SlideShare a Scribd company logo
1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
CHƢƠNG TRÌNH TỔNG THỂ GIÁO DỤC PHỔ THÔNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số:..../QĐ-BGDĐT ngày.....tháng.... năm 2014
của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
I. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN CHƢƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG1
1. Trên cơ sở mục tiêu đổi mới giáo dục và đào tạo, cần xác định rõ mục tiêu, chuẩn đầu ra chương trình giáo dục từng
cấp học, môn học. Coi đó là cam kết bảo đảm chất lượng của cả hệ thống và từng cơ sở giáo dục phổ thông; là căn cứ giám sát,
đánh giá chất lượng giáo dục phổ thông.
2. Đổi mới chương trình giáo dục phổ thông nhằm phát triển năng lực và phẩm chất, hài hòa đức, trí, thể, mỹ của học
sinh. Nội dung giáo dục , phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi học sinh; coi trọng thực hành,
vận dụng kiến thức vào thực tiễn; chú trọng giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống, văn hoá pháp luật và ý thức công dân, t
- , kiến thức quốc phòng, an ninh và giáo dục thể chất
sinh. Bảo đảm cho học sinh có trình độ trung
học cơ sở (hết lớp 9) có tri thức phổ thông nền tảng, đáp ứng yêu cầu phân luồng mạnh sau trung học cơ sở; trung học phổ
thông phải tiếp cận nghề nghiệp và chuẩn bị cho giai đoạn học sau phổ thông có chất lượng. Bảo đảm năng lực tiếng Việt đồng
thời q .
1
Theo Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào
tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
Dự thảo chính thức
2
lớp học trên; giảm số môn học bắt buộc; tăng số
.
3. Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; vận dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học
một cách linh hoạt, sáng tạo, hợp lý, phù hợp với với nội dung, đối tượng và điều kiện cụ thể của cơ sở giáo dục phổ thông; phát
huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh; thực hiện phương châm “giảng ít, học nhiều”, khắc phục lối truyền thụ áp đặt
một chiều, ghi nhớ máy móc; t và rèn luyện năng lực tự học, tạo cơ sở để học
tập suốt đời, tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực.
, chú ý các hoạt động xã hội, trải nghiệm sáng
tạo, nghiên cứu khoa học. Coi trọng sự phối hợp chặt chẽ giáo dục nhà trường, giáo dục gia đình và giáo dục xã hội. Đẩy mạnh
ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học.
4. chất lượng , bảo đảm trung thực, khách
quan, góp phần hướng dẫn, điều chỉnh cách học và cách dạy. Phối hợp sử dụng kết quả đánh giá trong quá trình học với đánh giá
cuối kỳ, cuối năm học; đánh giá của người dạy với tự đánh giá của người học; đánh giá của nhà trường với đánh giá của gia đình
và của xã hội; thực hiện đánh giá chất lượng giáo dục phổ thông ở cấp độ quốc gia, địa phương, từng cơ sở giáo dục phổ thông và
đánh giá theo chương trình quốc tế để làm căn cứ đề xuất chính sách, giải pháp cải thiện chất lượng giáo dục phổ thông.
Đổi mới phương thức thi và công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông theo hướng giảm áp lực và tốn kém cho xã hội
mà vẫn bảo đảm độ tin cậy, trung thực, đánh giá đúng năng lực học sinh, làm cơ sở cho việc tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp
và giáo dục đại học.
II. MỤC TIÊU CHƢƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG VÀ MỤC TIÊU CHƢƠNG TRÌNH GIÁO DỤC
CÁC CẤP HỌC
1. Mục tiêu chƣơng trình giáo dục phổ thông
Chương trình giáo dục phổ thông nhằm tạo ra những con người Việt Nam phát triển hài hòa về thể chất và tinh thần, phát
huy cao độ tiềm năng của bản thân; có những phẩm chất cao đẹp: Yêu gia đình và quê
; tự lập và tự tin; có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước và nhân loại; tôn trọng pháp luật và thực
hiện nghĩa vụ đạo đức; có học vấn phổ thông; có các năng lực chung: T ; phát hiện và
; sử dụng ngôn ngữ, tính toán, công nghệ thông tin và truyền thông làm cơ sở cho việc lựa chọn nghề nghiệp.
3
2. Mục tiêu chƣơng trình giáo dục cấp Tiểu học
Học sinh được hình thành
trung học cơ sở.
3. Mục tiêu chƣơng trình giáo dục cấp Trung học cơ sở
, tăng cường các phẩm chất và năng lực đã
hình thành ở cấp tiểu học; được hoàn chỉnh cơ bản về học vấn phổ thông và phát triển nhân cách công dân; phát triển các tiềm
năng sẵn có để có thể tiếp tục học trung học phổ thông, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động.
4. Mục tiêu chƣơng trình giáo dục cấp Trung học phổ thông
Học sinh được phát triển hài hòa về thể chất và tinh thần, con người cá nhân
; có kiến thức, kỹ năng phổ thông cơ bản
được định hướng theo lĩnh vực nghề nghiệp phù hợp với năng khiếu và sở thích; phát triển năng lực cá nhân để lựa chọn hư
, năng lực của một công dân.
III. PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC VÀ CHUẨN ĐẦU RA CHƢƠNG TRÌNH GIÁO DỤC MỖI CẤP HỌC
1. Phẩm chất
Chương trình giáo dục phổ thông hình thành và phát triển cho học sinh những phẩm chất:
- Yêu gia đình, quê hương, đất nước;
- Nhân ái, khoan dung;
- , tự trọng, chí công vô tư;
- Tự lập, tự tin, tự chủ và có tinh thần vượt khó;
- Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước, nhân loại và môi trường tự nhiên;
- Tôn trọng, chấp hành kỷ luật, pháp luật và thực hiện nghĩa vụ đạo đức.
2. Năng lực
Chương trình giáo dục phổ thông hình thành và phát triển cho học sinh các năng lực chung và năng lực chuyên biệt.
2.1. Các năng lực chung
a) Nhóm năng lực làm chủ và phát triển bản thân:
4
- Năng lực tự học
- Năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực sáng tạo
- Năng lực tự quản lý
b) Nhóm năng lực về quan hệ xã hội:
- Năng lực giao tiếp
- Năng lực hợp tác
c) Nhóm năng lực công cụ:
- Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông (ICT)
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ
- Năng lực tính toán
2.2. Các năng lực chuyên biệt sẽ được nêu ở chương trình các môn học và hoạt động trải nghiệm sáng tạo.
3. Chuẩn đầu ra chƣơng trình giáo dục mỗi cấp học
Chuẩn đầu ra chương trình giáo dục là sự cụ thể hóa mục tiêu chương trình giáo dục trên hai phương diện phẩm chất và
năng lực của học sinh, là kết quả đầu ra ở mức tối thiểu cần đạt để xác nhận trình độ học tập sau khi kết thúc mỗi cấp học của
giáo dục phổ thông. Chuẩn đầu ra về phẩm chất và năng lực chung chương trình giáo dục các cấp học được qui định tại phụ lục
1.
IV. KẾ HOẠCH GIÁO DỤC
1. Lĩnh vực giáo dục
Các lĩnh vực giáo dục của chương trình giáo dục phổ thông bao gồm:
- Ngôn ngữ (Tiếng Việt, Ngoại ngữ)
-
- Đạo đức - Công dân
- Thể chất
- Nghệ thuật
5
- Khoa học Tự nhiên
-
- Công nghệ
2. Hệ thống môn học, chuyên đề học tập và hoạt động trải nghiệm sáng tạo
Cấp, lớp TIỂU HỌC TRUNG HỌC CƠ SỞ TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Lĩnh vực
Giáo dục
Lớp 1 Lớp 2 Lớp 3 Lớp 4 Lớp 5 Lớp 6 Lớp 7 Lớp 8 Lớp 9 Lớp 10 Lớp 11 Lớp 12
(1) Ngôn ngữ
Tiếng Việt (BB) Ngữ văn (BB)
Ngoại ngữ 1 (BB)
Ngoại ngữ 2 (TC1)
Tiếng dân tộc (TC1)
Ngoại ngữ 2 (TC1)
Tiếng dân tộc (TC1)
Ngoại ngữ 2 (TC1)
(2) Toán học Toán (BB)
(3) Đạo đức –
Công dân
Giáo dục lối sống (BB) Giáo dục công dân (BB) Công dân với Tổ quốc (BB)
(4)Thể chất Thể dục (BB)-Thể thao (TC2)
(5) Nghệ thuật Âm nhạc (TC2)-Mĩ thuật (TC2)
Âm nhạc (TC3)
Mĩ thuật (TC3)
(6) Khoa học
Xã hội và Nhân
văn
Cuộc sống quanh ta
(BB)
Tìm hiểu
Xã hội
(BB)
Khoa học Xã hội
(BB)
Khoa học Xã hội (TC1) Khoa học Xã hội (TC3)
Lịch sử (BB) Lịch sử (TC3)
Địa lí (BB) Địa lí (TC3)
(7) Khoa học
Tự nhiên
Tìm hiểu
Tự nhiên
(BB)
Khoa học Tự nhiên
(BB)
Khoa học Tự nhiên (TC1) Khoa học Tự nhiên (TC3)
Vật lí (BB) Vật lí (TC3)
Hóa học (BB) Hóa học (TC3)
Sinh học (BB) Sinh học (TC3)
(8) Công nghệ
Máy tính-Kĩ thuật
(TC2)
Tin học ứng dụng-Công nghệ
(TC2)
Tin học (TC2) Tin học (TC3)
Công nghệ (TC2) Công nghệ (TC3)
6
Liên quan các lĩnh
vực giáo dục và
môn học
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo (TC2)
Chuyên đề học tập (TC2)
Tự học có hướng dẫn
3. Cấu trúc và định hƣớng nội dung các môn học, chuyên đề học tập và hoạt động trải nghiệm sáng tạo
Các môn học, chuyên đề học tập và hoạt động trải nghiệm sáng tạo được cấu trúc thành một hệ thống chỉnh thể, thống
nhất từ cấp Tiểu học đến cấp Trung học phổ thông; được chia thành 2 loại: bắt buộc (BB) và tự chọn (TC). Nội dung học tập
bắt buộc tạo nên nền tảng học vấn phổ thông, không thể thiếu đối với mỗi học sinh. Nội dung học tập tự chọn đáp ứng nhu cầu,
sở thích và khả năng riêng của các đối tượng học tập khác nhau.
Có 3 loại nội dung và hình thức tự chọn:
- TC1: Tự chọn không bắt buộc. Học sinh có thể chọn hay không chọn để học tập.
- TC2: Tự chọn bắt buộc. Học sinh bắt buộc chọn một số chủ đề trong các chủ đề của một số môn học bắt buộc hoặc
hoạt động trải nghiệm sáng tạo, bắt buộc chọn một số chuyên đề học tập trong hệ thống các chuyên đề học tập của chương
trình.
- TC3: Tự chọn bắt buộc theo nhóm môn. Học sinh bắt buộc chọn một số môn học trong nhóm môn học tự chọn của
chương trình.
3.1. Tiếng Việt, Ngữ Văn; Ngoại ngữ 1, Ngoại ngữ 2; Tiếng dân tộc
a) Tiếng Việt là môn học ở cấp Tiểu học, lên cấp Trung học cơ sở và cấp Trung học phổ thông gọi là môn Ngữ văn.
7
Tiếng Việt/ Ngữ văn là môn học bắt buộc từ lớp 1 đến lớp 12; nội dung tập trung hình thành, phát triển năng lực giao
tiếp và cảm thụ nghệ thuật thông qua các kĩ năng đọc, viết, nghe, nói là chính; yêu cầu của mỗi kĩ năng được tăng dần theo các
trình độ khác nhau tương ứng với các lớp/cấp học. Ngoài nội dung BB, còn có các chuyên đề học tập (TC2) về văn học, tiếng
Việt và làm văn nhằm đáp ứng nhu cầu học lên cao của học sinh.
b) Ngoại ngữ 1 là môn học bắt buộc từ lớp 3 đến lớp 12. Ngoại ngữ 2 là môn học tự chọn không bắt buộc (TC1), có thể
bắt đầu hoặc kết thúc học từ bất kỳ lớp nào trong các lớp từ 3 đến 12 tùy theo nhu cầu của học sinh và khả năng đáp ứng của
cơ sở giáo dục.
Nội dung dạy học ngoại ngữ nhằm hình thành và phát triển năng lực giao tiếp của học sinh thông qua phát triển cả 4 kĩ
năng nghe, nói, đọc, viết theo các mức khác nhau dựa theo khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam (tham chiếu khung năng
lực ngoại ngữ của châu Âu).
c) Tiếng dân tộc là môn học tự chọn không bắt buộc (TC1), có thể bắt đầu hoặc kết thúc học từ bất kỳ lớp nào trong các
lớp từ 3 đến 10; khuyến khích học sinh người dân tộc thiểu số tự chọn các thứ tiếng theo qui định về dạy và học tiếng dân tộc
thiểu số của Chính phủ.
3.2. Toán
Toán là môn học bắt buộc từ lớp 1 đến lớp 12. Nội dung môn Toán kế thừa, phát huy những ưu điểm và thế mạnh của
chương trình hiện hành, xem xét lựa chọn những nội dung cơ bản, cần thiết nhất cho việc phát triển năng lực tư duy, năng lực
tính toán…; không yêu cầu học những nội dung quá khó và chưa cần thiết với học sinh phổ thông; bên cạnh các nội dung cơ
bản, có các chuyên đề học tập ở các lớp 11, 12 để học sinh tự chọn (TC2).
3.3. Giáo dục lối sống, Giáo dục công dân, Công dân với Tổ quốc
Là môn học đáp ứng yêu cầu giáo dục giá trị sống, kĩ năng sống của công dân Việt Nam xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, ở cấp Tiểu học gọi là môn học Giáo dục lối sống (tích hợp chủ yếu
các nội dung về giáo dục Đạo đức, Kỹ năng sống, Văn hóa); lên cấp Trung học cơ sở gọi là Giáo dục công dân (tích hợp chủ
yếu các nội dung về giáo dục Đạo đức-Công dân, Kỹ năng sống, Văn hóa); lên cấp Trung học phổ thông gọi là Công dân với
Tổ quốc (tích hợp chủ yếu các nội dung về giáo dục Quốc phòng – An Ninh, giáo dục Giá trị công dân qua các giá trị Lịch sử
8
dân tộc, Đạo đức-Công dân, Kỹ năng sống, Văn hóa), tích hợp các nội dung được lựa chọn từ những bài học lịch sử dựng nước
và giữ nước; tinh hoa truyền thống đạo đức và đạo lý dân tộc; những hiểu biết về quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm công dân,
về nền quốc phòng toàn dân, lực lượng vũ trang và nghệ thuật quân sự, phòng thủ quân sự, kĩ năng quân sự, nghĩa vụ quân
sự…
Các mạch nội dung được cấu trúc xoay quanh các mối quan hệ với bản thân, với người khác, với gia đình và nhà trường,
với công việc, với cộng đồng, đất nước và nhân loại, với môi trường thiên nhiên và xuyên suốt cho cả 3 cấp học, được mở
rộng, nâng cao dần qua từng cấp học; được xây dựng trên cơ sở kết hợp các giá trị truyền thống và hiện đại, xoay quanh các
trục giá trị: giá trị bản thân, gia đình, cộng đồng dân tộc và giá trị toàn cầu của nhân loại; tích hợp giáo dục tinh thần trách
nhiệm trước xã hội với kiến thức của các lĩnh vực khoa học đồng thời cập nhật được những đổi thay của đất nước và thời đại
trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
Cùng với việc tích hợp trong nội bộ từng môn học Giáo dục lối sống, Giáo dục công dân, Công dân với Tổ quốc, cần
chú trọng tích hợp nội dung giáo dục đạo đức-công dân trong các hoạt động trải nghiệm sáng tạo và các môn học khác vốn có
ưu thế cho học sinh trải nghiệm, thực hành các hành vi đạo đức, pháp luật và bồi dưỡng tình cảm, niềm tin đạo đức, pháp luật
như: Tiếng Việt, Cuộc sống quanh ta, Tìm hiểu Tự nhiên, Tìm hiểu Xã hội (cấp Tiểu học); Ngữ văn, Khoa học Xã hội, Lịch sử,
Địa lí, Âm nhạc, Mĩ thuật (cấp Trung học cơ sở và cấp Trung học phổ thông).
3.4. Thể dục - Thể thao; Âm nhạc - Mĩ Thuật; Âm nhạc, Mĩ thuật
Nội dung các môn học chủ yếu là tổ chức cho học sinh thực hành thông qua các hoạt động trải nghiệm sáng tạo của tập
thể hoặc cá nhân nhằm bồi dưỡng hứng thú để các hoạt động Thể dục thể thao, Âm nhạc, Mĩ Thuật... trở thành nhu cầu và hoạt
động thường xuyên, học tập suốt đời. Việc dạy học - giáo dục nghệ thuật, thể chất phải trang bị cho học sinh những hiểu biết
và kĩ năng cơ bản nhất; mặt khác, quan trọng hơn lại là bồi dưỡng, phát huy niềm say mê, hứng thú của các em đối với hoạt
động rèn luyện sức khỏe, nghệ thuật, đạo đức và kĩ năng sống, cảm thụ được cái đẹp của con người, của cuộc sống tự nhiên
và xã hội, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu phù hợp với đặc điểm thể trạng và tâm lí của từng em học sinh, góp phần xây
dựng hạnh phúc gia đình và cá nhân, đời sống tươi đẹp của nhà trường, cộng đồng và của toàn xã hội. Ngoài ra, ở THPT các
môn học được thiết kế thêm nội dung có tính chuyên nghiệp để đáp ứng nhu cầu của những học sinh có năng khiếu và nguyện
vọng học lên cao.
9
Thể dục – Thể thao là môn học bắt buộc từ lớp 1 đến lớp 12, trong đó Thể dục là phân môn bắt buộc để trang bị cho học
sinh những hiểu biết và kĩ năng cơ bản nhất của hoạt động rèn luyện sức khoẻ; Thể thao là phân môn với các hoạt động thi đấu
tập thể hoặc cá nhân các trò chơi, các môn thể thao truyền thống của địa phương, đất nước hoặc các môn thể thao hiện đại mà
học sinh ưa thích và tự chọn (TC2).
Môn Âm nhạc-Mĩ thuật là môn học bắt buộc từ lớp 1 đến lớp 10, trong đó các phân môn Âm nhạc, Mĩ thuật đều có các
hoạt động tự chọn (TC2). Ở cấp Tiểu học, môn Âm nhạc - Mĩ thuật tích hợp các nội dung thuộc các lĩnh vực Âm nhạc, Mĩ
thuật, Thủ công; ở cấp Trung học cơ sở và lớp 10 tích hợp các nội dung thuộc các lĩnh vực Âm nhạc, Mĩ Thuật; lên cấp Trung
học phổ thông tách thành các môn học tự chọn Âm nhạc và Mĩ Thuật (TC3) đồng thời có các chuyên đề học tập (TC2).
3.5. Cuộc sống quanh ta, Tìm hiểu Tự nhiên, Tìm hiểu Xã hội, Khoa học Tự nhiên, Khoa học Xã hội, Vật lí, Hóa học,
Sinh học, Địa lí, Lịch sử
a) Cuộc sống quanh ta là môn học bắt buộc từ lớp 1 đến lớp 3 (tích hợp các nội dung Tự nhiên, Xã hội); lên các lớp 4, 5
tách thành 2 môn học bắt buộc là Tìm hiểu Tự nhiên, Tìm hiểu Xã hội.
Các môn học Cuộc sống quanh ta, Tìm hiểu Tự nhiên, Tìm hiểu Xã hội tích hợp các nội dung giáo dục khoa học thường
thức về tự nhiên và xã hội; kế thừa kinh nghiệm của môn Tìm hiểu Tự nhiên và Xã hội của chương trình giáo dục phổ thông
cấp Tiểu học hiện hành, bổ sung và điều chỉnh một số nội dung cho phù hợp với nhu cầu của học sinh; tăng cường thiết kế các
nội dung dạy học dưới dạng các câu chuyện lịch sử, câu chuyện về các hiện tượng tự nhiên và xã hội nhằm giúp học sinh có
được những hiểu biết ban đầu về những hiện tượng tự nhiên và xã hội.
b) Khoa học Xã hội là môn học bắt buộc ở cấp Trung học cơ sở, được phát triển từ môn Tìm hiểu Xã hội ở các lớp 4, lớp
5; là môn học tích hợp chủ yếu các lĩnh vực kiến thức về Lịch sử, Địa lí, một số nội dung kinh tế, xã hội,...; lên lớp 10 tách
thành các môn học bắt buộc Lịch sử, Địa lí đồng thời vẫn có môn Khoa học Xã hội (TC1); lên các lớp 11, 12 tách thành các
môn học tự chọn Lịch sử, Địa lí (TC3) đồng thời vẫn có môn Khoa học Xã hội (TC3).
Khoa học Tự nhiên là môn học bắt buộc ở cấp Trung học cơ sở, được phát triển từ môn Tìm hiểu Tự nhiên ở các lớp 4,
5; là môn học tích hợp chủ yếu các lĩnh vực kiến thức về Vật lí, Hóa học, Sinh học,...; lên lớp 10 tách thành các môn học bắt
10
buộc Vật lí, Hóa học, Sinh học đồng thời vẫn có môn Khoa học Tự nhiên (TC1); lên các lớp 11, 12 tách thành các môn học tự
chọn Vật lí, Hóa học, Sinh học (TC3) đồng thời vẫn có môn Khoa học Tự nhiên (TC3).
Cấu trúc nội dung các môn Khoa học Tự nhiên, Khoa học Xã hội ở cấp Trung học cơ sở có các chủ đề của mỗi phân
môn được sắp xếp gần nhau nhằm soi sáng và liên hệ lẫn nhau đồng thời có thêm một số chủ đề liên phân môn; ở cấp Trung
học phổ thông gồm các nội dung liên quan đến các phân môn.
c) Các môn học bắt buộc ở lớp 10: Vật Lí, Hóa học, Sinh học (được tách ra từ môn Khoa học Tự nhiên ở cấp Trung học
cơ sở) và Địa lí, Lịch sử (được tách ra từ môn Khoa học Xã hội ở cấp Trung học cơ sở) lên các lớp 11,12 là các môn học tự
chọn (TC3) đồng thời có các chuyên đề học tập (TC2) nhằm tiếp cận nghề nghiệp.
3.6. Máy tính – Kĩ thuật, Tin học ứng dụng – Công nghệ, Tin học, Công nghệ
Ở cấp Tiểu học và cấp Trung học cơ sở, nội dung các môn học Máy tính – Kĩ thuật, Tin học ứng dụng – Công nghệ chủ
yếu là trang bị cho học sinh năng lực sử dụng máy tính thành thạo trên cơ sở hướng dẫn các hoạt động và giới thiệu một số nội
dung lý thuyết sơ giản về máy tính; một số hiểu biết về bản chất công nghệ, ảnh hưởng của công nghệ với đời sống con người,
thiết kế và giải quyết vấn đề, sử dụng và khai thác công nghệ. Ở lớp 10, nội dung các môn Tin học, Công nghệ có thêm các bài
lý thuyết; ở các lớp 11, 12 có thêm nội dung chuyên sâu/mở rộng về khoa học máy tính, về công nghệ để trang bị cho học sinh
những kiến thức cơ bản và đáp ứng nhu cầu học lên cao.
Máy tính – Kĩ thuật là môn học bắt buộc ở các lớp Tiểu học; lên cấp Trung học cơ sở gọi là Tin học ứng dụng - Công
nghệ và là môn học bắt buộc được cấu trúc gồm các chủ đề tự chọn (TC2); lên lớp 10 tách thành 2 môn học bắt buộc là Tin
học và Công nghệ được cấu trúc gồm các chuyên đề TC2 với các chủ đề đa dạng, phong phú, tạo điều kiện để học sinh và nhà
trường lựa chọn, tổ chức học tập một cách phù hợp, hiệu quả; lên các lớp 11, 12 hai môn này sẽ chuyển thành các môn học
TC3, đồng thời có các chuyên đề học tập TC2.
3.7. Chuyên đề học tập
Các chuyên đề học tập dành cho học sinh các lớp 11, 12 tự chọn (TC2). Nội dung các chuyên đề học tập nhằm đáp ứng
nhu cầu (sở thích, nguyện vọng) học tập khác nhau của học sinh, giúp học sinh tiếp cận nghề nghiệp và chuẩn bị cho giai đoạn
học tập sau giáo dục phổ thông. Hệ thống các chuyên đề học tập được sắp xếp theo các lĩnh vực ngành nghề mà học sinh sẽ tiếp
11
tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động và được chia thành hai loại: Chuyên đề học tập mở rộng và chuyên đề học tập nâng
cao.
3.8. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo nhằm góp phần hình thành và phát triển cho học sinh những phẩm chất và năng lực
chung, nhất là trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước, nhân loại và môi trường tự nhiên; tính tự lập, tự tin, tự chủ; các
năng lực sáng tạo, hợp tác, giao tiếp, tự quản lí bản thân. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo thuộc loại TC2 và dành cho học sinh
từ lớp 1 đến lớp 12. Ở cấp Tiểu học, nhằm phát hiện và bồi dưỡng những tư chất, cá tính của trẻ và tập trung hình thành ý thức
tự chăm sóc, rèn luyện thân thể; yêu quý, gắn bó và có ý thức tham gia các hoạt động ở lớp, ở trường và cộng đồng nơi ở; tôn trọng,
lắng nghe có phản ứng tích cực trong giao tiếp;... Ở cấp Trung học cơ sở, hoạt động trải nghiệm sáng tạo nhằm tập trung hình
thành cho học sinh thói quen tự giải quyết, tự làm những công việc hàng ngày của bản thân trong học tập, lao động và sinh
hoạt; tìm hiểu về định hướng nghề nghiệp bản thân; Ở cấp Trung học phổ thông, hoạt động trải nghiệm sáng tạo tập trung hình
thành cho học sinh thói quen chủ động trong giao tiếp; biết tự khẳng định và tự quản lý bản thân; tiếp cận được với nghề
nghiệp phù hợp với năng khiếu, sở thích và hướng phát triển của bản thân...
Nội dung hoạt động trải nghiệm sáng tạo gắn bó với đời sống, địa phương, cộng đồng, đất nước và dễ vận dụng vào thực
tế; được tích hợp từ nhiều lĩnh vực giáo dục, môn học và thiết kế thành các chủ đề mang tính chất mở và tương đối độc lập với
nhau để học sinh và nhà trường lựa chọn, tổ chức thực hiện một cách phù hợp, hiệu quả.
(So sánh giữa môn học và hoạt động trải nghiệm sáng tạo được trình bầy ở phụ lục 2)
3.9. Tự học có hướng dẫn
Đối với các trường tiểu học thực hiện dạy học 2 buổi trong ngày, ngoài các môn học, hoạt động trải nghiệm sáng tạo, ở
tất cả các lớp đều có hoạt động Tự học có hướng dẫn. Giáo viên giúp đỡ, hướng dẫn học sinh tự học ở trường, giảm tối đa việc
học ở nhà; góp phần hình thành và phát triển năng lực tự học cho học sinh.
12
4. Thời lƣợng giáo dục và phân phối thời lƣợng cho các môn học, chuyên đề học tập và hoạt động trải nghiệm
sáng tạo trong một năm học
4.1. Thời lượng giáo dục
a) Cấp Tiểu học:
Một năm học có 35 tuần thực học, mỗi tuần có 5 ngày học, mỗi ngày học 2 buổi, buổi sáng không quá 4 tiết và buổi
chiều không quá 3 tiết, mỗi tiết 40 phút.
Tổng thời lượng giáo dục của cấp Tiểu học trong một năm học không quá 6125 tiết
b) Cấp Trung học cơ sở:
Một năm học có 35 tuần thực học, mỗi tuần có 6 ngày học, mỗi ngày học 1 buổi không quá 5 tiết, mỗi tiết 45 phút.
Tổng thời lượng giáo dục của cấp Trung học cơ sở trong một năm học không quá 4200 tiết
c) Cấp Trung học phổ thông:
Một năm học có 35 tuần thực học, mỗi tuần có 6 ngày học, mỗi ngày học 1 buổi không quá 5 tiết, mỗi tiết 50 phút.
Tổng thời lượng giáo dục của cấp Trung học phổ thông trong một năm học không quá 3150 tiết
13
4.2. Thời lượng trung bình trong 1 tuần, 1 năm học của các môn học, chuyên đề học tập và hoạt động trải nghiệm sáng tạo
Cấp, lớp Tiểu học Trung học cơ sở Trung học phổ thông Số tiết/
Tuần/Năm
học
Lĩnh
vực giáo dục
Lớp 1 Lớp 2 Lớp 3 Lớp 4 Lớp 5 Lớp 6 Lớp 7 Lớp 8 Lớp 9 Lớp 10 Lớp 11 Lớp 12
1. Ngôn ngữ
Tiếng Việt (BB) Ngữ văn (BB) Ngữ văn (BB)
12 11 7 7 7 4 4 4 4 3 3 3 69
420 385 245 245 245 140 140 140 140 105 105 105 2415
Ngoại ngữ 1 (BB) Ngoại ngữ 1 (BB) Ngoại ngữ 1 (BB)
4 4 4 3 3 3 3 3 3 3 33
140 140 140 105 105 105 105 105 105 105 1155
Ngoại ngữ 2 (TC1)
Tiếng dân tộc (TC1)
Ngoại ngữ 2 (TC1)
Tiếng dân tộc (TC1)
Ngoại ngữ 2 (TC1)
2. Toán học
Toán (BB) Toán (BB) Toán (BB)
4 5 5 5 5 4 4 4 4 3 3 3 49
140 175 175 175 175 140 140 140 140 105 105 105 1715
3. Đạo đức –
Công dân
Giáo dục lối sống (BB) Giáo dục công dân (BB) Công dân với Tổ quốc (BB)
2 2 2 1 1 1 1 1 1 2 2 2 18
70 70 70 35 35 35 35 35 35 70 70 70 630
4. Thể chất
Thể dục (BB)-Thể thao (TC2) Thể dục (BB)-Thể thao (TC2) Thể dục (BB)-Thể thao (TC2)
2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 24
70 70 70 70 70 70 70 70 70 70 70 70 840
5. Nghệ thuật
Âm nhạc (TC2)-Mĩ thuật (TC2) Âm nhạc (TC2)-Mĩ thuật (TC2)
Âm nhạc (TC2)-
Mĩ thuật (TC2)
Các môn học TC3 gồm 2 nhóm:
Nhóm 1:
- Khoa học Xã hội,
- Lịch sử,
- Địa lí,
- Âm nhạc,
- Mĩ Thuật
Nhóm 2:
- Khoa học Tự nhiên,
- Vật lí,
- Hóa học,
- Sinh học,
- Tin học,
- Công nghệ.
Thời lượng mỗi môn học: 70 tiết/năm học
2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 20
70 70 70 70 70 70 70 70 70 70 700
6. Khoa học
Xã hội
và Nhân văn
Cuộc sống quanh ta
(BB)
Tìm hiểu
Xã hội (BB)
Khoa học Xã hội (BB)
KHXH (TC1)
Lịch sử (BB)
1 1
35 35
Địa lí (BB)
1 1
35 35
2 2 3 3 3 3 16
14
7. Khoa học
Tự nhiên
Tìm hiểu
Tự nhiên (BB)
Khoa học Tự nhiên (BB)
KHTN (TC1)
Học sinh bắt buộc chọn 3 môn trong 2
nhóm môn học tự chọn trên theo 2 cách:
Cách 1: Chọn 2 môn nhóm 1 và 1 môn
nhóm 2.
Cách 2: Chọn 2 môn nhóm 2 và 1 môn
nhóm 1
Trong cả 2 cách chọn, nếu đã chọn môn
KHTN thì không chọn các môn: Vật lí,
Hóa học, Sinh học; nếu đã chọn môn
KHXH thì không chọn các môn Địa lí,
Lịch sử
Vật lí (BB)
1 1
35 35
Hóa học (BB)
1 1
35 35
Sinh học (BB)
1 1
35 35
2 2 2 2 2 3 3 3 3 22
70 70 70 70 70 105 105 105 105 770
8. Công nghệ
Máy tính-Kĩ thuật
(TC2)
Tin học ứng dụng-Công nghệ
(TC2)
Tin học (TC2)
1 1
35 35
Công nghệ (TC2)
1 1
35 35
1 1 1 2 2 2 2 2 2 15
35 35 35 70 70 70 70 70 70 525
Liên quan các
lĩnh vực giáo
dục
6 6 12
210 210 420
HĐ trải nghiệm sáng tạo (TC2) HĐ trải nghiệm sáng tạo (TC2) Hoạt động trải nghiệm sáng tạo (TC2)
5 5 5 5 5 6 6 6 6 8 5 5 67
175 175 175 175 175 210 210 210 210 280 175 175 2345
Chuyên đề học tập (TC2)
6 6 12
210 210 420
Tự học có hướng dẫn
5 5 5 5 5 25
175 175 175 175 175 875
Số tiết/tuần 35 35 35 35 35 30 30 30 30 30 30 30 385
Số tiết/năm học 1225 1225 1225 1225 1225 1050 1050 1050 1050 1050 1050 1050 13475
Số tiết/cấp học 6125 4200 3150
Ghi chú: BB: Bắt buộc; TC1: Tự chọn không bắt buộc; TC2: Tự chọn bắt buộc theo các chuyên đề học tập/Hoạt động trải nghiệm sáng tạo;
TC3: Tự chọn bắt buộc theo nhóm môn; KHTN: Khoa học tự nhiên; KHXH: Khoa học Xã hội
15
a) Nội dung giáo dục TC1 không bố trí thời lượng giáo dục bắt buộc đối với tất cả học sinh trong kế hoạch giáo dục. Tùy
theo nhu cầu của học sinh và điều kiện cụ thể của nhà trường để tổ chức thực hiện các nội dung giáo dục TC1.
b) Nội dung các môn học bắt buộc và các nội dung tự chọn bắt buộc TC 2, TC 3 được bố trí thời lượng giáo dục bắt
buộc đối với tất cả học sinh trong kế hoạch giáo dục.
c) Thời lượng mỗi chuyên đề học tập khoảng 15 tiết.
IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CHƢƠNG TRÌNH
Trường phổ thông được thực hiện chương trình nếu có đủ các điều kiện tối thiểu sau:
1. Tổ chức và quản lý nhà trƣờng
a) Chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính
quyền địa phương và cơ quan quản lý giáo dục các cấp; đảm bảo Quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường;
b) , trường trung học do Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo ban hành (sau đây gọi chung là Điều lệ trường phổ thông);
c) , điểm trường (nếu có) theo quy định của Điều lệ trường phổ thông;
d) , quản lý cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh và quản lý tài chính, đất đai, cơ sở vật
chất theo quy định.
2. Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh
a) đã có số năm trực tiếp 2 năm trở lên (không kể thời gian tập
sự). Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng được đánh giá hằng năm đạt từ loại đạt yêu cầu trở lên theo Quy định Chuẩn hiệu trưởng
trường tiểu học/trường trung học; được bồi dưỡng, tập huấn về chính trị, quản lý giáo dục và chương trình mới theo quy định.
b) Số lượng và cơ cấu giáo viên (kể cả giáo viên thỉnh giảng, nếu có) đảm bảo để dạy các môn học, chuyên đề học tập và
hoạt động trải nghiệm sáng tạo theo chương trình mới; 100% giáo viên đạt trình độ chuẩn hoặc trên chuẩn; trong 3 năm học
liền nhau trước năm thực hiện chương trình mới, xếp loại chung cuối năm học của giáo viên đạt 100% từ loại trung bình trở
lên, trong đó có người được xếp loại khá trở lên theo Quy định về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học/trung học; g
phổ thông và của pháp luật; giáo viên đã được bồi dưỡng, tập huấn
về dạy học theo chương trình mới.
16
c) ; nhân viên kế toán, văn thư, y tế, viên chức làm công tác thư viện, thiết bị dạy
học có trình độ trung cấp trở lên theo đúng chuyên môn, các nhân viên khác được bồi dưỡng về nghiệp vụ theo vị trí công việc;
n ; nhân viên đã được bồi
dưỡng, tập huấn về các vấn đề của chương trình mới có liên quan đến nhiệm vụ của họ trong nhà trường.
d) Học sinh của nhà trường đáp ứng yêu cầu theo quy định của Điều lệ trường phổ thông và của pháp luật; đảm bảo quy
định về tuổi học sinh; thực hiện đầy đủ nhiệm vụ của học sinh và quy định về các hành vi học sinh không được làm; được đảm
bảo các quyền theo quy định.
3. Cơ sở vật chất, trang thiết bị giáo dục
a) Diện tích khuôn viên và các yêu cầu về xanh, sạch, đẹp, thoáng mát đảm bảo quy định; có cổng, biển tên trường,
tường hoặc hàng rào bao quanh theo quy định; có sân chơi, bãi tập theo quy định.
b) Số lượng, quy cách, chất lượng và thiết bị của phòng học đảm bảo quy định của Điều lệ trường phổ thông; kích thước,
vật liệu, kết cấu, kiểu dáng, màu sắc của bàn ghế học sinh đảm bảo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Khoa học và Công
nghệ, Bộ Y tế; kích thước, màu sắc, cách treo của bảng trong lớp học đảm bảo quy định về vệ sinh trường học của Bộ Y tế.
c) Khối phòng phục vụ học tập, khối phòng hành chính quản trị và phòng học bộ môn (đối với cấp Trung học cơ sở và
cấp Trung học phổ thông) đạt tiêu chuẩn theo quy định; có trang thiết bị y tế tối thiểu và tủ thuốc với các loại thuốc thiết yếu
đảm bảo quy định; c
.
d) Thư viện đạt tiêu chuẩn thư viện trường phổ thông theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; hoạt động của thư viện
đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, dạy học của cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh; b
đáp ứng yêu cầu dạy học theo chương trình mới.
e) Thiết bị dạy học tối thiểu phục vụ giảng dạy, học tập và v
quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; kiểm kê, sửa chữa, nâng cấp, bổ sung đồ
dùng và thiết bị dạy học hằng năm đáp ứng yêu cầu dạy học theo chương trình mới.
4. Môi trƣờng giáo dục
a) Ban đại diện cha mẹ học sinh có tổ chức, nhiệm vụ, quyền, trách nhiệm và hoạt động theo Điều lệ Ban đại diện cha
mẹ học sinh; nhà trường tạo điều kiện thuận lợi để Ban đại diện cha mẹ học sinh hoạt động;
17
b) đ
và .
18
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Phụ lục 1
CHUẨN ĐẦU RA PHẨM CHẤT VÀ NĂNG LỰC CHUNG CỦA CHƢƠNG TRÌNH GIÁO DỤC CÁC CẤP HỌC
(Kèm theo chương trình tổng thể giáo dục phổ thông)
1. Phẩm chất
Các phẩm chất Cấp Tiểu học Cấp Trung học cơ sở Cấp Trung học phổ thông
1.1. Yêu gia đình,
quê hƣơng, đất
nƣớc
a) Yêu mến, quan tâm, giúp đỡ
ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em
trong gia đình.
a) Yêu mến, quan tâm, giúp đỡ các thành
viên gia đình; tự hào về các truyền thống
tốt đẹp của gia đình, dòng họ; có ý thức
tìm hiểu và thực hiện trách nhiệm của
thành viên trong gia đình.
a) Coi trọng giá trị gia đình; giữ gìn và
phát huy các truyền thống tốt đẹp của gia
đình Việt Nam.
b) Quý trọng các thuần phong
mỹ tục của địa phương.
b) Tôn trọng, giữ gìn và nhắc nhở các bạn
cùng giữ gìn di sản văn hóa của quê
hương, đất nước.
b) Chủ động, tích cực tham gia và vận
động người khác tham gia giữ gìn, phát
huy giá trị các di sản văn hóa của quê
hương, đất nước.
c) Yêu mến quê hương, đất
nước Việt Nam.
c) Tin yêu đất nước Việt Nam; có ý thức
tìm hiểu các truyền thống tốt đẹp của dân
tộc Việt Nam.
c) Tự hào là người Việt Nam; giữ gìn và
phát huy các truyền thống tốt đẹp của dân
tộc Việt Nam; sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc
Việt Nam.
1.2. Nhân ái,
khoan dung
a) Yêu thương và sẵn sàng làm
những việc phù hợp với khả
năng để giúp đỡ các thành viên
gia đình, thày cô giáo, bạn bè và
những người xung quanh.
a) Yêu thương con người; sẵn sàng giúp
đỡ mọi người và tham gia các hoạt động
xã hội vì con người.
a) Cảm thông, chia sẻ với mọi người; chủ
động, tích cực tham gia và vận động người
khác tham gia các hoạt động xã hội vì con
người.
b) Đoàn kết với bạn bè; sẵn sàng b) T b) Đối xử với người khác theo cách mà bản
19
tha thứ cho bạn, nhận ra và tự
sửa chữa lỗi lầm của bản thân. người trong gia đình mình; giúp đỡ bạn bè
nhận ra và sửa chữa lỗi lầm.
thân muốn được đối xử; phê phán sự định
kiến, hẹp hòi, cố chấp trong quan hệ giữa
người với người; tự tha thứ cho bản thân;
t
trong gia đình mình; giải quyết xung đột
một cách độ lượng, khoan hòa, thân thiện.
c) Không có hành vi bạo lực;
không đồng tình với các hành vi
bạo lực.
c) Sẵn sàng tham gia ngăn chặn các hành
vi bạo lực học đường; không dung túng
các hành vi bạo lực.
c) Chủ động, tích cực tham gia và vận
động người khác tham gia phòng ngừa,
ngăn chặn các hành vi bạo lực, phê phán
thái độ dung túng/dung thứ các hành vi
bạo lực.
d) Tôn trọng các dân tộc Việt
Nam
d) Tôn trọng các dân tộc, các quốc gia và
các nền văn hóa trên thế giới.
d) Có ý thức học hỏi các dân tộc, các
quốc gia và các nền văn hóa trên thế giới.
,
tự trọng, chí công
vô tƣ
a) Trung thực trong học tập; thể
hiện thái độ không đồng tình
với các hành vi thiếu trung thực
trong học tập, trong cuộc sống.
a) Trung thực trong học tập và trong cuộc
sống; nhận xét được tính trung thực trong
các hành vi của bản thân và người khác;
phê phán, lên án các hành vi thiếu trung
thực trong học tập, trong cuộc sống.
a) Có thói quen rèn luyện để bản thân luôn
là người trung thực; tìm hiểu và giúp đỡ
bạn bè có biểu hiện thiếu trung thực sửa
chữa khuyết điểm; chủ động, tích cực
tham gia và vận động người khác tham gia
phát hiện, phê phán, đấu tranh với các
hành vi thiếu trung thực trong học tập,
trong cuộc sống.
b) Tự trọng trong giao tiếp với
các thành viên gia đình, thầy cô
giáo và bạn bè; tự trọng trong
thực hiện nhiệm vụ học tập; thể
hiện thái độ không đồng tình với
những hành vi thiếu tự trọng.
b) Tự trọng trong giao tiếp, nếp sống,
quan hệ với mọi người và trong thực hiện
nhiệm vụ của bản thân; phê phán những
hành vi thiếu tự trọng.
b) Ý thức được trách nhiệm của bản thân
trong cuộc sống; tự đánh giá được bản
thân mình và những việc mình làm; chủ
động, tích cực và vận động người khác
phát hiện, phê phán những hành vi thiếu
tự trọng.
c) Không đồng tình với những c) Có ý thức giải quyết công việc theo lẽ c) Xác định được bản thân luôn sống vì
20
hành động vụ lợi cá nhân, thiếu
công bằng trong giải quyết công
việc
phải, xuất phát từ lợi ích chung và đặt lợi
ích chung lên trên lợi ích cá nhân; phê phán
những hành động vụ lợi cá nhân, thiếu
công bằng trong giải quyết công việc.
mọi người; thường xuyên rèn luyện để
luôn là người chí công vô tư.
1.4. Tự lập, tự tin,
tự chủ và có tinh
thần vƣợt khó
a) Thích làm quen với sống tự
lập; tự làm những việc của mình
ở trường, ở nhà.
a) Tự giải quyết, tự làm những công việc
hàng ngày của bản thân trong học tập, lao
động và sinh hoạt; chủ động, tích cực học
hỏi bạn bè và những người xung quanh về
lối sống tự lập; phê phán những hành vi
sống dựa dẫm, ỷ lại.
a) Có thói quen tự lập trong học tập, trong
cuộc sống; chủ động, tích cực giúp đỡ
người sống ỷ lại vươn lên để có lối sống
tự lập.
b) Ý thức được những ưu điểm
của bản thân; tự yêu, tự thích
chính bản thân mình, không a
dua trong hành động
b) Tin ở bản thân mình, không dao động;
tham gia giúp đỡ những bạn bè còn thiếu
tự tin; phê phán các hành động a dua, dao
động.
b) Biết tự khẳng định bản thân trước
người khác; tham gia giúp đỡ và vận động
người khác giúp đỡ những người còn thiếu
tự tin; chủ động, tích cực phê phán và vận
động người khác phê phán các hành động
a dua, dao động.
c) Nêu ý kiến và bảo vệ ý kiến
đúng của mình; không tán thành
với những hành vi đổ lỗi cho
người khác.
c) Làm chủ được bản thân trong học tập,
trong sinh hoạt; có ý thức rèn luyện tính tự
chủ; phê phán những hành vi trốn tránh
trách nhiệm, đổ lỗi cho người khác.
c) Tự quản lý được mọi công việc của bản
thân; làm chủ được cảm xúc, cách ứng xử
của bản thân; có thói quen kiềm chế; chủ
động, tích cực phê phán và vận động
người khác phê phán những hành vi trốn
tránh trách nhiệm, đổ lỗi cho người khác.
d) Có ý thức vượt khó trong học
tập, trong cuộc sống; noi gương
những người có ý chí vượt lên
khó khăn; không đồng tình với
những người ngại khó, thiếu ý
chí vươn lên; giúp bạn vượt khó
d) Xác định được thuận lợi, khó khăn
trong học tập, trong cuộc sống của bản
thân; biết lập và thực hiện kế hoạch vượt
qua khó khăn của chính mình cũng như
khi giúp đỡ bạn bè; phê phán những hành
vi ngại khó, thiếu ý chí vươn lên.
d) Thường xuyên rèn luyện nâng cao năng
lực vượt khó để có thể vượt khó thành
công trong học tập, trong cuộc sống; giúp
đỡ bạn bè và người thân vượt qua khó
khăn trong học tập và trong cuộc sống.
21
1.5. Có trách
nhiệm với bản
thân, cộng đồng,
đất nƣớc, nhân
loại và môi
trƣờng tự nhiên
a) Có ý thức quan sát, nhận biết
và làm theo những hành vi đạo
đức tốt trong mối quan hệ giữa
gia đình, nhà trường và xã hội.
a) Tự đối chiếu bản thân với các giá trị
đạo đức xã hội; có ý thức tự hoàn thiện
bản thân.
a) Đặt ra mục tiêu và quyết tâm phấn đấu
tự hoàn thiện bản thân theo các giá trị đạo
đức xã hội; thường xuyên tu dưỡng, hoàn
thiện bản thân.
b) Thích học và quyết tâm thực
hiện các nhiệm vụ học tập.
b) Có thói quen xây dựng và thực hiện kế
hoạch học tập; hình thành ý thức lựa chọn
nghề nghiệp tương lai cho bản thân.
b) Có ý thức, ham tìm hiểu để lựa chọn
nghề nghiệp của bản thân; xác định được
học tập là một việc suốt đời.
c) Có ý thức tự chăm sóc, rèn
luyện thân thể.
c) Có thói quen tự lập, tự chăm sóc, rèn
luyện thân thể.
c) Đánh giá được hành vi tự chăm sóc, rèn
luyện thân thể của bản thân và người
khác; sẵn sàng tham gia các hoạt động
tuyên truyền, vận động mọi người rèn
luyện thân thể.
d) Xác định được lý tưởng sống cho bản
thân; có ý thức sống theo lý tưởng.
g) Yêu quý, gắn bó với lớp, với
trường và cộng đồng nơi ở; có ý
thức tham gia các hoạt động của
lớp, của trường và cộng đồng
nơi ở.
g) Sẵn sàng tham gia các hoạt động tập
thể, hoạt động xã hội; sống nhân nghĩa,
hòa nhập, hợp tác với mọi người xung
quanh.
g) Chủ động, tích cực tham gia và vận
động người khác tham gia các hoạt động
tập thể, hoạt động xã hội
h) Quan tâm đến những sự kiện
thời sự nổi bật ở địa phương.
h) Quan tâm đến những sự kiện chính trị,
thời sự nổi bật ở địa phương và trong
nước; sẵn sàng tham gia các hoạt động
phù hợp với khả năng để góp phần xây
dựng quê hương, đất nước.
h) Quan tâm đến sự phát triển của quê
hương, đất nước; chủ động, tích cực tham
gia và vận động người khác tham gia các
hoạt động phù hợp với khả năng để góp
phần xây dựng quê hương, đất nước
i) Ủng hộ các hoạt động góp
phần giải quyết một số vấn đề
i) Có ý thức tìm hiểu trách nhiệm của học
sinh trong tham gia giải quyết những vấn
đề cấp thiết của nhân loại; sẵn sàng tham
i) Chủ động, tích cực và vận động người
khác tham gia các hoạt động góp phần giải
quyết một số vấn đề cấp thiết của nhân
22
cấp thiết của nhân loại. gia các hoạt động phù hợp với khả năng
của bản thân góp phần giải quyết một số
vấn đề cấp thiết của nhân loại.
loại.
k) Yêu thiên nhiên, gần gũi với
thiên nhiên; có ý thức chăm sóc,
bảo vệ cây xanh và các con vật có
ích; không đồng tình với những
hành vi phá hoại thiên nhiên.
k) Sống hòa hợp với thiên nhiên, thể hiện
tình yêu đối với thiên nhiên; có ý thức tìm
hiểu và sẵn sàng tham gia các hoạt động
tuyên truyền, chăm sóc, bảo vệ thiên nhiên;
lên án những hành vi phá hoại thiên nhiên
k) Đánh giá được hành vi của bản thân và
người khác đối với thiên nhiên; chủ động,
tích cực tham gia và vận động người khác
tham gia các hoạt động tuyên truyền,
chăm sóc, bảo vệ thiên nhiên và phản đối
những hành vi phá hoại thiên nhiên.
1.6. Thực hiện
nghĩa vụ đạo đức
tôn trọng, chấp
hành kỷ luật,
pháp luật
a) Yêu quý những tấm gương
đạo đức; thực hiện nghĩa vụ đạo
đức phù hợp với lứa tuổi.
a) Coi trọng và thực hiện nghĩa vụ đạo đức
trong học tập và trong cuộc sống; phân
biệt được hành vi vi phạm đạo đức và
hành vi trái với quy định của kỷ luật, pháp
luật.
a) Đánh giá được hành vi của bản thân và
người khác trong thực hiện nghĩa vụ đạo
đức; bản thân nêu gương về thực hiện
nghĩa vụ đạo đức cùng với chấp hành kỷ
luật, pháp luật.
b) Tìm hiểu và chấp hành những quy định
chung của cộng đồng; phê phán những
hành vi vi phạm kỷ luật.
b) Đánh giá được hành vi chấp hành kỷ
luật của bản thân và người khác; chủ
động, tích cực tham gia và vận động người
khác tham gia các hoạt động tuyên truyền,
chấp hành kỷ luật và phê phán các hành vi
vi phạm kỷ luật..
c) Có ý thức chấp hành nền nếp
trong gia đình, nội quy nhà
trường và những quy định
chung của cộng đồng nơi ở; yêu
quý những người chấp hành kỷ
luật; không đồng tình với những
hành vi vi phạm kỷ luật.
c) Tôn trọng pháp luật và có ý thức xử sự
theo quy định của pháp luật; phê phán
những hành vi trái quy định của pháp luật.
c) Đánh giá được hành vi xử sự của bản
than, của người khác theo các chuẩn mực
của pháp luật; chủ động, tích cực tham gia
và vận động người khác tham gia các hoạt
động tuyên truyền, chấp hành pháp luật và
phê phán các hành vi làm trái quy định
của pháp luật
23
2. Năng lực chung
Các năng lực
chung
Cấp Tiểu học Cấp Trung học cơ sở Cấp Trung học phổ thông
2.1. Năng lực tự
học
a) Ghi nhớ nhiệm vụ, kết quả
cần đạt được trong học tập do
giáo viên yêu cầu để thực hiện.
a) Xác định được nhiệm vụ học tập một
cách tự giác, chủ động; tự đặt được mục
tiêu học tập để đòi hỏi sự nỗ lực phấn đấu
thực hiện.
a) Xác định nhiệm vụ học tập có tính đến
kết quả học tập trước đây và định hướng
phấn đấu tiếp; mục tiêu học được đặt ra
chi tiết, cụ thể, đặc biệt tập trung nâng cao
hơn những khía cạnh còn yếu kém.
b) Biết lập và làm theo thời gian
biểu học tập hàng ngày; vận
dụng các cách học: Biết ghi nhớ
bằng học thuộc, đánh dấu
những ý, đoạn cần thiết…; thu
thập thông tin cần thiết bằng
đọc bài trong sách giáo khoa,
qua lời giảng của giáo viên và
trình bày nội dung thu thập
được bằng hình thức như: bản
ghi tóm tắt, làm dàn bài, lập bản
tổng kết…
b) Lập và thực hiện kế hoạch học tập
nghiêm túc, nề nếp; thực hiện các cách
học: Hình thành cách ghi nhớ của bản
thân; phân tích nhiệm vụ học tập để lựa
chọn được các nguồn tài liệu đọc phù hợp:
các đề mục, các đoạn bài ở sách giáo
khoa, sách tham khảo, internet; lưu giữ
thông tin có chọn lọc bằng ghi tóm tắt với
đề cương chi tiết, bằng bản đồ khái niệm,
bảng, các từ khóa; ghi chú bài giảng của
giáo viên theo các ý chính; tra cứu tài liệu
ở thư viện nhà trường theo yêu cầu của
nhiệm vụ học tập.
b) Đánh giá và điều chỉnh được kế hoạch
học tập; hình thành cách học tập riêng của
bản thân; tìm được nguồn tài liệu phù hợp
với các mục đích, nhiệm vụ học tập khác
nhau; thành thạo sử dụng thư viện, chọn
các tài liệu và làm thư mục phù hợp với
từng chủ đề học tập của các bài tập khác
nhau; ghi chép thông tin đọc được bằng
các hình thức phù hợp, thuận lợi cho việc
ghi nhớ, sử dụng, bổ sung khi cần thiết; tự
đặt được vấn đề học tập.
c) Nhận ra và sửa chữa sai sót
trong bài kiểm tra qua lời nhận
xét của giáo viên; biết hỏi giáo
viên, bạn và người khác khi
chưa hiểu bài.
c) Nhận ra và điều chỉnh những sai sót,
hạn chế của bản thân khi thực hiện các
nhiệm vụ học tập thông qua lời góp ý của
giáo viên, bạn bè; chủ động tìm kiếm sự
hỗ trợ của người khác khi gặp khó khăn
trong học tập.
c) Tự nhận ra và điều chỉnh những sai sót,
hạn chế của bản thân trong quá trình học
tập; suy ngẫm cách học của mình, đúc kết
kinh nghiệm để có thể chia sẻ, vận dụng
vào các tình huống khác; trên cơ sở các
thông tin phản hồi biết vạch kế hoạch điều
chỉnh cách học để nâng cao chất lượng
24
học tập.
2.2. Năng lực giải
quyết vấn đề
a) Thu nhận thông tin từ tình
huống, nhận ra những vấn đề
đơn giản và đặt được câu hỏi.
a) Phân tích được tình huống trong học
tập; phát hiện và nêu được tình huống có
vấn đề trong học tập.
a) Phân tích được tình huống trong học
tập, trong cuộc sống; phát hiện và nêu
được tình huống có vấn đề trong học tập,
trong cuộc sống.
b) Theo hướng dẫn của giáo
viên, nêu được cách thức giải
quyết vấn đề đơn giản.
b) Xác định được và biết tìm hiểu các
thông tin liên quan đến vấn đề; đề xuất
được giải pháp giải quyết vấn đề.
b) Thu thập và làm rõ các thông tin có liên
quan đến vấn đề; đề xuất và phân tích
được một số giải pháp giải quyết vấn đề;
lựa chọn được giải pháp phù hợp nhất;
c) Với sự hướng dẫn của giáo
viên, tiến hành giải quyết vấn đề.
c) Thực hiện giải pháp giải quyết vấn đề
và nhận ra sự phù hợp hay không phù hợp
của giải pháp thực hiện.
c) Thực hiện và đánh giá giải pháp giải
quyết vấn đề; suy ngẫm về cách thức và
tiến trình giải quyết vấn đề để điều chỉnh
và vận dụng trong bối cảnh mới.
2.3. Năng lực sáng
tạo
a) Nêu được thắc mắc về sự vật
hiện tượng; theo hướng dẫn, xác
định và làm rõ thông tin, ý
tưởng mới với bản thân từ các
nguồn tài liệu cho sẵn.
a) Đặt câu hỏi khác nhau về một sự vật,
hiện tượng; xác định và làm rõ thông tin, ý
tưởng mới; phân tích, tóm tắt những thông
tin liên quan từ nhiều nguồn khác nhau.
a) Đặt câu hỏi có giá trị để làm rõ các tình
huống và những ý tưởng trừu tượng; xác
định và làm rõ thông tin, ý tưởng mới và
phức tạp từ các nguồn thông tin khác
nhau; phân tích các nguồn thông tin độc
lập để thấy được khuynh hướng và độ tin
cậy của ý tưởng mới.
b) Dựa trên hiểu biết đã có, hình
thành ý tưởng mới đối với bản
thân và dự đoán được kết quả
khi thực hiện.
b) Hình thành ý tưởng dựa trên các nguồn
thông tin đã cho; đề xuất giải pháp cải tiến
hay thay thế các giải pháp không còn phù
hợp; so sánh và bình luận được về các giải
pháp đề xuất.
b) Xem xét sự vật với những góc nhìn
khác nhau; hình thành và kết nối các ý
tưởng; nghiên cứu để thay đổi giải pháp
trước sự thay đổi của bối cảnh; đánh giá
rủi do và có dự phòng.
c) Nhớ lại và mô tả được tiến
trình thực hiện nhiệm vụ học
tập để nhận ra sai sót và có thể
điều chỉnh.
c) Suy nghĩ và khái quát hoá thành tiến
trình khi thực hiện một công việc nào đó;
tôn trọng các quan điểm trái chiều; áp
dụng điều đã biết vào tình huống tương tự
c) Lập luận về quá trình suy nghĩ, nhận ra
yếu tố sáng tạo trong các quan điểm trái
chiều; phát hiện được các điểm hạn chế
trong quan điểm của mình; áp dụng điều
25
với những điều chỉnh hợp lý. đã biết trong hoàn cảnh mới.
d) Tò mò, tập trung chú ý;
không e ngại khi nêu ý kiến;
d) Hứng thú, tự do trong suy nghĩ; chủ
động nêu ý kiến; không quá lo lắng về tính
đúng sai của ý kiến đề xuất; phát hiện yếu
tố mới, tích cực trong những ý kiến khác.
d) Say mê; nêu được nhiều ý tưởng mới
trong học tập và cuộc sống; không sợ sai;
suy nghĩ không theo lối mòn; tạo ra yếu tố
mới dựa trên những ý tưởng khác nhau.
2.4. Năng lực tự
quản lý
a) Trong học tập và giao tiếp
hàng ngày thể hiện được cảm
xúc, hành vi của mình phù hợp
với cảm nhận và mong muốn
của bạn bè, thầy, cô giáo và
người thân trong gia đình.
a) Nhận ra được các yếu tố tác động đến
hành động của bản thân trong học tập và
trong giao tiếp hàng ngày; kiềm chế được
cảm xúc của bản thân trong các tình huống
ngoài ý muốn.
a) Đánh giá được ảnh hưởng của các yếu
tố tác động đến hành động, việc làm của
mình, trong học tập và trong cuộc sống
hàng ngày; làm chủ được cảm xúc của bản
thân trong học tập và cuộc sống.
b) Bước đầu biết làm việc độc
lập theo thời gian biểu; nhận ra
được những tình huống an toàn
hay không an toàn trong học tập
và trong cuộc sống hàng ngày.
b) Ý thức được quyền lợi và nghĩa vụ của
mình; xây dựng và thực hiện được kế
hoạch nhằm đạt được mục đích; nhận ra
và có ứng xử phù hợp với những tình
huống không an toàn.
b) Biết huy động, sử dụng nguồn lực sẵn
có để xây dựng, tổ chức và thực hiện kế
hoạch cá nhân nhằm đạt được mục đích
học tập; biết học tập độc lập; biết suy nghĩ
và hành động hướng vào mục tiêu của
mình phù hợp với hoàn cảnh.
c) Nhận ra và tự điều chỉnh
được một số hạn chế của bản
thân trong học tập, lao động và
sinh hoạt, ở nhà, ở trường.
c) Tự đánh giá, tự điều chỉnh những hành
động chưa hợp lý của bản thân trong học
tập và trong cuộc sống hàng ngày.
c) Thường xuyên tự đánh giá, tự điều
chỉnh được hành động của bản thân trong
học tập và trong cuộc sống hàng ngày;
thích ứng được với những thay đổi hay
những tình huống mới.
d) Diễn tả được một số biểu
hiện bất thường trong cơ thể;
thực hiện được một số hành
động vệ sinh và chăm sóc sức
khoẻ bản thân; nhận ra được và
không tiếp cận với những yếu tố
ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ,
tinh thần trong trong gia đình và
ở trường.
d) Đánh giá được hình thể của bản thân so
với chuẩn về chiều cao, cân nặng; nhận ra
được những dấu hiệu thay đổi của bản
thân trong giai đoạn dậy thì; có ý thức ăn
uống, rèn luyện và nghỉ ngơi phù hợp để
nâng cao sức khoẻ; nhận ra và kiểm soát
được những yếu tố ảnh hưởng xấu tới sức
khoẻ và tinh thần trong môi trường sống
và học tập.
d) Cảm nhận được sức khoẻ của bản thân;
đánh giá được tình trạng sức khoẻ của bản
thân dựa trên một số chỉ số cơ bản về sức
khoẻ thông qua phiếu xét nghiệm; tự chủ
trong ăn uống, rèn luyện và nghỉ ngơi hợp
lý để có lợi cho sức khoẻ của mình; chủ
động phát hiện và nhận rõ những tác động
bất lợi của môi trường sống đối với bản
thân và có cách thức phòng chống phù hợp.
26
2.5. Năng lực giao
tiếp
a) Nhận ra ý nghĩa của giao tiếp
trong việc đáp ứng các nhu cầu
của bản thân;
a) Bước đầu biết đặt ra mục đích giao tiếp
và hiểu được vai trò quan trọng của việc
đặt mục tiêu trước khi giao tiếp;
a) Xác định được mục đích giao tiếp phù
hợp với đối tượng, bối cảnh giao tiếp; dự
kiến được thuận lợi, khó khăn để đạt được
mục đích trong giao tiếp;
b) Tập trung chú ý khi giao tiếp;
nhận ra được thái độ của đối
tượng giao tiếp;
b) Khiêm tốn, lắng nghe tích cực trong
giao tiếp; nhận ra được bối cảnh giao tiếp,
đặc điểm, thái độ của đối tượng giao tiếp;
b) Chủ động trong giao tiếp; tôn trọng,
lắng nghe có phản ứng tích cực trong giao
tiếp;
c) Diễn đạt một cách rõ ràng, đủ
ý.
c) Diễn đạt ý tưởng một cách tự tin; thể
hiện được biểu cảm phù hợp với đối tượng
và bối cảnh giao tiếp.
c) Lựa chọn nội dung, ngôn ngữ phù hợp
với ngữ cảnh và đối tượng giao tiếp; biết
kiềm chế; tự tin khi nói trước nhiều người.
2.6. Năng lực hợp
tác
a) Thích hợp tác trong học tập;
thực hiện kĩ thuật hợp tác theo
nhóm nhỏ ứng với nhiệm vụ
học tập được giao theo sự
hướng dẫn của giáo viên;
a) Chủ động đề xuất mục đích hợp tác khi
được giao các nhiệm vụ; xác định được
loại công việc nào có thể hoàn thành tốt
nhất bằng hợp tác theo nhóm với quy mô
phù hợp;
a) Chủ động đề xuất mục đích hợp tác để
giải quyết một vấn đề do bản thân và
những người khác đề xuất; lựa chọn hình
thức làm việc nhóm với quy mô phù hợp
với yêu cầu và nhiệm vụ.
b) Theo hướng dẫn của giáo
viên biết được trách nhiệm của
mình trong công việc của cả
nhóm;
b) Biết trách nhiệm, vai trò của mình trong
nhóm ứng với công việc cụ thể; phân tích
nhiệm vụ của cả nhóm để nêu được các
hoạt động phải thực hiện, trong đó tự đánh
giá được hoạt động mình có thể đảm
nhiệm tốt nhất để tự đề xuất cho nhóm
phân công;
b) Tự nhận trách nhiệm và vai trò của
mình trong hoạt động chung của nhóm;
phân tích được các công việc cần thực
hiện để hoàn thành nhiệm vụ đáp ứng
được mục đích chung, đánh giá khả năng
của mình có thể đóng góp thúc đẩy hoạt
động của nhóm;
c) Góp ý phân công công việc
cho từng thành viên và tranh thủ
sự hỗ trợ của các thành viên; đề
xuất phân công công việc cho
từng thành viên trong nhóm;
c) Nhận biết được đặc điểm, khả năng của
từng thành viên cũng như kết quả làm việc
nhóm; dự kiến phân công từng thành viên
trong nhóm các công việc phù hợp;
c) Phân tích được khả năng của từng thành
viên để tham gia đề xuất phương án phân
công công việc; dự kiến phương án phân
công, tổ chức hoạt động hợp tác;
d) Cố gắng hoàn thành phần
việc mình được phân công và
d) Chủ động và gương mẫu hoàn thành
phần việc được giao, góp ý điều chỉnh
d) Theo dõi tiến độ hoàn thành công việc
của từng thành viên và cả nhóm để điều
27
chia sẻ giúp đỡ thành viên khác
cùng hoàn thành việc được phân
công; vui mừng trước kết quả
chung
thúc đẩy hoạt động chung; chia sẻ, khiêm
tốn học hỏi các thành viên trong nhóm;
hoà hoạt động phối hợp; khiêm tốn tiếp
thu sự góp ý và nhiệt tình chia sẻ, hỗ trợ
các thành viên khác;
e) Cùng các thành viên báo cáo
kết quả thực hiện nhiệm vụ của
cả nhóm; tham gia đánh giá kết
quả đạt được của cả nhóm và
của bản thân, rút kinh nghiệm
trên cơ sở nhận xét của giáo
viên.
e) Biết dựa vào mục đích đặt ra để tổng
kết hoạt động chung của nhóm; nêu mặt
được, mặt thiếu sót của cá nhân và của cả
nhóm.
e) Căn cứ vào mục đích hoạt động của
nhóm để tổng kết kết quả đạt được; đánh
giá mức độ đạt mục đích của cá nhân và
của nhóm và rút kinh nghiệm cho bản thân
và góp ý cho từng người trong nhóm.
2.7. Năng lực sử
dụng công nghệ
thông tin và
truyền thông
a) Nhận biết một số thiết bị cơ
bản của lĩnh vực ICT; thực hiện
được một số thao tác cơ bản của
hệ điều hành, của một số phần
mềm thông dụng hỗ trợ quá
trình học tập.
a) Sử dụng đúng cách các thiết bị ICT để
thực hiện các nhiệm vụ cụ thể; nhận biết
các thành phần của hệ thống ICT cơ bản;
sử dụng được các phần mềm hỗ trợ học
tập thuộc các lĩnh vực khác nhau; tổ chức
và lưu trữ dữ liệu vào các bộ nhớ khác
nhau, tại thiết bị và trên mạng.
a) Lựa chọn và sử dụng hiệu quả các thiết
bị ICT để hoàn thành nhiệm cụ thể; hiểu
được các thành phần của hệ thống mạng
để kết nối, điều khiển và khai thác các
dịch vụ trên mạng; tổ chức và lưu trữ dữ
liệu an toàn và bảo mật trên các bộ nhớ
khác nhau và với những định dạng khác
nhau.
b) Biết được những thông tin
cần thiết theo nhu cầu học tập,
nhận thức; theo hướng dẫn của
giáo viên, tìm được thông tin từ
nguồn dữ liệu số đã cho.
b) Xác định được thông tin cần thiết để
thực hiện nhiệm vụ học tập; tìm kiếm
được thông tin với các chức năng tìm
kiếm đơn giản và tổ chức thông tin phù
hợp; đánh giá sự phù hợp của thông tin,
dữ liệu đã tìm thấy với nhiệm vụ đặt ra;
xác lập mối liên hệ giữa kiến thức đã biết
với thông tin mới thu thập được và dùng
thông tin đó để giải quyết các nhiệm vụ
học tập và trong cuộc sống;
b) Xác định được thông tin cần thiết và
xây dựng được tiêu chí lựa chọn; sử dụng
kỹ thuật để tìm kiếm, tổ chức, lưu trữ để
hỗ trợ nghiên cứu kiến thức mới; đánh giá
được độ tin cậy của các thông tin, dữ liệu
đã tìm được; xử lý thông tin hỗ trợ giải
quyết vấn đề; sử dụng ICT để hỗ trợ quá
trình tư duy, hình thành ý tưởng mới cũng
như lập kế hoạch giải quyết vấn đề; sử
dụng công cụ ICT để chia sẻ, trao đổi
thông tin và hợp tác với người khác một
28
cách an toàn, hiệu quả.
2.8. Năng lực sử
dụng ngôn ngữ
a) Nghe hiểu trong giao tiếp
thông thường và các chủ đề
quen thuộc; nói rõ ràng và mạch
lạc, kể các câu chuyện ngắn,
đơn giản về các chủ đề quen
thuộc; đọc lưu loát và đúng ngữ
điệu, đọc hiểu bài đọc ngắn về
các chủ đề quen thuộc; viết
được bài văn ngắn về các chủ
đề quen thuộc, điền được thông
tin vào các mẫu văn bản đơn
giản.
a) Nghe hiểu nội dung chính hay nội
dung chi tiết các bài đối thoại, chuyện
kể, lời giải thích, cuộc thảo luận; nói
chính xác, đúng ngữ điệu và nhịp điệu,
trình bày được nội dung chủ đề thuộc
chương trình học tập; đọc hiểu nội dung
chính hay nội dung chi tiết các văn bản,
tài liệu ngắn; viết đúng các dạng văn
bản về những chủ đề quen thuộc hoặc cá
nhân ưa thích; viết tóm tắt nội dung
chính của bài văn, câu chuyện ngắn;
a) Nghe hiểu và chắt lọc được thông tin
bổ ích từ các bài đối thoại, chuyện kể,
lời giải thích, cuộc thảo luận; nói với
cấu trúc logic, biết cách lập luận chặt
chẽ và có dẫn chứng xác thực, thuyết
trình được nội dung chủ đề thuộc
chương trình học tập; đọc và lựa chọn
được các thông tin quan trọng từ các
văn bản, tài liệu; viết đúng các dạng văn
bản với cấu trúc hợp lý, lôgíc, thuật ngữ
đa dạng, đúng chính tả, đúng cấu trúc
câu, rõ ý.
b) b) Phát âm đúng các từ; hiểu
những từ thông dụng và có số
lượng từ vựng cần thiết cho
giao tiếp hàng ngày; biết sử
dụng các loại câu giao tiếp chủ
yếu như câu trần thuật, câu
hỏi, câu mệnh lệnh, câu
khẳng định, câu phủ định, các
câu đơn, câu phức trong trường
hợp cần thiết
c) Đạt năng lực bậc 1 về 1
ngoại ngữ
b) Phát âm đúng nhịp điệu và ngữ điệu;
hiểu từ vựng thông dụng được thể hiện
trong hai lĩnh vực khẩu ngữ và bút ngữ,
thông qua các ngữ cảnh có nghĩa; phân
tích được cấu trúc và ý nghĩa giao tiếp
của các loại câu trần thuật, câu hỏi, câu
mệnh lệnh, câu cảm thán, câu khẳng
định, câu phủ định, câu đơn, câu ghép,
câu phức, câu điều kiện;
c) Đạt năng lực bậc 2 về 1 ngoại ngữ
b) Sử dụng hợp lý từ vựng và mẫu câu
trong hai lĩnh vực khẩu ngữ và bút ngữ;
có từ vựng dùng cho các kỹ năng đối
thoại và độc thoại; phát triển kĩ năng phân
tích của mình; làm quen với các cấu trúc
ngôn ngữ khác nhau thông qua các cụm
từ có nghĩa trong các bối cảnh tự nhiên
trên cơ sở hệ thống ngữ pháp
c) Đạt năng lực bậc 3 về 1 ngoại ngữ
2.9. Năng lực tính
toán
a) Sử dụng được các phép tính
số học (cộng, trừ, nhân, chia)
trong học tập; đo lường được
kích thước, khối lượng, thời gian
và bước đầu biết ước lượng;
a) Sử dụng được các phép tính (cộng, trừ,
nhân, chia, luỹ thừa, khai căn) trong học
tập và trong cuộc sống; hiểu và có thể sử
dụng các kiến thức, kĩ năng về đo lường,
ước tính trong các tình huống quen thuộc.
a) Vận dụng thành thạo các phép tính trong
học tập và cuộc sống; sử dụng hiệu quả các
kiến thức, kĩ năng về đo lường, ước tính
trong các tình huống ở nhà trường cũng
như trong cuộc sống.
29
b) Nhận ra và có thể sử dụng
được các thuật ngữ, kí hiệu toán
học, tính chất đơn giản của số tự
nhiên và một số hình đơn giản;
bước đầu biết sử dụng thống kê
trong học tập; hình dung và có
thể vẽ phác hình dạng của các
hình hình học cơ bản;
b) Sử dụng được các thuật ngữ, kí hiệu
toán học, tính chất các số và của các hình
hình học; sử dụng được thống kê toán học
trong học tập và trong một số tình huống
đơn giản hàng ngày; hình dung và có thể
vẽ phác hình dạng các đối tượng, trong
môi trường xung quanh, nêu được tính
chất cơ bản của chúng.
b) Sử dụng hiệu quả các thuật ngữ, kí hiệu
toán học, tính chất các số và tính chất của
các hình hình học; sử dụng được thống kê
toán để giải quyết vấn đề nảy sinh trong
bối cảnh thực; hình dung và vẽ được hình
dạng các đối tượng trong môi trường xung
quanh, hiểu tính chất cơ bản của chúng.
c) Nhận ra và biểu diễn được
mối liên hệ toán học giữa các
yếu tố trong các tình huống đơn
giản hay bài toán có lời văn;
c) Hiểu và biểu diễn được mối quan hệ
toán học giữa các yếu tố trong các tình
huống học tập và trong đời sống; bước đầu
vận dụng được các bài toán tối ưu trong
học tập và trong cuộc sống; biết sử dụng
một số yếu tố của lôgic hình thức để lập
luận và diễn đạt ý tưởng.
c) Mô hình hoá toán học được một số vấn
đề thường gặp; vận dụng được các bài
toán tối ưu trong học tập và trong cuộc
sống; sử dụng được một số yếu tố của
lôgic hình thức trong học tập và trong
cuộc sống.
d) Sử dụng được các dụng cụ
đo, vẽ, tính trong học tập; sử
dụng được máy tính cầm tay với
những chức năng tính toán đơn
giản trong học tập cũng như
trong cuộc sống hàng ngày.
d) Sử dụng được các dụng cụ đo, vẽ, tính;
sử dụng được máy tính cầm tay trong học
tập cũng như trong cuộc sống hàng ngày;
bước đầu sử dụng máy vi tính để tính toán
trong học tập.
d) Sử dụng hiệu quả máy tính cầm tay với
chức năng tính toán tương đối phức tạp;
sử dụng được một số phần mềm tính toán
và thống kê trong học tập và trong cuộc
sống..
30
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Phụ lục 2
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO
(Kèm theo chương trình tổng thể giáo dục phổ thông)
1. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong chƣơng trình giáo dục phổ thông mới của Việt Nam
Hoạt động giáo dục (theo nghĩa rộng) là những hoạt động có chủ đích, có kế hoạch hoặc có sự định hướng của nhà giáo
dục, được thực hiện thông qua những cách thức phù hợp để chuyển tải nội dung giáo dục tới người học nhằm thực hiện mục
tiêu giáo dục.
a) Trong chương trình giáo dục phổ thông hiện hành của Việt Nam, kế hoạch giáo dục bao gồm các môn học và hoạt
động giáo dục (theo nghĩa hẹp). Khái niệm hoạt động giáo dục (theo nghĩa hẹp) dùng để chỉ các hoạt động giáo dục được tổ
chức ngoài giờ dạy học các môn học và được sử dụng cùng với khái niệm hoạt động dạy học các môn học. Như vậy, hoạt động
giáo dục (theo nghĩa rộng) bao gồm hoạt động dạy học và hoạt động giáo dục (theo nghĩa hẹp).
Các hoạt động giáo dục (theo nghĩa hẹp) gồm:
- Hoạt động tập thể (sinh hoạt lớp, sinh hoạt trường, sinh hoạt Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, sinh hoạt Đoàn
Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh).
- Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp được tổ chức theo các chủ đề giáo dục.
- Hoạt động giáo dục hướng nghiệp (cấp Trung học cơ sở và cấp Trung học phổ thông) giúp học sinh tìm hiểu để định
hướng tiếp tục học tập và định hướng nghề nghiệp.
- Hoạt động giáo dục nghề phổ thông (cấp Trung học phổ thông) giúp học sinh hiểu được một số kiến thức cơ bản về
công cụ, kĩ thuật, quy trình công nghệ, an toàn lao động, vệ sinh môi trường đối với một số nghề phổ thông đã học; hình thành
và phát triển kĩ năng vận dụng những kiến thức vào thực tiễn; có một số kĩ năng sử dụng công cụ, thực hành kĩ thuật theo quy
trình công nghệ để lảm ra sản phẩm đơn giản.
31
b) Trong chương trình giáo dục phổ thông mới, kế hoạch giáo dục bao gồm các môn học, chuyên đề học tập (gọi chung
là môn học) và hoạt động trải nghiệm sáng tạo; hoạt động giáo dục (theo nghĩa rộng) bao gồm hoạt động dạy học và hoạt động
trải nghiệm sáng tạo.
So sánh môn học và hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong chương trình mới được thể hiện trong bảng sau:
Đặc trƣng Môn học Hoạt động trải nghiệm sáng tạo
Mục đích chính Hình thành và phát triển hệ thống tri
thức khoa học, năng lực nhận thức và
hành động của học sinh.
Hình thành và phát triển những phẩm chất, tư tưởng, ý chí,
tình cảm, giá trị, kỹ năng sống và những năng lực chung cần
có ở con người trong xã hội hiện đại.
Nội dung - Kiến thức khoa học, nội dung gắn với
các lĩnh vực chuyên môn
- Được thiết kế thành các phần chương,
bài, có mối liên hệ logic chặt chẽ
- Kiến thức thực tiễn gắn bó với đời sống, địa phương, cộng
đồng, đất nước, mang tính tổng hợp nhiều lĩnh vực giáo dục,
nhiều môn học; dễ vận dụng vào thực tế.
- Được thiết kế thành các chủ điểm mang tính mở, không yêu
cầu mối liên hệ chặt chẽ giữa các chủ điểm
Hình thức tổ chức - Đa dạng, có quy trình chặt chẽ, hạn
chế về không gian, thời gian, quy mô
và đối tượng tham gia...
- Học sinh ít cơ hội trải nghiệm
- Người chỉ đạo, tổ chức họat động học
tập chủ yểu là giáo viên
- Đa dạng, phong phú, mềm dẻo, linh hoạt, mở về không
gian, thời gian, quy mô, đối tượng và số lượng...
- Học sinh có nhiều cơ hội trải nghiệm
- Có nhiều lực lượng tham gia chỉ đạo, tổ chức các hoạt động
trải nghiệm với các mức độ khác nhau (giáo viên, phụ huynh,
nhà hoạt động xã hội, chính quyền, doanh nghiệp,...)
Tương tác, phương
pháp
- Chủ yếu là thầy - trò,
- Thầy chỉ đạo, hướng dẫn, trò hoạt
động là chính
- Đa chiều
- Học sinh tự hoạt động, trải nghiệm là chính
Kiểm tra, đánh giá - Nhấn mạnh đến năng lực tư duy
- Theo chuẩn chung
- Thường đánh giá kết quả đạt được
- Nhấn mạnh đến kinh nghiệm, năng lực thực hiện, tính trải
nghiệm.
- Theo những yêu cầu riêng, mang tính cá biệt hóa, phân hóa
32
bằng điểm số - Thường đánh giá kết quả đạt được bằng nhận xét
2. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong chƣơng trình giáo dục phổ thông của một số nƣớc trên thế giới
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo được hầu hết các nước phát triển quan tâm, nhất là các nước tiếp cận chương trình giáo
dục phổ thông theo hướng phát triển năng lực; chú ý giáo dục nhân văn, giáo dục sáng tạo, giáo dục phẩm chất và kĩ năng
sống….
a) Singapore: Hội đồng nghệ thuật quốc gia có chương trình giáo dục nghệ thuật, cung cấp, tài trợ cho nhà trường phổ
thông toàn bộ chương trình của các nhóm nghệ thuật, những kinh nghiệm sáng tạo nghệ thuật…
b) Netherlands: Thiết lập trang mạng nhằm trợ giúp những học sinh có những sáng tạo làm quen với nghề nghiệp. Học
sinh gửi hồ sơ sáng tạo (dự án) của mình vào trang mạng này, thu thập thêm những hiểu biết từ đây; mỗi học sinh nhận được
khoản tiền nhỏ để thực hiện dự án của mình.
c) Vương quốc Anh: Cung cấp hàng loạt tình huống, bối cảnh đa dạng, phong phú cho học sinh và đòi hỏi phát triển, ứng
dụng nhiều tri thức, kĩ năng trong chương trình, cho phép học sinh sáng tạo và tư duy; giải quyết vấn đề làm theo nhiều cách
thức khác nhau nhằm đạt kết quả tốt hơn; cung cấp cho học sinh các cơ hội sáng tạo, đổi mới, dám nghĩ, dám làm…
d) Đức: Từ cấp Tiểu học đã nhấn mạnh đến vị trí của các kĩ năng cá biệt, trong đó có phát triển kĩ năng sáng tạo cho trẻ;
phát triển khả năng học độc lập; tư duy phê phán và học từ kinh nghiệm của chính mình.
e) Nhật: Nuôi dưỡng cho trẻ năng lực ứng phó với sự thay đổi của xã hội, hình thành một cơ sở vững mạnh để khuyến
khích trẻ sáng tạo.
g) Hàn Quốc: Mục tiêu hoạt động trải nghiệm sáng tạo hướng đến con người được giáo dục, có sức khỏe, độc lập và
sáng tạo. Cấp Tiểu học và cấp Trung học cơ sở nhấn mạnh cảm xúc và ý tưởng sáng tạo, cấp Trung học phổ thông phát triển
công dân toàn cầu có suy nghĩ sáng tạo.
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo gồm 4 nhóm hoạt động chính: Hoạt động tự chủ (thích ứng, tự chủ, tổ chức sự kiện,
sáng tạo độc lập...); Hoạt động câu lạc bộ (hội thanh niên, văn hóa nghệ thuật, thể thao, thực tập siêng năng...); Hoạt động
tình nguyện (chia sẻ quan tâm tới hàng xóm láng giềng và những người xung quanh, bảo vệ môi trường); Hoạt động định
hướng (tìm hiểu thông tin về hướng phát triển tương lai, tìm hiểu bản thân... Có thể lựa chọn và tổ chức thực hiện một cách
linh động sao cho phù hợp với đặc điểm của học sinh, cấp học, khối lớp, nhà trường và điều kiện xã hội của địa phương.

More Related Content

What's hot

XÂY DỰNG Ý THỨC CHÍNH TRỊ CHO HỌC VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY -...
XÂY DỰNG Ý THỨC CHÍNH TRỊ CHO HỌC VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY  -...XÂY DỰNG Ý THỨC CHÍNH TRỊ CHO HỌC VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY  -...
XÂY DỰNG Ý THỨC CHÍNH TRỊ CHO HỌC VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY -...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Quan điểm chỉ đạo phát triển giáo dục
Quan điểm chỉ đạo phát triển giáo dụcQuan điểm chỉ đạo phát triển giáo dục
Quan điểm chỉ đạo phát triển giáo dụcgaunaunguyen
 
2 chuong trinh gdpt tong the-4-2017
2 chuong trinh gdpt tong the-4-20172 chuong trinh gdpt tong the-4-2017
2 chuong trinh gdpt tong the-4-2017
LHng207
 
1. ct tổng thể
1. ct tổng thể1. ct tổng thể
1. ct tổng thể
c3CTLnhYn
 
Ct cao dang nganh tieng anh
Ct cao dang nganh tieng anhCt cao dang nganh tieng anh
Ct cao dang nganh tieng anh
Khải Đoàn
 
Ung dung cntt 1 tiet day Lich su
Ung dung cntt 1 tiet day Lich suUng dung cntt 1 tiet day Lich su
Ung dung cntt 1 tiet day Lich su
Lê Văn Cường
 
Thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua hoạt động tr...
Thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua hoạt động tr...Thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua hoạt động tr...
Thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua hoạt động tr...
jackjohn45
 
KH nhiem vu NH 20-21
KH nhiem vu NH 20-21KH nhiem vu NH 20-21
KH nhiem vu NH 20-21
chinhhuynhvan
 
Giới Thiệu Mầm Non Saigon Academy
Giới Thiệu Mầm Non Saigon AcademyGiới Thiệu Mầm Non Saigon Academy
Giới Thiệu Mầm Non Saigon Academy
Trường Mầm Non Quốc Tế Saigon Academy
 
Giáo dục phổ thông huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái (1991-2015), 9đ
Giáo dục phổ thông huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái (1991-2015), 9đGiáo dục phổ thông huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái (1991-2015), 9đ
Giáo dục phổ thông huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái (1991-2015), 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể
Dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể Dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể
Dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể
Bùi Việt Hà
 
Đề thi Hội thi Giáo viên giỏi cấp tiểu học
Đề thi Hội thi Giáo viên giỏi cấp tiểu họcĐề thi Hội thi Giáo viên giỏi cấp tiểu học
Đề thi Hội thi Giáo viên giỏi cấp tiểu học
tieuhocvn .info
 
Giáo dục môi trường
Giáo dục môi trườngGiáo dục môi trường
Giáo dục môi trường
Hương Vũ
 
Giáo dục đại học thế giới và việt nam tài liệu chuyên đề nghiệp vụ sư phạm
Giáo dục đại học thế giới và việt nam tài liệu chuyên đề nghiệp vụ sư phạmGiáo dục đại học thế giới và việt nam tài liệu chuyên đề nghiệp vụ sư phạm
Giáo dục đại học thế giới và việt nam tài liệu chuyên đề nghiệp vụ sư phạm
jackjohn45
 
Khái niệm giáo dục
Khái niệm giáo dụcKhái niệm giáo dục
Khái niệm giáo dụcNh Lionheart
 
Luận văn: Phát triển năng lực phân tích cho học sinh trong dạy học lịch sử
Luận văn: Phát triển năng lực phân tích cho học sinh trong dạy học lịch sửLuận văn: Phát triển năng lực phân tích cho học sinh trong dạy học lịch sử
Luận văn: Phát triển năng lực phân tích cho học sinh trong dạy học lịch sử
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
De thi va dap an thi giao vien gioih huỵen1
De thi va dap an thi giao vien gioih huỵen1De thi va dap an thi giao vien gioih huỵen1
De thi va dap an thi giao vien gioih huỵen1tieuhocvn .info
 

What's hot (18)

XÂY DỰNG Ý THỨC CHÍNH TRỊ CHO HỌC VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY -...
XÂY DỰNG Ý THỨC CHÍNH TRỊ CHO HỌC VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY  -...XÂY DỰNG Ý THỨC CHÍNH TRỊ CHO HỌC VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY  -...
XÂY DỰNG Ý THỨC CHÍNH TRỊ CHO HỌC VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY -...
 
Quan điểm chỉ đạo phát triển giáo dục
Quan điểm chỉ đạo phát triển giáo dụcQuan điểm chỉ đạo phát triển giáo dục
Quan điểm chỉ đạo phát triển giáo dục
 
2 chuong trinh gdpt tong the-4-2017
2 chuong trinh gdpt tong the-4-20172 chuong trinh gdpt tong the-4-2017
2 chuong trinh gdpt tong the-4-2017
 
1. ct tổng thể
1. ct tổng thể1. ct tổng thể
1. ct tổng thể
 
Ct cao dang nganh tieng anh
Ct cao dang nganh tieng anhCt cao dang nganh tieng anh
Ct cao dang nganh tieng anh
 
Ung dung cntt 1 tiet day Lich su
Ung dung cntt 1 tiet day Lich suUng dung cntt 1 tiet day Lich su
Ung dung cntt 1 tiet day Lich su
 
Tt11 2012
Tt11 2012Tt11 2012
Tt11 2012
 
Thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua hoạt động tr...
Thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua hoạt động tr...Thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua hoạt động tr...
Thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua hoạt động tr...
 
KH nhiem vu NH 20-21
KH nhiem vu NH 20-21KH nhiem vu NH 20-21
KH nhiem vu NH 20-21
 
Giới Thiệu Mầm Non Saigon Academy
Giới Thiệu Mầm Non Saigon AcademyGiới Thiệu Mầm Non Saigon Academy
Giới Thiệu Mầm Non Saigon Academy
 
Giáo dục phổ thông huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái (1991-2015), 9đ
Giáo dục phổ thông huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái (1991-2015), 9đGiáo dục phổ thông huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái (1991-2015), 9đ
Giáo dục phổ thông huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái (1991-2015), 9đ
 
Dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể
Dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể Dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể
Dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể
 
Đề thi Hội thi Giáo viên giỏi cấp tiểu học
Đề thi Hội thi Giáo viên giỏi cấp tiểu họcĐề thi Hội thi Giáo viên giỏi cấp tiểu học
Đề thi Hội thi Giáo viên giỏi cấp tiểu học
 
Giáo dục môi trường
Giáo dục môi trườngGiáo dục môi trường
Giáo dục môi trường
 
Giáo dục đại học thế giới và việt nam tài liệu chuyên đề nghiệp vụ sư phạm
Giáo dục đại học thế giới và việt nam tài liệu chuyên đề nghiệp vụ sư phạmGiáo dục đại học thế giới và việt nam tài liệu chuyên đề nghiệp vụ sư phạm
Giáo dục đại học thế giới và việt nam tài liệu chuyên đề nghiệp vụ sư phạm
 
Khái niệm giáo dục
Khái niệm giáo dụcKhái niệm giáo dục
Khái niệm giáo dục
 
Luận văn: Phát triển năng lực phân tích cho học sinh trong dạy học lịch sử
Luận văn: Phát triển năng lực phân tích cho học sinh trong dạy học lịch sửLuận văn: Phát triển năng lực phân tích cho học sinh trong dạy học lịch sử
Luận văn: Phát triển năng lực phân tích cho học sinh trong dạy học lịch sử
 
De thi va dap an thi giao vien gioih huỵen1
De thi va dap an thi giao vien gioih huỵen1De thi va dap an thi giao vien gioih huỵen1
De thi va dap an thi giao vien gioih huỵen1
 

Similar to Chuong trinh-giao-duc-pho-thong

Tài liệu tìm hiểu chương trình môn ngữ văn
Tài liệu tìm hiểu chương trình môn ngữ vănTài liệu tìm hiểu chương trình môn ngữ văn
Tài liệu tìm hiểu chương trình môn ngữ văn
nataliej4
 
ĐỀ THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP HUYỆN THỦY NGUYÊN BẬC TIỂU HỌC, NĂM HỌC 2012 –...
ĐỀ THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP HUYỆN THỦY NGUYÊN BẬC TIỂU HỌC, NĂM HỌC 2012  –...ĐỀ THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP HUYỆN THỦY NGUYÊN BẬC TIỂU HỌC, NĂM HỌC 2012  –...
ĐỀ THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP HUYỆN THỦY NGUYÊN BẬC TIỂU HỌC, NĂM HỌC 2012 –...
tieuhocvn .info
 
Nghiên cứu giải pháp quy hoạch, thiết kế hạ tầng kỹ thuật, kiến trúc trường h...
Nghiên cứu giải pháp quy hoạch, thiết kế hạ tầng kỹ thuật, kiến trúc trường h...Nghiên cứu giải pháp quy hoạch, thiết kế hạ tầng kỹ thuật, kiến trúc trường h...
Nghiên cứu giải pháp quy hoạch, thiết kế hạ tầng kỹ thuật, kiến trúc trường h...
nataliej4
 
Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục ở trung tâm giáo dục thường xuyên tại ...
Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục ở trung tâm giáo dục thường xuyên tại ...Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục ở trung tâm giáo dục thường xuyên tại ...
Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục ở trung tâm giáo dục thường xuyên tại ...
jackjohn45
 
PPT THUYẾT TRÌNH NHÓM 3.pptx
PPT THUYẾT TRÌNH NHÓM 3.pptxPPT THUYẾT TRÌNH NHÓM 3.pptx
PPT THUYẾT TRÌNH NHÓM 3.pptx
TrmThanh15
 
chuong-trinh-giao-duc-pho-thong-mon-ngu-van.pdf
chuong-trinh-giao-duc-pho-thong-mon-ngu-van.pdfchuong-trinh-giao-duc-pho-thong-mon-ngu-van.pdf
chuong-trinh-giao-duc-pho-thong-mon-ngu-van.pdf
LuckyStar21
 
1.-CT_-Tong-the.pdf
1.-CT_-Tong-the.pdf1.-CT_-Tong-the.pdf
1.-CT_-Tong-the.pdf
NguynThDimThuy
 
29-NQ-TW-4-11-2013.doc
29-NQ-TW-4-11-2013.doc29-NQ-TW-4-11-2013.doc
29-NQ-TW-4-11-2013.doc
ThyTinTrn11
 
TÀI LIỆU TẬP HUẤN HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM VÀ H...
TÀI LIỆU TẬP HUẤN HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM VÀ H...TÀI LIỆU TẬP HUẤN HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM VÀ H...
TÀI LIỆU TẬP HUẤN HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM VÀ H...
nataliej4
 
NHỮNG THÁCH THỨC ĐỐI VỚI GIÁO DỤC ĐẠI HỌC HIỆN NAY.pdf
NHỮNG THÁCH THỨC ĐỐI VỚI GIÁO DỤC ĐẠI HỌC HIỆN NAY.pdfNHỮNG THÁCH THỨC ĐỐI VỚI GIÁO DỤC ĐẠI HỌC HIỆN NAY.pdf
NHỮNG THÁCH THỨC ĐỐI VỚI GIÁO DỤC ĐẠI HỌC HIỆN NAY.pdf
NuioKila
 
Dl&dg thanh qua ht ngocld-tong hop
Dl&dg thanh qua ht ngocld-tong hopDl&dg thanh qua ht ngocld-tong hop
Dl&dg thanh qua ht ngocld-tong hopNguyen Chien
 
Ke hoach bdtx
Ke hoach bdtxKe hoach bdtx
Ke hoach bdtx
Dương Hải Nam
 
Đề Cương Chuyên Đề Phát Triển Chương Trình Dạy Học Ở Tiểu Học
Đề Cương Chuyên Đề Phát Triển Chương Trình Dạy Học Ở Tiểu Học Đề Cương Chuyên Đề Phát Triển Chương Trình Dạy Học Ở Tiểu Học
Đề Cương Chuyên Đề Phát Triển Chương Trình Dạy Học Ở Tiểu Học
nataliej4
 
Giáo Án Môn Giáo Dục Học Đại Cương
Giáo Án Môn Giáo Dục Học Đại Cương Giáo Án Môn Giáo Dục Học Đại Cương
Giáo Án Môn Giáo Dục Học Đại Cương
nataliej4
 
Tài liệu ôn thi công chức ngành giáo dục
Tài liệu ôn thi công chức ngành giáo dụcTài liệu ôn thi công chức ngành giáo dục
Tài liệu ôn thi công chức ngành giáo dục
YenPhuong16
 
Khoá Luận Biện Pháp Quản Lý Giáo Dục Đạo Đức Học Sinh Thông Qua Hoạt Động Ngo...
Khoá Luận Biện Pháp Quản Lý Giáo Dục Đạo Đức Học Sinh Thông Qua Hoạt Động Ngo...Khoá Luận Biện Pháp Quản Lý Giáo Dục Đạo Đức Học Sinh Thông Qua Hoạt Động Ngo...
Khoá Luận Biện Pháp Quản Lý Giáo Dục Đạo Đức Học Sinh Thông Qua Hoạt Động Ngo...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
KH chien luoc giai doan 20-25-HVCh
KH chien luoc giai doan 20-25-HVChKH chien luoc giai doan 20-25-HVCh
KH chien luoc giai doan 20-25-HVCh
chinhhuynhvan
 
KH chien luoc giai doan 20-25-HVCh
KH chien luoc giai doan 20-25-HVChKH chien luoc giai doan 20-25-HVCh
KH chien luoc giai doan 20-25-HVCh
chinhhuynhvan
 
Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống trong môn Đạo đức lớp 3
Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống trong môn Đạo đức lớp 3 Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống trong môn Đạo đức lớp 3
Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống trong môn Đạo đức lớp 3
luanvantrust
 
Quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở trên địa...
Quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở trên địa...Quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở trên địa...
Quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở trên địa...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

Similar to Chuong trinh-giao-duc-pho-thong (20)

Tài liệu tìm hiểu chương trình môn ngữ văn
Tài liệu tìm hiểu chương trình môn ngữ vănTài liệu tìm hiểu chương trình môn ngữ văn
Tài liệu tìm hiểu chương trình môn ngữ văn
 
ĐỀ THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP HUYỆN THỦY NGUYÊN BẬC TIỂU HỌC, NĂM HỌC 2012 –...
ĐỀ THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP HUYỆN THỦY NGUYÊN BẬC TIỂU HỌC, NĂM HỌC 2012  –...ĐỀ THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP HUYỆN THỦY NGUYÊN BẬC TIỂU HỌC, NĂM HỌC 2012  –...
ĐỀ THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP HUYỆN THỦY NGUYÊN BẬC TIỂU HỌC, NĂM HỌC 2012 –...
 
Nghiên cứu giải pháp quy hoạch, thiết kế hạ tầng kỹ thuật, kiến trúc trường h...
Nghiên cứu giải pháp quy hoạch, thiết kế hạ tầng kỹ thuật, kiến trúc trường h...Nghiên cứu giải pháp quy hoạch, thiết kế hạ tầng kỹ thuật, kiến trúc trường h...
Nghiên cứu giải pháp quy hoạch, thiết kế hạ tầng kỹ thuật, kiến trúc trường h...
 
Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục ở trung tâm giáo dục thường xuyên tại ...
Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục ở trung tâm giáo dục thường xuyên tại ...Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục ở trung tâm giáo dục thường xuyên tại ...
Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục ở trung tâm giáo dục thường xuyên tại ...
 
PPT THUYẾT TRÌNH NHÓM 3.pptx
PPT THUYẾT TRÌNH NHÓM 3.pptxPPT THUYẾT TRÌNH NHÓM 3.pptx
PPT THUYẾT TRÌNH NHÓM 3.pptx
 
chuong-trinh-giao-duc-pho-thong-mon-ngu-van.pdf
chuong-trinh-giao-duc-pho-thong-mon-ngu-van.pdfchuong-trinh-giao-duc-pho-thong-mon-ngu-van.pdf
chuong-trinh-giao-duc-pho-thong-mon-ngu-van.pdf
 
1.-CT_-Tong-the.pdf
1.-CT_-Tong-the.pdf1.-CT_-Tong-the.pdf
1.-CT_-Tong-the.pdf
 
29-NQ-TW-4-11-2013.doc
29-NQ-TW-4-11-2013.doc29-NQ-TW-4-11-2013.doc
29-NQ-TW-4-11-2013.doc
 
TÀI LIỆU TẬP HUẤN HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM VÀ H...
TÀI LIỆU TẬP HUẤN HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM VÀ H...TÀI LIỆU TẬP HUẤN HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM VÀ H...
TÀI LIỆU TẬP HUẤN HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM VÀ H...
 
NHỮNG THÁCH THỨC ĐỐI VỚI GIÁO DỤC ĐẠI HỌC HIỆN NAY.pdf
NHỮNG THÁCH THỨC ĐỐI VỚI GIÁO DỤC ĐẠI HỌC HIỆN NAY.pdfNHỮNG THÁCH THỨC ĐỐI VỚI GIÁO DỤC ĐẠI HỌC HIỆN NAY.pdf
NHỮNG THÁCH THỨC ĐỐI VỚI GIÁO DỤC ĐẠI HỌC HIỆN NAY.pdf
 
Dl&dg thanh qua ht ngocld-tong hop
Dl&dg thanh qua ht ngocld-tong hopDl&dg thanh qua ht ngocld-tong hop
Dl&dg thanh qua ht ngocld-tong hop
 
Ke hoach bdtx
Ke hoach bdtxKe hoach bdtx
Ke hoach bdtx
 
Đề Cương Chuyên Đề Phát Triển Chương Trình Dạy Học Ở Tiểu Học
Đề Cương Chuyên Đề Phát Triển Chương Trình Dạy Học Ở Tiểu Học Đề Cương Chuyên Đề Phát Triển Chương Trình Dạy Học Ở Tiểu Học
Đề Cương Chuyên Đề Phát Triển Chương Trình Dạy Học Ở Tiểu Học
 
Giáo Án Môn Giáo Dục Học Đại Cương
Giáo Án Môn Giáo Dục Học Đại Cương Giáo Án Môn Giáo Dục Học Đại Cương
Giáo Án Môn Giáo Dục Học Đại Cương
 
Tài liệu ôn thi công chức ngành giáo dục
Tài liệu ôn thi công chức ngành giáo dụcTài liệu ôn thi công chức ngành giáo dục
Tài liệu ôn thi công chức ngành giáo dục
 
Khoá Luận Biện Pháp Quản Lý Giáo Dục Đạo Đức Học Sinh Thông Qua Hoạt Động Ngo...
Khoá Luận Biện Pháp Quản Lý Giáo Dục Đạo Đức Học Sinh Thông Qua Hoạt Động Ngo...Khoá Luận Biện Pháp Quản Lý Giáo Dục Đạo Đức Học Sinh Thông Qua Hoạt Động Ngo...
Khoá Luận Biện Pháp Quản Lý Giáo Dục Đạo Đức Học Sinh Thông Qua Hoạt Động Ngo...
 
KH chien luoc giai doan 20-25-HVCh
KH chien luoc giai doan 20-25-HVChKH chien luoc giai doan 20-25-HVCh
KH chien luoc giai doan 20-25-HVCh
 
KH chien luoc giai doan 20-25-HVCh
KH chien luoc giai doan 20-25-HVChKH chien luoc giai doan 20-25-HVCh
KH chien luoc giai doan 20-25-HVCh
 
Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống trong môn Đạo đức lớp 3
Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống trong môn Đạo đức lớp 3 Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống trong môn Đạo đức lớp 3
Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống trong môn Đạo đức lớp 3
 
Quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở trên địa...
Quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở trên địa...Quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở trên địa...
Quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở trên địa...
 

More from Thành Nguyễn

II. PREVENTION AND RESPONSE PLANNING TO NATURAL DISASTERS IN BUSINESSESoach-...
 II. PREVENTION AND RESPONSE PLANNING TO NATURAL DISASTERS IN BUSINESSESoach-... II. PREVENTION AND RESPONSE PLANNING TO NATURAL DISASTERS IN BUSINESSESoach-...
II. PREVENTION AND RESPONSE PLANNING TO NATURAL DISASTERS IN BUSINESSESoach-...
Thành Nguyễn
 
OVERVIEW OF DISASTER RISK MANAGEMENT (DRM)
OVERVIEW OF DISASTER RISK MANAGEMENT (DRM)OVERVIEW OF DISASTER RISK MANAGEMENT (DRM)
OVERVIEW OF DISASTER RISK MANAGEMENT (DRM)
Thành Nguyễn
 
Nguyen tuongvan vpa process in vn eng
Nguyen tuongvan vpa process in vn engNguyen tuongvan vpa process in vn eng
Nguyen tuongvan vpa process in vn eng
Thành Nguyễn
 
Ced final review workshop presentation eng
Ced final review workshop presentation engCed final review workshop presentation eng
Ced final review workshop presentation eng
Thành Nguyễn
 
List of documents
List of documents List of documents
List of documents
Thành Nguyễn
 
Flegt literature non eu library
Flegt literature non eu libraryFlegt literature non eu library
Flegt literature non eu library
Thành Nguyễn
 
Flegt communications plan august 28 final
Flegt communications plan august 28 finalFlegt communications plan august 28 final
Flegt communications plan august 28 final
Thành Nguyễn
 
Eu library flegt
Eu library flegtEu library flegt
Eu library flegt
Thành Nguyễn
 
Report vcci 31.10.17 final eng
Report vcci 31.10.17 final  engReport vcci 31.10.17 final  eng
Report vcci 31.10.17 final eng
Thành Nguyễn
 
Report bifa final march 29 2017_ eng
Report bifa  final march 29 2017_ engReport bifa  final march 29 2017_ eng
Report bifa final march 29 2017_ eng
Thành Nguyễn
 
Cẩm nang phòng ngứa và ứng phó RRTT dành cho KKT và KCN
Cẩm nang phòng ngứa và ứng phó RRTT dành cho KKT và KCNCẩm nang phòng ngứa và ứng phó RRTT dành cho KKT và KCN
Cẩm nang phòng ngứa và ứng phó RRTT dành cho KKT và KCN
Thành Nguyễn
 
White book business responses to climate change and natural disaster
White book business responses to climate change and natural disasterWhite book business responses to climate change and natural disaster
White book business responses to climate change and natural disaster
Thành Nguyễn
 
White book business responses to cc and natural disaster
White book  business responses to cc and natural disasterWhite book  business responses to cc and natural disaster
White book business responses to cc and natural disaster
Thành Nguyễn
 
E newsletter-vol3-eng edition
E newsletter-vol3-eng editionE newsletter-vol3-eng edition
E newsletter-vol3-eng edition
Thành Nguyễn
 
E newsletter-vol2-eng edition
E newsletter-vol2-eng editionE newsletter-vol2-eng edition
E newsletter-vol2-eng edition
Thành Nguyễn
 
Action plan public-private partnerships (PPP) for disaster risk manage
Action plan public-private partnerships (PPP) for disaster risk manageAction plan public-private partnerships (PPP) for disaster risk manage
Action plan public-private partnerships (PPP) for disaster risk manage
Thành Nguyễn
 
Usaid success story vinatex danang
Usaid success story vinatex danangUsaid success story vinatex danang
Usaid success story vinatex danang
Thành Nguyễn
 
Usaid success story lighthouse
Usaid success story lighthouseUsaid success story lighthouse
Usaid success story lighthouse
Thành Nguyễn
 
Chuong trinh tap huan ban ql kcn qn 21.9.2016
Chuong trinh tap huan ban ql kcn qn 21.9.2016Chuong trinh tap huan ban ql kcn qn 21.9.2016
Chuong trinh tap huan ban ql kcn qn 21.9.2016
Thành Nguyễn
 
Final report on_drm_training_programme_english_2012
Final report on_drm_training_programme_english_2012Final report on_drm_training_programme_english_2012
Final report on_drm_training_programme_english_2012
Thành Nguyễn
 

More from Thành Nguyễn (20)

II. PREVENTION AND RESPONSE PLANNING TO NATURAL DISASTERS IN BUSINESSESoach-...
 II. PREVENTION AND RESPONSE PLANNING TO NATURAL DISASTERS IN BUSINESSESoach-... II. PREVENTION AND RESPONSE PLANNING TO NATURAL DISASTERS IN BUSINESSESoach-...
II. PREVENTION AND RESPONSE PLANNING TO NATURAL DISASTERS IN BUSINESSESoach-...
 
OVERVIEW OF DISASTER RISK MANAGEMENT (DRM)
OVERVIEW OF DISASTER RISK MANAGEMENT (DRM)OVERVIEW OF DISASTER RISK MANAGEMENT (DRM)
OVERVIEW OF DISASTER RISK MANAGEMENT (DRM)
 
Nguyen tuongvan vpa process in vn eng
Nguyen tuongvan vpa process in vn engNguyen tuongvan vpa process in vn eng
Nguyen tuongvan vpa process in vn eng
 
Ced final review workshop presentation eng
Ced final review workshop presentation engCed final review workshop presentation eng
Ced final review workshop presentation eng
 
List of documents
List of documents List of documents
List of documents
 
Flegt literature non eu library
Flegt literature non eu libraryFlegt literature non eu library
Flegt literature non eu library
 
Flegt communications plan august 28 final
Flegt communications plan august 28 finalFlegt communications plan august 28 final
Flegt communications plan august 28 final
 
Eu library flegt
Eu library flegtEu library flegt
Eu library flegt
 
Report vcci 31.10.17 final eng
Report vcci 31.10.17 final  engReport vcci 31.10.17 final  eng
Report vcci 31.10.17 final eng
 
Report bifa final march 29 2017_ eng
Report bifa  final march 29 2017_ engReport bifa  final march 29 2017_ eng
Report bifa final march 29 2017_ eng
 
Cẩm nang phòng ngứa và ứng phó RRTT dành cho KKT và KCN
Cẩm nang phòng ngứa và ứng phó RRTT dành cho KKT và KCNCẩm nang phòng ngứa và ứng phó RRTT dành cho KKT và KCN
Cẩm nang phòng ngứa và ứng phó RRTT dành cho KKT và KCN
 
White book business responses to climate change and natural disaster
White book business responses to climate change and natural disasterWhite book business responses to climate change and natural disaster
White book business responses to climate change and natural disaster
 
White book business responses to cc and natural disaster
White book  business responses to cc and natural disasterWhite book  business responses to cc and natural disaster
White book business responses to cc and natural disaster
 
E newsletter-vol3-eng edition
E newsletter-vol3-eng editionE newsletter-vol3-eng edition
E newsletter-vol3-eng edition
 
E newsletter-vol2-eng edition
E newsletter-vol2-eng editionE newsletter-vol2-eng edition
E newsletter-vol2-eng edition
 
Action plan public-private partnerships (PPP) for disaster risk manage
Action plan public-private partnerships (PPP) for disaster risk manageAction plan public-private partnerships (PPP) for disaster risk manage
Action plan public-private partnerships (PPP) for disaster risk manage
 
Usaid success story vinatex danang
Usaid success story vinatex danangUsaid success story vinatex danang
Usaid success story vinatex danang
 
Usaid success story lighthouse
Usaid success story lighthouseUsaid success story lighthouse
Usaid success story lighthouse
 
Chuong trinh tap huan ban ql kcn qn 21.9.2016
Chuong trinh tap huan ban ql kcn qn 21.9.2016Chuong trinh tap huan ban ql kcn qn 21.9.2016
Chuong trinh tap huan ban ql kcn qn 21.9.2016
 
Final report on_drm_training_programme_english_2012
Final report on_drm_training_programme_english_2012Final report on_drm_training_programme_english_2012
Final report on_drm_training_programme_english_2012
 

Chuong trinh-giao-duc-pho-thong

  • 1. 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc CHƢƠNG TRÌNH TỔNG THỂ GIÁO DỤC PHỔ THÔNG (Ban hành kèm theo Quyết định số:..../QĐ-BGDĐT ngày.....tháng.... năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) I. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN CHƢƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG1 1. Trên cơ sở mục tiêu đổi mới giáo dục và đào tạo, cần xác định rõ mục tiêu, chuẩn đầu ra chương trình giáo dục từng cấp học, môn học. Coi đó là cam kết bảo đảm chất lượng của cả hệ thống và từng cơ sở giáo dục phổ thông; là căn cứ giám sát, đánh giá chất lượng giáo dục phổ thông. 2. Đổi mới chương trình giáo dục phổ thông nhằm phát triển năng lực và phẩm chất, hài hòa đức, trí, thể, mỹ của học sinh. Nội dung giáo dục , phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi học sinh; coi trọng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn; chú trọng giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống, văn hoá pháp luật và ý thức công dân, t - , kiến thức quốc phòng, an ninh và giáo dục thể chất sinh. Bảo đảm cho học sinh có trình độ trung học cơ sở (hết lớp 9) có tri thức phổ thông nền tảng, đáp ứng yêu cầu phân luồng mạnh sau trung học cơ sở; trung học phổ thông phải tiếp cận nghề nghiệp và chuẩn bị cho giai đoạn học sau phổ thông có chất lượng. Bảo đảm năng lực tiếng Việt đồng thời q . 1 Theo Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Dự thảo chính thức
  • 2. 2 lớp học trên; giảm số môn học bắt buộc; tăng số . 3. Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; vận dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học một cách linh hoạt, sáng tạo, hợp lý, phù hợp với với nội dung, đối tượng và điều kiện cụ thể của cơ sở giáo dục phổ thông; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh; thực hiện phương châm “giảng ít, học nhiều”, khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc; t và rèn luyện năng lực tự học, tạo cơ sở để học tập suốt đời, tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. , chú ý các hoạt động xã hội, trải nghiệm sáng tạo, nghiên cứu khoa học. Coi trọng sự phối hợp chặt chẽ giáo dục nhà trường, giáo dục gia đình và giáo dục xã hội. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học. 4. chất lượng , bảo đảm trung thực, khách quan, góp phần hướng dẫn, điều chỉnh cách học và cách dạy. Phối hợp sử dụng kết quả đánh giá trong quá trình học với đánh giá cuối kỳ, cuối năm học; đánh giá của người dạy với tự đánh giá của người học; đánh giá của nhà trường với đánh giá của gia đình và của xã hội; thực hiện đánh giá chất lượng giáo dục phổ thông ở cấp độ quốc gia, địa phương, từng cơ sở giáo dục phổ thông và đánh giá theo chương trình quốc tế để làm căn cứ đề xuất chính sách, giải pháp cải thiện chất lượng giáo dục phổ thông. Đổi mới phương thức thi và công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông theo hướng giảm áp lực và tốn kém cho xã hội mà vẫn bảo đảm độ tin cậy, trung thực, đánh giá đúng năng lực học sinh, làm cơ sở cho việc tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học. II. MỤC TIÊU CHƢƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG VÀ MỤC TIÊU CHƢƠNG TRÌNH GIÁO DỤC CÁC CẤP HỌC 1. Mục tiêu chƣơng trình giáo dục phổ thông Chương trình giáo dục phổ thông nhằm tạo ra những con người Việt Nam phát triển hài hòa về thể chất và tinh thần, phát huy cao độ tiềm năng của bản thân; có những phẩm chất cao đẹp: Yêu gia đình và quê ; tự lập và tự tin; có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước và nhân loại; tôn trọng pháp luật và thực hiện nghĩa vụ đạo đức; có học vấn phổ thông; có các năng lực chung: T ; phát hiện và ; sử dụng ngôn ngữ, tính toán, công nghệ thông tin và truyền thông làm cơ sở cho việc lựa chọn nghề nghiệp.
  • 3. 3 2. Mục tiêu chƣơng trình giáo dục cấp Tiểu học Học sinh được hình thành trung học cơ sở. 3. Mục tiêu chƣơng trình giáo dục cấp Trung học cơ sở , tăng cường các phẩm chất và năng lực đã hình thành ở cấp tiểu học; được hoàn chỉnh cơ bản về học vấn phổ thông và phát triển nhân cách công dân; phát triển các tiềm năng sẵn có để có thể tiếp tục học trung học phổ thông, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động. 4. Mục tiêu chƣơng trình giáo dục cấp Trung học phổ thông Học sinh được phát triển hài hòa về thể chất và tinh thần, con người cá nhân ; có kiến thức, kỹ năng phổ thông cơ bản được định hướng theo lĩnh vực nghề nghiệp phù hợp với năng khiếu và sở thích; phát triển năng lực cá nhân để lựa chọn hư , năng lực của một công dân. III. PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC VÀ CHUẨN ĐẦU RA CHƢƠNG TRÌNH GIÁO DỤC MỖI CẤP HỌC 1. Phẩm chất Chương trình giáo dục phổ thông hình thành và phát triển cho học sinh những phẩm chất: - Yêu gia đình, quê hương, đất nước; - Nhân ái, khoan dung; - , tự trọng, chí công vô tư; - Tự lập, tự tin, tự chủ và có tinh thần vượt khó; - Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước, nhân loại và môi trường tự nhiên; - Tôn trọng, chấp hành kỷ luật, pháp luật và thực hiện nghĩa vụ đạo đức. 2. Năng lực Chương trình giáo dục phổ thông hình thành và phát triển cho học sinh các năng lực chung và năng lực chuyên biệt. 2.1. Các năng lực chung a) Nhóm năng lực làm chủ và phát triển bản thân:
  • 4. 4 - Năng lực tự học - Năng lực giải quyết vấn đề - Năng lực sáng tạo - Năng lực tự quản lý b) Nhóm năng lực về quan hệ xã hội: - Năng lực giao tiếp - Năng lực hợp tác c) Nhóm năng lực công cụ: - Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) - Năng lực sử dụng ngôn ngữ - Năng lực tính toán 2.2. Các năng lực chuyên biệt sẽ được nêu ở chương trình các môn học và hoạt động trải nghiệm sáng tạo. 3. Chuẩn đầu ra chƣơng trình giáo dục mỗi cấp học Chuẩn đầu ra chương trình giáo dục là sự cụ thể hóa mục tiêu chương trình giáo dục trên hai phương diện phẩm chất và năng lực của học sinh, là kết quả đầu ra ở mức tối thiểu cần đạt để xác nhận trình độ học tập sau khi kết thúc mỗi cấp học của giáo dục phổ thông. Chuẩn đầu ra về phẩm chất và năng lực chung chương trình giáo dục các cấp học được qui định tại phụ lục 1. IV. KẾ HOẠCH GIÁO DỤC 1. Lĩnh vực giáo dục Các lĩnh vực giáo dục của chương trình giáo dục phổ thông bao gồm: - Ngôn ngữ (Tiếng Việt, Ngoại ngữ) - - Đạo đức - Công dân - Thể chất - Nghệ thuật
  • 5. 5 - Khoa học Tự nhiên - - Công nghệ 2. Hệ thống môn học, chuyên đề học tập và hoạt động trải nghiệm sáng tạo Cấp, lớp TIỂU HỌC TRUNG HỌC CƠ SỞ TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Lĩnh vực Giáo dục Lớp 1 Lớp 2 Lớp 3 Lớp 4 Lớp 5 Lớp 6 Lớp 7 Lớp 8 Lớp 9 Lớp 10 Lớp 11 Lớp 12 (1) Ngôn ngữ Tiếng Việt (BB) Ngữ văn (BB) Ngoại ngữ 1 (BB) Ngoại ngữ 2 (TC1) Tiếng dân tộc (TC1) Ngoại ngữ 2 (TC1) Tiếng dân tộc (TC1) Ngoại ngữ 2 (TC1) (2) Toán học Toán (BB) (3) Đạo đức – Công dân Giáo dục lối sống (BB) Giáo dục công dân (BB) Công dân với Tổ quốc (BB) (4)Thể chất Thể dục (BB)-Thể thao (TC2) (5) Nghệ thuật Âm nhạc (TC2)-Mĩ thuật (TC2) Âm nhạc (TC3) Mĩ thuật (TC3) (6) Khoa học Xã hội và Nhân văn Cuộc sống quanh ta (BB) Tìm hiểu Xã hội (BB) Khoa học Xã hội (BB) Khoa học Xã hội (TC1) Khoa học Xã hội (TC3) Lịch sử (BB) Lịch sử (TC3) Địa lí (BB) Địa lí (TC3) (7) Khoa học Tự nhiên Tìm hiểu Tự nhiên (BB) Khoa học Tự nhiên (BB) Khoa học Tự nhiên (TC1) Khoa học Tự nhiên (TC3) Vật lí (BB) Vật lí (TC3) Hóa học (BB) Hóa học (TC3) Sinh học (BB) Sinh học (TC3) (8) Công nghệ Máy tính-Kĩ thuật (TC2) Tin học ứng dụng-Công nghệ (TC2) Tin học (TC2) Tin học (TC3) Công nghệ (TC2) Công nghệ (TC3)
  • 6. 6 Liên quan các lĩnh vực giáo dục và môn học Hoạt động trải nghiệm sáng tạo (TC2) Chuyên đề học tập (TC2) Tự học có hướng dẫn 3. Cấu trúc và định hƣớng nội dung các môn học, chuyên đề học tập và hoạt động trải nghiệm sáng tạo Các môn học, chuyên đề học tập và hoạt động trải nghiệm sáng tạo được cấu trúc thành một hệ thống chỉnh thể, thống nhất từ cấp Tiểu học đến cấp Trung học phổ thông; được chia thành 2 loại: bắt buộc (BB) và tự chọn (TC). Nội dung học tập bắt buộc tạo nên nền tảng học vấn phổ thông, không thể thiếu đối với mỗi học sinh. Nội dung học tập tự chọn đáp ứng nhu cầu, sở thích và khả năng riêng của các đối tượng học tập khác nhau. Có 3 loại nội dung và hình thức tự chọn: - TC1: Tự chọn không bắt buộc. Học sinh có thể chọn hay không chọn để học tập. - TC2: Tự chọn bắt buộc. Học sinh bắt buộc chọn một số chủ đề trong các chủ đề của một số môn học bắt buộc hoặc hoạt động trải nghiệm sáng tạo, bắt buộc chọn một số chuyên đề học tập trong hệ thống các chuyên đề học tập của chương trình. - TC3: Tự chọn bắt buộc theo nhóm môn. Học sinh bắt buộc chọn một số môn học trong nhóm môn học tự chọn của chương trình. 3.1. Tiếng Việt, Ngữ Văn; Ngoại ngữ 1, Ngoại ngữ 2; Tiếng dân tộc a) Tiếng Việt là môn học ở cấp Tiểu học, lên cấp Trung học cơ sở và cấp Trung học phổ thông gọi là môn Ngữ văn.
  • 7. 7 Tiếng Việt/ Ngữ văn là môn học bắt buộc từ lớp 1 đến lớp 12; nội dung tập trung hình thành, phát triển năng lực giao tiếp và cảm thụ nghệ thuật thông qua các kĩ năng đọc, viết, nghe, nói là chính; yêu cầu của mỗi kĩ năng được tăng dần theo các trình độ khác nhau tương ứng với các lớp/cấp học. Ngoài nội dung BB, còn có các chuyên đề học tập (TC2) về văn học, tiếng Việt và làm văn nhằm đáp ứng nhu cầu học lên cao của học sinh. b) Ngoại ngữ 1 là môn học bắt buộc từ lớp 3 đến lớp 12. Ngoại ngữ 2 là môn học tự chọn không bắt buộc (TC1), có thể bắt đầu hoặc kết thúc học từ bất kỳ lớp nào trong các lớp từ 3 đến 12 tùy theo nhu cầu của học sinh và khả năng đáp ứng của cơ sở giáo dục. Nội dung dạy học ngoại ngữ nhằm hình thành và phát triển năng lực giao tiếp của học sinh thông qua phát triển cả 4 kĩ năng nghe, nói, đọc, viết theo các mức khác nhau dựa theo khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam (tham chiếu khung năng lực ngoại ngữ của châu Âu). c) Tiếng dân tộc là môn học tự chọn không bắt buộc (TC1), có thể bắt đầu hoặc kết thúc học từ bất kỳ lớp nào trong các lớp từ 3 đến 10; khuyến khích học sinh người dân tộc thiểu số tự chọn các thứ tiếng theo qui định về dạy và học tiếng dân tộc thiểu số của Chính phủ. 3.2. Toán Toán là môn học bắt buộc từ lớp 1 đến lớp 12. Nội dung môn Toán kế thừa, phát huy những ưu điểm và thế mạnh của chương trình hiện hành, xem xét lựa chọn những nội dung cơ bản, cần thiết nhất cho việc phát triển năng lực tư duy, năng lực tính toán…; không yêu cầu học những nội dung quá khó và chưa cần thiết với học sinh phổ thông; bên cạnh các nội dung cơ bản, có các chuyên đề học tập ở các lớp 11, 12 để học sinh tự chọn (TC2). 3.3. Giáo dục lối sống, Giáo dục công dân, Công dân với Tổ quốc Là môn học đáp ứng yêu cầu giáo dục giá trị sống, kĩ năng sống của công dân Việt Nam xây dựng và bảo vệ Tổ quốc thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, ở cấp Tiểu học gọi là môn học Giáo dục lối sống (tích hợp chủ yếu các nội dung về giáo dục Đạo đức, Kỹ năng sống, Văn hóa); lên cấp Trung học cơ sở gọi là Giáo dục công dân (tích hợp chủ yếu các nội dung về giáo dục Đạo đức-Công dân, Kỹ năng sống, Văn hóa); lên cấp Trung học phổ thông gọi là Công dân với Tổ quốc (tích hợp chủ yếu các nội dung về giáo dục Quốc phòng – An Ninh, giáo dục Giá trị công dân qua các giá trị Lịch sử
  • 8. 8 dân tộc, Đạo đức-Công dân, Kỹ năng sống, Văn hóa), tích hợp các nội dung được lựa chọn từ những bài học lịch sử dựng nước và giữ nước; tinh hoa truyền thống đạo đức và đạo lý dân tộc; những hiểu biết về quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm công dân, về nền quốc phòng toàn dân, lực lượng vũ trang và nghệ thuật quân sự, phòng thủ quân sự, kĩ năng quân sự, nghĩa vụ quân sự… Các mạch nội dung được cấu trúc xoay quanh các mối quan hệ với bản thân, với người khác, với gia đình và nhà trường, với công việc, với cộng đồng, đất nước và nhân loại, với môi trường thiên nhiên và xuyên suốt cho cả 3 cấp học, được mở rộng, nâng cao dần qua từng cấp học; được xây dựng trên cơ sở kết hợp các giá trị truyền thống và hiện đại, xoay quanh các trục giá trị: giá trị bản thân, gia đình, cộng đồng dân tộc và giá trị toàn cầu của nhân loại; tích hợp giáo dục tinh thần trách nhiệm trước xã hội với kiến thức của các lĩnh vực khoa học đồng thời cập nhật được những đổi thay của đất nước và thời đại trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Cùng với việc tích hợp trong nội bộ từng môn học Giáo dục lối sống, Giáo dục công dân, Công dân với Tổ quốc, cần chú trọng tích hợp nội dung giáo dục đạo đức-công dân trong các hoạt động trải nghiệm sáng tạo và các môn học khác vốn có ưu thế cho học sinh trải nghiệm, thực hành các hành vi đạo đức, pháp luật và bồi dưỡng tình cảm, niềm tin đạo đức, pháp luật như: Tiếng Việt, Cuộc sống quanh ta, Tìm hiểu Tự nhiên, Tìm hiểu Xã hội (cấp Tiểu học); Ngữ văn, Khoa học Xã hội, Lịch sử, Địa lí, Âm nhạc, Mĩ thuật (cấp Trung học cơ sở và cấp Trung học phổ thông). 3.4. Thể dục - Thể thao; Âm nhạc - Mĩ Thuật; Âm nhạc, Mĩ thuật Nội dung các môn học chủ yếu là tổ chức cho học sinh thực hành thông qua các hoạt động trải nghiệm sáng tạo của tập thể hoặc cá nhân nhằm bồi dưỡng hứng thú để các hoạt động Thể dục thể thao, Âm nhạc, Mĩ Thuật... trở thành nhu cầu và hoạt động thường xuyên, học tập suốt đời. Việc dạy học - giáo dục nghệ thuật, thể chất phải trang bị cho học sinh những hiểu biết và kĩ năng cơ bản nhất; mặt khác, quan trọng hơn lại là bồi dưỡng, phát huy niềm say mê, hứng thú của các em đối với hoạt động rèn luyện sức khỏe, nghệ thuật, đạo đức và kĩ năng sống, cảm thụ được cái đẹp của con người, của cuộc sống tự nhiên và xã hội, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu phù hợp với đặc điểm thể trạng và tâm lí của từng em học sinh, góp phần xây dựng hạnh phúc gia đình và cá nhân, đời sống tươi đẹp của nhà trường, cộng đồng và của toàn xã hội. Ngoài ra, ở THPT các môn học được thiết kế thêm nội dung có tính chuyên nghiệp để đáp ứng nhu cầu của những học sinh có năng khiếu và nguyện vọng học lên cao.
  • 9. 9 Thể dục – Thể thao là môn học bắt buộc từ lớp 1 đến lớp 12, trong đó Thể dục là phân môn bắt buộc để trang bị cho học sinh những hiểu biết và kĩ năng cơ bản nhất của hoạt động rèn luyện sức khoẻ; Thể thao là phân môn với các hoạt động thi đấu tập thể hoặc cá nhân các trò chơi, các môn thể thao truyền thống của địa phương, đất nước hoặc các môn thể thao hiện đại mà học sinh ưa thích và tự chọn (TC2). Môn Âm nhạc-Mĩ thuật là môn học bắt buộc từ lớp 1 đến lớp 10, trong đó các phân môn Âm nhạc, Mĩ thuật đều có các hoạt động tự chọn (TC2). Ở cấp Tiểu học, môn Âm nhạc - Mĩ thuật tích hợp các nội dung thuộc các lĩnh vực Âm nhạc, Mĩ thuật, Thủ công; ở cấp Trung học cơ sở và lớp 10 tích hợp các nội dung thuộc các lĩnh vực Âm nhạc, Mĩ Thuật; lên cấp Trung học phổ thông tách thành các môn học tự chọn Âm nhạc và Mĩ Thuật (TC3) đồng thời có các chuyên đề học tập (TC2). 3.5. Cuộc sống quanh ta, Tìm hiểu Tự nhiên, Tìm hiểu Xã hội, Khoa học Tự nhiên, Khoa học Xã hội, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Địa lí, Lịch sử a) Cuộc sống quanh ta là môn học bắt buộc từ lớp 1 đến lớp 3 (tích hợp các nội dung Tự nhiên, Xã hội); lên các lớp 4, 5 tách thành 2 môn học bắt buộc là Tìm hiểu Tự nhiên, Tìm hiểu Xã hội. Các môn học Cuộc sống quanh ta, Tìm hiểu Tự nhiên, Tìm hiểu Xã hội tích hợp các nội dung giáo dục khoa học thường thức về tự nhiên và xã hội; kế thừa kinh nghiệm của môn Tìm hiểu Tự nhiên và Xã hội của chương trình giáo dục phổ thông cấp Tiểu học hiện hành, bổ sung và điều chỉnh một số nội dung cho phù hợp với nhu cầu của học sinh; tăng cường thiết kế các nội dung dạy học dưới dạng các câu chuyện lịch sử, câu chuyện về các hiện tượng tự nhiên và xã hội nhằm giúp học sinh có được những hiểu biết ban đầu về những hiện tượng tự nhiên và xã hội. b) Khoa học Xã hội là môn học bắt buộc ở cấp Trung học cơ sở, được phát triển từ môn Tìm hiểu Xã hội ở các lớp 4, lớp 5; là môn học tích hợp chủ yếu các lĩnh vực kiến thức về Lịch sử, Địa lí, một số nội dung kinh tế, xã hội,...; lên lớp 10 tách thành các môn học bắt buộc Lịch sử, Địa lí đồng thời vẫn có môn Khoa học Xã hội (TC1); lên các lớp 11, 12 tách thành các môn học tự chọn Lịch sử, Địa lí (TC3) đồng thời vẫn có môn Khoa học Xã hội (TC3). Khoa học Tự nhiên là môn học bắt buộc ở cấp Trung học cơ sở, được phát triển từ môn Tìm hiểu Tự nhiên ở các lớp 4, 5; là môn học tích hợp chủ yếu các lĩnh vực kiến thức về Vật lí, Hóa học, Sinh học,...; lên lớp 10 tách thành các môn học bắt
  • 10. 10 buộc Vật lí, Hóa học, Sinh học đồng thời vẫn có môn Khoa học Tự nhiên (TC1); lên các lớp 11, 12 tách thành các môn học tự chọn Vật lí, Hóa học, Sinh học (TC3) đồng thời vẫn có môn Khoa học Tự nhiên (TC3). Cấu trúc nội dung các môn Khoa học Tự nhiên, Khoa học Xã hội ở cấp Trung học cơ sở có các chủ đề của mỗi phân môn được sắp xếp gần nhau nhằm soi sáng và liên hệ lẫn nhau đồng thời có thêm một số chủ đề liên phân môn; ở cấp Trung học phổ thông gồm các nội dung liên quan đến các phân môn. c) Các môn học bắt buộc ở lớp 10: Vật Lí, Hóa học, Sinh học (được tách ra từ môn Khoa học Tự nhiên ở cấp Trung học cơ sở) và Địa lí, Lịch sử (được tách ra từ môn Khoa học Xã hội ở cấp Trung học cơ sở) lên các lớp 11,12 là các môn học tự chọn (TC3) đồng thời có các chuyên đề học tập (TC2) nhằm tiếp cận nghề nghiệp. 3.6. Máy tính – Kĩ thuật, Tin học ứng dụng – Công nghệ, Tin học, Công nghệ Ở cấp Tiểu học và cấp Trung học cơ sở, nội dung các môn học Máy tính – Kĩ thuật, Tin học ứng dụng – Công nghệ chủ yếu là trang bị cho học sinh năng lực sử dụng máy tính thành thạo trên cơ sở hướng dẫn các hoạt động và giới thiệu một số nội dung lý thuyết sơ giản về máy tính; một số hiểu biết về bản chất công nghệ, ảnh hưởng của công nghệ với đời sống con người, thiết kế và giải quyết vấn đề, sử dụng và khai thác công nghệ. Ở lớp 10, nội dung các môn Tin học, Công nghệ có thêm các bài lý thuyết; ở các lớp 11, 12 có thêm nội dung chuyên sâu/mở rộng về khoa học máy tính, về công nghệ để trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản và đáp ứng nhu cầu học lên cao. Máy tính – Kĩ thuật là môn học bắt buộc ở các lớp Tiểu học; lên cấp Trung học cơ sở gọi là Tin học ứng dụng - Công nghệ và là môn học bắt buộc được cấu trúc gồm các chủ đề tự chọn (TC2); lên lớp 10 tách thành 2 môn học bắt buộc là Tin học và Công nghệ được cấu trúc gồm các chuyên đề TC2 với các chủ đề đa dạng, phong phú, tạo điều kiện để học sinh và nhà trường lựa chọn, tổ chức học tập một cách phù hợp, hiệu quả; lên các lớp 11, 12 hai môn này sẽ chuyển thành các môn học TC3, đồng thời có các chuyên đề học tập TC2. 3.7. Chuyên đề học tập Các chuyên đề học tập dành cho học sinh các lớp 11, 12 tự chọn (TC2). Nội dung các chuyên đề học tập nhằm đáp ứng nhu cầu (sở thích, nguyện vọng) học tập khác nhau của học sinh, giúp học sinh tiếp cận nghề nghiệp và chuẩn bị cho giai đoạn học tập sau giáo dục phổ thông. Hệ thống các chuyên đề học tập được sắp xếp theo các lĩnh vực ngành nghề mà học sinh sẽ tiếp
  • 11. 11 tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động và được chia thành hai loại: Chuyên đề học tập mở rộng và chuyên đề học tập nâng cao. 3.8. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo Hoạt động trải nghiệm sáng tạo nhằm góp phần hình thành và phát triển cho học sinh những phẩm chất và năng lực chung, nhất là trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước, nhân loại và môi trường tự nhiên; tính tự lập, tự tin, tự chủ; các năng lực sáng tạo, hợp tác, giao tiếp, tự quản lí bản thân. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo thuộc loại TC2 và dành cho học sinh từ lớp 1 đến lớp 12. Ở cấp Tiểu học, nhằm phát hiện và bồi dưỡng những tư chất, cá tính của trẻ và tập trung hình thành ý thức tự chăm sóc, rèn luyện thân thể; yêu quý, gắn bó và có ý thức tham gia các hoạt động ở lớp, ở trường và cộng đồng nơi ở; tôn trọng, lắng nghe có phản ứng tích cực trong giao tiếp;... Ở cấp Trung học cơ sở, hoạt động trải nghiệm sáng tạo nhằm tập trung hình thành cho học sinh thói quen tự giải quyết, tự làm những công việc hàng ngày của bản thân trong học tập, lao động và sinh hoạt; tìm hiểu về định hướng nghề nghiệp bản thân; Ở cấp Trung học phổ thông, hoạt động trải nghiệm sáng tạo tập trung hình thành cho học sinh thói quen chủ động trong giao tiếp; biết tự khẳng định và tự quản lý bản thân; tiếp cận được với nghề nghiệp phù hợp với năng khiếu, sở thích và hướng phát triển của bản thân... Nội dung hoạt động trải nghiệm sáng tạo gắn bó với đời sống, địa phương, cộng đồng, đất nước và dễ vận dụng vào thực tế; được tích hợp từ nhiều lĩnh vực giáo dục, môn học và thiết kế thành các chủ đề mang tính chất mở và tương đối độc lập với nhau để học sinh và nhà trường lựa chọn, tổ chức thực hiện một cách phù hợp, hiệu quả. (So sánh giữa môn học và hoạt động trải nghiệm sáng tạo được trình bầy ở phụ lục 2) 3.9. Tự học có hướng dẫn Đối với các trường tiểu học thực hiện dạy học 2 buổi trong ngày, ngoài các môn học, hoạt động trải nghiệm sáng tạo, ở tất cả các lớp đều có hoạt động Tự học có hướng dẫn. Giáo viên giúp đỡ, hướng dẫn học sinh tự học ở trường, giảm tối đa việc học ở nhà; góp phần hình thành và phát triển năng lực tự học cho học sinh.
  • 12. 12 4. Thời lƣợng giáo dục và phân phối thời lƣợng cho các môn học, chuyên đề học tập và hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong một năm học 4.1. Thời lượng giáo dục a) Cấp Tiểu học: Một năm học có 35 tuần thực học, mỗi tuần có 5 ngày học, mỗi ngày học 2 buổi, buổi sáng không quá 4 tiết và buổi chiều không quá 3 tiết, mỗi tiết 40 phút. Tổng thời lượng giáo dục của cấp Tiểu học trong một năm học không quá 6125 tiết b) Cấp Trung học cơ sở: Một năm học có 35 tuần thực học, mỗi tuần có 6 ngày học, mỗi ngày học 1 buổi không quá 5 tiết, mỗi tiết 45 phút. Tổng thời lượng giáo dục của cấp Trung học cơ sở trong một năm học không quá 4200 tiết c) Cấp Trung học phổ thông: Một năm học có 35 tuần thực học, mỗi tuần có 6 ngày học, mỗi ngày học 1 buổi không quá 5 tiết, mỗi tiết 50 phút. Tổng thời lượng giáo dục của cấp Trung học phổ thông trong một năm học không quá 3150 tiết
  • 13. 13 4.2. Thời lượng trung bình trong 1 tuần, 1 năm học của các môn học, chuyên đề học tập và hoạt động trải nghiệm sáng tạo Cấp, lớp Tiểu học Trung học cơ sở Trung học phổ thông Số tiết/ Tuần/Năm học Lĩnh vực giáo dục Lớp 1 Lớp 2 Lớp 3 Lớp 4 Lớp 5 Lớp 6 Lớp 7 Lớp 8 Lớp 9 Lớp 10 Lớp 11 Lớp 12 1. Ngôn ngữ Tiếng Việt (BB) Ngữ văn (BB) Ngữ văn (BB) 12 11 7 7 7 4 4 4 4 3 3 3 69 420 385 245 245 245 140 140 140 140 105 105 105 2415 Ngoại ngữ 1 (BB) Ngoại ngữ 1 (BB) Ngoại ngữ 1 (BB) 4 4 4 3 3 3 3 3 3 3 33 140 140 140 105 105 105 105 105 105 105 1155 Ngoại ngữ 2 (TC1) Tiếng dân tộc (TC1) Ngoại ngữ 2 (TC1) Tiếng dân tộc (TC1) Ngoại ngữ 2 (TC1) 2. Toán học Toán (BB) Toán (BB) Toán (BB) 4 5 5 5 5 4 4 4 4 3 3 3 49 140 175 175 175 175 140 140 140 140 105 105 105 1715 3. Đạo đức – Công dân Giáo dục lối sống (BB) Giáo dục công dân (BB) Công dân với Tổ quốc (BB) 2 2 2 1 1 1 1 1 1 2 2 2 18 70 70 70 35 35 35 35 35 35 70 70 70 630 4. Thể chất Thể dục (BB)-Thể thao (TC2) Thể dục (BB)-Thể thao (TC2) Thể dục (BB)-Thể thao (TC2) 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 24 70 70 70 70 70 70 70 70 70 70 70 70 840 5. Nghệ thuật Âm nhạc (TC2)-Mĩ thuật (TC2) Âm nhạc (TC2)-Mĩ thuật (TC2) Âm nhạc (TC2)- Mĩ thuật (TC2) Các môn học TC3 gồm 2 nhóm: Nhóm 1: - Khoa học Xã hội, - Lịch sử, - Địa lí, - Âm nhạc, - Mĩ Thuật Nhóm 2: - Khoa học Tự nhiên, - Vật lí, - Hóa học, - Sinh học, - Tin học, - Công nghệ. Thời lượng mỗi môn học: 70 tiết/năm học 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 20 70 70 70 70 70 70 70 70 70 70 700 6. Khoa học Xã hội và Nhân văn Cuộc sống quanh ta (BB) Tìm hiểu Xã hội (BB) Khoa học Xã hội (BB) KHXH (TC1) Lịch sử (BB) 1 1 35 35 Địa lí (BB) 1 1 35 35 2 2 3 3 3 3 16
  • 14. 14 7. Khoa học Tự nhiên Tìm hiểu Tự nhiên (BB) Khoa học Tự nhiên (BB) KHTN (TC1) Học sinh bắt buộc chọn 3 môn trong 2 nhóm môn học tự chọn trên theo 2 cách: Cách 1: Chọn 2 môn nhóm 1 và 1 môn nhóm 2. Cách 2: Chọn 2 môn nhóm 2 và 1 môn nhóm 1 Trong cả 2 cách chọn, nếu đã chọn môn KHTN thì không chọn các môn: Vật lí, Hóa học, Sinh học; nếu đã chọn môn KHXH thì không chọn các môn Địa lí, Lịch sử Vật lí (BB) 1 1 35 35 Hóa học (BB) 1 1 35 35 Sinh học (BB) 1 1 35 35 2 2 2 2 2 3 3 3 3 22 70 70 70 70 70 105 105 105 105 770 8. Công nghệ Máy tính-Kĩ thuật (TC2) Tin học ứng dụng-Công nghệ (TC2) Tin học (TC2) 1 1 35 35 Công nghệ (TC2) 1 1 35 35 1 1 1 2 2 2 2 2 2 15 35 35 35 70 70 70 70 70 70 525 Liên quan các lĩnh vực giáo dục 6 6 12 210 210 420 HĐ trải nghiệm sáng tạo (TC2) HĐ trải nghiệm sáng tạo (TC2) Hoạt động trải nghiệm sáng tạo (TC2) 5 5 5 5 5 6 6 6 6 8 5 5 67 175 175 175 175 175 210 210 210 210 280 175 175 2345 Chuyên đề học tập (TC2) 6 6 12 210 210 420 Tự học có hướng dẫn 5 5 5 5 5 25 175 175 175 175 175 875 Số tiết/tuần 35 35 35 35 35 30 30 30 30 30 30 30 385 Số tiết/năm học 1225 1225 1225 1225 1225 1050 1050 1050 1050 1050 1050 1050 13475 Số tiết/cấp học 6125 4200 3150 Ghi chú: BB: Bắt buộc; TC1: Tự chọn không bắt buộc; TC2: Tự chọn bắt buộc theo các chuyên đề học tập/Hoạt động trải nghiệm sáng tạo; TC3: Tự chọn bắt buộc theo nhóm môn; KHTN: Khoa học tự nhiên; KHXH: Khoa học Xã hội
  • 15. 15 a) Nội dung giáo dục TC1 không bố trí thời lượng giáo dục bắt buộc đối với tất cả học sinh trong kế hoạch giáo dục. Tùy theo nhu cầu của học sinh và điều kiện cụ thể của nhà trường để tổ chức thực hiện các nội dung giáo dục TC1. b) Nội dung các môn học bắt buộc và các nội dung tự chọn bắt buộc TC 2, TC 3 được bố trí thời lượng giáo dục bắt buộc đối với tất cả học sinh trong kế hoạch giáo dục. c) Thời lượng mỗi chuyên đề học tập khoảng 15 tiết. IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CHƢƠNG TRÌNH Trường phổ thông được thực hiện chương trình nếu có đủ các điều kiện tối thiểu sau: 1. Tổ chức và quản lý nhà trƣờng a) Chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và cơ quan quản lý giáo dục các cấp; đảm bảo Quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường; b) , trường trung học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành (sau đây gọi chung là Điều lệ trường phổ thông); c) , điểm trường (nếu có) theo quy định của Điều lệ trường phổ thông; d) , quản lý cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh và quản lý tài chính, đất đai, cơ sở vật chất theo quy định. 2. Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh a) đã có số năm trực tiếp 2 năm trở lên (không kể thời gian tập sự). Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng được đánh giá hằng năm đạt từ loại đạt yêu cầu trở lên theo Quy định Chuẩn hiệu trưởng trường tiểu học/trường trung học; được bồi dưỡng, tập huấn về chính trị, quản lý giáo dục và chương trình mới theo quy định. b) Số lượng và cơ cấu giáo viên (kể cả giáo viên thỉnh giảng, nếu có) đảm bảo để dạy các môn học, chuyên đề học tập và hoạt động trải nghiệm sáng tạo theo chương trình mới; 100% giáo viên đạt trình độ chuẩn hoặc trên chuẩn; trong 3 năm học liền nhau trước năm thực hiện chương trình mới, xếp loại chung cuối năm học của giáo viên đạt 100% từ loại trung bình trở lên, trong đó có người được xếp loại khá trở lên theo Quy định về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học/trung học; g phổ thông và của pháp luật; giáo viên đã được bồi dưỡng, tập huấn về dạy học theo chương trình mới.
  • 16. 16 c) ; nhân viên kế toán, văn thư, y tế, viên chức làm công tác thư viện, thiết bị dạy học có trình độ trung cấp trở lên theo đúng chuyên môn, các nhân viên khác được bồi dưỡng về nghiệp vụ theo vị trí công việc; n ; nhân viên đã được bồi dưỡng, tập huấn về các vấn đề của chương trình mới có liên quan đến nhiệm vụ của họ trong nhà trường. d) Học sinh của nhà trường đáp ứng yêu cầu theo quy định của Điều lệ trường phổ thông và của pháp luật; đảm bảo quy định về tuổi học sinh; thực hiện đầy đủ nhiệm vụ của học sinh và quy định về các hành vi học sinh không được làm; được đảm bảo các quyền theo quy định. 3. Cơ sở vật chất, trang thiết bị giáo dục a) Diện tích khuôn viên và các yêu cầu về xanh, sạch, đẹp, thoáng mát đảm bảo quy định; có cổng, biển tên trường, tường hoặc hàng rào bao quanh theo quy định; có sân chơi, bãi tập theo quy định. b) Số lượng, quy cách, chất lượng và thiết bị của phòng học đảm bảo quy định của Điều lệ trường phổ thông; kích thước, vật liệu, kết cấu, kiểu dáng, màu sắc của bàn ghế học sinh đảm bảo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Y tế; kích thước, màu sắc, cách treo của bảng trong lớp học đảm bảo quy định về vệ sinh trường học của Bộ Y tế. c) Khối phòng phục vụ học tập, khối phòng hành chính quản trị và phòng học bộ môn (đối với cấp Trung học cơ sở và cấp Trung học phổ thông) đạt tiêu chuẩn theo quy định; có trang thiết bị y tế tối thiểu và tủ thuốc với các loại thuốc thiết yếu đảm bảo quy định; c . d) Thư viện đạt tiêu chuẩn thư viện trường phổ thông theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; hoạt động của thư viện đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, dạy học của cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh; b đáp ứng yêu cầu dạy học theo chương trình mới. e) Thiết bị dạy học tối thiểu phục vụ giảng dạy, học tập và v quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; kiểm kê, sửa chữa, nâng cấp, bổ sung đồ dùng và thiết bị dạy học hằng năm đáp ứng yêu cầu dạy học theo chương trình mới. 4. Môi trƣờng giáo dục a) Ban đại diện cha mẹ học sinh có tổ chức, nhiệm vụ, quyền, trách nhiệm và hoạt động theo Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh; nhà trường tạo điều kiện thuận lợi để Ban đại diện cha mẹ học sinh hoạt động;
  • 18. 18 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Phụ lục 1 CHUẨN ĐẦU RA PHẨM CHẤT VÀ NĂNG LỰC CHUNG CỦA CHƢƠNG TRÌNH GIÁO DỤC CÁC CẤP HỌC (Kèm theo chương trình tổng thể giáo dục phổ thông) 1. Phẩm chất Các phẩm chất Cấp Tiểu học Cấp Trung học cơ sở Cấp Trung học phổ thông 1.1. Yêu gia đình, quê hƣơng, đất nƣớc a) Yêu mến, quan tâm, giúp đỡ ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em trong gia đình. a) Yêu mến, quan tâm, giúp đỡ các thành viên gia đình; tự hào về các truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ; có ý thức tìm hiểu và thực hiện trách nhiệm của thành viên trong gia đình. a) Coi trọng giá trị gia đình; giữ gìn và phát huy các truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam. b) Quý trọng các thuần phong mỹ tục của địa phương. b) Tôn trọng, giữ gìn và nhắc nhở các bạn cùng giữ gìn di sản văn hóa của quê hương, đất nước. b) Chủ động, tích cực tham gia và vận động người khác tham gia giữ gìn, phát huy giá trị các di sản văn hóa của quê hương, đất nước. c) Yêu mến quê hương, đất nước Việt Nam. c) Tin yêu đất nước Việt Nam; có ý thức tìm hiểu các truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. c) Tự hào là người Việt Nam; giữ gìn và phát huy các truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam; sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc Việt Nam. 1.2. Nhân ái, khoan dung a) Yêu thương và sẵn sàng làm những việc phù hợp với khả năng để giúp đỡ các thành viên gia đình, thày cô giáo, bạn bè và những người xung quanh. a) Yêu thương con người; sẵn sàng giúp đỡ mọi người và tham gia các hoạt động xã hội vì con người. a) Cảm thông, chia sẻ với mọi người; chủ động, tích cực tham gia và vận động người khác tham gia các hoạt động xã hội vì con người. b) Đoàn kết với bạn bè; sẵn sàng b) T b) Đối xử với người khác theo cách mà bản
  • 19. 19 tha thứ cho bạn, nhận ra và tự sửa chữa lỗi lầm của bản thân. người trong gia đình mình; giúp đỡ bạn bè nhận ra và sửa chữa lỗi lầm. thân muốn được đối xử; phê phán sự định kiến, hẹp hòi, cố chấp trong quan hệ giữa người với người; tự tha thứ cho bản thân; t trong gia đình mình; giải quyết xung đột một cách độ lượng, khoan hòa, thân thiện. c) Không có hành vi bạo lực; không đồng tình với các hành vi bạo lực. c) Sẵn sàng tham gia ngăn chặn các hành vi bạo lực học đường; không dung túng các hành vi bạo lực. c) Chủ động, tích cực tham gia và vận động người khác tham gia phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi bạo lực, phê phán thái độ dung túng/dung thứ các hành vi bạo lực. d) Tôn trọng các dân tộc Việt Nam d) Tôn trọng các dân tộc, các quốc gia và các nền văn hóa trên thế giới. d) Có ý thức học hỏi các dân tộc, các quốc gia và các nền văn hóa trên thế giới. , tự trọng, chí công vô tƣ a) Trung thực trong học tập; thể hiện thái độ không đồng tình với các hành vi thiếu trung thực trong học tập, trong cuộc sống. a) Trung thực trong học tập và trong cuộc sống; nhận xét được tính trung thực trong các hành vi của bản thân và người khác; phê phán, lên án các hành vi thiếu trung thực trong học tập, trong cuộc sống. a) Có thói quen rèn luyện để bản thân luôn là người trung thực; tìm hiểu và giúp đỡ bạn bè có biểu hiện thiếu trung thực sửa chữa khuyết điểm; chủ động, tích cực tham gia và vận động người khác tham gia phát hiện, phê phán, đấu tranh với các hành vi thiếu trung thực trong học tập, trong cuộc sống. b) Tự trọng trong giao tiếp với các thành viên gia đình, thầy cô giáo và bạn bè; tự trọng trong thực hiện nhiệm vụ học tập; thể hiện thái độ không đồng tình với những hành vi thiếu tự trọng. b) Tự trọng trong giao tiếp, nếp sống, quan hệ với mọi người và trong thực hiện nhiệm vụ của bản thân; phê phán những hành vi thiếu tự trọng. b) Ý thức được trách nhiệm của bản thân trong cuộc sống; tự đánh giá được bản thân mình và những việc mình làm; chủ động, tích cực và vận động người khác phát hiện, phê phán những hành vi thiếu tự trọng. c) Không đồng tình với những c) Có ý thức giải quyết công việc theo lẽ c) Xác định được bản thân luôn sống vì
  • 20. 20 hành động vụ lợi cá nhân, thiếu công bằng trong giải quyết công việc phải, xuất phát từ lợi ích chung và đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân; phê phán những hành động vụ lợi cá nhân, thiếu công bằng trong giải quyết công việc. mọi người; thường xuyên rèn luyện để luôn là người chí công vô tư. 1.4. Tự lập, tự tin, tự chủ và có tinh thần vƣợt khó a) Thích làm quen với sống tự lập; tự làm những việc của mình ở trường, ở nhà. a) Tự giải quyết, tự làm những công việc hàng ngày của bản thân trong học tập, lao động và sinh hoạt; chủ động, tích cực học hỏi bạn bè và những người xung quanh về lối sống tự lập; phê phán những hành vi sống dựa dẫm, ỷ lại. a) Có thói quen tự lập trong học tập, trong cuộc sống; chủ động, tích cực giúp đỡ người sống ỷ lại vươn lên để có lối sống tự lập. b) Ý thức được những ưu điểm của bản thân; tự yêu, tự thích chính bản thân mình, không a dua trong hành động b) Tin ở bản thân mình, không dao động; tham gia giúp đỡ những bạn bè còn thiếu tự tin; phê phán các hành động a dua, dao động. b) Biết tự khẳng định bản thân trước người khác; tham gia giúp đỡ và vận động người khác giúp đỡ những người còn thiếu tự tin; chủ động, tích cực phê phán và vận động người khác phê phán các hành động a dua, dao động. c) Nêu ý kiến và bảo vệ ý kiến đúng của mình; không tán thành với những hành vi đổ lỗi cho người khác. c) Làm chủ được bản thân trong học tập, trong sinh hoạt; có ý thức rèn luyện tính tự chủ; phê phán những hành vi trốn tránh trách nhiệm, đổ lỗi cho người khác. c) Tự quản lý được mọi công việc của bản thân; làm chủ được cảm xúc, cách ứng xử của bản thân; có thói quen kiềm chế; chủ động, tích cực phê phán và vận động người khác phê phán những hành vi trốn tránh trách nhiệm, đổ lỗi cho người khác. d) Có ý thức vượt khó trong học tập, trong cuộc sống; noi gương những người có ý chí vượt lên khó khăn; không đồng tình với những người ngại khó, thiếu ý chí vươn lên; giúp bạn vượt khó d) Xác định được thuận lợi, khó khăn trong học tập, trong cuộc sống của bản thân; biết lập và thực hiện kế hoạch vượt qua khó khăn của chính mình cũng như khi giúp đỡ bạn bè; phê phán những hành vi ngại khó, thiếu ý chí vươn lên. d) Thường xuyên rèn luyện nâng cao năng lực vượt khó để có thể vượt khó thành công trong học tập, trong cuộc sống; giúp đỡ bạn bè và người thân vượt qua khó khăn trong học tập và trong cuộc sống.
  • 21. 21 1.5. Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nƣớc, nhân loại và môi trƣờng tự nhiên a) Có ý thức quan sát, nhận biết và làm theo những hành vi đạo đức tốt trong mối quan hệ giữa gia đình, nhà trường và xã hội. a) Tự đối chiếu bản thân với các giá trị đạo đức xã hội; có ý thức tự hoàn thiện bản thân. a) Đặt ra mục tiêu và quyết tâm phấn đấu tự hoàn thiện bản thân theo các giá trị đạo đức xã hội; thường xuyên tu dưỡng, hoàn thiện bản thân. b) Thích học và quyết tâm thực hiện các nhiệm vụ học tập. b) Có thói quen xây dựng và thực hiện kế hoạch học tập; hình thành ý thức lựa chọn nghề nghiệp tương lai cho bản thân. b) Có ý thức, ham tìm hiểu để lựa chọn nghề nghiệp của bản thân; xác định được học tập là một việc suốt đời. c) Có ý thức tự chăm sóc, rèn luyện thân thể. c) Có thói quen tự lập, tự chăm sóc, rèn luyện thân thể. c) Đánh giá được hành vi tự chăm sóc, rèn luyện thân thể của bản thân và người khác; sẵn sàng tham gia các hoạt động tuyên truyền, vận động mọi người rèn luyện thân thể. d) Xác định được lý tưởng sống cho bản thân; có ý thức sống theo lý tưởng. g) Yêu quý, gắn bó với lớp, với trường và cộng đồng nơi ở; có ý thức tham gia các hoạt động của lớp, của trường và cộng đồng nơi ở. g) Sẵn sàng tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội; sống nhân nghĩa, hòa nhập, hợp tác với mọi người xung quanh. g) Chủ động, tích cực tham gia và vận động người khác tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội h) Quan tâm đến những sự kiện thời sự nổi bật ở địa phương. h) Quan tâm đến những sự kiện chính trị, thời sự nổi bật ở địa phương và trong nước; sẵn sàng tham gia các hoạt động phù hợp với khả năng để góp phần xây dựng quê hương, đất nước. h) Quan tâm đến sự phát triển của quê hương, đất nước; chủ động, tích cực tham gia và vận động người khác tham gia các hoạt động phù hợp với khả năng để góp phần xây dựng quê hương, đất nước i) Ủng hộ các hoạt động góp phần giải quyết một số vấn đề i) Có ý thức tìm hiểu trách nhiệm của học sinh trong tham gia giải quyết những vấn đề cấp thiết của nhân loại; sẵn sàng tham i) Chủ động, tích cực và vận động người khác tham gia các hoạt động góp phần giải quyết một số vấn đề cấp thiết của nhân
  • 22. 22 cấp thiết của nhân loại. gia các hoạt động phù hợp với khả năng của bản thân góp phần giải quyết một số vấn đề cấp thiết của nhân loại. loại. k) Yêu thiên nhiên, gần gũi với thiên nhiên; có ý thức chăm sóc, bảo vệ cây xanh và các con vật có ích; không đồng tình với những hành vi phá hoại thiên nhiên. k) Sống hòa hợp với thiên nhiên, thể hiện tình yêu đối với thiên nhiên; có ý thức tìm hiểu và sẵn sàng tham gia các hoạt động tuyên truyền, chăm sóc, bảo vệ thiên nhiên; lên án những hành vi phá hoại thiên nhiên k) Đánh giá được hành vi của bản thân và người khác đối với thiên nhiên; chủ động, tích cực tham gia và vận động người khác tham gia các hoạt động tuyên truyền, chăm sóc, bảo vệ thiên nhiên và phản đối những hành vi phá hoại thiên nhiên. 1.6. Thực hiện nghĩa vụ đạo đức tôn trọng, chấp hành kỷ luật, pháp luật a) Yêu quý những tấm gương đạo đức; thực hiện nghĩa vụ đạo đức phù hợp với lứa tuổi. a) Coi trọng và thực hiện nghĩa vụ đạo đức trong học tập và trong cuộc sống; phân biệt được hành vi vi phạm đạo đức và hành vi trái với quy định của kỷ luật, pháp luật. a) Đánh giá được hành vi của bản thân và người khác trong thực hiện nghĩa vụ đạo đức; bản thân nêu gương về thực hiện nghĩa vụ đạo đức cùng với chấp hành kỷ luật, pháp luật. b) Tìm hiểu và chấp hành những quy định chung của cộng đồng; phê phán những hành vi vi phạm kỷ luật. b) Đánh giá được hành vi chấp hành kỷ luật của bản thân và người khác; chủ động, tích cực tham gia và vận động người khác tham gia các hoạt động tuyên truyền, chấp hành kỷ luật và phê phán các hành vi vi phạm kỷ luật.. c) Có ý thức chấp hành nền nếp trong gia đình, nội quy nhà trường và những quy định chung của cộng đồng nơi ở; yêu quý những người chấp hành kỷ luật; không đồng tình với những hành vi vi phạm kỷ luật. c) Tôn trọng pháp luật và có ý thức xử sự theo quy định của pháp luật; phê phán những hành vi trái quy định của pháp luật. c) Đánh giá được hành vi xử sự của bản than, của người khác theo các chuẩn mực của pháp luật; chủ động, tích cực tham gia và vận động người khác tham gia các hoạt động tuyên truyền, chấp hành pháp luật và phê phán các hành vi làm trái quy định của pháp luật
  • 23. 23 2. Năng lực chung Các năng lực chung Cấp Tiểu học Cấp Trung học cơ sở Cấp Trung học phổ thông 2.1. Năng lực tự học a) Ghi nhớ nhiệm vụ, kết quả cần đạt được trong học tập do giáo viên yêu cầu để thực hiện. a) Xác định được nhiệm vụ học tập một cách tự giác, chủ động; tự đặt được mục tiêu học tập để đòi hỏi sự nỗ lực phấn đấu thực hiện. a) Xác định nhiệm vụ học tập có tính đến kết quả học tập trước đây và định hướng phấn đấu tiếp; mục tiêu học được đặt ra chi tiết, cụ thể, đặc biệt tập trung nâng cao hơn những khía cạnh còn yếu kém. b) Biết lập và làm theo thời gian biểu học tập hàng ngày; vận dụng các cách học: Biết ghi nhớ bằng học thuộc, đánh dấu những ý, đoạn cần thiết…; thu thập thông tin cần thiết bằng đọc bài trong sách giáo khoa, qua lời giảng của giáo viên và trình bày nội dung thu thập được bằng hình thức như: bản ghi tóm tắt, làm dàn bài, lập bản tổng kết… b) Lập và thực hiện kế hoạch học tập nghiêm túc, nề nếp; thực hiện các cách học: Hình thành cách ghi nhớ của bản thân; phân tích nhiệm vụ học tập để lựa chọn được các nguồn tài liệu đọc phù hợp: các đề mục, các đoạn bài ở sách giáo khoa, sách tham khảo, internet; lưu giữ thông tin có chọn lọc bằng ghi tóm tắt với đề cương chi tiết, bằng bản đồ khái niệm, bảng, các từ khóa; ghi chú bài giảng của giáo viên theo các ý chính; tra cứu tài liệu ở thư viện nhà trường theo yêu cầu của nhiệm vụ học tập. b) Đánh giá và điều chỉnh được kế hoạch học tập; hình thành cách học tập riêng của bản thân; tìm được nguồn tài liệu phù hợp với các mục đích, nhiệm vụ học tập khác nhau; thành thạo sử dụng thư viện, chọn các tài liệu và làm thư mục phù hợp với từng chủ đề học tập của các bài tập khác nhau; ghi chép thông tin đọc được bằng các hình thức phù hợp, thuận lợi cho việc ghi nhớ, sử dụng, bổ sung khi cần thiết; tự đặt được vấn đề học tập. c) Nhận ra và sửa chữa sai sót trong bài kiểm tra qua lời nhận xét của giáo viên; biết hỏi giáo viên, bạn và người khác khi chưa hiểu bài. c) Nhận ra và điều chỉnh những sai sót, hạn chế của bản thân khi thực hiện các nhiệm vụ học tập thông qua lời góp ý của giáo viên, bạn bè; chủ động tìm kiếm sự hỗ trợ của người khác khi gặp khó khăn trong học tập. c) Tự nhận ra và điều chỉnh những sai sót, hạn chế của bản thân trong quá trình học tập; suy ngẫm cách học của mình, đúc kết kinh nghiệm để có thể chia sẻ, vận dụng vào các tình huống khác; trên cơ sở các thông tin phản hồi biết vạch kế hoạch điều chỉnh cách học để nâng cao chất lượng
  • 24. 24 học tập. 2.2. Năng lực giải quyết vấn đề a) Thu nhận thông tin từ tình huống, nhận ra những vấn đề đơn giản và đặt được câu hỏi. a) Phân tích được tình huống trong học tập; phát hiện và nêu được tình huống có vấn đề trong học tập. a) Phân tích được tình huống trong học tập, trong cuộc sống; phát hiện và nêu được tình huống có vấn đề trong học tập, trong cuộc sống. b) Theo hướng dẫn của giáo viên, nêu được cách thức giải quyết vấn đề đơn giản. b) Xác định được và biết tìm hiểu các thông tin liên quan đến vấn đề; đề xuất được giải pháp giải quyết vấn đề. b) Thu thập và làm rõ các thông tin có liên quan đến vấn đề; đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề; lựa chọn được giải pháp phù hợp nhất; c) Với sự hướng dẫn của giáo viên, tiến hành giải quyết vấn đề. c) Thực hiện giải pháp giải quyết vấn đề và nhận ra sự phù hợp hay không phù hợp của giải pháp thực hiện. c) Thực hiện và đánh giá giải pháp giải quyết vấn đề; suy ngẫm về cách thức và tiến trình giải quyết vấn đề để điều chỉnh và vận dụng trong bối cảnh mới. 2.3. Năng lực sáng tạo a) Nêu được thắc mắc về sự vật hiện tượng; theo hướng dẫn, xác định và làm rõ thông tin, ý tưởng mới với bản thân từ các nguồn tài liệu cho sẵn. a) Đặt câu hỏi khác nhau về một sự vật, hiện tượng; xác định và làm rõ thông tin, ý tưởng mới; phân tích, tóm tắt những thông tin liên quan từ nhiều nguồn khác nhau. a) Đặt câu hỏi có giá trị để làm rõ các tình huống và những ý tưởng trừu tượng; xác định và làm rõ thông tin, ý tưởng mới và phức tạp từ các nguồn thông tin khác nhau; phân tích các nguồn thông tin độc lập để thấy được khuynh hướng và độ tin cậy của ý tưởng mới. b) Dựa trên hiểu biết đã có, hình thành ý tưởng mới đối với bản thân và dự đoán được kết quả khi thực hiện. b) Hình thành ý tưởng dựa trên các nguồn thông tin đã cho; đề xuất giải pháp cải tiến hay thay thế các giải pháp không còn phù hợp; so sánh và bình luận được về các giải pháp đề xuất. b) Xem xét sự vật với những góc nhìn khác nhau; hình thành và kết nối các ý tưởng; nghiên cứu để thay đổi giải pháp trước sự thay đổi của bối cảnh; đánh giá rủi do và có dự phòng. c) Nhớ lại và mô tả được tiến trình thực hiện nhiệm vụ học tập để nhận ra sai sót và có thể điều chỉnh. c) Suy nghĩ và khái quát hoá thành tiến trình khi thực hiện một công việc nào đó; tôn trọng các quan điểm trái chiều; áp dụng điều đã biết vào tình huống tương tự c) Lập luận về quá trình suy nghĩ, nhận ra yếu tố sáng tạo trong các quan điểm trái chiều; phát hiện được các điểm hạn chế trong quan điểm của mình; áp dụng điều
  • 25. 25 với những điều chỉnh hợp lý. đã biết trong hoàn cảnh mới. d) Tò mò, tập trung chú ý; không e ngại khi nêu ý kiến; d) Hứng thú, tự do trong suy nghĩ; chủ động nêu ý kiến; không quá lo lắng về tính đúng sai của ý kiến đề xuất; phát hiện yếu tố mới, tích cực trong những ý kiến khác. d) Say mê; nêu được nhiều ý tưởng mới trong học tập và cuộc sống; không sợ sai; suy nghĩ không theo lối mòn; tạo ra yếu tố mới dựa trên những ý tưởng khác nhau. 2.4. Năng lực tự quản lý a) Trong học tập và giao tiếp hàng ngày thể hiện được cảm xúc, hành vi của mình phù hợp với cảm nhận và mong muốn của bạn bè, thầy, cô giáo và người thân trong gia đình. a) Nhận ra được các yếu tố tác động đến hành động của bản thân trong học tập và trong giao tiếp hàng ngày; kiềm chế được cảm xúc của bản thân trong các tình huống ngoài ý muốn. a) Đánh giá được ảnh hưởng của các yếu tố tác động đến hành động, việc làm của mình, trong học tập và trong cuộc sống hàng ngày; làm chủ được cảm xúc của bản thân trong học tập và cuộc sống. b) Bước đầu biết làm việc độc lập theo thời gian biểu; nhận ra được những tình huống an toàn hay không an toàn trong học tập và trong cuộc sống hàng ngày. b) Ý thức được quyền lợi và nghĩa vụ của mình; xây dựng và thực hiện được kế hoạch nhằm đạt được mục đích; nhận ra và có ứng xử phù hợp với những tình huống không an toàn. b) Biết huy động, sử dụng nguồn lực sẵn có để xây dựng, tổ chức và thực hiện kế hoạch cá nhân nhằm đạt được mục đích học tập; biết học tập độc lập; biết suy nghĩ và hành động hướng vào mục tiêu của mình phù hợp với hoàn cảnh. c) Nhận ra và tự điều chỉnh được một số hạn chế của bản thân trong học tập, lao động và sinh hoạt, ở nhà, ở trường. c) Tự đánh giá, tự điều chỉnh những hành động chưa hợp lý của bản thân trong học tập và trong cuộc sống hàng ngày. c) Thường xuyên tự đánh giá, tự điều chỉnh được hành động của bản thân trong học tập và trong cuộc sống hàng ngày; thích ứng được với những thay đổi hay những tình huống mới. d) Diễn tả được một số biểu hiện bất thường trong cơ thể; thực hiện được một số hành động vệ sinh và chăm sóc sức khoẻ bản thân; nhận ra được và không tiếp cận với những yếu tố ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ, tinh thần trong trong gia đình và ở trường. d) Đánh giá được hình thể của bản thân so với chuẩn về chiều cao, cân nặng; nhận ra được những dấu hiệu thay đổi của bản thân trong giai đoạn dậy thì; có ý thức ăn uống, rèn luyện và nghỉ ngơi phù hợp để nâng cao sức khoẻ; nhận ra và kiểm soát được những yếu tố ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ và tinh thần trong môi trường sống và học tập. d) Cảm nhận được sức khoẻ của bản thân; đánh giá được tình trạng sức khoẻ của bản thân dựa trên một số chỉ số cơ bản về sức khoẻ thông qua phiếu xét nghiệm; tự chủ trong ăn uống, rèn luyện và nghỉ ngơi hợp lý để có lợi cho sức khoẻ của mình; chủ động phát hiện và nhận rõ những tác động bất lợi của môi trường sống đối với bản thân và có cách thức phòng chống phù hợp.
  • 26. 26 2.5. Năng lực giao tiếp a) Nhận ra ý nghĩa của giao tiếp trong việc đáp ứng các nhu cầu của bản thân; a) Bước đầu biết đặt ra mục đích giao tiếp và hiểu được vai trò quan trọng của việc đặt mục tiêu trước khi giao tiếp; a) Xác định được mục đích giao tiếp phù hợp với đối tượng, bối cảnh giao tiếp; dự kiến được thuận lợi, khó khăn để đạt được mục đích trong giao tiếp; b) Tập trung chú ý khi giao tiếp; nhận ra được thái độ của đối tượng giao tiếp; b) Khiêm tốn, lắng nghe tích cực trong giao tiếp; nhận ra được bối cảnh giao tiếp, đặc điểm, thái độ của đối tượng giao tiếp; b) Chủ động trong giao tiếp; tôn trọng, lắng nghe có phản ứng tích cực trong giao tiếp; c) Diễn đạt một cách rõ ràng, đủ ý. c) Diễn đạt ý tưởng một cách tự tin; thể hiện được biểu cảm phù hợp với đối tượng và bối cảnh giao tiếp. c) Lựa chọn nội dung, ngôn ngữ phù hợp với ngữ cảnh và đối tượng giao tiếp; biết kiềm chế; tự tin khi nói trước nhiều người. 2.6. Năng lực hợp tác a) Thích hợp tác trong học tập; thực hiện kĩ thuật hợp tác theo nhóm nhỏ ứng với nhiệm vụ học tập được giao theo sự hướng dẫn của giáo viên; a) Chủ động đề xuất mục đích hợp tác khi được giao các nhiệm vụ; xác định được loại công việc nào có thể hoàn thành tốt nhất bằng hợp tác theo nhóm với quy mô phù hợp; a) Chủ động đề xuất mục đích hợp tác để giải quyết một vấn đề do bản thân và những người khác đề xuất; lựa chọn hình thức làm việc nhóm với quy mô phù hợp với yêu cầu và nhiệm vụ. b) Theo hướng dẫn của giáo viên biết được trách nhiệm của mình trong công việc của cả nhóm; b) Biết trách nhiệm, vai trò của mình trong nhóm ứng với công việc cụ thể; phân tích nhiệm vụ của cả nhóm để nêu được các hoạt động phải thực hiện, trong đó tự đánh giá được hoạt động mình có thể đảm nhiệm tốt nhất để tự đề xuất cho nhóm phân công; b) Tự nhận trách nhiệm và vai trò của mình trong hoạt động chung của nhóm; phân tích được các công việc cần thực hiện để hoàn thành nhiệm vụ đáp ứng được mục đích chung, đánh giá khả năng của mình có thể đóng góp thúc đẩy hoạt động của nhóm; c) Góp ý phân công công việc cho từng thành viên và tranh thủ sự hỗ trợ của các thành viên; đề xuất phân công công việc cho từng thành viên trong nhóm; c) Nhận biết được đặc điểm, khả năng của từng thành viên cũng như kết quả làm việc nhóm; dự kiến phân công từng thành viên trong nhóm các công việc phù hợp; c) Phân tích được khả năng của từng thành viên để tham gia đề xuất phương án phân công công việc; dự kiến phương án phân công, tổ chức hoạt động hợp tác; d) Cố gắng hoàn thành phần việc mình được phân công và d) Chủ động và gương mẫu hoàn thành phần việc được giao, góp ý điều chỉnh d) Theo dõi tiến độ hoàn thành công việc của từng thành viên và cả nhóm để điều
  • 27. 27 chia sẻ giúp đỡ thành viên khác cùng hoàn thành việc được phân công; vui mừng trước kết quả chung thúc đẩy hoạt động chung; chia sẻ, khiêm tốn học hỏi các thành viên trong nhóm; hoà hoạt động phối hợp; khiêm tốn tiếp thu sự góp ý và nhiệt tình chia sẻ, hỗ trợ các thành viên khác; e) Cùng các thành viên báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ của cả nhóm; tham gia đánh giá kết quả đạt được của cả nhóm và của bản thân, rút kinh nghiệm trên cơ sở nhận xét của giáo viên. e) Biết dựa vào mục đích đặt ra để tổng kết hoạt động chung của nhóm; nêu mặt được, mặt thiếu sót của cá nhân và của cả nhóm. e) Căn cứ vào mục đích hoạt động của nhóm để tổng kết kết quả đạt được; đánh giá mức độ đạt mục đích của cá nhân và của nhóm và rút kinh nghiệm cho bản thân và góp ý cho từng người trong nhóm. 2.7. Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông a) Nhận biết một số thiết bị cơ bản của lĩnh vực ICT; thực hiện được một số thao tác cơ bản của hệ điều hành, của một số phần mềm thông dụng hỗ trợ quá trình học tập. a) Sử dụng đúng cách các thiết bị ICT để thực hiện các nhiệm vụ cụ thể; nhận biết các thành phần của hệ thống ICT cơ bản; sử dụng được các phần mềm hỗ trợ học tập thuộc các lĩnh vực khác nhau; tổ chức và lưu trữ dữ liệu vào các bộ nhớ khác nhau, tại thiết bị và trên mạng. a) Lựa chọn và sử dụng hiệu quả các thiết bị ICT để hoàn thành nhiệm cụ thể; hiểu được các thành phần của hệ thống mạng để kết nối, điều khiển và khai thác các dịch vụ trên mạng; tổ chức và lưu trữ dữ liệu an toàn và bảo mật trên các bộ nhớ khác nhau và với những định dạng khác nhau. b) Biết được những thông tin cần thiết theo nhu cầu học tập, nhận thức; theo hướng dẫn của giáo viên, tìm được thông tin từ nguồn dữ liệu số đã cho. b) Xác định được thông tin cần thiết để thực hiện nhiệm vụ học tập; tìm kiếm được thông tin với các chức năng tìm kiếm đơn giản và tổ chức thông tin phù hợp; đánh giá sự phù hợp của thông tin, dữ liệu đã tìm thấy với nhiệm vụ đặt ra; xác lập mối liên hệ giữa kiến thức đã biết với thông tin mới thu thập được và dùng thông tin đó để giải quyết các nhiệm vụ học tập và trong cuộc sống; b) Xác định được thông tin cần thiết và xây dựng được tiêu chí lựa chọn; sử dụng kỹ thuật để tìm kiếm, tổ chức, lưu trữ để hỗ trợ nghiên cứu kiến thức mới; đánh giá được độ tin cậy của các thông tin, dữ liệu đã tìm được; xử lý thông tin hỗ trợ giải quyết vấn đề; sử dụng ICT để hỗ trợ quá trình tư duy, hình thành ý tưởng mới cũng như lập kế hoạch giải quyết vấn đề; sử dụng công cụ ICT để chia sẻ, trao đổi thông tin và hợp tác với người khác một
  • 28. 28 cách an toàn, hiệu quả. 2.8. Năng lực sử dụng ngôn ngữ a) Nghe hiểu trong giao tiếp thông thường và các chủ đề quen thuộc; nói rõ ràng và mạch lạc, kể các câu chuyện ngắn, đơn giản về các chủ đề quen thuộc; đọc lưu loát và đúng ngữ điệu, đọc hiểu bài đọc ngắn về các chủ đề quen thuộc; viết được bài văn ngắn về các chủ đề quen thuộc, điền được thông tin vào các mẫu văn bản đơn giản. a) Nghe hiểu nội dung chính hay nội dung chi tiết các bài đối thoại, chuyện kể, lời giải thích, cuộc thảo luận; nói chính xác, đúng ngữ điệu và nhịp điệu, trình bày được nội dung chủ đề thuộc chương trình học tập; đọc hiểu nội dung chính hay nội dung chi tiết các văn bản, tài liệu ngắn; viết đúng các dạng văn bản về những chủ đề quen thuộc hoặc cá nhân ưa thích; viết tóm tắt nội dung chính của bài văn, câu chuyện ngắn; a) Nghe hiểu và chắt lọc được thông tin bổ ích từ các bài đối thoại, chuyện kể, lời giải thích, cuộc thảo luận; nói với cấu trúc logic, biết cách lập luận chặt chẽ và có dẫn chứng xác thực, thuyết trình được nội dung chủ đề thuộc chương trình học tập; đọc và lựa chọn được các thông tin quan trọng từ các văn bản, tài liệu; viết đúng các dạng văn bản với cấu trúc hợp lý, lôgíc, thuật ngữ đa dạng, đúng chính tả, đúng cấu trúc câu, rõ ý. b) b) Phát âm đúng các từ; hiểu những từ thông dụng và có số lượng từ vựng cần thiết cho giao tiếp hàng ngày; biết sử dụng các loại câu giao tiếp chủ yếu như câu trần thuật, câu hỏi, câu mệnh lệnh, câu khẳng định, câu phủ định, các câu đơn, câu phức trong trường hợp cần thiết c) Đạt năng lực bậc 1 về 1 ngoại ngữ b) Phát âm đúng nhịp điệu và ngữ điệu; hiểu từ vựng thông dụng được thể hiện trong hai lĩnh vực khẩu ngữ và bút ngữ, thông qua các ngữ cảnh có nghĩa; phân tích được cấu trúc và ý nghĩa giao tiếp của các loại câu trần thuật, câu hỏi, câu mệnh lệnh, câu cảm thán, câu khẳng định, câu phủ định, câu đơn, câu ghép, câu phức, câu điều kiện; c) Đạt năng lực bậc 2 về 1 ngoại ngữ b) Sử dụng hợp lý từ vựng và mẫu câu trong hai lĩnh vực khẩu ngữ và bút ngữ; có từ vựng dùng cho các kỹ năng đối thoại và độc thoại; phát triển kĩ năng phân tích của mình; làm quen với các cấu trúc ngôn ngữ khác nhau thông qua các cụm từ có nghĩa trong các bối cảnh tự nhiên trên cơ sở hệ thống ngữ pháp c) Đạt năng lực bậc 3 về 1 ngoại ngữ 2.9. Năng lực tính toán a) Sử dụng được các phép tính số học (cộng, trừ, nhân, chia) trong học tập; đo lường được kích thước, khối lượng, thời gian và bước đầu biết ước lượng; a) Sử dụng được các phép tính (cộng, trừ, nhân, chia, luỹ thừa, khai căn) trong học tập và trong cuộc sống; hiểu và có thể sử dụng các kiến thức, kĩ năng về đo lường, ước tính trong các tình huống quen thuộc. a) Vận dụng thành thạo các phép tính trong học tập và cuộc sống; sử dụng hiệu quả các kiến thức, kĩ năng về đo lường, ước tính trong các tình huống ở nhà trường cũng như trong cuộc sống.
  • 29. 29 b) Nhận ra và có thể sử dụng được các thuật ngữ, kí hiệu toán học, tính chất đơn giản của số tự nhiên và một số hình đơn giản; bước đầu biết sử dụng thống kê trong học tập; hình dung và có thể vẽ phác hình dạng của các hình hình học cơ bản; b) Sử dụng được các thuật ngữ, kí hiệu toán học, tính chất các số và của các hình hình học; sử dụng được thống kê toán học trong học tập và trong một số tình huống đơn giản hàng ngày; hình dung và có thể vẽ phác hình dạng các đối tượng, trong môi trường xung quanh, nêu được tính chất cơ bản của chúng. b) Sử dụng hiệu quả các thuật ngữ, kí hiệu toán học, tính chất các số và tính chất của các hình hình học; sử dụng được thống kê toán để giải quyết vấn đề nảy sinh trong bối cảnh thực; hình dung và vẽ được hình dạng các đối tượng trong môi trường xung quanh, hiểu tính chất cơ bản của chúng. c) Nhận ra và biểu diễn được mối liên hệ toán học giữa các yếu tố trong các tình huống đơn giản hay bài toán có lời văn; c) Hiểu và biểu diễn được mối quan hệ toán học giữa các yếu tố trong các tình huống học tập và trong đời sống; bước đầu vận dụng được các bài toán tối ưu trong học tập và trong cuộc sống; biết sử dụng một số yếu tố của lôgic hình thức để lập luận và diễn đạt ý tưởng. c) Mô hình hoá toán học được một số vấn đề thường gặp; vận dụng được các bài toán tối ưu trong học tập và trong cuộc sống; sử dụng được một số yếu tố của lôgic hình thức trong học tập và trong cuộc sống. d) Sử dụng được các dụng cụ đo, vẽ, tính trong học tập; sử dụng được máy tính cầm tay với những chức năng tính toán đơn giản trong học tập cũng như trong cuộc sống hàng ngày. d) Sử dụng được các dụng cụ đo, vẽ, tính; sử dụng được máy tính cầm tay trong học tập cũng như trong cuộc sống hàng ngày; bước đầu sử dụng máy vi tính để tính toán trong học tập. d) Sử dụng hiệu quả máy tính cầm tay với chức năng tính toán tương đối phức tạp; sử dụng được một số phần mềm tính toán và thống kê trong học tập và trong cuộc sống..
  • 30. 30 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Phụ lục 2 HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO (Kèm theo chương trình tổng thể giáo dục phổ thông) 1. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong chƣơng trình giáo dục phổ thông mới của Việt Nam Hoạt động giáo dục (theo nghĩa rộng) là những hoạt động có chủ đích, có kế hoạch hoặc có sự định hướng của nhà giáo dục, được thực hiện thông qua những cách thức phù hợp để chuyển tải nội dung giáo dục tới người học nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục. a) Trong chương trình giáo dục phổ thông hiện hành của Việt Nam, kế hoạch giáo dục bao gồm các môn học và hoạt động giáo dục (theo nghĩa hẹp). Khái niệm hoạt động giáo dục (theo nghĩa hẹp) dùng để chỉ các hoạt động giáo dục được tổ chức ngoài giờ dạy học các môn học và được sử dụng cùng với khái niệm hoạt động dạy học các môn học. Như vậy, hoạt động giáo dục (theo nghĩa rộng) bao gồm hoạt động dạy học và hoạt động giáo dục (theo nghĩa hẹp). Các hoạt động giáo dục (theo nghĩa hẹp) gồm: - Hoạt động tập thể (sinh hoạt lớp, sinh hoạt trường, sinh hoạt Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, sinh hoạt Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh). - Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp được tổ chức theo các chủ đề giáo dục. - Hoạt động giáo dục hướng nghiệp (cấp Trung học cơ sở và cấp Trung học phổ thông) giúp học sinh tìm hiểu để định hướng tiếp tục học tập và định hướng nghề nghiệp. - Hoạt động giáo dục nghề phổ thông (cấp Trung học phổ thông) giúp học sinh hiểu được một số kiến thức cơ bản về công cụ, kĩ thuật, quy trình công nghệ, an toàn lao động, vệ sinh môi trường đối với một số nghề phổ thông đã học; hình thành và phát triển kĩ năng vận dụng những kiến thức vào thực tiễn; có một số kĩ năng sử dụng công cụ, thực hành kĩ thuật theo quy trình công nghệ để lảm ra sản phẩm đơn giản.
  • 31. 31 b) Trong chương trình giáo dục phổ thông mới, kế hoạch giáo dục bao gồm các môn học, chuyên đề học tập (gọi chung là môn học) và hoạt động trải nghiệm sáng tạo; hoạt động giáo dục (theo nghĩa rộng) bao gồm hoạt động dạy học và hoạt động trải nghiệm sáng tạo. So sánh môn học và hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong chương trình mới được thể hiện trong bảng sau: Đặc trƣng Môn học Hoạt động trải nghiệm sáng tạo Mục đích chính Hình thành và phát triển hệ thống tri thức khoa học, năng lực nhận thức và hành động của học sinh. Hình thành và phát triển những phẩm chất, tư tưởng, ý chí, tình cảm, giá trị, kỹ năng sống và những năng lực chung cần có ở con người trong xã hội hiện đại. Nội dung - Kiến thức khoa học, nội dung gắn với các lĩnh vực chuyên môn - Được thiết kế thành các phần chương, bài, có mối liên hệ logic chặt chẽ - Kiến thức thực tiễn gắn bó với đời sống, địa phương, cộng đồng, đất nước, mang tính tổng hợp nhiều lĩnh vực giáo dục, nhiều môn học; dễ vận dụng vào thực tế. - Được thiết kế thành các chủ điểm mang tính mở, không yêu cầu mối liên hệ chặt chẽ giữa các chủ điểm Hình thức tổ chức - Đa dạng, có quy trình chặt chẽ, hạn chế về không gian, thời gian, quy mô và đối tượng tham gia... - Học sinh ít cơ hội trải nghiệm - Người chỉ đạo, tổ chức họat động học tập chủ yểu là giáo viên - Đa dạng, phong phú, mềm dẻo, linh hoạt, mở về không gian, thời gian, quy mô, đối tượng và số lượng... - Học sinh có nhiều cơ hội trải nghiệm - Có nhiều lực lượng tham gia chỉ đạo, tổ chức các hoạt động trải nghiệm với các mức độ khác nhau (giáo viên, phụ huynh, nhà hoạt động xã hội, chính quyền, doanh nghiệp,...) Tương tác, phương pháp - Chủ yếu là thầy - trò, - Thầy chỉ đạo, hướng dẫn, trò hoạt động là chính - Đa chiều - Học sinh tự hoạt động, trải nghiệm là chính Kiểm tra, đánh giá - Nhấn mạnh đến năng lực tư duy - Theo chuẩn chung - Thường đánh giá kết quả đạt được - Nhấn mạnh đến kinh nghiệm, năng lực thực hiện, tính trải nghiệm. - Theo những yêu cầu riêng, mang tính cá biệt hóa, phân hóa
  • 32. 32 bằng điểm số - Thường đánh giá kết quả đạt được bằng nhận xét 2. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong chƣơng trình giáo dục phổ thông của một số nƣớc trên thế giới Hoạt động trải nghiệm sáng tạo được hầu hết các nước phát triển quan tâm, nhất là các nước tiếp cận chương trình giáo dục phổ thông theo hướng phát triển năng lực; chú ý giáo dục nhân văn, giáo dục sáng tạo, giáo dục phẩm chất và kĩ năng sống…. a) Singapore: Hội đồng nghệ thuật quốc gia có chương trình giáo dục nghệ thuật, cung cấp, tài trợ cho nhà trường phổ thông toàn bộ chương trình của các nhóm nghệ thuật, những kinh nghiệm sáng tạo nghệ thuật… b) Netherlands: Thiết lập trang mạng nhằm trợ giúp những học sinh có những sáng tạo làm quen với nghề nghiệp. Học sinh gửi hồ sơ sáng tạo (dự án) của mình vào trang mạng này, thu thập thêm những hiểu biết từ đây; mỗi học sinh nhận được khoản tiền nhỏ để thực hiện dự án của mình. c) Vương quốc Anh: Cung cấp hàng loạt tình huống, bối cảnh đa dạng, phong phú cho học sinh và đòi hỏi phát triển, ứng dụng nhiều tri thức, kĩ năng trong chương trình, cho phép học sinh sáng tạo và tư duy; giải quyết vấn đề làm theo nhiều cách thức khác nhau nhằm đạt kết quả tốt hơn; cung cấp cho học sinh các cơ hội sáng tạo, đổi mới, dám nghĩ, dám làm… d) Đức: Từ cấp Tiểu học đã nhấn mạnh đến vị trí của các kĩ năng cá biệt, trong đó có phát triển kĩ năng sáng tạo cho trẻ; phát triển khả năng học độc lập; tư duy phê phán và học từ kinh nghiệm của chính mình. e) Nhật: Nuôi dưỡng cho trẻ năng lực ứng phó với sự thay đổi của xã hội, hình thành một cơ sở vững mạnh để khuyến khích trẻ sáng tạo. g) Hàn Quốc: Mục tiêu hoạt động trải nghiệm sáng tạo hướng đến con người được giáo dục, có sức khỏe, độc lập và sáng tạo. Cấp Tiểu học và cấp Trung học cơ sở nhấn mạnh cảm xúc và ý tưởng sáng tạo, cấp Trung học phổ thông phát triển công dân toàn cầu có suy nghĩ sáng tạo. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo gồm 4 nhóm hoạt động chính: Hoạt động tự chủ (thích ứng, tự chủ, tổ chức sự kiện, sáng tạo độc lập...); Hoạt động câu lạc bộ (hội thanh niên, văn hóa nghệ thuật, thể thao, thực tập siêng năng...); Hoạt động tình nguyện (chia sẻ quan tâm tới hàng xóm láng giềng và những người xung quanh, bảo vệ môi trường); Hoạt động định hướng (tìm hiểu thông tin về hướng phát triển tương lai, tìm hiểu bản thân... Có thể lựa chọn và tổ chức thực hiện một cách linh động sao cho phù hợp với đặc điểm của học sinh, cấp học, khối lớp, nhà trường và điều kiện xã hội của địa phương.