SlideShare a Scribd company logo
1 of 27
Download to read offline
CSDL PICMS Thông tin Hỏi – đáp phục vụ ĐBQH của Phòng Thông tin, Trung tâm
Thông tin – TV – NCKH, Văn phòng Quốc hội
VIỆN NGHIÊN CỨU ĐẠI HỌC VÀ GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP
PHÒNG THÔNG TIN KHOA HỌC
***
Tổng luận
TÌNH HÌNH VÀ XU THẾ PHÁT TRIỂN
GIÁO DỤC ĐẠI HỌC Ở MỘT SỐ NƯỚC TƯ BẢN
CHỦ NGHĨA PHÁT TRIỂN
Người biên soạn: Phan Tất Giá
Phạm Thanh Hà
Hà Nội, tháng 11-1993
1
CSDL PICMS Thông tin Hỏi – đáp phục vụ ĐBQH của Phòng Thông tin, Trung tâm
Thông tin – TV – NCKH, Văn phòng Quốc hội
MỤC LỤC
Tổng luận.............................................................................................................................1
TÌNH HÌNH VÀ XU THẾ PHÁT TRIỂN .........................................................................1
GIÁO DỤC ĐẠI HỌC Ở MỘT SỐ NƯỚC TƯ BẢN .......................................................1
CHỦ NGHĨA PHÁT TRIỂN...............................................................................................1
Phạm Thanh Hà....................................1
TÓM TẮT TỔNG LUẬN....................................................................................................3
PHẦN MỞ ĐẦU..................................................................................................................4
Ý NGHĨA CỦA VIỆC BIÊN SOẠN TỔNG LUẬN...........................................................4
PHẦN NỘI DUNG..............................................................................................................6
2.1. Vị trí xã hội, tầm quan trọng của GDĐH đối với kinh tế - xã hội tại các nước tư
bản chủ nghĩa phát triển từ sau chiến tranh thế giới thứ 2 đến nay.................................6
2.2. Diễn biến của giáo dục đại học tại các nước tư bản chủ nghĩa phát triển từ sau
chiến tranh thế giới lần II tới nay và xu thế tiếp tục diễn biến cho tới đầu thế kỷ 21......9
2.2.1. Giai đoạn phát triển thứ nhất của giáo dục đại học tại các nước tư bản chủ nghĩa
phát triển..........................................................................................................................9
2.2.2. Giai đoạn phát triển thứ hai của hệ thống giáo dục đại học tại các nước tư bản
chủ nghĩa phát triển: thập kỷ 70 - thời kỳ suy giảm của hệ thống đại học....................12
2.2.3. Giai đoạn phát triển giáo dục đại học gần đây tại các nước tư bản phát triển
những năm 80: Xu hướng nâng cao chất lượng đào tạo và dân chủ hóa GDĐH...........14
2.2.4. Dự đoán diễn biến xu thế phát triển giáo dục đại học ở các nước tư bản phát triển
trong thập kỷ mới...........................................................................................................18
2.3. Cơ cấu hệ thống giáo dục đại học ở các nước tư bản chủ nghĩa phát triển.............19
2.4. Mục tiêu nội dung và phương pháp giáo dục – đào tạo đại học ở các nước tư bản
phát triển........................................................................................................................33
2.5. Nghiên cứu khoa học trong nhà trường đại học ở các nước tư bản phát triển........34
2.6. Đầu tư tài chính, cơ sở vật chất kỹ thuật cho giáo dục đại học...............................36
2.7. Nguyên tắc và phương pháp quản lý giáo dục ĐH.................................................37
2.8. Sinh viên và cán bộ giảng dạy trong giáo dục ĐH..................................................38
PHẦN KẾT LUẬN............................................................................................................41
PHẦN KIẾN NGHỊ...........................................................................................................43
4.1. Vài nhận xét về thực trạng giáo dục đại học của ta................................................43
4.2. Những kiến nghị về phát triển giáo dục đại học Việt Nam từ nay đến năm 2000..45
TÀI LIỆU TRÍCH DẪN VÀ THAM KHẢO....................................................................48
2
CSDL PICMS Thông tin Hỏi – đáp phục vụ ĐBQH của Phòng Thông tin, Trung tâm
Thông tin – TV – NCKH, Văn phòng Quốc hội
TÓM TẮT TỔNG LUẬN
Tất cả các quốc gia trên thế giới hiện nay đều đang tập trung mọi cố
gắng vào phát triển kinh tế - xã hội. Nhân tố con người có ý nghĩa quyết
định trong sự cố gắng đó. Trong nhân tố con người thì những con người có
trình độ văn hóa, kiến thức khoa học, kỹ thuật và công nghệ cao, được giáo
dục, đào tạo từ các trường đại học là bộ phận quan trọng nhất. Phát triển
giáo dục đại học về quy mô, số lượng, chất lượng là mối quan tâm hàng đầu
của tất cả các quốc gia, không phân biệt trình độ phát triển cũng như chế độ
chính trị, xã hội. Các nước tư bản chủ nghĩa phát triển ở châu Âu, cũng như
ở Bắc Mỹ đã dành nhiều ưu tiên cho sự phát triển giáo dục đại học trong
nhiều thập kỷ vừa qua. Hiện nay, họ cũng tiếp tục đầu tư lớn cho GDĐH.
Những bài học phát triển trong quá khứ, cũng như những dự định phát triển
trong tương lai của họ có thể cung cấp cho nước ta những kinh nghiệm và
những thông tin bổ ích. Tổng luận điểm lại, tình hình phát triển GDĐH của
một số nước TBCN phát triển tiêu biểu như Pháp, Anh, Đức, Hoa Kỳ, Nhật
Bản, Australia từ sau chiến tranh thế giới lần thứ 2 tới nay; cũng như hiện
trạng và những dự báo về xu thế phát triển GDĐH tại các nước đó từ nay
cho đến năm 2020, nhằm mục đích cung cấp cho cán bộ lãnh đạo, cán bộ
quản lý GDĐH và đông đảo cán bộ giảng dạy, sinh viên nước ta những bài
học kinh nghiệm về thông tin có ích cho công tác chỉ đạo, quản lý hệ thống
GDĐH, cũng như cho công tác giảng dạy – học tập nghiên cứu, thực nghiệm
khoa học và kỹ thuật.
3
CSDL PICMS Thông tin Hỏi – đáp phục vụ ĐBQH của Phòng Thông tin, Trung tâm
Thông tin – TV – NCKH, Văn phòng Quốc hội
PHẦN MỞ ĐẦU
Ý NGHĨA CỦA VIỆC BIÊN SOẠN TỔNG LUẬN
Một trong những biến động lớn của những thập kỷ vừa qua trên phạm
vi thế giới nói chung và trong các nước tư bản phát triển nói riêng, đó là sự
bùng nổ trong giáo dục vào những năm 60 và những cải cách liên tiếp diễn
ra từ bấy đến nay của các hệ thống giáo dục.
Tiền đề của những biến đổi này chính là những biển đổi nhanh chóng
của khoa học, kỹ thuật, sự phát triển năng động của nền kinh tế trên thế giới
và những cải cách xã hội mạnh mẽ theo hướng dân chủ hóa ở hầu hết các
nước phát triển và đang phát triển. Những tiền đề đó đòi hỏi ở giáo dục, nhất
là giáo dục đại học và chuyên nghiệp phải:
- Đáp ứng nguyện vọng học tập, nâng cao học vấn của đông đảo nhân
dân.
- Đào tạo nghề nghiệp đáp ứng nhu cầu việc làm cho mọi người.
- Phát triển đội ngũ lao động kỹ thuật cho nền kinh tế quốc dân, nhất
là đội ngũ những chuyên gia giỏi về kỹ thuật, công nghệ và quản lý.
- Phát triển tiềm năng trí tuệ cho đất nước.
Trước thử thách mới có GDĐH ở các nước tư bản phát triển (TBPT)
đã có những biến đổi sâu sắc, đa dạng và đã đóng góp có hiệu quả cao việc
phát triển kinh tế - xã hội của mỗi nước, và qua đó bản thân ngành giáo dục
đại học đã có những bước phát triển mới cả ở trên 2 bình diện lý luận và
thực tiễn.
4
CSDL PICMS Thông tin Hỏi – đáp phục vụ ĐBQH của Phòng Thông tin, Trung tâm
Thông tin – TV – NCKH, Văn phòng Quốc hội
Ở nước ta từ sau Đại hội Đảng lần thứ VI (1986), một thời kỳ đổi mới
sôi động đã được triển khai trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội,
trong đó có giáo dục. Nhiệm vụ cấp bách đặt ra cho giáo dục đại học nước ta
là phải nghiên cứu đổi mới bao gồm các vấn đề chính sách chiến lược phát
triển đến các vấn đề cụ thể về mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục...
Sự nghiệp đó đòi hỏi phải có những công trình nghiên cứu sâu sắc và những
thực nghiệm khoa học nghiêm túc để tìm ra những giải pháp phù hợp và hữu
hiệu nhằm đáp ứng tối đa yêu cầu của phát triển kinh tế - xã hội của đất
nước. Trong thời đại của cách mạng tin học và sự giao lưu liên kết quốc tế
ngày càng mở rộng, trong điều kiện phát triển một nền hàng hóa nhiều thành
phần ở nước ta, như chủ trương của Đảng, việc nghiên cứu những xu thế
phát triển giáo dục đại học ở một số nước TBPT Mỹ, Anh, Pháp, Nhật Bản,
CHLB Đức, Thụy Điển, Hà Lan... sẽ giúp chúng ta những kinh nghiệm tốt
góp phần định hướng cho việc nghiên cứ đổi mới GDĐH của ta. Đó chính là
mục đích và ý nghĩa quan trọng của tổng luận khoa học này.
Tổng luận được tiến hành trên cơ sở những tư liệu đã công bố tại các
hội nghị, hội thảo khoa học quốc gia và quốc tế, những tài liệu đã được xử lý
và sử dụng trong nước bằng phương pháp phân tích, so sánh, khái quát hóa
và hệ thống hóa, tổng luận nhằm rút ra những kết luận chung nhất trên
những mặt chủ yếu có tính xu thế của các hệ thống giáo dục nói trên, và trên
cơ sở đưa ra những kiến nghị có tính định hướng cho việc nghiên cứu cải tổ
hệ thống GDĐH của ta.
Do nguồn tài liệu có hạn và sự tiếp cận thực tiễn của tác giả còn ít nên
tổng luận không thể tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế nhất định.
5
CSDL PICMS Thông tin Hỏi – đáp phục vụ ĐBQH của Phòng Thông tin, Trung tâm
Thông tin – TV – NCKH, Văn phòng Quốc hội
PHẦN NỘI DUNG
2.1. Vị trí xã hội, tầm quan trọng của GDĐH đối với kinh tế - xã
hội tại các nước tư bản chủ nghĩa phát triển từ sau chiến tranh thế giới
thứ 2 đến nay
Giáo dục từ chỗ là một phương tiện truyền giáo của nhà thờ, của tôn
giáo là công cụ của giai cấp thống trị, là đặc quyền của các giới thượng lưu
và mở rộng ra là một thứ phúc lợi xã hội... thì ngày nay nó đã được đánh giá
lại, giáo dục đã có một vai trò mới mẻ hoàn toàn: Giáo dục là chỗ dựa để xây
dựng và phát triển quốc gia. Vai trò quan trọng của giáo dục đại học trong
phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của các nước đã được thừa nhận một cách
phổ biến. Ủy ban quốc tế về phát triển giáo dục của UNESCO, từ những
năm 70 đã nhận định: “GDĐH cần được mở rộng và đa dạng để đáp ứng các
đòi hỏi của từng con người và của các cộng đồng. Muốn vậy phải có sự thay
đổi trong quan niệm về thái độ cổ truyền đối với trường đại học.
Không chỉ riêng hệ thống nhà trường phải chịu trách nhiệm về đào tạo
kỹ thuật mà cả các xí nghiệp, các ngành kinh doanh cũng phải chia sẻ trách
nhiệm ấy với các trường học” (1) các nước TBCN đã thực sự xem đại học là
công cụ để cạnh tranh kinh tế, tạo nên tiềm lực chiến tranh của quốc gia.
Chính quyền trong các nước TBPT ngày càng nhận thức được giá trị của
kiến thức khoa học trong phát triển sản xuất, quản lý xã hội, tổ chức quan
trọng nhất để truyền thụ, kế thừa và phát triển nó là nhà trường đại học, nên
đã quyết tâm nắm lấy tổ chức đó. Những đầu tư lớn, sự quan tâm đặc biệt
của chính quyền, các tập đoàn doanh nghiệp, các Đảng phái chính trị, các tổ
chức tôn giáo... được dành cho đại học. (2)
6
CSDL PICMS Thông tin Hỏi – đáp phục vụ ĐBQH của Phòng Thông tin, Trung tâm
Thông tin – TV – NCKH, Văn phòng Quốc hội
Tại Hoa Kỳ trong báo cáo ở một hội nghị khoa học quốc gia mới đây
người ta nêu rõ: “Chính sách khoa học của toàn liên bang Mỹ là nâng cao sự
đóng góp của khoa học vào việc thỏa mãn các nhu cầu vừa lâu dài vừa cấp
bách nhất của nước Mỹ là bảo vệ đất nước và tạo ra khả năng cạnh tranh
quốc tế cho ngành công nghiệp Mỹ, chính sách đó gắn liền với những trường
đại học đầu ngành, nơi tạo ra những nhà khoa học và kỹ sư tốt nhất để duy
trì vai trò dẫn đầu các mặt chất lượng trong tương lai. Mục tiêu giáo dục cho
đến năm 1995 phải bảo đảm cho thanh niên Mỹ có trình độ cao về toán học,
khoa học tự nhiên và kỹ thuật nhất thế giới. Điều đó chỉ có thể hạn chế khi
nào Mỹ đã trở thành siêu cường công nghiệp” (3). Trong một tài liệu viết về
giáo dục đại học Hoa Kỳ năm 1986 Berek Bok đã viết: “Càng ngày Hoa Kỳ
càng nhận rõ rằng quốc gia này phải sống bằng trí tuệ của nó... Trong tất cả
những tài sản của quốc gia thì một đội ngũ trí thức được đào tạo tốt với khả
năng cải tiến và phát minh, sáng tạo có lẽ là cái quan trọng nhất”. (4) Giôn
Kenơđi, nguyên tổng thống Mỹ đã nói: “Nơi quyết định sự thành bại của
cuộc chiến tranh mà chúng ta đang tiến hành là ở các trường đại học Mỹ”,
ông xem đại học như “một nguồn lực đảm bảo sức mạnh và khả năng sống
còn của đất nước” (5). Bộ trưởng giáo dục Mỹ Layrokavaxox mới đây trong
kiểm điểm về chính sách phát triển giáo dục đã kêu lên: “chúng ta đang dậm
chân tại chỗ, mà đã dậm chân tại chỗ trong giáo dục có nghĩa là tụt hậu”. Bộ
trưởng giáo dục Pháp Rememonary trong cuộc họp báo ngày 15/12/1987 về
kế hoạch tương lai của nền giáo dục quốc dân, đã nói: “nước Pháp chỉ có thể
đấu tranh chống nạn thất nghiệp và giá cả sinh hoạt xã hội đương đầu với
việc mở cửa của châu Âu vào năm 192, chuẩn bị bước vào thập kỷ 21, tồn
tại được trong cuộc cạnh tranh kinh tế và văn hóa của thế giới với một điều
kiện là làm tăng giá trị trí tuệ và văn hóa, đầu tư vào việc đào tạo thế hệ trẻ”
7
CSDL PICMS Thông tin Hỏi – đáp phục vụ ĐBQH của Phòng Thông tin, Trung tâm
Thông tin – TV – NCKH, Văn phòng Quốc hội
(6). Bà Thác Chơ, thủ tướng nước Anh cũng nói một cách mạnh mẽ rằng:
“Một đất nước không biết coi trọng trí thức ắt sẽ đi tới diệt vong” (7). Tại
Nhật Bản trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội hiện nay, giáo dục được
coi là biện pháp chiến lược hàng đầu trong “bộ ba chiến lược” – Giáo dục,
khoa học và chính sách mở cửa. Giáo sư Nôbitakê trong một lần sang thăm
Việt Nam đã phát biểu về nguyên nhân của những bước tiến nhảy vọt trong
nền kinh tế Nhật, trong đó nguyên nhân hàng đầu là Nhật coi trọng con
người và phát huy sức mạnh con người. Sức mạnh đó gắn liền với trí thức
khoa học. Giáo dục có sứ mệnh tạo ra sức mạnh đó (8). Hội nghị quốc tế của
những người được giải thưởng Nôben họp tại Pháp đã công bố 16 kết luận
quan trọng có tính thời đại, một trong những kết luận đó là: “giáo dục phải
được ưu tiên tuyết đối trong mọi ngân sách quốc gia” (5).
Trong thời địa ngày nay, khi mà trong thế giới TBCN, các công ty đa
quốc gia đang trở thành cơ chế chủ yếu để cung cấp vốn đầu tư và quyết
định các vấn đề sản xuất trên khắp thế giới, và quá trình quốc tế hóa sản xuất
đang nhanh chóng thống nhất nền kinh tế của các nước thành một nền kinh
tế quốc tế phụ thuộc rất nhiều vào nhau, thì GDĐH càng có vai trò cực kỳ to
lớn trong cuộc chạy đua khoa học kỹ thuật và kinh tế - xã hội giữa các nước.
Các quốc gia đang khẩn trương chuẩn bị cho mình tư thế vững vàng
để bước vào thế kỷ 21. Trong bối cảnh nhiều biến động to lớn về kinh tế,
chính trị, xã hội đang dồn dập diễn ra ngay từ đầu thập kỷ 90 này, sẽ có
nhiều dự báo khác nhau về viễn cảnh của thế kỷ 21. Song với bất kỳ phương
án dự báo nào GDĐH vẫn giữ vai trò hậu thuẫn trong mọi đường lối phát
triển quốc gia.
8
CSDL PICMS Thông tin Hỏi – đáp phục vụ ĐBQH của Phòng Thông tin, Trung tâm
Thông tin – TV – NCKH, Văn phòng Quốc hội
2.2. Diễn biến của giáo dục đại học tại các nước tư bản chủ nghĩa
phát triển từ sau chiến tranh thế giới lần II tới nay và xu thế tiếp tục
diễn biến cho tới đầu thế kỷ 21
Trải qua 35 năm từ sau chiến tranh thế giới lần thứ II, quá trình phát
triển giáo dục đại học ở các nước tư bản chủ nghĩa phát triển được chia ra
làm 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Thập kỷ 50, 60: thời kỳ bành chướng của giáo dục đại
học.
Giai đoạn 2: Thập kỷ 70: thời kỳ suy giảm của giáo dục đại học.
Giai đoạn 3: Thập kỷ 80: xu thế dân chủ hóa, nâng cao chất lượng và
hiệu quả của giáo dục đại học.
2.2.1. Giai đoạn phát triển thứ nhất của giáo dục đại học tại các
nước tư bản chủ nghĩa phát triển
Thoát ra khỏi đại chiến thế giới lần II, hầu hết các nước TBCN phát
triển đều thiếu hụt trầm trọng lao động, nhu cầu đòi hỏi cấp bách của xã hội
lúc này là phải có một đội ngũ cán bộ khoa học, kỹ thuật phục vụ trực tiếp
cho sản xuất, cho nền công nghiệp, để khắc phục tình trạng đó, các nước tư
bản đang cố gắng tìm mọi biện pháp để giải quyết. Những việc làm được coi
là đem lại thành công nhất: Thành lập hàng loạt các cơ sở đào tạo đại học
kiểu mới, tăng đầu tư của Chính phủ cho phép giáo dục đại học, phát triển
mạnh mẽ công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên...
Tập trung giải quyết nhu cầu tăng vọt về kỹ sư và kỹ thuật viên cho
nền công nghiệp của đất nước, hàng loạt các cơ sở đào tạo đại học kỹ thuật
9
CSDL PICMS Thông tin Hỏi – đáp phục vụ ĐBQH của Phòng Thông tin, Trung tâm
Thông tin – TV – NCKH, Văn phòng Quốc hội
được hình thành tại các nước TBPT, với thời gian học tương đối ngắn và
chương trình học gắn liền với thực tiễn sản xuất, các môn học chủ yếu là các
môn khoa học ứng dụng cho công nghiệp. Với thời gian đào tạo từ 2 – 3
năm, ở Mỹ có các trường kỹ thuật và trường “bán – chuyên nghiệp”
(inatituts techniques và ecoles “semi – professionnelles”), ở Nhật có các
trường như Zunior college và community college ở Mỹ, Nhật, các Viện đại
học công nghệ (IUT) của Pháp. Ở Tây Đức phát triển rất mạnh mẽ các
trường dạy nghề cao cấp (enseignement professionnel tech – nique), ở Anh
có các cao đẳng bách khoa (etablissement – polytechnique), ở Úc có các
trường dạy nghề và bổ túc (colleges danseignement technique st
complementaire)... với thời gian học tương đối ngắn. Hình thức đào tạo ngắn
hạn có định hướng ngày càng phát triển ở Thụy Điển. Với thời gian học 1
năm sau khi tốt nghiệp cấp II của trung học, ở Nhật có các trường đào tạo
chuyên ngành (semmogakko).
Sự ra đời kịp thời của các cơ sở đào tạo đại học mới, bên cạnh các
kiểu trường đại học “truyền thống” đã đáp ứng được nhu cầu khẩn thiết về
nhân lực trên thị trường lao động và chính sự ra đời ồ ạt của các cơ sở đào
tạo này đã góp phần làm cho hệ thống giáo dục đại học ở các nước TBPT
thời kỳ này phát triển mạnh mẽ, các chỉ số phát triển gia tăng mạnh: số
lượng trường lớp tăng, số lượng giáo viên tăng, số lượng sinh viên tăng đột
ngột thời kỳ 1950 – 1970, số người có trình độ đại học ở các nước TBCN
phát triển tăng từ 2 – 7 lần. Chỉ riêng năm cuối thập kỷ 60 từ 1965 – 1970 tỷ
lệ tăng sinh viên ở các nước rất cao: ở Mỹ là 10,75%, Nhật 10,7%, Pháp
10,23%, CHLB Đức 7%, Anh 7,9%, Úc 7,28%, Thụy Điển 16,3%, Hà Lan
10,26%. Như vậy, tỷ lệ tăng trung bình hàng năm trong 5 năm này của các
nước tư bản là: 10,05%. Tốc độ tăng của tổng số sinh viên các trường cao
10
CSDL PICMS Thông tin Hỏi – đáp phục vụ ĐBQH của Phòng Thông tin, Trung tâm
Thông tin – TV – NCKH, Văn phòng Quốc hội
đẳng kỹ thuật trội hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng của sinh viên các
trường đại học “truyền thống”. Ví dụ thời kỳ 1960 – 1980, số sinh viên các
trường cao đẳng 2 năm ở Mỹ tăng gấp 9,6 lần, ở CHLB Đức số cán bộ kỹ
thuật tốt nghiệp các trường đại học chuyên nghiệp tăng 2,5 lần so với tốc độ
tăng số cán bộ tốt nghiệp các trường tổng hợp.
Tốc độ đào tạo các cán bộ có trình độ đại học ở các nước này cũng
tăng lên. Mức tăng trung bình hàng năm từ thập kỷ 70 là: Mỹ 5,7%, Anh
6,4%, Pháp 7,2%. Trong tổng số sinh viên, số sinh viên trên đại học có xu
hướng tăng, ở Anh khoảng 25%, Mỹ 20% (10).
Số lượng giáo viên cũng gia tăng. Ở Mỹ năm 1965 có 500.000 giáo
viên, sang năm 1970 là 570.000 người, tỷ lệ tăng trong 5 năm là khoảng
12,5%, gia tăng bình quân hàng năm 2,51%. Ở Nhật năm 1965 là 104.775
giáo viên, sang năm 1970 là 151.927 người, tỷ lệ tăng trong 5 năm là 45%,
(11) gia tăng bình quân hàng năm 9%.
Trong thời kỳ này, các nước TBPT rất quan tâm tới giáo dục đại học,
cố gắng đầu tư càng nhiều càng tốt cho công tác này. Từ năm 1965 sang
năm 1970, chi phí đầu tư cho giáo dục đại học tăng lên, thể hiện trong bảng
kê dưới đây (Bảng 1).
Có thể nói, thời kỳ phát triển đầu tiên của hệ thống giáo dục đại học
các nước TBPT sau đại chiến thế giới lần thứ II, là thời kỳ phát triển mạnh
mẽ nhất, được coi là thời kỳ “bành trướng” của giáo dục đại học, trong thời
kỳ này, hệ thống giáo dục đại học đã hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình được
đặt ra trước yêu cầu của xã hội: đào tạo đông đảo đội ngũ cán bộ khoa học
kỹ thuật cho thị trường lao động.
11
CSDL PICMS Thông tin Hỏi – đáp phục vụ ĐBQH của Phòng Thông tin, Trung tâm
Thông tin – TV – NCKH, Văn phòng Quốc hội
Bảng 1: Chi phí công cộng thường xuyên cho giáo dục đại học (tỷ lệ
%) so với tổng chi phí thường xuyên cho giáo dục.
TT Nước Tiền tệ 1965 1970
1 Mỹ Dollar 27,8 29,5
2 Nhật Yên 11,0 12,7
3 Pháp Frace 13,4 17,4
4 Anh Pound sterling 20,6 25,3
5 Thụy Điển Krona 9,2 14,3
6 Úc Dollar 28,3 29,1
(1968)
7 Hà Lan Guilder 17,7 22,1
2.2.2. Giai đoạn phát triển thứ hai của hệ thống giáo dục đại học tại
các nước tư bản chủ nghĩa phát triển: thập kỷ 70 - thời kỳ suy giảm của
hệ thống đại học
Trong thời gian tương đối ngắn, hệ thống giáo dục đại học ở các nước
TBPT diễn ra theo 2 xu hướng đối lập nhau. Từ chỗ đang phát triển mạnh
mẽ ở thập kỷ 60, bước sang những năm 70, vai trò của giáo dục đại học bị lu
mờ dần. Thời kỳ này, nền kinh tế của các nước TBPT bước sang giai đoạn
suy thoái, cuộc khủng hoảng về dầu lửa từ năm 1973 đã ảnh hưởng lớn đến
sự tăng trưởng kinh tế của nhiều nước và do đó giáo dục cũng bị kéo theo.
“Chính lúc đó, người ta nhận thấy rằng giáo dục đã không thành công trong
việc mang lại phương thuốc chữa chạy tất cả các tệ nạn xã hội (điều này
không có gì ngạc nhiên). Dư luận công chúng ngoảnh mặt lại với nhà
trường...” (12), người ta bắt đầu hoài nghi tác dụng của số cán bộ chuyên
môn đại học đối với sự phát triển đất nước, và tất cả những dự đoán chất
lượng và hiệu quả đào tạo đại học ở các nước Tây Âu trong 20 năm qua
(1960 – 1980)... Những thực tế này đã bộc lộ rõ sự “khủng hoảng” của giáo
12
CSDL PICMS Thông tin Hỏi – đáp phục vụ ĐBQH của Phòng Thông tin, Trung tâm
Thông tin – TV – NCKH, Văn phòng Quốc hội
dục: Vai trò của GDĐH bị suy giảm. Giới tư bản không còn quan tâm tới
GDĐH như trước nữa, thậm trí còn đẩy mạnh sức ép kinh tế vào việc thu
hẹp sự “bành trướng” của GDĐH bằng cách giảm chi phí đầu tư hàng năm
cho nó, (trừ Hoa Kỳ) ví dụ như sau:
Bảng 2: Chi phí công cộng thường xuyên cho GDĐH những năm 70, tỷ lệ %
so với tổng chi phí thường xuyên cho giáo dục.
Nước 1970 1971 1972 1973 1974 1975 1976 1977 1978 1979
Nhật 12.7 12.4 11.5 10.9 10.5 10.2 10.8 11.1 11.0
Pháp
Frane
17.4 15.7 16.5 4.0 13.7 13.9 13.6 12.7
CHLB Đức
D.Mác
17.7 19.2 18.6 18.8 17.5 16.8 15.4 14.8
Anh
Sterling
25.3 24.3 22.4 25.6 20.7 19.9
Thụy Điển
Krona
14.5 12.7 12.8 12.7 12.3 11.9 11.0 10.1
Hà Lan
Gulder
2.3 28.3 28.0 28.1
Nguồn: Unesco Statistical Yearbook. 1975, 1980, 1981, 1982, 1984, 1985.
Không những giảm bớt chi phí đầu tư cho GDĐH, các nước tư bản
còn đưa ra những chính sách bất lợi cho sinh viên như nâng cao tiền học phí,
cho vay học bổng rồi phải hoàn lại. Kết quả làm cho tỷ lệ tăng số lượng sinh
viên giảm đi trong thập kỷ 70. Nếu như tỷ lệ tăng số lượng sinh viên hàng
năm ở các nước TBPT thời kỳ 1965 – 1970 là 10% thì sang thập kỷ 70, mức
gia tăng tụt xuống còn 6,7%.
Bảng 3: Tỷ lệ tốc độ gia tăng số lượng sinh viên ở các nước TBPT thập kỷ
70 (%)
13
CSDL PICMS Thông tin Hỏi – đáp phục vụ ĐBQH của Phòng Thông tin, Trung tâm
Thông tin – TV – NCKH, Văn phòng Quốc hội
Nước 1965 – 1970 1970 – 1979
Mỹ 10,7 4,5
Nhật 10,7 3,7
Pháp 10,2 2,3
CHLB Đức 7,0 14,3
Anh 7,9 6,1
Úc 7,2 3,5
Thụy Điển 16,3 6,8
Hà Lan 10,2 7,5
Ghi chú: Riêng 2 nước CHLB Đức và Úc, hiện tượng số lượng sinh viên không bị
giảm được giải thích sự ra đơi chậm hơn của trường cao đẳng chuyên nghiệp.
Như vậy, giai đoạn phát triên thứ 2 của hệ thống GDĐH ở các nước
TBPT tiến triển theo hướng giật lùi. Quy mô đào tạo giảm, chất lượng và
hiệu quả đào tạo sa sút. “Nhà trường chỉ còn cách cố gắng đảm bảo sự tồn
tại của mình cho tới cuối thập kỷ, bằng cách giảm bớt chương trình học,
giảm tiền lương cho giáo viên và duy trì một cách khó khăn chất lượng
giảng dạy đạt được ở những năm 60” (13). Thời kỳ này được coi là một
bước suy giảm của GDĐH ở các nước TBPT.
2.2.3. Giai đoạn phát triển giáo dục đại học gần đây tại các nước tư
bản phát triển những năm 80: Xu hướng nâng cao chất lượng đào tạo và
dân chủ hóa GDĐH
Thời đại ngày này, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của hầu khắp
các nước trên thế giới là phát triển “kinh tế thị trường”, “ganh đua thị
trường”. Trong bối cảnh đó, các nước đều nhìn lại vai trò đóng góp của hệ
thống GDĐH cho sự phát triển đất nước. Các nước tư bản đã thấy được vị trí
của xã hội của GDĐH: “vai trò của giáo dục đại học phải là trụ cột của nền
kinh tế trong “chiến tranh thương mại” những năm 90” (14). Và sau 10 năm
bị lãng quên, giờ đây chính sách giáo dục lại được đưa ra xem xét. Nhiệm vụ
14
CSDL PICMS Thông tin Hỏi – đáp phục vụ ĐBQH của Phòng Thông tin, Trung tâm
Thông tin – TV – NCKH, Văn phòng Quốc hội
đặt ra cho GDĐH trong giai đoạn hiện nay ở các nước TBPT là phải “nâng
cao chất lượng đào tạo”, cung cấp cho xã hội đội ngũ cán bộ khoa học có
chuyên môn giỏi và có tính năng hoạt động. Trong các công trình nghiên
cứu của các tổ chức quốc gia Mỹ về giáo dục và trong bản báo cáo của Hội
đồng quốc gia và chất lượng giáo dục Mỹ đưa ra tháng 4/1983, có thể tóm
tắt một vài kiến nghị quan trọng như sau:
- Nhà trường cần chú trọng với các môn khoa học và toán học và giảm
bớt ngày càng nhiều các hoạt động “phụ”, ít có tác dụng trong việc chuẩn bị
cho châu Mỹ bước vào cuộc cạnh tranh kinh tế thế giới.
- Nghề giáo viên đã trải qua một thời kỳ khó khăn. Cần phải cải tiến
chất lượng chuyên môn, lương bổng và quyền tự trị của giáo viên.
- Chương trình nhà trường cần phải gắn nhiều hơn nữa với thị trường
sử dụng và các nhu cầu đồng nghiệp.
Như vậy, những vấn đề giáo dục đại học được xem xét trong thời kỳ
này vẫn là xem trọng nghề giáo viên, vẫn là đào tạo gắn với thực tiễn xã hội
như trước đây, nhưng nay với xã hội “kinh tế thị trường” công tác đào tạo
giáo viên phải nhằm cải tiến và “nâng cao chất lượng đào tạo”.
Thấy được tầm quan trọng mang ý nghĩa chiến lược của GD đại học
trong chương trình phát triển quốc gia, giới tư bản lần này lại tỏ rõ sự quan
tâm của mình cho giáo dục. Bước sang những năm 80 chi phí đầu tư của
Chính phủ cho GDĐH có tăng hơn so với thập kỷ trước và càng tăng trội tỷ
lệ chi phí đó từ giữa thập kỷ 80 đến nay, có nước như Nhật Bản, CHLB Đức,
Úc, Thụy Điển tỷ lệ tăng gần gấp đôi. Điều này thể hiện trong bản so sánh
dưới đây:
15
CSDL PICMS Thông tin Hỏi – đáp phục vụ ĐBQH của Phòng Thông tin, Trung tâm
Thông tin – TV – NCKH, Văn phòng Quốc hội
Bảng 4: Chi phí công cộng thường xuyên cho GDĐH những năm 80:
Tỷ lệ % so với tổng chi phí thường xuyên cho giáo dục
1970 1975 1980 1985
Mỹ (Dollar) 29.5 32.5 37.8 39.4
Nhật (Yên) 12.7 .10.0 11.1 21.4
Tây Đức (deutsche Mark) 17.7 17.5 15.1 20.8
Úc (Dollar) 22.5 30.5
Thụy Điển (Krons)
9.3
13.9
(1987)
Nguồn: statistacal yaarbook. UNESCO 1988, 1989.
Để nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo, ở các nước TBPT người
ta đã cố gắng hiện đại hóa chương trình giảng dạy, nội dung giảng dạy đặt
vào các ngành khoa học mũi nhọn: vi điện tử, tin học, công nghệ sinh học...,
sử dụng các phương tiện hiện đại vào quá trình giảng dạy, đưa khái niệm
công nghệ giáo dục vào quá trình đào tạo...
Nét nổi bật của hệ thống GDĐH ở các nước TBPT thời kỳ này là chú
trọng phát triển chiều sâu, còn về quy mô đào tạo tăng ít hơn. Người ta vẫn
nhận thấy số lượng sinh viên vẫn gia tăng, nhưng tốc độ tăng chậm và có
phần chững lại, thậm chí còn thụt lùi ở vài nước, điển hình là Nhật Bản.
Mức tăng số lượng sinh viên trung bình hàng năm ở các nước tư bản
thời kỳ 1980 – 1989 là:
Bảng 5:
1980 – 1989
Mỹ 0,6%
Nhật -0,16%
Pháp 4%
CHLB Đức 12,1%
16
CSDL PICMS Thông tin Hỏi – đáp phục vụ ĐBQH của Phòng Thông tin, Trung tâm
Thông tin – TV – NCKH, Văn phòng Quốc hội
Anh 7,35%
Úc 5,7%
Thụy Điển 1,7%
Hà Lan 3,5%
Và mức tăng trung bình hàng năm số lượng sinh viên của các nước tư
bản phát triển thời kỳ này là: 4,3%.
Giải thích hiện tượng tốc độ gia tăng số lượng sinh viên ở các nước
TBPT bị giật lùi, ngoài lý do dân số, còn lý do khác là khó tìm việc làm cho
những người tốt nghiệp đại học.
Một vài nét đặc trưng nữa của hệ thống GDĐH ở các nước TBPT thời
kỳ này là quá trình dân chủ hóa mạnh mẽ giáo dục. Sự có mặt của nữ sinh
viên vào các trường đại học ở các nước tư bản ngày càng gia tăng, và sự gia
tăng mạnh mẽ nhất xảy ra từ giữa thập kỷ 80 đến nay, ví dụ như ở Mỹ, Pháp,
Thụy Điển, tỷ lệ nữ sinh viên chiếm trên 50%, số nữ sinh ở các trường đại
học của Nhật Bản chiếm khoảng 35%, song người ta ghi nhận biện pháp
khuyến khích nữ sinh theo học ở Nhật là mở ra các trường đại học nữ (15).
Bảng 6: Tỷ lệ nữ sinh viên đại học so với tổng số sinh viên
ở các nước TBPT, %
Nước 1970 1975 1980 1981 1982 1983 1984 1985
Mỹ 41 45 51 52 52 52 52 52
Nhật 28 32 33 33 33 34 34 35
Pháp 48 48 49 50 50
CHLB Đức 27 39 41 42 42 42 42 42
Anh 33 36 36 37 38 44 45 46
Úc 33 41 45 45 46 46 45 48
Thụy Điển 42 40 46
53
(1987)
Hà Lan 28 33 40 41 42 42 41 42
17
CSDL PICMS Thông tin Hỏi – đáp phục vụ ĐBQH của Phòng Thông tin, Trung tâm
Thông tin – TV – NCKH, Văn phòng Quốc hội
Sự tiến đến cân bằng số lượng giới tính trong GDĐH ở các nước tư
bản là do có chính sách ưu tiên như: Ưu tiên về mặt học bổng, bảo trợ học
đường, thành lập các trường đại học nữ..., tạo điều kiện cho nữ sinh tham gia
học ngày càng nhiều, khuyến khích họ học các ngành khoa học, kỹ thuật. Ở
Úc, trong khuôn khổ của “chương trình vì công bằng trong giáo dục đại học”
đã thực hiện một chương trình với tân hội “phụ nữ trong các chương trình
đào tạo kỹ sư” nhằm phát triển các lớp về thương nghiệp và quản lý cho phụ
nữ và một “lớp cơ sở khoa học cho phụ nữ lớn tuổi để giúp họ có thể ghi tên
vào các lớp học khoa học và kỹ thuật” (16).
Tóm lại, thời kỳ phát triển thứ 3 của GDĐH ở các nước TBPT được
đánh dấu bằng sự dân chủ hóa và hiện đại hóa GDĐH.
2.2.4. Dự đoán diễn biến xu thế phát triển giáo dục đại học ở các
nước tư bản phát triển trong thập kỷ mới
Theo dự đoán của UNESCO năm 1981 về “xu hướng và dự đoán số
lượng học sinh qua các cấp giáo dục và theo lứa tuổi, 1960 là 2900” thì số
lượng sinh viên ở các nước công nghiệp hóa sẽ tiếp tục tăng, nhưng mức độ
tăng là 1,2 triệu tức 3,9% trong những năm 80 và 2,7 triệu tức 8,4% trong
những năm 90 (17).
Bảng 7: Tỷ lệ tăng số lượng sinh viên hàng năm ở các nước tư bản
phát triển thời kỳ 1960 – 2000 (%)
1960 – 1970 1970 – 1980 1980 – 1990 1990 - 2000
Các nước phát triển 7,9 3,9 0,4 0,8
18
CSDL PICMS Thông tin Hỏi – đáp phục vụ ĐBQH của Phòng Thông tin, Trung tâm
Thông tin – TV – NCKH, Văn phòng Quốc hội
2.3. Cơ cấu hệ thống giáo dục đại học ở các nước tư bản chủ nghĩa
phát triển
Sự đa dạng các loại hình đào tạo và việc phân chia ra làm nhiều cấp
đào tạo là những đặc trưng cơ bản của hệ thống giáo dục đại học ở các nước
tư bản phát triển. Những đặc trưng này đã tạo cho hệ thống có tính linh hoạt
mềm dẻo đáp ứng kịp thời những thay đổi khi cần thiết. Các cấp của GDĐH
tuy độc lập nhưng lại liên kết tương hỗ lẫn nhau, cho phép đào tạo chuyên
gia theo nhu cầu của nền kinh tế quốc dân với nhiều trình độ đào tạo khác
nhau.
Các loại hình đào tạo đại học có:
a. Các kiểu trường đại học “truyền thống” thời gian đào tạo từ 4 đến 5
năm (6 năm cho ngành y). Loại trường này đào tạo ra các cán bộ chuyên
môn cơ bản các kỹ sư cao cấp thiên về lý thuyết.
Các trường này thường được coi là các trường đại học chính thống.
b. Các kiểu trường mới: thường được gọi là các trường đại học ngắn
hạn, với thời gian đào tạo kéo dài từ 2 – 3 năm, có khi chỉ hơn một năm. Các
trường này tập trung chủ yếu vào việc đào tạo ra các chuyên gia thực hành,
các kỹ sư và kỹ thuật viên cho sản xuất.
Việc đào tạo ở các trường này thường gắn với các hoạt động sản xuất.
Đó là các khóa học: vừa học vừa làm ở Anh mà người ta đang gọi hình
tượng là khóa sandwich (bánh mì kẹp thịt), hoặc các hình thức đào tạo hợp
tác như ở Mỹ.
19
CSDL PICMS Thông tin Hỏi – đáp phục vụ ĐBQH của Phòng Thông tin, Trung tâm
Thông tin – TV – NCKH, Văn phòng Quốc hội
Quá trình đào tạo đại học ở các nước tư bản được chia ra làm nhiều
cấp, ứng với mỗi cấp là một nội dung với thời gian học khác nhau. Các nước
tư bản thường phân chia ra 3 loại kỹ sư:
Kỹ sư lý thuyết: nghiên cứu các khoa học về kỹ thuật các công nghệ,
các vật liệu mới. Các kỹ sư này cần có các kiến thức sâu trong lĩnh vực khoa
học cơ bản, cần phải có học vị cao như cao học hoặc tiến sĩ.
Kỹ sư công nghệ: có trình độ cao về các môn khoa học toán và chuyên
làm các công việc tính toán trong hoạt động kỹ sư.
Kỹ sư về quy trình công nghệ công nghiệp chủ yếu là làm việc trực
tiếp trong lĩnh vực sản xuất.
Quá trình đào tạo đại học ở các nước tư bản phần lớn được chia ra làm
3 giai đoạn. Giai đoạn chính thường học 4 năm (6 năm đối với nghề y, nha
khoa), học cơ bản đưa đến bằng cử nhân (bachelors degree), (riêng ngành y
không gọi là cử nhân); Giai đoạn 2 thường học 2 năm, có khi 1 năm học
chuyên môn hóa sau, đạt bằng cao (mastors degree) và Giai đoạn cuối là
trình độ học cao nhất ở đại học chuyên về nghiên cứu khoa học, đưa đến
bằng tiến sĩ (doctaras degree). Hai giai đoạn sau còn được gọi là “sau đại
học”. Việc chia 3 giai đoạn thường được tiến hành ở các trường đại học tổng
hợp, các trường đại học kỹ thuật với thời gian học 4 năm trở lên, còn tốt
nghiệp ở các trường cao đẳng kỹ thuật, các trường chuyên ngành thời gian
học từ 2 đến 3 năm thì đạt bằng associate degree.
Bằng associate degree được coi là văn bằng chuyên gia cấp dưới hoặc
là chứng chỉ trung gian xác nhận về trình độ đại học chưa hoàn chỉnh. Người
có bằng này có thể tiếp tục hoặc năm thứ 3 hoặc đôi khi năm thứ 2 trường
đại học hoặc các trường cao đẳng với thời gian 4 năm.
20
CSDL PICMS Thông tin Hỏi – đáp phục vụ ĐBQH của Phòng Thông tin, Trung tâm
Thông tin – TV – NCKH, Văn phòng Quốc hội
Ở Mỹ, giáo dục đại học được tiến hành ở 4 loại trường:
1. Các trường kỹ thuật và “bán – nghề nghiệp”, học 2 đến 3 năm, đạt
bằng associate degree;
2. Các trường Funior colleges và community colleges;
3. Các trường cao đẳng giáo dục chung và các trường nghề độc lập,
đưa đến bằng bachelore degree, masters degree và doctors degree;
4. Các trường đại học. Trong một trường đại học người ta phân biệ:
Trường Colleges – cấp bằng bachelors degree và trường gradueschools: Cấp
những băng cấp đại học cao hơn.
Sơ đồ: Thời gian đào tạo và hệ thống bằng cấp đại học ở Mỹ.
(Thời gian tốt nghiệp phổ thông trung học là 12 năm và đạt bằng tốt nghiệp
high schooldiploma)
Thời gian học
Năm học 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11
Giáo dục A B M ES D
Văn học A BA D
Tôn giáo và thần học A BA BM D
Mỹ thuật và nghệ thuật
ứng dụng
C B M D
Kiến trúc A B D
Luật A BA M D
Khoa học xã hội và
khoa học kinh tế
A BA M D
Hành chính và quản lý A B M D
Khoa học và thương
mại
A B M D
21
CSDL PICMS Thông tin Hỏi – đáp phục vụ ĐBQH của Phòng Thông tin, Trung tâm
Thông tin – TV – NCKH, Văn phòng Quốc hội
Khoa học tự nhiên,
chính xác
A B M D
Khoa học kỹ sư và
công nghệ
A B M D
Y khoa A BS D M D
Nha khoa A BS D M D
Dược A B M D
Thú y A BS D M D
Nông lâm nghề cá A B M D
A Associate degree or certificate. B Bachelors degree BA Bachelor of
arts. BS Bachelors of science D.Doctors degree (Doctor of philosophy). D
(p) Doctors degree (titre professionnel en medecine, ete) ES Education
specielist. M Masters degree.
Associate degree hoặc associate titre: Bằng này được cấp cho sinh
viên tốt nghiệp các trường chuyên nghiệp chỉ học 2 – 3 năm, hoặc trong các
trường với chương trình học 4 năm.
Trong một số trường hợp, associate degree là bằng tốt nghiệp, trong
trường hợp khác chỉ là chứng chỉ trung gian để đi đến Bachelors degree.
Bachelors degree: Bằng cấp đầu tiên của bậc đại học (4 năm trở lên).
Bachelors degree có thể được coi là bằng tốt nghiệp, hoặc là một giai đoạn
để chuyển lên bằng cấp cao hơn.
Masters degree: Thời gian học từ 1 hoặc 2 năm thí sinh tự tổ chức
chương trình học dưới sự hướng dẫn của một giáo sư và nội dung học là một
ngành nhất định. Thí sinh phải bảo vệ luận án và thi qua kỳ thi tổng hợp
(comprehen – sive examination).
Doctors degree: Bằng cấp cao nhất của đại học. Thời gian học từ 2 – 3
năm.
22
CSDL PICMS Thông tin Hỏi – đáp phục vụ ĐBQH của Phòng Thông tin, Trung tâm
Thông tin – TV – NCKH, Văn phòng Quốc hội
Ở Nhật Bản giáo dục đại học được tiến hành ở rất nhiều trường,
khoảng 430 trường đại học, khoảng 52) trường trung học và 65 trường kỹ
thuật. Đào tạo trung học chuyên nghiệp được tiến hành trong các trường cao
đẳng 2 năm và các trường cao đẳng kỹ thuật 5 năm, còn việc đào tạo đại học
4 năm riêng Y là 6 năm). Những sinh viên tốt nghiệp trường này đạt bằng
cấp thứ nhất của đào tạo đại học gakushi. Để đạt được bằng này sinh viên
phải đạt tối thiểu 124 tín chỉ (credits), đối với ngành y thì khác. Nhưng sinh
viên của các trường sau trung học cần đạt tối thiểu 62 credete trong 2 hoặc 3
năm học. Giai đoạn 2 là giai đoạn chuyên môn hóa sau. Để có được học vị
khoa học cấp 2 phải theo học hệ cử nhân cao học 2 năm và phải đạt được 30
credita, viết công trình nghiên cứu và bảo vệ học vị cao học: Shushi. Riêng
ngành Y không phong cao học và sinh viên có thể theo học chương trình tiến
sĩ. Giai đoạn 3 ở các trường đại học là giai đoạn lao động nghiên cứu khoa
học cá nhân. Đây là cấp cao nhất của đại học, đạt bằng tiến sĩ: Hakushi,
riêng ngành y thì phải học 4 năm sau khi có bằng cử nhân. Để có bằng tiến sĩ
thí sinh phải có luận án và thi tốt nghiệp.
Sơ đồ: Thời gian đào tạo và hệ thống bằng cấp đại học ở Nhật Bản.
(Thời gian tốt nghiệp PTTH là 12 năm, có chứng chỉ tốt nghiệp trung học và
qua thi tuyển).
Năm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Giáo dục G S H
Văn học G S H
Tôn giáo và thần học G S H
Mỹ thuật G S H
Luật G S H
Khoa học xã hội G S H
Khoa học kinh tế G S H
Khoa học chính xác và tự nhiên G S H
Khoa học kỹ sư G S
23
CSDL PICMS Thông tin Hỏi – đáp phục vụ ĐBQH của Phòng Thông tin, Trung tâm
Thông tin – TV – NCKH, Văn phòng Quốc hội
Y khoa G
Nha khoa G H
Dược G S H
Thú y G S H
Nông nghiệp
G Hakushi. H Hukushi. S Shushi.
G S H
Ở Pháp giáo dục đại học được đặc trưng bằng 3 giai đoạn đào tạo,
giảng dạy và nghiên cứu, tương đương với 3 cấp học.
Giai đoạn 1: (hay còn gọi là đệ nhất cấp) thời gian đào tạo là 2 năm,
đó là giai đoạn đào tạo chung, cơ bản theo diện rộng, tốt nghiệp cấp này
được cấp bằng đại học cơ sở (DEUG). Các viện đại học công nghệ (IUT),
đào tạo hoàn chỉnh 2 năm tốt nghiệp trường này được cấp bằng kỹ thuật
(DUT). Giai đoạn 2 của trường đào tạo tương đương với đệ nhị cấp, đảm
bảo việc đào tạo khoa học ở trình độ cao, chuẩn bị thực thi chức năng nghề
nghiệp. Sau một năm học được cấp bằng cử nhân (licence) và sau 2 năm có
bằng maitrise. Cuối cùng là giai đoạn 3 tương đương với đệ tam cấp, cấp
chuyên môn hóa cao và đào tạo cho nghiên cứu. Cấp này chứng thực cho
một trình độ đào tạo nghề nghiệp: Bằng chuyên môn hóa cao (DEES) sau
một năm học, bằng tiến sĩ kỹ sư, hoặc cho những đào tạo hướng đến nghiên
cứu: Bằng tiến sĩ sau 2 năm học.
Ở CHLB Đức giáo dục đại học được tiến hành ở nhiều loại trường:
các trường đại học theo kiểu truyền thống, các trường đại học liên kết, các
trường cao đẳng kỹ thuật, các trường dạy nghề cao cấp. Tất cả các trường
đại học đều thuộc Nhà nước và có một số đặc trưng chung: Mỗi quan hệ chặt
chẽ giữa nghiên cứu tự do và giảng dạy, SV phải dự một số lượng bài giảng
nhất định và phải làm một số bài tập tối thiểu còn đi nghe giảng thì tự do,
quyền tự trị, quyền tuyển giáo viên, quyền cấp bằng tiến sĩ và bằng công
nhận thẩm quyền giảng dạy đại học. Thời gian học đại học từ 4 – 6 năm.
24
CSDL PICMS Thông tin Hỏi – đáp phục vụ ĐBQH của Phòng Thông tin, Trung tâm
Thông tin – TV – NCKH, Văn phòng Quốc hội
Đào tạo ở đại học được tiến hành trong 2 giai đoạn. Giai đoạn đầu là giai
đoạn cơ sở, kéo dài 4 hoặc 5 học kỳ sinh viên đào tạo lý thuyết chung. Kết
thúc giai đoạn đầu bằng việc thi quốc gia. Ở giai đoạn 2, thời gian đào tạo
rất khác nhau. Sinh viên tốt nghiệp giai đoạn này được cấp bằng tiến sĩ, họ
phải trình bày luận án nghiên cứu và thi qua kỳ thi Rigorosum.
Sơ đồ: Thời gian đào tạo và hệ thống bằng cấp đại học ở CHLB Đức
(Thời gian tốt nghiệp trung học: 13 năm, bằng Hochschulreife)
Năm 1 2 3 4 5 6 7 Giai đoạn
khác nhau
Văn học và KH nhân văn Sp/MA Sp/MA D
Thần học (T/Di) D
KH Kinh tế và XH (Di) Di D
Luật (Sp) Sp
a a D
KHTN và kỹ thuật Sp/Di Sp/Di D
Y khoa (Sp) Sp D
Nha khoa Sp D
Thú y Sp D
Nông nghiệp (Di) Di D
D: Doctor Di Diplom MA Magister trtium
Sp: Erste Staatsprufung. T titre professonnel
a: cho các giáo viên chỉ giảng dạy trung học.
Ở Anh, giáo dục đại học được tiến hành ở 5 loại trường:
1. Các trường đại học tổng hợp;
2. Các trường kỹ thuật;
3. Đại học Mỏ;
25
Tải bản FULL (49 trang): https://bit.ly/3fQM1u2
Dự phòng: fb.com/KhoTaiLieuAZ
CSDL PICMS Thông tin Hỏi – đáp phục vụ ĐBQH của Phòng Thông tin, Trung tâm
Thông tin – TV – NCKH, Văn phòng Quốc hội
4. Các trường sư phạm;
5. Các trường nhạc và mỹ thuật.
Đào tạo ở Anh cũng chia ra làm 3 giai đoạn: Giai đoạn chính là giai
đoạn đầu, thời gian đào tạo từ 3 – 4 năm. Sinh viên tốt nghiệp giai đoạn này
được cấp bằng đầu tiên (first degree) với tên gọi bachelrs degree. Đây là giai
đoạn đào tạo kiến thức cơ bản về một hoặc nhiều ngành.
Một số trường đại học tổng hợp và một số trường bách khoa cấp bằng
đầu tiên là DipHE (diploma of higher educa-tion). Văn bằng này được coi là
bằng tốt nghiệp, hoặc là chứng chỉ trung gian, học tiếp sau đó 1 năm bổ sung
sẽ đạt bằng bachelors degree. Giai đoạn 2 của đào tạo đại học là giai đoạn
đào tạo trên đại học. Cấp này đưa đến bằng Masteracho các trường đại học
tổng hợp, hoặc bachelor of philosophy cho một số trường kỹ thuật. Tùy theo
chuyên ngành, thời gian đào tạo ở cấp này là 1 năm, 2 năm hoặc hơn và kết
thúc bằng một kỳ thi, hoặc bảo vệ luận án, hoặc có khi bằng cả 2 loại. Giai
đoạn 3 của đào tạo là giai đoạn chuyên môn hóa và lao động nghiên cứu cá
nhân. Giai đoạn đào tạo này phải ít nhất là 2 năm cùng với việc trình bày
luận án thì sẽ đạt bằng tiến sĩ khoa học (ph.D), còn bằng Master of
philosophy thì chỉ cần 2 năm học và trình bày luận án.
26
Tải bản FULL (49 trang): https://bit.ly/3fQM1u2
Dự phòng: fb.com/KhoTaiLieuAZ
CSDL PICMS Thông tin Hỏi – đáp phục vụ ĐBQH của Phòng Thông tin, Trung tâm
Thông tin – TV – NCKH, Văn phòng Quốc hội
Sơ đồ: Thời gian đào tạo và hệ thống bằng cấp đại học của Anh.
(Thời gian tốt nghiệp trung học 13 năm: bằng general certi-ficate of
sducation).
Năm 1 2 3 4 5 6 7 8
Giáo dục G, T B
Văn học B M D
Tôn giáo và thần học B M D
Mỹ thuật và nhạc B, C D, T M D D nhạc
Luật B M D
KHXH và KHKT B M D
Hành chính và quản lý B M D
Khoa học thương mại B M D
KH chính xác và tự nhiên B M D
Công nghệ và KH kỹ sư HNC BM D
Y khoa B T N
Nha khoa B, T N
Dược
B
T,
M
D
Nông nghiệp B,
HND
M D
B Bachler s degree, C Certificate ò education CD Coll Diploma D
Doctor of phylosophy HNC Higher national diploma M Maalster s degree T
Titre professionnel.
27
4220978

More Related Content

Similar to Tình Hình Và Xu Thế Phát Triển Giáo Dục Đại Học Ở Một Số Nước Tư Bản Chủ Nghĩa Phát Triển 4220978.pdf

Tình Hình Và Xu Thế Phát Triển Giáo Dục Đại Học Ở Một Số Nước Thuộc Khu Vực C...
Tình Hình Và Xu Thế Phát Triển Giáo Dục Đại Học Ở Một Số Nước Thuộc Khu Vực C...Tình Hình Và Xu Thế Phát Triển Giáo Dục Đại Học Ở Một Số Nước Thuộc Khu Vực C...
Tình Hình Và Xu Thế Phát Triển Giáo Dục Đại Học Ở Một Số Nước Thuộc Khu Vực C...NuioKila
 
Nghiên cứu giải pháp quy hoạch, thiết kế hạ tầng kỹ thuật, kiến trúc trường h...
Nghiên cứu giải pháp quy hoạch, thiết kế hạ tầng kỹ thuật, kiến trúc trường h...Nghiên cứu giải pháp quy hoạch, thiết kế hạ tầng kỹ thuật, kiến trúc trường h...
Nghiên cứu giải pháp quy hoạch, thiết kế hạ tầng kỹ thuật, kiến trúc trường h...nataliej4
 
quan-ly-nha-nuoc-ve-giao-duc.pdf
quan-ly-nha-nuoc-ve-giao-duc.pdfquan-ly-nha-nuoc-ve-giao-duc.pdf
quan-ly-nha-nuoc-ve-giao-duc.pdfAnhPhan363296
 
1. ct tổng thể
1. ct tổng thể1. ct tổng thể
1. ct tổng thểc3CTLnhYn
 
Th s31 075_quản lý công tác xã hội hóa giáo dục trung học cơ sở tỉnh hoà bình...
Th s31 075_quản lý công tác xã hội hóa giáo dục trung học cơ sở tỉnh hoà bình...Th s31 075_quản lý công tác xã hội hóa giáo dục trung học cơ sở tỉnh hoà bình...
Th s31 075_quản lý công tác xã hội hóa giáo dục trung học cơ sở tỉnh hoà bình...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ ...
Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ ...Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ ...
Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ ...luanvantrust
 
Tailieu.vncty.com xay dung-noi_dung_khung_tieu_chi_du_bao_phat_trien_giao_d...
Tailieu.vncty.com   xay dung-noi_dung_khung_tieu_chi_du_bao_phat_trien_giao_d...Tailieu.vncty.com   xay dung-noi_dung_khung_tieu_chi_du_bao_phat_trien_giao_d...
Tailieu.vncty.com xay dung-noi_dung_khung_tieu_chi_du_bao_phat_trien_giao_d...Trần Đức Anh
 
Chuyên đề QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN
Chuyên đề QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN Chuyên đề QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN
Chuyên đề QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN nataliej4
 
2 chuong trinh gdpt tong the-4-2017
2 chuong trinh gdpt tong the-4-20172 chuong trinh gdpt tong the-4-2017
2 chuong trinh gdpt tong the-4-2017LHng207
 
Chuong trinh-giao-duc-pho-thong
Chuong trinh-giao-duc-pho-thongChuong trinh-giao-duc-pho-thong
Chuong trinh-giao-duc-pho-thongThành Nguyễn
 
Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ ...
Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ ...Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ ...
Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ ...hieu anh
 
Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ ...
Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ ...Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ ...
Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ ...hieu anh
 
Giao duc dai hoc vn và the gioi nhap mon sâng thang 8)
Giao duc dai hoc vn và the gioi   nhap mon sâng thang 8)Giao duc dai hoc vn và the gioi   nhap mon sâng thang 8)
Giao duc dai hoc vn và the gioi nhap mon sâng thang 8)Jame Quintina
 
van de giao duc.docx
van de giao duc.docxvan de giao duc.docx
van de giao duc.docxIdiotsGuy
 

Similar to Tình Hình Và Xu Thế Phát Triển Giáo Dục Đại Học Ở Một Số Nước Tư Bản Chủ Nghĩa Phát Triển 4220978.pdf (20)

Luận văn: Vấn đề dạy học môn tư tưởng Hồ Chí Minh cho sinh viên
Luận văn: Vấn đề dạy học môn tư tưởng Hồ Chí Minh cho sinh viênLuận văn: Vấn đề dạy học môn tư tưởng Hồ Chí Minh cho sinh viên
Luận văn: Vấn đề dạy học môn tư tưởng Hồ Chí Minh cho sinh viên
 
Tình Hình Và Xu Thế Phát Triển Giáo Dục Đại Học Ở Một Số Nước Thuộc Khu Vực C...
Tình Hình Và Xu Thế Phát Triển Giáo Dục Đại Học Ở Một Số Nước Thuộc Khu Vực C...Tình Hình Và Xu Thế Phát Triển Giáo Dục Đại Học Ở Một Số Nước Thuộc Khu Vực C...
Tình Hình Và Xu Thế Phát Triển Giáo Dục Đại Học Ở Một Số Nước Thuộc Khu Vực C...
 
Nghiên cứu giải pháp quy hoạch, thiết kế hạ tầng kỹ thuật, kiến trúc trường h...
Nghiên cứu giải pháp quy hoạch, thiết kế hạ tầng kỹ thuật, kiến trúc trường h...Nghiên cứu giải pháp quy hoạch, thiết kế hạ tầng kỹ thuật, kiến trúc trường h...
Nghiên cứu giải pháp quy hoạch, thiết kế hạ tầng kỹ thuật, kiến trúc trường h...
 
quan-ly-nha-nuoc-ve-giao-duc.pdf
quan-ly-nha-nuoc-ve-giao-duc.pdfquan-ly-nha-nuoc-ve-giao-duc.pdf
quan-ly-nha-nuoc-ve-giao-duc.pdf
 
1.-CT_-Tong-the.pdf
1.-CT_-Tong-the.pdf1.-CT_-Tong-the.pdf
1.-CT_-Tong-the.pdf
 
1. ct tổng thể
1. ct tổng thể1. ct tổng thể
1. ct tổng thể
 
Luận án: Giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên thông qua truyền thông - Gửi miễn ph...
Luận án: Giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên thông qua truyền thông - Gửi miễn ph...Luận án: Giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên thông qua truyền thông - Gửi miễn ph...
Luận án: Giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên thông qua truyền thông - Gửi miễn ph...
 
Th s31 075_quản lý công tác xã hội hóa giáo dục trung học cơ sở tỉnh hoà bình...
Th s31 075_quản lý công tác xã hội hóa giáo dục trung học cơ sở tỉnh hoà bình...Th s31 075_quản lý công tác xã hội hóa giáo dục trung học cơ sở tỉnh hoà bình...
Th s31 075_quản lý công tác xã hội hóa giáo dục trung học cơ sở tỉnh hoà bình...
 
Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ ...
Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ ...Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ ...
Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ ...
 
Tailieu.vncty.com xay dung-noi_dung_khung_tieu_chi_du_bao_phat_trien_giao_d...
Tailieu.vncty.com   xay dung-noi_dung_khung_tieu_chi_du_bao_phat_trien_giao_d...Tailieu.vncty.com   xay dung-noi_dung_khung_tieu_chi_du_bao_phat_trien_giao_d...
Tailieu.vncty.com xay dung-noi_dung_khung_tieu_chi_du_bao_phat_trien_giao_d...
 
Chuyên đề QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN
Chuyên đề QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN Chuyên đề QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN
Chuyên đề QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN
 
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG.docxCƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG.docx
 
2 chuong trinh gdpt tong the-4-2017
2 chuong trinh gdpt tong the-4-20172 chuong trinh gdpt tong the-4-2017
2 chuong trinh gdpt tong the-4-2017
 
Tt11 2012
Tt11 2012Tt11 2012
Tt11 2012
 
Chuong trinh-giao-duc-pho-thong
Chuong trinh-giao-duc-pho-thongChuong trinh-giao-duc-pho-thong
Chuong trinh-giao-duc-pho-thong
 
Đề tài: Quản lý chi ngân sách cho sự nghiệp giáo dục huyện Từ Liêm
Đề tài: Quản lý chi ngân sách cho sự nghiệp giáo dục huyện Từ LiêmĐề tài: Quản lý chi ngân sách cho sự nghiệp giáo dục huyện Từ Liêm
Đề tài: Quản lý chi ngân sách cho sự nghiệp giáo dục huyện Từ Liêm
 
Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ ...
Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ ...Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ ...
Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ ...
 
Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ ...
Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ ...Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ ...
Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ ...
 
Giao duc dai hoc vn và the gioi nhap mon sâng thang 8)
Giao duc dai hoc vn và the gioi   nhap mon sâng thang 8)Giao duc dai hoc vn và the gioi   nhap mon sâng thang 8)
Giao duc dai hoc vn và the gioi nhap mon sâng thang 8)
 
van de giao duc.docx
van de giao duc.docxvan de giao duc.docx
van de giao duc.docx
 

More from NuioKila

Pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdfPháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdfNuioKila
 
BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...
BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...
BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...NuioKila
 
A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...
A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...
A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...NuioKila
 
[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...
[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...
[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...NuioKila
 
THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...
THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...
THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...NuioKila
 
Nhu cầu lập pháp của hành pháp.pdf
Nhu cầu lập pháp của hành pháp.pdfNhu cầu lập pháp của hành pháp.pdf
Nhu cầu lập pháp của hành pháp.pdfNuioKila
 
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdf
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdfKẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdf
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdfNuioKila
 
KIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdf
KIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdfKIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdf
KIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdfNuioKila
 
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdf
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdfQUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdf
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdfNuioKila
 
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...NuioKila
 
TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...
TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...
TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...NuioKila
 
Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...
Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...
Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...NuioKila
 
Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...
Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...
Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...NuioKila
 
An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...
An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...
An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...NuioKila
 
An evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdf
An evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdfAn evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdf
An evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdfNuioKila
 
Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...
Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...
Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...NuioKila
 
11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf
11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf
11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdfNuioKila
 
Phân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdf
Phân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdfPhân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdf
Phân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdfNuioKila
 
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdf
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdfNgói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdf
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdfNuioKila
 
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...NuioKila
 

More from NuioKila (20)

Pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdfPháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdf
 
BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...
BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...
BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...
 
A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...
A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...
A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...
 
[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...
[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...
[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...
 
THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...
THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...
THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...
 
Nhu cầu lập pháp của hành pháp.pdf
Nhu cầu lập pháp của hành pháp.pdfNhu cầu lập pháp của hành pháp.pdf
Nhu cầu lập pháp của hành pháp.pdf
 
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdf
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdfKẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdf
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdf
 
KIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdf
KIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdfKIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdf
KIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdf
 
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdf
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdfQUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdf
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdf
 
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...
 
TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...
TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...
TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...
 
Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...
Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...
Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...
 
Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...
Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...
Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...
 
An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...
An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...
An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...
 
An evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdf
An evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdfAn evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdf
An evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdf
 
Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...
Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...
Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...
 
11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf
11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf
11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf
 
Phân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdf
Phân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdfPhân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdf
Phân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdf
 
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdf
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdfNgói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdf
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdf
 
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...
 

Recently uploaded

Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...
Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...
Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp haiBài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp haingTonH1
 
Đào tạo, bồi dưỡng phát triển viên chức Đài Truyền hình Việt Nam
Đào tạo, bồi dưỡng phát triển viên chức Đài Truyền hình Việt NamĐào tạo, bồi dưỡng phát triển viên chức Đài Truyền hình Việt Nam
Đào tạo, bồi dưỡng phát triển viên chức Đài Truyền hình Việt Namlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...songtoan982017
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptxNGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptxsongtoan982017
 
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh An
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh AnPhân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh An
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh Anlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...Nguyen Thanh Tu Collection
 
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Tăng trưởng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công...
Tăng trưởng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công...Tăng trưởng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công...
Tăng trưởng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌCTIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
 
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
 
Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...
Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...
Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...
 
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
 
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp haiBài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
 
Đào tạo, bồi dưỡng phát triển viên chức Đài Truyền hình Việt Nam
Đào tạo, bồi dưỡng phát triển viên chức Đài Truyền hình Việt NamĐào tạo, bồi dưỡng phát triển viên chức Đài Truyền hình Việt Nam
Đào tạo, bồi dưỡng phát triển viên chức Đài Truyền hình Việt Nam
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
 
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
 
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft WordTrích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
 
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptxNGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
 
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh An
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh AnPhân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh An
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh An
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
 
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
 
Tăng trưởng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công...
Tăng trưởng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công...Tăng trưởng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công...
Tăng trưởng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
 

Tình Hình Và Xu Thế Phát Triển Giáo Dục Đại Học Ở Một Số Nước Tư Bản Chủ Nghĩa Phát Triển 4220978.pdf

  • 1. CSDL PICMS Thông tin Hỏi – đáp phục vụ ĐBQH của Phòng Thông tin, Trung tâm Thông tin – TV – NCKH, Văn phòng Quốc hội VIỆN NGHIÊN CỨU ĐẠI HỌC VÀ GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP PHÒNG THÔNG TIN KHOA HỌC *** Tổng luận TÌNH HÌNH VÀ XU THẾ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC ĐẠI HỌC Ở MỘT SỐ NƯỚC TƯ BẢN CHỦ NGHĨA PHÁT TRIỂN Người biên soạn: Phan Tất Giá Phạm Thanh Hà Hà Nội, tháng 11-1993 1
  • 2. CSDL PICMS Thông tin Hỏi – đáp phục vụ ĐBQH của Phòng Thông tin, Trung tâm Thông tin – TV – NCKH, Văn phòng Quốc hội MỤC LỤC Tổng luận.............................................................................................................................1 TÌNH HÌNH VÀ XU THẾ PHÁT TRIỂN .........................................................................1 GIÁO DỤC ĐẠI HỌC Ở MỘT SỐ NƯỚC TƯ BẢN .......................................................1 CHỦ NGHĨA PHÁT TRIỂN...............................................................................................1 Phạm Thanh Hà....................................1 TÓM TẮT TỔNG LUẬN....................................................................................................3 PHẦN MỞ ĐẦU..................................................................................................................4 Ý NGHĨA CỦA VIỆC BIÊN SOẠN TỔNG LUẬN...........................................................4 PHẦN NỘI DUNG..............................................................................................................6 2.1. Vị trí xã hội, tầm quan trọng của GDĐH đối với kinh tế - xã hội tại các nước tư bản chủ nghĩa phát triển từ sau chiến tranh thế giới thứ 2 đến nay.................................6 2.2. Diễn biến của giáo dục đại học tại các nước tư bản chủ nghĩa phát triển từ sau chiến tranh thế giới lần II tới nay và xu thế tiếp tục diễn biến cho tới đầu thế kỷ 21......9 2.2.1. Giai đoạn phát triển thứ nhất của giáo dục đại học tại các nước tư bản chủ nghĩa phát triển..........................................................................................................................9 2.2.2. Giai đoạn phát triển thứ hai của hệ thống giáo dục đại học tại các nước tư bản chủ nghĩa phát triển: thập kỷ 70 - thời kỳ suy giảm của hệ thống đại học....................12 2.2.3. Giai đoạn phát triển giáo dục đại học gần đây tại các nước tư bản phát triển những năm 80: Xu hướng nâng cao chất lượng đào tạo và dân chủ hóa GDĐH...........14 2.2.4. Dự đoán diễn biến xu thế phát triển giáo dục đại học ở các nước tư bản phát triển trong thập kỷ mới...........................................................................................................18 2.3. Cơ cấu hệ thống giáo dục đại học ở các nước tư bản chủ nghĩa phát triển.............19 2.4. Mục tiêu nội dung và phương pháp giáo dục – đào tạo đại học ở các nước tư bản phát triển........................................................................................................................33 2.5. Nghiên cứu khoa học trong nhà trường đại học ở các nước tư bản phát triển........34 2.6. Đầu tư tài chính, cơ sở vật chất kỹ thuật cho giáo dục đại học...............................36 2.7. Nguyên tắc và phương pháp quản lý giáo dục ĐH.................................................37 2.8. Sinh viên và cán bộ giảng dạy trong giáo dục ĐH..................................................38 PHẦN KẾT LUẬN............................................................................................................41 PHẦN KIẾN NGHỊ...........................................................................................................43 4.1. Vài nhận xét về thực trạng giáo dục đại học của ta................................................43 4.2. Những kiến nghị về phát triển giáo dục đại học Việt Nam từ nay đến năm 2000..45 TÀI LIỆU TRÍCH DẪN VÀ THAM KHẢO....................................................................48 2
  • 3. CSDL PICMS Thông tin Hỏi – đáp phục vụ ĐBQH của Phòng Thông tin, Trung tâm Thông tin – TV – NCKH, Văn phòng Quốc hội TÓM TẮT TỔNG LUẬN Tất cả các quốc gia trên thế giới hiện nay đều đang tập trung mọi cố gắng vào phát triển kinh tế - xã hội. Nhân tố con người có ý nghĩa quyết định trong sự cố gắng đó. Trong nhân tố con người thì những con người có trình độ văn hóa, kiến thức khoa học, kỹ thuật và công nghệ cao, được giáo dục, đào tạo từ các trường đại học là bộ phận quan trọng nhất. Phát triển giáo dục đại học về quy mô, số lượng, chất lượng là mối quan tâm hàng đầu của tất cả các quốc gia, không phân biệt trình độ phát triển cũng như chế độ chính trị, xã hội. Các nước tư bản chủ nghĩa phát triển ở châu Âu, cũng như ở Bắc Mỹ đã dành nhiều ưu tiên cho sự phát triển giáo dục đại học trong nhiều thập kỷ vừa qua. Hiện nay, họ cũng tiếp tục đầu tư lớn cho GDĐH. Những bài học phát triển trong quá khứ, cũng như những dự định phát triển trong tương lai của họ có thể cung cấp cho nước ta những kinh nghiệm và những thông tin bổ ích. Tổng luận điểm lại, tình hình phát triển GDĐH của một số nước TBCN phát triển tiêu biểu như Pháp, Anh, Đức, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Australia từ sau chiến tranh thế giới lần thứ 2 tới nay; cũng như hiện trạng và những dự báo về xu thế phát triển GDĐH tại các nước đó từ nay cho đến năm 2020, nhằm mục đích cung cấp cho cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý GDĐH và đông đảo cán bộ giảng dạy, sinh viên nước ta những bài học kinh nghiệm về thông tin có ích cho công tác chỉ đạo, quản lý hệ thống GDĐH, cũng như cho công tác giảng dạy – học tập nghiên cứu, thực nghiệm khoa học và kỹ thuật. 3
  • 4. CSDL PICMS Thông tin Hỏi – đáp phục vụ ĐBQH của Phòng Thông tin, Trung tâm Thông tin – TV – NCKH, Văn phòng Quốc hội PHẦN MỞ ĐẦU Ý NGHĨA CỦA VIỆC BIÊN SOẠN TỔNG LUẬN Một trong những biến động lớn của những thập kỷ vừa qua trên phạm vi thế giới nói chung và trong các nước tư bản phát triển nói riêng, đó là sự bùng nổ trong giáo dục vào những năm 60 và những cải cách liên tiếp diễn ra từ bấy đến nay của các hệ thống giáo dục. Tiền đề của những biến đổi này chính là những biển đổi nhanh chóng của khoa học, kỹ thuật, sự phát triển năng động của nền kinh tế trên thế giới và những cải cách xã hội mạnh mẽ theo hướng dân chủ hóa ở hầu hết các nước phát triển và đang phát triển. Những tiền đề đó đòi hỏi ở giáo dục, nhất là giáo dục đại học và chuyên nghiệp phải: - Đáp ứng nguyện vọng học tập, nâng cao học vấn của đông đảo nhân dân. - Đào tạo nghề nghiệp đáp ứng nhu cầu việc làm cho mọi người. - Phát triển đội ngũ lao động kỹ thuật cho nền kinh tế quốc dân, nhất là đội ngũ những chuyên gia giỏi về kỹ thuật, công nghệ và quản lý. - Phát triển tiềm năng trí tuệ cho đất nước. Trước thử thách mới có GDĐH ở các nước tư bản phát triển (TBPT) đã có những biến đổi sâu sắc, đa dạng và đã đóng góp có hiệu quả cao việc phát triển kinh tế - xã hội của mỗi nước, và qua đó bản thân ngành giáo dục đại học đã có những bước phát triển mới cả ở trên 2 bình diện lý luận và thực tiễn. 4
  • 5. CSDL PICMS Thông tin Hỏi – đáp phục vụ ĐBQH của Phòng Thông tin, Trung tâm Thông tin – TV – NCKH, Văn phòng Quốc hội Ở nước ta từ sau Đại hội Đảng lần thứ VI (1986), một thời kỳ đổi mới sôi động đã được triển khai trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có giáo dục. Nhiệm vụ cấp bách đặt ra cho giáo dục đại học nước ta là phải nghiên cứu đổi mới bao gồm các vấn đề chính sách chiến lược phát triển đến các vấn đề cụ thể về mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục... Sự nghiệp đó đòi hỏi phải có những công trình nghiên cứu sâu sắc và những thực nghiệm khoa học nghiêm túc để tìm ra những giải pháp phù hợp và hữu hiệu nhằm đáp ứng tối đa yêu cầu của phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Trong thời đại của cách mạng tin học và sự giao lưu liên kết quốc tế ngày càng mở rộng, trong điều kiện phát triển một nền hàng hóa nhiều thành phần ở nước ta, như chủ trương của Đảng, việc nghiên cứu những xu thế phát triển giáo dục đại học ở một số nước TBPT Mỹ, Anh, Pháp, Nhật Bản, CHLB Đức, Thụy Điển, Hà Lan... sẽ giúp chúng ta những kinh nghiệm tốt góp phần định hướng cho việc nghiên cứ đổi mới GDĐH của ta. Đó chính là mục đích và ý nghĩa quan trọng của tổng luận khoa học này. Tổng luận được tiến hành trên cơ sở những tư liệu đã công bố tại các hội nghị, hội thảo khoa học quốc gia và quốc tế, những tài liệu đã được xử lý và sử dụng trong nước bằng phương pháp phân tích, so sánh, khái quát hóa và hệ thống hóa, tổng luận nhằm rút ra những kết luận chung nhất trên những mặt chủ yếu có tính xu thế của các hệ thống giáo dục nói trên, và trên cơ sở đưa ra những kiến nghị có tính định hướng cho việc nghiên cứu cải tổ hệ thống GDĐH của ta. Do nguồn tài liệu có hạn và sự tiếp cận thực tiễn của tác giả còn ít nên tổng luận không thể tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế nhất định. 5
  • 6. CSDL PICMS Thông tin Hỏi – đáp phục vụ ĐBQH của Phòng Thông tin, Trung tâm Thông tin – TV – NCKH, Văn phòng Quốc hội PHẦN NỘI DUNG 2.1. Vị trí xã hội, tầm quan trọng của GDĐH đối với kinh tế - xã hội tại các nước tư bản chủ nghĩa phát triển từ sau chiến tranh thế giới thứ 2 đến nay Giáo dục từ chỗ là một phương tiện truyền giáo của nhà thờ, của tôn giáo là công cụ của giai cấp thống trị, là đặc quyền của các giới thượng lưu và mở rộng ra là một thứ phúc lợi xã hội... thì ngày nay nó đã được đánh giá lại, giáo dục đã có một vai trò mới mẻ hoàn toàn: Giáo dục là chỗ dựa để xây dựng và phát triển quốc gia. Vai trò quan trọng của giáo dục đại học trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của các nước đã được thừa nhận một cách phổ biến. Ủy ban quốc tế về phát triển giáo dục của UNESCO, từ những năm 70 đã nhận định: “GDĐH cần được mở rộng và đa dạng để đáp ứng các đòi hỏi của từng con người và của các cộng đồng. Muốn vậy phải có sự thay đổi trong quan niệm về thái độ cổ truyền đối với trường đại học. Không chỉ riêng hệ thống nhà trường phải chịu trách nhiệm về đào tạo kỹ thuật mà cả các xí nghiệp, các ngành kinh doanh cũng phải chia sẻ trách nhiệm ấy với các trường học” (1) các nước TBCN đã thực sự xem đại học là công cụ để cạnh tranh kinh tế, tạo nên tiềm lực chiến tranh của quốc gia. Chính quyền trong các nước TBPT ngày càng nhận thức được giá trị của kiến thức khoa học trong phát triển sản xuất, quản lý xã hội, tổ chức quan trọng nhất để truyền thụ, kế thừa và phát triển nó là nhà trường đại học, nên đã quyết tâm nắm lấy tổ chức đó. Những đầu tư lớn, sự quan tâm đặc biệt của chính quyền, các tập đoàn doanh nghiệp, các Đảng phái chính trị, các tổ chức tôn giáo... được dành cho đại học. (2) 6
  • 7. CSDL PICMS Thông tin Hỏi – đáp phục vụ ĐBQH của Phòng Thông tin, Trung tâm Thông tin – TV – NCKH, Văn phòng Quốc hội Tại Hoa Kỳ trong báo cáo ở một hội nghị khoa học quốc gia mới đây người ta nêu rõ: “Chính sách khoa học của toàn liên bang Mỹ là nâng cao sự đóng góp của khoa học vào việc thỏa mãn các nhu cầu vừa lâu dài vừa cấp bách nhất của nước Mỹ là bảo vệ đất nước và tạo ra khả năng cạnh tranh quốc tế cho ngành công nghiệp Mỹ, chính sách đó gắn liền với những trường đại học đầu ngành, nơi tạo ra những nhà khoa học và kỹ sư tốt nhất để duy trì vai trò dẫn đầu các mặt chất lượng trong tương lai. Mục tiêu giáo dục cho đến năm 1995 phải bảo đảm cho thanh niên Mỹ có trình độ cao về toán học, khoa học tự nhiên và kỹ thuật nhất thế giới. Điều đó chỉ có thể hạn chế khi nào Mỹ đã trở thành siêu cường công nghiệp” (3). Trong một tài liệu viết về giáo dục đại học Hoa Kỳ năm 1986 Berek Bok đã viết: “Càng ngày Hoa Kỳ càng nhận rõ rằng quốc gia này phải sống bằng trí tuệ của nó... Trong tất cả những tài sản của quốc gia thì một đội ngũ trí thức được đào tạo tốt với khả năng cải tiến và phát minh, sáng tạo có lẽ là cái quan trọng nhất”. (4) Giôn Kenơđi, nguyên tổng thống Mỹ đã nói: “Nơi quyết định sự thành bại của cuộc chiến tranh mà chúng ta đang tiến hành là ở các trường đại học Mỹ”, ông xem đại học như “một nguồn lực đảm bảo sức mạnh và khả năng sống còn của đất nước” (5). Bộ trưởng giáo dục Mỹ Layrokavaxox mới đây trong kiểm điểm về chính sách phát triển giáo dục đã kêu lên: “chúng ta đang dậm chân tại chỗ, mà đã dậm chân tại chỗ trong giáo dục có nghĩa là tụt hậu”. Bộ trưởng giáo dục Pháp Rememonary trong cuộc họp báo ngày 15/12/1987 về kế hoạch tương lai của nền giáo dục quốc dân, đã nói: “nước Pháp chỉ có thể đấu tranh chống nạn thất nghiệp và giá cả sinh hoạt xã hội đương đầu với việc mở cửa của châu Âu vào năm 192, chuẩn bị bước vào thập kỷ 21, tồn tại được trong cuộc cạnh tranh kinh tế và văn hóa của thế giới với một điều kiện là làm tăng giá trị trí tuệ và văn hóa, đầu tư vào việc đào tạo thế hệ trẻ” 7
  • 8. CSDL PICMS Thông tin Hỏi – đáp phục vụ ĐBQH của Phòng Thông tin, Trung tâm Thông tin – TV – NCKH, Văn phòng Quốc hội (6). Bà Thác Chơ, thủ tướng nước Anh cũng nói một cách mạnh mẽ rằng: “Một đất nước không biết coi trọng trí thức ắt sẽ đi tới diệt vong” (7). Tại Nhật Bản trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội hiện nay, giáo dục được coi là biện pháp chiến lược hàng đầu trong “bộ ba chiến lược” – Giáo dục, khoa học và chính sách mở cửa. Giáo sư Nôbitakê trong một lần sang thăm Việt Nam đã phát biểu về nguyên nhân của những bước tiến nhảy vọt trong nền kinh tế Nhật, trong đó nguyên nhân hàng đầu là Nhật coi trọng con người và phát huy sức mạnh con người. Sức mạnh đó gắn liền với trí thức khoa học. Giáo dục có sứ mệnh tạo ra sức mạnh đó (8). Hội nghị quốc tế của những người được giải thưởng Nôben họp tại Pháp đã công bố 16 kết luận quan trọng có tính thời đại, một trong những kết luận đó là: “giáo dục phải được ưu tiên tuyết đối trong mọi ngân sách quốc gia” (5). Trong thời địa ngày nay, khi mà trong thế giới TBCN, các công ty đa quốc gia đang trở thành cơ chế chủ yếu để cung cấp vốn đầu tư và quyết định các vấn đề sản xuất trên khắp thế giới, và quá trình quốc tế hóa sản xuất đang nhanh chóng thống nhất nền kinh tế của các nước thành một nền kinh tế quốc tế phụ thuộc rất nhiều vào nhau, thì GDĐH càng có vai trò cực kỳ to lớn trong cuộc chạy đua khoa học kỹ thuật và kinh tế - xã hội giữa các nước. Các quốc gia đang khẩn trương chuẩn bị cho mình tư thế vững vàng để bước vào thế kỷ 21. Trong bối cảnh nhiều biến động to lớn về kinh tế, chính trị, xã hội đang dồn dập diễn ra ngay từ đầu thập kỷ 90 này, sẽ có nhiều dự báo khác nhau về viễn cảnh của thế kỷ 21. Song với bất kỳ phương án dự báo nào GDĐH vẫn giữ vai trò hậu thuẫn trong mọi đường lối phát triển quốc gia. 8
  • 9. CSDL PICMS Thông tin Hỏi – đáp phục vụ ĐBQH của Phòng Thông tin, Trung tâm Thông tin – TV – NCKH, Văn phòng Quốc hội 2.2. Diễn biến của giáo dục đại học tại các nước tư bản chủ nghĩa phát triển từ sau chiến tranh thế giới lần II tới nay và xu thế tiếp tục diễn biến cho tới đầu thế kỷ 21 Trải qua 35 năm từ sau chiến tranh thế giới lần thứ II, quá trình phát triển giáo dục đại học ở các nước tư bản chủ nghĩa phát triển được chia ra làm 3 giai đoạn: Giai đoạn 1: Thập kỷ 50, 60: thời kỳ bành chướng của giáo dục đại học. Giai đoạn 2: Thập kỷ 70: thời kỳ suy giảm của giáo dục đại học. Giai đoạn 3: Thập kỷ 80: xu thế dân chủ hóa, nâng cao chất lượng và hiệu quả của giáo dục đại học. 2.2.1. Giai đoạn phát triển thứ nhất của giáo dục đại học tại các nước tư bản chủ nghĩa phát triển Thoát ra khỏi đại chiến thế giới lần II, hầu hết các nước TBCN phát triển đều thiếu hụt trầm trọng lao động, nhu cầu đòi hỏi cấp bách của xã hội lúc này là phải có một đội ngũ cán bộ khoa học, kỹ thuật phục vụ trực tiếp cho sản xuất, cho nền công nghiệp, để khắc phục tình trạng đó, các nước tư bản đang cố gắng tìm mọi biện pháp để giải quyết. Những việc làm được coi là đem lại thành công nhất: Thành lập hàng loạt các cơ sở đào tạo đại học kiểu mới, tăng đầu tư của Chính phủ cho phép giáo dục đại học, phát triển mạnh mẽ công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên... Tập trung giải quyết nhu cầu tăng vọt về kỹ sư và kỹ thuật viên cho nền công nghiệp của đất nước, hàng loạt các cơ sở đào tạo đại học kỹ thuật 9
  • 10. CSDL PICMS Thông tin Hỏi – đáp phục vụ ĐBQH của Phòng Thông tin, Trung tâm Thông tin – TV – NCKH, Văn phòng Quốc hội được hình thành tại các nước TBPT, với thời gian học tương đối ngắn và chương trình học gắn liền với thực tiễn sản xuất, các môn học chủ yếu là các môn khoa học ứng dụng cho công nghiệp. Với thời gian đào tạo từ 2 – 3 năm, ở Mỹ có các trường kỹ thuật và trường “bán – chuyên nghiệp” (inatituts techniques và ecoles “semi – professionnelles”), ở Nhật có các trường như Zunior college và community college ở Mỹ, Nhật, các Viện đại học công nghệ (IUT) của Pháp. Ở Tây Đức phát triển rất mạnh mẽ các trường dạy nghề cao cấp (enseignement professionnel tech – nique), ở Anh có các cao đẳng bách khoa (etablissement – polytechnique), ở Úc có các trường dạy nghề và bổ túc (colleges danseignement technique st complementaire)... với thời gian học tương đối ngắn. Hình thức đào tạo ngắn hạn có định hướng ngày càng phát triển ở Thụy Điển. Với thời gian học 1 năm sau khi tốt nghiệp cấp II của trung học, ở Nhật có các trường đào tạo chuyên ngành (semmogakko). Sự ra đời kịp thời của các cơ sở đào tạo đại học mới, bên cạnh các kiểu trường đại học “truyền thống” đã đáp ứng được nhu cầu khẩn thiết về nhân lực trên thị trường lao động và chính sự ra đời ồ ạt của các cơ sở đào tạo này đã góp phần làm cho hệ thống giáo dục đại học ở các nước TBPT thời kỳ này phát triển mạnh mẽ, các chỉ số phát triển gia tăng mạnh: số lượng trường lớp tăng, số lượng giáo viên tăng, số lượng sinh viên tăng đột ngột thời kỳ 1950 – 1970, số người có trình độ đại học ở các nước TBCN phát triển tăng từ 2 – 7 lần. Chỉ riêng năm cuối thập kỷ 60 từ 1965 – 1970 tỷ lệ tăng sinh viên ở các nước rất cao: ở Mỹ là 10,75%, Nhật 10,7%, Pháp 10,23%, CHLB Đức 7%, Anh 7,9%, Úc 7,28%, Thụy Điển 16,3%, Hà Lan 10,26%. Như vậy, tỷ lệ tăng trung bình hàng năm trong 5 năm này của các nước tư bản là: 10,05%. Tốc độ tăng của tổng số sinh viên các trường cao 10
  • 11. CSDL PICMS Thông tin Hỏi – đáp phục vụ ĐBQH của Phòng Thông tin, Trung tâm Thông tin – TV – NCKH, Văn phòng Quốc hội đẳng kỹ thuật trội hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng của sinh viên các trường đại học “truyền thống”. Ví dụ thời kỳ 1960 – 1980, số sinh viên các trường cao đẳng 2 năm ở Mỹ tăng gấp 9,6 lần, ở CHLB Đức số cán bộ kỹ thuật tốt nghiệp các trường đại học chuyên nghiệp tăng 2,5 lần so với tốc độ tăng số cán bộ tốt nghiệp các trường tổng hợp. Tốc độ đào tạo các cán bộ có trình độ đại học ở các nước này cũng tăng lên. Mức tăng trung bình hàng năm từ thập kỷ 70 là: Mỹ 5,7%, Anh 6,4%, Pháp 7,2%. Trong tổng số sinh viên, số sinh viên trên đại học có xu hướng tăng, ở Anh khoảng 25%, Mỹ 20% (10). Số lượng giáo viên cũng gia tăng. Ở Mỹ năm 1965 có 500.000 giáo viên, sang năm 1970 là 570.000 người, tỷ lệ tăng trong 5 năm là khoảng 12,5%, gia tăng bình quân hàng năm 2,51%. Ở Nhật năm 1965 là 104.775 giáo viên, sang năm 1970 là 151.927 người, tỷ lệ tăng trong 5 năm là 45%, (11) gia tăng bình quân hàng năm 9%. Trong thời kỳ này, các nước TBPT rất quan tâm tới giáo dục đại học, cố gắng đầu tư càng nhiều càng tốt cho công tác này. Từ năm 1965 sang năm 1970, chi phí đầu tư cho giáo dục đại học tăng lên, thể hiện trong bảng kê dưới đây (Bảng 1). Có thể nói, thời kỳ phát triển đầu tiên của hệ thống giáo dục đại học các nước TBPT sau đại chiến thế giới lần thứ II, là thời kỳ phát triển mạnh mẽ nhất, được coi là thời kỳ “bành trướng” của giáo dục đại học, trong thời kỳ này, hệ thống giáo dục đại học đã hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình được đặt ra trước yêu cầu của xã hội: đào tạo đông đảo đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật cho thị trường lao động. 11
  • 12. CSDL PICMS Thông tin Hỏi – đáp phục vụ ĐBQH của Phòng Thông tin, Trung tâm Thông tin – TV – NCKH, Văn phòng Quốc hội Bảng 1: Chi phí công cộng thường xuyên cho giáo dục đại học (tỷ lệ %) so với tổng chi phí thường xuyên cho giáo dục. TT Nước Tiền tệ 1965 1970 1 Mỹ Dollar 27,8 29,5 2 Nhật Yên 11,0 12,7 3 Pháp Frace 13,4 17,4 4 Anh Pound sterling 20,6 25,3 5 Thụy Điển Krona 9,2 14,3 6 Úc Dollar 28,3 29,1 (1968) 7 Hà Lan Guilder 17,7 22,1 2.2.2. Giai đoạn phát triển thứ hai của hệ thống giáo dục đại học tại các nước tư bản chủ nghĩa phát triển: thập kỷ 70 - thời kỳ suy giảm của hệ thống đại học Trong thời gian tương đối ngắn, hệ thống giáo dục đại học ở các nước TBPT diễn ra theo 2 xu hướng đối lập nhau. Từ chỗ đang phát triển mạnh mẽ ở thập kỷ 60, bước sang những năm 70, vai trò của giáo dục đại học bị lu mờ dần. Thời kỳ này, nền kinh tế của các nước TBPT bước sang giai đoạn suy thoái, cuộc khủng hoảng về dầu lửa từ năm 1973 đã ảnh hưởng lớn đến sự tăng trưởng kinh tế của nhiều nước và do đó giáo dục cũng bị kéo theo. “Chính lúc đó, người ta nhận thấy rằng giáo dục đã không thành công trong việc mang lại phương thuốc chữa chạy tất cả các tệ nạn xã hội (điều này không có gì ngạc nhiên). Dư luận công chúng ngoảnh mặt lại với nhà trường...” (12), người ta bắt đầu hoài nghi tác dụng của số cán bộ chuyên môn đại học đối với sự phát triển đất nước, và tất cả những dự đoán chất lượng và hiệu quả đào tạo đại học ở các nước Tây Âu trong 20 năm qua (1960 – 1980)... Những thực tế này đã bộc lộ rõ sự “khủng hoảng” của giáo 12
  • 13. CSDL PICMS Thông tin Hỏi – đáp phục vụ ĐBQH của Phòng Thông tin, Trung tâm Thông tin – TV – NCKH, Văn phòng Quốc hội dục: Vai trò của GDĐH bị suy giảm. Giới tư bản không còn quan tâm tới GDĐH như trước nữa, thậm trí còn đẩy mạnh sức ép kinh tế vào việc thu hẹp sự “bành trướng” của GDĐH bằng cách giảm chi phí đầu tư hàng năm cho nó, (trừ Hoa Kỳ) ví dụ như sau: Bảng 2: Chi phí công cộng thường xuyên cho GDĐH những năm 70, tỷ lệ % so với tổng chi phí thường xuyên cho giáo dục. Nước 1970 1971 1972 1973 1974 1975 1976 1977 1978 1979 Nhật 12.7 12.4 11.5 10.9 10.5 10.2 10.8 11.1 11.0 Pháp Frane 17.4 15.7 16.5 4.0 13.7 13.9 13.6 12.7 CHLB Đức D.Mác 17.7 19.2 18.6 18.8 17.5 16.8 15.4 14.8 Anh Sterling 25.3 24.3 22.4 25.6 20.7 19.9 Thụy Điển Krona 14.5 12.7 12.8 12.7 12.3 11.9 11.0 10.1 Hà Lan Gulder 2.3 28.3 28.0 28.1 Nguồn: Unesco Statistical Yearbook. 1975, 1980, 1981, 1982, 1984, 1985. Không những giảm bớt chi phí đầu tư cho GDĐH, các nước tư bản còn đưa ra những chính sách bất lợi cho sinh viên như nâng cao tiền học phí, cho vay học bổng rồi phải hoàn lại. Kết quả làm cho tỷ lệ tăng số lượng sinh viên giảm đi trong thập kỷ 70. Nếu như tỷ lệ tăng số lượng sinh viên hàng năm ở các nước TBPT thời kỳ 1965 – 1970 là 10% thì sang thập kỷ 70, mức gia tăng tụt xuống còn 6,7%. Bảng 3: Tỷ lệ tốc độ gia tăng số lượng sinh viên ở các nước TBPT thập kỷ 70 (%) 13
  • 14. CSDL PICMS Thông tin Hỏi – đáp phục vụ ĐBQH của Phòng Thông tin, Trung tâm Thông tin – TV – NCKH, Văn phòng Quốc hội Nước 1965 – 1970 1970 – 1979 Mỹ 10,7 4,5 Nhật 10,7 3,7 Pháp 10,2 2,3 CHLB Đức 7,0 14,3 Anh 7,9 6,1 Úc 7,2 3,5 Thụy Điển 16,3 6,8 Hà Lan 10,2 7,5 Ghi chú: Riêng 2 nước CHLB Đức và Úc, hiện tượng số lượng sinh viên không bị giảm được giải thích sự ra đơi chậm hơn của trường cao đẳng chuyên nghiệp. Như vậy, giai đoạn phát triên thứ 2 của hệ thống GDĐH ở các nước TBPT tiến triển theo hướng giật lùi. Quy mô đào tạo giảm, chất lượng và hiệu quả đào tạo sa sút. “Nhà trường chỉ còn cách cố gắng đảm bảo sự tồn tại của mình cho tới cuối thập kỷ, bằng cách giảm bớt chương trình học, giảm tiền lương cho giáo viên và duy trì một cách khó khăn chất lượng giảng dạy đạt được ở những năm 60” (13). Thời kỳ này được coi là một bước suy giảm của GDĐH ở các nước TBPT. 2.2.3. Giai đoạn phát triển giáo dục đại học gần đây tại các nước tư bản phát triển những năm 80: Xu hướng nâng cao chất lượng đào tạo và dân chủ hóa GDĐH Thời đại ngày này, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của hầu khắp các nước trên thế giới là phát triển “kinh tế thị trường”, “ganh đua thị trường”. Trong bối cảnh đó, các nước đều nhìn lại vai trò đóng góp của hệ thống GDĐH cho sự phát triển đất nước. Các nước tư bản đã thấy được vị trí của xã hội của GDĐH: “vai trò của giáo dục đại học phải là trụ cột của nền kinh tế trong “chiến tranh thương mại” những năm 90” (14). Và sau 10 năm bị lãng quên, giờ đây chính sách giáo dục lại được đưa ra xem xét. Nhiệm vụ 14
  • 15. CSDL PICMS Thông tin Hỏi – đáp phục vụ ĐBQH của Phòng Thông tin, Trung tâm Thông tin – TV – NCKH, Văn phòng Quốc hội đặt ra cho GDĐH trong giai đoạn hiện nay ở các nước TBPT là phải “nâng cao chất lượng đào tạo”, cung cấp cho xã hội đội ngũ cán bộ khoa học có chuyên môn giỏi và có tính năng hoạt động. Trong các công trình nghiên cứu của các tổ chức quốc gia Mỹ về giáo dục và trong bản báo cáo của Hội đồng quốc gia và chất lượng giáo dục Mỹ đưa ra tháng 4/1983, có thể tóm tắt một vài kiến nghị quan trọng như sau: - Nhà trường cần chú trọng với các môn khoa học và toán học và giảm bớt ngày càng nhiều các hoạt động “phụ”, ít có tác dụng trong việc chuẩn bị cho châu Mỹ bước vào cuộc cạnh tranh kinh tế thế giới. - Nghề giáo viên đã trải qua một thời kỳ khó khăn. Cần phải cải tiến chất lượng chuyên môn, lương bổng và quyền tự trị của giáo viên. - Chương trình nhà trường cần phải gắn nhiều hơn nữa với thị trường sử dụng và các nhu cầu đồng nghiệp. Như vậy, những vấn đề giáo dục đại học được xem xét trong thời kỳ này vẫn là xem trọng nghề giáo viên, vẫn là đào tạo gắn với thực tiễn xã hội như trước đây, nhưng nay với xã hội “kinh tế thị trường” công tác đào tạo giáo viên phải nhằm cải tiến và “nâng cao chất lượng đào tạo”. Thấy được tầm quan trọng mang ý nghĩa chiến lược của GD đại học trong chương trình phát triển quốc gia, giới tư bản lần này lại tỏ rõ sự quan tâm của mình cho giáo dục. Bước sang những năm 80 chi phí đầu tư của Chính phủ cho GDĐH có tăng hơn so với thập kỷ trước và càng tăng trội tỷ lệ chi phí đó từ giữa thập kỷ 80 đến nay, có nước như Nhật Bản, CHLB Đức, Úc, Thụy Điển tỷ lệ tăng gần gấp đôi. Điều này thể hiện trong bản so sánh dưới đây: 15
  • 16. CSDL PICMS Thông tin Hỏi – đáp phục vụ ĐBQH của Phòng Thông tin, Trung tâm Thông tin – TV – NCKH, Văn phòng Quốc hội Bảng 4: Chi phí công cộng thường xuyên cho GDĐH những năm 80: Tỷ lệ % so với tổng chi phí thường xuyên cho giáo dục 1970 1975 1980 1985 Mỹ (Dollar) 29.5 32.5 37.8 39.4 Nhật (Yên) 12.7 .10.0 11.1 21.4 Tây Đức (deutsche Mark) 17.7 17.5 15.1 20.8 Úc (Dollar) 22.5 30.5 Thụy Điển (Krons) 9.3 13.9 (1987) Nguồn: statistacal yaarbook. UNESCO 1988, 1989. Để nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo, ở các nước TBPT người ta đã cố gắng hiện đại hóa chương trình giảng dạy, nội dung giảng dạy đặt vào các ngành khoa học mũi nhọn: vi điện tử, tin học, công nghệ sinh học..., sử dụng các phương tiện hiện đại vào quá trình giảng dạy, đưa khái niệm công nghệ giáo dục vào quá trình đào tạo... Nét nổi bật của hệ thống GDĐH ở các nước TBPT thời kỳ này là chú trọng phát triển chiều sâu, còn về quy mô đào tạo tăng ít hơn. Người ta vẫn nhận thấy số lượng sinh viên vẫn gia tăng, nhưng tốc độ tăng chậm và có phần chững lại, thậm chí còn thụt lùi ở vài nước, điển hình là Nhật Bản. Mức tăng số lượng sinh viên trung bình hàng năm ở các nước tư bản thời kỳ 1980 – 1989 là: Bảng 5: 1980 – 1989 Mỹ 0,6% Nhật -0,16% Pháp 4% CHLB Đức 12,1% 16
  • 17. CSDL PICMS Thông tin Hỏi – đáp phục vụ ĐBQH của Phòng Thông tin, Trung tâm Thông tin – TV – NCKH, Văn phòng Quốc hội Anh 7,35% Úc 5,7% Thụy Điển 1,7% Hà Lan 3,5% Và mức tăng trung bình hàng năm số lượng sinh viên của các nước tư bản phát triển thời kỳ này là: 4,3%. Giải thích hiện tượng tốc độ gia tăng số lượng sinh viên ở các nước TBPT bị giật lùi, ngoài lý do dân số, còn lý do khác là khó tìm việc làm cho những người tốt nghiệp đại học. Một vài nét đặc trưng nữa của hệ thống GDĐH ở các nước TBPT thời kỳ này là quá trình dân chủ hóa mạnh mẽ giáo dục. Sự có mặt của nữ sinh viên vào các trường đại học ở các nước tư bản ngày càng gia tăng, và sự gia tăng mạnh mẽ nhất xảy ra từ giữa thập kỷ 80 đến nay, ví dụ như ở Mỹ, Pháp, Thụy Điển, tỷ lệ nữ sinh viên chiếm trên 50%, số nữ sinh ở các trường đại học của Nhật Bản chiếm khoảng 35%, song người ta ghi nhận biện pháp khuyến khích nữ sinh theo học ở Nhật là mở ra các trường đại học nữ (15). Bảng 6: Tỷ lệ nữ sinh viên đại học so với tổng số sinh viên ở các nước TBPT, % Nước 1970 1975 1980 1981 1982 1983 1984 1985 Mỹ 41 45 51 52 52 52 52 52 Nhật 28 32 33 33 33 34 34 35 Pháp 48 48 49 50 50 CHLB Đức 27 39 41 42 42 42 42 42 Anh 33 36 36 37 38 44 45 46 Úc 33 41 45 45 46 46 45 48 Thụy Điển 42 40 46 53 (1987) Hà Lan 28 33 40 41 42 42 41 42 17
  • 18. CSDL PICMS Thông tin Hỏi – đáp phục vụ ĐBQH của Phòng Thông tin, Trung tâm Thông tin – TV – NCKH, Văn phòng Quốc hội Sự tiến đến cân bằng số lượng giới tính trong GDĐH ở các nước tư bản là do có chính sách ưu tiên như: Ưu tiên về mặt học bổng, bảo trợ học đường, thành lập các trường đại học nữ..., tạo điều kiện cho nữ sinh tham gia học ngày càng nhiều, khuyến khích họ học các ngành khoa học, kỹ thuật. Ở Úc, trong khuôn khổ của “chương trình vì công bằng trong giáo dục đại học” đã thực hiện một chương trình với tân hội “phụ nữ trong các chương trình đào tạo kỹ sư” nhằm phát triển các lớp về thương nghiệp và quản lý cho phụ nữ và một “lớp cơ sở khoa học cho phụ nữ lớn tuổi để giúp họ có thể ghi tên vào các lớp học khoa học và kỹ thuật” (16). Tóm lại, thời kỳ phát triển thứ 3 của GDĐH ở các nước TBPT được đánh dấu bằng sự dân chủ hóa và hiện đại hóa GDĐH. 2.2.4. Dự đoán diễn biến xu thế phát triển giáo dục đại học ở các nước tư bản phát triển trong thập kỷ mới Theo dự đoán của UNESCO năm 1981 về “xu hướng và dự đoán số lượng học sinh qua các cấp giáo dục và theo lứa tuổi, 1960 là 2900” thì số lượng sinh viên ở các nước công nghiệp hóa sẽ tiếp tục tăng, nhưng mức độ tăng là 1,2 triệu tức 3,9% trong những năm 80 và 2,7 triệu tức 8,4% trong những năm 90 (17). Bảng 7: Tỷ lệ tăng số lượng sinh viên hàng năm ở các nước tư bản phát triển thời kỳ 1960 – 2000 (%) 1960 – 1970 1970 – 1980 1980 – 1990 1990 - 2000 Các nước phát triển 7,9 3,9 0,4 0,8 18
  • 19. CSDL PICMS Thông tin Hỏi – đáp phục vụ ĐBQH của Phòng Thông tin, Trung tâm Thông tin – TV – NCKH, Văn phòng Quốc hội 2.3. Cơ cấu hệ thống giáo dục đại học ở các nước tư bản chủ nghĩa phát triển Sự đa dạng các loại hình đào tạo và việc phân chia ra làm nhiều cấp đào tạo là những đặc trưng cơ bản của hệ thống giáo dục đại học ở các nước tư bản phát triển. Những đặc trưng này đã tạo cho hệ thống có tính linh hoạt mềm dẻo đáp ứng kịp thời những thay đổi khi cần thiết. Các cấp của GDĐH tuy độc lập nhưng lại liên kết tương hỗ lẫn nhau, cho phép đào tạo chuyên gia theo nhu cầu của nền kinh tế quốc dân với nhiều trình độ đào tạo khác nhau. Các loại hình đào tạo đại học có: a. Các kiểu trường đại học “truyền thống” thời gian đào tạo từ 4 đến 5 năm (6 năm cho ngành y). Loại trường này đào tạo ra các cán bộ chuyên môn cơ bản các kỹ sư cao cấp thiên về lý thuyết. Các trường này thường được coi là các trường đại học chính thống. b. Các kiểu trường mới: thường được gọi là các trường đại học ngắn hạn, với thời gian đào tạo kéo dài từ 2 – 3 năm, có khi chỉ hơn một năm. Các trường này tập trung chủ yếu vào việc đào tạo ra các chuyên gia thực hành, các kỹ sư và kỹ thuật viên cho sản xuất. Việc đào tạo ở các trường này thường gắn với các hoạt động sản xuất. Đó là các khóa học: vừa học vừa làm ở Anh mà người ta đang gọi hình tượng là khóa sandwich (bánh mì kẹp thịt), hoặc các hình thức đào tạo hợp tác như ở Mỹ. 19
  • 20. CSDL PICMS Thông tin Hỏi – đáp phục vụ ĐBQH của Phòng Thông tin, Trung tâm Thông tin – TV – NCKH, Văn phòng Quốc hội Quá trình đào tạo đại học ở các nước tư bản được chia ra làm nhiều cấp, ứng với mỗi cấp là một nội dung với thời gian học khác nhau. Các nước tư bản thường phân chia ra 3 loại kỹ sư: Kỹ sư lý thuyết: nghiên cứu các khoa học về kỹ thuật các công nghệ, các vật liệu mới. Các kỹ sư này cần có các kiến thức sâu trong lĩnh vực khoa học cơ bản, cần phải có học vị cao như cao học hoặc tiến sĩ. Kỹ sư công nghệ: có trình độ cao về các môn khoa học toán và chuyên làm các công việc tính toán trong hoạt động kỹ sư. Kỹ sư về quy trình công nghệ công nghiệp chủ yếu là làm việc trực tiếp trong lĩnh vực sản xuất. Quá trình đào tạo đại học ở các nước tư bản phần lớn được chia ra làm 3 giai đoạn. Giai đoạn chính thường học 4 năm (6 năm đối với nghề y, nha khoa), học cơ bản đưa đến bằng cử nhân (bachelors degree), (riêng ngành y không gọi là cử nhân); Giai đoạn 2 thường học 2 năm, có khi 1 năm học chuyên môn hóa sau, đạt bằng cao (mastors degree) và Giai đoạn cuối là trình độ học cao nhất ở đại học chuyên về nghiên cứu khoa học, đưa đến bằng tiến sĩ (doctaras degree). Hai giai đoạn sau còn được gọi là “sau đại học”. Việc chia 3 giai đoạn thường được tiến hành ở các trường đại học tổng hợp, các trường đại học kỹ thuật với thời gian học 4 năm trở lên, còn tốt nghiệp ở các trường cao đẳng kỹ thuật, các trường chuyên ngành thời gian học từ 2 đến 3 năm thì đạt bằng associate degree. Bằng associate degree được coi là văn bằng chuyên gia cấp dưới hoặc là chứng chỉ trung gian xác nhận về trình độ đại học chưa hoàn chỉnh. Người có bằng này có thể tiếp tục hoặc năm thứ 3 hoặc đôi khi năm thứ 2 trường đại học hoặc các trường cao đẳng với thời gian 4 năm. 20
  • 21. CSDL PICMS Thông tin Hỏi – đáp phục vụ ĐBQH của Phòng Thông tin, Trung tâm Thông tin – TV – NCKH, Văn phòng Quốc hội Ở Mỹ, giáo dục đại học được tiến hành ở 4 loại trường: 1. Các trường kỹ thuật và “bán – nghề nghiệp”, học 2 đến 3 năm, đạt bằng associate degree; 2. Các trường Funior colleges và community colleges; 3. Các trường cao đẳng giáo dục chung và các trường nghề độc lập, đưa đến bằng bachelore degree, masters degree và doctors degree; 4. Các trường đại học. Trong một trường đại học người ta phân biệ: Trường Colleges – cấp bằng bachelors degree và trường gradueschools: Cấp những băng cấp đại học cao hơn. Sơ đồ: Thời gian đào tạo và hệ thống bằng cấp đại học ở Mỹ. (Thời gian tốt nghiệp phổ thông trung học là 12 năm và đạt bằng tốt nghiệp high schooldiploma) Thời gian học Năm học 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 Giáo dục A B M ES D Văn học A BA D Tôn giáo và thần học A BA BM D Mỹ thuật và nghệ thuật ứng dụng C B M D Kiến trúc A B D Luật A BA M D Khoa học xã hội và khoa học kinh tế A BA M D Hành chính và quản lý A B M D Khoa học và thương mại A B M D 21
  • 22. CSDL PICMS Thông tin Hỏi – đáp phục vụ ĐBQH của Phòng Thông tin, Trung tâm Thông tin – TV – NCKH, Văn phòng Quốc hội Khoa học tự nhiên, chính xác A B M D Khoa học kỹ sư và công nghệ A B M D Y khoa A BS D M D Nha khoa A BS D M D Dược A B M D Thú y A BS D M D Nông lâm nghề cá A B M D A Associate degree or certificate. B Bachelors degree BA Bachelor of arts. BS Bachelors of science D.Doctors degree (Doctor of philosophy). D (p) Doctors degree (titre professionnel en medecine, ete) ES Education specielist. M Masters degree. Associate degree hoặc associate titre: Bằng này được cấp cho sinh viên tốt nghiệp các trường chuyên nghiệp chỉ học 2 – 3 năm, hoặc trong các trường với chương trình học 4 năm. Trong một số trường hợp, associate degree là bằng tốt nghiệp, trong trường hợp khác chỉ là chứng chỉ trung gian để đi đến Bachelors degree. Bachelors degree: Bằng cấp đầu tiên của bậc đại học (4 năm trở lên). Bachelors degree có thể được coi là bằng tốt nghiệp, hoặc là một giai đoạn để chuyển lên bằng cấp cao hơn. Masters degree: Thời gian học từ 1 hoặc 2 năm thí sinh tự tổ chức chương trình học dưới sự hướng dẫn của một giáo sư và nội dung học là một ngành nhất định. Thí sinh phải bảo vệ luận án và thi qua kỳ thi tổng hợp (comprehen – sive examination). Doctors degree: Bằng cấp cao nhất của đại học. Thời gian học từ 2 – 3 năm. 22
  • 23. CSDL PICMS Thông tin Hỏi – đáp phục vụ ĐBQH của Phòng Thông tin, Trung tâm Thông tin – TV – NCKH, Văn phòng Quốc hội Ở Nhật Bản giáo dục đại học được tiến hành ở rất nhiều trường, khoảng 430 trường đại học, khoảng 52) trường trung học và 65 trường kỹ thuật. Đào tạo trung học chuyên nghiệp được tiến hành trong các trường cao đẳng 2 năm và các trường cao đẳng kỹ thuật 5 năm, còn việc đào tạo đại học 4 năm riêng Y là 6 năm). Những sinh viên tốt nghiệp trường này đạt bằng cấp thứ nhất của đào tạo đại học gakushi. Để đạt được bằng này sinh viên phải đạt tối thiểu 124 tín chỉ (credits), đối với ngành y thì khác. Nhưng sinh viên của các trường sau trung học cần đạt tối thiểu 62 credete trong 2 hoặc 3 năm học. Giai đoạn 2 là giai đoạn chuyên môn hóa sau. Để có được học vị khoa học cấp 2 phải theo học hệ cử nhân cao học 2 năm và phải đạt được 30 credita, viết công trình nghiên cứu và bảo vệ học vị cao học: Shushi. Riêng ngành Y không phong cao học và sinh viên có thể theo học chương trình tiến sĩ. Giai đoạn 3 ở các trường đại học là giai đoạn lao động nghiên cứu khoa học cá nhân. Đây là cấp cao nhất của đại học, đạt bằng tiến sĩ: Hakushi, riêng ngành y thì phải học 4 năm sau khi có bằng cử nhân. Để có bằng tiến sĩ thí sinh phải có luận án và thi tốt nghiệp. Sơ đồ: Thời gian đào tạo và hệ thống bằng cấp đại học ở Nhật Bản. (Thời gian tốt nghiệp PTTH là 12 năm, có chứng chỉ tốt nghiệp trung học và qua thi tuyển). Năm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Giáo dục G S H Văn học G S H Tôn giáo và thần học G S H Mỹ thuật G S H Luật G S H Khoa học xã hội G S H Khoa học kinh tế G S H Khoa học chính xác và tự nhiên G S H Khoa học kỹ sư G S 23
  • 24. CSDL PICMS Thông tin Hỏi – đáp phục vụ ĐBQH của Phòng Thông tin, Trung tâm Thông tin – TV – NCKH, Văn phòng Quốc hội Y khoa G Nha khoa G H Dược G S H Thú y G S H Nông nghiệp G Hakushi. H Hukushi. S Shushi. G S H Ở Pháp giáo dục đại học được đặc trưng bằng 3 giai đoạn đào tạo, giảng dạy và nghiên cứu, tương đương với 3 cấp học. Giai đoạn 1: (hay còn gọi là đệ nhất cấp) thời gian đào tạo là 2 năm, đó là giai đoạn đào tạo chung, cơ bản theo diện rộng, tốt nghiệp cấp này được cấp bằng đại học cơ sở (DEUG). Các viện đại học công nghệ (IUT), đào tạo hoàn chỉnh 2 năm tốt nghiệp trường này được cấp bằng kỹ thuật (DUT). Giai đoạn 2 của trường đào tạo tương đương với đệ nhị cấp, đảm bảo việc đào tạo khoa học ở trình độ cao, chuẩn bị thực thi chức năng nghề nghiệp. Sau một năm học được cấp bằng cử nhân (licence) và sau 2 năm có bằng maitrise. Cuối cùng là giai đoạn 3 tương đương với đệ tam cấp, cấp chuyên môn hóa cao và đào tạo cho nghiên cứu. Cấp này chứng thực cho một trình độ đào tạo nghề nghiệp: Bằng chuyên môn hóa cao (DEES) sau một năm học, bằng tiến sĩ kỹ sư, hoặc cho những đào tạo hướng đến nghiên cứu: Bằng tiến sĩ sau 2 năm học. Ở CHLB Đức giáo dục đại học được tiến hành ở nhiều loại trường: các trường đại học theo kiểu truyền thống, các trường đại học liên kết, các trường cao đẳng kỹ thuật, các trường dạy nghề cao cấp. Tất cả các trường đại học đều thuộc Nhà nước và có một số đặc trưng chung: Mỗi quan hệ chặt chẽ giữa nghiên cứu tự do và giảng dạy, SV phải dự một số lượng bài giảng nhất định và phải làm một số bài tập tối thiểu còn đi nghe giảng thì tự do, quyền tự trị, quyền tuyển giáo viên, quyền cấp bằng tiến sĩ và bằng công nhận thẩm quyền giảng dạy đại học. Thời gian học đại học từ 4 – 6 năm. 24
  • 25. CSDL PICMS Thông tin Hỏi – đáp phục vụ ĐBQH của Phòng Thông tin, Trung tâm Thông tin – TV – NCKH, Văn phòng Quốc hội Đào tạo ở đại học được tiến hành trong 2 giai đoạn. Giai đoạn đầu là giai đoạn cơ sở, kéo dài 4 hoặc 5 học kỳ sinh viên đào tạo lý thuyết chung. Kết thúc giai đoạn đầu bằng việc thi quốc gia. Ở giai đoạn 2, thời gian đào tạo rất khác nhau. Sinh viên tốt nghiệp giai đoạn này được cấp bằng tiến sĩ, họ phải trình bày luận án nghiên cứu và thi qua kỳ thi Rigorosum. Sơ đồ: Thời gian đào tạo và hệ thống bằng cấp đại học ở CHLB Đức (Thời gian tốt nghiệp trung học: 13 năm, bằng Hochschulreife) Năm 1 2 3 4 5 6 7 Giai đoạn khác nhau Văn học và KH nhân văn Sp/MA Sp/MA D Thần học (T/Di) D KH Kinh tế và XH (Di) Di D Luật (Sp) Sp a a D KHTN và kỹ thuật Sp/Di Sp/Di D Y khoa (Sp) Sp D Nha khoa Sp D Thú y Sp D Nông nghiệp (Di) Di D D: Doctor Di Diplom MA Magister trtium Sp: Erste Staatsprufung. T titre professonnel a: cho các giáo viên chỉ giảng dạy trung học. Ở Anh, giáo dục đại học được tiến hành ở 5 loại trường: 1. Các trường đại học tổng hợp; 2. Các trường kỹ thuật; 3. Đại học Mỏ; 25 Tải bản FULL (49 trang): https://bit.ly/3fQM1u2 Dự phòng: fb.com/KhoTaiLieuAZ
  • 26. CSDL PICMS Thông tin Hỏi – đáp phục vụ ĐBQH của Phòng Thông tin, Trung tâm Thông tin – TV – NCKH, Văn phòng Quốc hội 4. Các trường sư phạm; 5. Các trường nhạc và mỹ thuật. Đào tạo ở Anh cũng chia ra làm 3 giai đoạn: Giai đoạn chính là giai đoạn đầu, thời gian đào tạo từ 3 – 4 năm. Sinh viên tốt nghiệp giai đoạn này được cấp bằng đầu tiên (first degree) với tên gọi bachelrs degree. Đây là giai đoạn đào tạo kiến thức cơ bản về một hoặc nhiều ngành. Một số trường đại học tổng hợp và một số trường bách khoa cấp bằng đầu tiên là DipHE (diploma of higher educa-tion). Văn bằng này được coi là bằng tốt nghiệp, hoặc là chứng chỉ trung gian, học tiếp sau đó 1 năm bổ sung sẽ đạt bằng bachelors degree. Giai đoạn 2 của đào tạo đại học là giai đoạn đào tạo trên đại học. Cấp này đưa đến bằng Masteracho các trường đại học tổng hợp, hoặc bachelor of philosophy cho một số trường kỹ thuật. Tùy theo chuyên ngành, thời gian đào tạo ở cấp này là 1 năm, 2 năm hoặc hơn và kết thúc bằng một kỳ thi, hoặc bảo vệ luận án, hoặc có khi bằng cả 2 loại. Giai đoạn 3 của đào tạo là giai đoạn chuyên môn hóa và lao động nghiên cứu cá nhân. Giai đoạn đào tạo này phải ít nhất là 2 năm cùng với việc trình bày luận án thì sẽ đạt bằng tiến sĩ khoa học (ph.D), còn bằng Master of philosophy thì chỉ cần 2 năm học và trình bày luận án. 26 Tải bản FULL (49 trang): https://bit.ly/3fQM1u2 Dự phòng: fb.com/KhoTaiLieuAZ
  • 27. CSDL PICMS Thông tin Hỏi – đáp phục vụ ĐBQH của Phòng Thông tin, Trung tâm Thông tin – TV – NCKH, Văn phòng Quốc hội Sơ đồ: Thời gian đào tạo và hệ thống bằng cấp đại học của Anh. (Thời gian tốt nghiệp trung học 13 năm: bằng general certi-ficate of sducation). Năm 1 2 3 4 5 6 7 8 Giáo dục G, T B Văn học B M D Tôn giáo và thần học B M D Mỹ thuật và nhạc B, C D, T M D D nhạc Luật B M D KHXH và KHKT B M D Hành chính và quản lý B M D Khoa học thương mại B M D KH chính xác và tự nhiên B M D Công nghệ và KH kỹ sư HNC BM D Y khoa B T N Nha khoa B, T N Dược B T, M D Nông nghiệp B, HND M D B Bachler s degree, C Certificate ò education CD Coll Diploma D Doctor of phylosophy HNC Higher national diploma M Maalster s degree T Titre professionnel. 27 4220978