SlideShare a Scribd company logo
1 of 93
Download to read offline
1
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
TRẦN THỊ QUỲNH ANH
KHÁNG NGHỊ PHÚC THẨM THEO PHÁP LUẬT TỐ TỤNG
HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN TỈNH THÁI NGUYÊN
Ngành: Luật Hình sự và Tố tụng Hình sự
Mã số : 8.38.01.04
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. PHẠM MẠNH HÙNG
HÀ NỘI, 2019
LỜI CAM OAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi, chưa
được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn
trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực.
Người cam đoan
Trần Thị Quỳnh Anh
MỤC LỤC
MỞ ẦU ......................................................................................................................1
Chương 1. NHỮNG VẤN Ề LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ
VỀ KHÁNG NGHỊ PHÚC THẨM HÌNH SỰ ...........................................................7
1.1. Những vấn đề lý luận về kháng nghị phúc thẩm hình sự.......................................7
1.2. Quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về kháng nghị phúc thẩm
hình sự.........................................................................................................................18
Chương 2. THỰC TRẠNG KHÁNG NGHỊ PHÚC THẨM HÌNH SỰ CỦA
VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN HAI CẤP TỈNH THÁI NGUYÊN.....................34
2.1. Khái quát thực trạng kháng nghị phúc thẩm hình sự tại tỉnh Thái Nguyên.........34
2.2. Những kết quả đạt được trong công tác kháng nghị phúc thẩm hình sự của
VKSND hai cấp tỉnh Thái Nguyên .............................................................................36
2.3. Những tồn tại, hạn chế trong công tác kháng nghị phúc thẩm hình sự của
VKSND hai cấp tỉnh Thái Nguyên .............................................................................47
Chương 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC..61
KHÁNG NGHỊ PHÚC THẨM HÌNH SỰ..............................................................61
3.1. Hoàn thiện các quy định của pháp luật Tố tụng hình sự về kháng nghị phúc thẩm .61
3.2. Tăng cường việc triển khai, áp dụng các quy định của pháp luật Tố tụng hình sự
về kháng nghị phúc thẩm ............................................................................................62
3.3. Tăng cường và đổi mới công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành; công tác thanh tra,
kiểm tra trong nội bộ ngành Kiểm sát, trong đó có công tác kháng nghị phúc thẩm .64
3.4. Nâng cao trình độ, kỹ năng nghiệp vụ và trách nhiệm của Kiểm sát viên về
công tác kháng nghị phúc thẩm hình sự......................................................................68
3.5. Tăng cường sự chỉ đạo, phối hợp giữa Viện kiểm sát nhân dân hai cấp tỉnh Thái
Nguyên ........................................................................................................................71
3.6. Tăng cường quan hệ phối hợp giữa Viện kiểm sát và Tòa án trong việc giải
quyết kháng nghị phúc thẩm hình sự ..........................................................................73
3.7. Tăng cường công tác kiểm sát các bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án .................74
3.8. Tăng cường cơ sở vật chất, phương tiện làm việc, chính sách chế độ đối với cán
bộ, Kiểm sát viên.........................................................................................................76
KẾT LUẬN................................................................................................................78
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................81
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT T T
BLTTHS : ộ luật Tố tụng hình sự
BLHS : ộ luật Hình sự
CHXHCN : Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
TAND : Tòa án nhân dân
VKSND : Viện kiểm sát nhân dân
VKS : Viện kiểm sát
1
MỞ ẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan thực hiện chức năng thực hành
quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam. Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ Hiến pháp và
pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân; bảo vệ chế độ xã hội chủ
nghĩa, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân,
góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.
Điều này đã được quy định cụ thể tại Điều 107 Hiến pháp năm 2013 và
Khoản 1, Điều 2 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014.
Kể từ khi thành lập đến nay, ngành Kiểm sát nhân dân đã đạt được nhiều
kết quả tích cực trong công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động
tư pháp, góp phần đảm bảo mọi hành vi phạm tội đều phải được khởi tố, điều
tra, truy tố, xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không để lọt tội phạm
và làm oan người vô tội. Viện kiểm sát thực hiện chức năng thực hành quyền
công tố thông qua việc sử dụng tổng hợp các quyền năng pháp lý để truy cứu
trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội. Đồng thời, VKSND còn thực hiện
chức năng kiểm sát hoạt động xét xử của Tòa án với một quyền năng pháp lý
quan trọng là kháng nghị phúc thẩm. Quyền năng này được quy định trong ộ
luật Tố tụng hình sự và Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân để kháng nghị
những bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án cùng
cấp và cấp dưới trực tiếp, trong trường hợp việc xét xử của Tòa án vi phạm
pháp luật nghiêm trọng các quy định của Luật hình sự, Tố tụng hình sự hoặc
sau phiên tòa xét xử sơ thẩm mà phát hiện thấy quá trình tố tụng từ khi khởi tố
vụ án hình sự đến truy tố, xét xử có vi phạm pháp luật cả về hình thức và nội
dung. Viện kiểm sát kháng nghị để yêu cầu Tòa án cấp trên xét xử lại vụ án
2
theo trình tự phúc thẩm nhằm sửa chữa, khắc phục các sai lầm của Tòa án cấp
sơ thẩm khi ra các bản án, quyết định có vi phạm.
Trong những năm qua công tác kháng nghị phúc thẩm hình sự của
VKSND hai cấp tỉnh Thái Nguyên đã có những chuyển biến tích cực, đa số
các bản kháng nghị có bố cục chặt chẽ, lập luận rõ ràng, viện dẫn căn cứ pháp
lý chính xác, tính tranh tụng trong kháng nghị đã được nâng lên. Do vậy, tỷ lệ
kháng nghị được Viện kiểm sát cấp trên bảo vệ cũng cao hơn, số lượng kháng
nghị năm sau cao hơn năm trước. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy việc kháng
nghị theo thủ tục phúc thẩm của Viện kiểm sát còn nhiều hạn chế chưa phát
huy được hết chức năng, nhiệm vụ của Ngành. Công tác kiểm sát bản án, biên
bản nghị án, biên bản phiên tòa và các tài liệu khác thực hiện chưa tốt, dẫn
đến vi phạm của cấp sơ thẩm không bị phát hiện, mặt khác do trình độ nhận
thức của Kiểm sát viên không đầy đủ, chất lượng bản kháng nghị chưa đạt,
nên có nhiều quyết định kháng nghị phúc thẩm của Viện kiểm sát ban hành
chưa chính xác, dẫn đến nhiều vụ án Viện kiểm sát phải rút kháng nghị, tỷ lệ
kháng nghị được Tòa án chấp nhận còn thấp trong khi số lượng án sơ thẩm
phải sửa, hủy án thông qua kháng cáo chiếm tỷ lệ khá lớn. Công tác kháng
nghị phúc thẩm chưa thật sự được quan tâm đúng mức nên chưa phát huy
được hết vai trò, chức năng nhiệm vụ của Ngành trong quá trình giải quyết án
hình sự.
Với mong muốn từ quá trình nghiên cứu lý luận cũng như thực tiễn về
kháng nghị phúc thẩm hình sự nói chung va kháng nghị phúc thẩm hình sự từ
thực tiễn tỉnh Thái Nguyên nói riêng, qua đó tìm ra nguyên nhân và kiến nghị
những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng kháng nghị phúc thẩm thời gian
tới, học viên lựa chọn đề tài: “Kháng nghị phúc thẩm theo pháp luật tố tụng
hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Thái Nguyên” làm luận văn thạc sỹ luật
học của mình.
3
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Hiện nay, đã có nhiều tác giả nghiên cứu về chế định kháng nghị phúc
thẩm hình sự dưới nhiều góc độ, phương diện khác nhau, cụ thể:
- Các công trình nghiên cứu về những vấn đề lý luận về kháng nghị
phúc thẩm hình sự: GS. TS Võ Khánh Vinh (2004), ình luận khoa học ộ
luật TTHS, Nxb. Công an nhân dân; TS. Phạm Mạnh Hùng (2018), ình luận
khoa học ộ luật TTHS, Nxb Lao động; Đại học Luật Hà Nội (2017) Giáo
trình Luật Tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb Công an nhân dân; Đinh Văn Quế
(2007), Bàn thêm về kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm vụ án hình sự, Tạp
chí Kiểm sát (số 15); Ngô Thanh Xuyên (2012), Bàn về khái niệm kháng cáo,
kháng nghị phúc thẩm hình sự, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật (số 6)…
- Các công trình nghiên cứu về những bất cập, hạn chế trong các quy
định pháp luật về kháng nghị phúc thẩm hình sự: Hoàng Thị Minh Sơn
(2013), Một số bất cập trong quy định của Bộ luật TTHS về kháng nghị theo
thủ tục phúc thẩm, Tạp chí Luật học (số 8); Mai Thanh Hiếu (2015), Khái
niệm hiệu lực của kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm trong tố tụng
hình sự, Tạp chí Luật học (số 1)…
- Các công trình nghiên cứu về thực tiễn áp dụng pháp luật về kháng
nghị phúc thẩm hình sự: Vũ Đức Thành (2010), Đôi điều rút ra qua thực hiện
công tác kháng nghị phúc thẩm hình sự ở Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng
Ninh, Tạp chí Kiểm sát (số 16); Lê Thành Dương (2014), Một số vấn đề lý
luận và thực tiễn về kháng nghị phúc thẩm hình sự, VKSND tối cao…
- Các công trình nghiêm cứu về các giải pháp nâng cao hiệu quả công
tác kháng nghị phúc thẩm hình sự: Ngô Thanh Xuyên, Đỗ Mạnh Phương
(2014), Hoàn thiện các quy định về kháng nghị phúc thẩm hình sự trong Bộ
luật Tố tụng hình sự hiện hành, Tạp chí Kiểm sát (số 17); Nguyễn Thị Lan
4
(2017), Giải pháp nâng cao chất lượng công tác kháng nghị phúc thẩm hình
sự của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hải Phòng, Tạp chí Kiểm sát (số 3)…
Nhìn chung, các bài viết và công trình nghiên cứu về kháng nghị phúc
thẩm hình sự đã có sự phân tích, đánh giá ở những phương diện khác nhau,
tuy nhiên thường chỉ tập trung giải quyết một hoặc một vài nội dung nhất định
mà chưa có bài viết nào đi sâu nghiên cứu, phân tích về chế định kháng nghị
phúc thẩm ở cả phương diện lý luận và thực tiễn công tác này của VKSND
hai cấp tỉnh Thái Nguyên.
Vì vậy, đề tài nghiên cứu của luận văn lựa chọn vấn đề phân tích, đánh
giá về những kết quả đã đạt được, những mặt còn tồn tại, hạn chế trong công
tác kháng nghị phúc thẩm; lý giải những yếu tố ảnh hưởng và đê xuất những
giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng kháng nghị phúc
thẩm hình sự của VKSND hai cấp tỉnh Thái Nguyên.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Luận văn hướng đến mục đích đánh giá khách quan, toàn diện công tác
kháng nghị phúc thẩm, chỉ ra được những tồn tại, hạn chế để đề xuất các giải
pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kháng nghị phúc thẩm hình sự
của VKSND hai cấp tỉnh Thái Nguyên.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, luận văn tập trung vào thực hiện
những nhiệm vụ chính như:
- Làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận và các quy định của pháp luật tố
tụng hình sự Việt Nam về kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm của Viện kiểm sát.
- Phân tích, đánh giá toàn diện việc thực hiện pháp luật và thực tiễn
công tác kháng nghị phúc thẩm của VKSND hai cấp tỉnh Thái Nguyên. Từ
đó, nêu lên được những mặt tích cực cũng như những tồn tại, hạn chế trong
5
việc thực hiện công tác kháng nghị phúc thẩm và chỉ ra nguyên nhân của tồn
tại, hạn chế đó.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công
tác kháng nghị phúc thẩm hình sự của ngành Kiểm sát nói chung và của
VKSND tỉnh Thái Nguyên nói riêng.
4. ối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: luận văn đi vào nghiên cứu các quy định của
pháp luật tố tụng hình sự về kháng nghị phúc thẩm hình sự của VKS, có sự so
sánh đối chiếu giữa LTTHS năm 2003 với LTTHS năm 2015; Luật tổ
chức VKSND năm 2002 và 2014, liên hệ với thực tiễn tỉnh Thái Nguyên.
- Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu toàn diện thực trạng công tác kháng
nghị phúc thẩm hình sự của VKSND hai cấp tỉnh Thái Nguyên trong thời gian
từ năm 2014 đến năm 2018.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận: Luận văn nghiên cứu trên cơ sở phương pháp
luận là phép duy vật biện chứng của Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh về Nhà nước và pháp luật; quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về Nhà
nước pháp quyền XHCN Việt Nam, về cải cách tư pháp.
- Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng phương pháp phân tích,
tổng hợp, lịch sử cụ thể, hệ thống, thống kê, so sánh – đối chiếu…
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
- Ý nghĩa lý luận: Luận văn góp phần làm rõ cơ sở lý luận và thực
tiễn, các quy định về kháng nghị phúc thẩm hình sự theo pháp luật tố tụng
hình sự Việt Nam, đồng thời đề ra giải pháp hoàn thiện một số vấn đề lý luận
về thủ tục phúc thẩm.
- Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của Luận văn góp phần đánh
giá thực trạng công tác kháng nghị phúc thẩm hình sự trong 05 năm vừa qua
6
và nâng cao hiệu quả áp dụng thủ tục kháng nghị phúc thẩm của VKSND hai
cấp tỉnh Thái Nguyên.
7. Kết cấu của Luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
của Luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận và pháp luật tố tụng hình sự về kháng nghị
phúc thẩm hình sự
Chương 2: Thực trạng kháng nghị phúc thẩm hình sự của viện kiểm sát nhân
dân hai cấp tỉnh thái nguyên
Chương 3: Một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác kháng nghị phúc
thẩm hình sự
7
Chương 1
NHỮNG VẤN Ề LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VỀ
KHÁNG NGHỊ PHÚC THẨM HÌNH SỰ
1.1. Những vấn đề lý luận về kháng nghị phúc thẩm hình sự
1.1.1. Khái niệm kháng nghị phúc thẩm hình sự
Theo khoản 1, Điều 107 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
(CHXHCN) Việt Nam năm 2013, Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền
công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp. Khoản 1, Điều 2, Luật tổ chức VKSND
năm 2014, VKSND có chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt
động tư pháp.
VKSND là cơ quan duy nhất được giao chức năng thực hành quyền
công tố. Hoạt động này được thực hiện ngay từ khi giải quyết tố giác, tin báo
về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình khởi tố, điều tra, truy tố,
xét xử vụ án hình sự nhằm bảo đảm không bỏ lọt tội phạm và người phạm tội,
không làm oan người vô tội. Trong giai đoạn xét xử, VKSND thực hiện chức
năng thực hành quyền công tố để bảo vệ quan điểm truy tố theo cáo trạng, bảo
đảm xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Đồng thời, VKSND còn
thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động xét xử của Tòa án. Nếu xét thấy bản
án hoặc quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm có vi phạm nghiêm trọng thủ tục
tố tụng hoặc vi phạm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật hình sự, xâm
phạm đến lợi ích của Nhà nước, xã hội và quyền, lợi ích hợp pháp của những
người tham gia tố tụng thì Viện kiểm sát (VKS) cùng cấp hoặc cấp trên trực
tiếp sẽ sử dụng một quyền năng pháp lý đặc biệt để yêu cầu Tòa án cấp trên
tiến hành xét xử lại vụ án theo trình tự phúc thẩm, đó là quyền kháng nghị
phúc thẩm hình sự.
8
Khoản 1, Điều 5 Luật tổ chức VKSND năm 2014 quy định: “Trường
hợp hành vi, bản án, quyết định của cơ quan, cá nhân có thẩm quyền trong
hoạt động tư pháp có vi phạm pháp luật nghiêm trọng, xâm phạm quyền con
người, quyền công dân, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của
tổ chức, cá nhân thì VKSND phải kháng nghị. Cơ quan, người có thẩm quyền
phải giải quyết kháng nghị của VKSND theo quy định của pháp luật”. Như
vậy, kháng nghị là một quyền năng pháp lý quan trọng của VKS khi thực hiện
chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của mình.
Theo Từ điển Tiếng Việt, thuật ngữ “kháng nghị” là bày tỏ ý kiến
chống lại điều đã quyết nghị [20, tr. 894]; “phúc thẩm” là xét lại những vụ án
do Tòa án dưới đưa lên [20, tr. 1087].
Theo Từ điển Luật học, “kháng nghị” của VKS là việc VKS khi thực
hành quyền kiểm sát hoạt động tư pháp không đồng ý với toàn bộ hoặc một
phần bản án, quyết định của Tòa án, gửi văn bản đến Tòa án có thẩm quyền
làm ngưng hiệu lực thi hành đối với toàn bộ hoặc một phần bản án đó để xét
xử theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm hoặc tái thẩm đảm bảo cho vụ án
được xét xử chính xác, khách quan, đúng pháp luật [8, tr. 731]; “Kháng nghị
theo thủ tục phúc thẩm” chỉ có VKS cùng cấp, cùng lãnh thổ với Tòa án đã ra
bản án, quyết định sơ thẩm và VKS cấp trên trực tiếp của VKS này mới có
quyền kháng nghị những bản án, quyết định sơ thẩm.
Từ đó, có thể hiểu kháng nghị là hành vi tố tụng của VKS, thể hiện việc
không đồng ý với toàn bộ hoặc một phần bản án, quyết định của Tòa án, với
mục đích bảo đảm cho việc xét xử được chính xác, khách quan, công bằng
đồng thời khắc phục, sửa chữa những sai sót trong bản án, quyết định của Tòa
án [3].
Điều 232 Bộ luật Tố tụng Hình sự (BLTTHS) năm 2003 quy định:
“Viện kiểm sát cùng cấp và Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp có quyền kháng
9
nghị những bản án hoặc quyết định sơ thẩm”. Điều 36 LTTHS năm 2003
quy định: “…2. Khi thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp
luật trong hoạt động tố tụng đối với vụ án hình sự, Viện trưởng Viện kiểm sát
có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây: i) Kháng nghị theo thủ tục phúc
thẩm các bản án, quyết định của Tòa án”.
Khoản 2, Điều 41 LTTHS năm 2015 quy định Viện trưởng VKS có
quyền: “o) Kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm bản
án, quyết định của Tòa án theo quy định của Bộ luật này”.
Khoản 3, Điều 4 Luật tổ chức VKSND năm 2014 quy định: “Khi thực
hiện chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp, Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm
vụ, quyền hạn sau đây: d) Kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án có vi
phạm pháp luật”.
Như vậy, pháp luật đã quy định rõ khi xét thấy những bản án và quyết
định sơ thẩm của Tòa án có vi phạm pháp luật nghiêm trọng thì VKS cùng
cấp và VKS cấp trên trực tiếp có thẩm quyền kháng nghị phúc thẩm. Kháng
nghị phúc thẩm hình sự là quyền năng pháp lý quan trọng, xuất phát từ chức
năng thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp trong lĩnh vực
hình sự của VKS và xuất phát từ nguyên tắc cơ bản trong tố tụng hình sự
nước ta đó là bảo đảm hai cấp xét xử. Theo nội dung của nguyên tắc này, một
vụ án có thể được xét xử qua hai cấp, từ đó những vấn đề của vụ án sẽ một lần
nữa được xem xét, phân tích, đánh giá, làm cơ sở cho các phán quyết của Tòa
án đảm bảo độ chính xác, khách quan cao hơn. Thông qua hoạt động xét xử
vụ án hình sự qua hai cấp xét xử, Tòa án cấp phúc thẩm có thể kịp thời sửa
chữa những sai lầm, thiếu sót trong những bản án, quyết định của Tòa án cấp
sơ thẩm. Đồng thời, việc xét xử lại vụ án mà Tòa án cấp sơ thẩm đã xét xử sẽ
giúp tìm ra nguyên nhân của những sai lầm hay những vi phạm pháp luật
10
trong việc áp dụng pháp luật của Tòa án nói riêng và các cơ quan tiến hành tố
tụng nói chung.
Theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự, kháng nghị của VKS
không phải chỉ có trong trình tự phúc thẩm mà còn là căn cứ để xét xử giám
đốc thẩm hoặc tái thẩm. Cụ thể, kháng nghị là căn cứ để xét xử theo thủ tục
giám đốc thẩm thì gọi là kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, nếu kháng
nghị là căn cứ để xét xử theo thủ tục tái thẩm thì gọi là kháng nghị theo thủ
tục tái thẩm, nếu kháng nghị là căn cứ để xét xử theo thủ tục phúc thẩm thì
gọi là kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm. Tuy nhiên, do giới hạn của phạm vi
nghiên cứu nên đề tài chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu về kháng nghị phúc thẩm
hình sự.
Khái niệm kháng nghị phúc thẩm hình sự đã được đề cập nhiều trong
khoa học pháp lý nước ta. Tuy nhiên, trong LTTHS hiện hành, các văn pháp
pháp lý khác và trong các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học vẫn
chưa đưa ra một định nghĩa thống nhất về khái niệm “kháng nghị phúc thẩm
hình sự”. Có tác giả cho rằng kháng nghị phúc thẩm là quyền năng pháp lý
được Nhà nước giao cho VKSND để kháng nghị những bản án, quyết định sơ
thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án cùng cấp và cấp dưới trực tiếp khi
phát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trọng để yêu cầu Tòa án cấp trên trực
tiếp xét xử lại theo thủ tục phúc thẩm nhằm bảo đảm việc xét xử đúng pháp
luật, nghiêm minh và kịp thời [11]. Quan điểm khác lại định nghĩa kháng nghị
phúc thẩm là một văn bản do VKS ban hành yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm
xét xử lại vụ án mà Tòa án cấp sơ thẩm đã xét xử nhưng xét thấy không đúng
pháp luật [21].
Trên cơ sở phân tích nội dung, đặc điểm, đặc trưng, mục đích của
kháng nghị phúc thẩm hình sự, nghiên cứu các tài liệu có liên quan cũng như
tiếp thu các quan điểm của các nhà khoa học về tố tụng hình sự, tác giả đưa ra
11
định nghĩa về kháng nghị phúc thẩm hình sự như sau: Kháng nghị phúc thẩm
hình sự là quyền năng pháp lý mà Nhà nước giao cho Viện kiểm sát nhân dân
thể hiện quan điểm của Viện kiểm sát cùng cấp và cấp trên trực tiếp, yêu cầu
Tòa án cấp phúc thẩm xét xử lại bản án, quyết định hình sự sơ thẩm chưa có
hiệu lực pháp luật theo trình tự phúc thẩm. Qua đó nhằm bảo đảm việc xét xử
của Tòa án được thực hiện theo đúng pháp luật, việc xét xử nghiêm minh, kịp
thời, đúng người, đúng tội, không bỏ lọt tội phạm và người phạm tội, không
làm oan người vô tội.
1.1.2. Đặc điểm của kháng nghị phúc thẩm hình sự
Kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm vụ án hình sự có một số đặc điểm
cơ bản như sau:
- Kháng nghị phúc thẩm hình sự là quyền năng pháp lý mà Nhà nước
giao cho VKSND. Đây là chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của VKS đã được
quy định tại Khoản 1 Điều 107 Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm
2013 và được cụ thể hóa trong Luật tổ chức VKSND năm 2014. Thông qua
công tác kháng nghị, VKS đồng thời thực hiện được chức năng thực hành
quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự.
Khoản 1 Điều 3 Luật tổ chức VKSND năm 2014 quy định: “Thực hành quyền
công tố là hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng hình sự để
thực hiện việc buộc tội của Nhà nước đối với người phạm tội, được thực hiện
ngay từ khi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong
suốt quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự”.
ên cạnh chức năng thực hành quyền công tố thì VKS còn có nhiệm vụ
quan trọng khác trong tố tụng hình sự, đó là chức năng kiểm sát các hoạt động
tư pháp. Theo đó, VKS sẽ kiểm sát tính hợp pháp của các hành vi, quyết định
của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động tư pháp, được thực hiện ngay
từ khi tiếp nhận và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố
12
và trong suốt quá trình giải quyết vụ án hình sự cho đến khi thi hành các bản
án, quyết định của Tòa án. Như vậy, hai chức năng này của VKS được thực
hiện xuyên suốt trong quá trình giải quyết một vụ án hình sự và thông qua
hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử tại phiên tòa sơ thẩm,
VKS phát hiện có những vi phạm pháp luật nghiêm trọng thì VKS có quyền
kháng nghị phúc thẩm. Điều 23 LTTHS năm 2003, nay là Điều 20 LTTHS
năm 2015 quy định trách nhiệm của VKS khi thực hành quyền công tố và
kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự, cụ thể “Viện kiểm sát
thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng
hình sự, quyết định việc buộc tội, phát hiện vi phạm pháp luật nhằm bảo đảm
mọi hành vi phạm tội, người phạm tội, pháp nhân phạm tội, vi phạm pháp luật
đều phải được phát hiện và xử lý kịp thời, nghiêm minh, việc khởi tố, điều tra,
truy tố, xét xử, thi hành án đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không để lọt
tội phạm và người phạm tội, pháp nhân phạm tội, không làm oan người vô
tội”. Như vậy, khi thực hiện chức năng thực hành quyền công tố trong giai
đoạn xét xử vụ án hình sự, VKS kháng nghị các bản án, quyết định của Tòa
án trong trường hợp phát hiện oan, sai, bỏ lọt tội phạm, người phạm tội, pháp
nhân phạm tội; khi kiểm sát việc xét xử vụ án hình sự, VKS kháng nghị đối
với bản án, quyết định của Tòa án có vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng.
- Hoạt động kháng nghị phúc thẩm xuất hiện khi VKS nhận thấy có
những “vi phạm pháp luật nghiêm trọng” trong bản án, quyết định sơ thẩm
của Tòa án cùng cấp hoặc cấp dưới trực tiếp. Vấn đề đặt ra ở đây là đánh giá
mức độ vi phạm pháp luật của bản án, quyết định như thế nào? Có quan điểm
cho rằng, khi đánh giá mức độ vi phạm thì chỉ cần xác định bản án, quyết
định có sự vi phạm pháp luật là đã có căn cứ để kháng nghị phúc thẩm. Mặt
khác, Điều 32 Quy chế về công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét
xử các vụ án hình sự ban hành kèm theo Quyết định số 505/2017/QĐ-VKSTC
13
ngày 18/12/2017 của VKSND tối cao nêu căn cứ để kháng nghị phúc thẩm là
có “vi phạm pháp luật”, tức là vi phạm trong việc áp dụng pháp luật nội dung
(luật hình sự) và vi phạm pháp luật hình thức (luật tố tụng hình sự).
Tuy nhiên, Luật tổ chức VKSND năm 2014 đã quy định rõ mức độ vi
phạm làm căn cứ cho việc kháng nghị phúc thẩm phải là “vi phạm pháp luật
nghiêm trọng”. Cụ thể Điều 5 Luật tổ chức VKSND năm 2014 quy định
VKSND có quyền kháng nghị, kiến nghị. Theo đó, quyền kháng nghị được
thực hiện khi phát hiện hành vi, bản án, quyết định của cơ quan, cá nhân có
thẩm quyền trong hoạt động tư pháp có “vi phạm pháp luật nghiêm trọng”,
xâm phạm quyền con người, quyền công dân, lợi ích của Nhà nước, quyền và
lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân thì VKSND phải kháng nghị; quyền
kiến nghị được VKSND thực hiện khi phát hiện hành vi, quyết định của cơ
quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động tư pháp có “vi phạm pháp luật ít
nghiêm trọng” không thuộc trường hợp kháng nghị thì VKSND kiến nghị cơ
quan, tổ chức, cá nhân đó khắc phục vi phạm pháp luật và xử lý nghiêm minh
người vi phạm pháp luật. Như vậy, không phải đối với vi phạm pháp luật nào
trong hoạt động tư pháp VKS cũng ban hành kháng nghị mà kháng nghị của
VKS chỉ được ban hành đối với những vi phạm pháp luật nghiêm trọng.
- Đối tượng của kháng nghị phúc thẩm là bản án, quyết định sơ thẩm
chưa có hiệu lực pháp luật. Hoạt động kháng nghị là một trong những căn cứ
để Tòa án xét xử lại vụ án theo trình tự phúc thẩm. Theo quy định tại Điều
230 LTTHS 2003 nay là Điều 330 LTTHS 2015 thì xét xử phúc thẩm là
một thủ tục tố tụng hình sự, tính chất của xét xử phúc thẩm là việc Tòa án cấp
trên trực tiếp xét xử lại vụ án hoặc xét lại quyết định sơ thẩm mà bản án,
quyết định sơ thẩm đối với vụ án đó chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo
hoặc kháng nghị. Xét xử phúc thẩm góp phần bảo đảm cho việc xét xử đúng
người, đúng tội, đúng pháp luật, kịp thời khắc phục những sai lầm, thiếu sót
14
có thể xâm phạm quyền con người, quyền công dân, lợi ích của Nhà nước,
quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Như vậy, một bản án, quyết
định sơ thẩm sẽ được xem xét lại theo thủ tục phúc thẩm khi có đủ hai điều
kiện: bản án, quyết định đó chưa có hiệu lực pháp luật và bị kháng cáo hoặc
kháng nghị. Điều này khác với kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái
thẩm có đối tượng là bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án.
- Kháng nghị phúc thẩm góp phần cho một trong những nguyên tắc cơ
bản của tố tụng hình sự là chế độ hai cấp xét xử (sơ thẩm và phúc thẩm) được
bảo đảm. Theo nguyên tắc này, bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực
pháp luật của Tòa án bị kháng nghị thì vụ án phải được xét xử phúc thẩm. Sau
khi vụ án được xét xử phúc thẩm thì bản án, quyết định phúc thẩm có hiệu lực
pháp luật và được đưa ra thi hành, không phụ thuộc vào việc bản án, quyết
định đó có thể bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm. Còn
giám đốc thẩm, tái thẩm không phải là một cấp xét xử mà chỉ là thủ tục “xét
lại” bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhưng phát hiện có vi
phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án (đối với thủ tục giám
đốc thẩm) hoặc có tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội
dung của bản án, quyết định mà Tòa án không biết được khi ra bản án, quyết
định đó (đối với thủ tục tái thẩm).
- VKS cùng cấp hoặc VKS cấp trên trực tiếp có quyền kháng nghị bản
án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật. Ở thủ tục giám đốc thẩm,
tái thẩm do tính chất “xét lại” bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật là
đặc biệt nên thẩm quyền kháng nghị đã được giới hạn. Theo đó, thẩm quyền
kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm thuộc về VKSND tối cao, TAND tối
cao, Tòa án quân sự Trung ương, Viện kiểm sát quân sự trung ương, VKSND
cấp cao và TAND cấp cao; thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm chỉ
15
có Viện trưởng VKSND tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung
ương và Viện trưởng VKSND cấp cao.
Từ những phân tích trên về đặc điểm của kháng nghị phúc thẩm hình sự
có thể thấy, kháng nghị phúc thẩm hình sự là quyền năng pháp lý đặc biệt mà
Nhà nước giao cho VKSND. Kháng nghị phúc thẩm hình sự được VKS cùng
cấp hoặc VKS cấp trên trực tiếp thực hiện khi phát hiện bản án, quyết định sơ
thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án có vi phạm pháp luật nghiêm
trọng, để yêu cầu Tòa án cấp trên xét xử lại vụ án đó theo trình tự phúc thẩm
nhằm kịp thời sửa chữa, khắc phục những thiếu sót, vi phạm của Tòa án cấp
dưới, đảm bảo việc xét xử đúng pháp luật, nghiêm minh và kịp thời, đồng thời
bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức xã hội và Nhà nước.
1.1.3. Vai trò của kháng nghị phúc thẩm hình sự
- Việc quy định và thực hiện tốt công tác kháng nghị phúc thẩm hình
sự có vai trò quan trọng trong việc xây dựng Nhà nước pháp quyền, bảo đảm
pháp chế xã hội chủ nghĩa. Quy định này góp phần quan trọng vào việc thực
thi pháp luật xã hội chủ nghĩa, bảo đảm tính thống nhất của pháp luật, bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Xuất phát từ chức năng thực hành
quyền công tố và kiểm sát xét xử các vụ án hình sự của mình, VKS sẽ phát
hiện kịp thời những vi phạm pháp luật nghiêm trọng, từ đó ban hành kháng
nghị nói chung và kháng nghị phúc thẩm nói riêng làm căn cứ bảo đảm hoạt
động xét xử của Tòa án được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, bảo
đảm nhận thức và áp dụng thống nhất pháp luật, bảo đảm cho quyền và lợi ích
hợp pháp của những người tham gia tố tụng, không để xảy ra oan, sai, bỏ lọt
tội phạm, không làm oan người vô tội.
- Việc quy định và thực hiện quyền kháng nghị phúc thẩm là căn cứ
quan trọng làm phát sinh thủ tục phúc thẩm. Xét xử phúc thẩm có mục đích là
kiểm tra lại tính có căn cứ của bản án, quyết định sơ thẩm và xét xử lại vụ án
16
về mặt nội dung. Từ đó, quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, xã hội và
của công dân được bảo vệ; những thiếu sót, vi phạm trong hoạt động xét xử
của Tòa án cấp sơ thẩm được khắc phục, sửa chữa; pháp luật được hướng dẫn,
giải thích và áp dụng thống nhất.
- Việc thực hiện tốt công tác kháng nghị phúc thẩm hình sự có vai trò
quan trọng trong việc thực hiện chức năng thực hành quyền công tố và kiểm
sát các hoạt động tư pháp của VKS. Việc phát hiện ra những vi phạm để ban
hành kháng nghị và yêu cầu Tòa án xét xử vụ án theo trình tự phúc thẩm sẽ
góp phần bảo vệ Hiến pháp và pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công
dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích
hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm cho pháp luật được chấp
hành nghiêm chỉnh, được áp dụng và thực thi thống nhất. Thật vậy, hiểu được
tầm quan trọng của khâu công tác này, trong những năm quan Viện trưởng
VKSND tối cao đã ban hành nhiều Chỉ thị về tăng cường công tác kháng nghị
phúc thẩm hình sự. Trên cơ sở đó đã tạo nhiều chuyển biến mới đối với công
tác này trong ngành Kiểm sát nhân dân.
1.1.4. Hiệu lực của kháng nghị phúc thẩm hình sự
Hiệu lực của kháng nghị phúc thẩm là sự phát sinh việc thực hiện thẩm
quyền của Tòa án cấp phúc thẩm và giới hạn việc thực hiện thẩm quyền xem
xét và quyết định của tòa án trong giới hạn xét xử sơ thẩm, phạm vi và hướng
kháng nghị theo quy định của pháp luật với điều kiện kháng nghị phúc thẩm
hợp pháp về đối tượng, chủ thể, thời hạn, hình thức và thủ tục kháng nghị.
Hiệu lực của kháng nghị là bảo đảm pháp lý cần thiết cho việc thực
hiện đúng thẩm quyền của Tòa án phúc thẩm; bảo đảm cho việc xét xử lại vụ
án hoặc xét lại quyết định sơ thẩm, tìm ra nguyên nhân của sai lầm hay vi
phạm về pháp luật trong việc giải quyết vụ án của các cơ quan tiến hành tố
tụng nói chung và Tòa án cấp sơ thẩm nói riêng, từ đó tìm ra giải pháp thích
17
hợp để sửa chữa sai lầm, vi phạm của Tòa án cấp sơ thẩm, nâng cao trách
nhiệm của Tòa án cấp sơ thẩm trong việc giải quyết vụ án. Việc Tòa án cấp
phúc thẩm sửa hoặc hủy bản án, quyết định sơ thẩm chính là hình thức hướng
dẫn áp dụng pháp luật của Tòa án phúc thẩm đối với Tòa án sơ thẩm, bảo đảm
tính thống nhất trong việc áp dụng, thi hành pháp luật, góp phần nâng cao
chất lượng xét xử và phòng ngừa sai lầm, vi phạm của Tòa án cấp sơ thẩm.
1.1.5. Thẩm quyền kháng nghị phúc thẩm hình sự
Viện kiểm sát cùng cấp với Tòa án cấp sơ thẩm và Viện kiểm sát cấp
trên trực tiếp là các chủ thể có thẩm quyền kháng nghị phúc thẩm. Quyền
kháng nghị của VKS cấp trên trực tiếp là quyền độc lập chứ không phải chỉ
bổ sung cho quyền kháng nghị của VKS cấp dưới. Trong trường hợp kháng
nghị của VKS cấp dưới và VKS cấp trên trực tiếp có nội dung bổ sung cho
nhau thì Tòa án cấp phúc thẩm xem xét cả hai quyết định kháng nghị. Trong
trường hợp kháng nghị của VKS cấp dưới và cấp trên trực tiếp có nội dung
mâu thuẫn nhau mà VKS cấp dưới không rút kháng nghị của mình, VKS cấp
trên trực tiếp không rút kháng nghị của VKS cấp dưới thì Tòa án cấp phúc
thẩm chỉ xem xét kháng nghị của VKS cấp trên trực tiếp.
1.1.6. Thời hạn kháng nghị phúc thẩm hình sự
Thời hạn kháng nghị phúc thẩm là khoảng thời gian cần thiết theo quy
định của pháp luật để VKS cùng cấp và VKS cấp trên trực tiếp thực hiện việc
kháng nghị. Thời hạn kháng nghị phúc thẩm tính từ thời điểm bắt đầu đến
thời điểm kết thúc thời hạn kháng nghị. Để xác định thời điểm bắt đầu thời
hạn kháng nghị, pháp luật quy định ngày được xác định, tùy từng trường hợp
ngày được xác định là ngày Tòa án tuyên án, ra quyết định hoặc ngày bản án,
quyết định sơ thẩm được giao hoặc được niêm yết. Để xác định thời điểm kết
thúc thời hạn kháng nghị, pháp luật quy định ngày cuối cùng của thời hạn.
Trong trường hợp ngày cuối cùng của thời hạn là ngày nghỉ theo quy định của
18
pháp luật thì thời hạn kháng nghị được kéo dài đến hết ngày làm việc đầu tiên
tiếp theo của ngày nghỉ đó.
Sự kết thúc thời hạn kháng nghị có hậu quả tước bỏ quyền kháng nghị
phúc thẩm của VKS, làm cho bản án, quyết định sơ thẩm có hiệu lực pháp
luật. Vì vậy, kháng nghị quá hạn là kháng nghị vô hiệu, trừ trường hợp có lí
do chính đáng và được Tòa án cấp phúc thẩm chấp nhận. Lí do chính đáng
của việc kháng nghị quá hạn là trường hợp do trở ngại khách quan không thể
vượt qua, chủ thể của quyền kháng nghị phúc thẩm tuyệt đối không thể thực
hiện việc kháng nghị trong thời hạn luật định.
1.2. Quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về kháng
nghị phúc thẩm hình sự
1.2.1. Khái quát lịch sử hình thành và phát triển các quy định của
pháp luật về kháng nghị phúc thẩm hình sự
Ngay sau khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, ngày 24
tháng 01 năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký ban hành Sắc lệnh số 13,
một trong những văn bản đầu tiên đặt nền móng cho việc hình thành nền tư
pháp xét xử của chế độ mới. Theo đó, chế độ hai cấp xét xử đã được bảo đảm
và “quyền chống án” đã được ghi nhận cho những chủ thể tố tụng khác nhau.
Cụ thể, tại Điều 54 Sắc lệnh số 13 quy định: “Tòa đại hình sơ thẩm, ông Biện
lý có quyền chống án lên Tòa thượng thẩm”.
Sau đó, thuật ngữ “kháng nghị” chính thức được ghi nhận vào năm
1957, tại điểm c Điều I mục II Thông tư số 141-HCTP ngày 5 tháng 12 năm
1957 của ộ Tư pháp về tổ chức và phân công nội bộ của Tòa án. Theo đó,
Công tố ủy viên, dưới sự lãnh đạo của ộ Tư pháp, có nhiệm vụ theo dõi việc
xét xử và hòa giải tòa án nhân dân có hợp pháp không, kháng nghị đối với các
bản án hoặc nghị quyết của tòa án xét không đúng pháp luật [1].
19
Đến năm 1959, lần đầu tiên trong Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa có những quy định về hệ thống tổ chức, chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn của VKS. Để cụ thể hóa quy định của Hiến pháp, ngày 15/7/1960,
Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã thông qua Luật tổ chức Viện
kiểm sát nhân dân, quy định một cách cụ thể về hệ thống tổ chức, chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn của VKS. Trong đó, Điều 17 Luật tổ chức Viện kiểm sát
nhân dân năm 1960 đã quy định VKSND tối cao và các VKSND địa phương
có một quyền quan trọng, đó là “kháng nghị những bản án hoặc quyết định sơ
thẩm của Tòa án nhân dân cùng cấp và cấp dưới một cấp”.
Kế thừa những quy định của Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm
1960, ngày 04/7/1981, Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam đã thông qua Luật
tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 1981. Theo đó, Điều 13 của Luật quy
định khi thực hiện công tác kiểm sát xét xử, các VKSND có quyền “kháng
nghị theo thủ tục phúc thẩm các bản án và quyết định sơ thẩm chưa có hiệu
lực pháp luật của Tòa án nhân dân cùng cấp và dưới một cấp, khi thấy có vi
phạm pháp luật”. Như vậy, quy định này của điều luật đã chính thức ghi nhận
thuật ngữ “kháng nghị phúc thẩm”.
Tiếp đó, Điều 19 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002 được
Quốc hội thông qua ngày 02/4/2002 tiếp tục quy định: “Khi thực hành quyền
công tố và kiểm sát việc xét xử các vụ án hình sự, Viện kiểm sát nhân dân có
quyền kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm… các bản án, quyết định của Tòa
án nhân dân theo quy định của pháp luật”. Đến Luật tổ chức Viện kiểm sát
nhân dân năm 2014 được Quốc hội thông qua ngày 24/11/2014 đã quy định
cụ thể tại Điều 18 của Luật, khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét
xử vụ án hình sự VKSND có nhiệm vụ, quyền hạn “kháng nghị bản án, quyết
định của Tòa án trong trường hợp phát hiện oan, sai, bỏ lọt tội phạm, người
phạm tội”. Và Điều 19 của Luật quy định khi kiểm sát xét xử vụ án hình sự,
20
VKSND có nhiệm vụ, quyền hạn “kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án
có vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng”.
Như vậy, qua các giai đoạn lịch sử, quy định về kháng nghị phúc thẩm
hình sự về hình thức có những tên gọi khác nhau, từng bước đã có sự thay
đổi, bổ sung, hoàn thiện hơn, dần đáp ứng yêu cầu thực hiện chức năng thực
hành quyền công tố và kiểm sát xét xử của VKS. Có thể nói, chế định kháng
nghị phúc thẩm hình sự đã được sửa đổi, bổ sung nhiều lần cho phù hợp với
tình hình thực tế của mỗi thời kỳ cách mạng Việt Nam.
Trong pháp luật tố tụng hình sự, khi LTTHS chưa được ra đời, các
quy định về kháng nghị phúc thẩm hình sự được thực hiện theo ản hướng
dẫn về trình tự tố tụng phúc thẩm về hình sự kèm theo Thông tư số 19/TATC
ngày 02/10/1974 của TAND tối cao. Sau đó, khi LTTHS ra đời, chế định
kháng nghị phúc thẩm hình sự được quy định tại Phần thứ tư, Chương XXII,
các Điều 206, 207, 208, 210, 211, 212, 213 của LTTHS năm 1988. Đến
LTTHS 2003, chế định này được quy định tại Phần thứ tư, Chương XXIII,
các Điều 230, 232, 233, 234, 236, 237, 238, 239. Theo đó, cả hai ộ luật trên
đều quy định Viện kiểm sát cùng cấp và Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp có
quyền kháng nghị những bản án hoặc quyết định sơ thẩm; kháng nghị được
thể hiện bằng văn bản, có nói rõ lý do và được gửi đến Tòa án đã xử sơ thẩm;
thời hạn kháng nghị là 15 ngày kể từ ngày tuyên án (theo LTTHS 1998)
hoặc 15 ngày đối với VKS cùng cấp, 30 ngày đối với VKS cấp trên trực tiếp,
kể từ ngày tuyên án (theo LTTHS 2003). Đồng thời, quy định rõ về hậu quả
của kháng nghị cũng như thủ tục thông báo về việc kháng nghị, bổ sung, thay
đổi, rút kháng nghị.
Kế thừa những quy định trên, LTTHS năm 2015 tiếp tục quy định về
chế định này tại Chương XXII ở các Điều 336, 337, 338, 339, 342, 343. Từ
những quy định trên, có thể thấy rằng, từ khi thành lập Nhà nước Việt Nam
21
Dân chủ Cộng hòa cho đến nay, pháp luật tố tụng hình sự đều có những quy
định nêu rõ chỉ có VKS mới có quyền kháng nghị phúc thẩm hình sự.
1.2.2. Các quy định của pháp luật tố tụng hình sự hiện hành về
kháng nghị phúc thẩm hình sự
1.2.2.1. Thẩm quyền kháng nghị phúc thẩm
Theo quy định tại khoản 1, Điều 336 LTTHS năm 2015 thì VKSND
cùng cấp với Tòa án đã ra bản án, quyết định sơ thẩm và VKSND cấp trên
trực tiếp của VKSND đó có quyền kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm bản án
hoặc quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật. Người có thẩm quyền
quyết định việc kháng nghị phúc thẩm là Viện trưởng, Phó Viện trưởng VKS
(quy định tại Điều 41 LTTHS 2015).
Điều 36 Quy chế công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử
các vụ án hình sự (ban hanh kèm theo Quyết định số 505/2017/QĐ-VKSTC
ngày 18/12/2017của Viện trưởng VKSND tối cao) đã nêu cụ thể: Viện
trưởng, Phó Viện trưởng VKSND cấp huyện kháng nghị theo thủ tục phúc
thẩm đối với những bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của
TAND cấp huyện; Viện trưởng, Phó Viện trưởng VKSND cấp tỉnh kháng
nghị theo thủ tục phúc thẩm đối với bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu
lực pháp luật của TAND cấp huyện, cấp tỉnh; Viện trưởng, Phó Viện trưởng
VKSND cấp cao kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm bản án, quyết định sơ
thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của TAND cấp tỉnh thuộc phạm vi thẩm
quyền theo lãnh thổ.
Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014 quy định về hệ thống
VKSND gồm có 04 cấp: VKSND tối cao, VKSND cấp cao, VKSND tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương (VKSND cấp tỉnh), VKSND huyện, quận,
thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương (VKSND cấp huyện). Sau khi
Nghị quyết số 82/2014/QH13 ngày 24/11/2014 của Quốc hội về việc thi hành
22
Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân có hiệu lực thi hành thì VKSND tối cao
chuyển giao nhiệm vụ thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử phúc thẩm
cho VKSND cấp cao. Theo đó Viện trưởng, Phó Viện trưởng VKSND cấp
cao có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm đối với bản án, quyết
định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của TAND tỉnh thành phố trực thuộc
trung ương. Như vậy, đây là quy định mới thay đổi về thẩm quyền kháng nghị
phúc thẩm bởi VKSND tối cao không còn chức năng kháng nghị phúc thẩm
mà chuyển quyền năng này cho VKSND cấp cao.
VKS có thể kháng nghị toàn bộ hoặc một phần của bản án, quyết định;
đối với tất cả bị cáo và những người tham gia tố tụng khác hoặc chỉ với một
số người; hướng kháng nghị của VKS cũng không bị hạn chế. Do thẩm quyền
kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án sơ thẩm thuộc về VKS cùng cấp và
VKS cấp trên trực tiếp nên sẽ có những trường hợp xảy ra như:
- Nếu hai bản kháng nghị có tính chất bổ sung cho nhau thì tòa án cấp
phúc thẩm sẽ chấp nhận để xét xử theo cả hai bản kháng nghị đó.
- Nếu hai bản kháng nghị mâu thuẫn nhau, VKS cùng cấp không rút
kháng nghị của mình, VKS cấp trên không hủy kháng nghị của VKSND cấp
dưới thì tòa án cấp phúc thẩm chỉ xem xét kháng nghị của VKS cấp trên trực
tiếp do nguyên tắc hoạt động của VKSND là tập trung thống nhất lãnh đạo
trong ngành.
1.2.2.2. Phạm vi kháng nghị
Điều 239 LTTHS năm 2003 quy định về kháng cáo, kháng nghị
những quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm, tuy nhiên tại Khoản 2 của điều luật
chỉ liệt kê các quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm có thể bị kháng cáo, đó là
quyết định tạm đình chỉ hoặc đình chỉ vụ án, còn các quyết định của Tòa án
cấp sơ thẩm mà VKS có quyền kháng nghị lại không được quy định cụ thể. Vì
vậy, từ nội dung của điều luật ta có thể hiểu rằng VKS có thể kháng nghị phúc
23
thẩm đối với tất cả các quyết định tố tụng của Tòa án cấp sơ thẩm nếu phát
hiện quyết định đó có vi phạm pháp luật nghiêm trọng. Đến LTTHS năm
2015 đã quy định cụ thể các quyết định sơ thẩm có thể bị kháng cáo, kháng
nghị tại Khoản 2 Điều 330, đó là quyết định tạm đình chỉ, quyết định đình chỉ
vụ án, quyết định tạm đình chỉ vụ án đối với bị can, bị cáo, quyết định đình
chỉ vụ án đối với bị can, bị cáo và quyết định khác của Tòa án cấp sơ thẩm
theo quy định của LTTHS 2015.
1.2.2.3. Thời hạn kháng nghị phúc thẩm
Thời hạn kháng nghị là khoảng thời gian nhất định mà LTTHS quy
định cho phép VKS kháng nghị đối với bản án, quyết định của Tòa án. Thời
hạn kháng nghị phúc thẩm được tính kể từ thời điểm bắt đầu đến thời điểm
kết thúc thời hạn kháng nghị. Hệ quả của việc kết thúc thời hạn kháng nghị sẽ
làm mất quyền kháng nghị của VKS, khi đó bản án, quyết định của Tòa án
cấp sơ thẩm có hiệu lực pháp luật.
Điều 234 LTTHS năm 2003 quy định thời hạn kháng cáo, kháng nghị.
Tức là đã quy định chung thời hạn kháng nghị phúc thẩm của VKS đối với
bản án với thời hạn kháng cáo. Tiếp đó, thời hạn kháng nghị những quyết
định của Tòa án sơ thẩm được quy định tại Khoản 1 Điêu 239 LTTHS 2003.
LTTHS năm 2015 không tách biệt quy định về thời hạn kháng nghị đối với
bản án, quyết định của tòa án cấp sơ thẩm thành 02 điều luật khác nhau mà
xây dựng riêng một điều luật mới và vẫn giữ nguyên về mức thời hạn. Cụ thể,
Điều 337 LTTHS năm 2015 quy định: “1. Thời hạn kháng nghị của Viện
kiểm sát cùng cấp đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm là 15 ngày, của
Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là 30 ngày kể từ ngày Tòa án tuyên án. 2.
Thời hạn kháng nghị của Viện kiểm sát cùng cấp đối với quyết định của Tòa
án cấp sơ thẩm là 07 ngày, của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là 15 ngày kể
từ ngày Tòa án ra quyết định”. Sự thay đổi trên về kỹ thuật lập pháp đã phân
24
tách rõ giữa thời hạn kháng cáo và thời hạn kháng nghị, tránh nhầm lẫn giữa
hai thời hạn, từ đó tránh những vi phạm về thời hạn kháng nghị.
1.2.2.4. Căn cứ kháng nghị phúc thẩm hình sự
Cũng giống như các BLTTHS trước đó, LTTHS năm 2015 chưa có
quy định cụ thể về những căn cứ để kháng nghị phúc thẩm. Tuy nhiên, trên cơ
sở các quy định của LTTHS về căn cứ để Hội đồng xét xử phúc thẩm sửa
bản án sơ thẩm (Điều 357 LTTHS 2015), hủy bản án sơ thẩm để điều tra lại
hoặc xét xử lại (Điều 358 LTTHS 2015), hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ vụ
án (Điều 359 LTTHS 2015). Đồng thời, áp dụng quy định tại Điều 37 Quy
chế công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử các vụ án hình sự
(ban hanh kèm theo Quyết định số 505/2017/QĐ-VKSTC ngày 18/12/2017
của Viện trưởng VKSND tối cao thì có thể xác định căn cứ kháng nghị phúc
thẩm đối với bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật như sau:
- Việc điều tra, xét hỏi tại phiên tòa sơ thẩm không đầy đủ dẫn đến
đánh giá không đúng tính chất của vụ án.
Tức là khi tiến hành thủ tục xét hỏi tại phiên tòa, Hội đồng xét xử chỉ
hỏi thiên về một mặt, một khía cạnh, không điều tra xét hỏi đầy đủ các mặt,
các khía cạnh của vấn đề, không làm rõ được những vấn đề cần phải chứng
minh trong vụ án hình sự theo quy định tại Điều 85 LTTHS 2015. Hoặc việc
điều tra xét hỏi đã bỏ sót một hoặc một số tình tiết về từng sự việc, từng tội
trong một vụ án, không điều tra xét hỏi đối với người tham gia tố tụng dẫn
đến việc không đảm bảo đủ cơ sở để đánh giá tính chất của vụ án. Việc điều
tra, xét hỏi không đầy đủ như trên đã dẫn đến việc không đánh giá đúng tính
chất của vụ án, nội dung của vụ án bị đánh giá sai lệch, do đó VKS cần phải
kháng nghị để xem xét, đánh giá lại tính chất vụ án đảm bảo chính xác, khách
quan nhất.
25
- Kết luận, quyết định trong bản án, quyết định sơ thẩm không phù
hợp với các tình tiết khách quan của vụ án.
Điều này có nghĩa là, trong phần xét thấy, phần quyết định của bản án
hoặc quyết định sơ thẩm có những vấn đề không phù hợp với các tình tiết
khách quan đã được điều tra, xác minh, thu thập trong hồ sơ vụ án và đã được
xem xét tại phiên tòa hoặc những tình tiết khách quan của vụ án được làm rõ
tại phiên tòa qua phần xét hỏi, tranh luận. Kết luận trong bản án hoặc quyết
định sơ thẩm bị coi là không phù hợp với các tình tiết khách quan của vụ án
có thể là một trong các trường hợp sau: kết luận không phù hợp với các chứng
cứ, tài liệu đã được điều tra, xác minh tại phiên tòa; có sự mâu thuẫn giữa các
chứng cứ; tại phiên tòa không xem xét tình tiết có ý nghĩa quan trọng đối với
vụ án mà Tòa án dựa vào đó để kết luận về vụ án…
- Có sai lầm trong việc áp dụng các quy định của ộ luật hình sự, ộ
luật Dân sự và các văn bản pháp luật khác.
Kết quả của sai lầm trong việc áp dụng pháp luật có thể dẫn đến việc để
xảy ra oan, sai. Trong khoa học pháp lý hình sự, khái niệm “oan” có thể được
hiểu là “Trường hợp không có sự việc phạm tội, hành vi không cấu thành tội
phạm, do bị vu cáo, dựng vụ án giả hoặc hành vi do người khác thực hiện,
nhưng một người vẫn bị điều tra, truy tố, xét xử và kết tội”. Khái niệm về
“sai” có thể được hiểu là trường hợp các cơ quan tiến hành tố tụng và người
tiến hành tố tụng giải quyết vụ án hình sự một cách không khách quan, không
đầy đủ, trái với những quy định của pháp luật. Việc để xảy ra sai trong xét xử
vụ án hình sự với các biểu hiện như việc áp dụng pháp luật hình thức, pháp
luật nội dung không đúng, không đầy đủ, không khách quan, việc áp dụng các
tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đối với một người phạm tội
chưa chính xác…
26
Việc có những sai lầm nghiêm trọng trong áp dụng pháp luật có thể dẫn
đến việc bỏ lọt tội phạm. iểu hiện cụ thể của việc bỏ lọt tội phạm là việc bỏ
lọt hành vi phạm tội, bỏ lọt người phạm tội, hoặc qua việc điều tra, truy tố xác
định đối tượng có dấu hiệu của tội phạm nhưng khi tiến hành xét xử, Tòa án
cấp sơ thẩm tuyên bố là không có tội. Đối với trường hợp Tòa án tuyên bố
không có tội, theo quy định tại Khoản 2 Điều 250 LTTHS năm 2003 nay là
Điều 358 LTTHS 2015 thì đây la một căn cứ để Tòa án cấp phúc thẩm hủy
bản án sơ thẩm để xét xử lại ở cấp sơ thẩm, do đó VKS hoàn toàn có quyền
kháng nghị phúc thẩm trong trường hợp này.
Sai lầm trong việc áp dụng các quy định của LHS thường xuất phát từ
việc hiểu và vận dụng các quy định có sự sai sót, không chỉ là sai điều khoản
áp dụng đối với hành vi phạm tội mà còn không đúng với các quy định có liên
quan trong việc giải quyết đúng đắn vấn đề trách nhiệm hình sự của người
phạm tội. Đó có thể là áp dụng sai điểm, khoản, điều luật của LHS dẫn đến
xét xử bị cáo về tội nặng hơn hoặc tội nhẹ hơn, về khoản nặng hơn hoặc nhẹ
hơn không đúng với nguyên tắc xử lý vụ án. Việc áp dụng pháp luật không
chính xác sẽ dấn đến việc quyết định hình phạt không tương xứng với tính
chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội hay việc áp dụng
một số căn cứ không có cơ sở để thực hiện việc quyết định hình phạt dưới
mức thấp nhất của khung hình phạt là không đúng.
- Thành phần Hội đồng xét xử sơ thẩm không đúng luật định hoặc có
vi phạm nghiêm trọng khác về thủ tục tố tụng.
Thành phần Hội đồng xét xử sơ thẩm không đúng theo quy định tại
Điều 53, 254 LTTHS năm 2015 hoặc thuộc các trường hợp Hội đồng xét xử
sơ thẩm không đúng Hội đồng xét xử trong quyết định đưa vụ án ra xét xử. Ví
dụ: thành phần Hội đồng xét xử sơ thẩm đối với vụ án có bị cáo về tội mà
LHS quy định mức cao nhất của khung hình phạt là tù chung thân, tử hình
27
phải gồm 02 Thẩm phán và 03 Hội thẩm nhưng phiên tòa xét xử sơ thẩm chỉ
có 01 Thẩm phán và 02 Hội thẩm.
Có vi phạm nghiêm trọng khác về thủ tục tố tụng là trường hợp khi điều
tra, truy tố, xét xử LTTHS quy định bắt buộc phải tiến hành một thủ tục tố
tụng nào đó, nhưng cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng không
thực hiện hoặc thực hiện không đúng, dẫn đến việc xâm phạm nghiêm trọng
đến quyền lợi của bị can, bị cáo, người bị hại, người có quyền lợi nghĩa vụ
liên quan đến vụ án, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự hoặc làm cho việc giải
quyết vụ án thiếu khách quan toàn diện. Ví dụ, hoạt động điều tra, truy tố, xét
xử không thực hiện đúng quy định về sự tham gia của người bào chữa trong
trường hợp bắt buộc phải có người bào chữa; Tòa án xét xử không đúng thẩm
quyền, vi phạm quy định về giới hạn xét xử hoặc không thực hiện việc hoãn
phiên tòa khi phải hoãn phiên tòa theo luật định...
1.2.2.5. Trình tự, thủ tục kháng nghị phúc thẩm hình sự
Khi xét thấy có căn cứ để tiến hành việc kháng nghị phúc thẩm, VKS
thực hiện việc ban hành Quyết định kháng nghị. Trong đó có các nội dung
chính như ngày, tháng, năm ban hành quyết định; số của quyết định; tên của
VKS ra quyết định; phạm vi kháng nghị là toàn bộ hay một phần bản án,
quyết định sơ thẩm; lý do, căn cứ kháng nghị và yêu cầu của VKS; họ tên,
chức vụ của người ký kháng nghị; nêu rõ những vi phạm pháp luật cụ thể của
bản án, quyết định về đánh giá chứng cứ, về vận dụng chính sách pháp luật,
về áp dụng thủ tục tố tụng và nêu quan điểm của VKS về việc giải quyết vụ
án theo đúng quy định của pháp luật. Nếu Điều 233 LTTHS năm 2003 chỉ
quy định kháng nghị được gửi đến duy nhất Tòa án đã xét xử sơ thẩm; hình
thức của kháng nghị được thể hiện bằng văn bản, có nêu rõ lý do thì Khoản 2
Điều 338 LTTHS năm 2015 đã quy định cụ thể hơn về thủ tục gửi quyết
định kháng nghị: Trong thời hạn 02 ngày kể từ ngày ra quyết định kháng
28
nghị, Viện kiểm sát phải gửi quyết định kháng nghị kèm theo chứng cứ, tài
liệu, đồ vật bổ sung (nếu có) cho Tòa án đã xét xử sơ thẩm, đồng thời gửi
quyết định kháng nghị cho bị cáo và những người liên quan đến kháng nghị
nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của người liên quan đến kháng nghị. VKS đã
kháng nghị phải gửi quyết định kháng nghị cho VKS khác có thẩm quyền
kháng nghị, cụ thể như sau: Kháng nghị cùng cấp của VKSND cấp tỉnh gửi
VKSND cấp cao, kháng nghị cùng cấp của VKS quân sự cấp quân khu gửi VKS
quân sự trung ương, kháng nghị của VKSND cấp cao gửi VKSND tối cao.
Để đảm bảo cho việc giải quyết phúc thẩm đối với kháng nghị của VKS
được kịp thời, khách quan và chính xác, Điều 339 LTTHS năm 2015 đã bổ
sung một nội dung mới quy định về nghĩa vụ của Tòa án cấp sơ thẩm bên
cạnh việc gửi hồ sơ vụ án, kháng nghị đồng thời phải gửi các chứng cứ, tài
liệu, đồ vật kèm theo (nếu có) cho Tòa án cấp phúc thẩm trong thời hạn 07
ngày kể từ ngày hết thời hạn kháng nghị.
Điều 242 LTTHS năm 2003 quy định nghĩa vụ của Tòa án chậm nhất
là 15 ngày trước ngày mở phiên tòa, Tòa án cấp phúc thẩm phải thông báo
bằng văn bản cho VKS cùng cấp về thời gian, địa điểm xét xử phúc thẩm vụ
án. Tuy nhiên không có điều luật nào quy định về việc Tòa án cấp phúc thẩm
phải chuyển hồ sơ vụ án cho VKS cùng cấp để nghiên cứu tham gia thủ tục
phúc thẩm. Khi đó, việc chuyển hồ sơ cho VKS cùng cấp để nghiên cứu được
thực hiện theo hướng dẫn tại Nghị quyết 05/2005/NQ-HĐTP ngày
08/12/2005 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn một
số quy định trong phần xét xử phúc thẩm của ộ luật tố tụng hình sự năm
2003. Khắc phục điều này, LTTHS năm 2015 đã quy định chặt chẽ hơn,
theo đó Điều 341 LTTHS năm 2015 đã quy định nghĩa vụ của Tòa án cấp
phúc thẩm phải chuyển hồ sơ vụ án cho VKS cùng cấp sau khi thụ lý vụ án,
đồng thời quy định rõ thời hạn VKS phải trả lại hồ sơ cho Tòa án, cụ thể
29
trong thời hạn 15 ngày đối với VKSND cấp tỉnh và VKS quân sự cấp quân
khu, 20 ngày đối với VKSND cấp cao, VKS quân sự trung ương kể từ ngày
nhận được hồ sơ vụ án. Trường hợp vụ án thuộc loại tội đặc biệt nghiêm
trọng, phức tạp thì thời hạn này có thể kéo dài nhưng không quá 25 ngày đối
với VKSND cấp tỉnh, VKS quân sự cấp quân khu, 30 ngày đối với VKSND
cấp cao, VKS quân sự trung ương.
1.2.2.6. Thay đổi, bổ sung, rút kháng nghị
Khi VKS đã gửi kháng nghị, Tòa án đã thụ lý ở cấp phúc thẩm, tuy
nhiên VKS nhận thấy quyết định kháng nghị chưa đầy đủ, cần bổ sung kháng
nghị, nội dung kháng nghị cần phải thay đổi cho phù hợp hay VKS nhận thấy
việc kháng nghị là không đúng quy định, không cần thiết nên cần rút kháng
nghị thì VKS sẽ thực hiện việc thay đổi, bổ sung, rút kháng nghị.
Điều 238 LTTHS năm 2003 quy định “Viện kiểm sát có quyền bổ
sung, thay đổi kháng nghị…; rút một phần hoặc toàn bộ kháng nghị”. Điều
này đã dẫn đến những cách hiểu khác nhau về việc VKS cấp nào có quyền bổ
sung, thay đổi kháng nghị, rút kháng nghị? Trong trường hợp kháng nghị trên
cấp thì VKS cấp dưới có quyền bổ sung, thay đổi kháng nghị hay không?
Hoặc trong trường hợp ngược lại, VKS cấp dưới kháng nghị thì VKS cấp trên
trực tiếp có quyền bổ sung, thay đổi kháng nghị không? Đối với trường hợp
rút kháng nghị khi VKS cấp dưới kháng nghị nhưng VKS cấp trên trực tiếp có
quyền rút kháng nghị hay không và ngược lại? Trong những năm qua, nội
dung này được thực hiện theo hướng dẫn của Nghị quyết 05/2005/NQ-HĐTP
ngày 08/12/2005 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao và Quy
chế thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử các vụ án hình sự ban hành kèm
theo Quyết định số 960/2007/QĐ-VKSTC ngày 17/9/2007 của Viện trưởng
VKSND tối cao. Theo đó, Điều 37 Quy chế quy định với trường hợp bổ sung,
thay đổi, rút kháng nghị trước khi mở phiên tòa, VKS đã kháng nghị hoặc
30
VKS cấp trên trực tiếp có quyền bổ sung, thay đổi kháng nghị của mình hoặc
của VKS cấp dưới nhưng không được làm xấu hơn tình trạng của bị cáo; rút
một phần hoặc toàn bộ kháng nghị. Việc bổ sung, thay đổi, rút kháng nghị
phải do lãnh đạo Viện quyết định bằng văn bản, có nêu rõ lý do. Tại phiên tòa
việc bổ sung, thay đổi, rút kháng nghị do KSV tham gia phiên tòa quyết định,
nhưng phải có căn cứ và chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Sau phiên
tòa KSV phải báo cáo ngay với lãnh đạo Viện và lãnh đạo đơn vị.
Khắc phục việc quy định chưa rõ ràng của LTTHS năm 2003,
LTTHS năm 2015 đã quy định cụ thể tại Điều 342, theo đó thời điểm rút
kháng nghị của VKS có thể là trước khi bắt đầu phiên tòa hoặc tại phiên tòa
phúc thẩm; thẩm quyền thay đổi, bổ sung kháng nghị là của VKS ra quyết
định kháng nghị; VKS ra quyết định kháng nghị hoặc VKS cấp trên trực tiếp
có quyền rút một phần hoặc toàn bộ kháng nghị. Trường hợp thay đổi, bổ
sung kháng nghị khi vẫn còn thời hạn kháng nghị thì VKS đã kháng nghị có
quyền thay đổi, bổ sung nội dung bản kháng nghị đối với một phần hoặc toàn
bộ bản án, quyết định mà VKS có quyền kháng nghị theo hướng có lợi hoặc
bất lợi cho bị cáo. Nếu VKS rút kháng nghị, tuy nhiên sau đó nhận thấy việc
rút là không chính xác, có căn cứ để thực hiện việc kháng nghị lại và thời hạn
kháng nghị vẫn còn thì VKS có quyền được kháng nghị lại.
Trong trường hợp đã hết thời hạn kháng nghị phúc thẩm thì trước khi
bắt đầu phiên tòa hoặc tại phiên tòa phúc thẩm, VKS ra quyết định kháng nghị
vẫn có quyền thay đổi, bổ sung kháng nghị nhưng không được làm xấu đi tình
trạng của bị cáo. Thay đổi, bổ sung kháng nghị làm xấu đi tình trạng của bị
cáo là thay đổi, bổ sung theo hướng đề nghị Tòa án cấp phúc thẩm tăng hình
phạt, chuyển khung hình phạt nặng hơn; áp dụng điều luật của LHS về tội
nặng hơn; không cho bị cáo được hưởng án treo đối với bị cáo đã được Tòa
án cấp sơ thẩm cho hưởng án treo; không cho bị cáo được miễn trách nhiệm
31
hình sự, miễn hình phạt đối với bị cáo đã được Tòa án cấp sơ thẩm miễn trách
nhiệm hình sự, miễn hình phạt, tăng mức bồi thường thiệt hại; áp dụng thêm
hình phạt bổ sung; áp dụng thêm biện pháp tư pháp đối với bị cáo...
Điều 238 LTTHS năm 2003 quy định VKS có quyền rút một phần
hoặc toàn bộ kháng nghị, tuy nhiên chỉ quy định hậu quả pháp lý trong trường
hợp VKS rút toàn bộ kháng nghị mà không quy định hậu quả pháp lý trong
trường hợp VKS rút một phần kháng nghị; chỉ đặt vấn đề đối với phần kháng
nghị bị rút trước khi mở phiên tòa thì mặc nhiên bị đình chỉ mà không quy
định rõ trong trường hợp phần kháng nghị rút lại có liên quan đến kháng nghị
khác thì sẽ giải quyết như thế nào? Điều 342 LTTHS năm 2015 quy định
một cách chặt chẽ hơn, theo đó khi VKS rút một phần kháng nghị trước khi
mở phiên tòa mà xét thấy không liên quan đến kháng nghị khác thì Hội đồng
xét xử phúc thẩm nhận định về việc rút một phần kháng nghị và quyết định
đình chỉ xét xử phúc thẩm đối với phần kháng nghị đó trong bản án phúc thẩm;
việc thay đổi, bổ sung, rút kháng nghị trước khi mở phiên tòa phải được lập
thành văn bản và gửi cho Tòa án cấp phúc thẩm. Tòa án cấp phúc thẩm phải
thông báo cho Viện kiểm sát, bị cáo và những người có liên quan đến kháng
nghị biết về việc thay đổi, bổ sung, rút kháng nghị. Việc thay đổi, bổ sung, rút
kháng nghị tại phiên tòa được ghi vào biên bản phiên tòa. Trường hợp VKS
rút một phần kháng nghị tại phiên tòa mà xét thấy không liên quan đến kháng
nghị khác thì Hội đồng xét xử phúc thẩm nhận định về việc rút một phần
kháng nghị và quyết định đình chỉ xét xử đối với phần kháng nghị đó trong
bản án phúc thẩm.
1.2.2.7. Hậu quả pháp lý của kháng nghị phúc thẩm hình sự
Hậu quả pháp lý của kháng nghị phúc thẩm được quy định tại Điều 237
LTTHS 2003, nay là Điều 339 LTTHS 2015. Điều 237 LTTHS năm
2003 đã thiếu sót khi chỉ quy định về hậu quả pháp lý của việc kháng nghị đối
32
với những phần của bản án bị kháng nghị thì chưa được đưa ra thi hành trừ
trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 255 của LTTHS năm 2003 mà không
quy định về hậu quả pháp lý đối với những phần của quyết định bị kháng
nghị. Mặt khác, Điều 237 LTTHS năm 2003 quy định trong trường hợp
kháng nghị đối với toàn bộ bản án thì toàn bộ bản án chưa được đưa ra thi
hành mà không quy định trường hợp loại trừ là không đảm bảo.
Khắc phục những thiếu sót trên, Điều 339 LTTHS năm 2015 đã quy
định chặt chẽ hơn, theo đó những phần của bản án, quyết định của Tòa án bị
kháng nghị thì chưa được đưa ra thi hành, trừ trường hợp quy định tại Điều
363 “Trường hợp bị cáo đang bị tạm giam mà Tòa án cấp sơ thẩm quyết định
đình chỉ vụ án, tuyên bị cáo không có tội, miễn trách nhiệm hình sự, miễn
hình phạt cho bị cáo, hình phạt không phải là hình phạt tù hoặc phạt tù
nhưng cho hưởng án treo hoặc khi thời hạn phạt tù bằng hoặc ngắn hơn thời
hạn đã tạm giam thì bản án hoặc quyết định của Tòa án được thi hành ngay,
mặc dù vẫn có thể bị kháng cáo, kháng nghị. Hình phạt cảnh cáo được thi
hành ngay tại phiên tòa”. Đồng thời, khi có kháng nghị đối với toàn bộ bản
án, quyết định thì toàn bộ bản án, quyết định chưa được đưa ra thi hành, trừ
trường hợp quy định tại Điều 363 LTTHS năm 2015. Khi giải quyết kháng
nghị phúc thẩm, có thể đưa đến kết quả Tòa án cấp phúc thẩm không chấp
nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án sơ thẩm, sửa bản án sơ thẩm hoặc hủy
bản án sơ thẩm.
Tiểu kết Chương 1
Kháng nghị phúc thẩm hình sự là một quyền năng pháp lý quan trọng
của VKSND, xuất phát từ chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát
hoạt động tư pháp trong lĩnh vực hình sự và xuất phát từ nguyên tắc cơ bản
trong tố tụng hình sự nước ta đó là bảo đảm hai cấp xét xử. Kháng nghị phúc
thẩm không chỉ là quyền mà còn là trách nhiệm của VKS nhằm bảo vệ pháp
33
chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của
Nhà nước, của công dân.
Các quy định của pháp luật TTHS đã tạo cơ sở pháp lý thuận lợi cho
VKS thực hiện tốt nhiệm vụ kháng nghị phúc thẩm. Có thể thấy rằng các quy
định của pháp luật TTHS về kháng nghị phúc thẩm đã từng bước được cụ thể
hóa, đầy đủ hơn, thay đổi rõ ràng hơn, đây sẽ là cơ sở quan trọng góp phần
nâng cao chất lượng kháng nghị phúc thẩm các vụ án hình sự.
Trên cơ sơ lý luận về kháng nghị phúc thẩm hình sự, tác giả trình bày
về thực trạng của công tác kháng nghị phúc thẩm hình sự từ thực tiễn tỉnh
Thái Nguyên trong những năm gần đây tại phần sau của luận văn.
34
Chương 2
THỰC TRẠNG KHÁNG NGHỊ PHÚC THẨM HÌNH SỰ CỦA VIỆN
KIỂM SÁT NHÂN DÂN HAI CẤP TỈNH THÁI NGUYÊN
2.1. Khái quát thực trạng kháng nghị phúc thẩm hình sự tại tỉnh
Thái Nguyên
Trong những năm qua, VKSND hai cấp tỉnh Thái Nguyên luôn quan
tâm, chú trọng tới công tác kháng nghị phúc thẩm hình sự, đặc biệt sau khi có
Chỉ thị 03/2008/CT-VKSTC-VPT1 ngày 19/6/2008 (Chỉ thị 03) và sau đó là
Chỉ thị 08/CT-VKSTC ngày 06/4/2016 của Viện trưởng VKSND tối cao (Chỉ
thị 08) về việc tiếp tục tăng cường công tác kháng nghị án hình sự thì công tác
kháng nghị phúc thẩm hình sự đã đi vào nề nếp, ban hành nhiều bản kháng
nghị có chất lượng, khắc phục được nhiều vi phạm pháp luật của Tòa án cấp
sơ thẩm, bảo đảm việc giải quyết các vụ án hình sự đúng pháp luật, nghiêm
minh, xét xử đúng người, đúng tội, không để lọt tội phạm và không làm oan
người vô tội. Qua số liệu thống kê của VKSND tỉnh Thái Nguyên từ ngày 01
tháng 12 năm 2013 đến ngày 30 tháng 11 năm 2018 cho thấy:
Theo bảng biểu số 2.1 và 2.2 thì: Số vụ án và bị cáo đưa ra xét xử sơ
thẩm là 6838 vụ/12241 bị cáo; số vụ án và bị cáo được thụ lý phúc thẩm là
1128 vụ/1846 bị cáo, trong đó số vụ án và bị cáo bị VKSND hai cấp tỉnh Thái
Nguyên kháng nghị phúc thẩm là 52 vụ/67 bị cáo. Như vậy, trung bình mỗi
năm đã xét xử sơ thẩm 1367 vụ/2448 bị cáo; thụ lý phúc thẩm là 225 vụ/369
bị cáo; ban hành 10 kháng nghị phúc thẩm; tỷ lệ giữa bị cáo có kháng nghị so
với tổng số bị cáo thụ lý phúc thẩm là 3,7% (trong đó năm 2014 là 3,5%; năm
2015 là 2,8%; năm 2016 là 4,4%; năm 2017 la 4,5%; năm 2018 là 3,1%).
Kháng nghị trên một cấp vẫn còn ít, sự phối kết hợp giữa hai cấp sơ thẩm,
phúc thẩm trong công tác kháng nghị còn hạn chế. Từ năm 2014 đến năm
35
2018, VKSND tỉnh kháng nghị đối với 29 bị cáo, chiếm tỷ lệ 43,3% trên tổng
số bị cáo do hai cấp kháng nghị.
ảng biểu số 2.3 thể hiện, trong 05 năm từ năm 2014 đến năm 2018, số
vụ án được đưa ra xét xử phúc thẩm là 538 vụ/970 bị cáo, trong đó số vụ có
kháng nghị đưa ra xét xử phúc thẩm là 46 vụ/61 bị cáo, số bị cáo kháng cáo
đưa ra xét xử là 492 vụ/909 bị cáo. Như vậy, đối với các vụ án đã đưa ra xét
xử phúc thẩm thì tỷ lệ giữa số bị cáo có kháng nghị chiếm tỷ lệ rất thấp, chỉ
6,3% so với số bị cáo đã đưa ra xét xử phúc thẩm (cụ thể: năm 2014: 5,4%;
năm 2015: 5,5%; năm 2016: 7,1%; năm 2017: 8,2%; năm 2018: 6%).
Kết quả giải quyết các vụ án có kháng nghị phúc thẩm của VKS hai cấp
tỉnh Thái Nguyên theo bảng 2.4 trong giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2018
như sau: số vụ án và bị cáo bị VKSND hai cấp tỉnh Thái Nguyên kháng nghị
phúc thẩm là 52 vụ/67 bị cáo; số vụ VKS rút kháng nghị: 06 vụ/06 bị cáo
(chiếm tỷ lệ 8,9%); số vụ VKS cấp tỉnh bảo vệ kháng nghị là 46 vụ/61 bị cáo,
trong đó Tòa án cấp phúc thẩm đã chấp nhận kháng nghị đối với 36 vụ/47 bị
cáo (chiếm tỷ lệ 70,1%), không chấp nhận kháng nghị đối với 10 vụ/14 bị cáo
(chiếm tỷ lệ 21%). Phần lớn các kháng nghị của VKS được cấp phúc thẩm
chấp nhận đều là kháng nghị yêu cầu khắc phục những sai sót của Tòa án cấp
sơ thẩm như: đề nghị tăng án; chuyển hình phạt từ cho hưởng án treo sang
hình phạt tù; về áp dụng tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự; về
xác định sai tư cách những người tham gia tố tụng; về tổng hợp hình phạt…
Theo bảng biểu số 2.5 thể hiện kết quả xét xử theo thủ tục phúc thẩm
cho thấy: tổng số bị cáo bị Tòa án cấp phúc thẩm tuyên hủy, sửa án là 586 bị
cáo trên tổng số bị cáo Tòa án đưa ra xét xử 970 bị cáo (chiếm tỷ lệ 60,4%).
Tổng số bị cáo bị Tòa án cấp phúc thẩm tuyên hủy, sửa án thông qua kháng
nghị là 47 bị cáo trên tổng số bị cáo bị Tòa án cấp phúc thẩm tuyên hủy, sửa
36
586 bị cáo (chiếm tỷ lệ 8%). Như vậy, số bị cáo bị Tòa án phúc thẩm hủy, sửa
án vẫn chủ yếu là thông qua kháng cáo.
2.2. Những kết quả đạt được trong công tác kháng nghị phúc thẩm
hình sự của VKSND hai cấp tỉnh Thái Nguyên
2.2.1. Những kết quả đạt được
Xác định được tầm quan trọng của công tác kháng nghị phúc thẩm hình
sự, VKSND hai cấp tỉnh Thái Nguyên đã tiếp tục quán triệt, triển khai thực
hiện nghiêm túc Chỉ thị 03 và Chỉ thị 08 của Viện trưởng VKSND tối cao,
từng bước đưa công tác kháng nghị phúc thẩm hình sự đi vào nề nếp và có
những chuyển biến nhất định, đa số các bản kháng nghị có bố cục chặt chẽ,
lập luận rõ ràng, viện dẫn căn cứ pháp lý chính xác, tính tranh tụng trong
kháng nghị đã được nâng lên. Hình thức kháng nghị tuân thủ đúng mẫu kháng
nghị của Ngành, thể thức văn bản và thời hạn kháng nghị đảm bảo theo quy
định của pháp luật. Do vậy tỷ lệ kháng nghị được Viện kiểm sát cấp trên bảo
vệ cũng cao hơn, tỷ lệ kháng nghị được tòa án cấp phúc thẩm chấp nhận cũng
cao hơn, công tác kháng nghị đã khắc phục những thiếu sót của Tòa án trong
việc quyết định hình phạt ở nhiều vụ án, góp phần đấu tranh kiên quyết và có
hiệu quả đối với các loại tội phạm.
Phần lớn kháng nghị của VKSND hai cấp tỉnh Thái Nguyên là đề nghị
tăng án; chuyển hình phạt từ cho hưởng án treo sang hình phạt tù; về áp dụng
tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự; về xác định sai tư cách
những người tham gia tố tụng; về tổng hợp hình phạt…
Các quyết định kháng nghị của VKS thường tập trung vào các sai phạm
sau của Tòa án:
a) Kháng nghị do xác định sai tư cách người tham gia tố tụng
Ví dụ: vụ án Trần Quang Luyến phạm tội “Vi phạm quy định về điều
khiển phương tiện giao thông đường bộ” bị Tòa án nhân dân huyện Đồng Hỷ
37
áp dụng điểm c khoản 2 Điều 202 BLHS 1999 xử phạt 03 năm tù. Ngày
06/5/2015, VKSND huyện Đồng Hỷ kháng nghị, đề nghị hủy án sơ thẩm để
xét xử lại do xác định sai tư cách người tham gia tố tụng.
Bản án phúc thẩm số 109/2015/HSPT ngày 30/6/2015 của TAND tỉnh
Thái Nguyên đã tuyên chấp nhận kháng nghị, hủy toàn bộ bản án sơ thẩm số
32/2015/HSST ngày 23/4/2015 của TAND huyện Đồng Hỷ để giải quyết lại
theo thủ tục chung.
Cụ thể, trong vụ án này, chiếc xe ô tô mà bị cáo Trần Quang Luyến
điều khiển gây tai nạn thuộc sở hữu của Công ty TNHH Thắng Lá, bị cáo là
người lái thuê và hưởng lương theo hợp đồng lao động. Tòa án cấp sơ thẩm
đã xác định công ty TNHH Thắng Lá tham gia tố tụng với tư cách nguyên
đơn dân sự. Tuy nhiên, theo quy định của Điều 623 ộ luật dân sự và Nghị
quyết số 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08/7/2006 của Hội đồng thẩm phán TAND
tối cao hướng dẫn thì trong vụ án này, công ty TNHH Thắng Lá phải có trách
nhiệm bồi thường thiệt hại cho người bị hại. Căn cứ Điều 53 LTTHS 2003
thì phải xác định công ty TNHH Thắng Lá là bị đơn dân sự.
Tuy nhiên việc Tòa án cấp sơ thẩm chưa nghiên cứu đầy đủ các quy
định của pháp luật, dẫn đến xác định công ty TNHH Thắng Lá tham gia tố
tụng với tư cách nguyên đơn dân sự là không chính xác, sai tư cách người
tham gia tố tụng. Vấn đề này dẫn đến sai lầm trong việc giải quyết đúng đắn
vụ án, ảnh hưởng đến quyền, lợi ích của những người tham gia tố tụng và vi
phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng. Vì vậy, việc VKS cấp sơ thẩm kháng nghị
đối với bản án trên là hoàn toàn chính xác và cần thiết, nhằm đảm bảo vụ án
được giải quyết đúng pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của những
người tham gia tố tụng.
b) Kháng nghị do mức hình phạt không tương xứng với tính chất, mức
độ của hành vi phạm tội.
38
* Vụ án Lê Quang Lâm, phạm tội “Mua bán trái phép chất ma túy”
( ản án hình sự phúc thẩm số 170/2015/HSPT ngày 23/10/2015).
Nội dung vụ án: hồi 17h30’ ngày 08/4/2015, tổ công tác Công an huyện
Phú Lương nhận được tin báo tại nhà Lê Quang Lâm đang có biểu hiện mua
bán trái phép chất ma túy. Khi thấy tổ công tác đến Lâm dùng tay phải lấy 01
gói ni lon màu hồng từ trong túi quần đang mặc ra ném vào gầm ghế. Công an
phát hiện lập biên bản thu giữ, kiểm tra bên trong túi ni lon có một số cục chất
bột màu trắng, theo Lâm khai là heroin mua về để sử dụng và bán kiếm lời
nhưng chưa kịp bán thì bị phát hiện thu giữ. Qua cân tịnh túi ni lon có trọng
lượng 17,30 gam. Qua giám định chất bột màu trắng thu giữ của Lâm là
heroin có hàm lượng 67,6%. Như vậy, số lượng heroin thu giữ của Lâm là
17,30g x 67,6% = 11,6948 gam. Tòa án sơ thẩm tuyên phạt bị cáo Lê Quang
Lâm 08 năm tù, phạt bổ sung 05 triệu đồng.
ản án sơ thẩm số 61/2015/HSST ngày 18/8/2015 của TAND huyện
Phú Lương áp dụng điểm h, khoản 2, khoản 5 Điều 194; điểm p khoản 1,
khoản 2 Điều 46 LHS 1999 xử phạt 08 năm tù, phạt bổ sung 05 triệu đồng.
VKSND huyện Phú Lương kháng nghị đề nghị tăng mức hình phạt đối với bị
cáo Lâm. Tòa án phúc thẩm chấp nhận toàn bộ kháng nghị của VKSND
huyện Phú Lương, sửa bản án sơ thẩm, tăng mức hình phạt đối với Lê Quang
Lâm lên 11 năm tù, phạt bổ sung 07 triệu đồng sung quỹ nhà nước.
Đối với vụ án này, có thể thấy hành vi của bị cáo là nguy hiểm cho xã
hội, gây mất trật tự trị an tại địa phương, là nguồn gốc làm phát sinh nhiều tệ
nạn khác. ị cáo bị bắt với số lượng ma túy là 17,3 gam, hàm lượng 67,6%.
Tòa án cấp sơ thẩm xử bị cáo mức án 8 năm tù, phạt bổ sung 5 triệu đồng là
nhẹ, chưa tương xứng với hành vi và hậu quả do bị cáo gây ra, chưa đảm bảo
tính răn đe và phòng ngừa chung trong công tác đấu tranh chống tội phạm đặc
39
biệt là tội phạm ma túy trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Do đó, Tòa án cấp
phúc thẩm chấp nhận kháng nghị của VKS là có căn cứ.
* Vụ án Dương Xuân Phong cùng đồng bọn, phạm tội “Đánh bạc” ( ản
án hình sự phúc thẩm số 144/2017/HSPT ngày 25/9/2017).
Nội dung vụ án: Khoảng từ 19 giờ đến 22 giờ 10 phút ngày 12/01/2017,
Tô Hồng Diện đã cho hai chiếu bạc đánh bạc tại nhà mình được hưởng lời số
tiền là 80.000đ. Khi các đối tượng bao gồm Dương Xuân Phong cùng đồng
bọn đang đánh bạc bằng hình thức chơi xóc đĩa thì bị Cơ quan Công an thành
phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên phát hiện bắt quả tang thu giữ số tiền trên
chiếu bạc là 9.900.000đ cùng một số vật chứng. ản án hình sự sơ thẩm số
40/2017/HSST ngày 12/7/2017 của TAND thành phố Sông Công đã áp dụng
khoản 1 Điều 248; điểm p, khoản 1 và khoản 2 Điều 46; điểm g khoản 1 Điều
48 LHS 1999 xử phạt bị cáo Dương Xuân Phong 04 tháng tù. VKSND
thành phố Sông Công đã kháng nghị đề nghị tăng hình phạt đối với bị cáo
Phong. Kết quả, Tòa án cấp phúc thẩm chấp nhận kháng nghị của VKSND
thành phố Sông Công, tuyên phạt bị cáo Phong 09 tháng tù.
Xét thấy hành vi phạm tội của bị cáo là nguy hiểm cho xã hội, là
nguyên nhân gây ra nhiều loại tội phạm khác, gây mất trật tự trị an xã hội và
bức xúc trong quần chúng nhân dân. Đây là vụ đánh bạc có nhiều người tham
gia, bị cáo Phong là người trực tiếp chuẩn bị dụng cụ và là người trực tiếp xóc
cái, nhân thân Dương Xuân Phong đã có tiền án chưa được xóa án tích, đi cải
tạo về không có ý thức tu dưỡng mà tiếp tục lao sâu vào con đường phạm tội,
thể hiện ý thức coi thường pháp luật của bị cáo. Tòa án cấp sơ thẩm xét xử bị
cáo 04 tháng tù là chưa đánh giá hết tính chất vụ án cũng như vai trò, nhân
thân của bị cáo, chưa đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật. Do đó, việc
Tòa án cấp phúc thẩm chấp nhận kháng nghị của VKS, tăng mức hình phạt
đối với bị cáo Phong là hoàn toàn phù hợp với hành vi phạm tội do bị cáo gây ra.
40
* Vụ án Ma Tiến Xướng, phạm tội “Cố ý gây thương tích” ( ản án
hình sự phúc thẩm số 168/2016/HSPT ngày 22/10/2016).
Nội dung vụ án: khoảng 16h30’ ngày 11/12/2015, Ma Tiến Xướng
đang đứng trông quán bán hàng rau của chị Ma Thị Cảnh thì thấy Đào Văn
Phú ở cùng thôn đang nói chuyện với mọi ngươi. Do bực tức việc trước đó bị
anh Yên (em của anh Phú) bẻ gẫy ngón tay nên khi nhìn thấy anh Phú, Xướng
đã mượn con dao bài của chị Cảnh đuổi theo anh Phú rồi cầm dao ở tay trái
chém một nhát vào cổ tay trái, một nhát vào trán, một nhát vào ngang cánh
mũi phải kéo dài đứt đoạn xuống má phải và một nhát vào vùng chẩm gây
thương tích cho anh Phú với tỷ lệ 16%. ản án sơ thẩm số 41/2016/HSST
ngày 27/7/2016 của TAND huyện Định Hóa áp dụng khoản 2 Điều 104; điểm
b, p khoản 1 và khoản 2 Điều 46; Điều 60 LHS xử phạt bị cáo Xướng 24
tháng tù cho hưởng án treo, thời gian thử thách 48 tháng. VKSND tỉnh kháng
nghị với nội dung cho rằng bị cáo phạm tội có tính chất côn đồ, do đó đề nghị
không cho bị cáo hưởng án treo, chuyển hình phạt 24 tháng tù cho hưởng án
treo sang thành 24 tháng tù giam. Kết quả, kháng nghị được Tòa án phúc
thẩm chấp nhận.
Trong vụ án này, giữa bị cáo và người bị hại không có mâu thuẫn gì, bị
cáo chỉ có mâu thuẫn với em của anh Phú, nhưng khi thấy anh Phú bị cáo đã
cầm dao đuổi theo, hung hăng chém tới tấp nhiều nhát vào vùng mặt, đầu của
anh Phú khiến anh Phú bị thương với tỷ lệ thương tích 16%. Điều này cho
thấy ngoài tình tiết định khung hình phạt dùng hung khí nguy hiểm, bị cáo
còn phải chịu tình tiết định khung phạm tội có tính chất côn đồ quy định tại
điểm i, khoản 1 Điều 104 LHS. Tòa án sơ thẩm đã không đánh giá đúng tính
chất và mức độ hành vi phạm tội của bị cáo, cũng như không xem xét chính
xác các điều kiện để bị cáo được hưởng án treo, nên việc xử phạt bị cáo 24
tháng tù cho hưởng án treo là chưa đủ tác dụng giáo dục đối với bị cáo cũng
41
như chưa đảm bảo tính đấu tranh phòng ngừa tội phạm chung, nhất là trong
tình hình hiện nay loại tội phạm này ngày càng gia tăng thì việc xét xử
nghiêm khắc là hết sức cần thiết.
* Vụ án Trần Văn Tú, Lê Thị Tuyết Nhung, phạm tội “Tổ chức đánh
bạc” và “Đánh bạc” ( ản án hình sự phúc thẩm số 44/2017/HSPT ngày
31/3/2017).
Nội dung vụ án: trong khoảng thời gian từ 13 giờ 30 phút đến 15 giờ
ngày 22/12/2015, tại đồi cây keo thuộc thôn Đồng Đình, xã ình Thành,
huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên, Trần Văn Tú đã có hành vi tổ chức đánh
bạc. Dụng cụ Tú chuẩn bị gồm 02 bạt dứa hình chữ nhật, 02 thảm nỉ hình chữ
nhật, 01 con dao bài dài khoảng 27cm, 01 thanh tre dài khoảng 15cm, 02
chiếc bát sứ, 01 chiếc đĩa sứ, 04 quân bài vị bằng nan tre một mặt đen, một
mặt trắng và nhiều dụng cụ khác. Tú là người trực tiếp đứng ra thu tiền “Hồ
Lỳ”, các con bạc khi tham gia đánh bạc phải nộp 200.000đ tiền “hồ lỳ” cho
Tú. Tham gia đánh bạc còn có Lê Thị Tuyết Nhung cùng nhiều đối tượng
khác. Tổng số tiền sử dụng để đánh bạc thu giữ được là 22.320.000đ (hai
mươi hai triệu, ba trăm hai mươi nghìn đồng).
Tại bản án hình sự sơ thẩm số 51/2016/HSST ngày 09/12/2016, TAND
huyện Định Hóa áp dụng khoản 1, khoản 3 Điều 248; điểm p khoản 1, khoản
2 Điều 46; Điều 53; Điều 60 LHS xử phạt Lê Thị Tuyết Nhung 10 tháng tù
cho hưởng án treo, thời gian thử thách 20 tháng; phạt tiền bổ sung 4.000.00đ
sung quỹ Nhà nước.
Ngày 06/01/2017, VKSND tỉnh Thái Nguyên ban hành kháng nghị đối
với một phần bản án sơ thẩm về hình phạt đối với bị cáo Lê Thị Tuyết Nhung
theo hướng không cho bị cáo được hưởng án treo bởi bị cáo Nhung đã có một
án tích. Cụ thể, tại bản án hình sự sơ thẩm số 95/2014/HSST, ngày
01/10/2014, TAND huyện Phú ình xử phạt Lê Thị Tuyết Nhung 06 tháng
ĐỀ TÀI : KHÁNG NGHỊ PHÚC THẨM THEO PHÁP LUẬT TỐ TỤNG  HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN TỈNH THÁI NGUYÊ
ĐỀ TÀI : KHÁNG NGHỊ PHÚC THẨM THEO PHÁP LUẬT TỐ TỤNG  HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN TỈNH THÁI NGUYÊ
ĐỀ TÀI : KHÁNG NGHỊ PHÚC THẨM THEO PHÁP LUẬT TỐ TỤNG  HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN TỈNH THÁI NGUYÊ
ĐỀ TÀI : KHÁNG NGHỊ PHÚC THẨM THEO PHÁP LUẬT TỐ TỤNG  HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN TỈNH THÁI NGUYÊ
ĐỀ TÀI : KHÁNG NGHỊ PHÚC THẨM THEO PHÁP LUẬT TỐ TỤNG  HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN TỈNH THÁI NGUYÊ
ĐỀ TÀI : KHÁNG NGHỊ PHÚC THẨM THEO PHÁP LUẬT TỐ TỤNG  HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN TỈNH THÁI NGUYÊ
ĐỀ TÀI : KHÁNG NGHỊ PHÚC THẨM THEO PHÁP LUẬT TỐ TỤNG  HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN TỈNH THÁI NGUYÊ
ĐỀ TÀI : KHÁNG NGHỊ PHÚC THẨM THEO PHÁP LUẬT TỐ TỤNG  HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN TỈNH THÁI NGUYÊ
ĐỀ TÀI : KHÁNG NGHỊ PHÚC THẨM THEO PHÁP LUẬT TỐ TỤNG  HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN TỈNH THÁI NGUYÊ
ĐỀ TÀI : KHÁNG NGHỊ PHÚC THẨM THEO PHÁP LUẬT TỐ TỤNG  HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN TỈNH THÁI NGUYÊ
ĐỀ TÀI : KHÁNG NGHỊ PHÚC THẨM THEO PHÁP LUẬT TỐ TỤNG  HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN TỈNH THÁI NGUYÊ
ĐỀ TÀI : KHÁNG NGHỊ PHÚC THẨM THEO PHÁP LUẬT TỐ TỤNG  HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN TỈNH THÁI NGUYÊ
ĐỀ TÀI : KHÁNG NGHỊ PHÚC THẨM THEO PHÁP LUẬT TỐ TỤNG  HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN TỈNH THÁI NGUYÊ
ĐỀ TÀI : KHÁNG NGHỊ PHÚC THẨM THEO PHÁP LUẬT TỐ TỤNG  HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN TỈNH THÁI NGUYÊ
ĐỀ TÀI : KHÁNG NGHỊ PHÚC THẨM THEO PHÁP LUẬT TỐ TỤNG  HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN TỈNH THÁI NGUYÊ
ĐỀ TÀI : KHÁNG NGHỊ PHÚC THẨM THEO PHÁP LUẬT TỐ TỤNG  HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN TỈNH THÁI NGUYÊ
ĐỀ TÀI : KHÁNG NGHỊ PHÚC THẨM THEO PHÁP LUẬT TỐ TỤNG  HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN TỈNH THÁI NGUYÊ
ĐỀ TÀI : KHÁNG NGHỊ PHÚC THẨM THEO PHÁP LUẬT TỐ TỤNG  HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN TỈNH THÁI NGUYÊ
ĐỀ TÀI : KHÁNG NGHỊ PHÚC THẨM THEO PHÁP LUẬT TỐ TỤNG  HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN TỈNH THÁI NGUYÊ
ĐỀ TÀI : KHÁNG NGHỊ PHÚC THẨM THEO PHÁP LUẬT TỐ TỤNG  HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN TỈNH THÁI NGUYÊ
ĐỀ TÀI : KHÁNG NGHỊ PHÚC THẨM THEO PHÁP LUẬT TỐ TỤNG  HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN TỈNH THÁI NGUYÊ
ĐỀ TÀI : KHÁNG NGHỊ PHÚC THẨM THEO PHÁP LUẬT TỐ TỤNG  HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN TỈNH THÁI NGUYÊ
ĐỀ TÀI : KHÁNG NGHỊ PHÚC THẨM THEO PHÁP LUẬT TỐ TỤNG  HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN TỈNH THÁI NGUYÊ
ĐỀ TÀI : KHÁNG NGHỊ PHÚC THẨM THEO PHÁP LUẬT TỐ TỤNG  HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN TỈNH THÁI NGUYÊ
ĐỀ TÀI : KHÁNG NGHỊ PHÚC THẨM THEO PHÁP LUẬT TỐ TỤNG  HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN TỈNH THÁI NGUYÊ
ĐỀ TÀI : KHÁNG NGHỊ PHÚC THẨM THEO PHÁP LUẬT TỐ TỤNG  HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN TỈNH THÁI NGUYÊ
ĐỀ TÀI : KHÁNG NGHỊ PHÚC THẨM THEO PHÁP LUẬT TỐ TỤNG  HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN TỈNH THÁI NGUYÊ
ĐỀ TÀI : KHÁNG NGHỊ PHÚC THẨM THEO PHÁP LUẬT TỐ TỤNG  HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN TỈNH THÁI NGUYÊ
ĐỀ TÀI : KHÁNG NGHỊ PHÚC THẨM THEO PHÁP LUẬT TỐ TỤNG  HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN TỈNH THÁI NGUYÊ
ĐỀ TÀI : KHÁNG NGHỊ PHÚC THẨM THEO PHÁP LUẬT TỐ TỤNG  HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN TỈNH THÁI NGUYÊ
ĐỀ TÀI : KHÁNG NGHỊ PHÚC THẨM THEO PHÁP LUẬT TỐ TỤNG  HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN TỈNH THÁI NGUYÊ
ĐỀ TÀI : KHÁNG NGHỊ PHÚC THẨM THEO PHÁP LUẬT TỐ TỤNG  HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN TỈNH THÁI NGUYÊ
ĐỀ TÀI : KHÁNG NGHỊ PHÚC THẨM THEO PHÁP LUẬT TỐ TỤNG  HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN TỈNH THÁI NGUYÊ
ĐỀ TÀI : KHÁNG NGHỊ PHÚC THẨM THEO PHÁP LUẬT TỐ TỤNG  HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN TỈNH THÁI NGUYÊ
ĐỀ TÀI : KHÁNG NGHỊ PHÚC THẨM THEO PHÁP LUẬT TỐ TỤNG  HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN TỈNH THÁI NGUYÊ
ĐỀ TÀI : KHÁNG NGHỊ PHÚC THẨM THEO PHÁP LUẬT TỐ TỤNG  HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN TỈNH THÁI NGUYÊ
ĐỀ TÀI : KHÁNG NGHỊ PHÚC THẨM THEO PHÁP LUẬT TỐ TỤNG  HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN TỈNH THÁI NGUYÊ
ĐỀ TÀI : KHÁNG NGHỊ PHÚC THẨM THEO PHÁP LUẬT TỐ TỤNG  HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN TỈNH THÁI NGUYÊ
ĐỀ TÀI : KHÁNG NGHỊ PHÚC THẨM THEO PHÁP LUẬT TỐ TỤNG  HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN TỈNH THÁI NGUYÊ
ĐỀ TÀI : KHÁNG NGHỊ PHÚC THẨM THEO PHÁP LUẬT TỐ TỤNG  HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN TỈNH THÁI NGUYÊ
ĐỀ TÀI : KHÁNG NGHỊ PHÚC THẨM THEO PHÁP LUẬT TỐ TỤNG  HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN TỈNH THÁI NGUYÊ
ĐỀ TÀI : KHÁNG NGHỊ PHÚC THẨM THEO PHÁP LUẬT TỐ TỤNG  HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN TỈNH THÁI NGUYÊ
ĐỀ TÀI : KHÁNG NGHỊ PHÚC THẨM THEO PHÁP LUẬT TỐ TỤNG  HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN TỈNH THÁI NGUYÊ
ĐỀ TÀI : KHÁNG NGHỊ PHÚC THẨM THEO PHÁP LUẬT TỐ TỤNG  HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN TỈNH THÁI NGUYÊ
ĐỀ TÀI : KHÁNG NGHỊ PHÚC THẨM THEO PHÁP LUẬT TỐ TỤNG  HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN TỈNH THÁI NGUYÊ
ĐỀ TÀI : KHÁNG NGHỊ PHÚC THẨM THEO PHÁP LUẬT TỐ TỤNG  HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN TỈNH THÁI NGUYÊ
ĐỀ TÀI : KHÁNG NGHỊ PHÚC THẨM THEO PHÁP LUẬT TỐ TỤNG  HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN TỈNH THÁI NGUYÊ
ĐỀ TÀI : KHÁNG NGHỊ PHÚC THẨM THEO PHÁP LUẬT TỐ TỤNG  HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN TỈNH THÁI NGUYÊ

More Related Content

What's hot

What's hot (19)

Luận án: Hoạt động của Viện kiểm sát trong điều tra vụ án hình sự
Luận án: Hoạt động của Viện kiểm sát trong điều tra vụ án hình sựLuận án: Hoạt động của Viện kiểm sát trong điều tra vụ án hình sự
Luận án: Hoạt động của Viện kiểm sát trong điều tra vụ án hình sự
 
Luận án: Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại, HAY
Luận án: Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại, HAYLuận án: Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại, HAY
Luận án: Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại, HAY
 
Luận văn: Quá trình chứng minh trong tố tụng hình sự, HOT
Luận văn: Quá trình chứng minh trong tố tụng hình sự, HOT Luận văn: Quá trình chứng minh trong tố tụng hình sự, HOT
Luận văn: Quá trình chứng minh trong tố tụng hình sự, HOT
 
Các quyền yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị khi giải quyết vụ việc dân sự
Các quyền yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị khi giải quyết vụ việc dân sựCác quyền yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị khi giải quyết vụ việc dân sự
Các quyền yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị khi giải quyết vụ việc dân sự
 
Luận văn: Trả hồ sơ để điều tra bổ sung trong giai đoạn truy tố
Luận văn: Trả hồ sơ để điều tra bổ sung trong giai đoạn truy tốLuận văn: Trả hồ sơ để điều tra bổ sung trong giai đoạn truy tố
Luận văn: Trả hồ sơ để điều tra bổ sung trong giai đoạn truy tố
 
Luận án: Chứng minh trong tố tụng hình sự tỉnh Đồng Nai, HAY - Gửi miễn phí ...
Luận án: Chứng minh trong tố tụng hình sự tỉnh Đồng Nai, HAY  - Gửi miễn phí ...Luận án: Chứng minh trong tố tụng hình sự tỉnh Đồng Nai, HAY  - Gửi miễn phí ...
Luận án: Chứng minh trong tố tụng hình sự tỉnh Đồng Nai, HAY - Gửi miễn phí ...
 
Luận văn: Biện pháp điều tra theo pháp luật Tố tụng hình sự, HAY
Luận văn: Biện pháp điều tra theo pháp luật Tố tụng hình sự, HAYLuận văn: Biện pháp điều tra theo pháp luật Tố tụng hình sự, HAY
Luận văn: Biện pháp điều tra theo pháp luật Tố tụng hình sự, HAY
 
Luận văn: Giới hạn xét xử sơ thẩm theo pháp luật Tố tụng hình sự
Luận văn: Giới hạn xét xử sơ thẩm theo pháp luật Tố tụng hình sựLuận văn: Giới hạn xét xử sơ thẩm theo pháp luật Tố tụng hình sự
Luận văn: Giới hạn xét xử sơ thẩm theo pháp luật Tố tụng hình sự
 
Luận văn: Thu thập, đánh giá chứng cứ trong Luật tố tụng hình sự
Luận văn: Thu thập, đánh giá chứng cứ trong Luật tố tụng hình sựLuận văn: Thu thập, đánh giá chứng cứ trong Luật tố tụng hình sự
Luận văn: Thu thập, đánh giá chứng cứ trong Luật tố tụng hình sự
 
Luận văn: Chế định án treo theo pháp luật hình sự Việt Nam, HAY
Luận văn: Chế định án treo theo pháp luật hình sự Việt Nam, HAYLuận văn: Chế định án treo theo pháp luật hình sự Việt Nam, HAY
Luận văn: Chế định án treo theo pháp luật hình sự Việt Nam, HAY
 
Luận văn: Chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự tại tỉnh Bắc Ninh
Luận văn: Chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự tại tỉnh Bắc NinhLuận văn: Chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự tại tỉnh Bắc Ninh
Luận văn: Chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự tại tỉnh Bắc Ninh
 
Đề tài: Thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự theo pháp luật, HAY
Đề tài: Thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự theo pháp luật, HAYĐề tài: Thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự theo pháp luật, HAY
Đề tài: Thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự theo pháp luật, HAY
 
Luận văn: Thẩm quyền xét xử phúc thẩm vụ án hình sự theo luật
Luận văn: Thẩm quyền xét xử phúc thẩm vụ án hình sự theo luật Luận văn: Thẩm quyền xét xử phúc thẩm vụ án hình sự theo luật
Luận văn: Thẩm quyền xét xử phúc thẩm vụ án hình sự theo luật
 
Luận văn: Giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự, HAY
Luận văn: Giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự, HAYLuận văn: Giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự, HAY
Luận văn: Giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự, HAY
 
Luận văn: Thời hạn tố tụng trong pháp luật tố tụng hình sự, HOT
Luận văn: Thời hạn tố tụng trong pháp luật tố tụng hình sự, HOTLuận văn: Thời hạn tố tụng trong pháp luật tố tụng hình sự, HOT
Luận văn: Thời hạn tố tụng trong pháp luật tố tụng hình sự, HOT
 
Luận án: Áp dụng hình phạt theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn xét x...
Luận án: Áp dụng hình phạt theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn xét x...Luận án: Áp dụng hình phạt theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn xét x...
Luận án: Áp dụng hình phạt theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn xét x...
 
Luận văn: Khởi tố vụ án trong tố tụng hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Khởi tố vụ án trong tố tụng hình sự Việt Nam, HOTLuận văn: Khởi tố vụ án trong tố tụng hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Khởi tố vụ án trong tố tụng hình sự Việt Nam, HOT
 
Đề tài: So sánh mô hình tố tụng hình sự tranh tụng và thẩm vấn
Đề tài: So sánh mô hình tố tụng hình sự tranh tụng và thẩm vấnĐề tài: So sánh mô hình tố tụng hình sự tranh tụng và thẩm vấn
Đề tài: So sánh mô hình tố tụng hình sự tranh tụng và thẩm vấn
 
Luận văn: Người làm chứng trong Luật tố tụng hình sự Việt Nam
Luận văn: Người làm chứng trong Luật tố tụng hình sự Việt NamLuận văn: Người làm chứng trong Luật tố tụng hình sự Việt Nam
Luận văn: Người làm chứng trong Luật tố tụng hình sự Việt Nam
 

Similar to ĐỀ TÀI : KHÁNG NGHỊ PHÚC THẨM THEO PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN TỈNH THÁI NGUYÊ

Similar to ĐỀ TÀI : KHÁNG NGHỊ PHÚC THẨM THEO PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN TỈNH THÁI NGUYÊ (20)

Luận văn thạc sĩ: Kháng nghị phúc thẩm các vụ án hình sự, HOT
Luận văn thạc sĩ: Kháng nghị phúc thẩm các vụ án hình sự, HOTLuận văn thạc sĩ: Kháng nghị phúc thẩm các vụ án hình sự, HOT
Luận văn thạc sĩ: Kháng nghị phúc thẩm các vụ án hình sự, HOT
 
Luận án: Pháp luật về thủ tục xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, HAY
Luận án: Pháp luật về thủ tục xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, HAYLuận án: Pháp luật về thủ tục xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, HAY
Luận án: Pháp luật về thủ tục xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, HAY
 
Luận văn: Giám đốc thẩm vụ án hình sự theo pháp luật tố tụng
Luận văn: Giám đốc thẩm vụ án hình sự theo pháp luật tố tụngLuận văn: Giám đốc thẩm vụ án hình sự theo pháp luật tố tụng
Luận văn: Giám đốc thẩm vụ án hình sự theo pháp luật tố tụng
 
Luận văn: Phiên tòa xét xử hình sự sơ thẩm trong tố tụng hình sự
Luận văn: Phiên tòa xét xử hình sự sơ thẩm trong tố tụng hình sựLuận văn: Phiên tòa xét xử hình sự sơ thẩm trong tố tụng hình sự
Luận văn: Phiên tòa xét xử hình sự sơ thẩm trong tố tụng hình sự
 
Luận văn: Tranh luận tại phiên tòa xét xử sơ thẩm tại Nghệ An, 9đ
Luận văn: Tranh luận tại phiên tòa xét xử sơ thẩm tại Nghệ An, 9đLuận văn: Tranh luận tại phiên tòa xét xử sơ thẩm tại Nghệ An, 9đ
Luận văn: Tranh luận tại phiên tòa xét xử sơ thẩm tại Nghệ An, 9đ
 
Giám Đốc Thẩm Vụ Án Hình Sự Theo Pháp Luật Tố Tụng.doc
Giám Đốc Thẩm Vụ Án Hình Sự Theo Pháp Luật Tố Tụng.docGiám Đốc Thẩm Vụ Án Hình Sự Theo Pháp Luật Tố Tụng.doc
Giám Đốc Thẩm Vụ Án Hình Sự Theo Pháp Luật Tố Tụng.doc
 
Luận văn: Điều tra bổ sung trong xét xử sơ thẩm tại Hải Phòng, 9đ
Luận văn: Điều tra bổ sung trong xét xử sơ thẩm tại Hải Phòng, 9đLuận văn: Điều tra bổ sung trong xét xử sơ thẩm tại Hải Phòng, 9đ
Luận văn: Điều tra bổ sung trong xét xử sơ thẩm tại Hải Phòng, 9đ
 
Luận văn: Nguyên tắc trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng
Luận văn: Nguyên tắc trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụngLuận văn: Nguyên tắc trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng
Luận văn: Nguyên tắc trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng
 
ÁP DỤNG HÌNH PHẠT THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN XÉT XỬ CỦA CÁC...
ÁP DỤNG HÌNH PHẠT THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN XÉT XỬ CỦA CÁC...ÁP DỤNG HÌNH PHẠT THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN XÉT XỬ CỦA CÁC...
ÁP DỤNG HÌNH PHẠT THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN XÉT XỬ CỦA CÁC...
 
Giới Hạn Xét Xử Sơ Thẩm Vụ Án Hình Sự Theo Pháp Luật.doc
Giới Hạn Xét Xử Sơ Thẩm Vụ Án Hình Sự Theo Pháp Luật.docGiới Hạn Xét Xử Sơ Thẩm Vụ Án Hình Sự Theo Pháp Luật.doc
Giới Hạn Xét Xử Sơ Thẩm Vụ Án Hình Sự Theo Pháp Luật.doc
 
Luận văn: Tranh tụng của luật sư tại phiên tòa hình sự tại Hà Nội
Luận văn: Tranh tụng của luật sư tại phiên tòa hình sự tại Hà NộiLuận văn: Tranh tụng của luật sư tại phiên tòa hình sự tại Hà Nội
Luận văn: Tranh tụng của luật sư tại phiên tòa hình sự tại Hà Nội
 
Luận văn: Thủ tục xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự tại Quận 10
Luận văn: Thủ tục xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự tại Quận 10Luận văn: Thủ tục xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự tại Quận 10
Luận văn: Thủ tục xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự tại Quận 10
 
Chất lượng thực hành quyền công tố của Kiểm sát viên, HAY
Chất lượng thực hành quyền công tố của Kiểm sát viên, HAYChất lượng thực hành quyền công tố của Kiểm sát viên, HAY
Chất lượng thực hành quyền công tố của Kiểm sát viên, HAY
 
Thẩm quyền xét xử phúc thẩm vụ án xâm phạm tính mạng con người
Thẩm quyền xét xử phúc thẩm vụ án xâm phạm tính mạng con ngườiThẩm quyền xét xử phúc thẩm vụ án xâm phạm tính mạng con người
Thẩm quyền xét xử phúc thẩm vụ án xâm phạm tính mạng con người
 
Thi hành phần dân sự trong các bản án, quyết định hình sự, HAY
Thi hành phần dân sự trong các bản án, quyết định hình sự, HAYThi hành phần dân sự trong các bản án, quyết định hình sự, HAY
Thi hành phần dân sự trong các bản án, quyết định hình sự, HAY
 
Luận văn: Bảo đảm tranh tụng tại phiên tòa hình sự tại TP Đà Nẵng
Luận văn: Bảo đảm tranh tụng tại phiên tòa hình sự tại TP Đà NẵngLuận văn: Bảo đảm tranh tụng tại phiên tòa hình sự tại TP Đà Nẵng
Luận văn: Bảo đảm tranh tụng tại phiên tòa hình sự tại TP Đà Nẵng
 
Luận văn: Xét xử sơ thẩm vụ án hình sự quận Long Biên, Hà Nội - Gửi miễn phí ...
Luận văn: Xét xử sơ thẩm vụ án hình sự quận Long Biên, Hà Nội - Gửi miễn phí ...Luận văn: Xét xử sơ thẩm vụ án hình sự quận Long Biên, Hà Nội - Gửi miễn phí ...
Luận văn: Xét xử sơ thẩm vụ án hình sự quận Long Biên, Hà Nội - Gửi miễn phí ...
 
ĐỀ TÀI : XÉT XỬ SƠ THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ TỪ THỰC TIỄN QUẬN LONG BIÊN, THÀNH PHỐ ...
ĐỀ TÀI : XÉT XỬ SƠ THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ TỪ THỰC TIỄN QUẬN LONG BIÊN, THÀNH PHỐ ...ĐỀ TÀI : XÉT XỬ SƠ THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ TỪ THỰC TIỄN QUẬN LONG BIÊN, THÀNH PHỐ ...
ĐỀ TÀI : XÉT XỬ SƠ THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ TỪ THỰC TIỄN QUẬN LONG BIÊN, THÀNH PHỐ ...
 
Luận văn: Mô hình tố tụng hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Mô hình tố tụng hình sự Việt Nam, HOTLuận văn: Mô hình tố tụng hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Mô hình tố tụng hình sự Việt Nam, HOT
 
Luận văn: Tố tụng hình sự và vấn đề áp dụng tố tụng tranh tụng
Luận văn: Tố tụng hình sự và vấn đề áp dụng tố tụng tranh tụngLuận văn: Tố tụng hình sự và vấn đề áp dụng tố tụng tranh tụng
Luận văn: Tố tụng hình sự và vấn đề áp dụng tố tụng tranh tụng
 

More from Luận Văn 1800

More from Luận Văn 1800 (20)

Hướng dẫn báo cáo thực tập tốt nghiệp trường đại học công nghiệp Việt Trì
Hướng dẫn báo cáo thực tập tốt nghiệp trường đại học công nghiệp Việt TrìHướng dẫn báo cáo thực tập tốt nghiệp trường đại học công nghiệp Việt Trì
Hướng dẫn báo cáo thực tập tốt nghiệp trường đại học công nghiệp Việt Trì
 
Báo cáo thực tập anh văn thương mại trường đại học Văn Hiến
Báo cáo thực tập anh văn thương mại trường đại học Văn HiếnBáo cáo thực tập anh văn thương mại trường đại học Văn Hiến
Báo cáo thực tập anh văn thương mại trường đại học Văn Hiến
 
Báo cáo thực tập kế toán vốn bằng tiền
Báo cáo thực tập kế toán vốn bằng tiềnBáo cáo thực tập kế toán vốn bằng tiền
Báo cáo thực tập kế toán vốn bằng tiền
 
Mẫu bìa báo cáo thực tập các trường
Mẫu bìa báo cáo thực tập các trườngMẫu bìa báo cáo thực tập các trường
Mẫu bìa báo cáo thực tập các trường
 
Báo cáo thực tập anh văn thương mại trường đại học Văn Hiến
Báo cáo thực tập anh văn thương mại trường đại học Văn HiếnBáo cáo thực tập anh văn thương mại trường đại học Văn Hiến
Báo cáo thực tập anh văn thương mại trường đại học Văn Hiến
 
Mẫu Báo Cáo Thực Tập Ngành Ngôn Ngữ Anh Hutech
Mẫu Báo Cáo Thực Tập Ngành Ngôn Ngữ Anh HutechMẫu Báo Cáo Thực Tập Ngành Ngôn Ngữ Anh Hutech
Mẫu Báo Cáo Thực Tập Ngành Ngôn Ngữ Anh Hutech
 
Báo cáo thực tập ngành ngôn ngữ anh, internship report hutech.
Báo cáo thực tập ngành ngôn ngữ anh, internship report hutech.Báo cáo thực tập ngành ngôn ngữ anh, internship report hutech.
Báo cáo thực tập ngành ngôn ngữ anh, internship report hutech.
 
Báo cáo thực tập ngành tiếng anh thương mại - Internship Report
Báo cáo thực tập ngành tiếng anh thương mại - Internship ReportBáo cáo thực tập ngành tiếng anh thương mại - Internship Report
Báo cáo thực tập ngành tiếng anh thương mại - Internship Report
 
Báo cáo thực tập ngành ngôn ngữ anh, internship report hutech.
Báo cáo thực tập ngành ngôn ngữ anh, internship report hutech.Báo cáo thực tập ngành ngôn ngữ anh, internship report hutech.
Báo cáo thực tập ngành ngôn ngữ anh, internship report hutech.
 
Mẫu báo cáo thực tập kế toán vốn bằng tiền tại công ty 2017, 9 điểm
Mẫu báo cáo thực tập kế toán vốn bằng tiền tại công ty 2017, 9 điểmMẫu báo cáo thực tập kế toán vốn bằng tiền tại công ty 2017, 9 điểm
Mẫu báo cáo thực tập kế toán vốn bằng tiền tại công ty 2017, 9 điểm
 
Đồ Án Môn Học Nghiệp Vụ Ngân Hàng Trường Hutech năm 2018
Đồ Án Môn Học Nghiệp Vụ Ngân Hàng Trường Hutech năm 2018Đồ Án Môn Học Nghiệp Vụ Ngân Hàng Trường Hutech năm 2018
Đồ Án Môn Học Nghiệp Vụ Ngân Hàng Trường Hutech năm 2018
 
Đồ Án Môn Học Nghiệp Vụ Ngân Hàng Trường Hutech năm 2018
Đồ Án Môn Học Nghiệp Vụ Ngân Hàng Trường Hutech năm 2018Đồ Án Môn Học Nghiệp Vụ Ngân Hàng Trường Hutech năm 2018
Đồ Án Môn Học Nghiệp Vụ Ngân Hàng Trường Hutech năm 2018
 
De tai to chuc ho so kiem toan tai cong ty kiem toan aasc, hay
De tai to chuc ho so kiem toan tai cong ty kiem toan aasc, hayDe tai to chuc ho so kiem toan tai cong ty kiem toan aasc, hay
De tai to chuc ho so kiem toan tai cong ty kiem toan aasc, hay
 
ĐỀ CƯƠNG THỰC TẬP TỐT NGHIỆP NGÀNH KẾ TOÁN
ĐỀ CƯƠNG THỰC TẬP TỐT NGHIỆP NGÀNH KẾ TOÁNĐỀ CƯƠNG THỰC TẬP TỐT NGHIỆP NGÀNH KẾ TOÁN
ĐỀ CƯƠNG THỰC TẬP TỐT NGHIỆP NGÀNH KẾ TOÁN
 
Đề tài " Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ
Đề tài "  Báo cáo thực tập  kế toán nguyên vật liệu - công cụ dụng cụĐề tài "  Báo cáo thực tập  kế toán nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ
Đề tài " Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ
 
nghiên cứu chiến lược marketing mix honda việt nam
nghiên cứu chiến lược marketing mix honda việt nam nghiên cứu chiến lược marketing mix honda việt nam
nghiên cứu chiến lược marketing mix honda việt nam
 
Các giải pháp chủ yếu quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và hạ giá thành sản...
Các giải pháp chủ yếu quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và hạ giá thành sản...Các giải pháp chủ yếu quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và hạ giá thành sản...
Các giải pháp chủ yếu quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và hạ giá thành sản...
 
HOÀN THIỆN TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰ...
HOÀN THIỆN TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰ...HOÀN THIỆN TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰ...
HOÀN THIỆN TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰ...
 
MAKETING - MIX
 MAKETING - MIX  MAKETING - MIX
MAKETING - MIX
 
Chiến Lược Marketing Mix Vinamilk
Chiến Lược Marketing Mix VinamilkChiến Lược Marketing Mix Vinamilk
Chiến Lược Marketing Mix Vinamilk
 

Recently uploaded

bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
dangdinhkien2k4
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
Xem Số Mệnh
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
ChuThNgnFEFPLHN
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
dnghia2002
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Kabala
 

Recently uploaded (20)

bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietKiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
 

ĐỀ TÀI : KHÁNG NGHỊ PHÚC THẨM THEO PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN TỈNH THÁI NGUYÊ

  • 1. 1 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRẦN THỊ QUỲNH ANH KHÁNG NGHỊ PHÚC THẨM THEO PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN TỈNH THÁI NGUYÊN Ngành: Luật Hình sự và Tố tụng Hình sự Mã số : 8.38.01.04 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHẠM MẠNH HÙNG HÀ NỘI, 2019
  • 2. LỜI CAM OAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi, chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Người cam đoan Trần Thị Quỳnh Anh
  • 3. MỤC LỤC MỞ ẦU ......................................................................................................................1 Chương 1. NHỮNG VẤN Ề LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VỀ KHÁNG NGHỊ PHÚC THẨM HÌNH SỰ ...........................................................7 1.1. Những vấn đề lý luận về kháng nghị phúc thẩm hình sự.......................................7 1.2. Quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về kháng nghị phúc thẩm hình sự.........................................................................................................................18 Chương 2. THỰC TRẠNG KHÁNG NGHỊ PHÚC THẨM HÌNH SỰ CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN HAI CẤP TỈNH THÁI NGUYÊN.....................34 2.1. Khái quát thực trạng kháng nghị phúc thẩm hình sự tại tỉnh Thái Nguyên.........34 2.2. Những kết quả đạt được trong công tác kháng nghị phúc thẩm hình sự của VKSND hai cấp tỉnh Thái Nguyên .............................................................................36 2.3. Những tồn tại, hạn chế trong công tác kháng nghị phúc thẩm hình sự của VKSND hai cấp tỉnh Thái Nguyên .............................................................................47 Chương 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC..61 KHÁNG NGHỊ PHÚC THẨM HÌNH SỰ..............................................................61 3.1. Hoàn thiện các quy định của pháp luật Tố tụng hình sự về kháng nghị phúc thẩm .61 3.2. Tăng cường việc triển khai, áp dụng các quy định của pháp luật Tố tụng hình sự về kháng nghị phúc thẩm ............................................................................................62 3.3. Tăng cường và đổi mới công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành; công tác thanh tra, kiểm tra trong nội bộ ngành Kiểm sát, trong đó có công tác kháng nghị phúc thẩm .64 3.4. Nâng cao trình độ, kỹ năng nghiệp vụ và trách nhiệm của Kiểm sát viên về công tác kháng nghị phúc thẩm hình sự......................................................................68 3.5. Tăng cường sự chỉ đạo, phối hợp giữa Viện kiểm sát nhân dân hai cấp tỉnh Thái Nguyên ........................................................................................................................71 3.6. Tăng cường quan hệ phối hợp giữa Viện kiểm sát và Tòa án trong việc giải quyết kháng nghị phúc thẩm hình sự ..........................................................................73 3.7. Tăng cường công tác kiểm sát các bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án .................74 3.8. Tăng cường cơ sở vật chất, phương tiện làm việc, chính sách chế độ đối với cán bộ, Kiểm sát viên.........................................................................................................76 KẾT LUẬN................................................................................................................78 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................81
  • 4. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT T T BLTTHS : ộ luật Tố tụng hình sự BLHS : ộ luật Hình sự CHXHCN : Cộng hòa xã hội chủ nghĩa TAND : Tòa án nhân dân VKSND : Viện kiểm sát nhân dân VKS : Viện kiểm sát
  • 5. 1 MỞ ẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan thực hiện chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ Hiến pháp và pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân; bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất. Điều này đã được quy định cụ thể tại Điều 107 Hiến pháp năm 2013 và Khoản 1, Điều 2 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014. Kể từ khi thành lập đến nay, ngành Kiểm sát nhân dân đã đạt được nhiều kết quả tích cực trong công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp, góp phần đảm bảo mọi hành vi phạm tội đều phải được khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không để lọt tội phạm và làm oan người vô tội. Viện kiểm sát thực hiện chức năng thực hành quyền công tố thông qua việc sử dụng tổng hợp các quyền năng pháp lý để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội. Đồng thời, VKSND còn thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động xét xử của Tòa án với một quyền năng pháp lý quan trọng là kháng nghị phúc thẩm. Quyền năng này được quy định trong ộ luật Tố tụng hình sự và Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân để kháng nghị những bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án cùng cấp và cấp dưới trực tiếp, trong trường hợp việc xét xử của Tòa án vi phạm pháp luật nghiêm trọng các quy định của Luật hình sự, Tố tụng hình sự hoặc sau phiên tòa xét xử sơ thẩm mà phát hiện thấy quá trình tố tụng từ khi khởi tố vụ án hình sự đến truy tố, xét xử có vi phạm pháp luật cả về hình thức và nội dung. Viện kiểm sát kháng nghị để yêu cầu Tòa án cấp trên xét xử lại vụ án
  • 6. 2 theo trình tự phúc thẩm nhằm sửa chữa, khắc phục các sai lầm của Tòa án cấp sơ thẩm khi ra các bản án, quyết định có vi phạm. Trong những năm qua công tác kháng nghị phúc thẩm hình sự của VKSND hai cấp tỉnh Thái Nguyên đã có những chuyển biến tích cực, đa số các bản kháng nghị có bố cục chặt chẽ, lập luận rõ ràng, viện dẫn căn cứ pháp lý chính xác, tính tranh tụng trong kháng nghị đã được nâng lên. Do vậy, tỷ lệ kháng nghị được Viện kiểm sát cấp trên bảo vệ cũng cao hơn, số lượng kháng nghị năm sau cao hơn năm trước. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy việc kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm của Viện kiểm sát còn nhiều hạn chế chưa phát huy được hết chức năng, nhiệm vụ của Ngành. Công tác kiểm sát bản án, biên bản nghị án, biên bản phiên tòa và các tài liệu khác thực hiện chưa tốt, dẫn đến vi phạm của cấp sơ thẩm không bị phát hiện, mặt khác do trình độ nhận thức của Kiểm sát viên không đầy đủ, chất lượng bản kháng nghị chưa đạt, nên có nhiều quyết định kháng nghị phúc thẩm của Viện kiểm sát ban hành chưa chính xác, dẫn đến nhiều vụ án Viện kiểm sát phải rút kháng nghị, tỷ lệ kháng nghị được Tòa án chấp nhận còn thấp trong khi số lượng án sơ thẩm phải sửa, hủy án thông qua kháng cáo chiếm tỷ lệ khá lớn. Công tác kháng nghị phúc thẩm chưa thật sự được quan tâm đúng mức nên chưa phát huy được hết vai trò, chức năng nhiệm vụ của Ngành trong quá trình giải quyết án hình sự. Với mong muốn từ quá trình nghiên cứu lý luận cũng như thực tiễn về kháng nghị phúc thẩm hình sự nói chung va kháng nghị phúc thẩm hình sự từ thực tiễn tỉnh Thái Nguyên nói riêng, qua đó tìm ra nguyên nhân và kiến nghị những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng kháng nghị phúc thẩm thời gian tới, học viên lựa chọn đề tài: “Kháng nghị phúc thẩm theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Thái Nguyên” làm luận văn thạc sỹ luật học của mình.
  • 7. 3 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Hiện nay, đã có nhiều tác giả nghiên cứu về chế định kháng nghị phúc thẩm hình sự dưới nhiều góc độ, phương diện khác nhau, cụ thể: - Các công trình nghiên cứu về những vấn đề lý luận về kháng nghị phúc thẩm hình sự: GS. TS Võ Khánh Vinh (2004), ình luận khoa học ộ luật TTHS, Nxb. Công an nhân dân; TS. Phạm Mạnh Hùng (2018), ình luận khoa học ộ luật TTHS, Nxb Lao động; Đại học Luật Hà Nội (2017) Giáo trình Luật Tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb Công an nhân dân; Đinh Văn Quế (2007), Bàn thêm về kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm vụ án hình sự, Tạp chí Kiểm sát (số 15); Ngô Thanh Xuyên (2012), Bàn về khái niệm kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm hình sự, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật (số 6)… - Các công trình nghiên cứu về những bất cập, hạn chế trong các quy định pháp luật về kháng nghị phúc thẩm hình sự: Hoàng Thị Minh Sơn (2013), Một số bất cập trong quy định của Bộ luật TTHS về kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, Tạp chí Luật học (số 8); Mai Thanh Hiếu (2015), Khái niệm hiệu lực của kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm trong tố tụng hình sự, Tạp chí Luật học (số 1)… - Các công trình nghiên cứu về thực tiễn áp dụng pháp luật về kháng nghị phúc thẩm hình sự: Vũ Đức Thành (2010), Đôi điều rút ra qua thực hiện công tác kháng nghị phúc thẩm hình sự ở Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Ninh, Tạp chí Kiểm sát (số 16); Lê Thành Dương (2014), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về kháng nghị phúc thẩm hình sự, VKSND tối cao… - Các công trình nghiêm cứu về các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác kháng nghị phúc thẩm hình sự: Ngô Thanh Xuyên, Đỗ Mạnh Phương (2014), Hoàn thiện các quy định về kháng nghị phúc thẩm hình sự trong Bộ luật Tố tụng hình sự hiện hành, Tạp chí Kiểm sát (số 17); Nguyễn Thị Lan
  • 8. 4 (2017), Giải pháp nâng cao chất lượng công tác kháng nghị phúc thẩm hình sự của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hải Phòng, Tạp chí Kiểm sát (số 3)… Nhìn chung, các bài viết và công trình nghiên cứu về kháng nghị phúc thẩm hình sự đã có sự phân tích, đánh giá ở những phương diện khác nhau, tuy nhiên thường chỉ tập trung giải quyết một hoặc một vài nội dung nhất định mà chưa có bài viết nào đi sâu nghiên cứu, phân tích về chế định kháng nghị phúc thẩm ở cả phương diện lý luận và thực tiễn công tác này của VKSND hai cấp tỉnh Thái Nguyên. Vì vậy, đề tài nghiên cứu của luận văn lựa chọn vấn đề phân tích, đánh giá về những kết quả đã đạt được, những mặt còn tồn tại, hạn chế trong công tác kháng nghị phúc thẩm; lý giải những yếu tố ảnh hưởng và đê xuất những giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng kháng nghị phúc thẩm hình sự của VKSND hai cấp tỉnh Thái Nguyên. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Luận văn hướng đến mục đích đánh giá khách quan, toàn diện công tác kháng nghị phúc thẩm, chỉ ra được những tồn tại, hạn chế để đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kháng nghị phúc thẩm hình sự của VKSND hai cấp tỉnh Thái Nguyên. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, luận văn tập trung vào thực hiện những nhiệm vụ chính như: - Làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận và các quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm của Viện kiểm sát. - Phân tích, đánh giá toàn diện việc thực hiện pháp luật và thực tiễn công tác kháng nghị phúc thẩm của VKSND hai cấp tỉnh Thái Nguyên. Từ đó, nêu lên được những mặt tích cực cũng như những tồn tại, hạn chế trong
  • 9. 5 việc thực hiện công tác kháng nghị phúc thẩm và chỉ ra nguyên nhân của tồn tại, hạn chế đó. - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kháng nghị phúc thẩm hình sự của ngành Kiểm sát nói chung và của VKSND tỉnh Thái Nguyên nói riêng. 4. ối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: luận văn đi vào nghiên cứu các quy định của pháp luật tố tụng hình sự về kháng nghị phúc thẩm hình sự của VKS, có sự so sánh đối chiếu giữa LTTHS năm 2003 với LTTHS năm 2015; Luật tổ chức VKSND năm 2002 và 2014, liên hệ với thực tiễn tỉnh Thái Nguyên. - Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu toàn diện thực trạng công tác kháng nghị phúc thẩm hình sự của VKSND hai cấp tỉnh Thái Nguyên trong thời gian từ năm 2014 đến năm 2018. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu - Phương pháp luận: Luận văn nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận là phép duy vật biện chứng của Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật; quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam, về cải cách tư pháp. - Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, lịch sử cụ thể, hệ thống, thống kê, so sánh – đối chiếu… 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn - Ý nghĩa lý luận: Luận văn góp phần làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn, các quy định về kháng nghị phúc thẩm hình sự theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam, đồng thời đề ra giải pháp hoàn thiện một số vấn đề lý luận về thủ tục phúc thẩm. - Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của Luận văn góp phần đánh giá thực trạng công tác kháng nghị phúc thẩm hình sự trong 05 năm vừa qua
  • 10. 6 và nâng cao hiệu quả áp dụng thủ tục kháng nghị phúc thẩm của VKSND hai cấp tỉnh Thái Nguyên. 7. Kết cấu của Luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của Luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận và pháp luật tố tụng hình sự về kháng nghị phúc thẩm hình sự Chương 2: Thực trạng kháng nghị phúc thẩm hình sự của viện kiểm sát nhân dân hai cấp tỉnh thái nguyên Chương 3: Một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác kháng nghị phúc thẩm hình sự
  • 11. 7 Chương 1 NHỮNG VẤN Ề LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VỀ KHÁNG NGHỊ PHÚC THẨM HÌNH SỰ 1.1. Những vấn đề lý luận về kháng nghị phúc thẩm hình sự 1.1.1. Khái niệm kháng nghị phúc thẩm hình sự Theo khoản 1, Điều 107 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa (CHXHCN) Việt Nam năm 2013, Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp. Khoản 1, Điều 2, Luật tổ chức VKSND năm 2014, VKSND có chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp. VKSND là cơ quan duy nhất được giao chức năng thực hành quyền công tố. Hoạt động này được thực hiện ngay từ khi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự nhằm bảo đảm không bỏ lọt tội phạm và người phạm tội, không làm oan người vô tội. Trong giai đoạn xét xử, VKSND thực hiện chức năng thực hành quyền công tố để bảo vệ quan điểm truy tố theo cáo trạng, bảo đảm xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Đồng thời, VKSND còn thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động xét xử của Tòa án. Nếu xét thấy bản án hoặc quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng hoặc vi phạm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật hình sự, xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, xã hội và quyền, lợi ích hợp pháp của những người tham gia tố tụng thì Viện kiểm sát (VKS) cùng cấp hoặc cấp trên trực tiếp sẽ sử dụng một quyền năng pháp lý đặc biệt để yêu cầu Tòa án cấp trên tiến hành xét xử lại vụ án theo trình tự phúc thẩm, đó là quyền kháng nghị phúc thẩm hình sự.
  • 12. 8 Khoản 1, Điều 5 Luật tổ chức VKSND năm 2014 quy định: “Trường hợp hành vi, bản án, quyết định của cơ quan, cá nhân có thẩm quyền trong hoạt động tư pháp có vi phạm pháp luật nghiêm trọng, xâm phạm quyền con người, quyền công dân, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân thì VKSND phải kháng nghị. Cơ quan, người có thẩm quyền phải giải quyết kháng nghị của VKSND theo quy định của pháp luật”. Như vậy, kháng nghị là một quyền năng pháp lý quan trọng của VKS khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của mình. Theo Từ điển Tiếng Việt, thuật ngữ “kháng nghị” là bày tỏ ý kiến chống lại điều đã quyết nghị [20, tr. 894]; “phúc thẩm” là xét lại những vụ án do Tòa án dưới đưa lên [20, tr. 1087]. Theo Từ điển Luật học, “kháng nghị” của VKS là việc VKS khi thực hành quyền kiểm sát hoạt động tư pháp không đồng ý với toàn bộ hoặc một phần bản án, quyết định của Tòa án, gửi văn bản đến Tòa án có thẩm quyền làm ngưng hiệu lực thi hành đối với toàn bộ hoặc một phần bản án đó để xét xử theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm hoặc tái thẩm đảm bảo cho vụ án được xét xử chính xác, khách quan, đúng pháp luật [8, tr. 731]; “Kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm” chỉ có VKS cùng cấp, cùng lãnh thổ với Tòa án đã ra bản án, quyết định sơ thẩm và VKS cấp trên trực tiếp của VKS này mới có quyền kháng nghị những bản án, quyết định sơ thẩm. Từ đó, có thể hiểu kháng nghị là hành vi tố tụng của VKS, thể hiện việc không đồng ý với toàn bộ hoặc một phần bản án, quyết định của Tòa án, với mục đích bảo đảm cho việc xét xử được chính xác, khách quan, công bằng đồng thời khắc phục, sửa chữa những sai sót trong bản án, quyết định của Tòa án [3]. Điều 232 Bộ luật Tố tụng Hình sự (BLTTHS) năm 2003 quy định: “Viện kiểm sát cùng cấp và Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp có quyền kháng
  • 13. 9 nghị những bản án hoặc quyết định sơ thẩm”. Điều 36 LTTHS năm 2003 quy định: “…2. Khi thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tố tụng đối với vụ án hình sự, Viện trưởng Viện kiểm sát có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây: i) Kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm các bản án, quyết định của Tòa án”. Khoản 2, Điều 41 LTTHS năm 2015 quy định Viện trưởng VKS có quyền: “o) Kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định của Tòa án theo quy định của Bộ luật này”. Khoản 3, Điều 4 Luật tổ chức VKSND năm 2014 quy định: “Khi thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp, Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: d) Kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án có vi phạm pháp luật”. Như vậy, pháp luật đã quy định rõ khi xét thấy những bản án và quyết định sơ thẩm của Tòa án có vi phạm pháp luật nghiêm trọng thì VKS cùng cấp và VKS cấp trên trực tiếp có thẩm quyền kháng nghị phúc thẩm. Kháng nghị phúc thẩm hình sự là quyền năng pháp lý quan trọng, xuất phát từ chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp trong lĩnh vực hình sự của VKS và xuất phát từ nguyên tắc cơ bản trong tố tụng hình sự nước ta đó là bảo đảm hai cấp xét xử. Theo nội dung của nguyên tắc này, một vụ án có thể được xét xử qua hai cấp, từ đó những vấn đề của vụ án sẽ một lần nữa được xem xét, phân tích, đánh giá, làm cơ sở cho các phán quyết của Tòa án đảm bảo độ chính xác, khách quan cao hơn. Thông qua hoạt động xét xử vụ án hình sự qua hai cấp xét xử, Tòa án cấp phúc thẩm có thể kịp thời sửa chữa những sai lầm, thiếu sót trong những bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm. Đồng thời, việc xét xử lại vụ án mà Tòa án cấp sơ thẩm đã xét xử sẽ giúp tìm ra nguyên nhân của những sai lầm hay những vi phạm pháp luật
  • 14. 10 trong việc áp dụng pháp luật của Tòa án nói riêng và các cơ quan tiến hành tố tụng nói chung. Theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự, kháng nghị của VKS không phải chỉ có trong trình tự phúc thẩm mà còn là căn cứ để xét xử giám đốc thẩm hoặc tái thẩm. Cụ thể, kháng nghị là căn cứ để xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm thì gọi là kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, nếu kháng nghị là căn cứ để xét xử theo thủ tục tái thẩm thì gọi là kháng nghị theo thủ tục tái thẩm, nếu kháng nghị là căn cứ để xét xử theo thủ tục phúc thẩm thì gọi là kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm. Tuy nhiên, do giới hạn của phạm vi nghiên cứu nên đề tài chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu về kháng nghị phúc thẩm hình sự. Khái niệm kháng nghị phúc thẩm hình sự đã được đề cập nhiều trong khoa học pháp lý nước ta. Tuy nhiên, trong LTTHS hiện hành, các văn pháp pháp lý khác và trong các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học vẫn chưa đưa ra một định nghĩa thống nhất về khái niệm “kháng nghị phúc thẩm hình sự”. Có tác giả cho rằng kháng nghị phúc thẩm là quyền năng pháp lý được Nhà nước giao cho VKSND để kháng nghị những bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án cùng cấp và cấp dưới trực tiếp khi phát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trọng để yêu cầu Tòa án cấp trên trực tiếp xét xử lại theo thủ tục phúc thẩm nhằm bảo đảm việc xét xử đúng pháp luật, nghiêm minh và kịp thời [11]. Quan điểm khác lại định nghĩa kháng nghị phúc thẩm là một văn bản do VKS ban hành yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm xét xử lại vụ án mà Tòa án cấp sơ thẩm đã xét xử nhưng xét thấy không đúng pháp luật [21]. Trên cơ sở phân tích nội dung, đặc điểm, đặc trưng, mục đích của kháng nghị phúc thẩm hình sự, nghiên cứu các tài liệu có liên quan cũng như tiếp thu các quan điểm của các nhà khoa học về tố tụng hình sự, tác giả đưa ra
  • 15. 11 định nghĩa về kháng nghị phúc thẩm hình sự như sau: Kháng nghị phúc thẩm hình sự là quyền năng pháp lý mà Nhà nước giao cho Viện kiểm sát nhân dân thể hiện quan điểm của Viện kiểm sát cùng cấp và cấp trên trực tiếp, yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm xét xử lại bản án, quyết định hình sự sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật theo trình tự phúc thẩm. Qua đó nhằm bảo đảm việc xét xử của Tòa án được thực hiện theo đúng pháp luật, việc xét xử nghiêm minh, kịp thời, đúng người, đúng tội, không bỏ lọt tội phạm và người phạm tội, không làm oan người vô tội. 1.1.2. Đặc điểm của kháng nghị phúc thẩm hình sự Kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm vụ án hình sự có một số đặc điểm cơ bản như sau: - Kháng nghị phúc thẩm hình sự là quyền năng pháp lý mà Nhà nước giao cho VKSND. Đây là chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của VKS đã được quy định tại Khoản 1 Điều 107 Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 2013 và được cụ thể hóa trong Luật tổ chức VKSND năm 2014. Thông qua công tác kháng nghị, VKS đồng thời thực hiện được chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự. Khoản 1 Điều 3 Luật tổ chức VKSND năm 2014 quy định: “Thực hành quyền công tố là hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng hình sự để thực hiện việc buộc tội của Nhà nước đối với người phạm tội, được thực hiện ngay từ khi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự”. ên cạnh chức năng thực hành quyền công tố thì VKS còn có nhiệm vụ quan trọng khác trong tố tụng hình sự, đó là chức năng kiểm sát các hoạt động tư pháp. Theo đó, VKS sẽ kiểm sát tính hợp pháp của các hành vi, quyết định của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động tư pháp, được thực hiện ngay từ khi tiếp nhận và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố
  • 16. 12 và trong suốt quá trình giải quyết vụ án hình sự cho đến khi thi hành các bản án, quyết định của Tòa án. Như vậy, hai chức năng này của VKS được thực hiện xuyên suốt trong quá trình giải quyết một vụ án hình sự và thông qua hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử tại phiên tòa sơ thẩm, VKS phát hiện có những vi phạm pháp luật nghiêm trọng thì VKS có quyền kháng nghị phúc thẩm. Điều 23 LTTHS năm 2003, nay là Điều 20 LTTHS năm 2015 quy định trách nhiệm của VKS khi thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự, cụ thể “Viện kiểm sát thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự, quyết định việc buộc tội, phát hiện vi phạm pháp luật nhằm bảo đảm mọi hành vi phạm tội, người phạm tội, pháp nhân phạm tội, vi phạm pháp luật đều phải được phát hiện và xử lý kịp thời, nghiêm minh, việc khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không để lọt tội phạm và người phạm tội, pháp nhân phạm tội, không làm oan người vô tội”. Như vậy, khi thực hiện chức năng thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự, VKS kháng nghị các bản án, quyết định của Tòa án trong trường hợp phát hiện oan, sai, bỏ lọt tội phạm, người phạm tội, pháp nhân phạm tội; khi kiểm sát việc xét xử vụ án hình sự, VKS kháng nghị đối với bản án, quyết định của Tòa án có vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng. - Hoạt động kháng nghị phúc thẩm xuất hiện khi VKS nhận thấy có những “vi phạm pháp luật nghiêm trọng” trong bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án cùng cấp hoặc cấp dưới trực tiếp. Vấn đề đặt ra ở đây là đánh giá mức độ vi phạm pháp luật của bản án, quyết định như thế nào? Có quan điểm cho rằng, khi đánh giá mức độ vi phạm thì chỉ cần xác định bản án, quyết định có sự vi phạm pháp luật là đã có căn cứ để kháng nghị phúc thẩm. Mặt khác, Điều 32 Quy chế về công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử các vụ án hình sự ban hành kèm theo Quyết định số 505/2017/QĐ-VKSTC
  • 17. 13 ngày 18/12/2017 của VKSND tối cao nêu căn cứ để kháng nghị phúc thẩm là có “vi phạm pháp luật”, tức là vi phạm trong việc áp dụng pháp luật nội dung (luật hình sự) và vi phạm pháp luật hình thức (luật tố tụng hình sự). Tuy nhiên, Luật tổ chức VKSND năm 2014 đã quy định rõ mức độ vi phạm làm căn cứ cho việc kháng nghị phúc thẩm phải là “vi phạm pháp luật nghiêm trọng”. Cụ thể Điều 5 Luật tổ chức VKSND năm 2014 quy định VKSND có quyền kháng nghị, kiến nghị. Theo đó, quyền kháng nghị được thực hiện khi phát hiện hành vi, bản án, quyết định của cơ quan, cá nhân có thẩm quyền trong hoạt động tư pháp có “vi phạm pháp luật nghiêm trọng”, xâm phạm quyền con người, quyền công dân, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân thì VKSND phải kháng nghị; quyền kiến nghị được VKSND thực hiện khi phát hiện hành vi, quyết định của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động tư pháp có “vi phạm pháp luật ít nghiêm trọng” không thuộc trường hợp kháng nghị thì VKSND kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân đó khắc phục vi phạm pháp luật và xử lý nghiêm minh người vi phạm pháp luật. Như vậy, không phải đối với vi phạm pháp luật nào trong hoạt động tư pháp VKS cũng ban hành kháng nghị mà kháng nghị của VKS chỉ được ban hành đối với những vi phạm pháp luật nghiêm trọng. - Đối tượng của kháng nghị phúc thẩm là bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật. Hoạt động kháng nghị là một trong những căn cứ để Tòa án xét xử lại vụ án theo trình tự phúc thẩm. Theo quy định tại Điều 230 LTTHS 2003 nay là Điều 330 LTTHS 2015 thì xét xử phúc thẩm là một thủ tục tố tụng hình sự, tính chất của xét xử phúc thẩm là việc Tòa án cấp trên trực tiếp xét xử lại vụ án hoặc xét lại quyết định sơ thẩm mà bản án, quyết định sơ thẩm đối với vụ án đó chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo hoặc kháng nghị. Xét xử phúc thẩm góp phần bảo đảm cho việc xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, kịp thời khắc phục những sai lầm, thiếu sót
  • 18. 14 có thể xâm phạm quyền con người, quyền công dân, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Như vậy, một bản án, quyết định sơ thẩm sẽ được xem xét lại theo thủ tục phúc thẩm khi có đủ hai điều kiện: bản án, quyết định đó chưa có hiệu lực pháp luật và bị kháng cáo hoặc kháng nghị. Điều này khác với kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm có đối tượng là bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án. - Kháng nghị phúc thẩm góp phần cho một trong những nguyên tắc cơ bản của tố tụng hình sự là chế độ hai cấp xét xử (sơ thẩm và phúc thẩm) được bảo đảm. Theo nguyên tắc này, bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án bị kháng nghị thì vụ án phải được xét xử phúc thẩm. Sau khi vụ án được xét xử phúc thẩm thì bản án, quyết định phúc thẩm có hiệu lực pháp luật và được đưa ra thi hành, không phụ thuộc vào việc bản án, quyết định đó có thể bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm. Còn giám đốc thẩm, tái thẩm không phải là một cấp xét xử mà chỉ là thủ tục “xét lại” bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhưng phát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án (đối với thủ tục giám đốc thẩm) hoặc có tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án, quyết định mà Tòa án không biết được khi ra bản án, quyết định đó (đối với thủ tục tái thẩm). - VKS cùng cấp hoặc VKS cấp trên trực tiếp có quyền kháng nghị bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật. Ở thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm do tính chất “xét lại” bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật là đặc biệt nên thẩm quyền kháng nghị đã được giới hạn. Theo đó, thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm thuộc về VKSND tối cao, TAND tối cao, Tòa án quân sự Trung ương, Viện kiểm sát quân sự trung ương, VKSND cấp cao và TAND cấp cao; thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm chỉ
  • 19. 15 có Viện trưởng VKSND tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương và Viện trưởng VKSND cấp cao. Từ những phân tích trên về đặc điểm của kháng nghị phúc thẩm hình sự có thể thấy, kháng nghị phúc thẩm hình sự là quyền năng pháp lý đặc biệt mà Nhà nước giao cho VKSND. Kháng nghị phúc thẩm hình sự được VKS cùng cấp hoặc VKS cấp trên trực tiếp thực hiện khi phát hiện bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án có vi phạm pháp luật nghiêm trọng, để yêu cầu Tòa án cấp trên xét xử lại vụ án đó theo trình tự phúc thẩm nhằm kịp thời sửa chữa, khắc phục những thiếu sót, vi phạm của Tòa án cấp dưới, đảm bảo việc xét xử đúng pháp luật, nghiêm minh và kịp thời, đồng thời bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức xã hội và Nhà nước. 1.1.3. Vai trò của kháng nghị phúc thẩm hình sự - Việc quy định và thực hiện tốt công tác kháng nghị phúc thẩm hình sự có vai trò quan trọng trong việc xây dựng Nhà nước pháp quyền, bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa. Quy định này góp phần quan trọng vào việc thực thi pháp luật xã hội chủ nghĩa, bảo đảm tính thống nhất của pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Xuất phát từ chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử các vụ án hình sự của mình, VKS sẽ phát hiện kịp thời những vi phạm pháp luật nghiêm trọng, từ đó ban hành kháng nghị nói chung và kháng nghị phúc thẩm nói riêng làm căn cứ bảo đảm hoạt động xét xử của Tòa án được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, bảo đảm nhận thức và áp dụng thống nhất pháp luật, bảo đảm cho quyền và lợi ích hợp pháp của những người tham gia tố tụng, không để xảy ra oan, sai, bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vô tội. - Việc quy định và thực hiện quyền kháng nghị phúc thẩm là căn cứ quan trọng làm phát sinh thủ tục phúc thẩm. Xét xử phúc thẩm có mục đích là kiểm tra lại tính có căn cứ của bản án, quyết định sơ thẩm và xét xử lại vụ án
  • 20. 16 về mặt nội dung. Từ đó, quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, xã hội và của công dân được bảo vệ; những thiếu sót, vi phạm trong hoạt động xét xử của Tòa án cấp sơ thẩm được khắc phục, sửa chữa; pháp luật được hướng dẫn, giải thích và áp dụng thống nhất. - Việc thực hiện tốt công tác kháng nghị phúc thẩm hình sự có vai trò quan trọng trong việc thực hiện chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp của VKS. Việc phát hiện ra những vi phạm để ban hành kháng nghị và yêu cầu Tòa án xét xử vụ án theo trình tự phúc thẩm sẽ góp phần bảo vệ Hiến pháp và pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh, được áp dụng và thực thi thống nhất. Thật vậy, hiểu được tầm quan trọng của khâu công tác này, trong những năm quan Viện trưởng VKSND tối cao đã ban hành nhiều Chỉ thị về tăng cường công tác kháng nghị phúc thẩm hình sự. Trên cơ sở đó đã tạo nhiều chuyển biến mới đối với công tác này trong ngành Kiểm sát nhân dân. 1.1.4. Hiệu lực của kháng nghị phúc thẩm hình sự Hiệu lực của kháng nghị phúc thẩm là sự phát sinh việc thực hiện thẩm quyền của Tòa án cấp phúc thẩm và giới hạn việc thực hiện thẩm quyền xem xét và quyết định của tòa án trong giới hạn xét xử sơ thẩm, phạm vi và hướng kháng nghị theo quy định của pháp luật với điều kiện kháng nghị phúc thẩm hợp pháp về đối tượng, chủ thể, thời hạn, hình thức và thủ tục kháng nghị. Hiệu lực của kháng nghị là bảo đảm pháp lý cần thiết cho việc thực hiện đúng thẩm quyền của Tòa án phúc thẩm; bảo đảm cho việc xét xử lại vụ án hoặc xét lại quyết định sơ thẩm, tìm ra nguyên nhân của sai lầm hay vi phạm về pháp luật trong việc giải quyết vụ án của các cơ quan tiến hành tố tụng nói chung và Tòa án cấp sơ thẩm nói riêng, từ đó tìm ra giải pháp thích
  • 21. 17 hợp để sửa chữa sai lầm, vi phạm của Tòa án cấp sơ thẩm, nâng cao trách nhiệm của Tòa án cấp sơ thẩm trong việc giải quyết vụ án. Việc Tòa án cấp phúc thẩm sửa hoặc hủy bản án, quyết định sơ thẩm chính là hình thức hướng dẫn áp dụng pháp luật của Tòa án phúc thẩm đối với Tòa án sơ thẩm, bảo đảm tính thống nhất trong việc áp dụng, thi hành pháp luật, góp phần nâng cao chất lượng xét xử và phòng ngừa sai lầm, vi phạm của Tòa án cấp sơ thẩm. 1.1.5. Thẩm quyền kháng nghị phúc thẩm hình sự Viện kiểm sát cùng cấp với Tòa án cấp sơ thẩm và Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là các chủ thể có thẩm quyền kháng nghị phúc thẩm. Quyền kháng nghị của VKS cấp trên trực tiếp là quyền độc lập chứ không phải chỉ bổ sung cho quyền kháng nghị của VKS cấp dưới. Trong trường hợp kháng nghị của VKS cấp dưới và VKS cấp trên trực tiếp có nội dung bổ sung cho nhau thì Tòa án cấp phúc thẩm xem xét cả hai quyết định kháng nghị. Trong trường hợp kháng nghị của VKS cấp dưới và cấp trên trực tiếp có nội dung mâu thuẫn nhau mà VKS cấp dưới không rút kháng nghị của mình, VKS cấp trên trực tiếp không rút kháng nghị của VKS cấp dưới thì Tòa án cấp phúc thẩm chỉ xem xét kháng nghị của VKS cấp trên trực tiếp. 1.1.6. Thời hạn kháng nghị phúc thẩm hình sự Thời hạn kháng nghị phúc thẩm là khoảng thời gian cần thiết theo quy định của pháp luật để VKS cùng cấp và VKS cấp trên trực tiếp thực hiện việc kháng nghị. Thời hạn kháng nghị phúc thẩm tính từ thời điểm bắt đầu đến thời điểm kết thúc thời hạn kháng nghị. Để xác định thời điểm bắt đầu thời hạn kháng nghị, pháp luật quy định ngày được xác định, tùy từng trường hợp ngày được xác định là ngày Tòa án tuyên án, ra quyết định hoặc ngày bản án, quyết định sơ thẩm được giao hoặc được niêm yết. Để xác định thời điểm kết thúc thời hạn kháng nghị, pháp luật quy định ngày cuối cùng của thời hạn. Trong trường hợp ngày cuối cùng của thời hạn là ngày nghỉ theo quy định của
  • 22. 18 pháp luật thì thời hạn kháng nghị được kéo dài đến hết ngày làm việc đầu tiên tiếp theo của ngày nghỉ đó. Sự kết thúc thời hạn kháng nghị có hậu quả tước bỏ quyền kháng nghị phúc thẩm của VKS, làm cho bản án, quyết định sơ thẩm có hiệu lực pháp luật. Vì vậy, kháng nghị quá hạn là kháng nghị vô hiệu, trừ trường hợp có lí do chính đáng và được Tòa án cấp phúc thẩm chấp nhận. Lí do chính đáng của việc kháng nghị quá hạn là trường hợp do trở ngại khách quan không thể vượt qua, chủ thể của quyền kháng nghị phúc thẩm tuyệt đối không thể thực hiện việc kháng nghị trong thời hạn luật định. 1.2. Quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về kháng nghị phúc thẩm hình sự 1.2.1. Khái quát lịch sử hình thành và phát triển các quy định của pháp luật về kháng nghị phúc thẩm hình sự Ngay sau khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, ngày 24 tháng 01 năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký ban hành Sắc lệnh số 13, một trong những văn bản đầu tiên đặt nền móng cho việc hình thành nền tư pháp xét xử của chế độ mới. Theo đó, chế độ hai cấp xét xử đã được bảo đảm và “quyền chống án” đã được ghi nhận cho những chủ thể tố tụng khác nhau. Cụ thể, tại Điều 54 Sắc lệnh số 13 quy định: “Tòa đại hình sơ thẩm, ông Biện lý có quyền chống án lên Tòa thượng thẩm”. Sau đó, thuật ngữ “kháng nghị” chính thức được ghi nhận vào năm 1957, tại điểm c Điều I mục II Thông tư số 141-HCTP ngày 5 tháng 12 năm 1957 của ộ Tư pháp về tổ chức và phân công nội bộ của Tòa án. Theo đó, Công tố ủy viên, dưới sự lãnh đạo của ộ Tư pháp, có nhiệm vụ theo dõi việc xét xử và hòa giải tòa án nhân dân có hợp pháp không, kháng nghị đối với các bản án hoặc nghị quyết của tòa án xét không đúng pháp luật [1].
  • 23. 19 Đến năm 1959, lần đầu tiên trong Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa có những quy định về hệ thống tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của VKS. Để cụ thể hóa quy định của Hiến pháp, ngày 15/7/1960, Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã thông qua Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, quy định một cách cụ thể về hệ thống tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của VKS. Trong đó, Điều 17 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 1960 đã quy định VKSND tối cao và các VKSND địa phương có một quyền quan trọng, đó là “kháng nghị những bản án hoặc quyết định sơ thẩm của Tòa án nhân dân cùng cấp và cấp dưới một cấp”. Kế thừa những quy định của Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 1960, ngày 04/7/1981, Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam đã thông qua Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 1981. Theo đó, Điều 13 của Luật quy định khi thực hiện công tác kiểm sát xét xử, các VKSND có quyền “kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm các bản án và quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cùng cấp và dưới một cấp, khi thấy có vi phạm pháp luật”. Như vậy, quy định này của điều luật đã chính thức ghi nhận thuật ngữ “kháng nghị phúc thẩm”. Tiếp đó, Điều 19 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002 được Quốc hội thông qua ngày 02/4/2002 tiếp tục quy định: “Khi thực hành quyền công tố và kiểm sát việc xét xử các vụ án hình sự, Viện kiểm sát nhân dân có quyền kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm… các bản án, quyết định của Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật”. Đến Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014 được Quốc hội thông qua ngày 24/11/2014 đã quy định cụ thể tại Điều 18 của Luật, khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự VKSND có nhiệm vụ, quyền hạn “kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án trong trường hợp phát hiện oan, sai, bỏ lọt tội phạm, người phạm tội”. Và Điều 19 của Luật quy định khi kiểm sát xét xử vụ án hình sự,
  • 24. 20 VKSND có nhiệm vụ, quyền hạn “kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án có vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng”. Như vậy, qua các giai đoạn lịch sử, quy định về kháng nghị phúc thẩm hình sự về hình thức có những tên gọi khác nhau, từng bước đã có sự thay đổi, bổ sung, hoàn thiện hơn, dần đáp ứng yêu cầu thực hiện chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử của VKS. Có thể nói, chế định kháng nghị phúc thẩm hình sự đã được sửa đổi, bổ sung nhiều lần cho phù hợp với tình hình thực tế của mỗi thời kỳ cách mạng Việt Nam. Trong pháp luật tố tụng hình sự, khi LTTHS chưa được ra đời, các quy định về kháng nghị phúc thẩm hình sự được thực hiện theo ản hướng dẫn về trình tự tố tụng phúc thẩm về hình sự kèm theo Thông tư số 19/TATC ngày 02/10/1974 của TAND tối cao. Sau đó, khi LTTHS ra đời, chế định kháng nghị phúc thẩm hình sự được quy định tại Phần thứ tư, Chương XXII, các Điều 206, 207, 208, 210, 211, 212, 213 của LTTHS năm 1988. Đến LTTHS 2003, chế định này được quy định tại Phần thứ tư, Chương XXIII, các Điều 230, 232, 233, 234, 236, 237, 238, 239. Theo đó, cả hai ộ luật trên đều quy định Viện kiểm sát cùng cấp và Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp có quyền kháng nghị những bản án hoặc quyết định sơ thẩm; kháng nghị được thể hiện bằng văn bản, có nói rõ lý do và được gửi đến Tòa án đã xử sơ thẩm; thời hạn kháng nghị là 15 ngày kể từ ngày tuyên án (theo LTTHS 1998) hoặc 15 ngày đối với VKS cùng cấp, 30 ngày đối với VKS cấp trên trực tiếp, kể từ ngày tuyên án (theo LTTHS 2003). Đồng thời, quy định rõ về hậu quả của kháng nghị cũng như thủ tục thông báo về việc kháng nghị, bổ sung, thay đổi, rút kháng nghị. Kế thừa những quy định trên, LTTHS năm 2015 tiếp tục quy định về chế định này tại Chương XXII ở các Điều 336, 337, 338, 339, 342, 343. Từ những quy định trên, có thể thấy rằng, từ khi thành lập Nhà nước Việt Nam
  • 25. 21 Dân chủ Cộng hòa cho đến nay, pháp luật tố tụng hình sự đều có những quy định nêu rõ chỉ có VKS mới có quyền kháng nghị phúc thẩm hình sự. 1.2.2. Các quy định của pháp luật tố tụng hình sự hiện hành về kháng nghị phúc thẩm hình sự 1.2.2.1. Thẩm quyền kháng nghị phúc thẩm Theo quy định tại khoản 1, Điều 336 LTTHS năm 2015 thì VKSND cùng cấp với Tòa án đã ra bản án, quyết định sơ thẩm và VKSND cấp trên trực tiếp của VKSND đó có quyền kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm bản án hoặc quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật. Người có thẩm quyền quyết định việc kháng nghị phúc thẩm là Viện trưởng, Phó Viện trưởng VKS (quy định tại Điều 41 LTTHS 2015). Điều 36 Quy chế công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử các vụ án hình sự (ban hanh kèm theo Quyết định số 505/2017/QĐ-VKSTC ngày 18/12/2017của Viện trưởng VKSND tối cao) đã nêu cụ thể: Viện trưởng, Phó Viện trưởng VKSND cấp huyện kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm đối với những bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của TAND cấp huyện; Viện trưởng, Phó Viện trưởng VKSND cấp tỉnh kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm đối với bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của TAND cấp huyện, cấp tỉnh; Viện trưởng, Phó Viện trưởng VKSND cấp cao kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của TAND cấp tỉnh thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ. Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014 quy định về hệ thống VKSND gồm có 04 cấp: VKSND tối cao, VKSND cấp cao, VKSND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (VKSND cấp tỉnh), VKSND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương (VKSND cấp huyện). Sau khi Nghị quyết số 82/2014/QH13 ngày 24/11/2014 của Quốc hội về việc thi hành
  • 26. 22 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân có hiệu lực thi hành thì VKSND tối cao chuyển giao nhiệm vụ thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử phúc thẩm cho VKSND cấp cao. Theo đó Viện trưởng, Phó Viện trưởng VKSND cấp cao có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm đối với bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của TAND tỉnh thành phố trực thuộc trung ương. Như vậy, đây là quy định mới thay đổi về thẩm quyền kháng nghị phúc thẩm bởi VKSND tối cao không còn chức năng kháng nghị phúc thẩm mà chuyển quyền năng này cho VKSND cấp cao. VKS có thể kháng nghị toàn bộ hoặc một phần của bản án, quyết định; đối với tất cả bị cáo và những người tham gia tố tụng khác hoặc chỉ với một số người; hướng kháng nghị của VKS cũng không bị hạn chế. Do thẩm quyền kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án sơ thẩm thuộc về VKS cùng cấp và VKS cấp trên trực tiếp nên sẽ có những trường hợp xảy ra như: - Nếu hai bản kháng nghị có tính chất bổ sung cho nhau thì tòa án cấp phúc thẩm sẽ chấp nhận để xét xử theo cả hai bản kháng nghị đó. - Nếu hai bản kháng nghị mâu thuẫn nhau, VKS cùng cấp không rút kháng nghị của mình, VKS cấp trên không hủy kháng nghị của VKSND cấp dưới thì tòa án cấp phúc thẩm chỉ xem xét kháng nghị của VKS cấp trên trực tiếp do nguyên tắc hoạt động của VKSND là tập trung thống nhất lãnh đạo trong ngành. 1.2.2.2. Phạm vi kháng nghị Điều 239 LTTHS năm 2003 quy định về kháng cáo, kháng nghị những quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm, tuy nhiên tại Khoản 2 của điều luật chỉ liệt kê các quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm có thể bị kháng cáo, đó là quyết định tạm đình chỉ hoặc đình chỉ vụ án, còn các quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm mà VKS có quyền kháng nghị lại không được quy định cụ thể. Vì vậy, từ nội dung của điều luật ta có thể hiểu rằng VKS có thể kháng nghị phúc
  • 27. 23 thẩm đối với tất cả các quyết định tố tụng của Tòa án cấp sơ thẩm nếu phát hiện quyết định đó có vi phạm pháp luật nghiêm trọng. Đến LTTHS năm 2015 đã quy định cụ thể các quyết định sơ thẩm có thể bị kháng cáo, kháng nghị tại Khoản 2 Điều 330, đó là quyết định tạm đình chỉ, quyết định đình chỉ vụ án, quyết định tạm đình chỉ vụ án đối với bị can, bị cáo, quyết định đình chỉ vụ án đối với bị can, bị cáo và quyết định khác của Tòa án cấp sơ thẩm theo quy định của LTTHS 2015. 1.2.2.3. Thời hạn kháng nghị phúc thẩm Thời hạn kháng nghị là khoảng thời gian nhất định mà LTTHS quy định cho phép VKS kháng nghị đối với bản án, quyết định của Tòa án. Thời hạn kháng nghị phúc thẩm được tính kể từ thời điểm bắt đầu đến thời điểm kết thúc thời hạn kháng nghị. Hệ quả của việc kết thúc thời hạn kháng nghị sẽ làm mất quyền kháng nghị của VKS, khi đó bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm có hiệu lực pháp luật. Điều 234 LTTHS năm 2003 quy định thời hạn kháng cáo, kháng nghị. Tức là đã quy định chung thời hạn kháng nghị phúc thẩm của VKS đối với bản án với thời hạn kháng cáo. Tiếp đó, thời hạn kháng nghị những quyết định của Tòa án sơ thẩm được quy định tại Khoản 1 Điêu 239 LTTHS 2003. LTTHS năm 2015 không tách biệt quy định về thời hạn kháng nghị đối với bản án, quyết định của tòa án cấp sơ thẩm thành 02 điều luật khác nhau mà xây dựng riêng một điều luật mới và vẫn giữ nguyên về mức thời hạn. Cụ thể, Điều 337 LTTHS năm 2015 quy định: “1. Thời hạn kháng nghị của Viện kiểm sát cùng cấp đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm là 15 ngày, của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là 30 ngày kể từ ngày Tòa án tuyên án. 2. Thời hạn kháng nghị của Viện kiểm sát cùng cấp đối với quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm là 07 ngày, của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là 15 ngày kể từ ngày Tòa án ra quyết định”. Sự thay đổi trên về kỹ thuật lập pháp đã phân
  • 28. 24 tách rõ giữa thời hạn kháng cáo và thời hạn kháng nghị, tránh nhầm lẫn giữa hai thời hạn, từ đó tránh những vi phạm về thời hạn kháng nghị. 1.2.2.4. Căn cứ kháng nghị phúc thẩm hình sự Cũng giống như các BLTTHS trước đó, LTTHS năm 2015 chưa có quy định cụ thể về những căn cứ để kháng nghị phúc thẩm. Tuy nhiên, trên cơ sở các quy định của LTTHS về căn cứ để Hội đồng xét xử phúc thẩm sửa bản án sơ thẩm (Điều 357 LTTHS 2015), hủy bản án sơ thẩm để điều tra lại hoặc xét xử lại (Điều 358 LTTHS 2015), hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ vụ án (Điều 359 LTTHS 2015). Đồng thời, áp dụng quy định tại Điều 37 Quy chế công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử các vụ án hình sự (ban hanh kèm theo Quyết định số 505/2017/QĐ-VKSTC ngày 18/12/2017 của Viện trưởng VKSND tối cao thì có thể xác định căn cứ kháng nghị phúc thẩm đối với bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật như sau: - Việc điều tra, xét hỏi tại phiên tòa sơ thẩm không đầy đủ dẫn đến đánh giá không đúng tính chất của vụ án. Tức là khi tiến hành thủ tục xét hỏi tại phiên tòa, Hội đồng xét xử chỉ hỏi thiên về một mặt, một khía cạnh, không điều tra xét hỏi đầy đủ các mặt, các khía cạnh của vấn đề, không làm rõ được những vấn đề cần phải chứng minh trong vụ án hình sự theo quy định tại Điều 85 LTTHS 2015. Hoặc việc điều tra xét hỏi đã bỏ sót một hoặc một số tình tiết về từng sự việc, từng tội trong một vụ án, không điều tra xét hỏi đối với người tham gia tố tụng dẫn đến việc không đảm bảo đủ cơ sở để đánh giá tính chất của vụ án. Việc điều tra, xét hỏi không đầy đủ như trên đã dẫn đến việc không đánh giá đúng tính chất của vụ án, nội dung của vụ án bị đánh giá sai lệch, do đó VKS cần phải kháng nghị để xem xét, đánh giá lại tính chất vụ án đảm bảo chính xác, khách quan nhất.
  • 29. 25 - Kết luận, quyết định trong bản án, quyết định sơ thẩm không phù hợp với các tình tiết khách quan của vụ án. Điều này có nghĩa là, trong phần xét thấy, phần quyết định của bản án hoặc quyết định sơ thẩm có những vấn đề không phù hợp với các tình tiết khách quan đã được điều tra, xác minh, thu thập trong hồ sơ vụ án và đã được xem xét tại phiên tòa hoặc những tình tiết khách quan của vụ án được làm rõ tại phiên tòa qua phần xét hỏi, tranh luận. Kết luận trong bản án hoặc quyết định sơ thẩm bị coi là không phù hợp với các tình tiết khách quan của vụ án có thể là một trong các trường hợp sau: kết luận không phù hợp với các chứng cứ, tài liệu đã được điều tra, xác minh tại phiên tòa; có sự mâu thuẫn giữa các chứng cứ; tại phiên tòa không xem xét tình tiết có ý nghĩa quan trọng đối với vụ án mà Tòa án dựa vào đó để kết luận về vụ án… - Có sai lầm trong việc áp dụng các quy định của ộ luật hình sự, ộ luật Dân sự và các văn bản pháp luật khác. Kết quả của sai lầm trong việc áp dụng pháp luật có thể dẫn đến việc để xảy ra oan, sai. Trong khoa học pháp lý hình sự, khái niệm “oan” có thể được hiểu là “Trường hợp không có sự việc phạm tội, hành vi không cấu thành tội phạm, do bị vu cáo, dựng vụ án giả hoặc hành vi do người khác thực hiện, nhưng một người vẫn bị điều tra, truy tố, xét xử và kết tội”. Khái niệm về “sai” có thể được hiểu là trường hợp các cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng giải quyết vụ án hình sự một cách không khách quan, không đầy đủ, trái với những quy định của pháp luật. Việc để xảy ra sai trong xét xử vụ án hình sự với các biểu hiện như việc áp dụng pháp luật hình thức, pháp luật nội dung không đúng, không đầy đủ, không khách quan, việc áp dụng các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đối với một người phạm tội chưa chính xác…
  • 30. 26 Việc có những sai lầm nghiêm trọng trong áp dụng pháp luật có thể dẫn đến việc bỏ lọt tội phạm. iểu hiện cụ thể của việc bỏ lọt tội phạm là việc bỏ lọt hành vi phạm tội, bỏ lọt người phạm tội, hoặc qua việc điều tra, truy tố xác định đối tượng có dấu hiệu của tội phạm nhưng khi tiến hành xét xử, Tòa án cấp sơ thẩm tuyên bố là không có tội. Đối với trường hợp Tòa án tuyên bố không có tội, theo quy định tại Khoản 2 Điều 250 LTTHS năm 2003 nay là Điều 358 LTTHS 2015 thì đây la một căn cứ để Tòa án cấp phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm để xét xử lại ở cấp sơ thẩm, do đó VKS hoàn toàn có quyền kháng nghị phúc thẩm trong trường hợp này. Sai lầm trong việc áp dụng các quy định của LHS thường xuất phát từ việc hiểu và vận dụng các quy định có sự sai sót, không chỉ là sai điều khoản áp dụng đối với hành vi phạm tội mà còn không đúng với các quy định có liên quan trong việc giải quyết đúng đắn vấn đề trách nhiệm hình sự của người phạm tội. Đó có thể là áp dụng sai điểm, khoản, điều luật của LHS dẫn đến xét xử bị cáo về tội nặng hơn hoặc tội nhẹ hơn, về khoản nặng hơn hoặc nhẹ hơn không đúng với nguyên tắc xử lý vụ án. Việc áp dụng pháp luật không chính xác sẽ dấn đến việc quyết định hình phạt không tương xứng với tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội hay việc áp dụng một số căn cứ không có cơ sở để thực hiện việc quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt là không đúng. - Thành phần Hội đồng xét xử sơ thẩm không đúng luật định hoặc có vi phạm nghiêm trọng khác về thủ tục tố tụng. Thành phần Hội đồng xét xử sơ thẩm không đúng theo quy định tại Điều 53, 254 LTTHS năm 2015 hoặc thuộc các trường hợp Hội đồng xét xử sơ thẩm không đúng Hội đồng xét xử trong quyết định đưa vụ án ra xét xử. Ví dụ: thành phần Hội đồng xét xử sơ thẩm đối với vụ án có bị cáo về tội mà LHS quy định mức cao nhất của khung hình phạt là tù chung thân, tử hình
  • 31. 27 phải gồm 02 Thẩm phán và 03 Hội thẩm nhưng phiên tòa xét xử sơ thẩm chỉ có 01 Thẩm phán và 02 Hội thẩm. Có vi phạm nghiêm trọng khác về thủ tục tố tụng là trường hợp khi điều tra, truy tố, xét xử LTTHS quy định bắt buộc phải tiến hành một thủ tục tố tụng nào đó, nhưng cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, dẫn đến việc xâm phạm nghiêm trọng đến quyền lợi của bị can, bị cáo, người bị hại, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đến vụ án, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự hoặc làm cho việc giải quyết vụ án thiếu khách quan toàn diện. Ví dụ, hoạt động điều tra, truy tố, xét xử không thực hiện đúng quy định về sự tham gia của người bào chữa trong trường hợp bắt buộc phải có người bào chữa; Tòa án xét xử không đúng thẩm quyền, vi phạm quy định về giới hạn xét xử hoặc không thực hiện việc hoãn phiên tòa khi phải hoãn phiên tòa theo luật định... 1.2.2.5. Trình tự, thủ tục kháng nghị phúc thẩm hình sự Khi xét thấy có căn cứ để tiến hành việc kháng nghị phúc thẩm, VKS thực hiện việc ban hành Quyết định kháng nghị. Trong đó có các nội dung chính như ngày, tháng, năm ban hành quyết định; số của quyết định; tên của VKS ra quyết định; phạm vi kháng nghị là toàn bộ hay một phần bản án, quyết định sơ thẩm; lý do, căn cứ kháng nghị và yêu cầu của VKS; họ tên, chức vụ của người ký kháng nghị; nêu rõ những vi phạm pháp luật cụ thể của bản án, quyết định về đánh giá chứng cứ, về vận dụng chính sách pháp luật, về áp dụng thủ tục tố tụng và nêu quan điểm của VKS về việc giải quyết vụ án theo đúng quy định của pháp luật. Nếu Điều 233 LTTHS năm 2003 chỉ quy định kháng nghị được gửi đến duy nhất Tòa án đã xét xử sơ thẩm; hình thức của kháng nghị được thể hiện bằng văn bản, có nêu rõ lý do thì Khoản 2 Điều 338 LTTHS năm 2015 đã quy định cụ thể hơn về thủ tục gửi quyết định kháng nghị: Trong thời hạn 02 ngày kể từ ngày ra quyết định kháng
  • 32. 28 nghị, Viện kiểm sát phải gửi quyết định kháng nghị kèm theo chứng cứ, tài liệu, đồ vật bổ sung (nếu có) cho Tòa án đã xét xử sơ thẩm, đồng thời gửi quyết định kháng nghị cho bị cáo và những người liên quan đến kháng nghị nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của người liên quan đến kháng nghị. VKS đã kháng nghị phải gửi quyết định kháng nghị cho VKS khác có thẩm quyền kháng nghị, cụ thể như sau: Kháng nghị cùng cấp của VKSND cấp tỉnh gửi VKSND cấp cao, kháng nghị cùng cấp của VKS quân sự cấp quân khu gửi VKS quân sự trung ương, kháng nghị của VKSND cấp cao gửi VKSND tối cao. Để đảm bảo cho việc giải quyết phúc thẩm đối với kháng nghị của VKS được kịp thời, khách quan và chính xác, Điều 339 LTTHS năm 2015 đã bổ sung một nội dung mới quy định về nghĩa vụ của Tòa án cấp sơ thẩm bên cạnh việc gửi hồ sơ vụ án, kháng nghị đồng thời phải gửi các chứng cứ, tài liệu, đồ vật kèm theo (nếu có) cho Tòa án cấp phúc thẩm trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày hết thời hạn kháng nghị. Điều 242 LTTHS năm 2003 quy định nghĩa vụ của Tòa án chậm nhất là 15 ngày trước ngày mở phiên tòa, Tòa án cấp phúc thẩm phải thông báo bằng văn bản cho VKS cùng cấp về thời gian, địa điểm xét xử phúc thẩm vụ án. Tuy nhiên không có điều luật nào quy định về việc Tòa án cấp phúc thẩm phải chuyển hồ sơ vụ án cho VKS cùng cấp để nghiên cứu tham gia thủ tục phúc thẩm. Khi đó, việc chuyển hồ sơ cho VKS cùng cấp để nghiên cứu được thực hiện theo hướng dẫn tại Nghị quyết 05/2005/NQ-HĐTP ngày 08/12/2005 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn một số quy định trong phần xét xử phúc thẩm của ộ luật tố tụng hình sự năm 2003. Khắc phục điều này, LTTHS năm 2015 đã quy định chặt chẽ hơn, theo đó Điều 341 LTTHS năm 2015 đã quy định nghĩa vụ của Tòa án cấp phúc thẩm phải chuyển hồ sơ vụ án cho VKS cùng cấp sau khi thụ lý vụ án, đồng thời quy định rõ thời hạn VKS phải trả lại hồ sơ cho Tòa án, cụ thể
  • 33. 29 trong thời hạn 15 ngày đối với VKSND cấp tỉnh và VKS quân sự cấp quân khu, 20 ngày đối với VKSND cấp cao, VKS quân sự trung ương kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án. Trường hợp vụ án thuộc loại tội đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp thì thời hạn này có thể kéo dài nhưng không quá 25 ngày đối với VKSND cấp tỉnh, VKS quân sự cấp quân khu, 30 ngày đối với VKSND cấp cao, VKS quân sự trung ương. 1.2.2.6. Thay đổi, bổ sung, rút kháng nghị Khi VKS đã gửi kháng nghị, Tòa án đã thụ lý ở cấp phúc thẩm, tuy nhiên VKS nhận thấy quyết định kháng nghị chưa đầy đủ, cần bổ sung kháng nghị, nội dung kháng nghị cần phải thay đổi cho phù hợp hay VKS nhận thấy việc kháng nghị là không đúng quy định, không cần thiết nên cần rút kháng nghị thì VKS sẽ thực hiện việc thay đổi, bổ sung, rút kháng nghị. Điều 238 LTTHS năm 2003 quy định “Viện kiểm sát có quyền bổ sung, thay đổi kháng nghị…; rút một phần hoặc toàn bộ kháng nghị”. Điều này đã dẫn đến những cách hiểu khác nhau về việc VKS cấp nào có quyền bổ sung, thay đổi kháng nghị, rút kháng nghị? Trong trường hợp kháng nghị trên cấp thì VKS cấp dưới có quyền bổ sung, thay đổi kháng nghị hay không? Hoặc trong trường hợp ngược lại, VKS cấp dưới kháng nghị thì VKS cấp trên trực tiếp có quyền bổ sung, thay đổi kháng nghị không? Đối với trường hợp rút kháng nghị khi VKS cấp dưới kháng nghị nhưng VKS cấp trên trực tiếp có quyền rút kháng nghị hay không và ngược lại? Trong những năm qua, nội dung này được thực hiện theo hướng dẫn của Nghị quyết 05/2005/NQ-HĐTP ngày 08/12/2005 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao và Quy chế thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử các vụ án hình sự ban hành kèm theo Quyết định số 960/2007/QĐ-VKSTC ngày 17/9/2007 của Viện trưởng VKSND tối cao. Theo đó, Điều 37 Quy chế quy định với trường hợp bổ sung, thay đổi, rút kháng nghị trước khi mở phiên tòa, VKS đã kháng nghị hoặc
  • 34. 30 VKS cấp trên trực tiếp có quyền bổ sung, thay đổi kháng nghị của mình hoặc của VKS cấp dưới nhưng không được làm xấu hơn tình trạng của bị cáo; rút một phần hoặc toàn bộ kháng nghị. Việc bổ sung, thay đổi, rút kháng nghị phải do lãnh đạo Viện quyết định bằng văn bản, có nêu rõ lý do. Tại phiên tòa việc bổ sung, thay đổi, rút kháng nghị do KSV tham gia phiên tòa quyết định, nhưng phải có căn cứ và chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Sau phiên tòa KSV phải báo cáo ngay với lãnh đạo Viện và lãnh đạo đơn vị. Khắc phục việc quy định chưa rõ ràng của LTTHS năm 2003, LTTHS năm 2015 đã quy định cụ thể tại Điều 342, theo đó thời điểm rút kháng nghị của VKS có thể là trước khi bắt đầu phiên tòa hoặc tại phiên tòa phúc thẩm; thẩm quyền thay đổi, bổ sung kháng nghị là của VKS ra quyết định kháng nghị; VKS ra quyết định kháng nghị hoặc VKS cấp trên trực tiếp có quyền rút một phần hoặc toàn bộ kháng nghị. Trường hợp thay đổi, bổ sung kháng nghị khi vẫn còn thời hạn kháng nghị thì VKS đã kháng nghị có quyền thay đổi, bổ sung nội dung bản kháng nghị đối với một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định mà VKS có quyền kháng nghị theo hướng có lợi hoặc bất lợi cho bị cáo. Nếu VKS rút kháng nghị, tuy nhiên sau đó nhận thấy việc rút là không chính xác, có căn cứ để thực hiện việc kháng nghị lại và thời hạn kháng nghị vẫn còn thì VKS có quyền được kháng nghị lại. Trong trường hợp đã hết thời hạn kháng nghị phúc thẩm thì trước khi bắt đầu phiên tòa hoặc tại phiên tòa phúc thẩm, VKS ra quyết định kháng nghị vẫn có quyền thay đổi, bổ sung kháng nghị nhưng không được làm xấu đi tình trạng của bị cáo. Thay đổi, bổ sung kháng nghị làm xấu đi tình trạng của bị cáo là thay đổi, bổ sung theo hướng đề nghị Tòa án cấp phúc thẩm tăng hình phạt, chuyển khung hình phạt nặng hơn; áp dụng điều luật của LHS về tội nặng hơn; không cho bị cáo được hưởng án treo đối với bị cáo đã được Tòa án cấp sơ thẩm cho hưởng án treo; không cho bị cáo được miễn trách nhiệm
  • 35. 31 hình sự, miễn hình phạt đối với bị cáo đã được Tòa án cấp sơ thẩm miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, tăng mức bồi thường thiệt hại; áp dụng thêm hình phạt bổ sung; áp dụng thêm biện pháp tư pháp đối với bị cáo... Điều 238 LTTHS năm 2003 quy định VKS có quyền rút một phần hoặc toàn bộ kháng nghị, tuy nhiên chỉ quy định hậu quả pháp lý trong trường hợp VKS rút toàn bộ kháng nghị mà không quy định hậu quả pháp lý trong trường hợp VKS rút một phần kháng nghị; chỉ đặt vấn đề đối với phần kháng nghị bị rút trước khi mở phiên tòa thì mặc nhiên bị đình chỉ mà không quy định rõ trong trường hợp phần kháng nghị rút lại có liên quan đến kháng nghị khác thì sẽ giải quyết như thế nào? Điều 342 LTTHS năm 2015 quy định một cách chặt chẽ hơn, theo đó khi VKS rút một phần kháng nghị trước khi mở phiên tòa mà xét thấy không liên quan đến kháng nghị khác thì Hội đồng xét xử phúc thẩm nhận định về việc rút một phần kháng nghị và quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm đối với phần kháng nghị đó trong bản án phúc thẩm; việc thay đổi, bổ sung, rút kháng nghị trước khi mở phiên tòa phải được lập thành văn bản và gửi cho Tòa án cấp phúc thẩm. Tòa án cấp phúc thẩm phải thông báo cho Viện kiểm sát, bị cáo và những người có liên quan đến kháng nghị biết về việc thay đổi, bổ sung, rút kháng nghị. Việc thay đổi, bổ sung, rút kháng nghị tại phiên tòa được ghi vào biên bản phiên tòa. Trường hợp VKS rút một phần kháng nghị tại phiên tòa mà xét thấy không liên quan đến kháng nghị khác thì Hội đồng xét xử phúc thẩm nhận định về việc rút một phần kháng nghị và quyết định đình chỉ xét xử đối với phần kháng nghị đó trong bản án phúc thẩm. 1.2.2.7. Hậu quả pháp lý của kháng nghị phúc thẩm hình sự Hậu quả pháp lý của kháng nghị phúc thẩm được quy định tại Điều 237 LTTHS 2003, nay là Điều 339 LTTHS 2015. Điều 237 LTTHS năm 2003 đã thiếu sót khi chỉ quy định về hậu quả pháp lý của việc kháng nghị đối
  • 36. 32 với những phần của bản án bị kháng nghị thì chưa được đưa ra thi hành trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 255 của LTTHS năm 2003 mà không quy định về hậu quả pháp lý đối với những phần của quyết định bị kháng nghị. Mặt khác, Điều 237 LTTHS năm 2003 quy định trong trường hợp kháng nghị đối với toàn bộ bản án thì toàn bộ bản án chưa được đưa ra thi hành mà không quy định trường hợp loại trừ là không đảm bảo. Khắc phục những thiếu sót trên, Điều 339 LTTHS năm 2015 đã quy định chặt chẽ hơn, theo đó những phần của bản án, quyết định của Tòa án bị kháng nghị thì chưa được đưa ra thi hành, trừ trường hợp quy định tại Điều 363 “Trường hợp bị cáo đang bị tạm giam mà Tòa án cấp sơ thẩm quyết định đình chỉ vụ án, tuyên bị cáo không có tội, miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt cho bị cáo, hình phạt không phải là hình phạt tù hoặc phạt tù nhưng cho hưởng án treo hoặc khi thời hạn phạt tù bằng hoặc ngắn hơn thời hạn đã tạm giam thì bản án hoặc quyết định của Tòa án được thi hành ngay, mặc dù vẫn có thể bị kháng cáo, kháng nghị. Hình phạt cảnh cáo được thi hành ngay tại phiên tòa”. Đồng thời, khi có kháng nghị đối với toàn bộ bản án, quyết định thì toàn bộ bản án, quyết định chưa được đưa ra thi hành, trừ trường hợp quy định tại Điều 363 LTTHS năm 2015. Khi giải quyết kháng nghị phúc thẩm, có thể đưa đến kết quả Tòa án cấp phúc thẩm không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án sơ thẩm, sửa bản án sơ thẩm hoặc hủy bản án sơ thẩm. Tiểu kết Chương 1 Kháng nghị phúc thẩm hình sự là một quyền năng pháp lý quan trọng của VKSND, xuất phát từ chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp trong lĩnh vực hình sự và xuất phát từ nguyên tắc cơ bản trong tố tụng hình sự nước ta đó là bảo đảm hai cấp xét xử. Kháng nghị phúc thẩm không chỉ là quyền mà còn là trách nhiệm của VKS nhằm bảo vệ pháp
  • 37. 33 chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, của công dân. Các quy định của pháp luật TTHS đã tạo cơ sở pháp lý thuận lợi cho VKS thực hiện tốt nhiệm vụ kháng nghị phúc thẩm. Có thể thấy rằng các quy định của pháp luật TTHS về kháng nghị phúc thẩm đã từng bước được cụ thể hóa, đầy đủ hơn, thay đổi rõ ràng hơn, đây sẽ là cơ sở quan trọng góp phần nâng cao chất lượng kháng nghị phúc thẩm các vụ án hình sự. Trên cơ sơ lý luận về kháng nghị phúc thẩm hình sự, tác giả trình bày về thực trạng của công tác kháng nghị phúc thẩm hình sự từ thực tiễn tỉnh Thái Nguyên trong những năm gần đây tại phần sau của luận văn.
  • 38. 34 Chương 2 THỰC TRẠNG KHÁNG NGHỊ PHÚC THẨM HÌNH SỰ CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN HAI CẤP TỈNH THÁI NGUYÊN 2.1. Khái quát thực trạng kháng nghị phúc thẩm hình sự tại tỉnh Thái Nguyên Trong những năm qua, VKSND hai cấp tỉnh Thái Nguyên luôn quan tâm, chú trọng tới công tác kháng nghị phúc thẩm hình sự, đặc biệt sau khi có Chỉ thị 03/2008/CT-VKSTC-VPT1 ngày 19/6/2008 (Chỉ thị 03) và sau đó là Chỉ thị 08/CT-VKSTC ngày 06/4/2016 của Viện trưởng VKSND tối cao (Chỉ thị 08) về việc tiếp tục tăng cường công tác kháng nghị án hình sự thì công tác kháng nghị phúc thẩm hình sự đã đi vào nề nếp, ban hành nhiều bản kháng nghị có chất lượng, khắc phục được nhiều vi phạm pháp luật của Tòa án cấp sơ thẩm, bảo đảm việc giải quyết các vụ án hình sự đúng pháp luật, nghiêm minh, xét xử đúng người, đúng tội, không để lọt tội phạm và không làm oan người vô tội. Qua số liệu thống kê của VKSND tỉnh Thái Nguyên từ ngày 01 tháng 12 năm 2013 đến ngày 30 tháng 11 năm 2018 cho thấy: Theo bảng biểu số 2.1 và 2.2 thì: Số vụ án và bị cáo đưa ra xét xử sơ thẩm là 6838 vụ/12241 bị cáo; số vụ án và bị cáo được thụ lý phúc thẩm là 1128 vụ/1846 bị cáo, trong đó số vụ án và bị cáo bị VKSND hai cấp tỉnh Thái Nguyên kháng nghị phúc thẩm là 52 vụ/67 bị cáo. Như vậy, trung bình mỗi năm đã xét xử sơ thẩm 1367 vụ/2448 bị cáo; thụ lý phúc thẩm là 225 vụ/369 bị cáo; ban hành 10 kháng nghị phúc thẩm; tỷ lệ giữa bị cáo có kháng nghị so với tổng số bị cáo thụ lý phúc thẩm là 3,7% (trong đó năm 2014 là 3,5%; năm 2015 là 2,8%; năm 2016 là 4,4%; năm 2017 la 4,5%; năm 2018 là 3,1%). Kháng nghị trên một cấp vẫn còn ít, sự phối kết hợp giữa hai cấp sơ thẩm, phúc thẩm trong công tác kháng nghị còn hạn chế. Từ năm 2014 đến năm
  • 39. 35 2018, VKSND tỉnh kháng nghị đối với 29 bị cáo, chiếm tỷ lệ 43,3% trên tổng số bị cáo do hai cấp kháng nghị. ảng biểu số 2.3 thể hiện, trong 05 năm từ năm 2014 đến năm 2018, số vụ án được đưa ra xét xử phúc thẩm là 538 vụ/970 bị cáo, trong đó số vụ có kháng nghị đưa ra xét xử phúc thẩm là 46 vụ/61 bị cáo, số bị cáo kháng cáo đưa ra xét xử là 492 vụ/909 bị cáo. Như vậy, đối với các vụ án đã đưa ra xét xử phúc thẩm thì tỷ lệ giữa số bị cáo có kháng nghị chiếm tỷ lệ rất thấp, chỉ 6,3% so với số bị cáo đã đưa ra xét xử phúc thẩm (cụ thể: năm 2014: 5,4%; năm 2015: 5,5%; năm 2016: 7,1%; năm 2017: 8,2%; năm 2018: 6%). Kết quả giải quyết các vụ án có kháng nghị phúc thẩm của VKS hai cấp tỉnh Thái Nguyên theo bảng 2.4 trong giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2018 như sau: số vụ án và bị cáo bị VKSND hai cấp tỉnh Thái Nguyên kháng nghị phúc thẩm là 52 vụ/67 bị cáo; số vụ VKS rút kháng nghị: 06 vụ/06 bị cáo (chiếm tỷ lệ 8,9%); số vụ VKS cấp tỉnh bảo vệ kháng nghị là 46 vụ/61 bị cáo, trong đó Tòa án cấp phúc thẩm đã chấp nhận kháng nghị đối với 36 vụ/47 bị cáo (chiếm tỷ lệ 70,1%), không chấp nhận kháng nghị đối với 10 vụ/14 bị cáo (chiếm tỷ lệ 21%). Phần lớn các kháng nghị của VKS được cấp phúc thẩm chấp nhận đều là kháng nghị yêu cầu khắc phục những sai sót của Tòa án cấp sơ thẩm như: đề nghị tăng án; chuyển hình phạt từ cho hưởng án treo sang hình phạt tù; về áp dụng tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự; về xác định sai tư cách những người tham gia tố tụng; về tổng hợp hình phạt… Theo bảng biểu số 2.5 thể hiện kết quả xét xử theo thủ tục phúc thẩm cho thấy: tổng số bị cáo bị Tòa án cấp phúc thẩm tuyên hủy, sửa án là 586 bị cáo trên tổng số bị cáo Tòa án đưa ra xét xử 970 bị cáo (chiếm tỷ lệ 60,4%). Tổng số bị cáo bị Tòa án cấp phúc thẩm tuyên hủy, sửa án thông qua kháng nghị là 47 bị cáo trên tổng số bị cáo bị Tòa án cấp phúc thẩm tuyên hủy, sửa
  • 40. 36 586 bị cáo (chiếm tỷ lệ 8%). Như vậy, số bị cáo bị Tòa án phúc thẩm hủy, sửa án vẫn chủ yếu là thông qua kháng cáo. 2.2. Những kết quả đạt được trong công tác kháng nghị phúc thẩm hình sự của VKSND hai cấp tỉnh Thái Nguyên 2.2.1. Những kết quả đạt được Xác định được tầm quan trọng của công tác kháng nghị phúc thẩm hình sự, VKSND hai cấp tỉnh Thái Nguyên đã tiếp tục quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị 03 và Chỉ thị 08 của Viện trưởng VKSND tối cao, từng bước đưa công tác kháng nghị phúc thẩm hình sự đi vào nề nếp và có những chuyển biến nhất định, đa số các bản kháng nghị có bố cục chặt chẽ, lập luận rõ ràng, viện dẫn căn cứ pháp lý chính xác, tính tranh tụng trong kháng nghị đã được nâng lên. Hình thức kháng nghị tuân thủ đúng mẫu kháng nghị của Ngành, thể thức văn bản và thời hạn kháng nghị đảm bảo theo quy định của pháp luật. Do vậy tỷ lệ kháng nghị được Viện kiểm sát cấp trên bảo vệ cũng cao hơn, tỷ lệ kháng nghị được tòa án cấp phúc thẩm chấp nhận cũng cao hơn, công tác kháng nghị đã khắc phục những thiếu sót của Tòa án trong việc quyết định hình phạt ở nhiều vụ án, góp phần đấu tranh kiên quyết và có hiệu quả đối với các loại tội phạm. Phần lớn kháng nghị của VKSND hai cấp tỉnh Thái Nguyên là đề nghị tăng án; chuyển hình phạt từ cho hưởng án treo sang hình phạt tù; về áp dụng tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự; về xác định sai tư cách những người tham gia tố tụng; về tổng hợp hình phạt… Các quyết định kháng nghị của VKS thường tập trung vào các sai phạm sau của Tòa án: a) Kháng nghị do xác định sai tư cách người tham gia tố tụng Ví dụ: vụ án Trần Quang Luyến phạm tội “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ” bị Tòa án nhân dân huyện Đồng Hỷ
  • 41. 37 áp dụng điểm c khoản 2 Điều 202 BLHS 1999 xử phạt 03 năm tù. Ngày 06/5/2015, VKSND huyện Đồng Hỷ kháng nghị, đề nghị hủy án sơ thẩm để xét xử lại do xác định sai tư cách người tham gia tố tụng. Bản án phúc thẩm số 109/2015/HSPT ngày 30/6/2015 của TAND tỉnh Thái Nguyên đã tuyên chấp nhận kháng nghị, hủy toàn bộ bản án sơ thẩm số 32/2015/HSST ngày 23/4/2015 của TAND huyện Đồng Hỷ để giải quyết lại theo thủ tục chung. Cụ thể, trong vụ án này, chiếc xe ô tô mà bị cáo Trần Quang Luyến điều khiển gây tai nạn thuộc sở hữu của Công ty TNHH Thắng Lá, bị cáo là người lái thuê và hưởng lương theo hợp đồng lao động. Tòa án cấp sơ thẩm đã xác định công ty TNHH Thắng Lá tham gia tố tụng với tư cách nguyên đơn dân sự. Tuy nhiên, theo quy định của Điều 623 ộ luật dân sự và Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08/7/2006 của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao hướng dẫn thì trong vụ án này, công ty TNHH Thắng Lá phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người bị hại. Căn cứ Điều 53 LTTHS 2003 thì phải xác định công ty TNHH Thắng Lá là bị đơn dân sự. Tuy nhiên việc Tòa án cấp sơ thẩm chưa nghiên cứu đầy đủ các quy định của pháp luật, dẫn đến xác định công ty TNHH Thắng Lá tham gia tố tụng với tư cách nguyên đơn dân sự là không chính xác, sai tư cách người tham gia tố tụng. Vấn đề này dẫn đến sai lầm trong việc giải quyết đúng đắn vụ án, ảnh hưởng đến quyền, lợi ích của những người tham gia tố tụng và vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng. Vì vậy, việc VKS cấp sơ thẩm kháng nghị đối với bản án trên là hoàn toàn chính xác và cần thiết, nhằm đảm bảo vụ án được giải quyết đúng pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của những người tham gia tố tụng. b) Kháng nghị do mức hình phạt không tương xứng với tính chất, mức độ của hành vi phạm tội.
  • 42. 38 * Vụ án Lê Quang Lâm, phạm tội “Mua bán trái phép chất ma túy” ( ản án hình sự phúc thẩm số 170/2015/HSPT ngày 23/10/2015). Nội dung vụ án: hồi 17h30’ ngày 08/4/2015, tổ công tác Công an huyện Phú Lương nhận được tin báo tại nhà Lê Quang Lâm đang có biểu hiện mua bán trái phép chất ma túy. Khi thấy tổ công tác đến Lâm dùng tay phải lấy 01 gói ni lon màu hồng từ trong túi quần đang mặc ra ném vào gầm ghế. Công an phát hiện lập biên bản thu giữ, kiểm tra bên trong túi ni lon có một số cục chất bột màu trắng, theo Lâm khai là heroin mua về để sử dụng và bán kiếm lời nhưng chưa kịp bán thì bị phát hiện thu giữ. Qua cân tịnh túi ni lon có trọng lượng 17,30 gam. Qua giám định chất bột màu trắng thu giữ của Lâm là heroin có hàm lượng 67,6%. Như vậy, số lượng heroin thu giữ của Lâm là 17,30g x 67,6% = 11,6948 gam. Tòa án sơ thẩm tuyên phạt bị cáo Lê Quang Lâm 08 năm tù, phạt bổ sung 05 triệu đồng. ản án sơ thẩm số 61/2015/HSST ngày 18/8/2015 của TAND huyện Phú Lương áp dụng điểm h, khoản 2, khoản 5 Điều 194; điểm p khoản 1, khoản 2 Điều 46 LHS 1999 xử phạt 08 năm tù, phạt bổ sung 05 triệu đồng. VKSND huyện Phú Lương kháng nghị đề nghị tăng mức hình phạt đối với bị cáo Lâm. Tòa án phúc thẩm chấp nhận toàn bộ kháng nghị của VKSND huyện Phú Lương, sửa bản án sơ thẩm, tăng mức hình phạt đối với Lê Quang Lâm lên 11 năm tù, phạt bổ sung 07 triệu đồng sung quỹ nhà nước. Đối với vụ án này, có thể thấy hành vi của bị cáo là nguy hiểm cho xã hội, gây mất trật tự trị an tại địa phương, là nguồn gốc làm phát sinh nhiều tệ nạn khác. ị cáo bị bắt với số lượng ma túy là 17,3 gam, hàm lượng 67,6%. Tòa án cấp sơ thẩm xử bị cáo mức án 8 năm tù, phạt bổ sung 5 triệu đồng là nhẹ, chưa tương xứng với hành vi và hậu quả do bị cáo gây ra, chưa đảm bảo tính răn đe và phòng ngừa chung trong công tác đấu tranh chống tội phạm đặc
  • 43. 39 biệt là tội phạm ma túy trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Do đó, Tòa án cấp phúc thẩm chấp nhận kháng nghị của VKS là có căn cứ. * Vụ án Dương Xuân Phong cùng đồng bọn, phạm tội “Đánh bạc” ( ản án hình sự phúc thẩm số 144/2017/HSPT ngày 25/9/2017). Nội dung vụ án: Khoảng từ 19 giờ đến 22 giờ 10 phút ngày 12/01/2017, Tô Hồng Diện đã cho hai chiếu bạc đánh bạc tại nhà mình được hưởng lời số tiền là 80.000đ. Khi các đối tượng bao gồm Dương Xuân Phong cùng đồng bọn đang đánh bạc bằng hình thức chơi xóc đĩa thì bị Cơ quan Công an thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên phát hiện bắt quả tang thu giữ số tiền trên chiếu bạc là 9.900.000đ cùng một số vật chứng. ản án hình sự sơ thẩm số 40/2017/HSST ngày 12/7/2017 của TAND thành phố Sông Công đã áp dụng khoản 1 Điều 248; điểm p, khoản 1 và khoản 2 Điều 46; điểm g khoản 1 Điều 48 LHS 1999 xử phạt bị cáo Dương Xuân Phong 04 tháng tù. VKSND thành phố Sông Công đã kháng nghị đề nghị tăng hình phạt đối với bị cáo Phong. Kết quả, Tòa án cấp phúc thẩm chấp nhận kháng nghị của VKSND thành phố Sông Công, tuyên phạt bị cáo Phong 09 tháng tù. Xét thấy hành vi phạm tội của bị cáo là nguy hiểm cho xã hội, là nguyên nhân gây ra nhiều loại tội phạm khác, gây mất trật tự trị an xã hội và bức xúc trong quần chúng nhân dân. Đây là vụ đánh bạc có nhiều người tham gia, bị cáo Phong là người trực tiếp chuẩn bị dụng cụ và là người trực tiếp xóc cái, nhân thân Dương Xuân Phong đã có tiền án chưa được xóa án tích, đi cải tạo về không có ý thức tu dưỡng mà tiếp tục lao sâu vào con đường phạm tội, thể hiện ý thức coi thường pháp luật của bị cáo. Tòa án cấp sơ thẩm xét xử bị cáo 04 tháng tù là chưa đánh giá hết tính chất vụ án cũng như vai trò, nhân thân của bị cáo, chưa đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật. Do đó, việc Tòa án cấp phúc thẩm chấp nhận kháng nghị của VKS, tăng mức hình phạt đối với bị cáo Phong là hoàn toàn phù hợp với hành vi phạm tội do bị cáo gây ra.
  • 44. 40 * Vụ án Ma Tiến Xướng, phạm tội “Cố ý gây thương tích” ( ản án hình sự phúc thẩm số 168/2016/HSPT ngày 22/10/2016). Nội dung vụ án: khoảng 16h30’ ngày 11/12/2015, Ma Tiến Xướng đang đứng trông quán bán hàng rau của chị Ma Thị Cảnh thì thấy Đào Văn Phú ở cùng thôn đang nói chuyện với mọi ngươi. Do bực tức việc trước đó bị anh Yên (em của anh Phú) bẻ gẫy ngón tay nên khi nhìn thấy anh Phú, Xướng đã mượn con dao bài của chị Cảnh đuổi theo anh Phú rồi cầm dao ở tay trái chém một nhát vào cổ tay trái, một nhát vào trán, một nhát vào ngang cánh mũi phải kéo dài đứt đoạn xuống má phải và một nhát vào vùng chẩm gây thương tích cho anh Phú với tỷ lệ 16%. ản án sơ thẩm số 41/2016/HSST ngày 27/7/2016 của TAND huyện Định Hóa áp dụng khoản 2 Điều 104; điểm b, p khoản 1 và khoản 2 Điều 46; Điều 60 LHS xử phạt bị cáo Xướng 24 tháng tù cho hưởng án treo, thời gian thử thách 48 tháng. VKSND tỉnh kháng nghị với nội dung cho rằng bị cáo phạm tội có tính chất côn đồ, do đó đề nghị không cho bị cáo hưởng án treo, chuyển hình phạt 24 tháng tù cho hưởng án treo sang thành 24 tháng tù giam. Kết quả, kháng nghị được Tòa án phúc thẩm chấp nhận. Trong vụ án này, giữa bị cáo và người bị hại không có mâu thuẫn gì, bị cáo chỉ có mâu thuẫn với em của anh Phú, nhưng khi thấy anh Phú bị cáo đã cầm dao đuổi theo, hung hăng chém tới tấp nhiều nhát vào vùng mặt, đầu của anh Phú khiến anh Phú bị thương với tỷ lệ thương tích 16%. Điều này cho thấy ngoài tình tiết định khung hình phạt dùng hung khí nguy hiểm, bị cáo còn phải chịu tình tiết định khung phạm tội có tính chất côn đồ quy định tại điểm i, khoản 1 Điều 104 LHS. Tòa án sơ thẩm đã không đánh giá đúng tính chất và mức độ hành vi phạm tội của bị cáo, cũng như không xem xét chính xác các điều kiện để bị cáo được hưởng án treo, nên việc xử phạt bị cáo 24 tháng tù cho hưởng án treo là chưa đủ tác dụng giáo dục đối với bị cáo cũng
  • 45. 41 như chưa đảm bảo tính đấu tranh phòng ngừa tội phạm chung, nhất là trong tình hình hiện nay loại tội phạm này ngày càng gia tăng thì việc xét xử nghiêm khắc là hết sức cần thiết. * Vụ án Trần Văn Tú, Lê Thị Tuyết Nhung, phạm tội “Tổ chức đánh bạc” và “Đánh bạc” ( ản án hình sự phúc thẩm số 44/2017/HSPT ngày 31/3/2017). Nội dung vụ án: trong khoảng thời gian từ 13 giờ 30 phút đến 15 giờ ngày 22/12/2015, tại đồi cây keo thuộc thôn Đồng Đình, xã ình Thành, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên, Trần Văn Tú đã có hành vi tổ chức đánh bạc. Dụng cụ Tú chuẩn bị gồm 02 bạt dứa hình chữ nhật, 02 thảm nỉ hình chữ nhật, 01 con dao bài dài khoảng 27cm, 01 thanh tre dài khoảng 15cm, 02 chiếc bát sứ, 01 chiếc đĩa sứ, 04 quân bài vị bằng nan tre một mặt đen, một mặt trắng và nhiều dụng cụ khác. Tú là người trực tiếp đứng ra thu tiền “Hồ Lỳ”, các con bạc khi tham gia đánh bạc phải nộp 200.000đ tiền “hồ lỳ” cho Tú. Tham gia đánh bạc còn có Lê Thị Tuyết Nhung cùng nhiều đối tượng khác. Tổng số tiền sử dụng để đánh bạc thu giữ được là 22.320.000đ (hai mươi hai triệu, ba trăm hai mươi nghìn đồng). Tại bản án hình sự sơ thẩm số 51/2016/HSST ngày 09/12/2016, TAND huyện Định Hóa áp dụng khoản 1, khoản 3 Điều 248; điểm p khoản 1, khoản 2 Điều 46; Điều 53; Điều 60 LHS xử phạt Lê Thị Tuyết Nhung 10 tháng tù cho hưởng án treo, thời gian thử thách 20 tháng; phạt tiền bổ sung 4.000.00đ sung quỹ Nhà nước. Ngày 06/01/2017, VKSND tỉnh Thái Nguyên ban hành kháng nghị đối với một phần bản án sơ thẩm về hình phạt đối với bị cáo Lê Thị Tuyết Nhung theo hướng không cho bị cáo được hưởng án treo bởi bị cáo Nhung đã có một án tích. Cụ thể, tại bản án hình sự sơ thẩm số 95/2014/HSST, ngày 01/10/2014, TAND huyện Phú ình xử phạt Lê Thị Tuyết Nhung 06 tháng