SlideShare a Scribd company logo
1 of 24
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục thẩm mỹ là một trong những vấn đề trọng tâm của mỹ học vì nó góp
phần quan trọng trong việc phát triển và hoàn thiện nhân cách của con người. Vì vậy,
sinh thời, chủ tịch Hồ Chí Minh đã rất quan tâm đến việc phát triển toàn diện con
người Việt Nam trên các mặt: thể, đức, trí, mỹ. Đặc biệt, Người rất chú ý đến việc
giáo dục, nhất là giáo dục thẩm mỹ cho thể hệ trẻ - tương lai của nước nhà. Kế thừa
tư tưởng đó của Người, trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng Cộng
sản Việt Nam rất quan tâm đến việc phát triển toàn diện con người. Đảng ta cũng
luôn xác định nhiệm vụ trung tâm của văn hóa, văn nghệ nước ta là góp phần xây
dựng con người Việt Nam có trí tuệ, đạo đức, tâm hồn, tình cảm, lối sống, có nhân
cách tốt đẹp, có bản lĩnh vững vàng, ngang tầm với sự nghiệp đổi mới, dân giàu,
nước mạnh, xã hội văn minh.
Trong suốt hơn 80 năm qua, Đảng ta cũng luôn chú trọng đến lực lượng thanh
niên và công tác phát triển thanh niên. Nghị quyết 25-NQ/TW Hội nghị lần thứ 7
Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X đã khẳng định: Thanh niên là rường cột
của nước nhà, chủ nhân tương lai của đất nước, là lực lượng xung kích trong xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc, một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế và xây dựng chủ
nghĩa xã hội.
Đại bộ phận thanh niên nước ta có ước mơ, hoài bão cao đẹp và có ý chí phấn
đấu để biến những ước mơ trở thành hiện thực; có niềm tin, bản lĩnh, nghị lực, sẵn
sàng vượt qua mọi khó khăn thử thách. Tuy nhiên, do đặc điểm tâm lý lứa tuổi, do
tác động của cơ chế thị trường nên trong quá trình hình thành và hoàn thiện nhân
cách, một bộ phận thanh niên có cách nhìn nhận vấn đề, giải quyết sự việc, lựa chọn
giá trị văn hóa, đạo đức... vẫn còn phiến diện, chủ quan. Thanh niên cũng là lớp
người nhạy cảm, dễ tiếp thu cái mới kể cả mặt tích cực và tiêu cực. Do đó, phải có
định hướng và giáo dục cho thanh niên nói chung và giáo dục thẩm mỹ nói riêng.
Thông qua giáo dục thẩm mỹ, thanh niên có thể hiểu được cái hay, cái đẹp của con
người và cuộc sống, đồng thời có tình cảm và cách ứng xử tốt đẹp, có sự lựa chọn
đúng đắn và lý tưởng cao đẹp.
Một trong những ngành truyền thông đại chúng có sự phát triển mạnh mẽ và
có ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển của xã hội, nhất là giới trẻ chính là truyền
2
hình. Truyền hình đã thể hiện vai trò to lớn trong việc hiện đại hóa xã hội và thể
hiện “quyền lực vô hình” trong việc thay đổi các mối quan hệ xã hội cũng như
những tư tưởng, tình cảm, quan điểm, lối sống của tầng lớp thanh niên. Ngoài
những tác động tích cực không ai có thể phủ nhận được, truyền thông đại chúng nói
chung và truyền hình nói riêng còn có những ảnh hưởng tiêu cực đến sống tinh thần
của con người, đặc biệt là đời sống thẩm mỹ của thế hệ trẻ. Do vậy, giáo dục thẩm
mỹ thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng, nhất là truyền hình trở thành
một vấn đề không chỉ có ý nghĩa lý luận mà còn đáp ứng những nhu cầu cấp bách
của thực tiễn hiện nay.
Xuất phát từ những cơ sở lý luận và thực tiễn nêu trên, NCS chọn: “Giáo
dục thẩm mỹ cho thanh niên thông qua truyền thông đại chúng ở nước ta hiện nay”
làm đề tài luận án tiến sỹ chuyên ngành Mỹ học.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1 Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận án là giáo dục
thẩm mỹ cho thanh niên qua truyền thông đại chúng, tập trung khảo sát giáo dục thẩm
mỹ cho thanh niên qua Truyền hình.
2.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian nghiên cứu:
+ Vì thanh niên là đối tượng đang sống, học tập và làm việc ở tất cả các
vùng, miền trên cả nước nên đề tài không thể khảo sát tình hình giáo dục thẩm mỹ
cho thanh niên qua truyền thông ở tất cả mọi địa phương mà chỉ tập trung vào tầng
lớp thanh niên là sinh viên sống, lao động và học tập ở Thành phố Hà Nội và Thành
phố Hồ Chí Minh. Đây cũng là những địa bàn khá rộng lớn, có số lượng học sinh,
sinh viên, thanh niên sinh sống, tập trung đông nên tính đại diện rất cao.
+ Đề tài nghiên cứu, đánh giá vai trò của một số phương tiện truyền thông cơ
bản (Internet, Báo chí, Đài phát thanh, Truyền hình…) tác động đến giáo dục thẩm
mỹ cho thanh niên. Đặc biệt, đề tài tập trung khảo sát sự tác động trực tiếp của
Truyền hình đến giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên Việt Nam.
- Về thời gian nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu đối tượng trong phạm vi thời
gian từ năm 2010 đến nay.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Luận án góp phần làm rõ những vấn đề lý luận và thực trạng giáo dục thẩm
mỹ cho thanh niên thông qua truyền thông đại chúng, nhất là truyền hình ở Việt
3
Nam hiện nay; từ đó, dự báo về xu hướng biến đổi và đề xuất một số khuyến nghị
khoa học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên thông qua
truyền thông đại chúng trong những năm tiếp theo.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để hoàn thành mục tiêu nghiên cứu như trên, nhiệm vụ của luận án là:
Thứ nhất, trình bày một cách có hệ thống những vấn đề lý luận về giáo dục
thẩm mỹ, tính tất yếu của việc giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên, vai trò của truyền
thông (đặc biệt là truyền hình) với tư cách là phương thức trong giáo dục thẩm mỹ
cho thanh niên hiện nay.
Thứ hai, phân tích những tác động của truyền thông đối với đời sống thẩm
mỹ của thanh niên nước ta hiện nay trên cả hai mặt: tác động tích cực và tác động
tiêu cực và chỉ ra một số vấn đề đặt ra đối với giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên
thông qua truyền thông đại chúng hiện nay.
Thứ ba, luận án đưa ra một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả của việc
giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên thông qua truyền thông đại chúng ở nước ta hiện nay.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
- Đề tài luận án dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh về con người, về giáo dục thẩm mỹ, những quan điểm của Đảng về
vai trò của giáo dục thẩm mỹ trong việc phát triển toàn diện nhân cách con người và
vai trò của truyền thông đại chúng trong giáo dục thẩm mỹ nhằm phát triển con
người ở Việt Nam hiện nay.
- Luận án dựa trên cơ sở lý luận về mỹ học, giáo dục học, tâm lý học lứa
tuổi… trong nghiên cứu mối quan hệ tương tác giữa chủ thể giáo dục thẩm mỹ và
đối tượng tiếp nhận là thanh niên.
- Luận án kế thừa thành quả của những công trình nghiên cứu trước đó về
những vấn đề liên quan đến nội dung của luận án, nhất là các luận án và các công
trình khoa học đã nghiên cứu về vai trò của truyền thông đại chúng với giáo dục
thẩm mỹ cho thanh niên Việt Nam hiện nay.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
- Luận án được thực hiện trên cơ sở vận dụng phương pháp luận của chủ
nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, phương pháp lịch sử -
lôgic... Luận án còn sử dụng các phương pháp phân tích - tổng hợp, so sánh, thống
kê... để nghiên cứu.
4
- Phương pháp liên/đa ngành: nghiên cứu giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên
thông qua truyền thông đại chúng là sự thu thập, tổng hợp kết quả nghiên cứu của
rất nhiều lĩnh vực khoa học chuyên ngành như Xã hội học, Tâm lý học, Sử học,
Triết học thẩm mỹ và Văn hóa học thẩm mỹ….
- Luận án sử dụng những phương pháp cơ bản của Xã hội học truyền thông
như: Phân tích tài liệu; Phương pháp thống kê, điều tra xã hội học thông qua bảng
hỏi, phương pháp chuyên gia...
5. Nguồn tài liệu của luận án
- Luận án kế thừa các kết quả nghiên cứu về giáo dục thẩm mỹ cho thanh
niên và giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên thông qua các phương tiện truyền thông
đại chúng ở Việt nam hiện nay.
- Nguồn tài liệu chính của luận án là tài liệu thu được trong quá trình khảo
cứu tư liệu hiện có, điều tra xã hội học, lập phiếu điều tra, .…Kế thừa số liệu của đề
tài khoa học các cấp nghiên cứu về giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên qua truyền
thông đại chúng để làm rõ vấn đề luận án quan tâm.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
- Luận án góp phần trình bày một cách có hệ thống những quan điểm cơ bản
về giáo dục thẩm mỹ, giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên, giáo dục thẩm mỹ cho
thanh niên thông qua truyền thông đại chúng. Khẳng định vai trò của truyền thông
đại chúng trong hoạt động giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên nói riêng và con người
Việt Nam nói chung.
- Luận án khảo sát, đánh giá thực trạng tác động của truyền thông đại chúng
với đời sống thẩm mỹ của thanh niên; từ đó đưa ra một số khuyến nghị nâng cao
hiệu quả của truyền thông đại chúng với tư cách là một phương thức giáo dục thẩm
mỹ cho thanh niên ở nước ta hiện nay.
- Kết quả nghiên cứu của luận án có thể sử dụng làm tài liệu nghiên cứu cho
học viên, sinh viên chuyên ngành triết học Mác - Lênin, chuyên ngành Mỹ học,
Truyền thông đại chúng, Báo chí, Truyền hình; đồng thời có thể cung cấp cho các cơ
quan thông tin đại chúng, những người làm công tác phát thanh, truyền hình, xuất bản
những tài liệu tham khảo về những vấn đề đã nêu trên.
7. Bố cục của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục công trình khoa học đã công bố và
Tài liệu tham khảo, Phụ lục, luận án gồm có 4 chương, 12 tiết.
5
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN VÀ
NHỮNG VẤN ĐỀ LUẬN ÁN CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU
1.1.Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
Nghiên cứu về giáo dục thẩm mỹ nói chung và giáo dục thẩm mỹ cho thanh
niên được các học giả, các nhà nghiên cứu mỹ học nước ngoài quan tâm sâu sắc. Sự
tác động của quá trình toàn cầu hóa, sự giao lưu và tiếp biến văn hóa đã tác động
không nhỏ đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội trong đó có đời sống thẩm mỹ. Các
công trình nghiên cứu đó đã tiếp cận đến giáo dục thẩm mỹ nói chung, giáo dục
thẩm mỹ cho thanh niên thông qua truyền thông đại chúng nói riêng.
Các công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài được chọn để tổng
quan đều khẳng định vai trò to lớn của thẩm mỹ nói chung và giáo dục thẩm mỹ nói
riêng vì giáo dục thẩm mỹ bồi đắp cho con người những niềm tin, tình cảm, lý
tưởng thẩm mỹ để chỉ đạo con người trong hoạt động. Giáo dục thẩm mỹ có sứ
mệnh xây dựng các cảm quan của con người, làm phong phú thế giới tình cảm của
nó, dạy cho con người biết cảm thụ cái tiến bộ, cái nhân đạo, cái chính nghĩa như là
cái đẹp, biết cảm thấy vẻ đẹp của điều thiện. Có tác giả cũng bàn đến vai trò to lớn
của truyền thông đại chúng trong giáo dục thẩm mỹ cho con người vì bản chất của
giáo dục thẩm mỹ qua truyền thông đại chúng là quá trình tuyên truyền các giá trị
thẩm mỹ và các loại hình nghệ thuật.
Thông qua việc tổng quan các công trình nghiên cứu của các tác giả nước
ngoài, tác giả luận án nhận thấy các nhà nghiên cứu nước ngoài đã có nhiều cách
kiến giải về những vấn đề thuộc về mỹ học và giáo dục thẩm mỹ, đánh giá vai trò
của nghệ thuật đối với giáo dục thẩm mỹ và khẳng định vị trí của cái đẹp thẩm mỹ
trong đời sống xã hội. Mặc dù chưa nghiên cứu trực diện về giáo dục thẩm mỹ
thông qua truyền thông đại chúng, nhưng các học giả nước ngoài đã cung cấp tri
thức thẩm mỹ và những vấn đề lý luận và phương pháp luận trong nghiên cứu về
giáo dục thẩm mỹ hiện nay.
1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Dựa theo bố cục của luận án, tác giả tổng quan những nghiên cứu liên quan
đến đề tài của luận án thành ba nhóm chính như sau:
6
1.2.1. Nhóm những công trình nghiên cứu liên quan đến giáo dục thẩm
mỹ cho thanh niên Việt Nam hiện nay
Giáo dục thẩm mỹ nói chung và giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên là vấn đề
được nhiều nhà nghiên cứu mỹ học quan tâm. Các nhà nghiên cứu có điểm chung là
cùng tiếp cận về đối tượng cần được giáo dục thẩm mỹ là lứa tuổi thanh niên. Các công
trình đã phân tích tính đặc thù của lứa tuổi thanh niên, vai trò của giáo dục thẩm mỹ
cho thanh niên và các hình thức, nguyên tắc giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên…Trong
các công trình đã được phân tích cho thấy, các nhà nghiên cứu đã có nhiều cách tiếp
cận, kiến giải khác nhau về giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên. Có nhà nghiên cứu đề
cập đến giáo dục thẩm mỹ nói chung, giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên nói riêng; có
nhà nghiên cứu đến giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên với sự hình thành lối sống, hình
thành nhân cách cho thanh niên... Tác giả luận án đã kế thừa những giá trị, những đóng
góp của các công trình trước về giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên như là cơ sở lý luận,
phương pháp luận và các lý thuyết nghiên cứu cơ bản về giáo dục thẩm mỹ nói chung
và giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên nói riêng.
1.2.2. Nhóm những công trình nghiên cứu về giáo dục thẩm mỹ cho thanh
niên qua truyền thông đại chúng
Truyền thông đại chúng có vị trí vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế -
xã hội hiện đại. Các phương tiện truyền thông đại chúng được ví như là quyền lực
mềm, là sức mạnh mềm của các quốc gia, dân tộc. Hiện nay, nhiều nhà nghiên cứu
quan tâm đến truyền thông đại chúng như là công cụ, phương tiện của giáo dục thẩm
mỹ cho thanh niên. Các tác giả đều khẳng định truyền thông đại chúng có sức ảnh
hưởng mạnh mẽ đến thanh niên, thể hiện qua “sức mạnh mềm” trong mọi lĩnh vực
của đời sống xã hội trong đó có giáo dục thẩm mỹ. Các tác giả đã chỉ ra được tính
hai mặt của truyền thông đại chúng trong giáo dục thẩm mỹ và đã đưa một số
khuyến nghị, giải pháp nhằm nâng cao vai trò của truyền thông đại chúng trong giáo
dục thẩm mỹ cho giới trẻ hiện nay. Những đánh giá của các tác giả về tác động hai
mặt của truyền thông đại chúng đối với giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên có ý nghĩa
tham khảo nhất định đối với tác giả luận án.
1.3. Những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu
1.3.1. Đánh giá chung về tình hình nghiên cứu
Có khá nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước bàn đến những vấn
đề liên quan đến nội dung của luận án. Có thể đánh giá chung về tình hình nghiên
cứu ở những khía cạnh cơ bản như sau:
7
- Về những công trình giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên: Các tác giả đã chỉ
ra vai trò quan trọng của giáo dục thẩm mỹ đối với thanh niên. Giáo dục thẩm mỹ là
một phương thức quan trọng giúp hình thành và phát triển nhân cách đối với thế hệ
trẻ. Hiện nay, những nội dung cốt lõi của giáo dục thẩm mỹ như là ý thức thẩm mỹ,
tình cảm thẩm mỹ, thị hiếu thẩm mỹ, năng lực thẩm mỹ, giá trị thẩm mỹ… cho
thanh niên cũng cần được đánh giá, phân tích và có sự chắt lọc và định hướng.
- Về công trình giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên qua truyền thông đại
chúng: Tài liệu nghiên cứu trực tiếp đến luận án còn rất hạn chế. Tuy nhiên, các tác
giả cũng đã bước đầu nhận diện về vai trò của truyền thông với giáo dục thẩm mỹ
cho thanh niên. Trên cơ sở phân tích những giá trị và những hạn chế của các tác giả
đi trước, chúng tôi tiếp thu và chọn lọc những giá trị đó phục vụ nghiên cứu của
mình một cách toàn diện và sâu sắc.
1.3.2. Nội dung luận án cần tiếp tục nghiên cứu
Trên cơ sở kế thừa có chọn lọc những kết quả nghiên cứu đã công bố, Luận án
nghiên cứu đề tài: "Giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên thông qua truyền thông đại
chúng ở nước ta hiện nay "tiếp tục giải quyết những vấn đề cụ thể sau:
Một là, về mặt lý luận, luận án trình bày một cách có hệ thống và lôgic
những vấn đề lý luận về giáo dục thẩm mỹ, giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên và
giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên thông qua truyền thông đại chúng ở Việt Nam
hiện nay. Là người đi sau nên tác giả luận án có điều kiện kế thừa những nghiên cứu
của tác giả đi trước về vấn đề này, tuy nhiên, ở từng nội dung cụ thể, tác giả cũng có
những phân tích và lý giải riêng.
Hai là, về mặt thực tiễn, luận án tập trung vào các vấn đề sau đây:
- Tác giả luận án đặt vấn đề giáo dục thẩm mỹ trong bối cảnh kinh tế - xã hội
mới mà hầu như các tác giả trước đó chưa bàn tới. Đó là bối cảnh toàn cầu hóa
khiến các quốc gia, khu vực và vùng lãnh thổ, trong đó có Việt Nam tham gia vào
quá trình giao lưu, tiếp biến văn hóa. Hơn nữa, trong giai đoạn hiện nay, truyền
thông đại chúng đã phát triển rất mạnh mẽ, mang tính toàn cầu, tạo ra sự ra đời của
“kỷ nguyên truyền thông”. Truyền thông đại chúng không chỉ có ảnh hưởng to lớn
đến sự phát triển mọi mặt của đời sống xã hội mà còn trở thành một trong những
phương tiện, cách thức để giáo dục thẩm mỹ. Về khía cạnh này, hầu như các đề tài
trước đó chưa khai thác hoặc còn khai thác ở mức độ hạn chế. Bởi vậy, đây là một
trong những điểm mới của luận án, sẽ góp phần vào việc khẳng định tính tất yếu của
8
việc phải đa dạng hóa các hình thức giáo dục thẩm mỹ ở nước ta hiện nay, nhất là
những hình thức giáo dục hiện đại, hiện đang là sự quan tâm lớn của toàn xã hội.
- Tác giả Luận án tiếp cận giáo dục thẩm mỹ với đối tượng là thanh niên.
Đây là một lứa tuổi đặc biệt và có nhu cầu thẩm mỹ cao, luôn thích những cái mới,
cái lạ nên việc giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên qua truyền thông đại chúng là một
vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn hiện nay.
Tiểu kết chương 1
Có khá nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước bàn đến giáo dục
thẩm mỹ cho thanh niên. Các công trình đó đã tiếp cận đến vị trí, vai trò của truyền
thông đại chúng nói chung và vai trò của truyền thông đại chúng trong giáo dục
thẩm mỹ cho thanh niên nói riêng. Các tác giả đi trước cũng phân tích những tính
đặc thù, tính ưu việt của truyền thông trong giáo dục thẩm mỹ. Trong thời đại ngày
nay, với sức lan tỏa, sức tác động mạnh mẽ của truyền thông đã cho thấy đây là một
trong những nguồn lực, sức mạnh trong giáo dục thế hệ trẻ. Truyền thông đại chúng
là một phương tiện, công giáo dục của các xã hội hiện đại. Các tác giả nghiên cứu
đã chỉ rõ được tính hai mặt của truyền thông trong phát triển xã hội và phát triển
giáo dục trong đó có giáo dục thẩm mỹ.
Mặc dù những công trình nghiên cứu trực tiếp đến luận án còn rất hạn chế,
chúng tôi đã có sự phân tích, đánh giá và chỉ ra những điểm mới trong nghiên cứu
và kiến giải cụ thể vấn đề được đặt ra. Quá trình chuẩn bị tư liệu, phân tích và xử lý
số liệu điều tra xã hội học, làm rõ những vấn đề liên quan trong nghiên cứu là cơ sở
quan trọng giúp chúng tôi triển khai và thực hiện luận án.
Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC THẨM MỸ CHO THANH NIÊN THÔNG
QUA TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG
2.1. Giáo dục và giáo dục thẩm mỹ
2.1.1. Quan niệm về giáo dục
Trong lịch sử hình thành và phát triển Việt Nam là một trong những quốc gia
coi trọng giáo dục và đề cao giáo dục đối với sự phát triển con người. Truyền thống
hiếu học và tôn sư trọng đạo là một giá trị của văn hóa trong sự phát triển đất nước,
9
con người và giáo dục ở Việt Nam. Trong giai đoạn hiện nay, giáo dục được coi là
quốc sách hàng đầu, có nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho thời
kỳ CNH - HĐH và hội nhập quốc tế. Giáo dục đang đáp ứng nhiệm vụ “trồng
người” và đào tạo ra các thế hệ, những công dân “hữu ích” cho sự phát triển đất
nước và con người Việt Nam.
Theo một nghĩa chung nhất, giáo dục là hoạt động nhằm tác động một cách
có hệ thống đến sự phát triển tinh thần, thể chất của một đối tượng nào đó, làm cho
đối tượng ấy dần có được những năng lực và phẩm chất như yêu cầu đề ra. Giáo dục
là sự kế thừa về mặt xã hội của những thế hệ sau đối với các thế hệ trước, là sự
chuẩn bị cho các thế hệ tiếp nối tham gia tích cực vào lao động sản xuất và đời sống
xã hội.
2.1.2. Quan niệm về giáo dục thẩm mỹ
Có rất nhiều quan điểm khác nhau về giáo dục thẩm mỹ nhưng tựu chung lại,
có thể hiểu: Giáo dục thẩm mỹ là quá trình trang bị sự hiểu biết, cảm xúc cái đẹp và
lòng mong muốn xây dựng và thể hiện, sáng tạo cái đẹp trong hiện thực, với mục
đích mở rộng nhận thức và xây dựng thế giới tình cảm, phát triển và củng cố quan
hệ nhân đạo đối với con người và cuộc sống. Giáo dục thẩm mỹ góp phần phát triển
toàn diện nhân cách, tích cực giúp cho việc thấm nhuần các tư tưởng tiên tiến của
thời đại và thể hiện sự gắn bó chặt chẽ giữa Chân - Thiện - Mỹ. Giáo dục thẩm mỹ
là quá trình giáo dục để hình thành cho con người nhận thức, đánh giá, sáng tạo và
hành động theo quy luật của cái đẹp.
2.1.3. Nội dung của giáo dục thẩm mỹ
Giáo dục thẩm mỹ là một bộ phận hợp thành của sự nghiệp giáo dục con
người nói chung. Những nội dung cơ bản của giáo dục thẩm mỹ là:
- Giáo dục ý thức thẩm mỹ cho con người về tình cảm thẩm mỹ, nhu cầu
thẩm mỹ, thị hiếu thẩm mỹ, lý tưởng thẩm mỹ.
- Giáo dục năng lực thẩm mỹ cho con người về khả năng cảm thụ, đánh giá và
sáng tạo thẩm mỹ. Giáo dục thẩm mỹ nhằm mục tiêu năng lực thẩm mỹ của đối
tượng của giáo dục được nâng cao, chủ thể thẩm mỹ có được các khả năng trong cảm
thụ, đánh giá và sáng tạo thẩm mỹ.
- Giáo dục tri thức thẩm mỹ. Tri thức thẩm mỹ là những kiến thức trong lịch
sử mỹ học, những kiến thức trong cảm thụ, trong đánh giá và sáng tạo cái đẹp của
chủ thể thẩm mỹ.
10
- Giáo dục giá trị và những chuẩn mực thẩm mỹ. Đó là giáo dục những
thang, bảng giá trị, chuẩn mực của giá trị thẩm mỹ trong truyền thống và trong hiện
đại. Kết quả của giáo dục giá trị thẩm mỹ là chủ thể thẩm mỹ đánh giá, so sánh,
nhận thức được đâu là giá trị cơ bản, giá trị cốt lõi và những chuẩn mực thẩm mỹ
của xã hội mà cá nhân phải tuân theo.
2.1.4. Một số hình thức giáo dục thẩm mỹ cơ bản
Có một số hình thức giáo dục thẩm mỹ cơ bản như sau:
Thứ nhất, giáo dục thẩm mỹ bằng nghệ thuật: Là một cách thức cần thiết để
bồi đắp tình cảm thẩm mỹ tốt đẹp, nâng cao thị hiếu thẩm mỹ, định hướng lý tưởng
thẩm mỹ đúng đắn cho con người. Giáo dục thẩm mỹ bằng nghệ thuật là một cách
thức hữu dụng, quan trọng trong việc làm phong phú và sâu sắc đời sống thẩm mỹ
cho giới trẻ, nâng cao năng lực và văn hóa thẩm mỹ cho họ, giúp họ định hướng
được những giá trị thẩm mỹ đúng đắn và chuẩn mực.
Thứ hai, giáo dục thẩm mỹ bằng cách nêu gương sáng về các giá trị chân -
thiện - mỹ: Là cách giáo dục có tính chất phổ cập, gắn với tình cảm và tâm lý. Do
đó, nó có hiệu quả rất lớn. Những tấm gương người tốt, việc tốt có tác động mạnh
mẽ đến đời sống thẩm mỹ, tạo thành một hình ảnh sâu đậm, trong sáng và có tác
dụng giáo dục cái đẹp rất lớn. Những gương người tốt, việc tốt thôi thúc thế hệ trẻ
mong muốn noi theo, cổ vũ ta hành động, gây cho ta sự say mê hứng khởi
Thứ ba, giáo dục thẩm mỹ thông qua lao động và hoạt động thực tiễn xã hội.
Lao động không chỉ giúp con người có thể thỏa mãn các nhu cầu cơ bản của bản
thân như ăn, uống, ở, mặc mà còn là tiêu chuẩn để phân biệt cái đẹp, cái tốt và cái
xấu, cái phản thẩm mỹ. Trong quá trình lao động, những tình cảm thẩm mỹ của con
người được nảy sinh, những thị hiếu thẩm mỹ xuất hiện và những lý tưởng thẩm mỹ
được hình thành.
Thứ tư, giáo dục thẩm mỹ bằng mỹ học Mác - Lênin và các khoa học gần gũi:
Là hoạt động nhằm trang bị những kiến thức, những quan niệm và phương pháp luận
mácxít nhằm giúp con người nâng cao đời sống thẩm mỹ của bản thân và hình thành
những giá trị thẩm mỹ đúng đắn. Mỹ học Mác - Lênin hướng cho giới trẻ đến sự kết
hợp hài hòa giữa cái cá nhân và cái xã hội, bồi đắp những tình cảm tốt đẹp, củng cố
niềm tin cho con người, khẳng định vai trò của cái đẹp trong đời sống xã hội.
Thứ 5, Giáo dục thẩm mỹ qua truyền thông đại chúng. Đây là hình thức giáo
dục mới nhằm thỏa mãn nhu cầu thẩm mỹ cho nhân dân - nhất là tầng lớp thanh
11
niên. Truyền thông đại chúng không chỉ giúp thanh niên tiếp nhận những giá trị văn
hóa tinh thần tốt đẹp mà còn góp phần giúp họ nâng cao năng lực thẩm mỹ. Vì vậy,
có thể nói, truyền thông đại chúng đã và đang trở thành một phương tiện cần thiết
và hữu hiệu trong việc giáo dục thẩm mỹ ở Việt Nam hiện nay.
2.2. Thanh niên và giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên
2.2.1. Khái niệm thanh niên
Ở Việt Nam, theo “Luật Thanh niên” được Quốc hội khóa XI thông qua ngày
29 tháng 11 năm 2000: Thanh niên là công dân Việt Nam có độ tuổi từ 16 đến 30.
Thanh niên là lực lượng nòng cốt trong việc xây dựng và phát triển đất nước, đưa
đất nước ra khỏi nghèo nàn, lạc hậu. Như vậy, có thể nhận thấy, thanh niên là lứa
tuổi đẹp nhất của đời người, là đơn vị tuyệt vời nhất và linh hoạt nhất của nhân loại.
Thanh niên còn là lứa tuổi đang phát triển, định hướng và trưởng thành về mọi mặt:
thể chất và tinh thần, về nhu cầu tình cảm và lý trí, về khả năng và nhân cách, tư
duy năng động và tính sáng tạo, sự linh hoạt di động về các giá trị định hướng trong
cuộc sống để tạo ra sự phát triển hài hòa về cá tính và hoàn thiện nhân cách cá nhân.
2.2.2.Giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên
a. Khái niệm
Giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên là giáo dục sự hiểu biết, cảm xúc cái đẹp
và lòng mong muốn xây dựng và thể hiện, sáng tạo cái đẹp trong hiện thực, với mục
đích mở rộng nhận thức và xây dựng thế giới tình cảm của thanh niên, phát triển và
củng cố quan hệ nhân đạo đối với con người và cuộc sống. Giáo dục thẩm mỹ cho
thanh niên góp phần phát triển toàn diện nhân cách, tích cực giúp cho việc thấm
nhuần các tư tưởng tiên tiến của thời đại và thể hiện sự gắn bó chặt chẽ giữa Chân -
Thiện - Mỹ. Nói cách khác, giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên là quá trình giáo dục
để hình thành cho thanh niên nhận thức, đánh giá, sáng tạo và hành động theo quy
luật của cái đẹp.
b. Vai trò của giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên
Giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên có những vai trò cơ bản sau:
Một là: bồi dưỡng tình cảm thẩm mỹ lành mạnh cho thanh niên. Tình cảm
thẩm mỹ của thanh niên là một trạng thái đặc biệt của tình cảm, một yếu tố cấu
thành hệ thống tình cảm của con người nói chung và thanh niên nói riêng nảy sinh
trong sự sáng tạo và thưởng thức cái đẹp, là sự phản ánh hiện thực một cách đặc
thù, độc đáo trong ý thức.
12
Hai là: Định hướng và nâng cao thị hiếu thẩm mỹ cho thanh niên. Thị hiếu
thẩm mỹ là trình độ và sở thích trong lĩnh vực thẩm mỹ. Thị hiếu thẩm mỹ là “khả
năng lựa chọn phổ biến của con người, là sở thích trong mọi lĩnh vực của cá nhân và
của tập thể. Thị hiếu thẩm mỹ chính là cách đánh giá, là sự lựa chọn, là cái “gu” của
con người trước cái hay, cái đẹp; cũng như cái xấu, cái dở của đời sống xã hội.
Ba là: bồi đắp lý tưởng thẩm mỹ đúng đắn cho thanh niên với khát vọng
hướng tới Chân - Thiện - Mỹ; là sự thống nhất giữa biểu tượng và quan niệm về cái
đẹp trong mối quan hệ giữa con người với con người, con người với thiên nhiên,
con người với xã hội và con người với nghệ thuật...
Bốn là: nâng cao năng lực thưởng thức, đánh giá và sáng tạo thẩm mỹ cho
thanh niên. Nhờ có giáo dục thẩm mỹ mà con người nâng cao được năng lực thẩm
mỹ, hình thành và hoàn thiện giá trị thẩm mỹ của bản thân; có khả năng cảm nhận,
thưởng thức, đánh giá, lựa chọn và làm phong phú thêm đời sống thẩm mỹ cho bản
thân; đồng thời có ý thức đấu tranh chống lại cái xấu, cái ác; có sức đề kháng với
những hiện tượng thẩm mỹ “lệch chuẩn”, đi ngược lại với thuần phong mỹ tục và
hướng tới những giá trị thẩm mỹ tiến bộ của nhân loại.
Năm là: Giáo dục và định hướng giá trị thẩm mỹ cho thanh niên. Giáo dục
thẩm mỹ giúp con người hình thành năng lực sáng tạo nghệ thuật, lòng ham muốn
và khả năng đem cái đẹp vào đời sống học tập, lao động và ứng xử, có những quan
niệm, chuẩn mực, niềm tin thẩm mỹ, phát triển năng lực phán đoán và đánh giá
thẩm mỹ, hình thành thị hiếu, lý tưởng thẩm mỹ đúng đắn.
2.2.3. Mộtsố đặcđiểm tâm lý, lứatuổi của thanhniênđối với giáo dục
thẩm mỹ
Qua việc nghiên cứu về thanh niên, có thể nhận thấy một số đặc trưng nổi bật
của lứa tuổi thanh niên như sau:
Thứ nhất; thanh niên là một lứa tuổi còn trẻ, chưa được bồi đắp tình cảm
thẩm mỹ và trang bị tri thức thẩm mỹ vì đây là giai đoạn con người chuyển biến từ
một đứa trẻ thành một người trưởng thành với sự hoàn thiện cơ thể về mặt sinh học
và những chuyển biến về tâm - sinh lý, tình cảm rất điển hình của tuổi dậy thì.
Thứ hai; Thanh niên là lớp người vô cùng năng động, nhạy cảm trong tiếp
nhận cái mới, cái lạ bởi tính trẻ, năng động, ưa thử nghiệm và dễ tiếp thu cái mới
của nền văn hóa khác và lạ là mẫu số chung, là đặc điểm chung của thanh niên ở
mọi thời đại, mọi quốc gia - dân tộc.
13
Thứ ba; Thanh niên là lứa tuổi luôn mong muốn và khát khao cái đẹp. Hầu
hết thanh niên đều có nhu cầu, mong muốn được khẳng định mình và vươn đến cái
đẹp trong cuộc sống. Trong quá trình học tập, lao động sản xuất và hoạt động thực
tiễn thanh niên luôn hướng đến, mong muốn vươn tới cái đẹp và làm cho cuộc sống
ngày một đẹp hơn.
Thứ tư; Thanh niên là lứa tuổi cần định hướng giá trị thẩm mỹ. Thanh niên
hiện nay đang có xu hướng hướng ngoại, thích tiếp nhận cái mới, cái lạ của thế giới.
Thanh niên trong quá trình tiếp cận tới hệ thống giá trị mới cần có sự định hướng,
có sự giáo dục cho phù hợp với truyền thống văn hóa dân tộc.
2.2.4. Tính tất yếu của giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên
Tính tất yếu của việc giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên được thể hiện ở
những điểm sau:
Thứ nhất, Do yêu cầu của cách mạng và quá trình đổi mới cần nguồn nhân
lực chất lượng cao vì tuổi thanh niên là một giai đoạn rất quan trọng trong cuộc đời
mỗi con người. Ở lứa tuổi này, thanh niên đã phải trải qua một quá trình hình thành
và phát triển năng lực thẩm mỹ nhất định để có được thế giới quan khoa học, được
rèn luyện để thể hiện đầy đủ của một chủ thể thẩm mỹ sáng tạo, có ý chí.
Thứ hai, Do mở cửa, hội nhập, tiếp thu cái mới và công cuộc xây dựng chủ
nghĩa xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Hiện nay, trong
quá trình hội nhập, giao lưu về văn hóa góp phần vào sự phát triển nhân cách đạo
đức - thẩm mỹ của con người hiện đại nên phải có sự kết hợp một cách hài hòa, phù
hợp giữa truyền thống và hiện đại, giữa dân tộc và quốc tế, nhằm tạo ra một sự phát
triển hài hòa và bền vững đời sống tinh thần của cá nhân cũng như của xã hội.
Thứ ba, Do thực tế đời sống thanh niên còn thiếu định hướng về tình cảm, ý
thức và tri thức thẩm mỹ do yêu cầu của thời đại mới. Thời đại ngày nay đang có
nhiều thay đổi lớn lao trong đó toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế là một xu hướng
làm ảnh hưởng trực tiếp đến hầu hết các nước trên thế giới. Giáo dục thẩm mỹ có ý
nghĩa rất quan trọng giúp cho lứa tuổi thanh niên có thể có những định hướng đúng
đắn về mặt thẩm mỹ.
Thứ 4: Do công tác giáo dục và giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên thông qua
các hình thức trường quy có nhiều bất cập với nội dung và hình thức trong giáo dục
thẩm mỹ mang tính trường quy còn chưa đáp ứng được nhu cầu, thị hiếu và định
14
hướng giá trị thẩm mỹ cho thanh niên. Do đó, đa dạng hóa hình thức giáo dục thẩm
mỹ có vai trò rất quan trọng.
2.3.Truyền thông đại chúng với giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên
2.3.1. Quan niệm về truyền thông và truyền thông đại chúng
Trên cơ sở kế thừa những quan điểm của các nhà nghiên cứu trong và ngoài
nước, theo tác giả luận án: Truyền thông là một hoạt động giao tiếp, trao đổi thông
tin giữa người với người nhằm tạo nên sự hiểu biết giữa các cá nhân, các nhóm, các
tổ chức trong cộng đồng xã hội. Truyền thông đại chúng là hoạt động giao tiếp, trao
đổi thông tin mang tính xã hội rộng rãi. Truyền thông đại chúng có những đặc điểm
cơ bản sau: Công chúng tiếp nhận thông tin là số đông; nội dung các thông điệp
mang tính phổ biến, có tính xã hội, là những vấn đề chung có liên quan đến nhiều
người, nhiều lĩnh vực trong xã hội; hiệu quả của hoạt động truyền thông được xem
xét, đánh giá từ nhiều người trong xã hội, truyền thông trở thành một hoạt động chung
của toàn xã hội.
2.3.2. Khái quát về lịch sử phát triển và các loại hình truyền thông
đại chúng
Hiện nay, trên thế giới đã và đang tồn tại nhiều loại hình truyền thông đại
chúng gắn với sự phát triển của xã hội loài người ở những giai đoạn phát triển khác
nhau. Những loại hình truyền thông đại chúng cũ và mới tồn tại đan xen với nhau,
vừa cạnh tranh vừa bổ sung cho nhau. Theo các nhà nghiên cứu truyền thông, truyền
tin bằng ngôn ngữ, chữ viết, sách báo là những hình thức truyền tin sơ khai và có lịch
sử từ rất lâu đời của loài người. Sau đó là sách, báo phát thành, truyền hình và
internet…
2.1.3.3. Giáodục thẩm mỹcho thanh niên thông qua truyền thông đại
chúng và tính đặc thù của nó
Đặc điểm của giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên qua truyền thông đại chúng
được thể hiện qua những điểm cơ bản sau:
Thứ nhất, giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên qua truyền thông đại chúng là sự
giáo dục có tính định hướng, chủ động của các cơ quan truyền thông nhằm tác động
vào thanh niên.
Thứ hai, giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên qua truyền thông đại chúng là
hình thức giáo dục có tính hấp dẫn cao đối với thanh niên.
15
Thứ ba, giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên qua truyền thông đại chúng là
hình thức giáo dục năng động, linh hoạt và tiện ích đối với thanh niên.
Tiểu kết chương 2
Thanh niên là lứa tuổi trẻ trung, có nhiều nhiệt huyết, lý tưởng với nhiều ước
mơ, hoài bão, luôn có khao khát hướng đến cái đẹp nhưng do hạn chế về trình độ
nhận thức cũng như vốn sống nên thanh niên cũng dễ mất định hướng, dễ “lệch
chuẩn”. Vì vậy, giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên là một việc làm có ý nghĩa rất
quan trọng, góp phần vào việc hoàn thiện nhân cách cho thanh niên. Cùng với các
phương thức giáo dục thẩm mỹ truyền thống như qua lao động, qua gương người tốt
việc tốt, qua, qua mỹ học Mác - Lênin…, truyền thông đại chúng trong đó có truyền
hình đang trở thành một phương tiện hữu hiệu trong việc giáo dục thẩm mỹ cho
thanh niên hiện nay.
Chương 3
THỰC TRẠNG GIÁO DỤC THẨM MỸ CHO THANH NIÊN
THÔNG QUA TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG Ở VIỆT NAM
3.1. Các yếu tố tác động đến giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên Việt
Nam hiện nay qua truyền thông đại chúng
3.1.1. Sự phát triển của khoa học, công nghệ hiện đại
Đầu thế kỷ XX, khoa học, công nghệ trên thế giới có những bước phát triển
nhảy vọt với sự ra đời của công nghệ thông tin đã mở ra một kỷ nguyên mới cho
truyền thông đại chúng bởi nó đã tạo ra những loại hình truyền thông mới, nhất là
internet và báo mạng điện tử. Nhờ có những tiến bộ về khoa học và công nghệ mà
hầu hết tất cả các loại hình truyền thông đại chúng đều được trang bị những phương
tiện kỹ thuật hiện đại, tạo nên sức hút mạnh mẽ đối với công chúng. Với đặc điểm
là thích những cái mới, có khả năng nắm bắt và sử dụng tốt công nghệ, thanh niên
chính là tầng lớp tiếp nhận những thành tựu của công nghệ truyền thông nhiều nhất,
phổ biến nhất. Do đó, những thành tựu trong công nghệ truyền thông có những tác
động nhất định đến việc giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên.
3.1.2. Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế
Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đã có ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển
của truyền thông đại chúng như: toàn cầu hóa thu hẹp mọi khoảng cách về không
16
gian, thời gian tiếp nhận thông tin của tất cả mọi người và của các quốc gia, dân tộc
trên thế giới; toàn cầu hóa đã thúc đẩy quá trình hiện đại hóa, đa dạng hóa các loại
hình, phương tiện truyền thông đại chúng; tạo ra một môi trường rộng lớn để mọi
người có thể học tập, trao đổi thông tin qua các phương tiện thông tin đại chúng. Vì
vậy, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế cũng là một trong những nhân tố tác động đến
việc giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên Việt Nam qua truyền thông đại chúng.
3.1.3. Quá trình đổi mới đất nước
Trong quá trình đổi mới đất nước, trong đó có đổi mới nhận thức của Đảng về
việc giáo dục thẩm mỹ cho con người nói chung và cho thanh niên nói riêng đã có
tác động không nhỏ đến việc giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên Việt Nam hiện nay.
Bên cạnh việc giáo dục thẩm mỹ theo những hình thức truyền thống như qua nhà
trường, qua lao động, qua nghệ thuật, Đảng ta đã chú trọng đến việc phát huy thế
mạnh của các hình thức văn hóa có tính hiện đại như truyền thông đại chúng.
3.1.4.Tácđộngcủaquátrình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nói chung và công nghiệp
hóa, hiện đại hóa truyền thông đại chúng nói riêng có tác động mạnh mẽ đến việc
giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên. Truyền thông đại chúng là một hình thức giáo
dục mới mẻ, có tính ứng dụng cao, sử dụng các trang thiết bị hiện đại, có tác động
trực tiếp đến đời sống thẩm mỹ của thanh niên nên nó cũng dễ dàng tạo ra những
thay đổi trong đời sống thẩm mỹ của họ.
3.1.5.Đườnglốixâydựng, pháttriển văn hóa, con người để phát triển
bền vững đất nước
Trong đường lối phát triển của Việt nam hiện nay, Đảng ta rất chú trọng vai trò
của văn hóa, gắn sự phát triển kinh tế với sự phát triển văn hóa, xã hội và giáo dục. Văn
hóa được xem như là đích đến của sự phát triển xã hội, là mục tiêu cao nhất mà quá
trình phát triển của đất nước cần hướng đến. Văn hóa được gắn với sự phát triển và văn
hóa là sức mạnh nội sinh cho sự phát triển đất nước và con người Việt nam.
3.1.6. Tác động của đạo đức, lối sống của con người đối với việc giáo dục
thẩm mỹ cho thanh niên Việt Nam qua truyền thông đại chúng
Trong những năm gần đây, tình trạng suy thoái về tư tưởng, đạo đức, lối sống
của con người Việt Nam nói chung và đội ngũ cán bộ, đảng viên nói riêng đang trở
thành một trong những đề tài nóng bỏng được phản ánh hàng ngày, hàng giờ trên
các phương tiện truyền thông đại chúng. Nó không chỉ gây mất niềm tin cho nhân
17
dân, nhất là tầng lớp thanh niên đối với những giá trị đạo đức, lối sống tốt đẹp của
dân tộc mà nó còn ảnh hưởng không nhỏ đến việc định hướng về hệ giá trị của
thanh niên. Không ít thanh niên cảm thấy hoang mang, mất phương hướng trong
việc xác định phương châm sống của mình; thậm chí học theo lối sống không lành
mạnh, thiếu đạo đức được lan truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng.
3.2. Thực trạng giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên thông qua truyền
hình ở Việt Nam hiện nay
3.2.1. Những mặt tích cực của truyền thông đại chúng nói chung và truyền
hình nói riêng trong giáodụcthẩm mỹcho thanh niên Việt Nam hiện nay
3.2.1.1. Truyền hình giáo dục ý thức thẩm mỹ cho thanh niên
Thứ nhất, truyền hình góp phần bồi đắp những tình cảm tốt đẹp cho thanh
niên. Các chương trình truyền hình có tác động tích cực trong việc góp phần bồi đắp
tình cảm cho thanh niên như bồi đắp sự quan tâm, chia sẻ của họ đối với các vấn đề
chính trị - xã hội cả trong nước và quốc tế, nhất là những khó khăn, bất hạnh rủi ro
của cộng đồng; bồi đắp tình yêu quê hương đất nước, niềm tự hào về truyền thống
cách mạng dân tộc… Đó là những tình cảm lành mạnh, trong sáng góp phần đáng
kể trong việc làm phong phú và sâu sắc đời sống tình cảm của thanh niên, giúp cho
họ luôn biết hướng đến những tình cảm tốt đẹp.
Thứ hai, truyền hình góp phần nâng cao thị hiếu thẩm mỹ cho thanh niên, giúp
họ có những lựa chọn thẩm mỹ đúng đắn. Các chương trình có nội dung thời sự -
chính luận giúp thanh niên thường học được cách truyền đạt thông tin một cách lưu
loát với những ngôn từ chuẩn mực, trang phục đẹp. Các chương trình thể thao giúp
cho thanh niên hiểu được cả những khó khăn, thử thách và cả những vinh quang mà thể
thao mang lại. Các chương trình ca nhạc giải trí, quảng cáo trên truyền hình trong
việc làm phong phú đời sống văn hóa tinh thần cho thanh niên.
Thứ ba, truyền hình góp phần bồi đắp và nâng cao lý tưởng thẩm mỹ cho thanh
niên. Các chương trình truyền hình trong thời gian qua giúp cho thanh niên tìm được
nhiều niềm vui, sự thoải mái, giải tỏa những áp lực căng thẳng trong học tập, trong
công việc và trong cuộc sống nói chung mà còn góp phần tích cực trong việc còn
nâng cao giá trị thẩm mỹ cho thanh niên trên các mặt như tình cảm thẩm mỹ, thị
hiếu thẩm mỹ và lý tưởng thẩm mỹ.
18
3.2.1.2. Truyền hình với việc hình thành và phát triển năng lực thẩm
mỹ cho thanh niên
Truyền hình bao chứa khả năng truyền tin đa dạng và phong phú, qua đó có
tác động thẩm mỹ tới đông đảo tầng lớp thanh niên. Do tính đa dạng và phong
phú về mặt thông tin, do những khả năng đặc biệt về mặt kỹ thuật, công nghệ có
thể nói truyền hình bao chứa với một mức độ nhất định, tất cả các hình thức giáo
dục thẩm mỹ. Vì vậy, nó có vai trò trong việc hình thành và phát triển các yếu tố,
các hình thái của ý thức thẩm mỹ cũng như năng lực sáng tạo, đánh giá, thưởng
thức thẩm mỹ của thanh niên.
3.2.1.3. Truyền hình giáo dục giá trị thẩm mỹ và hình thành nhân
cách cho thanh niên.
Do tính đặc thù của mình, truyền hình có thể cung cấp lượng thông tin -
tri thức đa dạng, phong phú hơn bất kỳ một loại hình truyền thông, một phương
thức giáo dục nào khác. Những thông tin trên truyền hình có nội dung và ngôn
ngữ diễn đạt phù hợp với trình độ tiếp cận của mọi tầng lớp thanh niên. Điều
đáng chú ý trong sự tác động của truyền hình đến trí tuệ của con người ở chỗ, họ
tiếp nhận những thông tin từ truyền hình trong thời gian rảnh rỗi của mình. Hơn
nữa, sự tiếp nhận này là sự tiếp nhận tự do, sự tiếp nhận thôi thúc từ nhu cầu bên
trong, nhu cầu giải trí và nhu cầu muốn mở rộng, nâng cao sự hiểu biết. Nhờ có
chức năng giải trí mà những tri thức được phát ra trên truyền hình được con người
tiếp nhận một cách tự nhiên và thoải mái.
3.2.2.Mộtsố hạnchế còntồntạicủa truyềnthông đạichúng nói chung
và truyền hình nói riêng trong việc giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên
Do tác động của nền kinh tế thị trường, một số chương trình trên các phương
tiện truyền thông đại chúng có xu hướng chạy theo lợi nhuận, cạnh tranh không
lành mạnh, xa rời tôn chỉ và mục đích hoạt động của mình. Một số phương tiện
truyền thông đại chúng quá nặng về hình thức thể hiện, có xu hướng biến đổi từ đại
chúng hóa sang cá nhân hóa khi lấy chuyện bới móc đời tư của cá nhân, nhất là
những người nổi tiếng, đặc biệt là những “xì-căng-đan” làm đề tài chính. Điều đó đã
gây ảnh hưởng không nhỏ đến giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên. Một bộ phận
không nhỏ giới trẻ dễ bị ảnh hưởng bởi lối sống thực dụng, buông thả, chuộng hình
19
thức, thích chạy theo danh tiếng, sự hào nhoáng, dễ dãi và cơ hội trong đời sống
tình cảm cá nhân…
Có nhiều chương trình truyền hình còn dễ dãi trong việc kiểm soát trang phục,
ngôn ngữ của diễn viên, ca sĩ, người dẫn chương trình, người mẫu gây ảnh hưởng
không nhỏ đến thị hiếu thẩm mỹ của thanh niên, khiến thanh niên có xu hướng chạy
theo những mẫu, mốt ăn mặc phản cảm, phát ngôn gây sốc, thiếu văn hóa. Truyền
hình Việt Nam thời gian qua đang có xu hướng thương mại hóa rõ rệt. Biểu hiện
của nó là sự xuất hiện quá nhiều các chương trình quảng cáo trên truyền hình, kể cả
những chương trình được chiếu trên khung “giờ vàng”. Những chương trình quảng
cáo luôn lặp đi lặp lại tạo nên sự nhàm chán. Nhiều hình ảnh quảng cáo thiếu trung
thực, có nội dung khiếm nhã, dung tục ảnh hưởng không nhỏ đến việc giáo dục
thẩm mỹ cho thanh niên.
Truyền hình Việt Nam cũng có xu hướng “sính ngoại”. Biểu hiện của xu
hướng này là sự xuất hiện của nhiều chương trình có bản quyền nước ngoài, nhất là
các chương trình giải trí, phim truyện. Việc hợp tác quốc tế về truyền hình là một xu
hướng tất yếu, tuy nhiên xu hướng này có phần “lạm phát” ở truyền hình nước ta.
Điều đó dẫn đến một nghịch lý là thanh niên Việt Nam hiện nay có một bộ phận
không nhỏ thích “ngoại” hơn “nội”, thích ca nhạc quốc tế, hải ngoại hơn nhạc
truyền thống, nhạc trữ tình dân tộc; thích phim truyện nước ngoài hơn phim truyện
Việt Nam…
3.3. Những nguyên nhân cơ bản của những thành tựu và hạn chế
trong giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên Việt Nam qua truyền thông đại
chúng nói chung và truyền hình nói riêng
3.3.1. Nguyên nhân cơ bản của những thành tựu
Thứ nhất, sự chủ động của các chủ thể trong việc giáo dục thẩm mỹ cho thanh
niên. Các chủ thể đó chính là Đảng, Nhà nước và các cơ quan quản lý truyền thông.
Thứ hai, là sức hút ngày càng cao của truyền hình đối với thanh niên. Truyền
hình là một trong những phương tiện có nhiều người quan tâm nhất, trong đó có
giới trẻ. Các chương trình truyền hình có tính lan tỏa rộng, tính liên tục hàng ngày
và tính thẩm thấu sâu rộng. Các chương trình truyền hình, nhất là các chương trình
giải trí, phim truyện đã trở thành mối quan tâm được bàn luận hàng ngày của con
người, nhất là thanh niên.
20
Thứ ba, các nội dung của giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên qua truyền hình rất
phong phú, đa dạng, hình thức thể hiện mới mẻ có nhiều điểm phù hợp với giới trẻ.
3.3.2. Nguyên nhân của một số hạn chế
Thứ nhất, do sự quản lý còn lỏng lẻo, thiếu hiệu quả của Nhà nước và các cơ
quan truyền thông về truyền hình mà chất lượng và hiệu quả của không ít chương
trình truyền hình còn thấp.
Thứ hai, do xu hướng thương mại hóa khiến một số chương trình truyền hình
lãng quên đi tôn chỉ, mục đích của mình; chỉ chú tâm đến lợi nhuận kinh tế. Biểu
hiện rõ nhất của xu hướng này là các chương trình có nội dung ca nhạc giải trí,
quảng cáo, phim truyện….
Thứ ba, do năng lực thẩm mỹ của thanh niên còn hạn chế tạo thành rào cản để
thanh niên có thể lựa chọn, đánh giá được mặt tích cực cũng như hạn chế của truyền
hình nói riêng và truyền thông đại chúng nói chung nên họ thường tiếp nhận một cách
từ phát, không có khả năng “miễn dịch” trước những mặt trái của truyền hình nên dễ
dẫn đến những lệch lạc về mặt thẩm mỹ.
3.4. Một số vấn đề đặt ra đối với giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên thông
qua truyền thông đại chúng hiện nay
Thứ nhất, mâu thuẫn giữa tốc độ phát triển ngày càng cao của truyền thông
đại chúng cũng như truyền hình với những khả năng, năng lực quản lý hành chính
của Nhà nước đối với truyền thông đại chúng ở nước ta hiện nay.
Thứ hai, mâu thuẫn giữa nhu cầu của việc nâng cao hiệu quả của giáo dục
thẩm mỹ cho thanh niên qua truyền thông đại chúng với những hạn chế còn tồn tại
của thực tiễn xã hội.
Thứ ba, mâu thuẫn giữa tính giáo dục và tính thương mại của truyền thông đại
chúng cũng như truyền hình trong giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên.
Thứ tư, mâu thuẫn giữa những giá trị truyền thống và hiện đại được thể hiện
trên các phương tiện truyền thông đại chúng trong việc giáo dục thẩm mỹ cho thanh
niên nước ta.
Tiểu kết chương 3
Truyền thông đại chúng có tác động tích cực đến việc giáo dục thẩm mỹ cho
thanh niên. Truyền thông đại chúng không chỉ giúp thanh niên có đời sống văn hóa
tinh thần phong phú, lành mạnh, giải tảo áp lực căng thẳng mà còn góp phần nâng
cao cao đời sống và giá trị thẩm mỹ cho thanh niên. Những ưu điểm đó là do định
21
hướng đúng đắn của Đảng, của các cơ quan truyền hình về thanh niên và công tác
thanh niên cũng như về việc nâng cao trách nhiệm của truyền thông đại chúng trong
việc giáo dục thẩm mỹ, đạo đức, lối sống cho thanh niên; do sức hút ngày càng
mạnh mẽ của truyền hình với thanh niên…
Bên cạnh những ưu điểm trong việc giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên, truyền
thông đại chúng còn có một số hạn chế chưa cân đối, chắt lọc giữa các chương
trình, nội dung; phát sóng quá nhiều các chương trình có nội dung giải trí theo
hướng thương mại, xu hướng “sính ngoại” dẫn đến “lệch chuẩn” trong hành vi, định
hướng sống, ăn mặc phản cảm, phát ngôn “gây sốc”, thần tượng một cách thái
quá… Những hạn chế đó bắt nguồn từ sự quản lý còn lỏng lẻo, thiếu hiệu quả của
Nhà nước và các cơ quan truyền thông, từ xu hướng thương mại hóa ngày càng cao
của truyền thông đại chúng, từ năng lực thẩm mỹ của thanh niên còn nhiều hạn chế.
Chương 4
XU HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU GÓP PHẦN NÂNG CAO
HIỆU QUẢ CỦA GIÁO DỤC THẨM MỸ CHO THANH NIÊN
VIỆT NAM QUA TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG
4.1. Một số xu hướng biến đổi cơ bản của giáo dục thẩm mỹ cho
thanh niên Việt Nam qua truyền thống đại chúng trong thời gian tới
Từ việc phân tích thực trạng phát triển của giáo dục thẩm mỹ cho thanh
niên Việt Nam qua truyền thông đại chúng, tác giả luận án đưa ra một số dự
báo cơ bản như sau:
Thứ nhất, cách mạng khoa học, công nghệ hiện đại và quá trình toàn
cầu hóa tác động mạnh mẽ đến giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên qua truyền
thông đại chúng.
Thứ hai, Đảng và Nhà nước tiếp tục tăng cường sự định hướng, quản lý
và giám sát đối với việc giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên qua truyền thông
đại chúng.
Thứ ba, nhu cầu giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên qua truyền thông đại
chúng ngày càng tăng cao.
22
4.2. Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả của giáo dục
thẩm mỹ cho thanh niên Việt Nam thông qua truyền thông đại chúng
4.2.1. Nhóm giải pháp về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng; quản lý của
Nhà nước với giáodục thẩm mỹcho thanh niên qua truyền thông đại chúng
Thứ nhất, tiếp tục tăng cường sự định hướng và lãnh đạo của Đảng đối với
việc giáo dục cho thanh niên nói chung và giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên nói
riêng qua truyền thông đại chúng.
Thứ hai, cần phải tăng cường công tác quản lý, kiểm tra giám sát của Nhà
nước cũng như của các cơ quan quản lý truyền thông đối với công tác giáo dục thẩm
mỹ cho thanh niên qua truyền thông đại chúng.
Thứ ba, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý Nhà nước đối
với truyền thông đại chúng
4.2.2. Nhóm giải pháp vềtrách nhiệm xã hội, đạo đức, năng lực của
chủ thể văn nghệ sỹ và đội ngũ nhân lực truyền thông
Thứ nhất, tuyên truyền, giáo dục để nâng cao trình độ chuyên môn, ý thức
trách nhiệm, năng lực hoạt động thực tiễn của đội ngũ cán bộ làm công tác truyền
thông và những văn nghệ sỹ hoạt động trên truyền hình.
Thứ hai, kiểm soát và hạn chế tối đa xu hướng thương mại hóa truyền hình.
Thứ ba, xây dựng các chương trình truyền hình có nội dung cần đảm bảo tính
đa dạng, phong phú, lành mạnh, hướng đến việc xây dựng và phát triển toàn diện cho
con người
4.2.3. Nhóm giải pháp về đổi mới nội dung, phương thức giáo dục
thẩm mỹ cho thanh niên thông qua truyền thông đại chúng
Thứ nhất, nâng cao năng lực thẩm mỹ cho thanh niên qua việc cải cách nội
dung, chương trình, hình thức giáo dục thẩm mỹ trong nhà trường.
Thứ hai, nâng cao năng lực thẩm mỹ cho thanh niên thông qua việc đa dạng
hóa các hình thức giáo dục thẩm mỹ.
Thứ ba, nâng cao năng lực thẩm mỹ cho thanh niên thông qua việc kết hợp
hài hòa giữa giáo dục thẩm mỹ và giáo dục đạo đức.
Thứ tư, phát huy tối đa vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội, nhất là các
tổ chức chính trị - xã hội của thanh niên như Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí
Minh, Hội sinh viên Việt Nam trong công tác giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên.
23
Thứ năm, nâng cao năng lực thẩm mỹ cho thanh niên thông qua việc kết hợp
giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên.
Thứ sáu, nâng cao năng lực thẩm mỹ cho thanh niên bằng cách sắp xếp, cân
bằng, bố trí lại các nội dung, chương trình trên các phương tiện thông tin đại chúng;
tăng cường những chương trình có nội dung giáo dục, trong đó có giáo dục thẩm mỹ.
4.2.4. Nhóm giải pháp đối với chủ thể thanh niên và tổ chức thanh
niên trong tiếp nhận giá trị thẩm mỹ qua truyền thông đại chúng
Thứ nhất, thanh niên phải có ý thức thẩm mỹ trong việc tiếp nhận các nội
dung, chương trình qua các phương tiện truyền thông đại chúng để nâng cao đời
sống thẩm mỹ và góp phần hoàn thiện nhân cách của mình.
Thứ hai, thanh niên phải có những tri thức nhất định về thẩm mỹ. Tri thức này
không phải tự nhiên có được mà đó là kết quả của quá trình học tập, tích lũy tri thức.
Thứ ba, thanh niên không có ý thức vươn lên, không có bản lĩnh và ý chí vững
vàng trong việc lựa chọn những giá trị thẩm mỹ cho bản thân mình.
Tiểu kết chương 4
Trên cơ sở phân tích những giá trị tích cực cũng như một số hạn chế còn tồn
tại của truyền thông trong việc giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên, chúng tôi đã đưa
ra một số dự báo cơ bản về xu hướng biến đổi của giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên
qua truyền thông đại chúng. Từ những thực tiễn và những xu hướng biến đổi cơ bản
trên, chúng tôi cũng đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm tăng cường vai trò của
giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên Việt Nam qua truyền thông đại chúng trong thời
gian tới.
24
KẾT LUẬN
Giáo dục thẩm mỹ là một trong những nội dung giáo dục cơ bản và quan
trọng đối với con người, nhất là lứa tuổi thanh niên – lứa tuổi có nhiều sức khỏe, có
tri thức với nhiều ước mơ, hoài bão, lý tưởng nhưng cũng rất dễ có những vấp váp,
sai lầm, bồng bột trong cuộc đời. Với chủ trương phát triển toàn diện con người, đặc
biệt là lứa tuổi thanh niên - những chủ nhân tương lai của đất nước, trong những
năm gần đây, Đảng và Nhà nước ta đã rất chú trọng đến việc giáo dục toàn diện cho
thanh niên, bao gồm cả giáo dục tri thức, đạo đức, lối sống, thẩm mỹ… Đó là một
chủ trương đúng đắn, phù hợp với xu thế phát triển tất yếu của thời đại ngày nay.
Ngày nay, các phương tiện truyền thông đại chúng có sự biến đổi, không
ngừng. Trong thời gian qua, truyền thông đại chúng đã có nhiều mặt tích cực trong
việc giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên như bồi đắp những tình cảm tốt đẹp với thiên
nhiên, con người; nâng cao ý thức trách nhiệm, tinh thần vì cộng đồng xã hội cho
thanh niên; giúp cho thanh niên có những định hướng đúng đắn, biết sống vì bản
thân và gia đình, xã hội; có đời sống tinh thần phóng phú, biết hướng theo cái đẹp…
Những mặt tích cực đó là do định hướng đúng đắn của Đảng về sự phát triển truyền
thông đại chúng góp phần nâng cao đời sống cho thanh niên, định hướng đúng đắn
trong việc phát triển toàn diện con người và sức hút ngày càng cao của truyền thông
đại chúng đối với giới trẻ nước ta. Bên cạnh đó, truyền thông đại chúng cũng có
những hạn chế nhất định trong việc giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên. Nguyên nhân
cơ bản của những hạn chế đó là qua sự quản lý lỏng lẻo của Nhà nước và các cơ
quan quản lý khác đối với sự phát triển của truyền thông đại chúng; do xu hướng
thương mại hóa ngày càng chi phối hoạt động của truyền thông đại chúng; do năng
lực thẩm mỹ của thanh niên nước ta nhìn chung còn thấp, đời sống thẩm mỹ còn
nghèo nàn…
Để nâng cao hiệu quả của truyền thông đại chúng trong việc giáo dục thẩm
mỹ cho thanh niên nước ta trong thời gian tới, cần tiếp tục nâng cao sự lãnh đạo của
Đảng, tăng cường sự quản lý của Nhà nước đơi với sự tác động của truyền thông đại
chúng với việc giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên; nâng cao năng lực thẩm mỹ cho
thanh niên qua nhà trường, qua gia đình, qua các tổ chức chính trị - xã hội của thanh
niên; đặc biệt, tự bản thân thanh niên phải không ngừng có ý thức học tập để trang
bị cho bản thân những tri thức thẩm mỹ, tích cực rèn luyện, sống và học tập, làm
việc theo những giá trị, chuẩn mực của cái cao cả.

More Related Content

What's hot

Cai dep trong nghe thuat
Cai dep trong nghe thuatCai dep trong nghe thuat
Cai dep trong nghe thuatDoKo.VN Channel
 
Luận án: Giá trị đạo đức truyền thống với việc xây dựng nhân cách thanh niên ...
Luận án: Giá trị đạo đức truyền thống với việc xây dựng nhân cách thanh niên ...Luận án: Giá trị đạo đức truyền thống với việc xây dựng nhân cách thanh niên ...
Luận án: Giá trị đạo đức truyền thống với việc xây dựng nhân cách thanh niên ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Hình tượng nghệ thuật nhóm 9
Hình tượng nghệ thuật nhóm 9Hình tượng nghệ thuật nhóm 9
Hình tượng nghệ thuật nhóm 9Kts Nhím Đen
 
Bài tiểu luận môn tư tưởng hồ chí minh chuẩn
Bài tiểu luận môn tư tưởng hồ chí minh chuẩnBài tiểu luận môn tư tưởng hồ chí minh chuẩn
Bài tiểu luận môn tư tưởng hồ chí minh chuẩnkuki29292
 
Bài giảng: Văn hóa chính trị - TS Bùi Việt Hương
Bài giảng: Văn hóa chính trị - TS Bùi Việt HươngBài giảng: Văn hóa chính trị - TS Bùi Việt Hương
Bài giảng: Văn hóa chính trị - TS Bùi Việt Hươngcuonganh247
 
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN ...
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN ...HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN ...
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Mấy Vấn Đề Thi Pháp Văn Học Trung Đại Việt Nam
Mấy Vấn Đề Thi Pháp Văn Học Trung Đại Việt Nam Mấy Vấn Đề Thi Pháp Văn Học Trung Đại Việt Nam
Mấy Vấn Đề Thi Pháp Văn Học Trung Đại Việt Nam nataliej4
 
Nông thôn và người nông dân trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của...
Nông thôn và người nông dân trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của...Nông thôn và người nông dân trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của...
Nông thôn và người nông dân trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của...nataliej4
 

What's hot (20)

Đề tài: Dạy nhạc lý cơ bản tại Trường Văn hóa Nghệ thuật Đắk Lắk
Đề tài: Dạy nhạc lý cơ bản tại Trường Văn hóa Nghệ thuật Đắk LắkĐề tài: Dạy nhạc lý cơ bản tại Trường Văn hóa Nghệ thuật Đắk Lắk
Đề tài: Dạy nhạc lý cơ bản tại Trường Văn hóa Nghệ thuật Đắk Lắk
 
Cai dep trong nghe thuat
Cai dep trong nghe thuatCai dep trong nghe thuat
Cai dep trong nghe thuat
 
Hình tượng người phụ nữ trong tranh lụa của Nguyễn Phan Chánh
Hình tượng người phụ nữ trong tranh lụa của Nguyễn Phan ChánhHình tượng người phụ nữ trong tranh lụa của Nguyễn Phan Chánh
Hình tượng người phụ nữ trong tranh lụa của Nguyễn Phan Chánh
 
Luận án: Giá trị đạo đức truyền thống với việc xây dựng nhân cách thanh niên ...
Luận án: Giá trị đạo đức truyền thống với việc xây dựng nhân cách thanh niên ...Luận án: Giá trị đạo đức truyền thống với việc xây dựng nhân cách thanh niên ...
Luận án: Giá trị đạo đức truyền thống với việc xây dựng nhân cách thanh niên ...
 
Hình tượng nghệ thuật nhóm 9
Hình tượng nghệ thuật nhóm 9Hình tượng nghệ thuật nhóm 9
Hình tượng nghệ thuật nhóm 9
 
Đề tài: Dạy học hát dân ca Ví Giặm Nghệ Tĩnh tại trường văn hóa
Đề tài: Dạy học hát dân ca Ví Giặm Nghệ Tĩnh tại trường văn hóaĐề tài: Dạy học hát dân ca Ví Giặm Nghệ Tĩnh tại trường văn hóa
Đề tài: Dạy học hát dân ca Ví Giặm Nghệ Tĩnh tại trường văn hóa
 
Bài tiểu luận môn tư tưởng hồ chí minh chuẩn
Bài tiểu luận môn tư tưởng hồ chí minh chuẩnBài tiểu luận môn tư tưởng hồ chí minh chuẩn
Bài tiểu luận môn tư tưởng hồ chí minh chuẩn
 
Đề tài: Dạy học tích hợp trong môn Ngữ văn ở trường THPT, HAY
Đề tài: Dạy học tích hợp trong môn Ngữ văn ở trường THPT, HAYĐề tài: Dạy học tích hợp trong môn Ngữ văn ở trường THPT, HAY
Đề tài: Dạy học tích hợp trong môn Ngữ văn ở trường THPT, HAY
 
nội dung giáo dục
nội dung giáo dụcnội dung giáo dục
nội dung giáo dục
 
Luận văn: Dạy học Vẽ tranh đề tài cho học sinh tiểu học, HAY, 9đ
Luận văn: Dạy học Vẽ tranh đề tài cho học sinh tiểu học, HAY, 9đLuận văn: Dạy học Vẽ tranh đề tài cho học sinh tiểu học, HAY, 9đ
Luận văn: Dạy học Vẽ tranh đề tài cho học sinh tiểu học, HAY, 9đ
 
Bài giảng: Văn hóa chính trị - TS Bùi Việt Hương
Bài giảng: Văn hóa chính trị - TS Bùi Việt HươngBài giảng: Văn hóa chính trị - TS Bùi Việt Hương
Bài giảng: Văn hóa chính trị - TS Bùi Việt Hương
 
Luận án: Sự biến đổi của giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay
Luận án: Sự biến đổi của giai cấp công nhân Việt Nam hiện nayLuận án: Sự biến đổi của giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay
Luận án: Sự biến đổi của giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay
 
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN ...
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN ...HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN ...
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN ...
 
Mấy Vấn Đề Thi Pháp Văn Học Trung Đại Việt Nam
Mấy Vấn Đề Thi Pháp Văn Học Trung Đại Việt Nam Mấy Vấn Đề Thi Pháp Văn Học Trung Đại Việt Nam
Mấy Vấn Đề Thi Pháp Văn Học Trung Đại Việt Nam
 
Luận án: Giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên ĐH Thái Nguyên
Luận án: Giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên ĐH Thái NguyênLuận án: Giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên ĐH Thái Nguyên
Luận án: Giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên ĐH Thái Nguyên
 
Luận văn: Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên
Luận văn: Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niênLuận văn: Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên
Luận văn: Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên
 
Nông thôn và người nông dân trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của...
Nông thôn và người nông dân trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của...Nông thôn và người nông dân trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của...
Nông thôn và người nông dân trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của...
 
Luận văn: Phong cách nghệ thuật thơ Ý Nhi, HAY, 9đ
Luận văn: Phong cách nghệ thuật thơ Ý Nhi, HAY, 9đLuận văn: Phong cách nghệ thuật thơ Ý Nhi, HAY, 9đ
Luận văn: Phong cách nghệ thuật thơ Ý Nhi, HAY, 9đ
 
Luận văn: Hứng thú học tập môn giáo dục công dân của học sinh
Luận văn: Hứng thú học tập môn giáo dục công dân của học sinhLuận văn: Hứng thú học tập môn giáo dục công dân của học sinh
Luận văn: Hứng thú học tập môn giáo dục công dân của học sinh
 
Đề tài: Dạy môn Trang trí cho ngành cao đẳng sư phạm Tiểu học
Đề tài: Dạy môn Trang trí cho ngành cao đẳng sư phạm Tiểu học Đề tài: Dạy môn Trang trí cho ngành cao đẳng sư phạm Tiểu học
Đề tài: Dạy môn Trang trí cho ngành cao đẳng sư phạm Tiểu học
 

Similar to Luận án: Giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên thông qua truyền thông - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620

Vấn Đề Giáo Dục Thẩm Mỹ Cho Học Sinh Trung Học Phổ Thông Ở Tỉnh Quảng Nam Hiệ...
Vấn Đề Giáo Dục Thẩm Mỹ Cho Học Sinh Trung Học Phổ Thông Ở Tỉnh Quảng Nam Hiệ...Vấn Đề Giáo Dục Thẩm Mỹ Cho Học Sinh Trung Học Phổ Thông Ở Tỉnh Quảng Nam Hiệ...
Vấn Đề Giáo Dục Thẩm Mỹ Cho Học Sinh Trung Học Phổ Thông Ở Tỉnh Quảng Nam Hiệ...dịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
 
Vận dụng tư tưởng hồ chí minh về đạo đức trong giáo dục
Vận dụng tư tưởng hồ chí minh về đạo đức trong giáo dụcVận dụng tư tưởng hồ chí minh về đạo đức trong giáo dục
Vận dụng tư tưởng hồ chí minh về đạo đức trong giáo dụcLuanvantot.com 0934.573.149
 
Luận án: Giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên Đại học Thái Nguyên hiện nay
Luận án: Giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên Đại học Thái Nguyên hiện nayLuận án: Giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên Đại học Thái Nguyên hiện nay
Luận án: Giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên Đại học Thái Nguyên hiện nayViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Tóm tắt TV Lương Thị Thúy Nga.pdf
Tóm tắt TV Lương Thị Thúy Nga.pdfTóm tắt TV Lương Thị Thúy Nga.pdf
Tóm tắt TV Lương Thị Thúy Nga.pdfNgatHuong1
 
Luận án: Giáo dục lí luận chính trị cho sinh viên miền núi phía Bắc - Gửi miễ...
Luận án: Giáo dục lí luận chính trị cho sinh viên miền núi phía Bắc - Gửi miễ...Luận án: Giáo dục lí luận chính trị cho sinh viên miền núi phía Bắc - Gửi miễ...
Luận án: Giáo dục lí luận chính trị cho sinh viên miền núi phía Bắc - Gửi miễ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Kế toán và kết quả bán hàng tại Công ty thương mại DOHA - Gửi miễn ph...
Đề tài: Kế toán và kết quả bán hàng tại Công ty thương mại DOHA - Gửi miễn ph...Đề tài: Kế toán và kết quả bán hàng tại Công ty thương mại DOHA - Gửi miễn ph...
Đề tài: Kế toán và kết quả bán hàng tại Công ty thương mại DOHA - Gửi miễn ph...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Nhu cầu sử dụng các sản phẩm truyền hình của sinh viên địa bàn quận Cầu Giấy
Nhu cầu sử dụng các sản phẩm truyền hình của sinh viên địa bàn quận Cầu GiấyNhu cầu sử dụng các sản phẩm truyền hình của sinh viên địa bàn quận Cầu Giấy
Nhu cầu sử dụng các sản phẩm truyền hình của sinh viên địa bàn quận Cầu GiấyDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận Văn Tính thiện trong tư tưởng của Mạnh Tử với việc giáo dục đạo đức cho ...
Luận Văn Tính thiện trong tư tưởng của Mạnh Tử với việc giáo dục đạo đức cho ...Luận Văn Tính thiện trong tư tưởng của Mạnh Tử với việc giáo dục đạo đức cho ...
Luận Văn Tính thiện trong tư tưởng của Mạnh Tử với việc giáo dục đạo đức cho ...sividocz
 
Những đặc điểm truyền thống của con người việt nam trong qúa trình công nghiệ...
Những đặc điểm truyền thống của con người việt nam trong qúa trình công nghiệ...Những đặc điểm truyền thống của con người việt nam trong qúa trình công nghiệ...
Những đặc điểm truyền thống của con người việt nam trong qúa trình công nghiệ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đổi mới phương pháp giáo dục LLCT cho sinh viên các trường đại học khu vực t...
 Đổi mới phương pháp giáo dục LLCT cho sinh viên các trường đại học khu vực t... Đổi mới phương pháp giáo dục LLCT cho sinh viên các trường đại học khu vực t...
Đổi mới phương pháp giáo dục LLCT cho sinh viên các trường đại học khu vực t...hieu anh
 
Giáo dục ý thức chính trị với vấn đề bảo vệ độc lập chủ quyền quốc gia dân tộ...
Giáo dục ý thức chính trị với vấn đề bảo vệ độc lập chủ quyền quốc gia dân tộ...Giáo dục ý thức chính trị với vấn đề bảo vệ độc lập chủ quyền quốc gia dân tộ...
Giáo dục ý thức chính trị với vấn đề bảo vệ độc lập chủ quyền quốc gia dân tộ...dịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
 
Khoá Luận Biện Pháp Quản Lý Giáo Dục Đạo Đức Học Sinh Thông Qua Hoạt Động Ngo...
Khoá Luận Biện Pháp Quản Lý Giáo Dục Đạo Đức Học Sinh Thông Qua Hoạt Động Ngo...Khoá Luận Biện Pháp Quản Lý Giáo Dục Đạo Đức Học Sinh Thông Qua Hoạt Động Ngo...
Khoá Luận Biện Pháp Quản Lý Giáo Dục Đạo Đức Học Sinh Thông Qua Hoạt Động Ngo...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

Similar to Luận án: Giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên thông qua truyền thông - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620 (20)

Vấn Đề Giáo Dục Thẩm Mỹ Cho Học Sinh Trung Học Phổ Thông Ở Tỉnh Quảng Nam Hiệ...
Vấn Đề Giáo Dục Thẩm Mỹ Cho Học Sinh Trung Học Phổ Thông Ở Tỉnh Quảng Nam Hiệ...Vấn Đề Giáo Dục Thẩm Mỹ Cho Học Sinh Trung Học Phổ Thông Ở Tỉnh Quảng Nam Hiệ...
Vấn Đề Giáo Dục Thẩm Mỹ Cho Học Sinh Trung Học Phổ Thông Ở Tỉnh Quảng Nam Hiệ...
 
Vận dụng tư tưởng hồ chí minh về đạo đức trong giáo dục
Vận dụng tư tưởng hồ chí minh về đạo đức trong giáo dụcVận dụng tư tưởng hồ chí minh về đạo đức trong giáo dục
Vận dụng tư tưởng hồ chí minh về đạo đức trong giáo dục
 
Phát triển ý thức chính trị của sinh viên Học viện Công nghệ, HAY
Phát triển ý thức chính trị của sinh viên Học viện Công nghệ, HAYPhát triển ý thức chính trị của sinh viên Học viện Công nghệ, HAY
Phát triển ý thức chính trị của sinh viên Học viện Công nghệ, HAY
 
Phát triển ý thức chính trị của sinh viên Học viện Công nghệ Bưu chính - Viễn...
Phát triển ý thức chính trị của sinh viên Học viện Công nghệ Bưu chính - Viễn...Phát triển ý thức chính trị của sinh viên Học viện Công nghệ Bưu chính - Viễn...
Phát triển ý thức chính trị của sinh viên Học viện Công nghệ Bưu chính - Viễn...
 
Đề tài: Phát triển ý thức chính trị của sinh viên Học viện Viễn thông
Đề tài: Phát triển ý thức chính trị của sinh viên Học viện Viễn thôngĐề tài: Phát triển ý thức chính trị của sinh viên Học viện Viễn thông
Đề tài: Phát triển ý thức chính trị của sinh viên Học viện Viễn thông
 
Luận án: Giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên Đại học Thái Nguyên hiện nay
Luận án: Giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên Đại học Thái Nguyên hiện nayLuận án: Giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên Đại học Thái Nguyên hiện nay
Luận án: Giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên Đại học Thái Nguyên hiện nay
 
Luận án: Giáo dục giá trị văn hóa tinh thần cho sinh viên Việt Nam
Luận án: Giáo dục giá trị văn hóa tinh thần cho sinh viên Việt NamLuận án: Giáo dục giá trị văn hóa tinh thần cho sinh viên Việt Nam
Luận án: Giáo dục giá trị văn hóa tinh thần cho sinh viên Việt Nam
 
Đề Tài: Nhu cầu tham vấn tâm lý Học đường của Học Sinh, 9đ, HAY
Đề Tài: Nhu cầu tham vấn tâm lý Học đường của Học Sinh, 9đ, HAYĐề Tài: Nhu cầu tham vấn tâm lý Học đường của Học Sinh, 9đ, HAY
Đề Tài: Nhu cầu tham vấn tâm lý Học đường của Học Sinh, 9đ, HAY
 
Tóm tắt TV Lương Thị Thúy Nga.pdf
Tóm tắt TV Lương Thị Thúy Nga.pdfTóm tắt TV Lương Thị Thúy Nga.pdf
Tóm tắt TV Lương Thị Thúy Nga.pdf
 
Đề tài: Động lực học tập của sinh viên ở một số trường đại học - cao đẳng Hà ...
Đề tài: Động lực học tập của sinh viên ở một số trường đại học - cao đẳng Hà ...Đề tài: Động lực học tập của sinh viên ở một số trường đại học - cao đẳng Hà ...
Đề tài: Động lực học tập của sinh viên ở một số trường đại học - cao đẳng Hà ...
 
Luận án: Giáo dục tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh cho sinh viên
Luận án: Giáo dục tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh cho sinh viênLuận án: Giáo dục tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh cho sinh viên
Luận án: Giáo dục tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh cho sinh viên
 
Luận án: Giáo dục lí luận chính trị cho sinh viên miền núi phía Bắc - Gửi miễ...
Luận án: Giáo dục lí luận chính trị cho sinh viên miền núi phía Bắc - Gửi miễ...Luận án: Giáo dục lí luận chính trị cho sinh viên miền núi phía Bắc - Gửi miễ...
Luận án: Giáo dục lí luận chính trị cho sinh viên miền núi phía Bắc - Gửi miễ...
 
Đề tài: Kế toán và kết quả bán hàng tại Công ty thương mại DOHA - Gửi miễn ph...
Đề tài: Kế toán và kết quả bán hàng tại Công ty thương mại DOHA - Gửi miễn ph...Đề tài: Kế toán và kết quả bán hàng tại Công ty thương mại DOHA - Gửi miễn ph...
Đề tài: Kế toán và kết quả bán hàng tại Công ty thương mại DOHA - Gửi miễn ph...
 
Nhu cầu sử dụng các sản phẩm truyền hình của sinh viên địa bàn quận Cầu Giấy
Nhu cầu sử dụng các sản phẩm truyền hình của sinh viên địa bàn quận Cầu GiấyNhu cầu sử dụng các sản phẩm truyền hình của sinh viên địa bàn quận Cầu Giấy
Nhu cầu sử dụng các sản phẩm truyền hình của sinh viên địa bàn quận Cầu Giấy
 
Luận Văn Tính thiện trong tư tưởng của Mạnh Tử với việc giáo dục đạo đức cho ...
Luận Văn Tính thiện trong tư tưởng của Mạnh Tử với việc giáo dục đạo đức cho ...Luận Văn Tính thiện trong tư tưởng của Mạnh Tử với việc giáo dục đạo đức cho ...
Luận Văn Tính thiện trong tư tưởng của Mạnh Tử với việc giáo dục đạo đức cho ...
 
Những đặc điểm truyền thống của con người việt nam trong qúa trình công nghiệ...
Những đặc điểm truyền thống của con người việt nam trong qúa trình công nghiệ...Những đặc điểm truyền thống của con người việt nam trong qúa trình công nghiệ...
Những đặc điểm truyền thống của con người việt nam trong qúa trình công nghiệ...
 
Đổi mới phương pháp giáo dục LLCT cho sinh viên các trường đại học khu vực t...
 Đổi mới phương pháp giáo dục LLCT cho sinh viên các trường đại học khu vực t... Đổi mới phương pháp giáo dục LLCT cho sinh viên các trường đại học khu vực t...
Đổi mới phương pháp giáo dục LLCT cho sinh viên các trường đại học khu vực t...
 
Giáo dục ý thức chính trị với vấn đề bảo vệ độc lập chủ quyền quốc gia dân tộ...
Giáo dục ý thức chính trị với vấn đề bảo vệ độc lập chủ quyền quốc gia dân tộ...Giáo dục ý thức chính trị với vấn đề bảo vệ độc lập chủ quyền quốc gia dân tộ...
Giáo dục ý thức chính trị với vấn đề bảo vệ độc lập chủ quyền quốc gia dân tộ...
 
Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS, HAY
Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS, HAYLuận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS, HAY
Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS, HAY
 
Khoá Luận Biện Pháp Quản Lý Giáo Dục Đạo Đức Học Sinh Thông Qua Hoạt Động Ngo...
Khoá Luận Biện Pháp Quản Lý Giáo Dục Đạo Đức Học Sinh Thông Qua Hoạt Động Ngo...Khoá Luận Biện Pháp Quản Lý Giáo Dục Đạo Đức Học Sinh Thông Qua Hoạt Động Ngo...
Khoá Luận Biện Pháp Quản Lý Giáo Dục Đạo Đức Học Sinh Thông Qua Hoạt Động Ngo...
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620 (20)

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Recently uploaded

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (19)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 

Luận án: Giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên thông qua truyền thông - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620

  • 1. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Giáo dục thẩm mỹ là một trong những vấn đề trọng tâm của mỹ học vì nó góp phần quan trọng trong việc phát triển và hoàn thiện nhân cách của con người. Vì vậy, sinh thời, chủ tịch Hồ Chí Minh đã rất quan tâm đến việc phát triển toàn diện con người Việt Nam trên các mặt: thể, đức, trí, mỹ. Đặc biệt, Người rất chú ý đến việc giáo dục, nhất là giáo dục thẩm mỹ cho thể hệ trẻ - tương lai của nước nhà. Kế thừa tư tưởng đó của Người, trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam rất quan tâm đến việc phát triển toàn diện con người. Đảng ta cũng luôn xác định nhiệm vụ trung tâm của văn hóa, văn nghệ nước ta là góp phần xây dựng con người Việt Nam có trí tuệ, đạo đức, tâm hồn, tình cảm, lối sống, có nhân cách tốt đẹp, có bản lĩnh vững vàng, ngang tầm với sự nghiệp đổi mới, dân giàu, nước mạnh, xã hội văn minh. Trong suốt hơn 80 năm qua, Đảng ta cũng luôn chú trọng đến lực lượng thanh niên và công tác phát triển thanh niên. Nghị quyết 25-NQ/TW Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X đã khẳng định: Thanh niên là rường cột của nước nhà, chủ nhân tương lai của đất nước, là lực lượng xung kích trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đại bộ phận thanh niên nước ta có ước mơ, hoài bão cao đẹp và có ý chí phấn đấu để biến những ước mơ trở thành hiện thực; có niềm tin, bản lĩnh, nghị lực, sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn thử thách. Tuy nhiên, do đặc điểm tâm lý lứa tuổi, do tác động của cơ chế thị trường nên trong quá trình hình thành và hoàn thiện nhân cách, một bộ phận thanh niên có cách nhìn nhận vấn đề, giải quyết sự việc, lựa chọn giá trị văn hóa, đạo đức... vẫn còn phiến diện, chủ quan. Thanh niên cũng là lớp người nhạy cảm, dễ tiếp thu cái mới kể cả mặt tích cực và tiêu cực. Do đó, phải có định hướng và giáo dục cho thanh niên nói chung và giáo dục thẩm mỹ nói riêng. Thông qua giáo dục thẩm mỹ, thanh niên có thể hiểu được cái hay, cái đẹp của con người và cuộc sống, đồng thời có tình cảm và cách ứng xử tốt đẹp, có sự lựa chọn đúng đắn và lý tưởng cao đẹp. Một trong những ngành truyền thông đại chúng có sự phát triển mạnh mẽ và có ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển của xã hội, nhất là giới trẻ chính là truyền
  • 2. 2 hình. Truyền hình đã thể hiện vai trò to lớn trong việc hiện đại hóa xã hội và thể hiện “quyền lực vô hình” trong việc thay đổi các mối quan hệ xã hội cũng như những tư tưởng, tình cảm, quan điểm, lối sống của tầng lớp thanh niên. Ngoài những tác động tích cực không ai có thể phủ nhận được, truyền thông đại chúng nói chung và truyền hình nói riêng còn có những ảnh hưởng tiêu cực đến sống tinh thần của con người, đặc biệt là đời sống thẩm mỹ của thế hệ trẻ. Do vậy, giáo dục thẩm mỹ thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng, nhất là truyền hình trở thành một vấn đề không chỉ có ý nghĩa lý luận mà còn đáp ứng những nhu cầu cấp bách của thực tiễn hiện nay. Xuất phát từ những cơ sở lý luận và thực tiễn nêu trên, NCS chọn: “Giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên thông qua truyền thông đại chúng ở nước ta hiện nay” làm đề tài luận án tiến sỹ chuyên ngành Mỹ học. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2.1 Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận án là giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên qua truyền thông đại chúng, tập trung khảo sát giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên qua Truyền hình. 2.2. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian nghiên cứu: + Vì thanh niên là đối tượng đang sống, học tập và làm việc ở tất cả các vùng, miền trên cả nước nên đề tài không thể khảo sát tình hình giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên qua truyền thông ở tất cả mọi địa phương mà chỉ tập trung vào tầng lớp thanh niên là sinh viên sống, lao động và học tập ở Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Đây cũng là những địa bàn khá rộng lớn, có số lượng học sinh, sinh viên, thanh niên sinh sống, tập trung đông nên tính đại diện rất cao. + Đề tài nghiên cứu, đánh giá vai trò của một số phương tiện truyền thông cơ bản (Internet, Báo chí, Đài phát thanh, Truyền hình…) tác động đến giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên. Đặc biệt, đề tài tập trung khảo sát sự tác động trực tiếp của Truyền hình đến giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên Việt Nam. - Về thời gian nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu đối tượng trong phạm vi thời gian từ năm 2010 đến nay. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục tiêu nghiên cứu Luận án góp phần làm rõ những vấn đề lý luận và thực trạng giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên thông qua truyền thông đại chúng, nhất là truyền hình ở Việt
  • 3. 3 Nam hiện nay; từ đó, dự báo về xu hướng biến đổi và đề xuất một số khuyến nghị khoa học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên thông qua truyền thông đại chúng trong những năm tiếp theo. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để hoàn thành mục tiêu nghiên cứu như trên, nhiệm vụ của luận án là: Thứ nhất, trình bày một cách có hệ thống những vấn đề lý luận về giáo dục thẩm mỹ, tính tất yếu của việc giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên, vai trò của truyền thông (đặc biệt là truyền hình) với tư cách là phương thức trong giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên hiện nay. Thứ hai, phân tích những tác động của truyền thông đối với đời sống thẩm mỹ của thanh niên nước ta hiện nay trên cả hai mặt: tác động tích cực và tác động tiêu cực và chỉ ra một số vấn đề đặt ra đối với giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên thông qua truyền thông đại chúng hiện nay. Thứ ba, luận án đưa ra một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả của việc giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên thông qua truyền thông đại chúng ở nước ta hiện nay. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận - Đề tài luận án dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về con người, về giáo dục thẩm mỹ, những quan điểm của Đảng về vai trò của giáo dục thẩm mỹ trong việc phát triển toàn diện nhân cách con người và vai trò của truyền thông đại chúng trong giáo dục thẩm mỹ nhằm phát triển con người ở Việt Nam hiện nay. - Luận án dựa trên cơ sở lý luận về mỹ học, giáo dục học, tâm lý học lứa tuổi… trong nghiên cứu mối quan hệ tương tác giữa chủ thể giáo dục thẩm mỹ và đối tượng tiếp nhận là thanh niên. - Luận án kế thừa thành quả của những công trình nghiên cứu trước đó về những vấn đề liên quan đến nội dung của luận án, nhất là các luận án và các công trình khoa học đã nghiên cứu về vai trò của truyền thông đại chúng với giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên Việt Nam hiện nay. 4.2. Phương pháp nghiên cứu - Luận án được thực hiện trên cơ sở vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, phương pháp lịch sử - lôgic... Luận án còn sử dụng các phương pháp phân tích - tổng hợp, so sánh, thống kê... để nghiên cứu.
  • 4. 4 - Phương pháp liên/đa ngành: nghiên cứu giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên thông qua truyền thông đại chúng là sự thu thập, tổng hợp kết quả nghiên cứu của rất nhiều lĩnh vực khoa học chuyên ngành như Xã hội học, Tâm lý học, Sử học, Triết học thẩm mỹ và Văn hóa học thẩm mỹ…. - Luận án sử dụng những phương pháp cơ bản của Xã hội học truyền thông như: Phân tích tài liệu; Phương pháp thống kê, điều tra xã hội học thông qua bảng hỏi, phương pháp chuyên gia... 5. Nguồn tài liệu của luận án - Luận án kế thừa các kết quả nghiên cứu về giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên và giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng ở Việt nam hiện nay. - Nguồn tài liệu chính của luận án là tài liệu thu được trong quá trình khảo cứu tư liệu hiện có, điều tra xã hội học, lập phiếu điều tra, .…Kế thừa số liệu của đề tài khoa học các cấp nghiên cứu về giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên qua truyền thông đại chúng để làm rõ vấn đề luận án quan tâm. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án - Luận án góp phần trình bày một cách có hệ thống những quan điểm cơ bản về giáo dục thẩm mỹ, giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên, giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên thông qua truyền thông đại chúng. Khẳng định vai trò của truyền thông đại chúng trong hoạt động giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên nói riêng và con người Việt Nam nói chung. - Luận án khảo sát, đánh giá thực trạng tác động của truyền thông đại chúng với đời sống thẩm mỹ của thanh niên; từ đó đưa ra một số khuyến nghị nâng cao hiệu quả của truyền thông đại chúng với tư cách là một phương thức giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên ở nước ta hiện nay. - Kết quả nghiên cứu của luận án có thể sử dụng làm tài liệu nghiên cứu cho học viên, sinh viên chuyên ngành triết học Mác - Lênin, chuyên ngành Mỹ học, Truyền thông đại chúng, Báo chí, Truyền hình; đồng thời có thể cung cấp cho các cơ quan thông tin đại chúng, những người làm công tác phát thanh, truyền hình, xuất bản những tài liệu tham khảo về những vấn đề đã nêu trên. 7. Bố cục của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục công trình khoa học đã công bố và Tài liệu tham khảo, Phụ lục, luận án gồm có 4 chương, 12 tiết.
  • 5. 5 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LUẬN ÁN CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU 1.1.Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài Nghiên cứu về giáo dục thẩm mỹ nói chung và giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên được các học giả, các nhà nghiên cứu mỹ học nước ngoài quan tâm sâu sắc. Sự tác động của quá trình toàn cầu hóa, sự giao lưu và tiếp biến văn hóa đã tác động không nhỏ đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội trong đó có đời sống thẩm mỹ. Các công trình nghiên cứu đó đã tiếp cận đến giáo dục thẩm mỹ nói chung, giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên thông qua truyền thông đại chúng nói riêng. Các công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài được chọn để tổng quan đều khẳng định vai trò to lớn của thẩm mỹ nói chung và giáo dục thẩm mỹ nói riêng vì giáo dục thẩm mỹ bồi đắp cho con người những niềm tin, tình cảm, lý tưởng thẩm mỹ để chỉ đạo con người trong hoạt động. Giáo dục thẩm mỹ có sứ mệnh xây dựng các cảm quan của con người, làm phong phú thế giới tình cảm của nó, dạy cho con người biết cảm thụ cái tiến bộ, cái nhân đạo, cái chính nghĩa như là cái đẹp, biết cảm thấy vẻ đẹp của điều thiện. Có tác giả cũng bàn đến vai trò to lớn của truyền thông đại chúng trong giáo dục thẩm mỹ cho con người vì bản chất của giáo dục thẩm mỹ qua truyền thông đại chúng là quá trình tuyên truyền các giá trị thẩm mỹ và các loại hình nghệ thuật. Thông qua việc tổng quan các công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài, tác giả luận án nhận thấy các nhà nghiên cứu nước ngoài đã có nhiều cách kiến giải về những vấn đề thuộc về mỹ học và giáo dục thẩm mỹ, đánh giá vai trò của nghệ thuật đối với giáo dục thẩm mỹ và khẳng định vị trí của cái đẹp thẩm mỹ trong đời sống xã hội. Mặc dù chưa nghiên cứu trực diện về giáo dục thẩm mỹ thông qua truyền thông đại chúng, nhưng các học giả nước ngoài đã cung cấp tri thức thẩm mỹ và những vấn đề lý luận và phương pháp luận trong nghiên cứu về giáo dục thẩm mỹ hiện nay. 1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước Dựa theo bố cục của luận án, tác giả tổng quan những nghiên cứu liên quan đến đề tài của luận án thành ba nhóm chính như sau:
  • 6. 6 1.2.1. Nhóm những công trình nghiên cứu liên quan đến giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên Việt Nam hiện nay Giáo dục thẩm mỹ nói chung và giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên là vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu mỹ học quan tâm. Các nhà nghiên cứu có điểm chung là cùng tiếp cận về đối tượng cần được giáo dục thẩm mỹ là lứa tuổi thanh niên. Các công trình đã phân tích tính đặc thù của lứa tuổi thanh niên, vai trò của giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên và các hình thức, nguyên tắc giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên…Trong các công trình đã được phân tích cho thấy, các nhà nghiên cứu đã có nhiều cách tiếp cận, kiến giải khác nhau về giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên. Có nhà nghiên cứu đề cập đến giáo dục thẩm mỹ nói chung, giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên nói riêng; có nhà nghiên cứu đến giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên với sự hình thành lối sống, hình thành nhân cách cho thanh niên... Tác giả luận án đã kế thừa những giá trị, những đóng góp của các công trình trước về giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên như là cơ sở lý luận, phương pháp luận và các lý thuyết nghiên cứu cơ bản về giáo dục thẩm mỹ nói chung và giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên nói riêng. 1.2.2. Nhóm những công trình nghiên cứu về giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên qua truyền thông đại chúng Truyền thông đại chúng có vị trí vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội hiện đại. Các phương tiện truyền thông đại chúng được ví như là quyền lực mềm, là sức mạnh mềm của các quốc gia, dân tộc. Hiện nay, nhiều nhà nghiên cứu quan tâm đến truyền thông đại chúng như là công cụ, phương tiện của giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên. Các tác giả đều khẳng định truyền thông đại chúng có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến thanh niên, thể hiện qua “sức mạnh mềm” trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội trong đó có giáo dục thẩm mỹ. Các tác giả đã chỉ ra được tính hai mặt của truyền thông đại chúng trong giáo dục thẩm mỹ và đã đưa một số khuyến nghị, giải pháp nhằm nâng cao vai trò của truyền thông đại chúng trong giáo dục thẩm mỹ cho giới trẻ hiện nay. Những đánh giá của các tác giả về tác động hai mặt của truyền thông đại chúng đối với giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên có ý nghĩa tham khảo nhất định đối với tác giả luận án. 1.3. Những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu 1.3.1. Đánh giá chung về tình hình nghiên cứu Có khá nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước bàn đến những vấn đề liên quan đến nội dung của luận án. Có thể đánh giá chung về tình hình nghiên cứu ở những khía cạnh cơ bản như sau:
  • 7. 7 - Về những công trình giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên: Các tác giả đã chỉ ra vai trò quan trọng của giáo dục thẩm mỹ đối với thanh niên. Giáo dục thẩm mỹ là một phương thức quan trọng giúp hình thành và phát triển nhân cách đối với thế hệ trẻ. Hiện nay, những nội dung cốt lõi của giáo dục thẩm mỹ như là ý thức thẩm mỹ, tình cảm thẩm mỹ, thị hiếu thẩm mỹ, năng lực thẩm mỹ, giá trị thẩm mỹ… cho thanh niên cũng cần được đánh giá, phân tích và có sự chắt lọc và định hướng. - Về công trình giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên qua truyền thông đại chúng: Tài liệu nghiên cứu trực tiếp đến luận án còn rất hạn chế. Tuy nhiên, các tác giả cũng đã bước đầu nhận diện về vai trò của truyền thông với giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên. Trên cơ sở phân tích những giá trị và những hạn chế của các tác giả đi trước, chúng tôi tiếp thu và chọn lọc những giá trị đó phục vụ nghiên cứu của mình một cách toàn diện và sâu sắc. 1.3.2. Nội dung luận án cần tiếp tục nghiên cứu Trên cơ sở kế thừa có chọn lọc những kết quả nghiên cứu đã công bố, Luận án nghiên cứu đề tài: "Giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên thông qua truyền thông đại chúng ở nước ta hiện nay "tiếp tục giải quyết những vấn đề cụ thể sau: Một là, về mặt lý luận, luận án trình bày một cách có hệ thống và lôgic những vấn đề lý luận về giáo dục thẩm mỹ, giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên và giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên thông qua truyền thông đại chúng ở Việt Nam hiện nay. Là người đi sau nên tác giả luận án có điều kiện kế thừa những nghiên cứu của tác giả đi trước về vấn đề này, tuy nhiên, ở từng nội dung cụ thể, tác giả cũng có những phân tích và lý giải riêng. Hai là, về mặt thực tiễn, luận án tập trung vào các vấn đề sau đây: - Tác giả luận án đặt vấn đề giáo dục thẩm mỹ trong bối cảnh kinh tế - xã hội mới mà hầu như các tác giả trước đó chưa bàn tới. Đó là bối cảnh toàn cầu hóa khiến các quốc gia, khu vực và vùng lãnh thổ, trong đó có Việt Nam tham gia vào quá trình giao lưu, tiếp biến văn hóa. Hơn nữa, trong giai đoạn hiện nay, truyền thông đại chúng đã phát triển rất mạnh mẽ, mang tính toàn cầu, tạo ra sự ra đời của “kỷ nguyên truyền thông”. Truyền thông đại chúng không chỉ có ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển mọi mặt của đời sống xã hội mà còn trở thành một trong những phương tiện, cách thức để giáo dục thẩm mỹ. Về khía cạnh này, hầu như các đề tài trước đó chưa khai thác hoặc còn khai thác ở mức độ hạn chế. Bởi vậy, đây là một trong những điểm mới của luận án, sẽ góp phần vào việc khẳng định tính tất yếu của
  • 8. 8 việc phải đa dạng hóa các hình thức giáo dục thẩm mỹ ở nước ta hiện nay, nhất là những hình thức giáo dục hiện đại, hiện đang là sự quan tâm lớn của toàn xã hội. - Tác giả Luận án tiếp cận giáo dục thẩm mỹ với đối tượng là thanh niên. Đây là một lứa tuổi đặc biệt và có nhu cầu thẩm mỹ cao, luôn thích những cái mới, cái lạ nên việc giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên qua truyền thông đại chúng là một vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn hiện nay. Tiểu kết chương 1 Có khá nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước bàn đến giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên. Các công trình đó đã tiếp cận đến vị trí, vai trò của truyền thông đại chúng nói chung và vai trò của truyền thông đại chúng trong giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên nói riêng. Các tác giả đi trước cũng phân tích những tính đặc thù, tính ưu việt của truyền thông trong giáo dục thẩm mỹ. Trong thời đại ngày nay, với sức lan tỏa, sức tác động mạnh mẽ của truyền thông đã cho thấy đây là một trong những nguồn lực, sức mạnh trong giáo dục thế hệ trẻ. Truyền thông đại chúng là một phương tiện, công giáo dục của các xã hội hiện đại. Các tác giả nghiên cứu đã chỉ rõ được tính hai mặt của truyền thông trong phát triển xã hội và phát triển giáo dục trong đó có giáo dục thẩm mỹ. Mặc dù những công trình nghiên cứu trực tiếp đến luận án còn rất hạn chế, chúng tôi đã có sự phân tích, đánh giá và chỉ ra những điểm mới trong nghiên cứu và kiến giải cụ thể vấn đề được đặt ra. Quá trình chuẩn bị tư liệu, phân tích và xử lý số liệu điều tra xã hội học, làm rõ những vấn đề liên quan trong nghiên cứu là cơ sở quan trọng giúp chúng tôi triển khai và thực hiện luận án. Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC THẨM MỸ CHO THANH NIÊN THÔNG QUA TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG 2.1. Giáo dục và giáo dục thẩm mỹ 2.1.1. Quan niệm về giáo dục Trong lịch sử hình thành và phát triển Việt Nam là một trong những quốc gia coi trọng giáo dục và đề cao giáo dục đối với sự phát triển con người. Truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo là một giá trị của văn hóa trong sự phát triển đất nước,
  • 9. 9 con người và giáo dục ở Việt Nam. Trong giai đoạn hiện nay, giáo dục được coi là quốc sách hàng đầu, có nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho thời kỳ CNH - HĐH và hội nhập quốc tế. Giáo dục đang đáp ứng nhiệm vụ “trồng người” và đào tạo ra các thế hệ, những công dân “hữu ích” cho sự phát triển đất nước và con người Việt Nam. Theo một nghĩa chung nhất, giáo dục là hoạt động nhằm tác động một cách có hệ thống đến sự phát triển tinh thần, thể chất của một đối tượng nào đó, làm cho đối tượng ấy dần có được những năng lực và phẩm chất như yêu cầu đề ra. Giáo dục là sự kế thừa về mặt xã hội của những thế hệ sau đối với các thế hệ trước, là sự chuẩn bị cho các thế hệ tiếp nối tham gia tích cực vào lao động sản xuất và đời sống xã hội. 2.1.2. Quan niệm về giáo dục thẩm mỹ Có rất nhiều quan điểm khác nhau về giáo dục thẩm mỹ nhưng tựu chung lại, có thể hiểu: Giáo dục thẩm mỹ là quá trình trang bị sự hiểu biết, cảm xúc cái đẹp và lòng mong muốn xây dựng và thể hiện, sáng tạo cái đẹp trong hiện thực, với mục đích mở rộng nhận thức và xây dựng thế giới tình cảm, phát triển và củng cố quan hệ nhân đạo đối với con người và cuộc sống. Giáo dục thẩm mỹ góp phần phát triển toàn diện nhân cách, tích cực giúp cho việc thấm nhuần các tư tưởng tiên tiến của thời đại và thể hiện sự gắn bó chặt chẽ giữa Chân - Thiện - Mỹ. Giáo dục thẩm mỹ là quá trình giáo dục để hình thành cho con người nhận thức, đánh giá, sáng tạo và hành động theo quy luật của cái đẹp. 2.1.3. Nội dung của giáo dục thẩm mỹ Giáo dục thẩm mỹ là một bộ phận hợp thành của sự nghiệp giáo dục con người nói chung. Những nội dung cơ bản của giáo dục thẩm mỹ là: - Giáo dục ý thức thẩm mỹ cho con người về tình cảm thẩm mỹ, nhu cầu thẩm mỹ, thị hiếu thẩm mỹ, lý tưởng thẩm mỹ. - Giáo dục năng lực thẩm mỹ cho con người về khả năng cảm thụ, đánh giá và sáng tạo thẩm mỹ. Giáo dục thẩm mỹ nhằm mục tiêu năng lực thẩm mỹ của đối tượng của giáo dục được nâng cao, chủ thể thẩm mỹ có được các khả năng trong cảm thụ, đánh giá và sáng tạo thẩm mỹ. - Giáo dục tri thức thẩm mỹ. Tri thức thẩm mỹ là những kiến thức trong lịch sử mỹ học, những kiến thức trong cảm thụ, trong đánh giá và sáng tạo cái đẹp của chủ thể thẩm mỹ.
  • 10. 10 - Giáo dục giá trị và những chuẩn mực thẩm mỹ. Đó là giáo dục những thang, bảng giá trị, chuẩn mực của giá trị thẩm mỹ trong truyền thống và trong hiện đại. Kết quả của giáo dục giá trị thẩm mỹ là chủ thể thẩm mỹ đánh giá, so sánh, nhận thức được đâu là giá trị cơ bản, giá trị cốt lõi và những chuẩn mực thẩm mỹ của xã hội mà cá nhân phải tuân theo. 2.1.4. Một số hình thức giáo dục thẩm mỹ cơ bản Có một số hình thức giáo dục thẩm mỹ cơ bản như sau: Thứ nhất, giáo dục thẩm mỹ bằng nghệ thuật: Là một cách thức cần thiết để bồi đắp tình cảm thẩm mỹ tốt đẹp, nâng cao thị hiếu thẩm mỹ, định hướng lý tưởng thẩm mỹ đúng đắn cho con người. Giáo dục thẩm mỹ bằng nghệ thuật là một cách thức hữu dụng, quan trọng trong việc làm phong phú và sâu sắc đời sống thẩm mỹ cho giới trẻ, nâng cao năng lực và văn hóa thẩm mỹ cho họ, giúp họ định hướng được những giá trị thẩm mỹ đúng đắn và chuẩn mực. Thứ hai, giáo dục thẩm mỹ bằng cách nêu gương sáng về các giá trị chân - thiện - mỹ: Là cách giáo dục có tính chất phổ cập, gắn với tình cảm và tâm lý. Do đó, nó có hiệu quả rất lớn. Những tấm gương người tốt, việc tốt có tác động mạnh mẽ đến đời sống thẩm mỹ, tạo thành một hình ảnh sâu đậm, trong sáng và có tác dụng giáo dục cái đẹp rất lớn. Những gương người tốt, việc tốt thôi thúc thế hệ trẻ mong muốn noi theo, cổ vũ ta hành động, gây cho ta sự say mê hứng khởi Thứ ba, giáo dục thẩm mỹ thông qua lao động và hoạt động thực tiễn xã hội. Lao động không chỉ giúp con người có thể thỏa mãn các nhu cầu cơ bản của bản thân như ăn, uống, ở, mặc mà còn là tiêu chuẩn để phân biệt cái đẹp, cái tốt và cái xấu, cái phản thẩm mỹ. Trong quá trình lao động, những tình cảm thẩm mỹ của con người được nảy sinh, những thị hiếu thẩm mỹ xuất hiện và những lý tưởng thẩm mỹ được hình thành. Thứ tư, giáo dục thẩm mỹ bằng mỹ học Mác - Lênin và các khoa học gần gũi: Là hoạt động nhằm trang bị những kiến thức, những quan niệm và phương pháp luận mácxít nhằm giúp con người nâng cao đời sống thẩm mỹ của bản thân và hình thành những giá trị thẩm mỹ đúng đắn. Mỹ học Mác - Lênin hướng cho giới trẻ đến sự kết hợp hài hòa giữa cái cá nhân và cái xã hội, bồi đắp những tình cảm tốt đẹp, củng cố niềm tin cho con người, khẳng định vai trò của cái đẹp trong đời sống xã hội. Thứ 5, Giáo dục thẩm mỹ qua truyền thông đại chúng. Đây là hình thức giáo dục mới nhằm thỏa mãn nhu cầu thẩm mỹ cho nhân dân - nhất là tầng lớp thanh
  • 11. 11 niên. Truyền thông đại chúng không chỉ giúp thanh niên tiếp nhận những giá trị văn hóa tinh thần tốt đẹp mà còn góp phần giúp họ nâng cao năng lực thẩm mỹ. Vì vậy, có thể nói, truyền thông đại chúng đã và đang trở thành một phương tiện cần thiết và hữu hiệu trong việc giáo dục thẩm mỹ ở Việt Nam hiện nay. 2.2. Thanh niên và giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên 2.2.1. Khái niệm thanh niên Ở Việt Nam, theo “Luật Thanh niên” được Quốc hội khóa XI thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2000: Thanh niên là công dân Việt Nam có độ tuổi từ 16 đến 30. Thanh niên là lực lượng nòng cốt trong việc xây dựng và phát triển đất nước, đưa đất nước ra khỏi nghèo nàn, lạc hậu. Như vậy, có thể nhận thấy, thanh niên là lứa tuổi đẹp nhất của đời người, là đơn vị tuyệt vời nhất và linh hoạt nhất của nhân loại. Thanh niên còn là lứa tuổi đang phát triển, định hướng và trưởng thành về mọi mặt: thể chất và tinh thần, về nhu cầu tình cảm và lý trí, về khả năng và nhân cách, tư duy năng động và tính sáng tạo, sự linh hoạt di động về các giá trị định hướng trong cuộc sống để tạo ra sự phát triển hài hòa về cá tính và hoàn thiện nhân cách cá nhân. 2.2.2.Giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên a. Khái niệm Giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên là giáo dục sự hiểu biết, cảm xúc cái đẹp và lòng mong muốn xây dựng và thể hiện, sáng tạo cái đẹp trong hiện thực, với mục đích mở rộng nhận thức và xây dựng thế giới tình cảm của thanh niên, phát triển và củng cố quan hệ nhân đạo đối với con người và cuộc sống. Giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên góp phần phát triển toàn diện nhân cách, tích cực giúp cho việc thấm nhuần các tư tưởng tiên tiến của thời đại và thể hiện sự gắn bó chặt chẽ giữa Chân - Thiện - Mỹ. Nói cách khác, giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên là quá trình giáo dục để hình thành cho thanh niên nhận thức, đánh giá, sáng tạo và hành động theo quy luật của cái đẹp. b. Vai trò của giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên Giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên có những vai trò cơ bản sau: Một là: bồi dưỡng tình cảm thẩm mỹ lành mạnh cho thanh niên. Tình cảm thẩm mỹ của thanh niên là một trạng thái đặc biệt của tình cảm, một yếu tố cấu thành hệ thống tình cảm của con người nói chung và thanh niên nói riêng nảy sinh trong sự sáng tạo và thưởng thức cái đẹp, là sự phản ánh hiện thực một cách đặc thù, độc đáo trong ý thức.
  • 12. 12 Hai là: Định hướng và nâng cao thị hiếu thẩm mỹ cho thanh niên. Thị hiếu thẩm mỹ là trình độ và sở thích trong lĩnh vực thẩm mỹ. Thị hiếu thẩm mỹ là “khả năng lựa chọn phổ biến của con người, là sở thích trong mọi lĩnh vực của cá nhân và của tập thể. Thị hiếu thẩm mỹ chính là cách đánh giá, là sự lựa chọn, là cái “gu” của con người trước cái hay, cái đẹp; cũng như cái xấu, cái dở của đời sống xã hội. Ba là: bồi đắp lý tưởng thẩm mỹ đúng đắn cho thanh niên với khát vọng hướng tới Chân - Thiện - Mỹ; là sự thống nhất giữa biểu tượng và quan niệm về cái đẹp trong mối quan hệ giữa con người với con người, con người với thiên nhiên, con người với xã hội và con người với nghệ thuật... Bốn là: nâng cao năng lực thưởng thức, đánh giá và sáng tạo thẩm mỹ cho thanh niên. Nhờ có giáo dục thẩm mỹ mà con người nâng cao được năng lực thẩm mỹ, hình thành và hoàn thiện giá trị thẩm mỹ của bản thân; có khả năng cảm nhận, thưởng thức, đánh giá, lựa chọn và làm phong phú thêm đời sống thẩm mỹ cho bản thân; đồng thời có ý thức đấu tranh chống lại cái xấu, cái ác; có sức đề kháng với những hiện tượng thẩm mỹ “lệch chuẩn”, đi ngược lại với thuần phong mỹ tục và hướng tới những giá trị thẩm mỹ tiến bộ của nhân loại. Năm là: Giáo dục và định hướng giá trị thẩm mỹ cho thanh niên. Giáo dục thẩm mỹ giúp con người hình thành năng lực sáng tạo nghệ thuật, lòng ham muốn và khả năng đem cái đẹp vào đời sống học tập, lao động và ứng xử, có những quan niệm, chuẩn mực, niềm tin thẩm mỹ, phát triển năng lực phán đoán và đánh giá thẩm mỹ, hình thành thị hiếu, lý tưởng thẩm mỹ đúng đắn. 2.2.3. Mộtsố đặcđiểm tâm lý, lứatuổi của thanhniênđối với giáo dục thẩm mỹ Qua việc nghiên cứu về thanh niên, có thể nhận thấy một số đặc trưng nổi bật của lứa tuổi thanh niên như sau: Thứ nhất; thanh niên là một lứa tuổi còn trẻ, chưa được bồi đắp tình cảm thẩm mỹ và trang bị tri thức thẩm mỹ vì đây là giai đoạn con người chuyển biến từ một đứa trẻ thành một người trưởng thành với sự hoàn thiện cơ thể về mặt sinh học và những chuyển biến về tâm - sinh lý, tình cảm rất điển hình của tuổi dậy thì. Thứ hai; Thanh niên là lớp người vô cùng năng động, nhạy cảm trong tiếp nhận cái mới, cái lạ bởi tính trẻ, năng động, ưa thử nghiệm và dễ tiếp thu cái mới của nền văn hóa khác và lạ là mẫu số chung, là đặc điểm chung của thanh niên ở mọi thời đại, mọi quốc gia - dân tộc.
  • 13. 13 Thứ ba; Thanh niên là lứa tuổi luôn mong muốn và khát khao cái đẹp. Hầu hết thanh niên đều có nhu cầu, mong muốn được khẳng định mình và vươn đến cái đẹp trong cuộc sống. Trong quá trình học tập, lao động sản xuất và hoạt động thực tiễn thanh niên luôn hướng đến, mong muốn vươn tới cái đẹp và làm cho cuộc sống ngày một đẹp hơn. Thứ tư; Thanh niên là lứa tuổi cần định hướng giá trị thẩm mỹ. Thanh niên hiện nay đang có xu hướng hướng ngoại, thích tiếp nhận cái mới, cái lạ của thế giới. Thanh niên trong quá trình tiếp cận tới hệ thống giá trị mới cần có sự định hướng, có sự giáo dục cho phù hợp với truyền thống văn hóa dân tộc. 2.2.4. Tính tất yếu của giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên Tính tất yếu của việc giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên được thể hiện ở những điểm sau: Thứ nhất, Do yêu cầu của cách mạng và quá trình đổi mới cần nguồn nhân lực chất lượng cao vì tuổi thanh niên là một giai đoạn rất quan trọng trong cuộc đời mỗi con người. Ở lứa tuổi này, thanh niên đã phải trải qua một quá trình hình thành và phát triển năng lực thẩm mỹ nhất định để có được thế giới quan khoa học, được rèn luyện để thể hiện đầy đủ của một chủ thể thẩm mỹ sáng tạo, có ý chí. Thứ hai, Do mở cửa, hội nhập, tiếp thu cái mới và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Hiện nay, trong quá trình hội nhập, giao lưu về văn hóa góp phần vào sự phát triển nhân cách đạo đức - thẩm mỹ của con người hiện đại nên phải có sự kết hợp một cách hài hòa, phù hợp giữa truyền thống và hiện đại, giữa dân tộc và quốc tế, nhằm tạo ra một sự phát triển hài hòa và bền vững đời sống tinh thần của cá nhân cũng như của xã hội. Thứ ba, Do thực tế đời sống thanh niên còn thiếu định hướng về tình cảm, ý thức và tri thức thẩm mỹ do yêu cầu của thời đại mới. Thời đại ngày nay đang có nhiều thay đổi lớn lao trong đó toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế là một xu hướng làm ảnh hưởng trực tiếp đến hầu hết các nước trên thế giới. Giáo dục thẩm mỹ có ý nghĩa rất quan trọng giúp cho lứa tuổi thanh niên có thể có những định hướng đúng đắn về mặt thẩm mỹ. Thứ 4: Do công tác giáo dục và giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên thông qua các hình thức trường quy có nhiều bất cập với nội dung và hình thức trong giáo dục thẩm mỹ mang tính trường quy còn chưa đáp ứng được nhu cầu, thị hiếu và định
  • 14. 14 hướng giá trị thẩm mỹ cho thanh niên. Do đó, đa dạng hóa hình thức giáo dục thẩm mỹ có vai trò rất quan trọng. 2.3.Truyền thông đại chúng với giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên 2.3.1. Quan niệm về truyền thông và truyền thông đại chúng Trên cơ sở kế thừa những quan điểm của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước, theo tác giả luận án: Truyền thông là một hoạt động giao tiếp, trao đổi thông tin giữa người với người nhằm tạo nên sự hiểu biết giữa các cá nhân, các nhóm, các tổ chức trong cộng đồng xã hội. Truyền thông đại chúng là hoạt động giao tiếp, trao đổi thông tin mang tính xã hội rộng rãi. Truyền thông đại chúng có những đặc điểm cơ bản sau: Công chúng tiếp nhận thông tin là số đông; nội dung các thông điệp mang tính phổ biến, có tính xã hội, là những vấn đề chung có liên quan đến nhiều người, nhiều lĩnh vực trong xã hội; hiệu quả của hoạt động truyền thông được xem xét, đánh giá từ nhiều người trong xã hội, truyền thông trở thành một hoạt động chung của toàn xã hội. 2.3.2. Khái quát về lịch sử phát triển và các loại hình truyền thông đại chúng Hiện nay, trên thế giới đã và đang tồn tại nhiều loại hình truyền thông đại chúng gắn với sự phát triển của xã hội loài người ở những giai đoạn phát triển khác nhau. Những loại hình truyền thông đại chúng cũ và mới tồn tại đan xen với nhau, vừa cạnh tranh vừa bổ sung cho nhau. Theo các nhà nghiên cứu truyền thông, truyền tin bằng ngôn ngữ, chữ viết, sách báo là những hình thức truyền tin sơ khai và có lịch sử từ rất lâu đời của loài người. Sau đó là sách, báo phát thành, truyền hình và internet… 2.1.3.3. Giáodục thẩm mỹcho thanh niên thông qua truyền thông đại chúng và tính đặc thù của nó Đặc điểm của giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên qua truyền thông đại chúng được thể hiện qua những điểm cơ bản sau: Thứ nhất, giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên qua truyền thông đại chúng là sự giáo dục có tính định hướng, chủ động của các cơ quan truyền thông nhằm tác động vào thanh niên. Thứ hai, giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên qua truyền thông đại chúng là hình thức giáo dục có tính hấp dẫn cao đối với thanh niên.
  • 15. 15 Thứ ba, giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên qua truyền thông đại chúng là hình thức giáo dục năng động, linh hoạt và tiện ích đối với thanh niên. Tiểu kết chương 2 Thanh niên là lứa tuổi trẻ trung, có nhiều nhiệt huyết, lý tưởng với nhiều ước mơ, hoài bão, luôn có khao khát hướng đến cái đẹp nhưng do hạn chế về trình độ nhận thức cũng như vốn sống nên thanh niên cũng dễ mất định hướng, dễ “lệch chuẩn”. Vì vậy, giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên là một việc làm có ý nghĩa rất quan trọng, góp phần vào việc hoàn thiện nhân cách cho thanh niên. Cùng với các phương thức giáo dục thẩm mỹ truyền thống như qua lao động, qua gương người tốt việc tốt, qua, qua mỹ học Mác - Lênin…, truyền thông đại chúng trong đó có truyền hình đang trở thành một phương tiện hữu hiệu trong việc giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên hiện nay. Chương 3 THỰC TRẠNG GIÁO DỤC THẨM MỸ CHO THANH NIÊN THÔNG QUA TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG Ở VIỆT NAM 3.1. Các yếu tố tác động đến giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên Việt Nam hiện nay qua truyền thông đại chúng 3.1.1. Sự phát triển của khoa học, công nghệ hiện đại Đầu thế kỷ XX, khoa học, công nghệ trên thế giới có những bước phát triển nhảy vọt với sự ra đời của công nghệ thông tin đã mở ra một kỷ nguyên mới cho truyền thông đại chúng bởi nó đã tạo ra những loại hình truyền thông mới, nhất là internet và báo mạng điện tử. Nhờ có những tiến bộ về khoa học và công nghệ mà hầu hết tất cả các loại hình truyền thông đại chúng đều được trang bị những phương tiện kỹ thuật hiện đại, tạo nên sức hút mạnh mẽ đối với công chúng. Với đặc điểm là thích những cái mới, có khả năng nắm bắt và sử dụng tốt công nghệ, thanh niên chính là tầng lớp tiếp nhận những thành tựu của công nghệ truyền thông nhiều nhất, phổ biến nhất. Do đó, những thành tựu trong công nghệ truyền thông có những tác động nhất định đến việc giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên. 3.1.2. Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đã có ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển của truyền thông đại chúng như: toàn cầu hóa thu hẹp mọi khoảng cách về không
  • 16. 16 gian, thời gian tiếp nhận thông tin của tất cả mọi người và của các quốc gia, dân tộc trên thế giới; toàn cầu hóa đã thúc đẩy quá trình hiện đại hóa, đa dạng hóa các loại hình, phương tiện truyền thông đại chúng; tạo ra một môi trường rộng lớn để mọi người có thể học tập, trao đổi thông tin qua các phương tiện thông tin đại chúng. Vì vậy, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế cũng là một trong những nhân tố tác động đến việc giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên Việt Nam qua truyền thông đại chúng. 3.1.3. Quá trình đổi mới đất nước Trong quá trình đổi mới đất nước, trong đó có đổi mới nhận thức của Đảng về việc giáo dục thẩm mỹ cho con người nói chung và cho thanh niên nói riêng đã có tác động không nhỏ đến việc giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên Việt Nam hiện nay. Bên cạnh việc giáo dục thẩm mỹ theo những hình thức truyền thống như qua nhà trường, qua lao động, qua nghệ thuật, Đảng ta đã chú trọng đến việc phát huy thế mạnh của các hình thức văn hóa có tính hiện đại như truyền thông đại chúng. 3.1.4.Tácđộngcủaquátrình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nói chung và công nghiệp hóa, hiện đại hóa truyền thông đại chúng nói riêng có tác động mạnh mẽ đến việc giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên. Truyền thông đại chúng là một hình thức giáo dục mới mẻ, có tính ứng dụng cao, sử dụng các trang thiết bị hiện đại, có tác động trực tiếp đến đời sống thẩm mỹ của thanh niên nên nó cũng dễ dàng tạo ra những thay đổi trong đời sống thẩm mỹ của họ. 3.1.5.Đườnglốixâydựng, pháttriển văn hóa, con người để phát triển bền vững đất nước Trong đường lối phát triển của Việt nam hiện nay, Đảng ta rất chú trọng vai trò của văn hóa, gắn sự phát triển kinh tế với sự phát triển văn hóa, xã hội và giáo dục. Văn hóa được xem như là đích đến của sự phát triển xã hội, là mục tiêu cao nhất mà quá trình phát triển của đất nước cần hướng đến. Văn hóa được gắn với sự phát triển và văn hóa là sức mạnh nội sinh cho sự phát triển đất nước và con người Việt nam. 3.1.6. Tác động của đạo đức, lối sống của con người đối với việc giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên Việt Nam qua truyền thông đại chúng Trong những năm gần đây, tình trạng suy thoái về tư tưởng, đạo đức, lối sống của con người Việt Nam nói chung và đội ngũ cán bộ, đảng viên nói riêng đang trở thành một trong những đề tài nóng bỏng được phản ánh hàng ngày, hàng giờ trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Nó không chỉ gây mất niềm tin cho nhân
  • 17. 17 dân, nhất là tầng lớp thanh niên đối với những giá trị đạo đức, lối sống tốt đẹp của dân tộc mà nó còn ảnh hưởng không nhỏ đến việc định hướng về hệ giá trị của thanh niên. Không ít thanh niên cảm thấy hoang mang, mất phương hướng trong việc xác định phương châm sống của mình; thậm chí học theo lối sống không lành mạnh, thiếu đạo đức được lan truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng. 3.2. Thực trạng giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên thông qua truyền hình ở Việt Nam hiện nay 3.2.1. Những mặt tích cực của truyền thông đại chúng nói chung và truyền hình nói riêng trong giáodụcthẩm mỹcho thanh niên Việt Nam hiện nay 3.2.1.1. Truyền hình giáo dục ý thức thẩm mỹ cho thanh niên Thứ nhất, truyền hình góp phần bồi đắp những tình cảm tốt đẹp cho thanh niên. Các chương trình truyền hình có tác động tích cực trong việc góp phần bồi đắp tình cảm cho thanh niên như bồi đắp sự quan tâm, chia sẻ của họ đối với các vấn đề chính trị - xã hội cả trong nước và quốc tế, nhất là những khó khăn, bất hạnh rủi ro của cộng đồng; bồi đắp tình yêu quê hương đất nước, niềm tự hào về truyền thống cách mạng dân tộc… Đó là những tình cảm lành mạnh, trong sáng góp phần đáng kể trong việc làm phong phú và sâu sắc đời sống tình cảm của thanh niên, giúp cho họ luôn biết hướng đến những tình cảm tốt đẹp. Thứ hai, truyền hình góp phần nâng cao thị hiếu thẩm mỹ cho thanh niên, giúp họ có những lựa chọn thẩm mỹ đúng đắn. Các chương trình có nội dung thời sự - chính luận giúp thanh niên thường học được cách truyền đạt thông tin một cách lưu loát với những ngôn từ chuẩn mực, trang phục đẹp. Các chương trình thể thao giúp cho thanh niên hiểu được cả những khó khăn, thử thách và cả những vinh quang mà thể thao mang lại. Các chương trình ca nhạc giải trí, quảng cáo trên truyền hình trong việc làm phong phú đời sống văn hóa tinh thần cho thanh niên. Thứ ba, truyền hình góp phần bồi đắp và nâng cao lý tưởng thẩm mỹ cho thanh niên. Các chương trình truyền hình trong thời gian qua giúp cho thanh niên tìm được nhiều niềm vui, sự thoải mái, giải tỏa những áp lực căng thẳng trong học tập, trong công việc và trong cuộc sống nói chung mà còn góp phần tích cực trong việc còn nâng cao giá trị thẩm mỹ cho thanh niên trên các mặt như tình cảm thẩm mỹ, thị hiếu thẩm mỹ và lý tưởng thẩm mỹ.
  • 18. 18 3.2.1.2. Truyền hình với việc hình thành và phát triển năng lực thẩm mỹ cho thanh niên Truyền hình bao chứa khả năng truyền tin đa dạng và phong phú, qua đó có tác động thẩm mỹ tới đông đảo tầng lớp thanh niên. Do tính đa dạng và phong phú về mặt thông tin, do những khả năng đặc biệt về mặt kỹ thuật, công nghệ có thể nói truyền hình bao chứa với một mức độ nhất định, tất cả các hình thức giáo dục thẩm mỹ. Vì vậy, nó có vai trò trong việc hình thành và phát triển các yếu tố, các hình thái của ý thức thẩm mỹ cũng như năng lực sáng tạo, đánh giá, thưởng thức thẩm mỹ của thanh niên. 3.2.1.3. Truyền hình giáo dục giá trị thẩm mỹ và hình thành nhân cách cho thanh niên. Do tính đặc thù của mình, truyền hình có thể cung cấp lượng thông tin - tri thức đa dạng, phong phú hơn bất kỳ một loại hình truyền thông, một phương thức giáo dục nào khác. Những thông tin trên truyền hình có nội dung và ngôn ngữ diễn đạt phù hợp với trình độ tiếp cận của mọi tầng lớp thanh niên. Điều đáng chú ý trong sự tác động của truyền hình đến trí tuệ của con người ở chỗ, họ tiếp nhận những thông tin từ truyền hình trong thời gian rảnh rỗi của mình. Hơn nữa, sự tiếp nhận này là sự tiếp nhận tự do, sự tiếp nhận thôi thúc từ nhu cầu bên trong, nhu cầu giải trí và nhu cầu muốn mở rộng, nâng cao sự hiểu biết. Nhờ có chức năng giải trí mà những tri thức được phát ra trên truyền hình được con người tiếp nhận một cách tự nhiên và thoải mái. 3.2.2.Mộtsố hạnchế còntồntạicủa truyềnthông đạichúng nói chung và truyền hình nói riêng trong việc giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên Do tác động của nền kinh tế thị trường, một số chương trình trên các phương tiện truyền thông đại chúng có xu hướng chạy theo lợi nhuận, cạnh tranh không lành mạnh, xa rời tôn chỉ và mục đích hoạt động của mình. Một số phương tiện truyền thông đại chúng quá nặng về hình thức thể hiện, có xu hướng biến đổi từ đại chúng hóa sang cá nhân hóa khi lấy chuyện bới móc đời tư của cá nhân, nhất là những người nổi tiếng, đặc biệt là những “xì-căng-đan” làm đề tài chính. Điều đó đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên. Một bộ phận không nhỏ giới trẻ dễ bị ảnh hưởng bởi lối sống thực dụng, buông thả, chuộng hình
  • 19. 19 thức, thích chạy theo danh tiếng, sự hào nhoáng, dễ dãi và cơ hội trong đời sống tình cảm cá nhân… Có nhiều chương trình truyền hình còn dễ dãi trong việc kiểm soát trang phục, ngôn ngữ của diễn viên, ca sĩ, người dẫn chương trình, người mẫu gây ảnh hưởng không nhỏ đến thị hiếu thẩm mỹ của thanh niên, khiến thanh niên có xu hướng chạy theo những mẫu, mốt ăn mặc phản cảm, phát ngôn gây sốc, thiếu văn hóa. Truyền hình Việt Nam thời gian qua đang có xu hướng thương mại hóa rõ rệt. Biểu hiện của nó là sự xuất hiện quá nhiều các chương trình quảng cáo trên truyền hình, kể cả những chương trình được chiếu trên khung “giờ vàng”. Những chương trình quảng cáo luôn lặp đi lặp lại tạo nên sự nhàm chán. Nhiều hình ảnh quảng cáo thiếu trung thực, có nội dung khiếm nhã, dung tục ảnh hưởng không nhỏ đến việc giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên. Truyền hình Việt Nam cũng có xu hướng “sính ngoại”. Biểu hiện của xu hướng này là sự xuất hiện của nhiều chương trình có bản quyền nước ngoài, nhất là các chương trình giải trí, phim truyện. Việc hợp tác quốc tế về truyền hình là một xu hướng tất yếu, tuy nhiên xu hướng này có phần “lạm phát” ở truyền hình nước ta. Điều đó dẫn đến một nghịch lý là thanh niên Việt Nam hiện nay có một bộ phận không nhỏ thích “ngoại” hơn “nội”, thích ca nhạc quốc tế, hải ngoại hơn nhạc truyền thống, nhạc trữ tình dân tộc; thích phim truyện nước ngoài hơn phim truyện Việt Nam… 3.3. Những nguyên nhân cơ bản của những thành tựu và hạn chế trong giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên Việt Nam qua truyền thông đại chúng nói chung và truyền hình nói riêng 3.3.1. Nguyên nhân cơ bản của những thành tựu Thứ nhất, sự chủ động của các chủ thể trong việc giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên. Các chủ thể đó chính là Đảng, Nhà nước và các cơ quan quản lý truyền thông. Thứ hai, là sức hút ngày càng cao của truyền hình đối với thanh niên. Truyền hình là một trong những phương tiện có nhiều người quan tâm nhất, trong đó có giới trẻ. Các chương trình truyền hình có tính lan tỏa rộng, tính liên tục hàng ngày và tính thẩm thấu sâu rộng. Các chương trình truyền hình, nhất là các chương trình giải trí, phim truyện đã trở thành mối quan tâm được bàn luận hàng ngày của con người, nhất là thanh niên.
  • 20. 20 Thứ ba, các nội dung của giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên qua truyền hình rất phong phú, đa dạng, hình thức thể hiện mới mẻ có nhiều điểm phù hợp với giới trẻ. 3.3.2. Nguyên nhân của một số hạn chế Thứ nhất, do sự quản lý còn lỏng lẻo, thiếu hiệu quả của Nhà nước và các cơ quan truyền thông về truyền hình mà chất lượng và hiệu quả của không ít chương trình truyền hình còn thấp. Thứ hai, do xu hướng thương mại hóa khiến một số chương trình truyền hình lãng quên đi tôn chỉ, mục đích của mình; chỉ chú tâm đến lợi nhuận kinh tế. Biểu hiện rõ nhất của xu hướng này là các chương trình có nội dung ca nhạc giải trí, quảng cáo, phim truyện…. Thứ ba, do năng lực thẩm mỹ của thanh niên còn hạn chế tạo thành rào cản để thanh niên có thể lựa chọn, đánh giá được mặt tích cực cũng như hạn chế của truyền hình nói riêng và truyền thông đại chúng nói chung nên họ thường tiếp nhận một cách từ phát, không có khả năng “miễn dịch” trước những mặt trái của truyền hình nên dễ dẫn đến những lệch lạc về mặt thẩm mỹ. 3.4. Một số vấn đề đặt ra đối với giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên thông qua truyền thông đại chúng hiện nay Thứ nhất, mâu thuẫn giữa tốc độ phát triển ngày càng cao của truyền thông đại chúng cũng như truyền hình với những khả năng, năng lực quản lý hành chính của Nhà nước đối với truyền thông đại chúng ở nước ta hiện nay. Thứ hai, mâu thuẫn giữa nhu cầu của việc nâng cao hiệu quả của giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên qua truyền thông đại chúng với những hạn chế còn tồn tại của thực tiễn xã hội. Thứ ba, mâu thuẫn giữa tính giáo dục và tính thương mại của truyền thông đại chúng cũng như truyền hình trong giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên. Thứ tư, mâu thuẫn giữa những giá trị truyền thống và hiện đại được thể hiện trên các phương tiện truyền thông đại chúng trong việc giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên nước ta. Tiểu kết chương 3 Truyền thông đại chúng có tác động tích cực đến việc giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên. Truyền thông đại chúng không chỉ giúp thanh niên có đời sống văn hóa tinh thần phong phú, lành mạnh, giải tảo áp lực căng thẳng mà còn góp phần nâng cao cao đời sống và giá trị thẩm mỹ cho thanh niên. Những ưu điểm đó là do định
  • 21. 21 hướng đúng đắn của Đảng, của các cơ quan truyền hình về thanh niên và công tác thanh niên cũng như về việc nâng cao trách nhiệm của truyền thông đại chúng trong việc giáo dục thẩm mỹ, đạo đức, lối sống cho thanh niên; do sức hút ngày càng mạnh mẽ của truyền hình với thanh niên… Bên cạnh những ưu điểm trong việc giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên, truyền thông đại chúng còn có một số hạn chế chưa cân đối, chắt lọc giữa các chương trình, nội dung; phát sóng quá nhiều các chương trình có nội dung giải trí theo hướng thương mại, xu hướng “sính ngoại” dẫn đến “lệch chuẩn” trong hành vi, định hướng sống, ăn mặc phản cảm, phát ngôn “gây sốc”, thần tượng một cách thái quá… Những hạn chế đó bắt nguồn từ sự quản lý còn lỏng lẻo, thiếu hiệu quả của Nhà nước và các cơ quan truyền thông, từ xu hướng thương mại hóa ngày càng cao của truyền thông đại chúng, từ năng lực thẩm mỹ của thanh niên còn nhiều hạn chế. Chương 4 XU HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA GIÁO DỤC THẨM MỸ CHO THANH NIÊN VIỆT NAM QUA TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG 4.1. Một số xu hướng biến đổi cơ bản của giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên Việt Nam qua truyền thống đại chúng trong thời gian tới Từ việc phân tích thực trạng phát triển của giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên Việt Nam qua truyền thông đại chúng, tác giả luận án đưa ra một số dự báo cơ bản như sau: Thứ nhất, cách mạng khoa học, công nghệ hiện đại và quá trình toàn cầu hóa tác động mạnh mẽ đến giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên qua truyền thông đại chúng. Thứ hai, Đảng và Nhà nước tiếp tục tăng cường sự định hướng, quản lý và giám sát đối với việc giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên qua truyền thông đại chúng. Thứ ba, nhu cầu giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên qua truyền thông đại chúng ngày càng tăng cao.
  • 22. 22 4.2. Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả của giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên Việt Nam thông qua truyền thông đại chúng 4.2.1. Nhóm giải pháp về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng; quản lý của Nhà nước với giáodục thẩm mỹcho thanh niên qua truyền thông đại chúng Thứ nhất, tiếp tục tăng cường sự định hướng và lãnh đạo của Đảng đối với việc giáo dục cho thanh niên nói chung và giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên nói riêng qua truyền thông đại chúng. Thứ hai, cần phải tăng cường công tác quản lý, kiểm tra giám sát của Nhà nước cũng như của các cơ quan quản lý truyền thông đối với công tác giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên qua truyền thông đại chúng. Thứ ba, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý Nhà nước đối với truyền thông đại chúng 4.2.2. Nhóm giải pháp vềtrách nhiệm xã hội, đạo đức, năng lực của chủ thể văn nghệ sỹ và đội ngũ nhân lực truyền thông Thứ nhất, tuyên truyền, giáo dục để nâng cao trình độ chuyên môn, ý thức trách nhiệm, năng lực hoạt động thực tiễn của đội ngũ cán bộ làm công tác truyền thông và những văn nghệ sỹ hoạt động trên truyền hình. Thứ hai, kiểm soát và hạn chế tối đa xu hướng thương mại hóa truyền hình. Thứ ba, xây dựng các chương trình truyền hình có nội dung cần đảm bảo tính đa dạng, phong phú, lành mạnh, hướng đến việc xây dựng và phát triển toàn diện cho con người 4.2.3. Nhóm giải pháp về đổi mới nội dung, phương thức giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên thông qua truyền thông đại chúng Thứ nhất, nâng cao năng lực thẩm mỹ cho thanh niên qua việc cải cách nội dung, chương trình, hình thức giáo dục thẩm mỹ trong nhà trường. Thứ hai, nâng cao năng lực thẩm mỹ cho thanh niên thông qua việc đa dạng hóa các hình thức giáo dục thẩm mỹ. Thứ ba, nâng cao năng lực thẩm mỹ cho thanh niên thông qua việc kết hợp hài hòa giữa giáo dục thẩm mỹ và giáo dục đạo đức. Thứ tư, phát huy tối đa vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội, nhất là các tổ chức chính trị - xã hội của thanh niên như Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội sinh viên Việt Nam trong công tác giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên.
  • 23. 23 Thứ năm, nâng cao năng lực thẩm mỹ cho thanh niên thông qua việc kết hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên. Thứ sáu, nâng cao năng lực thẩm mỹ cho thanh niên bằng cách sắp xếp, cân bằng, bố trí lại các nội dung, chương trình trên các phương tiện thông tin đại chúng; tăng cường những chương trình có nội dung giáo dục, trong đó có giáo dục thẩm mỹ. 4.2.4. Nhóm giải pháp đối với chủ thể thanh niên và tổ chức thanh niên trong tiếp nhận giá trị thẩm mỹ qua truyền thông đại chúng Thứ nhất, thanh niên phải có ý thức thẩm mỹ trong việc tiếp nhận các nội dung, chương trình qua các phương tiện truyền thông đại chúng để nâng cao đời sống thẩm mỹ và góp phần hoàn thiện nhân cách của mình. Thứ hai, thanh niên phải có những tri thức nhất định về thẩm mỹ. Tri thức này không phải tự nhiên có được mà đó là kết quả của quá trình học tập, tích lũy tri thức. Thứ ba, thanh niên không có ý thức vươn lên, không có bản lĩnh và ý chí vững vàng trong việc lựa chọn những giá trị thẩm mỹ cho bản thân mình. Tiểu kết chương 4 Trên cơ sở phân tích những giá trị tích cực cũng như một số hạn chế còn tồn tại của truyền thông trong việc giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên, chúng tôi đã đưa ra một số dự báo cơ bản về xu hướng biến đổi của giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên qua truyền thông đại chúng. Từ những thực tiễn và những xu hướng biến đổi cơ bản trên, chúng tôi cũng đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm tăng cường vai trò của giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên Việt Nam qua truyền thông đại chúng trong thời gian tới.
  • 24. 24 KẾT LUẬN Giáo dục thẩm mỹ là một trong những nội dung giáo dục cơ bản và quan trọng đối với con người, nhất là lứa tuổi thanh niên – lứa tuổi có nhiều sức khỏe, có tri thức với nhiều ước mơ, hoài bão, lý tưởng nhưng cũng rất dễ có những vấp váp, sai lầm, bồng bột trong cuộc đời. Với chủ trương phát triển toàn diện con người, đặc biệt là lứa tuổi thanh niên - những chủ nhân tương lai của đất nước, trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước ta đã rất chú trọng đến việc giáo dục toàn diện cho thanh niên, bao gồm cả giáo dục tri thức, đạo đức, lối sống, thẩm mỹ… Đó là một chủ trương đúng đắn, phù hợp với xu thế phát triển tất yếu của thời đại ngày nay. Ngày nay, các phương tiện truyền thông đại chúng có sự biến đổi, không ngừng. Trong thời gian qua, truyền thông đại chúng đã có nhiều mặt tích cực trong việc giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên như bồi đắp những tình cảm tốt đẹp với thiên nhiên, con người; nâng cao ý thức trách nhiệm, tinh thần vì cộng đồng xã hội cho thanh niên; giúp cho thanh niên có những định hướng đúng đắn, biết sống vì bản thân và gia đình, xã hội; có đời sống tinh thần phóng phú, biết hướng theo cái đẹp… Những mặt tích cực đó là do định hướng đúng đắn của Đảng về sự phát triển truyền thông đại chúng góp phần nâng cao đời sống cho thanh niên, định hướng đúng đắn trong việc phát triển toàn diện con người và sức hút ngày càng cao của truyền thông đại chúng đối với giới trẻ nước ta. Bên cạnh đó, truyền thông đại chúng cũng có những hạn chế nhất định trong việc giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên. Nguyên nhân cơ bản của những hạn chế đó là qua sự quản lý lỏng lẻo của Nhà nước và các cơ quan quản lý khác đối với sự phát triển của truyền thông đại chúng; do xu hướng thương mại hóa ngày càng chi phối hoạt động của truyền thông đại chúng; do năng lực thẩm mỹ của thanh niên nước ta nhìn chung còn thấp, đời sống thẩm mỹ còn nghèo nàn… Để nâng cao hiệu quả của truyền thông đại chúng trong việc giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên nước ta trong thời gian tới, cần tiếp tục nâng cao sự lãnh đạo của Đảng, tăng cường sự quản lý của Nhà nước đơi với sự tác động của truyền thông đại chúng với việc giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên; nâng cao năng lực thẩm mỹ cho thanh niên qua nhà trường, qua gia đình, qua các tổ chức chính trị - xã hội của thanh niên; đặc biệt, tự bản thân thanh niên phải không ngừng có ý thức học tập để trang bị cho bản thân những tri thức thẩm mỹ, tích cực rèn luyện, sống và học tập, làm việc theo những giá trị, chuẩn mực của cái cao cả.