SlideShare a Scribd company logo
1 of 68
TRƢỜNG ĐẠI HỌC THƢƠNG MẠI
KHOA KINH TẾ - LUẬT
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI: CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG THÔN
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐIỆN BIÊN PHỦ
NGÀNH ĐÀO TẠO: KINH TẾ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
NHẬN VIẾT THUÊ KHOÁ LUẬN
ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ : 0917.193.864
WEBSITE: VIETKHOALUAN.COM
Giảng viên hƣớng dẫn
Hà Nội – 2022
i
TÓM LƢỢC
Khóa luận này nghiên cứu về chính sách phát triển kinh tế nông thôn trên địa bàn
thành phố Điện Biên Phủ. Trong đó, khóa luận sẽ tập trung nghiên cứu, làm rõ một số vấn
đề sau:
- Bổ sung lý luận về kinh tế nông thôn, chính sách phát triển kinh tế nông thôn của
một địa phương cấp huyện, các tiêu chí đánh giá chính sách trong tình hình hiện nay.
- Phân tích, đánh giá thực trạng chính sách phát triển kinh tế nông thôn trên địa bàn
thành phố Điện Biên Phủ giai đoạn 2017 - 2021 dựa trên nguồn số liệu thứ cấp do các cơ
quan quản lý nhà nước cung cấp (sinh viên không thể điều tra trực tiếp do vấn đề dịch
bệnh) để nhận thức một cách khách quan những thuận lợi, khó khăn, thành tựu và bất cập,
nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế của chính sách phát triển kinh tế nông thôn, đồng
thời rút ra bài học từ kinh nghiệm thực tiễn của các tỉnh, thành phố đã nghiên cứu.
- Đưa ra các kiến nghị, các nhóm giải pháp trên cơ sở cập nhật bối cảnh và yêu cầu
đối với chính sách trong tình hình mới, giúp chính quyền thành phố Điện Biên Phủ lựa
chọn, áp dụng để hoàn thiện chính sách phát triển kinh tế nông thôn trên địa bàn giai đoạn
2022 - 2025 và những năm tiếp theo, đồng thời tạo nền tảng, cơ sở để mở rộng, áp dụng
cho các địa phương khác khi điều kiến cho phép.
ii
LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới người hướng dẫn khoa học của
em, Tiến sĩ Vũ Tam Hòa về sự hướng dẫn tận tình, sự kiên nhẫn và sự hỗ trợ về phương
pháp khoa học và cách thức thực hiện các nội dung của đề tài trong suốt quá trình em viết
khóa luận. Sự hướng dẫn của thầy đã khuyến khích em hoàn thiện nghiên cứu để phát huy
hết khả năng của mình.
Thứ hai, em muốn gửi lời cảm ơn đến các thầy, cô giáo Trường Đại học Thương mại vì
đã truyền đạt cho em những kiến thức quý báu trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Thứ ba, em xin trân trọng cảm ơn Lãnh đạo Phòng kinh tế thành phố Điện Biên Phủ và
các phòng chuyên môn Quản lý Nông nghiệp, Kế hoạch tổng hợp đã tạo điều kiện cho em
trong việc thu thập số liệu cũng như cung cấp tài liệu liên quan đến nội dung khóa luận.
Thứ tư, em xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã luôn động viên, khích lệ và tạo
mọi điều kiện để em hoàn thành khóa luận này .
Cuối cùng, trong quá trình nghiên cứu, bản thân đã nỗ lực hết sức để hoàn thành bài
luận. Tuy nhiên, quá trình thực hiện sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận
được ý kiến đóng góp của quý thầy, cô và các bạn để em hiểu biết hơn trong lĩnh vực này
cũng như hoàn thiện đề tài khóa luận của mình.
Xin chân thành cảm ơn !
Sinh viên thực hiện
Phùng Thị Huyền Trang
iii
MỤC LỤC
TÓM LƢỢC .......................................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN.....................................................................................................................ii
MỤC LỤC..........................................................................................................................iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT............................................................................................vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU ..............................................................................................vii
PHẦN MỞ ĐẦU................................................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài................................................................................................. 1
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu.................................................................................... 2
3. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................................... 5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................................. 6
5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................... 6
6. Kết cấu của khóa luận.................................................................................................... 7
CHƢƠNG 1: MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH
TẾ NÔNG THÔN............................................................................................................... 8
1.1. Một số khái niệm cơ bản về kinh tế nông thôn và chính sách kinh tế nông thôn.......... 8
1.1.1. Kinh tế nông thôn...................................................................................................... 8
1.1.2. Chính sách phát triển kinh tế nông thôn.................................................................... 9
1.2. Nội dung chính sách phát triển kinh tế nông thôn của một địa phương...................... 10
1.2.1. Chính sách đất đai phục vụ sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ nông
thôn 10
1.2.2. Chính sách chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi có giá trị kinhtế cao ................ 11
1.2.3. Chính sách đầu tư và hỗ trợ vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh ở khu vực nông
thôn 11
1.2.4. Chính sách phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn........................................................ 12
1.2.5. Chính sách đào tạo nghề và tạo việc làm cho lao độngnông thôn.......................... 13
1.2.6. Các tiêu chí đánh giá chính sách phát triển kinh tế nông thôn................................ 14
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách phát triển kinh tế nông thôn............................ 16
1.3.1. Các yếu tố khách quan ............................................................................................ 16
1.3.2. Các yếu tố chủ quan ................................................................................................ 17
iv
1.4. Kinh nghiệm chính sách phát triển kinh tế nông thôn ở một số địa phương và bài học
cho thành phố Điện Biên Phủ............................................................................................. 17
1.4.1. Kinh nghiệm của Nam Định.................................................................................... 17
1.4.2. Kinh nghiệm của Thái Bình .................................................................................... 18
1.4.3. Bài học cho Điện Biên Phủ ..................................................................................... 19
CHƢƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH
TẾ NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐIỆN BIÊN PHỦ ...................... 21
2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội và thực trạng phát triển
kinh tế nông thôn của thành phố Điện Biên Phủ................................................................ 21
2.1.1. Điều kiện tự nhiên................................................................................................... 21
2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội nông thôn của thành phố Điện Biên Phủ....................... 22
2.1.3. Thực trạng phát triển kinh tế nông thôn của thành phố Điện Biên Phủ giai đoạn
2017 – 2021........................................................................................................................ 23
2.2. Thực trạng chính sách phát triển kinh tế nông thôn ở thành phố Điện Biên Phủ ....... 27
2.2.1. Chính sách đất đai phục vụ sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ nông
thôn 27
2.2.2. Chính sách chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi có giá trị kinhtế cao ................ 29
2.2.3. Chính sách đầu tư và hỗ trợ vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh ở khu vực nông
thôn 31
2.2.4. Chính sách phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn........................................................ 34
2.2.5. Chính sách đào tạo nghề và tạo việc làm cho lao độngnông thôn.......................... 37
2.3. Đánh giá về chính sách phát triển kinh tế nông thôn của thành phố Điện Biên Phủ. 39
2.2.1. Ưu điểm................................................................................................................... 39
2.2.2. Hạn chế.................................................................................................................... 41
2.2.3. Nguyên nhân hạn chế .............................................................................................. 42
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN
KINH TẾ NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐIỆN BIÊN PHỦ........... 45
3.1. Quan điểm, mục tiêu và định hướng phát triển kinh tế nông thôn của thành phố Điện
Biên Phủ đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.............................................................. 45
3.1.1. Quan điểm phát triển kinh tế nông thôn của thành phố Điện Biên Phủ.................. 45
3.1.2. Mục tiêu phát triển kinh tế nông thôn của thành phố Điện Biên Phủ ..................... 46
v
3.1.3. Định hướng phát triển kinh tế nông thôn của thành phố Điện Biên Phủ đến năm
2025, tầm nhìn 2030........................................................................................................... 47
3.2. Một số giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển kinh tế nông thôn trên địa bàn thành
phố Điện Biên Phủ đến năm 2025, tầm nhìn 2030. ........................................................... 49
3.2.1. Giải pháp hoàn thiện chính sách đất đai phục vụ sản xuất nông nghiệp, công nghiệp
và dịch vụ nông thôn .......................................................................................................... 49
3.2.2. Giải pháp hoàn thiện chính sách chuyển đổi cơ cấu vật nuôi, cây trồng có giá trị
kinh tế cao .......................................................................................................................... 51
3.2.3. Giải pháp hoàn thiện chính sách đầu tư và hỗ trợ vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh
ở khu vực nông thôn........................................................................................................... 52
3.2.4. Giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn...................... 53
3.2.5. Giải pháp hoàn thiện chính sách đào tạo nghề và tạo việc làm cho lao động nông
thôn 55
3.3. Một số kiến nghị .......................................................................................................... 55
3.3.1. Đối với Chính phủ................................................................................................... 55
3.3.2. Đối với các Bộ, ngành liên quan ............................................................................. 56
3.3.3. Đối với tỉnh Điện Biên ............................................................................................ 57
KẾT LUẬN....................................................................................................................... 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO
vi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT TỪ VIẾT TẮT CHỮ VIẾT ĐẦY ĐỦ TIẾNG VIỆT
1 CCKT Cơ cấu kinh tế
2 CCKTNT Cơ cấu kinh tế nông thôn
3 CN Công nghiệp
4 CNH – HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
5 CP Chính phủ
6 CTMTQG Chương trình mục tiêu quốc gia
7 DĐĐT Dồn điền đổi thửa
8 DN Doanh nghiệp
9 DV Dịch vụ
10 GCN Giấy chứng nhận
11 GDP Tổng sản phẩm quốc nội
12 GRDP Tổng sản phẩm bình quân trên địa bàn
13 GTSX Giá trị sản xuất
14 HĐND Hội đồng nhân dân
15 HTX Hợp tác xã
16 KHCN Khoa học công nghệ
17 KHKT Khoa học kỹ thuật
18 KTNT Kinh tế nông thôn
19 KVNT Khu vực nông thôn
20 LĐNT Lao động nông thôn
21 NĐ Nghị định
22 NHNN Ngân hàng nhà nước
23 NN Nông nghiệp
24 NQ Nghị quyết
25 NSNN Ngân sách nhà nước
26 NT Nông thôn
27 NTM Nông thôn mới
28 ODA Hỗ trợ Phát triển chính thức
29 QĐ Quyết định
30 SXNN Sản xuất nông nghiệp
31 TCTD Tổ chức tín dụng
32 TT Thông tư
33 TTg Thủ tướng
34 TU Thành ủy
35 TW Trung ương
36 UBND Ủy ban nhân dân
vii
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Cơ cấu (%) GTSX ngành Nông – lâm – thủy sản KVNT của thành phố
Điện Biên Phủ giai đoạn 2017 – 2021 .............................................................................24
Bảng 2.2: Cơ cấu (%) GTSX ngành công nghiệp – xây dựng KVNT của thành phố
Điện Biên Phủ giai đoạn 2017 – 2021 .............................................................................25
Bảng 2.3: Cơ cấu (%) GTSX ngành dịch vụ KVNT của thành phố Điện Biên Phủ
giai đoạn 2017 – 2021 ....................................................................................................... 26
Bảng 3.1: Dự báo một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội khu vực nông thôn của thành phố
Điện Biên Phủ giai đoạn 2021 – 2025 .............................................................................46
Biểu đồ 2.1: Cơ cấu (%) GTSX theo ngành kinh tế KVNT của thành phố Điện Biên
Phủ giai đoạn 2017-2021................................................................................................ 23
Biểu đồ 2.2: Hệ thống đƣờng giao thông nông thôn cấp xã của thành phố Điện Biên
Phủ năm 2016, 2021 .........................................................................................................37
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sau hơn 30 năm đổi mới, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách
nhằm phát triển kinh tế. Trong đó, kinh tế nông thôn (KTNT) là một khu vực kinh tế quan
trọng trong nền kinh tế quốc dân. Phát triển kinh tế nông thôn và nâng cao đời sống của
nông dân được coi là cơ sở để đảm bảo ôn định chính trị, an ninh xã hội, phát triển bền
vững, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, là nền tảng để đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH đất
nước.
Đại hội XIII của Đảng đã nói đến các vấn đề liên quan đến phát triển nông nghiệp Việt
Nam và phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Theo đó, tái cơ cấu nông
nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới (Đại hội XII); phát triển nông nghiệp theo hướng
hiện đại, hội nhập quốc tế; chuyển đổi “Tư duy sản xuất nông nghiệp” sang “Tư duy kinh
tế nông nghiệp”; phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi là những nhiệm
vụ trọng tâm của phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn hiện nay.
Thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên thuộc khu vực miền núi phía bắc Việt Nam.
Trong những năm qua, việc triển khai và thực hiện các chủ trương, chính sách phát triển
kinh tế nông thôn đã góp phần làm ổn định cuộc sống của người dân nông thôn nơi này.
Trong giai đoạn 2015 – 2020, khi bối cảnh thế giới và trong nước diễn biến phức tạp, có
nhiều thuận lợi khó khăn đan xen, Đảng bộ và Nhân dân các dân tộc thành phố Điện Biên
Phủ nói riêng, tỉnh Điện Biên nói chung đã đoàn kết, thống nhất, nỗ lực phấn đấu vượt
qua khó khăn, thách thức để đạt được những kết quả nổi bật về phát triển kinh tế (trong đó
có kinh tế nông thôn). Kinh tế thành phố Điện Biên Phủ tăng trưởng và phát triển với tốc
độ tốt, tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân giai đoạn 2015 – 2020 ước đạt 6,6%/năm,
tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) năm 2020 ước đạt 9.426,3 tỷ đồng, tăng 1,74 lần so
với năm 2015, đạt mục tiêu nghị quyết đại hội đề ra. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch
theo hướng tích cực, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp – lâm nghiệp – thủy sản, tăng tỷ
trọng ngành công nghiệp – xây dựng và ngành dịch vụ. Ngành nông – lâm nghiệp được
tái cơ cấu theo hướng nâng cao giá trị sản phẩm, trọng tâm là tổ chức lại sản xuất, ứng
dụng khoa học công nghệ, thực hiện chủ trương chuyển đổi diện tích cây lương thực và
các loại cây trồng kém hiệu quả khác sang trồng cây ăn quả trên đất dốc đem lại hiểu
quản kinh tế cao. Vùng có lợi thế trồng cây công nghiệp lâu ngày (cà phê, cao, chè…) tiếp
tục được duy trì và khai thác, qua đó đã giải quyết được nhiều việc làm cho lao động nông
2
thôn, tăng thu nhập, cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động,
góp phần giảm nghèo bền vững.
Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm, chính sách phát triển kinh tế nông thôn của thành
phố Điện Biên Phủ vẫn còn nhiều hạn chế như: chính sách đất đai phục vụ sản xuất nông
nghiệp, công nghiệp, dịch vụ của thành phố vẫn còn bất cập trong việc thực hiện thủ tục
hành chính về chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp,
tình trạng sử dụng đất không đúng mục đích; trong thực hiện CTMTQG xây dựng NTM,
quy hoạch phát triển kinh tế nông thôn chưa đạt yêu cầu, chậm tiến độ, chất lượng không
cao; chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đổi mới hình thức sản xuất chậm; kết cấu hạ tầng kinh
tế - xã hội còn yếu kém… Những hạn chế trên cho thấy, các chính sách phát triển kinh tế
nông thôn mà thành phố đang áp dụng chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế nông
thôn của thành phố cũng như chưa thực sự phù hợp và đem lại hiệu quả cao.
Vì vậy, để giải quyết những hạn chế, khó khăn trong việc thực hiện các chính sách phát
triển KTNT trên địa bàn thành phố Điện Biên Phủ trong giai đoạn tới, cần phải có sự điều
chỉnh, hoàn thiện chính sách sao cho phù hợp với điều kiện thực tế và mong muốn của
người dân nông thôn. Việc nghiên cứu về lý luận và kinh nghiệm thực tiễn của các chính
sách đã và đang được áp dụng của thành phố Điện Biên Phủ là vô cùng cần thiết và có ý
nghĩa. Vì lẽ đó, em chọn đề tài “Chính sách phát triển kinh tế nông thôn trên địa bàn
thành phố Điện Biên Phủ” là đề tài nghiên cứu cho khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Nguyễn Cao Chương (2017), “Phát triển kinh tế nông thôn tỉnh Quảng Bình trong quá
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, Luận văn thạc sĩ, Học Viện Chính Trị Quốc Gia Hồ
Chí Minh. Nội dung của đề tài nhằm đúc kết cơ sở lý luận về phát triển KTNT, luận văn
phân tích đánh giá thực trạng KTNT của tỉnh Quảng Bình. Năm 2017 trong cả ba khu
vực, chỉ có khu vực công nghiệp - xây dựng duy trì được tốc độ tăng trưởng như năm
trước, còn lại khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản và khu vực dịch vụ đạt tốc độ tăng
trưởng thấp Khu vực nông, làm nghiệp và thủy sản. Cây lúa cơ bản được mùa, giá sản
phẩm chăn nuôi tăng nên người chăn nuôi đầu tư mở rộng tổng đàn, tuy nhiên do ảnh
hưởng sự cố môi trường biển và lũ lụt nên ngành thuỷ sản tăng trưởng âm, kéo theo khu
vực nông, lâm nghiệp, thuỷ sản tăng trưởng thấp. Khu vực công nghiệp - xây dựng nhờ lãi
suất ngân hàng tiếp tục giảm đáng kể, các chính sách của Nhà nước về hỗ trợ kinh tế đã
và đang phát huy tác dụng đã góp phần giúp khu vực này duy trì tốc độ tăng trưởng. Khu
vực dịch vụ bị ảnh hưởng khá lớn, lượng khách du lịch giảm so với năm trước nên doanh
3
thu lưu trú, ăn uống, du lịch giảm; doanh thu hoạt động vận tải tăng trưởng thấp hơn năm
trước. Từ các thực trạng nghiên cứu tác giả đã đưa ra được các giải pháp để phát triển
KTNT cho tỉnh Quảng Bình trong giai đoạn 2018 – 2020.
Nguyễn Thị Thùy Chi (2018), “Hoàn thiện một số chính sách phát triển kinh tế nông
nghiệp – nông thôn trên địa bàn tỉnh Hải Dương”, khóa luận tốt nghiệp, Đại học Kinh tế
quốc dân. Đề tài đã trình bày một số cơ sở lý luận về kinh tế nông thôn, chính sách phát
triển kinh tế nông nghiệp – nông thôn và đưa ra một số giải pháp hoàn thiện các chính
sách đó. Trong bài, tác giả đã cho thấy những kết quả đạt được như: Trong sản xuất nông,
lâm nghiệp , thủy sản, năng suất lúa ước đạt 53,5 tạ/ha tăng cao so với cùng kỳ năm trước;
tình hình chăn nuôi trên địa bàn tỉnh cơ bản ổn định, không có dịch bệnh xảy ra, hiệu quả
chăn nuôi đạt mức khá; thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh về đóng cửa rừng không cho
khai thác nên không có sản lượng gỗ khai thác từ rừng tự nhiên mà chỉ có sản lượng gỗ
khai thác từ rừng trồng và cây lâm nghiệp trồng phân tán; về thủy sản, công tác quản lý
môi trường ao nuôi và phòng ngừa dịch bệnh các loại thủy sản đạt hiệu quả cao, phương
thức nuôi thâm canh thủy sản có nhiều tiến bộ, chú trọng vào đầu tư giống đặc biệt là
giống mới và loài đặc sản. Sản xuất công nghiệp tuy vẫn duy trì được mức tăng trưởng
nhưng tốc độ tăng chậm do tác động trái chiều từ một số ngành khai khoáng, sản xuất chế
biến thực phẩm, sản xuất xi măng, sản xuất điện. Về thương mại – dịch vụ, thị trường cơ
bản vẫn duy trì được sự ổn định và có chiều hướng khá lên, hàng hóa dịch vụ phong phú,
đã dạng; cân đối cung – cầu, hoạt động xúc tiến thương mại được đẩy mạnh, hoạt động
xuất, nhập khẩu hàng hóa có mức tăng trưởng tích cực.
Huỳnh Văn Đặng (2018), “Phát triển kinh tế theo hướng bền vững tại tỉnh Bình Định”,
luận văn thạc sĩ, Đại học Thương Mại. Đề tài đã đưa ra đề xuất giải pháp để phát triển
kinh tế. Trong đó tác giả đã chỉ rõ kết quả đạt được của từng lĩnh vực trong kinh tế như:
Sự bứt phá mạnh mẽ của ngành nông nghiệp có thể coi là dấu ấn đậm nét nhất về kinh tế
tỉnh Bình Định, với thắng lợi toàn diện trên các lĩnh vực làm nên sự tăng trưởng 4,99%
(kế hoạch 3%). Kim ngạch xuất khẩu lần đầu tiên chạm ngưỡng 800 triệu USD, tăng
10,4% so với cùng kỳ. Tổng thu ngân sách Nhà nước (NSNN) đạt 8.466 tỷ đồng, vượt
25% dự toán năm và tăng 11,7% so với cùng kỳ. Bên cạnh đó, nhờ có chiến lược bền
vững và những bước đi phù hợp mà trong những năm vừa qua du lịch Bình Định đã có
bước phát triển mạnh mẽ. Năm 2018, khách du lịch đến Bình Định đạt trên 4 triệu lượt
người, tăng 10,6% so với năm 2017, trong đó có trên 286.000 lượt khách quốc tế (tăng
8,3% so với năm 2018), tổng doanh thu du lịch đạt trên 3.300 tỷ đồng, tăng 54,7%.
4
Thương hiệu "Du lịch Quy Nhơn - Bình Định" được lan tỏa rộng rãi như là một điểm du
lịch mới cần khám phá, trải nghiệm trong bản đồ du lịch Việt Nam. Tác giả đã tìm hiểu và
phân tích toàn bộ bức tranh kinh tế của tỉnh Bình Định trong thời gian từ 2017 – 2018, để
từ đó đưa ra các giải pháp cụ thể cho tỉnh.
Hà Văn Đồng (2018),“Phát triển kinh tế nông thôn ở tỉnh Thái Bình”, luận văn thạc sĩ,
Đại học quốc gia Hà Nội. Trong luận văn nghiên cứu của mình, tác giả đã nhấn mạnh:
phát triển KTNT phải gắn kết chặt chẽ ba vấn đề: ổn định chính trị, xã hội; tăng trưởng
kinh tế; công bằng xã hội thì mới bền vững. Tăng trưởng, phát triển kinh tế phải đi liền
với cải thiện đời sống của nông dân. Đặc biệt, tác giả đã khái quát và phân tích được toàn
bộ nền KTNT của tỉnh Thái Bình trong thời gian từ 2017 – 2018. Để từ đó, tác giả đưa ra
các giải pháp cụ thể cho từng ngành thuộc lĩnh vực KTNT.
Nguyễn Trung Hiếu (2018),"Phát triển kinh tế nông thôn ở Nam Định thực trạng và
giải pháp”, luận văn thạc sĩ, Đại học quốc gia Hà Nội. Trong luận văn này, tác giả đã chỉ
ra được thực trạng KTNT ở Nam Định, các kết quả mà tỉnh đã đạt được trong thời gian
qua, đồng thời đưa ra được các giải pháp nhằm phát triển KTNT cho tỉnh Nam Định.
Thực trạng của nông nghiệp, nông thôn trước thời kỳ đổi mới và tác động kinh tế - xã hội
của đối mới với phát triển nông thôn. Cụ thể, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân
ngành nông, lâm, thủy sản trong 10 năm của Nam Định còn thấp. Ở Nam Định, kinh tế hộ
gia đình vẫn là loại hình sản xuất chủ yếu, đặt biệt lao động trong khu vực nông thôn Nam
Định vẫn còn cao, chiếm tới 75%. Việc sản xuất gắn với đáp ứng yêu cầu của thị trường
và ứng dụng khoa học công nghệ trong nông nghiệp của tỉnh còn hạn chế... Nhằm khắc
phục tình trạng đó, tác giả đã đưa ra giải pháp cụ thể như: cần tiếp tục đầu tư cho sản xuất
nông nghiệp hướng đến trình độ sản xuất cao hơn. Cùng đó, phát triển nông nghiệp phải
gắn với thị trường trong nước và đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Để tạo đột phá trong sản xuất
nông nghiệp, địa phương phải tạo môi trường thuận lợi, có chính sách khuyến khích, kêu
gọi các DN đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Tỉnh cần đẩy mạnh tái cơ cấu, phát triển
nền nông nghiệp toàn diện, theo hướng hiện đại gắn với phát triển các ngành công nghiệp,
ngành nghề, dịch vụ, chuyển dịch cơ cấu KTNT; đổi mới và phát triển các hình thức tổ
chức sản xuất; thực hiện hiệu quả phong trào xây dựng NTM để phát triển KTNT gắn với
đô thị hóa, xây dựng đô thị mới văn minh, hiện đại. Đồng thời, ban hành các cơ chế chính
sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ và ngành nghề
nông thôn.
5
Đàm Trọng Tuân (2020), “Chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp trên địa bàn tỉnh
Lai Châu”, khóa luận tốt nghiệp,Đại học kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội. Nội dung của
khóa luận đề cập đến một số cơ sở lý luận về chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp,
phân tích thực trạng áp dụng chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế NN của tỉnh Lai Châu và
một số giải pháp hoàn thiện chính sách. Lai Châu là tỉnh có chính sách hỗ trợ phát triển
nông nghiệp thuộc tốp đầu cả nước. Tỉnh Lai Châu đã ban hành 2 Nghị quyết là Nghị
quyết số 05-NQ/TU về phát triển nông nghiệp hàng hóa tập trung giai đoạn 2021 – 2025,
định hướng đến năm 2030 và Nghị quyết số 03-NQ/TU về phát triển rừng bền vững giai
đoạn 2021 – 2025, định hướng đến năm 2030. Kết quả đạt được: Năm 2020, Lai Châu đạt
mức tăng trưởng khá (đạt 4,05%), tổng sản phẩm bình quân đầu người vượt 8,3% so với
kế hoạch; sản lượng lương thực đạt 220 nghìn tấn, tỷ lệ che phủ rừng đạt 50,5%; chương
trình nông thôn mới, phát triển sản phẩm OCOP được quan tâm thực hiện, tính đến năm
2020 tỉnh có 38/94 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 47 sản phẩm OCOP đucợ công nhận, tỷ
lệ hộ nghèo còn 16,49%.. Đề tài còn đưa ra một số kiến nghị như đề nghị Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn sớm ban hành hướng dẫn chính sách hỗ trợ Chương trình bảo vệ
và phát triển rừng bền vững, hướng dẫn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây
dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025, bố trí nguồn vốn đầu tư một số dự án quan
trọng của tỉnh, quan tâm hỗ trợ đầu tư các chương trình xây dựng nông thôn mới, sắp xếp
ổn định dân cư, hồ treo, xây dựng kè…
Có thể thấy, trong những năm qua ở nước ta đã có một số công trình nghiên cứu có giá
trị về phát triển KTNT, chính sách phát triển KTNT. Tuy nhiên, các công trình này đã
được nghiên cứu từ nhiều năm trước, so với hiện tại đã có nhiều điểm không còn thích
hợp. Đặc biệt, chưa có công trình nghiên cứu nào dành riêng cho thành phố Điện Biên
Phủ trong thời gian gần đây nên nghiên cứu đề tài “Chính sách phát triển kinh tế nông
thôn trên địa bàn thành phố Điện Biên Phủ” là hết sức cần thiết để thúc đẩy địa phương
phát triển, nhất là về kinh tế.
3. Mục đích nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện chính sách phát triển KTNT của
thành phố Điện Biên Phủ đến năm 2025, tầm nhìn 2030.
3.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Góp phần hệ thống hóa, làm rõ một số vấn đề lý luận cơ bản và thực tiễn về chính
sách phát triển kinh tế nông thôn.
6
- Phân tích và đánh giá thực trạng phát triển KTNT của thành phố Điện Biên Phủ giai
đoạn (2017-2021)
- Đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện chính sách phát triển KTNT của
thành phố Điện Biên Phủ đến năm 2025, tầm nhìn 2030.
3.3. Câu hỏi nghiên cứu
- Nội dung của chính sách phát triển KTNT của một địa phương cấp huyện là gì?
- Thực trạng chính sách phát triển KTNT của thành phố Điện Biên Phủ trong thời gian
qua?
- Cần có các giải pháp và kiến nghị nào để hoàn thiện chính sách phát triển KTNT của
thành phố Điện Biên Phủ đến năm 2025, tầm nhìn 2030?
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận và thực tiễn về chính sách
phát triển KTNT trên địa bàn thành phố Điện Biên Phủ.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: đề tài nghiên cứu trên địa bàn thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện
Biên.
- Về thời gian: Dữ liệu thứ cấp được thu thập trong giai đoạn 2017-2021.
- Về nội dung nghiên cứu: tập trung nghiên cứu các chính sách đặc thù của một địa
phương cấp huyện trong việc triển khai, cụ thể hóa các chủ trương, đường lối và chính
sách của Trung ương đối với phát triển KTNT.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
Dữ liệu thứ cấp: Thông tin được thu thập từ các thư viện, trung tâm học liệu của các
trường đại học, viện nghiên cứu phát triển KTNT Việt Nam, trên mạng internet và Phòng
Kinh tế thành phố Điện Biên Phủ.
5.2. Phương pháp xử lí số liệu
5.2.1. Phương pháp thống kê mô tả
Là phương pháp tổng hợp các số liệu từ các hiện tượng để tiến hành phân tích, mô tả
và so sánh nhằm làm rõ những vấn đề thuộc bản chất của hiện tượng được nghiên cứu.
Qua các số liệu thống kê ta có thể thấy được tính quy luật cũng như dự báo được xu
hướng phát triển của hiện tượng, từ đó rút ra được những nhận xét và kết luận đúng đắn.
5.2.2. Phương pháp so sánh
7
Là phương pháp dùng để so sánh các yếu tố định lượng hoặc định tính. So sánh, phân
tích các yếu tố, chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế đã được lượng hóa có cùng nội dung, tính
chất tượng tự để xác định mức độ biến động của các tiêu chí.
5.2.3. Phương pháp xử lý thông tin
Đối với nguồn số liệu thứ cấp: Tác giả xử lý số liệu dưới dạng bảng biểu trên phần
mềm Excel và thống kê theo từng năm.
6. Kết cấu của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, kết cấu của khóa
luận gồm 3 chương:
Chương 1: Một số cơ sở lý luận về chính sách phát triển kinh tế nông thôn
Chương 2: Phân tích thực trạng chính sách phát triển kinh tế nông thôn của thành
phố Điện Biên Phủ
Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển kinh tế nông thôn của
thành phố Điện Biên Phủ đến năm 2025, tầm nhìn 2030
8
CHƢƠNG 1: MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH
TẾ NÔNG THÔN
1.1. Một số khái niệm cơ bản về kinh tế nông thôn và chính sách kinh tế nông thôn
1.1.1. Kinh tế nông thôn
 Khái niệm nông thôn
Nông thôn (NT) được hiểu là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các thành
phố, thị xã, thị trấn và được quản lý bởi cấp hành chính sơ sở là UBND xã (Thông tư số
54/2009/TT – BNNPTNT ngày 21/08/2009). Tại điều 3 Nghị định 57/2018/NĐ – CP
ngày 17/04/2018 đưa ra khái niệm “Nông thôn là khu vực địa giới hành chính không bao
gồm địa bàn phường thuộc thị xã, quận và thành phố”. Khu vực nông thôn có các đặc
trưng cơ bản là: là địa bàn sinh sống và làm việc của một cộng đồng dân cư chủ yếu là
nông dân với mật độ dân cư thấp hơn đô thị, thành phố; là vùng sản xuất nông nghiệp
(nông, lâm, thủy sản) là chủ yếu; là vùng có trình độ văn hóa, KHKT và kết cấu hạ tầng
kinh tế - xã hội kém hơn so với khu vực thành thị; chịu sức hút của thành thị về nhiều
mặt, dân cư nông thôn thường tìm cách di chuyển vào các đô thị và thành phố.
 Khái niệm kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn (KTNT) được hiểu là một tổng thể của các ngành kinh tế trong khu
vực nông thôn (Nguyễn Trọng Thừa, 2012). Trong đó, KTNT gồm các ngành liên quan
mật thiết với nhau như nông nghiệp (theo nghĩa rộng) và công nghiệp, dịch vụ trên địa
bàn nông thôn. Các ngành kinh tế này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau theo những tỷ lệ
nhất định về số lượng và liên quan chặt chẽ về mặt chất. Trước đây, khi nói đến KTNT,
người ta thường cho rằng hoạt động sản xuất nông nghiệp là chủ yếu và bao trùm khu vực
NT. Nhắc đến KTNT đồng nghĩa đang nhắc đến nông nghiệp. Tuy nhiên, đến ngày nay,
sự phát triển của KHKT đã thúc đẩy các hoạt động kinh tế ở khu vực NT theo hướng đa
dạng và phong phú, hoạt động sản xuất ở NT không còn đơn thuần chỉ là sản xuất nông
nghiệp mà còn có sự xuất hiện và đóng góp tích cực của ngành CN và DV. Mặc dù vậy,
ngành nông nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng ở khu vực NT.
 Khái niệm cơ cấu kinh tế nông thôn
Cơ cấu kinh tế (CCKT) có thể hiểu là một tổng thể các bộ phận hợp thành nền kinh tế
cùng các mối quan hệ chủ yếu về định tính và định lượng, ổn định và phát triển giữa các
bộ phận ấy với nhau hay của toàn bộ hệ thống trong những điều kiện của nền sản xuất xã
hội và trong những khoảng thời gian nhất định (Ngô Thắng Lợi, 2012). Có thể thấy rằng
CCKT không phải một hệ thống tĩnh bất biến mà luôn ở trạng thái vận động, chuyển biến
9
không ngừng về số lượng và tỷ trọng trong GDP giữa các bộ phận nhằm hướng vào các
mục tiêu cụ thể.
Cơ cấu kinh tế nông thôn (CCKTNT): từ các khái niệm và phân tích ở trên có thể hiểu
cơ cấu kinh tế nông thôn là tổng thể các mối quan hệ kinh tế và tác động qua lại giữa các
bộ phận cấu thành của nền KTNT. CCKTNT thường được xem xét trên 3 góc độ chính
bao gồm: cơ cấu ngành kinh tế (nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ), cơ cấu vùng kinh
tế và cơ cấu thành phần kinh tế. Trong đó, cơ cấu ngành là cách tiếp cận quan trọng nhất.
 Khái niệm phát triển kinh tế nông thôn
Phát triển kinh tế nông thôn là sự gia tăng về quy mô, số lượng, chất lượng của các
ngành trong nền KTNT bằng hệ thống các công cụ, chính sách tác động vào hoạt động
kinh tế diễn ra ở khu vực NT nhằm không ngừng cải thiện đời sống, văn hóa, tinh thần
của người dân trên địa bàn nông thôn , góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa
phương, vùng và đất nước.
1.1.2. Chính sách phát triển kinh tế nông thôn
Chính sách là phương thức hành động được một chủ thể hay tổ chức nhất định khẳng
định và tổ chức thực hiện nhằm giải quyết những vấn đề lặp đi lặp lại. Từ điển Bách khoa
Việt Nam định nghĩa “Chính sách là tập hợp các chủ trương và hành động về phương diện
nào đó của chính phủ nó bao gồm các mục tiêu mà chính phủ muốn đạt được và cách làm
để thực hiện các mục tiêu đó". Những mục tiêu này bao gồm sự phát triển toàn diện trên
các lĩnh vực kinh tế - văn hóa - xã hội - môi trường. Như vậy có thể hiểu: “Chính sách là
tập hợp các hoạt động liên quan với nhau, được lựa chọn và quyết định để thực hiện,
nhằm đạt được những mục tiêu nhất định. Chính sách là cơ sở nền tảng để chế định nên
pháp luật. Hay nói cách khác, pháp luật là kết quả của sự thể chế hóa chính sách. Có thể
có chính sách chưa được luật pháp hóa (thể chế hóa), hoặc cũng có thể không bao giờ
được luật pháp hóa vì nó không được lựa chọn để luật pháp hóa khi không còn phù hợp
với tư tưởng mới hay sự thay đổi của thực tiễn. Nhưng sẽ không có pháp luật phi chính
sách hay pháp luật ngoài chính sách.
Một trong những hệ thống chính sách quan trọng của Nhà nước là chính sách kinh tế.
Chính sách kinh tế là thuật ngữ được sử dụng để mô tả các hành động của Chính phủ
nhằm mục đích ảnh hưởng đến nền kinh tế của quốc gia. Hiểu theo cách đơn giản, chính
sách kinh tế là hành động của Chính phủ để đạt được một hay nhiều mục tiêu kinh tế.
Từ khái niệm chính sách, chính sách kinh tế nêu trên có thể đưa ra khái niệm cơ bản về
chính sách phát triển kinh tế nông thôn như sau: Chính sách phát triển kinh tế nông thôn
10
là tổng thể các quyết định và phương pháp hành động của Nhà nước tác động lên các
hoạt động của kinh tế nông thôn nhằm đạt được mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đã đề
ra.
1.2. Nội dung chính sách phát triển kinh tế nông thôn của một địaphƣơng
1.2.1. Chính sách đất đai phục vụ sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ nông
thôn
Mục tiêu của chính sách: Địa phương cấp tỉnh ban hành chính sách đất đai của địa
phương mình nhằm khuyến khích người canh tác, sản xuất kinh doanh sử dụng đầy đủ,
tiết kiệm và hợp lý đất đai. Cần phải gắn việc sử dụng với bảo vệ, tái tạo và khôi phục
chất lượng đất đai để đảm bảo đất đai đáp ứng yêu cầu của sản xuất, kinh doanh; nhất là
đối với đất đai phục vụ sản xuất nông nghiệp. Nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai thông
qua việc khuyến khích chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và quá trình tích tụ ruộng đất
bằng việc thực hiện dồn điền đổi thửa, chuyển đổi, chuyển nhượng đất đai để phát triển
sản xuất theo hướng hàng hóa. Để thực hiện mục tiêu của chính sách này, địa phương cấp
huyện đã thực hiện Quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đai của huyện trong từng giai
đoạn, trình UBND, HĐND cấp tỉnh xem xét và phê duyệt thông qua các Nghị quyết,
Quyết định; trên cơ sở đó huyện tiếp tục ban hành Nghị quyết, Quyết định của UBND,
HĐND cấp huyện cùng với các văn bản hướng dẫn khác về việc phân bổ, quản lý và sử
dụng đất đai của tỉnh trong đó có khu vực nông thôn.
Nội dung chủ yếu của chính sách: Sau khi được UBND, HĐND tỉnh phê duyệt thông
qua các Nghị quyết, các Quyết định về chính sách đất đai đối với địa phương cấp huyện;
UBND huyện, HĐND huyện thực hiện triển khai các thủ tục giao đất; cho thuê đất tạo
điều kiện cho các tổ chức, cá nhân được sử dụng quỹ đất ổn định và lâu dài. Căn cứ vào
đặc điểm từng loại đất, từng vùng và mức độ đầu tư hạ tầng cần thiết, tỉnh sẽ đưa ra căn
cứ định giá đất; chính sách chuyển nhượng đất; mức độ đền bù khi thu hồi đất; điều kiện
thế chấp khi vay vốn...
Chính quyền địa phương thực hiện kiểm soát, quản lý chặt chẽ việc tích tụ, tập trung
ruộng đất phù hợp với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và sự phát triển của cả công
nghiệp và dịch vụ, không để việc tích tụ ruộng đất diễn ra tự phát làm cho người nông dân
mất ruộng mà không có việc làm, trở thành bần cùng hóa. Có biện pháp giúp đỡ những
người không có đất sản xuất để thực hiện xóa đói, giảm nghèo.
Đẩy mạnh việc giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâu dài, ổn định cho
nông dân; giải quyết những tranh chấp và khiếu nại (kiện tụng) về đất đai. Chính quyền
11
địa phương tạo điều kiện thuận lợi để nông dân thực hiện đầy đủ, đúng pháp luật các
quyền sử dụng đất đai, khuyến khích nông dân thực hiện “dồn điền đổi thửa" trên cơ sở tự
nguyện; nông dân được sử dụng giá trị quyền sử dụng đất để góp vốn cổ phần tham gia
phát triển sản xuất, kinh doanh, liên doanh, liên kết... Tạo điều kiện thuận lợi cho việc
chuyển đổi mục đích sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
1.2.2. Chính sách chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao
Mục tiêu của chính sách: Nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị kinh tế cao đổi với
các cây trồng, vật nuôi được lựa chọn là thế mạnh của mỗi vùng, mỗi địa phương trên cơ
sở khai thác lợi thế so sánh; góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hóa được
sản xuất ra ở khu vực nông thôn.
Nội dung chủ yếu của chính sách: Đẩy mạnh chuyển đổi sản xuất nông nghiệp theo
hướng hàng hóa, giá trị, chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu thị trưởng. Xây dựng và từng
bước phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp có quy mô lớn theo hình thức trang trại,
gia trại đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, có sự liên kết giữa việc sản xuất nông nghiệp
với công tác bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị đối với các sản
phẩm có lợi thế như lúa gạo, ngô, khoai, cây ăn quả, nuôi trồng thủy sản, gỗ nguyên
liệu...; đồng thời, duy trì quy mô và phương thức sản xuất đa dạng, phù hợp với điều kiện
thực tế đối với các sản phẩm, nhóm sản phẩm ưu thế của địa phương.
Thực hiện nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học trong tạo giống cây trồng, vật nuôi
có năng suất và chất lượng tối, có khả năng chống chịu bệnh tật. Chú trọng phát triển các
công nghệ sản xuất thuốc trừ sâu sinh học, công nghệ sản xuất các chế phẩm trừ sâu vi
sinh, các loại thuốc có nguồn gốc thảo mộc không độc hại đối với người và gia súc.
Nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học để bảo quản chế biến nông, lâm, thủy sản nhằm
giảm tổn thất sau thu hoạch, đồng thời duy trì và nâng cao chất lượng của chúng; công
nghệ sinh học bảo vệ môi trường sinh thái.
1.2.3. Chính sách đầu tư và hỗ trợ vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh ở khu vực nông
thôn
Mục tiêu của chính sách: Tăng cường mức đầu tư cho phát triển các ngành nông
nghiệp, công nghiệp và dịch vụ trên địa bàn nông thôn. Đảm bảo sự tăng lên về nguồn
vốn cho vay để đáp ứng nhu cầu về vốn phục vụ phát triển kinh tế nông thôn.
Nội dung của chính sách: Tập trung đầu tư phát triển ngành nông nghiệp, công nghiệp
trên địa bàn nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa, sản xuất theo công nghệ cao, công
nghệ sạch và đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất; tạo ra hàng hóa khu
12
vực nông thôn tăng cả về số lượng và chất lượng. Muốn vậy, chính sách đầu tư cho phát
triển kinh tế nông thôn cần phải tập trung vào các ngành, lĩnh vực cơ bản sau:
Một là, đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hình thành các vùng sản
xuất nông nghiệp hàng hóa lớn, sản xuất công nghệ cao và công nghệ sạch; đầu tư phát
triển các ngành công nghiệp chế biến, vùng sản xuất nguyên liệu.
Hai là, đầu tư phát triển ứng dụng mạnh mẽ thành tựu khoa học công nghệ vào trong
sản xuất, kinh doanh. Đối với ngành nông nghiệp, ưu tiên đầu tư phát triển chiều sâu các
công nghệ sinh học tạo ra các giống cây trồng, vật nuôi có năng suất cao, chất lượng tốt,
có khả năng chống chịu bệnh tật và biến đổi khí hậu.
Ba là, ưu tiên phát triển sản xuất công nghiệp theo hướng công nghệ cao, phát triển
mạnh các ngành công nghiệp hỗ trợ cho sản xuất nông nghiệp như công nghiệp chế biến,
vật tư, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật... Tăng số lượng và chất lượng hoạt động của các
cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn, khôi phục và phát triển các nghề truyền thống như
chế tác mỹ nghệ, mây tre đan, dệt thảm, thủ công mỹ nghệ, gắn các làng nghề truyền
thống kết hợp với văn hóa du lịch.
Thực hiện hỗ trợ vốn cho phát triển kinh tế nông thôn và đảm bảo cho quá trình này
diễn ra nhanh và hiệu quả thì cần phải hoàn thiện hệ thống tín dụng ngân hàng tạo điều
kiện thuận lợi cho các cá nhân, hộ nông dân, doanh nghiệp và các thành phần kinh tế khác
trên địa bàn nông thôn được vay vốn với thủ tục vay đơn giản, thời gian và lãi suất vay
hợp lý; tránh tình trạng đi vay nặng lãi. Muốn vậy, chính sách hỗ trợ vốn cần thực hiện
các nhiệm vụ sau:
Thứ nhất là, thực hiện cải cách hành chính, đơn giản hóa các thủ tục cho vay vốn, điều
kiện cho vay vốn đối với người đi vay. Đối với sản xuất nông nghiệp nên áp dụng với
mức lãi suất cho vay thấp để khuyến khích người nông dân mở rộng canh tác, thực hiện
chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi có hiệu quả kinh tế cao.
Thứ hai là, tạo lập môi trường đầu tư hấp dẫn để thu hút nguồn vốn trong và ngoài
nước đầu tư vào khu vực nông thôn. Các chính sách thu hút đầu tư cần tập trung vào việc
đơn giản hóa các thủ tục đầu tư, thực hiện miễn, giảm thuế và tiền thuê quyền sử dụng
đất, hỗ trợ giải phóng mặt bằng, giảm bớt các khoản phí, lệ phí.
Thứ ba là, mở rộng thị trường tín dụng, tăng vay vốn trung và dài hạn cho người đi vay
đồng thời thực hiện các chính sách ưu đãi về lãi suất cho các chương trình, dự án ưu tiên
phát triển nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ nông thôn.
1.2.4. Chính sách phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn
13
Mục tiêu của chính sách: chính sách phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn nhằm xây dựng
hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn bao gồm: hệ thống thủy lợi, kênh mương, hệ thống đê,
điều, giao thông nông thôn, chợ nông thôn, bưu chính viễn thông, ngân hàng tài chính, y
tế, giáo dục, điện, nước sạch... một cách đồng bộ, ngày càng hiện đại đáp ứng nhu cầu của
người dân nông thôn. Cơ sở hạ tầng nông thôn là một yếu tố quan trọng đối với phát triển
kinh tế - xã hội nông thôn, tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh, vận tải hàng
hóa, nâng cao đời sống của người dân nông thôn; thúc đẩy chuyển dịch CCKTNT theo
hướng phù hợp, tích cực; từ đó đảm bảo quá trình phát triển KTNT diễn ra bền vững.
Nội dung của chính sách: Để phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn, địa phương cấp huyện
thực hiện chính sách phát triển cơ sở hạ tầng cần tập trung vào các vấn đề sau:
Đầu tiên là, phát triển hệ thống thủy lợi theo hướng đa dạng hóa mục tiêu (bao gồm
phát điện, chống lũ, cấp nước, giao thông, thủy sản, du lịch..) để đảm bảo phục vụ cho sản
xuất, kinh doanh ở khu vực nông thôn. Tập trung tu bổ, nâng cấp, tăng cường quản lý và
nâng cao hiệu quả sử dụng các công trình hiện có. Phát triển xây dựng các hồ, đập chứa
nước và củng cố hệ thống đê, điều để nâng cao khả năng chống bão lũ và biến đổi khí
hậu. Thực hiện các chương trình kiên cố hóa kênh mương nội đồng đảm bảo đáp ứng yêu
cầu tưới tiêu trong sản xuất.
Tiếp đến là, xây dựng và phát triển hệ thống giao thông nông thôn bao gồm các công
việc như: lập kế hoạch xây dựng, huy động vốn đầu tư, tổ chức và chỉ đạo thi công, quản
lý sử dụng và khai thác các công trình giao thông. Mạng lưới giao thông cần được phát
triển theo hướng hình thành mạng lưới giao thông nông thôn nối liền với mạng lưới giao
thông quốc gia; đảm bảo thông suốt trong mọi thời tiết, cung cấp các dịch vụ vận tải thuận
lợi, phù hợp với mức sống của người dân nông thôn. Ưu tiên phát triển giao thông nông
thôn ở các xã đông dân cư, sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn.
Thứ ba là, xây dựng và nâng cấp hệ thống chợ nông thôn, điện, nước đảm bảo đáp ứng
nhu cầu sử dụng cho người dân nông thôn. Phát triển hệ thống thông tin, bưu chính viễn
thông, dịch vụ tài chính ngân hàng, y tế, giáo dục, văn hóa, thể thao... ở khu vực nông
thôn đáp ứng phù hợp với mức sống của người dân nông thôn.
Thứ tư là, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào phát triển cơ sở hạ tầng nông
thôn thông qua các chính sách, cơ chế ưu đãi về đầu tư bao gồm tạo điều kiện thuận lợi
khi thực hiện đầu tư cho các dự án phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn, thủ tục đăng ký đầu
tư đơn giản, thông thoáng, miễn, giảm tiền sử dụng đất, giải phóng mặt bằng...
1.2.5. Chính sách đào tạo nghề và tạo việc làm cho lao động nông thôn
14
Mục tiêu của chính sách: Nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề, nhằm tạo việc
làm, tăng thu nhập cho lao động nông thôn; góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ
cấu kinh tế nông thôn.
Nội dung của chính sách: chính sách đào tạo nghề và tạo việc làm cho lao động nông
thôn của địa phương cấp huyện thường tập trung vào các nội dung sau:
Phát triển các mạng lưới cơ sở dạy nghề, đào tạo bồi dưỡng trên địa bàn nông thôn của
huyện. Để thực hiện được thì cần tập trung xây dựng và hoàn thiện các cơ sở dạy nghề
công lập cấp huyện có đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị giảng dạy để đáp ứng nhu cầu
học nghề của người lao động nông thôn. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư thành
lập cơ sở dạy nghề tư nhân.
Xây dựng phát triển các chương trình, giáo trình và tài liệu dạy nghề đảm bảo phù hợp
với điều kiện thực tế của địa phương và đáp ứng yêu cầu sản xuất của các doanh nghiệp
trên địa bàn nông thôn. Xây dựng và phê duyệt các danh mục đào tạo nghề, định mức chi
phí đào tạo nghề và cơ chế hỗ trợ cho người lao động nông thôn khi tham gia học nghề
(hỗ trợ chi phí đi lại, tiền ăn uống...)
Thực hiện bồi dưỡng nâng cao chất lượng giảng dạy của đội ngũ giáo viên dạy nghề,
đội ngũ cán bộ cấp huyện đủ khả năng đảm nhận việc đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công
chức cấp xã nhằm nâng cao hiệu quả công tác dạy nghề. Khuyến khích người lao động
nông thôn tích cực tham gia học tập nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn kỹ thuật và
tay nghề để có thể áp dụng ngày càng nhiều tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất, đáp
ứng yêu cầu kỹ thuật sản xuất hiện nay trong các ngành công nghiệp và dịch vụ. Thực
hiện công tác tuyên truyền sâu rộng đến người dân nông thôn trên các phương tiện thông
tin đại chúng về mục đích, vai trò và ý nghĩa của việc đào tạo nghề và tạo việc làm cho
lao động nông thôn. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các cơ sở dạy nghề, các lớp
dạy nghề cho lao động nông thôn nhằm kịp thời phát hiện và có biện pháp khắc phục
những tồn tại trong công tác dạy nghề nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nghề
của địa phương.
1.2.6. Các tiêu chí đánh giá chính sách phát triển kinh tế nông thôn
Hiện nay, các chính sách được đánh giá trên những tiêu chí phổ biến như tính phù hợp,
tính hiệu quả, tính công bằng, tính bền vững, tính khả thi, tính hiệu lực... Trong phạm vi
nghiên cứu, khóa luận tập trung vào 3 tiêu chí là tính hiệu lực, tính hiệu quả và tính phù
hợp của chính sách để đánh giá chính sách phát triển KTNT của một địa phương cấp
huyện.
15
 Tính phù hợp của chính sách
Tính phù hợp chính sách phát triển KTNT của một địa phương cấp huyện có vai trò
quan trọng trong việc đạt được mục tiêu của chính sách đã xác định trước đó. Tính phù
hợp của chính sách phản ánh tính hợp lý, tính khả thi của chính sách mà trong đó hàm ý
mục tiêu và biện pháp của chính sách đạt được sự đồng thuận cao trong nhận thức cũng
như cam kết thực hiện từ các bên liên quan. Do vậy, đánh giá tính phù hợp của chính sách
trước hết là đánh giá tính phù hợp giữa mục tiêu và biện pháp của chính sách. Tiếp đến là
đánh giá tính phù hợp của chính sách với chiến lược phát triển kinh tế xã hội của mỗi địa
phương cấp huyện, chiến lược phát triển kinh tế xã hội của mỗi địa phương cấp tỉnh và
chiến lược phát triển kinh tế - xã hội chung của cả nước trong từng giai đoạn cụ thể; cũng
như các chính sách khác có liên quan. Tính phù hợp của chính sách phát triển KTNT phản
ánh mức độ vấn đề chính sách đã được giải quyết đến đâu. Chính sách phát triển KTNT
có đáp ứng được mong muốn, nguyện vọng của đối tượng thụ hưởng của chính sách ở
thời điểm hiện tại và trong tương lai hay không? Chính sách phát triển KTNT sẽ là phù
hợp nếu chính sách đảm bảo được sự cân đối, hài hòa giữa mục tiêu của chính sách với
nguyện vọng người dân nông thôn, các DN, HTX đang hoạt động ở địa bản nông thôn
hiện nay. Nói cách khác, chính sách phát triển KTNT phải xuất phát từ những bất cập
trong CCKT nông thôn thực tế đặt ra để rồi từ đó giải quyết các vấn đề có liên quan đến
hoạt động sản xuất, kinh doanh của người dân nông thôn, DN, HTX... trên địa bàn nông
thôn.
 Tính hiệu lực của chính sách
Tính hiệu lực của chính sách phát triển KTNT của một địa phương cấp huyện phản ánh
mức độ tác động, ảnh hưởng của chính sách đó trên thực tế, làm biến đổi hoặc duy trì thực
tế theo mong muốn của nhà quản lý địa phương cấp huyện hay không. Đánh giá hiệu lực
của chính sách phát triển KTNT là việc trả lời cho các câu hỏi: Chính sách phát triển
KTNT có được các cán bộ quản lý triển khai thực hiện kịp thời không? Chính sách có
được phổ biến, tuyên truyền đến đối tượng thụ hưởng của chính sách hay không? Các
thông tin, nội dung và những điểm mới về chính sách phát triển KTNT có thường xuyên
cập nhật và công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng không? Chính sách phát
triển KTNT có được sự ủng hộ của người dân nông thôn hay không?
Nói tóm lại, chính sách phát triển KTNT có hiệu lực phải thể hiện chính sách được
triển khai kịp thời cũng như được sự ủng hộ đồng thời của đối tượng quản lý và đối tượng
thụ hưởng của chính sách. Ngoài ra, tính hiệu lực của chính sách phát triển KTNT còn
16
được đánh giá thông qua các chỉ tiêu như: Mức độ kết quả thực hiện của chính sách so với
mục tiêu mà chính sách đã xây dựng trước đó. Mức độ hài lòng của đối tượng thụ hưởng
chính sách đối với quá trình triển khai thực hiện chính sách.
 Tính hiệu quả của chính sách
Tính hiệu quả của chính sách phát triển KTNT của một địa phương cấp huyện là sự so
sánh giữa kết quả đạt được với chi phí bỏ ra để có được kết quả đó. Hay nói cách khác,
việc đánh giá tình hiệu quả của chính sách phát triển KTNT là trả lời câu hỏi: Cần bao
nhiêu chi phí và công sức để có được kết quả đó? Khi đánh giá hiệu quả của một chính
sách, về nguyên tắc người ta phải xác định hiệu quả tổng hợp của chính sách. Đó là kết
quả tổng hợp cả về kinh tế - xã hội của chính sách đó. Hiệu quả tổng hợp phản ánh mức
độ đạt được các kết quả về kinh tế và về tác động xã hội theo mục tiêu đã đề ra với một
chi phí và công sức nhất định. Tuy nhiên, việc đo lường các chỉ tiêu trên là rất khó, nhất
là các chi phí nguồn lực. Do vậy, để đánh giá tính hiệu quả của chính sách phát triển
KTNT của một địa phương cấp huyện, khóa luận chỉ tập trung đánh giá trên cơ sở so sánh
giữa mục tiêu của chính sách đã đặt ra với giá trị kết quả đạt được của chính sách. Theo
đó, nếu giá trị kết quả đạt được của chính sách cao hơn hoặc bằng với mục tiêu đề ra
trước đó của chính sách thì có nghĩa chính sách đạt được tính hiệu quả; và ngược lại.
1.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến chính sách phát triển kinh tế nôngthôn
1.3.1. Các yếu tố khách quan
Vị trí địa lý, khí hậu: Mỗi địa phương sẽ có đặc điểm riêng để phát triển kinh tế nông
thôn khác nhau, tùy thuộc vào vị trí địa lý, khí hậu của địa phương đó. Chính vì vậy, việc
xây dựng, triển khai các chính sách phát triển KTNT, trước tiên chịu ảnh hưởng bởi
những yếu tố địa lý, khí hậu của địa phương. Chính sách phát triển kinh tế nông thôn của
địa phương phải được xây dựng trên cơ sở phát huy tối đa lợi thế so sánh về điều kiện tự
nhiên, vị trí địa lý, bản sắc văn hóa, bảo đảm tính liên kết vùng giữa địa phương với các
vùng kinh tế khác.
Tình hình kinh tế - xã hội của địa phương: Kinh tế tăng trưởng cao sẽ có nhiều nguồn
tài chính để thực hiện chính sách phát triển kinh tế nông thôn; Chính phủ và chính quyền
địa phương sẽ dễ dàng hơn trong việc thực hiện các giải pháp, tác động mạnh hơn để giải
quyết các vấn đề chính sách. Xã hội càng văn minh, hiện đại, nhận thức của con người
càng tiến bộ, trình độ dân trí càng cao thì càng thuận tiện trong việc thực hiện chính sách
và pháp luật nói chung, thực hiện chính sách phát triển kinh tế nông thôn nói riêng.
17
Mối liên kết vùng giữa địa phương với các địa phương khác: Liên kết là một yếu tố
quan trọng đối với sự phát triển bền vững. Liên kết kinh tế vùng là liên kết các ngành kinh
tế mang tính hợp tác, bổ sung lẫn nhau giữa các địa phương có những nét tương đồng về
vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, phân bố dân cư, nguồn lực… nhằm mục đích tăng cường
sức hút đồng thời thúc đẩy sự phát triển của các địa phương trong vùng, phương thức liên
kết đa dạng; trong đó có thể tập trung phát triển một hạt nhân trung tâm, xung quanh là
các vệ tinh, hoặc là một thành phẩm được đưa qua nhiều giai đoạn mà mỗi địa phương
đảm nhận một vai trò trong chuỗi giá trị sản phẩm.
Chính sách phát triển kinh tế nông thôn trong liên kết vùng sẽ thúc đẩy sự gia tăng về
quy mô, số lượng, chất lượng của các phân ngành kinh tế tế nông thôn trên cơ sở kết nối
chặt chẽ với các ngành kinh tế khác của vùng để thiết lập các quan hệ liên kết kinh tế, tổ
chức sản xuất theo hướng hiện đại, tận dụng tối đa các nguồn lực, phát huy hết tiềm năng
lợi thế của vùng nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
1.3.2. Các yếu tố chủ quan
Bộ máy thực hiện chính sách ở địa phương: Thành công của chính sách phát triển kinh
tế nông thôn địa phương phụ thuộc rất nhiều vào năng lực hoạt động của các cơ quan và
cán bộ tổ chức thực thi chính sách tại địa phương. Bộ máy quan liêu, hoạt động kém hiệu
lực và hiệu quả; cán bộ, công chức thiếu trách nhiệm, năng lực yếu kém trong thực thi
công vụ thì sẽ gây khó khăn cho thực hiện chính sách, ngăn cản không cho chính sách
phát huy tác dụng, bóp méo các mục tiêu của chính sách hoặc làm ngược lại hoàn toàn ý
đồ của chính sách.
Kinh phí thực hiện chính sách: Nguồn kinh phí để thực thi chính sách phát triển kinh tế
nông thôn địa phương thường do NSNN cấp, do các tổ chức xã hội và tư nhân đóng góp,
huy động trong nhân dân hoặc do nước ngoài tài trợ. Nếu chính quyền địa phương không
có hoặc không đủ kinh phí thực thi chính sách thì không thể thực hiện thành công chính
sách. Do đó, ngay từ khi xây dựng cần phải dự trù trước nguồn kinh phí khi đầu tư thực
hiện.
1.4. Kinh nghiệm chính sách phát triển kinh tế nông thôn ở một số địa phƣơng và
bài học cho thành phố Điện Biên Phủ
1.4.1. Kinh nghiệm của Nam Định
Nhằm nâng cao hiệu quả phát triển kinh tế nông thôn thì cùng với các chính sách của
Trung ương, tỉnh Nam Định đã chủ động ban hành nhiều cơ chế, chính sách phù hợp tạo
động lực, khuyến khích các thành phần kinh tế, các tổ chức, cá nhân tham gia phát triển
18
toàn diện các lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn như: chính sách thu hút đầu tư, cơ chế hỗ
trợ xây dựng NTM, cơ chế thực hiện chương trình mỗi xã một sản phẩm; khuyến khích
phát triển ngành nghề nông thôn; cơ giới hóa trong nông nghiệp; bảo vệ môi trường; bảo
hiểm y tế; các chính sách nâng cao hiệu quả huy động nguồn lực từ đất, hỗ trợ người dân
khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh... Trên quan điểm doanh nghiệp có vai trò quan
trọng trong tái cơ cấu và cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển công nghiệp, ngành
nghề, kinh tế nông thôn, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân nông thôn theo
phương châm “ly nông bất ly hương”, tỉnh Nam Định đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu
tư kinh doanh, thúc đẩy khởi nghiệp và hỗ trợ doanh nghiệp phát triển; tạo thuận lợi nhất
để phát triển đa dạng các loại hình doanh nghiệp. Các ngành, các địa phương xác định rõ
nông dân là chủ thể, có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp, xây
dựng nông thôn và đã tích cực quan tâm hỗ trợ, xây dựng giai cấp nông dân vững về
chính trị tư tưởng, nắm chắc, làm chủ các quy trình, công nghệ sản xuất, có kiến thức về
thị trường, hiểu biết về pháp luật, có tác phong công nghiệp để đáp ứng yêu cầu công
nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
Để tiếp tục phát triển kinh tế nông thôn theo hướng bền vững, tỉnh tiếp tục chỉ đạo các
ngành, các địa phương đẩy mạnh cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển nền nông
nghiệp toàn diện, theo hướng hiện đại gắn với phát triển các ngành công nghiệp, ngành
nghề, dịch vụ. Chú trọng ứng dụng khoa học công nghệ, phát triển công nghiệp chế biến
gắn với xây dựng nhãn hiệu hàng hóa, thương hiệu sản phẩm kết hợp với phát triển thị
trường tiêu thụ các nông sản chủ lực của tỉnh. Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực
sản xuất nông nghiệp với các nước có nền nông nghiệp tiên tiến, nhất là hợp tác với Nhật
Bản, Hàn Quốc...; thu hút mạnh mẽ các doanh nghiệp công nghệ cao đầu tư trong lĩnh vực
nông nghiệp, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động ở các địa phương.
Đẩy mạnh phát triển công nghiệp, dịch vụ và ngành nghề nông thôn gắn với du lịch sinh
thái, du lịch nông thôn.
1.4.2. Kinh nghiệm của Thái Bình
Thái Bình là tỉnh ven biển thuộc khu vực đồng bằng sông Hồng, có địa hình bằng
phẳng, đất đai phì nhiêu, màu mỡ, khí hậu thuận lợi cho phát triển KTNT. Đây là nơi hội
tụ của cư dân từ nhiều nơi về lập nghiệp, tạo nên một vùng nông thôn rộng lớn. Người
nông dân Thái Bình đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm quý trong phát triển nông thôn,
thâm canh nông nghiệp, làm nên vựa lúa của đồng bằng sông Hồng.
19
Thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước về cơ cấu lại SXNN gắn với đẩy mạnh xây
dựng NTM, các cấp, các ngành, các địa phương trong tỉnh đã tập trung xây dựng, hoàn
thành quy hoạch các vùng sản xuất, chỉnh trang đồng ruộng và dồn điền đổi thửa ở toàn
bộ các xã, thị trấn, khắc phục một phần tình trạng nhỏ lẻ, phân tán trên các thửa ruộng của
mỗi gia đình. Đến tháng 7/2016 Thái Bình có tới 142 cánh đồng liên kết với 11.134 ha đất
và 42.657 hộ tham gia sản xuất, trong đó có 73.71% diện tích được ký hợp đồng bao tiêu
sản phẩm trước khi sản xuất. Tỷ lệ này chỉ đứng sau Hưng Yên (87,80%) và cao hơn hắn
một số tỉnh khác trong vùng.
Hiện nay phát triển KTNT là một trong 5 hướng đột phá kinh tế trong nông nghiệp
được tỉnh Thái Bình hết sức chú trọng. Đây là động lực thu hút sự tham gia đầu tư của các
DN. Lợi thế của DN là vốn lớn, công nghệ cao, phương thức sản xuất hiện đại và thuận
lợi hơn trong tìm kiếm đầu ra thị trường nông sản. Tỉnh đang đẩy mạnh tích tụ đất đai
theo hình thức vận động người dân ủy quyền cho chính quyền địa phương ký hợp đồng
với DN thuê đất để đầu tư SXNN với thời hạn tử 20 năm trở lên, giá thuê tương ứng với
địa tô chênh lệch ở mỗi vùng sinh thái; sau 5 năm điều chỉnh giá thuê một lần, mỗi lần
chênh lệch không quá 5% đơn giá hiện hành (năm 2017 mỗi huyện chủ động quy hoạch
quỹ đất với diện tích từ 500 - 1.000 ha để thu hút DN đầu tư). Bằng cơ chế này, đến nay
toàn tỉnh đã vận động tích tụ được hơn 5.000 ha đất nông nghiệp, sẵn sàng tiếp nhận các
DN vào đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn.
1.4.3. Bài học cho Điện Biên Phủ
Thứ nhất, cần coi trọng chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế nông thôn của địa
phương. Việc xây dựng các chiến lược, quy hoạch này cần tham khảo ý kiến của người
dân, doanh nghiệp để đảm bảo tính khách quan và khả thi.
Thứ hai, cần thực hiện có hiệu quả chính sách đất đai phục vụ sản xuất NN và phi NN
trên cơ sở đẩy mạnh tích tụ ruộng đất, dồn điền đổi thửa tạo điều kiện xây dựng và hình
thành các vùng sản xuất NN quy mô lớn, hiện đại, dễ dàng đưa KHCN và cơ giới hóa vào
sản xuất, tăng hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp; thực hiện cơ chế thông thoáng, nhanh
gọn và tiện lợi cho các cá nhân, hộ dân, DN và HTX liên quan đến các thủ tục về đất đai
phục vụ sản xuất, kinh doanh đặc biệt là ưu tiên đầu tư vào khu vực nông thôn.
Thứ ba, cần xem xét và lựa chọn những giống cây trồng, vật nuôi có thể mạnh, chủ lực
cho năng suất, chất lượng và giá trị kinh tế cao trên cơ sở phát huy tiềm năng, lợi thế về
điều kiện tự nhiên, thổ nhưỡng.. của từng vùng, từng địa phương. Cần đẩy mạnh ứng
dụng khoa học công nghệ, công nghệ sinh học và công nghệ gen trong việc lai tạo các
20
giống cây/con có năng suất, chất lượng và khả năng chống chịu tốt với dịch bệnh và biến
đổi khí hậu. Muốn vậy cần có sự liên kết chặt chẽ giữa nhà nước, nhà khoa học, doanh
nghiệp và người nông dân trong chuỗi sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông sản.
Thứ tư, cần thực hiện tăng cường đầu tư phát triển ngành NN, CN, tiểu thủ CN và DV
theo chiều sâu và mở rộng nguồn vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh ở khu vực nông thôn.
Cần có các cơ chế, chính sách kêu gọi đầu tư cho khu vực nông thôn; tạo môi trường đầu
tư thông thoáng để thu hút, hấp dẫn các DN, tổ chức kinh tế đẩy mạnh hoạt động đầu tư,
sản xuất vào địa bàn nông thôn. Cần xây dựng chính sách huy động vốn và hỗ trợ vốn
theo hướng dễ tiếp cận, đơn giản cho người dân nông thôn, giúp họ đảm bảo đủ vốn để
mở rộng sản xuất, kinh doanh. Cần xây dựng các chính sách vốn tín dụng ngắn hạn, trung
hạn và dài hạn theo hướng phù hợp với đặc điểm, chu kỳ sản xuất đặc biệt là đối với chu
kỳ sinh trưởng và phát triển của từng đối tượng cây trồng, vật nuôi cụ thể... điều này sẽ
giúp giảm rủi ro trong sản xuất nông nghiệp cho người dân nông thôn. Cần có cơ chế hỗ
trợ về thông tin thị trường đầu vào, đầu ra cho sản phẩm khu vực nông thôn; xây dựng
thương hiệu và quảng bá sản phẩm; thực hiện liên kết giữa người sản xuất với các DN
trong và ngoài địa phương.
Thứ năm, cần xem xét điều kiện cơ sở hạ tầng nông thôn kém phát triển, lạc hậu là một
trong nguyên nhân không thu hút các DN đẩy mạnh đầu tư sản xuất, kinh doanh vào khu
vực nông thôn, làm cản trở quá trình chuyển dịch CCKTNT, phát triển KTNT. Vì vậy,
cần xem xét đầu tư phát triển hệ thống thủy lợi, giao thông nông thôn, điện, đường,
trường trạm, tài chính, ngân hàng...để tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển, mua
bán và giao dịch trên địa bàn NT.
Thứ sáu, cần coi trọng công tác đào tạo nghề và tạo việc làm cho lao động nông thôn .
Cần xây dựng các cơ chế, chính sách khuyến khích người dân nông thôn tham gia học
nghề, nâng cao trình độ tay nghề, kỹ thuật để dễ dàng chuyển đổi nghề, tìm kiếm việc
làm, nâng cao thu nhập và quan trọng là đáp ứng được yêu cầu của sản xuất CN và DV
hiện nay.
21
CHƢƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH
TẾ NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐIỆN BIÊN PHỦ
2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội và thực trạng phát
triển kinh tế nông thôn của thành phố Điện Biên Phủ
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
 Vị trí địa lý:
Thành phố Điện Biên Phủ là thành phố tỉnh lỵ của tỉnh Điện Biên nằm ở phía Tây Bắc
Việt Nam, có cảnh quan thiên nhiên đẹp, đất đai màu mỡ với bề mặt bằng phẳng tạo nên
cánh đồng Mường Thanh rộng lớn nhất vùng Tây Bắc với chiều dài 20 km và chiều rộng
6 km, bao bọc xung quanh là một vùng núi rừng trùng điệp hùng vĩ. Thành phố Điện Biên
Phủ nằm trong khoảng tọa độ địa lý từ đến vĩ độ Bắc và từ đến
kinh độ Đông, phía đông nam giáp huyện Điện Biên Đông, các phía còn lại giáp với
huyện Điện Biên.
Thành phố Điện Biên Phủ nằm trên trục đường giao thông quan trọng Quốc lộ 279 và
quốc lộ 6 đi Tuần Giáo – Hà Nội và qua Lào, cách cửa khẩu Tây Trang 35 Km, Quốc Lộ
12 lên các huyện phía Bắc và các cửa khẩu ,A Pa chải, Pa Nậm Cúm (Trung Quốc ), đi Sa
Pa, Lào Cai; Có Cảng hàng không quốc tế Điện Biên Phủ liền kề với Thành phố Điện
Biên Phủ, là đường hàng không quan trọng đang có triển vọng phát triển mạnh cả trong
nước và Quốc Tế.
Thành phố Điện Biên Phủ có 12 đơn vị hành chính, gồm 7 phường: Him Lam, Mường
Thanh, Nam Thanh, Noong Bua, Tân Thanh, Thanh Bình, Thanh Trường và 5 xã: Mường
Phăng, Nà Nhạn, Nà Tấu, Pá Khoang, Thanh Minh.
 Khí hậu thủy văn:
Thành phố Điện Biên Phủ có khí hậu nhiệt đới gió mùa núi cao chia thành 2 mùa rõ
rệt: mùa đông tương đối lạnh và ít mưa; mùa hạ nóng, mưa nhiều với các đặc tính diễn
biến thất thường, phân hóa đa dạng, ít chịu ảnh hưởng của bão, chịu ảnh hưởng của gió
phơn tây nam khô và nóng. Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 21 - 23℃
, lượng mưa hàng
năm tương đối cao, trung bình từ 1.700 - 2.500 mm nhưng phân bố không đều trong năm.
Mưa lớn thường tập trung vào các tháng 6, 7, 8 và chiếm tới 80% lượng mưa cả năm. Các
tháng khô hạn bắt đầu từ tháng 12 năm trước đến tháng 3 năm sau và chỉ chiếm khoảng
20% lượng mưa hàng năm. Độ ẩm không khí trung bình hàng năm từ 80 - 85%. Số giờ
nắng hàng năm bình quân từ 1.580 - 1.800 giờ.
22
Nguồn nước phong phú do có hệ thống sông Mê Kông chảy qua với phụ lưu chính là
sông Nậm Rốm (bắt nguồn từ huyện Điện Biên qua thành phố Điện Biên Phủ đến Pa
Thơm rồi chảy sang Lào). Chất lượng nước tương đối cao, ít bị ô nhiễm. Thành phố có
nhiều sông, suối, hồ phân bố tương đối đồng đều, đáng chú ý là hồ Pá Khoang.
 Đất đai:
Điện Biên Phủ có các nhóm đất chính là: nhóm đất phù sa, nhóm đất đen, nhóm đất
mùn vàng đỏ trên núi. Những loại đất này rất phù hợp để phát triển các loại cây lương
thực, hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày, trồng và khoanh nuôi tái sinh rừng.
Tổng diện tích tự nhiên của thành phố Điện Biên Phủ là 6.427,1 ha, trong đó tổng diện
tích đất nông nghiệp toàn thành phố là 1.868,91 ha, chiếm 29,08% diện tích đất tự nhiên;
diện tích đất lâm nghiệp có rừng là 2.216 ha (chiếm 34,48%), diện tích đất chuyên dùng
286,19 ha (chiếm 4,45%). Ngoài ra, thành phố Điện Biên Phủ còn có 2.056 ha đất chưa sử
dụng, chiếm 31,99% tổng diện tích đất tự nhiên, trong đó chủ yếu là đất đồi núi (96,9%).
 Tài nguyên
Tài nguyên rừng và thủy sản: có đủ 3 loại rừng là rừng phòng hộ, rừng sản xuất và
rừng đặc dụng. Nguồn thủy sản nước ngọt chủ yếu đến từ các sông, hồ. Khả năng cho
phép khai thác lên tới 195 tấn/năm, trong đó có nhiều loài có giá trị kinh tế cao như cá
chép, tôm,…
Tài nguyên du lịch: tài nguyên phục vụ du lịch như hệ thống di tích tập đoàn cứ điểm
Điện Biên Phủ (Di tích đồi D, điểm pháo 105mm, di tích Đồi Cháy, di tích đồi F, di tích
đồi E2), hệ thống di tích của Quân đội Nhân dân Việt Nam (Di tích Trận Hậu cần hỏa
tuyến Nà Tấu Km62, di tích Đường Kéo pháo bằng tay, Trận địa pháo 105mm, Trận địa
pháo H6,di tích Sở chỉ huy Trung đoàn 98, Đại đoàn 316…), Hầm Đờ-cát-tơ-ri, Bảo tàng
chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, … và các khu du lịch sinh thái (Khu du lịch sinh thái
Him Lam…)
Có thể thấy rằng thành phố Điện Biên Phủ có các đặc điểm về điều kiện tự nhiên thuận
lợi và thích hợp cho việc phát triển kinh tế nói chung và KTNT nói riêng.
2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội nông thôn của thành phố Điện Biên Phủ
 Về dân số và lao động nông thôn:
Tính đến ngày 01/01/2021, dân số của thành phố Điện Biên Phủ là 85.656 người với
mật độ dân số là 261 người/ . Trong đó, dân số thành thị đạt 59.007 người, chiếm
68,89% dân số toàn thành phố và dân số nông thôn đạt 26.649 người, chiếm 31,11% dân
số toàn thành phố. Khu vực nông thôn của thành phố Điện Biên Phủ nằm trong cả 12/12
23
xã, phường (chủ yếu là 5 xã: trong đó có 4/5 xã đạt chuẩn nông thôn mới (trừ xã Pá
Khoang)). Lao động nông thôn (LĐNT) làm việc trong ngành nông – lâm – thủy sản
chiếm 65,35% tổng số LĐNT, tương tự trong ngành công nghiệp – xây dựng chiếm
13,96%, trong ngành dịch vụ chiếm 20,69%. Như vậy, tỷ lệ LĐNT làm trong ngành NN
vẫn cao, tuy có giảm qua từng năm nhưng tốc độ giảm chậm và không đáng kể. Lao động
chưa qua đào tạo và không có chứng chỉ ở mức rất cao (trên 70%), lao động có trình độ
cao còn thấp… điều này sẽ làm cản trở quá trình phát triển KTNT khi mà lao động NN
vẫn chiếm đa số và việc ứng dụng KHCN vào sản xuất còn gặp nhiều hạn chế.
 Tình hình kinh tế - xã hội:
Trong giai đoạn 2017 – 2020, KTNT của thành phố Điện Biên Phủ có tốc độ tăng tăng
GTSX bình quân đạt 6,8%/năm. Năm 2020, thu nhập bình quân đầu người KVNT đạt
34,76 triệu đồng/người/năm, tăng gấp 1,06 lần so với năm 2018. Cơ cấu hộ nông thôn có
sự chuyển dịch theo hướng tích cực. Tính đến 01/10/2020, toàn thành phố có 2.963 hộ
nông, lâm, thủy sản ( giảm 5,21% so với cùng thời điểm năm 2017). Trong đó, hộ NN
giảm 3,43%, hộ lâm nghiệp tăng 2,94%, hộ thủy sản giảm 5,83%. Số hộ công nghiệp, xây
dựng tăng 5,87%, hộ dịch vụ tăng 10,88%. Cơ cấu hộ nông, lâm, thủy sản khu vực NT
liên tục giảm dần qua các năm.
2.1.3. Thực trạng phát triển kinh tế nông thôn của thành phố Điện Biên Phủ giai đoạn
2017 – 2021.
Trong giai đoạn từ năm 2017 – 2021, KVNT của thành phố Điện Biên Phủ cơ cấu
ngành kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng ngành NN, tăng tỷ trọng ngành
công nghiệp, xây dựng và dịch vụ.
100%
80%
60%
40%
20%
0%
Đơn vị: %
2017 2018 2019 2020 2021
Nông - lâm - thủy sản Công nghiệp, xây dựng Dịch vụ
30,42
32,27
35,34
40,71
47,21
26,53
25,39
25,66
21,7
19,36
43,05
42,34
39
37,59
33,43
24
Biểu đồ 2.1: Cơ cấu (%) GTSX theo ngành kinh tế KVNT của thành phố
Điện Biên Phủ giai đoạn 2017-2021
(Nguồn: Phòng kinh tế thành phố Điện Biên Phủ)
Theo số liệu từ biểu đồ, trong giá trị sản xuất (GTSX), tỷ trọng ngành NN đã giảm từ
47,21% năm 2017 xuống còn 30,42% năm 2021; ngành công nghiệp và xây dựng tăng từ
19,36% năm 2017 lên 26,53% năm 2021; ngành dịch vụ tăng từ 33,43% năm 2017 lên
43,05% năm 2021. Đây là xu hướng chuyển dịch tích cực theo hướng công nghiệp hóa,
hiện đại hóa, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của thành phố. Dạng CCKT trên địa
bàn nông thôn của thành phố Điện Biên Phủ năm 2017 là Nông nghiệp – Dịch vụ – Công
nghiệp, xây dựng, năm 2021 là Dịch vụ – Nông nghiệp – Công nghiệp, xây dựng.
Cơ cấu ngành kinh tế KVNT của thành phố còn được thể hiện rõ ở cơ cấu LĐNT làm
việc theo ngành.
a. Cơ cấu ngành Nông nghiệp
Cơ cấu ngành nông nghiệp giai đoạn 2017 – 2021 chuyển dịch theo xu hướng giảm tỷ
trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành lâm nghiệp, thủy sản. Cơ cấu nông – lâm –
thủy sản năm 2017: 76,72% - 13,3% - 9,98%; năm 2021: 71,66% - 10,66% - 17,68%.
Mặc dù tỷ trọng ngành NN đã giảm từ 76,72% (năm 2017) xuống còn 71,66% (năm
2021), nhưng cho thấy vẫn còn ở mức khá cao. Ngành lâm nghiệp có nhiều tiềm năng về
rừng và đất rừng nên tăng liên tục qua các năm, nhưng không nhiều. Ngành thủy sản có
sự biến động nhẹ (giảm vào năm 2020) nhưng không đáng kể. Như vậy, có thể thấy rằng
ngành nông nghiệp vẫn giữ vai trò chủ đạo trong cơ cấu ngành nông – lâm – thủy sản.
Bảng 2.1: Cơ cấu (%) GTSX ngành Nông – lâm – thủy sản KVNT của thành phố
Điện Biên Phủ giai đoạn 2017 – 2021
Đơn vị tính: %
Năm Tổng Nông nghiệp Lâm nghiệp Thủy sản
2017 100 76,72 13,3 9,98
2018 100 75,97 13,21 10,82
2019 100 75,29 14,37 10,34
2020 100 72,43 10,56 17,01
2021 100 71,66 10,66 17,68
(Nguồn: Phòng kinh tế thành phố Điện Biên Phủ)
Nội ngành nông nghiệp: Theo số liệu thống kê, cơ cấu nội ngành NN giai đoạn 2017 –
2021 chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng trồng trọt, tăng tỷ trọng chăn nuôi và dịch vụ
25
nông nghiệp, nông thôn. Tỷ trọng ngành trồng trọt năm 2017 chiếm 81,37% trong cơ cấu
nội ngành nông nghiệp giảm xuống còn 68,14% năm 2021, tuy nhiên vẫn giữ vai trò chủ
đạo. Ngành chăn nuôi và dịch vụ có xu hướng tăng lên, ngành chăn nuôi tăng mạnh từ
17,27% năm 2017 lên đến 25,58% năm 2021; ngành dịch vụ nông nghiệp tăng từ 1,36%
năm 2017 lên 6,28% năm 2021. Như vậy, xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành nội nông
nghiệp đang có sự chuyển dịch đúng hướng, trên cơ sở phát huy những tiềm năng, lợi thế
và thế mạnh về con nuôi, cây trồng của thành phố Điện Biên Phủ.
Nội ngành lâm nghiệp: Cơ cấu nội ngành lâm nghiệp có sự chuyển dịch tăng, giảm
không đều qua các năm đối với tất cả các ngành khai thác lâm sản; trồng rừng và các hoạt
động dịch vụ lâm sản khác. Trong đó GTSX khai thác lâm sản chiếm tỷ trọng cao nhất
trong cơ cấu ngành lâm nghiệp. Trồng và nuôi rừng có thời điểm giảm do thu hồi đất để
thực hiện các dự án đầu tư xây dựng.
Nội ngành thủy sản: Cơ cấu nội ngành thủy sản chuyển dịch theo xu hướng tăng tỷ
trọng ngành nuôi trồng thủy sản. Ngành thủy sản đang có xu hướng phát triển nhanh và
đang trở thành ngành mũi nhọn trong KTNT của thành phố Điện Biên Phủ. Theo thống
kê, DT nuôi trông thủy sản năm 2017 là 85,95 ha, năm 2021 là 973,05 ha (gấp 11,32 lần
so với năm 2017). Tổng sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản năm 2017 đạt 258,77
tấn, năm 2021 đạt 1063,62 tấn (tăng 804,85 tấn tương ứng tăng 311,02% so với năm
2017).
b. Cơ cấu ngành công nghiệp, xây dựng KVNT
Giai đoạn 2017 – 2021, GTSX ngành công nghiệp, xây dựng KVNT năm 2017 đạt
1049,4 tỷ đồng đã tăng lên thành 1268,98 tỷ đồng năm 2021 (tăng 219,58 tỷ đồng tương
đương tăng 20,92% so với năm 2017). Trong cơ cấu ngành công nghiệp – xây dựng,
ngành CN chế biến, chế tạo chiếm tỷ trọng lớn nhất và giữ vai trò chủ đạo trong suốt
những năm qua. Ngành xây dựng có sự tăng, giảm thất thường qua các năm do các dự án,
quy hoạch của tỉnh, thành phố.
Bảng 2.2: Cơ cấu (%) GTSX ngành công nghiệp – xây dựng KVNT của thành phố
Điện Biên Phủ giai đoạn 2017 – 2021
Đơn vị tính: %
2017 2018 2019 2020 2021
CN chế biến, chế tạo 85,72 85,47 84,23 84,56 85,09
Sản xuất và phân phối điện,
khí đốt, nước nóng, hơi
0,64 0,76 1,13 2,69 2,04
26
nước và điều hòa không khí
Cung cấp nước, hoạt động
quản lý và xử lý rác thải
0,21 0,21 0,32 0,34 0,53
Xây dựng 13,43 13,56 14,32 12,41 12,34
Tổng 100 100 100 100 100
(Nguồn: Phòng kinh tế thành phố Điện Biên Phủ)
c. Cơ cấu ngành dịch vụ ở KVNT
Giai đoạn 2017 – 2021, GTSX ngành DV của thành phố đã tăng từ 3.185, 67 tỷ đồng
năm 2018 lên 4.126,12 tỷ đồng năm 2021 (tăng gấp 1,3 lần). Trong cơ cấu ngành DV,
ngành bán buôn bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe máy và xe có động cơ khác chiếm tỷ trọng cao
nhất (hơn 50% trong cơ cấu GTSX của ngành DV). Ngành vận tải, kho bãi tăng nhẹ qua
từng năm. Ngành hoạt động kinh doanh bất động sản có xu hướng giảm dần từ 3,05%
năm 2017 xuống còn 2,87% năm 2021. Ngành y tế và hoạt động trợ giúp xã hội có xu
hướng tăng. Các ngành còn lại có xu hướng tăng, giảm không đều qua từng năm.
Bảng 2.3: Cơ cấu (%) GTSX ngành dịch vụ KVNT của thành phố Điện Biên Phủ
giai đoạn 2017 – 2021
Đơn vị tính: %
2017 2018 2019 2020 2021
1. Bán buôn bán lẻ, sửa
chữa ô tô, xe máy và
xe có động cơ khác
50,22 50,32 51,7 52,42 54,88
2. Vận tải, kho bãi 11,04 11,19 11,36 12,41 12,52
3. DV lưu trú và ăn
uống
14,97 15,63 15,47 15,68 15,84
4. Hoạt động kinh
doanh bất động sản
3,21 3,05 3,11 3,08 2,87
5. Hoạt động tài chính,
ngân hàng và bảo
hiểm
3,03 2,97 3,15 2,78 2,91
6. Giáo dục và đào tạo 2,63 2,58 2,61 2,73 2,69
7. Y tế và hoạt động trợ
giúp xã hội
1,09 1,11 1,14 1,33 1,49
27
8. Nghệ thuật, vui chơi
giải trí
0,56 0,53 0,66 0,62 0,74
9. DV khác 13,25 12,62 10,8 8,95 6,05
Tổng 100 100 100 100 100
(Nguồn: Phòng kinh tế thành phố Điện Biên Phủ)
2.2. Thực trạng chính sách phát triển kinh tế nông thôn ở thành phố Điện Biên Phủ
2.2.1. Chính sách đất đai phục vụ sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ nông
thôn
Thời gian qua Nhà nước đã ban hành một số chính sách về đất đai như sau: Nghị định
số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009; Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP ngày 28/10/2008;
Quyết định 193/QĐ-TTg ngày 02/02/2010; Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/06/2010;
Luật Đất đai năm 2013; Nghị định số 43/2014/NĐ CP ngày 15/5/2014; Nghị định số
01/2017/NĐ - CP ngày 06/1/2017; Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014; Thông
tư số 37/2014/TT-BTNMT ngày 30/6/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi
trường...Các chính sách của Trung ương đã xác định mục tiêu, quy định về giao đất, cho
thuê đất, chuyển đổi, chuyển nhượng đất đối với sản xuất NN, CN, DV cũng như các quy
định và quản lý, giám sát kiểm tra tình hình phân bổ và sử dụng đất đai trên phạm vi cả
nước và đối với mỗi địa phương nói riêng. Đồng thời chính sách đất đai của nhà nước
cũng đưa ra các nguyên tắc. quy định về việc thu hồi đất nông nghiệp để chuyển đổi sang
phục vụ phát triển CN, DV; quy định về bảng giá đất nông nghiệp và mức hỗ trợ, bồi
thường đối với đất nông nghiệp trong diện bị nhà nước thu hồi; tạo ra các cơ sở pháp lý,
căn cứ để giúp cho các địa phương cấp tỉnh vận dụng chính sách đất đai một cách phù
hợp, hiệu quả vào điều kiện thực tế của địa phương mình.
Căn cứ vào Luật đất đai 2013 và chính sách của Nhà nước, Tỉnh ủy và UBND tỉnh
Điện Biên đã ban hành nhiều chính sách đất đai để cụ thể hóa các quy định của pháp luật
đất đai trên địa bàn được thể hiện qua các Quyết định, Kế hoạch, Hướng dẫn...Trong đó,
chính sách đất đai phục vụ sản xuất NN, phi NN trên địa bàn NT của tỉnh được tập trung
vào các nội dung chủ yếu sau:
Đẩy mạnh công tác dồn điền đổi thửa (DĐĐT): Nhận thức được DĐĐT là một hướng
đi đúng đắn và phù hợp trong điều kiện sản xuất NN hiện nay, tỉnh đã ban hành Công văn
số 825/UBND - VP ngày 12/09/2019 của UBND tỉnh với nội dung thông báo Hướng dẫn
dồn điền đổi thửa đất sản xuất NN gắn với thực hiện xây dựng NTM. Trên cơ sở chỉ đạo
của UBND tỉnh, của Sở NN và PTNT đã ban hành Hướng dẫn số 776/HĐ - SNN ngày
Khoá Luận Tốt Nghiệp Chính Sách Phát Triển Kinh Tế Nông Thôn Trên Địa Bàn Thành Phố Điện Biên Phủ
Khoá Luận Tốt Nghiệp Chính Sách Phát Triển Kinh Tế Nông Thôn Trên Địa Bàn Thành Phố Điện Biên Phủ
Khoá Luận Tốt Nghiệp Chính Sách Phát Triển Kinh Tế Nông Thôn Trên Địa Bàn Thành Phố Điện Biên Phủ
Khoá Luận Tốt Nghiệp Chính Sách Phát Triển Kinh Tế Nông Thôn Trên Địa Bàn Thành Phố Điện Biên Phủ
Khoá Luận Tốt Nghiệp Chính Sách Phát Triển Kinh Tế Nông Thôn Trên Địa Bàn Thành Phố Điện Biên Phủ
Khoá Luận Tốt Nghiệp Chính Sách Phát Triển Kinh Tế Nông Thôn Trên Địa Bàn Thành Phố Điện Biên Phủ
Khoá Luận Tốt Nghiệp Chính Sách Phát Triển Kinh Tế Nông Thôn Trên Địa Bàn Thành Phố Điện Biên Phủ
Khoá Luận Tốt Nghiệp Chính Sách Phát Triển Kinh Tế Nông Thôn Trên Địa Bàn Thành Phố Điện Biên Phủ
Khoá Luận Tốt Nghiệp Chính Sách Phát Triển Kinh Tế Nông Thôn Trên Địa Bàn Thành Phố Điện Biên Phủ
Khoá Luận Tốt Nghiệp Chính Sách Phát Triển Kinh Tế Nông Thôn Trên Địa Bàn Thành Phố Điện Biên Phủ
Khoá Luận Tốt Nghiệp Chính Sách Phát Triển Kinh Tế Nông Thôn Trên Địa Bàn Thành Phố Điện Biên Phủ
Khoá Luận Tốt Nghiệp Chính Sách Phát Triển Kinh Tế Nông Thôn Trên Địa Bàn Thành Phố Điện Biên Phủ
Khoá Luận Tốt Nghiệp Chính Sách Phát Triển Kinh Tế Nông Thôn Trên Địa Bàn Thành Phố Điện Biên Phủ
Khoá Luận Tốt Nghiệp Chính Sách Phát Triển Kinh Tế Nông Thôn Trên Địa Bàn Thành Phố Điện Biên Phủ
Khoá Luận Tốt Nghiệp Chính Sách Phát Triển Kinh Tế Nông Thôn Trên Địa Bàn Thành Phố Điện Biên Phủ
Khoá Luận Tốt Nghiệp Chính Sách Phát Triển Kinh Tế Nông Thôn Trên Địa Bàn Thành Phố Điện Biên Phủ
Khoá Luận Tốt Nghiệp Chính Sách Phát Triển Kinh Tế Nông Thôn Trên Địa Bàn Thành Phố Điện Biên Phủ
Khoá Luận Tốt Nghiệp Chính Sách Phát Triển Kinh Tế Nông Thôn Trên Địa Bàn Thành Phố Điện Biên Phủ
Khoá Luận Tốt Nghiệp Chính Sách Phát Triển Kinh Tế Nông Thôn Trên Địa Bàn Thành Phố Điện Biên Phủ
Khoá Luận Tốt Nghiệp Chính Sách Phát Triển Kinh Tế Nông Thôn Trên Địa Bàn Thành Phố Điện Biên Phủ
Khoá Luận Tốt Nghiệp Chính Sách Phát Triển Kinh Tế Nông Thôn Trên Địa Bàn Thành Phố Điện Biên Phủ
Khoá Luận Tốt Nghiệp Chính Sách Phát Triển Kinh Tế Nông Thôn Trên Địa Bàn Thành Phố Điện Biên Phủ
Khoá Luận Tốt Nghiệp Chính Sách Phát Triển Kinh Tế Nông Thôn Trên Địa Bàn Thành Phố Điện Biên Phủ
Khoá Luận Tốt Nghiệp Chính Sách Phát Triển Kinh Tế Nông Thôn Trên Địa Bàn Thành Phố Điện Biên Phủ
Khoá Luận Tốt Nghiệp Chính Sách Phát Triển Kinh Tế Nông Thôn Trên Địa Bàn Thành Phố Điện Biên Phủ
Khoá Luận Tốt Nghiệp Chính Sách Phát Triển Kinh Tế Nông Thôn Trên Địa Bàn Thành Phố Điện Biên Phủ
Khoá Luận Tốt Nghiệp Chính Sách Phát Triển Kinh Tế Nông Thôn Trên Địa Bàn Thành Phố Điện Biên Phủ
Khoá Luận Tốt Nghiệp Chính Sách Phát Triển Kinh Tế Nông Thôn Trên Địa Bàn Thành Phố Điện Biên Phủ
Khoá Luận Tốt Nghiệp Chính Sách Phát Triển Kinh Tế Nông Thôn Trên Địa Bàn Thành Phố Điện Biên Phủ
Khoá Luận Tốt Nghiệp Chính Sách Phát Triển Kinh Tế Nông Thôn Trên Địa Bàn Thành Phố Điện Biên Phủ
Khoá Luận Tốt Nghiệp Chính Sách Phát Triển Kinh Tế Nông Thôn Trên Địa Bàn Thành Phố Điện Biên Phủ
Khoá Luận Tốt Nghiệp Chính Sách Phát Triển Kinh Tế Nông Thôn Trên Địa Bàn Thành Phố Điện Biên Phủ
Khoá Luận Tốt Nghiệp Chính Sách Phát Triển Kinh Tế Nông Thôn Trên Địa Bàn Thành Phố Điện Biên Phủ

More Related Content

Similar to Khoá Luận Tốt Nghiệp Chính Sách Phát Triển Kinh Tế Nông Thôn Trên Địa Bàn Thành Phố Điện Biên Phủ

Quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp địa bàn huyện Thái Thụy, tỉnh Thái...
Quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp địa bàn huyện Thái Thụy, tỉnh Thái...Quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp địa bàn huyện Thái Thụy, tỉnh Thái...
Quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp địa bàn huyện Thái Thụy, tỉnh Thái...
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 👉👉 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤
 

Similar to Khoá Luận Tốt Nghiệp Chính Sách Phát Triển Kinh Tế Nông Thôn Trên Địa Bàn Thành Phố Điện Biên Phủ (20)

BÀI MẪU Khóa luận quản lý kinh tế, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận quản lý kinh tế, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Khóa luận quản lý kinh tế, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận quản lý kinh tế, HAY, 9 ĐIỂM
 
Đề tài: Hoàn thiện chiến lược kinh doanh của Công ty TNHH Truyền Hình Kỹ Thuậ...
Đề tài: Hoàn thiện chiến lược kinh doanh của Công ty TNHH Truyền Hình Kỹ Thuậ...Đề tài: Hoàn thiện chiến lược kinh doanh của Công ty TNHH Truyền Hình Kỹ Thuậ...
Đề tài: Hoàn thiện chiến lược kinh doanh của Công ty TNHH Truyền Hình Kỹ Thuậ...
 
Quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp địa bàn huyện Thái Thụy, tỉnh Thái...
Quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp địa bàn huyện Thái Thụy, tỉnh Thái...Quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp địa bàn huyện Thái Thụy, tỉnh Thái...
Quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp địa bàn huyện Thái Thụy, tỉnh Thái...
 
Khóa luận quản trị văn phòng.
Khóa luận quản trị văn phòng.Khóa luận quản trị văn phòng.
Khóa luận quản trị văn phòng.
 
Bài mẫu Khóa luận quản lý nhà nước về kinh tế, HAY, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Khóa luận quản lý nhà nước về kinh tế, HAY, 9 ĐIỂMBài mẫu Khóa luận quản lý nhà nước về kinh tế, HAY, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Khóa luận quản lý nhà nước về kinh tế, HAY, 9 ĐIỂM
 
Luận Văn : Hoạt động Marketing của ngân hàng Tiên Phong
Luận Văn : Hoạt động Marketing của ngân hàng Tiên PhongLuận Văn : Hoạt động Marketing của ngân hàng Tiên Phong
Luận Văn : Hoạt động Marketing của ngân hàng Tiên Phong
 
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Tỷ Suất Sinh Lợi Của Các Quỹ Tín Dụng Nhân Dân
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Tỷ Suất Sinh Lợi Của Các Quỹ Tín Dụng Nhân DânLuận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Tỷ Suất Sinh Lợi Của Các Quỹ Tín Dụng Nhân Dân
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Tỷ Suất Sinh Lợi Của Các Quỹ Tín Dụng Nhân Dân
 
GIẢI PHÁP MARKETING PHÁT TRIỂN CÁC SẢN PHẨM DỊCH VỤ NGÂN HÀNG HIỆN ĐẠI TẠI NG...
GIẢI PHÁP MARKETING PHÁT TRIỂN CÁC SẢN PHẨM DỊCH VỤ NGÂN HÀNG HIỆN ĐẠI TẠI NG...GIẢI PHÁP MARKETING PHÁT TRIỂN CÁC SẢN PHẨM DỊCH VỤ NGÂN HÀNG HIỆN ĐẠI TẠI NG...
GIẢI PHÁP MARKETING PHÁT TRIỂN CÁC SẢN PHẨM DỊCH VỤ NGÂN HÀNG HIỆN ĐẠI TẠI NG...
 
Đề tài giải pháp marketing phát triển các dịch vụ ngân hàng, HOT 2018
Đề tài giải pháp marketing phát triển các dịch vụ ngân hàng, HOT 2018Đề tài giải pháp marketing phát triển các dịch vụ ngân hàng, HOT 2018
Đề tài giải pháp marketing phát triển các dịch vụ ngân hàng, HOT 2018
 
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Tài chính Quốc tế Trường Đại học Kinh tế - Huế.doc
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Tài chính Quốc tế Trường Đại học Kinh tế - Huế.docKhóa luận tốt nghiệp Khoa Tài chính Quốc tế Trường Đại học Kinh tế - Huế.doc
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Tài chính Quốc tế Trường Đại học Kinh tế - Huế.doc
 
Quản lý Nhà nước về việc làm của thanh niên ở nông thôn - Từ thực tiễn huyện ...
Quản lý Nhà nước về việc làm của thanh niên ở nông thôn - Từ thực tiễn huyện ...Quản lý Nhà nước về việc làm của thanh niên ở nông thôn - Từ thực tiễn huyện ...
Quản lý Nhà nước về việc làm của thanh niên ở nông thôn - Từ thực tiễn huyện ...
 
Chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề của tỉnh Thái Bình
Chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề của tỉnh Thái BìnhChính sách hỗ trợ phát triển làng nghề của tỉnh Thái Bình
Chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề của tỉnh Thái Bình
 
Thực trạng và giải pháp phát triển ngành chăn nuôi lợn thịt ở các xã ven thàn...
Thực trạng và giải pháp phát triển ngành chăn nuôi lợn thịt ở các xã ven thàn...Thực trạng và giải pháp phát triển ngành chăn nuôi lợn thịt ở các xã ven thàn...
Thực trạng và giải pháp phát triển ngành chăn nuôi lợn thịt ở các xã ven thàn...
 
PHÁT TRIỂN VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TẠI THỊ XÃ ĐÔNG TRIỀU - QUẢNG NINH...
PHÁT TRIỂN VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TẠI THỊ XÃ ĐÔNG TRIỀU - QUẢNG NINH...PHÁT TRIỂN VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TẠI THỊ XÃ ĐÔNG TRIỀU - QUẢNG NINH...
PHÁT TRIỂN VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TẠI THỊ XÃ ĐÔNG TRIỀU - QUẢNG NINH...
 
BÀI MẪU Khóa luận bảo hiểm thất nghiệp, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận bảo hiểm thất nghiệp, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Khóa luận bảo hiểm thất nghiệp, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận bảo hiểm thất nghiệp, HAY, 9 ĐIỂM
 
đáNh giá hiệu quả kinh tế của trang trại vịt nông lâm tại huyện việt yên, tỉn...
đáNh giá hiệu quả kinh tế của trang trại vịt nông lâm tại huyện việt yên, tỉn...đáNh giá hiệu quả kinh tế của trang trại vịt nông lâm tại huyện việt yên, tỉn...
đáNh giá hiệu quả kinh tế của trang trại vịt nông lâm tại huyện việt yên, tỉn...
 
Luận văn: Hỗ trợ phát triển kinh tế đối với đồng bào thiểu số, HAY
Luận văn: Hỗ trợ phát triển kinh tế đối với đồng bào thiểu số, HAYLuận văn: Hỗ trợ phát triển kinh tế đối với đồng bào thiểu số, HAY
Luận văn: Hỗ trợ phát triển kinh tế đối với đồng bào thiểu số, HAY
 
Hoàn thiện chiến lược chiêu thị tại công ty nội thất Sen Phương Nam.doc
Hoàn thiện chiến lược chiêu thị tại công ty nội thất Sen Phương Nam.docHoàn thiện chiến lược chiêu thị tại công ty nội thất Sen Phương Nam.doc
Hoàn thiện chiến lược chiêu thị tại công ty nội thất Sen Phương Nam.doc
 
Thực hiện chính sách tạo việc làm cho thanh niên nông thôn ở huyện Nghĩa Hưng...
Thực hiện chính sách tạo việc làm cho thanh niên nông thôn ở huyện Nghĩa Hưng...Thực hiện chính sách tạo việc làm cho thanh niên nông thôn ở huyện Nghĩa Hưng...
Thực hiện chính sách tạo việc làm cho thanh niên nông thôn ở huyện Nghĩa Hưng...
 
Lâp kế hoạch Marketing cho khách sạn Trường An năm 2008
Lâp kế hoạch Marketing cho khách sạn Trường An năm 2008Lâp kế hoạch Marketing cho khách sạn Trường An năm 2008
Lâp kế hoạch Marketing cho khách sạn Trường An năm 2008
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877 (20)

Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
 
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
 
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y TếHoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
 
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
 
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
 
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
 
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
 
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
 
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện TafQuy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
 
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng CáoThực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
 
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu TưHoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
 

Recently uploaded

Recently uploaded (20)

GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
 
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
 
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt NamNhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
 
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
 
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp haiBài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
 
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌCTIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng HàLuận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 

Khoá Luận Tốt Nghiệp Chính Sách Phát Triển Kinh Tế Nông Thôn Trên Địa Bàn Thành Phố Điện Biên Phủ

  • 1. TRƢỜNG ĐẠI HỌC THƢƠNG MẠI KHOA KINH TẾ - LUẬT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐIỆN BIÊN PHỦ NGÀNH ĐÀO TẠO: KINH TẾ CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ NHẬN VIẾT THUÊ KHOÁ LUẬN ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ : 0917.193.864 WEBSITE: VIETKHOALUAN.COM Giảng viên hƣớng dẫn Hà Nội – 2022
  • 2. i TÓM LƢỢC Khóa luận này nghiên cứu về chính sách phát triển kinh tế nông thôn trên địa bàn thành phố Điện Biên Phủ. Trong đó, khóa luận sẽ tập trung nghiên cứu, làm rõ một số vấn đề sau: - Bổ sung lý luận về kinh tế nông thôn, chính sách phát triển kinh tế nông thôn của một địa phương cấp huyện, các tiêu chí đánh giá chính sách trong tình hình hiện nay. - Phân tích, đánh giá thực trạng chính sách phát triển kinh tế nông thôn trên địa bàn thành phố Điện Biên Phủ giai đoạn 2017 - 2021 dựa trên nguồn số liệu thứ cấp do các cơ quan quản lý nhà nước cung cấp (sinh viên không thể điều tra trực tiếp do vấn đề dịch bệnh) để nhận thức một cách khách quan những thuận lợi, khó khăn, thành tựu và bất cập, nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế của chính sách phát triển kinh tế nông thôn, đồng thời rút ra bài học từ kinh nghiệm thực tiễn của các tỉnh, thành phố đã nghiên cứu. - Đưa ra các kiến nghị, các nhóm giải pháp trên cơ sở cập nhật bối cảnh và yêu cầu đối với chính sách trong tình hình mới, giúp chính quyền thành phố Điện Biên Phủ lựa chọn, áp dụng để hoàn thiện chính sách phát triển kinh tế nông thôn trên địa bàn giai đoạn 2022 - 2025 và những năm tiếp theo, đồng thời tạo nền tảng, cơ sở để mở rộng, áp dụng cho các địa phương khác khi điều kiến cho phép.
  • 3. ii LỜI CẢM ƠN Trước tiên, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới người hướng dẫn khoa học của em, Tiến sĩ Vũ Tam Hòa về sự hướng dẫn tận tình, sự kiên nhẫn và sự hỗ trợ về phương pháp khoa học và cách thức thực hiện các nội dung của đề tài trong suốt quá trình em viết khóa luận. Sự hướng dẫn của thầy đã khuyến khích em hoàn thiện nghiên cứu để phát huy hết khả năng của mình. Thứ hai, em muốn gửi lời cảm ơn đến các thầy, cô giáo Trường Đại học Thương mại vì đã truyền đạt cho em những kiến thức quý báu trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Thứ ba, em xin trân trọng cảm ơn Lãnh đạo Phòng kinh tế thành phố Điện Biên Phủ và các phòng chuyên môn Quản lý Nông nghiệp, Kế hoạch tổng hợp đã tạo điều kiện cho em trong việc thu thập số liệu cũng như cung cấp tài liệu liên quan đến nội dung khóa luận. Thứ tư, em xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã luôn động viên, khích lệ và tạo mọi điều kiện để em hoàn thành khóa luận này . Cuối cùng, trong quá trình nghiên cứu, bản thân đã nỗ lực hết sức để hoàn thành bài luận. Tuy nhiên, quá trình thực hiện sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quý thầy, cô và các bạn để em hiểu biết hơn trong lĩnh vực này cũng như hoàn thiện đề tài khóa luận của mình. Xin chân thành cảm ơn ! Sinh viên thực hiện Phùng Thị Huyền Trang
  • 4. iii MỤC LỤC TÓM LƢỢC .......................................................................................................................i LỜI CẢM ƠN.....................................................................................................................ii MỤC LỤC..........................................................................................................................iii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT............................................................................................vi DANH MỤC BẢNG BIỂU ..............................................................................................vii PHẦN MỞ ĐẦU................................................................................................................. 1 1. Tính cấp thiết của đề tài................................................................................................. 1 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu.................................................................................... 2 3. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................................... 5 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................................. 6 5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................... 6 6. Kết cấu của khóa luận.................................................................................................... 7 CHƢƠNG 1: MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG THÔN............................................................................................................... 8 1.1. Một số khái niệm cơ bản về kinh tế nông thôn và chính sách kinh tế nông thôn.......... 8 1.1.1. Kinh tế nông thôn...................................................................................................... 8 1.1.2. Chính sách phát triển kinh tế nông thôn.................................................................... 9 1.2. Nội dung chính sách phát triển kinh tế nông thôn của một địa phương...................... 10 1.2.1. Chính sách đất đai phục vụ sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ nông thôn 10 1.2.2. Chính sách chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi có giá trị kinhtế cao ................ 11 1.2.3. Chính sách đầu tư và hỗ trợ vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh ở khu vực nông thôn 11 1.2.4. Chính sách phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn........................................................ 12 1.2.5. Chính sách đào tạo nghề và tạo việc làm cho lao độngnông thôn.......................... 13 1.2.6. Các tiêu chí đánh giá chính sách phát triển kinh tế nông thôn................................ 14 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách phát triển kinh tế nông thôn............................ 16 1.3.1. Các yếu tố khách quan ............................................................................................ 16 1.3.2. Các yếu tố chủ quan ................................................................................................ 17
  • 5. iv 1.4. Kinh nghiệm chính sách phát triển kinh tế nông thôn ở một số địa phương và bài học cho thành phố Điện Biên Phủ............................................................................................. 17 1.4.1. Kinh nghiệm của Nam Định.................................................................................... 17 1.4.2. Kinh nghiệm của Thái Bình .................................................................................... 18 1.4.3. Bài học cho Điện Biên Phủ ..................................................................................... 19 CHƢƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐIỆN BIÊN PHỦ ...................... 21 2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội và thực trạng phát triển kinh tế nông thôn của thành phố Điện Biên Phủ................................................................ 21 2.1.1. Điều kiện tự nhiên................................................................................................... 21 2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội nông thôn của thành phố Điện Biên Phủ....................... 22 2.1.3. Thực trạng phát triển kinh tế nông thôn của thành phố Điện Biên Phủ giai đoạn 2017 – 2021........................................................................................................................ 23 2.2. Thực trạng chính sách phát triển kinh tế nông thôn ở thành phố Điện Biên Phủ ....... 27 2.2.1. Chính sách đất đai phục vụ sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ nông thôn 27 2.2.2. Chính sách chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi có giá trị kinhtế cao ................ 29 2.2.3. Chính sách đầu tư và hỗ trợ vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh ở khu vực nông thôn 31 2.2.4. Chính sách phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn........................................................ 34 2.2.5. Chính sách đào tạo nghề và tạo việc làm cho lao độngnông thôn.......................... 37 2.3. Đánh giá về chính sách phát triển kinh tế nông thôn của thành phố Điện Biên Phủ. 39 2.2.1. Ưu điểm................................................................................................................... 39 2.2.2. Hạn chế.................................................................................................................... 41 2.2.3. Nguyên nhân hạn chế .............................................................................................. 42 CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐIỆN BIÊN PHỦ........... 45 3.1. Quan điểm, mục tiêu và định hướng phát triển kinh tế nông thôn của thành phố Điện Biên Phủ đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.............................................................. 45 3.1.1. Quan điểm phát triển kinh tế nông thôn của thành phố Điện Biên Phủ.................. 45 3.1.2. Mục tiêu phát triển kinh tế nông thôn của thành phố Điện Biên Phủ ..................... 46
  • 6. v 3.1.3. Định hướng phát triển kinh tế nông thôn của thành phố Điện Biên Phủ đến năm 2025, tầm nhìn 2030........................................................................................................... 47 3.2. Một số giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển kinh tế nông thôn trên địa bàn thành phố Điện Biên Phủ đến năm 2025, tầm nhìn 2030. ........................................................... 49 3.2.1. Giải pháp hoàn thiện chính sách đất đai phục vụ sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ nông thôn .......................................................................................................... 49 3.2.2. Giải pháp hoàn thiện chính sách chuyển đổi cơ cấu vật nuôi, cây trồng có giá trị kinh tế cao .......................................................................................................................... 51 3.2.3. Giải pháp hoàn thiện chính sách đầu tư và hỗ trợ vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh ở khu vực nông thôn........................................................................................................... 52 3.2.4. Giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn...................... 53 3.2.5. Giải pháp hoàn thiện chính sách đào tạo nghề và tạo việc làm cho lao động nông thôn 55 3.3. Một số kiến nghị .......................................................................................................... 55 3.3.1. Đối với Chính phủ................................................................................................... 55 3.3.2. Đối với các Bộ, ngành liên quan ............................................................................. 56 3.3.3. Đối với tỉnh Điện Biên ............................................................................................ 57 KẾT LUẬN....................................................................................................................... 58 TÀI LIỆU THAM KHẢO
  • 7. vi DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT TỪ VIẾT TẮT CHỮ VIẾT ĐẦY ĐỦ TIẾNG VIỆT 1 CCKT Cơ cấu kinh tế 2 CCKTNT Cơ cấu kinh tế nông thôn 3 CN Công nghiệp 4 CNH – HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa 5 CP Chính phủ 6 CTMTQG Chương trình mục tiêu quốc gia 7 DĐĐT Dồn điền đổi thửa 8 DN Doanh nghiệp 9 DV Dịch vụ 10 GCN Giấy chứng nhận 11 GDP Tổng sản phẩm quốc nội 12 GRDP Tổng sản phẩm bình quân trên địa bàn 13 GTSX Giá trị sản xuất 14 HĐND Hội đồng nhân dân 15 HTX Hợp tác xã 16 KHCN Khoa học công nghệ 17 KHKT Khoa học kỹ thuật 18 KTNT Kinh tế nông thôn 19 KVNT Khu vực nông thôn 20 LĐNT Lao động nông thôn 21 NĐ Nghị định 22 NHNN Ngân hàng nhà nước 23 NN Nông nghiệp 24 NQ Nghị quyết 25 NSNN Ngân sách nhà nước 26 NT Nông thôn 27 NTM Nông thôn mới 28 ODA Hỗ trợ Phát triển chính thức 29 QĐ Quyết định 30 SXNN Sản xuất nông nghiệp 31 TCTD Tổ chức tín dụng 32 TT Thông tư 33 TTg Thủ tướng 34 TU Thành ủy 35 TW Trung ương 36 UBND Ủy ban nhân dân
  • 8. vii DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Cơ cấu (%) GTSX ngành Nông – lâm – thủy sản KVNT của thành phố Điện Biên Phủ giai đoạn 2017 – 2021 .............................................................................24 Bảng 2.2: Cơ cấu (%) GTSX ngành công nghiệp – xây dựng KVNT của thành phố Điện Biên Phủ giai đoạn 2017 – 2021 .............................................................................25 Bảng 2.3: Cơ cấu (%) GTSX ngành dịch vụ KVNT của thành phố Điện Biên Phủ giai đoạn 2017 – 2021 ....................................................................................................... 26 Bảng 3.1: Dự báo một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội khu vực nông thôn của thành phố Điện Biên Phủ giai đoạn 2021 – 2025 .............................................................................46 Biểu đồ 2.1: Cơ cấu (%) GTSX theo ngành kinh tế KVNT của thành phố Điện Biên Phủ giai đoạn 2017-2021................................................................................................ 23 Biểu đồ 2.2: Hệ thống đƣờng giao thông nông thôn cấp xã của thành phố Điện Biên Phủ năm 2016, 2021 .........................................................................................................37
  • 9. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Sau hơn 30 năm đổi mới, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách nhằm phát triển kinh tế. Trong đó, kinh tế nông thôn (KTNT) là một khu vực kinh tế quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Phát triển kinh tế nông thôn và nâng cao đời sống của nông dân được coi là cơ sở để đảm bảo ôn định chính trị, an ninh xã hội, phát triển bền vững, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, là nền tảng để đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH đất nước. Đại hội XIII của Đảng đã nói đến các vấn đề liên quan đến phát triển nông nghiệp Việt Nam và phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Theo đó, tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới (Đại hội XII); phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại, hội nhập quốc tế; chuyển đổi “Tư duy sản xuất nông nghiệp” sang “Tư duy kinh tế nông nghiệp”; phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi là những nhiệm vụ trọng tâm của phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn hiện nay. Thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên thuộc khu vực miền núi phía bắc Việt Nam. Trong những năm qua, việc triển khai và thực hiện các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế nông thôn đã góp phần làm ổn định cuộc sống của người dân nông thôn nơi này. Trong giai đoạn 2015 – 2020, khi bối cảnh thế giới và trong nước diễn biến phức tạp, có nhiều thuận lợi khó khăn đan xen, Đảng bộ và Nhân dân các dân tộc thành phố Điện Biên Phủ nói riêng, tỉnh Điện Biên nói chung đã đoàn kết, thống nhất, nỗ lực phấn đấu vượt qua khó khăn, thách thức để đạt được những kết quả nổi bật về phát triển kinh tế (trong đó có kinh tế nông thôn). Kinh tế thành phố Điện Biên Phủ tăng trưởng và phát triển với tốc độ tốt, tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân giai đoạn 2015 – 2020 ước đạt 6,6%/năm, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) năm 2020 ước đạt 9.426,3 tỷ đồng, tăng 1,74 lần so với năm 2015, đạt mục tiêu nghị quyết đại hội đề ra. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp – lâm nghiệp – thủy sản, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp – xây dựng và ngành dịch vụ. Ngành nông – lâm nghiệp được tái cơ cấu theo hướng nâng cao giá trị sản phẩm, trọng tâm là tổ chức lại sản xuất, ứng dụng khoa học công nghệ, thực hiện chủ trương chuyển đổi diện tích cây lương thực và các loại cây trồng kém hiệu quả khác sang trồng cây ăn quả trên đất dốc đem lại hiểu quản kinh tế cao. Vùng có lợi thế trồng cây công nghiệp lâu ngày (cà phê, cao, chè…) tiếp tục được duy trì và khai thác, qua đó đã giải quyết được nhiều việc làm cho lao động nông
  • 10. 2 thôn, tăng thu nhập, cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động, góp phần giảm nghèo bền vững. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm, chính sách phát triển kinh tế nông thôn của thành phố Điện Biên Phủ vẫn còn nhiều hạn chế như: chính sách đất đai phục vụ sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ của thành phố vẫn còn bất cập trong việc thực hiện thủ tục hành chính về chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp, tình trạng sử dụng đất không đúng mục đích; trong thực hiện CTMTQG xây dựng NTM, quy hoạch phát triển kinh tế nông thôn chưa đạt yêu cầu, chậm tiến độ, chất lượng không cao; chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đổi mới hình thức sản xuất chậm; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội còn yếu kém… Những hạn chế trên cho thấy, các chính sách phát triển kinh tế nông thôn mà thành phố đang áp dụng chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế nông thôn của thành phố cũng như chưa thực sự phù hợp và đem lại hiệu quả cao. Vì vậy, để giải quyết những hạn chế, khó khăn trong việc thực hiện các chính sách phát triển KTNT trên địa bàn thành phố Điện Biên Phủ trong giai đoạn tới, cần phải có sự điều chỉnh, hoàn thiện chính sách sao cho phù hợp với điều kiện thực tế và mong muốn của người dân nông thôn. Việc nghiên cứu về lý luận và kinh nghiệm thực tiễn của các chính sách đã và đang được áp dụng của thành phố Điện Biên Phủ là vô cùng cần thiết và có ý nghĩa. Vì lẽ đó, em chọn đề tài “Chính sách phát triển kinh tế nông thôn trên địa bàn thành phố Điện Biên Phủ” là đề tài nghiên cứu cho khóa luận tốt nghiệp của mình. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Nguyễn Cao Chương (2017), “Phát triển kinh tế nông thôn tỉnh Quảng Bình trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, Luận văn thạc sĩ, Học Viện Chính Trị Quốc Gia Hồ Chí Minh. Nội dung của đề tài nhằm đúc kết cơ sở lý luận về phát triển KTNT, luận văn phân tích đánh giá thực trạng KTNT của tỉnh Quảng Bình. Năm 2017 trong cả ba khu vực, chỉ có khu vực công nghiệp - xây dựng duy trì được tốc độ tăng trưởng như năm trước, còn lại khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản và khu vực dịch vụ đạt tốc độ tăng trưởng thấp Khu vực nông, làm nghiệp và thủy sản. Cây lúa cơ bản được mùa, giá sản phẩm chăn nuôi tăng nên người chăn nuôi đầu tư mở rộng tổng đàn, tuy nhiên do ảnh hưởng sự cố môi trường biển và lũ lụt nên ngành thuỷ sản tăng trưởng âm, kéo theo khu vực nông, lâm nghiệp, thuỷ sản tăng trưởng thấp. Khu vực công nghiệp - xây dựng nhờ lãi suất ngân hàng tiếp tục giảm đáng kể, các chính sách của Nhà nước về hỗ trợ kinh tế đã và đang phát huy tác dụng đã góp phần giúp khu vực này duy trì tốc độ tăng trưởng. Khu vực dịch vụ bị ảnh hưởng khá lớn, lượng khách du lịch giảm so với năm trước nên doanh
  • 11. 3 thu lưu trú, ăn uống, du lịch giảm; doanh thu hoạt động vận tải tăng trưởng thấp hơn năm trước. Từ các thực trạng nghiên cứu tác giả đã đưa ra được các giải pháp để phát triển KTNT cho tỉnh Quảng Bình trong giai đoạn 2018 – 2020. Nguyễn Thị Thùy Chi (2018), “Hoàn thiện một số chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp – nông thôn trên địa bàn tỉnh Hải Dương”, khóa luận tốt nghiệp, Đại học Kinh tế quốc dân. Đề tài đã trình bày một số cơ sở lý luận về kinh tế nông thôn, chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp – nông thôn và đưa ra một số giải pháp hoàn thiện các chính sách đó. Trong bài, tác giả đã cho thấy những kết quả đạt được như: Trong sản xuất nông, lâm nghiệp , thủy sản, năng suất lúa ước đạt 53,5 tạ/ha tăng cao so với cùng kỳ năm trước; tình hình chăn nuôi trên địa bàn tỉnh cơ bản ổn định, không có dịch bệnh xảy ra, hiệu quả chăn nuôi đạt mức khá; thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh về đóng cửa rừng không cho khai thác nên không có sản lượng gỗ khai thác từ rừng tự nhiên mà chỉ có sản lượng gỗ khai thác từ rừng trồng và cây lâm nghiệp trồng phân tán; về thủy sản, công tác quản lý môi trường ao nuôi và phòng ngừa dịch bệnh các loại thủy sản đạt hiệu quả cao, phương thức nuôi thâm canh thủy sản có nhiều tiến bộ, chú trọng vào đầu tư giống đặc biệt là giống mới và loài đặc sản. Sản xuất công nghiệp tuy vẫn duy trì được mức tăng trưởng nhưng tốc độ tăng chậm do tác động trái chiều từ một số ngành khai khoáng, sản xuất chế biến thực phẩm, sản xuất xi măng, sản xuất điện. Về thương mại – dịch vụ, thị trường cơ bản vẫn duy trì được sự ổn định và có chiều hướng khá lên, hàng hóa dịch vụ phong phú, đã dạng; cân đối cung – cầu, hoạt động xúc tiến thương mại được đẩy mạnh, hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa có mức tăng trưởng tích cực. Huỳnh Văn Đặng (2018), “Phát triển kinh tế theo hướng bền vững tại tỉnh Bình Định”, luận văn thạc sĩ, Đại học Thương Mại. Đề tài đã đưa ra đề xuất giải pháp để phát triển kinh tế. Trong đó tác giả đã chỉ rõ kết quả đạt được của từng lĩnh vực trong kinh tế như: Sự bứt phá mạnh mẽ của ngành nông nghiệp có thể coi là dấu ấn đậm nét nhất về kinh tế tỉnh Bình Định, với thắng lợi toàn diện trên các lĩnh vực làm nên sự tăng trưởng 4,99% (kế hoạch 3%). Kim ngạch xuất khẩu lần đầu tiên chạm ngưỡng 800 triệu USD, tăng 10,4% so với cùng kỳ. Tổng thu ngân sách Nhà nước (NSNN) đạt 8.466 tỷ đồng, vượt 25% dự toán năm và tăng 11,7% so với cùng kỳ. Bên cạnh đó, nhờ có chiến lược bền vững và những bước đi phù hợp mà trong những năm vừa qua du lịch Bình Định đã có bước phát triển mạnh mẽ. Năm 2018, khách du lịch đến Bình Định đạt trên 4 triệu lượt người, tăng 10,6% so với năm 2017, trong đó có trên 286.000 lượt khách quốc tế (tăng 8,3% so với năm 2018), tổng doanh thu du lịch đạt trên 3.300 tỷ đồng, tăng 54,7%.
  • 12. 4 Thương hiệu "Du lịch Quy Nhơn - Bình Định" được lan tỏa rộng rãi như là một điểm du lịch mới cần khám phá, trải nghiệm trong bản đồ du lịch Việt Nam. Tác giả đã tìm hiểu và phân tích toàn bộ bức tranh kinh tế của tỉnh Bình Định trong thời gian từ 2017 – 2018, để từ đó đưa ra các giải pháp cụ thể cho tỉnh. Hà Văn Đồng (2018),“Phát triển kinh tế nông thôn ở tỉnh Thái Bình”, luận văn thạc sĩ, Đại học quốc gia Hà Nội. Trong luận văn nghiên cứu của mình, tác giả đã nhấn mạnh: phát triển KTNT phải gắn kết chặt chẽ ba vấn đề: ổn định chính trị, xã hội; tăng trưởng kinh tế; công bằng xã hội thì mới bền vững. Tăng trưởng, phát triển kinh tế phải đi liền với cải thiện đời sống của nông dân. Đặc biệt, tác giả đã khái quát và phân tích được toàn bộ nền KTNT của tỉnh Thái Bình trong thời gian từ 2017 – 2018. Để từ đó, tác giả đưa ra các giải pháp cụ thể cho từng ngành thuộc lĩnh vực KTNT. Nguyễn Trung Hiếu (2018),"Phát triển kinh tế nông thôn ở Nam Định thực trạng và giải pháp”, luận văn thạc sĩ, Đại học quốc gia Hà Nội. Trong luận văn này, tác giả đã chỉ ra được thực trạng KTNT ở Nam Định, các kết quả mà tỉnh đã đạt được trong thời gian qua, đồng thời đưa ra được các giải pháp nhằm phát triển KTNT cho tỉnh Nam Định. Thực trạng của nông nghiệp, nông thôn trước thời kỳ đổi mới và tác động kinh tế - xã hội của đối mới với phát triển nông thôn. Cụ thể, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân ngành nông, lâm, thủy sản trong 10 năm của Nam Định còn thấp. Ở Nam Định, kinh tế hộ gia đình vẫn là loại hình sản xuất chủ yếu, đặt biệt lao động trong khu vực nông thôn Nam Định vẫn còn cao, chiếm tới 75%. Việc sản xuất gắn với đáp ứng yêu cầu của thị trường và ứng dụng khoa học công nghệ trong nông nghiệp của tỉnh còn hạn chế... Nhằm khắc phục tình trạng đó, tác giả đã đưa ra giải pháp cụ thể như: cần tiếp tục đầu tư cho sản xuất nông nghiệp hướng đến trình độ sản xuất cao hơn. Cùng đó, phát triển nông nghiệp phải gắn với thị trường trong nước và đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Để tạo đột phá trong sản xuất nông nghiệp, địa phương phải tạo môi trường thuận lợi, có chính sách khuyến khích, kêu gọi các DN đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Tỉnh cần đẩy mạnh tái cơ cấu, phát triển nền nông nghiệp toàn diện, theo hướng hiện đại gắn với phát triển các ngành công nghiệp, ngành nghề, dịch vụ, chuyển dịch cơ cấu KTNT; đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất; thực hiện hiệu quả phong trào xây dựng NTM để phát triển KTNT gắn với đô thị hóa, xây dựng đô thị mới văn minh, hiện đại. Đồng thời, ban hành các cơ chế chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ và ngành nghề nông thôn.
  • 13. 5 Đàm Trọng Tuân (2020), “Chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Lai Châu”, khóa luận tốt nghiệp,Đại học kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội. Nội dung của khóa luận đề cập đến một số cơ sở lý luận về chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp, phân tích thực trạng áp dụng chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế NN của tỉnh Lai Châu và một số giải pháp hoàn thiện chính sách. Lai Châu là tỉnh có chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp thuộc tốp đầu cả nước. Tỉnh Lai Châu đã ban hành 2 Nghị quyết là Nghị quyết số 05-NQ/TU về phát triển nông nghiệp hàng hóa tập trung giai đoạn 2021 – 2025, định hướng đến năm 2030 và Nghị quyết số 03-NQ/TU về phát triển rừng bền vững giai đoạn 2021 – 2025, định hướng đến năm 2030. Kết quả đạt được: Năm 2020, Lai Châu đạt mức tăng trưởng khá (đạt 4,05%), tổng sản phẩm bình quân đầu người vượt 8,3% so với kế hoạch; sản lượng lương thực đạt 220 nghìn tấn, tỷ lệ che phủ rừng đạt 50,5%; chương trình nông thôn mới, phát triển sản phẩm OCOP được quan tâm thực hiện, tính đến năm 2020 tỉnh có 38/94 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 47 sản phẩm OCOP đucợ công nhận, tỷ lệ hộ nghèo còn 16,49%.. Đề tài còn đưa ra một số kiến nghị như đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sớm ban hành hướng dẫn chính sách hỗ trợ Chương trình bảo vệ và phát triển rừng bền vững, hướng dẫn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025, bố trí nguồn vốn đầu tư một số dự án quan trọng của tỉnh, quan tâm hỗ trợ đầu tư các chương trình xây dựng nông thôn mới, sắp xếp ổn định dân cư, hồ treo, xây dựng kè… Có thể thấy, trong những năm qua ở nước ta đã có một số công trình nghiên cứu có giá trị về phát triển KTNT, chính sách phát triển KTNT. Tuy nhiên, các công trình này đã được nghiên cứu từ nhiều năm trước, so với hiện tại đã có nhiều điểm không còn thích hợp. Đặc biệt, chưa có công trình nghiên cứu nào dành riêng cho thành phố Điện Biên Phủ trong thời gian gần đây nên nghiên cứu đề tài “Chính sách phát triển kinh tế nông thôn trên địa bàn thành phố Điện Biên Phủ” là hết sức cần thiết để thúc đẩy địa phương phát triển, nhất là về kinh tế. 3. Mục đích nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện chính sách phát triển KTNT của thành phố Điện Biên Phủ đến năm 2025, tầm nhìn 2030. 3.2. Mục tiêu nghiên cứu - Góp phần hệ thống hóa, làm rõ một số vấn đề lý luận cơ bản và thực tiễn về chính sách phát triển kinh tế nông thôn.
  • 14. 6 - Phân tích và đánh giá thực trạng phát triển KTNT của thành phố Điện Biên Phủ giai đoạn (2017-2021) - Đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện chính sách phát triển KTNT của thành phố Điện Biên Phủ đến năm 2025, tầm nhìn 2030. 3.3. Câu hỏi nghiên cứu - Nội dung của chính sách phát triển KTNT của một địa phương cấp huyện là gì? - Thực trạng chính sách phát triển KTNT của thành phố Điện Biên Phủ trong thời gian qua? - Cần có các giải pháp và kiến nghị nào để hoàn thiện chính sách phát triển KTNT của thành phố Điện Biên Phủ đến năm 2025, tầm nhìn 2030? 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận và thực tiễn về chính sách phát triển KTNT trên địa bàn thành phố Điện Biên Phủ. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: đề tài nghiên cứu trên địa bàn thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên. - Về thời gian: Dữ liệu thứ cấp được thu thập trong giai đoạn 2017-2021. - Về nội dung nghiên cứu: tập trung nghiên cứu các chính sách đặc thù của một địa phương cấp huyện trong việc triển khai, cụ thể hóa các chủ trương, đường lối và chính sách của Trung ương đối với phát triển KTNT. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp thu thập dữ liệu Dữ liệu thứ cấp: Thông tin được thu thập từ các thư viện, trung tâm học liệu của các trường đại học, viện nghiên cứu phát triển KTNT Việt Nam, trên mạng internet và Phòng Kinh tế thành phố Điện Biên Phủ. 5.2. Phương pháp xử lí số liệu 5.2.1. Phương pháp thống kê mô tả Là phương pháp tổng hợp các số liệu từ các hiện tượng để tiến hành phân tích, mô tả và so sánh nhằm làm rõ những vấn đề thuộc bản chất của hiện tượng được nghiên cứu. Qua các số liệu thống kê ta có thể thấy được tính quy luật cũng như dự báo được xu hướng phát triển của hiện tượng, từ đó rút ra được những nhận xét và kết luận đúng đắn. 5.2.2. Phương pháp so sánh
  • 15. 7 Là phương pháp dùng để so sánh các yếu tố định lượng hoặc định tính. So sánh, phân tích các yếu tố, chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế đã được lượng hóa có cùng nội dung, tính chất tượng tự để xác định mức độ biến động của các tiêu chí. 5.2.3. Phương pháp xử lý thông tin Đối với nguồn số liệu thứ cấp: Tác giả xử lý số liệu dưới dạng bảng biểu trên phần mềm Excel và thống kê theo từng năm. 6. Kết cấu của khóa luận Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, kết cấu của khóa luận gồm 3 chương: Chương 1: Một số cơ sở lý luận về chính sách phát triển kinh tế nông thôn Chương 2: Phân tích thực trạng chính sách phát triển kinh tế nông thôn của thành phố Điện Biên Phủ Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển kinh tế nông thôn của thành phố Điện Biên Phủ đến năm 2025, tầm nhìn 2030
  • 16. 8 CHƢƠNG 1: MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG THÔN 1.1. Một số khái niệm cơ bản về kinh tế nông thôn và chính sách kinh tế nông thôn 1.1.1. Kinh tế nông thôn  Khái niệm nông thôn Nông thôn (NT) được hiểu là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các thành phố, thị xã, thị trấn và được quản lý bởi cấp hành chính sơ sở là UBND xã (Thông tư số 54/2009/TT – BNNPTNT ngày 21/08/2009). Tại điều 3 Nghị định 57/2018/NĐ – CP ngày 17/04/2018 đưa ra khái niệm “Nông thôn là khu vực địa giới hành chính không bao gồm địa bàn phường thuộc thị xã, quận và thành phố”. Khu vực nông thôn có các đặc trưng cơ bản là: là địa bàn sinh sống và làm việc của một cộng đồng dân cư chủ yếu là nông dân với mật độ dân cư thấp hơn đô thị, thành phố; là vùng sản xuất nông nghiệp (nông, lâm, thủy sản) là chủ yếu; là vùng có trình độ văn hóa, KHKT và kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội kém hơn so với khu vực thành thị; chịu sức hút của thành thị về nhiều mặt, dân cư nông thôn thường tìm cách di chuyển vào các đô thị và thành phố.  Khái niệm kinh tế nông thôn Kinh tế nông thôn (KTNT) được hiểu là một tổng thể của các ngành kinh tế trong khu vực nông thôn (Nguyễn Trọng Thừa, 2012). Trong đó, KTNT gồm các ngành liên quan mật thiết với nhau như nông nghiệp (theo nghĩa rộng) và công nghiệp, dịch vụ trên địa bàn nông thôn. Các ngành kinh tế này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau theo những tỷ lệ nhất định về số lượng và liên quan chặt chẽ về mặt chất. Trước đây, khi nói đến KTNT, người ta thường cho rằng hoạt động sản xuất nông nghiệp là chủ yếu và bao trùm khu vực NT. Nhắc đến KTNT đồng nghĩa đang nhắc đến nông nghiệp. Tuy nhiên, đến ngày nay, sự phát triển của KHKT đã thúc đẩy các hoạt động kinh tế ở khu vực NT theo hướng đa dạng và phong phú, hoạt động sản xuất ở NT không còn đơn thuần chỉ là sản xuất nông nghiệp mà còn có sự xuất hiện và đóng góp tích cực của ngành CN và DV. Mặc dù vậy, ngành nông nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng ở khu vực NT.  Khái niệm cơ cấu kinh tế nông thôn Cơ cấu kinh tế (CCKT) có thể hiểu là một tổng thể các bộ phận hợp thành nền kinh tế cùng các mối quan hệ chủ yếu về định tính và định lượng, ổn định và phát triển giữa các bộ phận ấy với nhau hay của toàn bộ hệ thống trong những điều kiện của nền sản xuất xã hội và trong những khoảng thời gian nhất định (Ngô Thắng Lợi, 2012). Có thể thấy rằng CCKT không phải một hệ thống tĩnh bất biến mà luôn ở trạng thái vận động, chuyển biến
  • 17. 9 không ngừng về số lượng và tỷ trọng trong GDP giữa các bộ phận nhằm hướng vào các mục tiêu cụ thể. Cơ cấu kinh tế nông thôn (CCKTNT): từ các khái niệm và phân tích ở trên có thể hiểu cơ cấu kinh tế nông thôn là tổng thể các mối quan hệ kinh tế và tác động qua lại giữa các bộ phận cấu thành của nền KTNT. CCKTNT thường được xem xét trên 3 góc độ chính bao gồm: cơ cấu ngành kinh tế (nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ), cơ cấu vùng kinh tế và cơ cấu thành phần kinh tế. Trong đó, cơ cấu ngành là cách tiếp cận quan trọng nhất.  Khái niệm phát triển kinh tế nông thôn Phát triển kinh tế nông thôn là sự gia tăng về quy mô, số lượng, chất lượng của các ngành trong nền KTNT bằng hệ thống các công cụ, chính sách tác động vào hoạt động kinh tế diễn ra ở khu vực NT nhằm không ngừng cải thiện đời sống, văn hóa, tinh thần của người dân trên địa bàn nông thôn , góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, vùng và đất nước. 1.1.2. Chính sách phát triển kinh tế nông thôn Chính sách là phương thức hành động được một chủ thể hay tổ chức nhất định khẳng định và tổ chức thực hiện nhằm giải quyết những vấn đề lặp đi lặp lại. Từ điển Bách khoa Việt Nam định nghĩa “Chính sách là tập hợp các chủ trương và hành động về phương diện nào đó của chính phủ nó bao gồm các mục tiêu mà chính phủ muốn đạt được và cách làm để thực hiện các mục tiêu đó". Những mục tiêu này bao gồm sự phát triển toàn diện trên các lĩnh vực kinh tế - văn hóa - xã hội - môi trường. Như vậy có thể hiểu: “Chính sách là tập hợp các hoạt động liên quan với nhau, được lựa chọn và quyết định để thực hiện, nhằm đạt được những mục tiêu nhất định. Chính sách là cơ sở nền tảng để chế định nên pháp luật. Hay nói cách khác, pháp luật là kết quả của sự thể chế hóa chính sách. Có thể có chính sách chưa được luật pháp hóa (thể chế hóa), hoặc cũng có thể không bao giờ được luật pháp hóa vì nó không được lựa chọn để luật pháp hóa khi không còn phù hợp với tư tưởng mới hay sự thay đổi của thực tiễn. Nhưng sẽ không có pháp luật phi chính sách hay pháp luật ngoài chính sách. Một trong những hệ thống chính sách quan trọng của Nhà nước là chính sách kinh tế. Chính sách kinh tế là thuật ngữ được sử dụng để mô tả các hành động của Chính phủ nhằm mục đích ảnh hưởng đến nền kinh tế của quốc gia. Hiểu theo cách đơn giản, chính sách kinh tế là hành động của Chính phủ để đạt được một hay nhiều mục tiêu kinh tế. Từ khái niệm chính sách, chính sách kinh tế nêu trên có thể đưa ra khái niệm cơ bản về chính sách phát triển kinh tế nông thôn như sau: Chính sách phát triển kinh tế nông thôn
  • 18. 10 là tổng thể các quyết định và phương pháp hành động của Nhà nước tác động lên các hoạt động của kinh tế nông thôn nhằm đạt được mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra. 1.2. Nội dung chính sách phát triển kinh tế nông thôn của một địaphƣơng 1.2.1. Chính sách đất đai phục vụ sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ nông thôn Mục tiêu của chính sách: Địa phương cấp tỉnh ban hành chính sách đất đai của địa phương mình nhằm khuyến khích người canh tác, sản xuất kinh doanh sử dụng đầy đủ, tiết kiệm và hợp lý đất đai. Cần phải gắn việc sử dụng với bảo vệ, tái tạo và khôi phục chất lượng đất đai để đảm bảo đất đai đáp ứng yêu cầu của sản xuất, kinh doanh; nhất là đối với đất đai phục vụ sản xuất nông nghiệp. Nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai thông qua việc khuyến khích chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và quá trình tích tụ ruộng đất bằng việc thực hiện dồn điền đổi thửa, chuyển đổi, chuyển nhượng đất đai để phát triển sản xuất theo hướng hàng hóa. Để thực hiện mục tiêu của chính sách này, địa phương cấp huyện đã thực hiện Quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đai của huyện trong từng giai đoạn, trình UBND, HĐND cấp tỉnh xem xét và phê duyệt thông qua các Nghị quyết, Quyết định; trên cơ sở đó huyện tiếp tục ban hành Nghị quyết, Quyết định của UBND, HĐND cấp huyện cùng với các văn bản hướng dẫn khác về việc phân bổ, quản lý và sử dụng đất đai của tỉnh trong đó có khu vực nông thôn. Nội dung chủ yếu của chính sách: Sau khi được UBND, HĐND tỉnh phê duyệt thông qua các Nghị quyết, các Quyết định về chính sách đất đai đối với địa phương cấp huyện; UBND huyện, HĐND huyện thực hiện triển khai các thủ tục giao đất; cho thuê đất tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân được sử dụng quỹ đất ổn định và lâu dài. Căn cứ vào đặc điểm từng loại đất, từng vùng và mức độ đầu tư hạ tầng cần thiết, tỉnh sẽ đưa ra căn cứ định giá đất; chính sách chuyển nhượng đất; mức độ đền bù khi thu hồi đất; điều kiện thế chấp khi vay vốn... Chính quyền địa phương thực hiện kiểm soát, quản lý chặt chẽ việc tích tụ, tập trung ruộng đất phù hợp với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và sự phát triển của cả công nghiệp và dịch vụ, không để việc tích tụ ruộng đất diễn ra tự phát làm cho người nông dân mất ruộng mà không có việc làm, trở thành bần cùng hóa. Có biện pháp giúp đỡ những người không có đất sản xuất để thực hiện xóa đói, giảm nghèo. Đẩy mạnh việc giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâu dài, ổn định cho nông dân; giải quyết những tranh chấp và khiếu nại (kiện tụng) về đất đai. Chính quyền
  • 19. 11 địa phương tạo điều kiện thuận lợi để nông dân thực hiện đầy đủ, đúng pháp luật các quyền sử dụng đất đai, khuyến khích nông dân thực hiện “dồn điền đổi thửa" trên cơ sở tự nguyện; nông dân được sử dụng giá trị quyền sử dụng đất để góp vốn cổ phần tham gia phát triển sản xuất, kinh doanh, liên doanh, liên kết... Tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất theo quy định của pháp luật. 1.2.2. Chính sách chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao Mục tiêu của chính sách: Nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị kinh tế cao đổi với các cây trồng, vật nuôi được lựa chọn là thế mạnh của mỗi vùng, mỗi địa phương trên cơ sở khai thác lợi thế so sánh; góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hóa được sản xuất ra ở khu vực nông thôn. Nội dung chủ yếu của chính sách: Đẩy mạnh chuyển đổi sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, giá trị, chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu thị trưởng. Xây dựng và từng bước phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp có quy mô lớn theo hình thức trang trại, gia trại đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, có sự liên kết giữa việc sản xuất nông nghiệp với công tác bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị đối với các sản phẩm có lợi thế như lúa gạo, ngô, khoai, cây ăn quả, nuôi trồng thủy sản, gỗ nguyên liệu...; đồng thời, duy trì quy mô và phương thức sản xuất đa dạng, phù hợp với điều kiện thực tế đối với các sản phẩm, nhóm sản phẩm ưu thế của địa phương. Thực hiện nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học trong tạo giống cây trồng, vật nuôi có năng suất và chất lượng tối, có khả năng chống chịu bệnh tật. Chú trọng phát triển các công nghệ sản xuất thuốc trừ sâu sinh học, công nghệ sản xuất các chế phẩm trừ sâu vi sinh, các loại thuốc có nguồn gốc thảo mộc không độc hại đối với người và gia súc. Nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học để bảo quản chế biến nông, lâm, thủy sản nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch, đồng thời duy trì và nâng cao chất lượng của chúng; công nghệ sinh học bảo vệ môi trường sinh thái. 1.2.3. Chính sách đầu tư và hỗ trợ vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh ở khu vực nông thôn Mục tiêu của chính sách: Tăng cường mức đầu tư cho phát triển các ngành nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ trên địa bàn nông thôn. Đảm bảo sự tăng lên về nguồn vốn cho vay để đáp ứng nhu cầu về vốn phục vụ phát triển kinh tế nông thôn. Nội dung của chính sách: Tập trung đầu tư phát triển ngành nông nghiệp, công nghiệp trên địa bàn nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa, sản xuất theo công nghệ cao, công nghệ sạch và đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất; tạo ra hàng hóa khu
  • 20. 12 vực nông thôn tăng cả về số lượng và chất lượng. Muốn vậy, chính sách đầu tư cho phát triển kinh tế nông thôn cần phải tập trung vào các ngành, lĩnh vực cơ bản sau: Một là, đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa lớn, sản xuất công nghệ cao và công nghệ sạch; đầu tư phát triển các ngành công nghiệp chế biến, vùng sản xuất nguyên liệu. Hai là, đầu tư phát triển ứng dụng mạnh mẽ thành tựu khoa học công nghệ vào trong sản xuất, kinh doanh. Đối với ngành nông nghiệp, ưu tiên đầu tư phát triển chiều sâu các công nghệ sinh học tạo ra các giống cây trồng, vật nuôi có năng suất cao, chất lượng tốt, có khả năng chống chịu bệnh tật và biến đổi khí hậu. Ba là, ưu tiên phát triển sản xuất công nghiệp theo hướng công nghệ cao, phát triển mạnh các ngành công nghiệp hỗ trợ cho sản xuất nông nghiệp như công nghiệp chế biến, vật tư, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật... Tăng số lượng và chất lượng hoạt động của các cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn, khôi phục và phát triển các nghề truyền thống như chế tác mỹ nghệ, mây tre đan, dệt thảm, thủ công mỹ nghệ, gắn các làng nghề truyền thống kết hợp với văn hóa du lịch. Thực hiện hỗ trợ vốn cho phát triển kinh tế nông thôn và đảm bảo cho quá trình này diễn ra nhanh và hiệu quả thì cần phải hoàn thiện hệ thống tín dụng ngân hàng tạo điều kiện thuận lợi cho các cá nhân, hộ nông dân, doanh nghiệp và các thành phần kinh tế khác trên địa bàn nông thôn được vay vốn với thủ tục vay đơn giản, thời gian và lãi suất vay hợp lý; tránh tình trạng đi vay nặng lãi. Muốn vậy, chính sách hỗ trợ vốn cần thực hiện các nhiệm vụ sau: Thứ nhất là, thực hiện cải cách hành chính, đơn giản hóa các thủ tục cho vay vốn, điều kiện cho vay vốn đối với người đi vay. Đối với sản xuất nông nghiệp nên áp dụng với mức lãi suất cho vay thấp để khuyến khích người nông dân mở rộng canh tác, thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi có hiệu quả kinh tế cao. Thứ hai là, tạo lập môi trường đầu tư hấp dẫn để thu hút nguồn vốn trong và ngoài nước đầu tư vào khu vực nông thôn. Các chính sách thu hút đầu tư cần tập trung vào việc đơn giản hóa các thủ tục đầu tư, thực hiện miễn, giảm thuế và tiền thuê quyền sử dụng đất, hỗ trợ giải phóng mặt bằng, giảm bớt các khoản phí, lệ phí. Thứ ba là, mở rộng thị trường tín dụng, tăng vay vốn trung và dài hạn cho người đi vay đồng thời thực hiện các chính sách ưu đãi về lãi suất cho các chương trình, dự án ưu tiên phát triển nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ nông thôn. 1.2.4. Chính sách phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn
  • 21. 13 Mục tiêu của chính sách: chính sách phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn nhằm xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn bao gồm: hệ thống thủy lợi, kênh mương, hệ thống đê, điều, giao thông nông thôn, chợ nông thôn, bưu chính viễn thông, ngân hàng tài chính, y tế, giáo dục, điện, nước sạch... một cách đồng bộ, ngày càng hiện đại đáp ứng nhu cầu của người dân nông thôn. Cơ sở hạ tầng nông thôn là một yếu tố quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh, vận tải hàng hóa, nâng cao đời sống của người dân nông thôn; thúc đẩy chuyển dịch CCKTNT theo hướng phù hợp, tích cực; từ đó đảm bảo quá trình phát triển KTNT diễn ra bền vững. Nội dung của chính sách: Để phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn, địa phương cấp huyện thực hiện chính sách phát triển cơ sở hạ tầng cần tập trung vào các vấn đề sau: Đầu tiên là, phát triển hệ thống thủy lợi theo hướng đa dạng hóa mục tiêu (bao gồm phát điện, chống lũ, cấp nước, giao thông, thủy sản, du lịch..) để đảm bảo phục vụ cho sản xuất, kinh doanh ở khu vực nông thôn. Tập trung tu bổ, nâng cấp, tăng cường quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng các công trình hiện có. Phát triển xây dựng các hồ, đập chứa nước và củng cố hệ thống đê, điều để nâng cao khả năng chống bão lũ và biến đổi khí hậu. Thực hiện các chương trình kiên cố hóa kênh mương nội đồng đảm bảo đáp ứng yêu cầu tưới tiêu trong sản xuất. Tiếp đến là, xây dựng và phát triển hệ thống giao thông nông thôn bao gồm các công việc như: lập kế hoạch xây dựng, huy động vốn đầu tư, tổ chức và chỉ đạo thi công, quản lý sử dụng và khai thác các công trình giao thông. Mạng lưới giao thông cần được phát triển theo hướng hình thành mạng lưới giao thông nông thôn nối liền với mạng lưới giao thông quốc gia; đảm bảo thông suốt trong mọi thời tiết, cung cấp các dịch vụ vận tải thuận lợi, phù hợp với mức sống của người dân nông thôn. Ưu tiên phát triển giao thông nông thôn ở các xã đông dân cư, sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn. Thứ ba là, xây dựng và nâng cấp hệ thống chợ nông thôn, điện, nước đảm bảo đáp ứng nhu cầu sử dụng cho người dân nông thôn. Phát triển hệ thống thông tin, bưu chính viễn thông, dịch vụ tài chính ngân hàng, y tế, giáo dục, văn hóa, thể thao... ở khu vực nông thôn đáp ứng phù hợp với mức sống của người dân nông thôn. Thứ tư là, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn thông qua các chính sách, cơ chế ưu đãi về đầu tư bao gồm tạo điều kiện thuận lợi khi thực hiện đầu tư cho các dự án phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn, thủ tục đăng ký đầu tư đơn giản, thông thoáng, miễn, giảm tiền sử dụng đất, giải phóng mặt bằng... 1.2.5. Chính sách đào tạo nghề và tạo việc làm cho lao động nông thôn
  • 22. 14 Mục tiêu của chính sách: Nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề, nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập cho lao động nông thôn; góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế nông thôn. Nội dung của chính sách: chính sách đào tạo nghề và tạo việc làm cho lao động nông thôn của địa phương cấp huyện thường tập trung vào các nội dung sau: Phát triển các mạng lưới cơ sở dạy nghề, đào tạo bồi dưỡng trên địa bàn nông thôn của huyện. Để thực hiện được thì cần tập trung xây dựng và hoàn thiện các cơ sở dạy nghề công lập cấp huyện có đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị giảng dạy để đáp ứng nhu cầu học nghề của người lao động nông thôn. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư thành lập cơ sở dạy nghề tư nhân. Xây dựng phát triển các chương trình, giáo trình và tài liệu dạy nghề đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương và đáp ứng yêu cầu sản xuất của các doanh nghiệp trên địa bàn nông thôn. Xây dựng và phê duyệt các danh mục đào tạo nghề, định mức chi phí đào tạo nghề và cơ chế hỗ trợ cho người lao động nông thôn khi tham gia học nghề (hỗ trợ chi phí đi lại, tiền ăn uống...) Thực hiện bồi dưỡng nâng cao chất lượng giảng dạy của đội ngũ giáo viên dạy nghề, đội ngũ cán bộ cấp huyện đủ khả năng đảm nhận việc đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã nhằm nâng cao hiệu quả công tác dạy nghề. Khuyến khích người lao động nông thôn tích cực tham gia học tập nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn kỹ thuật và tay nghề để có thể áp dụng ngày càng nhiều tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất, đáp ứng yêu cầu kỹ thuật sản xuất hiện nay trong các ngành công nghiệp và dịch vụ. Thực hiện công tác tuyên truyền sâu rộng đến người dân nông thôn trên các phương tiện thông tin đại chúng về mục đích, vai trò và ý nghĩa của việc đào tạo nghề và tạo việc làm cho lao động nông thôn. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các cơ sở dạy nghề, các lớp dạy nghề cho lao động nông thôn nhằm kịp thời phát hiện và có biện pháp khắc phục những tồn tại trong công tác dạy nghề nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nghề của địa phương. 1.2.6. Các tiêu chí đánh giá chính sách phát triển kinh tế nông thôn Hiện nay, các chính sách được đánh giá trên những tiêu chí phổ biến như tính phù hợp, tính hiệu quả, tính công bằng, tính bền vững, tính khả thi, tính hiệu lực... Trong phạm vi nghiên cứu, khóa luận tập trung vào 3 tiêu chí là tính hiệu lực, tính hiệu quả và tính phù hợp của chính sách để đánh giá chính sách phát triển KTNT của một địa phương cấp huyện.
  • 23. 15  Tính phù hợp của chính sách Tính phù hợp chính sách phát triển KTNT của một địa phương cấp huyện có vai trò quan trọng trong việc đạt được mục tiêu của chính sách đã xác định trước đó. Tính phù hợp của chính sách phản ánh tính hợp lý, tính khả thi của chính sách mà trong đó hàm ý mục tiêu và biện pháp của chính sách đạt được sự đồng thuận cao trong nhận thức cũng như cam kết thực hiện từ các bên liên quan. Do vậy, đánh giá tính phù hợp của chính sách trước hết là đánh giá tính phù hợp giữa mục tiêu và biện pháp của chính sách. Tiếp đến là đánh giá tính phù hợp của chính sách với chiến lược phát triển kinh tế xã hội của mỗi địa phương cấp huyện, chiến lược phát triển kinh tế xã hội của mỗi địa phương cấp tỉnh và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội chung của cả nước trong từng giai đoạn cụ thể; cũng như các chính sách khác có liên quan. Tính phù hợp của chính sách phát triển KTNT phản ánh mức độ vấn đề chính sách đã được giải quyết đến đâu. Chính sách phát triển KTNT có đáp ứng được mong muốn, nguyện vọng của đối tượng thụ hưởng của chính sách ở thời điểm hiện tại và trong tương lai hay không? Chính sách phát triển KTNT sẽ là phù hợp nếu chính sách đảm bảo được sự cân đối, hài hòa giữa mục tiêu của chính sách với nguyện vọng người dân nông thôn, các DN, HTX đang hoạt động ở địa bản nông thôn hiện nay. Nói cách khác, chính sách phát triển KTNT phải xuất phát từ những bất cập trong CCKT nông thôn thực tế đặt ra để rồi từ đó giải quyết các vấn đề có liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của người dân nông thôn, DN, HTX... trên địa bàn nông thôn.  Tính hiệu lực của chính sách Tính hiệu lực của chính sách phát triển KTNT của một địa phương cấp huyện phản ánh mức độ tác động, ảnh hưởng của chính sách đó trên thực tế, làm biến đổi hoặc duy trì thực tế theo mong muốn của nhà quản lý địa phương cấp huyện hay không. Đánh giá hiệu lực của chính sách phát triển KTNT là việc trả lời cho các câu hỏi: Chính sách phát triển KTNT có được các cán bộ quản lý triển khai thực hiện kịp thời không? Chính sách có được phổ biến, tuyên truyền đến đối tượng thụ hưởng của chính sách hay không? Các thông tin, nội dung và những điểm mới về chính sách phát triển KTNT có thường xuyên cập nhật và công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng không? Chính sách phát triển KTNT có được sự ủng hộ của người dân nông thôn hay không? Nói tóm lại, chính sách phát triển KTNT có hiệu lực phải thể hiện chính sách được triển khai kịp thời cũng như được sự ủng hộ đồng thời của đối tượng quản lý và đối tượng thụ hưởng của chính sách. Ngoài ra, tính hiệu lực của chính sách phát triển KTNT còn
  • 24. 16 được đánh giá thông qua các chỉ tiêu như: Mức độ kết quả thực hiện của chính sách so với mục tiêu mà chính sách đã xây dựng trước đó. Mức độ hài lòng của đối tượng thụ hưởng chính sách đối với quá trình triển khai thực hiện chính sách.  Tính hiệu quả của chính sách Tính hiệu quả của chính sách phát triển KTNT của một địa phương cấp huyện là sự so sánh giữa kết quả đạt được với chi phí bỏ ra để có được kết quả đó. Hay nói cách khác, việc đánh giá tình hiệu quả của chính sách phát triển KTNT là trả lời câu hỏi: Cần bao nhiêu chi phí và công sức để có được kết quả đó? Khi đánh giá hiệu quả của một chính sách, về nguyên tắc người ta phải xác định hiệu quả tổng hợp của chính sách. Đó là kết quả tổng hợp cả về kinh tế - xã hội của chính sách đó. Hiệu quả tổng hợp phản ánh mức độ đạt được các kết quả về kinh tế và về tác động xã hội theo mục tiêu đã đề ra với một chi phí và công sức nhất định. Tuy nhiên, việc đo lường các chỉ tiêu trên là rất khó, nhất là các chi phí nguồn lực. Do vậy, để đánh giá tính hiệu quả của chính sách phát triển KTNT của một địa phương cấp huyện, khóa luận chỉ tập trung đánh giá trên cơ sở so sánh giữa mục tiêu của chính sách đã đặt ra với giá trị kết quả đạt được của chính sách. Theo đó, nếu giá trị kết quả đạt được của chính sách cao hơn hoặc bằng với mục tiêu đề ra trước đó của chính sách thì có nghĩa chính sách đạt được tính hiệu quả; và ngược lại. 1.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến chính sách phát triển kinh tế nôngthôn 1.3.1. Các yếu tố khách quan Vị trí địa lý, khí hậu: Mỗi địa phương sẽ có đặc điểm riêng để phát triển kinh tế nông thôn khác nhau, tùy thuộc vào vị trí địa lý, khí hậu của địa phương đó. Chính vì vậy, việc xây dựng, triển khai các chính sách phát triển KTNT, trước tiên chịu ảnh hưởng bởi những yếu tố địa lý, khí hậu của địa phương. Chính sách phát triển kinh tế nông thôn của địa phương phải được xây dựng trên cơ sở phát huy tối đa lợi thế so sánh về điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý, bản sắc văn hóa, bảo đảm tính liên kết vùng giữa địa phương với các vùng kinh tế khác. Tình hình kinh tế - xã hội của địa phương: Kinh tế tăng trưởng cao sẽ có nhiều nguồn tài chính để thực hiện chính sách phát triển kinh tế nông thôn; Chính phủ và chính quyền địa phương sẽ dễ dàng hơn trong việc thực hiện các giải pháp, tác động mạnh hơn để giải quyết các vấn đề chính sách. Xã hội càng văn minh, hiện đại, nhận thức của con người càng tiến bộ, trình độ dân trí càng cao thì càng thuận tiện trong việc thực hiện chính sách và pháp luật nói chung, thực hiện chính sách phát triển kinh tế nông thôn nói riêng.
  • 25. 17 Mối liên kết vùng giữa địa phương với các địa phương khác: Liên kết là một yếu tố quan trọng đối với sự phát triển bền vững. Liên kết kinh tế vùng là liên kết các ngành kinh tế mang tính hợp tác, bổ sung lẫn nhau giữa các địa phương có những nét tương đồng về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, phân bố dân cư, nguồn lực… nhằm mục đích tăng cường sức hút đồng thời thúc đẩy sự phát triển của các địa phương trong vùng, phương thức liên kết đa dạng; trong đó có thể tập trung phát triển một hạt nhân trung tâm, xung quanh là các vệ tinh, hoặc là một thành phẩm được đưa qua nhiều giai đoạn mà mỗi địa phương đảm nhận một vai trò trong chuỗi giá trị sản phẩm. Chính sách phát triển kinh tế nông thôn trong liên kết vùng sẽ thúc đẩy sự gia tăng về quy mô, số lượng, chất lượng của các phân ngành kinh tế tế nông thôn trên cơ sở kết nối chặt chẽ với các ngành kinh tế khác của vùng để thiết lập các quan hệ liên kết kinh tế, tổ chức sản xuất theo hướng hiện đại, tận dụng tối đa các nguồn lực, phát huy hết tiềm năng lợi thế của vùng nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. 1.3.2. Các yếu tố chủ quan Bộ máy thực hiện chính sách ở địa phương: Thành công của chính sách phát triển kinh tế nông thôn địa phương phụ thuộc rất nhiều vào năng lực hoạt động của các cơ quan và cán bộ tổ chức thực thi chính sách tại địa phương. Bộ máy quan liêu, hoạt động kém hiệu lực và hiệu quả; cán bộ, công chức thiếu trách nhiệm, năng lực yếu kém trong thực thi công vụ thì sẽ gây khó khăn cho thực hiện chính sách, ngăn cản không cho chính sách phát huy tác dụng, bóp méo các mục tiêu của chính sách hoặc làm ngược lại hoàn toàn ý đồ của chính sách. Kinh phí thực hiện chính sách: Nguồn kinh phí để thực thi chính sách phát triển kinh tế nông thôn địa phương thường do NSNN cấp, do các tổ chức xã hội và tư nhân đóng góp, huy động trong nhân dân hoặc do nước ngoài tài trợ. Nếu chính quyền địa phương không có hoặc không đủ kinh phí thực thi chính sách thì không thể thực hiện thành công chính sách. Do đó, ngay từ khi xây dựng cần phải dự trù trước nguồn kinh phí khi đầu tư thực hiện. 1.4. Kinh nghiệm chính sách phát triển kinh tế nông thôn ở một số địa phƣơng và bài học cho thành phố Điện Biên Phủ 1.4.1. Kinh nghiệm của Nam Định Nhằm nâng cao hiệu quả phát triển kinh tế nông thôn thì cùng với các chính sách của Trung ương, tỉnh Nam Định đã chủ động ban hành nhiều cơ chế, chính sách phù hợp tạo động lực, khuyến khích các thành phần kinh tế, các tổ chức, cá nhân tham gia phát triển
  • 26. 18 toàn diện các lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn như: chính sách thu hút đầu tư, cơ chế hỗ trợ xây dựng NTM, cơ chế thực hiện chương trình mỗi xã một sản phẩm; khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn; cơ giới hóa trong nông nghiệp; bảo vệ môi trường; bảo hiểm y tế; các chính sách nâng cao hiệu quả huy động nguồn lực từ đất, hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh... Trên quan điểm doanh nghiệp có vai trò quan trọng trong tái cơ cấu và cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển công nghiệp, ngành nghề, kinh tế nông thôn, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân nông thôn theo phương châm “ly nông bất ly hương”, tỉnh Nam Định đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thúc đẩy khởi nghiệp và hỗ trợ doanh nghiệp phát triển; tạo thuận lợi nhất để phát triển đa dạng các loại hình doanh nghiệp. Các ngành, các địa phương xác định rõ nông dân là chủ thể, có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp, xây dựng nông thôn và đã tích cực quan tâm hỗ trợ, xây dựng giai cấp nông dân vững về chính trị tư tưởng, nắm chắc, làm chủ các quy trình, công nghệ sản xuất, có kiến thức về thị trường, hiểu biết về pháp luật, có tác phong công nghiệp để đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Để tiếp tục phát triển kinh tế nông thôn theo hướng bền vững, tỉnh tiếp tục chỉ đạo các ngành, các địa phương đẩy mạnh cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển nền nông nghiệp toàn diện, theo hướng hiện đại gắn với phát triển các ngành công nghiệp, ngành nghề, dịch vụ. Chú trọng ứng dụng khoa học công nghệ, phát triển công nghiệp chế biến gắn với xây dựng nhãn hiệu hàng hóa, thương hiệu sản phẩm kết hợp với phát triển thị trường tiêu thụ các nông sản chủ lực của tỉnh. Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp với các nước có nền nông nghiệp tiên tiến, nhất là hợp tác với Nhật Bản, Hàn Quốc...; thu hút mạnh mẽ các doanh nghiệp công nghệ cao đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động ở các địa phương. Đẩy mạnh phát triển công nghiệp, dịch vụ và ngành nghề nông thôn gắn với du lịch sinh thái, du lịch nông thôn. 1.4.2. Kinh nghiệm của Thái Bình Thái Bình là tỉnh ven biển thuộc khu vực đồng bằng sông Hồng, có địa hình bằng phẳng, đất đai phì nhiêu, màu mỡ, khí hậu thuận lợi cho phát triển KTNT. Đây là nơi hội tụ của cư dân từ nhiều nơi về lập nghiệp, tạo nên một vùng nông thôn rộng lớn. Người nông dân Thái Bình đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm quý trong phát triển nông thôn, thâm canh nông nghiệp, làm nên vựa lúa của đồng bằng sông Hồng.
  • 27. 19 Thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước về cơ cấu lại SXNN gắn với đẩy mạnh xây dựng NTM, các cấp, các ngành, các địa phương trong tỉnh đã tập trung xây dựng, hoàn thành quy hoạch các vùng sản xuất, chỉnh trang đồng ruộng và dồn điền đổi thửa ở toàn bộ các xã, thị trấn, khắc phục một phần tình trạng nhỏ lẻ, phân tán trên các thửa ruộng của mỗi gia đình. Đến tháng 7/2016 Thái Bình có tới 142 cánh đồng liên kết với 11.134 ha đất và 42.657 hộ tham gia sản xuất, trong đó có 73.71% diện tích được ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm trước khi sản xuất. Tỷ lệ này chỉ đứng sau Hưng Yên (87,80%) và cao hơn hắn một số tỉnh khác trong vùng. Hiện nay phát triển KTNT là một trong 5 hướng đột phá kinh tế trong nông nghiệp được tỉnh Thái Bình hết sức chú trọng. Đây là động lực thu hút sự tham gia đầu tư của các DN. Lợi thế của DN là vốn lớn, công nghệ cao, phương thức sản xuất hiện đại và thuận lợi hơn trong tìm kiếm đầu ra thị trường nông sản. Tỉnh đang đẩy mạnh tích tụ đất đai theo hình thức vận động người dân ủy quyền cho chính quyền địa phương ký hợp đồng với DN thuê đất để đầu tư SXNN với thời hạn tử 20 năm trở lên, giá thuê tương ứng với địa tô chênh lệch ở mỗi vùng sinh thái; sau 5 năm điều chỉnh giá thuê một lần, mỗi lần chênh lệch không quá 5% đơn giá hiện hành (năm 2017 mỗi huyện chủ động quy hoạch quỹ đất với diện tích từ 500 - 1.000 ha để thu hút DN đầu tư). Bằng cơ chế này, đến nay toàn tỉnh đã vận động tích tụ được hơn 5.000 ha đất nông nghiệp, sẵn sàng tiếp nhận các DN vào đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn. 1.4.3. Bài học cho Điện Biên Phủ Thứ nhất, cần coi trọng chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế nông thôn của địa phương. Việc xây dựng các chiến lược, quy hoạch này cần tham khảo ý kiến của người dân, doanh nghiệp để đảm bảo tính khách quan và khả thi. Thứ hai, cần thực hiện có hiệu quả chính sách đất đai phục vụ sản xuất NN và phi NN trên cơ sở đẩy mạnh tích tụ ruộng đất, dồn điền đổi thửa tạo điều kiện xây dựng và hình thành các vùng sản xuất NN quy mô lớn, hiện đại, dễ dàng đưa KHCN và cơ giới hóa vào sản xuất, tăng hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp; thực hiện cơ chế thông thoáng, nhanh gọn và tiện lợi cho các cá nhân, hộ dân, DN và HTX liên quan đến các thủ tục về đất đai phục vụ sản xuất, kinh doanh đặc biệt là ưu tiên đầu tư vào khu vực nông thôn. Thứ ba, cần xem xét và lựa chọn những giống cây trồng, vật nuôi có thể mạnh, chủ lực cho năng suất, chất lượng và giá trị kinh tế cao trên cơ sở phát huy tiềm năng, lợi thế về điều kiện tự nhiên, thổ nhưỡng.. của từng vùng, từng địa phương. Cần đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, công nghệ sinh học và công nghệ gen trong việc lai tạo các
  • 28. 20 giống cây/con có năng suất, chất lượng và khả năng chống chịu tốt với dịch bệnh và biến đổi khí hậu. Muốn vậy cần có sự liên kết chặt chẽ giữa nhà nước, nhà khoa học, doanh nghiệp và người nông dân trong chuỗi sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông sản. Thứ tư, cần thực hiện tăng cường đầu tư phát triển ngành NN, CN, tiểu thủ CN và DV theo chiều sâu và mở rộng nguồn vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh ở khu vực nông thôn. Cần có các cơ chế, chính sách kêu gọi đầu tư cho khu vực nông thôn; tạo môi trường đầu tư thông thoáng để thu hút, hấp dẫn các DN, tổ chức kinh tế đẩy mạnh hoạt động đầu tư, sản xuất vào địa bàn nông thôn. Cần xây dựng chính sách huy động vốn và hỗ trợ vốn theo hướng dễ tiếp cận, đơn giản cho người dân nông thôn, giúp họ đảm bảo đủ vốn để mở rộng sản xuất, kinh doanh. Cần xây dựng các chính sách vốn tín dụng ngắn hạn, trung hạn và dài hạn theo hướng phù hợp với đặc điểm, chu kỳ sản xuất đặc biệt là đối với chu kỳ sinh trưởng và phát triển của từng đối tượng cây trồng, vật nuôi cụ thể... điều này sẽ giúp giảm rủi ro trong sản xuất nông nghiệp cho người dân nông thôn. Cần có cơ chế hỗ trợ về thông tin thị trường đầu vào, đầu ra cho sản phẩm khu vực nông thôn; xây dựng thương hiệu và quảng bá sản phẩm; thực hiện liên kết giữa người sản xuất với các DN trong và ngoài địa phương. Thứ năm, cần xem xét điều kiện cơ sở hạ tầng nông thôn kém phát triển, lạc hậu là một trong nguyên nhân không thu hút các DN đẩy mạnh đầu tư sản xuất, kinh doanh vào khu vực nông thôn, làm cản trở quá trình chuyển dịch CCKTNT, phát triển KTNT. Vì vậy, cần xem xét đầu tư phát triển hệ thống thủy lợi, giao thông nông thôn, điện, đường, trường trạm, tài chính, ngân hàng...để tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển, mua bán và giao dịch trên địa bàn NT. Thứ sáu, cần coi trọng công tác đào tạo nghề và tạo việc làm cho lao động nông thôn . Cần xây dựng các cơ chế, chính sách khuyến khích người dân nông thôn tham gia học nghề, nâng cao trình độ tay nghề, kỹ thuật để dễ dàng chuyển đổi nghề, tìm kiếm việc làm, nâng cao thu nhập và quan trọng là đáp ứng được yêu cầu của sản xuất CN và DV hiện nay.
  • 29. 21 CHƢƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐIỆN BIÊN PHỦ 2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội và thực trạng phát triển kinh tế nông thôn của thành phố Điện Biên Phủ 2.1.1. Điều kiện tự nhiên  Vị trí địa lý: Thành phố Điện Biên Phủ là thành phố tỉnh lỵ của tỉnh Điện Biên nằm ở phía Tây Bắc Việt Nam, có cảnh quan thiên nhiên đẹp, đất đai màu mỡ với bề mặt bằng phẳng tạo nên cánh đồng Mường Thanh rộng lớn nhất vùng Tây Bắc với chiều dài 20 km và chiều rộng 6 km, bao bọc xung quanh là một vùng núi rừng trùng điệp hùng vĩ. Thành phố Điện Biên Phủ nằm trong khoảng tọa độ địa lý từ đến vĩ độ Bắc và từ đến kinh độ Đông, phía đông nam giáp huyện Điện Biên Đông, các phía còn lại giáp với huyện Điện Biên. Thành phố Điện Biên Phủ nằm trên trục đường giao thông quan trọng Quốc lộ 279 và quốc lộ 6 đi Tuần Giáo – Hà Nội và qua Lào, cách cửa khẩu Tây Trang 35 Km, Quốc Lộ 12 lên các huyện phía Bắc và các cửa khẩu ,A Pa chải, Pa Nậm Cúm (Trung Quốc ), đi Sa Pa, Lào Cai; Có Cảng hàng không quốc tế Điện Biên Phủ liền kề với Thành phố Điện Biên Phủ, là đường hàng không quan trọng đang có triển vọng phát triển mạnh cả trong nước và Quốc Tế. Thành phố Điện Biên Phủ có 12 đơn vị hành chính, gồm 7 phường: Him Lam, Mường Thanh, Nam Thanh, Noong Bua, Tân Thanh, Thanh Bình, Thanh Trường và 5 xã: Mường Phăng, Nà Nhạn, Nà Tấu, Pá Khoang, Thanh Minh.  Khí hậu thủy văn: Thành phố Điện Biên Phủ có khí hậu nhiệt đới gió mùa núi cao chia thành 2 mùa rõ rệt: mùa đông tương đối lạnh và ít mưa; mùa hạ nóng, mưa nhiều với các đặc tính diễn biến thất thường, phân hóa đa dạng, ít chịu ảnh hưởng của bão, chịu ảnh hưởng của gió phơn tây nam khô và nóng. Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 21 - 23℃ , lượng mưa hàng năm tương đối cao, trung bình từ 1.700 - 2.500 mm nhưng phân bố không đều trong năm. Mưa lớn thường tập trung vào các tháng 6, 7, 8 và chiếm tới 80% lượng mưa cả năm. Các tháng khô hạn bắt đầu từ tháng 12 năm trước đến tháng 3 năm sau và chỉ chiếm khoảng 20% lượng mưa hàng năm. Độ ẩm không khí trung bình hàng năm từ 80 - 85%. Số giờ nắng hàng năm bình quân từ 1.580 - 1.800 giờ.
  • 30. 22 Nguồn nước phong phú do có hệ thống sông Mê Kông chảy qua với phụ lưu chính là sông Nậm Rốm (bắt nguồn từ huyện Điện Biên qua thành phố Điện Biên Phủ đến Pa Thơm rồi chảy sang Lào). Chất lượng nước tương đối cao, ít bị ô nhiễm. Thành phố có nhiều sông, suối, hồ phân bố tương đối đồng đều, đáng chú ý là hồ Pá Khoang.  Đất đai: Điện Biên Phủ có các nhóm đất chính là: nhóm đất phù sa, nhóm đất đen, nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi. Những loại đất này rất phù hợp để phát triển các loại cây lương thực, hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày, trồng và khoanh nuôi tái sinh rừng. Tổng diện tích tự nhiên của thành phố Điện Biên Phủ là 6.427,1 ha, trong đó tổng diện tích đất nông nghiệp toàn thành phố là 1.868,91 ha, chiếm 29,08% diện tích đất tự nhiên; diện tích đất lâm nghiệp có rừng là 2.216 ha (chiếm 34,48%), diện tích đất chuyên dùng 286,19 ha (chiếm 4,45%). Ngoài ra, thành phố Điện Biên Phủ còn có 2.056 ha đất chưa sử dụng, chiếm 31,99% tổng diện tích đất tự nhiên, trong đó chủ yếu là đất đồi núi (96,9%).  Tài nguyên Tài nguyên rừng và thủy sản: có đủ 3 loại rừng là rừng phòng hộ, rừng sản xuất và rừng đặc dụng. Nguồn thủy sản nước ngọt chủ yếu đến từ các sông, hồ. Khả năng cho phép khai thác lên tới 195 tấn/năm, trong đó có nhiều loài có giá trị kinh tế cao như cá chép, tôm,… Tài nguyên du lịch: tài nguyên phục vụ du lịch như hệ thống di tích tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ (Di tích đồi D, điểm pháo 105mm, di tích Đồi Cháy, di tích đồi F, di tích đồi E2), hệ thống di tích của Quân đội Nhân dân Việt Nam (Di tích Trận Hậu cần hỏa tuyến Nà Tấu Km62, di tích Đường Kéo pháo bằng tay, Trận địa pháo 105mm, Trận địa pháo H6,di tích Sở chỉ huy Trung đoàn 98, Đại đoàn 316…), Hầm Đờ-cát-tơ-ri, Bảo tàng chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, … và các khu du lịch sinh thái (Khu du lịch sinh thái Him Lam…) Có thể thấy rằng thành phố Điện Biên Phủ có các đặc điểm về điều kiện tự nhiên thuận lợi và thích hợp cho việc phát triển kinh tế nói chung và KTNT nói riêng. 2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội nông thôn của thành phố Điện Biên Phủ  Về dân số và lao động nông thôn: Tính đến ngày 01/01/2021, dân số của thành phố Điện Biên Phủ là 85.656 người với mật độ dân số là 261 người/ . Trong đó, dân số thành thị đạt 59.007 người, chiếm 68,89% dân số toàn thành phố và dân số nông thôn đạt 26.649 người, chiếm 31,11% dân số toàn thành phố. Khu vực nông thôn của thành phố Điện Biên Phủ nằm trong cả 12/12
  • 31. 23 xã, phường (chủ yếu là 5 xã: trong đó có 4/5 xã đạt chuẩn nông thôn mới (trừ xã Pá Khoang)). Lao động nông thôn (LĐNT) làm việc trong ngành nông – lâm – thủy sản chiếm 65,35% tổng số LĐNT, tương tự trong ngành công nghiệp – xây dựng chiếm 13,96%, trong ngành dịch vụ chiếm 20,69%. Như vậy, tỷ lệ LĐNT làm trong ngành NN vẫn cao, tuy có giảm qua từng năm nhưng tốc độ giảm chậm và không đáng kể. Lao động chưa qua đào tạo và không có chứng chỉ ở mức rất cao (trên 70%), lao động có trình độ cao còn thấp… điều này sẽ làm cản trở quá trình phát triển KTNT khi mà lao động NN vẫn chiếm đa số và việc ứng dụng KHCN vào sản xuất còn gặp nhiều hạn chế.  Tình hình kinh tế - xã hội: Trong giai đoạn 2017 – 2020, KTNT của thành phố Điện Biên Phủ có tốc độ tăng tăng GTSX bình quân đạt 6,8%/năm. Năm 2020, thu nhập bình quân đầu người KVNT đạt 34,76 triệu đồng/người/năm, tăng gấp 1,06 lần so với năm 2018. Cơ cấu hộ nông thôn có sự chuyển dịch theo hướng tích cực. Tính đến 01/10/2020, toàn thành phố có 2.963 hộ nông, lâm, thủy sản ( giảm 5,21% so với cùng thời điểm năm 2017). Trong đó, hộ NN giảm 3,43%, hộ lâm nghiệp tăng 2,94%, hộ thủy sản giảm 5,83%. Số hộ công nghiệp, xây dựng tăng 5,87%, hộ dịch vụ tăng 10,88%. Cơ cấu hộ nông, lâm, thủy sản khu vực NT liên tục giảm dần qua các năm. 2.1.3. Thực trạng phát triển kinh tế nông thôn của thành phố Điện Biên Phủ giai đoạn 2017 – 2021. Trong giai đoạn từ năm 2017 – 2021, KVNT của thành phố Điện Biên Phủ cơ cấu ngành kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng ngành NN, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. 100% 80% 60% 40% 20% 0% Đơn vị: % 2017 2018 2019 2020 2021 Nông - lâm - thủy sản Công nghiệp, xây dựng Dịch vụ 30,42 32,27 35,34 40,71 47,21 26,53 25,39 25,66 21,7 19,36 43,05 42,34 39 37,59 33,43
  • 32. 24 Biểu đồ 2.1: Cơ cấu (%) GTSX theo ngành kinh tế KVNT của thành phố Điện Biên Phủ giai đoạn 2017-2021 (Nguồn: Phòng kinh tế thành phố Điện Biên Phủ) Theo số liệu từ biểu đồ, trong giá trị sản xuất (GTSX), tỷ trọng ngành NN đã giảm từ 47,21% năm 2017 xuống còn 30,42% năm 2021; ngành công nghiệp và xây dựng tăng từ 19,36% năm 2017 lên 26,53% năm 2021; ngành dịch vụ tăng từ 33,43% năm 2017 lên 43,05% năm 2021. Đây là xu hướng chuyển dịch tích cực theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của thành phố. Dạng CCKT trên địa bàn nông thôn của thành phố Điện Biên Phủ năm 2017 là Nông nghiệp – Dịch vụ – Công nghiệp, xây dựng, năm 2021 là Dịch vụ – Nông nghiệp – Công nghiệp, xây dựng. Cơ cấu ngành kinh tế KVNT của thành phố còn được thể hiện rõ ở cơ cấu LĐNT làm việc theo ngành. a. Cơ cấu ngành Nông nghiệp Cơ cấu ngành nông nghiệp giai đoạn 2017 – 2021 chuyển dịch theo xu hướng giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành lâm nghiệp, thủy sản. Cơ cấu nông – lâm – thủy sản năm 2017: 76,72% - 13,3% - 9,98%; năm 2021: 71,66% - 10,66% - 17,68%. Mặc dù tỷ trọng ngành NN đã giảm từ 76,72% (năm 2017) xuống còn 71,66% (năm 2021), nhưng cho thấy vẫn còn ở mức khá cao. Ngành lâm nghiệp có nhiều tiềm năng về rừng và đất rừng nên tăng liên tục qua các năm, nhưng không nhiều. Ngành thủy sản có sự biến động nhẹ (giảm vào năm 2020) nhưng không đáng kể. Như vậy, có thể thấy rằng ngành nông nghiệp vẫn giữ vai trò chủ đạo trong cơ cấu ngành nông – lâm – thủy sản. Bảng 2.1: Cơ cấu (%) GTSX ngành Nông – lâm – thủy sản KVNT của thành phố Điện Biên Phủ giai đoạn 2017 – 2021 Đơn vị tính: % Năm Tổng Nông nghiệp Lâm nghiệp Thủy sản 2017 100 76,72 13,3 9,98 2018 100 75,97 13,21 10,82 2019 100 75,29 14,37 10,34 2020 100 72,43 10,56 17,01 2021 100 71,66 10,66 17,68 (Nguồn: Phòng kinh tế thành phố Điện Biên Phủ) Nội ngành nông nghiệp: Theo số liệu thống kê, cơ cấu nội ngành NN giai đoạn 2017 – 2021 chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng trồng trọt, tăng tỷ trọng chăn nuôi và dịch vụ
  • 33. 25 nông nghiệp, nông thôn. Tỷ trọng ngành trồng trọt năm 2017 chiếm 81,37% trong cơ cấu nội ngành nông nghiệp giảm xuống còn 68,14% năm 2021, tuy nhiên vẫn giữ vai trò chủ đạo. Ngành chăn nuôi và dịch vụ có xu hướng tăng lên, ngành chăn nuôi tăng mạnh từ 17,27% năm 2017 lên đến 25,58% năm 2021; ngành dịch vụ nông nghiệp tăng từ 1,36% năm 2017 lên 6,28% năm 2021. Như vậy, xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành nội nông nghiệp đang có sự chuyển dịch đúng hướng, trên cơ sở phát huy những tiềm năng, lợi thế và thế mạnh về con nuôi, cây trồng của thành phố Điện Biên Phủ. Nội ngành lâm nghiệp: Cơ cấu nội ngành lâm nghiệp có sự chuyển dịch tăng, giảm không đều qua các năm đối với tất cả các ngành khai thác lâm sản; trồng rừng và các hoạt động dịch vụ lâm sản khác. Trong đó GTSX khai thác lâm sản chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu ngành lâm nghiệp. Trồng và nuôi rừng có thời điểm giảm do thu hồi đất để thực hiện các dự án đầu tư xây dựng. Nội ngành thủy sản: Cơ cấu nội ngành thủy sản chuyển dịch theo xu hướng tăng tỷ trọng ngành nuôi trồng thủy sản. Ngành thủy sản đang có xu hướng phát triển nhanh và đang trở thành ngành mũi nhọn trong KTNT của thành phố Điện Biên Phủ. Theo thống kê, DT nuôi trông thủy sản năm 2017 là 85,95 ha, năm 2021 là 973,05 ha (gấp 11,32 lần so với năm 2017). Tổng sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản năm 2017 đạt 258,77 tấn, năm 2021 đạt 1063,62 tấn (tăng 804,85 tấn tương ứng tăng 311,02% so với năm 2017). b. Cơ cấu ngành công nghiệp, xây dựng KVNT Giai đoạn 2017 – 2021, GTSX ngành công nghiệp, xây dựng KVNT năm 2017 đạt 1049,4 tỷ đồng đã tăng lên thành 1268,98 tỷ đồng năm 2021 (tăng 219,58 tỷ đồng tương đương tăng 20,92% so với năm 2017). Trong cơ cấu ngành công nghiệp – xây dựng, ngành CN chế biến, chế tạo chiếm tỷ trọng lớn nhất và giữ vai trò chủ đạo trong suốt những năm qua. Ngành xây dựng có sự tăng, giảm thất thường qua các năm do các dự án, quy hoạch của tỉnh, thành phố. Bảng 2.2: Cơ cấu (%) GTSX ngành công nghiệp – xây dựng KVNT của thành phố Điện Biên Phủ giai đoạn 2017 – 2021 Đơn vị tính: % 2017 2018 2019 2020 2021 CN chế biến, chế tạo 85,72 85,47 84,23 84,56 85,09 Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi 0,64 0,76 1,13 2,69 2,04
  • 34. 26 nước và điều hòa không khí Cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải 0,21 0,21 0,32 0,34 0,53 Xây dựng 13,43 13,56 14,32 12,41 12,34 Tổng 100 100 100 100 100 (Nguồn: Phòng kinh tế thành phố Điện Biên Phủ) c. Cơ cấu ngành dịch vụ ở KVNT Giai đoạn 2017 – 2021, GTSX ngành DV của thành phố đã tăng từ 3.185, 67 tỷ đồng năm 2018 lên 4.126,12 tỷ đồng năm 2021 (tăng gấp 1,3 lần). Trong cơ cấu ngành DV, ngành bán buôn bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe máy và xe có động cơ khác chiếm tỷ trọng cao nhất (hơn 50% trong cơ cấu GTSX của ngành DV). Ngành vận tải, kho bãi tăng nhẹ qua từng năm. Ngành hoạt động kinh doanh bất động sản có xu hướng giảm dần từ 3,05% năm 2017 xuống còn 2,87% năm 2021. Ngành y tế và hoạt động trợ giúp xã hội có xu hướng tăng. Các ngành còn lại có xu hướng tăng, giảm không đều qua từng năm. Bảng 2.3: Cơ cấu (%) GTSX ngành dịch vụ KVNT của thành phố Điện Biên Phủ giai đoạn 2017 – 2021 Đơn vị tính: % 2017 2018 2019 2020 2021 1. Bán buôn bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe máy và xe có động cơ khác 50,22 50,32 51,7 52,42 54,88 2. Vận tải, kho bãi 11,04 11,19 11,36 12,41 12,52 3. DV lưu trú và ăn uống 14,97 15,63 15,47 15,68 15,84 4. Hoạt động kinh doanh bất động sản 3,21 3,05 3,11 3,08 2,87 5. Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm 3,03 2,97 3,15 2,78 2,91 6. Giáo dục và đào tạo 2,63 2,58 2,61 2,73 2,69 7. Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội 1,09 1,11 1,14 1,33 1,49
  • 35. 27 8. Nghệ thuật, vui chơi giải trí 0,56 0,53 0,66 0,62 0,74 9. DV khác 13,25 12,62 10,8 8,95 6,05 Tổng 100 100 100 100 100 (Nguồn: Phòng kinh tế thành phố Điện Biên Phủ) 2.2. Thực trạng chính sách phát triển kinh tế nông thôn ở thành phố Điện Biên Phủ 2.2.1. Chính sách đất đai phục vụ sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ nông thôn Thời gian qua Nhà nước đã ban hành một số chính sách về đất đai như sau: Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009; Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP ngày 28/10/2008; Quyết định 193/QĐ-TTg ngày 02/02/2010; Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/06/2010; Luật Đất đai năm 2013; Nghị định số 43/2014/NĐ CP ngày 15/5/2014; Nghị định số 01/2017/NĐ - CP ngày 06/1/2017; Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014; Thông tư số 37/2014/TT-BTNMT ngày 30/6/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường...Các chính sách của Trung ương đã xác định mục tiêu, quy định về giao đất, cho thuê đất, chuyển đổi, chuyển nhượng đất đối với sản xuất NN, CN, DV cũng như các quy định và quản lý, giám sát kiểm tra tình hình phân bổ và sử dụng đất đai trên phạm vi cả nước và đối với mỗi địa phương nói riêng. Đồng thời chính sách đất đai của nhà nước cũng đưa ra các nguyên tắc. quy định về việc thu hồi đất nông nghiệp để chuyển đổi sang phục vụ phát triển CN, DV; quy định về bảng giá đất nông nghiệp và mức hỗ trợ, bồi thường đối với đất nông nghiệp trong diện bị nhà nước thu hồi; tạo ra các cơ sở pháp lý, căn cứ để giúp cho các địa phương cấp tỉnh vận dụng chính sách đất đai một cách phù hợp, hiệu quả vào điều kiện thực tế của địa phương mình. Căn cứ vào Luật đất đai 2013 và chính sách của Nhà nước, Tỉnh ủy và UBND tỉnh Điện Biên đã ban hành nhiều chính sách đất đai để cụ thể hóa các quy định của pháp luật đất đai trên địa bàn được thể hiện qua các Quyết định, Kế hoạch, Hướng dẫn...Trong đó, chính sách đất đai phục vụ sản xuất NN, phi NN trên địa bàn NT của tỉnh được tập trung vào các nội dung chủ yếu sau: Đẩy mạnh công tác dồn điền đổi thửa (DĐĐT): Nhận thức được DĐĐT là một hướng đi đúng đắn và phù hợp trong điều kiện sản xuất NN hiện nay, tỉnh đã ban hành Công văn số 825/UBND - VP ngày 12/09/2019 của UBND tỉnh với nội dung thông báo Hướng dẫn dồn điền đổi thửa đất sản xuất NN gắn với thực hiện xây dựng NTM. Trên cơ sở chỉ đạo của UBND tỉnh, của Sở NN và PTNT đã ban hành Hướng dẫn số 776/HĐ - SNN ngày