SlideShare a Scribd company logo
1 of 86
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN VĂN VƯƠNG
THẨM QUYỀN ĐIỀU TRA CỦA CƠ QUAN ĐIỀU TRA
VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN THEO PHÁP LUẬT
TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ
LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ
Hà Nội, năm 2019
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN VĂN VƯƠNG
THẨM QUYỀN ĐIỀU TRA CỦA CƠ QUAN ĐIỀU TRA
VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN THEO PHÁP LUẬT
TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM
Ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự
Mã số: 8.38.01.04
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. TRẦN NGỌC HƯƠNG
Hà Nội, năm 2019
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, dữ liệu và một số kiến thức của các tác giả khác trong luận văn này được
sử dụng trung thực, có đầy đủ nguồn dữ liệu đáng tin cậy theo quy định của
một công trình khoa học. Kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và
chưa từng được công bố tại bất kỳ công trình khoa học nào.
Tác giả luận văn
NGUYỄN VĂN VƯƠNG
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ HÌNH THÀNH,
QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ THẨM
QUYỀN ĐIỀU TRA CỦA CƠ QUAN ĐIỀU TRA VIỆN KIỂM SÁT
NHÂN DÂN ..................................................................................................... 8
1.1. Khái niệm quyền tư pháp, cơ quan tư pháp, hoạt động tư pháp............ 8
1.2. Khái niệm thẩm quyền điều tra.............................................................. 9
1.3. Quá trình hình thành và phát triển các quy định về thẩm quyền điều tra
của Cơ quan điều tra – Viện kiểm sát nhân dân ở Việt Nam..........................14
Chương 2: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ
THẨM QUYỀN ĐIỀU TRA CỦA CƠ QUAN ĐIỀU TRA VIỆN KIỂM
SÁT NHÂN DÂN VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG.........................................24
2.1. Thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra – Viện kiểm sát nhân dân
theo quy định của pháp luật hiện hành............................................................24
2.2. Tổ chức bộ máy và thực tiễn việc thẩm quyền điều tra của Cơ quan
điều tra – Viện kiểm sát nhân dân...................................................................36
2.3. Những hạn chế còn tồn tại ...................................................................43
Chương 3: YÊU CẦU VÀ CÁC GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM THỰC HIỆN
ĐÚNG THẨM QUYỀN ĐIỀU TRA CỦA CƠ QUAN ĐIỀU TRA VIỆN
KIỂM SÁT NHÂN DÂN ..............................................................................50
3.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện
thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân................50
3.2. Các giải pháp hoàn thiện pháp luật về thẩm quyền của Cơ quan điều tra
– Viện kiểm sát nhân dân................................................................................51
3.3. Các giải pháp nâng cao hiệu quả việc thực hiện thẩm quyền điều tra
của Cơ quan điều tra – Viện kiểm sát nhân dân..............................................56
KẾT LUẬN....................................................................................................73
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BLHS Bộ luật hình sự
BLTTHS Bộ luật tố tụng hình sự
CAND Công an nhân dân
CQĐT Cơ quan điều tra
TA Tòa án
TAND Tòa án nhân dân
THA Thi hành án
THADS Thi hành án dân sự
THAHS Thi hành án hình sự
TTHS Tố tụng hình sự
VKS Viện kiểm sát
VKSND Viện kiểm sát nhân dân
VKSNDTC Viện kiểm sát nhân dân tối cao
XPHĐTP Xâm phạm hoạt động tư pháp
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Tổng số thông tin vi phạm, tội phạm và tố giác, tin báo do CQĐT
VKSNDTC tiếp nhận, giải quyết từ năm 2014 đến năm 2018....................38
Bảng 2.2: Số lượng vụ án, bị can xâm phạm hoạt động tư pháp do CQĐT
VKSNDTC khởi tố, điều tra từ năm 2014 đến năm 2018 ...........................39
Bảng 2.3. Tỷ lệ bị can bị CQĐT VKSNDTC khởi tố, điều tra trong các
vụ án xâm phạm hoạt động tư pháp từ năm 2014 đến năm 2018.............400
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trải qua gần 60 năm xây dựng và trưởng thành từ năm 1960 đến nay,
mặc dù tổ chức bộ máy và thẩm quyền của Viện kiểm sát nhân dân (VKSND)
có sự thay đổi qua mỗi giai đoạn phát triển, nhưng đều ghi nhận Cơ quan điều
tra (CQĐT) và hoạt động điều tra các vụ án hình sự luôn được xác định là một
hoạt động không thể thiếu trong việc thực hiện chức năng và nhiệm vụ của
VKSND, đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm.
Cũng như những CQĐT khác trong hệ thống CQĐT của Việt Nam
(CQĐT của Công an nhân dân và CQĐT trong Quân đội nhân dân), CQĐT
của VKSND cũng có thẩm quyền riêng biệt trong việc điều tra các vụ án hình sự.
Theo quy định tại Điều 163 Bộ luật tố tụng hình sự (BLTTHS); Điều 20 Luật
tổ chức VKSND năm 2014 thì CQĐT của Viện kiểm sát nhân dân tối cao
(VKSNDTC) có thẩm quyền “Điều tra tội phạm xâm phạm hoạt động tư
pháp, tội phạm về tham nhũng, chức vụ xảy ra trong hoạt động tư pháp mà
người phạm tội là cán bộ, công chức thuộc CQĐT, TA, VKS, cơ quan THA,
người có thẩm quyền tiến hành hoạt động tư pháp”.
Có thể nói, vấn đề về thẩm quyền điều tra của CQĐT VKSND hiện nay
đang có nhiều quan điểm khác nhau và có nhiều tranh luận. Có quan điểm cho
rằng việc tổ chức CQĐT của VKSND là không cần thiết, có quan điểm cho
rằng chỉ nên giữ nguyên thẩm quyền của CQĐT VKSND như quy định
hiện hành, lại có quan điểm cho rằng nên mở rộng thẩm quyền điều tra của
CQĐT VKSND. Hiện nay, vấn đề về thẩm quyền điều tra của CQĐT
VKSND đang là vấn đề thu hút được sự quan tâm của các nhà hoạch định
chính sách pháp luật, các nhà nghiên cứu pháp luật và khoa học. Việc xác
định chính xác thẩm quyền của CQĐT VKSND có ý nghĩa quan trọng trong
công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung và trong việc nâng cao
2
hiệu quả hoạt động của ngành Kiểm sát nói riêng. Theo quy định hiện hành thì
đối tượng điều tra của CQĐT của VKSNDTC là người phạm tội là cán bộ,
công chức thuộc CQĐT, TA, VKS, cơ quan THA, người có thẩm quyền tiến
hành hoạt động tư pháp, đây là nhóm đối tượng đều có trình độ về pháp luật
nhất định, nên việc nghiên cứu thẩm quyền của CQĐT trong ngành Kiểm sát
có ý nghĩa tích cực trong công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, bảo
đảm sự trong sạch đối với các cơ quan tư pháp, củng cố và tăng cường niềm
tin của nhân dân đối với cơ quan tư pháp và bảo đảm pháp chế xã hội chủ
nghĩa.
Ngoài ra, để thực hiện chủ trương đẩy mạnh cải cách tư pháp mà Việt
Nam đang thực hiện theo tinh thần Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày
02/06/2005 của Bộ chính trị về “Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020”,
thẩm quyền điều tra của CQĐT VKSND phải có sự chuyển biến, phát huy tác
dụng trước yêu cầu đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp,
góp phần thực hiện cơ chế kiểm soát việc thực thi quyền lực nhà nước, tiến tới
hoàn thành nhiệm vụ, phương hướng mà Nghị quyết 49-NQ/TW đã đề ra là
“Tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra; gắn công tố với
hoạt động điều tra” [3, tr. 5] nhằm xây dựng nền tư pháp trong sạch vững
mạnh, nghiêm minh, bảo vệ công lý, đáp ứng yêu cầu phát huy dân chủ, xây
dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
Hiện nay, một số quy định về thẩm quyền điều tra của CQĐT VKSND
bộc lộ hạn chế, bất cập dẫn đến quá trình CQĐT VKSND thực hiện thẩm
quyển điều tra gặp những khó khăn, vướng mắc nhất định, cần phải khắc phục
kịp thời.
Vì vậy, việc nghiên cứu thẩm quyền của CQĐT VKSND là một vấn đề
cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn. Với nhận thức như vậy, em chọn đề tài:
"Thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân theo
3
pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam" làm đề tài luận văn thạc sỹ của mình
với mong muốn nghiên cứu làm rõ thẩm quyền của CQĐT VKSND,cũng như
kết quả việc thực hiện thẩm quyền của cơ quan này trên thực tiễn, để từ đó
đưa ra những giải pháp, phương hướng nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh
phòng chống tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp, bảo vệ công lý, quyền
con người và pháp chế xã hội chủ nghĩa.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong những năm gần đây, đã có một số công trình nghiên cứu được
thực hiện liên quan đến thẩm quyền của CQĐT VKSND như sau:
- Bài viết: "Những yêu cầu đặt ra khi Cơ quan điều tra Viện kiểm sát
nhân dân tối cao thực hiện các luật mới về tư pháp hình sự" của tác giả TS.
Nguyễn Tiến Sơn – Thủ trưởng CQĐT VKSNDTC, Tạp chí Kiểm sát, số
23/2017.
- Đề tài khoa học cấp bộ, Một số vấn đề về quyền công tố của Viện kiểm
sát, Viện Khoa học kiểm sát – VKSNDTC, năm 1999.
- Bài viết: "Đổi mới tổ chức, hoạt động của Cơ quan điều tra Viện kiểm
sát nhân dân tối cao đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới " của tác
giả TS. Nguyễn Hải Phong – Phó Viện trưởng Thường trực VKSNDTC, Tạp
chí Kiểm sát, số 08/2017.
- Bài viết: "Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao 55 năm
xây dựng và trưởng thành " của tác giả Vũ Đăng Khoa – Thủ trưởng CQĐT
VKSNDTC, Tạp chí Kiểm sát, số 08/2017.
- Bài viết: "Sự cần thiết phải tiếp tục tổ chức Cơ quan điều tra của Viện
kiểm sát nhân dân theo yêu cầu cải cách tư pháp" của tác giả Mai Văn Minh
– Phó thủ trưởng CQĐT VKS Quân sự Trung ương, Tạp chí Kiểm sát, số
19/2013.
4
- Bài viết: "Sửa đổi, bổ sung Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 về việc
phân định thẩm quyền điều tra" của tác giả PGS.TS. Nguyễn Thái Phúc, Tạp
chí Kiểm sát, số 01/2013.
- Bài viết: "Một số vấn đề về đổi mới tổ chức và hoạt động của cơ quan
điều tra" của tác giả PGS. TS. Nguyễn Ngọc Chí, Tạp chí Dân chủ và pháp
luật, số chuyên đề về cải cách tư pháp và pháp luật, năm 2013.
- Luận văn thạc sỹ Luật học: “Thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều
tra Viện kiểm sát nhân dân” của tác giả Lê Thị Huyền (2015), Đại học quốc
gia Hà Nội.
- Bài viết: "Một số vấn đề về cơ quan điều tra " của tác giả ThS. Lê
Tiến Châu, Tạp chí Khoa học pháp lý, số 05/2005.
Tình hình nghiên cứu nêu trên cho thấy, tuy đã có một số công trình
nghiên cứu đề cập đến thẩm quyền điều tra của CQĐT VKSND nhưng những
công trình đó mới chỉ dừng lại ở những khía cạnh nhất định về thẩm quyền của
CQĐT VKSND. Mặt khác, trong công cuộc cải cách tư pháp hiện nay, Đảng
và Nhà nước ta đã có quan điểm chỉ đạo đổi mới về thẩm quyền của cơ quan
tiến hành tố tụng nói chung và thẩm quyền của CQĐT nói riêng được thể hiện
trong BLTTHS năm 2015 mà chưa có một công trình nghiên cứu nào nghiên
cứu tổng thể, toàn diện về thẩm quyền điều tra của CQĐT VKSND trong bối
cảnh hiện nay. Vì vậy, với việc khái quát tình hình nghiên cứu trên đây, một
lần nữa khẳng định việc nghiên cứu đề tài này là hết sức cần thiết, vừa có tính
lý luận và vừa có tính thực tiễn.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu các quy định của pháp luật về thẩm quyền điều
tra của CQĐT VKSND, thực tiễn hoạt động điều tra của CQĐT VKSND,
luận văn đánh giá đúng thực trạng quy định hiện hành về thẩm quyền điều tra
5
trong tố tụng hình sự và việc thực hiện thẩm quyền của CQĐT VKSND trong
thực tiễn. Từ đó, luận văn đưa ra một số giải pháp góp phần hoàn thiện quy
định của pháp luật về thẩm quyền điều tra của CQĐT VKSND cũng như các
giải pháp nâng cao hiệu quả việc thực hiện thẩm quyền của CQĐT VKSND
khi giải quyết vụ án hình sự và đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nêu trên, đề tài cần giải quyết các nhiệm vụ cơ
bản sau:
- Khái quát quá trình xây dựng và trưởng thành từ 1960 đến nay của
CQĐT VKSND, để từ đó thấy được sự thay đổi về thẩm quyền điều tra của
CQĐT VKSND qua các thời kỳ và đưa ra những đánh giá, nhận xét.
- Phân tích, nhận xét, đánh giá các quy định pháp luật cụ thể về thẩm
quyền của CQĐT VKSND.
- Đánh giá hiệu quả hoạt động của CQĐT VKSND dựa trên những số
liệu thực tiễn.
- Đề xuất các giải pháp hoàn thiện quy định về thẩm quyền điều tra của
CQĐT VKSND và nâng cao hiệu quả thực hiện thẩm quyền này trong thực
tiễn.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các quy định của pháp luật tố tụng
hình sự về thẩm quyền điều tra của CQĐT VKSND, không nghiên cứu thẩm
quyền điều tra của CQĐT Viện kiểm sát Quân sự trung ương. Bên cạnh đó,
luận văn còn nghiên cứu hiệu quả việc thực hiện thẩm quyền điều tra của
CQĐT VKSND trên thực tiễn dựa vào những số liệu, tư liệu thực tế để đưa ra
những đánh giá.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu quy định về thẩm quyền điều tra của CQĐT VKSND
dưới góc độ tố tụng hình sự. Số liệu, tư liệu thực tế dùng trong luận văn được
6
trích dẫn từ các báo cáo thống kê, báo cáo tổng kết của Cơ quan điều tra –
Viện kiểm sát nhân dân tối cao từ năm 2014-2018.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Đề tài nghiên cứu dựa trên cơ sở phép duy vật biện chứng và duy vật
lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và
pháp luật, các quan điểm của Đảng và Nhà nước ta và của ngành KSND về
chính sách hình sự, xây dựng nhà nước pháp quyền, về vấn đề cải cách tư
pháp, đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn
trật tự an toàn xã hội.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Quá trình nghiên cứu, trong đề tài có sử dụng các phương pháp nghiên
cứu cụ thể: phương pháp phân tích và tổng hợp; phương pháp diễn dịch;
phương pháp so sánh, đối chiếu; phương pháp quy nạp; phương pháp thống
kê để nghiên cứu…Trong quá trình thực hiện đề tài luận văn, tác giả đã tiếp
thu có chọn lọc kết quả các các công trình đã được công bố; các đánh giá,
tổng kết của cơ quan chuyên môn và các chuyên gia về những vấn đề có liên
quan đến thẩm quyền của CQĐT VKSND.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Về lý luận: Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần hoàn thiện lý
luận và nhận thức về thẩm quyền của CQĐT VKSND trong tố tụng hình sự.
- Về thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể được sử dụng
làm tài liệu nghiên cứu, học tập. Những đề xuất, kiến nghị trong luận văn sẽ
cung cấp những luận cứ khoa học phục vụ cho công tác điều tra xác định
đúng thẩm quyền điều tra của CQĐT VKSND trong tố tụng hình sự. Luận
văn hoàn thành cũng là tài liệu tham khảo hữu ích sử dụng trong các cơ sở
đào tạo luật.
7
7. Những điểm mới của đề tài
Luận văn là công trình chuyên khảo trong khoa học Tố tụng hình sự,
nghiên cứu toàn diện và hệ thống về thẩm quyền điều tra của CQĐT VKSND.
Luận văn phân tích các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự về thẩm quyền
điều tra của CQĐT VKSND; so sánh việc thực hiện thẩm quyền của CQĐT
VKSND qua các thời kỳ, giai đoạn khác nhau từ 1960 đến nay; đưa ra những
số liệu thực tiễn để làm rõ hiệu quả hoạt động của CQĐT VKSND, từ đó đưa
ra những phương hướng và giải pháp hoàn thiện các quy định pháp luật về
thẩm quyền điều tra của CQĐT VKSND và nâng cao hiệu quả việc thực hiện
thẩm quyền của cơ quan này trong giai đoạn cải cách tư pháp và xây dựng
Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
của luận văn được kết cấu thành ba chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận và lịch sử hình thành, quá trình phát
triển quy định của pháp luật về thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra Viện
kiểm sát nhân dân.
Chương 2: Quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về thẩm quyền
điều tra của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân và thực tiễn áp dụng.
Chương 3: Yêu cầu và các giải pháp bảo đảm thực hiện đúng thẩm
quyền điều tra của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân.
8
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ HÌNH THÀNH, QUÁ
TRÌNH PHÁT TRIỂN QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT
VỀ THẨM QUYỀN ĐIỀU TRA CỦA CƠ QUAN ĐIỀU TRA
VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN
1.1. Khái niệm quyền tư pháp, cơ quan tư pháp, hoạt động tư pháp
Hiện nay, về lý luận cũng như thực tiễn, khái niệm quyền tư pháp, cơ
quan tư pháp, hoạt động tư pháp ở Việt Nam còn có nhiều ý kiến khác nhau
bởi chưa có một văn bản pháp luật của Việt Nam chính thức xác định khái
niệm quyền tư pháp là gì, cơ quan tư pháp gồm những cơ quan nào, nhưng
điều này đã được thể hiện thông qua cách thức tổ chức bộ máy nhà nước cùng
với các hoạt động thực thi quyền lực nhà nước và qua các chủ trương, chính
sách của Đảng, cụ thể tại Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ
Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới
đã tiếp cận khái niệm tư pháp và cơ quan tư pháp dưới góc độ đường lối chính
sách của Đảng về công tác tư pháp. Theo đó, nội dung của công tác tư pháp
và cơ quan tư pháp có phạm vi rất rộng, từ điều tra, truy tố, xét xử đến thi
hành án.
Cơ quan tư pháp và hoạt động tư pháp là một vấn đề đang được các nhà
khoa học pháp lý, các luật gia đang nghiên cứu và cũng là vẫn đề Đảng và
Nhà nước ta rất quan tâm trong công cuộc cải cách tư pháp theo Nghị quyết
số 49-NQ/TW ngày 02-6-2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư
pháp đến năm 2020. Theo tinh thần Nghị quyết đã chỉ ra hệ thống các cơ quan
tư pháp mà trọng tâm là Tòa án nhân dân thực hiện quyền xét xử; Viện kiểm
sát thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp; các cơ quan điều
tra thực hiện nhiệm vụ điều tra trong tố tụng hình sự và các cơ quan thi hành
án.
9
Như vậy, theo các nghị quyết của Bộ Chính trị, có thể hiểu quyền tư
pháp ở Việt Nam bao gồm quyền xét xử, quyền điều tra, quyền truy tố, quyền
thi hành án; cơ quan tư pháp là các cơ quan nhà nước trực tiếp thực hiện
quyền tư pháp trong quyền lực nhà nước bao gồm Tòa án nhân dân, Viện
kiểm sát nhân dân, Cơ quan điều tra và Cơ quan thi hành án.
Hoạt động tư pháp bao gồm hoạt động tố tụng (điều tra, truy tố, xét xử)
và hoạt động thi hành án. Vì vậy, có thể hiểu hoạt động tư pháp là hoạt động
của các Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án và Cơ quan thi hành án thực
hiện trong việc khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành đối với các vụ án
hình sự, dân sự, kinh tế, lao động… và giải quyết các quan hệ pháp luật khác
được pháp sinh theo quy định của pháp luật, nhằm bảo vệ các quyền, lợi ích
hợp pháp của Nhà nước, công dân, tổ chức.
Từ đó, có thể định nghĩa xâm phạm hoạt động tư pháp là những hành vi
xâm phạm sự đúng đắn của hoạt động tố tụng (điều tra, truy tố, xét xử) và thi
hành án.
1.2. Khái niệm thẩm quyền điều tra
Về khái niệm thẩm quyền điều tra thì theo Từ điển Tiếng Việt, quyền
điều tra nói chung là quyền xem xét để kết luận và định đoạt một vấn đề theo
pháp luật (như thẩm quyền xét xử của Tòa án...). Như vậy, theo nghĩa rộng,
có thể hiểu thẩm quyền là quyền hạn của một cá nhân hay một cơ quan, một
tổ chức được làm một việc hoặc một loại công việc trong phạm vi pháp luật
cho phép, phạm vi đó là giới hạn của thẩm quyền. Từ góc độ TTHS thì thẩm
quyền được hiểu là tổng hợp các quyền và nghĩa vụ khi ban hành các quyết
định tố tụng và thực hiện các hành vi tố tụng của cơ quan, tổ chức cá nhân
được pháp luật TTHS quy định. Trong lĩnh vực TTHS cũng có sự phân định
thẩm quyền giữa người tiến hành tố tụng và các cơ quan tố tụng.
Theo Từ điển Luật học, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia thì “Điều tra là
công tác trong tố tụng hình sự được tiến hành nhằm xác định sự thật của vụ án
10
một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ”. Điều tra là hoạt động được nhìn
nhận và quy định khác nhau ở các quốc gia phụ thuộc vào quan điểm chính
trị, chính sách hình sự, trình độ và cách thức tổ chức bộ máy phòng, chống tội
phạm ở từng quốc gia, tuy nhiên, đặc điểm chung của các quan điểm đó là
nêu bật được nội dung bản chất của hoạt động điều tra là hoạt động có mục
đích khám phá sự thật khách quan, phát hiện, thu thập, củng cố những thông
tin của vụ án. Ở Việt Nam, điều tra được coi là một giai đoạn của tố tụng hình
sự (TTHS), trong đó có thẩm quyền áp dụng mọi biện pháp để xác định tội
phạm và người thực hiện hành vi phạm tội để giải quyết vụ án. Kết quả điều
tra là cơ sở để VKS quyết định truy tố bị can trước Tòa án hoặc đình chỉ vụ
án. Vì vậy, cần có những cơ quan có thẩm quyền chuyên trách về điều tra
trong tố tụng hình sự để hoạt động điều tra được nhanh chóng và chính xác,
do đó đặt ra vấn đề về thẩm quyền điều tra trong tố tụng hình sự đối với các
CQĐT của nước ta. Khi đã hình thành hệ thống các CQĐT thì việc phân định
thẩm quyền điều tra là đòi hỏi tất yếu để xác định phạm vi thẩm quyền của
từng CQĐT một cách cụ thể, rõ ràng , tránh sự chồng chéo về thẩm quyền
điều tra. Mọi hoạt động điều tra vụ án hình sự phải tuân thủ theo các nguyên
tắc và thủ tục do BLTTHS năm 2015 quy định và các văn bản hướng dẫn.
Như vậy, thẩm quyền điều tra trong tố tụng hình sự là tổng hợp các quyền và
nghĩa vụ tìm hiểu có hành vi phạm tội hay không, thu thập, củng cố những
chứng cứ xác định có tội, chứng cứ xác định vô tội, những tình tiết tăng nặng,
giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo, xác định hậu quả phạm tội,
tìm ra nguyên nhân và điều kiện phạm tội, yêu cầu các cơ quan, tổ chức hữu
quan áp dụng các biện pháp phòng ngừa.
Cơ quan điều tra thuộc VKSND là một thành phần trong hệ thống các
cơ quan chuyên trách điều tra tội phạm ở nước ta. Theo quy định tại khoản 3
Điều 163 BLTTHS 2015 : "Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối
11
cao điều tra tội xâm phạm hoạt động tư pháp, tội phạm về tham nhũng, chức
vụ xảy ra trong hoạt động tư pháp mà người phạm tội là cán bộ, công chức
thuộc Cơ quan điều tra, Tòa án, Viện kiểm sát, cơ quan thi hành án, người có
thẩm quyền tiến hành hoạt động tư pháp"[38, tr. 152]. CQĐT của VKSND là
một trong các lực lượng tiên phong trong đấu tranh phòng, chống tội phạm
cùng với CQĐT của Công an nhân dân và CQĐT trong Quân đội nhân dân.
Nếu hoạt động của CQĐT của Công an nhân dân nhằm mục tiêu bảo vệ an
ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, bảo về tính mạng, tài sản, các
quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, thì hoạt động của CQĐT VKSND lại
nhằm góp phần bảo vệ sự trong sạch của các cơ quan tư pháp, bảo đảm cho
pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất. Kể từ khi VKSND
được thành lập từ 1960 cho đến nay, theo quy định của pháp luật thì trong cơ
cấu, tổ chức bộ máy của VKSND luôn có CQĐT có thẩm quyền điều tra vụ
án hình sự. Như vậy, có thể thấy CQĐT của VKSND chiếm một vị trí hết sức
quan trọng trong bộ máy Nhà nước nói chung và hoạt động tố tụng hình sự
nói riêng.
Từ năm 1960 đến năm 1978, tuy hoạt động điều tra của VKSND chỉ
được quy định là một trong những nhiệm vụ của công tác kiểm sát điều tra,
chưa được coi là khâu công tác độc lập nhưng hoạt động này được thực hiện ở
cả ba cấp: Trung ương, cấp tỉnh và cấp huyện và phạm vi thẩm quyền điều tra
gồm nhiều loại tội, cụ thể Điều 5 Pháp lệnh tổ chức VKSNDTC năm 1962
quy định bộ máy của VKSNDTC gồm có 8 đơn vị, trong đó có Vụ Điều tra
thẩm cứu có thẩm quyền điều tra những vụ án mà CQĐT không đảm bảo
khách quan. Mặc dù giai đoạn này chưa có lực lượng điều tra chuyên trách
nhưng công tác điều tra của VKS đã đạt được những thành tích nổi bật, thể
hiện rõ vị trí quan trọng trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm.
12
Sau khi BLTTHS đầu tiên của nước ta ra đời vào năm 1988, ngày
04.4.1989, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh tổ chức điều
tra hình sự, các văn bản này đã quy định rõ CQĐT của VKSND là một trong
hệ thống các CQĐT chuyên trách, độc lập trong hoạt động tố tụng. Giai đoạn
này CQĐT VKSND được tổ chức ở hai cấp: Cục điều tra của VKSNDTC
(được thành lập trên cơ sở Vụ điều tra thẩm cứu) và còn ở VKSND các tỉnh
có 36 phòng điều tra/61 tỉnh tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. VKS quân
sự có Phòng điều tra và 18 Ban điều tra thuộc VKS quân sự cấp thứ hai. Ở
giai đoạn này, CQĐT VKSND đã phát huy và thể hiện rất tốt vai trò đấu tranh
phòng, chống tội phạm, góp phần nâng cao chất lượng thực hiện chức năng,
nhiệm vụ của ngành VKSND, đã phát hiện, điều tra, xử lý được một số vụ án
đặc biệt nghiêm trọng, được dư luận đồng tình, ủng hộ. Chỉ tính từ năm 1992
đến năm 1996 CQĐT VKSND hai cấp đã tiếp nhận 2.978 tin báo, tố giác tội
phạm; trong đó có 1.520 tin có nội dung về xâm phạm hoạt động tư pháp, 460
tin có nội dung về xâm phạm quyền tự do dân chủ của nhân dân; CQĐT
VKSND đã khởi tố 559 vụ/1.042 bị can, đã xử lý nhiều vụ án nghiêm trọng,
phức tạp được dư luận quan tâm như: Vụ dùng nhục hình và làm sai lệch hồ
sơ vụ án xảy ra tại Công an thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh; vụ tha
người trái pháp luật và nhận hối lộ xảy ra tại Công an tỉnh Vĩnh Long; vụ bắt
giữ người trái pháp luật xảy ra tại Công an huyện Hà Trung, Thanh Hóa...[24,
tr.19].
Với sự ra đời của BLTTHS năm 1988 và các văn bản pháp luật khác,
vai trò của CQĐT VKSND được thể hiện rất rõ nét thông qua hoạt động điều
tra có hiệu quả thể hiện qua kết quả điều tra trên, CQĐT VKSND đã góp phần
làm trong sạch đội ngũ cán bộ tư pháp, củng cố lòng tin của nhân dân vào các
cơ quan bảo vệ pháp luật, từ đó khẳng định được vị trí không thể thay đổi và
rất quan trọng của CQĐT VKSND trong hệ thống các CQĐT ở nước ta.
13
Đến BLTTHS năm 2003 quy định về phân cấp thẩm quyền điều tra của
VKSND và hiện nay là BLTTHS năm 2015 (có hiệu lực từ ngày 1.1.2018),
cùng với quy định Luật tổ chức VKSND năm 2014 thì CQĐT của VKS chỉ tổ
chức ở VKSNDTC (Cục điều tra). CQĐT của VKSND vẫn khẳng định được
vị trí của mình trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm cũng như vai
trò quan trọng trong công cuộc cải cách tư pháp, mặc dù so với quy định của
BLTTHS năm 1988 thì cơ cấu, tổ chức của CQĐT VKSND đã thu hẹp hơn
rất nhiều. Đặc biệt là trong những năm gần đây, số lượng, chất lượng điều tra
ngày càng được nâng lên, các vụ án đều được giải quyết đúng thời hạn, không
để xảy ra oan sai hay bỏ lọt tội phạm [24, tr. 21].
Trong những năm gần đây, CQĐT VKSNDTC đã phát hiện, khởi tố và
đề nghị truy tố được nhiều vụ án có tính chất phức tạp như vụ dùng nhục hình
xảy ra tại Nhà tạm giữ Công an TP Phan Rang-Tháp Chàm; vụ Trần Thị
Thanh Hòa, kế toán trưởng Chi cục THADS thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ
tham ô 5,653 tỷ đồng...Ngoài ra, CQĐT VKSND đã ban hành nhiều kiến nghị
đến các cơ quan hữu quan yêu cầu ngăn ngừa và khắc phục những vi phạm
của các cơ quan tư pháp.
CQĐT của VKSNDTC đã khẳng định được ví trí, vai trò đặc biệt quan
trọng trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm cũng như trong công
cuộc xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh thông qua các kết quả hoạt
động thực tiễn từ khi thành lập cho đến nay, thực hiện đúng theo tinh thần của
Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/06/2005 của Bộ Chính trị: "Tăng cường
trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra; gắn công tố với hoạt động điều
tra"[3, tr. 5].
Từ những phân tích về khái niệm thẩm quyền điều tra và vai trò, vị trí
của CQĐT VKSND ở trên, tác giả luận văn đưa ra khái niệm thẩm quyền điều
tra của CQĐT VKSND như sau: Thẩm quyền điều tra của CQĐT VKSND là
14
tổng hợp các quyền và nghĩa vụ trong việc xác định, làm rõ về tội phạm và
hành vi phạm tội hay không phạm tội, cũng như các tình tiết tăng nặng, giảm
nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo làm cơ sở truy tố, xét xử người
phạm tội trong phạm vi, giới hạn của pháp luật nhằm giải quyết vụ án hình sự
được khách quan, chính xác.
Cần có sự phân biệt giữa thẩm quyền điều tra của VKS và thẩm quyền
điều tra của CQĐT VKSND khi nghiên cứu về thẩm quyền điều tra của
CQĐT VKSND. Theo quy định của BLTTHS năm 2015 thì VKS với tư cách
là cơ quan thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động điều tra được thực
hiện một số hoạt động điều tra như: Hỏi cung bị can, lấy lời khai người làm
chứng, đối chất, những hoạt động trên do Kiểm sát viên thực hiện. Còn đối
với CQĐT VKSND thì Điều tra viên của CQĐT VKSND được tiến hành mọi
hoạt động điều tra theo quy định của pháp luật.
1.3. Quá trình hình thành và phát triển các quy định về thẩm
quyền điều tra của Cơ quan điều tra – Viện kiểm sát nhân dân ở Việt
Nam
Ở nước ta, từ khi ngành Kiểm sát thành lập vào năm 1960, hoạt động
điều tra của VKS luôn được ghi nhận trong BLTTHS (các năm 1988, 2003,
và gần đây nhất là BLTTHS năm 2015), Luật tổ chức VKSND (các năm
1960, 1981, 1992, 2002, 2014) và một số văn bản khác.
Trải qua các giai đoạn khác nhau, thẩm quyền của CQĐT VKSND
cũng có sự thay đổi, cụ thể như sau:
1.3.1. Giai đoạn trước năm 1960
Sau khi Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời vào năm 1945, hệ
thống các cơ quan tư pháp cũng đã được hình thành, trong đó có cơ quan công
tố, là tiền thân của VKS ngày nay. Cơ quan công tố (Công tố viện) thời kỳ
này được tổ chức trong hệ thống Tòa án ở hai cấp: Tòa đệ nhị cấp và Tòa
15
thượng thẩm, nhưng hoạt động của Công tố viên (Thẩm phán buộc tội) hoàn
toàn độc lập với Tòa án.
Thẩm quyền điều tra của Công tố viện được thể hiện trong các Sắc lệnh
số 13/SL ngày 24.01.1946 về "Cách tổ chức các Tòa án và các ngạch thẩm
phán trong nước Việt Nam dân chủ cộng hòa"; Sắc lệnh số 42/SL ngày
03.4.1946; Sắc lệnh số 51/SL ngày 17.4.1946 về "Thẩm quyền của các Tòa án
và sự phân công giữa các nhân viên" và Sắc lệnh số 131/SL ngày 20.7.1946
về tổ chức Tư pháp Công an, trong đó hoạt động điều tra đã được phân công
cụ thể, đã phân định thẩm quyền giữa các nhân viên thực hiện nhiệm vụ điều
tra. Kỳ họp thứ 8 của Quốc hội khóa I (họp từ 16.4 đến 29.4.1958) đã quyết
định hệ thống Tòa án và hệ thống Công tố tách khỏi Bộ Tư pháp và trực thuộc
Hội đồng Chính phủ. Trên cơ sở nghị quyết của Quốc hội, Thủ tướng Chính
phủ đã ban hành Nghị định số 256/TTg ngày 01.7.1959 quy định về nhiệm vụ
và tổ chức của Viện công tố.Theo quy định tại Điều 1 Nghị định 256/TTg thì
trong các hoạt động của Viện công tố có hoạt động điều tra vụ án hình sự [42,
tr.10].
Như vậy, ở giai đoạn 1945 -1959, hoạt động điều tra, truy tố, xét xử đã
bước đầu hình thành và do nhiều cơ quan thực hiện, trong đó có Viện công tố
thực hiện nhiệm vụ trực tiếp điều tra. Trong thời kỳ đầu, toàn bộ hoạt động
điều tra đều thuộc quyền kiểm soát, điều hành của Công tố viện, với hình thức
điều tra ban đầu và điều tra thẩm cứu, sau đó, hoạt động điều tra tách khỏi sự
quản lý trực tiếp của công tố, mà quy định công tố có quyền giám sát việc
chấp hành luật pháp trong công tác điều tra của CQĐT. Mặc dù hoạt động
điều tra còn chịu sự chỉ đạo của công tố, điều tra gắn liền và phục vụ cho hoạt
động công tố nhưng hoạt động điều tra và công tố đã góp phần quan trọng bảo
vệ đất nước, đấu tranh phòng chống các tội phạm trong thời kỳ đầu đất nước
mới giành được độc lập.
16
1.3.2. Giai đoạn 1960 -1988 (trước khi ban hành Bộ luật tố tụng hình
sự)
Thể chế Hiến pháp 1959, Luật tổ chức VKSND được Quốc hội thông
qua và được Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Lệnh số 20/L-CTN ngày 26.7.1960
công bố, đã đánh dấu sự ra đời của hệ thống VKSND trong bộ máy nhà nước
ta. Ngay sau khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua Pháp lệnh quy định
về tổ chức của VKSNDTC vào ngày 16.4.1962 thì Chủ tịch Hồ Chí Minh ký
Lệnh số 12/L-CTN công bố Pháp lệnh vào ngày 18.4.1962. Theo đó, tổ chức
và hoạt động của VKSND đã được quy định cụ thể, tại Điều 5 của Pháp lệnh
này quy định về bộ máy của VKSNDTC có 8 đơn vị trong đó có Vụ điều tra
thẩm cứu (trên thực tế mới thành lập Phòng điều tra thẩm cứu tại thời điểm
này). Việc quy định trong tổ chức bộ máy của VKSNDTC có Vụ điều tra
thẩm cứu đã đánh dấu cho sự hình thành tổ chức CQĐT của VKSND.
Để phân định thẩm quyền giữa hoạt động điều tra của VKS và của cơ
quan Công an, điểm 2 chương I thông tư số 427/TTLB ngày 28.6.1963 của
VKSNDTC và Bộ Công an đã quy định: "…Viện kiểm sát sẽ trực tiếp điều tra
một số loại phạm pháp về kinh tế và trị an xã hội mà kẻ phạm pháp và hành vi
vi phạm đó tương đối rõ ".
Năm 1978, Vụ điều tra thẩm cứu được thành lập trên cơ sở Phòng điều
tra thẩm cứu VKSNDTC. Còn ở VKS địa phương thì công tác điều tra thuộc
nhiệm vụ của các đơn vị kiểm sát điều tra (Điều 5 Pháp lệnh ngày 16/4/1962
và Pháp lệnh sửa đổi ngày 15/01/1970).
Đến năm 1981, Luật tổ chức VKSND được ban hành, thẩm quyền điều
tra của VKSND đã được quy định rõ ràng hơn. Theo quy định tại khoản 1
Điều 10 Luật tổ chức VKSND năm 1981 thì: "...Trong trường hợp do pháp
luật quy định thì Viện kiểm sát nhân dân trực tiếp tiến hành điều tra". Đó là
các vụ án do Viện trưởng VKS cấp trên giao và các vụ án Viện trưởng VKS
17
thấy cần thiết phải trực tiếp điều tra theo quy định tại Thông tư số 01/TTLB
ngày 23.1.1984 giữa VKSNDTC và Bộ nội vụ (nay là Bộ công an) về quan hệ
giữa hai ngành Kiểm sát và Công an trong công tác điều tra và kiểm sát điều
tra. Trên thực tế, các trường hợp cần thiết được xác định là: Do yêu cầu chính
trị và cấp ủy giao hoặc khi xét thấy các vụ án do cơ quan Công an điều tra
không được khách quan, toàn diện, cán bộ điều tra vi phạm pháp luật tới mức
nếu để họ tiếp tục điều tra sẽ dẫn đến oan sai, bỏ lọt tội phạm và dư luận xã
hội không đồng tình.
Để thực hiện nhiệm vụ này, từ năm 1984, ngoài Vụ điều tra thẩm cứu
tại VKSNDTC, Viện trưởng VKSNDTC ra quyết định thành lập 04 Phòng
điều tra thẩm cứu ở các VKSND Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng
và Quảng Nam - Đà Nẵng. VKS địa phương các cấp cũng đã tiến hành các
hoạt động điều tra; cách tổ chức thực hiện hoạt động điều tra thời điểm đó là
khi cần thiết thì thành lập một tổ để điều tra và người thực hiện điều tra là các
cán bộ, Kiểm sát viên của Phòng kiểm sát điều tra kiêm nhiệm thực hiện.
Như vậy giai đoạn 1960 – 1988 đánh dấu mốc quan trọng trong lịch sử
TTHS, bằng việc Hiến pháp, pháp luật quy định thẩm quyền điều tra của
VKSND, trong đó đơn vị trực tiếp làm nhiệm vụ điều tra là Vụ điều tra thẩm
cứu. Hoạt động điều tra của VKSND có tính độc lập tương đối hơn so với
trước đây góp phần tăng cường hiệu quả trong công tác đấu tranh phòng,
chống tội phạm, tránh làm oan người vô tội.
1.3.3. Giai đoạn 1988-2003 (theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự
năm 1988)
BLTTHS đầu tiên của nước ta - BLTTHS năm 1988 đã quy định rõ
CQĐT của VKSND là một trong hệ thống các CQĐT. Theo quy định tại
khoản 3 Điều 92 BLTTHS 1988 quy định về thẩm quyền điều tra của CQĐT
VKSND là: Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân điều tra trong những
trường hợp sau đây, khi Viện trưởng xét thấy cần thiết:
18
a) Khi phát hiện việc điều tra có vi phạm pháp luật nghiêm trọng;
b) Khi tiến hành kiểm sát việc tuân theo pháp luật, phát hiện những vụ
phạm tội rõ ràng, không cần thiết phải chuyển cho cơ quan điều tra khác;
c) Khi phát hiện tội phạm trong hoạt động tư pháp;
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có thể giao cho cơ quan
điều tra của Viện kiểm sát nhân dân điều tra trong những trường hợp khác.
Cụ thể hóa quy định trên, thông tư số 79-VKSND/TT ngày 15/9/1989
của Viện trưởng VKSNDTC ban hành đã hướng dẫn cụ thể thế nào là "những
việc mà Viện trưởng VKS xét thấy cần thiết" là: Trường hợp Cơ quan điều tra
khác điều tra nhưng có vi phạm pháp luật hoặc làm oan, bỏ lọt tội phạm;
thông qua công tác kiểm sát chung mà phát hiện thấy có dấu hiệu tội phạm;
một số tội phạm trong hoạt động tư pháp và những vụ án khác do Viện trưởng
xét thấy cần thiết và tiến hành xác minh những vụ án theo trình tự tái thẩm
thuộc thẩm quyền kháng nghị của Viện trưởng VKS.
Để phù hợp với quy định của pháp luật, Vụ điều tra thẩm cứu VKSND
tối cao được đổi tên thành Cục điều tra. Từ đây, CQĐT VKSND đã trở thành
hệ thống CQĐT chuyên trách, độc lập trong hoạt động tố tụng và có sự phân
cấp về thẩm quyền điều tra bao gồm: VKSNDTC và VKSND cấp tỉnh (không
còn ở VKSND cấp huyện).
Với sự ra đời của BLTTHS 1988 đã mở rộng thẩm quyền điều tra của
CQĐT VKSND, đảm bảo quyền chủ động cho CQĐT VKSND trong việc
thực hiện thẩm quyền điều tra các vụ án hình sự, hạn chế các vi phạm pháp
luật xảy ra trong quá trình tiến hành tố tụng, góp phần làm trong sạch bộ máy
tư pháp.
Tuy nhiên, đến năm 2000 với định hướng cải cách tổ chức và hoạt động
của cơ quan tư pháp theo tinh thần tại Thông báo số 136/TB-TW ngày
25.01.1996 của Bộ Chính trị, Chỉ thị số 01 ngày 10.01.2000 của Viện trưởng
19
VKSNDTC về công tác điều tra của CQĐTVKSND thì thẩm quyền của
CQĐT VKSND đã có sự thay đổi, cụ thể:
Thực hiện đổi mới Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân theo
hướng tăng cường tổ chức và hoạt động của Cục điều tra thuộc Viện kiểm sát
nhân dân tối cao, chỉ để lại phòng điều tra Viện kiểm sát cấp tỉnh ở những nơi
xét thấy thật cần thiết. Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân chỉ tập
trung vào việc điều tra tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp mà người phạm
tội là cán bộ của các cơ quan tư pháp [51, tr.5].
Như vậy, giai đoạn 1988 - 2003 với sự ra đời của BLTTHS năm 1988
và các văn bản pháp luật khác, CQĐT VKSND đã trở thành hệ thống CQĐT
chuyên trách, độc lập trong hoạt động TTHS. BLTTHS năm 1988 đã quy định
cụ thể và rõ ràng thẩm quyền của CQĐT VKSND. Tuy thẩm quyền của
CQĐT VKSND đã có sự thay đổi theo hướng thu hẹp thẩm quyền từ năm
2000, nhưng nhìn chung hoạt động của CQĐT VKSND thời kỳ này đã góp
phần hạn chế việc vi phạm pháp luật của các cơ quan và người tiến hành tố
tụng, củng cố lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và các cơ quan
bảo vệ pháp luật.
1.3.4. Giai đoạn 2003 đến 2014 (theo quy định của Bộ luật Tố tụng
hình sự năm 2003)
Đến BLTTHS năm 2003, quy định về phân cấp thẩm quyền điều tra
của VKSND có sự thay đổi, cụ thể các phòng điều tra cấp tỉnh đều giải thể,
CQĐT của VKSND chỉ được tổ chức ở VKSNDTC (Cục điều tra) để phù hợp
theo tinh thần chủ trương cải cách tư pháp của Đảng tại Nghị quyết số 08/NQ-
TW của Bộ Chính trị, với định hướng VKS không thực hiện chức năng kiểm
sát chung (kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong lĩnh vực hành chính, kinh
tế). Vì vậy, thẩm quyền điều tra của CQĐT VKSND đã bị thu hẹp hơn rất
nhiều so với BLTTHS 1988, cụ thể tại khoản 3 Điều 110 BLTTHS 2003 quy
20
định: "Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao điều tra một số
loại tội xâm phạm hoạt động tư pháp mà người phạm tội là cán bộ thuộc các
cơ quan tư pháp".
Nhằm thống nhất thực hiện quy định của BLTTHS năm 2003 về thẩm
quyền điều tra của CQĐT VKSND, nâng cao hiệu quả công tác điều tra, đáp
ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm trong tình hình mới, Viện
trưởng VKSNDTC đã ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Cục điều
tra ban hành kèm theo Quyết định số 1169/QĐ-VKSTC-C6 ngày 19.8.2010
(gọi tắt là Quy chế 1169), thì CQĐT VKSNDTC có thẩm quyền điều tra các
tội phạm sau đây:(1) Các xâm phạm hoạt động tư pháp quy định tại Chương
XXII của BLHS mà người phạm tội là cán bộ của các cơ quan tư pháp khi các
tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của TAND; (2) Các tội phạm có nguồn
gốc phát sinh từ việc thực thi nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ các cơ quan tư
pháp hoặc liên quan đến việc thực thi nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ các cơ
quan tư pháp hoặc liên quan đến việc thực thi nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ
các cơ quan tư pháp trong quá trình tiến hành tố tụng (hình sự, dân sự, hành
chính, kinh tế, lao động...) ở các giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử và thi hành
án; (3) Hành vi phạm tội hoặc người thực hiện hành vi phạm tội có liên quan
đến vụ án thuộc thẩm quyền điều tra của CQĐT VKSNDTC đang khởi tố,
điều tra. Mặc dù chỉ là quy chế nhưng do nội dung quy chế đã thể hiện cụ thể,
rõ ràng thẩm quyền điều tra của CQĐT VKSNDTC, được quy định của
BLTTHS và được định nghĩa trong khái niệm tội phạm XPHĐTP tại Điều
292 BLHS, đã tạo ra hành lang pháp lý cho thẩm quyền điều tra của CQĐT
VKSNDTC.
Với những đóng góp tích cực cho công cuộc cải cách tư pháp, đặc biệt
là trong chống oan, sai, ngày 29/7/2013 Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số
640/NQ-UBTVQH13 phê chuẩn việc đổi tên gọi của Cục điều tra VKSNDTC
21
thành CQĐT VKSNDTC. Đó cũng là thể hiện sự chính quy, hiện đại, góp
phần tăng thêm uy thế trong thực hiện thẩm quyền điều tra của một CQĐT có
đối tượng điều tra đặc biệt (có trình độ hiểu biết về pháp luật, tố tụng…) mà
quá trình điều tra các tội phạm này hết sức khó khăn, gặp nhiều trở ngại.
Như vậy, giai đoạn 2003 – 2014, thẩm quyền của CQĐT VKSND đã
được quy định rõ ràng hơn, CQĐT VKSND có thẩm quyền điều tra một số
loại tội xâm phạm hoạt động tư pháp được quy định tại Chương XXII (Điều
292 đến Điều 314) BLHS 1999 và những loại tội phạm có nguồn gốc phát
sinh hoặc liên quan đến thực thi nhiệm vụ của những người có chức danh
pháp lý thuộc các cơ quan tư pháp (Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán,
Chấp hành viên) và người tiến hành tố tụng khác thuộc các ngành CAND,
VKS, TAND, THA các cấp được quy định trong các bộ luật, luật tố tụng khi
họ thực hiện nhiệm vụ hoặc tiến hành tố tụng đối với vụ án hình sự, dân sự,
hành chính, kinh tế, lao động…ở bất cứ giai đoạn nào. Hoạt động của CQĐT
VKSND thời kỳ này đã chuyển sang một bước ngoặt mới góp phần nâng cao
hiệu quả công tác điều tra tội phạm của VKSND, đáp ứng yêu cầu đấu tranh
phòng, chống tội phạm.
1.3.5. Giai đoạn từ năm 2014 đến nay (theo quy định của Bộ luật Tố
tụng hình sự năm 2015)
Với việc Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông
qua Luật tổ chức VKSND năm 2014, BLTTHS năm 2015 và Luật tổ chức
CQĐT hình sự năm 2015 thì thẩm quyền của CQĐT VKSND đã có sự thay
đổi rõ rệt. Theo quy định điểm g, khoản 3,Điều 3 Luật tổ chức VKSND đã ghi
nhận: Khi thực hiện chức năng thực hành quyền công tố, VKS có nhiệm vụ,
quyền hạn trong việc điều tra các tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp, các
tội phạm về tham nhũng, chức vụ xảy ra trong hoạt động tư pháp theo quy
định của luật. Quy định trên đã khẳng định một lần nữa hoạt động điều tra là
22
một phần của hoạt động công tố và là công cụ đắc lực nhất trong việc thực
hiện chức năng công tố của ngành Kiểm sát.
Thẩm quyền của CQĐT VKSND giai đoạn này đã được mở rộng hơn
rất nhiều so với BLTTHS năm 2003 trước đây, điều này được thể hiện tại
Điều 163 BLTTHS năm 2015, Điều 20 Luật tổ chức VKSND năm 2014, Điều
30 Luật tổ chức CQĐT hình sự năm 2015, theo đó: "CQĐT của VKSND có
thẩm quyền điều tra tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp, tội phạm về tham
nhũng, chức vụ quy định tại Chương XXIII và Chương XXIV của BLHS xảy
ra trong hoạt động tư pháp mà người phạm tội là cán bộ, công chức thuộc
CQĐT, Tòa án, VKS, cơ quan THA, người có thẩm quyền tiến hành hoạt
động tư pháp".
Tuy nhiên quy định về thẩm quyền mở rộng của CQĐT VKSND chưa
được thực hiện ngay mà phải chờ đến khi BLTTHS, BLHS năm 2015 được
sửa đổi, bổ sung và Luật tổ chức CQĐT hình sự chính thức có hiệu lực thi
hành là ngày 01.01.2018 (điểm b, khoản 1, Điều 1 Nghị quyết số
41/2017/QH14 ngày 20.6.2017). Trong thời gian BLTTHS năm 2015 chưa có
hiệu lực thi hành thì CQĐT VKSND vẫn thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn
theo quy định của BLTTHS 2003.
Như vậy, thẩm quyền mở rộng của CQĐT VKSND theo quy định của
BLTTHS năm 2015 đã được áp dụng kể từ 01.01.2018 cho đến nay. Nếu như
trước đây, CQĐT VKSND chỉ tiến hành điều tra một số loại tội phạm xâm
phạm hoạt động tư pháp thì hiện nay CQĐT VKSND có thẩm quyền điều tra
đối với các tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp, tội phạm tham nhũng,
chức vụ xảy ra trong hoạt động tư pháp.
Có thể thấy việc mở rộng thẩm quyền này là sự ghi nhận hiệu quả hoạt
động của CQĐT VKSND trong những năm qua và việc mở rộng thẩm quyền
này cũng thể hiện sự ghi nhận của Nhà nước và niềm tin của nhân dân đối với
23
hoạt động điều tra của CQĐT VKSND trong công cuộc đấu tranh, đẩy lùi tệ
nạn tham nhũng, hạn chế các vi phạm trong hoạt động tư pháp, góp phần làm
các cơ quan tư pháp trong sạch, vững mạnh.
Hệ thống lại các quy định về thẩm quyền điều tra của CQĐT VKSND
qua các BLTTHS cho thấy, mặc dù qua thời gian đã có nhiều thay đổi, bổ
sung (có lúc mở rộng, có khi thu hẹp), nhưng có thể nói các quy định đó ngày
càng cụ thể, khoa học và hợp lý hơn, làm nổi bật mục đích đấu tranh phòng,
chống tội phạm, hạn chế các vi phạm trong hoạt động tư pháp, đảm bảo sự
trong sạch, vững mạnh của các cơ quan thi hành pháp luật. Hoạt động điều tra
của CQĐT VKSND luôn gắn liền với việc thực hiện quyền công tố, đảm bảo
cho việc truy tố, buộc tội khách quan, chính xác, đúng người, đúng tội, thể
hiện sự nghiêm minh của pháp luật.
Kết luận chương 1
Qua kết quả nghiên cứu chương 1, luận văn đã tập trung làm rõ một số
vấn đề lý luận chung về thẩm quyền điều tra của CQĐT VKSND trong điều
tra các vụ án hình sự. Khái quát chung về khái niệm quyền tư pháp, hoạt động
tư pháp và cơ quan tư pháp ở Việt Nam. Phân tích, làm rõ về mặt lý luận khái
niệm thẩm quyền điều tra trong tố tụng hình sự và khái niệm thẩm quyền điều
tra của CQĐT VKSND. Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích quá trình hình thành
và phát triển quy định của pháp luật qua các giai đoạn về thẩm quyền điều tra
của CQĐT VKSND cùng với lý luận khoa học luật, lý luận khoa học điều tra
hình sự để từ đó đưa ra những đánh giá, nhận xét.
Từ những vấn đề được phân tích, nhận xét khái quát trong chương 1 sẽ
là tiền đề quan trọng để đánh giá thực trạng pháp luật Việt Nam về thẩm
quyền điều tra của CQĐT VKSND và việc thực hiện thẩm quyền điều tra đó
trong thực tiễn.
24
Chương 2
QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ THẨM
QUYỀN ĐIỀU TRA CỦA CƠ QUAN ĐIỀU TRA VIỆN KIỂM SÁT
NHÂN DÂN VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG
2.1. Thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra – Viện kiểm sát
nhân dân theo quy định của pháp luật hiện hành
Về thẩm quyền của CQĐT VKS được ghi nhận tại Điều 163 BLTTHS
năm 2015, Điều 20 Luật tổ chức VKSND năm 2014 và Điều 30 Luật tổ chức
Cơ quan điều tra hình sự năm 2015 theo đó thẩm quyền của CQĐT VKS
được thể hiện như sau: CQĐT VKSND điều tra tội xâm phạm hoạt động tư
pháp, tội phạm về tham nhũng, chức vụ quy định tại Chương XXIII và
Chương XXIV của BLHS xảy ra trong hoạt động tư pháp mà người phạm tội
là cán bộ, công chức thuộc CQĐT, TAND, cơ quan THA, người có thẩm
quyền tiến hành hoạt động tư pháp khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét
xử của TAND.
2.1.1. Thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân
dân ở Việt Nam đối với loại tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp, tội phạm
tham nhũng, chức vụ xảy ra trong hoạt động tư pháp
Có thể thấy với quy định về thẩm quyền điều tra của CQĐT VKSND
như trên đã mở rộng hơn rất nhiều so với quy định của BLTTHS năm 2003,
Luật tổ chức VKSND năm 2002 và Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự năm
2004. Quy định mới về thẩm quyền điều tra của CQĐT VKSNDTC có phạm
vi rộng hơn, rõ ràng và chi tiết hơn. Đồng thời, các quy định mới cũng bổ
sung thêm nhiều quyền hạn, trách nhiệm trong hoạt động điều tra của CQĐT
cũng như của những người có thẩm quyền điều tra trong CQĐT VKSNDTC.
Nếu như trước đây, CQĐT VKSNDTC chỉ có thẩm quyền điều tra một số tội
phạm xâm phạm hoạt động tư pháp, cụ thể là 23 tội phạm thuộc Chương XXI
25
BLHS năm 2009 thì hiện nay CQĐT VKSNDTC có thẩm quyền điều tra các
tội xâm phạm hoạt động tư pháp và thực hiện thẩm quyền mở rộng thêm là
điều tra án tham nhũng, chức vụ xảy ra trong hoạt động tư pháp. Theo thống
kê thì với thẩm quyền mở rộng như trên thì CQĐT VKSNDTC tiến hành điều
tra đối với 38 tội danh, bao gồm 24 tội danh thuộc chương các tội xâm phạm
hoạt động tư pháp và 14 tội danh thuộc chương các tội phạm tham nhũng,
chức vụ.
Bên cạnh đó, một số tội danh trước đây thuộc thẩm quyền điều tra của
713 CQĐT thuộc Công an cấp huyện, 126 CQĐT thuộc Công an cấp tỉnh và
02 CQĐT thuộc Bộ Công an (tổng số 841 đơn vị điều tra) thì nay thuộc thẩm
quyền điều tra của CQĐT VKSNDTC nếu người phạm tội là cán bộ, công
chức thuộc các cơ quan tư pháp hoặc có thẩm quyền tiến hành hoạt động tư
pháp. [23, tr. 3]
Theo quy định trên, CQĐT VKSNDTC có thẩm quyền điều tra những
loại tội phạm sau đây:
* Tội xâm phạm hoạt động tư pháp, tội phạm về tham nhũng, chức
vụ quy định tại Chương XXIII và Chương XXIV của BLHS xảy ra trong
hoạt động tư pháp mà người phạm tội là cán bộ, công chức thuộc CQĐT,
TAND, cơ quan THA, người có thẩm quyền tiến hành hoạt động tư pháp
khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của TAND.
Theo quy định trên thì tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của CQĐT
VKSNDTC phải thỏa mãn các điều kiện sau:
Thứ nhất: Tội phạm đó được quy định tại Chương XXIII (Chương các
tội phạm về chức vụ) và Chương XXIV (Chương các tội phạm xâm phạm
hoạt động tư pháp) của BLHS hiện hành.
Chương XXIII BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định
các tội phạm về chức vụ gồm 15 điều từ Điều 352 đến Điều 366, trong đó có
26
một điều quy định khái niệm tội phạm về chức vụ là Điều 352, theo đó: "Các
tội phạm về chức vụ là những hành vi xâm phạm hoạt động đúng đắn của cơ
quan, tổ chức do người có chức vụ thực hiện trong khi thực hiện công vụ,
nhiệm vụ". Còn lại 14 điều quy định về các tội danh cụ thể được chia thành:
tội phạm về tham nhũng và các tội phạm khác về chức vụ.
Các tội phạm về tham nhũng là những hành vi nguy hiểm cho xã hội
được quy định trong BLHS do người có chức vụ, quyền hạn thực hiện một
cách cố ý xâm phạm đến tài sản, uy tín của cơ quan, tổ chức; xâm phạm đến
tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ
sung năm 2017) quy định 7 tội phạm là tội phạm về tham nhũng, đó là: tội
tham ô tài sản (Điều 353); tội nhận hối lộ (Điều 354); tội lạm dụng chức vụ,
quyền hạn chiếm đoạt tài sản (Điều 355); tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn
trong khi thi hành công vụ (Điều 356); tội lạm quyền trong khi thi hành công
vụ (Điều 357); tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người
khác để trục lợi (Điều 358) và tội giả mạo trong công tác (Điều 359).
Còn lại 07 tội phạm khác về chức vụ trong Chương XXIII BLHS hiện
hành, đó là: tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 360); tội cố
ý làm lộ bí mật công tác; tội chiếm đoạt, mua bán hoặc tài liệu bí mật công tác
(Điều 361); tội vô ý làm lộ bí mật công tác, tội làm mất tài liệu bí mật công
tác (Điều 362); tội đào nhiệm (Điều 363); tội đưa hối lộ (Điều 364); tội môi
giới hối lộ (Điều 365) và tội lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ,
quyền hạn để trục lợi (Điều 366).
Về tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp, sau khi BLHS đầu tiên ở
nước ta (BLHS năm 1985) ra đời thì mới quy định về khái niệm các tội phạm
xâm phạm hoạt động tư pháp tại Điều 230. Trước đó thì chỉ có một số văn bản
pháp luật quy định về những hành vi xâm phạm hoạt động tư pháp mà chưa
đưa ra khái niệm tội xâm phạm hoạt động tư pháp. Đến BLHS năm 1999
27
(được sửa đổi, bổ sung năm 2009) thì chương XXII quy định các tội xâm
phạm hoạt động tư pháp, gồm 23 điều từ Điều 292 đến Điều 314, trong đó có
một điều quy định về vấn đề chung là Điều 292 quy định về khái niệm về tội
phạm xâm phạm tư pháp, 22 điều còn lại từ Điều 293 đến 314 quy định về các
tội xâm phạm hoạt động tư pháp.
Sau khi BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) được ban hành
thì các tội xâm phạm hoạt động tư pháp được quy định tại chương XXIV,
gồm 25 điều từ Điều 367 đến Điều 391. Trong đó, Điều 367 đưa ra khái niệm
về tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp, 24 điều luật còn lại là 24 tội danh
cụ thể. Khái niệm tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp được BLHS năm
2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định tại Điều 367 như sau: "Các tội
xâm phạm hoạt động tư pháp là những hành vi xâm phạm sự đúng đắn của
hoạt động tố tụng và thi hành án" [37, tr. 638].
Với các quy định của BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) có
thể phân chia hành vi nguy hiểm xâm phạm đến sự đúng đắn của hoạt động tố
tụng và thi hành án thành hai nhóm:
- Nhóm hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn:
+ Hành vi truy cứu trách nhiệm hình sự người không có tội.
+ Hành vi không truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người có tội.
+ Hành vi ra bản án hoặc quyết định trái pháp luật.
+ Hành vi dùng nhục hình, bức cung, làm sai lệch hồ sơ vụ án, vụ việc.
+ Hành vi tha trái pháp luật người bị bắt, người bị tạm giữ, người bị
tạm giam, người đang chấp hành án phạt tù.
+ Hành vi bắt, giữ, giam người trái pháp luật.
+ Hành vi ép buộc hoặc dùng thủ đoạn khác bắt người có thẩm quyền
trong hoạt động tư pháp làm trái pháp luật.
+ Hành vi cản trở hoặc không thi hành án.
28
- Nhóm hành vi cản trở hoạt động tư pháp:
+ Hành vi khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật, từ chối khai
báo, từ chối kết luận giám định, định giá tài sản hoặc từ chối cung cấp tài liệu,
mua chuộc.
+ Hành vi vi phạm việc niêm phong, kê biên tài sản, phong tỏa tài
khoản.
+ Hành vi trốn khỏi nơi giam, giữ hoặc trốn khi đang bị áp giải, đang bị
xét xử.
+ Hành vi đánh tháo người bị bắt, bị tạm giam, tạm giữ, người đang bị
áp giải, xét xử, chấp hành án phạt tù.
+ Hành vi che giấu tội phạm.
+ Hành vi không tố giác tội phạm.
+ Hành vi gây rối hoặc chống lại mệnh lệnh của người có thẩm quyền
trong quản lý giam giữ.
+ Hành vi gây rối trật tự phiên tòa, phiên họp.
Trong các tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp có 17 tội có cấu thành
hình thức, theo đó tội phạm hoàn thành khi người phạm tội thực hiện hành vi
phạm tội của mình và 07 tội có cấu thành vật chất (Tội ra quyết định trái pháp
luật (Điều 371), Tội ép buộc người có thẩm quyền trong hoạt động tư pháp
làm trái pháp luật (Điều 372), Tội thiếu trách nhiệm để người bị bắt, người bị
tạm giữ, tạm giam, người đang chấp hành án phạt tù trốn (Điều 376), Tội
không thi hành án (Điều 379), Tội cản trở việc thi hành án (Điều 381), Tội
trốn khỏi nơi giam, giữ hoặc trốn khi đang bị áp giải, đang bị xét xử (Điều
386), Tội đánh tháo người bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam, người đang bị áp giải,
xét xử, chấp hành án phạt tù (Điều 387)), với các tội có cấu thành vật chất thì
tội phạm hoàn thành khi có những hậu quả, thiệt hại nhất định xảy ra đối với
mỗi tội danh. Đối với các tội xâm phạm hoạt động tư pháp thì những thiệt hại
29
mà do hành vi phạm tội gây ra biểu hiện ở những thiệt hại đến quyền lợi của
Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, công dân; xâm phạm
đến những hoạt động đúng đắn của hoạt động tố tụng và thi hành án.
Thứ hai: Tội phạm đó phải thuộc thẩm quyền xét xử của TAND. Chỉ
những tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của TAND thì mới thuộc thẩm
quyền điều tra của CQĐT VKSNDTC. Đây là căn cứ để phân biệt với thẩm
quyền xét xử của Tòa án quân sự.
Thứ ba: Người phạm tội phải là cán bộ, công chức thuộc CQĐT,
TAND, cơ quan THA, người có thẩm quyền tiến hành hoạt động tư pháp, cụ
thể là các trường hợp sau:
- Cán bộ, công chức thuộc CQĐT, TAND, cơ quan THAHS, cơ quan
THADS;
- Người được giao nhiệm vụ quản lý bảo quản vật chứng, tài sản bị
niêm phong, bị kê biên, tài khoản bị phong tỏa trong hoạt động tố tụng, thi
hành án;
- Người được giao nhiệm vụ quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam; tiếp
nhận, quản lý giam giữ, giáo dục cải tạo phạm nhân và thực hiện các nhiệm
vụ khác theo quy định của pháp luật về THAHS;
- Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an, Trạm Công an khi thực
hiện việc tiếp nhận, giải quyết ban đầu các tin báo, tố giác về tội phạm;
- Người thi hành các biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ
sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;
- Người bào chữa, Luật sư, người giám định, người định giá tài sản,
người phiên dịch, người dịch thuật.
- Người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra bao
gồm:
+ Người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra của
Hải quan gồm Cục trưởng, Phó Cục trưởng của Cục điều tra chống buôn lậu,
30
Cục kiểm tra sau thông quan, Cục hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương…
+ Người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra của
Kiểm lâm gồm Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục Kiểm lâm, Chi cục trưởng,
Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm…
+ Người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra của
Kiểm ngư gồm Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục Kiểm ngư, Chi cục trưởng,
Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm ngư vùng;
+ Người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra của
các cơ quan khác trong Công an nhân dân gồm Giám đốc, Phó giám đốc Cảnh
sát phòng cháy, chữa cháy; Cục trưởng, Phó Cục trưởng, Trưởng phòng, Phó
trưởng phòng, đội trưởng, đội phó của các cơ quan như Cục quản lý xuất nhập
cảnh; các cục nghiệp vụ an ninh ở Bộ Công an; Cục cảnh sát phòng, chống tội
phạm về môi trường, Cục Cảnh sát giao thông; Cục cảnh sát phòng, chống tội
phạm sử dụng công nghệ cao…
* Hành vi phạm tội hoặc người thực hiện hành vi phạm tội có liên
quan đến vụ án thuộc thẩm quyền điều tra của CQĐT VKSNDTC đang
khởi tố, điều tra
Về bản chất thì những tội phạm này mặc dù không thuộc thẩm quyền
điều tra của CQĐT VKSNDTC, nhưng để đảm bảo việc giải quyết vụ án một
cách khách quan, toàn diện thì khi xét thấy cần thiết phải tiến hành nhập vụ án
vì những tội phạm này liên quan đến vụ án mà CQĐT VKSNDTC đang khởi
tố, điều tra. Nếu CQĐT VKSNDTC không điều tra những hành vi phạm tội
hoặc người thực hiện hành vi phạm tội này thì sẽ dẫn đến việc vụ án thuộc
thẩm quyền của CQĐT VKSNDTC không được giải quyết kịp thời, toàn diện,
khách quan. Trong trường hợp có tranh chấp về thẩm quyền điều tra giữa
CQĐT VKSNDTC với các CQĐT khác (CQĐT của Công an, CQĐT trong
31
Quân đội) thì theo quy định tại khoản 3 Điều 150 BLTTHS năm 2015, tranh
chấp thẩm quyền này do Viện trưởng VKSNDTC giải quyết và quyết định.
2.1.2. Thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân
dân đối với chủ thể tội phạm
Cùng với việc mở rộng thẩm quyền điều tra, quy định mới của
BLTTHS năm 2015 cũng đã mở rộng diện chủ thể tội phạm thuộc thẩm quyền
của CQĐT VKSNDTC hơn trước rất nhiều. Nếu như trước đây, CQĐT
VKSNDTC chỉ tiến hành điều tra đối với các chủ thể tội phạm là cán bộ thuộc
các cơ quan tư pháp thì hiện nay CQĐT VKSNDTC ngoài việc điều tra đối
với chủ thể là cán bộ, công chức thuộc CQĐT, TAND, VKSND, cơ quan
THAHS, cơ quan THADS thì còn có thẩm quyền đối với 02 nhóm chủ thể
khác là: (1) Người có thẩm quyền tiến hành hoạt động tư pháp bao gồm: Cán
bộ điều tra, Thẩm tra viên, Kiểm tra viên, người giám định, người dịch thuật,
người định giá tài sản, người bào chữa, Luật sư; cán bộ thuộc các cơ quan
được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra…khi họ tham gia vào
hoạt động tố tụng; (2) Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an, Trạm Công
an (Công an cấp xã) khi họ thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được quy định
trong BLTTHS và Luật tổ chức CQĐT hình sự.
Trước đây, thẩm quyền điều tra của CQĐT VKSNDTC chỉ đến địa bàn
cấp huyện do chủ thể tội phạm chỉ quy định đến cán bộ thuộc CQĐT,
VKSND, TAND mà các cơ quan này chỉ được tổ chức cấp thấp nhất là đơn vị
hành chính cấp huyện nhưng với việc quy định như hiện nay về việc mở rộng
chủ thể tội phạm thuộc thẩm quyền CQĐT VKSNDTC đến cán bộ Công an
cấp xã, phường thì địa bàn tiến hành hoạt động điều tra của CQĐT
VKSNDTC đã trải rộng đến địa bàn cấp xã trên cả nước với trên 12.000 cơ
quan, tổ chức, trong đó có hơn 11.000 đơn vị Công an cấp xã, phường và các
cơ quan, cá nhân, tổ chức khác có thẩm quyền tham gia vào hoạt động tố
tụng.
32
Hơn nữa, chủ thể có thẩm quyền tiến hành hoạt động điều tra của
CQĐT VKSNDTC theo quy định của BLTTHS năm 2015 và Luật tổ chức
CQĐT hình sự năm 2015 cũng được mở rộng bao gồm: Thủ trưởng, Phó thủ
trưởng, Điều tra viên và Cán bộ điều tra (chủ thể mới). BLTTHS năm 2015 đã
bổ sung thêm chức danh tư pháp mới là cán bộ điều tra; ghi nhận cán bộ điều
tra là chủ thế tiến hành TTHS, quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn, trách
nhiệm của cán bộ điều tra trong hoạt động tố tụng nói chung và hoạt động
điều tra nói riêng.
Sự mở rộng thẩm quyền này xuất phát từ vị trí, vai trò của CQĐT
VKSND trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm với những thành
tích đáng ghi nhận của CQĐT VKSND đã đạt được trong việc chống oan, sai,
bỏ lọt tội phạm và chống tham nhũng, chức vụ trong hoạt động tư pháp. Đặc
biệt trong giai đoạn hiện nay với yêu cầu cải cách tư pháp, hướng đến một nền
tư pháp vững mạnh, trong sạch thì có thể khẳng định rằng việc mở rộng thẩm
quyền cho CQĐT VKSND như quy định tại BLTTHS năm 2015, Luật tổ
chức VKSND năm 2014, Luật tổ chức CQĐT hình sự năm 2015 là một tất
yếu, khách quan.
Quy định của BLTTHS năm 2015 và các đạo luật mới về tư pháp về
việc mở rộng thẩm quyền cho CQĐT VKSND là đúng đắn, cần thiết, góp
phần chống độc quyền trong điều tra và thực hiện cơ chế kiểm soát việc thực
thi quyền lực nhà nước, phù hợp với xu hướng pháp luật chung của nhiều
quốc gia trên thế giới.
Như vậy, có thể thấy một số đặc điểm của việc thực hiện thẩm quyền
điều tra các tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp của CQĐT VKSNDTC từ
những quy định trên như sau:
- Chủ thể tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của CQĐT VKSNDTC là
cán bộ, công chức thuộc CQĐT, TAND, cơ quan THA, người có thẩm quyền
33
tiến hành hoạt động tư pháp. Đây là những chủ thể đặc biệt, có kiến thức pháp
lý và kinh nghiệm trong hoạt động tư pháp nên việc thực hiện các biện pháp
tố tụng trong hoạt động điều tra đối với những đối tượng này thường khó
khăn, phức tạp hơn do những người này thường có nhiều cách thức, thủ đoạn
tinh vi để che giấu hành vi phạm tội và chống đối quyết liệt khi bị phát hiện,
xử lý.
- Tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp thường diễn ra trong các quan
hệ xã hội đặc biệt, cụ thể là các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình thực
hiện các hoạt động tố tụng và thi hành án của các cơ quan, cá nhân có thẩm
quyền.
- Xuất phát từ vị trí của CQĐT VKSND là một trong những CQĐT
thuộc hệ thống các CQĐT của nước ta, bởi vậy khi thực hiện thẩm quyền điều
tra của mình, CQĐT VKSND là cơ quan tiến hành tố tụng độc lập có chức
năng điều tra và có nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật, từ việc
tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm, quyết định việc khởi tố vụ án,
khởi tố bị can, áp dụng các biện pháp ngăn chặn, thực hiện các biện pháp điều
tra...đến kết thúc điều tra, đề nghị truy tố.
Đối với tất cả các loại tội phạm nói chung và tội phạm xâm phạm hoạt
động tư pháp nói riêng, hoạt động điều tra đều bắt đầu từ khi phát hiện tội
phạm, do đó việc tiếp nhận, thu thập, xử lý và giải quyết nguồn tin về tội
phạm là khâu rất quan trọng, đặc biệt là với các tội phạm xâm phạm hoạt
động tư pháp do đặc thù của loại tội phạm này là thường diễn biến phức tạp,
xảy ra từ lâu sau đó mới được phát hiện nên công tác tiếp nhận, thu thập, xử
lý và giải quyết nguồn tin về tội phạm thuộc thẩm quyền của CQĐT
VKSNDTC là vô cùng cần thiết, có vai trò rất quan trọng tạo tiền đề và cơ sở
để CQĐT VKSNDTC phát hiện và xử lý tội phạm xâm phạm hoạt động tư
pháp.
34
Trong công tác tiếp nhận, thu thập, quản lý, xử lý và giải quyết nguồn
tin về tội phạm thuộc thẩm quyền giải quyết của CQĐT VKSNDTC đã được
quy định cụ thể tại Quy chế về công tác này ban hành kèm theo Quyết định số
565/QĐ-VKSNDTC ngày 29.12.2017 của Viện trưởng VKSNDTC. Theo các
quy định trong Quy chế này thì CQĐT VKSNDTC tiếp nhận, thu thập, xử lý
và giải quyết nguồn tin về tội phạm thông qua các nguồn sau:
- Tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố của cơ quan, tổ chức, cá
nhân;
- Lời khai của người phạm tội tự thú;
- Thông tin về tội phạm do cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trực
tiếp phát hiện;
- Tin báo về tội phạm trên các phương tiện thông tin đại chúng;
Tại Điều 4 của Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 565 của Viện
trưởng VKSNDTC đã quy định rõ thẩm quyền giải quyết nguồn tin về tội
phạm của CQĐT VKSNDTC, đó là:
- Tội phạm quy định tại Chương XXIII (Chương các tội phạm về chức
vụ), Chương XXIV (Chương các tội xâm phạm hoạt động tư pháp) của Bộ
luật Hình sự, xảy ra trong hoạt động tư pháp, thuộc thẩm quyền xét xử của
Tòa án nhân dân mà người thực hiện hành vi phạm tội là một trong những
người sau đây:
+ Cán bộ, công chức thuộc Cơ quan điều tra, Tòa án nhân dân, Viện
kiểm sát nhân dân, Cơ quan thi hành án hình sự, Cơ quan thi hành án dân sự;
+ Người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra;
+ Người được giao nhiệm vụ quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam; tiếp
nhận, quản lý giam giữ, giáo dục cải tạo phạm nhân và thực hiện các nhiệm
vụ khác theo quy định của pháp luật về thi hành án hình sự;
+ Người được giao nhiệm vụ quản lý, bảo quản vật chứng, tài sản bị
niêm phong, bị kê biên, tài khoản bị phong tỏa trong hoạt động tố tụng, thi
hành án;
35
+ Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an, Trạm Công an (sau đây
gọi chung là Công an cấp xã) khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được quy
định trong Bộ luật Tố tụng hình sự và Luật Tổ chức Cơ quan điều tra hình sự.
- Những người thực hiện hành vi phạm tội cụ thể theo quy định của Bộ
luật Hình sự thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Người thi hành các biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ
sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc có hành vi phạm tội
dùng nhục hình quy định tại Điều 373 Bộ luật Hình sự;
+ Những người khác có nhiệm vụ, quyền hạn trong hoạt động tư pháp,
người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự
có hành vi phạm tội làm sai lệch hồ sơ vụ án, vụ việc quy định tại Điều 375
Bộ luật Hình sự;
+ Người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người
dịch thuật, người bào chữa có hành vi phạm tội cung cấp tài liệu sai sự thật
quy định tại Điều 382 Bộ luật Hình sự;
+ Người giám định, người định giá tài sản, người dịch thuật có hành vi
phạm tội từ chối kết luận giám định, định giá tài sản hoặc từ chối cung cấp tài
liệu quy định tại Điều 383 Bộ luật Hình sự.
- Tội phạm quy định tại Chương XXIII (Chương các tội phạm về chức
vụ), Chương XXIV (Chương các tội xâm phạm hoạt động tư pháp) của Bộ
luật Hình sự, xảy ra trong hoạt động tư pháp do người có thẩm quyền tiến
hành hoạt động tư pháp thực hiện mà không thuộc các trường hợp quy định
trên.
Trong quá trình điều tra vụ án CQĐT VKSNDTC được áp dụng tất cả
các hoạt động điều tra, thu thập chứng cứ theo quy định của pháp luật, như:
lấy lời khai của người làm chứng, bị hại, đương sự (Điều 186, 188 BLTTHS),
thu giữ phương tiện điện tử, dữ liệu điện tử (Điều 196 BLTTHS), khám
nghiệm hiện trường (Điều 201 BLTTHS), trưng cầu giám định (Điều 205)
nhằm thu thập, đánh giá những thông tin về vụ án, nguyên nhân, điều kiện
36
phát sinh tội phạm, các dấu vết của tội phạm, vật chứng làm sáng tỏ các tình
tiết của vụ án...đây là hoạt động điều tra không thể thiếu và rất có hiệu quả
trong việc thu thập chứng cứ quan trọng để chứng minh sự thật của vụ án;
khởi tố và hỏi cung bị can (Điều 60, 98, 127,179, 180, 181, 182, 183, 184
BLTTHS) để làm rõ những tình tiết liên quan đến việc thực hiện tội phạm;
các biện pháp ngăn chặn được quy định trong BLTTHS (bắt, tạm giam, tạm
giữ...) đây là những hoạt động nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động
điều tra, truy tố, xét xử cũng như đảm bảo cho việc thi hành án; các hoạt động
đối chất, nhận dạng (Điều 189,190 BLTTHS) đây là những hoạt động điều tra
làm rõ, giải quyết mâu thuẫn trong các lời khai, xác định sự thật khách quan
của vụ án. Đặc biệt, theo quy định của Điều 223, 224, 225 BLTTHS năm
2015 thì CQĐT VKSNDTC còn có thẩm quyền áp dụng biện pháp điều tra tố
tụng đặc biệt (ghi âm, ghi hình bí mật; nghe điện thoại bí mật; thu thập bí mật
dữ liệu điện tử) khi tiến hành điều tra các tội phạm về tham nhũng trong hoạt
động tư pháp.
Nhìn chung các quy định của pháp luật hiện hành về thẩm quyền điều
tra của CQĐT VKSNDTC được quy định rõ ràng, cụ thể, chi tiết trong các
văn bản pháp luật, góp phần tạo điều kiện cho CQĐT VKSNDTC thực hiện
tốt chức năng, nhiệm vụ của mình và đạt được nhiều kết quả nhất định trong
công cuộc đấu tranh, đẩy lùi tệ nạn tham nhũng, hạn chế các vi phạm trong
hoạt động tư pháp, bảo đảm sự trong sạch, vững mạnh của các cơ quan tư
pháp. Tuy nhiên qua thực tiễn áp dụng, các quy định pháp luật về thẩm quyền
của CQĐT VKSNDTC đã bộc lộ một số hạn chế, vướng mắc.
2.2. Tổ chức bộ máy và thực tiễn việc thẩm quyền điều tra của Cơ
quan điều tra – Viện kiểm sát nhân dân
2.2.1. Thực trạng tổ chức bộ máy của Cơ quan điều tra - Viện kiểm sát
nhân dân
Về cơ cấu tổ chức của CQĐT VKSNDTC, theo Quyết định số
18/2015/VKSTC – C1 ngày 20.11.2015 của Viện trưởng VKSNDTC ban
37
hành Quy chế về tổ chức, hoạt động của CQĐT VKSNDTC (gọi tắt là Quy
chế 18) và các Quyết định của Viện trưởng VKSNDTC về việc thành lập các
phòng nghiệp vụ, theo đó CQĐT VKSNDTC hiện nay có 10 phòng nghiệp vụ
và 02 Đại diện thường trực CQĐT VKSNDTC tại các tỉnh miền Trung -Tây
Nguyên và miền Nam với Thủ trưởng, 04 Phó thủ trưởng, 10 Trưởng phòng.
2.2.2. Thực tiễn việc thực hiện thẩm quyền của Cơ quan điều tra - Viện
kiểm sát nhân dân
Trong những năm qua, công tác điều tra các tội phạm tham nhũng,
chức vụ trong hoạt động tư pháp và tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp
của CQĐT VKSNDTC đã đạt được những kết quả tích cực, góp phần vào
công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm; làm trong sạch đội ngũ cán bộ
trong các cơ quan tư pháp; chống bỏ lọt tội phạm, chống làm oan người vô
tội, là công cụ sắc bén thực sự có hiệu quả để đảm bảo và hỗ trợ tích cực cho
VKSND thực hiện tốt chức năng thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động
tư pháp, bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa, góp phần kiềm chế, ngăn chặn
sự gia tăng của loại tội phạm này.
2.2.2.1. Những kết quả đạt được
Đối với công tác phát hiện tội phạm, xuất phát từ đặc điểm tội phạm
thuộc thẩm quyền điều tra của CQĐT VKSNDTC có tính chất đặc thù nên
việc phát hiện tội phạm chủ yếu được thực hiện qua việc thu thập, tiếp nhận
thông tin, nguồn tin về tội phạm từ công dân và các cơ quan, tổ chức. Do đó,
CQĐT VKSNDTC luôn phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị hữu quan
để thu thập, phân loại, xác minh thông tin và nguồn tin về tội phạm. Đặc biệt
sau khi Thông tư số 01/2017/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNN-
VKSNDTC ngày 29.12.2017 quy định về việc phối hợp giữa các cơ quan có
thẩm quyền trong việc thực hiện một số quy định của bộ luật TTHS năm 2015
về tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố có hiệu
lực, công tác thu thập, tiếp nhận, theo dõi, quản lý đơn thư đã được thực hiện
38
chặt chẽ, toàn diện hơn, xây dựng được mạng lưới cơ sở, cộng tác viên cung
cấp thông tin, chủ động theo dõi, nắm bắt thông tin vi phạm, tội phạm xâm
phạm hoạt động tư pháp trên toàn quốc. Từ năm 2014 đến năm 2018, số
lượng thông tin vi phạm,tố giác, tin báo, kiến nghị khởi tố liên quan đến tội
phạm tham nhũng, chức vụ trong hoạt động tư pháp và tội phạm xâm phạm
hoạt động tư pháp mà CQĐT VKSNDTC tiếp nhận là 7669 đơn, số lượng
đơn, thư tố giác tăng qua từng năm, cụ thể như bảng sau:
Bảng 2.1: Tổng số thông tin vi phạm, tội phạm và tố giác, tin báo do
CQĐT VKSNDTC tiếp nhận, giải quyết từ năm 2014 đến năm 2018
Năm Tổng
Tố giác, tin báo về tội
phạm thuộc thẩm
quyền giải quyết
Thông tin vi phạm, tội phạm
không thuộc thẩm quyền giải quyết
2014 1326 96 1230
2015 1448 133 1315
2016 1508 135 1373
2017 1594 128 1466
2018 1793 143 1650
Tổng 7669 635 7034
Nguồn: Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao
Các thông tin vi phạm, tội phạm và tố giác, tin báo xâm phạm hoạt
động tư pháp xảy ra ở tất cả các cơ quan tư pháp: Cơ quan điều tra, Viện kiểm
sát, Tòa án, cơ quan THADS, cơ quan THAHS.Trong tổng số 7669 thông tin
vi phạm, tội phạm thì có 635 tố giác, tin báo thuộc thẩm quyền giải quyết của
CQĐT VKSNDTC, còn 7034 đơn không thuộc thẩm quyền đã chuyển cơ
quan hữu quan khác để xử lý, giải quyết theo quy định. Nội dung chủ yếu
phản ánh, tố cáo sai phạm trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và thi hành
án như: Hành vi nhận hối lộ; hành vi bức cung, dùng nhục hình, làm sai lệch
39
hồ sơ vụ án dẫn đến oai sai; hành vi tổ chức, cưỡng chế thi hành án trái pháp
luật...
Trong những năm qua, công tác tiếp nhận, giải quyết các đơn, thư tin
báo, tố giác tội phạm của CQĐT VKSNDTC đã đạt được những kết quả đáng
ghi nhận. Tất cả các đơn, tin gửi đến đều được phân loại, giải quyết, xác minh
và trả lời đến cá nhân, tổ chức gửi đơn. Qua đó giải quyết được những vấn đề
bức xúc của công dân, không để tình trạng tố cáo kéo dài, gây bức xúc trong
quần chúng nhân dân. Thông qua công tác xác minh 635 tin báo, tố giác, từ
năm 2014 đến năm 2018, CQĐT VKSNDTC đã khởi tố và thụ lý điều tra
được 241 vụ/ 212 bị can, cụ thể được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.2: Số lượng vụ án, bị can xâm phạm hoạt động tư pháp do
CQĐT VKSNDTC khởi tố, điều tra từ năm 2014 đến năm 2018
Năm
Tổng
Tội phạm tham
nhũng, chức vụ
trong hoạt
động tư pháp
Tội phạm xâm
phạm hoạt
động tư pháp
Các tội phạm
khác liên quan
đến hoạt động
tư pháp
Vụ Bị can Vụ Bị can Vụ Bị can Vụ Bị can
2014 46 35 28 16 13 17 05 02
2015 42 26 29 22 07 04 06 00
2016 45 34 28 29 09 05 08 00
2017 51 50 33 31 13 15 05 04
2018 57 67 38 47 16 19 03 01
Tổng 241 212 156 145 58 60 27 07
Nguồn: Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao
Qua thống kê cho thấy trong tổng số các vụ án mà CQĐT VKSNDTC
đã khởi tố và thụ lý điều tra thì tội phạm về tham nhũng, chức vụ trong hoạt
động tư pháp: 156 vụ/145 bị can (chiếm 64,7% số vụ và 68,4% số bị can); tội
40
phạm xâm phạm hoạt động tư pháp:58 vụ/60 bị can (chiếm 24,1% số vụ và
28,3% số bị can ); các tội phạm khác liên quan đến hoạt động tư pháp: 27 vụ/
07 bị can (chiếm 11,2% số vụ và 3,3% số bị can). Bên cạnh đó, trong số các
bị can bị CQĐT khởi tố trong các năm từ 2014 đến 2018 thì có thể thấy tỷ lệ
tội phạm là cán bộ, công chức thuộc cơ quan tư pháp cụ thể qua bảng sau:
Bảng 2.3: Tỷ lệ bị can bị CQĐT VKSNDTC khởi tố, điều tra trong ác
vụ án xâm phạm hoạt động tư pháp từ năm 2014 đến năm 2018
Năm
Tổng
số
Bị can
thuộc cơ
quan
công an
Bị can
thuộc Viện
kiểm sát
Bị can
thuộc
Tòa án
Bị can thuộc
Cơ quan
THADS
Bị can
thuộc ngành
khác
2014 35 21 00 06 06 02
2015 26 04 00 07 14 01
2016 34 09 01 03 21 00
2017 50 14 04 05 24 03
2018 67 25 07 05 30 00
Tổng 212 73 12 26 95 06
Nguồn: Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao
Qua bảng thống kê trên, có thể thấy số người phạm tội là cán bộ, công
chức thuộc ngành Công an là 73 bị can (chiếm 34,4% ); thuộc ngành Toà án
là 26 bị can (chiếm 12,3%); thuộc ngành Kiểm sát là 12 bị can (chiếm 5,7%);
thuộc cơ quan Thi hành án là 95 bị can (chiếm 44,8%), ngành khác là 06 bị
can (chiếm 2,8%).
Việc khắc phục, thu hồi tiền, tài sản bị chiếm đoạt trong các vụ án tham
nhũng, chức vụ cũng được CQĐT VKSND chú trọng thực hiện. Tỷ lệ thu hồi
tiền, tài sản bị thiệt hại, chiếm đoạt trong các vụ án tham nhũng, chức vụ xảy
ra trong hoạt động tư pháp do CQĐT VKSNDTC khởi tố, điều tra trung bình
đạt 55%. [21, tr. 15]
41
Có thể thấy, kể từ năm 2018, sau khi ban hành và thực hiện Quy chế số
565 và quy định của BLTTHS năm 2015 về thẩm quyền mới của CQĐT
VKSND có hiệu lực thì việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền điều
tra của CQĐT VKSND có nhiều chuyển biến tích cực trong công tác đấu
tranh phòng, chống tội phạm, tạo một bước ngoặt mới cả về tổ chức hoạt động
cũng như công tác xây dựng thể chế. Thể hiện qua số lượng thông tin vi
phạm, tội phạm mà CQĐT VKSND đã thu thập, tiếp nhận được tăng rất nhiều
so với năm trước, 1793 thông tin vi phạm, tội phạm (tăng 12,5% so với năm
2017). Điển hình năm 2018 thực hiện Quy chế 565 của Viện trưởng
VKSNDTC, CQĐT đã phân loại xác định có 143 tố giác, tin báo về tội phạm
thuộc thẩm quyền giải quyết của CQĐT VKSNDTC, tăng 11,7% so với năm
2017. Bên cạnh đó là số vụ án đã khởi tố hình sự của năm 2018 là 57 vụ/ 67
bị can, tăng 11,8% về số vụ, tăng 34% về số bị can so với năm 2017; số văn
bản kiến nghị được ban hành gửi tới các cơ quan, tổ chức có liên quan để xử
lý và phòng ngừa tội phạm tăng 12,2% so với năm 2017, đặc biệt đã phát
hiện, xử lý được nhiều vụ án phức tạp, nghiêm trọng ở các cơ quan tư pháp,
được Đảng, Nhà nước và dư luận đặc biệt quan tâm.
Với những kết quả như trên, có thể thấy hiệu quả và chất lượng trong
công tác điều tra các tội phạm tham nhũng, chức vụ trong hoạt động tư pháp
và tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp của CQĐT VKSNDTC. Việc khởi
tố, điều tra, xử lý tội phạm của CQĐT VKSNDTC luôn đảm bảo đúng người,
đúng tội, đúng pháp luật, không bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vô tội,
thể hiện qua việc không có vụ án nào mà CQĐT VKSNDTC khởi tố, điều tra
bị đình chỉ điều tra vì bị can không phạm tội hoặc Tòa án tuyên không phạm
tội, tỷ lệ vụ án phải trả hồ sơ để điều tra bổ sung rất thấp.
Cùng với việc chủ động phát hiện, xử lý nghiêm minh các hành vi tham
nhũng, chức vụ và xâm phạm hoạt động tư pháp, CQĐT VKSNDTC cũng đặc
Luận văn: Thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát
Luận văn: Thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát
Luận văn: Thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát
Luận văn: Thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát
Luận văn: Thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát
Luận văn: Thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát
Luận văn: Thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát
Luận văn: Thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát
Luận văn: Thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát
Luận văn: Thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát
Luận văn: Thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát
Luận văn: Thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát
Luận văn: Thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát
Luận văn: Thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát
Luận văn: Thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát
Luận văn: Thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát
Luận văn: Thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát
Luận văn: Thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát
Luận văn: Thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát
Luận văn: Thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát
Luận văn: Thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát
Luận văn: Thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát
Luận văn: Thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát
Luận văn: Thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát
Luận văn: Thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát
Luận văn: Thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát
Luận văn: Thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát
Luận văn: Thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát
Luận văn: Thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát
Luận văn: Thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát
Luận văn: Thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát
Luận văn: Thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát
Luận văn: Thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát
Luận văn: Thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát
Luận văn: Thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát
Luận văn: Thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát
Luận văn: Thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát
Luận văn: Thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát
Luận văn: Thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát

More Related Content

What's hot

What's hot (20)

Đề tài: Thẩm quyền điều tra của Cơ quan Điều tra trong Quân đội
Đề tài: Thẩm quyền điều tra của Cơ quan Điều tra trong Quân độiĐề tài: Thẩm quyền điều tra của Cơ quan Điều tra trong Quân đội
Đề tài: Thẩm quyền điều tra của Cơ quan Điều tra trong Quân đội
 
Luận văn: Áp dụng hình phạt tại huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai, 9đ
Luận văn: Áp dụng hình phạt tại huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai, 9đLuận văn: Áp dụng hình phạt tại huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai, 9đ
Luận văn: Áp dụng hình phạt tại huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai, 9đ
 
Luận văn: Biện pháp bắt người trong pháp luật tố tụng hình sự, HOT
Luận văn: Biện pháp bắt người trong pháp luật tố tụng hình sự, HOTLuận văn: Biện pháp bắt người trong pháp luật tố tụng hình sự, HOT
Luận văn: Biện pháp bắt người trong pháp luật tố tụng hình sự, HOT
 
BIỆN PHÁP BẮT NGƯỜI TRONG PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM_10192812052019
BIỆN PHÁP BẮT NGƯỜI TRONG PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM_10192812052019BIỆN PHÁP BẮT NGƯỜI TRONG PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM_10192812052019
BIỆN PHÁP BẮT NGƯỜI TRONG PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM_10192812052019
 
Luận văn: Thời hạn tố tụng trong pháp luật tố tụng hình sự, HOT
Luận văn: Thời hạn tố tụng trong pháp luật tố tụng hình sự, HOTLuận văn: Thời hạn tố tụng trong pháp luật tố tụng hình sự, HOT
Luận văn: Thời hạn tố tụng trong pháp luật tố tụng hình sự, HOT
 
Luận văn: Bắt người trong trường hợp khẩn cấp theo pháp luật
Luận văn: Bắt người trong trường hợp khẩn cấp theo pháp luậtLuận văn: Bắt người trong trường hợp khẩn cấp theo pháp luật
Luận văn: Bắt người trong trường hợp khẩn cấp theo pháp luật
 
Luận văn: Hoạt động điều tra tội phạm về trật tự xã hội, HAY
Luận văn: Hoạt động điều tra tội phạm về trật tự xã hội, HAYLuận văn: Hoạt động điều tra tội phạm về trật tự xã hội, HAY
Luận văn: Hoạt động điều tra tội phạm về trật tự xã hội, HAY
 
Luận văn: Thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra, HOT
Luận văn: Thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra, HOTLuận văn: Thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra, HOT
Luận văn: Thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra, HOT
 
Luận văn: Áp dụng hình phạt tù có thời hạn tại Tòa án quận 7, 9đ
Luận văn: Áp dụng hình phạt tù có thời hạn tại Tòa án quận 7, 9đLuận văn: Áp dụng hình phạt tù có thời hạn tại Tòa án quận 7, 9đ
Luận văn: Áp dụng hình phạt tù có thời hạn tại Tòa án quận 7, 9đ
 
Quyền công tố và kiểm sát hoạt động điều tra các vụ án hình sự
Quyền công tố và kiểm sát hoạt động điều tra các vụ án hình sựQuyền công tố và kiểm sát hoạt động điều tra các vụ án hình sự
Quyền công tố và kiểm sát hoạt động điều tra các vụ án hình sự
 
Luận án: Thực hành quyền công tố trong điều tra các tội giết người
Luận án: Thực hành quyền công tố trong điều tra các tội giết ngườiLuận án: Thực hành quyền công tố trong điều tra các tội giết người
Luận án: Thực hành quyền công tố trong điều tra các tội giết người
 
Luận án: Biện pháp phòng ngừa hành chính theo pháp luật, HAY
Luận án: Biện pháp phòng ngừa hành chính theo pháp luật, HAYLuận án: Biện pháp phòng ngừa hành chính theo pháp luật, HAY
Luận án: Biện pháp phòng ngừa hành chính theo pháp luật, HAY
 
Luận văn: Biện pháp ngăn chặn theo pháp luật tố tụng hình sự, HOT
Luận văn: Biện pháp ngăn chặn theo pháp luật tố tụng hình sự, HOTLuận văn: Biện pháp ngăn chặn theo pháp luật tố tụng hình sự, HOT
Luận văn: Biện pháp ngăn chặn theo pháp luật tố tụng hình sự, HOT
 
Luận văn: Khởi tố vụ án trong tố tụng hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Khởi tố vụ án trong tố tụng hình sự Việt Nam, HOTLuận văn: Khởi tố vụ án trong tố tụng hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Khởi tố vụ án trong tố tụng hình sự Việt Nam, HOT
 
Luận văn: Các biện pháp ngăn chặn theo pháp luật TTHS Việt Nam
Luận văn: Các biện pháp ngăn chặn theo pháp luật TTHS Việt NamLuận văn: Các biện pháp ngăn chặn theo pháp luật TTHS Việt Nam
Luận văn: Các biện pháp ngăn chặn theo pháp luật TTHS Việt Nam
 
Luận văn: Kiểm sát điều tra vụ án gây rối trật tự công cộng, HOT
Luận văn: Kiểm sát điều tra vụ án gây rối trật tự công cộng, HOTLuận văn: Kiểm sát điều tra vụ án gây rối trật tự công cộng, HOT
Luận văn: Kiểm sát điều tra vụ án gây rối trật tự công cộng, HOT
 
Luận văn: Thực hành quyền công tố trong vụ án cướp tài sản, HOT
Luận văn: Thực hành quyền công tố trong vụ án cướp tài sản, HOTLuận văn: Thực hành quyền công tố trong vụ án cướp tài sản, HOT
Luận văn: Thực hành quyền công tố trong vụ án cướp tài sản, HOT
 
Đề tài: Phòng, chống các tội xâm phạm hoạt động tư pháp, HAY
Đề tài: Phòng, chống các tội xâm phạm hoạt động tư pháp, HAYĐề tài: Phòng, chống các tội xâm phạm hoạt động tư pháp, HAY
Đề tài: Phòng, chống các tội xâm phạm hoạt động tư pháp, HAY
 
Luận văn: Thực hành quyền công tố đối với các tội xâm phạm sở hữu
Luận văn: Thực hành quyền công tố đối với các tội xâm phạm sở hữuLuận văn: Thực hành quyền công tố đối với các tội xâm phạm sở hữu
Luận văn: Thực hành quyền công tố đối với các tội xâm phạm sở hữu
 
Kiểm sát hoạt động tư pháp trong giai đoạn khởi tố vụ án hình sự
Kiểm sát hoạt động tư pháp trong giai đoạn khởi tố vụ án hình sựKiểm sát hoạt động tư pháp trong giai đoạn khởi tố vụ án hình sự
Kiểm sát hoạt động tư pháp trong giai đoạn khởi tố vụ án hình sự
 

Similar to Luận văn: Thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát

Similar to Luận văn: Thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát (20)

Luận văn: Xét hỏi của Kiểm sát viên tại phiên tòa hình sự sơ thẩm
Luận văn: Xét hỏi của Kiểm sát viên tại phiên tòa hình sự sơ thẩmLuận văn: Xét hỏi của Kiểm sát viên tại phiên tòa hình sự sơ thẩm
Luận văn: Xét hỏi của Kiểm sát viên tại phiên tòa hình sự sơ thẩm
 
Luận văn: Xét hỏi của Kiểm sát viên tại phiên tòa hình sự sơ thẩm
Luận văn: Xét hỏi của Kiểm sát viên tại phiên tòa hình sự sơ thẩmLuận văn: Xét hỏi của Kiểm sát viên tại phiên tòa hình sự sơ thẩm
Luận văn: Xét hỏi của Kiểm sát viên tại phiên tòa hình sự sơ thẩm
 
Thực hành quyền công tố trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, 9đ
Thực hành quyền công tố trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, 9đThực hành quyền công tố trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, 9đ
Thực hành quyền công tố trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, 9đ
 
Quyền công tố trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, HOT
Quyền công tố trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, HOTQuyền công tố trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, HOT
Quyền công tố trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, HOT
 
Luận văn: Kiểm sát hoạt động xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, HAY
Luận văn: Kiểm sát hoạt động xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, HAYLuận văn: Kiểm sát hoạt động xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, HAY
Luận văn: Kiểm sát hoạt động xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, HAY
 
Mối quan hệ tố tụng giữa Cơ quan Cảnh sát điều tra và Viện kiểm sát nhân dân
Mối quan hệ tố tụng giữa Cơ quan Cảnh sát điều tra và Viện kiểm sát nhân dânMối quan hệ tố tụng giữa Cơ quan Cảnh sát điều tra và Viện kiểm sát nhân dân
Mối quan hệ tố tụng giữa Cơ quan Cảnh sát điều tra và Viện kiểm sát nhân dân
 
LUẬN ÁN LUẬT HỌC MỐI QUAN HỆ TỐ TỤNG GIỮA CƠ QUAN CẢNH SÁT ĐIỀU TRA VÀ VIỆN K...
LUẬN ÁN LUẬT HỌC MỐI QUAN HỆ TỐ TỤNG GIỮA CƠ QUAN CẢNH SÁT ĐIỀU TRA VÀ VIỆN K...LUẬN ÁN LUẬT HỌC MỐI QUAN HỆ TỐ TỤNG GIỮA CƠ QUAN CẢNH SÁT ĐIỀU TRA VÀ VIỆN K...
LUẬN ÁN LUẬT HỌC MỐI QUAN HỆ TỐ TỤNG GIỮA CƠ QUAN CẢNH SÁT ĐIỀU TRA VÀ VIỆN K...
 
Mối quan hệ tố tụng giữa Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát, HAY
Mối quan hệ tố tụng giữa Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát, HAYMối quan hệ tố tụng giữa Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát, HAY
Mối quan hệ tố tụng giữa Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát, HAY
 
Luận văn: Quyền công tố trong giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm
Luận văn: Quyền công tố trong giải quyết tố giác, tin báo về tội phạmLuận văn: Quyền công tố trong giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm
Luận văn: Quyền công tố trong giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm
 
Luận văn: Nguyên tắc trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng
Luận văn: Nguyên tắc trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụngLuận văn: Nguyên tắc trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng
Luận văn: Nguyên tắc trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng
 
Luận văn: So sánh đối tượng chứng minh theo luật tố tụng, HOT
Luận văn: So sánh đối tượng chứng minh theo luật tố tụng, HOTLuận văn: So sánh đối tượng chứng minh theo luật tố tụng, HOT
Luận văn: So sánh đối tượng chứng minh theo luật tố tụng, HOT
 
Luận văn: Thủ tục xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự tại Quận 10
Luận văn: Thủ tục xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự tại Quận 10Luận văn: Thủ tục xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự tại Quận 10
Luận văn: Thủ tục xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự tại Quận 10
 
Luận văn: Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp, HAY
Luận văn: Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp, HAYLuận văn: Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp, HAY
Luận văn: Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp, HAY
 
Luận văn: Phiên tòa xét xử hình sự sơ thẩm trong tố tụng hình sự
Luận văn: Phiên tòa xét xử hình sự sơ thẩm trong tố tụng hình sựLuận văn: Phiên tòa xét xử hình sự sơ thẩm trong tố tụng hình sự
Luận văn: Phiên tòa xét xử hình sự sơ thẩm trong tố tụng hình sự
 
Chất lượng thực hành quyền công tố của Kiểm sát viên, HAY
Chất lượng thực hành quyền công tố của Kiểm sát viên, HAYChất lượng thực hành quyền công tố của Kiểm sát viên, HAY
Chất lượng thực hành quyền công tố của Kiểm sát viên, HAY
 
Luận văn: Kháng nghị phúc thẩm theo pháp luật tố tụng hình sự - Gửi miễn phí ...
Luận văn: Kháng nghị phúc thẩm theo pháp luật tố tụng hình sự - Gửi miễn phí ...Luận văn: Kháng nghị phúc thẩm theo pháp luật tố tụng hình sự - Gửi miễn phí ...
Luận văn: Kháng nghị phúc thẩm theo pháp luật tố tụng hình sự - Gửi miễn phí ...
 
ĐỀ TÀI : KHÁNG NGHỊ PHÚC THẨM THEO PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰ...
ĐỀ TÀI : KHÁNG NGHỊ PHÚC THẨM THEO PHÁP LUẬT TỐ TỤNG  HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰ...ĐỀ TÀI : KHÁNG NGHỊ PHÚC THẨM THEO PHÁP LUẬT TỐ TỤNG  HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰ...
ĐỀ TÀI : KHÁNG NGHỊ PHÚC THẨM THEO PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰ...
 
quyền công tố trong điều tra các tội xâm phạm sức khỏe của người khác
quyền công tố trong điều tra các tội xâm phạm sức khỏe của người khácquyền công tố trong điều tra các tội xâm phạm sức khỏe của người khác
quyền công tố trong điều tra các tội xâm phạm sức khỏe của người khác
 
Luận án: Pháp luật về thủ tục xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, HAY
Luận án: Pháp luật về thủ tục xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, HAYLuận án: Pháp luật về thủ tục xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, HAY
Luận án: Pháp luật về thủ tục xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, HAY
 
Luận văn: Pháp luật về thủ tục xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự
Luận văn: Pháp luật về thủ tục xét xử sơ thẩm các vụ án hình sựLuận văn: Pháp luật về thủ tục xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự
Luận văn: Pháp luật về thủ tục xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877 (20)

Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
 
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
 
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y TếHoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
 
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
 
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
 
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
 
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
 
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
 
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện TafQuy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
 
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng CáoThực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
 
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu TưHoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
 

Recently uploaded

Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
mskellyworkmail
 

Recently uploaded (20)

Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...
Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...
Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...
 
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
 
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
 
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...
 
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
 
PHONG TRÀO “XUNG KÍCH, TÌNH NGUYỆN VÌ CUỘC SỐNG CỘNG ĐỒNG” CỦA ĐOÀN TNCS HỒ...
PHONG TRÀO “XUNG KÍCH, TÌNH NGUYỆN VÌ CUỘC SỐNG   CỘNG ĐỒNG” CỦA ĐOÀN TNCS HỒ...PHONG TRÀO “XUNG KÍCH, TÌNH NGUYỆN VÌ CUỘC SỐNG   CỘNG ĐỒNG” CỦA ĐOÀN TNCS HỒ...
PHONG TRÀO “XUNG KÍCH, TÌNH NGUYỆN VÌ CUỘC SỐNG CỘNG ĐỒNG” CỦA ĐOÀN TNCS HỒ...
 
Thực trạng ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực giống cây trồng: Nghiên cứu điển...
Thực trạng ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực giống cây trồng: Nghiên cứu điển...Thực trạng ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực giống cây trồng: Nghiên cứu điển...
Thực trạng ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực giống cây trồng: Nghiên cứu điển...
 
Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...
Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...
Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
 
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
4.NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 3.pptx
4.NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 3.pptx4.NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 3.pptx
4.NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 3.pptx
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
 
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
 
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi phápHệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 

Luận văn: Thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát

  • 1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN VĂN VƯƠNG THẨM QUYỀN ĐIỀU TRA CỦA CƠ QUAN ĐIỀU TRA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN THEO PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ Hà Nội, năm 2019
  • 2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN VĂN VƯƠNG THẨM QUYỀN ĐIỀU TRA CỦA CƠ QUAN ĐIỀU TRA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN THEO PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM Ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự Mã số: 8.38.01.04 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN NGỌC HƯƠNG Hà Nội, năm 2019
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, dữ liệu và một số kiến thức của các tác giả khác trong luận văn này được sử dụng trung thực, có đầy đủ nguồn dữ liệu đáng tin cậy theo quy định của một công trình khoa học. Kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố tại bất kỳ công trình khoa học nào. Tác giả luận văn NGUYỄN VĂN VƯƠNG
  • 4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ HÌNH THÀNH, QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ THẨM QUYỀN ĐIỀU TRA CỦA CƠ QUAN ĐIỀU TRA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN ..................................................................................................... 8 1.1. Khái niệm quyền tư pháp, cơ quan tư pháp, hoạt động tư pháp............ 8 1.2. Khái niệm thẩm quyền điều tra.............................................................. 9 1.3. Quá trình hình thành và phát triển các quy định về thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra – Viện kiểm sát nhân dân ở Việt Nam..........................14 Chương 2: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ THẨM QUYỀN ĐIỀU TRA CỦA CƠ QUAN ĐIỀU TRA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG.........................................24 2.1. Thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra – Viện kiểm sát nhân dân theo quy định của pháp luật hiện hành............................................................24 2.2. Tổ chức bộ máy và thực tiễn việc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra – Viện kiểm sát nhân dân...................................................................36 2.3. Những hạn chế còn tồn tại ...................................................................43 Chương 3: YÊU CẦU VÀ CÁC GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM THỰC HIỆN ĐÚNG THẨM QUYỀN ĐIỀU TRA CỦA CƠ QUAN ĐIỀU TRA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN ..............................................................................50 3.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân................50 3.2. Các giải pháp hoàn thiện pháp luật về thẩm quyền của Cơ quan điều tra – Viện kiểm sát nhân dân................................................................................51 3.3. Các giải pháp nâng cao hiệu quả việc thực hiện thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra – Viện kiểm sát nhân dân..............................................56 KẾT LUẬN....................................................................................................73 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
  • 5. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BLHS Bộ luật hình sự BLTTHS Bộ luật tố tụng hình sự CAND Công an nhân dân CQĐT Cơ quan điều tra TA Tòa án TAND Tòa án nhân dân THA Thi hành án THADS Thi hành án dân sự THAHS Thi hành án hình sự TTHS Tố tụng hình sự VKS Viện kiểm sát VKSND Viện kiểm sát nhân dân VKSNDTC Viện kiểm sát nhân dân tối cao XPHĐTP Xâm phạm hoạt động tư pháp
  • 6. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Tổng số thông tin vi phạm, tội phạm và tố giác, tin báo do CQĐT VKSNDTC tiếp nhận, giải quyết từ năm 2014 đến năm 2018....................38 Bảng 2.2: Số lượng vụ án, bị can xâm phạm hoạt động tư pháp do CQĐT VKSNDTC khởi tố, điều tra từ năm 2014 đến năm 2018 ...........................39 Bảng 2.3. Tỷ lệ bị can bị CQĐT VKSNDTC khởi tố, điều tra trong các vụ án xâm phạm hoạt động tư pháp từ năm 2014 đến năm 2018.............400
  • 7. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trải qua gần 60 năm xây dựng và trưởng thành từ năm 1960 đến nay, mặc dù tổ chức bộ máy và thẩm quyền của Viện kiểm sát nhân dân (VKSND) có sự thay đổi qua mỗi giai đoạn phát triển, nhưng đều ghi nhận Cơ quan điều tra (CQĐT) và hoạt động điều tra các vụ án hình sự luôn được xác định là một hoạt động không thể thiếu trong việc thực hiện chức năng và nhiệm vụ của VKSND, đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm. Cũng như những CQĐT khác trong hệ thống CQĐT của Việt Nam (CQĐT của Công an nhân dân và CQĐT trong Quân đội nhân dân), CQĐT của VKSND cũng có thẩm quyền riêng biệt trong việc điều tra các vụ án hình sự. Theo quy định tại Điều 163 Bộ luật tố tụng hình sự (BLTTHS); Điều 20 Luật tổ chức VKSND năm 2014 thì CQĐT của Viện kiểm sát nhân dân tối cao (VKSNDTC) có thẩm quyền “Điều tra tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp, tội phạm về tham nhũng, chức vụ xảy ra trong hoạt động tư pháp mà người phạm tội là cán bộ, công chức thuộc CQĐT, TA, VKS, cơ quan THA, người có thẩm quyền tiến hành hoạt động tư pháp”. Có thể nói, vấn đề về thẩm quyền điều tra của CQĐT VKSND hiện nay đang có nhiều quan điểm khác nhau và có nhiều tranh luận. Có quan điểm cho rằng việc tổ chức CQĐT của VKSND là không cần thiết, có quan điểm cho rằng chỉ nên giữ nguyên thẩm quyền của CQĐT VKSND như quy định hiện hành, lại có quan điểm cho rằng nên mở rộng thẩm quyền điều tra của CQĐT VKSND. Hiện nay, vấn đề về thẩm quyền điều tra của CQĐT VKSND đang là vấn đề thu hút được sự quan tâm của các nhà hoạch định chính sách pháp luật, các nhà nghiên cứu pháp luật và khoa học. Việc xác định chính xác thẩm quyền của CQĐT VKSND có ý nghĩa quan trọng trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung và trong việc nâng cao
  • 8. 2 hiệu quả hoạt động của ngành Kiểm sát nói riêng. Theo quy định hiện hành thì đối tượng điều tra của CQĐT của VKSNDTC là người phạm tội là cán bộ, công chức thuộc CQĐT, TA, VKS, cơ quan THA, người có thẩm quyền tiến hành hoạt động tư pháp, đây là nhóm đối tượng đều có trình độ về pháp luật nhất định, nên việc nghiên cứu thẩm quyền của CQĐT trong ngành Kiểm sát có ý nghĩa tích cực trong công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, bảo đảm sự trong sạch đối với các cơ quan tư pháp, củng cố và tăng cường niềm tin của nhân dân đối với cơ quan tư pháp và bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa. Ngoài ra, để thực hiện chủ trương đẩy mạnh cải cách tư pháp mà Việt Nam đang thực hiện theo tinh thần Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/06/2005 của Bộ chính trị về “Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020”, thẩm quyền điều tra của CQĐT VKSND phải có sự chuyển biến, phát huy tác dụng trước yêu cầu đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp, góp phần thực hiện cơ chế kiểm soát việc thực thi quyền lực nhà nước, tiến tới hoàn thành nhiệm vụ, phương hướng mà Nghị quyết 49-NQ/TW đã đề ra là “Tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra; gắn công tố với hoạt động điều tra” [3, tr. 5] nhằm xây dựng nền tư pháp trong sạch vững mạnh, nghiêm minh, bảo vệ công lý, đáp ứng yêu cầu phát huy dân chủ, xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Hiện nay, một số quy định về thẩm quyền điều tra của CQĐT VKSND bộc lộ hạn chế, bất cập dẫn đến quá trình CQĐT VKSND thực hiện thẩm quyển điều tra gặp những khó khăn, vướng mắc nhất định, cần phải khắc phục kịp thời. Vì vậy, việc nghiên cứu thẩm quyền của CQĐT VKSND là một vấn đề cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn. Với nhận thức như vậy, em chọn đề tài: "Thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân theo
  • 9. 3 pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam" làm đề tài luận văn thạc sỹ của mình với mong muốn nghiên cứu làm rõ thẩm quyền của CQĐT VKSND,cũng như kết quả việc thực hiện thẩm quyền của cơ quan này trên thực tiễn, để từ đó đưa ra những giải pháp, phương hướng nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng chống tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp, bảo vệ công lý, quyền con người và pháp chế xã hội chủ nghĩa. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Trong những năm gần đây, đã có một số công trình nghiên cứu được thực hiện liên quan đến thẩm quyền của CQĐT VKSND như sau: - Bài viết: "Những yêu cầu đặt ra khi Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao thực hiện các luật mới về tư pháp hình sự" của tác giả TS. Nguyễn Tiến Sơn – Thủ trưởng CQĐT VKSNDTC, Tạp chí Kiểm sát, số 23/2017. - Đề tài khoa học cấp bộ, Một số vấn đề về quyền công tố của Viện kiểm sát, Viện Khoa học kiểm sát – VKSNDTC, năm 1999. - Bài viết: "Đổi mới tổ chức, hoạt động của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới " của tác giả TS. Nguyễn Hải Phong – Phó Viện trưởng Thường trực VKSNDTC, Tạp chí Kiểm sát, số 08/2017. - Bài viết: "Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao 55 năm xây dựng và trưởng thành " của tác giả Vũ Đăng Khoa – Thủ trưởng CQĐT VKSNDTC, Tạp chí Kiểm sát, số 08/2017. - Bài viết: "Sự cần thiết phải tiếp tục tổ chức Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân theo yêu cầu cải cách tư pháp" của tác giả Mai Văn Minh – Phó thủ trưởng CQĐT VKS Quân sự Trung ương, Tạp chí Kiểm sát, số 19/2013.
  • 10. 4 - Bài viết: "Sửa đổi, bổ sung Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 về việc phân định thẩm quyền điều tra" của tác giả PGS.TS. Nguyễn Thái Phúc, Tạp chí Kiểm sát, số 01/2013. - Bài viết: "Một số vấn đề về đổi mới tổ chức và hoạt động của cơ quan điều tra" của tác giả PGS. TS. Nguyễn Ngọc Chí, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số chuyên đề về cải cách tư pháp và pháp luật, năm 2013. - Luận văn thạc sỹ Luật học: “Thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân” của tác giả Lê Thị Huyền (2015), Đại học quốc gia Hà Nội. - Bài viết: "Một số vấn đề về cơ quan điều tra " của tác giả ThS. Lê Tiến Châu, Tạp chí Khoa học pháp lý, số 05/2005. Tình hình nghiên cứu nêu trên cho thấy, tuy đã có một số công trình nghiên cứu đề cập đến thẩm quyền điều tra của CQĐT VKSND nhưng những công trình đó mới chỉ dừng lại ở những khía cạnh nhất định về thẩm quyền của CQĐT VKSND. Mặt khác, trong công cuộc cải cách tư pháp hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đã có quan điểm chỉ đạo đổi mới về thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng nói chung và thẩm quyền của CQĐT nói riêng được thể hiện trong BLTTHS năm 2015 mà chưa có một công trình nghiên cứu nào nghiên cứu tổng thể, toàn diện về thẩm quyền điều tra của CQĐT VKSND trong bối cảnh hiện nay. Vì vậy, với việc khái quát tình hình nghiên cứu trên đây, một lần nữa khẳng định việc nghiên cứu đề tài này là hết sức cần thiết, vừa có tính lý luận và vừa có tính thực tiễn. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu các quy định của pháp luật về thẩm quyền điều tra của CQĐT VKSND, thực tiễn hoạt động điều tra của CQĐT VKSND, luận văn đánh giá đúng thực trạng quy định hiện hành về thẩm quyền điều tra
  • 11. 5 trong tố tụng hình sự và việc thực hiện thẩm quyền của CQĐT VKSND trong thực tiễn. Từ đó, luận văn đưa ra một số giải pháp góp phần hoàn thiện quy định của pháp luật về thẩm quyền điều tra của CQĐT VKSND cũng như các giải pháp nâng cao hiệu quả việc thực hiện thẩm quyền của CQĐT VKSND khi giải quyết vụ án hình sự và đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nêu trên, đề tài cần giải quyết các nhiệm vụ cơ bản sau: - Khái quát quá trình xây dựng và trưởng thành từ 1960 đến nay của CQĐT VKSND, để từ đó thấy được sự thay đổi về thẩm quyền điều tra của CQĐT VKSND qua các thời kỳ và đưa ra những đánh giá, nhận xét. - Phân tích, nhận xét, đánh giá các quy định pháp luật cụ thể về thẩm quyền của CQĐT VKSND. - Đánh giá hiệu quả hoạt động của CQĐT VKSND dựa trên những số liệu thực tiễn. - Đề xuất các giải pháp hoàn thiện quy định về thẩm quyền điều tra của CQĐT VKSND và nâng cao hiệu quả thực hiện thẩm quyền này trong thực tiễn. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các quy định của pháp luật tố tụng hình sự về thẩm quyền điều tra của CQĐT VKSND, không nghiên cứu thẩm quyền điều tra của CQĐT Viện kiểm sát Quân sự trung ương. Bên cạnh đó, luận văn còn nghiên cứu hiệu quả việc thực hiện thẩm quyền điều tra của CQĐT VKSND trên thực tiễn dựa vào những số liệu, tư liệu thực tế để đưa ra những đánh giá. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Đề tài nghiên cứu quy định về thẩm quyền điều tra của CQĐT VKSND dưới góc độ tố tụng hình sự. Số liệu, tư liệu thực tế dùng trong luận văn được
  • 12. 6 trích dẫn từ các báo cáo thống kê, báo cáo tổng kết của Cơ quan điều tra – Viện kiểm sát nhân dân tối cao từ năm 2014-2018. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Đề tài nghiên cứu dựa trên cơ sở phép duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật, các quan điểm của Đảng và Nhà nước ta và của ngành KSND về chính sách hình sự, xây dựng nhà nước pháp quyền, về vấn đề cải cách tư pháp, đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Quá trình nghiên cứu, trong đề tài có sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể: phương pháp phân tích và tổng hợp; phương pháp diễn dịch; phương pháp so sánh, đối chiếu; phương pháp quy nạp; phương pháp thống kê để nghiên cứu…Trong quá trình thực hiện đề tài luận văn, tác giả đã tiếp thu có chọn lọc kết quả các các công trình đã được công bố; các đánh giá, tổng kết của cơ quan chuyên môn và các chuyên gia về những vấn đề có liên quan đến thẩm quyền của CQĐT VKSND. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn - Về lý luận: Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần hoàn thiện lý luận và nhận thức về thẩm quyền của CQĐT VKSND trong tố tụng hình sự. - Về thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu nghiên cứu, học tập. Những đề xuất, kiến nghị trong luận văn sẽ cung cấp những luận cứ khoa học phục vụ cho công tác điều tra xác định đúng thẩm quyền điều tra của CQĐT VKSND trong tố tụng hình sự. Luận văn hoàn thành cũng là tài liệu tham khảo hữu ích sử dụng trong các cơ sở đào tạo luật.
  • 13. 7 7. Những điểm mới của đề tài Luận văn là công trình chuyên khảo trong khoa học Tố tụng hình sự, nghiên cứu toàn diện và hệ thống về thẩm quyền điều tra của CQĐT VKSND. Luận văn phân tích các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự về thẩm quyền điều tra của CQĐT VKSND; so sánh việc thực hiện thẩm quyền của CQĐT VKSND qua các thời kỳ, giai đoạn khác nhau từ 1960 đến nay; đưa ra những số liệu thực tiễn để làm rõ hiệu quả hoạt động của CQĐT VKSND, từ đó đưa ra những phương hướng và giải pháp hoàn thiện các quy định pháp luật về thẩm quyền điều tra của CQĐT VKSND và nâng cao hiệu quả việc thực hiện thẩm quyền của cơ quan này trong giai đoạn cải cách tư pháp và xây dựng Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay. 8. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn được kết cấu thành ba chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận và lịch sử hình thành, quá trình phát triển quy định của pháp luật về thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân. Chương 2: Quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân và thực tiễn áp dụng. Chương 3: Yêu cầu và các giải pháp bảo đảm thực hiện đúng thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân.
  • 14. 8 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ HÌNH THÀNH, QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ THẨM QUYỀN ĐIỀU TRA CỦA CƠ QUAN ĐIỀU TRA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN 1.1. Khái niệm quyền tư pháp, cơ quan tư pháp, hoạt động tư pháp Hiện nay, về lý luận cũng như thực tiễn, khái niệm quyền tư pháp, cơ quan tư pháp, hoạt động tư pháp ở Việt Nam còn có nhiều ý kiến khác nhau bởi chưa có một văn bản pháp luật của Việt Nam chính thức xác định khái niệm quyền tư pháp là gì, cơ quan tư pháp gồm những cơ quan nào, nhưng điều này đã được thể hiện thông qua cách thức tổ chức bộ máy nhà nước cùng với các hoạt động thực thi quyền lực nhà nước và qua các chủ trương, chính sách của Đảng, cụ thể tại Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới đã tiếp cận khái niệm tư pháp và cơ quan tư pháp dưới góc độ đường lối chính sách của Đảng về công tác tư pháp. Theo đó, nội dung của công tác tư pháp và cơ quan tư pháp có phạm vi rất rộng, từ điều tra, truy tố, xét xử đến thi hành án. Cơ quan tư pháp và hoạt động tư pháp là một vấn đề đang được các nhà khoa học pháp lý, các luật gia đang nghiên cứu và cũng là vẫn đề Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm trong công cuộc cải cách tư pháp theo Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02-6-2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020. Theo tinh thần Nghị quyết đã chỉ ra hệ thống các cơ quan tư pháp mà trọng tâm là Tòa án nhân dân thực hiện quyền xét xử; Viện kiểm sát thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp; các cơ quan điều tra thực hiện nhiệm vụ điều tra trong tố tụng hình sự và các cơ quan thi hành án.
  • 15. 9 Như vậy, theo các nghị quyết của Bộ Chính trị, có thể hiểu quyền tư pháp ở Việt Nam bao gồm quyền xét xử, quyền điều tra, quyền truy tố, quyền thi hành án; cơ quan tư pháp là các cơ quan nhà nước trực tiếp thực hiện quyền tư pháp trong quyền lực nhà nước bao gồm Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Cơ quan điều tra và Cơ quan thi hành án. Hoạt động tư pháp bao gồm hoạt động tố tụng (điều tra, truy tố, xét xử) và hoạt động thi hành án. Vì vậy, có thể hiểu hoạt động tư pháp là hoạt động của các Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án và Cơ quan thi hành án thực hiện trong việc khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành đối với các vụ án hình sự, dân sự, kinh tế, lao động… và giải quyết các quan hệ pháp luật khác được pháp sinh theo quy định của pháp luật, nhằm bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của Nhà nước, công dân, tổ chức. Từ đó, có thể định nghĩa xâm phạm hoạt động tư pháp là những hành vi xâm phạm sự đúng đắn của hoạt động tố tụng (điều tra, truy tố, xét xử) và thi hành án. 1.2. Khái niệm thẩm quyền điều tra Về khái niệm thẩm quyền điều tra thì theo Từ điển Tiếng Việt, quyền điều tra nói chung là quyền xem xét để kết luận và định đoạt một vấn đề theo pháp luật (như thẩm quyền xét xử của Tòa án...). Như vậy, theo nghĩa rộng, có thể hiểu thẩm quyền là quyền hạn của một cá nhân hay một cơ quan, một tổ chức được làm một việc hoặc một loại công việc trong phạm vi pháp luật cho phép, phạm vi đó là giới hạn của thẩm quyền. Từ góc độ TTHS thì thẩm quyền được hiểu là tổng hợp các quyền và nghĩa vụ khi ban hành các quyết định tố tụng và thực hiện các hành vi tố tụng của cơ quan, tổ chức cá nhân được pháp luật TTHS quy định. Trong lĩnh vực TTHS cũng có sự phân định thẩm quyền giữa người tiến hành tố tụng và các cơ quan tố tụng. Theo Từ điển Luật học, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia thì “Điều tra là công tác trong tố tụng hình sự được tiến hành nhằm xác định sự thật của vụ án
  • 16. 10 một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ”. Điều tra là hoạt động được nhìn nhận và quy định khác nhau ở các quốc gia phụ thuộc vào quan điểm chính trị, chính sách hình sự, trình độ và cách thức tổ chức bộ máy phòng, chống tội phạm ở từng quốc gia, tuy nhiên, đặc điểm chung của các quan điểm đó là nêu bật được nội dung bản chất của hoạt động điều tra là hoạt động có mục đích khám phá sự thật khách quan, phát hiện, thu thập, củng cố những thông tin của vụ án. Ở Việt Nam, điều tra được coi là một giai đoạn của tố tụng hình sự (TTHS), trong đó có thẩm quyền áp dụng mọi biện pháp để xác định tội phạm và người thực hiện hành vi phạm tội để giải quyết vụ án. Kết quả điều tra là cơ sở để VKS quyết định truy tố bị can trước Tòa án hoặc đình chỉ vụ án. Vì vậy, cần có những cơ quan có thẩm quyền chuyên trách về điều tra trong tố tụng hình sự để hoạt động điều tra được nhanh chóng và chính xác, do đó đặt ra vấn đề về thẩm quyền điều tra trong tố tụng hình sự đối với các CQĐT của nước ta. Khi đã hình thành hệ thống các CQĐT thì việc phân định thẩm quyền điều tra là đòi hỏi tất yếu để xác định phạm vi thẩm quyền của từng CQĐT một cách cụ thể, rõ ràng , tránh sự chồng chéo về thẩm quyền điều tra. Mọi hoạt động điều tra vụ án hình sự phải tuân thủ theo các nguyên tắc và thủ tục do BLTTHS năm 2015 quy định và các văn bản hướng dẫn. Như vậy, thẩm quyền điều tra trong tố tụng hình sự là tổng hợp các quyền và nghĩa vụ tìm hiểu có hành vi phạm tội hay không, thu thập, củng cố những chứng cứ xác định có tội, chứng cứ xác định vô tội, những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo, xác định hậu quả phạm tội, tìm ra nguyên nhân và điều kiện phạm tội, yêu cầu các cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng các biện pháp phòng ngừa. Cơ quan điều tra thuộc VKSND là một thành phần trong hệ thống các cơ quan chuyên trách điều tra tội phạm ở nước ta. Theo quy định tại khoản 3 Điều 163 BLTTHS 2015 : "Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối
  • 17. 11 cao điều tra tội xâm phạm hoạt động tư pháp, tội phạm về tham nhũng, chức vụ xảy ra trong hoạt động tư pháp mà người phạm tội là cán bộ, công chức thuộc Cơ quan điều tra, Tòa án, Viện kiểm sát, cơ quan thi hành án, người có thẩm quyền tiến hành hoạt động tư pháp"[38, tr. 152]. CQĐT của VKSND là một trong các lực lượng tiên phong trong đấu tranh phòng, chống tội phạm cùng với CQĐT của Công an nhân dân và CQĐT trong Quân đội nhân dân. Nếu hoạt động của CQĐT của Công an nhân dân nhằm mục tiêu bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, bảo về tính mạng, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, thì hoạt động của CQĐT VKSND lại nhằm góp phần bảo vệ sự trong sạch của các cơ quan tư pháp, bảo đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất. Kể từ khi VKSND được thành lập từ 1960 cho đến nay, theo quy định của pháp luật thì trong cơ cấu, tổ chức bộ máy của VKSND luôn có CQĐT có thẩm quyền điều tra vụ án hình sự. Như vậy, có thể thấy CQĐT của VKSND chiếm một vị trí hết sức quan trọng trong bộ máy Nhà nước nói chung và hoạt động tố tụng hình sự nói riêng. Từ năm 1960 đến năm 1978, tuy hoạt động điều tra của VKSND chỉ được quy định là một trong những nhiệm vụ của công tác kiểm sát điều tra, chưa được coi là khâu công tác độc lập nhưng hoạt động này được thực hiện ở cả ba cấp: Trung ương, cấp tỉnh và cấp huyện và phạm vi thẩm quyền điều tra gồm nhiều loại tội, cụ thể Điều 5 Pháp lệnh tổ chức VKSNDTC năm 1962 quy định bộ máy của VKSNDTC gồm có 8 đơn vị, trong đó có Vụ Điều tra thẩm cứu có thẩm quyền điều tra những vụ án mà CQĐT không đảm bảo khách quan. Mặc dù giai đoạn này chưa có lực lượng điều tra chuyên trách nhưng công tác điều tra của VKS đã đạt được những thành tích nổi bật, thể hiện rõ vị trí quan trọng trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm.
  • 18. 12 Sau khi BLTTHS đầu tiên của nước ta ra đời vào năm 1988, ngày 04.4.1989, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự, các văn bản này đã quy định rõ CQĐT của VKSND là một trong hệ thống các CQĐT chuyên trách, độc lập trong hoạt động tố tụng. Giai đoạn này CQĐT VKSND được tổ chức ở hai cấp: Cục điều tra của VKSNDTC (được thành lập trên cơ sở Vụ điều tra thẩm cứu) và còn ở VKSND các tỉnh có 36 phòng điều tra/61 tỉnh tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. VKS quân sự có Phòng điều tra và 18 Ban điều tra thuộc VKS quân sự cấp thứ hai. Ở giai đoạn này, CQĐT VKSND đã phát huy và thể hiện rất tốt vai trò đấu tranh phòng, chống tội phạm, góp phần nâng cao chất lượng thực hiện chức năng, nhiệm vụ của ngành VKSND, đã phát hiện, điều tra, xử lý được một số vụ án đặc biệt nghiêm trọng, được dư luận đồng tình, ủng hộ. Chỉ tính từ năm 1992 đến năm 1996 CQĐT VKSND hai cấp đã tiếp nhận 2.978 tin báo, tố giác tội phạm; trong đó có 1.520 tin có nội dung về xâm phạm hoạt động tư pháp, 460 tin có nội dung về xâm phạm quyền tự do dân chủ của nhân dân; CQĐT VKSND đã khởi tố 559 vụ/1.042 bị can, đã xử lý nhiều vụ án nghiêm trọng, phức tạp được dư luận quan tâm như: Vụ dùng nhục hình và làm sai lệch hồ sơ vụ án xảy ra tại Công an thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh; vụ tha người trái pháp luật và nhận hối lộ xảy ra tại Công an tỉnh Vĩnh Long; vụ bắt giữ người trái pháp luật xảy ra tại Công an huyện Hà Trung, Thanh Hóa...[24, tr.19]. Với sự ra đời của BLTTHS năm 1988 và các văn bản pháp luật khác, vai trò của CQĐT VKSND được thể hiện rất rõ nét thông qua hoạt động điều tra có hiệu quả thể hiện qua kết quả điều tra trên, CQĐT VKSND đã góp phần làm trong sạch đội ngũ cán bộ tư pháp, củng cố lòng tin của nhân dân vào các cơ quan bảo vệ pháp luật, từ đó khẳng định được vị trí không thể thay đổi và rất quan trọng của CQĐT VKSND trong hệ thống các CQĐT ở nước ta.
  • 19. 13 Đến BLTTHS năm 2003 quy định về phân cấp thẩm quyền điều tra của VKSND và hiện nay là BLTTHS năm 2015 (có hiệu lực từ ngày 1.1.2018), cùng với quy định Luật tổ chức VKSND năm 2014 thì CQĐT của VKS chỉ tổ chức ở VKSNDTC (Cục điều tra). CQĐT của VKSND vẫn khẳng định được vị trí của mình trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm cũng như vai trò quan trọng trong công cuộc cải cách tư pháp, mặc dù so với quy định của BLTTHS năm 1988 thì cơ cấu, tổ chức của CQĐT VKSND đã thu hẹp hơn rất nhiều. Đặc biệt là trong những năm gần đây, số lượng, chất lượng điều tra ngày càng được nâng lên, các vụ án đều được giải quyết đúng thời hạn, không để xảy ra oan sai hay bỏ lọt tội phạm [24, tr. 21]. Trong những năm gần đây, CQĐT VKSNDTC đã phát hiện, khởi tố và đề nghị truy tố được nhiều vụ án có tính chất phức tạp như vụ dùng nhục hình xảy ra tại Nhà tạm giữ Công an TP Phan Rang-Tháp Chàm; vụ Trần Thị Thanh Hòa, kế toán trưởng Chi cục THADS thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ tham ô 5,653 tỷ đồng...Ngoài ra, CQĐT VKSND đã ban hành nhiều kiến nghị đến các cơ quan hữu quan yêu cầu ngăn ngừa và khắc phục những vi phạm của các cơ quan tư pháp. CQĐT của VKSNDTC đã khẳng định được ví trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm cũng như trong công cuộc xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh thông qua các kết quả hoạt động thực tiễn từ khi thành lập cho đến nay, thực hiện đúng theo tinh thần của Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/06/2005 của Bộ Chính trị: "Tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra; gắn công tố với hoạt động điều tra"[3, tr. 5]. Từ những phân tích về khái niệm thẩm quyền điều tra và vai trò, vị trí của CQĐT VKSND ở trên, tác giả luận văn đưa ra khái niệm thẩm quyền điều tra của CQĐT VKSND như sau: Thẩm quyền điều tra của CQĐT VKSND là
  • 20. 14 tổng hợp các quyền và nghĩa vụ trong việc xác định, làm rõ về tội phạm và hành vi phạm tội hay không phạm tội, cũng như các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo làm cơ sở truy tố, xét xử người phạm tội trong phạm vi, giới hạn của pháp luật nhằm giải quyết vụ án hình sự được khách quan, chính xác. Cần có sự phân biệt giữa thẩm quyền điều tra của VKS và thẩm quyền điều tra của CQĐT VKSND khi nghiên cứu về thẩm quyền điều tra của CQĐT VKSND. Theo quy định của BLTTHS năm 2015 thì VKS với tư cách là cơ quan thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động điều tra được thực hiện một số hoạt động điều tra như: Hỏi cung bị can, lấy lời khai người làm chứng, đối chất, những hoạt động trên do Kiểm sát viên thực hiện. Còn đối với CQĐT VKSND thì Điều tra viên của CQĐT VKSND được tiến hành mọi hoạt động điều tra theo quy định của pháp luật. 1.3. Quá trình hình thành và phát triển các quy định về thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra – Viện kiểm sát nhân dân ở Việt Nam Ở nước ta, từ khi ngành Kiểm sát thành lập vào năm 1960, hoạt động điều tra của VKS luôn được ghi nhận trong BLTTHS (các năm 1988, 2003, và gần đây nhất là BLTTHS năm 2015), Luật tổ chức VKSND (các năm 1960, 1981, 1992, 2002, 2014) và một số văn bản khác. Trải qua các giai đoạn khác nhau, thẩm quyền của CQĐT VKSND cũng có sự thay đổi, cụ thể như sau: 1.3.1. Giai đoạn trước năm 1960 Sau khi Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời vào năm 1945, hệ thống các cơ quan tư pháp cũng đã được hình thành, trong đó có cơ quan công tố, là tiền thân của VKS ngày nay. Cơ quan công tố (Công tố viện) thời kỳ này được tổ chức trong hệ thống Tòa án ở hai cấp: Tòa đệ nhị cấp và Tòa
  • 21. 15 thượng thẩm, nhưng hoạt động của Công tố viên (Thẩm phán buộc tội) hoàn toàn độc lập với Tòa án. Thẩm quyền điều tra của Công tố viện được thể hiện trong các Sắc lệnh số 13/SL ngày 24.01.1946 về "Cách tổ chức các Tòa án và các ngạch thẩm phán trong nước Việt Nam dân chủ cộng hòa"; Sắc lệnh số 42/SL ngày 03.4.1946; Sắc lệnh số 51/SL ngày 17.4.1946 về "Thẩm quyền của các Tòa án và sự phân công giữa các nhân viên" và Sắc lệnh số 131/SL ngày 20.7.1946 về tổ chức Tư pháp Công an, trong đó hoạt động điều tra đã được phân công cụ thể, đã phân định thẩm quyền giữa các nhân viên thực hiện nhiệm vụ điều tra. Kỳ họp thứ 8 của Quốc hội khóa I (họp từ 16.4 đến 29.4.1958) đã quyết định hệ thống Tòa án và hệ thống Công tố tách khỏi Bộ Tư pháp và trực thuộc Hội đồng Chính phủ. Trên cơ sở nghị quyết của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 256/TTg ngày 01.7.1959 quy định về nhiệm vụ và tổ chức của Viện công tố.Theo quy định tại Điều 1 Nghị định 256/TTg thì trong các hoạt động của Viện công tố có hoạt động điều tra vụ án hình sự [42, tr.10]. Như vậy, ở giai đoạn 1945 -1959, hoạt động điều tra, truy tố, xét xử đã bước đầu hình thành và do nhiều cơ quan thực hiện, trong đó có Viện công tố thực hiện nhiệm vụ trực tiếp điều tra. Trong thời kỳ đầu, toàn bộ hoạt động điều tra đều thuộc quyền kiểm soát, điều hành của Công tố viện, với hình thức điều tra ban đầu và điều tra thẩm cứu, sau đó, hoạt động điều tra tách khỏi sự quản lý trực tiếp của công tố, mà quy định công tố có quyền giám sát việc chấp hành luật pháp trong công tác điều tra của CQĐT. Mặc dù hoạt động điều tra còn chịu sự chỉ đạo của công tố, điều tra gắn liền và phục vụ cho hoạt động công tố nhưng hoạt động điều tra và công tố đã góp phần quan trọng bảo vệ đất nước, đấu tranh phòng chống các tội phạm trong thời kỳ đầu đất nước mới giành được độc lập.
  • 22. 16 1.3.2. Giai đoạn 1960 -1988 (trước khi ban hành Bộ luật tố tụng hình sự) Thể chế Hiến pháp 1959, Luật tổ chức VKSND được Quốc hội thông qua và được Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Lệnh số 20/L-CTN ngày 26.7.1960 công bố, đã đánh dấu sự ra đời của hệ thống VKSND trong bộ máy nhà nước ta. Ngay sau khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua Pháp lệnh quy định về tổ chức của VKSNDTC vào ngày 16.4.1962 thì Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Lệnh số 12/L-CTN công bố Pháp lệnh vào ngày 18.4.1962. Theo đó, tổ chức và hoạt động của VKSND đã được quy định cụ thể, tại Điều 5 của Pháp lệnh này quy định về bộ máy của VKSNDTC có 8 đơn vị trong đó có Vụ điều tra thẩm cứu (trên thực tế mới thành lập Phòng điều tra thẩm cứu tại thời điểm này). Việc quy định trong tổ chức bộ máy của VKSNDTC có Vụ điều tra thẩm cứu đã đánh dấu cho sự hình thành tổ chức CQĐT của VKSND. Để phân định thẩm quyền giữa hoạt động điều tra của VKS và của cơ quan Công an, điểm 2 chương I thông tư số 427/TTLB ngày 28.6.1963 của VKSNDTC và Bộ Công an đã quy định: "…Viện kiểm sát sẽ trực tiếp điều tra một số loại phạm pháp về kinh tế và trị an xã hội mà kẻ phạm pháp và hành vi vi phạm đó tương đối rõ ". Năm 1978, Vụ điều tra thẩm cứu được thành lập trên cơ sở Phòng điều tra thẩm cứu VKSNDTC. Còn ở VKS địa phương thì công tác điều tra thuộc nhiệm vụ của các đơn vị kiểm sát điều tra (Điều 5 Pháp lệnh ngày 16/4/1962 và Pháp lệnh sửa đổi ngày 15/01/1970). Đến năm 1981, Luật tổ chức VKSND được ban hành, thẩm quyền điều tra của VKSND đã được quy định rõ ràng hơn. Theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Luật tổ chức VKSND năm 1981 thì: "...Trong trường hợp do pháp luật quy định thì Viện kiểm sát nhân dân trực tiếp tiến hành điều tra". Đó là các vụ án do Viện trưởng VKS cấp trên giao và các vụ án Viện trưởng VKS
  • 23. 17 thấy cần thiết phải trực tiếp điều tra theo quy định tại Thông tư số 01/TTLB ngày 23.1.1984 giữa VKSNDTC và Bộ nội vụ (nay là Bộ công an) về quan hệ giữa hai ngành Kiểm sát và Công an trong công tác điều tra và kiểm sát điều tra. Trên thực tế, các trường hợp cần thiết được xác định là: Do yêu cầu chính trị và cấp ủy giao hoặc khi xét thấy các vụ án do cơ quan Công an điều tra không được khách quan, toàn diện, cán bộ điều tra vi phạm pháp luật tới mức nếu để họ tiếp tục điều tra sẽ dẫn đến oan sai, bỏ lọt tội phạm và dư luận xã hội không đồng tình. Để thực hiện nhiệm vụ này, từ năm 1984, ngoài Vụ điều tra thẩm cứu tại VKSNDTC, Viện trưởng VKSNDTC ra quyết định thành lập 04 Phòng điều tra thẩm cứu ở các VKSND Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Nam - Đà Nẵng. VKS địa phương các cấp cũng đã tiến hành các hoạt động điều tra; cách tổ chức thực hiện hoạt động điều tra thời điểm đó là khi cần thiết thì thành lập một tổ để điều tra và người thực hiện điều tra là các cán bộ, Kiểm sát viên của Phòng kiểm sát điều tra kiêm nhiệm thực hiện. Như vậy giai đoạn 1960 – 1988 đánh dấu mốc quan trọng trong lịch sử TTHS, bằng việc Hiến pháp, pháp luật quy định thẩm quyền điều tra của VKSND, trong đó đơn vị trực tiếp làm nhiệm vụ điều tra là Vụ điều tra thẩm cứu. Hoạt động điều tra của VKSND có tính độc lập tương đối hơn so với trước đây góp phần tăng cường hiệu quả trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, tránh làm oan người vô tội. 1.3.3. Giai đoạn 1988-2003 (theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 1988) BLTTHS đầu tiên của nước ta - BLTTHS năm 1988 đã quy định rõ CQĐT của VKSND là một trong hệ thống các CQĐT. Theo quy định tại khoản 3 Điều 92 BLTTHS 1988 quy định về thẩm quyền điều tra của CQĐT VKSND là: Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân điều tra trong những trường hợp sau đây, khi Viện trưởng xét thấy cần thiết:
  • 24. 18 a) Khi phát hiện việc điều tra có vi phạm pháp luật nghiêm trọng; b) Khi tiến hành kiểm sát việc tuân theo pháp luật, phát hiện những vụ phạm tội rõ ràng, không cần thiết phải chuyển cho cơ quan điều tra khác; c) Khi phát hiện tội phạm trong hoạt động tư pháp; Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có thể giao cho cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân điều tra trong những trường hợp khác. Cụ thể hóa quy định trên, thông tư số 79-VKSND/TT ngày 15/9/1989 của Viện trưởng VKSNDTC ban hành đã hướng dẫn cụ thể thế nào là "những việc mà Viện trưởng VKS xét thấy cần thiết" là: Trường hợp Cơ quan điều tra khác điều tra nhưng có vi phạm pháp luật hoặc làm oan, bỏ lọt tội phạm; thông qua công tác kiểm sát chung mà phát hiện thấy có dấu hiệu tội phạm; một số tội phạm trong hoạt động tư pháp và những vụ án khác do Viện trưởng xét thấy cần thiết và tiến hành xác minh những vụ án theo trình tự tái thẩm thuộc thẩm quyền kháng nghị của Viện trưởng VKS. Để phù hợp với quy định của pháp luật, Vụ điều tra thẩm cứu VKSND tối cao được đổi tên thành Cục điều tra. Từ đây, CQĐT VKSND đã trở thành hệ thống CQĐT chuyên trách, độc lập trong hoạt động tố tụng và có sự phân cấp về thẩm quyền điều tra bao gồm: VKSNDTC và VKSND cấp tỉnh (không còn ở VKSND cấp huyện). Với sự ra đời của BLTTHS 1988 đã mở rộng thẩm quyền điều tra của CQĐT VKSND, đảm bảo quyền chủ động cho CQĐT VKSND trong việc thực hiện thẩm quyền điều tra các vụ án hình sự, hạn chế các vi phạm pháp luật xảy ra trong quá trình tiến hành tố tụng, góp phần làm trong sạch bộ máy tư pháp. Tuy nhiên, đến năm 2000 với định hướng cải cách tổ chức và hoạt động của cơ quan tư pháp theo tinh thần tại Thông báo số 136/TB-TW ngày 25.01.1996 của Bộ Chính trị, Chỉ thị số 01 ngày 10.01.2000 của Viện trưởng
  • 25. 19 VKSNDTC về công tác điều tra của CQĐTVKSND thì thẩm quyền của CQĐT VKSND đã có sự thay đổi, cụ thể: Thực hiện đổi mới Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân theo hướng tăng cường tổ chức và hoạt động của Cục điều tra thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao, chỉ để lại phòng điều tra Viện kiểm sát cấp tỉnh ở những nơi xét thấy thật cần thiết. Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân chỉ tập trung vào việc điều tra tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp mà người phạm tội là cán bộ của các cơ quan tư pháp [51, tr.5]. Như vậy, giai đoạn 1988 - 2003 với sự ra đời của BLTTHS năm 1988 và các văn bản pháp luật khác, CQĐT VKSND đã trở thành hệ thống CQĐT chuyên trách, độc lập trong hoạt động TTHS. BLTTHS năm 1988 đã quy định cụ thể và rõ ràng thẩm quyền của CQĐT VKSND. Tuy thẩm quyền của CQĐT VKSND đã có sự thay đổi theo hướng thu hẹp thẩm quyền từ năm 2000, nhưng nhìn chung hoạt động của CQĐT VKSND thời kỳ này đã góp phần hạn chế việc vi phạm pháp luật của các cơ quan và người tiến hành tố tụng, củng cố lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và các cơ quan bảo vệ pháp luật. 1.3.4. Giai đoạn 2003 đến 2014 (theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003) Đến BLTTHS năm 2003, quy định về phân cấp thẩm quyền điều tra của VKSND có sự thay đổi, cụ thể các phòng điều tra cấp tỉnh đều giải thể, CQĐT của VKSND chỉ được tổ chức ở VKSNDTC (Cục điều tra) để phù hợp theo tinh thần chủ trương cải cách tư pháp của Đảng tại Nghị quyết số 08/NQ- TW của Bộ Chính trị, với định hướng VKS không thực hiện chức năng kiểm sát chung (kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong lĩnh vực hành chính, kinh tế). Vì vậy, thẩm quyền điều tra của CQĐT VKSND đã bị thu hẹp hơn rất nhiều so với BLTTHS 1988, cụ thể tại khoản 3 Điều 110 BLTTHS 2003 quy
  • 26. 20 định: "Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao điều tra một số loại tội xâm phạm hoạt động tư pháp mà người phạm tội là cán bộ thuộc các cơ quan tư pháp". Nhằm thống nhất thực hiện quy định của BLTTHS năm 2003 về thẩm quyền điều tra của CQĐT VKSND, nâng cao hiệu quả công tác điều tra, đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm trong tình hình mới, Viện trưởng VKSNDTC đã ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Cục điều tra ban hành kèm theo Quyết định số 1169/QĐ-VKSTC-C6 ngày 19.8.2010 (gọi tắt là Quy chế 1169), thì CQĐT VKSNDTC có thẩm quyền điều tra các tội phạm sau đây:(1) Các xâm phạm hoạt động tư pháp quy định tại Chương XXII của BLHS mà người phạm tội là cán bộ của các cơ quan tư pháp khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của TAND; (2) Các tội phạm có nguồn gốc phát sinh từ việc thực thi nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ các cơ quan tư pháp hoặc liên quan đến việc thực thi nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ các cơ quan tư pháp hoặc liên quan đến việc thực thi nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ các cơ quan tư pháp trong quá trình tiến hành tố tụng (hình sự, dân sự, hành chính, kinh tế, lao động...) ở các giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án; (3) Hành vi phạm tội hoặc người thực hiện hành vi phạm tội có liên quan đến vụ án thuộc thẩm quyền điều tra của CQĐT VKSNDTC đang khởi tố, điều tra. Mặc dù chỉ là quy chế nhưng do nội dung quy chế đã thể hiện cụ thể, rõ ràng thẩm quyền điều tra của CQĐT VKSNDTC, được quy định của BLTTHS và được định nghĩa trong khái niệm tội phạm XPHĐTP tại Điều 292 BLHS, đã tạo ra hành lang pháp lý cho thẩm quyền điều tra của CQĐT VKSNDTC. Với những đóng góp tích cực cho công cuộc cải cách tư pháp, đặc biệt là trong chống oan, sai, ngày 29/7/2013 Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 640/NQ-UBTVQH13 phê chuẩn việc đổi tên gọi của Cục điều tra VKSNDTC
  • 27. 21 thành CQĐT VKSNDTC. Đó cũng là thể hiện sự chính quy, hiện đại, góp phần tăng thêm uy thế trong thực hiện thẩm quyền điều tra của một CQĐT có đối tượng điều tra đặc biệt (có trình độ hiểu biết về pháp luật, tố tụng…) mà quá trình điều tra các tội phạm này hết sức khó khăn, gặp nhiều trở ngại. Như vậy, giai đoạn 2003 – 2014, thẩm quyền của CQĐT VKSND đã được quy định rõ ràng hơn, CQĐT VKSND có thẩm quyền điều tra một số loại tội xâm phạm hoạt động tư pháp được quy định tại Chương XXII (Điều 292 đến Điều 314) BLHS 1999 và những loại tội phạm có nguồn gốc phát sinh hoặc liên quan đến thực thi nhiệm vụ của những người có chức danh pháp lý thuộc các cơ quan tư pháp (Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, Chấp hành viên) và người tiến hành tố tụng khác thuộc các ngành CAND, VKS, TAND, THA các cấp được quy định trong các bộ luật, luật tố tụng khi họ thực hiện nhiệm vụ hoặc tiến hành tố tụng đối với vụ án hình sự, dân sự, hành chính, kinh tế, lao động…ở bất cứ giai đoạn nào. Hoạt động của CQĐT VKSND thời kỳ này đã chuyển sang một bước ngoặt mới góp phần nâng cao hiệu quả công tác điều tra tội phạm của VKSND, đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm. 1.3.5. Giai đoạn từ năm 2014 đến nay (theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015) Với việc Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua Luật tổ chức VKSND năm 2014, BLTTHS năm 2015 và Luật tổ chức CQĐT hình sự năm 2015 thì thẩm quyền của CQĐT VKSND đã có sự thay đổi rõ rệt. Theo quy định điểm g, khoản 3,Điều 3 Luật tổ chức VKSND đã ghi nhận: Khi thực hiện chức năng thực hành quyền công tố, VKS có nhiệm vụ, quyền hạn trong việc điều tra các tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp, các tội phạm về tham nhũng, chức vụ xảy ra trong hoạt động tư pháp theo quy định của luật. Quy định trên đã khẳng định một lần nữa hoạt động điều tra là
  • 28. 22 một phần của hoạt động công tố và là công cụ đắc lực nhất trong việc thực hiện chức năng công tố của ngành Kiểm sát. Thẩm quyền của CQĐT VKSND giai đoạn này đã được mở rộng hơn rất nhiều so với BLTTHS năm 2003 trước đây, điều này được thể hiện tại Điều 163 BLTTHS năm 2015, Điều 20 Luật tổ chức VKSND năm 2014, Điều 30 Luật tổ chức CQĐT hình sự năm 2015, theo đó: "CQĐT của VKSND có thẩm quyền điều tra tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp, tội phạm về tham nhũng, chức vụ quy định tại Chương XXIII và Chương XXIV của BLHS xảy ra trong hoạt động tư pháp mà người phạm tội là cán bộ, công chức thuộc CQĐT, Tòa án, VKS, cơ quan THA, người có thẩm quyền tiến hành hoạt động tư pháp". Tuy nhiên quy định về thẩm quyền mở rộng của CQĐT VKSND chưa được thực hiện ngay mà phải chờ đến khi BLTTHS, BLHS năm 2015 được sửa đổi, bổ sung và Luật tổ chức CQĐT hình sự chính thức có hiệu lực thi hành là ngày 01.01.2018 (điểm b, khoản 1, Điều 1 Nghị quyết số 41/2017/QH14 ngày 20.6.2017). Trong thời gian BLTTHS năm 2015 chưa có hiệu lực thi hành thì CQĐT VKSND vẫn thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của BLTTHS 2003. Như vậy, thẩm quyền mở rộng của CQĐT VKSND theo quy định của BLTTHS năm 2015 đã được áp dụng kể từ 01.01.2018 cho đến nay. Nếu như trước đây, CQĐT VKSND chỉ tiến hành điều tra một số loại tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp thì hiện nay CQĐT VKSND có thẩm quyền điều tra đối với các tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp, tội phạm tham nhũng, chức vụ xảy ra trong hoạt động tư pháp. Có thể thấy việc mở rộng thẩm quyền này là sự ghi nhận hiệu quả hoạt động của CQĐT VKSND trong những năm qua và việc mở rộng thẩm quyền này cũng thể hiện sự ghi nhận của Nhà nước và niềm tin của nhân dân đối với
  • 29. 23 hoạt động điều tra của CQĐT VKSND trong công cuộc đấu tranh, đẩy lùi tệ nạn tham nhũng, hạn chế các vi phạm trong hoạt động tư pháp, góp phần làm các cơ quan tư pháp trong sạch, vững mạnh. Hệ thống lại các quy định về thẩm quyền điều tra của CQĐT VKSND qua các BLTTHS cho thấy, mặc dù qua thời gian đã có nhiều thay đổi, bổ sung (có lúc mở rộng, có khi thu hẹp), nhưng có thể nói các quy định đó ngày càng cụ thể, khoa học và hợp lý hơn, làm nổi bật mục đích đấu tranh phòng, chống tội phạm, hạn chế các vi phạm trong hoạt động tư pháp, đảm bảo sự trong sạch, vững mạnh của các cơ quan thi hành pháp luật. Hoạt động điều tra của CQĐT VKSND luôn gắn liền với việc thực hiện quyền công tố, đảm bảo cho việc truy tố, buộc tội khách quan, chính xác, đúng người, đúng tội, thể hiện sự nghiêm minh của pháp luật. Kết luận chương 1 Qua kết quả nghiên cứu chương 1, luận văn đã tập trung làm rõ một số vấn đề lý luận chung về thẩm quyền điều tra của CQĐT VKSND trong điều tra các vụ án hình sự. Khái quát chung về khái niệm quyền tư pháp, hoạt động tư pháp và cơ quan tư pháp ở Việt Nam. Phân tích, làm rõ về mặt lý luận khái niệm thẩm quyền điều tra trong tố tụng hình sự và khái niệm thẩm quyền điều tra của CQĐT VKSND. Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích quá trình hình thành và phát triển quy định của pháp luật qua các giai đoạn về thẩm quyền điều tra của CQĐT VKSND cùng với lý luận khoa học luật, lý luận khoa học điều tra hình sự để từ đó đưa ra những đánh giá, nhận xét. Từ những vấn đề được phân tích, nhận xét khái quát trong chương 1 sẽ là tiền đề quan trọng để đánh giá thực trạng pháp luật Việt Nam về thẩm quyền điều tra của CQĐT VKSND và việc thực hiện thẩm quyền điều tra đó trong thực tiễn.
  • 30. 24 Chương 2 QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ THẨM QUYỀN ĐIỀU TRA CỦA CƠ QUAN ĐIỀU TRA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG 2.1. Thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra – Viện kiểm sát nhân dân theo quy định của pháp luật hiện hành Về thẩm quyền của CQĐT VKS được ghi nhận tại Điều 163 BLTTHS năm 2015, Điều 20 Luật tổ chức VKSND năm 2014 và Điều 30 Luật tổ chức Cơ quan điều tra hình sự năm 2015 theo đó thẩm quyền của CQĐT VKS được thể hiện như sau: CQĐT VKSND điều tra tội xâm phạm hoạt động tư pháp, tội phạm về tham nhũng, chức vụ quy định tại Chương XXIII và Chương XXIV của BLHS xảy ra trong hoạt động tư pháp mà người phạm tội là cán bộ, công chức thuộc CQĐT, TAND, cơ quan THA, người có thẩm quyền tiến hành hoạt động tư pháp khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của TAND. 2.1.1. Thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân ở Việt Nam đối với loại tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp, tội phạm tham nhũng, chức vụ xảy ra trong hoạt động tư pháp Có thể thấy với quy định về thẩm quyền điều tra của CQĐT VKSND như trên đã mở rộng hơn rất nhiều so với quy định của BLTTHS năm 2003, Luật tổ chức VKSND năm 2002 và Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự năm 2004. Quy định mới về thẩm quyền điều tra của CQĐT VKSNDTC có phạm vi rộng hơn, rõ ràng và chi tiết hơn. Đồng thời, các quy định mới cũng bổ sung thêm nhiều quyền hạn, trách nhiệm trong hoạt động điều tra của CQĐT cũng như của những người có thẩm quyền điều tra trong CQĐT VKSNDTC. Nếu như trước đây, CQĐT VKSNDTC chỉ có thẩm quyền điều tra một số tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp, cụ thể là 23 tội phạm thuộc Chương XXI
  • 31. 25 BLHS năm 2009 thì hiện nay CQĐT VKSNDTC có thẩm quyền điều tra các tội xâm phạm hoạt động tư pháp và thực hiện thẩm quyền mở rộng thêm là điều tra án tham nhũng, chức vụ xảy ra trong hoạt động tư pháp. Theo thống kê thì với thẩm quyền mở rộng như trên thì CQĐT VKSNDTC tiến hành điều tra đối với 38 tội danh, bao gồm 24 tội danh thuộc chương các tội xâm phạm hoạt động tư pháp và 14 tội danh thuộc chương các tội phạm tham nhũng, chức vụ. Bên cạnh đó, một số tội danh trước đây thuộc thẩm quyền điều tra của 713 CQĐT thuộc Công an cấp huyện, 126 CQĐT thuộc Công an cấp tỉnh và 02 CQĐT thuộc Bộ Công an (tổng số 841 đơn vị điều tra) thì nay thuộc thẩm quyền điều tra của CQĐT VKSNDTC nếu người phạm tội là cán bộ, công chức thuộc các cơ quan tư pháp hoặc có thẩm quyền tiến hành hoạt động tư pháp. [23, tr. 3] Theo quy định trên, CQĐT VKSNDTC có thẩm quyền điều tra những loại tội phạm sau đây: * Tội xâm phạm hoạt động tư pháp, tội phạm về tham nhũng, chức vụ quy định tại Chương XXIII và Chương XXIV của BLHS xảy ra trong hoạt động tư pháp mà người phạm tội là cán bộ, công chức thuộc CQĐT, TAND, cơ quan THA, người có thẩm quyền tiến hành hoạt động tư pháp khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của TAND. Theo quy định trên thì tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của CQĐT VKSNDTC phải thỏa mãn các điều kiện sau: Thứ nhất: Tội phạm đó được quy định tại Chương XXIII (Chương các tội phạm về chức vụ) và Chương XXIV (Chương các tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp) của BLHS hiện hành. Chương XXIII BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định các tội phạm về chức vụ gồm 15 điều từ Điều 352 đến Điều 366, trong đó có
  • 32. 26 một điều quy định khái niệm tội phạm về chức vụ là Điều 352, theo đó: "Các tội phạm về chức vụ là những hành vi xâm phạm hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức do người có chức vụ thực hiện trong khi thực hiện công vụ, nhiệm vụ". Còn lại 14 điều quy định về các tội danh cụ thể được chia thành: tội phạm về tham nhũng và các tội phạm khác về chức vụ. Các tội phạm về tham nhũng là những hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong BLHS do người có chức vụ, quyền hạn thực hiện một cách cố ý xâm phạm đến tài sản, uy tín của cơ quan, tổ chức; xâm phạm đến tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định 7 tội phạm là tội phạm về tham nhũng, đó là: tội tham ô tài sản (Điều 353); tội nhận hối lộ (Điều 354); tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản (Điều 355); tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ (Điều 356); tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ (Điều 357); tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi (Điều 358) và tội giả mạo trong công tác (Điều 359). Còn lại 07 tội phạm khác về chức vụ trong Chương XXIII BLHS hiện hành, đó là: tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 360); tội cố ý làm lộ bí mật công tác; tội chiếm đoạt, mua bán hoặc tài liệu bí mật công tác (Điều 361); tội vô ý làm lộ bí mật công tác, tội làm mất tài liệu bí mật công tác (Điều 362); tội đào nhiệm (Điều 363); tội đưa hối lộ (Điều 364); tội môi giới hối lộ (Điều 365) và tội lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi (Điều 366). Về tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp, sau khi BLHS đầu tiên ở nước ta (BLHS năm 1985) ra đời thì mới quy định về khái niệm các tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp tại Điều 230. Trước đó thì chỉ có một số văn bản pháp luật quy định về những hành vi xâm phạm hoạt động tư pháp mà chưa đưa ra khái niệm tội xâm phạm hoạt động tư pháp. Đến BLHS năm 1999
  • 33. 27 (được sửa đổi, bổ sung năm 2009) thì chương XXII quy định các tội xâm phạm hoạt động tư pháp, gồm 23 điều từ Điều 292 đến Điều 314, trong đó có một điều quy định về vấn đề chung là Điều 292 quy định về khái niệm về tội phạm xâm phạm tư pháp, 22 điều còn lại từ Điều 293 đến 314 quy định về các tội xâm phạm hoạt động tư pháp. Sau khi BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) được ban hành thì các tội xâm phạm hoạt động tư pháp được quy định tại chương XXIV, gồm 25 điều từ Điều 367 đến Điều 391. Trong đó, Điều 367 đưa ra khái niệm về tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp, 24 điều luật còn lại là 24 tội danh cụ thể. Khái niệm tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp được BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định tại Điều 367 như sau: "Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp là những hành vi xâm phạm sự đúng đắn của hoạt động tố tụng và thi hành án" [37, tr. 638]. Với các quy định của BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) có thể phân chia hành vi nguy hiểm xâm phạm đến sự đúng đắn của hoạt động tố tụng và thi hành án thành hai nhóm: - Nhóm hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn: + Hành vi truy cứu trách nhiệm hình sự người không có tội. + Hành vi không truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người có tội. + Hành vi ra bản án hoặc quyết định trái pháp luật. + Hành vi dùng nhục hình, bức cung, làm sai lệch hồ sơ vụ án, vụ việc. + Hành vi tha trái pháp luật người bị bắt, người bị tạm giữ, người bị tạm giam, người đang chấp hành án phạt tù. + Hành vi bắt, giữ, giam người trái pháp luật. + Hành vi ép buộc hoặc dùng thủ đoạn khác bắt người có thẩm quyền trong hoạt động tư pháp làm trái pháp luật. + Hành vi cản trở hoặc không thi hành án.
  • 34. 28 - Nhóm hành vi cản trở hoạt động tư pháp: + Hành vi khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật, từ chối khai báo, từ chối kết luận giám định, định giá tài sản hoặc từ chối cung cấp tài liệu, mua chuộc. + Hành vi vi phạm việc niêm phong, kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản. + Hành vi trốn khỏi nơi giam, giữ hoặc trốn khi đang bị áp giải, đang bị xét xử. + Hành vi đánh tháo người bị bắt, bị tạm giam, tạm giữ, người đang bị áp giải, xét xử, chấp hành án phạt tù. + Hành vi che giấu tội phạm. + Hành vi không tố giác tội phạm. + Hành vi gây rối hoặc chống lại mệnh lệnh của người có thẩm quyền trong quản lý giam giữ. + Hành vi gây rối trật tự phiên tòa, phiên họp. Trong các tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp có 17 tội có cấu thành hình thức, theo đó tội phạm hoàn thành khi người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội của mình và 07 tội có cấu thành vật chất (Tội ra quyết định trái pháp luật (Điều 371), Tội ép buộc người có thẩm quyền trong hoạt động tư pháp làm trái pháp luật (Điều 372), Tội thiếu trách nhiệm để người bị bắt, người bị tạm giữ, tạm giam, người đang chấp hành án phạt tù trốn (Điều 376), Tội không thi hành án (Điều 379), Tội cản trở việc thi hành án (Điều 381), Tội trốn khỏi nơi giam, giữ hoặc trốn khi đang bị áp giải, đang bị xét xử (Điều 386), Tội đánh tháo người bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam, người đang bị áp giải, xét xử, chấp hành án phạt tù (Điều 387)), với các tội có cấu thành vật chất thì tội phạm hoàn thành khi có những hậu quả, thiệt hại nhất định xảy ra đối với mỗi tội danh. Đối với các tội xâm phạm hoạt động tư pháp thì những thiệt hại
  • 35. 29 mà do hành vi phạm tội gây ra biểu hiện ở những thiệt hại đến quyền lợi của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, công dân; xâm phạm đến những hoạt động đúng đắn của hoạt động tố tụng và thi hành án. Thứ hai: Tội phạm đó phải thuộc thẩm quyền xét xử của TAND. Chỉ những tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của TAND thì mới thuộc thẩm quyền điều tra của CQĐT VKSNDTC. Đây là căn cứ để phân biệt với thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự. Thứ ba: Người phạm tội phải là cán bộ, công chức thuộc CQĐT, TAND, cơ quan THA, người có thẩm quyền tiến hành hoạt động tư pháp, cụ thể là các trường hợp sau: - Cán bộ, công chức thuộc CQĐT, TAND, cơ quan THAHS, cơ quan THADS; - Người được giao nhiệm vụ quản lý bảo quản vật chứng, tài sản bị niêm phong, bị kê biên, tài khoản bị phong tỏa trong hoạt động tố tụng, thi hành án; - Người được giao nhiệm vụ quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam; tiếp nhận, quản lý giam giữ, giáo dục cải tạo phạm nhân và thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật về THAHS; - Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an, Trạm Công an khi thực hiện việc tiếp nhận, giải quyết ban đầu các tin báo, tố giác về tội phạm; - Người thi hành các biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; - Người bào chữa, Luật sư, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật. - Người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra bao gồm: + Người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra của Hải quan gồm Cục trưởng, Phó Cục trưởng của Cục điều tra chống buôn lậu,
  • 36. 30 Cục kiểm tra sau thông quan, Cục hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương… + Người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra của Kiểm lâm gồm Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục Kiểm lâm, Chi cục trưởng, Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm… + Người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra của Kiểm ngư gồm Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục Kiểm ngư, Chi cục trưởng, Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm ngư vùng; + Người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra của các cơ quan khác trong Công an nhân dân gồm Giám đốc, Phó giám đốc Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy; Cục trưởng, Phó Cục trưởng, Trưởng phòng, Phó trưởng phòng, đội trưởng, đội phó của các cơ quan như Cục quản lý xuất nhập cảnh; các cục nghiệp vụ an ninh ở Bộ Công an; Cục cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường, Cục Cảnh sát giao thông; Cục cảnh sát phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao… * Hành vi phạm tội hoặc người thực hiện hành vi phạm tội có liên quan đến vụ án thuộc thẩm quyền điều tra của CQĐT VKSNDTC đang khởi tố, điều tra Về bản chất thì những tội phạm này mặc dù không thuộc thẩm quyền điều tra của CQĐT VKSNDTC, nhưng để đảm bảo việc giải quyết vụ án một cách khách quan, toàn diện thì khi xét thấy cần thiết phải tiến hành nhập vụ án vì những tội phạm này liên quan đến vụ án mà CQĐT VKSNDTC đang khởi tố, điều tra. Nếu CQĐT VKSNDTC không điều tra những hành vi phạm tội hoặc người thực hiện hành vi phạm tội này thì sẽ dẫn đến việc vụ án thuộc thẩm quyền của CQĐT VKSNDTC không được giải quyết kịp thời, toàn diện, khách quan. Trong trường hợp có tranh chấp về thẩm quyền điều tra giữa CQĐT VKSNDTC với các CQĐT khác (CQĐT của Công an, CQĐT trong
  • 37. 31 Quân đội) thì theo quy định tại khoản 3 Điều 150 BLTTHS năm 2015, tranh chấp thẩm quyền này do Viện trưởng VKSNDTC giải quyết và quyết định. 2.1.2. Thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân đối với chủ thể tội phạm Cùng với việc mở rộng thẩm quyền điều tra, quy định mới của BLTTHS năm 2015 cũng đã mở rộng diện chủ thể tội phạm thuộc thẩm quyền của CQĐT VKSNDTC hơn trước rất nhiều. Nếu như trước đây, CQĐT VKSNDTC chỉ tiến hành điều tra đối với các chủ thể tội phạm là cán bộ thuộc các cơ quan tư pháp thì hiện nay CQĐT VKSNDTC ngoài việc điều tra đối với chủ thể là cán bộ, công chức thuộc CQĐT, TAND, VKSND, cơ quan THAHS, cơ quan THADS thì còn có thẩm quyền đối với 02 nhóm chủ thể khác là: (1) Người có thẩm quyền tiến hành hoạt động tư pháp bao gồm: Cán bộ điều tra, Thẩm tra viên, Kiểm tra viên, người giám định, người dịch thuật, người định giá tài sản, người bào chữa, Luật sư; cán bộ thuộc các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra…khi họ tham gia vào hoạt động tố tụng; (2) Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an, Trạm Công an (Công an cấp xã) khi họ thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được quy định trong BLTTHS và Luật tổ chức CQĐT hình sự. Trước đây, thẩm quyền điều tra của CQĐT VKSNDTC chỉ đến địa bàn cấp huyện do chủ thể tội phạm chỉ quy định đến cán bộ thuộc CQĐT, VKSND, TAND mà các cơ quan này chỉ được tổ chức cấp thấp nhất là đơn vị hành chính cấp huyện nhưng với việc quy định như hiện nay về việc mở rộng chủ thể tội phạm thuộc thẩm quyền CQĐT VKSNDTC đến cán bộ Công an cấp xã, phường thì địa bàn tiến hành hoạt động điều tra của CQĐT VKSNDTC đã trải rộng đến địa bàn cấp xã trên cả nước với trên 12.000 cơ quan, tổ chức, trong đó có hơn 11.000 đơn vị Công an cấp xã, phường và các cơ quan, cá nhân, tổ chức khác có thẩm quyền tham gia vào hoạt động tố tụng.
  • 38. 32 Hơn nữa, chủ thể có thẩm quyền tiến hành hoạt động điều tra của CQĐT VKSNDTC theo quy định của BLTTHS năm 2015 và Luật tổ chức CQĐT hình sự năm 2015 cũng được mở rộng bao gồm: Thủ trưởng, Phó thủ trưởng, Điều tra viên và Cán bộ điều tra (chủ thể mới). BLTTHS năm 2015 đã bổ sung thêm chức danh tư pháp mới là cán bộ điều tra; ghi nhận cán bộ điều tra là chủ thế tiến hành TTHS, quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của cán bộ điều tra trong hoạt động tố tụng nói chung và hoạt động điều tra nói riêng. Sự mở rộng thẩm quyền này xuất phát từ vị trí, vai trò của CQĐT VKSND trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm với những thành tích đáng ghi nhận của CQĐT VKSND đã đạt được trong việc chống oan, sai, bỏ lọt tội phạm và chống tham nhũng, chức vụ trong hoạt động tư pháp. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay với yêu cầu cải cách tư pháp, hướng đến một nền tư pháp vững mạnh, trong sạch thì có thể khẳng định rằng việc mở rộng thẩm quyền cho CQĐT VKSND như quy định tại BLTTHS năm 2015, Luật tổ chức VKSND năm 2014, Luật tổ chức CQĐT hình sự năm 2015 là một tất yếu, khách quan. Quy định của BLTTHS năm 2015 và các đạo luật mới về tư pháp về việc mở rộng thẩm quyền cho CQĐT VKSND là đúng đắn, cần thiết, góp phần chống độc quyền trong điều tra và thực hiện cơ chế kiểm soát việc thực thi quyền lực nhà nước, phù hợp với xu hướng pháp luật chung của nhiều quốc gia trên thế giới. Như vậy, có thể thấy một số đặc điểm của việc thực hiện thẩm quyền điều tra các tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp của CQĐT VKSNDTC từ những quy định trên như sau: - Chủ thể tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của CQĐT VKSNDTC là cán bộ, công chức thuộc CQĐT, TAND, cơ quan THA, người có thẩm quyền
  • 39. 33 tiến hành hoạt động tư pháp. Đây là những chủ thể đặc biệt, có kiến thức pháp lý và kinh nghiệm trong hoạt động tư pháp nên việc thực hiện các biện pháp tố tụng trong hoạt động điều tra đối với những đối tượng này thường khó khăn, phức tạp hơn do những người này thường có nhiều cách thức, thủ đoạn tinh vi để che giấu hành vi phạm tội và chống đối quyết liệt khi bị phát hiện, xử lý. - Tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp thường diễn ra trong các quan hệ xã hội đặc biệt, cụ thể là các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình thực hiện các hoạt động tố tụng và thi hành án của các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền. - Xuất phát từ vị trí của CQĐT VKSND là một trong những CQĐT thuộc hệ thống các CQĐT của nước ta, bởi vậy khi thực hiện thẩm quyền điều tra của mình, CQĐT VKSND là cơ quan tiến hành tố tụng độc lập có chức năng điều tra và có nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật, từ việc tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm, quyết định việc khởi tố vụ án, khởi tố bị can, áp dụng các biện pháp ngăn chặn, thực hiện các biện pháp điều tra...đến kết thúc điều tra, đề nghị truy tố. Đối với tất cả các loại tội phạm nói chung và tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp nói riêng, hoạt động điều tra đều bắt đầu từ khi phát hiện tội phạm, do đó việc tiếp nhận, thu thập, xử lý và giải quyết nguồn tin về tội phạm là khâu rất quan trọng, đặc biệt là với các tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp do đặc thù của loại tội phạm này là thường diễn biến phức tạp, xảy ra từ lâu sau đó mới được phát hiện nên công tác tiếp nhận, thu thập, xử lý và giải quyết nguồn tin về tội phạm thuộc thẩm quyền của CQĐT VKSNDTC là vô cùng cần thiết, có vai trò rất quan trọng tạo tiền đề và cơ sở để CQĐT VKSNDTC phát hiện và xử lý tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp.
  • 40. 34 Trong công tác tiếp nhận, thu thập, quản lý, xử lý và giải quyết nguồn tin về tội phạm thuộc thẩm quyền giải quyết của CQĐT VKSNDTC đã được quy định cụ thể tại Quy chế về công tác này ban hành kèm theo Quyết định số 565/QĐ-VKSNDTC ngày 29.12.2017 của Viện trưởng VKSNDTC. Theo các quy định trong Quy chế này thì CQĐT VKSNDTC tiếp nhận, thu thập, xử lý và giải quyết nguồn tin về tội phạm thông qua các nguồn sau: - Tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố của cơ quan, tổ chức, cá nhân; - Lời khai của người phạm tội tự thú; - Thông tin về tội phạm do cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trực tiếp phát hiện; - Tin báo về tội phạm trên các phương tiện thông tin đại chúng; Tại Điều 4 của Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 565 của Viện trưởng VKSNDTC đã quy định rõ thẩm quyền giải quyết nguồn tin về tội phạm của CQĐT VKSNDTC, đó là: - Tội phạm quy định tại Chương XXIII (Chương các tội phạm về chức vụ), Chương XXIV (Chương các tội xâm phạm hoạt động tư pháp) của Bộ luật Hình sự, xảy ra trong hoạt động tư pháp, thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân mà người thực hiện hành vi phạm tội là một trong những người sau đây: + Cán bộ, công chức thuộc Cơ quan điều tra, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Cơ quan thi hành án hình sự, Cơ quan thi hành án dân sự; + Người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra; + Người được giao nhiệm vụ quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam; tiếp nhận, quản lý giam giữ, giáo dục cải tạo phạm nhân và thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật về thi hành án hình sự; + Người được giao nhiệm vụ quản lý, bảo quản vật chứng, tài sản bị niêm phong, bị kê biên, tài khoản bị phong tỏa trong hoạt động tố tụng, thi hành án;
  • 41. 35 + Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an, Trạm Công an (sau đây gọi chung là Công an cấp xã) khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được quy định trong Bộ luật Tố tụng hình sự và Luật Tổ chức Cơ quan điều tra hình sự. - Những người thực hiện hành vi phạm tội cụ thể theo quy định của Bộ luật Hình sự thuộc một trong các trường hợp sau đây: + Người thi hành các biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc có hành vi phạm tội dùng nhục hình quy định tại Điều 373 Bộ luật Hình sự; + Những người khác có nhiệm vụ, quyền hạn trong hoạt động tư pháp, người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự có hành vi phạm tội làm sai lệch hồ sơ vụ án, vụ việc quy định tại Điều 375 Bộ luật Hình sự; + Người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật, người bào chữa có hành vi phạm tội cung cấp tài liệu sai sự thật quy định tại Điều 382 Bộ luật Hình sự; + Người giám định, người định giá tài sản, người dịch thuật có hành vi phạm tội từ chối kết luận giám định, định giá tài sản hoặc từ chối cung cấp tài liệu quy định tại Điều 383 Bộ luật Hình sự. - Tội phạm quy định tại Chương XXIII (Chương các tội phạm về chức vụ), Chương XXIV (Chương các tội xâm phạm hoạt động tư pháp) của Bộ luật Hình sự, xảy ra trong hoạt động tư pháp do người có thẩm quyền tiến hành hoạt động tư pháp thực hiện mà không thuộc các trường hợp quy định trên. Trong quá trình điều tra vụ án CQĐT VKSNDTC được áp dụng tất cả các hoạt động điều tra, thu thập chứng cứ theo quy định của pháp luật, như: lấy lời khai của người làm chứng, bị hại, đương sự (Điều 186, 188 BLTTHS), thu giữ phương tiện điện tử, dữ liệu điện tử (Điều 196 BLTTHS), khám nghiệm hiện trường (Điều 201 BLTTHS), trưng cầu giám định (Điều 205) nhằm thu thập, đánh giá những thông tin về vụ án, nguyên nhân, điều kiện
  • 42. 36 phát sinh tội phạm, các dấu vết của tội phạm, vật chứng làm sáng tỏ các tình tiết của vụ án...đây là hoạt động điều tra không thể thiếu và rất có hiệu quả trong việc thu thập chứng cứ quan trọng để chứng minh sự thật của vụ án; khởi tố và hỏi cung bị can (Điều 60, 98, 127,179, 180, 181, 182, 183, 184 BLTTHS) để làm rõ những tình tiết liên quan đến việc thực hiện tội phạm; các biện pháp ngăn chặn được quy định trong BLTTHS (bắt, tạm giam, tạm giữ...) đây là những hoạt động nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động điều tra, truy tố, xét xử cũng như đảm bảo cho việc thi hành án; các hoạt động đối chất, nhận dạng (Điều 189,190 BLTTHS) đây là những hoạt động điều tra làm rõ, giải quyết mâu thuẫn trong các lời khai, xác định sự thật khách quan của vụ án. Đặc biệt, theo quy định của Điều 223, 224, 225 BLTTHS năm 2015 thì CQĐT VKSNDTC còn có thẩm quyền áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt (ghi âm, ghi hình bí mật; nghe điện thoại bí mật; thu thập bí mật dữ liệu điện tử) khi tiến hành điều tra các tội phạm về tham nhũng trong hoạt động tư pháp. Nhìn chung các quy định của pháp luật hiện hành về thẩm quyền điều tra của CQĐT VKSNDTC được quy định rõ ràng, cụ thể, chi tiết trong các văn bản pháp luật, góp phần tạo điều kiện cho CQĐT VKSNDTC thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình và đạt được nhiều kết quả nhất định trong công cuộc đấu tranh, đẩy lùi tệ nạn tham nhũng, hạn chế các vi phạm trong hoạt động tư pháp, bảo đảm sự trong sạch, vững mạnh của các cơ quan tư pháp. Tuy nhiên qua thực tiễn áp dụng, các quy định pháp luật về thẩm quyền của CQĐT VKSNDTC đã bộc lộ một số hạn chế, vướng mắc. 2.2. Tổ chức bộ máy và thực tiễn việc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra – Viện kiểm sát nhân dân 2.2.1. Thực trạng tổ chức bộ máy của Cơ quan điều tra - Viện kiểm sát nhân dân Về cơ cấu tổ chức của CQĐT VKSNDTC, theo Quyết định số 18/2015/VKSTC – C1 ngày 20.11.2015 của Viện trưởng VKSNDTC ban
  • 43. 37 hành Quy chế về tổ chức, hoạt động của CQĐT VKSNDTC (gọi tắt là Quy chế 18) và các Quyết định của Viện trưởng VKSNDTC về việc thành lập các phòng nghiệp vụ, theo đó CQĐT VKSNDTC hiện nay có 10 phòng nghiệp vụ và 02 Đại diện thường trực CQĐT VKSNDTC tại các tỉnh miền Trung -Tây Nguyên và miền Nam với Thủ trưởng, 04 Phó thủ trưởng, 10 Trưởng phòng. 2.2.2. Thực tiễn việc thực hiện thẩm quyền của Cơ quan điều tra - Viện kiểm sát nhân dân Trong những năm qua, công tác điều tra các tội phạm tham nhũng, chức vụ trong hoạt động tư pháp và tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp của CQĐT VKSNDTC đã đạt được những kết quả tích cực, góp phần vào công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm; làm trong sạch đội ngũ cán bộ trong các cơ quan tư pháp; chống bỏ lọt tội phạm, chống làm oan người vô tội, là công cụ sắc bén thực sự có hiệu quả để đảm bảo và hỗ trợ tích cực cho VKSND thực hiện tốt chức năng thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp, bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa, góp phần kiềm chế, ngăn chặn sự gia tăng của loại tội phạm này. 2.2.2.1. Những kết quả đạt được Đối với công tác phát hiện tội phạm, xuất phát từ đặc điểm tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của CQĐT VKSNDTC có tính chất đặc thù nên việc phát hiện tội phạm chủ yếu được thực hiện qua việc thu thập, tiếp nhận thông tin, nguồn tin về tội phạm từ công dân và các cơ quan, tổ chức. Do đó, CQĐT VKSNDTC luôn phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị hữu quan để thu thập, phân loại, xác minh thông tin và nguồn tin về tội phạm. Đặc biệt sau khi Thông tư số 01/2017/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNN- VKSNDTC ngày 29.12.2017 quy định về việc phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền trong việc thực hiện một số quy định của bộ luật TTHS năm 2015 về tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố có hiệu lực, công tác thu thập, tiếp nhận, theo dõi, quản lý đơn thư đã được thực hiện
  • 44. 38 chặt chẽ, toàn diện hơn, xây dựng được mạng lưới cơ sở, cộng tác viên cung cấp thông tin, chủ động theo dõi, nắm bắt thông tin vi phạm, tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp trên toàn quốc. Từ năm 2014 đến năm 2018, số lượng thông tin vi phạm,tố giác, tin báo, kiến nghị khởi tố liên quan đến tội phạm tham nhũng, chức vụ trong hoạt động tư pháp và tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp mà CQĐT VKSNDTC tiếp nhận là 7669 đơn, số lượng đơn, thư tố giác tăng qua từng năm, cụ thể như bảng sau: Bảng 2.1: Tổng số thông tin vi phạm, tội phạm và tố giác, tin báo do CQĐT VKSNDTC tiếp nhận, giải quyết từ năm 2014 đến năm 2018 Năm Tổng Tố giác, tin báo về tội phạm thuộc thẩm quyền giải quyết Thông tin vi phạm, tội phạm không thuộc thẩm quyền giải quyết 2014 1326 96 1230 2015 1448 133 1315 2016 1508 135 1373 2017 1594 128 1466 2018 1793 143 1650 Tổng 7669 635 7034 Nguồn: Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao Các thông tin vi phạm, tội phạm và tố giác, tin báo xâm phạm hoạt động tư pháp xảy ra ở tất cả các cơ quan tư pháp: Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án, cơ quan THADS, cơ quan THAHS.Trong tổng số 7669 thông tin vi phạm, tội phạm thì có 635 tố giác, tin báo thuộc thẩm quyền giải quyết của CQĐT VKSNDTC, còn 7034 đơn không thuộc thẩm quyền đã chuyển cơ quan hữu quan khác để xử lý, giải quyết theo quy định. Nội dung chủ yếu phản ánh, tố cáo sai phạm trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án như: Hành vi nhận hối lộ; hành vi bức cung, dùng nhục hình, làm sai lệch
  • 45. 39 hồ sơ vụ án dẫn đến oai sai; hành vi tổ chức, cưỡng chế thi hành án trái pháp luật... Trong những năm qua, công tác tiếp nhận, giải quyết các đơn, thư tin báo, tố giác tội phạm của CQĐT VKSNDTC đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Tất cả các đơn, tin gửi đến đều được phân loại, giải quyết, xác minh và trả lời đến cá nhân, tổ chức gửi đơn. Qua đó giải quyết được những vấn đề bức xúc của công dân, không để tình trạng tố cáo kéo dài, gây bức xúc trong quần chúng nhân dân. Thông qua công tác xác minh 635 tin báo, tố giác, từ năm 2014 đến năm 2018, CQĐT VKSNDTC đã khởi tố và thụ lý điều tra được 241 vụ/ 212 bị can, cụ thể được thể hiện qua bảng sau: Bảng 2.2: Số lượng vụ án, bị can xâm phạm hoạt động tư pháp do CQĐT VKSNDTC khởi tố, điều tra từ năm 2014 đến năm 2018 Năm Tổng Tội phạm tham nhũng, chức vụ trong hoạt động tư pháp Tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp Các tội phạm khác liên quan đến hoạt động tư pháp Vụ Bị can Vụ Bị can Vụ Bị can Vụ Bị can 2014 46 35 28 16 13 17 05 02 2015 42 26 29 22 07 04 06 00 2016 45 34 28 29 09 05 08 00 2017 51 50 33 31 13 15 05 04 2018 57 67 38 47 16 19 03 01 Tổng 241 212 156 145 58 60 27 07 Nguồn: Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao Qua thống kê cho thấy trong tổng số các vụ án mà CQĐT VKSNDTC đã khởi tố và thụ lý điều tra thì tội phạm về tham nhũng, chức vụ trong hoạt động tư pháp: 156 vụ/145 bị can (chiếm 64,7% số vụ và 68,4% số bị can); tội
  • 46. 40 phạm xâm phạm hoạt động tư pháp:58 vụ/60 bị can (chiếm 24,1% số vụ và 28,3% số bị can ); các tội phạm khác liên quan đến hoạt động tư pháp: 27 vụ/ 07 bị can (chiếm 11,2% số vụ và 3,3% số bị can). Bên cạnh đó, trong số các bị can bị CQĐT khởi tố trong các năm từ 2014 đến 2018 thì có thể thấy tỷ lệ tội phạm là cán bộ, công chức thuộc cơ quan tư pháp cụ thể qua bảng sau: Bảng 2.3: Tỷ lệ bị can bị CQĐT VKSNDTC khởi tố, điều tra trong ác vụ án xâm phạm hoạt động tư pháp từ năm 2014 đến năm 2018 Năm Tổng số Bị can thuộc cơ quan công an Bị can thuộc Viện kiểm sát Bị can thuộc Tòa án Bị can thuộc Cơ quan THADS Bị can thuộc ngành khác 2014 35 21 00 06 06 02 2015 26 04 00 07 14 01 2016 34 09 01 03 21 00 2017 50 14 04 05 24 03 2018 67 25 07 05 30 00 Tổng 212 73 12 26 95 06 Nguồn: Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao Qua bảng thống kê trên, có thể thấy số người phạm tội là cán bộ, công chức thuộc ngành Công an là 73 bị can (chiếm 34,4% ); thuộc ngành Toà án là 26 bị can (chiếm 12,3%); thuộc ngành Kiểm sát là 12 bị can (chiếm 5,7%); thuộc cơ quan Thi hành án là 95 bị can (chiếm 44,8%), ngành khác là 06 bị can (chiếm 2,8%). Việc khắc phục, thu hồi tiền, tài sản bị chiếm đoạt trong các vụ án tham nhũng, chức vụ cũng được CQĐT VKSND chú trọng thực hiện. Tỷ lệ thu hồi tiền, tài sản bị thiệt hại, chiếm đoạt trong các vụ án tham nhũng, chức vụ xảy ra trong hoạt động tư pháp do CQĐT VKSNDTC khởi tố, điều tra trung bình đạt 55%. [21, tr. 15]
  • 47. 41 Có thể thấy, kể từ năm 2018, sau khi ban hành và thực hiện Quy chế số 565 và quy định của BLTTHS năm 2015 về thẩm quyền mới của CQĐT VKSND có hiệu lực thì việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền điều tra của CQĐT VKSND có nhiều chuyển biến tích cực trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, tạo một bước ngoặt mới cả về tổ chức hoạt động cũng như công tác xây dựng thể chế. Thể hiện qua số lượng thông tin vi phạm, tội phạm mà CQĐT VKSND đã thu thập, tiếp nhận được tăng rất nhiều so với năm trước, 1793 thông tin vi phạm, tội phạm (tăng 12,5% so với năm 2017). Điển hình năm 2018 thực hiện Quy chế 565 của Viện trưởng VKSNDTC, CQĐT đã phân loại xác định có 143 tố giác, tin báo về tội phạm thuộc thẩm quyền giải quyết của CQĐT VKSNDTC, tăng 11,7% so với năm 2017. Bên cạnh đó là số vụ án đã khởi tố hình sự của năm 2018 là 57 vụ/ 67 bị can, tăng 11,8% về số vụ, tăng 34% về số bị can so với năm 2017; số văn bản kiến nghị được ban hành gửi tới các cơ quan, tổ chức có liên quan để xử lý và phòng ngừa tội phạm tăng 12,2% so với năm 2017, đặc biệt đã phát hiện, xử lý được nhiều vụ án phức tạp, nghiêm trọng ở các cơ quan tư pháp, được Đảng, Nhà nước và dư luận đặc biệt quan tâm. Với những kết quả như trên, có thể thấy hiệu quả và chất lượng trong công tác điều tra các tội phạm tham nhũng, chức vụ trong hoạt động tư pháp và tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp của CQĐT VKSNDTC. Việc khởi tố, điều tra, xử lý tội phạm của CQĐT VKSNDTC luôn đảm bảo đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vô tội, thể hiện qua việc không có vụ án nào mà CQĐT VKSNDTC khởi tố, điều tra bị đình chỉ điều tra vì bị can không phạm tội hoặc Tòa án tuyên không phạm tội, tỷ lệ vụ án phải trả hồ sơ để điều tra bổ sung rất thấp. Cùng với việc chủ động phát hiện, xử lý nghiêm minh các hành vi tham nhũng, chức vụ và xâm phạm hoạt động tư pháp, CQĐT VKSNDTC cũng đặc