SlideShare a Scribd company logo
1 of 77
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN THỊ THU HUYỀN
THI HÀNH NGHĨA VỤ DÂN SỰ TRONG CÁC BẢN ÁN,
QUYẾT ĐỊNH HÌNH SỰ CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN TỪ
THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT KINH TẾ
HÀ NỘI, 2019
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN THỊ THU HUYỀN
THI HÀNH NGHĨA VỤ DÂN SỰ TRONG CÁC BẢN ÁN,
QUYẾT ĐỊNH HÌNH SỰ CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN TỪ
THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Ngành: Luật kinh tế
Mã: 8 38 01 07
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS NGÔ THỊ HƯỜNG
HÀ NỘI, 2019
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi; các số
liệu, tư liệu được sử dụng trong Luận văn là trung thực, có xuất xứ rõ ràng;
những phát hiện đưa ra trong Luận văn là kết quả nghiên cứu của chính tác
giả Luận văn.
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1
Chương 1. THI HÀNH NGHĨA VỤ DÂN SỰ TRONG CÁC BẢN
ÁN,QUYẾT ĐỊNH HÌNH SỰ ĐÃ CÓ HIỆU LỰC CỦA TÒA ÁN.......... 6
1.1. Nghĩa vụ dân sự trong các bản án, quyết định hình sự......................... 6
1.2. Pháp luật hiện hành về thi hành nghĩa vụ dân sự trong các bản án,
quyết định hình sự đã có hiệu lực của tòa án nhân dân ............................. 13
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả tổ chức thi hành phần nghĩa vụ dân
sự trong các bản án, quyết định hình sự của Tòa án.................................. 16
Chương 2. THỰC TRẠNG THI HÀNH PHẦN NGHĨA VỤ DÂN SỰ
TRONG CÁC BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH HÌNH SỰ ĐÃ CÓ HIỆU LỰC
CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN TẠI CÁC CƠ QUAN THI HÀNH ÁN DÂN
SỰTHÀNH PHỐ HÀ NỘI .......................................................................... 23
2.1. Vài nét về tổ chức và hoạt động của các cơ quan thi hành án dân sự
thành phố Hà Nội ....................................................................................... 23
2.2. Thực tiễn thi hành phần nghĩa vụ dân sự trong các bản án, quyết định
hình sự đã có hiệu lực của Tòa án nhân dân tại các cơ quan thi hành án dân
sự thành phố Hà Nội .................................................................................. 28
2.3. Đánh giá kết quả tổ chức thi hành phần nghĩa vụ dân sự trong các bản
án, quyết định hình sự đã có hiệu lực của Tòa án nhân dân ...................... 46
Chương 3. PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ GIẢI
PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC THI HÀNH PHẦN NGHĨA
VỤ DÂN SỰ TRONG CÁC BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH HÌNH SỰ ĐÃ CÓ
HIỆU LỰC CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN..................................................... 53
3.1. Yêu cầu hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả công tác thi hành
phần NVDS trong Bản án, quyết định hình sự đã có hiệu lực của Tòa án
nhân dân ..................................................................................................... 53
3.2. Giải pháp cụ thể .................................................................................. 55
KẾT LUẬN................................................................................................... 67
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................... 69
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Kí hiệu Diễn giải
CNH-HDH Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa
CHV Chấp hành viên
NVDS Nghĩa vụ dân sự
TAND Tòa án nhân dân
THADS Thi hành án dân sự
TP Thành phố
UBND Uỷ ban nhân dân
XHCN Xã hội chủ nghĩa
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
Bảng 2.1: Kết quả thi hành thi hành nghĩa vụ dân sự trong bản án và
quyết định hình sự trên địa bàn Hà Nội (về số việc) ............................. 28
Bảng 2.3: Kết quả thi hành thi hành nghĩa vụ dân sự trong bản án và
quyết định hình sự (về số việc) .............................................................. 29
Bảng 2.4: Kết quả thi hành thi hành nghĩa vụ dân sự trong bản án và
quyết định hình sự (về tiền) ................................................................... 30
Bảng 2.5: Số bị cáo bị áp dụng hình phạt tiền ở nước ta giai đoạn ....... 30
2016-2018............................................................................................... 30
Bảng 2.6: Số bị cáo bị áp dụng hình phạt tịch thu tài sản ở nước ta giai
đoạn 2016-2018...................................................................................... 32
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thi hành nghĩa vụ dân sự trong bản án, quyết định hình sự của Tòa án
nhân dân mang tính quyền lực nhà nước nhằm thực hiện bản án, quyết định đã
có hiệu lực của Tòa án trong thực tiễn. Nhiệm vụ của giai đoạn này nhằm thi
hành các hình như phạt tiền, tịch thu tài sản và thi hành các phần quyết định
dân sự khác mà Tòa án áp dụng đối với người bị kết án. Đó cũng chính là việc
tước bỏ một phần hay toàn bộ tài sản của người bị kết án để sung quỹ Nhà
nước hoặc để thu hồi, khắc phục những hậu quả về vật chất mà người phạm
tội đã gây ra; bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ
chức, công dân góp phần giữ vững kỷ cương, phép nước, tăng cường pháp
chế xã hội chủ nghĩa. Với ý nghĩa đây là giai đoạn cuối cùng của quá trình
giải quyết một vụ án, thi hành nghĩa vụ dân sự trong bản án, quyết định hình
sự có mối quan hệ hữu cơ với các giai đoạn tố tụng: khởi tố, điều tra, truy tố,
xét xử. Nếu mục đích của thi hành nghĩa vụ dân sự trong bản án, quyết định
hình sự không đạt được thì hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng: điều
tra, truy tố, xét xử trước đó cũng trở nên vô nghĩa.
Thực tiễn thi hành nghĩa vụ dân sự trong bản án, quyết định hình sự của
Tòa án từ thực tiến TP. Hà Nội đã bộc lộ một số mặt hạn chế, bất cập, chưa
đáp ứng đầy đủ yêu cầu của cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm trong tình
hình mới. Do vậy việc nghiên cứu đề tài: "Thi hành nghĩa vụ dân sự trong
các bản án, quyết định hình sự của tòa án nhân dân từ thực tiễn thành phố
Hà Nội" để trên cơ sở đó giải quyết các vướng mắc trong lý luận và thực tiễn
và góp phần hoàn thiện hơn về mặt lập pháp các qui định thi hành nghĩa vụ
dân sự trong bản án, quyết định hình sự.
2
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Cho đến nay các nhà luật học đã có tương đối nhiều công trình nghiên
cứu, bài viết về thi hành nghĩa vụ dân sự trong bản án, quyết định hình sự trên
các tài liệu như sách báo, tạp chí (Tạp chí Tòa án nhân dân, Tạp chí kiểm sát,
Tạp chí dân chủ và pháp luật, Tạp chí luật học...). Tuy nhiên các công trình,
bài viết mới chỉ đi vào những vấn đề chung mà chưa đi sâu vào việc nghiên
cứu về cơ sở lý luận cũng như những bất cập đang tồn tại trong thực tiễn.
Trong các giáo trình giảng dạy cũng chỉ đề cập rất ít và ở góc độ cơ bản.
Tác giả của luận văn có thể nêu một vài ví dụ các công trình, bài viết
sau:
PGS.TS Nguyễn Ngọc Chí: "Bàn về nguyên tắc giải quyết vấn đề dân
sự trong vụ án hình sự", Tạp chí Khoa học, (Luật học), số 26, 2010;
Hoàng Thị Sơn: "Việc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự",
Tạp chí Luật học, số 6, 1998,
Nguyễn Thanh Thủy: "Hoàn thiện pháp luật thi hành án dân sự", Luận
văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2001;
Lê Xuân Hồng: "Xã hội hóa một số nội dung thi hành án dân sự", Luận
văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2002;
Nguyễn Quang Thái: "Đổi mới tổ chức và hoạt động thi hành án dân
sự ở Việt Nam", Luận văn thạc sĩ Luật học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ
Chí Minh, 2003;
Yến Minh: "Luật thi hành án dân sự còn nhiều bất cập", báo điện tử
Bắc Ninh, ngày 21/8/2012; "Công tác thi hành án dân sự còn nhiều vướng
mắc, bất cập", đăng trên trang thông tin điện tử của Tổng Cục thi hành án dân
sự - Bộ Tư pháp ngày 13/08/2013;
3
Nguyễn Văn Diễn: “Thi hành nghĩa vụ dân sự trong bản án và quyết
định hình sự của tòa án ở Việt Nam”, Luận văn thạc sỹ Luật học, Khoa Luật-
Đại học Quốc gia Hà Nội, 2014.
Các công trình nói trên đã đề cập đến các khía cạnh khác nhau của việc
thi hành nghĩa vụ dân sự trong bản án, quyết định hình sự của tòa án nhưng
chưa có công trình nào nghiên cứu một cách tương đối toàn diện và tương đối
có hệ thống về thi hành nghĩa vụ dân sự trong bản án, quyết định hình sự của
tòa án và các giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành nghĩa vụ dân sự trong bản
án, quyết định hình sự của tòa án nhân dân trong phạm vi thành phố Hà Nội
dưới cấp độ một luận văn thạc sĩ Luật học.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu
 Hệ thống hóa lí thuyết qua lí luận chung về thi hành nghĩa vụ dân sự
 Phân tích thực trạng thi hành nghĩa vụ dân sự trong bản án, quyết
định hình sự từ thực tiến tại Hà Nội
 Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thi hành nghĩa vụ
dân sự trong bản án, quyết định hình sự.
* Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, tác giả của luận văn đã đặt ra và giải quyết
các nhiệm vụ sau:
 Làm sáng tỏ cơ sở lý luận, thực tiễn các nghĩa vụ dân sự phát sinh từ
quyết định hình phạt tiền, tịch thu tài sản và các quyết định dân sự khác trong
bản án, quyết định hình sự cũng như lý luận và thực tiễn về thi hành nghĩa vụ
dân sự trong bản án, quyết định hình sự của tòa án.
 Đánh giá thực tiễn thi hành nghĩa vụ dân sự trong bản án, quyết định
hình sự của tòa án tại TP.Hà Nội; nêu ra mặt được, mặt chưa được của việc
thi hành nghĩa vụ dân sự trong bản án, quyết định hình sự của tòa án.
4
 Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành nghĩa vụ dân sự
trong bản án, quyết định hình sự của tòa án ơt TP. Hà Nội nói riêng và cả
nước nói chung.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là qui định của pháp luật về nghĩa
vụ dân sự trong bản án, quyết định hình sự của tòa án bao gồm các nghĩa vụ
dân sự phát sinh từ quyết định hình phạt tiền, tịch thu tài sản và các quyết
định dân sự khác trong bản án, quyết định hình sự và thực tiễn áp dụng.
Phạm vi nghiên cứu của luận văn là qui định của pháp luật và thực tiễn
thi hành hình phạt tiền, tịch thu tài sản và các quyết định dân sự khác trong
bản án, quyết định hình sự từ thực tiễn TP.Hà Nội trong khoảng thời gian từ
năm 2016 đến năm 2018.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận của luận văn là chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh và của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng, hoàn thiện Nhà nước
pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa, về chính sách thi hành nghĩa vụ dân
sự trong bản án, quyết định hình sự của tòa án. Đề tài được thực hiện trên cơ
sở quán triệt các nghị quyết và chỉ thị của Đảng, các văn bản pháp luật của
Nhà nƣớc về pháp luật hình sự và pháp luật về thi hành nghĩa vụ dân sự trong
bản án, quyết định hình sự của tòa án. Cơ sở thực tiễn của các báo cáo chuyên
đề về thi hành nghĩa vụ dân sự trong bản án, quyết định hình sự của tòa án,
của Tổng Cục thi hành án dân sự - Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Vụ Kiểm sát thi
hành án - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao...
Phương pháp luận đề thể hiện đề tài này là chủ nghĩa duy vật biện
chứng, duy vât lịch sử. Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng gồm:
phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp, phương pháp thống kê, khảo sát
thực tế, phân tích đánh giá về mặt định tính và định lượng… Đi từ cơ sở lý
5
thuyết đến thực tiễn nhằm giải quyết và làm sáng tỏ mục tiêu nghiên cứu của
luận văn.Đồng thời dựa trên kinh nghiệm của bản thân và tham chiếu quan
điểm của các nghiên cứu đã được công bố để minh chứng cho các lập luận
đưa ra.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
Kết quả nghiên cứu và những kiến nghị của luận văn có ý nghĩa quan
trọng đối với hoạt động thi hành nghĩa vụ dân sự trong bản án, quyết định
hình sự của tòa án ở Việt Nam. Việc đề xuất hệ thống các giải pháp nâng cao
hiệu quả thi hành nghĩa vụ dân sự trong bản án, quyết định hình sự của tòa
án có ý nghĩa góp phần hoàn thiện các qui định của pháp luật về thi hành
nghĩa vụ dân sự trong bản án, quyết định hình sự của tòa án, hướng dẫn áp
dụng thống nhất các qui định về thi hành nghĩa vụ dân sự trong bản án,
quyết định hình sự của tòa án, giúp cơ quan thi hành án có các biện pháp
hữu hiệu nhằm giáo dục, cải tạo người phạm tội trở thành người có ích và tái
hòa nhập với xã hội.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Thi hành nghĩa vụ dân sự trong các bản án, quyết định hình
sự đã có hiệu lực của Tòa án
Chương 2:Thực trạng thi hành phần nghĩa vụ dân sự trong các bản án,
quyết định hình sự đã có hiệu lực của Tòa án nhân dân tại các cơ quan
THADS TP.Hà Nội
Chương 3: Phương hướng, giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thi
hành phần nghĩa vụ dân sự trong các bản án, quyết định hình sự đã có hiệu
lực của Tòa án nhân dân
6
Chương1
THI HÀNH NGHĨA VỤ DÂN SỰ TRONG CÁC BẢN ÁN,
QUYẾT ĐỊNH HÌNH SỰ ĐÃ CÓ HIỆU LỰC CỦA TÒA ÁN
1.1. Nghĩa vụ dân sự trong các bản án, quyết định hình sự
1.1.1. Khái niệm nghĩa vụ dân sự trong các bản án, quyết định hình sự
Trước hết, nghĩa vụ dân sự được hiểu là một quan hệ pháp luật; theo
đặc điểm của đối tượng và đặc điểm của phương pháp điều chỉnh của Bộ Luật
dân sựhiện hành có thể nhận định: nghĩa vụ dân sự được hiểu là quan hệ pháp
luật về tài sản và nhân thân của các chủ thể, theo đó chủ thể mang quyền có
quyền yêu cầu chủ thể mang nghĩa vụ phải chuyển giao một tài sản, thực hiện
một việc hoặc không được thực hiện một việc vì lợi ích của mình hay lợi ích
của người thứ ba, phải bồi thường một thiệt hại về tài sản hoặc nhân thân do
có hành vi gây thiệt hại, vi phạm lợi ích hợp pháp của các bên có quyền. Chủ
thể mang nghĩa vụ dân sự có nghĩa vụ thực hiện quyền yêu cầu của chủ thể
mang quyền.
Tuy nhiên, nghĩa vụ dân sự trong Bản án, Quyết định hình sự của
Tòa án là một phạm trù có tích chất đặc biệt bởi chủ thể mang nghĩa vụ dân
sự phải thi hành phát xét của Tòa án có tính bắt buộc cao. Nghĩa vụ dân sự
trong bản án, quyết định hình sự khác với các nghĩa vụ dân sự khác bởi đối
tượng phải thi hành án phần nghĩa vụ dân sự trong bản án, quyết định hình sự
đa phần là đang trong thời hạn chấp hành hình phạt tù hoặc án cải tạo không
giam giữ và trong cùng một bản án tồn tại cùng một lúc hai nghĩa vụ phát sinh
là nghiã vụ dân sự và nghĩa vụ hình sự được thực thi bởi hai cơ quan thi hành
án độc lập. Xét về mặt pháp lý, Điều 30, Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 có quy
định như sau :Việc giải quyết phần dân sự trong vụ án hình sự được tiến hành
cùng với việc giải quyết vụ án hình sự. Trường hợp vụ án hình sự phải giải
7
quyết vấn đề bồi thường thiệt hại, bồi hoàn mà chưa có điều kiện chứng minh
và không ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án hình sự thì vấn đề dân sự lúc
này có thể tách ra để giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự. Như vậy,ta hiểu
nghĩa vụ dân sự trong bản án, quyết định hình sự là phần trách nhiệm dân sự
trong bản án hinh sự mà đối tượng thi hành án phải thi hành đối với khoản thu
NSNN hoặc người được thi hành án bao gồm các khoản: án phí, bồi thường,
các hình phạt bố sung. Và có thể thấy trong quá trình giải quyết các vụ án
hình sự đã phát sinh nghĩa vụ dân sự của chủ thể. Đa phần khi Tòa án đưa ra
phán quyết về các vụ án hình sự luôn kết hợp các nghĩa vụ dân sự trong đó.
Các tội danh hình sự như Tàng tữ trái phép chất ma túy, Đánh bạc,
Tổ chức đánh bạc, Giết người, Lạm dụng quyền hạn, Tham ô tài sản, nhận hối
lộ tài sản… khi đưa ra xét xử ngoài các hình phạt chính như phạt tù, chung
than, tử hình… đều kèm theo một hoặc nhiều hình phạt bổ sung khác về nghĩa
vụ dân sự điển hình như là phạt tiền bổ sung, truy thu tiền sung công quy nhà
nước đối với tội danh Đánh bạc, Tổ chức đánh bạc; bồi thường thiệt hại đối
với tội giết người hay bồi thường một phần nghĩa vụ dân sự đối với người bị
kết án tội tham ô tài sản, nhận hối lộ tài sản nhằm giảm án.
Khi tòa án ra phán quyết cuối cùng trong thời gian 15 ngày kể từ ngày tuyên
án bị án không có kháng cáo, bản án quyết định hình sự có hiệu lực thì
chuyển giao cho cơ quan thi hành án hình sự thi hành phần nghĩa vụ hình sự
và cơ quan thi hành án dân sự thi hành phần dân sự trong bản án, quyết định
đó.
1.1.2. Vai trò, tác động và hiệu quả của việc tổ chức thi hành phần nghĩa
vụ dân sự trong các bản án, quyết định hình sự đã có hiệu lực của Tòa án nhân
dân đối với công tác thi hành án dân sự
1.1.2.1. Chức năng nhiệm vụ cơ quan thi hành án dân sự
8
Ngày 24/01/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ban hành Sắc lệnh số
13/SL, quy định về tổ chức các Tòa án và các ngạch Thẩm phán, trong đó,
khoản 3, Điều 3 của Sắc lệnh quy định: Ban Tư pháp xã có quyền “Thi hành
những mệnh lệnh của các Thẩm phán cấp trên”. Đây chính là văn bản pháp lý
đầu tiên đánh dấu sự ra đời về tổ chức và hoạt động của các cơ quan Thi hành
án dân sự trong chế độ mới; tiếp đó ngày 19/7/1946 Chủ tịch Chính phủ Việt
Nam Dân chủ cộng hòa ban hành Sắc lệnh số 130/SL quy định về thể thức thi
hành mệnh lệnh hoặc bản án của Tòa án. Có thể nói, đây là văn bản của Chính
phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa quy định riêng về công tác thi hành án, thẩm
quyền và thể thức thi hành bản án.
Ngày 18 tháng 7 năm 1982, Bộ Tư pháp và Toà án nhân dân Tối cao đã
ký Thông tư liên ngành số 472 về công tác quản lý thi hành án trong thời kỳ
trước mắt, trong đó quy định: Tại các Toà án nhân dân cấp tỉnh có Phòng Thi
hành án nằm trong cơ cấu bộ máy và biên chế của Toà án để giúp Chánh án chỉ
đạo công tác thi hành án; tại các Toà án cấp huyện có Chấp hành viên hoặc cán
bộ làm công tác thi hành án dưới sự chỉ đạo của Chánh án.
Ngày 28 tháng 8 năm 1989, Pháp lệnh Thi hành án dân sự đầu tiên được
ban hành, tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho việc tăng cường, hoàn thiện tổ chức
và hoạt động thi hành án dân sự.
Để tiếp tục củng cố và hoàn thiện về tổ chức, bộ máy và cơ sở pháp lý,
tạo điều kiện thúc đẩy công tác thi hành án dân sự ngày càng hiệu quả, ngày
14/11/2008, Quốc hội khoá XII đã thông qua Luật Thi hành án dân sự năm
2008, văn bản có giá trị pháp lý cao nhất từ trước tới nay. Tiếp theo đó, ngày
09/9/2009, Chính phủ ban hành Nghị định số 74/2009/NĐ-CP quy định chi tiết
và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự về cơ quan
quản lý thi hành án dân sự, cơ quan Thi hành án dân sự và công chức làm công
tác thi hành án dân sự. Theo đó, Hệ thống các cơ quan thi hành án dân sự được
9
xác định rõ hơn theo nguyên tắc quản lý tập trung, thống nhất theo ngành dọc
từ Trung ương đến cấp huyện, với một vị thế mới, tương xứng với nhiệm vụ
chính trị được giao và phù hợp với yêu cầu của cải cách tư pháp.
Ngày 25 tháng 5 năm 2012, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số
17/CT-TTg về việc triển khai công tác thi hành hành chính, trong đó giao Bộ
Tư pháp Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan: Sắp xếp,
kiện toàn tổ chức bộ máy, biên chế công chức, tăng cường cơ sở vật chất cho
các cơ quan thi hành án dân sự bảo đảm triển khai thực hiện có hiệu quả công
tác thi hành án hành chính.
Để tiếp tục hoàn thiện thể chế về thi hành án dân sự, ngày 25 tháng 11
năm 2014 tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Luật sửa đổi, bổ
sung Luật Thi hành án dân sự, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm
2015, ngày 20 tháng 7 năm 2015, Chính phủ ban hành Nghị định số
62/2015/NĐ-CP quy định chi tiết hướng dẫn thi hành Luật sửa đổi bổ sung một
số điều của Luật Thi hành án dân sự, các văn bản này đã tạo hành lang pháp lý
vững chắc cho công tác thi hành án dân sự, góp phần nâng cao hiệu quả công
tác thi hành án dân sự trong thời gian tới.
Theo quy định pháp luật hiện hành thì cơ quan Thi hành án dân sự là cơ
quan trực tiếp thi hành phần nghĩa vụ dân sự trong bản án, quyết định của Tòa
án. Khi thi hành, cơ quan đã gặp không ít bản án, quyết định thiếu sót, vi
phạm được thể hiện ngay trong bản án, quyết định đó. Chính vì thế, để tạo
điều kiện thuận cho cơ quan thi hành bản án, quyết định một cách nhanh
chóng, đúng pháp luật thì Luật thi hành án dân sự đã quy định rõ nhiệm vụ,
quyền hạn của cơ quan Thi hành án tại điều 14,15,16 Luật Thi hành án dân sự
năm 2008 sửa đổi năm 2014, trong đó:
Chức năng, nhiệm vụ của cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh bao
gồm:
10
- Quản lý, chỉ đạo về thi hành án dân sự trên địa bàn tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương, bao gồm:Bảo đảm việc áp dụng thống nhất các quy
định của pháp luật trong hoạt động thi hành án dân sự;Chỉ đạo hoạt động thi
hành án dân sự đối với cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện; hướng dẫn
nghiệp vụ thi hành án dân sự cho Chấp hành viên, công chức khác của cơ
quan thi hành án dân sự trên địa bàn;Kiểm tra công tác thi hành án dân sự đối
với cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện…
- Trực tiếp tổ chức thi hành bản án, quyết định theo quy định tại Điều
35 của Luật này.
- Lập hồ sơ đề nghị xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án dân sự; phối
hợp với cơ quan Công an trong việc lập hồ sơ đề nghị xét miễn, giảm chấp
hành hình phạt tù và đặc xá cho người có nghĩa vụ thi hành án dân sự đang
chấp hành hình phạt tù.
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án dân sự thuộc thẩm quyền
theo quy định của Luật này.
- Thực hiện quản lý công chức, cơ sở vật chất, kinh phí, phương tiện
hoạt động của cơ quan thi hành án dân sự tại địa phương theo hướng dẫn, chỉ
đạo của cơ quan quản lý thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp.
- Giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp thực hiện trách nhiệm, quyền hạn
theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 173 của Luật này.
- Báo cáo công tác thi hành án dân sự trước Hội đồng nhân dân cùng
cấp khi có yêu cầu.
Chức năng, nhiệm vụ của cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện bao
gồm:
- Trực tiếp tổ chức thi hành các bản án, quyết định theo quy định tại
Điều 35 của Luật này.
11
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án dân sự thuộc thẩm quyền
theo quy địnhcủa Luật này.
- Thực hiện quản lý công chức, cơ sở vật chất, kinh phí và phương tiện
hoạt động được giao theo hướng dẫn, chỉ đạo của cơ quan thi hành án dân sự
cấp tỉnh.
- Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo công tác tổ chức, hoạt động thi
hành án theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của cơ quan thi hành án
dân sự cấp tỉnh.
- Lập hồ sơ đề nghị xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án dân sự.
- Giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo
quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 174 của Luật này.
- Báo cáo công tác thi hành án dân sự trước Hội đồng nhân dân khi có
yêu cầu.
Trình tự thủ tục thi hành án
- Thụ lý thi hành án: tiếp nhận yêu cầu thi hành án, bản án, hồ sơ ủy
thác; kiểm tra, xử lý yêu cầu thi hành án, bản án, hồ sơ ủy thác; ra quyết định
thi hành án, phân công Chấp hành viên tổ chức thi hành án.
- Tổ chức thi hành án: lập hồ sơ thi hành án; thông báo về thi hành án;
xác minh điều kiện thi hành án; xác minh việc chưa có điều kiện thi hành án,
công khai thông tin của người phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành án;
tạm đình chỉ thi hành án , đình chỉ thi hành án, ủy thác thi hành án; miễn giảm
nghĩa vụ thi hành án đối với khoản thu nộp ngân sách; kiến nghị, xem xét lại
bản án, quyết định theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm; áp dụng biện pháp
đảm bảo thi hành án; ra quyết định cưỡng chế thi hành án; tổ chức cưỡng chế
thi hành án; thực hiện thẩm định giá tài sản; thược hiện bán đấu giá tài sản;
tiêu hủy vật chứng, xử lý vật chứng, tài sản tạm giữ bị tuyên tịch thu, sung
công quỹ; trả lại tiền, tài sản tạm giữ cho đương sự; thu tiền, thanh toán tiền
12
thi hành án, thu phí thi hành án; xác nhận kết quả thi hành án; rà soát hồ sơ thi
hành án.
- Thẩm tra, lưu trữ hồ sơ thi hành án: Thẩm tra hồ sơ thi hành án; lưu
trữ hồ sơ thi hành án.
1.1.2.2. Vai trò, tác động và hiệu quả của việc tổ chức thi hành phần nghĩa
vụ dân sự trong các bản án, quyết định hình sự
Thứ nhất, đảm bảo cho công tác xét xử diễn ra đúng luật, hợp lí. Việc
thi hành nghĩa vụ trong bản án quyết định dân sự chính là góp phần đảm bảo
cho công tác xét xử,thi hành án diễn ra đúng trình tự, thủ tục pháp luật. Thực
hiện điều này góp phần nâng cao pháp chế của nhà nước, đảm bảo trật tự pháp
luật.
Thứ hai, đem lại nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Thi hành nghĩa vụ
dân sự trong các bản án, quyết định hình sự còn đem lại khoản thu lớn, góp
phần làm tăng ngân sách nhà nước, tạo điều kiện mở rộng hoạt động thi hành
án. Thi hành nghĩa vụ dân sự điều chỉnh hành vi, giúp cho chủ thể cư sử đúng
luật, đi vào nề nếp, quy củ.
Thứ ba, đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật, bảo vệ lợi ích hợp
pháp của công dân.
Thi hành nghĩa vụ dân sự có vị trí, ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ
tính nghiêm minh của pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công
dân, thực thi công lý, xây dựng một xã hội trật tự, kỷ cương và ổn định. Hoạt
động này không những góp phần trực tiếp, tích cực vào việc bảo vệ những
quyền con người, quyền công dân mà còn góp phần quan trọng vào sự nghiệp
phát triển kinh tế-xã hội của đất nước và từng địa phương; cụ thể như góp
phần tháo gỡ khó khăn, khơi thông, thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh
thông qua hoạt động thu hồi nợ, giảm nợ xấu và mở rộng tín dụng, bảo vệ
quyền chủ nợ và thu hồi nợ của các tổ chức tín dụng hay nâng cao an sinh xã
13
hội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động thông qua việc xử
lý kịp thời những vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
1.2. Pháp luật hiện hành về thi hành nghĩa vụ dân sự trong các bản
án, quyết định hình sự đã có hiệu lực của tòa án nhân dân
Tại điều 30 Bộ luật hình sự có nêu: Hình phạt là biện pháp cưỡng chế
nghiêm khắc nhất của Nhà nước được quy định trong Bộ luật này, do Tòa án
nhân dân quyết định áp dụng đối với người hoặc pháp nhân thương mại phạm
tội nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người, pháp nhân thương
mại đó.
Như vậy việc thi hành phần dân sự trong Bản án, Quyết định hình sự là
một trong những nội dung quan trọng của hoạt động thi hành án dân sự. Theo
quy định tại Điều 1 “Phạm vi điều chỉnh” và mục 1 Chương V Luật Thi hành
án dân sự năm 2008 sửa đổi, bổ sung năm 2014 (Luật THADS) thì những vụ
việc dân sự phải thi hành án trong bản án, quyết định hình sự thuộc thẩm
quyền của cơ quan THADS bao gồm: hình phạt tiền, tịch thu tài sản, truy thu
tiền (truy nộp), tài sản thu lợi bất chính, xử lý vật chứng, tài sản, án phí và thi
hành nghĩa vụ cấp dưỡng; bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh
dự, nhân phẩm; bồi thường thiệt hại về tài sản…
- Án phí hình sự: là án phí mà người bị xử phạt về hình sự phải nộp vào
ngân sách nhà nước cho án sơ thẩm, án sơ thẩm đồng thời chung thẩm và án
phúc thẩm cùng với việc xét xử về tội phạm, nếu còn xét xử về bồi thường
thiệt hại, thì tòa án quyết định án phí theo số tiền bồi thường thiệt hại dựa vào
mức quy định đối với những việc tranh chấp tài sản có giá trị trong án phí về
dân sự. Nếu vụ án được kháng cáo mà toà phúc thẩm y án sơ thẩm thì người
kháng cáo phải chịu án phí kháng cáo. Nếu tòa án phúc thẩm sửa hoặc huỷ án
sơ thẩm thì ngườikháng cáo không phải chịu án phí phúc thẩm.Theo danh
mục án phí, lệ phí Tòa án ban hành kèm theo Nghị quyết số
14
326/2016/UBTVQH14 ngày 30 tháng 12 năm 2016 quy đinh về mức thu,
miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí, lệ phí Tòa án của Ủy ban
thường vụ quốc hội thì mức án phí hình sự sơ thẩm và án phí hình sự phúc
thẩm là 200.000 đồng/ bị cáo.
- Phạt tiền: là hình phạt có tính chất kinh tế, nhằm vào tài sản của người
phạm tội, buộc người phạm tội phải nộp một khoản tiền để sung quỹ nhà
nước. Hình phạt tiền áp dụng với những tội ít nghiêm trọng, được áp dụng là
hình phạt chính khi có điều luật quy định. Ngoài ra phạt tiền được áp dụng là
hình phạt bổ sung khi không áp dụng là hình phạt chính.Xét về nội dung và
giá trị các tác động của hình phạt, phạt tiền tước bỏ một số quyền lợi vật chất
của người bị kết án, tác động đến kinh tế (tình hình tài sản) của họ, và thông
qua đó đạt mục đích phòng ngừa riêng và phòng ngừa chung của hình phạt.
Về bản chất, biện pháp phạt tiền trong hình sự và hành chính đều là sự tước
bỏ khoản tiền nhất định của người bị kết án, người vi phạm để sung quỹ Nhà
nước. Biện pháp phạt tiền là hình phạt chính trong pháp luật hành chính, có
thể là hình phạt chính hoặc hình phạt bổ sung trong pháp luật hình sự. Tuy
nhiên, có thể thấy sự khác biệt rõ nét giữa hình thức phạt tiền trong hình sự và
hành chính nằm ở nguyên tắc và thủ tục áp dụng. Phạt tiền trong pháp luật
hành chính có thể được thể hiện bằng biên bản hoặc không. Phạt tiền trong
pháp luật hình sự thì buộc phải được thể hiện trong bản án. Mức phạt tiền
trong hình sự được áp dụng theo mức độ nghiêm trọng của tội đã phạm, đồng
thời có xét đến tình hình tài sản của người đã phạm tội, sự biến động của giá
cả nhưng mức tối thiểu là một triệu đồng thể hiện tính nghiêm khắc của chế
tài hình sự so với chế tài hành chính có mức phạt tiền tối thiểu thấp hơn
nhiều.
- Tịch thu, sung quỹ nhà nước được áp dụng đối với công cụ, phương
tiện dùng vào việc thực hiện phạm tội, đây là những công cụ, phương tiện mà
15
người phạm tội đã sử dụng vào việc thực hiện tội phạm, như: dao, súng, xe
máy được sử dụng để cướp tài sản; tiền được sử dụng để đánh bạc, đưa hối
lộ,…Vật hoặc tiền có được do việc thực hiện tội phạm, như: xe máy, tiền có
được do trộm cắp, cướp giật, lừa đảo, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt,… hoặc
do mua bán, chuyển nhượng, trao đổi với người khác, mang đi cầm xe máy
trộm cắp được, gán nợ, tặng cho,…Vật thuộc loại Nhà nước cấm sản xuất,
tang trữ, vận chuyển, mua bán, lưu hành, như: vũ khí quân dụng, pháo nổ, ma
túy, chất phóng xạ, chất nổ, văn hóa phẩm đồi trụy,… Đây là những vật mà
người phạm tội sử dụng làm công cụ, phương tiện phạm tội hoặc là đối tượng
của việc thực hiện tội phạm. Vật chứng là công cụ, phương tiện phạm tội, vật
cấm lưu hành, là tiền hoặc tài sản do phạm tội mà có thì bị tịch thu sung quỹ
Nhà nước. Tuy nhiên, nếu vật không còn giá trị sử dụng, vật cấm lưu hành là
các chất ma túy, văn hóa phẩm đồi trụy thì tuyên tịch thu nhưng không sung
quỹ Nhà nước mà tịch thu tiêu hủy theo quy định.
- Tịch thu tài sản: là tước một phần hoặc toàn bộ tài sản thuộc sở hữu
của người bị kết án để nộp vào ngân sách nhà nước.Theo điều 45 Bộ luật hình
sự có nêu: Tịch thu tài sản chỉ được áp dụng đối với người bị kết án về tội
phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt
nghiêm trọng xâm phạm đến an ninh quốc gia, tội phạm về ma túy, tham
nhũng hoặc tội phạm khác do Bộ luật này quy định. Khi tịch thu toàn bộ tài
sản vẫn để cho người bị kết án và gia đình họ có điều kiện để sinh sống. Ví
dụ: Vụ án đường dây ma túy Vũ Xuân Trường được phát hiện ở thời điểm
năm 1996 và đã từng gây chấn động dư luận cả nước. Có 34 đối tượng tham
gia mua bán, vận chuyển hơn 400kg heroin. TAND TP Hà Nội thời điểm ấy
đã tuyên phạt 8 án tử hình và 7 án chung thân trong vụ án này.Là "đệ tử"
trung thành của Vũ Xuân Trường, bản án đã tuyên Đào Xuân Xe mức án tử
hình, ngôi nhà số 184 Khâm Thiên của Xe bị tịch thu sung công quỹ Nhà
16
nước và đã được bàn giao lại cho Sở Tài chính - Vật giá quản lý theo đúng
luật định. Hiện nay, ngôi nhà số 184 Khâm Thiên là trụ sở của cơ quan Thi
hành án dân sự quận Đống Đa.
- Truy nộp: là khoản tiền nộp thêm của người phạm tội mà đáng lẽ phải
nộp trước đó để sung quỹ Nhà nước. Biện pháp truy nộp (truy thu tiền)
thường là hình phạt bổ sung đối với các tội danh như đánh bạc, tổ chức đánh
bạc, môi giới mại dâm...
- Bồi thường thiệt hại: là hình thức trách nhiệm dân sự nhằm buộc bên
có hành vi gây thiệt hại phải khắc phục hậu quả bằng cách đền bù các tổn thất
về vật chất và tổn thất về tinh thần cho bên bị thiệt hại. Trách nhiệm bồi
thường thiệt hại về vật chất là trách nhiệm bù đắp tổn thất về vật chất thực tế,
được tính thành tiền do bên vi phạm nghĩa vụ gây ra, bao gồm tổn thất về tài
sản, chi phí để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất, bị giảm
sút.
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả tổ chức thi hành phần
nghĩa vụ dân sự trong các bản án, quyết định hình sự của Tòa án
1.3.1. Pháp luật và thể chế
Pháp luật và thể chế là yếu tố hàng đầu ảnh hưởng đến công tác thi
hành NVDS trong bản án, quyết định hình sự. Pháp luật tạo cơ sở, nền tảng
pháp lý vững chắc cho hoạt động thi hành án triển khai trên thực tế, ban hành
các quy định về nội dung, trình tực, thủ tục cùng các chế tài nhằm tạo sức răn
đe, xử lý nghiêm mọi hành vi vi phạm.
Bên cạnh đó, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước
tạo điều kiện cho hoạt động thi hành NVDS đạt hiệu quả. Ngày nay, đường
lối, chủ trương của Đảng gắn với sự nghiệp CNH-HDH đất nước, tập trung
đổi mới, phát triển nền kinh tế đã tạo thuận lợi hơn cho thi hành NVDS, đảm
17
bảo cho công tác thi hành án dân sự nói chung bền vững và đem lại hiệu quả
cao hơn trên thực tế.
1.3.2. Hiệu quả của các hoạt động tố tụng
Các hoạt động tố tụng trong THADS ảnh hưởng lớn đến hiệu quả công
tác thi hành NVDS trong bản án, quyết định hình sự. Cụ thể, hoạt động tố
tụng diễn ra giúp cho thi hành NVDS được thực hiện đầy đủ, đúng hạn và quy
củ, tránh trường hợp chây ì hay trốn tránh nghĩa vụ, trách nhiệm. Sự phối hợp
của các cơ quan trong hoạt động tố tụng là cơ sở giúp cho hoạt động thi hành
án diễn ra đồng bộ, nhịp nhàng, có hiệu quả vì có sự tương tác, hỗ trợ lẫn
nhau.
1.3.3. Tổ chức bộ máy các cơ quan thi hành án dân sự
Tổ chức bộ máy cơ qaun THADS càng tinh gọn, đơn giản thì công tác
thi hành NVDS càng đạt được hiệu quả tích cực. Ngược lại, bộ máy rườm rà,
cồng kềnh sẽ là yếu tố kìm hãm chất lượng công tác thi hành NVDS, khiến
cho hoạt động thi hành NVDS rời rạc, thiếu tính liên kết, thậm chí mang lại
kết quả tiêu cực.
Trong xu thế hiện nay, các cơ quan nhà nước nói chung và cơ quan
THADS nói riêng thực hiện tinh giản biên chế, đơn giản hóa bộ máy, tăng
cường hiệu lực, hiệu quả, giảm bớt sự cồng kềnh sẽ là yếu tố tiên phong giúp
cho thi hành NVDS trong bản án, quyết định hình sự ngày một nâng cao cả về
lượng cũng như về chất. Tinh giản biên chế giúp giảm tải trình tự, thủ tục trở
nên đơn giản hơn, tránh những sai sót không đáng có, nâng cao hiệu lực bộ
máy nhà nước.
1.3.4. Năng lực của chấp hành viên
Trong thời gian gần đây, công tác thi hành án dân sự (THADS) ngày
càng được Đảng và Nhà nước quan tâm. Đội ngũ chấp hành viên (CHV) được
tăng cường về số lượng và cả chất lượng. Tuy nhiên, đến nay, THADS vẫn là
18
một vấn đề bức xúc trong lĩnh vực tư pháp bởi lượng án tồn đọng chưa được
thi hành còn nhiều, số lượng đơn thư khiếu nại vượt cấp còn lớn. Điều này
xuất phát từ nhiều nguyên nhân, nhưng một trong những nguyên nhân cơ bản
là do năng lực của CHV trong THADS còn hạn chế. Bởi vậy, trong tiến trình
cải cách tư pháp hiện nay, nâng cao năng lực của CHV trong THADS, giúp
họ hoàn thành tốt nhiệm vụ, đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra là một vấn đề rất
đáng quan tâm.Năng lực chấp hành viên ảnh hưởng không nhỏ đến công tác
thi hành NVDS. CHV càng giỏi, chuyên môn cao thì hoạt động thi hành
NVDS càng hiệu quả, chuẩn xác, ngược lại, CHV yếu kém về chuyên
môn,trình độ là yếu tố cản trở công tác thi hành án, gây ra những sai sót, bất
cập lớn.
Năng lực của CHV trong THADS là tổ hợp những khả năng tạo nên
năng lực tư duy lý luận và năng lực hoạt động thực tiễn của người CHV, giúp
họ thực thi pháp luật đúng đắn và đạt được kết quả cao trong việc tổ chức thi
hành các bản án, quyết định của tòa án và các bản án, quyết định khác theo
quy định của pháp luật. Cũng như bất kỳ cán bộ, công chức nào trong bộ máy
nhà nước, để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, CHV THADS cũng phải có
năng lực nhất định. Với trách nhiệm là người được Nhà nước trao quyền tổ
chức THA và do tính chất công việc, năng lực của CHV trong THADS được
cấu thành bởi tổ hợp những khả năng như: khả năng nhận thức, khả năng áp
dụng pháp luật, khả năng làm việc độc lập, tính quyết đoán cao, khả năng
kiềm chế và kiên nhẫn, khả năng làm việc với nhiều người và khả năng sáng
tạo, khả năng kiểm tra và tổng kết kinh nghiệm thực tiễn… Tất cả những khả
năng đó tạo nên hai yếu tố mà mỗi CHV cần phải có khi tổ chức THA là năng
lực tư duy lý luận và năng lực tổ chức hoạt động thực tiễn. Đây cũng là những
yếu tố quan trọng nhất tạo nên tài năng của mỗi CHV, làm cho CHV này khác
CHV kia.
19
Khi tổ chức THA, CHV phải thường xuyên giao tiếp, làm việc với rất
nhiều cá nhân, tổ chức như người được THA, người phải THA, người có
quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tới việc THA, các cơ quan, tổ chức, đoàn thể
nhân dân có nhiệm vụ phối hợp trong việc THA. Vì vậy, CHV phải có khả
năng giao tiếp xã hội, làm việc với tập thể, với nhiều người. Đó là khả năng
hiểu biết con người, nhận biết được khả năng của người khác và có thể khai
thác được lợi thế của họ cho yêu cầu nhiệm vụ của mình; biết xây dựng mối
quan hệ, biết cách làm việc với từng tập thể, từng con người, ứng xử đúng
mực với từng mối quan hệ; biết “đối nhân xử thế”. Đồng thời, biết học tập,
tiếp thu, vận dụng những cái hay, cái tốt của người khác cho sự hoàn thiện
của chính mình và đặc biệt là phải biết cách xử lý khéo léo nhưng đúng pháp
luật những mối quan hệ phức tạp, tế nhị. Nhờ năng lực giao tiếp, làm việc mà
CHV có thể nắm bắt được diễn biến tâm lý, nguyện vọng, dự đoán được hành
vi sắp xảy ra của các đương sự để có những biện pháp THA phù hợp. Có
nhiều vụ việc, qua nghệ thuật giao tiếp của CHV mà người phải THA đang từ
chống đối việc THA chuyển sang tự nguyện THA. Cũng nhờ năng lực giao
tiếp xã hội, làm việc với tập thể, với nhiều người mà CHV có thể thuyết phục
và lôi cuốn, thu hút được mọi người tham gia vào công việc chung, nhất là đối
với các cơ quan, tổ chức, đoàn thể nhân dân có nhiệm vụ phối hợp trong việc
THA.
Do phải chịu trách nhiệm cá nhân về kết quả THA của mình và do tính
phức tạp của công tác THA, CHV phải có khả năng làm việc độc lập, có tính
quyết đoán. CHV chủ động trong công việc, có thể tự hoạch định chương
trình và trù tính kế hoạch hành động cho mình để thực hiện mục tiêu đã định
mà không trông chờ hay ỷ lại vào người khác. Để có khả năng đó, CHV
không chỉ lao động bền bỉ, cần mẫn tìm tòi, học hỏi với tinh thần trách nhiệm
cao, có kỷ luật tự giác mà còn phải say mê, năng động và tâm huyết với nghề
20
nghiệp. Tính quyết đoán là khả năng phán đoán chính xác tình hình, đưa ra
được quyết định nhanh chóng, dứt khoát nhiều khi là ngay lập tức khi có
những tình huống bất ngờ, cấp bách phát sinh không cho phép chờ đợi để
phân tích dữ kiện cũng như không đủ dữ kiện cần thiết để phân tích nhằm kịp
thời xử lý tình huống (thường gặp trong khi tổ chức cưỡng chế THA), hoặc
trong trường hợp tập thể và các cá nhân còn nhiều bất đồng về con đường,
biện pháp và hình thức tổ chức thực hiện. Tính quyết đoán là sản phẩm của
tính kiên quyết, tính chủ động, sự thận trọng và niềm tin nội tâm nghề nghiệp
dựa trên khả năng nhận biết trước được sự vận động của thực tiễn, biết lắng
nghe và sự tinh thông nghề nghiệp. Nó khác hẳn với bệnh hách dịch, cửa
quyền, phiêu lưu, liều lĩnh. Nhờ có tính quyết đoán, CHV dám chịu trách
nhiệm về quyết định của mình, không đùn đẩy, thoái thác trách nhiệm, không
sợ va chạm.
Các vụ việc mà CHV phải tổ chức thi hành rất đa dạng, phức tạp… nên
không thể dập khuôn máy móc những biện pháp đã áp dụng ở vụ việc này vào
việc giải quyết vụ việc khác. Vì vậy, thông qua quá trình suy lý, lập luận chân
thực, CHV phải tìm ra cách làm mới, biện pháp mới để giải quyết các vụ việc
khác nhau trên cơ sở quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, CHV phải có khả
năng kiểm tra các đương sự, các cơ quan, tổ chức, cá nhân và tự kiểm tra lại
quá trình tác nghiệp của mình trong việc thực hiện pháp luật về THA để kịp
thời điều chỉnh những sai lệch, vi phạm pháp luật. Đồng thời, CHV phải có
khả năng tổng kết, đánh giá hiệu quả việc thực hiện nhiệm vụ của mình, rút ra
những kinh nghiệm thực tiễn có giá trị để vận dụng vào việc giải quyết những
vụ việc tiếp theo.Tuy nhiên, để năng lực của CHV phát huy được tốt trong
thực tế, thì cần có những yếu tố bảo đảm trong THADS như: một nền chính
trị - xã hội ổn định; hệ thống pháp luật chất lượng cao, phù hợp với cuộc sống
và mức lương CHV được hưởng phải tương xứng với công sức họ bỏ ra. Khi
21
có đầy đủ các bảo đảm trên, CHV sẽ thể hiện và phát huy tốt năng lực của
mình trong công việc.
1.3.5. Nhận thức về nghĩa vụ tôn trọng phán quyết của Tòa án
Ý thức pháp luật là tổng thể những học thuyết, quan điểm thịnh hành
trong xã hội thể hiện mối quan hệ của con người đối với pháp luật và sự đánh
giá về tính hợp pháp hay không hợp pháp đối với các hành vi pháp lý thực
tiễn.Ý thứ pháp luật trong xã hội là bàn đạp, cơ sở để hoạt động thi hành
NVDS đạt hiệu quả. Ý thức pháp luật phản ánh người dân có ý thức tham gia,
chấp hành pháp luật hay không, cư xử như thế nào, mặt tích cực - tiêu cực ra
sao…Ý thức pháp luật là một trong những nhân tố có ảnh hưởng vô cùng sâu
sắc tới việc thực hiện pháp luật. Phân tích ảnh hưởng của ý thức pháp luật đối
với việc thực hiện pháp luật có thể rút ra những biện pháp nâng cao hiệu quả
thực hiện pháp luật từ việc củng cố, bồi dưỡng ý thức pháp luật của cá nhân
mỗi người dân cũng như cộng đồng xã hội.
Trên bình diện cá nhân, ý thức pháp luật thể hiện sự hiểu biết pháp luật
cũng như ý chí, xúc cảm, tình cảm, thái độ của mỗi con người đối với pháp
luật và những hiện tượng pháp lí. Ý thức pháp luật cá nhân được hình thành
và phát triển trong môi trường sống của họ, qua sự giáo dục của gia đình và
trường lớp, giao tiếp hằng ngày, phương tiện truyền thông và các quan hệ
pháp luật mà họ tham gia.Ý thức pháp luật xã hội là những quan điểm, thái
độvề pháp luật và hiện tượng pháp lí chung nhất của toàn xã hội. Nó không
chỉ bao gồm sự đánh giá, tình cảm với pháp luật hiện hành mà bao gồm cả
pháp luật đã qua và những gì pháp luật cần có.Ý thức pháp luật xã hội cũng
không chỉ gồm những hiểu biết, thái độ về pháp luật của một nhà nước nhất
định mà về pháp luật với tư cách là hiện tượng của đời sống xã hội, cũng như
về pháp luật của các nước trên thế giới.
22
Chỉ khi con người nắm chắc những qui định của pháp luật và hiểu rõ
mục đích, ý nghĩa của những qui định đó, họ mới kiềm chế không làm những
điều mà pháp luật cấm, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ pháp lí của mình và những
quyền mà mình được trao. Các nhà chức trách cũng phải hiểu rộng và sâu về
pháp luật mới có thể áp dụng pháp luật một cách chính xác và hiệu quả. Trong
nhiều trường hợp, người dân không chấp hành hay thực hiện nghiêm chỉnh
pháp luật là do họ không hiểu được cơ sở, tư tưởng của pháp luật hoặc thực
hiện pháp luật một cách máy móc, gần như chỉ đối phó. Đó là do họ chưa
nhận thức được tính đúng đắn sau mỗi điều luật, không hiểu được ý nghĩa
thực sự của nó. Người dân ngày càng quan tâm hơn đến pháp luật và càng
hiểu được giá trị của pháp luật trong đời sống xã hội. Khi cuộc sống người
dân ngày càng nâng cao thì nhu cầu cần được pháp luật bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của mình cũng từ đó mà tăng lên. Song bên cạnh đó cũng có
không ít những hành vi phạm tội dã man. Điển hình là ở giới trẻ hiện nay, họ
có học thức, họ nhận thức được nhưng tình trạng vi phạm thì tương đối lớn.
Những vụ giết người cướp của rất dã man, hay là đánh bạn theo kiểu “xã hội
đen”… Nhìn chung, tâm lí pháp luật của người dân cũng như cán bộ, nhà
chức trách ở Việt Nam hiện nay vẫn chưa cao. Mọi người vẫn chưa thực sự
coi “sống và làm việc theo pháp luật” như kim chỉ nam cho mọi hành vi, hoạt
động của mình.
Tiểu kết chương
Tóm lại, chương 1 đã đưa ra hệ thống cơ sở lý luận làm nền tảng cho
việc phân tích ở chương 2: Lịch sử hình thành cơ quan THADS, chứuc năng
nhiệm vụ, vai trò và hiệu quả của việc tổ chức thi hành phần nghĩa vụ dân sự
trong các bản án, quyết định hình sự, các yếu tổ ảnh hưởng đến hiệu quả tổ
chức thi hành… Những cơ sở này tạo điều kiện cho việc đi sâu phân tích thực
trạng thi hành nghĩa vụ dân sự ở chương 2 đúng - trúng - hiệu quả.
23
Chương 2
THỰC TRẠNG THI HÀNH NGHĨA VỤ DÂN SỰ TRONG CÁC BẢN
ÁN, QUYẾT ĐỊNH HÌNH SỰ ĐÃ CÓ HIỆU LỰC CỦA TÒA ÁN NHÂN
DÂN TẠI CÁC CƠ QUAN THI HÀNH ÁN DÂN SỰ
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
2.1. Vài nét về tổ chức và hoạt động của các cơ quan thi hành án dân
sự thành phố Hà Nội
2.1.1. Cơ cấu tổ chức cơ quan thi hành án dân sự thành phố Hà Nội
Cơ quan Thi hành án dân sự được tổ chức thành hệ thống dọc từ Trung
ương đến địa phương, bảo đảm nguyên tắc tập trung thống nhất.
Cục Thi hành án dân sự Hà Nội là cơ quan trực thuộc Tổng cục Thi
hành án dân sự -Bộ Tư pháp, thực hiện nhiệm vụ thi hành án dân sự theo quy
định của pháp luật, quản lý công tác tổ chức cán bộ, cơ sở vật chất, kinh phí,
phương tiện hoạt động của các cơ quan thi hành án dân sự trên địa bàn thành
phố Hà Nội. Cục Thi hành án dân sự thành phố Hà Nội chịu sự chỉ đạo của
UBND thành phố Hà Nội, có tư cách pháp nhân, con dấu hình Quốc huy, tài
khoản riêng.
Cục Thi hành án dân sự bao gồm lãnh đạo Cục và các phòng ban
chuyên môn bao gồm: Phòng Nghiệp vụ và tổ chức thi hành án, phòng giải
quyết khiếu nại và tố cáo, phòng tổ chức cán bộ, phòng kế hoạch tào chính,
văn phòng.
2.1.2. Hoạt động của các cơ quan thi hành án dân sự thành phố Hà Nội
Trong thời gian qua, hoạt động của các cơ quan THADS trên địa bàn
thủ đô Hà Nội đã có sự phát triển cả về quy mô và chất lượng hoạt động. Các
quy định về trình tự, thủ tục thi hành án được hoàn thiện theo các yêu cầu cải
cách hành chính, cải cách tư pháp nhằm góp phần tạo chuyển biến cơ bản
24
trong công tác thi hành án dân sự trên địa bàn thành phố Hà Nội, khắc phục
tình trạng tồn đọng án kéo dài. Theo thống kê của Tổng cục Thi hành án dân
sự,kết quả THADS của các cơ quan THADS thành phố Hà Nội trong 8 tháng
đầu năm 2019:
+ Về việc: tổng số thụ lý là 43.290 việc, chiếm 5,65% số việc so với
toàn quốc xếp thứ 02/63. Thi hành xong về việc đạt tỉ lệ 56,48%so với tổng
số vệc có điều kiện thi hành (giảm 1,45% so với cùng kỳ năm 2018), còn
thiếu trên 16,52% so với chỉ tiêu của Tổng cục giao là trên 73,00%.
Kết quả về việc, Cục THADS tp Hà Nội xếp thứ 45/63 tỉnh, thành phố.
+ Về tiền: tổng số thụ lý là 38.874 tỷ 571 triệu 433 nghìn đồng, chiếm
16,07% số tiền thụ lý của toàn quốc, xếp thứ 02/63. Thi hành xong về tiền đạt tỉ
lệ 10,17%so với tổng số tiền có điều kiện thi hành (giảm 0,43% so với cùng kỳ
năm 2018), còn thiếu trên 23,33% so với chỉ tiêu của Tổng cục giao là trên
33,50%
Đối với các vụ án hình sự tham nhũng, kinh tế có giá trị tài sản thu hồi
cho nhà nước lớn, điển hình là các vụ Châu Thị Nga, Hà Văn Thắm, Hứa Thị
Phấn, Giang Kim Đạt, Phạm Bích Lương, Trần Quốc Đông... Việc thu hồi
tiền, tài sản trong các vụ việc này đạt kết quả thấp (tỉ lệ thực thu trên tổng giá
trị phải thi hành), nguyên nhân: hầu hết đối tượng phải thi hành án không có
điều kiện thi hành, xác minh không có tài sản, phải chấp hành án phạt tù dài
hạn; một số trường hợp hiện đang trong quá trình điều tra vụ án khác. Kết quả
6 tháng năm 2019 toàn thành phố: Tổng số việc thụ lý 213 việc, tương ứng
với số tiền phải thi hành 9.619 tỷ 958 triệu 551 nghìn đồng; đã thi hành xong
53 việc (đạt 24,88%), tương ứng với 131 tỷ 798 triệu 811 nghìn đồng (đạt
1,37%) ; còn phải thi hành 160 việc, tương ứng với 9.485 tỷ 951 triệu 354
nghìn đồng. Cụ thể:
- Kết quả thi hành các vụ án hình sự về tham nhũng:
25
Tổng số thụ lý 80 việc, tương ứng với 9.431 tỷ 226 triệu 069 nghìn
đồng; tổng số phải thi hành 80 việc tương ứng với 9.429 tỷ 017 triệu 683
nghìn đồng; số có điều kiện thi hành 70 việc (chiếm 87,50% trong tổng số
việc phải thi hành) tương ứng với 7.392 tỷ 803 triệu 018 nghìn đồng (chiếm
78,40% trong tổng số tiền phải thi hành). Đã thi hành xong 22/70 việc (đạt tỉ
lệ 31,42%), tương ứng với 126 tỷ 974 triệu 566 nghìn đồng (đạt tỉ lệ 1,72%);
chuyển kỳ sau 58 việc, tương ứng với 9.302 tỷ 043 triệu 117 nghìn đồng.
- Kết quả thi hành các vụ án hình sự về kinh tế:
Tổng số thụ lý 133 việc, tương ứng với 188 tỷ 732 triệu 482 nghìn
đồng; tổng số phải thi hành 133 việc tương ứng với 188 tỷ 732 triệu 482
nghìn đồng; số có điều kiện thi hành 125 việc (chiếm 93,98% trong tổng số
việc phải thi hành) tương ứng với 151 tỷ 076 triệu 752 nghìn đồng (chiếm
80,04% trong tổng số tiền phải thi hành). Đã thi hành xong 31/133 việc (đạt tỉ
lệ 23,31%), tương ứng với 4 tỷ 824 triệu 245 nghìn đồng (đạt tỉ lệ 3,19%);
chuyển kỳ sau 102 việc, tương ứng với 183 tỷ 908 triệu 237 nghìn đồng.
Về tổ chức bộ máy, các cơ quan THADS trên địa bàn đã được kiện
toàn, sắp xếp hợp lý và hoạt động hiệu quả. Toàn thành phố đã thực hiện
517/527 chỉ tiêu được giao. Năm 2019, Cục THADS đã điều chỉnh biên chế
của một số đơn vị có khó khăn về nhân sự và thực hiện công tác tuyển dụng,
đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch đúng trọng tâm, trọng điểm; đã thực hiện luân
chuyển, bổ nhiệm, điều động, biệt phái cán bộ công chức theo đúng quy định
đảm bảo hiệu quả công tác. Biên chế đã thực hiện 496/505 (thiếu 09 biên chế:
01 cấp tỉnh, 08 cấp huyện). Đội ngũ lãnh đạo các cơ quan THADS trên địa
bàn Thành phố cơ bản được kiện toàn (hiện chưa có Chánh Văn phòng, đang
giao 01 Phó Chánh Văn phòng phụ trách); Các chức danh chuyên môn được
bổ nhiệm đủ điều kiện, tiêu chuẩn, năng lực thực hiện nhiệm vụ.
26
Bên cạnh đó, các cơ quan THADS đã triển khai tổ chức thực hiện
nghiêm túc Quy trình hướng dẫn nghiệp vụ góp phần quan trọng trong việc
nâng cao hiệu quả công tác THADS, nhất là trong công tác chỉ đạo giải quyết
dứt điểm đối với những vụ việc phức tạp; có những vụ việc phức tạp, kéo dài
nhiều năm đã được giải quyết dứt điểm như vụ Châu Thị Nga, Hà Văn Thắm,
Hứa Thị Phấn, Giang Kim Đạt, Phạm Bích Lương, Trần Quốc Đông,
Vinalines (Dương Chí Dũng, Bùi Thị Bích Loan,Mai Văn Phúc trong vụ án
đa số là không còn tài sản, chưa có điều kiện thi hành án); vụ Phan Thị Bích
Lương - Agribank (tổng số phải thi hành trên 2.500 tỷ đồng, nhưng chưa có
điều kiện thi hành là trên 2.000 tỷ đồng).Các vụ việc có giá trị phải thi hành
lớn thường xuyên bị kéo dài, khó xác định quyền sở hữu tài sản, xác minh
không có tài sản hoặc việc kê biên, bán đấu giá, xử lý tài sản sản của người
phải thi hành án cũng gặp nhiều khó khăn. Đối với việc kê biên xử lý tài sản
là vốn góp, cổ phần, cổ phiếu của cá nhân, tổ chức phải thi hành án hiện chưa
có văn bản hướng dẫn chi tiết, chưa quy định rõ đơn vị thẩm định giá tài sản
của doanh nghiệp, giá trị còn lại của doanh nghiệp và giá trị phần vốn góp của
người phải thi hành án, trình tự thủ tục bán...
Hoạt động THADS không chỉ đóng vai trò quan trọng trong hoạt động
tư pháp, làm cho bản án, quyết định của tòa án được chấp hành, góp phần bảo
đảm tính nghiêm minh của pháp luật, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của tổ
chức, cá nhân. Vì vậy, để công tác THADS đạt hiệu quả, thời gian tới, Cục
THADS thành phố Hà Nội sẽ tăng cường xác minh, phân loại án, xây dựng kế
hoạch từng tháng. Trong đó thực hiện đầy đủ, kịp thời, chặt chẽ các thủ tục về
thi hành án và các nội dung chỉ đạo, hướng dẫn chính là biện pháp tích cực
nhất góp phần làm giảm thiểu sự phát sinh các vụ việc có khó khăn, vướng
mắc, phức tạp, kéo dài, nâng cao hiệu quả công tác hướng dẫn nghiệp vụ thi
hành án.
27
Việc tổ chức thi hành án những năm gần đây đạt kết quả tích cực. các
vụ việc thi hành án được giải quyết triệt để, nhanh chóng, áp dụng đúng luật,
ít xảy ra sai sót.Hầu như các vụ việc được giiar quyết chính xác, bảo vệ quyền
lợi chính đáng của đương sự, góp phần thi hành pháp luật có hiệu quả.Việc
thực hiện tốt Quy chế phối hợp với các cơ quan như: công an, viện kiểm sát,
tòa án và đơn vị khác của thành phố trong thời gian qua cơ bản đã khắc phục
và hạn chế những sai sót trong việc ban hành bản án, quyết định của Tòa án;
hỗ trợ cơ quan thi hành án thi hành được những vụ án phức tạp, khó thi hành.
Nhiều địa phương tỷ lệ thi hành án dân sự vượt chỉ tiêu, đạt hiệu quả cao hơn
so với năm trước.
Là một trong các địa phương thực hiện thí điểm thừa phát lại, năm
2015, các văn phòng thừa phát Hà Nội lại đã tống đạt gần 13 ngàn văn bản,
xác minh 85 việc THA; tổ chức THA 15 việc... Các mặt công tác khác như
hướng dẫn nghiệp vụ, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp dân, đôn đốc THA
hành chính, đầu tư cơ sở vật chất, công tác phối hợp đạt nhiều kết quả tích
cực.Theo đánh giá trong nhiệm kỳ qua (2011 - 2015), kết quả thi hành án
xong về việc, về tiền năm sau cao hơn năm trước và ngày càng thực chất, bền
vững. So với năm đầu nhiệm kỳ 2011, số thi hành xong của năm 2015 tăng
2.618 việc = 12% và tăng 4.385 tỷ đồng = 551%. Kết quả phân loại hồ sơ thi
hành án có điều kiện và chưa có điều kiện giải quyết ngày càng bảo đảm
chính xác hơn thông qua các quy định đề cao trách nhiệm của Thủ trưởng cơ
quan thi hành án, Chấp hành viên trong việc xác minh, phân loại hồ sơ thi
hành án và các quy định cụ thể, chặt chẽ về các trường hợp chưa có điều kiện
thi hành án.Tình trạng chậm trễ ra quyết định thi hành án được chấn chỉnh,
khắc phục; kết quả thu cho ngân sách Nhà nước, kết quả thi hành án đối với
phần trách nhiệm dân sự của người phải thi hành án đang chấp hành án tại các
28
trại giam, trại tạm giam, việc xét miễn giảm thi hành án... tiếp tục có tiến bộ
so với các năm trước.
2.2. Thực tiễn thi hành nghĩa vụ dân sự trong các bản án, quyết định
hình sự đã có hiệu lực của Tòa án nhân dân tại các cơ quan thi hành án
dân sự thành phố Hà Nội
2.2.1. Tình hình tổ chức thi hành nghĩa vụ dân sự trong các bản án,
quyết định hình sự đã có hiệu lực của Tòa án
Thực tế hiện nay, hiệu quả thi hành phần dân sự trong các bản án, quyết
định hình sự đạt được là chưa cao, đặc biệt là kết quả thu hồi tài sản trong các
vụ án kinh tế, tham nhũng, lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Theo báo cáo tổng kết
số 2052/TCTHADS-NV2 ngày 26/9/2012 của Tổng Cục thi hành án dân sự
tổng kết thực tiễn áp dụng Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 trong đó có nêu
số lượng và tiền thi hành án dân sự trong các vụ án hình sự từ 1/7/2016 đến
thời điểm 30/6/2018 là 1.828.263 việc, 48.902.667.840.000 đồng; trong đó, số
việc và tiền đã thi hành xong là 782.813 việc, 7.252.923.966.000 đồng; số
việc và tiền còn tồn đọng, chưa thi hành là 1.045.450 việc,
41.649.743.874.000 đồng. Số việc và tiền phải thi hành có xu hướng tăng lên
theo từng năm; tỉ lệ việc và tiền tồn đọng cao (57,18% về việc và 85,17% về
tiền).
Bảng 2.1: Kết quả thi hành thi hành nghĩa vụ dân sự trong bản án
và quyết định hình sự trên địa bàn Hà Nội(về số việc)
Đơn vị tính: Việc
Năm Số việc phải thi
hành
Số việc đã thi
hành
Số việc còn tồn
2016 5.355 2.328 3.027
2017 6.012 3.004 3.008
2018 6.328 5.094 1.234
(Nguồn: Tổng cục thi hành án dân sự)
29
Bảng 2.2: Kết quả thi hành thi hành nghĩa vụ dân sự trong bản án
và quyết định hình sự (về tiền)
Đơn vị tính: 1000 đồng
Năm Số tiền phải thi
hành
Số tiền đã thi
hành
Số tiền còn tồn
2016 22.320.029 10.006.010 12.314.019
2017 29.500.000 14.003.889 15.496.111
2018 32.895.114 20.015.000 12.880.114
(Nguồn: Vụ thống kê tổng hợp - Tòa án nhân dân Tối cao)
Qua 2 bảng trên ta thấy số việc thi hành và số tiền thi hành đều tăng
qua các năm, lượng án và tiền tồn đọng khá lớn cho thấy việc thi hành nghĩa
vụ dân sự trong bản án, quyết định hình sự chưa được chú trọng, siết chặt
quản lý. Số án khá cao cho thấy tình hình phạm tội gia tăng,thi hành nghĩa vụ
dân sự ngày một nhiều.
Sau đây ta sẽ xem xét bảng sau:
Bảng 2.3: Kết quả thi hành thi hành nghĩa vụ dân sự trong bản án
và quyết định hình sự (về số việc)
Đơn vị tính: Việc
Năm Số việc phải thi hành Số việc đã thi
hành
Số việc còn
tồn tại
2017 210.204 (Trong đó số việc
năm trước chuyển sang là
91.571 việc và số việc thụ lý
mới là 118.633 việc)
100.287 109.917
6 tháng đầu
năm 2018
166.515 (Trong đó số việc
năm trước chuyển sang là
89.346 việc và số việc thụ lý
mới là 77.169 việc)
56.482 110.03
(Nguồn: Vụ thống kê tổng hợp - Tòa án nhân dân Tối cao)
30
Bảng 2.4: Kết quả thi hành thi hành nghĩa vụ dân sự trong bản án
và quyết định hình sự (về tiền)
Đơn vị tính: 1000 đồng
Năm Số tiền phải thi hành Số tiền đã thi
hành
Số tiền còn
tồn
2017 8.225.225.399 (Trong đó số tiền
năm trước chuyển sang là
6.511.944.908 đồng và số tiền thụ
lý mới là 1.713.280.490 đồng)
1.215.636.145 7.009.589.25
4
6 tháng đầu
năm 2018
9.622.964.989 (Trong đó số tiền
năm trước chuyển sang là
5.963.937.995 đồng và số tiền thụ
lý mới là 3.659.026.993 đồng)
1.801.928.880 7.821.036.10
8
(Nguồn: Vụ thống kê tổng hợp - Tòa án nhân dân Tối cao)
Qua số liệu của hai năm gần đây, so sánh năm 2017 và sáu tháng đầu
năm 2018 cho thấy số việc và tiền tồn của năm trước chuyển sang năm sau
đều tăng thể hiện các việc thi hành về nghĩa vụ dân sự trong bản án, quyết
định hình sự tăng về số lượng cũng như giá trị phải thi hành. Điều này cũng
phần nào thể hiện các hình phạt tiền, tịch thu tài sản và các quyết định dân sự
khác trong bản án, quyết định hình sự do hành vi phạm tội đã gia tăng.
Hình phạt đảm bảo cho thi hành nghĩa vụ dân sự trong bản án, quyết
định hình sự được áp dụng khá nhiều trên thực tế, chiếm 1 tỷ lệ khá cao và
biến động không ngừng. Cụ thể là:
Bảng 2.5: Số bị cáo bị áp dụng hình phạt tiền ở nước ta giai đoạn
2016-2018
Năm Số bị cáo bị xét xử sơ
thẩm
Số bị cáo bị áp dụng
hình phạt tiền
2016 2.020 359
2017 3.006 450
2018 4.154 766
(Nguồn: Vụ thống kê tổng hợp - Tòa án nhân dân Tối cao)
31
Nhìn vào bảng số liệu trên có thể thấy số bị cáo năm sau cao hơn năm
trước và số bị cáo bị áp dụng hình phạt tiền năm sau cũng cao hơn năm trước
nhưng chiếm tỷ lệ không đáng kể. Điều này cho thấy sự bất cập hiện nay là
trên thực tế các bị cáo phải nộp tiền án phí hình sự và các hình phạt bổ sung
tuy nhiên số bị cáo bị tuyên phạt tiền quá ít, đây cũng là nguyên nhân dẫn đến
tình trạng quá tải ở các nhà tù của nước ta hiện nay. Về nguyên tắc đa phần
hình phạt chính phải nghiêm khắc hơn hình phạt bổ sung, hình phạt bổ sung
được tuyên là để hỗ trợ, củng cố hiệu lực hình phạt chính. Tuy nhiên, Bộ luật
hình sự qui định chung mức khởi điểm một triệu đồng cho hình phạt tiền
không phân biệt là hình phạt chính hay hình phạt bổ sung đã ảnh hưởng đến
quá trình cá thể hóa đối với người phạm tội và với mức khởi điểm quá thấp
như trên đã phần nào tạo ra tâm lý coi thường hiệu lực của pháp luật và sẽ
không tự giác chấp hành pháp luật của người bị kết án. Do qui định của Bộ
luật hình sự sửa đổi năm 2017 là tiền phạt có thể được nộp nhiều lần trong
thời hạn do Tòa án quyết định trong bản án tuy thể hiện tạo điều kiện cho
người bị kết án có điều kiện khó khăn được thi hành làm nhiều lần nhưng
ngược lại cũng tạo ra tâm lý chây ỳ không chịu thi hành án của người bị kết
án. Đa phần người chấp hành án hình sự không có ý thức thi hành phần nghĩa
vụ dân sự như án phí, bồi thường, truy nộp trong các quyết định, bản án hình
sự của Tòa án nhân dân ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả THADS của toàn
thành phố.
Một trong những hình phạt khác đảm bảo cho thi hành nghĩa vụ dân sự
là tịch thu tài sản. Thực tiễn xét xử cho thấy Tòa án rất hạn chế áp dụng hình
phạt tịch thu tài sản, chỉ hiếm hoi mới áp dụng đối với các tội phạm về ma túy
hay các tội xâm phạm trật tự công cộng. Ta có bảng sau:
32
Bảng 2.6: Số bị cáo bị áp dụng hình phạt tịch thu tài sản ở nước ta
giai đoạn 2016-2018
Năm Số bị cáo bị xét xử sơ
thẩm
Số bị cáo bị áp dụng
hình phạt tịch thu tài
sản
2016 2.020 112
2017 3.006 128
2018 4.154 201
Nguồn: Vụ thống kê tổng hợp - Tòa án nhân dân Tối cao
Với những số liệu thống kê trên có thể thấy số bị cáo năm sau tăng cao
hơn năm trước và số bị cáo bị áp dụng hình phạt tịch thu tài sản năm sau cũng
cao hơn năm trước nhưng chiếm tỷ lệ không đáng kể (trung bình 0,53%).
Điều này cho thấy sự bất cập hiện nay là trên thực tế số bị cáo bị tuyên phạt
tịch thu tài sản rất hiếm. Nguyên nhân của việc Tòa án hạn chế áp dụng hình
phạt tịch thu tài sản là hình phạt này theo quy định của Bộ luật hình sự sửa
đổi năm 2017 là hình phạt bổ sung và được áp dụng tùy nghi không bắt buộc
cùng các hình phạt khác. Nguyên nhân nữa là do trong quá trình tiến hành tố
tụng các cơ quan tố tụng rất khó chứng minh nguồn gốc tài sản là hợp pháp
hay bất hợp pháp cũng như khó chứng minh được quyền sở hữu tài sản của
người bị kết án đối với tài sản.
Trước đây trong một vụ án nổi cộm là vụ án buôn bán trái phép chất ma
túy của Vũ Xuân Trường và đồng phạm, Tòa án đã áp dụng tịch thu tài sản
của nhiều bị cáo trong đó có ngôi nhà 129 đường Giải Phóng, quận Đống Đa
của Vũ Xuân Trường, trừ căn phòng có diện tích 14,72 m2 ở tầng hai cho hai
đứa con. Thế nhưng bản án không thể thi hành bởi chính sự không rõ ràng:
không nói đến việc cho họ sử dụng lối đi, cầu thang, phòng vệ sinh và bếp.
Cơ quan thi hành án đã nhiều lần vận động hai cháu nhỏ và người giám hộ
33
(em gái Trường) bán lại căn phòng để tìm nơi khác thuận tiện hơn nhưng
không được. Hồng Nhung, con gái lớn của Trường nói: “Chúng cháu đã lớn
lên ở căn nhà này cùng bố mẹ, nên bây giờ đã quen và không muốn đi đâu
sống nữa”. Ngoài ra khi thi hành quyết định tịch thu tài sản của các bị cáo
khác cũng đều bị khó khăn thậm chí không thi hành được. Trong thời gian
gần đây việc xét xử các vụ án về tham nhũng đang làm nóng dư luận nhưng
cũng chưa có vụ án về tham nhũng nào bị Tòa án áp dụng hình phạt tịch thu
tài sản đối với bị cáo. Một ví dụ cụ thể điển hình cho việc Tòa án không áp
dụng tịch thu tài sản trong vụ án về tham nhũng mới đây nhất là vụ án xét xử
Dương Chí Dũng và đồng phạm về “Tội tham ô”, Tòa án đã không áp dụng
tịch thu tài sản của Dương Chí Dũng.
Về các quyết định dân sự khác, theo thống kê cho thấy số bị cáo năm
sau tăng cao hơn năm trước và số bị cáo bị áp dụng các quyết định dân sự
năm sau cũng cao hơn năm trước và chiếm tỷ lệ rất lớn (trung bình 99,85%).
Điều này cho thấy trong thực tiễn xét xử các vụ án hình sự về các tội xâm
phạm sở hữu, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự con
người, xâm phạm an toàn công cộng thì Tòa án đều quyết định các nghĩa vụ
dân sự về bồi thường thiệt hại, trả lại tài sản bởi vì đa phần các thiệt hại vật
chất thuộc cấu thành tội phạm. Qua đó cũng cho thấy mức độ gia tăng xâm
phạm đến các quan hệ dân sự của các hành vi phạm tội.
2.2.2. Một số vụ việc thi hành nghĩa vụ dân sự trong bản án quyết định
hình sự của tòa án nhân dân tại các cơ quan thi hành án dân sự thành phố hà
nội
Trong thời gian qua, việc thi hành phần nghĩa vụ dân sự trong bản án,
quyết định hình sự đã đạt được nhiều kết quả. Người phải thi hành án đã có ý
thức trong việc hoàn thành nghĩa vụ dân sự trong và sau thời gian chấp hành
án phạt nhằm miễn giảm án hoặc xóa án tích theo quy định. Bên cạnh đó cũng
34
tồn tại những trường hợp người phải thi hành án khó khăn, ý thức pháp luật
còn hạn chế, không có điều kiện thi hành án, thậm chí một số trường hợp sau
khi khi chấp hành án phạt tù, không trở về nơi cư trú. Bên cạnh đó, việc xác
minh, kê biên, xử lý tài sản chiếm nhiều thời gian. Một số án hình sự có nghĩa
vụ dân sự thi hành lớn, người phải thi hành án liên quan đến nhiều vụ việc
gây khó khăn trong việc giải quyết. Dưới đây là một số vụ việc đã thi hành
xong và đang trong quá trình thi hành nghĩa vụ dân sự trong bản án quyết
định hình sự của tòa án nhân dân tại các cơ quan thi hành án dân sự thành phố
hà nội.
 Bản án hình sư sơ thẩm số 155/2017/HSST ngày 20/6/2017 của
Tòa án nhân dân quận Đống Đa, Bản án hình sự phúc thẩm số
613/2017/HSPT ngày 24/8/2017 của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội xét
xử Trương Đức Cường về tội “Trộm cắp tài sản”
Khoản phải thi hành án: Trương Đức Cường phải chịu án phí HSST:
200.000đ, án phí HSPT: 200.000đ, Tiêu hủy tang vật: 01 con dao gấp đa năng
bằng kim loại màu trắng đen kích thước 01x06cm. Con dao có hai mặt, một
mặt có lưỡi dao, một chiếc kéo nhỏ, một lưỡi cưa nhỏ, hai dụng cụ mở nắp
bia. Mặt còn lại có một đầu xoắn mở nắp rượu, một chiếc rũa móng tay nhỏ,
một đầu tuốc lơ vít loại 4 cạnh, một thanh dẹt nhọn theo Biên bản giao nhận
vật chứng số 227 ngày 26/5/2017 của Chi cục Thi hành án dân sự quận Đống
Đa.
Các khoản đã thi hành: Ngày 21/03/2019, Chi cục Thi hành án dân sự
quận Đống Đa đã ra quyết định thi hành án số 372/QĐ-CCHADS-HS đối với
Triệu Đức Cường với các khoản thi hành như trên. Chấp hành viên phụ trách
hồ sơ đã có công văn gửi Tổng cục cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư
pháp- Bộ công an về nơi chấp hành án hình phạt của người phải thi hành án
và nhận được công văn trả lời Trần Đức Cường đã chấp hành xong án phạt tù
35
và về sinh sống tại địa phương. Chấp hành viên đã có Giấy triệu tập Trần Đức
Cường thực hiện khoản phải thi hành án nộp án phí HSST, án phí HSPT để
làm căn cứ xóa án tích. Ngày 28/3/2019, Trần Đức Cường có mặt tại Chi cục
Thi hành án dân sự quận Đống Đa thực hiện hình phạt bổ sung theo quyết
định thi hành án số 372/QĐ-CCHADS-HS ngày 21/3/2019. Đồng thời, chấp
hành viên tiến hành làm hồ sơ, thủ tục tiêu hủy tang vật chuyển cơ quan Tài
chính quận Đống Đa và kết chuyển tiền án phí nộp ngân sách nhà nước theo
đúng quy định, hồ sơ kết thúc cho vào lưu trữ tháng 04/2019.
Đa phần đối với những bản án hình sự tòa án tuyên nghĩa vụ dân sự bị
cáo phải thi hành là khoản án phí hình sự và tiêu hủy tang vật. Thuận lợi của
hồ sơ 372HS/19 là đối tượng phải thi hành án đã thi hành xong án phạt và
đang sinh sống tạo nơi cư trú nên việc triệu tập, thuyết phục thi hành án diễn
ra dễ dàng. Mặt khác, bản thân người phải thi hành án cũng có ý thức phải thi
hành để được xóa án tích, hòa nhập với xã hội.
 Bản án hình sự sơ thẩm số 43/2019/HSST ngày 22/03/2019 của
Tòa án nhân dân quận Đống Đa xét xử Nguyễn Thị Thu Hà về tội “Môi giới
mại dâm”
Khoản phải thi hành án: Buộc Nguyễn Thị Thu Hà phải chịu 200.000
đồng án phí HSST; tịch thu sung công quỹ số tiền 4.000.000 đồng và 01điện
thoại di động nhãn hiệu Iphone 8 Plus màu hồng cùng sim số 0869.867.071
theo Biên bản giao nhận vật chứng số 110 ngày 14.02.2019.
Các khoản đã thi hành: Ngày 12/06/2019, Chi cục Thi hành án dân sự
quận Đống Đa đã ra quyết định thi hành án đối với Nguyễn Thị Thu Hà cùng
các khoản phải thi hành như trên. Chấp hành viên tiền hành trích chuyển số
tiền án phí HSST 200.000 đồng của Nguyễn Thị Thu Hà đã nộp dự phí và
sung công quỹ nhà nước số tiền 4.000.000 đồng vào ngân sách nhà nước theo
quy định đồng thời làm thủ tục chuyển hồ sơ sung công 01 điện thoại di động
36
cùng sim theo biên bản sung công tài sản cho cơ quan tài chính,hồ sơ dự kiến
hoàn thành đưa vào lưu trữ tháng 08/2019.
Bản án hình sự sơ thẩm số 18/2014/HSST ngày 25/02/2014 của Tòa án
nhân dân huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội xét xử Nguyễn Thế Đức về tội
"tàng trữ trái phép chất ma túy" có tuyên: tịch thu phát mại sung quỹ Nhà
nước 01 điện thoại di động Nokia màu đen và 01 điện thoại Nokia màu xanh.
Theo quy định tại Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015: "Vật chứng là tiền bạc
hoặc tài sản do phạm tội mà có thì bị tịch thusung quỹ Nhà nước" thì tòa án
chỉ cần tuyên "tịch thu sung quỹ Nhà nước" mà không kèm theo "phát mại" là
cơ quan thi hành án đã thi hành được bằng cách chuyển giao các tài sản thuộc
diện sung công cho cơ quan tài chính cùng cấp. Nhưng với cách tuyên như
trong bản án số 18/2014/HSST ngày 25/02/2014 nêu trên thì theo qui định của
pháp luật về thi hành án dân sự, cơ quan thi hành án lại phải tổ chức định giá
và bán các tài sản thuộc diện phát mại sung công để thu tiền sau đó mới nộp
số tiền thu được do bán tài sản thuộc diện này vào quỹ Nhà nước.
Như vậy cùng một loại tài sản và cùng là thuộc diện sung công nhưng
với hai cách tuyên khác nhau dẫn đến việc thi hành án khác nhau và với cách
tuyên "tịch thu sung quỹ Nhà nước" vừa đúng theo qui định pháp luật vừa
giúp cho việc thi hành trở nên rất đơn giản, nhanh chóng, hiệu quả hơn nhiều
so với cách tuyên "tịch thu phát mại sung công".
 Bản án hình sự sơ thẩm số 152/2008/HSST ngày 29/04/2008 của
Tòa án nhân dân dân quận Đống Đa xét xử Lê Thị Vân về tội Tổ chức đánh
bạc.
Các khoản thi hành: Lê Thị Vân phải chịu 50.000đ tiền án phí hình sự
sơ thẩm; phải truy nộp số tiền thu lời bất chính là 2.682.000 đồng để sung quỹ
nhà nước; tịch thu sung quỹ nhà nước chiếc điện thoại di động Nokia 7260 có
số thuê bao 0904.719.390 theo biên bản giao nhận ngày 1/4/2008 và tịch thu
37
sung quỹ nhà nước 640.000 đồng theo biên lai thu tiền số 11331 ngày
1/4/2008 tại thi hành án quận đống đa. Phạt tiền bị cáo 5.000.000 đồng để
sung quỹ nhà nước.
Các khoản thi hành: Thi hành án dân sự quận Đống Đa đã ra quyết định
thi hành án chủ động số 85HS/QĐ-THA ngày 29/09/2008 đối với Lê Thi Vân
cùng các khoản phải thi hành là án phí HSST, Phạt, Truy nộp và sung công
như trên. Do bà Vân được hưởng án treo và về nơi cư trú chấp hành hình phạt
nên chấp hành viên phụ trách hồ sơ đã ra Giấy báo đối với bà Lê Thị Vân để
giải quyết việc thi hành án, đồng thời làm thủ tục chuyển hồ sơ sung công
tang vật theo bản án. Ngày 16/10/2008, Bà Lê Thị Vân đã nộp 50.000 đồng
tiền án phí HSST tại Thi hành án dân sự quận Đống Đa. Chấp hành viên đã
nhiều lần tiến hành vận động, thuyết phục bà Lê Thị Vân thực hiện các nghĩa
vụ dân sự còn lại theo bán án song người phải thi hành án nhiều lần né
tránh.Qua xác minh do chính quyền địa phương cung cấp, bà Vân đang sinh
sống địa chỉ tại số 55 ngõ 46/62 Phạm Ngọc Thạch, phường Phương Liên,
Đống Đa, Hà Nội; không có việc làm ổn định, hoàn cảnh kinh tế khó khăn,
không có điều kiện thi hành án. Định kỳ chấp hành viên tiến hành xác minh
điều kiện thi hành án tại chính quyền địa phương theo quy định. Ngày
3/7/2014, tại biên bản giải quyết việc thi hành án Chấp hành viên một tiếp tục
vận động thuyết phục bà Lê Thị Vân thi hành các khoản còn lại và hướng dẫn
bà nộp một phần nghĩa vụ để cơ quan thi hành án làm hồ sơ miễn giảm cho
bà. Sau khi được vận động bà đã nộp 100.000 đồng tiền truy nộp. Định kỳ
chấp hành viên tiến hành xác minh điều kiện thi hành án tại chính quyền địa
phương theo quy định.
Căn cứ điều 44a Luật Thi hành án dân sự sửa đổi năm 2014 Xác định việc
chưa có điều kiện thi hành án: “…Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra
quyết định về việc chưa có điều kiện thi hành án khi thuộc một trong các
38
trường hợp sau đây:a) Người phải thi hành án không có thu nhập hoặc có thu
nhập chỉ bảo đảm cuộc sống tối thiểu cho người phải thi hành án, người mà
họ có trách nhiệm nuôi dưỡng và không có tài sản để thi hành án hoặc có tài
sản nhưng giá trị tài sản chỉ đủ để thanh toán chi phí cưỡng chế thi hành án
hoặc tài sản theo quy định của pháp luật không được kê biên, xử lý để thi
hành án;...”
Ngày 30/09/2015, Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự quận
Đống Đa ra quyết định về việc chưa có điều kiện bà Lê Thị Vân; khoản chưa
có điều kiện thi hành: phạt + truy nộp là 7.582.000 đồng.
Tại điều 61 Luật Thi hành án dân sự năm 2008 sửa đổi bổ sung năm
2014Điều kiện để miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án đối với khoản thu nộp
ngân sách nhà nước như sau: Người phải thi hành án được xét miễn nghĩa vụ
thi hành án khi có đủ các điều kiện sau: không có tài sản hoặc có tài sản
nhưng tài sản đó theo quy định của pháp luật không được xử lý để thi hành án
hoặc không có thu nhập hoặc có thu nhập chỉ bảo đảm cuộc sống tối thiểu
cho người phải thi hành án và người mà họ có trách nhiệm nuôi dưỡng; đối
vói người phải thi hành án đã thi hành được một phần khoản thu nộp ngân
sách nhà nước được xét miễn thi hành phần nghĩa vụ còn lại khi có đủ các
điều kiện sau đây: thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
hoặc hết thời hạn 05 năm, kể từ ngày ra quyết định thi hành án mà phần
nghĩa vụ còn lại có giá trị dưới 5.000.000 đồng hoặc hết thời hạn 10 năm, kể
từ ngày ra quyết định thi hành án mà phần nghĩa vụ còn lại có giá trị từ
5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng.
Như vậy kể từ ngày ra quyết định thi hành án lần đầu đến nay đã hơn
10 năm, bà Vân không có việc làm, không có thu nhập, không có khả năng thi
hành khoản phải thi hành án còn lại. Căn cứ điều 61 Luật Thi hành án dân sự
39
năm 2008 sửa đổi bổ sung năm 2014 và Thông tư liên lịch số 12/TTLT/BTP-
BTC-BCA-TANDTC-VKSNDTC ngày 15/09/2015. Ngày 24/4/2019, Chi cục
thi hành án dân sự quận Đống Đa có công văn gửi Viện kiểm sát nhân dân
quận Đống Đa, Tòa án nhân dân quận Đống Đa đề nghị xét miễn giảm thi
hành án đối với bà Lê Thị Vân khoản tiền 7.582.000 đồng
(phạt=5.000.000đồng, truy nộp= 2.582.000 đồng). Ngày 07/06/2019,Viện
kiểm sát nhân dân quận Đống Đa có công văn số 53/QĐ-VKS về quan điểm
xét nghĩa vụ thi hành án dân sự: đồng ý miễn giảm nghĩa vụ thi hành án đối
với khoản thu nộp ngân sách nhà nước của bà Lê Thị Vân. Sau khi tiến hành
họp liên ngành (Tòa án – Viện kiểm sát- THADS), Tòa án nhân dân quận
Đống Đa ra quyết định số 50/2019/QĐMGTHA-TA ngày 09/07/2019 về việc
miễn giảm thi hành án dân sự cho bị án Lê Thị Vân khoản thu nộp ngân sách
nhà nước số tiền là 7.582.000 đồng tại Bản án hình sự sơ thầm số
152/2008/HSST ngày 29/4/2008 của Tòa án nhân dân quận Đống Đa. Ngày
25/7/2019, Chi cục thi hành án dân sự quận Đống Đa ra quyết định số 28/QĐ-
CCTHADS về việc đình chỉ thi hành án đối với Lê Thị Vân.
Đối với hồ sơ 85HS/09, người phải thi hành án né tránh, kéo dài thời
gian thực hiện nghĩa vụ thi hành án dân sự (hơn 10 năm). Việc thực hiện miễn
giảm thi hành án hình phạt bổ sung thể hiện sự mềm mỏng của pháp luật, hỗ
trợ người phải thi hành án một phần nghĩa vụ khi họ không đủ điều kiện thi
hành án cũng như giảm tải hồ sơ tồn đọng cho Chấp hành viên. Tuy nhiên,
đây cũng là một khó khăn đối với cơ quan thi hành án dân sự bởi những
khoản phải thi hành như truy nộp, phạt, bồi thường…đều có giá trị lớn, người
phải thi hành án đều không có ý thức thực hiện, không về nơi cư trú hoặc
không có nhu cầu xóa án tích dẫn đến thời gian theo dõi hồ sơ kéo dài, gây
tồn đọng ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả công tác.
40
 Bản án số 298/2018/HSPT ngày 14 tháng 05 năm 2018 của Tòa án
nhân dân cấp cao tại Hà Nội;Bản án số 33/2018/HSST ngày 22 tháng 01 năm
2018 của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội; đối với vụ án tham ô tài sản,
cố ý làm trái quy định của nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng của Đinh La
Thăng và đồng phạm.
-Đối với hoản thi hành án phần án phí thu cho ngân sách nhà nước:
Cục Thi hành án dân sự TP Hà Nội đã ra quyết định thi hành án chủ động thi
hành các khoản án phí của những người phải thi hành án theo nội dung quyết
định của Bản án. Hiện tại, về khoản thi hành án chủ động còn lại đang thi
hành tạiQuyết định THA chủ động số 1349/QĐ-CTHADS ngày 22 tháng 06
năm 2018 của Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự TP Hà Nội, cụ thể:
Khoản phải thi hành
+ Đinh La Thăng phải nộp: 200.000 đồng APHSST; 200.000 đồng
APHSPT; 138.000.000 đồng APDSST;
+ Phùng Đình Thực, Nguyễn Xuân Sơn, mỗi người phải nộp: 200.000
APHSST và phải nộp 115.500.000 đồng APDSST;
+ Nguyễn Quốc Khánh phải nộp: 200.000 APHSST; 200.000 APHSPT
và 115.500.000 đồng APDSST;
+ Ninh Văn Quỳnh phải nộp: 200.000 đồng APHSST; 200.000 đồng
APHSPT và 114.000.000 đồng APDSST;
+ Lê Đình Mậu phải nộp: 200.000 APHSST; 79.218.640 APDSST.
+ Vũ Hồng Chương, Trần Văn Nguyên mỗi người phải nộp: 200.000
APHSST; 200.000 APHSPT và 79.218.640 APDSST.
+ Nguyễn Ngọc Quý, Nguyễn Mạnh Tiến mỗi người phải nộp: 200.000
APHSST và 114.000.000 APDSST;
+ Phạm Tiến Đạt, Trương Quốc Dũng mỗi người phải nộp 200.000
APHSST và 79.218.640 APDSST.
41
Khoản đã thi hành
+ Phùng Đình Thực đã nộp: 115.700.000 đồng
+ Nguyễn Xuân Sơn đã nộp: 115.700.000 đồng
+ Nguyễn Quốc Khánh đã nộp: 115.900.000 đồng
+ Ninh Văn Quỳnh đã nộp: 114.400.000 đồng
+ Lê Đình Mậu đã nộp: 79.418.640 đồng
+ Vũ Hồng Chương đã nộp: 79.618.640 đồng
+ Nguyễn Mạnh Tiến đã nộp: 114.200.000 đồng
+ Phạm Tiến Đạt: đã nộp 79.400.000 đồng
+ Trương Quốc Dũng: đã nộp: 200.000 đồng; 50.000.000 đồng
APDSST
Khoản còn phải thi hành
+ Đinh La Thăng phải nộp: 200.000 APHSST; 200.000 APHSPT;
138.000.000 đồng APDSST;
+ Trương Quốc Dũng phải nộp: 29.400.000 APDSST.
+ Khoản phải THA của Trần Văn Nguyên đã ủy thác đi Chi Cục thi
hành án dân sự thành phố Thái Bình và Nguyễn Ngọc Quý ủy thác Chi Cục
thi hành án dân sự Bà Rịa Vũng Tàu.
Để thi hành quyết định của Bản án đã có hiệu lực pháp luật, thu hành
khoản án phí cho Nhà nước và đảm bảo quyền lợi của người được THA, cơ
quan thi hành án đã liên tục đôn đốc, thuyết phục những người phải thi hành
án và gia đình tự nguyện thi hành án đối với khoản thi hành án chủ động về
án phí; tiến hành xác minh điều kiện thi hành án đối với tài sản của ông Đinh
La Thăng và bà Lê Thị Lê. Cục Thi hành án TP Hà Nội đã có Công văn gửi
Văn phòng đăng ký đất đai thành phố Hà Nội đề nghị cung cấp thông tin về
nhà đất của 09 người phải thi hành án trong bản án và đề nghị không làm thủ
tục chuyển quyền sở hữu cho đến khi có văn bản của cơ quan thi hành án và
42
công văn gửi Sở Tư pháp thành phố Hà Nội ngăn chăn việc chuyển nhượng
trên mạng UCHI.
-Đối với khoản thi hành án bồi thường cho PVN: Ngay sau khi người
được thi hành án nộp đơn yêu cầu THA, Cục Thi hành án dân sự TP Hà Nội
đã ra Quyết định thi hành án số 396/QĐ-CTHADS ngày 26/12/2018 thi hành
khoản bồi thường cho PVN số tiền 117.804.660.196 đồng.
Khoản phải thi hành án:
Buộc Đinh La Thăng, Phùng Đình Thực, Nguyễn Quốc Khánh, Vũ Đức
Thuận, Nguyễn Ngọc Quý, Nguyễn Mạnh Tiến, Ninh Văn Quỳnh, Trần Văn
Nguyên, Vũ Hồng Chương, Lê Đình Mậu cùng với Trịnh Xuân Thanh, Nguyễn
Xuân Sơn, Phạm Tiến Đạt và Trương Quốc Dũng bồi thường cho Tập đoàn
Dầu Khí Việt Nam (PVN) số tiền 117.804.660.196 đồng.
Tiếp tục duy trì lệnh kê biên tài sản của Cơ quan An ninh điều tra, Bộ
Công an để đảm bảo cho việc thi hành án: Biệt thự số AD02-16 Khu đô thị
sinh thái Vinhomes Riverside, Căn hộ số 15F05, The Costa 32-34 Trần Phú,
thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, xe ô tô Mazda CX5 màu trắng, biển
kiểm soát 30A-970.97 đã giao cho Trịnh Hùng Cường (con trai Trịnh Xuân
Thanh) bảo quản và phong tỏa tài khoản, sổ tiết kiệm của vợ, chồng Trịnh
Xuân Thanh, Trần Dương Nga cùng 02 con trai (Trịnh Hùng Cường, Trịnh
Hùng Phương) phong tỏa chứng khoán do Trịnh Xuân Thanh và Trần Dương
Nga (vợ bị cáo Trịnh Xuân Thanh), không cho chuyển nhượng để đảm bảo thi
hành án.
Khoản đã thi hành án và khoản còn phải thi hành án
Tính đến thời điểm 19/02/2019, những người phải thi hành án trên đã
thi hành án khoản bồi thường cho PVN như sau:
Thi hành nghĩa vụ dân sự trong các bản án, quyết định hình sự, 9đ
Thi hành nghĩa vụ dân sự trong các bản án, quyết định hình sự, 9đ
Thi hành nghĩa vụ dân sự trong các bản án, quyết định hình sự, 9đ
Thi hành nghĩa vụ dân sự trong các bản án, quyết định hình sự, 9đ
Thi hành nghĩa vụ dân sự trong các bản án, quyết định hình sự, 9đ
Thi hành nghĩa vụ dân sự trong các bản án, quyết định hình sự, 9đ
Thi hành nghĩa vụ dân sự trong các bản án, quyết định hình sự, 9đ
Thi hành nghĩa vụ dân sự trong các bản án, quyết định hình sự, 9đ
Thi hành nghĩa vụ dân sự trong các bản án, quyết định hình sự, 9đ
Thi hành nghĩa vụ dân sự trong các bản án, quyết định hình sự, 9đ
Thi hành nghĩa vụ dân sự trong các bản án, quyết định hình sự, 9đ
Thi hành nghĩa vụ dân sự trong các bản án, quyết định hình sự, 9đ
Thi hành nghĩa vụ dân sự trong các bản án, quyết định hình sự, 9đ
Thi hành nghĩa vụ dân sự trong các bản án, quyết định hình sự, 9đ
Thi hành nghĩa vụ dân sự trong các bản án, quyết định hình sự, 9đ
Thi hành nghĩa vụ dân sự trong các bản án, quyết định hình sự, 9đ
Thi hành nghĩa vụ dân sự trong các bản án, quyết định hình sự, 9đ
Thi hành nghĩa vụ dân sự trong các bản án, quyết định hình sự, 9đ
Thi hành nghĩa vụ dân sự trong các bản án, quyết định hình sự, 9đ
Thi hành nghĩa vụ dân sự trong các bản án, quyết định hình sự, 9đ
Thi hành nghĩa vụ dân sự trong các bản án, quyết định hình sự, 9đ
Thi hành nghĩa vụ dân sự trong các bản án, quyết định hình sự, 9đ
Thi hành nghĩa vụ dân sự trong các bản án, quyết định hình sự, 9đ
Thi hành nghĩa vụ dân sự trong các bản án, quyết định hình sự, 9đ
Thi hành nghĩa vụ dân sự trong các bản án, quyết định hình sự, 9đ
Thi hành nghĩa vụ dân sự trong các bản án, quyết định hình sự, 9đ
Thi hành nghĩa vụ dân sự trong các bản án, quyết định hình sự, 9đ
Thi hành nghĩa vụ dân sự trong các bản án, quyết định hình sự, 9đ
Thi hành nghĩa vụ dân sự trong các bản án, quyết định hình sự, 9đ

More Related Content

What's hot

What's hot (20)

Luận văn: Chế định giải quyết việc dân sự trong pháp luật, HAY
Luận văn: Chế định giải quyết việc dân sự trong pháp luật, HAYLuận văn: Chế định giải quyết việc dân sự trong pháp luật, HAY
Luận văn: Chế định giải quyết việc dân sự trong pháp luật, HAY
 
Quyền tự định đoạt của đương sự trong giải quyết vụ án, HOT
Quyền tự định đoạt của đương sự trong giải quyết vụ án, HOTQuyền tự định đoạt của đương sự trong giải quyết vụ án, HOT
Quyền tự định đoạt của đương sự trong giải quyết vụ án, HOT
 
Luận văn: Biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự theo pháp luật
Luận văn: Biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự theo pháp luậtLuận văn: Biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự theo pháp luật
Luận văn: Biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự theo pháp luật
 
Luận văn: Thỏa thuận thi hành án dân sự theo pháp luật Việt Nam
Luận văn: Thỏa thuận thi hành án dân sự theo pháp luật Việt NamLuận văn: Thỏa thuận thi hành án dân sự theo pháp luật Việt Nam
Luận văn: Thỏa thuận thi hành án dân sự theo pháp luật Việt Nam
 
Luận văn: Vai trò của Thẩm phán trong tố tụng hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Vai trò của Thẩm phán trong tố tụng hình sự Việt Nam, HOTLuận văn: Vai trò của Thẩm phán trong tố tụng hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Vai trò của Thẩm phán trong tố tụng hình sự Việt Nam, HOT
 
Luận văn: Cưỡng chế thi hành nghĩa vụ trả tiền theo pháp luật, 9đ
Luận văn: Cưỡng chế thi hành nghĩa vụ trả tiền theo pháp luật, 9đLuận văn: Cưỡng chế thi hành nghĩa vụ trả tiền theo pháp luật, 9đ
Luận văn: Cưỡng chế thi hành nghĩa vụ trả tiền theo pháp luật, 9đ
 
Luận án: Pháp luật về cưỡng chế thi hành án dân sự ở Việt Nam
Luận án: Pháp luật về cưỡng chế thi hành án dân sự ở Việt NamLuận án: Pháp luật về cưỡng chế thi hành án dân sự ở Việt Nam
Luận án: Pháp luật về cưỡng chế thi hành án dân sự ở Việt Nam
 
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của cơ quan thi hành án dân sự
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của cơ quan thi hành án dân sựLuận văn: Tổ chức và hoạt động của cơ quan thi hành án dân sự
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của cơ quan thi hành án dân sự
 
Đề tài: Vai trò của Thẩm phán Toà án trong hoạt động xét xử, HAY
Đề tài: Vai trò của Thẩm phán Toà án trong hoạt động xét xử, HAYĐề tài: Vai trò của Thẩm phán Toà án trong hoạt động xét xử, HAY
Đề tài: Vai trò của Thẩm phán Toà án trong hoạt động xét xử, HAY
 
Luận văn: Quản lý về hoạt động thi hành án dân sự hiện nay, HAY
Luận văn: Quản lý về hoạt động thi hành án dân sự hiện nay, HAYLuận văn: Quản lý về hoạt động thi hành án dân sự hiện nay, HAY
Luận văn: Quản lý về hoạt động thi hành án dân sự hiện nay, HAY
 
Vai trò của tòa án cấp huyện trong giải quyết các vụ án hành chính
Vai trò của tòa án cấp huyện trong giải quyết các vụ án hành chínhVai trò của tòa án cấp huyện trong giải quyết các vụ án hành chính
Vai trò của tòa án cấp huyện trong giải quyết các vụ án hành chính
 
Luận văn: Nguyên tắc tranh tụng trong tố tụng dân sự, HOT
Luận văn: Nguyên tắc tranh tụng trong tố tụng dân sự, HOTLuận văn: Nguyên tắc tranh tụng trong tố tụng dân sự, HOT
Luận văn: Nguyên tắc tranh tụng trong tố tụng dân sự, HOT
 
Thi hành án dân sự
Thi hành án dân sựThi hành án dân sự
Thi hành án dân sự
 
Bảo đảm quyền tố tụng của đương sự trong tố tụng dân sự, HOT
Bảo đảm quyền tố tụng của đương sự trong tố tụng dân sự, HOTBảo đảm quyền tố tụng của đương sự trong tố tụng dân sự, HOT
Bảo đảm quyền tố tụng của đương sự trong tố tụng dân sự, HOT
 
Luận văn: Vấn đề đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án trong Luật Tố tụng
Luận văn: Vấn đề đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án trong Luật Tố tụng Luận văn: Vấn đề đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án trong Luật Tố tụng
Luận văn: Vấn đề đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án trong Luật Tố tụng
 
Luan van cuong che thi hanh an dan su tai tinh Dak Nong, HOT
Luan van cuong che thi hanh an dan su tai tinh Dak Nong, HOTLuan van cuong che thi hanh an dan su tai tinh Dak Nong, HOT
Luan van cuong che thi hanh an dan su tai tinh Dak Nong, HOT
 
Luận văn: Phong tỏa tài khoản trong thi hành án dân sự, HAY
Luận văn: Phong tỏa tài khoản trong thi hành án dân sự, HAYLuận văn: Phong tỏa tài khoản trong thi hành án dân sự, HAY
Luận văn: Phong tỏa tài khoản trong thi hành án dân sự, HAY
 
Luận văn: Án lệ trong hệ thống các loại nguồn pháp luật, HAY
Luận văn: Án lệ trong hệ thống các loại nguồn pháp luật, HAYLuận văn: Án lệ trong hệ thống các loại nguồn pháp luật, HAY
Luận văn: Án lệ trong hệ thống các loại nguồn pháp luật, HAY
 
Luận văn: Vai trò của Thẩm phán trong xét xử các vụ án hình sự
Luận văn: Vai trò của Thẩm phán trong xét xử các vụ án hình sựLuận văn: Vai trò của Thẩm phán trong xét xử các vụ án hình sự
Luận văn: Vai trò của Thẩm phán trong xét xử các vụ án hình sự
 
Luận văn: Áp dụng tập quán trong giải quyết các vụ việc dân sự
Luận văn: Áp dụng tập quán trong giải quyết các vụ việc dân sựLuận văn: Áp dụng tập quán trong giải quyết các vụ việc dân sự
Luận văn: Áp dụng tập quán trong giải quyết các vụ việc dân sự
 

Similar to Thi hành nghĩa vụ dân sự trong các bản án, quyết định hình sự, 9đ

Similar to Thi hành nghĩa vụ dân sự trong các bản án, quyết định hình sự, 9đ (20)

Luận văn: Thi hành án dân sự từ thực tiễn Chi cục Thi hành án dân sự Huyện Củ...
Luận văn: Thi hành án dân sự từ thực tiễn Chi cục Thi hành án dân sự Huyện Củ...Luận văn: Thi hành án dân sự từ thực tiễn Chi cục Thi hành án dân sự Huyện Củ...
Luận văn: Thi hành án dân sự từ thực tiễn Chi cục Thi hành án dân sự Huyện Củ...
 
Thi hành phần dân sự trong các bản án, quyết định hình sự, HAY
Thi hành phần dân sự trong các bản án, quyết định hình sự, HAYThi hành phần dân sự trong các bản án, quyết định hình sự, HAY
Thi hành phần dân sự trong các bản án, quyết định hình sự, HAY
 
GIẢI QUYẾT VỤ ÁN HÀNH CHÍNH TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN TỪ THỰC TIỄN TỈNH ĐỒNG NAI
GIẢI QUYẾT VỤ ÁN HÀNH CHÍNH TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN TỪ THỰC TIỄN TỈNH ĐỒNG NAIGIẢI QUYẾT VỤ ÁN HÀNH CHÍNH TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN TỪ THỰC TIỄN TỈNH ĐỒNG NAI
GIẢI QUYẾT VỤ ÁN HÀNH CHÍNH TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN TỪ THỰC TIỄN TỈNH ĐỒNG NAI
 
Luận văn: Áp dụng hình phạt theo pháp luật hình sự tại Hà Nội
Luận văn: Áp dụng hình phạt theo pháp luật hình sự tại Hà NộiLuận văn: Áp dụng hình phạt theo pháp luật hình sự tại Hà Nội
Luận văn: Áp dụng hình phạt theo pháp luật hình sự tại Hà Nội
 
Giải Quyết Vụ Án Hành Chính Tại Tòa Án Tỉnh Đồng Nai
Giải Quyết Vụ Án Hành Chính Tại Tòa Án Tỉnh Đồng NaiGiải Quyết Vụ Án Hành Chính Tại Tòa Án Tỉnh Đồng Nai
Giải Quyết Vụ Án Hành Chính Tại Tòa Án Tỉnh Đồng Nai
 
Luận văn: Giải quyết khiếu nại thi hành án dân sự Long An
Luận văn: Giải quyết khiếu nại thi hành án dân sự Long AnLuận văn: Giải quyết khiếu nại thi hành án dân sự Long An
Luận văn: Giải quyết khiếu nại thi hành án dân sự Long An
 
Luận văn: Giải quyết vụ án hành chính tại Tòa án tỉnh Đồng Nai
Luận văn: Giải quyết vụ án hành chính tại Tòa án tỉnh Đồng NaiLuận văn: Giải quyết vụ án hành chính tại Tòa án tỉnh Đồng Nai
Luận văn: Giải quyết vụ án hành chính tại Tòa án tỉnh Đồng Nai
 
Thực hành quyền công tố trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, 9đ
Thực hành quyền công tố trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, 9đThực hành quyền công tố trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, 9đ
Thực hành quyền công tố trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, 9đ
 
Quyền công tố trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, HOT
Quyền công tố trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, HOTQuyền công tố trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, HOT
Quyền công tố trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, HOT
 
Luận văn: Thủ tục xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự tại Quận 10
Luận văn: Thủ tục xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự tại Quận 10Luận văn: Thủ tục xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự tại Quận 10
Luận văn: Thủ tục xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự tại Quận 10
 
Luận văn: Vai trò của Tòa án trong thi hành án hình sự tạI TPHCM
Luận văn: Vai trò của Tòa án trong thi hành án hình sự tạI TPHCMLuận văn: Vai trò của Tòa án trong thi hành án hình sự tạI TPHCM
Luận văn: Vai trò của Tòa án trong thi hành án hình sự tạI TPHCM
 
Xét xử phúc thẩm vụ án hình sự từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai
Xét xử phúc thẩm vụ án hình sự từ thực tiễn tỉnh Đồng NaiXét xử phúc thẩm vụ án hình sự từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai
Xét xử phúc thẩm vụ án hình sự từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai
 
Tranh luận của người bào chữa tại phiên tòa hình sự sơ thẩm, HAY
Tranh luận của người bào chữa tại phiên tòa hình sự sơ thẩm, HAYTranh luận của người bào chữa tại phiên tòa hình sự sơ thẩm, HAY
Tranh luận của người bào chữa tại phiên tòa hình sự sơ thẩm, HAY
 
ưỡng chế thi hành án dân sự trên địa bàn huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông
ưỡng chế thi hành án dân sự trên địa bàn huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nôngưỡng chế thi hành án dân sự trên địa bàn huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông
ưỡng chế thi hành án dân sự trên địa bàn huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông
 
Luận văn: Cưỡng chế thi hành án dân sự tại tỉnh Đắk Nông
Luận văn: Cưỡng chế thi hành án dân sự tại tỉnh Đắk NôngLuận văn: Cưỡng chế thi hành án dân sự tại tỉnh Đắk Nông
Luận văn: Cưỡng chế thi hành án dân sự tại tỉnh Đắk Nông
 
Luận văn: Cưỡng chế thi hành án dân sự tỉnh Đắk Nông, HAY
Luận văn: Cưỡng chế thi hành án dân sự tỉnh Đắk Nông, HAYLuận văn: Cưỡng chế thi hành án dân sự tỉnh Đắk Nông, HAY
Luận văn: Cưỡng chế thi hành án dân sự tỉnh Đắk Nông, HAY
 
Luận văn: Giải quyết tố cáo về thi hành án dân sự tại Tp Hà Nội
Luận văn: Giải quyết tố cáo về thi hành án dân sự tại Tp Hà NộiLuận văn: Giải quyết tố cáo về thi hành án dân sự tại Tp Hà Nội
Luận văn: Giải quyết tố cáo về thi hành án dân sự tại Tp Hà Nội
 
Luận văn: Giải quyết tố cáo về thi hành án dân sự
Luận văn: Giải quyết tố cáo về thi hành án dân sựLuận văn: Giải quyết tố cáo về thi hành án dân sự
Luận văn: Giải quyết tố cáo về thi hành án dân sự
 
Luận văn: Trách nhiệm dân sự trong vụ án hình sự tỉnh Hưng Yên
Luận văn: Trách nhiệm dân sự trong vụ án hình sự tỉnh Hưng YênLuận văn: Trách nhiệm dân sự trong vụ án hình sự tỉnh Hưng Yên
Luận văn: Trách nhiệm dân sự trong vụ án hình sự tỉnh Hưng Yên
 
Luận văn: Giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự, HAY
Luận văn: Giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự, HAYLuận văn: Giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự, HAY
Luận văn: Giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự, HAY
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877 (20)

Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
 
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
 
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y TếHoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
 
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
 
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
 
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
 
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
 
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
 
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện TafQuy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
 
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng CáoThực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
 
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu TưHoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
 

Recently uploaded

Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
mskellyworkmail
 

Recently uploaded (20)

Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
 
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptxNGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
 
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
 
Kỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viên
Kỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viênKỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viên
Kỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viên
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
 
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
 
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
 
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

Thi hành nghĩa vụ dân sự trong các bản án, quyết định hình sự, 9đ

  • 1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THỊ THU HUYỀN THI HÀNH NGHĨA VỤ DÂN SỰ TRONG CÁC BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH HÌNH SỰ CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT KINH TẾ HÀ NỘI, 2019
  • 2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THỊ THU HUYỀN THI HÀNH NGHĨA VỤ DÂN SỰ TRONG CÁC BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH HÌNH SỰ CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HÀ NỘI Ngành: Luật kinh tế Mã: 8 38 01 07 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGÔ THỊ HƯỜNG HÀ NỘI, 2019
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi; các số liệu, tư liệu được sử dụng trong Luận văn là trung thực, có xuất xứ rõ ràng; những phát hiện đưa ra trong Luận văn là kết quả nghiên cứu của chính tác giả Luận văn.
  • 4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1 Chương 1. THI HÀNH NGHĨA VỤ DÂN SỰ TRONG CÁC BẢN ÁN,QUYẾT ĐỊNH HÌNH SỰ ĐÃ CÓ HIỆU LỰC CỦA TÒA ÁN.......... 6 1.1. Nghĩa vụ dân sự trong các bản án, quyết định hình sự......................... 6 1.2. Pháp luật hiện hành về thi hành nghĩa vụ dân sự trong các bản án, quyết định hình sự đã có hiệu lực của tòa án nhân dân ............................. 13 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả tổ chức thi hành phần nghĩa vụ dân sự trong các bản án, quyết định hình sự của Tòa án.................................. 16 Chương 2. THỰC TRẠNG THI HÀNH PHẦN NGHĨA VỤ DÂN SỰ TRONG CÁC BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH HÌNH SỰ ĐÃ CÓ HIỆU LỰC CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN TẠI CÁC CƠ QUAN THI HÀNH ÁN DÂN SỰTHÀNH PHỐ HÀ NỘI .......................................................................... 23 2.1. Vài nét về tổ chức và hoạt động của các cơ quan thi hành án dân sự thành phố Hà Nội ....................................................................................... 23 2.2. Thực tiễn thi hành phần nghĩa vụ dân sự trong các bản án, quyết định hình sự đã có hiệu lực của Tòa án nhân dân tại các cơ quan thi hành án dân sự thành phố Hà Nội .................................................................................. 28 2.3. Đánh giá kết quả tổ chức thi hành phần nghĩa vụ dân sự trong các bản án, quyết định hình sự đã có hiệu lực của Tòa án nhân dân ...................... 46 Chương 3. PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC THI HÀNH PHẦN NGHĨA VỤ DÂN SỰ TRONG CÁC BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH HÌNH SỰ ĐÃ CÓ HIỆU LỰC CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN..................................................... 53 3.1. Yêu cầu hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả công tác thi hành phần NVDS trong Bản án, quyết định hình sự đã có hiệu lực của Tòa án nhân dân ..................................................................................................... 53 3.2. Giải pháp cụ thể .................................................................................. 55 KẾT LUẬN................................................................................................... 67 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................... 69
  • 5. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Kí hiệu Diễn giải CNH-HDH Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa CHV Chấp hành viên NVDS Nghĩa vụ dân sự TAND Tòa án nhân dân THADS Thi hành án dân sự TP Thành phố UBND Uỷ ban nhân dân XHCN Xã hội chủ nghĩa
  • 6. DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ Bảng 2.1: Kết quả thi hành thi hành nghĩa vụ dân sự trong bản án và quyết định hình sự trên địa bàn Hà Nội (về số việc) ............................. 28 Bảng 2.3: Kết quả thi hành thi hành nghĩa vụ dân sự trong bản án và quyết định hình sự (về số việc) .............................................................. 29 Bảng 2.4: Kết quả thi hành thi hành nghĩa vụ dân sự trong bản án và quyết định hình sự (về tiền) ................................................................... 30 Bảng 2.5: Số bị cáo bị áp dụng hình phạt tiền ở nước ta giai đoạn ....... 30 2016-2018............................................................................................... 30 Bảng 2.6: Số bị cáo bị áp dụng hình phạt tịch thu tài sản ở nước ta giai đoạn 2016-2018...................................................................................... 32
  • 7. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thi hành nghĩa vụ dân sự trong bản án, quyết định hình sự của Tòa án nhân dân mang tính quyền lực nhà nước nhằm thực hiện bản án, quyết định đã có hiệu lực của Tòa án trong thực tiễn. Nhiệm vụ của giai đoạn này nhằm thi hành các hình như phạt tiền, tịch thu tài sản và thi hành các phần quyết định dân sự khác mà Tòa án áp dụng đối với người bị kết án. Đó cũng chính là việc tước bỏ một phần hay toàn bộ tài sản của người bị kết án để sung quỹ Nhà nước hoặc để thu hồi, khắc phục những hậu quả về vật chất mà người phạm tội đã gây ra; bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân góp phần giữ vững kỷ cương, phép nước, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Với ý nghĩa đây là giai đoạn cuối cùng của quá trình giải quyết một vụ án, thi hành nghĩa vụ dân sự trong bản án, quyết định hình sự có mối quan hệ hữu cơ với các giai đoạn tố tụng: khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử. Nếu mục đích của thi hành nghĩa vụ dân sự trong bản án, quyết định hình sự không đạt được thì hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng: điều tra, truy tố, xét xử trước đó cũng trở nên vô nghĩa. Thực tiễn thi hành nghĩa vụ dân sự trong bản án, quyết định hình sự của Tòa án từ thực tiến TP. Hà Nội đã bộc lộ một số mặt hạn chế, bất cập, chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu của cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm trong tình hình mới. Do vậy việc nghiên cứu đề tài: "Thi hành nghĩa vụ dân sự trong các bản án, quyết định hình sự của tòa án nhân dân từ thực tiễn thành phố Hà Nội" để trên cơ sở đó giải quyết các vướng mắc trong lý luận và thực tiễn và góp phần hoàn thiện hơn về mặt lập pháp các qui định thi hành nghĩa vụ dân sự trong bản án, quyết định hình sự.
  • 8. 2 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Cho đến nay các nhà luật học đã có tương đối nhiều công trình nghiên cứu, bài viết về thi hành nghĩa vụ dân sự trong bản án, quyết định hình sự trên các tài liệu như sách báo, tạp chí (Tạp chí Tòa án nhân dân, Tạp chí kiểm sát, Tạp chí dân chủ và pháp luật, Tạp chí luật học...). Tuy nhiên các công trình, bài viết mới chỉ đi vào những vấn đề chung mà chưa đi sâu vào việc nghiên cứu về cơ sở lý luận cũng như những bất cập đang tồn tại trong thực tiễn. Trong các giáo trình giảng dạy cũng chỉ đề cập rất ít và ở góc độ cơ bản. Tác giả của luận văn có thể nêu một vài ví dụ các công trình, bài viết sau: PGS.TS Nguyễn Ngọc Chí: "Bàn về nguyên tắc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự", Tạp chí Khoa học, (Luật học), số 26, 2010; Hoàng Thị Sơn: "Việc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự", Tạp chí Luật học, số 6, 1998, Nguyễn Thanh Thủy: "Hoàn thiện pháp luật thi hành án dân sự", Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2001; Lê Xuân Hồng: "Xã hội hóa một số nội dung thi hành án dân sự", Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2002; Nguyễn Quang Thái: "Đổi mới tổ chức và hoạt động thi hành án dân sự ở Việt Nam", Luận văn thạc sĩ Luật học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, 2003; Yến Minh: "Luật thi hành án dân sự còn nhiều bất cập", báo điện tử Bắc Ninh, ngày 21/8/2012; "Công tác thi hành án dân sự còn nhiều vướng mắc, bất cập", đăng trên trang thông tin điện tử của Tổng Cục thi hành án dân sự - Bộ Tư pháp ngày 13/08/2013;
  • 9. 3 Nguyễn Văn Diễn: “Thi hành nghĩa vụ dân sự trong bản án và quyết định hình sự của tòa án ở Việt Nam”, Luận văn thạc sỹ Luật học, Khoa Luật- Đại học Quốc gia Hà Nội, 2014. Các công trình nói trên đã đề cập đến các khía cạnh khác nhau của việc thi hành nghĩa vụ dân sự trong bản án, quyết định hình sự của tòa án nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu một cách tương đối toàn diện và tương đối có hệ thống về thi hành nghĩa vụ dân sự trong bản án, quyết định hình sự của tòa án và các giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành nghĩa vụ dân sự trong bản án, quyết định hình sự của tòa án nhân dân trong phạm vi thành phố Hà Nội dưới cấp độ một luận văn thạc sĩ Luật học. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu * Mục đích nghiên cứu  Hệ thống hóa lí thuyết qua lí luận chung về thi hành nghĩa vụ dân sự  Phân tích thực trạng thi hành nghĩa vụ dân sự trong bản án, quyết định hình sự từ thực tiến tại Hà Nội  Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thi hành nghĩa vụ dân sự trong bản án, quyết định hình sự. * Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích trên, tác giả của luận văn đã đặt ra và giải quyết các nhiệm vụ sau:  Làm sáng tỏ cơ sở lý luận, thực tiễn các nghĩa vụ dân sự phát sinh từ quyết định hình phạt tiền, tịch thu tài sản và các quyết định dân sự khác trong bản án, quyết định hình sự cũng như lý luận và thực tiễn về thi hành nghĩa vụ dân sự trong bản án, quyết định hình sự của tòa án.  Đánh giá thực tiễn thi hành nghĩa vụ dân sự trong bản án, quyết định hình sự của tòa án tại TP.Hà Nội; nêu ra mặt được, mặt chưa được của việc thi hành nghĩa vụ dân sự trong bản án, quyết định hình sự của tòa án.
  • 10. 4  Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành nghĩa vụ dân sự trong bản án, quyết định hình sự của tòa án ơt TP. Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là qui định của pháp luật về nghĩa vụ dân sự trong bản án, quyết định hình sự của tòa án bao gồm các nghĩa vụ dân sự phát sinh từ quyết định hình phạt tiền, tịch thu tài sản và các quyết định dân sự khác trong bản án, quyết định hình sự và thực tiễn áp dụng. Phạm vi nghiên cứu của luận văn là qui định của pháp luật và thực tiễn thi hành hình phạt tiền, tịch thu tài sản và các quyết định dân sự khác trong bản án, quyết định hình sự từ thực tiễn TP.Hà Nội trong khoảng thời gian từ năm 2016 đến năm 2018. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Cơ sở lý luận của luận văn là chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa, về chính sách thi hành nghĩa vụ dân sự trong bản án, quyết định hình sự của tòa án. Đề tài được thực hiện trên cơ sở quán triệt các nghị quyết và chỉ thị của Đảng, các văn bản pháp luật của Nhà nƣớc về pháp luật hình sự và pháp luật về thi hành nghĩa vụ dân sự trong bản án, quyết định hình sự của tòa án. Cơ sở thực tiễn của các báo cáo chuyên đề về thi hành nghĩa vụ dân sự trong bản án, quyết định hình sự của tòa án, của Tổng Cục thi hành án dân sự - Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Vụ Kiểm sát thi hành án - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao... Phương pháp luận đề thể hiện đề tài này là chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy vât lịch sử. Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng gồm: phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp, phương pháp thống kê, khảo sát thực tế, phân tích đánh giá về mặt định tính và định lượng… Đi từ cơ sở lý
  • 11. 5 thuyết đến thực tiễn nhằm giải quyết và làm sáng tỏ mục tiêu nghiên cứu của luận văn.Đồng thời dựa trên kinh nghiệm của bản thân và tham chiếu quan điểm của các nghiên cứu đã được công bố để minh chứng cho các lập luận đưa ra. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn Kết quả nghiên cứu và những kiến nghị của luận văn có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động thi hành nghĩa vụ dân sự trong bản án, quyết định hình sự của tòa án ở Việt Nam. Việc đề xuất hệ thống các giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành nghĩa vụ dân sự trong bản án, quyết định hình sự của tòa án có ý nghĩa góp phần hoàn thiện các qui định của pháp luật về thi hành nghĩa vụ dân sự trong bản án, quyết định hình sự của tòa án, hướng dẫn áp dụng thống nhất các qui định về thi hành nghĩa vụ dân sự trong bản án, quyết định hình sự của tòa án, giúp cơ quan thi hành án có các biện pháp hữu hiệu nhằm giáo dục, cải tạo người phạm tội trở thành người có ích và tái hòa nhập với xã hội. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Thi hành nghĩa vụ dân sự trong các bản án, quyết định hình sự đã có hiệu lực của Tòa án Chương 2:Thực trạng thi hành phần nghĩa vụ dân sự trong các bản án, quyết định hình sự đã có hiệu lực của Tòa án nhân dân tại các cơ quan THADS TP.Hà Nội Chương 3: Phương hướng, giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thi hành phần nghĩa vụ dân sự trong các bản án, quyết định hình sự đã có hiệu lực của Tòa án nhân dân
  • 12. 6 Chương1 THI HÀNH NGHĨA VỤ DÂN SỰ TRONG CÁC BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH HÌNH SỰ ĐÃ CÓ HIỆU LỰC CỦA TÒA ÁN 1.1. Nghĩa vụ dân sự trong các bản án, quyết định hình sự 1.1.1. Khái niệm nghĩa vụ dân sự trong các bản án, quyết định hình sự Trước hết, nghĩa vụ dân sự được hiểu là một quan hệ pháp luật; theo đặc điểm của đối tượng và đặc điểm của phương pháp điều chỉnh của Bộ Luật dân sựhiện hành có thể nhận định: nghĩa vụ dân sự được hiểu là quan hệ pháp luật về tài sản và nhân thân của các chủ thể, theo đó chủ thể mang quyền có quyền yêu cầu chủ thể mang nghĩa vụ phải chuyển giao một tài sản, thực hiện một việc hoặc không được thực hiện một việc vì lợi ích của mình hay lợi ích của người thứ ba, phải bồi thường một thiệt hại về tài sản hoặc nhân thân do có hành vi gây thiệt hại, vi phạm lợi ích hợp pháp của các bên có quyền. Chủ thể mang nghĩa vụ dân sự có nghĩa vụ thực hiện quyền yêu cầu của chủ thể mang quyền. Tuy nhiên, nghĩa vụ dân sự trong Bản án, Quyết định hình sự của Tòa án là một phạm trù có tích chất đặc biệt bởi chủ thể mang nghĩa vụ dân sự phải thi hành phát xét của Tòa án có tính bắt buộc cao. Nghĩa vụ dân sự trong bản án, quyết định hình sự khác với các nghĩa vụ dân sự khác bởi đối tượng phải thi hành án phần nghĩa vụ dân sự trong bản án, quyết định hình sự đa phần là đang trong thời hạn chấp hành hình phạt tù hoặc án cải tạo không giam giữ và trong cùng một bản án tồn tại cùng một lúc hai nghĩa vụ phát sinh là nghiã vụ dân sự và nghĩa vụ hình sự được thực thi bởi hai cơ quan thi hành án độc lập. Xét về mặt pháp lý, Điều 30, Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 có quy định như sau :Việc giải quyết phần dân sự trong vụ án hình sự được tiến hành cùng với việc giải quyết vụ án hình sự. Trường hợp vụ án hình sự phải giải
  • 13. 7 quyết vấn đề bồi thường thiệt hại, bồi hoàn mà chưa có điều kiện chứng minh và không ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án hình sự thì vấn đề dân sự lúc này có thể tách ra để giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự. Như vậy,ta hiểu nghĩa vụ dân sự trong bản án, quyết định hình sự là phần trách nhiệm dân sự trong bản án hinh sự mà đối tượng thi hành án phải thi hành đối với khoản thu NSNN hoặc người được thi hành án bao gồm các khoản: án phí, bồi thường, các hình phạt bố sung. Và có thể thấy trong quá trình giải quyết các vụ án hình sự đã phát sinh nghĩa vụ dân sự của chủ thể. Đa phần khi Tòa án đưa ra phán quyết về các vụ án hình sự luôn kết hợp các nghĩa vụ dân sự trong đó. Các tội danh hình sự như Tàng tữ trái phép chất ma túy, Đánh bạc, Tổ chức đánh bạc, Giết người, Lạm dụng quyền hạn, Tham ô tài sản, nhận hối lộ tài sản… khi đưa ra xét xử ngoài các hình phạt chính như phạt tù, chung than, tử hình… đều kèm theo một hoặc nhiều hình phạt bổ sung khác về nghĩa vụ dân sự điển hình như là phạt tiền bổ sung, truy thu tiền sung công quy nhà nước đối với tội danh Đánh bạc, Tổ chức đánh bạc; bồi thường thiệt hại đối với tội giết người hay bồi thường một phần nghĩa vụ dân sự đối với người bị kết án tội tham ô tài sản, nhận hối lộ tài sản nhằm giảm án. Khi tòa án ra phán quyết cuối cùng trong thời gian 15 ngày kể từ ngày tuyên án bị án không có kháng cáo, bản án quyết định hình sự có hiệu lực thì chuyển giao cho cơ quan thi hành án hình sự thi hành phần nghĩa vụ hình sự và cơ quan thi hành án dân sự thi hành phần dân sự trong bản án, quyết định đó. 1.1.2. Vai trò, tác động và hiệu quả của việc tổ chức thi hành phần nghĩa vụ dân sự trong các bản án, quyết định hình sự đã có hiệu lực của Tòa án nhân dân đối với công tác thi hành án dân sự 1.1.2.1. Chức năng nhiệm vụ cơ quan thi hành án dân sự
  • 14. 8 Ngày 24/01/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ban hành Sắc lệnh số 13/SL, quy định về tổ chức các Tòa án và các ngạch Thẩm phán, trong đó, khoản 3, Điều 3 của Sắc lệnh quy định: Ban Tư pháp xã có quyền “Thi hành những mệnh lệnh của các Thẩm phán cấp trên”. Đây chính là văn bản pháp lý đầu tiên đánh dấu sự ra đời về tổ chức và hoạt động của các cơ quan Thi hành án dân sự trong chế độ mới; tiếp đó ngày 19/7/1946 Chủ tịch Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa ban hành Sắc lệnh số 130/SL quy định về thể thức thi hành mệnh lệnh hoặc bản án của Tòa án. Có thể nói, đây là văn bản của Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa quy định riêng về công tác thi hành án, thẩm quyền và thể thức thi hành bản án. Ngày 18 tháng 7 năm 1982, Bộ Tư pháp và Toà án nhân dân Tối cao đã ký Thông tư liên ngành số 472 về công tác quản lý thi hành án trong thời kỳ trước mắt, trong đó quy định: Tại các Toà án nhân dân cấp tỉnh có Phòng Thi hành án nằm trong cơ cấu bộ máy và biên chế của Toà án để giúp Chánh án chỉ đạo công tác thi hành án; tại các Toà án cấp huyện có Chấp hành viên hoặc cán bộ làm công tác thi hành án dưới sự chỉ đạo của Chánh án. Ngày 28 tháng 8 năm 1989, Pháp lệnh Thi hành án dân sự đầu tiên được ban hành, tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho việc tăng cường, hoàn thiện tổ chức và hoạt động thi hành án dân sự. Để tiếp tục củng cố và hoàn thiện về tổ chức, bộ máy và cơ sở pháp lý, tạo điều kiện thúc đẩy công tác thi hành án dân sự ngày càng hiệu quả, ngày 14/11/2008, Quốc hội khoá XII đã thông qua Luật Thi hành án dân sự năm 2008, văn bản có giá trị pháp lý cao nhất từ trước tới nay. Tiếp theo đó, ngày 09/9/2009, Chính phủ ban hành Nghị định số 74/2009/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự về cơ quan quản lý thi hành án dân sự, cơ quan Thi hành án dân sự và công chức làm công tác thi hành án dân sự. Theo đó, Hệ thống các cơ quan thi hành án dân sự được
  • 15. 9 xác định rõ hơn theo nguyên tắc quản lý tập trung, thống nhất theo ngành dọc từ Trung ương đến cấp huyện, với một vị thế mới, tương xứng với nhiệm vụ chính trị được giao và phù hợp với yêu cầu của cải cách tư pháp. Ngày 25 tháng 5 năm 2012, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 17/CT-TTg về việc triển khai công tác thi hành hành chính, trong đó giao Bộ Tư pháp Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan: Sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy, biên chế công chức, tăng cường cơ sở vật chất cho các cơ quan thi hành án dân sự bảo đảm triển khai thực hiện có hiệu quả công tác thi hành án hành chính. Để tiếp tục hoàn thiện thể chế về thi hành án dân sự, ngày 25 tháng 11 năm 2014 tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung Luật Thi hành án dân sự, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2015, ngày 20 tháng 7 năm 2015, Chính phủ ban hành Nghị định số 62/2015/NĐ-CP quy định chi tiết hướng dẫn thi hành Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Thi hành án dân sự, các văn bản này đã tạo hành lang pháp lý vững chắc cho công tác thi hành án dân sự, góp phần nâng cao hiệu quả công tác thi hành án dân sự trong thời gian tới. Theo quy định pháp luật hiện hành thì cơ quan Thi hành án dân sự là cơ quan trực tiếp thi hành phần nghĩa vụ dân sự trong bản án, quyết định của Tòa án. Khi thi hành, cơ quan đã gặp không ít bản án, quyết định thiếu sót, vi phạm được thể hiện ngay trong bản án, quyết định đó. Chính vì thế, để tạo điều kiện thuận cho cơ quan thi hành bản án, quyết định một cách nhanh chóng, đúng pháp luật thì Luật thi hành án dân sự đã quy định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan Thi hành án tại điều 14,15,16 Luật Thi hành án dân sự năm 2008 sửa đổi năm 2014, trong đó: Chức năng, nhiệm vụ của cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh bao gồm:
  • 16. 10 - Quản lý, chỉ đạo về thi hành án dân sự trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, bao gồm:Bảo đảm việc áp dụng thống nhất các quy định của pháp luật trong hoạt động thi hành án dân sự;Chỉ đạo hoạt động thi hành án dân sự đối với cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện; hướng dẫn nghiệp vụ thi hành án dân sự cho Chấp hành viên, công chức khác của cơ quan thi hành án dân sự trên địa bàn;Kiểm tra công tác thi hành án dân sự đối với cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện… - Trực tiếp tổ chức thi hành bản án, quyết định theo quy định tại Điều 35 của Luật này. - Lập hồ sơ đề nghị xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án dân sự; phối hợp với cơ quan Công an trong việc lập hồ sơ đề nghị xét miễn, giảm chấp hành hình phạt tù và đặc xá cho người có nghĩa vụ thi hành án dân sự đang chấp hành hình phạt tù. - Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án dân sự thuộc thẩm quyền theo quy định của Luật này. - Thực hiện quản lý công chức, cơ sở vật chất, kinh phí, phương tiện hoạt động của cơ quan thi hành án dân sự tại địa phương theo hướng dẫn, chỉ đạo của cơ quan quản lý thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp. - Giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp thực hiện trách nhiệm, quyền hạn theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 173 của Luật này. - Báo cáo công tác thi hành án dân sự trước Hội đồng nhân dân cùng cấp khi có yêu cầu. Chức năng, nhiệm vụ của cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện bao gồm: - Trực tiếp tổ chức thi hành các bản án, quyết định theo quy định tại Điều 35 của Luật này.
  • 17. 11 - Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án dân sự thuộc thẩm quyền theo quy địnhcủa Luật này. - Thực hiện quản lý công chức, cơ sở vật chất, kinh phí và phương tiện hoạt động được giao theo hướng dẫn, chỉ đạo của cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh. - Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo công tác tổ chức, hoạt động thi hành án theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh. - Lập hồ sơ đề nghị xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án dân sự. - Giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 174 của Luật này. - Báo cáo công tác thi hành án dân sự trước Hội đồng nhân dân khi có yêu cầu. Trình tự thủ tục thi hành án - Thụ lý thi hành án: tiếp nhận yêu cầu thi hành án, bản án, hồ sơ ủy thác; kiểm tra, xử lý yêu cầu thi hành án, bản án, hồ sơ ủy thác; ra quyết định thi hành án, phân công Chấp hành viên tổ chức thi hành án. - Tổ chức thi hành án: lập hồ sơ thi hành án; thông báo về thi hành án; xác minh điều kiện thi hành án; xác minh việc chưa có điều kiện thi hành án, công khai thông tin của người phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành án; tạm đình chỉ thi hành án , đình chỉ thi hành án, ủy thác thi hành án; miễn giảm nghĩa vụ thi hành án đối với khoản thu nộp ngân sách; kiến nghị, xem xét lại bản án, quyết định theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm; áp dụng biện pháp đảm bảo thi hành án; ra quyết định cưỡng chế thi hành án; tổ chức cưỡng chế thi hành án; thực hiện thẩm định giá tài sản; thược hiện bán đấu giá tài sản; tiêu hủy vật chứng, xử lý vật chứng, tài sản tạm giữ bị tuyên tịch thu, sung công quỹ; trả lại tiền, tài sản tạm giữ cho đương sự; thu tiền, thanh toán tiền
  • 18. 12 thi hành án, thu phí thi hành án; xác nhận kết quả thi hành án; rà soát hồ sơ thi hành án. - Thẩm tra, lưu trữ hồ sơ thi hành án: Thẩm tra hồ sơ thi hành án; lưu trữ hồ sơ thi hành án. 1.1.2.2. Vai trò, tác động và hiệu quả của việc tổ chức thi hành phần nghĩa vụ dân sự trong các bản án, quyết định hình sự Thứ nhất, đảm bảo cho công tác xét xử diễn ra đúng luật, hợp lí. Việc thi hành nghĩa vụ trong bản án quyết định dân sự chính là góp phần đảm bảo cho công tác xét xử,thi hành án diễn ra đúng trình tự, thủ tục pháp luật. Thực hiện điều này góp phần nâng cao pháp chế của nhà nước, đảm bảo trật tự pháp luật. Thứ hai, đem lại nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Thi hành nghĩa vụ dân sự trong các bản án, quyết định hình sự còn đem lại khoản thu lớn, góp phần làm tăng ngân sách nhà nước, tạo điều kiện mở rộng hoạt động thi hành án. Thi hành nghĩa vụ dân sự điều chỉnh hành vi, giúp cho chủ thể cư sử đúng luật, đi vào nề nếp, quy củ. Thứ ba, đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật, bảo vệ lợi ích hợp pháp của công dân. Thi hành nghĩa vụ dân sự có vị trí, ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ tính nghiêm minh của pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, thực thi công lý, xây dựng một xã hội trật tự, kỷ cương và ổn định. Hoạt động này không những góp phần trực tiếp, tích cực vào việc bảo vệ những quyền con người, quyền công dân mà còn góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội của đất nước và từng địa phương; cụ thể như góp phần tháo gỡ khó khăn, khơi thông, thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh thông qua hoạt động thu hồi nợ, giảm nợ xấu và mở rộng tín dụng, bảo vệ quyền chủ nợ và thu hồi nợ của các tổ chức tín dụng hay nâng cao an sinh xã
  • 19. 13 hội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động thông qua việc xử lý kịp thời những vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. 1.2. Pháp luật hiện hành về thi hành nghĩa vụ dân sự trong các bản án, quyết định hình sự đã có hiệu lực của tòa án nhân dân Tại điều 30 Bộ luật hình sự có nêu: Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước được quy định trong Bộ luật này, do Tòa án nhân dân quyết định áp dụng đối với người hoặc pháp nhân thương mại phạm tội nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người, pháp nhân thương mại đó. Như vậy việc thi hành phần dân sự trong Bản án, Quyết định hình sự là một trong những nội dung quan trọng của hoạt động thi hành án dân sự. Theo quy định tại Điều 1 “Phạm vi điều chỉnh” và mục 1 Chương V Luật Thi hành án dân sự năm 2008 sửa đổi, bổ sung năm 2014 (Luật THADS) thì những vụ việc dân sự phải thi hành án trong bản án, quyết định hình sự thuộc thẩm quyền của cơ quan THADS bao gồm: hình phạt tiền, tịch thu tài sản, truy thu tiền (truy nộp), tài sản thu lợi bất chính, xử lý vật chứng, tài sản, án phí và thi hành nghĩa vụ cấp dưỡng; bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm; bồi thường thiệt hại về tài sản… - Án phí hình sự: là án phí mà người bị xử phạt về hình sự phải nộp vào ngân sách nhà nước cho án sơ thẩm, án sơ thẩm đồng thời chung thẩm và án phúc thẩm cùng với việc xét xử về tội phạm, nếu còn xét xử về bồi thường thiệt hại, thì tòa án quyết định án phí theo số tiền bồi thường thiệt hại dựa vào mức quy định đối với những việc tranh chấp tài sản có giá trị trong án phí về dân sự. Nếu vụ án được kháng cáo mà toà phúc thẩm y án sơ thẩm thì người kháng cáo phải chịu án phí kháng cáo. Nếu tòa án phúc thẩm sửa hoặc huỷ án sơ thẩm thì ngườikháng cáo không phải chịu án phí phúc thẩm.Theo danh mục án phí, lệ phí Tòa án ban hành kèm theo Nghị quyết số
  • 20. 14 326/2016/UBTVQH14 ngày 30 tháng 12 năm 2016 quy đinh về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí, lệ phí Tòa án của Ủy ban thường vụ quốc hội thì mức án phí hình sự sơ thẩm và án phí hình sự phúc thẩm là 200.000 đồng/ bị cáo. - Phạt tiền: là hình phạt có tính chất kinh tế, nhằm vào tài sản của người phạm tội, buộc người phạm tội phải nộp một khoản tiền để sung quỹ nhà nước. Hình phạt tiền áp dụng với những tội ít nghiêm trọng, được áp dụng là hình phạt chính khi có điều luật quy định. Ngoài ra phạt tiền được áp dụng là hình phạt bổ sung khi không áp dụng là hình phạt chính.Xét về nội dung và giá trị các tác động của hình phạt, phạt tiền tước bỏ một số quyền lợi vật chất của người bị kết án, tác động đến kinh tế (tình hình tài sản) của họ, và thông qua đó đạt mục đích phòng ngừa riêng và phòng ngừa chung của hình phạt. Về bản chất, biện pháp phạt tiền trong hình sự và hành chính đều là sự tước bỏ khoản tiền nhất định của người bị kết án, người vi phạm để sung quỹ Nhà nước. Biện pháp phạt tiền là hình phạt chính trong pháp luật hành chính, có thể là hình phạt chính hoặc hình phạt bổ sung trong pháp luật hình sự. Tuy nhiên, có thể thấy sự khác biệt rõ nét giữa hình thức phạt tiền trong hình sự và hành chính nằm ở nguyên tắc và thủ tục áp dụng. Phạt tiền trong pháp luật hành chính có thể được thể hiện bằng biên bản hoặc không. Phạt tiền trong pháp luật hình sự thì buộc phải được thể hiện trong bản án. Mức phạt tiền trong hình sự được áp dụng theo mức độ nghiêm trọng của tội đã phạm, đồng thời có xét đến tình hình tài sản của người đã phạm tội, sự biến động của giá cả nhưng mức tối thiểu là một triệu đồng thể hiện tính nghiêm khắc của chế tài hình sự so với chế tài hành chính có mức phạt tiền tối thiểu thấp hơn nhiều. - Tịch thu, sung quỹ nhà nước được áp dụng đối với công cụ, phương tiện dùng vào việc thực hiện phạm tội, đây là những công cụ, phương tiện mà
  • 21. 15 người phạm tội đã sử dụng vào việc thực hiện tội phạm, như: dao, súng, xe máy được sử dụng để cướp tài sản; tiền được sử dụng để đánh bạc, đưa hối lộ,…Vật hoặc tiền có được do việc thực hiện tội phạm, như: xe máy, tiền có được do trộm cắp, cướp giật, lừa đảo, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt,… hoặc do mua bán, chuyển nhượng, trao đổi với người khác, mang đi cầm xe máy trộm cắp được, gán nợ, tặng cho,…Vật thuộc loại Nhà nước cấm sản xuất, tang trữ, vận chuyển, mua bán, lưu hành, như: vũ khí quân dụng, pháo nổ, ma túy, chất phóng xạ, chất nổ, văn hóa phẩm đồi trụy,… Đây là những vật mà người phạm tội sử dụng làm công cụ, phương tiện phạm tội hoặc là đối tượng của việc thực hiện tội phạm. Vật chứng là công cụ, phương tiện phạm tội, vật cấm lưu hành, là tiền hoặc tài sản do phạm tội mà có thì bị tịch thu sung quỹ Nhà nước. Tuy nhiên, nếu vật không còn giá trị sử dụng, vật cấm lưu hành là các chất ma túy, văn hóa phẩm đồi trụy thì tuyên tịch thu nhưng không sung quỹ Nhà nước mà tịch thu tiêu hủy theo quy định. - Tịch thu tài sản: là tước một phần hoặc toàn bộ tài sản thuộc sở hữu của người bị kết án để nộp vào ngân sách nhà nước.Theo điều 45 Bộ luật hình sự có nêu: Tịch thu tài sản chỉ được áp dụng đối với người bị kết án về tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng xâm phạm đến an ninh quốc gia, tội phạm về ma túy, tham nhũng hoặc tội phạm khác do Bộ luật này quy định. Khi tịch thu toàn bộ tài sản vẫn để cho người bị kết án và gia đình họ có điều kiện để sinh sống. Ví dụ: Vụ án đường dây ma túy Vũ Xuân Trường được phát hiện ở thời điểm năm 1996 và đã từng gây chấn động dư luận cả nước. Có 34 đối tượng tham gia mua bán, vận chuyển hơn 400kg heroin. TAND TP Hà Nội thời điểm ấy đã tuyên phạt 8 án tử hình và 7 án chung thân trong vụ án này.Là "đệ tử" trung thành của Vũ Xuân Trường, bản án đã tuyên Đào Xuân Xe mức án tử hình, ngôi nhà số 184 Khâm Thiên của Xe bị tịch thu sung công quỹ Nhà
  • 22. 16 nước và đã được bàn giao lại cho Sở Tài chính - Vật giá quản lý theo đúng luật định. Hiện nay, ngôi nhà số 184 Khâm Thiên là trụ sở của cơ quan Thi hành án dân sự quận Đống Đa. - Truy nộp: là khoản tiền nộp thêm của người phạm tội mà đáng lẽ phải nộp trước đó để sung quỹ Nhà nước. Biện pháp truy nộp (truy thu tiền) thường là hình phạt bổ sung đối với các tội danh như đánh bạc, tổ chức đánh bạc, môi giới mại dâm... - Bồi thường thiệt hại: là hình thức trách nhiệm dân sự nhằm buộc bên có hành vi gây thiệt hại phải khắc phục hậu quả bằng cách đền bù các tổn thất về vật chất và tổn thất về tinh thần cho bên bị thiệt hại. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất là trách nhiệm bù đắp tổn thất về vật chất thực tế, được tính thành tiền do bên vi phạm nghĩa vụ gây ra, bao gồm tổn thất về tài sản, chi phí để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất, bị giảm sút. 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả tổ chức thi hành phần nghĩa vụ dân sự trong các bản án, quyết định hình sự của Tòa án 1.3.1. Pháp luật và thể chế Pháp luật và thể chế là yếu tố hàng đầu ảnh hưởng đến công tác thi hành NVDS trong bản án, quyết định hình sự. Pháp luật tạo cơ sở, nền tảng pháp lý vững chắc cho hoạt động thi hành án triển khai trên thực tế, ban hành các quy định về nội dung, trình tực, thủ tục cùng các chế tài nhằm tạo sức răn đe, xử lý nghiêm mọi hành vi vi phạm. Bên cạnh đó, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước tạo điều kiện cho hoạt động thi hành NVDS đạt hiệu quả. Ngày nay, đường lối, chủ trương của Đảng gắn với sự nghiệp CNH-HDH đất nước, tập trung đổi mới, phát triển nền kinh tế đã tạo thuận lợi hơn cho thi hành NVDS, đảm
  • 23. 17 bảo cho công tác thi hành án dân sự nói chung bền vững và đem lại hiệu quả cao hơn trên thực tế. 1.3.2. Hiệu quả của các hoạt động tố tụng Các hoạt động tố tụng trong THADS ảnh hưởng lớn đến hiệu quả công tác thi hành NVDS trong bản án, quyết định hình sự. Cụ thể, hoạt động tố tụng diễn ra giúp cho thi hành NVDS được thực hiện đầy đủ, đúng hạn và quy củ, tránh trường hợp chây ì hay trốn tránh nghĩa vụ, trách nhiệm. Sự phối hợp của các cơ quan trong hoạt động tố tụng là cơ sở giúp cho hoạt động thi hành án diễn ra đồng bộ, nhịp nhàng, có hiệu quả vì có sự tương tác, hỗ trợ lẫn nhau. 1.3.3. Tổ chức bộ máy các cơ quan thi hành án dân sự Tổ chức bộ máy cơ qaun THADS càng tinh gọn, đơn giản thì công tác thi hành NVDS càng đạt được hiệu quả tích cực. Ngược lại, bộ máy rườm rà, cồng kềnh sẽ là yếu tố kìm hãm chất lượng công tác thi hành NVDS, khiến cho hoạt động thi hành NVDS rời rạc, thiếu tính liên kết, thậm chí mang lại kết quả tiêu cực. Trong xu thế hiện nay, các cơ quan nhà nước nói chung và cơ quan THADS nói riêng thực hiện tinh giản biên chế, đơn giản hóa bộ máy, tăng cường hiệu lực, hiệu quả, giảm bớt sự cồng kềnh sẽ là yếu tố tiên phong giúp cho thi hành NVDS trong bản án, quyết định hình sự ngày một nâng cao cả về lượng cũng như về chất. Tinh giản biên chế giúp giảm tải trình tự, thủ tục trở nên đơn giản hơn, tránh những sai sót không đáng có, nâng cao hiệu lực bộ máy nhà nước. 1.3.4. Năng lực của chấp hành viên Trong thời gian gần đây, công tác thi hành án dân sự (THADS) ngày càng được Đảng và Nhà nước quan tâm. Đội ngũ chấp hành viên (CHV) được tăng cường về số lượng và cả chất lượng. Tuy nhiên, đến nay, THADS vẫn là
  • 24. 18 một vấn đề bức xúc trong lĩnh vực tư pháp bởi lượng án tồn đọng chưa được thi hành còn nhiều, số lượng đơn thư khiếu nại vượt cấp còn lớn. Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân, nhưng một trong những nguyên nhân cơ bản là do năng lực của CHV trong THADS còn hạn chế. Bởi vậy, trong tiến trình cải cách tư pháp hiện nay, nâng cao năng lực của CHV trong THADS, giúp họ hoàn thành tốt nhiệm vụ, đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra là một vấn đề rất đáng quan tâm.Năng lực chấp hành viên ảnh hưởng không nhỏ đến công tác thi hành NVDS. CHV càng giỏi, chuyên môn cao thì hoạt động thi hành NVDS càng hiệu quả, chuẩn xác, ngược lại, CHV yếu kém về chuyên môn,trình độ là yếu tố cản trở công tác thi hành án, gây ra những sai sót, bất cập lớn. Năng lực của CHV trong THADS là tổ hợp những khả năng tạo nên năng lực tư duy lý luận và năng lực hoạt động thực tiễn của người CHV, giúp họ thực thi pháp luật đúng đắn và đạt được kết quả cao trong việc tổ chức thi hành các bản án, quyết định của tòa án và các bản án, quyết định khác theo quy định của pháp luật. Cũng như bất kỳ cán bộ, công chức nào trong bộ máy nhà nước, để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, CHV THADS cũng phải có năng lực nhất định. Với trách nhiệm là người được Nhà nước trao quyền tổ chức THA và do tính chất công việc, năng lực của CHV trong THADS được cấu thành bởi tổ hợp những khả năng như: khả năng nhận thức, khả năng áp dụng pháp luật, khả năng làm việc độc lập, tính quyết đoán cao, khả năng kiềm chế và kiên nhẫn, khả năng làm việc với nhiều người và khả năng sáng tạo, khả năng kiểm tra và tổng kết kinh nghiệm thực tiễn… Tất cả những khả năng đó tạo nên hai yếu tố mà mỗi CHV cần phải có khi tổ chức THA là năng lực tư duy lý luận và năng lực tổ chức hoạt động thực tiễn. Đây cũng là những yếu tố quan trọng nhất tạo nên tài năng của mỗi CHV, làm cho CHV này khác CHV kia.
  • 25. 19 Khi tổ chức THA, CHV phải thường xuyên giao tiếp, làm việc với rất nhiều cá nhân, tổ chức như người được THA, người phải THA, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tới việc THA, các cơ quan, tổ chức, đoàn thể nhân dân có nhiệm vụ phối hợp trong việc THA. Vì vậy, CHV phải có khả năng giao tiếp xã hội, làm việc với tập thể, với nhiều người. Đó là khả năng hiểu biết con người, nhận biết được khả năng của người khác và có thể khai thác được lợi thế của họ cho yêu cầu nhiệm vụ của mình; biết xây dựng mối quan hệ, biết cách làm việc với từng tập thể, từng con người, ứng xử đúng mực với từng mối quan hệ; biết “đối nhân xử thế”. Đồng thời, biết học tập, tiếp thu, vận dụng những cái hay, cái tốt của người khác cho sự hoàn thiện của chính mình và đặc biệt là phải biết cách xử lý khéo léo nhưng đúng pháp luật những mối quan hệ phức tạp, tế nhị. Nhờ năng lực giao tiếp, làm việc mà CHV có thể nắm bắt được diễn biến tâm lý, nguyện vọng, dự đoán được hành vi sắp xảy ra của các đương sự để có những biện pháp THA phù hợp. Có nhiều vụ việc, qua nghệ thuật giao tiếp của CHV mà người phải THA đang từ chống đối việc THA chuyển sang tự nguyện THA. Cũng nhờ năng lực giao tiếp xã hội, làm việc với tập thể, với nhiều người mà CHV có thể thuyết phục và lôi cuốn, thu hút được mọi người tham gia vào công việc chung, nhất là đối với các cơ quan, tổ chức, đoàn thể nhân dân có nhiệm vụ phối hợp trong việc THA. Do phải chịu trách nhiệm cá nhân về kết quả THA của mình và do tính phức tạp của công tác THA, CHV phải có khả năng làm việc độc lập, có tính quyết đoán. CHV chủ động trong công việc, có thể tự hoạch định chương trình và trù tính kế hoạch hành động cho mình để thực hiện mục tiêu đã định mà không trông chờ hay ỷ lại vào người khác. Để có khả năng đó, CHV không chỉ lao động bền bỉ, cần mẫn tìm tòi, học hỏi với tinh thần trách nhiệm cao, có kỷ luật tự giác mà còn phải say mê, năng động và tâm huyết với nghề
  • 26. 20 nghiệp. Tính quyết đoán là khả năng phán đoán chính xác tình hình, đưa ra được quyết định nhanh chóng, dứt khoát nhiều khi là ngay lập tức khi có những tình huống bất ngờ, cấp bách phát sinh không cho phép chờ đợi để phân tích dữ kiện cũng như không đủ dữ kiện cần thiết để phân tích nhằm kịp thời xử lý tình huống (thường gặp trong khi tổ chức cưỡng chế THA), hoặc trong trường hợp tập thể và các cá nhân còn nhiều bất đồng về con đường, biện pháp và hình thức tổ chức thực hiện. Tính quyết đoán là sản phẩm của tính kiên quyết, tính chủ động, sự thận trọng và niềm tin nội tâm nghề nghiệp dựa trên khả năng nhận biết trước được sự vận động của thực tiễn, biết lắng nghe và sự tinh thông nghề nghiệp. Nó khác hẳn với bệnh hách dịch, cửa quyền, phiêu lưu, liều lĩnh. Nhờ có tính quyết đoán, CHV dám chịu trách nhiệm về quyết định của mình, không đùn đẩy, thoái thác trách nhiệm, không sợ va chạm. Các vụ việc mà CHV phải tổ chức thi hành rất đa dạng, phức tạp… nên không thể dập khuôn máy móc những biện pháp đã áp dụng ở vụ việc này vào việc giải quyết vụ việc khác. Vì vậy, thông qua quá trình suy lý, lập luận chân thực, CHV phải tìm ra cách làm mới, biện pháp mới để giải quyết các vụ việc khác nhau trên cơ sở quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, CHV phải có khả năng kiểm tra các đương sự, các cơ quan, tổ chức, cá nhân và tự kiểm tra lại quá trình tác nghiệp của mình trong việc thực hiện pháp luật về THA để kịp thời điều chỉnh những sai lệch, vi phạm pháp luật. Đồng thời, CHV phải có khả năng tổng kết, đánh giá hiệu quả việc thực hiện nhiệm vụ của mình, rút ra những kinh nghiệm thực tiễn có giá trị để vận dụng vào việc giải quyết những vụ việc tiếp theo.Tuy nhiên, để năng lực của CHV phát huy được tốt trong thực tế, thì cần có những yếu tố bảo đảm trong THADS như: một nền chính trị - xã hội ổn định; hệ thống pháp luật chất lượng cao, phù hợp với cuộc sống và mức lương CHV được hưởng phải tương xứng với công sức họ bỏ ra. Khi
  • 27. 21 có đầy đủ các bảo đảm trên, CHV sẽ thể hiện và phát huy tốt năng lực của mình trong công việc. 1.3.5. Nhận thức về nghĩa vụ tôn trọng phán quyết của Tòa án Ý thức pháp luật là tổng thể những học thuyết, quan điểm thịnh hành trong xã hội thể hiện mối quan hệ của con người đối với pháp luật và sự đánh giá về tính hợp pháp hay không hợp pháp đối với các hành vi pháp lý thực tiễn.Ý thứ pháp luật trong xã hội là bàn đạp, cơ sở để hoạt động thi hành NVDS đạt hiệu quả. Ý thức pháp luật phản ánh người dân có ý thức tham gia, chấp hành pháp luật hay không, cư xử như thế nào, mặt tích cực - tiêu cực ra sao…Ý thức pháp luật là một trong những nhân tố có ảnh hưởng vô cùng sâu sắc tới việc thực hiện pháp luật. Phân tích ảnh hưởng của ý thức pháp luật đối với việc thực hiện pháp luật có thể rút ra những biện pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật từ việc củng cố, bồi dưỡng ý thức pháp luật của cá nhân mỗi người dân cũng như cộng đồng xã hội. Trên bình diện cá nhân, ý thức pháp luật thể hiện sự hiểu biết pháp luật cũng như ý chí, xúc cảm, tình cảm, thái độ của mỗi con người đối với pháp luật và những hiện tượng pháp lí. Ý thức pháp luật cá nhân được hình thành và phát triển trong môi trường sống của họ, qua sự giáo dục của gia đình và trường lớp, giao tiếp hằng ngày, phương tiện truyền thông và các quan hệ pháp luật mà họ tham gia.Ý thức pháp luật xã hội là những quan điểm, thái độvề pháp luật và hiện tượng pháp lí chung nhất của toàn xã hội. Nó không chỉ bao gồm sự đánh giá, tình cảm với pháp luật hiện hành mà bao gồm cả pháp luật đã qua và những gì pháp luật cần có.Ý thức pháp luật xã hội cũng không chỉ gồm những hiểu biết, thái độ về pháp luật của một nhà nước nhất định mà về pháp luật với tư cách là hiện tượng của đời sống xã hội, cũng như về pháp luật của các nước trên thế giới.
  • 28. 22 Chỉ khi con người nắm chắc những qui định của pháp luật và hiểu rõ mục đích, ý nghĩa của những qui định đó, họ mới kiềm chế không làm những điều mà pháp luật cấm, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ pháp lí của mình và những quyền mà mình được trao. Các nhà chức trách cũng phải hiểu rộng và sâu về pháp luật mới có thể áp dụng pháp luật một cách chính xác và hiệu quả. Trong nhiều trường hợp, người dân không chấp hành hay thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật là do họ không hiểu được cơ sở, tư tưởng của pháp luật hoặc thực hiện pháp luật một cách máy móc, gần như chỉ đối phó. Đó là do họ chưa nhận thức được tính đúng đắn sau mỗi điều luật, không hiểu được ý nghĩa thực sự của nó. Người dân ngày càng quan tâm hơn đến pháp luật và càng hiểu được giá trị của pháp luật trong đời sống xã hội. Khi cuộc sống người dân ngày càng nâng cao thì nhu cầu cần được pháp luật bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình cũng từ đó mà tăng lên. Song bên cạnh đó cũng có không ít những hành vi phạm tội dã man. Điển hình là ở giới trẻ hiện nay, họ có học thức, họ nhận thức được nhưng tình trạng vi phạm thì tương đối lớn. Những vụ giết người cướp của rất dã man, hay là đánh bạn theo kiểu “xã hội đen”… Nhìn chung, tâm lí pháp luật của người dân cũng như cán bộ, nhà chức trách ở Việt Nam hiện nay vẫn chưa cao. Mọi người vẫn chưa thực sự coi “sống và làm việc theo pháp luật” như kim chỉ nam cho mọi hành vi, hoạt động của mình. Tiểu kết chương Tóm lại, chương 1 đã đưa ra hệ thống cơ sở lý luận làm nền tảng cho việc phân tích ở chương 2: Lịch sử hình thành cơ quan THADS, chứuc năng nhiệm vụ, vai trò và hiệu quả của việc tổ chức thi hành phần nghĩa vụ dân sự trong các bản án, quyết định hình sự, các yếu tổ ảnh hưởng đến hiệu quả tổ chức thi hành… Những cơ sở này tạo điều kiện cho việc đi sâu phân tích thực trạng thi hành nghĩa vụ dân sự ở chương 2 đúng - trúng - hiệu quả.
  • 29. 23 Chương 2 THỰC TRẠNG THI HÀNH NGHĨA VỤ DÂN SỰ TRONG CÁC BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH HÌNH SỰ ĐÃ CÓ HIỆU LỰC CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN TẠI CÁC CƠ QUAN THI HÀNH ÁN DÂN SỰ THÀNH PHỐ HÀ NỘI 2.1. Vài nét về tổ chức và hoạt động của các cơ quan thi hành án dân sự thành phố Hà Nội 2.1.1. Cơ cấu tổ chức cơ quan thi hành án dân sự thành phố Hà Nội Cơ quan Thi hành án dân sự được tổ chức thành hệ thống dọc từ Trung ương đến địa phương, bảo đảm nguyên tắc tập trung thống nhất. Cục Thi hành án dân sự Hà Nội là cơ quan trực thuộc Tổng cục Thi hành án dân sự -Bộ Tư pháp, thực hiện nhiệm vụ thi hành án dân sự theo quy định của pháp luật, quản lý công tác tổ chức cán bộ, cơ sở vật chất, kinh phí, phương tiện hoạt động của các cơ quan thi hành án dân sự trên địa bàn thành phố Hà Nội. Cục Thi hành án dân sự thành phố Hà Nội chịu sự chỉ đạo của UBND thành phố Hà Nội, có tư cách pháp nhân, con dấu hình Quốc huy, tài khoản riêng. Cục Thi hành án dân sự bao gồm lãnh đạo Cục và các phòng ban chuyên môn bao gồm: Phòng Nghiệp vụ và tổ chức thi hành án, phòng giải quyết khiếu nại và tố cáo, phòng tổ chức cán bộ, phòng kế hoạch tào chính, văn phòng. 2.1.2. Hoạt động của các cơ quan thi hành án dân sự thành phố Hà Nội Trong thời gian qua, hoạt động của các cơ quan THADS trên địa bàn thủ đô Hà Nội đã có sự phát triển cả về quy mô và chất lượng hoạt động. Các quy định về trình tự, thủ tục thi hành án được hoàn thiện theo các yêu cầu cải cách hành chính, cải cách tư pháp nhằm góp phần tạo chuyển biến cơ bản
  • 30. 24 trong công tác thi hành án dân sự trên địa bàn thành phố Hà Nội, khắc phục tình trạng tồn đọng án kéo dài. Theo thống kê của Tổng cục Thi hành án dân sự,kết quả THADS của các cơ quan THADS thành phố Hà Nội trong 8 tháng đầu năm 2019: + Về việc: tổng số thụ lý là 43.290 việc, chiếm 5,65% số việc so với toàn quốc xếp thứ 02/63. Thi hành xong về việc đạt tỉ lệ 56,48%so với tổng số vệc có điều kiện thi hành (giảm 1,45% so với cùng kỳ năm 2018), còn thiếu trên 16,52% so với chỉ tiêu của Tổng cục giao là trên 73,00%. Kết quả về việc, Cục THADS tp Hà Nội xếp thứ 45/63 tỉnh, thành phố. + Về tiền: tổng số thụ lý là 38.874 tỷ 571 triệu 433 nghìn đồng, chiếm 16,07% số tiền thụ lý của toàn quốc, xếp thứ 02/63. Thi hành xong về tiền đạt tỉ lệ 10,17%so với tổng số tiền có điều kiện thi hành (giảm 0,43% so với cùng kỳ năm 2018), còn thiếu trên 23,33% so với chỉ tiêu của Tổng cục giao là trên 33,50% Đối với các vụ án hình sự tham nhũng, kinh tế có giá trị tài sản thu hồi cho nhà nước lớn, điển hình là các vụ Châu Thị Nga, Hà Văn Thắm, Hứa Thị Phấn, Giang Kim Đạt, Phạm Bích Lương, Trần Quốc Đông... Việc thu hồi tiền, tài sản trong các vụ việc này đạt kết quả thấp (tỉ lệ thực thu trên tổng giá trị phải thi hành), nguyên nhân: hầu hết đối tượng phải thi hành án không có điều kiện thi hành, xác minh không có tài sản, phải chấp hành án phạt tù dài hạn; một số trường hợp hiện đang trong quá trình điều tra vụ án khác. Kết quả 6 tháng năm 2019 toàn thành phố: Tổng số việc thụ lý 213 việc, tương ứng với số tiền phải thi hành 9.619 tỷ 958 triệu 551 nghìn đồng; đã thi hành xong 53 việc (đạt 24,88%), tương ứng với 131 tỷ 798 triệu 811 nghìn đồng (đạt 1,37%) ; còn phải thi hành 160 việc, tương ứng với 9.485 tỷ 951 triệu 354 nghìn đồng. Cụ thể: - Kết quả thi hành các vụ án hình sự về tham nhũng:
  • 31. 25 Tổng số thụ lý 80 việc, tương ứng với 9.431 tỷ 226 triệu 069 nghìn đồng; tổng số phải thi hành 80 việc tương ứng với 9.429 tỷ 017 triệu 683 nghìn đồng; số có điều kiện thi hành 70 việc (chiếm 87,50% trong tổng số việc phải thi hành) tương ứng với 7.392 tỷ 803 triệu 018 nghìn đồng (chiếm 78,40% trong tổng số tiền phải thi hành). Đã thi hành xong 22/70 việc (đạt tỉ lệ 31,42%), tương ứng với 126 tỷ 974 triệu 566 nghìn đồng (đạt tỉ lệ 1,72%); chuyển kỳ sau 58 việc, tương ứng với 9.302 tỷ 043 triệu 117 nghìn đồng. - Kết quả thi hành các vụ án hình sự về kinh tế: Tổng số thụ lý 133 việc, tương ứng với 188 tỷ 732 triệu 482 nghìn đồng; tổng số phải thi hành 133 việc tương ứng với 188 tỷ 732 triệu 482 nghìn đồng; số có điều kiện thi hành 125 việc (chiếm 93,98% trong tổng số việc phải thi hành) tương ứng với 151 tỷ 076 triệu 752 nghìn đồng (chiếm 80,04% trong tổng số tiền phải thi hành). Đã thi hành xong 31/133 việc (đạt tỉ lệ 23,31%), tương ứng với 4 tỷ 824 triệu 245 nghìn đồng (đạt tỉ lệ 3,19%); chuyển kỳ sau 102 việc, tương ứng với 183 tỷ 908 triệu 237 nghìn đồng. Về tổ chức bộ máy, các cơ quan THADS trên địa bàn đã được kiện toàn, sắp xếp hợp lý và hoạt động hiệu quả. Toàn thành phố đã thực hiện 517/527 chỉ tiêu được giao. Năm 2019, Cục THADS đã điều chỉnh biên chế của một số đơn vị có khó khăn về nhân sự và thực hiện công tác tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch đúng trọng tâm, trọng điểm; đã thực hiện luân chuyển, bổ nhiệm, điều động, biệt phái cán bộ công chức theo đúng quy định đảm bảo hiệu quả công tác. Biên chế đã thực hiện 496/505 (thiếu 09 biên chế: 01 cấp tỉnh, 08 cấp huyện). Đội ngũ lãnh đạo các cơ quan THADS trên địa bàn Thành phố cơ bản được kiện toàn (hiện chưa có Chánh Văn phòng, đang giao 01 Phó Chánh Văn phòng phụ trách); Các chức danh chuyên môn được bổ nhiệm đủ điều kiện, tiêu chuẩn, năng lực thực hiện nhiệm vụ.
  • 32. 26 Bên cạnh đó, các cơ quan THADS đã triển khai tổ chức thực hiện nghiêm túc Quy trình hướng dẫn nghiệp vụ góp phần quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả công tác THADS, nhất là trong công tác chỉ đạo giải quyết dứt điểm đối với những vụ việc phức tạp; có những vụ việc phức tạp, kéo dài nhiều năm đã được giải quyết dứt điểm như vụ Châu Thị Nga, Hà Văn Thắm, Hứa Thị Phấn, Giang Kim Đạt, Phạm Bích Lương, Trần Quốc Đông, Vinalines (Dương Chí Dũng, Bùi Thị Bích Loan,Mai Văn Phúc trong vụ án đa số là không còn tài sản, chưa có điều kiện thi hành án); vụ Phan Thị Bích Lương - Agribank (tổng số phải thi hành trên 2.500 tỷ đồng, nhưng chưa có điều kiện thi hành là trên 2.000 tỷ đồng).Các vụ việc có giá trị phải thi hành lớn thường xuyên bị kéo dài, khó xác định quyền sở hữu tài sản, xác minh không có tài sản hoặc việc kê biên, bán đấu giá, xử lý tài sản sản của người phải thi hành án cũng gặp nhiều khó khăn. Đối với việc kê biên xử lý tài sản là vốn góp, cổ phần, cổ phiếu của cá nhân, tổ chức phải thi hành án hiện chưa có văn bản hướng dẫn chi tiết, chưa quy định rõ đơn vị thẩm định giá tài sản của doanh nghiệp, giá trị còn lại của doanh nghiệp và giá trị phần vốn góp của người phải thi hành án, trình tự thủ tục bán... Hoạt động THADS không chỉ đóng vai trò quan trọng trong hoạt động tư pháp, làm cho bản án, quyết định của tòa án được chấp hành, góp phần bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Vì vậy, để công tác THADS đạt hiệu quả, thời gian tới, Cục THADS thành phố Hà Nội sẽ tăng cường xác minh, phân loại án, xây dựng kế hoạch từng tháng. Trong đó thực hiện đầy đủ, kịp thời, chặt chẽ các thủ tục về thi hành án và các nội dung chỉ đạo, hướng dẫn chính là biện pháp tích cực nhất góp phần làm giảm thiểu sự phát sinh các vụ việc có khó khăn, vướng mắc, phức tạp, kéo dài, nâng cao hiệu quả công tác hướng dẫn nghiệp vụ thi hành án.
  • 33. 27 Việc tổ chức thi hành án những năm gần đây đạt kết quả tích cực. các vụ việc thi hành án được giải quyết triệt để, nhanh chóng, áp dụng đúng luật, ít xảy ra sai sót.Hầu như các vụ việc được giiar quyết chính xác, bảo vệ quyền lợi chính đáng của đương sự, góp phần thi hành pháp luật có hiệu quả.Việc thực hiện tốt Quy chế phối hợp với các cơ quan như: công an, viện kiểm sát, tòa án và đơn vị khác của thành phố trong thời gian qua cơ bản đã khắc phục và hạn chế những sai sót trong việc ban hành bản án, quyết định của Tòa án; hỗ trợ cơ quan thi hành án thi hành được những vụ án phức tạp, khó thi hành. Nhiều địa phương tỷ lệ thi hành án dân sự vượt chỉ tiêu, đạt hiệu quả cao hơn so với năm trước. Là một trong các địa phương thực hiện thí điểm thừa phát lại, năm 2015, các văn phòng thừa phát Hà Nội lại đã tống đạt gần 13 ngàn văn bản, xác minh 85 việc THA; tổ chức THA 15 việc... Các mặt công tác khác như hướng dẫn nghiệp vụ, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp dân, đôn đốc THA hành chính, đầu tư cơ sở vật chất, công tác phối hợp đạt nhiều kết quả tích cực.Theo đánh giá trong nhiệm kỳ qua (2011 - 2015), kết quả thi hành án xong về việc, về tiền năm sau cao hơn năm trước và ngày càng thực chất, bền vững. So với năm đầu nhiệm kỳ 2011, số thi hành xong của năm 2015 tăng 2.618 việc = 12% và tăng 4.385 tỷ đồng = 551%. Kết quả phân loại hồ sơ thi hành án có điều kiện và chưa có điều kiện giải quyết ngày càng bảo đảm chính xác hơn thông qua các quy định đề cao trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan thi hành án, Chấp hành viên trong việc xác minh, phân loại hồ sơ thi hành án và các quy định cụ thể, chặt chẽ về các trường hợp chưa có điều kiện thi hành án.Tình trạng chậm trễ ra quyết định thi hành án được chấn chỉnh, khắc phục; kết quả thu cho ngân sách Nhà nước, kết quả thi hành án đối với phần trách nhiệm dân sự của người phải thi hành án đang chấp hành án tại các
  • 34. 28 trại giam, trại tạm giam, việc xét miễn giảm thi hành án... tiếp tục có tiến bộ so với các năm trước. 2.2. Thực tiễn thi hành nghĩa vụ dân sự trong các bản án, quyết định hình sự đã có hiệu lực của Tòa án nhân dân tại các cơ quan thi hành án dân sự thành phố Hà Nội 2.2.1. Tình hình tổ chức thi hành nghĩa vụ dân sự trong các bản án, quyết định hình sự đã có hiệu lực của Tòa án Thực tế hiện nay, hiệu quả thi hành phần dân sự trong các bản án, quyết định hình sự đạt được là chưa cao, đặc biệt là kết quả thu hồi tài sản trong các vụ án kinh tế, tham nhũng, lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Theo báo cáo tổng kết số 2052/TCTHADS-NV2 ngày 26/9/2012 của Tổng Cục thi hành án dân sự tổng kết thực tiễn áp dụng Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 trong đó có nêu số lượng và tiền thi hành án dân sự trong các vụ án hình sự từ 1/7/2016 đến thời điểm 30/6/2018 là 1.828.263 việc, 48.902.667.840.000 đồng; trong đó, số việc và tiền đã thi hành xong là 782.813 việc, 7.252.923.966.000 đồng; số việc và tiền còn tồn đọng, chưa thi hành là 1.045.450 việc, 41.649.743.874.000 đồng. Số việc và tiền phải thi hành có xu hướng tăng lên theo từng năm; tỉ lệ việc và tiền tồn đọng cao (57,18% về việc và 85,17% về tiền). Bảng 2.1: Kết quả thi hành thi hành nghĩa vụ dân sự trong bản án và quyết định hình sự trên địa bàn Hà Nội(về số việc) Đơn vị tính: Việc Năm Số việc phải thi hành Số việc đã thi hành Số việc còn tồn 2016 5.355 2.328 3.027 2017 6.012 3.004 3.008 2018 6.328 5.094 1.234 (Nguồn: Tổng cục thi hành án dân sự)
  • 35. 29 Bảng 2.2: Kết quả thi hành thi hành nghĩa vụ dân sự trong bản án và quyết định hình sự (về tiền) Đơn vị tính: 1000 đồng Năm Số tiền phải thi hành Số tiền đã thi hành Số tiền còn tồn 2016 22.320.029 10.006.010 12.314.019 2017 29.500.000 14.003.889 15.496.111 2018 32.895.114 20.015.000 12.880.114 (Nguồn: Vụ thống kê tổng hợp - Tòa án nhân dân Tối cao) Qua 2 bảng trên ta thấy số việc thi hành và số tiền thi hành đều tăng qua các năm, lượng án và tiền tồn đọng khá lớn cho thấy việc thi hành nghĩa vụ dân sự trong bản án, quyết định hình sự chưa được chú trọng, siết chặt quản lý. Số án khá cao cho thấy tình hình phạm tội gia tăng,thi hành nghĩa vụ dân sự ngày một nhiều. Sau đây ta sẽ xem xét bảng sau: Bảng 2.3: Kết quả thi hành thi hành nghĩa vụ dân sự trong bản án và quyết định hình sự (về số việc) Đơn vị tính: Việc Năm Số việc phải thi hành Số việc đã thi hành Số việc còn tồn tại 2017 210.204 (Trong đó số việc năm trước chuyển sang là 91.571 việc và số việc thụ lý mới là 118.633 việc) 100.287 109.917 6 tháng đầu năm 2018 166.515 (Trong đó số việc năm trước chuyển sang là 89.346 việc và số việc thụ lý mới là 77.169 việc) 56.482 110.03 (Nguồn: Vụ thống kê tổng hợp - Tòa án nhân dân Tối cao)
  • 36. 30 Bảng 2.4: Kết quả thi hành thi hành nghĩa vụ dân sự trong bản án và quyết định hình sự (về tiền) Đơn vị tính: 1000 đồng Năm Số tiền phải thi hành Số tiền đã thi hành Số tiền còn tồn 2017 8.225.225.399 (Trong đó số tiền năm trước chuyển sang là 6.511.944.908 đồng và số tiền thụ lý mới là 1.713.280.490 đồng) 1.215.636.145 7.009.589.25 4 6 tháng đầu năm 2018 9.622.964.989 (Trong đó số tiền năm trước chuyển sang là 5.963.937.995 đồng và số tiền thụ lý mới là 3.659.026.993 đồng) 1.801.928.880 7.821.036.10 8 (Nguồn: Vụ thống kê tổng hợp - Tòa án nhân dân Tối cao) Qua số liệu của hai năm gần đây, so sánh năm 2017 và sáu tháng đầu năm 2018 cho thấy số việc và tiền tồn của năm trước chuyển sang năm sau đều tăng thể hiện các việc thi hành về nghĩa vụ dân sự trong bản án, quyết định hình sự tăng về số lượng cũng như giá trị phải thi hành. Điều này cũng phần nào thể hiện các hình phạt tiền, tịch thu tài sản và các quyết định dân sự khác trong bản án, quyết định hình sự do hành vi phạm tội đã gia tăng. Hình phạt đảm bảo cho thi hành nghĩa vụ dân sự trong bản án, quyết định hình sự được áp dụng khá nhiều trên thực tế, chiếm 1 tỷ lệ khá cao và biến động không ngừng. Cụ thể là: Bảng 2.5: Số bị cáo bị áp dụng hình phạt tiền ở nước ta giai đoạn 2016-2018 Năm Số bị cáo bị xét xử sơ thẩm Số bị cáo bị áp dụng hình phạt tiền 2016 2.020 359 2017 3.006 450 2018 4.154 766 (Nguồn: Vụ thống kê tổng hợp - Tòa án nhân dân Tối cao)
  • 37. 31 Nhìn vào bảng số liệu trên có thể thấy số bị cáo năm sau cao hơn năm trước và số bị cáo bị áp dụng hình phạt tiền năm sau cũng cao hơn năm trước nhưng chiếm tỷ lệ không đáng kể. Điều này cho thấy sự bất cập hiện nay là trên thực tế các bị cáo phải nộp tiền án phí hình sự và các hình phạt bổ sung tuy nhiên số bị cáo bị tuyên phạt tiền quá ít, đây cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng quá tải ở các nhà tù của nước ta hiện nay. Về nguyên tắc đa phần hình phạt chính phải nghiêm khắc hơn hình phạt bổ sung, hình phạt bổ sung được tuyên là để hỗ trợ, củng cố hiệu lực hình phạt chính. Tuy nhiên, Bộ luật hình sự qui định chung mức khởi điểm một triệu đồng cho hình phạt tiền không phân biệt là hình phạt chính hay hình phạt bổ sung đã ảnh hưởng đến quá trình cá thể hóa đối với người phạm tội và với mức khởi điểm quá thấp như trên đã phần nào tạo ra tâm lý coi thường hiệu lực của pháp luật và sẽ không tự giác chấp hành pháp luật của người bị kết án. Do qui định của Bộ luật hình sự sửa đổi năm 2017 là tiền phạt có thể được nộp nhiều lần trong thời hạn do Tòa án quyết định trong bản án tuy thể hiện tạo điều kiện cho người bị kết án có điều kiện khó khăn được thi hành làm nhiều lần nhưng ngược lại cũng tạo ra tâm lý chây ỳ không chịu thi hành án của người bị kết án. Đa phần người chấp hành án hình sự không có ý thức thi hành phần nghĩa vụ dân sự như án phí, bồi thường, truy nộp trong các quyết định, bản án hình sự của Tòa án nhân dân ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả THADS của toàn thành phố. Một trong những hình phạt khác đảm bảo cho thi hành nghĩa vụ dân sự là tịch thu tài sản. Thực tiễn xét xử cho thấy Tòa án rất hạn chế áp dụng hình phạt tịch thu tài sản, chỉ hiếm hoi mới áp dụng đối với các tội phạm về ma túy hay các tội xâm phạm trật tự công cộng. Ta có bảng sau:
  • 38. 32 Bảng 2.6: Số bị cáo bị áp dụng hình phạt tịch thu tài sản ở nước ta giai đoạn 2016-2018 Năm Số bị cáo bị xét xử sơ thẩm Số bị cáo bị áp dụng hình phạt tịch thu tài sản 2016 2.020 112 2017 3.006 128 2018 4.154 201 Nguồn: Vụ thống kê tổng hợp - Tòa án nhân dân Tối cao Với những số liệu thống kê trên có thể thấy số bị cáo năm sau tăng cao hơn năm trước và số bị cáo bị áp dụng hình phạt tịch thu tài sản năm sau cũng cao hơn năm trước nhưng chiếm tỷ lệ không đáng kể (trung bình 0,53%). Điều này cho thấy sự bất cập hiện nay là trên thực tế số bị cáo bị tuyên phạt tịch thu tài sản rất hiếm. Nguyên nhân của việc Tòa án hạn chế áp dụng hình phạt tịch thu tài sản là hình phạt này theo quy định của Bộ luật hình sự sửa đổi năm 2017 là hình phạt bổ sung và được áp dụng tùy nghi không bắt buộc cùng các hình phạt khác. Nguyên nhân nữa là do trong quá trình tiến hành tố tụng các cơ quan tố tụng rất khó chứng minh nguồn gốc tài sản là hợp pháp hay bất hợp pháp cũng như khó chứng minh được quyền sở hữu tài sản của người bị kết án đối với tài sản. Trước đây trong một vụ án nổi cộm là vụ án buôn bán trái phép chất ma túy của Vũ Xuân Trường và đồng phạm, Tòa án đã áp dụng tịch thu tài sản của nhiều bị cáo trong đó có ngôi nhà 129 đường Giải Phóng, quận Đống Đa của Vũ Xuân Trường, trừ căn phòng có diện tích 14,72 m2 ở tầng hai cho hai đứa con. Thế nhưng bản án không thể thi hành bởi chính sự không rõ ràng: không nói đến việc cho họ sử dụng lối đi, cầu thang, phòng vệ sinh và bếp. Cơ quan thi hành án đã nhiều lần vận động hai cháu nhỏ và người giám hộ
  • 39. 33 (em gái Trường) bán lại căn phòng để tìm nơi khác thuận tiện hơn nhưng không được. Hồng Nhung, con gái lớn của Trường nói: “Chúng cháu đã lớn lên ở căn nhà này cùng bố mẹ, nên bây giờ đã quen và không muốn đi đâu sống nữa”. Ngoài ra khi thi hành quyết định tịch thu tài sản của các bị cáo khác cũng đều bị khó khăn thậm chí không thi hành được. Trong thời gian gần đây việc xét xử các vụ án về tham nhũng đang làm nóng dư luận nhưng cũng chưa có vụ án về tham nhũng nào bị Tòa án áp dụng hình phạt tịch thu tài sản đối với bị cáo. Một ví dụ cụ thể điển hình cho việc Tòa án không áp dụng tịch thu tài sản trong vụ án về tham nhũng mới đây nhất là vụ án xét xử Dương Chí Dũng và đồng phạm về “Tội tham ô”, Tòa án đã không áp dụng tịch thu tài sản của Dương Chí Dũng. Về các quyết định dân sự khác, theo thống kê cho thấy số bị cáo năm sau tăng cao hơn năm trước và số bị cáo bị áp dụng các quyết định dân sự năm sau cũng cao hơn năm trước và chiếm tỷ lệ rất lớn (trung bình 99,85%). Điều này cho thấy trong thực tiễn xét xử các vụ án hình sự về các tội xâm phạm sở hữu, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự con người, xâm phạm an toàn công cộng thì Tòa án đều quyết định các nghĩa vụ dân sự về bồi thường thiệt hại, trả lại tài sản bởi vì đa phần các thiệt hại vật chất thuộc cấu thành tội phạm. Qua đó cũng cho thấy mức độ gia tăng xâm phạm đến các quan hệ dân sự của các hành vi phạm tội. 2.2.2. Một số vụ việc thi hành nghĩa vụ dân sự trong bản án quyết định hình sự của tòa án nhân dân tại các cơ quan thi hành án dân sự thành phố hà nội Trong thời gian qua, việc thi hành phần nghĩa vụ dân sự trong bản án, quyết định hình sự đã đạt được nhiều kết quả. Người phải thi hành án đã có ý thức trong việc hoàn thành nghĩa vụ dân sự trong và sau thời gian chấp hành án phạt nhằm miễn giảm án hoặc xóa án tích theo quy định. Bên cạnh đó cũng
  • 40. 34 tồn tại những trường hợp người phải thi hành án khó khăn, ý thức pháp luật còn hạn chế, không có điều kiện thi hành án, thậm chí một số trường hợp sau khi khi chấp hành án phạt tù, không trở về nơi cư trú. Bên cạnh đó, việc xác minh, kê biên, xử lý tài sản chiếm nhiều thời gian. Một số án hình sự có nghĩa vụ dân sự thi hành lớn, người phải thi hành án liên quan đến nhiều vụ việc gây khó khăn trong việc giải quyết. Dưới đây là một số vụ việc đã thi hành xong và đang trong quá trình thi hành nghĩa vụ dân sự trong bản án quyết định hình sự của tòa án nhân dân tại các cơ quan thi hành án dân sự thành phố hà nội.  Bản án hình sư sơ thẩm số 155/2017/HSST ngày 20/6/2017 của Tòa án nhân dân quận Đống Đa, Bản án hình sự phúc thẩm số 613/2017/HSPT ngày 24/8/2017 của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội xét xử Trương Đức Cường về tội “Trộm cắp tài sản” Khoản phải thi hành án: Trương Đức Cường phải chịu án phí HSST: 200.000đ, án phí HSPT: 200.000đ, Tiêu hủy tang vật: 01 con dao gấp đa năng bằng kim loại màu trắng đen kích thước 01x06cm. Con dao có hai mặt, một mặt có lưỡi dao, một chiếc kéo nhỏ, một lưỡi cưa nhỏ, hai dụng cụ mở nắp bia. Mặt còn lại có một đầu xoắn mở nắp rượu, một chiếc rũa móng tay nhỏ, một đầu tuốc lơ vít loại 4 cạnh, một thanh dẹt nhọn theo Biên bản giao nhận vật chứng số 227 ngày 26/5/2017 của Chi cục Thi hành án dân sự quận Đống Đa. Các khoản đã thi hành: Ngày 21/03/2019, Chi cục Thi hành án dân sự quận Đống Đa đã ra quyết định thi hành án số 372/QĐ-CCHADS-HS đối với Triệu Đức Cường với các khoản thi hành như trên. Chấp hành viên phụ trách hồ sơ đã có công văn gửi Tổng cục cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp- Bộ công an về nơi chấp hành án hình phạt của người phải thi hành án và nhận được công văn trả lời Trần Đức Cường đã chấp hành xong án phạt tù
  • 41. 35 và về sinh sống tại địa phương. Chấp hành viên đã có Giấy triệu tập Trần Đức Cường thực hiện khoản phải thi hành án nộp án phí HSST, án phí HSPT để làm căn cứ xóa án tích. Ngày 28/3/2019, Trần Đức Cường có mặt tại Chi cục Thi hành án dân sự quận Đống Đa thực hiện hình phạt bổ sung theo quyết định thi hành án số 372/QĐ-CCHADS-HS ngày 21/3/2019. Đồng thời, chấp hành viên tiến hành làm hồ sơ, thủ tục tiêu hủy tang vật chuyển cơ quan Tài chính quận Đống Đa và kết chuyển tiền án phí nộp ngân sách nhà nước theo đúng quy định, hồ sơ kết thúc cho vào lưu trữ tháng 04/2019. Đa phần đối với những bản án hình sự tòa án tuyên nghĩa vụ dân sự bị cáo phải thi hành là khoản án phí hình sự và tiêu hủy tang vật. Thuận lợi của hồ sơ 372HS/19 là đối tượng phải thi hành án đã thi hành xong án phạt và đang sinh sống tạo nơi cư trú nên việc triệu tập, thuyết phục thi hành án diễn ra dễ dàng. Mặt khác, bản thân người phải thi hành án cũng có ý thức phải thi hành để được xóa án tích, hòa nhập với xã hội.  Bản án hình sự sơ thẩm số 43/2019/HSST ngày 22/03/2019 của Tòa án nhân dân quận Đống Đa xét xử Nguyễn Thị Thu Hà về tội “Môi giới mại dâm” Khoản phải thi hành án: Buộc Nguyễn Thị Thu Hà phải chịu 200.000 đồng án phí HSST; tịch thu sung công quỹ số tiền 4.000.000 đồng và 01điện thoại di động nhãn hiệu Iphone 8 Plus màu hồng cùng sim số 0869.867.071 theo Biên bản giao nhận vật chứng số 110 ngày 14.02.2019. Các khoản đã thi hành: Ngày 12/06/2019, Chi cục Thi hành án dân sự quận Đống Đa đã ra quyết định thi hành án đối với Nguyễn Thị Thu Hà cùng các khoản phải thi hành như trên. Chấp hành viên tiền hành trích chuyển số tiền án phí HSST 200.000 đồng của Nguyễn Thị Thu Hà đã nộp dự phí và sung công quỹ nhà nước số tiền 4.000.000 đồng vào ngân sách nhà nước theo quy định đồng thời làm thủ tục chuyển hồ sơ sung công 01 điện thoại di động
  • 42. 36 cùng sim theo biên bản sung công tài sản cho cơ quan tài chính,hồ sơ dự kiến hoàn thành đưa vào lưu trữ tháng 08/2019. Bản án hình sự sơ thẩm số 18/2014/HSST ngày 25/02/2014 của Tòa án nhân dân huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội xét xử Nguyễn Thế Đức về tội "tàng trữ trái phép chất ma túy" có tuyên: tịch thu phát mại sung quỹ Nhà nước 01 điện thoại di động Nokia màu đen và 01 điện thoại Nokia màu xanh. Theo quy định tại Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015: "Vật chứng là tiền bạc hoặc tài sản do phạm tội mà có thì bị tịch thusung quỹ Nhà nước" thì tòa án chỉ cần tuyên "tịch thu sung quỹ Nhà nước" mà không kèm theo "phát mại" là cơ quan thi hành án đã thi hành được bằng cách chuyển giao các tài sản thuộc diện sung công cho cơ quan tài chính cùng cấp. Nhưng với cách tuyên như trong bản án số 18/2014/HSST ngày 25/02/2014 nêu trên thì theo qui định của pháp luật về thi hành án dân sự, cơ quan thi hành án lại phải tổ chức định giá và bán các tài sản thuộc diện phát mại sung công để thu tiền sau đó mới nộp số tiền thu được do bán tài sản thuộc diện này vào quỹ Nhà nước. Như vậy cùng một loại tài sản và cùng là thuộc diện sung công nhưng với hai cách tuyên khác nhau dẫn đến việc thi hành án khác nhau và với cách tuyên "tịch thu sung quỹ Nhà nước" vừa đúng theo qui định pháp luật vừa giúp cho việc thi hành trở nên rất đơn giản, nhanh chóng, hiệu quả hơn nhiều so với cách tuyên "tịch thu phát mại sung công".  Bản án hình sự sơ thẩm số 152/2008/HSST ngày 29/04/2008 của Tòa án nhân dân dân quận Đống Đa xét xử Lê Thị Vân về tội Tổ chức đánh bạc. Các khoản thi hành: Lê Thị Vân phải chịu 50.000đ tiền án phí hình sự sơ thẩm; phải truy nộp số tiền thu lời bất chính là 2.682.000 đồng để sung quỹ nhà nước; tịch thu sung quỹ nhà nước chiếc điện thoại di động Nokia 7260 có số thuê bao 0904.719.390 theo biên bản giao nhận ngày 1/4/2008 và tịch thu
  • 43. 37 sung quỹ nhà nước 640.000 đồng theo biên lai thu tiền số 11331 ngày 1/4/2008 tại thi hành án quận đống đa. Phạt tiền bị cáo 5.000.000 đồng để sung quỹ nhà nước. Các khoản thi hành: Thi hành án dân sự quận Đống Đa đã ra quyết định thi hành án chủ động số 85HS/QĐ-THA ngày 29/09/2008 đối với Lê Thi Vân cùng các khoản phải thi hành là án phí HSST, Phạt, Truy nộp và sung công như trên. Do bà Vân được hưởng án treo và về nơi cư trú chấp hành hình phạt nên chấp hành viên phụ trách hồ sơ đã ra Giấy báo đối với bà Lê Thị Vân để giải quyết việc thi hành án, đồng thời làm thủ tục chuyển hồ sơ sung công tang vật theo bản án. Ngày 16/10/2008, Bà Lê Thị Vân đã nộp 50.000 đồng tiền án phí HSST tại Thi hành án dân sự quận Đống Đa. Chấp hành viên đã nhiều lần tiến hành vận động, thuyết phục bà Lê Thị Vân thực hiện các nghĩa vụ dân sự còn lại theo bán án song người phải thi hành án nhiều lần né tránh.Qua xác minh do chính quyền địa phương cung cấp, bà Vân đang sinh sống địa chỉ tại số 55 ngõ 46/62 Phạm Ngọc Thạch, phường Phương Liên, Đống Đa, Hà Nội; không có việc làm ổn định, hoàn cảnh kinh tế khó khăn, không có điều kiện thi hành án. Định kỳ chấp hành viên tiến hành xác minh điều kiện thi hành án tại chính quyền địa phương theo quy định. Ngày 3/7/2014, tại biên bản giải quyết việc thi hành án Chấp hành viên một tiếp tục vận động thuyết phục bà Lê Thị Vân thi hành các khoản còn lại và hướng dẫn bà nộp một phần nghĩa vụ để cơ quan thi hành án làm hồ sơ miễn giảm cho bà. Sau khi được vận động bà đã nộp 100.000 đồng tiền truy nộp. Định kỳ chấp hành viên tiến hành xác minh điều kiện thi hành án tại chính quyền địa phương theo quy định. Căn cứ điều 44a Luật Thi hành án dân sự sửa đổi năm 2014 Xác định việc chưa có điều kiện thi hành án: “…Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định về việc chưa có điều kiện thi hành án khi thuộc một trong các
  • 44. 38 trường hợp sau đây:a) Người phải thi hành án không có thu nhập hoặc có thu nhập chỉ bảo đảm cuộc sống tối thiểu cho người phải thi hành án, người mà họ có trách nhiệm nuôi dưỡng và không có tài sản để thi hành án hoặc có tài sản nhưng giá trị tài sản chỉ đủ để thanh toán chi phí cưỡng chế thi hành án hoặc tài sản theo quy định của pháp luật không được kê biên, xử lý để thi hành án;...” Ngày 30/09/2015, Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự quận Đống Đa ra quyết định về việc chưa có điều kiện bà Lê Thị Vân; khoản chưa có điều kiện thi hành: phạt + truy nộp là 7.582.000 đồng. Tại điều 61 Luật Thi hành án dân sự năm 2008 sửa đổi bổ sung năm 2014Điều kiện để miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án đối với khoản thu nộp ngân sách nhà nước như sau: Người phải thi hành án được xét miễn nghĩa vụ thi hành án khi có đủ các điều kiện sau: không có tài sản hoặc có tài sản nhưng tài sản đó theo quy định của pháp luật không được xử lý để thi hành án hoặc không có thu nhập hoặc có thu nhập chỉ bảo đảm cuộc sống tối thiểu cho người phải thi hành án và người mà họ có trách nhiệm nuôi dưỡng; đối vói người phải thi hành án đã thi hành được một phần khoản thu nộp ngân sách nhà nước được xét miễn thi hành phần nghĩa vụ còn lại khi có đủ các điều kiện sau đây: thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này; hoặc hết thời hạn 05 năm, kể từ ngày ra quyết định thi hành án mà phần nghĩa vụ còn lại có giá trị dưới 5.000.000 đồng hoặc hết thời hạn 10 năm, kể từ ngày ra quyết định thi hành án mà phần nghĩa vụ còn lại có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng. Như vậy kể từ ngày ra quyết định thi hành án lần đầu đến nay đã hơn 10 năm, bà Vân không có việc làm, không có thu nhập, không có khả năng thi hành khoản phải thi hành án còn lại. Căn cứ điều 61 Luật Thi hành án dân sự
  • 45. 39 năm 2008 sửa đổi bổ sung năm 2014 và Thông tư liên lịch số 12/TTLT/BTP- BTC-BCA-TANDTC-VKSNDTC ngày 15/09/2015. Ngày 24/4/2019, Chi cục thi hành án dân sự quận Đống Đa có công văn gửi Viện kiểm sát nhân dân quận Đống Đa, Tòa án nhân dân quận Đống Đa đề nghị xét miễn giảm thi hành án đối với bà Lê Thị Vân khoản tiền 7.582.000 đồng (phạt=5.000.000đồng, truy nộp= 2.582.000 đồng). Ngày 07/06/2019,Viện kiểm sát nhân dân quận Đống Đa có công văn số 53/QĐ-VKS về quan điểm xét nghĩa vụ thi hành án dân sự: đồng ý miễn giảm nghĩa vụ thi hành án đối với khoản thu nộp ngân sách nhà nước của bà Lê Thị Vân. Sau khi tiến hành họp liên ngành (Tòa án – Viện kiểm sát- THADS), Tòa án nhân dân quận Đống Đa ra quyết định số 50/2019/QĐMGTHA-TA ngày 09/07/2019 về việc miễn giảm thi hành án dân sự cho bị án Lê Thị Vân khoản thu nộp ngân sách nhà nước số tiền là 7.582.000 đồng tại Bản án hình sự sơ thầm số 152/2008/HSST ngày 29/4/2008 của Tòa án nhân dân quận Đống Đa. Ngày 25/7/2019, Chi cục thi hành án dân sự quận Đống Đa ra quyết định số 28/QĐ- CCTHADS về việc đình chỉ thi hành án đối với Lê Thị Vân. Đối với hồ sơ 85HS/09, người phải thi hành án né tránh, kéo dài thời gian thực hiện nghĩa vụ thi hành án dân sự (hơn 10 năm). Việc thực hiện miễn giảm thi hành án hình phạt bổ sung thể hiện sự mềm mỏng của pháp luật, hỗ trợ người phải thi hành án một phần nghĩa vụ khi họ không đủ điều kiện thi hành án cũng như giảm tải hồ sơ tồn đọng cho Chấp hành viên. Tuy nhiên, đây cũng là một khó khăn đối với cơ quan thi hành án dân sự bởi những khoản phải thi hành như truy nộp, phạt, bồi thường…đều có giá trị lớn, người phải thi hành án đều không có ý thức thực hiện, không về nơi cư trú hoặc không có nhu cầu xóa án tích dẫn đến thời gian theo dõi hồ sơ kéo dài, gây tồn đọng ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả công tác.
  • 46. 40  Bản án số 298/2018/HSPT ngày 14 tháng 05 năm 2018 của Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội;Bản án số 33/2018/HSST ngày 22 tháng 01 năm 2018 của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội; đối với vụ án tham ô tài sản, cố ý làm trái quy định của nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng của Đinh La Thăng và đồng phạm. -Đối với hoản thi hành án phần án phí thu cho ngân sách nhà nước: Cục Thi hành án dân sự TP Hà Nội đã ra quyết định thi hành án chủ động thi hành các khoản án phí của những người phải thi hành án theo nội dung quyết định của Bản án. Hiện tại, về khoản thi hành án chủ động còn lại đang thi hành tạiQuyết định THA chủ động số 1349/QĐ-CTHADS ngày 22 tháng 06 năm 2018 của Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự TP Hà Nội, cụ thể: Khoản phải thi hành + Đinh La Thăng phải nộp: 200.000 đồng APHSST; 200.000 đồng APHSPT; 138.000.000 đồng APDSST; + Phùng Đình Thực, Nguyễn Xuân Sơn, mỗi người phải nộp: 200.000 APHSST và phải nộp 115.500.000 đồng APDSST; + Nguyễn Quốc Khánh phải nộp: 200.000 APHSST; 200.000 APHSPT và 115.500.000 đồng APDSST; + Ninh Văn Quỳnh phải nộp: 200.000 đồng APHSST; 200.000 đồng APHSPT và 114.000.000 đồng APDSST; + Lê Đình Mậu phải nộp: 200.000 APHSST; 79.218.640 APDSST. + Vũ Hồng Chương, Trần Văn Nguyên mỗi người phải nộp: 200.000 APHSST; 200.000 APHSPT và 79.218.640 APDSST. + Nguyễn Ngọc Quý, Nguyễn Mạnh Tiến mỗi người phải nộp: 200.000 APHSST và 114.000.000 APDSST; + Phạm Tiến Đạt, Trương Quốc Dũng mỗi người phải nộp 200.000 APHSST và 79.218.640 APDSST.
  • 47. 41 Khoản đã thi hành + Phùng Đình Thực đã nộp: 115.700.000 đồng + Nguyễn Xuân Sơn đã nộp: 115.700.000 đồng + Nguyễn Quốc Khánh đã nộp: 115.900.000 đồng + Ninh Văn Quỳnh đã nộp: 114.400.000 đồng + Lê Đình Mậu đã nộp: 79.418.640 đồng + Vũ Hồng Chương đã nộp: 79.618.640 đồng + Nguyễn Mạnh Tiến đã nộp: 114.200.000 đồng + Phạm Tiến Đạt: đã nộp 79.400.000 đồng + Trương Quốc Dũng: đã nộp: 200.000 đồng; 50.000.000 đồng APDSST Khoản còn phải thi hành + Đinh La Thăng phải nộp: 200.000 APHSST; 200.000 APHSPT; 138.000.000 đồng APDSST; + Trương Quốc Dũng phải nộp: 29.400.000 APDSST. + Khoản phải THA của Trần Văn Nguyên đã ủy thác đi Chi Cục thi hành án dân sự thành phố Thái Bình và Nguyễn Ngọc Quý ủy thác Chi Cục thi hành án dân sự Bà Rịa Vũng Tàu. Để thi hành quyết định của Bản án đã có hiệu lực pháp luật, thu hành khoản án phí cho Nhà nước và đảm bảo quyền lợi của người được THA, cơ quan thi hành án đã liên tục đôn đốc, thuyết phục những người phải thi hành án và gia đình tự nguyện thi hành án đối với khoản thi hành án chủ động về án phí; tiến hành xác minh điều kiện thi hành án đối với tài sản của ông Đinh La Thăng và bà Lê Thị Lê. Cục Thi hành án TP Hà Nội đã có Công văn gửi Văn phòng đăng ký đất đai thành phố Hà Nội đề nghị cung cấp thông tin về nhà đất của 09 người phải thi hành án trong bản án và đề nghị không làm thủ tục chuyển quyền sở hữu cho đến khi có văn bản của cơ quan thi hành án và
  • 48. 42 công văn gửi Sở Tư pháp thành phố Hà Nội ngăn chăn việc chuyển nhượng trên mạng UCHI. -Đối với khoản thi hành án bồi thường cho PVN: Ngay sau khi người được thi hành án nộp đơn yêu cầu THA, Cục Thi hành án dân sự TP Hà Nội đã ra Quyết định thi hành án số 396/QĐ-CTHADS ngày 26/12/2018 thi hành khoản bồi thường cho PVN số tiền 117.804.660.196 đồng. Khoản phải thi hành án: Buộc Đinh La Thăng, Phùng Đình Thực, Nguyễn Quốc Khánh, Vũ Đức Thuận, Nguyễn Ngọc Quý, Nguyễn Mạnh Tiến, Ninh Văn Quỳnh, Trần Văn Nguyên, Vũ Hồng Chương, Lê Đình Mậu cùng với Trịnh Xuân Thanh, Nguyễn Xuân Sơn, Phạm Tiến Đạt và Trương Quốc Dũng bồi thường cho Tập đoàn Dầu Khí Việt Nam (PVN) số tiền 117.804.660.196 đồng. Tiếp tục duy trì lệnh kê biên tài sản của Cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an để đảm bảo cho việc thi hành án: Biệt thự số AD02-16 Khu đô thị sinh thái Vinhomes Riverside, Căn hộ số 15F05, The Costa 32-34 Trần Phú, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, xe ô tô Mazda CX5 màu trắng, biển kiểm soát 30A-970.97 đã giao cho Trịnh Hùng Cường (con trai Trịnh Xuân Thanh) bảo quản và phong tỏa tài khoản, sổ tiết kiệm của vợ, chồng Trịnh Xuân Thanh, Trần Dương Nga cùng 02 con trai (Trịnh Hùng Cường, Trịnh Hùng Phương) phong tỏa chứng khoán do Trịnh Xuân Thanh và Trần Dương Nga (vợ bị cáo Trịnh Xuân Thanh), không cho chuyển nhượng để đảm bảo thi hành án. Khoản đã thi hành án và khoản còn phải thi hành án Tính đến thời điểm 19/02/2019, những người phải thi hành án trên đã thi hành án khoản bồi thường cho PVN như sau: