SlideShare a Scribd company logo
1 of 174
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
CAO TUẤN PHONG
NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH ĐỂ
PHÁT TRIỂN DU LỊCH:
NGHIÊN CỨU TRƢỜNG HỢP CÁT BÀ
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
HÀ NỘI, năm 2019
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
CAO TUẤN PHONG
NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH ĐỂ
PHÁT TRIỂN DU LỊCH:
NGHIÊN CỨU TRƢỜNG HỢP CÁT BÀ
Ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 9 340410
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Phạm Trung Lƣơng
HÀ NỘI, năm 2019
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, luận án là công trình nghiên cứu độc lập của riêng
tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, rõ ràng và có nguồn
gốc cụ thể. Kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận án chưa từng được
công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU.............................................................................................. 1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ........................ 8
1.1. Các nghiên cứu nước ngoài về nâng cao năng lực cạnh tranh nhằm
phát triển du lịch................................................................................................ 8
1.2. Các nghiên cứu của Việt Nam về nâng cao năng lực cạnh tranh du
lịch điểm đến................................................................................................... 13
1.3. Khoảng trống nghiên cứu có thể bổ sung và phát triển ........................... 20
CHƢƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NĂNG LỰC
CẠNH TRANH DU LỊCH............................................................................ 22
2.1. Khái niệm về du lịch, sản phẩm du lịch và điểm đến du lịch ............ 22
2.1.1. Khái niệm về du lịch........................................................................ 22
2.1.2. Sản phẩm du lịch............................................................................. 23
2.1.3. Điểm đến du lịch ............................................................................. 24
2.2. Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh du lịch...................................... 26
2.2.1. Năng lực cạnh tranh ....................................................................... 26
2.2.2. Năng lực cạnh tranh du lịch ........................................................... 27
2.2.3 Năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch............................................ 29
2.3. Các mô hình lý thuyết về năng lực cạnh tranh du lịch....................... 32
2.3.1. Mô hình của Kim C. và Dwyer L. (2003)........................................ 32
2.3.2. Mô hình của Crouch G.I. (2007) .................................................... 34
2.3.3. Mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh và tính bền vững của
một điểm đến du lịch của Goffi G. (2012) ................................................ 37
2.3.4. Mô hình cạnh tranh điểm đến từ các bên có liên quan Yoon
(2002) ........................................................................................................ 39
2.3.5. Năng lực cạnh tranh của các hòn đảo du lịch nhỏ đang phát
triển tại Mỹ (Craigwell and More, 2008) ................................................. 40
2.3.6. Mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh du lịch và lữ hành
(2013 ......................................................................................................... 40
2.4. Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch
trong và ngoài nƣớc....................................................................................... 44
2.4.1. Kinh nghiệm nước ngoài................................................................. 44
2.4.2. Kinh nghiệm trong nước ................................................................. 47
CHƢƠNG 3. THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH DU
LỊCH CÁT BÀ............................................................................................... 54
3.1. Đánh giá năng lực cạnh tranh của du lịch Cát Bà.............................. 54
3.1.1 Đánh giá năng lực cạnh tranh của du lịch Cát Bà thông qua
tiêu chí nguồn lực thừa hưởng.................................................................. 54
3.1.2. Đánh giá năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch Cát Bà
thông qua tiêu chí các nguồn lực tạo thêm............................................... 61
3.1.3 Đánh giá năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Cát Bà thông
qua tiêu chí các nguồn lực phụ trợ............................................................ 68
3.1.4. Đánh giá năng lực cạnh tranh du lịch thông qua tiêu chí Chính
sách du lịch, hoạch định, phát triển........................................................... 78
3.1.5. Đánh giá năng lực cạnh tranh du lịch thông qua tiêu chí quản
lý điểm đến................................................................................................ 87
3.2. Kết quả đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh du lịch của
Cát Bà qua nghiên cứu định lƣợng.............................................................. 93
3.2.1. Đ c điểm điều tra khách du lịch ..................................................... 93
3.2.2. Đánh giá các tiêu chuẩn về cạnh tranh du lịch Cát Bà ................... 96
3.2.3. Đánh giá mức điểm trung bình của các tiêu chí ........................... 104
CHƢƠNG 4. QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG
LỰC CẠNH TRANH DU LỊCH CÁT BÀ................................................ 106
4.1. Bối cảnh quốc tế và trong nƣớc .......................................................... 106
4.1.1. Bối cảnh quốc tế............................................................................ 106
4.2. Quan điểm, mục tiêu, định hƣớng phát triển du lịch Cát Bà .......... 115
4.3. Dự báo phát triển du lịch Cát Bà........................................................ 120
4.4. Đề xuất giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh du lịch Cát Bà....122
4.4.1. Nhóm giải pháp khắc phục hạn chế năng lực cạnh tranh về
nguồn lực thừa hưởng ............................................................................. 122
4.4.2. Nhóm giải pháp khắc phục hạn chế năng lực cạnh tranh về
nguồn lực tạo thêm.................................................................................. 124
4.4.3. Nhóm giải pháp khắc phục hạn chế năng lực cạnh tranh về các
nguồn lực phụ trợ.................................................................................... 127
4.4.4. Nhóm giải pháp khắc phục hạn chế năng lực cạnh tranh về
chính sách du lịch, hoạch định, phát triển............................................... 129
4.4.5. Nhóm giải pháp khắc phục hạn chế năng lực cạnh tranh về
quản lý điểm đến..................................................................................... 133
KẾT LUẬN..................................................................................................137
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 139
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BVMT
CP
DLLH
Bảo vệ môi trường
Chính phủ
Du lịch lữ hành
ĐTH
ĐDSH
Đô thị hoá
Đa dạng sinh học
QĐ Quyết định
GDP Tổng sản phẩm quốc nội
HĐH Hiện đại hoá
HNKTQT Hội nhập kinh tế quốc tế
NĐ
NLCT
NLCTDL
NHNN
MICE
UNESCO
UNWTO
UBND
VISTA
VQG
Nghị định
Năng lực cạnh tranh
Năng lực cạnh tranh du lịch
Ngân hàng nhà nước
Du lịch hội nghị hội thảo
Tổ chức giáo dục, khoa học và
văn hóa của liên hợp quốc
Tổ chức du lịch thế giới
Ủy ban nhân dân
Hiệp hội lữ hành Việt Nam
Vườn quốc gia
WTTC Hội đồng du lịch và lữ hành thế
giới
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Phương pháp nghiên cứu .................................................................. 5
Bảng 2.1: Tổng hợp các nghiên cứu ............................................................... 42
Bảng 3.1. Đánh giá mức độ lợi thế về vị trí địa lý của Cát Bà so với Đồ
Sơn và Hạ Long ...................................................................................... 57
Bảng 3.2. Cơ sở vật chất và nguồn nhân lực du lịch Cát Bà năm 2 17 ........ 64
Bảng 3.3. Lao động huyện Cát Hải năm 2 17................................................ 84
Bảng 3.4. Dự kiến nguồn nhân lực của huyện Cát Hải đến năm 2 3 ........... 86
Bảng 3.5: Tổng hợp các hình thức khảo sát.................................................... 94
Bảng 3.6. Đánh giá tiêu chí sản phẩm điểm đến du lịch................................. 99
Bảng 3.7: Đánh giá tiêu chí về an ninh – trật tự - môi trường xã hội........... 100
Bảng 3.8: Đánh giá tiêu chí về vệ sinh môi trường ......................................101
Bảng 3.9 Đánh giá tiêu chí về cơ sở hạ tầng tiện ích...................................102
Bảng 3.1 : Đánh giá tiêu chí về giá cả ........................................................ 103
Bảng 3.11: Đánh giá tiêu chí về độ tin cậy, cởi mở, chuyên nghiệp của
cư dân, nhân viên, cán bộ bản địa......................................................... 104
Bảng 3.12: Đánh giá về thương hiệu du lịch ................................................ 104
Bảng 3.13: Tổng hợp đánh giá các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh
của du lịch Cát Bà ................................................................................. 105
Bảng 4.1: Một số chỉ số năng lực cạnh tranh du lịch và lữ hành theo Diễn
đàn kinh tế thế giới................................................................................ 114
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1: Mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch của
Kim và Dwyer (2003) ............................................................................. 33
Hình 2.2: Mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh và tính bền vững điểm
đến du lịch của Goffi (2 12)................................................................... 38
Hình 2.3: Mô hình cạnh tranh điểm đến từ các bên có liên quan, Yoon (2 2).. 39
Hình 2.4: Năng lực cạnh tranh của các hòn đảo du lịch nhỏ đang phát triển
tại Mỹ (Craigwell and More, 2 8) ........................................................ 40
Hình 2.5: Mô hình năng lực cạnh tranh trong du lịch và lữ hành của TTCI
(2013) ...................................................................................................... 41
Hình 3.1. Vẻ đẹp của “Đảo Ngọc Bích” Cát Bà ............................................. 56
Hình 3.2. Lễ hội cầu ngư Cát Bà..................................................................... 65
Hình 3.3. Giao thông “ùn tắc” ở Cát Bà ......................................................... 74
Hình 3.4. Khách du lịch nội địa đến Cát Bà giai đoạn 2 13 - 2 17 (lượt
khách)...................................................................................................... 76
Hình 3.5. Khách du lịch quốc tế đến Cát Bà giai đoạn 2 13 - 2017 (lượt
khách)...................................................................................................... 77
Hình 3.6. Doanh thu từ du lịch Cát Bà 2 13 – 2 17 (tỷ đồng)....................... 77
Hình 3.7. Tổng số lao động phục vụ du lịch giai đoạn 2014 – 2017
(người)..................................................................................................... 85
Hình 3.8a: Tỷ lệ nam, nữ khách du lịch Cát Bà.............................................. 94
Hình 3.8b: Tỷ lệ lần đến Cát Bà...................................................................... 94
Hình 3.9: Tỷ lệ phân theo mục đích đến Cát Bà của khách du lịch....................
Hình 3.1 : Tỷ lệ phân theo các hình thức tổ chức đến Cát Bà ...........................
Hình 3.11: Các kênh thông tin ............................................................................
Hình 3.12: Đánh giá tương quan điểm của các tiêu chuẩn về năng lực cạnh
tranh của Cát Bà.................................................................................... 105
Hình 4.1: Dự báo tăng trưởng số lượng khách du lịch quốc tế trên toàn thế
giới đến 2 3 ......................................................................................... 107
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Quần đảo Cát Bà thuộc huyện Cát Hải (thành phố Hải Phòng) bao gồm
388 đảo lớn, nhỏ nằm ở phía Nam vịnh Hạ Long, được UNESCO công nhận
là khu dự trữ sinh quyển Thế giới ngày 2 12 2 4 và Bộ Văn hoá Thể thao và
Du lịch xếp hạng là di tích danh lam thắng cảnh quốc gia đ c biệt vào tháng
12 năm 2 13. Với tiềm năng du lịch phong phú, hấp dẫn và nổi bật, Cát Bà
được đánh giá là “Hòn ngọc” của vịnh Bắc Bộ, là điểm đến quan trọng hàng
đầu trong phát triển du lịch của thành phố Hải Phòng.
M c dù là điểm đến có nhiều tiềm năng du lịch đ c sắc nhưng sự phát
triển của du lịch Cát Bà còn chưa thực sự tương xứng với tiềm năng và vị thế
của điểm đến có giá trị về cảnh quan, địa chất địa mạo vả sinh thái tầm c
quốc tế. Năm 2 17, số lượng khách du lịch đến Cát Bà mới đạt 2,16 triệu
lượt, trong đó tỷ lệ khách du lịch quốc tế còn khiêm tốn với 22,1 ; thu nhập
từ du lịch đạt 1.25 tỷ, chi phí bình quân của một lượt khách du lịch dao động
từ 442.351 đồng tới 49 .433 đồng1
, số ngày lưu trú trung bình của khách du
lịch mới đạt 1,5 ngày…v.v.
Có nhiều nguyên nhân của tình trạng trên, tuy nhiên một số nguyên
nhân chính bao gồm: tình trạng thiếu sản phẩm du lịch đ c thù, khó khăn về
hạ tầng tiếp cận, môi trường du lịch chưa được đảm bảo; dịch vụ thiếu chuyên
nghiệp…v.v. Trong bối cảnh hội nhập hiện nay của du lịch Việt Nam nói
chung và du lịch Hải Phòng nói riêng, những nguyên nhân trên c ng đã và
đang hạn chế năng lực cạnh tranh du lịch của Cát Bà như một điểm đến với
những giá trị toàn cầu và là một phần không thể tách rời Di sản thiên nhiên
vịnh Hạ Long.
Nhận thức được vấn đề trên, thành phố Hải Phòng đã tổ chức thực hiện
và phê duyệt đề án: Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch bền vững quần
1
Nguyễn Hoài Nam, Du lịch Cát Bà: Thực trạng và giải pháp, tapchicongthuong.vn, (26/6/2017).
2
đảo Cát Bà đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050 đã xác định “Phát
triển du lịch quần đảo Cát Bà phải trở thành động lực kinh tế cho phát triển
kinh tế - xã hội của thành phố Hải Phòng và cho phát triển du lịch ở vùng
Đồng bằng sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc. Khai thác có hiệu quả các
tiềm năng và lợi thế so sánh về nguồn lực du lịch; tạo ra được sự khác biệt về
sản phẩm du lịch để nâng cao tính cạnh tranh của du lịch quần đảo Cát Bà
trong mối quan hệ gắn kết phát triển du lịch với Đồ Sơn, Hạ Long, Vân Đồn
và các trung tâm du lịch khác ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ và cả nước, khu vực
và quốc tế. Phát triển Cát Bà trở thành đảo “Ngọc Bích” nơi du khách sẽ có
những trải nghiệm tốt nhất về các giá trị sinh thái - cảnh quan toàn cầu; nơi
nỗ lực bảo tồn sẽ được hỗ trợ bởi những công nghệ “xanh” hiện đại và
những hoạt động dựa trên nguyên tắc của du lịch bền vững mà nòng cốt là du
lịch sinh thái và du lịch cộng đồng”2
.
Tuy nhiên để đạt được mục tiêu phát triển Cát Bà không chỉ thực sự trở
thành điểm đến trọng điểm của TP. Hải Phòng, điểm đến du lịch hàng đầu ở
vùng du lịch Đồng bằng sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc, mà còn trở
thành điểm đến du lịch biển đảo có năng lực cạnh tranh cao không chỉ trong
nước mà còn trong khu vực và quốc tế, cần phải có những nghiên cứu chuyên
sâu để đánh giá năng lực cạnh tranh của du lịch Cát Bà gắn với việc đề xuất
những giải pháp phù hợp. Đây là vấn đề nghiên cứu không chỉ có ý ngh a về
m t lý luận đối với một điểm đến du lịch biển đảo có giá trị toàn cầu về cảnh
quan sinh thái mà còn có ý ngh a thực tiễn cao, đ c biệt trong bối cảnh du lịch
được xác định là ngành kinh tế m i nhọn của đất nước nói chung và của TP.
Hải Phòng nói riêng.
Xuất phát từ thực tế trên, NCS chọn đề tài: “Nâng cao năng lực cạnh tranh
để phát triển du lịch: Nghiên cứu trường hợp Cát Bà” làm đề tài nghiên cứu sinh
của mình.
2
Ủy ban nhân dân Thành phố Hải Phòng, Quyết định số 2732/ QĐ – UBND, Cổng Thông tin điện tử TP Hải
Phòng (haiphong.gov.vn).
3
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:
Xác lập cơ sở khoa học cho việc đề xuất các giải pháp nâng cao năng
cạnh tranh du lịch Cát Bà tương xứng với vị thế và tiềm năng du lịch.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Với mục tiêu nghiên cứu đ t ra trên đây, đề tài luận án s phải thực
hiện 3 nhiệm vụ nghiên cứu chính sau:
Thứ nhất, hệ thống hóa những vấn đề lý luận liên quan đến cạnh tranh
du lịch ở điểm đến. Xác định các yếu tố với hệ thống tiêu chí đo lường đánh
giá năng lực cạnh tranh du lịch.
Thứ hai, Phân tích thực trạng khả năng cạnh tranh của du lịch Cát Bà
qua một số các yếu tố: nguồn lực thừa hưởng, nguồn lực tạo thêm, nguồn lực
phụ trợ, chính sách phát triển du lịch và quản lý điểm đến. Trên cơ sở phân
tích thực trạng năng lực cạnh tranh du lịch Cát Bà, chỉ ra những điểm hạn chế
về năng lực cạnh tranh và nguyên nhân của những hạn chế.
Thứ ba, nghiên cứu đề xuất các giải pháp để nâng cao năng lực cạnh
tranh du lịch Cát Bà đ t trong bối cảnh phát triển mới gắn với quan điểm và
định hướng phát triển du lịch Cát Bà trong giai đoạn tới đây.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án
- Về đối tượng nghiên cứu
Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh và thực trạng năng lực cạnh tranh
của du lịch Cát Bà.
- Về phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về không gian
Quần đảo Cát Bà với trọng tâm là đảo Cát Bà, huyện Cát Hải, thành
phố Hải Phòng.
Phạm vi về thời gian
- Số liệu thứ cấp: giai đoạn từ 2013 – 2 17 và tầm nhìn đến 2 25.
- Số liệu sơ cấp: khảo sát điều tra trong năm 2017, 2018.
4
4. Câu hỏi nghiên cứu:
- Những yếu tố chính nào để nhận biết khả năng cạnh tranh và để đánh
giá về năng lực cạnh tranh du lịch điểm đến
- Thực trạng năng lực cạnh tranh du lịch Cát Bà là gì Những yếu tố
chính nào ảnh hưởng năng lực cạnh tranh du lịch Cát Bà
- Giải pháp nào để nâng cao năng lực cạnh tranh du lịch Cát Bà trong
giai đoạn phát triển tới đây
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp định tính và định lượng
Trong nghiên cứu này tác giả sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu
định tính và nghiên cứu định lượng để thu thập và xử lý các số liệu. Mục tiêu
của việc sử dụng đồng thời cả hai phương pháp nhằm hạn chế những điểm
yếu của từng phương pháp và qua đó làm rõ hơn các vấn đề nghiên cứu.
(1) Nghiên cứu định tính: Được thiết kế thành 2 giai đoạn
Giai đoạn 1: Nghiên cứu định tính nhằm khám phá và hoàn thiện, bổ
sung mô hình... Đối tượng phỏng vấn là 3 khách du lịch (cả trong nước và
nước ngoài) và 5 chuyên gia l nh vực du lịch, hoạch định chính sách.
Phương pháp chọn mẫu phi ngẫu nhiên.
Giai đoạn 2: Nghiên cứu định tính bổ sung nhằm giải thích rõ hơn các
kết quả nghiên cứu. Phỏng vấn 5 chuyên gia (có thể l p lại một số chuyên gia
đã tham gia ở giai đoạn 1).
(2) Nghiên cứu định lượng
Nghiên cứu định lượng được tiến hành để khảo sát khách du lịch bằng
bảng hỏi.
Sau mỗi phần s có thảo luận kết quả nghiên cứu, cuối cùng là tổng hợp
các kết quả nghiên cứu. So sánh, đối chứng với lý thuyết, bàn luận kết quả và
khuyến nghị chính sách.
5
Bảng 1.1. Phƣơng pháp nghiên cứu
Bƣớc Phƣơng
pháp
nghiên cứu
Kỹ thuật Số lƣợng ngƣời
dự kiến
Mục đích
1 Định tính Phỏng vấn sâu 3 khách du lịch
05 chuyên gia
Khám phá, bổ
sung sự phù hợp
mô hình
2 Định lượng Bảng hỏi 300-500 Đánh giá thực
trạng
3 Định tính
bổ sung
Phỏng vấn sâu 5 chuyên gia Giải thích kết
quả nghiên cứu
Nghiên cứu c ng s thu thập dữ liệu từ nguồn thông tin thứ cấp: Những
vấn đề lý luận được đúc rút trong sách giáo khoa chuyên ngành trong nước và
quốc tế; các số liệu thống kê đã được xuất bản, các báo cáo tổng hợp của các
tổ chức, cơ quan quản lý có liên quan; những nghiên cứu trước đây được công
bố trên tạp chí khoa học trong nước và quốc tế.
5.2. Phương pháp phân tích tổng hợp
Luận án sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp nhằm hệ thống hóa
tài liệu thu thập được làm cơ sở cho việc phân tích và đánh giá về thực trạng
năng lực cạnh tranh du lịch Cát Bà.
5.3. Phương pháp điều tra khảo sát thực địa
Kết hợp sử dụng bảng hỏi và phỏng vấn sâu 31 người để đánh giá
năng lực cạnh tranh của du lịch Cát Bà.
5.4. Phương pháp đánh giá nhanh có sự tham gia của cộng đồng
(PRA)
Phương pháp PRA được sử dụng để thăm dò, lấy ý kiến đánh giá của
các du khách, chuyên gia về năng lực cạnh tranh của du lịch Cát Bà.
6
5.5. Phương pháp thống kê – so sánh
Sử dụng các số liệu thống kê để phân tích và so sánh, đánh giá năng lực
cạnh tranh của du lịch Cát Bà qua từng thời kỳ.
5.6. Đề xuất khung phân tích
Luận án sử dụng mô hình của Dwyer và Kim (2 3) để đánh giá thực
trạng năng lực cạnh tranh du lịch điểm Cát Bà. Mô hình này đã được vận
dụng trong nhiều nghiên cứu ở nhiều điểm đến trên thế giới. M c dù mô hình
gốc được áp dụng cho việc đánh giá năng lực cạnh tranh du lịch cho các quốc
gia, tuy nhiên rất nhiều các nghiên cứu trong đó có các nghiên cứu ở Việt
Nam như Nguyễn Thị Thu Vân (2 12), Thái Thị Kim Oanh (2 15) đã áp
dụng thành công khi đánh giá năng lực cạnh tranh của các địa phương, cho du
lịch biển đảo chẳng hạn như Đà Nẵng, Nha Trang và biển đảo Nghệ An... Về
bối cảnh nghiên cứu có nhiều nét tương đồng với du lịch Cát Bà, mô hình
Dwyer và và Kim (2003) phù hợp với điều kiện thực tế phát triển du lịch ở
Cát Bà, vì thế mô hình này được chọn để nghiên cứu và có những điều chỉnh
về từ ngữ để phù hợp với thuật ngữ thông dụng ở Việt Nam được sử dụng
trong nghiên cứu.
Khung nghiên cứu đề xuất
Năng lực cạnh
tranh điểm đến
Cát Bà
Nguồn lực tạo ra
Chính sách
DL, HĐ và PT
đinh
Nguồn lực hỗ trợ
Nguồn lực thừa
hƣởng
Quản lý điểm đến
7
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
- Góp phần hệ thống hóa lý thuyết, đưa ra các khái niệm, nội dung về
du lịch, sản phẩm du lịch, điểm đến du lịch và năng lực cạnh tranh du lịch.
- Xây dựng các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh và đo lường năng
lực cạnh tranh qua nghiên cứu định lượng dưới góc nhìn của khách du lịch,
xem xét mức độ thực hiện thực tế của các tiêu chí bằng việc phỏng vấn.
- Phân tích được thực trạng năng lực cạnh tranh của du lịch Cát Bà qua
các tiêu chí và chỉ ra những điểm hạn chế của các tiêu chí.
- Làm rõ điểm mạnh, điểm yếu của du lịch Cát Bà, đưa ra quan điểm,
định hướng phát triển du lịch Cát Bà đến năm 2 2 và tầm nhìn đến năm
2025 và đề xuất giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Cát
Bà.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
- Về mặt lý luận: Luận án góp phần tổng quan cơ sở lý thuyết về du
lịch, du lịch điểm đến, năng lực cạnh tranh du lịch. Nghiên cứu các mô hình
đánh giá năng lực cạnh tranh du lịch để đề xuất mô hình nghiên cứu phù hợp
cho luận án.
- Về mặt thực tiễn: Là tài liệu tham khảo có giá trị cho các nhà hoạch
định chính sách, TP. Hải Phòng và UBND huyện Cát Hải để ban hành ra các
chính sách góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển du lịch Cát Bà
tương xứng với tiềm năng, giúp cho công tác lập kế hoạch, quản lý du lịch ở
Cát Bà đạt được hiệu quả trên thực tế.
7. Cấu tr c của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liêu tham khảo và phụ lục,
nội dung của luận án gồm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu.
Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về năng lực cạnh tranh du lịch.
Chương 3: Thực trạng năng lực cạnh tranh du lịch Cát Bà.
Chương 4: Quan điểm và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh du
lịch Cát Bà.
8
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. Các nghiên cứu nƣớc ngoài về nâng cao năng lực cạnh tranh nhằm
phát triển du lịch
Hướng nghiên cứu về năng lực cạnh tranh (NLCT) để phát triển du lịch
được các tác giả tiếp cận ở các góc độ khác nhau gồm: NLCT điểm đến du
lịch, NLCT quốc gia, NLCT cấp tỉnh, NLCT du lịch, NLCT ngành, NLCT
doanh nghiệp, NLCT sản phẩm. Trong phần này tác giả tập trung tổng quan
theo hướng tiếp cận NCLCT điểm đến du lịch, NLCT quốc gia, NLCT cấp
tỉnh và NLCT ngành:
Hướng tiếp cận từ lý thuyết năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch
Có Ahmed và Krohn, 1990; Ritchie và Crouch, 1993; Bordas, 1994;
Pearce, 1997; Woodside và Carr, 1988; Crouch và Ritchie, 1999; Kozak và
Rimmington, 1999; Buhalis, 2000; Harteserre, 2000; Go và Govers, 2000;
Hassan, 2000; Mihalic, 2000; Thomas và Long, 2000; Kozak, 2001, và 2 tác
giả tiêu biểu là Dwyer & Kim (2 3) Ritchie & Crouch, 2 3. Trong đó, hai
mô hình nghiên cứu của Crouch & Ritchie (1999) và Dwyer & Kim (2 3) đã
được áp dụng tương đối phổ biến và mở rộng theo nhiều hướng khác nhau
trong thực tế cả trên thế giới và trong nước. Dwyer & Kim (2 3) đã kết luận
năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch nhìn chung được chấp nhận dựa trên 3
nhóm yếu tố chính là: (i) lợi thế so sánh giúp cạnh tranh về giá; (ii) khả năng
về chiến lược và quản trị; và (iii) nguồn lực về lịch sử, văn hóa, xã hội. Năng
lực cạnh tranh du lịch có thể được đánh giá ở nhiều cấp độ, v mô (cấp quốc
gia) hay vi mô (cấp doanh nghiệp) (Ritchie & Crouch, 2003; Dwyer & Kim,
2003) [65]. Theo một cách tiếp cận khác, lợi thế cạnh tranh và lợi thế so sánh
thường được đề cập khi bàn về năng lực cạnh tranh trong du lịch (Porter,
1990) m c dù sự khác biệt giữa hai loại lợi thế này ít khi được làm rõ (Ritchie
& Crouch, 2003).
Ritchie & Crouch (2003) cho rằng đối với mỗi điểm đến du lịch, lợi thế
so sánh chỉ các nguồn lực có sẵn như khí hậu, cảnh quan, thảm động - thực
9
vật… Lợi thế cạnh tranh trong khi đó chỉ những nguồn lực được tạo ra như cơ
sở hạ tầng (lưu trú, giao thông…), lễ hội và sự kiện, kỹ năng quản trị, chất
lượng nhân lực… Nói cách khác, lợi thế so sánh là nguồn lực mà điểm đến du
lịch sở hữu còn lợi thế cạnh tranh là khả năng của điểm đến để khai thác hiệu
quả các nguồn lực của mình. Năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch được
quyết định bởi cả hai loại lợi thế này.
Hướng tiếp cận từ lý thuyết năng lực cạnh tranh quốc gia
M.Porter (1980, 1998, 2007) định ngh a “cạnh tranh quốc gia là khả
năng của các doanh nghiệp tham gia vào các hoạt động giá trị gia tăng trong
một ngành công nghiệp cụ thể trong một quốc gia cụ thể để duy trì giá trị gia
tăng trong thời gian dài” [95,96]. Với các kết quả nghiên cứu của mình tác giả
giải thích và làm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến đến NLCT của một quốc gia
(một địa phương) trong một ngành nhất định. Theo đó, NLCT được thể hiện
qua sự liên kết của 4 nhóm yếu tố: Điều kiện các yếu tố sản xuất và dịch vụ;
Điều kiện về cầu; Các ngành hỗ trợ và có liên quan; Chiến lược, cơ cấu và
cạnh tranh của ngành. Các yếu tố này tác động qua lại lẫn nhau và tạo nên khả
năng cạnh tranh của một quốc gia, một địa phương trong ngành. Ngoài ra còn
hai yếu tố khác là Chính sách của Chính phủ và Cơ hội. M c dù, công trình
không đi sâu vào l nh vực dịch vụ du lịch, song lý thuyết cạnh tranh của M.
Porter có thể được sử dụng khá thích hợp trong việc nghiên cứu NLCT của
ngành du lịch.
Hướng tiếp cận từ lý thuyết năng lực cạnh tranh cấp tỉnh
NLCT cấp tỉnh là chỉ số đánh giá và xếp hạng chính quyền các tỉnh,
thành của Việt Nam trong việc tạo môi trường kinh doanh cho doanh nghiệp
và thu hút vốn đầu tư FDI hướng tới mục tiêu cuối cùng là phát triển kinh tế
và nâng cao mức sống người dân của tỉnh đó, có bốn đ c điểm:
Thứ nhất, chỉ số PCI khuyến khích chính quyền các tỉnh cải thiện chất
lượng công tác điều hành bằng cách chuẩn hóa điểm số xung quanh các thực
tiễn điều hành kinh tế tốt sẵn có tại Việt Nam mà không dựa trên các tiêu chuẩn
10
điều hành kinh tế lý tưởng nhưng khó đạt được, do đó đối với từng chỉ tiêu, có
thể xác định được một tỉnh “ngôi sao” ho c tỉnh đứng đầu của chỉ tiêu đó,và về
lý thuyết bất kỳ tỉnh nào c ng có thể đạt được điểm số PCI tuyệt đối là 100
điểm.
Thứ hai, bằng cách loại trừ ảnh hưởng của các điều kiện truyền thống
ban đầu (các nhân tố cơ bản đóng góp vào tăng trưởng kinh tế trong một tỉnh
và gần như không thể thay đổi trong ngắn hạn như vị trí địa lý, cơ sở hạ
tầng, quy mô của thị trường và nguồn nhân lực), chỉ số năng lực cạnh tranh
cấp tỉnh PCI giúp xác định và hướng vào các thực tiễn điều hành kinh tế tốt
có thể đạt được ở cấp tỉnh.
Thứ ba, bằng cách so sánh đối chiếu giữa các thực tiễn điều hành với
kết quả phát triển kinh tế, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI giúp lượng
hóa tầm quan trọng của các thực tiễn điều hành kinh tế tốt đối với thu hút đầu
tư và tăng trưởng. Nghiên cứu chỉ ra được mối tương quan giữa thực tiễn điều
hành kinh tế tốt với đánh giá của doanh nghiệp và sự cải thiện phúc lợi của
địa phương. Mối liên hệ cuối cùng này đ c biệt quan trọng vì nó cho thấy các
chính sách và sáng kiến thân thiện với doanh nghiệp khuyến khích họ hoạt
động theo hướng đem lại lợi ích cho cả chủ doanh nghiệp, người lao động và
cộng đồng thông qua tạo thêm việc làm và tăng thu nhập cho cả nền kinh tế.
Thứ tư, các chỉ tiêu cấu thành chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI
được thiết kế theo hướng dễ hành động, đây là những chỉ tiêu cụ thể cho phép
các cán bộ công chức của tỉnh đưa ra các mục tiêu phấn đấu và theo dõi được
tiến bộ trong thực hiện. Các chỉ tiêu này c ng rất thực chất vì được doanh
nghiệp nhìn nhận là các chính sách then chốt đối với sự thành công của công
việc kinh doanh. Như vậy, nghiên cứu này là nghiên cứu về năng lực cạnh
tranh cấp tỉnh trong l nh vực du lịch thuộc ngành dịch vụ trong nền kinh tế
hỗn hợp Việt Nam theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ ngh a có sự
quản lý của Nhà Nước được chia thành 3 ngành kinh tế chính đó là: Ngành
11
công nghiệp; Ngành dịch vụ; Ngành nông nghiệp có mối liên hệ mật thiết với
nhau.
Đ c biệt, mô hình lý thuyết đánh giá năng lực cạnh tranh địa phương
trong phát triển du lịch ở cấp độ vi mô của M.Porter (2007) cho thấy các
nguồn lực của địa phương s tạo ra lợi thế cạnh tranh, tuy nhiên việc đánh giá
năng lực cạnh tranh trong du lịch cần phải có cái nhìn tổng thể để đưa ra giả
định rằng mỗi tỉnh được giới hạn trong một tập hợp các nguồn lực của địa
phương, song thay vì được đánh giá một cách độc lập chúng phải được xem
xét trong mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau để có thể làm tăng cường năng lực
cạnh tranh của tỉnh đó. Mô hình này đ c biệt quan trọng cho các nghiên cứu
về năng lực cạnh ở các cấp của địa phương trong phát triển du lịch như một
hệ thống phức tạp trong đó mỗi đại lượng bao gồm nhiều cụm/ngành và các
nguồn lực khác nhau về lợi thế của địa phương phụ thuộc vào đ c điểm điểm
đến và văn hóa kinh doanh [96].
Cách sử dụng mô hình của M.Porter (2007): Mô hình kim cương ban
đầu bao gồm 4 yếu tố chính đó là: Điều kiện về các yếu tố; Chiến lược, cơ cấu
và sự cạnh tranh của địa phương; Các ngành công nghiệp hỗ trợ và có liên
quan; Điều kiện về nhu cầu, chúng tác động trực tiếp đến năng lực cạnh
tranh địa phương trong du lịch và lần lượt tạo ra các liên kết như sau:
Liên kết 1. Cạnh tranh chất lượng (Competitive quality): Các yếu
tố chiến lược, cơ cấu và sự cạnh tranh của doanh nghiệp liên kết với điều
kiện về các yếu tố
Liên kết 2. Cạnh tranh đầu vào (Competitive input): Các yếu tố
chiến lược, cơ cấu và sự cạnh tranh của doanh nghiệp liên kết với các yếu
tố Marketing, chính sách, kế hoạch, kiểm soát, phát triển du lịch.
Liên kết 3. Hỗ trợ cầu (Supporting demand): Các ngành công nghiệp
hỗ trợ và có liên quan liên kết với các yếu tố điều kiện về nhu cầu
Liên kết 4. Hỗ trợ cung (Supporting Supply): Các ngành công nghiệp
hỗ trợ và có liên quan liên kết với điều kiện về các yếu tố
12
Hướng tiếp cận từ lý thuyết năng lực cạnh tranh cấp ngành
M. Porter (1980), một ngành kinh tế được coi là có năng lực cạnh tranh
khi các doanh nghiệp trong ngành và sản phẩm chủ đạo của ngành có năng
lực cạnh tranh trên thị trường. Các yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh của
một ngành kinh tế bao gồm: Lợi thế so sánh của ngành, môi trường kinh tế v
mô và môi trường kinh doanh của ngành, năng lực cạnh tranh của các doanh
nghiệp trong ngành và năng lực cạnh tranh của sản phẩm/dịch vụ đ c thù của
ngành được mô tả trong mô hình năm “thế lực” cạnh tranh hay năm “lực
lượng” cạnh tranh bao gồm: Chiến lược doanh nghiệp; Cấu trúc ngành và đối
thủ cạnh tranh; Các điều kiện cạnh tranh; Các điều kiện cầu; Các ngành công
nghiệp hỗ trợ và có liên quan [96].
Cùng với quá trình hội nhập mạnh m của Việt Nam vào nền kinh tế
thế giới trong những năm gần đây, việc mở cửa khu vực dịch vụ đã tạo ra một
sức ép lớn đối với vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngành dịch vụ
Việt Nam. Có thể nói, năng lực cạnh tranh của hầu hết các l nh vực dịch vụ ở
Việt Nam hiện nay đang ở mức thấp so với thế giới và thậm chí ngay cả so
với các nước đang phát triển trong khu vực. Điều này mang đến cho những
khó khăn cho khu vực dịch vụ Việt Nam trên cả thị trường xuất khẩu và thị
trường trong nước. Tuy nhiên, tiềm năng và cơ hội phát triển còn đang ở phía
trước, vấn đề đ t ra là cần những nghiên cứu đưa ra các quyết định phù hợp
để từng bước nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngành dịch vụ nói chung
và năng lực cạnh tranh trong l nh vực du lịch nói riêng.
Trong thời gian gần đây, Hội đồng Du lịch Thế giới và Diễn đàn Kinh tế
Thế giới (WEF) đã sử dụng bộ chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh cho ngành
Du lịch/Lữ hành, gồm 8 chỉ số chính, đã thu hút sự quan tâm của nhiều quốc
gia trên thế giới ngay sau khi được WEF công bố vào năm 2 4. Sau đó, bắt
đầu từ năm 2 7 đến nay, đều đ n hàng năm, WEF đều công bố báo cáo kết
quả nghiên cứu đánh giá về năng lực cạnh tranh du lịch của các quốc gia. Đây
được xem là thông tin, là cơ sở quan trọng giúp các nhà nghiên cứu, nhà quản
13
lý kinh doanh du lịch tìm hiểu và đánh giá năng lực cạnh tranh của các điểm
đến du lịch khác nhau.
1.2. Các nghiên cứu của Việt Nam về nâng cao năng lực cạnh tranh du
lịch điểm đến
Những nghiên cứu về nâng cao năng lực cạnh tranh du lịch điểm đến ở
Việt Nam không phải là một chủ đề mới, các nhà nghiên cứu tiếp cận
NLCTDL trên nhiều lát cắt khác nhau và ở mỗi giai đoạn các nghiên cứu đều
có những đóng góp và có những ý ngh a thực tiễn khác nhau, có thể kể đến
một số nghiên cứu tiêu biểu sau:
Dự án VIE 89- 3 (1989) về Kế hoạch chỉ đạo phát triển du lịchViệt
Nam do Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) và Chương trình Phát triển của
Liên hợp quốc (UNDP) đã nghiên cứu về khả năng cạnh tranh của du lịch
Việt Nam – dưới góc độ xem Việt Nam như một điểm đến du lịch quốc tế.
Đề tài NCKH của Vụ Thương mại và Dịch vụ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư
phối hợp với nhóm NCS của Trường Đại học Kinh tế quốc dân thực hiện
(2006), Khả năng cạnh tranh và tác động của tự do hóa ngành Du lịch do
UNDP tài trợ đã tập trung vào việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng và đánh
giá khái quát khả năng cạnh tranh của ngành Du lịch Việt Nam c ng như
những tác động khác nhau từ quá trình tự do hóa đang diễn ra trong ngành.
Nguyễn Anh Tuấn và cộng sự (2 7), trong đề tài cấp Bộ “Nghiên cứu
thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực lữ hành
Quốc tế của Việt Nam trong điều kiện hội nhập Quốc tế” đã phân tích thực
trạng NLCT trong l nh vực Lữ hành Quốc Tế (LHQT) của Việt Nam trong điều
kiện hội nhập kinh tế Quốc tế dựa trên các tiêu chí về vốn, công nghệ, trình độ
quản lý, sản phẩm và dịch vụ, nguồn nhân lực và so sánh với các đối thủ cạnh
tranh trong khu vực. Đồng thời, trên cơ sở khái quát thực trạng NLCT của nền
kinh tế Việt Nam, thông qua kết quả xếp hạng và đánh giá NLCT Du lịch và lữ
hành (WEF), đưa ra một số định hướng và tập trung đề xuất ba nhóm giải pháp
quan trọng là nhóm giải pháp v mô liên quan đến chủ trương chính sách, nhóm
14
giải pháp của Hiệp hội Du lịch và nhóm giải pháp của Doanh nghiệp lữ hành để
góp phần nâng cao NLCT trong l nh vực LHQT của Việt Nam trong điều kiện
hội nhập [29].
Hà Thanh Hải (2 1 ), ở công trình Nâng cao NLCT của các khách sạn
Việt Nam trong thời gian tới đã tập trung nghiên cứu NLCT của các doanh
nghiệp kinh doanh khách sạn. Điểm nổi bật của công trình này là đã nghiên
cứu được kinh nghiệm nâng cao NLCT của một số tập đoàn khách sạn quốc
tế. Đồng thời, công trình nghiên cứu này c ng đã hệ thống được một số
phương pháp đánh giá NLCT của khách sạn và ứng dụng thực tế để đánh giá
NLCT của các khách sạn Việt Nam như phương pháp thu thập ý kiến đánh
giá của chuyên gia, phương pháp đánh giá ma trận Thomson – Stricland và
phương pháp điều tra khách hàng. Trong đó, phương pháp đánh giá ma trận
Thomson – Stricland là phương pháp tương đối khoa học, có độ tin cậy khá
cao [17].
Nguyễn Anh Tuấn (2 1 ) trong luận án tiến sỹ Nâng cao năng lực
cạnh tranh điểm đến của du lịch Việt Nam đã nghiên cứu khái quát một số
vấn đề lý luận cơ bản về cạnh tranh điểm đến trong phát triển du lịch như:
cạnh tranh, năng lực cạnh tranh, điểm đến và năng lực cạnh tranh điểm đến.
Tác giả áp dụng mô hình Tích hợp của Dwyer và Kim (2 3) và phương pháp
điều tra trên mạng Survey Monkey để điều tra, phân tích, đánh giá thực trạng
năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch Việt Nam. Luận án c ng đã chỉ ra
những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với ngành du lịch Việt
Nam c ng như nguyên nhân của hạn chế về năng lực cạnh tranh điểm đến của
ngành du lịch Việt Nam. Qua đó, đề xuất 4 quan điểm nâng cao năng lực cạnh
tranh điểm đến du lịch Việt Nam gồm:
1. Ngành du lịch phải trở thành một trong những ngành kinh tế hàng
đầu, đóng góp quan trọng vào sự thịnh vượng quốc gia.
2. Môi trường chính sách phải tạo thuận lợi cho du lịch phát triển.
15
3. Ngành du lịch phải được phát triển theo hướng năng động, thích ứng
nhanh và ứng phó kịp thời với những thay đổi.
4. Ngành du lịch phải được phát triển theo hướng chất lượng, hiệu
quả, bền vững [17].
Nguyễn Quang Vinh (2 11), khi nghiên cứu về Khả năng cạnh tranh
của các doanh nghiệp lữ hành quốc tế Việt Nam sau khi Việt Nam gia nhập
Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đã khái quát các khái niệm về khả năng
cạnh tranh bao gồm năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp du lịch lữ hành
quốc tế, các yếu tố tác động tới cạnh tranh, chỉ số đo lường khả năng cạnh
tranh của các doanh nghiệp du lịch lữ hành quốc tế. Trên cơ sở mô hình chuỗi
giá trị của Porter M., tác giả đã tiến hành xây dựng hệ thống các nhân tố cấu
thành (6 nhân tố, 17 chỉ số) nhằm phản ánh khả năng cạnh tranh của một
doanh nghiệp lữ hành quốc tế trong đó có tính đến khả năng liên kết, hợp tác
và quản lý khủng hoảng theo đ c thù của các doanh nghiệp này. Bên cạnh đó,
công trình đã sử dụng phương pháp nghiên cứu ma trận điểm và các công cụ
toán học, đã xây dựng mô hình định lượng cho phép xác định mức độ ảnh
hưởng của các nhóm nhân tố nguồn lực đối với doanh nghiệp [43].
Nguyễn Thị Thu Vân (2 12), khi nghiên cứu về Năng lực cạnh tranh
điểm đến du lịch Đà Nẵng đã khái quát các khái niệm về năng lực cạnh tranh
du lịch của các tác giả quốc tế và phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến
năng lực cạnh tranh trong du lịch của thành phố Đà Nẵng, một trong những
điểm đến hấp dẫn của Việt Nam và khu vực. Khi nghiên cứu năng lực cạnh
tranh của Đà Nẵng, tác giả đã dựa vào giá trị trung bình của 84 chỉ số (Mô
hình tích hợp của Dwyer và Kim) để làm sáng tỏ những nhân tố ảnh hưởng
đến năng lực cạnh tranh của thành phố Đà Nẵng. Kết quả nghiên cứu cho
thấy, có 7 nhân tố được hình thành, tác động đến năng lực cạnh tranh điểm
đến du lịch Đà Nẳng, gồm: (1) Nguồn lực tự nhiên; (2) Nguồn lực kế thừa; (3)
Nguồn lực tạo ra; (4) Nguồn lực hỗ trợ; (5) Quản trị điểm đến; (6) Điều kiện
hoàn cảnh, và; (7) Điều kiện về cầu. Kết quả phân tích thống kê mô tả 7 nhân
16
tố trên cho thấy, hầu hết các nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh của
điểm đến du lịch Đà Nẵng đều ở mức trung bình khá, không có nhân tố nào
xuất sắc (giá trị trung bình lớn hơn 4), c ng không có nhân tố tiêu cực (giá trị
trung bình nhỏ hơn 2) [42].
Nguyễn Việt Cường (2 13), đã nghiên cứu các yếu tố tác động đến lựa
chọn một điểm đến của du khách nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của
điểm đến Quảng Ninh. Nghiên cứu đã chỉ ra các yếu tố quan trọng nhất ảnh
hưởng tới quyết định của du khác gồm: nguồn lực tự nhiên, lịch sử văn hóa,
nơi cư trú và các yếu tố khác như địa lý, thời tiết, khoảng cách thời gian c ng
có tác động nhất định đến lực chọn điểm đến của du khách [2].
Đào Duy Huân (2 15) trong đề tài Đánh giá năng lực cạnh tranh của
ngành du lịch Thành phố Cần Thơ đã sử dụng lý thuyết 5 áp lực cạnh tranh
của Michael Porter để phân tích, đánh giá năng lực cạnh tranh của ngành du
lịch Thành phố Cần Thơ. Trong nghiên cứu, tác giả đã sử dụng ma trận hình
ảnh cạnh tranh để so sánh, xếp loại các đối thủ cạnh tranh chính của ngành du
lịch Cần Thơ, là các Ngành du lịch An Giang, Tiền Giang, Bến Tre. Kết quả
nghiên cứu cho thấy, ngành du lịch Cần Thơ xếp thứ 1, đứng vị trí thứ hai là
du lịch An Giang, sau đó là du lịch Tiền Giang, và cuối cùng là du lịch Bến
Tre. Tổng số điểm quan trọng của ngành du lịch Cần Thơ là 3.1 cho thấy Cần
Thơ là một đối thủ cạnh tranh mạnh, nếu xét theo khía cạnh chiến lược thì du
lịch Cần Thơ ứng phó hiệu quả với môi trường bên trong và bên ngoài.
Trên cơ sở của kết quả trên, tác giả đã đề xuất 4 giải pháp để nâng cao
năng lực cạnh tranh gồm:
+ Tiếp tục xây dựng sản phẩm du lịch đ c thù TP. Cần Thơ: bảo tồn và
phát triển chợ nổi Cái Răng, hỗ trợ các quận huyện xây dựng sản phẩm du
lịch của từng địa phương. + Phát triển các tuyến du lịch bao gồm các tuyến du
lịch chính hội tụ về Cần Thơ, nâng cấp, duy tu một số tuyến điểm tham quan
quan trọng: Chợ nổi, Làng cổ Bình Thủy – Lộ Vòng Cung…
+ Đẩy mạnh tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá xúc tiến du lịch.
17
+ Quy hoạch phát triển nhân lực du lịch phù hợp với nhu cầu phát triển
du lịch từng thời kỳ.
+ Nâng cao hiệu suất điều hành và kỹ năng xử lý các mối quan hệ giữa
phát triển du lịch với vấn đề bảo tồn tạo nguồn tài nguyên môi trường.
+ Đầu tư vốn cho phát triển du lịch.
+ Nâng cấp cơ sở hạ tầng vật chất, phục vụ du lịch.
+ Mở rộng liên kết, liên doanh, phát triển du lịch với các tỉnh trong
vùng kinh tế ĐBSCL.
+ Phát triển du lịch bền vững là giải pháp cốt lõi để nâng cao năng lực
cạnh tranh của du lịch TP. Cần Thơ [8].
Ở một cách tiếp cận khác 2 tác giả Lê Chí Công và Hồ Huy Tựu (2 15)
đã áp dụng mô hình đổi mới giá trị khách hàng (Kim & Mauborgne 2 4) để
nghiên cứu về nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch biển Nam
Trung Bộ. Kết quả nghiên cứu cho thấy tổng lượng khách du lịch của các tỉnh
Duyên hải Nam Trung Bộ giai đoạn 2 1 – 2 14 được phân thành 2 nhóm.
Nhóm 1: bao gồm 4 tỉnh, thành phố (Đà Nẵng, Quảng Nam, Khánh Hòa và
Bình Thuận). Ở nhóm 1 Bình Thuận được đứng số 1 về thu hút khách du lịch,
tiếp theo là Quảng Nam, Đà Nẵng. Khánh Hòa m c dù được xem là địa
phương có lợi thế nhất trong phát triển du lịch biển nhưng tổng lượng khách
du lịch vẫn thấp hơn 3 địa phương kể trên. Nhóm 2 bao gồm 4 địa phương
còn lại (Bình Định, Ninh Thuận, Phú Yên, Quảng Ngãi). Trong đó Bình Định
m c dù là địa phương có khả năng thu hút khách du lịch lớn nhất nhưng tổng
lượng khác du lịch giai đoạn 2 1 – 2 14 chưa vượt qua ngư ng 2 triệu lượt.
Đối với khả năng thu hút khách du lịch quốc tế, Quảng Nam dẫn đầu nhóm 1
về lượng khách quốc tế tham quan hàng năm. Trong khi 3 đối thủ cạnh tranh
trực tiếp là Đà Nẵng, Khánh Hòa và Bình Thuận số lượt khách tham quan
chưa vượt qua con số 1 triệu. Tuy nhiên, so với các địa phương có điều kiện
tương đồng về du lịch biển, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Bình Thuận là một trong
những địa phương khai thác rất tốt các sản phẩm du lịch biển. Chính điều này
18
đã góp phần tăng doanh thu du lịch đạt mức cao với tốc độ tăng trưởng nhanh.
Từ kết quả nghiên cứu, các tác giả đã cho rằng để nâng cao năng lực cạnh
tranh du lịch biển duyên hải Nam Trung Bộ ngang tầm với các điểm đến cạnh
tranh trong khu vực đòi hỏi phải có những thay đổi về quan điểm và cách tiếp
cận. Từ đó các tác giả đã phân tích và chỉ ra 13 yếu tố cần loại bỏ, 1 yếu tố
cần phải cắt giảm, 16 yếu tố cần gia tăng và 13 yếu tố hình thành nhằm góp
phần giảm chi phí, tăng giá trị cảm nhận của du khách [11].
Hà Thị Thanh Thuỷ (2 14) phân tích năng lực cạnh tranh quốc gia của
du lịch biển Việt Nam: so sánh với Thái Lan và Indonesia, theo số liệu năm
2 13 năng lực cạnh tranh của du lịch biển Việt Nam đứng vị trí 8 trên tổng
số 14 quốc gia tham gia xếp hạng, thua Thái Lan tới 37 bậc và đứng sau
Indonesia tới 1 bậc. Cụ thể, xét năng lực cạnh tranh quốc gia ở cả 3 bộ tiêu
chí (khuôn khổ pháp lý; môi trường kinh doanh và cơ sở hạ tầng; con người,
văn hóa và tài nguyên thiên nhiên) của Việt Nam đều đứng ở vị trí thấp hơn
so với Thái Lan. So với Indonesia, Việt Nam chỉ xếp hạng cao hơn ở bộ tiêu
chí khuôn khổ pháp lý, hai bộ tiêu chí còn lại đều đứng ở thứ hạng thấp hơn.
Bên cạnh đó, bài viết c ng chỉ ra điểm mạnh, điểm yếu của du lịch biển Việt
Nam. Nghiên cứu cho rằng để theo kịp Thái Lan và Indonesia, trở thành
cường quốc về du lịch biển, trước tiên Việt Nam cần giải quyết gốc rễ của ba
vấn đề gồm: Chính sách, cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực [31].
Trần Thị Thùy Trang (2 15), nghiên cứu về năng lực cạnh tranh du lịch
của TP Hồ Chí Minh đã đánh giá năng lực cạnh tranh của du lịch TP.HCM,
dựa trên cơ sở lý thuyết về du lịch và du lịch điểm đến để chọn ra 4 nhóm yếu
tố chính phỏng theo mô hình kim cương của Porter để đánh giá năng lực cạnh
tranh điểm đến trong l nh vực du lịch gồm: Các yếu tố đầu vào và mức độ hấp
dẫn du lịch, chiến lược, cơ cấu và đối thủ cạnh tranh của điểm đến, các ngành
công nghiệp hỗ trợ có liên quan và các điều kiện về nhu cầu thị trường du
lịch. Kết quả của nghiên cứu cho thấy yếu tố đầu vào và mức độ hấp dẫn của
du lịch địa phương có ảnh hưởng cao nhất, thứ hai là chiến lược cơ cấu và đối
19
thủ cạnh tranh, thứ ba là các ngành công nghiệp hỗ trợ có liên quan và cuối
cùng là các điều kiện về nhu cầu du lịch. Luận án đề xuất 3 nhóm giải pháp
nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của du lịch TP.HCM trong xu thế toàn
cầu và hội nhập kinh tế quốc tế gồm: nhóm giải pháp về phát triển thị trường
khách du lịch quốc tế, nhóm giải pháp về phát triển thị trường khách du lịch
nội địa và nhóm giải pháp về sản phẩm du lịch [25].
Nguyễn Thạnh Vượng (2 15), khi nghiên cứu về các yếu tố tác động
tới năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch Tiền Giang đã khảo sát 43
doanh nghiệp du lịch tại Tiền Giang đã chỉ ra rằng các yếu tố nguồn nhân lực
phục vụ dịch vụ du lịch được các doanh nghiệp đánh giá quan trọng nhất
trong việc tác động đến năng lực cạnh tranh trong kinh doanh, tiếp theo là các
yếu tố: Cơ sở vật chất hạ tầng du lịch, chính sách và chiến lược của doanh
nghiệp, Marketing, yếu tố tự nhiên, đối thủ cạnh tranh. Các yếu tố còn lại tác
động đến năng lực cạnh tranh ở mức độ vừa phải. Từ đó tác giả khuyến nghị
một số giải pháp cho các doanh nghiệp kinh doanh du lịch của Tiền Giang
gồm:
+ Chủ động trong việc đào tạo các nhà quản lý và nhân viên về trình
độ, kỹ năng, thái độ để đáp ứng tốt công tác tư vấn cho khách hàng về các
dịch vụ của doanh nghiệp.
+ Tăng cường liên kết với các nhà cung ứng (vận tải, lưu trú, nhà hàng,
điểm du lịch) nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách tốt nhất.
+ Chú trọng đến chính sách giá và sản phẩm c ng như công tác điều
hành tour.
+ Tích cực tham gia vào các hội chợ, hội thảo về du lịch để quảng bá
sản phẩm du lịch [41].
Thái Thị Kim Oanh (2 15), trong luận án tiến s “Đánh giá năng lực
cạnh tranh du lịch biển, đảo của tỉnh Nghệ An và khuyến nghị chính sách” đã
khuyến nghị 4 nhóm giải pháp chính sách cho Nghệ An: (1) Nhóm giải pháp
chính sách về nghiên cứu cầu thị trường và xúc tiến du lịch, trong đó xác định
20
rõ khách đến từ Hà Nội và nội tỉnh vẫn tiếp tục là những nguồn khách chính
của Nghệ An, m t khác phần lớn du khách tuổi tương đối trẻ, đã lập gia đình,
có con nhỏ nên các hoạt động vui chơi, giải trí cho thanh niên, gia đình, trẻ
nhỏ cần được phát triển hơn; (2) Nhóm giải pháp phát triển sản phẩm du lịch
bằng việc tạo thêm các sản phẩm du lịch mới như du lịch trải nghiệm, kết hợp
du lịch biển, đảo với du lịch di sản, văn hóa ven biển (du thuyền, dân ca ví
d m dọc sông Lam, các di tích văn hóa ven biển); (3) Hoàn thiện cơ chế chính
sách quản lý du lịch như: thu hút những tổ chức có uy tín và tiềm lực mạnh
vào đầu tư xây dựng, khai thác, vận hành các cơ sở kinh doanh du lịch (nhất
là khách sạn, khu vui chơi giải trí…); thiết lập đường dây nóng để doanh
nghiệp và người dân có thể phản hồi về những trường hợp bị nh ng nhiễu;
quy định rõ các mức phí (và cả mức phạt tiền nếu vi phạm) đối với cá nhân, tổ
chức kinh doanh du lịch để đóng góp vào công tác quản lý trật tự trị an và bảo
vệ môi trường; (4) Liên kết phát triển du lịch với trọng tâm là liên kết phát
triển sản phẩm du lịch[13].
1.3. Khoảng trống nghiên cứu có thể bổ sung và phát triển
Qua việc tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước có
thể thấy nghiên cứu về NLCTDL điểm điến đã được các học giả trong và
ngoài nước tiếp cận trên nhiều góc độ khác nhau, những chủ đề nghiên cứu
liên quan đến nội dung của luận án có thể khái quát thành 3 tuyến vấn đề
chính như sau:
Một là, các công trình nghiên cứu khái quát về mô hình NLCTDL điểm
đến đưa ra các mô hình NLCT điểm đến, các yếu tố và tiêu chí đánh giá
NLCT điểm đến. Đóng góp của các công trình này đã giúp cho người đọc
hiểu rõ hơn vai trò, nội dung, tiêu chí của NLCT điểm đến, từ đó hình thành
phương pháp luận và hướng tiếp cận để xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn
của vấn đề đo lường và đánh giá NLCT điểm đến du lịch.
21
Hai là, các công trình nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của du lịch
Việt Nam đều có chung nhận định năng lực cạnh tranh của du lịch Việt Nam
đứng ở vị trí thấp hơn so với các nước trong khu vực. Những yếu tố chủ yếu
ảnh hưởng đến NLCT du lịch quốc gia mà Việt Nam cần phải chú trọng cải
thiện là: chính sách, cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực.
Ba là, các công trình nghiên cứu cụ thể về NLCTDL điểm đến của địa
phương như TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Nam Trung Bộ, Tiền Giang... giúp
làm sáng tỏ về đ c thù của từng địa phương trong việc nâng cao NLCT điểm đến
du lịch. Mỗi một địa phương lại cần có những giải pháp riêng để nâng cao năng
lực cạnh tranh du lịch của địa phương mình.
Tuy đã tiếp cận và nghiên cứu các góc độ khác nhau về NLCTDL
nhưng vẫn còn thiếu những công trình đánh giá NLCT của du lịch Cát Bà
bằng việc nghiên cứu định lượng qua việc đưa ra các tiêu chí để đánh giá thực
trạng năng lực cạnh tranh; phân tích mức độ quan trọng của các tiêu chí liên
quan đến năng lực cạnh tranh, xem xét mức độ thực hiện thực tế dịch vụ của
các tiêu chí qua sự đánh giá của khách du lịch.
Đánh giá của du khách mới thực sự là thước đo chính xác cho hoạt
động của một điểm đến du lịch. Do vậy luận án s kế thừa các công trình đi
trước, thực hiện khảo sát, phóng vấn du khách đến Cát Bà về những yếu tố
ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của điểm đến đến này.
Từ cơ sở lý luận và các nghiên cứu thực tiễn cho thấy, việc thực hiện
nghiên cứu đánh giá NLCT để đề xuất được các giải pháp nâng cao năng lực
cạnh tranh của du lịch Cát Bà là cần thiết và phù hợp với yêu cầu thực tiễn.
22
CHƢƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NĂNG LỰC
CẠNH TRANH DU LỊCH
2.1. Khái niệm về du lịch, sản phẩm du lịch và điểm đến du lịch
2.1.1. Khái niệm về du lịch
Từ lâu, khái niệm “du lịch” đã được các tác giả sử dụng rộng rãi trên
sách báo và các phương tiện thông tin đại chúng. Tuy nhiên, mỗi thời kỳ phát
triển, khái niệm về du lịch c ng mang những nét đ c trưng khác nhau và được
bổ sung ngày càng hoàn thiện hơn.
Liên đoàn Quốc tế các Tổ chức lữ hành chính thức (IUOTO) đã
đưa ra khái niệm: “Du lịch là hành động du hành đến một nơi khác với địa
điểm cư trú thường xuyên của mình nhằm mục đích không phải để làm ăn,
tức không phải để làm một nghề hay một việc kiếm tiền sinh sống”.
Tổ chức Du lịch thế giới (World Tourist Organization), thuộc Liên
Hiệp Quốc đã đưa ra khái niệm: “Du lịch bao gồm tất cả mọi hoạt động của
những người du hành, tạm trú, trong mục đích tham quan, khám phá và tìm
hiểu, trải nghiệm ho c trong mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn; c ng như
mục đích hành nghề và những mục đích khác, trong thời gian liên tục nhưng
không quá một năm, ở bên ngoài môi trường sống định cư; nhưng loại trừ các
du hành mà có mục đích chính là kiếm tiền”.
Martin Mowforth, Ian Munt (2001) kết luận "Du lịch là một hiện tượng
kinh tế, xã hội được l p đi l p lại đều đ n, chính là sản xuất và trao đổi dịch
vụ, hàng hoá của các đơn vị kinh tế riêng biệt, độc lập; đó là tổ chức các xí
nghiệp với cơ sở vật chất kỹ thuật chuyên môn nhằm bảo đảm sự đi lại, trong
quá trình phục vụ khách bao gồm: Du khách, nhà cung ứng dịch vụ du lịch,
cư dân sở tại và chính quyền nơi đón khách du lịch".
Theo Giáo trình Kinh tế Du lịch của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Hà Nội (2006), Nhà xuất bản Lao động - Xã hội đã định ngh a về khái niệm
“du lịch” như sau: “Du lịch là một ngành kinh doanh bao gồm các hoạt động
tổ chức hướng dẫn du lịch, sản xuất, trao đổi hàng hoá, dịch vụ của các doanh
23
nghiệp nhằm đáp ứng các nhu cầu về đi lại, lưu trú, ăn uống, thăm quan, giải
trí, tìm hiểu và các nhu cầu khác của khách du lịch. Các hoạt động đó phải
đem lại lợi ích kinh tế, chính trị, xã hội thiết thực cho nước (địa phương) làm
du lịch và bản thân doanh nghiệp”.
Ở Việt Nam, Luật Du lịch (năm 2 17) định ngh a “Du lịch là các hoạt
động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên
trong thời gian không quá 1 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan,
nghỉ dư ng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch ho c kết hợp với
mục đích hợp pháp khác”.
Tóm lại, tất cả các khái niệm về du lịch đã nêu trên đây tuy cách diễn
đạt có khác nhau nhưng đều có những nét đ c trưng chung như:
- Du lịch thuộc l nh vực dịch vụ;
- Du lịch là bao gồm nhiều hoạt động khác nhau;
- Du lịch là l nh vực hoạt động rộng trên toàn lãnh thổ, bao gồm nhiều
ngành, nhiều l nh vực tham gia;
- Các hoạt động du lịch diễn ra ở ngoài khu vực khách du lịch cư trú
- Du lịch là hoạt động liên quan đến nhu cầu, nhưng không phải mọi
nhu cầu đều liên quan đến du lịch. Chỉ có hoạt động nào dẫn đến thỏa mãn
nhu cầu về tham quan, giải trí, nghỉ dư ng trong một thời gian nhất định mới
được gọi là du lịch.
Du lịch được thực hiện thông qua sản phẩm du lịch. Nói cách khác thì
du khách thu được lợi ích từ du lịch thông qua thưởng thức, tiêu dùng sản
phẩm du lịch.
2.1.2. Sản phẩm du lịch
Khái niệm về sản phẩm du lịch được đưa ra trong Luật Du lịch 2017,
theo đó “Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ, trên cơ sở khai thác tài
nguyên du lịch để thoả mãn nhu cầu của khách du lịch”.
24
Sản phẩm du lịch có thể tồn tại dưới dạng vật thể (hữu hình) ho c phi
vật thể (vô hình) và mang đ c điểm của sản phẩm hàng hóa và dịch vụ thông
thường.
Bên cạnh những đ c điểm chung của sản phẩm hàng hoá và dịch vụ,
sản phẩm du lịch có các đ c trưng riêng gồm: Thứ nhất, sản phẩm du lịch có
thể không mất đi sau khi đáp ứng nhu cầu của du khách, thậm chí còn tăng
thêm giá trị nếu được du khách đánh giá cao và giới thiệu cho nhiều người
khác. Thứ hai, sản phẩm du lịch có tính thời điểm, mùa vụ nhất định và quá
trình cung ứng, tiêu dùng thường diễn ra đồng thời. Thứ ba, sản phẩm du lịch
thường là không thể dịch chuyển được và gắn liền với những địa điểm cụ thể.
Đ c trưng này có ngh a là muốn hưởng thụ sản phẩm du lịch, du khách buộc
phải di chuyển tới nơi cung ứng. Thứ tư, sản phẩm du lịch thường không
đồng nhất về chất lượng c ng như sản lượng. Điều này hàm ý khác với hàng
hóa thông thường, s khó khăn hơn nhiều khi so sánh hai sản phẩm du lịch
với nhau.
Du lịch có nhiều ảnh hưởng tới nền kinh tế, môi trường tự nhiên c ng
như xã hội, tới dân cư bản địa c ng như tới chính khách du lịch. Do những tác
động đa chiều này, các yếu tố sản xuất sử dụng để tạo ra hàng hóa, dịch vụ
đáp ứng khách du lịch có phạm vi và số lượng rất lớn. Danh sách các đơn vị,
cá nhân được thụ hưởng và chịu ảnh hưởng từ du lịch c ng rất dài. Chính vì
vậy, cần thiết có cách tiếp cận đa chiều khi phát triển, quản lý và giám sát du
lịch.
2.1.3. Điểm đến du lịch
Du lịch bao giờ c ng gắn liền với một địa điểm cụ thể. Thuật ngữ hay
được sử dụng để chỉ nơi, địa điểm, vùng hay khu... tham quan du lịch là điểm
đến du lịch. Điểm đến du lịch vì thế không chỉ giới hạn ở một nơi chốn cụ thể
mà còn có thể là tập hợp của nhiều địa điểm (vùng du lịch, tuyến du lịch). Xét
về phạm vi địa lý thì điểm đến du lịch có thể là một khu vực du lịch trên thế
giới (ví dụ Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Phi, Châu Á – Thái Bình Dương, Tây
25
Nam Á...), một quốc gia, một vùng, một địa phương, một địa điểm nhất định,
một khu rừng hay một hòn đảo...
Tổ chức Du lịch Thế giới đã đưa ra một định ngh a tương đối đầy đủ và
được rộng rãi chấp nhận: “điểm đến du lịch là một không gian vật chất mà du
khách ở lại ít nhất là một đêm. Nó bao gồm các sản phẩm du lịch như các dịch
vụ hỗ trợ, các điểm đến và tuyến điểm du lịch trong thời gian một ngày. Nó
có các giới hạn vật chất và quản lý giới hạn hình ảnh, sự quản lý xác định tính
cạnh tranh trong thị trường. Các điểm đến du lịch địa phương thường bao
gồm nhiều bên hữu quan như một cộng đồng tổ chức và có thể kết nối lại với
nhau để tạo thành một điểm đến du lịch lớn hơn”. Chung quy, điểm đến du
lịch là một nơi tổng hòa của nhiều yếu tố, bao gồm dịch vụ du lịch, dịch vụ hỗ
trợ, người dân địa phương, văn hóa, thiên nhiên…
Theo Vengesavy (2003): “Điểm đến được xác định là những vùng địa lý,
được du khách hiểu là những thực thể độc đáo có các yếu tố cung cấp chính
như: tính hấp dẫn, khả năng tiếp cận, các hoạt động trọn gói sẵn có và các
dịch vụ bổ trợ”.
Ở Việt Nam, Luật Du lịch năm 2 17 đưa ra hai khái niệm về điểm đến du
lịch là điểm du lịch và khu du lịch. Khái niệm thứ nhất, khu du lịch là khu vực
có ưu thế về tài nguyên du lịch, được quy hoạch, đầu tư phát triển nhằm đáp
ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch, đem lại hiệu quả về kinh tế - xã hội
và môi trường. Khái niệm thứ hai, điểm du lịch, được hiểu là nơi có tài
nguyên du lịch được đầu tư khai thác phục vụ khách du lịch. Như vậy, khu du
lịch có phạm vi địa lý rộng hơn điểm du lịch, có thể bao gồm nhiều điểm du
lịch. Đồng thời, không phải bất cứ điểm đến nào có tài nguyên du lịch c ng
trở thành điểm đến du lịch. Ngay cả những điểm đến có tài nguyên du lịch đ c
biệt hấp dẫn nhưng không có cơ sở hạ tầng và các dịch vụ cần thiết phục vụ
du khách thì vẫn chưa trở thành điểm đến du lịch.
26
Trong nghiên cứu này, tác giả tiếp cận theo định nghĩa theo Tổ chức du
lịch thế giới. Cát Bà là điểm đến qui tụ với các sản phẩm du lịch đặc sắc và
phong phú, có các sản phẩm du lịch như các dịch vụ hỗ trợ, tính hấp dẫn và
các tài nguyên du lịch với biên giới hành chính. Cát Bà có các giới hạn về vật
chất và quản lý giới hạn hình ảnh, sự quản lý xác định tính cạnh tranh trên
thị trường.
2.2. Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh du lịch
2.2.1. Năng lực cạnh tranh
Năng lực cạnh tranh là khái niệm tổng hợp được xây dựng trên cơ sở
kết nối và tổ hợp hệ thống nhiều yếu tố cả bên trong và bên ngoài ở các cấp
quốc gia, cấp tỉnh, cấp doanh nghiệp với tư cách là những thực thể độc lập.
Theo định ngh a của Đại từ điển tiếng Việt thì “Năng lực” là (1) những điều
kiện đủ ho c vốn có để làm một việc gì; (2) khả năng đủ để thực hiện tốt một
công việc. Do vậy có thể khẳng định, năng lực cạnh tranh là khả năng giành
thắng lợi hay lợi thế của chủ thể cạnh tranh (cá nhân hay tổ chức, doanh
nghiệp hay quốc gia) trong việc thực hiện cùng mục tiêu nào đó, mục tiêu ấy
được khái quát nhất là, hiệu quả cao và phát triển bền vững.
Năng lực cạnh tranh là một khái niệm rất rộng và có nhiều định ngh a
khác nhau, tùy đối tượng và mục tiêu hướng tới. Hiểu một cách cơ bản nhất
thì năng lực cạnh tranh là khả năng vượt trội đối thủ, nhờ đó mà đạt được mục
tiêu khi tiến hành các hoạt động phát triển kinh tế hay sản xuất, kinh doanh.
M c dù đây là cách hiểu khá phổ biến nhưng c ng có một số quan điểm khác,
chẳng hạn Porter (1990) cho rằng năng lực cạnh tranh cần dựa trên năng suất
lao động. Năng lực cạnh tranh có thể được dùng cho quốc gia địa phương,
doanh nghiệp hay thậm chí sản phẩm.
Ở cấp độ quốc gia hay địa phương, năng lực cạnh tranh thường được
dùng để chỉ khả năng của nền kinh tế (quốc gia hay địa phương) đạt được
tăng trưởng bền vững, thu hút được đầu tư, đảm bảo ổn định kinh tế - xã hội
và nâng cao đời sống nhân dân. Những yếu tố thường được đề cập khi đánh
27
giá năng lực cạnh tranh của quốc gia hay địa phương là mức độ mở cửa, thể
chế, vai trò của chính phủ/chính quyền địa phương, kết cấu hạ tầng, năng lực
tài chính, lực lượng lao động, trình độ công nghệ và trình độ quản lý doanh
nghiệp.
Ở cấp độ doanh nghiệp, năng lực cạnh tranh thường chỉ khả năng duy
trì và mở rộng thị phần, thu lợi nhuận của doanh nghiệp, do đó dựa trên năng
lực bán hàng từ đó thu lợi so với đối thủ. Ví dụ, theo Aldington Report
(1985), “doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh ngh a là có thể sản xuất sản
phẩm và dịch vụ với chất lượng vượt trội và giá cả thấp hơn các đối thủ trong
nước và quốc tế”. Bên cạnh đó, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế
(OECD) theo cách tiếp cận dùng năng suất lao động của Porter (1990) khi cho
rằng: “năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là sức sản xuất tạo ra thu nhập
tương đối cao trên cơ sở sử dụng hiệu quả các yếu tố sản xuất, từ đógiúp cho
doanh nghiệp phát triển bền vững trong điều kiện cạnh tranh quốc tế”.
Ở cấp độ sản phẩm, năng lực cạnh tranh chỉ khả năng của một sản
phẩm có thể bán được nhanh chóng với giá tốt so với các sản phẩm cùng loại
trên thị trường. Năng lực cạnh tranh sản phẩm được quyết định bởi rất nhiều
yếu tố như chất lượng, giả cả, kênh phân phối, dịch vụ đi kèm, thương hiệu,
quảng cáo, chính sách hậu mãi…
2.2.2. Năng lực cạnh tranh du lịch
Craigwell R. (2007) nhận xét, năng lực cạnh tranh du lịch là một khái
niệm tương đối phức tạp, đa chiều khi áp dụng trong nền kinh tế và các điểm
đến vì hàng loạt các nhân tố quyết định so sánh về kinh tế, sinh thái, yếu tố xã
hội, văn hóa và chính trị quyết định nó; Craigwell R. (2 7) đã định ngh a
“năng lực cạnh tranh du lịch được xem là những sự kiện và chính sách đã
hình thành nên khả năng của một quốc gia để tạo ra và duy trì một môi trường
mà môi trường đó tạo ra nhiều giá trị bền vững hơn cho các doanh nghiệp và
sự thịnh vượng hơn cho người dân của quốc gia đó”.
28
Tác giả Croes R. (2 1 ) nhận định, năng lực cạnh tranh du lịch bao
gồm hai khái niệm: du lịch và năng lực cạnh tranh. Du lịch biểu lộ nhiều tính
năng đ c thù khác với hàng hóa xuất khẩu khác. Du lịch là một sản phẩm gồm
toàn bộ điểm đến. Khách hàng tìm kiếm một sự trải nghiệm và do đó họ phải
di chuyển để tiêu thụ sản phẩm, tức là khách hàng phải đi đến nơi bán sản
phẩm để tìm mua và sử dụng nó chứ không phải sản phẩm du lịch được giao
đến tận tay cho khách hàng. Cạnh tranh du lịch phụ thuộc vào sự lựa chọn các
điểm đến của khách du lịch. Do đó, du lịch đã trở thành một hoạt động cạnh
tranh giữa các khu vực mà các khu vực đó buộc phải nâng cao hoạt động của
mình để thu hút khách du lịch nhiều hơn từ đó gia tăng doanh thu của mình.
Theo Barbosa và các tác giả (2 1 ), năng lực cạnh tranh du lịch là:
“Năng lực phát triển để tạo ra kinh doanh trong các hoạt động kinh tế liên
quan đến ngành du lịch, theo hướng bền vững, cung cấp cho khách du lịch với
một trải nghiệm đích thực”.
Ferreira J. và Estevão C. (2009), nhận xét “Theo Dwyer và Kim (2003),
năng lực cạnh tranh du lịch là khái niệm rất phức tạp khi kết hợp một số yếu
tố có thể quan sát được ho c không, và cho rằng trong nhiều trường hợp,
không dễ dàng để đo lường năng lực cạnh tranh du lịch. Hơn nữa, nó là một
khái niệm tương đối mà mức độ đánh giá có thể khác nhau tùy thuộc vào
khoảng thời gian mà các quốc gia thực hiện việc xem xét tài liệu tham khảo.
Để cạnh tranh trong l nh vực du lịch, một điểm đến không chỉ có lợi thế so
sánh mà còn phải có lợi thế cạnh tranh, nói cách khác, yêu cầu không phải chỉ
có ít ho c nhiều sản phẩm và tài nguyên du lịch, mà bắt buộc điểm đến c ng
phải được quản lý một cách hiệu quả về lâu dài”. Theo Hong (2 8), năng lực
cạnh tranh du lịch như khả năng của một điểm đến để tạo ra, tích hợp và cung
cấp những trải nghiệm du lịch, bao gồm cả giá trị gia tăng của hàng hóa và
dịch vụ được xem là quan trọng bởi khách du lịch. Những trải nghiệm này
duy trì các nguồn lực của một điểm đến, và giúp giữ một vị thế thị trường tốt
29
so với các điểm đến khác”. Trong nghiên cứu này, tác giả đồng thuận với
quan điểm của Hong (2 8) với phạm vi nghiên cứu là điểm đến Cát Bà.
2.2.3 Năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch
Nói đến năng lực cạnh tranh trong du lịch là nói đến năng lực cạnh
tranh của một điểm đến du lịch cụ thể do sản phẩm du lịch có sự khác biệt rất
lớn với các hàng hóa, dịch vụ thông thường. Nhìn chung, sản phẩm du lịch
bao giờ c ng gắn với một điểm đến du lịch cụ thể, là đầu ra của việc kết hợp
rất nhiều các yếu tố của địa phương, do nhiều cá nhân, đơn vị, tổ chức cùng
tham gia (ví dụ như doanh nghiệp du lịch (khách sạn, nhà hàng, hàng không,
điều hành tua, v.v…), doanh nghiệp ho c tổ chức hỗ trợ du lịch (nghệ thuật,
thể thao, giải trí, nghỉ dư ng…), tổ chức quản lý du lịch (công, tư ho c đối tác
công tư), đơn vị thuộc khu vực công (cung ứng hàng hóa công cộng như
đường sá, cơ sở hạ tầng) hay cư dân địa phương và công chúng (Crouch,
2 7). Muốn thưởng thức sản phẩm du lịch, khách du lịch phải thăm viếng
những điểm đến du lịch cụ thể. Theo Ritchie & Crouch (2003), khách hàng
thường căn cứ vào các tiện ích, danh thắng, tiêu chuẩn dịch vụ… của những
điểm đến du lịch để ra quyết định đi thăm. Lợi ích thu được từ sản phẩm du
lịch chính là trải nghiệm của du khách từ rất nhiều yếu tố khác nhau trong
suốt quá trình nghỉ ngơi, vui chơi, thăm viếng… điểm đến du lịch.
Cạnh tranh trong việc thu hút khách du lịch cơ bản là cạnh tranh giữa
các điểm đến du lịch với nhau (Buhalis, 2 ). M c dù lợi ích và mục tiêu
cuối cùng của các cá nhân, đơn vị (doanh nghiệp, chính quyền, người dân…)
là khác nhau nhưng tất cả đều hướng đến việc thu hút khách du lịch đến với
địa phương mà mình sống và hoạt động.
Chính vì vậy, năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch cần phải được
nhìn nhận từ nhiều cấp độ. Khái niệm này vừa mang ý ngh a của năng lực
cạnh tranh cấp quốc gia, địa phương, nhất là địa phương, vừa mang ý ngh a
của năng lực cạnh tranh cấp doanh nghiệp và năng lực cạnh tranh cấp sản
phẩm.
30
Năng lực cạnh tranh du lịch là thước đo khả năng thu hút khách du lịch
của điểm đến du lịch, được quyết định bởi một hệ thống rất nhiều yếu tố.
Theo Dwyer & Kim (2 3), năng lực cạnh tranh du lịch nhìn chung được
chấp nhận dựa trên 3 nhóm yếu tố chính là: (i) lợi thế so sánh giúp cạnh tranh
về giá; (ii) khả năng về chiến lược và quản trị; và (iii) nguồn lực về lịch sử,
văn hóa, xã hội. Năng lực cạnh tranh du lịch có thể được đánh giá ở nhiều cấp
độ, v mô (cấp quốc gia) hay vi mô (cấp doanh nghiệp) (Ritchie & Crouch,
2 3; Dwyer & Kim, 2 3). Theo một cách tiếp cận khác, lợi thế cạnh tranh
và lợi thế so sánh thường được đề cập khi bàn về năng lực cạnh tranh trong du
lịch (Porter, 199 ) m c dù sự khác biệt giữa hai loại lợi thế này ít khi được
làm rõ (Ritchie & Crouch, 2 3). Ritchie & Crouch (2 3) cho rằng đối với
mỗi điểm đến du lịch, lợi thế so sánh chỉ các nguồn lực có sẵn như khí hậu,
cảnh quan, thảm động - thực vật, v.v… Lợi thế cạnh tranh trong khi đó chỉ
những nguồn lực được tạo ra như cơ sở hạ tầng (lưu trú, giao thông…), lễ hội
và sự kiện, kỹ năng quản trị, chất lượng nhân lực… Nói cách khác, lợi thế so
sánh là nguồn lực mà điểm đến du lịch sở hữu còn lợi thế cạnh tranh là khả
năng của điểm đến để khai thác hiệu quả các nguồn lực của mình. Năng lực
cạnh tranh của điểm đến du lịch được quyết định bởi cả hai loại lợi thế này.
Có rất nhiều định ngh a thế nào là năng lực cạnh tranh của điểm đến du
lịch (Porter, 199 ). Như đã nêu trên, năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch
được quyết định bởi một hệ thống rất nhiều các yếu tố. Đánh giá năng lực
cạnh tranh du lịch vì thế có thể dựa vào nhiều tiêu chí, có thể là tiêu chí khách
quan (như số du khách, thị phần, chi tiêu của du khách, số lao động sử dụng
và giá trị gia tăng của ngành du lịch) hay tiêu chí chủ quan (như sự phong phú
văn hóa và di sản, chất lượng sản phẩm, độ hài lòng của du khách…). Cách
tiếp cận khác nhau về tiêu chí được sử dụng s cho định ngh a khác nhau về
năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch.
Ritchie & Crouch (1999) định ngh a “năng lực cạnh tranh của một điểm
đến du lịch là khả năng tạo ra giá trị gia tăng, vì thế tăng thu nhập, của cải,
31
thông qua quản lý tài sản và các quy trình, sự hấp dẫn, lôi cuốn và những địa
điểm lân cận c ng như thông qua tích hợp các mối quan hệ này trong một mô
hình kinh tế - xã hội cho phép khai thác, đồng thời gìn giữ nguồn vốn tự nhiên
của điểm đến cho các thế hệ tương lai”. Định ngh a này rất gần với quan điểm
của Diễn đàn Kinh tế Thế giới, theo đó năng lực cạnh tranh được xác định
dựa trên lợi ích kinh tế mà cư dân của điểm đến du lịch có được. Cách tiếp
cận này c ng rất phù hợp ở cấp quốc tế do cho phép so sánh giữa các quốc gia
với nhau về lợi ích kinh tế do du lịch mang lại (Dwyer & Kim, 2003).
Ngoài ra c ng có khá nhiều các định ngh a khác được sử dụng trong
thực tế. Theo Hartserre (2 ), “năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch là
khả năng của điểm đến trong việc duy trì sức mạnh, thị phần trên thương
trường và tăng chúng lên theo thời gian”. Hassan (2 ) thì cho rằng “năng
lực cạnh tranh của một điểm đến du lịch là khả năng của điểm đến du lịch
trong việc tạo ra và tích hợp các sản phẩm có giá trị gia tăng, vừa giúp bảo tồn
các nguồn lực trong khi vẫn duy trì sức hút thị trường so với các đối thủ cạnh
tranh”. Dwyer và cộng sự (2 ) định ngh a “năng lực cạnh tranh của điểm
đến du lịch là một khái niệm tổng thể bao gồm khả năng tạo khác biệt về giá,
tỷ giá hối đoái, năng suất của các bộ phận trong ngành du lịch c ng như các
yếu tố ảnh hưởng sự hấp dẫn của điểm đến du lịch”. Dwyer & Kim (2 3) lại
xác định “năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch là khả năng của điểm đến
du lịch trong việc đưa ra hàng hóa, dịch vụ tốt hơn các điểm đến du lịch khác
theo những tiêu chí đánh giá được cho là quan trọng của du khách”.
Tóm lại, năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch được hiểu là khả năng tạo
ra lợi thế nhằm thu hút khách du lịch; thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch để
phát triển bền vững nhằm bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn nguyên nhiên
liệu và bảo vệ môi trường xanh tại điểm du lịch”
32
2.3. Các mô hình lý thuyết về năng lực cạnh tranh du lịch
2.3.1. Mô hình của Kim C. và Dwyer L. (2003)
Kim C. và Dwyer L. (2 3) đã xây dựng mô hình đánh giá năng lực
cạnh tranh điểm đến du lịch của 2 điểm đến Australia và Hàn Quốc gồm 6
yếu tố: (1) Nguồn lực thừa hưởng; (2) Nguồn lực tạo ra; (3) Nguồn lực hổ trợ;
(4) Chính sách du lịch, hoạch định và phát triển; (5) Quản lý điểm đến; (6)
Điều kiện cầu.
Nhìn chung, mô hình (Hình 2.1) chỉ rõ sự tác động qua lại của các yếu
tố tạo nên năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch (chiều hướng của các m i
tên). Các m i tên hai chiều từ “Các yếu tố và nguồn lực hỗ trợ” đến “Nguồn
lực kế thừa” và “Nguồn lực tạo ra”, chỉ ra rằng các nguồn tài nguyên s không
đủ lực để thu hút du khách thăm viếng một điểm đến nếu không có các yếu tố:
Cơ sở hạ tầng du lịch (giao thông, điện, nước); cơ sở vật chất kỹ thuật (khách
sạn, nhà hàng, …); các hoạt động trải nghiệm; vui chơi giải trí; mua sắm.
- Hai m i tên chỉ hướng liên kết: “Nguồn lực cốt lõi và các nhân tố hỗ
trợ” đến yếu tố Điều kiện cầu và yếu tố Quản lý điểm đến: Cho biết, mối quan
hệ tương tác hai chiều, tức là các chức năng cụ thể của yếu tố “Nguồn lực cốt
lõi và các nhân tố hỗ trợ” ảnh hưởng đến yếu tố “Điều kiện cầu”. Bản chất
của yếu tố “Điều kiện cầu”, là sở thích đi du lịch và động cơ đi du lịch lại tác
động đến sự phát triển các loại sản phẩm và dịch vụ của một điểm đến;
Yếu tố Nguồn lực tạo ra và Nguồn lực hỗ trợ ảnh hưởng đến yếu tố
Quản lý điểm đến, từ đó nhằm duy trì tính bền vững trong phát triển du lịch,
trong khi đó, khu vực du lịch công và tư lại ảnh hưởng đến việc phát triển sản
phẩm và dịch vụ du lịch. Điều kiện cầu bao gồm ba yếu tố chính của nhu cầu
du lịch: Nhận thức; Cảm nhận và; Sở thích. Nhận thức có thể được tạo ra
bằng các hình thức khác nhau bao gồm các hoạt động về tiếp thị điểm đến.
Các hình ảnh về điểm đến có thể tác động đến nhận thức và do vậy ảnh hưởng
đến việc thăm viếng của du khách tại điểm đến. Việc thăm viếng s phụ thuộc
33
vào việc kết hợp giữa sở thích đi du lịch và cảm nhận về những sản phẩm/
dịch vụ của điểm đến.
Hình 2.1: Mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch của
Kim và Dwyer (2003)
Nguồn: Kim C. và Dwyer L. (2003), “Destination Competitiveness and
Bilateral Tourism Flows Between Australia and Korea”, The Journal of
Tourism Studies, tr.58.
Về cơ bản, mô hình giúp so sánh các điểm đến của các quốc gia và các
ngành du lịch. Sự liên kết của các yếu tố trong mô hình s giúp cho các nhà
nghiên cứu xác định được điểm mạnh, điểm yếu của các điểm đến du lịch
khác nhau. Đây là mô hình có thể được sử dụng để đo lường năng lực cạnh
tranh của bất cứ điểm đến nào, đồng thời thực hiện việc xếp hạng năng lực
cạnh tranh điểm đến của từng quốc gia địa phương...
Chi tiết từng nhóm yếu tố như sau.
(1) Các nguồn lực:
Yếu tố nguồn lực gồm có 3 hình thái sau.
Các nhân
tố & nguồn
lực hỗ trợ
Quản lý
điểm đến
Điều kiện
cầu
Nguồn lực cốt lõi
Nguồn
lực tạo ra
Nguồn
lực kế thừa
Điều kiện
tình huống
Nănglựccạnhtranhđiểmđến
Sựthịnhvƣợngcủakinhtế-xãhội
34
- Nguồn lực sẵn có: gồm có 2 bộ phận là nguồn lực tự nhiên và nguồn lực
văn hóa di sản. Du lịch biển, đảo gắn rất ch t với nguồn lực sẵn có nên nhiều
tiêu chí liên quan đến bãi biển, thắng cảnh tự nhiên biển, đảo được bổ sung
thêm vào trong mô hình.
- Nguồn lực tạo mới: gồm có 5 bộ phận là cơ sở hạ tầng du lịch, hoạt động
vui chơi, mua sắm, giải trí và sự kiện lễ hội đ c biệt.
- Nguồn lực phụ trợ: gồm có cơ sở hạ tầng tổng thể, chất lượng dịch vụ, đi
lại, sự thân thiện mến khách và quan hệ thị trường. Tổng cộng có 2 tiêu chí
đánh giá nguồn lực phụ trợ.
(2) Quản lý điểm đến du lịch:
Yếu tố này gồm có những hoạt động quản lý sau: Tổ chức quản lý hành
chính; Quản lý việc quảng bá; Lập chính sách, kế hoạch và phát triển; Phát
triển nguồn nhân lực; Quản lý môi trường.
(3) Các điều kiện hoàn cảnh:
Yếu tố này gồm những điều kiện sau: Môi trường cạnh tranh (vi mô);
Vị trí của điểm đến; Môi trường tổng thể (v mô); Cạnh tranh qua giá cả; An
toàn/An ninh.
(4) Cầu: Du khách đã có hiểu biết, trải nghiệm về du lịch địa phương; và
Du khách có sở thích, ưu tiên lựa chọn địa phương khi đi du lịch.
2.3.2. Mô hình của Crouch G.I. (2007)
Crouch G.I. (2007), đã xây dựng mô hình lý thuyết đánh giá năng lực
cạnh tranh điểm đến gồm 5 nhóm yếu tố chính với 36 tiêu chí đánh giá. Để
nhận dạng các thuộc tính nhân tố quyết định năng lực cạnh tranh điểm đến từ
36 thuộc tính đề xuất của mô hình, tác giả đã thu thập và tổng hợp các dữ liệu
theo đánh giá của các chuyên gia và bảng hỏi online. 5 nhóm yếu tố chính lần
lượt là: Nguồn lực cốt lõi và mức độ hấp dẫn; Chính sách, kế hoạch và phát
35
triển điểm đến; Nguồn lực và các yếu tố hỗ trợ; Quản lý điểm đến; Điều kiện
và các yếu tố quyết định.
Kết quả là, nghiên cứu của Crouch (2 7), đã xác định mức độ quan
trọng của 5 nhóm yếu tố chính lần lượt được xếp hạng là là: Nguồn lực cốt lõi
và mức độ hấp dẫn; Kế hoạch và chính sách phát triển điểm đến; Nguồn lực
và các yếu tố hỗ trợ; Quản lý điểm đến; Điều kiện và các yếu tố quyết định.
Và c ng đã tìm ra được 10 thuộc tính thành phần cốt lõi trong tổng số 36
thuộc tính cạnh tranh có tác động mạnh nhất đến năng lực cạnh tranh điểm
đến đó là: Địa lý và khí hậu; Lịch sử và văn hóa; Phối hợp các hoạt động du
lịch; Cấu trúc thượng tầng du lịch; Nhận thức và hình ảnh điểm đến; Các sự
kiện du lịch đ c biệt; Vui chơi Giải trí; Cơ sở hạ tầng du lịch; Khả năng tiếp
cận điểm đến; Định vị /Xây dựng thương hiệu.
Các nghiên cứu của Ferrario (1976); Murphy (1985); Hu và Ritchie
(1993); Smith (1988); Gunn (1988); Murphy, Pritchard và Smith(2000);
Yoon, Formica và Uysal (2 1), đưa ra 4 cách đánh giá tài nguyên du lịch, cụ
thể:
Tài nguyên du lịch 3F (Flowre, Fauna, Folklore), có ngh a là đ c trưng
của tài nguyên du lịch phải có 3 yếu tố thành phần là: Động vật quý hiếm;
Thực vật quý hiếm; Văn hóa dân gian đ c sắc; Tài nguyên du lịch 5H
(Hospitality, Honesty, Heritage, History, Heroic), có ngh a là đ c trưng của
tài nguyên du lịch phải có 5 yếu tố thành phần là: Lòng mến khách; Tính
trung thực; Di sản; Lịch sử; Anh hùng hào kiệt; Tài nguyên du lịch 3S (Sight
seeing, Sport, Shopping), có ngh a là đ c trưng của tài nguyên du lịch phải
có 3 yếu tố thành phần là: Giá trị tài nguyên đ c sắc để chiêm ngư ng; Thể
thao; Mua sắm; Tài nguyên du lịch 6S (Sanatary, Health, Security, Serenity,
Service, Satisfaction), có ngh a là đ c trưng của tài nguyên du lịch nơi đến
phải có 6 yếu tố quan trọng là: Vệ sinh; Sức khỏe; An toàn; Thanh thản; Dịch
vụ; Thỏa mãn.
36
Krippendorf (1987) và Jeffries (2 1) đánh giá tài nguyên theo hướng
marketing có 5 yếu tố: Các di sản thiên nhiên và tài nguyên tự nhiên; Các di
sản do con người tạo ra; Các yếu tố thuộc về con người; Những cơ sở vật chất
kỹ thuật phục vụ ngành du lịch; Các chính sách kinh tế, xã hội và tài chính.
Ritchie và Crouch (1993; 2 a;2 b), sắp xếp tài nguyên du lịch trong
một nghiên cứu về mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh điểm đến đã coi tài
nguyên du lịch như là nguồn lực cốt lõi và mức độ hấp dẫn, bao gồm 7 yếu tố
thành phần: Môi trường vật chất và khí hậu; Văn hóa và lịch sử; Quan hệ thị
trường; Kết hợp các hoạt động; Các sự kiện đ c biệt; Vui chơi và giải trí; Cấu
trúc thượng tầng; Crouch và Ritchie (1994), tài nguyên du lịch điểm đến, bao
gồm 1 yếu tố: Các đ c điểm tự nhiên; Đ c điểm khí hậu; Văn hóa và xã hội;
Cơ sở hạ tầng nói chung; Dịch vụ cơ bản trong cơ sở hạ tầng; Kết cấu thượng
tầng; Khả năng tiếp cận và giao thông vận tải; Thái độ đối với khách du lịch;
Mức chi phí và giá cả; Kinh tế; Các mối quan hệ xã hội; Tính độc đáo.
Buhalis (2 ) liệt kê các thành phần chính của tài nguyên du lịch mà
hầu hết các tài liệu du lịch c ng như các nhà nghiên cứu về du lịch
thường sử dụng trong việc đánh giá năng lực cạnh tranh ở các cấp độ trong
l nh vực du lịch, có hai cách: Tài nguyên du lịch gồm 6 yếu tố thành phần
đó là: mức độ hấp dẫn của các điểm du lịch, khả năng tiếp cận điểm du
lịch, nhận thức hình ảnh du lịch, tiện nghi du lịch, dịch vụ hỗ trợ du lịch, hoạt
động du lịch. Tài nguyên du lịch gồm 5 yếu tố thành phần đó là: Tính hấp
dẫn, tính an toàn, tính bền vững, tính thời vụ, tính liên kết.
Dwyer và Kim (2 3) trong mô hình xác định các yếu tố quyết định
năng lực cạnh tranh du lịch điểm đến xác định tài nguyên du lịch được phân
bổ riêng như là yếu tố hỗ trợ bao gồm 2 yếu tố: tài nguyên tự có (tự nhiên và
di sản); tài nguyên tự tạo (cơ sở hạ tầng du lịch, các sự kiện đ c biệt).
Luận án: Nâng cao năng lực cạnh tranh để phát triển du lịch, HAY
Luận án: Nâng cao năng lực cạnh tranh để phát triển du lịch, HAY
Luận án: Nâng cao năng lực cạnh tranh để phát triển du lịch, HAY
Luận án: Nâng cao năng lực cạnh tranh để phát triển du lịch, HAY
Luận án: Nâng cao năng lực cạnh tranh để phát triển du lịch, HAY
Luận án: Nâng cao năng lực cạnh tranh để phát triển du lịch, HAY
Luận án: Nâng cao năng lực cạnh tranh để phát triển du lịch, HAY
Luận án: Nâng cao năng lực cạnh tranh để phát triển du lịch, HAY
Luận án: Nâng cao năng lực cạnh tranh để phát triển du lịch, HAY
Luận án: Nâng cao năng lực cạnh tranh để phát triển du lịch, HAY
Luận án: Nâng cao năng lực cạnh tranh để phát triển du lịch, HAY
Luận án: Nâng cao năng lực cạnh tranh để phát triển du lịch, HAY
Luận án: Nâng cao năng lực cạnh tranh để phát triển du lịch, HAY
Luận án: Nâng cao năng lực cạnh tranh để phát triển du lịch, HAY
Luận án: Nâng cao năng lực cạnh tranh để phát triển du lịch, HAY
Luận án: Nâng cao năng lực cạnh tranh để phát triển du lịch, HAY
Luận án: Nâng cao năng lực cạnh tranh để phát triển du lịch, HAY
Luận án: Nâng cao năng lực cạnh tranh để phát triển du lịch, HAY
Luận án: Nâng cao năng lực cạnh tranh để phát triển du lịch, HAY
Luận án: Nâng cao năng lực cạnh tranh để phát triển du lịch, HAY
Luận án: Nâng cao năng lực cạnh tranh để phát triển du lịch, HAY
Luận án: Nâng cao năng lực cạnh tranh để phát triển du lịch, HAY
Luận án: Nâng cao năng lực cạnh tranh để phát triển du lịch, HAY
Luận án: Nâng cao năng lực cạnh tranh để phát triển du lịch, HAY
Luận án: Nâng cao năng lực cạnh tranh để phát triển du lịch, HAY
Luận án: Nâng cao năng lực cạnh tranh để phát triển du lịch, HAY
Luận án: Nâng cao năng lực cạnh tranh để phát triển du lịch, HAY
Luận án: Nâng cao năng lực cạnh tranh để phát triển du lịch, HAY
Luận án: Nâng cao năng lực cạnh tranh để phát triển du lịch, HAY
Luận án: Nâng cao năng lực cạnh tranh để phát triển du lịch, HAY
Luận án: Nâng cao năng lực cạnh tranh để phát triển du lịch, HAY
Luận án: Nâng cao năng lực cạnh tranh để phát triển du lịch, HAY
Luận án: Nâng cao năng lực cạnh tranh để phát triển du lịch, HAY
Luận án: Nâng cao năng lực cạnh tranh để phát triển du lịch, HAY
Luận án: Nâng cao năng lực cạnh tranh để phát triển du lịch, HAY
Luận án: Nâng cao năng lực cạnh tranh để phát triển du lịch, HAY
Luận án: Nâng cao năng lực cạnh tranh để phát triển du lịch, HAY
Luận án: Nâng cao năng lực cạnh tranh để phát triển du lịch, HAY
Luận án: Nâng cao năng lực cạnh tranh để phát triển du lịch, HAY
Luận án: Nâng cao năng lực cạnh tranh để phát triển du lịch, HAY
Luận án: Nâng cao năng lực cạnh tranh để phát triển du lịch, HAY
Luận án: Nâng cao năng lực cạnh tranh để phát triển du lịch, HAY
Luận án: Nâng cao năng lực cạnh tranh để phát triển du lịch, HAY
Luận án: Nâng cao năng lực cạnh tranh để phát triển du lịch, HAY
Luận án: Nâng cao năng lực cạnh tranh để phát triển du lịch, HAY
Luận án: Nâng cao năng lực cạnh tranh để phát triển du lịch, HAY
Luận án: Nâng cao năng lực cạnh tranh để phát triển du lịch, HAY
Luận án: Nâng cao năng lực cạnh tranh để phát triển du lịch, HAY
Luận án: Nâng cao năng lực cạnh tranh để phát triển du lịch, HAY
Luận án: Nâng cao năng lực cạnh tranh để phát triển du lịch, HAY
Luận án: Nâng cao năng lực cạnh tranh để phát triển du lịch, HAY
Luận án: Nâng cao năng lực cạnh tranh để phát triển du lịch, HAY
Luận án: Nâng cao năng lực cạnh tranh để phát triển du lịch, HAY
Luận án: Nâng cao năng lực cạnh tranh để phát triển du lịch, HAY
Luận án: Nâng cao năng lực cạnh tranh để phát triển du lịch, HAY
Luận án: Nâng cao năng lực cạnh tranh để phát triển du lịch, HAY
Luận án: Nâng cao năng lực cạnh tranh để phát triển du lịch, HAY
Luận án: Nâng cao năng lực cạnh tranh để phát triển du lịch, HAY
Luận án: Nâng cao năng lực cạnh tranh để phát triển du lịch, HAY
Luận án: Nâng cao năng lực cạnh tranh để phát triển du lịch, HAY
Luận án: Nâng cao năng lực cạnh tranh để phát triển du lịch, HAY
Luận án: Nâng cao năng lực cạnh tranh để phát triển du lịch, HAY
Luận án: Nâng cao năng lực cạnh tranh để phát triển du lịch, HAY
Luận án: Nâng cao năng lực cạnh tranh để phát triển du lịch, HAY
Luận án: Nâng cao năng lực cạnh tranh để phát triển du lịch, HAY
Luận án: Nâng cao năng lực cạnh tranh để phát triển du lịch, HAY
Luận án: Nâng cao năng lực cạnh tranh để phát triển du lịch, HAY
Luận án: Nâng cao năng lực cạnh tranh để phát triển du lịch, HAY
Luận án: Nâng cao năng lực cạnh tranh để phát triển du lịch, HAY
Luận án: Nâng cao năng lực cạnh tranh để phát triển du lịch, HAY
Luận án: Nâng cao năng lực cạnh tranh để phát triển du lịch, HAY
Luận án: Nâng cao năng lực cạnh tranh để phát triển du lịch, HAY
Luận án: Nâng cao năng lực cạnh tranh để phát triển du lịch, HAY
Luận án: Nâng cao năng lực cạnh tranh để phát triển du lịch, HAY
Luận án: Nâng cao năng lực cạnh tranh để phát triển du lịch, HAY
Luận án: Nâng cao năng lực cạnh tranh để phát triển du lịch, HAY
Luận án: Nâng cao năng lực cạnh tranh để phát triển du lịch, HAY
Luận án: Nâng cao năng lực cạnh tranh để phát triển du lịch, HAY
Luận án: Nâng cao năng lực cạnh tranh để phát triển du lịch, HAY
Luận án: Nâng cao năng lực cạnh tranh để phát triển du lịch, HAY
Luận án: Nâng cao năng lực cạnh tranh để phát triển du lịch, HAY
Luận án: Nâng cao năng lực cạnh tranh để phát triển du lịch, HAY
Luận án: Nâng cao năng lực cạnh tranh để phát triển du lịch, HAY
Luận án: Nâng cao năng lực cạnh tranh để phát triển du lịch, HAY
Luận án: Nâng cao năng lực cạnh tranh để phát triển du lịch, HAY
Luận án: Nâng cao năng lực cạnh tranh để phát triển du lịch, HAY
Luận án: Nâng cao năng lực cạnh tranh để phát triển du lịch, HAY
Luận án: Nâng cao năng lực cạnh tranh để phát triển du lịch, HAY
Luận án: Nâng cao năng lực cạnh tranh để phát triển du lịch, HAY
Luận án: Nâng cao năng lực cạnh tranh để phát triển du lịch, HAY
Luận án: Nâng cao năng lực cạnh tranh để phát triển du lịch, HAY
Luận án: Nâng cao năng lực cạnh tranh để phát triển du lịch, HAY
Luận án: Nâng cao năng lực cạnh tranh để phát triển du lịch, HAY
Luận án: Nâng cao năng lực cạnh tranh để phát triển du lịch, HAY
Luận án: Nâng cao năng lực cạnh tranh để phát triển du lịch, HAY
Luận án: Nâng cao năng lực cạnh tranh để phát triển du lịch, HAY
Luận án: Nâng cao năng lực cạnh tranh để phát triển du lịch, HAY
Luận án: Nâng cao năng lực cạnh tranh để phát triển du lịch, HAY
Luận án: Nâng cao năng lực cạnh tranh để phát triển du lịch, HAY
Luận án: Nâng cao năng lực cạnh tranh để phát triển du lịch, HAY
Luận án: Nâng cao năng lực cạnh tranh để phát triển du lịch, HAY
Luận án: Nâng cao năng lực cạnh tranh để phát triển du lịch, HAY
Luận án: Nâng cao năng lực cạnh tranh để phát triển du lịch, HAY
Luận án: Nâng cao năng lực cạnh tranh để phát triển du lịch, HAY
Luận án: Nâng cao năng lực cạnh tranh để phát triển du lịch, HAY
Luận án: Nâng cao năng lực cạnh tranh để phát triển du lịch, HAY
Luận án: Nâng cao năng lực cạnh tranh để phát triển du lịch, HAY
Luận án: Nâng cao năng lực cạnh tranh để phát triển du lịch, HAY
Luận án: Nâng cao năng lực cạnh tranh để phát triển du lịch, HAY
Luận án: Nâng cao năng lực cạnh tranh để phát triển du lịch, HAY
Luận án: Nâng cao năng lực cạnh tranh để phát triển du lịch, HAY
Luận án: Nâng cao năng lực cạnh tranh để phát triển du lịch, HAY
Luận án: Nâng cao năng lực cạnh tranh để phát triển du lịch, HAY
Luận án: Nâng cao năng lực cạnh tranh để phát triển du lịch, HAY
Luận án: Nâng cao năng lực cạnh tranh để phát triển du lịch, HAY
Luận án: Nâng cao năng lực cạnh tranh để phát triển du lịch, HAY
Luận án: Nâng cao năng lực cạnh tranh để phát triển du lịch, HAY
Luận án: Nâng cao năng lực cạnh tranh để phát triển du lịch, HAY
Luận án: Nâng cao năng lực cạnh tranh để phát triển du lịch, HAY
Luận án: Nâng cao năng lực cạnh tranh để phát triển du lịch, HAY
Luận án: Nâng cao năng lực cạnh tranh để phát triển du lịch, HAY
Luận án: Nâng cao năng lực cạnh tranh để phát triển du lịch, HAY
Luận án: Nâng cao năng lực cạnh tranh để phát triển du lịch, HAY
Luận án: Nâng cao năng lực cạnh tranh để phát triển du lịch, HAY
Luận án: Nâng cao năng lực cạnh tranh để phát triển du lịch, HAY
Luận án: Nâng cao năng lực cạnh tranh để phát triển du lịch, HAY
Luận án: Nâng cao năng lực cạnh tranh để phát triển du lịch, HAY
Luận án: Nâng cao năng lực cạnh tranh để phát triển du lịch, HAY
Luận án: Nâng cao năng lực cạnh tranh để phát triển du lịch, HAY

More Related Content

What's hot

Xây dựng chiến lược xúc tiến hỗn hợp cho du lịch việt nam
Xây dựng chiến lược xúc tiến hỗn hợp cho du lịch việt namXây dựng chiến lược xúc tiến hỗn hợp cho du lịch việt nam
Xây dựng chiến lược xúc tiến hỗn hợp cho du lịch việt namhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Một Số Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Du Lịch Tại Công Ty Du Lịch Vòng...
Một Số Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Du Lịch Tại Công Ty Du Lịch Vòng...Một Số Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Du Lịch Tại Công Ty Du Lịch Vòng...
Một Số Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Du Lịch Tại Công Ty Du Lịch Vòng...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận án: Phát triển du lịch ở các tỉnh phía nam ĐB sông Hồng, HAY - Gửi miễn ...
Luận án: Phát triển du lịch ở các tỉnh phía nam ĐB sông Hồng, HAY - Gửi miễn ...Luận án: Phát triển du lịch ở các tỉnh phía nam ĐB sông Hồng, HAY - Gửi miễn ...
Luận án: Phát triển du lịch ở các tỉnh phía nam ĐB sông Hồng, HAY - Gửi miễn ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Thực Trạng Thuận Lợi, Khó Khăn Và Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Ở Việt Nam
Thực Trạng Thuận Lợi, Khó Khăn Và Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Ở Việt NamThực Trạng Thuận Lợi, Khó Khăn Và Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Ở Việt Nam
Thực Trạng Thuận Lợi, Khó Khăn Và Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Ở Việt NamChau Duong
 
Nhận thức của cộng đồng địa phương về du lịch có trách nhiệm tại khu du lịch ...
Nhận thức của cộng đồng địa phương về du lịch có trách nhiệm tại khu du lịch ...Nhận thức của cộng đồng địa phương về du lịch có trách nhiệm tại khu du lịch ...
Nhận thức của cộng đồng địa phương về du lịch có trách nhiệm tại khu du lịch ...luanvantrust
 
Tiềm Năng Và Một Số Định Hướng Phát Triển Thị Trường Du Lịch Inbound Đến TP. HCM
Tiềm Năng Và Một Số Định Hướng Phát Triển Thị Trường Du Lịch Inbound Đến TP. HCMTiềm Năng Và Một Số Định Hướng Phát Triển Thị Trường Du Lịch Inbound Đến TP. HCM
Tiềm Năng Và Một Số Định Hướng Phát Triển Thị Trường Du Lịch Inbound Đến TP. HCMChau Duong
 

What's hot (20)

Xây dựng chiến lược xúc tiến hỗn hợp cho du lịch việt nam
Xây dựng chiến lược xúc tiến hỗn hợp cho du lịch việt namXây dựng chiến lược xúc tiến hỗn hợp cho du lịch việt nam
Xây dựng chiến lược xúc tiến hỗn hợp cho du lịch việt nam
 
Lv: Nghiên cứu phát triển du lịch theo hướng bền vững tại thành phố Đồng Hới
Lv: Nghiên cứu phát triển du lịch theo hướng bền vững tại thành phố Đồng HớiLv: Nghiên cứu phát triển du lịch theo hướng bền vững tại thành phố Đồng Hới
Lv: Nghiên cứu phát triển du lịch theo hướng bền vững tại thành phố Đồng Hới
 
Luận văn: Phát triển tuyến du lịch sinh thái tỉnh Nghệ An, HOT
Luận văn: Phát triển tuyến du lịch sinh thái tỉnh Nghệ An, HOTLuận văn: Phát triển tuyến du lịch sinh thái tỉnh Nghệ An, HOT
Luận văn: Phát triển tuyến du lịch sinh thái tỉnh Nghệ An, HOT
 
200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành du lịch lữ hành
200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành du lịch lữ hành200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành du lịch lữ hành
200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành du lịch lữ hành
 
Luận văn: Thực hiện chính sách phát triển du lịch biển Đà Nẵng
Luận văn: Thực hiện chính sách phát triển du lịch biển Đà NẵngLuận văn: Thực hiện chính sách phát triển du lịch biển Đà Nẵng
Luận văn: Thực hiện chính sách phát triển du lịch biển Đà Nẵng
 
Một Số Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Du Lịch Tại Công Ty Du Lịch Vòng...
Một Số Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Du Lịch Tại Công Ty Du Lịch Vòng...Một Số Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Du Lịch Tại Công Ty Du Lịch Vòng...
Một Số Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Du Lịch Tại Công Ty Du Lịch Vòng...
 
Luận văn Phát Triển Bền Vững Ngành Du Lịch Thành HCM Đến Năm 2025.doc
Luận văn Phát Triển Bền Vững Ngành Du Lịch Thành HCM Đến Năm 2025.docLuận văn Phát Triển Bền Vững Ngành Du Lịch Thành HCM Đến Năm 2025.doc
Luận văn Phát Triển Bền Vững Ngành Du Lịch Thành HCM Đến Năm 2025.doc
 
Luận án: Phát triển du lịch ở các tỉnh phía nam ĐB sông Hồng, HAY - Gửi miễn ...
Luận án: Phát triển du lịch ở các tỉnh phía nam ĐB sông Hồng, HAY - Gửi miễn ...Luận án: Phát triển du lịch ở các tỉnh phía nam ĐB sông Hồng, HAY - Gửi miễn ...
Luận án: Phát triển du lịch ở các tỉnh phía nam ĐB sông Hồng, HAY - Gửi miễn ...
 
Luận án: Hành vi tiêu dùng của khách du lịch trong nước, HAY
Luận án: Hành vi tiêu dùng của khách du lịch trong nước, HAYLuận án: Hành vi tiêu dùng của khách du lịch trong nước, HAY
Luận án: Hành vi tiêu dùng của khách du lịch trong nước, HAY
 
Đề tài: Phát triển sản phầm du lịch đặc thù tại TP Hải Phòng, 9đ
Đề tài: Phát triển sản phầm du lịch đặc thù tại TP Hải Phòng, 9đĐề tài: Phát triển sản phầm du lịch đặc thù tại TP Hải Phòng, 9đ
Đề tài: Phát triển sản phầm du lịch đặc thù tại TP Hải Phòng, 9đ
 
Luận án: Phát triển du lịch MICE ở một số nước châu Á, HAY
Luận án: Phát triển du lịch MICE ở một số nước châu Á, HAYLuận án: Phát triển du lịch MICE ở một số nước châu Á, HAY
Luận án: Phát triển du lịch MICE ở một số nước châu Á, HAY
 
Đề tài: Phát triển tuyến du lịch phục vụ du lịch trekking tại Sa Pa
Đề tài: Phát triển tuyến du lịch phục vụ du lịch trekking tại Sa PaĐề tài: Phát triển tuyến du lịch phục vụ du lịch trekking tại Sa Pa
Đề tài: Phát triển tuyến du lịch phục vụ du lịch trekking tại Sa Pa
 
Khóa luận: Giải pháp nâng cao chất lượng chương trình du lịch tại công ty
Khóa luận: Giải pháp nâng cao chất lượng chương trình du lịch tại công ty Khóa luận: Giải pháp nâng cao chất lượng chương trình du lịch tại công ty
Khóa luận: Giải pháp nâng cao chất lượng chương trình du lịch tại công ty
 
Thực Trạng Thuận Lợi, Khó Khăn Và Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Ở Việt Nam
Thực Trạng Thuận Lợi, Khó Khăn Và Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Ở Việt NamThực Trạng Thuận Lợi, Khó Khăn Và Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Ở Việt Nam
Thực Trạng Thuận Lợi, Khó Khăn Và Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Ở Việt Nam
 
Nhận thức của cộng đồng địa phương về du lịch có trách nhiệm tại khu du lịch ...
Nhận thức của cộng đồng địa phương về du lịch có trách nhiệm tại khu du lịch ...Nhận thức của cộng đồng địa phương về du lịch có trách nhiệm tại khu du lịch ...
Nhận thức của cộng đồng địa phương về du lịch có trách nhiệm tại khu du lịch ...
 
Tiềm Năng Và Một Số Định Hướng Phát Triển Thị Trường Du Lịch Inbound Đến TP. HCM
Tiềm Năng Và Một Số Định Hướng Phát Triển Thị Trường Du Lịch Inbound Đến TP. HCMTiềm Năng Và Một Số Định Hướng Phát Triển Thị Trường Du Lịch Inbound Đến TP. HCM
Tiềm Năng Và Một Số Định Hướng Phát Triển Thị Trường Du Lịch Inbound Đến TP. HCM
 
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch tp Đà Nẵng
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch tp Đà NẵngLuận văn: Phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch tp Đà Nẵng
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch tp Đà Nẵng
 
Luận Văn Tác Động Của Hình Tới Ý Định Quay Lại Của Khách Du Lịch
Luận Văn Tác Động Của Hình Tới Ý Định Quay Lại Của Khách Du LịchLuận Văn Tác Động Của Hình Tới Ý Định Quay Lại Của Khách Du Lịch
Luận Văn Tác Động Của Hình Tới Ý Định Quay Lại Của Khách Du Lịch
 
Đề tài: Tìm hiểu hoạt động kinh doanh loại hình du lịch MICE, HOT
Đề tài: Tìm hiểu hoạt động kinh doanh loại hình du lịch MICE, HOTĐề tài: Tìm hiểu hoạt động kinh doanh loại hình du lịch MICE, HOT
Đề tài: Tìm hiểu hoạt động kinh doanh loại hình du lịch MICE, HOT
 
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Nhà Nước Về Du Lịch Tại Huế
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Nhà Nước Về Du Lịch Tại HuếLuận Văn Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Nhà Nước Về Du Lịch Tại Huế
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Nhà Nước Về Du Lịch Tại Huế
 

Similar to Luận án: Nâng cao năng lực cạnh tranh để phát triển du lịch, HAY

NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA, NGHIÊN CỨU TRÊN ĐỊA BÀN THÀN...
NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA, NGHIÊN CỨU TRÊN ĐỊA BÀN THÀN...NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA, NGHIÊN CỨU TRÊN ĐỊA BÀN THÀN...
NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA, NGHIÊN CỨU TRÊN ĐỊA BÀN THÀN...KhoTi1
 
đáNh giá năng lực cạnh tranh du lịch biển, đảo của tỉnh nghệ an và khuyến ngh...
đáNh giá năng lực cạnh tranh du lịch biển, đảo của tỉnh nghệ an và khuyến ngh...đáNh giá năng lực cạnh tranh du lịch biển, đảo của tỉnh nghệ an và khuyến ngh...
đáNh giá năng lực cạnh tranh du lịch biển, đảo của tỉnh nghệ an và khuyến ngh...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Vận Dụng Kế Toán Quản Trị Trong Các Doanh Nghiệp Xây Dựng
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Vận Dụng Kế Toán Quản Trị Trong Các Doanh Nghiệp Xây DựngCác Nhân Tố Ảnh Hưởng Vận Dụng Kế Toán Quản Trị Trong Các Doanh Nghiệp Xây Dựng
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Vận Dụng Kế Toán Quản Trị Trong Các Doanh Nghiệp Xây DựngHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần đông á
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần đông áGiải pháp nâng cao chất lượng cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần đông á
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần đông áNOT
 
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần đông á
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần đông áGiải pháp nâng cao chất lượng cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần đông á
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần đông áhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề Tài Khóa luận 2024 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh ...
Đề Tài Khóa luận 2024 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh ...Đề Tài Khóa luận 2024 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh ...
Đề Tài Khóa luận 2024 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
[CTU.VN]-[Luan van 010437]-Phan tich tinh hinh xuat nhap khau cua cong ty TNH...
[CTU.VN]-[Luan van 010437]-Phan tich tinh hinh xuat nhap khau cua cong ty TNH...[CTU.VN]-[Luan van 010437]-Phan tich tinh hinh xuat nhap khau cua cong ty TNH...
[CTU.VN]-[Luan van 010437]-Phan tich tinh hinh xuat nhap khau cua cong ty TNH...QUOCDATTRAN5
 
Đề tài Phát triển du lịch sinh thái tại đảo cô tô, quảng ninh theo hướng bền ...
Đề tài Phát triển du lịch sinh thái tại đảo cô tô, quảng ninh theo hướng bền ...Đề tài Phát triển du lịch sinh thái tại đảo cô tô, quảng ninh theo hướng bền ...
Đề tài Phát triển du lịch sinh thái tại đảo cô tô, quảng ninh theo hướng bền ...Thư viện Tài liệu mẫu
 
Vận dụng marketing vào đẩy mạnh kinh doanh dịch vụ vận tải hàng không tại hàn...
Vận dụng marketing vào đẩy mạnh kinh doanh dịch vụ vận tải hàng không tại hàn...Vận dụng marketing vào đẩy mạnh kinh doanh dịch vụ vận tải hàng không tại hàn...
Vận dụng marketing vào đẩy mạnh kinh doanh dịch vụ vận tải hàng không tại hàn...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

Similar to Luận án: Nâng cao năng lực cạnh tranh để phát triển du lịch, HAY (20)

Luận án: Marketing địa phương phát triển du lịch tỉnh Bến Tre
Luận án: Marketing địa phương phát triển du lịch tỉnh Bến TreLuận án: Marketing địa phương phát triển du lịch tỉnh Bến Tre
Luận án: Marketing địa phương phát triển du lịch tỉnh Bến Tre
 
Luận án: Marketing địa phương phát triển du lịch tỉnh Bến Tre, HAY
Luận án:  Marketing địa phương phát triển du lịch tỉnh Bến Tre, HAYLuận án:  Marketing địa phương phát triển du lịch tỉnh Bến Tre, HAY
Luận án: Marketing địa phương phát triển du lịch tỉnh Bến Tre, HAY
 
Luận án: Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa
Luận án: Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừaLuận án: Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa
Luận án: Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa
 
NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA, NGHIÊN CỨU TRÊN ĐỊA BÀN THÀN...
NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA, NGHIÊN CỨU TRÊN ĐỊA BÀN THÀN...NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA, NGHIÊN CỨU TRÊN ĐỊA BÀN THÀN...
NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA, NGHIÊN CỨU TRÊN ĐỊA BÀN THÀN...
 
đáNh giá năng lực cạnh tranh du lịch biển, đảo của tỉnh nghệ an và khuyến ngh...
đáNh giá năng lực cạnh tranh du lịch biển, đảo của tỉnh nghệ an và khuyến ngh...đáNh giá năng lực cạnh tranh du lịch biển, đảo của tỉnh nghệ an và khuyến ngh...
đáNh giá năng lực cạnh tranh du lịch biển, đảo của tỉnh nghệ an và khuyến ngh...
 
Luận án: Vị thế, yếu tố cản trở và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh quố...
Luận án: Vị thế, yếu tố cản trở và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh quố...Luận án: Vị thế, yếu tố cản trở và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh quố...
Luận án: Vị thế, yếu tố cản trở và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh quố...
 
Đề tài: Bất bình đẳng thu nhập nông thôn - thành thị tại Việt Nam
Đề tài: Bất bình đẳng thu nhập nông thôn - thành thị tại Việt NamĐề tài: Bất bình đẳng thu nhập nông thôn - thành thị tại Việt Nam
Đề tài: Bất bình đẳng thu nhập nông thôn - thành thị tại Việt Nam
 
Luận văn: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại ĐH Kinh tế
Luận văn: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại ĐH Kinh tếLuận văn: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại ĐH Kinh tế
Luận văn: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại ĐH Kinh tế
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Vận Dụng Kế Toán Quản Trị Trong Các Doanh Nghiệp Xây Dựng
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Vận Dụng Kế Toán Quản Trị Trong Các Doanh Nghiệp Xây DựngCác Nhân Tố Ảnh Hưởng Vận Dụng Kế Toán Quản Trị Trong Các Doanh Nghiệp Xây Dựng
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Vận Dụng Kế Toán Quản Trị Trong Các Doanh Nghiệp Xây Dựng
 
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần đông á
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần đông áGiải pháp nâng cao chất lượng cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần đông á
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần đông á
 
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần đông á
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần đông áGiải pháp nâng cao chất lượng cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần đông á
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần đông á
 
Đề tài chất lượng cho vay tại ngân hàng Đông Á, HOT
Đề tài chất lượng cho vay tại ngân hàng Đông Á, HOTĐề tài chất lượng cho vay tại ngân hàng Đông Á, HOT
Đề tài chất lượng cho vay tại ngân hàng Đông Á, HOT
 
Đề Tài Khóa luận 2024 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh ...
Đề Tài Khóa luận 2024 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh ...Đề Tài Khóa luận 2024 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh ...
Đề Tài Khóa luận 2024 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh ...
 
[CTU.VN]-[Luan van 010437]-Phan tich tinh hinh xuat nhap khau cua cong ty TNH...
[CTU.VN]-[Luan van 010437]-Phan tich tinh hinh xuat nhap khau cua cong ty TNH...[CTU.VN]-[Luan van 010437]-Phan tich tinh hinh xuat nhap khau cua cong ty TNH...
[CTU.VN]-[Luan van 010437]-Phan tich tinh hinh xuat nhap khau cua cong ty TNH...
 
Đề tài Phát triển du lịch sinh thái tại đảo cô tô, quảng ninh theo hướng bền ...
Đề tài Phát triển du lịch sinh thái tại đảo cô tô, quảng ninh theo hướng bền ...Đề tài Phát triển du lịch sinh thái tại đảo cô tô, quảng ninh theo hướng bền ...
Đề tài Phát triển du lịch sinh thái tại đảo cô tô, quảng ninh theo hướng bền ...
 
Đề tài: Phát triển du lịch sinh thái tại đảo Cô Tô, Quảng Ninh, HAY
Đề tài: Phát triển du lịch sinh thái tại đảo Cô Tô, Quảng Ninh, HAYĐề tài: Phát triển du lịch sinh thái tại đảo Cô Tô, Quảng Ninh, HAY
Đề tài: Phát triển du lịch sinh thái tại đảo Cô Tô, Quảng Ninh, HAY
 
Vận dụng marketing vào đẩy mạnh kinh doanh dịch vụ vận tải hàng không tại hàn...
Vận dụng marketing vào đẩy mạnh kinh doanh dịch vụ vận tải hàng không tại hàn...Vận dụng marketing vào đẩy mạnh kinh doanh dịch vụ vận tải hàng không tại hàn...
Vận dụng marketing vào đẩy mạnh kinh doanh dịch vụ vận tải hàng không tại hàn...
 
Đề tài: Điều kiện phát triển du lịch mạo hiểm tại Đà Lạt, HAY
Đề tài: Điều kiện phát triển du lịch mạo hiểm tại Đà Lạt, HAYĐề tài: Điều kiện phát triển du lịch mạo hiểm tại Đà Lạt, HAY
Đề tài: Điều kiện phát triển du lịch mạo hiểm tại Đà Lạt, HAY
 
NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI KHÁCH HÀNG TẢI MIỄN PHÍ: ZALO 093 457...
NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI KHÁCH HÀNG TẢI MIỄN PHÍ: ZALO 093 457...NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI KHÁCH HÀNG TẢI MIỄN PHÍ: ZALO 093 457...
NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI KHÁCH HÀNG TẢI MIỄN PHÍ: ZALO 093 457...
 
Luận văn: Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ ...
Luận văn: Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ ...Luận văn: Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ ...
Luận văn: Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ ...
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864

Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864 (20)

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 

Recently uploaded

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh chonamc250
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxhoangvubaongoc112011
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 

Luận án: Nâng cao năng lực cạnh tranh để phát triển du lịch, HAY

  • 1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI CAO TUẤN PHONG NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH: NGHIÊN CỨU TRƢỜNG HỢP CÁT BÀ LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI, năm 2019
  • 2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI CAO TUẤN PHONG NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH: NGHIÊN CỨU TRƢỜNG HỢP CÁT BÀ Ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 9 340410 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Phạm Trung Lƣơng HÀ NỘI, năm 2019
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, luận án là công trình nghiên cứu độc lập của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, rõ ràng và có nguồn gốc cụ thể. Kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận án chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả
  • 4. MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU.............................................................................................. 1 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ........................ 8 1.1. Các nghiên cứu nước ngoài về nâng cao năng lực cạnh tranh nhằm phát triển du lịch................................................................................................ 8 1.2. Các nghiên cứu của Việt Nam về nâng cao năng lực cạnh tranh du lịch điểm đến................................................................................................... 13 1.3. Khoảng trống nghiên cứu có thể bổ sung và phát triển ........................... 20 CHƢƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH DU LỊCH............................................................................ 22 2.1. Khái niệm về du lịch, sản phẩm du lịch và điểm đến du lịch ............ 22 2.1.1. Khái niệm về du lịch........................................................................ 22 2.1.2. Sản phẩm du lịch............................................................................. 23 2.1.3. Điểm đến du lịch ............................................................................. 24 2.2. Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh du lịch...................................... 26 2.2.1. Năng lực cạnh tranh ....................................................................... 26 2.2.2. Năng lực cạnh tranh du lịch ........................................................... 27 2.2.3 Năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch............................................ 29 2.3. Các mô hình lý thuyết về năng lực cạnh tranh du lịch....................... 32 2.3.1. Mô hình của Kim C. và Dwyer L. (2003)........................................ 32 2.3.2. Mô hình của Crouch G.I. (2007) .................................................... 34 2.3.3. Mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh và tính bền vững của một điểm đến du lịch của Goffi G. (2012) ................................................ 37 2.3.4. Mô hình cạnh tranh điểm đến từ các bên có liên quan Yoon (2002) ........................................................................................................ 39 2.3.5. Năng lực cạnh tranh của các hòn đảo du lịch nhỏ đang phát triển tại Mỹ (Craigwell and More, 2008) ................................................. 40 2.3.6. Mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh du lịch và lữ hành (2013 ......................................................................................................... 40
  • 5. 2.4. Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch trong và ngoài nƣớc....................................................................................... 44 2.4.1. Kinh nghiệm nước ngoài................................................................. 44 2.4.2. Kinh nghiệm trong nước ................................................................. 47 CHƢƠNG 3. THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH DU LỊCH CÁT BÀ............................................................................................... 54 3.1. Đánh giá năng lực cạnh tranh của du lịch Cát Bà.............................. 54 3.1.1 Đánh giá năng lực cạnh tranh của du lịch Cát Bà thông qua tiêu chí nguồn lực thừa hưởng.................................................................. 54 3.1.2. Đánh giá năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch Cát Bà thông qua tiêu chí các nguồn lực tạo thêm............................................... 61 3.1.3 Đánh giá năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Cát Bà thông qua tiêu chí các nguồn lực phụ trợ............................................................ 68 3.1.4. Đánh giá năng lực cạnh tranh du lịch thông qua tiêu chí Chính sách du lịch, hoạch định, phát triển........................................................... 78 3.1.5. Đánh giá năng lực cạnh tranh du lịch thông qua tiêu chí quản lý điểm đến................................................................................................ 87 3.2. Kết quả đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh du lịch của Cát Bà qua nghiên cứu định lƣợng.............................................................. 93 3.2.1. Đ c điểm điều tra khách du lịch ..................................................... 93 3.2.2. Đánh giá các tiêu chuẩn về cạnh tranh du lịch Cát Bà ................... 96 3.2.3. Đánh giá mức điểm trung bình của các tiêu chí ........................... 104 CHƢƠNG 4. QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH DU LỊCH CÁT BÀ................................................ 106 4.1. Bối cảnh quốc tế và trong nƣớc .......................................................... 106 4.1.1. Bối cảnh quốc tế............................................................................ 106 4.2. Quan điểm, mục tiêu, định hƣớng phát triển du lịch Cát Bà .......... 115 4.3. Dự báo phát triển du lịch Cát Bà........................................................ 120 4.4. Đề xuất giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh du lịch Cát Bà....122
  • 6. 4.4.1. Nhóm giải pháp khắc phục hạn chế năng lực cạnh tranh về nguồn lực thừa hưởng ............................................................................. 122 4.4.2. Nhóm giải pháp khắc phục hạn chế năng lực cạnh tranh về nguồn lực tạo thêm.................................................................................. 124 4.4.3. Nhóm giải pháp khắc phục hạn chế năng lực cạnh tranh về các nguồn lực phụ trợ.................................................................................... 127 4.4.4. Nhóm giải pháp khắc phục hạn chế năng lực cạnh tranh về chính sách du lịch, hoạch định, phát triển............................................... 129 4.4.5. Nhóm giải pháp khắc phục hạn chế năng lực cạnh tranh về quản lý điểm đến..................................................................................... 133 KẾT LUẬN..................................................................................................137 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 139
  • 7. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BVMT CP DLLH Bảo vệ môi trường Chính phủ Du lịch lữ hành ĐTH ĐDSH Đô thị hoá Đa dạng sinh học QĐ Quyết định GDP Tổng sản phẩm quốc nội HĐH Hiện đại hoá HNKTQT Hội nhập kinh tế quốc tế NĐ NLCT NLCTDL NHNN MICE UNESCO UNWTO UBND VISTA VQG Nghị định Năng lực cạnh tranh Năng lực cạnh tranh du lịch Ngân hàng nhà nước Du lịch hội nghị hội thảo Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa của liên hợp quốc Tổ chức du lịch thế giới Ủy ban nhân dân Hiệp hội lữ hành Việt Nam Vườn quốc gia WTTC Hội đồng du lịch và lữ hành thế giới
  • 8. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Phương pháp nghiên cứu .................................................................. 5 Bảng 2.1: Tổng hợp các nghiên cứu ............................................................... 42 Bảng 3.1. Đánh giá mức độ lợi thế về vị trí địa lý của Cát Bà so với Đồ Sơn và Hạ Long ...................................................................................... 57 Bảng 3.2. Cơ sở vật chất và nguồn nhân lực du lịch Cát Bà năm 2 17 ........ 64 Bảng 3.3. Lao động huyện Cát Hải năm 2 17................................................ 84 Bảng 3.4. Dự kiến nguồn nhân lực của huyện Cát Hải đến năm 2 3 ........... 86 Bảng 3.5: Tổng hợp các hình thức khảo sát.................................................... 94 Bảng 3.6. Đánh giá tiêu chí sản phẩm điểm đến du lịch................................. 99 Bảng 3.7: Đánh giá tiêu chí về an ninh – trật tự - môi trường xã hội........... 100 Bảng 3.8: Đánh giá tiêu chí về vệ sinh môi trường ......................................101 Bảng 3.9 Đánh giá tiêu chí về cơ sở hạ tầng tiện ích...................................102 Bảng 3.1 : Đánh giá tiêu chí về giá cả ........................................................ 103 Bảng 3.11: Đánh giá tiêu chí về độ tin cậy, cởi mở, chuyên nghiệp của cư dân, nhân viên, cán bộ bản địa......................................................... 104 Bảng 3.12: Đánh giá về thương hiệu du lịch ................................................ 104 Bảng 3.13: Tổng hợp đánh giá các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của du lịch Cát Bà ................................................................................. 105 Bảng 4.1: Một số chỉ số năng lực cạnh tranh du lịch và lữ hành theo Diễn đàn kinh tế thế giới................................................................................ 114
  • 9. DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1: Mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch của Kim và Dwyer (2003) ............................................................................. 33 Hình 2.2: Mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh và tính bền vững điểm đến du lịch của Goffi (2 12)................................................................... 38 Hình 2.3: Mô hình cạnh tranh điểm đến từ các bên có liên quan, Yoon (2 2).. 39 Hình 2.4: Năng lực cạnh tranh của các hòn đảo du lịch nhỏ đang phát triển tại Mỹ (Craigwell and More, 2 8) ........................................................ 40 Hình 2.5: Mô hình năng lực cạnh tranh trong du lịch và lữ hành của TTCI (2013) ...................................................................................................... 41 Hình 3.1. Vẻ đẹp của “Đảo Ngọc Bích” Cát Bà ............................................. 56 Hình 3.2. Lễ hội cầu ngư Cát Bà..................................................................... 65 Hình 3.3. Giao thông “ùn tắc” ở Cát Bà ......................................................... 74 Hình 3.4. Khách du lịch nội địa đến Cát Bà giai đoạn 2 13 - 2 17 (lượt khách)...................................................................................................... 76 Hình 3.5. Khách du lịch quốc tế đến Cát Bà giai đoạn 2 13 - 2017 (lượt khách)...................................................................................................... 77 Hình 3.6. Doanh thu từ du lịch Cát Bà 2 13 – 2 17 (tỷ đồng)....................... 77 Hình 3.7. Tổng số lao động phục vụ du lịch giai đoạn 2014 – 2017 (người)..................................................................................................... 85 Hình 3.8a: Tỷ lệ nam, nữ khách du lịch Cát Bà.............................................. 94 Hình 3.8b: Tỷ lệ lần đến Cát Bà...................................................................... 94 Hình 3.9: Tỷ lệ phân theo mục đích đến Cát Bà của khách du lịch.................... Hình 3.1 : Tỷ lệ phân theo các hình thức tổ chức đến Cát Bà ........................... Hình 3.11: Các kênh thông tin ............................................................................ Hình 3.12: Đánh giá tương quan điểm của các tiêu chuẩn về năng lực cạnh tranh của Cát Bà.................................................................................... 105 Hình 4.1: Dự báo tăng trưởng số lượng khách du lịch quốc tế trên toàn thế giới đến 2 3 ......................................................................................... 107
  • 10. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Quần đảo Cát Bà thuộc huyện Cát Hải (thành phố Hải Phòng) bao gồm 388 đảo lớn, nhỏ nằm ở phía Nam vịnh Hạ Long, được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển Thế giới ngày 2 12 2 4 và Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch xếp hạng là di tích danh lam thắng cảnh quốc gia đ c biệt vào tháng 12 năm 2 13. Với tiềm năng du lịch phong phú, hấp dẫn và nổi bật, Cát Bà được đánh giá là “Hòn ngọc” của vịnh Bắc Bộ, là điểm đến quan trọng hàng đầu trong phát triển du lịch của thành phố Hải Phòng. M c dù là điểm đến có nhiều tiềm năng du lịch đ c sắc nhưng sự phát triển của du lịch Cát Bà còn chưa thực sự tương xứng với tiềm năng và vị thế của điểm đến có giá trị về cảnh quan, địa chất địa mạo vả sinh thái tầm c quốc tế. Năm 2 17, số lượng khách du lịch đến Cát Bà mới đạt 2,16 triệu lượt, trong đó tỷ lệ khách du lịch quốc tế còn khiêm tốn với 22,1 ; thu nhập từ du lịch đạt 1.25 tỷ, chi phí bình quân của một lượt khách du lịch dao động từ 442.351 đồng tới 49 .433 đồng1 , số ngày lưu trú trung bình của khách du lịch mới đạt 1,5 ngày…v.v. Có nhiều nguyên nhân của tình trạng trên, tuy nhiên một số nguyên nhân chính bao gồm: tình trạng thiếu sản phẩm du lịch đ c thù, khó khăn về hạ tầng tiếp cận, môi trường du lịch chưa được đảm bảo; dịch vụ thiếu chuyên nghiệp…v.v. Trong bối cảnh hội nhập hiện nay của du lịch Việt Nam nói chung và du lịch Hải Phòng nói riêng, những nguyên nhân trên c ng đã và đang hạn chế năng lực cạnh tranh du lịch của Cát Bà như một điểm đến với những giá trị toàn cầu và là một phần không thể tách rời Di sản thiên nhiên vịnh Hạ Long. Nhận thức được vấn đề trên, thành phố Hải Phòng đã tổ chức thực hiện và phê duyệt đề án: Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch bền vững quần 1 Nguyễn Hoài Nam, Du lịch Cát Bà: Thực trạng và giải pháp, tapchicongthuong.vn, (26/6/2017).
  • 11. 2 đảo Cát Bà đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050 đã xác định “Phát triển du lịch quần đảo Cát Bà phải trở thành động lực kinh tế cho phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hải Phòng và cho phát triển du lịch ở vùng Đồng bằng sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc. Khai thác có hiệu quả các tiềm năng và lợi thế so sánh về nguồn lực du lịch; tạo ra được sự khác biệt về sản phẩm du lịch để nâng cao tính cạnh tranh của du lịch quần đảo Cát Bà trong mối quan hệ gắn kết phát triển du lịch với Đồ Sơn, Hạ Long, Vân Đồn và các trung tâm du lịch khác ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ và cả nước, khu vực và quốc tế. Phát triển Cát Bà trở thành đảo “Ngọc Bích” nơi du khách sẽ có những trải nghiệm tốt nhất về các giá trị sinh thái - cảnh quan toàn cầu; nơi nỗ lực bảo tồn sẽ được hỗ trợ bởi những công nghệ “xanh” hiện đại và những hoạt động dựa trên nguyên tắc của du lịch bền vững mà nòng cốt là du lịch sinh thái và du lịch cộng đồng”2 . Tuy nhiên để đạt được mục tiêu phát triển Cát Bà không chỉ thực sự trở thành điểm đến trọng điểm của TP. Hải Phòng, điểm đến du lịch hàng đầu ở vùng du lịch Đồng bằng sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc, mà còn trở thành điểm đến du lịch biển đảo có năng lực cạnh tranh cao không chỉ trong nước mà còn trong khu vực và quốc tế, cần phải có những nghiên cứu chuyên sâu để đánh giá năng lực cạnh tranh của du lịch Cát Bà gắn với việc đề xuất những giải pháp phù hợp. Đây là vấn đề nghiên cứu không chỉ có ý ngh a về m t lý luận đối với một điểm đến du lịch biển đảo có giá trị toàn cầu về cảnh quan sinh thái mà còn có ý ngh a thực tiễn cao, đ c biệt trong bối cảnh du lịch được xác định là ngành kinh tế m i nhọn của đất nước nói chung và của TP. Hải Phòng nói riêng. Xuất phát từ thực tế trên, NCS chọn đề tài: “Nâng cao năng lực cạnh tranh để phát triển du lịch: Nghiên cứu trường hợp Cát Bà” làm đề tài nghiên cứu sinh của mình. 2 Ủy ban nhân dân Thành phố Hải Phòng, Quyết định số 2732/ QĐ – UBND, Cổng Thông tin điện tử TP Hải Phòng (haiphong.gov.vn).
  • 12. 3 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài: Xác lập cơ sở khoa học cho việc đề xuất các giải pháp nâng cao năng cạnh tranh du lịch Cát Bà tương xứng với vị thế và tiềm năng du lịch. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: Với mục tiêu nghiên cứu đ t ra trên đây, đề tài luận án s phải thực hiện 3 nhiệm vụ nghiên cứu chính sau: Thứ nhất, hệ thống hóa những vấn đề lý luận liên quan đến cạnh tranh du lịch ở điểm đến. Xác định các yếu tố với hệ thống tiêu chí đo lường đánh giá năng lực cạnh tranh du lịch. Thứ hai, Phân tích thực trạng khả năng cạnh tranh của du lịch Cát Bà qua một số các yếu tố: nguồn lực thừa hưởng, nguồn lực tạo thêm, nguồn lực phụ trợ, chính sách phát triển du lịch và quản lý điểm đến. Trên cơ sở phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh du lịch Cát Bà, chỉ ra những điểm hạn chế về năng lực cạnh tranh và nguyên nhân của những hạn chế. Thứ ba, nghiên cứu đề xuất các giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh du lịch Cát Bà đ t trong bối cảnh phát triển mới gắn với quan điểm và định hướng phát triển du lịch Cát Bà trong giai đoạn tới đây. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án - Về đối tượng nghiên cứu Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh và thực trạng năng lực cạnh tranh của du lịch Cát Bà. - Về phạm vi nghiên cứu Phạm vi về không gian Quần đảo Cát Bà với trọng tâm là đảo Cát Bà, huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng. Phạm vi về thời gian - Số liệu thứ cấp: giai đoạn từ 2013 – 2 17 và tầm nhìn đến 2 25. - Số liệu sơ cấp: khảo sát điều tra trong năm 2017, 2018.
  • 13. 4 4. Câu hỏi nghiên cứu: - Những yếu tố chính nào để nhận biết khả năng cạnh tranh và để đánh giá về năng lực cạnh tranh du lịch điểm đến - Thực trạng năng lực cạnh tranh du lịch Cát Bà là gì Những yếu tố chính nào ảnh hưởng năng lực cạnh tranh du lịch Cát Bà - Giải pháp nào để nâng cao năng lực cạnh tranh du lịch Cát Bà trong giai đoạn phát triển tới đây 5. Phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp định tính và định lượng Trong nghiên cứu này tác giả sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng để thu thập và xử lý các số liệu. Mục tiêu của việc sử dụng đồng thời cả hai phương pháp nhằm hạn chế những điểm yếu của từng phương pháp và qua đó làm rõ hơn các vấn đề nghiên cứu. (1) Nghiên cứu định tính: Được thiết kế thành 2 giai đoạn Giai đoạn 1: Nghiên cứu định tính nhằm khám phá và hoàn thiện, bổ sung mô hình... Đối tượng phỏng vấn là 3 khách du lịch (cả trong nước và nước ngoài) và 5 chuyên gia l nh vực du lịch, hoạch định chính sách. Phương pháp chọn mẫu phi ngẫu nhiên. Giai đoạn 2: Nghiên cứu định tính bổ sung nhằm giải thích rõ hơn các kết quả nghiên cứu. Phỏng vấn 5 chuyên gia (có thể l p lại một số chuyên gia đã tham gia ở giai đoạn 1). (2) Nghiên cứu định lượng Nghiên cứu định lượng được tiến hành để khảo sát khách du lịch bằng bảng hỏi. Sau mỗi phần s có thảo luận kết quả nghiên cứu, cuối cùng là tổng hợp các kết quả nghiên cứu. So sánh, đối chứng với lý thuyết, bàn luận kết quả và khuyến nghị chính sách.
  • 14. 5 Bảng 1.1. Phƣơng pháp nghiên cứu Bƣớc Phƣơng pháp nghiên cứu Kỹ thuật Số lƣợng ngƣời dự kiến Mục đích 1 Định tính Phỏng vấn sâu 3 khách du lịch 05 chuyên gia Khám phá, bổ sung sự phù hợp mô hình 2 Định lượng Bảng hỏi 300-500 Đánh giá thực trạng 3 Định tính bổ sung Phỏng vấn sâu 5 chuyên gia Giải thích kết quả nghiên cứu Nghiên cứu c ng s thu thập dữ liệu từ nguồn thông tin thứ cấp: Những vấn đề lý luận được đúc rút trong sách giáo khoa chuyên ngành trong nước và quốc tế; các số liệu thống kê đã được xuất bản, các báo cáo tổng hợp của các tổ chức, cơ quan quản lý có liên quan; những nghiên cứu trước đây được công bố trên tạp chí khoa học trong nước và quốc tế. 5.2. Phương pháp phân tích tổng hợp Luận án sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp nhằm hệ thống hóa tài liệu thu thập được làm cơ sở cho việc phân tích và đánh giá về thực trạng năng lực cạnh tranh du lịch Cát Bà. 5.3. Phương pháp điều tra khảo sát thực địa Kết hợp sử dụng bảng hỏi và phỏng vấn sâu 31 người để đánh giá năng lực cạnh tranh của du lịch Cát Bà. 5.4. Phương pháp đánh giá nhanh có sự tham gia của cộng đồng (PRA) Phương pháp PRA được sử dụng để thăm dò, lấy ý kiến đánh giá của các du khách, chuyên gia về năng lực cạnh tranh của du lịch Cát Bà.
  • 15. 6 5.5. Phương pháp thống kê – so sánh Sử dụng các số liệu thống kê để phân tích và so sánh, đánh giá năng lực cạnh tranh của du lịch Cát Bà qua từng thời kỳ. 5.6. Đề xuất khung phân tích Luận án sử dụng mô hình của Dwyer và Kim (2 3) để đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh du lịch điểm Cát Bà. Mô hình này đã được vận dụng trong nhiều nghiên cứu ở nhiều điểm đến trên thế giới. M c dù mô hình gốc được áp dụng cho việc đánh giá năng lực cạnh tranh du lịch cho các quốc gia, tuy nhiên rất nhiều các nghiên cứu trong đó có các nghiên cứu ở Việt Nam như Nguyễn Thị Thu Vân (2 12), Thái Thị Kim Oanh (2 15) đã áp dụng thành công khi đánh giá năng lực cạnh tranh của các địa phương, cho du lịch biển đảo chẳng hạn như Đà Nẵng, Nha Trang và biển đảo Nghệ An... Về bối cảnh nghiên cứu có nhiều nét tương đồng với du lịch Cát Bà, mô hình Dwyer và và Kim (2003) phù hợp với điều kiện thực tế phát triển du lịch ở Cát Bà, vì thế mô hình này được chọn để nghiên cứu và có những điều chỉnh về từ ngữ để phù hợp với thuật ngữ thông dụng ở Việt Nam được sử dụng trong nghiên cứu. Khung nghiên cứu đề xuất Năng lực cạnh tranh điểm đến Cát Bà Nguồn lực tạo ra Chính sách DL, HĐ và PT đinh Nguồn lực hỗ trợ Nguồn lực thừa hƣởng Quản lý điểm đến
  • 16. 7 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án - Góp phần hệ thống hóa lý thuyết, đưa ra các khái niệm, nội dung về du lịch, sản phẩm du lịch, điểm đến du lịch và năng lực cạnh tranh du lịch. - Xây dựng các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh và đo lường năng lực cạnh tranh qua nghiên cứu định lượng dưới góc nhìn của khách du lịch, xem xét mức độ thực hiện thực tế của các tiêu chí bằng việc phỏng vấn. - Phân tích được thực trạng năng lực cạnh tranh của du lịch Cát Bà qua các tiêu chí và chỉ ra những điểm hạn chế của các tiêu chí. - Làm rõ điểm mạnh, điểm yếu của du lịch Cát Bà, đưa ra quan điểm, định hướng phát triển du lịch Cát Bà đến năm 2 2 và tầm nhìn đến năm 2025 và đề xuất giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Cát Bà. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án - Về mặt lý luận: Luận án góp phần tổng quan cơ sở lý thuyết về du lịch, du lịch điểm đến, năng lực cạnh tranh du lịch. Nghiên cứu các mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh du lịch để đề xuất mô hình nghiên cứu phù hợp cho luận án. - Về mặt thực tiễn: Là tài liệu tham khảo có giá trị cho các nhà hoạch định chính sách, TP. Hải Phòng và UBND huyện Cát Hải để ban hành ra các chính sách góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển du lịch Cát Bà tương xứng với tiềm năng, giúp cho công tác lập kế hoạch, quản lý du lịch ở Cát Bà đạt được hiệu quả trên thực tế. 7. Cấu tr c của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liêu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận án gồm 4 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu. Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về năng lực cạnh tranh du lịch. Chương 3: Thực trạng năng lực cạnh tranh du lịch Cát Bà. Chương 4: Quan điểm và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh du lịch Cát Bà.
  • 17. 8 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. Các nghiên cứu nƣớc ngoài về nâng cao năng lực cạnh tranh nhằm phát triển du lịch Hướng nghiên cứu về năng lực cạnh tranh (NLCT) để phát triển du lịch được các tác giả tiếp cận ở các góc độ khác nhau gồm: NLCT điểm đến du lịch, NLCT quốc gia, NLCT cấp tỉnh, NLCT du lịch, NLCT ngành, NLCT doanh nghiệp, NLCT sản phẩm. Trong phần này tác giả tập trung tổng quan theo hướng tiếp cận NCLCT điểm đến du lịch, NLCT quốc gia, NLCT cấp tỉnh và NLCT ngành: Hướng tiếp cận từ lý thuyết năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Có Ahmed và Krohn, 1990; Ritchie và Crouch, 1993; Bordas, 1994; Pearce, 1997; Woodside và Carr, 1988; Crouch và Ritchie, 1999; Kozak và Rimmington, 1999; Buhalis, 2000; Harteserre, 2000; Go và Govers, 2000; Hassan, 2000; Mihalic, 2000; Thomas và Long, 2000; Kozak, 2001, và 2 tác giả tiêu biểu là Dwyer & Kim (2 3) Ritchie & Crouch, 2 3. Trong đó, hai mô hình nghiên cứu của Crouch & Ritchie (1999) và Dwyer & Kim (2 3) đã được áp dụng tương đối phổ biến và mở rộng theo nhiều hướng khác nhau trong thực tế cả trên thế giới và trong nước. Dwyer & Kim (2 3) đã kết luận năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch nhìn chung được chấp nhận dựa trên 3 nhóm yếu tố chính là: (i) lợi thế so sánh giúp cạnh tranh về giá; (ii) khả năng về chiến lược và quản trị; và (iii) nguồn lực về lịch sử, văn hóa, xã hội. Năng lực cạnh tranh du lịch có thể được đánh giá ở nhiều cấp độ, v mô (cấp quốc gia) hay vi mô (cấp doanh nghiệp) (Ritchie & Crouch, 2003; Dwyer & Kim, 2003) [65]. Theo một cách tiếp cận khác, lợi thế cạnh tranh và lợi thế so sánh thường được đề cập khi bàn về năng lực cạnh tranh trong du lịch (Porter, 1990) m c dù sự khác biệt giữa hai loại lợi thế này ít khi được làm rõ (Ritchie & Crouch, 2003). Ritchie & Crouch (2003) cho rằng đối với mỗi điểm đến du lịch, lợi thế so sánh chỉ các nguồn lực có sẵn như khí hậu, cảnh quan, thảm động - thực
  • 18. 9 vật… Lợi thế cạnh tranh trong khi đó chỉ những nguồn lực được tạo ra như cơ sở hạ tầng (lưu trú, giao thông…), lễ hội và sự kiện, kỹ năng quản trị, chất lượng nhân lực… Nói cách khác, lợi thế so sánh là nguồn lực mà điểm đến du lịch sở hữu còn lợi thế cạnh tranh là khả năng của điểm đến để khai thác hiệu quả các nguồn lực của mình. Năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch được quyết định bởi cả hai loại lợi thế này. Hướng tiếp cận từ lý thuyết năng lực cạnh tranh quốc gia M.Porter (1980, 1998, 2007) định ngh a “cạnh tranh quốc gia là khả năng của các doanh nghiệp tham gia vào các hoạt động giá trị gia tăng trong một ngành công nghiệp cụ thể trong một quốc gia cụ thể để duy trì giá trị gia tăng trong thời gian dài” [95,96]. Với các kết quả nghiên cứu của mình tác giả giải thích và làm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến đến NLCT của một quốc gia (một địa phương) trong một ngành nhất định. Theo đó, NLCT được thể hiện qua sự liên kết của 4 nhóm yếu tố: Điều kiện các yếu tố sản xuất và dịch vụ; Điều kiện về cầu; Các ngành hỗ trợ và có liên quan; Chiến lược, cơ cấu và cạnh tranh của ngành. Các yếu tố này tác động qua lại lẫn nhau và tạo nên khả năng cạnh tranh của một quốc gia, một địa phương trong ngành. Ngoài ra còn hai yếu tố khác là Chính sách của Chính phủ và Cơ hội. M c dù, công trình không đi sâu vào l nh vực dịch vụ du lịch, song lý thuyết cạnh tranh của M. Porter có thể được sử dụng khá thích hợp trong việc nghiên cứu NLCT của ngành du lịch. Hướng tiếp cận từ lý thuyết năng lực cạnh tranh cấp tỉnh NLCT cấp tỉnh là chỉ số đánh giá và xếp hạng chính quyền các tỉnh, thành của Việt Nam trong việc tạo môi trường kinh doanh cho doanh nghiệp và thu hút vốn đầu tư FDI hướng tới mục tiêu cuối cùng là phát triển kinh tế và nâng cao mức sống người dân của tỉnh đó, có bốn đ c điểm: Thứ nhất, chỉ số PCI khuyến khích chính quyền các tỉnh cải thiện chất lượng công tác điều hành bằng cách chuẩn hóa điểm số xung quanh các thực tiễn điều hành kinh tế tốt sẵn có tại Việt Nam mà không dựa trên các tiêu chuẩn
  • 19. 10 điều hành kinh tế lý tưởng nhưng khó đạt được, do đó đối với từng chỉ tiêu, có thể xác định được một tỉnh “ngôi sao” ho c tỉnh đứng đầu của chỉ tiêu đó,và về lý thuyết bất kỳ tỉnh nào c ng có thể đạt được điểm số PCI tuyệt đối là 100 điểm. Thứ hai, bằng cách loại trừ ảnh hưởng của các điều kiện truyền thống ban đầu (các nhân tố cơ bản đóng góp vào tăng trưởng kinh tế trong một tỉnh và gần như không thể thay đổi trong ngắn hạn như vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng, quy mô của thị trường và nguồn nhân lực), chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI giúp xác định và hướng vào các thực tiễn điều hành kinh tế tốt có thể đạt được ở cấp tỉnh. Thứ ba, bằng cách so sánh đối chiếu giữa các thực tiễn điều hành với kết quả phát triển kinh tế, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI giúp lượng hóa tầm quan trọng của các thực tiễn điều hành kinh tế tốt đối với thu hút đầu tư và tăng trưởng. Nghiên cứu chỉ ra được mối tương quan giữa thực tiễn điều hành kinh tế tốt với đánh giá của doanh nghiệp và sự cải thiện phúc lợi của địa phương. Mối liên hệ cuối cùng này đ c biệt quan trọng vì nó cho thấy các chính sách và sáng kiến thân thiện với doanh nghiệp khuyến khích họ hoạt động theo hướng đem lại lợi ích cho cả chủ doanh nghiệp, người lao động và cộng đồng thông qua tạo thêm việc làm và tăng thu nhập cho cả nền kinh tế. Thứ tư, các chỉ tiêu cấu thành chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI được thiết kế theo hướng dễ hành động, đây là những chỉ tiêu cụ thể cho phép các cán bộ công chức của tỉnh đưa ra các mục tiêu phấn đấu và theo dõi được tiến bộ trong thực hiện. Các chỉ tiêu này c ng rất thực chất vì được doanh nghiệp nhìn nhận là các chính sách then chốt đối với sự thành công của công việc kinh doanh. Như vậy, nghiên cứu này là nghiên cứu về năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong l nh vực du lịch thuộc ngành dịch vụ trong nền kinh tế hỗn hợp Việt Nam theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ ngh a có sự quản lý của Nhà Nước được chia thành 3 ngành kinh tế chính đó là: Ngành
  • 20. 11 công nghiệp; Ngành dịch vụ; Ngành nông nghiệp có mối liên hệ mật thiết với nhau. Đ c biệt, mô hình lý thuyết đánh giá năng lực cạnh tranh địa phương trong phát triển du lịch ở cấp độ vi mô của M.Porter (2007) cho thấy các nguồn lực của địa phương s tạo ra lợi thế cạnh tranh, tuy nhiên việc đánh giá năng lực cạnh tranh trong du lịch cần phải có cái nhìn tổng thể để đưa ra giả định rằng mỗi tỉnh được giới hạn trong một tập hợp các nguồn lực của địa phương, song thay vì được đánh giá một cách độc lập chúng phải được xem xét trong mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau để có thể làm tăng cường năng lực cạnh tranh của tỉnh đó. Mô hình này đ c biệt quan trọng cho các nghiên cứu về năng lực cạnh ở các cấp của địa phương trong phát triển du lịch như một hệ thống phức tạp trong đó mỗi đại lượng bao gồm nhiều cụm/ngành và các nguồn lực khác nhau về lợi thế của địa phương phụ thuộc vào đ c điểm điểm đến và văn hóa kinh doanh [96]. Cách sử dụng mô hình của M.Porter (2007): Mô hình kim cương ban đầu bao gồm 4 yếu tố chính đó là: Điều kiện về các yếu tố; Chiến lược, cơ cấu và sự cạnh tranh của địa phương; Các ngành công nghiệp hỗ trợ và có liên quan; Điều kiện về nhu cầu, chúng tác động trực tiếp đến năng lực cạnh tranh địa phương trong du lịch và lần lượt tạo ra các liên kết như sau: Liên kết 1. Cạnh tranh chất lượng (Competitive quality): Các yếu tố chiến lược, cơ cấu và sự cạnh tranh của doanh nghiệp liên kết với điều kiện về các yếu tố Liên kết 2. Cạnh tranh đầu vào (Competitive input): Các yếu tố chiến lược, cơ cấu và sự cạnh tranh của doanh nghiệp liên kết với các yếu tố Marketing, chính sách, kế hoạch, kiểm soát, phát triển du lịch. Liên kết 3. Hỗ trợ cầu (Supporting demand): Các ngành công nghiệp hỗ trợ và có liên quan liên kết với các yếu tố điều kiện về nhu cầu Liên kết 4. Hỗ trợ cung (Supporting Supply): Các ngành công nghiệp hỗ trợ và có liên quan liên kết với điều kiện về các yếu tố
  • 21. 12 Hướng tiếp cận từ lý thuyết năng lực cạnh tranh cấp ngành M. Porter (1980), một ngành kinh tế được coi là có năng lực cạnh tranh khi các doanh nghiệp trong ngành và sản phẩm chủ đạo của ngành có năng lực cạnh tranh trên thị trường. Các yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh của một ngành kinh tế bao gồm: Lợi thế so sánh của ngành, môi trường kinh tế v mô và môi trường kinh doanh của ngành, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành và năng lực cạnh tranh của sản phẩm/dịch vụ đ c thù của ngành được mô tả trong mô hình năm “thế lực” cạnh tranh hay năm “lực lượng” cạnh tranh bao gồm: Chiến lược doanh nghiệp; Cấu trúc ngành và đối thủ cạnh tranh; Các điều kiện cạnh tranh; Các điều kiện cầu; Các ngành công nghiệp hỗ trợ và có liên quan [96]. Cùng với quá trình hội nhập mạnh m của Việt Nam vào nền kinh tế thế giới trong những năm gần đây, việc mở cửa khu vực dịch vụ đã tạo ra một sức ép lớn đối với vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngành dịch vụ Việt Nam. Có thể nói, năng lực cạnh tranh của hầu hết các l nh vực dịch vụ ở Việt Nam hiện nay đang ở mức thấp so với thế giới và thậm chí ngay cả so với các nước đang phát triển trong khu vực. Điều này mang đến cho những khó khăn cho khu vực dịch vụ Việt Nam trên cả thị trường xuất khẩu và thị trường trong nước. Tuy nhiên, tiềm năng và cơ hội phát triển còn đang ở phía trước, vấn đề đ t ra là cần những nghiên cứu đưa ra các quyết định phù hợp để từng bước nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngành dịch vụ nói chung và năng lực cạnh tranh trong l nh vực du lịch nói riêng. Trong thời gian gần đây, Hội đồng Du lịch Thế giới và Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) đã sử dụng bộ chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh cho ngành Du lịch/Lữ hành, gồm 8 chỉ số chính, đã thu hút sự quan tâm của nhiều quốc gia trên thế giới ngay sau khi được WEF công bố vào năm 2 4. Sau đó, bắt đầu từ năm 2 7 đến nay, đều đ n hàng năm, WEF đều công bố báo cáo kết quả nghiên cứu đánh giá về năng lực cạnh tranh du lịch của các quốc gia. Đây được xem là thông tin, là cơ sở quan trọng giúp các nhà nghiên cứu, nhà quản
  • 22. 13 lý kinh doanh du lịch tìm hiểu và đánh giá năng lực cạnh tranh của các điểm đến du lịch khác nhau. 1.2. Các nghiên cứu của Việt Nam về nâng cao năng lực cạnh tranh du lịch điểm đến Những nghiên cứu về nâng cao năng lực cạnh tranh du lịch điểm đến ở Việt Nam không phải là một chủ đề mới, các nhà nghiên cứu tiếp cận NLCTDL trên nhiều lát cắt khác nhau và ở mỗi giai đoạn các nghiên cứu đều có những đóng góp và có những ý ngh a thực tiễn khác nhau, có thể kể đến một số nghiên cứu tiêu biểu sau: Dự án VIE 89- 3 (1989) về Kế hoạch chỉ đạo phát triển du lịchViệt Nam do Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) và Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) đã nghiên cứu về khả năng cạnh tranh của du lịch Việt Nam – dưới góc độ xem Việt Nam như một điểm đến du lịch quốc tế. Đề tài NCKH của Vụ Thương mại và Dịch vụ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với nhóm NCS của Trường Đại học Kinh tế quốc dân thực hiện (2006), Khả năng cạnh tranh và tác động của tự do hóa ngành Du lịch do UNDP tài trợ đã tập trung vào việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng và đánh giá khái quát khả năng cạnh tranh của ngành Du lịch Việt Nam c ng như những tác động khác nhau từ quá trình tự do hóa đang diễn ra trong ngành. Nguyễn Anh Tuấn và cộng sự (2 7), trong đề tài cấp Bộ “Nghiên cứu thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực lữ hành Quốc tế của Việt Nam trong điều kiện hội nhập Quốc tế” đã phân tích thực trạng NLCT trong l nh vực Lữ hành Quốc Tế (LHQT) của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế Quốc tế dựa trên các tiêu chí về vốn, công nghệ, trình độ quản lý, sản phẩm và dịch vụ, nguồn nhân lực và so sánh với các đối thủ cạnh tranh trong khu vực. Đồng thời, trên cơ sở khái quát thực trạng NLCT của nền kinh tế Việt Nam, thông qua kết quả xếp hạng và đánh giá NLCT Du lịch và lữ hành (WEF), đưa ra một số định hướng và tập trung đề xuất ba nhóm giải pháp quan trọng là nhóm giải pháp v mô liên quan đến chủ trương chính sách, nhóm
  • 23. 14 giải pháp của Hiệp hội Du lịch và nhóm giải pháp của Doanh nghiệp lữ hành để góp phần nâng cao NLCT trong l nh vực LHQT của Việt Nam trong điều kiện hội nhập [29]. Hà Thanh Hải (2 1 ), ở công trình Nâng cao NLCT của các khách sạn Việt Nam trong thời gian tới đã tập trung nghiên cứu NLCT của các doanh nghiệp kinh doanh khách sạn. Điểm nổi bật của công trình này là đã nghiên cứu được kinh nghiệm nâng cao NLCT của một số tập đoàn khách sạn quốc tế. Đồng thời, công trình nghiên cứu này c ng đã hệ thống được một số phương pháp đánh giá NLCT của khách sạn và ứng dụng thực tế để đánh giá NLCT của các khách sạn Việt Nam như phương pháp thu thập ý kiến đánh giá của chuyên gia, phương pháp đánh giá ma trận Thomson – Stricland và phương pháp điều tra khách hàng. Trong đó, phương pháp đánh giá ma trận Thomson – Stricland là phương pháp tương đối khoa học, có độ tin cậy khá cao [17]. Nguyễn Anh Tuấn (2 1 ) trong luận án tiến sỹ Nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến của du lịch Việt Nam đã nghiên cứu khái quát một số vấn đề lý luận cơ bản về cạnh tranh điểm đến trong phát triển du lịch như: cạnh tranh, năng lực cạnh tranh, điểm đến và năng lực cạnh tranh điểm đến. Tác giả áp dụng mô hình Tích hợp của Dwyer và Kim (2 3) và phương pháp điều tra trên mạng Survey Monkey để điều tra, phân tích, đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch Việt Nam. Luận án c ng đã chỉ ra những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với ngành du lịch Việt Nam c ng như nguyên nhân của hạn chế về năng lực cạnh tranh điểm đến của ngành du lịch Việt Nam. Qua đó, đề xuất 4 quan điểm nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Việt Nam gồm: 1. Ngành du lịch phải trở thành một trong những ngành kinh tế hàng đầu, đóng góp quan trọng vào sự thịnh vượng quốc gia. 2. Môi trường chính sách phải tạo thuận lợi cho du lịch phát triển.
  • 24. 15 3. Ngành du lịch phải được phát triển theo hướng năng động, thích ứng nhanh và ứng phó kịp thời với những thay đổi. 4. Ngành du lịch phải được phát triển theo hướng chất lượng, hiệu quả, bền vững [17]. Nguyễn Quang Vinh (2 11), khi nghiên cứu về Khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp lữ hành quốc tế Việt Nam sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đã khái quát các khái niệm về khả năng cạnh tranh bao gồm năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp du lịch lữ hành quốc tế, các yếu tố tác động tới cạnh tranh, chỉ số đo lường khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp du lịch lữ hành quốc tế. Trên cơ sở mô hình chuỗi giá trị của Porter M., tác giả đã tiến hành xây dựng hệ thống các nhân tố cấu thành (6 nhân tố, 17 chỉ số) nhằm phản ánh khả năng cạnh tranh của một doanh nghiệp lữ hành quốc tế trong đó có tính đến khả năng liên kết, hợp tác và quản lý khủng hoảng theo đ c thù của các doanh nghiệp này. Bên cạnh đó, công trình đã sử dụng phương pháp nghiên cứu ma trận điểm và các công cụ toán học, đã xây dựng mô hình định lượng cho phép xác định mức độ ảnh hưởng của các nhóm nhân tố nguồn lực đối với doanh nghiệp [43]. Nguyễn Thị Thu Vân (2 12), khi nghiên cứu về Năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Đà Nẵng đã khái quát các khái niệm về năng lực cạnh tranh du lịch của các tác giả quốc tế và phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh trong du lịch của thành phố Đà Nẵng, một trong những điểm đến hấp dẫn của Việt Nam và khu vực. Khi nghiên cứu năng lực cạnh tranh của Đà Nẵng, tác giả đã dựa vào giá trị trung bình của 84 chỉ số (Mô hình tích hợp của Dwyer và Kim) để làm sáng tỏ những nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của thành phố Đà Nẵng. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có 7 nhân tố được hình thành, tác động đến năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Đà Nẳng, gồm: (1) Nguồn lực tự nhiên; (2) Nguồn lực kế thừa; (3) Nguồn lực tạo ra; (4) Nguồn lực hỗ trợ; (5) Quản trị điểm đến; (6) Điều kiện hoàn cảnh, và; (7) Điều kiện về cầu. Kết quả phân tích thống kê mô tả 7 nhân
  • 25. 16 tố trên cho thấy, hầu hết các nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch Đà Nẵng đều ở mức trung bình khá, không có nhân tố nào xuất sắc (giá trị trung bình lớn hơn 4), c ng không có nhân tố tiêu cực (giá trị trung bình nhỏ hơn 2) [42]. Nguyễn Việt Cường (2 13), đã nghiên cứu các yếu tố tác động đến lựa chọn một điểm đến của du khách nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của điểm đến Quảng Ninh. Nghiên cứu đã chỉ ra các yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng tới quyết định của du khác gồm: nguồn lực tự nhiên, lịch sử văn hóa, nơi cư trú và các yếu tố khác như địa lý, thời tiết, khoảng cách thời gian c ng có tác động nhất định đến lực chọn điểm đến của du khách [2]. Đào Duy Huân (2 15) trong đề tài Đánh giá năng lực cạnh tranh của ngành du lịch Thành phố Cần Thơ đã sử dụng lý thuyết 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter để phân tích, đánh giá năng lực cạnh tranh của ngành du lịch Thành phố Cần Thơ. Trong nghiên cứu, tác giả đã sử dụng ma trận hình ảnh cạnh tranh để so sánh, xếp loại các đối thủ cạnh tranh chính của ngành du lịch Cần Thơ, là các Ngành du lịch An Giang, Tiền Giang, Bến Tre. Kết quả nghiên cứu cho thấy, ngành du lịch Cần Thơ xếp thứ 1, đứng vị trí thứ hai là du lịch An Giang, sau đó là du lịch Tiền Giang, và cuối cùng là du lịch Bến Tre. Tổng số điểm quan trọng của ngành du lịch Cần Thơ là 3.1 cho thấy Cần Thơ là một đối thủ cạnh tranh mạnh, nếu xét theo khía cạnh chiến lược thì du lịch Cần Thơ ứng phó hiệu quả với môi trường bên trong và bên ngoài. Trên cơ sở của kết quả trên, tác giả đã đề xuất 4 giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh gồm: + Tiếp tục xây dựng sản phẩm du lịch đ c thù TP. Cần Thơ: bảo tồn và phát triển chợ nổi Cái Răng, hỗ trợ các quận huyện xây dựng sản phẩm du lịch của từng địa phương. + Phát triển các tuyến du lịch bao gồm các tuyến du lịch chính hội tụ về Cần Thơ, nâng cấp, duy tu một số tuyến điểm tham quan quan trọng: Chợ nổi, Làng cổ Bình Thủy – Lộ Vòng Cung… + Đẩy mạnh tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá xúc tiến du lịch.
  • 26. 17 + Quy hoạch phát triển nhân lực du lịch phù hợp với nhu cầu phát triển du lịch từng thời kỳ. + Nâng cao hiệu suất điều hành và kỹ năng xử lý các mối quan hệ giữa phát triển du lịch với vấn đề bảo tồn tạo nguồn tài nguyên môi trường. + Đầu tư vốn cho phát triển du lịch. + Nâng cấp cơ sở hạ tầng vật chất, phục vụ du lịch. + Mở rộng liên kết, liên doanh, phát triển du lịch với các tỉnh trong vùng kinh tế ĐBSCL. + Phát triển du lịch bền vững là giải pháp cốt lõi để nâng cao năng lực cạnh tranh của du lịch TP. Cần Thơ [8]. Ở một cách tiếp cận khác 2 tác giả Lê Chí Công và Hồ Huy Tựu (2 15) đã áp dụng mô hình đổi mới giá trị khách hàng (Kim & Mauborgne 2 4) để nghiên cứu về nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch biển Nam Trung Bộ. Kết quả nghiên cứu cho thấy tổng lượng khách du lịch của các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ giai đoạn 2 1 – 2 14 được phân thành 2 nhóm. Nhóm 1: bao gồm 4 tỉnh, thành phố (Đà Nẵng, Quảng Nam, Khánh Hòa và Bình Thuận). Ở nhóm 1 Bình Thuận được đứng số 1 về thu hút khách du lịch, tiếp theo là Quảng Nam, Đà Nẵng. Khánh Hòa m c dù được xem là địa phương có lợi thế nhất trong phát triển du lịch biển nhưng tổng lượng khách du lịch vẫn thấp hơn 3 địa phương kể trên. Nhóm 2 bao gồm 4 địa phương còn lại (Bình Định, Ninh Thuận, Phú Yên, Quảng Ngãi). Trong đó Bình Định m c dù là địa phương có khả năng thu hút khách du lịch lớn nhất nhưng tổng lượng khác du lịch giai đoạn 2 1 – 2 14 chưa vượt qua ngư ng 2 triệu lượt. Đối với khả năng thu hút khách du lịch quốc tế, Quảng Nam dẫn đầu nhóm 1 về lượng khách quốc tế tham quan hàng năm. Trong khi 3 đối thủ cạnh tranh trực tiếp là Đà Nẵng, Khánh Hòa và Bình Thuận số lượt khách tham quan chưa vượt qua con số 1 triệu. Tuy nhiên, so với các địa phương có điều kiện tương đồng về du lịch biển, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Bình Thuận là một trong những địa phương khai thác rất tốt các sản phẩm du lịch biển. Chính điều này
  • 27. 18 đã góp phần tăng doanh thu du lịch đạt mức cao với tốc độ tăng trưởng nhanh. Từ kết quả nghiên cứu, các tác giả đã cho rằng để nâng cao năng lực cạnh tranh du lịch biển duyên hải Nam Trung Bộ ngang tầm với các điểm đến cạnh tranh trong khu vực đòi hỏi phải có những thay đổi về quan điểm và cách tiếp cận. Từ đó các tác giả đã phân tích và chỉ ra 13 yếu tố cần loại bỏ, 1 yếu tố cần phải cắt giảm, 16 yếu tố cần gia tăng và 13 yếu tố hình thành nhằm góp phần giảm chi phí, tăng giá trị cảm nhận của du khách [11]. Hà Thị Thanh Thuỷ (2 14) phân tích năng lực cạnh tranh quốc gia của du lịch biển Việt Nam: so sánh với Thái Lan và Indonesia, theo số liệu năm 2 13 năng lực cạnh tranh của du lịch biển Việt Nam đứng vị trí 8 trên tổng số 14 quốc gia tham gia xếp hạng, thua Thái Lan tới 37 bậc và đứng sau Indonesia tới 1 bậc. Cụ thể, xét năng lực cạnh tranh quốc gia ở cả 3 bộ tiêu chí (khuôn khổ pháp lý; môi trường kinh doanh và cơ sở hạ tầng; con người, văn hóa và tài nguyên thiên nhiên) của Việt Nam đều đứng ở vị trí thấp hơn so với Thái Lan. So với Indonesia, Việt Nam chỉ xếp hạng cao hơn ở bộ tiêu chí khuôn khổ pháp lý, hai bộ tiêu chí còn lại đều đứng ở thứ hạng thấp hơn. Bên cạnh đó, bài viết c ng chỉ ra điểm mạnh, điểm yếu của du lịch biển Việt Nam. Nghiên cứu cho rằng để theo kịp Thái Lan và Indonesia, trở thành cường quốc về du lịch biển, trước tiên Việt Nam cần giải quyết gốc rễ của ba vấn đề gồm: Chính sách, cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực [31]. Trần Thị Thùy Trang (2 15), nghiên cứu về năng lực cạnh tranh du lịch của TP Hồ Chí Minh đã đánh giá năng lực cạnh tranh của du lịch TP.HCM, dựa trên cơ sở lý thuyết về du lịch và du lịch điểm đến để chọn ra 4 nhóm yếu tố chính phỏng theo mô hình kim cương của Porter để đánh giá năng lực cạnh tranh điểm đến trong l nh vực du lịch gồm: Các yếu tố đầu vào và mức độ hấp dẫn du lịch, chiến lược, cơ cấu và đối thủ cạnh tranh của điểm đến, các ngành công nghiệp hỗ trợ có liên quan và các điều kiện về nhu cầu thị trường du lịch. Kết quả của nghiên cứu cho thấy yếu tố đầu vào và mức độ hấp dẫn của du lịch địa phương có ảnh hưởng cao nhất, thứ hai là chiến lược cơ cấu và đối
  • 28. 19 thủ cạnh tranh, thứ ba là các ngành công nghiệp hỗ trợ có liên quan và cuối cùng là các điều kiện về nhu cầu du lịch. Luận án đề xuất 3 nhóm giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của du lịch TP.HCM trong xu thế toàn cầu và hội nhập kinh tế quốc tế gồm: nhóm giải pháp về phát triển thị trường khách du lịch quốc tế, nhóm giải pháp về phát triển thị trường khách du lịch nội địa và nhóm giải pháp về sản phẩm du lịch [25]. Nguyễn Thạnh Vượng (2 15), khi nghiên cứu về các yếu tố tác động tới năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch Tiền Giang đã khảo sát 43 doanh nghiệp du lịch tại Tiền Giang đã chỉ ra rằng các yếu tố nguồn nhân lực phục vụ dịch vụ du lịch được các doanh nghiệp đánh giá quan trọng nhất trong việc tác động đến năng lực cạnh tranh trong kinh doanh, tiếp theo là các yếu tố: Cơ sở vật chất hạ tầng du lịch, chính sách và chiến lược của doanh nghiệp, Marketing, yếu tố tự nhiên, đối thủ cạnh tranh. Các yếu tố còn lại tác động đến năng lực cạnh tranh ở mức độ vừa phải. Từ đó tác giả khuyến nghị một số giải pháp cho các doanh nghiệp kinh doanh du lịch của Tiền Giang gồm: + Chủ động trong việc đào tạo các nhà quản lý và nhân viên về trình độ, kỹ năng, thái độ để đáp ứng tốt công tác tư vấn cho khách hàng về các dịch vụ của doanh nghiệp. + Tăng cường liên kết với các nhà cung ứng (vận tải, lưu trú, nhà hàng, điểm du lịch) nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách tốt nhất. + Chú trọng đến chính sách giá và sản phẩm c ng như công tác điều hành tour. + Tích cực tham gia vào các hội chợ, hội thảo về du lịch để quảng bá sản phẩm du lịch [41]. Thái Thị Kim Oanh (2 15), trong luận án tiến s “Đánh giá năng lực cạnh tranh du lịch biển, đảo của tỉnh Nghệ An và khuyến nghị chính sách” đã khuyến nghị 4 nhóm giải pháp chính sách cho Nghệ An: (1) Nhóm giải pháp chính sách về nghiên cứu cầu thị trường và xúc tiến du lịch, trong đó xác định
  • 29. 20 rõ khách đến từ Hà Nội và nội tỉnh vẫn tiếp tục là những nguồn khách chính của Nghệ An, m t khác phần lớn du khách tuổi tương đối trẻ, đã lập gia đình, có con nhỏ nên các hoạt động vui chơi, giải trí cho thanh niên, gia đình, trẻ nhỏ cần được phát triển hơn; (2) Nhóm giải pháp phát triển sản phẩm du lịch bằng việc tạo thêm các sản phẩm du lịch mới như du lịch trải nghiệm, kết hợp du lịch biển, đảo với du lịch di sản, văn hóa ven biển (du thuyền, dân ca ví d m dọc sông Lam, các di tích văn hóa ven biển); (3) Hoàn thiện cơ chế chính sách quản lý du lịch như: thu hút những tổ chức có uy tín và tiềm lực mạnh vào đầu tư xây dựng, khai thác, vận hành các cơ sở kinh doanh du lịch (nhất là khách sạn, khu vui chơi giải trí…); thiết lập đường dây nóng để doanh nghiệp và người dân có thể phản hồi về những trường hợp bị nh ng nhiễu; quy định rõ các mức phí (và cả mức phạt tiền nếu vi phạm) đối với cá nhân, tổ chức kinh doanh du lịch để đóng góp vào công tác quản lý trật tự trị an và bảo vệ môi trường; (4) Liên kết phát triển du lịch với trọng tâm là liên kết phát triển sản phẩm du lịch[13]. 1.3. Khoảng trống nghiên cứu có thể bổ sung và phát triển Qua việc tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước có thể thấy nghiên cứu về NLCTDL điểm điến đã được các học giả trong và ngoài nước tiếp cận trên nhiều góc độ khác nhau, những chủ đề nghiên cứu liên quan đến nội dung của luận án có thể khái quát thành 3 tuyến vấn đề chính như sau: Một là, các công trình nghiên cứu khái quát về mô hình NLCTDL điểm đến đưa ra các mô hình NLCT điểm đến, các yếu tố và tiêu chí đánh giá NLCT điểm đến. Đóng góp của các công trình này đã giúp cho người đọc hiểu rõ hơn vai trò, nội dung, tiêu chí của NLCT điểm đến, từ đó hình thành phương pháp luận và hướng tiếp cận để xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề đo lường và đánh giá NLCT điểm đến du lịch.
  • 30. 21 Hai là, các công trình nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của du lịch Việt Nam đều có chung nhận định năng lực cạnh tranh của du lịch Việt Nam đứng ở vị trí thấp hơn so với các nước trong khu vực. Những yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến NLCT du lịch quốc gia mà Việt Nam cần phải chú trọng cải thiện là: chính sách, cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực. Ba là, các công trình nghiên cứu cụ thể về NLCTDL điểm đến của địa phương như TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Nam Trung Bộ, Tiền Giang... giúp làm sáng tỏ về đ c thù của từng địa phương trong việc nâng cao NLCT điểm đến du lịch. Mỗi một địa phương lại cần có những giải pháp riêng để nâng cao năng lực cạnh tranh du lịch của địa phương mình. Tuy đã tiếp cận và nghiên cứu các góc độ khác nhau về NLCTDL nhưng vẫn còn thiếu những công trình đánh giá NLCT của du lịch Cát Bà bằng việc nghiên cứu định lượng qua việc đưa ra các tiêu chí để đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh; phân tích mức độ quan trọng của các tiêu chí liên quan đến năng lực cạnh tranh, xem xét mức độ thực hiện thực tế dịch vụ của các tiêu chí qua sự đánh giá của khách du lịch. Đánh giá của du khách mới thực sự là thước đo chính xác cho hoạt động của một điểm đến du lịch. Do vậy luận án s kế thừa các công trình đi trước, thực hiện khảo sát, phóng vấn du khách đến Cát Bà về những yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của điểm đến đến này. Từ cơ sở lý luận và các nghiên cứu thực tiễn cho thấy, việc thực hiện nghiên cứu đánh giá NLCT để đề xuất được các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của du lịch Cát Bà là cần thiết và phù hợp với yêu cầu thực tiễn.
  • 31. 22 CHƢƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH DU LỊCH 2.1. Khái niệm về du lịch, sản phẩm du lịch và điểm đến du lịch 2.1.1. Khái niệm về du lịch Từ lâu, khái niệm “du lịch” đã được các tác giả sử dụng rộng rãi trên sách báo và các phương tiện thông tin đại chúng. Tuy nhiên, mỗi thời kỳ phát triển, khái niệm về du lịch c ng mang những nét đ c trưng khác nhau và được bổ sung ngày càng hoàn thiện hơn. Liên đoàn Quốc tế các Tổ chức lữ hành chính thức (IUOTO) đã đưa ra khái niệm: “Du lịch là hành động du hành đến một nơi khác với địa điểm cư trú thường xuyên của mình nhằm mục đích không phải để làm ăn, tức không phải để làm một nghề hay một việc kiếm tiền sinh sống”. Tổ chức Du lịch thế giới (World Tourist Organization), thuộc Liên Hiệp Quốc đã đưa ra khái niệm: “Du lịch bao gồm tất cả mọi hoạt động của những người du hành, tạm trú, trong mục đích tham quan, khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm ho c trong mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn; c ng như mục đích hành nghề và những mục đích khác, trong thời gian liên tục nhưng không quá một năm, ở bên ngoài môi trường sống định cư; nhưng loại trừ các du hành mà có mục đích chính là kiếm tiền”. Martin Mowforth, Ian Munt (2001) kết luận "Du lịch là một hiện tượng kinh tế, xã hội được l p đi l p lại đều đ n, chính là sản xuất và trao đổi dịch vụ, hàng hoá của các đơn vị kinh tế riêng biệt, độc lập; đó là tổ chức các xí nghiệp với cơ sở vật chất kỹ thuật chuyên môn nhằm bảo đảm sự đi lại, trong quá trình phục vụ khách bao gồm: Du khách, nhà cung ứng dịch vụ du lịch, cư dân sở tại và chính quyền nơi đón khách du lịch". Theo Giáo trình Kinh tế Du lịch của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội (2006), Nhà xuất bản Lao động - Xã hội đã định ngh a về khái niệm “du lịch” như sau: “Du lịch là một ngành kinh doanh bao gồm các hoạt động tổ chức hướng dẫn du lịch, sản xuất, trao đổi hàng hoá, dịch vụ của các doanh
  • 32. 23 nghiệp nhằm đáp ứng các nhu cầu về đi lại, lưu trú, ăn uống, thăm quan, giải trí, tìm hiểu và các nhu cầu khác của khách du lịch. Các hoạt động đó phải đem lại lợi ích kinh tế, chính trị, xã hội thiết thực cho nước (địa phương) làm du lịch và bản thân doanh nghiệp”. Ở Việt Nam, Luật Du lịch (năm 2 17) định ngh a “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 1 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dư ng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch ho c kết hợp với mục đích hợp pháp khác”. Tóm lại, tất cả các khái niệm về du lịch đã nêu trên đây tuy cách diễn đạt có khác nhau nhưng đều có những nét đ c trưng chung như: - Du lịch thuộc l nh vực dịch vụ; - Du lịch là bao gồm nhiều hoạt động khác nhau; - Du lịch là l nh vực hoạt động rộng trên toàn lãnh thổ, bao gồm nhiều ngành, nhiều l nh vực tham gia; - Các hoạt động du lịch diễn ra ở ngoài khu vực khách du lịch cư trú - Du lịch là hoạt động liên quan đến nhu cầu, nhưng không phải mọi nhu cầu đều liên quan đến du lịch. Chỉ có hoạt động nào dẫn đến thỏa mãn nhu cầu về tham quan, giải trí, nghỉ dư ng trong một thời gian nhất định mới được gọi là du lịch. Du lịch được thực hiện thông qua sản phẩm du lịch. Nói cách khác thì du khách thu được lợi ích từ du lịch thông qua thưởng thức, tiêu dùng sản phẩm du lịch. 2.1.2. Sản phẩm du lịch Khái niệm về sản phẩm du lịch được đưa ra trong Luật Du lịch 2017, theo đó “Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ, trên cơ sở khai thác tài nguyên du lịch để thoả mãn nhu cầu của khách du lịch”.
  • 33. 24 Sản phẩm du lịch có thể tồn tại dưới dạng vật thể (hữu hình) ho c phi vật thể (vô hình) và mang đ c điểm của sản phẩm hàng hóa và dịch vụ thông thường. Bên cạnh những đ c điểm chung của sản phẩm hàng hoá và dịch vụ, sản phẩm du lịch có các đ c trưng riêng gồm: Thứ nhất, sản phẩm du lịch có thể không mất đi sau khi đáp ứng nhu cầu của du khách, thậm chí còn tăng thêm giá trị nếu được du khách đánh giá cao và giới thiệu cho nhiều người khác. Thứ hai, sản phẩm du lịch có tính thời điểm, mùa vụ nhất định và quá trình cung ứng, tiêu dùng thường diễn ra đồng thời. Thứ ba, sản phẩm du lịch thường là không thể dịch chuyển được và gắn liền với những địa điểm cụ thể. Đ c trưng này có ngh a là muốn hưởng thụ sản phẩm du lịch, du khách buộc phải di chuyển tới nơi cung ứng. Thứ tư, sản phẩm du lịch thường không đồng nhất về chất lượng c ng như sản lượng. Điều này hàm ý khác với hàng hóa thông thường, s khó khăn hơn nhiều khi so sánh hai sản phẩm du lịch với nhau. Du lịch có nhiều ảnh hưởng tới nền kinh tế, môi trường tự nhiên c ng như xã hội, tới dân cư bản địa c ng như tới chính khách du lịch. Do những tác động đa chiều này, các yếu tố sản xuất sử dụng để tạo ra hàng hóa, dịch vụ đáp ứng khách du lịch có phạm vi và số lượng rất lớn. Danh sách các đơn vị, cá nhân được thụ hưởng và chịu ảnh hưởng từ du lịch c ng rất dài. Chính vì vậy, cần thiết có cách tiếp cận đa chiều khi phát triển, quản lý và giám sát du lịch. 2.1.3. Điểm đến du lịch Du lịch bao giờ c ng gắn liền với một địa điểm cụ thể. Thuật ngữ hay được sử dụng để chỉ nơi, địa điểm, vùng hay khu... tham quan du lịch là điểm đến du lịch. Điểm đến du lịch vì thế không chỉ giới hạn ở một nơi chốn cụ thể mà còn có thể là tập hợp của nhiều địa điểm (vùng du lịch, tuyến du lịch). Xét về phạm vi địa lý thì điểm đến du lịch có thể là một khu vực du lịch trên thế giới (ví dụ Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Phi, Châu Á – Thái Bình Dương, Tây
  • 34. 25 Nam Á...), một quốc gia, một vùng, một địa phương, một địa điểm nhất định, một khu rừng hay một hòn đảo... Tổ chức Du lịch Thế giới đã đưa ra một định ngh a tương đối đầy đủ và được rộng rãi chấp nhận: “điểm đến du lịch là một không gian vật chất mà du khách ở lại ít nhất là một đêm. Nó bao gồm các sản phẩm du lịch như các dịch vụ hỗ trợ, các điểm đến và tuyến điểm du lịch trong thời gian một ngày. Nó có các giới hạn vật chất và quản lý giới hạn hình ảnh, sự quản lý xác định tính cạnh tranh trong thị trường. Các điểm đến du lịch địa phương thường bao gồm nhiều bên hữu quan như một cộng đồng tổ chức và có thể kết nối lại với nhau để tạo thành một điểm đến du lịch lớn hơn”. Chung quy, điểm đến du lịch là một nơi tổng hòa của nhiều yếu tố, bao gồm dịch vụ du lịch, dịch vụ hỗ trợ, người dân địa phương, văn hóa, thiên nhiên… Theo Vengesavy (2003): “Điểm đến được xác định là những vùng địa lý, được du khách hiểu là những thực thể độc đáo có các yếu tố cung cấp chính như: tính hấp dẫn, khả năng tiếp cận, các hoạt động trọn gói sẵn có và các dịch vụ bổ trợ”. Ở Việt Nam, Luật Du lịch năm 2 17 đưa ra hai khái niệm về điểm đến du lịch là điểm du lịch và khu du lịch. Khái niệm thứ nhất, khu du lịch là khu vực có ưu thế về tài nguyên du lịch, được quy hoạch, đầu tư phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch, đem lại hiệu quả về kinh tế - xã hội và môi trường. Khái niệm thứ hai, điểm du lịch, được hiểu là nơi có tài nguyên du lịch được đầu tư khai thác phục vụ khách du lịch. Như vậy, khu du lịch có phạm vi địa lý rộng hơn điểm du lịch, có thể bao gồm nhiều điểm du lịch. Đồng thời, không phải bất cứ điểm đến nào có tài nguyên du lịch c ng trở thành điểm đến du lịch. Ngay cả những điểm đến có tài nguyên du lịch đ c biệt hấp dẫn nhưng không có cơ sở hạ tầng và các dịch vụ cần thiết phục vụ du khách thì vẫn chưa trở thành điểm đến du lịch.
  • 35. 26 Trong nghiên cứu này, tác giả tiếp cận theo định nghĩa theo Tổ chức du lịch thế giới. Cát Bà là điểm đến qui tụ với các sản phẩm du lịch đặc sắc và phong phú, có các sản phẩm du lịch như các dịch vụ hỗ trợ, tính hấp dẫn và các tài nguyên du lịch với biên giới hành chính. Cát Bà có các giới hạn về vật chất và quản lý giới hạn hình ảnh, sự quản lý xác định tính cạnh tranh trên thị trường. 2.2. Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh du lịch 2.2.1. Năng lực cạnh tranh Năng lực cạnh tranh là khái niệm tổng hợp được xây dựng trên cơ sở kết nối và tổ hợp hệ thống nhiều yếu tố cả bên trong và bên ngoài ở các cấp quốc gia, cấp tỉnh, cấp doanh nghiệp với tư cách là những thực thể độc lập. Theo định ngh a của Đại từ điển tiếng Việt thì “Năng lực” là (1) những điều kiện đủ ho c vốn có để làm một việc gì; (2) khả năng đủ để thực hiện tốt một công việc. Do vậy có thể khẳng định, năng lực cạnh tranh là khả năng giành thắng lợi hay lợi thế của chủ thể cạnh tranh (cá nhân hay tổ chức, doanh nghiệp hay quốc gia) trong việc thực hiện cùng mục tiêu nào đó, mục tiêu ấy được khái quát nhất là, hiệu quả cao và phát triển bền vững. Năng lực cạnh tranh là một khái niệm rất rộng và có nhiều định ngh a khác nhau, tùy đối tượng và mục tiêu hướng tới. Hiểu một cách cơ bản nhất thì năng lực cạnh tranh là khả năng vượt trội đối thủ, nhờ đó mà đạt được mục tiêu khi tiến hành các hoạt động phát triển kinh tế hay sản xuất, kinh doanh. M c dù đây là cách hiểu khá phổ biến nhưng c ng có một số quan điểm khác, chẳng hạn Porter (1990) cho rằng năng lực cạnh tranh cần dựa trên năng suất lao động. Năng lực cạnh tranh có thể được dùng cho quốc gia địa phương, doanh nghiệp hay thậm chí sản phẩm. Ở cấp độ quốc gia hay địa phương, năng lực cạnh tranh thường được dùng để chỉ khả năng của nền kinh tế (quốc gia hay địa phương) đạt được tăng trưởng bền vững, thu hút được đầu tư, đảm bảo ổn định kinh tế - xã hội và nâng cao đời sống nhân dân. Những yếu tố thường được đề cập khi đánh
  • 36. 27 giá năng lực cạnh tranh của quốc gia hay địa phương là mức độ mở cửa, thể chế, vai trò của chính phủ/chính quyền địa phương, kết cấu hạ tầng, năng lực tài chính, lực lượng lao động, trình độ công nghệ và trình độ quản lý doanh nghiệp. Ở cấp độ doanh nghiệp, năng lực cạnh tranh thường chỉ khả năng duy trì và mở rộng thị phần, thu lợi nhuận của doanh nghiệp, do đó dựa trên năng lực bán hàng từ đó thu lợi so với đối thủ. Ví dụ, theo Aldington Report (1985), “doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh ngh a là có thể sản xuất sản phẩm và dịch vụ với chất lượng vượt trội và giá cả thấp hơn các đối thủ trong nước và quốc tế”. Bên cạnh đó, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) theo cách tiếp cận dùng năng suất lao động của Porter (1990) khi cho rằng: “năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là sức sản xuất tạo ra thu nhập tương đối cao trên cơ sở sử dụng hiệu quả các yếu tố sản xuất, từ đógiúp cho doanh nghiệp phát triển bền vững trong điều kiện cạnh tranh quốc tế”. Ở cấp độ sản phẩm, năng lực cạnh tranh chỉ khả năng của một sản phẩm có thể bán được nhanh chóng với giá tốt so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường. Năng lực cạnh tranh sản phẩm được quyết định bởi rất nhiều yếu tố như chất lượng, giả cả, kênh phân phối, dịch vụ đi kèm, thương hiệu, quảng cáo, chính sách hậu mãi… 2.2.2. Năng lực cạnh tranh du lịch Craigwell R. (2007) nhận xét, năng lực cạnh tranh du lịch là một khái niệm tương đối phức tạp, đa chiều khi áp dụng trong nền kinh tế và các điểm đến vì hàng loạt các nhân tố quyết định so sánh về kinh tế, sinh thái, yếu tố xã hội, văn hóa và chính trị quyết định nó; Craigwell R. (2 7) đã định ngh a “năng lực cạnh tranh du lịch được xem là những sự kiện và chính sách đã hình thành nên khả năng của một quốc gia để tạo ra và duy trì một môi trường mà môi trường đó tạo ra nhiều giá trị bền vững hơn cho các doanh nghiệp và sự thịnh vượng hơn cho người dân của quốc gia đó”.
  • 37. 28 Tác giả Croes R. (2 1 ) nhận định, năng lực cạnh tranh du lịch bao gồm hai khái niệm: du lịch và năng lực cạnh tranh. Du lịch biểu lộ nhiều tính năng đ c thù khác với hàng hóa xuất khẩu khác. Du lịch là một sản phẩm gồm toàn bộ điểm đến. Khách hàng tìm kiếm một sự trải nghiệm và do đó họ phải di chuyển để tiêu thụ sản phẩm, tức là khách hàng phải đi đến nơi bán sản phẩm để tìm mua và sử dụng nó chứ không phải sản phẩm du lịch được giao đến tận tay cho khách hàng. Cạnh tranh du lịch phụ thuộc vào sự lựa chọn các điểm đến của khách du lịch. Do đó, du lịch đã trở thành một hoạt động cạnh tranh giữa các khu vực mà các khu vực đó buộc phải nâng cao hoạt động của mình để thu hút khách du lịch nhiều hơn từ đó gia tăng doanh thu của mình. Theo Barbosa và các tác giả (2 1 ), năng lực cạnh tranh du lịch là: “Năng lực phát triển để tạo ra kinh doanh trong các hoạt động kinh tế liên quan đến ngành du lịch, theo hướng bền vững, cung cấp cho khách du lịch với một trải nghiệm đích thực”. Ferreira J. và Estevão C. (2009), nhận xét “Theo Dwyer và Kim (2003), năng lực cạnh tranh du lịch là khái niệm rất phức tạp khi kết hợp một số yếu tố có thể quan sát được ho c không, và cho rằng trong nhiều trường hợp, không dễ dàng để đo lường năng lực cạnh tranh du lịch. Hơn nữa, nó là một khái niệm tương đối mà mức độ đánh giá có thể khác nhau tùy thuộc vào khoảng thời gian mà các quốc gia thực hiện việc xem xét tài liệu tham khảo. Để cạnh tranh trong l nh vực du lịch, một điểm đến không chỉ có lợi thế so sánh mà còn phải có lợi thế cạnh tranh, nói cách khác, yêu cầu không phải chỉ có ít ho c nhiều sản phẩm và tài nguyên du lịch, mà bắt buộc điểm đến c ng phải được quản lý một cách hiệu quả về lâu dài”. Theo Hong (2 8), năng lực cạnh tranh du lịch như khả năng của một điểm đến để tạo ra, tích hợp và cung cấp những trải nghiệm du lịch, bao gồm cả giá trị gia tăng của hàng hóa và dịch vụ được xem là quan trọng bởi khách du lịch. Những trải nghiệm này duy trì các nguồn lực của một điểm đến, và giúp giữ một vị thế thị trường tốt
  • 38. 29 so với các điểm đến khác”. Trong nghiên cứu này, tác giả đồng thuận với quan điểm của Hong (2 8) với phạm vi nghiên cứu là điểm đến Cát Bà. 2.2.3 Năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Nói đến năng lực cạnh tranh trong du lịch là nói đến năng lực cạnh tranh của một điểm đến du lịch cụ thể do sản phẩm du lịch có sự khác biệt rất lớn với các hàng hóa, dịch vụ thông thường. Nhìn chung, sản phẩm du lịch bao giờ c ng gắn với một điểm đến du lịch cụ thể, là đầu ra của việc kết hợp rất nhiều các yếu tố của địa phương, do nhiều cá nhân, đơn vị, tổ chức cùng tham gia (ví dụ như doanh nghiệp du lịch (khách sạn, nhà hàng, hàng không, điều hành tua, v.v…), doanh nghiệp ho c tổ chức hỗ trợ du lịch (nghệ thuật, thể thao, giải trí, nghỉ dư ng…), tổ chức quản lý du lịch (công, tư ho c đối tác công tư), đơn vị thuộc khu vực công (cung ứng hàng hóa công cộng như đường sá, cơ sở hạ tầng) hay cư dân địa phương và công chúng (Crouch, 2 7). Muốn thưởng thức sản phẩm du lịch, khách du lịch phải thăm viếng những điểm đến du lịch cụ thể. Theo Ritchie & Crouch (2003), khách hàng thường căn cứ vào các tiện ích, danh thắng, tiêu chuẩn dịch vụ… của những điểm đến du lịch để ra quyết định đi thăm. Lợi ích thu được từ sản phẩm du lịch chính là trải nghiệm của du khách từ rất nhiều yếu tố khác nhau trong suốt quá trình nghỉ ngơi, vui chơi, thăm viếng… điểm đến du lịch. Cạnh tranh trong việc thu hút khách du lịch cơ bản là cạnh tranh giữa các điểm đến du lịch với nhau (Buhalis, 2 ). M c dù lợi ích và mục tiêu cuối cùng của các cá nhân, đơn vị (doanh nghiệp, chính quyền, người dân…) là khác nhau nhưng tất cả đều hướng đến việc thu hút khách du lịch đến với địa phương mà mình sống và hoạt động. Chính vì vậy, năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch cần phải được nhìn nhận từ nhiều cấp độ. Khái niệm này vừa mang ý ngh a của năng lực cạnh tranh cấp quốc gia, địa phương, nhất là địa phương, vừa mang ý ngh a của năng lực cạnh tranh cấp doanh nghiệp và năng lực cạnh tranh cấp sản phẩm.
  • 39. 30 Năng lực cạnh tranh du lịch là thước đo khả năng thu hút khách du lịch của điểm đến du lịch, được quyết định bởi một hệ thống rất nhiều yếu tố. Theo Dwyer & Kim (2 3), năng lực cạnh tranh du lịch nhìn chung được chấp nhận dựa trên 3 nhóm yếu tố chính là: (i) lợi thế so sánh giúp cạnh tranh về giá; (ii) khả năng về chiến lược và quản trị; và (iii) nguồn lực về lịch sử, văn hóa, xã hội. Năng lực cạnh tranh du lịch có thể được đánh giá ở nhiều cấp độ, v mô (cấp quốc gia) hay vi mô (cấp doanh nghiệp) (Ritchie & Crouch, 2 3; Dwyer & Kim, 2 3). Theo một cách tiếp cận khác, lợi thế cạnh tranh và lợi thế so sánh thường được đề cập khi bàn về năng lực cạnh tranh trong du lịch (Porter, 199 ) m c dù sự khác biệt giữa hai loại lợi thế này ít khi được làm rõ (Ritchie & Crouch, 2 3). Ritchie & Crouch (2 3) cho rằng đối với mỗi điểm đến du lịch, lợi thế so sánh chỉ các nguồn lực có sẵn như khí hậu, cảnh quan, thảm động - thực vật, v.v… Lợi thế cạnh tranh trong khi đó chỉ những nguồn lực được tạo ra như cơ sở hạ tầng (lưu trú, giao thông…), lễ hội và sự kiện, kỹ năng quản trị, chất lượng nhân lực… Nói cách khác, lợi thế so sánh là nguồn lực mà điểm đến du lịch sở hữu còn lợi thế cạnh tranh là khả năng của điểm đến để khai thác hiệu quả các nguồn lực của mình. Năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch được quyết định bởi cả hai loại lợi thế này. Có rất nhiều định ngh a thế nào là năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch (Porter, 199 ). Như đã nêu trên, năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch được quyết định bởi một hệ thống rất nhiều các yếu tố. Đánh giá năng lực cạnh tranh du lịch vì thế có thể dựa vào nhiều tiêu chí, có thể là tiêu chí khách quan (như số du khách, thị phần, chi tiêu của du khách, số lao động sử dụng và giá trị gia tăng của ngành du lịch) hay tiêu chí chủ quan (như sự phong phú văn hóa và di sản, chất lượng sản phẩm, độ hài lòng của du khách…). Cách tiếp cận khác nhau về tiêu chí được sử dụng s cho định ngh a khác nhau về năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch. Ritchie & Crouch (1999) định ngh a “năng lực cạnh tranh của một điểm đến du lịch là khả năng tạo ra giá trị gia tăng, vì thế tăng thu nhập, của cải,
  • 40. 31 thông qua quản lý tài sản và các quy trình, sự hấp dẫn, lôi cuốn và những địa điểm lân cận c ng như thông qua tích hợp các mối quan hệ này trong một mô hình kinh tế - xã hội cho phép khai thác, đồng thời gìn giữ nguồn vốn tự nhiên của điểm đến cho các thế hệ tương lai”. Định ngh a này rất gần với quan điểm của Diễn đàn Kinh tế Thế giới, theo đó năng lực cạnh tranh được xác định dựa trên lợi ích kinh tế mà cư dân của điểm đến du lịch có được. Cách tiếp cận này c ng rất phù hợp ở cấp quốc tế do cho phép so sánh giữa các quốc gia với nhau về lợi ích kinh tế do du lịch mang lại (Dwyer & Kim, 2003). Ngoài ra c ng có khá nhiều các định ngh a khác được sử dụng trong thực tế. Theo Hartserre (2 ), “năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch là khả năng của điểm đến trong việc duy trì sức mạnh, thị phần trên thương trường và tăng chúng lên theo thời gian”. Hassan (2 ) thì cho rằng “năng lực cạnh tranh của một điểm đến du lịch là khả năng của điểm đến du lịch trong việc tạo ra và tích hợp các sản phẩm có giá trị gia tăng, vừa giúp bảo tồn các nguồn lực trong khi vẫn duy trì sức hút thị trường so với các đối thủ cạnh tranh”. Dwyer và cộng sự (2 ) định ngh a “năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch là một khái niệm tổng thể bao gồm khả năng tạo khác biệt về giá, tỷ giá hối đoái, năng suất của các bộ phận trong ngành du lịch c ng như các yếu tố ảnh hưởng sự hấp dẫn của điểm đến du lịch”. Dwyer & Kim (2 3) lại xác định “năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch là khả năng của điểm đến du lịch trong việc đưa ra hàng hóa, dịch vụ tốt hơn các điểm đến du lịch khác theo những tiêu chí đánh giá được cho là quan trọng của du khách”. Tóm lại, năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch được hiểu là khả năng tạo ra lợi thế nhằm thu hút khách du lịch; thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch để phát triển bền vững nhằm bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn nguyên nhiên liệu và bảo vệ môi trường xanh tại điểm du lịch”
  • 41. 32 2.3. Các mô hình lý thuyết về năng lực cạnh tranh du lịch 2.3.1. Mô hình của Kim C. và Dwyer L. (2003) Kim C. và Dwyer L. (2 3) đã xây dựng mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch của 2 điểm đến Australia và Hàn Quốc gồm 6 yếu tố: (1) Nguồn lực thừa hưởng; (2) Nguồn lực tạo ra; (3) Nguồn lực hổ trợ; (4) Chính sách du lịch, hoạch định và phát triển; (5) Quản lý điểm đến; (6) Điều kiện cầu. Nhìn chung, mô hình (Hình 2.1) chỉ rõ sự tác động qua lại của các yếu tố tạo nên năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch (chiều hướng của các m i tên). Các m i tên hai chiều từ “Các yếu tố và nguồn lực hỗ trợ” đến “Nguồn lực kế thừa” và “Nguồn lực tạo ra”, chỉ ra rằng các nguồn tài nguyên s không đủ lực để thu hút du khách thăm viếng một điểm đến nếu không có các yếu tố: Cơ sở hạ tầng du lịch (giao thông, điện, nước); cơ sở vật chất kỹ thuật (khách sạn, nhà hàng, …); các hoạt động trải nghiệm; vui chơi giải trí; mua sắm. - Hai m i tên chỉ hướng liên kết: “Nguồn lực cốt lõi và các nhân tố hỗ trợ” đến yếu tố Điều kiện cầu và yếu tố Quản lý điểm đến: Cho biết, mối quan hệ tương tác hai chiều, tức là các chức năng cụ thể của yếu tố “Nguồn lực cốt lõi và các nhân tố hỗ trợ” ảnh hưởng đến yếu tố “Điều kiện cầu”. Bản chất của yếu tố “Điều kiện cầu”, là sở thích đi du lịch và động cơ đi du lịch lại tác động đến sự phát triển các loại sản phẩm và dịch vụ của một điểm đến; Yếu tố Nguồn lực tạo ra và Nguồn lực hỗ trợ ảnh hưởng đến yếu tố Quản lý điểm đến, từ đó nhằm duy trì tính bền vững trong phát triển du lịch, trong khi đó, khu vực du lịch công và tư lại ảnh hưởng đến việc phát triển sản phẩm và dịch vụ du lịch. Điều kiện cầu bao gồm ba yếu tố chính của nhu cầu du lịch: Nhận thức; Cảm nhận và; Sở thích. Nhận thức có thể được tạo ra bằng các hình thức khác nhau bao gồm các hoạt động về tiếp thị điểm đến. Các hình ảnh về điểm đến có thể tác động đến nhận thức và do vậy ảnh hưởng đến việc thăm viếng của du khách tại điểm đến. Việc thăm viếng s phụ thuộc
  • 42. 33 vào việc kết hợp giữa sở thích đi du lịch và cảm nhận về những sản phẩm/ dịch vụ của điểm đến. Hình 2.1: Mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch của Kim và Dwyer (2003) Nguồn: Kim C. và Dwyer L. (2003), “Destination Competitiveness and Bilateral Tourism Flows Between Australia and Korea”, The Journal of Tourism Studies, tr.58. Về cơ bản, mô hình giúp so sánh các điểm đến của các quốc gia và các ngành du lịch. Sự liên kết của các yếu tố trong mô hình s giúp cho các nhà nghiên cứu xác định được điểm mạnh, điểm yếu của các điểm đến du lịch khác nhau. Đây là mô hình có thể được sử dụng để đo lường năng lực cạnh tranh của bất cứ điểm đến nào, đồng thời thực hiện việc xếp hạng năng lực cạnh tranh điểm đến của từng quốc gia địa phương... Chi tiết từng nhóm yếu tố như sau. (1) Các nguồn lực: Yếu tố nguồn lực gồm có 3 hình thái sau. Các nhân tố & nguồn lực hỗ trợ Quản lý điểm đến Điều kiện cầu Nguồn lực cốt lõi Nguồn lực tạo ra Nguồn lực kế thừa Điều kiện tình huống Nănglựccạnhtranhđiểmđến Sựthịnhvƣợngcủakinhtế-xãhội
  • 43. 34 - Nguồn lực sẵn có: gồm có 2 bộ phận là nguồn lực tự nhiên và nguồn lực văn hóa di sản. Du lịch biển, đảo gắn rất ch t với nguồn lực sẵn có nên nhiều tiêu chí liên quan đến bãi biển, thắng cảnh tự nhiên biển, đảo được bổ sung thêm vào trong mô hình. - Nguồn lực tạo mới: gồm có 5 bộ phận là cơ sở hạ tầng du lịch, hoạt động vui chơi, mua sắm, giải trí và sự kiện lễ hội đ c biệt. - Nguồn lực phụ trợ: gồm có cơ sở hạ tầng tổng thể, chất lượng dịch vụ, đi lại, sự thân thiện mến khách và quan hệ thị trường. Tổng cộng có 2 tiêu chí đánh giá nguồn lực phụ trợ. (2) Quản lý điểm đến du lịch: Yếu tố này gồm có những hoạt động quản lý sau: Tổ chức quản lý hành chính; Quản lý việc quảng bá; Lập chính sách, kế hoạch và phát triển; Phát triển nguồn nhân lực; Quản lý môi trường. (3) Các điều kiện hoàn cảnh: Yếu tố này gồm những điều kiện sau: Môi trường cạnh tranh (vi mô); Vị trí của điểm đến; Môi trường tổng thể (v mô); Cạnh tranh qua giá cả; An toàn/An ninh. (4) Cầu: Du khách đã có hiểu biết, trải nghiệm về du lịch địa phương; và Du khách có sở thích, ưu tiên lựa chọn địa phương khi đi du lịch. 2.3.2. Mô hình của Crouch G.I. (2007) Crouch G.I. (2007), đã xây dựng mô hình lý thuyết đánh giá năng lực cạnh tranh điểm đến gồm 5 nhóm yếu tố chính với 36 tiêu chí đánh giá. Để nhận dạng các thuộc tính nhân tố quyết định năng lực cạnh tranh điểm đến từ 36 thuộc tính đề xuất của mô hình, tác giả đã thu thập và tổng hợp các dữ liệu theo đánh giá của các chuyên gia và bảng hỏi online. 5 nhóm yếu tố chính lần lượt là: Nguồn lực cốt lõi và mức độ hấp dẫn; Chính sách, kế hoạch và phát
  • 44. 35 triển điểm đến; Nguồn lực và các yếu tố hỗ trợ; Quản lý điểm đến; Điều kiện và các yếu tố quyết định. Kết quả là, nghiên cứu của Crouch (2 7), đã xác định mức độ quan trọng của 5 nhóm yếu tố chính lần lượt được xếp hạng là là: Nguồn lực cốt lõi và mức độ hấp dẫn; Kế hoạch và chính sách phát triển điểm đến; Nguồn lực và các yếu tố hỗ trợ; Quản lý điểm đến; Điều kiện và các yếu tố quyết định. Và c ng đã tìm ra được 10 thuộc tính thành phần cốt lõi trong tổng số 36 thuộc tính cạnh tranh có tác động mạnh nhất đến năng lực cạnh tranh điểm đến đó là: Địa lý và khí hậu; Lịch sử và văn hóa; Phối hợp các hoạt động du lịch; Cấu trúc thượng tầng du lịch; Nhận thức và hình ảnh điểm đến; Các sự kiện du lịch đ c biệt; Vui chơi Giải trí; Cơ sở hạ tầng du lịch; Khả năng tiếp cận điểm đến; Định vị /Xây dựng thương hiệu. Các nghiên cứu của Ferrario (1976); Murphy (1985); Hu và Ritchie (1993); Smith (1988); Gunn (1988); Murphy, Pritchard và Smith(2000); Yoon, Formica và Uysal (2 1), đưa ra 4 cách đánh giá tài nguyên du lịch, cụ thể: Tài nguyên du lịch 3F (Flowre, Fauna, Folklore), có ngh a là đ c trưng của tài nguyên du lịch phải có 3 yếu tố thành phần là: Động vật quý hiếm; Thực vật quý hiếm; Văn hóa dân gian đ c sắc; Tài nguyên du lịch 5H (Hospitality, Honesty, Heritage, History, Heroic), có ngh a là đ c trưng của tài nguyên du lịch phải có 5 yếu tố thành phần là: Lòng mến khách; Tính trung thực; Di sản; Lịch sử; Anh hùng hào kiệt; Tài nguyên du lịch 3S (Sight seeing, Sport, Shopping), có ngh a là đ c trưng của tài nguyên du lịch phải có 3 yếu tố thành phần là: Giá trị tài nguyên đ c sắc để chiêm ngư ng; Thể thao; Mua sắm; Tài nguyên du lịch 6S (Sanatary, Health, Security, Serenity, Service, Satisfaction), có ngh a là đ c trưng của tài nguyên du lịch nơi đến phải có 6 yếu tố quan trọng là: Vệ sinh; Sức khỏe; An toàn; Thanh thản; Dịch vụ; Thỏa mãn.
  • 45. 36 Krippendorf (1987) và Jeffries (2 1) đánh giá tài nguyên theo hướng marketing có 5 yếu tố: Các di sản thiên nhiên và tài nguyên tự nhiên; Các di sản do con người tạo ra; Các yếu tố thuộc về con người; Những cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ ngành du lịch; Các chính sách kinh tế, xã hội và tài chính. Ritchie và Crouch (1993; 2 a;2 b), sắp xếp tài nguyên du lịch trong một nghiên cứu về mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh điểm đến đã coi tài nguyên du lịch như là nguồn lực cốt lõi và mức độ hấp dẫn, bao gồm 7 yếu tố thành phần: Môi trường vật chất và khí hậu; Văn hóa và lịch sử; Quan hệ thị trường; Kết hợp các hoạt động; Các sự kiện đ c biệt; Vui chơi và giải trí; Cấu trúc thượng tầng; Crouch và Ritchie (1994), tài nguyên du lịch điểm đến, bao gồm 1 yếu tố: Các đ c điểm tự nhiên; Đ c điểm khí hậu; Văn hóa và xã hội; Cơ sở hạ tầng nói chung; Dịch vụ cơ bản trong cơ sở hạ tầng; Kết cấu thượng tầng; Khả năng tiếp cận và giao thông vận tải; Thái độ đối với khách du lịch; Mức chi phí và giá cả; Kinh tế; Các mối quan hệ xã hội; Tính độc đáo. Buhalis (2 ) liệt kê các thành phần chính của tài nguyên du lịch mà hầu hết các tài liệu du lịch c ng như các nhà nghiên cứu về du lịch thường sử dụng trong việc đánh giá năng lực cạnh tranh ở các cấp độ trong l nh vực du lịch, có hai cách: Tài nguyên du lịch gồm 6 yếu tố thành phần đó là: mức độ hấp dẫn của các điểm du lịch, khả năng tiếp cận điểm du lịch, nhận thức hình ảnh du lịch, tiện nghi du lịch, dịch vụ hỗ trợ du lịch, hoạt động du lịch. Tài nguyên du lịch gồm 5 yếu tố thành phần đó là: Tính hấp dẫn, tính an toàn, tính bền vững, tính thời vụ, tính liên kết. Dwyer và Kim (2 3) trong mô hình xác định các yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh du lịch điểm đến xác định tài nguyên du lịch được phân bổ riêng như là yếu tố hỗ trợ bao gồm 2 yếu tố: tài nguyên tự có (tự nhiên và di sản); tài nguyên tự tạo (cơ sở hạ tầng du lịch, các sự kiện đ c biệt).