan trọng và cần thiết trong tổ chức thực hiện chính sách. Tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm quá trình thực hiện chính sách được hiểu là quá trình các chủ thể thực thu chính sách tổ chức xem xét lại, kết luận và chỉ đạo điều hành thực hiện chính sách là các cơ quan nhà nước từ trung ương đến cơ sở. Ngoài ra còn xem xét đánh giá vai trò của các chủ thể tham gia chính sách, như: các cơ quan, ðơn vị, các cấp chính quyền; các tổ chức chính trị - xã hội .. Tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm thực hiện chính sách là bước cuối, là nội dung quan trọng trong tổ chức thực hiện chính sách TTPBPL.Chỉ trên cơ sở tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm tổ chức thực hiện chính sách một
  • 27. 22 cách nghiêm túc mới biết được chính xác kết quả thực hiện chính sách cũng như khó khăn khi thực hiện, tồn tại, vướng mắc trong tổ chức thực hiện chính sách, xác định được nguyên nhân chủ quan và khách quan của tồn tại, hạn chế trong quá trình thực hiện chính sách. 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc tổ chức thực hiện chính sách tuyên truyền, phổ biến pháp luật Hoạt động TTPBPL cũng giống như các dạng hoạt động xã hội khác, luôn luôn chịu sự tác động, ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau. Trong các yếu tố đó, việc đảm bảo về tổ chức, cán bộ, cơ sở vật chất và phương tiện cho công tác TTPBPL; cũng như đảm bảo kinh phí phổ biến, giáo dục pháp luật là các yếu tố có tác động mạnh mẽ nhất đến công tác TTPBPL cho cán bộ, công chức cấp huyện, xã. 1.3.1. Yếu tố đảm bảo về tổ chức, cán bộ, cơ sở vật chất và phương tiện cho công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật Để công tác TTPBPL đạt được chất lượng và hiệu quảcao, việc xây dựng và kiện toàn về tổ chức, phát triển một hệ thống các cơ quan trực tiếp thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật theo hướng hoạt động chuyên nghiệp là khâu đầu tiên quan trọng. Đối với cấp tỉnh HĐPHPBPL cần phát huy vai trò của mình trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho nhân dân nói chung, và các đối tượng đặc thù nói riêng. Có như vậy, công tác TTPBPL mới thực sự mang lại hiệu quả. Đội ngũ cán bộ làm công tác TTPBPL là nhân tố không thể thiếu trong quá trình phổ biến, giáo dục pháp luật. Đây là đội ngũ CBCC trực tiếp triển khai các hoạt động cụ thể do vậy số lượng và chất lượng đội ngũ CBCC là yếu tố quyết định trực tiếp đến chất lượng, hiệu quả của hoạt động TTPBPL. Cơ sở vật chất và các phương tiện phục vụ cho công tác TTPBPL cho đội ngũ cán bộ, công chức các cấp cũng là một phần quan trọng của công tác này. Cơ sở vật chất và phương tiện hiện đại sẽ giúp cho công tác TTPBPL được diễn ra thuận lợi, dễ dàng, thông tin, kiến thức pháp luật được truyền đạt
  • 28. 23 nhanh chóng. Ngược lại, cơ sở vật chất và các phương tiện lỗi thời, lạc hậu sẽ làm giảm đi đáng kể hiệu quả của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. 1.3.2. Yếu tố đảm bảo kinh phí dành cho công tác tuyên truyền, phổ biến, pháp luật Để công tác TTPBPL đạt hiệu quả cao và được tiến hành thông suốt, cần có một nguồn kinh phí thích đáng dành riêng cho công tác này. Để tiến hành các hoạt động quản lý như: Họp triển khai, họp đánh giá; hoạt động triển khai như: Tổ chức hội nghị, tổ chức hội thi, tổ chức tập huấn, hội thảo, tọa đàm; biên soạn, in ấn và phát hành tài liệu, hoạt động kiểm tra, giám sát, hoạt động đánh giá ....đều cần có kinh phí để thực hiện. Chính vì thế, việc đảm bảo kinh phí dành cho công tác TTPBPL là vô cùng cần thiết. Căn cứ vào Chỉ thị số 32 và các Chương trình, Đề án về phổ biến, giáo dục pháp luật của Chính phủ, việc đầu tư nguồn lực về bộ máy, cán bộ và kinh phí cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật được tăng cường; các thiết chế về tài chính được ban hành nhằm đảm bảo nguồn lực cho cac shoạt động; như: Thông tư số 63/2005/TT-BTC ngày 05/8/2005 của Bộ Tài chính, Thông tư số 73/2010/TTLT-BTC-BTP ngày 14/5/2010 hướng dẫn việc quản lý và sử dụng kinh phí bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, Thông tư số 14/2014/TTLT-BTC-BTP ngày 27/1/2014 quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác TTPBPL và chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở, các bộ, ngành, địa phương đều bố trí kinh phí cho công tác TTPBPL trong kế hoạch ngân sách hàng năm của mình. Việc các địa phương được quyền chủ động trong bố trí ngân sách hàng năm cho công tác TTPBPL sẽ là điều kiện thuận lợi để công tác TTPBPL được tiến hành dễ dàng hơn. Ngoài ra, sự hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân, dự án; sự đóng góp từ phía doanh nghiệp, cá nhân trong nước và nước ngoài cũng là một phần quan trọng trong việc đáp ứng kinh phí cho công tác TTPBPL.
  • 29. 24 Tiểu kết chương 1 Chương 1 luận văn đã làm rõ được những vấn đề lý luận về tuyên truyền, phổ biến pháp luật. Luận văn đưa ra khái niệm chính sách tuyên truyền phổ biến pháp luật; thực hiện chính sách TTPBPL; các bước và nội dung các bước của thực hiện chính sách TTPBPL. Đồng thời, trong chương 1 luận văn cũng làm rõ nội dung của phổ các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thực hiện chính sách TTPBPL. Đây là những cơ sở lý luận quan trọng giúp tác giả nhận định các vấn đề này trên thực tế tại huyện Sơn Tây, tỉnh Quãng Ngãi ở Chương 2, và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách TTPBPL ở Chương 3.
  • 30. 25 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN PHÁP LUẬT TẠI HUYỆN SƠN TÂY, TỈNH QUẢNG NGÃI 2.1. Khái quát về huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi Sơn Tây là huyện miền núi, nằm về phía Tây tỉnh Quảng Ngãi; phía Đông và Đông Nam giáp huyện Sơn Hà, phía Tây Nam giáp với huyện Kon Plông (tỉnh kontum), phía Bắc giáp huyện Nam Trà My (tỉnh Quảng Nam) và huyện Tây Trà. Huyện Sơn Tây có 9 xã, gồm: Sơn Bua, Sơn Mùa, Sơn Dung, Sơn Tân, Sơn Tinh, Sơn Mầu, Sơn Lập, Sơn Long, Sơn Liên. Qua nhiều lần điều chỉnh, hiện nay (theo số liệu thống kê năm 2018) huyện Sơn Tây có tổng diện tích tự nhiên là 382,2168 km2 , trong đó diện tích đất Lâm nghiệp 25.676,2ha, chiếm 67,17%. Địa hình Sơn Tây gắn liền với bắc Kon Tum, là một khối đá biến chất rất cổ, có nhiều mạch granit cắt ngang. Các khối đá tạo nên những ngọn núi khá cao như Hoăn Plây 1.900m (ở Sơn Tân, Sơn Tinh) núi Wang Rét 1.794m, núi Gò Tăng 1.608m (ở Sơn Mùa), núi Hà Neng 1.483m(ở Sơn Dung Sơn Tây), núi Ain 1.477m (ở Sơn Mùa giáp với Nam Trà My), núi Và Rẫy 10437m, núi Adin 1.406 (ở Sơn Tinh, Sơn Dung) và hàng chục ngọn núi khác cao từ 500m đến trên 1.000m. Các khối núi granit này tuy không bị ảnh hưởng của đợt vận động địa chất ở đại tân sinh, nhưng bị nhiều nứt gãy, làm bazan trào ra bao phủ một số vùng. Rừng núi Sơn Tây lại nối liền với dãy Ngọc An, Ngọc Linh ở bắc Kon Tum, tạo thành thế liên hoàn hiểm trở nên có vị trí chiến lược quan trọng về mặt Quốc phòng. Cộng đồng cư dân ở Sơn Tây bao gồm các tộc người Ca Dong, Cor, Hrê, Kinh. Cư trú lâu đời nhất là tộc người Ca dong, một chi của dân tộc Xơ – Đăng ở bắc Tây Nguyên. Sách sử đã viết: “Trên sườn Đông dãy Trường Sơn,
  • 31. 26 cao nguyên rộng lớn phía Tây và xen kẽ ở vùng đồng bằng có nhiều thành phần dân tộc thiểu số thuộc ngôn ngữ môn Khơ – me như: Người Ba Na, Xơ – Đăng, Mơ – Nông…(miền Tây Nguyên); người Chăm – Rê, Tà Ôi, Cà Tu...(khoảng giữa trung bộ)”. Qua 25 năm xây dựng và phát triển (1994 - 2019), huyện Sơn Tây đã từng bước vững chắc đi lên; các chỉ tiêu kinh tế - xã hội qua các kỳ đại hội đều đạt và vượt Nghị quyết đã đề ra; điển hình (giai đoạn 2010 - 2015) giá trị sản xuất tăng bình quân 16,6%; trong đó Nông - Lâm nghiệp 15,9%, Công nghiệp - xây dựng 27,7%, Thương mại - Dịch vụ 17,3%...Về cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng Nông - Lân nghiệp chiếm 75,1%,, Công nghiệp - xây dựng chiếm 5,7%, Thương mại - dịch vụ chiếm 19,2%; lương thực bình quân đầu người 332,5 kg/người/năm. Về kết cấu hạ tầng thuộc ngân sách nhà nước (giai đoạn 2010 - 2015) 450 tỷ đồng, tăng gấp 3 lần so với giai đoạn (2010 - 2005); tập trung chủ yếu trên các lĩnh vực Giao thông, thủy lợi, diện, nước sinh hoạt, trường học, trạm y tế.... Tuy nhiên, đến nay, huyện Sơn Tây vẫn là 01 trong những huyện nghèo nhất nước (Huyện nghèo theo Nghị quyết 30a của Chính phủ). Về giao thông: Nhiều công trình dự án được Nhà nước đầu tư xây dựng như đường Đông Trường Sơn đi qua 04 xã có chiều dài trên 33 km đã tạo điều kiện giao thông thông suôt với các huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam và huyện Konplong, tỉnh Kon Tum. Thực hiện quy hoạch mạng lưới giao thông của huyện, tính đến thời điểm này toàn huyện có 27/99 km đường được cứng hóa, 32 km đường huyện với quy mô đường cấp VI miền núi, mặt đường thấm nhập nhựa; 52,5 km đường xã, mặt đường thâm nhập nhựa 11 km; trên 145 km đương liên thôn, xóm do dân tự làm. Về thủy lợi, thủy điện: Đầu tư xây dựng 24 công trình phục vụ tưới trên 292 ha ruộng và hoa màu các loại. Lợi dụng điều kiện tự nhiên, Nhà nước đã
  • 32. 27 tiến hành đầu tư xây dựng các công trình thủy điện có quy mô vừa và nhỏ, đặc biệt có công trình Thủy điện Đăk D´rinh với tổng công suất thiết kế trên 100 megawatt. Hoàn thành công tác điều chỉnh mở rộng Quy hoạch chi tiết trung tâm huyện lỵ Sơn Tây giai đoạn 2010 - 2015 tầm nhìn đến năm 2020 đã được UBND tỉnh Quảng Ngãi phê duyệt. Hoạt động văn hóa - thông tin, thể dục - thể thao có bước phát triển và đổi mới các hoạt động tuyên truyền phục vụ tốt công tác truyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách phát luật của Nhà nước, phục vụ kịp thời nhiệm vụ chính trị của địa phương. Các phong trào thi đua trong quần chúng nhân dân được phát huy có hiệu quả, cụ thể là phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa đã có sức lan tỏa được ảnh hưởng lớn trong cộng đồng dân cư; phong trào từng bước lớn mạnh, đi vào chiều sâu đảm bảo chất lượng và hiệu quả; tính đến cuối năm 2015 tổng số hộ gia đình được bình xét đạt tiêu chẩn gia đình văn hóa là 2.717 hộ, đạt 57,15%/ tổng số hộ đăng ký; tổng số thôn đạt tiêu chuẩn thôn văn hóa là 13/42 thôn, chiếm 30,95% số thôn trên địa bàn huyện; tổng số cơ quan đạt tiêu chuẩn cơ quan văn hóa năm 2015 là 46 cơ quan; số cơ quan đạt tiêu chuẩn 3 năm liên tục có 10 cơ quan, số cơ quan đạt tiêu chuẩn 5 năm liên tục có 30 cơ quan. Các công trình văn hóa thể thao từ huyện đến xã từng bước được quan tâm đầu tư, tại trung tâm huyện có Nhà văn hóa huyện, hội trường Nhà văn hóa được đầu tư khang trang, có sức chứa tối đa là 350 người; tổng kinh phí đầu tư trên 04 tỷ đồng, ngoài ra đối với các công trình văn hóa ở cơ sở đước các địa phương quan tâm đầu tư xây dựng; tính đến thời điểm này có 02/9 Nhà văn hóa xã, 12/42 Nhà sinh hoạt văn hóa thôn, 02 khu sinh hoạt văn hóa thể thao cơ sở. Ngoài ra, huyện cũng đã đầu tư trên 02 tỷ đồng xây dựng Phù
  • 33. 28 điêu di tích lịch sử chiến thắng Tà Mực tại trung tâm huyện và đang đầu tư xây dựng tượng đài chiến thắng Bãi Màu tại xã Sơn Tân. Công tác giáo dục và đào tạo có bước chuyển biến tích cực; tổng số học sinh các bậc học trong toàn huyện có 5.253 học sinh, cơ sở vật chất, phương tiện phục vụ dạy và học được đầu tư hiệu quả. Đến nay, toàn huyện có 27 đơn vị trường học, trong đó có 01 trường trung học phổ thông, 08 trường trung học cơ sở, 09 trường tiểu học, 09 trường mẫu giáo, trong đó 01 trường đạt chuẩn Quốc gia; chất lượng dạy và học ngày một nâng cao. Công tác phổ cập giáo dục Tiểu học, trung học cơ sở, chống tái mù chữ trong độ tuổi được quan tâm đúng mức; đến cuối năm 2008 huyện được công nhận đạt chuẩn về phổ cập trung học cơ sở. Đội ngũ giáo viên từng bước đã được bổ sung đủ số lượng và từng bước được chuẩn hóa. Công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng từng bước được tăng cường đầu tư, củng cố, mạng lưới y tế từ xã đến huyện đề có Y, bác sỹ phục vụ; các chương trình y tế Quốc gia triển khai có hiệu quả nên thời gian qua trên địa bàn huyện không có xảy ra tình trạng lây nhiễm bệnh trong cộng đồng, tất cả các hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số đề được cấp thể khám chữa bệnh theo quy định. Công tác dân số Kế hoạch hóa gia đình thời gia qua đạt được những kết quả đáng khích lệ, chất lượng dân số ngày một nâng cao; tỷ lệ hộ gia đình sinh con thứ 3 giảm đáng kể, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên bình quân hằng năm 1,28%; Thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo đạt được những kết quả đáng kể, tính đến nay tỷ lệ hộ nghèo đến cuối năm 43,31%, cao gấp 8 lần so với tỷ lệ hộ nghèo của cả nước. Các chính sách an sinh xã hội luôn được đảm bảo, đặc biệt là chính sách hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo theo chương
  • 34. 29 trình 134, 167 của chính phủ đã tạo cho người nghèo có nhà ở ổn định; hiện nay trên địa bàn huyện cơ bản đã xóa được nhà ở tạm bợ. Công tác đền ơn đáp nghĩa đối với người có công luôn được chú trọng, tổ chức điều tra và giải quyết 797 đối tượng được hưởng chính sách theo Quyết định 22 của Chính phủ, kịp thời giải quyết các chính sách đối với các nạn nhân nhiễm chất độc da cam. Hiện nay trên địa bàn huyện có 1.124 đối tượng được hưởng chế độ chính sách hàng tháng; hỗ trợ đầu tư nâng cấp sửa chữa 141 nhà tình nghĩa; Chương trình 167, hỗ trợ nhân dân xây dựng hoàn thành 2.220 nhà; giải quyết cho trên 3.500 hộ nghèo được vay vốn sản xuất… Từ những đặc điểm kinh tế - xã hội của huyện có những tác động tích cực và chưa tích cực tới công tác TTPBPL trên địa bàn huyện như sau: - Công tác TTPBPL được sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền cơ sở cho nên việc ban hành kế hoạch và các văn bản hướng dẫn được xây dựng và ban hành kịp thời, bám sát sự chỉ đạo của cấp trên và kịp thời truyền tải các nội dung mang tính thời sự (các văn bản mới ban hành; các văn bản có ý nghĩa thực tiễn cao, điều chỉnh các vấn đề nhân dân quan tâm..). - Là huyện có tỷ lệ người dân tộc thiểu số cao (dân tộc Ca Dong chiếm 85%; dân tộc Hrê chiếm 10%; dân tộc Kinh chiếm 5%) do vậy, để có phương pháp, cách tiếp cận, cách tuyên truyền trong tình hình thực tế của huyện có tỷ lệ dân tộc thiểu số cao thì huyện cần có những hình thức, phương pháp tuyên truyền, nội dung, tài liệu .. phù hợp với nhóm đối tượng đặc thù này. - Là huyện 30a, có tỷ lệ hộ nghèo còn cao, ngân sách địa phương chưa tự cân đối do vậy còn có nhiều hạn chế về nguồn lực cho nên công tác TTPBPL cũng chưa được đảm bảo kinh phí cho xứng tầm nhiệm vụ, mà chủ yếu do tỉnh cấp.
  • 35. 30 2.2. Thực trạng thực hiện chính sách tuyên truyền, phổ biến pháp luật tại huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi 2.2.1. Thực trạng xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách tuyên truyền, phổ biến pháp luật. Công tác tham mưu xây dựng và ban hành Kế hoạch TTPBPL của huyện được dựa trên căn cứ và các Kế hoạch, hướng dẫn của UBND tỉnh Quãng Ngãi, Sở Tư pháp tỉnh Quãng Ngãi và UBND huyện Sơn Tây. Có thể nói, trong giai đoạn vừa qua, UBND tỉnh, Sở Tư pháp đã hướng dẫn và ban hành nhiều Kế hoạch, định hướng công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, như: Kế hoạch số 5344/KH-UBND ngày 26/9/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh về triển khai thực hiện công tác PBGDPL trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020; Kế hoạch số 5753/KH-UBND ngày 19/9/2017 của Chủ tịch UBND tỉnh về triển khai thực hiện Chương trình PBGDPL giai đoạn 2017-2021; Kế hoạch số 7656/KH-UBND ngày 11/12/2017 của UBND tỉnh thực hiện Đề án “Xã hội hóa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý giai đoạn 2017-2021” trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi; Kế hoạch số 02/KH-UBND ngày 14/01/2019 của UBND tỉnh Quảng Ngãi về triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), hòa giải ở cơ sở và xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi năm 2019; Kế hoạch triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, chuẩn tiếp cận pháp luật và hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi hàng năm.. Thực hiện Kế hoạch tổ chức thực hiện chính sách TTPBPL, Cơ quan Thường trực giúp Ủy ban nhân tỉnh chủ trì, là Sở Tư pháp; còn các cơ quan chuyên môn khác; các địa phương căn cứ vào chức năng nhiệm vụ của mình có trách nhiệm phối hợp triển khai thực hiện kế hoạch và điều phối các nội
  • 36. 31 dung của kế hoạch. Phòng Tư pháp của huyện tham mưu trình UBND các huyện ban hành Kế hoạch, hướng dẫn các xã triển khai thực hiện. 2.2.2. Thực trạng phổ biến, tuyên truyền thực hiện chính sách tuyên truyền, phổ biến pháp luật Trong giai đoạn vừa qua, công tác TTPBPL đã ngày càng phủ rộng đến các nhóm đối tượng, trong đó tập trung vào 05 nhóm đối tượng cần ưu tiên là nông dân, đồng bào dân tộc thiểu số, phụ nữ; cán bộ, công chức; thanh thiếu niên; người lao động, người quản lý; cán bộ công đoàn và lực lượng vũ trang nhân dân. Hình thức tuyền tuyền đa dạng và phong phú, tài liệu tuyên truyền tương đối đầy đủ… Mọi đối tượng thuộc các tầng lớp nhân dân thuộc nhiều vùng miền khác nhau đều được phổ biến các văn bản pháp luật phù hợp với đối tượng đó. Thông qua PBGDPL, cán bộ, nhân dân được tìm hiểu, học tập pháp luật thuận lợi, kịp thời hơn; nhận thức pháp luật của nhân dân có chuyển biến rõ nét. Tại huyện Sơn Tây không để xảy ra tình trạng khiếu nại, tố cáo đông người, vượt cấp, sai pháp luật. Công tác giáo dục pháp luật được lồng ghép trong các nội dung, kiến thức phù hợp với lứa tuổi, từng đối tượng học. Cụ thể, Huyện Sơn Tây đã tập trung triển khai tuyên truyền, phổ biến pháp luật cụ thể: * Về hình thức tuyên truyền: - Tuyên truyền trực tiếp hay còn gọi là tuyên truyền bằng lời nói giữ báo các viên và người nghe: Tuyên truyền bằng lời nói là hình thức báo cáo viên trực tiếp trao đổi, truyền tải, cung cấp các nội dung cụ thể với người nghe về lĩnh vực pháp luật cụ thể. Tiếp tục tổ chức triển khai thực hiện Đề án “Củng cố, kiện toàn và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), đáp ứng yêu cầu đổi mới, phát triển của đất nước” trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi; từ năm 2015 đến 2018,
  • 37. 32 UBND huyện, Phòng Tư pháp đã tổ chức 10 hội nghị tập huấn cho báo cáo viên pháp luật, cán bộ tư pháp xã,cán bộ đoàn thanh niên.… - Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật qua phương tiện báo chí (bao gồm cả báo viết, báo hình; các bản tin; tờ rơi…). Với hình thức tuyên truyền pháp luật này thì nội dung truyền tải được nhiều, các nội dung có thể lưu trữ làm tài liệu sử dụng ở mọi địa bàn. Tuy nhiên, với hình thức này thì phải có kinh phí đảm bảo thường xuyên; và chỉ có thể cung cấp cho một nhóm đối tượng nhất định. Nhìn chung, huyện mới chỉ tiếp nhận các sản phẩm tuyên truyền do Sở Tư pháp cấp (bản tin pháp luật, tờ rơi, tờ bướm ….) để cấp phát cho các địa phương trong toàn huyện. Từ năm 2015 đến năm 2018, huyện đã tiếp nhận và cấp 5.800 sản phẩm như bản ti, tờ rơi … cấp cho cơ sở. - Tuyên truyền các nội dung pháp luật qua hệ thống truyền thanh. Nhìn chung, trên địa bàn huyện Sơn Tây tỉnh Quảng Ngãi thì hệ thống loa phát thanh được trang bị tới 100% số xã; Thời lượng tuyên truyền, truyền tải các nội dung, kiến thức pháp luật được tăng lên. * Tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật qua mạng Internet:Là hình thức các trang điện tử của hệ thống cơ quan hành chính nhà nước cập nhật các văn bản pháp luật trên mạng Internet. Đây là hình thức truyền tải hiện đại, vừa nhanh chóng, thuận tiện cho việc học tập, khai thác sử dụng khi cần thiết.Hiện nay, 100% số xã, số cơ quan của huyện đều kết nối Internet và kết nối mạng nội bộ. Trang thông tin điện tử của huyện thường xuyên đăng tải các nội dung có tính chất thời sự.. * Tuyên truyền, phổ biến pháp luật thông qua các cuộc thi tìm hiểu kiến thức pháp luật..Nhìn chung, đây là hình thức tìm hiểu thông qua các cuộc thi theo các chuyên đề cụ thể các cơ quan, tổ chức nhằm nâng cao trình độ, tri thức pháp luật tới một nhóm đối tượng cụ thể mà cơ quan, tổ chức hướng tới.
  • 38. 33 Các cuộc thi đều gắn với các giải thưởng có giá trị. Những năm gần đây, các cuộc thi đã từng bước thu hút sự quan tâm của dư luận; thu hút ngày càng nhiều sự tham gia của đông đảo quần chúng nhân dân tham gia, hưởng ứng; tạo thêm động lực để nhân dân tực tìm hiểu. Đồng thời, trong những năm qua, huyện đã tích cực hưởng ứng, động viên cán bộ, nhân dân hưởng ứng các cuộc thi tìm hiểu pháp luật do tỉnh, Sở Tư pháp phát động như “Hòa giải viên giỏi ở cơ sở”,"Báo cáo viên và Tuyên truyền viên pháp luật giỏi", "Công chức Tư pháp - hộ tịch giỏi"... Bên cạnh các cuộc thi tìm hiểu trực tiếp thì việc hưởng ứng các cuộc thi qua mạng, gửi tin nhắn điện thoại với chủ đề tìm hiểu pháp luật trở nên phổ biến hơn. Ngoài việc hưởng ứng các cuộc thi trên phạm vi toàn quốc tìm hiểu các quy định pháp luật liên quan trực tiếp đến đông đảo người dân (thi tìm hiểu Hiến pháp năm 2013, Bộ luật hình sự năm 2015, Luật hôn nhân và gia đình, Luật giao thông đường bộ, Luật cư trú...), huyện cũng tích cực hưởng ứng tìm hiểu các quy định pháp luật liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ của đơn vị mình, theo nhu cầu của từng nhóm đối tượng cụ thể. Các cuộc giao lưu văn hoá, văn nghệ lồng ghép nội dung thi pháp luật được tổ chức giúp cán bộ, nhân dân nắm bắt pháp luật thuận tiện, kịp thời. * TTPBPL thông qua việc xây dựng và duy trì hoạt động của "Tủ sách pháp luật". Hiện nay, thực hiện Đề án “Tủ sách pháp luật”theo đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 06/2010/QĐ-TTg ngày 25/01/2010 về việc xây dựng, quản lý và khai thác tủ sách pháp luật, cho nên hâu hết các xã của huyện Sơn Tây đều triển khai các hoạt động xây dựng “ Tủ sách pháp luật”. Hàng năm, số lượng đầu sách được bổ sung, cập nhật đời sống cho mọi người thông qua việc đọc sách. Hiện nay, có 9/9 xã của huyện đều đã triển khai xây dựng tủ sách pháp luật, có từ 200-300 đầu sách....Tủ sách pháp luật, ngăn sách pháp luật, túi sách pháp luật được xây dựng ở xã, phường, thị trấn, được đặt ở điểm bưu
  • 39. 34 điện văn hoá xã, thôn, làng, ở nhà văn hoá, ấp nhân dân, ở cơ quan, đơn vị, trường học, doanh nghiệp. Mỗi điểm đèu bố trí cán bộ kiêm nhiệm công tác quản lý Tủ sách pháp luật của cơ quan, cán bộ này có nhiệm vụ giữ gìn, bảo quản, theo dõi việc mượn, trả sách báo, tài liệu pháp luật, hàng năm có trách nhiệm kiểm kê, rà soát Tủ sách và kịp thời cập nhật, bổ sung các tài liệu mới. Nhìn chung trong thời gian qua tủ sách pháp luật cấp xã đã trở thành chỗ dựa, là công cụ để cán bộ, công chức tra cứu, tìm hiểu pháp luật, phục vụ công tác phổ biến pháp luật và các hoạt động điều hành, quản lý của hệ thống chính trị cơ sở, góp phần nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức chấp hành pháp luật của người dân. * Lồng ghép qua hoạt động CLBPL. Câu lạc bộ pháp luật là hình thức sinh hoạt tự nguyện giữa các thành viên. Các thành viên tham gia câu lạc bộ có nội quy và quy chế hoạt động và có sự hỗ trợ 01 phần kinh phí từ ngân sách nhà nước. Các thành viên trong CLB thông qua buổi sinh hoạt, các buổi giao lưu, các hội thi ...với các hỏa động thiết thực góp phần nâng cao hiểu biết pháp luật, gây dựng lòng tin đối với pháp luật, nâng cao ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật, hình thành thói quen sống và làm việc theo pháp luật của các hội viên nói riêng và toàn thể nhân dân nói chung. Hiện nay, trên địa bàn huyện có 01 câu lạc bộ pháp luật và có trên 20 hội viên. Câu lạc bộ pháp luật sinh hoạt hàng tháng hoặc hàng quý. * Hoạt động Trợ giúp pháp lý. Trợ giúp pháp lý được hiểu là là việc cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí, nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật; góp phần vào việc phổ biến giáo dục pháp luật, bảo vệ công lý, bảo đảm công bằng xã hội, phòng ngừa, hạn chế tranh chấp và vi phạm pháp luật (điều 3 Luật trợ giúp pháp lý năm 2007). Hiện nay, hoạt động trợ giúp pháp lý ở huyện Sơn Tây chủ yếu do cán bộ Trung tâm trợ giúp pháp lý của tỉnh thực hiện. PBGDPL thực hiện lồng ghép qua các hoạt động
  • 40. 35 trên là một cách thức hữu hiệu để thúc đẩy công tác PBGDPL phát triển, đa dạng hóa các kênh tuyên truyền pháp luật. * Phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua hoạt động hòa giải ở cơ sở: Khi có các vụ việc liên quan đến tranh chấp hoặc các sự kiện pháp lý, thì các hòa giải viên sẽ thăm hỏi bằng tình cảm và lý luận để phân tích và cung cấp các kiên trức về pháp luật để các bên đương sự hiểu thấu về pháp luật và lường trước hậu quả xảy ra, những điều được, mất khi tranh chấp tại cơ quan tố tụng. Hòa giải ở cơ sở đã góp phần hạn chế vi phạm pháp luật, giảm thiểu số vụ, việc tranh chấp phải đưa lên cơ quan có thẩm quyền và Tòa án giải quyết; giữ gìn tình làng, nghĩa xóm, phát huy dân chủ ở cơ sở, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội. * Qua hoạt động xét xử công khai của tòa án nhân dân. Đây là hình thức xét xử công khai hoặc công khai lưu động. Tòa án sẽ chọn những vụ án mang tính điểm, có tính giáo dục cao. Việc tuyên truyền một mặt khẳng định sự công minh, rõ ràng của pháp luật; một mặt có giá trị phòng ngừa, răn đe. Đây là hình thức có giá trị thực tiễn, giá trị pháp lý, bài học thực tiễn sâu sắc bởi lẽ những nhân chứng, tội phạm, tội danh, hình phạt .. đều cụ thể và rõ ràng.. Tuy số lượng vụ án xét xử lưu động chưa nhiều nhưng đã phát huy tác dụng răn đe, giáo dục đối với người phạm tội và những người tham dự phiên toà. Trong 03 năm vừa qua, Tòa án nhân dân tỉnh và Tòa án nhân dân huyện đã tổ chức 4 phiên tòa lưu động tại các địa bàn trên huyện để xét xử các vụ án. * Hiện nay, hoạt động tư vấn pháp luật được thực hiện phổ biến (đặc biệt là các đường dây nóng); các buổi tư vấn lưu động, giải đáp nhanh nhằmg giúp người dân, doanh nghiệp có hành vi ứng xử phù hợp, đúng đắn theo đúng quy định của pháp luật. * Việcđưa các nội dung pháp luật vào việc xây dựng, thực hiện quy
  • 41. 36 ước, quy ước của thôn, xóm, bản, các nét văn hóa truyền thống, tiến bộ. Các bộ, ngành, địa phương triển khai tuyên truyền, phổ biến pháp luật gắn với các phong trào ở từng địa bàn cụ thể như phong trào "xây dựng nông thôn mới”, phong trào ;toàn dân BVANTQ; xã, phường lành mạnh, không tệ nạn xã hội, không mại dâm, ma túy ... * Các hình thức PBGDPL mới đã được một số địa phương triển khai như: ký cam kết không vi phạm pháp luật với đối tượng như học sinh, sinh viên, nhân dân ở tổ dân phố, khu dân cư, cụm dân cư, trường học.Việc xây dựng và triển khai các hoạt động PBGDPL của đội ngũ cán bộ nòng cốt ở cơ sở là hình thức cần phát huy trong thời gian tới. Bên cạnh đó, các hình thức như: "Ngày pháp luật" (đang được triển khai trong cả nước), … đã mang lại những hiệu quả thiết thực. * Về công tác TTPBPL trong trường học. Nội dung pháp luật được thực hiện qua chương trình môn học Đạo đức ở cấp tiểu học; môn học GDCD ở cấp THCS và THPT; môn học PL,PLĐC, pháp luật chuyên ngành tại cơ sở GDNN, cơ sở giáo dục đại học; các môn học trong cơ sở giáo dục khác của hệ thống giáo dục quốc dân. Các cơ sở giáo dục mầm non thì từng bước dạy về pháp luật giao thông, pháp luật quyền trẻ em ... cho các cháu trong độ tuổi mầm non. Bên cạnh đó, các nội dung pháp luật liên quan còn được tích hợp ở một số môn học khác như các môn: Tự nhiên xã hội, Giáo dục quốc phòng, an ninh ở phổ thông, các môn chuyên ngành ở giáo dục trung cấp chuyên nghiệp và giáo dục đại học. Phương pháp giáo dục pháp luật đổi mới theo hướng nâng cao tính tích cực, chủ động của sinh viên, học sinh trong học tập pháp luật. Bên cạnh đó, các trường học còn coi trọng lồng ghép PBGDPL trong giảng dạy các môn học, thông qua giáo dục ngoại khóa và các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp như: Sinh hoạt cho học sinh hoạt động giao lưu văn hoá,
  • 42. 37 văn nghệ và các hình thức PBGDPL khác như tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho giáo viên, trên phương tiện thông tin đại chúng, tài liệu pháp luật, thi tìm hiểu pháp luật, tư vấn pháp luật... - Về Tài liệu phổ biến pháp luật đã được biên soạn theo hướng phù hợp với nhu cầu của từng đối tượng, địa bàn, đáp ứng tính thời sự và yêu cầu phổ biến pháp luật trong từng giai đoạn.Tài liệu pháp luật được biên soạn, phát hành đa dạng hơn nhiều so với trước đây. Ngoài sách hỏi đáp, sách chuyên đề, sổ tay pháp luật, sách nghiệp vụ, tờ gấp, đề cương giới thiệu luật, tài liệu tiếng Việt - tiếng dân tộc còn có các loại tài liệu khác như băng tiếng, băng hình, trong đó thu băng các cuộc nói chuyện về pháp luật, xây dựng phóng sự, tiểu phẩm pháp luật, tình huống pháp luật, phim về đề tài pháp luật. .... Từ năm 2015-2018, Phòng Tư pháp huyện đã tiếp nhận và cấp phát hơn 5.300 bản tài liệu pháp luật các loại. * Về nội dung tuyên truyền: Hệ thống văn bản Luật mới được ban hành và có hiệu lực, cụ thể: Luật Căn cước, Luật Nghĩa vụ quân sự; Luật Bảo hiểm xã hội của Quốc hội, số 58/2014/QH13, Luật Kiểm toán Nhà nước của Quốc hội, số 81/2015/QH13; Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, số 80/2015/QH13; Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, số 87/2015/QH13; Luật Khí tượng thủy văn của Quốc hội, số 90/2015/QH13; Bộ luật Tố tụng dân sự của Quốc hội, số 92/2015/QH13; Luật An toàn, vệ sinh lao động của Quốc hội, số 84/2015/QH13Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt của Quốc hội, số 70/2014/QH13; Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo của Quốc hội, số 82/2015/QH13; Luật An toàn thông tin mạng của Quốc hội, số 86/2015/QH13; Luật Thú y của Quốc hội, số 79/2015/QH13… Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của địa phương được ban hành và có hiệu lực theo từng năm.
  • 43. 38 2.2.3. Thực trạng phân công, phối hợp thực hiện chính sách tuyên truyền, phổ biến pháp luật. Trong thực hiện chính sách TTPBPL thì có sự phân công giữa cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp. Việc phân công phối hợp thông thường được khẳng định rõ trong kế hoạch. Việc phân công phối hợp còn được thể hiện qua các quy chế phối hợp giữa các cơ quan với nhau, hoặc có thể phối hợp khi tiến hành một hoạt động cụ thể tại một địa bàn cụ thể. Trong thực thi chính sách TTPBPL, trách nhiệm của các cơ quan chuyên môn, các tổ chức chính trị xã hội .. được phân công cụ thể trong các Kế hoạch (do Hội đồng phối hợp phổ biến huyện ban hành). Bên cạnh đó, công tác phân công còn được cụ thể hóa trong Quy chế làm việc của Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật của huyện. Ngoài ra, công tác phân công phối hợp còn được thực hiện bởi các quy chế phối hợp làm việc giữa các cơ quan chuyên môn; cơ quan chuyên môn với các tổ chức chính trị - xã hội … (Tại huyện Sơn Tây, việc ký kết Chương trình phối hợp thực hiện được thực hiện từ cấp tỉnh, do vậy cấp huyện chỉ căn cứ vào Chương trình đã ký để thực hiện. Ví dụ: Sở Tư pháp ký kết Chương trình phối hợp với Đoàn thành niên cộng sản HCM tỉnh về công tác phối hợp công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong Đoàn thành niên. Huyện đoàn Sơn Tây và Phòng Tư pháp Sơn Tây căn cứ vào các nội dung đã ký kết để tiến hành các hoạt động phối hợp hoạt động ở cấp mình; hoặc phối hợp với cấp tỉnh để tổ chức các hoạt động tại địa phương mình). 2.2.4. Thực trạng duy trì chính sách tuyên truyền, phổ biến pháp luật Thực tế, để duy trì chính sách trong môi trường thực tế thì cán bộ, công chức, người tham mưu phải đề xuất các giải pháp, biện pháp duy trì bảo đảm cho chính sách tồn tại và phát huy tác dụng là vô cùng quan trọng trong thực hiện chính sách. Mỗi cán bộ, công chức phải từng bước rèn luyện kiến thức,
  • 44. 39 kỹ năng, thái độ ... để làm việc có hiệu quả hơn. Mặc dù, UBND huyện, phòng Tư pháp huyện là cơ quan thực thi chính sách, xong cũng có những đề xuất, kiến nghị để tăng cường hiệu quả thực thi chính sách TTPBPL như: Đề nghị cung cấp tài liệu bằng ngôn ngữ người dân tộc; cấp băng, đĩa hình lồng tiếng dân tộc .. để cấp phát cho bà con. 2.2.5. Thực trạng điều chỉnh chính sách tuyên truyền, phổ biến pháp luật Trong quá trình tổ chức thực hiện chính sách, Ủy ban nhân dân tỉnh, UBND huyện, Hội đồng phổ biến phối hợp huyện đã tổ chức sơ kết, tổng kết nhằm đánh giá kết quả đạt được và có đúc kết kinh nghiệm chỉ đạo tổ chức thực hiện chính sách trong những giai đoạn tiếp theo, ví dụ: Đối với hình thức thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật theo hướng bổ sung và tăng cường thông qua truyên thông trực tiếp cho phù hợp với huyện có tỷ lệ dân tộc cao. Từ đó, từng bước thu hút sự quan tâm của dư luận, sự tự học, tìm hiểu của nhân dân với pháp luật đặc biệt là các nội dung có liên quan đến các vấn đề sát với đời sống hàng ngày như: chính sách, đất đai ... Tăng cường và cụ thể hóa trách nhiệm và các nội dung phối kết hợp giữa các ngành, cơ quan chuyên môn, các chủ thể trong tổ chức thực hiện chính sách nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của cơ quan, cán bộ, công chức, đặc biệt là trách nhiệm của chủ các doanh nghiệp để góp phần đạt mục tiêu chính sách một cách tốt nhất, tức là nâng cao chất lượng tham mưu để khắc phục lỗ hổng của chính sách, pháp luật. - Ưu điểm của việc điều chỉnh chính sách phổ biến, giáo dục pháp luật: Tăng cường quán triệt chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao chất lượng thông tin, tuyên truyền để toàn xã hội nhận thức đúng vị trí, vai trò của phổ biến, giáo dục pháp luật. Tăng cường phương pháp thực hiện chính sách theo hướng linh hoạt, chất lượng, gắn việc phổ biến, giáo dục pháp luật với nhu cầu thực sự của xã hội.
  • 45. 40 - Hạn chế của việc điều chỉnh chính sách phổ biến, giáo dục pháp luật: Công tác rà soát, bổ sung, xây dựng cơ chế, chính sách, tạo điều kiện thuận lợi để toàn dân chung tay tham gia thực hiện hoặc hổ trợ thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật chưa thực hiện thường xuyên; chính sách đãi ngộ, thu hút những người có học hàm, học vị, những người có nhiều kinh nghiệm uy tín, các già làng, trưởng bản, người có uy tín trong cộng đồng ... 2.2.6. Thực trạng theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chính sách tuyên truyền, phổ biến pháp luật Nhằm đánh giá kết quả đạt được trong việc tổ chức thực hiện chính sách TTPBPL trong thời gian qua, Tỉnh, UBND huyện đã tập trung chỉ đạo các địa phương cần tiếp tục nâng cao nhận thức về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, đề cao trách nhiệm của địa phương mình, thể hiện trách nhiệm chính trị đối với công tác TTPBPL thông qua việc theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, quyết tâm thực hiện có hiệu quả các chương trình, Đề án thực hiện theo đúng mục tiêu chính sách. Thực tế, trong thời gian qua, việc thực hiện kiểm tra công tác TTPBPL của Hội đồng phối hợp công tác TTPBPL các cấp, đoàn thể ở địa phương được thực hiện đều đặn và thường xuyên hơn. Qua kiểm tra đã kịp thời hướng dẫn các đoàn thể, địa phương khắc phục những khó khăn, vướng mắc trong công tác TTPBPL, tạo điều kiện thuận lợi cho việc chỉ đạo, hướng dẫn sát hợp với tình hình ở địa phương, đơn vị, cơ sở. Thông qua hoạt động kiểm tra đã phát hiện, hướng dẫn nhân rộng các mô hình, cách làm hay trong công tác TTPBPL. Hàng năm, Sở Tư pháp ban hành Kế hoạch kiểm tra, trong đó có hướng dẫn các địa phương tiến hành tự kiểm tra và thành lập các đoàn trực tiếp đi kiểm tra công tác TTPBPL tại một số xã, đơn vị. Từ năm 2015 đến 2018, Hội đồng phối hợp cấp huyện đã tổ chức được 03 đoàn kiểm tra công tác PBGDPL tại nhiều cơ sở. Tuy nhiên, việc kiểm tra thực hiện chính sách phổ biến giáo dục pháp luật chưa được thực hiện thường xuyên; chủ yếu theo dõi, kiểm tra gián tiếp