SlideShare a Scribd company logo
1 of 150
i
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
TRƢƠNG THANH HÓA
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CỦA HỌC SINH
THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN PHI KIM
HÓA HỌC LỚP 11 TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Chuyên ngành: Lí luận và Phƣơng pháp dạy học bộ môn Hoá học
Mã số: 60 14 01 11
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
THEO ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. NGUYỄN XUÂN TRƢỜNG
Thừa Thiên Huế, năm 2018
ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết
quả nghiên cứu ghi trong luận văn là trung thực, được các đồng tác giả cho phép sử
dụng và chưa từng được công bố trong bất kì một công trình nghiên cứu nào khác.
Tác giả luận văn
Trƣơng Thanh Hoá
iii
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình làm luận văn, tôi đã nhận được rất nhiều sự động viên và giúp
đỡ của các Thầy cô, bạn bè đồng nghiệp và các em học sinh.
Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Nguyễn Xuân
Trường, Thầy đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tôi
nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn của mình đến phòng đào tạo Sau đại học và các Thầy
giảng dạy lớp Cao học khoá XXV của Trường ĐHSP Huế đã giảng dạy, giúp đỡ,
tạo điều kiện tốt nhất để tôi có thể hoàn thành luận văn của mình.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu, các Thầy cô giáo và các em học
sinh trường THPT Chuyên Thoại Ngọc Hầu và THPT Chuyên Thủ Khoa Nghĩa đã
hỗ trợ, động viên tôi khi làm điều tra khảo sát và thực nghiệm sư phạm.
Xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả
Trƣơng Thanh Hoá
1
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa ..................................................................................................... i
Lời cam đoan...................................................................................................... ii
Lời cảm ơn.......................................................................................................... iii
Mục lục............................................................................................................... 1
Danh mục các kí hiệu, chữ viết tắt...................................................................... 6
Danh mục các bảng và hình vẽ........................................................................... 7
MỞ ĐẦU........................................................................................................... 8
1. Lí do chọn đề tài............................................................................................. 8
2. Mục đích nghiên cứu...................................................................................... 9
3. Nhiệm vụ nghiên cứu..................................................................................... 9
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu................................................................ 10
5. Phương pháp nghiên cứu................................................................................ 10
6. Giả thuyết khoa học........................................................................................ 11
7. Phạm vi nghiên cứu........................................................................................ 11
8. Đóng góp của đề tài........................................................................................ 11
NỘI DUNG....................................................................................................... 12
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN........................................ 12
1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu........................................................................... 12
1.2. Khái niệm năng lực ..................................................................................... 13
1.3. Năng lực tự học............................................................................................ 13
1.3.1. Khái niệm tự học....................................................................................... 13
1.3.2. Vai trò của tự học...................................................................................... 14
1.3.3. Các hình thức của tự học ......................................................................... 14
1.3.4. Chu trình tự học ....................................................................................... 14
1.3.4.1. Chu trình tự học của học sinh................................................................ 14
1.3.4.2. Chu trình dạy của thầy........................................................................... 15
1.3.5. Các biểu hiện của năng lực tự học của HS............................................... 17
1.3.6. Vai trò của giáo viên để phát huy tính tự học cho học sinh ..................... 17
2
1.4. Bài tập hoá học............................................................................................ 17
1.4.1. Khái niệm bài tập hoá học........................................................................ 17
1.4.2. Tác dụng của bài tập hoá học................................................................... 18
1.4.3. Phân loại bài tập hoá học.......................................................................... 18
1.5. Thực trạng việc sử dụng hệ thống bài tập và việc tự học của học sinh ở
trường trung học phổ thông................................................................................ 19
1.5.1. Phiếu tham khảo ý kiến giáo viên ............................................................ 19
1.5.2. Phiếu tham khảo ý kiến học sinh ............................................................. 21
1.5.3. Nhận xét.................................................................................................... 24
Tiểu kết chương 1............................................................................................... 25
CHƢƠNG 2. PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CỦA HỌC SINH
THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN PHI KIM HOÁ HỌC
LỚP 11 TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG........................................ 26
2.1. Chuẩn kiến thức-kĩ năng............................................................................ 26
2.1.1. Kiến thức................................................................................................. 26
2.1.2. Kĩ năng.................................................................................................... 26
2.2. Phân phối chương trình phần phi kim hoá học lớp 11 trường trung học
phổ thông ........................................................................................................... 26
2.3. Cơ sở xây dựng hệ thống bài tập phần phi kim hoá học lớp 11 trường
trung học phổ thông, nhằm phát triển năng lực tự học của học sinh.................. 27
2.3.1. Nguyên tắc khi xây dựng hệ thống bài tập .............................................. 27
2.3.2. Quy trình xây dựng bài tập hoá học mới.................................................. 27
2.3.3. Chọn, chữa bài tập hoá học và xây dựng đề bài tập hoá học mới............ 28
2.4. Xây dựng hệ thống bài tập phần phi kim hoá học lớp 11 trường trung học
phổ thông nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh................................... 29
2.4.1. Hệ thống lí thuyết nitơ-photpho ............................................................... 29
2.4.1.1. Nitơ ....................................................................................................... 30
2.4.1.2. Amoniac và muối amoni ....................................................................... 30
2.4.1.3. Axit nitric và muối nitrat ...................................................................... 32
2.4.1.4. Photpho ................................................................................................. 33
3
2.4.1.5. Axit photphoric và muối photphat ....................................................... 34
2.4.1.6. Phân bón hoá học ................................................................................. 35
2.4.2. Hệ thống bài tập nitơ-photpho................................................................. 37
2.4.2.1. Hệ thống bài tập tự luận ....................................................................... 37
2.4.2.2. Hệ thống bài tập trắc nghiệm................................................................ 44
2.4.2.3. Hướng dẫn giải và đáp số bài tập tự luận nitơ-photpho ........................ 58
2.4.3. Hệ thống lí thuyết cacbon-silic ................................................................ 65
2.4.4. Hệ thống bài tập cacbon-silic................................................................... 65
2.5. Sử dụng hệ thống bài tập phần phi kim hoá học lớp 11 trường trung học
phổ thông, nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh ................................. 65
2.5.1. Đối với giáo viên ..................................................................................... 65
2.5.2. Đối với học sinh....................................................................................... 65
2.6. Một số giáo án và đề kiểm tra dùng trong thực nghiệm sư phạm............... 66
2.6.1. Giáo án...................................................................................................... 66
2.6.1.1. Giáo án tiết 13........................................................................................ 66
2.6.1.2. Giáo án tiết 19 ....................................................................................... 71
2.6.1.3. Giáo án tiết 23........................................................................................ 75
2.6.1.4. Giáo án tiết 26........................................................................................ 75
2.6.2. Các đề kiểm tra......................................................................................... 75
2.6.2.1. Đề kiểm tra lần 1.................................................................................... 75
2.6.2.2. Đề kiểm tra lần 2.................................................................................... 77
2.6.2.3. Đề kiểm tra lần 3.................................................................................... 81
2.7. Thiết kế bộ công cụ đánh giá năng lực tự học của học sinh ....................... 81
2.7.1. Đánh giá thông qua bảng kiểm ................................................................ 81
2.7.2. Đánh giá thông qua điểm kiểm tra........................................................... 82
Tiểu kết chương 2............................................................................................... 83
CHƢƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM................................................... 84
3.1. Mục đích thực nghiệm................................................................................. 84
3.2. Nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm................................................................. 84
3.3. Địa điểm, thời gian thực nghiệm sư phạm................................................... 84
4
3.4. Tiến hành thực nghiệm sư phạm.................................................................. 84
3.4.1. Chọn lớp thực nghiệm và lớp đối chứng ................................................. 84
3.4.2. Trao đổi với giáo viên dạy thực nghiệm.................................................. 85
3.4.3. Tiến hành thực nghiệm............................................................................. 85
3.4.3.1. Chuẩn bị cho tiết lên lớp........................................................................ 85
3.4.3.2. Tổ chức kiểm tra, đánh giá.................................................................... 85
3.5. Nội dung thực nghiệm sư phạm.................................................................. 86
3.6. Phương pháp xử lí kết quả thực nghiệm sư phạm...................................... 86
3.7. Kết quả thực nghiệm sư phạm..................................................................... 88
3.7.1. Xử lí các số liệu thực nghiệm sư phạm.................................................... 88
3.7.1.1. Kiểm tra kết quả trước thực nghiệm..................................................... 88
3.7.1.2. Bảng kiểm năng lực tự học của học sinh .............................................. 89
3.7.1.3. Bài kiểm tra lần 1.................................................................................. 90
3.7.1.4. Bài kiểm tra lần 2.................................................................................. 92
3.7.1.5. Bài kiểm tra lần 3.................................................................................. 94
3.7.2. Phân tích kết quả thực nghiệm sư phạm.................................................. 95
3.7.2.1. Phân tích kết quả về mặt định tính........................................................ 95
3.7.2.2. Phân tích kết quả về mặt định lượng..................................................... 96
Tiểu kết chương 3............................................................................................... 97
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ................................................................... 98
I. KẾT LUẬN..................................................................................................... 98
II. KHUYẾN NGHỊ............................................................................................ 98
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................ 100
5
PHỤ LỤC.......................................................................................................... P1
Phụ lục 1. Hệ thống lí thuyết cacbon-silic......................................................... P1
Phụ lục 2. Hệ thống bài tập cacbon-silic............................................................ P5
Phụ lục 3. Giáo án tiết 23.................................................................................... P26
Phụ lục 4. Giáo án tiết 26.................................................................................... P30
Phụ lục 5. Ma trận đề kiểm tra lần 2................................................................... P36
Phụ lục 6. Đề kiểm tra lần 3............................................................................... P37
Phụ lục 7. Phiếu tham khảo ý kiến giáo viên...................................................... P39
Phụ lục 8. Phiếu tham khảo ý kiến học sinh....................................................... P41
6
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
STT Viết tắt Viết đầy đủ
1 ĐC Đối chứng
2 đktc Điều kiện tiêu chuẩn
3 GV Giáo viên
4 HS Học sinh
5 PTHH Phương trình hoá học
6 TCHH Tính chất hoá học
7 TCVL Tính chất vật lí
8 THPT Trung học phổ thông
9 TN Thực nghiệm
7
DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH VẼ
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Bảng kiểm đánh giá năng lực tự học của học sinh ............................. 81
Bảng 3.1. Các lớp thực nghiệm và đối chứng...................................................... 84
Bảng 3.2. So sánh giá trị mức độ ảnh hưởng với bảng tiêu chí Cohen............... 87
Bảng 3.3. Phân phối tần suất số học sinh theo điểm bài kiểm tra trước TN........ 88
Bảng 3.4. Điểm số các tiêu chí trong bảng kiểm năng lực tự học của HS trước
và sau tác động ..................................................................................................... 89
Bảng 3.5. Bảng điểm kiểm tra lần 1..................................................................... 90
Bảng 3.6. Bảng tổng hợp kết quả học tập bài kiểm tra lần 1................................ 91
Bảng 3.7. Các tham số thống kê đặc trưng điểm kiểm tra lần 1 lớp TN và ĐC... 91
Bảng 3.8. Bảng điểm kiểm tra lần 2..................................................................... 92
Bảng 3.9. Bảng tổng hợp kết quả học tập bài kiểm tra lần 2 .............................. 93
Bảng 3.10. Các tham số thống kê đặc trưng điểm kiểm tra lần 2 lớp TN và ĐC 93
Bảng 3.11. Bảng điểm kiểm tra lần 3................................................................... 94
Bảng 3.12. Bảng tổng hợp kết quả học tập bài kiểm tra lần 3............................. 95
Bảng 3.13. Các tham số thống kê đặc trưng điểm kiểm tra lần 3 lớp TN và ĐC 95
DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 1.1. Chu trình tự học................................................................................... 14
Hình 1.2. Chu trình dạy........................................................................................ 16
Hình 3.1. Đồ thị đường luỹ tích điểm kiểm tra lần 1............................................ 90
Hình 3.2. Biểu đồ kết quả học tập bài kiểm tra lần 1........................................... 91
Hình 3.3. Đồ thị đường lũy tích điểm kiểm tra lần 2........................................... 92
Hình 3.4. Biểu đồ kết quả học tập bài kiểm tra lần 2........................................... 93
Hình 3.5. Đồ thị đường lũy tích điểm kiểm tra lần 3........................................... 94
Hình 3.6. Biểu đồ kết quả học tập bài kiểm tra lần 3........................................... 95
8
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài [8], [10], [26], [27], [28]
Đảng và Nhà Nước ta luôn quan tâm, đầu tư cho Giáo dục và đào tạo, coi
“Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu”. Giáo dục và đào tạo góp phần nâng
cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, phục vụ cho sự nghiệp công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Trong nghị quyết hội nghị Trung ương 8 khoá XI về đổi mới căn bản, toàn
diện giáo dục và đào tạo có nhận định về sự yếu kém trong giáo dục và đào tạo
“Phương pháp giáo dục, việc thi, kiểm tra và đánh giá kết quả còn lạc hậu, thiếu
thực chất”. Từ đó đề ra nhiệm vụ, giải pháp “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương
pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và
vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học… Tập trung dạy cách học, cách nghĩ,
khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kĩ
năng, phát triển năng lực… Hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân theo hướng hệ
thống giáo dục mở, học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập”.
Với xã hội hiện đại ngày nay, xu hướng toàn cầu hoá, sự phát triển mạnh mẽ
của khoa học kĩ thuật, các phương pháp, phương tiện nghiên cứu tiên tiến, hiện đại,
sự bùng nổ của công nghệ thông tin và truyền thông, … thì lượng kiến thức tăng lên
theo từng ngày, từng giờ. Người lao động phải không ngừng tự học hỏi, tự cập nhật
kiến thức để phù hợp với xu thế, tình hình mới. Nếu không, sẽ lạc hậu, bị đào thải.
Do đó việc phát triển năng lực tự học cho HS, những người lao động tương lai
của đất nước, là hết sức cần thiết. Trong dự thảo chương trình tổng thể chương trình
giáo dục phổ thông, thì năng lực tự học là một trong những năng lực cốt lõi được
hình thành, phát triển thông qua các môn học và các hoạt động giáo dục. Việc phát
triển năng lực tự học giúp cho HS ghi nhớ sâu kiến thức, hình thành tốt kĩ năng, kĩ
xảo, phát huy lòng ham học, khơi dậy nội lực vốn có, kết quả học tập sẽ có sự tiến
bộ rõ rệt.
Ở nước ta hiện nay, việc học thêm của HS hết sức phổ biến. Mà có một phần
nguyên nhân, do HS không tự học được, không biết phương pháp tự học có hiệu
9
quả, thiếu sự hướng dẫn, định hướng tự học từ phía GV. Việc phát triển năng lực tự
học cho HS sẽ góp phần giảm gánh nặng chi phí học thêm cho gia đình. HS sẽ có
nhiều thời gian hơn cho việc vui chơi, phát triển thể chất, tinh thần, tham gia các
hoạt động cộng đồng,…
Đối với môn Hoá học, hệ thống lý thuyết và bài tập khá nặng. Kiến thức và bài
tập sách giáo khoa chưa đáp ứng đủ yêu cầu của HS. Ta thấy rõ điều này ở đề thi và
phổ điểm kì thi THPT Quốc gia, một kì thi quan trọng đối với mỗi HS lớp 12. Thời
lượng của mỗi tiết học là 45 phút, người GV hầu như chỉ đủ để truyền thụ hệ thống
lý thuyết, một số ít bài tập cơ bản. Về phía HS, một lượng không nhỏ ít tham khảo
sách, ít giải bài tập, … dẫn đến kết quả học tập không cao. Vì vậy, môn Hoá học
cần phát triển ở HS năng lực tự học. Một hệ thống bài tập được biên soạn kĩ lưỡng
từ đơn giản đến phức tạp, phân loại theo từng dạng bài, theo đúng trình độ HS, được
sử dụng một cách hợp lý giúp HS ôn tập hệ thống kiến thức, hình thành kĩ năng,
phát triển các năng lực như năng lực ngôn ngữ, năng lực tính toán, năng lực giải
quyết vấn đề, năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội, năng lực thẩm mỹ... góp phần
nâng cao chất lượng giảng dạy.
Phần phi kim hoá học lớp 11 mà cụ thể là hai chương nitơ-photpho và cacbon-
silic, liên tục có mặt trong trong đề thi THPT Quốc gia, một số bài tập ở mức vận
dụng cao. Bài tập hai chương này sử dụng hầu hết các phương pháp giải bài tập hoá
vô cơ, các định luật bảo toàn… có trong chương trình hoá học THPT. Học tốt hai
chương này sẽ giúp HS giải được một lượng không nhỏ các dạng bài tập hoá học
trong chương trình hoá học vô cơ lớp 12.
Từ các lí do trên, tôi chọn đề tài làm luận văn là “Phát triển năng lực tự học
của học sinh thông qua hệ thống bài tập phần phi kim hoá học lớp 11 trƣờng
Trung học phổ thông”
2. Mục đích nghiên cứu
Xây dựng hệ thống bài tập phần phi kim hoá học lớp 11 Trường THPT, nhằm
phát triển năng lực tự học cho HS.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài.
10
3.2. Nghiên cứu thực trạng sử dụng hệ thống bài tập nhằm phát triển năng lực tự
học cho HS.
3.3. Nghiên cứu phần phi kim Hoá học lớp 11, chuẩn kiến thức-kĩ năng, từ đó xây
dựng hệ thống bài tập phần phi kim Hoá học lớp 11, nhằm phát triển năng lực tự
học cho HS.
3.4. Hướng dẫn HS cách sử dụng hệ thống bài tập đã xây dựng một cách hợp lý, có
hiệu quả, nhằm phát triển năng lực tự học cho HS.
3.5. Thực nghiệm sư phạm, đánh giá hiệu quả của hệ thống bài tập đã xây dựng và
các biện pháp đã đề xuất, từ đó rút ra kết luận về khả năng áp dụng đối với hệ thống
bài tập đã đề xuất.
4. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học Hoá học ở trường THPT.
Đối tượng nghiên cứu: Hệ thống bài tập phần phi kim hoá học lớp 11, nhằm
phát triển năng lực tự học cho HS.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Phƣơng pháp nghiên cứu lý luận
Nghiên cứu tài liệu, giáo trình lý luận dạy học và phương pháp dạy học hoá học.
Nghiên cứu tài liệu lý luận về quá trình tự học của HS.
Nghiên cứu các dạng bài tập Hoá học, tác dụng và cách sử dụng bài tập hoá
học trong dạy học hoá học.
Nghiên cứu chương trình, sách giáo khoa hoá học lớp 11, chuẩn kiến thức-kĩ
năng chương nitơ-photpho và cacbon-silic.
Nghiên cứu lý thuyết về kiểm tra, đánh giá quá trình dạy học.
5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn
Nghiên cứu tình hình dạy học hoá học, kĩ năng giải bài tập hoá học, mức độ tự
học của HS ở trường THPT chuyên Thoại Ngọc Hầu và trường THPT chuyên Thủ
Khoa Nghĩa, An Giang thông qua điều tra bằng phiếu câu hỏi và phỏng vấn.
5.3. Thực nghiệm sƣ phạm
Xây dựng hệ thống bài tập, tiến hành thực nghiệm sư phạm, kiểm tra tính hiệu
quả của hệ thống bài tập và các biện pháp đã đề xuất.
11
Sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lí kết quả thực nghiệm sư phạm.
6. Giả thuyết khoa học
Nếu xây dựng hệ thống bài tập phần phi kim Hoá học lớp 11 và sử dụng một
cách hợp lý, có hiệu quả sẽ phát triển năng lực tự học của HS trường THPT.
7. Phạm vi nghiên cứu
Hệ thống kiến thức và bài tập hoá học phần phi kim lớp 11 để phát triển năng
lực tự học cho HS.
8. Đóng góp của đề tài
Khẳng định vai trò của việc phát triển năng lực tự học của HS ở trường THPT.
Xây dựng được hệ thống bài tập hoá học phần phi kim lớp 11 để phát triển
năng lực tự học cho HS.
Đề xuất các biện pháp để sử dụng hợp lý, có hiệu quả hệ thống bài tập đã xây dựng.
12
NỘI DUNG
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu [27]
Ở nước ta, có nhiều tác giả nghiên cứu về lí luận, phương pháp dạy học Hoá
học như PGS.TS. Trịnh Văn Biều, GS.TSKH. Nguyễn Cương, TS. Nguyễn Mạnh
Dung...; PGS.TS. Nguyễn Xuân Trường nghiên cứu về nội dung và các phương
pháp giải bài tập Hoá học, PGS.TS. Cao Cự Giác nghiên cứu bài tập lí thuyết và
thực nghiệm hoá học...; GS. Nguyễn Cảnh Toàn... nghiên cứu lý luận về phương
pháp tự học.
Ngoài ra, còn có các luận văn thạc sĩ Giáo dục học nghiên cứu về bài tập hoá
học ở lớp 11 THPT phục vụ việc tự học của HS như:
1. Lê Thị Tú Anh (2011), Tuyển chọn, xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập
bồi dưỡng năng lực tự học cho HS trong dạy học các chương ''sự điện li'', ''nhóm
nitơ'', ''nhóm cacbon'' hóa học 11 nâng cao trường THPT, luận văn thạc sĩ giáo
dục học, Đại học Vinh.
2. Trần Thị Hiền (2011), Biên soạn tài liệu hướng dẫn HS tự học môn hóa học
lớp 11 THPT, Luận văn thạc sĩ giáo dục học, Trường ĐHSP TP. Hồ Chí Minh.
3. Nguyễn Thị Tuyết Hoa (2010), Xây dựng website nhằm tăng cường năng
lực tự học cho HS giỏi Hóa học lớp 11 THPT, Luận văn thạc sĩ giáo dục học,
Trường ĐHSP TP. Hồ Chí Minh.
4. Phan Đăng Khoa (2012), Thiết kế website hỗ trợ HS tự học phần hoá hữu
cơ lớp 11 ban cơ bản, Luận văn thạc sĩ giáo dục học, Trường ĐHSP TP.Hồ Chí
Minh.
5. Phan Kim Oanh (2011), Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập hỗ trợ HS tự
học phần hoá vô cơ lớp 11 chương trình nâng cao, Luận văn thạc sĩ giáo dục học,
Trường ĐHSP TP. Hồ Chí Minh.
6. Nguyễn Thị Hoài Thanh (2012), Bồi dưỡng năng lực tự học cho HS thông
qua hệ thống bài tập phần hóa học hữu cơ lớp 11 nâng cao, Luận văn thạc sĩ giáo
dục học, Trường Đại học Giáo dục.
13
7. Trương Hoài Thương (2012), Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập hỗ trợ
HS tự học phần Hóa vô cơ lớp 11 chương trình nâng cao trường THPT, Luận văn
thạc sĩ giáo dục học, Đại học Vinh.
Như vậy, việc xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập Hoá học lớp 11 đã được
nghiên cứu với nhiều mức độ và cách tiếp cận khác nhau.
Trong chương trình tổng thể chương trình giáo dục phổ thông có đề cập đến
năng lực tự học, là một trong những năng lực quan trọng cần được hình thành và
phát triển ở người HS.
Hiện nay, bài tập Hoá học bậc THPT nói chung trong đó có bài tập phi kim
hoá học lớp 11, đã có nhiều thay đổi với những dạng bài tập mới như bài tập về
hình vẽ thí nghiệm, bài tập đồ thị, bài tập liên hệ thực tiễn, nhiều nội dung sâu, rộng
hơn... đòi hỏi sự tư duy, động não của HS.
Để giải quyết yêu cầu ngày càng cao về hệ thống bài tập và phát triển năng lực
tự học, việc xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập phi kim Hoá học lớp 11 nhằm
phát triển năng lực tự học cho HS là điều cần thiết.
1.2. Khái niệm năng lực [27, tr. 32]
“Năng lực là thuộc tính cá nhân được hình thành, phát triển nhờ tố chất sẵn có
và quá trình học tập, rèn luyện, cho phép con người huy động tổng hợp các kiến
thức, kỹ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí,... thực
hiện thành công một loại hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong những
điều kiện cụ thể”.
1.3. Năng lực tự học
1.3.1. Khái niệm tự học [17, tr. 59-60], [24, tr. 302]
Theo Thái Duy Tuyên “Tự học là hoạt động độc lập chiếm lĩnh kiến thức, kĩ
năng, kĩ xảo... và kinh nghiệm lịch sử xã hội loài người nói chung và của chính bản
thân người học”.
Theo Nguyễn Cảnh Toàn “Tự học là tự mình động não, suy nghĩ, sử dụng các
năng lực trí tuệ (quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp...) và có khi cả cơ bắp (khi
phải sử dụng công cụ) cùng với các phẩm chất của mình, để chiếm lĩnh hiểu biết
nào đó của nhân loại, biến những lĩnh vực đó thành sở hữu của mình”.
14
1.3.2. Vai trò của tự học [6, tr. 39-40]
Tự học có ý nghĩa quyết định quan trọng đối với sự thành đạt của mỗi người.
Tự học là con đường khẳng định của mỗi người. Tự học giúp cho con người
giải quyết mâu thuẫn giữa khát vọng cao đẹp về học vấn với hoàn cảnh khó khăn
của cuộc sống cá nhân.
Tự học là con đường tạo ra tri thức bền vững cho mỗi người. Quá trình tự học
khác hẳn với quá trình học tập thụ động nhồi nhét, áp đặt. Quá trình tự học diễn ra
theo đúng quy luật của hoạt động nhận thức. Kiến thức có được do tự học là kết quả
của hứng thú, của sự tìm tòi, lựa chọn, nên bao giờ cũng vững chắc bền lâu. Có
phương pháp tự học tốt sẽ đem lại kết quả học tập cao hơn.
Tự học khắc phục nghịch lí: học vấn thì vô hạn mà tuổi học đường thì giới
hạn. Sự bùng nổ thông tin làm cho người thầy không có cách nào truyền thụ hết
kiến thức cho trò, trò phải học cách học, tự học, tự đào tạo. Tự học đang trở thành
chìa khoá vàng trong thời đại bùng nổ thông tin ngày nay.
Tự học góp phần dân chủ hoá, xã hội hoá giáo dục một cách có hiệu quả nhằm
phát huy, tận dụng tiềm năng to lớn của mỗi thành viên trong cộng đồng.
1.3.3. Các hình thức của tự học [24]
Tự học dưới sự hướng dẫn của thầy.
Tự học không có sự hướng dẫn của thầy.
Tự học trong cuộc sống.
1.3.4. Chu trình tự học
1.3.4.1. Chu trình tự học của học sinh [17, tr. 160-161]
Hình 1.1. Chu trình tự học
15
Gồm ba thời:
- Thời (1): Tự nghiên cứu.
- Thời (2): Tự thể hiện.
- Thời (3): Tự kiểm tra, tự điều chỉnh.
Thời (1): Tự nghiên cứu
Người học tự tìm tòi, quan sát, mô tả, giải thích, phát hiện vấn đề, định hướng
giải quyết vấn đề, giải quyết vấn đề, tự tìm ra kiến thức mới (chỉ mới đối với người
học) và tạo ra sản phẩm ban đầu hay sản phẩm thô có tính cá nhân.
Thời (2): Tự thể hiện
Người học tự thể hiện mình bằng văn bản, bằng lời nói, tự sắm vai trong các
tình huống, vấn đề, tự trình bày, bảo vệ kiến thức hay sản phẩm cá nhân ban đầu
của mình, tự thể hiện qua sự hợp tác, trao đổi, đối thoại, giao tiếp với các bạn và
thầy, tạo ra sản phẩm có tính chất xã hội của cộng đồng lớp học.
Thời (3): Tự kiểm tra, tự điều chỉnh
Sau khi tự thể hiện mình qua sự hợp tác trao đổi với các bạn và thầy, sau khi
thầy kết luận, người học tự kiểm tra, tự đánh giá sản phẩm ban đầu của mình, tự sửa
sai, tự điều chỉnh thành sản phẩm khoa học (tri thức).
1.3.4.2. Chu trình dạy của thầy [17, tr. 161-163]
Chu trình dạy của thầy nhằm tác động hợp lý, phù hợp và cộng hưởng với chu
trình tự học của trò, cũng là chu trình ba thời tương ứng với chu trình tự học ba thời
của trò:
- Hướng dẫn
- Tổ chức
- Trọng tài, cố vấn, kết luận, kiểm tra
Thầy-tác nhân Trò chủ thể
(1) Hướng dẫn Tự nghiên cứu
(2) Tổ chức Tự thể hiện
(3) Trọng tài, cố vấn Tự điều chỉnh
kết luận, kiểm tra
16
Hình 1.2. Chu trình dạy
Thời (1): Hướng dẫn
Thầy hướng dẫn cho từng cá nhân HS về các tình huống học, về các vấn đề
cần phải giải quyết, về các nhiệm vụ phải thực hiện trong tập thể HS.
HS tự nghiên cứu, tìm tòi cách xử lý các tình huống, cách giải quyết vấn đề để
tự mình tìm ra kiến thức, chân lý bằng hành động của chính mình, tạo ra sản phẩm
ban đầu.
Thời (2): Tổ chức
Thầy tổ chức cho trò tự thể hiện mình và hợp tác với các bạn: tổ chức các cuộc
tranh luận, hội thảo, trao đổi trò-trò, trò-thầy, sinh hoạt nhóm, đội công tác trong
lớp, các hoạt động tập thể trong và ngoài nhà trường nhằm tăng cường mối quan hệ
giao tiếp trò-trò, trò-thầy và sự hợp tác cùng nhau tìm ra kiến thức, chân lý.
Thầy là người đạo diễn và dẫn chương trình.
Thời (3): Trọng tài, cố vấn, kết luận, kiểm tra
Thầy là trọng tài, cố vấn, kết luận về các cuộc tranh luận, đối thoại trò-trò, trò-
thầy để khẳng định về mặt khoa học kiến thức do người học tự mình tìm ra.
Cuối cùng, thầy là người kiểm tra, đánh giá kết quả tự học của trò trên cơ sở
trò tự đánh giá, tự điều chỉnh...
17
1.3.5. Các biểu hiện của năng lực tự học của HS [27, tr. 37-38]
Theo dự thảo chương trình giáo dục phổ thông chương trình tổng thể thì các
biểu hiện cụ thể của năng lực tự học của HS là:
- Xác định nhiệm vụ học tập dựa trên kết quả đã đạt được; đặt mục tiêu học
tập chi tiết, cụ thể, khắc phục những mặt còn hạn chế.
- Đánh giá và điều chỉnh được kế hoạch học tập; hình thành cách học tập riêng
của bản thân; tìm kiếm, đánh giá và lựa chọn được nguồn tài liệu phù hợp với các
mục đích, nhiệm vụ học tập khác nhau; ghi chép thông tin bằng các hình thức phù
hợp, thuận lợi cho việc ghi nhớ, sử dụng, bổ sung khi cần thiết.
- Tự nhận ra và điều chỉnh những sai sót, hạn chế của bản thân trong quá trình
học tập; suy ngẫm cách học của mình, rút kinh nghiệm để có thể vận dụng vào các
tình huống khác; biết tự điều chỉnh cách học.
1.3.6. Vai trò của giáo viên để phát huy tính tự học cho học sinh [13, tr. 8]
Tăng mức độ hoạt động trí lực chủ động, tích cực, sáng tạo của HS:
+ Thường xuyên sử dụng tổ hợp phương pháp phức hợp-dạy học nêu vấn đề và dạy
cho HS giải quyết các vấn đề học tập (bài toán nhận thức) và các vấn đề có liên
quan đến thực tiễn từ thấp đến cao.
+ Tăng cường sử dụng các bài tập và bài toán đòi hỏi HS phải suy luận sáng tạo
trong đó có những bài tập thực nghiệm.
Từng bước đổi mới việc kiểm tra đánh giá, đánh giá cao những biểu hiện chủ
động, sáng tạo của HS và đánh giá cao về kiến thức, kĩ năng thực hành cũng như kĩ
năng biết vận dụng sáng tạo kiến thức để giải quyết các vấn đề có liên quan đến
thực tiễn. GV không cho điểm tối đa đối với HS chỉ học thuộc lòng các kiến thức
trong sách giáo khoa và thưởng điểm cho các HS biết vận dụng tổng hợp và sáng
tạo thì khi đó HS sẽ thay đổi cách học và cách làm bài.
Tăng cường thời gian để HS hoạt động trong tiết học.
1.4. Bài tập hoá học
1.4.1. Khái niệm bài tập hoá học [25]
Theo từ điển Tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học thì “Bài tập là bài ra cho HS
làm để tập vận dụng những điều đã học”.
18
Bài tập hoá học bao gồm các câu hỏi và bài toán hoá học.
Như vậy, bài tập hoá học có thể hiểu là các câu hỏi hoặc bài toán hoá học mà
khi HS vận dụng các kiến thức đã được học khi giải quyết được sẽ giúp phát triển
một năng lực nào đó.
1.4.2. Tác dụng của bài tập hoá học [11, tr. 157]
1. Giúp cho HS hiểu được một cách chính xác các khái niệm hoá học, nắm
được bản chất của từng khái niệm đã học.
2. Có điều kiện để rèn luyện, củng cố và khắc sâu các kiến thức hoá học cơ
bản, hiểu được mối quan hệ giữa các nội dung kiến thức cơ bản.
3. Góp phần hình thành được những kĩ năng, kĩ xảo cần thiết về bộ môn hoá
học ở HS, giúp họ sử dụng ngôn ngữ hoá học đúng, chuẩn xác.
4. Có khả năng để gắn kết các nội dung học tập ở trường với thực tiễn đa dạng,
phong phú của đời sống xã hội hoặc trong sản xuất hoá học.
Ngoài ra còn được sử dụng nhiều trong quá trình chuẩn bị nghiên cứu các kiến
thức mới.
1.4.3. Phân loại bài tập hoá học [5, tr. 94-95]
1. Phân loại dựa vào nội dung toán học của bài tập: bài tập định tính; bài tập
định lượng.
2. Phân loại dựa vào hoạt động của HS khi giải bài tập: Bài tập lý thuyết, bài
tập thực nghiệm.
3. Phân loại dựa vào nội dung hoá học của bài tập: bài tập hoá đại cương; bài
tập hoá vô cơ; bài tập hoá hữu cơ.
4. Dựa vào nhiệm vụ đặt ra và yêu cầu của bài tập: bài tập cân bằng phương
trình phản ứng; bài tập viết chuỗi phản ứng; bài tập điều chế...
5. Dựa vào khối lượng kiến thức, mức độ đơn giản hay phức tạp của bài tập:
bài tập cơ bản; bài tập tổng hợp.
6. Dựa vào cách thức tiến hành kiểm tra: bài tập trắc nghiệm; bài tập tự luận.
7. Dựa vào phương pháp giải bài tập: bài tập tính theo công thức và phương
trình; bài tập biện luận; bài tập dùng các giá trị trung bình...
19
8. Dựa vào mục đích sử dụng: bài tập dùng kiểm tra đầu giờ; bài tập dùng
củng cố kiến thức; bài tập dùng ôn luyện, tổng kết; bài tập dùng bồi dưỡng HS giỏi;
bài tập dùng phụ đạo HS yếu...
1.5. Thực trạng việc sử dụng hệ thống bài tập và việc tự học của học sinh ở
trƣờng THPT
Tiến hành khảo sát ý kiến với 24 GV và 300 HS khối 11 trường THPT Chuyên
Thoại Ngọc Hầu, THPT Chuyên Thủ Khoa Nghĩa, THPT Hoà Bình (tỉnh An
Giang), năm học 2017-2018.
1.5.1. Phiếu tham khảo ý kiến giáo viên [14] (xem phụ lục 7)
1. Mức độ quan trọng của những nội dung hoá học
Nội dung
MỨC ĐỘ QUAN TRỌNG
1 2 3 4 5
Bài học hoá học 0 0 6 10 8
Bài luyện tập 0 0 5 8 11
Bài thực hành 0 5 11 4 4
2. Tình hình sử dụng hệ thống bài tập
Số ý kiến Tỉ lệ
Rất thường xuyên � 6 25,0%
Thường xuyên 14 58,3%
Thỉnh thoảng 4 16,7%
Chưa bao giờ 0 0,0%
3. Thời điểm giao bài tập
Số ý kiến Tỉ lệ
Đầu năm học, hoặc đầu mỗi học kì � 3 12,5%
Trước khi bắt đầu chương mới 7 29,2%
Trước mỗi bài học � 4 16,7%
Sau khi học xong mỗi chương 10 41,6%
20
4. Nguồn gốc hệ thống bài tập
Số ý kiến Tỉ lệ
Sách tham khảo 7 29,2%
Internet � 24 100,0%
Tự xây dựng 12 50,0%
5. Hệ thống bài tập được thiết kế theo
Số ý kiến Tỉ lệ
Bài học 4 16,7%
Chương 13 54,2%
Chủ đề 7 29,1%
6. Cách thức sử dụng hệ thống bài tập
Số ý kiến Tỉ lệ
HS tự giải bài tập 2 8,3%
HS tự giải bài tập, GV giải đáp thắc mắc khi được HS
yêu cầu
10 41,7%
GV giải bài tập mẫu, HS về nhà làm bài tập tương tự 12 50,0%
GV giải bài tập mẫu, HS về nhà làm bài tập tương tự
có kèm đáp số
12 50,0%
7. Những khó khăn gặp phải khi dạy bài tập hoá học
Khó khăn
Mức độ khó khăn
1 2 3 4 5
Không đủ thời gian 0 0 2 5 13
Trình độ HS không đồng đều 0 0 3 14 7
Không có hệ thống bài tập
chất lượng hỗ trợ tự học
0 1 4 6 13
21
8. Khi xây dựng hệ thống bài tập bồi dưỡng năng lực tự học của HS nên
Số ý kiến Tỉ lệ
Soạn theo từng bài học 20 83,3%
Phân theo dạng 21 87,5%
Sắp xếp từ đơn giản đến phức tạp 22 91,6
Có bài giải mẫu cho từng dạng 22 91,6
Có đáp số cho các bài tập 20 83,3%
Có bài tập tổng hợp 23 95,8%
Có bài tập tiệm cận với các đề thi THPT Quốc gia 20 83,3%
9. Sự ưu tiên giữa bài tập trắc nghiệm và bài tập tự luận
Số ý kiến Tỉ lệ
Bài tập trắc nghiệm 17 70,1%
Bài tập tự luận 7 29,1%
10. Mức độ cần thiết phải hướng dẫn phương pháp tự học cho HS
Số ý kiến Tỉ lệ
Rất cần thiết 15 62,5%
Cần thiết 9 37,5%
Bình thường 0 0,0%
Không cần thiết 0 0,0%
1.5.2. Phiếu tham khảo ý kiến học sinh [14] (xem phụ lục 8)
1. Mức độ hứng thú đối với môn Hoá học
Số ý kiến Tỉ lệ
Yêu thích 79 26,3%
Do yêu cầu học tập 180 60,0%
Không hứng thú 41 13,7%
22
2. Việc đọc bài trước trong SGK Hoá học trước khi đến lớp của HS
Số ý kiến Tỉ lệ
Rất thường xuyên 52 17,3%
Thỉnh thoảng 163 54,3%
Không bao giờ 0 0,0%
Chỉ khi được yêu cầu 85 28,3%
3. Sự yêu thích đối với giờ bài tập hoá học
Số ý kiến Tỉ lệ
Rất thích 42 13,3%
Thích 87 29,0%
Bình thường 147 49,0%
Không thích 24 8,0%
4. Việc chuẩn bị cho tiết bài tập của HS
Số ý kiến Tỉ lệ
Làm trước các bài tập được giao ở nhà 107 35,7%
Đọc, tóm tắt, ghi nhận chỗ chưa hiểu 66 22,0%
Đọc lướt qua bài tập 92 30,7%
Không chuẩn bị gì cả 35 11,6%
5. Cách làm việc khi gặp một bài toán khó của HS
Số ý kiến Tỉ lệ
Mày mò tự tìm cách giải 21 7,0%
Trao đổi với các bạn khác 37 12,3%
Trao đổi với GV 18 6,0%
Xem kĩ bài mẫu GV hướng dẫn 124 41,3%
Tham khảo lời giải trong sách, tài liệu... 70 23,4%
Bỏ qua không làm 30 10,0%
23
6. Số lượng bài tập về nhà mà HS giải được
Số ý kiến Tỉ lệ
Dưới 25% 61 20,3%
25%-50% 125 41,7%
50% -75% 64 21,3%
Trên 75% 50 16,7%
7. Những khó khăn gặp phải khi giải bài tập hoá học của HS
Số ý kiến Tỉ lệ
Thiếu bài tập tương tự 168 56,0%
Không có bài giải mẫu 174 58,0%
Các bài tập lộn xộn, không theo dạng 133 44,3%
Các bài tập không được xếp từ dễ đến khó 140 46,7%
Không có đáp số cho bài tập tương tự 183 61,0%
Có nhiều bài tập mà nội dung không có trong
chương trình học
52 17,3%
8. Sự đầu tư để học tốt môn Hoá học
Số ý kiến Tỉ lệ
Chỉ cần học trên lớp là đủ 101 33,6%
Học thêm (ở nhà GV hoặc trung tâm) 219 73,0%
Dành nhiều thời gian tự học có sự hướng dẫn của GV 145 48,3%
9. Đánh giá sự cần thiết của yếu tố tự học, tự nghiên cứu
Số ý kiến Tỉ lệ
Rất cần thiết 170 56,7%
Cần thiết 115 38,3%
Bình thường 14 4,7%
Không cần thiết 1 0,3%
24
10. Lí do HS phải tự học ở nhà
Số ý kiến Tỉ lệ
Giúp HS hiểu bài trên lớp sâu sắc hơn 206 68,7%
Giúp HS nhớ bài lâu hơn 219 73,0%
Kích thích hứng thú tìm tòi nâng cao mở rộng kiến thức 143 47,7%
Tập thói quen tự học và tự nghiên cứu 108 36,0%
Rèn luyện thêm khả năng tư duy 205 68,3%
Nội dung đang học thường đề cập trong các kì thi 247 82,3%
11. HS sử dụng thời gian tự học để
Số ý kiến Tỉ lệ
Đọc lại bài trên lớp 237 79,0%
Chuẩn bị bài trên lớp theo hướng dẫn của GV 166 55,3%
Đọc tài liệu tham khảo 144 48,0%
12. Những khó khăn gặp phải trong quá trình tự học là
Số ý kiến Tỉ lệ
Thiếu tài liệu học tập, tham khảo 153 51,0%
Thiếu sự hướng dẫn cụ thể cho việc học tập 190 63,3%
Kiến thức rộng khó bao quát 179 59,7%
13. Những tác động đến hiệu quả của việc tự học
Số ý kiến Tỉ lệ
Niềm tin và sự chủ động của HS 185 61,7%
Sự tổ chức, hướng dẫn của thầy cô 188 62,7%
Tài liệu hướng dẫn học tập 183 61,0%
1.5.3. Nhận xét
Qua kết quả khảo sát trên, có thể thấy:
- Hầu hết GV đều xem năng lực tự học cần thiết phải được phát triển trong HS.
25
- GV thường xuyên sử dụng hệ thống bài tập phục vụ cho việc giảng dạy. Nguyên
nhân chính ở đây có thể do hệ thống bài tập sách giáo khoa chưa đáp ứng được yêu
cầu của các kì thi, thời gian tiết học còn hạn chế nên không đủ để hướng dẫn bài
tập. GV thỉnh thoảng sửa bài tập ở giờ bài học mới và sử dụng nhiều hơn trong giờ
luyện tập.
- Việc xây dựng hệ thống bài tập chủ yếu đảm bảo yêu cầu về mặt thi cử, tiệm cận
với đề thi. Đa số bài tập có nguồn gốc từ sách tham khảo và tài liệu trên Internet.
GV yêu cầu hệ thống bài tập phải được phân loại, sắp xếp theo mức độ và có hướng
dẫn giải hoặc đáp số để HS dễ tra cứu, học tập.
- Đa số HS đều biết đến vai trò của tự học nhưng chỉ một số ít HS có đọc SGK
trước khi đến lớp và gặp khó khăn khi tự học, đa số phải đi học thêm để rèn kĩ năng
giải bài tập.
- Nhiều HS có chuẩn bị bài tập ở nhà trước khi học tiết luyện tập nếu được GV yêu
cầu. HS thường xem hướng dẫn giải của GV trước khi giải bài tập tương tự. Tuy
vậy, số lượng HS giải bài tập ở nhà còn tương đối ít. Khi không giải được bài tập,
HS thường tham khảo tài liệu, trao đổi với bạn bè, ít trao đổi trực tiếp với GV.
Tiểu kết chƣơng 1
Trong chương một, chúng tôi đã nghiên cứu lý luận về năng lực, năng lực tự
học, một số vấn đề về bài tập và sử dụng hệ thống bài tập hoá học ở trường THPT.
+ Vấn đề năng lực và năng lực tự học: khái niệm về năng lực và năng lực tự
học; các hình thức của tự học; chu trình tự học; biểu hiện năng lực tự học của HS,
vai trò của GV để phát huy tính tự học cho HS.
+ Bài tập hoá học: khái niệm bài tập hoá học; tác dụng của bài tập hoá học;
phân loại bài tập hoá học.
+ Phát phiếu khảo sát và đưa ra những nhận xét về thực trạng sử dụng hệ
thống bài tập và việc tự học của HS ở trường THPT.
Các lý luận được trình bày trong chương một giúp chúng tôi định hướng thiết
kế hệ thống bài tập phi kim lớp 11 THPT phù hợp với HS.
26
CHƢƠNG 2
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CỦA HỌC SINH THÔNG QUA
HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN PHI KIM HOÁ HỌC LỚP 11
TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
2.1. Chuẩn kiến thức-kĩ năng [19]
2.1.1. Kiến thức
HS biết và hiểu:
- Vị trí, cấu tạo nguyên tử, TCHH, ứng dụng của nitơ, photpho, cacbon, silic.
- Thành phần, cấu tạo phân tử, TCVL, TCHH, ứng dụng, điều chế một số hợp
chất của nitơ, photpho, cacbon, silic, một số phân bón hoá học...
2.1.2. Kĩ năng
- Viết các PTHH của phản ứng trao đổi dưới dạng phân tử và ion, của phản ứng
oxi hoá-khử...biểu diễn TCHH của nitơ, photpho, cacbon, silic và hợp chất của chúng.
- Từ vị trí, cấu tạo nguyên tử, thành phần và cấu tạo phân tử, dự đoán một số
TCHH cơ bản của nitơ, photpho, cacbon, silic và một số hợp chất của chúng. Biết
kiểm tra các dự đoán và kết luận về tính chất của chúng.
- Phân biệt một số hợp chất của nitơ, photpho, cacbon, silic dựa vào phản ứng
hoá học đặc trưng.
- Thực hiện một số thí nghiệm đơn giản, dễ thực hiện để nghiên cứu TCHH
của nitơ, photpho, cacbon, silic và một số hợp chất của chúng, một số phân bón hoá
học thông thường.
- Biết làm việc hợp tác với các HS khác để xây dựng kiến thức mới về nitơ,
photpho, cacbon, silic và hợp chất.
- Giải bài tập hoá học.
2.2. Phân phối chƣơng trình phần phi kim hoá học lớp 11 THPT
Tiết 10: Bài 7. Nitơ.
Tiết 11, 12: Bài 8. Amoniac và muối amoni.
Tiết 13, 14: Bài 9. Axit nitric và muối nitrat.
Tiết 15: Bài 10. Photpho.
27
Tiết 16: Bài 11. Axit photphoric và muối photphat.
Tiết 17: Bài 12. Phân bón hoá học.
Tiết 18, 19: Bài 13. Luyện tập: Tính chất của nitơ, photpho và hợp chất.
Tiết 20: Bài 14. Bài thực hành 2: Tính chất của một số hợp chất nitơ,
photpho.
Tiết 21: Kiểm tra 1 tiết.
Tiết 22: Bài 15. Cacbon.
Tiết 23, 24: Bài 16. Hợp chất của cacbon.
Tiết 25: Bài 17. Silic và hợp chất của silic.
Tiết 26: Bài 19. Luyện tập: Tính chất của cacbon, silic và hợp chất.
2.3. Cơ sở xây dựng hệ thống bài tập phần phi kim hoá học lớp 11 trƣờng
trung học phổ thông, nhằm phát triển năng lực tự học của học sinh
2.3.1. Nguyên tắc khi xây dựng hệ thống bài tập [5, tr. 99]
Lựa chọn các bài tập tiêu biểu điển hình. Biên soạn hệ thống bài tập đa cấp để
tiện cho sử dụng:
+ Sắp xếp theo từng dạng bài toán.
+ Xếp theo mức độ từ dễ đến khó.
Hệ thống bài tập phải bao quát hết các kiến thức cơ bản, cốt lõi nhất cần cung
cấp cho HS. Tránh bỏ sót, trùng lặp, phần thì qua loa, phần thì quá kĩ.
Bài tập trong một học kỳ, một năm học phải kế thừa nhau, bổ sung lẫn nhau.
Đảm bảo tính phân hoá, tính vừa sức với ba loại trình độ HS.
Đảm bảo sự cân đối về thời gian học lý thuyết và làm bài tập. Không tham lam
bắt HS làm bài tập quá nhiều ảnh hưởng đến các môn học khác.
2.3.2. Quy trình xây dựng bài tập hoá học mới
Xác định mục tiêu dạy học.
Phân tích logic nội dung dạy học.
Xác định nội dung kiến thức có thể mã hoá thành bài tập.
Diễn đạt các khả năng mã hoá nội dung kiến thức đó thành hệ thống nhiệm vụ
cần thiết từ đó hình thành bài tập.
Giải bài tập, chỉnh sửa, hoàn chỉnh bài tập hoá học.
28
2.3.3. Chọn, chữa bài tập hoá học và xây dựng đề bài tập hoá học mới
[11, tr. 163-166]
Khi chọn bài tập, cần chú ý tới các yếu tố sau:
a. Căn cứ trên khối lượng kiến thức HS đã nắm được để lựa chọn các bài tập
phù hợp và HS có khả năng giải quyết được.
b. Qua việc giải bài tập của HS có thể đánh giá được chất lượng học tập, phân
loại được HS, kích thích được toàn lớp học (sử dụng xen kẽ giữa các loại bài toán
khó, trung bình và dễ để HS khá không chủ quan mà HS kém cũng không nản).
c. Căn cứ vào chương trình giảng dạy, nên xây dựng thành một hệ thống bài
tập, phù hợp với mức độ của từng khối lớp; kết hợp với khâu ôn luyện thường
xuyên để rèn kĩ năng, kĩ xảo cho HS trong việc giải bài tập.
d. Chất lượng giải bài tập, hứng thú trong khi giải bài tập của HS được nâng
lên rất nhiều nếu bài tập được chọn có chứa đựng các nội dung sau:
- Gắn liền với các kiến thức khoa học về hoá học hoặc các môn học khác, gắn
với thực tiễn sản xuất hoặc đời sống...
- Bài tập có thể giải theo nhiều cách, trong đó có cách giải ngắn gọn nhưng đòi
hỏi HS phải thông minh hoặc có sự suy luận cần thiết thì mới giải được.
e. Riêng về các bài tập lí thuyết, sau mỗi bài giảng cần rèn luyện cho HS có
thói quen làm hết bài tập có trong sách giáo khoa.
Chữa bài tập:
Tuỳ thuộc mục đích khác nhau, việc triển khai chữa bài tập có thể tiến hành
như sau:
a. Khi với mục đích chú trọng chất lượng: thường là khi chữa các bài kiểm tra
viết, chữa các bài tập đã chọn lọc điển hình và yêu cầu HS chuẩn bị chu đáo trước.
Khi chữa, cần chú ý thực hiện các điểm sau:
- Phải chữa rất chi tiết, trình bày rõ ràng, diễn đạt chính xác. Trong khi chữa,
kết hợp chữa các lỗi điển hình của HS đã mắc phải.
- Phải hướng dẫn cho HS cách phân tích bài tập, chứ không chỉ đi sâu vào giải
cụ thể. Trong quá trình chữa, nếu có những ví dụ về bài làm của HS mà từ việc
phân tích sai mà dẫn đến giải sai thì càng tốt. Cách chữa như vậy sẽ rèn luyện tốt
các kĩ năng, kĩ xảo giải bài tập của HS.
29
- Trong quá trình chữa bài tập, cần lựa chọn các bài tập điển hình, các dạng bài
tập bắt buộc. Từ việc kiểm tra, xác định được những HS còn yếu chưa làm được.
Bằng hình thức kiểm tra thường xuyên, lặp đi lặp lại, phụ đạo thêm... sẽ nâng dần
chất lượng của HS toàn lớp.
b. Khi chú trọng tới số lượng: để khuyến khích HS chăm chỉ học tập, lo lắng
rèn luyện kĩ năng thường xuyên, đánh giá kịp thời chất lượng dạy và học.
Các hình thức:
- Tiến hành vào đầu (hoặc cuối) giờ học, kiểm tra (kết hợp với chữa) nhiều HS
cùng một lúc dưới các hình thức: viết trên bảng, kiểm tra viết trên giấy, trả bài
miệng trước lớp...
- Kiểm tra bằng phiếu trắc nghiệm đối với một nhóm HS hoặc cả lớp: HS trả
lời bằng cách điền vào phiếu học tập.
- Bài toán hoá học: các dạng bài toán cơ bản. Khi kĩ năng làm bài của HS
được nâng lên, có thể bổ sung các bài toán khó hơn...
Xây dựng đề bài tập mới
Ngoài vấn đề triệt để sử dụng các bài tập có sẵn trong sách giáo khoa, sách bài
tập hoặc các tài liệu tham khảo khác, trong quá trình giảng dạy, người GV hoá học
cần biết cách xây dựng một số đề bài tập mới phù hợp với đối tượng HS và quan
trọng hơn cả là sự phù hợp với trình độ nhận thức của họ.
Có hai hình thức xây dựng các đề bài tập mới:
- Xây dựng các bài tập tương tự với các bài tập hay ở trong sách giáo khoa hay
các sách khác.
- Xây dựng các bài tập mới bằng cách phối hợp nhiều phần của các bài tập hay
trong sách đã in hoặc của các bài tập học được của những người khác.
2.4. Xây dựng hệ thống bài tập phần phi kim hoá học lớp 11 trƣờng trung học
phổ thông nhằm phát triển năng lực tự học của học sinh
2.4.1. Hệ thống lí thuyết chƣơng nitơ-photpho
2.4.1.1. Nitơ
a. Vị trí - cấu hình electron nguyên tử
- Vị trí: nitơ ở ô thứ 7, chu kì 2, nhóm VA.
- Cấu hình electron: 1s2
2s2
2p3
.
30
- Công thức cấu tạo của phân tử N2: N≡N
b. Tính chất vật lí
Ở điều kiện thường, nitơ là chất khí không màu, không mùi, không vị, hơi nhẹ
hơn không khí. Tan rất ít trong nước.
c. Tính chất hóa học
- Ở nhiệt độ thường, nitơ khá trơ về mặt hóa học do có liên kết ba N≡N rất bền. Ở
nhiệt độ cao, nitơ trở nên hoạt động hơn.
- Trong các phản ứng hóa học, nitơ thể hiện tính oxi hóa và tính khử.
* Tính oxi hóa
Tác dụng với kim loại:
00 -3
t
2 3 23Mg+N Mg N (magie nitrua)
Tác dụng với hiđro:
00 -3t ,p
2 2 3xt
N +3H 2NH (amoniac)
* Tính khử
00 +2t
2 2N + O 2NO
Khí NO sinh ra kết hợp ngay với O2 không khí tạo ra NO2:
+2 +4
2 22NO + O 2NO
d. Điều chế
Trong công nghiệp, nitơ được điều chế bằng cách chưng cất phân đoạn không
khí lỏng.
2.4.1.2. Amoniac và muối amoni
1. Amoniac
a. Cấu tạo phân tử
b. Tính chất vật lí
NH3 là một chất khí không màu, mùi khai và xốc, nhẹ hơn không khí, tan
nhiều trong nước.
c. Tính chất hóa học
31
* Tính bazơ yếu
- Tác dụng với nước: + -
3 2 4NH + H O NH + OH
Trong dung dịch, amoniac là bazơ yếu. Khí amoniac làm quì tím ẩm hóa xanh.
- Tác dụng với dung dịch muối: AlCl3 + 3NH3 + 3H2O → Al(OH)3↓ + 3NH4Cl
- Tác dụng với axit: NH3 (k) + HCl (k) → NH4Cl (r)
* Tính khử:
0-3 0
t
3 2 2 24NH +3O 2N +6H O
2
4


0-3
Pt,t
3 2 24NH +5O NO+6H O
d. Điều chế
* Trong phòng thí nghiệm: 2NH4Cl + Ca(OH)2
0
t
 CaCl2 + 2NH3↑ + 2H2O
* Trong công nghiệp:
0
t ,xt,p
2 2 3N (k) +3H (k) 2NH (k) ∆H < 0
2. Muối amoni
Là chất tinh thể ion, gồm cation amoni +
4NH và anion gốc axit.
a. Tính chất vật lí: tất cả đều tan trong nước và điện li hoàn toàn thành ion.
b. Tính chất hóa học
* Tác dụng với dung dịch kiềm
(NH4)2SO4 + 2NaOH
0
t
 Na2SO4 + 2NH3↑ + 2H2O
+
4NH + OH - 0
t
 NH3↑ + H2O
* Phản ứng nhiệt phân
NH4Cl
0
t
 NH3 (k) + HCl (k)
(NH4)2CO3
0
t
 NH3 (k) + NH4HCO3 (r)
NH4HCO3
0
t
NH3 (k) + CO2 (k) + H2O (k)
NH4NO2
0
t
 N2 + 2H2O
NH4NO3
0
t
 N2O + 2H2O
2.4.1.3. Axit nitric và muối nitrat
1. Axit nitric
a. Cấu tạo phân tử
- Trong phân tử HNO3, nguyên tố nitơ có số oxi hoá cao nhất là +5.
32
b. Tính chất vật lí
- Axit nitric tinh khiết là chất lỏng không màu, bốc khói mạnh trong không khí ẩm.
- Axit nitric kém bền. Ngay ở điều kiện thường, khi có ánh sáng, bị phân huỷ một
phần giải phóng khí NO2. Khí này tan trong dung dịch axit làm cho dung dịch có
màu vàng.
- Axit nitric tan trong nước theo bất kì tỉ lệ nào.
c. Tính chất hóa học
Tính axit
Axit nitric là một axit mạnh. Có đầy đủ tính chất hoá học của một axit.
CuO + 2HNO3  Cu(NO3)2 + H2O
Ca(OH)2 + 2HNO3  Ca(NO3)2 + 2H2O
CaCO3 + 2HNO3  Ca(NO3)2 + CO2 + H2O
Tính oxi hoá
- Axit nitric có tính oxi hoá mạnh. Tuỳ thuộc vào nồng độ của axit, độ mạnh yếu
của chất khử mà HNO3 có thể bị khử đến các sản phẩm khác nhau của nitơ.
* Với kim loại
+ Sản phẩm khử:
Thông thường HNO3 đặc → NO2↑; HNO3 loãng → NO↑
0 +5 +2 +4
3 3 2 2 2Cu+4HNO (®Æc) Cu(NO ) +2NO +2H O
0 +5 +2 +2
3 3 2 23Cu+8HNO (lo·ng) 3Cu(NO ) +2NO+4H O
Kim loại có tính khử mạnh Mg, Al, Zn → NO ↑, N2O↑, N2↑, NH4NO3 (dd)
+ Al, Fe, Cr bị thụ động hoá trong HNO3 đặc nguội.
* Với phi kim:
  
   
0 5 6 4
3 2 4 2 2S 6HNO (®Æc) H SO 6NO 2H O
* Với hợp chất:
   

2 5 6 4
2 3 2 4 2 2H S + 8H N O (®Æc) H S O + 8 N O + 4H O
Kim loại + HNO3 → Muối nitrat + sản phẩm khử + H2O
(trừ Pt, Au) (KL có số oxi hoá (NO2, NO, N2O,
cao nhất) N2, NH4NO3)
33
d. Điều chế
Trong phòng thí nghiệm
NaNO3 (r) + H2SO4 (đặc)
0
t
 HNO3 + NaHSO4
Trong công nghiệp
4NH3 + 5O2
0
,Pt t
 4NO + 6H2O
2NO + O2  2NO2
4NO2 + 2H2O + O2  4HNO3.
2. Muối nitrat
Muối nitrat là muối của axit nitric.
Thí dụ, natri nitrat (NaNO3), đồng (II) nitrat (Cu(NO3)2),...
a. Tính chất vật lí
Tất cả các muối nitrat đều tan nhiều trong nước và là chất điện li mạnh.
+ -
3 3NaNO Na + NO
b. Tính chất hoá học
- Muối nitrat của các kim loại hoạt động mạnh (kali, natri ...) bị phân huỷ thành
muối nitrit và oxi: 2KNO3
o
t
 2KNO2 + O2
- Muối nitrat của kẽm, sắt, chì, đồng,... bị phân huỷ thành oxit kim loại tương ứng,
NO2 và O2: 2Cu(NO3)2
o
t
 2CuO + 4NO2 + O2
- Muối nitrat của bạc, vàng, thuỷ ngân,... bị phân huỷ thành kim loại tương ứng, khí
NO2 và O2: 2AgNO3
o
t
 2Ag + 2NO2 + O2
2.4.1.4. Photpho
1. Vị trí và cấu hình electron nguyên tử
a. Vị trí: ô thứ 15, chu kì 3, nhóm VA.
b. Cấu hình electron: 1s2
2s2
2p6
3s2
3p3
.
2. Tính chất vật lí
Photpho có hai dạng thù hình quan trọng là photpho trắng và photpho đỏ. Tùy
vào điều kiện mà phopho trắng có thể chuyển thành photpho đỏ và ngược lại.
Photpho trắng kém bền hơn photpho đỏ. Để bảo quản photpho trắng người ta
ngâm vào nước.
34
3. Tính chất hóa học
- Trong các hợp chất, photpho có các số oxi hóa -3, +3, +5.
- Trong các phản ứng hóa học, photpho thể hiện tính oxi hóa và tính khử.
a. Tính oxi hóa:
00 -3
t
3 22P + 3Ca Ca P (canxi photphua)
b. Tính khử
* Tác dụng với oxi
- Thiếu oxi:
00 +3
t
2 2 34P + 3O 2P O
- Dư oxi:
00 +5
t
2 2 54P+5O 2P O
* Tác dụng với clo
- Thiếu clo:
00 +3
t
2 32P+3Cl 2P Cl
- Dư clo:
00 +5
t
2 52P+5Cl 2P Cl
4. Trạng thái tự nhiên
Trong tự nhiên, photpho không tồn tại dưới dạng tự do. Hai khoáng vật quan
trọng của photpho là quặng photphorit Ca3(PO4)2 và quặng apatit 3Ca3(PO4)2.CaF2.
2.4.1.5. Axit photphoric và muối photphat
1. Axit photphoric
a. Tính chất hóa học
- Là một axit ba nấc, có độ mạnh trung bình. Có đầy đủ tính chất hóa học của một
axit.
+ -
3 4 2 4H PO H +H PO
- + 2-
2 4 4H PO H +HPO
2- + 3-
4 4HPO H +PO
- Khi tác dụng với dung dịch kiềm, tùy theo lượng chất tác dụng mà tạo ra các muối
khác nhau:
H3PO4 + NaOH → NaH2PO4 + H2O
H3PO4 + 2NaOH → Na2HPO4 + 2H2O
H3PO4 + 3NaOH → Na3PO4 + 3H2O
35
b. Điều chế
* Trong công nghiệp
- Cho axit sunfuric đặc tác dụng với quặng apatit hoặc photphorit:
Ca3(PO4)2 + 3H2SO4 (đặc)
0
t
 2H3PO4 + 3CaSO4↓
- Để sản xuất axit photphoric với độ tinh khiết và nồng độ cao hơn, người ta điều
chế từ P
4P + 5O2
0
t
 2P2O5
P2O5 + 3H2O  2H3PO4
2. Muối photphat
- Là muối của axit photphoric.
- Được chia thành 3 loại
Muối đihiđrophotphat : NaH2PO4, NH4H2PO4, Ca(H2PO4)2…
Muối hiđrophotphat : Na2HPO4, (NH4)2HPO4, CaHPO4…
Muối photphat trung hoà : Na3PO4, (NH4)3PO4, Ca3(PO4)2…
- Nhận biết ion photphat
Thuốc thử: dung dịch AgNO3.
Hiện tượng: xuất hiện kết tủa màu vàng
+ 3-
4 3 43Ag + PO Ag PO (màu vàng)
2.4.1.6. Phân bón hoá học
Phân bón hóa học là những hóa chất có chứa các nguyên tố dinh dưỡng, được
bón cho cây nhằm nâng cao năng suất mùa màng.
1. Phân đạm
- Cung cấp nitơ hóa hợp cho cây dưới dạng ion nitrat 3NO
và ion amoni 4NH 
.
- Độ dinh dưỡng của phân đạm được đánh giá theo % khối lượng nguyên tố nitơ.
a. Phân đạm amoni
- Đó là các muối amoni: NH4Cl, (NH4)2SO4…
- Được điều chế bằng cách cho NH3 tác dụng với axit tương ứng.
2NH3 + H2SO4 → (NH4)2SO4
b. Phân đạm nitrat
- Đó là các muối nitrat: NaNO3, Ca(NO3)2, NH4NO3 ...
36
- Được điều chế bằng phản ứng giữa axit HNO3 và muối cacbonat tương ứng.
CaCO3 + 2HNO3 → Ca(NO3)2 + CO2↑ + H2O
c. Phân đạm urê: (NH2)2CO (chứa khoảng 46%N).
- Được điều chế bằng cách cho NH3 tác dụng với CO2 ở 180-2000
C và 200 atm.
2NH3 + CO2
0
t , p
 (NH2)2CO + H2O
- Trong đất urê dần chuyển thành muối cacbonat
(NH2)2CO + 2H2O → (NH4)2CO3
2. Phân lân
- Phân lân cung cấp nguyên tố P cho cây dưới dạng ion photphat ( 3-
4PO ).
- Độ dinh dưỡng của phân lân được đánh giá theo tỉ lệ % khối lượng P2O5 tương
ứng với lượng P có trong thành phần của nó.
a. Supephotphat
* Supephotphat đơn
- Gồm hai muối: Ca(H2PO4)2 và CaSO4.
- Được điều chế bằng cách cho quặng photphorit hoặc apatit tác dụng với H2SO4
đặc.
Ca3(PO4)2 + 2H2SO4 (đặc) → Ca(H2PO4)2 + CaSO4↓
* Supephotphat kép
- Là muối Ca(H2PO4)2.
- Được điều chế qua hai giai đoạn
Ca3(PO4)2 + 3H2SO4 → 2H3PO4 + 3CaSO4↓
Ca3(PO4)2 + 4H3PO4 → 3Ca(H2PO4)2
b. Phân lân nung chảy
3. Phân kali
- Phân kali cung cấp nguyên tố K dưới dạng ion K+
.
- Độ dinh dưỡng của phân K được đánh giá theo tỉ lệ % khối lượng K2O tương ứng
với lượng K có trong thành phần của nó.
4. Phân hỗn hợp - Phân phức hợp
a. Phân hỗn hợp: chứa N, P, K được gọi chung là phân NPK.
Thí dụ: nitrophotka: (NH4)2HPO4 và KNO3.
37
b. Phân phức hợp:
Thí dụ: Phân amophot là hỗn hợp các muối NH4H2PO4 và (NH4)2HPO4 thu được
khi cho NH3 tác dụng với H3PO4.
5. Phân vi lƣợng: cung cấp cho cây các nguyên tố như bo, kẽm, mangan, đồng… ở
dạng hợp chất.
2.4.2. Hệ thống bài tập nitơ-photpho [1]; [2]; [3]; [4]; [7]; [12]; [15]; [18]; [20];
[21]; [22]; [23]; [29]
2.4.2.1. Hệ thống bài tập tự luận
BÀI TẬP ĐỊNH TÍNH
Dạng 1. Hoàn thành phƣơng trình hoá học
Bài tập 1. Hoàn thành các PTHH sau:
a. Fe + HNO3 (loãng) → ? + NO↑ + ?
b. Mg + HNO3 → ? + N2O↑ + ?
c. Fe3O4 + HNO3 (đặc, nóng) → ? + NO2↑ + ?
d. Fe3O4 + HNO3 → ? + NxOy↑+ ?
e. Zn + HNO3 → ? + NO↑ + N2O↑ + ? biết tỉ lệ mol giữa NO và N2O là 1:1
Bài tập 2. Hoàn thành các PTHH sau dưới dạng phân tử và ion thu gọn:
a. H3PO4 + NaOH tæ leämol1:2
b. H3PO4 + Ca(OH)2 tæ leämol 2:3
c. H3PO4 + K3PO4 tæ leämol1:2
d. KH2PO4 + KOH tæ leämol1:1
Dạng 2. Hoàn thành dãy chuyển hoá
Bài tập 3. Viết PTHH cho dãy chuyển hoá sau và cho biết những phản ứng nào
thuộc loại phản ứng oxi hoá-khử ?
9 12
3 2
3 6 7 8 10 13
2 3 2 3 3 2
11 14
3
4
2
1 4 5
NaNO NaNO
N NH NO NO HNO Cu(NO ) CuO
AgNO Ag
AlN NH Cl
 
     
 
Bài tập 4. Viết PTHH cho dãy chuyển hoá sau:
1 2 3 4 5 6
2 5 3 4 2 4 2 4 3 4 3 4P P O H PO Na HPO NaH PO Na PO Ag PO     
Bài tập 5. Cho các chất sau: Ca3(PO4)2, P2O5, P, H3PO4, NaH2PO4, NH4H2PO4,
38
Na3PO4, Ag3PO4. Hãy lập một dãy biến hoá biểu diễn quan hệ giữa các chất trên.
Viết các PTHH và nêu rõ phản ứng thuộc loại nào ?
Bài tập 6. Có các chất sau đây: NO2, NaNO3, HNO3, Cu(NO3)2, KNO2, KNO3. Hãy
lập một dãy chuyển hoá biểu diễn mối quan hệ giữa các chất đó. Viết các PTHH và
ghi điều kiện phản ứng, nếu có.
Bài tập 7. Sơ đồ phản ứng sau cho thấy rõ vai trò của thiên nhiên và con người
trong việc chuyển nitơ từ khí quyển vào trong đất, cung cấp nguồn phân đạm cho
cây cối
2
2 2
+X+H O+X +X +Z
2 3 2(1) (2) (3) (4)
2
+H +X+H O+X +X +M
2 4 3(5) (6) (7) (8) (9)
NO NO Y Ca(NO )
N
M NO NO Y NH NO
   
    
Hãy viết PTHH của các phản ứng trong sơ đồ chuyển hoá trên.
Bài tập 8. Xác định các chất X, Y, Z và viết PTHH theo sơ đồ được cho bên dưới

 

2
0
cao
+HCl
+H O+khí Y
t , p
+NaOH
khíY
khí X ureâ Z
khíX
Bài tập 9. Xác định các chất A, B, C và viết PTHH theo sơ đồ được cho bên dưới
 
 

C supephotphatñôn
Photpho A B
amophot
Dạng 3. Xác định các chất
Bài tập 10. Xác định các chất X, Y, Z, T trong sơ đồ phản ứng sau:
Cu(NO3)2
0
t
 X + Y + Z
Y + Z + H2O → T
T + Cu → Cu(NO3)2 + Y + H2O
Bài tập 11. Xác định các chất X, Y, Z, T, A, B, C trong sơ đồ phản ứng sau, biết X
là thành phần chính của quặng photphorit
X + H2SO4 → Y↓ + Z X + Z → T
Z + NaOH → A + H2O A + NaOH → B + H2O
B + NaOH → C + H2O
39
Bài tập 12. X là một loại phân đạm. Hoà tan hoàn toàn X vào nước thu được dung
dịch X. Chia dung dịch X thành 2 phần:
Phần 1. Cho dung dịch NaOH vào, sau đó đun nóng, thấy thoát ra chất khí làm
quỳ tím ẩm chuyển sang màu xanh.
Phần 2. Cho vụn đồng và dung dịch H2SO4 loãng vào, đun nóng, thấy thoát ra
chất khí không màu hoá nâu ngoài không khí.
Xác định công thức của loại phân bón này. Viết PTHH của các phản ứng xảy ra.
Bài tập 13. Nhiệt phân Cu(NO3)2 trong điều kiện không có không khí. Sau một thời
gian thu được chất rắn A1 và hỗn hợp khí A2.
Dẫn hỗn hợp khí A2 từ từ qua dung dịch NaOH loãng dư, các khí bị hấp thụ
hoàn toàn thu được dung dịch A3.
Hoà tan chất rắn A1 vào nước dư, thu được chất rắn A4 và dung dịch A5. Thêm
dung dịch NaOH vào dung dịch A5 thu được kết tủa A6 và dung dịch A7 chứa một
chất tan.
Xác định thành phần của A1, A2, A3, A4, A5, A6, A7. Viết PTHH của các phản
ứng xảy ra.
Dạng 4. Nhận biết chất
* Không giới hạn thuốc thử
Bài tập 14. Bằng phương pháp hoá học, hãy phân biệt các dung dịch sau đựng trong
các lọ riêng biệt:
a. HNO3, NaNO3, HCl, NaCl, NaOH. b. HNO3, H3PO4, NaCl, Na3PO4.
c. NH4Cl, NH4NO3, (NH4)2SO4, Na2SO4. d. Na3PO4, NaCl, NaBr, Na2S, NaNO3.
Bài tập 15. Phân biệt các chất khí sau đựng trong các bình riêng biệt: N2, H2, O2,
CO2, NH3, SO2.
*Giới hạn thuốc thử
Bài tập 16. Có năm lọ không dán nhãn đựng riêng biệt từng dung dịch của các chất
sau đây: Al(NO3)3, NH4NO3, AgNO3, FeCl3, KOH. Không được dùng thêm thuốc
thử nào khác, hãy nêu cách phân biệt chất đựng trong mỗi lọ. Viết PTHH của các
phản ứng đã được dùng để nhận biết.
40
Bài tập 17. Có năm lọ không dán nhãn đựng riêng biệt từng dung dịch của các chất
sau đây: NaOH, Ba(NO3)2, Na2CO3, HNO3, Na3PO4. Không được dùng thêm thuốc
thử nào khác, hãy nêu cách phân biệt chất đựng trong mỗi lọ. Viết PTHH của các
phản ứng đã được dùng để nhận biết.
Bài tập 18. Có 4 lọ không dán nhãn đựng riêng biệt từng dung dịch loãng của các
chất sau: H3PO4, BaCl2, Na2CO3, (NH4)2SO4. Chỉ sử dụng dung dịch HCl, hãy nêu
cách phân biệt chất đựng trong mỗi lọ. Viết PTHH của các phản ứng.
Bài tập 19. Phân biệt các dung dịch sau đựng trong các lọ riêng biệt: NaOH, HNO3,
H2SO4, NaNO3, BaCl2, Na3PO4. Chỉ được dùng 1 thuốc thử, hãy nêu cách phân biệt
chất đựng trong mỗi lọ.
Dạng 5. Điều chế và tách chất
Bài tập 20. Từ hiđro, clo, nitơ và các dụng cụ cần thiết, hãy viết các PTHH (có ghi
rõ điều kiện phản ứng) điều chế phân đạm amoni clorua.
Bài tập 21. Cho hỗn hợp các khí sau: N2, CO2, SO2, Cl2, HCl. Làm thế nào để thu
được nitơ tinh khiết từ hỗn hợp trên. Giải thích cách làm và viết PTHH (nếu có).
Dạng 6. Hiện tƣợng và giải thích hiện tƣợng
Bài tập 22. Trình bày hiện tượng và viết PTHH khi:
a. Nhỏ từ từ dung dịch NH3 vào dung dịch AlCl3.
b. Nhỏ từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3.
c. Cho kim loại Ba vào dung dịch (NH4)2CO3.
Bài tập 23. Trình bày hiện tượng xảy ra khi bịt hai đầu một ống thuỷ tinh bằng
bông tẩm dung dịch HCl đặc và NH3 đặc. Viết PTHH.
Bài tập 24. Giải thích hiện tượng của thí nghiệm sau:
Thí nghiệm 1: Cho kim loại Cu vào dung dịch KNO3 không thấy xảy ra phản ứng.
Thí nghiệm 2: Cho kim loại Cu vào dung dịch HCl và đun nóng, không thấy xảy ra
phản ứng.
Thí nghiệm 3: Trộn các chất thu được ở thí nghiệm 1 và 2 với nhau, thấy bột Cu tan
dần, xuất hiện dung dịch màu xanh và có khí màu nâu bay ra ở miệng ống.
Viết PTHH.
41
Bài tập 25.
a. Ở nhiệt độ thường, có hỗn hợp hai khí NO2 và N2O4 ở trạng thái cân bằng đựng
trong một bình kín:
2NO2 (k) N2O4 (k) ∆H = -62,8 kJ
(màu nâu đỏ) (không màu)
Màu sắc của hỗn hợp khí đó thay đổi như thế nào khi:
(1) Nhúng vào bình nước đá.
(2) Nhúng vào bình nước sôi.
b) Cho cân bằng hoá học sau đây:
N2 + 3H2 2NH3 ∆H < 0
Khi thay đổi áp suất, nhiệt độ thì cân bằng chuyển dịch như thế nào ?
Dạng 7. Hoá học và thực tiễn cuộc sống
Bài 26.
a. Vì sao trong nước mưa ở các vùng công nghiệp thường có lẫn axit sunfuric và
axit nitric, nhưng trong nước mưa ở những vùng thảo nguyên cách rất xa vùng công
nghiệp vẫn có lẫn một ít axit nitric.
b. Giải thích câu ca dao:
“Lúa chiêm lấp ló đầu bờ
Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên”
c. Vì sao khi trộn phân đạm amoni sunfat, amoni nitrat hoặc nước tiểu với vôi hay
tro bếp đều bị mất đạm.
d. Giải thích hiện tượng “ma trơi”.
Bài tập 27. Hãy diễn giải các thông tin có trên bao phân sau:
42
Dạng 8. Hoá học và thực hành thí nghiệm
Bài tập 28. Trong phòng thí nghiệm có sẵn các chất rắn: NH4Cl, CaO, KMnO4. Với
các dụng cụ sẵn có ở phòng thí nghiệm, hãy thiết kế một thí nghiệm chứng minh
NH3 có tính khử.
BÀI TẬP ĐỊNH LƢỢNG
Dạng 1. Bài tập tổng hợp amoniac
Bài tập 29. Tính thể tích khí amoniac thu được từ 2 lít nitơ và 3 lít hiđro. Biết hiệu
suất phản ứng là 25%. Các khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất.
Bài tập 30. Hỗn hợp X gồm N2 và H2 có tỉ khối so với H2 bằng 3,6. Sau khi tiến
hành phản ứng tổng hợp amoniac trong bình kín (có xúc tác bột Fe) thu được hỗn
hợp khí Y có tỉ khối so với H2 bằng 4,0. Tính hiệu suất tổng hợp NH3.
Dạng 2. Bài tập axit nitric
Bài tập 31. Để hoà tan hoàn toàn 9,6 gam Cu cần dùng vừa đủ 500 ml dung dịch
HNO3 C (mol/l). Sau khi phản ứng kết thúc thu được V lít khí NO (đktc) (sản phẩm
khử duy nhất). Tính C và V ?
Bài tập 32. Hoà tan hoàn toàn 7,48 gam hỗn hợp Cu và Ag bằng dung dịch HNO3
đặc, nóng, dư thu được 4,704 lít khí NO2 (đktc). Tính khối lượng muối thu được.
Bài tập 33. Hoà tan hoàn toàn 15,525 gam Al bằng dung dịch HNO3 loãng (dư), thu
được dung dịch X và 0,672 lít khí N2 (đktc). Tính khối lượng muối thu được khi cô
cạn dung dịch X.
Bài tập 34. Cho 9,6 gam Cu vào 500 ml dung dịch gồm NaNO3 0,4M và H2SO4
0,4M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được sản phẩm khử duy nhất là khí
NO. Tính thể tích khí NO (đktc) và khối lượng muối thu được.
Bài tập 35. Nung m gam bột sắt trong oxi, thu được 6,4 gam hỗn hợp chất rắn X.
Hòa tan hết hỗn hợp X trong lượng dư dung dịch HNO3 đặc nóng, thu được 4,48 lít
một chất khí có màu nâu đỏ (ở đktc). Tính m.
Bài tập 36. Cho 12,8 gam hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4 phản ứng hết với
dung dịch HNO3 1,0 M (đã được lấy dư 5% so với lượng phản ứng), thu được 8,96
lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) và dung dịch X.
a. Tính khối lượng muối thu được khi cô cạn dung dịch X.
43
b. Tính thể tích dung dịch HNO3 đã dùng.
Bài tập 37. Hoà tan 7,04 gam kim loại M bằng dung dịch HNO3 dư thu được 4,928
lít khí NO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Xác định tên của kim loại M.
Bài tập 38. Hoà tan hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm kim loại M và oxit MO (M có
hoá trị không đổi) bằng dung dịch HNO3 đặc nóng (lấy dư) thu được 4,48 lít khí
NO2 (đktc) và dung dịch X. Cho dung dịch X tác dụng với NaOH dư thu được 19,6
gam kết tủa Y. Lọc lấy kết tủa, sau đó nhiệt phân hoàn toàn Y thu được 16 gam chất
rắn. Xác định thành phần hỗn hợp ban đầu và tính m.
Bài tập 39. Hoà tan hoàn toàn một lượng hỗn hợp A gồm Fe3O4 và FeS2 trong 63
gam dung dịch HNO3 theo các phản ứng
Fe3O4 + HNO3 → Fe(NO3)3 + NO2↑ + H2O
FeS2 + HNO3 → Fe(NO3)3 + NO2 ↑ + H2SO4 + H2O
Thể tích khí NO2 thoát ra là 1,568 lít (đo ở đktc).
Dung dịch thu được cho tác dụng vừa đủ với 200ml dung dịch NaOH 2M, lọc kết
tủa đem nung đến khối lượng không đổi, được 9,76 gam chất rắn.
Tính số gam mỗi chất trong A và nồng độ phần trăm của dung dịch HNO3 (giả sử
HNO3 không bị mất do bay hơi trong quá trình phản ứng).
Dạng 3. Bài tập về muối nitrat
Bài tập 40. Nung 34,0 gam AgNO3 trong bình kín không chứa không khí, sau một
thời gian thu được 27,8 gam chất rắn X và hỗn hợp khí Y. Hấp thụ Y vào nước để
được 100 ml dung dịch Z. Xác định thành phần của chất rắn X và pH dung dịch Z.
Bài tập 41. Khi nhiệt phân hoàn toàn 28,2 gam muối nitrat của kim loại M thu được
12,0 gam oxit kim loại. Xác định công thức của muối nitrat.
Dạng 4. Bài tập về photpho và hợp chất
Bài tập 42. Cho 150 ml dung dịch NaOH 1,0M vào 120 ml dung dịch H3PO4 1,0M.
Muối nào được tạo thành và khối lượng muối là bao nhiêu ?
Bài tập 43. Đốt cháy hoàn toàn 4,65 gam P trong oxi dư. Lấy chất rắn thu được cho
tác dụng với 330 ml dung dịch NaOH 1,0M. Tính khối lượng muối thu được.
44
Bài tập 44. Cho 49 gam dung dịch H3PO4 20% tác dụng với V ml dung dịch NaOH
2,0M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X. Cô cạn dung
dịch X, thu được 20,4 gam chất rắn. Xác định giá trị của V.
Bài tập 45. Cho m gam dung dịch H3PO4 20% tác dụng với 300 ml dung dịch
NaOH 1,0 M và KOH 2,0 M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung
dịch X. Cô cạn dung dịch X, thu được 58,8 gam muối. Xác định giá trị của m.
Dạng 5. Bài tập về phân bón hoá học
Bài tập 46. Trên thị trường, phân urê thường được bán với quy cách đóng gói 50
kg/bao với %N = 46,3%. Đối với các giống lúa ngắn ngày cần trung bình 110 kg
đạm/ha. Tuy nhiên, trong thực tế, cây lúa chỉ hút được khoảng 2/3 lượng phân bón,
còn lại bị trôi theo nước, bốc hơi và tồn dư trong đất. Nếu một người canh tác 10
hecta lúa thì cần sử dụng bao nhiêu bao phân urê ?
Bài tập 47. Một mẫu supephotphat đơn chứa 30,15% Ca(H2PO4)2 còn lại là CaSO4.
Tính tỉ lệ % P2O5 trong mẫu supephotphat đơn trên.
2.4.2.2. Hệ thống bài tập trắc nghiệm
Câu 1. Photpho là nguyên tố có số hiệu nguyên tử là 15. Cấu hình electron nguyên
tử photpho là
A. [Ne]3s2
3p3
. B. [Ne]3s2
3p5
. C. [Ar]3s2
3p3
. D. [Ne]3s2
3p4
.
Câu 2. Nitơ có hai đồng vị bền là
14
7 N và
15
7 N trong đó
14
7 N chiếm 99,634% tổng
số nguyên tử. Nguyên tử khối trung bình của nitơ là
A. 14,004. B. 14,005. C. 15,0003. D. 14,000.
Câu 3. Tổng số hạt proton, nơtron, electron trong nguyên tử X là 46, trong đó số hạt
mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 14. Nguyên tử X có số khối bằng
A. 31. B. 14. C. 32. D. 15.
Câu 4. Trong phòng thí nghiệm, nitơ thường được điều chế bằng cách đun nóng
nhẹ dung dịch bão hoà của NH4Cl và NaNO3. Khí nitơ sinh ra thường được thu
bằng phương pháp đẩy nước, vì
A. N2 có liên kết ba rất bền.
B. N2 tan rất ít trong nước.
45
C. N2 có khối lượng mol gần bằng khối lượng mol của không khí.
D. N2 là chất khí không màu.
Câu 5. Hình vẽ sau đây mô tả thí nghiệm về tính tan của khí X trong nước:
Khí X có thể là
A. HCl.
B. NH3.
C. SO2.
D. Cl2.
Câu 6. Hình vẽ bên dưới mô tả ba cách thu khí thường được sử dụng trong phòng
thí nghiệm:
Phát biểu đúng liên quan đến các hình vẽ này là
A. Phương pháp theo cách (1) có thể áp dụng để thu các khí H2, SO2, Cl2, NH3.
B. Phương pháp theo cách (1), (3) đều có thể áp dụng để thu các khí NH3, H2, N2.
C. Phương pháp theo cách (2) có thể áp dụng thu các khí CO2, N2, SO2, Cl2.
D. Phương pháp theo cách (3) có thể áp dụng để thu các khí O2, H2, N2.
Câu 7. Trong công nghiệp như luyện kim, thực phẩm, điện tử... sử dụng nitơ làm
môi trường trơ. Nguyên nhân khiến nitơ “trơ”, ít tham gia các phản ứng hoá học ở
điều kiện thường là do
A. nitơ có kích thước nhỏ. B. nitơ có độ âm điện lớn.
C. phân tử nitơ có liên kết ba rất bền. D. nitơ nằm ở nhóm VA.
Câu 8. Cho các chất sau: N2, NH3, NO, NO2, HNO3, NH4Cl, Mg3N2, KNO3, N2O,
NaNO2. Số oxi hoá của nguyên tố N trong các chất trên lần lượt là
A. 0; -3; +2; +4; +5; -3; -3; +5; +1; +3. B. 0; -3; +3; +4; +5; -3; +3; +5; +1; +3.
46
C. 0; +3; +2; +4; +5; +3; -3; +4; +1; +3. D. 0; -3; +4; +4; +4; +5; -3; +5; +1; +5.
Câu 9. Cho các phản ứng sau: N2 + O2
0
t
 2NO và N2 + 3Ca
0
t
 Ca3N2.
Trong hai phản ứng trên thì nitơ
A. thể hiện tính khử và tính oxi hóa. B. chỉ thể hiện tính oxi hóa.
C. chỉ thể hiện tính khử. D. không thể hiện tính khử và tính oxi hóa.
Câu 10. Nitơ phản ứng được với tất cả các chất trong nhóm nào sau đây để tạo ra
hợp chất khí ?
A. Li, Mg, Al. B. H2, O2. C. Li, H2, Al. D. O2, Ca, Mg.
Câu 11. Cặp công thức của liti nitrua và nhôm nitrua là
A. Li3N và AlN. B. Li2N3 và Al2N3. C. Li3N2 và Al3N2. D. LiN3 và Al3N.
Câu 12. Trong công nghiệp, N2 được sản xuất bằng cách
A. nhiệt phân muối NH4NO3 đến khối lượng không đổi.
B. chưng cất phân đoạn không khí lỏng.
C. đun dung dịch NaNO2 và dung dịch NH4Cl bão hòa.
D. đun nóng Mg với dung dịch HNO3 loãng.
Câu 13. Từ 2 lít nitơ và 8 lít hiđro, người ta có thể thu được bao nhiêu lít amoniac
với hiệu suất tổng hợp amoniac là 25% (các khí đo trong cùng điều kiện)?
A. 3 lít. B. 2 lít. C. 4 lít. D. 1 lít.
Câu 14. Một hỗn hợp khí gồm 1 mol N2 và 4 mol H2. Cho hỗn hợp đi qua chất xúc
tác nung nóng thu được hỗn hợp mới có tỉ khối so với hiđro là 4,0. Hiệu suất của
phản ứng đã xảy ra là
A. 25,0%. B. 25,5%. C. 30,5%. D. 20,0%.
Câu 15. Hỗn hợp X gồm N2 và H2 có tỉ khối so với H2 bằng 3,6. Sau khi tiến hành
phản ứng tổng hợp amoniac trong bình kín (có xúc tác bột Fe) thu được 4,5 lít hỗn
hợp khí Y. Làm lạnh hỗn hợp Y, thu được hỗn hợp khí Z có thể tích là 4,0 lít. Thể
tích các khí đo trong cùng điều kiện. Hiệu suất phản ứng tổng hợp NH3 là
A. 30,5%. B. 24,5%. C. 20,8%. D. 25,0%.
Câu 16. Cho các phản ứng sau: 4NH3 + 3O2
0
t
 2N2 + 6H2O
và 2NH3 + 2Na
0
t
2NaNH2 + H2
Trong hai phản ứng trên thì NH3
47
A. thể hiện tính khử và tính oxi hóa. B. chỉ thể hiện tính oxi hóa.
C. chỉ thể hiện tính khử. D. không thể hiện tính khử và tính oxi hóa.
Câu 17.
Có các phát biểu sau về NH3
1. Amoniac tan nhiều trong nước.
2. Amoniac nhẹ hơn không khí.
3. Có thể thu khí amoniac bằng phương pháp đẩy nước.
4. Dung dịch amoniac làm xanh quỳ tím.
5. Amoniac có thể khử được hiđro clorua.
6. Đốt cháy khí amoniac trong oxi dư thu được khí NO.
Số phát biểu đúng là
A. 3. B. 4. C. 5. D. 2.
Câu 18. Sục từ từ đến dư khí NH3 vào các dung dịch sau: Al(NO3)3, HCl, H2SO4,
FeCl2, FeCl3, NaNO3, Na2SO4. Số trường hợp có kết tủa xuất hiện là
A. 3. B. 4. C. 5. D. 2.
Câu 19. Nhỏ từ từ dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch AlCl3 và lắc đều dung
dịch. Quan sát thấy
A. có kết tủa keo màu trắng tạo thành, kết tủa không tan khi nhỏ dư dung dịch NH3.
B. có kết tủa màu trắng hơi xanh, để ngoài không khí chuyển dần sang màu nâu đỏ.
C. lúc đầu có kết tủa keo màu trắng, sau đó kết tủa tan dần tạo dung dịch không
màu.
D. có kết tủa keo màu trắng, có khí màu nâu đỏ thoát ra.
Câu 20. Nhúng đũa thuỷ tinh thứ nhất vào bình đựng dung dịch HCl đặc và đũa
thuỷ tinh thứ hai vào bình đựng NH3 đặc. Sau đó đưa 2 đũa lại gần nhau thì thấy
xuất hiện
A. khói màu trắng. B. khói màu tím. C. khói màu nâu. D. khói màu vàng.
Câu 21. Trong phòng thí nghiệm, người ta điều chế khí NH3 bằng cách
A. cho N2 tác dụng với H2. B. nhiệt phân muối NH4Cl.
C. đun nóng muối amoni với Ca(OH)2. D. nhiệt phân muối NH4NO3.
48
Câu 22. Cho thí nghiệm được mô tả như hình vẽ bên dưới
Dung dịch X có thể là
A. dung dịch NH3. B. dung dịch Ca(HCO3)2.
C. dung dịch HCl. D. dung dịch NH4NO3.
Câu 23. Cho các phát biểu sau về muối amoni
1. Muối amoni kém bền với nhiệt.
2. Các muối amoni đều dễ tan trong nước.
3. Muối amoni là chất điện li yếu.
4. Muối NH4NO3 có thể dùng để tạo độ xốp cho bánh.
5. Phản ứng nhiệt phân NH4Cl, NH4HCO3 và NH4NO2 đều không phải là phản ứng
oxi hoá-khử.
Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 1. C. 3. D. 4.
Câu 24. Phương pháp nhận biết muối amoni là đun nóng dung dịch muối amoni với
dung dịch kiềm. Hiện tượng xảy ra là
A. tạo khói màu trắng.
B. thoát ra chất khí có màu nâu đỏ.
C. thoát ra chất khí không màu, có mùi khai.
D. thoát ra chất khí không màu, không mùi.
Câu 25. Để phân biệt các dung dịch đựng riêng biệt trong các lọ mất nhãn là
MgCl2, H2SO4, HCl, NH4Cl, (NH4)2SO4, AlCl3 ta có thể dùng
A. dung dịch Ba(OH)2. B. dung dịch AgNO3.
49
C. dung dịch BaCl2. D. dung dịch NaOH.
Câu 26. Phương trình hoá học nào không đúng ?
A. NH4Cl
0
t
 NH3 + HCl. B. NH4HCO3
0
t
 NH3 + CO2 + H2O.
C. NH4NO2
0
t
 N2 + 2H2O. D. NH4NO3
0
t
 NH3 + HNO3.
Câu 27. Để tạo độ xốp cho một số loại bánh, có thể dùng muối nào sau đây làm bột
nở ?
A. NH4Cl. B. NH4HCO3. C. CaCO3. D. NH4NO2.
Câu 28. Cho 250 ml dung dịch NaOH 0,1M tác dụng với 100 ml dung dịch
(NH4)2SO4 0,1M, đun nóng. Thể tích khí thoát ra (đktc) là
A. 0,448 lít. B. 0,224 lít. C. 0,336 lít. D. 0,560 lít.
Câu 29. Thể tích N2 (đktc) thu được khi nhiệt phân hoàn toàn 6,4 gam NH4NO2 là
A. 1,12 lít. B. 3,36 lít. C. 2,24 lít. D. 4,48 lít.
Câu 30. Cho HNO3 tác dụng với các chất: Mg, Al2O3, FeO, Fe2O3, Fe3O4, Fe(OH)2,
Fe(OH)3, FeSO4, Fe(NO3)2, FeS, FeS2, C. Số phản ứng oxi hoá-khử xảy ra là
A. 9. B. 7. C. 10. D. 8.
Câu 31. Dãy gồm tất cả các kim loại bị thụ động hóa trong dung dịch HNO3 đặc,
nguội ?
A. Cu, Ag, Pb. B. Fe, Cu, Cr. C. Fe, Al, Cr. D. Zn, Pb, Mg.
Câu 32. Cho PTHH sau (chưa cân bằng PTHH):
FeCO3 + HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + CO2 + H2O
Nếu số mol FeCO3 là 0,15 thì số mol NO và HNO3 phản ứng lần lượt là
A. 0,15 và 0,5. B. 0,01 và 0,1. C. 0,2 và 0,6. D. 0,05 và 0,5.
Câu 33. Cho phản ứng: Al + HNO3 → Al(NO3)3 + NH4NO3 + H2O.
Tổng hệ số của các sản phẩm là (hệ số các chất là các số nguyên, tối giản)
A. 26. B. 20. C. 38. D. 28.
Câu 34. Trong phòng thí nghiệm, khi tiến hành thí nghiệm kim loại Cu với
HNO3 thường giải phóng khí NO2, là một khí độc. Để xử lí khí này, người ta
thường
A. nút ống nghiệm bằng bông tẩm nước.
50
B. nút ống nghiệm bằng bông tẩm dung dịch NaCl.
C. nút ống nghiệm bằng bông tẩm dung dịch HCl loãng.
D. nút ống nghiệm bằng bông tẩm dung dịch Ca(OH)2.
Câu 35. Để điều chế HNO3 trong phòng thí nghiệm người ta dùng
A. NaNO3 rắn và H2SO4 đặc. B. NaNO3 rắn và HCl.
C. NO2 với O2 và H2O. D. NaNO2 rắn và H2SO4 đặc.
Câu 36. Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế HNO3 trong phòng thí nghiệm
Phát biểu không đúng về quá trình điều chế là:
A. Có thể thay thế H2SO4 đặc bởi HCl đặc.
B. Dùng nước đá để ngưng tụ hơi HNO3.
C. Đun nóng bình phản ứng để tốc độ phản ứng tăng.
D. HNO3 là một axit có nhiệt độ sôi thấp nên dễ bay hơi khi đun nóng.
Câu 37. Hoà tan hoàn toàn 9,6 gam Cu bằng dung dịch HNO3 loãng. Thể tích khí
NO (đktc) thu được là
A. 1,12 lít. B. 3,36 lít. C. 4,48 lít. D. 2,24 lít.
Câu 38. Hòa tan hoàn toàn 1,76 g hỗn hợp Cu và CuO cần dùng vừa đủ V ml dung
dịch HNO3 1,0M, thoát ra 224 ml khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị
của V là
A. 60. B. 65. C. 50. D. 68.
Câu 39. Cho 10,16 gam hỗn hợp gồm Cu và Fe vào dung dịch HNO3 loãng dư, thu
được 2,464 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Khối lượng của Cu và Fe
trong hỗn hợp ban đầu lần lượt là
A. 9,60 gam và 0,56 gam. B. 4,56 gam và 5,60 gam.
51
C. 6,40 gam và 3,66 gam. D. 3,20 gam và 6,96 gam.
Câu 40. Cho 9,6 gam bột Cu vào 200 ml dung dịch hỗn hợp KNO3 1,0M và HCl
2,5M. Đun nóng, đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thể tích khí NO (sản phẩm
khử duy nhất, ở đktc) thoát ra là
A. 2,24 lít. B. 3,36 lít. C. 4,48 lít. D. 5,60 lít.
Câu 41. Để điều chế 20 kg dung dịch HNO3 30,0% bằng phương pháp oxi hóa
NH3, thể tích khí NH3 (đktc) tối thiểu cần dùng là
A. 2240,0 lít. B. 2133,3 lít. C. 3360,0 lít. D. 4480,0 lít.
Câu 42. Hoà tan hoàn toàn 57,2 gam hỗn hợp Fe, Cu, Ag bằng dung dịch HNO3
loãng dư thu được 8,96 lít khí NO (là sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Sau khi phản
ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam muối. Giá trị của m là
A. 131,6. B. 82,0. C. 135,1. D. 100,3.
Câu 43. Hoà tan hoàn toàn 1,68 gam kim loại M cần dùng vừa đủ 180ml HNO3
1,0M thu được 448 ml khí NO (là chất khí duy nhất, ở đktc). Kim loại M là
A. Zn. B. Cu. C. Mg. D. Fe.
Câu 44. Hòa tan hoàn toàn 12,42 gam Al bằng dung dịch HNO3 loãng (dư), thu
được dung dịch X và 1,344 lít (ở đktc) hỗn hợp khí Y gồm hai khí là N2O và N2. Tỉ
khối của hỗn hợp khí Y so với khí H2 là 18. Cô cạn dung dịch X, thu được m gam
chất rắn khan. Giá trị của m là
A. 97,98. B. 106,38. C. 38,34. D. 34,08.
Câu 45. Dãy gồm tất cả các chất khi bị nhiệt phân đều tạo muối muối nitrit và O2 ?
A. Cu(NO3)2, AgNO3, Mg(NO3)2. B. Mg(NO3)2, Zn(NO3)2, Fe(NO3)3.
C. NaNO3, Ca(NO3)2, KNO3. D. Ca(NO3)2, NaNO3, Mg(NO3)2.
Câu 46. Nhiệt phân hoàn toàn Pb(NO3)2 thu được các sản phẩm là
A. Pb(NO2)2, O2. B. PbO, NO2, O2. C. Pb, NO2, O2. D. Pb, NO, O2.
Câu 47. Khi nhiệt phân hoàn toàn Hg(NO3)2 thu được các sản phẩm là
A. Hg, NO2, O2. B. Hg(NO2)2, O2. C. HgO, NO2, O2. D. Hg, NO, O2.
Câu 48. Nhiệt phân hoàn toàn Fe(NO3)2 trong không khí thu được sản phẩm gồm
A. FeO, NO2, O2. B. Fe2O3, NO2. C. Fe2O3, NO2, O2. D. Fe, NO2, O2.
52
Câu 49. Cho các phản ứng sau:
(1) Cu(NO3)2
0
t
 (2) NH4NO2
0
t

(3) NH3 + O2
0
,850 900Pt C
 (4) NH3 + Cl2
0
t

(5) NH4Cl
0
t
 (6) NH3 + CuO
0
t

Các phản ứng tạo khí N2 là
A. (2), (4), (6). B. (1), (2), (5). C. (1), (3), (4). D. (3), (5), (6).
Câu 50. Để nhận biết ion 
3NO người ta thường dùng Cu và H2SO4 loãng và đun
nóng, vì
A. phản ứng tạo ra dung dịch có màu xanh và khí không mùi làm xanh giấy quỳ ẩm.
B. phản ứng tạo ra dung dịch có màu vàng nhạt.
C. phản ứng tạo ra kết tủa màu xanh.
D. phản ứng tạo ra dung dịch có màu xanh và khí không màu hóa nâu trong không
khí.
Câu 51. Nhiệt phân 34,0 gam AgNO3 sau một thời gian thì dừng lại, để nguội, đem
cân thấy khối lượng chất rắn còn lại là 27,8 gam. Phần trăm khối lượng AgNO3 bị
nhiệt phân là
A. 50,0%. B. 75,0%. C. 75,5%. D. 80,0%.
Câu 52. Nhiệt phân Fe(NO3)3 trong bình kín không chứa không khí, sau một thời
gian thu được hỗn hợp khí X và thấy khối lượng chất rắn giảm 32,4 gam so với ban
đầu. Hấp thụ hoàn toàn X vào nước để được 600 ml dung dịch Y. Dung dịch Y có
pH bằng
A. 2. B. 3. C. 4. D. 1.
Câu 53. Nhiệt phân hoàn toàn 22,68 gam muối nitrat của kim loại M thu được 9,72
gam oxit kim loại. M là
A. Zn. B. Cu. C. Fe. D. Pb.
Câu 54. Tiến hành các thí nghiệm sau:
1. Cho Cu vào dung dịch hỗn hợp NaHSO4, KNO3.
2. Cho Cu vào dung dịch hỗn hợp HCl, KNO3.
3. Cho dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch HCl.
4. Cho Fe3O4 vào dung dịch HNO3.
Luận văn: Phát triển năng lực tự học qua bài tập phần phi kim hoá học
Luận văn: Phát triển năng lực tự học qua bài tập phần phi kim hoá học
Luận văn: Phát triển năng lực tự học qua bài tập phần phi kim hoá học
Luận văn: Phát triển năng lực tự học qua bài tập phần phi kim hoá học
Luận văn: Phát triển năng lực tự học qua bài tập phần phi kim hoá học
Luận văn: Phát triển năng lực tự học qua bài tập phần phi kim hoá học
Luận văn: Phát triển năng lực tự học qua bài tập phần phi kim hoá học
Luận văn: Phát triển năng lực tự học qua bài tập phần phi kim hoá học
Luận văn: Phát triển năng lực tự học qua bài tập phần phi kim hoá học
Luận văn: Phát triển năng lực tự học qua bài tập phần phi kim hoá học
Luận văn: Phát triển năng lực tự học qua bài tập phần phi kim hoá học
Luận văn: Phát triển năng lực tự học qua bài tập phần phi kim hoá học
Luận văn: Phát triển năng lực tự học qua bài tập phần phi kim hoá học
Luận văn: Phát triển năng lực tự học qua bài tập phần phi kim hoá học
Luận văn: Phát triển năng lực tự học qua bài tập phần phi kim hoá học
Luận văn: Phát triển năng lực tự học qua bài tập phần phi kim hoá học
Luận văn: Phát triển năng lực tự học qua bài tập phần phi kim hoá học
Luận văn: Phát triển năng lực tự học qua bài tập phần phi kim hoá học
Luận văn: Phát triển năng lực tự học qua bài tập phần phi kim hoá học
Luận văn: Phát triển năng lực tự học qua bài tập phần phi kim hoá học
Luận văn: Phát triển năng lực tự học qua bài tập phần phi kim hoá học
Luận văn: Phát triển năng lực tự học qua bài tập phần phi kim hoá học
Luận văn: Phát triển năng lực tự học qua bài tập phần phi kim hoá học
Luận văn: Phát triển năng lực tự học qua bài tập phần phi kim hoá học
Luận văn: Phát triển năng lực tự học qua bài tập phần phi kim hoá học
Luận văn: Phát triển năng lực tự học qua bài tập phần phi kim hoá học
Luận văn: Phát triển năng lực tự học qua bài tập phần phi kim hoá học
Luận văn: Phát triển năng lực tự học qua bài tập phần phi kim hoá học
Luận văn: Phát triển năng lực tự học qua bài tập phần phi kim hoá học
Luận văn: Phát triển năng lực tự học qua bài tập phần phi kim hoá học
Luận văn: Phát triển năng lực tự học qua bài tập phần phi kim hoá học
Luận văn: Phát triển năng lực tự học qua bài tập phần phi kim hoá học
Luận văn: Phát triển năng lực tự học qua bài tập phần phi kim hoá học
Luận văn: Phát triển năng lực tự học qua bài tập phần phi kim hoá học
Luận văn: Phát triển năng lực tự học qua bài tập phần phi kim hoá học
Luận văn: Phát triển năng lực tự học qua bài tập phần phi kim hoá học
Luận văn: Phát triển năng lực tự học qua bài tập phần phi kim hoá học
Luận văn: Phát triển năng lực tự học qua bài tập phần phi kim hoá học
Luận văn: Phát triển năng lực tự học qua bài tập phần phi kim hoá học
Luận văn: Phát triển năng lực tự học qua bài tập phần phi kim hoá học
Luận văn: Phát triển năng lực tự học qua bài tập phần phi kim hoá học
Luận văn: Phát triển năng lực tự học qua bài tập phần phi kim hoá học
Luận văn: Phát triển năng lực tự học qua bài tập phần phi kim hoá học
Luận văn: Phát triển năng lực tự học qua bài tập phần phi kim hoá học
Luận văn: Phát triển năng lực tự học qua bài tập phần phi kim hoá học
Luận văn: Phát triển năng lực tự học qua bài tập phần phi kim hoá học
Luận văn: Phát triển năng lực tự học qua bài tập phần phi kim hoá học
Luận văn: Phát triển năng lực tự học qua bài tập phần phi kim hoá học
Luận văn: Phát triển năng lực tự học qua bài tập phần phi kim hoá học
Luận văn: Phát triển năng lực tự học qua bài tập phần phi kim hoá học
Luận văn: Phát triển năng lực tự học qua bài tập phần phi kim hoá học
Luận văn: Phát triển năng lực tự học qua bài tập phần phi kim hoá học
Luận văn: Phát triển năng lực tự học qua bài tập phần phi kim hoá học
Luận văn: Phát triển năng lực tự học qua bài tập phần phi kim hoá học
Luận văn: Phát triển năng lực tự học qua bài tập phần phi kim hoá học
Luận văn: Phát triển năng lực tự học qua bài tập phần phi kim hoá học
Luận văn: Phát triển năng lực tự học qua bài tập phần phi kim hoá học
Luận văn: Phát triển năng lực tự học qua bài tập phần phi kim hoá học
Luận văn: Phát triển năng lực tự học qua bài tập phần phi kim hoá học
Luận văn: Phát triển năng lực tự học qua bài tập phần phi kim hoá học
Luận văn: Phát triển năng lực tự học qua bài tập phần phi kim hoá học
Luận văn: Phát triển năng lực tự học qua bài tập phần phi kim hoá học
Luận văn: Phát triển năng lực tự học qua bài tập phần phi kim hoá học
Luận văn: Phát triển năng lực tự học qua bài tập phần phi kim hoá học
Luận văn: Phát triển năng lực tự học qua bài tập phần phi kim hoá học
Luận văn: Phát triển năng lực tự học qua bài tập phần phi kim hoá học
Luận văn: Phát triển năng lực tự học qua bài tập phần phi kim hoá học
Luận văn: Phát triển năng lực tự học qua bài tập phần phi kim hoá học
Luận văn: Phát triển năng lực tự học qua bài tập phần phi kim hoá học
Luận văn: Phát triển năng lực tự học qua bài tập phần phi kim hoá học
Luận văn: Phát triển năng lực tự học qua bài tập phần phi kim hoá học
Luận văn: Phát triển năng lực tự học qua bài tập phần phi kim hoá học
Luận văn: Phát triển năng lực tự học qua bài tập phần phi kim hoá học
Luận văn: Phát triển năng lực tự học qua bài tập phần phi kim hoá học
Luận văn: Phát triển năng lực tự học qua bài tập phần phi kim hoá học
Luận văn: Phát triển năng lực tự học qua bài tập phần phi kim hoá học
Luận văn: Phát triển năng lực tự học qua bài tập phần phi kim hoá học
Luận văn: Phát triển năng lực tự học qua bài tập phần phi kim hoá học
Luận văn: Phát triển năng lực tự học qua bài tập phần phi kim hoá học
Luận văn: Phát triển năng lực tự học qua bài tập phần phi kim hoá học
Luận văn: Phát triển năng lực tự học qua bài tập phần phi kim hoá học
Luận văn: Phát triển năng lực tự học qua bài tập phần phi kim hoá học
Luận văn: Phát triển năng lực tự học qua bài tập phần phi kim hoá học
Luận văn: Phát triển năng lực tự học qua bài tập phần phi kim hoá học
Luận văn: Phát triển năng lực tự học qua bài tập phần phi kim hoá học
Luận văn: Phát triển năng lực tự học qua bài tập phần phi kim hoá học
Luận văn: Phát triển năng lực tự học qua bài tập phần phi kim hoá học
Luận văn: Phát triển năng lực tự học qua bài tập phần phi kim hoá học
Luận văn: Phát triển năng lực tự học qua bài tập phần phi kim hoá học
Luận văn: Phát triển năng lực tự học qua bài tập phần phi kim hoá học
Luận văn: Phát triển năng lực tự học qua bài tập phần phi kim hoá học
Luận văn: Phát triển năng lực tự học qua bài tập phần phi kim hoá học
Luận văn: Phát triển năng lực tự học qua bài tập phần phi kim hoá học
Luận văn: Phát triển năng lực tự học qua bài tập phần phi kim hoá học
Luận văn: Phát triển năng lực tự học qua bài tập phần phi kim hoá học

More Related Content

What's hot

Luận án: Phát triển năng lực đọc hiểu văn bản cho học sinh trung học phổ thôn...
Luận án: Phát triển năng lực đọc hiểu văn bản cho học sinh trung học phổ thôn...Luận án: Phát triển năng lực đọc hiểu văn bản cho học sinh trung học phổ thôn...
Luận án: Phát triển năng lực đọc hiểu văn bản cho học sinh trung học phổ thôn...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Dạy học đọc hiểu văn bản truyện cho học sinh lớp 4, 5 theo quan điểm giao tiế...
Dạy học đọc hiểu văn bản truyện cho học sinh lớp 4, 5 theo quan điểm giao tiế...Dạy học đọc hiểu văn bản truyện cho học sinh lớp 4, 5 theo quan điểm giao tiế...
Dạy học đọc hiểu văn bản truyện cho học sinh lớp 4, 5 theo quan điểm giao tiế...Man_Ebook
 
Luận văn: Dạy học đọc - hiểu các văn bản tự sự văn học nước ngoài lớp 12 ở tr...
Luận văn: Dạy học đọc - hiểu các văn bản tự sự văn học nước ngoài lớp 12 ở tr...Luận văn: Dạy học đọc - hiểu các văn bản tự sự văn học nước ngoài lớp 12 ở tr...
Luận văn: Dạy học đọc - hiểu các văn bản tự sự văn học nước ngoài lớp 12 ở tr...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Phát triển năng lực nhận thức của học sinh trong dạy học lịch sử th...
Luận văn: Phát triển năng lực nhận thức của học sinh trong dạy học lịch sử th...Luận văn: Phát triển năng lực nhận thức của học sinh trong dạy học lịch sử th...
Luận văn: Phát triển năng lực nhận thức của học sinh trong dạy học lịch sử th...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận án: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh vùng ...
Luận án: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh vùng ...Luận án: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh vùng ...
Luận án: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh vùng ...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 

What's hot (20)

Luận văn: Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh qua dạy học nhóm
Luận văn: Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh qua dạy học nhómLuận văn: Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh qua dạy học nhóm
Luận văn: Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh qua dạy học nhóm
 
Luận văn: Phát triển năng lực tự học cho học sinh trong môn Địa lí lớp 10 THPT
Luận văn: Phát triển năng lực tự học cho học sinh trong môn Địa lí lớp 10 THPTLuận văn: Phát triển năng lực tự học cho học sinh trong môn Địa lí lớp 10 THPT
Luận văn: Phát triển năng lực tự học cho học sinh trong môn Địa lí lớp 10 THPT
 
Luận văn: Dạy học đọc - hiểu các văn bản tự sự văn học nước ngoài lớp 12
Luận văn: Dạy học đọc - hiểu các văn bản tự sự văn học nước ngoài lớp 12Luận văn: Dạy học đọc - hiểu các văn bản tự sự văn học nước ngoài lớp 12
Luận văn: Dạy học đọc - hiểu các văn bản tự sự văn học nước ngoài lớp 12
 
Xây dựng hệ thống bài tập theo hướng phát triển năng lực tự học, 9đ
Xây dựng hệ thống bài tập theo hướng phát triển năng lực tự học, 9đXây dựng hệ thống bài tập theo hướng phát triển năng lực tự học, 9đ
Xây dựng hệ thống bài tập theo hướng phát triển năng lực tự học, 9đ
 
Luận văn: Phát triển năng lực viết sáng tạo cho sinh viên ngành Giáo dục Tiểu...
Luận văn: Phát triển năng lực viết sáng tạo cho sinh viên ngành Giáo dục Tiểu...Luận văn: Phát triển năng lực viết sáng tạo cho sinh viên ngành Giáo dục Tiểu...
Luận văn: Phát triển năng lực viết sáng tạo cho sinh viên ngành Giáo dục Tiểu...
 
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh trong dạy học Nhiệt học
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh trong dạy học Nhiệt họcLuận văn: Bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh trong dạy học Nhiệt học
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh trong dạy học Nhiệt học
 
Luận án: Phát triển năng lực đọc hiểu văn bản cho học sinh trung học phổ thôn...
Luận án: Phát triển năng lực đọc hiểu văn bản cho học sinh trung học phổ thôn...Luận án: Phát triển năng lực đọc hiểu văn bản cho học sinh trung học phổ thôn...
Luận án: Phát triển năng lực đọc hiểu văn bản cho học sinh trung học phổ thôn...
 
Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh trong dạy học chương “Chất khí”
Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh trong dạy học chương “Chất khí”Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh trong dạy học chương “Chất khí”
Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh trong dạy học chương “Chất khí”
 
Luận văn: Phương pháp dạy học dự án trong dạy hóa lớp 11, 9đ
Luận văn: Phương pháp dạy học dự án trong dạy hóa lớp 11, 9đLuận văn: Phương pháp dạy học dự án trong dạy hóa lớp 11, 9đ
Luận văn: Phương pháp dạy học dự án trong dạy hóa lớp 11, 9đ
 
Dạy học đọc hiểu văn bản truyện cho học sinh lớp 4, 5 theo quan điểm giao tiế...
Dạy học đọc hiểu văn bản truyện cho học sinh lớp 4, 5 theo quan điểm giao tiế...Dạy học đọc hiểu văn bản truyện cho học sinh lớp 4, 5 theo quan điểm giao tiế...
Dạy học đọc hiểu văn bản truyện cho học sinh lớp 4, 5 theo quan điểm giao tiế...
 
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường tiểu học
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường tiểu họcLuận văn: Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường tiểu học
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường tiểu học
 
Luận văn: Phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh trung học phổ thông
Luận văn: Phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh trung học phổ thôngLuận văn: Phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh trung học phổ thông
Luận văn: Phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh trung học phổ thông
 
Luận văn: Phát triển năng lực tự học cho học sinh trong dạy học chương Mắt
Luận văn: Phát triển năng lực tự học cho học sinh trong dạy học chương MắtLuận văn: Phát triển năng lực tự học cho học sinh trong dạy học chương Mắt
Luận văn: Phát triển năng lực tự học cho học sinh trong dạy học chương Mắt
 
Luận văn: Phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh trung học phổ thông thông...
Luận văn: Phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh trung học phổ thông thông...Luận văn: Phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh trung học phổ thông thông...
Luận văn: Phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh trung học phổ thông thông...
 
Luận văn: Dạy học đọc - hiểu các văn bản tự sự văn học nước ngoài lớp 12 ở tr...
Luận văn: Dạy học đọc - hiểu các văn bản tự sự văn học nước ngoài lớp 12 ở tr...Luận văn: Dạy học đọc - hiểu các văn bản tự sự văn học nước ngoài lớp 12 ở tr...
Luận văn: Dạy học đọc - hiểu các văn bản tự sự văn học nước ngoài lớp 12 ở tr...
 
Luận văn: Hứng thú học tập môn giáo dục công dân của học sinh
Luận văn: Hứng thú học tập môn giáo dục công dân của học sinhLuận văn: Hứng thú học tập môn giáo dục công dân của học sinh
Luận văn: Hứng thú học tập môn giáo dục công dân của học sinh
 
Luận văn: Phát triển năng lực nhận thức của học sinh trong dạy học lịch sử th...
Luận văn: Phát triển năng lực nhận thức của học sinh trong dạy học lịch sử th...Luận văn: Phát triển năng lực nhận thức của học sinh trong dạy học lịch sử th...
Luận văn: Phát triển năng lực nhận thức của học sinh trong dạy học lịch sử th...
 
Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua việc sử dụng thí nghiệm
Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua việc sử dụng thí nghiệmPhát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua việc sử dụng thí nghiệm
Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua việc sử dụng thí nghiệm
 
Luận văn: Hình thành năng lực giao tiếp và hợp tác cho học sinh bằng phương ...
Luận văn: Hình thành năng lực giao tiếp và hợp tác cho học sinh bằng phương ...Luận văn: Hình thành năng lực giao tiếp và hợp tác cho học sinh bằng phương ...
Luận văn: Hình thành năng lực giao tiếp và hợp tác cho học sinh bằng phương ...
 
Luận án: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh vùng ...
Luận án: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh vùng ...Luận án: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh vùng ...
Luận án: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh vùng ...
 

Similar to Luận văn: Phát triển năng lực tự học qua bài tập phần phi kim hoá học

Luận văn: Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập chương nitơ - photpho nhằm nân...
Luận văn: Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập chương nitơ - photpho nhằm nân...Luận văn: Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập chương nitơ - photpho nhằm nân...
Luận văn: Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập chương nitơ - photpho nhằm nân...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Đề tài: Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập chương đại cương về kim loại nhằ...
Đề tài: Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập chương đại cương về kim loại nhằ...Đề tài: Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập chương đại cương về kim loại nhằ...
Đề tài: Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập chương đại cương về kim loại nhằ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn: Sử dụng câu hỏi nhận thức trong dạy học phần Chuyển hóa vật chất và...
Luận văn: Sử dụng câu hỏi nhận thức trong dạy học phần Chuyển hóa vật chất và...Luận văn: Sử dụng câu hỏi nhận thức trong dạy học phần Chuyển hóa vật chất và...
Luận văn: Sử dụng câu hỏi nhận thức trong dạy học phần Chuyển hóa vật chất và...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh t...
Luận văn: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh t...Luận văn: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh t...
Luận văn: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh t...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn: Tổ chức các hoạt động học tập để rèn luyện cho học sinh kỹ năng tự ...
Luận văn: Tổ chức các hoạt động học tập để rèn luyện cho học sinh kỹ năng tự ...Luận văn: Tổ chức các hoạt động học tập để rèn luyện cho học sinh kỹ năng tự ...
Luận văn: Tổ chức các hoạt động học tập để rèn luyện cho học sinh kỹ năng tự ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn: Tổ chức các hoạt động học tập để rèn luyện cho học sinh kỹ năng tự học
Luận văn: Tổ chức các hoạt động học tập để rèn luyện cho học sinh kỹ năng tự họcLuận văn: Tổ chức các hoạt động học tập để rèn luyện cho học sinh kỹ năng tự học
Luận văn: Tổ chức các hoạt động học tập để rèn luyện cho học sinh kỹ năng tự họcDịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh thông qua hệ thống bài tập t...
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh thông qua hệ thống bài tập t...Luận văn: Bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh thông qua hệ thống bài tập t...
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh thông qua hệ thống bài tập t...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn: Tổ chức dạy học khám phá phần " Quang Hình Học" Vật Lý 11 với sự hỗ...
Luận văn: Tổ chức dạy học khám phá phần " Quang Hình Học" Vật Lý 11 với sự hỗ...Luận văn: Tổ chức dạy học khám phá phần " Quang Hình Học" Vật Lý 11 với sự hỗ...
Luận văn: Tổ chức dạy học khám phá phần " Quang Hình Học" Vật Lý 11 với sự hỗ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn: Tổ chức dạy học chương Chất khí” Vật lí 10 THPT theo định hướng phá...
Luận văn: Tổ chức dạy học chương Chất khí” Vật lí 10 THPT theo định hướng phá...Luận văn: Tổ chức dạy học chương Chất khí” Vật lí 10 THPT theo định hướng phá...
Luận văn: Tổ chức dạy học chương Chất khí” Vật lí 10 THPT theo định hướng phá...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 

Similar to Luận văn: Phát triển năng lực tự học qua bài tập phần phi kim hoá học (20)

Luận văn: Sử dụng bài tập chương nitơ - photpho nâng cao năng lực tư duy
Luận văn: Sử dụng bài tập chương nitơ - photpho nâng cao năng lực tư duyLuận văn: Sử dụng bài tập chương nitơ - photpho nâng cao năng lực tư duy
Luận văn: Sử dụng bài tập chương nitơ - photpho nâng cao năng lực tư duy
 
Luận văn: Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập chương nitơ - photpho nhằm nân...
Luận văn: Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập chương nitơ - photpho nhằm nân...Luận văn: Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập chương nitơ - photpho nhằm nân...
Luận văn: Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập chương nitơ - photpho nhằm nân...
 
Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập chương đại cương về kim loại
Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập chương đại cương về kim loạiXây dựng và sử dụng hệ thống bài tập chương đại cương về kim loại
Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập chương đại cương về kim loại
 
Đề tài: Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập chương đại cương về kim loại nhằ...
Đề tài: Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập chương đại cương về kim loại nhằ...Đề tài: Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập chương đại cương về kim loại nhằ...
Đề tài: Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập chương đại cương về kim loại nhằ...
 
Luận văn: Sử dụng câu hỏi nhận thức trong dạy học phần Chuyển hóa vật chất và...
Luận văn: Sử dụng câu hỏi nhận thức trong dạy học phần Chuyển hóa vật chất và...Luận văn: Sử dụng câu hỏi nhận thức trong dạy học phần Chuyển hóa vật chất và...
Luận văn: Sử dụng câu hỏi nhận thức trong dạy học phần Chuyển hóa vật chất và...
 
Sử dụng câu hỏi nhận thức trong dạy học phần Chuyển hóa vật chất
Sử dụng câu hỏi nhận thức trong dạy học phần Chuyển hóa vật chấtSử dụng câu hỏi nhận thức trong dạy học phần Chuyển hóa vật chất
Sử dụng câu hỏi nhận thức trong dạy học phần Chuyển hóa vật chất
 
Luận văn: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh t...
Luận văn: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh t...Luận văn: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh t...
Luận văn: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh t...
 
Luận văn: Vận dụng kiến thức vào thực tiễn qua bài tập Hóa Học vô cơ
Luận văn: Vận dụng kiến thức vào thực tiễn qua bài tập Hóa Học vô cơLuận văn: Vận dụng kiến thức vào thực tiễn qua bài tập Hóa Học vô cơ
Luận văn: Vận dụng kiến thức vào thực tiễn qua bài tập Hóa Học vô cơ
 
Luận văn: Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua việc sử dụng thí...
Luận văn: Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua việc sử dụng thí...Luận văn: Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua việc sử dụng thí...
Luận văn: Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua việc sử dụng thí...
 
Luận văn: Chủ đề tích hợp chương "Nguyên tử" và "Phản ứng oxi hóa - khử"
Luận văn: Chủ đề tích hợp chương "Nguyên tử" và "Phản ứng oxi hóa - khử"Luận văn: Chủ đề tích hợp chương "Nguyên tử" và "Phản ứng oxi hóa - khử"
Luận văn: Chủ đề tích hợp chương "Nguyên tử" và "Phản ứng oxi hóa - khử"
 
Luận văn: Tổ chức các hoạt động học tập để rèn luyện cho học sinh kỹ năng tự ...
Luận văn: Tổ chức các hoạt động học tập để rèn luyện cho học sinh kỹ năng tự ...Luận văn: Tổ chức các hoạt động học tập để rèn luyện cho học sinh kỹ năng tự ...
Luận văn: Tổ chức các hoạt động học tập để rèn luyện cho học sinh kỹ năng tự ...
 
Luận văn: Tổ chức các hoạt động học tập để rèn luyện cho học sinh kỹ năng tự học
Luận văn: Tổ chức các hoạt động học tập để rèn luyện cho học sinh kỹ năng tự họcLuận văn: Tổ chức các hoạt động học tập để rèn luyện cho học sinh kỹ năng tự học
Luận văn: Tổ chức các hoạt động học tập để rèn luyện cho học sinh kỹ năng tự học
 
Luận văn: Phát triển năng lực thực hành cho học sinh thông qua hoạt động ngoạ...
Luận văn: Phát triển năng lực thực hành cho học sinh thông qua hoạt động ngoạ...Luận văn: Phát triển năng lực thực hành cho học sinh thông qua hoạt động ngoạ...
Luận văn: Phát triển năng lực thực hành cho học sinh thông qua hoạt động ngoạ...
 
Phát triển năng lực thực hành qua hoạt động ngoại khóa chương Từ trường
Phát triển năng lực thực hành qua hoạt động ngoại khóa chương Từ trườngPhát triển năng lực thực hành qua hoạt động ngoại khóa chương Từ trường
Phát triển năng lực thực hành qua hoạt động ngoại khóa chương Từ trường
 
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh thông qua hệ thống bài tập t...
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh thông qua hệ thống bài tập t...Luận văn: Bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh thông qua hệ thống bài tập t...
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh thông qua hệ thống bài tập t...
 
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực tự học qua hệ thống bài tập chương Từ trường
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực tự học qua hệ thống bài tập chương Từ trườngLuận văn: Bồi dưỡng năng lực tự học qua hệ thống bài tập chương Từ trường
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực tự học qua hệ thống bài tập chương Từ trường
 
Luận văn: Tổ chức dạy học khám phá phần Quang Hình Học Vật Lý 11
Luận văn: Tổ chức dạy học khám phá phần Quang Hình Học Vật Lý 11Luận văn: Tổ chức dạy học khám phá phần Quang Hình Học Vật Lý 11
Luận văn: Tổ chức dạy học khám phá phần Quang Hình Học Vật Lý 11
 
Luận văn: Tổ chức dạy học khám phá phần " Quang Hình Học" Vật Lý 11 với sự hỗ...
Luận văn: Tổ chức dạy học khám phá phần " Quang Hình Học" Vật Lý 11 với sự hỗ...Luận văn: Tổ chức dạy học khám phá phần " Quang Hình Học" Vật Lý 11 với sự hỗ...
Luận văn: Tổ chức dạy học khám phá phần " Quang Hình Học" Vật Lý 11 với sự hỗ...
 
Luận văn: Tổ chức dạy học chương “chất khí” vật lí 10 THPT, HAY
Luận văn: Tổ chức dạy học chương “chất khí” vật lí 10 THPT, HAYLuận văn: Tổ chức dạy học chương “chất khí” vật lí 10 THPT, HAY
Luận văn: Tổ chức dạy học chương “chất khí” vật lí 10 THPT, HAY
 
Luận văn: Tổ chức dạy học chương Chất khí” Vật lí 10 THPT theo định hướng phá...
Luận văn: Tổ chức dạy học chương Chất khí” Vật lí 10 THPT theo định hướng phá...Luận văn: Tổ chức dạy học chương Chất khí” Vật lí 10 THPT theo định hướng phá...
Luận văn: Tổ chức dạy học chương Chất khí” Vật lí 10 THPT theo định hướng phá...
 

More from Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562

Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 

More from Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562 (20)

Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
 
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
 
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.docNghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
 
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.docXây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
 
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.docPhát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
 
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
 
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
 
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
 
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
 
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
 
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.docÁnh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
 
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
 
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
 
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
 
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
 
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.docDiễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
 

Recently uploaded

3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGhoinnhgtctat
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 

Recently uploaded (20)

3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 

Luận văn: Phát triển năng lực tự học qua bài tập phần phi kim hoá học

  • 1. i ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TRƢƠNG THANH HÓA PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CỦA HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN PHI KIM HÓA HỌC LỚP 11 TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Chuyên ngành: Lí luận và Phƣơng pháp dạy học bộ môn Hoá học Mã số: 60 14 01 11 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC THEO ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. NGUYỄN XUÂN TRƢỜNG Thừa Thiên Huế, năm 2018
  • 2. ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu ghi trong luận văn là trung thực, được các đồng tác giả cho phép sử dụng và chưa từng được công bố trong bất kì một công trình nghiên cứu nào khác. Tác giả luận văn Trƣơng Thanh Hoá
  • 3. iii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình làm luận văn, tôi đã nhận được rất nhiều sự động viên và giúp đỡ của các Thầy cô, bạn bè đồng nghiệp và các em học sinh. Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Nguyễn Xuân Trường, Thầy đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tôi nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Tôi xin gửi lời cảm ơn của mình đến phòng đào tạo Sau đại học và các Thầy giảng dạy lớp Cao học khoá XXV của Trường ĐHSP Huế đã giảng dạy, giúp đỡ, tạo điều kiện tốt nhất để tôi có thể hoàn thành luận văn của mình. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu, các Thầy cô giáo và các em học sinh trường THPT Chuyên Thoại Ngọc Hầu và THPT Chuyên Thủ Khoa Nghĩa đã hỗ trợ, động viên tôi khi làm điều tra khảo sát và thực nghiệm sư phạm. Xin trân trọng cảm ơn! Tác giả Trƣơng Thanh Hoá
  • 4. 1 MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa ..................................................................................................... i Lời cam đoan...................................................................................................... ii Lời cảm ơn.......................................................................................................... iii Mục lục............................................................................................................... 1 Danh mục các kí hiệu, chữ viết tắt...................................................................... 6 Danh mục các bảng và hình vẽ........................................................................... 7 MỞ ĐẦU........................................................................................................... 8 1. Lí do chọn đề tài............................................................................................. 8 2. Mục đích nghiên cứu...................................................................................... 9 3. Nhiệm vụ nghiên cứu..................................................................................... 9 4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu................................................................ 10 5. Phương pháp nghiên cứu................................................................................ 10 6. Giả thuyết khoa học........................................................................................ 11 7. Phạm vi nghiên cứu........................................................................................ 11 8. Đóng góp của đề tài........................................................................................ 11 NỘI DUNG....................................................................................................... 12 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN........................................ 12 1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu........................................................................... 12 1.2. Khái niệm năng lực ..................................................................................... 13 1.3. Năng lực tự học............................................................................................ 13 1.3.1. Khái niệm tự học....................................................................................... 13 1.3.2. Vai trò của tự học...................................................................................... 14 1.3.3. Các hình thức của tự học ......................................................................... 14 1.3.4. Chu trình tự học ....................................................................................... 14 1.3.4.1. Chu trình tự học của học sinh................................................................ 14 1.3.4.2. Chu trình dạy của thầy........................................................................... 15 1.3.5. Các biểu hiện của năng lực tự học của HS............................................... 17 1.3.6. Vai trò của giáo viên để phát huy tính tự học cho học sinh ..................... 17
  • 5. 2 1.4. Bài tập hoá học............................................................................................ 17 1.4.1. Khái niệm bài tập hoá học........................................................................ 17 1.4.2. Tác dụng của bài tập hoá học................................................................... 18 1.4.3. Phân loại bài tập hoá học.......................................................................... 18 1.5. Thực trạng việc sử dụng hệ thống bài tập và việc tự học của học sinh ở trường trung học phổ thông................................................................................ 19 1.5.1. Phiếu tham khảo ý kiến giáo viên ............................................................ 19 1.5.2. Phiếu tham khảo ý kiến học sinh ............................................................. 21 1.5.3. Nhận xét.................................................................................................... 24 Tiểu kết chương 1............................................................................................... 25 CHƢƠNG 2. PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CỦA HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN PHI KIM HOÁ HỌC LỚP 11 TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG........................................ 26 2.1. Chuẩn kiến thức-kĩ năng............................................................................ 26 2.1.1. Kiến thức................................................................................................. 26 2.1.2. Kĩ năng.................................................................................................... 26 2.2. Phân phối chương trình phần phi kim hoá học lớp 11 trường trung học phổ thông ........................................................................................................... 26 2.3. Cơ sở xây dựng hệ thống bài tập phần phi kim hoá học lớp 11 trường trung học phổ thông, nhằm phát triển năng lực tự học của học sinh.................. 27 2.3.1. Nguyên tắc khi xây dựng hệ thống bài tập .............................................. 27 2.3.2. Quy trình xây dựng bài tập hoá học mới.................................................. 27 2.3.3. Chọn, chữa bài tập hoá học và xây dựng đề bài tập hoá học mới............ 28 2.4. Xây dựng hệ thống bài tập phần phi kim hoá học lớp 11 trường trung học phổ thông nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh................................... 29 2.4.1. Hệ thống lí thuyết nitơ-photpho ............................................................... 29 2.4.1.1. Nitơ ....................................................................................................... 30 2.4.1.2. Amoniac và muối amoni ....................................................................... 30 2.4.1.3. Axit nitric và muối nitrat ...................................................................... 32 2.4.1.4. Photpho ................................................................................................. 33
  • 6. 3 2.4.1.5. Axit photphoric và muối photphat ....................................................... 34 2.4.1.6. Phân bón hoá học ................................................................................. 35 2.4.2. Hệ thống bài tập nitơ-photpho................................................................. 37 2.4.2.1. Hệ thống bài tập tự luận ....................................................................... 37 2.4.2.2. Hệ thống bài tập trắc nghiệm................................................................ 44 2.4.2.3. Hướng dẫn giải và đáp số bài tập tự luận nitơ-photpho ........................ 58 2.4.3. Hệ thống lí thuyết cacbon-silic ................................................................ 65 2.4.4. Hệ thống bài tập cacbon-silic................................................................... 65 2.5. Sử dụng hệ thống bài tập phần phi kim hoá học lớp 11 trường trung học phổ thông, nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh ................................. 65 2.5.1. Đối với giáo viên ..................................................................................... 65 2.5.2. Đối với học sinh....................................................................................... 65 2.6. Một số giáo án và đề kiểm tra dùng trong thực nghiệm sư phạm............... 66 2.6.1. Giáo án...................................................................................................... 66 2.6.1.1. Giáo án tiết 13........................................................................................ 66 2.6.1.2. Giáo án tiết 19 ....................................................................................... 71 2.6.1.3. Giáo án tiết 23........................................................................................ 75 2.6.1.4. Giáo án tiết 26........................................................................................ 75 2.6.2. Các đề kiểm tra......................................................................................... 75 2.6.2.1. Đề kiểm tra lần 1.................................................................................... 75 2.6.2.2. Đề kiểm tra lần 2.................................................................................... 77 2.6.2.3. Đề kiểm tra lần 3.................................................................................... 81 2.7. Thiết kế bộ công cụ đánh giá năng lực tự học của học sinh ....................... 81 2.7.1. Đánh giá thông qua bảng kiểm ................................................................ 81 2.7.2. Đánh giá thông qua điểm kiểm tra........................................................... 82 Tiểu kết chương 2............................................................................................... 83 CHƢƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM................................................... 84 3.1. Mục đích thực nghiệm................................................................................. 84 3.2. Nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm................................................................. 84 3.3. Địa điểm, thời gian thực nghiệm sư phạm................................................... 84
  • 7. 4 3.4. Tiến hành thực nghiệm sư phạm.................................................................. 84 3.4.1. Chọn lớp thực nghiệm và lớp đối chứng ................................................. 84 3.4.2. Trao đổi với giáo viên dạy thực nghiệm.................................................. 85 3.4.3. Tiến hành thực nghiệm............................................................................. 85 3.4.3.1. Chuẩn bị cho tiết lên lớp........................................................................ 85 3.4.3.2. Tổ chức kiểm tra, đánh giá.................................................................... 85 3.5. Nội dung thực nghiệm sư phạm.................................................................. 86 3.6. Phương pháp xử lí kết quả thực nghiệm sư phạm...................................... 86 3.7. Kết quả thực nghiệm sư phạm..................................................................... 88 3.7.1. Xử lí các số liệu thực nghiệm sư phạm.................................................... 88 3.7.1.1. Kiểm tra kết quả trước thực nghiệm..................................................... 88 3.7.1.2. Bảng kiểm năng lực tự học của học sinh .............................................. 89 3.7.1.3. Bài kiểm tra lần 1.................................................................................. 90 3.7.1.4. Bài kiểm tra lần 2.................................................................................. 92 3.7.1.5. Bài kiểm tra lần 3.................................................................................. 94 3.7.2. Phân tích kết quả thực nghiệm sư phạm.................................................. 95 3.7.2.1. Phân tích kết quả về mặt định tính........................................................ 95 3.7.2.2. Phân tích kết quả về mặt định lượng..................................................... 96 Tiểu kết chương 3............................................................................................... 97 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ................................................................... 98 I. KẾT LUẬN..................................................................................................... 98 II. KHUYẾN NGHỊ............................................................................................ 98 TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................ 100
  • 8. 5 PHỤ LỤC.......................................................................................................... P1 Phụ lục 1. Hệ thống lí thuyết cacbon-silic......................................................... P1 Phụ lục 2. Hệ thống bài tập cacbon-silic............................................................ P5 Phụ lục 3. Giáo án tiết 23.................................................................................... P26 Phụ lục 4. Giáo án tiết 26.................................................................................... P30 Phụ lục 5. Ma trận đề kiểm tra lần 2................................................................... P36 Phụ lục 6. Đề kiểm tra lần 3............................................................................... P37 Phụ lục 7. Phiếu tham khảo ý kiến giáo viên...................................................... P39 Phụ lục 8. Phiếu tham khảo ý kiến học sinh....................................................... P41
  • 9. 6 DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT STT Viết tắt Viết đầy đủ 1 ĐC Đối chứng 2 đktc Điều kiện tiêu chuẩn 3 GV Giáo viên 4 HS Học sinh 5 PTHH Phương trình hoá học 6 TCHH Tính chất hoá học 7 TCVL Tính chất vật lí 8 THPT Trung học phổ thông 9 TN Thực nghiệm
  • 10. 7 DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH VẼ DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1. Bảng kiểm đánh giá năng lực tự học của học sinh ............................. 81 Bảng 3.1. Các lớp thực nghiệm và đối chứng...................................................... 84 Bảng 3.2. So sánh giá trị mức độ ảnh hưởng với bảng tiêu chí Cohen............... 87 Bảng 3.3. Phân phối tần suất số học sinh theo điểm bài kiểm tra trước TN........ 88 Bảng 3.4. Điểm số các tiêu chí trong bảng kiểm năng lực tự học của HS trước và sau tác động ..................................................................................................... 89 Bảng 3.5. Bảng điểm kiểm tra lần 1..................................................................... 90 Bảng 3.6. Bảng tổng hợp kết quả học tập bài kiểm tra lần 1................................ 91 Bảng 3.7. Các tham số thống kê đặc trưng điểm kiểm tra lần 1 lớp TN và ĐC... 91 Bảng 3.8. Bảng điểm kiểm tra lần 2..................................................................... 92 Bảng 3.9. Bảng tổng hợp kết quả học tập bài kiểm tra lần 2 .............................. 93 Bảng 3.10. Các tham số thống kê đặc trưng điểm kiểm tra lần 2 lớp TN và ĐC 93 Bảng 3.11. Bảng điểm kiểm tra lần 3................................................................... 94 Bảng 3.12. Bảng tổng hợp kết quả học tập bài kiểm tra lần 3............................. 95 Bảng 3.13. Các tham số thống kê đặc trưng điểm kiểm tra lần 3 lớp TN và ĐC 95 DANH MỤC CÁC HÌNH Trang Hình 1.1. Chu trình tự học................................................................................... 14 Hình 1.2. Chu trình dạy........................................................................................ 16 Hình 3.1. Đồ thị đường luỹ tích điểm kiểm tra lần 1............................................ 90 Hình 3.2. Biểu đồ kết quả học tập bài kiểm tra lần 1........................................... 91 Hình 3.3. Đồ thị đường lũy tích điểm kiểm tra lần 2........................................... 92 Hình 3.4. Biểu đồ kết quả học tập bài kiểm tra lần 2........................................... 93 Hình 3.5. Đồ thị đường lũy tích điểm kiểm tra lần 3........................................... 94 Hình 3.6. Biểu đồ kết quả học tập bài kiểm tra lần 3........................................... 95
  • 11. 8 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài [8], [10], [26], [27], [28] Đảng và Nhà Nước ta luôn quan tâm, đầu tư cho Giáo dục và đào tạo, coi “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu”. Giáo dục và đào tạo góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Trong nghị quyết hội nghị Trung ương 8 khoá XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo có nhận định về sự yếu kém trong giáo dục và đào tạo “Phương pháp giáo dục, việc thi, kiểm tra và đánh giá kết quả còn lạc hậu, thiếu thực chất”. Từ đó đề ra nhiệm vụ, giải pháp “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học… Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kĩ năng, phát triển năng lực… Hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân theo hướng hệ thống giáo dục mở, học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập”. Với xã hội hiện đại ngày nay, xu hướng toàn cầu hoá, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kĩ thuật, các phương pháp, phương tiện nghiên cứu tiên tiến, hiện đại, sự bùng nổ của công nghệ thông tin và truyền thông, … thì lượng kiến thức tăng lên theo từng ngày, từng giờ. Người lao động phải không ngừng tự học hỏi, tự cập nhật kiến thức để phù hợp với xu thế, tình hình mới. Nếu không, sẽ lạc hậu, bị đào thải. Do đó việc phát triển năng lực tự học cho HS, những người lao động tương lai của đất nước, là hết sức cần thiết. Trong dự thảo chương trình tổng thể chương trình giáo dục phổ thông, thì năng lực tự học là một trong những năng lực cốt lõi được hình thành, phát triển thông qua các môn học và các hoạt động giáo dục. Việc phát triển năng lực tự học giúp cho HS ghi nhớ sâu kiến thức, hình thành tốt kĩ năng, kĩ xảo, phát huy lòng ham học, khơi dậy nội lực vốn có, kết quả học tập sẽ có sự tiến bộ rõ rệt. Ở nước ta hiện nay, việc học thêm của HS hết sức phổ biến. Mà có một phần nguyên nhân, do HS không tự học được, không biết phương pháp tự học có hiệu
  • 12. 9 quả, thiếu sự hướng dẫn, định hướng tự học từ phía GV. Việc phát triển năng lực tự học cho HS sẽ góp phần giảm gánh nặng chi phí học thêm cho gia đình. HS sẽ có nhiều thời gian hơn cho việc vui chơi, phát triển thể chất, tinh thần, tham gia các hoạt động cộng đồng,… Đối với môn Hoá học, hệ thống lý thuyết và bài tập khá nặng. Kiến thức và bài tập sách giáo khoa chưa đáp ứng đủ yêu cầu của HS. Ta thấy rõ điều này ở đề thi và phổ điểm kì thi THPT Quốc gia, một kì thi quan trọng đối với mỗi HS lớp 12. Thời lượng của mỗi tiết học là 45 phút, người GV hầu như chỉ đủ để truyền thụ hệ thống lý thuyết, một số ít bài tập cơ bản. Về phía HS, một lượng không nhỏ ít tham khảo sách, ít giải bài tập, … dẫn đến kết quả học tập không cao. Vì vậy, môn Hoá học cần phát triển ở HS năng lực tự học. Một hệ thống bài tập được biên soạn kĩ lưỡng từ đơn giản đến phức tạp, phân loại theo từng dạng bài, theo đúng trình độ HS, được sử dụng một cách hợp lý giúp HS ôn tập hệ thống kiến thức, hình thành kĩ năng, phát triển các năng lực như năng lực ngôn ngữ, năng lực tính toán, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội, năng lực thẩm mỹ... góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy. Phần phi kim hoá học lớp 11 mà cụ thể là hai chương nitơ-photpho và cacbon- silic, liên tục có mặt trong trong đề thi THPT Quốc gia, một số bài tập ở mức vận dụng cao. Bài tập hai chương này sử dụng hầu hết các phương pháp giải bài tập hoá vô cơ, các định luật bảo toàn… có trong chương trình hoá học THPT. Học tốt hai chương này sẽ giúp HS giải được một lượng không nhỏ các dạng bài tập hoá học trong chương trình hoá học vô cơ lớp 12. Từ các lí do trên, tôi chọn đề tài làm luận văn là “Phát triển năng lực tự học của học sinh thông qua hệ thống bài tập phần phi kim hoá học lớp 11 trƣờng Trung học phổ thông” 2. Mục đích nghiên cứu Xây dựng hệ thống bài tập phần phi kim hoá học lớp 11 Trường THPT, nhằm phát triển năng lực tự học cho HS. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài.
  • 13. 10 3.2. Nghiên cứu thực trạng sử dụng hệ thống bài tập nhằm phát triển năng lực tự học cho HS. 3.3. Nghiên cứu phần phi kim Hoá học lớp 11, chuẩn kiến thức-kĩ năng, từ đó xây dựng hệ thống bài tập phần phi kim Hoá học lớp 11, nhằm phát triển năng lực tự học cho HS. 3.4. Hướng dẫn HS cách sử dụng hệ thống bài tập đã xây dựng một cách hợp lý, có hiệu quả, nhằm phát triển năng lực tự học cho HS. 3.5. Thực nghiệm sư phạm, đánh giá hiệu quả của hệ thống bài tập đã xây dựng và các biện pháp đã đề xuất, từ đó rút ra kết luận về khả năng áp dụng đối với hệ thống bài tập đã đề xuất. 4. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học Hoá học ở trường THPT. Đối tượng nghiên cứu: Hệ thống bài tập phần phi kim hoá học lớp 11, nhằm phát triển năng lực tự học cho HS. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Phƣơng pháp nghiên cứu lý luận Nghiên cứu tài liệu, giáo trình lý luận dạy học và phương pháp dạy học hoá học. Nghiên cứu tài liệu lý luận về quá trình tự học của HS. Nghiên cứu các dạng bài tập Hoá học, tác dụng và cách sử dụng bài tập hoá học trong dạy học hoá học. Nghiên cứu chương trình, sách giáo khoa hoá học lớp 11, chuẩn kiến thức-kĩ năng chương nitơ-photpho và cacbon-silic. Nghiên cứu lý thuyết về kiểm tra, đánh giá quá trình dạy học. 5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn Nghiên cứu tình hình dạy học hoá học, kĩ năng giải bài tập hoá học, mức độ tự học của HS ở trường THPT chuyên Thoại Ngọc Hầu và trường THPT chuyên Thủ Khoa Nghĩa, An Giang thông qua điều tra bằng phiếu câu hỏi và phỏng vấn. 5.3. Thực nghiệm sƣ phạm Xây dựng hệ thống bài tập, tiến hành thực nghiệm sư phạm, kiểm tra tính hiệu quả của hệ thống bài tập và các biện pháp đã đề xuất.
  • 14. 11 Sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lí kết quả thực nghiệm sư phạm. 6. Giả thuyết khoa học Nếu xây dựng hệ thống bài tập phần phi kim Hoá học lớp 11 và sử dụng một cách hợp lý, có hiệu quả sẽ phát triển năng lực tự học của HS trường THPT. 7. Phạm vi nghiên cứu Hệ thống kiến thức và bài tập hoá học phần phi kim lớp 11 để phát triển năng lực tự học cho HS. 8. Đóng góp của đề tài Khẳng định vai trò của việc phát triển năng lực tự học của HS ở trường THPT. Xây dựng được hệ thống bài tập hoá học phần phi kim lớp 11 để phát triển năng lực tự học cho HS. Đề xuất các biện pháp để sử dụng hợp lý, có hiệu quả hệ thống bài tập đã xây dựng.
  • 15. 12 NỘI DUNG CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu [27] Ở nước ta, có nhiều tác giả nghiên cứu về lí luận, phương pháp dạy học Hoá học như PGS.TS. Trịnh Văn Biều, GS.TSKH. Nguyễn Cương, TS. Nguyễn Mạnh Dung...; PGS.TS. Nguyễn Xuân Trường nghiên cứu về nội dung và các phương pháp giải bài tập Hoá học, PGS.TS. Cao Cự Giác nghiên cứu bài tập lí thuyết và thực nghiệm hoá học...; GS. Nguyễn Cảnh Toàn... nghiên cứu lý luận về phương pháp tự học. Ngoài ra, còn có các luận văn thạc sĩ Giáo dục học nghiên cứu về bài tập hoá học ở lớp 11 THPT phục vụ việc tự học của HS như: 1. Lê Thị Tú Anh (2011), Tuyển chọn, xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập bồi dưỡng năng lực tự học cho HS trong dạy học các chương ''sự điện li'', ''nhóm nitơ'', ''nhóm cacbon'' hóa học 11 nâng cao trường THPT, luận văn thạc sĩ giáo dục học, Đại học Vinh. 2. Trần Thị Hiền (2011), Biên soạn tài liệu hướng dẫn HS tự học môn hóa học lớp 11 THPT, Luận văn thạc sĩ giáo dục học, Trường ĐHSP TP. Hồ Chí Minh. 3. Nguyễn Thị Tuyết Hoa (2010), Xây dựng website nhằm tăng cường năng lực tự học cho HS giỏi Hóa học lớp 11 THPT, Luận văn thạc sĩ giáo dục học, Trường ĐHSP TP. Hồ Chí Minh. 4. Phan Đăng Khoa (2012), Thiết kế website hỗ trợ HS tự học phần hoá hữu cơ lớp 11 ban cơ bản, Luận văn thạc sĩ giáo dục học, Trường ĐHSP TP.Hồ Chí Minh. 5. Phan Kim Oanh (2011), Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập hỗ trợ HS tự học phần hoá vô cơ lớp 11 chương trình nâng cao, Luận văn thạc sĩ giáo dục học, Trường ĐHSP TP. Hồ Chí Minh. 6. Nguyễn Thị Hoài Thanh (2012), Bồi dưỡng năng lực tự học cho HS thông qua hệ thống bài tập phần hóa học hữu cơ lớp 11 nâng cao, Luận văn thạc sĩ giáo dục học, Trường Đại học Giáo dục.
  • 16. 13 7. Trương Hoài Thương (2012), Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập hỗ trợ HS tự học phần Hóa vô cơ lớp 11 chương trình nâng cao trường THPT, Luận văn thạc sĩ giáo dục học, Đại học Vinh. Như vậy, việc xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập Hoá học lớp 11 đã được nghiên cứu với nhiều mức độ và cách tiếp cận khác nhau. Trong chương trình tổng thể chương trình giáo dục phổ thông có đề cập đến năng lực tự học, là một trong những năng lực quan trọng cần được hình thành và phát triển ở người HS. Hiện nay, bài tập Hoá học bậc THPT nói chung trong đó có bài tập phi kim hoá học lớp 11, đã có nhiều thay đổi với những dạng bài tập mới như bài tập về hình vẽ thí nghiệm, bài tập đồ thị, bài tập liên hệ thực tiễn, nhiều nội dung sâu, rộng hơn... đòi hỏi sự tư duy, động não của HS. Để giải quyết yêu cầu ngày càng cao về hệ thống bài tập và phát triển năng lực tự học, việc xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập phi kim Hoá học lớp 11 nhằm phát triển năng lực tự học cho HS là điều cần thiết. 1.2. Khái niệm năng lực [27, tr. 32] “Năng lực là thuộc tính cá nhân được hình thành, phát triển nhờ tố chất sẵn có và quá trình học tập, rèn luyện, cho phép con người huy động tổng hợp các kiến thức, kỹ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí,... thực hiện thành công một loại hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong những điều kiện cụ thể”. 1.3. Năng lực tự học 1.3.1. Khái niệm tự học [17, tr. 59-60], [24, tr. 302] Theo Thái Duy Tuyên “Tự học là hoạt động độc lập chiếm lĩnh kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo... và kinh nghiệm lịch sử xã hội loài người nói chung và của chính bản thân người học”. Theo Nguyễn Cảnh Toàn “Tự học là tự mình động não, suy nghĩ, sử dụng các năng lực trí tuệ (quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp...) và có khi cả cơ bắp (khi phải sử dụng công cụ) cùng với các phẩm chất của mình, để chiếm lĩnh hiểu biết nào đó của nhân loại, biến những lĩnh vực đó thành sở hữu của mình”.
  • 17. 14 1.3.2. Vai trò của tự học [6, tr. 39-40] Tự học có ý nghĩa quyết định quan trọng đối với sự thành đạt của mỗi người. Tự học là con đường khẳng định của mỗi người. Tự học giúp cho con người giải quyết mâu thuẫn giữa khát vọng cao đẹp về học vấn với hoàn cảnh khó khăn của cuộc sống cá nhân. Tự học là con đường tạo ra tri thức bền vững cho mỗi người. Quá trình tự học khác hẳn với quá trình học tập thụ động nhồi nhét, áp đặt. Quá trình tự học diễn ra theo đúng quy luật của hoạt động nhận thức. Kiến thức có được do tự học là kết quả của hứng thú, của sự tìm tòi, lựa chọn, nên bao giờ cũng vững chắc bền lâu. Có phương pháp tự học tốt sẽ đem lại kết quả học tập cao hơn. Tự học khắc phục nghịch lí: học vấn thì vô hạn mà tuổi học đường thì giới hạn. Sự bùng nổ thông tin làm cho người thầy không có cách nào truyền thụ hết kiến thức cho trò, trò phải học cách học, tự học, tự đào tạo. Tự học đang trở thành chìa khoá vàng trong thời đại bùng nổ thông tin ngày nay. Tự học góp phần dân chủ hoá, xã hội hoá giáo dục một cách có hiệu quả nhằm phát huy, tận dụng tiềm năng to lớn của mỗi thành viên trong cộng đồng. 1.3.3. Các hình thức của tự học [24] Tự học dưới sự hướng dẫn của thầy. Tự học không có sự hướng dẫn của thầy. Tự học trong cuộc sống. 1.3.4. Chu trình tự học 1.3.4.1. Chu trình tự học của học sinh [17, tr. 160-161] Hình 1.1. Chu trình tự học
  • 18. 15 Gồm ba thời: - Thời (1): Tự nghiên cứu. - Thời (2): Tự thể hiện. - Thời (3): Tự kiểm tra, tự điều chỉnh. Thời (1): Tự nghiên cứu Người học tự tìm tòi, quan sát, mô tả, giải thích, phát hiện vấn đề, định hướng giải quyết vấn đề, giải quyết vấn đề, tự tìm ra kiến thức mới (chỉ mới đối với người học) và tạo ra sản phẩm ban đầu hay sản phẩm thô có tính cá nhân. Thời (2): Tự thể hiện Người học tự thể hiện mình bằng văn bản, bằng lời nói, tự sắm vai trong các tình huống, vấn đề, tự trình bày, bảo vệ kiến thức hay sản phẩm cá nhân ban đầu của mình, tự thể hiện qua sự hợp tác, trao đổi, đối thoại, giao tiếp với các bạn và thầy, tạo ra sản phẩm có tính chất xã hội của cộng đồng lớp học. Thời (3): Tự kiểm tra, tự điều chỉnh Sau khi tự thể hiện mình qua sự hợp tác trao đổi với các bạn và thầy, sau khi thầy kết luận, người học tự kiểm tra, tự đánh giá sản phẩm ban đầu của mình, tự sửa sai, tự điều chỉnh thành sản phẩm khoa học (tri thức). 1.3.4.2. Chu trình dạy của thầy [17, tr. 161-163] Chu trình dạy của thầy nhằm tác động hợp lý, phù hợp và cộng hưởng với chu trình tự học của trò, cũng là chu trình ba thời tương ứng với chu trình tự học ba thời của trò: - Hướng dẫn - Tổ chức - Trọng tài, cố vấn, kết luận, kiểm tra Thầy-tác nhân Trò chủ thể (1) Hướng dẫn Tự nghiên cứu (2) Tổ chức Tự thể hiện (3) Trọng tài, cố vấn Tự điều chỉnh kết luận, kiểm tra
  • 19. 16 Hình 1.2. Chu trình dạy Thời (1): Hướng dẫn Thầy hướng dẫn cho từng cá nhân HS về các tình huống học, về các vấn đề cần phải giải quyết, về các nhiệm vụ phải thực hiện trong tập thể HS. HS tự nghiên cứu, tìm tòi cách xử lý các tình huống, cách giải quyết vấn đề để tự mình tìm ra kiến thức, chân lý bằng hành động của chính mình, tạo ra sản phẩm ban đầu. Thời (2): Tổ chức Thầy tổ chức cho trò tự thể hiện mình và hợp tác với các bạn: tổ chức các cuộc tranh luận, hội thảo, trao đổi trò-trò, trò-thầy, sinh hoạt nhóm, đội công tác trong lớp, các hoạt động tập thể trong và ngoài nhà trường nhằm tăng cường mối quan hệ giao tiếp trò-trò, trò-thầy và sự hợp tác cùng nhau tìm ra kiến thức, chân lý. Thầy là người đạo diễn và dẫn chương trình. Thời (3): Trọng tài, cố vấn, kết luận, kiểm tra Thầy là trọng tài, cố vấn, kết luận về các cuộc tranh luận, đối thoại trò-trò, trò- thầy để khẳng định về mặt khoa học kiến thức do người học tự mình tìm ra. Cuối cùng, thầy là người kiểm tra, đánh giá kết quả tự học của trò trên cơ sở trò tự đánh giá, tự điều chỉnh...
  • 20. 17 1.3.5. Các biểu hiện của năng lực tự học của HS [27, tr. 37-38] Theo dự thảo chương trình giáo dục phổ thông chương trình tổng thể thì các biểu hiện cụ thể của năng lực tự học của HS là: - Xác định nhiệm vụ học tập dựa trên kết quả đã đạt được; đặt mục tiêu học tập chi tiết, cụ thể, khắc phục những mặt còn hạn chế. - Đánh giá và điều chỉnh được kế hoạch học tập; hình thành cách học tập riêng của bản thân; tìm kiếm, đánh giá và lựa chọn được nguồn tài liệu phù hợp với các mục đích, nhiệm vụ học tập khác nhau; ghi chép thông tin bằng các hình thức phù hợp, thuận lợi cho việc ghi nhớ, sử dụng, bổ sung khi cần thiết. - Tự nhận ra và điều chỉnh những sai sót, hạn chế của bản thân trong quá trình học tập; suy ngẫm cách học của mình, rút kinh nghiệm để có thể vận dụng vào các tình huống khác; biết tự điều chỉnh cách học. 1.3.6. Vai trò của giáo viên để phát huy tính tự học cho học sinh [13, tr. 8] Tăng mức độ hoạt động trí lực chủ động, tích cực, sáng tạo của HS: + Thường xuyên sử dụng tổ hợp phương pháp phức hợp-dạy học nêu vấn đề và dạy cho HS giải quyết các vấn đề học tập (bài toán nhận thức) và các vấn đề có liên quan đến thực tiễn từ thấp đến cao. + Tăng cường sử dụng các bài tập và bài toán đòi hỏi HS phải suy luận sáng tạo trong đó có những bài tập thực nghiệm. Từng bước đổi mới việc kiểm tra đánh giá, đánh giá cao những biểu hiện chủ động, sáng tạo của HS và đánh giá cao về kiến thức, kĩ năng thực hành cũng như kĩ năng biết vận dụng sáng tạo kiến thức để giải quyết các vấn đề có liên quan đến thực tiễn. GV không cho điểm tối đa đối với HS chỉ học thuộc lòng các kiến thức trong sách giáo khoa và thưởng điểm cho các HS biết vận dụng tổng hợp và sáng tạo thì khi đó HS sẽ thay đổi cách học và cách làm bài. Tăng cường thời gian để HS hoạt động trong tiết học. 1.4. Bài tập hoá học 1.4.1. Khái niệm bài tập hoá học [25] Theo từ điển Tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học thì “Bài tập là bài ra cho HS làm để tập vận dụng những điều đã học”.
  • 21. 18 Bài tập hoá học bao gồm các câu hỏi và bài toán hoá học. Như vậy, bài tập hoá học có thể hiểu là các câu hỏi hoặc bài toán hoá học mà khi HS vận dụng các kiến thức đã được học khi giải quyết được sẽ giúp phát triển một năng lực nào đó. 1.4.2. Tác dụng của bài tập hoá học [11, tr. 157] 1. Giúp cho HS hiểu được một cách chính xác các khái niệm hoá học, nắm được bản chất của từng khái niệm đã học. 2. Có điều kiện để rèn luyện, củng cố và khắc sâu các kiến thức hoá học cơ bản, hiểu được mối quan hệ giữa các nội dung kiến thức cơ bản. 3. Góp phần hình thành được những kĩ năng, kĩ xảo cần thiết về bộ môn hoá học ở HS, giúp họ sử dụng ngôn ngữ hoá học đúng, chuẩn xác. 4. Có khả năng để gắn kết các nội dung học tập ở trường với thực tiễn đa dạng, phong phú của đời sống xã hội hoặc trong sản xuất hoá học. Ngoài ra còn được sử dụng nhiều trong quá trình chuẩn bị nghiên cứu các kiến thức mới. 1.4.3. Phân loại bài tập hoá học [5, tr. 94-95] 1. Phân loại dựa vào nội dung toán học của bài tập: bài tập định tính; bài tập định lượng. 2. Phân loại dựa vào hoạt động của HS khi giải bài tập: Bài tập lý thuyết, bài tập thực nghiệm. 3. Phân loại dựa vào nội dung hoá học của bài tập: bài tập hoá đại cương; bài tập hoá vô cơ; bài tập hoá hữu cơ. 4. Dựa vào nhiệm vụ đặt ra và yêu cầu của bài tập: bài tập cân bằng phương trình phản ứng; bài tập viết chuỗi phản ứng; bài tập điều chế... 5. Dựa vào khối lượng kiến thức, mức độ đơn giản hay phức tạp của bài tập: bài tập cơ bản; bài tập tổng hợp. 6. Dựa vào cách thức tiến hành kiểm tra: bài tập trắc nghiệm; bài tập tự luận. 7. Dựa vào phương pháp giải bài tập: bài tập tính theo công thức và phương trình; bài tập biện luận; bài tập dùng các giá trị trung bình...
  • 22. 19 8. Dựa vào mục đích sử dụng: bài tập dùng kiểm tra đầu giờ; bài tập dùng củng cố kiến thức; bài tập dùng ôn luyện, tổng kết; bài tập dùng bồi dưỡng HS giỏi; bài tập dùng phụ đạo HS yếu... 1.5. Thực trạng việc sử dụng hệ thống bài tập và việc tự học của học sinh ở trƣờng THPT Tiến hành khảo sát ý kiến với 24 GV và 300 HS khối 11 trường THPT Chuyên Thoại Ngọc Hầu, THPT Chuyên Thủ Khoa Nghĩa, THPT Hoà Bình (tỉnh An Giang), năm học 2017-2018. 1.5.1. Phiếu tham khảo ý kiến giáo viên [14] (xem phụ lục 7) 1. Mức độ quan trọng của những nội dung hoá học Nội dung MỨC ĐỘ QUAN TRỌNG 1 2 3 4 5 Bài học hoá học 0 0 6 10 8 Bài luyện tập 0 0 5 8 11 Bài thực hành 0 5 11 4 4 2. Tình hình sử dụng hệ thống bài tập Số ý kiến Tỉ lệ Rất thường xuyên � 6 25,0% Thường xuyên 14 58,3% Thỉnh thoảng 4 16,7% Chưa bao giờ 0 0,0% 3. Thời điểm giao bài tập Số ý kiến Tỉ lệ Đầu năm học, hoặc đầu mỗi học kì � 3 12,5% Trước khi bắt đầu chương mới 7 29,2% Trước mỗi bài học � 4 16,7% Sau khi học xong mỗi chương 10 41,6%
  • 23. 20 4. Nguồn gốc hệ thống bài tập Số ý kiến Tỉ lệ Sách tham khảo 7 29,2% Internet � 24 100,0% Tự xây dựng 12 50,0% 5. Hệ thống bài tập được thiết kế theo Số ý kiến Tỉ lệ Bài học 4 16,7% Chương 13 54,2% Chủ đề 7 29,1% 6. Cách thức sử dụng hệ thống bài tập Số ý kiến Tỉ lệ HS tự giải bài tập 2 8,3% HS tự giải bài tập, GV giải đáp thắc mắc khi được HS yêu cầu 10 41,7% GV giải bài tập mẫu, HS về nhà làm bài tập tương tự 12 50,0% GV giải bài tập mẫu, HS về nhà làm bài tập tương tự có kèm đáp số 12 50,0% 7. Những khó khăn gặp phải khi dạy bài tập hoá học Khó khăn Mức độ khó khăn 1 2 3 4 5 Không đủ thời gian 0 0 2 5 13 Trình độ HS không đồng đều 0 0 3 14 7 Không có hệ thống bài tập chất lượng hỗ trợ tự học 0 1 4 6 13
  • 24. 21 8. Khi xây dựng hệ thống bài tập bồi dưỡng năng lực tự học của HS nên Số ý kiến Tỉ lệ Soạn theo từng bài học 20 83,3% Phân theo dạng 21 87,5% Sắp xếp từ đơn giản đến phức tạp 22 91,6 Có bài giải mẫu cho từng dạng 22 91,6 Có đáp số cho các bài tập 20 83,3% Có bài tập tổng hợp 23 95,8% Có bài tập tiệm cận với các đề thi THPT Quốc gia 20 83,3% 9. Sự ưu tiên giữa bài tập trắc nghiệm và bài tập tự luận Số ý kiến Tỉ lệ Bài tập trắc nghiệm 17 70,1% Bài tập tự luận 7 29,1% 10. Mức độ cần thiết phải hướng dẫn phương pháp tự học cho HS Số ý kiến Tỉ lệ Rất cần thiết 15 62,5% Cần thiết 9 37,5% Bình thường 0 0,0% Không cần thiết 0 0,0% 1.5.2. Phiếu tham khảo ý kiến học sinh [14] (xem phụ lục 8) 1. Mức độ hứng thú đối với môn Hoá học Số ý kiến Tỉ lệ Yêu thích 79 26,3% Do yêu cầu học tập 180 60,0% Không hứng thú 41 13,7%
  • 25. 22 2. Việc đọc bài trước trong SGK Hoá học trước khi đến lớp của HS Số ý kiến Tỉ lệ Rất thường xuyên 52 17,3% Thỉnh thoảng 163 54,3% Không bao giờ 0 0,0% Chỉ khi được yêu cầu 85 28,3% 3. Sự yêu thích đối với giờ bài tập hoá học Số ý kiến Tỉ lệ Rất thích 42 13,3% Thích 87 29,0% Bình thường 147 49,0% Không thích 24 8,0% 4. Việc chuẩn bị cho tiết bài tập của HS Số ý kiến Tỉ lệ Làm trước các bài tập được giao ở nhà 107 35,7% Đọc, tóm tắt, ghi nhận chỗ chưa hiểu 66 22,0% Đọc lướt qua bài tập 92 30,7% Không chuẩn bị gì cả 35 11,6% 5. Cách làm việc khi gặp một bài toán khó của HS Số ý kiến Tỉ lệ Mày mò tự tìm cách giải 21 7,0% Trao đổi với các bạn khác 37 12,3% Trao đổi với GV 18 6,0% Xem kĩ bài mẫu GV hướng dẫn 124 41,3% Tham khảo lời giải trong sách, tài liệu... 70 23,4% Bỏ qua không làm 30 10,0%
  • 26. 23 6. Số lượng bài tập về nhà mà HS giải được Số ý kiến Tỉ lệ Dưới 25% 61 20,3% 25%-50% 125 41,7% 50% -75% 64 21,3% Trên 75% 50 16,7% 7. Những khó khăn gặp phải khi giải bài tập hoá học của HS Số ý kiến Tỉ lệ Thiếu bài tập tương tự 168 56,0% Không có bài giải mẫu 174 58,0% Các bài tập lộn xộn, không theo dạng 133 44,3% Các bài tập không được xếp từ dễ đến khó 140 46,7% Không có đáp số cho bài tập tương tự 183 61,0% Có nhiều bài tập mà nội dung không có trong chương trình học 52 17,3% 8. Sự đầu tư để học tốt môn Hoá học Số ý kiến Tỉ lệ Chỉ cần học trên lớp là đủ 101 33,6% Học thêm (ở nhà GV hoặc trung tâm) 219 73,0% Dành nhiều thời gian tự học có sự hướng dẫn của GV 145 48,3% 9. Đánh giá sự cần thiết của yếu tố tự học, tự nghiên cứu Số ý kiến Tỉ lệ Rất cần thiết 170 56,7% Cần thiết 115 38,3% Bình thường 14 4,7% Không cần thiết 1 0,3%
  • 27. 24 10. Lí do HS phải tự học ở nhà Số ý kiến Tỉ lệ Giúp HS hiểu bài trên lớp sâu sắc hơn 206 68,7% Giúp HS nhớ bài lâu hơn 219 73,0% Kích thích hứng thú tìm tòi nâng cao mở rộng kiến thức 143 47,7% Tập thói quen tự học và tự nghiên cứu 108 36,0% Rèn luyện thêm khả năng tư duy 205 68,3% Nội dung đang học thường đề cập trong các kì thi 247 82,3% 11. HS sử dụng thời gian tự học để Số ý kiến Tỉ lệ Đọc lại bài trên lớp 237 79,0% Chuẩn bị bài trên lớp theo hướng dẫn của GV 166 55,3% Đọc tài liệu tham khảo 144 48,0% 12. Những khó khăn gặp phải trong quá trình tự học là Số ý kiến Tỉ lệ Thiếu tài liệu học tập, tham khảo 153 51,0% Thiếu sự hướng dẫn cụ thể cho việc học tập 190 63,3% Kiến thức rộng khó bao quát 179 59,7% 13. Những tác động đến hiệu quả của việc tự học Số ý kiến Tỉ lệ Niềm tin và sự chủ động của HS 185 61,7% Sự tổ chức, hướng dẫn của thầy cô 188 62,7% Tài liệu hướng dẫn học tập 183 61,0% 1.5.3. Nhận xét Qua kết quả khảo sát trên, có thể thấy: - Hầu hết GV đều xem năng lực tự học cần thiết phải được phát triển trong HS.
  • 28. 25 - GV thường xuyên sử dụng hệ thống bài tập phục vụ cho việc giảng dạy. Nguyên nhân chính ở đây có thể do hệ thống bài tập sách giáo khoa chưa đáp ứng được yêu cầu của các kì thi, thời gian tiết học còn hạn chế nên không đủ để hướng dẫn bài tập. GV thỉnh thoảng sửa bài tập ở giờ bài học mới và sử dụng nhiều hơn trong giờ luyện tập. - Việc xây dựng hệ thống bài tập chủ yếu đảm bảo yêu cầu về mặt thi cử, tiệm cận với đề thi. Đa số bài tập có nguồn gốc từ sách tham khảo và tài liệu trên Internet. GV yêu cầu hệ thống bài tập phải được phân loại, sắp xếp theo mức độ và có hướng dẫn giải hoặc đáp số để HS dễ tra cứu, học tập. - Đa số HS đều biết đến vai trò của tự học nhưng chỉ một số ít HS có đọc SGK trước khi đến lớp và gặp khó khăn khi tự học, đa số phải đi học thêm để rèn kĩ năng giải bài tập. - Nhiều HS có chuẩn bị bài tập ở nhà trước khi học tiết luyện tập nếu được GV yêu cầu. HS thường xem hướng dẫn giải của GV trước khi giải bài tập tương tự. Tuy vậy, số lượng HS giải bài tập ở nhà còn tương đối ít. Khi không giải được bài tập, HS thường tham khảo tài liệu, trao đổi với bạn bè, ít trao đổi trực tiếp với GV. Tiểu kết chƣơng 1 Trong chương một, chúng tôi đã nghiên cứu lý luận về năng lực, năng lực tự học, một số vấn đề về bài tập và sử dụng hệ thống bài tập hoá học ở trường THPT. + Vấn đề năng lực và năng lực tự học: khái niệm về năng lực và năng lực tự học; các hình thức của tự học; chu trình tự học; biểu hiện năng lực tự học của HS, vai trò của GV để phát huy tính tự học cho HS. + Bài tập hoá học: khái niệm bài tập hoá học; tác dụng của bài tập hoá học; phân loại bài tập hoá học. + Phát phiếu khảo sát và đưa ra những nhận xét về thực trạng sử dụng hệ thống bài tập và việc tự học của HS ở trường THPT. Các lý luận được trình bày trong chương một giúp chúng tôi định hướng thiết kế hệ thống bài tập phi kim lớp 11 THPT phù hợp với HS.
  • 29. 26 CHƢƠNG 2 PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CỦA HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN PHI KIM HOÁ HỌC LỚP 11 TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 2.1. Chuẩn kiến thức-kĩ năng [19] 2.1.1. Kiến thức HS biết và hiểu: - Vị trí, cấu tạo nguyên tử, TCHH, ứng dụng của nitơ, photpho, cacbon, silic. - Thành phần, cấu tạo phân tử, TCVL, TCHH, ứng dụng, điều chế một số hợp chất của nitơ, photpho, cacbon, silic, một số phân bón hoá học... 2.1.2. Kĩ năng - Viết các PTHH của phản ứng trao đổi dưới dạng phân tử và ion, của phản ứng oxi hoá-khử...biểu diễn TCHH của nitơ, photpho, cacbon, silic và hợp chất của chúng. - Từ vị trí, cấu tạo nguyên tử, thành phần và cấu tạo phân tử, dự đoán một số TCHH cơ bản của nitơ, photpho, cacbon, silic và một số hợp chất của chúng. Biết kiểm tra các dự đoán và kết luận về tính chất của chúng. - Phân biệt một số hợp chất của nitơ, photpho, cacbon, silic dựa vào phản ứng hoá học đặc trưng. - Thực hiện một số thí nghiệm đơn giản, dễ thực hiện để nghiên cứu TCHH của nitơ, photpho, cacbon, silic và một số hợp chất của chúng, một số phân bón hoá học thông thường. - Biết làm việc hợp tác với các HS khác để xây dựng kiến thức mới về nitơ, photpho, cacbon, silic và hợp chất. - Giải bài tập hoá học. 2.2. Phân phối chƣơng trình phần phi kim hoá học lớp 11 THPT Tiết 10: Bài 7. Nitơ. Tiết 11, 12: Bài 8. Amoniac và muối amoni. Tiết 13, 14: Bài 9. Axit nitric và muối nitrat. Tiết 15: Bài 10. Photpho.
  • 30. 27 Tiết 16: Bài 11. Axit photphoric và muối photphat. Tiết 17: Bài 12. Phân bón hoá học. Tiết 18, 19: Bài 13. Luyện tập: Tính chất của nitơ, photpho và hợp chất. Tiết 20: Bài 14. Bài thực hành 2: Tính chất của một số hợp chất nitơ, photpho. Tiết 21: Kiểm tra 1 tiết. Tiết 22: Bài 15. Cacbon. Tiết 23, 24: Bài 16. Hợp chất của cacbon. Tiết 25: Bài 17. Silic và hợp chất của silic. Tiết 26: Bài 19. Luyện tập: Tính chất của cacbon, silic và hợp chất. 2.3. Cơ sở xây dựng hệ thống bài tập phần phi kim hoá học lớp 11 trƣờng trung học phổ thông, nhằm phát triển năng lực tự học của học sinh 2.3.1. Nguyên tắc khi xây dựng hệ thống bài tập [5, tr. 99] Lựa chọn các bài tập tiêu biểu điển hình. Biên soạn hệ thống bài tập đa cấp để tiện cho sử dụng: + Sắp xếp theo từng dạng bài toán. + Xếp theo mức độ từ dễ đến khó. Hệ thống bài tập phải bao quát hết các kiến thức cơ bản, cốt lõi nhất cần cung cấp cho HS. Tránh bỏ sót, trùng lặp, phần thì qua loa, phần thì quá kĩ. Bài tập trong một học kỳ, một năm học phải kế thừa nhau, bổ sung lẫn nhau. Đảm bảo tính phân hoá, tính vừa sức với ba loại trình độ HS. Đảm bảo sự cân đối về thời gian học lý thuyết và làm bài tập. Không tham lam bắt HS làm bài tập quá nhiều ảnh hưởng đến các môn học khác. 2.3.2. Quy trình xây dựng bài tập hoá học mới Xác định mục tiêu dạy học. Phân tích logic nội dung dạy học. Xác định nội dung kiến thức có thể mã hoá thành bài tập. Diễn đạt các khả năng mã hoá nội dung kiến thức đó thành hệ thống nhiệm vụ cần thiết từ đó hình thành bài tập. Giải bài tập, chỉnh sửa, hoàn chỉnh bài tập hoá học.
  • 31. 28 2.3.3. Chọn, chữa bài tập hoá học và xây dựng đề bài tập hoá học mới [11, tr. 163-166] Khi chọn bài tập, cần chú ý tới các yếu tố sau: a. Căn cứ trên khối lượng kiến thức HS đã nắm được để lựa chọn các bài tập phù hợp và HS có khả năng giải quyết được. b. Qua việc giải bài tập của HS có thể đánh giá được chất lượng học tập, phân loại được HS, kích thích được toàn lớp học (sử dụng xen kẽ giữa các loại bài toán khó, trung bình và dễ để HS khá không chủ quan mà HS kém cũng không nản). c. Căn cứ vào chương trình giảng dạy, nên xây dựng thành một hệ thống bài tập, phù hợp với mức độ của từng khối lớp; kết hợp với khâu ôn luyện thường xuyên để rèn kĩ năng, kĩ xảo cho HS trong việc giải bài tập. d. Chất lượng giải bài tập, hứng thú trong khi giải bài tập của HS được nâng lên rất nhiều nếu bài tập được chọn có chứa đựng các nội dung sau: - Gắn liền với các kiến thức khoa học về hoá học hoặc các môn học khác, gắn với thực tiễn sản xuất hoặc đời sống... - Bài tập có thể giải theo nhiều cách, trong đó có cách giải ngắn gọn nhưng đòi hỏi HS phải thông minh hoặc có sự suy luận cần thiết thì mới giải được. e. Riêng về các bài tập lí thuyết, sau mỗi bài giảng cần rèn luyện cho HS có thói quen làm hết bài tập có trong sách giáo khoa. Chữa bài tập: Tuỳ thuộc mục đích khác nhau, việc triển khai chữa bài tập có thể tiến hành như sau: a. Khi với mục đích chú trọng chất lượng: thường là khi chữa các bài kiểm tra viết, chữa các bài tập đã chọn lọc điển hình và yêu cầu HS chuẩn bị chu đáo trước. Khi chữa, cần chú ý thực hiện các điểm sau: - Phải chữa rất chi tiết, trình bày rõ ràng, diễn đạt chính xác. Trong khi chữa, kết hợp chữa các lỗi điển hình của HS đã mắc phải. - Phải hướng dẫn cho HS cách phân tích bài tập, chứ không chỉ đi sâu vào giải cụ thể. Trong quá trình chữa, nếu có những ví dụ về bài làm của HS mà từ việc phân tích sai mà dẫn đến giải sai thì càng tốt. Cách chữa như vậy sẽ rèn luyện tốt các kĩ năng, kĩ xảo giải bài tập của HS.
  • 32. 29 - Trong quá trình chữa bài tập, cần lựa chọn các bài tập điển hình, các dạng bài tập bắt buộc. Từ việc kiểm tra, xác định được những HS còn yếu chưa làm được. Bằng hình thức kiểm tra thường xuyên, lặp đi lặp lại, phụ đạo thêm... sẽ nâng dần chất lượng của HS toàn lớp. b. Khi chú trọng tới số lượng: để khuyến khích HS chăm chỉ học tập, lo lắng rèn luyện kĩ năng thường xuyên, đánh giá kịp thời chất lượng dạy và học. Các hình thức: - Tiến hành vào đầu (hoặc cuối) giờ học, kiểm tra (kết hợp với chữa) nhiều HS cùng một lúc dưới các hình thức: viết trên bảng, kiểm tra viết trên giấy, trả bài miệng trước lớp... - Kiểm tra bằng phiếu trắc nghiệm đối với một nhóm HS hoặc cả lớp: HS trả lời bằng cách điền vào phiếu học tập. - Bài toán hoá học: các dạng bài toán cơ bản. Khi kĩ năng làm bài của HS được nâng lên, có thể bổ sung các bài toán khó hơn... Xây dựng đề bài tập mới Ngoài vấn đề triệt để sử dụng các bài tập có sẵn trong sách giáo khoa, sách bài tập hoặc các tài liệu tham khảo khác, trong quá trình giảng dạy, người GV hoá học cần biết cách xây dựng một số đề bài tập mới phù hợp với đối tượng HS và quan trọng hơn cả là sự phù hợp với trình độ nhận thức của họ. Có hai hình thức xây dựng các đề bài tập mới: - Xây dựng các bài tập tương tự với các bài tập hay ở trong sách giáo khoa hay các sách khác. - Xây dựng các bài tập mới bằng cách phối hợp nhiều phần của các bài tập hay trong sách đã in hoặc của các bài tập học được của những người khác. 2.4. Xây dựng hệ thống bài tập phần phi kim hoá học lớp 11 trƣờng trung học phổ thông nhằm phát triển năng lực tự học của học sinh 2.4.1. Hệ thống lí thuyết chƣơng nitơ-photpho 2.4.1.1. Nitơ a. Vị trí - cấu hình electron nguyên tử - Vị trí: nitơ ở ô thứ 7, chu kì 2, nhóm VA. - Cấu hình electron: 1s2 2s2 2p3 .
  • 33. 30 - Công thức cấu tạo của phân tử N2: N≡N b. Tính chất vật lí Ở điều kiện thường, nitơ là chất khí không màu, không mùi, không vị, hơi nhẹ hơn không khí. Tan rất ít trong nước. c. Tính chất hóa học - Ở nhiệt độ thường, nitơ khá trơ về mặt hóa học do có liên kết ba N≡N rất bền. Ở nhiệt độ cao, nitơ trở nên hoạt động hơn. - Trong các phản ứng hóa học, nitơ thể hiện tính oxi hóa và tính khử. * Tính oxi hóa Tác dụng với kim loại: 00 -3 t 2 3 23Mg+N Mg N (magie nitrua) Tác dụng với hiđro: 00 -3t ,p 2 2 3xt N +3H 2NH (amoniac) * Tính khử 00 +2t 2 2N + O 2NO Khí NO sinh ra kết hợp ngay với O2 không khí tạo ra NO2: +2 +4 2 22NO + O 2NO d. Điều chế Trong công nghiệp, nitơ được điều chế bằng cách chưng cất phân đoạn không khí lỏng. 2.4.1.2. Amoniac và muối amoni 1. Amoniac a. Cấu tạo phân tử b. Tính chất vật lí NH3 là một chất khí không màu, mùi khai và xốc, nhẹ hơn không khí, tan nhiều trong nước. c. Tính chất hóa học
  • 34. 31 * Tính bazơ yếu - Tác dụng với nước: + - 3 2 4NH + H O NH + OH Trong dung dịch, amoniac là bazơ yếu. Khí amoniac làm quì tím ẩm hóa xanh. - Tác dụng với dung dịch muối: AlCl3 + 3NH3 + 3H2O → Al(OH)3↓ + 3NH4Cl - Tác dụng với axit: NH3 (k) + HCl (k) → NH4Cl (r) * Tính khử: 0-3 0 t 3 2 2 24NH +3O 2N +6H O 2 4   0-3 Pt,t 3 2 24NH +5O NO+6H O d. Điều chế * Trong phòng thí nghiệm: 2NH4Cl + Ca(OH)2 0 t  CaCl2 + 2NH3↑ + 2H2O * Trong công nghiệp: 0 t ,xt,p 2 2 3N (k) +3H (k) 2NH (k) ∆H < 0 2. Muối amoni Là chất tinh thể ion, gồm cation amoni + 4NH và anion gốc axit. a. Tính chất vật lí: tất cả đều tan trong nước và điện li hoàn toàn thành ion. b. Tính chất hóa học * Tác dụng với dung dịch kiềm (NH4)2SO4 + 2NaOH 0 t  Na2SO4 + 2NH3↑ + 2H2O + 4NH + OH - 0 t  NH3↑ + H2O * Phản ứng nhiệt phân NH4Cl 0 t  NH3 (k) + HCl (k) (NH4)2CO3 0 t  NH3 (k) + NH4HCO3 (r) NH4HCO3 0 t NH3 (k) + CO2 (k) + H2O (k) NH4NO2 0 t  N2 + 2H2O NH4NO3 0 t  N2O + 2H2O 2.4.1.3. Axit nitric và muối nitrat 1. Axit nitric a. Cấu tạo phân tử - Trong phân tử HNO3, nguyên tố nitơ có số oxi hoá cao nhất là +5.
  • 35. 32 b. Tính chất vật lí - Axit nitric tinh khiết là chất lỏng không màu, bốc khói mạnh trong không khí ẩm. - Axit nitric kém bền. Ngay ở điều kiện thường, khi có ánh sáng, bị phân huỷ một phần giải phóng khí NO2. Khí này tan trong dung dịch axit làm cho dung dịch có màu vàng. - Axit nitric tan trong nước theo bất kì tỉ lệ nào. c. Tính chất hóa học Tính axit Axit nitric là một axit mạnh. Có đầy đủ tính chất hoá học của một axit. CuO + 2HNO3  Cu(NO3)2 + H2O Ca(OH)2 + 2HNO3  Ca(NO3)2 + 2H2O CaCO3 + 2HNO3  Ca(NO3)2 + CO2 + H2O Tính oxi hoá - Axit nitric có tính oxi hoá mạnh. Tuỳ thuộc vào nồng độ của axit, độ mạnh yếu của chất khử mà HNO3 có thể bị khử đến các sản phẩm khác nhau của nitơ. * Với kim loại + Sản phẩm khử: Thông thường HNO3 đặc → NO2↑; HNO3 loãng → NO↑ 0 +5 +2 +4 3 3 2 2 2Cu+4HNO (®Æc) Cu(NO ) +2NO +2H O 0 +5 +2 +2 3 3 2 23Cu+8HNO (lo·ng) 3Cu(NO ) +2NO+4H O Kim loại có tính khử mạnh Mg, Al, Zn → NO ↑, N2O↑, N2↑, NH4NO3 (dd) + Al, Fe, Cr bị thụ động hoá trong HNO3 đặc nguội. * Với phi kim:        0 5 6 4 3 2 4 2 2S 6HNO (®Æc) H SO 6NO 2H O * Với hợp chất:      2 5 6 4 2 3 2 4 2 2H S + 8H N O (®Æc) H S O + 8 N O + 4H O Kim loại + HNO3 → Muối nitrat + sản phẩm khử + H2O (trừ Pt, Au) (KL có số oxi hoá (NO2, NO, N2O, cao nhất) N2, NH4NO3)
  • 36. 33 d. Điều chế Trong phòng thí nghiệm NaNO3 (r) + H2SO4 (đặc) 0 t  HNO3 + NaHSO4 Trong công nghiệp 4NH3 + 5O2 0 ,Pt t  4NO + 6H2O 2NO + O2  2NO2 4NO2 + 2H2O + O2  4HNO3. 2. Muối nitrat Muối nitrat là muối của axit nitric. Thí dụ, natri nitrat (NaNO3), đồng (II) nitrat (Cu(NO3)2),... a. Tính chất vật lí Tất cả các muối nitrat đều tan nhiều trong nước và là chất điện li mạnh. + - 3 3NaNO Na + NO b. Tính chất hoá học - Muối nitrat của các kim loại hoạt động mạnh (kali, natri ...) bị phân huỷ thành muối nitrit và oxi: 2KNO3 o t  2KNO2 + O2 - Muối nitrat của kẽm, sắt, chì, đồng,... bị phân huỷ thành oxit kim loại tương ứng, NO2 và O2: 2Cu(NO3)2 o t  2CuO + 4NO2 + O2 - Muối nitrat của bạc, vàng, thuỷ ngân,... bị phân huỷ thành kim loại tương ứng, khí NO2 và O2: 2AgNO3 o t  2Ag + 2NO2 + O2 2.4.1.4. Photpho 1. Vị trí và cấu hình electron nguyên tử a. Vị trí: ô thứ 15, chu kì 3, nhóm VA. b. Cấu hình electron: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p3 . 2. Tính chất vật lí Photpho có hai dạng thù hình quan trọng là photpho trắng và photpho đỏ. Tùy vào điều kiện mà phopho trắng có thể chuyển thành photpho đỏ và ngược lại. Photpho trắng kém bền hơn photpho đỏ. Để bảo quản photpho trắng người ta ngâm vào nước.
  • 37. 34 3. Tính chất hóa học - Trong các hợp chất, photpho có các số oxi hóa -3, +3, +5. - Trong các phản ứng hóa học, photpho thể hiện tính oxi hóa và tính khử. a. Tính oxi hóa: 00 -3 t 3 22P + 3Ca Ca P (canxi photphua) b. Tính khử * Tác dụng với oxi - Thiếu oxi: 00 +3 t 2 2 34P + 3O 2P O - Dư oxi: 00 +5 t 2 2 54P+5O 2P O * Tác dụng với clo - Thiếu clo: 00 +3 t 2 32P+3Cl 2P Cl - Dư clo: 00 +5 t 2 52P+5Cl 2P Cl 4. Trạng thái tự nhiên Trong tự nhiên, photpho không tồn tại dưới dạng tự do. Hai khoáng vật quan trọng của photpho là quặng photphorit Ca3(PO4)2 và quặng apatit 3Ca3(PO4)2.CaF2. 2.4.1.5. Axit photphoric và muối photphat 1. Axit photphoric a. Tính chất hóa học - Là một axit ba nấc, có độ mạnh trung bình. Có đầy đủ tính chất hóa học của một axit. + - 3 4 2 4H PO H +H PO - + 2- 2 4 4H PO H +HPO 2- + 3- 4 4HPO H +PO - Khi tác dụng với dung dịch kiềm, tùy theo lượng chất tác dụng mà tạo ra các muối khác nhau: H3PO4 + NaOH → NaH2PO4 + H2O H3PO4 + 2NaOH → Na2HPO4 + 2H2O H3PO4 + 3NaOH → Na3PO4 + 3H2O
  • 38. 35 b. Điều chế * Trong công nghiệp - Cho axit sunfuric đặc tác dụng với quặng apatit hoặc photphorit: Ca3(PO4)2 + 3H2SO4 (đặc) 0 t  2H3PO4 + 3CaSO4↓ - Để sản xuất axit photphoric với độ tinh khiết và nồng độ cao hơn, người ta điều chế từ P 4P + 5O2 0 t  2P2O5 P2O5 + 3H2O  2H3PO4 2. Muối photphat - Là muối của axit photphoric. - Được chia thành 3 loại Muối đihiđrophotphat : NaH2PO4, NH4H2PO4, Ca(H2PO4)2… Muối hiđrophotphat : Na2HPO4, (NH4)2HPO4, CaHPO4… Muối photphat trung hoà : Na3PO4, (NH4)3PO4, Ca3(PO4)2… - Nhận biết ion photphat Thuốc thử: dung dịch AgNO3. Hiện tượng: xuất hiện kết tủa màu vàng + 3- 4 3 43Ag + PO Ag PO (màu vàng) 2.4.1.6. Phân bón hoá học Phân bón hóa học là những hóa chất có chứa các nguyên tố dinh dưỡng, được bón cho cây nhằm nâng cao năng suất mùa màng. 1. Phân đạm - Cung cấp nitơ hóa hợp cho cây dưới dạng ion nitrat 3NO và ion amoni 4NH  . - Độ dinh dưỡng của phân đạm được đánh giá theo % khối lượng nguyên tố nitơ. a. Phân đạm amoni - Đó là các muối amoni: NH4Cl, (NH4)2SO4… - Được điều chế bằng cách cho NH3 tác dụng với axit tương ứng. 2NH3 + H2SO4 → (NH4)2SO4 b. Phân đạm nitrat - Đó là các muối nitrat: NaNO3, Ca(NO3)2, NH4NO3 ...
  • 39. 36 - Được điều chế bằng phản ứng giữa axit HNO3 và muối cacbonat tương ứng. CaCO3 + 2HNO3 → Ca(NO3)2 + CO2↑ + H2O c. Phân đạm urê: (NH2)2CO (chứa khoảng 46%N). - Được điều chế bằng cách cho NH3 tác dụng với CO2 ở 180-2000 C và 200 atm. 2NH3 + CO2 0 t , p  (NH2)2CO + H2O - Trong đất urê dần chuyển thành muối cacbonat (NH2)2CO + 2H2O → (NH4)2CO3 2. Phân lân - Phân lân cung cấp nguyên tố P cho cây dưới dạng ion photphat ( 3- 4PO ). - Độ dinh dưỡng của phân lân được đánh giá theo tỉ lệ % khối lượng P2O5 tương ứng với lượng P có trong thành phần của nó. a. Supephotphat * Supephotphat đơn - Gồm hai muối: Ca(H2PO4)2 và CaSO4. - Được điều chế bằng cách cho quặng photphorit hoặc apatit tác dụng với H2SO4 đặc. Ca3(PO4)2 + 2H2SO4 (đặc) → Ca(H2PO4)2 + CaSO4↓ * Supephotphat kép - Là muối Ca(H2PO4)2. - Được điều chế qua hai giai đoạn Ca3(PO4)2 + 3H2SO4 → 2H3PO4 + 3CaSO4↓ Ca3(PO4)2 + 4H3PO4 → 3Ca(H2PO4)2 b. Phân lân nung chảy 3. Phân kali - Phân kali cung cấp nguyên tố K dưới dạng ion K+ . - Độ dinh dưỡng của phân K được đánh giá theo tỉ lệ % khối lượng K2O tương ứng với lượng K có trong thành phần của nó. 4. Phân hỗn hợp - Phân phức hợp a. Phân hỗn hợp: chứa N, P, K được gọi chung là phân NPK. Thí dụ: nitrophotka: (NH4)2HPO4 và KNO3.
  • 40. 37 b. Phân phức hợp: Thí dụ: Phân amophot là hỗn hợp các muối NH4H2PO4 và (NH4)2HPO4 thu được khi cho NH3 tác dụng với H3PO4. 5. Phân vi lƣợng: cung cấp cho cây các nguyên tố như bo, kẽm, mangan, đồng… ở dạng hợp chất. 2.4.2. Hệ thống bài tập nitơ-photpho [1]; [2]; [3]; [4]; [7]; [12]; [15]; [18]; [20]; [21]; [22]; [23]; [29] 2.4.2.1. Hệ thống bài tập tự luận BÀI TẬP ĐỊNH TÍNH Dạng 1. Hoàn thành phƣơng trình hoá học Bài tập 1. Hoàn thành các PTHH sau: a. Fe + HNO3 (loãng) → ? + NO↑ + ? b. Mg + HNO3 → ? + N2O↑ + ? c. Fe3O4 + HNO3 (đặc, nóng) → ? + NO2↑ + ? d. Fe3O4 + HNO3 → ? + NxOy↑+ ? e. Zn + HNO3 → ? + NO↑ + N2O↑ + ? biết tỉ lệ mol giữa NO và N2O là 1:1 Bài tập 2. Hoàn thành các PTHH sau dưới dạng phân tử và ion thu gọn: a. H3PO4 + NaOH tæ leämol1:2 b. H3PO4 + Ca(OH)2 tæ leämol 2:3 c. H3PO4 + K3PO4 tæ leämol1:2 d. KH2PO4 + KOH tæ leämol1:1 Dạng 2. Hoàn thành dãy chuyển hoá Bài tập 3. Viết PTHH cho dãy chuyển hoá sau và cho biết những phản ứng nào thuộc loại phản ứng oxi hoá-khử ? 9 12 3 2 3 6 7 8 10 13 2 3 2 3 3 2 11 14 3 4 2 1 4 5 NaNO NaNO N NH NO NO HNO Cu(NO ) CuO AgNO Ag AlN NH Cl           Bài tập 4. Viết PTHH cho dãy chuyển hoá sau: 1 2 3 4 5 6 2 5 3 4 2 4 2 4 3 4 3 4P P O H PO Na HPO NaH PO Na PO Ag PO      Bài tập 5. Cho các chất sau: Ca3(PO4)2, P2O5, P, H3PO4, NaH2PO4, NH4H2PO4,
  • 41. 38 Na3PO4, Ag3PO4. Hãy lập một dãy biến hoá biểu diễn quan hệ giữa các chất trên. Viết các PTHH và nêu rõ phản ứng thuộc loại nào ? Bài tập 6. Có các chất sau đây: NO2, NaNO3, HNO3, Cu(NO3)2, KNO2, KNO3. Hãy lập một dãy chuyển hoá biểu diễn mối quan hệ giữa các chất đó. Viết các PTHH và ghi điều kiện phản ứng, nếu có. Bài tập 7. Sơ đồ phản ứng sau cho thấy rõ vai trò của thiên nhiên và con người trong việc chuyển nitơ từ khí quyển vào trong đất, cung cấp nguồn phân đạm cho cây cối 2 2 2 +X+H O+X +X +Z 2 3 2(1) (2) (3) (4) 2 +H +X+H O+X +X +M 2 4 3(5) (6) (7) (8) (9) NO NO Y Ca(NO ) N M NO NO Y NH NO          Hãy viết PTHH của các phản ứng trong sơ đồ chuyển hoá trên. Bài tập 8. Xác định các chất X, Y, Z và viết PTHH theo sơ đồ được cho bên dưới     2 0 cao +HCl +H O+khí Y t , p +NaOH khíY khí X ureâ Z khíX Bài tập 9. Xác định các chất A, B, C và viết PTHH theo sơ đồ được cho bên dưới      C supephotphatñôn Photpho A B amophot Dạng 3. Xác định các chất Bài tập 10. Xác định các chất X, Y, Z, T trong sơ đồ phản ứng sau: Cu(NO3)2 0 t  X + Y + Z Y + Z + H2O → T T + Cu → Cu(NO3)2 + Y + H2O Bài tập 11. Xác định các chất X, Y, Z, T, A, B, C trong sơ đồ phản ứng sau, biết X là thành phần chính của quặng photphorit X + H2SO4 → Y↓ + Z X + Z → T Z + NaOH → A + H2O A + NaOH → B + H2O B + NaOH → C + H2O
  • 42. 39 Bài tập 12. X là một loại phân đạm. Hoà tan hoàn toàn X vào nước thu được dung dịch X. Chia dung dịch X thành 2 phần: Phần 1. Cho dung dịch NaOH vào, sau đó đun nóng, thấy thoát ra chất khí làm quỳ tím ẩm chuyển sang màu xanh. Phần 2. Cho vụn đồng và dung dịch H2SO4 loãng vào, đun nóng, thấy thoát ra chất khí không màu hoá nâu ngoài không khí. Xác định công thức của loại phân bón này. Viết PTHH của các phản ứng xảy ra. Bài tập 13. Nhiệt phân Cu(NO3)2 trong điều kiện không có không khí. Sau một thời gian thu được chất rắn A1 và hỗn hợp khí A2. Dẫn hỗn hợp khí A2 từ từ qua dung dịch NaOH loãng dư, các khí bị hấp thụ hoàn toàn thu được dung dịch A3. Hoà tan chất rắn A1 vào nước dư, thu được chất rắn A4 và dung dịch A5. Thêm dung dịch NaOH vào dung dịch A5 thu được kết tủa A6 và dung dịch A7 chứa một chất tan. Xác định thành phần của A1, A2, A3, A4, A5, A6, A7. Viết PTHH của các phản ứng xảy ra. Dạng 4. Nhận biết chất * Không giới hạn thuốc thử Bài tập 14. Bằng phương pháp hoá học, hãy phân biệt các dung dịch sau đựng trong các lọ riêng biệt: a. HNO3, NaNO3, HCl, NaCl, NaOH. b. HNO3, H3PO4, NaCl, Na3PO4. c. NH4Cl, NH4NO3, (NH4)2SO4, Na2SO4. d. Na3PO4, NaCl, NaBr, Na2S, NaNO3. Bài tập 15. Phân biệt các chất khí sau đựng trong các bình riêng biệt: N2, H2, O2, CO2, NH3, SO2. *Giới hạn thuốc thử Bài tập 16. Có năm lọ không dán nhãn đựng riêng biệt từng dung dịch của các chất sau đây: Al(NO3)3, NH4NO3, AgNO3, FeCl3, KOH. Không được dùng thêm thuốc thử nào khác, hãy nêu cách phân biệt chất đựng trong mỗi lọ. Viết PTHH của các phản ứng đã được dùng để nhận biết.
  • 43. 40 Bài tập 17. Có năm lọ không dán nhãn đựng riêng biệt từng dung dịch của các chất sau đây: NaOH, Ba(NO3)2, Na2CO3, HNO3, Na3PO4. Không được dùng thêm thuốc thử nào khác, hãy nêu cách phân biệt chất đựng trong mỗi lọ. Viết PTHH của các phản ứng đã được dùng để nhận biết. Bài tập 18. Có 4 lọ không dán nhãn đựng riêng biệt từng dung dịch loãng của các chất sau: H3PO4, BaCl2, Na2CO3, (NH4)2SO4. Chỉ sử dụng dung dịch HCl, hãy nêu cách phân biệt chất đựng trong mỗi lọ. Viết PTHH của các phản ứng. Bài tập 19. Phân biệt các dung dịch sau đựng trong các lọ riêng biệt: NaOH, HNO3, H2SO4, NaNO3, BaCl2, Na3PO4. Chỉ được dùng 1 thuốc thử, hãy nêu cách phân biệt chất đựng trong mỗi lọ. Dạng 5. Điều chế và tách chất Bài tập 20. Từ hiđro, clo, nitơ và các dụng cụ cần thiết, hãy viết các PTHH (có ghi rõ điều kiện phản ứng) điều chế phân đạm amoni clorua. Bài tập 21. Cho hỗn hợp các khí sau: N2, CO2, SO2, Cl2, HCl. Làm thế nào để thu được nitơ tinh khiết từ hỗn hợp trên. Giải thích cách làm và viết PTHH (nếu có). Dạng 6. Hiện tƣợng và giải thích hiện tƣợng Bài tập 22. Trình bày hiện tượng và viết PTHH khi: a. Nhỏ từ từ dung dịch NH3 vào dung dịch AlCl3. b. Nhỏ từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3. c. Cho kim loại Ba vào dung dịch (NH4)2CO3. Bài tập 23. Trình bày hiện tượng xảy ra khi bịt hai đầu một ống thuỷ tinh bằng bông tẩm dung dịch HCl đặc và NH3 đặc. Viết PTHH. Bài tập 24. Giải thích hiện tượng của thí nghiệm sau: Thí nghiệm 1: Cho kim loại Cu vào dung dịch KNO3 không thấy xảy ra phản ứng. Thí nghiệm 2: Cho kim loại Cu vào dung dịch HCl và đun nóng, không thấy xảy ra phản ứng. Thí nghiệm 3: Trộn các chất thu được ở thí nghiệm 1 và 2 với nhau, thấy bột Cu tan dần, xuất hiện dung dịch màu xanh và có khí màu nâu bay ra ở miệng ống. Viết PTHH.
  • 44. 41 Bài tập 25. a. Ở nhiệt độ thường, có hỗn hợp hai khí NO2 và N2O4 ở trạng thái cân bằng đựng trong một bình kín: 2NO2 (k) N2O4 (k) ∆H = -62,8 kJ (màu nâu đỏ) (không màu) Màu sắc của hỗn hợp khí đó thay đổi như thế nào khi: (1) Nhúng vào bình nước đá. (2) Nhúng vào bình nước sôi. b) Cho cân bằng hoá học sau đây: N2 + 3H2 2NH3 ∆H < 0 Khi thay đổi áp suất, nhiệt độ thì cân bằng chuyển dịch như thế nào ? Dạng 7. Hoá học và thực tiễn cuộc sống Bài 26. a. Vì sao trong nước mưa ở các vùng công nghiệp thường có lẫn axit sunfuric và axit nitric, nhưng trong nước mưa ở những vùng thảo nguyên cách rất xa vùng công nghiệp vẫn có lẫn một ít axit nitric. b. Giải thích câu ca dao: “Lúa chiêm lấp ló đầu bờ Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên” c. Vì sao khi trộn phân đạm amoni sunfat, amoni nitrat hoặc nước tiểu với vôi hay tro bếp đều bị mất đạm. d. Giải thích hiện tượng “ma trơi”. Bài tập 27. Hãy diễn giải các thông tin có trên bao phân sau:
  • 45. 42 Dạng 8. Hoá học và thực hành thí nghiệm Bài tập 28. Trong phòng thí nghiệm có sẵn các chất rắn: NH4Cl, CaO, KMnO4. Với các dụng cụ sẵn có ở phòng thí nghiệm, hãy thiết kế một thí nghiệm chứng minh NH3 có tính khử. BÀI TẬP ĐỊNH LƢỢNG Dạng 1. Bài tập tổng hợp amoniac Bài tập 29. Tính thể tích khí amoniac thu được từ 2 lít nitơ và 3 lít hiđro. Biết hiệu suất phản ứng là 25%. Các khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất. Bài tập 30. Hỗn hợp X gồm N2 và H2 có tỉ khối so với H2 bằng 3,6. Sau khi tiến hành phản ứng tổng hợp amoniac trong bình kín (có xúc tác bột Fe) thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với H2 bằng 4,0. Tính hiệu suất tổng hợp NH3. Dạng 2. Bài tập axit nitric Bài tập 31. Để hoà tan hoàn toàn 9,6 gam Cu cần dùng vừa đủ 500 ml dung dịch HNO3 C (mol/l). Sau khi phản ứng kết thúc thu được V lít khí NO (đktc) (sản phẩm khử duy nhất). Tính C và V ? Bài tập 32. Hoà tan hoàn toàn 7,48 gam hỗn hợp Cu và Ag bằng dung dịch HNO3 đặc, nóng, dư thu được 4,704 lít khí NO2 (đktc). Tính khối lượng muối thu được. Bài tập 33. Hoà tan hoàn toàn 15,525 gam Al bằng dung dịch HNO3 loãng (dư), thu được dung dịch X và 0,672 lít khí N2 (đktc). Tính khối lượng muối thu được khi cô cạn dung dịch X. Bài tập 34. Cho 9,6 gam Cu vào 500 ml dung dịch gồm NaNO3 0,4M và H2SO4 0,4M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được sản phẩm khử duy nhất là khí NO. Tính thể tích khí NO (đktc) và khối lượng muối thu được. Bài tập 35. Nung m gam bột sắt trong oxi, thu được 6,4 gam hỗn hợp chất rắn X. Hòa tan hết hỗn hợp X trong lượng dư dung dịch HNO3 đặc nóng, thu được 4,48 lít một chất khí có màu nâu đỏ (ở đktc). Tính m. Bài tập 36. Cho 12,8 gam hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4 phản ứng hết với dung dịch HNO3 1,0 M (đã được lấy dư 5% so với lượng phản ứng), thu được 8,96 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) và dung dịch X. a. Tính khối lượng muối thu được khi cô cạn dung dịch X.
  • 46. 43 b. Tính thể tích dung dịch HNO3 đã dùng. Bài tập 37. Hoà tan 7,04 gam kim loại M bằng dung dịch HNO3 dư thu được 4,928 lít khí NO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Xác định tên của kim loại M. Bài tập 38. Hoà tan hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm kim loại M và oxit MO (M có hoá trị không đổi) bằng dung dịch HNO3 đặc nóng (lấy dư) thu được 4,48 lít khí NO2 (đktc) và dung dịch X. Cho dung dịch X tác dụng với NaOH dư thu được 19,6 gam kết tủa Y. Lọc lấy kết tủa, sau đó nhiệt phân hoàn toàn Y thu được 16 gam chất rắn. Xác định thành phần hỗn hợp ban đầu và tính m. Bài tập 39. Hoà tan hoàn toàn một lượng hỗn hợp A gồm Fe3O4 và FeS2 trong 63 gam dung dịch HNO3 theo các phản ứng Fe3O4 + HNO3 → Fe(NO3)3 + NO2↑ + H2O FeS2 + HNO3 → Fe(NO3)3 + NO2 ↑ + H2SO4 + H2O Thể tích khí NO2 thoát ra là 1,568 lít (đo ở đktc). Dung dịch thu được cho tác dụng vừa đủ với 200ml dung dịch NaOH 2M, lọc kết tủa đem nung đến khối lượng không đổi, được 9,76 gam chất rắn. Tính số gam mỗi chất trong A và nồng độ phần trăm của dung dịch HNO3 (giả sử HNO3 không bị mất do bay hơi trong quá trình phản ứng). Dạng 3. Bài tập về muối nitrat Bài tập 40. Nung 34,0 gam AgNO3 trong bình kín không chứa không khí, sau một thời gian thu được 27,8 gam chất rắn X và hỗn hợp khí Y. Hấp thụ Y vào nước để được 100 ml dung dịch Z. Xác định thành phần của chất rắn X và pH dung dịch Z. Bài tập 41. Khi nhiệt phân hoàn toàn 28,2 gam muối nitrat của kim loại M thu được 12,0 gam oxit kim loại. Xác định công thức của muối nitrat. Dạng 4. Bài tập về photpho và hợp chất Bài tập 42. Cho 150 ml dung dịch NaOH 1,0M vào 120 ml dung dịch H3PO4 1,0M. Muối nào được tạo thành và khối lượng muối là bao nhiêu ? Bài tập 43. Đốt cháy hoàn toàn 4,65 gam P trong oxi dư. Lấy chất rắn thu được cho tác dụng với 330 ml dung dịch NaOH 1,0M. Tính khối lượng muối thu được.
  • 47. 44 Bài tập 44. Cho 49 gam dung dịch H3PO4 20% tác dụng với V ml dung dịch NaOH 2,0M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X. Cô cạn dung dịch X, thu được 20,4 gam chất rắn. Xác định giá trị của V. Bài tập 45. Cho m gam dung dịch H3PO4 20% tác dụng với 300 ml dung dịch NaOH 1,0 M và KOH 2,0 M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X. Cô cạn dung dịch X, thu được 58,8 gam muối. Xác định giá trị của m. Dạng 5. Bài tập về phân bón hoá học Bài tập 46. Trên thị trường, phân urê thường được bán với quy cách đóng gói 50 kg/bao với %N = 46,3%. Đối với các giống lúa ngắn ngày cần trung bình 110 kg đạm/ha. Tuy nhiên, trong thực tế, cây lúa chỉ hút được khoảng 2/3 lượng phân bón, còn lại bị trôi theo nước, bốc hơi và tồn dư trong đất. Nếu một người canh tác 10 hecta lúa thì cần sử dụng bao nhiêu bao phân urê ? Bài tập 47. Một mẫu supephotphat đơn chứa 30,15% Ca(H2PO4)2 còn lại là CaSO4. Tính tỉ lệ % P2O5 trong mẫu supephotphat đơn trên. 2.4.2.2. Hệ thống bài tập trắc nghiệm Câu 1. Photpho là nguyên tố có số hiệu nguyên tử là 15. Cấu hình electron nguyên tử photpho là A. [Ne]3s2 3p3 . B. [Ne]3s2 3p5 . C. [Ar]3s2 3p3 . D. [Ne]3s2 3p4 . Câu 2. Nitơ có hai đồng vị bền là 14 7 N và 15 7 N trong đó 14 7 N chiếm 99,634% tổng số nguyên tử. Nguyên tử khối trung bình của nitơ là A. 14,004. B. 14,005. C. 15,0003. D. 14,000. Câu 3. Tổng số hạt proton, nơtron, electron trong nguyên tử X là 46, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 14. Nguyên tử X có số khối bằng A. 31. B. 14. C. 32. D. 15. Câu 4. Trong phòng thí nghiệm, nitơ thường được điều chế bằng cách đun nóng nhẹ dung dịch bão hoà của NH4Cl và NaNO3. Khí nitơ sinh ra thường được thu bằng phương pháp đẩy nước, vì A. N2 có liên kết ba rất bền. B. N2 tan rất ít trong nước.
  • 48. 45 C. N2 có khối lượng mol gần bằng khối lượng mol của không khí. D. N2 là chất khí không màu. Câu 5. Hình vẽ sau đây mô tả thí nghiệm về tính tan của khí X trong nước: Khí X có thể là A. HCl. B. NH3. C. SO2. D. Cl2. Câu 6. Hình vẽ bên dưới mô tả ba cách thu khí thường được sử dụng trong phòng thí nghiệm: Phát biểu đúng liên quan đến các hình vẽ này là A. Phương pháp theo cách (1) có thể áp dụng để thu các khí H2, SO2, Cl2, NH3. B. Phương pháp theo cách (1), (3) đều có thể áp dụng để thu các khí NH3, H2, N2. C. Phương pháp theo cách (2) có thể áp dụng thu các khí CO2, N2, SO2, Cl2. D. Phương pháp theo cách (3) có thể áp dụng để thu các khí O2, H2, N2. Câu 7. Trong công nghiệp như luyện kim, thực phẩm, điện tử... sử dụng nitơ làm môi trường trơ. Nguyên nhân khiến nitơ “trơ”, ít tham gia các phản ứng hoá học ở điều kiện thường là do A. nitơ có kích thước nhỏ. B. nitơ có độ âm điện lớn. C. phân tử nitơ có liên kết ba rất bền. D. nitơ nằm ở nhóm VA. Câu 8. Cho các chất sau: N2, NH3, NO, NO2, HNO3, NH4Cl, Mg3N2, KNO3, N2O, NaNO2. Số oxi hoá của nguyên tố N trong các chất trên lần lượt là A. 0; -3; +2; +4; +5; -3; -3; +5; +1; +3. B. 0; -3; +3; +4; +5; -3; +3; +5; +1; +3.
  • 49. 46 C. 0; +3; +2; +4; +5; +3; -3; +4; +1; +3. D. 0; -3; +4; +4; +4; +5; -3; +5; +1; +5. Câu 9. Cho các phản ứng sau: N2 + O2 0 t  2NO và N2 + 3Ca 0 t  Ca3N2. Trong hai phản ứng trên thì nitơ A. thể hiện tính khử và tính oxi hóa. B. chỉ thể hiện tính oxi hóa. C. chỉ thể hiện tính khử. D. không thể hiện tính khử và tính oxi hóa. Câu 10. Nitơ phản ứng được với tất cả các chất trong nhóm nào sau đây để tạo ra hợp chất khí ? A. Li, Mg, Al. B. H2, O2. C. Li, H2, Al. D. O2, Ca, Mg. Câu 11. Cặp công thức của liti nitrua và nhôm nitrua là A. Li3N và AlN. B. Li2N3 và Al2N3. C. Li3N2 và Al3N2. D. LiN3 và Al3N. Câu 12. Trong công nghiệp, N2 được sản xuất bằng cách A. nhiệt phân muối NH4NO3 đến khối lượng không đổi. B. chưng cất phân đoạn không khí lỏng. C. đun dung dịch NaNO2 và dung dịch NH4Cl bão hòa. D. đun nóng Mg với dung dịch HNO3 loãng. Câu 13. Từ 2 lít nitơ và 8 lít hiđro, người ta có thể thu được bao nhiêu lít amoniac với hiệu suất tổng hợp amoniac là 25% (các khí đo trong cùng điều kiện)? A. 3 lít. B. 2 lít. C. 4 lít. D. 1 lít. Câu 14. Một hỗn hợp khí gồm 1 mol N2 và 4 mol H2. Cho hỗn hợp đi qua chất xúc tác nung nóng thu được hỗn hợp mới có tỉ khối so với hiđro là 4,0. Hiệu suất của phản ứng đã xảy ra là A. 25,0%. B. 25,5%. C. 30,5%. D. 20,0%. Câu 15. Hỗn hợp X gồm N2 và H2 có tỉ khối so với H2 bằng 3,6. Sau khi tiến hành phản ứng tổng hợp amoniac trong bình kín (có xúc tác bột Fe) thu được 4,5 lít hỗn hợp khí Y. Làm lạnh hỗn hợp Y, thu được hỗn hợp khí Z có thể tích là 4,0 lít. Thể tích các khí đo trong cùng điều kiện. Hiệu suất phản ứng tổng hợp NH3 là A. 30,5%. B. 24,5%. C. 20,8%. D. 25,0%. Câu 16. Cho các phản ứng sau: 4NH3 + 3O2 0 t  2N2 + 6H2O và 2NH3 + 2Na 0 t 2NaNH2 + H2 Trong hai phản ứng trên thì NH3
  • 50. 47 A. thể hiện tính khử và tính oxi hóa. B. chỉ thể hiện tính oxi hóa. C. chỉ thể hiện tính khử. D. không thể hiện tính khử và tính oxi hóa. Câu 17. Có các phát biểu sau về NH3 1. Amoniac tan nhiều trong nước. 2. Amoniac nhẹ hơn không khí. 3. Có thể thu khí amoniac bằng phương pháp đẩy nước. 4. Dung dịch amoniac làm xanh quỳ tím. 5. Amoniac có thể khử được hiđro clorua. 6. Đốt cháy khí amoniac trong oxi dư thu được khí NO. Số phát biểu đúng là A. 3. B. 4. C. 5. D. 2. Câu 18. Sục từ từ đến dư khí NH3 vào các dung dịch sau: Al(NO3)3, HCl, H2SO4, FeCl2, FeCl3, NaNO3, Na2SO4. Số trường hợp có kết tủa xuất hiện là A. 3. B. 4. C. 5. D. 2. Câu 19. Nhỏ từ từ dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch AlCl3 và lắc đều dung dịch. Quan sát thấy A. có kết tủa keo màu trắng tạo thành, kết tủa không tan khi nhỏ dư dung dịch NH3. B. có kết tủa màu trắng hơi xanh, để ngoài không khí chuyển dần sang màu nâu đỏ. C. lúc đầu có kết tủa keo màu trắng, sau đó kết tủa tan dần tạo dung dịch không màu. D. có kết tủa keo màu trắng, có khí màu nâu đỏ thoát ra. Câu 20. Nhúng đũa thuỷ tinh thứ nhất vào bình đựng dung dịch HCl đặc và đũa thuỷ tinh thứ hai vào bình đựng NH3 đặc. Sau đó đưa 2 đũa lại gần nhau thì thấy xuất hiện A. khói màu trắng. B. khói màu tím. C. khói màu nâu. D. khói màu vàng. Câu 21. Trong phòng thí nghiệm, người ta điều chế khí NH3 bằng cách A. cho N2 tác dụng với H2. B. nhiệt phân muối NH4Cl. C. đun nóng muối amoni với Ca(OH)2. D. nhiệt phân muối NH4NO3.
  • 51. 48 Câu 22. Cho thí nghiệm được mô tả như hình vẽ bên dưới Dung dịch X có thể là A. dung dịch NH3. B. dung dịch Ca(HCO3)2. C. dung dịch HCl. D. dung dịch NH4NO3. Câu 23. Cho các phát biểu sau về muối amoni 1. Muối amoni kém bền với nhiệt. 2. Các muối amoni đều dễ tan trong nước. 3. Muối amoni là chất điện li yếu. 4. Muối NH4NO3 có thể dùng để tạo độ xốp cho bánh. 5. Phản ứng nhiệt phân NH4Cl, NH4HCO3 và NH4NO2 đều không phải là phản ứng oxi hoá-khử. Số phát biểu đúng là A. 2. B. 1. C. 3. D. 4. Câu 24. Phương pháp nhận biết muối amoni là đun nóng dung dịch muối amoni với dung dịch kiềm. Hiện tượng xảy ra là A. tạo khói màu trắng. B. thoát ra chất khí có màu nâu đỏ. C. thoát ra chất khí không màu, có mùi khai. D. thoát ra chất khí không màu, không mùi. Câu 25. Để phân biệt các dung dịch đựng riêng biệt trong các lọ mất nhãn là MgCl2, H2SO4, HCl, NH4Cl, (NH4)2SO4, AlCl3 ta có thể dùng A. dung dịch Ba(OH)2. B. dung dịch AgNO3.
  • 52. 49 C. dung dịch BaCl2. D. dung dịch NaOH. Câu 26. Phương trình hoá học nào không đúng ? A. NH4Cl 0 t  NH3 + HCl. B. NH4HCO3 0 t  NH3 + CO2 + H2O. C. NH4NO2 0 t  N2 + 2H2O. D. NH4NO3 0 t  NH3 + HNO3. Câu 27. Để tạo độ xốp cho một số loại bánh, có thể dùng muối nào sau đây làm bột nở ? A. NH4Cl. B. NH4HCO3. C. CaCO3. D. NH4NO2. Câu 28. Cho 250 ml dung dịch NaOH 0,1M tác dụng với 100 ml dung dịch (NH4)2SO4 0,1M, đun nóng. Thể tích khí thoát ra (đktc) là A. 0,448 lít. B. 0,224 lít. C. 0,336 lít. D. 0,560 lít. Câu 29. Thể tích N2 (đktc) thu được khi nhiệt phân hoàn toàn 6,4 gam NH4NO2 là A. 1,12 lít. B. 3,36 lít. C. 2,24 lít. D. 4,48 lít. Câu 30. Cho HNO3 tác dụng với các chất: Mg, Al2O3, FeO, Fe2O3, Fe3O4, Fe(OH)2, Fe(OH)3, FeSO4, Fe(NO3)2, FeS, FeS2, C. Số phản ứng oxi hoá-khử xảy ra là A. 9. B. 7. C. 10. D. 8. Câu 31. Dãy gồm tất cả các kim loại bị thụ động hóa trong dung dịch HNO3 đặc, nguội ? A. Cu, Ag, Pb. B. Fe, Cu, Cr. C. Fe, Al, Cr. D. Zn, Pb, Mg. Câu 32. Cho PTHH sau (chưa cân bằng PTHH): FeCO3 + HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + CO2 + H2O Nếu số mol FeCO3 là 0,15 thì số mol NO và HNO3 phản ứng lần lượt là A. 0,15 và 0,5. B. 0,01 và 0,1. C. 0,2 và 0,6. D. 0,05 và 0,5. Câu 33. Cho phản ứng: Al + HNO3 → Al(NO3)3 + NH4NO3 + H2O. Tổng hệ số của các sản phẩm là (hệ số các chất là các số nguyên, tối giản) A. 26. B. 20. C. 38. D. 28. Câu 34. Trong phòng thí nghiệm, khi tiến hành thí nghiệm kim loại Cu với HNO3 thường giải phóng khí NO2, là một khí độc. Để xử lí khí này, người ta thường A. nút ống nghiệm bằng bông tẩm nước.
  • 53. 50 B. nút ống nghiệm bằng bông tẩm dung dịch NaCl. C. nút ống nghiệm bằng bông tẩm dung dịch HCl loãng. D. nút ống nghiệm bằng bông tẩm dung dịch Ca(OH)2. Câu 35. Để điều chế HNO3 trong phòng thí nghiệm người ta dùng A. NaNO3 rắn và H2SO4 đặc. B. NaNO3 rắn và HCl. C. NO2 với O2 và H2O. D. NaNO2 rắn và H2SO4 đặc. Câu 36. Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế HNO3 trong phòng thí nghiệm Phát biểu không đúng về quá trình điều chế là: A. Có thể thay thế H2SO4 đặc bởi HCl đặc. B. Dùng nước đá để ngưng tụ hơi HNO3. C. Đun nóng bình phản ứng để tốc độ phản ứng tăng. D. HNO3 là một axit có nhiệt độ sôi thấp nên dễ bay hơi khi đun nóng. Câu 37. Hoà tan hoàn toàn 9,6 gam Cu bằng dung dịch HNO3 loãng. Thể tích khí NO (đktc) thu được là A. 1,12 lít. B. 3,36 lít. C. 4,48 lít. D. 2,24 lít. Câu 38. Hòa tan hoàn toàn 1,76 g hỗn hợp Cu và CuO cần dùng vừa đủ V ml dung dịch HNO3 1,0M, thoát ra 224 ml khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của V là A. 60. B. 65. C. 50. D. 68. Câu 39. Cho 10,16 gam hỗn hợp gồm Cu và Fe vào dung dịch HNO3 loãng dư, thu được 2,464 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Khối lượng của Cu và Fe trong hỗn hợp ban đầu lần lượt là A. 9,60 gam và 0,56 gam. B. 4,56 gam và 5,60 gam.
  • 54. 51 C. 6,40 gam và 3,66 gam. D. 3,20 gam và 6,96 gam. Câu 40. Cho 9,6 gam bột Cu vào 200 ml dung dịch hỗn hợp KNO3 1,0M và HCl 2,5M. Đun nóng, đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thể tích khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) thoát ra là A. 2,24 lít. B. 3,36 lít. C. 4,48 lít. D. 5,60 lít. Câu 41. Để điều chế 20 kg dung dịch HNO3 30,0% bằng phương pháp oxi hóa NH3, thể tích khí NH3 (đktc) tối thiểu cần dùng là A. 2240,0 lít. B. 2133,3 lít. C. 3360,0 lít. D. 4480,0 lít. Câu 42. Hoà tan hoàn toàn 57,2 gam hỗn hợp Fe, Cu, Ag bằng dung dịch HNO3 loãng dư thu được 8,96 lít khí NO (là sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam muối. Giá trị của m là A. 131,6. B. 82,0. C. 135,1. D. 100,3. Câu 43. Hoà tan hoàn toàn 1,68 gam kim loại M cần dùng vừa đủ 180ml HNO3 1,0M thu được 448 ml khí NO (là chất khí duy nhất, ở đktc). Kim loại M là A. Zn. B. Cu. C. Mg. D. Fe. Câu 44. Hòa tan hoàn toàn 12,42 gam Al bằng dung dịch HNO3 loãng (dư), thu được dung dịch X và 1,344 lít (ở đktc) hỗn hợp khí Y gồm hai khí là N2O và N2. Tỉ khối của hỗn hợp khí Y so với khí H2 là 18. Cô cạn dung dịch X, thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là A. 97,98. B. 106,38. C. 38,34. D. 34,08. Câu 45. Dãy gồm tất cả các chất khi bị nhiệt phân đều tạo muối muối nitrit và O2 ? A. Cu(NO3)2, AgNO3, Mg(NO3)2. B. Mg(NO3)2, Zn(NO3)2, Fe(NO3)3. C. NaNO3, Ca(NO3)2, KNO3. D. Ca(NO3)2, NaNO3, Mg(NO3)2. Câu 46. Nhiệt phân hoàn toàn Pb(NO3)2 thu được các sản phẩm là A. Pb(NO2)2, O2. B. PbO, NO2, O2. C. Pb, NO2, O2. D. Pb, NO, O2. Câu 47. Khi nhiệt phân hoàn toàn Hg(NO3)2 thu được các sản phẩm là A. Hg, NO2, O2. B. Hg(NO2)2, O2. C. HgO, NO2, O2. D. Hg, NO, O2. Câu 48. Nhiệt phân hoàn toàn Fe(NO3)2 trong không khí thu được sản phẩm gồm A. FeO, NO2, O2. B. Fe2O3, NO2. C. Fe2O3, NO2, O2. D. Fe, NO2, O2.
  • 55. 52 Câu 49. Cho các phản ứng sau: (1) Cu(NO3)2 0 t  (2) NH4NO2 0 t  (3) NH3 + O2 0 ,850 900Pt C  (4) NH3 + Cl2 0 t  (5) NH4Cl 0 t  (6) NH3 + CuO 0 t  Các phản ứng tạo khí N2 là A. (2), (4), (6). B. (1), (2), (5). C. (1), (3), (4). D. (3), (5), (6). Câu 50. Để nhận biết ion  3NO người ta thường dùng Cu và H2SO4 loãng và đun nóng, vì A. phản ứng tạo ra dung dịch có màu xanh và khí không mùi làm xanh giấy quỳ ẩm. B. phản ứng tạo ra dung dịch có màu vàng nhạt. C. phản ứng tạo ra kết tủa màu xanh. D. phản ứng tạo ra dung dịch có màu xanh và khí không màu hóa nâu trong không khí. Câu 51. Nhiệt phân 34,0 gam AgNO3 sau một thời gian thì dừng lại, để nguội, đem cân thấy khối lượng chất rắn còn lại là 27,8 gam. Phần trăm khối lượng AgNO3 bị nhiệt phân là A. 50,0%. B. 75,0%. C. 75,5%. D. 80,0%. Câu 52. Nhiệt phân Fe(NO3)3 trong bình kín không chứa không khí, sau một thời gian thu được hỗn hợp khí X và thấy khối lượng chất rắn giảm 32,4 gam so với ban đầu. Hấp thụ hoàn toàn X vào nước để được 600 ml dung dịch Y. Dung dịch Y có pH bằng A. 2. B. 3. C. 4. D. 1. Câu 53. Nhiệt phân hoàn toàn 22,68 gam muối nitrat của kim loại M thu được 9,72 gam oxit kim loại. M là A. Zn. B. Cu. C. Fe. D. Pb. Câu 54. Tiến hành các thí nghiệm sau: 1. Cho Cu vào dung dịch hỗn hợp NaHSO4, KNO3. 2. Cho Cu vào dung dịch hỗn hợp HCl, KNO3. 3. Cho dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch HCl. 4. Cho Fe3O4 vào dung dịch HNO3.