SlideShare a Scribd company logo
1 of 116
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
THIỀU THỊ TUYẾT TRINH
VAI TRÒ CỦA ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH
TRONG XÂY DỰNG Ý THỨC PHÁP LUẬT CHO
THANH NIÊN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
HÀ NỘI – 2015
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
THIỀU THỊ TUYẾT TRINH
VAI TRÒ CỦA ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH
TRONG XÂY DỰNG Ý THỨC PHÁP LUẬT CHO
THANH NIÊN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử về Nhà nƣớc và Pháp luật
Mã số : 60 38 01 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: GS.TSKH Đào Trí Úc
Hà nội – 2015
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu
khoa học của tôi. Các thông tin, số liệu được trích dẫn
trong luận văn đảm bảo độ tin cậy, chính xác và trung
thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng
được ai công bố.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Thiều Thị Tuyết Trinh
MỤC LỤC
TRANG
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 1
2. Tình hình nghiên cứu 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 4
6. Tính mới và những đóng góp của đề tài 5
7. Ý nghĩa thực tiễn của luận văn 5
8. Kết cấu của luận văn 6
CHƢƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ CỦA ĐOÀN TRONG XÂY
DỰNG Ý THỨC PHÁP LUẬT CHO THANH NIÊN
1.1. Vai trò, vị trí của thanh niên và yêu cầu về việc xây dựng
ý thức pháp luật cho thanh niên
7
1.1.1. Khái niệm thanh niên 7
1.1.2. Vai trò của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong xây dựng ý
thức pháp luật cho thanh niên
12
1.1.3. Mục đích, ý nghĩa của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong xây
dựng ý thức pháp luật cho thanh niên
19
1.1.4. Khái niệm, cấu trúc của ý thức pháp luật 22
1.2. Hệ thống tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh hiện nay 30
1.2.1. Đội ngũ đoàn viên Đoàn TNCS Hồ Chí Minh 30
1.2.2. Chất lượng chi đoàn, Đoàn cơ sở 33
1.2.3. Đội ngũ cán bộ Đoàn đáp ứng yêu cầu của công tác Đoàn 35
và phong trào thanh thiếu nhi trong giai đoạn hiện nay
Kết luận Chương I 37
CHƢƠNG II. THỰC TRẠNG VỀ VAI TRÒ VÀ NHIỆM VỤ CỦA ĐOÀN
TNCS HỒ CHÍ MINH ĐỐI VỚI THANH NIÊN TRONG XÂY DỰNG Ý
THỨC PHÁP LUẬT CHO THANH NIÊN
2.1. Đánh giá chung về thực trạng ý thức pháp luật của thanh
niên
38
2.1.1. Hiểu biết pháp luật của thanh niên 39
2.1.2. Nhận thức về pháp luật của thanh niên 40
2.1.3. Thái độ và tình cảm đối với pháp luật của thanh niên 41
2.2. Các hình thức hoạt động của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh
trong xây dựng ý thức pháp luật cho thanh niên
42
2.2.1. Đoàn TNCS Hồ Chí Minh chỉ đạo và thực hiện việc giáo
dục pháp luật nhằm xây dựng và nâng cao ý thức pháp luật cho thanh
niên
42
2.2.2. Xây dựng ý thức pháp luật cho thanh niên thông qua tập
thể và các hoạt động tập thể
45
2.2.3. Xây dựng ý thức pháp luật cho thanh niên phải kết hợp
công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên của tổ chức Đoàn
và các chủ thể khác
46
2.3. Kết quả thực hiện vai trò của tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí
Minh trong xây dựng ý thức pháp luật cho thanh niên
48
2.3.1. Công tác chỉ đạo và thực hiện giáo dục pháp luật nhằm xây
dựng ý thức pháp luật cho thanh niên của tổ chức Đoàn Thanh niên
Cộng sản Hồ Chí Minh
48
2.3.2. Đội ngũ cán bộ Đoàn - chủ thể thực hiện vai trò của tổ chức
Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh ở Việt Nam trong xây dựng
ý thức pháp luật cho thanh niên
52
2.3.3. Tổ chức Đoàn xây dựng ý thức pháp luật cho thanh niên
thông qua các hoạt động tuyên truyền của Đoàn
54
2.3.4. Tổ chức Đoàn xây dựng ý thức pháp luật cho thanh niên
thông qua các hoạt động truyền thông
55
2.3.5. Tổ chức Đoàn xây dựng ý thức pháp luật cho thanh niên
thông qua các cuộc thi tìm hiểu pháp luật
57
2.3.6. Tổ chức Đoàn xây dựng ý thức pháp luật cho thanh niên
thông qua báo chí, biên tập bản tin, tài liệu giáo dục pháp luật cho
thanh niên
58
2.3.7. Tổ chức Đoàn xây dựng ý thức pháp luật cho thanh niên
thông qua hoạt động của các câu lạc bộ tuổi trẻ pháp luật
59
2.3.8. Tổ chức Đoàn xây dựng ý thức pháp luật cho thanh niên
thông qua công tác phối hợp quản lý, giáo dục thanh niên chậm tiến và
thanh niên lầm lỗi
60
2.3.9. Tổ chức Đoàn xây dựng ý thức pháp luật cho thanh niên
thông qua các đội thanh niên xung kích an ninh
61
2.4. Những yếu tố ảnh hƣởng đến việc thực hiện vai trò của tổ
chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong xây dựng ý thức pháp luật
cho thanh niên
63
2.4.1. Yếu tố khách quan 63
2.4.2. Yếu tố chủ quan 64
2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế 65
Kết luận Chương II 66
CHƢƠNG III. PHƢƠNG HƢỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI
TRÒ CỦA ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH TRONG VIỆC XÂY DỰNG Ý
THỨC PHÁP LUẬT CHO THANH NIÊN
3.1. Những quan điểm cơ bản về bảo đảm vai trò của Đoàn
TNCS Hồ Chí Minh trong xây dựng ý thức pháp luật cho thanh niên
68
3.1.1. Xây dựng ý thức pháp luật cho thanh niên là một bộ phận
của xây dựng ý thức pháp luật cho nhân dân
68
3.1.2. Xây dựng ý thức pháp luật cho thanh niên là một nhiệm vụ
đặc biệt quan trọng của tổ chức Đoàn
70
3.1.3. Xây dựng ý thức pháp luật cho thanh niên cần được tiến
hành thường xuyên và liên tục
71
3.1.4. Kết hợp xây dựng ý thức pháp luật với giáo dục chính trị,
tư tưởng, đạo đức cho thanh niên
72
3.1.5. Trong xây dựng ý thức pháp luật cho thanh niên, phải coi
trọng sự phối hợp chặt chẽ giữa tổ chức Đoàn với các chủ thể liên
quan
72
3.2. Các giải pháp nâng cao vai trò của Đoàn TNCS Hồ Chí
Minh trong xây dựng ý thức pháp luật cho thanh niên
74
3.2.1. Xây dựng tổ chức Đoàn vững mạnh về mọi mặt, xây dựng
đội ngũ cán bộ Đoàn đáp ứng yêu cầu của công tác Đoàn và phong
trào thanh niên
74
3.2.2. Củng cố, nâng cao chất lượng bộ phận chuyên trách của tổ
chức Đoàn thực hiện công tác giáo dục pháp luật cho thanh niên
76
3.2.3. Đẩy mạnh xây dựng đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên
và các đội thanh niên xung kích tuyên truyền pháp luật của Đoàn
78
3.2.4. Tăng cường tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho
đội ngũ cán bộ Đoàn, nhất là những người trực tiếp tham gia công tác
nhằm xây dựng ý thức pháp luật cho thanh niên
79
3.2.5. Kết hợp chặt chẽ xây dựng ý thức pháp luật với tuyên
truyền, giáo dục chính trị tư tưởng cho thanh niên
81
3.2.6. Đổi mới, đa dạng hoá các hình thức xây dựng ý thức pháp
luật cho thanh niên
82
3.2.7. Tăng cường phối hợp giữa tổ chức Đoàn với các ngành liên
quan trong xây dựng ý thức pháp luật cho thanh niên
91
3.2.8. Đảm bảo sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, sự chỉ đạo của
các cấp chính quyền đối với việc tăng cường vai trò của tổ chức Đoàn
trong xây dựng ý thức pháp luật cho thanh niên
93
Kết luận Chương III 95
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ TRONG LUẬN VĂN
Trang
Bảng 1.1: Dân số thanh niên so với dân số cả nước, 2007 – 2013 10
Bảng 1.2: Cơ cấu dân số thanh niên theo nhóm tuổi tính đến năm 2013 11
Bảng 1.3: Cơ cấu dân số thanh niên theo khu vực nông thôn và
thành thị tính đến năm 2013
11
Bảng 2.4: Số vụ TTN phạm pháp hình sự từ năm 2007- 2011 40
Biểu đồ 2.5: Số trường THPT tổ chức chương trình “Khi tôi 18”
năm học 2011 – 2012
DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT
Đoàn TNCS Đoàn Thanh niên cộng sản
51
THPT Trung học Phổ thông
TN Thanh niên
TTN Thanh thiếu niên
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là tổ chức chính trị - xã hội
của thanh niên Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí
Minh sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện. Đoàn là đội dự bị tin cậy của Đảng
Cộng sản Việt Nam, lực lượng xung kích cách mạng, trường học xã hội chủ
nghĩa của thanh niên, đại diện và bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của
tuổi trẻ; phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh; là lực lượng
nòng cốt chính trị trong phong trào và các tổ chức của thanh niên Việt Nam.
Là thành viên của hệ thống chính trị, tổ chức Đoàn hoạt động trong
khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật; tăng cường phối hợp với các cơ quan nhà
nước, các đoàn thể và tổ chức xã hội, các tập thể lao động và gia đình chăm lo
giáo dục, đào tạo và bảo vệ thanh thiếu nhi; tổ chức cho đoàn viên, thanh niên
tích cực tham gia vào việc quản lý nhà nước và xã hội. Trong thực tiễn hoạt
động của mình, bên cạnh các nội dung giáo dục như: chính trị, tư tưởng; đạo
đức lối sống; truyền thống, tổ chức Đoàn coi nhiệm vụ tuyên truyền, giáo dục,
xây dựng và nâng cao ý thức pháp luật cho thanh niên là một trong những
nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên của mình, là trách nhiệm của mỗi cấp bộ
Đoàn, là bộ phận không thể tách rời của công tác xây dựng tổ chức Đoàn. Vấn
đề này đã được khẳng định trong nhiều nghị quyết, chỉ thị của Đoàn. Với
chức năng, nhiệm vụ là một đoàn thể chính trị - xã hội, tổ chức của những
người cộng sản trẻ tuổi, là trường học xã hội chủ nghĩa của thanh niên, đội dự
bị tin cậy của Đảng Cộng sản Việt Nam, những năm qua, các cấp bộ Đoàn
trong cả nước đã có nhiều chủ trương, biện pháp tăng cường công tác tuyên
truyền, giáo dục nâng cao ý thức pháp luật cho thanh niên.
2
Là một cán bộ Đoàn có điều kiện gắn bó với đoàn viên, thanh niên và
công tác thanh niên, qua tiếp xúc, trao đổi, khảo sát và làm việc, tôi nhận thấy
còn một bộ phận không nhỏ đoàn viên, thanh niên trong xã hội hiểu biết pháp
luật rất sơ sài, khi vi phạm pháp luật rồi mà không biết nên vẫn tiếp tục vi
phạm; hoặc có trường hợp thanh niên các dân tộc thiểu số biết hành vi của
mình là vi phạm pháp luật, nhưng nghĩ rằng không ảnh hưởng gì và sẽ không
bị phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự…
Qua học tập, nghiên cứu và nhận thức được tầm quan trọng, tính cấp
bách của việc phải xây dựng và không ngừng nâng cao ý thức pháp luật đối
với thanh niên, tôi chọn đề tài: Vai trò của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ
Chí Minh trong xây dựng ý thức pháp luật cho thanh niên ở Việt Nam hiện
nay” làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Xây dựng ý thức pháp luật cho các tầng lớp nhân dân nói chung và
cho thanh niên nói riêng là một vấn đề mang tính cấp thiết. Đây là vấn đề đã
và đang được các nhà nghiên cứu khoa học pháp lý quan tâm và đã có nhiều
công trình nghiên cứu liên quan như: Xây dựng ý thức và lối sống theo pháp
luật, Đào Trí Úc chủ biên, Hà Nội, 1995; Luận án khoa học Ý thức pháp luật
và giáo dục pháp luật ở Việt Nam, tác giả Nguyễn Đình Lộc; Giáo dục ý thức
pháp luật trong việc tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, tác giả Trần
Ngọc Đường; một số bài viết đăng trên các tạp chí chuyên ngành như: Một số
biện pháp nhằm nâng cao ý thức pháp luật phòng, chống ma túy trong học
sinh, sinh viên hiện nay" của Thạc sĩ Nguyễn Thị Hoàng Lan, đăng trên Tạp
chí Dân chủ và pháp luật - Bộ Tư pháp; Ý thức pháp luật và văn hóa pháp
luật của Tiến sĩ Nguyễn Thị Hồi, đăng trên Tạp chí Dân chủ và pháp luật - Bộ
Tư pháp; hay như một số luận văn tốt nghiệp như: Ý thức pháp luật và vấn đề
3
giáo dục pháp luật trong nhà trường nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho học
sinh, sinh viên ở nước ta hiện nay, tác giả Nguyễn Thị Thụy, trường Đại học
Luật Hà Nội,...
Các công trình nói trên có nội dung cơ bản là đã nêu ra nhiều vấn đề về
lý luận và thực tiễn trong hoạt động giáo dục pháp luật cho nhân dân và cho
thanh niên. Tuy nhiên, các tác phẩm trên mới chỉ nghiên cứu về ý thức pháp
luật của thanh niên mà chưa có công trình nghiên cứu đầy đủ và có hệ thống
về vai trò của tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong xây dựng ý thức pháp
luật cho thanh niên ở Việt Nam hiện nay, góp phần tích cực vào việc tăng
cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội
trong thanh niên, tạo môi trường tích cực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển,
không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho các tầng lớp nhân
dân, đặc biệt là thế hệ thanh niên. Vì vậy, việc triển khai nghiên cứu vấn đề
này sẽ có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích: Đánh giá, tìm hiểu về vai trò của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh
trong xây dựng ý thức pháp luật cho thanh niên; từ đó, tìm ra nguyên nhân
của những thành công và hạn chế, xác định phương hướng, đề xuất giải pháp
tăng cường vai trò của tổ chức Đoàn trong xây dựng ý thức pháp luật cho
thanh niên thời gian tới.
Để thực hiện được những mục đích trên, luận văn có nhiệm vụ: khái
quát lý luận về thanh niên, về ý thức pháp luật; hệ thống hóa những vấn đề cơ
bản về vai trò của tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh; đánh giá thực trạng và
kết quả của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong công tác xây dựng ý thức pháp
luật cho thanh niên; đề xuất phương hướng, giải pháp nhằm phát huy vai trò
của tổ chức Đoàn trong xây dựng ý thức pháp luật cho thanh niên.
4
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Công tác xây dựng ý thức pháp luật cho công dân nói chung và cho đối
tượng thanh niên nói riêng là trách nhiệm của toàn xã hội. Các tổ chức, cơ
quan đơn vị ngoài thực hiện nhiệm vụ giáo dục chung còn có trách nhiệm
giáo dục cho các thành viên trong tổ chức, đơn vị mình. Cũng chính vì lẽ đó
nên có nhiều cơ quan, đơn vị - chủ thể có nhiệm vụ tuyên truyền, giáo dục
pháp luật nhằm xây dựng ý thức pháp luật đối với các đối tượng khác nhau,
phương pháp, cách thức tiến hành và kết quả đạt được ở các mức độ khác
nhau. Luận văn này chỉ tập trung chủ yếu vào việc nghiên cứu kết quả, thực
trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường vai trò của tổ chức Đoàn
Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trong xây dựng ý thức pháp luật cho đối
tượng là thanh niên.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn được xây dựng trên cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin và
tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật, xây dựng ý thức pháp luật
cho thanh niên. Phương pháp luận trong nghiên cứu là phương pháp duy vật
biện chứng và duy vật lịch sử của triết học Mác - Lênin.
Quá trình nghiên cứu, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu
khoa học cụ thể như:
- Phương pháp xã hội học pháp luật đi sâu nghiên cứu về quan điểm, tư
tưởng, dư luận xã hội của thanh niên, nhu cầu, nguyện vọng của thanh niên về
việc xây dựng ý thức pháp luật của tổ chức Đoàn thời gian qua và nguyện
vọng, mong muốn trong thời gian tới.
5
- Phương pháp lịch sử cụ thể xem xét các vấn đề liên quan đến việc
thực hiện vai trò của tổ chức Đoàn trong xây dựng ý thức pháp luật cho thanh
niên trong từng thời điểm, hoàn cảnh lịch sử cụ thể.
- Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp, so sánh sử dụng trong xử
lý các nội dung, số liệu được thu thập, phân tích trong quá trình thực hiện đề
tài.
- Ngoài ra, trong quá trình thực hiện, người viết cũng tham khảo ý kiến
các chuyên gia, cán bộ, đồng nghiệp trưởng thành từ hoạt động thực tiễn, có
những kiến giải, đánh giá sát thực về phát huy vai trò của tổ chức Đoàn trong
xây dựng ý thức pháp luật cho thanh niên, nhất là về những giải pháp cần tập
trung thực hiện trong thời gian tới.
6. Tính mới và những đóng góp của đề tài
Luận văn là công trình nghiên cứu tương đối có hệ thống về vai trò của
tổ chức Đoàn trong việc xây dựng ý thức pháp luật cho thanh niên nhằm góp
phần làm rõ tính đặc thù về vai trò của tổ chức Đoàn khác với các tổ chức
khác. Luận văn đề xuất các phương hướng và giải pháp cơ bản về xây dựng ý
thức pháp luật cho thanh niên; các giải pháp mà luận văn nêu ra có thể được
sử dụng trong công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức pháp
luật cho đoàn viên, thanh niên trong cả nước.
7. Ý nghĩa thực tiễn của luận văn
Luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong công tác
giáo dục pháp luật, tập huấn, bồi dưỡng, tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho
cán bộ Đoàn các cấp; góp phần thúc đẩy việc đưa các nội dung Nghị quyết
Trung ương 7 (khoá X) của Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối
6
với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đi
vào cuộc sống.
Các kiến nghị, đề xuất của luận văn được thực hiện sẽ góp phần tích
cực vào việc không ngừng phát huy vai trò của tổ chức Đoàn, nâng cao chất
lượng, hiệu quả công tác xây dựng ý thức chấp hành pháp luật cho đoàn viên,
thanh thiếu niên, góp phần phòng, chống và đẩy lùi tội phạm và tệ nạn xã hội
trong lứa tuổi thanh thiếu niên, phát huy vai trò xung kích, tình nguyện của
tuổi trẻ, đi đầu trong sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá quê
hương, đất nước.
8. Kết cấu của luận văn
Luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo,
nội dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về vai trò của Đoàn Thanh niên trong xây
dựng ý thức pháp luật cho thanh niên.
Chương 2: Thực trạng về vai trò và nhiệm vụ của Đoàn TNCS Hồ Chí
Minh đối với thanh niên trong xây dựng ý thức pháp luật cho thanh niên.
Chương 3: Phương hướng và các giải pháp nâng cao vai trò của Đoàn
TNCS Hồ Chí Minh trong xây dựng ý thức pháp luật cho thanh niên.
7
8
CHƢƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ CỦA ĐOÀN TRONG
XÂY DỰNG Ý THỨC PHÁP LUẬT CHO THANH NIÊN
1.1. VAI TRÒ, VỊ TRÍ CỦA ĐOÀN VÀ YÊU CẦU VỀ VIỆC XÂY
DỰNG Ý THỨC PHÁP LUẬT CHO THANH NIÊN
1.1.1. Khái niệm thanh niên
Trong lịch sử phát triển của xã hội loài người ,sự phát triển của cơ thể
con người, từ khi sinh ra, đến khi từ giã cuộc đời trải qua nhiều giai đoạn như
sự phát triển của lịch sử xã hội. Mỗi con người được sinh ra, trưởng thành và
tồn tại trong suốt cuộc đời của mình đều trải qua các thời kỳ lứa tuổi. Ở mỗi
thời kỳ lứa tuổi, sự phát triển về thể chất, tâm lý và nhân cách của con người
đó lại có những quy luật riêng. Thanh niên là thời kỳ kế tiếp của lứa tuổi thiếu
niên nhưng đây là giai đoạn phát triển rất cao về thể chất và có nhiều diễn
biến tâm lý… Chính vì thể, thanh niên tồn tại với tư cách là một phạm trù lứa
tuổi ở cấp độ phát triển đặc biệt. Do đó, thanh niên là một thành phần đặc biệt
của cơ cấu xã hội.
Khi nghiên cứu về thanh niên, có nhiều cách tiếp cận, tùy thuộc vào nội
dung và giác độ nghiên cứu:
- Về mặt sinh học, các nhà nghiên cứu coi thanh niên là một giai đoạn xác
định trong quá trình phát triển của cơ thể, trong giai đoạn này thấy rõ sự cường
tráng về thể lực, sự phát triển về trí tuệ, trưởng thành về sinh dục, tính dục.
- Các nhà tâm lý học thì lại nhìn nhận thanh niên là một giai đoạn
chuyển tiếp từ tuổi thơ phụ thuộc sang hoạt động độc lập với tư cách là một
công dân có trách nhiệm. Các nhà tâm lý học quan tâm tới các quy luật phát
triển tâm lý của lứa tuổi thanh niên mà đặc trưng là sự tự ý thức, tự khẳng
9
định, sự hăng say hoạt động và sáng tạo…, những nét đặc trưng của thế giới
tâm hồn, đặc biệt là sự tự ý thức của lứa tuổi này và coi đó là yếu tố cơ bản để
phân biệt với các thời kỳ lứa tuổi khác.
- Tiếp cận từ góc độ xã hội học - dân cư, thanh niên có thể định nghĩa
là một bộ phận phức hợp của dân cư của một quốc gia - dân tộc bao gồm tất
cả các cá thể ở trong độ tuổi từ 15 đến 29. Như vậy, bộ phận dân cư được
gọi là “thanh niên” này chỉ phân biệt một cách tương đối với các bộ phận
dân cư khác của quốc gia - dân tộc ấy trên một tiêu chí duy nhất là giới hạn
độ tuổi. Nếu sử dụng thuật ngữ “nhóm xã hội” để chỉ tập hợp xã hội - dân
cư “thanh niên” này thì có thể thấy “nhóm” này có đường ranh giới nhóm
(group boundary) rất mong manh, chẳng khác nào hai sợi dây ảo chắn giữa
hai đầu một khúc sông luôn luôn chảy, bởi lẽ các thành viên của nhóm liên
tục vào ở đầu này và ra ở đầu kia do quy luật vận động tự nhiên của sự “lớn
lên” hay “già đi” của các thành viên. Và điều này cho thấy “thanh niên” là
một nhóm xã hội - dân cư “động” chứ không phải là một nhóm “tĩnh”, ổn
định. Đặc trưng này hàm chứa cả những ưu điểm và cả những nhược điểm
của nhóm xã hội - dân cư “thanh niên”. Một mặt, nhờ quy luật là nhóm
“động” thường xuyên cho nên nó luôn là chủ thể chuyển tải liên tục các giá
trị liên thế hệ, nhưng mặt khác nó rất khó xác lập cho mình những giá trị xác
định có thể tạo nên một bản sắc nhóm bền vững (sustainable group
identity)[29]. Vì vậy, việc nghiên cứu, khám phá những định hướng giá
trị, xác định những chiều cạnh khách quan và chủ quan của văn hóa và lối
sống của nhóm này hết sức khó khăn và luôn hàm chứa độ dung sai và rủi ro
cao.
- Dưới góc độ kinh tế học, thanh niên được xem là một lực lượng lao
động xã hội hùng hậu, nguồn lực bổ sung cho đội ngũ lao động trên tất cả các
10
lĩnh vực, là bộ phận quan trọng cấu thành lực lượng sản xuất, rất năng động,
nhạy cảm, gắn bó với tiến trình phát triển xã hội, đi đầu trong cuộc đấu tranh
sáng tạo mới, tham gia xây dựng giai cấp công nhân, xây dựng các lực lượng
vũ trang.
Vì vậy, để có khái niệm chính xác nhất về thanh niên, chúng ta cần
nghiên cứu một cách tổng hợp, trên nhiều khía cạnh, có tính đến những quy
luật bên trong của sự phát triển về thể chất và tinh thần.
Tùy thuộc vào trình độ phát triển kinh tế, chính trị, xã hội, đặc điểm
truyền thống, tuổi thọ bình quân v.v... mà mỗi quốc gia có quy định độ tuổi
thanh niên khác nhau. Nhưng hầu hết các nước trên thế giới đều thống nhất
tuổi thanh niên bắt đầu từ 15 hoặc 16. Nhằm đảm bảo sự tiếp nối giữa tuổi trẻ
em với tuổi thanh niên, phù hợp với Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em
và các luật khác, Luật thanh niên được Quốc hội khóa IX thông qua có hiệu
lực thi hành từ ngày 01/7/2007 tại Điều 1 quy định "Thanh niên là công dân
Việt Nam từ đủ mười sáu tuổi đến ba mươi tuổi" [34].
Ở Việt Nam, thời gian trước đây, thanh niên được hiểu gần như đồng nhất
với tuổi đoàn viên (15 đến 28 tuổi). Ngày nay do điều kiện kinh tế, chính trị, xã
hội phát triển, thời gian học tập, đào tạo cơ bản của tuổi trẻ dài thêm, cùng với
nhiều đặc điểm khác mà chúng ta cho rằng thanh niên là những người trong độ
tuổi từ 16 đến 30. Tuy nhiên cần phải phân biệt rõ tuổi đoàn viên và tuổi thanh
niên. Theo điều lệ Đoàn thì Đoàn là một tổ chức chính trị xã hội của thanh
niên, bao gồm những thanh niên ưu tú trong độ tuổi 15 đến 30. Hết tuổi đoàn
viên theo quy định, người đoàn viên đó vẫn có thể tự nguyện tiếp tục sinh hoạt
trong tổ chức Đoàn hoặc tham gia vào Hội Liên hiệp Thanh niên và các hoạt
động khác của Đoàn và phong trào thanh niên đến 35 tuổi [10].
11
Như vậy, ở nước ta tuổi thanh niên hiện nay là từ 16 tuổi - 30 tuổi. Tùy
theo môi trường hoạt động, đặc điểm nghề nghiệp, người ta chia thanh niên
thành các nhóm đối tượng khác nhau: thanh niên công nhân, thanh niên nông
thôn, thanh niên học sinh - sinh viên, thanh niên tri thức, thanh niên các lực
lượng vũ trang…
Theo nghiên cứu của Viện nghiên cứu Thanh niên, dân số thanh niên
tính đến năm 2013 là 25,382,161 người, chiếm 28.3% dân số cả nước, trong
đó dân số nam thanh niên là 12,889,073 người (chiếm 50.8 % dân số thanh
niên) và nữ thanh niên là 12,493,088 người (chiếm 49.2% dân số thanh
niên)[40,41].
Tỉ lệ nam thanh niên cao hơn nữ thanh niên, và sự chênh lệch này có
chiều hướng tăng dần qua từng năm. Từ 1,2% năm 2010 lên 1,6% năm 2013.
Bảng 1.1: Dân số thanh niên so với dân số cả nƣớc, 2007 – 2013
(Theo số liệu thống kê của Viện nghiên cứu Thanh niên, Trung ương Đoàn)
Năm
Dân số Thanh niên Dân số cả nƣớc DS TN
so với
DS cả
nƣớc
Chung Nam Nữ Chung Nam Nữ
2007 24,052,795 12,115,551 11,937,244 83,994,078 41,337,074 42,657,004 28.6%
2008 24,400,945 12,308,513 12,092,432 84,898,828 41,849,894 43,048,934 28.7%
2009 24,893,791 12,572,517 12,321,274 85,846,997 42,413,143 43,433,854 29.0%
2010 25,186,772 12,736,262 12,450,510 86,747,807 42,878,963 43,868,844 29.0%
2011 25,328,073 12,826,250 12,501,823 87,610,947 43,347,731 44,263,216 28.9%
12
2012 25,701,354 12,858,153 12,843,201 88,772,900 43,912,600 44,860,300 28.9%
2013 25,382,161 12,889,073 12,493,088 92,477,857 44,454,332 48,023,525 27.4%
Cơ cấu dân số thanh niên theo nhóm tuổi: Nhóm thanh niên từ 25 – 30
tuổi chiếm tỉ trọng cao nhất so với các nhóm tuổi khác.
Bảng 1.2: Cơ cấu dân số thanh niên theo nhóm tuổi tính đến năm 2013
(Theo số liệu thống kê của Viện nghiên cứu Thanh niên, Trung ương Đoàn)
Nhóm tuổi Số lƣợng Tỉ lệ
16 -19 6,964,135 27,4%
20 -24 8,187,589 32,3%
25 - 30 10,230,437 40,3 %
Cơ cấu dân số thanh niên theo khu vực: Tỉ lệ thanh niên sống tại khu vực
nông thôn cao hơn khu vực thành thị với mức chênh lệch là 41%. Năm 2013, dân
số thanh niên tại khu vực nông thôn là 17,897,011 người (chiếm 70.5% dân số
thanh niên), thanh niên tại khu vực thành thị là 7,485,150 người (chiếm 29.5% dân
số thanh niên). Số liệu thống kê năm 2011 và năm 2013 củ Viện nghiên cứu
Thanh niên cho thấy, tỉ lệ thanh niên ở khu vực nông thôn có chiều hướng tăng,
ngược lại, tỉ lệ thanh niên khu vực thành thị có chiều hướng giảm [40, 41].
Bảng 1.3. Cơ cấu dân số thanh niên theo khu vực nông thôn và
thành thị tính đến năm 2013
(Theo số liệu thống kê của Viện nghiên cứu Thanh niên, Trung ương Đoàn)
Năm Tỉ lệ TN Nông thôn/tổng số TN Tỉ lệ TN Thành thị/tổng số TN
13
2011 69.6 % 30.4 %
2013 70.5 % 29.5%
Thanh niên là lớp người có sự phát triển cao về thể chất, được coi là lứa
tuổi phát triển hoàn thiện về thể chất. Sự hoàn thiện về thể chất của lứa tuổi
thanh niên thể hiện trên tất cả các mặt: chiều cao, cân nặng, sự hoàn thiện về
hệ xương, hệ cơ, hệ thần kinh cũng như các chức năng sinh lý khác. Sau tuổi
thanh niên, giai đoạn kế tiếp là trung niên. Trong thực tế giai đoạn trung niên
không còn sự phát triển nào đáng kể mà con người có những mặt đã dần đi
vào thời kỳ lão hóa (về sinh học). Khoa học đã kết luận là sự phát triển của
các nơ-ron thần kinh ở lứa tuổi thanh niên đạt tới đỉnh cao nhất.
Thanh niên là lớp người có sự phát triển mạnh về trí tuệ và nhân cách.
Tuy nhiên, bên cạnh những khả năng to lớn, sự mạnh dạn, lòng dũng cảm, tinh
thần dám nghĩ, dám làm, trong cả thế hệ thanh niên cũng như trong từng cá thể,
sự hạn chế và các nhược điểm về mặt thiếu kinh nghiệm, thiếu từng trải, tính
bồng bột, thậm chí có lúc còn phiêu lưu, liều lĩnh… luôn phải được cảnh giác,
phải được khắc phục bằng chính sự rèn luyện, phấn đấu không ngừng của bản
thân thanh niên và có sự hướng dẫn, giúp đỡ của các chủ thể xã hội.
Như vậy có thể hiểu thanh niên là một nhóm xã hội nhân khẩu đặc thù
bao gồm những người trong một độ tuổi nhất định, có sự phát triển nhanh
chóng về thể chất, tâm lý, trí tuệ, có mặt trong mọi lĩnh vực hoạt động của xã
hội; có mối quan hệ gắn bó mật thiết với tất cả các giai cấp, tầng lớp trong xã
hội; là lực lượng xã hội to lớn đóng vai trò quyết định đối với sự phát triển
trong tương lai của mỗi quốc gia, dân tộc.
1.1.2. Vai trò của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong xây dựng ý thức
pháp luật cho thanh niên
14
Đảng, Nhà nước ta luôn quan tâm, chăm lo, bồi dưỡng thanh niên và
công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đối với thanh niên; luôn đánh giá cao
vai trò của tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong phối hợp với các cơ quan
nhà nước phổ biến, giáo dục pháp luật đối với thanh niên nhằm xây dựng ý
thức pháp luật cho thanh niên. Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước,
công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm xây dựng ý thức pháp luật cho
thanh niên luôn là nội dung quan trọng trong công tác đoàn và phong trào
thanh thiếu nhi hàng năm của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.
Vị trí, vai trò của tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong công tác xây
dựng ý thức pháp luật đối với thanh niên được thể hiện ở những khía cạnh sau:
1.1.2.1. Xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ của tổ chức Đoàn
Thứ nhất, tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là trường học xã hội chủ
nghĩa của thanh niên, nên Đoàn có trách nhiệm định hướng giá trị về những
chuẩn mực đạo đức, chuẩn mực xã hội tiến bộ cho thanh niên làm nền tảng
văn hóa vững chắc để tiếp thu kiến thức pháp lý, hình thành ý thức pháp luật
cho thanh niên; phổ biến, giáo dục những kiến thức pháp luật thiết yếu và
hướng dẫn các thủ tục pháp lý để thanh niên thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ
cơ bản của công dân và trách nhiệm đối với xã hội; xây dựng ý thức pháp luật
thông qua xử lý những tình huống pháp luật thường gặp để thanh niên có kỹ
năng ứng xử phù hợp, phòng tránh được những hậu quả pháp lý rủi ro do
thiếu hiểu biết.
Thứ hai, tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đại diện chăm lo và bảo vệ
quyền lợi hợp pháp, chính đáng của tuổi trẻ, nên Đoàn có trách nhiệm thường
xuyên nắm bắt tâm tư, nguyện vọng và đặc biệt là nhu cầu trợ giúp pháp lý của
thanh niên để kịp thời có những biện pháp hỗ trợ từng cá nhân, từng trường
hợp cụ thể; giới thiệu, phổ biến, hướng dẫn thanh niên những quy định pháp
15
luật, những thủ tục pháp lý cần thiết để thanh niên thực hiện những quyền lợi
hợp pháp và biết tự bảo vệ khi lợi ích bị xâm phạm; giới thiệu, phổ biến những
chế độ, chính sách, những thủ tục pháp lý thiết yếu để thanh niên thực hiện các
hoạt động: học tập, lao động việc làm, hôn nhân và gia đình và các hoạt động
khác trong quá trình lập thân, lập nghiệp; khi quyền lợi của thanh niên bị xâm
phạm thì Đoàn không những là chỗ dựa tin cậy của thanh niên mà còn là tổ
chức đứng ra can thiệp, bảo vệ kịp thời theo quy định của pháp luật.
Thứ ba, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là lực lượng xung kích cách mạng, là
đội dự bị tin cậy của Đảng, nên Đoàn có trách nhiệm tuyên truyền, vận động
thanh niên nhằm xây dựng, hình thành thói quen, nếp sống và ý thức sống và
làm việc theo pháp luật; kiên quyết đấu tranh xóa bỏ tập tục, lệ làng và các
phong tục tập quán lạc hậu; vận động thanh niên gương mẫu thực hiện và vận
động người thân và gia đình tuân thủ những quy định pháp luật trong cuộc
sống hàng ngày; tổ chức cho thanh niên tham gia các phong trào tuyên truyền
và vận động thực hiện chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
Từ đó, ta có thể hiểu vai trò của tổ chức Đoàn trong xây dựng ý thức
pháp luật đối với thanh niên bao gồm: Vị trí của tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí
Minh trong hệ thống tổ chức lực lượng làm công tác xây dựng ý thức pháp
luật đối với nhân dân nói chung và đối với thanh niên nói riêng; chức năng,
nhiệm vụ của tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong lĩnh vực này; tác dụng,
hiệu quả hoạt động của tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong xây dựng ý
thức pháp luật đối với thành viên của tổ chức mình là cán bộ, đoàn viên nói
chung và đối với thanh niên nói riêng.
1.1.2.2. Tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là chủ thể chính trong xây
dựng ý thức pháp luật đối với thanh niên
16
Thứ nhất, thanh niên là đối tượng chính của tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí
Minh trong phổ biến, giáo dục nhằm xây dựng ý thức pháp luật
Ngay từ rất sớm, Đảng và Nhà nước đã giao nhiệm vụ cho tổ chức Đoàn
TNCS Hồ Chí Minh trong việc xây dựng ý thức pháp luật cho thanh niên
thông qua nhiều hình thức khác nhau. Chính phủ đã ban hành Chiến lược phát
triển thanh niên Việt Nam đến năm 2010; Quốc hội khóa IX (7/2007) đã
thông qua Luật Thanh niên đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong việc quản
lý nhà nước về công tác thanh niên, đồng thời khẳng định rõ vai trò của tổ
chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong xây dựng ý thức pháp luật đối với thanh
niên giai đoạn mới.
Thể chế hóa Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội, kế thừa các Hiến pháp trước đây, Hiến pháp 2013 ra đời bao
gồm 11 chương và 120 điều. Trong đó, Đoàn thanh niên cũng đã được đề cập
đến, được xác định rõ hơn nữa tại khoản 2 Điều 9: “Công đoà n Việt Nam, Hội
nông dân Việt Nam, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp
phụ nữ Việt Nam, Hội cựu chiến binh Việt Nam là các tổ chức chính trị - xã
hội được thành lập trên cơ sở tự nguyện, đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích
hợp pháp, chính đáng của thành viên, hội viên…” [21, tr. 5]. Và cũng tại
khoản 2, Điều 37: “Thanh niên được Nhà nước, gia đình và xã hội tạo điều
kiện học tập, lao động, giải trí, phát triển thể lực, trí tuệ, bồi dưỡng đạo đức,
truyền thống dân tộc, ý thức công dân; đi đầu trong công cuộc lao động sáng
tạo và bảo vệ Tổ quốc” [21, tr. 12]. Trong Hiến pháp mới này, thanh niên
được tạo điều kiện tối đa trong học tập, lao động… Và gắn với đó là trách
nhiệm sáng tạo và bảo vệ Tổ quốc – trách nhiệm to lớn trên đôi vai của thế hệ
trẻ, của thanh niên.
17
Vì vậy, tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phải chủ tổ chức thực hiện
việc xây dựng ý thức pháp luật đối với thanh niên góp phần bảo vệ quyền lợi
hợp pháp của chính thanh niên; đồng thời vận động, hướng dẫn thanh niên
chấp hành tốt pháp luật; tạo môi trường văn hóa pháp luật cho thanh niên học
tập, rèn luyện, thực hành các hành vi pháp luật góp phần xây dựng lối sống
theo pháp luật.
Thứ hai, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là tổ chức gần gũi, sát với thanh
niên, hiểu thanh niên và có những cách nhằm xây dựng ý thức pháp luật đối
với thanh niên có hiệu quả.
Là tổ chức chính trị - xã hội của thanh niên, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh
có những thuận lợi cơ bản trong công tác xây dựng ý thức pháp luật đối với
thanh niên, đó là: Giáo dục chính trị, tư tưởng trong đó có giáo dục nhằm xây
dựng ý thức pháp luật là nhiệm vụ trọng tâm của tổ chức Đoàn.
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là tổ chức có kỷ luật chặt chẽ; có tổ chức từ
Trung ương đến cơ sở; hoạt động theo Điều lệ, vì vậy Đoàn có thể chỉ đạo
công tác xây dựng ý thức pháp luật đối với thanh niên từ Trung ương đến cơ
sở và Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là lực lượng nòng cốt chính trị trong phong
trào thanh niên và trong các tổ chức thanh niên Việt Nam. Đoàn lãnh đạo các
tổ chức thanh niên triển khai các hoạt động theo nhiều hình thức khác nhau
nhằm xây dựng và nâng cao ý thức pháp luật cho thành viên của mình để phát
huy sức mạnh tổng hợp trong công tác này.
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh có khả năng tập hợp, thu hút đông đảo thanh
niên một cách mềm dẻo, linh hoạt; mặt khác đoàn viên Đoàn TNCS Hồ Chí
Minh cũng trong độ tuổi thanh niên, luôn gần gũi với thanh niên, đây là điều
kiện quan trọng trong xây dựng và nâng cao ý thức pháp luật cho thanh niên.
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là thành viên của hệ thống chính trị, do đó, Đoàn
18
có quyền và trách nhiệm tham gia Hội đồng phổ biến, giáo dục pháp luật ở
các cấp từ Trung ương đến cơ sở và phối hợp với các lực lượng xã hội nhằm
phổ biến, giáo dục để xây dựng ý thức pháp luật đối với thanh niên.
Thứ ba, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh bằng các hoạt động của mình có khả
năng giải quyết được một phần những hạn chế trong việc xây dựng ý thức
pháp luật cho thanh niên, bù lấp được những điểm yếu của các tổ chức, cơ
quan khác khi thực thi nhiệm vụ này.
Không chỉ dừng lại ở việc giáo dục tri thức pháp luật mà Đoàn TNCS Hồ
Chí Minh còn có khả năng trong việc tác động hình thành tình cảm pháp luật
và hành vi xử sự một cách chủ động, tự giác, mềm dẻo, linh hoạt và hiệu quả.
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh có khả năng chuyển tải một lượng tri thức pháp luật
rộng lớn đáp ứng được nhu cầu hiểu biết pháp luật ở các trình độ, ngành nghề
khác nhau… (kiến thức chung và kiến thức cụ thể) cho thanh niên.
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thông qua các phong trào hành động của mình
đưa thanh niên vào thực tiễn cuộc sống, tạo điều kiện, hướng dẫn thanh niên
thực hiện, áp dụng luật; tạo thuận lợi cho việc hình thành động cơ và hành vi
tích cực theo pháp luật. Xây dựng ý thức pháp luật mà nội dung căn bản của nó
là giáo dục sự hiểu biết pháp luật và thái độ tôn trọng đối với pháp luật, để từ
đó hình thành đời sống văn hóa pháp luật. Khẳng định vai trò của tổ chức Đoàn
trong xây dựng ý thức pháp luật đối với thanh niên cũng để khẳng định thêm
rằng Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là mảnh đất tốt hình thành bầu không khí pháp
luật của xã hội, hình thành văn hóa pháp lý cho thanh niên.
1.1.2.3. Trách nhiệm của tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong
công tác xây dựng ý thức pháp luật đối với thanh niên
19
Xây dựng ý thức pháp luật cho thanh niên không phải là việc của riêng
tổ chức Đoàn mà còn nhiều chủ thể như: nhà nước, gia đình, nhà trường, các
tổ chức đoàn thể khác, các cơ quan thực thi luật pháp…
Trách nhiệm xây dựng ý thức pháp luật đối với thanh niên là của toàn xã
hội, do đó việc xác định trách nhiệm của tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh
trong việc xây dựng ý thức pháp luật đối với thanh niên phải đặt trong chỉnh
thể cả hệ thống xã hội trong lĩnh vực này. Việc xác định đúng chức năng,
nhiệm vụ, phương thức hoạt động của từng chủ thể tác động sẽ phát huy được
hiệu quả của từng “tiểu hệ thống”, đồng thời tránh được sự chồng chéo, “bao
sân” không cần thiết, từ đó có điều kiện xác lập một cơ chế phối hợp hợp lý
giữa các ngành, các cấp nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội trong
việc xây dựng ý thức pháp luật đối với thanh niên. Vấn đề đặt ra là trên địa
bàn cơ sở trong cùng một thời điểm, có rất nhiều chủ thể tham gia làm công
tác này, cho nên việc xác định đúng trách nhiệm của từng thành viên nói
chung và của tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh nói riêng có ý nghĩa thực tiễn
mang lại hiệu quả to lớn.
Trong thời gian qua, công tác xây dựng ý thức pháp luật cho thanh niên
bước đầu được các cấp bộ Đoàn triển khai với nhiều hình thức đa dạng, tập
trung vào những nội dung liên quan trực tiếp đến những vấn đề bức xúc của
thanh niên. Các hoạt động và các hình thức nhằm xây dựng và nâng cao ý
thức pháp luật được diễn ra ở nhiều qui mô, cấp độ, gắn liền với phong trào
hành động của tuổi trẻ. Qua thực tiễn đã có nhiều mô hình, cách làm hay được
duy trì và phát huy hiệu quả ở cơ sở, góp phần nâng cao kiến thức về pháp
luật, hình thành lối sống, hành vi pháp luật tích cực trong thanh niên.
Trước mắt, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh cần tập trung tìm ra những giải
pháp phù hợp để tăng cường và nâng cao chất lượng của công tác xây dựng ý
20
thức pháp luật cho thanh niên, góp phần tạo sự chuyển biến căn bản về ý thức
tôn trọng pháp luật, chấp hành pháp luật; ngăn ngừa và từng bước giảm tỷ lệ
vi phạm pháp luật trong thanh niên.
Các cấp bộ Đoàn cần chủ động và tích cực phối hợp với các lực lượng xã
hội, các Bộ, Ngành, đặc biệt là ngành Tư pháp thực hiện việc tuyên truyền,
giáo dục pháp luật cho thanh niên. Từng bước nâng cao chất lượng tuyên
truyền, giáo dục; tổ chức cho thanh niên tham gia đóng góp ý kiến xây dựng
luật và giám sát việc thực hiện pháp luật. Mỗi cán bộ, đoàn viên, thanh niên
thường xuyên tìm hiểu, học tập và gương mẫu chấp hành pháp luật, đề cao
yếu tố tự giáo dục trong thanh niên; chủ động tuyên truyền, vận động thanh
thiếu niên, người thân và nhân dân tôn trọng, chấp hành pháp luật.
1.1.3. Mục đích, ý nghĩa của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong xây
dựng ý thức pháp luật cho thanh niên
Mục đích, ý nghĩa của công tác xây dựng ý thức pháp luật cho thanh niên
là một yếu tố tạo nên cấu trúc bên trong của ý thức pháp luật nói chung và ý
thức pháp luật của thanh niên nói riêng. Việc xác định đúng đắn các mục đích
có vai trò quan trọng trong lý luận và thực tiễn. Bởi vì các nội dung, hình
thức, phương pháp xây dựng ý thức pháp luật phần lớn phụ thuộc vào việc
xác định mục tiêu đặt ra trước quá trình thực hiện. Mục đích của việc xây
dựng ý thức pháp luật cho thanh niên phải đáp ứng được yêu cầu, đòi hỏi của
xã hội đối với ý thức pháp luật ở từng giai đoạn, trong các điều kiện lịch sử cụ
thể khác nhau.
Mục đích của xây dựng ý thức pháp luật cho thanh niên là tiêu chí quan
trọng nhất để phân biệt xây dựng ý thức pháp luật cho thanh niên với xây
dựng ý thức pháp luật đối với các đối tượng khác. Xây dựng ý thức pháp luật
cho thanh niên thông qua Đoàn TNCS Hồ Chí Minh có ý nghĩa đặc biệt trong
21
việc góp phần xây dựng thế hệ chủ nhân đất nước, đáp ứng yêu cầu của sự
nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ của
Đoàn, mục đích của việc xây dựng ý thức pháp luật cho thanh niên được thể
hiện qua các khía cạnh cụ thể sau:
Thứ nhất, cung cấp hệ thống tri thức, hình thành, mở rộng và từng bước
làm sâu sắc hệ thống tri thức pháp luật cho thanh niên về các quy định của pháp
luật hiện hành (mục đích nhận thức), là cơ sở để thanh niên hiểu biết pháp luật,
thực hiện các hành vi hợp pháp trong đời sống hằng ngày và hình thành ý thức
pháp luật đúng đắn. Đây là mục đích hàng đầu, vì chính sự am hiểu pháp luật,
sự nhận thức đúng đắn về giá trị xã hội và vai trò điều chỉnh của pháp luật là
điều kiện cần thiết để thanh niên hình thành tình cảm và lòng tin vào pháp luật.
Tri thức pháp luật còn giúp thanh niên tự đánh giá, đối chiếu hành vi của mình
với các chuẩn mực pháp luật. Thực tế đã chứng minh, nếu thanh niên thiếu hiểu
biết pháp luật thì sẽ thiếu phương hướng trong hành vi và những mục đích của
việc xây dựng ý thức pháp luật không đạt được. Thanh niên là lớp người trẻ,
kiến thức về mọi mặt còn khiêm tốn, rất cần được trang bị những tri thức pháp
luật cần thiết, phục vụ xử lý thông tin, xử lý tình huống và vận dụng pháp luật
trong giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn.
Thứ hai, việc xây dựng ý thức pháp luật giúp thanh niên từng bước hình
thành tình cảm và niềm tin đối với pháp luật (mục đích cảm xúc), thúc đẩy
các hành vi hợp pháp của thanh niên. Điều đó rất quan trọng, vì nếu có tri
thức pháp luật mà không có tình cảm tôn trọng và niềm tin vào pháp luật, tin
vào các cơ quan bảo vệ pháp luật, thì thanh niên rất dễ có hành vi xử sự sai
lệch so với chuẩn mực xã hội, chuẩn mực pháp luật. Như vậy, cùng với các
hoạt động phong trào của Đoàn, giáo dục chính trị, tư tưởng toàn diện cho
thanh niên, thì việc giáo dục pháp luật sẽ đề cao tình cảm công bằng, trách
22
nhiệm, tình cảm pháp luật cho thanh niên, giúp thanh niên xác định các tiêu
chí đánh giá tính công bằng của pháp luật, biết đối xử với người khác và
chính mình, với các tiêu chuẩn công bằng, thể hiện qua việc thực hiện các
chuẩn mực, các quy phạm pháp luật; hình thành ý thức về quyền và nghĩa vụ
pháp lý của người công dân - thanh niên và hoàn thành các nghĩa vụ đó trong
mối quan hệ với các chủ thể khác. Đồng thời, giáo dục tình cảm trách nhiệm,
xây dựng ý thức tuân thủ pháp luật ở mọi nơi, mọi lúc, biết phê phán, đấu
tranh với các biểu hiện coi thường pháp luật, hành vi vi phạm pháp luật, bênh
vực lẽ phải, có thái độ đúng đắn đối với pháp luật. Có được tình cảm đó,
thanh niên sẽ có lòng tin vững chắc vào sự cần thiết tuân theo pháp luật, có
những hành vi nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật.
Thứ ba, xây dựng ý thức pháp luật nhằm hình thành động cơ, hành vi và
thói quen xử sự theo pháp luật cho thanh niên (mục đích hành vi). Động cơ và
hành vi hợp pháp là kết quả cuối cùng của quá trình nhận thức pháp luật, đấu
tranh nội tâm dưới tác động của những yếu tố tâm lý, tình cảm, lòng tin đối với
pháp luật. Thói quen xử sự hợp pháp là thói quen tuân thủ các quy phạm pháp
luật, thực hiện đúng đắn các quyền và nghĩa vụ pháp lý, áp dụng các tri thức
pháp luật và các quy phạm pháp luật cụ thể để bảo vệ các quyền và nghĩa vụ
hợp pháp của mình, của người khác, của Nhà nước và xã hội. Đó là đích đến, là
mong muốn đạt được của tổ chức Đoàn trong việc xây dựng ý thức pháp luật
cho thanh niên. Do đó, công tác giáo dục nhằm hình thành và xây dựng ý thức
pháp luật của tổ chức Đoàn thúc đẩy việc rèn luyện các hành vi đạo đức, phát
triển và củng cố các thói quen ứng xử theo pháp luật, từng bước hình thành ý
thức tự giác và nhu cầu thực hiện pháp luật đúng đắn trong thanh niên.
Việc xác định mục đích, ý nghĩa của xây dựng ý thức pháp luật có ý
nghĩa hết sức quan trọng trong lý luận và thực tiễn của quá trình xây dựng ý
23
thức pháp luật cho thanh niên. Sự phân chia các mục đích, ý nghĩa đó cũng
chỉ mang tính tương đối, giữa chúng có mối quan hệ qua lại trong mối liên hệ
thống nhất, từ tri thức pháp luật đến tính tự giác, từ tính tự giác đến tính tích
cực, từ tính tích cực đến thói quen xử sự theo pháp luật của thanh niên. Ngược
lại, khi có thói quen xử sự theo pháp luật thì lòng tin, tình cảm pháp luật lại
được củng cố. Do đó, khi tiến hành xây dựng ý thức pháp luật cho thanh niên
phải hướng vào cả ba mục đích trên.
Có thể nói, việc xây dựng ý thức pháp luật cho thanh niên của tổ chức
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng, nhằm không
ngừng nâng cao nhận thức về mọi mặt cho thanh niên, hình thành và bồi
dưỡng tình cảm của thanh niên đối với pháp luật, nắm vững phương thức
chấp hành pháp luật, đảm bảo hành trang và kiến thức pháp luật cần thiết cho
việc thực thi, sử dụng và tuân thủ pháp luật, góp phần củng cố và tăng cường
pháp chế xã hội chủ nghĩa.
1.1.4. Khái niệm, cấu trúc của ý thức pháp luật
1.1.4.1. Khái niệm ý thức pháp luật
Ý thức pháp luật là một trong những vấn đề cơ bản, đa dạng và phức tạp
của đời sống xã hội. Ý thức pháp luật xuất hiện cùng với sự ra đời của nhà
nước và pháp luật, phản ánh trực tiếp các quan hệ kinh tế của xã hội. Nó là
sản phẩm của quá trình phát triển của xã hội, chịu sự ảnh hưởng sâu sắc của
các hệ tư tưởng, quan điểm và quan niệm trong xã hội.
Vấn đề ý thức pháp luật được quan tâm nghiên cứu từ nhiều góc độ khác
nhau như triết học, luật học, xã hội học, tâm lý học… Mặc dù còn những điều
phải bàn khi nói đến ý thức pháp luật, nhưng đa số các nhà nghiên cứu đều
cho rằng: "Ý thức pháp luật là một hình thái ý thức xã hội, toàn bộ các tư
24
tưởng, quan điểm của một giai cấp về bản chất và vai trò của pháp luật, về
quyền và nghĩa vụ của Nhà nước, các tổ chức xã hội và công dân, về tính hợp
pháp hay không hợp pháp của hành vi con người trong xã hội" [15, tr. 588].
Có thể coi ý thức pháp luật là một hình thái ý thức xã hội là vì theo quan
điểm duy vật về lịch sử thì tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội. C.Mác viết:
"Không phải ý thức của con người quyết định tồn tại của họ; trái lại, tồn tại
xã hội của họ quyết định ý thức của họ". Ý thức pháp luật được hình thành
xuất phát từ những điều kiện kinh tế, vật chất nhất định của xã hội; phản ánh
những điều kiện vật chất nhất định và chịu sự chi phối của chính những điều
kiện vật chất đó.
Ý thức pháp luật và ý thức xã hội là sự thể hiện mối quan hệ giữa cái
riêng và cái chung. Ý thức xã hội được biểu hiện dưới nhiều hình thái ý thức
cụ thể, phản ánh nhiều mặt, nhiều khía cạnh của đời sống xã hội như ý thức
chính trị, ý thức pháp luật, đạo đức, ý thức văn hóa, ý thức tôn giáo… Mỗi
hình thái ý thức xã hội nêu trên có nguồn gốc chung là đời sống vật chất của
xã hội, phản ánh tồn tại xã hội, chúng có quan hệ chặt chẽ với nhau và tác
động ảnh hưởng lẫn nhau. Ph.Ăngghen viết: "Sự phát triển về mặt chính trị,
pháp luật, triết học, tôn giáo, văn học nghệ thuật… dựa vào sự phát triển kinh
tế. Nhưng tất cả những sự phát triển đó đều tác động lẫn nhau và cũng tác
động đến cơ sở kinh tế". Trong thực tế không có học thuyết, tư tưởng nào về
chính trị, pháp luật, đạo đức, văn hóa…lại không chịu ảnh hưởng ở một thế
giới quan, một phương pháp luận nhất định của một trào lưu triết học nào đấy.
Trong nghiên cứu lý luận cũng như trong thực tế xã hội đã có nhiều quan
niệm về ý thức pháp luật, sự khác nhau rõ nhất giữa các quan niệm là hình
thức thể hiện và nội hàm của các quan niệm đó.
25
Theo quan niệm thông thường của một số người thì ý thức pháp luật
chính là ý thức chấp hành những quy định pháp luật của con người. Vì thế,
khi đánh giá ý thức pháp luật của một tập thể, cá nhân nào đó người ta thường
so sánh giữa hành vi chấp hành của những đối tượng đó với yêu cầu của
những quy định trong văn bản pháp luật để đánh giá ý thức pháp luật cao hay
thấp; tốt hay kém của ho. Quan niệm này đồng nhất ý thức pháp luật với một
hình thức biểu hiện cụ thể của nó, như vậy sẽ quá hẹp, thiếu toàn diện, chưa
thể hiện rõ được bản chất,vai trò năng động, sáng tạo của ý thức pháp luật.
Quan điểm thứ hai thường chỉ đề cập những yếu tố đặc trưng cơ bản nhất
như chủ thế, cơ cấu, vai trò của ý thức pháp luật, đồng thời nhấn mạnh cụ thể
hóa yếu tố này hoặc yếu tố khác của ý thức pháp luật.
Quan điểm thứ ba đề cập đến cả nguồn gốc, mối liên hệ phổ biến, tất yếu
của ý thức pháp luật với đời sống xã hội:
Ý thức pháp luật là một hình thức độc lập tương đối của ý thức xã hội
được quyết định bởi các nhu cầu khách quan của sự phát triển xã hội. Nó bao
gồm hệ thống các tư tưởng quan điểm và quan niệm của cá nhân hoặc của các
giai cấp về pháp luật, pháp chế, trật tự pháp luật và vai trò của chúng trong
đời sống xã hội. Khái niệm ý thức pháp luật cũng bao gồm cả cảm giác pháp
lý, những tình cảm, xúc cảm và việc đánh giá của con người về các hành vi
hợp pháp và hành vi trái pháp luật, đòi hỏi của sự hiểu biết pháp luật và sự
cần thiết hoàn thiện hoặc thay đổi pháp luật hiện hành.
Để có nhận thức đầy đủ và toàn diện, có thể rút ra những nội dung cơ
bản trong quan niệm về ý thức pháp luật như sau:
26
- Ý thức pháp luật là một trong những hình thái ý thức xã hội, nó có đặc
tính, đặc điểm riêng đồng thời cũng có những đặc tính, đặc điểm cơ bản của ý
thức xã hội, có sự tương tác với các bộ phận khác trong ý thức xã hội.
- Ý thức pháp luật là sự phản ánh sáng tạo đời sống pháp luật của con
người; con người nhận thức, đánh giá và thể hiện thái độ của mình trước các
hiện tượng pháp luật. Vì vậy, ý thức pháp luật do đời sống pháp luật xã hội
quyết định, nhưng trình độ của ý thức pháp luật phụ thuộc vào các nhân tố
chủ quan của con người.
- Nội dung của ý thức pháp luật là những hiểu biết pháp luật và thái độ
đối với pháp luật của con người trước đời sống pháp luật xã hội bao gồm các
hiện tượng pháp luật chủ yếu như hệ thống pháp luật, hành vi tuân thủ hay
chống đối pháp luật, nhận thức về địa vị của con người do pháp luật thừa
nhận và bảo vệ, tính công bằng, dân chủ trong các đạo luật, công tác tổ chức
thi hành áp dụng pháp luật, bảo vệ pháp luật, vai trò của pháp luật trong đời
sống xã hội, tình trạng pháp chế…
- Cơ cấu của ý thức pháp luật thể hiện đặc điểm, trình độ, mức độ nhận
thức về đời sống pháp luật: nhận thức lý tính như tư tưởng, quan niệm, quan
điểm, nhận thức cảm tính như tình cảm, xúc cảm, tâm trạng… của các chủ thể
phản ánh như cá nhân, bộ phận hay xã hội.
Như vậy, về khái niệm ý thức pháp luật, có thể sắp xếp và định nghĩa
chung như sau:
Ý thức pháp luật là tổng thể các học thuyết, tư tưởng, tình cảm của con
người thể hiện thái độ, sự đánh giá về tính công bằng hoặc không công bằng,
đúng đắn hoặc không đúng đắn của pháp luật hiện hành, pháp luật trong quá
27
khứ và pháp luật cần phải có, về tính hợp pháp hoặc không hợp pháp trong
cách xử sự của con người, trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức, xã hội.
1.1.4.2. Đặc điểm ý thức pháp luật
Với tính cách là một hình thái ý thức xã hội, ý thức pháp luật chịu sự quy
định của tồn tại xã hội nhưng có tính độc lập tương đối, thể hiện:
Thứ nhất, ý thức pháp luật thường lạc hậu hơn tồn tại xã hội. Thực tế đã
chứng minh: tồn tại xã hội cũ mất đi nhưng ý thức nói chung trong đó có ý
thức pháp luật do nó sinh ra vẫn tồn tại dai dẳng trong 1 thời gian dài. Những
tàn dư của quá khứ được giữ lại đặc biệt ngoan cố trong lĩnh vực tâm lý pháp
luật, nơi mà các thói quen truyền thống đóng vai trò to lớn. Ví dụ: những biểu
hiện tâm lý của pháp luật phong kiến như sự thờ ơ, phủ nhận đối với pháp luật
vẫn phổ biến trong xã hội ta.
Thứ hai, trong những điều kiện nhất định, nhiều tư tưởng pháp luật, đặc
biệt là tư tưởng pháp luật khoa học có thể vượt lên trên sự phát triển tồn tại xã
hội. Nếu là tư tưởng pháp luật của giai cấp cầm quyền thì nó sẽ có cơ hội thuận
lợi thể hiện thành pháp luật và tạo ra những tiến bộ trong đời sống xã hội.
Thứ ba, ý thức pháp luật phản ánh tồn tại xã hội của một thời đại nào đó,
song nó cũng kế thừa những yếu tố nhất định thuộc ý thức pháp luật của thời
đại trước. Tất nhiên những yếu tố được kế thừa có thể là tiến bộ hoặc không
tiến bộ.
Thứ tư, ý thức pháp luật tác động trở lại đối với tồn tại xã hội, với ý thức
chính trị, đạo đức, với các yếu tố thuộc kiến trúc thượng tầng pháp lý như nhà
nước và pháp luật. Tùy thuộc vào ý thức pháp luật tiến bộ hoặc lạc hậu mà sự
tác động của nó có thể là thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của các hiện
tượng trên. Một trong những nhiệm vụ quan trọng của công tác giáo dục pháp
28
luật là phải biết phát huy mặt tích cực trong những biểu hiện của tính độc lập
tương đối của ý thức pháp luật và hạn chế tới mức thấp nhất những mặt tiêu
cực của biểu hiện đó.
Thứ năm, ý thức pháp luật là hiện tượng mang tính giai cấp:
+ Thế giới quan pháp lý của 1 giai cấp nhất định được quy định bởi địa
vị pháp lý của giai cấp đó trong xã hội.
+ Mỗi quốc gia chỉ có một hệ thống pháp luật nhưng tồn tại một số hệ
thống ý thức pháp luật: có ý thức pháp luật của giai cấp thống trị, bị trị, của
các tầng lớp trung gian.
+ Về nguyên tắc, ý thức pháp luật của giai cấp thống trị mới được phản
ánh vào trong pháp luật. Ý thức pháp luật của giai cấp bị trị mâu thuẫn với ý
thức pháp luật của giai cấp thống trị trong xã hội.
+ Trong xã hội ta, giữa giai cấp công nhân, nông dân và các tầng lớp lao
động khác trong xã hội có lợi ích thống nhất với nhau về cơ bản, do đó ý thức
pháp luật mang tính thống nhất cao. Nó phản ánh sự thống nhất về chính trị, tư
tưởng của các giai cấp, tầng lớp trong xã hội ta. Ý thức pháp luật đã và đang
được xây dựng trong xã hội ta là ý thức pháp luật xã hội chủ nghĩa, nó thể hiện
và bảo vệ nền tảng kinh tế - xã hội trong thời kỳ đổi mới đất nước với cơ sở kinh
tế là "nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường cớ sự quản
lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa" (Điều 15, Hiến pháp năm
1992). Cơ sở đó chi phối tính chất, xu hướng phát triển của ý thức pháp luật, về
cơ bản ý thức pháp luật đó thỏa mãn được nhu cầu, lợi ích của quảng đại quần
chúng, của quốc gia, dân tộc Việt Nam và phù hợp với trào lưu tiến bộ xã hội.
1.1.4.3. Cơ cấu ý thức pháp luật
29
Cơ cấu của ý thức pháp luật được hiểu là cách thức tổ chức bên trong
của ý thức pháp luật, trong đó có những nhân tố cấu thành của ý thức pháp
luật vừa thống nhất, vừa tác động ảnh hưởng lẫn nhau và với các hiện tượng
khác trong đời sống xã hội.
Có thể xác định cơ cấu của ý thức pháp luật căn cứ vào các tiêu chí khác
nhau như sau:
- Căn cứ vào tính chất, nội dung: với tư cách là một hình thái ý thức xã
hội, ý thức pháp luật còn thể hiện ở động cơ hành vi, tinh thần sẵn sàng thực
hiện những hành vi theo yêu cầu của pháp luật. Trong đó, ý thức pháp luật
bao gồm hệ tư tưởng pháp luật và tâm lý pháp luật.
+ Hệ tư tưởng pháp luật là tổng hợp những tư tưởng, quan điểm và học
thuyết có tính chất lý luận và khoa học về pháp luật; phản ảnh về pháp luật và
các hiện tượng pháp luật một cách sâu sắc, tự giác dưới dạng các khái niệm,
các phạm trù khoa học. Những vấn đề lý luận và xây dựng pháp luật, giá trị xã
hội và chức năng của pháp luật, sự bình đẳng của các thành viên, mối quan hệ
quyền và nghĩa vụ, pháp chế trong tổ chức và hoạt động của cơ quan nhà
nước... thuộc hệ tư tưởng pháp luật. Hệ tư tưởng pháp luật phản ảnh trình độ
nhận thức cao, có tính hệ thống về các vấn đề có tính chất bản chất của pháp
luật và các hiện tượng pháp luật trên lập trường của một giai cấp nhất định.
Nó là cơ sở để sáng tạo các giá trị pháp luật, phổ biến các tư tưởng, quan điểm
pháp luật tiến bộ, nhân văn trong xã hội. Đồng thời, nó cũng nền tảng góp
phần làm sâu sắc thêm nội dung các phán xét đánh giá của dư luận xã hội có
liên quan đến lĩnh vực pháp luật.
+ Tâm lý pháp luật: được hình thành một cách tự phát dưới dạng tâm
trạng, xúc cảm, thái độ, tình cảm đối với pháp luật và các hiện tượng pháp lý.
Những tâm trạng, thái độ, tình cảm pháp luật phần lớn được hình thành dưới
30
sự tác động của giao tiếp của con người, là sự biểu hiện phản ứng của con
người trước các hiện tượng pháp lý.
Tư tưởng pháp luật và tâm lý pháp luật có mối quan hệ biện chứng: Mức
độ xúc cảm, tình cảm pháp luật của cá nhân phụ thuộc vào đạo đức và trình
độ tư tưởng pháp luật. Ngược lại, sự phát triển của tư tưởng pháp luật chịu sự
ảnh hưởng của tâm lý pháp luật. Tâm lý pháp luật cá nhân là tiền đề của
những tư tưởng pháp luật mà cá nhân đó cần đạt tới.
- Căn cứ vào mức độ và phạm vi nhận thức: ý thức pháp luật chia thành
ý thức thông thường và ý thức mang tính lý luận.
+ Ý thức thông thường: phản ánh mối liên hệ bên ngoài, có tính chất cục
bộ của hiện tượng pháp luật, chưa đi vào bản chất bên trong của hiện tượng
này. Con người mang ý thức pháp luật thông thường có nghĩa là chưa có
những kiến thức sâu sắc mang tính lý luận, hệ thống pháp luật nhưng đã có
những hiểu biết nhất định về quy phạm pháp luật, kinh nghiệm giải quyết
những vụ việc pháp lý cụ thể.
+ Ý thức pháp luật mang tính lý luận: tồn tại dưới dạng học thuyết, quan
điểm về pháp luật. Ý thức pháp luật mang tính lý luận bao gồm những quan
điểm về bản chất pháp luật, sự tác động qua lại của pháp luật với các hiện
tượng xã hội khác, vai trò của cơ chế điều chỉnh pháp luật trong xã hội...
- Căn cứ vào chủ thể mang ý thức pháp luật: ý thức pháp luật chia
thành ý thức pháp luật xã hội; ý thức pháp luật nhóm; ý thức pháp luật cá nhân.
+ Ý thức pháp luật xã hội: là ý thức pháp luật của bộ phận tiên tiến đại
diện cho xã hội. Ý thức pháp luật xã hội trên cơ sở khoa học cao. Ý thức pháp
luật xã hội chứa đựng những khái niệm khoa học về bản chất, chức năng, vai
trò, nguyên tắc... của pháp luật và được hình thành dưới sự tác động của khoa
31
học pháp lý. Ý thức pháp luật nhóm và cá nhân chịu ảnh hưởng to lớn của ý
thức pháp luật xã hội.
+ Ý thức pháp luật nhóm: là những đặc điểm của nhóm xã hội. Đó là
những quan điểm, nhận thức, tình cảm pháp luật của một nhóm người nhất
định trong xã hội. Do giống nhau về điều kiện sống và lợi ích đã tạo cho các
thành viên trong nhóm có những khái niệm, nhận thức, thái độ tương đối
giống nhau đối với pháp luật.
Nhóm xã hội là tập hợp người có liên hệ với nhau theo một kiểu nhất
định. Nói cách khác, là sự liên kết của các cá nhân con người dựa trên địa vị
xã hội, vị trí của họ, các lợi ích, nhu cầu hay sở thích…
+ Ý thức pháp luật cá nhân: là những khái niệm, quan điểm, tâm trạng,
tình cảm pháp lý, của mỗi công dân. Ý thức pháp luật của cá nhân phản ánh
những tư tưởng, quan điểm, tâm lý, tình cảm, thái độ của mỗi người về pháp
luật và đối với pháp luật. Từ đó, thể hiện bằng hành vi ứng xử cụ thể theo các
chuẩn mực được pháp luật quy định.
Không phải ý thức pháp luật cá nhân của mọi người đều đạt tới ý thức
pháp luật xã hội. Trình độ ý thức pháp luật của mỗi cá nhân có sự khác nhau.
Ý thức pháp luật của cá nhân được hình thành và phát triển do sự tác động
của các yếu tố xã hội như điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục… của
xã hội cũng như các điều kiện, hoàn cảnh riêng của từng người, chẳng hạn
môi trường sống, lao động, sức khỏe, trình độ học vấn…
1.2. HỆ THỐNG TỔ CHỨC ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH HIỆN
NAY
Theo quy định của Điều lệ Đoàn khóa X, 2012 – 2017, hệ thống tổ chức
của Đoàn gồm 4 cấp (Trung ương; tỉnh và tương đương; huyện và tương
32
đương; cơ sở). Trong đó, cấp tỉnh và tương đương gồm có 67 đơn vị (63 tỉnh,
thành và 4 đơn vị trực thuộc). Tính đến tháng 12 năm 2013, cả nước có có
1.642 đơn vị Đoàn cấp huyện và tương đương; 35.945 Đoàn cơ sở và chi
Đoàn cơ sở với hơn 245.106 chi đoàn.
1.2.1. Đội ngũ đoàn viên Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
Tính đến cuối năm 2013, tổng số đoàn viên cả nước đạt 25,382,161. Để
phù hợp với quy định của Luật Thanh niên, độ tuổi xét kết nạp đoàn viên được
Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ IX điều chỉnh từ 15 lên 16 tuổi. Điều đó đặt ra yêu
cầu đối với tổ chức Đoàn cần phải chú trọng duy trì số lượng và nâng cao chất
lượng kết nạp đoàn viên.
Nâng cao chất lượng đoàn viên là bồi đắp, rèn luyện bản lĩnh chính trị,
tính tiền phong gương mẫu và sức quy tụ thanh thiếu nhi của người đoàn viên.
Nâng cao ý thức trách nhiệm của người đoàn viên đối với quê hương, đất
nước, tổ chức Đoàn và toàn xã hội. Mỗi đoàn viên thực sự là người công dân
tốt, người bạn tốt của thanh niên, tấm gương tốt của thiếu nhi, có uy tín trong
mỗi tập thể thanh niên và ở cộng đồng dân cư. Chính vì vậy, để nâng cao chất
lượng đoàn viên, Nghị quyết Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ X đã xác định
các giải pháp cụ thể: (1) Tập trung nâng cao chất lượng đối tượng kết nạp
Đoàn. (2) Khuyến khích đoàn viên, bên cạnh sinh hoạt cố định ở một tổ chức
cơ sở của Đoàn được định kỳ tham gia hoạt động của Đoàn và có trách nhiệm
cụ thể với công tác đoàn và phong trào thanh thiếu nhi ở địa bàn dân cư. (3)
Đẩy mạnh các phong trào thi đua của Đoàn, tạo môi trường cho đoàn viên rèn
luyện, đồng thời xác định giải pháp rèn luyện đoàn viên phù hợp với từng đối
tượng, lĩnh vực, coi trọng rèn luyện cả về nhận thức và hành động. (4) Tiếp
tục đổi mới công tác quản lý đoàn viên, thống nhất sử dụng thẻ đoàn viên
trong việc tiếp nhận, chuyển sinh hoạt Đoàn và trong các hoạt động mang tính
33
tổ chức của Đoàn.
Trong giai đoạn 2007 - 2012, các cấp bộ Đoàn đã chú trọng tập trung
các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đối tượng kết nạp Đoàn, chủ động
tạo nguồn, chú trọng bồi dưỡng thanh niên tiên tiến và đội viên lớn tuổi để kết
nạp vào Đoàn. Chất lượng các lớp bồi dưỡng, kiểm tra nhận thức về Đoàn
được từng bước nâng cao. Các cấp bộ Đoàn đã tập trung bồi dưỡng, kết nạp
đoàn viên có đủ phẩm chất, giàu nhiệt huyết, tiêu biểu trong phong trào thanh
niên, làm nòng cốt trong công tác tập hợp, đoàn kết thanh niên trong thời kỳ
mới. Lễ kết nạp đoàn viên được tổ chức trang trọng, đồng thời tạo được không
khí vui tươi, phấn khởi, tự hào cho đoàn viên mới. Bên cạnh đó, các cấp bộ
Đoàn cũng đã chú trọng phát triển đoàn viên mới tại những địa bàn còn khó
khăn, yếu như khu dân cư, các khu công nghiệp, khu chế xuất, trong các doanh
nghiệp. Việc phát triển đoàn viên trong trường học được duy trì và tổ chức tốt
hơn sau khi Ban Bí thư Trung ương Đoàn ban hành “Hướng dẫn chương trình
dự bị đoàn viên và phát triển Đoàn trong trường học”.
Việc tạo môi trường, hướng dẫn, bồi dưỡng, giúp đỡ đội viên, thanh niên
phấn đấu trở thành đoàn viên được chú trọng. Thông qua các phong trào thi
đua, các hoạt động do Đoàn tổ chức, đông đảo thanh thiếu niên đã đến với tổ
chức Đoàn, rèn luyện, phấn đấu trong môi trường hoạt động của Đoàn, có
những bước chuyển biến rõ nét về nhận thức và hành động. Bên cạnh đó, các
cấp bộ đoàn đã triển khai nhiều giải pháp cho công tác kết nạp đoàn viên mới ở
từng đối tượng, khu vực; nắm chắc thực trạng số lượng và chất lượng thanh
niên ở cơ sở; phân loại, lựa chọn đối tượng theo các tiêu chuẩn kết nạp đoàn
viên, phân công đoàn viên giúp đỡ thanh niên tiên tiến vào Đoàn. Vì vậy số
lượng đoàn viên mới được kết nạp luôn tăng qua từng năm.
Song song với việc phát triển đoàn viên, Ban Chấp hành, Ban Thường
34
vụ, Ban Bí thư Trung ương Đoàn đã tập trung nhiều giải pháp nhằm nâng
cao chất lượng đoàn viên. Xác định rèn luyện đoàn viên là giải pháp quan
trọng để nâng cao chất lượng đoàn viên. Ban Thường vụ Trung ương Đoàn
đã ban hành Chương trình rèn luyện đoàn viên trong thời kỳ mới gồm 5 tiêu
chí rèn luyện, 10 tiêu chí hành động. Các tỉnh, thành đoàn, đoàn trực thuộc
đã ban hành kế hoạch, hướng dẫn triển khai tới các Đoàn cơ sở, chi đoàn.
Nhiều đơn vị đã có cách làm sáng tạo trong triển khai chương trình Rèn
luyện đoàn viên theo hướng cụ thể hóa các tiêu chí phù hợp với đặc thù của
địa phương, đơn vị.
Nhìn chung, việc nâng độ tuổi đoàn viên có ảnh hưởng nhất định đến
số lượng đoàn viên mới được kết nạp so với các năm trước, song không ảnh
hưởng đến chất lượng đoàn viên. Đa số đoàn viên có lối sống lành mạnh, cần
kiệm, gương mẫu trong học tập, lao động, công tác và các hoạt động xã hội;
gắn bó với thanh niên; tích cực xây dựng Đoàn, Hội, thực hiện đầy đủ quyền
và trách nhiệm của người đoàn viên, các quy ước của cộng đồng; tham gia
xây dựng Đảng và chính quyền ở cơ sở; thể hiện tính tiền phong, gương mẫu,
xung kích đi đầu của người đoàn viên thanh niên cộng sản.
1.2.2. Chất lƣợng chi đoàn, Đoàn cơ sở
Tổ chức cơ sở Đoàn là nền tảng cơ sở của Đoàn, nơi tổ chức thực hiện
mọi chủ trương của Đoàn, nơi rèn luyện, phấn đấu của mỗi đoàn viên và là
cầu nối giữa thanh niên với tổ chức Đoàn. Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ IX
xác định nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở Đoàn là nâng cao chất lượng sinh
hoạt định kỳ, chất lượng hoạt động Đoàn, sức chiến đấu và năng lực tập hợp,
giáo dục thanh niên ở cơ sở. Đoàn chủ trương đẩy mạnh cuộc vận động "Xây
dựng chi đoàn mạnh" với các tiêu chí thích hợp cho từng khu vực. Các giải
pháp cụ thể được Đại hội thống nhất triển khai gồm có: (1) Đổi mới mạnh mẽ
nội dung, phương thức sinh hoạt, hoạt động chi đoàn, Đoàn cơ sở gắn với giải
35
quyết những vấn đề bức xúc của đoàn viên, thanh niên ở địa bàn dân cư, của
cộng đồng, đơn vị. (2) Phát huy vai trò chủ thể của người đoàn viên trong mọi
sinh hoạt, hoạt động của tổ chức cơ sở Đoàn, trong xây dựng và thực hiện các
chủ trương công tác của Đoàn; khắc phục tình trạng hành chính hóa, hình
thức và một chiều trong sinh hoạt Đoàn. (3)Thường xuyên nghiên cứu điều
chỉnh và phát triển tổ chức Đoàn phù hợp với cơ chế quản lý mới. Xây dựng
tổ chức Đoàn trong các đội, nhóm, câu lạc bộ thanh niên, đồng thời không
ngừng mở rộng hợp lý quy mô chi đoàn, phấn đấu chi đoàn có từ 10 đoàn viên
trở lên. (4) Phát huy vai trò và đề cao trách nhiệm của tổ chức cơ sở Đoàn trong
tập hợp, đoàn kết thanh niên, xây dựng tổ chức Hội, chăm sóc, giáo dục, bảo vệ
thiếu niên, nhi đồng, xây dựng và bảo vệ Đảng, xây dựng và bảo vệ chính
quyền nhân dân.
Để nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở Đoàn, các tỉnh, thành đoàn,
đoàn trực thuộc đã chú trọng đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động “Xây dựng
chi đoàn mạnh”, đổi mới nội dung, hình thức sinh hoạt chi đoàn. Nội dung
sinh hoạt được đổi mới theo hướng ngày càng thiết thực hơn, hấp dẫn hơn,
tiệm cận gần hơn đến nhu cầu, lợi ích chính đáng của đoàn viên, thanh
niên, gắn sát với nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị. Chi đoàn,
Đoàn cơ sở đã chủ động xây dựng chương trình công tác hằng tháng, hằng
quý theo chủ đề, chủ điểm gắn với sự kiện kinh tế, chính trị, văn hóa, xã
hội, đáp ứng nhu cầu, lợi ích của đoàn viên, phù hợp với tình hình nhiệm
vụ của địa phương, đơn vị.
Ngoài các hình thức sinh hoạt truyền thống, đã xuất hiện nhiều hình
thức sinh hoạt, hoạt động phong phú hơn. Hoạt động của chi đoàn, Đoàn cơ
sở được tổ chức một cách linh hoạt cả về thời gian, địa điểm, về hình thức
và loại hình hoạt động; bước đầu khắc phục được tình trạng hành chính hóa,
hình thức và độc thoại một chiều trong sinh hoạt Đoàn. Tính sáng tạo, vai
36
trò chủ động, chủ thể của người đoàn viên trong sinh hoạt, hoạt động, trong
xây dựng và thực hiện chủ trương công tác Đoàn được phát huy tích cực.
Nhiều đơn vị đã xây dựng các mô hình chi đoàn điển hình có hiệu quả như
“Chi đoàn bốn chủ động”, “Chi đoàn văn hoá”, “Chi đoàn nhà trọ”, “Chi
đoàn 3 tiêu chí”...
Hoạt động Đoàn trên địa bàn dân cư được đổi mới, sáng tạo với nhiều
hình thức phong phú, phù hợp với tình hình thực tế như: đảm nhận các công
trình, phần việc thanh niên, tham gia thực hiện các dự án, chương trình phát
triển kinh tế - xã hội tại địa phương, phát triển đội thanh niên xung kích, thanh
niên tình nguyện, hỗ trợ, tư vấn, tạo việc làm cho đoàn viên, giúp đỡ các gia
đình chính sách, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật... Các hoạt động phối
hợp giữa tổ chức Đoàn trong các cơ quan, doanh nghiệp, trường học, đơn vị
lực lượng vũ trang với tổ chức Đoàn trên địa bàn dân cư, các hoạt động giao
lưu kết nghĩa giữa các cơ sở Đoàn được tăng cường.
Nhiều tỉnh, thành đoàn đã xây dựng kế hoạch thành lập mới tổ chức
Đoàn ở những đơn vị, địa bàn chưa có tổ chức Đoàn theo phương châm: ở
đâu có thanh niên, ở đó có hoạt động của thanh niên do Đoàn tổ chức. Việc
xây dựng tổ chức Đoàn trong các đội, nhóm, câu lạc bộ thanh niên được đẩy
mạnh; quy mô chi đoàn được mở rộng hợp lý. Việc thành lập mới tổ chức
Đoàn ở một số đơn vị, địa bàn; xây dựng tổ chức Đoàn từ các đội, nhóm, câu
lạc bộ thanh niên; sắp xếp tổ chức bộ máy Đoàn khối, Đoàn ngành, Đoàn ở
những đơn vị đặc thù đã được nghiên cứu, bước đầu có những giải pháp điều
chỉnh. Trung ương Đoàn đã chỉ đạo các cấp bộ Đoàn đẩy mạnh phát triển tổ
chức Đoàn, Hội trong các khu vực đặc thù, khu công nghiệp, khu chế xuất,
trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài; đầu tư phát triển tổ chức Đoàn và nâng cao chất lượng hoạt động Đoàn
37
trong các khu nhà trọ, khu tập thể công nhân lao động, trên địa bàn dân cư;
trong các trường tư thục, các trường quốc tế và các trường liên kết, liên doanh
với nước ngoài; xây dựng mô hình tổ chức và hoạt động Đoàn trong các
trường đào tạo tín chỉ...
1.2.3. Đội ngũ cán bộ Đoàn đáp ứng yêu cầu của công tác Đoàn và
phong trào thanh thiếu nhi trong giai đoạn hiện nay
Hiện nay, cán bộ Đoàn chuyên trách các cấp có 5058 đồng chí, trong
đó: cấp trung ương có 125 cán bộ; cấp tỉnh có 1185 đồng chí; cấp huyện có
2816 đồng chí; cấp xã có 1057 đồng chí. Công tác cán bộ Đoàn thời gian qua
có nhiều điểm mới. Quy chế cán bộ Đoàn được Ban Bí thư Trung ương Đảng
ban hành ngày 08/02/2010 đã đáp ứng mong đợi của đội ngũ cán bộ Đoàn; tạo
thuận lợi từng bước “chuẩn hóa” cán bộ Đoàn trong toàn quốc; “trẻ hóa” độ
tuổi cán bộ Đoàn. Căn cứ Quy chế cán bộ Đoàn, Trung ương Đoàn và nhiều
tỉnh, thành đoàn, đoàn trực thuộc đã ban hành Quy định tiêu chuẩn cán bộ và
các chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý, tạo điều kiện luân chuyển cán bộ hết
tuổi Đoàn. Đồng thời thu hút cán bộ trẻ có năng lực tham gia công tác Đoàn.
Nhiều tỉnh, thành đoàn, đoàn trực thuộc đã tham mưu cho cấp ủy ban hành
Quy định cán bộ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh của tỉnh và Đề án
tạo nguồn cán bộ Đoàn theo từng giai đoạn. Bước đầu, tác động của Quy chế
cán bộ đoàn đã có tác dụng tích cực đối với đội ngũ cán bộ Đoàn nói chung.
Bên cạnh đó, công tác tuyển chọn, rà soát, quy hoạch, sắp xếp luân
chuyển cán bộ tiếp tục được chú trọng và triển khai đồng bộ. Trong tuyển
chọn cán bộ, các cấp bộ đoàn đã chú trọng tới đội ngũ cán bộ có nhiệt huyết,
hiểu biết về phong trào, có kinh nghiệm thực tiễn và đảm bảo các yêu cầu,
tiêu chuẩn theo quy định. Nhiều đơn vị đã thu hút được những thanh niên
tiên tiến, có uy tín và tiêu biểu trong thanh niên về công tác. Trong công tác
quy hoạch, bố trí, sắp xếp cán bộ, Trung ương Đoàn, các cấp bộ đoàn đã chủ
38
động thực hiện chủ trương luân chuyển cán bộ, coi luân chuyển cán bộ như
một khâu đột phá trong việc đào tạo thực tiễn cho đội ngũ cán bộ và tăng
cường cán bộ cho những địa phương, đơn vị khó khăn. Chủ trương này đã
được kiểm nghiệm từ thực tiễn và cho thấy tính khả thi, hiệu quả. Đại đa số
cán bộ Đoàn được luân chuyển, đào tạo đều phát huy tốt năng lực, sở
trường, kinh nghiệm và nhanh chóng trưởng thành. Gắn với công tác quy
hoạch, các đơn vị đã tiến hành khảo sát, phân tích thực trạng đội ngũ cán bộ
Đoàn các cấp, từ đó có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng phù hợp để góp phần
nâng cao chất lượng cán bộ, đảm bảo tiêu chuẩn đáp ứng yêu cầu công tác.
Việc tham mưu cơ chế, chính sách và luân chuyển cán bộ Đoàn trưởng thành
được chú trọng thực hiện. Nhiều cán bộ Đoàn đã được cấp ủy, chính quyền
các cấp tín nhiệm, tiếp nhận và bổ nhiệm giữ những vị trí quan trọng trong
địa phương, đơn vị.
Hàng năm, đội ngũ cán bộ Đoàn đều được bồi dưỡng ngắn hạn về kỹ
năng, nghiệp vụ và phương pháp công tác. Cán bộ Đoàn chuyên trách cấp
huyện, cấp tỉnh trong nhiệm kỳ đều được tập huấn qua các lớp đào tạo bồi
dưỡng về nghiệp vụ công tác thanh vận hoặc lý luận chính trị do Trung ương
Đoàn và các địa phương phối hợp tổ chức theo chuyên đề, theo khối, theo lĩnh
vực, theo nguyện vọng.
Kết luận chƣơng I
Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận về thanh niên và yêu cầu về
việc xây dựng ý thức pháp luật cho thanh niên, trong Chương I, tác giả đã tập
trung làm rõ khái niệm về thanh niên; vị trí, vai trò của thanh niên; khái niệm
về ý thức pháp luật và đánh giá chung về thực trạng ý thức pháp luật của
39
thanh niên hiện nay. Những vấn đề lý luận được trình bày ở Chương I là cơ sở
để phân tích, đánh giá thực trạng về vai trò và nhiệm vụ của Đoàn TNCS Hồ
Chí Minh đối với thanh niên trong xây dựng ý thức pháp luật cho thanh niên ở
Việt Nam hiện nay.
40
CHƢƠNG II. THỰC TRẠNG VỀ VAI TRÒ VÀ NHIỆM VỤ CỦA
ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH ĐỐI VỚI THANH NIÊN TRONG
XÂY DỰNG Ý THỨC PHÁP LUẬT CHO THANH NIÊN
2.1. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG Ý THỨC PHÁP
LUẬT CỦA THANH NIÊN
Đa số thanh niên Việt Nam hiện nay là người có đạo đức, nhân cách, tri
thức, sức khỏe, tư duy năng động; tiếp nối truyền thống của Đảng và dân tộc,
nêu cao lòng yêu nước, ý thức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa;
không ngại khó khăn, gian khổ, tình nguyện vì cộng đồng; có trách nhiệm với
gia đình, xã hội; có ý chí vươn lên trong học tập, lao động, lập thân, lập
nghiệp, làm giàu chính đáng, quyết tâm đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn,
lạc hậu; tin tưởng và mong muốn được cống hiến cho đất nước, có việc làm,
thu nhập ổn định, đời sống văn hoá tinh thần lành mạnh, phong phú, môi
trường sống an toàn. Đại đa số thanh niên luôn gương mẫu chấp hành chỉ thị,
nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tin tưởng vào sự lãnh đạo của
Đảng và tương lai phát triển của đất nước.
Thanh niên không chỉ quan tâm đến những vấn đề liên quan trực tiếp đến đời
sống và sinh hoạt của thanh niên; những vấn đề liên quan đến kinh tế - xã hội của
đất nước cũng được thanh niên quan tâm. Kết quả kháo sát năm 2012 cho thấy, sự
quan tâm của thanh niên tập trung chủ yếu các vấn đề [41], cụ thể như sau:
- Chưa có việc làm, nghề nghiệp 82,3%
- Vấn đề học tập của thanh niên 65,6%
- Vấn đề ô nhiễm môi trường 62,0%
- Điều kiện sống và làm việc 59,5%
41
- Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm 59,3%
- Vấn đề giải trí (thể thao, du lịch…) 55,9%
- Tệ nạn xã hội 55,4%
- Tình yêu hôn nhân, gia đình 50,7%
- Tình hình vi phạm pháp luật 47,3%
- Sự ổn định xã hội 44,5%
2.1.1. Hiểu biết pháp luật của thanh niên
Bên cạnh đại đa số thanh niên là những người có tri thức, có đạo đức, tuân
thủ pháp luận thì hiện nay, tình trạng thiếu hiểu biết về pháp luật của thanh niên
vẫn còn tồn tại do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có nguyên nhân từ
việc giáo dục ý thức pháp luật cho thanh niên của gia đình, nhà trường, các tổ
chức khác của xã hội chưa thực sự phát huy được vai trò mạnh mẽ, chưa sâu
sát để nắm được tình hình diễn biến về tâm lý của lứa tuổi thanh niên trong
từng giai đoạn khác nhau. Mặt khác, thanh niên chưa tạo được thói quen thực
hiện quyền và nghĩa vụ pháp lý, sử dụng những quyền và nghĩa vụ pháp lý đó
trong việc bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình dẫn đến dễ bị người khác lợi
dụng, lạm dụng gây thua thiệt cho chính bản thân. Rất nhiều vụ bạo hành, lạm
dụng sức lao động, lôi kéo dụ dỗ thanh niên vi phạm pháp luật mà chính bản
thân thanh niên do không có thông tin về pháp luật đã không ý thức được,
không tự bảo vệ được chính bản thân hoặc vi phạm pháp luật. Nhìn chung, kiến
thứ c pháp luâ ̣t về mọi mặt của thanh thiếu niên còn thấp, thiếu hê ̣thống.
Theo thống kê của cơ quan chức năng, từ năm 2007 - 2011, toàn quốc có
50.170 vụ phạm tội hình sự do thanh, thiếu niên gây ra. Xét theo từng năm thì
số vụ phạm tội hình sự do thanh thiếu niên thực hiện chiếm tỷ lệ 21-23%.
42
Bảng 2.4: Số vụ thanh thiếu niên phạm pháp hình sự từ năm 2007- 2011
Năm
2007
Năm
2008
Năm
2009
Năm
2010
Năm
2011
Tổng số vụ phạm pháp
hình sự
50.878 53.594 50.963 48.836 49.393
Tổng số vụ phạm pháp
hình sự do TTN thực hiện
11.748 12.310 11.316 10.305 10.491
Tỷ lệ % 23.0 22.9 22.2 21.1 21.2
Qua số liệu của Bộ Công an cho thấy, tội phạm do thanh thiếu niên thực
hiện thời gian vừa qua chủ yếu tập trung vào tội ít nghiêm trọng, chiếm tỷ lệ
không cao so với các chủ thể tội phạm khác. Cụ thể như các tội: gây rối trật tự
công cộng (6.870 vụ/ 9.768 đối tượng, chiếm tỷ lệ 12,25% tổng số vụ); trộm
cắp tài sản (23.812 vụ/ 33.010 đối tượng, chiếm 42,4% tổng số vụ); án đặc
biệt nghiêm trọng do thanh thiếu niên thực hiện chiếm tỷ lệ thấp nhất (781 vụ/
1.097 đối tượng, chiếm 1,4% tổng số vụ).
Tội phạm, vi phạm pháp luật do thanh thiếu niên là người chưa thành
niên thực hiện (trong độ tuổi từ 16 đến dưới 18 tuổi) chiếm tỷ lệ cao nhất so
với các đối tượng thanh niên khác (có 50.712 đối tượng, chiếm 58,2% tổng số
vụ). Đối tượng thanh thiếu niên vi phạm pháp luật lần đầu chiếm tỷ lệ cao
(chiếm 55,2%).
2.1.2. Nhận thức về pháp luật của thanh niên
Vai trò của Đoàn Thanh niên trong xây dựng ý thức pháp luật, HAY
Vai trò của Đoàn Thanh niên trong xây dựng ý thức pháp luật, HAY
Vai trò của Đoàn Thanh niên trong xây dựng ý thức pháp luật, HAY
Vai trò của Đoàn Thanh niên trong xây dựng ý thức pháp luật, HAY
Vai trò của Đoàn Thanh niên trong xây dựng ý thức pháp luật, HAY
Vai trò của Đoàn Thanh niên trong xây dựng ý thức pháp luật, HAY
Vai trò của Đoàn Thanh niên trong xây dựng ý thức pháp luật, HAY
Vai trò của Đoàn Thanh niên trong xây dựng ý thức pháp luật, HAY
Vai trò của Đoàn Thanh niên trong xây dựng ý thức pháp luật, HAY
Vai trò của Đoàn Thanh niên trong xây dựng ý thức pháp luật, HAY
Vai trò của Đoàn Thanh niên trong xây dựng ý thức pháp luật, HAY
Vai trò của Đoàn Thanh niên trong xây dựng ý thức pháp luật, HAY
Vai trò của Đoàn Thanh niên trong xây dựng ý thức pháp luật, HAY
Vai trò của Đoàn Thanh niên trong xây dựng ý thức pháp luật, HAY
Vai trò của Đoàn Thanh niên trong xây dựng ý thức pháp luật, HAY
Vai trò của Đoàn Thanh niên trong xây dựng ý thức pháp luật, HAY
Vai trò của Đoàn Thanh niên trong xây dựng ý thức pháp luật, HAY
Vai trò của Đoàn Thanh niên trong xây dựng ý thức pháp luật, HAY
Vai trò của Đoàn Thanh niên trong xây dựng ý thức pháp luật, HAY
Vai trò của Đoàn Thanh niên trong xây dựng ý thức pháp luật, HAY
Vai trò của Đoàn Thanh niên trong xây dựng ý thức pháp luật, HAY
Vai trò của Đoàn Thanh niên trong xây dựng ý thức pháp luật, HAY
Vai trò của Đoàn Thanh niên trong xây dựng ý thức pháp luật, HAY
Vai trò của Đoàn Thanh niên trong xây dựng ý thức pháp luật, HAY
Vai trò của Đoàn Thanh niên trong xây dựng ý thức pháp luật, HAY
Vai trò của Đoàn Thanh niên trong xây dựng ý thức pháp luật, HAY
Vai trò của Đoàn Thanh niên trong xây dựng ý thức pháp luật, HAY
Vai trò của Đoàn Thanh niên trong xây dựng ý thức pháp luật, HAY
Vai trò của Đoàn Thanh niên trong xây dựng ý thức pháp luật, HAY
Vai trò của Đoàn Thanh niên trong xây dựng ý thức pháp luật, HAY
Vai trò của Đoàn Thanh niên trong xây dựng ý thức pháp luật, HAY
Vai trò của Đoàn Thanh niên trong xây dựng ý thức pháp luật, HAY
Vai trò của Đoàn Thanh niên trong xây dựng ý thức pháp luật, HAY
Vai trò của Đoàn Thanh niên trong xây dựng ý thức pháp luật, HAY
Vai trò của Đoàn Thanh niên trong xây dựng ý thức pháp luật, HAY
Vai trò của Đoàn Thanh niên trong xây dựng ý thức pháp luật, HAY
Vai trò của Đoàn Thanh niên trong xây dựng ý thức pháp luật, HAY
Vai trò của Đoàn Thanh niên trong xây dựng ý thức pháp luật, HAY
Vai trò của Đoàn Thanh niên trong xây dựng ý thức pháp luật, HAY
Vai trò của Đoàn Thanh niên trong xây dựng ý thức pháp luật, HAY
Vai trò của Đoàn Thanh niên trong xây dựng ý thức pháp luật, HAY
Vai trò của Đoàn Thanh niên trong xây dựng ý thức pháp luật, HAY
Vai trò của Đoàn Thanh niên trong xây dựng ý thức pháp luật, HAY
Vai trò của Đoàn Thanh niên trong xây dựng ý thức pháp luật, HAY
Vai trò của Đoàn Thanh niên trong xây dựng ý thức pháp luật, HAY
Vai trò của Đoàn Thanh niên trong xây dựng ý thức pháp luật, HAY
Vai trò của Đoàn Thanh niên trong xây dựng ý thức pháp luật, HAY
Vai trò của Đoàn Thanh niên trong xây dựng ý thức pháp luật, HAY
Vai trò của Đoàn Thanh niên trong xây dựng ý thức pháp luật, HAY
Vai trò của Đoàn Thanh niên trong xây dựng ý thức pháp luật, HAY
Vai trò của Đoàn Thanh niên trong xây dựng ý thức pháp luật, HAY
Vai trò của Đoàn Thanh niên trong xây dựng ý thức pháp luật, HAY
Vai trò của Đoàn Thanh niên trong xây dựng ý thức pháp luật, HAY
Vai trò của Đoàn Thanh niên trong xây dựng ý thức pháp luật, HAY
Vai trò của Đoàn Thanh niên trong xây dựng ý thức pháp luật, HAY
Vai trò của Đoàn Thanh niên trong xây dựng ý thức pháp luật, HAY
Vai trò của Đoàn Thanh niên trong xây dựng ý thức pháp luật, HAY
Vai trò của Đoàn Thanh niên trong xây dựng ý thức pháp luật, HAY
Vai trò của Đoàn Thanh niên trong xây dựng ý thức pháp luật, HAY
Vai trò của Đoàn Thanh niên trong xây dựng ý thức pháp luật, HAY
Vai trò của Đoàn Thanh niên trong xây dựng ý thức pháp luật, HAY
Vai trò của Đoàn Thanh niên trong xây dựng ý thức pháp luật, HAY
Vai trò của Đoàn Thanh niên trong xây dựng ý thức pháp luật, HAY
Vai trò của Đoàn Thanh niên trong xây dựng ý thức pháp luật, HAY

More Related Content

What's hot

What's hot (20)

LUẬN ÁN TÔN GIÁO HỌC TÔN GIÁO VÀ CÔNG TÁC TÔN GIÁO Ở HÀ NỘI HIỆN NAY_10242212...
LUẬN ÁN TÔN GIÁO HỌC TÔN GIÁO VÀ CÔNG TÁC TÔN GIÁO Ở HÀ NỘI HIỆN NAY_10242212...LUẬN ÁN TÔN GIÁO HỌC TÔN GIÁO VÀ CÔNG TÁC TÔN GIÁO Ở HÀ NỘI HIỆN NAY_10242212...
LUẬN ÁN TÔN GIÁO HỌC TÔN GIÁO VÀ CÔNG TÁC TÔN GIÁO Ở HÀ NỘI HIỆN NAY_10242212...
 
Luận văn: Phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên, HAY!
Luận văn: Phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên, HAY!Luận văn: Phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên, HAY!
Luận văn: Phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên, HAY!
 
Luận văn: Giáo dục pháp luật cho đồng bào các dân tộc ít người, HOT
Luận văn: Giáo dục pháp luật cho đồng bào các dân tộc ít người, HOTLuận văn: Giáo dục pháp luật cho đồng bào các dân tộc ít người, HOT
Luận văn: Giáo dục pháp luật cho đồng bào các dân tộc ít người, HOT
 
Luận án: Phong trào thanh niên tình nguyện ở Việt Nam (2000-2014)
Luận án: Phong trào thanh niên tình nguyện ở Việt Nam (2000-2014)Luận án: Phong trào thanh niên tình nguyện ở Việt Nam (2000-2014)
Luận án: Phong trào thanh niên tình nguyện ở Việt Nam (2000-2014)
 
LUẬN VĂN THẠC SĨ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH CẤP XÃ
LUẬN VĂN THẠC SĨ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH CẤP XÃLUẬN VĂN THẠC SĨ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH CẤP XÃ
LUẬN VĂN THẠC SĨ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH CẤP XÃ
 
Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công Chức Cấp Xã ...
Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công Chức Cấp Xã ...Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công Chức Cấp Xã ...
Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công Chức Cấp Xã ...
 
Luận án: Văn hóa giao tiếp của lực lượng Công an nhân dân
Luận án: Văn hóa giao tiếp của lực lượng Công an nhân dânLuận án: Văn hóa giao tiếp của lực lượng Công an nhân dân
Luận án: Văn hóa giao tiếp của lực lượng Công an nhân dân
 
Luận văn: Phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên ở đô thị
Luận văn: Phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên ở đô thịLuận văn: Phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên ở đô thị
Luận văn: Phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên ở đô thị
 
Luận văn: Nâng cao hiệu quả giáo dục ý thức chính trị cho sinh viên
Luận văn: Nâng cao hiệu quả giáo dục ý thức chính trị cho sinh viênLuận văn: Nâng cao hiệu quả giáo dục ý thức chính trị cho sinh viên
Luận văn: Nâng cao hiệu quả giáo dục ý thức chính trị cho sinh viên
 
Đề tài: Thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa ở Thị xã Hà Tiên
Đề tài: Thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa ở Thị xã Hà TiênĐề tài: Thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa ở Thị xã Hà Tiên
Đề tài: Thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa ở Thị xã Hà Tiên
 
Tổ chức và hoạt động của văn phòng UBND cấp huyện, HAY
Tổ chức và hoạt động của văn phòng UBND cấp huyện, HAYTổ chức và hoạt động của văn phòng UBND cấp huyện, HAY
Tổ chức và hoạt động của văn phòng UBND cấp huyện, HAY
 
Ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện thủ tục hành chính
Ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện thủ tục hành chínhỨng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện thủ tục hành chính
Ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện thủ tục hành chính
 
Sách về CTXH nhóm
Sách về CTXH nhómSách về CTXH nhóm
Sách về CTXH nhóm
 
Đề tài: Cải cách thủ tục hành chính tại UBND tỉnh Hưng Yên, HAY
Đề tài: Cải cách thủ tục hành chính tại UBND tỉnh Hưng Yên, HAYĐề tài: Cải cách thủ tục hành chính tại UBND tỉnh Hưng Yên, HAY
Đề tài: Cải cách thủ tục hành chính tại UBND tỉnh Hưng Yên, HAY
 
Luận văn: Chính sách phát triển nguồn nhân lực y tế tỉnh Bình Định
Luận văn: Chính sách phát triển nguồn nhân lực y tế tỉnh Bình ĐịnhLuận văn: Chính sách phát triển nguồn nhân lực y tế tỉnh Bình Định
Luận văn: Chính sách phát triển nguồn nhân lực y tế tỉnh Bình Định
 
Luận văn: Quản lý Nhà nước đối với người có công với cách mạng
Luận văn: Quản lý Nhà nước đối với người có công với cách mạngLuận văn: Quản lý Nhà nước đối với người có công với cách mạng
Luận văn: Quản lý Nhà nước đối với người có công với cách mạng
 
Luận văn: Chính sách đối với người cao tuổi ở Việt Nam hiện nay
Luận văn: Chính sách đối với người cao tuổi ở Việt Nam hiện nayLuận văn: Chính sách đối với người cao tuổi ở Việt Nam hiện nay
Luận văn: Chính sách đối với người cao tuổi ở Việt Nam hiện nay
 
Luận văn: Pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị
Luận văn: Pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trịLuận văn: Pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị
Luận văn: Pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị
 
Thực Trạng Và Giải Pháp Về Việc Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công Chức...
Thực Trạng Và Giải Pháp Về Việc Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công Chức...Thực Trạng Và Giải Pháp Về Việc Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công Chức...
Thực Trạng Và Giải Pháp Về Việc Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công Chức...
 
Luận văn: Giáo dục pháp luật cho sinh viên tỉnh Bình Định, 9đ
Luận văn: Giáo dục pháp luật cho sinh viên tỉnh Bình Định, 9đLuận văn: Giáo dục pháp luật cho sinh viên tỉnh Bình Định, 9đ
Luận văn: Giáo dục pháp luật cho sinh viên tỉnh Bình Định, 9đ
 

Similar to Vai trò của Đoàn Thanh niên trong xây dựng ý thức pháp luật, HAY

PL Giáo-dục-pháp-luật-đối-với-thanh-niên-từ-thực-tiễn-Thành-Phố-Đà-Nẵng.docx
PL Giáo-dục-pháp-luật-đối-với-thanh-niên-từ-thực-tiễn-Thành-Phố-Đà-Nẵng.docxPL Giáo-dục-pháp-luật-đối-với-thanh-niên-từ-thực-tiễn-Thành-Phố-Đà-Nẵng.docx
PL Giáo-dục-pháp-luật-đối-với-thanh-niên-từ-thực-tiễn-Thành-Phố-Đà-Nẵng.docx
HoaMai738887
 

Similar to Vai trò của Đoàn Thanh niên trong xây dựng ý thức pháp luật, HAY (20)

Vai trò của đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh trong xây dựng ý thức pháp l...
Vai trò của đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh trong xây dựng ý thức pháp l...Vai trò của đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh trong xây dựng ý thức pháp l...
Vai trò của đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh trong xây dựng ý thức pháp l...
 
PL Giáo-dục-pháp-luật-đối-với-thanh-niên-từ-thực-tiễn-Thành-Phố-Đà-Nẵng.docx
PL Giáo-dục-pháp-luật-đối-với-thanh-niên-từ-thực-tiễn-Thành-Phố-Đà-Nẵng.docxPL Giáo-dục-pháp-luật-đối-với-thanh-niên-từ-thực-tiễn-Thành-Phố-Đà-Nẵng.docx
PL Giáo-dục-pháp-luật-đối-với-thanh-niên-từ-thực-tiễn-Thành-Phố-Đà-Nẵng.docx
 
Luận văn: Giáo dục pháp luật đối với thanh niên tại Tp Đà Nẵng
Luận văn: Giáo dục pháp luật đối với thanh niên tại Tp Đà NẵngLuận văn: Giáo dục pháp luật đối với thanh niên tại Tp Đà Nẵng
Luận văn: Giáo dục pháp luật đối với thanh niên tại Tp Đà Nẵng
 
Phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên tỉnh Quảng Bình, 9đ
Phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên tỉnh Quảng Bình, 9đPhổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên tỉnh Quảng Bình, 9đ
Phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên tỉnh Quảng Bình, 9đ
 
Luận văn: Giáo dục pháp luật cho thanh niên tỉnh Quảng Bình, 9đ
Luận văn: Giáo dục pháp luật cho thanh niên tỉnh Quảng Bình, 9đLuận văn: Giáo dục pháp luật cho thanh niên tỉnh Quảng Bình, 9đ
Luận văn: Giáo dục pháp luật cho thanh niên tỉnh Quảng Bình, 9đ
 
Đề tài: Phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên từ thực tiễn tỉnh Quảng Bình
Đề tài: Phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên từ thực tiễn tỉnh Quảng BìnhĐề tài: Phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên từ thực tiễn tỉnh Quảng Bình
Đề tài: Phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên từ thực tiễn tỉnh Quảng Bình
 
Quản lý nhà nước về công tác thanh niên huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi
Quản lý nhà nước về công tác thanh niên huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng NgãiQuản lý nhà nước về công tác thanh niên huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi
Quản lý nhà nước về công tác thanh niên huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi
 
Luận văn: Quản lý Nhà nước về công tác thanh niên từ thực tiễn huyện Bình Sơn...
Luận văn: Quản lý Nhà nước về công tác thanh niên từ thực tiễn huyện Bình Sơn...Luận văn: Quản lý Nhà nước về công tác thanh niên từ thực tiễn huyện Bình Sơn...
Luận văn: Quản lý Nhà nước về công tác thanh niên từ thực tiễn huyện Bình Sơn...
 
Luận văn: Quản lý về công tác thanh niên tỉnh Quảng Ngãi, HOT
Luận văn: Quản lý về công tác thanh niên tỉnh Quảng Ngãi, HOTLuận văn: Quản lý về công tác thanh niên tỉnh Quảng Ngãi, HOT
Luận văn: Quản lý về công tác thanh niên tỉnh Quảng Ngãi, HOT
 
Cơ Sở Lý Luận Vai Trò Của Đoàn Thanh Niên Trong Hỗ Trợ Cho Đoàn Viên Khởi ...
Cơ Sở Lý Luận Vai Trò Của Đoàn Thanh Niên Trong Hỗ Trợ Cho Đoàn Viên Khởi ...Cơ Sở Lý Luận Vai Trò Của Đoàn Thanh Niên Trong Hỗ Trợ Cho Đoàn Viên Khởi ...
Cơ Sở Lý Luận Vai Trò Của Đoàn Thanh Niên Trong Hỗ Trợ Cho Đoàn Viên Khởi ...
 
Cơ Sở Lý Luận Vai Trò Của Đoàn Thanh Niên Trong Hỗ Trợ Cho Đoàn Viên Khởi ...
Cơ Sở Lý Luận Vai Trò Của Đoàn Thanh Niên Trong Hỗ Trợ Cho Đoàn Viên Khởi ...Cơ Sở Lý Luận Vai Trò Của Đoàn Thanh Niên Trong Hỗ Trợ Cho Đoàn Viên Khởi ...
Cơ Sở Lý Luận Vai Trò Của Đoàn Thanh Niên Trong Hỗ Trợ Cho Đoàn Viên Khởi ...
 
BÀI MẪU Luận văn Quản lý Nhà nước về công tác thanh niên, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn Quản lý Nhà nước về công tác thanh niên, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Luận văn Quản lý Nhà nước về công tác thanh niên, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn Quản lý Nhà nước về công tác thanh niên, 9 ĐIỂM
 
Cơ Sở Lý Luận Giáo Dục Pháp Luật Đối Với Thanh Niên Từ Thực Tiễn Thành Phố...
Cơ Sở Lý Luận Giáo Dục Pháp Luật Đối Với Thanh Niên Từ Thực Tiễn Thành Phố...Cơ Sở Lý Luận Giáo Dục Pháp Luật Đối Với Thanh Niên Từ Thực Tiễn Thành Phố...
Cơ Sở Lý Luận Giáo Dục Pháp Luật Đối Với Thanh Niên Từ Thực Tiễn Thành Phố...
 
Luận văn Phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên từ thực tiễn tỉnh Quảng ...
Luận văn Phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên từ thực tiễn tỉnh Quảng ...Luận văn Phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên từ thực tiễn tỉnh Quảng ...
Luận văn Phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên từ thực tiễn tỉnh Quảng ...
 
Phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên từ thực tiễn tỉnh Quảng Bình.doc
Phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên từ thực tiễn tỉnh Quảng Bình.docPhổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên từ thực tiễn tỉnh Quảng Bình.doc
Phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên từ thực tiễn tỉnh Quảng Bình.doc
 
phổ biến giáo dục pháp luật
phổ biến giáo dục pháp luật phổ biến giáo dục pháp luật
phổ biến giáo dục pháp luật
 
Đề tài: Phổ biến pháp luật cho đồng bào dân tộc Êđê tỉnh Đắk Lắk
Đề tài: Phổ biến pháp luật cho đồng bào dân tộc Êđê tỉnh Đắk LắkĐề tài: Phổ biến pháp luật cho đồng bào dân tộc Êđê tỉnh Đắk Lắk
Đề tài: Phổ biến pháp luật cho đồng bào dân tộc Êđê tỉnh Đắk Lắk
 
Luận văn: Phổ biến pháp luật cho đồng bào dân tộc Êđê, HOT
Luận văn: Phổ biến pháp luật cho đồng bào dân tộc Êđê, HOTLuận văn: Phổ biến pháp luật cho đồng bào dân tộc Êđê, HOT
Luận văn: Phổ biến pháp luật cho đồng bào dân tộc Êđê, HOT
 
Quản lý Nhà nước về công tác thanh niên từ thực tiễn huyện Bình Sơn, tỉnh Quả...
Quản lý Nhà nước về công tác thanh niên từ thực tiễn huyện Bình Sơn, tỉnh Quả...Quản lý Nhà nước về công tác thanh niên từ thực tiễn huyện Bình Sơn, tỉnh Quả...
Quản lý Nhà nước về công tác thanh niên từ thực tiễn huyện Bình Sơn, tỉnh Quả...
 
Tiểu luận pháp luật đại cương về giáo dục pháp luật
Tiểu luận pháp luật đại cương về giáo dục pháp luậtTiểu luận pháp luật đại cương về giáo dục pháp luật
Tiểu luận pháp luật đại cương về giáo dục pháp luật
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864 (20)

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
 

Recently uploaded

xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
Xem Số Mệnh
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
ChuThNgnFEFPLHN
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Kabala
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
dangdinhkien2k4
 

Recently uploaded (20)

xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 

Vai trò của Đoàn Thanh niên trong xây dựng ý thức pháp luật, HAY

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT THIỀU THỊ TUYẾT TRINH VAI TRÒ CỦA ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH TRONG XÂY DỰNG Ý THỨC PHÁP LUẬT CHO THANH NIÊN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI – 2015
  • 2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT THIỀU THỊ TUYẾT TRINH VAI TRÒ CỦA ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH TRONG XÂY DỰNG Ý THỨC PHÁP LUẬT CHO THANH NIÊN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử về Nhà nƣớc và Pháp luật Mã số : 60 38 01 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: GS.TSKH Đào Trí Úc Hà nội – 2015
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của tôi. Các thông tin, số liệu được trích dẫn trong luận văn đảm bảo độ tin cậy, chính xác và trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được ai công bố. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Thiều Thị Tuyết Trinh
  • 4. MỤC LỤC TRANG MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 1 2. Tình hình nghiên cứu 2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 4 6. Tính mới và những đóng góp của đề tài 5 7. Ý nghĩa thực tiễn của luận văn 5 8. Kết cấu của luận văn 6 CHƢƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ CỦA ĐOÀN TRONG XÂY DỰNG Ý THỨC PHÁP LUẬT CHO THANH NIÊN 1.1. Vai trò, vị trí của thanh niên và yêu cầu về việc xây dựng ý thức pháp luật cho thanh niên 7 1.1.1. Khái niệm thanh niên 7 1.1.2. Vai trò của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong xây dựng ý thức pháp luật cho thanh niên 12 1.1.3. Mục đích, ý nghĩa của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong xây dựng ý thức pháp luật cho thanh niên 19 1.1.4. Khái niệm, cấu trúc của ý thức pháp luật 22 1.2. Hệ thống tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh hiện nay 30 1.2.1. Đội ngũ đoàn viên Đoàn TNCS Hồ Chí Minh 30 1.2.2. Chất lượng chi đoàn, Đoàn cơ sở 33 1.2.3. Đội ngũ cán bộ Đoàn đáp ứng yêu cầu của công tác Đoàn 35
  • 5. và phong trào thanh thiếu nhi trong giai đoạn hiện nay Kết luận Chương I 37 CHƢƠNG II. THỰC TRẠNG VỀ VAI TRÒ VÀ NHIỆM VỤ CỦA ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH ĐỐI VỚI THANH NIÊN TRONG XÂY DỰNG Ý THỨC PHÁP LUẬT CHO THANH NIÊN 2.1. Đánh giá chung về thực trạng ý thức pháp luật của thanh niên 38 2.1.1. Hiểu biết pháp luật của thanh niên 39 2.1.2. Nhận thức về pháp luật của thanh niên 40 2.1.3. Thái độ và tình cảm đối với pháp luật của thanh niên 41 2.2. Các hình thức hoạt động của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong xây dựng ý thức pháp luật cho thanh niên 42 2.2.1. Đoàn TNCS Hồ Chí Minh chỉ đạo và thực hiện việc giáo dục pháp luật nhằm xây dựng và nâng cao ý thức pháp luật cho thanh niên 42 2.2.2. Xây dựng ý thức pháp luật cho thanh niên thông qua tập thể và các hoạt động tập thể 45 2.2.3. Xây dựng ý thức pháp luật cho thanh niên phải kết hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên của tổ chức Đoàn và các chủ thể khác 46 2.3. Kết quả thực hiện vai trò của tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong xây dựng ý thức pháp luật cho thanh niên 48 2.3.1. Công tác chỉ đạo và thực hiện giáo dục pháp luật nhằm xây dựng ý thức pháp luật cho thanh niên của tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh 48
  • 6. 2.3.2. Đội ngũ cán bộ Đoàn - chủ thể thực hiện vai trò của tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh ở Việt Nam trong xây dựng ý thức pháp luật cho thanh niên 52 2.3.3. Tổ chức Đoàn xây dựng ý thức pháp luật cho thanh niên thông qua các hoạt động tuyên truyền của Đoàn 54 2.3.4. Tổ chức Đoàn xây dựng ý thức pháp luật cho thanh niên thông qua các hoạt động truyền thông 55 2.3.5. Tổ chức Đoàn xây dựng ý thức pháp luật cho thanh niên thông qua các cuộc thi tìm hiểu pháp luật 57 2.3.6. Tổ chức Đoàn xây dựng ý thức pháp luật cho thanh niên thông qua báo chí, biên tập bản tin, tài liệu giáo dục pháp luật cho thanh niên 58 2.3.7. Tổ chức Đoàn xây dựng ý thức pháp luật cho thanh niên thông qua hoạt động của các câu lạc bộ tuổi trẻ pháp luật 59 2.3.8. Tổ chức Đoàn xây dựng ý thức pháp luật cho thanh niên thông qua công tác phối hợp quản lý, giáo dục thanh niên chậm tiến và thanh niên lầm lỗi 60 2.3.9. Tổ chức Đoàn xây dựng ý thức pháp luật cho thanh niên thông qua các đội thanh niên xung kích an ninh 61 2.4. Những yếu tố ảnh hƣởng đến việc thực hiện vai trò của tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong xây dựng ý thức pháp luật cho thanh niên 63 2.4.1. Yếu tố khách quan 63
  • 7. 2.4.2. Yếu tố chủ quan 64 2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế 65 Kết luận Chương II 66 CHƢƠNG III. PHƢƠNG HƢỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH TRONG VIỆC XÂY DỰNG Ý THỨC PHÁP LUẬT CHO THANH NIÊN 3.1. Những quan điểm cơ bản về bảo đảm vai trò của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong xây dựng ý thức pháp luật cho thanh niên 68 3.1.1. Xây dựng ý thức pháp luật cho thanh niên là một bộ phận của xây dựng ý thức pháp luật cho nhân dân 68 3.1.2. Xây dựng ý thức pháp luật cho thanh niên là một nhiệm vụ đặc biệt quan trọng của tổ chức Đoàn 70 3.1.3. Xây dựng ý thức pháp luật cho thanh niên cần được tiến hành thường xuyên và liên tục 71 3.1.4. Kết hợp xây dựng ý thức pháp luật với giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức cho thanh niên 72 3.1.5. Trong xây dựng ý thức pháp luật cho thanh niên, phải coi trọng sự phối hợp chặt chẽ giữa tổ chức Đoàn với các chủ thể liên quan 72 3.2. Các giải pháp nâng cao vai trò của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong xây dựng ý thức pháp luật cho thanh niên 74
  • 8. 3.2.1. Xây dựng tổ chức Đoàn vững mạnh về mọi mặt, xây dựng đội ngũ cán bộ Đoàn đáp ứng yêu cầu của công tác Đoàn và phong trào thanh niên 74 3.2.2. Củng cố, nâng cao chất lượng bộ phận chuyên trách của tổ chức Đoàn thực hiện công tác giáo dục pháp luật cho thanh niên 76 3.2.3. Đẩy mạnh xây dựng đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên và các đội thanh niên xung kích tuyên truyền pháp luật của Đoàn 78 3.2.4. Tăng cường tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho đội ngũ cán bộ Đoàn, nhất là những người trực tiếp tham gia công tác nhằm xây dựng ý thức pháp luật cho thanh niên 79 3.2.5. Kết hợp chặt chẽ xây dựng ý thức pháp luật với tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng cho thanh niên 81 3.2.6. Đổi mới, đa dạng hoá các hình thức xây dựng ý thức pháp luật cho thanh niên 82 3.2.7. Tăng cường phối hợp giữa tổ chức Đoàn với các ngành liên quan trong xây dựng ý thức pháp luật cho thanh niên 91 3.2.8. Đảm bảo sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, sự chỉ đạo của các cấp chính quyền đối với việc tăng cường vai trò của tổ chức Đoàn trong xây dựng ý thức pháp luật cho thanh niên 93 Kết luận Chương III 95 KẾT LUẬN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ TRONG LUẬN VĂN
  • 9. Trang Bảng 1.1: Dân số thanh niên so với dân số cả nước, 2007 – 2013 10 Bảng 1.2: Cơ cấu dân số thanh niên theo nhóm tuổi tính đến năm 2013 11 Bảng 1.3: Cơ cấu dân số thanh niên theo khu vực nông thôn và thành thị tính đến năm 2013 11 Bảng 2.4: Số vụ TTN phạm pháp hình sự từ năm 2007- 2011 40 Biểu đồ 2.5: Số trường THPT tổ chức chương trình “Khi tôi 18” năm học 2011 – 2012 DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT Đoàn TNCS Đoàn Thanh niên cộng sản 51
  • 10. THPT Trung học Phổ thông TN Thanh niên TTN Thanh thiếu niên
  • 11. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là tổ chức chính trị - xã hội của thanh niên Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện. Đoàn là đội dự bị tin cậy của Đảng Cộng sản Việt Nam, lực lượng xung kích cách mạng, trường học xã hội chủ nghĩa của thanh niên, đại diện và bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của tuổi trẻ; phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh; là lực lượng nòng cốt chính trị trong phong trào và các tổ chức của thanh niên Việt Nam. Là thành viên của hệ thống chính trị, tổ chức Đoàn hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật; tăng cường phối hợp với các cơ quan nhà nước, các đoàn thể và tổ chức xã hội, các tập thể lao động và gia đình chăm lo giáo dục, đào tạo và bảo vệ thanh thiếu nhi; tổ chức cho đoàn viên, thanh niên tích cực tham gia vào việc quản lý nhà nước và xã hội. Trong thực tiễn hoạt động của mình, bên cạnh các nội dung giáo dục như: chính trị, tư tưởng; đạo đức lối sống; truyền thống, tổ chức Đoàn coi nhiệm vụ tuyên truyền, giáo dục, xây dựng và nâng cao ý thức pháp luật cho thanh niên là một trong những nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên của mình, là trách nhiệm của mỗi cấp bộ Đoàn, là bộ phận không thể tách rời của công tác xây dựng tổ chức Đoàn. Vấn đề này đã được khẳng định trong nhiều nghị quyết, chỉ thị của Đoàn. Với chức năng, nhiệm vụ là một đoàn thể chính trị - xã hội, tổ chức của những người cộng sản trẻ tuổi, là trường học xã hội chủ nghĩa của thanh niên, đội dự bị tin cậy của Đảng Cộng sản Việt Nam, những năm qua, các cấp bộ Đoàn trong cả nước đã có nhiều chủ trương, biện pháp tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức pháp luật cho thanh niên.
  • 12. 2 Là một cán bộ Đoàn có điều kiện gắn bó với đoàn viên, thanh niên và công tác thanh niên, qua tiếp xúc, trao đổi, khảo sát và làm việc, tôi nhận thấy còn một bộ phận không nhỏ đoàn viên, thanh niên trong xã hội hiểu biết pháp luật rất sơ sài, khi vi phạm pháp luật rồi mà không biết nên vẫn tiếp tục vi phạm; hoặc có trường hợp thanh niên các dân tộc thiểu số biết hành vi của mình là vi phạm pháp luật, nhưng nghĩ rằng không ảnh hưởng gì và sẽ không bị phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự… Qua học tập, nghiên cứu và nhận thức được tầm quan trọng, tính cấp bách của việc phải xây dựng và không ngừng nâng cao ý thức pháp luật đối với thanh niên, tôi chọn đề tài: Vai trò của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trong xây dựng ý thức pháp luật cho thanh niên ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Tình hình nghiên cứu Xây dựng ý thức pháp luật cho các tầng lớp nhân dân nói chung và cho thanh niên nói riêng là một vấn đề mang tính cấp thiết. Đây là vấn đề đã và đang được các nhà nghiên cứu khoa học pháp lý quan tâm và đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan như: Xây dựng ý thức và lối sống theo pháp luật, Đào Trí Úc chủ biên, Hà Nội, 1995; Luận án khoa học Ý thức pháp luật và giáo dục pháp luật ở Việt Nam, tác giả Nguyễn Đình Lộc; Giáo dục ý thức pháp luật trong việc tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, tác giả Trần Ngọc Đường; một số bài viết đăng trên các tạp chí chuyên ngành như: Một số biện pháp nhằm nâng cao ý thức pháp luật phòng, chống ma túy trong học sinh, sinh viên hiện nay" của Thạc sĩ Nguyễn Thị Hoàng Lan, đăng trên Tạp chí Dân chủ và pháp luật - Bộ Tư pháp; Ý thức pháp luật và văn hóa pháp luật của Tiến sĩ Nguyễn Thị Hồi, đăng trên Tạp chí Dân chủ và pháp luật - Bộ Tư pháp; hay như một số luận văn tốt nghiệp như: Ý thức pháp luật và vấn đề
  • 13. 3 giáo dục pháp luật trong nhà trường nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho học sinh, sinh viên ở nước ta hiện nay, tác giả Nguyễn Thị Thụy, trường Đại học Luật Hà Nội,... Các công trình nói trên có nội dung cơ bản là đã nêu ra nhiều vấn đề về lý luận và thực tiễn trong hoạt động giáo dục pháp luật cho nhân dân và cho thanh niên. Tuy nhiên, các tác phẩm trên mới chỉ nghiên cứu về ý thức pháp luật của thanh niên mà chưa có công trình nghiên cứu đầy đủ và có hệ thống về vai trò của tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong xây dựng ý thức pháp luật cho thanh niên ở Việt Nam hiện nay, góp phần tích cực vào việc tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội trong thanh niên, tạo môi trường tích cực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thế hệ thanh niên. Vì vậy, việc triển khai nghiên cứu vấn đề này sẽ có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích: Đánh giá, tìm hiểu về vai trò của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong xây dựng ý thức pháp luật cho thanh niên; từ đó, tìm ra nguyên nhân của những thành công và hạn chế, xác định phương hướng, đề xuất giải pháp tăng cường vai trò của tổ chức Đoàn trong xây dựng ý thức pháp luật cho thanh niên thời gian tới. Để thực hiện được những mục đích trên, luận văn có nhiệm vụ: khái quát lý luận về thanh niên, về ý thức pháp luật; hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về vai trò của tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh; đánh giá thực trạng và kết quả của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong công tác xây dựng ý thức pháp luật cho thanh niên; đề xuất phương hướng, giải pháp nhằm phát huy vai trò của tổ chức Đoàn trong xây dựng ý thức pháp luật cho thanh niên.
  • 14. 4 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Công tác xây dựng ý thức pháp luật cho công dân nói chung và cho đối tượng thanh niên nói riêng là trách nhiệm của toàn xã hội. Các tổ chức, cơ quan đơn vị ngoài thực hiện nhiệm vụ giáo dục chung còn có trách nhiệm giáo dục cho các thành viên trong tổ chức, đơn vị mình. Cũng chính vì lẽ đó nên có nhiều cơ quan, đơn vị - chủ thể có nhiệm vụ tuyên truyền, giáo dục pháp luật nhằm xây dựng ý thức pháp luật đối với các đối tượng khác nhau, phương pháp, cách thức tiến hành và kết quả đạt được ở các mức độ khác nhau. Luận văn này chỉ tập trung chủ yếu vào việc nghiên cứu kết quả, thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường vai trò của tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trong xây dựng ý thức pháp luật cho đối tượng là thanh niên. 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn được xây dựng trên cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật, xây dựng ý thức pháp luật cho thanh niên. Phương pháp luận trong nghiên cứu là phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của triết học Mác - Lênin. Quá trình nghiên cứu, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học cụ thể như: - Phương pháp xã hội học pháp luật đi sâu nghiên cứu về quan điểm, tư tưởng, dư luận xã hội của thanh niên, nhu cầu, nguyện vọng của thanh niên về việc xây dựng ý thức pháp luật của tổ chức Đoàn thời gian qua và nguyện vọng, mong muốn trong thời gian tới.
  • 15. 5 - Phương pháp lịch sử cụ thể xem xét các vấn đề liên quan đến việc thực hiện vai trò của tổ chức Đoàn trong xây dựng ý thức pháp luật cho thanh niên trong từng thời điểm, hoàn cảnh lịch sử cụ thể. - Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp, so sánh sử dụng trong xử lý các nội dung, số liệu được thu thập, phân tích trong quá trình thực hiện đề tài. - Ngoài ra, trong quá trình thực hiện, người viết cũng tham khảo ý kiến các chuyên gia, cán bộ, đồng nghiệp trưởng thành từ hoạt động thực tiễn, có những kiến giải, đánh giá sát thực về phát huy vai trò của tổ chức Đoàn trong xây dựng ý thức pháp luật cho thanh niên, nhất là về những giải pháp cần tập trung thực hiện trong thời gian tới. 6. Tính mới và những đóng góp của đề tài Luận văn là công trình nghiên cứu tương đối có hệ thống về vai trò của tổ chức Đoàn trong việc xây dựng ý thức pháp luật cho thanh niên nhằm góp phần làm rõ tính đặc thù về vai trò của tổ chức Đoàn khác với các tổ chức khác. Luận văn đề xuất các phương hướng và giải pháp cơ bản về xây dựng ý thức pháp luật cho thanh niên; các giải pháp mà luận văn nêu ra có thể được sử dụng trong công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức pháp luật cho đoàn viên, thanh niên trong cả nước. 7. Ý nghĩa thực tiễn của luận văn Luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong công tác giáo dục pháp luật, tập huấn, bồi dưỡng, tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho cán bộ Đoàn các cấp; góp phần thúc đẩy việc đưa các nội dung Nghị quyết Trung ương 7 (khoá X) của Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối
  • 16. 6 với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đi vào cuộc sống. Các kiến nghị, đề xuất của luận văn được thực hiện sẽ góp phần tích cực vào việc không ngừng phát huy vai trò của tổ chức Đoàn, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng ý thức chấp hành pháp luật cho đoàn viên, thanh thiếu niên, góp phần phòng, chống và đẩy lùi tội phạm và tệ nạn xã hội trong lứa tuổi thanh thiếu niên, phát huy vai trò xung kích, tình nguyện của tuổi trẻ, đi đầu trong sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá quê hương, đất nước. 8. Kết cấu của luận văn Luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về vai trò của Đoàn Thanh niên trong xây dựng ý thức pháp luật cho thanh niên. Chương 2: Thực trạng về vai trò và nhiệm vụ của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đối với thanh niên trong xây dựng ý thức pháp luật cho thanh niên. Chương 3: Phương hướng và các giải pháp nâng cao vai trò của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong xây dựng ý thức pháp luật cho thanh niên.
  • 17. 7
  • 18. 8 CHƢƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ CỦA ĐOÀN TRONG XÂY DỰNG Ý THỨC PHÁP LUẬT CHO THANH NIÊN 1.1. VAI TRÒ, VỊ TRÍ CỦA ĐOÀN VÀ YÊU CẦU VỀ VIỆC XÂY DỰNG Ý THỨC PHÁP LUẬT CHO THANH NIÊN 1.1.1. Khái niệm thanh niên Trong lịch sử phát triển của xã hội loài người ,sự phát triển của cơ thể con người, từ khi sinh ra, đến khi từ giã cuộc đời trải qua nhiều giai đoạn như sự phát triển của lịch sử xã hội. Mỗi con người được sinh ra, trưởng thành và tồn tại trong suốt cuộc đời của mình đều trải qua các thời kỳ lứa tuổi. Ở mỗi thời kỳ lứa tuổi, sự phát triển về thể chất, tâm lý và nhân cách của con người đó lại có những quy luật riêng. Thanh niên là thời kỳ kế tiếp của lứa tuổi thiếu niên nhưng đây là giai đoạn phát triển rất cao về thể chất và có nhiều diễn biến tâm lý… Chính vì thể, thanh niên tồn tại với tư cách là một phạm trù lứa tuổi ở cấp độ phát triển đặc biệt. Do đó, thanh niên là một thành phần đặc biệt của cơ cấu xã hội. Khi nghiên cứu về thanh niên, có nhiều cách tiếp cận, tùy thuộc vào nội dung và giác độ nghiên cứu: - Về mặt sinh học, các nhà nghiên cứu coi thanh niên là một giai đoạn xác định trong quá trình phát triển của cơ thể, trong giai đoạn này thấy rõ sự cường tráng về thể lực, sự phát triển về trí tuệ, trưởng thành về sinh dục, tính dục. - Các nhà tâm lý học thì lại nhìn nhận thanh niên là một giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi thơ phụ thuộc sang hoạt động độc lập với tư cách là một công dân có trách nhiệm. Các nhà tâm lý học quan tâm tới các quy luật phát triển tâm lý của lứa tuổi thanh niên mà đặc trưng là sự tự ý thức, tự khẳng
  • 19. 9 định, sự hăng say hoạt động và sáng tạo…, những nét đặc trưng của thế giới tâm hồn, đặc biệt là sự tự ý thức của lứa tuổi này và coi đó là yếu tố cơ bản để phân biệt với các thời kỳ lứa tuổi khác. - Tiếp cận từ góc độ xã hội học - dân cư, thanh niên có thể định nghĩa là một bộ phận phức hợp của dân cư của một quốc gia - dân tộc bao gồm tất cả các cá thể ở trong độ tuổi từ 15 đến 29. Như vậy, bộ phận dân cư được gọi là “thanh niên” này chỉ phân biệt một cách tương đối với các bộ phận dân cư khác của quốc gia - dân tộc ấy trên một tiêu chí duy nhất là giới hạn độ tuổi. Nếu sử dụng thuật ngữ “nhóm xã hội” để chỉ tập hợp xã hội - dân cư “thanh niên” này thì có thể thấy “nhóm” này có đường ranh giới nhóm (group boundary) rất mong manh, chẳng khác nào hai sợi dây ảo chắn giữa hai đầu một khúc sông luôn luôn chảy, bởi lẽ các thành viên của nhóm liên tục vào ở đầu này và ra ở đầu kia do quy luật vận động tự nhiên của sự “lớn lên” hay “già đi” của các thành viên. Và điều này cho thấy “thanh niên” là một nhóm xã hội - dân cư “động” chứ không phải là một nhóm “tĩnh”, ổn định. Đặc trưng này hàm chứa cả những ưu điểm và cả những nhược điểm của nhóm xã hội - dân cư “thanh niên”. Một mặt, nhờ quy luật là nhóm “động” thường xuyên cho nên nó luôn là chủ thể chuyển tải liên tục các giá trị liên thế hệ, nhưng mặt khác nó rất khó xác lập cho mình những giá trị xác định có thể tạo nên một bản sắc nhóm bền vững (sustainable group identity)[29]. Vì vậy, việc nghiên cứu, khám phá những định hướng giá trị, xác định những chiều cạnh khách quan và chủ quan của văn hóa và lối sống của nhóm này hết sức khó khăn và luôn hàm chứa độ dung sai và rủi ro cao. - Dưới góc độ kinh tế học, thanh niên được xem là một lực lượng lao động xã hội hùng hậu, nguồn lực bổ sung cho đội ngũ lao động trên tất cả các
  • 20. 10 lĩnh vực, là bộ phận quan trọng cấu thành lực lượng sản xuất, rất năng động, nhạy cảm, gắn bó với tiến trình phát triển xã hội, đi đầu trong cuộc đấu tranh sáng tạo mới, tham gia xây dựng giai cấp công nhân, xây dựng các lực lượng vũ trang. Vì vậy, để có khái niệm chính xác nhất về thanh niên, chúng ta cần nghiên cứu một cách tổng hợp, trên nhiều khía cạnh, có tính đến những quy luật bên trong của sự phát triển về thể chất và tinh thần. Tùy thuộc vào trình độ phát triển kinh tế, chính trị, xã hội, đặc điểm truyền thống, tuổi thọ bình quân v.v... mà mỗi quốc gia có quy định độ tuổi thanh niên khác nhau. Nhưng hầu hết các nước trên thế giới đều thống nhất tuổi thanh niên bắt đầu từ 15 hoặc 16. Nhằm đảm bảo sự tiếp nối giữa tuổi trẻ em với tuổi thanh niên, phù hợp với Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em và các luật khác, Luật thanh niên được Quốc hội khóa IX thông qua có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2007 tại Điều 1 quy định "Thanh niên là công dân Việt Nam từ đủ mười sáu tuổi đến ba mươi tuổi" [34]. Ở Việt Nam, thời gian trước đây, thanh niên được hiểu gần như đồng nhất với tuổi đoàn viên (15 đến 28 tuổi). Ngày nay do điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội phát triển, thời gian học tập, đào tạo cơ bản của tuổi trẻ dài thêm, cùng với nhiều đặc điểm khác mà chúng ta cho rằng thanh niên là những người trong độ tuổi từ 16 đến 30. Tuy nhiên cần phải phân biệt rõ tuổi đoàn viên và tuổi thanh niên. Theo điều lệ Đoàn thì Đoàn là một tổ chức chính trị xã hội của thanh niên, bao gồm những thanh niên ưu tú trong độ tuổi 15 đến 30. Hết tuổi đoàn viên theo quy định, người đoàn viên đó vẫn có thể tự nguyện tiếp tục sinh hoạt trong tổ chức Đoàn hoặc tham gia vào Hội Liên hiệp Thanh niên và các hoạt động khác của Đoàn và phong trào thanh niên đến 35 tuổi [10].
  • 21. 11 Như vậy, ở nước ta tuổi thanh niên hiện nay là từ 16 tuổi - 30 tuổi. Tùy theo môi trường hoạt động, đặc điểm nghề nghiệp, người ta chia thanh niên thành các nhóm đối tượng khác nhau: thanh niên công nhân, thanh niên nông thôn, thanh niên học sinh - sinh viên, thanh niên tri thức, thanh niên các lực lượng vũ trang… Theo nghiên cứu của Viện nghiên cứu Thanh niên, dân số thanh niên tính đến năm 2013 là 25,382,161 người, chiếm 28.3% dân số cả nước, trong đó dân số nam thanh niên là 12,889,073 người (chiếm 50.8 % dân số thanh niên) và nữ thanh niên là 12,493,088 người (chiếm 49.2% dân số thanh niên)[40,41]. Tỉ lệ nam thanh niên cao hơn nữ thanh niên, và sự chênh lệch này có chiều hướng tăng dần qua từng năm. Từ 1,2% năm 2010 lên 1,6% năm 2013. Bảng 1.1: Dân số thanh niên so với dân số cả nƣớc, 2007 – 2013 (Theo số liệu thống kê của Viện nghiên cứu Thanh niên, Trung ương Đoàn) Năm Dân số Thanh niên Dân số cả nƣớc DS TN so với DS cả nƣớc Chung Nam Nữ Chung Nam Nữ 2007 24,052,795 12,115,551 11,937,244 83,994,078 41,337,074 42,657,004 28.6% 2008 24,400,945 12,308,513 12,092,432 84,898,828 41,849,894 43,048,934 28.7% 2009 24,893,791 12,572,517 12,321,274 85,846,997 42,413,143 43,433,854 29.0% 2010 25,186,772 12,736,262 12,450,510 86,747,807 42,878,963 43,868,844 29.0% 2011 25,328,073 12,826,250 12,501,823 87,610,947 43,347,731 44,263,216 28.9%
  • 22. 12 2012 25,701,354 12,858,153 12,843,201 88,772,900 43,912,600 44,860,300 28.9% 2013 25,382,161 12,889,073 12,493,088 92,477,857 44,454,332 48,023,525 27.4% Cơ cấu dân số thanh niên theo nhóm tuổi: Nhóm thanh niên từ 25 – 30 tuổi chiếm tỉ trọng cao nhất so với các nhóm tuổi khác. Bảng 1.2: Cơ cấu dân số thanh niên theo nhóm tuổi tính đến năm 2013 (Theo số liệu thống kê của Viện nghiên cứu Thanh niên, Trung ương Đoàn) Nhóm tuổi Số lƣợng Tỉ lệ 16 -19 6,964,135 27,4% 20 -24 8,187,589 32,3% 25 - 30 10,230,437 40,3 % Cơ cấu dân số thanh niên theo khu vực: Tỉ lệ thanh niên sống tại khu vực nông thôn cao hơn khu vực thành thị với mức chênh lệch là 41%. Năm 2013, dân số thanh niên tại khu vực nông thôn là 17,897,011 người (chiếm 70.5% dân số thanh niên), thanh niên tại khu vực thành thị là 7,485,150 người (chiếm 29.5% dân số thanh niên). Số liệu thống kê năm 2011 và năm 2013 củ Viện nghiên cứu Thanh niên cho thấy, tỉ lệ thanh niên ở khu vực nông thôn có chiều hướng tăng, ngược lại, tỉ lệ thanh niên khu vực thành thị có chiều hướng giảm [40, 41]. Bảng 1.3. Cơ cấu dân số thanh niên theo khu vực nông thôn và thành thị tính đến năm 2013 (Theo số liệu thống kê của Viện nghiên cứu Thanh niên, Trung ương Đoàn) Năm Tỉ lệ TN Nông thôn/tổng số TN Tỉ lệ TN Thành thị/tổng số TN
  • 23. 13 2011 69.6 % 30.4 % 2013 70.5 % 29.5% Thanh niên là lớp người có sự phát triển cao về thể chất, được coi là lứa tuổi phát triển hoàn thiện về thể chất. Sự hoàn thiện về thể chất của lứa tuổi thanh niên thể hiện trên tất cả các mặt: chiều cao, cân nặng, sự hoàn thiện về hệ xương, hệ cơ, hệ thần kinh cũng như các chức năng sinh lý khác. Sau tuổi thanh niên, giai đoạn kế tiếp là trung niên. Trong thực tế giai đoạn trung niên không còn sự phát triển nào đáng kể mà con người có những mặt đã dần đi vào thời kỳ lão hóa (về sinh học). Khoa học đã kết luận là sự phát triển của các nơ-ron thần kinh ở lứa tuổi thanh niên đạt tới đỉnh cao nhất. Thanh niên là lớp người có sự phát triển mạnh về trí tuệ và nhân cách. Tuy nhiên, bên cạnh những khả năng to lớn, sự mạnh dạn, lòng dũng cảm, tinh thần dám nghĩ, dám làm, trong cả thế hệ thanh niên cũng như trong từng cá thể, sự hạn chế và các nhược điểm về mặt thiếu kinh nghiệm, thiếu từng trải, tính bồng bột, thậm chí có lúc còn phiêu lưu, liều lĩnh… luôn phải được cảnh giác, phải được khắc phục bằng chính sự rèn luyện, phấn đấu không ngừng của bản thân thanh niên và có sự hướng dẫn, giúp đỡ của các chủ thể xã hội. Như vậy có thể hiểu thanh niên là một nhóm xã hội nhân khẩu đặc thù bao gồm những người trong một độ tuổi nhất định, có sự phát triển nhanh chóng về thể chất, tâm lý, trí tuệ, có mặt trong mọi lĩnh vực hoạt động của xã hội; có mối quan hệ gắn bó mật thiết với tất cả các giai cấp, tầng lớp trong xã hội; là lực lượng xã hội to lớn đóng vai trò quyết định đối với sự phát triển trong tương lai của mỗi quốc gia, dân tộc. 1.1.2. Vai trò của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong xây dựng ý thức pháp luật cho thanh niên
  • 24. 14 Đảng, Nhà nước ta luôn quan tâm, chăm lo, bồi dưỡng thanh niên và công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đối với thanh niên; luôn đánh giá cao vai trò của tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong phối hợp với các cơ quan nhà nước phổ biến, giáo dục pháp luật đối với thanh niên nhằm xây dựng ý thức pháp luật cho thanh niên. Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm xây dựng ý thức pháp luật cho thanh niên luôn là nội dung quan trọng trong công tác đoàn và phong trào thanh thiếu nhi hàng năm của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. Vị trí, vai trò của tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong công tác xây dựng ý thức pháp luật đối với thanh niên được thể hiện ở những khía cạnh sau: 1.1.2.1. Xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ của tổ chức Đoàn Thứ nhất, tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là trường học xã hội chủ nghĩa của thanh niên, nên Đoàn có trách nhiệm định hướng giá trị về những chuẩn mực đạo đức, chuẩn mực xã hội tiến bộ cho thanh niên làm nền tảng văn hóa vững chắc để tiếp thu kiến thức pháp lý, hình thành ý thức pháp luật cho thanh niên; phổ biến, giáo dục những kiến thức pháp luật thiết yếu và hướng dẫn các thủ tục pháp lý để thanh niên thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân và trách nhiệm đối với xã hội; xây dựng ý thức pháp luật thông qua xử lý những tình huống pháp luật thường gặp để thanh niên có kỹ năng ứng xử phù hợp, phòng tránh được những hậu quả pháp lý rủi ro do thiếu hiểu biết. Thứ hai, tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đại diện chăm lo và bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của tuổi trẻ, nên Đoàn có trách nhiệm thường xuyên nắm bắt tâm tư, nguyện vọng và đặc biệt là nhu cầu trợ giúp pháp lý của thanh niên để kịp thời có những biện pháp hỗ trợ từng cá nhân, từng trường hợp cụ thể; giới thiệu, phổ biến, hướng dẫn thanh niên những quy định pháp
  • 25. 15 luật, những thủ tục pháp lý cần thiết để thanh niên thực hiện những quyền lợi hợp pháp và biết tự bảo vệ khi lợi ích bị xâm phạm; giới thiệu, phổ biến những chế độ, chính sách, những thủ tục pháp lý thiết yếu để thanh niên thực hiện các hoạt động: học tập, lao động việc làm, hôn nhân và gia đình và các hoạt động khác trong quá trình lập thân, lập nghiệp; khi quyền lợi của thanh niên bị xâm phạm thì Đoàn không những là chỗ dựa tin cậy của thanh niên mà còn là tổ chức đứng ra can thiệp, bảo vệ kịp thời theo quy định của pháp luật. Thứ ba, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là lực lượng xung kích cách mạng, là đội dự bị tin cậy của Đảng, nên Đoàn có trách nhiệm tuyên truyền, vận động thanh niên nhằm xây dựng, hình thành thói quen, nếp sống và ý thức sống và làm việc theo pháp luật; kiên quyết đấu tranh xóa bỏ tập tục, lệ làng và các phong tục tập quán lạc hậu; vận động thanh niên gương mẫu thực hiện và vận động người thân và gia đình tuân thủ những quy định pháp luật trong cuộc sống hàng ngày; tổ chức cho thanh niên tham gia các phong trào tuyên truyền và vận động thực hiện chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Từ đó, ta có thể hiểu vai trò của tổ chức Đoàn trong xây dựng ý thức pháp luật đối với thanh niên bao gồm: Vị trí của tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong hệ thống tổ chức lực lượng làm công tác xây dựng ý thức pháp luật đối với nhân dân nói chung và đối với thanh niên nói riêng; chức năng, nhiệm vụ của tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong lĩnh vực này; tác dụng, hiệu quả hoạt động của tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong xây dựng ý thức pháp luật đối với thành viên của tổ chức mình là cán bộ, đoàn viên nói chung và đối với thanh niên nói riêng. 1.1.2.2. Tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là chủ thể chính trong xây dựng ý thức pháp luật đối với thanh niên
  • 26. 16 Thứ nhất, thanh niên là đối tượng chính của tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong phổ biến, giáo dục nhằm xây dựng ý thức pháp luật Ngay từ rất sớm, Đảng và Nhà nước đã giao nhiệm vụ cho tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong việc xây dựng ý thức pháp luật cho thanh niên thông qua nhiều hình thức khác nhau. Chính phủ đã ban hành Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam đến năm 2010; Quốc hội khóa IX (7/2007) đã thông qua Luật Thanh niên đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong việc quản lý nhà nước về công tác thanh niên, đồng thời khẳng định rõ vai trò của tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong xây dựng ý thức pháp luật đối với thanh niên giai đoạn mới. Thể chế hóa Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, kế thừa các Hiến pháp trước đây, Hiến pháp 2013 ra đời bao gồm 11 chương và 120 điều. Trong đó, Đoàn thanh niên cũng đã được đề cập đến, được xác định rõ hơn nữa tại khoản 2 Điều 9: “Công đoà n Việt Nam, Hội nông dân Việt Nam, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội cựu chiến binh Việt Nam là các tổ chức chính trị - xã hội được thành lập trên cơ sở tự nguyện, đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của thành viên, hội viên…” [21, tr. 5]. Và cũng tại khoản 2, Điều 37: “Thanh niên được Nhà nước, gia đình và xã hội tạo điều kiện học tập, lao động, giải trí, phát triển thể lực, trí tuệ, bồi dưỡng đạo đức, truyền thống dân tộc, ý thức công dân; đi đầu trong công cuộc lao động sáng tạo và bảo vệ Tổ quốc” [21, tr. 12]. Trong Hiến pháp mới này, thanh niên được tạo điều kiện tối đa trong học tập, lao động… Và gắn với đó là trách nhiệm sáng tạo và bảo vệ Tổ quốc – trách nhiệm to lớn trên đôi vai của thế hệ trẻ, của thanh niên.
  • 27. 17 Vì vậy, tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phải chủ tổ chức thực hiện việc xây dựng ý thức pháp luật đối với thanh niên góp phần bảo vệ quyền lợi hợp pháp của chính thanh niên; đồng thời vận động, hướng dẫn thanh niên chấp hành tốt pháp luật; tạo môi trường văn hóa pháp luật cho thanh niên học tập, rèn luyện, thực hành các hành vi pháp luật góp phần xây dựng lối sống theo pháp luật. Thứ hai, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là tổ chức gần gũi, sát với thanh niên, hiểu thanh niên và có những cách nhằm xây dựng ý thức pháp luật đối với thanh niên có hiệu quả. Là tổ chức chính trị - xã hội của thanh niên, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh có những thuận lợi cơ bản trong công tác xây dựng ý thức pháp luật đối với thanh niên, đó là: Giáo dục chính trị, tư tưởng trong đó có giáo dục nhằm xây dựng ý thức pháp luật là nhiệm vụ trọng tâm của tổ chức Đoàn. Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là tổ chức có kỷ luật chặt chẽ; có tổ chức từ Trung ương đến cơ sở; hoạt động theo Điều lệ, vì vậy Đoàn có thể chỉ đạo công tác xây dựng ý thức pháp luật đối với thanh niên từ Trung ương đến cơ sở và Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là lực lượng nòng cốt chính trị trong phong trào thanh niên và trong các tổ chức thanh niên Việt Nam. Đoàn lãnh đạo các tổ chức thanh niên triển khai các hoạt động theo nhiều hình thức khác nhau nhằm xây dựng và nâng cao ý thức pháp luật cho thành viên của mình để phát huy sức mạnh tổng hợp trong công tác này. Đoàn TNCS Hồ Chí Minh có khả năng tập hợp, thu hút đông đảo thanh niên một cách mềm dẻo, linh hoạt; mặt khác đoàn viên Đoàn TNCS Hồ Chí Minh cũng trong độ tuổi thanh niên, luôn gần gũi với thanh niên, đây là điều kiện quan trọng trong xây dựng và nâng cao ý thức pháp luật cho thanh niên. Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là thành viên của hệ thống chính trị, do đó, Đoàn
  • 28. 18 có quyền và trách nhiệm tham gia Hội đồng phổ biến, giáo dục pháp luật ở các cấp từ Trung ương đến cơ sở và phối hợp với các lực lượng xã hội nhằm phổ biến, giáo dục để xây dựng ý thức pháp luật đối với thanh niên. Thứ ba, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh bằng các hoạt động của mình có khả năng giải quyết được một phần những hạn chế trong việc xây dựng ý thức pháp luật cho thanh niên, bù lấp được những điểm yếu của các tổ chức, cơ quan khác khi thực thi nhiệm vụ này. Không chỉ dừng lại ở việc giáo dục tri thức pháp luật mà Đoàn TNCS Hồ Chí Minh còn có khả năng trong việc tác động hình thành tình cảm pháp luật và hành vi xử sự một cách chủ động, tự giác, mềm dẻo, linh hoạt và hiệu quả. Đoàn TNCS Hồ Chí Minh có khả năng chuyển tải một lượng tri thức pháp luật rộng lớn đáp ứng được nhu cầu hiểu biết pháp luật ở các trình độ, ngành nghề khác nhau… (kiến thức chung và kiến thức cụ thể) cho thanh niên. Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thông qua các phong trào hành động của mình đưa thanh niên vào thực tiễn cuộc sống, tạo điều kiện, hướng dẫn thanh niên thực hiện, áp dụng luật; tạo thuận lợi cho việc hình thành động cơ và hành vi tích cực theo pháp luật. Xây dựng ý thức pháp luật mà nội dung căn bản của nó là giáo dục sự hiểu biết pháp luật và thái độ tôn trọng đối với pháp luật, để từ đó hình thành đời sống văn hóa pháp luật. Khẳng định vai trò của tổ chức Đoàn trong xây dựng ý thức pháp luật đối với thanh niên cũng để khẳng định thêm rằng Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là mảnh đất tốt hình thành bầu không khí pháp luật của xã hội, hình thành văn hóa pháp lý cho thanh niên. 1.1.2.3. Trách nhiệm của tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong công tác xây dựng ý thức pháp luật đối với thanh niên
  • 29. 19 Xây dựng ý thức pháp luật cho thanh niên không phải là việc của riêng tổ chức Đoàn mà còn nhiều chủ thể như: nhà nước, gia đình, nhà trường, các tổ chức đoàn thể khác, các cơ quan thực thi luật pháp… Trách nhiệm xây dựng ý thức pháp luật đối với thanh niên là của toàn xã hội, do đó việc xác định trách nhiệm của tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong việc xây dựng ý thức pháp luật đối với thanh niên phải đặt trong chỉnh thể cả hệ thống xã hội trong lĩnh vực này. Việc xác định đúng chức năng, nhiệm vụ, phương thức hoạt động của từng chủ thể tác động sẽ phát huy được hiệu quả của từng “tiểu hệ thống”, đồng thời tránh được sự chồng chéo, “bao sân” không cần thiết, từ đó có điều kiện xác lập một cơ chế phối hợp hợp lý giữa các ngành, các cấp nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội trong việc xây dựng ý thức pháp luật đối với thanh niên. Vấn đề đặt ra là trên địa bàn cơ sở trong cùng một thời điểm, có rất nhiều chủ thể tham gia làm công tác này, cho nên việc xác định đúng trách nhiệm của từng thành viên nói chung và của tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh nói riêng có ý nghĩa thực tiễn mang lại hiệu quả to lớn. Trong thời gian qua, công tác xây dựng ý thức pháp luật cho thanh niên bước đầu được các cấp bộ Đoàn triển khai với nhiều hình thức đa dạng, tập trung vào những nội dung liên quan trực tiếp đến những vấn đề bức xúc của thanh niên. Các hoạt động và các hình thức nhằm xây dựng và nâng cao ý thức pháp luật được diễn ra ở nhiều qui mô, cấp độ, gắn liền với phong trào hành động của tuổi trẻ. Qua thực tiễn đã có nhiều mô hình, cách làm hay được duy trì và phát huy hiệu quả ở cơ sở, góp phần nâng cao kiến thức về pháp luật, hình thành lối sống, hành vi pháp luật tích cực trong thanh niên. Trước mắt, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh cần tập trung tìm ra những giải pháp phù hợp để tăng cường và nâng cao chất lượng của công tác xây dựng ý
  • 30. 20 thức pháp luật cho thanh niên, góp phần tạo sự chuyển biến căn bản về ý thức tôn trọng pháp luật, chấp hành pháp luật; ngăn ngừa và từng bước giảm tỷ lệ vi phạm pháp luật trong thanh niên. Các cấp bộ Đoàn cần chủ động và tích cực phối hợp với các lực lượng xã hội, các Bộ, Ngành, đặc biệt là ngành Tư pháp thực hiện việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho thanh niên. Từng bước nâng cao chất lượng tuyên truyền, giáo dục; tổ chức cho thanh niên tham gia đóng góp ý kiến xây dựng luật và giám sát việc thực hiện pháp luật. Mỗi cán bộ, đoàn viên, thanh niên thường xuyên tìm hiểu, học tập và gương mẫu chấp hành pháp luật, đề cao yếu tố tự giáo dục trong thanh niên; chủ động tuyên truyền, vận động thanh thiếu niên, người thân và nhân dân tôn trọng, chấp hành pháp luật. 1.1.3. Mục đích, ý nghĩa của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong xây dựng ý thức pháp luật cho thanh niên Mục đích, ý nghĩa của công tác xây dựng ý thức pháp luật cho thanh niên là một yếu tố tạo nên cấu trúc bên trong của ý thức pháp luật nói chung và ý thức pháp luật của thanh niên nói riêng. Việc xác định đúng đắn các mục đích có vai trò quan trọng trong lý luận và thực tiễn. Bởi vì các nội dung, hình thức, phương pháp xây dựng ý thức pháp luật phần lớn phụ thuộc vào việc xác định mục tiêu đặt ra trước quá trình thực hiện. Mục đích của việc xây dựng ý thức pháp luật cho thanh niên phải đáp ứng được yêu cầu, đòi hỏi của xã hội đối với ý thức pháp luật ở từng giai đoạn, trong các điều kiện lịch sử cụ thể khác nhau. Mục đích của xây dựng ý thức pháp luật cho thanh niên là tiêu chí quan trọng nhất để phân biệt xây dựng ý thức pháp luật cho thanh niên với xây dựng ý thức pháp luật đối với các đối tượng khác. Xây dựng ý thức pháp luật cho thanh niên thông qua Đoàn TNCS Hồ Chí Minh có ý nghĩa đặc biệt trong
  • 31. 21 việc góp phần xây dựng thế hệ chủ nhân đất nước, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ của Đoàn, mục đích của việc xây dựng ý thức pháp luật cho thanh niên được thể hiện qua các khía cạnh cụ thể sau: Thứ nhất, cung cấp hệ thống tri thức, hình thành, mở rộng và từng bước làm sâu sắc hệ thống tri thức pháp luật cho thanh niên về các quy định của pháp luật hiện hành (mục đích nhận thức), là cơ sở để thanh niên hiểu biết pháp luật, thực hiện các hành vi hợp pháp trong đời sống hằng ngày và hình thành ý thức pháp luật đúng đắn. Đây là mục đích hàng đầu, vì chính sự am hiểu pháp luật, sự nhận thức đúng đắn về giá trị xã hội và vai trò điều chỉnh của pháp luật là điều kiện cần thiết để thanh niên hình thành tình cảm và lòng tin vào pháp luật. Tri thức pháp luật còn giúp thanh niên tự đánh giá, đối chiếu hành vi của mình với các chuẩn mực pháp luật. Thực tế đã chứng minh, nếu thanh niên thiếu hiểu biết pháp luật thì sẽ thiếu phương hướng trong hành vi và những mục đích của việc xây dựng ý thức pháp luật không đạt được. Thanh niên là lớp người trẻ, kiến thức về mọi mặt còn khiêm tốn, rất cần được trang bị những tri thức pháp luật cần thiết, phục vụ xử lý thông tin, xử lý tình huống và vận dụng pháp luật trong giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn. Thứ hai, việc xây dựng ý thức pháp luật giúp thanh niên từng bước hình thành tình cảm và niềm tin đối với pháp luật (mục đích cảm xúc), thúc đẩy các hành vi hợp pháp của thanh niên. Điều đó rất quan trọng, vì nếu có tri thức pháp luật mà không có tình cảm tôn trọng và niềm tin vào pháp luật, tin vào các cơ quan bảo vệ pháp luật, thì thanh niên rất dễ có hành vi xử sự sai lệch so với chuẩn mực xã hội, chuẩn mực pháp luật. Như vậy, cùng với các hoạt động phong trào của Đoàn, giáo dục chính trị, tư tưởng toàn diện cho thanh niên, thì việc giáo dục pháp luật sẽ đề cao tình cảm công bằng, trách
  • 32. 22 nhiệm, tình cảm pháp luật cho thanh niên, giúp thanh niên xác định các tiêu chí đánh giá tính công bằng của pháp luật, biết đối xử với người khác và chính mình, với các tiêu chuẩn công bằng, thể hiện qua việc thực hiện các chuẩn mực, các quy phạm pháp luật; hình thành ý thức về quyền và nghĩa vụ pháp lý của người công dân - thanh niên và hoàn thành các nghĩa vụ đó trong mối quan hệ với các chủ thể khác. Đồng thời, giáo dục tình cảm trách nhiệm, xây dựng ý thức tuân thủ pháp luật ở mọi nơi, mọi lúc, biết phê phán, đấu tranh với các biểu hiện coi thường pháp luật, hành vi vi phạm pháp luật, bênh vực lẽ phải, có thái độ đúng đắn đối với pháp luật. Có được tình cảm đó, thanh niên sẽ có lòng tin vững chắc vào sự cần thiết tuân theo pháp luật, có những hành vi nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật. Thứ ba, xây dựng ý thức pháp luật nhằm hình thành động cơ, hành vi và thói quen xử sự theo pháp luật cho thanh niên (mục đích hành vi). Động cơ và hành vi hợp pháp là kết quả cuối cùng của quá trình nhận thức pháp luật, đấu tranh nội tâm dưới tác động của những yếu tố tâm lý, tình cảm, lòng tin đối với pháp luật. Thói quen xử sự hợp pháp là thói quen tuân thủ các quy phạm pháp luật, thực hiện đúng đắn các quyền và nghĩa vụ pháp lý, áp dụng các tri thức pháp luật và các quy phạm pháp luật cụ thể để bảo vệ các quyền và nghĩa vụ hợp pháp của mình, của người khác, của Nhà nước và xã hội. Đó là đích đến, là mong muốn đạt được của tổ chức Đoàn trong việc xây dựng ý thức pháp luật cho thanh niên. Do đó, công tác giáo dục nhằm hình thành và xây dựng ý thức pháp luật của tổ chức Đoàn thúc đẩy việc rèn luyện các hành vi đạo đức, phát triển và củng cố các thói quen ứng xử theo pháp luật, từng bước hình thành ý thức tự giác và nhu cầu thực hiện pháp luật đúng đắn trong thanh niên. Việc xác định mục đích, ý nghĩa của xây dựng ý thức pháp luật có ý nghĩa hết sức quan trọng trong lý luận và thực tiễn của quá trình xây dựng ý
  • 33. 23 thức pháp luật cho thanh niên. Sự phân chia các mục đích, ý nghĩa đó cũng chỉ mang tính tương đối, giữa chúng có mối quan hệ qua lại trong mối liên hệ thống nhất, từ tri thức pháp luật đến tính tự giác, từ tính tự giác đến tính tích cực, từ tính tích cực đến thói quen xử sự theo pháp luật của thanh niên. Ngược lại, khi có thói quen xử sự theo pháp luật thì lòng tin, tình cảm pháp luật lại được củng cố. Do đó, khi tiến hành xây dựng ý thức pháp luật cho thanh niên phải hướng vào cả ba mục đích trên. Có thể nói, việc xây dựng ý thức pháp luật cho thanh niên của tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng, nhằm không ngừng nâng cao nhận thức về mọi mặt cho thanh niên, hình thành và bồi dưỡng tình cảm của thanh niên đối với pháp luật, nắm vững phương thức chấp hành pháp luật, đảm bảo hành trang và kiến thức pháp luật cần thiết cho việc thực thi, sử dụng và tuân thủ pháp luật, góp phần củng cố và tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. 1.1.4. Khái niệm, cấu trúc của ý thức pháp luật 1.1.4.1. Khái niệm ý thức pháp luật Ý thức pháp luật là một trong những vấn đề cơ bản, đa dạng và phức tạp của đời sống xã hội. Ý thức pháp luật xuất hiện cùng với sự ra đời của nhà nước và pháp luật, phản ánh trực tiếp các quan hệ kinh tế của xã hội. Nó là sản phẩm của quá trình phát triển của xã hội, chịu sự ảnh hưởng sâu sắc của các hệ tư tưởng, quan điểm và quan niệm trong xã hội. Vấn đề ý thức pháp luật được quan tâm nghiên cứu từ nhiều góc độ khác nhau như triết học, luật học, xã hội học, tâm lý học… Mặc dù còn những điều phải bàn khi nói đến ý thức pháp luật, nhưng đa số các nhà nghiên cứu đều cho rằng: "Ý thức pháp luật là một hình thái ý thức xã hội, toàn bộ các tư
  • 34. 24 tưởng, quan điểm của một giai cấp về bản chất và vai trò của pháp luật, về quyền và nghĩa vụ của Nhà nước, các tổ chức xã hội và công dân, về tính hợp pháp hay không hợp pháp của hành vi con người trong xã hội" [15, tr. 588]. Có thể coi ý thức pháp luật là một hình thái ý thức xã hội là vì theo quan điểm duy vật về lịch sử thì tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội. C.Mác viết: "Không phải ý thức của con người quyết định tồn tại của họ; trái lại, tồn tại xã hội của họ quyết định ý thức của họ". Ý thức pháp luật được hình thành xuất phát từ những điều kiện kinh tế, vật chất nhất định của xã hội; phản ánh những điều kiện vật chất nhất định và chịu sự chi phối của chính những điều kiện vật chất đó. Ý thức pháp luật và ý thức xã hội là sự thể hiện mối quan hệ giữa cái riêng và cái chung. Ý thức xã hội được biểu hiện dưới nhiều hình thái ý thức cụ thể, phản ánh nhiều mặt, nhiều khía cạnh của đời sống xã hội như ý thức chính trị, ý thức pháp luật, đạo đức, ý thức văn hóa, ý thức tôn giáo… Mỗi hình thái ý thức xã hội nêu trên có nguồn gốc chung là đời sống vật chất của xã hội, phản ánh tồn tại xã hội, chúng có quan hệ chặt chẽ với nhau và tác động ảnh hưởng lẫn nhau. Ph.Ăngghen viết: "Sự phát triển về mặt chính trị, pháp luật, triết học, tôn giáo, văn học nghệ thuật… dựa vào sự phát triển kinh tế. Nhưng tất cả những sự phát triển đó đều tác động lẫn nhau và cũng tác động đến cơ sở kinh tế". Trong thực tế không có học thuyết, tư tưởng nào về chính trị, pháp luật, đạo đức, văn hóa…lại không chịu ảnh hưởng ở một thế giới quan, một phương pháp luận nhất định của một trào lưu triết học nào đấy. Trong nghiên cứu lý luận cũng như trong thực tế xã hội đã có nhiều quan niệm về ý thức pháp luật, sự khác nhau rõ nhất giữa các quan niệm là hình thức thể hiện và nội hàm của các quan niệm đó.
  • 35. 25 Theo quan niệm thông thường của một số người thì ý thức pháp luật chính là ý thức chấp hành những quy định pháp luật của con người. Vì thế, khi đánh giá ý thức pháp luật của một tập thể, cá nhân nào đó người ta thường so sánh giữa hành vi chấp hành của những đối tượng đó với yêu cầu của những quy định trong văn bản pháp luật để đánh giá ý thức pháp luật cao hay thấp; tốt hay kém của ho. Quan niệm này đồng nhất ý thức pháp luật với một hình thức biểu hiện cụ thể của nó, như vậy sẽ quá hẹp, thiếu toàn diện, chưa thể hiện rõ được bản chất,vai trò năng động, sáng tạo của ý thức pháp luật. Quan điểm thứ hai thường chỉ đề cập những yếu tố đặc trưng cơ bản nhất như chủ thế, cơ cấu, vai trò của ý thức pháp luật, đồng thời nhấn mạnh cụ thể hóa yếu tố này hoặc yếu tố khác của ý thức pháp luật. Quan điểm thứ ba đề cập đến cả nguồn gốc, mối liên hệ phổ biến, tất yếu của ý thức pháp luật với đời sống xã hội: Ý thức pháp luật là một hình thức độc lập tương đối của ý thức xã hội được quyết định bởi các nhu cầu khách quan của sự phát triển xã hội. Nó bao gồm hệ thống các tư tưởng quan điểm và quan niệm của cá nhân hoặc của các giai cấp về pháp luật, pháp chế, trật tự pháp luật và vai trò của chúng trong đời sống xã hội. Khái niệm ý thức pháp luật cũng bao gồm cả cảm giác pháp lý, những tình cảm, xúc cảm và việc đánh giá của con người về các hành vi hợp pháp và hành vi trái pháp luật, đòi hỏi của sự hiểu biết pháp luật và sự cần thiết hoàn thiện hoặc thay đổi pháp luật hiện hành. Để có nhận thức đầy đủ và toàn diện, có thể rút ra những nội dung cơ bản trong quan niệm về ý thức pháp luật như sau:
  • 36. 26 - Ý thức pháp luật là một trong những hình thái ý thức xã hội, nó có đặc tính, đặc điểm riêng đồng thời cũng có những đặc tính, đặc điểm cơ bản của ý thức xã hội, có sự tương tác với các bộ phận khác trong ý thức xã hội. - Ý thức pháp luật là sự phản ánh sáng tạo đời sống pháp luật của con người; con người nhận thức, đánh giá và thể hiện thái độ của mình trước các hiện tượng pháp luật. Vì vậy, ý thức pháp luật do đời sống pháp luật xã hội quyết định, nhưng trình độ của ý thức pháp luật phụ thuộc vào các nhân tố chủ quan của con người. - Nội dung của ý thức pháp luật là những hiểu biết pháp luật và thái độ đối với pháp luật của con người trước đời sống pháp luật xã hội bao gồm các hiện tượng pháp luật chủ yếu như hệ thống pháp luật, hành vi tuân thủ hay chống đối pháp luật, nhận thức về địa vị của con người do pháp luật thừa nhận và bảo vệ, tính công bằng, dân chủ trong các đạo luật, công tác tổ chức thi hành áp dụng pháp luật, bảo vệ pháp luật, vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội, tình trạng pháp chế… - Cơ cấu của ý thức pháp luật thể hiện đặc điểm, trình độ, mức độ nhận thức về đời sống pháp luật: nhận thức lý tính như tư tưởng, quan niệm, quan điểm, nhận thức cảm tính như tình cảm, xúc cảm, tâm trạng… của các chủ thể phản ánh như cá nhân, bộ phận hay xã hội. Như vậy, về khái niệm ý thức pháp luật, có thể sắp xếp và định nghĩa chung như sau: Ý thức pháp luật là tổng thể các học thuyết, tư tưởng, tình cảm của con người thể hiện thái độ, sự đánh giá về tính công bằng hoặc không công bằng, đúng đắn hoặc không đúng đắn của pháp luật hiện hành, pháp luật trong quá
  • 37. 27 khứ và pháp luật cần phải có, về tính hợp pháp hoặc không hợp pháp trong cách xử sự của con người, trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức, xã hội. 1.1.4.2. Đặc điểm ý thức pháp luật Với tính cách là một hình thái ý thức xã hội, ý thức pháp luật chịu sự quy định của tồn tại xã hội nhưng có tính độc lập tương đối, thể hiện: Thứ nhất, ý thức pháp luật thường lạc hậu hơn tồn tại xã hội. Thực tế đã chứng minh: tồn tại xã hội cũ mất đi nhưng ý thức nói chung trong đó có ý thức pháp luật do nó sinh ra vẫn tồn tại dai dẳng trong 1 thời gian dài. Những tàn dư của quá khứ được giữ lại đặc biệt ngoan cố trong lĩnh vực tâm lý pháp luật, nơi mà các thói quen truyền thống đóng vai trò to lớn. Ví dụ: những biểu hiện tâm lý của pháp luật phong kiến như sự thờ ơ, phủ nhận đối với pháp luật vẫn phổ biến trong xã hội ta. Thứ hai, trong những điều kiện nhất định, nhiều tư tưởng pháp luật, đặc biệt là tư tưởng pháp luật khoa học có thể vượt lên trên sự phát triển tồn tại xã hội. Nếu là tư tưởng pháp luật của giai cấp cầm quyền thì nó sẽ có cơ hội thuận lợi thể hiện thành pháp luật và tạo ra những tiến bộ trong đời sống xã hội. Thứ ba, ý thức pháp luật phản ánh tồn tại xã hội của một thời đại nào đó, song nó cũng kế thừa những yếu tố nhất định thuộc ý thức pháp luật của thời đại trước. Tất nhiên những yếu tố được kế thừa có thể là tiến bộ hoặc không tiến bộ. Thứ tư, ý thức pháp luật tác động trở lại đối với tồn tại xã hội, với ý thức chính trị, đạo đức, với các yếu tố thuộc kiến trúc thượng tầng pháp lý như nhà nước và pháp luật. Tùy thuộc vào ý thức pháp luật tiến bộ hoặc lạc hậu mà sự tác động của nó có thể là thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của các hiện tượng trên. Một trong những nhiệm vụ quan trọng của công tác giáo dục pháp
  • 38. 28 luật là phải biết phát huy mặt tích cực trong những biểu hiện của tính độc lập tương đối của ý thức pháp luật và hạn chế tới mức thấp nhất những mặt tiêu cực của biểu hiện đó. Thứ năm, ý thức pháp luật là hiện tượng mang tính giai cấp: + Thế giới quan pháp lý của 1 giai cấp nhất định được quy định bởi địa vị pháp lý của giai cấp đó trong xã hội. + Mỗi quốc gia chỉ có một hệ thống pháp luật nhưng tồn tại một số hệ thống ý thức pháp luật: có ý thức pháp luật của giai cấp thống trị, bị trị, của các tầng lớp trung gian. + Về nguyên tắc, ý thức pháp luật của giai cấp thống trị mới được phản ánh vào trong pháp luật. Ý thức pháp luật của giai cấp bị trị mâu thuẫn với ý thức pháp luật của giai cấp thống trị trong xã hội. + Trong xã hội ta, giữa giai cấp công nhân, nông dân và các tầng lớp lao động khác trong xã hội có lợi ích thống nhất với nhau về cơ bản, do đó ý thức pháp luật mang tính thống nhất cao. Nó phản ánh sự thống nhất về chính trị, tư tưởng của các giai cấp, tầng lớp trong xã hội ta. Ý thức pháp luật đã và đang được xây dựng trong xã hội ta là ý thức pháp luật xã hội chủ nghĩa, nó thể hiện và bảo vệ nền tảng kinh tế - xã hội trong thời kỳ đổi mới đất nước với cơ sở kinh tế là "nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường cớ sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa" (Điều 15, Hiến pháp năm 1992). Cơ sở đó chi phối tính chất, xu hướng phát triển của ý thức pháp luật, về cơ bản ý thức pháp luật đó thỏa mãn được nhu cầu, lợi ích của quảng đại quần chúng, của quốc gia, dân tộc Việt Nam và phù hợp với trào lưu tiến bộ xã hội. 1.1.4.3. Cơ cấu ý thức pháp luật
  • 39. 29 Cơ cấu của ý thức pháp luật được hiểu là cách thức tổ chức bên trong của ý thức pháp luật, trong đó có những nhân tố cấu thành của ý thức pháp luật vừa thống nhất, vừa tác động ảnh hưởng lẫn nhau và với các hiện tượng khác trong đời sống xã hội. Có thể xác định cơ cấu của ý thức pháp luật căn cứ vào các tiêu chí khác nhau như sau: - Căn cứ vào tính chất, nội dung: với tư cách là một hình thái ý thức xã hội, ý thức pháp luật còn thể hiện ở động cơ hành vi, tinh thần sẵn sàng thực hiện những hành vi theo yêu cầu của pháp luật. Trong đó, ý thức pháp luật bao gồm hệ tư tưởng pháp luật và tâm lý pháp luật. + Hệ tư tưởng pháp luật là tổng hợp những tư tưởng, quan điểm và học thuyết có tính chất lý luận và khoa học về pháp luật; phản ảnh về pháp luật và các hiện tượng pháp luật một cách sâu sắc, tự giác dưới dạng các khái niệm, các phạm trù khoa học. Những vấn đề lý luận và xây dựng pháp luật, giá trị xã hội và chức năng của pháp luật, sự bình đẳng của các thành viên, mối quan hệ quyền và nghĩa vụ, pháp chế trong tổ chức và hoạt động của cơ quan nhà nước... thuộc hệ tư tưởng pháp luật. Hệ tư tưởng pháp luật phản ảnh trình độ nhận thức cao, có tính hệ thống về các vấn đề có tính chất bản chất của pháp luật và các hiện tượng pháp luật trên lập trường của một giai cấp nhất định. Nó là cơ sở để sáng tạo các giá trị pháp luật, phổ biến các tư tưởng, quan điểm pháp luật tiến bộ, nhân văn trong xã hội. Đồng thời, nó cũng nền tảng góp phần làm sâu sắc thêm nội dung các phán xét đánh giá của dư luận xã hội có liên quan đến lĩnh vực pháp luật. + Tâm lý pháp luật: được hình thành một cách tự phát dưới dạng tâm trạng, xúc cảm, thái độ, tình cảm đối với pháp luật và các hiện tượng pháp lý. Những tâm trạng, thái độ, tình cảm pháp luật phần lớn được hình thành dưới
  • 40. 30 sự tác động của giao tiếp của con người, là sự biểu hiện phản ứng của con người trước các hiện tượng pháp lý. Tư tưởng pháp luật và tâm lý pháp luật có mối quan hệ biện chứng: Mức độ xúc cảm, tình cảm pháp luật của cá nhân phụ thuộc vào đạo đức và trình độ tư tưởng pháp luật. Ngược lại, sự phát triển của tư tưởng pháp luật chịu sự ảnh hưởng của tâm lý pháp luật. Tâm lý pháp luật cá nhân là tiền đề của những tư tưởng pháp luật mà cá nhân đó cần đạt tới. - Căn cứ vào mức độ và phạm vi nhận thức: ý thức pháp luật chia thành ý thức thông thường và ý thức mang tính lý luận. + Ý thức thông thường: phản ánh mối liên hệ bên ngoài, có tính chất cục bộ của hiện tượng pháp luật, chưa đi vào bản chất bên trong của hiện tượng này. Con người mang ý thức pháp luật thông thường có nghĩa là chưa có những kiến thức sâu sắc mang tính lý luận, hệ thống pháp luật nhưng đã có những hiểu biết nhất định về quy phạm pháp luật, kinh nghiệm giải quyết những vụ việc pháp lý cụ thể. + Ý thức pháp luật mang tính lý luận: tồn tại dưới dạng học thuyết, quan điểm về pháp luật. Ý thức pháp luật mang tính lý luận bao gồm những quan điểm về bản chất pháp luật, sự tác động qua lại của pháp luật với các hiện tượng xã hội khác, vai trò của cơ chế điều chỉnh pháp luật trong xã hội... - Căn cứ vào chủ thể mang ý thức pháp luật: ý thức pháp luật chia thành ý thức pháp luật xã hội; ý thức pháp luật nhóm; ý thức pháp luật cá nhân. + Ý thức pháp luật xã hội: là ý thức pháp luật của bộ phận tiên tiến đại diện cho xã hội. Ý thức pháp luật xã hội trên cơ sở khoa học cao. Ý thức pháp luật xã hội chứa đựng những khái niệm khoa học về bản chất, chức năng, vai trò, nguyên tắc... của pháp luật và được hình thành dưới sự tác động của khoa
  • 41. 31 học pháp lý. Ý thức pháp luật nhóm và cá nhân chịu ảnh hưởng to lớn của ý thức pháp luật xã hội. + Ý thức pháp luật nhóm: là những đặc điểm của nhóm xã hội. Đó là những quan điểm, nhận thức, tình cảm pháp luật của một nhóm người nhất định trong xã hội. Do giống nhau về điều kiện sống và lợi ích đã tạo cho các thành viên trong nhóm có những khái niệm, nhận thức, thái độ tương đối giống nhau đối với pháp luật. Nhóm xã hội là tập hợp người có liên hệ với nhau theo một kiểu nhất định. Nói cách khác, là sự liên kết của các cá nhân con người dựa trên địa vị xã hội, vị trí của họ, các lợi ích, nhu cầu hay sở thích… + Ý thức pháp luật cá nhân: là những khái niệm, quan điểm, tâm trạng, tình cảm pháp lý, của mỗi công dân. Ý thức pháp luật của cá nhân phản ánh những tư tưởng, quan điểm, tâm lý, tình cảm, thái độ của mỗi người về pháp luật và đối với pháp luật. Từ đó, thể hiện bằng hành vi ứng xử cụ thể theo các chuẩn mực được pháp luật quy định. Không phải ý thức pháp luật cá nhân của mọi người đều đạt tới ý thức pháp luật xã hội. Trình độ ý thức pháp luật của mỗi cá nhân có sự khác nhau. Ý thức pháp luật của cá nhân được hình thành và phát triển do sự tác động của các yếu tố xã hội như điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục… của xã hội cũng như các điều kiện, hoàn cảnh riêng của từng người, chẳng hạn môi trường sống, lao động, sức khỏe, trình độ học vấn… 1.2. HỆ THỐNG TỔ CHỨC ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY Theo quy định của Điều lệ Đoàn khóa X, 2012 – 2017, hệ thống tổ chức của Đoàn gồm 4 cấp (Trung ương; tỉnh và tương đương; huyện và tương
  • 42. 32 đương; cơ sở). Trong đó, cấp tỉnh và tương đương gồm có 67 đơn vị (63 tỉnh, thành và 4 đơn vị trực thuộc). Tính đến tháng 12 năm 2013, cả nước có có 1.642 đơn vị Đoàn cấp huyện và tương đương; 35.945 Đoàn cơ sở và chi Đoàn cơ sở với hơn 245.106 chi đoàn. 1.2.1. Đội ngũ đoàn viên Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Tính đến cuối năm 2013, tổng số đoàn viên cả nước đạt 25,382,161. Để phù hợp với quy định của Luật Thanh niên, độ tuổi xét kết nạp đoàn viên được Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ IX điều chỉnh từ 15 lên 16 tuổi. Điều đó đặt ra yêu cầu đối với tổ chức Đoàn cần phải chú trọng duy trì số lượng và nâng cao chất lượng kết nạp đoàn viên. Nâng cao chất lượng đoàn viên là bồi đắp, rèn luyện bản lĩnh chính trị, tính tiền phong gương mẫu và sức quy tụ thanh thiếu nhi của người đoàn viên. Nâng cao ý thức trách nhiệm của người đoàn viên đối với quê hương, đất nước, tổ chức Đoàn và toàn xã hội. Mỗi đoàn viên thực sự là người công dân tốt, người bạn tốt của thanh niên, tấm gương tốt của thiếu nhi, có uy tín trong mỗi tập thể thanh niên và ở cộng đồng dân cư. Chính vì vậy, để nâng cao chất lượng đoàn viên, Nghị quyết Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ X đã xác định các giải pháp cụ thể: (1) Tập trung nâng cao chất lượng đối tượng kết nạp Đoàn. (2) Khuyến khích đoàn viên, bên cạnh sinh hoạt cố định ở một tổ chức cơ sở của Đoàn được định kỳ tham gia hoạt động của Đoàn và có trách nhiệm cụ thể với công tác đoàn và phong trào thanh thiếu nhi ở địa bàn dân cư. (3) Đẩy mạnh các phong trào thi đua của Đoàn, tạo môi trường cho đoàn viên rèn luyện, đồng thời xác định giải pháp rèn luyện đoàn viên phù hợp với từng đối tượng, lĩnh vực, coi trọng rèn luyện cả về nhận thức và hành động. (4) Tiếp tục đổi mới công tác quản lý đoàn viên, thống nhất sử dụng thẻ đoàn viên trong việc tiếp nhận, chuyển sinh hoạt Đoàn và trong các hoạt động mang tính
  • 43. 33 tổ chức của Đoàn. Trong giai đoạn 2007 - 2012, các cấp bộ Đoàn đã chú trọng tập trung các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đối tượng kết nạp Đoàn, chủ động tạo nguồn, chú trọng bồi dưỡng thanh niên tiên tiến và đội viên lớn tuổi để kết nạp vào Đoàn. Chất lượng các lớp bồi dưỡng, kiểm tra nhận thức về Đoàn được từng bước nâng cao. Các cấp bộ Đoàn đã tập trung bồi dưỡng, kết nạp đoàn viên có đủ phẩm chất, giàu nhiệt huyết, tiêu biểu trong phong trào thanh niên, làm nòng cốt trong công tác tập hợp, đoàn kết thanh niên trong thời kỳ mới. Lễ kết nạp đoàn viên được tổ chức trang trọng, đồng thời tạo được không khí vui tươi, phấn khởi, tự hào cho đoàn viên mới. Bên cạnh đó, các cấp bộ Đoàn cũng đã chú trọng phát triển đoàn viên mới tại những địa bàn còn khó khăn, yếu như khu dân cư, các khu công nghiệp, khu chế xuất, trong các doanh nghiệp. Việc phát triển đoàn viên trong trường học được duy trì và tổ chức tốt hơn sau khi Ban Bí thư Trung ương Đoàn ban hành “Hướng dẫn chương trình dự bị đoàn viên và phát triển Đoàn trong trường học”. Việc tạo môi trường, hướng dẫn, bồi dưỡng, giúp đỡ đội viên, thanh niên phấn đấu trở thành đoàn viên được chú trọng. Thông qua các phong trào thi đua, các hoạt động do Đoàn tổ chức, đông đảo thanh thiếu niên đã đến với tổ chức Đoàn, rèn luyện, phấn đấu trong môi trường hoạt động của Đoàn, có những bước chuyển biến rõ nét về nhận thức và hành động. Bên cạnh đó, các cấp bộ đoàn đã triển khai nhiều giải pháp cho công tác kết nạp đoàn viên mới ở từng đối tượng, khu vực; nắm chắc thực trạng số lượng và chất lượng thanh niên ở cơ sở; phân loại, lựa chọn đối tượng theo các tiêu chuẩn kết nạp đoàn viên, phân công đoàn viên giúp đỡ thanh niên tiên tiến vào Đoàn. Vì vậy số lượng đoàn viên mới được kết nạp luôn tăng qua từng năm. Song song với việc phát triển đoàn viên, Ban Chấp hành, Ban Thường
  • 44. 34 vụ, Ban Bí thư Trung ương Đoàn đã tập trung nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đoàn viên. Xác định rèn luyện đoàn viên là giải pháp quan trọng để nâng cao chất lượng đoàn viên. Ban Thường vụ Trung ương Đoàn đã ban hành Chương trình rèn luyện đoàn viên trong thời kỳ mới gồm 5 tiêu chí rèn luyện, 10 tiêu chí hành động. Các tỉnh, thành đoàn, đoàn trực thuộc đã ban hành kế hoạch, hướng dẫn triển khai tới các Đoàn cơ sở, chi đoàn. Nhiều đơn vị đã có cách làm sáng tạo trong triển khai chương trình Rèn luyện đoàn viên theo hướng cụ thể hóa các tiêu chí phù hợp với đặc thù của địa phương, đơn vị. Nhìn chung, việc nâng độ tuổi đoàn viên có ảnh hưởng nhất định đến số lượng đoàn viên mới được kết nạp so với các năm trước, song không ảnh hưởng đến chất lượng đoàn viên. Đa số đoàn viên có lối sống lành mạnh, cần kiệm, gương mẫu trong học tập, lao động, công tác và các hoạt động xã hội; gắn bó với thanh niên; tích cực xây dựng Đoàn, Hội, thực hiện đầy đủ quyền và trách nhiệm của người đoàn viên, các quy ước của cộng đồng; tham gia xây dựng Đảng và chính quyền ở cơ sở; thể hiện tính tiền phong, gương mẫu, xung kích đi đầu của người đoàn viên thanh niên cộng sản. 1.2.2. Chất lƣợng chi đoàn, Đoàn cơ sở Tổ chức cơ sở Đoàn là nền tảng cơ sở của Đoàn, nơi tổ chức thực hiện mọi chủ trương của Đoàn, nơi rèn luyện, phấn đấu của mỗi đoàn viên và là cầu nối giữa thanh niên với tổ chức Đoàn. Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ IX xác định nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở Đoàn là nâng cao chất lượng sinh hoạt định kỳ, chất lượng hoạt động Đoàn, sức chiến đấu và năng lực tập hợp, giáo dục thanh niên ở cơ sở. Đoàn chủ trương đẩy mạnh cuộc vận động "Xây dựng chi đoàn mạnh" với các tiêu chí thích hợp cho từng khu vực. Các giải pháp cụ thể được Đại hội thống nhất triển khai gồm có: (1) Đổi mới mạnh mẽ nội dung, phương thức sinh hoạt, hoạt động chi đoàn, Đoàn cơ sở gắn với giải
  • 45. 35 quyết những vấn đề bức xúc của đoàn viên, thanh niên ở địa bàn dân cư, của cộng đồng, đơn vị. (2) Phát huy vai trò chủ thể của người đoàn viên trong mọi sinh hoạt, hoạt động của tổ chức cơ sở Đoàn, trong xây dựng và thực hiện các chủ trương công tác của Đoàn; khắc phục tình trạng hành chính hóa, hình thức và một chiều trong sinh hoạt Đoàn. (3)Thường xuyên nghiên cứu điều chỉnh và phát triển tổ chức Đoàn phù hợp với cơ chế quản lý mới. Xây dựng tổ chức Đoàn trong các đội, nhóm, câu lạc bộ thanh niên, đồng thời không ngừng mở rộng hợp lý quy mô chi đoàn, phấn đấu chi đoàn có từ 10 đoàn viên trở lên. (4) Phát huy vai trò và đề cao trách nhiệm của tổ chức cơ sở Đoàn trong tập hợp, đoàn kết thanh niên, xây dựng tổ chức Hội, chăm sóc, giáo dục, bảo vệ thiếu niên, nhi đồng, xây dựng và bảo vệ Đảng, xây dựng và bảo vệ chính quyền nhân dân. Để nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở Đoàn, các tỉnh, thành đoàn, đoàn trực thuộc đã chú trọng đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động “Xây dựng chi đoàn mạnh”, đổi mới nội dung, hình thức sinh hoạt chi đoàn. Nội dung sinh hoạt được đổi mới theo hướng ngày càng thiết thực hơn, hấp dẫn hơn, tiệm cận gần hơn đến nhu cầu, lợi ích chính đáng của đoàn viên, thanh niên, gắn sát với nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị. Chi đoàn, Đoàn cơ sở đã chủ động xây dựng chương trình công tác hằng tháng, hằng quý theo chủ đề, chủ điểm gắn với sự kiện kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, đáp ứng nhu cầu, lợi ích của đoàn viên, phù hợp với tình hình nhiệm vụ của địa phương, đơn vị. Ngoài các hình thức sinh hoạt truyền thống, đã xuất hiện nhiều hình thức sinh hoạt, hoạt động phong phú hơn. Hoạt động của chi đoàn, Đoàn cơ sở được tổ chức một cách linh hoạt cả về thời gian, địa điểm, về hình thức và loại hình hoạt động; bước đầu khắc phục được tình trạng hành chính hóa, hình thức và độc thoại một chiều trong sinh hoạt Đoàn. Tính sáng tạo, vai
  • 46. 36 trò chủ động, chủ thể của người đoàn viên trong sinh hoạt, hoạt động, trong xây dựng và thực hiện chủ trương công tác Đoàn được phát huy tích cực. Nhiều đơn vị đã xây dựng các mô hình chi đoàn điển hình có hiệu quả như “Chi đoàn bốn chủ động”, “Chi đoàn văn hoá”, “Chi đoàn nhà trọ”, “Chi đoàn 3 tiêu chí”... Hoạt động Đoàn trên địa bàn dân cư được đổi mới, sáng tạo với nhiều hình thức phong phú, phù hợp với tình hình thực tế như: đảm nhận các công trình, phần việc thanh niên, tham gia thực hiện các dự án, chương trình phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, phát triển đội thanh niên xung kích, thanh niên tình nguyện, hỗ trợ, tư vấn, tạo việc làm cho đoàn viên, giúp đỡ các gia đình chính sách, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật... Các hoạt động phối hợp giữa tổ chức Đoàn trong các cơ quan, doanh nghiệp, trường học, đơn vị lực lượng vũ trang với tổ chức Đoàn trên địa bàn dân cư, các hoạt động giao lưu kết nghĩa giữa các cơ sở Đoàn được tăng cường. Nhiều tỉnh, thành đoàn đã xây dựng kế hoạch thành lập mới tổ chức Đoàn ở những đơn vị, địa bàn chưa có tổ chức Đoàn theo phương châm: ở đâu có thanh niên, ở đó có hoạt động của thanh niên do Đoàn tổ chức. Việc xây dựng tổ chức Đoàn trong các đội, nhóm, câu lạc bộ thanh niên được đẩy mạnh; quy mô chi đoàn được mở rộng hợp lý. Việc thành lập mới tổ chức Đoàn ở một số đơn vị, địa bàn; xây dựng tổ chức Đoàn từ các đội, nhóm, câu lạc bộ thanh niên; sắp xếp tổ chức bộ máy Đoàn khối, Đoàn ngành, Đoàn ở những đơn vị đặc thù đã được nghiên cứu, bước đầu có những giải pháp điều chỉnh. Trung ương Đoàn đã chỉ đạo các cấp bộ Đoàn đẩy mạnh phát triển tổ chức Đoàn, Hội trong các khu vực đặc thù, khu công nghiệp, khu chế xuất, trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; đầu tư phát triển tổ chức Đoàn và nâng cao chất lượng hoạt động Đoàn
  • 47. 37 trong các khu nhà trọ, khu tập thể công nhân lao động, trên địa bàn dân cư; trong các trường tư thục, các trường quốc tế và các trường liên kết, liên doanh với nước ngoài; xây dựng mô hình tổ chức và hoạt động Đoàn trong các trường đào tạo tín chỉ... 1.2.3. Đội ngũ cán bộ Đoàn đáp ứng yêu cầu của công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi trong giai đoạn hiện nay Hiện nay, cán bộ Đoàn chuyên trách các cấp có 5058 đồng chí, trong đó: cấp trung ương có 125 cán bộ; cấp tỉnh có 1185 đồng chí; cấp huyện có 2816 đồng chí; cấp xã có 1057 đồng chí. Công tác cán bộ Đoàn thời gian qua có nhiều điểm mới. Quy chế cán bộ Đoàn được Ban Bí thư Trung ương Đảng ban hành ngày 08/02/2010 đã đáp ứng mong đợi của đội ngũ cán bộ Đoàn; tạo thuận lợi từng bước “chuẩn hóa” cán bộ Đoàn trong toàn quốc; “trẻ hóa” độ tuổi cán bộ Đoàn. Căn cứ Quy chế cán bộ Đoàn, Trung ương Đoàn và nhiều tỉnh, thành đoàn, đoàn trực thuộc đã ban hành Quy định tiêu chuẩn cán bộ và các chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý, tạo điều kiện luân chuyển cán bộ hết tuổi Đoàn. Đồng thời thu hút cán bộ trẻ có năng lực tham gia công tác Đoàn. Nhiều tỉnh, thành đoàn, đoàn trực thuộc đã tham mưu cho cấp ủy ban hành Quy định cán bộ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh của tỉnh và Đề án tạo nguồn cán bộ Đoàn theo từng giai đoạn. Bước đầu, tác động của Quy chế cán bộ đoàn đã có tác dụng tích cực đối với đội ngũ cán bộ Đoàn nói chung. Bên cạnh đó, công tác tuyển chọn, rà soát, quy hoạch, sắp xếp luân chuyển cán bộ tiếp tục được chú trọng và triển khai đồng bộ. Trong tuyển chọn cán bộ, các cấp bộ đoàn đã chú trọng tới đội ngũ cán bộ có nhiệt huyết, hiểu biết về phong trào, có kinh nghiệm thực tiễn và đảm bảo các yêu cầu, tiêu chuẩn theo quy định. Nhiều đơn vị đã thu hút được những thanh niên tiên tiến, có uy tín và tiêu biểu trong thanh niên về công tác. Trong công tác quy hoạch, bố trí, sắp xếp cán bộ, Trung ương Đoàn, các cấp bộ đoàn đã chủ
  • 48. 38 động thực hiện chủ trương luân chuyển cán bộ, coi luân chuyển cán bộ như một khâu đột phá trong việc đào tạo thực tiễn cho đội ngũ cán bộ và tăng cường cán bộ cho những địa phương, đơn vị khó khăn. Chủ trương này đã được kiểm nghiệm từ thực tiễn và cho thấy tính khả thi, hiệu quả. Đại đa số cán bộ Đoàn được luân chuyển, đào tạo đều phát huy tốt năng lực, sở trường, kinh nghiệm và nhanh chóng trưởng thành. Gắn với công tác quy hoạch, các đơn vị đã tiến hành khảo sát, phân tích thực trạng đội ngũ cán bộ Đoàn các cấp, từ đó có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng phù hợp để góp phần nâng cao chất lượng cán bộ, đảm bảo tiêu chuẩn đáp ứng yêu cầu công tác. Việc tham mưu cơ chế, chính sách và luân chuyển cán bộ Đoàn trưởng thành được chú trọng thực hiện. Nhiều cán bộ Đoàn đã được cấp ủy, chính quyền các cấp tín nhiệm, tiếp nhận và bổ nhiệm giữ những vị trí quan trọng trong địa phương, đơn vị. Hàng năm, đội ngũ cán bộ Đoàn đều được bồi dưỡng ngắn hạn về kỹ năng, nghiệp vụ và phương pháp công tác. Cán bộ Đoàn chuyên trách cấp huyện, cấp tỉnh trong nhiệm kỳ đều được tập huấn qua các lớp đào tạo bồi dưỡng về nghiệp vụ công tác thanh vận hoặc lý luận chính trị do Trung ương Đoàn và các địa phương phối hợp tổ chức theo chuyên đề, theo khối, theo lĩnh vực, theo nguyện vọng. Kết luận chƣơng I Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận về thanh niên và yêu cầu về việc xây dựng ý thức pháp luật cho thanh niên, trong Chương I, tác giả đã tập trung làm rõ khái niệm về thanh niên; vị trí, vai trò của thanh niên; khái niệm về ý thức pháp luật và đánh giá chung về thực trạng ý thức pháp luật của
  • 49. 39 thanh niên hiện nay. Những vấn đề lý luận được trình bày ở Chương I là cơ sở để phân tích, đánh giá thực trạng về vai trò và nhiệm vụ của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đối với thanh niên trong xây dựng ý thức pháp luật cho thanh niên ở Việt Nam hiện nay.
  • 50. 40 CHƢƠNG II. THỰC TRẠNG VỀ VAI TRÒ VÀ NHIỆM VỤ CỦA ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH ĐỐI VỚI THANH NIÊN TRONG XÂY DỰNG Ý THỨC PHÁP LUẬT CHO THANH NIÊN 2.1. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG Ý THỨC PHÁP LUẬT CỦA THANH NIÊN Đa số thanh niên Việt Nam hiện nay là người có đạo đức, nhân cách, tri thức, sức khỏe, tư duy năng động; tiếp nối truyền thống của Đảng và dân tộc, nêu cao lòng yêu nước, ý thức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa; không ngại khó khăn, gian khổ, tình nguyện vì cộng đồng; có trách nhiệm với gia đình, xã hội; có ý chí vươn lên trong học tập, lao động, lập thân, lập nghiệp, làm giàu chính đáng, quyết tâm đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu; tin tưởng và mong muốn được cống hiến cho đất nước, có việc làm, thu nhập ổn định, đời sống văn hoá tinh thần lành mạnh, phong phú, môi trường sống an toàn. Đại đa số thanh niên luôn gương mẫu chấp hành chỉ thị, nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và tương lai phát triển của đất nước. Thanh niên không chỉ quan tâm đến những vấn đề liên quan trực tiếp đến đời sống và sinh hoạt của thanh niên; những vấn đề liên quan đến kinh tế - xã hội của đất nước cũng được thanh niên quan tâm. Kết quả kháo sát năm 2012 cho thấy, sự quan tâm của thanh niên tập trung chủ yếu các vấn đề [41], cụ thể như sau: - Chưa có việc làm, nghề nghiệp 82,3% - Vấn đề học tập của thanh niên 65,6% - Vấn đề ô nhiễm môi trường 62,0% - Điều kiện sống và làm việc 59,5%
  • 51. 41 - Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm 59,3% - Vấn đề giải trí (thể thao, du lịch…) 55,9% - Tệ nạn xã hội 55,4% - Tình yêu hôn nhân, gia đình 50,7% - Tình hình vi phạm pháp luật 47,3% - Sự ổn định xã hội 44,5% 2.1.1. Hiểu biết pháp luật của thanh niên Bên cạnh đại đa số thanh niên là những người có tri thức, có đạo đức, tuân thủ pháp luận thì hiện nay, tình trạng thiếu hiểu biết về pháp luật của thanh niên vẫn còn tồn tại do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có nguyên nhân từ việc giáo dục ý thức pháp luật cho thanh niên của gia đình, nhà trường, các tổ chức khác của xã hội chưa thực sự phát huy được vai trò mạnh mẽ, chưa sâu sát để nắm được tình hình diễn biến về tâm lý của lứa tuổi thanh niên trong từng giai đoạn khác nhau. Mặt khác, thanh niên chưa tạo được thói quen thực hiện quyền và nghĩa vụ pháp lý, sử dụng những quyền và nghĩa vụ pháp lý đó trong việc bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình dẫn đến dễ bị người khác lợi dụng, lạm dụng gây thua thiệt cho chính bản thân. Rất nhiều vụ bạo hành, lạm dụng sức lao động, lôi kéo dụ dỗ thanh niên vi phạm pháp luật mà chính bản thân thanh niên do không có thông tin về pháp luật đã không ý thức được, không tự bảo vệ được chính bản thân hoặc vi phạm pháp luật. Nhìn chung, kiến thứ c pháp luâ ̣t về mọi mặt của thanh thiếu niên còn thấp, thiếu hê ̣thống. Theo thống kê của cơ quan chức năng, từ năm 2007 - 2011, toàn quốc có 50.170 vụ phạm tội hình sự do thanh, thiếu niên gây ra. Xét theo từng năm thì số vụ phạm tội hình sự do thanh thiếu niên thực hiện chiếm tỷ lệ 21-23%.
  • 52. 42 Bảng 2.4: Số vụ thanh thiếu niên phạm pháp hình sự từ năm 2007- 2011 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Tổng số vụ phạm pháp hình sự 50.878 53.594 50.963 48.836 49.393 Tổng số vụ phạm pháp hình sự do TTN thực hiện 11.748 12.310 11.316 10.305 10.491 Tỷ lệ % 23.0 22.9 22.2 21.1 21.2 Qua số liệu của Bộ Công an cho thấy, tội phạm do thanh thiếu niên thực hiện thời gian vừa qua chủ yếu tập trung vào tội ít nghiêm trọng, chiếm tỷ lệ không cao so với các chủ thể tội phạm khác. Cụ thể như các tội: gây rối trật tự công cộng (6.870 vụ/ 9.768 đối tượng, chiếm tỷ lệ 12,25% tổng số vụ); trộm cắp tài sản (23.812 vụ/ 33.010 đối tượng, chiếm 42,4% tổng số vụ); án đặc biệt nghiêm trọng do thanh thiếu niên thực hiện chiếm tỷ lệ thấp nhất (781 vụ/ 1.097 đối tượng, chiếm 1,4% tổng số vụ). Tội phạm, vi phạm pháp luật do thanh thiếu niên là người chưa thành niên thực hiện (trong độ tuổi từ 16 đến dưới 18 tuổi) chiếm tỷ lệ cao nhất so với các đối tượng thanh niên khác (có 50.712 đối tượng, chiếm 58,2% tổng số vụ). Đối tượng thanh thiếu niên vi phạm pháp luật lần đầu chiếm tỷ lệ cao (chiếm 55,2%). 2.1.2. Nhận thức về pháp luật của thanh niên