SlideShare a Scribd company logo
1 of 119
i
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
NGUYỄN THỊ HỒNG LỆ
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIÂI QUYẾT VẤN ĐỀ
CHO HỌC SINH THÔNG QUA DẠY HỌC MỘT SỐ
CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP TRONG CHƯƠNG “NGUYÊN TỬ”
VÀ CHƯƠNG “PHÂN ỨNG ÔXI HÓA KHỬ” HÓA HỌC
LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Chuyên ngành: Lý Luận và Phƣơng pháp dạy học bộ môn Hóa học
Mã số: 60 14 01 11
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
THEO ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN PHÚ TUẤN
Thừa Thiên Huế, năm 2018
ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và
kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố
trong bất kỳ một công trình nào khác.
NGUYỄN THỊ HỒNG LỆ
iii
LỜI CẢM ƠN
Luận văn thạc sĩ giáo dục học chuyên ngành "Lý luận và phương pháp
dạy học bộ môn Hóa học" với đề tài: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề
cho học sinh thông qua dạy học một số chủ đề tích hợp chƣơng "Nguyên
tử" và chƣơng "Phản ứng oxi hóa - khử" - Hóa học lớp 10 THPT là kết
quả của quá trình cố gắng không ngừng của bản thân và được sự giúp đỡ,
động viên khích lệ của các thầy, bạn bè đồng nghiệp và người thân. Qua trang
viết này tôi xin gửi lời cảm ơn tới những người đã giúp đỡ tôi trong thời gian
học tập - nghiên cứu khoa học vừa qua.
Tôi xin tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đối với thầy giáo TS.
Nguyễn Phú Tuấn đã trực tiếp tận tình hướng dẫn cũng như cung cấp tài liệu
thông tin khoa học cần thiết cho luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn quý Lãnh đạo trường Đại học sư phạm - Đại
học Huế, khoa sư phạm và các thầy, cô bộ môn đã tạo điều kiện cho tôi hoàn
thành tốt công việc nghiên cứu khoa học của mình.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn quý đồng nghiệp các trường thực
nghiệm, đơn vị công tác đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện
luận văn.
TÁC GIẢ
1
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa ...............................................................................................................i
Lời cam đoan...............................................................................................................ii
Lời cảm ơn ................................................................................................................ iii
MỤC LỤC...................................................................................................................1
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .........................................................................4
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ...............................................................................5
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ.....................................................................................6
PHẦN 1: MỞ ĐẦU....................................................................................................7
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................7
2. Mục đích nghiên cứu...........................................................................................8
3. Nhiệm vụ nghiên cứu ..........................................................................................8
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu.....................................................................9
5. Phạm vi nghiên cứu.............................................................................................9
6. Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................9
7. Thời gian nghiên cứu...........................................................................................9
8. Địa bàn nghiên cứu..............................................................................................9
9. Giả thuyết khoa học...........................................................................................10
10. Đóng góp của đề tài.........................................................................................10
PHẦN 2: NỘI DUNG..............................................................................................11
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN .............................................11
1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu..............................................................................11
1.2. Một số vấn đề về đổi mới phương pháp dạy học ...........................................13
1.2.1. Định hướng đổi mới giáo dục......................................................................13
1.2.2. Định hướng đổi mới phương pháp ..............................................................13
1.3. Dạy học theo định hướng phát triển năng lực ................................................14
1.3.1. Khái niệm năng lực .....................................................................................14
1.3.2. Dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh...............................14
1.3.3. Năng lực giải quyết vần đề..........................................................................15
2
1.4. Dạy học theo chủ đề .......................................................................................16
1.4.1. Dạy học theo chủ đề ....................................................................................16
1.4.2. Dạy học tích hợp..........................................................................................18
1.5. Thực trạng việc dạy học theo chủ đề tích hợp và năng lực GQVĐ của học
sinh ở một số trường THPT huyện Chợ Mới - Tỉnh An Giang.............................21
1.5.1. Thực trạng việc dạy học theo chủ đề tích hợp ở một số trường THPT trên
địa bàn huyện Chợ Mới.........................................................................................21
1.5.2. Thực trạng năng lực giải quyết vấn đề của HS một số trường THPT trên địa
bàn huyện Chợ Mới...............................................................................................22
Tiểu kết chương 1......................................................................................................23
CHƢƠNG 2: XÂY DỰNG CÁC CHỦ ĐỀ CÓ TÍCH HỢP LIÊN MÔN PHẦN
HÓA HỌC ĐẠI CƢƠNG LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG .....................24
2.1. Kiến thức trọng tâm phần Hóa học đại cương lớp 10 THPT .........................24
2.1.1. Nội dung ......................................................................................................24
2.1.2. Đặc điểm......................................................................................................24
2.2. Nội dung kiến thức các môn học được dạy tích hợp trong chương “Nguyên tử”
và chương “Phản ứng oxi hóa – khử” - Phần Hóa học đại cương lớp 10 THPT.......25
2.3. Nguyên tắc và quy trình thiết kế chủ đề dạy học tích hợp .............................26
2.3.1. Nguyên tắc thiết kế chủ đề dạy học tích hợp ..............................................26
2.3.2. Quy trình thiết kế chủ đề dạy học tích hợp .................................................26
2.3.3. Xác định nội dung và hình thức dạy học từng chủ đề.................................27
2.4. Xây dựng các chủ đề dạy học.........................................................................28
2.4.1. Chủ đề 1: Nguyên tử và cấu tạo hóa học.....................................................28
2.4.2. Chủ đề 2: Phản ứng oxi hóa - khử và môi trường.......................................48
Tiểu kết chương 2......................................................................................................66
CHƢƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM .........................................................67
3.1. Mục đích thực nghiệm....................................................................................67
3.2. Nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm ....................................................................67
3.3. Địa điểm thực nghiệm sư phạm......................................................................67
3.4. Thời gian thực nghiệm sư phạm.....................................................................67
3
3.5. Tiến trình thực nghiệm sư phạm ....................................................................68
3.5.1. Đối tượng thực nghiệm................................................................................68
3.5.2. Nội dung thực nghiệm.................................................................................68
3.6. Kết quả thực nghiệm sư phạm........................................................................71
3.7. Xử lý số liệu thực nghiệm ..............................................................................74
3.8. Phân tích kết quả thực nghiệm .......................................................................82
3.8.1. Kết quả bài kiểm tra ....................................................................................82
3.8.2. Kết quả đánh giá sự phát triển năng lực GQVĐ của HS các lớp TN..........83
3.8.3. Ý kiến của GV và HS sau khi dạy và học các chủ đề tích hợp trong chương
I và chương IV - Phần đại cương hóa học lớp 10 THPT ......................................85
Tiểu kết chương 3......................................................................................................87
PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................88
1. Kết luận .............................................................................................................88
2. Kiến nghị ...........................................................................................................89
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................90
PHỤ LỤC
4
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TT CHỮ CÁI VIẾT TẮT CỤM TỪ ĐẦY ĐỦ
1 GV Giáo viên
2 HS Học sinh
3 DHTH Dạy học tích hợp
4 TNSP Thực nghiệm sư phạm
5 THPT Trung học phổ thông
6 TN Thực nghiệm
7 ĐC Đối chứng
8 GQVĐ Giải quyết vấn đề
9 KTTX Kiểm tra thường xuyên
10 KTĐK Kiểm tra định kỳ
11 TB Trung bình
5
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Trang
Bảng 2.1. Kiến thức trọng tâm phần Hóa học đại cương lớp 10 THPT ...................24
Bảng 2.2. Nội dung kiến thức các môn học được dạy tích hợp trong chương I và
chương IV - Phần Hóa học đại cương lớp 10 THPT...............................25
Bảng 3.1. Công cụ đánh giá sự phát triển năng lực GQVĐ của HS.........................69
Bảng 3.2. Kết quả các bài KTTX và KTĐK.............................................................71
Bảng 3.3. Kết quả đánh giá sự phát triển năng lực GQVĐ của HS Trường THPT Võ
Thành Trinh. ............................................................................................72
Bảng 3.4. Kết quả đánh giá sự phát triển năng lực GQVĐ của HS Trường THPT
Huỳnh Thị Hưởng....................................................................................73
Bảng 3.5. Kết quả đánh giá sự phát triển năng lực GQVĐ của HS Trường THPT
Ung Văn Khiêm.......................................................................................74
Bảng 3.6. Phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích bài KTTX lần 1................76
Bảng 3.7. Tổng hợp kết quả học tập bài KTTX lần 1...............................................77
Bảng 3.8. Tổng hợp các tham số đặc trưng bài KTTX lần 1 ....................................78
Bảng 3.9. Phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích bài KTTX lần 2................78
Bảng 3.10. Tổng hợp kết quả học tập bài KTTX lần 2.............................................79
Bảng 3.11. Tổng hợp các tham số đặc trưng bài KTTX lần 2 ..................................80
Bảng 3.12. Phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích bài KTĐK lần 1 .............80
Bảng 3.13. Tổng hợp kết quả học tập bài KTĐK lần 1 ............................................81
Bảng 3.14. Tổng hợp các tham số đặc trưng bài KTĐK lần 1..................................82
Bảng 3.15. Kết quả đánh giá của GV về các chủ đề tích hợp trong chương I và
chương IV - Phần đại cương hóa học lớp 10 THPT................................86
6
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Trang
Hình 1.1. Cấu trúc của vấn đề...................................................................................15
Hình 2.1. Thí nghiệm tìm ra tia âm cực của nhà bác học người Anh (J.J. Thomson) ...33
Hình 2.2. Thí nghiệm tìm ra hạt nhân của nhà vật lý người NewZealand Ernest
Rutherford................................................................................................34
Hình 3.1. Đồ thị đường lũy tích bài KTTX lần 1......................................................77
Hình 3.2. Biểu đồ kết quả học tập bài KTTX lần 1 ..................................................77
Hình 3.3. Đồ thị đường lũy tích bài KTTX lần 2......................................................79
Hình 3.4. Biểu đồ kết quả học tập bài KTTX lần 2 ..................................................79
Hình 3.5. Đồ thị đường lũy tích bài KTĐK lần 1 .....................................................81
Hình 3.6. Biểu đồ kết quả học tập bài KTĐK lần 1..................................................81
Hình 3.7. Kết quả đánh giá sự phát triển năng lực GQVĐ của HS trường THPT
Võ Thành Trinh .......................................................................................83
Hình 3.8. Kết quả đánh giá sự phát triển năng lực GQVĐ của HS trường THPT
Huỳnh Thị Hưởng....................................................................................83
Hình 3.9. Kết quả đánh giá sự phát triển năng lực GQVĐ của HS trường THPT
Ung Văn Khiêm.......................................................................................84
7
PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay sự phát triển nhanh chóng của xã hội hiện đại đã đặt ra những yêu
cầu cao về chất lượng đào tạo nguồn nhân lực. Tổ chức UNESCO đã khẳng định:
“Nền giáo dục hôm nay và tương lai phải dựa trên 04 trụ cột: Learning to know –
học để biết; learning to do – học để làm; learning to be – học để khẳng định mình;
learning to live together – học để cùng chung sống”. Vì vậy việc làm thế nào để
giúp HS tích cực, chủ động trong học tập; có phương pháp học tập thích hợp, có kĩ
năng vận dụng các kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống là vấn đề hết sức quan
trọng và cần thiết.
Bộ Giáo dục đào tạo đang thực hiện chủ trương đổi mới căn bản và toàn
diện trong giáo dục nh m thực hiện mục tiêu đào tạo những chủ nhân tương lai của
đất nước thành những con người chủ động, tích cực, sáng tạo. Có như vậy mới có
được những thế hệ đủ sức đảm đương gánh vác những trọng trách của đất nước trong
thời kì mới, thời kì hội nhập, thời kì mà nền kinh tế tri thức giữ vai trò chủ đạo.
Những người trực tiếp đứng lớp làm nhiệm vụ giảng dạy trong thời gian gần
đây được ngành Giáo dục quan tâm, tạo điều kiện học hỏi, nắm bắt nhiều phương
pháp giảng dạy mới để thực hiện mục tiêu nêu trên. Ngày càng nhiều phương pháp
tổ chức dạy học được nghiên cứu và ứng dụng trên thế giới cũng như trong nước
nên việc tìm hiểu, học hỏi để vận dụng cần phải được thực hiện thường xuyên.
Trong nhiều phương pháp, kĩ thuật dạy học theo yêu cầu đổi mới mà chúng
ta đang thử nghiệm, vận dụng thì “D c t eo c ” và “D c tíc ợp” là
một trong những yêu cầu được thực hiện từ năm học 2014-2015 đến nay.
Việc dạy học theo chủ đề và dạy học tích hợp đòi hỏi huy động kiến thức, kỹ
năng, phương pháp của nhiều môn học. Điều này tạo thuận lợi cho việc trao đổi và
làm giao thoa các mục tiêu dạy học của các môn học khác nhau. Vì vậy, việc dạy
học theo chủ đề và dạy học tích hợp sẽ đáp ứng yêu cầu dạy học để phát triển năng
lực học sinh.
Thiết kế chủ đề và tích hợp những kiến thức của nhiều môn học ngoài việc
8
tạo điều kiện thực hiện mục tiêu của môn học, nó còn cho phép tránh sự lặp lại nội
dung các môn học nên tiết kiệm thời gian tổ chức hoạt động học tập.
Bên cạnh đó việc dạy học theo chủ đề và dạy học tích hợp còn kích thích
giáo viên tư duy và không ngừng trau dồi kiến thức ở nhiều lĩnh vực, bộ môn khác
nhau để có một hệ thống kiến thức sâu, rộng đủ để đáp ứng với những đòi hỏi ngày
càng cao của dạy học hiện nay. Bên cạnh đó học sinh hứng thú với những tiết học
hơn, dễ hiểu và hiểu sâu nội dung bài học. Đặc biệt các em sẽ có những chuyển biến
rõ rệt trong khả năng vận dụng kiến thức, kỹ năng vào thực tiễn. Từ đó khuyến
khích học sinh vận dụng kiến thức của các môn học khác nhau để giải quyết các
tình huống thực tiễn, tăng cường khả năng vận dụng tổng hợp, khả năng tự học, tự
nghiên cứu.
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài:
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CHO HỌC SINH
THÔNG QUA DẠY HỌC MỘT SỐ CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP CHƢƠNG
“NGUYÊN TỬ” VÀ CHƢƠNG “PHẢN ỨNG OXI HÓA – KHỬ” – HÓA
HỌC LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
2. Mục đích nghiên cứu
Xây dựng chủ đề và xác định nội dung tích hợp nh m giúp học sinh chủ
động tìm hướng giải quyết vấn đề để thực hiện tốt các nhiệm vụ học tập được giao;
giúp học sinh phát triển kỹ năng vận dụng kiến thức tổng hợp của nhiều môn học
vào việc giải quyết các tình huống thực tiễn; giáo dục cho các em ý thức bảo vệ môi
trường, ứng phó với sự biến đổi khí hậu trong giai đoạn hiện nay.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu một số vấn đề về cơ sở lý luận có hiệu quả như: Dạy học theo
chủ đề và dạy học tích hợp.
- Điều tra cơ bản về thực trạng dạy học theo chủ đề và dạy học tích hợp cấp
THPT; thực trạng năng lực GQVĐ của HS thuộc một số trường trên địa bàn huyện
Chợ Mới, tỉnh An Giang.
- Thiết kế, xây dựng chủ đề và những nội dung dạy học tích hợp trong
chương I và chương IV - Phần Hóa đại cương lớp 10 THPT.
9
- Tiến hành xây dựng chủ đề và kế hoạch dạy học theo chủ đề.
- Thực nghiệm sư phạm nh m đánh giá hiệu quả của việc thực hiện đề tài.
4. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
4.1. Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học theo chủ đề và dạy học tích
hợp ở Trường THPT.
4.2. Đối tƣợng nghiên cứu: Hệ thống kiến thức, kỹ năng của các môn học
liên quan đến chủ đề dạy học “Chương I và chương IV hóa học lớp 10 THPT”.
5. Phạm vi nghiên cứu
Chương trình hóa học lớp 10 THPT trọng tâm là 2 chương:
- Chương I: Nguyên tử.
- Chương IV: Phản ứng oxi hóa – khử.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
6.1. Phƣơng pháp nghiên cứu lý luận
- Nghiên cứu lý thuyết về cơ sở lý luận dạy học theo chủ đề và dạy học
tích hợp.
- Nghiên cứu các tài liệu về phương pháp dạy học theo chủ đề và dạy học
tích hợp, xây dựng chủ đề dạy học tích hợp.
6.2. Phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn
- Nghiên cứu về thực trạng dạy học theo chủ đề và dạy học tích hợp cấp
THPT; thực trạng năng lực GQVĐ của HS thuộc một số trường trên địa bàn huyện
Chợ Mới, tỉnh An Giang.
- Thực nghiệm sư phạm.
6.3. Phƣơng pháp toán học: Dùng thống kê toán học để xử lý số liệu thực
nghiệm.
7. Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 03/2017 đến tháng 05/2018.
8. Địa bàn nghiên cứu
Ba Trường THPT trên địa bàn huyện Chợ Mới: Trường THPT Võ Thành
Trinh, Trường THPT Ung Văn Khiêm, Trường THPT Huỳnh Thị Hưởng.
10
9. Giả thuyết khoa học
Việc dạy học theo chủ đề và tích hợp kiến thức liên môn có hiệu quả sẽ rèn
luyện cho HS các năng lực:
- Năng lực giải quyết vấn đề.
- Năng lực vận dụng kiến thức tổng hợp của các môn học (Hóa học, Toán
học, Sinh học, Vật lý, Địa lý, Tiếng Anh) để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống
đồng thời khắc sâu kiến thức của môn học, góp phần nâng cao chất lượng bộ môn
Hóa Học ở trường phổ thông.
10. Đóng góp của đề tài
Xây dựng và đề xuất cách sử dụng các chủ đề có vận dụng kiến thức liên môn
trong dạy học phần Hóa Học đại cương lớp 10 THPT nh m phát triển cho HS năng
lực làm việc độc lập, tích cực, hợp tác và sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề; giúp
HS biết vận dụng kiến thức nhiều môn học (Toán học, Sinh học, Vật lý, Địa lý,
Tiếng Anh) để giải quyết các vấn đề của Hóa Học đặt ra. Tạo cho học sinh hứng thú,
có thái độ tích cực khi tìm hiểu kiến thức phần Hóa học đại cương lớp 10 THPT.
11
PHẦN 2: NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Tư tưởng dạy học tích hợp bắt đầu từ thập kỷ 60 của thế kỷ XX, theo đó vào
tháng 9 - 1968, Hội nghị tích hợp về giảng dạy các khoa học đã được Hội đồng Liên
quốc gia về giảng dạy khoa học tổ chức tại Varna (Bungari) với sự bảo trợ của
UNESCO. Trên thế giới cũng đã có nhiều nhà nghiên cứu giáo dục nghiên cứu về
quan điểm dạy học tích hợp trong đó có Xavier Roegiers với công trình nghiên cứu
“Khoa học sư phạm tích hợp hay cần làm như thế nào để phát triển năng lực ở các
trường học”. Trong công trình nghiên cứu của mình, ông đã nhấn mạnh r ng cần đặt
toàn bộ quá trình học tập vào một tình huống có ý nghĩa đối với học sinh, đồng thời
với việc phát triển các mục tiêu đơn lẻ cần tích hợp các quá trình học tập này trong
tình huống có ý nghĩa với học sinh.
Ở Việt Nam hiện nay, tư tưởng dạy học tích hợp bắt đầu nghiên cứu và áp
dụng từ những năm của thập kỷ 90 trở lại đây. Đã có nhiều nhà nghiên cứu giáo dục
nghiên cứu cơ sở lí luận về tích hợp và các biện pháp nh m vận dụng giảng dạy tích
hợp vào thực tiễn như:
1. PGS.TS. Nguyễn Phúc Chỉnh (2012), “Tích hợp trong dạy học Sinh học”,
NXB Đại học Thái Nguyên.
2. Giáo sư Đỗ Hương Trà với bộ “Dạy học tích hợp phát triển năng lực học
sinh”, NXB Đại học sư phạm, Hà Nội.
3. PGS.TS. Đỗ Ngọc Thống đã nêu một hệ thống quan điểm tích hợp và dạy
học theo hướng tích hợp, đã nhấn mạnh sự khác biệt giữa cộng gộp kiến thức và
tích hợp kiến thức trong cuốn “Đổi mới dạy và học Ngữ văn ở THCS”
4. Tác giả Đào Trọng Quang với bài “ Biên soạn SGK theo quan điểm tích
hợp, cơ sở lí luận và một số kinh nghiệm”. Tác giả đã đề cập tới bản chất của sư
phạm tích hợp, quan điểm tích hợp, một số nguyên tắc chủ đạo và một số kỹ thuật
của tích hợp.
5. Tác giả Trần Viết Thụ (1997) trong công trình nghiên cứu “Vận dụng
12
nguyên tắc liên môn khi dạy các vấn đề văn hóa trong SGK lịch sử THPT” đã vận
dụng kiến thức văn học, địa lý, chính trị vào giảng dạy bộ môn lịch sử theo quan
điểm liên môn.
6. Tác giả Lê Trọng Sơn với công trình “Vận dụng tích hợp giáo dục dân số
qua dạy học phần sinh lý người ở lớp 9 THCS” tác giả đã nhấn mạnh việc tích hợp
dân số vào môn Sinh học 9 là thích hợp với nội dung cũng như độ tuổi của học sinh.
Trong nước đã có khá nhiều luận văn thạc sĩ khoa học nghiên cứu về “Dạy
học tích hợp” ở các khía cạnh, quan điểm, mức độ khác nhau như:
1. Đoàn Thị Thùy Dương (2008), “Rèn luyện thao tác lập luận và so sánh
cho học sinh lớp 11 theo quan điểm tích hợp và tích cực”, luận văn thạc sĩ giáo dục,
ĐH Thái Nguyên.
2. Đinh Xuân Giang (2009), “Vận dụng tư tưởng sư phạm tích hợp trong dạy
học một số vấn đề về chất khí và cơ sở nhiệt động lực học Vật lí 10 cơ bản nhằm
phát triển hứng thú và năng lực vận dụng kiến thức của học sinh”, luận văn thạc sĩ
giáo dục, ĐH Thái Nguyên.
3. Trần Thị Tú Anh (2009), "Tích hợp các vấn đề kinh tế xã hội và môi
trường trong dạy học môn Hóa học lớp 12 THPT", luận văn thạc sĩ, trường Đại học
sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.
4. Vũ Thúy Lan (2011), "Tích hợp một số kiến thức Toán học trong dạy học
sinh học 12 – Trung học phổ thông (Phần Di truyền học và Sinh thái học)", luận
văn thạc sĩ, ĐH Giáo dục - ĐHQG Hà Nội.
5. Phạm Minh Hải (2013) với đề tài “Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường
trong dạy học Vật lí 12”, luận văn thạc sĩ giáo dục, ĐH Hoa Lư – Ninh Bình.
6. Vũ Quang Cẩn (2014), Tổ chức dạy học tích hợp chủ đề “Dòng điện xoay
chiều và cuộc sống”, luận văn thạc sĩ giáo dục, ĐHQG Hà Nội.
7. Nguyễn Văn Ý (2014), Tổ chức dạy học tích hợp chủ đề “Dòng điện trong
chất điện phân – Vật lý 11", luận văn thạc sĩ giáo dục, ĐHQG Hà Nội.
8. Trần Thị Thường (2015), "Tích hợp giáo dục môi trường cho học sinh
THPT thông qua dạy học phần dẫn xuất của hiđrocacbon – Hóa học lớp 11", luận
văn thạc sĩ, trường Đại học giáo dục – Đại học quốc gia Hà Nội.
13
9. Nguyễn Đình Cường (2016), "Thiết kế các chủ đề phần hiđrocacbon góp
phần nâng cao năng lực tự học cho học sinh lớp 11 trung học phổ thông", luận văn
thạc sĩ giáo dục, ĐH Huế.
10. Lê Thị Hồng Diễn (2016), "Xây dựng một số chủ đề dạy học tích hợp
nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trong dạy học phần phi
kim – Hóa học 11 trung học phổ thông", luận văn thạc sĩ giáo dục, ĐH Huế.
11. Lê Thúy Diễm (2017), "Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học
sinh thông qua dạy học một số chủ đề tích hợp trong chương trình hóa học vô cơ
lớp 11 THPT", luận văn thạc sĩ, Đại học sư phạm – ĐH Huế.
1.2. Một số vấn đề về đổi mới phƣơng pháp dạy học
1.2.1. Định hƣớng đổi mới giáo dục
Nghị quyết số 29 của BCH TW 8 khóa XI năm 2013 về đổi mới căn bản và
toàn diện nền giáo dục Việt Nam. Nghị quyết 88/2014/QH13 của Quốc hội về việc
đổi mới chương trình và sách giáo khoa. Công văn 4099/BGDĐT - GDTrH của Bộ
Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục Trung học
năm học 2014 – 2015 đều hướng tới mục tiêu phát triển năng lực học sinh. Định
hướng phát triển năng lực là một xu hướng giáo dục quốc tế. Phát triển năng lực là
thành phần quan trọng của mục tiêu giáo dục, năng lực là tổng hòa kiến thức, thái
độ, kỹ năng mà HS cần phải đạt chuẩn trong quá trình học tập.
1.2.2. Định hƣớng đổi mới phƣơng pháp
“Dạy học là một quá trình gồm toàn bộ các thao tác có tổ chức và định
hướng giúp người học từng bước có năng lực tư duy và năng lực hành động với
mục đích chiếm lĩnh các giá trị tinh thần ...”.
Trong dạy học hóa học cần sử dụng đa dạng các phương pháp dạy học:
Phương pháp thuyết trình; phương pháp đàm thoại; phương pháp qui nạp và diễn
dịch; phương pháp loại suy; phương pháp nghiên cứu hóa học thông qua phương
tiện trực quan (hình ảnh, mô hình, vật thể...), dùng thí nghiệm hóa học (thí nghiệm
biểu diễn, thí nghiệm của học sinh, thí nghiệm ảo,…); giải bài tập hóa học.
Hiện nay, giáo dục chú trọng hình thức dạy học tích hợp là cách tiếp cận
giảng dạy liên ngành theo đó các nội dung giảng dạy được trình bày theo các đề tài
14
hoặc chủ đề. Mỗi đề tài hoặc chủ đề được trình bày thành nhiều bài học nhỏ người
học có thể có thời gian hiểu rõ và phát triển mối liên hệ với những gì mà người học
đã biết. Cách tiếp cận này tích hợp kiến thức từ nhiều ngành học và khuyến khích
người học tìm hiểu sâu về các chủ đề, tìm đọc tài liệu từ nhiều nguồn và tham gia
vào nhiều hoạt động khác nhau. Kết quả là người học sẽ hiểu rõ hơn và cảm thấy tự
tin hơn trong việc học của mình.
Giáo dục định hướng vào người học: Năng lực của người học chỉ được hình
thành thông qua hoạt động chủ thể của người học, chú trọng hoạt động tích cực, tự
lực của người học trong quá trình dạy học, chú ý đến hoạt động học của học sinh để
có thể tổ chức quá trình học tập phù hợp.
1.3. Dạy học theo định hƣớng phát triển năng lực
1.3.1. Khái niệm năng lực
Theo quan điểm của những nhà tâm lý học “Năng lực là tổ hợp các thuộc
tính độc đáo của cá nhân phù hợp với những yêu cầu đặc trưng của một hoạt động
nhất định, đảm bảo cho hoạt động đó có kết quả tốt”. Năng lực vừa là tiền đề, vừa là
kết quả của hoạt động. Năng lực vừa là điều kiện cho hoạt động đạt kết quả nhưng
đồng thời năng lực cũng phát triển ngay trong chính hoạt động ấy (kinh nghiệm, trải
nghiệm). Năng lực của con người không phải hoàn toàn do tự nhiên mà có, phần lớn
do tập luyện mà có.
1.3.2. Dạy học theo định hƣớng phát triển năng lực học sinh
Phương pháp dạy học theo quan điểm phát triển năng lực không chỉ chú ý
tích cực hoá học sinh về hoạt động trí tuệ mà còn chú ý rèn luyện năng lực giải
quyết vấn đề gắn với những tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp, đồng thời
gắn hoạt động trí tuệ với hoạt động thực hành, thực tiễn. Tăng cường việc học tập
trong nhóm, đổi mới quan hệ GV – HS theo hướng cộng tác có ý nghĩa quan trọng
nh m phát triển năng lực xã hội. Bên cạnh việc học tập những tri thức và kỹ năng
riêng lẻ của các môn học chuyên môn cần bổ sung các chủ đề học tập phức hợp
nh m phát triển năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp.
15
1.3.3. Năng lực giải quyết vần đề
K ái niệm
Vấn đề là những câu hỏi hay nhiệm vụ đặt ra mà việc giải quyết chúng chưa
có quy luật sẵn cũng như những tri thức, kỹ năng sẵn có chưa đủ giải quyết mà còn
khó khăn, cản trở cần vượt qua. Một vấn đề được đặc trưng bởi ba thành phần:
• Trạng thái xuất phát: không mong muốn
• Trạng thái đích: Trạng thái mong muốn
• Sự cản trở
.
Hình 1.1. Cấu trúc của vấn đề
Vấn đề khác nhiệm vụ ở chỗ khi giải quyết một nhiệm vụ thì đã có sẵn trình
tự và cách thức giải quyết, cũng như những kiến thức kỹ năng đã có đủ để giải
quyết nhiệm vụ đó.
Giải quyết vấn đề (GQVĐ) là hoạt động trí tuệ được coi là trình độ phức tạp
và cao nhất về nhận thức vì cần huy động tất cả các năng lực trí tuệ của cá nhân.
Năng lực GQVĐ là khả năng của một cá nhân hiểu và giải quyết tình huống
vấn đề khi mà giải pháp giải quyết chưa rõ ràng. Nó bao gồm sự sẵn sàng tham gia
vào giải quyết tình huống vấn đề đó - thể hiện tiềm năng là công dân tích cực và xây
dựng (PISA– 2012).
Tóm lại năng lực GQVĐ là khả năng của một cá nhân “huy động” kết hợp
một cách linh hoạt và có tổ chức kiến thức, kĩ năng với thái độ, tình cảm, giá trị,
động cơ cá nhân… để hiểu và GQVĐ trong tình huống nhất định một cách hiệu quả
với tinh thần tích cực.
Biện p áp p át triển năng lực GQVĐ c o c sin t ông qua DHTH
a) Sử dụng câu hỏi - Bài tập vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
b) Sử dụng bài tập tình huống.
Trạng thái
xuất phát
xuất phỏt
Sự
cản
trở Trạng thái
đích
16
c) Sử dụng thí nghiệm thực hành và các phương tiện dạy học thích hợp.
d) Tổ chức thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề thực
tiễn và thi khoa học kĩ thuật dành cho HS THPT.
1.4. Dạy học theo chủ đề
1.4.1. Dạy học theo chủ đề
- T ế nào là d c t eo c ?
Dạy học theo chủ đề là hình thức tìm tòi những khái niệm, tư tưởng, đơn vị
kiến thức, nội dung bài học, chủ đề,… có sự giao thoa, tương đồng lẫn nhau, dựa
trên cơ sở các mối liên hệ về lí luận và thực tiễn được đề cập đến trong các môn học
hoặc các hợp phần của môn học đó (tức là con đường tích hợp những nội dung từ
một số đơn vị, bài học, môn học có liên hệ với nhau) làm thành nội dung học trong
một chủ đề có ý nghĩa hơn, thực tế hơn, nhờ đó học sinh có thể tự hoạt động nhiều
hơn để tìm ra kiến thức và vận dụng vào thực tiễn.
- Ưu t ế c a d c theo c so với d c t eo các tru n t ống
1- Với mô hình này, học sinh có nhiều cơ hội làm việc theo nhóm để giải
quyết những vấn đề xác thực, có hệ thống và liên quan đến nhiều kiến thức khác
nhau. Việc học của học sinh thực sự có giá trị vì nó kết nối với thực tế và rèn luyện
được nhiều kĩ năng hoạt động và kĩ năng sống.
2- Hướng tới các mục tiêu: Chiếm lĩnh nội dung kiến thức khoa học, hiểu
biết tiến trình khoa học và rèn luyện các kĩ năng tiến trình khoa học như: quan sát,
thu thập thông tin, dữ liệu; xử lý (so sánh, sắp xếp, phân loại, liên hệ…thông tin);
suy luận, áp dụng thực tiễn.
3- Kiến thức thu được là các khái niệm trong một mối liên hệ mạng lưới
với nhau.
4- Trình độ nhận thức có thể đạt được ở mức độ cao: Phân tích, tổng hợp,
đánh giá.
5- Kết thúc một chủ đề học sinh có một tổng thể kiến thức mới, tinh giản,
chặt chẽ và khác với nội dung trong sách giáo khoa.
6- Kiến thức gần gũi với thực tiễn mà học sinh đang sống hơn do yêu cầu cập
nhật thông tin khi thực hiện chủ đề.
17
7- Hiểu biết có được sau khi kết thúc chủ đề thường vượt ra ngoài khuôn khổ
nội dung cần học do quá trình tìm kiếm, xử lý thông tin ngoài nguồn tài liệu chính
thức của học sinh.
8- Có thể hướng tới, bồi dưỡng các kĩ năng làm việc với thông tin, giao tiếp,
ngôn ngữ, hợp tác.
- T i sao nên quan tâm ến d c t eo c trong tiến trìn ổi mới
giáo dục iện na ?
Dạy học theo chủ đề là sự kết hợp giữa mô hình dạy học truyền thống và
hiện đại, ở đó giáo viên không dạy học chỉ b ng cách truyền thụ (xây dựng) kiến
thức mà chủ yếu là hướng dẫn học sinh tự lực tìm kiếm thông tin, sử dụng kiến thức
vào giải quyết các nhiệm vụ có ý nghĩa thực tiễn. Từ đó phát huy tính tích cực, chủ
động của học sinh trong học tập góp phần phát triển năng lực cho học sinh.
- Các ịn ướng xâ dựng c d c
Các nội dung kiến thức liên quan với nhau được thể hiện ở một số bài/tiết
hiện hành, được xây dựng thành một vấn đề chung để tạo thành một chuyên đề dạy
học trong một môn học hay đơn môn.
Xây dựng các chủ đề dạy học trong một môn học góp phần khắc phục được
hạn chế: Việc dạy học hiện nay chủ yếu được thực hiện trên lớp theo bài/tiết trong
sách giáo khoa, trong phạm vi 1 tiết học, không đủ thời gian cho đầy đủ các hoạt
động học của HS theo tiến trình sư phạm của một phương pháp dạy học tích cực.
- Qu trìn xâ dựng c d c
+ Lựa chọn chủ đề.
+ Xác định mục tiêu cần đạt của chủ đề.
+ Lập bảng mô tả các mức độ nhận thức theo định hướng năng lực (cả chủ đề).
+ Biên soạn hệ thống câu hỏi, bài tập theo bảng mô tả (theo từng bài, từng tiết).
+ Thiết kế tiến trình dạy học chủ đề (kế hoạch dạy học, giáo án).
- Tiến trìn xâ dựng một c cụ t ể
+ Xác định tên chủ đề và thời lượng thực hiện.
+ Xác định các nội dung của chủ đề (xác định các đề mục, xây dựng những
nội dung kiến thức của chủ đề).
18
+ Xác định chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ và năng lực, phẩm chất cần
hướng tới cho học sinh trong từng đề mục để thiết kế chuỗi hoạt động phù hợp.
+ Xây dựng bảng mô tả các cấp độ tư duy (nhận biết, thông hiểu, vận dụng,
vận dụng cao) cho mỗi đề mục hoặc chung cho cả chủ đề.
+ Xác định các sản phẩm cần hoàn thành hoặc biên soạn câu hỏi, bài tập
tương ứng với các cấp độ tư duy đã mô tả (câu hỏi, bài tập dùng trong quá trình dạy
học và kiểm tra đánh giá).
+ Cụ thể hóa tiến trình hoạt động học. Trong đó tiến trình hoạt động học là
chuỗi hoạt động học của học sinh thể hiện rõ ý đồ sư phạm của phương pháp dạy
học tích cực được áp dụng trong toàn bộ chủ đề.
1.4.2. Dạy học tích hợp
- K ái niệm d c tíc ợp
Dạy học tích hợp liên môn là dạy học những nội dung kiến thức liên quan
đến hai hay nhiều môn học. "Tích hợp" là nói đến phương pháp và mục tiêu của
hoạt động dạy học còn "liên môn" là đề cập tới nội dung dạy học. Đã dạy học "tích
hợp" thì chắc chắn phải dạy kiến thức "liên môn" và ngược lại, để đảm bảo hiệu quả
của dạy liên môn thì phải b ng cách và hướng tới mục tiêu tích hợp. Ở mức độ thấp
thì dạy học tích hợp mới chỉ là lồng ghép những nội dung giáo dục có liên quan vào
quá trình dạy học một môn học như: lồng ghép giáo dục đạo đức, lối sống; giáo dục
pháp luật; giáo dục chủ quyền quốc gia về biên giới, biển, đảo; giáo dục sử dụng
năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, bảo vệ môi trường, an toàn giao thông... Mức độ
tích hợp cao hơn là phải xử lí các nội dung kiến thức trong mối liên quan với nhau,
bảo đảm cho học sinh vận dụng được tổng hợp các kiến thức đó một cách hợp lí để
giải quyết các vấn đề trong học tập, trong cuộc sống, đồng thời tránh việc học sinh
phải học lại nhiều lần cùng một nội dung kiến thức ở các môn học khác nhau.
Chủ đề tích hợp liên môn là những chủ đề có nội dung kiến thức liên quan
đến hai hay nhiều môn học, thể hiện ở sự ứng dụng của chúng trong cùng một hiện
tượng, quá trình trong tự nhiên hay xã hội. Ví dụ: Kiến thức Vật lí và Công nghệ
trong động cơ, máy phát điện; kiến thức Vật lí và Hóa học trong nguồn điện hóa
học; kiến thức Lịch sử và Địa lí trong chủ quyền biển, đảo; kiến thức Ngữ văn và
19
Giáo dục công dân trong giáo dục đạo đức, lối sống…
- Ưu iểm c a việc d c t eo c tíc ợp
Đối với học sinh: Học các chủ đề tích hợp, liên môn, học sinh được tăng
cường vận dụng kiến thức tổng hợp vào giải quyết các tình huống thực tiễn, ít phải
ghi nhớ kiến thức một cách máy móc; giúp cho học sinh không phải học lại nhiều
lần cùng một nội dung kiến thức ở các môn học khác nhau, vừa gây quá tải, nhàm
chán, vừa không có được sự hiểu biết tổng quát cũng như khả năng ứng dụng của
kiến thức tổng hợp vào thực tiễn.
Đối với giáo viên thì ban đầu có thể có chút khó khăn do việc phải tìm hiểu
sâu hơn những kiến thức thuộc các môn học khác. Tuy nhiên khó khăn này chỉ là
bước đầu và có thể khắc phục dễ dàng bởi hai lý do: Một là, trong quá trình dạy học
môn học của mình, giáo viên vẫn thường xuyên phải dạy những kiến thức có liên
quan đến các môn học khác và vì vậy đã có sự am hiểu về những kiến thức liên môn
đó; hai là, với việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, vai trò của giáo viên
không còn là người truyền thụ kiến thức mà là người tổ chức, kiểm tra, định hướng
hoạt động học của học sinh cả ở trong và ngoài lớp học; vì vậy, giáo viên các bộ
môn liên quan có điều kiện và chủ động hơn trong sự phối hợp, hỗ trợ nhau trong
dạy học.
- Xây dựng các c d c tíc ợp
Bước 1: Xác định nội dung dạy học tích hợp liên môn
Tuy có mối liên hệ với nhau nhưng chương trình các môn học trong chương
trình giáo dục trung học phổ thông hiện hành có tính độc lập tương đối, được thiết
kế theo mạch kiến thức môn học trên nguyên tắc kiến thức được học trước là cơ sở
của những kiến thức được học sau. Vì thế, một số nội dung kiến thức có liên quan
đến nhiều môn học đều được đưa vào chương trình của các môn học đó gây ra sự
chồng chéo, quá tải. Để khắc phục những khó khăn đó, trong khi chưa có chương
trình mới, cần phải rà soát chương trình các môn học có liên quan với nhau trong
chương trình giáo dục phổ thông hiện hành, tìm ra những kiến thức chung để xây
dựng thành các chủ đề dạy học tích hợp liên môn.
Bước 2: Xây dựng các chủ đề dạy học tích hợp liên môn
20
Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đã giao quyền tự chủ xây dựng và thực
hiện kế hoạch giáo dục, phát huy vai trò sáng tạo của nhà trường và giáo viên; chỉ
đạo các cơ sở giáo dục trung học, tổ chuyên môn và giáo viên chủ động, linh hoạt
trong việc xây dựng kế hoạch giáo dục định hướng phát triển năng lực học sinh phù
hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, địa phương và khả năng của học sinh.
Các kiến thức liên môn có thể n m ở chương trình của các lớp khác nhau và
đều có thể được lựa chọn để xây dựng thành các chủ đề dạy học tích hợp liên môn.
Tùy vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể, nhà trường có thể xây dựng các chủ đề tích
hợp liên môn phù hợp.
Bước 3: Nội dung trình bày một chủ đề tích hợp liên môn
a. Tên chủ đề
b. Nội dung trong chương trình các môn học được tích hợp trong chủ đề
c. Mục tiêu của chủ đề
* Về kiến thức.
* Về kĩ năng.
* Về thái độ.
* Các năng lực chính hướng tới.
d. Sản phẩm cuối cùng của chủ đề
- Tổ c ức d c các c tíc ợp
Bước 1: Xây dựng kế hoạch dạy học
Xây dựng kế hoạch dạy học của các bộ môn có liên quan sau khi đã tách một
số kiến thức ra để xây dựng các chủ đề tích hợp liên môn. Kế hoạch dạy học của
mỗi môn học cần phải tính đến thời điểm dạy học các chủ đề tích hợp liên môn đã
được xây dựng, đảm bảo sự phù hợp và hài hòa giữa các môn học.
Bước 2: Thiết kế tiến trình dạy học
Vận dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực, việc thiết kế tiến
trình dạy học các chủ đề tích hợp liên môn phải đảm bảo các yêu cầu sau:
a. Về phương pháp dạy học
Tiến trình dạy học phải thể hiện chuỗi hoạt động học của học sinh phù hợp với
phương pháp dạy học tích cực được vận dụng. Tùy theo đặc thù bộ môn và nội dung
21
dạy học của chủ đề, giáo viên có thể lựa chọn các phương pháp dạy học khác nhau.
b. Về kĩ thuật dạy học
Có nhiều kĩ thuật học tích cực khác nhau, mỗi kĩ thuật có mục tiêu rèn luyện các
kĩ năng khác nhau cho học sinh. Tuy nhiên, dù sử dụng kĩ thuật học tích cực nào thì
việc tổ chức mỗi hoạt động học của học sinh đều phải thực hiện theo các bước sau:
- Chuyển giao nhiệm vụ học tập.
- Thực hiện nhiệm vụ học tập.
- Báo cáo kết quả và thảo luận.
- Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.
c. Về thiết bị dạy học và học liệu
Thiết bị dạy học và học liệu được sử dụng trong dạy học mỗi chủ đề phải
đảm bảo sự phù hợp với từng hoạt động học đã thiết kế. Việc sử dụng các thiết bị
dạy học và học liệu đó được thể hiện rõ trong phương thức hoạt động học và sản
phẩm học tập tương ứng mà học sinh phải hoàn thành trong mỗi hoạt động học.
d. Về kiểm tra, đánh giá
Phương án kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học phải đảm bảo sự đồng
bộ với phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực được sử dụng. Cần tăng cường
đánh giá về sự hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh thông qua
quá trình thực hiện các nhiệm vụ học tập, thông qua các sản phẩm học tập mà học
sinh đã hoàn thành; tăng cường hoạt động tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng của
học sinh.
1.5. Thực trạng việc dạy học theo chủ đề tích hợp và năng lực GQVĐ của học
sinh ở một số trƣờng THPT huyện Chợ Mới - Tỉnh An Giang
1.5.1. Thực trạng việc dạy học theo chủ đề tích hợp ở một số trƣờng THPT
trên địa bàn huyện Chợ Mới
Trong quá trình nghiên cứu đề tài chúng tôi đã tiến hành khảo sát thực trạng
việc DHTH nh m phát triển năng lực cho HS ở một số trường THPT trên địa bàn
huyện Chợ Mới.
Việc khảo sát được tiến hành dựa trên phiếu điều tra (Phụ lục 1). Quá trình
khảo sát được tiến hành vào đầu tháng 8 năm 2017 với 16 giáo viên bộ môn Hóa
22
học tại 3 trường THPT trên địa bàn huyện Chợ Mới: THPT Võ Thành Trinh, THPT
Huỳnh Thị Hưởng, THPT Ung Văn Khiêm.
Kết quả điều tra cho thấy, 100% GV đã nghe nói đến DHTH, nhưng 68.75%
GV chưa hiểu rõ về DHTH; 12,5% GV đã hiểu rõ nhưng chưa vận dụng và 18.75%
GV đã hiểu rõ nhưng chỉ thỉnh thoảng vận dụng. Khi vận dụng DHTH; 12,5% GV
cho biết đã vận dụng ở mức độ lồng ghép (liên hệ), 6,25% GV cho biết đã vận dụng
ở mức độ liên môn. Nội dung chủ yếu được GV sử dụng để tiến hành DHTH là giáo
dục bảo vệ môi trường, biến đổi khí hậu và năng lượng.
Các GV cho biết nguyên nhân chưa tiến hành DHTH hoặc tiến hành nhưng
chưa đạt hiệu quả là do không được đào tạo theo hướng DHTH (93.75%), chưa có
các bài dạy mẫu để tham khảo (62.5%), tài liệu hướng dẫn có nhưng còn chung
chung khó hiểu (75.0%), DHTH chú trọng phát triển năng lực HS trong khi đó kiểm
tra đánh giá HS lại nặng về kiến thức hàn lâm, tính toán (93.75%). Từ đó, GV đề
xuất biện pháp hiệu quả để tổ chức thực hiện DHTH là nhà trường, Sở Giáo dục
Đào tạo cần tạo điều kiện để tổ chức các buổi tập huấn cho GV, các buổi dạy học
thử nghiệm, có sự tham gia, góp ý của chuyên gia; đặc biệt quan trọng là Bộ Giáo
dục và Đào tạo cần thay đổi phương pháp kiểm tra, đánh giá học sinh.
1.5.2. Thực trạng năng lực giải quyết vấn đề của HS một số trƣờng THPT trên
địa bàn huyện Chợ Mới
Để điều tra thực trạng năng lực GQVĐ ở HS, chúng tôi tham khảo và xây
dựng phiếu điều tra (Phụ lục 2). Phiếu điều tra được phát cho 112 HS ở 3 lớp thực
nghiệm thuộc 3 trường THPT trên địa bàn huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang: THPT
Võ Thành Trinh, THPT Huỳnh Thị Hưởng, THPT Ung Văn Khiêm.
Kết quả phân tích năng lực GQVĐ của HS như sau:
64.3% HS có thái độ tiêu cực khi gặp vấn đề trong học tập và trong cuộc
sống thay vì nhìn thấy chúng như những cơ hội để phát triển bản thân.
25% HS đôi lúc có phương pháp GQVĐ thực sự tốt, và đôi lúc lại không. HS
hiểu những gì HS cần làm, và nhận ra r ng cần có một kế hoạch GQVĐ có cấu trúc
là quan trọng. Tuy nhiên, HS không luôn luôn theo kế hoạch đã đặt ra.
5.4% HS có năng lực giải quyết vấn đề tốt. HS cần thời gian để hiểu được
23
vấn đề, hiểu được các tiêu chí cho một quyết định tốt, và tạo ra một số lựa chọn tốt.
89.3% các em HS đều cho r ng năng lực GQVĐ là rất cần thiết với bản thân.
60.7% các em HS tự nhận thấy bản thân có năng lực GQVĐ ở mức độ trung bình,
30.4% tự nhận thấy có năng lực GQVĐ ở mức độ khá, còn 8.9% các em HS tự nhận
thấy còn yếu trong năng lực GQVĐ.
Nguyên nhân được các em đưa ra là do các em chưa được thử thách b ng các
tình huống có vấn đề trong cuộc sống, trong học tập. Chủ yếu việc học của các em
gắn liền với việc thầy dạy gì học nấy, chủ yếu học lý thuyết, ít gắn liền với thực
tiễn, trải nghiệm. Lý thuyết được học chưa được áp dụng nhiều trong cuộc sống.
Với việc kiểm tra, đánh giá và hình thức thi cử như hiện nay, các em chỉ cần làm bài
tập nhiều, biết nhiều dạng bài tập là sẽ đạt được kết quả cao, nên năng lực GQVĐ
không cần thiết cho việc học tập hiện tại.
Tiểu kết chƣơng 1
Trong chương này chúng tôi đã trình bày một số vấn đề về cơ sở lí luận và
thực tiễn của việc dạy học theo chủ đề và dạy học tích hợp nh m phát triển năng lực
GQVĐ cho học sinh. Cụ thể:
- Khái quát lịch sử vấn đề nghiên cứu.
- Nêu được một số vấn đề về đổi mới phương pháp dạy học.
- Trình bày các vấn đề về dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh,
năng lực GQVĐ, biện pháp phát triển năng lực GQVĐ cho học sinh thông qua DHTH.
- Nêu ra được một số vấn đề về dạy học theo chủ đề, DHTH: Quan niệm, ưu
thế, định hướng, quy trình xây dựng chủ đề dạy học, ý nghĩa của việc dạy học tích hợp.
- Tìm hiểu thực trạng việc dạy học theo chủ đề tích hợp và năng lực GQVĐ
của học sinh ở một số trường THPT huyện Chợ Mới - Tỉnh An Giang
24
CHƢƠNG 2:
XÂY DỰNG CÁC CHỦ ĐỀ CÓ TÍCH HỢP LIÊN MÔN
PHẦN HÓA HỌC ĐẠI CƢƠNG LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
2.1. Kiến thức trọng tâm phần Hóa học đại cƣơng lớp 10 THPT
2.1.1. Nội dung
Bảng 2.1. Kiến thức trọng tâm phần Hóa học đại cƣơng lớp 10 THPT
TT Tên chƣơng Kiến thức trọng tâm
1
Chương I: Nguyên
tử.
Bài 1: Thành phần nguyên tử.
Bài 2: Hạt nhân nguyên tử - Nguyên tố hóa học –
Đồng vị.
Bài 4: Cấu tạo vỏ nguyên tử.
Bài 5: Cấu hình electron của nguyên tử.
2
Chương II: Bảng
tuần hoàn các
nguyên tố hóa học
và định luật tuần
hoàn.
Bài 7: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.
Bài 8: Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron nguyên
tử của các nguyên tố hóa học.
Bài 9: Sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên
tố hóa học. Định luật tuần hoàn.
Bài 10: Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa
học.
3
Chương III: Liên
kết hóa học.
Bài 12: Liên kết ion. Tinh thể ion.
Bài 13: Liên kết cộng hóa trị.
Bài 15: Hóa trị. Số oxi hóa.
4
Chương IV: Phản
ứng oxi hóa – khử.
Bài 17: Phản ứng oxi hóa – khử.
Bài 18: Phân loại phản ứng trong hóa học vô cơ.
2.1.2. Đặc điểm
- Kiến thức khá trừu tượng, khó hiểu đối với học sinh.
- Một số mảng kiến thức khá rời rạc, chưa liên kết được với nhau.
- Kiến thức chương I và chương IV tương đối khó, học sinh còn gặp khó
khăn khi lập phương trình hóa học của phản ứng oxi hóa – khử.
25
2.2. Nội dung kiến thức các môn học đƣợc dạy tích hợp trong chƣơng “Nguyên
tử” và chƣơng “Phản ứng oxi hóa – khử” - Phần Hóa học đại cƣơng lớp 10 THPT
Bảng 2.2. Nội dung kiến thức các môn học đƣợc dạy tích hợp
trong chƣơng I và chƣơng IV - Phần Hóa học đại cƣơng lớp 10 THPT
TT Chƣơng Bài Kiến thức liên môn
1 I
Bài 1
Bài 2
Bài 4
1. Môn Hóa học 10: Chƣơng I.
- Bài 1: Thành phần nguyên tử.
- Bài 2: Hạt nhân nguyên tử - Nguyên tố hóa học –
Đồng vị.
- Bài 4: Cấu tạo vỏ nguyên tử.
2. Môn Vật lý:
- Vật lý 7: Chương III - Bài 18 “Hai loại điện
tích”.
- Vật lý lớp 12: Chương VI – Bài 55: “Mẫu
nguyên tử Bo”.
3. Môn Toán học:
- Toán học lớp 9 - Chương III.
+ Bài 2: Hệ hai phương trình bậc nhất 2 ẩn số.
+ Bài 3: Giải hệ phương trình b ng phương pháp
thế.
- Toán học lớp 10 - Chương III.
Bài 3: Phương trình và hệ phương trình bậc nhất
nhiều ẩn.
2 IV
Bài
17
1. Môn Hóa học 10: Chƣơng IV.
Bài 17: “Phản ứng oxi hóa – khử”.
2. Môn Toán học 10:
Chương III – Bài 3: Phương trình và hệ phương
trình bậc nhất nhiều ẩn.
3. Môn Sinh học:
- Sinh học 6: Chương IV
26
+ Bài 21: Quang hợp.
+ Bài 23: Cây có hô hấp không?
- Sinh học 7: Chương VII - Bài 57, 58 “Đa dạng
sinh học”.
- Sinh học 9: Chủ đề “Sinh vật và môi trường”.
Chương III - Bài 54, 55: Ô nhiễm môi trường.
- Sinh học 11: Chương I
+ Bài 8: Quang hợp ở thực vật.
+ Bài 17: Hô hấp ở động vật.
4. Môn Địa lý:
- Lớp 10: Chương X - Bài 41 “Môi trường và tài
nguyên thiên nhiên”.
- Lớp 11: Phần một -Bài 3 “Một số vấn đề mang
tính toàn cầu”.
- Lớp 12: Bài 14 “Sử dụng và bảo vệ tài nguyên
thiên nhiên”.
5. Môn Tiếng Anh
Một số từ vựng Tiếng Anh chuyên ngành Hóa học
có liên quan.
2.3. Nguyên tắc và quy trình thiết kế chủ đề dạy học tích hợp
2.3.1. Nguyên tắc thiết kế chủ đề dạy học tích hợp
- Dạy học theo quan điểm tích hợp phải coi mỗi bài dạy là một chỉnh thể
thống nhất, trọn vẹn và hoàn chỉnh về nội dung nh m từng bước thực hiện các mục
tiêu của môn học.
- Quan điểm tích hợp phải được quán triệt từ khâu xác định mục tiêu, nội
dung chương trình môn học đến khâu cấu trúc bài dạy, lựa chọn PPDH và các hình
thức tổ chức dạy học để thiết lập các tình huống dạy học giúp HS vừa củng cố vừa
vận dụng tổng hợp các kiến thức đã học ở các bộ môn.
2.3.2. Quy trình thiết kế chủ đề dạy học tích hợp
Bƣớc 1: Nghiên cứu chương trình SGK để lựa chọn chủ đề, xây dựng mục
tiêu DHTH.
27
Bƣớc 2: Xác định các nội dung giáo dục cần tích hợp.
Bƣớc 3: Lựa chọn các PPDH, phương tiện dạy học phù hợp, trong đó cần
quan tâm sử dụng các PPDH tích cực, các phương tiện dạy học có hiệu quả cao để
tăng cường tính trực quan và hứng thú học tập của HS.
Bƣớc 4: Xây dựng tiến trình dạy học chủ đề DHTH. Để tránh sự trùng lặp
nội dung, cũng như sự quá tải cho bài học, khi thực hiện qui trình này cần có sự trao
đổi, phối hợp giữa các GV cùng bộ môn, các GV của bộ môn liên quan. DHTH
thông qua các hình thức như tham quan, ngoại khóa, tổ chức các nhóm chuyên đề,
các bài học dự án... thường có hiệu quả cao hơn. Trong các hình thức này, dưới sự
hướng dẫn của GV, HS thực sự tích cực, tự chủ phát huy mọi kiến thức, kĩ năng để
giải quyết một tình huống tương đối phức tạp, gần với thực tiễn cuộc sống.
Bƣớc 5: Đánh giá, tổng kết chủ đề dạy học tích hợp, rút kinh nghiệm khi vận
dụng ở lớp khác.
2.3.3. Xác định nội dung và hình thức dạy học từng chủ đề
TT Nội dung Hình thức
1
Chƣơng I: Nguyên tử
Tích hợp kiến thức các môn
Hóa học, Vật lý, Toán học
trong quá trình dạy học chủ
đề.
- Giao nhiệm vụ cho HS theo nhóm và
gợi ý b ng hệ thống câu hỏi.
- Phương pháp dạy học hợp tác theo
nhóm.
- Ứng dụng CNTT trong quá trình dạy
học.
- Lồng ghép trò chơi hóa học trong quá
trình giảng dạy.
- Phương pháp dạy học phát hiện và
giải quyết vấn đề.
2
Chƣơng IV: Phản ứng oxi
hóa – khử
Tích hợp kiến thức các môn
Hóa học, Toán học, Sinh học,
Địa lý, Tiếng Anh trong quá
- Giao nhiệm vụ cho HS theo nhóm và
gợi ý b ng hệ thống câu hỏi.
- Phương pháp dạy học hợp tác theo
nhóm.
- Ứng dụng CNTT trong quá trình dạy
28
trình dạy học chủ đề. học.
- Phương pháp dạy học phát hiện và
giải quyết vấn đề.
2.4. Xây dựng các chủ đề dạy học
Từ việc phân tích chương trình, căn cứ vào các nguyên tắc lựa chọn nội dung
chủ đề DHTH và quy trình thiết kế chủ đề DHTH, chúng tôi đã thiết kế được hai
chủ đề như sau:
2.4.1. Chủ đề 1: Nguyên tử và cấu tạo hóa học
2.4.1.1. Lý do lựa chọn chủ đề
- Kiến thức chương nguyên tử khá trừu tượng, khó hiểu; trùng lắp với kiến
thức một số bài môn vật lý.
- Kiến thức trong chương có thể tích hợp với kiến thức môn Toán học để rèn
luyện tư duy linh hoạt đồng thời khắc sâu kỹ năng giải hệ phương trình bậc nhất 2
ẩn số cho học sinh.
- Rèn luyện cho HS tính cẩn thận, trung thực, hợp tác trong các hoạt động để
giải quyết các vấn đề đặt ra.
2.4.1.2. Mục tiêu chủ đề
1. Kiến thức:
1.1. Môn Hóa học 10:
a. Chƣơng I – Bài 1: “Thành phần nguyên tử”.
Giúp HS biết được :
- Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương và vỏ nguyên tử mang điện
tích âm; kích thước, khối lượng của nguyên tử.
- Hạt nhân gồm các hạt proton và nơtron.
- Kí hiệu, khối lượng và điện tích của electron, proton và nơtron.
b. Chƣơng I – Bài 2: “Hạt nhân nguyên tử - Nguyên tố hóa học - Đồng vị”.
Giúp HS hiểu được:
- Nguyên tố hóa học bao gồm những nguyên tử có cùng số đơn vị điện tích
hạt nhân.
- Số hiệu nguyên tử (Z) b ng số đơn vị điện tích hạt nhân và b ng số electron
29
có trong nguyên tử.
- Kí hiệu nguyên tử : A
Z X. X là kí hiệu hóa học của nguyên tố, số khối (A) là
tổng số hạt proton và số hạt nơtron.
- Khái niệm đồng vị, nguyên tử khối và nguyên tử khối trung bình của một
nguyên tố.
c. Chƣơng I – Bài 4: “Cấu tạo vỏ nguyên tử”.
Giúp HS biết được:
- Sự chuyển động của các e trong nguyên tử.
- Cách kí hiệu và mức năng lượng của các e trong cùng 1 lớp, 1 phân lớp.
- Số electron tối đa trong một lớp, một phân lớp.
1.2. Môn Toán học
a. Toán học 9 - Chƣơng III.
* Bài 2: Hệ hai phƣơng trình bậc nhất 2 ẩn số.
- Nắm được khái niệm nghiệm của hệ 2 phương trình bậc nhất 2 ẩn.
- Khái niệm hệ 2 phương trình tương đương.
* Bài 3: Giải hệ phƣơng trình bằng phƣơng pháp thế.
Giúp HS nắm vững cách giải hệ 2 phương trình bậc nhất 2 ẩn b ng phương
pháp thế.
b. Toán học 10
Chƣơng III – Bi 3: Phƣơng trình và hệ phƣơng trình bậc nhất nhiều ẩn.
- Nắm vững các khái niệm hệ phương trình bậc nhất 2 ẩn, 3 ẩn số.
- Hiểu rõ phương pháp cộng đại số và phương pháp thế.
1.3. Môn Vật lý
a. Vật lý lớp 7: Chƣơng III – Bài 18: “Hai loại điện tích”.
Giúp HS:
- Nêu được dấu hiệu về tác dụng lực chứng tỏ có hai loại điện tích và nêu
được đó là hai loại điện tích gì.
- Nêu được sơ lược về cấu tạo nguyên tử: hạt nhân mang điện tích dương,
các electron mang điện tích âm chuyển động xung quanh hạt nhân, nguyên tử trung
hòa về điện.
30
- Biết được vật mang điện âm nhận thêm electron, vật mang điện dương mất
bớt electron.
b. Vật lý lớp 12: Chƣơng VI – Bài 55: “Mẫu nguyên tử Bo”.
Giúp HS: Trình bày được mẫu nguyên tử Bo.
2. Kỹ năng
2.1. Môn Hóa học
- So sánh khối lượng của electron với proton và nơtron.
- So sánh kích thước của hạt nhân với electron và với nguyên tử.
- Xác định số electron, số proton, số nơtron khi biết kí hiệu nguyên tử và
ngược lại.
- Tính nguyên tử khối trung bình của nguyên tố có nhiều đồng vị.
- Xác định được thứ tự các lớp electron trong nguyên tử, số phân lớp (s,
p, d) trong một lớp.
2.2. Môn Toán học
- Giải thành thạo hệ phương trình bậc nhất 2 ẩn b ng phương pháp cộng và
phương pháp thế.
- Rèn luyện tư duy linh hoạt thông qua việc tính toán, biến đổi hệ phương trình.
2.3. Môn Vật lý
- Làm thí nghiệm nhiễm điện do vật b ng cách cọ xát.
- Giúp HS vận dụng kiến thức cơ bản vào giải quyết một số dạng bài tập trắc
nghiệm và tự luận.
3. Thái độ:
- Cẩn thận, trung thực, hợp tác trong các hoạt động.
- Rèn luyện tư duy linh hoạt thông qua việc biến đổi hệ phương trình.
- Khắc sâu kiến thức về cấu tạo nguyên tử.
4. Tƣ duy: Rèn luyện cho HS các năng lực
- Năng lực giải quyết vấn đề.
- Năng lực hợp tác.
- Năng lực làm việc độc lập.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.
31
- Năng lực vận dụng kiến thức tổng hợp của nhiều môn học (hóa học, toán
học, vật lý) để tìm hiểu kiến thức về “Nguyên tử”.
2.4.1.3. Phƣơng pháp
- Giao nhiệm vụ cho HS theo nhóm và gợi ý b ng hệ thống câu hỏi.
- Phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm.
- Ứng dụng CNTT trong quá trình dạy học.
- Phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề.
2.4.1.4. Nội dung chủ đề
I. Tên chủ đề:
NGUYÊN TỬ VÀ CẤU TẠO HÓA HỌC
II. Giới thiệu chung:
- Thời lượng chủ đề: 6 tiết.
- Nội dung kiến thức được dạy học tích hợp trong chủ đề liên quan đến các
môn: Hóa học, Toán học, Vật lý, Tiếng Anh.
- Thời điểm giảng dạy: Dạy theo KHGD đề ra đầu năm (4 tiết lý thuyết + 2
tiết tự chọn).
III. Nội dung chủ đề:
Dẫn vào chủ đề:
 Thời cổ đại:VVậậtt chchấấtt trongtrong ththếế gigiớớii
nnààyy ttạạoo rara ttừừ đâuđâu ??
Lịch sử tìm ra nguyên tử
Democritus
Đồng tiền
này chia nhỏ
mãi sẽ được
gì???Vật chất được tạo thành
từ những hạt rất nhỏ
không thể phân chia
được, gọi là nguyên
tử.(atomos)
Nguyên tử là đơn vị
nhỏ nhất của một
nguyên tố tham dự vào
sự biến đổi hoá học.
HUI© 2006General Chemistry:SLIDE 5 OF56
Mô hình nguyên tử
Nguyên tử ngày nay có cấu tạo phứctạp
32
Chia nhóm và cho HS làm lại các thí nghiệm trong bài “Hai loại điện tích”
– Vật lý lớp 7.
Thí nghiệm 1: Tạo ra hai vật nhiễm điện cùng loại và tìm hiểu lực tác
dụng của chúng.
Dùng mảnh vải khô cọ xát hai thanh nhựa sẫm màu giống nhau, quan sát
xem chúng hút hay đẩy nhau  Hai thanh nhựa đẩy nhau.
Thí nghiệm 2: Phát hiện hai vật nhiễm điện hút nhau và mang điện tích
khác nhau.
- Cọ xát thanh thuỷ tinh b ng miếng lụa khô sau đó đưa lại gần thước nhựa,
quan sát hiện tượng, nêu nhận xét, giải thích?  Thanh thủy tinh hút thước nhựa.
- Cọ xát thước nhựa với miếng vải b ng len, thanh thuỷ tinh với miếng lụa
rồi đưa chúng lại gần nhau, quan sát hiện tượng xảy ra?  Thanh thủy tinh hút
thước nhựa mạnh hơn.
Qua các thí nghiệm trên các em rút ra được nhận xét và kết luận gì?
 N ận xét:
- Hai vật giống nhau được cọ xát như nhau thì mang điện tích cùng loại và
khi được đặt gần nhau thì chúng đẩy nhau.
- Thanh nhựa sẫm màu và thanh thuỷ tinh khi được cọ xát thì chúng hút nhau
do chúng mang điện tích khác loại.
* Kết luận:
- Có hai loại điện tích.
- Các vật mang điện tích cùng loại thì đẩy nhau, mang điện tích khác loại thì
hút nhau.
NỘI DUNG 1: THÀNH PHẦN NGUYÊN TỬ
1. Thành phần cấu tạo của nguyên tử
a. Electron
* Sự tìm ra electron
PHIẾU HỌC TẬP 1
Năm 1897, Tôm xơn phát hiện ra tia âm cực.
Hình vẽ mô tả thí nghiệm tìm ra electron:
33
Hình 2.1. Thí nghiệm tìm ra tia âm cực của nhà bác học ngƣời Anh
(J.J. Thomson)
Quan sát hình vẽ và điền những thông tin thích hợp cho trước (A, B, C, D)
vào chỗ trống của đoạn văn bên dưới.
TT A B C D
1 điện cực cực điện trường cực âm
2 chân không không khí khí oxi khí nitơ
3 thay đổi màu chuyển sang
màu đen
chuyển sang màu vàng phát sáng
4 cực âm cực dương điện cực điện trường
5 tia dương cực âm cực tia 
6 khối lượng điện tích từ tính
7 không đáng kể nhỏ vừa phải lớn
8 truyền theo dạng
sóng
lệch về cực
dương
truyền thẳng lệch về cực
âm
9 dương âm không mang điện tích
Tôm –xơn đã cho phóng điện với hiệu điện thế 15kV qua hai điện cực, gắn
vào hai đầu của một ống thủy tinh kín đã rút gần hết không khí, thì thấy màn huỳnh
quang phát sáng. Hiện tượng này xuất hiện do có sự xuất hiện của các tia không
nhìn thấy phát ra từ cực âm tia này được gọi là tia âm cực. Tia này có ba đặc tính:
15
KV
Cực dương
Cực âm
Màn huỳnh quang
Tấm kim loại tích điện
Khi không có tác dụng của điện trường, từ
trường tia âm cực truyền thẳng.
Khi có tác dụng của điện
trường và từ trường tia âm
cực bị lệch về phía cực
dương.
34
a) Có khối lƣợng và chuyển động với vận tốc lớn.
b) Không có tác dụng của điện trường và từ trường thì truyền thẳng.
c) Mang điện tích âm.
* Khối lƣợng và điện tích của electron
- Khối lượng: me = 9,1094.10-31
kg.
- Điện tích: qe = - 1,602.10-19-
C (Culông) quy ước b ng 1-.
b. Sự tìm ra hạt nhân nguyên tử
PHIẾU HỌC TẬP 2
Điền thông tin thích hợp vào ô trống
Năm 1911 Rơ-zơ-pho và các cộng sự đã làm thí nghiệm như hình dưới đây
và đi đến kết luận:
Hình 2.2. Thí nghiệm tìm ra hạt nhân của nhà vật lý
ngƣời NewZealand Ernest Rutherford
a) Nguyên tử phải chứa phần mang điện tích dƣơng có khối lượng rất lớn,
có kích thước rất nhỏ gọi là hạt nhân.
b) Nguyên tử phải có cấu tạo rỗng.
c) Các hạt electron quay xung quanh bên ngoài tạo thành vỏ nguyên tử.
c. Cấu tạo của hạt nhân nguyên tử
PHIẾU HỌC TẬP 3
1) Quá trình tìm ra cấu tạo của hạt nhân nguyên tử
Một số ít lệch hướng ban đầu =>
Va chạm nhẹ hạt nhân và hạt nhân
có kích thước rất nhỏ.
Hầu hết các hạt xuyên thẳng =>
Không có sự va chạm với hạt
nhân và nguyên tử có cấu tạo
rỗng.
Rất ít hạt bật lại phía sau => Va chạm
mạnh, trực tiếp với hạt nhân.
Màn huỳnh quang
Radi chứa trong
hộp chì phóng
ra tia Lá vàng
mỏng
Màn huỳnh quang
35
Nhà bác học làm
thí nghiệm
Cách tiến hành
Phát hiện
ra hạt…
Kí
hiệu
Điện
tích
Rơ-dơ-pho Dùng hạt ∝ bắn phá hạt nhân
nguyên tử N thấy xuất hiện 1
loại hạt mang 1 đơn vị điện
tích dương có m = 1.6726.10-
27
Kg.
Proton p 1+
Chat-uých Dùng hạt ∝ bắn phá hạt nhân
nguyên tử Be thấy xuất hiện
1 loại hạt không mang điện
và có m xấp xỉ hạt p.
Nơtron n 0
2) Kết luận về cấu tạo của hạt nhân nguyên tử? (gồm mấy loại hạt, đặc điểm
từng loại hạt)
Hạt nhân gồm: Điện tích Khối lƣợng
Hạt proton 1+ 1.6726.10-27
Kg
Hạt nơtron 1- 1.6748.10-27
Kg
Tóm tắt cấu tạo nguyên tử:
Điện tích
eo=1,602.10-19
C
Khối lƣợng
u=1,6605.10-27
kg
Kích thƣớc
1nm =10Å =
10-9
m
Nguyên
tử:
+ Cấu tạo
rỗng.
+ Trung
hòa điện
Vỏ
electron
(rỗng)
Hạt e 1- 0,00055u dNT(H) = 0,16
nm
dHN = 10-5
nm
de,p = 10-8
nm
Hạt
nhân
(đặc
khít)
Hạt p 1+ 1u
Hạt n 0 1u
2. Kích thƣớc và khối lƣợng của nguyên tử
a. Kích thƣớc
36
- Đơn vị thường dùng lànanomet (nm) hay angtron (Ao
)
1nm = 10-9
m; 1Ao
= 10-10
m; 1nm = 10Ao
- Nguyên tử nhỏ nhất: nmrHidro 053,0 .
- Đường kính hạt nhân: 10-5
nm. Đường kính của nguyên tử khoảng 10-10
m.
Đường kính của proton và e nhỏ hơn rất nhiều khoảng 10-8
nm.
HS làm BT3/9 (SGK): Chọn đáp án C
b. Khối lƣợng
Để biểu thị khối lượng của nguyên tử, phân tử và các hạt proton, nơtron, e
người ta dùng đơn vị khối lượng nguyên tử. Kí hiệu: u (còn được gọi là đvc).
1u b ng 1/12 khối lượng của một nguyên tử đồng vị cacbon 12 (nguyên tử C
này có khối lượng 19,9265.10-27
kg)
1u =
27
19,9265.10
12
kg
= 1,6605.10-27
kg
HS làm BT5/9 (SGK)
a) rZn = 1,35.10-1
nm = 1,35.10-8
cm
)(10.3,10)10.35,1(14,3
3
4 32438
cmV 

Khối lượng 1 ngtử kẽm: 65.1,66.10-24
=107,9.10-24
(g)
Khối lượng riêng 1 nguyên tử kẽm:
3
24-
-24
/48,10
10,3.10
107,9.10
cmg
V
m
d 
NỘI DUNG 2: HẠT NHÂN NGUYÊN TỬ - NGUYÊN TỐ HÓA HỌC –
ĐỒNG VỊ
1. Hạt nhân nguyên tử
PHIẾU HỌC TẬP 4
1) Điện tích hạt nhân là gì? Vì sao điện tích hạt nhân được coi là đại
lượng đặc trưng cho nguyên tố hóa học?
Nếu nguyên tử có Z proton thì số đơn vị điện tích hạt nhân là Z, điện tích hạt
nhân là Z+.
Số đơn vị điện tích hạt nhân Z = số proton = số electron.
VD: Nguyên tử N có 7 proton  Số đơn vị điện tích hạt nhân = 7, điện tích
37
hạt nhân = 7+, số e = 7.
2) Thế nào là số khối? Nêu mối quan hệ giữa Z, N, E, A?
Số khối: (A)
A = Z + N (Z: số proton, N: số nơtron)
VD: Hạt nhân nguyên tử Li có 3p và 4n  Số khối của Li = 3 +4 =7
3) Xác định thành phần các hạt tạo nên nguyên tử Na, Mg, O, S, Cl, Ar và điền
vào các ô trống tương ứng trong bảng sau:
Na Mg O S Cl Ar
Z (số hiệu nguyên tử) 11 12 8 16 17 18
Z+ (điện tích hạt nhân) 11+ 12+ 8+ 16+ 17+ 18+
P (tổng số proton) 11 12 8 16 17 18
N (tổng số nơtron) 12 12 10 16 20 22
E (tổng số electron) 11 12 8 16 17 18
A (số khối) 23 24 18 32 37 40
Kí hiệu nguyên tử (*)
23
11 Na 24
12 Mg 18
8O 32
16 S 37
17 Cl 40
18 Ar
2. Nguyên tố hóa học
PHIẾU HỌC TẬP 5
1) T ế nào là ngu ên tố óa c?
Nguyên tố hóa học là những nguyên tử có cùng điện tích hạt nhân.
VD: Tất cả các nguyên tử có cùng số đơn vị điện tích hạt nhân là 11 đều
thuộc nguyên tố Na, chúng đều có 11p và 11e.
Số đơn vị điện tích hạt nhân nguyên tử của một nguyên tố được gọi là số
hiệu nguyên tử của nguyên tố đó. Kí hiệu: Z
2) Người ta kí iệu một ngu ên tử ngu ên tố X n ư t ế nào? Viết kí
iệu ngu ên tử c a ngu ên tố Li biết Li có 3 electron và số k ối là 7.
Số đơn vị điện tích hạt nhân và số khối là những đặc trưng cơ bản của
nguyên tử.
Kí hiệu nguyên tử:
A
Z X
(X: Kí hiệu hóa học, Z: Số hiệu nguyên tử, A: Số khối)
38
VD: có A= 23, Z=11.  X23
11
3) Hã viết kí iệu ngu ên tử vào àng cuối cùng c a bảng trên.
3. Đồng vị
PHIẾU HỌC TẬP 6
Có sơ đồ cấu tạo của 3 loại nguyên tử proti, đơteri và triti như sau:
Ba loại nguyên tử này có đặc điểm gì giống và khác nhau? Proti, đơteri và
triti có thuộc cùng một loại nguyên tố không? Vì sao? Nếu thuộc cùng một loại
nguyên tố thì chúng ta gọi là gì? Nêu định nghĩa “đồng vị”.
Các đồng vị của cùng một nguyên tố hóa học là những nguyên tử có cùng số
proton nhưng khác nhau về số nơtron, do đó số khối A của chúng khác nhau.
4. Nguyên tử khối và nguyên tử khối trung bình của các nguyên tố hóa học
PHIẾU HỌC TẬP 7
1) Nguyên tử khối là gì? Nguyên tử khối có đơn vị không?
Nguyên tử khối của 1 nguyên tử cho biết khối lượng của nguyên tử đó nặng
gấp bao nhiêu lần đơn vị khối lượng nguyên tử.
Khối lượng nguyên tử = Tổng khối lượng (p + n + e)
2) Tại sao trong các phép tính toán không cần độ chính xác cao có thể coi
nguyên tử khối b ng số khối?
Vì khối lượng của e quá nhỏ so với hạt nhân nên:
Nguyên tử khối (Số khối hạt nhân) = Tổng khối lượng của proton và nơtron.
VD: Xác định nguyên tử khối của P biết P có Z = 15, N = 16.
 Nguyên tử khối của P = 15 + 16 = 31.
3) Vì sao chúng ta phải tính nguyên tử khối trung bình?
Do nguyên tử có nhiều đồng vị nên cần tìm giá trị A

Proti Đơteri Triti
39
+bY
100
aX
A


X: nguyên tử khối của đồng vị X.
Y: nguyên tử khối của đồng vị Y.
a, b: % số nguyên tử của đồng vị X và Y.
VD: Clo là hỗn hợp của 2 đồng vị bền: 35
17 Cl chiếm 75.77% và 37
17 Cl chiếm
24.23% tổng số nguyên tử clo trong tự nhiên. Xác định nguyên tử khối trung bình
của clo.
75.77x35+24.23x37
35.5
100A

 
4) Xác định nguyên tử khối trung bình của oxi biết trong tự nhiên oxi có
3 đồng vị bền là 16
O (99,757%), 17
O (0,039%), 18
O (0,204%).
99.757x16+0.039x17+0.204x18
16.00
100A

 
5) Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt là 40 trong đó số hạt mang
điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 12 hạt. Tìm số khối của nguyên tử
nguyên tố X.
Hướng dẫn HS vận dụng kiến thức v hệ p ương trìn bậc nhất 2 ẩn số
ể giải.
Theo đề ta có hệ phương trình:
2 40 13
2 12 14
Z N Z
Z N N
   
 
   
 A = Z + N = 13 + 14 = 27.
6) Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt là 24 trong đó số hạt mang
điện gấp đôi số hạt không mang điện. Tìm số khối của nguyên tố X.
Hướng dẫn HS vận dụng kiến thức v hệ p ương trìn bậc nhất 2 ẩn số
ể giải.
Theo đề ta có hệ phương trình:
2 24 8
2 8
Z N Z E
Z E N N
    
 
   
 A = Z + N = 8 + 8 = 16.
NỘI DUNG 3: CẤU TẠO VỎ NGUYÊN TỬ.
1. Sự chuyển động của các electron trong nguyên tử
40
PHIẾU HỌC TẬP 8
1) Quan niệm về cấu tạo nguyên tử trong những năm đầu của thế kỉ XX
như thế nào?
Mô hình nguyên tử của Rơ – dơ – pho, Bo và Zom – mơ – phen: Trong
nguyên tử các e chuyển động trên những quỹ đạo tròn hay bầu dục xác định xung
quanh hạt nhân, như các hành tinh quay quanh hệ mặt trời.
Liên hệ bài “Mẫu nguyên tử Bo” – Vật lý lớp 12: Ở tâm nguyên tử có 1 hạt
nhân mang điện tích dương. Xung quanh hạt nhân có các e chuyển động trên những
quỹ đạo tròn hoặc elip. Khối lượng nguyên tử hầu như tập trung ở hạt nhân. Nguyên
tử trung hòa về điện.
2) Quan niệm hiện nay về cấu tạo nguyên tử có gì khác hơn quan niệm
cũ? Các e ở lớp vỏ có phân bố theo quĩ đạo nào không?
Các electron chuyển động rất nhanh trong khu vực xung quanh hạt nhân
nguyên tử không theo quỹ đạo xác định tạo nên vỏ nguyên tử.
2. Lớp electron và phân lớp electron
PHIẾU HỌC TẬP 9
1) Dựa vào thông tin trong sách giáo khoa, điền vào bảng sau:
Mức năng lượng 1 2 3 4 5 6 7
Tên lớp K L M N O P Q
Tên phân lớp 1s 2s 2p 3s 3p 3d 4s 4p 4d 4f
41
Số e tối đa trong phân lớp
Số e tối đa trong lớp
Công thức tính: 2n2
2 8 18 32
2) Thế nào là các electron s, p, d, f?
Các electron ở phân lớp s được gọi là các electron s, các electron ở phân lớp
p được gọi là các electron p,…
3) Sơ đồ sự phân bố e trên các lớp của nguyên tử natri và nguyên tử clo như
sau:
Hãy xác định số lớp và số e trên mỗi lớp của nguyên tử natri và clo.
- Na có 3 lớp e (2,8,1).
- Cl có 3 lớp e (2,8,7).
NỘI DUNG 4: VẬN DỤNG.
Hướng dẫn HS làm các BT ở lớp và giao BT về nhà.
GV: Thiết kế phần BT vận dụng trên phần mềm Microsoft PowerPoint. Chia
lớp thành 2 đội chơi cùng tham gia thi đua làm BT. Cuối buổi đội có điểm số lớn
hơn mỗi thành viên sẽ được cộng 2 điểm vào cột kiểm tra thường xuyên, đội còn lại
được cộng 1 điểm vào cột kiểm tra thường xuyên.
HS: Tham gia thi đua làm BT.
* Vòng 1: HS tham gia trả lời nhanh các câu hỏi trắc nghiệm.
* Vòng 2: HS tham gia 2 lượt trò chơi ô chữ.
* Vòng 3: HS giải các dạng BT tự luận: Thi giải nhanh và chính xác.
Các BT trắc nghiệm và tự luận còn lại GV giao cho HS về nhà làm và kiểm
tra trong tiết luyện tập kế tiếp.
11+
Natri
17+
Clo
42
* BÀI TẬP:
1. Trắc nghiệm
Biết
Câu 1: Chọn câu phát biểu đúng:
A. Hạt nhân nguyên tử cấu tạo bởi các hạt nơtron.
B. Hạt nhân nguyên tử cấu tạo bởi các hạt proton.
C. Hạt nhân nguyên tử cấu tạo bởi các hạt nơtron mang điện dương và các
hạt proton không mang điện.
D. Hạt nhân nguyên tử cấu tạo bởi các hạt proton mang điện dương và các
hạt nơtron không mang điện.
Câu 2: Các hạt cấu tạo nên hầu hết các nguyên tử là
A. electron, proton và nơtron. B. proton và nơtron.
C. nơtron và electron. D. electron và proton.
Câu 3: Trong một thí nghiệm, khi đưa một đầu thước nhựa dẹt lại gần quả
cầu b ng nhựa xốp được treo b ng sợi chỉ, quả cầu nhựa xốp bị đẩy ra xa như hình
7.2. Câu kết luận nào sau đây là đúng?
A. Quả cầu và thước nhựa bị nhiễm điện khác loại
B. Quả cầu không bị nhiễm điện, còn thước nhựa bị nhiễm điện
C. Quả cầu và thước nhựa đều không bị nhiễm điện
D. Quả cầu và thước nhựa bị nhiễm điện cùng loại
Câu 4: Điền từ thích hợp vào chỗ trống. Một vật …………… nếu nhận thêm
electron, …………… nếu mất bớt elctron
A. Nhiễm điện dương, nhiễm điện âm.
B. Nhiễm điện âm, nhiễm điện dương.
C. Nhiễm điện dương, trung hòa điện.
D. Trung hòa điện, nhiễm điện âm.
Câu 5: Chọn câu trả lời đúng. Một quả cầu A có điện tích dương, quả cầu B
43
trung hòa về điện. Khi đưa hai quả cầu lại gần nhau thì
A. chúng đẩy nhau. B. chúng hút nhau.
C. không hút cũng không đẩy nhau. D. vừa hút vừa đẩy nhau.
Câu 6: Chọn câu sai
A. Khi cọ xát hai vật với nhau thì cả hai vật đều bị nhiễm điện
B. Sau khi cọ xát với nhau thì hai vật mang điện tích trái dấu nhau
C. Khi cọ xát hhai vật với nhau thì có sự dịch chuyển của các electron từ vật
này sang vật kia
D. Khi cọ xát hai vật với nhau, có sự dịch chuyển của hạt mang điện dương
từ vật này sang vật kia
Câu 7: Chọn câu sai
A. Electron có thể dịch chuyển từ nguyên tử này sang nguyên tử khác, từ vật
này sang vật khác
B. Một vật nhiễm điện âm nếu nhận thêm electron, nhiễm điện dương nếu
mất bớt electron
C. Bình thường nguyên tử trung hòa về điện
D. Một vật trung hòa điện nếu nhận thêm một electron sẽ sinh ra một proton
trong hạt nhân để trung hòa về điện.
Câu 8: Mẫu nguyên tử của Bo khác mẫu nguyên tử của Rơ – dơ – fo ở điểm
nào?
A. Vị trí của hạt nhân và các electron trong nguyên tử.
B. Dạng quỹ đạo của các electron.
C. Lực tương tác giữa hạt nhân và electron.
D. Nguyên tử chỉ tồn tại những trạng thái có năng lượng xác định.
Câu 9: Nguyên tố hoá học là tập hợp các nguyên tử
A. có cùng điện tích hạt nhân. B. có cùng nguyên tử khối.
C. có cùng số nơtron trong hạt nhân. D. có cùng số khối.
Câu 10: Kí hiệu nguyên tử biểu thị đầy đủ đặc trưng cho một nguyên tử của
một nguyên tố hoá học vì nó cho biết
A. số khối A. B. số hiệu nguyên tử Z.
44
C. nguyên tử khối của nguyên tử. D. số khối A và số hiệu nguyên tử Z.
Câu 11: Nguyên tử nào trong các nguyên tử sau đây chứa đồng thời 20
nơtron, 19 proton và 19 electron?
A. K39
19 . B. Cl37
17 . C. Ar40
18 . D. K40
19 .
Câu 12: Cho 4 nguyên tử : X23
11 , Y24
11 , Z24
12 , T25
12 . Cặp nguyên tử của cùng
nguyên tố hóa học là
A. cặp Z, T. B. cặp Y, Z.
C. cặp X, Y và cặp Z, T. D. cặp X, Z và cặp Y, T.
Câu 13: Đồng vị là những nguyên tử của cùng một nguyên tố có cùng số
proton nhưng khác nhau về số
A. electron. B. nơtron.
C. proton. D. proton và electron.
Câu 14: Phát biểu nào dưới đây là không đúng?
A. Số hiệu nguyên tử b ng điện tích hạt nhân.
B. Số đơn vị điện tích hạt nhân b ng số proton và b ng số electron có trong
nguyên tử.
C. Nguyên tố hóa học là tập hợp các nguyên tử có cùng điện tích hạt nhân.
D. Số khối của hạt nhân b ng tổng số proton và số notron.
Câu 15: Số electron tối đa ở các lớp K và M lần lượt là
A.18 và 32. B. 2 và 18. C. 8 và 18. D. 2 và 8.
Hiểu
Câu 16: Một nguyên tử X có 26 electron và 30 nơtron. Kí hiệu phù hợp với
X là
A. X30
26 . B. X56
26 . C. X26
30 . D. X26
56 .
Câu 17: Cặp nguyên tử nào có cùng số nơtron?
A. 1
1H và 4
2 He . B. 3
1 H và 3
2 He .
C.1
1H và 3
2 He . D.2
1 H và 3
2 He .
Câu 18: Nguyên tử của nguyên tố M có cấu hình electron là 1s2
2s2
2p4
.
Trong nguyên tử M, số electron ở mức năng lượng cao nhất là
45
A. 2. B. 4. C. 8. D. 6.
Câu 19: Các electron của nguyên tử nguyên tố A được phân bố trên 3 lớp,
lớp M có 2 electron. Số hiệu nguyên tử của A là
A. 13. B. 12. C. 11. D. 14.
Câu 20: Một nguyên tử X có 26 electron và 30 nơtron. Kí hiệu phù hợp với
X là
A. X30
26 . B. X56
26 . C. X26
30 . D. X26
56 .
Vận dụng thấp
Câu 21: Nguyên tố silic có 3 đồng vị: Si28
14 (92,23%) ; Si29
14 (4,67%); còn lại là
Si30
14 . Nguyên tử khối trung bình của silic là
A. 28,80. B. 27,08. C. 28,11. D. 28,50.
Câu 22: Nguyên tử có nguyên tử khối là 27 và số hiệu nguyên tử là 13. Số
khối A và số nơtron là
A. 13 và 27. B. 27 và 13.
C. 27 và 14. D. 14 và 27.
Câu 23: Nguyên tử Z có số nơtron là 12 và số khối là 23. Số hiệu nguyên tử
là
A. 12. B. 23. C. 23. D. 11.
Câu 24: Nguyên tử X có tổng số hạt mang điện là 22, số nơtron là 12. Số
proton là
A. 12. B. 11. C. 22. D. 23.
Câu 25: Nguyên tố có Z = 12 thuộc loại nguyên tố
A. s. B. p. C. d. D. f.
Vận dụng cao
Câu 26: Tổng số p, e, n trong nguyên tử của nguyên tố X là 10. Hãy tìm số
khối A của nguyên tử nguyên tố trên.
A. 6. B. 7. C. 10. D. 8.
Câu 27: Nguyên tử nguyên tố X có tổng số hạt proton, nơtron, electron là
37. Số hạt mang điện gấp
13
24
lần số hạt không mang điện. Xác định tên nguyên tố
46
và viết ký hiệu nguyên tử đầy đủ của X.
A. 25
12 Mg . B. 24
12 Mg . C. 24
13 Mg . D. 25
13 Mg .
Câu 28: Tổng số hạt cơ bản proton, nơtron, electron trong một nguyên tử Y
là 95. Tỉ số giữa số hạt proton, nơtron trong nhân và số hạt electron ngoài nhân là
6
13
. Xác định tên nguyên tố và viết ký hiệu nguyên tử đầy đủ của Y.
A. 65
30 Zn . B. 64
30 Zn . C. 65
35 Zn . D. 64
35 Zn .
2. Tự luận
D ng 1: Thành phần cấu t o nguyên tử:
Câu 1: Tính khối lượng ra gam và u của:
a. Một nguyên tử cacbon có 6p, 6e, 6n. Tính tỉ số khối lượng của các electron
với toàn bộ khối lượng của nguyên tử. Kết luận về tỉ số trên.
b. Natri có 11p, 11e, 12n.
Câu 2:
a. Hãy tính khối lượng (g) của nguyên tử Nitơ (gồm 7e, 7p, 7n ).
b. Tính tỉ số khối lượng của electron trong nguyên tử Nitơ so với khối lượng
của toàn nguyên tử.
D ng 2: H t nhân nguyên tử:
Câu 1: Viết ký hiệu nguyên tử sau đây:
a. Silic (16 nơtron, 27 electron).
b. Magiê (12p, 12 nơtron).
c. Coban (30 nơtron, 27 electron).
d. Đồng (36 nơtron, 29 electron).
Câu 2: Hãy cho biết số đơn vị điện tích hạt nhân, số proton, số nơtron, số
electron và nguyên tử khối của các nguyên tử sau: Na23
11 ; C13
6 ; F19
9 ; Cl35
17 ; Ca44
20 .
Câu 3: Xác định số lớp e của các nguyên tử Ca40
20 và K39
19 ? Vẽ sơ đồ sự phân
bố e trên các lớp của nguyên tử Ca, K?
D ng 3: Tìm nguyên tử khối trung bình:
Câu 1: Tính A

của các nguyên tố biết r ng
a. Bạc có 2 đồng vị: 109
47 Ag (44%) ; 107
47 Ag (56%).
47
b. Kẽm có 3 đồng vị: 64
30 Zn (50,3%); 66
30 Zn (31,1%); 68
30 Zn .
c. Ni có 4 đồng vị: 58
28 Ni (67,76%); 60
28 Ni (26,16%); 61
28 Ni (2,42%);
62
28 Ni (3,66%).
d. Kali có 3 đồng vị: K39
19 (93,258%), K40
19 (0,012%), K41
19 (6,73%).
Câu 2: Một nguyên tố X gồm 2 đồng vị là X1 và X2. Đồng vị X1 có tổng số
hạt là 18. Đồng vị X2 có tổng số hạt là 20. Biết r ng % các đồng vị trong X b ng
nhau và các loại hạt trong X1 cũng b ng nhau. Xác định khối lượng nguyên tử trung
bình của X.
Câu 3: Trong tự nhiên brom có 2 đồng vị bền: Br79
35 chiếm 50,69% số nguyên
tử và Br81
35 chiếm 49,31% số nguyên tử. Hãy tìm nguyên tử khối trung bình của
brom.
D ng 4: Tính thành phần phần trăm các lo i ồng vị
Câu 1: Nguyên tử khối trung bình của clo là 35,453. Nguyên tố này có hai
đồng vị 35
Cl và 37
Cl. Tính % số nguyên tử của mỗi đồng vị.
Câu 2: Nguyên tử khối trung bình của brom là 79,91. Brom có hai đồng vị,
biết đồng vị thứ nhất Br79
35 chiếm 55%. Tìm số khối của đồng vị thứ hai.
Câu 3: Các đồng vị của hiđro tồn tại trong tự nhiên chủ yếu là 1
H và 2
H.
Đồng vị thứ ba 3
H có thành phần không đáng kể. Coi các đồng vị trên có nguyên tử
khối tương ứng là 1 và 2; nguyên tử khối trung bình của hiđro tự nhiên là 1,008.
Hãy tính thành phần phần trăm của hai đồng vị 1
H và 2
H.
Câu 4: Bo có 2 đồng vị là B10
5 và B11
5 , có nguyên tử khối trung bình là 10,81.
Tính % số nguyên tử của mỗi đồng vị.
D ng 5: Bài toán h t
Câu 1: Nguyên tử R có tổng số hạt proton và nơtron là 35, hiệu số hạt nơtron
và proton là 1. Xác định tên nguyên tố và viết ký hiệu nguyên tử đầy đủ của R.
Câu 2: Nguyên tử R có tổng số các loại hạt proton, nơtron, electron là 115.
Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 25 hạt. Viết ký hiệu nguyên
tử đầy đủ của R.
48
Câu 3: Nguyên tử nguyên tố X có tổng số hạt proton, nơtron, electron là 37.
Số hạt mang điện gấp
13
24
lần số hạt không mang điện. Xác định tên nguyên tố và
viết ký hiệu nguyên tử đầy đủ của X.
Câu 4: Tổng số hạt proton, nơtron, electron trong một nguyên tử A là 60.
Xác định số hạt proton, nơtron và electron của A, biết trong nguyên tử A số proton
= số nơtron.
Câu 5: Một nguyên tử X có tổng số hạt b ng 49 và số hạt không mang điện
b ng 52,125% số hạt mang điện. Tính điện tích hạt nhân của nguyên tử X.
Câu 6: Nguyên tử A có tổng số hạt là 12. Nguyên tử B có tổng số hạt là 115
trong đó số hạt mang điện nhiều hơn hạt không mang điện là 25 hạt. Xác định số
hiệu nguyên tử của A và B.
2.4.2. Chủ đề 2: Phản ứng oxi hóa - khử và môi trƣờng.
2.4.2.1. Lý do lựa chọn chủ đề
- Kiến thức chương phản ứng oxi hóa – khử - Hóa học lớp 10 tương đối khó
và khô khan đối với HS.
- Kiến thức trong chương có thể tích hợp giảng dạy với nhiều môn học khác
(Toán học, Sinh học, Địa lý, Tiếng Anh).
- Có thể tích hợp giáo dục cho HS có ý thức bảo vệ tài nguyên, môi trường
thông qua chủ đề.
2.4.2.2. Mục tiêu chủ đề
1. Kiến thức:
1.1. Môn Hóa học: Giúp HS hiểu được:
- Phản ứng oxi hóa – khử là phản ứng hóa học trong đó có sự thay đổi số oxi
hóa của các nguyên tố.
- Chất oxi hóa là chất nhận electron, chất khử là chất nhường electron. Sự oxi
hóa là sự nhường electron, sự khử là sự nhận elecron.
- Các bước lập phương trình phản ứng oxi hóa – khử, ý nghĩa của phản ứng
oxi hóa – khử trong thực tiễn.
1.2. Môn Toán học: Giúp HS
- Nắm vững các khái niệm hệ phương trình bậc nhất 2 ẩn, 3 ẩn số.
49
- Hiểu rõ phương pháp cộng đại số và phương pháp thế.
1.3. Môn Sinh học: Giúp HS
- Hiểu được khi có ánh sáng, là có thể chế tạo được tinh bột và nhả ra khí
oxi, phương trình phản ứng tổng quát của quá trình quang hợp.
- Giải thích được ở cây, hô hấp diễn ra suốt ngày đêm, dùng oxi để phân hủy
chất hữu cơ thành khí cacbonic, nước và sản sinh năng lượng.
- Biết được khái niệm và các hình thức hô hấp ở động vật.
- Biết được sự ảnh hưởng của môi trường đến số lượng loài. (hình thái và tập
tính thích nghi với điều kiện sống)
- Biết được nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường chủ yếu là do các hoạt
động của con người; biết được các biện pháp để hạn chế, ngăn chặn tình trạng ô
nhiễm môi trường.
1.4. Môn Địa lý: Giúp HS
- Biết được chức năng của môi trường, vai trò của môi trường đối với sự phát
triển của xã hội loài người.
- Biết được các biểu hiện, nguyên nhân ô nhiễm của từng loại môi trường,
nhận thức được sự cần thiết phải bảo vệ môi trường.
- Hiểu rõ tình hình suy giảm tài nguyên rừng và đa dạng sinh vật ở nước ta,
tình trạng suy thoái và hiện trạng sử dụng tài nguyên đất ở nước ta.
1.5. Môn Tiếng Anh:
Biết được vai trò quan trọng của môn Tiếng Anh trong thực tiễn cuộc sống
và trong việc nghiên cứu các môn học khác.
2. Kỹ năng
2.1. Môn Hóa học:
- Phân biệt được chất oxi hóa và chất khử, sự oxi hóa và sự khử trong phản
ứng oxi hóa – khử cụ thể.
- Lập được phương trình hóa học của phản ứng oxi hóa – khử dựa vào số oxi
hóa (cân b ng theo phương pháp thăng b ng electron).
- Sử dụng máy tính bỏ túi để cân b ng nhanh phản ứng oxi hóa – khử.
Luận văn: Chủ đề tích hợp chương "Nguyên tử" và "Phản ứng oxi hóa - khử"
Luận văn: Chủ đề tích hợp chương "Nguyên tử" và "Phản ứng oxi hóa - khử"
Luận văn: Chủ đề tích hợp chương "Nguyên tử" và "Phản ứng oxi hóa - khử"
Luận văn: Chủ đề tích hợp chương "Nguyên tử" và "Phản ứng oxi hóa - khử"
Luận văn: Chủ đề tích hợp chương "Nguyên tử" và "Phản ứng oxi hóa - khử"
Luận văn: Chủ đề tích hợp chương "Nguyên tử" và "Phản ứng oxi hóa - khử"
Luận văn: Chủ đề tích hợp chương "Nguyên tử" và "Phản ứng oxi hóa - khử"
Luận văn: Chủ đề tích hợp chương "Nguyên tử" và "Phản ứng oxi hóa - khử"
Luận văn: Chủ đề tích hợp chương "Nguyên tử" và "Phản ứng oxi hóa - khử"
Luận văn: Chủ đề tích hợp chương "Nguyên tử" và "Phản ứng oxi hóa - khử"
Luận văn: Chủ đề tích hợp chương "Nguyên tử" và "Phản ứng oxi hóa - khử"
Luận văn: Chủ đề tích hợp chương "Nguyên tử" và "Phản ứng oxi hóa - khử"
Luận văn: Chủ đề tích hợp chương "Nguyên tử" và "Phản ứng oxi hóa - khử"
Luận văn: Chủ đề tích hợp chương "Nguyên tử" và "Phản ứng oxi hóa - khử"
Luận văn: Chủ đề tích hợp chương "Nguyên tử" và "Phản ứng oxi hóa - khử"
Luận văn: Chủ đề tích hợp chương "Nguyên tử" và "Phản ứng oxi hóa - khử"
Luận văn: Chủ đề tích hợp chương "Nguyên tử" và "Phản ứng oxi hóa - khử"
Luận văn: Chủ đề tích hợp chương "Nguyên tử" và "Phản ứng oxi hóa - khử"
Luận văn: Chủ đề tích hợp chương "Nguyên tử" và "Phản ứng oxi hóa - khử"
Luận văn: Chủ đề tích hợp chương "Nguyên tử" và "Phản ứng oxi hóa - khử"
Luận văn: Chủ đề tích hợp chương "Nguyên tử" và "Phản ứng oxi hóa - khử"
Luận văn: Chủ đề tích hợp chương "Nguyên tử" và "Phản ứng oxi hóa - khử"
Luận văn: Chủ đề tích hợp chương "Nguyên tử" và "Phản ứng oxi hóa - khử"
Luận văn: Chủ đề tích hợp chương "Nguyên tử" và "Phản ứng oxi hóa - khử"
Luận văn: Chủ đề tích hợp chương "Nguyên tử" và "Phản ứng oxi hóa - khử"
Luận văn: Chủ đề tích hợp chương "Nguyên tử" và "Phản ứng oxi hóa - khử"
Luận văn: Chủ đề tích hợp chương "Nguyên tử" và "Phản ứng oxi hóa - khử"
Luận văn: Chủ đề tích hợp chương "Nguyên tử" và "Phản ứng oxi hóa - khử"
Luận văn: Chủ đề tích hợp chương "Nguyên tử" và "Phản ứng oxi hóa - khử"
Luận văn: Chủ đề tích hợp chương "Nguyên tử" và "Phản ứng oxi hóa - khử"
Luận văn: Chủ đề tích hợp chương "Nguyên tử" và "Phản ứng oxi hóa - khử"
Luận văn: Chủ đề tích hợp chương "Nguyên tử" và "Phản ứng oxi hóa - khử"
Luận văn: Chủ đề tích hợp chương "Nguyên tử" và "Phản ứng oxi hóa - khử"
Luận văn: Chủ đề tích hợp chương "Nguyên tử" và "Phản ứng oxi hóa - khử"
Luận văn: Chủ đề tích hợp chương "Nguyên tử" và "Phản ứng oxi hóa - khử"
Luận văn: Chủ đề tích hợp chương "Nguyên tử" và "Phản ứng oxi hóa - khử"
Luận văn: Chủ đề tích hợp chương "Nguyên tử" và "Phản ứng oxi hóa - khử"
Luận văn: Chủ đề tích hợp chương "Nguyên tử" và "Phản ứng oxi hóa - khử"
Luận văn: Chủ đề tích hợp chương "Nguyên tử" và "Phản ứng oxi hóa - khử"
Luận văn: Chủ đề tích hợp chương "Nguyên tử" và "Phản ứng oxi hóa - khử"
Luận văn: Chủ đề tích hợp chương "Nguyên tử" và "Phản ứng oxi hóa - khử"
Luận văn: Chủ đề tích hợp chương "Nguyên tử" và "Phản ứng oxi hóa - khử"
Luận văn: Chủ đề tích hợp chương "Nguyên tử" và "Phản ứng oxi hóa - khử"
Luận văn: Chủ đề tích hợp chương "Nguyên tử" và "Phản ứng oxi hóa - khử"
Luận văn: Chủ đề tích hợp chương "Nguyên tử" và "Phản ứng oxi hóa - khử"
Luận văn: Chủ đề tích hợp chương "Nguyên tử" và "Phản ứng oxi hóa - khử"
Luận văn: Chủ đề tích hợp chương "Nguyên tử" và "Phản ứng oxi hóa - khử"
Luận văn: Chủ đề tích hợp chương "Nguyên tử" và "Phản ứng oxi hóa - khử"
Luận văn: Chủ đề tích hợp chương "Nguyên tử" và "Phản ứng oxi hóa - khử"
Luận văn: Chủ đề tích hợp chương "Nguyên tử" và "Phản ứng oxi hóa - khử"
Luận văn: Chủ đề tích hợp chương "Nguyên tử" và "Phản ứng oxi hóa - khử"
Luận văn: Chủ đề tích hợp chương "Nguyên tử" và "Phản ứng oxi hóa - khử"
Luận văn: Chủ đề tích hợp chương "Nguyên tử" và "Phản ứng oxi hóa - khử"
Luận văn: Chủ đề tích hợp chương "Nguyên tử" và "Phản ứng oxi hóa - khử"
Luận văn: Chủ đề tích hợp chương "Nguyên tử" và "Phản ứng oxi hóa - khử"
Luận văn: Chủ đề tích hợp chương "Nguyên tử" và "Phản ứng oxi hóa - khử"
Luận văn: Chủ đề tích hợp chương "Nguyên tử" và "Phản ứng oxi hóa - khử"
Luận văn: Chủ đề tích hợp chương "Nguyên tử" và "Phản ứng oxi hóa - khử"
Luận văn: Chủ đề tích hợp chương "Nguyên tử" và "Phản ứng oxi hóa - khử"
Luận văn: Chủ đề tích hợp chương "Nguyên tử" và "Phản ứng oxi hóa - khử"
Luận văn: Chủ đề tích hợp chương "Nguyên tử" và "Phản ứng oxi hóa - khử"
Luận văn: Chủ đề tích hợp chương "Nguyên tử" và "Phản ứng oxi hóa - khử"
Luận văn: Chủ đề tích hợp chương "Nguyên tử" và "Phản ứng oxi hóa - khử"
Luận văn: Chủ đề tích hợp chương "Nguyên tử" và "Phản ứng oxi hóa - khử"
Luận văn: Chủ đề tích hợp chương "Nguyên tử" và "Phản ứng oxi hóa - khử"
Luận văn: Chủ đề tích hợp chương "Nguyên tử" và "Phản ứng oxi hóa - khử"
Luận văn: Chủ đề tích hợp chương "Nguyên tử" và "Phản ứng oxi hóa - khử"

More Related Content

What's hot

Luận văn: Dạy học đọc - hiểu các văn bản tự sự văn học nước ngoài lớp 12 ở tr...
Luận văn: Dạy học đọc - hiểu các văn bản tự sự văn học nước ngoài lớp 12 ở tr...Luận văn: Dạy học đọc - hiểu các văn bản tự sự văn học nước ngoài lớp 12 ở tr...
Luận văn: Dạy học đọc - hiểu các văn bản tự sự văn học nước ngoài lớp 12 ở tr...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Phát triển năng lực tự học cho học sinh trong dạy học chương “Mắt. ...
Luận văn: Phát triển năng lực tự học cho học sinh trong dạy học chương “Mắt. ...Luận văn: Phát triển năng lực tự học cho học sinh trong dạy học chương “Mắt. ...
Luận văn: Phát triển năng lực tự học cho học sinh trong dạy học chương “Mắt. ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự nhiên v...
Luận văn: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự nhiên v...Luận văn: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự nhiên v...
Luận văn: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự nhiên v...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Thiết kế và sử dụng bài tập thực nghiệm hóa học lớp 10 trong dạy họ...
Luận văn: Thiết kế và sử dụng bài tập thực nghiệm hóa học lớp 10 trong dạy họ...Luận văn: Thiết kế và sử dụng bài tập thực nghiệm hóa học lớp 10 trong dạy họ...
Luận văn: Thiết kế và sử dụng bài tập thực nghiệm hóa học lớp 10 trong dạy họ...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Bước đầu hình thành kỹ năng tạo lập văn bản đa phương thức bằng megastory cho...
Bước đầu hình thành kỹ năng tạo lập văn bản đa phương thức bằng megastory cho...Bước đầu hình thành kỹ năng tạo lập văn bản đa phương thức bằng megastory cho...
Bước đầu hình thành kỹ năng tạo lập văn bản đa phương thức bằng megastory cho...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận án: Phát triển năng lực đọc hiểu văn bản cho học sinh trung học phổ thôn...
Luận án: Phát triển năng lực đọc hiểu văn bản cho học sinh trung học phổ thôn...Luận án: Phát triển năng lực đọc hiểu văn bản cho học sinh trung học phổ thôn...
Luận án: Phát triển năng lực đọc hiểu văn bản cho học sinh trung học phổ thôn...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Xây dựng, hoàn thiện và sử dụng các thí nghiệm trong dạy học một số kiến thức...
Xây dựng, hoàn thiện và sử dụng các thí nghiệm trong dạy học một số kiến thức...Xây dựng, hoàn thiện và sử dụng các thí nghiệm trong dạy học một số kiến thức...
Xây dựng, hoàn thiện và sử dụng các thí nghiệm trong dạy học một số kiến thức...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn: Vận dụng kĩ thuật dạy học tích cực trong dạy học chương chất khí vậ...
Luận văn: Vận dụng kĩ thuật dạy học tích cực trong dạy học chương chất khí vậ...Luận văn: Vận dụng kĩ thuật dạy học tích cực trong dạy học chương chất khí vậ...
Luận văn: Vận dụng kĩ thuật dạy học tích cực trong dạy học chương chất khí vậ...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Luận án: Phát triển nông nghiệp ở các huyện ngoại thành Hà Nội, HAY
Luận án: Phát triển nông nghiệp ở các huyện ngoại thành Hà Nội, HAYLuận án: Phát triển nông nghiệp ở các huyện ngoại thành Hà Nội, HAY
Luận án: Phát triển nông nghiệp ở các huyện ngoại thành Hà Nội, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận án: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh vùng ...
Luận án: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh vùng ...Luận án: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh vùng ...
Luận án: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh vùng ...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 

What's hot (20)

Luận văn: Dạy học đọc - hiểu các văn bản tự sự văn học nước ngoài lớp 12 ở tr...
Luận văn: Dạy học đọc - hiểu các văn bản tự sự văn học nước ngoài lớp 12 ở tr...Luận văn: Dạy học đọc - hiểu các văn bản tự sự văn học nước ngoài lớp 12 ở tr...
Luận văn: Dạy học đọc - hiểu các văn bản tự sự văn học nước ngoài lớp 12 ở tr...
 
Luận văn: Phát triển năng lực tự học cho học sinh trong dạy học chương “Mắt. ...
Luận văn: Phát triển năng lực tự học cho học sinh trong dạy học chương “Mắt. ...Luận văn: Phát triển năng lực tự học cho học sinh trong dạy học chương “Mắt. ...
Luận văn: Phát triển năng lực tự học cho học sinh trong dạy học chương “Mắt. ...
 
Luận văn: Vận dụng quy trình mô hình hoá vào dạy học số tự nhiên
Luận văn: Vận dụng quy trình mô hình hoá vào dạy học số tự nhiênLuận văn: Vận dụng quy trình mô hình hoá vào dạy học số tự nhiên
Luận văn: Vận dụng quy trình mô hình hoá vào dạy học số tự nhiên
 
Luận văn: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự nhiên v...
Luận văn: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự nhiên v...Luận văn: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự nhiên v...
Luận văn: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự nhiên v...
 
Luận văn: Rèn luyện cho học sinh kĩ năng thực hành thí nghiệm sinh học 10
Luận văn: Rèn luyện cho học sinh kĩ năng thực hành thí nghiệm sinh học 10Luận văn: Rèn luyện cho học sinh kĩ năng thực hành thí nghiệm sinh học 10
Luận văn: Rèn luyện cho học sinh kĩ năng thực hành thí nghiệm sinh học 10
 
Luận văn: Sử dụng sơ đồ tư duy để phát triển năng lực tự học của học sinh
Luận văn: Sử dụng sơ đồ tư duy để phát triển năng lực tự học của học sinhLuận văn: Sử dụng sơ đồ tư duy để phát triển năng lực tự học của học sinh
Luận văn: Sử dụng sơ đồ tư duy để phát triển năng lực tự học của học sinh
 
Luận văn: Phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh trung học phổ thông
Luận văn: Phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh trung học phổ thôngLuận văn: Phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh trung học phổ thông
Luận văn: Phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh trung học phổ thông
 
Luận văn: Thiết kế và sử dụng bài tập thực nghiệm hóa học lớp 10 trong dạy họ...
Luận văn: Thiết kế và sử dụng bài tập thực nghiệm hóa học lớp 10 trong dạy họ...Luận văn: Thiết kế và sử dụng bài tập thực nghiệm hóa học lớp 10 trong dạy họ...
Luận văn: Thiết kế và sử dụng bài tập thực nghiệm hóa học lớp 10 trong dạy họ...
 
Bước đầu hình thành kỹ năng tạo lập văn bản đa phương thức bằng megastory cho...
Bước đầu hình thành kỹ năng tạo lập văn bản đa phương thức bằng megastory cho...Bước đầu hình thành kỹ năng tạo lập văn bản đa phương thức bằng megastory cho...
Bước đầu hình thành kỹ năng tạo lập văn bản đa phương thức bằng megastory cho...
 
Luận văn: Phát triển năng lực tự học cho học sinh trong dạy học chương Mắt
Luận văn: Phát triển năng lực tự học cho học sinh trong dạy học chương MắtLuận văn: Phát triển năng lực tự học cho học sinh trong dạy học chương Mắt
Luận văn: Phát triển năng lực tự học cho học sinh trong dạy học chương Mắt
 
Luận án: Phát triển năng lực đọc hiểu văn bản cho học sinh trung học phổ thôn...
Luận án: Phát triển năng lực đọc hiểu văn bản cho học sinh trung học phổ thôn...Luận án: Phát triển năng lực đọc hiểu văn bản cho học sinh trung học phổ thôn...
Luận án: Phát triển năng lực đọc hiểu văn bản cho học sinh trung học phổ thôn...
 
Đề tài: Phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh miền núi phía Bắc
Đề tài: Phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh miền núi phía BắcĐề tài: Phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh miền núi phía Bắc
Đề tài: Phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh miền núi phía Bắc
 
Luận văn: Phát triển năng lực nhận thức trong dạy học lịch sử, HAY
Luận văn: Phát triển năng lực nhận thức trong dạy học lịch sử, HAYLuận văn: Phát triển năng lực nhận thức trong dạy học lịch sử, HAY
Luận văn: Phát triển năng lực nhận thức trong dạy học lịch sử, HAY
 
Luận án: Nghiên cứu chế tạo và tính chất quang của vật liệu ZnO, ZnO pha tạp ...
Luận án: Nghiên cứu chế tạo và tính chất quang của vật liệu ZnO, ZnO pha tạp ...Luận án: Nghiên cứu chế tạo và tính chất quang của vật liệu ZnO, ZnO pha tạp ...
Luận án: Nghiên cứu chế tạo và tính chất quang của vật liệu ZnO, ZnO pha tạp ...
 
Xây dựng, hoàn thiện và sử dụng các thí nghiệm trong dạy học một số kiến thức...
Xây dựng, hoàn thiện và sử dụng các thí nghiệm trong dạy học một số kiến thức...Xây dựng, hoàn thiện và sử dụng các thí nghiệm trong dạy học một số kiến thức...
Xây dựng, hoàn thiện và sử dụng các thí nghiệm trong dạy học một số kiến thức...
 
Luận văn: Vận dụng kĩ thuật dạy học tích cực trong dạy học chương chất khí vậ...
Luận văn: Vận dụng kĩ thuật dạy học tích cực trong dạy học chương chất khí vậ...Luận văn: Vận dụng kĩ thuật dạy học tích cực trong dạy học chương chất khí vậ...
Luận văn: Vận dụng kĩ thuật dạy học tích cực trong dạy học chương chất khí vậ...
 
Luận án: Phát triển nông nghiệp ở các huyện ngoại thành Hà Nội, HAY
Luận án: Phát triển nông nghiệp ở các huyện ngoại thành Hà Nội, HAYLuận án: Phát triển nông nghiệp ở các huyện ngoại thành Hà Nội, HAY
Luận án: Phát triển nông nghiệp ở các huyện ngoại thành Hà Nội, HAY
 
Luận án: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh vùng ...
Luận án: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh vùng ...Luận án: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh vùng ...
Luận án: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh vùng ...
 
Phát triển năng lực tự học cho học sinh qua dạy học theo chương Halogen
Phát triển năng lực tự học cho học sinh qua dạy học theo chương HalogenPhát triển năng lực tự học cho học sinh qua dạy học theo chương Halogen
Phát triển năng lực tự học cho học sinh qua dạy học theo chương Halogen
 
Hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của việt nam
Hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của việt namHiệu quả quản lý nợ nước ngoài của việt nam
Hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của việt nam
 

Similar to Luận văn: Chủ đề tích hợp chương "Nguyên tử" và "Phản ứng oxi hóa - khử"

Luận văn: Thiết kế các hoạt động học tập phát triển năng lực giải quyết vấn đề
Luận văn: Thiết kế các hoạt động học tập phát triển năng lực giải quyết vấn đềLuận văn: Thiết kế các hoạt động học tập phát triển năng lực giải quyết vấn đề
Luận văn: Thiết kế các hoạt động học tập phát triển năng lực giải quyết vấn đềDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn: Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập có nội dung gắn với thực tiễn ...
Luận văn: Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập có nội dung gắn với thực tiễn ...Luận văn: Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập có nội dung gắn với thực tiễn ...
Luận văn: Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập có nội dung gắn với thực tiễn ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn: Phát triển năng lực tự học của học sinh thông qua hệ thống bài tập ...
Luận văn: Phát triển năng lực tự học của học sinh thông qua hệ thống bài tập ...Luận văn: Phát triển năng lực tự học của học sinh thông qua hệ thống bài tập ...
Luận văn: Phát triển năng lực tự học của học sinh thông qua hệ thống bài tập ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn: Tổ chức dạy học chương Chất khí” Vật lí 10 THPT theo định hướng phá...
Luận văn: Tổ chức dạy học chương Chất khí” Vật lí 10 THPT theo định hướng phá...Luận văn: Tổ chức dạy học chương Chất khí” Vật lí 10 THPT theo định hướng phá...
Luận văn: Tổ chức dạy học chương Chất khí” Vật lí 10 THPT theo định hướng phá...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn:Dạy đọc hiểu văn bản văn học trung đại Việt Nam ở Ngữ văn 10 THPT th...
Luận văn:Dạy đọc hiểu văn bản văn học trung đại Việt Nam ở Ngữ văn 10 THPT th...Luận văn:Dạy đọc hiểu văn bản văn học trung đại Việt Nam ở Ngữ văn 10 THPT th...
Luận văn:Dạy đọc hiểu văn bản văn học trung đại Việt Nam ở Ngữ văn 10 THPT th...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn: Sử dụng bài tập thực tiễn để rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức...
Luận văn: Sử dụng bài tập thực tiễn để rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức...Luận văn: Sử dụng bài tập thực tiễn để rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức...
Luận văn: Sử dụng bài tập thực tiễn để rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập chương nitơ - photpho nhằm nân...
Luận văn: Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập chương nitơ - photpho nhằm nân...Luận văn: Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập chương nitơ - photpho nhằm nân...
Luận văn: Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập chương nitơ - photpho nhằm nân...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh qua bài tập có nội dung thực...
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh qua bài tập có nội dung thực...Luận văn: Bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh qua bài tập có nội dung thực...
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh qua bài tập có nội dung thực...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh qua bài tập có nội dung thực tế vật lí 11
Bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh qua bài tập có nội dung thực tế vật lí 11Bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh qua bài tập có nội dung thực tế vật lí 11
Bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh qua bài tập có nội dung thực tế vật lí 11Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Sử dụng sơ đồ tư duy để phát triển năng lực tự học của học sinh thô...
Luận văn: Sử dụng sơ đồ tư duy để phát triển năng lực tự học của học sinh thô...Luận văn: Sử dụng sơ đồ tư duy để phát triển năng lực tự học của học sinh thô...
Luận văn: Sử dụng sơ đồ tư duy để phát triển năng lực tự học của học sinh thô...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Tổ chức dạy học khám phá phần " Quang Hình Học" Vật Lý 11 với sự hỗ...
Luận văn: Tổ chức dạy học khám phá phần " Quang Hình Học" Vật Lý 11 với sự hỗ...Luận văn: Tổ chức dạy học khám phá phần " Quang Hình Học" Vật Lý 11 với sự hỗ...
Luận văn: Tổ chức dạy học khám phá phần " Quang Hình Học" Vật Lý 11 với sự hỗ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Th s31 011_thực hiện chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trườ...
Th s31 011_thực hiện chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trườ...Th s31 011_thực hiện chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trườ...
Th s31 011_thực hiện chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trườ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn: Vận dụng lý thuyết kiến tạo vào dạy học chương Chất rắn và chất lỏng
Luận văn: Vận dụng lý thuyết kiến tạo vào dạy học chương Chất rắn và chất lỏngLuận văn: Vận dụng lý thuyết kiến tạo vào dạy học chương Chất rắn và chất lỏng
Luận văn: Vận dụng lý thuyết kiến tạo vào dạy học chương Chất rắn và chất lỏngDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

Similar to Luận văn: Chủ đề tích hợp chương "Nguyên tử" và "Phản ứng oxi hóa - khử" (20)

Luận văn: Thiết kế các hoạt động học tập phát triển năng lực giải quyết vấn đề
Luận văn: Thiết kế các hoạt động học tập phát triển năng lực giải quyết vấn đềLuận văn: Thiết kế các hoạt động học tập phát triển năng lực giải quyết vấn đề
Luận văn: Thiết kế các hoạt động học tập phát triển năng lực giải quyết vấn đề
 
Luận văn: Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập có nội dung gắn với thực tiễn ...
Luận văn: Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập có nội dung gắn với thực tiễn ...Luận văn: Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập có nội dung gắn với thực tiễn ...
Luận văn: Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập có nội dung gắn với thực tiễn ...
 
Luận văn: Sử dụng hệ thống bài tập có nội dung gắn với thực tiễn
Luận văn: Sử dụng hệ thống bài tập có nội dung gắn với thực tiễnLuận văn: Sử dụng hệ thống bài tập có nội dung gắn với thực tiễn
Luận văn: Sử dụng hệ thống bài tập có nội dung gắn với thực tiễn
 
Luận văn: Phát triển năng lực tự học của học sinh thông qua hệ thống bài tập ...
Luận văn: Phát triển năng lực tự học của học sinh thông qua hệ thống bài tập ...Luận văn: Phát triển năng lực tự học của học sinh thông qua hệ thống bài tập ...
Luận văn: Phát triển năng lực tự học của học sinh thông qua hệ thống bài tập ...
 
Luận văn: Tổ chức dạy học chương “chất khí” vật lí 10 THPT, HAY
Luận văn: Tổ chức dạy học chương “chất khí” vật lí 10 THPT, HAYLuận văn: Tổ chức dạy học chương “chất khí” vật lí 10 THPT, HAY
Luận văn: Tổ chức dạy học chương “chất khí” vật lí 10 THPT, HAY
 
Luận văn: Tổ chức dạy học chương Chất khí” Vật lí 10 THPT theo định hướng phá...
Luận văn: Tổ chức dạy học chương Chất khí” Vật lí 10 THPT theo định hướng phá...Luận văn: Tổ chức dạy học chương Chất khí” Vật lí 10 THPT theo định hướng phá...
Luận văn: Tổ chức dạy học chương Chất khí” Vật lí 10 THPT theo định hướng phá...
 
Luận văn:Dạy đọc hiểu văn bản văn học trung đại Việt Nam ở Ngữ văn 10 THPT th...
Luận văn:Dạy đọc hiểu văn bản văn học trung đại Việt Nam ở Ngữ văn 10 THPT th...Luận văn:Dạy đọc hiểu văn bản văn học trung đại Việt Nam ở Ngữ văn 10 THPT th...
Luận văn:Dạy đọc hiểu văn bản văn học trung đại Việt Nam ở Ngữ văn 10 THPT th...
 
Luận văn: Sử dụng bài tập thực tiễn để rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức...
Luận văn: Sử dụng bài tập thực tiễn để rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức...Luận văn: Sử dụng bài tập thực tiễn để rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức...
Luận văn: Sử dụng bài tập thực tiễn để rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức...
 
Sử dụng bài tập thực tiễn để rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức
Sử dụng bài tập thực tiễn để rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thứcSử dụng bài tập thực tiễn để rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức
Sử dụng bài tập thực tiễn để rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức
 
Luận văn: Sử dụng bài tập chương nitơ - photpho nâng cao năng lực tư duy
Luận văn: Sử dụng bài tập chương nitơ - photpho nâng cao năng lực tư duyLuận văn: Sử dụng bài tập chương nitơ - photpho nâng cao năng lực tư duy
Luận văn: Sử dụng bài tập chương nitơ - photpho nâng cao năng lực tư duy
 
Luận văn: Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập chương nitơ - photpho nhằm nân...
Luận văn: Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập chương nitơ - photpho nhằm nân...Luận văn: Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập chương nitơ - photpho nhằm nân...
Luận văn: Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập chương nitơ - photpho nhằm nân...
 
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh qua bài tập có nội dung thực...
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh qua bài tập có nội dung thực...Luận văn: Bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh qua bài tập có nội dung thực...
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh qua bài tập có nội dung thực...
 
Bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh qua bài tập có nội dung thực tế vật lí 11
Bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh qua bài tập có nội dung thực tế vật lí 11Bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh qua bài tập có nội dung thực tế vật lí 11
Bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh qua bài tập có nội dung thực tế vật lí 11
 
Luận văn: Sử dụng sơ đồ tư duy để phát triển năng lực tự học của học sinh thô...
Luận văn: Sử dụng sơ đồ tư duy để phát triển năng lực tự học của học sinh thô...Luận văn: Sử dụng sơ đồ tư duy để phát triển năng lực tự học của học sinh thô...
Luận văn: Sử dụng sơ đồ tư duy để phát triển năng lực tự học của học sinh thô...
 
Luận văn: Tổ chức dạy học khám phá phần Quang Hình Học Vật Lý 11
Luận văn: Tổ chức dạy học khám phá phần Quang Hình Học Vật Lý 11Luận văn: Tổ chức dạy học khám phá phần Quang Hình Học Vật Lý 11
Luận văn: Tổ chức dạy học khám phá phần Quang Hình Học Vật Lý 11
 
Luận văn: Tổ chức dạy học khám phá phần " Quang Hình Học" Vật Lý 11 với sự hỗ...
Luận văn: Tổ chức dạy học khám phá phần " Quang Hình Học" Vật Lý 11 với sự hỗ...Luận văn: Tổ chức dạy học khám phá phần " Quang Hình Học" Vật Lý 11 với sự hỗ...
Luận văn: Tổ chức dạy học khám phá phần " Quang Hình Học" Vật Lý 11 với sự hỗ...
 
Luận văn: Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua dạy học theo chu...
Luận văn: Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua dạy học theo chu...Luận văn: Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua dạy học theo chu...
Luận văn: Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua dạy học theo chu...
 
Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua dạy học phần vô cơ lớp 9
Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua dạy học phần vô cơ lớp 9Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua dạy học phần vô cơ lớp 9
Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua dạy học phần vô cơ lớp 9
 
Th s31 011_thực hiện chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trườ...
Th s31 011_thực hiện chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trườ...Th s31 011_thực hiện chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trườ...
Th s31 011_thực hiện chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trườ...
 
Luận văn: Vận dụng lý thuyết kiến tạo vào dạy học chương Chất rắn và chất lỏng
Luận văn: Vận dụng lý thuyết kiến tạo vào dạy học chương Chất rắn và chất lỏngLuận văn: Vận dụng lý thuyết kiến tạo vào dạy học chương Chất rắn và chất lỏng
Luận văn: Vận dụng lý thuyết kiến tạo vào dạy học chương Chất rắn và chất lỏng
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877

Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877 (20)

Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
 
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
 
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y TếHoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
 
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
 
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
 
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
 
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
 
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
 
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện TafQuy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
 
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng CáoThực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
 
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu TưHoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
 

Recently uploaded

ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Học viện Kstudy
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )lamdapoet123
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocVnPhan58
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11zedgaming208
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào môBryan Williams
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx22146042
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHThaoPhuong154017
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdfdong92356
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 

Luận văn: Chủ đề tích hợp chương "Nguyên tử" và "Phản ứng oxi hóa - khử"

  • 1. i ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM NGUYỄN THỊ HỒNG LỆ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIÂI QUYẾT VẤN ĐỀ CHO HỌC SINH THÔNG QUA DẠY HỌC MỘT SỐ CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP TRONG CHƯƠNG “NGUYÊN TỬ” VÀ CHƯƠNG “PHÂN ỨNG ÔXI HÓA KHỬ” HÓA HỌC LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Chuyên ngành: Lý Luận và Phƣơng pháp dạy học bộ môn Hóa học Mã số: 60 14 01 11 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC THEO ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN PHÚ TUẤN Thừa Thiên Huế, năm 2018
  • 2. ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ một công trình nào khác. NGUYỄN THỊ HỒNG LỆ
  • 3. iii LỜI CẢM ƠN Luận văn thạc sĩ giáo dục học chuyên ngành "Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Hóa học" với đề tài: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh thông qua dạy học một số chủ đề tích hợp chƣơng "Nguyên tử" và chƣơng "Phản ứng oxi hóa - khử" - Hóa học lớp 10 THPT là kết quả của quá trình cố gắng không ngừng của bản thân và được sự giúp đỡ, động viên khích lệ của các thầy, bạn bè đồng nghiệp và người thân. Qua trang viết này tôi xin gửi lời cảm ơn tới những người đã giúp đỡ tôi trong thời gian học tập - nghiên cứu khoa học vừa qua. Tôi xin tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đối với thầy giáo TS. Nguyễn Phú Tuấn đã trực tiếp tận tình hướng dẫn cũng như cung cấp tài liệu thông tin khoa học cần thiết cho luận văn này. Xin chân thành cảm ơn quý Lãnh đạo trường Đại học sư phạm - Đại học Huế, khoa sư phạm và các thầy, cô bộ môn đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành tốt công việc nghiên cứu khoa học của mình. Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn quý đồng nghiệp các trường thực nghiệm, đơn vị công tác đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận văn. TÁC GIẢ
  • 4. 1 MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa ...............................................................................................................i Lời cam đoan...............................................................................................................ii Lời cảm ơn ................................................................................................................ iii MỤC LỤC...................................................................................................................1 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .........................................................................4 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ...............................................................................5 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ.....................................................................................6 PHẦN 1: MỞ ĐẦU....................................................................................................7 1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................7 2. Mục đích nghiên cứu...........................................................................................8 3. Nhiệm vụ nghiên cứu ..........................................................................................8 4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu.....................................................................9 5. Phạm vi nghiên cứu.............................................................................................9 6. Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................9 7. Thời gian nghiên cứu...........................................................................................9 8. Địa bàn nghiên cứu..............................................................................................9 9. Giả thuyết khoa học...........................................................................................10 10. Đóng góp của đề tài.........................................................................................10 PHẦN 2: NỘI DUNG..............................................................................................11 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN .............................................11 1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu..............................................................................11 1.2. Một số vấn đề về đổi mới phương pháp dạy học ...........................................13 1.2.1. Định hướng đổi mới giáo dục......................................................................13 1.2.2. Định hướng đổi mới phương pháp ..............................................................13 1.3. Dạy học theo định hướng phát triển năng lực ................................................14 1.3.1. Khái niệm năng lực .....................................................................................14 1.3.2. Dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh...............................14 1.3.3. Năng lực giải quyết vần đề..........................................................................15
  • 5. 2 1.4. Dạy học theo chủ đề .......................................................................................16 1.4.1. Dạy học theo chủ đề ....................................................................................16 1.4.2. Dạy học tích hợp..........................................................................................18 1.5. Thực trạng việc dạy học theo chủ đề tích hợp và năng lực GQVĐ của học sinh ở một số trường THPT huyện Chợ Mới - Tỉnh An Giang.............................21 1.5.1. Thực trạng việc dạy học theo chủ đề tích hợp ở một số trường THPT trên địa bàn huyện Chợ Mới.........................................................................................21 1.5.2. Thực trạng năng lực giải quyết vấn đề của HS một số trường THPT trên địa bàn huyện Chợ Mới...............................................................................................22 Tiểu kết chương 1......................................................................................................23 CHƢƠNG 2: XÂY DỰNG CÁC CHỦ ĐỀ CÓ TÍCH HỢP LIÊN MÔN PHẦN HÓA HỌC ĐẠI CƢƠNG LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG .....................24 2.1. Kiến thức trọng tâm phần Hóa học đại cương lớp 10 THPT .........................24 2.1.1. Nội dung ......................................................................................................24 2.1.2. Đặc điểm......................................................................................................24 2.2. Nội dung kiến thức các môn học được dạy tích hợp trong chương “Nguyên tử” và chương “Phản ứng oxi hóa – khử” - Phần Hóa học đại cương lớp 10 THPT.......25 2.3. Nguyên tắc và quy trình thiết kế chủ đề dạy học tích hợp .............................26 2.3.1. Nguyên tắc thiết kế chủ đề dạy học tích hợp ..............................................26 2.3.2. Quy trình thiết kế chủ đề dạy học tích hợp .................................................26 2.3.3. Xác định nội dung và hình thức dạy học từng chủ đề.................................27 2.4. Xây dựng các chủ đề dạy học.........................................................................28 2.4.1. Chủ đề 1: Nguyên tử và cấu tạo hóa học.....................................................28 2.4.2. Chủ đề 2: Phản ứng oxi hóa - khử và môi trường.......................................48 Tiểu kết chương 2......................................................................................................66 CHƢƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM .........................................................67 3.1. Mục đích thực nghiệm....................................................................................67 3.2. Nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm ....................................................................67 3.3. Địa điểm thực nghiệm sư phạm......................................................................67 3.4. Thời gian thực nghiệm sư phạm.....................................................................67
  • 6. 3 3.5. Tiến trình thực nghiệm sư phạm ....................................................................68 3.5.1. Đối tượng thực nghiệm................................................................................68 3.5.2. Nội dung thực nghiệm.................................................................................68 3.6. Kết quả thực nghiệm sư phạm........................................................................71 3.7. Xử lý số liệu thực nghiệm ..............................................................................74 3.8. Phân tích kết quả thực nghiệm .......................................................................82 3.8.1. Kết quả bài kiểm tra ....................................................................................82 3.8.2. Kết quả đánh giá sự phát triển năng lực GQVĐ của HS các lớp TN..........83 3.8.3. Ý kiến của GV và HS sau khi dạy và học các chủ đề tích hợp trong chương I và chương IV - Phần đại cương hóa học lớp 10 THPT ......................................85 Tiểu kết chương 3......................................................................................................87 PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................88 1. Kết luận .............................................................................................................88 2. Kiến nghị ...........................................................................................................89 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................90 PHỤ LỤC
  • 7. 4 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TT CHỮ CÁI VIẾT TẮT CỤM TỪ ĐẦY ĐỦ 1 GV Giáo viên 2 HS Học sinh 3 DHTH Dạy học tích hợp 4 TNSP Thực nghiệm sư phạm 5 THPT Trung học phổ thông 6 TN Thực nghiệm 7 ĐC Đối chứng 8 GQVĐ Giải quyết vấn đề 9 KTTX Kiểm tra thường xuyên 10 KTĐK Kiểm tra định kỳ 11 TB Trung bình
  • 8. 5 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Trang Bảng 2.1. Kiến thức trọng tâm phần Hóa học đại cương lớp 10 THPT ...................24 Bảng 2.2. Nội dung kiến thức các môn học được dạy tích hợp trong chương I và chương IV - Phần Hóa học đại cương lớp 10 THPT...............................25 Bảng 3.1. Công cụ đánh giá sự phát triển năng lực GQVĐ của HS.........................69 Bảng 3.2. Kết quả các bài KTTX và KTĐK.............................................................71 Bảng 3.3. Kết quả đánh giá sự phát triển năng lực GQVĐ của HS Trường THPT Võ Thành Trinh. ............................................................................................72 Bảng 3.4. Kết quả đánh giá sự phát triển năng lực GQVĐ của HS Trường THPT Huỳnh Thị Hưởng....................................................................................73 Bảng 3.5. Kết quả đánh giá sự phát triển năng lực GQVĐ của HS Trường THPT Ung Văn Khiêm.......................................................................................74 Bảng 3.6. Phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích bài KTTX lần 1................76 Bảng 3.7. Tổng hợp kết quả học tập bài KTTX lần 1...............................................77 Bảng 3.8. Tổng hợp các tham số đặc trưng bài KTTX lần 1 ....................................78 Bảng 3.9. Phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích bài KTTX lần 2................78 Bảng 3.10. Tổng hợp kết quả học tập bài KTTX lần 2.............................................79 Bảng 3.11. Tổng hợp các tham số đặc trưng bài KTTX lần 2 ..................................80 Bảng 3.12. Phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích bài KTĐK lần 1 .............80 Bảng 3.13. Tổng hợp kết quả học tập bài KTĐK lần 1 ............................................81 Bảng 3.14. Tổng hợp các tham số đặc trưng bài KTĐK lần 1..................................82 Bảng 3.15. Kết quả đánh giá của GV về các chủ đề tích hợp trong chương I và chương IV - Phần đại cương hóa học lớp 10 THPT................................86
  • 9. 6 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Trang Hình 1.1. Cấu trúc của vấn đề...................................................................................15 Hình 2.1. Thí nghiệm tìm ra tia âm cực của nhà bác học người Anh (J.J. Thomson) ...33 Hình 2.2. Thí nghiệm tìm ra hạt nhân của nhà vật lý người NewZealand Ernest Rutherford................................................................................................34 Hình 3.1. Đồ thị đường lũy tích bài KTTX lần 1......................................................77 Hình 3.2. Biểu đồ kết quả học tập bài KTTX lần 1 ..................................................77 Hình 3.3. Đồ thị đường lũy tích bài KTTX lần 2......................................................79 Hình 3.4. Biểu đồ kết quả học tập bài KTTX lần 2 ..................................................79 Hình 3.5. Đồ thị đường lũy tích bài KTĐK lần 1 .....................................................81 Hình 3.6. Biểu đồ kết quả học tập bài KTĐK lần 1..................................................81 Hình 3.7. Kết quả đánh giá sự phát triển năng lực GQVĐ của HS trường THPT Võ Thành Trinh .......................................................................................83 Hình 3.8. Kết quả đánh giá sự phát triển năng lực GQVĐ của HS trường THPT Huỳnh Thị Hưởng....................................................................................83 Hình 3.9. Kết quả đánh giá sự phát triển năng lực GQVĐ của HS trường THPT Ung Văn Khiêm.......................................................................................84
  • 10. 7 PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ngày nay sự phát triển nhanh chóng của xã hội hiện đại đã đặt ra những yêu cầu cao về chất lượng đào tạo nguồn nhân lực. Tổ chức UNESCO đã khẳng định: “Nền giáo dục hôm nay và tương lai phải dựa trên 04 trụ cột: Learning to know – học để biết; learning to do – học để làm; learning to be – học để khẳng định mình; learning to live together – học để cùng chung sống”. Vì vậy việc làm thế nào để giúp HS tích cực, chủ động trong học tập; có phương pháp học tập thích hợp, có kĩ năng vận dụng các kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống là vấn đề hết sức quan trọng và cần thiết. Bộ Giáo dục đào tạo đang thực hiện chủ trương đổi mới căn bản và toàn diện trong giáo dục nh m thực hiện mục tiêu đào tạo những chủ nhân tương lai của đất nước thành những con người chủ động, tích cực, sáng tạo. Có như vậy mới có được những thế hệ đủ sức đảm đương gánh vác những trọng trách của đất nước trong thời kì mới, thời kì hội nhập, thời kì mà nền kinh tế tri thức giữ vai trò chủ đạo. Những người trực tiếp đứng lớp làm nhiệm vụ giảng dạy trong thời gian gần đây được ngành Giáo dục quan tâm, tạo điều kiện học hỏi, nắm bắt nhiều phương pháp giảng dạy mới để thực hiện mục tiêu nêu trên. Ngày càng nhiều phương pháp tổ chức dạy học được nghiên cứu và ứng dụng trên thế giới cũng như trong nước nên việc tìm hiểu, học hỏi để vận dụng cần phải được thực hiện thường xuyên. Trong nhiều phương pháp, kĩ thuật dạy học theo yêu cầu đổi mới mà chúng ta đang thử nghiệm, vận dụng thì “D c t eo c ” và “D c tíc ợp” là một trong những yêu cầu được thực hiện từ năm học 2014-2015 đến nay. Việc dạy học theo chủ đề và dạy học tích hợp đòi hỏi huy động kiến thức, kỹ năng, phương pháp của nhiều môn học. Điều này tạo thuận lợi cho việc trao đổi và làm giao thoa các mục tiêu dạy học của các môn học khác nhau. Vì vậy, việc dạy học theo chủ đề và dạy học tích hợp sẽ đáp ứng yêu cầu dạy học để phát triển năng lực học sinh. Thiết kế chủ đề và tích hợp những kiến thức của nhiều môn học ngoài việc
  • 11. 8 tạo điều kiện thực hiện mục tiêu của môn học, nó còn cho phép tránh sự lặp lại nội dung các môn học nên tiết kiệm thời gian tổ chức hoạt động học tập. Bên cạnh đó việc dạy học theo chủ đề và dạy học tích hợp còn kích thích giáo viên tư duy và không ngừng trau dồi kiến thức ở nhiều lĩnh vực, bộ môn khác nhau để có một hệ thống kiến thức sâu, rộng đủ để đáp ứng với những đòi hỏi ngày càng cao của dạy học hiện nay. Bên cạnh đó học sinh hứng thú với những tiết học hơn, dễ hiểu và hiểu sâu nội dung bài học. Đặc biệt các em sẽ có những chuyển biến rõ rệt trong khả năng vận dụng kiến thức, kỹ năng vào thực tiễn. Từ đó khuyến khích học sinh vận dụng kiến thức của các môn học khác nhau để giải quyết các tình huống thực tiễn, tăng cường khả năng vận dụng tổng hợp, khả năng tự học, tự nghiên cứu. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài: PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CHO HỌC SINH THÔNG QUA DẠY HỌC MỘT SỐ CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP CHƢƠNG “NGUYÊN TỬ” VÀ CHƢƠNG “PHẢN ỨNG OXI HÓA – KHỬ” – HÓA HỌC LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 2. Mục đích nghiên cứu Xây dựng chủ đề và xác định nội dung tích hợp nh m giúp học sinh chủ động tìm hướng giải quyết vấn đề để thực hiện tốt các nhiệm vụ học tập được giao; giúp học sinh phát triển kỹ năng vận dụng kiến thức tổng hợp của nhiều môn học vào việc giải quyết các tình huống thực tiễn; giáo dục cho các em ý thức bảo vệ môi trường, ứng phó với sự biến đổi khí hậu trong giai đoạn hiện nay. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu một số vấn đề về cơ sở lý luận có hiệu quả như: Dạy học theo chủ đề và dạy học tích hợp. - Điều tra cơ bản về thực trạng dạy học theo chủ đề và dạy học tích hợp cấp THPT; thực trạng năng lực GQVĐ của HS thuộc một số trường trên địa bàn huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang. - Thiết kế, xây dựng chủ đề và những nội dung dạy học tích hợp trong chương I và chương IV - Phần Hóa đại cương lớp 10 THPT.
  • 12. 9 - Tiến hành xây dựng chủ đề và kế hoạch dạy học theo chủ đề. - Thực nghiệm sư phạm nh m đánh giá hiệu quả của việc thực hiện đề tài. 4. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu 4.1. Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học theo chủ đề và dạy học tích hợp ở Trường THPT. 4.2. Đối tƣợng nghiên cứu: Hệ thống kiến thức, kỹ năng của các môn học liên quan đến chủ đề dạy học “Chương I và chương IV hóa học lớp 10 THPT”. 5. Phạm vi nghiên cứu Chương trình hóa học lớp 10 THPT trọng tâm là 2 chương: - Chương I: Nguyên tử. - Chương IV: Phản ứng oxi hóa – khử. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu 6.1. Phƣơng pháp nghiên cứu lý luận - Nghiên cứu lý thuyết về cơ sở lý luận dạy học theo chủ đề và dạy học tích hợp. - Nghiên cứu các tài liệu về phương pháp dạy học theo chủ đề và dạy học tích hợp, xây dựng chủ đề dạy học tích hợp. 6.2. Phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn - Nghiên cứu về thực trạng dạy học theo chủ đề và dạy học tích hợp cấp THPT; thực trạng năng lực GQVĐ của HS thuộc một số trường trên địa bàn huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang. - Thực nghiệm sư phạm. 6.3. Phƣơng pháp toán học: Dùng thống kê toán học để xử lý số liệu thực nghiệm. 7. Thời gian nghiên cứu Từ tháng 03/2017 đến tháng 05/2018. 8. Địa bàn nghiên cứu Ba Trường THPT trên địa bàn huyện Chợ Mới: Trường THPT Võ Thành Trinh, Trường THPT Ung Văn Khiêm, Trường THPT Huỳnh Thị Hưởng.
  • 13. 10 9. Giả thuyết khoa học Việc dạy học theo chủ đề và tích hợp kiến thức liên môn có hiệu quả sẽ rèn luyện cho HS các năng lực: - Năng lực giải quyết vấn đề. - Năng lực vận dụng kiến thức tổng hợp của các môn học (Hóa học, Toán học, Sinh học, Vật lý, Địa lý, Tiếng Anh) để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống đồng thời khắc sâu kiến thức của môn học, góp phần nâng cao chất lượng bộ môn Hóa Học ở trường phổ thông. 10. Đóng góp của đề tài Xây dựng và đề xuất cách sử dụng các chủ đề có vận dụng kiến thức liên môn trong dạy học phần Hóa Học đại cương lớp 10 THPT nh m phát triển cho HS năng lực làm việc độc lập, tích cực, hợp tác và sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề; giúp HS biết vận dụng kiến thức nhiều môn học (Toán học, Sinh học, Vật lý, Địa lý, Tiếng Anh) để giải quyết các vấn đề của Hóa Học đặt ra. Tạo cho học sinh hứng thú, có thái độ tích cực khi tìm hiểu kiến thức phần Hóa học đại cương lớp 10 THPT.
  • 14. 11 PHẦN 2: NỘI DUNG CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu Tư tưởng dạy học tích hợp bắt đầu từ thập kỷ 60 của thế kỷ XX, theo đó vào tháng 9 - 1968, Hội nghị tích hợp về giảng dạy các khoa học đã được Hội đồng Liên quốc gia về giảng dạy khoa học tổ chức tại Varna (Bungari) với sự bảo trợ của UNESCO. Trên thế giới cũng đã có nhiều nhà nghiên cứu giáo dục nghiên cứu về quan điểm dạy học tích hợp trong đó có Xavier Roegiers với công trình nghiên cứu “Khoa học sư phạm tích hợp hay cần làm như thế nào để phát triển năng lực ở các trường học”. Trong công trình nghiên cứu của mình, ông đã nhấn mạnh r ng cần đặt toàn bộ quá trình học tập vào một tình huống có ý nghĩa đối với học sinh, đồng thời với việc phát triển các mục tiêu đơn lẻ cần tích hợp các quá trình học tập này trong tình huống có ý nghĩa với học sinh. Ở Việt Nam hiện nay, tư tưởng dạy học tích hợp bắt đầu nghiên cứu và áp dụng từ những năm của thập kỷ 90 trở lại đây. Đã có nhiều nhà nghiên cứu giáo dục nghiên cứu cơ sở lí luận về tích hợp và các biện pháp nh m vận dụng giảng dạy tích hợp vào thực tiễn như: 1. PGS.TS. Nguyễn Phúc Chỉnh (2012), “Tích hợp trong dạy học Sinh học”, NXB Đại học Thái Nguyên. 2. Giáo sư Đỗ Hương Trà với bộ “Dạy học tích hợp phát triển năng lực học sinh”, NXB Đại học sư phạm, Hà Nội. 3. PGS.TS. Đỗ Ngọc Thống đã nêu một hệ thống quan điểm tích hợp và dạy học theo hướng tích hợp, đã nhấn mạnh sự khác biệt giữa cộng gộp kiến thức và tích hợp kiến thức trong cuốn “Đổi mới dạy và học Ngữ văn ở THCS” 4. Tác giả Đào Trọng Quang với bài “ Biên soạn SGK theo quan điểm tích hợp, cơ sở lí luận và một số kinh nghiệm”. Tác giả đã đề cập tới bản chất của sư phạm tích hợp, quan điểm tích hợp, một số nguyên tắc chủ đạo và một số kỹ thuật của tích hợp. 5. Tác giả Trần Viết Thụ (1997) trong công trình nghiên cứu “Vận dụng
  • 15. 12 nguyên tắc liên môn khi dạy các vấn đề văn hóa trong SGK lịch sử THPT” đã vận dụng kiến thức văn học, địa lý, chính trị vào giảng dạy bộ môn lịch sử theo quan điểm liên môn. 6. Tác giả Lê Trọng Sơn với công trình “Vận dụng tích hợp giáo dục dân số qua dạy học phần sinh lý người ở lớp 9 THCS” tác giả đã nhấn mạnh việc tích hợp dân số vào môn Sinh học 9 là thích hợp với nội dung cũng như độ tuổi của học sinh. Trong nước đã có khá nhiều luận văn thạc sĩ khoa học nghiên cứu về “Dạy học tích hợp” ở các khía cạnh, quan điểm, mức độ khác nhau như: 1. Đoàn Thị Thùy Dương (2008), “Rèn luyện thao tác lập luận và so sánh cho học sinh lớp 11 theo quan điểm tích hợp và tích cực”, luận văn thạc sĩ giáo dục, ĐH Thái Nguyên. 2. Đinh Xuân Giang (2009), “Vận dụng tư tưởng sư phạm tích hợp trong dạy học một số vấn đề về chất khí và cơ sở nhiệt động lực học Vật lí 10 cơ bản nhằm phát triển hứng thú và năng lực vận dụng kiến thức của học sinh”, luận văn thạc sĩ giáo dục, ĐH Thái Nguyên. 3. Trần Thị Tú Anh (2009), "Tích hợp các vấn đề kinh tế xã hội và môi trường trong dạy học môn Hóa học lớp 12 THPT", luận văn thạc sĩ, trường Đại học sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. 4. Vũ Thúy Lan (2011), "Tích hợp một số kiến thức Toán học trong dạy học sinh học 12 – Trung học phổ thông (Phần Di truyền học và Sinh thái học)", luận văn thạc sĩ, ĐH Giáo dục - ĐHQG Hà Nội. 5. Phạm Minh Hải (2013) với đề tài “Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong dạy học Vật lí 12”, luận văn thạc sĩ giáo dục, ĐH Hoa Lư – Ninh Bình. 6. Vũ Quang Cẩn (2014), Tổ chức dạy học tích hợp chủ đề “Dòng điện xoay chiều và cuộc sống”, luận văn thạc sĩ giáo dục, ĐHQG Hà Nội. 7. Nguyễn Văn Ý (2014), Tổ chức dạy học tích hợp chủ đề “Dòng điện trong chất điện phân – Vật lý 11", luận văn thạc sĩ giáo dục, ĐHQG Hà Nội. 8. Trần Thị Thường (2015), "Tích hợp giáo dục môi trường cho học sinh THPT thông qua dạy học phần dẫn xuất của hiđrocacbon – Hóa học lớp 11", luận văn thạc sĩ, trường Đại học giáo dục – Đại học quốc gia Hà Nội.
  • 16. 13 9. Nguyễn Đình Cường (2016), "Thiết kế các chủ đề phần hiđrocacbon góp phần nâng cao năng lực tự học cho học sinh lớp 11 trung học phổ thông", luận văn thạc sĩ giáo dục, ĐH Huế. 10. Lê Thị Hồng Diễn (2016), "Xây dựng một số chủ đề dạy học tích hợp nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trong dạy học phần phi kim – Hóa học 11 trung học phổ thông", luận văn thạc sĩ giáo dục, ĐH Huế. 11. Lê Thúy Diễm (2017), "Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh thông qua dạy học một số chủ đề tích hợp trong chương trình hóa học vô cơ lớp 11 THPT", luận văn thạc sĩ, Đại học sư phạm – ĐH Huế. 1.2. Một số vấn đề về đổi mới phƣơng pháp dạy học 1.2.1. Định hƣớng đổi mới giáo dục Nghị quyết số 29 của BCH TW 8 khóa XI năm 2013 về đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục Việt Nam. Nghị quyết 88/2014/QH13 của Quốc hội về việc đổi mới chương trình và sách giáo khoa. Công văn 4099/BGDĐT - GDTrH của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục Trung học năm học 2014 – 2015 đều hướng tới mục tiêu phát triển năng lực học sinh. Định hướng phát triển năng lực là một xu hướng giáo dục quốc tế. Phát triển năng lực là thành phần quan trọng của mục tiêu giáo dục, năng lực là tổng hòa kiến thức, thái độ, kỹ năng mà HS cần phải đạt chuẩn trong quá trình học tập. 1.2.2. Định hƣớng đổi mới phƣơng pháp “Dạy học là một quá trình gồm toàn bộ các thao tác có tổ chức và định hướng giúp người học từng bước có năng lực tư duy và năng lực hành động với mục đích chiếm lĩnh các giá trị tinh thần ...”. Trong dạy học hóa học cần sử dụng đa dạng các phương pháp dạy học: Phương pháp thuyết trình; phương pháp đàm thoại; phương pháp qui nạp và diễn dịch; phương pháp loại suy; phương pháp nghiên cứu hóa học thông qua phương tiện trực quan (hình ảnh, mô hình, vật thể...), dùng thí nghiệm hóa học (thí nghiệm biểu diễn, thí nghiệm của học sinh, thí nghiệm ảo,…); giải bài tập hóa học. Hiện nay, giáo dục chú trọng hình thức dạy học tích hợp là cách tiếp cận giảng dạy liên ngành theo đó các nội dung giảng dạy được trình bày theo các đề tài
  • 17. 14 hoặc chủ đề. Mỗi đề tài hoặc chủ đề được trình bày thành nhiều bài học nhỏ người học có thể có thời gian hiểu rõ và phát triển mối liên hệ với những gì mà người học đã biết. Cách tiếp cận này tích hợp kiến thức từ nhiều ngành học và khuyến khích người học tìm hiểu sâu về các chủ đề, tìm đọc tài liệu từ nhiều nguồn và tham gia vào nhiều hoạt động khác nhau. Kết quả là người học sẽ hiểu rõ hơn và cảm thấy tự tin hơn trong việc học của mình. Giáo dục định hướng vào người học: Năng lực của người học chỉ được hình thành thông qua hoạt động chủ thể của người học, chú trọng hoạt động tích cực, tự lực của người học trong quá trình dạy học, chú ý đến hoạt động học của học sinh để có thể tổ chức quá trình học tập phù hợp. 1.3. Dạy học theo định hƣớng phát triển năng lực 1.3.1. Khái niệm năng lực Theo quan điểm của những nhà tâm lý học “Năng lực là tổ hợp các thuộc tính độc đáo của cá nhân phù hợp với những yêu cầu đặc trưng của một hoạt động nhất định, đảm bảo cho hoạt động đó có kết quả tốt”. Năng lực vừa là tiền đề, vừa là kết quả của hoạt động. Năng lực vừa là điều kiện cho hoạt động đạt kết quả nhưng đồng thời năng lực cũng phát triển ngay trong chính hoạt động ấy (kinh nghiệm, trải nghiệm). Năng lực của con người không phải hoàn toàn do tự nhiên mà có, phần lớn do tập luyện mà có. 1.3.2. Dạy học theo định hƣớng phát triển năng lực học sinh Phương pháp dạy học theo quan điểm phát triển năng lực không chỉ chú ý tích cực hoá học sinh về hoạt động trí tuệ mà còn chú ý rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề gắn với những tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp, đồng thời gắn hoạt động trí tuệ với hoạt động thực hành, thực tiễn. Tăng cường việc học tập trong nhóm, đổi mới quan hệ GV – HS theo hướng cộng tác có ý nghĩa quan trọng nh m phát triển năng lực xã hội. Bên cạnh việc học tập những tri thức và kỹ năng riêng lẻ của các môn học chuyên môn cần bổ sung các chủ đề học tập phức hợp nh m phát triển năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp.
  • 18. 15 1.3.3. Năng lực giải quyết vần đề K ái niệm Vấn đề là những câu hỏi hay nhiệm vụ đặt ra mà việc giải quyết chúng chưa có quy luật sẵn cũng như những tri thức, kỹ năng sẵn có chưa đủ giải quyết mà còn khó khăn, cản trở cần vượt qua. Một vấn đề được đặc trưng bởi ba thành phần: • Trạng thái xuất phát: không mong muốn • Trạng thái đích: Trạng thái mong muốn • Sự cản trở . Hình 1.1. Cấu trúc của vấn đề Vấn đề khác nhiệm vụ ở chỗ khi giải quyết một nhiệm vụ thì đã có sẵn trình tự và cách thức giải quyết, cũng như những kiến thức kỹ năng đã có đủ để giải quyết nhiệm vụ đó. Giải quyết vấn đề (GQVĐ) là hoạt động trí tuệ được coi là trình độ phức tạp và cao nhất về nhận thức vì cần huy động tất cả các năng lực trí tuệ của cá nhân. Năng lực GQVĐ là khả năng của một cá nhân hiểu và giải quyết tình huống vấn đề khi mà giải pháp giải quyết chưa rõ ràng. Nó bao gồm sự sẵn sàng tham gia vào giải quyết tình huống vấn đề đó - thể hiện tiềm năng là công dân tích cực và xây dựng (PISA– 2012). Tóm lại năng lực GQVĐ là khả năng của một cá nhân “huy động” kết hợp một cách linh hoạt và có tổ chức kiến thức, kĩ năng với thái độ, tình cảm, giá trị, động cơ cá nhân… để hiểu và GQVĐ trong tình huống nhất định một cách hiệu quả với tinh thần tích cực. Biện p áp p át triển năng lực GQVĐ c o c sin t ông qua DHTH a) Sử dụng câu hỏi - Bài tập vận dụng kiến thức vào thực tiễn. b) Sử dụng bài tập tình huống. Trạng thái xuất phát xuất phỏt Sự cản trở Trạng thái đích
  • 19. 16 c) Sử dụng thí nghiệm thực hành và các phương tiện dạy học thích hợp. d) Tổ chức thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề thực tiễn và thi khoa học kĩ thuật dành cho HS THPT. 1.4. Dạy học theo chủ đề 1.4.1. Dạy học theo chủ đề - T ế nào là d c t eo c ? Dạy học theo chủ đề là hình thức tìm tòi những khái niệm, tư tưởng, đơn vị kiến thức, nội dung bài học, chủ đề,… có sự giao thoa, tương đồng lẫn nhau, dựa trên cơ sở các mối liên hệ về lí luận và thực tiễn được đề cập đến trong các môn học hoặc các hợp phần của môn học đó (tức là con đường tích hợp những nội dung từ một số đơn vị, bài học, môn học có liên hệ với nhau) làm thành nội dung học trong một chủ đề có ý nghĩa hơn, thực tế hơn, nhờ đó học sinh có thể tự hoạt động nhiều hơn để tìm ra kiến thức và vận dụng vào thực tiễn. - Ưu t ế c a d c theo c so với d c t eo các tru n t ống 1- Với mô hình này, học sinh có nhiều cơ hội làm việc theo nhóm để giải quyết những vấn đề xác thực, có hệ thống và liên quan đến nhiều kiến thức khác nhau. Việc học của học sinh thực sự có giá trị vì nó kết nối với thực tế và rèn luyện được nhiều kĩ năng hoạt động và kĩ năng sống. 2- Hướng tới các mục tiêu: Chiếm lĩnh nội dung kiến thức khoa học, hiểu biết tiến trình khoa học và rèn luyện các kĩ năng tiến trình khoa học như: quan sát, thu thập thông tin, dữ liệu; xử lý (so sánh, sắp xếp, phân loại, liên hệ…thông tin); suy luận, áp dụng thực tiễn. 3- Kiến thức thu được là các khái niệm trong một mối liên hệ mạng lưới với nhau. 4- Trình độ nhận thức có thể đạt được ở mức độ cao: Phân tích, tổng hợp, đánh giá. 5- Kết thúc một chủ đề học sinh có một tổng thể kiến thức mới, tinh giản, chặt chẽ và khác với nội dung trong sách giáo khoa. 6- Kiến thức gần gũi với thực tiễn mà học sinh đang sống hơn do yêu cầu cập nhật thông tin khi thực hiện chủ đề.
  • 20. 17 7- Hiểu biết có được sau khi kết thúc chủ đề thường vượt ra ngoài khuôn khổ nội dung cần học do quá trình tìm kiếm, xử lý thông tin ngoài nguồn tài liệu chính thức của học sinh. 8- Có thể hướng tới, bồi dưỡng các kĩ năng làm việc với thông tin, giao tiếp, ngôn ngữ, hợp tác. - T i sao nên quan tâm ến d c t eo c trong tiến trìn ổi mới giáo dục iện na ? Dạy học theo chủ đề là sự kết hợp giữa mô hình dạy học truyền thống và hiện đại, ở đó giáo viên không dạy học chỉ b ng cách truyền thụ (xây dựng) kiến thức mà chủ yếu là hướng dẫn học sinh tự lực tìm kiếm thông tin, sử dụng kiến thức vào giải quyết các nhiệm vụ có ý nghĩa thực tiễn. Từ đó phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong học tập góp phần phát triển năng lực cho học sinh. - Các ịn ướng xâ dựng c d c Các nội dung kiến thức liên quan với nhau được thể hiện ở một số bài/tiết hiện hành, được xây dựng thành một vấn đề chung để tạo thành một chuyên đề dạy học trong một môn học hay đơn môn. Xây dựng các chủ đề dạy học trong một môn học góp phần khắc phục được hạn chế: Việc dạy học hiện nay chủ yếu được thực hiện trên lớp theo bài/tiết trong sách giáo khoa, trong phạm vi 1 tiết học, không đủ thời gian cho đầy đủ các hoạt động học của HS theo tiến trình sư phạm của một phương pháp dạy học tích cực. - Qu trìn xâ dựng c d c + Lựa chọn chủ đề. + Xác định mục tiêu cần đạt của chủ đề. + Lập bảng mô tả các mức độ nhận thức theo định hướng năng lực (cả chủ đề). + Biên soạn hệ thống câu hỏi, bài tập theo bảng mô tả (theo từng bài, từng tiết). + Thiết kế tiến trình dạy học chủ đề (kế hoạch dạy học, giáo án). - Tiến trìn xâ dựng một c cụ t ể + Xác định tên chủ đề và thời lượng thực hiện. + Xác định các nội dung của chủ đề (xác định các đề mục, xây dựng những nội dung kiến thức của chủ đề).
  • 21. 18 + Xác định chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ và năng lực, phẩm chất cần hướng tới cho học sinh trong từng đề mục để thiết kế chuỗi hoạt động phù hợp. + Xây dựng bảng mô tả các cấp độ tư duy (nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao) cho mỗi đề mục hoặc chung cho cả chủ đề. + Xác định các sản phẩm cần hoàn thành hoặc biên soạn câu hỏi, bài tập tương ứng với các cấp độ tư duy đã mô tả (câu hỏi, bài tập dùng trong quá trình dạy học và kiểm tra đánh giá). + Cụ thể hóa tiến trình hoạt động học. Trong đó tiến trình hoạt động học là chuỗi hoạt động học của học sinh thể hiện rõ ý đồ sư phạm của phương pháp dạy học tích cực được áp dụng trong toàn bộ chủ đề. 1.4.2. Dạy học tích hợp - K ái niệm d c tíc ợp Dạy học tích hợp liên môn là dạy học những nội dung kiến thức liên quan đến hai hay nhiều môn học. "Tích hợp" là nói đến phương pháp và mục tiêu của hoạt động dạy học còn "liên môn" là đề cập tới nội dung dạy học. Đã dạy học "tích hợp" thì chắc chắn phải dạy kiến thức "liên môn" và ngược lại, để đảm bảo hiệu quả của dạy liên môn thì phải b ng cách và hướng tới mục tiêu tích hợp. Ở mức độ thấp thì dạy học tích hợp mới chỉ là lồng ghép những nội dung giáo dục có liên quan vào quá trình dạy học một môn học như: lồng ghép giáo dục đạo đức, lối sống; giáo dục pháp luật; giáo dục chủ quyền quốc gia về biên giới, biển, đảo; giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, bảo vệ môi trường, an toàn giao thông... Mức độ tích hợp cao hơn là phải xử lí các nội dung kiến thức trong mối liên quan với nhau, bảo đảm cho học sinh vận dụng được tổng hợp các kiến thức đó một cách hợp lí để giải quyết các vấn đề trong học tập, trong cuộc sống, đồng thời tránh việc học sinh phải học lại nhiều lần cùng một nội dung kiến thức ở các môn học khác nhau. Chủ đề tích hợp liên môn là những chủ đề có nội dung kiến thức liên quan đến hai hay nhiều môn học, thể hiện ở sự ứng dụng của chúng trong cùng một hiện tượng, quá trình trong tự nhiên hay xã hội. Ví dụ: Kiến thức Vật lí và Công nghệ trong động cơ, máy phát điện; kiến thức Vật lí và Hóa học trong nguồn điện hóa học; kiến thức Lịch sử và Địa lí trong chủ quyền biển, đảo; kiến thức Ngữ văn và
  • 22. 19 Giáo dục công dân trong giáo dục đạo đức, lối sống… - Ưu iểm c a việc d c t eo c tíc ợp Đối với học sinh: Học các chủ đề tích hợp, liên môn, học sinh được tăng cường vận dụng kiến thức tổng hợp vào giải quyết các tình huống thực tiễn, ít phải ghi nhớ kiến thức một cách máy móc; giúp cho học sinh không phải học lại nhiều lần cùng một nội dung kiến thức ở các môn học khác nhau, vừa gây quá tải, nhàm chán, vừa không có được sự hiểu biết tổng quát cũng như khả năng ứng dụng của kiến thức tổng hợp vào thực tiễn. Đối với giáo viên thì ban đầu có thể có chút khó khăn do việc phải tìm hiểu sâu hơn những kiến thức thuộc các môn học khác. Tuy nhiên khó khăn này chỉ là bước đầu và có thể khắc phục dễ dàng bởi hai lý do: Một là, trong quá trình dạy học môn học của mình, giáo viên vẫn thường xuyên phải dạy những kiến thức có liên quan đến các môn học khác và vì vậy đã có sự am hiểu về những kiến thức liên môn đó; hai là, với việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, vai trò của giáo viên không còn là người truyền thụ kiến thức mà là người tổ chức, kiểm tra, định hướng hoạt động học của học sinh cả ở trong và ngoài lớp học; vì vậy, giáo viên các bộ môn liên quan có điều kiện và chủ động hơn trong sự phối hợp, hỗ trợ nhau trong dạy học. - Xây dựng các c d c tíc ợp Bước 1: Xác định nội dung dạy học tích hợp liên môn Tuy có mối liên hệ với nhau nhưng chương trình các môn học trong chương trình giáo dục trung học phổ thông hiện hành có tính độc lập tương đối, được thiết kế theo mạch kiến thức môn học trên nguyên tắc kiến thức được học trước là cơ sở của những kiến thức được học sau. Vì thế, một số nội dung kiến thức có liên quan đến nhiều môn học đều được đưa vào chương trình của các môn học đó gây ra sự chồng chéo, quá tải. Để khắc phục những khó khăn đó, trong khi chưa có chương trình mới, cần phải rà soát chương trình các môn học có liên quan với nhau trong chương trình giáo dục phổ thông hiện hành, tìm ra những kiến thức chung để xây dựng thành các chủ đề dạy học tích hợp liên môn. Bước 2: Xây dựng các chủ đề dạy học tích hợp liên môn
  • 23. 20 Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đã giao quyền tự chủ xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục, phát huy vai trò sáng tạo của nhà trường và giáo viên; chỉ đạo các cơ sở giáo dục trung học, tổ chuyên môn và giáo viên chủ động, linh hoạt trong việc xây dựng kế hoạch giáo dục định hướng phát triển năng lực học sinh phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, địa phương và khả năng của học sinh. Các kiến thức liên môn có thể n m ở chương trình của các lớp khác nhau và đều có thể được lựa chọn để xây dựng thành các chủ đề dạy học tích hợp liên môn. Tùy vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể, nhà trường có thể xây dựng các chủ đề tích hợp liên môn phù hợp. Bước 3: Nội dung trình bày một chủ đề tích hợp liên môn a. Tên chủ đề b. Nội dung trong chương trình các môn học được tích hợp trong chủ đề c. Mục tiêu của chủ đề * Về kiến thức. * Về kĩ năng. * Về thái độ. * Các năng lực chính hướng tới. d. Sản phẩm cuối cùng của chủ đề - Tổ c ức d c các c tíc ợp Bước 1: Xây dựng kế hoạch dạy học Xây dựng kế hoạch dạy học của các bộ môn có liên quan sau khi đã tách một số kiến thức ra để xây dựng các chủ đề tích hợp liên môn. Kế hoạch dạy học của mỗi môn học cần phải tính đến thời điểm dạy học các chủ đề tích hợp liên môn đã được xây dựng, đảm bảo sự phù hợp và hài hòa giữa các môn học. Bước 2: Thiết kế tiến trình dạy học Vận dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực, việc thiết kế tiến trình dạy học các chủ đề tích hợp liên môn phải đảm bảo các yêu cầu sau: a. Về phương pháp dạy học Tiến trình dạy học phải thể hiện chuỗi hoạt động học của học sinh phù hợp với phương pháp dạy học tích cực được vận dụng. Tùy theo đặc thù bộ môn và nội dung
  • 24. 21 dạy học của chủ đề, giáo viên có thể lựa chọn các phương pháp dạy học khác nhau. b. Về kĩ thuật dạy học Có nhiều kĩ thuật học tích cực khác nhau, mỗi kĩ thuật có mục tiêu rèn luyện các kĩ năng khác nhau cho học sinh. Tuy nhiên, dù sử dụng kĩ thuật học tích cực nào thì việc tổ chức mỗi hoạt động học của học sinh đều phải thực hiện theo các bước sau: - Chuyển giao nhiệm vụ học tập. - Thực hiện nhiệm vụ học tập. - Báo cáo kết quả và thảo luận. - Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập. c. Về thiết bị dạy học và học liệu Thiết bị dạy học và học liệu được sử dụng trong dạy học mỗi chủ đề phải đảm bảo sự phù hợp với từng hoạt động học đã thiết kế. Việc sử dụng các thiết bị dạy học và học liệu đó được thể hiện rõ trong phương thức hoạt động học và sản phẩm học tập tương ứng mà học sinh phải hoàn thành trong mỗi hoạt động học. d. Về kiểm tra, đánh giá Phương án kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học phải đảm bảo sự đồng bộ với phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực được sử dụng. Cần tăng cường đánh giá về sự hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh thông qua quá trình thực hiện các nhiệm vụ học tập, thông qua các sản phẩm học tập mà học sinh đã hoàn thành; tăng cường hoạt động tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng của học sinh. 1.5. Thực trạng việc dạy học theo chủ đề tích hợp và năng lực GQVĐ của học sinh ở một số trƣờng THPT huyện Chợ Mới - Tỉnh An Giang 1.5.1. Thực trạng việc dạy học theo chủ đề tích hợp ở một số trƣờng THPT trên địa bàn huyện Chợ Mới Trong quá trình nghiên cứu đề tài chúng tôi đã tiến hành khảo sát thực trạng việc DHTH nh m phát triển năng lực cho HS ở một số trường THPT trên địa bàn huyện Chợ Mới. Việc khảo sát được tiến hành dựa trên phiếu điều tra (Phụ lục 1). Quá trình khảo sát được tiến hành vào đầu tháng 8 năm 2017 với 16 giáo viên bộ môn Hóa
  • 25. 22 học tại 3 trường THPT trên địa bàn huyện Chợ Mới: THPT Võ Thành Trinh, THPT Huỳnh Thị Hưởng, THPT Ung Văn Khiêm. Kết quả điều tra cho thấy, 100% GV đã nghe nói đến DHTH, nhưng 68.75% GV chưa hiểu rõ về DHTH; 12,5% GV đã hiểu rõ nhưng chưa vận dụng và 18.75% GV đã hiểu rõ nhưng chỉ thỉnh thoảng vận dụng. Khi vận dụng DHTH; 12,5% GV cho biết đã vận dụng ở mức độ lồng ghép (liên hệ), 6,25% GV cho biết đã vận dụng ở mức độ liên môn. Nội dung chủ yếu được GV sử dụng để tiến hành DHTH là giáo dục bảo vệ môi trường, biến đổi khí hậu và năng lượng. Các GV cho biết nguyên nhân chưa tiến hành DHTH hoặc tiến hành nhưng chưa đạt hiệu quả là do không được đào tạo theo hướng DHTH (93.75%), chưa có các bài dạy mẫu để tham khảo (62.5%), tài liệu hướng dẫn có nhưng còn chung chung khó hiểu (75.0%), DHTH chú trọng phát triển năng lực HS trong khi đó kiểm tra đánh giá HS lại nặng về kiến thức hàn lâm, tính toán (93.75%). Từ đó, GV đề xuất biện pháp hiệu quả để tổ chức thực hiện DHTH là nhà trường, Sở Giáo dục Đào tạo cần tạo điều kiện để tổ chức các buổi tập huấn cho GV, các buổi dạy học thử nghiệm, có sự tham gia, góp ý của chuyên gia; đặc biệt quan trọng là Bộ Giáo dục và Đào tạo cần thay đổi phương pháp kiểm tra, đánh giá học sinh. 1.5.2. Thực trạng năng lực giải quyết vấn đề của HS một số trƣờng THPT trên địa bàn huyện Chợ Mới Để điều tra thực trạng năng lực GQVĐ ở HS, chúng tôi tham khảo và xây dựng phiếu điều tra (Phụ lục 2). Phiếu điều tra được phát cho 112 HS ở 3 lớp thực nghiệm thuộc 3 trường THPT trên địa bàn huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang: THPT Võ Thành Trinh, THPT Huỳnh Thị Hưởng, THPT Ung Văn Khiêm. Kết quả phân tích năng lực GQVĐ của HS như sau: 64.3% HS có thái độ tiêu cực khi gặp vấn đề trong học tập và trong cuộc sống thay vì nhìn thấy chúng như những cơ hội để phát triển bản thân. 25% HS đôi lúc có phương pháp GQVĐ thực sự tốt, và đôi lúc lại không. HS hiểu những gì HS cần làm, và nhận ra r ng cần có một kế hoạch GQVĐ có cấu trúc là quan trọng. Tuy nhiên, HS không luôn luôn theo kế hoạch đã đặt ra. 5.4% HS có năng lực giải quyết vấn đề tốt. HS cần thời gian để hiểu được
  • 26. 23 vấn đề, hiểu được các tiêu chí cho một quyết định tốt, và tạo ra một số lựa chọn tốt. 89.3% các em HS đều cho r ng năng lực GQVĐ là rất cần thiết với bản thân. 60.7% các em HS tự nhận thấy bản thân có năng lực GQVĐ ở mức độ trung bình, 30.4% tự nhận thấy có năng lực GQVĐ ở mức độ khá, còn 8.9% các em HS tự nhận thấy còn yếu trong năng lực GQVĐ. Nguyên nhân được các em đưa ra là do các em chưa được thử thách b ng các tình huống có vấn đề trong cuộc sống, trong học tập. Chủ yếu việc học của các em gắn liền với việc thầy dạy gì học nấy, chủ yếu học lý thuyết, ít gắn liền với thực tiễn, trải nghiệm. Lý thuyết được học chưa được áp dụng nhiều trong cuộc sống. Với việc kiểm tra, đánh giá và hình thức thi cử như hiện nay, các em chỉ cần làm bài tập nhiều, biết nhiều dạng bài tập là sẽ đạt được kết quả cao, nên năng lực GQVĐ không cần thiết cho việc học tập hiện tại. Tiểu kết chƣơng 1 Trong chương này chúng tôi đã trình bày một số vấn đề về cơ sở lí luận và thực tiễn của việc dạy học theo chủ đề và dạy học tích hợp nh m phát triển năng lực GQVĐ cho học sinh. Cụ thể: - Khái quát lịch sử vấn đề nghiên cứu. - Nêu được một số vấn đề về đổi mới phương pháp dạy học. - Trình bày các vấn đề về dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh, năng lực GQVĐ, biện pháp phát triển năng lực GQVĐ cho học sinh thông qua DHTH. - Nêu ra được một số vấn đề về dạy học theo chủ đề, DHTH: Quan niệm, ưu thế, định hướng, quy trình xây dựng chủ đề dạy học, ý nghĩa của việc dạy học tích hợp. - Tìm hiểu thực trạng việc dạy học theo chủ đề tích hợp và năng lực GQVĐ của học sinh ở một số trường THPT huyện Chợ Mới - Tỉnh An Giang
  • 27. 24 CHƢƠNG 2: XÂY DỰNG CÁC CHỦ ĐỀ CÓ TÍCH HỢP LIÊN MÔN PHẦN HÓA HỌC ĐẠI CƢƠNG LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 2.1. Kiến thức trọng tâm phần Hóa học đại cƣơng lớp 10 THPT 2.1.1. Nội dung Bảng 2.1. Kiến thức trọng tâm phần Hóa học đại cƣơng lớp 10 THPT TT Tên chƣơng Kiến thức trọng tâm 1 Chương I: Nguyên tử. Bài 1: Thành phần nguyên tử. Bài 2: Hạt nhân nguyên tử - Nguyên tố hóa học – Đồng vị. Bài 4: Cấu tạo vỏ nguyên tử. Bài 5: Cấu hình electron của nguyên tử. 2 Chương II: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và định luật tuần hoàn. Bài 7: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Bài 8: Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố hóa học. Bài 9: Sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố hóa học. Định luật tuần hoàn. Bài 10: Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. 3 Chương III: Liên kết hóa học. Bài 12: Liên kết ion. Tinh thể ion. Bài 13: Liên kết cộng hóa trị. Bài 15: Hóa trị. Số oxi hóa. 4 Chương IV: Phản ứng oxi hóa – khử. Bài 17: Phản ứng oxi hóa – khử. Bài 18: Phân loại phản ứng trong hóa học vô cơ. 2.1.2. Đặc điểm - Kiến thức khá trừu tượng, khó hiểu đối với học sinh. - Một số mảng kiến thức khá rời rạc, chưa liên kết được với nhau. - Kiến thức chương I và chương IV tương đối khó, học sinh còn gặp khó khăn khi lập phương trình hóa học của phản ứng oxi hóa – khử.
  • 28. 25 2.2. Nội dung kiến thức các môn học đƣợc dạy tích hợp trong chƣơng “Nguyên tử” và chƣơng “Phản ứng oxi hóa – khử” - Phần Hóa học đại cƣơng lớp 10 THPT Bảng 2.2. Nội dung kiến thức các môn học đƣợc dạy tích hợp trong chƣơng I và chƣơng IV - Phần Hóa học đại cƣơng lớp 10 THPT TT Chƣơng Bài Kiến thức liên môn 1 I Bài 1 Bài 2 Bài 4 1. Môn Hóa học 10: Chƣơng I. - Bài 1: Thành phần nguyên tử. - Bài 2: Hạt nhân nguyên tử - Nguyên tố hóa học – Đồng vị. - Bài 4: Cấu tạo vỏ nguyên tử. 2. Môn Vật lý: - Vật lý 7: Chương III - Bài 18 “Hai loại điện tích”. - Vật lý lớp 12: Chương VI – Bài 55: “Mẫu nguyên tử Bo”. 3. Môn Toán học: - Toán học lớp 9 - Chương III. + Bài 2: Hệ hai phương trình bậc nhất 2 ẩn số. + Bài 3: Giải hệ phương trình b ng phương pháp thế. - Toán học lớp 10 - Chương III. Bài 3: Phương trình và hệ phương trình bậc nhất nhiều ẩn. 2 IV Bài 17 1. Môn Hóa học 10: Chƣơng IV. Bài 17: “Phản ứng oxi hóa – khử”. 2. Môn Toán học 10: Chương III – Bài 3: Phương trình và hệ phương trình bậc nhất nhiều ẩn. 3. Môn Sinh học: - Sinh học 6: Chương IV
  • 29. 26 + Bài 21: Quang hợp. + Bài 23: Cây có hô hấp không? - Sinh học 7: Chương VII - Bài 57, 58 “Đa dạng sinh học”. - Sinh học 9: Chủ đề “Sinh vật và môi trường”. Chương III - Bài 54, 55: Ô nhiễm môi trường. - Sinh học 11: Chương I + Bài 8: Quang hợp ở thực vật. + Bài 17: Hô hấp ở động vật. 4. Môn Địa lý: - Lớp 10: Chương X - Bài 41 “Môi trường và tài nguyên thiên nhiên”. - Lớp 11: Phần một -Bài 3 “Một số vấn đề mang tính toàn cầu”. - Lớp 12: Bài 14 “Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên”. 5. Môn Tiếng Anh Một số từ vựng Tiếng Anh chuyên ngành Hóa học có liên quan. 2.3. Nguyên tắc và quy trình thiết kế chủ đề dạy học tích hợp 2.3.1. Nguyên tắc thiết kế chủ đề dạy học tích hợp - Dạy học theo quan điểm tích hợp phải coi mỗi bài dạy là một chỉnh thể thống nhất, trọn vẹn và hoàn chỉnh về nội dung nh m từng bước thực hiện các mục tiêu của môn học. - Quan điểm tích hợp phải được quán triệt từ khâu xác định mục tiêu, nội dung chương trình môn học đến khâu cấu trúc bài dạy, lựa chọn PPDH và các hình thức tổ chức dạy học để thiết lập các tình huống dạy học giúp HS vừa củng cố vừa vận dụng tổng hợp các kiến thức đã học ở các bộ môn. 2.3.2. Quy trình thiết kế chủ đề dạy học tích hợp Bƣớc 1: Nghiên cứu chương trình SGK để lựa chọn chủ đề, xây dựng mục tiêu DHTH.
  • 30. 27 Bƣớc 2: Xác định các nội dung giáo dục cần tích hợp. Bƣớc 3: Lựa chọn các PPDH, phương tiện dạy học phù hợp, trong đó cần quan tâm sử dụng các PPDH tích cực, các phương tiện dạy học có hiệu quả cao để tăng cường tính trực quan và hứng thú học tập của HS. Bƣớc 4: Xây dựng tiến trình dạy học chủ đề DHTH. Để tránh sự trùng lặp nội dung, cũng như sự quá tải cho bài học, khi thực hiện qui trình này cần có sự trao đổi, phối hợp giữa các GV cùng bộ môn, các GV của bộ môn liên quan. DHTH thông qua các hình thức như tham quan, ngoại khóa, tổ chức các nhóm chuyên đề, các bài học dự án... thường có hiệu quả cao hơn. Trong các hình thức này, dưới sự hướng dẫn của GV, HS thực sự tích cực, tự chủ phát huy mọi kiến thức, kĩ năng để giải quyết một tình huống tương đối phức tạp, gần với thực tiễn cuộc sống. Bƣớc 5: Đánh giá, tổng kết chủ đề dạy học tích hợp, rút kinh nghiệm khi vận dụng ở lớp khác. 2.3.3. Xác định nội dung và hình thức dạy học từng chủ đề TT Nội dung Hình thức 1 Chƣơng I: Nguyên tử Tích hợp kiến thức các môn Hóa học, Vật lý, Toán học trong quá trình dạy học chủ đề. - Giao nhiệm vụ cho HS theo nhóm và gợi ý b ng hệ thống câu hỏi. - Phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm. - Ứng dụng CNTT trong quá trình dạy học. - Lồng ghép trò chơi hóa học trong quá trình giảng dạy. - Phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề. 2 Chƣơng IV: Phản ứng oxi hóa – khử Tích hợp kiến thức các môn Hóa học, Toán học, Sinh học, Địa lý, Tiếng Anh trong quá - Giao nhiệm vụ cho HS theo nhóm và gợi ý b ng hệ thống câu hỏi. - Phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm. - Ứng dụng CNTT trong quá trình dạy
  • 31. 28 trình dạy học chủ đề. học. - Phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề. 2.4. Xây dựng các chủ đề dạy học Từ việc phân tích chương trình, căn cứ vào các nguyên tắc lựa chọn nội dung chủ đề DHTH và quy trình thiết kế chủ đề DHTH, chúng tôi đã thiết kế được hai chủ đề như sau: 2.4.1. Chủ đề 1: Nguyên tử và cấu tạo hóa học 2.4.1.1. Lý do lựa chọn chủ đề - Kiến thức chương nguyên tử khá trừu tượng, khó hiểu; trùng lắp với kiến thức một số bài môn vật lý. - Kiến thức trong chương có thể tích hợp với kiến thức môn Toán học để rèn luyện tư duy linh hoạt đồng thời khắc sâu kỹ năng giải hệ phương trình bậc nhất 2 ẩn số cho học sinh. - Rèn luyện cho HS tính cẩn thận, trung thực, hợp tác trong các hoạt động để giải quyết các vấn đề đặt ra. 2.4.1.2. Mục tiêu chủ đề 1. Kiến thức: 1.1. Môn Hóa học 10: a. Chƣơng I – Bài 1: “Thành phần nguyên tử”. Giúp HS biết được : - Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương và vỏ nguyên tử mang điện tích âm; kích thước, khối lượng của nguyên tử. - Hạt nhân gồm các hạt proton và nơtron. - Kí hiệu, khối lượng và điện tích của electron, proton và nơtron. b. Chƣơng I – Bài 2: “Hạt nhân nguyên tử - Nguyên tố hóa học - Đồng vị”. Giúp HS hiểu được: - Nguyên tố hóa học bao gồm những nguyên tử có cùng số đơn vị điện tích hạt nhân. - Số hiệu nguyên tử (Z) b ng số đơn vị điện tích hạt nhân và b ng số electron
  • 32. 29 có trong nguyên tử. - Kí hiệu nguyên tử : A Z X. X là kí hiệu hóa học của nguyên tố, số khối (A) là tổng số hạt proton và số hạt nơtron. - Khái niệm đồng vị, nguyên tử khối và nguyên tử khối trung bình của một nguyên tố. c. Chƣơng I – Bài 4: “Cấu tạo vỏ nguyên tử”. Giúp HS biết được: - Sự chuyển động của các e trong nguyên tử. - Cách kí hiệu và mức năng lượng của các e trong cùng 1 lớp, 1 phân lớp. - Số electron tối đa trong một lớp, một phân lớp. 1.2. Môn Toán học a. Toán học 9 - Chƣơng III. * Bài 2: Hệ hai phƣơng trình bậc nhất 2 ẩn số. - Nắm được khái niệm nghiệm của hệ 2 phương trình bậc nhất 2 ẩn. - Khái niệm hệ 2 phương trình tương đương. * Bài 3: Giải hệ phƣơng trình bằng phƣơng pháp thế. Giúp HS nắm vững cách giải hệ 2 phương trình bậc nhất 2 ẩn b ng phương pháp thế. b. Toán học 10 Chƣơng III – Bi 3: Phƣơng trình và hệ phƣơng trình bậc nhất nhiều ẩn. - Nắm vững các khái niệm hệ phương trình bậc nhất 2 ẩn, 3 ẩn số. - Hiểu rõ phương pháp cộng đại số và phương pháp thế. 1.3. Môn Vật lý a. Vật lý lớp 7: Chƣơng III – Bài 18: “Hai loại điện tích”. Giúp HS: - Nêu được dấu hiệu về tác dụng lực chứng tỏ có hai loại điện tích và nêu được đó là hai loại điện tích gì. - Nêu được sơ lược về cấu tạo nguyên tử: hạt nhân mang điện tích dương, các electron mang điện tích âm chuyển động xung quanh hạt nhân, nguyên tử trung hòa về điện.
  • 33. 30 - Biết được vật mang điện âm nhận thêm electron, vật mang điện dương mất bớt electron. b. Vật lý lớp 12: Chƣơng VI – Bài 55: “Mẫu nguyên tử Bo”. Giúp HS: Trình bày được mẫu nguyên tử Bo. 2. Kỹ năng 2.1. Môn Hóa học - So sánh khối lượng của electron với proton và nơtron. - So sánh kích thước của hạt nhân với electron và với nguyên tử. - Xác định số electron, số proton, số nơtron khi biết kí hiệu nguyên tử và ngược lại. - Tính nguyên tử khối trung bình của nguyên tố có nhiều đồng vị. - Xác định được thứ tự các lớp electron trong nguyên tử, số phân lớp (s, p, d) trong một lớp. 2.2. Môn Toán học - Giải thành thạo hệ phương trình bậc nhất 2 ẩn b ng phương pháp cộng và phương pháp thế. - Rèn luyện tư duy linh hoạt thông qua việc tính toán, biến đổi hệ phương trình. 2.3. Môn Vật lý - Làm thí nghiệm nhiễm điện do vật b ng cách cọ xát. - Giúp HS vận dụng kiến thức cơ bản vào giải quyết một số dạng bài tập trắc nghiệm và tự luận. 3. Thái độ: - Cẩn thận, trung thực, hợp tác trong các hoạt động. - Rèn luyện tư duy linh hoạt thông qua việc biến đổi hệ phương trình. - Khắc sâu kiến thức về cấu tạo nguyên tử. 4. Tƣ duy: Rèn luyện cho HS các năng lực - Năng lực giải quyết vấn đề. - Năng lực hợp tác. - Năng lực làm việc độc lập. - Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.
  • 34. 31 - Năng lực vận dụng kiến thức tổng hợp của nhiều môn học (hóa học, toán học, vật lý) để tìm hiểu kiến thức về “Nguyên tử”. 2.4.1.3. Phƣơng pháp - Giao nhiệm vụ cho HS theo nhóm và gợi ý b ng hệ thống câu hỏi. - Phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm. - Ứng dụng CNTT trong quá trình dạy học. - Phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề. 2.4.1.4. Nội dung chủ đề I. Tên chủ đề: NGUYÊN TỬ VÀ CẤU TẠO HÓA HỌC II. Giới thiệu chung: - Thời lượng chủ đề: 6 tiết. - Nội dung kiến thức được dạy học tích hợp trong chủ đề liên quan đến các môn: Hóa học, Toán học, Vật lý, Tiếng Anh. - Thời điểm giảng dạy: Dạy theo KHGD đề ra đầu năm (4 tiết lý thuyết + 2 tiết tự chọn). III. Nội dung chủ đề: Dẫn vào chủ đề:  Thời cổ đại:VVậậtt chchấấtt trongtrong ththếế gigiớớii nnààyy ttạạoo rara ttừừ đâuđâu ?? Lịch sử tìm ra nguyên tử Democritus Đồng tiền này chia nhỏ mãi sẽ được gì???Vật chất được tạo thành từ những hạt rất nhỏ không thể phân chia được, gọi là nguyên tử.(atomos) Nguyên tử là đơn vị nhỏ nhất của một nguyên tố tham dự vào sự biến đổi hoá học. HUI© 2006General Chemistry:SLIDE 5 OF56 Mô hình nguyên tử Nguyên tử ngày nay có cấu tạo phứctạp
  • 35. 32 Chia nhóm và cho HS làm lại các thí nghiệm trong bài “Hai loại điện tích” – Vật lý lớp 7. Thí nghiệm 1: Tạo ra hai vật nhiễm điện cùng loại và tìm hiểu lực tác dụng của chúng. Dùng mảnh vải khô cọ xát hai thanh nhựa sẫm màu giống nhau, quan sát xem chúng hút hay đẩy nhau  Hai thanh nhựa đẩy nhau. Thí nghiệm 2: Phát hiện hai vật nhiễm điện hút nhau và mang điện tích khác nhau. - Cọ xát thanh thuỷ tinh b ng miếng lụa khô sau đó đưa lại gần thước nhựa, quan sát hiện tượng, nêu nhận xét, giải thích?  Thanh thủy tinh hút thước nhựa. - Cọ xát thước nhựa với miếng vải b ng len, thanh thuỷ tinh với miếng lụa rồi đưa chúng lại gần nhau, quan sát hiện tượng xảy ra?  Thanh thủy tinh hút thước nhựa mạnh hơn. Qua các thí nghiệm trên các em rút ra được nhận xét và kết luận gì?  N ận xét: - Hai vật giống nhau được cọ xát như nhau thì mang điện tích cùng loại và khi được đặt gần nhau thì chúng đẩy nhau. - Thanh nhựa sẫm màu và thanh thuỷ tinh khi được cọ xát thì chúng hút nhau do chúng mang điện tích khác loại. * Kết luận: - Có hai loại điện tích. - Các vật mang điện tích cùng loại thì đẩy nhau, mang điện tích khác loại thì hút nhau. NỘI DUNG 1: THÀNH PHẦN NGUYÊN TỬ 1. Thành phần cấu tạo của nguyên tử a. Electron * Sự tìm ra electron PHIẾU HỌC TẬP 1 Năm 1897, Tôm xơn phát hiện ra tia âm cực. Hình vẽ mô tả thí nghiệm tìm ra electron:
  • 36. 33 Hình 2.1. Thí nghiệm tìm ra tia âm cực của nhà bác học ngƣời Anh (J.J. Thomson) Quan sát hình vẽ và điền những thông tin thích hợp cho trước (A, B, C, D) vào chỗ trống của đoạn văn bên dưới. TT A B C D 1 điện cực cực điện trường cực âm 2 chân không không khí khí oxi khí nitơ 3 thay đổi màu chuyển sang màu đen chuyển sang màu vàng phát sáng 4 cực âm cực dương điện cực điện trường 5 tia dương cực âm cực tia  6 khối lượng điện tích từ tính 7 không đáng kể nhỏ vừa phải lớn 8 truyền theo dạng sóng lệch về cực dương truyền thẳng lệch về cực âm 9 dương âm không mang điện tích Tôm –xơn đã cho phóng điện với hiệu điện thế 15kV qua hai điện cực, gắn vào hai đầu của một ống thủy tinh kín đã rút gần hết không khí, thì thấy màn huỳnh quang phát sáng. Hiện tượng này xuất hiện do có sự xuất hiện của các tia không nhìn thấy phát ra từ cực âm tia này được gọi là tia âm cực. Tia này có ba đặc tính: 15 KV Cực dương Cực âm Màn huỳnh quang Tấm kim loại tích điện Khi không có tác dụng của điện trường, từ trường tia âm cực truyền thẳng. Khi có tác dụng của điện trường và từ trường tia âm cực bị lệch về phía cực dương.
  • 37. 34 a) Có khối lƣợng và chuyển động với vận tốc lớn. b) Không có tác dụng của điện trường và từ trường thì truyền thẳng. c) Mang điện tích âm. * Khối lƣợng và điện tích của electron - Khối lượng: me = 9,1094.10-31 kg. - Điện tích: qe = - 1,602.10-19- C (Culông) quy ước b ng 1-. b. Sự tìm ra hạt nhân nguyên tử PHIẾU HỌC TẬP 2 Điền thông tin thích hợp vào ô trống Năm 1911 Rơ-zơ-pho và các cộng sự đã làm thí nghiệm như hình dưới đây và đi đến kết luận: Hình 2.2. Thí nghiệm tìm ra hạt nhân của nhà vật lý ngƣời NewZealand Ernest Rutherford a) Nguyên tử phải chứa phần mang điện tích dƣơng có khối lượng rất lớn, có kích thước rất nhỏ gọi là hạt nhân. b) Nguyên tử phải có cấu tạo rỗng. c) Các hạt electron quay xung quanh bên ngoài tạo thành vỏ nguyên tử. c. Cấu tạo của hạt nhân nguyên tử PHIẾU HỌC TẬP 3 1) Quá trình tìm ra cấu tạo của hạt nhân nguyên tử Một số ít lệch hướng ban đầu => Va chạm nhẹ hạt nhân và hạt nhân có kích thước rất nhỏ. Hầu hết các hạt xuyên thẳng => Không có sự va chạm với hạt nhân và nguyên tử có cấu tạo rỗng. Rất ít hạt bật lại phía sau => Va chạm mạnh, trực tiếp với hạt nhân. Màn huỳnh quang Radi chứa trong hộp chì phóng ra tia Lá vàng mỏng Màn huỳnh quang
  • 38. 35 Nhà bác học làm thí nghiệm Cách tiến hành Phát hiện ra hạt… Kí hiệu Điện tích Rơ-dơ-pho Dùng hạt ∝ bắn phá hạt nhân nguyên tử N thấy xuất hiện 1 loại hạt mang 1 đơn vị điện tích dương có m = 1.6726.10- 27 Kg. Proton p 1+ Chat-uých Dùng hạt ∝ bắn phá hạt nhân nguyên tử Be thấy xuất hiện 1 loại hạt không mang điện và có m xấp xỉ hạt p. Nơtron n 0 2) Kết luận về cấu tạo của hạt nhân nguyên tử? (gồm mấy loại hạt, đặc điểm từng loại hạt) Hạt nhân gồm: Điện tích Khối lƣợng Hạt proton 1+ 1.6726.10-27 Kg Hạt nơtron 1- 1.6748.10-27 Kg Tóm tắt cấu tạo nguyên tử: Điện tích eo=1,602.10-19 C Khối lƣợng u=1,6605.10-27 kg Kích thƣớc 1nm =10Å = 10-9 m Nguyên tử: + Cấu tạo rỗng. + Trung hòa điện Vỏ electron (rỗng) Hạt e 1- 0,00055u dNT(H) = 0,16 nm dHN = 10-5 nm de,p = 10-8 nm Hạt nhân (đặc khít) Hạt p 1+ 1u Hạt n 0 1u 2. Kích thƣớc và khối lƣợng của nguyên tử a. Kích thƣớc
  • 39. 36 - Đơn vị thường dùng lànanomet (nm) hay angtron (Ao ) 1nm = 10-9 m; 1Ao = 10-10 m; 1nm = 10Ao - Nguyên tử nhỏ nhất: nmrHidro 053,0 . - Đường kính hạt nhân: 10-5 nm. Đường kính của nguyên tử khoảng 10-10 m. Đường kính của proton và e nhỏ hơn rất nhiều khoảng 10-8 nm. HS làm BT3/9 (SGK): Chọn đáp án C b. Khối lƣợng Để biểu thị khối lượng của nguyên tử, phân tử và các hạt proton, nơtron, e người ta dùng đơn vị khối lượng nguyên tử. Kí hiệu: u (còn được gọi là đvc). 1u b ng 1/12 khối lượng của một nguyên tử đồng vị cacbon 12 (nguyên tử C này có khối lượng 19,9265.10-27 kg) 1u = 27 19,9265.10 12 kg = 1,6605.10-27 kg HS làm BT5/9 (SGK) a) rZn = 1,35.10-1 nm = 1,35.10-8 cm )(10.3,10)10.35,1(14,3 3 4 32438 cmV   Khối lượng 1 ngtử kẽm: 65.1,66.10-24 =107,9.10-24 (g) Khối lượng riêng 1 nguyên tử kẽm: 3 24- -24 /48,10 10,3.10 107,9.10 cmg V m d  NỘI DUNG 2: HẠT NHÂN NGUYÊN TỬ - NGUYÊN TỐ HÓA HỌC – ĐỒNG VỊ 1. Hạt nhân nguyên tử PHIẾU HỌC TẬP 4 1) Điện tích hạt nhân là gì? Vì sao điện tích hạt nhân được coi là đại lượng đặc trưng cho nguyên tố hóa học? Nếu nguyên tử có Z proton thì số đơn vị điện tích hạt nhân là Z, điện tích hạt nhân là Z+. Số đơn vị điện tích hạt nhân Z = số proton = số electron. VD: Nguyên tử N có 7 proton  Số đơn vị điện tích hạt nhân = 7, điện tích
  • 40. 37 hạt nhân = 7+, số e = 7. 2) Thế nào là số khối? Nêu mối quan hệ giữa Z, N, E, A? Số khối: (A) A = Z + N (Z: số proton, N: số nơtron) VD: Hạt nhân nguyên tử Li có 3p và 4n  Số khối của Li = 3 +4 =7 3) Xác định thành phần các hạt tạo nên nguyên tử Na, Mg, O, S, Cl, Ar và điền vào các ô trống tương ứng trong bảng sau: Na Mg O S Cl Ar Z (số hiệu nguyên tử) 11 12 8 16 17 18 Z+ (điện tích hạt nhân) 11+ 12+ 8+ 16+ 17+ 18+ P (tổng số proton) 11 12 8 16 17 18 N (tổng số nơtron) 12 12 10 16 20 22 E (tổng số electron) 11 12 8 16 17 18 A (số khối) 23 24 18 32 37 40 Kí hiệu nguyên tử (*) 23 11 Na 24 12 Mg 18 8O 32 16 S 37 17 Cl 40 18 Ar 2. Nguyên tố hóa học PHIẾU HỌC TẬP 5 1) T ế nào là ngu ên tố óa c? Nguyên tố hóa học là những nguyên tử có cùng điện tích hạt nhân. VD: Tất cả các nguyên tử có cùng số đơn vị điện tích hạt nhân là 11 đều thuộc nguyên tố Na, chúng đều có 11p và 11e. Số đơn vị điện tích hạt nhân nguyên tử của một nguyên tố được gọi là số hiệu nguyên tử của nguyên tố đó. Kí hiệu: Z 2) Người ta kí iệu một ngu ên tử ngu ên tố X n ư t ế nào? Viết kí iệu ngu ên tử c a ngu ên tố Li biết Li có 3 electron và số k ối là 7. Số đơn vị điện tích hạt nhân và số khối là những đặc trưng cơ bản của nguyên tử. Kí hiệu nguyên tử: A Z X (X: Kí hiệu hóa học, Z: Số hiệu nguyên tử, A: Số khối)
  • 41. 38 VD: có A= 23, Z=11.  X23 11 3) Hã viết kí iệu ngu ên tử vào àng cuối cùng c a bảng trên. 3. Đồng vị PHIẾU HỌC TẬP 6 Có sơ đồ cấu tạo của 3 loại nguyên tử proti, đơteri và triti như sau: Ba loại nguyên tử này có đặc điểm gì giống và khác nhau? Proti, đơteri và triti có thuộc cùng một loại nguyên tố không? Vì sao? Nếu thuộc cùng một loại nguyên tố thì chúng ta gọi là gì? Nêu định nghĩa “đồng vị”. Các đồng vị của cùng một nguyên tố hóa học là những nguyên tử có cùng số proton nhưng khác nhau về số nơtron, do đó số khối A của chúng khác nhau. 4. Nguyên tử khối và nguyên tử khối trung bình của các nguyên tố hóa học PHIẾU HỌC TẬP 7 1) Nguyên tử khối là gì? Nguyên tử khối có đơn vị không? Nguyên tử khối của 1 nguyên tử cho biết khối lượng của nguyên tử đó nặng gấp bao nhiêu lần đơn vị khối lượng nguyên tử. Khối lượng nguyên tử = Tổng khối lượng (p + n + e) 2) Tại sao trong các phép tính toán không cần độ chính xác cao có thể coi nguyên tử khối b ng số khối? Vì khối lượng của e quá nhỏ so với hạt nhân nên: Nguyên tử khối (Số khối hạt nhân) = Tổng khối lượng của proton và nơtron. VD: Xác định nguyên tử khối của P biết P có Z = 15, N = 16.  Nguyên tử khối của P = 15 + 16 = 31. 3) Vì sao chúng ta phải tính nguyên tử khối trung bình? Do nguyên tử có nhiều đồng vị nên cần tìm giá trị A  Proti Đơteri Triti
  • 42. 39 +bY 100 aX A   X: nguyên tử khối của đồng vị X. Y: nguyên tử khối của đồng vị Y. a, b: % số nguyên tử của đồng vị X và Y. VD: Clo là hỗn hợp của 2 đồng vị bền: 35 17 Cl chiếm 75.77% và 37 17 Cl chiếm 24.23% tổng số nguyên tử clo trong tự nhiên. Xác định nguyên tử khối trung bình của clo. 75.77x35+24.23x37 35.5 100A    4) Xác định nguyên tử khối trung bình của oxi biết trong tự nhiên oxi có 3 đồng vị bền là 16 O (99,757%), 17 O (0,039%), 18 O (0,204%). 99.757x16+0.039x17+0.204x18 16.00 100A    5) Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt là 40 trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 12 hạt. Tìm số khối của nguyên tử nguyên tố X. Hướng dẫn HS vận dụng kiến thức v hệ p ương trìn bậc nhất 2 ẩn số ể giải. Theo đề ta có hệ phương trình: 2 40 13 2 12 14 Z N Z Z N N            A = Z + N = 13 + 14 = 27. 6) Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt là 24 trong đó số hạt mang điện gấp đôi số hạt không mang điện. Tìm số khối của nguyên tố X. Hướng dẫn HS vận dụng kiến thức v hệ p ương trìn bậc nhất 2 ẩn số ể giải. Theo đề ta có hệ phương trình: 2 24 8 2 8 Z N Z E Z E N N             A = Z + N = 8 + 8 = 16. NỘI DUNG 3: CẤU TẠO VỎ NGUYÊN TỬ. 1. Sự chuyển động của các electron trong nguyên tử
  • 43. 40 PHIẾU HỌC TẬP 8 1) Quan niệm về cấu tạo nguyên tử trong những năm đầu của thế kỉ XX như thế nào? Mô hình nguyên tử của Rơ – dơ – pho, Bo và Zom – mơ – phen: Trong nguyên tử các e chuyển động trên những quỹ đạo tròn hay bầu dục xác định xung quanh hạt nhân, như các hành tinh quay quanh hệ mặt trời. Liên hệ bài “Mẫu nguyên tử Bo” – Vật lý lớp 12: Ở tâm nguyên tử có 1 hạt nhân mang điện tích dương. Xung quanh hạt nhân có các e chuyển động trên những quỹ đạo tròn hoặc elip. Khối lượng nguyên tử hầu như tập trung ở hạt nhân. Nguyên tử trung hòa về điện. 2) Quan niệm hiện nay về cấu tạo nguyên tử có gì khác hơn quan niệm cũ? Các e ở lớp vỏ có phân bố theo quĩ đạo nào không? Các electron chuyển động rất nhanh trong khu vực xung quanh hạt nhân nguyên tử không theo quỹ đạo xác định tạo nên vỏ nguyên tử. 2. Lớp electron và phân lớp electron PHIẾU HỌC TẬP 9 1) Dựa vào thông tin trong sách giáo khoa, điền vào bảng sau: Mức năng lượng 1 2 3 4 5 6 7 Tên lớp K L M N O P Q Tên phân lớp 1s 2s 2p 3s 3p 3d 4s 4p 4d 4f
  • 44. 41 Số e tối đa trong phân lớp Số e tối đa trong lớp Công thức tính: 2n2 2 8 18 32 2) Thế nào là các electron s, p, d, f? Các electron ở phân lớp s được gọi là các electron s, các electron ở phân lớp p được gọi là các electron p,… 3) Sơ đồ sự phân bố e trên các lớp của nguyên tử natri và nguyên tử clo như sau: Hãy xác định số lớp và số e trên mỗi lớp của nguyên tử natri và clo. - Na có 3 lớp e (2,8,1). - Cl có 3 lớp e (2,8,7). NỘI DUNG 4: VẬN DỤNG. Hướng dẫn HS làm các BT ở lớp và giao BT về nhà. GV: Thiết kế phần BT vận dụng trên phần mềm Microsoft PowerPoint. Chia lớp thành 2 đội chơi cùng tham gia thi đua làm BT. Cuối buổi đội có điểm số lớn hơn mỗi thành viên sẽ được cộng 2 điểm vào cột kiểm tra thường xuyên, đội còn lại được cộng 1 điểm vào cột kiểm tra thường xuyên. HS: Tham gia thi đua làm BT. * Vòng 1: HS tham gia trả lời nhanh các câu hỏi trắc nghiệm. * Vòng 2: HS tham gia 2 lượt trò chơi ô chữ. * Vòng 3: HS giải các dạng BT tự luận: Thi giải nhanh và chính xác. Các BT trắc nghiệm và tự luận còn lại GV giao cho HS về nhà làm và kiểm tra trong tiết luyện tập kế tiếp. 11+ Natri 17+ Clo
  • 45. 42 * BÀI TẬP: 1. Trắc nghiệm Biết Câu 1: Chọn câu phát biểu đúng: A. Hạt nhân nguyên tử cấu tạo bởi các hạt nơtron. B. Hạt nhân nguyên tử cấu tạo bởi các hạt proton. C. Hạt nhân nguyên tử cấu tạo bởi các hạt nơtron mang điện dương và các hạt proton không mang điện. D. Hạt nhân nguyên tử cấu tạo bởi các hạt proton mang điện dương và các hạt nơtron không mang điện. Câu 2: Các hạt cấu tạo nên hầu hết các nguyên tử là A. electron, proton và nơtron. B. proton và nơtron. C. nơtron và electron. D. electron và proton. Câu 3: Trong một thí nghiệm, khi đưa một đầu thước nhựa dẹt lại gần quả cầu b ng nhựa xốp được treo b ng sợi chỉ, quả cầu nhựa xốp bị đẩy ra xa như hình 7.2. Câu kết luận nào sau đây là đúng? A. Quả cầu và thước nhựa bị nhiễm điện khác loại B. Quả cầu không bị nhiễm điện, còn thước nhựa bị nhiễm điện C. Quả cầu và thước nhựa đều không bị nhiễm điện D. Quả cầu và thước nhựa bị nhiễm điện cùng loại Câu 4: Điền từ thích hợp vào chỗ trống. Một vật …………… nếu nhận thêm electron, …………… nếu mất bớt elctron A. Nhiễm điện dương, nhiễm điện âm. B. Nhiễm điện âm, nhiễm điện dương. C. Nhiễm điện dương, trung hòa điện. D. Trung hòa điện, nhiễm điện âm. Câu 5: Chọn câu trả lời đúng. Một quả cầu A có điện tích dương, quả cầu B
  • 46. 43 trung hòa về điện. Khi đưa hai quả cầu lại gần nhau thì A. chúng đẩy nhau. B. chúng hút nhau. C. không hút cũng không đẩy nhau. D. vừa hút vừa đẩy nhau. Câu 6: Chọn câu sai A. Khi cọ xát hai vật với nhau thì cả hai vật đều bị nhiễm điện B. Sau khi cọ xát với nhau thì hai vật mang điện tích trái dấu nhau C. Khi cọ xát hhai vật với nhau thì có sự dịch chuyển của các electron từ vật này sang vật kia D. Khi cọ xát hai vật với nhau, có sự dịch chuyển của hạt mang điện dương từ vật này sang vật kia Câu 7: Chọn câu sai A. Electron có thể dịch chuyển từ nguyên tử này sang nguyên tử khác, từ vật này sang vật khác B. Một vật nhiễm điện âm nếu nhận thêm electron, nhiễm điện dương nếu mất bớt electron C. Bình thường nguyên tử trung hòa về điện D. Một vật trung hòa điện nếu nhận thêm một electron sẽ sinh ra một proton trong hạt nhân để trung hòa về điện. Câu 8: Mẫu nguyên tử của Bo khác mẫu nguyên tử của Rơ – dơ – fo ở điểm nào? A. Vị trí của hạt nhân và các electron trong nguyên tử. B. Dạng quỹ đạo của các electron. C. Lực tương tác giữa hạt nhân và electron. D. Nguyên tử chỉ tồn tại những trạng thái có năng lượng xác định. Câu 9: Nguyên tố hoá học là tập hợp các nguyên tử A. có cùng điện tích hạt nhân. B. có cùng nguyên tử khối. C. có cùng số nơtron trong hạt nhân. D. có cùng số khối. Câu 10: Kí hiệu nguyên tử biểu thị đầy đủ đặc trưng cho một nguyên tử của một nguyên tố hoá học vì nó cho biết A. số khối A. B. số hiệu nguyên tử Z.
  • 47. 44 C. nguyên tử khối của nguyên tử. D. số khối A và số hiệu nguyên tử Z. Câu 11: Nguyên tử nào trong các nguyên tử sau đây chứa đồng thời 20 nơtron, 19 proton và 19 electron? A. K39 19 . B. Cl37 17 . C. Ar40 18 . D. K40 19 . Câu 12: Cho 4 nguyên tử : X23 11 , Y24 11 , Z24 12 , T25 12 . Cặp nguyên tử của cùng nguyên tố hóa học là A. cặp Z, T. B. cặp Y, Z. C. cặp X, Y và cặp Z, T. D. cặp X, Z và cặp Y, T. Câu 13: Đồng vị là những nguyên tử của cùng một nguyên tố có cùng số proton nhưng khác nhau về số A. electron. B. nơtron. C. proton. D. proton và electron. Câu 14: Phát biểu nào dưới đây là không đúng? A. Số hiệu nguyên tử b ng điện tích hạt nhân. B. Số đơn vị điện tích hạt nhân b ng số proton và b ng số electron có trong nguyên tử. C. Nguyên tố hóa học là tập hợp các nguyên tử có cùng điện tích hạt nhân. D. Số khối của hạt nhân b ng tổng số proton và số notron. Câu 15: Số electron tối đa ở các lớp K và M lần lượt là A.18 và 32. B. 2 và 18. C. 8 và 18. D. 2 và 8. Hiểu Câu 16: Một nguyên tử X có 26 electron và 30 nơtron. Kí hiệu phù hợp với X là A. X30 26 . B. X56 26 . C. X26 30 . D. X26 56 . Câu 17: Cặp nguyên tử nào có cùng số nơtron? A. 1 1H và 4 2 He . B. 3 1 H và 3 2 He . C.1 1H và 3 2 He . D.2 1 H và 3 2 He . Câu 18: Nguyên tử của nguyên tố M có cấu hình electron là 1s2 2s2 2p4 . Trong nguyên tử M, số electron ở mức năng lượng cao nhất là
  • 48. 45 A. 2. B. 4. C. 8. D. 6. Câu 19: Các electron của nguyên tử nguyên tố A được phân bố trên 3 lớp, lớp M có 2 electron. Số hiệu nguyên tử của A là A. 13. B. 12. C. 11. D. 14. Câu 20: Một nguyên tử X có 26 electron và 30 nơtron. Kí hiệu phù hợp với X là A. X30 26 . B. X56 26 . C. X26 30 . D. X26 56 . Vận dụng thấp Câu 21: Nguyên tố silic có 3 đồng vị: Si28 14 (92,23%) ; Si29 14 (4,67%); còn lại là Si30 14 . Nguyên tử khối trung bình của silic là A. 28,80. B. 27,08. C. 28,11. D. 28,50. Câu 22: Nguyên tử có nguyên tử khối là 27 và số hiệu nguyên tử là 13. Số khối A và số nơtron là A. 13 và 27. B. 27 và 13. C. 27 và 14. D. 14 và 27. Câu 23: Nguyên tử Z có số nơtron là 12 và số khối là 23. Số hiệu nguyên tử là A. 12. B. 23. C. 23. D. 11. Câu 24: Nguyên tử X có tổng số hạt mang điện là 22, số nơtron là 12. Số proton là A. 12. B. 11. C. 22. D. 23. Câu 25: Nguyên tố có Z = 12 thuộc loại nguyên tố A. s. B. p. C. d. D. f. Vận dụng cao Câu 26: Tổng số p, e, n trong nguyên tử của nguyên tố X là 10. Hãy tìm số khối A của nguyên tử nguyên tố trên. A. 6. B. 7. C. 10. D. 8. Câu 27: Nguyên tử nguyên tố X có tổng số hạt proton, nơtron, electron là 37. Số hạt mang điện gấp 13 24 lần số hạt không mang điện. Xác định tên nguyên tố
  • 49. 46 và viết ký hiệu nguyên tử đầy đủ của X. A. 25 12 Mg . B. 24 12 Mg . C. 24 13 Mg . D. 25 13 Mg . Câu 28: Tổng số hạt cơ bản proton, nơtron, electron trong một nguyên tử Y là 95. Tỉ số giữa số hạt proton, nơtron trong nhân và số hạt electron ngoài nhân là 6 13 . Xác định tên nguyên tố và viết ký hiệu nguyên tử đầy đủ của Y. A. 65 30 Zn . B. 64 30 Zn . C. 65 35 Zn . D. 64 35 Zn . 2. Tự luận D ng 1: Thành phần cấu t o nguyên tử: Câu 1: Tính khối lượng ra gam và u của: a. Một nguyên tử cacbon có 6p, 6e, 6n. Tính tỉ số khối lượng của các electron với toàn bộ khối lượng của nguyên tử. Kết luận về tỉ số trên. b. Natri có 11p, 11e, 12n. Câu 2: a. Hãy tính khối lượng (g) của nguyên tử Nitơ (gồm 7e, 7p, 7n ). b. Tính tỉ số khối lượng của electron trong nguyên tử Nitơ so với khối lượng của toàn nguyên tử. D ng 2: H t nhân nguyên tử: Câu 1: Viết ký hiệu nguyên tử sau đây: a. Silic (16 nơtron, 27 electron). b. Magiê (12p, 12 nơtron). c. Coban (30 nơtron, 27 electron). d. Đồng (36 nơtron, 29 electron). Câu 2: Hãy cho biết số đơn vị điện tích hạt nhân, số proton, số nơtron, số electron và nguyên tử khối của các nguyên tử sau: Na23 11 ; C13 6 ; F19 9 ; Cl35 17 ; Ca44 20 . Câu 3: Xác định số lớp e của các nguyên tử Ca40 20 và K39 19 ? Vẽ sơ đồ sự phân bố e trên các lớp của nguyên tử Ca, K? D ng 3: Tìm nguyên tử khối trung bình: Câu 1: Tính A  của các nguyên tố biết r ng a. Bạc có 2 đồng vị: 109 47 Ag (44%) ; 107 47 Ag (56%).
  • 50. 47 b. Kẽm có 3 đồng vị: 64 30 Zn (50,3%); 66 30 Zn (31,1%); 68 30 Zn . c. Ni có 4 đồng vị: 58 28 Ni (67,76%); 60 28 Ni (26,16%); 61 28 Ni (2,42%); 62 28 Ni (3,66%). d. Kali có 3 đồng vị: K39 19 (93,258%), K40 19 (0,012%), K41 19 (6,73%). Câu 2: Một nguyên tố X gồm 2 đồng vị là X1 và X2. Đồng vị X1 có tổng số hạt là 18. Đồng vị X2 có tổng số hạt là 20. Biết r ng % các đồng vị trong X b ng nhau và các loại hạt trong X1 cũng b ng nhau. Xác định khối lượng nguyên tử trung bình của X. Câu 3: Trong tự nhiên brom có 2 đồng vị bền: Br79 35 chiếm 50,69% số nguyên tử và Br81 35 chiếm 49,31% số nguyên tử. Hãy tìm nguyên tử khối trung bình của brom. D ng 4: Tính thành phần phần trăm các lo i ồng vị Câu 1: Nguyên tử khối trung bình của clo là 35,453. Nguyên tố này có hai đồng vị 35 Cl và 37 Cl. Tính % số nguyên tử của mỗi đồng vị. Câu 2: Nguyên tử khối trung bình của brom là 79,91. Brom có hai đồng vị, biết đồng vị thứ nhất Br79 35 chiếm 55%. Tìm số khối của đồng vị thứ hai. Câu 3: Các đồng vị của hiđro tồn tại trong tự nhiên chủ yếu là 1 H và 2 H. Đồng vị thứ ba 3 H có thành phần không đáng kể. Coi các đồng vị trên có nguyên tử khối tương ứng là 1 và 2; nguyên tử khối trung bình của hiđro tự nhiên là 1,008. Hãy tính thành phần phần trăm của hai đồng vị 1 H và 2 H. Câu 4: Bo có 2 đồng vị là B10 5 và B11 5 , có nguyên tử khối trung bình là 10,81. Tính % số nguyên tử của mỗi đồng vị. D ng 5: Bài toán h t Câu 1: Nguyên tử R có tổng số hạt proton và nơtron là 35, hiệu số hạt nơtron và proton là 1. Xác định tên nguyên tố và viết ký hiệu nguyên tử đầy đủ của R. Câu 2: Nguyên tử R có tổng số các loại hạt proton, nơtron, electron là 115. Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 25 hạt. Viết ký hiệu nguyên tử đầy đủ của R.
  • 51. 48 Câu 3: Nguyên tử nguyên tố X có tổng số hạt proton, nơtron, electron là 37. Số hạt mang điện gấp 13 24 lần số hạt không mang điện. Xác định tên nguyên tố và viết ký hiệu nguyên tử đầy đủ của X. Câu 4: Tổng số hạt proton, nơtron, electron trong một nguyên tử A là 60. Xác định số hạt proton, nơtron và electron của A, biết trong nguyên tử A số proton = số nơtron. Câu 5: Một nguyên tử X có tổng số hạt b ng 49 và số hạt không mang điện b ng 52,125% số hạt mang điện. Tính điện tích hạt nhân của nguyên tử X. Câu 6: Nguyên tử A có tổng số hạt là 12. Nguyên tử B có tổng số hạt là 115 trong đó số hạt mang điện nhiều hơn hạt không mang điện là 25 hạt. Xác định số hiệu nguyên tử của A và B. 2.4.2. Chủ đề 2: Phản ứng oxi hóa - khử và môi trƣờng. 2.4.2.1. Lý do lựa chọn chủ đề - Kiến thức chương phản ứng oxi hóa – khử - Hóa học lớp 10 tương đối khó và khô khan đối với HS. - Kiến thức trong chương có thể tích hợp giảng dạy với nhiều môn học khác (Toán học, Sinh học, Địa lý, Tiếng Anh). - Có thể tích hợp giáo dục cho HS có ý thức bảo vệ tài nguyên, môi trường thông qua chủ đề. 2.4.2.2. Mục tiêu chủ đề 1. Kiến thức: 1.1. Môn Hóa học: Giúp HS hiểu được: - Phản ứng oxi hóa – khử là phản ứng hóa học trong đó có sự thay đổi số oxi hóa của các nguyên tố. - Chất oxi hóa là chất nhận electron, chất khử là chất nhường electron. Sự oxi hóa là sự nhường electron, sự khử là sự nhận elecron. - Các bước lập phương trình phản ứng oxi hóa – khử, ý nghĩa của phản ứng oxi hóa – khử trong thực tiễn. 1.2. Môn Toán học: Giúp HS - Nắm vững các khái niệm hệ phương trình bậc nhất 2 ẩn, 3 ẩn số.
  • 52. 49 - Hiểu rõ phương pháp cộng đại số và phương pháp thế. 1.3. Môn Sinh học: Giúp HS - Hiểu được khi có ánh sáng, là có thể chế tạo được tinh bột và nhả ra khí oxi, phương trình phản ứng tổng quát của quá trình quang hợp. - Giải thích được ở cây, hô hấp diễn ra suốt ngày đêm, dùng oxi để phân hủy chất hữu cơ thành khí cacbonic, nước và sản sinh năng lượng. - Biết được khái niệm và các hình thức hô hấp ở động vật. - Biết được sự ảnh hưởng của môi trường đến số lượng loài. (hình thái và tập tính thích nghi với điều kiện sống) - Biết được nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường chủ yếu là do các hoạt động của con người; biết được các biện pháp để hạn chế, ngăn chặn tình trạng ô nhiễm môi trường. 1.4. Môn Địa lý: Giúp HS - Biết được chức năng của môi trường, vai trò của môi trường đối với sự phát triển của xã hội loài người. - Biết được các biểu hiện, nguyên nhân ô nhiễm của từng loại môi trường, nhận thức được sự cần thiết phải bảo vệ môi trường. - Hiểu rõ tình hình suy giảm tài nguyên rừng và đa dạng sinh vật ở nước ta, tình trạng suy thoái và hiện trạng sử dụng tài nguyên đất ở nước ta. 1.5. Môn Tiếng Anh: Biết được vai trò quan trọng của môn Tiếng Anh trong thực tiễn cuộc sống và trong việc nghiên cứu các môn học khác. 2. Kỹ năng 2.1. Môn Hóa học: - Phân biệt được chất oxi hóa và chất khử, sự oxi hóa và sự khử trong phản ứng oxi hóa – khử cụ thể. - Lập được phương trình hóa học của phản ứng oxi hóa – khử dựa vào số oxi hóa (cân b ng theo phương pháp thăng b ng electron). - Sử dụng máy tính bỏ túi để cân b ng nhanh phản ứng oxi hóa – khử.