SlideShare a Scribd company logo
1 of 93
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN VĂN ĐÍNH
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN
KINH TẾ ĐỐI VỚI ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ
HUYỆN IA GRAI, TỈNH GIA LAI
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG
HÀ NỘI - năm 2019
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN VĂN ĐÍNH
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN
KINH TẾ ĐỐI VỚI ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ
HUYỆN IA GRAI TỈNH GIA LAI
Ngành: Chính sách công
Mã số: 8 34 04 02
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. HOÀNG HỒNG HIỆP
HÀ NỘI, năm 2019
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng nội dung của bản luận văn này chưa đuợc nộp cho
bất kỳ một chương trình cấp bằng cao học nào, cũng như một chương trình đào
tạo cấp bằng nào khác.
Tôi xin cam đoan các kết quả, phân tích và kết luận nghiên cứu trong luận
văn thạc sĩ Chính sách công về “Thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế
đối với đồng bào dân tộc thiểu số huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai” (ngoài các phần
được trích dẫn) đều là kết quả làm việc của cá nhân tôi với sự hướng dẫn khoa
học của TS. Hoàng Hồng Hiệp.
Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này.
Tác giả luận văn
Nguyễn Văn Đính
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc, Quý
thầy cô khoa Chính sách công, cùng Lãnh đạo các khoa, phòng tại Học viện Khoa
học xã hội Vùng Tây Nguyên đã tận tình giảng dạy và tạo mọi điều kiện thuận lợi
giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu tại học viện.
Đặc biệt, xin kính gửi lòng biết ơn đến Thầy giáo TS. Hoàng Hồng Hiệp
đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thiện luận văn.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo Ủy ban nhân dân huyện Ia Grai
và các đồng chí đồng nghiệp tại Phòng Dân tộc huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai đã
giúp đỡ, động viên, tạo điều kiện để tôi vượt qua khó khăn, hoàn thành tốt công
tác cũng như nhiệm vụ học tập và nghiên cứu. Sau cùng tôi xin gửi lời biết ơn
sâu sắc đến gia đình, bạn bè đã luôn tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong cuộc
sống cũng như trong suốt quá trình công tác, học tập.
Luận văn được hoàn thành với sự nỗ lực của bản thân trong tìm hiểu tài
liệu, số liệu và khảo sát thực tế để tổng hợp, đánh giá. Dù rất cố gắng nhưng
trong quá trình nghiên cứu khó tránh khỏi sai sót, rất mong quý thầy, cô góp ý.
Đồng thời do thời gian và trình độ lý luận, sự hiểu biết cũng như kinh nghiệm
thực tiễn còn hạn chế nên luận văn này không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất
mong nhận được ý kiến đóng góp từ quý thầy cô để bản thân học hỏi thêm được
nhiều kinh nghiệm và sẽ hoàn thành tốt hơn công việc trong thực tiễn sắp tới.
Học viên
Nguyễn Văn Đính
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HỖ
TRỢ PHÁT TRIỂN KINH TẾ ĐỐI VỚI ĐỒNG BÀO DÂN TỘC
THIỂU SỐ..................................................................................................... 11
1.1. Khái niệm về dân tộc và thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế đối
với đồng bào dân tộc thiểu số.......................................................................... 11
1.2. Quy trình tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế đối với
đồng bào dân tộc thiểu số................................................................................ 16
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh
tế đối với đồng bào dân tộc thiểu số ............................................................... 22
Tiểu kết Chương 1......................................................................................... 25
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ
PHÁT TRIỂN KINH TẾ ĐỐI VỚI ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU
SỐ HUYỆN IA GRAI TỈNH GIA LAI.................................................... 26
2.1. Tổng quan về huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai ............................................... 26
2.2. Tình hình thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế đối với đồng bào
dân tộc thiểu số huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai ................................................... 29
2.3. Thực trạng công tác tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế
đối với đồng bào dân tộc thiểu số huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai........................ 39
2.4. Thực trạng bộ máy nhà nước thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh
tế đối với đồng bào dân tộc thiểu số huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai....................... 51
2.5. Đánh giá chung về thực trạng thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh
tế đối với dân tộc thiểu số huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai................................... 54
Tiểu kết Chương 2......................................................................................... 57
CHƯƠNG 3. ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN KINH TẾ ĐỐI
VỚI ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ HUYỆN IA GRAI, TỈNH
GIA LAI ........................................................................................................ 58
3.1. Định hướng thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế đối với đồng
bào dân tộc thiểu số huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai ............................................ 58
3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển
kinh tế đối với đồng bào dân tộc thiểu số huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai................. 60
3.3. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách hỗ
trợ phát triển kinh tế đối với đồng bào DTTS huyện Ia Grai ................ 71
Tiểu kết Chương 3......................................................................................... 73
KẾT LUẬN ................................................................................................... 74
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Chữ cái viết tắt Chữ viết đầy đủ
CBCC : Cán bộ công chức
CSDT : Chính sách dân tộc
CSXH : Chính sách xã hội
DTTS : Dân tộc thiểu số
ĐBKK : Đặc biệt khó khăn
ĐTPT : Đầu tư phát triển
HĐND : Hội đồng nhân dân
PTNT : Phát triển nông thôn
TBXH : Thương binh xã hội
UBND : Ủy ban nhân dân
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Vốn phân bổ đầu tư chương trình 135 trên địa bàn huyện Ia
Grai giai đoạn 2014 - 2018................................................................................29
Bảng 2.2: Tổng hợp số hộ nghèo và tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện
giai đoạn 2014 - 2018 ........................................................................................30
Bảng 2.3: Vốn phân bổ hỗ trợ trực tiếp cho người dân trên địa bàn
huyện Ia Grai từ năm 2014 – 2018. ..............................................................32
Bảng 2.4: Tình hình tăng trưởng của bò giống được hỗ trợ trên địa
bàn huyện Ia Grai trong giai đoạn 2014 – 2018..........................................33
Bảng 2.5: Vốn hỗ trợ định cư xen ghép cho người dân thuộc hộ
nghèo trên địa bàn huyện Ia Grai từ năm 2014 - 2017..............................34
Bảng 2.6: Vốn hỗ trợ định cư tập trung cho đồng bào DTTS trên
địa bàn huyện Ia Grai từ năm 2014 – 2017.................................................35
Bảng 2.7: Vốn thực hiện Đề án 755 trên địa bàn huyện Ia Grai từ
năm 2015- 2017 ...............................................................................................36
Bảng 2.8: Thống kê kết quả thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn
huyện Ia Grai giai đoạn 2014 – 2018................................................................38
Bảng 2.9: Khảo sát ý kiến người dân hiểu biết về chính sách hỗ trợ phát
triển sản xuất trên địa bàn huyện Ia Grai..........................................................41
Bảng 2.10: Khảo sát ý kiến người dân về các hình thức tuyên truyền
chính sách...........................................................................................................42
Bảng 2.11: Kết quả khảo sát đối với người dân về hướng dẫn kê khai
đăng ký mặt hàng hỗ trợ của cán bộ cơ sở ........................................................44
Bảng 2.12: Kết quả điều tra, rà soát các thành phần dân tộc và hộ, khẩu
nghèo trên địa bàn huyện Ia Grai năm 2018........................................................45
Bảng 2.13: Khảo sát người dân về tính công khai, minh bạch, dân chủ
trong thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế đối với đồng bào DTTS...49
Bảng 2.14: Kháo sát về các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả chính
sách hỗ trợ phát triển kinh tế đối với đồng bào dân tộc thiểu số ......................50
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là một quốc gia thống nhất gồm 54 dân tộc cùng sinh sống, kề
vai sát cánh với nhau trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước. Theo tổng
điều tra dân số và nhà ở năm 2009, dân tộc Kinh chiếm đa số (85,28%) và 53
dân tộc thiểu số chiếm 14,72%. Các dân tộc thiểu số nước ta cư trú xen kẽ trên
địa bàn rộng lớn, có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế, an
ninh, quốc phòng và bảo vệ môi trường sinh thái. Trong lịch sử cách mạng, các
dân tộc có truyền thống đoàn kết lâu đời trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm,
trong chế ngự, khắc phục thiên tai để sản xuất và xây dựng đất nước. Mỗi dân
tộc có bản sắc văn hóa riêng, góp phần tạo nên sự phong phú của nền văn hóa
Việt Nam thống nhất trong đa dạng [39].
Ngay từ khi mới ra đời và trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng
ta luôn xác định vấn đề dân tộc, công tác dân tộc và đoàn kết các dân tộc có vị trí
chiến lược quan trọng trong cách mạng nước ta. Dựa trên những quan điểm của
chủ nghĩa Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc, Đảng ta đã
đề ra các chủ trương, chính sách dân tộc, với những nội dung cơ bản là: "Bình
đẳng, đoàn kết, tương trợ giúp đỡ nhau cùng phát triển", “thực hiện chính sách
bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau giữa các dân tộc, tạo mọi điều
kiện để các dân tộc cùng phát triển, gắn bó mật thiết với sự phát triển chung của
cộng đồng dân tộc Việt Nam” [19], là những quan điểm nhất quán, xuyên suốt
của Đảng trong lãnh đạo thực hiện công tác dân tộc và chính sách dân tộc. Điều
này, thể hiện trách nhiệm của Đảng, Nhà nước ta đối với đồng bào các dân tộc
thiểu số; mặt khác, cho thấy sự cấp thiết của việc giải quyết vấn đề liên quan đến
dân tộc hiện nay cần phải đảm bảo đầy đủ, kịp thời. Trong bối cảnh tình hình
quốc tế và trong nước đang có những diễn biến phức tạp về dân tộc, vừa mang
tính toàn cầu, vừa mang tính đặc thù của mỗi quốc gia. Dân tộc, sắc tộc, tôn
2
giáo, nhân quyền, luôn là những vấn đề nhạy cảm mà các thế lực thù địch, phản
động tìm mọi cách lợi dụng chống phá Nhà nước ta, chia rẽ khối đại đoàn kết
dân tộc, bằng nhiều thủ đoạn khác nhau, trong đó có việc lợi dụng điểm yếu về
thực thi các chính sách đối với dân tộc thiểu số, nhằm gây mất đoàn kết, mất ổn
định cả về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và an ninh quốc phòng. Do vậy,
nghiên cứu các dân tộc thiểu số, phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu
số là những vấn đề hết sức cấp thiết.
Huyện Ia Grai là một huyện miền núi biên giới tỉnh Gia Lai, có 12 km
đường biên giới chung với huyện Dun Mia, tỉnh Ratanakiri - Vương quốc
Campuchia, vì vậy huyện có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã
hội, quốc phòng, an ninh và môi trường sinh thái của tỉnh Gia Lai nói riêng và
khu vực Tây Nguyên nói chung. Toàn huyện có 12 xã và 01 thị trấn, với 150
thôn làng, tổ dân phố; có đến 22 dân tộc anh em đang sinh sống, trong đó: dân
tộc Kinh chiếm 52,8%, dân tộc Jrai chiến 46,3% là dân tộc bản địa, còn các dân
tộc khác di cư từ các miền đến, một số đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã biên
giới có quan hệ thân tộc với những người dân vùng biên giới nước bạn
Campuchia nên thường xuyên qua lại thăm thân, giao lưu kinh tế xã hội.
Thời gian qua, với sự quan tâm chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh và các sở
ngành, cùng với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị trên địa bàn huyện, công tác
dân tộc và các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế đối với đồng bào DTTS đã
được triển khai tương đối tốt như: Chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng theo chương
trình 134, 135, 167; Chính sách định canh, định cư; Chính sách hỗ trợ đất ở, đất
sản xuất và nước sinh hoạt; Chính sách hỗ trợ vay vốn tín dụng ưu đãi; Chính
sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân tộc thiểu số; Chính sách đối với người có uy
tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số, Chính sách khuyến nông, khuyến lâm,
hỗ trợ sản xuất nông nghiệp,... Nhờ đó, kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số của
huyện đã có nhiều chuyển biến tích cực: Cơ sở hạ tầng được đầu tư từng bước
hoàn thiện; Nhân dân, nhất là các hộ đồng bào DTTS nghèo đã được hỗ trợ cây,
3
con giống, phân bón, nông cụ để đầu tư phát triển sản xuất, nhiều hộ đã vươn lên
thoát nghèo, xây dựng nhà cửa khang trang, mua sắm được các máy móc, thiết bị
phục vụ canh tác và nhu cầu sinh hoạt; đời sống văn hóa tình thần được nâng lên,
an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội vùng đồng bào dân tộc được đảm bảo.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện các chính
sách hỗ trợ phát triển kinh tế đối với đồng bào DTTS trên địa bàn huyện Ia Grai,
tỉnh Gia Lai vẫn còn một số hạn chế, bất cập cần giải quyết, đó là: Công tác phổ
biến, tuyên truyền chính sách chưa được thực hiện rộng rãi; công tác phối hợp
chưa chặt chẽ; đội ngũ làm công tác dân tộc ở cơ sở không chuyên trách và
thường xuyên thay đổi, năng lực tham mưu triển khai tổ chức thực hiện chưa đáp
ứng được yêu cầu; một số người dân nhận thức về chính sách chưa đúng, nên
còn tư tưởng trông chờ ỷ lại vào Nhà nước; nhiều chương trình, dự án phê duyệt
nhưng chậm triển khai, thủ tục còn rườm rà, gây khó khăn cho người dân; việc
triển khai thực hiện có nơi còn chủ quan, thiếu chặt chẽ, thiếu công khai minh
bạch và thậm chí còn có dấu hiệu tham nhũng chính sách; mức hỗ trợ còn thấp
so với nhu cầu phát triển sản xuất của người dân; một số chính sách chưa thực sự
phù hợp với địa phương, nên nhiều hộ đồng bào DTTS còn gặp khó khăn, thu
nhập còn thấp, tỷ lệ nghèo là người DTTS còn cao, giảm nghèo chưa bền vững,
còn nhiều trường hợp nguy cơ tái nghèo, cơ sở hạ tầng đã được đầu tư nhưng nay
đã hư hỏng xuống cấp trầm trọng,...; Đặc biệt, các thế lực thù địch vẫn luôn tìm
cách lợi dụng những hạn chế, yếu kém trong việc thực hiện chính sách đối với
DTTS để tuyên truyền tư tưởng hiềm khích, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc,
truyền đạo trái phép nhằm thực hiện "âm mưu diễn biến hòa bình" gây mất ổn
định tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn huyện.
Từ những lý do trên và qua thực tiễn công tác, tôi lựa chọn đề tài “Thực
hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế đối với đồng bào dân tộc thiểu số huyện
Ia Grai, tỉnh Gia Lai” để làm luận văn thạc sĩ chuyên ngành Chính sách công,
qua đó đánh giá thực trạng thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế đối với
4
đồng bào DTTS của huyện trong thời gian qua, đề xuất những định hướng, giải
pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế đối với
đồng bào DTTS huyện Ia Grai trong thời gian tới.
2. Tình hình nghiên cứu
Đối với vấn đề liên quan đến dân tộc, mà cụ thể là chính sách dành cho
người dân tộc thiểu số là một trong những nội dung có ý nghĩa chiến lược trong
công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội nghĩa ở nước ta hiện nay. Đây còn
là vấn đề thực tiễn lớn đòi hỏi phải giải quyết một cách kịp thời, đúng đắn và
thận trọng. Nên, trong quá trình xây dựng và đổi mới vấn đề dân tộc luôn được
Đảng và Nhà nước ta quan tâm, cụ thể hóa bằng các Chỉ thị, Nghị quyết của
Đảng, hệ thống chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Nhất là từ khi có Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 12/3/2003 về công tác
dân tộc của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX tại Hội nghị lần thứ bảy;
Quyết định số 72/QĐ-HĐBT ngày 13/3/1990 của Hội đồng Bộ trưởng về một số
chủ trương, chính sách cụ thể phát triển kinh tế - xã hội miền núi. Trên tinh thần
đó, đã có nhiều công trình nghiên cứu, nhiều bài viết của các nhà quản lý,
chuyên gia, các nhà khoa học, các học viên, nghiên cứu sinh nghiên cứu liên
quan đến vấn đề dân tộc, thực hiện chính sách đối với dân tộc thiểu số của Đảng,
Nhà nước được công bố, hành trong nhiều số báo, tạp chí, trên các website chính
thức, cũng như luận văn, luận án bảo vệ thành công trước các Hội đồng khoa học
và các báo cáo tại các Hội nghị, Hội thảo chuyên ngành về dân tộc trong thời
gian qua, cụ thể như:
Giàng Seo Phử (2016) trong nghiên cứu “Một số vấn đề lý luận và thực
tiễn công tác dân tộc hiện nay”, nêu các quan niệm cơ bản của Chủ nghĩa Mác –
Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh về dân tộc, đặc điểm tình hình dân tộc ở Việt
Nam, vận dụng cơ sở lý luận và giải quyết vấn đề dân tộc ở Việt Nam của Đảng
và Nhà nước ta thời gian qua, đề ra các giải pháp trọng tâm nhằm nâng cao vai
trò công tác dân tộc trong sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước hiện nay.
5
Nguyễn Quốc Phẩm và Trịnh Quốc Tuấn (1999) trong “Mấy vấn đề lý
luận và thực tiễn về dân tộc và quan hệ dân tộc ở Việt Nam” đã đưa ra 3 sự lý
giải về một số khái niệm liên quan đến vấn đề dân tộc và trình bày thực tiễn vấn
đề dân tộc và chính sách dân tộc Việt Nam hiện nay.
Sơn Phước Hoan (2016) trong nghiên cứu “Những vấn đề đặt ra trong
thực hiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền
núi”, đánh giá những kết quả đạt được trong việc thực hiện chính sách dân tộc
trong giai đoạn 2011-2015, nêu lên những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân, qua
đó đề xuất giải pháp cho giai đoạn 2016-2020.
Lê Văn Khoa và Phạm Quang Tú (2014) các tác giả nghiên cứu vấn đề
phát triển bền vững ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi Việt Nam. Trong đó, tập
trung làm sáng tỏ những vấn đề lý luận liên quan đến phát triển bền vững, thực
trạng tình hình phát triển bền vững ở vùng dân tộc thiểu số Tây Nguyên, vạch ra
những định hướng chiến lược phát triển bền vững và giới thiệu một số mô hình
phát triển bền vững, nêu quá trình hình thành các cộng đồng dân tộc, mối quan
hệ giữa các nhóm dân tộc và thực trạng, các giải pháp về phát triển kinh tế - xã
hội, xóa đói giảm nghèo bền vững ở Tây Nguyên hiện nay.
Đỗ Văn Chiến (2016) bàn về vai trò của đội ngũ cán bộ làm công tác dân
tộc và công chức viên chức là người dân tộc thiểu số trong việc thực hiện các
chính sách dân tộc, nêu các mặt đạt được, các tồn tại hạn chế, qua đó đề ra các
giải pháp nâng cao chất lượng, trình độ năng lực đối với cán bộ làm công tác dân
tộc và công chức, viên chức là người dân tộc thiểu số nhằm đáp ứng yêu cầu,
nhiệm vụ trong tình hình hiện nay.
Nguyễn Lâm Thành (2013) trong nghiên cứu “Tiến trình hoạch định chính
sách phát triển Kinh tế - Xã hội vùng dân tộc thiểu số nước ta thực trạng và giải
pháp”, đã phân tích tiến trình chính sách và tiếp cận trong hoạch định chính sách
dân tộc giai đoạn từ sau 1986 đến nay, đánh giá những kết quả đạt được, những
tồn tại, hạn chế và nguyên nhân ảnh hưởng đến việc xây dựng chính sách phát
6
triển vùng dân tộc, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng xây dựng
chính sách dân tộc trong giai đoạn hiện nay.
Nông Quốc Tuấn (2016) trong “Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về công
tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi
trong tình hình hiện nay”, đã nêu bật tầm quan trọng trong công tác tuyên truyền,
kết quả thực hiện chính sách dân tộc trong thời gian qua và đưa ra các nhiệm vụ,
giải pháp thực hiện công tác tuyên truyền và thực hiện chính sách dân tộc trong
giai đoạn hiện nay.
Ủy ban dân tộc (2018) với 15 chuyên đề liên quan đến đặc điểm và tình
hình các dân tộc Việt Nam, công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc
trong thời gian qua, đưa ra các giải pháp thực hiện đến 2020 và định hướng đến
năm 2030.
Báo Gia Lai (2018) với bài viết “Ia Grai đưa chính sách dân tộc vào cuộc
sống” đã khẳng định rằng, những năm qua với sự quan tâm, nỗ lực của cấp ủy,
chính quyền địa phương huyện Ia Grai trong việc kết hợp các nguồn lực và chính
sách đầu tư phát triển sản xuất, đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu và thực hiện chính
sách an sinh xã hội trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số, góp phần thúc đẩy phát
triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo trên địa bàn.
Đinh Trung Hiếu (2016) trong luận văn thạc sĩ “Thực hiện chính sách đối
với dân tộc thiểu số từ thực tiễn huyện Minh Long, tỉnh Quảng Ngãi”, đã làm rõ
một số vấn đề lý luận về thực hiện chính sách dân tộc, đánh giá thực trạng quá
trình tổ chức thực hiện chính sách, đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện và
nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách dân tộc trên địa bàn huyện Minh Long.
Hoàng Minh Hà (2017) trong luận văn thạc sĩ “Thực thi Chương trình 135
giai đoạn 2010-2015 trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn”, đã làm rõ một số vấn đền lý
luận về thực thi chính sách công, thực thi Chương trình 135 giai đoạn 2010 -
2015 trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp
nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực thi chính sách trong thời gian tới.
7
Dương Thanh Phong (2018) trong luận văn thạc sĩ “Thực hiện chính sách
an sinh xã hội thực tiễn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng”, học viên đã
nghiên cứu một số vấn đề về lý luận, thực tiễn việc thực hiện chính sách an sinh
xã hội trên địa bàn quận Thanh Khê, tình ra những ưu điểm, hạn chế quá trình tổ
chức thực hiện chính sách, qua đó đề xuất những định hướng, giải pháp nâng cao
hiệu quả thực hiện chính sách an sinh xã hội tỏng thời gian tới.
Lâm Vĩnh Ái (2017) trong luận văn thạc sĩ “Thực hiện chính sách giảm
nghèo bền vững đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Phú Yên”, đã
làm rõ một số vấn đề lý luận về thực hiện chính sách giảm nghèo đối với đồng
bào dân tộc thiểu số, đánh giá thực trạng quá trình tổ chức thực hiện chính sách,
đề xuất những giải pháp nhằm thực hiện hiệu quả chính sách giảm nghèo bền
vững đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn trong thời gian tới.
Trương Nam Phú (2018) trong luận văn thạc sĩ “Thực hiện chính sách
phát triển kinh tế biển từ thực tiễn huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định”, đã làm rõ
một số vấn đề lý luận về thực thi chính sách phát triển kinh tế biển, đánh giá thực
trạng quá trình tổ chức thực hiện chính sách, đưa ra các giải pháp nhằm thực
hiện hiệu quả chính sách phát triển kinh tế biển trên địa bàn huyện Hoài Nhơn.
Ngoài ra còn có các công trình, bài nghiên cứu của các nhà khoa học,
nhà quản lý nghiên cứu về thực hiện các chính sách đối với dân tộc thiểu số
về phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có đề tài luận
văn nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện trên cơ sở khảo sát tình hình thực tế
về thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế đối với đồng bào dân tộc thiểu
số trên địa bàn huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở lý luận về chính sách dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc,
luận văn hướng đến mục đích làm rõ thực trạng và những vấn đề đặt ra trong
việc thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế đối với đồng bào dân tộc thiểu
8
số trên địa bàn huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai thời gian qua. Trên cơ sở đó, luận văn
xác định một số định hướng và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế đối với đồng bào dân tộc thiểu số
trên địa bàn huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai trong thời gian tới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Một là, hệ thống hóa cơ sở lý luận về thực hiện chính sách hỗ trợ phát
triển kinh tế đối với đồng bào dân tộc thiểu số.
- Hai là, phân tích và đánh giá thực trạng thực hiện chính sách hỗ trợ phát
triển kinh tế đối với đồng bào dân tộc thiểu số huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai trong
thời gian qua, tìm ra những thành công, hạn chế và nguyên nhân.
- Ba là, đề xuất định hướng và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế đối với đồng bào dân tộc thiểu số
trên địa bàn huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai trong thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu việc thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển
kinh tế đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Ia Grai, tỉnh Gia
Lai, mà cụ thể là nghiên cứu việc triển khai thực hiện các chính sách liên quan
đến hỗ trợ phát triển kinh tế đối với đồng bào dân tộc thiểu số của Đảng, Nhà
nước đã và đang triển khai thực hiện trên địa bàn huyện, dưới góc độ tiếp cận
khoa học chính sách.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về thời gian: Nghiên cứu việc thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển
kinh tế đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai
từ năm 2014 - 2018.
- Không gian: Phạm vi khảo sát, nghiên cứu thực trạng thực hiện các
chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại 13 xã,
thị trấn thuộc huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai.
9
- Nội dung: Các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế đối với đồng bào dân
tộc thiểu số trên địa bàn huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Nghiên cứu dựa trên tiếp cận thực hiện chính sách công, chính sách dân
tộc và thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế đối với dân tộc thiểu số;
nghiên cứu các văn kiện, tài liệu, Nghị quyết, Quyết định của Đảng, Nhà nước,
bộ ngành ở Trung ương và địa phương, các công trình nghiên cứu, các báo cáo,
tài liệu thống kê của chính quyền, ban ngành đoàn thể, tổ chức, cá nhân liên
quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế
đối với đồng bào dân tộc thiểu số.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu định tính: được sử dụng nhằm thu thập các ý
kiến của một số đối tượng chính sách về thực hiện chính sách tại địa bàn huyện;
phân tích thống kê, mô tả nhằm làm rõ thực trạng tình hình thực hiện chính sách
trên địa bàn huyện. Đồng thời, kết hợp quan sát ghi chép hiện trường, nghiên cứu
thực địa thông qua điền dã làm cơ sở để đánh giá thực tiễn.
- Phương pháp nghiên cứu định lượng: khảo sát bằng bảng hỏi 50 người
dân là đối tượng thụ hưởng các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế trên địa bàn
một số xã, thị trấn thuộc huyện, nhằm tìm hiểu thực trạng việc thực hiện chính
sách tại địa phương cũng như đối chiếu với tình hình, phân tích kết quả kết quả
thực hiện chính sách để đưa ra đánh giá chung; trao đổi, phỏng vấn trực tiếp đối
với một số cán bộ, công chức cấp xã phụ trách chính dân tộc ở cơ sở để thu thập
thông tin và đánh giá việc thực hiện chính sách từ phía người thực thi chính sách.
- Ngoài ra còn dựa trên phương pháp khác như: Phương pháp so sánh,
diễn giải, quy nạp làm cơ sở cho quá trình nghiên cứu.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận
10
Hệ thống hóa cơ sở lý luận về thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh
tế đối với đồng bào dân tộc thiểu số. Rút ra được khung phân tích thực tiễn thực
hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế đối với đồng bào dân tộc thiểu số ở cấp huyện.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Luận văn phản ánh được thực trạng và đề xuất được một số giải pháp nhằm
nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế đối với đồng bào
dân tộc thiểu số huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, phụ lục và tài liệu tham khảo, luận
văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về thực hiện chính hỗ trợ phát triển kinh tế đối
với đồng bào dân tộc thiểu số.
Chương 2: Thực trạng thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế đối
với đồng bào dân tộc thiểu số huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai.
Chương 3: Định hướng, giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách
hỗ trợ phát triển kinh tế đối với đồng bào dân tộc thiểu số huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai.
11
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÁT
TRIỂN KINH TẾ ĐỐI VỚI ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ
1.1. Khái niệm về dân tộc và thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển
kinh tế đối với đồng bào dân tộc thiểu số
1.1.1. Dân tộc
Hiện nay, khái niệm dân tộc được hiểu theo hai nghĩa khác nhau:
Theo nghĩa thứ nhất, dân tộc được hiểu là quốc gia dân tộc. Vì dụ: Dân
tộc Việt Nam, Dân tộc Lào, Dân tộc Đức,… Theo nghĩa này, dân tộc là khái
niệm dùng để chỉ cộng đồng chính trị - xã hội được hợp thành bởi những tộc
người khác nhau trên lãnh thổ của một quốc gia nhất định. Như vậy, khái niệm
dân tộc ở đây được hiểu đồng nghĩa với quốc gia đa tộc người và cũng đồng
nghĩa với Nhà nước thống nhất của các tộc người trên một lãnh thổ có chủ
quyền quốc gia. Theo nghĩa này, dân cư của dân tộc này được phân biệt với dân
cư của dân tộc khác bởi yếu tố quốc tịch.
Theo nghĩa thứ hai, “dân tộc” được hiểu là “tộc người”. Ví dụ: dân tộc
Jrai, dân tộc Ba Na, dân tộc Ê đê,... Với nghĩa này, dân tộc là khái niệm dùng để
chỉ cộng đồng người có các đặc trưng cơ bản về ngôn ngữ, văn hoá và ý thức tự
giác về cộng đồng có tính bền vững qua sự phát triển lâu dài của lịch sử. Hiểu
theo nghĩa này, kết cấu dân cư của một quốc gia có thể bao gồm nhiều dân tộc
cùng sinh sống, trong đó có những dân tộc chiếm đa số trong thành phần dân cư
và có những dân tộc thiểu số. Trong đề tài này, khái niệm dân tộc được sử dụng
theo nghĩa thứ hai, tức là “tộc người” [25].
1.1.2. Dân tộc thiểu số
Theo Nghị định số 05/2011/NĐ-CP ngày ngày 14/01/2011 của Chính phủ
về công tác dân tộc, giải thích thuật ngữ về dân tộc thiểu số như sau:
12
Dân tộc đa số là dân tộc có số dân chiếm trên 50% tổng dân số của cả
nước, theo điều tra dân số quốc gia. Dân tộc thiểu số là những dân tộc có số dân
ít hơn so với dân tộc đa số trên phạm vi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam.
Dân tộc thiểu số rất ít người là dân tộc có số dân dưới 10.000 người. Dân
tộc thiểu số có khó khăn đặc biệt là những dân tộc có điều kiện kinh tế - xã hội
đặc biệt khó khăn theo ba tiêu chí sau: Tỷ lệ hộ nghèo trong đơn vị thôn, bản
chiếm trên 50% so với tỷ lệ hộ nghèo của cả nước; các chỉ số phát triển về giáo
dục đào tạo, sức khỏe cộng đồng và chất lượng dân số đạt dưới 30% so với mức
trung bình của cả nước; cơ sở hạ tầng kỹ thuật thiết yếu chất lượng thấp, mới đáp
ứng mức tối thiểu phục vụ đời sống dân cư.
1.1.3. Chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế đối với đồng bào dân tộc dân
tộc thiểu số
1.1.3.1. Quan niệm về chính sách dân tộc
Chính sách công là tập hợp các quyết định có liên quan với nhau của Nhà
nước với mục tiêu, giải pháp, công cụ thực hiện cụ thể, nhằm giải quyết các vấn
đề xã hội theo ý chí của đảng cầm quyền [24]. Từ quan niệm chính sách công
như vậy, có thể định nghĩa chính sách đối với dân tộc thiểu số đó là thái độ quan
điểm, các quyết định, quyết sách của Nhà nước đối với đồng bào dân tộc thiểu số
với mục tiêu, giải pháp, công cụ nhằm bảo đảm và thúc đẩy sự bình đẳng, đoàn
kết, tương trợ giúp nhau cùng phát triển, phát triển toàn diện, từng bước nâng
cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số, đảm bảo giữ
gìn bản sắc dân tộc, phong tục tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của mỗi
dân tộc, góp phần xây dựng và phát triển đất nước.
Có rất nhiều quan niệm khác nhau về chính sách đối với dân tộc thiểu số,
nhưng có thể tóm lại: là một bộ phận của hệ thống chính sách quốc gia, là một
vấn đề mang tính chiến lược, có tính tổng hợp các quan điểm, nguyên tắc, giải
pháp của Đảng và Nhà nước trên các lĩnh vực trong nhu cầu phát triển của các
13
dân tộc. Mục tiêu, nội dung chính sách đối với dân tộc thiểu số hướng tới đảm
bảo sự “bình đẳng, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau” của các dân tộc trong mọi giai
đoạn cách mạng [41].
1.1.3.2. Chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế đối với đồng bào dân tộc thiểu số
Chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế đối với đồng bào dân tộc thiểu số là hệ
thống các chính sách mà qua đó trực tiếp hoặc gián tiếp tạo ra hoặc hỗ trợ sinh kế,
cải thiện và nâng cao thu nhập, giúp ổn định cuộc sống cho các hộ đồng bào dân tộc
thiểu số, chẳng hạn: Nhà nước đầu tư vốn ngân sách để xây dựng kết cấu hạ tầng
(đường giao thông, hệ thống thủy lợi, hệ thống điện,..) phục vụ phát triển sản
xuất, lưu thông hàng hóa cho các xã có đông đồng bào dân tộc thiêu số; khuyến
khích tín dụng và đơn giản hoá thủ tục vay vốn để đồng bào dân tộc thiểu số vay
vốn thuận tiện, sử dụng vốn hiệu quả và trả được nợ qua hệ thống Ngân hàng
chính sách xã hội; hỗ trợ trực tiếp về tư liệu sản xuất (đất sản xuất, cây giống, vật
nuôi, phân bón, nông cụ, …); hỗ trợ định canh định cư ổn định cuộc sống, hỗ trợ
đào tạo nghề, giải quyết việc làm, tập huấn chuyển giao về kỹ thuật sản xuất, chế
biến sản phẩm; trợ cước, trợ giá đối với việc cung ứng hàng hoá thiết yếu cho
khu vực đồng bào dân tộc thiểu số; khuyến khích mọi tổ chức, cá nhân thuộc
các thành phần kinh tế đầu tư phát triển kinh tế - xã hội ở khu vực đồng bào
DTTS bằng cơ chế, chính sách ưu đãi cụ thể về đất đai, thuế, hỗ trợ đào tạo và
thủ tục đầu tư thuận lợi nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế của vùng.
Một số chính sách dân tộc chủ yếu gắn với hỗ trợ phát triển kinh tế đối với
đồng bào dân tộc thiểu số đã và đang triển khai thực hiện như sau:
- Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền
núi và vùng sâu, vùng xa theo Quyết định số 135/1998/QĐ-TTg ngày 31/7/1998
của Thủ tướng Chính phủ.
- Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 –
2020 theo Quyết định số 1722/QĐ-TTg ngày 20/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ.
14
- Chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân hộ nghèo ở vùng đặc biệt khó khăn
theo Quyết định số 102/2009/QĐ-TTg ngày 07/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ.
- Chính sách tiếp tục hỗ trợ di dân định canh, định cư cho đồng bào dân
tộc thiểu số theo Quyết định số 33/2013/QĐ-TTg ngày 04/6/2013 của Thủ tướng
Chính phủ.
- Chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số theo
Quyết định số 18/2011/QĐ-TTg ngày 18/3/2011 của Thủ tướng Chính phủ.
- Chính sách cho vay vốn phát triển sản xuất đối với hộ dân tộc thiểu số
đặc biệt khó khăn giai đoạn 2012-2015 theo Quyết định số 54/2012/QĐ-TTg
ngày 04/12/2012 của Thủ tướng Chính phủ.
- Chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho hộ đồng bào
dân tộc thiểu số và hộ nghèo ở xã, thôn bản đặc biệt khó khăn theo Quyết định số
755/QĐ-TTg ngày 20/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ.
- Chính sách bảo vệ và phát triển rừng gắn với giảm nghèo nhanh, bền
vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015 – 2020 theo Nghị đinh
số 75/2015/NĐ-CP ngày 09/9/2015 của Chính phủ.
- Chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu
số và miền núi giai đoạn 2017-2020 theo Quyết định số 2085/QĐ-TTg ngày
31/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ.
1.1.3.3. Thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế đối với đồng bào
dân tộc thiểu số
Tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế đối với đồng bào
dân tộc thiểu số là một khâu hợp thành chu trình chính sách; là quá trình biến
các chủ trương, phương hướng và biện pháp liên quan đến hoạt động kinh tế của
các hộ đồng bào dân tộc thiểu số, thông qua các hoạt động có tổ chức trong bộ
máy Nhà nước cũng như sự tham gia của các tổ chức, đơn vị, gia đình, cá nhân
và toàn xã hội làm cho các nội dung công việc được triển khai theo đúng kế
hoạch, hướng tới đạt được mục đích đề ra, giúp chính sách đi vào thực tế đời
15
sống, phù hợp với nhu cầu phát triển, nguyện vọng chung của đất nước và cộng
đồng người dân tộc thiểu số, qua đó phát triển sinh kế và nâng cao thu nhập cho
người dân; các nội dung cụ thể như: Tiếp nhận các chính sách từ Trung ương,
tỉnh chỉ đạo các ngành chuyên môn nghiên cứu tham mưu xây dựng kế hoạch
triển khai thực hiện, đồng thời với công việc đó là tổ chức tuyên truyền, phổ biến
chính sách đến các cán bộ, công chức liên quan và nhân dân, nhất là các đối
tượng thụ hưởng chính sách nắm bắt, thực hiện đúng quy trình quy định; tổ chức
ra soát, phê duyệt đối tượng, tiếp nhận nguồn lực để tiến hành hỗ trợ; theo dõi,
kiểm tra, giám sát và đôn đốc thực hiện đảm bảo tiến độ quy định, kết thúc chu
kỳ chính sách tổ chức tổng kết, rút kinh nghiệm.
1.1.3.4. Chủ thể thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế đối với
đồng bào dân tộc thiểu số
Chủ thể thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế đối với đồng bào
dân tộc thiểu số là các cơ quan có thẩm quyền trong bộ máy nhà nước từ trung
ương tới địa phương, trong đó chủ yếu là các cơ quan trong bộ máy hành chính
nhà nước cùng với đội ngũ cán bộ, công chức hành chính nhà nước thuộc lĩnh
vực dân tộc. Trong quá trình triển khai thực hiện chính sách, các cơ quan có
thẩm quyền trong bộ máy hành chính nhà nước giữ vai trò điều tiết, định hướng
các hoạt động thực hiện chính sách bằng những công cụ quản lý của mình, giúp
cho quá trình này luôn bám sát mục tiêu mà các chính sách đặt ra. Các cơ quan
có thẩm quyền trong bộ máy nhà nước tham gia vào quá trình tổ chức thực hiện
chính sách bao gồm: Quốc hội; Chính phủ; Ủy ban Dân tộc; Các Bộ, ngành liên
quan có trách nhiệm phối hợp thực hiện các nội dung liên quan theo chức năng,
nhiệm vụ được giao; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; UBND
các huyện, UBND các xã và cơ quan quản lý nhà nước về dân tộc ở chính quyền
địa phương (Ban Dân tộc tỉnh, Phòng Dân tộc huyện và cán bộ, công chức cấp
xã). Ngoài ra, có một số tổ chức phối hợp thực hiện chính sách đó là: Các tổ
chức chính trị- xã hội, đó là Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành
16
viên; Các hiệp hội nghề nghiệp- xã hội ở trung ương và địa phương; Các tổ chức
phi chính phủ, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.
1.1.3.5. Đối tượng của chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế đối với đồng
bào dân tộc thiểu số
Các chính sách hướng tới các đối tượng cụ thể đó là các hộ đồng bào dân
tộc thiểu số và hộ nghèo sinh sống tại các xã, thôn làng đặc biệt khó khăn, xã
biên giới, xã an toàn khu, các thôn, làng đặc biệt khó khăn trên địa bàn vùng dân
tộc và miền núi với các đặc điểm sau đây: Về cơ sở hạ tầng: không có hoặc tạm
thời; giao thông khó khăn; không có đường ôtô đến trung tâm xã; các công trình:
điện, thủy lợi, nước sạch, trường học, trạm xá, nhà sinh hoạt cộng đồng kém
hoặc chưa có. Các xã là nơi còn tồn tại các vấn đề xã hội như: tỷ lệ mù chữ còn
cao, bệnh tật nhiều, còn tồn tại một số phong tục, tập quán lạc hậu; khả năng tiếp
cận thông tin kém. Về điều kiện sản xuất của các địa phương này nhìn chung còn
khó khăn và thiếu thốn, không đáp ứng được yêu cầu của người dân, sản xuất
còn mang tính tự nhiên nhiều, thiếu tư liệu sản xuất, tập quán canh tác lạc hậu.
Về điều kiện sống, tỷ lệ hộ nghèo cao, đời sống người dân còn gặp nhiều khó
khăn, thiếu đất ở, đất sản xuất, thiếu nước sinh hoạt, thiếu vốn,…
1.2. Quy trình tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế
đối với đồng bào dân tộc thiểu số
Để tổ chức thực hiện chính sách có hiệu quả cần phải tuân thủ một quy
trình chặt chẽ thống nhất nhằm phản ánh các bước trong việc tổ chức triển khai
và thực hiện chính sách. Quy trình các bước đều có nhiệm vụ rõ ràng phải có
hiệu quả để tác động qua lại, nhằm đạt được mục tiêu tốt nhất trong việc thực
hiện chính sách, gồm các bước sau [24], [28]:
1.2.1. Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ phát
triển kinh tế đối với đồng bào dân tộc thiểu số
Quá trình tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế đối với
đồng bào DTTS diễn ra trong một thời gian dài, vì thế cần phải xây dựng kế
17
hoạch để các cơ quan nhà nước triển khai thực hiện chính sách một cách chủ
động hoàn toàn. Việc xây dựng kế hoạch cần phải được nghiên cứu kỹ các văn
bản cấp trên, các kế hoạch tương tự và tự các điều kiện cụ thể ở địa phương để
xây dựng kế hoạch sát với thực tế, tạo thuận lợi trong quá trình thực hiện. Kế
hoạch triển khai thực hiện chính sách bao gồm những nội dung cơ bản sau:
- Thứ nhất, lập kế hoạch tổ chức điều hành cần đảm bảo những dự kiến về
hệ thống các cơ quan chủ trì và phối hợp triển khai thực hiện chính sách; số
lượng và chất lượng nhân sự tham gia tổ chức thực hiện; những dự kiến về cơ
chế trách nhiệm của cán bộ quản lý và công chức thực hiện; cơ chế tác động giữa
các cấp thực chính sách.
- Thứ hai, xác định các nguồn vật lực như dự kiến về các cơ sở kiến trúc,
trang thiết bị kỹ thuật phục vụ cho tổ chức thực hiện chính sách; các nguồn lực
tài chính, các vật tư văn phòng phẩm.
- Thứ ba, xác định thời gian triển khai thực hiện thông qua dự kiến về thời
gian duy trì chính sách; dự kiến các bước tổ chức triển khai thực hiện từ tuyên
truyền đến tổng kết rút kinh nghiệm.
- Thứ tư, kiểm tra thực hiện chính sách là những dự kiến về tiến độ, hình
thức, phương pháp kiểm tra, giám sát tổ chức thực hiện chính sách.
- Thứ năm, xây dựng dự kiến những nội quy, quy chế trong thực hiện
chính sách bao gồm nội quy, quy chế về tổ chức, điều hành; về trách nhiệm,
nghĩa vụ và quyền hạn của cán bộ, công chức và các cơ quan nhà nước tham gia
tổ chức điều hành; về các biện pháp khen thưởng, kỷ luật cá nhân, tập thể trong
tổ chức thực hiện chính sách.
Dự kiến kế hoạch thực hiện ở cấp nào do lãnh đạo cấp đó xem thông qua.
Sau khi được quyết định thông qua, kế hoạch thực hiện mang giá trị pháp lý,
được mọi người chấp hành thực hiện. Việc điều chỉnh kế hoạch cũng do cấp có
thẩm quyền thông qua kế hoạch quyết định, khi kế hoạch không còn phù hợp với
điều kiện thực tế và các quy định của cấp trên.
18
1.2.2. Phổ biến, tuyên truyền chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế đối với
đồng bào dân tộc thiểu số
Phổ biến, tuyên truyền chính sách là nhiệm vụ quan trọng của các cơ quan
có thẩm quyền trong thực hiện chính sách. Phổ biến, tuyên truyền làm cho các
đối tượng chính sách và mọi người dân nhận biết về mục đích, yêu cầu, đầy đủ,
chính xác của chính sách để các bên liên quan tự giác, tích cực tham gia thực
hiện, đồng thời giúp cho cán bộ, công chức nhận thức được đầy đủ tính chất, mức
độ, quy mô, tầm quan trọng của chính sách đối với đời sống xã hội, để nâng cao
trách nhiệm của bản thân, chủ động tìm kiếm các giải pháp hữu hiệu trong quá trình
triển khai thực hiện, qua đó mạng lại hiệu quả cao nhất cho mục tiêu chính sách.
Công tác phổ biến, tuyên truyền chính sách được thực hiện thông qua nhiều
hình thức, như qua phát thanh, tổ chức hội nghị, cuộc họp khu dân cư, in ấn tờ rơi,
áp phích, báo chí, tủ sách pháp luật, mời chuyên gia nói chuyện, sân khấu hóa, nêu
gương các điển hình tiên tiến và các hình thức tuyên truyền khác. Yêu cầu công tác
phổ biến, tuyên truyền chính sách phải kịp thời, hiệu quả, phù hợp với từng đối
tượng, tuyên truyền đối với người dân tộc thiểu số cần cụ thể hơn và chú ý đến tập
quán sinh hoạt, cach tác, văn hóa của từng dân tộc, giúp đối tượng dễ tiếp cận và
thực hiện đúng quy trình chính sách, cơ quan và cán bộ, công chức thực hiện rút
ngắn được thời gian để đạt đến mục tiêu đề ra. Nếu đối tượng thụ hưởng và các cơ
quan liên quan không hiểu chính sách hoặc hiểu không rõ, làm kéo dài thời gian
thực hiện chính sách, do phải thực hiện lại nhiều lần, nhiều khâu, gây khó khăn,
phiền hà cho cả đối tượng và chủ thể thực hiện, dễ dẫn đến sai sót, vi phạm nội
dung chính sách. Vậy, có thể nói phổ biến, tuyên truyền ảnh hưởng rất lớn đến kết
quả tổ chức thực hiện chính sách.
1.2.3. Phân công, phối hợp thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh
tế đối với đồng bào dân tộc thiểu số
Chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế đối với đồng bào dân tộc thiểu số
được thực hiện trên phạm vi rộng lớn, tối thiểu cũng là một địa phương vì thế số
19
lượng cá nhân và tổ chức tham gia thực hiện là rất lớn. Số lượng tham gia bao
gồm các chủ thể thực hiện, đối tượng thụ hưởng, các tổ chức, cá nhân liên quan.
Bên cạnh đó, các hoạt động nhằm thực hiện mục tiêu của chính sách diễn ra cũng
hết sức phong phú, phức tạp theo không gian và thời gian, chúng đan xen nhau,
thúc đẩy hay kìm hãm nhau theo quy luật. Bởi vậy, muốn thực hiệu quả chính
sách phải có sự phân công cụ thể, rõ ràng, chặt chẽ, khoa học và hợp lý, xác định
cơ quan, cá nhân nào đóng vai trò chủ trì, cơ quan và cá nhân nào có chức năng
phối hợp, tránh trường hợp nêu chung chung, dẫn tới đùn đẩy trách nhiệm hoặc gây
khó khó khăn trong thực hiện, chồng chéo, thiếu sót hoặc bị tắc nghẽn, khi kế hoạch
thực hiện chính sách đã được phê duyệt.
Trong thực tế, có một số chính sách triển khai thực hiện không mang lại hiệu
quả, do sự phân công, phối hợp giữa cơ quan chủ trì và cơ quan phối hợp bị chồng
chéo, không rõ ràng, giao chủ trì nhưng không giao quyền hạn hoặc nguồn lực để
thực hiện nên gặp khó khăn, xảy ra tình trạng né tránh, đùn đẩy hoặc ôm đồm dẫn
đến không ai làm hết trách nhiệm hoặc làm nửa vời không đến nơi, đến chốn. Chính
vì vậy, để việc tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế đối với đồng
bào dân tộc thiểu số có hiệu quả, cần phải có sự thống nhất cao về quan điểm, mục
tiêu, kế hoạch, từ công tác lãnh đạo, chỉ đạo đến công tác tuyên truyền, vận động,
cung cấp nguồn lực tài chính, trang thiết bị và cơ sở vật chất đảm bảo cho thực hiện
chính sách. Các nội dung chính sách này phần lớn giao cho cơ quan làm công tác
dân tộc, UBND cấp xã chủ trì thực hiện.
1.2.4. Duy trì thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế đối với đồng
bào dân tộc thiểu số
Duy trì chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế đối với đồng bào DTTS là một
khâu, là hoạt động nhằm bảo đảm cho chính sách tồn tại được và phát huy tác dụng
trong môi trường thực tế. Vì thế, các cơ quan và người thực hiện chính sách phải
thường xuyên quan tâm tuyên truyền, vận động các đối tượng thụ hưởng chính sách
và toàn xã hội tích cực tham gia vào quá trình thực hiện chính sách để có những
20
tham mưu, đề xuất, có những giải pháp phù hợp, khả thi nhất.
Nếu việc thực hiện chính sách gặp phải những khó khăn do môi trường thực
tế biến động, thì chủ thể thực hiện chủ động sử dụng các công cụ quản lý tác động
nhằm tạo môi trường thuận lợi cho việc thực hiện chính sách. Trong một chừng
mực nào đó, để đảm bảo lợi ích các cơ quan nhà nước phối hợp, sử dụng biện pháp
hành chính để duy trì thực thi chính sách, như về nhân lực, vật lực và thể chế. Việc
duy trì thực hiện chính sách có ý nghĩa hết sức quan trọng, làm cho chính sách
được thực hiện thường xuyên, không bị ngắt quảng, dần đi vào đời sống thực tế
của xã hội, phát huy hiệu quả thiết thực, giúp nhận biết những vấn đề đúng sai,
bất cập của chính sách để cấp có thẩm quyền kịp thời điều chỉnh, bổ sung.
1.2.5. Điều chỉnh, bổ sung chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế đối với
đồng bào dân tộc thiểu số
Trong quá trình thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế đối với đồng
bào DTTS sẽ xảy ra rất nhiều nảy sinh, phát sinh, sự bất cập phát hiện qua quá
trình duy trì chính sách cần phải điều chỉnh, bổ sung chính sách để phù hợp với
yêu cầu quản lý, nhu cầu của đối tượng và tình hình phát triển kinh tế - xã hội, nhất
là sự biến động của kinh tế thị trường, sự phát triển của khoa học công nghệ, giá cả
thị trường, biến động của khí hậu thời tiết, các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất, tiêu
thụ hàng hóa của người dân, nhu cầu thực tế về đời sống, sinh hoạt của các đối tượng.
Theo quy định cơ quan nào ban hành chính sách thì cơ quan đó có quyền
điểu chỉnh, bổ sung chính sách. Nhưng trong thực tế, việc điều chỉnh các biện pháp,
cơ chế, chính sách diễn ra rất năng động, linh hoạt; một số chính sách khi ban hành
có thể phân cấp, phân quyền cho cấp dưới được phép điều chỉnh một số khía cạnh,
cơ chế của của chính sách. Nguyên tắc cần phải chấp hành khi điều chỉnh chính
sách đó là để chính sách tiếp tục tồn tại, chỉ được điều chỉnh các biện pháp, cơ chế
thực hiện mục tiêu hoặc bổ sung, hoàn chỉnh mục tiêu theo yêu cầu thực tế, chứ
không cho phép điều chỉnh dẫn tới làm thay đổi mục tiêu, thì xem như chính sách
đó thất bại.
21
1.2.6. Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển
kinh tế đối với đồng bào dân tộc thiểu số
Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc tổ chức thực hiện chính sách là một công
tác đặc biệt quan trọng. Chủ thể theo dõi, kiểm tra quá trình thực chính sách hỗ
trợ phát triển kinh tế đối với đồng bào dân tộc thiểu số là các cơ quan nhà nước
có thẩm quyền từ trung ương đến cơ sở, trong đó cơ quan làm công tác dân tộc
chủ trì. Tuy nhiên, để đảm bảo tính khách quan và chính xác về kết quả kiểm tra
quá trình này còn cần có sự tham gia của các tổ chức đoàn thể và nhân dân, đặc
biệt là đối tượng thụ hưởng chính sách. Có như vậy mới bảo đảm được tính dân
chủ trong quá trình thực hiện. Trong công tác theo dõi, kiểm tra thực hiện chính
sách thì các cơ quan chức năng cần phải nắm rõ và thực hiện tốt các nhiệm vụ
của mình.
Trên thực tế, khi triển khai thực hiện chính sách, không phải bộ phận nào
cũng làm tốt, làm nhanh như nhau, vì thế cần có hoạt động kiểm tra để vừa thúc
đẩy các chủ thể nỗ lực nhiều hơn nhằm hoàn thành nhiệm vụ, vừa phòng, chống
những hành vi vi phạm quy định trong thực hiện chính sách. Ngoài ra, hoạt động
theo dõi, kiểm tra sẽ giúp phát hiện, đánh giá khách quan về những điểm mạnh,
điểm yếu của công tác tổ chức, cá nhân có liên quan, phát hiện những thiếu sót
trong công tác lập kế hoạch, tổ chức thực hiện để điều chỉnh; tạo điều kiện phối
hợp nhịp nhàng các hoạt động độc lập của cơ quan, đối tượng chính sách; tạo ra
sự tập trung thống nhất trong việc thực hiện mục tiêu của chính sách và kịp thời
đưa ra các biện pháp khuyến khích nhân tố tích cực nhằm tạo ra những phong
trào thiết thực cho việc thực hiện mục tiêu chính sách.
1.2.7. Tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm việc thực hiện chính sách hỗ
trợ phát triển kinh tế đối với đồng bào dân tộc thiểu số
Đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm tổ chức thực hiện chính sách là quá trình
xem xét, kết luận về chỉ đạo điều hành và chấp hành chính sách của các cơ quan và cá
nhân liên quan được phân công thực hiện chính sách, cũng như hiệu quả, lợi ích
22
mang lại cho các hộ dân và cộng đồng vùng dân tộc thiểu số được hưởng lợi từ chính
sách. Tùy theo tính chất, mức độ, quy mô và chu kỳ, niên hạn của chính sách có
thể tiến hành tổng kết, đánh giá định kỳ hằng năm, 05 năm hoặc khi kết thúc
chính sách và chuyển qua một chính sách khác.
Việc đánh giá, tổng kết được thực hiện theo trình tự từ cơ sở đến Trung
ương qua hình thức hội nghị hoặc hình thức báo cáo. Trong đánh giá, tổng kết
thực hiện chính sách phải đánh giá một cách toàn diện tất cả các mặt, các bước từ
việc xây dựng kế hoạch thực hiện chính sách đến công tác lãnh đạo, chỉ đạo triển
khai, quá trình thực hiện đến lúc kết thúc chính sách; tổng kết chính sách phải chỉ
ra được nguyên nhân khách quan và chủ quan, nguyên nhân trực tiếp và nguyên
nhân sâu xa dẫn tới những mặt đạt được và chưa đạt được của chính sách; phải
rút ra được những bài học kinh nghiệm thực tiễn, ý kiến phản hồi của người dân
được thụ hưởng chính sách và chính quyền địa phương; phải đề xuất được các
kiến nghị và giải pháp phát huy những kết quả đạt được và khắc phục những tồn
tại, yếu kém hoặc phải đưa ra được những giải pháp khắc phục những hậu quả do
việc triển khai không thành công; đồng thời phát hiện những vấn đề bất cập, hạn
chế, thiếu sót hoặc những vấn đề mới phát sinh trong thực tiễn, kiến nghị cấp có
thẩm quyền điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung nhằm tạo thuận lợi trong quá trình thực
hiện và đạt được mục tiêu chính sách đề ra.
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách hỗ trợ phát
triển kinh tế đối với đồng bào dân tộc
1.3.1. Thể chế chính sách
Chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế đối với đồng bào dân tộc thiểu số
nhằm tạo sinh kế, nâng cao và cải thiện hơn nữa đời sống vật chất cho các hộ là
người dân tộc thiểu số, thể hiện quan điểm nhất quán của Đảng và Nhà nước ta
đó là tạo sự bình đẳng, đoàn kết, giúp nhau cùng phát triển giữa các dân tộc.
Việc tổ chức thực hiện chính sách phải thích hợp, đảm bảo chắc chắn và ổn định.
Chính sách luôn được bổ sung, sửa đổi nhằm từng bước nâng cao đời sống vật chất
23
cho đồng bào dân tộc thiểu số. Các cơ quan chức năng từ trung ương đến địa
phương, sự phối hợp kết hợp với các cấp, ngành có liên quan về việc chỉ đạo điều
hành triển khai thực hiện chính sách, nên chính sách phù hợp với thực tiễn cuộc
sống thì việc thực thi chính sách sẽ thuận lợi, khả thi. Nếu chính sách không phù
hợp với thực tiễn thì dẫn đến gặp rất nhiều khó khăn, thậm chí không khả thi,
thiếu hiệu quả, kế hoạch triển khai không được đồng nhất.
1.3.2. Môi trường thực hiện chính sách
Quá trình thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế đối với đồng bào
dân tộc thiểu số phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và
tình hình chính trị của từng địa phương. Những địa phương, vùng, miền nào có
điều kiện tự nhiên thuận lợi hơn (về vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên) thì việc
tổ chức thực hiện chính sách cũng sẽ diễn ra dễ dàng hơn. Trình độ phát triển
kinh tế cao, nguồn lực tài chính mạnh, thu nhập của người lao động ổn định, mức
độ thất nghiệp thấp thì việc thực hiện chính sách sẽ thuận lợi. Nơi nào còn tồn tại
nhiều phong tục tập quán lạc hậu, nhất là tập quán canh tác, thì khả năng tiếp
nhận của người dân đối với chính sách sẽ hạn chế. Việc đảm bảo ổn định chính
trị cũng là yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách trên địa bàn.
1.3.3. Tổ chức bộ máy và nhân lực thực hiện chính sách
Về nguyên tắc, có thể thiết lập tổ chức bộ máy độc lập cho từng chính
sách; nhưng cũng có thể sử dụng bộ máy chính quyền hiện có để thực hiện, tùy
điều kiện cụ thể. Nếu bộ máy chính quyền hiện đại, gọn nhẹ thì chi phí quản lý,
thực hiện chính sách tiết kiệm hơn nhưng vẫn mang lại hiệu quả. Trường hợp tổ
chức bộ máy chính quyền cồng kềnh, phức tạp, cán bộ không chuyên tâm công
việc thì sẽ làm giảm hiệu quả việc thực hiện chính sách và giảm lòng tin của
nhân dân đối với Đảng, Nhà nước. Năng lực của cán bộ bao gồm nhiều tiêu chí
về năng lực chuyên môn, đạo đức công vụ,... Nếu thiếu năng lực chuyên môn,
các cán bộ tham gia vào tổ chức thực hiện sẽ đưa ra những kế hoạch không sát
với thực tế, gây lãng phí nguồn lực, làm giảm hiệu lực, hiệu quả của chính sách.
24
Bên cạnh yêu cầu về năng lực chuyên môn các cán bộ thực hiện chính sách cũng
cần phải nêu cao tinh thần trách nhiệm và ý thức kỷ luật. Nhìn chung cán bộ có
năng lực thực hiện tốt thì không những chủ động điều phối được công việc mà
còn khắc phục được những yếu tố tiêu cực, ứng phó được với những biến động
để công tác tổ chức thực hiện chính sách mang lại kết quả thựcsự.
1.3.4. Nguồn lực vật chất trong thực hiện chính sách
Đây là yếu tố ngày càng giữ vai trò quan trọng để việc thực hiện chính
sách được hiệu quả và thành công. Việc đầu tư trang thiết bị kỹ thuật và các
phương tiện hiện đại khác để hỗ trợ quá trình quản lý cũng như quá trình triển
khai thực hiện chính sách là rất cần thiết. Chẳng hạn, trong quá trình thực hiện
công tác tuyên truyền, phổ biến về chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số
thì việc đảm bảo các điều kiện vật chất, kỹ thuật sẽ giúp các cơ quan Nhà nước
có thể thuận lợi chuyển tải những nội dung của chính sách đến với mọi người
dân. Sự hỗ trợ của các phương tiện thông tin đại chúng hiện đại cũng giúp cho
công tác tuyên truyền diễn ra nhanh chóng và chính xác hơn. Việc đảm bảo các
nguồn lực vật chất cũng giúp cho các hoạt động lập kế hoạch, phân công, phối
hợp, kiểm tra, giám sát, đánh giá được thực hiện hiệu quả hơn. Như vậy nếu các
nguồn lực vật chất được đảm bảo thì công tác thực hiện chính sách chắc chắn sẽ
diễn ra một cách thuận lợi hơn.
1.3.5. Nhận thức và năng lực tiếp nhận chính sách của người dân
Khi người dân là đối tượng thụ hưởng trực tiếp từ chính sách, hiểu được
tầm quan trọng và lợi ích mang lại từ các chính sách đầu tư, hỗ trợ của Nhà
nước, thì họ sẽ tự nguyện và tích cực tham gia. Ngoài ra, các tổ chức, cá nhân
khác trong xã hội cũng ý thức được điều này thì họ sẽ tích cực phối hợp, hỗ trợ
thực hiện chính sách. Đặc biệt, hiệu quả thực thi chính sách bị ảnh hưởng rất
nhiều bởi năng lực tiếp nhận chính sách của người dân. Như vậy, nhận thức và
năng lực hấp thụ chính sách của người dân là một yếu tố rất quan trọng, nếu họ
tự giác, tích cực, chủ động, tự nguyện tham gia thì việc thực hiện chính sách sẽ
25
có hiệu quả, bền vững. Ngược lại, nếu họ thờ ơ, ỷ lại và thậm chí vụ lợi thì việc
thực hiện chính sách sẽ không hiệu quả.
Tiểu kết Chương 1
Trong Chương 1, luận văn đã trình bày các vấn đề lý luận chung về thực
hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế đối với đồng bào dân tộc thiểu số. Cụ
thể, luận văn đã trình bày các khái niệm về dân tộc, dân tộc thiểu số, chính sách
hỗ trợ phát triển kinh tế đối với đồng bào dân tộc thiểu số; nêu lên nội dung, mục
tiêu, chủ thể, đối tượng của chính sách. Luận văn tìm hiểu về quy trình tổ chức
thực hiện chính sách với các bước: xây dựng kế hoạch; phổ biến, tuyên truyền;
phân công, phối hợp; duy trì chính sách; điều chỉnh chính sách; theo dõi, kiểm
tra; đánh giá chính sách; đồng thời nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến thực
hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế đối với đồng bào dân tộc thiểu số.
Những nội dung nghiên cứu ở Chương 1 đã cung cấp một khung phân
tích quan trọng để thực hiện nội dung đánh giá thực trạng thực hiện chính sách
hỗ trợ phát triển kinh tế đối với đồng bào dân tộc thiểu số huyện Ia Grai, tỉnh Gia
Lai ở Chương 2. Đây cũng là cơ sở, nền tảng để từ đó đề xuất các định hướng,
giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách này ở Chương 3.
26
Chương 2
THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ
PHÁT TRIỂN KINH TẾ ĐỐI VỚI ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ
HUYỆN IA GRAI TỈNH GIA LAI
2.1. Tổng quan về huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai
2.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên
Huyện Ia Grai được thành lập theo Nghị định số 70/CP ngày 11/11/1996
của Chính phủ, trên cơ sở chia tách từ phần đất Tây Nam của huyện Chư Păh. Là
huyện miền núi, nằm dọc biên giới phía Tây tỉnh Gia Lai, có diện tích đất tự
nhiên là: 112.237 ha, chiếm 7% diện tích của tỉnh Gia Lai, Phía Bắc giáp huyện
Chư Păh và Ia H’Drai (Kon Tum); Phía Đông giáp thành phố Pleiku; Phía Nam
giáp huyện Chư Prông và Đức Cơ; Phía Tây giáp huyện Dun Mia, tỉnh
Ratanakiri, Vương Quốc Campuchia, với 12km đường biên giới chung.
Ia Grai nằm tiếp giáp với thành phố Pleiku, gần cửa khẩu Quốc tế Lệ
Thanh, huyện Đức Cơ, có các tuyến đường quan trọng chạy qua gồm tỉnh lộ 664
chạy theo hướng nối huyện với thành phố Pleiku và huyện Ia H’Drai (Kom
Tum); Quốc lộ 14C chạy theo hướng Bắc Nam dọc biên giới; đường Tránh
Thành phố Pleiku và tuyến đường liên huyện Chư Păh – Ia Grai – Đức Cơ – Chư
Prong đang triển khai đầu tư xây dựng và nâng cấp. Hệ thống giao thông của các
xã nối liền với nhau thuận lợi giao lưu trên tất cả các lĩnh vực như mua bán sản
phẩm hàng hóa, cung cấp dịch vụ, khai thác tài nguyên khoáng sản.
Huyện có đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa và mang tính chất khí hậu
vùng Tây Nguyên; Hàng năm chia hai mùa rõ rệt: mùa khô và mùa mưa. Nhiệt
độ trung bình năm 22,70
C; Lượng mưa trung bình năm khoảng 2300-2400mm;
độ ẩm trung bình năm 84%. Với điều kiện khí hậu như trên, thuận lợi cho quá
trình đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp, vật nuôi.
27
Đất đai của huyện chủ yếu là đất đỏ bazan khá màu mỡ phù hợp với các
loại cây công nghiệp dài ngày như cao su, cà phê, hồ tiêu, điều. Hệ thống sông
suối, thác ghềnh, với lượng nước dồi dào, thuận lợi cho xây dựng các hồ chứa,
công trình thủy lợi lấy nước tưới cho các loại cây trồng và xây dựng các công
trình thuỷ điện (hiện tại đang có 08 Nhà máy thủy điện hoạt động với công suất
khai thác hơn 575MW/năm) cũng như phát triển nghề nuôi trồng thủy sản và du
lịch sinh thái [45],[46].
2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
2.1.2.1. Đặc điểm dân cư
Huyện Ia Grai có 12 xã và 01 thị trấn với 150 thôn làng, tổ dân phố. Theo
Quyết định số 582/QĐ-TTg ngày 28/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ, huyện có
11 xã và thị trấn Ia Kha thuộc Khu vực II, còn xã Ia Dêr thuộc Khu vực I; số
làng đặc biệt khó khăn là 29 làng/12 xã Khu vực II. Toàn huyện có 26.072 hộ và
105.648 khẩu, trong đó dân tộc thiểu số là 11.047 hộ với 47.722 khẩu chiếm
45,17% tổng dân số toàn huyện. Về thành phần dân tộc, theo số liệu thống kê
năm 2018 (bảng 2.12), huyện có 22 thành phần dân tộc, trong đó dân tộc Kinh là
57.926 người, chiếm 54,83%; dân tộc Jrai là 46.313 người, chiếm 43,84%, còn
lại là các dân tộc khác), các dân tộc sống đan xen nhau trên địa bàn tất cả các xã,
thị trấn của huyện. Nhìn chung, dân số của huyện có cơ cấu trẻ, tỷ lệ dân số ở độ
tuổi lao động chiếm trên 65% tổng dân số toàn huyện.
2.1.2.2. Đặc điểm kinh tế
Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2011-2016 của huyện đạt
13,7%/năm. Tổng giá trị sản xuất năm 2017 (Theo giá so sánh 2010) đạt 7.420 tỷ
đồng, tăng 12,6% so với năm 2016. Cơ cấu kinh tế cơ bản chuyển dịch đúng
định hướng: Ngành nông-lâm nghiệp-thủy sản chiếm 46%; Công nghiệp - xây
dựng chiếm 34%; Dịch vụ chiếm 20%. Công nghiệp - TTCN - xây dựng tăng
trưởng bình quân 14,3%/năm. Tổng vốn đầu tư phát triển trong 5 năm 2011-
2016 ước đạt 4.551 tỷ đồng; các công trình kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi,
28
trường học, điện, nước sinh hoạt, trụ sở, nhà sinh hoạt cộng đồng,... được chú
trọng đầu tư và nâng cấp. Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn
mới đạt được nhiều kết quả. Đến nay, có 04 xã đạt chuẩn nông thôn mới và 03
làng đồng bào dân tộc thiểu số đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu, số tiêu chí
tăng lên hàng năm, bình quân số tiêu chí đạt được trên xã là 12 tiêu chí/xã.
2.1.2.3. Đặc điểm văn hóa – xã hội
Quy mô trường lớp, học sinh và đội ngũ giáo viên toàn huyện tăng từng
năm, toàn huyện có 54 đơn vị trường học, trong đó có 38% số trường đạt chuẩn
quốc gia, với trên 26.000 học sinh. Cơ sở vật chất phục vụ khám chữa bệnh được
quan tâm đầu tư xây dựng; đội ngũ y, bác sĩ ngày càng nâng cao về năng lực
chuyên môn và trách nhiệm nghề nghiệp. Văn hóa, thể dục thể thao và thông tin,
truyền thanh được duy trì thường xuyên. Các phong trào "Toàn dân đoàn kết xây
dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư'', "xây dựng thôn, làng văn hóa, gia đình
văn hóa" gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới có sự chuyển biến tích
cực. Thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế gắn với đảm bảo an sinh xã hội nên
mức sống của người dân từng bước được nâng lên, thu nhập bình quân đầu
người tăng từ 19 triệu đồng năm 2014 lên 32 triệu năm 2018. Công tác xóa đói
giảm nghèo đạt được nhiều kết quả quan trọng, tỉ lệ hộ nghèo giảm nhanh; các
chương trình phát triển kinh tế - xã hội, tạo công ăn việc làm cho nhân dân được
triển khai thực hiện mang lại hiệu quả thiết thực, bình quân hàng năm giải quyết
việc làm cho hơn 1.500 lao động [45],[46].
Xuất phát từ điều kiện kinh tế, xã hội của huyện, cùng với sự chỉ đạo, điều
hành quyết liệt của các cấp, các ngành, sự đồng lòng của nhân dân trong triển
khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, huyện Ia Grai đã và đang có
những bước phát triển vượt bậc, đạt được các thành tựu quan trọng về phát triển
kinh tế - xã hội. Bên cạnh đó, qúa trình phát triển kinh tế xã hội huyện còn gặp
phải nhiều khó khăn, hạn chế như các tác động tiêu cực của cơ chế thị trường,
phân hoá giàu nghèo, trình độ dân trí thấp tại địa phương, ... Điều kiện tự nhiên,
29
kinh tế, xã hội của huyện có ảnh hưởng tích cực đến phát triển kinh tế và đời
sống của đồng bào dân tộc thiểu số, song nó cũng đặt ra yêu cầu, đòi hỏi trong
việc nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế đối với
đồng bào DTTS, nhất là các chính sách đó cần hướng đến khai thác tối đa tiềm
năng, lợi thế của huyện, cải thiện nhanh sinh kế và thu nhập cho cộng đồng này.
2.2. Tình hình thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế đối với
đồng bào dân tộc thiểu số huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai
2.2.1. Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững
(Chương trình 135)
Trong giai đoạn 2014-2018, tổng nguồn vốn Chương trình 135 được phân
bổ để thực hiện trên địa bàn huyện là 37.591 triệu đồng (bảng 2.1), ngoài ra
huyện cũng bố trí nguồn vốn từ ngân sách địa phương hàng năm cùng với nguồn
vốn huy động đóng góp từ cộng đồng, doanh nghiệp để đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ
trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế, đẩy mạnh công tác khuyến nông, tập
huấn, đào tạo nâng cao năng lực cho cộng đồng đồng bào DTTS trên địa bàn.
Bảng 2.1: Vốn phân bổ đầu tư chương trình 135 trên địa bàn huyện
Ia Grai giai đoạn 2014 - 2018
Đơn vị tính: Triệu đồng
ST
T
Nội dung
Năm
2014
Năm
2015
Năm
2016
Năm
2017
Năm
2018
1 Vốn được phân bổ 7.171 8.079 7.271 8.061 7.001
2 Vốn ĐTPT 6.600 7.600 6.840 7.600 6.686
3 Vốn sự nghiệp 571 479 431 461 315
4 Tỷ lệ giải ngân % 98,23 98,37 98,7 99,2 99,99
Nguồn: Phòng Dân tộc huyện Ia Grai
Có thể khẳng định, Chương trình 135 kết hợp với Chương trình phát triển
nông nghiệp của huyện đã góp phần hoàn chỉnh kết cấu hạ tầng trên địa bàn, hỗ
trợ vật tư, phân bón, cây con giống cho đồng bào dân tộc thiểu số sản xuất; đồng
thời đào tạo, hướng dẫn việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào trồng trọt, chăn nuôi
30
làm tăng năng suất, sản lượng, tạo thu nhập cho người dân, góp phần thúc đẩy
phát triển kinh tế - xã hội và giảm nghèo trên địa bàn, từng bước công nghiệp
hóa nông nghiệp nông thôn. Đến nay 100% xã trong huyện đã có đường giao
thông thảm nhựa kết nối với trung tâm huyện, 95% thôn làng có đường giao
thông kết nối với trung tâm xã và 75% đường nội thôn, làng được cứng hóa,
100% xã, thôn làng có điện, trạm y tế, trường học từ cấp mẫu giáo đến Trung
học cơ sở, 100% thôn có nhà sinh hoạt cộng đồng. Bảng 2.2 cho thấy, công tác
giảm nghèo của huyện đã đạt được những hiệu quả đáng khích lệ, số hộ nghèo
giảm nhanh theo từng năm. Tuy nhiên, tỷ lệ hộ nghèo là người DTTS ngày càng
tăng, chiếm 86,7%, đây là điều hết sức quan tâm khi hoạch định và thực thi
chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế cho cộng đồng này.
Bảng 2.2: Tổng hợp số hộ nghèo và tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện
giai đoạn 2014 - 2018
STT
Năm thực
hiện
Số hộ nghèo
Tỷ lệ % so
với Dân số
Hộ nghèo
là DTTS
Tỷ lệ %
so với hộ
nghèo
01 Năm 2014 4.574 19,61 3.772 82,5
02 Năm 2015 3.605 14,61 3.158 87,6
03 Năm 2016 3.159 12,6 2.601 82,3
04 Năm 2017 2.710 10,49 2.207 81,4
05 Năm 2018 1.908 7,24 1.654 86,7
Nguồn: UBND huyện Ia Grai
Ngoài những kết quả đạt được, quá trình triển khai thực hiện Chương trình
này còn có những hạn chế nhất định, đó là: Theo quy định tại Thông tư số
01/2017/TT-UBDT ngày 10/05/2017 của Ủy ban Dân tộc về hướng dẫn thực
hiện Chương trình 135, thì hợp phần hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh
kế do UBND các xã, cộng đồng dân cư trực tiếp làm chủ đầu tư, nhưng thực tế
trong năm 2017 và 2018, UBND tỉnh giao Sở Nông nghiệp – PTNT thực hiện và
31
chỉ định đơn vị cung cấp hàng hóa, chính quyền huyện, xã và nhân dân chỉ tiếp
nhận các mặt hàng hỗ trợ. Điều này đã gây nên những khó khăn trong quá trình
thực thi chính sách, mặt khác dễ xảy ra tình trạng thất thoát, lãng phí và một số
mặt hàng hỗ trợ không đúng với nhu cầu sản xuất của nhân dân và phù hợp với
điều kiện tự nhiên trên địa bàn. Theo quy định, cần thiết phải có sự đóng góp của
cộng động và người dân (bằng tiền, hiện vật hoặc ngày công lao động) để thực
hiện các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng các làng ĐBKK, nhưng do phần lớn là hộ
đồng bào DTTS nghèo nên rất khó huy động đóng góp tiền, hơn nữa do người
dân chưa hiểu hết ý nghĩa của chính sách nên không hưởng ứng tham gia đóng
góp. Ngoài ra, một số xã năng lực quản lý dự án còn hạn chế, không có công
chức chuyên môn, nên khi được giao làm chủ đầu tư hợp phần xây dựng cơ sở hạ
tầng thì “giao khoán” hết cho các nhà thầu từ khâu thiết kế đến thi công công
trình, UBND xã chỉ ký hồ sơ thanh quyết toán, còn Ban giám sát cộng đồng hoạt
động chưa hiệu quả, nên để xảy ra nhiều sai sót và một số công trình thi công
không đảm bảo chất lượng, dẫn đến nhanh hư hỏng, xuống cấp. Năm 2018,
Thanh tra tỉnh Gia Lai kết luận sai phạm và thu hồi số tiền hơn 277 triệu đồng
đối với các xã thực hiện chương trình 135 giai đoạn 2015-2017. Ngoài ra, Thanh
tra huyện và Kiểm toán Nhà nước, thanh tra Ban dân tộc tỉnh hàng năm cũng
phát hiện nhiều sai sót yêu cầu các xã phải nhanh chóng khắc phục.
2.2.2. Chính sách cấp hỗ trợ trực tiếp cho hộ dân tộc thiểu số thuộc hộ
nghèo ở vùng khó khăn
Thực hiện Quyết định số 102/2009/QĐ-TTg, ngày 07/8/2009 của Thủ
tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ trực tiếp cho hộ dân tộc thiểu số thuộc hộ
nghèo ở vùng khó khăn. Trong giai đoạn 2014- 2018 chính quyền địa phương đã
cấp 740 con bò giống cho các hộ không có đất sản xuất, với kinh phí trên 10,7 tỷ
đồng; cấp 980 tấn phân bón, 3,35 tấn giống lúa và ngô giống cho 103.275 khẩu
là người nghèo, gia đình chính sách, già làng, trưởng thôn khó khăn, với tổng
kinh phí hơn 10,8 tỷ đồng (bảng 2.3).
32
Việc triển khai chính sách đã hỗ trợ người dân về giống cây trồng, phân
bón và vật nuôi để phát triển sản xuất, giúp nâng cao đời sống người dân, đặc
biệt là ở các hộ nghèo xã vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số. Việc cấp phát
hỗ trợ kèm theo hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc từng bước làm cho nhận
thức của người dân chuyển biến tích cực, nhiều mô hình kinh tế trồng trọt, chăn
nuôi có hiệu quả. Bà con mạnh dạn hơn trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng,
vật nuôi, biết sử dụng các lọa cây, con giống được hỗ trợ thay thế cho các loại
giống kém chất lượng trước đây, như giảm diện tích cây sắn làm bạc màu đất,
lúa rẫy năng suất thấp chuyển sang trồng cây cà phê, điều, ngô, lúa nước và các
loại hoa màu có giá trị kinh tế cao; số bò giống được cấp sinh sản tăng thêm 252
con, nhiều hộ đã biết vận dụng chính sách để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.
Bảng 2.3: Vốn phân bổ hỗ trợ trực tiếp cho người dân trên địa
bàn huyện từ năm 2014 – 2018
Đơn vị tính: Triệu đồng
ST
T
Nội dung hỗ trợ
Năm
2014
Năm
2015
Năm
2016
Năm
2017
Năm
2018
1 Vật nuôi (bò giống) 2.158 2.421 1.819 2.464 1.920
2 Cây giống, phân bón 3.485 2.426 1.913 1.813 1.229
3 Số khẩu (người) 31.599 21.571 17.931 16.814 15.360
Nguồn: Phòng Dân tộc huyện Ia Grai
Ngoài những kết quả đạt được, quá trình triển khai thực hiện chính sách
này tại huyện còn những hạn chế, đó là: Định mức hỗ trợ thấp (80 ngàn
đồng/khẩu/năm), nên khi nhận bằng tiền người dân không thể mua những tài sản
có giá trị để phát triển sản xuất mà thường là dùng cho chi tiêu sinh hoạt hàng
ngày (mua lương thực, thực phẩm,…), còn nhận bằng hiện vật (phân bón, giống
cây trồng) thì bán luôn cho thương lái thu gom hoặc đưa về nhà nhưng không sử
dụng gây lãng phí; một số xã bình chọn gia đình được nhận bò giống chưa công
khai, dân chủ nên nhiều hộ dân còn kiến nghị, thời gian qua huyện đã tiếp nhận
và xử lý, giải quyết 08 đơn kiến nghị của bàn con về việc bình chọn này. Một số
33
giống cây trồng, vật tư, con giống cấp phát chưa phát huy hiệu quả vì không phù
hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương và cấp phát không đúng với mùa vụ
sản xuất của người dân. Mặt khác, vì cấp cho không nên ít nhiều tạo tư tưởng
trong chờ, ỷ lại cho người dân tộc thiểu số, không có ý thức bảo quản, chăm sóc,
sử dụng hiệu quả đối cây, con giống và vật tư được hỗ trợ. Bảng 2.4 cho thấy
rằng, có đến 65 con bò với giá trị hơn 01 tỷ đồng bị chết sau khi cấp do người
dân không thực hiện tốt việc chăm sóc, nuôi nhốt.
Bảng 2.4: Tình hình tăng trưởng của bò giống được hỗ trợ theo
chương trình 102 trên địa bàn huyện giai đoạn 2014 – 2018
STT Năm thực hiện
Số lượng
cấp phát
Số bò chết
sau khi cấp
Số bò sinh
sản tăng thêm
01 Năm 2014 150 con 15 90
02 Năm 2015 150 con 20 80
03 Năm 2016 170 con 18 72
04 Năm 2017 150 con 08 10
05 Năm 2018 120 con 04 0
Nguồn: Phòng Dân tộc huyện Ia Grai
2.2.3. Chính sách định canh định cư theo Quyết định 33/2013/QĐ-
TTg của Thủ tướng Chính phủ
Trong giai đoạn 2014 – 2017 huyện Ia Grai thực hiện 02 hình thức định
canh định cư, đó là định canh định cư xem ghép và định canh định cư tập trung,
cụ thể như sau:
- Định canh định cư xen ghép: Từ nguồn vốn tỉnh phân bổ, huyện đã thực
hiện 08 điểm định canh, định cư xen ghép tại 08 xã, cho 287 hộ với 1.110 khẩu,
tổng kinh phí 10.906 triệu đồng (bảng 2.5). Trong đó: Hỗ trợ làm nền nhà, sửa
chữa nhà ở cho 247 hộ với kinh phí là 5.166 triệu đồng; hỗ trợ trồng cây cao su
cho 27 hộ, với kinh phí 486 triệu đồng; hỗ trợ 08 hộ mua phân bón, với kinh phí
144 triệu đồng; hỗ trợ mua bò sinh sản cho 05 hộ với kinh phí 90 triệu đồng; Đầu
tư xây dựng 4,7 Km đường giao thông, với tổng kinh phí là 5.740 triệu đồng.
34
Bảng 2.5: Vốn hỗ trợ định cư xen ghép cho hộ DTTS nghèo trên
địa bàn huyện Ia Grai từ năm 2014 - 2017
Đơn vị tính: Triệu đồng
STT Nội dung Số vốn Giải ngân
* Tổng kinh phí thực hiện 10.906
- Số hộ (Khẩu) thụ hưởng 287(1.110)
1 Hỗ trợ làm nền nhà, sửa chữa nhà ở 5.166 100%
2 Hỗ trợ giống cây trồng 486 100%
3 Hỗ trợ mua phân bón 144 100%
4 Hỗ trợ bò sinh sản 90 100%
5 Hỗ trợ đầu tư CSHT thiết yếu 5.740 98,8%
Nguồn: Phòng Dân tộc huyện Ia Grai
- Định canh định cư tập trung: Triển khai 01 dự án định canh định cư tập
trung tại làng Mít Kom 1, xã Ia O, với tổng kinh phí là 6.223,12 triệu đồng,
Trong đó: Xây dựng 2,6 Km đường giao thông, kinh phí 3.162,82 triệu đồng;
Khai hoang tạo quỹ đất sản xuất là 29 ha, kinh phí 426,92 triệu đồng; Xây dựng
01 Nhà sinh cộng đồng (109 m2), với kinh phí 1.237,66 triệu đồng; Xây dựng 02
công trình cấp nước sinh hoạt tập trung, với kinh phí 91,97 triệu đồng. Hỗ trợ
trực tiếp để làm nền nhà, sửa chữa nhà cho 68 hộ, với kinh phí 1.020 triệu đồng;
Hỗ trợ cho 03 hộ nuôi bò sinh sản, với kinh phí 90 triệu đồng; Hỗ trợ nhân viên
phát triển cộng đồng 02 người, với kinh phí 193,75 triệu đồng (bảng 2.6).
Việc triển khai chính sách định canh, định cư trên địa bàn huyện Ia Grai
đã tạo nhiều điều kiện cho người dân tộc thiểu số được bố trí định canh, định cư
xây dựng nhà ở ổn định, sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, cùng với đó đường
giao thông, nhà văn hóa thôn làng được đầu tư mở rộng, hỗ trợ phát triển sản
xuất, cải tạo vườn tạp, tạo việc làm và thu nhập, xóa bỏ tập quán du canh, du cư,
phát rừng làm nương rẫy, tập tục canh tác lạc hậu, góp phần cải thiện đời sống
vật chất, tinh thần cho người dân tộc thiểu số.
35
Bảng 2.6: Vốn hỗ trợ định canh định cư tập trung cho đồng bào
DTTS trên địa bàn huyện từ năm 2014 – 2017
Đơn vị tính: Triệu đồng
STT Nội dung Số vốn Giải ngân
* Nguồn vốn được phân bổ 6.223,12
- Số hộ (khẩu) thụ hưởng 68 (300)
1 Xây dựng đường giao thông 3.162,82 98%
2 Khai hoang tạo quỹ đất 426,92 100%
3 Xây dựng nhà sinh hoạt cộng đồng 1.237,66 99%
4 Xây dựng 02 công trình cấp nước 91,97 100%
5 Hỗ trợ làm nên nhà, sửa chữa nhà ở 1.020 100%
6 Hỗ trợ bò giống sinh sản 90 100%
7 Hỗ trợ nhân viên phát triển cộng đồng 193,75 100%
Nguồn: Phòng Dân tộc huyện Ia Grai
Tuy nhiên, thực hiện chính sách này tại địa bàn huyện còn những tồn tại,
hạn chế, đó là: Kinh phí hỗ trợ còn thấp so với nhu cầu của người dân, từ khi đề
án được phê duyệt đến khi triển khai quá lâu nên giá cả các mặt hàng vật tư nông
nghiệp, vật tư xây dựng đã không còn phù hợp với thực tế gây khó khăn cho việc
thực hiện; mặc dù đã định canh định cư nhưng hiện nay nhiều hộ không có đất
sản xuất do đã sang nhượng hoặc cho người kinh thuê dài hạn và số hộ mới phát
sinh không có đất để chia tách, nên lại tái diễn tình trạng phát rừng, lấn chiếm
đất rừng làm nương rẫy, theo Báo cáo số 808/BC-UBND ngày 04/12/2018 của
UBND huyện Ia Grai, riêng trong năm 2018 trên địa bàn xảy ra 12 vụ người
DTTS phát rừng, lấn chiếm đất rừng làm nương rẫy với diện tích hơn 7,5 ha.
2.2.4. Chính sách hỗ trợ đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số
nghèo ở vùng đặc biệt khó khăn
Chính sách hỗ trợ đất sản xuất thực hiện theo Quyết định số 755/QĐ-
TTg của Thủ tướng Chính phủ (gọi tắt là Đề án 755), chính sách này áp dụng
36
cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo ở các xã, thôn, làng ĐBKK
theo tiêu chí hộ nghèo đa chiều, sinh sống bằng nghề nông, lâm nghiệp chưa có
hoặc chưa đủ đất ở, đất sản xuất theo định mức quy định tại địa phương, có khó
khăn về nước sinh hoạt; chưa được hưởng các chính sách hỗ trợ của nhà nước.
Trong giai đoạn 2015-2017, huyện Ia Grai đã rà soát, xây dựng đề án
triển khai thực hiện trên địa bàn với tổng số 4.156 hộ được thụ hưởng, kế
hoạch vốn là: 8.698,41 triệu đồng (bảng 2.7), cụ thể: Hỗ trợ đất sản xuất cho
11 hộ dân ở xã Ia Khai, với diện tích là gần 8ha, hỗ trợ sang nhượng 2,5ha đất
sản xuất cho 20 hộ dân ở xã Ia Chía và xã Ia Hrung với kinh phí hơn 40 triệu
đồng. Số hộ còn lại không còn quỹ đất để giải quyết nên chuyển sang hình thức
hỗ trợ chuyển đổi nghề (chăn nuôi) cho 323 hộ. Hỗ trợ vay vốn ưu đãi cho 207
hộ, với ố vốn vay 3.105 triệu đồng (15 triệu đồng/hộ). Ngoài ra, hỗ trợ mua dụng
cụ chứa nước sinh hoạt cho 178 hộ, kinh phí 230 triệu đồng; đầu tư sửa chữa 104
công trình nước sinh hoat tập trung, với kinh phí 2,5 tỷ đồng.
Bảng 2.7: Vốn thực hiện Đề án 755 trên địa bàn huyện giai đoạn
2015- 2017
Đơn vị tính: Ngànđồng
STT Nội dung Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
1 Vốn được phân bổ 2.982.160 3.146.400 1.313.455
2 Giải ngân 1.198.576 3.077.729 1.244.871
3 Chênh lệch 1.783.583 68.671 68.671
4 Tỷ lệ % giải ngân vốn 40,2 97,8 94,78
Nguồn: Phòng Dân tộc huyện Ia Grai
Sau khi kết thúc Đề án 755, Chính phủ bàn hành Chính sách đặc thù hỗ
trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2017 -
2020 tại Quyết định số 2085/QĐ-TTg ngày 31/10/2016. Qua đó, UBND huyện
tiếp tục rà roát, xây dựng đề án triển khai thực hiện trên địa bàn (gọi tắt là Đề án
2085), được UBND tỉnh Gia Lai phê duyệt tại Quyết định số 702/QĐ-UBND
Luận văn: Hỗ trợ phát triển kinh tế đối với đồng bào thiểu số, HAY
Luận văn: Hỗ trợ phát triển kinh tế đối với đồng bào thiểu số, HAY
Luận văn: Hỗ trợ phát triển kinh tế đối với đồng bào thiểu số, HAY
Luận văn: Hỗ trợ phát triển kinh tế đối với đồng bào thiểu số, HAY
Luận văn: Hỗ trợ phát triển kinh tế đối với đồng bào thiểu số, HAY
Luận văn: Hỗ trợ phát triển kinh tế đối với đồng bào thiểu số, HAY
Luận văn: Hỗ trợ phát triển kinh tế đối với đồng bào thiểu số, HAY
Luận văn: Hỗ trợ phát triển kinh tế đối với đồng bào thiểu số, HAY
Luận văn: Hỗ trợ phát triển kinh tế đối với đồng bào thiểu số, HAY
Luận văn: Hỗ trợ phát triển kinh tế đối với đồng bào thiểu số, HAY
Luận văn: Hỗ trợ phát triển kinh tế đối với đồng bào thiểu số, HAY
Luận văn: Hỗ trợ phát triển kinh tế đối với đồng bào thiểu số, HAY
Luận văn: Hỗ trợ phát triển kinh tế đối với đồng bào thiểu số, HAY
Luận văn: Hỗ trợ phát triển kinh tế đối với đồng bào thiểu số, HAY
Luận văn: Hỗ trợ phát triển kinh tế đối với đồng bào thiểu số, HAY
Luận văn: Hỗ trợ phát triển kinh tế đối với đồng bào thiểu số, HAY
Luận văn: Hỗ trợ phát triển kinh tế đối với đồng bào thiểu số, HAY
Luận văn: Hỗ trợ phát triển kinh tế đối với đồng bào thiểu số, HAY
Luận văn: Hỗ trợ phát triển kinh tế đối với đồng bào thiểu số, HAY
Luận văn: Hỗ trợ phát triển kinh tế đối với đồng bào thiểu số, HAY
Luận văn: Hỗ trợ phát triển kinh tế đối với đồng bào thiểu số, HAY
Luận văn: Hỗ trợ phát triển kinh tế đối với đồng bào thiểu số, HAY
Luận văn: Hỗ trợ phát triển kinh tế đối với đồng bào thiểu số, HAY
Luận văn: Hỗ trợ phát triển kinh tế đối với đồng bào thiểu số, HAY
Luận văn: Hỗ trợ phát triển kinh tế đối với đồng bào thiểu số, HAY
Luận văn: Hỗ trợ phát triển kinh tế đối với đồng bào thiểu số, HAY
Luận văn: Hỗ trợ phát triển kinh tế đối với đồng bào thiểu số, HAY
Luận văn: Hỗ trợ phát triển kinh tế đối với đồng bào thiểu số, HAY
Luận văn: Hỗ trợ phát triển kinh tế đối với đồng bào thiểu số, HAY
Luận văn: Hỗ trợ phát triển kinh tế đối với đồng bào thiểu số, HAY
Luận văn: Hỗ trợ phát triển kinh tế đối với đồng bào thiểu số, HAY
Luận văn: Hỗ trợ phát triển kinh tế đối với đồng bào thiểu số, HAY
Luận văn: Hỗ trợ phát triển kinh tế đối với đồng bào thiểu số, HAY
Luận văn: Hỗ trợ phát triển kinh tế đối với đồng bào thiểu số, HAY
Luận văn: Hỗ trợ phát triển kinh tế đối với đồng bào thiểu số, HAY
Luận văn: Hỗ trợ phát triển kinh tế đối với đồng bào thiểu số, HAY
Luận văn: Hỗ trợ phát triển kinh tế đối với đồng bào thiểu số, HAY
Luận văn: Hỗ trợ phát triển kinh tế đối với đồng bào thiểu số, HAY
Luận văn: Hỗ trợ phát triển kinh tế đối với đồng bào thiểu số, HAY
Luận văn: Hỗ trợ phát triển kinh tế đối với đồng bào thiểu số, HAY
Luận văn: Hỗ trợ phát triển kinh tế đối với đồng bào thiểu số, HAY
Luận văn: Hỗ trợ phát triển kinh tế đối với đồng bào thiểu số, HAY
Luận văn: Hỗ trợ phát triển kinh tế đối với đồng bào thiểu số, HAY
Luận văn: Hỗ trợ phát triển kinh tế đối với đồng bào thiểu số, HAY
Luận văn: Hỗ trợ phát triển kinh tế đối với đồng bào thiểu số, HAY
Luận văn: Hỗ trợ phát triển kinh tế đối với đồng bào thiểu số, HAY
Luận văn: Hỗ trợ phát triển kinh tế đối với đồng bào thiểu số, HAY
Luận văn: Hỗ trợ phát triển kinh tế đối với đồng bào thiểu số, HAY
Luận văn: Hỗ trợ phát triển kinh tế đối với đồng bào thiểu số, HAY

More Related Content

What's hot

What's hot (18)

Nghiên cứu thực trạng sinh kế của người dân miền núi tại xã xuân nội, huyện t...
Nghiên cứu thực trạng sinh kế của người dân miền núi tại xã xuân nội, huyện t...Nghiên cứu thực trạng sinh kế của người dân miền núi tại xã xuân nội, huyện t...
Nghiên cứu thực trạng sinh kế của người dân miền núi tại xã xuân nội, huyện t...
 
Luận văn: Quản lý Nhà nước đối với người có công với cách mạng
Luận văn: Quản lý Nhà nước đối với người có công với cách mạngLuận văn: Quản lý Nhà nước đối với người có công với cách mạng
Luận văn: Quản lý Nhà nước đối với người có công với cách mạng
 
Luận văn: Phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn huyện Tân Lạc, tỉ...
Luận văn: Phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn huyện Tân Lạc, tỉ...Luận văn: Phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn huyện Tân Lạc, tỉ...
Luận văn: Phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn huyện Tân Lạc, tỉ...
 
Luận văn: Phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn huyện Tân Lạc, tỉ...
Luận văn: Phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn huyện Tân Lạc, tỉ...Luận văn: Phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn huyện Tân Lạc, tỉ...
Luận văn: Phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn huyện Tân Lạc, tỉ...
 
Đề tài: Chính sách ưu đãi người có công với cách mạng ở Hà Nội
Đề tài: Chính sách ưu đãi người có công với cách mạng ở Hà NộiĐề tài: Chính sách ưu đãi người có công với cách mạng ở Hà Nội
Đề tài: Chính sách ưu đãi người có công với cách mạng ở Hà Nội
 
Luận văn: Thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới, HOT
Luận văn: Thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới, HOTLuận văn: Thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới, HOT
Luận văn: Thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới, HOT
 
Luận văn: Xây dựng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số ở tỉnh Tuyên Quang t...
Luận văn: Xây dựng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số ở tỉnh Tuyên Quang t...Luận văn: Xây dựng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số ở tỉnh Tuyên Quang t...
Luận văn: Xây dựng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số ở tỉnh Tuyên Quang t...
 
Luận văn: Phổ biến giáo dục pháp luật tại huyện Vân Đồn, Quảng Ninh
Luận văn: Phổ biến giáo dục pháp luật tại huyện Vân Đồn, Quảng NinhLuận văn: Phổ biến giáo dục pháp luật tại huyện Vân Đồn, Quảng Ninh
Luận văn: Phổ biến giáo dục pháp luật tại huyện Vân Đồn, Quảng Ninh
 
VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG TRỢ GIÚP NGƯỜI NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN...
VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG TRỢ GIÚP NGƯỜI NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN...VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG TRỢ GIÚP NGƯỜI NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN...
VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG TRỢ GIÚP NGƯỜI NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN...
 
Luận văn: Thực trạng và giải pháp xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện T...
Luận văn: Thực trạng và giải pháp xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện T...Luận văn: Thực trạng và giải pháp xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện T...
Luận văn: Thực trạng và giải pháp xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện T...
 
Luận văn: Quản lý Nhà nước về giải quyết việc làm cho thanh niên
Luận văn: Quản lý Nhà nước về giải quyết việc làm cho thanh niênLuận văn: Quản lý Nhà nước về giải quyết việc làm cho thanh niên
Luận văn: Quản lý Nhà nước về giải quyết việc làm cho thanh niên
 
Luận án: Xây dựng Nông thôn mới tại các tỉnh trung du và miền núi
Luận án: Xây dựng Nông thôn mới tại các tỉnh trung du và miền núiLuận án: Xây dựng Nông thôn mới tại các tỉnh trung du và miền núi
Luận án: Xây dựng Nông thôn mới tại các tỉnh trung du và miền núi
 
Luận văn: Quản lý Nhà nước về kinh tế tập thể trong nông nghiệp
Luận văn: Quản lý Nhà nước về kinh tế tập thể trong nông nghiệpLuận văn: Quản lý Nhà nước về kinh tế tập thể trong nông nghiệp
Luận văn: Quản lý Nhà nước về kinh tế tập thể trong nông nghiệp
 
Vai trò của Đoàn Thanh niên trong xây dựng ý thức pháp luật, HAY
Vai trò của Đoàn Thanh niên trong xây dựng ý thức pháp luật, HAYVai trò của Đoàn Thanh niên trong xây dựng ý thức pháp luật, HAY
Vai trò của Đoàn Thanh niên trong xây dựng ý thức pháp luật, HAY
 
Đề tài: Chất lượng công chức các phường tỉnh Quảng Bình, HOT
Đề tài: Chất lượng công chức các phường tỉnh Quảng Bình, HOTĐề tài: Chất lượng công chức các phường tỉnh Quảng Bình, HOT
Đề tài: Chất lượng công chức các phường tỉnh Quảng Bình, HOT
 
Luận văn: Năng lực cán bộ UBND cấp xã huyện U Minh Thượng, HAY
Luận văn: Năng lực cán bộ UBND cấp xã huyện U Minh Thượng, HAYLuận văn: Năng lực cán bộ UBND cấp xã huyện U Minh Thượng, HAY
Luận văn: Năng lực cán bộ UBND cấp xã huyện U Minh Thượng, HAY
 
Đề tài: Quản lý về xây dựng nông thôn mới ở huyện Giang Thành
Đề tài: Quản lý về xây dựng nông thôn mới ở huyện Giang ThànhĐề tài: Quản lý về xây dựng nông thôn mới ở huyện Giang Thành
Đề tài: Quản lý về xây dựng nông thôn mới ở huyện Giang Thành
 
Luận văn: Phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên ở đô thị
Luận văn: Phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên ở đô thịLuận văn: Phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên ở đô thị
Luận văn: Phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên ở đô thị
 

Similar to Luận văn: Hỗ trợ phát triển kinh tế đối với đồng bào thiểu số, HAY

Similar to Luận văn: Hỗ trợ phát triển kinh tế đối với đồng bào thiểu số, HAY (20)

Luận văn: Hoạt động phát triển cộng đồng đôi với người nghèo từ thực tiễn huy...
Luận văn: Hoạt động phát triển cộng đồng đôi với người nghèo từ thực tiễn huy...Luận văn: Hoạt động phát triển cộng đồng đôi với người nghèo từ thực tiễn huy...
Luận văn: Hoạt động phát triển cộng đồng đôi với người nghèo từ thực tiễn huy...
 
Luận văn: Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc thiểu số, 9 ĐIỂM
Luận văn: Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc thiểu số, 9 ĐIỂMLuận văn: Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc thiểu số, 9 ĐIỂM
Luận văn: Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc thiểu số, 9 ĐIỂM
 
Luận văn: Đào tạo bồi dưỡng công chức cấp xã TP Rạch Giá, HOT
Luận văn: Đào tạo bồi dưỡng công chức cấp xã TP Rạch Giá, HOTLuận văn: Đào tạo bồi dưỡng công chức cấp xã TP Rạch Giá, HOT
Luận văn: Đào tạo bồi dưỡng công chức cấp xã TP Rạch Giá, HOT
 
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNGTHE...
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNGTHE...LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNGTHE...
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNGTHE...
 
Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng NinhThực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
 
Luận văn: Hoạt động công tác xã hội trong hỗ trợ sinh kế đối với người khuyết...
Luận văn: Hoạt động công tác xã hội trong hỗ trợ sinh kế đối với người khuyết...Luận văn: Hoạt động công tác xã hội trong hỗ trợ sinh kế đối với người khuyết...
Luận văn: Hoạt động công tác xã hội trong hỗ trợ sinh kế đối với người khuyết...
 
Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng NinhThực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
 
Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp giảm nghèo đa chiều tỉnh Thái Nguyên.doc
Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp giảm nghèo đa chiều tỉnh Thái Nguyên.docNghiên cứu đề xuất một số giải pháp giảm nghèo đa chiều tỉnh Thái Nguyên.doc
Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp giảm nghèo đa chiều tỉnh Thái Nguyên.doc
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Chính Sách Phát Triển Kinh Tế Nông Thôn Trên Địa Bàn Thà...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Chính Sách Phát Triển Kinh Tế Nông Thôn Trên Địa Bàn Thà...Khoá Luận Tốt Nghiệp Chính Sách Phát Triển Kinh Tế Nông Thôn Trên Địa Bàn Thà...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Chính Sách Phát Triển Kinh Tế Nông Thôn Trên Địa Bàn Thà...
 
BÀI MẪU Khóa luận quản lý kinh tế, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận quản lý kinh tế, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Khóa luận quản lý kinh tế, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận quản lý kinh tế, HAY, 9 ĐIỂM
 
Luận văn: Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc thiểu số
Luận văn: Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc thiểu sốLuận văn: Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc thiểu số
Luận văn: Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc thiểu số
 
Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc tỉnh Quảng Bình
Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc tỉnh Quảng BìnhChính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc tỉnh Quảng Bình
Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc tỉnh Quảng Bình
 
Luận văn: Dịch vụ công tác xã hội đối với hộ nghèo trên địa bàn thị trấn Quan...
Luận văn: Dịch vụ công tác xã hội đối với hộ nghèo trên địa bàn thị trấn Quan...Luận văn: Dịch vụ công tác xã hội đối với hộ nghèo trên địa bàn thị trấn Quan...
Luận văn: Dịch vụ công tác xã hội đối với hộ nghèo trên địa bàn thị trấn Quan...
 
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Phú Nin...
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Phú Nin...Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Phú Nin...
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Phú Nin...
 
Chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cấp xã huyện Đắk Glong, 9đ
Chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cấp xã huyện Đắk Glong, 9đChính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cấp xã huyện Đắk Glong, 9đ
Chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cấp xã huyện Đắk Glong, 9đ
 
Luận văn thạc sĩ Chính sách An Sinh Xã Hội đối với người cao tuổi tại Việt Nam
Luận văn thạc sĩ Chính sách An Sinh Xã Hội đối với người cao tuổi tại Việt NamLuận văn thạc sĩ Chính sách An Sinh Xã Hội đối với người cao tuổi tại Việt Nam
Luận văn thạc sĩ Chính sách An Sinh Xã Hội đối với người cao tuổi tại Việt Nam
 
LUẬN VĂN: QUẢN LÝ SỰ PHỐI HỢP GIỮA NHÀ TRƯỜNG VỚI GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI TRONG ...
LUẬN VĂN: QUẢN LÝ SỰ PHỐI HỢP  GIỮA NHÀ TRƯỜNG VỚI GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI TRONG  ...LUẬN VĂN: QUẢN LÝ SỰ PHỐI HỢP  GIỮA NHÀ TRƯỜNG VỚI GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI TRONG  ...
LUẬN VĂN: QUẢN LÝ SỰ PHỐI HỢP GIỮA NHÀ TRƯỜNG VỚI GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI TRONG ...
 
Giải quyết việc làm, sử dụng tối đa tiềm năng lao động xã hội
Giải quyết việc làm, sử dụng tối đa tiềm năng lao động xã hộiGiải quyết việc làm, sử dụng tối đa tiềm năng lao động xã hội
Giải quyết việc làm, sử dụng tối đa tiềm năng lao động xã hội
 
Luận văn: Đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã tại huyện Phù Cát
Luận văn: Đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã tại huyện Phù CátLuận văn: Đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã tại huyện Phù Cát
Luận văn: Đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã tại huyện Phù Cát
 
BÀI MẪU Khóa luận ngành quản lý công, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận ngành quản lý công, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Khóa luận ngành quản lý công, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận ngành quản lý công, HAY, 9 ĐIỂM
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877 (20)

Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
 
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
 
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y TếHoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
 
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
 
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
 
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
 
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
 
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
 
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện TafQuy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
 
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng CáoThực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
 
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu TưHoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
 

Recently uploaded

Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
mskellyworkmail
 

Recently uploaded (20)

Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy PhươngLuận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
 
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.pptNHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
 
Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...
Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...
Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
 
Kỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viên
Kỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viênKỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viên
Kỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viên
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp haiBài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
 
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
 
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌCTIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
 
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptxNGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
 
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft WordTrích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
 

Luận văn: Hỗ trợ phát triển kinh tế đối với đồng bào thiểu số, HAY

  • 1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN VĂN ĐÍNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN KINH TẾ ĐỐI VỚI ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ HUYỆN IA GRAI, TỈNH GIA LAI LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG HÀ NỘI - năm 2019
  • 2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN VĂN ĐÍNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN KINH TẾ ĐỐI VỚI ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ HUYỆN IA GRAI TỈNH GIA LAI Ngành: Chính sách công Mã số: 8 34 04 02 LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. HOÀNG HỒNG HIỆP HÀ NỘI, năm 2019
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng nội dung của bản luận văn này chưa đuợc nộp cho bất kỳ một chương trình cấp bằng cao học nào, cũng như một chương trình đào tạo cấp bằng nào khác. Tôi xin cam đoan các kết quả, phân tích và kết luận nghiên cứu trong luận văn thạc sĩ Chính sách công về “Thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế đối với đồng bào dân tộc thiểu số huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai” (ngoài các phần được trích dẫn) đều là kết quả làm việc của cá nhân tôi với sự hướng dẫn khoa học của TS. Hoàng Hồng Hiệp. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này. Tác giả luận văn Nguyễn Văn Đính
  • 4. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc, Quý thầy cô khoa Chính sách công, cùng Lãnh đạo các khoa, phòng tại Học viện Khoa học xã hội Vùng Tây Nguyên đã tận tình giảng dạy và tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu tại học viện. Đặc biệt, xin kính gửi lòng biết ơn đến Thầy giáo TS. Hoàng Hồng Hiệp đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thiện luận văn. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo Ủy ban nhân dân huyện Ia Grai và các đồng chí đồng nghiệp tại Phòng Dân tộc huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai đã giúp đỡ, động viên, tạo điều kiện để tôi vượt qua khó khăn, hoàn thành tốt công tác cũng như nhiệm vụ học tập và nghiên cứu. Sau cùng tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến gia đình, bạn bè đã luôn tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong cuộc sống cũng như trong suốt quá trình công tác, học tập. Luận văn được hoàn thành với sự nỗ lực của bản thân trong tìm hiểu tài liệu, số liệu và khảo sát thực tế để tổng hợp, đánh giá. Dù rất cố gắng nhưng trong quá trình nghiên cứu khó tránh khỏi sai sót, rất mong quý thầy, cô góp ý. Đồng thời do thời gian và trình độ lý luận, sự hiểu biết cũng như kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế nên luận văn này không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp từ quý thầy cô để bản thân học hỏi thêm được nhiều kinh nghiệm và sẽ hoàn thành tốt hơn công việc trong thực tiễn sắp tới. Học viên Nguyễn Văn Đính
  • 5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN KINH TẾ ĐỐI VỚI ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ..................................................................................................... 11 1.1. Khái niệm về dân tộc và thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế đối với đồng bào dân tộc thiểu số.......................................................................... 11 1.2. Quy trình tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế đối với đồng bào dân tộc thiểu số................................................................................ 16 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế đối với đồng bào dân tộc thiểu số ............................................................... 22 Tiểu kết Chương 1......................................................................................... 25 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN KINH TẾ ĐỐI VỚI ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ HUYỆN IA GRAI TỈNH GIA LAI.................................................... 26 2.1. Tổng quan về huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai ............................................... 26 2.2. Tình hình thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế đối với đồng bào dân tộc thiểu số huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai ................................................... 29 2.3. Thực trạng công tác tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế đối với đồng bào dân tộc thiểu số huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai........................ 39 2.4. Thực trạng bộ máy nhà nước thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế đối với đồng bào dân tộc thiểu số huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai....................... 51 2.5. Đánh giá chung về thực trạng thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế đối với dân tộc thiểu số huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai................................... 54 Tiểu kết Chương 2......................................................................................... 57
  • 6. CHƯƠNG 3. ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN KINH TẾ ĐỐI VỚI ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ HUYỆN IA GRAI, TỈNH GIA LAI ........................................................................................................ 58 3.1. Định hướng thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế đối với đồng bào dân tộc thiểu số huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai ............................................ 58 3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế đối với đồng bào dân tộc thiểu số huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai................. 60 3.3. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế đối với đồng bào DTTS huyện Ia Grai ................ 71 Tiểu kết Chương 3......................................................................................... 73 KẾT LUẬN ................................................................................................... 74 PHỤ LỤC
  • 7. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Chữ cái viết tắt Chữ viết đầy đủ CBCC : Cán bộ công chức CSDT : Chính sách dân tộc CSXH : Chính sách xã hội DTTS : Dân tộc thiểu số ĐBKK : Đặc biệt khó khăn ĐTPT : Đầu tư phát triển HĐND : Hội đồng nhân dân PTNT : Phát triển nông thôn TBXH : Thương binh xã hội UBND : Ủy ban nhân dân
  • 8. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Vốn phân bổ đầu tư chương trình 135 trên địa bàn huyện Ia Grai giai đoạn 2014 - 2018................................................................................29 Bảng 2.2: Tổng hợp số hộ nghèo và tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện giai đoạn 2014 - 2018 ........................................................................................30 Bảng 2.3: Vốn phân bổ hỗ trợ trực tiếp cho người dân trên địa bàn huyện Ia Grai từ năm 2014 – 2018. ..............................................................32 Bảng 2.4: Tình hình tăng trưởng của bò giống được hỗ trợ trên địa bàn huyện Ia Grai trong giai đoạn 2014 – 2018..........................................33 Bảng 2.5: Vốn hỗ trợ định cư xen ghép cho người dân thuộc hộ nghèo trên địa bàn huyện Ia Grai từ năm 2014 - 2017..............................34 Bảng 2.6: Vốn hỗ trợ định cư tập trung cho đồng bào DTTS trên địa bàn huyện Ia Grai từ năm 2014 – 2017.................................................35 Bảng 2.7: Vốn thực hiện Đề án 755 trên địa bàn huyện Ia Grai từ năm 2015- 2017 ...............................................................................................36 Bảng 2.8: Thống kê kết quả thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn huyện Ia Grai giai đoạn 2014 – 2018................................................................38 Bảng 2.9: Khảo sát ý kiến người dân hiểu biết về chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất trên địa bàn huyện Ia Grai..........................................................41 Bảng 2.10: Khảo sát ý kiến người dân về các hình thức tuyên truyền chính sách...........................................................................................................42 Bảng 2.11: Kết quả khảo sát đối với người dân về hướng dẫn kê khai đăng ký mặt hàng hỗ trợ của cán bộ cơ sở ........................................................44 Bảng 2.12: Kết quả điều tra, rà soát các thành phần dân tộc và hộ, khẩu nghèo trên địa bàn huyện Ia Grai năm 2018........................................................45 Bảng 2.13: Khảo sát người dân về tính công khai, minh bạch, dân chủ trong thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế đối với đồng bào DTTS...49 Bảng 2.14: Kháo sát về các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế đối với đồng bào dân tộc thiểu số ......................50
  • 9. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam là một quốc gia thống nhất gồm 54 dân tộc cùng sinh sống, kề vai sát cánh với nhau trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước. Theo tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, dân tộc Kinh chiếm đa số (85,28%) và 53 dân tộc thiểu số chiếm 14,72%. Các dân tộc thiểu số nước ta cư trú xen kẽ trên địa bàn rộng lớn, có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế, an ninh, quốc phòng và bảo vệ môi trường sinh thái. Trong lịch sử cách mạng, các dân tộc có truyền thống đoàn kết lâu đời trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm, trong chế ngự, khắc phục thiên tai để sản xuất và xây dựng đất nước. Mỗi dân tộc có bản sắc văn hóa riêng, góp phần tạo nên sự phong phú của nền văn hóa Việt Nam thống nhất trong đa dạng [39]. Ngay từ khi mới ra đời và trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn xác định vấn đề dân tộc, công tác dân tộc và đoàn kết các dân tộc có vị trí chiến lược quan trọng trong cách mạng nước ta. Dựa trên những quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc, Đảng ta đã đề ra các chủ trương, chính sách dân tộc, với những nội dung cơ bản là: "Bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giúp đỡ nhau cùng phát triển", “thực hiện chính sách bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau giữa các dân tộc, tạo mọi điều kiện để các dân tộc cùng phát triển, gắn bó mật thiết với sự phát triển chung của cộng đồng dân tộc Việt Nam” [19], là những quan điểm nhất quán, xuyên suốt của Đảng trong lãnh đạo thực hiện công tác dân tộc và chính sách dân tộc. Điều này, thể hiện trách nhiệm của Đảng, Nhà nước ta đối với đồng bào các dân tộc thiểu số; mặt khác, cho thấy sự cấp thiết của việc giải quyết vấn đề liên quan đến dân tộc hiện nay cần phải đảm bảo đầy đủ, kịp thời. Trong bối cảnh tình hình quốc tế và trong nước đang có những diễn biến phức tạp về dân tộc, vừa mang tính toàn cầu, vừa mang tính đặc thù của mỗi quốc gia. Dân tộc, sắc tộc, tôn
  • 10. 2 giáo, nhân quyền, luôn là những vấn đề nhạy cảm mà các thế lực thù địch, phản động tìm mọi cách lợi dụng chống phá Nhà nước ta, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, bằng nhiều thủ đoạn khác nhau, trong đó có việc lợi dụng điểm yếu về thực thi các chính sách đối với dân tộc thiểu số, nhằm gây mất đoàn kết, mất ổn định cả về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và an ninh quốc phòng. Do vậy, nghiên cứu các dân tộc thiểu số, phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số là những vấn đề hết sức cấp thiết. Huyện Ia Grai là một huyện miền núi biên giới tỉnh Gia Lai, có 12 km đường biên giới chung với huyện Dun Mia, tỉnh Ratanakiri - Vương quốc Campuchia, vì vậy huyện có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và môi trường sinh thái của tỉnh Gia Lai nói riêng và khu vực Tây Nguyên nói chung. Toàn huyện có 12 xã và 01 thị trấn, với 150 thôn làng, tổ dân phố; có đến 22 dân tộc anh em đang sinh sống, trong đó: dân tộc Kinh chiếm 52,8%, dân tộc Jrai chiến 46,3% là dân tộc bản địa, còn các dân tộc khác di cư từ các miền đến, một số đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã biên giới có quan hệ thân tộc với những người dân vùng biên giới nước bạn Campuchia nên thường xuyên qua lại thăm thân, giao lưu kinh tế xã hội. Thời gian qua, với sự quan tâm chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh và các sở ngành, cùng với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị trên địa bàn huyện, công tác dân tộc và các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế đối với đồng bào DTTS đã được triển khai tương đối tốt như: Chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng theo chương trình 134, 135, 167; Chính sách định canh, định cư; Chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất và nước sinh hoạt; Chính sách hỗ trợ vay vốn tín dụng ưu đãi; Chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân tộc thiểu số; Chính sách đối với người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số, Chính sách khuyến nông, khuyến lâm, hỗ trợ sản xuất nông nghiệp,... Nhờ đó, kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số của huyện đã có nhiều chuyển biến tích cực: Cơ sở hạ tầng được đầu tư từng bước hoàn thiện; Nhân dân, nhất là các hộ đồng bào DTTS nghèo đã được hỗ trợ cây,
  • 11. 3 con giống, phân bón, nông cụ để đầu tư phát triển sản xuất, nhiều hộ đã vươn lên thoát nghèo, xây dựng nhà cửa khang trang, mua sắm được các máy móc, thiết bị phục vụ canh tác và nhu cầu sinh hoạt; đời sống văn hóa tình thần được nâng lên, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội vùng đồng bào dân tộc được đảm bảo. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế đối với đồng bào DTTS trên địa bàn huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai vẫn còn một số hạn chế, bất cập cần giải quyết, đó là: Công tác phổ biến, tuyên truyền chính sách chưa được thực hiện rộng rãi; công tác phối hợp chưa chặt chẽ; đội ngũ làm công tác dân tộc ở cơ sở không chuyên trách và thường xuyên thay đổi, năng lực tham mưu triển khai tổ chức thực hiện chưa đáp ứng được yêu cầu; một số người dân nhận thức về chính sách chưa đúng, nên còn tư tưởng trông chờ ỷ lại vào Nhà nước; nhiều chương trình, dự án phê duyệt nhưng chậm triển khai, thủ tục còn rườm rà, gây khó khăn cho người dân; việc triển khai thực hiện có nơi còn chủ quan, thiếu chặt chẽ, thiếu công khai minh bạch và thậm chí còn có dấu hiệu tham nhũng chính sách; mức hỗ trợ còn thấp so với nhu cầu phát triển sản xuất của người dân; một số chính sách chưa thực sự phù hợp với địa phương, nên nhiều hộ đồng bào DTTS còn gặp khó khăn, thu nhập còn thấp, tỷ lệ nghèo là người DTTS còn cao, giảm nghèo chưa bền vững, còn nhiều trường hợp nguy cơ tái nghèo, cơ sở hạ tầng đã được đầu tư nhưng nay đã hư hỏng xuống cấp trầm trọng,...; Đặc biệt, các thế lực thù địch vẫn luôn tìm cách lợi dụng những hạn chế, yếu kém trong việc thực hiện chính sách đối với DTTS để tuyên truyền tư tưởng hiềm khích, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, truyền đạo trái phép nhằm thực hiện "âm mưu diễn biến hòa bình" gây mất ổn định tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn huyện. Từ những lý do trên và qua thực tiễn công tác, tôi lựa chọn đề tài “Thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế đối với đồng bào dân tộc thiểu số huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai” để làm luận văn thạc sĩ chuyên ngành Chính sách công, qua đó đánh giá thực trạng thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế đối với
  • 12. 4 đồng bào DTTS của huyện trong thời gian qua, đề xuất những định hướng, giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế đối với đồng bào DTTS huyện Ia Grai trong thời gian tới. 2. Tình hình nghiên cứu Đối với vấn đề liên quan đến dân tộc, mà cụ thể là chính sách dành cho người dân tộc thiểu số là một trong những nội dung có ý nghĩa chiến lược trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội nghĩa ở nước ta hiện nay. Đây còn là vấn đề thực tiễn lớn đòi hỏi phải giải quyết một cách kịp thời, đúng đắn và thận trọng. Nên, trong quá trình xây dựng và đổi mới vấn đề dân tộc luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm, cụ thể hóa bằng các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, hệ thống chính sách, pháp luật của Nhà nước. Nhất là từ khi có Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 12/3/2003 về công tác dân tộc của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX tại Hội nghị lần thứ bảy; Quyết định số 72/QĐ-HĐBT ngày 13/3/1990 của Hội đồng Bộ trưởng về một số chủ trương, chính sách cụ thể phát triển kinh tế - xã hội miền núi. Trên tinh thần đó, đã có nhiều công trình nghiên cứu, nhiều bài viết của các nhà quản lý, chuyên gia, các nhà khoa học, các học viên, nghiên cứu sinh nghiên cứu liên quan đến vấn đề dân tộc, thực hiện chính sách đối với dân tộc thiểu số của Đảng, Nhà nước được công bố, hành trong nhiều số báo, tạp chí, trên các website chính thức, cũng như luận văn, luận án bảo vệ thành công trước các Hội đồng khoa học và các báo cáo tại các Hội nghị, Hội thảo chuyên ngành về dân tộc trong thời gian qua, cụ thể như: Giàng Seo Phử (2016) trong nghiên cứu “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn công tác dân tộc hiện nay”, nêu các quan niệm cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh về dân tộc, đặc điểm tình hình dân tộc ở Việt Nam, vận dụng cơ sở lý luận và giải quyết vấn đề dân tộc ở Việt Nam của Đảng và Nhà nước ta thời gian qua, đề ra các giải pháp trọng tâm nhằm nâng cao vai trò công tác dân tộc trong sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước hiện nay.
  • 13. 5 Nguyễn Quốc Phẩm và Trịnh Quốc Tuấn (1999) trong “Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn về dân tộc và quan hệ dân tộc ở Việt Nam” đã đưa ra 3 sự lý giải về một số khái niệm liên quan đến vấn đề dân tộc và trình bày thực tiễn vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc Việt Nam hiện nay. Sơn Phước Hoan (2016) trong nghiên cứu “Những vấn đề đặt ra trong thực hiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi”, đánh giá những kết quả đạt được trong việc thực hiện chính sách dân tộc trong giai đoạn 2011-2015, nêu lên những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân, qua đó đề xuất giải pháp cho giai đoạn 2016-2020. Lê Văn Khoa và Phạm Quang Tú (2014) các tác giả nghiên cứu vấn đề phát triển bền vững ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi Việt Nam. Trong đó, tập trung làm sáng tỏ những vấn đề lý luận liên quan đến phát triển bền vững, thực trạng tình hình phát triển bền vững ở vùng dân tộc thiểu số Tây Nguyên, vạch ra những định hướng chiến lược phát triển bền vững và giới thiệu một số mô hình phát triển bền vững, nêu quá trình hình thành các cộng đồng dân tộc, mối quan hệ giữa các nhóm dân tộc và thực trạng, các giải pháp về phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo bền vững ở Tây Nguyên hiện nay. Đỗ Văn Chiến (2016) bàn về vai trò của đội ngũ cán bộ làm công tác dân tộc và công chức viên chức là người dân tộc thiểu số trong việc thực hiện các chính sách dân tộc, nêu các mặt đạt được, các tồn tại hạn chế, qua đó đề ra các giải pháp nâng cao chất lượng, trình độ năng lực đối với cán bộ làm công tác dân tộc và công chức, viên chức là người dân tộc thiểu số nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình hiện nay. Nguyễn Lâm Thành (2013) trong nghiên cứu “Tiến trình hoạch định chính sách phát triển Kinh tế - Xã hội vùng dân tộc thiểu số nước ta thực trạng và giải pháp”, đã phân tích tiến trình chính sách và tiếp cận trong hoạch định chính sách dân tộc giai đoạn từ sau 1986 đến nay, đánh giá những kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân ảnh hưởng đến việc xây dựng chính sách phát
  • 14. 6 triển vùng dân tộc, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng xây dựng chính sách dân tộc trong giai đoạn hiện nay. Nông Quốc Tuấn (2016) trong “Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi trong tình hình hiện nay”, đã nêu bật tầm quan trọng trong công tác tuyên truyền, kết quả thực hiện chính sách dân tộc trong thời gian qua và đưa ra các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện công tác tuyên truyền và thực hiện chính sách dân tộc trong giai đoạn hiện nay. Ủy ban dân tộc (2018) với 15 chuyên đề liên quan đến đặc điểm và tình hình các dân tộc Việt Nam, công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc trong thời gian qua, đưa ra các giải pháp thực hiện đến 2020 và định hướng đến năm 2030. Báo Gia Lai (2018) với bài viết “Ia Grai đưa chính sách dân tộc vào cuộc sống” đã khẳng định rằng, những năm qua với sự quan tâm, nỗ lực của cấp ủy, chính quyền địa phương huyện Ia Grai trong việc kết hợp các nguồn lực và chính sách đầu tư phát triển sản xuất, đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu và thực hiện chính sách an sinh xã hội trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo trên địa bàn. Đinh Trung Hiếu (2016) trong luận văn thạc sĩ “Thực hiện chính sách đối với dân tộc thiểu số từ thực tiễn huyện Minh Long, tỉnh Quảng Ngãi”, đã làm rõ một số vấn đề lý luận về thực hiện chính sách dân tộc, đánh giá thực trạng quá trình tổ chức thực hiện chính sách, đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách dân tộc trên địa bàn huyện Minh Long. Hoàng Minh Hà (2017) trong luận văn thạc sĩ “Thực thi Chương trình 135 giai đoạn 2010-2015 trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn”, đã làm rõ một số vấn đền lý luận về thực thi chính sách công, thực thi Chương trình 135 giai đoạn 2010 - 2015 trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực thi chính sách trong thời gian tới.
  • 15. 7 Dương Thanh Phong (2018) trong luận văn thạc sĩ “Thực hiện chính sách an sinh xã hội thực tiễn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng”, học viên đã nghiên cứu một số vấn đề về lý luận, thực tiễn việc thực hiện chính sách an sinh xã hội trên địa bàn quận Thanh Khê, tình ra những ưu điểm, hạn chế quá trình tổ chức thực hiện chính sách, qua đó đề xuất những định hướng, giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách an sinh xã hội tỏng thời gian tới. Lâm Vĩnh Ái (2017) trong luận văn thạc sĩ “Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Phú Yên”, đã làm rõ một số vấn đề lý luận về thực hiện chính sách giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc thiểu số, đánh giá thực trạng quá trình tổ chức thực hiện chính sách, đề xuất những giải pháp nhằm thực hiện hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn trong thời gian tới. Trương Nam Phú (2018) trong luận văn thạc sĩ “Thực hiện chính sách phát triển kinh tế biển từ thực tiễn huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định”, đã làm rõ một số vấn đề lý luận về thực thi chính sách phát triển kinh tế biển, đánh giá thực trạng quá trình tổ chức thực hiện chính sách, đưa ra các giải pháp nhằm thực hiện hiệu quả chính sách phát triển kinh tế biển trên địa bàn huyện Hoài Nhơn. Ngoài ra còn có các công trình, bài nghiên cứu của các nhà khoa học, nhà quản lý nghiên cứu về thực hiện các chính sách đối với dân tộc thiểu số về phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có đề tài luận văn nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện trên cơ sở khảo sát tình hình thực tế về thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở lý luận về chính sách dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc, luận văn hướng đến mục đích làm rõ thực trạng và những vấn đề đặt ra trong việc thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế đối với đồng bào dân tộc thiểu
  • 16. 8 số trên địa bàn huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai thời gian qua. Trên cơ sở đó, luận văn xác định một số định hướng và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai trong thời gian tới. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Một là, hệ thống hóa cơ sở lý luận về thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế đối với đồng bào dân tộc thiểu số. - Hai là, phân tích và đánh giá thực trạng thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế đối với đồng bào dân tộc thiểu số huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai trong thời gian qua, tìm ra những thành công, hạn chế và nguyên nhân. - Ba là, đề xuất định hướng và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai trong thời gian tới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu việc thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai, mà cụ thể là nghiên cứu việc triển khai thực hiện các chính sách liên quan đến hỗ trợ phát triển kinh tế đối với đồng bào dân tộc thiểu số của Đảng, Nhà nước đã và đang triển khai thực hiện trên địa bàn huyện, dưới góc độ tiếp cận khoa học chính sách. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về thời gian: Nghiên cứu việc thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai từ năm 2014 - 2018. - Không gian: Phạm vi khảo sát, nghiên cứu thực trạng thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại 13 xã, thị trấn thuộc huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai.
  • 17. 9 - Nội dung: Các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Nghiên cứu dựa trên tiếp cận thực hiện chính sách công, chính sách dân tộc và thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế đối với dân tộc thiểu số; nghiên cứu các văn kiện, tài liệu, Nghị quyết, Quyết định của Đảng, Nhà nước, bộ ngành ở Trung ương và địa phương, các công trình nghiên cứu, các báo cáo, tài liệu thống kê của chính quyền, ban ngành đoàn thể, tổ chức, cá nhân liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế đối với đồng bào dân tộc thiểu số. 5.2. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu định tính: được sử dụng nhằm thu thập các ý kiến của một số đối tượng chính sách về thực hiện chính sách tại địa bàn huyện; phân tích thống kê, mô tả nhằm làm rõ thực trạng tình hình thực hiện chính sách trên địa bàn huyện. Đồng thời, kết hợp quan sát ghi chép hiện trường, nghiên cứu thực địa thông qua điền dã làm cơ sở để đánh giá thực tiễn. - Phương pháp nghiên cứu định lượng: khảo sát bằng bảng hỏi 50 người dân là đối tượng thụ hưởng các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế trên địa bàn một số xã, thị trấn thuộc huyện, nhằm tìm hiểu thực trạng việc thực hiện chính sách tại địa phương cũng như đối chiếu với tình hình, phân tích kết quả kết quả thực hiện chính sách để đưa ra đánh giá chung; trao đổi, phỏng vấn trực tiếp đối với một số cán bộ, công chức cấp xã phụ trách chính dân tộc ở cơ sở để thu thập thông tin và đánh giá việc thực hiện chính sách từ phía người thực thi chính sách. - Ngoài ra còn dựa trên phương pháp khác như: Phương pháp so sánh, diễn giải, quy nạp làm cơ sở cho quá trình nghiên cứu. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa lý luận
  • 18. 10 Hệ thống hóa cơ sở lý luận về thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế đối với đồng bào dân tộc thiểu số. Rút ra được khung phân tích thực tiễn thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế đối với đồng bào dân tộc thiểu số ở cấp huyện. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Luận văn phản ánh được thực trạng và đề xuất được một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế đối với đồng bào dân tộc thiểu số huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, phụ lục và tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về thực hiện chính hỗ trợ phát triển kinh tế đối với đồng bào dân tộc thiểu số. Chương 2: Thực trạng thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế đối với đồng bào dân tộc thiểu số huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai. Chương 3: Định hướng, giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế đối với đồng bào dân tộc thiểu số huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai.
  • 19. 11 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN KINH TẾ ĐỐI VỚI ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ 1.1. Khái niệm về dân tộc và thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế đối với đồng bào dân tộc thiểu số 1.1.1. Dân tộc Hiện nay, khái niệm dân tộc được hiểu theo hai nghĩa khác nhau: Theo nghĩa thứ nhất, dân tộc được hiểu là quốc gia dân tộc. Vì dụ: Dân tộc Việt Nam, Dân tộc Lào, Dân tộc Đức,… Theo nghĩa này, dân tộc là khái niệm dùng để chỉ cộng đồng chính trị - xã hội được hợp thành bởi những tộc người khác nhau trên lãnh thổ của một quốc gia nhất định. Như vậy, khái niệm dân tộc ở đây được hiểu đồng nghĩa với quốc gia đa tộc người và cũng đồng nghĩa với Nhà nước thống nhất của các tộc người trên một lãnh thổ có chủ quyền quốc gia. Theo nghĩa này, dân cư của dân tộc này được phân biệt với dân cư của dân tộc khác bởi yếu tố quốc tịch. Theo nghĩa thứ hai, “dân tộc” được hiểu là “tộc người”. Ví dụ: dân tộc Jrai, dân tộc Ba Na, dân tộc Ê đê,... Với nghĩa này, dân tộc là khái niệm dùng để chỉ cộng đồng người có các đặc trưng cơ bản về ngôn ngữ, văn hoá và ý thức tự giác về cộng đồng có tính bền vững qua sự phát triển lâu dài của lịch sử. Hiểu theo nghĩa này, kết cấu dân cư của một quốc gia có thể bao gồm nhiều dân tộc cùng sinh sống, trong đó có những dân tộc chiếm đa số trong thành phần dân cư và có những dân tộc thiểu số. Trong đề tài này, khái niệm dân tộc được sử dụng theo nghĩa thứ hai, tức là “tộc người” [25]. 1.1.2. Dân tộc thiểu số Theo Nghị định số 05/2011/NĐ-CP ngày ngày 14/01/2011 của Chính phủ về công tác dân tộc, giải thích thuật ngữ về dân tộc thiểu số như sau:
  • 20. 12 Dân tộc đa số là dân tộc có số dân chiếm trên 50% tổng dân số của cả nước, theo điều tra dân số quốc gia. Dân tộc thiểu số là những dân tộc có số dân ít hơn so với dân tộc đa số trên phạm vi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Dân tộc thiểu số rất ít người là dân tộc có số dân dưới 10.000 người. Dân tộc thiểu số có khó khăn đặc biệt là những dân tộc có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo ba tiêu chí sau: Tỷ lệ hộ nghèo trong đơn vị thôn, bản chiếm trên 50% so với tỷ lệ hộ nghèo của cả nước; các chỉ số phát triển về giáo dục đào tạo, sức khỏe cộng đồng và chất lượng dân số đạt dưới 30% so với mức trung bình của cả nước; cơ sở hạ tầng kỹ thuật thiết yếu chất lượng thấp, mới đáp ứng mức tối thiểu phục vụ đời sống dân cư. 1.1.3. Chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế đối với đồng bào dân tộc dân tộc thiểu số 1.1.3.1. Quan niệm về chính sách dân tộc Chính sách công là tập hợp các quyết định có liên quan với nhau của Nhà nước với mục tiêu, giải pháp, công cụ thực hiện cụ thể, nhằm giải quyết các vấn đề xã hội theo ý chí của đảng cầm quyền [24]. Từ quan niệm chính sách công như vậy, có thể định nghĩa chính sách đối với dân tộc thiểu số đó là thái độ quan điểm, các quyết định, quyết sách của Nhà nước đối với đồng bào dân tộc thiểu số với mục tiêu, giải pháp, công cụ nhằm bảo đảm và thúc đẩy sự bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giúp nhau cùng phát triển, phát triển toàn diện, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số, đảm bảo giữ gìn bản sắc dân tộc, phong tục tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của mỗi dân tộc, góp phần xây dựng và phát triển đất nước. Có rất nhiều quan niệm khác nhau về chính sách đối với dân tộc thiểu số, nhưng có thể tóm lại: là một bộ phận của hệ thống chính sách quốc gia, là một vấn đề mang tính chiến lược, có tính tổng hợp các quan điểm, nguyên tắc, giải pháp của Đảng và Nhà nước trên các lĩnh vực trong nhu cầu phát triển của các
  • 21. 13 dân tộc. Mục tiêu, nội dung chính sách đối với dân tộc thiểu số hướng tới đảm bảo sự “bình đẳng, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau” của các dân tộc trong mọi giai đoạn cách mạng [41]. 1.1.3.2. Chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế đối với đồng bào dân tộc thiểu số Chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế đối với đồng bào dân tộc thiểu số là hệ thống các chính sách mà qua đó trực tiếp hoặc gián tiếp tạo ra hoặc hỗ trợ sinh kế, cải thiện và nâng cao thu nhập, giúp ổn định cuộc sống cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số, chẳng hạn: Nhà nước đầu tư vốn ngân sách để xây dựng kết cấu hạ tầng (đường giao thông, hệ thống thủy lợi, hệ thống điện,..) phục vụ phát triển sản xuất, lưu thông hàng hóa cho các xã có đông đồng bào dân tộc thiêu số; khuyến khích tín dụng và đơn giản hoá thủ tục vay vốn để đồng bào dân tộc thiểu số vay vốn thuận tiện, sử dụng vốn hiệu quả và trả được nợ qua hệ thống Ngân hàng chính sách xã hội; hỗ trợ trực tiếp về tư liệu sản xuất (đất sản xuất, cây giống, vật nuôi, phân bón, nông cụ, …); hỗ trợ định canh định cư ổn định cuộc sống, hỗ trợ đào tạo nghề, giải quyết việc làm, tập huấn chuyển giao về kỹ thuật sản xuất, chế biến sản phẩm; trợ cước, trợ giá đối với việc cung ứng hàng hoá thiết yếu cho khu vực đồng bào dân tộc thiểu số; khuyến khích mọi tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế đầu tư phát triển kinh tế - xã hội ở khu vực đồng bào DTTS bằng cơ chế, chính sách ưu đãi cụ thể về đất đai, thuế, hỗ trợ đào tạo và thủ tục đầu tư thuận lợi nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế của vùng. Một số chính sách dân tộc chủ yếu gắn với hỗ trợ phát triển kinh tế đối với đồng bào dân tộc thiểu số đã và đang triển khai thực hiện như sau: - Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa theo Quyết định số 135/1998/QĐ-TTg ngày 31/7/1998 của Thủ tướng Chính phủ. - Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 – 2020 theo Quyết định số 1722/QĐ-TTg ngày 20/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ.
  • 22. 14 - Chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân hộ nghèo ở vùng đặc biệt khó khăn theo Quyết định số 102/2009/QĐ-TTg ngày 07/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ. - Chính sách tiếp tục hỗ trợ di dân định canh, định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số theo Quyết định số 33/2013/QĐ-TTg ngày 04/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ. - Chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số theo Quyết định số 18/2011/QĐ-TTg ngày 18/3/2011 của Thủ tướng Chính phủ. - Chính sách cho vay vốn phát triển sản xuất đối với hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn giai đoạn 2012-2015 theo Quyết định số 54/2012/QĐ-TTg ngày 04/12/2012 của Thủ tướng Chính phủ. - Chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số và hộ nghèo ở xã, thôn bản đặc biệt khó khăn theo Quyết định số 755/QĐ-TTg ngày 20/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ. - Chính sách bảo vệ và phát triển rừng gắn với giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015 – 2020 theo Nghị đinh số 75/2015/NĐ-CP ngày 09/9/2015 của Chính phủ. - Chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2017-2020 theo Quyết định số 2085/QĐ-TTg ngày 31/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ. 1.1.3.3. Thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế đối với đồng bào dân tộc thiểu số Tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế đối với đồng bào dân tộc thiểu số là một khâu hợp thành chu trình chính sách; là quá trình biến các chủ trương, phương hướng và biện pháp liên quan đến hoạt động kinh tế của các hộ đồng bào dân tộc thiểu số, thông qua các hoạt động có tổ chức trong bộ máy Nhà nước cũng như sự tham gia của các tổ chức, đơn vị, gia đình, cá nhân và toàn xã hội làm cho các nội dung công việc được triển khai theo đúng kế hoạch, hướng tới đạt được mục đích đề ra, giúp chính sách đi vào thực tế đời
  • 23. 15 sống, phù hợp với nhu cầu phát triển, nguyện vọng chung của đất nước và cộng đồng người dân tộc thiểu số, qua đó phát triển sinh kế và nâng cao thu nhập cho người dân; các nội dung cụ thể như: Tiếp nhận các chính sách từ Trung ương, tỉnh chỉ đạo các ngành chuyên môn nghiên cứu tham mưu xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện, đồng thời với công việc đó là tổ chức tuyên truyền, phổ biến chính sách đến các cán bộ, công chức liên quan và nhân dân, nhất là các đối tượng thụ hưởng chính sách nắm bắt, thực hiện đúng quy trình quy định; tổ chức ra soát, phê duyệt đối tượng, tiếp nhận nguồn lực để tiến hành hỗ trợ; theo dõi, kiểm tra, giám sát và đôn đốc thực hiện đảm bảo tiến độ quy định, kết thúc chu kỳ chính sách tổ chức tổng kết, rút kinh nghiệm. 1.1.3.4. Chủ thể thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế đối với đồng bào dân tộc thiểu số Chủ thể thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế đối với đồng bào dân tộc thiểu số là các cơ quan có thẩm quyền trong bộ máy nhà nước từ trung ương tới địa phương, trong đó chủ yếu là các cơ quan trong bộ máy hành chính nhà nước cùng với đội ngũ cán bộ, công chức hành chính nhà nước thuộc lĩnh vực dân tộc. Trong quá trình triển khai thực hiện chính sách, các cơ quan có thẩm quyền trong bộ máy hành chính nhà nước giữ vai trò điều tiết, định hướng các hoạt động thực hiện chính sách bằng những công cụ quản lý của mình, giúp cho quá trình này luôn bám sát mục tiêu mà các chính sách đặt ra. Các cơ quan có thẩm quyền trong bộ máy nhà nước tham gia vào quá trình tổ chức thực hiện chính sách bao gồm: Quốc hội; Chính phủ; Ủy ban Dân tộc; Các Bộ, ngành liên quan có trách nhiệm phối hợp thực hiện các nội dung liên quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; UBND các huyện, UBND các xã và cơ quan quản lý nhà nước về dân tộc ở chính quyền địa phương (Ban Dân tộc tỉnh, Phòng Dân tộc huyện và cán bộ, công chức cấp xã). Ngoài ra, có một số tổ chức phối hợp thực hiện chính sách đó là: Các tổ chức chính trị- xã hội, đó là Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành
  • 24. 16 viên; Các hiệp hội nghề nghiệp- xã hội ở trung ương và địa phương; Các tổ chức phi chính phủ, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. 1.1.3.5. Đối tượng của chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế đối với đồng bào dân tộc thiểu số Các chính sách hướng tới các đối tượng cụ thể đó là các hộ đồng bào dân tộc thiểu số và hộ nghèo sinh sống tại các xã, thôn làng đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu, các thôn, làng đặc biệt khó khăn trên địa bàn vùng dân tộc và miền núi với các đặc điểm sau đây: Về cơ sở hạ tầng: không có hoặc tạm thời; giao thông khó khăn; không có đường ôtô đến trung tâm xã; các công trình: điện, thủy lợi, nước sạch, trường học, trạm xá, nhà sinh hoạt cộng đồng kém hoặc chưa có. Các xã là nơi còn tồn tại các vấn đề xã hội như: tỷ lệ mù chữ còn cao, bệnh tật nhiều, còn tồn tại một số phong tục, tập quán lạc hậu; khả năng tiếp cận thông tin kém. Về điều kiện sản xuất của các địa phương này nhìn chung còn khó khăn và thiếu thốn, không đáp ứng được yêu cầu của người dân, sản xuất còn mang tính tự nhiên nhiều, thiếu tư liệu sản xuất, tập quán canh tác lạc hậu. Về điều kiện sống, tỷ lệ hộ nghèo cao, đời sống người dân còn gặp nhiều khó khăn, thiếu đất ở, đất sản xuất, thiếu nước sinh hoạt, thiếu vốn,… 1.2. Quy trình tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế đối với đồng bào dân tộc thiểu số Để tổ chức thực hiện chính sách có hiệu quả cần phải tuân thủ một quy trình chặt chẽ thống nhất nhằm phản ánh các bước trong việc tổ chức triển khai và thực hiện chính sách. Quy trình các bước đều có nhiệm vụ rõ ràng phải có hiệu quả để tác động qua lại, nhằm đạt được mục tiêu tốt nhất trong việc thực hiện chính sách, gồm các bước sau [24], [28]: 1.2.1. Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế đối với đồng bào dân tộc thiểu số Quá trình tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế đối với đồng bào DTTS diễn ra trong một thời gian dài, vì thế cần phải xây dựng kế
  • 25. 17 hoạch để các cơ quan nhà nước triển khai thực hiện chính sách một cách chủ động hoàn toàn. Việc xây dựng kế hoạch cần phải được nghiên cứu kỹ các văn bản cấp trên, các kế hoạch tương tự và tự các điều kiện cụ thể ở địa phương để xây dựng kế hoạch sát với thực tế, tạo thuận lợi trong quá trình thực hiện. Kế hoạch triển khai thực hiện chính sách bao gồm những nội dung cơ bản sau: - Thứ nhất, lập kế hoạch tổ chức điều hành cần đảm bảo những dự kiến về hệ thống các cơ quan chủ trì và phối hợp triển khai thực hiện chính sách; số lượng và chất lượng nhân sự tham gia tổ chức thực hiện; những dự kiến về cơ chế trách nhiệm của cán bộ quản lý và công chức thực hiện; cơ chế tác động giữa các cấp thực chính sách. - Thứ hai, xác định các nguồn vật lực như dự kiến về các cơ sở kiến trúc, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ cho tổ chức thực hiện chính sách; các nguồn lực tài chính, các vật tư văn phòng phẩm. - Thứ ba, xác định thời gian triển khai thực hiện thông qua dự kiến về thời gian duy trì chính sách; dự kiến các bước tổ chức triển khai thực hiện từ tuyên truyền đến tổng kết rút kinh nghiệm. - Thứ tư, kiểm tra thực hiện chính sách là những dự kiến về tiến độ, hình thức, phương pháp kiểm tra, giám sát tổ chức thực hiện chính sách. - Thứ năm, xây dựng dự kiến những nội quy, quy chế trong thực hiện chính sách bao gồm nội quy, quy chế về tổ chức, điều hành; về trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền hạn của cán bộ, công chức và các cơ quan nhà nước tham gia tổ chức điều hành; về các biện pháp khen thưởng, kỷ luật cá nhân, tập thể trong tổ chức thực hiện chính sách. Dự kiến kế hoạch thực hiện ở cấp nào do lãnh đạo cấp đó xem thông qua. Sau khi được quyết định thông qua, kế hoạch thực hiện mang giá trị pháp lý, được mọi người chấp hành thực hiện. Việc điều chỉnh kế hoạch cũng do cấp có thẩm quyền thông qua kế hoạch quyết định, khi kế hoạch không còn phù hợp với điều kiện thực tế và các quy định của cấp trên.
  • 26. 18 1.2.2. Phổ biến, tuyên truyền chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế đối với đồng bào dân tộc thiểu số Phổ biến, tuyên truyền chính sách là nhiệm vụ quan trọng của các cơ quan có thẩm quyền trong thực hiện chính sách. Phổ biến, tuyên truyền làm cho các đối tượng chính sách và mọi người dân nhận biết về mục đích, yêu cầu, đầy đủ, chính xác của chính sách để các bên liên quan tự giác, tích cực tham gia thực hiện, đồng thời giúp cho cán bộ, công chức nhận thức được đầy đủ tính chất, mức độ, quy mô, tầm quan trọng của chính sách đối với đời sống xã hội, để nâng cao trách nhiệm của bản thân, chủ động tìm kiếm các giải pháp hữu hiệu trong quá trình triển khai thực hiện, qua đó mạng lại hiệu quả cao nhất cho mục tiêu chính sách. Công tác phổ biến, tuyên truyền chính sách được thực hiện thông qua nhiều hình thức, như qua phát thanh, tổ chức hội nghị, cuộc họp khu dân cư, in ấn tờ rơi, áp phích, báo chí, tủ sách pháp luật, mời chuyên gia nói chuyện, sân khấu hóa, nêu gương các điển hình tiên tiến và các hình thức tuyên truyền khác. Yêu cầu công tác phổ biến, tuyên truyền chính sách phải kịp thời, hiệu quả, phù hợp với từng đối tượng, tuyên truyền đối với người dân tộc thiểu số cần cụ thể hơn và chú ý đến tập quán sinh hoạt, cach tác, văn hóa của từng dân tộc, giúp đối tượng dễ tiếp cận và thực hiện đúng quy trình chính sách, cơ quan và cán bộ, công chức thực hiện rút ngắn được thời gian để đạt đến mục tiêu đề ra. Nếu đối tượng thụ hưởng và các cơ quan liên quan không hiểu chính sách hoặc hiểu không rõ, làm kéo dài thời gian thực hiện chính sách, do phải thực hiện lại nhiều lần, nhiều khâu, gây khó khăn, phiền hà cho cả đối tượng và chủ thể thực hiện, dễ dẫn đến sai sót, vi phạm nội dung chính sách. Vậy, có thể nói phổ biến, tuyên truyền ảnh hưởng rất lớn đến kết quả tổ chức thực hiện chính sách. 1.2.3. Phân công, phối hợp thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế đối với đồng bào dân tộc thiểu số Chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế đối với đồng bào dân tộc thiểu số được thực hiện trên phạm vi rộng lớn, tối thiểu cũng là một địa phương vì thế số
  • 27. 19 lượng cá nhân và tổ chức tham gia thực hiện là rất lớn. Số lượng tham gia bao gồm các chủ thể thực hiện, đối tượng thụ hưởng, các tổ chức, cá nhân liên quan. Bên cạnh đó, các hoạt động nhằm thực hiện mục tiêu của chính sách diễn ra cũng hết sức phong phú, phức tạp theo không gian và thời gian, chúng đan xen nhau, thúc đẩy hay kìm hãm nhau theo quy luật. Bởi vậy, muốn thực hiệu quả chính sách phải có sự phân công cụ thể, rõ ràng, chặt chẽ, khoa học và hợp lý, xác định cơ quan, cá nhân nào đóng vai trò chủ trì, cơ quan và cá nhân nào có chức năng phối hợp, tránh trường hợp nêu chung chung, dẫn tới đùn đẩy trách nhiệm hoặc gây khó khó khăn trong thực hiện, chồng chéo, thiếu sót hoặc bị tắc nghẽn, khi kế hoạch thực hiện chính sách đã được phê duyệt. Trong thực tế, có một số chính sách triển khai thực hiện không mang lại hiệu quả, do sự phân công, phối hợp giữa cơ quan chủ trì và cơ quan phối hợp bị chồng chéo, không rõ ràng, giao chủ trì nhưng không giao quyền hạn hoặc nguồn lực để thực hiện nên gặp khó khăn, xảy ra tình trạng né tránh, đùn đẩy hoặc ôm đồm dẫn đến không ai làm hết trách nhiệm hoặc làm nửa vời không đến nơi, đến chốn. Chính vì vậy, để việc tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế đối với đồng bào dân tộc thiểu số có hiệu quả, cần phải có sự thống nhất cao về quan điểm, mục tiêu, kế hoạch, từ công tác lãnh đạo, chỉ đạo đến công tác tuyên truyền, vận động, cung cấp nguồn lực tài chính, trang thiết bị và cơ sở vật chất đảm bảo cho thực hiện chính sách. Các nội dung chính sách này phần lớn giao cho cơ quan làm công tác dân tộc, UBND cấp xã chủ trì thực hiện. 1.2.4. Duy trì thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế đối với đồng bào dân tộc thiểu số Duy trì chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế đối với đồng bào DTTS là một khâu, là hoạt động nhằm bảo đảm cho chính sách tồn tại được và phát huy tác dụng trong môi trường thực tế. Vì thế, các cơ quan và người thực hiện chính sách phải thường xuyên quan tâm tuyên truyền, vận động các đối tượng thụ hưởng chính sách và toàn xã hội tích cực tham gia vào quá trình thực hiện chính sách để có những
  • 28. 20 tham mưu, đề xuất, có những giải pháp phù hợp, khả thi nhất. Nếu việc thực hiện chính sách gặp phải những khó khăn do môi trường thực tế biến động, thì chủ thể thực hiện chủ động sử dụng các công cụ quản lý tác động nhằm tạo môi trường thuận lợi cho việc thực hiện chính sách. Trong một chừng mực nào đó, để đảm bảo lợi ích các cơ quan nhà nước phối hợp, sử dụng biện pháp hành chính để duy trì thực thi chính sách, như về nhân lực, vật lực và thể chế. Việc duy trì thực hiện chính sách có ý nghĩa hết sức quan trọng, làm cho chính sách được thực hiện thường xuyên, không bị ngắt quảng, dần đi vào đời sống thực tế của xã hội, phát huy hiệu quả thiết thực, giúp nhận biết những vấn đề đúng sai, bất cập của chính sách để cấp có thẩm quyền kịp thời điều chỉnh, bổ sung. 1.2.5. Điều chỉnh, bổ sung chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế đối với đồng bào dân tộc thiểu số Trong quá trình thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế đối với đồng bào DTTS sẽ xảy ra rất nhiều nảy sinh, phát sinh, sự bất cập phát hiện qua quá trình duy trì chính sách cần phải điều chỉnh, bổ sung chính sách để phù hợp với yêu cầu quản lý, nhu cầu của đối tượng và tình hình phát triển kinh tế - xã hội, nhất là sự biến động của kinh tế thị trường, sự phát triển của khoa học công nghệ, giá cả thị trường, biến động của khí hậu thời tiết, các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất, tiêu thụ hàng hóa của người dân, nhu cầu thực tế về đời sống, sinh hoạt của các đối tượng. Theo quy định cơ quan nào ban hành chính sách thì cơ quan đó có quyền điểu chỉnh, bổ sung chính sách. Nhưng trong thực tế, việc điều chỉnh các biện pháp, cơ chế, chính sách diễn ra rất năng động, linh hoạt; một số chính sách khi ban hành có thể phân cấp, phân quyền cho cấp dưới được phép điều chỉnh một số khía cạnh, cơ chế của của chính sách. Nguyên tắc cần phải chấp hành khi điều chỉnh chính sách đó là để chính sách tiếp tục tồn tại, chỉ được điều chỉnh các biện pháp, cơ chế thực hiện mục tiêu hoặc bổ sung, hoàn chỉnh mục tiêu theo yêu cầu thực tế, chứ không cho phép điều chỉnh dẫn tới làm thay đổi mục tiêu, thì xem như chính sách đó thất bại.
  • 29. 21 1.2.6. Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế đối với đồng bào dân tộc thiểu số Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc tổ chức thực hiện chính sách là một công tác đặc biệt quan trọng. Chủ thể theo dõi, kiểm tra quá trình thực chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế đối với đồng bào dân tộc thiểu số là các cơ quan nhà nước có thẩm quyền từ trung ương đến cơ sở, trong đó cơ quan làm công tác dân tộc chủ trì. Tuy nhiên, để đảm bảo tính khách quan và chính xác về kết quả kiểm tra quá trình này còn cần có sự tham gia của các tổ chức đoàn thể và nhân dân, đặc biệt là đối tượng thụ hưởng chính sách. Có như vậy mới bảo đảm được tính dân chủ trong quá trình thực hiện. Trong công tác theo dõi, kiểm tra thực hiện chính sách thì các cơ quan chức năng cần phải nắm rõ và thực hiện tốt các nhiệm vụ của mình. Trên thực tế, khi triển khai thực hiện chính sách, không phải bộ phận nào cũng làm tốt, làm nhanh như nhau, vì thế cần có hoạt động kiểm tra để vừa thúc đẩy các chủ thể nỗ lực nhiều hơn nhằm hoàn thành nhiệm vụ, vừa phòng, chống những hành vi vi phạm quy định trong thực hiện chính sách. Ngoài ra, hoạt động theo dõi, kiểm tra sẽ giúp phát hiện, đánh giá khách quan về những điểm mạnh, điểm yếu của công tác tổ chức, cá nhân có liên quan, phát hiện những thiếu sót trong công tác lập kế hoạch, tổ chức thực hiện để điều chỉnh; tạo điều kiện phối hợp nhịp nhàng các hoạt động độc lập của cơ quan, đối tượng chính sách; tạo ra sự tập trung thống nhất trong việc thực hiện mục tiêu của chính sách và kịp thời đưa ra các biện pháp khuyến khích nhân tố tích cực nhằm tạo ra những phong trào thiết thực cho việc thực hiện mục tiêu chính sách. 1.2.7. Tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm việc thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế đối với đồng bào dân tộc thiểu số Đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm tổ chức thực hiện chính sách là quá trình xem xét, kết luận về chỉ đạo điều hành và chấp hành chính sách của các cơ quan và cá nhân liên quan được phân công thực hiện chính sách, cũng như hiệu quả, lợi ích
  • 30. 22 mang lại cho các hộ dân và cộng đồng vùng dân tộc thiểu số được hưởng lợi từ chính sách. Tùy theo tính chất, mức độ, quy mô và chu kỳ, niên hạn của chính sách có thể tiến hành tổng kết, đánh giá định kỳ hằng năm, 05 năm hoặc khi kết thúc chính sách và chuyển qua một chính sách khác. Việc đánh giá, tổng kết được thực hiện theo trình tự từ cơ sở đến Trung ương qua hình thức hội nghị hoặc hình thức báo cáo. Trong đánh giá, tổng kết thực hiện chính sách phải đánh giá một cách toàn diện tất cả các mặt, các bước từ việc xây dựng kế hoạch thực hiện chính sách đến công tác lãnh đạo, chỉ đạo triển khai, quá trình thực hiện đến lúc kết thúc chính sách; tổng kết chính sách phải chỉ ra được nguyên nhân khách quan và chủ quan, nguyên nhân trực tiếp và nguyên nhân sâu xa dẫn tới những mặt đạt được và chưa đạt được của chính sách; phải rút ra được những bài học kinh nghiệm thực tiễn, ý kiến phản hồi của người dân được thụ hưởng chính sách và chính quyền địa phương; phải đề xuất được các kiến nghị và giải pháp phát huy những kết quả đạt được và khắc phục những tồn tại, yếu kém hoặc phải đưa ra được những giải pháp khắc phục những hậu quả do việc triển khai không thành công; đồng thời phát hiện những vấn đề bất cập, hạn chế, thiếu sót hoặc những vấn đề mới phát sinh trong thực tiễn, kiến nghị cấp có thẩm quyền điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung nhằm tạo thuận lợi trong quá trình thực hiện và đạt được mục tiêu chính sách đề ra. 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế đối với đồng bào dân tộc 1.3.1. Thể chế chính sách Chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế đối với đồng bào dân tộc thiểu số nhằm tạo sinh kế, nâng cao và cải thiện hơn nữa đời sống vật chất cho các hộ là người dân tộc thiểu số, thể hiện quan điểm nhất quán của Đảng và Nhà nước ta đó là tạo sự bình đẳng, đoàn kết, giúp nhau cùng phát triển giữa các dân tộc. Việc tổ chức thực hiện chính sách phải thích hợp, đảm bảo chắc chắn và ổn định. Chính sách luôn được bổ sung, sửa đổi nhằm từng bước nâng cao đời sống vật chất
  • 31. 23 cho đồng bào dân tộc thiểu số. Các cơ quan chức năng từ trung ương đến địa phương, sự phối hợp kết hợp với các cấp, ngành có liên quan về việc chỉ đạo điều hành triển khai thực hiện chính sách, nên chính sách phù hợp với thực tiễn cuộc sống thì việc thực thi chính sách sẽ thuận lợi, khả thi. Nếu chính sách không phù hợp với thực tiễn thì dẫn đến gặp rất nhiều khó khăn, thậm chí không khả thi, thiếu hiệu quả, kế hoạch triển khai không được đồng nhất. 1.3.2. Môi trường thực hiện chính sách Quá trình thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế đối với đồng bào dân tộc thiểu số phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và tình hình chính trị của từng địa phương. Những địa phương, vùng, miền nào có điều kiện tự nhiên thuận lợi hơn (về vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên) thì việc tổ chức thực hiện chính sách cũng sẽ diễn ra dễ dàng hơn. Trình độ phát triển kinh tế cao, nguồn lực tài chính mạnh, thu nhập của người lao động ổn định, mức độ thất nghiệp thấp thì việc thực hiện chính sách sẽ thuận lợi. Nơi nào còn tồn tại nhiều phong tục tập quán lạc hậu, nhất là tập quán canh tác, thì khả năng tiếp nhận của người dân đối với chính sách sẽ hạn chế. Việc đảm bảo ổn định chính trị cũng là yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách trên địa bàn. 1.3.3. Tổ chức bộ máy và nhân lực thực hiện chính sách Về nguyên tắc, có thể thiết lập tổ chức bộ máy độc lập cho từng chính sách; nhưng cũng có thể sử dụng bộ máy chính quyền hiện có để thực hiện, tùy điều kiện cụ thể. Nếu bộ máy chính quyền hiện đại, gọn nhẹ thì chi phí quản lý, thực hiện chính sách tiết kiệm hơn nhưng vẫn mang lại hiệu quả. Trường hợp tổ chức bộ máy chính quyền cồng kềnh, phức tạp, cán bộ không chuyên tâm công việc thì sẽ làm giảm hiệu quả việc thực hiện chính sách và giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước. Năng lực của cán bộ bao gồm nhiều tiêu chí về năng lực chuyên môn, đạo đức công vụ,... Nếu thiếu năng lực chuyên môn, các cán bộ tham gia vào tổ chức thực hiện sẽ đưa ra những kế hoạch không sát với thực tế, gây lãng phí nguồn lực, làm giảm hiệu lực, hiệu quả của chính sách.
  • 32. 24 Bên cạnh yêu cầu về năng lực chuyên môn các cán bộ thực hiện chính sách cũng cần phải nêu cao tinh thần trách nhiệm và ý thức kỷ luật. Nhìn chung cán bộ có năng lực thực hiện tốt thì không những chủ động điều phối được công việc mà còn khắc phục được những yếu tố tiêu cực, ứng phó được với những biến động để công tác tổ chức thực hiện chính sách mang lại kết quả thựcsự. 1.3.4. Nguồn lực vật chất trong thực hiện chính sách Đây là yếu tố ngày càng giữ vai trò quan trọng để việc thực hiện chính sách được hiệu quả và thành công. Việc đầu tư trang thiết bị kỹ thuật và các phương tiện hiện đại khác để hỗ trợ quá trình quản lý cũng như quá trình triển khai thực hiện chính sách là rất cần thiết. Chẳng hạn, trong quá trình thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến về chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số thì việc đảm bảo các điều kiện vật chất, kỹ thuật sẽ giúp các cơ quan Nhà nước có thể thuận lợi chuyển tải những nội dung của chính sách đến với mọi người dân. Sự hỗ trợ của các phương tiện thông tin đại chúng hiện đại cũng giúp cho công tác tuyên truyền diễn ra nhanh chóng và chính xác hơn. Việc đảm bảo các nguồn lực vật chất cũng giúp cho các hoạt động lập kế hoạch, phân công, phối hợp, kiểm tra, giám sát, đánh giá được thực hiện hiệu quả hơn. Như vậy nếu các nguồn lực vật chất được đảm bảo thì công tác thực hiện chính sách chắc chắn sẽ diễn ra một cách thuận lợi hơn. 1.3.5. Nhận thức và năng lực tiếp nhận chính sách của người dân Khi người dân là đối tượng thụ hưởng trực tiếp từ chính sách, hiểu được tầm quan trọng và lợi ích mang lại từ các chính sách đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước, thì họ sẽ tự nguyện và tích cực tham gia. Ngoài ra, các tổ chức, cá nhân khác trong xã hội cũng ý thức được điều này thì họ sẽ tích cực phối hợp, hỗ trợ thực hiện chính sách. Đặc biệt, hiệu quả thực thi chính sách bị ảnh hưởng rất nhiều bởi năng lực tiếp nhận chính sách của người dân. Như vậy, nhận thức và năng lực hấp thụ chính sách của người dân là một yếu tố rất quan trọng, nếu họ tự giác, tích cực, chủ động, tự nguyện tham gia thì việc thực hiện chính sách sẽ
  • 33. 25 có hiệu quả, bền vững. Ngược lại, nếu họ thờ ơ, ỷ lại và thậm chí vụ lợi thì việc thực hiện chính sách sẽ không hiệu quả. Tiểu kết Chương 1 Trong Chương 1, luận văn đã trình bày các vấn đề lý luận chung về thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế đối với đồng bào dân tộc thiểu số. Cụ thể, luận văn đã trình bày các khái niệm về dân tộc, dân tộc thiểu số, chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế đối với đồng bào dân tộc thiểu số; nêu lên nội dung, mục tiêu, chủ thể, đối tượng của chính sách. Luận văn tìm hiểu về quy trình tổ chức thực hiện chính sách với các bước: xây dựng kế hoạch; phổ biến, tuyên truyền; phân công, phối hợp; duy trì chính sách; điều chỉnh chính sách; theo dõi, kiểm tra; đánh giá chính sách; đồng thời nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế đối với đồng bào dân tộc thiểu số. Những nội dung nghiên cứu ở Chương 1 đã cung cấp một khung phân tích quan trọng để thực hiện nội dung đánh giá thực trạng thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế đối với đồng bào dân tộc thiểu số huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai ở Chương 2. Đây cũng là cơ sở, nền tảng để từ đó đề xuất các định hướng, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách này ở Chương 3.
  • 34. 26 Chương 2 THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN KINH TẾ ĐỐI VỚI ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ HUYỆN IA GRAI TỈNH GIA LAI 2.1. Tổng quan về huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai 2.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên Huyện Ia Grai được thành lập theo Nghị định số 70/CP ngày 11/11/1996 của Chính phủ, trên cơ sở chia tách từ phần đất Tây Nam của huyện Chư Păh. Là huyện miền núi, nằm dọc biên giới phía Tây tỉnh Gia Lai, có diện tích đất tự nhiên là: 112.237 ha, chiếm 7% diện tích của tỉnh Gia Lai, Phía Bắc giáp huyện Chư Păh và Ia H’Drai (Kon Tum); Phía Đông giáp thành phố Pleiku; Phía Nam giáp huyện Chư Prông và Đức Cơ; Phía Tây giáp huyện Dun Mia, tỉnh Ratanakiri, Vương Quốc Campuchia, với 12km đường biên giới chung. Ia Grai nằm tiếp giáp với thành phố Pleiku, gần cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh, huyện Đức Cơ, có các tuyến đường quan trọng chạy qua gồm tỉnh lộ 664 chạy theo hướng nối huyện với thành phố Pleiku và huyện Ia H’Drai (Kom Tum); Quốc lộ 14C chạy theo hướng Bắc Nam dọc biên giới; đường Tránh Thành phố Pleiku và tuyến đường liên huyện Chư Păh – Ia Grai – Đức Cơ – Chư Prong đang triển khai đầu tư xây dựng và nâng cấp. Hệ thống giao thông của các xã nối liền với nhau thuận lợi giao lưu trên tất cả các lĩnh vực như mua bán sản phẩm hàng hóa, cung cấp dịch vụ, khai thác tài nguyên khoáng sản. Huyện có đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa và mang tính chất khí hậu vùng Tây Nguyên; Hàng năm chia hai mùa rõ rệt: mùa khô và mùa mưa. Nhiệt độ trung bình năm 22,70 C; Lượng mưa trung bình năm khoảng 2300-2400mm; độ ẩm trung bình năm 84%. Với điều kiện khí hậu như trên, thuận lợi cho quá trình đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp, vật nuôi.
  • 35. 27 Đất đai của huyện chủ yếu là đất đỏ bazan khá màu mỡ phù hợp với các loại cây công nghiệp dài ngày như cao su, cà phê, hồ tiêu, điều. Hệ thống sông suối, thác ghềnh, với lượng nước dồi dào, thuận lợi cho xây dựng các hồ chứa, công trình thủy lợi lấy nước tưới cho các loại cây trồng và xây dựng các công trình thuỷ điện (hiện tại đang có 08 Nhà máy thủy điện hoạt động với công suất khai thác hơn 575MW/năm) cũng như phát triển nghề nuôi trồng thủy sản và du lịch sinh thái [45],[46]. 2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội 2.1.2.1. Đặc điểm dân cư Huyện Ia Grai có 12 xã và 01 thị trấn với 150 thôn làng, tổ dân phố. Theo Quyết định số 582/QĐ-TTg ngày 28/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ, huyện có 11 xã và thị trấn Ia Kha thuộc Khu vực II, còn xã Ia Dêr thuộc Khu vực I; số làng đặc biệt khó khăn là 29 làng/12 xã Khu vực II. Toàn huyện có 26.072 hộ và 105.648 khẩu, trong đó dân tộc thiểu số là 11.047 hộ với 47.722 khẩu chiếm 45,17% tổng dân số toàn huyện. Về thành phần dân tộc, theo số liệu thống kê năm 2018 (bảng 2.12), huyện có 22 thành phần dân tộc, trong đó dân tộc Kinh là 57.926 người, chiếm 54,83%; dân tộc Jrai là 46.313 người, chiếm 43,84%, còn lại là các dân tộc khác), các dân tộc sống đan xen nhau trên địa bàn tất cả các xã, thị trấn của huyện. Nhìn chung, dân số của huyện có cơ cấu trẻ, tỷ lệ dân số ở độ tuổi lao động chiếm trên 65% tổng dân số toàn huyện. 2.1.2.2. Đặc điểm kinh tế Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2011-2016 của huyện đạt 13,7%/năm. Tổng giá trị sản xuất năm 2017 (Theo giá so sánh 2010) đạt 7.420 tỷ đồng, tăng 12,6% so với năm 2016. Cơ cấu kinh tế cơ bản chuyển dịch đúng định hướng: Ngành nông-lâm nghiệp-thủy sản chiếm 46%; Công nghiệp - xây dựng chiếm 34%; Dịch vụ chiếm 20%. Công nghiệp - TTCN - xây dựng tăng trưởng bình quân 14,3%/năm. Tổng vốn đầu tư phát triển trong 5 năm 2011- 2016 ước đạt 4.551 tỷ đồng; các công trình kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi,
  • 36. 28 trường học, điện, nước sinh hoạt, trụ sở, nhà sinh hoạt cộng đồng,... được chú trọng đầu tư và nâng cấp. Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đạt được nhiều kết quả. Đến nay, có 04 xã đạt chuẩn nông thôn mới và 03 làng đồng bào dân tộc thiểu số đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu, số tiêu chí tăng lên hàng năm, bình quân số tiêu chí đạt được trên xã là 12 tiêu chí/xã. 2.1.2.3. Đặc điểm văn hóa – xã hội Quy mô trường lớp, học sinh và đội ngũ giáo viên toàn huyện tăng từng năm, toàn huyện có 54 đơn vị trường học, trong đó có 38% số trường đạt chuẩn quốc gia, với trên 26.000 học sinh. Cơ sở vật chất phục vụ khám chữa bệnh được quan tâm đầu tư xây dựng; đội ngũ y, bác sĩ ngày càng nâng cao về năng lực chuyên môn và trách nhiệm nghề nghiệp. Văn hóa, thể dục thể thao và thông tin, truyền thanh được duy trì thường xuyên. Các phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư'', "xây dựng thôn, làng văn hóa, gia đình văn hóa" gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới có sự chuyển biến tích cực. Thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế gắn với đảm bảo an sinh xã hội nên mức sống của người dân từng bước được nâng lên, thu nhập bình quân đầu người tăng từ 19 triệu đồng năm 2014 lên 32 triệu năm 2018. Công tác xóa đói giảm nghèo đạt được nhiều kết quả quan trọng, tỉ lệ hộ nghèo giảm nhanh; các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, tạo công ăn việc làm cho nhân dân được triển khai thực hiện mang lại hiệu quả thiết thực, bình quân hàng năm giải quyết việc làm cho hơn 1.500 lao động [45],[46]. Xuất phát từ điều kiện kinh tế, xã hội của huyện, cùng với sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt của các cấp, các ngành, sự đồng lòng của nhân dân trong triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, huyện Ia Grai đã và đang có những bước phát triển vượt bậc, đạt được các thành tựu quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội. Bên cạnh đó, qúa trình phát triển kinh tế xã hội huyện còn gặp phải nhiều khó khăn, hạn chế như các tác động tiêu cực của cơ chế thị trường, phân hoá giàu nghèo, trình độ dân trí thấp tại địa phương, ... Điều kiện tự nhiên,
  • 37. 29 kinh tế, xã hội của huyện có ảnh hưởng tích cực đến phát triển kinh tế và đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số, song nó cũng đặt ra yêu cầu, đòi hỏi trong việc nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế đối với đồng bào DTTS, nhất là các chính sách đó cần hướng đến khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế của huyện, cải thiện nhanh sinh kế và thu nhập cho cộng đồng này. 2.2. Tình hình thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế đối với đồng bào dân tộc thiểu số huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai 2.2.1. Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững (Chương trình 135) Trong giai đoạn 2014-2018, tổng nguồn vốn Chương trình 135 được phân bổ để thực hiện trên địa bàn huyện là 37.591 triệu đồng (bảng 2.1), ngoài ra huyện cũng bố trí nguồn vốn từ ngân sách địa phương hàng năm cùng với nguồn vốn huy động đóng góp từ cộng đồng, doanh nghiệp để đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế, đẩy mạnh công tác khuyến nông, tập huấn, đào tạo nâng cao năng lực cho cộng đồng đồng bào DTTS trên địa bàn. Bảng 2.1: Vốn phân bổ đầu tư chương trình 135 trên địa bàn huyện Ia Grai giai đoạn 2014 - 2018 Đơn vị tính: Triệu đồng ST T Nội dung Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 1 Vốn được phân bổ 7.171 8.079 7.271 8.061 7.001 2 Vốn ĐTPT 6.600 7.600 6.840 7.600 6.686 3 Vốn sự nghiệp 571 479 431 461 315 4 Tỷ lệ giải ngân % 98,23 98,37 98,7 99,2 99,99 Nguồn: Phòng Dân tộc huyện Ia Grai Có thể khẳng định, Chương trình 135 kết hợp với Chương trình phát triển nông nghiệp của huyện đã góp phần hoàn chỉnh kết cấu hạ tầng trên địa bàn, hỗ trợ vật tư, phân bón, cây con giống cho đồng bào dân tộc thiểu số sản xuất; đồng thời đào tạo, hướng dẫn việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào trồng trọt, chăn nuôi
  • 38. 30 làm tăng năng suất, sản lượng, tạo thu nhập cho người dân, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và giảm nghèo trên địa bàn, từng bước công nghiệp hóa nông nghiệp nông thôn. Đến nay 100% xã trong huyện đã có đường giao thông thảm nhựa kết nối với trung tâm huyện, 95% thôn làng có đường giao thông kết nối với trung tâm xã và 75% đường nội thôn, làng được cứng hóa, 100% xã, thôn làng có điện, trạm y tế, trường học từ cấp mẫu giáo đến Trung học cơ sở, 100% thôn có nhà sinh hoạt cộng đồng. Bảng 2.2 cho thấy, công tác giảm nghèo của huyện đã đạt được những hiệu quả đáng khích lệ, số hộ nghèo giảm nhanh theo từng năm. Tuy nhiên, tỷ lệ hộ nghèo là người DTTS ngày càng tăng, chiếm 86,7%, đây là điều hết sức quan tâm khi hoạch định và thực thi chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế cho cộng đồng này. Bảng 2.2: Tổng hợp số hộ nghèo và tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện giai đoạn 2014 - 2018 STT Năm thực hiện Số hộ nghèo Tỷ lệ % so với Dân số Hộ nghèo là DTTS Tỷ lệ % so với hộ nghèo 01 Năm 2014 4.574 19,61 3.772 82,5 02 Năm 2015 3.605 14,61 3.158 87,6 03 Năm 2016 3.159 12,6 2.601 82,3 04 Năm 2017 2.710 10,49 2.207 81,4 05 Năm 2018 1.908 7,24 1.654 86,7 Nguồn: UBND huyện Ia Grai Ngoài những kết quả đạt được, quá trình triển khai thực hiện Chương trình này còn có những hạn chế nhất định, đó là: Theo quy định tại Thông tư số 01/2017/TT-UBDT ngày 10/05/2017 của Ủy ban Dân tộc về hướng dẫn thực hiện Chương trình 135, thì hợp phần hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế do UBND các xã, cộng đồng dân cư trực tiếp làm chủ đầu tư, nhưng thực tế trong năm 2017 và 2018, UBND tỉnh giao Sở Nông nghiệp – PTNT thực hiện và
  • 39. 31 chỉ định đơn vị cung cấp hàng hóa, chính quyền huyện, xã và nhân dân chỉ tiếp nhận các mặt hàng hỗ trợ. Điều này đã gây nên những khó khăn trong quá trình thực thi chính sách, mặt khác dễ xảy ra tình trạng thất thoát, lãng phí và một số mặt hàng hỗ trợ không đúng với nhu cầu sản xuất của nhân dân và phù hợp với điều kiện tự nhiên trên địa bàn. Theo quy định, cần thiết phải có sự đóng góp của cộng động và người dân (bằng tiền, hiện vật hoặc ngày công lao động) để thực hiện các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng các làng ĐBKK, nhưng do phần lớn là hộ đồng bào DTTS nghèo nên rất khó huy động đóng góp tiền, hơn nữa do người dân chưa hiểu hết ý nghĩa của chính sách nên không hưởng ứng tham gia đóng góp. Ngoài ra, một số xã năng lực quản lý dự án còn hạn chế, không có công chức chuyên môn, nên khi được giao làm chủ đầu tư hợp phần xây dựng cơ sở hạ tầng thì “giao khoán” hết cho các nhà thầu từ khâu thiết kế đến thi công công trình, UBND xã chỉ ký hồ sơ thanh quyết toán, còn Ban giám sát cộng đồng hoạt động chưa hiệu quả, nên để xảy ra nhiều sai sót và một số công trình thi công không đảm bảo chất lượng, dẫn đến nhanh hư hỏng, xuống cấp. Năm 2018, Thanh tra tỉnh Gia Lai kết luận sai phạm và thu hồi số tiền hơn 277 triệu đồng đối với các xã thực hiện chương trình 135 giai đoạn 2015-2017. Ngoài ra, Thanh tra huyện và Kiểm toán Nhà nước, thanh tra Ban dân tộc tỉnh hàng năm cũng phát hiện nhiều sai sót yêu cầu các xã phải nhanh chóng khắc phục. 2.2.2. Chính sách cấp hỗ trợ trực tiếp cho hộ dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo ở vùng khó khăn Thực hiện Quyết định số 102/2009/QĐ-TTg, ngày 07/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ trực tiếp cho hộ dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo ở vùng khó khăn. Trong giai đoạn 2014- 2018 chính quyền địa phương đã cấp 740 con bò giống cho các hộ không có đất sản xuất, với kinh phí trên 10,7 tỷ đồng; cấp 980 tấn phân bón, 3,35 tấn giống lúa và ngô giống cho 103.275 khẩu là người nghèo, gia đình chính sách, già làng, trưởng thôn khó khăn, với tổng kinh phí hơn 10,8 tỷ đồng (bảng 2.3).
  • 40. 32 Việc triển khai chính sách đã hỗ trợ người dân về giống cây trồng, phân bón và vật nuôi để phát triển sản xuất, giúp nâng cao đời sống người dân, đặc biệt là ở các hộ nghèo xã vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số. Việc cấp phát hỗ trợ kèm theo hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc từng bước làm cho nhận thức của người dân chuyển biến tích cực, nhiều mô hình kinh tế trồng trọt, chăn nuôi có hiệu quả. Bà con mạnh dạn hơn trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, biết sử dụng các lọa cây, con giống được hỗ trợ thay thế cho các loại giống kém chất lượng trước đây, như giảm diện tích cây sắn làm bạc màu đất, lúa rẫy năng suất thấp chuyển sang trồng cây cà phê, điều, ngô, lúa nước và các loại hoa màu có giá trị kinh tế cao; số bò giống được cấp sinh sản tăng thêm 252 con, nhiều hộ đã biết vận dụng chính sách để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo. Bảng 2.3: Vốn phân bổ hỗ trợ trực tiếp cho người dân trên địa bàn huyện từ năm 2014 – 2018 Đơn vị tính: Triệu đồng ST T Nội dung hỗ trợ Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 1 Vật nuôi (bò giống) 2.158 2.421 1.819 2.464 1.920 2 Cây giống, phân bón 3.485 2.426 1.913 1.813 1.229 3 Số khẩu (người) 31.599 21.571 17.931 16.814 15.360 Nguồn: Phòng Dân tộc huyện Ia Grai Ngoài những kết quả đạt được, quá trình triển khai thực hiện chính sách này tại huyện còn những hạn chế, đó là: Định mức hỗ trợ thấp (80 ngàn đồng/khẩu/năm), nên khi nhận bằng tiền người dân không thể mua những tài sản có giá trị để phát triển sản xuất mà thường là dùng cho chi tiêu sinh hoạt hàng ngày (mua lương thực, thực phẩm,…), còn nhận bằng hiện vật (phân bón, giống cây trồng) thì bán luôn cho thương lái thu gom hoặc đưa về nhà nhưng không sử dụng gây lãng phí; một số xã bình chọn gia đình được nhận bò giống chưa công khai, dân chủ nên nhiều hộ dân còn kiến nghị, thời gian qua huyện đã tiếp nhận và xử lý, giải quyết 08 đơn kiến nghị của bàn con về việc bình chọn này. Một số
  • 41. 33 giống cây trồng, vật tư, con giống cấp phát chưa phát huy hiệu quả vì không phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương và cấp phát không đúng với mùa vụ sản xuất của người dân. Mặt khác, vì cấp cho không nên ít nhiều tạo tư tưởng trong chờ, ỷ lại cho người dân tộc thiểu số, không có ý thức bảo quản, chăm sóc, sử dụng hiệu quả đối cây, con giống và vật tư được hỗ trợ. Bảng 2.4 cho thấy rằng, có đến 65 con bò với giá trị hơn 01 tỷ đồng bị chết sau khi cấp do người dân không thực hiện tốt việc chăm sóc, nuôi nhốt. Bảng 2.4: Tình hình tăng trưởng của bò giống được hỗ trợ theo chương trình 102 trên địa bàn huyện giai đoạn 2014 – 2018 STT Năm thực hiện Số lượng cấp phát Số bò chết sau khi cấp Số bò sinh sản tăng thêm 01 Năm 2014 150 con 15 90 02 Năm 2015 150 con 20 80 03 Năm 2016 170 con 18 72 04 Năm 2017 150 con 08 10 05 Năm 2018 120 con 04 0 Nguồn: Phòng Dân tộc huyện Ia Grai 2.2.3. Chính sách định canh định cư theo Quyết định 33/2013/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ Trong giai đoạn 2014 – 2017 huyện Ia Grai thực hiện 02 hình thức định canh định cư, đó là định canh định cư xem ghép và định canh định cư tập trung, cụ thể như sau: - Định canh định cư xen ghép: Từ nguồn vốn tỉnh phân bổ, huyện đã thực hiện 08 điểm định canh, định cư xen ghép tại 08 xã, cho 287 hộ với 1.110 khẩu, tổng kinh phí 10.906 triệu đồng (bảng 2.5). Trong đó: Hỗ trợ làm nền nhà, sửa chữa nhà ở cho 247 hộ với kinh phí là 5.166 triệu đồng; hỗ trợ trồng cây cao su cho 27 hộ, với kinh phí 486 triệu đồng; hỗ trợ 08 hộ mua phân bón, với kinh phí 144 triệu đồng; hỗ trợ mua bò sinh sản cho 05 hộ với kinh phí 90 triệu đồng; Đầu tư xây dựng 4,7 Km đường giao thông, với tổng kinh phí là 5.740 triệu đồng.
  • 42. 34 Bảng 2.5: Vốn hỗ trợ định cư xen ghép cho hộ DTTS nghèo trên địa bàn huyện Ia Grai từ năm 2014 - 2017 Đơn vị tính: Triệu đồng STT Nội dung Số vốn Giải ngân * Tổng kinh phí thực hiện 10.906 - Số hộ (Khẩu) thụ hưởng 287(1.110) 1 Hỗ trợ làm nền nhà, sửa chữa nhà ở 5.166 100% 2 Hỗ trợ giống cây trồng 486 100% 3 Hỗ trợ mua phân bón 144 100% 4 Hỗ trợ bò sinh sản 90 100% 5 Hỗ trợ đầu tư CSHT thiết yếu 5.740 98,8% Nguồn: Phòng Dân tộc huyện Ia Grai - Định canh định cư tập trung: Triển khai 01 dự án định canh định cư tập trung tại làng Mít Kom 1, xã Ia O, với tổng kinh phí là 6.223,12 triệu đồng, Trong đó: Xây dựng 2,6 Km đường giao thông, kinh phí 3.162,82 triệu đồng; Khai hoang tạo quỹ đất sản xuất là 29 ha, kinh phí 426,92 triệu đồng; Xây dựng 01 Nhà sinh cộng đồng (109 m2), với kinh phí 1.237,66 triệu đồng; Xây dựng 02 công trình cấp nước sinh hoạt tập trung, với kinh phí 91,97 triệu đồng. Hỗ trợ trực tiếp để làm nền nhà, sửa chữa nhà cho 68 hộ, với kinh phí 1.020 triệu đồng; Hỗ trợ cho 03 hộ nuôi bò sinh sản, với kinh phí 90 triệu đồng; Hỗ trợ nhân viên phát triển cộng đồng 02 người, với kinh phí 193,75 triệu đồng (bảng 2.6). Việc triển khai chính sách định canh, định cư trên địa bàn huyện Ia Grai đã tạo nhiều điều kiện cho người dân tộc thiểu số được bố trí định canh, định cư xây dựng nhà ở ổn định, sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, cùng với đó đường giao thông, nhà văn hóa thôn làng được đầu tư mở rộng, hỗ trợ phát triển sản xuất, cải tạo vườn tạp, tạo việc làm và thu nhập, xóa bỏ tập quán du canh, du cư, phát rừng làm nương rẫy, tập tục canh tác lạc hậu, góp phần cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho người dân tộc thiểu số.
  • 43. 35 Bảng 2.6: Vốn hỗ trợ định canh định cư tập trung cho đồng bào DTTS trên địa bàn huyện từ năm 2014 – 2017 Đơn vị tính: Triệu đồng STT Nội dung Số vốn Giải ngân * Nguồn vốn được phân bổ 6.223,12 - Số hộ (khẩu) thụ hưởng 68 (300) 1 Xây dựng đường giao thông 3.162,82 98% 2 Khai hoang tạo quỹ đất 426,92 100% 3 Xây dựng nhà sinh hoạt cộng đồng 1.237,66 99% 4 Xây dựng 02 công trình cấp nước 91,97 100% 5 Hỗ trợ làm nên nhà, sửa chữa nhà ở 1.020 100% 6 Hỗ trợ bò giống sinh sản 90 100% 7 Hỗ trợ nhân viên phát triển cộng đồng 193,75 100% Nguồn: Phòng Dân tộc huyện Ia Grai Tuy nhiên, thực hiện chính sách này tại địa bàn huyện còn những tồn tại, hạn chế, đó là: Kinh phí hỗ trợ còn thấp so với nhu cầu của người dân, từ khi đề án được phê duyệt đến khi triển khai quá lâu nên giá cả các mặt hàng vật tư nông nghiệp, vật tư xây dựng đã không còn phù hợp với thực tế gây khó khăn cho việc thực hiện; mặc dù đã định canh định cư nhưng hiện nay nhiều hộ không có đất sản xuất do đã sang nhượng hoặc cho người kinh thuê dài hạn và số hộ mới phát sinh không có đất để chia tách, nên lại tái diễn tình trạng phát rừng, lấn chiếm đất rừng làm nương rẫy, theo Báo cáo số 808/BC-UBND ngày 04/12/2018 của UBND huyện Ia Grai, riêng trong năm 2018 trên địa bàn xảy ra 12 vụ người DTTS phát rừng, lấn chiếm đất rừng làm nương rẫy với diện tích hơn 7,5 ha. 2.2.4. Chính sách hỗ trợ đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo ở vùng đặc biệt khó khăn Chính sách hỗ trợ đất sản xuất thực hiện theo Quyết định số 755/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ (gọi tắt là Đề án 755), chính sách này áp dụng
  • 44. 36 cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo ở các xã, thôn, làng ĐBKK theo tiêu chí hộ nghèo đa chiều, sinh sống bằng nghề nông, lâm nghiệp chưa có hoặc chưa đủ đất ở, đất sản xuất theo định mức quy định tại địa phương, có khó khăn về nước sinh hoạt; chưa được hưởng các chính sách hỗ trợ của nhà nước. Trong giai đoạn 2015-2017, huyện Ia Grai đã rà soát, xây dựng đề án triển khai thực hiện trên địa bàn với tổng số 4.156 hộ được thụ hưởng, kế hoạch vốn là: 8.698,41 triệu đồng (bảng 2.7), cụ thể: Hỗ trợ đất sản xuất cho 11 hộ dân ở xã Ia Khai, với diện tích là gần 8ha, hỗ trợ sang nhượng 2,5ha đất sản xuất cho 20 hộ dân ở xã Ia Chía và xã Ia Hrung với kinh phí hơn 40 triệu đồng. Số hộ còn lại không còn quỹ đất để giải quyết nên chuyển sang hình thức hỗ trợ chuyển đổi nghề (chăn nuôi) cho 323 hộ. Hỗ trợ vay vốn ưu đãi cho 207 hộ, với ố vốn vay 3.105 triệu đồng (15 triệu đồng/hộ). Ngoài ra, hỗ trợ mua dụng cụ chứa nước sinh hoạt cho 178 hộ, kinh phí 230 triệu đồng; đầu tư sửa chữa 104 công trình nước sinh hoat tập trung, với kinh phí 2,5 tỷ đồng. Bảng 2.7: Vốn thực hiện Đề án 755 trên địa bàn huyện giai đoạn 2015- 2017 Đơn vị tính: Ngànđồng STT Nội dung Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 1 Vốn được phân bổ 2.982.160 3.146.400 1.313.455 2 Giải ngân 1.198.576 3.077.729 1.244.871 3 Chênh lệch 1.783.583 68.671 68.671 4 Tỷ lệ % giải ngân vốn 40,2 97,8 94,78 Nguồn: Phòng Dân tộc huyện Ia Grai Sau khi kết thúc Đề án 755, Chính phủ bàn hành Chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2017 - 2020 tại Quyết định số 2085/QĐ-TTg ngày 31/10/2016. Qua đó, UBND huyện tiếp tục rà roát, xây dựng đề án triển khai thực hiện trên địa bàn (gọi tắt là Đề án 2085), được UBND tỉnh Gia Lai phê duyệt tại Quyết định số 702/QĐ-UBND