SlideShare a Scribd company logo
1 of 109
Download to read offline
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH
____________________________
ISO 9001:2008
DUY PHƯƠNG LOAN
SINH HOẠT TÍN NGƯỠNG
CỦA NGƯỜI HOA TRIỀU CHÂU
(TRƯỜNG HỢP MIẾU THANH MINH,
THỊ XÃ VĨNH CHÂU, SÓC TRĂNG)
Chuyên ngành: VĂN HÓA HỌC
Mã số: 60310640
LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HÓA HỌC
Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN NGỌC THƠ
TRÀ VINH, NĂM 2016
-iii-
TÓM TẮT
Qua nghiên cứu về “Sinh hoạt Tín ngưỡng của người Hoa Triều Châu
(trường hợp Miếu Thanh Minh thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng)” sẽ góp thêm
nguồn tư liệu giúp hiểu rõ hơn văn hóa tộc người Hoa trên địa bàn thị xã Vĩnh Châu,
tỉnh Sóc Trăng.
Tín ngưỡng hình thành từ sự hạn chế về hiểu biết và sự bất lực của con người
trước thử thách của tự nhiên và các đoản khúc của cuộc sống; do vậy tín ngưỡng bắt
đầu từ niềm tin vào cõi siêu nhiên.Ở trung tâm Thị xã Vĩnh Châu còn có một nét đặc
thù, đó là sự song hành và gắn bó giữa hai tục thờ Bắc Đế - Thiên Hậu ở hai cơ sở do
cùng một Ban quản lý phụ trách. Hiện tượng phối thờ Quan Công với Thiên Hậu hoặc
thờ chính là Bắc Đế có phối thờ Thiên Hậu hay Quan Âm thi thoảng xuất hiện, song
hiện tượng sóng đôi này xưa nay hiếm thấy. Nếu tục thờ Bắc Đế ở miếu Thanh Minh
đại điện cho Dương tính (gắn với nó là tính khuôn mẫu, sự tuân thủ điển chế) thì hình
ảnh Thiên Hậu ở miếu Thiên Hậu đại diện cho Âm tính (ước vọng phồn sinh, phúc
đức). Nền tảng của tục thờ Bắc Đế ở Vĩnh Châu là tổ chức cơ sở tín ngưỡng và tổ
chức sinh họat tín ngưỡng ở miếu Thanh Minh. Trong quá trình định cư, người Hoa
đã mang theo những phong tục tín ngưỡng của dân tộc mình đến vùng đất mới, những
tín ngưỡng ấy đã hòa vào dòng chảy văn hóa chung của Việt Nam, nhưng vẫn giữ
được những giá trị riêng, là điểm tựa tinh thần cho cộng đồng người Hoa tại thị xã
Vĩnh Châu.Đối với người Hoa, niềm tin vào những giá trị tâm linh chiếm một phần
quan trọng trong đời sống tinh thần của họ, trở thành truyền thống được tiếp nối giữa
các thế hệ.
Trên địa bàn thị xã Vĩnh Châu có 3 dân tộc sinh sống là Kinh, Khmer, Hoa,
mỗi dân tộc đều có những nét văn hóa đặc sắc, riêng biệt. Trong quá trình cộng cư
sinh sống lâu năm đã có sự giao thoa văn hóa giữa các dân tộc, sự giao thoa này đã
kéo dài trên 300 năm, chính điều đó đã tạo ra bản sắc văn hóa vô cùng độc đáo của
người dân Vĩnh Châu, đó là truyền thống đoàn kết, tương trợ, chia sẽ, yêu thương,
-iv-
gắn bó giữa 3 dân tộc, ý thức trách nhiệm và nghĩa vụ cộng đồng trong việc xây dựng,
bảo vệ, giữ gìn và thúc đẩy sự phát triển của quê hương, điều này được thể hiện rất
rõ nét trong các hoạt động thường ngày, trong văn hóa ngôn ngữ giao tiếp, văn hóa
tâm linh tín ngưỡng đặc biệt là trong các dịp lễ hội.Nghiên cứu sinh hoạt tín ngưỡng
của người Hoa Triều Châu qua miếu Thanh Minh còn làm sáng tỏ thêm đặc trưng của
tộc người, sự cố kết, phát triển cộng đồng của người Hoa. Qua đó, sẽ góp phần làm
nổi bật hơn những đặc điểm văn hóa. Có thể nói tín ngưỡng dân gian không chỉ thể
hiện về mặt văn hóa tinh thần mà còn phản ánh những giá trị văn hóa vật chất.
-v-
MỤC LỤC
Trang tựa
Quyết định giao đề tài
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN........................................................................................................... ii
TÓM TẮT................................................................................................................ iii
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT................................................................. viii
DANH SÁCH CÁC HÌNH...................................................................................... ix
DANH SÁCH CÁC BẢNG.......................................................................................x
PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề...................................................................................2
3. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................4
4. Nhiệm vụ nghiên cứu...........................................................................................4
5. Hướng tiếp cận và phương phap nghiên cứu.......................................................5
5.1. Hướng tiếp cận ..............................................................................................5
5.2. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................6
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.............................................................8
6.1. Ý nghĩa khoa học...........................................................................................8
6.2. Ý nghĩa thực tiễn ...........................................................................................8
7. Bố cục của luận văn.............................................................................................8
PHẦN NỘI DUNG ..................................................................................................10
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUANVỀ MIẾU THANH MINH
TẠI THỊ XÃ VĨNH CHÂU, TỈNH SÓC TRĂNG ...............................................10
1.1. Cơ sở lý luận...................................................................................................10
1.1.1. Khái niệm và chức năng của tín ngưỡng..................................................10
1.1.1.1. Khái niệm về tín ngưỡng ...................................................................10
1.1.1.2. Chức năng của tín ngưỡng .................................................................12
-vi-
1.1.2. Một số lý thuyết dùng trong nghiên cứu văn hóa tín ngưỡng ..................15
1.1.2.1. Thuyết Đặc thù lịch sử.......................................................................15
1.1.2.2. Thuyết cấu trúc ..................................................................................15
1.1.2.3. Thuyết chức năng...............................................................................15
1.1.2.4. Lý thuyết Hóa thạch ngoại biên.........................................................16
1.1.3. Lý thuyết Giao lưu văn hóa......................................................................17
1.2. Tổng quan về thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng............................................18
1.2.1. Điều kiện tự nhiên và lịch sử - xã hội của thị xã Vĩnh Châu ...................18
1.2.2. Quá trình định cư và phát triển cộng đồng người Hoa ở thị xã Vĩnh Châu ....21
1.3. Tổng quan đời sống tín ngưỡng người Hoa ở Vĩnh Châu:.............................24
1.4. Miếu Thanh Minh – quá trình hình thành và phát triển: ................................28
CHƯƠNG 2: QUAN NIỆM NHẬN THỨC VÀ HÌNH THỨCTỔ CHỨC CÁC
HOẠT ĐỘNG TÍN NGƯỠNGỞ MIẾU THANH MINH ...................................32
2.1. Quan niệm nhận thức về Bắc Đế ....................................................................32
2.2. Cấu trúc tổ chức miếu Thanh Minh................................................................35
2.2.1. Cấu trúc miếu thờ và đối tượng được thờ cúng........................................35
2.2.1.1. Cấu trúc miếu thờ...............................................................................35
2.2.1.2. Đối tượng thờ cúng ............................................................................37
2.2.2. Vật cúng tế và trang trí mỹ thuật..............................................................41
2.2.3. Ban quản trị và công chúng......................................................................42
2.2.4. Hội Châu Quang và các Hội đoàn thể người Hoa....................................43
2.3. Các thành tố tổ chức hoạt động tín ngưỡng gắn với miếu Thanh Minh.........46
2.3.1. Hệ thống các nghi lễ, lễ hội thường niên .................................................46
2.3.2. Vị trí tín ngưỡng Bắc Đế ở miếu Thanh Minh trong hệ thống các sinh hoạt
tín ngưỡng người Hoa ở Vĩnh Châu...................................................................49
2.4. Đại lễ vía Bắc Đế............................................................................................50
2.5. Các hoạt động tín ngưỡng khác ......................................................................52
CHƯƠNG 3: Ý NGHĨA VÀ GIÁ TRỊ CÁC SINH HOẠTTÍN NGƯỠNG CỦA
CỘNG ĐỒNG NGƯỜI HOAVĨNH CHÂU TẠI MIẾU THANH MINH .........55
-vii-
3.1. Ý nghĩa của sinh hoạt tín ngưỡng...................................................................55
3.2. Giá trị văn hóa của sinh hoạt tín ngưỡng........................................................58
3.3. Những biến đổi văn hóa trong hoạt động tín ngưỡng người Hoa tại miếu
Thanh Minh...........................................................................................................64
3.4. Nguyên nhân biến đổi văn hóa trong hoạt động tín ngưỡng người Hoa tại miếu
Thanh Minh............................................................................................................67
3.4.1. Các điều kiện tự nhiên – xã hội................................................................67
3.4.2. Yếu tố tư tưởng và chính sách nhà nước..................................................68
3.4.3. Yếu tố giao lưu văn hóa ...........................................................................70
3.5. Tác động của những biến đổi văn hóa trong hoạt động tín ngưỡng người Hoa
tại miếu Thanh Minh .............................................................................................71
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................................77
1. Kết luận..............................................................................................................77
2. Kiến nghị............................................................................................................78
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................80
PHỤ LỤC
-viii-
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
GS Giáo sư
HĐND Hội đồng Nhân dân
NXB Nhà xuất bản
PGS Phó giáo sư
STT Số thứ tự
THCS Trung học cơ sở
Tp.HCM Thành phố Hồ Chí Minh
Tr Trang
TS Tiến sĩ
TTVH Trung tâm văn hóa
TX Thị xã
UBND Ủy ban Nhân dân
-ix-
DANH SÁCH CÁC HÌNH
Số hiệu hình Tên hình Trang
Hình 1.1
Bản đồ các cơ sở tín ngưỡng dân gian người Hoa thị xã
Vĩnh Châu
28
Hình 1.2 Miếu Thanh Minh năm 1925 29
Hình 2.1 Sơ đồ cấu trúc miếu Thanh Minh 35
Hình 2.2 Nhìn từ bên ngoài miếu Thanh Minh 36
Hình 2.3 Nhìn từ bên trong miếu Thanh Minh 37
Hình 3.1 Thang nhu cầu của Abraham Maslow 55
-x-
DANH SÁCH CÁC BẢNG
Số hiệu bảng Tên bảng Trang
Bảng 1.1 Điều kiện tự nhiên 20
Bảng 1.2 Điều kiện lịch sử - xã hội 20
Bảng 1.3 Tổng hợp danh sách các cơ sở tín ngưỡng ở thị xã Vĩnh Châu 26
Bảng 2.1 So sánh giữa miếu Thanh Minh với miếu Thiên hậu 34
Bảng 2.2 Tóm tắt nội dung phỏng vấn hộ gia đình người Hoa về sự tín
ngưỡng đối với miếu Thanh Minh
47
Bảng 3.1 Đánh giá sự biến đổi văn hóa trong hoạt động tín ngưỡng của
người Hoa Vĩnh Châu
66
Bảng 3.2 Tóm tắt nội dung phỏng vấn hộ gia đình người Hoa về sự tín
ngưỡng đối với miếu Thanh Minh
73
-1-
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nam Bộ là vùng đất nằm ở phía Nam bán đảo Đông Dương và cũng là phần
lãnh thổ cực Nam của Tổ quốc Việt Nam. Phía Bắc giáp tỉnh Bình Thuận và Tây
Nguyên, Tây Bắc giáp Campuchia, Tây Nam và Nam và Đông giáp biển Đông. Cộng
đồng người Hoa ở Nam Bộ được hình thành cách nay hơn ba thế kỷ, đa số người Hoa
đến đây là những cư dân Trung Hoa có nguồn gốc cư trú ở duyên hải đông nam Trung
Hoatrải qua quá trình nhập cư kéo dài hàng thế kỷ. Vùng đất Nam Bộ có sự cộng cư
của các tộc anh emđiển hình như Việt, Khmer, Hoa đã cùng nhau chung lưng đấu cật,
khai hoang lập ấp. Mỗi dân tộc đều có phong tục, tập quán riêng, thể hiện rõ nét qua
hình thứctín ngưỡng dân gian rất độc đáo, nhất là ở Sóc Trăng. Có thể nói trong một
chừng mực nhất định, tín ngưỡng tôn giáo có vai trò, vị trí nổi bật trong quá trình lịch
sử khẩn hoang và phát triển của vùng đất Sóc Trăng.
Sóc Trăng là tỉnh có tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số và tín đồ các tôn giáo khá
đông so với các tỉnh khác ở đồng bằng sông Cửu Long. Người Hoa ở Sóc Trăng hiện
nay có trên 65 ngàn người, chiếm gần 5% dân số của tỉnh, sinh sống chủ yếu ở thành
phố Sóc Trăng, thị xã Vĩnh Châu và các vùng ven đô. Các loại hình tôn giáo ở Sóc
Trăng khá đa dạng, có quan hệ mật thiết với các dân tộc trong tỉnh. Bà con đã có
những đóng góp tích cực vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương,
chăm lo phát triển, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa. Chính sự hòa quyện và giao
thoa văn hóa giữa 3 dân tộc Kinh, Khmer, Hoa đang sống ở Sóc Trăng đã làm nên
nét đặc sắc của văn hóa địa phương. Thời gian qua, chính quyền luôn tôn trọng tự do
tín ngưỡng của mọi công dân, mọi dân tộc, tập trung thực hiện và giải quyết tốt chính
sách người Hoa, đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về
quan điểm chỉ đạo của Đảng với phương châm “bình đẳng, đoàn kết, hòa hợp, ổn
định và phát triển” đối với công tác người Hoa.
Vĩnh châu làthị xã ven biển tỉnh Sóc Trăng có đông đồng bào người Hoa sinh
sống. Người Hoa Vĩnh Châu phần lớn gốc Triều Châu (theo địa phương gọi là người
-2-
Tiều), sống tập trung chủ yếu ở phường 1, phường 2, phường Vĩnh Phước và xã Vĩnh
Hải. Người Hoa ởthị xã Vĩnh Châu có mối quan hệ rất rộng với người Hoa trong tỉnh,
ở thành phố Hồ Chí Minh và với cộng đồng thân nhân định cư ở nước ngoài. Trên
địa bàn có 20 cơ sở thờ tự mang tín ngưỡng dân gian của người Hoa, một số hoạt
động nổi bật trong tín ngưỡng của đồng bào người Hoa được thể hiện qua các lễ, hội
lớn trong năm như Tết Nguyên đán, Tết Nguyên tiêu, lễ Vu Lan, cúng Miếu Thanh
Minh và Miếu Thiên Hậu, v.v..
Trong quá trình lao động sản xuất, nếu cuộc sống gặp khó khăn trở ngại, người
Hoa Triều Châu thường đến Miếu Thanh Minh (chùa Ông) và một số miều tự khác
để cúng bái để cầu bình an, may mắn. Niềm tin tâm linh, tín ngưỡng của họ trở thành
nguồn động lực lớn, chỗ dựa tinh thần vững chắc mỗi khi gặp điều không may. Tín
ngưỡng của người Hoa Triều Châu qua Miếu Thanh Minh ở thị xã Vĩnh Châu đã trở
thành một dạng tín ngưỡng phổ biến tại thị xã, cùng với các hoạt động văn hóa – nghệ
thuật và các khía cạnh văn hóa vật thể gắn liền với nó đã sớm trở thành kênh gìn giữ,
lưu truyền văn hóa truyền thống, đồng thời cũng là kênh giáo dục đạo đức, lối sống
hiệu quả và sâu sắc của người Hoa nơi đây. Bên cạnh đó, trong mối tương quan với
văn hóa các tộc người anh em Việt, Khmer tín ngưỡng cũng góp phần quan trọngcho
việc tạo nét đặc trưng văn hóa mang tính bản sắc của tộc người Hoa. Qua nghiên cứu
về sinh hoạt tín ngưỡng, luận văn sẽ góp thêm nguồn tư liệu giúp hiểu rõ hơn văn hóa
tộc người Hoa trên địa bàn thị xã Vĩnh Châu. Chính vì vậy, chúng tôi chọn đề tài
“Sinh hoạt Tín ngưỡng của người Hoa Triều Châu ( trường hợp Miếu Thanh
Minh thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng)” để tiến hành nghiên cứu.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Từ những năm 90, vấn đề tín ngưỡng của người Hoa đã được nhiều nhà khoa
học chú ý với các công trình nghiên cứu như “Vai trò của tôn giáo- tín ngưỡng trong
đời sống xã hội người Hoa ở thành phố Hồ Chí Minh” của tác giả Trần Hồng Liên
(năm 2002), đây là nguồn tư liệu cung cấp kiến thức nền tảng về tín ngưỡng của người
Hoa ở thành phố Hồ Chí Minh. Tác giả Phan Xuân Biên và Phan An có tác phẩm
“Vấn đề vị trí người Hoa trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam” (năm 1989) nêu lên
-3-
những đóng góp của người Hoa về kinh tế, văn hóa cho đất nước và quá trình hòa
hợp của người Hoa và người Việt. Các nhà khoa học củaTrung tâm Nghiên cứu Dân
tộc học và Tôn giáo thuộc Viện khoa học xã hội thành phố Hồ Chí Minh mà chủ biên
là tác giả Trần Hồng Liên đã ghi nhận hiện trạng của người Việt, người Hoa, người
Khmer tại Sóc Trăng qua nghiên cứu đề tài “Vấn đề dân tộc và tôn giáo ở tỉnh Sóc
Trăng” (năm 2002) đã trình bày một số thực trạng phát triển, cũng như nêu lên các
giải pháp, nhằm góp phần vào việc đề xuất và thực hiện đường lối, chính sách về vấn
đề dân tộc và tôn giáo ở một số địa phương trên vùng đất Nam Bộ.
Ngoài ra, còn có những công trình, tác phẩm liên quan đến văn hóa người Hoa
ở Nam Bộ, cụ thể như:
- Tác giả Phan Thị Hoa Lý trong cuốn luận án “Tín ngưỡng Thiên Hậu ở Việt
Nam” (năm 2014) đã phân tích khái quát nguồn gốc, quá trình phát triển, bản chất
và đặc trưng tín ngưỡng Thiên Hậu tại Việt Nam nói chung, trong đó có miêu tả một
vài chi tiết về nguồn gốc và hiện trạng tục thờ này ở Vĩnh Châu.
- Tác giả Nguyễn Ngọc Thơ nghiên cứu tín ngưỡng thờ bà Thiên Hậu của đồng
bào người Hoa qua tác phẩm “Tín ngưỡng Thiên Hậu tại Nam Bộ Việt Nam”(năm
2012). Tục thờ này cùng với các hoạt động văn hóa – nghệ thuật và các khía cạnh văn
hóa vật thể gắn liền với nó đã sớm trở thành một “kho tàng” văn hóa dân gian, ở đó
người ta gìn giữ linh hồn của truyền thống văn hóa, đồng thời đây cũng là kênh giáo
dục đạo đức, lối sống hiệu quả và sâu sắc của người Hoa nói riêng, của các tộc người
Nam Bộ nói chung.
- Tác giả Châu Thị Hải trong tác phẩm “Người Hoa Việt Nam và Đông Nam
Á – Hình ảnh hôm qua và vị thế hôm nay”(năm 2006) đã nghiên cứu tôn giáo người
Hoa về sự thờ cúng các vị thần linh. Họ chia các vị thần linh ra hai nhóm riêng biệt:
những vị thần “bình dân” được thờ cúng thường trực trong gia đình và những vị “thần
quan trọng” được thờ cúng nơi công cộng ở các ngôi đền do chính người Hoa xây
dựng ở những nơi cư trú.
- Tác giả Trần Văn Bính nghiên cứu về tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên và thờ thần
qua tác phẩm “Văn hóa các dân tộc Tây Nam Bộ - Thực trạng và những vấn đề đặt
-4-
ra” (năm 2004) cũng đã đánh giá tín ngưỡng của người Hoa ở Nam Bộ. Thờ cúng tổ
tiên là hình thức tín ngưỡng rất phổ biến, có ý nghĩa thiêng liêng, sự tôn kính và trân
trọng của người Hoa, hình thức thể hiện giống như người Kinh và một số dân tộc
thiểu số khác. Thờ thần của Người Hoa theo quan niệm của đạo Lão, có nhiều thần
là thần Táo quân, thần Ích Hòa Đường, Lý Thời Trân, Thần trống, Thần nhạc, đặc
biệt Thần tài gắn liền với Thần thổ địa, được người Hoa quan niệm là rất thiêng liêng,
phù hộ cho sự buôn bán sinh sôi tài lộc. Nơi thờ tự của người Hoa gọi chung là chùa
hoặc miếu.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chính: nghiên cứu bản chất và đặc trưng sinh hoạt tín ngưỡng của
cộng đồng người Hoa Triều Châu thị xã Vĩnh Châu qua khảo sát tục thờ và hoạt động
của miếu Thanh Minh.
Về mục tiêu cụ thể, luận văn có những mục tiêu nghiên cứu như sau:
- Làm rõ nhận thức và thực hành tín ngưỡng của người Hoa Triều Châu qua
Miếu Thanh Minh tại Thị xã Vĩnh Châu.
- Chỉ ra những nét tương đồng của sinh hoạt tín ngưỡng của người Hoa và
người Việt, Khmer tại địa phương.
- Rút ra ý nghĩa và giá trị văn hóa của tín ngưỡng người Hoa Triều Châu qua
Miếu Thanh Minh tại thị xã Vĩnh Châu.
- Trên cơ sở các của các phát hiện, đề cơ sở khoa học cho việc giữ gìn và phát
huy giá trị văn hóa tín ngưỡng của người Hoa Triều Châu qua Miếu Thanh Minh tại
thị xã Vĩnh Châu.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu một số nhiệm vụ như sau:
- Tìm hiểu khái quát tín ngưỡng của người Hoa nói chung và đi sâu nghiên
cứu tín ngưỡng của người Hoa Triều Châu về Miếu Thanh Minh nói riêng tại thị xã
Vĩnh Châu.
-5-
- Khảo sát khía cạnh nhận thức của người dân tại khu vực nghiên cứu về tín
ngưỡng của người Hoa Triều Châu đối với Miếu Thanh Minh.
- Phân tích, đánh giá tín ngưỡng của cộng đồng người Hoa Triều Châu đối với
Miếu Thanh Minh (Chùa Ông).
- Nhận xét, đưa ra nhận định chung để thấy được sự cần thiết của các giá trị
văn hóa tín ngưỡng người Hoa Triều Châu qua Miếu Thanh Minh cần được giữ gìn
và phát huy.
5. Hướng tiếp cận và phương phap nghiên cứu
5.1. Hướng tiếp cận
Về hướng tiếp cận chúng tôi chủ yếu áp dụng một số quan điểm sau:
Tiếp cận theo hướng sinh thái văn hóa: xem xét mối quan hệ giữa nền văn hóa
và môi trường. Vĩnh Châu là vùng đất có vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên – xã hội đặc
thù ảnh hưởng trực tiếp và sâu sắc đến việc phát triển của tín ngưỡng dân gian miền
ven biển. Các yếu tố biển, nền kinh tế trồng trọt trên vùng đất giồng ven biển và nghề
đánh bắt thủy hải sản đã tạo nền tảng ban đầu vững chắc cho tín ngưỡng thờ Bắc Đế
và Thiên Hậu cắm rễ và phát triển trong cộng đồng.
Hướng tiếp cận khu vực lịch sử dân tộc học: đặt thị xã Vĩnh Châu dưới góc
nhìn tổng thể của khu vực Tây Nam Bộ - khu vực lịch sử văn hóa có quá trình lịch sử
hết sức đặc thù gắn liền với quá trình khai khẩn, định cư và phát triển của ba cộng
đồng tộc người chính yếu là Việt, Hoa và Khmer.
Góc nhìn giao lưu tiếp biến văn hóa: Vĩnh Châu giống như nhiều vùng khác
ở Nam Bộ là nơi hội tụ đa tộc người, đa văn hóa. Đồng thời cũng là vùng đất diễn ra
quá trình giao lưu tiếp biến văn hóa tuy âm thầm nhưng sâu sắc giữa yếu tố bản địa
(Khmer, Việt) và yếu tố du nhập từ bên ngoài vào (Hoa), tất cả cùng đan xen tồn tại
làm nền tảng cho sự dung hợp đa văn hóa của tín ngưỡng dân gian.
Tiếp cận theo quan điểm về chức năng và cấu trúc của tín ngưỡng:luận văn
tìm hiểu chức năng của tín ngưỡng dân gian thị xã Vĩnh Châu trong văn hóa vùng
-6-
Tây Nam Bộ. Đồng thời tìm ra cấu trúc sâu bên trong của tín ngưỡng, tư duy của
người dân vềÔng Bắc Đế (Miếu Thanh Minh) trong sự đối sánh với vị thần khác
cũng tiêu biểu không kém trong tín ngưỡng dân gian của người Hoa làThiên Hậu
Thánh Mẫu.
Tiếp cận nhu cầu, trên cơ sở phân tích tính chất nhu cầu và khả năng đáp
ứng nhu cầu cộng đồng của tín ngưỡng Bắc Đế để so sánh trên thang nhu cầu của
Abraham Maslow (1943) để hiểu rõ những biến đổi của tín ngưỡng người Hoa ở
Vĩnh Châu.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Từ những mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu trên, phương pháp nghiên cứu của
đề tài dự kiến gồm các phương pháp, gồm phương pháp liên ngành; phương pháp
nghiên cứu lý luận; phương pháp nghiên cứu thực tiễn; phương pháp phân tích và xử
lý số liệu; phương pháp tổng hợp, phân tích và so sánh, cụ thể:
- Phương pháp liên ngành:
Sử dụng kết hợp các phương pháp khoa học cụ thể khác như nhân học văn hóa,
lịch sử, địa lý, dân tộc học, tôn giáo học để phân tích, đánh giá bản chất và giá trị của
đối tượng nghiên cứu từ nhiều góc độ địa - văn hóa, sử - văn hóa, biến dân tộc - văn
hóa,đổi văn hóa, v.v..
- Phương pháp nghiên cứu lý luận:
+ Phân tích - tổng hợp và nghiên cứu các tài liệu, lý luận liên quan đề tài.
+ Phương pháp cấu trúc, cho phép đặt vấn đề theo trật tự cấu trúc logic, trong
đó nhấn mạnh mối quan hệ tương tác giữa các phần nội dung với nhau họp thành tổng
thể luận văn.
+ Phương pháp khảo sát, tổng hợp tài liệu thành văn: tìm hiểu cácnghị quyết
của Đảng, các văn bản của Nhà nước về liên quan đến vấn đề dân tộc, tín ngưỡng của
đồng bào dân tộc; tham khảo các tài liệu về kinh nghiệmquản lý các cơ sở thờ tự ở
địa phương.
-7-
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
+ Phương pháp quan sát, tham dự: là phương pháp thu thập thông tin của
nghiên cứu xã hội học thực nghiệm kết hợp ghi chép lại thông tin từ thực tế xã hội về
nếp sống, sinh hoạt, lao động, sản xuất, phong tục, tập quán, tín ngưỡng, v.v. của
đồng bào người Hoa thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng.
+ Phương pháp phỏng vấn sâu, điều tra, khảo sát: là phương pháp phỏng vấn
lãnh đạo (UBND các xã, phường và các ngành liên quan), các nội dung thông tin tổng
quát về các phong tục, tập quán, tín ngưỡng, lễ hội, v.v. của đồng bào người Hoa liên
quan đến tín ngưỡng ở Miếu Thanh Minh (Chùa Ông).
Bên cạnh, chúng tôi tiến hành phỏng vấn nhiều hộ gia đình người Hoa bằng
phiếu câu hỏi (có định hướng sẳn lời phỏng vấn), các nội dung thông tin tổng quát
các hoạt động sinh hoạt của đồng bào người Hoa liên quan đến sự tín ngưỡng về Miếu
Thanh Minh (Chùa Ông).
+ Địa bàn nghiên cứu: Chọn một số xã, phường đại diện (có tỷ lệ người Hoa
sinh sống cao) của thị xãVĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng gồm: phường 1, phường 2, hường
Vĩnh Phước và xã Vĩnh Hải.
+ Đối tượng nghiên cứu: Lựa chọn ngẫu nhiên các hộ đồng bào dân tộc Hoa
từ địa bàn nghiên cứu, số lượng mẫu điều tra được lựa chọn sao cho phù hợp với từng
đối tượng của từng địa bàn nghiên cứu.
-Phương pháp phân tích và xử lý số liệu:
- Phương pháp xử lý số liệu điều tra đã thu thập được gồm: dữ liệu sơ cấp và
thứ cấp về đề tài nghiên cứu.
+ Dữ liệu thứ cấp được thu thập thông qua nội dung thông tin được lấy ra từ
các báo cáo, văn bản pháp luật, số liệu thống kê, v.v. của UBND, ngành Thống kê,
phòng Dân tộc, phòng Văn hóa và Thông tin, các cơ quan, đơn vị liên quan. Thông
tin thứ cấp được thu thập gồm: số liệu dân số, công tác quản lý, tình hình dân tộc, tín
ngưỡng của người Hoa, v.v..
-8-
+ Dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua quá trình điều tra, phỏng vấn thực
tế từ hộ gia đình người Hoa tại địa bàn nghiên cứu, thông tin thu thập gồm: trình độ
học vấn, tuổi, giới tính, sinh hoạt tín ngưỡng, phong tục, tập quán truyền thống, lễ
hội, tục lệ thờ cúng thần linh, v.v..
- Phương pháp tổng hợp, phân tích và so sánh:
Sử dụng các phương pháp phân tích từ các ý kiến, quan điểm trong quá trình
phỏng vấn chuyên gia, kết hợp với dữ liệu thứ cấp (các văn bản chỉ đạo liên quan đến
công tác người Hoa như Luật, Thông tư, Nghị định, Quyết định, v.v.) và dữ liệu sơ
cấp (phỏng vấn, điều tra, khảo sát từ thực tế) để làm rõ nội dung mục tiêu nghiên cứu
của đề tài.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
6.1. Ý nghĩa khoa học
- Đề tài sẽ góp thêm tư liệu nghiên cứu về người Hoa tại Sóc Trăng mà cụ thể
là ở thị xã Vĩnh Châu.
- Đề tài làm tài tiệu tham khảo cho nghiên cứu, hoạch định chính sách, v.v. về
sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo của người Hoa.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Phát huy và bảo tồn các giá trị văn hóa, tín ngưỡng của đồng bào người Hoa
thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng.
- Đề tài đưa ra được định hướng cho công tác quản lý sinh hoạt tín ngưỡng của
người Hoa tại địa phương.
- Đề tài sau khi hoàn thiện sẽ hỗ trợ công tác quản lý Nhà nước của chính
quyền địa phương các cấp.
7. Bố cục của luận văn
Bố cục luận văn thực hiện Đề tài Sinh hoạt tín ngưỡng của người Hoa Triều
Châu (trường hợp miếu Thanh Minh thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng) gồm các phần,
chương, mục như sau:
-9-
- Phần mở đầu.
- Phần kết quả nghiên cứu (nội dung): gồm 3 chương.
+ Chương 1: Cơ sở lý luận và tổng quan về miếu Thanh Minh tại Vĩnh Châu,
tỉnh Sóc Trăng.
+ Chương 2: Quan niệm và hình thức tổ chức các hoạt động tín ngưỡng ở miếu
Thanh Minh.
+ Chương 3: Ý nghĩa và giá trị các sinh hoạt tín ngưỡng của cộng đồng người
Hoa Vĩnh Châu tại Miếu Thanh Minh.
- Phần kết luận và kiến nghị.
-10-
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN
VỀ MIẾU THANH MINH TẠI THỊ XÃ VĨNH CHÂU,
TỈNH SÓC TRĂNG
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Khái niệm và chức năng của tín ngưỡng
1.1.1.1. Khái niệm về tín ngưỡng
Theo nghĩa từ nguyên, “tín ngưỡng” được ghép từ “tín” là đức tin, niềm tin,
xa hơn là sự trông cậy vào một đối tượng nhất định nào đó, còn “ngưỡng:仰” là sự
ngưỡng mộ, ngưỡng vọng. Trên thực tế, cho đến hôm nay nhiều người vẫn nghĩ rằng
nhân sinh thành bại, kinh doanh thăng trầm vốn không thể do con người quản lý, mà
ở đâu đó là sự hiện diện của thần linh. Tương tự như vậy, sinh lão bệnh tử, những
đoạn khúc quan trọng của một đời người không do con người làm chủ. Tác giả Mai
Thanh Hải (2006) cho rằng, tín ngưỡng là lòng tin và sự ngưỡng mộ, ngưỡng vọng
vào một lực lượng siêu nhiên, thần bí; lực lượng siêu nhiên đó có thể mang hình thức
“trời”, “Phật”, “thần thánh” hay một sức mạnh hư ảo, huyền bí, vô hình nào đó tác
động đến đời sống tâm linh của con người, được con người tin đó là có thật và tôn
thờ”. Trong tác phẩm Văn hóa Việt Nam đỉnh cao Đại Việt, tác giả Nguyễn Đăng Duy
(2004) đã viết: “Tín ngưỡng là niềm tin và sự ngưỡng mộ của con người vào lực
lượng siêu nhiên, thần bí, hoặc do con người tưởng tượng ra những vị thần linh đến
mức họ cho rằng những lực lượng ấy có ảnh hưởng, chi phối đời sống, số phận của
con người và gây thành một nếp sống xã hội theo niềm tin thiêng liêng ấy”. Trong
khi đó, Pháp lệnh về tín ngưỡng tôn giáo năm 2004 đã ghi rõ: “tín ngưỡng là hoạt
-11-
động thể hiện sự tôn thờ tổ tiên; tưởng niệm và tôn vinh những người có công với
nước, với cộng đồng; thờ chúng thần, thánh, biểu tượng có tính truyền thống và các
hoạt động tín ngưỡng dân gian khác tiêu biểu cho những giá trị tốt đẹp về lịch sử, văn
hóa, đạo đức xã hội”.
Tương tự như vậy, theo tác giả Ngô Đức Thịnh, tín ngưỡng bao gồm cả thứ
thiêng liêng, cao cả, siêu nhiên (niềm tin) và cái “trần tục”, hiện hữu mà ta có thể sờ
mó, quan sát hay cảm nhận được. Niềm tin vào cái thiêng thuộc về bản chất của con
người, nó là nhân tố cơ bản tạo nên đời sống tâm linh của con người... [26, tr.16].
Ở Việt Nam và Đông Á, tín ngưỡng phân biệt với tôn giáo, song ở phương
Tây khái niệm “tín ngưỡng” được hiểu là “tôn giáo”, thường được viết thành “popular
religion”.E.B. Tylor trong công trình Văn hóa nguyên thủy đã viết: “…Mặc dầu đã
có tất cả những gì được viết ra về các tín ngưỡng nguyên thủy, những ý kiến thường
nghe thấy về vị trí của chúng trong lịch sử và về quan hệ của chúng với những tín
ngưỡng tôn giáo ở các dân tiên tiến vẫn mang tính chất trung đại… Một số ít người
từng nghiên cứu những nền tảng chung của tôn giáo ở dân hoang dã thường coi họ là
kỳ cục, và coi việc hiểu họ chẳng có ích gì đối với phần còn lại của loài người. Thật
ra những tín ngưỡng và nghi thức ấy hoàn toàn không phải là một sự trộn lẫn thảm
hại những điều nhảm nhí, mà trái lại, rất nhất quán và hết sức logic”. Còn Malinowski
trong công trình Ma thuật Khoa học và Tôn giáo cho rằng “đối với người mông muội
tất cả đều là tôn giáo, rằng họ sống liên miên trong một thế giới của sự huyền bí và
nghi lễ”, tôn giáo và tín ngưỡng là không phân biệt. Những hình thức tín ngưỡng thờ
cúng linh hồn, thờ cúng tổ tiên, thờ cúng vật linh... chỉ là những khía cạnh hạn hẹp
của tôn giáo, và “tôn giáo chỉ có thể được phân biệt với ma thuật” [17, tr.153-165].
Các nhà nghiên cứu phương Tây thường không phân chia khái niệm tôn giáo
và tín ngưỡng. Với họ tín ngưỡng là tiền đề của tôn giáo, tín ngưỡng là niềm tin có
trước và khi gắn với việc thực hành tương ứng thì đó là tôn giáo. Trong giáo trình
Nhân học đại cương Nhân học Đại cương(năm 2008) có nêu các dạng tín ngưỡng
như tín ngưỡng vạn vật hữu linh, tín ngưỡng vật tổ, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, v.v.
-12-
là các hình thái của tôn giáo.Tác giả Trần Ngọc Thêm [24, tr. 126]cũng có bàn vềsự
biến đổi từ tín ngưỡng thành tôn giáo: “Đời sống mỗi cá nhân trong cộng đồng tuân
theo những phong tục lâu đời và, khi trình độ hiểu biết còn thấp, họ tôn sùng những
thần thánh do họ nghĩ ra (tín ngưỡng). Từ tự phát lên tự giác, tín ngưỡng có thể trở
thành tôn giáo”.
Hay định nghĩa của Từ điển tôn giáo: “Tín ngưỡng là lòng tin và sự ngưỡng
mộ, ngưỡng vọng vào một lực lượng siêu nhiên, thần bí; lực lượng siêu nhiên đó có
thể mang hình thức biểu tượng là “trời”, “phật”, “chúa”, “thánh”, “thần”, hay một sức
mạnh hư ảo, huyền bí, vô hình nào đó tác động đến đời sống tâm linh của người ta,
được con người tin là có thật và tôn thờ. Các tín ngưỡng dần dần được hình thành và
phát triển từ thấp đến cao là: tô tem giáo, ma thuật, bái vật giáo, đa thần giáo, rồi đến
các tôn giáo hoàn chỉnh (Mai Thanh Hải 2002: tr. 634-635).
Tóm lại, tín ngưỡng là hệ quả của các quan hệ xã hội được hình thành trong
quá trình lịch sử, văn hóa, sự biểu hiện của niềm tin dưới dạng tâm lí xã hội, lòng tin
và sự ngưỡng mộ vào lực lượng siêu nhiên, thần bí; lực lượng siêu nhiên đó là cái
thiêng liêng được thờ cúng qua hệ thống các nghi lễ của con người và cộng đồng
người trong xã hội.
1.1.1.2. Chức năng của tín ngưỡng
Qua công trình Ma thuật khoa học và tôn giáo, Malinowski cho rằng tín
ngưỡng ra đời khi mà cuộc sống của con người có nhiều sự trở ngại và bất trắc.
Đó là cách nhìn của trường phái chức năng luận. Cụ thể hơn, ông đưa ra một ví dụ
về sự tồn tại của ma thuật (tín ngưỡng) ở nghề đánh cá: “Vấn đề quan trọng nhất
là ở chỗ đối với việc đánh bắt cá ở phá, khi con người hoàn toàn dựa vào kiến thức
và kĩ năng của mình, ma thuật không tồn tại, trong khi đối với việc đánh bắt cá
ngoài khơi, đầy nguy hiểm và bất trắc, người ta sử dụng một hệ thống nghi lễ ma
thuật với phạm vi rộng lớn để đảm bảo an toàn và kết quả cao”. Tương tự, tác giả
Nguyễn Tri Nguyên phân hoạt động tín ngưỡng thành ba lớp gắn với 3 chức năng:
chức năng đáp ứng nhu cầu tâm linh nằm ở lõi, bên ngoài là chức năng phi vật thể
-13-
(tâm lý – giáo dục), trong khi ngoài cùng là chức năng đáp ứng các nhu cầu vật
thể (sinh lý – sinh kế) (xem Sơ đồ 1).
Trên nền tảng các lý luận của Malinowski và Nguyễn Tri Nguyên, chúng tôi
rút ra mấy điểm cơ bản sau của chức năng của tín ngưỡng:
(1) Tín ngưỡng hướng con người đến cuộc sống thực với ước vọng sức khỏe,
tài lộc, may mắn, là một nhu cầu trong đời sống tâm linh của người Việt, mang lại
cho họ sức mạnh, niềm tin và có sức thu hút mọi tầng lớp trong xã hội. Tín ngưỡng
là sự tin tưởng, ngưỡng mộ, tôn vinh và thờ phụng những vị thần gắn với các hiện
tượng tự nhiên, vũ trụ được người đời cho rằng có chức năng sáng tạo, bảo trợ và che
chở cho sự sống của con người (như trời, đất, sông nước, rừng núi, v.v.).
(2) Tín ngưỡng giáo dục con người sống hướng thiện, có cái tâm trong sáng,
biết đối nhân xử thế, thờ phụng ông bà tổ tiên và biết ơn những người có công với
dân, với nước (khi mất hiển linh phù trợ cho người an, vật thịnh). Con người thờ cúng
những linh hồn, thờ cúng thần thánh không chỉ để tưởng nhớ, bày tỏ lòng biết ơn và
ngưỡng mộ mà còn nhờ cậy linh hồn người đã khuất, nhờ thần thánh phù hộ, bảo vệ,
độ trì cho con người được hạnh phúc, quên đi phiền muộn trong cuộc sống hằng ngày.
(3)Tín ngưỡng tạo nên sự gắn kết các thành viên trong cộng đồng của con
người: Con người sáng tạo ra một thế giới thần linh phong phú, nhiều tầng, nhiều cấp.
Thần và người cùng nhau chung sống, liên thông, chia sẻ vui buồn. Con người đi đâu
-14-
cũng mang thần đi theo, hay nói cách khác, thần thánh luôn cùng chung sống không
thể rời xa con người. Ý thức tôn sùng cái thiêng liêng, tôn sùng thần thánh là chất keo
cố kết cộng đồng tạo nên nếp sống truyền thống cao đẹp của con người.
(4) Hình thành những cơ chế tâm lý bên trong điều khiển, điều chỉnh hoạt động
của con người: Tín ngưỡng chính là sự cảm nhận của con người về thế giới, cuộc
sống xung quanh và vị trí của bản thân trong thế giới đó. Trong đời sống thường ngày,
khi đề cập đến tín ngưỡng người ta thường liên tưởng đến những hiện tượng xã hội
có tính chất thiêng liêng, thần bí thể hiện niềm tin về một thế giới vô hình. Hiện tượng
này gắn liền với các phong tục, tập quán, thói quen truyền thống của một cộng đồng
người hay một dân tộc, nó phản ánh nếp sống, cung cách ứng xử của con người cũng
như phản ánh lịch sử phát triển văn hóa của tộc người đó. Dưới góc độ tâm lý học,
tín ngưỡng là một hiện tượng tâm lý - xã hội biểu hiện niềm tin của một cộng đồng
người nhất định về thế giới vô hình. Quá trình hình thành và phát triển tín ngưỡng
gắn liền với lịch sử phát triển của cộng đồng, nên phản ánh cuộc sống thực tế của
cộng đồng người đó. Tín ngưỡng ảnh hưởng chi phối hành động, ứng xử của cá nhân,
của cộng đồng và được hiện thực hóa thành hiện tượng tâm lý xã hội, cũng qua đó
con người thỏa mãn nhu cầu và khát vọng trong cuộc sống trần tục. Về mặt xã hội,
những chuẩn mực đạo đức được quy định trong giáo lý, giáo luật có tác dụng điều
chỉnh hành vi ứng xử của con người trong cuộc sống.
(5) Tín ngưỡng là sự lưu giữ, truyền đạt những kinh nghiệm, lối sống, cách
ứng xử trong cộng đồng: Ở cấp độ gia đình, đã là người Việt Nam, dù sang, hèn, giàu,
nghèo khác nhau ai cũng thờ cúng cha mẹ, ông bà, tổ tiên của mình. Đây không phải
là vấn đề tín ngưỡng mà còn vấn đề đạo lý, phản ánh bằng lòng biết ơn của con cháu
đối với công sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ, ông bà, tổ tiên. Ở cấp độ làng xã
người Việt còn thờ cúng những người có công với làng xã được tôn vinh là Thành
Hoàng và thờ cúng ở đình làng. Cộng đồng vốn từ xưa đã có quan hệ gắn bó chặt chẽ
với nhau, đó là: gia đình, làng xã và quốc gia. Vì vậy, tổ tiên gia đình, làng xã và đất
nước không tách rời nhau, cộng đồng là nơi lưu giữ, truyền đạt những kinh nghiệm,
lối sống, giáo dục cách ứng xử của con người từ thế hệ này sang thế hệ khác.
-15-
1.1.2. Một số lý thuyết dùng trong nghiên cứu văn hóa tín ngưỡng
1.1.2.1. Thuyết Đặc thù lịch sử
Thuyết “Đặc thù lịch sử” với Franz Boas (1858-1942) là người tiên phong đã
“nhấn mạnh tính phức tạp bề ngoài của sự biến đổi văn hóa và nhận thấy rằng những
nét văn hóa riêng lẻ phải được nghiên cứu trong bối cảnh của xã hội mà nó đã xuất
hiện” và “văn hóa của mỗi một dân tộc được hình thành trong quá trình lịch sử gắn
liền với môi trường xã hội nhất định và trong điều kiện địa lý cụ thể”[17,tr. 41]. Tín
ngưỡng dân gian ở Vĩnh Châu được hình thành vào lúc người Hoa di cư đến Nam Bộ
Việt Nam, và do các yếu tố về địa hình và điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội mà họ
lựa chọn thờ Bắc Đế và Thiên Hậu trong rất nhiều các vị thần của tín ngưỡng dân
gian. Trên cơ sở thực tiễn này, chương 2 và chương 3 sẽ triển khai phân tích đặc điểm
chính của tín ngưỡng Bắc Đế dưới khía cạnh giao lưu văn hóa và những giá trị văn
hóa mà tín ngưỡng đóng góp cho cộng đồng dân cư nơi đây nói riêng hay nền văn
hóa dân tộc nói chung.
1.1.2.2. Thuyết cấu trúc
Thuyết Cấu trúc do Claude Lévi Strauss (1908-2009) đề xướng. Ông cho rằng
“nhiệm vụ của khoa học là ở chỗ giải thích cấu trúc được che phủ bởi lớp hiện tượng bên
ngoài mà con người không nhận thức được”và để thực hiện được điều này ông dựa vào
phương pháp “chia làm hai nhóm cặp đôi” hay “những đối lập nhị phân – là những đối
lập giữa những cái này với một cái khác của tinh thần con người”[17, tr. 46].
1.1.2.3. Thuyết chức năng
Tác giả Chu Xuân Diên (1999), cho rằng các thực hành văn hóa có 03 chức
năng cơ bản là (1) chức năng tổ chức và điều chỉnh xã hội, đảm bảo sự cố kết và sự
ổn định của đời sống xã hội; (2) chức năng giáo dục, quyết định sự hình thành nhân
cách con người; (3) chức năng đảm bảo sự kế tục của lịch sử, sự phát triển liên tục
của xã hội thông qua gen di truyền văn hóa. Còn tác giả Tạ Văn Thành thì bổ sung
thàng 04 chức năng, gồm (1) chức năng nhận thức; (2) chức năng định hướng, đánh
giá và điều chỉnh cách ứng xử; (3) chức năng giao tiếp; (4) chức năng đảm bảo tính
-16-
kế tục lịch sử. Trong khi đó, tác giả người Anh gốc Ba Lan Bronislaw Malinowski
(1884-1942) thì các hoạt động văn hóa - xã hội bao hàm 3 tầng chức năng cơ bản,
gồm (1) chức năng đáp ứng các nhu cầu sinh học; (2) chức năng giáo dục xã hội; và
(3) chức năng thỏa mãn nhu cầu tâm linh, nhất là nhu cầu cái thiêng.
Trường phái Chức năng luận gắn liền với tên tuổi của Bronilaw Malinowski
(1884-1942) cùng nhận định “bất kỳ văn hóa nào trong tiến trình phát triển của nó
đều tạo ra một hệ thống cân bằng, ổn định, trong đó mỗi bộ phận của chỉnh thể đều
thực hiện chức năng của nó”[17, tr. 43]. Tín ngưỡng là một bộ phận, yếu tố của văn
hóa nên cũng có chức năng riêng để đảm bảo sự cân bằng và ổn định của hệ thống.
Tín ngưỡng có một trong những chức năng quan trọng là ổn định tâm lý, đáp
ứng nhu cầu tâm lý và nhu cầu xã hội của người theo tín ngưỡng như trút bỏ âu lo
phiền muộn, được an ủi, làm từ thiện để được thanh thản, mãn nguyện, từ đó tạo nên
giá trị văn hóa của tín ngưỡng là chỗ dựa tinh thần, là nơi xoa dịu nỗi đau, giải tỏa áp
lực và gởi gắm hy vọng của con người, giúp họ có niềm tin và nghị lực trước những
khó khăn trắc trở của cuộc sống hiện tại.
Thứ hai, chức năng xã hội của tín ngưỡng thông qua việc điều chỉnh hành vi,
ứng xử của con người với con người và con người với tự nhiên theo các chuẩn mực
đạo đức mang lại các giá trị văn hóa về mặt xã hội. Thông qua các sinh hoạt tín
ngưỡng hay các hoạt động xã hội của Ban Trị sự ở các nơi thờ tự đã giúp duy trì
truyền thống văn hóa tộc người, giáo dục thế hệ trẻ về những phẩm chất tốt đẹp của
cha ông, gắn kết cộng đồng và nâng cao tinh thần đoàn kết dân tộc.
1.1.2.4. Lý thuyết Hóa thạch ngoại biên
Hóa thạch ngoại biên về văn hóa chính là lý thuyết về sự lan tỏa và phát tán
của văn hóa ở trung tâm. Qua quá trình vận động biến đổi, phát triển, “ trung tâm dã
mang đến cho những vùng phụ cận, xa “ trung tâm” những ảnh hưởng về văn hóa và
đã được lưu giữ lại. Qua thời gian văn hóa ở trung tâm có nhiều biến động và sự đổi
thay nhanh chóng đã ít nhiều hoặc không còn giữ được những giá trị ban đầu, trong
khi đó, những “hóa thạch văn hóa” ở vùng ngoại biên lại biến đổi chậm. Chính vì vậy
-17-
những hóa thạch ngoại biên về văn hóa này giúp cho việc nhận diện, nghiên cứu về
văn hoá cổ của một thời đã qua của dân tộc được đầy đủ và dễ dàng hơn1
Lý thuyết hóa thạch ngoại biên giúp nhận định đánh giá các tục thờ dân gian
người Hoa ở Vĩnh Châu như những dạng di sản văn hóa hóa thạch được người Triều
Châu mang đến Vĩnh Châu từ các thế kỷ trước được lưu giữ do tính chất vị trí địa lý
khá tách biệt với trục quốc lộ 1A của thị xã Vĩnh Châu.
1.1.3.Lý thuyết Giao lưu văn hóa
Thuật ngữ “giao lưu văn hóa” (cultural exchange) theo quan niệm của các nhà
Nhân học Anh vào cuối thế kỷ XIX là giao lưu tiếp biến văn hóa (acculturation), là
“quá trình biến đổi các đồ tạo tác, phong tục tập quán, tín ngưỡng tôn giáo do sự tiếp
xúc giữa các xã hội có truyền thống văn hóa khác nhau”2
[Britainica: 57]. Còn với các
nhà nhân học Mỹ “giao lưu tiếp biến văn hóa là quá trình trong đó một nền văn hóa
thích nghi, ảnh hưởng một nền văn hóa khác bằng cách vay mượn nhiều nét đặc trưng
của nền văn hóa ấy” [17, tr.107].
Ở Việt Nam, các học giả như Trần Quốc Vượng thì cho rằng“giao lưu và tiếp
biến văn hóa là sự tiếp nhận văn hóa nước ngoài bởi dân tộc chủ thể. Quá trình này
luôn luôn đặt mỗi tộc người luôn luôn phải xử lý tốt mối quan hệ biện chứng giữa
yếu tố nội sinh và yếu tố ngoại sinh”[38, tr. 51-52]. Tác giả Ngô Đức Thịnh cho rằng
“giao tiếp văn hóa, nói ngắn gọn là quá trình các cộng đồng người gặp nhau và trên
cơ sở đó tiếp nhận ở nhau những giá trị văn hóa” [Ngô Đức Thịnh 26, tr. 39]. Tác giả
Phan Hữu Dật quan niệm giao lưu văn hóa là quá trình hòa hợp văn hóa và “là sự
xích lại gần nhau của những nhóm người, tộc người khác nhau về nguồn gốc lịch sử,
về tiếng nói, về văn hóa, nhưng do cùng cộng cư lâu dài trên cùng một lãnh thổ, cùng
sinh sống làm ăn trong một môi trường địa lý và sinh thái giống nhau, trên một vùng
1
GS.TS Ngô Đức Thịnh, Tạp chí văn hóa dân gian (2007), Lý thuyết "trung tâm và ngoại vi" trong nghiên cứu
không gian văn hóa,
2 “the processes of change in artifacts, customs and beliefs that result from the contact of societies with
different cultural traditions”
-18-
lịch sử văn hóa, đặc biệt là trong một quốc gia thống nhất, thì sự giao lưu kinh tế –
văn hóa lâu dài sẽ dẫn đến sự hòa hợp các tộc người” [11. Tr. 458].
1.2. Tổng quan về thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng
1.2.1. Điều kiện tự nhiên và lịch sử - xã hội của thị xã Vĩnh Châu
Thị xã Vĩnh Châu là đô thị mới thành lập gần đây của tỉnh Sóc Trăng, phía đông
và nam giáp Biển Đông, phía tây giáp tỉnh Bạc Liêu, phía bắc giáp huyện Mỹ Xuyên
và Trần Đề, là một thị xã trẻ nằm ven biển có 43 km chiều dài bờ biển, tổng diện tích
tự nhiên 47.339,48 ha. Dân số toàn thị xã có 165.715 người, mật độ dân số 349
người/km2
, gồm các dân tộc: Ở tỉnhSóc Trăng, dân tộc Kinh chiếm tỷ lệ khoảng
64,24%, Khmer chiếm 30,71%, Hoa chiếm 5,02% tổng dân số của tỉnh (theo Niên giám
thống kê Sóc Trăng năm 2013). Đơn vị hành chính có 04 Phường và 06 xã, gồm:
Phường 1, Phường 2, Phường Vĩnh Phước, Phường Khánh Hòa, Xã Lai Hòa, Xã Vĩnh
Tân, Xã Vĩnh Hiệp, Xã Hòa Đông, Xã Lạc Hòa, Xã Vĩnh Hải với 91 Ấp, Khóm.
Với vị trí địa lý thuận lợi về hệ thống giao thông đường thủy, đường bộ thông
suốt đã tạo điều kiện cho việc giao lưu và phát triển nền kinh tế ven biển và là vị trí
chiến lược hết sức quan trọng trong bảo vệ quốc phòng - an ninh của Tỉnh. Đây là
điều kiện cho Vĩnh Châu phát triển tiềm năng, thế mạnh về nông nghiệp, thuỷ hải sản
và du lịch, là tiền đề hình thành các vùng sinh thái trọng điểm, với khí hậu đặc thù
phát triển mạnh các nghề nuôi trồng và đánh bắt thuỷ hải sản và các vùng phát triển
nông nghiệp đặc thù nổi tiếng như: tôm sú, cá kèo, nghêu, Artemia, muối, củ cải
trắng, củ hành tím, tỏi, …
Hệ thống sông ngòi, kênh rạch tương đối phong phú. Sông Mỹ Thanh là tuyến
đường thủy quan trọng nối liền từ cửa biển Mỹ Thanh qua sông Vàm Lẽo đến trung
tâm tỉnh Bạc Liêu. Hệ thống giao thông đường bộ tuyến Quốc lộ Nam Sông Hậu là
đầu mối giao thông quan trọng trong việc phát triển kinh tế và giao lưu hàng hóa, dịch
vụ nối kết với vùng kinh tế phát triển ven Sông Hậu và tuyến đường Tỉnh 935 (đi
Thành phố Sóc Trăng) đã tạo điều kiện phát triển tiềm năng, lợi thế trong việc thúc
-19-
đẩy nền kinh tế giữa các vùng trong khu vực, hình thành tam giác kinh tế động lực
của tỉnh Sóc Trăng.
Với địa hình giồng đất cao chuyên trồng củ cải, hành, tỏi, nhãn phù hợp với
tập quán canh tác nông nghiệp người Triều Châu có từ thời ở bản quốc, người Hoa
rất trọng chữ tín trong kinh doanh, buôn bán, nhờ vậy hiệu quả kinh tế nhìn chung là
khá tốt. Các hoạt động có liên quan đến kinh tế văn hóa và từ thiện xã hội đều được
người Hoa hưởng ứng tích cực, họ khá chủ động và sôi nổi trong họat động kinh tế ở
Vĩnh Châu.Đặc trưng văn hóa cộng đồng Thị xã Vĩnh Châu là sự chung sống chan
hòa, xen kẽ lẫn nhau giữa ba dân tộc Kinh, Khmer, Hoa, có truyền thống đoàn kết,
yêu thương giúp đỡ lẫn nhau trong sản xuất và đời sống. Nơi đây được xem như khu
vực tiêu biểu cho quá trình hội nhập và giao lưu văn hoá giữa các cộng đồng tộc người
được thể hiện rõ nét nhất trong quá trình sống cộng cư giữa người Hoa với người Việt
và người Khmer. Khá nhiều ngôi miếu thờ Neak Tà (một dạng thổ thần của người
Khmer) ở xã Vĩnh Hải đã có thêm một bài vị ghi chữ “Thần” bằng chữ Hán vào trong
ngôi miếu thờ của người Khmer.
Vị trí địa lý Vĩnh Châu khá cô lập do trước đây di chuyển về Sóc Trăng hay
Bạc Liêu đều vất vả, Vĩnh Châu như một ốc đảo ít gắn kết với trục kinh tế - xã hội
khu vực Nam Bộ, biến Vĩnh Châu lưu giữ nhiều yếu tố văn hóa truyền thống theo
thời gian (hóa thạch văn hóa), trong đó có tín ngưỡng thờ Bắc Đế (Thanh Minh Cổ
Miếu), Thiên Hậu (Thiên Hậu cổ Miếu), Phúc Đức (Phúc Đức Cổ Miếu) v.v..
Trong vô số những thần thánh và tôn giáo cổ truyền của mình, người Hoa ở
Vĩnh Châu chỉ lựa chọn một số thần thánh nhất định để lập chùa, miếu thờ. Họ cho
rằng những vị thần này có khả năng bảo trợ cho tâm trạng và số phận của người di
dân đến vùng đất mới. Những vị thần thánh người Hoa thờ cúng có thể chia làm hai
nhóm: nhóm được tôn thờ trong mỗi gia đình và những vị thần quan trọng hơn được
toàn thể cộng đồng tôn thờ trong chùa, miếu do chính họ xây dựng.
Dưới đây là bảng tóm tắt các điều kiện tự nhiên và lịch sử - xã hội và các tác
động có thể đối với tín ngưỡng dân gian truyền thống ở địa phương.
-20-
Bảng 1.1: Điều kiện tự nhiên.
Điều kiện tự nhiên Đặc trưng tự nhiên Tác động tới tín ngưỡng
Vị trí
địa lý
Giáp biển Đông, cách
tỉnh lỵ hơn 50 km.
Gắn với biển cả Tính hướng biển
Địa hình Giồng cát ven biển,
nước nhiễm mặn
Không phù hợp với
nông nghiệp lúa
nước; thay vào đó là
các nghề trồng màu
và khai thác biển
Vai trò tông tộc cao, tính
liên kết cộng đồng mạnh
để sinh tồn
Khí hậu Khá ôn hòa Tính ôn hòa Tính ổn định
Giao
thông
Ven biển, giao thông
cách trở
Tính cô lập, khép kín
tương đối
Khả năng bảo tồn cao
(hóa thạch văn hóa)
Bảng 1.2: Điều kiện lịch sử - xã hội.
Điều kiện
lịch sử - xã hội
Đặc điểm Tác động tới tín ngưỡng
Lịch sử
thời
tiền
khai
phá
Người Khmer khai
phá trước, sống khép
kín phum-sóc với vai
trò ngôi chùa làm.
Tính khép kín và ổn
định
Tạo nền tảng xã hội –
tâm linh cho các dạng
thức tín ngưỡng, tôn giáo
cùng tồn tại
Thời kì
khai
phá
Người Việt đến định
cư bằng con đường
đất liền; người Hoa
chủ yếu đến bằng
đường biển
Văn hóa người Việt
kéo dài và cắt ngắn từ
truyền thống; văn hóa
người Hoa bảo lưu tính
hướng biển
Tính hỗn dung đa văn
hóa tạo nền tảng cho sự
đan xen, cộng hưởng của
đời sống tín ngưỡng các
dân tộc Việt, Hoa
Thời kì
hiện
nay
Pháp lệnh tín ngưỡng
– tôn giáo làm nền
tảng pháp lý
Tính ổn định của môi
trường xã hội
Tính hợp pháp và tính đa
dạng của tín ngưỡng dân
gian tính dân tộc
-21-
Trên nền tảng ấy, tín ngưỡng dân gian người Hoa ngoài chuyển tải các giá trị
tâm linh – tín ngưỡng, giá trị giáo dục xã hội còn là kênh thể hiện và gìn giữ văn hóa
tộc người.
1.2.2. Quá trình định cư và phát triển cộng đồng người Hoa ở thị xã Vĩnh Châu
Những năm đầu thế kỷ XV, Vĩnh Châu còn là vùng đất hoang vu, chủ yếu là
rừng ngập mặn và cồn cát. Từ cuối thế kỷ XV đến thế kỷ XVIII các quốc gia phong
kiến lân cận rơi vào tình trạng suy thoái. Ở Trung Quốc phong kiến Mãn Thanh chiếm
địa vị thống trị của nhà Minh. Với mục đích thoát khỏi cảnh chiến tranh tương tàn,
đẫm máu và sự cai trị hà khắc của các chế độ phong kiến, bộ phận người Hoa không
phục nhà Thanh (ở Trung Quốc) đã bôn ba đi tìm vùng đất mới, trong đó một bộ phận
nhỏ người Hoa đến vùng đất Vĩnh Châu (tỉnh Sóc Trăng) để lập nghiệp, dần dần tạo
nên cộng đồng dân cư 3 dân tộc Kinh – Khmer – Hoa, cuộc sống lúc bấy giờ là tự
quản, tự cấp, tự túc.
Năm 1852, vua Tự Đức cử Kinh lược sứ Nguyễn Tri Phương chỉ đạo cuộc
khẩn hoang vùng đất Ba – Thắc. Từ binh sĩ đến những người có án tù tội, ai muốn
đi khẩn hoang đều được cấp tiền và phương tiện khẩn hoang. Quá trình khẩn hoang
đã hình thành các thôn xóm, phum sóc đầu tiên ở Vĩnh Châu là: Biển Dưới, Biển
Trên, Giầy Lăng, Xẽo Xu, Xung Thum, Nô Puôl, Prey Chóp, Trà Teo, v.v. dân cư
thời lúc này còn rất thưa thớt. Cuộc khẩn hoang dưới thời Tự Đức tiến hành được 5
năm, đến năm 1858 thực dân Pháp xâm lược nước ta, việc khẩn hoang trên vùng đất
Vĩnh Châu đối với người Hoa tạm đình lại. Sau khi dập tắt các cuộc khởi nghĩa của
các nghĩa binh và sĩ phu yêu nước, thực dân Pháp tiếp tục tiến hành khai thác vùng
đất Vĩnh Châu.
Người Hoa thường gọi Vĩnh Châu là “Chu Ía” (Châu Dương), có nghĩa là viên
minh châu trong đại dương. Về mặt ngữ học thì “Chu Ía” là biến âm của từ gốc “Chù
Ía”, có nghĩa là biển bồi. Nơi đây trước kia là đầm lầy của một ốc đảo, bãi biển hoang
vắng, sau này biển dần dần rút đi, trải qua diễn biến của thời gian và không gian mà
dần dần hình thành nên một vùng đất giồng cát. Người Hoa địa phương có câu nói
-22-
điển hình: “Tang Tải hóa vi thương điền”, tức “Biển cả biến thành đồng ruộng”, phản
ánh nguồn gốc địa danh “Chu Ía” – Châu Dương (Vĩnh Châu) ngày nay.
Vĩnh Châu nằm trong đặc thù chung của tỉnh Sóc Trăng là địa phương gồm ba
dân tộc: Kinh, Khmer, Hoa. Người Hoa ở Vĩnh Châu có nhiều điểm khác với người
Khmer và người Kinh, hầu hết họ thường sống tập trung ở thị trấn, thị tứ, ở các đầu
mối giao thông, làm nghề dịch vụ thương nghiệp, chế biến nông sản, năng động trong
sản xuất kinh doanh. Cộng đồng người Kinh, Khmer, Hoa trên vùng đất Vĩnh Châu
có truyền thống đoàn kết, thương yêu giúp đỡ lẫn nhau trong sản xuất và đời sống.
Năm 1975, huyện Vĩnh Châu có 05 xã và 01 thị trấn, dân số 59.039 người, trong đó
đồng bào người Hoa chiếm 24% tổng dân số toàn huyện, đời sống kinh tế người Hoa
chủ yếu là trồng lúa, trồng màu và buôn bán nhỏ tập trung ở Thị trấn (Ban chấp hành
Đảng bộ Thị xã Vĩnh Châu, 2015). Đến năm 1991, huyện Vĩnh Châu có 9 xã và 01
thị trấn, dân số 138.446 người, trong đó dân tộc Hoa 31.701 người, chiếm 22,9%
(Phòng Thống kê Vĩnh Châu, 1992), đời sống kinh tế của người Hoa chủ yếu vẫn là
kinh doanh, buôn bán nhỏ, một số nơi người Hoa khai hoang đất đai để trồng lúa,
trồng màu, làm muối, chăn nuôi gia súc, gia cầm v.v.. Đến năm 2002, huyện Vĩnh
Châu có 9 xã và 01 thị trấn, dân số 138.446 người, trong đó dân tộc Hoa 31.701 người,
chiếm 22,9%(Phòng Thống kê Vĩnh Châu, 2003), đời sống kinh tế của người Hoa lúc
bấy giờ phát dần dần chuyển từ sản xuất nông nghiệp, sang tập trung phát triển kinh
doanh, buôn bán lớn, họ thường lấy hàng hóa từ các nơi về Vĩnh Châu buôn bán thông
qua vận chuyển bằng đường thủy là chủ yếu. Đến năm 2011, Nghị quyết 90/NQ-CP
ngày 28/8/2011 của Chính Phủ công nhận là thị xã Vĩnh Châu, có 6 xã và 4 phường
với tổng dân số 165.169 người, trong đó dân tộc Hoa 29.426 người, chiếm 14,4%
(Chi cục Thống kê Vĩnh Châu, 2012). Kinh tế của đồng bào người Hoa thời bấy giờ
đã khá giả hơn trước, nhiều người Hoa trở thành những chủ doanh nghiệp lớn có tiếng
tăm trong vùng. Ngành tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ và du lịch bắt đầu hình thành
và có tiềm năng phát triển mạnh, trong đó Vĩnh Châu được Nhà nước quy hoạch,
đang xúc tiến kêu gọi đầu tư xây dựng các cụm công nghiệp, khu công nghiệp và dự
án du lịch sinh thái Hồ Bể, dự án Điện gió, v.v..
-23-
Văn hóa Trung Hoa cũng theo hành trang của lưu dân người Hoa vào đất Sóc
Trăng. Đó là sắc thái văn hóa chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi Phật giáo (phái Bắc Tông)
và Nho giáo (Khổng Mạnh). Tại Sóc Trăng, văn hóa ấy được thể hiện qua các chùa
miếu với lối kiến trúc và tín ngưỡng theo truyền thống Trung Hoa, như thờ: Thiên
Hậu thánh mẫu, Quan Đế thánh quân, v.v.. Riêng ở Vĩnh Châu, phần lớn người Hoa
theo Phật giáo Đại thừa, lập chùa thờ ông Bổn hoặc thờ ông Quan Công, Châu Xương,
Quan Bình, bà Thiên Hậu, v.v.. Đồng thời, lối sống Hoa kiều cũng mang tính chất
bảo tồn văn hóa họ qua các tổ chức bang hội, tộc họ và qua các thủ tục xây cất, quan
hôn tang tế vốn rất nặng về thuật phong thủy. Những năm gần đây cùng với sự trở về
nguồn của văn hóa người Việt, người Khmer thì văn hóa người Hoa cũng được bảo
tồn và phát triển thông qua các lễ hội truyền thống và phát triển các loại hình nghệ
thuật. Ở Vĩnh Châu, văn hóa phi vật thể của người Hoa cũng khá phong phú và đa
dạng; văn hóa phi vật thể tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau, từ các lễ hội truyền
thống, các tập tục cho đến các làng nghề ven biển. Do đặc điểm đây là vùng đất của
cộng đồng người Kinh - Hoa - Khmer nên văn hóa phi vật thể cũng tồn tại dưới hình
thức đan xen của giao lưu văn hóa 03 dân tộc, góp phần tạo nên một nét đặc trưng
cho vùng đất Vĩnh Châu, Sóc Trăng.
Về các bình diện phong tục và tín ngưỡng, đặc trưng văn hóa nổi bật nhất ở
Vĩnh Châu là sự song hành tồn tại và bước đầu xuất hiện hỗn dung văn hóa giữa các
dân tộc Kinh, Khmer, Hoa. Đối với cộng đồng người Hoa ở Sóc Trăng - Vĩnh Châu,
các nghi lễ phong tục, tập quán giữ vai trò rất quan trọng trong đời sống văn hóa của
cộng đồng. Mọi sinh hoạt của người Hoa đều gắn với văn hóa cộng đồng, được thể
hiện rõ nét qua lễ, tết, đám cưới, đám tang, viếng Chùa, v.v..Người Hoa ở Vĩnh Châu
có các lễ hội như tết Nguyên đán vào đầu tháng giêng âm lịch, tết Thanh Minh (cúng
mả, dán nhiều giấy ngũ sắc trên mả) vào tháng 3 âm lịch, lễ Vu Lan vào ngày 15
tháng 7 âm lịch, tết Trung Thu (cúng trăng) vào ngày 15 tháng 8 âm lịch. Ngoài ra
người Hoa còn có các tục lệ ma chay phổ biến là không hỏa táng, về lễ cưới hỏi có
các lễ sơ vấn, lễ hỏi, lễ cưới, rước dâu. Đa số vẫn còn duy trì một số nét riêng theo
-24-
truyền thống dân tộc, nền văn hóa, nghệ thuật của người Hoa có gánh hát Triều Châu,
đoàn nhạc cổ tùa lồ cấu (大锣鼓), v.v..
Kế thừa và phát huy truyền thống trong đồng bào Hoa, dưới sự hỗ trợ và tạo
điều kiện của chính quyền địa phương, các cơ quan Đảng, đoàn thể Hội Châu Quang
đã duy trì được trường dạy bổ túc Hoa văn (Trường Phổ thông cơ sở Dân lập Bồi
Thanh) Trường không chỉ dạy tiếng Hoa (Triều Châu) cho con em người Hoa đên địa
bàn thị xã mà có cả con em cộng đồng người Kinh, Khmer theo học tiếng Hoa. Trường
hoạt động gắn liền với bốn đoàn thể người Hoa mà điều hành trực tiếp là Hội phụ huynh
học sinh; cơ sở vật chất của Trường hiện nay được đặt trong khuôn viên của Miếu
Thiên hậu. Trong tổ chức và quản lý, Trường chịu sự điều hành của Phòng Giáo dục
Thị xã Vĩnh Châu và Hội Phụ huynh học sinh của Trường và các thành viên Hội Châu
Quang, Hội Chùa Ông - Chùa Bà và Hội Từ thiện Nghĩa trang Triều Châu. Hoạt động
của Hội Châu Quang chủ yếu là phối hợp với Hội Phụ huynh học sinh tổ chức giảng
dạy chữ Hoa cho con em người Hoa trên địa bàn. Trường Bồi Thanh (khóm 4, phường
1) hiện nay đào tạo trình độ Tiểu học và Trung học cơ sở với số lượng học sinh là 876,
ngoài Trường Dân lập Bồi Thanh, thì trên địa bàn Thị xã Vĩnh Châu còn có 02 trường
Tiểu học của bà con người Hoa đó là Trường Tiểu học Tân Hưng (ấp Tân Nam, xã
Vĩnh Tân) và Trường Tiểu học Cảnh Thành (ấp Âu Thọ A, xã Vĩnh Hải).
Có thể thấy, yếu tố đa tộc người – đa văn hóa là một động lực để trăm hoa đua
nở, từ đó hình thành tính đa dạng của tín ngưỡng dân gian ở Vĩnh Châu. Các sắc thái
văn hóa Hoa, Việt và Khmer thể hiện sống động qua các bình diện của cuộc sống,
song độ ngưng tụ cao nhất thuộc về các bình diện tín ngưỡng và phong tục, trong đó
có tục thờ Bắc Đế của người Hoa.
1.3. Tổng quan đời sống tín ngưỡng người Hoa ở Vĩnh Châu:
Trong hệ thống các tín ngưỡng cộng đồng truyền thống miền Hoa Nam, người
Hoa ở Vĩnh Châu thể hiện hầu hết các tục thờ, đặc biệt từ của nhóm Triều Châu, từ
thờ Thiên Hậu, Bắc Đế, Quan Đế, Phúc Đức Chánh Thần, Hỏa Đức Tinh Quân, Thần
Tài, Quảng Trạch Thiên Tôn, Tam Sơn quốc vương, Cảm Thiên Đại Đế, Thần Nông,
-25-
Thiên Công Địa Mẫu cho đến long thần, hổ thần, tỳ hưu, sư tử và các linh vật khác.
Song có lẽ nhiều nhất là Thiên Hậu, Bắc Đế, Phúc Đức Chánh Thần và Quan Công.
Do số lượng người Hoa Quảng Đông, người Hẹ và người Hải Nam khá hạn chế, do
vậy các vị thần đặc thù như Thủy Vĩ Nương Nương, Kim Hoa Phu Nhân, Long Mẫu
Nương Nương, Tam vị tổ sư... không hiện diện ở thị xã Vĩnh Châu.
Vĩnh Châu được xem là thủ phủ Triều Châu vì tính tập trung của văn hóa, mật
độ tập trung cơ sở tín ngưỡng cao, dấu ấn văn hóa Triều Châu trong dòng chảy văn
hóa Vĩnh Châu là nổi trội: Người Hoa Triều Châu thường chơi loại nhạc cổ (thường
gọi là Tùa lò cấu). Loại nhạc này chuyên phục vụ cho các đền, miếu, chùa, đám cưới,
đám tang, đám chúc thọ, sinh nhật. Trong đó, Người Hoa Triều Châu chủ yếu sử dụng
nhạc võ và nhạc văn. Nhạc võ là chương trình biểu diễn các nhạc cụ gõ (trống lớn,
trống nhỏ, cồng chiêng, chập chọe, đồng la, sênh, phách, v.v.). Nhạc văn là chương
trình biểu diễn các nhạc cụ dây (đàn hồ, đàn nhị, đàn nguyệt, đàn tỳ bà, đàn gáo, đàn
tranh, v.v.) kết hợp với các nhạc cụ thổi (tiêu, sáo, ốc).
Trên địa bàn thị xã Vĩnh châu có 20 cơ sở thờ tự của người Hoa, trong đó
nhóm thờ nam thần là 12 miếu, thờ các vị: Trịnh Hòa, Trịnh Ân, Huyền thiên
thượng đế, Tam sơn quốc vương, Phúc đức chánh thần, các miếu tập trung ở các
xã: Vĩnh Hải, Lạc Hòa, Vĩnh Tân, Hòa Đông, phường 2, phường 1( Thanh Minh
cổ miếu). Các nhóm thờ nữ thần có 8 miếu, thờ các vị: Thiên hậu thánh mẫu,
Huyền nữ nương nương, các miếu thờ nữ thần ở phường 1, xã Vĩnh Hải và Lạc
Hòa. Phân bố trên cho thấy rằng các miếu thờ nữ thần chỉ tập trung ở những nơi
có đông đồng bào người Hoa sinh sống, còn các miếu thờ nam thần thì rãi rác ở
khắp các xã của Thị xã Vĩnh châu, miếu thờ hòa hợp với phong tục tập quán của
cộng đồng người Việt-Khmer-Hoa.
Nếu lấy đơn vị Thị xã Vĩnh Châu làm đơn vị cấp vùng (regional), trong khi
các khu vực, đơn vị địa phương nơi các cơ sở tín ngưỡng tồn tại và có tầm ảnh hưởng
làm đơn vị cấp cơ sở thì toàn thể 20 cơ sở tín ngưỡng người Hoa ở Vĩnh Châu được
sắp xếp như sau:
-26-
Bảng 1.3: Tổng hợp danh sách các cơ sở tín ngưỡng ở thị xã Vĩnh Châu.
STT Cấp Tên miếu Địa chỉ Đối tượng thờ chính
1
Cấp
Vùng
Thanh Minh
Cổ Miếu
Phường 1, TX
Vĩnh Châu
Ông bổn-Bắc Đế - tam sơn
quốc vương
2
Thiên Hậu Cổ
Miếu
Phường 1, TX
Vĩnh Châu
Thiên Hậu
3
Cấp
cơ
sở
Cảm Thiên Đại
Đế cổ miếu
Phường 1, TX
Vĩnh Châu
Trịnh Ân
4
Thiên Hậu cổ
miếu
Khóm 5,
phường 1, TX
vĩnh Châu
Thiên Hậu
5
Thiên Hậu cổ
miếu
Khóm 6,
phường 1, TX
vĩnh Châu
Thiên Hậu
6
Đế Đức Quảng
Vận cổ miếu
Phường Vĩnh
Phước, TX
Vĩnh Châu
Huyền Thiên Thượng đế, Tam
Sơn Quốc vương,Thiên hậu
thánh mẫu, Phúc đức chánh thần
7
Huyền nữ cổ
miếu
Xã Lai Hòa, TX
Vĩnh Châu
Huyền nữ nương nương
8
Phước Đức cổ
miếu
Xã Vĩnh Tân,
TX Vĩnh Châu
Thần phước đức
9
Thượng Đế cổ
miếu
Phường Vĩnh
Phước.TX Vĩnh
Châu
Huyền thiên thượng đế
10
Tam vương cổ
miếu
Phường Vĩnh
Phước, TX
Vĩnh Châu
Tam sơn Quốc vương
-27-
STT Cấp Tên miếu Địa chỉ Đối tượng thờ chính
11
Phước hưng cổ
miếu
Khóm 6,
phường 1
Tam sơn Quốc vương
12
Thiên Hậu cổ
miếu
Khóm 6 phường
1, TX vĩnh
Châu
Thiên Hậu
13
Thiên Hậu cổ
miếu
Xã Vĩnh Hải,
TX Vĩnh Châu
Thiên Hậu
14
Phước Hưng
kim long cổ
miếu
Phường 2, TX
Vĩnh Châu Ông Phước Đức và Kim Long
15
Thiên Hậu cổ
miếu
Xã Lạc Hòa,
TX vĩnh Châu
Thiên Hậu
16
Phước Đức cổ
miếu
Xã Vĩnh Hải,
TX Vĩnh Châu
Thần Phước Đức
17
Thiên Hậu
thánh mẫu cổ
miếu
Xã Vĩnh hải,
TX Vĩnh Châu Thiên Hậu
18
Thiên Hậu cổ
miếu
Xã Lạc Hòa,
TX vĩnh Châu
Thiên Hậu
19
Phước Đức cổ
miếu
Xã Lạc Hòa,
TX Vĩnh Châu
Thần Phước Đức
20
Phước Đức cổ
miếu
Phường 2, TX
Vĩnh Châu
Thần Phước Đức
Qua bảng trên ta nhận thấy vai trò trung tâm của cặp đôi miếu tự - Thanh
Minh cổ miếu và Thiên Hậu cổ miếu – trong toàn bộ đời sống tín ngưỡng dân gian
cộng đồng người Hoa, từ đó có thể hình dung tầm quan trọng và phổ giá trị của
sinh hoạt tín ngưỡng ở miếu Thanh Minh trong toàn bộ hệ thống văn hóa người
Hoa ở địa phương.
-28-
1.4. Miếu Thanh Minh –quá trình hình thành và phát triển:
Thanh Minh cổ miếu ngày xưa nằm gữa hai dãy phố cũ, có quảng trường và
tượng đài tử sĩ - nằm trên trục đường Trung tâm Vĩnh Châu, xây dựng năm 1925. Bà
con địa phương thường gọi là làng “Trà Nho” (đọc trại từ “Chui nhor” trong tiếng
Khmer để chỉ loại dây leo có lá nhỏ, trái như dưa chuột nhưng nhỏ bằng đầu đũa, mọc
khá nhiều ở vùng đất này thuở trước).
Vị trí và vai trò trung tâm kết nối của miếu Thanh Minh và miếu Thiên Hậu
TX. Vĩnh Châu so với hệ thống các cơ sở tín ngưỡng dân gian người Hoa khác toàn
thị xã được thể hiện cụ thể qua bản đồ sau:
Hình 1.1: Bản đồ các cơ sở tín ngưỡng dân gian người Hoa thị xã Vĩnh Châu.
Ngày nay, chùa Ông Bổn (hay còn gọi là Thanh Minh cổ miếu) qua nhiều lần
trùng tu, tôn tạo vẫn giữ nhuyên nhiều nét hiện trạng cũ và tọa lạc trên đường Nguyễn
Huệ, Khu 1, Thị xã Vĩnh Châu, cách UBND thị xã khoảng 400 mét. Di tích này rất
thuận tiện cho du khách đến tham quan về đường bộ cũng như đường thủy - nhờ mặt
tiền ngôi chùa hướng ra kinh Trà Nho (nay là Kinh Vĩnh Châu) - nằm trước nhà lồng
chợ trên đường Trưng Nhị ở trung tâm Thị xã Vĩnh Châu.
-29-
Hình 1.2: Miếu Thanh Minh năm 1925
Vào thế kỷ 19, ngôi miếu nhỏ do cộng đồng người Hoa xây dựng tại làng Trà
Nho, tổng Thạnh Hưng, quận Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng. Trong thời Quận trưởng
Bùi Quang Tân ngôi miếu bị tháo dỡ. Nhưng đến năm 1923, ngôi miếu được dân làng
xây dựng lại để cầu cho quốc thới dân an. Và từ đó, ngôi miếu này mang tên là “Thanh
minh Cổ miếu” đến ngày nay.
Ngoài ra, dân gian còn quen gọi di tích này là Chùa Ông Bổn (Bổn đầu
Công) - cách gọi quen thuộc của người Việt đối với các cơ sở tín ngưỡng của người
Hoa thờ cúng Ông Bổn - Người Hoa gọi là “A Côn”, để thờ Ông Trịnh Hòa làm
vị phúc thần.
Vào cuối thế kỷ XIX, sau khi thực dân pháp chiếm Sóc Trăng (1867), chúng
chia khu vực hành chính của tỉnh làm 10 tổng, gồm 100 làng. Lúc này, tên làng thể
hiện ước vọng tốt đẹp nhất của dân làng nên thường dùng những từ tốt đẹp như: Phú,
quý, vĩnh, bình, an, hòa, khánh, hưng, long, v.v., để đặt tên. Làng mới luôn đòi hỏi
cơ sở công ích. Trước hết là lập chợ, sau đó là xây cầu, đắp lộ. Đồng thời thiết chế
-30-
văn hóa đình, chùa, miễu, v.v. là nhu cầu tinh thần cơ bản của một làng. Riêng tại
Sóc Trăng và Làng Trà Nho, tập trung khá đông dân cư người Hoa nên theo thế phong
thủy của người xưa, lúc xây dựng Chùa Ông Bổn, họ chọn địa thế trung tâm của làng
nằm ở phía nam tỉnh Sóc Trăng thời bấy giờ. Đặc biệt, nơi đây giáp biển Đông - Nam
rất giàu tiềm năng kinh tế về các nghề khai thác biển, trồng lúa, làm rẫy, v.v. trong
cộng đồng các dân tộc nên Chùa Ông Bổn được người Hoa thời xưa xây dựng tổng
thể kiến trúc theo hình chữ “Phú” - tượng trưng cho sự ấm no, phú quý theo quan
niệm của người Hoa.
Bên cạnh tích ông Bổn là ông Trịnh Hòa thờ bên tả, ông Bắc Đế thờ chính
giữa, ông Tam Sơn Quốc Vương thờ bên hữu chánh điện. Trải qua 3 lần trùng tu, kiến
tạo lớn: năm Quý Hợi (1923) kiến tạo lại ngôi miếu nhỏ thành di tích Thanh Minh
Cổ Miếu; năm Nhâm Thân (1992) trùng tu phục chế toàn bộ hoành phi, biển bức,
tranh gỗ trong nội thất và chánh điện chùa ông Bổn, do thời điểm này địa phương
mới trao trả ngôi chùa lại cho Hội chùa người Hoa tiếp nhận và quản lý; năm Ất Dậu
(2005) chùa ông Bổn lại di dời, tôn tạo nâng cao toàn bộ kiến trúc ngôi chùa, tô điểm
lại các hoa văn trang trí, tăng phần tôn nghiêm bề thế của ngôi chùa để giữ nguyên
hiện trạng đến sau này.
Vào các dịp lễ cúng rằm, Tết Nguyên tiêu, lễ vía Ông Bổn, lễ vía Chùa Bà, các
ngày rằm viếng chùa trong năm, Hội chùa Vĩnh Châu thỉnh thoảng có tổ chức lễ thỉnh
đèn cho bà con thiện nam, tính nữ thành tâm cúng bái và đóng góp quỹ xây dựng
chùa. Trong buỗi lễ thỉnh đèn này, ngoài những chiếc đèn lồng như “Hợp gia bình
an”, “Sinh ý hưng long”, “Tài nguyên quảng tấn”, “Kim ngọc mãn đường” mang ý
nghĩa chúc phúc của người Hoa để làm tăng thêm sinh khí đón mừng năm mới, tạo
sự vui tươi, tình đoàn kết trong các cộng đồng dân tộc. Nhưng điều quan trọng nhất
tại Hội chùa còn tổ chức nhiều chiếc đèn lồng khác để đáp lại nghĩa tình và tấm lòng
của bà con đến thỉnh đèn, dù giàu hay nghèo, ai cũng được “thỉnh” điều may mắn,
hạnh phúc, góp sức cùng chùa ủng hộ vật chất, tiền của để gây quỹ cho Hội chùa làm
việc công ích xã hội.
-31-
Tiểu kết chương 1
Tìm hiểu tổ chức và hoạt động một tổ chức dân gian người Hoa là hết sức cần
thiết để tìm hiểu văn hóa tổ chức cộng đồng của họ. Thị xã Vĩnh Châu là một thị xã trẻ,
nằm ven biển và tương đối tách biệt với phần còn lại của Đồng bằng sông Cửu Long,
có địa hình giồng ven biển phù hợp cho lối sống nông nghiệp và các làng nghề. Các
cộng đồng Việt, Hoa, Khmer địa phương đa sớm chung tay góp sức xây dựng Vĩnh
Châu hài hòa, trở thành một vùng đất dung hợp đa văn hóa tương đối điển hình.Cộng
đồng người Hoa Triều Châu sớm có mặt tại Vĩnh Châu, đã hết sức khéo léo để vừa mở
rộng đón nhận, dung hòa văn hóa tha nhân (Kinh, Khmer), điều chỉnh để hài hòa với
điều kiện sống địa phương vừa duy trì những giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc mình.
Với hệ thống tín ngưỡng - tôn giáo mật tập và phong tục - lễ hội độc đáo, văn hóa tổ
chức cộng đồng người Hoa Triều Châu ở Vĩnh Châu rất đáng được nghiên cứu.
Với bề dày lịch sử cộng cư của ba dân tộc anh em Kinh - Hoa - Khmer hơn ba
thế kỷ qua, văn hóa tính ngưỡng của ba dân tộc có sự giao thoa, hòa quyện lẫn nhau
nhưng vẫn giữ được nét độc đáo, đặc trưng của dân tộc mình cả về văn hóa vật thể và
phi vật thể. Vĩnh Châu đang từng bước vươn mình hướng tới tương lai bên cạnh
những giá trị truyền thống mang đậm chất văn hóa phương Đông từ cách thức sinh
hoạt, tính ngưỡng, thờ tự cho đến sinh hoạt động đồng làng xã. Vị trí địa lý Vĩnh
Châu khá cô lập do trước đây di chuyển về Sóc Trăng hay Bạc Liêu đều vất vả, Vĩnh
Châu như một ốc đảo ít gắn kết với trục kinh tế - xã hội khu vực Nam Bộ, biến Vĩnh
Châu lưu giữ nhiều yếu tố văn hóa truyền thống theo thời gian (hóa thạch văn hóa),
trong đó có tín ngưỡng thờ Bắc Đế (Thanh Minh Cung), Thiên Hậu (Thiên Hậu
Miếu), Phúc Đức (Phúc Đức Cổ Miếu) v.v..
-32-
CHƯƠNG 2
QUAN NIỆM VÀ HÌNH THỨC
TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG TÍN NGƯỠNG
Ở MIẾU THANH MINH
2.1. Quan niệm nhận thức về Bắc Đế
Tín ngưỡng hình thành từ sự hạn chế về hiểu biết và sự bất lực của con người
trước thử thách của tự nhiên và các đoản khúc của cuộc sống; do vậy tín ngưỡng bắt
đầu từ niềm tin vào cõi siêu nhiên.
Khác với chùa Ông Bổn của người Hoa ở Thành phố Sóc Trăng thờ Ông Trịnh
Ân, tức Cảm thiên đại đế làm vị phúc thần; Miếu Ông Bổn của người Hoa ở Vĩnh
Châu và Thị trấn Lịch Hội Thượng (huyện Long Phú) và nhiều miếu thờ khác ở Đồng
Bằng Sông Cửu Long đều thờ Ông Trịnh Hòa3
thì Thanh Minh cổ miếu ở Vĩnh Châu
lại thờ Ông Bắc Đế - Huyền Thiên Trấn Vũ, vốn là vị đế vương mộ đạo Phật, trở
thành vị thần tối cao trong các chư thần để cứu độ chúng sinh theo tín ngưỡng của
người Hoa địa phương.
Ngoài chánh điện thờ Bắc Đế, hai gian tả hữu thờ vị chính thần Ông Bổn và Tam
Sơn Quốc Vương cùng nhiều phối tự thần linh khác, nên ngôi chùa không chỉ thu hút
thiện nam, tín nữ người Việt gốc Hoa “ngũ bang” Trung Quốc đến Vĩnh Châu sinh cơ
lập nghiệp mà Chùa Ông Bổn Vĩnh Châu còn được đông đảo người Kinh, Khmer địa
phương thành tâm đến cúng bái trong những dịp rằm, lễ, tết, ngày vía Ông Bổn và tạ ơn
3
Trịnh Hòa là nhà hàng hải - làm quan trong triều Minh ở Trung Quốc. Đặc biệt, trong thời gian ông ra nước
ngoài buôn bán, ông luôn giúp đỡ người nghèo, dạy lưu dân người Hoa đoàn kết cùng dân bản xứ bền chí làm
ăn để khẩn hoang lập ấp và khuyên mọi người biết giữ đạo, lễ nghĩa, thuần phong mỹ tục. Nhờ lập được nhiều
công lớn trong việc mở mang kinh tế, văn hóa Trung Quốc ra nước ngoài, nên đến lúc mất (1435), Trịnh Hòa
được vua phong sắc thần “Bổn đầu công”, dân chúng trong vùng tỏ lòng thương tiếc, tưởng nhớ công lao to
lớn ông, lập miếu thờ ông làm vị phúc thần - tức là Ông Bổn.
-33-
chư thần phù hộ buôn may bán đắt, gia đình bình an, vạn sự như ý… Tục thờ tự Bắc Đế
ở Việt Nam còn có ở chùa Trấn Quốc (Hà Nội), chùa Cầu (Hội An) và nhiều địa phương
khác. Hình ảnh của Bắc Đế được thờ tự rất nhiều nơi trên đất nước ta; bên cạnh đó Ngài
còn hiển linh giúp chính quyền phong kiến trừ diệt yêu ma, yên ổn trong quá trình xây
dựng các công trình kiến trúc thành quách, dinh thự. Chính vì điều kiện thiên nhiên khắc
nghiệt ở Hội An, nên những cư dân ở đây không có khả năng chống đỡ trước sự tàn phá
của tự nhiên. Kể từ khi đến Hội An, những thương nhân người Hoa đã trải qua những
chặng đường đầy gian nan vất vả, đến vùng đất mới lại có nhiều biến động về địa chất,
đối đầu với thiên nhiên khắc nghiệt càng làm cho họ thêm lo sợ, nên họ đặt niềm tin của
mình vào một thế lực siêu nhiên, có khả năng ngăn chặn triều cường, điều hoà phong
thổ, giúp họ thuận lợi trong việc ăn, ở và buôn bán. Do đó, họ thờ Bắc Đế Trấn Vũ làm
chỗ dựa về mặt tinh thần của mình trong quá trình định cư tại vùng đất mới, giúp họ yên
lòng vượt qua những khó khăn và có thêm niềm tin trong công cuộc mưu sinh4
.
Còn ở khu vực Nam Bộ, Bắc Đế được thờ ở rất nhiều địa phương của vùng đồng
bằng sông Cửu Long. Bởi nhiều thế kỷ trước, nơi đây còn hoang vu, lầy lội, là nơi
chứa đựng nhiều huyền bí nên những lưu dân luôn có cảm giác sợ hãi trước thiên
nhiên, họ đặt niềm tin vào các đấng Thần linh, mà điển hình là Bắc Đế Trấn Vũ - vị
thần có khả năng chế ngự yêu ma, khống chế cả những cơn lũ kinh hoàng, và cả muôn
thú dữ tợn của miền đất này.
Người Hoa ở Nam Bộ phần nhiều theo các tín ngưỡng dân gian và thờ cúng tổ
tiên và các tục thờ mang tính cộng đồng. Hệ thống thần thánh cộng đồng của người Hoa
rất phong phú, bao gồm Bà Thiên Hậu, Quan Thánh Đế Quân, Ngọc Hoàng, Ông Bổn,
Khổng Tử, v.v.. Trong đó, thánh nhân được thờ cúng nhiều hơn thần linh, và Thiên Hậu
Thánh Mẫu, Quan Thánh Đế Quân, Phước Đức Chánh Thần là ba vị thần được tôn sùng
bậc nhất. Bên cạnh đó là hàng chục vị thần của các địa phương. Trong gia đình, người
Hoa thờ các vị thần bảo hộ gia đình: Thiên Quan Tứ Phước, Môn Thần, Thổ Địa Bản
Gia, Táo Quân, Ngũ Phương Ngũ Thổ Long Thần, Tiền Hậu Địa Chủ Tài Thần, Quan
Âm Bồ Tát, Thánh Mẫu, Quan Thánh Đế Quân, tổ tiên, tổ sư. Trục Sóc Trăng – Châu
4
Võ Văn Hoàng (2014), http://hoangcamchau.blogspot.com/2014/10/tin-nguong-bac-e-tran-vu-o-hoi-bac-e.html
-34-
Thành – Trần Đề thờ Cảm Thiên Đại đế; trục Sóc Trăng Bạc Liêu – Gía Rai – Cà Mau
thờ Thiên Hậu và Quan Công; duy chỉ ở ốc đảo Vĩnh Châu có thờ Bắc Đế bên cạnh
Thiên Hậu và Quan Công đây là nét đặc thù Vĩnh Châu (tài liệu điền dã năm 2014).
So sánh giữa các nhóm người Hoa với nhau có thể thấy người Hoa Triều Châu
có tính đa dạng hơn cả trong việc lựa chọn đối tượng thờ (Thiên Hậu, Quan Công, Bắc
Đế, Cảm Thiên Đại Đế, Phúc Đức Chánh Thần…), trong khi các nhóm khác tương đối
ổn định. Người Hoa Quảng Đông chủ yếu thờ Thiên Hậu, Quan Công, Long Mẫu Nương
Nương và Kim Hoa Nương Nương; người Hoa Hải Nam thờ Thiên Hậu, Quan Công và
Thủy Vĩ Nương Nương; người Hoa Phúc Kiến thờ Quảng Trạch Tôn Vương, Thiên Hậu
và Quan Âm; người Hoa Khách Gia (Hẹ) thờ Thiên Hậu, Quan Công và thần tổ nghề.
Do người Hoa Triều Châu ở Vĩnh Châu chiếm đa số, tín ngưỡng dân gian người Hoa ở
địa phương này nhờ vậy trở nên đa dạng nhất ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Ở trung tâm Thị xã Vĩnh Châu còn có một nét đặc thù, đó là sự song hành và
gắn bó giữa hai tục thờ Bắc Đế - Thiên Hậu ở hai cơ sở do cùng một Ban quản trị phụ
trách. Hiện tượng phối thờ Quan Công với Thiên Hậu hoặc thờ chính là Bắc Đế có
phối thờ Thiên Hậu hay Quan Âm thi thoảng xuất hiện, song hiện tượng sóng đôi này
xưa nay hiếm thấy. Nếu tục thờ Bắc Đế ở miếu Thanh Minh đại điện cho Dương tính
(gắn với nó là tính khuôn mẫu, sự tuân thủ điển chế) thì hình ảnh Thiên Hậu ở miếu
Thiên Hậu đại diện cho Âm tính (ước vọng phồn sinh, phúc đức); do vậy các hoạt
động dạy tiếng Triều Châu (cả tiếng Bắc Kinh) và các hoạt động nghệ thuật khác chủ
yếu gắn với miếu Thiên Hậu, trong khi các công việc đại sự của bang hội người Hoa
được nhóm họp ở miếu Thanh Minh.
Bảng 2.1: So sánh giữa miếu Thanh Minh với miếu Thiên hậu.
Tên miếu Thanh Minh Cổ Miếu Thiên Hậu Cổ Miếu
Đối tượng thờ Bắc Đế Thiên Hậu
Tính chất
Khuôn phép, điển chế, tính
mực thước
Tính mở, tính dân gian, tính
linh hoạt
Quản lý Hội Tương tế người HoaTX. Vĩnh Châu
-35-
2.2. Cấu trúc tổ chức miếu Thanh Minh
2.2.1. Cấu trúc miếu thờ và đối tượng được thờ cúng
2.2.1.1. Cấu trúc miếu thờ
Nền tảng của tục thờ Bắc Đế ở Vĩnh Châu là tổ chức cơ sở tín ngưỡng và tổ
chức sinh họat tín ngưỡng ở miếu Thanh Minh. Ngôi miếu có khuôn viên ngang 25m,
dài 58m, trong đó phần nội thất ngôi chùa và hai dãy phòng Đông lang, Tây lang có
chiều ngang 25m, dài 17m. Mặt tiền chính của chính điện hướng về hướng Bắc, hai
bên tả hữu cửa chính là hai bức bích họa vẽ tranh phong thủy xưa với câu chúc: Mưa
thuận gió hòa- quốc thới dân an, ngụ ý chúc bá tánh an hưởng thanh bình và phồn
vinh. Qua nhiều lần trùng tu, tôn tạo chùa vẫn giữ được hiện trạng cũ với những nét
kiến trúc độc đáo. Nội thất của chùa được các thợ xưa “phân kim tam cấp” tạo thành
tiền điện, trung điện, chính điện. Ngôi miếu được tọa lạc ngay trung tâm của thị xã
tại Khóm 1, Phường 1, thị xã Vĩnh Châu, được xây dựng vào thế kỷ 19 để làm nơi
thờ cúng các vị phúc thần bảo hộ bổn mạng của bà con người Hoa trong vùng, các lễ
cúng vía được tổ chức long trọng, quy tụ trên 1000 người dân đổ về Trung tâm thị xã
để cầu phúc, trong đó có cả người Kinh và Khmer.
Hình 2.1:Sơ đồ cấu trúc miếu Thanh Minh.
-36-
Tổng thể ngoại miếu có hình chữ khẩu口, nội miếu có hình chữ Tam三, có
người nhận định là chữ phú富. Ở khoảng trống hai bên trung điện là bàn thờ xây bằng
đá mài và đắp nổi hai bức tranh lớn bằng xi măng “tả Thanh Long”, “hữu Bạch Hổ”
theo thế phong thủy xưa, với hai khoảng trống thông thoáng gọi là “thiên tỉnh” (giếng
trời). Theo kiến trúc của người Hoa thì Giếng trời có chức năng tạo cho không gian
của căn nhà luôn thoáng mát và tạo ra ánh sáng tự nhiên cho ngôi nhà. Đối với ngôi
chùa thì Giếng trời còn có tác dụng làm cho khói nhang luôn được thông thoáng
tránh xảy ra hỏa hoạn, tạo cho không gian chùa thoáng đãng, đưa ánh sáng cho hậu
cung của chánh điện và thoát hương khói khi cúng lễ lúc đông người.Toàn bộ công
trình gồm có 07 cột gỗ tròn bằng danh mộc, một đôi cột tròn (long trụ) đắp nổi hình
rồng bằng xi măng (tài liệu điền giã 2015).
Hình 2.2: Nhìn từ bên ngoài miếu Thanh Minh.
-37-
Hình 2.3:Nhìn từ bên trong miếu Thanh Minh.
2.2.1.2. Đối tượng thờ cúng
Trong quá trình định cư, người Hoa đã mang theo những phong tục tín ngưỡng
của dân tộc mình đến vùng đất mới, những tín ngưỡng ấy đã hòa vào dòng chảy văn
hóa chung của Việt Nam, nhưng vẫn giữ được những giá trị riêng, là điểm tựa tinh thần
cho cộng đồng người Hoa tại thị xã Vĩnh Châu.Đối với người Hoa, niềm tin vào những
giá trị tâm linh chiếm một phần quan trọng trong đời sống tinh thần của họ, trở thành
truyền thống được tiếp nối giữa các thế hệ. Người Hoa ở Vĩnh Châu xây dựng Thanh
Minh Miếu là để thờ các bậc thánh thần, với vị trí chánh điện điện thờ Bắc Đế, hai gian
tả hữu thờ vị chính thần Ông Bổn (thờ ông Trịnh Hòa – vị quan Triều Minh ở Trung
Quốc vào thế kỷ thứ 14) và Tam Sơn Quốc Vương. Các vị thần này đã trở thành niềm
tin bất diệt, đại diện cho những ước mơ, khát vọng, phù hộ cho cộng đồng người Hoa
ở Vĩnh Châu luôn gặp được may mắn, thuận lợi trong cuộc sống.
- Sự tích về ông Bắc Đế: Theo người dân địa phương tương truyền rằng Ngọc
Hoàng Thượng đế trên thiên đình, vì muốn giúp người dân dưới trần gian nên đã tách
một thể phách của mình xuống trần, đầu thai vào nhà Tịnh Lạc quốc vương và Thiện
Luận văn: Sinh hoạt Tín ngưỡng của người Hoa Triều Châu, HAY
Luận văn: Sinh hoạt Tín ngưỡng của người Hoa Triều Châu, HAY
Luận văn: Sinh hoạt Tín ngưỡng của người Hoa Triều Châu, HAY
Luận văn: Sinh hoạt Tín ngưỡng của người Hoa Triều Châu, HAY
Luận văn: Sinh hoạt Tín ngưỡng của người Hoa Triều Châu, HAY
Luận văn: Sinh hoạt Tín ngưỡng của người Hoa Triều Châu, HAY
Luận văn: Sinh hoạt Tín ngưỡng của người Hoa Triều Châu, HAY
Luận văn: Sinh hoạt Tín ngưỡng của người Hoa Triều Châu, HAY
Luận văn: Sinh hoạt Tín ngưỡng của người Hoa Triều Châu, HAY
Luận văn: Sinh hoạt Tín ngưỡng của người Hoa Triều Châu, HAY
Luận văn: Sinh hoạt Tín ngưỡng của người Hoa Triều Châu, HAY
Luận văn: Sinh hoạt Tín ngưỡng của người Hoa Triều Châu, HAY
Luận văn: Sinh hoạt Tín ngưỡng của người Hoa Triều Châu, HAY
Luận văn: Sinh hoạt Tín ngưỡng của người Hoa Triều Châu, HAY
Luận văn: Sinh hoạt Tín ngưỡng của người Hoa Triều Châu, HAY
Luận văn: Sinh hoạt Tín ngưỡng của người Hoa Triều Châu, HAY
Luận văn: Sinh hoạt Tín ngưỡng của người Hoa Triều Châu, HAY
Luận văn: Sinh hoạt Tín ngưỡng của người Hoa Triều Châu, HAY
Luận văn: Sinh hoạt Tín ngưỡng của người Hoa Triều Châu, HAY
Luận văn: Sinh hoạt Tín ngưỡng của người Hoa Triều Châu, HAY
Luận văn: Sinh hoạt Tín ngưỡng của người Hoa Triều Châu, HAY
Luận văn: Sinh hoạt Tín ngưỡng của người Hoa Triều Châu, HAY
Luận văn: Sinh hoạt Tín ngưỡng của người Hoa Triều Châu, HAY
Luận văn: Sinh hoạt Tín ngưỡng của người Hoa Triều Châu, HAY
Luận văn: Sinh hoạt Tín ngưỡng của người Hoa Triều Châu, HAY
Luận văn: Sinh hoạt Tín ngưỡng của người Hoa Triều Châu, HAY
Luận văn: Sinh hoạt Tín ngưỡng của người Hoa Triều Châu, HAY
Luận văn: Sinh hoạt Tín ngưỡng của người Hoa Triều Châu, HAY
Luận văn: Sinh hoạt Tín ngưỡng của người Hoa Triều Châu, HAY
Luận văn: Sinh hoạt Tín ngưỡng của người Hoa Triều Châu, HAY
Luận văn: Sinh hoạt Tín ngưỡng của người Hoa Triều Châu, HAY
Luận văn: Sinh hoạt Tín ngưỡng của người Hoa Triều Châu, HAY
Luận văn: Sinh hoạt Tín ngưỡng của người Hoa Triều Châu, HAY
Luận văn: Sinh hoạt Tín ngưỡng của người Hoa Triều Châu, HAY
Luận văn: Sinh hoạt Tín ngưỡng của người Hoa Triều Châu, HAY
Luận văn: Sinh hoạt Tín ngưỡng của người Hoa Triều Châu, HAY
Luận văn: Sinh hoạt Tín ngưỡng của người Hoa Triều Châu, HAY
Luận văn: Sinh hoạt Tín ngưỡng của người Hoa Triều Châu, HAY
Luận văn: Sinh hoạt Tín ngưỡng của người Hoa Triều Châu, HAY
Luận văn: Sinh hoạt Tín ngưỡng của người Hoa Triều Châu, HAY
Luận văn: Sinh hoạt Tín ngưỡng của người Hoa Triều Châu, HAY
Luận văn: Sinh hoạt Tín ngưỡng của người Hoa Triều Châu, HAY
Luận văn: Sinh hoạt Tín ngưỡng của người Hoa Triều Châu, HAY
Luận văn: Sinh hoạt Tín ngưỡng của người Hoa Triều Châu, HAY
Luận văn: Sinh hoạt Tín ngưỡng của người Hoa Triều Châu, HAY
Luận văn: Sinh hoạt Tín ngưỡng của người Hoa Triều Châu, HAY
Luận văn: Sinh hoạt Tín ngưỡng của người Hoa Triều Châu, HAY
Luận văn: Sinh hoạt Tín ngưỡng của người Hoa Triều Châu, HAY
Luận văn: Sinh hoạt Tín ngưỡng của người Hoa Triều Châu, HAY
Luận văn: Sinh hoạt Tín ngưỡng của người Hoa Triều Châu, HAY
Luận văn: Sinh hoạt Tín ngưỡng của người Hoa Triều Châu, HAY
Luận văn: Sinh hoạt Tín ngưỡng của người Hoa Triều Châu, HAY
Luận văn: Sinh hoạt Tín ngưỡng của người Hoa Triều Châu, HAY
Luận văn: Sinh hoạt Tín ngưỡng của người Hoa Triều Châu, HAY
Luận văn: Sinh hoạt Tín ngưỡng của người Hoa Triều Châu, HAY
Luận văn: Sinh hoạt Tín ngưỡng của người Hoa Triều Châu, HAY
Luận văn: Sinh hoạt Tín ngưỡng của người Hoa Triều Châu, HAY
Luận văn: Sinh hoạt Tín ngưỡng của người Hoa Triều Châu, HAY
Luận văn: Sinh hoạt Tín ngưỡng của người Hoa Triều Châu, HAY
Luận văn: Sinh hoạt Tín ngưỡng của người Hoa Triều Châu, HAY
Luận văn: Sinh hoạt Tín ngưỡng của người Hoa Triều Châu, HAY
Luận văn: Sinh hoạt Tín ngưỡng của người Hoa Triều Châu, HAY
Luận văn: Sinh hoạt Tín ngưỡng của người Hoa Triều Châu, HAY

More Related Content

What's hot

Luận án: Tuyên truyền giá trị văn hóa của tín ngưỡng thờ mẫu, HAY - Gửi miễn ...
Luận án: Tuyên truyền giá trị văn hóa của tín ngưỡng thờ mẫu, HAY - Gửi miễn ...Luận án: Tuyên truyền giá trị văn hóa của tín ngưỡng thờ mẫu, HAY - Gửi miễn ...
Luận án: Tuyên truyền giá trị văn hóa của tín ngưỡng thờ mẫu, HAY - Gửi miễn ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Vùng văn hóa đồng bằng châu thổ Bắc Bộ
Vùng văn hóa đồng bằng châu thổ Bắc BộVùng văn hóa đồng bằng châu thổ Bắc Bộ
Vùng văn hóa đồng bằng châu thổ Bắc BộHoàng Mai
 
Tín ngưỡng Phồn thực của người Chăm
Tín ngưỡng Phồn thực của người ChămTín ngưỡng Phồn thực của người Chăm
Tín ngưỡng Phồn thực của người ChămThanh Hải
 

What's hot (20)

Luận văn: Quản lý Nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Đắk Lắk
Luận văn: Quản lý Nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Đắk LắkLuận văn: Quản lý Nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Đắk Lắk
Luận văn: Quản lý Nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Đắk Lắk
 
Luận văn: Phát huy giá trị văn hóa dân tộc Xơ Đăng tỉnh Kon Tum
Luận văn: Phát huy giá trị văn hóa dân tộc Xơ Đăng tỉnh Kon TumLuận văn: Phát huy giá trị văn hóa dân tộc Xơ Đăng tỉnh Kon Tum
Luận văn: Phát huy giá trị văn hóa dân tộc Xơ Đăng tỉnh Kon Tum
 
Luận án: Lễ hội Phủ Dầy trong đời sống văn hóa cộng đồng, HAY
Luận án: Lễ hội Phủ Dầy trong đời sống văn hóa cộng đồng, HAYLuận án: Lễ hội Phủ Dầy trong đời sống văn hóa cộng đồng, HAY
Luận án: Lễ hội Phủ Dầy trong đời sống văn hóa cộng đồng, HAY
 
Luận văn: Quản lý di tích đình - đền Hào Nam tại Hà Nội, HAY, 9đ
Luận văn: Quản lý di tích đình - đền Hào Nam tại Hà Nội, HAY, 9đLuận văn: Quản lý di tích đình - đền Hào Nam tại Hà Nội, HAY, 9đ
Luận văn: Quản lý di tích đình - đền Hào Nam tại Hà Nội, HAY, 9đ
 
Đề tài: Quản lý về thiết chế văn hóa ở huyện Kiến Thụy, Hải Phòng
Đề tài: Quản lý về thiết chế văn hóa ở huyện Kiến Thụy, Hải PhòngĐề tài: Quản lý về thiết chế văn hóa ở huyện Kiến Thụy, Hải Phòng
Đề tài: Quản lý về thiết chế văn hóa ở huyện Kiến Thụy, Hải Phòng
 
Luận văn: Quản lý Di tích đền An Sinh tỉnh Quảng Ninh, HAY, 9đ
Luận văn: Quản lý Di tích đền An Sinh tỉnh Quảng Ninh, HAY, 9đLuận văn: Quản lý Di tích đền An Sinh tỉnh Quảng Ninh, HAY, 9đ
Luận văn: Quản lý Di tích đền An Sinh tỉnh Quảng Ninh, HAY, 9đ
 
Đề tài: Quản lý nhà nước về văn hóa huyện Tam Nông, Phú Thọ
Đề tài: Quản lý nhà nước về văn hóa huyện Tam Nông, Phú ThọĐề tài: Quản lý nhà nước về văn hóa huyện Tam Nông, Phú Thọ
Đề tài: Quản lý nhà nước về văn hóa huyện Tam Nông, Phú Thọ
 
Luận án: Đời sống văn hóa tinh thần của học sinh THPT Hà Nội
Luận án: Đời sống văn hóa tinh thần của học sinh THPT Hà NộiLuận án: Đời sống văn hóa tinh thần của học sinh THPT Hà Nội
Luận án: Đời sống văn hóa tinh thần của học sinh THPT Hà Nội
 
Đề tài: Bảo tồn văn hóa truyền thống của người Dao Thanh Phán, 9đ
Đề tài: Bảo tồn văn hóa truyền thống của người Dao Thanh Phán, 9đĐề tài: Bảo tồn văn hóa truyền thống của người Dao Thanh Phán, 9đ
Đề tài: Bảo tồn văn hóa truyền thống của người Dao Thanh Phán, 9đ
 
Luận văn: Bảo tồn và phát huy cái đẹp của nghệ thuật đờn ca tài tử
Luận văn: Bảo tồn và phát huy cái đẹp của nghệ thuật đờn ca tài tửLuận văn: Bảo tồn và phát huy cái đẹp của nghệ thuật đờn ca tài tử
Luận văn: Bảo tồn và phát huy cái đẹp của nghệ thuật đờn ca tài tử
 
Luận án: Vai trò xã hội của Nho giáo ở Việt Nam từ XV đến XIX
Luận án: Vai trò xã hội của Nho giáo ở Việt Nam từ XV đến XIXLuận án: Vai trò xã hội của Nho giáo ở Việt Nam từ XV đến XIX
Luận án: Vai trò xã hội của Nho giáo ở Việt Nam từ XV đến XIX
 
Đề tài: Quản lý về di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Quảng Bình, HAY
Đề tài: Quản lý về di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Quảng Bình, HAYĐề tài: Quản lý về di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Quảng Bình, HAY
Đề tài: Quản lý về di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Quảng Bình, HAY
 
Luận án: Giao lưu văn hóa Việt Nam-Nhật Bản trong hoạt động VOV
Luận án: Giao lưu văn hóa Việt Nam-Nhật Bản trong hoạt động VOVLuận án: Giao lưu văn hóa Việt Nam-Nhật Bản trong hoạt động VOV
Luận án: Giao lưu văn hóa Việt Nam-Nhật Bản trong hoạt động VOV
 
Luận văn: Phát triển làng nghề ở huyện Thường Tín, RẤT HAY, HOT
Luận văn: Phát triển làng nghề ở huyện Thường Tín, RẤT HAY, HOTLuận văn: Phát triển làng nghề ở huyện Thường Tín, RẤT HAY, HOT
Luận văn: Phát triển làng nghề ở huyện Thường Tín, RẤT HAY, HOT
 
Luận án: Tuyên truyền giá trị văn hóa của tín ngưỡng thờ mẫu, HAY - Gửi miễn ...
Luận án: Tuyên truyền giá trị văn hóa của tín ngưỡng thờ mẫu, HAY - Gửi miễn ...Luận án: Tuyên truyền giá trị văn hóa của tín ngưỡng thờ mẫu, HAY - Gửi miễn ...
Luận án: Tuyên truyền giá trị văn hóa của tín ngưỡng thờ mẫu, HAY - Gửi miễn ...
 
Vùng văn hóa đồng bằng châu thổ Bắc Bộ
Vùng văn hóa đồng bằng châu thổ Bắc BộVùng văn hóa đồng bằng châu thổ Bắc Bộ
Vùng văn hóa đồng bằng châu thổ Bắc Bộ
 
Luận án: Hôn nhân hiện nay của người ê-đê ở tỉnh Đắk Lắk
Luận án: Hôn nhân hiện nay của người ê-đê ở tỉnh Đắk LắkLuận án: Hôn nhân hiện nay của người ê-đê ở tỉnh Đắk Lắk
Luận án: Hôn nhân hiện nay của người ê-đê ở tỉnh Đắk Lắk
 
Tín ngưỡng Phồn thực của người Chăm
Tín ngưỡng Phồn thực của người ChămTín ngưỡng Phồn thực của người Chăm
Tín ngưỡng Phồn thực của người Chăm
 
Đề tài: Phát huy giá trị văn hóa nhà dài của người Êđê, HAY, 9đ
Đề tài: Phát huy giá trị văn hóa nhà dài của người Êđê, HAY, 9đĐề tài: Phát huy giá trị văn hóa nhà dài của người Êđê, HAY, 9đ
Đề tài: Phát huy giá trị văn hóa nhà dài của người Êđê, HAY, 9đ
 
Đề tài: Quản lý di tích lịch sử văn hóa đình Vĩnh Khê, Hải Phòng
Đề tài: Quản lý di tích lịch sử văn hóa đình Vĩnh Khê, Hải PhòngĐề tài: Quản lý di tích lịch sử văn hóa đình Vĩnh Khê, Hải Phòng
Đề tài: Quản lý di tích lịch sử văn hóa đình Vĩnh Khê, Hải Phòng
 

Similar to Luận văn: Sinh hoạt Tín ngưỡng của người Hoa Triều Châu, HAY

Di tích chùa châu lâm phường thụy khuê quận tây hồ thành phố hà nội 8543743
Di tích chùa châu lâm phường thụy khuê quận tây hồ thành phố hà nội 8543743Di tích chùa châu lâm phường thụy khuê quận tây hồ thành phố hà nội 8543743
Di tích chùa châu lâm phường thụy khuê quận tây hồ thành phố hà nội 8543743jackjohn45
 
QUẢN LÝ LỄ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TIÊN LÃNG, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG_10283712052019
QUẢN LÝ LỄ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TIÊN LÃNG, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG_10283712052019QUẢN LÝ LỄ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TIÊN LÃNG, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG_10283712052019
QUẢN LÝ LỄ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TIÊN LÃNG, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG_10283712052019KhoTi1
 
Luận văn quản lý lễ hội trên địa bàn huyện tiên lãng, thành phố hải phòng 547...
Luận văn quản lý lễ hội trên địa bàn huyện tiên lãng, thành phố hải phòng 547...Luận văn quản lý lễ hội trên địa bàn huyện tiên lãng, thành phố hải phòng 547...
Luận văn quản lý lễ hội trên địa bàn huyện tiên lãng, thành phố hải phòng 547...jackjohn45
 
LUẬN VĂN: SỰ HỘI NHẬP PHẬT GIÁO VỚI TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜ...
LUẬN VĂN: SỰ HỘI NHẬP PHẬT GIÁO VỚI TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜ...LUẬN VĂN: SỰ HỘI NHẬP PHẬT GIÁO VỚI TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜ...
LUẬN VĂN: SỰ HỘI NHẬP PHẬT GIÁO VỚI TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜ...OnTimeVitThu
 
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt namTư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt namMan_Ebook
 
Quá Trình Phục Dựng Di Tích Và Lễ Hội Đền Tiên (Phường Tiên Cát, Thành Phố Vi...
Quá Trình Phục Dựng Di Tích Và Lễ Hội Đền Tiên (Phường Tiên Cát, Thành Phố Vi...Quá Trình Phục Dựng Di Tích Và Lễ Hội Đền Tiên (Phường Tiên Cát, Thành Phố Vi...
Quá Trình Phục Dựng Di Tích Và Lễ Hội Đền Tiên (Phường Tiên Cát, Thành Phố Vi...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn : Quá trình phục dựng di tích và lễ Hội Đền Tiên
Luận văn : Quá trình phục dựng di tích và lễ Hội Đền TiênLuận văn : Quá trình phục dựng di tích và lễ Hội Đền Tiên
Luận văn : Quá trình phục dựng di tích và lễ Hội Đền TiênDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 

Similar to Luận văn: Sinh hoạt Tín ngưỡng của người Hoa Triều Châu, HAY (20)

Di tích chùa châu lâm phường thụy khuê quận tây hồ thành phố hà nội 8543743
Di tích chùa châu lâm phường thụy khuê quận tây hồ thành phố hà nội 8543743Di tích chùa châu lâm phường thụy khuê quận tây hồ thành phố hà nội 8543743
Di tích chùa châu lâm phường thụy khuê quận tây hồ thành phố hà nội 8543743
 
Đề tài: Quản lý khu di tích lưu niệm đồng chí Nguyễn Văn Cừ, HOT
Đề tài: Quản lý khu di tích lưu niệm đồng chí Nguyễn Văn Cừ, HOTĐề tài: Quản lý khu di tích lưu niệm đồng chí Nguyễn Văn Cừ, HOT
Đề tài: Quản lý khu di tích lưu niệm đồng chí Nguyễn Văn Cừ, HOT
 
Luận văn: Quản lý di tích chùa Bổ Đà, tỉnh Bắc Giang, HAY, 9đ
Luận văn: Quản lý di tích chùa Bổ Đà, tỉnh Bắc Giang, HAY, 9đLuận văn: Quản lý di tích chùa Bổ Đà, tỉnh Bắc Giang, HAY, 9đ
Luận văn: Quản lý di tích chùa Bổ Đà, tỉnh Bắc Giang, HAY, 9đ
 
Đề tài: Quản lý lễ hội huyện Tiên Lãng, TP Hải Phòng, HAY, 9đ
Đề tài: Quản lý lễ hội huyện Tiên Lãng, TP Hải Phòng, HAY, 9đĐề tài: Quản lý lễ hội huyện Tiên Lãng, TP Hải Phòng, HAY, 9đ
Đề tài: Quản lý lễ hội huyện Tiên Lãng, TP Hải Phòng, HAY, 9đ
 
QUẢN LÝ LỄ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TIÊN LÃNG, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG_10283712052019
QUẢN LÝ LỄ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TIÊN LÃNG, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG_10283712052019QUẢN LÝ LỄ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TIÊN LÃNG, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG_10283712052019
QUẢN LÝ LỄ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TIÊN LÃNG, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG_10283712052019
 
Luận văn quản lý lễ hội trên địa bàn huyện tiên lãng, thành phố hải phòng 547...
Luận văn quản lý lễ hội trên địa bàn huyện tiên lãng, thành phố hải phòng 547...Luận văn quản lý lễ hội trên địa bàn huyện tiên lãng, thành phố hải phòng 547...
Luận văn quản lý lễ hội trên địa bàn huyện tiên lãng, thành phố hải phòng 547...
 
LUẬN VĂN: SỰ HỘI NHẬP PHẬT GIÁO VỚI TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜ...
LUẬN VĂN: SỰ HỘI NHẬP PHẬT GIÁO VỚI TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜ...LUẬN VĂN: SỰ HỘI NHẬP PHẬT GIÁO VỚI TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜ...
LUẬN VĂN: SỰ HỘI NHẬP PHẬT GIÁO VỚI TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜ...
 
Luận văn: Quản lý lễ hội truyền thống Phủ Quảng Cung, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý lễ hội truyền thống Phủ Quảng Cung, 9 ĐIỂMLuận văn: Quản lý lễ hội truyền thống Phủ Quảng Cung, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý lễ hội truyền thống Phủ Quảng Cung, 9 ĐIỂM
 
Đề tài: Nghi lễ hỏa thiêu của người Khmer với sức khỏe cộng đồng
Đề tài: Nghi lễ hỏa thiêu của người Khmer với sức khỏe cộng đồngĐề tài: Nghi lễ hỏa thiêu của người Khmer với sức khỏe cộng đồng
Đề tài: Nghi lễ hỏa thiêu của người Khmer với sức khỏe cộng đồng
 
Đề tài: Di tích lịch sử văn hóa đình Giàn Quận Bắc Từ Liêm, HAY
Đề tài: Di tích lịch sử văn hóa đình Giàn Quận Bắc Từ Liêm, HAYĐề tài: Di tích lịch sử văn hóa đình Giàn Quận Bắc Từ Liêm, HAY
Đề tài: Di tích lịch sử văn hóa đình Giàn Quận Bắc Từ Liêm, HAY
 
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt namTư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
 
Luận văn: Công tác quản lý chùa Sùng Thiên tỉnh Hải Dương, HOT
Luận văn: Công tác quản lý chùa Sùng Thiên tỉnh Hải Dương, HOTLuận văn: Công tác quản lý chùa Sùng Thiên tỉnh Hải Dương, HOT
Luận văn: Công tác quản lý chùa Sùng Thiên tỉnh Hải Dương, HOT
 
Quá Trình Phục Dựng Di Tích Và Lễ Hội Đền Tiên (Phường Tiên Cát, Thành Phố Vi...
Quá Trình Phục Dựng Di Tích Và Lễ Hội Đền Tiên (Phường Tiên Cát, Thành Phố Vi...Quá Trình Phục Dựng Di Tích Và Lễ Hội Đền Tiên (Phường Tiên Cát, Thành Phố Vi...
Quá Trình Phục Dựng Di Tích Và Lễ Hội Đền Tiên (Phường Tiên Cát, Thành Phố Vi...
 
Đề tài: Quản lý văn hóa xã Chàng Sơn, Thạch Thất, Hà Nội, HOT
Đề tài: Quản lý văn hóa xã Chàng Sơn, Thạch Thất, Hà Nội, HOTĐề tài: Quản lý văn hóa xã Chàng Sơn, Thạch Thất, Hà Nội, HOT
Đề tài: Quản lý văn hóa xã Chàng Sơn, Thạch Thất, Hà Nội, HOT
 
Luận án: Ba vị thánh trong các ngôi chùa tiền Phật hậu Thánh, HAY
Luận án: Ba vị thánh trong các ngôi chùa tiền Phật hậu Thánh, HAYLuận án: Ba vị thánh trong các ngôi chùa tiền Phật hậu Thánh, HAY
Luận án: Ba vị thánh trong các ngôi chùa tiền Phật hậu Thánh, HAY
 
Đề tài: Quản lý lễ hội truyền thống Quán Giá tại Hà Nội, HOT, 9đ
Đề tài: Quản lý lễ hội truyền thống Quán Giá tại Hà Nội, HOT, 9đĐề tài: Quản lý lễ hội truyền thống Quán Giá tại Hà Nội, HOT, 9đ
Đề tài: Quản lý lễ hội truyền thống Quán Giá tại Hà Nội, HOT, 9đ
 
Lễ hội đền thờ Mạc Đĩnh Chi huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương, 9đ
Lễ hội đền thờ Mạc Đĩnh Chi huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương, 9đLễ hội đền thờ Mạc Đĩnh Chi huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương, 9đ
Lễ hội đền thờ Mạc Đĩnh Chi huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương, 9đ
 
Luận văn: Lễ hội đền thờ Mạc Đĩnh Chi tỉnh Hải Dương, HAY
Luận văn: Lễ hội đền thờ Mạc Đĩnh Chi tỉnh Hải Dương, HAYLuận văn: Lễ hội đền thờ Mạc Đĩnh Chi tỉnh Hải Dương, HAY
Luận văn: Lễ hội đền thờ Mạc Đĩnh Chi tỉnh Hải Dương, HAY
 
Lễ hội đền thờ Mạc Đĩnh Chi Xã Nam Tân
Lễ hội đền thờ Mạc Đĩnh Chi Xã Nam TânLễ hội đền thờ Mạc Đĩnh Chi Xã Nam Tân
Lễ hội đền thờ Mạc Đĩnh Chi Xã Nam Tân
 
Luận văn : Quá trình phục dựng di tích và lễ Hội Đền Tiên
Luận văn : Quá trình phục dựng di tích và lễ Hội Đền TiênLuận văn : Quá trình phục dựng di tích và lễ Hội Đền Tiên
Luận văn : Quá trình phục dựng di tích và lễ Hội Đền Tiên
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864

Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864 (20)

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 

Recently uploaded

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 

Recently uploaded (20)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 

Luận văn: Sinh hoạt Tín ngưỡng của người Hoa Triều Châu, HAY

  • 1. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH ____________________________ ISO 9001:2008 DUY PHƯƠNG LOAN SINH HOẠT TÍN NGƯỠNG CỦA NGƯỜI HOA TRIỀU CHÂU (TRƯỜNG HỢP MIẾU THANH MINH, THỊ XÃ VĨNH CHÂU, SÓC TRĂNG) Chuyên ngành: VĂN HÓA HỌC Mã số: 60310640 LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HÓA HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN NGỌC THƠ TRÀ VINH, NĂM 2016
  • 2. -iii- TÓM TẮT Qua nghiên cứu về “Sinh hoạt Tín ngưỡng của người Hoa Triều Châu (trường hợp Miếu Thanh Minh thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng)” sẽ góp thêm nguồn tư liệu giúp hiểu rõ hơn văn hóa tộc người Hoa trên địa bàn thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng. Tín ngưỡng hình thành từ sự hạn chế về hiểu biết và sự bất lực của con người trước thử thách của tự nhiên và các đoản khúc của cuộc sống; do vậy tín ngưỡng bắt đầu từ niềm tin vào cõi siêu nhiên.Ở trung tâm Thị xã Vĩnh Châu còn có một nét đặc thù, đó là sự song hành và gắn bó giữa hai tục thờ Bắc Đế - Thiên Hậu ở hai cơ sở do cùng một Ban quản lý phụ trách. Hiện tượng phối thờ Quan Công với Thiên Hậu hoặc thờ chính là Bắc Đế có phối thờ Thiên Hậu hay Quan Âm thi thoảng xuất hiện, song hiện tượng sóng đôi này xưa nay hiếm thấy. Nếu tục thờ Bắc Đế ở miếu Thanh Minh đại điện cho Dương tính (gắn với nó là tính khuôn mẫu, sự tuân thủ điển chế) thì hình ảnh Thiên Hậu ở miếu Thiên Hậu đại diện cho Âm tính (ước vọng phồn sinh, phúc đức). Nền tảng của tục thờ Bắc Đế ở Vĩnh Châu là tổ chức cơ sở tín ngưỡng và tổ chức sinh họat tín ngưỡng ở miếu Thanh Minh. Trong quá trình định cư, người Hoa đã mang theo những phong tục tín ngưỡng của dân tộc mình đến vùng đất mới, những tín ngưỡng ấy đã hòa vào dòng chảy văn hóa chung của Việt Nam, nhưng vẫn giữ được những giá trị riêng, là điểm tựa tinh thần cho cộng đồng người Hoa tại thị xã Vĩnh Châu.Đối với người Hoa, niềm tin vào những giá trị tâm linh chiếm một phần quan trọng trong đời sống tinh thần của họ, trở thành truyền thống được tiếp nối giữa các thế hệ. Trên địa bàn thị xã Vĩnh Châu có 3 dân tộc sinh sống là Kinh, Khmer, Hoa, mỗi dân tộc đều có những nét văn hóa đặc sắc, riêng biệt. Trong quá trình cộng cư sinh sống lâu năm đã có sự giao thoa văn hóa giữa các dân tộc, sự giao thoa này đã kéo dài trên 300 năm, chính điều đó đã tạo ra bản sắc văn hóa vô cùng độc đáo của người dân Vĩnh Châu, đó là truyền thống đoàn kết, tương trợ, chia sẽ, yêu thương,
  • 3. -iv- gắn bó giữa 3 dân tộc, ý thức trách nhiệm và nghĩa vụ cộng đồng trong việc xây dựng, bảo vệ, giữ gìn và thúc đẩy sự phát triển của quê hương, điều này được thể hiện rất rõ nét trong các hoạt động thường ngày, trong văn hóa ngôn ngữ giao tiếp, văn hóa tâm linh tín ngưỡng đặc biệt là trong các dịp lễ hội.Nghiên cứu sinh hoạt tín ngưỡng của người Hoa Triều Châu qua miếu Thanh Minh còn làm sáng tỏ thêm đặc trưng của tộc người, sự cố kết, phát triển cộng đồng của người Hoa. Qua đó, sẽ góp phần làm nổi bật hơn những đặc điểm văn hóa. Có thể nói tín ngưỡng dân gian không chỉ thể hiện về mặt văn hóa tinh thần mà còn phản ánh những giá trị văn hóa vật chất.
  • 4. -v- MỤC LỤC Trang tựa Quyết định giao đề tài LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN........................................................................................................... ii TÓM TẮT................................................................................................................ iii DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT................................................................. viii DANH SÁCH CÁC HÌNH...................................................................................... ix DANH SÁCH CÁC BẢNG.......................................................................................x PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề...................................................................................2 3. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................4 4. Nhiệm vụ nghiên cứu...........................................................................................4 5. Hướng tiếp cận và phương phap nghiên cứu.......................................................5 5.1. Hướng tiếp cận ..............................................................................................5 5.2. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................6 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.............................................................8 6.1. Ý nghĩa khoa học...........................................................................................8 6.2. Ý nghĩa thực tiễn ...........................................................................................8 7. Bố cục của luận văn.............................................................................................8 PHẦN NỘI DUNG ..................................................................................................10 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUANVỀ MIẾU THANH MINH TẠI THỊ XÃ VĨNH CHÂU, TỈNH SÓC TRĂNG ...............................................10 1.1. Cơ sở lý luận...................................................................................................10 1.1.1. Khái niệm và chức năng của tín ngưỡng..................................................10 1.1.1.1. Khái niệm về tín ngưỡng ...................................................................10 1.1.1.2. Chức năng của tín ngưỡng .................................................................12
  • 5. -vi- 1.1.2. Một số lý thuyết dùng trong nghiên cứu văn hóa tín ngưỡng ..................15 1.1.2.1. Thuyết Đặc thù lịch sử.......................................................................15 1.1.2.2. Thuyết cấu trúc ..................................................................................15 1.1.2.3. Thuyết chức năng...............................................................................15 1.1.2.4. Lý thuyết Hóa thạch ngoại biên.........................................................16 1.1.3. Lý thuyết Giao lưu văn hóa......................................................................17 1.2. Tổng quan về thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng............................................18 1.2.1. Điều kiện tự nhiên và lịch sử - xã hội của thị xã Vĩnh Châu ...................18 1.2.2. Quá trình định cư và phát triển cộng đồng người Hoa ở thị xã Vĩnh Châu ....21 1.3. Tổng quan đời sống tín ngưỡng người Hoa ở Vĩnh Châu:.............................24 1.4. Miếu Thanh Minh – quá trình hình thành và phát triển: ................................28 CHƯƠNG 2: QUAN NIỆM NHẬN THỨC VÀ HÌNH THỨCTỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG TÍN NGƯỠNGỞ MIẾU THANH MINH ...................................32 2.1. Quan niệm nhận thức về Bắc Đế ....................................................................32 2.2. Cấu trúc tổ chức miếu Thanh Minh................................................................35 2.2.1. Cấu trúc miếu thờ và đối tượng được thờ cúng........................................35 2.2.1.1. Cấu trúc miếu thờ...............................................................................35 2.2.1.2. Đối tượng thờ cúng ............................................................................37 2.2.2. Vật cúng tế và trang trí mỹ thuật..............................................................41 2.2.3. Ban quản trị và công chúng......................................................................42 2.2.4. Hội Châu Quang và các Hội đoàn thể người Hoa....................................43 2.3. Các thành tố tổ chức hoạt động tín ngưỡng gắn với miếu Thanh Minh.........46 2.3.1. Hệ thống các nghi lễ, lễ hội thường niên .................................................46 2.3.2. Vị trí tín ngưỡng Bắc Đế ở miếu Thanh Minh trong hệ thống các sinh hoạt tín ngưỡng người Hoa ở Vĩnh Châu...................................................................49 2.4. Đại lễ vía Bắc Đế............................................................................................50 2.5. Các hoạt động tín ngưỡng khác ......................................................................52 CHƯƠNG 3: Ý NGHĨA VÀ GIÁ TRỊ CÁC SINH HOẠTTÍN NGƯỠNG CỦA CỘNG ĐỒNG NGƯỜI HOAVĨNH CHÂU TẠI MIẾU THANH MINH .........55
  • 6. -vii- 3.1. Ý nghĩa của sinh hoạt tín ngưỡng...................................................................55 3.2. Giá trị văn hóa của sinh hoạt tín ngưỡng........................................................58 3.3. Những biến đổi văn hóa trong hoạt động tín ngưỡng người Hoa tại miếu Thanh Minh...........................................................................................................64 3.4. Nguyên nhân biến đổi văn hóa trong hoạt động tín ngưỡng người Hoa tại miếu Thanh Minh............................................................................................................67 3.4.1. Các điều kiện tự nhiên – xã hội................................................................67 3.4.2. Yếu tố tư tưởng và chính sách nhà nước..................................................68 3.4.3. Yếu tố giao lưu văn hóa ...........................................................................70 3.5. Tác động của những biến đổi văn hóa trong hoạt động tín ngưỡng người Hoa tại miếu Thanh Minh .............................................................................................71 PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................................77 1. Kết luận..............................................................................................................77 2. Kiến nghị............................................................................................................78 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................80 PHỤ LỤC
  • 7. -viii- DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT GS Giáo sư HĐND Hội đồng Nhân dân NXB Nhà xuất bản PGS Phó giáo sư STT Số thứ tự THCS Trung học cơ sở Tp.HCM Thành phố Hồ Chí Minh Tr Trang TS Tiến sĩ TTVH Trung tâm văn hóa TX Thị xã UBND Ủy ban Nhân dân
  • 8. -ix- DANH SÁCH CÁC HÌNH Số hiệu hình Tên hình Trang Hình 1.1 Bản đồ các cơ sở tín ngưỡng dân gian người Hoa thị xã Vĩnh Châu 28 Hình 1.2 Miếu Thanh Minh năm 1925 29 Hình 2.1 Sơ đồ cấu trúc miếu Thanh Minh 35 Hình 2.2 Nhìn từ bên ngoài miếu Thanh Minh 36 Hình 2.3 Nhìn từ bên trong miếu Thanh Minh 37 Hình 3.1 Thang nhu cầu của Abraham Maslow 55
  • 9. -x- DANH SÁCH CÁC BẢNG Số hiệu bảng Tên bảng Trang Bảng 1.1 Điều kiện tự nhiên 20 Bảng 1.2 Điều kiện lịch sử - xã hội 20 Bảng 1.3 Tổng hợp danh sách các cơ sở tín ngưỡng ở thị xã Vĩnh Châu 26 Bảng 2.1 So sánh giữa miếu Thanh Minh với miếu Thiên hậu 34 Bảng 2.2 Tóm tắt nội dung phỏng vấn hộ gia đình người Hoa về sự tín ngưỡng đối với miếu Thanh Minh 47 Bảng 3.1 Đánh giá sự biến đổi văn hóa trong hoạt động tín ngưỡng của người Hoa Vĩnh Châu 66 Bảng 3.2 Tóm tắt nội dung phỏng vấn hộ gia đình người Hoa về sự tín ngưỡng đối với miếu Thanh Minh 73
  • 10. -1- PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nam Bộ là vùng đất nằm ở phía Nam bán đảo Đông Dương và cũng là phần lãnh thổ cực Nam của Tổ quốc Việt Nam. Phía Bắc giáp tỉnh Bình Thuận và Tây Nguyên, Tây Bắc giáp Campuchia, Tây Nam và Nam và Đông giáp biển Đông. Cộng đồng người Hoa ở Nam Bộ được hình thành cách nay hơn ba thế kỷ, đa số người Hoa đến đây là những cư dân Trung Hoa có nguồn gốc cư trú ở duyên hải đông nam Trung Hoatrải qua quá trình nhập cư kéo dài hàng thế kỷ. Vùng đất Nam Bộ có sự cộng cư của các tộc anh emđiển hình như Việt, Khmer, Hoa đã cùng nhau chung lưng đấu cật, khai hoang lập ấp. Mỗi dân tộc đều có phong tục, tập quán riêng, thể hiện rõ nét qua hình thứctín ngưỡng dân gian rất độc đáo, nhất là ở Sóc Trăng. Có thể nói trong một chừng mực nhất định, tín ngưỡng tôn giáo có vai trò, vị trí nổi bật trong quá trình lịch sử khẩn hoang và phát triển của vùng đất Sóc Trăng. Sóc Trăng là tỉnh có tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số và tín đồ các tôn giáo khá đông so với các tỉnh khác ở đồng bằng sông Cửu Long. Người Hoa ở Sóc Trăng hiện nay có trên 65 ngàn người, chiếm gần 5% dân số của tỉnh, sinh sống chủ yếu ở thành phố Sóc Trăng, thị xã Vĩnh Châu và các vùng ven đô. Các loại hình tôn giáo ở Sóc Trăng khá đa dạng, có quan hệ mật thiết với các dân tộc trong tỉnh. Bà con đã có những đóng góp tích cực vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, chăm lo phát triển, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa. Chính sự hòa quyện và giao thoa văn hóa giữa 3 dân tộc Kinh, Khmer, Hoa đang sống ở Sóc Trăng đã làm nên nét đặc sắc của văn hóa địa phương. Thời gian qua, chính quyền luôn tôn trọng tự do tín ngưỡng của mọi công dân, mọi dân tộc, tập trung thực hiện và giải quyết tốt chính sách người Hoa, đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về quan điểm chỉ đạo của Đảng với phương châm “bình đẳng, đoàn kết, hòa hợp, ổn định và phát triển” đối với công tác người Hoa. Vĩnh châu làthị xã ven biển tỉnh Sóc Trăng có đông đồng bào người Hoa sinh sống. Người Hoa Vĩnh Châu phần lớn gốc Triều Châu (theo địa phương gọi là người
  • 11. -2- Tiều), sống tập trung chủ yếu ở phường 1, phường 2, phường Vĩnh Phước và xã Vĩnh Hải. Người Hoa ởthị xã Vĩnh Châu có mối quan hệ rất rộng với người Hoa trong tỉnh, ở thành phố Hồ Chí Minh và với cộng đồng thân nhân định cư ở nước ngoài. Trên địa bàn có 20 cơ sở thờ tự mang tín ngưỡng dân gian của người Hoa, một số hoạt động nổi bật trong tín ngưỡng của đồng bào người Hoa được thể hiện qua các lễ, hội lớn trong năm như Tết Nguyên đán, Tết Nguyên tiêu, lễ Vu Lan, cúng Miếu Thanh Minh và Miếu Thiên Hậu, v.v.. Trong quá trình lao động sản xuất, nếu cuộc sống gặp khó khăn trở ngại, người Hoa Triều Châu thường đến Miếu Thanh Minh (chùa Ông) và một số miều tự khác để cúng bái để cầu bình an, may mắn. Niềm tin tâm linh, tín ngưỡng của họ trở thành nguồn động lực lớn, chỗ dựa tinh thần vững chắc mỗi khi gặp điều không may. Tín ngưỡng của người Hoa Triều Châu qua Miếu Thanh Minh ở thị xã Vĩnh Châu đã trở thành một dạng tín ngưỡng phổ biến tại thị xã, cùng với các hoạt động văn hóa – nghệ thuật và các khía cạnh văn hóa vật thể gắn liền với nó đã sớm trở thành kênh gìn giữ, lưu truyền văn hóa truyền thống, đồng thời cũng là kênh giáo dục đạo đức, lối sống hiệu quả và sâu sắc của người Hoa nơi đây. Bên cạnh đó, trong mối tương quan với văn hóa các tộc người anh em Việt, Khmer tín ngưỡng cũng góp phần quan trọngcho việc tạo nét đặc trưng văn hóa mang tính bản sắc của tộc người Hoa. Qua nghiên cứu về sinh hoạt tín ngưỡng, luận văn sẽ góp thêm nguồn tư liệu giúp hiểu rõ hơn văn hóa tộc người Hoa trên địa bàn thị xã Vĩnh Châu. Chính vì vậy, chúng tôi chọn đề tài “Sinh hoạt Tín ngưỡng của người Hoa Triều Châu ( trường hợp Miếu Thanh Minh thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng)” để tiến hành nghiên cứu. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Từ những năm 90, vấn đề tín ngưỡng của người Hoa đã được nhiều nhà khoa học chú ý với các công trình nghiên cứu như “Vai trò của tôn giáo- tín ngưỡng trong đời sống xã hội người Hoa ở thành phố Hồ Chí Minh” của tác giả Trần Hồng Liên (năm 2002), đây là nguồn tư liệu cung cấp kiến thức nền tảng về tín ngưỡng của người Hoa ở thành phố Hồ Chí Minh. Tác giả Phan Xuân Biên và Phan An có tác phẩm “Vấn đề vị trí người Hoa trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam” (năm 1989) nêu lên
  • 12. -3- những đóng góp của người Hoa về kinh tế, văn hóa cho đất nước và quá trình hòa hợp của người Hoa và người Việt. Các nhà khoa học củaTrung tâm Nghiên cứu Dân tộc học và Tôn giáo thuộc Viện khoa học xã hội thành phố Hồ Chí Minh mà chủ biên là tác giả Trần Hồng Liên đã ghi nhận hiện trạng của người Việt, người Hoa, người Khmer tại Sóc Trăng qua nghiên cứu đề tài “Vấn đề dân tộc và tôn giáo ở tỉnh Sóc Trăng” (năm 2002) đã trình bày một số thực trạng phát triển, cũng như nêu lên các giải pháp, nhằm góp phần vào việc đề xuất và thực hiện đường lối, chính sách về vấn đề dân tộc và tôn giáo ở một số địa phương trên vùng đất Nam Bộ. Ngoài ra, còn có những công trình, tác phẩm liên quan đến văn hóa người Hoa ở Nam Bộ, cụ thể như: - Tác giả Phan Thị Hoa Lý trong cuốn luận án “Tín ngưỡng Thiên Hậu ở Việt Nam” (năm 2014) đã phân tích khái quát nguồn gốc, quá trình phát triển, bản chất và đặc trưng tín ngưỡng Thiên Hậu tại Việt Nam nói chung, trong đó có miêu tả một vài chi tiết về nguồn gốc và hiện trạng tục thờ này ở Vĩnh Châu. - Tác giả Nguyễn Ngọc Thơ nghiên cứu tín ngưỡng thờ bà Thiên Hậu của đồng bào người Hoa qua tác phẩm “Tín ngưỡng Thiên Hậu tại Nam Bộ Việt Nam”(năm 2012). Tục thờ này cùng với các hoạt động văn hóa – nghệ thuật và các khía cạnh văn hóa vật thể gắn liền với nó đã sớm trở thành một “kho tàng” văn hóa dân gian, ở đó người ta gìn giữ linh hồn của truyền thống văn hóa, đồng thời đây cũng là kênh giáo dục đạo đức, lối sống hiệu quả và sâu sắc của người Hoa nói riêng, của các tộc người Nam Bộ nói chung. - Tác giả Châu Thị Hải trong tác phẩm “Người Hoa Việt Nam và Đông Nam Á – Hình ảnh hôm qua và vị thế hôm nay”(năm 2006) đã nghiên cứu tôn giáo người Hoa về sự thờ cúng các vị thần linh. Họ chia các vị thần linh ra hai nhóm riêng biệt: những vị thần “bình dân” được thờ cúng thường trực trong gia đình và những vị “thần quan trọng” được thờ cúng nơi công cộng ở các ngôi đền do chính người Hoa xây dựng ở những nơi cư trú. - Tác giả Trần Văn Bính nghiên cứu về tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên và thờ thần qua tác phẩm “Văn hóa các dân tộc Tây Nam Bộ - Thực trạng và những vấn đề đặt
  • 13. -4- ra” (năm 2004) cũng đã đánh giá tín ngưỡng của người Hoa ở Nam Bộ. Thờ cúng tổ tiên là hình thức tín ngưỡng rất phổ biến, có ý nghĩa thiêng liêng, sự tôn kính và trân trọng của người Hoa, hình thức thể hiện giống như người Kinh và một số dân tộc thiểu số khác. Thờ thần của Người Hoa theo quan niệm của đạo Lão, có nhiều thần là thần Táo quân, thần Ích Hòa Đường, Lý Thời Trân, Thần trống, Thần nhạc, đặc biệt Thần tài gắn liền với Thần thổ địa, được người Hoa quan niệm là rất thiêng liêng, phù hộ cho sự buôn bán sinh sôi tài lộc. Nơi thờ tự của người Hoa gọi chung là chùa hoặc miếu. 3. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chính: nghiên cứu bản chất và đặc trưng sinh hoạt tín ngưỡng của cộng đồng người Hoa Triều Châu thị xã Vĩnh Châu qua khảo sát tục thờ và hoạt động của miếu Thanh Minh. Về mục tiêu cụ thể, luận văn có những mục tiêu nghiên cứu như sau: - Làm rõ nhận thức và thực hành tín ngưỡng của người Hoa Triều Châu qua Miếu Thanh Minh tại Thị xã Vĩnh Châu. - Chỉ ra những nét tương đồng của sinh hoạt tín ngưỡng của người Hoa và người Việt, Khmer tại địa phương. - Rút ra ý nghĩa và giá trị văn hóa của tín ngưỡng người Hoa Triều Châu qua Miếu Thanh Minh tại thị xã Vĩnh Châu. - Trên cơ sở các của các phát hiện, đề cơ sở khoa học cho việc giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa tín ngưỡng của người Hoa Triều Châu qua Miếu Thanh Minh tại thị xã Vĩnh Châu. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu một số nhiệm vụ như sau: - Tìm hiểu khái quát tín ngưỡng của người Hoa nói chung và đi sâu nghiên cứu tín ngưỡng của người Hoa Triều Châu về Miếu Thanh Minh nói riêng tại thị xã Vĩnh Châu.
  • 14. -5- - Khảo sát khía cạnh nhận thức của người dân tại khu vực nghiên cứu về tín ngưỡng của người Hoa Triều Châu đối với Miếu Thanh Minh. - Phân tích, đánh giá tín ngưỡng của cộng đồng người Hoa Triều Châu đối với Miếu Thanh Minh (Chùa Ông). - Nhận xét, đưa ra nhận định chung để thấy được sự cần thiết của các giá trị văn hóa tín ngưỡng người Hoa Triều Châu qua Miếu Thanh Minh cần được giữ gìn và phát huy. 5. Hướng tiếp cận và phương phap nghiên cứu 5.1. Hướng tiếp cận Về hướng tiếp cận chúng tôi chủ yếu áp dụng một số quan điểm sau: Tiếp cận theo hướng sinh thái văn hóa: xem xét mối quan hệ giữa nền văn hóa và môi trường. Vĩnh Châu là vùng đất có vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên – xã hội đặc thù ảnh hưởng trực tiếp và sâu sắc đến việc phát triển của tín ngưỡng dân gian miền ven biển. Các yếu tố biển, nền kinh tế trồng trọt trên vùng đất giồng ven biển và nghề đánh bắt thủy hải sản đã tạo nền tảng ban đầu vững chắc cho tín ngưỡng thờ Bắc Đế và Thiên Hậu cắm rễ và phát triển trong cộng đồng. Hướng tiếp cận khu vực lịch sử dân tộc học: đặt thị xã Vĩnh Châu dưới góc nhìn tổng thể của khu vực Tây Nam Bộ - khu vực lịch sử văn hóa có quá trình lịch sử hết sức đặc thù gắn liền với quá trình khai khẩn, định cư và phát triển của ba cộng đồng tộc người chính yếu là Việt, Hoa và Khmer. Góc nhìn giao lưu tiếp biến văn hóa: Vĩnh Châu giống như nhiều vùng khác ở Nam Bộ là nơi hội tụ đa tộc người, đa văn hóa. Đồng thời cũng là vùng đất diễn ra quá trình giao lưu tiếp biến văn hóa tuy âm thầm nhưng sâu sắc giữa yếu tố bản địa (Khmer, Việt) và yếu tố du nhập từ bên ngoài vào (Hoa), tất cả cùng đan xen tồn tại làm nền tảng cho sự dung hợp đa văn hóa của tín ngưỡng dân gian. Tiếp cận theo quan điểm về chức năng và cấu trúc của tín ngưỡng:luận văn tìm hiểu chức năng của tín ngưỡng dân gian thị xã Vĩnh Châu trong văn hóa vùng
  • 15. -6- Tây Nam Bộ. Đồng thời tìm ra cấu trúc sâu bên trong của tín ngưỡng, tư duy của người dân vềÔng Bắc Đế (Miếu Thanh Minh) trong sự đối sánh với vị thần khác cũng tiêu biểu không kém trong tín ngưỡng dân gian của người Hoa làThiên Hậu Thánh Mẫu. Tiếp cận nhu cầu, trên cơ sở phân tích tính chất nhu cầu và khả năng đáp ứng nhu cầu cộng đồng của tín ngưỡng Bắc Đế để so sánh trên thang nhu cầu của Abraham Maslow (1943) để hiểu rõ những biến đổi của tín ngưỡng người Hoa ở Vĩnh Châu. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Từ những mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu trên, phương pháp nghiên cứu của đề tài dự kiến gồm các phương pháp, gồm phương pháp liên ngành; phương pháp nghiên cứu lý luận; phương pháp nghiên cứu thực tiễn; phương pháp phân tích và xử lý số liệu; phương pháp tổng hợp, phân tích và so sánh, cụ thể: - Phương pháp liên ngành: Sử dụng kết hợp các phương pháp khoa học cụ thể khác như nhân học văn hóa, lịch sử, địa lý, dân tộc học, tôn giáo học để phân tích, đánh giá bản chất và giá trị của đối tượng nghiên cứu từ nhiều góc độ địa - văn hóa, sử - văn hóa, biến dân tộc - văn hóa,đổi văn hóa, v.v.. - Phương pháp nghiên cứu lý luận: + Phân tích - tổng hợp và nghiên cứu các tài liệu, lý luận liên quan đề tài. + Phương pháp cấu trúc, cho phép đặt vấn đề theo trật tự cấu trúc logic, trong đó nhấn mạnh mối quan hệ tương tác giữa các phần nội dung với nhau họp thành tổng thể luận văn. + Phương pháp khảo sát, tổng hợp tài liệu thành văn: tìm hiểu cácnghị quyết của Đảng, các văn bản của Nhà nước về liên quan đến vấn đề dân tộc, tín ngưỡng của đồng bào dân tộc; tham khảo các tài liệu về kinh nghiệmquản lý các cơ sở thờ tự ở địa phương.
  • 16. -7- - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: + Phương pháp quan sát, tham dự: là phương pháp thu thập thông tin của nghiên cứu xã hội học thực nghiệm kết hợp ghi chép lại thông tin từ thực tế xã hội về nếp sống, sinh hoạt, lao động, sản xuất, phong tục, tập quán, tín ngưỡng, v.v. của đồng bào người Hoa thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng. + Phương pháp phỏng vấn sâu, điều tra, khảo sát: là phương pháp phỏng vấn lãnh đạo (UBND các xã, phường và các ngành liên quan), các nội dung thông tin tổng quát về các phong tục, tập quán, tín ngưỡng, lễ hội, v.v. của đồng bào người Hoa liên quan đến tín ngưỡng ở Miếu Thanh Minh (Chùa Ông). Bên cạnh, chúng tôi tiến hành phỏng vấn nhiều hộ gia đình người Hoa bằng phiếu câu hỏi (có định hướng sẳn lời phỏng vấn), các nội dung thông tin tổng quát các hoạt động sinh hoạt của đồng bào người Hoa liên quan đến sự tín ngưỡng về Miếu Thanh Minh (Chùa Ông). + Địa bàn nghiên cứu: Chọn một số xã, phường đại diện (có tỷ lệ người Hoa sinh sống cao) của thị xãVĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng gồm: phường 1, phường 2, hường Vĩnh Phước và xã Vĩnh Hải. + Đối tượng nghiên cứu: Lựa chọn ngẫu nhiên các hộ đồng bào dân tộc Hoa từ địa bàn nghiên cứu, số lượng mẫu điều tra được lựa chọn sao cho phù hợp với từng đối tượng của từng địa bàn nghiên cứu. -Phương pháp phân tích và xử lý số liệu: - Phương pháp xử lý số liệu điều tra đã thu thập được gồm: dữ liệu sơ cấp và thứ cấp về đề tài nghiên cứu. + Dữ liệu thứ cấp được thu thập thông qua nội dung thông tin được lấy ra từ các báo cáo, văn bản pháp luật, số liệu thống kê, v.v. của UBND, ngành Thống kê, phòng Dân tộc, phòng Văn hóa và Thông tin, các cơ quan, đơn vị liên quan. Thông tin thứ cấp được thu thập gồm: số liệu dân số, công tác quản lý, tình hình dân tộc, tín ngưỡng của người Hoa, v.v..
  • 17. -8- + Dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua quá trình điều tra, phỏng vấn thực tế từ hộ gia đình người Hoa tại địa bàn nghiên cứu, thông tin thu thập gồm: trình độ học vấn, tuổi, giới tính, sinh hoạt tín ngưỡng, phong tục, tập quán truyền thống, lễ hội, tục lệ thờ cúng thần linh, v.v.. - Phương pháp tổng hợp, phân tích và so sánh: Sử dụng các phương pháp phân tích từ các ý kiến, quan điểm trong quá trình phỏng vấn chuyên gia, kết hợp với dữ liệu thứ cấp (các văn bản chỉ đạo liên quan đến công tác người Hoa như Luật, Thông tư, Nghị định, Quyết định, v.v.) và dữ liệu sơ cấp (phỏng vấn, điều tra, khảo sát từ thực tế) để làm rõ nội dung mục tiêu nghiên cứu của đề tài. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 6.1. Ý nghĩa khoa học - Đề tài sẽ góp thêm tư liệu nghiên cứu về người Hoa tại Sóc Trăng mà cụ thể là ở thị xã Vĩnh Châu. - Đề tài làm tài tiệu tham khảo cho nghiên cứu, hoạch định chính sách, v.v. về sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo của người Hoa. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn - Phát huy và bảo tồn các giá trị văn hóa, tín ngưỡng của đồng bào người Hoa thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng. - Đề tài đưa ra được định hướng cho công tác quản lý sinh hoạt tín ngưỡng của người Hoa tại địa phương. - Đề tài sau khi hoàn thiện sẽ hỗ trợ công tác quản lý Nhà nước của chính quyền địa phương các cấp. 7. Bố cục của luận văn Bố cục luận văn thực hiện Đề tài Sinh hoạt tín ngưỡng của người Hoa Triều Châu (trường hợp miếu Thanh Minh thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng) gồm các phần, chương, mục như sau:
  • 18. -9- - Phần mở đầu. - Phần kết quả nghiên cứu (nội dung): gồm 3 chương. + Chương 1: Cơ sở lý luận và tổng quan về miếu Thanh Minh tại Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng. + Chương 2: Quan niệm và hình thức tổ chức các hoạt động tín ngưỡng ở miếu Thanh Minh. + Chương 3: Ý nghĩa và giá trị các sinh hoạt tín ngưỡng của cộng đồng người Hoa Vĩnh Châu tại Miếu Thanh Minh. - Phần kết luận và kiến nghị.
  • 19. -10- PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VỀ MIẾU THANH MINH TẠI THỊ XÃ VĨNH CHÂU, TỈNH SÓC TRĂNG 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Khái niệm và chức năng của tín ngưỡng 1.1.1.1. Khái niệm về tín ngưỡng Theo nghĩa từ nguyên, “tín ngưỡng” được ghép từ “tín” là đức tin, niềm tin, xa hơn là sự trông cậy vào một đối tượng nhất định nào đó, còn “ngưỡng:仰” là sự ngưỡng mộ, ngưỡng vọng. Trên thực tế, cho đến hôm nay nhiều người vẫn nghĩ rằng nhân sinh thành bại, kinh doanh thăng trầm vốn không thể do con người quản lý, mà ở đâu đó là sự hiện diện của thần linh. Tương tự như vậy, sinh lão bệnh tử, những đoạn khúc quan trọng của một đời người không do con người làm chủ. Tác giả Mai Thanh Hải (2006) cho rằng, tín ngưỡng là lòng tin và sự ngưỡng mộ, ngưỡng vọng vào một lực lượng siêu nhiên, thần bí; lực lượng siêu nhiên đó có thể mang hình thức “trời”, “Phật”, “thần thánh” hay một sức mạnh hư ảo, huyền bí, vô hình nào đó tác động đến đời sống tâm linh của con người, được con người tin đó là có thật và tôn thờ”. Trong tác phẩm Văn hóa Việt Nam đỉnh cao Đại Việt, tác giả Nguyễn Đăng Duy (2004) đã viết: “Tín ngưỡng là niềm tin và sự ngưỡng mộ của con người vào lực lượng siêu nhiên, thần bí, hoặc do con người tưởng tượng ra những vị thần linh đến mức họ cho rằng những lực lượng ấy có ảnh hưởng, chi phối đời sống, số phận của con người và gây thành một nếp sống xã hội theo niềm tin thiêng liêng ấy”. Trong khi đó, Pháp lệnh về tín ngưỡng tôn giáo năm 2004 đã ghi rõ: “tín ngưỡng là hoạt
  • 20. -11- động thể hiện sự tôn thờ tổ tiên; tưởng niệm và tôn vinh những người có công với nước, với cộng đồng; thờ chúng thần, thánh, biểu tượng có tính truyền thống và các hoạt động tín ngưỡng dân gian khác tiêu biểu cho những giá trị tốt đẹp về lịch sử, văn hóa, đạo đức xã hội”. Tương tự như vậy, theo tác giả Ngô Đức Thịnh, tín ngưỡng bao gồm cả thứ thiêng liêng, cao cả, siêu nhiên (niềm tin) và cái “trần tục”, hiện hữu mà ta có thể sờ mó, quan sát hay cảm nhận được. Niềm tin vào cái thiêng thuộc về bản chất của con người, nó là nhân tố cơ bản tạo nên đời sống tâm linh của con người... [26, tr.16]. Ở Việt Nam và Đông Á, tín ngưỡng phân biệt với tôn giáo, song ở phương Tây khái niệm “tín ngưỡng” được hiểu là “tôn giáo”, thường được viết thành “popular religion”.E.B. Tylor trong công trình Văn hóa nguyên thủy đã viết: “…Mặc dầu đã có tất cả những gì được viết ra về các tín ngưỡng nguyên thủy, những ý kiến thường nghe thấy về vị trí của chúng trong lịch sử và về quan hệ của chúng với những tín ngưỡng tôn giáo ở các dân tiên tiến vẫn mang tính chất trung đại… Một số ít người từng nghiên cứu những nền tảng chung của tôn giáo ở dân hoang dã thường coi họ là kỳ cục, và coi việc hiểu họ chẳng có ích gì đối với phần còn lại của loài người. Thật ra những tín ngưỡng và nghi thức ấy hoàn toàn không phải là một sự trộn lẫn thảm hại những điều nhảm nhí, mà trái lại, rất nhất quán và hết sức logic”. Còn Malinowski trong công trình Ma thuật Khoa học và Tôn giáo cho rằng “đối với người mông muội tất cả đều là tôn giáo, rằng họ sống liên miên trong một thế giới của sự huyền bí và nghi lễ”, tôn giáo và tín ngưỡng là không phân biệt. Những hình thức tín ngưỡng thờ cúng linh hồn, thờ cúng tổ tiên, thờ cúng vật linh... chỉ là những khía cạnh hạn hẹp của tôn giáo, và “tôn giáo chỉ có thể được phân biệt với ma thuật” [17, tr.153-165]. Các nhà nghiên cứu phương Tây thường không phân chia khái niệm tôn giáo và tín ngưỡng. Với họ tín ngưỡng là tiền đề của tôn giáo, tín ngưỡng là niềm tin có trước và khi gắn với việc thực hành tương ứng thì đó là tôn giáo. Trong giáo trình Nhân học đại cương Nhân học Đại cương(năm 2008) có nêu các dạng tín ngưỡng như tín ngưỡng vạn vật hữu linh, tín ngưỡng vật tổ, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, v.v.
  • 21. -12- là các hình thái của tôn giáo.Tác giả Trần Ngọc Thêm [24, tr. 126]cũng có bàn vềsự biến đổi từ tín ngưỡng thành tôn giáo: “Đời sống mỗi cá nhân trong cộng đồng tuân theo những phong tục lâu đời và, khi trình độ hiểu biết còn thấp, họ tôn sùng những thần thánh do họ nghĩ ra (tín ngưỡng). Từ tự phát lên tự giác, tín ngưỡng có thể trở thành tôn giáo”. Hay định nghĩa của Từ điển tôn giáo: “Tín ngưỡng là lòng tin và sự ngưỡng mộ, ngưỡng vọng vào một lực lượng siêu nhiên, thần bí; lực lượng siêu nhiên đó có thể mang hình thức biểu tượng là “trời”, “phật”, “chúa”, “thánh”, “thần”, hay một sức mạnh hư ảo, huyền bí, vô hình nào đó tác động đến đời sống tâm linh của người ta, được con người tin là có thật và tôn thờ. Các tín ngưỡng dần dần được hình thành và phát triển từ thấp đến cao là: tô tem giáo, ma thuật, bái vật giáo, đa thần giáo, rồi đến các tôn giáo hoàn chỉnh (Mai Thanh Hải 2002: tr. 634-635). Tóm lại, tín ngưỡng là hệ quả của các quan hệ xã hội được hình thành trong quá trình lịch sử, văn hóa, sự biểu hiện của niềm tin dưới dạng tâm lí xã hội, lòng tin và sự ngưỡng mộ vào lực lượng siêu nhiên, thần bí; lực lượng siêu nhiên đó là cái thiêng liêng được thờ cúng qua hệ thống các nghi lễ của con người và cộng đồng người trong xã hội. 1.1.1.2. Chức năng của tín ngưỡng Qua công trình Ma thuật khoa học và tôn giáo, Malinowski cho rằng tín ngưỡng ra đời khi mà cuộc sống của con người có nhiều sự trở ngại và bất trắc. Đó là cách nhìn của trường phái chức năng luận. Cụ thể hơn, ông đưa ra một ví dụ về sự tồn tại của ma thuật (tín ngưỡng) ở nghề đánh cá: “Vấn đề quan trọng nhất là ở chỗ đối với việc đánh bắt cá ở phá, khi con người hoàn toàn dựa vào kiến thức và kĩ năng của mình, ma thuật không tồn tại, trong khi đối với việc đánh bắt cá ngoài khơi, đầy nguy hiểm và bất trắc, người ta sử dụng một hệ thống nghi lễ ma thuật với phạm vi rộng lớn để đảm bảo an toàn và kết quả cao”. Tương tự, tác giả Nguyễn Tri Nguyên phân hoạt động tín ngưỡng thành ba lớp gắn với 3 chức năng: chức năng đáp ứng nhu cầu tâm linh nằm ở lõi, bên ngoài là chức năng phi vật thể
  • 22. -13- (tâm lý – giáo dục), trong khi ngoài cùng là chức năng đáp ứng các nhu cầu vật thể (sinh lý – sinh kế) (xem Sơ đồ 1). Trên nền tảng các lý luận của Malinowski và Nguyễn Tri Nguyên, chúng tôi rút ra mấy điểm cơ bản sau của chức năng của tín ngưỡng: (1) Tín ngưỡng hướng con người đến cuộc sống thực với ước vọng sức khỏe, tài lộc, may mắn, là một nhu cầu trong đời sống tâm linh của người Việt, mang lại cho họ sức mạnh, niềm tin và có sức thu hút mọi tầng lớp trong xã hội. Tín ngưỡng là sự tin tưởng, ngưỡng mộ, tôn vinh và thờ phụng những vị thần gắn với các hiện tượng tự nhiên, vũ trụ được người đời cho rằng có chức năng sáng tạo, bảo trợ và che chở cho sự sống của con người (như trời, đất, sông nước, rừng núi, v.v.). (2) Tín ngưỡng giáo dục con người sống hướng thiện, có cái tâm trong sáng, biết đối nhân xử thế, thờ phụng ông bà tổ tiên và biết ơn những người có công với dân, với nước (khi mất hiển linh phù trợ cho người an, vật thịnh). Con người thờ cúng những linh hồn, thờ cúng thần thánh không chỉ để tưởng nhớ, bày tỏ lòng biết ơn và ngưỡng mộ mà còn nhờ cậy linh hồn người đã khuất, nhờ thần thánh phù hộ, bảo vệ, độ trì cho con người được hạnh phúc, quên đi phiền muộn trong cuộc sống hằng ngày. (3)Tín ngưỡng tạo nên sự gắn kết các thành viên trong cộng đồng của con người: Con người sáng tạo ra một thế giới thần linh phong phú, nhiều tầng, nhiều cấp. Thần và người cùng nhau chung sống, liên thông, chia sẻ vui buồn. Con người đi đâu
  • 23. -14- cũng mang thần đi theo, hay nói cách khác, thần thánh luôn cùng chung sống không thể rời xa con người. Ý thức tôn sùng cái thiêng liêng, tôn sùng thần thánh là chất keo cố kết cộng đồng tạo nên nếp sống truyền thống cao đẹp của con người. (4) Hình thành những cơ chế tâm lý bên trong điều khiển, điều chỉnh hoạt động của con người: Tín ngưỡng chính là sự cảm nhận của con người về thế giới, cuộc sống xung quanh và vị trí của bản thân trong thế giới đó. Trong đời sống thường ngày, khi đề cập đến tín ngưỡng người ta thường liên tưởng đến những hiện tượng xã hội có tính chất thiêng liêng, thần bí thể hiện niềm tin về một thế giới vô hình. Hiện tượng này gắn liền với các phong tục, tập quán, thói quen truyền thống của một cộng đồng người hay một dân tộc, nó phản ánh nếp sống, cung cách ứng xử của con người cũng như phản ánh lịch sử phát triển văn hóa của tộc người đó. Dưới góc độ tâm lý học, tín ngưỡng là một hiện tượng tâm lý - xã hội biểu hiện niềm tin của một cộng đồng người nhất định về thế giới vô hình. Quá trình hình thành và phát triển tín ngưỡng gắn liền với lịch sử phát triển của cộng đồng, nên phản ánh cuộc sống thực tế của cộng đồng người đó. Tín ngưỡng ảnh hưởng chi phối hành động, ứng xử của cá nhân, của cộng đồng và được hiện thực hóa thành hiện tượng tâm lý xã hội, cũng qua đó con người thỏa mãn nhu cầu và khát vọng trong cuộc sống trần tục. Về mặt xã hội, những chuẩn mực đạo đức được quy định trong giáo lý, giáo luật có tác dụng điều chỉnh hành vi ứng xử của con người trong cuộc sống. (5) Tín ngưỡng là sự lưu giữ, truyền đạt những kinh nghiệm, lối sống, cách ứng xử trong cộng đồng: Ở cấp độ gia đình, đã là người Việt Nam, dù sang, hèn, giàu, nghèo khác nhau ai cũng thờ cúng cha mẹ, ông bà, tổ tiên của mình. Đây không phải là vấn đề tín ngưỡng mà còn vấn đề đạo lý, phản ánh bằng lòng biết ơn của con cháu đối với công sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ, ông bà, tổ tiên. Ở cấp độ làng xã người Việt còn thờ cúng những người có công với làng xã được tôn vinh là Thành Hoàng và thờ cúng ở đình làng. Cộng đồng vốn từ xưa đã có quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau, đó là: gia đình, làng xã và quốc gia. Vì vậy, tổ tiên gia đình, làng xã và đất nước không tách rời nhau, cộng đồng là nơi lưu giữ, truyền đạt những kinh nghiệm, lối sống, giáo dục cách ứng xử của con người từ thế hệ này sang thế hệ khác.
  • 24. -15- 1.1.2. Một số lý thuyết dùng trong nghiên cứu văn hóa tín ngưỡng 1.1.2.1. Thuyết Đặc thù lịch sử Thuyết “Đặc thù lịch sử” với Franz Boas (1858-1942) là người tiên phong đã “nhấn mạnh tính phức tạp bề ngoài của sự biến đổi văn hóa và nhận thấy rằng những nét văn hóa riêng lẻ phải được nghiên cứu trong bối cảnh của xã hội mà nó đã xuất hiện” và “văn hóa của mỗi một dân tộc được hình thành trong quá trình lịch sử gắn liền với môi trường xã hội nhất định và trong điều kiện địa lý cụ thể”[17,tr. 41]. Tín ngưỡng dân gian ở Vĩnh Châu được hình thành vào lúc người Hoa di cư đến Nam Bộ Việt Nam, và do các yếu tố về địa hình và điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội mà họ lựa chọn thờ Bắc Đế và Thiên Hậu trong rất nhiều các vị thần của tín ngưỡng dân gian. Trên cơ sở thực tiễn này, chương 2 và chương 3 sẽ triển khai phân tích đặc điểm chính của tín ngưỡng Bắc Đế dưới khía cạnh giao lưu văn hóa và những giá trị văn hóa mà tín ngưỡng đóng góp cho cộng đồng dân cư nơi đây nói riêng hay nền văn hóa dân tộc nói chung. 1.1.2.2. Thuyết cấu trúc Thuyết Cấu trúc do Claude Lévi Strauss (1908-2009) đề xướng. Ông cho rằng “nhiệm vụ của khoa học là ở chỗ giải thích cấu trúc được che phủ bởi lớp hiện tượng bên ngoài mà con người không nhận thức được”và để thực hiện được điều này ông dựa vào phương pháp “chia làm hai nhóm cặp đôi” hay “những đối lập nhị phân – là những đối lập giữa những cái này với một cái khác của tinh thần con người”[17, tr. 46]. 1.1.2.3. Thuyết chức năng Tác giả Chu Xuân Diên (1999), cho rằng các thực hành văn hóa có 03 chức năng cơ bản là (1) chức năng tổ chức và điều chỉnh xã hội, đảm bảo sự cố kết và sự ổn định của đời sống xã hội; (2) chức năng giáo dục, quyết định sự hình thành nhân cách con người; (3) chức năng đảm bảo sự kế tục của lịch sử, sự phát triển liên tục của xã hội thông qua gen di truyền văn hóa. Còn tác giả Tạ Văn Thành thì bổ sung thàng 04 chức năng, gồm (1) chức năng nhận thức; (2) chức năng định hướng, đánh giá và điều chỉnh cách ứng xử; (3) chức năng giao tiếp; (4) chức năng đảm bảo tính
  • 25. -16- kế tục lịch sử. Trong khi đó, tác giả người Anh gốc Ba Lan Bronislaw Malinowski (1884-1942) thì các hoạt động văn hóa - xã hội bao hàm 3 tầng chức năng cơ bản, gồm (1) chức năng đáp ứng các nhu cầu sinh học; (2) chức năng giáo dục xã hội; và (3) chức năng thỏa mãn nhu cầu tâm linh, nhất là nhu cầu cái thiêng. Trường phái Chức năng luận gắn liền với tên tuổi của Bronilaw Malinowski (1884-1942) cùng nhận định “bất kỳ văn hóa nào trong tiến trình phát triển của nó đều tạo ra một hệ thống cân bằng, ổn định, trong đó mỗi bộ phận của chỉnh thể đều thực hiện chức năng của nó”[17, tr. 43]. Tín ngưỡng là một bộ phận, yếu tố của văn hóa nên cũng có chức năng riêng để đảm bảo sự cân bằng và ổn định của hệ thống. Tín ngưỡng có một trong những chức năng quan trọng là ổn định tâm lý, đáp ứng nhu cầu tâm lý và nhu cầu xã hội của người theo tín ngưỡng như trút bỏ âu lo phiền muộn, được an ủi, làm từ thiện để được thanh thản, mãn nguyện, từ đó tạo nên giá trị văn hóa của tín ngưỡng là chỗ dựa tinh thần, là nơi xoa dịu nỗi đau, giải tỏa áp lực và gởi gắm hy vọng của con người, giúp họ có niềm tin và nghị lực trước những khó khăn trắc trở của cuộc sống hiện tại. Thứ hai, chức năng xã hội của tín ngưỡng thông qua việc điều chỉnh hành vi, ứng xử của con người với con người và con người với tự nhiên theo các chuẩn mực đạo đức mang lại các giá trị văn hóa về mặt xã hội. Thông qua các sinh hoạt tín ngưỡng hay các hoạt động xã hội của Ban Trị sự ở các nơi thờ tự đã giúp duy trì truyền thống văn hóa tộc người, giáo dục thế hệ trẻ về những phẩm chất tốt đẹp của cha ông, gắn kết cộng đồng và nâng cao tinh thần đoàn kết dân tộc. 1.1.2.4. Lý thuyết Hóa thạch ngoại biên Hóa thạch ngoại biên về văn hóa chính là lý thuyết về sự lan tỏa và phát tán của văn hóa ở trung tâm. Qua quá trình vận động biến đổi, phát triển, “ trung tâm dã mang đến cho những vùng phụ cận, xa “ trung tâm” những ảnh hưởng về văn hóa và đã được lưu giữ lại. Qua thời gian văn hóa ở trung tâm có nhiều biến động và sự đổi thay nhanh chóng đã ít nhiều hoặc không còn giữ được những giá trị ban đầu, trong khi đó, những “hóa thạch văn hóa” ở vùng ngoại biên lại biến đổi chậm. Chính vì vậy
  • 26. -17- những hóa thạch ngoại biên về văn hóa này giúp cho việc nhận diện, nghiên cứu về văn hoá cổ của một thời đã qua của dân tộc được đầy đủ và dễ dàng hơn1 Lý thuyết hóa thạch ngoại biên giúp nhận định đánh giá các tục thờ dân gian người Hoa ở Vĩnh Châu như những dạng di sản văn hóa hóa thạch được người Triều Châu mang đến Vĩnh Châu từ các thế kỷ trước được lưu giữ do tính chất vị trí địa lý khá tách biệt với trục quốc lộ 1A của thị xã Vĩnh Châu. 1.1.3.Lý thuyết Giao lưu văn hóa Thuật ngữ “giao lưu văn hóa” (cultural exchange) theo quan niệm của các nhà Nhân học Anh vào cuối thế kỷ XIX là giao lưu tiếp biến văn hóa (acculturation), là “quá trình biến đổi các đồ tạo tác, phong tục tập quán, tín ngưỡng tôn giáo do sự tiếp xúc giữa các xã hội có truyền thống văn hóa khác nhau”2 [Britainica: 57]. Còn với các nhà nhân học Mỹ “giao lưu tiếp biến văn hóa là quá trình trong đó một nền văn hóa thích nghi, ảnh hưởng một nền văn hóa khác bằng cách vay mượn nhiều nét đặc trưng của nền văn hóa ấy” [17, tr.107]. Ở Việt Nam, các học giả như Trần Quốc Vượng thì cho rằng“giao lưu và tiếp biến văn hóa là sự tiếp nhận văn hóa nước ngoài bởi dân tộc chủ thể. Quá trình này luôn luôn đặt mỗi tộc người luôn luôn phải xử lý tốt mối quan hệ biện chứng giữa yếu tố nội sinh và yếu tố ngoại sinh”[38, tr. 51-52]. Tác giả Ngô Đức Thịnh cho rằng “giao tiếp văn hóa, nói ngắn gọn là quá trình các cộng đồng người gặp nhau và trên cơ sở đó tiếp nhận ở nhau những giá trị văn hóa” [Ngô Đức Thịnh 26, tr. 39]. Tác giả Phan Hữu Dật quan niệm giao lưu văn hóa là quá trình hòa hợp văn hóa và “là sự xích lại gần nhau của những nhóm người, tộc người khác nhau về nguồn gốc lịch sử, về tiếng nói, về văn hóa, nhưng do cùng cộng cư lâu dài trên cùng một lãnh thổ, cùng sinh sống làm ăn trong một môi trường địa lý và sinh thái giống nhau, trên một vùng 1 GS.TS Ngô Đức Thịnh, Tạp chí văn hóa dân gian (2007), Lý thuyết "trung tâm và ngoại vi" trong nghiên cứu không gian văn hóa, 2 “the processes of change in artifacts, customs and beliefs that result from the contact of societies with different cultural traditions”
  • 27. -18- lịch sử văn hóa, đặc biệt là trong một quốc gia thống nhất, thì sự giao lưu kinh tế – văn hóa lâu dài sẽ dẫn đến sự hòa hợp các tộc người” [11. Tr. 458]. 1.2. Tổng quan về thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng 1.2.1. Điều kiện tự nhiên và lịch sử - xã hội của thị xã Vĩnh Châu Thị xã Vĩnh Châu là đô thị mới thành lập gần đây của tỉnh Sóc Trăng, phía đông và nam giáp Biển Đông, phía tây giáp tỉnh Bạc Liêu, phía bắc giáp huyện Mỹ Xuyên và Trần Đề, là một thị xã trẻ nằm ven biển có 43 km chiều dài bờ biển, tổng diện tích tự nhiên 47.339,48 ha. Dân số toàn thị xã có 165.715 người, mật độ dân số 349 người/km2 , gồm các dân tộc: Ở tỉnhSóc Trăng, dân tộc Kinh chiếm tỷ lệ khoảng 64,24%, Khmer chiếm 30,71%, Hoa chiếm 5,02% tổng dân số của tỉnh (theo Niên giám thống kê Sóc Trăng năm 2013). Đơn vị hành chính có 04 Phường và 06 xã, gồm: Phường 1, Phường 2, Phường Vĩnh Phước, Phường Khánh Hòa, Xã Lai Hòa, Xã Vĩnh Tân, Xã Vĩnh Hiệp, Xã Hòa Đông, Xã Lạc Hòa, Xã Vĩnh Hải với 91 Ấp, Khóm. Với vị trí địa lý thuận lợi về hệ thống giao thông đường thủy, đường bộ thông suốt đã tạo điều kiện cho việc giao lưu và phát triển nền kinh tế ven biển và là vị trí chiến lược hết sức quan trọng trong bảo vệ quốc phòng - an ninh của Tỉnh. Đây là điều kiện cho Vĩnh Châu phát triển tiềm năng, thế mạnh về nông nghiệp, thuỷ hải sản và du lịch, là tiền đề hình thành các vùng sinh thái trọng điểm, với khí hậu đặc thù phát triển mạnh các nghề nuôi trồng và đánh bắt thuỷ hải sản và các vùng phát triển nông nghiệp đặc thù nổi tiếng như: tôm sú, cá kèo, nghêu, Artemia, muối, củ cải trắng, củ hành tím, tỏi, … Hệ thống sông ngòi, kênh rạch tương đối phong phú. Sông Mỹ Thanh là tuyến đường thủy quan trọng nối liền từ cửa biển Mỹ Thanh qua sông Vàm Lẽo đến trung tâm tỉnh Bạc Liêu. Hệ thống giao thông đường bộ tuyến Quốc lộ Nam Sông Hậu là đầu mối giao thông quan trọng trong việc phát triển kinh tế và giao lưu hàng hóa, dịch vụ nối kết với vùng kinh tế phát triển ven Sông Hậu và tuyến đường Tỉnh 935 (đi Thành phố Sóc Trăng) đã tạo điều kiện phát triển tiềm năng, lợi thế trong việc thúc
  • 28. -19- đẩy nền kinh tế giữa các vùng trong khu vực, hình thành tam giác kinh tế động lực của tỉnh Sóc Trăng. Với địa hình giồng đất cao chuyên trồng củ cải, hành, tỏi, nhãn phù hợp với tập quán canh tác nông nghiệp người Triều Châu có từ thời ở bản quốc, người Hoa rất trọng chữ tín trong kinh doanh, buôn bán, nhờ vậy hiệu quả kinh tế nhìn chung là khá tốt. Các hoạt động có liên quan đến kinh tế văn hóa và từ thiện xã hội đều được người Hoa hưởng ứng tích cực, họ khá chủ động và sôi nổi trong họat động kinh tế ở Vĩnh Châu.Đặc trưng văn hóa cộng đồng Thị xã Vĩnh Châu là sự chung sống chan hòa, xen kẽ lẫn nhau giữa ba dân tộc Kinh, Khmer, Hoa, có truyền thống đoàn kết, yêu thương giúp đỡ lẫn nhau trong sản xuất và đời sống. Nơi đây được xem như khu vực tiêu biểu cho quá trình hội nhập và giao lưu văn hoá giữa các cộng đồng tộc người được thể hiện rõ nét nhất trong quá trình sống cộng cư giữa người Hoa với người Việt và người Khmer. Khá nhiều ngôi miếu thờ Neak Tà (một dạng thổ thần của người Khmer) ở xã Vĩnh Hải đã có thêm một bài vị ghi chữ “Thần” bằng chữ Hán vào trong ngôi miếu thờ của người Khmer. Vị trí địa lý Vĩnh Châu khá cô lập do trước đây di chuyển về Sóc Trăng hay Bạc Liêu đều vất vả, Vĩnh Châu như một ốc đảo ít gắn kết với trục kinh tế - xã hội khu vực Nam Bộ, biến Vĩnh Châu lưu giữ nhiều yếu tố văn hóa truyền thống theo thời gian (hóa thạch văn hóa), trong đó có tín ngưỡng thờ Bắc Đế (Thanh Minh Cổ Miếu), Thiên Hậu (Thiên Hậu cổ Miếu), Phúc Đức (Phúc Đức Cổ Miếu) v.v.. Trong vô số những thần thánh và tôn giáo cổ truyền của mình, người Hoa ở Vĩnh Châu chỉ lựa chọn một số thần thánh nhất định để lập chùa, miếu thờ. Họ cho rằng những vị thần này có khả năng bảo trợ cho tâm trạng và số phận của người di dân đến vùng đất mới. Những vị thần thánh người Hoa thờ cúng có thể chia làm hai nhóm: nhóm được tôn thờ trong mỗi gia đình và những vị thần quan trọng hơn được toàn thể cộng đồng tôn thờ trong chùa, miếu do chính họ xây dựng. Dưới đây là bảng tóm tắt các điều kiện tự nhiên và lịch sử - xã hội và các tác động có thể đối với tín ngưỡng dân gian truyền thống ở địa phương.
  • 29. -20- Bảng 1.1: Điều kiện tự nhiên. Điều kiện tự nhiên Đặc trưng tự nhiên Tác động tới tín ngưỡng Vị trí địa lý Giáp biển Đông, cách tỉnh lỵ hơn 50 km. Gắn với biển cả Tính hướng biển Địa hình Giồng cát ven biển, nước nhiễm mặn Không phù hợp với nông nghiệp lúa nước; thay vào đó là các nghề trồng màu và khai thác biển Vai trò tông tộc cao, tính liên kết cộng đồng mạnh để sinh tồn Khí hậu Khá ôn hòa Tính ôn hòa Tính ổn định Giao thông Ven biển, giao thông cách trở Tính cô lập, khép kín tương đối Khả năng bảo tồn cao (hóa thạch văn hóa) Bảng 1.2: Điều kiện lịch sử - xã hội. Điều kiện lịch sử - xã hội Đặc điểm Tác động tới tín ngưỡng Lịch sử thời tiền khai phá Người Khmer khai phá trước, sống khép kín phum-sóc với vai trò ngôi chùa làm. Tính khép kín và ổn định Tạo nền tảng xã hội – tâm linh cho các dạng thức tín ngưỡng, tôn giáo cùng tồn tại Thời kì khai phá Người Việt đến định cư bằng con đường đất liền; người Hoa chủ yếu đến bằng đường biển Văn hóa người Việt kéo dài và cắt ngắn từ truyền thống; văn hóa người Hoa bảo lưu tính hướng biển Tính hỗn dung đa văn hóa tạo nền tảng cho sự đan xen, cộng hưởng của đời sống tín ngưỡng các dân tộc Việt, Hoa Thời kì hiện nay Pháp lệnh tín ngưỡng – tôn giáo làm nền tảng pháp lý Tính ổn định của môi trường xã hội Tính hợp pháp và tính đa dạng của tín ngưỡng dân gian tính dân tộc
  • 30. -21- Trên nền tảng ấy, tín ngưỡng dân gian người Hoa ngoài chuyển tải các giá trị tâm linh – tín ngưỡng, giá trị giáo dục xã hội còn là kênh thể hiện và gìn giữ văn hóa tộc người. 1.2.2. Quá trình định cư và phát triển cộng đồng người Hoa ở thị xã Vĩnh Châu Những năm đầu thế kỷ XV, Vĩnh Châu còn là vùng đất hoang vu, chủ yếu là rừng ngập mặn và cồn cát. Từ cuối thế kỷ XV đến thế kỷ XVIII các quốc gia phong kiến lân cận rơi vào tình trạng suy thoái. Ở Trung Quốc phong kiến Mãn Thanh chiếm địa vị thống trị của nhà Minh. Với mục đích thoát khỏi cảnh chiến tranh tương tàn, đẫm máu và sự cai trị hà khắc của các chế độ phong kiến, bộ phận người Hoa không phục nhà Thanh (ở Trung Quốc) đã bôn ba đi tìm vùng đất mới, trong đó một bộ phận nhỏ người Hoa đến vùng đất Vĩnh Châu (tỉnh Sóc Trăng) để lập nghiệp, dần dần tạo nên cộng đồng dân cư 3 dân tộc Kinh – Khmer – Hoa, cuộc sống lúc bấy giờ là tự quản, tự cấp, tự túc. Năm 1852, vua Tự Đức cử Kinh lược sứ Nguyễn Tri Phương chỉ đạo cuộc khẩn hoang vùng đất Ba – Thắc. Từ binh sĩ đến những người có án tù tội, ai muốn đi khẩn hoang đều được cấp tiền và phương tiện khẩn hoang. Quá trình khẩn hoang đã hình thành các thôn xóm, phum sóc đầu tiên ở Vĩnh Châu là: Biển Dưới, Biển Trên, Giầy Lăng, Xẽo Xu, Xung Thum, Nô Puôl, Prey Chóp, Trà Teo, v.v. dân cư thời lúc này còn rất thưa thớt. Cuộc khẩn hoang dưới thời Tự Đức tiến hành được 5 năm, đến năm 1858 thực dân Pháp xâm lược nước ta, việc khẩn hoang trên vùng đất Vĩnh Châu đối với người Hoa tạm đình lại. Sau khi dập tắt các cuộc khởi nghĩa của các nghĩa binh và sĩ phu yêu nước, thực dân Pháp tiếp tục tiến hành khai thác vùng đất Vĩnh Châu. Người Hoa thường gọi Vĩnh Châu là “Chu Ía” (Châu Dương), có nghĩa là viên minh châu trong đại dương. Về mặt ngữ học thì “Chu Ía” là biến âm của từ gốc “Chù Ía”, có nghĩa là biển bồi. Nơi đây trước kia là đầm lầy của một ốc đảo, bãi biển hoang vắng, sau này biển dần dần rút đi, trải qua diễn biến của thời gian và không gian mà dần dần hình thành nên một vùng đất giồng cát. Người Hoa địa phương có câu nói
  • 31. -22- điển hình: “Tang Tải hóa vi thương điền”, tức “Biển cả biến thành đồng ruộng”, phản ánh nguồn gốc địa danh “Chu Ía” – Châu Dương (Vĩnh Châu) ngày nay. Vĩnh Châu nằm trong đặc thù chung của tỉnh Sóc Trăng là địa phương gồm ba dân tộc: Kinh, Khmer, Hoa. Người Hoa ở Vĩnh Châu có nhiều điểm khác với người Khmer và người Kinh, hầu hết họ thường sống tập trung ở thị trấn, thị tứ, ở các đầu mối giao thông, làm nghề dịch vụ thương nghiệp, chế biến nông sản, năng động trong sản xuất kinh doanh. Cộng đồng người Kinh, Khmer, Hoa trên vùng đất Vĩnh Châu có truyền thống đoàn kết, thương yêu giúp đỡ lẫn nhau trong sản xuất và đời sống. Năm 1975, huyện Vĩnh Châu có 05 xã và 01 thị trấn, dân số 59.039 người, trong đó đồng bào người Hoa chiếm 24% tổng dân số toàn huyện, đời sống kinh tế người Hoa chủ yếu là trồng lúa, trồng màu và buôn bán nhỏ tập trung ở Thị trấn (Ban chấp hành Đảng bộ Thị xã Vĩnh Châu, 2015). Đến năm 1991, huyện Vĩnh Châu có 9 xã và 01 thị trấn, dân số 138.446 người, trong đó dân tộc Hoa 31.701 người, chiếm 22,9% (Phòng Thống kê Vĩnh Châu, 1992), đời sống kinh tế của người Hoa chủ yếu vẫn là kinh doanh, buôn bán nhỏ, một số nơi người Hoa khai hoang đất đai để trồng lúa, trồng màu, làm muối, chăn nuôi gia súc, gia cầm v.v.. Đến năm 2002, huyện Vĩnh Châu có 9 xã và 01 thị trấn, dân số 138.446 người, trong đó dân tộc Hoa 31.701 người, chiếm 22,9%(Phòng Thống kê Vĩnh Châu, 2003), đời sống kinh tế của người Hoa lúc bấy giờ phát dần dần chuyển từ sản xuất nông nghiệp, sang tập trung phát triển kinh doanh, buôn bán lớn, họ thường lấy hàng hóa từ các nơi về Vĩnh Châu buôn bán thông qua vận chuyển bằng đường thủy là chủ yếu. Đến năm 2011, Nghị quyết 90/NQ-CP ngày 28/8/2011 của Chính Phủ công nhận là thị xã Vĩnh Châu, có 6 xã và 4 phường với tổng dân số 165.169 người, trong đó dân tộc Hoa 29.426 người, chiếm 14,4% (Chi cục Thống kê Vĩnh Châu, 2012). Kinh tế của đồng bào người Hoa thời bấy giờ đã khá giả hơn trước, nhiều người Hoa trở thành những chủ doanh nghiệp lớn có tiếng tăm trong vùng. Ngành tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ và du lịch bắt đầu hình thành và có tiềm năng phát triển mạnh, trong đó Vĩnh Châu được Nhà nước quy hoạch, đang xúc tiến kêu gọi đầu tư xây dựng các cụm công nghiệp, khu công nghiệp và dự án du lịch sinh thái Hồ Bể, dự án Điện gió, v.v..
  • 32. -23- Văn hóa Trung Hoa cũng theo hành trang của lưu dân người Hoa vào đất Sóc Trăng. Đó là sắc thái văn hóa chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi Phật giáo (phái Bắc Tông) và Nho giáo (Khổng Mạnh). Tại Sóc Trăng, văn hóa ấy được thể hiện qua các chùa miếu với lối kiến trúc và tín ngưỡng theo truyền thống Trung Hoa, như thờ: Thiên Hậu thánh mẫu, Quan Đế thánh quân, v.v.. Riêng ở Vĩnh Châu, phần lớn người Hoa theo Phật giáo Đại thừa, lập chùa thờ ông Bổn hoặc thờ ông Quan Công, Châu Xương, Quan Bình, bà Thiên Hậu, v.v.. Đồng thời, lối sống Hoa kiều cũng mang tính chất bảo tồn văn hóa họ qua các tổ chức bang hội, tộc họ và qua các thủ tục xây cất, quan hôn tang tế vốn rất nặng về thuật phong thủy. Những năm gần đây cùng với sự trở về nguồn của văn hóa người Việt, người Khmer thì văn hóa người Hoa cũng được bảo tồn và phát triển thông qua các lễ hội truyền thống và phát triển các loại hình nghệ thuật. Ở Vĩnh Châu, văn hóa phi vật thể của người Hoa cũng khá phong phú và đa dạng; văn hóa phi vật thể tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau, từ các lễ hội truyền thống, các tập tục cho đến các làng nghề ven biển. Do đặc điểm đây là vùng đất của cộng đồng người Kinh - Hoa - Khmer nên văn hóa phi vật thể cũng tồn tại dưới hình thức đan xen của giao lưu văn hóa 03 dân tộc, góp phần tạo nên một nét đặc trưng cho vùng đất Vĩnh Châu, Sóc Trăng. Về các bình diện phong tục và tín ngưỡng, đặc trưng văn hóa nổi bật nhất ở Vĩnh Châu là sự song hành tồn tại và bước đầu xuất hiện hỗn dung văn hóa giữa các dân tộc Kinh, Khmer, Hoa. Đối với cộng đồng người Hoa ở Sóc Trăng - Vĩnh Châu, các nghi lễ phong tục, tập quán giữ vai trò rất quan trọng trong đời sống văn hóa của cộng đồng. Mọi sinh hoạt của người Hoa đều gắn với văn hóa cộng đồng, được thể hiện rõ nét qua lễ, tết, đám cưới, đám tang, viếng Chùa, v.v..Người Hoa ở Vĩnh Châu có các lễ hội như tết Nguyên đán vào đầu tháng giêng âm lịch, tết Thanh Minh (cúng mả, dán nhiều giấy ngũ sắc trên mả) vào tháng 3 âm lịch, lễ Vu Lan vào ngày 15 tháng 7 âm lịch, tết Trung Thu (cúng trăng) vào ngày 15 tháng 8 âm lịch. Ngoài ra người Hoa còn có các tục lệ ma chay phổ biến là không hỏa táng, về lễ cưới hỏi có các lễ sơ vấn, lễ hỏi, lễ cưới, rước dâu. Đa số vẫn còn duy trì một số nét riêng theo
  • 33. -24- truyền thống dân tộc, nền văn hóa, nghệ thuật của người Hoa có gánh hát Triều Châu, đoàn nhạc cổ tùa lồ cấu (大锣鼓), v.v.. Kế thừa và phát huy truyền thống trong đồng bào Hoa, dưới sự hỗ trợ và tạo điều kiện của chính quyền địa phương, các cơ quan Đảng, đoàn thể Hội Châu Quang đã duy trì được trường dạy bổ túc Hoa văn (Trường Phổ thông cơ sở Dân lập Bồi Thanh) Trường không chỉ dạy tiếng Hoa (Triều Châu) cho con em người Hoa đên địa bàn thị xã mà có cả con em cộng đồng người Kinh, Khmer theo học tiếng Hoa. Trường hoạt động gắn liền với bốn đoàn thể người Hoa mà điều hành trực tiếp là Hội phụ huynh học sinh; cơ sở vật chất của Trường hiện nay được đặt trong khuôn viên của Miếu Thiên hậu. Trong tổ chức và quản lý, Trường chịu sự điều hành của Phòng Giáo dục Thị xã Vĩnh Châu và Hội Phụ huynh học sinh của Trường và các thành viên Hội Châu Quang, Hội Chùa Ông - Chùa Bà và Hội Từ thiện Nghĩa trang Triều Châu. Hoạt động của Hội Châu Quang chủ yếu là phối hợp với Hội Phụ huynh học sinh tổ chức giảng dạy chữ Hoa cho con em người Hoa trên địa bàn. Trường Bồi Thanh (khóm 4, phường 1) hiện nay đào tạo trình độ Tiểu học và Trung học cơ sở với số lượng học sinh là 876, ngoài Trường Dân lập Bồi Thanh, thì trên địa bàn Thị xã Vĩnh Châu còn có 02 trường Tiểu học của bà con người Hoa đó là Trường Tiểu học Tân Hưng (ấp Tân Nam, xã Vĩnh Tân) và Trường Tiểu học Cảnh Thành (ấp Âu Thọ A, xã Vĩnh Hải). Có thể thấy, yếu tố đa tộc người – đa văn hóa là một động lực để trăm hoa đua nở, từ đó hình thành tính đa dạng của tín ngưỡng dân gian ở Vĩnh Châu. Các sắc thái văn hóa Hoa, Việt và Khmer thể hiện sống động qua các bình diện của cuộc sống, song độ ngưng tụ cao nhất thuộc về các bình diện tín ngưỡng và phong tục, trong đó có tục thờ Bắc Đế của người Hoa. 1.3. Tổng quan đời sống tín ngưỡng người Hoa ở Vĩnh Châu: Trong hệ thống các tín ngưỡng cộng đồng truyền thống miền Hoa Nam, người Hoa ở Vĩnh Châu thể hiện hầu hết các tục thờ, đặc biệt từ của nhóm Triều Châu, từ thờ Thiên Hậu, Bắc Đế, Quan Đế, Phúc Đức Chánh Thần, Hỏa Đức Tinh Quân, Thần Tài, Quảng Trạch Thiên Tôn, Tam Sơn quốc vương, Cảm Thiên Đại Đế, Thần Nông,
  • 34. -25- Thiên Công Địa Mẫu cho đến long thần, hổ thần, tỳ hưu, sư tử và các linh vật khác. Song có lẽ nhiều nhất là Thiên Hậu, Bắc Đế, Phúc Đức Chánh Thần và Quan Công. Do số lượng người Hoa Quảng Đông, người Hẹ và người Hải Nam khá hạn chế, do vậy các vị thần đặc thù như Thủy Vĩ Nương Nương, Kim Hoa Phu Nhân, Long Mẫu Nương Nương, Tam vị tổ sư... không hiện diện ở thị xã Vĩnh Châu. Vĩnh Châu được xem là thủ phủ Triều Châu vì tính tập trung của văn hóa, mật độ tập trung cơ sở tín ngưỡng cao, dấu ấn văn hóa Triều Châu trong dòng chảy văn hóa Vĩnh Châu là nổi trội: Người Hoa Triều Châu thường chơi loại nhạc cổ (thường gọi là Tùa lò cấu). Loại nhạc này chuyên phục vụ cho các đền, miếu, chùa, đám cưới, đám tang, đám chúc thọ, sinh nhật. Trong đó, Người Hoa Triều Châu chủ yếu sử dụng nhạc võ và nhạc văn. Nhạc võ là chương trình biểu diễn các nhạc cụ gõ (trống lớn, trống nhỏ, cồng chiêng, chập chọe, đồng la, sênh, phách, v.v.). Nhạc văn là chương trình biểu diễn các nhạc cụ dây (đàn hồ, đàn nhị, đàn nguyệt, đàn tỳ bà, đàn gáo, đàn tranh, v.v.) kết hợp với các nhạc cụ thổi (tiêu, sáo, ốc). Trên địa bàn thị xã Vĩnh châu có 20 cơ sở thờ tự của người Hoa, trong đó nhóm thờ nam thần là 12 miếu, thờ các vị: Trịnh Hòa, Trịnh Ân, Huyền thiên thượng đế, Tam sơn quốc vương, Phúc đức chánh thần, các miếu tập trung ở các xã: Vĩnh Hải, Lạc Hòa, Vĩnh Tân, Hòa Đông, phường 2, phường 1( Thanh Minh cổ miếu). Các nhóm thờ nữ thần có 8 miếu, thờ các vị: Thiên hậu thánh mẫu, Huyền nữ nương nương, các miếu thờ nữ thần ở phường 1, xã Vĩnh Hải và Lạc Hòa. Phân bố trên cho thấy rằng các miếu thờ nữ thần chỉ tập trung ở những nơi có đông đồng bào người Hoa sinh sống, còn các miếu thờ nam thần thì rãi rác ở khắp các xã của Thị xã Vĩnh châu, miếu thờ hòa hợp với phong tục tập quán của cộng đồng người Việt-Khmer-Hoa. Nếu lấy đơn vị Thị xã Vĩnh Châu làm đơn vị cấp vùng (regional), trong khi các khu vực, đơn vị địa phương nơi các cơ sở tín ngưỡng tồn tại và có tầm ảnh hưởng làm đơn vị cấp cơ sở thì toàn thể 20 cơ sở tín ngưỡng người Hoa ở Vĩnh Châu được sắp xếp như sau:
  • 35. -26- Bảng 1.3: Tổng hợp danh sách các cơ sở tín ngưỡng ở thị xã Vĩnh Châu. STT Cấp Tên miếu Địa chỉ Đối tượng thờ chính 1 Cấp Vùng Thanh Minh Cổ Miếu Phường 1, TX Vĩnh Châu Ông bổn-Bắc Đế - tam sơn quốc vương 2 Thiên Hậu Cổ Miếu Phường 1, TX Vĩnh Châu Thiên Hậu 3 Cấp cơ sở Cảm Thiên Đại Đế cổ miếu Phường 1, TX Vĩnh Châu Trịnh Ân 4 Thiên Hậu cổ miếu Khóm 5, phường 1, TX vĩnh Châu Thiên Hậu 5 Thiên Hậu cổ miếu Khóm 6, phường 1, TX vĩnh Châu Thiên Hậu 6 Đế Đức Quảng Vận cổ miếu Phường Vĩnh Phước, TX Vĩnh Châu Huyền Thiên Thượng đế, Tam Sơn Quốc vương,Thiên hậu thánh mẫu, Phúc đức chánh thần 7 Huyền nữ cổ miếu Xã Lai Hòa, TX Vĩnh Châu Huyền nữ nương nương 8 Phước Đức cổ miếu Xã Vĩnh Tân, TX Vĩnh Châu Thần phước đức 9 Thượng Đế cổ miếu Phường Vĩnh Phước.TX Vĩnh Châu Huyền thiên thượng đế 10 Tam vương cổ miếu Phường Vĩnh Phước, TX Vĩnh Châu Tam sơn Quốc vương
  • 36. -27- STT Cấp Tên miếu Địa chỉ Đối tượng thờ chính 11 Phước hưng cổ miếu Khóm 6, phường 1 Tam sơn Quốc vương 12 Thiên Hậu cổ miếu Khóm 6 phường 1, TX vĩnh Châu Thiên Hậu 13 Thiên Hậu cổ miếu Xã Vĩnh Hải, TX Vĩnh Châu Thiên Hậu 14 Phước Hưng kim long cổ miếu Phường 2, TX Vĩnh Châu Ông Phước Đức và Kim Long 15 Thiên Hậu cổ miếu Xã Lạc Hòa, TX vĩnh Châu Thiên Hậu 16 Phước Đức cổ miếu Xã Vĩnh Hải, TX Vĩnh Châu Thần Phước Đức 17 Thiên Hậu thánh mẫu cổ miếu Xã Vĩnh hải, TX Vĩnh Châu Thiên Hậu 18 Thiên Hậu cổ miếu Xã Lạc Hòa, TX vĩnh Châu Thiên Hậu 19 Phước Đức cổ miếu Xã Lạc Hòa, TX Vĩnh Châu Thần Phước Đức 20 Phước Đức cổ miếu Phường 2, TX Vĩnh Châu Thần Phước Đức Qua bảng trên ta nhận thấy vai trò trung tâm của cặp đôi miếu tự - Thanh Minh cổ miếu và Thiên Hậu cổ miếu – trong toàn bộ đời sống tín ngưỡng dân gian cộng đồng người Hoa, từ đó có thể hình dung tầm quan trọng và phổ giá trị của sinh hoạt tín ngưỡng ở miếu Thanh Minh trong toàn bộ hệ thống văn hóa người Hoa ở địa phương.
  • 37. -28- 1.4. Miếu Thanh Minh –quá trình hình thành và phát triển: Thanh Minh cổ miếu ngày xưa nằm gữa hai dãy phố cũ, có quảng trường và tượng đài tử sĩ - nằm trên trục đường Trung tâm Vĩnh Châu, xây dựng năm 1925. Bà con địa phương thường gọi là làng “Trà Nho” (đọc trại từ “Chui nhor” trong tiếng Khmer để chỉ loại dây leo có lá nhỏ, trái như dưa chuột nhưng nhỏ bằng đầu đũa, mọc khá nhiều ở vùng đất này thuở trước). Vị trí và vai trò trung tâm kết nối của miếu Thanh Minh và miếu Thiên Hậu TX. Vĩnh Châu so với hệ thống các cơ sở tín ngưỡng dân gian người Hoa khác toàn thị xã được thể hiện cụ thể qua bản đồ sau: Hình 1.1: Bản đồ các cơ sở tín ngưỡng dân gian người Hoa thị xã Vĩnh Châu. Ngày nay, chùa Ông Bổn (hay còn gọi là Thanh Minh cổ miếu) qua nhiều lần trùng tu, tôn tạo vẫn giữ nhuyên nhiều nét hiện trạng cũ và tọa lạc trên đường Nguyễn Huệ, Khu 1, Thị xã Vĩnh Châu, cách UBND thị xã khoảng 400 mét. Di tích này rất thuận tiện cho du khách đến tham quan về đường bộ cũng như đường thủy - nhờ mặt tiền ngôi chùa hướng ra kinh Trà Nho (nay là Kinh Vĩnh Châu) - nằm trước nhà lồng chợ trên đường Trưng Nhị ở trung tâm Thị xã Vĩnh Châu.
  • 38. -29- Hình 1.2: Miếu Thanh Minh năm 1925 Vào thế kỷ 19, ngôi miếu nhỏ do cộng đồng người Hoa xây dựng tại làng Trà Nho, tổng Thạnh Hưng, quận Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng. Trong thời Quận trưởng Bùi Quang Tân ngôi miếu bị tháo dỡ. Nhưng đến năm 1923, ngôi miếu được dân làng xây dựng lại để cầu cho quốc thới dân an. Và từ đó, ngôi miếu này mang tên là “Thanh minh Cổ miếu” đến ngày nay. Ngoài ra, dân gian còn quen gọi di tích này là Chùa Ông Bổn (Bổn đầu Công) - cách gọi quen thuộc của người Việt đối với các cơ sở tín ngưỡng của người Hoa thờ cúng Ông Bổn - Người Hoa gọi là “A Côn”, để thờ Ông Trịnh Hòa làm vị phúc thần. Vào cuối thế kỷ XIX, sau khi thực dân pháp chiếm Sóc Trăng (1867), chúng chia khu vực hành chính của tỉnh làm 10 tổng, gồm 100 làng. Lúc này, tên làng thể hiện ước vọng tốt đẹp nhất của dân làng nên thường dùng những từ tốt đẹp như: Phú, quý, vĩnh, bình, an, hòa, khánh, hưng, long, v.v., để đặt tên. Làng mới luôn đòi hỏi cơ sở công ích. Trước hết là lập chợ, sau đó là xây cầu, đắp lộ. Đồng thời thiết chế
  • 39. -30- văn hóa đình, chùa, miễu, v.v. là nhu cầu tinh thần cơ bản của một làng. Riêng tại Sóc Trăng và Làng Trà Nho, tập trung khá đông dân cư người Hoa nên theo thế phong thủy của người xưa, lúc xây dựng Chùa Ông Bổn, họ chọn địa thế trung tâm của làng nằm ở phía nam tỉnh Sóc Trăng thời bấy giờ. Đặc biệt, nơi đây giáp biển Đông - Nam rất giàu tiềm năng kinh tế về các nghề khai thác biển, trồng lúa, làm rẫy, v.v. trong cộng đồng các dân tộc nên Chùa Ông Bổn được người Hoa thời xưa xây dựng tổng thể kiến trúc theo hình chữ “Phú” - tượng trưng cho sự ấm no, phú quý theo quan niệm của người Hoa. Bên cạnh tích ông Bổn là ông Trịnh Hòa thờ bên tả, ông Bắc Đế thờ chính giữa, ông Tam Sơn Quốc Vương thờ bên hữu chánh điện. Trải qua 3 lần trùng tu, kiến tạo lớn: năm Quý Hợi (1923) kiến tạo lại ngôi miếu nhỏ thành di tích Thanh Minh Cổ Miếu; năm Nhâm Thân (1992) trùng tu phục chế toàn bộ hoành phi, biển bức, tranh gỗ trong nội thất và chánh điện chùa ông Bổn, do thời điểm này địa phương mới trao trả ngôi chùa lại cho Hội chùa người Hoa tiếp nhận và quản lý; năm Ất Dậu (2005) chùa ông Bổn lại di dời, tôn tạo nâng cao toàn bộ kiến trúc ngôi chùa, tô điểm lại các hoa văn trang trí, tăng phần tôn nghiêm bề thế của ngôi chùa để giữ nguyên hiện trạng đến sau này. Vào các dịp lễ cúng rằm, Tết Nguyên tiêu, lễ vía Ông Bổn, lễ vía Chùa Bà, các ngày rằm viếng chùa trong năm, Hội chùa Vĩnh Châu thỉnh thoảng có tổ chức lễ thỉnh đèn cho bà con thiện nam, tính nữ thành tâm cúng bái và đóng góp quỹ xây dựng chùa. Trong buỗi lễ thỉnh đèn này, ngoài những chiếc đèn lồng như “Hợp gia bình an”, “Sinh ý hưng long”, “Tài nguyên quảng tấn”, “Kim ngọc mãn đường” mang ý nghĩa chúc phúc của người Hoa để làm tăng thêm sinh khí đón mừng năm mới, tạo sự vui tươi, tình đoàn kết trong các cộng đồng dân tộc. Nhưng điều quan trọng nhất tại Hội chùa còn tổ chức nhiều chiếc đèn lồng khác để đáp lại nghĩa tình và tấm lòng của bà con đến thỉnh đèn, dù giàu hay nghèo, ai cũng được “thỉnh” điều may mắn, hạnh phúc, góp sức cùng chùa ủng hộ vật chất, tiền của để gây quỹ cho Hội chùa làm việc công ích xã hội.
  • 40. -31- Tiểu kết chương 1 Tìm hiểu tổ chức và hoạt động một tổ chức dân gian người Hoa là hết sức cần thiết để tìm hiểu văn hóa tổ chức cộng đồng của họ. Thị xã Vĩnh Châu là một thị xã trẻ, nằm ven biển và tương đối tách biệt với phần còn lại của Đồng bằng sông Cửu Long, có địa hình giồng ven biển phù hợp cho lối sống nông nghiệp và các làng nghề. Các cộng đồng Việt, Hoa, Khmer địa phương đa sớm chung tay góp sức xây dựng Vĩnh Châu hài hòa, trở thành một vùng đất dung hợp đa văn hóa tương đối điển hình.Cộng đồng người Hoa Triều Châu sớm có mặt tại Vĩnh Châu, đã hết sức khéo léo để vừa mở rộng đón nhận, dung hòa văn hóa tha nhân (Kinh, Khmer), điều chỉnh để hài hòa với điều kiện sống địa phương vừa duy trì những giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc mình. Với hệ thống tín ngưỡng - tôn giáo mật tập và phong tục - lễ hội độc đáo, văn hóa tổ chức cộng đồng người Hoa Triều Châu ở Vĩnh Châu rất đáng được nghiên cứu. Với bề dày lịch sử cộng cư của ba dân tộc anh em Kinh - Hoa - Khmer hơn ba thế kỷ qua, văn hóa tính ngưỡng của ba dân tộc có sự giao thoa, hòa quyện lẫn nhau nhưng vẫn giữ được nét độc đáo, đặc trưng của dân tộc mình cả về văn hóa vật thể và phi vật thể. Vĩnh Châu đang từng bước vươn mình hướng tới tương lai bên cạnh những giá trị truyền thống mang đậm chất văn hóa phương Đông từ cách thức sinh hoạt, tính ngưỡng, thờ tự cho đến sinh hoạt động đồng làng xã. Vị trí địa lý Vĩnh Châu khá cô lập do trước đây di chuyển về Sóc Trăng hay Bạc Liêu đều vất vả, Vĩnh Châu như một ốc đảo ít gắn kết với trục kinh tế - xã hội khu vực Nam Bộ, biến Vĩnh Châu lưu giữ nhiều yếu tố văn hóa truyền thống theo thời gian (hóa thạch văn hóa), trong đó có tín ngưỡng thờ Bắc Đế (Thanh Minh Cung), Thiên Hậu (Thiên Hậu Miếu), Phúc Đức (Phúc Đức Cổ Miếu) v.v..
  • 41. -32- CHƯƠNG 2 QUAN NIỆM VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG TÍN NGƯỠNG Ở MIẾU THANH MINH 2.1. Quan niệm nhận thức về Bắc Đế Tín ngưỡng hình thành từ sự hạn chế về hiểu biết và sự bất lực của con người trước thử thách của tự nhiên và các đoản khúc của cuộc sống; do vậy tín ngưỡng bắt đầu từ niềm tin vào cõi siêu nhiên. Khác với chùa Ông Bổn của người Hoa ở Thành phố Sóc Trăng thờ Ông Trịnh Ân, tức Cảm thiên đại đế làm vị phúc thần; Miếu Ông Bổn của người Hoa ở Vĩnh Châu và Thị trấn Lịch Hội Thượng (huyện Long Phú) và nhiều miếu thờ khác ở Đồng Bằng Sông Cửu Long đều thờ Ông Trịnh Hòa3 thì Thanh Minh cổ miếu ở Vĩnh Châu lại thờ Ông Bắc Đế - Huyền Thiên Trấn Vũ, vốn là vị đế vương mộ đạo Phật, trở thành vị thần tối cao trong các chư thần để cứu độ chúng sinh theo tín ngưỡng của người Hoa địa phương. Ngoài chánh điện thờ Bắc Đế, hai gian tả hữu thờ vị chính thần Ông Bổn và Tam Sơn Quốc Vương cùng nhiều phối tự thần linh khác, nên ngôi chùa không chỉ thu hút thiện nam, tín nữ người Việt gốc Hoa “ngũ bang” Trung Quốc đến Vĩnh Châu sinh cơ lập nghiệp mà Chùa Ông Bổn Vĩnh Châu còn được đông đảo người Kinh, Khmer địa phương thành tâm đến cúng bái trong những dịp rằm, lễ, tết, ngày vía Ông Bổn và tạ ơn 3 Trịnh Hòa là nhà hàng hải - làm quan trong triều Minh ở Trung Quốc. Đặc biệt, trong thời gian ông ra nước ngoài buôn bán, ông luôn giúp đỡ người nghèo, dạy lưu dân người Hoa đoàn kết cùng dân bản xứ bền chí làm ăn để khẩn hoang lập ấp và khuyên mọi người biết giữ đạo, lễ nghĩa, thuần phong mỹ tục. Nhờ lập được nhiều công lớn trong việc mở mang kinh tế, văn hóa Trung Quốc ra nước ngoài, nên đến lúc mất (1435), Trịnh Hòa được vua phong sắc thần “Bổn đầu công”, dân chúng trong vùng tỏ lòng thương tiếc, tưởng nhớ công lao to lớn ông, lập miếu thờ ông làm vị phúc thần - tức là Ông Bổn.
  • 42. -33- chư thần phù hộ buôn may bán đắt, gia đình bình an, vạn sự như ý… Tục thờ tự Bắc Đế ở Việt Nam còn có ở chùa Trấn Quốc (Hà Nội), chùa Cầu (Hội An) và nhiều địa phương khác. Hình ảnh của Bắc Đế được thờ tự rất nhiều nơi trên đất nước ta; bên cạnh đó Ngài còn hiển linh giúp chính quyền phong kiến trừ diệt yêu ma, yên ổn trong quá trình xây dựng các công trình kiến trúc thành quách, dinh thự. Chính vì điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt ở Hội An, nên những cư dân ở đây không có khả năng chống đỡ trước sự tàn phá của tự nhiên. Kể từ khi đến Hội An, những thương nhân người Hoa đã trải qua những chặng đường đầy gian nan vất vả, đến vùng đất mới lại có nhiều biến động về địa chất, đối đầu với thiên nhiên khắc nghiệt càng làm cho họ thêm lo sợ, nên họ đặt niềm tin của mình vào một thế lực siêu nhiên, có khả năng ngăn chặn triều cường, điều hoà phong thổ, giúp họ thuận lợi trong việc ăn, ở và buôn bán. Do đó, họ thờ Bắc Đế Trấn Vũ làm chỗ dựa về mặt tinh thần của mình trong quá trình định cư tại vùng đất mới, giúp họ yên lòng vượt qua những khó khăn và có thêm niềm tin trong công cuộc mưu sinh4 . Còn ở khu vực Nam Bộ, Bắc Đế được thờ ở rất nhiều địa phương của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Bởi nhiều thế kỷ trước, nơi đây còn hoang vu, lầy lội, là nơi chứa đựng nhiều huyền bí nên những lưu dân luôn có cảm giác sợ hãi trước thiên nhiên, họ đặt niềm tin vào các đấng Thần linh, mà điển hình là Bắc Đế Trấn Vũ - vị thần có khả năng chế ngự yêu ma, khống chế cả những cơn lũ kinh hoàng, và cả muôn thú dữ tợn của miền đất này. Người Hoa ở Nam Bộ phần nhiều theo các tín ngưỡng dân gian và thờ cúng tổ tiên và các tục thờ mang tính cộng đồng. Hệ thống thần thánh cộng đồng của người Hoa rất phong phú, bao gồm Bà Thiên Hậu, Quan Thánh Đế Quân, Ngọc Hoàng, Ông Bổn, Khổng Tử, v.v.. Trong đó, thánh nhân được thờ cúng nhiều hơn thần linh, và Thiên Hậu Thánh Mẫu, Quan Thánh Đế Quân, Phước Đức Chánh Thần là ba vị thần được tôn sùng bậc nhất. Bên cạnh đó là hàng chục vị thần của các địa phương. Trong gia đình, người Hoa thờ các vị thần bảo hộ gia đình: Thiên Quan Tứ Phước, Môn Thần, Thổ Địa Bản Gia, Táo Quân, Ngũ Phương Ngũ Thổ Long Thần, Tiền Hậu Địa Chủ Tài Thần, Quan Âm Bồ Tát, Thánh Mẫu, Quan Thánh Đế Quân, tổ tiên, tổ sư. Trục Sóc Trăng – Châu 4 Võ Văn Hoàng (2014), http://hoangcamchau.blogspot.com/2014/10/tin-nguong-bac-e-tran-vu-o-hoi-bac-e.html
  • 43. -34- Thành – Trần Đề thờ Cảm Thiên Đại đế; trục Sóc Trăng Bạc Liêu – Gía Rai – Cà Mau thờ Thiên Hậu và Quan Công; duy chỉ ở ốc đảo Vĩnh Châu có thờ Bắc Đế bên cạnh Thiên Hậu và Quan Công đây là nét đặc thù Vĩnh Châu (tài liệu điền dã năm 2014). So sánh giữa các nhóm người Hoa với nhau có thể thấy người Hoa Triều Châu có tính đa dạng hơn cả trong việc lựa chọn đối tượng thờ (Thiên Hậu, Quan Công, Bắc Đế, Cảm Thiên Đại Đế, Phúc Đức Chánh Thần…), trong khi các nhóm khác tương đối ổn định. Người Hoa Quảng Đông chủ yếu thờ Thiên Hậu, Quan Công, Long Mẫu Nương Nương và Kim Hoa Nương Nương; người Hoa Hải Nam thờ Thiên Hậu, Quan Công và Thủy Vĩ Nương Nương; người Hoa Phúc Kiến thờ Quảng Trạch Tôn Vương, Thiên Hậu và Quan Âm; người Hoa Khách Gia (Hẹ) thờ Thiên Hậu, Quan Công và thần tổ nghề. Do người Hoa Triều Châu ở Vĩnh Châu chiếm đa số, tín ngưỡng dân gian người Hoa ở địa phương này nhờ vậy trở nên đa dạng nhất ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Ở trung tâm Thị xã Vĩnh Châu còn có một nét đặc thù, đó là sự song hành và gắn bó giữa hai tục thờ Bắc Đế - Thiên Hậu ở hai cơ sở do cùng một Ban quản trị phụ trách. Hiện tượng phối thờ Quan Công với Thiên Hậu hoặc thờ chính là Bắc Đế có phối thờ Thiên Hậu hay Quan Âm thi thoảng xuất hiện, song hiện tượng sóng đôi này xưa nay hiếm thấy. Nếu tục thờ Bắc Đế ở miếu Thanh Minh đại điện cho Dương tính (gắn với nó là tính khuôn mẫu, sự tuân thủ điển chế) thì hình ảnh Thiên Hậu ở miếu Thiên Hậu đại diện cho Âm tính (ước vọng phồn sinh, phúc đức); do vậy các hoạt động dạy tiếng Triều Châu (cả tiếng Bắc Kinh) và các hoạt động nghệ thuật khác chủ yếu gắn với miếu Thiên Hậu, trong khi các công việc đại sự của bang hội người Hoa được nhóm họp ở miếu Thanh Minh. Bảng 2.1: So sánh giữa miếu Thanh Minh với miếu Thiên hậu. Tên miếu Thanh Minh Cổ Miếu Thiên Hậu Cổ Miếu Đối tượng thờ Bắc Đế Thiên Hậu Tính chất Khuôn phép, điển chế, tính mực thước Tính mở, tính dân gian, tính linh hoạt Quản lý Hội Tương tế người HoaTX. Vĩnh Châu
  • 44. -35- 2.2. Cấu trúc tổ chức miếu Thanh Minh 2.2.1. Cấu trúc miếu thờ và đối tượng được thờ cúng 2.2.1.1. Cấu trúc miếu thờ Nền tảng của tục thờ Bắc Đế ở Vĩnh Châu là tổ chức cơ sở tín ngưỡng và tổ chức sinh họat tín ngưỡng ở miếu Thanh Minh. Ngôi miếu có khuôn viên ngang 25m, dài 58m, trong đó phần nội thất ngôi chùa và hai dãy phòng Đông lang, Tây lang có chiều ngang 25m, dài 17m. Mặt tiền chính của chính điện hướng về hướng Bắc, hai bên tả hữu cửa chính là hai bức bích họa vẽ tranh phong thủy xưa với câu chúc: Mưa thuận gió hòa- quốc thới dân an, ngụ ý chúc bá tánh an hưởng thanh bình và phồn vinh. Qua nhiều lần trùng tu, tôn tạo chùa vẫn giữ được hiện trạng cũ với những nét kiến trúc độc đáo. Nội thất của chùa được các thợ xưa “phân kim tam cấp” tạo thành tiền điện, trung điện, chính điện. Ngôi miếu được tọa lạc ngay trung tâm của thị xã tại Khóm 1, Phường 1, thị xã Vĩnh Châu, được xây dựng vào thế kỷ 19 để làm nơi thờ cúng các vị phúc thần bảo hộ bổn mạng của bà con người Hoa trong vùng, các lễ cúng vía được tổ chức long trọng, quy tụ trên 1000 người dân đổ về Trung tâm thị xã để cầu phúc, trong đó có cả người Kinh và Khmer. Hình 2.1:Sơ đồ cấu trúc miếu Thanh Minh.
  • 45. -36- Tổng thể ngoại miếu có hình chữ khẩu口, nội miếu có hình chữ Tam三, có người nhận định là chữ phú富. Ở khoảng trống hai bên trung điện là bàn thờ xây bằng đá mài và đắp nổi hai bức tranh lớn bằng xi măng “tả Thanh Long”, “hữu Bạch Hổ” theo thế phong thủy xưa, với hai khoảng trống thông thoáng gọi là “thiên tỉnh” (giếng trời). Theo kiến trúc của người Hoa thì Giếng trời có chức năng tạo cho không gian của căn nhà luôn thoáng mát và tạo ra ánh sáng tự nhiên cho ngôi nhà. Đối với ngôi chùa thì Giếng trời còn có tác dụng làm cho khói nhang luôn được thông thoáng tránh xảy ra hỏa hoạn, tạo cho không gian chùa thoáng đãng, đưa ánh sáng cho hậu cung của chánh điện và thoát hương khói khi cúng lễ lúc đông người.Toàn bộ công trình gồm có 07 cột gỗ tròn bằng danh mộc, một đôi cột tròn (long trụ) đắp nổi hình rồng bằng xi măng (tài liệu điền giã 2015). Hình 2.2: Nhìn từ bên ngoài miếu Thanh Minh.
  • 46. -37- Hình 2.3:Nhìn từ bên trong miếu Thanh Minh. 2.2.1.2. Đối tượng thờ cúng Trong quá trình định cư, người Hoa đã mang theo những phong tục tín ngưỡng của dân tộc mình đến vùng đất mới, những tín ngưỡng ấy đã hòa vào dòng chảy văn hóa chung của Việt Nam, nhưng vẫn giữ được những giá trị riêng, là điểm tựa tinh thần cho cộng đồng người Hoa tại thị xã Vĩnh Châu.Đối với người Hoa, niềm tin vào những giá trị tâm linh chiếm một phần quan trọng trong đời sống tinh thần của họ, trở thành truyền thống được tiếp nối giữa các thế hệ. Người Hoa ở Vĩnh Châu xây dựng Thanh Minh Miếu là để thờ các bậc thánh thần, với vị trí chánh điện điện thờ Bắc Đế, hai gian tả hữu thờ vị chính thần Ông Bổn (thờ ông Trịnh Hòa – vị quan Triều Minh ở Trung Quốc vào thế kỷ thứ 14) và Tam Sơn Quốc Vương. Các vị thần này đã trở thành niềm tin bất diệt, đại diện cho những ước mơ, khát vọng, phù hộ cho cộng đồng người Hoa ở Vĩnh Châu luôn gặp được may mắn, thuận lợi trong cuộc sống. - Sự tích về ông Bắc Đế: Theo người dân địa phương tương truyền rằng Ngọc Hoàng Thượng đế trên thiên đình, vì muốn giúp người dân dưới trần gian nên đã tách một thể phách của mình xuống trần, đầu thai vào nhà Tịnh Lạc quốc vương và Thiện