SlideShare a Scribd company logo
1 of 53
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN NGẮN HẠN TẠI CÔNG
TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG LÊ GIA
TRONG GIAI ĐOẠN 2017 – 2019
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ...........................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................................2
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ...............................................................................3
4. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................................3
5. Kết cấu của nghiên cứu............................................................................................3
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .................................................................3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TÀI SẢN NGẮN HẠN, SỬ DỤNG TÀI SẢN
NGẮN HẠN VÀ QUẢN LÝ TÀI SẢN NGẮN HẠN TẠI DOANH NGHIỆP ............5
1.1. Tài sản ngắn hạn....................................................................................................5
1.1.1. Khái niệm tài sản, tài sản ngắn hạn ................................................................5
1.1.2. Đặc điểm, vai trò của tài sản ngắn hạn...........................................................9
1.2. Chính sách quản lý tài sản ngắn hạn...................................................................10
1.3. Nội dung quản lý tài sản ngắn hạn......................................................................12
1.4. Hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn .....................................................................16
1.4.1. Khái niệm......................................................................................................16
1.4.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn .............................17
*Hệ số khả năng thanh toán tổng quát....................................................................17
*Hệ số khả năng thanh toán hiện hành ...................................................................18
*Hệ số khả năng thanh toán nhanh.........................................................................18
*Hệ số khoản phải thu trên khoản phải trả .............................................................19
1.5. Các nhân tố tác động đến hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại doanh nghiệp.21
1.5.1. Nhân tố ngoài doanh nghiệp.........................................................................21
1.5.2. Nhân tố nội tại của doanh nghiệp .................................................................22
CHƯƠNG 2 :THỰC TRẠNG SỬ DỤNG TÀI SẢN NGẮN HẠNTẠI CÔNG TY
TNHH KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG LÊ GIA TỪ NĂM 2017-2019...........................24
2.1 Giới thiệu về công ty TNHH kỹ thuật môi trường Lê Gia...................................24
2.1.1.Lịch sử hình thành và phát triển của công ty.................................................24
2.1.2.Cơ cấu quản lý của công ty............................................................................25
2.1.3 Chức năng, nhiệm vụ các bộ phận.................................................................26
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
2.1.4 Khái quát về ngành nghề, môi trường kinh doanh của công ty....................28
2.2 Thực trạng kinh doanh của công ty tnhh kỹ thuật môi trường Lê Gia.................29
2.2.1.Đặc điểm kinh doanh của công ty..................................................................29
2.2.2.Phân tích khái quát kết quả hoạt động kinh doanh........................................30
2.2.3.Tình hình tài sản - nguồn vốn........................................................................34
2.3 Thực trạng sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty TNHH kỹ thuật môi trường Lê
Gia..............................................................................................................................37
2.3.1 Thực trạng cơ cấu tài sản ngắn hạn ...............................................................37
2.3.2 Thực trạng quản lý tiền và các khoản tương đương tiền ...............................39
2.3.3 Thực trạng quản lý hàng tồn kho...................................................................41
2.3.2 Thực trạng quản lý tiền và các khoản tương đương tiền ...............................42
2.2.3 Thực trạng quản lý hàng tồn kho...................................................................44
2.4. Đánh giá chung về hiệu quả kinh doanh của công ty .........................................45
2.5 Nhận xét tình hình quản lý, sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty TNHH kỹ thuật
môi trường Lê Gia......................................................................................................46
2.5.1 Thành quả đạt được .......................................................................................46
2.5.2. Những hạn chế gặp phải ...............................................................................47
CHƯƠNG 3 : GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIÊỤ QUẢ
SỬ DỤNG TÀI SẢN NGẮN HẠN TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH
VỤ KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG LÊ GIA ...................................................................50
3.1 Căn cứ khuyến nghị .............................................Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN ...................................................................Error! Bookmark not defined.
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................Error! Bookmark not defined.
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày 11/1/2007 là bước ngoặt quan trọng trong tiến trình mở cửa, hội
nhập khi Việt Nam trở thành viên chính thức thứ 150 của Tổ chức kinh tế thế
giới WTO. Hơn 10 năm qua, với sự nỗ lực của Đảng, Nhà nước, nhân dân và
các tổ chức kinh tế, Việt Nam đã ngày càng chứng tỏ được vị thế của mình trên
trường quốc tế: tốc độ tăng trưởng kinh tế liên tục tăng qua các năm (năm 2019,
tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đạt 7,02% - là nền kinh tế tăng trưởng
nhanh nhất trong khu vực ASEAN trong năm 2019), kim ngạch xuất nhập khẩu
của Việt Nam ngày càng được cải thiện (năm 2019, kim ngạch xuất nhập khẩu
của Việt Nam đạt trên 516 tỷ USD, thặng dư thương mại năm 2019 đạt khoảng
9,94 tỷ USD); nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI liên tục đổ vào nền
kinh tế Việt Nam (năm 2019, tổng vốn đăng ký đạt trên 38 tỷ USD – thuộc Top
3 nước có đầu tư nước ngoài lớn nhất khu vực ASEAN),…Đây vừa là cơ hội
cho các doanh nghiệp trong nước có thể cạnh tranh, mở rộng thị trường sang các
nước khác trong khu vực cũng như trên thế giới, nhưng cũng là thách thức
không nhỏ cho các doanh nghiệp khi các doanh nghiệp nước ngoài được thâm
nhập vào thị trường Việt Nam. Do đó, để tồn tại và phát triển trước sự cạnh
tranh ngày càng gay gắt, đòi hỏi mỗi doanh nghiệp trong nước không ngừng học
hỏi, năng động, sáng tạo, nắm bắt thông tin nhanh nhạy,phát huy tốt những lợi
thế của mình...
Để thực hiện được mục tiêu trên, vấn đề tiên quyết các doanh nghiệp cần
phải giải quyết đó là quản lý tốt các nguồn lực của doanh nghiệp, đặc biệt là tài
sản ngắn hạn – là những khoản mục có khả năng chuyển đổi dễ dàng, có tính
thanh khoản cao và là một trong những nhân tố quyết định đến việc một doanh
nghiệp có tồn tại được trên thương trường hay không? Vậy, làm thế nào để quản
lý một cách có hiệu quả các tài sản ngắn hạn? Làm thế nào để mỗi đồng doanh
nghiệp đầu tư vào tài sản ngắn hạn sẽ tạo ra được nhiều đông doanh thu và lợi
nhuận? Đây chính là vấn đề mà các doanh nghiệp đang cố gắng giải quyết.
2
Thực tế cho thấy, hiện nay không ít doanh nghiệp đang lâm vào tình trạng
khó khăn trong công tác quản lý tài sản ngắn hạn: thiếu chặt chẽ, kém hiệu
quả.Trong khi đó, để đưa ra những giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả
sử dụng tài sản ngắn hạn, đòi hỏi bản thân mỗi doanh nghiệp phải biết kết hợp
giữa lý luận và điều kiện thực tế của công ty, cũng như điều kiện kinh tế xã hội
và các quy định của Nhà nước trong việc quản lý tài sản ngắn hạn.
Nhận thức được tầm quan trọng và ý nghĩa của vấn đề trên, em quyết định
lựa chọn đề tài: “Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty trách
nhiệm hữu hạn Kỹ thuật môi trường Lê Gia trong giai đoạn 2017 – 2019” làm
đề tài khóa luận của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
a. Mục tiêu tổng quát
Phân tích thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại Công ty TNHH kỹ
thuật môi trường Lê Gia trong giai đoạn 2017 – 2019 để thấy được những thành
quả đạt được từ công tác quản lý, sử dụng tài sản ngắn hạn, đồng thời chỉ ra
được những vấn đề còn tồn tại và nguyên nhân của những vấn đề đó; từ đó đề
xuất một số giải pháp chủ yếu giúp Công ty nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản
ngắn hạn trong thời gian tới.
b. Nhiệm vụ nghiên cứu
Làm rõ cơ sở lý luận về tài sản ngắn hạn và hiệu quả sử dụng tài sản ngắn
hạn trong doanh nghiệp
Phân tích, đánh giá thực trạng sử dụng tài sản ngắn hạn và hiệu quả sử
dụng tài sản ngắn hạn tại Công ty TNHH kỹ thuật môi trường Lê Gia
Tìm ra nguyên nhân gây ra hạn chế trong việc sử dụng hiệu quả tài sản
ngắn hạn của Công ty
Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn
hạn tại Công ty TNHH kỹ thuật môi trường Lê Gia
c. Câu hỏi nghiên cứu
- Thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của Công ty TNHH kỹ thuật môi
trường Lê Gia?
3
- Công ty đã đạt được những thành quả gì và tồn tại hạn chế gì trong việc sử dụng
tài sản ngắn hạn? Nguyên nhân của những hạn chế đó là gì?
- Cần những giải pháp gì để nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại Công
ty TNHH kỹ thuật môi trường Lê Gia?
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
a. Đối tượng nghiên cứu: Hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp
b. Phạm vi nghiên cứu: Hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại Công ty TNHH
kỹ thuật môi trường Lê Gia trong giai đoạn 2017 - 2019
4. Phương pháp nghiên cứu
Khóa luận sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau, trong đó có
một số phương pháp chính:
Thu thập số liệu sơ cấp do Công ty cung cấp và tổng hợp số liệu thứ cấp
từ các nguồn:sách, báo, tạp chí,...
Phương pháp phân tích số liệu: đề tài sử dụng phương pháp tổng hợp,
thống kê, so sánh đối chiếu theo chiều ngang và chiều dọc, sau đó sẽ phân tích
và đánh giá thực trạng từ những số liệu thu thập được; từ đó đề xuất các giải
pháp để giải quyết các vấn đề tồn tại.
5. Kết cấu của nghiên cứu
Chương 1. Cơ sở lý thuyết về tài sản ngắn hạn, sử dụng tài sản ngắn hạn,
quản lý tài sản ngắn hạn tại doanh nghiệp
Chương 2. Thực trạng sử dụng tài sản ngắn hạn tại Công ty TNHH kỹ
thuật môi trường Lê Gia từ năm 2017-2019.
Chương 3. Những vấn đề còn tồn tại và những khuyến nghị nhằm nâng
cao hiêụ quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại Công ty TNHH kỹ thuật môi trường
Lê Gia
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
a. Ý nghĩa khoa học
Đề tài góp phần làm rõ thêm về một số vẫn đề chung về hiệu quả sử dụng
tài sản ngắn hạn trong doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp trong lĩnh vực
kỹ thuật môi trường nói riêng
4
b. Ý nghĩa thực tiễn
Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn có thể áp
dụng tốt cho Công ty TNHH kỹ thuật môi trường Lê Gia nói riêng và các doanh
nghiệp trong lĩnh vực tương tự nói chung; là nguồn tài liệu tham khảo cho
những ai quan tâm đến vấn đề trên.
5
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TÀI SẢN NGẮN HẠN,
SỬ DỤNG TÀI SẢN NGẮN HẠN VÀ QUẢN LÝ TÀI SẢN
NGẮN HẠN TẠI DOANH NGHIỆP
1.1. Tài sản ngắn hạn
1.1.1. Khái niệm tài sản, tài sản ngắn hạn
a. Khái niệm tài sản
Bộ Tài chính Việt Nam quy định: “Tài sản là những nguồn lực doanh
nghiệp kiểm soát được và dự tính đem lại lợi ích kinh tế trong tương lai cho
doanh nghiệp”.
Theo chuẩn mực kế toán số 1, tài sản được biểu hiện dưới hình thái vật
chất như nhà xưởng, máy móc, thiết bị, vật tư, hàng hóa hoặc không thể hiện
dưới hình thái vật chất như bản quyền, bằng sáng chế nhưng phải thu được lợi
ích kinh tế trong tương lai và thuộc quyền kiểm soát của doanh nghiệp, tài sản
của doanh nghiệp còn bao gồm các tài sản không thuộc quyền sở hữu của doanh
nghiệp và thu được lợi ích kinh tế tế trong tương lai nhưng có thể không được
kiểm soát về mặt pháp lý như bí quyết kỹ thuật thu được từ hoạt động triển khai
có thể thỏa mãn các điều kiện trong định nghĩa về tài sản, khi các bí quyết đó
còn giữ được bí mật và doanh nghiệp còn thu được lợi ích kinh tế. Tài sản của
doanh nghiệp được hình thành từ các giao dịch hoặc sự kiện đã qua như góp
vốn, mua sắm, tự sản xuất, được cấp, được biếu tặng. Các giao dịch hoặc các sự
kiện dự kiên sẽ phát sinh trong tương lai nhưng không làm tăng tài sản.
Như vậy có thể hiểu tài sản của doanh nghiệp là các nguồn lực có thực,
hữu hình hoặc vô hình gồm các vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản của
doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định, có khả năng mang lại lợi ích cho
doanh nghiệp đó. Đặc tính này cũng quyết định tầm quan trọng của tài sản đối
với hoạt động sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp lớn
hay nhỏ, không thể tồn tại và phát triển lâu dài nếu không có tài sản. Chính vì
6
vậy, cần thực hiện quản lý tài sản để những tài sản đó đem lại lợi ích cao nhất
cho chủ sở hữu doanh nghiệp.
b. Khái niệm tài sản ngắn hạn
Tài sản ngắn hạn được đánh giá rất quan trọng trong kinh doanh bởi nó sẽ
được sử dụng rất thương xuyên, sử dụng hàng ngày để chi trả cho các chi phí
phát sinh khác trong kinh doanh của các doanh nghiệp. Nó cũng là thước đo
dùng để phản ánh các giá trị hiện có và tình hình biến động về kinh tế của doanh
nghiệp tăng hau giảm.
Tài sản ngắn hạn là những tài sản có thời gian sử dụng, thu hồi và luân
chuyển giá trị trong vòng một năm hoặc trong một chu kỳ kinh doanh của doanh
nghiệp. Tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp bao gồm: Tiền và các khoản tương
đương tiền: tiền được hiểu là tiền mặt, tiền gửi ngân hàng và tiền đang chuyển.
Các khoản tương đương tiền là các khoản đầu tư ngắn hạn không quá 3 tháng,
có khả năng chuyển đổi dễ dàng thành tiền và không có nhiều rủi ro trong
chuyển đổi thành tiền. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn: Bao gồm các khoản
đầu tư chứng khoán có kỳ hạn thu hồi dưới một năm hoặc trong một chu kỳ kinh
doanh (như tín phiếu kho bạc, kỳ phiếu ngân hàng) hoặc chứng khoán mua vào,
bán ra (cổ phiếu, trái phiếu) để kiếm lời và các loại đầu tư tài chính khác không
quá một năm. Các khoản phải thu ngắn hạn: Là các khoản phải thu ngắn hạn của
khách hàng, phải thu nội bộ ngắn hạn và các khoản phải thu ngắn hạn khác có
thời hạn thu hồi hoặc thanh toán dưới một năm. Hàng tồn kho: Bao gồm toàn bộ
hàng hoá vật liệu, nguyên liệu đang tồn tại ở các kho, quầy hàng hoặc trong
xưởng như: nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, vật liệu bổ trợ, nhiên
liệu, thành phẩm, sảm phẩm dở dang và bán thành phẩm, công cụ dụng cụ... Tài
sản ngắn hạn khác: bao gồm các khoản tạm ứng, chi phí chờ kết chuyển... Tài
sản ngắn hạn chính là nguồn vốn mà một doanh nghiệp chi ra và sử dụng để mua
sắm các thiết bị máy móc, nhà xưởng và để mua sắm nguyên liệu hàng hóa
nhằm mục đích sử dụng cho việc kinh doanh. Vì vậy vai trò của tài sản ngắn là
là điều kiện quyết định quy mô cũng như là cả một quá trình của sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp. Với khối tài sản ngắn hạn sẽ đảm bảo và quyết định
7
quy mô hoạt động của doanh nghiệp trên nên kinh tế hoàn toàn tự chủ hiện nay.
Nó còn được sử đụng để dự trữ hàng hóa và tạo thời cơ cạnh tranh và phát triển
của doanh nghiệp.
1.1.1. Phân loại tài sản ngắn hạn
Căn cứ theo đặc điểm chu chuyển tài sản ngắn hạn, tài sản ngắn hạn có
thể được phân loại như sau:
Tiền: Là bộ phận tài sản ngắn hạn tồn tại dưới hình thái tiền tệ bao gồm:
- Tiền mặt: Là số tiền mà doanh nghiệp đang giữ tại quỹ của mình bao
gồm tiền Việt Nam, ngân phiếu, các loại chứng từ, tín phiếu có giá trị như tiền,
vàng bạc, kim khí quí, đá quí đang được giữ tại quỹ,…
- Tiền gửi ngân hàng: Là số tiền hiện có trên tài khoản tiền gửi ngân hàng
của doanh nghiệp tại ngân hàng, Kho bạc Nhà nước, công ty tài chính (nếu có);
gồm: Tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý,..
- Tiền đang chuyển: Là số tiền mà doanh nghiệp đã nộp vào ngân hàng
hay đã gửi qua đường bưu điện, đang làm thủ tục trích chuyển tiền từ tài khoản
tiền gửi của doanh nghiệp sang tài khoản tiền gửi của doanh nghiệp khác mà
doanh nghiệp chưa nhận được giấy báo có của ngân hàng.
Đầu tư ngắn hạn: Là các khoản đầu tư của doanh nghiệp ra bên ngoài
được thực hiện dưới hình thức cho vay, cho thuê, góp vốn liên doanh, mua bán
chứng khoán (trái phiếu, cổ phiếu, tín phiếu,…) có thời gian sử dụng, thu hồi
vốn không quá một năm.
Các khoản phải thu: Là toàn bộ các khoản mà doanh nghiệp có nghĩa vụ
phải thu từ các đối tượng khác: Phải thu từ khách hàng, phải thu nội bộ, các
khoản thế chấp, cầm cố, ký quỹ, ký cược,…Trong các doanh nghiệp, việc mua
bán chịu là thường xuyên xảy ra, đôi khi để thực hiện các điều khoản trong hợp
đồng kinh tế doanh nghiệp phải trả trước một khoản nào đó, từ đây nó hình
thành nên các khoản thu của doanh nghiệp. Khi các khách trả nợ của doanh
nghiệp gặp thất bại, rủi ro trong kinh doanh là nguyên nhân làm phát sinh các
khoản nợ khó đòi. Vì vậy, việc tính lập các khoản dự phòng là cần thiết, nó sẽ
đảm bảo cho các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành bình
8
thườnng và tương đối ổn định. Khoản chi dự phòng này là một bộ phận trong
khoản phải thu và là một phần tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp.
Hàng tồn kho: Hàng tồn kho ở doanh nghiệp phải là những tài sản hữu
hình thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp được sử dụng vào sản xuất kinh
doanh hoặc thực hiện lao vụ, dịch vụ, hàng hoá để gửi bán hoặc gửi đi bán trong
kỳ kinh doanh. Ở doanh nghiệp sản xuất, hàng tồn kho thường là nguyên liệu,
vật liệu chính, vật liệu phụ, công cụ lao động, vật liệu bao bì đóng gói, thành
phẩm, sản phẩm dở dang,…
- Nguyên liệu, vật liệu chính là những loại nguyên vật liệu khi tham gia
vào quá trình sản xuất là bộ phận cơ bản cấu thành nên sản phẩm.
- Vật liệu phụ là những loại vật liệu khi tham gia vào quá trình sản xuất
thì nó không chỉ có tác dụng phụ trong quá trình sản xuất chế tạo, nó làm tăng
chất lượng của nguyên vật liệu chính của sản phẩm tạo ra.
- Thành phẩm là những sản phẩm đã kết thúc qua quá trình chế biến do
các bộ phận sản xuất chính và phụ của doanh nghiệp sản xuất hoặc thuê ngoài
gia công đã xong, được kiểm nghiệm phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật và nhập
kho để bán.
- Sản phẩm dở dang là những sản phẩm đang nằm trong dây chuyền sản
xuất chưa hoàn thành, chưa bàn giao mà phải gia công chế biến tiếp mới trở
thành sản phẩm.
- Công cụ, dụng cụ lao động là những tư liệu lao động mà doanh nghiệp
sử dụng trong quá trình tiến hành sản xuất kinh doanh, chúng không đủ tiêu
chuẩn là tài sản lưu động vì giá trị nhỏ và thời gian sử dụng tương đối ngắn.
- Bao bì, vật liệu đóng gói là những tư liệu lao động mà doanh nghiệp sử
dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh, nó luôn đi cùng với sản phẩm của
doanh nghiệp trong quá trình sản xuất và tiêu thụ
Tài sản ngắn hạn khác: Bao gồm các khoản tạm ứng, chi phí trả trước và
các khoản thế chấp, ký cược, ký quỹ ngắn hạn,…
9
- Các khoản tạm ứng là các khoản tiền hoặc vật tư do doanh nghiệp giao
cho người nhận tạm ứng để thực hiện hoạt động kinh doanh nào đó hoặc giải
quyết một công việc đã được phê duyệt.
- Chi phí trả trước là các khoản chi phí thực tế đã phát sinh nhưng có tác
dụng đến kết quả hoạt động của nhiều kỳ thanh toán, cho nên chưa thể tính vào
chi phí sản xuất kinh doanh một kỳ mà được tính cho hai hay nhiều kỳ hạch
toán. Qua cách phân loại như trên ta thấy được tình hình tài sản ngắn hạn hiện
có của doanh nghiệp về hình thái vật chất cũng như đặc điểm của từng loại tài
sản ngắn hạn, để có thể đánh giá việc sử dụng tài sản ngắn hạn trong doanh
nghiệp có hợp lý và hiệu quả không, từ đó phải tăng cường các biện pháp nâng
cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn.
1.1.2. Đặc điểm, vai trò của tài sản ngắn hạn
Tài sản ngắn hạn được phân bổ đủ trong tất cả các khâu, các công đoạn để
đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được diễn ra liên tục, ổn định, tránh
lãng phí và tổn thất do ngừng sản xuất, không làm ảnh hưởng đến khả năng sinh
lời cho các tài sản. Do đó tài sản ngắn hạn trong doanh nghiệp có các đặc điểm
sau:
- Tài sản ngắn hạn có tính thanh khoản cao nên đáp ứng khả năng thanh
toán của doanh nghiệp.
- Tài sản ngắn hạn là một bộ phận của vốn sản xuất nên nó vận động và
luân chuyển không ngừng trong mọi giai đoạn của quá trình sản xuất kinh
doanh.
- Tài sản ngắn hạn có thể dễ dàng chuyển hóa từ dạng vật chất sang tiền tệ
nên cũng vận động rất phức tạp và khó quản lý.
Tài sản ngắn hạn rất quan trọng trong quá trình hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp, bản thân tài sản ngắn hạn được sử dụng cho hoạt động
hàng ngày của doanh nghiệp. Ngoài ra, tài sản ngắn hạn được phân bổ đủ trong
tất cả các khâu, các công đoạn nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh
được diễn ra liên tục, ổn định, tránh lãng phí, và tổn thất vốn do ngừng sản xuất
Tài sản ngắn hạn là những tài sản có thời gian sử dụng dưới một năm nên có khả
10
năng luân chuyển và thu hồi vốn nhanh hơn Tài sản cố định, đảm bảo lượng vốn
hoạt động cho các chu kỳ kinh doanh kế tiếp của doanh nghiệp. Tài sản ngắn
hạn cũng là yếu tố giúp cho các nhà đầu tư có thể nhận định về hiệu quả hoạt
động của doanh nghiệp. Một nhận định dễ thấy là việc thu hồi nợ chậm của
doanh nghiệp dẫn đến việc gia tăng các khoản phải thu, từ đó tài sản ngắn hạn
tăng, sẽ dự báo những nguy cơ tiềm ẩn mất ổn định của doanh nghiệp.
Hiện nay, tài sản ngắn hạn của một doanh nghiệp đóng vai trò hết sức
quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tài sản ngắn hạn
chính là nguồn vốn mà doanh nghiệp thường phải chi ra để sử dụng trong các
hoạt động mua sắm, bảo trì các thiết bị; máy móc.
Cùng với đó là việc mua sắm nguyên liệu, hàng hóa nhằm mục đích sử
dụng cho công việc kinh doanh của một doanh nghiệp. Chính vì thế, tài sản ngắn
hạn có thể coi như một điều kiện tiên quyết của tất cả quá trình sản xuất, kinh
doanh của một doanh nghiệp.
Một doanh nghiệp nếu có khối lượng tài sản ngắn hạn đủ sẽ đảm bảo
được các hoạt động kinh doanh cũng như quyết định được quy mô phát triển của
doanh nghiệp trong bối cảnh cạnh tranh hiện nay.
1.2. Chính sách quản lý tài sản ngắn hạn
Chính sách trong tiếng Anh là Policy. Chính sách là những hướng dẫn,
phương pháp, thủ tục, luật lệ, biểu mẫu cụ thể và những công việc hành chính
được thiết lập để hỗ trợ và thúc đẩy công việc hướng tới các mục tiêu đề ra.
Chính sách có thể áp dụng cho tất cả các bộ phận, phòng ban hoặc chỉ áp dụng
cho một phòng chức năng. Dù ở hình thức nào, chính sách đóng vai trò như một
cơ chế nhằm thực hiện chiến lược và đạt được mục tiêu. Các chính sách nên
được công bố dưới dạng văn bản bất cứ khi nào có thể.
Tùy thuộc vào cơ cấu của tài sản ngắn hạn và quy mô hoạt động mà mỗi
doanh nghiệp sẽ xây dựng và thực hiện các chính sách quản lý tài sản ngắn hạn
khác nhau. Chính sách quản lý tài sản ngắn hạn là việc kết hợp sử dụng nhiều
biện pháp khác nhau để duy trì một khối lượng các tài sản ngắn hạn với cơ cấu
hợp lý, nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Việc quản lý và sử dụng
11
tài sản ngắn hạn có tác động rất lớn đến việc tăng hay giảm chi phí sản xuất kinh
doanh và giá thành sản xuất, từ đó ảnh hưởng đến lợi nhuận – mục tiêu hàng đầu
của doanh nghiệp.
Tài sản ngắn hạn là tài sản thường xuyên luân chuyển trong quá trình sản
xuất kinh doanh. Do đó quản lý và sử dụng tài sản ngắn hạn có vai trò quan
trọng trong việc hoàn thành mục tiêu chung của doanh nghiệp.Quản lý tài sản
ngắn hạn được thể hiện thông qua hai chính sách cấp tiến và thận trọng.
Chính sách quản lý cấp tiến. Một số ưu điểm mà chính sách mang lại là
chi phí thấp hơn dẫn tới lợi nhuận trước thuế cao hơn. Do khoản thu khách hành
ở mức thấp nên chi phí quản lý dành cho công nợ cùng tổng giá trị của những
khoản nợ không thể thu hồi được sẽ giảm đi. Thêm vào đó, việc doanh nghiệp
dự trữ ít hàng tồn kho hơn cũng giúp tiết kiệm chi phí lưu kho. Nhờ tiết kiệm
được chi phí nên lợi nhuận của doanh nghiệp tăng. Tuy nhiên cũng có một số rủi
ro như cạn kiệt hay không có đủ tiền để có được chính sách quản lý hiệu quả,
mất doanh thu khi dự trữ hàng lưu kho, mất doanh thu khi sử dụng các chính
sách tín dụng chặt để duy trì khoản phải thu khách hàng thấp.
Trường phái quản lý thận trọng, chính sách này có một số điểm ngược lại
với chính sách quản lý cấp tiến. Thứ nhất là thời gian quay vòng tiền dài hơn do
hàng tồn kho tăng, từ đó làm giảm vòng quay của hàng tồn kho kéo theo làm
tăng thời gian luân chuyển trung bình. Thứ hai, việc dự trữ tiền, hàng tồn kho và
phải thu khách hàng ở mức cao sẽ làm tăng các khoản chi phí của doanh nghiệp
như chi phí cơ hội, chi phí dự trữ tiền, chi phí lưu kho. Tuy nhiên mô hình này
mang tính rủi ro thấp hơn do khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp
được đảm bảo, dự trữ hàng tồn kho kịp thời phục vụ nhu cầu thị trường. Bên
cạnh đó với chính sách quản lý thận trọng mang lại những ưu điểm nhất định
như kịp thời có hàng bán khi cần thiết, khả năng thanh toán cao và độc lập về tài
chính. Tuy nhiên song song với đó là quản lý theo chiến lược này làm tăng chi
phí về vốn và kéo dài chu kỳ chu chuyển tiền.
Khi kết hợp quản lý tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn, doanh nghiệp có 3
chiến lược quản lý có thể theo đuổi là: cấp tiến, dung hòa và thận trọng. Nếu
12
chiến lược quản lý tài sản ngắn hạn và nợ ngắn thận trọng tức là sử dụng một
phần nguồn vốn dài hạn để tài trợ cho một phần hoặc toàn bộ nhu cầu tài sản
ngắn hạn. Nếu công ty theo đuổi chiến lược quản lý cấp tiến có nghĩa là sử dụng
nguồn vốn ngắn hạn để tài trợ cho một phần hoặc toàn bộ tài sản ngắn hạn. Nếu
công ty theo đuổi chiến lược quản lý dung hòa nghĩa là sử dụng nguồn tài trợ có
thời gian phù hợp với loại hình tài sản
1.3. Nội dung quản lý tài sản ngắn hạn
a. Quản lý tiền, các khoản tương đương tiền
Tiền mặt được hiểu là tiền tồn quỹ, tiền trên tài khoản thanh toán của
doanh nghiệp ở ngân hàng. Tiền mặt bản thân nó là tài sản không sinh lãi, tuy
vậy việc giữ tiền mặt trong kinh doanh rất quan trọng xuất phát từ những lý do
sau: Đảm bảo giao dịch hàng ngày, bù đắp cho ngân hàng về việc ngân hàng
cung cấp các dịch vụ cho doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu dự phòng trong trường
hợp biến động không lường trước của các luồng tiền vào ra, hưởng lợi thế trong
thương lượng mua hàng.
Trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, việc gửi tiền mặt là cần
thiết nhưng việc giữ đủ tiền mặt cũng cần thiết không kém do những lí do sau:
khi mua hàng hoá, nếu có đủ tiền mặt công ty có thể tận dụng được lợi thế chiết
khấu; duy trì tốt khả năng thanh toán; đáp ứng nhu cầu trong các trường hợp
khẩn cấp Quản lý tiền mặt gồm quản lý tiền giấy và tiền gửi ngân hàng. Sự quản
lý này liên quan chặt chẽ đến việc quản lý các loại tài sản gắn liền với tiền mặt
như các loại chứng khoán khả năng thanh khoản cao, nhằm duy trì tiền mặt ở
mức dộ mong muốn.
Về lập kế hoạch ngân quỹ, để xác định được lượng tiền dự trữ doanh
nghiệp phải xây dựng được bảng dự toán thu, chi tiên tệ, bảng này bao gồm 3
phần: Phần thu: Bao gồm các khoản tiền dự kiến thu được trong kỳ như tiền bán
hàng, cung ứng dịch vụ, tiền thu hồi nợ, tiền nhượng bán tài sản... Phần chi: Bao
gồm các khoản dự kiến chi trong kỳ như mua nguyên vật liệu, hàng hóa, chi trả
tiền lương, tiêng thưởng, nộp bảo hiểm, nộp thuế vào Ngân sách Nhà Nước.
Phần số dư đầu kỳ, số dư cuối kỳ. Trong kinh doanh, doanh nghiệp phải lưu giữ
13
tiền mặt cần thiết cho việc thanh toán các hoá đơn. Do vậy, khi tiền mặt xuống
thấp doanh nghiệp sẽ phải bổ sung tiền mặt bằng cách bán các chứng khoán
thanh khoản cao. Chi phí cho việc lưu giữ tiền Các chứng khoán thanh khoản
cao Đầu tư tạm thời bằng cách mua chứng khoán có tính thanh khoản cao Bán
những chứng khoán thanh khoán cao để bổ sung cho tiền mặt Dòng thu Tiền mặt
tiền mặt Dòng chi tiền mặt 9 mặt ở đây chính là chi phí cơ hội, là lãi suất mà
doanh nghiệp bị mất đi. Chi phí đặt hàng chính là chi phí cho việc bán các
chứng khoán
Bằng việc nghiên cứu và phân tích thực tiễn, các nhà kinh tế học đã đưa ra
mô hình quản lý tiền mặt để mức tiền dự trữ luôn dao động trong một khoảng.
Theo mô hình này, doanh nghiệp sẽ xác định mức giới hạn trên và giới hạn dưới
của tiền mặt, đó là các khoản mà doanh nghiệp bắt đầu tiến hành nghiệp vụ mua
hoặc bán chứng khoán có tính thanh khoản cao để đưa mức tiền mặt về dự kiến.
Khoảng dao động tiền mặt dự kiến phụ thuộc vào 3 yếu tố sau: mức dao động
của thu chi ngân quỹ hàng ngày lớn hay nhỏ; chi phí cố định của việc mua bán
chứng khoán; lãi suất càng cao các doanh nghiệp sẽ giữ lại ít tiền và do vậy
khoảng dao động tiền mặt sẽ giảm xuống.
b. Quản lý các khoản phải thu ngắn hạn
Trong nền kinh tế thị trường, để thắng lợi trong cạnh tranh các doanh
nghiệp có thể áp dụng các chiến lược về sản phẩm, về quảng cáo, về giá cả, các
dịch vụ sau khi bán hàng… trong đó chính sách tín dụng thương mại là một
công cụ hữu hiệu và không thể thiếu đối với các doanh nghiệp tín dụng thương
mại. Chính sách này giúp cho doanh nghiệp đứng vững trên thị trường và trở
nên giàu có, nhưng cũng có thể đem đến những rủi ro cho hoạt động của doanh
nghiệp. Do đó, các doanh nghiệp cần phải đưa ra những phân tích về khả năng
tín dụng của khách hàng từ đó quyết định có nên cấp tín dụng thương mại cho
đối tượng khách hàng đó hay không. Đây là nội dung chính của quản lý các
khoản phải thu. Để thực hiện được việc cấp tín dụng cho khách hàng thì điều
đầu tiên doanh nghiệp phải phân tích được năng lực tín dụng của khách hàng.
Phân tích năng lực tín dụng của khách hàng: Công việc bao gồm : Thứ nhất,
14
phải xây dựng một chính sách tín dụng hợp lí; Thứ hai, xác minh phẩm chất tín
dụng của khách hàng tiềm năng. Nếu khả năng tín dụng của khách hàng phù hợp
với những chính sách tín dụng tối thiểu thì tín dụng thương mại có thể được cấp.
Nếu tiêu chuẩn tín dụng quá cao sẽ loại bỏ nhiều khách hàng tiềm năng và sẽ
làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp, còn ngược lại với tiêu chuẩn quá thấp có
thể làm tăng doanh thu nhưng đi kèm theo đó là những khoản tín dụng có rủi ro
cao và chi phí tiền cũng cao. Khi phân tích khả năng tín dụng của khách hàng,
chúng ta thường sử dụng các tiêu chuẩn sau: Phẩm chất tư cách tín dụng: Tiêu
chuẩn này nói lên tinh thần trách nhiệm của khách hàng trong việc trả nợ, trên
cơ sở việc thanh toán các khoản nợ trước đây của khách hàng đối với doanh
nghiệp và đối với doanh nghiệp khác. Năng lực trả nợ: dựa vào các chỉ tiêu về
khả năng thanh toán nhanh, bảng dự trữ ngân quỹ của doanh nghiệp… Vốn của
khách hàng: đánh giá tiềm năng tài chính dài hạn của khách hàng. Thế chấp:
xem xét các tài sản riêng mà khách hàng sử dụng để đảm bảo các khoản nợ.
Điều kiện kinh tế: đánh giá khả năng phát triển của khách hàng trong tương lai.
Các tài liệu được sử dụng để phân tích khách hàng là bảng cân đối kế toán, bảng
kế hoạch ngân quỹ, phỏng vấn trực tiếp, xuống tận nơi để kiểm tra xem xét hay
tìm hiểu qua các khách hàng khác. Sau khi phân tích năng lực tín dụng của
khách hàng, doanh nghiệp tiến hành việc phân tích đánh giá khoản tín dụng
thương mại được đề nghị.
Theo dõi các khoản phải thu đây là một nội dung quan trọng trong quản lí
các khoản phải thu. Thực hiện tốt công việc này sẽ giúp cho doanh nghiệp có thể
kịp thời thay đổi các chính sách tín dụng thương mại phù hợp với tình hình thực
tế
c. Quản lý hàng tồn kho
Trong quá trình luân chuyển của vốn lưu động phục vụ cho sản xuất kinh
doanh thì việc tồn tại vật tư hàng hoá dự trữ là những bước đệm cho quá trình
hoạt động của doanh nghiệp. Hàng tồn kho có 3 loại chính: nguyên vật liệu thô
phục vụ cho quá trình sản xuất, sản phẩm dở dang và thành phẩm. Các doanh
nghiệp trong nền kinh tế thị trường không thể tiến hành sản xuất đến đâu mua
15
hàng đến đó mà cần phải dự trữ nguyên vật liệu. Nếu doanh nghiệp dự trữ quá
lớn sẽ tốn kém chi phí, ứ đọng vốn còn dự trữ quá ít sẽ làm cho quá trình sản
xuất kinh doanh bị gián đoạn. Do vậy, việc dự trữ nguyên vật liệu có ảnh hưởng
lớn đến quá trình sản xuất kinh doanh. Hàng tồn kho trong quá trình sản xuất là
các nguyên vật liệu nằm ở các công đoạn của dây chuyền sản xuất. Nếu dây
chuyền sản xuất càng dài và càng nhiều công đoạn sản xuất thì hàng tồn kho
trong quá trình sản xuất sẽ càng lớn. Đây là những bước đệm nhỏ để quá trình
sản xuất được liên tục. Khi tiến hành sản xuất xong, do có độ trễ nhất định giữa
sản xuất và tiêu thụ, do những chính sách thị trường của doanh nghiệp trong việc
bán hàng… đã hình thành nên bộ phận thành phẩm tồn kho. Hàng hoá dự trữ đối
với các doanh nghiệp gồm 3 bộ phận như trên, nhưng thông thường trong quá
trình quản lý chúng ta tập trung vào bộ phận thứ nhất, tức là nguyên vật liệu dự
trữ cho sản xuất kinh doanh. Nội dung quản lý hàng tồn kho bao gồm hai vấn đề
sau: Thứ nhất là xác định quy mô hàng tồn tối ưu, thứ hai là xây dựng và tổ chức
thực hiện các chính sách đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ hàng tồn kho. Có nhiều
phương pháp được đưa ra nhằm xác định mức dự trữ tối ưu. Quản lý dự trữ theo
phương pháp cổ điển hay mô hình đặt hàng hiệu quả nhất - EOQ (Economic
Odering Quantity).
Mô hình được dựa trên giả định là tốc độ tiêu thụ hàng hóa diễn ra tương
đối đều đặn, tổng nhu cầu lượng hàng tiêu thụ trong năm là một đại lượng có thể
xác định trước và các yếu tố chi phí liên quan đến hàng tồn kho là tương đối ổn
định các yếu tố chi phí liên quan đến hàng tồn kho: chi phí lưu ho và chi phí đặt
hàng
Lượng dự trữ an toàn nguyên vật liệu sử dụng mỗi ngày không phải là số
cố định mà chúng biến động không ngừng. Do đó để đảm bảo cho sự ổn định
của sản xuất, doanh nghiệp cần phải duy trì một lượng hàng tồn kho dự trữ an
toàn. Lượng dự trữ an toàn tuỳ thuộc vào tình hình cụ thể của doanh nghiệp.
Lượng dự trữ an toàn là lượng hàng hoá dự trữ thêm vào lượng dự trữ tại thời
điểm đặt hàng. Ngoài phương pháp quản lý dự trữ theo mô hình đặt hàng hiệu
quả nhất (EOQ) một số doanh nghiệp còn sử dụng phương pháp sau: Phương
16
pháp cung cấp đúng lúc hay dự trữ bằng 0. Về mặt lý thuyết các doanh nghiệp
áp dụng theo phương pháp này có số tồn kho bằng 0. Vật tư, nguyên vật liệu,
sản phẩm dở dang, hàng hóa đã được đặt trước, đúng lúc cần thiết đơn vị cung
cấp mới đưa hàng đến và sau hi sản xuất xong thành phẩm, hàng hóa sẽ được trở
đi ngay. Sử dụng phương pháp này sẽ giảm tới mức thấp nhất chi phí cho dự trữ,
tuy nhiên đây chỉ là phương pháp quản lý được áp dụng trong một số loại dự trữ
nào đó của doanh nghiệp và phải ết hợp với các phương pháp quản lý khác.
Theo phương pháp này các doanh nghiệp trong một số ngành nghề có liên quan
chặt chẽ với nhau hình thành nên những mối quan hệ. Khi có một đơn đặt hàng
nào đó họ sẽ tiến hành huy động những loại hàng hoá và sản phẩm dở dang của
các đơn vị khác mà họ không cần phải dự trữ. Tuy vậy, sử dụng phương pháp
này tạo ra sự ràng buộc các doanh nghiệp với nhau, khiến các doanh nghiệp đôi
khi mất sự chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
1.4. Hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn
1.4.1. Khái niệm
Hiệu quả kinh tế (hiệu quả kinh doanh) là một phạm trù kinh tế, nó phản
ánh trình độ sử dụng các nguồn nhân tài, vật lực của doanh nghiệp hoặc xã hội
để đạt được kết quả kinh doanh cao nhất với chi phí thấp nhất, là sự so sánh giữa
kết quả đầu ra với yếu tố đầu vào hoặc giữa kết quả với chi phí gắn liền với hoạt
động kinh doanh nào đó
Hiệu quả kinh doanh = Kết quả/Chi phí
Hoặc Hiệu quả kinh doanh = Kết quả đầu vào/Yếu tố đầu vào
Cách đánh giá này được hầu hết các nhà kinh tế công nhận và được sử
dụng rộng rãi trong thực tế, đây được coi là phép đánh giá chất lượng hoạt động
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời còn so sánh được hiệu quả của
các năm hoặc giữa các doanh nghiệp với nhau
Về mặt lượng, hiệu quả kinh tế biểu hiện mối tương quan giữa kết quả thu
đƣợc và chi phí bỏ ra để thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh. Kết quả thu
được càng cao so với chi phí bỏ ra thì hiệu quả kinh tế càng cao
17
Về mặt chất, việc đạt hiệu quả cao phản ánh năng lực và trình độ quản lý
đồng thời cũng đòi hỏi sự gắn bó giữa việc đạt được những mục tiêu kinh tế và
đạt được những mục tiêu xã hội. Việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh có
ý nghĩa rất quan trọng, nó là điều kiệc cơ bản để doanh nghiệp có thể tồn tại và
phát triển. Hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp là phạm trù kinh
tế đánh giá trình độ sử dụng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp để đạt được kết
quả cao nhất trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp với chi phí
bỏ ra thấp nhất
1.4.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn
Trong mỗi doanh nghiệp tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn và có vai trò
quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Do vậy nếu sử dụng tài sản lưu
động có hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng tự chủ, linh hoạt về
tài chính, giảm rủi ro kinh doanh, tạo cho doanh nghiệp khả năng thanh khoản
cần thiết. Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn sẽ góp phần nâng cao hiệu
quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Từ đó sẽ nâng cao vị thế, uy tín của doanh
nghiệp lên cao.
a. Khả năng thanh toán
Nhóm chỉ tiêu này thể hiện được năng lực thanh toán của doanh nghiệp.
Đây là nhóm chỉ tiêu được nhiều người quan tâm như: các nhà đầu tư, người cho
vay, người cung cấp nguyên vật liệu…. họ luôn đặt ra câu hỏi là liệu doanh
nghiệp có đủ khả năng trả các món nợ tới hạn không.
*Hệ số khả năng thanh toán tổng quát
Hệ số khả năng thanh toán tổng quát phản ánh khả năng quan hệ giữa tài
sản mà doanh nghiệp hiện đang quản lý sử dụng với tổng số nợ phải trả. Nó cho
biết cứ trong một đồng nợ phải trả có bao nhiêu đồng tài sản đảm bảo. Hệ số
thanh toán tổng quát (H1) được khái quát hóa bằng công thức:
(H1) = Tổng tài sản/Tổng nợ phải trả
 Nếu H1>1: Chứng tỏ khả năng thanh toán của doanh nghiệp là tốt
 Nếu H1<1 quá nhiều thì chưa tốt vì điều đó chứng tỏ doanh nghiệp
chưa tận dụng được cơ hội chiếm dụng vốn.
18
 Nếu H1<1 và tiến đến 0 báo hiệu sự phá sản của doanh nghiệp, vốn
chủ sở hữu của doanh nghiệp giảm và mất dần, tổng tài sản hiện có
của doanh nghiệp không đủ trả nợ mà doanh nghiệp phải thanh toán.
*Hệ số khả năng thanh toán hiện hành
Hệ số khả năng thanh toán hiện hành phản ánh mối quan hệ giữa tài sản
ngắn hạn và các khoản nợ ngắn hạn. Hệ số thanh toán hiện hành thể hiện mức độ
đảm bảo của tài sản lưu động với nợ ngắn hạn. Nợ ngắn hạn là các khoản nợ
phải thanh toán trong kỳ, do đó doanh nghiệp phải dùng tài sản thực có của mình
để thanh toán bằng cách chuyển đổi một bộ phận thành tiền. Do đó hệ số thanh
toán hiện hành (H2) được xác định bởi công thức:
(H2) = Tổng tài sản ngắn hạn/Tổng nợ ngắn hạn
 H2 = 2 là hợp lý nhất, vì như thế doanh nghiệp sẽ duy trì được khả
năng thanh toán ngắn hạn đồng thời duy trì được khả năng kinh
doanh.
 H2 > 2 thể hiện khả năng thanh toán hiện hành của doanh nghiệp dư
thừa. H2 > 2 quá nhiều chứng tỏ vốn lưu động của doanh nghiệp bị ứ
đọng, trong khi đó hiệu quả kinh doanh chưa tốt.
 H2 < 2 cho thấy khả năng thanh toán hiện hành chưa cao. H2 < 2 quá
nhiều thì doanh nghiệp không thể thanh toán được hết các khoản nợ
ngắn hạn đến hạn trả, đồng thời uy tín đối với các chủ nợ giảm, tài
sản để dự trữ kinh doanh không đủ.
Như vậy, hệ số này duy trì ở mức độ cao hay thấp là phụ thuộc vào lĩnh
vực ngành nghề kinh doanh của từng doanh nghiệp và kỳ hạn thanh toán của các
khoản nợ phải thu, phải trả trong kỳ.
*Hệ số khả năng thanh toán nhanh
Hệ số khả năng thanh toán nhanh cho biết công ty có bao nhiêu đồng vốn
bằng tiền và các khoản tương đương tiền (trừ hàng tồn kho) để thanh toán ngay
cho một đồng nợ ngắn hạn. Hệ số thanh toán nhanh (H3) được thể hiện
bằng công thức:
(H3) = (Tổng tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho)/Tổng nợ ngắn hạn
19
 H3 = 1 được coi là hợp lý nhất vì như vậy doanh nghiệp vừa duy trì
được khả năng thanh toán nhanh vừa không bị mất cơ hội do khả năng
thanh toán nợ mang lại.
 H3 < 1 cho thấy doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc thanh toán nợ.
 H3 > 1 phản ánh tình hình thanh toán nợ không tốt vì tiền và các
khoản tương đương tiền bị ứ đọng, vòng quay vốn chậm làm giảm hiệu
quả sử dụng vốn.
Tuy nhiên, cũng như hệ số thanh toán nợ ngắn hạn, độ lớn của hệ số này
cũng phụ thuộc vào lĩnh vực ngành nghề kinh doanh của từng doanh nghiệp và
kỳ hạn thanh toán của các khoản nợ phải thu, phải trả trong kỳ.
*Hệ số khoản phải thu trên khoản phải trả
Bất cứ một doanh nghiêp nào cũng có khoản vốn bị khách hàng chiếm
dụng và lại phải đi chiếm dụng các doanh nghiệp khác. So sánh phần đi chiếm
dụng và phần bị chiếm dụng sẽ cho biết thêm về tình hình công nợ của doanh
nghiệp. Tỷ số khoản phải thu so với khoản phải trả = Các khoản phải thu/Các
khoản phải trả.
Nếu các khoản phải thu lớn hơn các khoản phải trả thì có nghĩa là doanh
nghiệp bị chiếm dụng vốn và ngược lại doanh nghiệp chiếm dụng vốn của doanh
nghiệp khác.
b. Khả năng sinh lời
Hệ số sinh lợi tài sản ngắn hạn =
Lợi nhuận sau thuế
Tài sản ngắn hạn bình quân trong kỳ
Chỉ tiêu này cho biết một đồng tài sản ngắn hạn có thể tạo ra được bao
nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng cao càng tốt, hệ số sinh lợi tài sản ngắn
hạn càng cao thì hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn càng cao.
c. Hiệu suất sử dụng tài sản
Hiệu suất sử dụng tài sản
=
Doanh thu kỳ này
Số vòng chu chuyển tài sản ngắn hạn kỳ này
− Tài sản ngắn hạn bình quân kỳ này
b. Vòng quay tiền
20
Cash conversion Cycle (CCC) - tỉ số vòng quay của tiền đo lường khoảng
thời gian (thường tính bằng ngày) mà công ty cần để chuyển các khoản đầu tư
vào hàng hóa và các nguồn lực khác thành dòng tiền từ bán hàng. Chỉ số vòng
quay tiền mặt còn có thể gọi là chu kì tiền mặt, chu kỳ hoạt động ròng, được sử
dụng để đo lường thời gian cho mỗi đơn vị tiền (tính bằng $ hoặc VNĐ,..) đi vào
sản xuất và quá trình bán hàng trước khi nó được qua trở lại doanh nghiệp dưới
dạng tiền mặt thông qua doanh số bán hàng. Tỉ số này tính tới khoản thời gian
cần thiết để bán hàng tồn kho, thời gian cần thiết để thu các khoản phải thu và
khoản thời gian công ty được cho phép để trả các khoản nợ phải trả của mình.
Đánh giá CCC đóng vai trò cực kì quan trọng trong việc phân tích cơ bản
một công ty. Tỉ số này sẽ giúp anh chị có cái nhìn rõ ràng hơn về hoạt động
quản lý tiền mặt của doanh nghiệp. Doanh nghiệp nào cũng muốn chuyển hóa
hàng hóa thành tiền mặt một cách nhanh nhất cho nên chỉ số vòng quay tiền mặt
càng thấp chứng tỏ doanh nghiệp càng quản lý hiệu quả tiền mặt. Nhà đầu tư
còn có thể so sánh chỉ số này của các doanh nghiệp trong ngành với nhau.
Cash Conversion Cycle (CCC) = Days Inventory Outstanding (DIO) + Days
Sales Outstanding (DSO) – Days Payables Outstanding (DPO)
Trong công thức trên :
 DIO là số ngày bình quân hàng tồn kho đang được bán. DIO càng cao tức là
hiệu quả xử lý hàng tồn kho càng kém và ngược lại. Tỉ số này thể hiện rằng
doah nghiệp mất bao lâu để bán được hàng tồn kho.
DIO = ( Bình quân hàng tồn kho / giá vốn hàng bán ) x 365.
Bình quân hàng tồn kho = (Hàng tồn kho đầu kì + Hàng tồn kho cuối kì) / 2
 DSO là số ngày bình quân mà doanh nghiệp thu được tiền từ việc bán hàng. Tỉ
số này càng thấp ngụ ý rằng doanh nghiệp có thể thu hồi vốn trong thời gian
ngắn và ngược lại
DSO = ( Bình quân các khoản phải thu / Doanh thu trong kỳ ) x 365.
Bình quân các khoản phải thu = ( Khoản phải thu đầu kì + Khoản phải thu cuối
kì ) / 2
21
 DPO tập trung vào số dư nợ hiện tại của doanh nghiệp cho hoạt động kinh
doanh. Nó gồm những khoản tiền mà công ty nợ nhà cung cấp hàng hóa và
nguyên liệu, thể hiện khoảng thời gian mà công ty phải thanh toán các nghĩa
vụ nợ đó. DPO càng cao càng tốt, do nó chứng tỏ doanh nghiệp càng có thể
giữ tiền lâu trong doanh nghiệp để tăng tiềm năng cho các khoản đầu tư.
DPO = ( Nợ phải trả bình quân / Giá vốn hàng bán ) x 365
Nợ phải trả bình quân = ( Nợ phải trả đầu kì + Nợ phải trả cuối kì) / 2
Các mục trong công thức trên các nhà đầu tư có thể tìm thấy trong các khoản
mục thuộc báo cái tài chính của công ty.
CCC liên quan tới việc tính toán tổng hợp liên quan tới cả ba giai đoạn trên của
vòng đời tiền mặt, nên chúng ta mới có CCC = DIO + DSO – DPO
DIO và DSO liên quan tới dòng tiền đi vào doanh nghiệp, nên trong công thức
nó mang dấu dương, còn DPO liên quan dòng tiền đi ra doanh nghiệp nên nó
mang dấu âm.
1.5. Các nhân tố tác động đến hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại doanh
nghiệp
1.5.1. Nhân tố ngoài doanh nghiệp
Môi trường kinh tế. Hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp
chịu ảnh hưởng bởi lạm phát, chiến tranh. Nền kinh tế lạm phát sẽ làm cho sức
mua của đồng tiền bị giảm sút, dẫn tới sự gia tăng giá của các loại vật tư. Vì vậy,
nếu doanh nghiệp không có biện pháp quản lý kịp thời giá trị các loại tài sản thì
sẽ làm giá trị tài sản ngắn hạn giảm sút dần theo tốc độ trượt giá của đồng tiền.
Chính sách vĩ mô của nhà nước. Chính sách vĩ mô của Nhà nước có sự
thay đổi chính sách về hệ thống pháp luật, thuế làm ảnh hưởng đến điều kiện
sinh hoạt của doanh nghiệp và tất yếu tài sản ngắn hạn cũng bị ảnh hưởng
Thị trường. Sự ổn định của nền kinh tế qua các thời kỳ. Nền kinh tế đất
nước phát triển ở những mức độ khác nhau sẽ tác động đến tình hình kinh doanh
thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngược lại khi nền kinh tế bất ổn sẽ
làm cho hoạt động của doanh nghiệp gặp khó khăn; Sự tiến bộ của khoa học kỹ
22
thuật, sự ổn định về chính trị; Khó khăn do thiên nhiên gây ra như hoả hoạn, lũ
lụt, thiên tai,
1.5.2. Nhân tố nội tại của doanh nghiệp
Chính sách quản lý tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp. Chính sách quản
lý tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp được xem là một trong những nhân tố chủ
quan quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của doanh
nghiệp. Việc doanh nghiệp lựa chọn dự án đầu tư như thế nào là nhân tố cơ bản
ảnh hƣởng đến hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp, do khi lựa
chọn khả thi, phù hợp với điều kiện của thị trường và khả năng doanh nghiệp thì
sản phẩm sản xuất ra tiêu thụ mạnh, từ đó làm tăng vòng quay tài sản ngắn hạn
và ngược lại nếu sự lựa chọn là không chính xác tài sản ngắn hạn sẽ bị ứ đọng
và không tạo ra hiệu quả.
Trình độ cán bộ quản lý và tay nghề của nhân viên. Tài sản ngắn hạn của
doanh nghiệp trong cùng một thời điểm được phân bổ trên khắp các giai đoạn
luân chuyển từ khi mua sắm vật tư dự trữ đến giai đoạn sản xuất và tiêu thụ sản
phẩm. Do đó, một khi công tác quản lý không chặt chẽ sẽ làm thất thoát tài sản
ngắn hạn và ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn; song song với đó
thì tay nghề của nhân viên cũng được coi là nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử
dụng tài sản do một khi tay nghề của nhân viên không tốt thì công đoạn sản xuất
cũng như tiêu thụ sản phẩm sẽ bị ảnh hưởng xấu, từ đó mà ảnh hưởng không tốt
đến hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp.
Đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp có
một đặc điểm sản xuất kinh doanh riêng. Do đó mỗi doanh nghiệp sẽ xác định
được nhu cầu tài sản ngắn hạn riêng. Từ đó, việc xác định nhu cầu tài sản ngắn
hạn thiếu chính xác dẫn đến tình trạng thừa hoặc thiếu vốn trong sản xuất kinh
doanh. Vì vậy, nếu thừa vốn sẽ gây lãng phí còn nếu thiếu vốn thì lại không đảm
cho qúa trình sản xuất. Điều này sẽ ảnh hưởng không tốt đến quá trình hoạt động
kinh doanh cũng như hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp.
Hệ thống thông tin quản lý. Mỗi doanh nghiệp có một hệ thống thông tin
quản lý riêng biệt. Hệ thống thông tin quản lý là hệ thông cung cấp thông tin cho
23
công tác quản lý của tổ chức. Hệ thống bao gồm con người, thiết bị và quy trình
thu thập, phân tích, đánh giá và phân phối những thông tin cần thiết kịp thời
chính xác cho những người soạn thảo các quyết định trong tổ chức. Hệ thống
thông tin quản lý mà không tốt thì công tác quản lý của doanh nghiệp cũng
không tốt, từ đó mà việc đưa ra quyết định đến lựa chọn đầu tư, việc quản lý tài
sản cũng không tốt, ảnh hưởng xấu đến hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của
doanh nghiệp.
Quy trình sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp. Cũng giống như đặc điểm
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, quy trình sản xuất sản phẩm của doanh
nghiệp là sự kết nối giữa các khâu trong hoạt động sản xuất kinh doanh từ khâu
lập kế hoạch, dự toán - khâu sản xuất - khâu bán hàng - dịch vụ sau bán hàng.
Quy trình sản xuất của doanh nghiệp chặt chẽ hay lỏng lẻo ảnh hưởng cả quá
trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đến hiệu quả quản lý tài sản nói
chung và tài sản ngắn hạn nói riêng.
24
CHƯƠNG 2 :THỰC TRẠNG SỬ DỤNG TÀI SẢN NGẮN
HẠNTẠI CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG LÊ
GIA TỪ NĂM 2017-2019
2.1 Giới thiệu về công ty TNHH kỹ thuật môi trường Lê Gia
2.1.1.Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
Công ty TNHH kỹ thuật môi trường Lê Gia được thành lập vào năm 2015
theo giấp phép kinh doanh số 0315357973, được cấp ngày 10/1/2015. Công ty
có trụ sở chính tại địa chỉ: 384/17 Nguyễn Văn Nghi, Phường 7, Quận Gò Vấp,
TP Hồ Chí Minh. Người đại diện công ty là bà Lê Thị Như Mai, giám đốc công
ty, đồng thời là người đại diện cho Ban giám đốc
Lĩnh vực hoạt động chính của công ty là kỹ thuật môi trường, bao gồm
các ngành nghề kinh doanh như sau:
- Vệ sinh nhà cửa và các công trình khác
- Sửa chữa máy móc thiêts bị
- Xây dựng nhà để ở
- Xây dựng công trình đường sắt
- Xây dựng công trình điện
- Lắp đặt hệ thống cấp, thoát nước, lò sưởi và điều hòa không khí
- Thu gom rác thải độc hại
- Xây dựng công trình viễn thông, thông tin liên lạc
- Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác
- Lắp đặt hệ thống điện
- Hoạt động tư vấn quản lý
- Xử lý và tiêu huỷ rác thải không độc hại
- Chuẩn bị mặt bằng
- Xây dựng công trình đường bộ
- Xây dựng công trình cấp, thoát nước.
- Vệ sinh chung nhà cửa
- Lắp đặt hệ thống xây dựng khác
25
- Thu gom rác thải không độc hại
- Xây dựng công trình công ích khác.
- Xây dựng công trình thủy.
- Phá dỡ
- Xây dựng nhà không để ở
- Xây dựng công trình khai khoáng.
- Xây dựng công trình chế biến, chế tạo.
Từ khi ra đời đến nay, trải qua gần 5 năm xây dựng và trưởng thành, công
ty đã và đang gặt hái được những thành công nhất định và dần khẳng định uy
tín, thương hiệu của mình tại thị trường thành phố Hồ Chí Minh nói riêng cũng
như các địa phương lân cận. Thị trường được mở rộng ngoài địa bàn thành phố
Hồ Chí Minh, quy mô vốn, tài sản, doanh thu và lợi nhuận có sự gia tăng qua
các năm; đồng thời, số lượng lao động cũng được mở rộng cho thấy sự lớn mạnh
theo từng năm của công ty.
2.1.2.Cơ cấu quản lý của công ty
Bộ máy tổ chức của công ty được thể hiện ở sơ đồ tổ chức sau
Nguồn: phòng nhân sự
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức công ty giai đoạn 2017 - 2019
Giám đốc
PGĐ
kinh doanh
PGĐ
thi công
P. Kế hoạch
nghiệp vụ
P. Tổ chức
hành chính
P. Kế hoạch
nghiệp vụ
P. Tài vụ P. Kỹ thuật
vật tư
Đội xe
Đội VSMT,
duy tu
Đội cây xanh Đội bảo vệ
26
2.1.3 Chức năng, nhiệm vụ các bộ phận
Sơ đồ tổ chức cho thấy mô hình tổ chức theo chức năng của công ty, trong
đó người nắm quyền hành quản trị cao nhất, cũng là người chịu trách nhiệm
pháp lý cho hoạt động của công ty là giám đốc. Dưới quyền Giám đốc có 2
người giúp việc phụ trách 2 lĩnh vực khác nhau là Phó giám đốc kinh doanh và
Phó giám đốc thi công. Phó giám đốc kinh doanh chịu trách nhiệm về hoạt động
của các bộ phận văn phòng:Phòng Kế hoạch – Tổ chức, phòng Tổ chức – Hành
chính, phòng Tài vụ, phòng Kỹ thuật – vật tư; còn Phó giám đốc thi công phụ
trách các bộ phận trực tiếp thi công, thực hiện các hoạt động tác nghiệp chính
như Đội xe, đội vệ sinh môi trường và duy tu, đội quản lý môi trường, đội bảo
vệ.
Chức năng, nhiệm vụ chính của các phòng ban, đơn vị trong công ty như sau:
- Phòng Kế hoạch – Nghiệp vụ:
+ Xây dựng hồ sơ năng lực, đề xuất kế hoạch và phương hướng thực hiện nhiệm
vụ theo tháng, quý, năm làm cơ sở thanh quyết toán.
+ Xây dựng kế hoạch tháng, quý, năm… theo quy định.
+ Lập báo cáo thực hiện khối lượng đặt hàng theo yêu cầu của cấp trên.
+ Lập nhật trình nhiên liệu, tổng hợp khối lượng sửa chữa xe chuyên dùng.
+ Tổng hợp điểm lấy rác, kết hợp cùng đội xe phân tuyến xe chạy, đảm bảo
không để rác tồn.
+ Chịu trách nhiệm trước Giám đốc các công việc khác khi được giao.
- Phòng Tổ chức – Hành chính
+ Soạn thảo các văn bản trực tiếp cho Ban giám đốc khi được yêu cầu, các nội
quy, quy định, quy chế dân chủ, quy trình, quy phạm… Quản lý hồ sơ cán bộ
công nhân viên chức, công văn, máy tính, máy phô tô, mở sổ theo dõi công văn,
các văn bản đến và đi;
+ Quản lý, giám sát các bộ phận, cá nhân sử dụng, khai thác an toàn, hiệu quả và
tiết kiệm trang thiết bị văn phòng, máy thông tin liên lạc. Kịp thời khắc phục sửa
chữa sự cố đáp ứng yêu cầu công tác chung có chất lượng và đạt yêu cầu hiệu
quả kinh tế;
27
+ Lập kế hoạch dự trù lao động, thực hiện cung ứng và phân phối chính xác,
thường xuyên kiểm tra giám sát báo cáo Ban giám đốc tình hình sử dụng lao
động;
+Lập kế hoạch và triển khai thực hiện công tác quân sự-quốc phòng và dân quân
tự vệ trong Công ty;
+ Quản lý, theo dõi ngày công, nghỉ ốm, thai sản, nghỉ BHXH, nghỉ có lý do,
không có lý do, nghỉ phép, bảng chấm công của các phòng đội;
+ Trực tiếp quản lý và tiếp nhận hồ sơ của cán bộ, công nhân viên lao động,
tham mưu cho Ban giám đốc rà soát các hồ sơ: cán bộ, công nhân viên lao động
nghỉ hưu, chuyển công tác;
+ Căn cứ vào chức năng nhiệm vụ của Công ty, từ đó đề xuất phương án sử
dụng và phân công lao động có hiệu quả tại từng bộ phận phòng, đội;
+ Đề xuất việc thực hiện chế độ BHXH, BHYT, BHTN, đúng quy định với giám
đốc Công ty, đảm bảo quyền lợi hợp pháp chính đáng cho người lao động;
+ Ghi nghị quyết các buổi họp giao ban;
+ Phụ trách công tác đảm bảo vệ sinh chung trong nội bộ cơ quan.
- Phòng Tài vụ
+ Xây dựng hồ sơ quyết toán, xây dựng kế hoạch thu chi tài chính đồng thời lập
kế hoạch tài chính tháng, quý, năm rõ ràng, minh bạch công khai trước BGĐ;
+ Chịu trách nhiệm trước Ban giám đốc các công việc khác khi được giao.
- Phòng Kỹ thuật vật tư
+ Xây dựng định mức kỹ thuật VSMT, tiêu hao nhiên liệu trên cơ sở các định
mức của Nhà nước, giám sát việc thực hiện mức khoán theo quy định; đề xuất
sửa đổi, bổ sung mức khoán khi có biến đổi;
+ Phối kết hợp cùng các Đội sản xuất kiểm tra, sữa chữa xe ô tô, xe gom rác khi
có sự cố hư hỏng;
+ Chịu trách nhiệm trước Ban giám đốc các công việc khác khi được giao.
- Đội cây xanh :
+ Quản lý và tổ chức nhân lực trồng và chăm sóc cây xanh, thảm cỏ, thảm hoa,
cây lá màu, cây viền đảm bảo cây phát triển tốt.
28
+ Hàng tháng thực hiện làm cỏ, xới gốc, bấm tỉa, bón phân, tưới nước đảm bảo
thảm cây bằng phẳng, không có khoảng trống đối với cây trồng mảng thân đứng,
cây viền, phun thuốc phòng trừ sâu bệnh, đảm bảo cây sinh trưởng, phát triển
tốt, đẹp mỹ quan đô thị.
+ Đảm bảo an toàn về người và phương tiện trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
+ Chịu trách nhiệm trước Ban giám đốc các công việc khác khi được giao.
+ Đội xe
+ Phân tuyến xe chạy, đảm bảo vận chuyển hết rác trong ngày, vệ sinh tuyến
phố sạch sẽ phong quang không để rác tồn đến ngày hôm sau;
+ Kết hợp cùng công nhân tại từng điểm tập kết rác, nạp rác từ xe đẩy tay vào
máng hứng, ép vào xe; thu gom, quét dọn rác rơi vãi lên xe; điều khiển xe đến
điểm thu gom kế tiếp, tác nghiệp đến khi đầy rác; điều khiển xe về điểm đổ rác;
cân xác định khối lượng rác và trọng tải xe, đổ rác tại điểm đổ rác theo quy định
của bãi, rửa xe trước khi ra khỏi bãi; tiếp tục chu trình đến khi hết rác trên tuyến;
hết ca vệ sinh phương tiện, để xe vào nơi quy định;
+ Phun nước rửa đường đảm bảo theo yêu cầu;
+ Đôn đốc, kiểm tra lái xe thực hiện đúng quy trình kỹ thuật khi vận hành
phương tiện thiết bị, đảm bảo an toàn thiết bị trong khi vận hành. Trường hợp có
hư hỏng xảy ra báo phòng Kỹ thuật vật tư cùng kiểm tra, xem xét, trình Ban
giám đốc phương án sửa chữa, thay thế;
+ Thực hiện nhiên liệu theo đúng định mức quy định của từng loại xe;
+ Chịu trách nhiệm trước Ban giám đốc các công việc khác khi được giao.
- Đội vệ sinh môi trường và duy tu
+ Tổ chức, phân công lao động thực hiện duy trì vệ sinh môi trường tại các
tuyến phố đảm bảo vệ sinh môi trường khu vực.
- Đội bảo vệ: Chịu trách nhiệm chung trong việc bảo vệ an ninh, an toàn cho cán
bộ công nhân viên công ty cũng như toàn bộ tài sản của công ty
2.1.4 Khái quát về ngành nghề, môi trường kinh doanh của công ty
Công ty hoạt động với tư cách là một công ty kỹ thuật môi trường, chuyên
cung cấp các dịch vụ kỹ thuật xử lý môi trường, như xử lý rác thải sinh hoạt, rác
29
thải độc hại; cung cấp dịch vụ cây xanh, tưới đường đô thị; xây dựng các công
trình cấp thoát nước, cung cấp các máy móc vật tư ngành kỹ thuật môi trường
….trong đó, 2 mảng hoạt động chính là thế mạnh của công ty từ khi được thành
lập từ năm 2015 đến nay là xử lý rác thải sinh hoạt và dịch vụ cây xanh, tưới
đường đô thị. Công ty là nhà cung cấp chính dịch vụ này trên địa bàn thành phố
Hồ Chí Minh với lượng xe chở rác và nhân viên vệ sinh lớn và được bổ sung
hàng năm nhằm đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của công việc.
Bảng 2.1: Số lượng vật tư và nhân công của công ty giai đoạn 2017-2019
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
Số lượng xe chở rác Cái 2 4 6
Số lượng xe tưới đường Cái 2 2 4
Số lượng công nhân
VSMT
Người 8 10 12
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp theo số liệu của Phòng Hành chính – Tổ chức)
Bảng số liệu cho thấy, trong giai đoạn 2017 – 2019, số lượng xe chở rác,
xe chở rác, xe tưới đường của công ty đã tăng lên, cho thấy quy mô hoạt động
của công ty đã gia tăng đáng kể; đồng thời với điều đó, số lượng công nhân
VSMT cũng tăng nhanh từ 8 người của năm 2017 tăng lên 12 người vào năm
2019 để đáp ứng yêu cầu công việc. Điều này cũng hoàn toàn dễ hiểu bởi với
ngành môi trường, cụ thể là vệ sinh môi trường thì thành phố Hồ Chí Minh là
một thị trường lớn có tốc độ tăng trưởng nhanh do sức ép của việc gia tăng dân
cư lên vấn đề môi trường. Điều này đã tạo ra cơ hội phát triển rất lớn cho các
doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kỹ thuật môi trường như công ty Lê Gia.
2.2 Thực trạng kinh doanh của công ty tnhh kỹ thuật môi trường Lê Gia
2.2.1.Đặc điểm kinh doanh của công ty
Công ty Lê Gia được thành lập từ năm 2015, trong bối cảnh thị trường
ngành dịch vụ môi trường đang phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là tại thành phố Hồ
Chí Minh. Là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị và xã hội lớn nhất khu vực
Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long, đây là nơi tập trung số lượng lớn
các doanh nghiệp, tổ chức, nhà máy sản xuất…và kéo theo đó là lực lượng lao
30
động lớn từ các tỉnh khác đổ về. Do đó, ô nhiễm môi trường đã và đang là vấn
đề rất lớn của thành phố này. Điều này đã dẫn đến cơ hội cho các doanh nghiệp
tham gia vào thị trường cung cấp các dịch vụ đô thị môi trường như công ty Lê
Gia.
Ngay từ khi mới được thành lập, nhận thức được tiềm năng to lớn của thị
trường, công ty đã mạnh tay đầu tư máy móc thiết bị, vật tư phục vụ cho việc
cung cấp dịch vụ chính của mình là thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt và dịch vụ
cây xanh đô thị. Hiện nay, công ty sở hữu đội xe thu gom rác lớn với số lượng
lớn, lên tới 6 xe, đều là các dòng xe mới và hiện đại được nhập khẩu trực tiếp từ
nước ngoài về; Bên cạnh đó, công ty cũng đầu tư 4 xe tưới đường loại mới để
phục vụ việc làm sạch đô thị. Sự đầu tư nghiêm túc của Ban giám đốc cho thấy
sự nhạy bén thị trường và tư duy kinh doanh hiện đại, với phương châm lấy uy
tín làm động lực cho việc mở rộng quan hệ với các khách hàng.
Với đặc thù là một công ty cung cấp dịch vụ kỹ thuật môi trường, số
lượng lao động của công ty đa số là các lao động phổ thông, lao động chân tay
với môi trường làm việc khá nặng nhọc và vất vả, hơn nữa lại là làm việc ngoài
trời với thời lượng gần như toàn thời gian, do đó, trong chính sách nhân sự của
mình, công ty luôn quan tâm chăm lo nâng cao phúc lợi cho người lao động
bằng các khoản trợ cấp, phụ cấp, hoặc cung cấp đầy đủ thiết bị, dụng cụ cần
thiết cho quá trình làm việc của người lao động; thời gian lao động cũng được
bố trí sao cho phù hợp với điều kiện thời tiết cũng như quỹ thời gian của người
lao động.
2.2.2.Phân tích khái quát kết quả hoạt động kinh doanh
Hoạt động kinh doanh của công ty trong một môi trường ngành có tốc độ
tăng trường cao nên doanh thu của công ty cũng có sự gia tăng qua các năm.
Điều đó được thể hiện ở bảng kết quả sau đây:
Bảng 2.2. Các chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận của công ty giai đoạn 2017-2019
ĐVT: 1,000 VND
31
Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
Doanh thu thuần 1,780,811 2,773,375 2,257,813
Lợi nhuận thuần 141,985 339,337 242,341
lợi nhuận sau thuế 113,588 271,470 193,873
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp theo số liệu của Phòng Tài vụ)
Bảng 2.3. Quy mô,tốc đô tăng các chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận của công ty
giai đoạn 2017-2019
Quy mô
tăng (ngđ)
Tốc độ
tăng (%)
Quy mô
tăng (ngđ)
Tốc độ
tăng (%)
Quy mô
tăng (ngđ)
Tốc độ
tăng (%)
Doanh thu thuần 212,263 13.5 992,564 55.7 -515,562 -18.6
Lợi nhuận thuần 13,418 10.4 197,352 139.0 -96,996 -28.6
Lợi nhuận sau thuế 10,734 10.4 157,882 139.0 -77,597 -28.6
Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
Chỉ tiêu
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp theo số liệu của Phòng Tài vụ)
Về doanh thu
Bảng kết quả trên cho thấy, trong giai đoạn từ 2017-2019, doanh thu của
công ty có tăng từ năm 2017 đến 2018 tương ứng mức tăng về quy mô là
992,564,000 VND, tốc độ tăng đạt 55.7%. Đây là mức tăng vọt của năm 2018 so
với mức tăng trước đó của năm 2017, chỉ ở con số là 212,263,000 VNĐ về quy
mô và tốc độ là 13.5%. Điều này cho thấy trong năm 2018, công ty kinh doanh
đạt kết quả tốt hơn so với năm 2017.Tuy nhiên, năm 2019 lại có sự suy giảm
đáng kể của chỉ tiêu doanh thu; cụ thể, doanh thu đã giảm ở mức 515,562,000
VND, tương đương tốc độ giảm là 18.6%. Sự suy giảm này có nhiều nguyên
nhân, do đó đặt ra yêu cầu công ty cần phải đánh giá, phân tích để tìm ra nguyên
nhân và đưa ra các giải pháp thích hợp nhằm hạn chế tình trạng này.
Về lợi nhuận
Các chỉ tiêu về lợi nhuận được thống kê hàng năm nhằm giúp Ban giám
đốc đánh giá hiệu quả kinh doanh của mình sau mỗi một năm của chu kỳ kinh
doanh. Có thể thấy sự thay đổi của chỉ tiêu lợi nhuận, bao gồm lợi nhuận thuần
và lợi nhuận sau thuế ở 2 bảng bên trên.
32
Năm 2017, lợi nhuận thuần đạt 141,985,000 VND, và lợi nhuận sau thuế
đạt ở mức 113,588,000 VND. Đây được đánh giá là mức lợi nhuận trung bình
của một công ty trong lĩnh vực kỹ thuật môi trường, đặc biệt là với một công ty
vào thời điểm đó mới chỉ hoạt động trên thị trường được 2 năm (2015-2017), do
các chi phí đầu tư ban đầu cao chưa thể khấu hao hết, hơn nữa công ty cũng mới
chỉ bắt đầu phát triển các mối quan hệ thị trường của mình. Năm 2018, lợi nhuận
thuần và lợi nhuận sau thuế đều tăng khá nhanh, lợi nhuận thuần tăng
197,352,000 VND, tương đương 139%; trong khu đó lợi nhuận sau thuế tăng
157,888,000, mức tăng đạt 139%. Đây là các mức tăng rất cao, thể hiện kết quả
kinh doanh rất tốt. Tuy nhiên, vào nă 2019 thì công ty đã không giữ được đà
tăng trưởng đó khi lợi nhuận trước thuế giảm từ mức 339,337,000 VND của
năm 2018 về chỉ còn 242,341,000 VND, mức giảm là 96,996,000 VND, tương
đương 18.6%. Đo đó, lợi nhuận sau thuế cũng lao dốc theo, giảm ở mức 28.6%.
Điều này đặt ra một vấn đề đối với công ty là cần xem xét nguyên nhân tại sao
trong năm 2019 các kết quả kinh doanh lại giảm ở mức lớn như vậy, từ đó có
giải pháp thích hợp.
Về chi phí
Bảng 2.4. Các chỉ tiêu chi phí của công ty giai đoạn 2017 – 2019
ĐVT: 1,000 VND
Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
Chi phí hoạt động 71,712 94,795 93,480
Chi phí lãi vay 28,007 39,295 41,596
Chi phí quản lý DN 43,705 55,500 51,884
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp theo số liệu của Phòng Tài vụ)
33
Bảng 2.5.Quy mô,tốc độ tăng các chỉ tiêu chi phí của công ty giai đoạn 2017-
2019
Quy mô
tăng (ngđ)
Tốc độ
tăng (%)
Quy mô
tăng (ngđ)
Tốc độ
tăng (%)
Quy mô
tăng (ngđ)
Tốc độ
tăng (%)
Chi phí hoạt động 9,871 16.0 23,083 32.2 -1,315 -1.4
Chi phí lãi vay 3,042 12.2 11,288 40.3 2,301 5.9
Chi phí quản lý DN 6,829 18.5 11,795 27.0 -3,616 -6.5
Chỉ tiêu
Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp theo số liệu của Phòng Tài vụ)
2 bảng số liệu 2.4 và 2.5 thể hiện sự tăng giảm của các chỉ tiêu chi phí của công
ty trong giai đoạn 2017-2019. Cụ thể:
Trong năm 2017, các chỉ tiêu chi phí hoạt động, chi phí lãi vay và chi phí quản
lý doanh nghiệp đều tăng so với năm 2016 để đáp ứng nhu cầu mở rộng hoạt
động kinh doanh của công ty như mua sắm thêm thiết bị vật tư. Mức tăng của
chi phí lãi vay là 28,007,000 VND, chi phí quản lý là 6,829,000, do đó tổng chi
phí tăng của năm 2017 là 71,712 VND; so với năm 2016, tốc độ tăng chi phí
hoạt động chung đạt 16%. Đây được coi là mức tăng hợp lý của chi phí so với
tốc độ tăng của doanh thu cùng năm ở mức 13.5%.
Sang năm 2018, chi phí của công ty tăng khá nhanh: chi phí lãi vay tăng
mức 11,288,000 VND, đạt 32.2%; chi phí quản lý doanh nghiệp tăng từ
43,705,000 VND lên 55,500,000 VND, quy mô đạt 11,795,000 VND, tương ứng
tỷ lệ tăng là 27%; Chi phí hoạt động chung của công ty tăng với quy mô là
23,083,000 VND, tỷ lệ là 32.2 %. Như vậy, giữa chi phí lãi vay và chi phí quản
lý doanh nghiệp thì trong năm 2018, chi phí lãi vay có mức tăng lớn và tốc độ
tăng nhanh hơn so với chi phí quản lý doanh nghiệp. Điều này được cho là xuất
phát từ việc công ty mở rộng vốn thông qua kênh đi vay ngân hàng và một số tổ
chức tín dụng khác để đầu tư thêm đội xe và các vật tư phụ kiện khác phục vụ
hoạt động của mình; do đó năm này cũng có mức tăng doanh thu và lợi nhuận
thuần, lợi nhuận sau thuế vượt trội so với năm 2017.
34
Năm 2019 chứng kiến sự thay đổi khác biệt của các chỉ tiêu chi phí.
Trong khi chi phí lãi vay vẫn tiếp tục tăng thì ngược lại, chi phí quản lý doanh
nghiệp lại giảm. Cụ thể, chi phí lãi vay tăng 5.9%, mặc dù có tăng so với năm
2018 song tốc độ tăng này cũng được đánh giá là chậm dần; trong khi đó, chi phí
quản lý doanh nghiệp giảm về quy mô là 3,616,000 VND, tốc độ giảm là 6,5%.
Do đó, chi phí hoạt động chung của công ty giảm ở mức 1.4%. Xét trong mối
quan hệ tương quan với sự giảm của các chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận, sự sụt
giảm của chi phí hoạt động cho thấy trong năm 2019, hoạt động kinh doanh của
công ty có xu hướng chậm lại. Các chỉ tiêu chi phí giảm là do nguyên nhân này
chứ không phải là do công ty nâng cao hiệu quả sử dụng chi phí của mình.
2.2.3.Tình hình tài sản - nguồn vốn
Quy mô, cơ cấu tài sản
Bảng 2.6. Tình hình tài sản của công ty giai đoạn 2017-2019
ĐVT: 1,000 VND
Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
I. TSNH 1,351,000 1,966,981 1,975,191
1. Tiền và các khoản tương đương tiền 298,806 360,061 576,880
2. Phải thu ngắn hạn 840,689 1,412,424 1,220,713
3. Hàng tồn kho 158,323 135,898 101,634
4. TSNH khác 53,182 58,598 75,963
II. TSDH 3,419,423 4,246,356 5,111,160
Các khoản phải thu dài hạn 156,978 201,545 250,642
TSCĐ 3,255,758 4,038,308 4,851,264
TS DH khác 6,687 6,503 9,254
Tổng TS 4,770,423 6,213,337 7,086,351
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp theo số liệu từ báo cáo tài chính của công ty)
Bảng 2.7. Quy mô, tốc độ tăng tài sản của công ty giai đoạn 2017-2019
35
Quy mô
tăng (ngđ)
Tốc độ
tăng (%)
Quy mô
tăng (ngđ)
Tốc độ
tăng (%)
Quy mô
tăng (ngđ)
Tốc độ
tăng (%)
I. TSNH - - 615,981 45.6 8,210 0.4
1. Tiền và các khoản tương đương tiền - - 61,255 20.5 216,819 60.2
2. Phải thu ngắn hạn - - 571,735 68.0 -191,711 -13.6
3. Hàng tồn kho - - -22,425 -14.2 -34,264 -25.2
4. TSNH khác - - 5,416 10.2 17,365 29.6
II. TSDH - - 826,933 24.2 864,804 20.4
Các khoản phải thu dài hạn - - 44,567 28.4 49,097 24.4
TSCĐ - - 782,550 24.0 812,956 20.1
TS DH khác - - -184 -2.8 2,751 42.3
Tổng TS - - 1,442,914 30.2 873,014 14.1
Chỉ tiêu
Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp theo số liệu từ báo cáo tài chính của công ty)
Bảng số liệu cho thấy đặc điểm về tài sản của công ty trong giai đoạn từ
2017 -2019 như sau
Về tổng tài sản. Trong 3 năm từ 2017 – 2019, tổng tài sản của công ty có
sự biến động theo hướng gia tăng, năm 2017 tổng tài sản của công ty là
4,770,424,000 VND, năm 2018 tăng lên 6,213,337,000 VND, đến năm 2019 lại
tiếp tục tăng lên 7,086,351,000 VND. Nếu xét theo quy mô và tốc độ, năm 2018
đạt quy mô tăng lớn nhất ở mức 1,442,914,000 VND, tương đương 30.2%; trong
khi đó năm 2019 quy mô và tốc độ tăng có chiều hướng giảm, ở mức
873,014,000VND và 14.1%
Tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng nhỏ hơn trong tổng tài sản của doanh
nghiệp, so với tài sản dài hạn. Năm 2017, tài sản ngắn hạn của công ty đạt
1,351,000,000 VND trong đó tiền và các khoản tương đương tiền là 298,806,000
VND, khoản phải thu ngắn hạn là 840,689,000 VND, hàng tồn kho là
158,323,00 VND; các tài sản ngắn hạn khác là 53,182,000 VND. Sang năm
2018, đa số các chỉ tiêu thuộc tài sản ngắn hạn đều có sự gia tăng, ví dụ , tiền và
các khoản tương đương tiền tăng 20.5%; các khoản phải thu ngắn hạn tăng 68%;
tài sản ngắn hạn khác tăng 10,2%, chỉ duy nhất có hàng tồn kho giảm 14.2%; do
đó, tổng tài sản ngắn hạn tăng ở mức 615,981,000 VND về quy mô và 45.6% về
tốc độ. Đây là mức gia tăng khá cao của tài sản ngắn hạn của công ty.
36
Tài sản dài hạn là bộ phận chiếm tỷ trọng lớn hơn so với tài sản ngắn hạn
trong cơ cấu tài sản của công ty, tuy nhiên mức nhỉnh hơn cũng không cao.
Trong giai đoạn từ 2017-2018, năm 2019 là năm mà công ty có mức tài sản dài
hạn lớn nhất ở mức 5,111,160,000 VND, trong đó các khoản phải thu dài hạn là
250,642,000 VND; tài sản cố định là 4,851,264,000 VND; tài sản dài hạn khác
là 9,254,000 VND. Quy mô và tốc độ tăng của tài sản dài hạn thì lại có sự biến
động giữa các năm trong giai đoạn; cụ thể, năm 2019 có quy mô gia tăng tài sản
dài hạn lớn nhất, ở mức 864,804,000 VND so với quy mô tăng của năm 2018 là
826,933,000 VND; tuy nhiên tốc độ tăng tài sản dài hạn của năm 2018 lại đạt
cao hơn là 28.4% trong khi năm 2019 chỉ đạt 20.4%. Trong cơ cấu của tài sản
dài hạn thì tài sản cố định chiếm tỷ trọng lớn nhất, song tốc độ tăng lại thấp hơn
các khoản còn lại; ví dụ trong năm 2019, tốc độ tăng của tài sản cố định chỉ đạt
20.1% trong khi tốc độ tăng của các khoản thu dài hạn và tài sản dài hạn khác
lần lượt là 24.4% và 42.3%.
Cơ cấu nguồn vốn
Bảng 2.8: Tình hình nguồn vốn của công ty giai đoạn 2017-2019
Quy mô
(ngđ)
Tốc độ
(%)
Quy mô
(ngđ)
Tốc độ
(%)
Nợ ngắn hạn 686,301 1,218,688 1,514,520 532,387 77.6 295,832 24.3
Nợ dài hạn 51,102 109,090 207,896 57,988 113.5 98,806 90.6
Vốn CSH 3,996,612 4,885,559 5,363,935 888,947 22.2 478,376 9.8
Tổng vốn 4,770,423 6,213,337 7,086,351 1,442,914 30.2 873,014 14.1
Tăng trưởng năm
2018
Tăng trưởng năm
2019
Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp theo số liệu từ báo cáo tài chính của công ty)
37
14.4 19.6 21.4
83.8 78.6 75.7
0%
20%
40%
60%
80%
100%
năm 2017 năm 2018 năm 2019
Biểu đồ 2.1: Cơ cấu nguồn vốn của công ty
giai đoạn 2017 -2019
Nợ ngắn hạn Nợ dài hạn Vốn CSH
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp theo số liệu từ báo cáo tài chính của công ty)
Bảng 2.8 và biểu đồ 2.1 thể hiện đặc điểm về tình hinhf sử dụng vốn và cơ cấu
vốn của công ty giai đoạn 2017-2019.
Về tình hình vốn. Tổng vốn của công ty có sự gia tăng qua các năm, từ năm
2018 đến 2019 tốc độ gia tăng đạt 30.2% và 14.1%. Về quy mô , vào năm 2018
quy mô tăng vốn là 1,442,914,000 VND còn năm 2019 đạt 873,014,000 VND;
Như vậy so với năm 2018 thì trong năm 2019 nguồn vốn có sự giảm cả về quy
mô và tốc độ tăng.Trong các chỉ tiêu thuộc nguồn vốn thì nợ dài hạn có tốc độ
tăng lớn nhất, đạt 113.5% vào năm 2018 và 90.6% vào năm 2019; tuy nhiên xét
theo quy mô thì vốn chủ sở hữu lại là thành phần có quy mô tăng lớn nhất.
Về cơ cấu vốn. Qua biểu đồ 2.1 cho thấy, vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng lớn
nhất trong cơ cấu nguồn vốn của công ty song lại có xu hướng giảm, từ mức
83.8% vào năm 2017 thì chỉ còn 75.7% vào năm 2019. Thay vào đó, nợ ngắn
hạn và nợ dài hạn tuy chiếm tỷ lệ nhỏ song lại có xu hướng tăng qua các năm.
2.3 Thực trạng sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty TNHH kỹ thuật môi
trường Lê Gia
2.3.1 Thực trạng cơ cấu tài sản ngắn hạn
38
Bảng 2.9 Cơ cấu tài sản ngắn hạn của công ty giai đoạn 2017-2019
Đơn vị tính: nghìn đồng
Chỉ tiêu
Năm
2017
Năm
2018
Năm
2019
Chênh lệch
2018 - 2017
Chênh lệch 2019-
2018
Tuyệt
đối
Tương
đối
(%) Tuyệt đối
Tương
đối
(%)
Tài sản ngắn
hạn
1.351.000 1.966.981 1.975.191 615.981 31,32 8.210 0,42
1. Tiền và các
khoản tương
đương tiền
298.806 360.061 576.880 61.255 17,01 216.819 60,22
2. Phải thu ngắn
hạn
840.689 1.412.424 1.220.713 571.735 40,48 -191.711 -13,57
3. Hàng tồn kho 158.323 135.898 101.634 -22.425 -16,50 -34.264 -25,21
4. TSNH khác 53.182 58.598 75.963 5.416 9,24 17.365 29,63
(Nguồn: Được tính toán từ bảng cân đối kế toán)
Biểu đồ 2.2. Cơ cấu tài sản ngắn hạn
0%
22%
62%
12% 4%
Năm 2017
1. Tiền và các khoản tương đương tiền
2. Phải thu ngắn hạn
3. Hàng tồn kho
4. TSNH khác
39
Qua bảng và biểu đồ ta thấy, Tài sản ngắn hạn của công ty trong giai đoạn
2017-2019 có xu hướng tăng. Cụ thể như sau:
Năm 2017 tổng tài sản ngắn hạn là 1.351.000 nghìn đồng, năm 2018 là
1.966.981 nghìn đồng tăng 615.981 nghìn đồng tương đương tăng 31,32 %.
Năm 2019 là 1.975.191 nghìn đồng, tăng 8.210 nghìn đồng tương đương tăng
0,42% so với năm 2018. Công ty mở rộng hoạt động kinh doanh nên tổng tài
sản ngắn hạn của công ty cũng tăng.
Trong cơ cấu tài sản ngắn hạn: phải thu ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao nhất,
luôn chiếm trên 62%, tiếp đến là tiền và các khoản tương đương tiền chiếm từ
18% trở lên, thứ ba là hàng tồn kho, và cuối cùng là tài sản ngắn hạn khác.
2.3.2 Thực trạng quản lý tiền và các khoản tương đương tiền
Tiền về mặt kinh tế là hình thức thanh toán cho tất cả các giao dịch và
hoạt động kinh doanh. Về mặt kế toán, tiền mặt là tiền tệ và tiền kim loại do
công ty sở hữu. Vốn bằng tiền phản ánh khả năng thanh toán công công ty tại
thời điểm ghi nhận. Các khoản tương đương tiền là các tài sản, thông thường là
các khoản đầu tư có khả năng chuyển thành tiền mặt một cách nhanh chóng, mà
chúng có thể là tiền tệ. Tùy vào lình vực và ngành nghề kinh doanh, quy mô
công ty mà khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền có quy mô tương ứng
để đảm bảo khả năng thanh toán nhanh của công ty.
Bảng 2.10 Tình hình quản lý tiền và các khoản tương đương tiền
40
Đơn vị tính: Nghìn đồng
Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Tiền và các khoản
tương đương tiền
298.806 100 360.061 100 576.880 100
1. Tiền 298.806 100 360.061 100 576.880
100
- Tiền mặt 225.389 75,43 258.485 71,79 405.742 70,33
- Tiền gửi ngân hàng 73.417 24,57 101.576 28,21 171.138 29,67
(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính)
Bảng 2.11. Chênh lệch tiền và các khoản tương đương tiền giai đoạn 2017-
2019
Chỉ tiêu Chênh lệch 2018-2017 Chênh lệch 2019-2018
Tuyệt đối
Tương đối
(%)
Tuyệt đối
Tương đối
(%)
Tiền mặt 33.096 14,68 147.257 56,97
Tiền gửi ngân hàng 28.159 38,35 69.562 68,48
Tiền mặt: lượng tiền mặt của công ty năm 2017 là 225.389 nghìn đồng
chiếm 75,43% cơ cấu khoản mục tiền. Năm 2018 tiền mặt tại công ty là 258.485
nghìn đồng chiếm 71,79% cơ cấu mục tiền và các khoản tương đương tiền, so
với năm 2017 thì năm 2018 tiền mặt tăng 33.096 nghìn đồng tương đương tăng
14,68%. Năm 2019, tiền mặt của công ty là405.742 nghìn đồng chiếm 70,33 %
trong cơ cấu khoản mục tiền và cá khoản tương đương tiên, so với năm 2018 thì
năm 2019 tiền mặt đã tăng 147.257 nghìn đồng tương đương tăng 56,97
Tiền gửi ngân hàng: Năm 2017, tiền gửi ngân hàng của công ty là 73.417
nghìn đồng chiếm 24,57 % cơ cấu mục tiền và cá khoản tương đương tiền. Năm
2018, tiền gửi ngân hàng của công ty là 101.576 nghìn đồng chiếm 28,21%
trong cơ cấu mục tiền và các khoản tương đương tiền, so với năm 2017 thì năm
41
2018 tiền gửi ngân hàng của công ty đã tăng 28.159 nghìn đồng tương đương
tăng 38,35%. Năm 2019, tiền gửi ngân hàng của công ty là 171.138 nghìn đồng
chiếm 29,67% trong cơ cấu mục tiền và các khoản tương đương tiền, so với năm
2018, tiền gửi ngân hàng của công ty tăng 69.562 nghìn đồng, tương đương tăng
68,48%
Qua phân tích trên, chúng ta thấy rằng, tiền mặt của công ty tăng về quy
mô, nhưng lại giảm về cơ cấu và tiền gửi ngân hàng tăng về quy mô và tăng về
cơ câu. Quy mô tăng là do công ty mở rộng hoạt động kinh doanh, còn cơ cấu
tiền mặt giảm vì các ngân hàng đang thực hiện chính sách khuyến khích thanh
toán không dùng tiền mặt.
Bảng: chỉ tiêu vòng quay tiền mặt
2.3.3 Thực trạng quản lý hàng tồn kho
Bảng 2.12: Tình hình quản lý hàng tồn kho tại công ty giai đoạn 2017-2019
Quy mô
tăng (ngđ)
Tốc độ
tăng (%)
Quy mô
tăng (ngđ)
Tốc độ
tăng (%)
3. Hàng tồn kho 158,323 135,898 101,634 -22,425 -14.2 -34,264 -25.2
Nguyên liệu, vật liệu 96,568 86,432 73,907 -10,136 -10.5 -12,525 -14.5
Chi phí sản xuất kinh doanh
dang dở
42,700 28,835 26,740 -13,865 -32.5 -2,095 -7.3
Chi phí trả trước dài hạn 19,055 20,631 987 1,576 8.3 -19,644 -95.2
Năm 2018 Năm 2019
Chỉ tiêu
Năm
2017
Năm 2018 Năm 2019
(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính)
Biểu đồ 2.3. Cơ cấu tài sản ngắn hạn
42
Qua bảng và biểu đồ ta thấy, Tài sản ngắn hạn của công ty trong giai đoạn
2017-2019 có xu hướng tăng. Cụ thể như sau:
Năm 2017 tổng tài sản ngắn hạn là 1.351.000 nghìn đồng, năm 2018 là
1.966.981 nghìn đồng tăng 615.981 nghìn đồng tương đương tăng 31,32 %.
Năm 2019 là 1.975.191 nghìn đồng, tăng 8.210 nghìn đồng tương đương tăng
0,42% so với năm 2018. Công ty mở rộng hoạt động kinh doanh nên tổng tài
sản ngắn hạn của công ty cũng tăng.
Trong cơ cấu tài sản ngắn hạn: phải thu ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao nhất,
luôn chiếm trên 62%, tiếp đến là tiền và các khoản tương đương tiền chiếm từ
18% trở lên, thứ ba là hàng tồn kho, và cuối cùng là tài sản ngắn hạn khác.
2.3.2 Thực trạng quản lý tiền và các khoản tương đương tiền
Tiền về mặt kinh tế là hình thức thanh toán cho tất cả các giao dịch và
hoạt động kinh doanh. Về mặt kế toán, tiền mặt là tiền tệ và tiền kim loại do
0%
22%
62%
12% 4%
Năm 2017
1. Tiền và các khoản tương đương tiền
2. Phải thu ngắn hạn
3. Hàng tồn kho
4. TSNH khác
Phân Tích Hiệu Quả Sử Dụng Tài Sản Ngắn Hạn Tại Công Ty Kỹ Thuật Môi Trường Lê Gia.docx
Phân Tích Hiệu Quả Sử Dụng Tài Sản Ngắn Hạn Tại Công Ty Kỹ Thuật Môi Trường Lê Gia.docx
Phân Tích Hiệu Quả Sử Dụng Tài Sản Ngắn Hạn Tại Công Ty Kỹ Thuật Môi Trường Lê Gia.docx
Phân Tích Hiệu Quả Sử Dụng Tài Sản Ngắn Hạn Tại Công Ty Kỹ Thuật Môi Trường Lê Gia.docx
Phân Tích Hiệu Quả Sử Dụng Tài Sản Ngắn Hạn Tại Công Ty Kỹ Thuật Môi Trường Lê Gia.docx
Phân Tích Hiệu Quả Sử Dụng Tài Sản Ngắn Hạn Tại Công Ty Kỹ Thuật Môi Trường Lê Gia.docx
Phân Tích Hiệu Quả Sử Dụng Tài Sản Ngắn Hạn Tại Công Ty Kỹ Thuật Môi Trường Lê Gia.docx
Phân Tích Hiệu Quả Sử Dụng Tài Sản Ngắn Hạn Tại Công Ty Kỹ Thuật Môi Trường Lê Gia.docx

More Related Content

What's hot

What's hot (20)

Đề tài: Phân tích đánh giá hoạt động kinh doanh công ty ngư nghiệp, HAY
Đề tài: Phân tích đánh giá hoạt động kinh doanh công ty ngư nghiệp, HAYĐề tài: Phân tích đánh giá hoạt động kinh doanh công ty ngư nghiệp, HAY
Đề tài: Phân tích đánh giá hoạt động kinh doanh công ty ngư nghiệp, HAY
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần xây ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần xây ...Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần xây ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần xây ...
 
NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA, NGHIÊN CỨU TRÊN ĐỊA BÀN THÀN...
NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA, NGHIÊN CỨU TRÊN ĐỊA BÀN THÀN...NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA, NGHIÊN CỨU TRÊN ĐỊA BÀN THÀN...
NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA, NGHIÊN CỨU TRÊN ĐỊA BÀN THÀN...
 
Báo Cáo Thực Tập Phân Tích Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Tại Công Ty Tnhh Xuan Anh.docx
Báo Cáo Thực Tập Phân Tích Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Tại Công Ty Tnhh Xuan Anh.docxBáo Cáo Thực Tập Phân Tích Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Tại Công Ty Tnhh Xuan Anh.docx
Báo Cáo Thực Tập Phân Tích Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Tại Công Ty Tnhh Xuan Anh.docx
 
Phân tích tình sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty tnhh thương mại tân vương
Phân tích tình sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty tnhh thương mại tân vươngPhân tích tình sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty tnhh thương mại tân vương
Phân tích tình sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty tnhh thương mại tân vương
 
Phân tích tình hình tài chính tại Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Thành Nam
Phân tích tình hình tài chính tại Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Thành NamPhân tích tình hình tài chính tại Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Thành Nam
Phân tích tình hình tài chính tại Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Thành Nam
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty tnhh thương mại net it
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty tnhh thương mại net itGiải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty tnhh thương mại net it
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty tnhh thương mại net it
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần đầu tư và xây...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần đầu tư và xây...Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần đầu tư và xây...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần đầu tư và xây...
 
Thực trạng và biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, HOT
Thực trạng và biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, HOTThực trạng và biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, HOT
Thực trạng và biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, HOT
 
Đề tài phân tích hiệu quả kinh doanh của công ty thương mại và dịch vụ,, HAY
Đề tài  phân tích hiệu quả kinh doanh của công ty thương mại và dịch vụ,, HAYĐề tài  phân tích hiệu quả kinh doanh của công ty thương mại và dịch vụ,, HAY
Đề tài phân tích hiệu quả kinh doanh của công ty thương mại và dịch vụ,, HAY
 
Phân tích tình hình tài chính công ty tnhh tiến đạt
Phân tích tình hình tài chính công ty tnhh tiến đạtPhân tích tình hình tài chính công ty tnhh tiến đạt
Phân tích tình hình tài chính công ty tnhh tiến đạt
 
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của VNTP, HAY
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của VNTP, HAYLuận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của VNTP, HAY
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của VNTP, HAY
 
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty, HAY!
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty, HAY!Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty, HAY!
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty, HAY!
 
Đề tài nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn công ty xây dựng, ĐIỂM 8
Đề tài  nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn công ty xây dựng, ĐIỂM 8Đề tài  nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn công ty xây dựng, ĐIỂM 8
Đề tài nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn công ty xây dựng, ĐIỂM 8
 
Phân tích hiệu quả kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên ...
Phân tích hiệu quả kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên ...Phân tích hiệu quả kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên ...
Phân tích hiệu quả kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên ...
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty tnhh phát tr...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty tnhh phát tr...Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty tnhh phát tr...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty tnhh phát tr...
 
Phân tích tình hình tài chính của công ty BẤT ĐỘNG SẢN, 2019!
Phân tích tình hình tài chính của công ty BẤT ĐỘNG SẢN, 2019!Phân tích tình hình tài chính của công ty BẤT ĐỘNG SẢN, 2019!
Phân tích tình hình tài chính của công ty BẤT ĐỘNG SẢN, 2019!
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty tnhh sản xuất thương m...
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty tnhh sản xuất thương m...Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty tnhh sản xuất thương m...
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty tnhh sản xuất thương m...
 
đề Xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh...
đề Xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh...đề Xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh...
đề Xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh...
 
Hoàn thiện công tác công tác quản trị dòng tiền ngắn hạn tại công ty cổ phần ...
Hoàn thiện công tác công tác quản trị dòng tiền ngắn hạn tại công ty cổ phần ...Hoàn thiện công tác công tác quản trị dòng tiền ngắn hạn tại công ty cổ phần ...
Hoàn thiện công tác công tác quản trị dòng tiền ngắn hạn tại công ty cổ phần ...
 

Similar to Phân Tích Hiệu Quả Sử Dụng Tài Sản Ngắn Hạn Tại Công Ty Kỹ Thuật Môi Trường Lê Gia.docx

Similar to Phân Tích Hiệu Quả Sử Dụng Tài Sản Ngắn Hạn Tại Công Ty Kỹ Thuật Môi Trường Lê Gia.docx (20)

Đề tài nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn công ty thương mại, HAY
Đề tài nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn công ty thương mại, HAYĐề tài nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn công ty thương mại, HAY
Đề tài nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn công ty thương mại, HAY
 
Đề tài hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn, ĐIỂM 8
Đề tài hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn, ĐIỂM 8Đề tài hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn, ĐIỂM 8
Đề tài hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn, ĐIỂM 8
 
Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty xây dựng minh nghĩa
Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty xây dựng minh nghĩaPhân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty xây dựng minh nghĩa
Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty xây dựng minh nghĩa
 
Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Lưu Động Tại Công Ty Thanh Long
Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Lưu Động  Tại Công Ty Thanh LongMột Số Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Lưu Động  Tại Công Ty Thanh Long
Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Lưu Động Tại Công Ty Thanh Long
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần phát triển đô thị từ li...
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần phát triển đô thị từ li...Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần phát triển đô thị từ li...
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần phát triển đô thị từ li...
 
Đề tài hiệu quả sử dụng tài sản công ty phát triển đô thị, RẤT HAY
Đề tài  hiệu quả sử dụng tài sản công ty phát triển đô thị, RẤT HAYĐề tài  hiệu quả sử dụng tài sản công ty phát triển đô thị, RẤT HAY
Đề tài hiệu quả sử dụng tài sản công ty phát triển đô thị, RẤT HAY
 
Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Lưu Động Tại Công Ty Thanh Long
Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Lưu Động  Tại Công Ty Thanh LongMột Số Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Lưu Động  Tại Công Ty Thanh Long
Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Lưu Động Tại Công Ty Thanh Long
 
Thực Trạng Sử Dụng Vốn Tại Công Ty Cổ Phần Vận Tải Thuỷ Số 4 – Xí Ngh...
Thực  Trạng  Sử  Dụng  Vốn  Tại  Công  Ty  Cổ Phần Vận Tải Thuỷ Số 4 – Xí Ngh...Thực  Trạng  Sử  Dụng  Vốn  Tại  Công  Ty  Cổ Phần Vận Tải Thuỷ Số 4 – Xí Ngh...
Thực Trạng Sử Dụng Vốn Tại Công Ty Cổ Phần Vận Tải Thuỷ Số 4 – Xí Ngh...
 
Luận văn: Nâng cao sự gắn kết nhân viên nòng cốt công ty KPMG, HAY
Luận văn: Nâng cao sự gắn kết nhân viên nòng cốt công ty KPMG, HAYLuận văn: Nâng cao sự gắn kết nhân viên nòng cốt công ty KPMG, HAY
Luận văn: Nâng cao sự gắn kết nhân viên nòng cốt công ty KPMG, HAY
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty tnhh truyền th...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty tnhh truyền th...Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty tnhh truyền th...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty tnhh truyền th...
 
Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn lưu động tại công ty May Đức Giang
Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn lưu động tại công ty May Đức GiangĐề tài: Nâng cao sử dụng vốn lưu động tại công ty May Đức Giang
Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn lưu động tại công ty May Đức Giang
 
Đề tài hiệu quả sử dụng tài sản công ty Thái Thinh, 2018
Đề tài hiệu quả sử dụng tài sản công ty Thái Thinh,  2018Đề tài hiệu quả sử dụng tài sản công ty Thái Thinh,  2018
Đề tài hiệu quả sử dụng tài sản công ty Thái Thinh, 2018
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần đầu tư và xây...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần đầu tư và xây...Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần đầu tư và xây...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần đầu tư và xây...
 
Thực trạng hoạt động phân tích báo cáo tài chính tại công ty tnhh sản xuất th...
Thực trạng hoạt động phân tích báo cáo tài chính tại công ty tnhh sản xuất th...Thực trạng hoạt động phân tích báo cáo tài chính tại công ty tnhh sản xuất th...
Thực trạng hoạt động phân tích báo cáo tài chính tại công ty tnhh sản xuất th...
 
Luận văn: Kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty xây lắp, 9đ
Luận văn: Kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty xây lắp, 9đLuận văn: Kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty xây lắp, 9đ
Luận văn: Kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty xây lắp, 9đ
 
Giải pháp đẩy mạnh hoạt động bán hàng tại công ty quản lý và phát triển bất đ...
Giải pháp đẩy mạnh hoạt động bán hàng tại công ty quản lý và phát triển bất đ...Giải pháp đẩy mạnh hoạt động bán hàng tại công ty quản lý và phát triển bất đ...
Giải pháp đẩy mạnh hoạt động bán hàng tại công ty quản lý và phát triển bất đ...
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Công ty Sản xuất Thép Thương Minh...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Công ty Sản xuất Thép Thương Minh...Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Công ty Sản xuất Thép Thương Minh...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Công ty Sản xuất Thép Thương Minh...
 
Đề tài nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn công ty thương mại Thành Ph...
Đề tài nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn công ty thương mại Thành Ph...Đề tài nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn công ty thương mại Thành Ph...
Đề tài nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn công ty thương mại Thành Ph...
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần tư vấn đầu tư sdu
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần tư vấn đầu tư sduPhân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần tư vấn đầu tư sdu
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần tư vấn đầu tư sdu
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần tư vấn đầu tư sdu
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần tư vấn đầu tư sduPhân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần tư vấn đầu tư sdu
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần tư vấn đầu tư sdu
 

More from Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói ☎☎☎ Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 👍👍

Cơ sở lý luận về thể chế quản lý nhà nước đối với tài sản công trong các doan...
Cơ sở lý luận về thể chế quản lý nhà nước đối với tài sản công trong các doan...Cơ sở lý luận về thể chế quản lý nhà nước đối với tài sản công trong các doan...
Cơ sở lý luận về thể chế quản lý nhà nước đối với tài sản công trong các doan...
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói ☎☎☎ Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 👍👍
 
Cơ sở lý luận về kiểm sát việc giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm của vi...
Cơ sở lý luận về kiểm sát việc giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm của vi...Cơ sở lý luận về kiểm sát việc giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm của vi...
Cơ sở lý luận về kiểm sát việc giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm của vi...
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói ☎☎☎ Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 👍👍
 
Cơ sở lý luận về chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở.docx
Cơ sở lý luận về chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở.docxCơ sở lý luận về chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở.docx
Cơ sở lý luận về chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở.docx
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói ☎☎☎ Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 👍👍
 
Cơ sở lí luận về quản lí thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội cấp...
Cơ sở lí luận về quản lí thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội cấp...Cơ sở lí luận về quản lí thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội cấp...
Cơ sở lí luận về quản lí thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội cấp...
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói ☎☎☎ Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 👍👍
 

More from Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói ☎☎☎ Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 👍👍 (20)

Cơ sở lý luận về quản trị hàng tồn kho.docx
Cơ sở lý luận về quản trị hàng tồn kho.docxCơ sở lý luận về quản trị hàng tồn kho.docx
Cơ sở lý luận về quản trị hàng tồn kho.docx
 
Cơ sở lý luận về công tác quản trị nhân sự.docx
Cơ sở lý luận về công tác quản trị nhân sự.docxCơ sở lý luận về công tác quản trị nhân sự.docx
Cơ sở lý luận về công tác quản trị nhân sự.docx
 
Cơ sở lý luận về công tác lưu trữ.docx
Cơ sở lý luận về công tác lưu trữ.docxCơ sở lý luận về công tác lưu trữ.docx
Cơ sở lý luận về công tác lưu trữ.docx
 
Cơ sở lý luận về hiệu quả hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp.docx
Cơ sở lý luận về hiệu quả hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp.docxCơ sở lý luận về hiệu quả hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp.docx
Cơ sở lý luận về hiệu quả hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp.docx
 
Cơ sở lý luận về động lực làm việc của người lao động.docx
Cơ sở lý luận về động lực làm việc của người lao động.docxCơ sở lý luận về động lực làm việc của người lao động.docx
Cơ sở lý luận về động lực làm việc của người lao động.docx
 
Cơ sở lý luận về thể chế quản lý nhà nước đối với tài sản công trong các doan...
Cơ sở lý luận về thể chế quản lý nhà nước đối với tài sản công trong các doan...Cơ sở lý luận về thể chế quản lý nhà nước đối với tài sản công trong các doan...
Cơ sở lý luận về thể chế quản lý nhà nước đối với tài sản công trong các doan...
 
Cơ sở lý luận về an toàn vệ sinh lao động và pháp luật điều chỉnh an toàn vệ ...
Cơ sở lý luận về an toàn vệ sinh lao động và pháp luật điều chỉnh an toàn vệ ...Cơ sở lý luận về an toàn vệ sinh lao động và pháp luật điều chỉnh an toàn vệ ...
Cơ sở lý luận về an toàn vệ sinh lao động và pháp luật điều chỉnh an toàn vệ ...
 
Cơ sở lý luận về đăng ký giao dịch bảo đảm tiền vay.docx
Cơ sở lý luận về đăng ký giao dịch bảo đảm tiền vay.docxCơ sở lý luận về đăng ký giao dịch bảo đảm tiền vay.docx
Cơ sở lý luận về đăng ký giao dịch bảo đảm tiền vay.docx
 
Cơ sở lý luận về bảo vệ quyền của lao động nữ và pháp luật về bảo vệ quyền củ...
Cơ sở lý luận về bảo vệ quyền của lao động nữ và pháp luật về bảo vệ quyền củ...Cơ sở lý luận về bảo vệ quyền của lao động nữ và pháp luật về bảo vệ quyền củ...
Cơ sở lý luận về bảo vệ quyền của lao động nữ và pháp luật về bảo vệ quyền củ...
 
Cơ sở lý luận về hoạt động ban hành văn bản hành chính tại ủy ban nhân dân qu...
Cơ sở lý luận về hoạt động ban hành văn bản hành chính tại ủy ban nhân dân qu...Cơ sở lý luận về hoạt động ban hành văn bản hành chính tại ủy ban nhân dân qu...
Cơ sở lý luận về hoạt động ban hành văn bản hành chính tại ủy ban nhân dân qu...
 
Cơ sở lý luận về kiểm sát việc giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm của vi...
Cơ sở lý luận về kiểm sát việc giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm của vi...Cơ sở lý luận về kiểm sát việc giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm của vi...
Cơ sở lý luận về kiểm sát việc giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm của vi...
 
Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí.docx
Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí.docxCơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí.docx
Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí.docx
 
Cơ sở lý luận về cơ chế “một cửa” của ủy ban nhân dân quận.docx
Cơ sở lý luận về cơ chế “một cửa” của ủy ban nhân dân quận.docxCơ sở lý luận về cơ chế “một cửa” của ủy ban nhân dân quận.docx
Cơ sở lý luận về cơ chế “một cửa” của ủy ban nhân dân quận.docx
 
Cơ sở lý luận về chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở.docx
Cơ sở lý luận về chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở.docxCơ sở lý luận về chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở.docx
Cơ sở lý luận về chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở.docx
 
Cơ sở lí luận về quản lí thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội cấp...
Cơ sở lí luận về quản lí thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội cấp...Cơ sở lí luận về quản lí thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội cấp...
Cơ sở lí luận về quản lí thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội cấp...
 
Cơ Sở Lý Thuyết Về Phân Tích Tình Hình Tài Chính.docx
Cơ Sở Lý Thuyết Về Phân Tích Tình Hình Tài Chính.docxCơ Sở Lý Thuyết Về Phân Tích Tình Hình Tài Chính.docx
Cơ Sở Lý Thuyết Về Phân Tích Tình Hình Tài Chính.docx
 
Cơ sở lý luận của vấn đề thực hiện pháp luật và thực hiện pháp luật về giáo d...
Cơ sở lý luận của vấn đề thực hiện pháp luật và thực hiện pháp luật về giáo d...Cơ sở lý luận của vấn đề thực hiện pháp luật và thực hiện pháp luật về giáo d...
Cơ sở lý luận của vấn đề thực hiện pháp luật và thực hiện pháp luật về giáo d...
 
Cơ sở lý thuyết về tài sản ngắn hạn, sử dụng tài sản ngắn hạn và quản lý tài ...
Cơ sở lý thuyết về tài sản ngắn hạn, sử dụng tài sản ngắn hạn và quản lý tài ...Cơ sở lý thuyết về tài sản ngắn hạn, sử dụng tài sản ngắn hạn và quản lý tài ...
Cơ sở lý thuyết về tài sản ngắn hạn, sử dụng tài sản ngắn hạn và quản lý tài ...
 
Cơ sở lý luận và thực tiễn về thị trường và phát triển thị trường.docx
Cơ sở lý luận và thực tiễn về thị trường và phát triển thị trường.docxCơ sở lý luận và thực tiễn về thị trường và phát triển thị trường.docx
Cơ sở lý luận và thực tiễn về thị trường và phát triển thị trường.docx
 
Cơ Sở Lý Luận Về Chất Lượng Tiệc Buffet.docx
Cơ Sở Lý Luận Về Chất Lượng Tiệc Buffet.docxCơ Sở Lý Luận Về Chất Lượng Tiệc Buffet.docx
Cơ Sở Lý Luận Về Chất Lượng Tiệc Buffet.docx
 

Recently uploaded

CHƯƠNG 5. TTHCM VỀ VĂN HÓA, ĐẠO ĐỨC, CON NGƯỜI
CHƯƠNG 5. TTHCM VỀ VĂN HÓA, ĐẠO ĐỨC, CON NGƯỜICHƯƠNG 5. TTHCM VỀ VĂN HÓA, ĐẠO ĐỨC, CON NGƯỜI
CHƯƠNG 5. TTHCM VỀ VĂN HÓA, ĐẠO ĐỨC, CON NGƯỜI
nguyendoan3122102508
 
sách các Bài tập kinh tế vi mô chọn lọc.
sách các Bài tập kinh tế vi mô chọn lọc.sách các Bài tập kinh tế vi mô chọn lọc.
sách các Bài tập kinh tế vi mô chọn lọc.
TunQuc54
 
Đề cương môn Xã hội Chủ nghĩa Khoa học (sơ lược)
Đề cương môn Xã hội Chủ nghĩa Khoa học (sơ lược)Đề cương môn Xã hội Chủ nghĩa Khoa học (sơ lược)
Đề cương môn Xã hội Chủ nghĩa Khoa học (sơ lược)
LinhV602347
 

Recently uploaded (20)

BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
 
CHƯƠNG 5. TTHCM VỀ VĂN HÓA, ĐẠO ĐỨC, CON NGƯỜI
CHƯƠNG 5. TTHCM VỀ VĂN HÓA, ĐẠO ĐỨC, CON NGƯỜICHƯƠNG 5. TTHCM VỀ VĂN HÓA, ĐẠO ĐỨC, CON NGƯỜI
CHƯƠNG 5. TTHCM VỀ VĂN HÓA, ĐẠO ĐỨC, CON NGƯỜI
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 
tiểu luận THỰC HÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 1.docx
tiểu luận THỰC HÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 1.docxtiểu luận THỰC HÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 1.docx
tiểu luận THỰC HÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 1.docx
 
15 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2023 - 2024 SỞ GIÁO...
15 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2023 - 2024 SỞ GIÁO...15 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2023 - 2024 SỞ GIÁO...
15 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2023 - 2024 SỞ GIÁO...
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
 
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...
 
sách các Bài tập kinh tế vi mô chọn lọc.
sách các Bài tập kinh tế vi mô chọn lọc.sách các Bài tập kinh tế vi mô chọn lọc.
sách các Bài tập kinh tế vi mô chọn lọc.
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
 
BÀI GIẢNG HÀNG HÓA VẬN TẢI 3TC-24.1.2021.FULL.docx
BÀI GIẢNG HÀNG HÓA VẬN TẢI 3TC-24.1.2021.FULL.docxBÀI GIẢNG HÀNG HÓA VẬN TẢI 3TC-24.1.2021.FULL.docx
BÀI GIẢNG HÀNG HÓA VẬN TẢI 3TC-24.1.2021.FULL.docx
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ 4 KỸ NĂNG TIẾNG ANH 11 CẢ NĂM - GLOBAL SUCCESS - NĂM HỌC 2023-...
BÀI TẬP BỔ TRỢ 4 KỸ NĂNG TIẾNG ANH 11 CẢ NĂM - GLOBAL SUCCESS - NĂM HỌC 2023-...BÀI TẬP BỔ TRỢ 4 KỸ NĂNG TIẾNG ANH 11 CẢ NĂM - GLOBAL SUCCESS - NĂM HỌC 2023-...
BÀI TẬP BỔ TRỢ 4 KỸ NĂNG TIẾNG ANH 11 CẢ NĂM - GLOBAL SUCCESS - NĂM HỌC 2023-...
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
 
nghiên cứu một số kĩ thuật chiết xuất dược liệu (1).docx
nghiên cứu một số kĩ thuật chiết xuất dược liệu (1).docxnghiên cứu một số kĩ thuật chiết xuất dược liệu (1).docx
nghiên cứu một số kĩ thuật chiết xuất dược liệu (1).docx
 
Nghe Tay Trai Hai Ra Tien - Chris Guillebeau (1).pdf
Nghe Tay Trai Hai Ra Tien - Chris Guillebeau (1).pdfNghe Tay Trai Hai Ra Tien - Chris Guillebeau (1).pdf
Nghe Tay Trai Hai Ra Tien - Chris Guillebeau (1).pdf
 
Đồ án Công Nghệ Truyền Số Liệu L3VPN MPLS
Đồ án Công Nghệ Truyền Số Liệu L3VPN MPLSĐồ án Công Nghệ Truyền Số Liệu L3VPN MPLS
Đồ án Công Nghệ Truyền Số Liệu L3VPN MPLS
 
Đề cương môn Xã hội Chủ nghĩa Khoa học (sơ lược)
Đề cương môn Xã hội Chủ nghĩa Khoa học (sơ lược)Đề cương môn Xã hội Chủ nghĩa Khoa học (sơ lược)
Đề cương môn Xã hội Chủ nghĩa Khoa học (sơ lược)
 
Tien De Ra Tien Dau Tu Tai Chinh Thong Minh - Duncan Bannatyne.pdf
Tien De Ra Tien Dau Tu Tai Chinh Thong Minh - Duncan Bannatyne.pdfTien De Ra Tien Dau Tu Tai Chinh Thong Minh - Duncan Bannatyne.pdf
Tien De Ra Tien Dau Tu Tai Chinh Thong Minh - Duncan Bannatyne.pdf
 

Phân Tích Hiệu Quả Sử Dụng Tài Sản Ngắn Hạn Tại Công Ty Kỹ Thuật Môi Trường Lê Gia.docx

  • 1. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN NGẮN HẠN TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG LÊ GIA TRONG GIAI ĐOẠN 2017 – 2019
  • 2. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 MỤC LỤC MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài ...........................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................................2 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ...............................................................................3 4. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................................3 5. Kết cấu của nghiên cứu............................................................................................3 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .................................................................3 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TÀI SẢN NGẮN HẠN, SỬ DỤNG TÀI SẢN NGẮN HẠN VÀ QUẢN LÝ TÀI SẢN NGẮN HẠN TẠI DOANH NGHIỆP ............5 1.1. Tài sản ngắn hạn....................................................................................................5 1.1.1. Khái niệm tài sản, tài sản ngắn hạn ................................................................5 1.1.2. Đặc điểm, vai trò của tài sản ngắn hạn...........................................................9 1.2. Chính sách quản lý tài sản ngắn hạn...................................................................10 1.3. Nội dung quản lý tài sản ngắn hạn......................................................................12 1.4. Hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn .....................................................................16 1.4.1. Khái niệm......................................................................................................16 1.4.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn .............................17 *Hệ số khả năng thanh toán tổng quát....................................................................17 *Hệ số khả năng thanh toán hiện hành ...................................................................18 *Hệ số khả năng thanh toán nhanh.........................................................................18 *Hệ số khoản phải thu trên khoản phải trả .............................................................19 1.5. Các nhân tố tác động đến hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại doanh nghiệp.21 1.5.1. Nhân tố ngoài doanh nghiệp.........................................................................21 1.5.2. Nhân tố nội tại của doanh nghiệp .................................................................22 CHƯƠNG 2 :THỰC TRẠNG SỬ DỤNG TÀI SẢN NGẮN HẠNTẠI CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG LÊ GIA TỪ NĂM 2017-2019...........................24 2.1 Giới thiệu về công ty TNHH kỹ thuật môi trường Lê Gia...................................24 2.1.1.Lịch sử hình thành và phát triển của công ty.................................................24 2.1.2.Cơ cấu quản lý của công ty............................................................................25 2.1.3 Chức năng, nhiệm vụ các bộ phận.................................................................26
  • 3. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 2.1.4 Khái quát về ngành nghề, môi trường kinh doanh của công ty....................28 2.2 Thực trạng kinh doanh của công ty tnhh kỹ thuật môi trường Lê Gia.................29 2.2.1.Đặc điểm kinh doanh của công ty..................................................................29 2.2.2.Phân tích khái quát kết quả hoạt động kinh doanh........................................30 2.2.3.Tình hình tài sản - nguồn vốn........................................................................34 2.3 Thực trạng sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty TNHH kỹ thuật môi trường Lê Gia..............................................................................................................................37 2.3.1 Thực trạng cơ cấu tài sản ngắn hạn ...............................................................37 2.3.2 Thực trạng quản lý tiền và các khoản tương đương tiền ...............................39 2.3.3 Thực trạng quản lý hàng tồn kho...................................................................41 2.3.2 Thực trạng quản lý tiền và các khoản tương đương tiền ...............................42 2.2.3 Thực trạng quản lý hàng tồn kho...................................................................44 2.4. Đánh giá chung về hiệu quả kinh doanh của công ty .........................................45 2.5 Nhận xét tình hình quản lý, sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty TNHH kỹ thuật môi trường Lê Gia......................................................................................................46 2.5.1 Thành quả đạt được .......................................................................................46 2.5.2. Những hạn chế gặp phải ...............................................................................47 CHƯƠNG 3 : GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIÊỤ QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN NGẮN HẠN TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG LÊ GIA ...................................................................50 3.1 Căn cứ khuyến nghị .............................................Error! Bookmark not defined. KẾT LUẬN ...................................................................Error! Bookmark not defined. TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................Error! Bookmark not defined.
  • 4. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngày 11/1/2007 là bước ngoặt quan trọng trong tiến trình mở cửa, hội nhập khi Việt Nam trở thành viên chính thức thứ 150 của Tổ chức kinh tế thế giới WTO. Hơn 10 năm qua, với sự nỗ lực của Đảng, Nhà nước, nhân dân và các tổ chức kinh tế, Việt Nam đã ngày càng chứng tỏ được vị thế của mình trên trường quốc tế: tốc độ tăng trưởng kinh tế liên tục tăng qua các năm (năm 2019, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đạt 7,02% - là nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất trong khu vực ASEAN trong năm 2019), kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam ngày càng được cải thiện (năm 2019, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam đạt trên 516 tỷ USD, thặng dư thương mại năm 2019 đạt khoảng 9,94 tỷ USD); nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI liên tục đổ vào nền kinh tế Việt Nam (năm 2019, tổng vốn đăng ký đạt trên 38 tỷ USD – thuộc Top 3 nước có đầu tư nước ngoài lớn nhất khu vực ASEAN),…Đây vừa là cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước có thể cạnh tranh, mở rộng thị trường sang các nước khác trong khu vực cũng như trên thế giới, nhưng cũng là thách thức không nhỏ cho các doanh nghiệp khi các doanh nghiệp nước ngoài được thâm nhập vào thị trường Việt Nam. Do đó, để tồn tại và phát triển trước sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, đòi hỏi mỗi doanh nghiệp trong nước không ngừng học hỏi, năng động, sáng tạo, nắm bắt thông tin nhanh nhạy,phát huy tốt những lợi thế của mình... Để thực hiện được mục tiêu trên, vấn đề tiên quyết các doanh nghiệp cần phải giải quyết đó là quản lý tốt các nguồn lực của doanh nghiệp, đặc biệt là tài sản ngắn hạn – là những khoản mục có khả năng chuyển đổi dễ dàng, có tính thanh khoản cao và là một trong những nhân tố quyết định đến việc một doanh nghiệp có tồn tại được trên thương trường hay không? Vậy, làm thế nào để quản lý một cách có hiệu quả các tài sản ngắn hạn? Làm thế nào để mỗi đồng doanh nghiệp đầu tư vào tài sản ngắn hạn sẽ tạo ra được nhiều đông doanh thu và lợi nhuận? Đây chính là vấn đề mà các doanh nghiệp đang cố gắng giải quyết.
  • 5. 2 Thực tế cho thấy, hiện nay không ít doanh nghiệp đang lâm vào tình trạng khó khăn trong công tác quản lý tài sản ngắn hạn: thiếu chặt chẽ, kém hiệu quả.Trong khi đó, để đưa ra những giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn, đòi hỏi bản thân mỗi doanh nghiệp phải biết kết hợp giữa lý luận và điều kiện thực tế của công ty, cũng như điều kiện kinh tế xã hội và các quy định của Nhà nước trong việc quản lý tài sản ngắn hạn. Nhận thức được tầm quan trọng và ý nghĩa của vấn đề trên, em quyết định lựa chọn đề tài: “Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty trách nhiệm hữu hạn Kỹ thuật môi trường Lê Gia trong giai đoạn 2017 – 2019” làm đề tài khóa luận của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu a. Mục tiêu tổng quát Phân tích thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại Công ty TNHH kỹ thuật môi trường Lê Gia trong giai đoạn 2017 – 2019 để thấy được những thành quả đạt được từ công tác quản lý, sử dụng tài sản ngắn hạn, đồng thời chỉ ra được những vấn đề còn tồn tại và nguyên nhân của những vấn đề đó; từ đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu giúp Công ty nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn trong thời gian tới. b. Nhiệm vụ nghiên cứu Làm rõ cơ sở lý luận về tài sản ngắn hạn và hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn trong doanh nghiệp Phân tích, đánh giá thực trạng sử dụng tài sản ngắn hạn và hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại Công ty TNHH kỹ thuật môi trường Lê Gia Tìm ra nguyên nhân gây ra hạn chế trong việc sử dụng hiệu quả tài sản ngắn hạn của Công ty Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại Công ty TNHH kỹ thuật môi trường Lê Gia c. Câu hỏi nghiên cứu - Thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của Công ty TNHH kỹ thuật môi trường Lê Gia?
  • 6. 3 - Công ty đã đạt được những thành quả gì và tồn tại hạn chế gì trong việc sử dụng tài sản ngắn hạn? Nguyên nhân của những hạn chế đó là gì? - Cần những giải pháp gì để nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại Công ty TNHH kỹ thuật môi trường Lê Gia? 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu a. Đối tượng nghiên cứu: Hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp b. Phạm vi nghiên cứu: Hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại Công ty TNHH kỹ thuật môi trường Lê Gia trong giai đoạn 2017 - 2019 4. Phương pháp nghiên cứu Khóa luận sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau, trong đó có một số phương pháp chính: Thu thập số liệu sơ cấp do Công ty cung cấp và tổng hợp số liệu thứ cấp từ các nguồn:sách, báo, tạp chí,... Phương pháp phân tích số liệu: đề tài sử dụng phương pháp tổng hợp, thống kê, so sánh đối chiếu theo chiều ngang và chiều dọc, sau đó sẽ phân tích và đánh giá thực trạng từ những số liệu thu thập được; từ đó đề xuất các giải pháp để giải quyết các vấn đề tồn tại. 5. Kết cấu của nghiên cứu Chương 1. Cơ sở lý thuyết về tài sản ngắn hạn, sử dụng tài sản ngắn hạn, quản lý tài sản ngắn hạn tại doanh nghiệp Chương 2. Thực trạng sử dụng tài sản ngắn hạn tại Công ty TNHH kỹ thuật môi trường Lê Gia từ năm 2017-2019. Chương 3. Những vấn đề còn tồn tại và những khuyến nghị nhằm nâng cao hiêụ quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại Công ty TNHH kỹ thuật môi trường Lê Gia 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài a. Ý nghĩa khoa học Đề tài góp phần làm rõ thêm về một số vẫn đề chung về hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn trong doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp trong lĩnh vực kỹ thuật môi trường nói riêng
  • 7. 4 b. Ý nghĩa thực tiễn Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn có thể áp dụng tốt cho Công ty TNHH kỹ thuật môi trường Lê Gia nói riêng và các doanh nghiệp trong lĩnh vực tương tự nói chung; là nguồn tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm đến vấn đề trên.
  • 8. 5 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TÀI SẢN NGẮN HẠN, SỬ DỤNG TÀI SẢN NGẮN HẠN VÀ QUẢN LÝ TÀI SẢN NGẮN HẠN TẠI DOANH NGHIỆP 1.1. Tài sản ngắn hạn 1.1.1. Khái niệm tài sản, tài sản ngắn hạn a. Khái niệm tài sản Bộ Tài chính Việt Nam quy định: “Tài sản là những nguồn lực doanh nghiệp kiểm soát được và dự tính đem lại lợi ích kinh tế trong tương lai cho doanh nghiệp”. Theo chuẩn mực kế toán số 1, tài sản được biểu hiện dưới hình thái vật chất như nhà xưởng, máy móc, thiết bị, vật tư, hàng hóa hoặc không thể hiện dưới hình thái vật chất như bản quyền, bằng sáng chế nhưng phải thu được lợi ích kinh tế trong tương lai và thuộc quyền kiểm soát của doanh nghiệp, tài sản của doanh nghiệp còn bao gồm các tài sản không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp và thu được lợi ích kinh tế tế trong tương lai nhưng có thể không được kiểm soát về mặt pháp lý như bí quyết kỹ thuật thu được từ hoạt động triển khai có thể thỏa mãn các điều kiện trong định nghĩa về tài sản, khi các bí quyết đó còn giữ được bí mật và doanh nghiệp còn thu được lợi ích kinh tế. Tài sản của doanh nghiệp được hình thành từ các giao dịch hoặc sự kiện đã qua như góp vốn, mua sắm, tự sản xuất, được cấp, được biếu tặng. Các giao dịch hoặc các sự kiện dự kiên sẽ phát sinh trong tương lai nhưng không làm tăng tài sản. Như vậy có thể hiểu tài sản của doanh nghiệp là các nguồn lực có thực, hữu hình hoặc vô hình gồm các vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định, có khả năng mang lại lợi ích cho doanh nghiệp đó. Đặc tính này cũng quyết định tầm quan trọng của tài sản đối với hoạt động sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp lớn hay nhỏ, không thể tồn tại và phát triển lâu dài nếu không có tài sản. Chính vì
  • 9. 6 vậy, cần thực hiện quản lý tài sản để những tài sản đó đem lại lợi ích cao nhất cho chủ sở hữu doanh nghiệp. b. Khái niệm tài sản ngắn hạn Tài sản ngắn hạn được đánh giá rất quan trọng trong kinh doanh bởi nó sẽ được sử dụng rất thương xuyên, sử dụng hàng ngày để chi trả cho các chi phí phát sinh khác trong kinh doanh của các doanh nghiệp. Nó cũng là thước đo dùng để phản ánh các giá trị hiện có và tình hình biến động về kinh tế của doanh nghiệp tăng hau giảm. Tài sản ngắn hạn là những tài sản có thời gian sử dụng, thu hồi và luân chuyển giá trị trong vòng một năm hoặc trong một chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp. Tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp bao gồm: Tiền và các khoản tương đương tiền: tiền được hiểu là tiền mặt, tiền gửi ngân hàng và tiền đang chuyển. Các khoản tương đương tiền là các khoản đầu tư ngắn hạn không quá 3 tháng, có khả năng chuyển đổi dễ dàng thành tiền và không có nhiều rủi ro trong chuyển đổi thành tiền. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn: Bao gồm các khoản đầu tư chứng khoán có kỳ hạn thu hồi dưới một năm hoặc trong một chu kỳ kinh doanh (như tín phiếu kho bạc, kỳ phiếu ngân hàng) hoặc chứng khoán mua vào, bán ra (cổ phiếu, trái phiếu) để kiếm lời và các loại đầu tư tài chính khác không quá một năm. Các khoản phải thu ngắn hạn: Là các khoản phải thu ngắn hạn của khách hàng, phải thu nội bộ ngắn hạn và các khoản phải thu ngắn hạn khác có thời hạn thu hồi hoặc thanh toán dưới một năm. Hàng tồn kho: Bao gồm toàn bộ hàng hoá vật liệu, nguyên liệu đang tồn tại ở các kho, quầy hàng hoặc trong xưởng như: nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, vật liệu bổ trợ, nhiên liệu, thành phẩm, sảm phẩm dở dang và bán thành phẩm, công cụ dụng cụ... Tài sản ngắn hạn khác: bao gồm các khoản tạm ứng, chi phí chờ kết chuyển... Tài sản ngắn hạn chính là nguồn vốn mà một doanh nghiệp chi ra và sử dụng để mua sắm các thiết bị máy móc, nhà xưởng và để mua sắm nguyên liệu hàng hóa nhằm mục đích sử dụng cho việc kinh doanh. Vì vậy vai trò của tài sản ngắn là là điều kiện quyết định quy mô cũng như là cả một quá trình của sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Với khối tài sản ngắn hạn sẽ đảm bảo và quyết định
  • 10. 7 quy mô hoạt động của doanh nghiệp trên nên kinh tế hoàn toàn tự chủ hiện nay. Nó còn được sử đụng để dự trữ hàng hóa và tạo thời cơ cạnh tranh và phát triển của doanh nghiệp. 1.1.1. Phân loại tài sản ngắn hạn Căn cứ theo đặc điểm chu chuyển tài sản ngắn hạn, tài sản ngắn hạn có thể được phân loại như sau: Tiền: Là bộ phận tài sản ngắn hạn tồn tại dưới hình thái tiền tệ bao gồm: - Tiền mặt: Là số tiền mà doanh nghiệp đang giữ tại quỹ của mình bao gồm tiền Việt Nam, ngân phiếu, các loại chứng từ, tín phiếu có giá trị như tiền, vàng bạc, kim khí quí, đá quí đang được giữ tại quỹ,… - Tiền gửi ngân hàng: Là số tiền hiện có trên tài khoản tiền gửi ngân hàng của doanh nghiệp tại ngân hàng, Kho bạc Nhà nước, công ty tài chính (nếu có); gồm: Tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý,.. - Tiền đang chuyển: Là số tiền mà doanh nghiệp đã nộp vào ngân hàng hay đã gửi qua đường bưu điện, đang làm thủ tục trích chuyển tiền từ tài khoản tiền gửi của doanh nghiệp sang tài khoản tiền gửi của doanh nghiệp khác mà doanh nghiệp chưa nhận được giấy báo có của ngân hàng. Đầu tư ngắn hạn: Là các khoản đầu tư của doanh nghiệp ra bên ngoài được thực hiện dưới hình thức cho vay, cho thuê, góp vốn liên doanh, mua bán chứng khoán (trái phiếu, cổ phiếu, tín phiếu,…) có thời gian sử dụng, thu hồi vốn không quá một năm. Các khoản phải thu: Là toàn bộ các khoản mà doanh nghiệp có nghĩa vụ phải thu từ các đối tượng khác: Phải thu từ khách hàng, phải thu nội bộ, các khoản thế chấp, cầm cố, ký quỹ, ký cược,…Trong các doanh nghiệp, việc mua bán chịu là thường xuyên xảy ra, đôi khi để thực hiện các điều khoản trong hợp đồng kinh tế doanh nghiệp phải trả trước một khoản nào đó, từ đây nó hình thành nên các khoản thu của doanh nghiệp. Khi các khách trả nợ của doanh nghiệp gặp thất bại, rủi ro trong kinh doanh là nguyên nhân làm phát sinh các khoản nợ khó đòi. Vì vậy, việc tính lập các khoản dự phòng là cần thiết, nó sẽ đảm bảo cho các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành bình
  • 11. 8 thườnng và tương đối ổn định. Khoản chi dự phòng này là một bộ phận trong khoản phải thu và là một phần tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp. Hàng tồn kho: Hàng tồn kho ở doanh nghiệp phải là những tài sản hữu hình thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp được sử dụng vào sản xuất kinh doanh hoặc thực hiện lao vụ, dịch vụ, hàng hoá để gửi bán hoặc gửi đi bán trong kỳ kinh doanh. Ở doanh nghiệp sản xuất, hàng tồn kho thường là nguyên liệu, vật liệu chính, vật liệu phụ, công cụ lao động, vật liệu bao bì đóng gói, thành phẩm, sản phẩm dở dang,… - Nguyên liệu, vật liệu chính là những loại nguyên vật liệu khi tham gia vào quá trình sản xuất là bộ phận cơ bản cấu thành nên sản phẩm. - Vật liệu phụ là những loại vật liệu khi tham gia vào quá trình sản xuất thì nó không chỉ có tác dụng phụ trong quá trình sản xuất chế tạo, nó làm tăng chất lượng của nguyên vật liệu chính của sản phẩm tạo ra. - Thành phẩm là những sản phẩm đã kết thúc qua quá trình chế biến do các bộ phận sản xuất chính và phụ của doanh nghiệp sản xuất hoặc thuê ngoài gia công đã xong, được kiểm nghiệm phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật và nhập kho để bán. - Sản phẩm dở dang là những sản phẩm đang nằm trong dây chuyền sản xuất chưa hoàn thành, chưa bàn giao mà phải gia công chế biến tiếp mới trở thành sản phẩm. - Công cụ, dụng cụ lao động là những tư liệu lao động mà doanh nghiệp sử dụng trong quá trình tiến hành sản xuất kinh doanh, chúng không đủ tiêu chuẩn là tài sản lưu động vì giá trị nhỏ và thời gian sử dụng tương đối ngắn. - Bao bì, vật liệu đóng gói là những tư liệu lao động mà doanh nghiệp sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh, nó luôn đi cùng với sản phẩm của doanh nghiệp trong quá trình sản xuất và tiêu thụ Tài sản ngắn hạn khác: Bao gồm các khoản tạm ứng, chi phí trả trước và các khoản thế chấp, ký cược, ký quỹ ngắn hạn,…
  • 12. 9 - Các khoản tạm ứng là các khoản tiền hoặc vật tư do doanh nghiệp giao cho người nhận tạm ứng để thực hiện hoạt động kinh doanh nào đó hoặc giải quyết một công việc đã được phê duyệt. - Chi phí trả trước là các khoản chi phí thực tế đã phát sinh nhưng có tác dụng đến kết quả hoạt động của nhiều kỳ thanh toán, cho nên chưa thể tính vào chi phí sản xuất kinh doanh một kỳ mà được tính cho hai hay nhiều kỳ hạch toán. Qua cách phân loại như trên ta thấy được tình hình tài sản ngắn hạn hiện có của doanh nghiệp về hình thái vật chất cũng như đặc điểm của từng loại tài sản ngắn hạn, để có thể đánh giá việc sử dụng tài sản ngắn hạn trong doanh nghiệp có hợp lý và hiệu quả không, từ đó phải tăng cường các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn. 1.1.2. Đặc điểm, vai trò của tài sản ngắn hạn Tài sản ngắn hạn được phân bổ đủ trong tất cả các khâu, các công đoạn để đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được diễn ra liên tục, ổn định, tránh lãng phí và tổn thất do ngừng sản xuất, không làm ảnh hưởng đến khả năng sinh lời cho các tài sản. Do đó tài sản ngắn hạn trong doanh nghiệp có các đặc điểm sau: - Tài sản ngắn hạn có tính thanh khoản cao nên đáp ứng khả năng thanh toán của doanh nghiệp. - Tài sản ngắn hạn là một bộ phận của vốn sản xuất nên nó vận động và luân chuyển không ngừng trong mọi giai đoạn của quá trình sản xuất kinh doanh. - Tài sản ngắn hạn có thể dễ dàng chuyển hóa từ dạng vật chất sang tiền tệ nên cũng vận động rất phức tạp và khó quản lý. Tài sản ngắn hạn rất quan trọng trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, bản thân tài sản ngắn hạn được sử dụng cho hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp. Ngoài ra, tài sản ngắn hạn được phân bổ đủ trong tất cả các khâu, các công đoạn nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được diễn ra liên tục, ổn định, tránh lãng phí, và tổn thất vốn do ngừng sản xuất Tài sản ngắn hạn là những tài sản có thời gian sử dụng dưới một năm nên có khả
  • 13. 10 năng luân chuyển và thu hồi vốn nhanh hơn Tài sản cố định, đảm bảo lượng vốn hoạt động cho các chu kỳ kinh doanh kế tiếp của doanh nghiệp. Tài sản ngắn hạn cũng là yếu tố giúp cho các nhà đầu tư có thể nhận định về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Một nhận định dễ thấy là việc thu hồi nợ chậm của doanh nghiệp dẫn đến việc gia tăng các khoản phải thu, từ đó tài sản ngắn hạn tăng, sẽ dự báo những nguy cơ tiềm ẩn mất ổn định của doanh nghiệp. Hiện nay, tài sản ngắn hạn của một doanh nghiệp đóng vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tài sản ngắn hạn chính là nguồn vốn mà doanh nghiệp thường phải chi ra để sử dụng trong các hoạt động mua sắm, bảo trì các thiết bị; máy móc. Cùng với đó là việc mua sắm nguyên liệu, hàng hóa nhằm mục đích sử dụng cho công việc kinh doanh của một doanh nghiệp. Chính vì thế, tài sản ngắn hạn có thể coi như một điều kiện tiên quyết của tất cả quá trình sản xuất, kinh doanh của một doanh nghiệp. Một doanh nghiệp nếu có khối lượng tài sản ngắn hạn đủ sẽ đảm bảo được các hoạt động kinh doanh cũng như quyết định được quy mô phát triển của doanh nghiệp trong bối cảnh cạnh tranh hiện nay. 1.2. Chính sách quản lý tài sản ngắn hạn Chính sách trong tiếng Anh là Policy. Chính sách là những hướng dẫn, phương pháp, thủ tục, luật lệ, biểu mẫu cụ thể và những công việc hành chính được thiết lập để hỗ trợ và thúc đẩy công việc hướng tới các mục tiêu đề ra. Chính sách có thể áp dụng cho tất cả các bộ phận, phòng ban hoặc chỉ áp dụng cho một phòng chức năng. Dù ở hình thức nào, chính sách đóng vai trò như một cơ chế nhằm thực hiện chiến lược và đạt được mục tiêu. Các chính sách nên được công bố dưới dạng văn bản bất cứ khi nào có thể. Tùy thuộc vào cơ cấu của tài sản ngắn hạn và quy mô hoạt động mà mỗi doanh nghiệp sẽ xây dựng và thực hiện các chính sách quản lý tài sản ngắn hạn khác nhau. Chính sách quản lý tài sản ngắn hạn là việc kết hợp sử dụng nhiều biện pháp khác nhau để duy trì một khối lượng các tài sản ngắn hạn với cơ cấu hợp lý, nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Việc quản lý và sử dụng
  • 14. 11 tài sản ngắn hạn có tác động rất lớn đến việc tăng hay giảm chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản xuất, từ đó ảnh hưởng đến lợi nhuận – mục tiêu hàng đầu của doanh nghiệp. Tài sản ngắn hạn là tài sản thường xuyên luân chuyển trong quá trình sản xuất kinh doanh. Do đó quản lý và sử dụng tài sản ngắn hạn có vai trò quan trọng trong việc hoàn thành mục tiêu chung của doanh nghiệp.Quản lý tài sản ngắn hạn được thể hiện thông qua hai chính sách cấp tiến và thận trọng. Chính sách quản lý cấp tiến. Một số ưu điểm mà chính sách mang lại là chi phí thấp hơn dẫn tới lợi nhuận trước thuế cao hơn. Do khoản thu khách hành ở mức thấp nên chi phí quản lý dành cho công nợ cùng tổng giá trị của những khoản nợ không thể thu hồi được sẽ giảm đi. Thêm vào đó, việc doanh nghiệp dự trữ ít hàng tồn kho hơn cũng giúp tiết kiệm chi phí lưu kho. Nhờ tiết kiệm được chi phí nên lợi nhuận của doanh nghiệp tăng. Tuy nhiên cũng có một số rủi ro như cạn kiệt hay không có đủ tiền để có được chính sách quản lý hiệu quả, mất doanh thu khi dự trữ hàng lưu kho, mất doanh thu khi sử dụng các chính sách tín dụng chặt để duy trì khoản phải thu khách hàng thấp. Trường phái quản lý thận trọng, chính sách này có một số điểm ngược lại với chính sách quản lý cấp tiến. Thứ nhất là thời gian quay vòng tiền dài hơn do hàng tồn kho tăng, từ đó làm giảm vòng quay của hàng tồn kho kéo theo làm tăng thời gian luân chuyển trung bình. Thứ hai, việc dự trữ tiền, hàng tồn kho và phải thu khách hàng ở mức cao sẽ làm tăng các khoản chi phí của doanh nghiệp như chi phí cơ hội, chi phí dự trữ tiền, chi phí lưu kho. Tuy nhiên mô hình này mang tính rủi ro thấp hơn do khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp được đảm bảo, dự trữ hàng tồn kho kịp thời phục vụ nhu cầu thị trường. Bên cạnh đó với chính sách quản lý thận trọng mang lại những ưu điểm nhất định như kịp thời có hàng bán khi cần thiết, khả năng thanh toán cao và độc lập về tài chính. Tuy nhiên song song với đó là quản lý theo chiến lược này làm tăng chi phí về vốn và kéo dài chu kỳ chu chuyển tiền. Khi kết hợp quản lý tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn, doanh nghiệp có 3 chiến lược quản lý có thể theo đuổi là: cấp tiến, dung hòa và thận trọng. Nếu
  • 15. 12 chiến lược quản lý tài sản ngắn hạn và nợ ngắn thận trọng tức là sử dụng một phần nguồn vốn dài hạn để tài trợ cho một phần hoặc toàn bộ nhu cầu tài sản ngắn hạn. Nếu công ty theo đuổi chiến lược quản lý cấp tiến có nghĩa là sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để tài trợ cho một phần hoặc toàn bộ tài sản ngắn hạn. Nếu công ty theo đuổi chiến lược quản lý dung hòa nghĩa là sử dụng nguồn tài trợ có thời gian phù hợp với loại hình tài sản 1.3. Nội dung quản lý tài sản ngắn hạn a. Quản lý tiền, các khoản tương đương tiền Tiền mặt được hiểu là tiền tồn quỹ, tiền trên tài khoản thanh toán của doanh nghiệp ở ngân hàng. Tiền mặt bản thân nó là tài sản không sinh lãi, tuy vậy việc giữ tiền mặt trong kinh doanh rất quan trọng xuất phát từ những lý do sau: Đảm bảo giao dịch hàng ngày, bù đắp cho ngân hàng về việc ngân hàng cung cấp các dịch vụ cho doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu dự phòng trong trường hợp biến động không lường trước của các luồng tiền vào ra, hưởng lợi thế trong thương lượng mua hàng. Trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, việc gửi tiền mặt là cần thiết nhưng việc giữ đủ tiền mặt cũng cần thiết không kém do những lí do sau: khi mua hàng hoá, nếu có đủ tiền mặt công ty có thể tận dụng được lợi thế chiết khấu; duy trì tốt khả năng thanh toán; đáp ứng nhu cầu trong các trường hợp khẩn cấp Quản lý tiền mặt gồm quản lý tiền giấy và tiền gửi ngân hàng. Sự quản lý này liên quan chặt chẽ đến việc quản lý các loại tài sản gắn liền với tiền mặt như các loại chứng khoán khả năng thanh khoản cao, nhằm duy trì tiền mặt ở mức dộ mong muốn. Về lập kế hoạch ngân quỹ, để xác định được lượng tiền dự trữ doanh nghiệp phải xây dựng được bảng dự toán thu, chi tiên tệ, bảng này bao gồm 3 phần: Phần thu: Bao gồm các khoản tiền dự kiến thu được trong kỳ như tiền bán hàng, cung ứng dịch vụ, tiền thu hồi nợ, tiền nhượng bán tài sản... Phần chi: Bao gồm các khoản dự kiến chi trong kỳ như mua nguyên vật liệu, hàng hóa, chi trả tiền lương, tiêng thưởng, nộp bảo hiểm, nộp thuế vào Ngân sách Nhà Nước. Phần số dư đầu kỳ, số dư cuối kỳ. Trong kinh doanh, doanh nghiệp phải lưu giữ
  • 16. 13 tiền mặt cần thiết cho việc thanh toán các hoá đơn. Do vậy, khi tiền mặt xuống thấp doanh nghiệp sẽ phải bổ sung tiền mặt bằng cách bán các chứng khoán thanh khoản cao. Chi phí cho việc lưu giữ tiền Các chứng khoán thanh khoản cao Đầu tư tạm thời bằng cách mua chứng khoán có tính thanh khoản cao Bán những chứng khoán thanh khoán cao để bổ sung cho tiền mặt Dòng thu Tiền mặt tiền mặt Dòng chi tiền mặt 9 mặt ở đây chính là chi phí cơ hội, là lãi suất mà doanh nghiệp bị mất đi. Chi phí đặt hàng chính là chi phí cho việc bán các chứng khoán Bằng việc nghiên cứu và phân tích thực tiễn, các nhà kinh tế học đã đưa ra mô hình quản lý tiền mặt để mức tiền dự trữ luôn dao động trong một khoảng. Theo mô hình này, doanh nghiệp sẽ xác định mức giới hạn trên và giới hạn dưới của tiền mặt, đó là các khoản mà doanh nghiệp bắt đầu tiến hành nghiệp vụ mua hoặc bán chứng khoán có tính thanh khoản cao để đưa mức tiền mặt về dự kiến. Khoảng dao động tiền mặt dự kiến phụ thuộc vào 3 yếu tố sau: mức dao động của thu chi ngân quỹ hàng ngày lớn hay nhỏ; chi phí cố định của việc mua bán chứng khoán; lãi suất càng cao các doanh nghiệp sẽ giữ lại ít tiền và do vậy khoảng dao động tiền mặt sẽ giảm xuống. b. Quản lý các khoản phải thu ngắn hạn Trong nền kinh tế thị trường, để thắng lợi trong cạnh tranh các doanh nghiệp có thể áp dụng các chiến lược về sản phẩm, về quảng cáo, về giá cả, các dịch vụ sau khi bán hàng… trong đó chính sách tín dụng thương mại là một công cụ hữu hiệu và không thể thiếu đối với các doanh nghiệp tín dụng thương mại. Chính sách này giúp cho doanh nghiệp đứng vững trên thị trường và trở nên giàu có, nhưng cũng có thể đem đến những rủi ro cho hoạt động của doanh nghiệp. Do đó, các doanh nghiệp cần phải đưa ra những phân tích về khả năng tín dụng của khách hàng từ đó quyết định có nên cấp tín dụng thương mại cho đối tượng khách hàng đó hay không. Đây là nội dung chính của quản lý các khoản phải thu. Để thực hiện được việc cấp tín dụng cho khách hàng thì điều đầu tiên doanh nghiệp phải phân tích được năng lực tín dụng của khách hàng. Phân tích năng lực tín dụng của khách hàng: Công việc bao gồm : Thứ nhất,
  • 17. 14 phải xây dựng một chính sách tín dụng hợp lí; Thứ hai, xác minh phẩm chất tín dụng của khách hàng tiềm năng. Nếu khả năng tín dụng của khách hàng phù hợp với những chính sách tín dụng tối thiểu thì tín dụng thương mại có thể được cấp. Nếu tiêu chuẩn tín dụng quá cao sẽ loại bỏ nhiều khách hàng tiềm năng và sẽ làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp, còn ngược lại với tiêu chuẩn quá thấp có thể làm tăng doanh thu nhưng đi kèm theo đó là những khoản tín dụng có rủi ro cao và chi phí tiền cũng cao. Khi phân tích khả năng tín dụng của khách hàng, chúng ta thường sử dụng các tiêu chuẩn sau: Phẩm chất tư cách tín dụng: Tiêu chuẩn này nói lên tinh thần trách nhiệm của khách hàng trong việc trả nợ, trên cơ sở việc thanh toán các khoản nợ trước đây của khách hàng đối với doanh nghiệp và đối với doanh nghiệp khác. Năng lực trả nợ: dựa vào các chỉ tiêu về khả năng thanh toán nhanh, bảng dự trữ ngân quỹ của doanh nghiệp… Vốn của khách hàng: đánh giá tiềm năng tài chính dài hạn của khách hàng. Thế chấp: xem xét các tài sản riêng mà khách hàng sử dụng để đảm bảo các khoản nợ. Điều kiện kinh tế: đánh giá khả năng phát triển của khách hàng trong tương lai. Các tài liệu được sử dụng để phân tích khách hàng là bảng cân đối kế toán, bảng kế hoạch ngân quỹ, phỏng vấn trực tiếp, xuống tận nơi để kiểm tra xem xét hay tìm hiểu qua các khách hàng khác. Sau khi phân tích năng lực tín dụng của khách hàng, doanh nghiệp tiến hành việc phân tích đánh giá khoản tín dụng thương mại được đề nghị. Theo dõi các khoản phải thu đây là một nội dung quan trọng trong quản lí các khoản phải thu. Thực hiện tốt công việc này sẽ giúp cho doanh nghiệp có thể kịp thời thay đổi các chính sách tín dụng thương mại phù hợp với tình hình thực tế c. Quản lý hàng tồn kho Trong quá trình luân chuyển của vốn lưu động phục vụ cho sản xuất kinh doanh thì việc tồn tại vật tư hàng hoá dự trữ là những bước đệm cho quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Hàng tồn kho có 3 loại chính: nguyên vật liệu thô phục vụ cho quá trình sản xuất, sản phẩm dở dang và thành phẩm. Các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường không thể tiến hành sản xuất đến đâu mua
  • 18. 15 hàng đến đó mà cần phải dự trữ nguyên vật liệu. Nếu doanh nghiệp dự trữ quá lớn sẽ tốn kém chi phí, ứ đọng vốn còn dự trữ quá ít sẽ làm cho quá trình sản xuất kinh doanh bị gián đoạn. Do vậy, việc dự trữ nguyên vật liệu có ảnh hưởng lớn đến quá trình sản xuất kinh doanh. Hàng tồn kho trong quá trình sản xuất là các nguyên vật liệu nằm ở các công đoạn của dây chuyền sản xuất. Nếu dây chuyền sản xuất càng dài và càng nhiều công đoạn sản xuất thì hàng tồn kho trong quá trình sản xuất sẽ càng lớn. Đây là những bước đệm nhỏ để quá trình sản xuất được liên tục. Khi tiến hành sản xuất xong, do có độ trễ nhất định giữa sản xuất và tiêu thụ, do những chính sách thị trường của doanh nghiệp trong việc bán hàng… đã hình thành nên bộ phận thành phẩm tồn kho. Hàng hoá dự trữ đối với các doanh nghiệp gồm 3 bộ phận như trên, nhưng thông thường trong quá trình quản lý chúng ta tập trung vào bộ phận thứ nhất, tức là nguyên vật liệu dự trữ cho sản xuất kinh doanh. Nội dung quản lý hàng tồn kho bao gồm hai vấn đề sau: Thứ nhất là xác định quy mô hàng tồn tối ưu, thứ hai là xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ hàng tồn kho. Có nhiều phương pháp được đưa ra nhằm xác định mức dự trữ tối ưu. Quản lý dự trữ theo phương pháp cổ điển hay mô hình đặt hàng hiệu quả nhất - EOQ (Economic Odering Quantity). Mô hình được dựa trên giả định là tốc độ tiêu thụ hàng hóa diễn ra tương đối đều đặn, tổng nhu cầu lượng hàng tiêu thụ trong năm là một đại lượng có thể xác định trước và các yếu tố chi phí liên quan đến hàng tồn kho là tương đối ổn định các yếu tố chi phí liên quan đến hàng tồn kho: chi phí lưu ho và chi phí đặt hàng Lượng dự trữ an toàn nguyên vật liệu sử dụng mỗi ngày không phải là số cố định mà chúng biến động không ngừng. Do đó để đảm bảo cho sự ổn định của sản xuất, doanh nghiệp cần phải duy trì một lượng hàng tồn kho dự trữ an toàn. Lượng dự trữ an toàn tuỳ thuộc vào tình hình cụ thể của doanh nghiệp. Lượng dự trữ an toàn là lượng hàng hoá dự trữ thêm vào lượng dự trữ tại thời điểm đặt hàng. Ngoài phương pháp quản lý dự trữ theo mô hình đặt hàng hiệu quả nhất (EOQ) một số doanh nghiệp còn sử dụng phương pháp sau: Phương
  • 19. 16 pháp cung cấp đúng lúc hay dự trữ bằng 0. Về mặt lý thuyết các doanh nghiệp áp dụng theo phương pháp này có số tồn kho bằng 0. Vật tư, nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang, hàng hóa đã được đặt trước, đúng lúc cần thiết đơn vị cung cấp mới đưa hàng đến và sau hi sản xuất xong thành phẩm, hàng hóa sẽ được trở đi ngay. Sử dụng phương pháp này sẽ giảm tới mức thấp nhất chi phí cho dự trữ, tuy nhiên đây chỉ là phương pháp quản lý được áp dụng trong một số loại dự trữ nào đó của doanh nghiệp và phải ết hợp với các phương pháp quản lý khác. Theo phương pháp này các doanh nghiệp trong một số ngành nghề có liên quan chặt chẽ với nhau hình thành nên những mối quan hệ. Khi có một đơn đặt hàng nào đó họ sẽ tiến hành huy động những loại hàng hoá và sản phẩm dở dang của các đơn vị khác mà họ không cần phải dự trữ. Tuy vậy, sử dụng phương pháp này tạo ra sự ràng buộc các doanh nghiệp với nhau, khiến các doanh nghiệp đôi khi mất sự chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh. 1.4. Hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn 1.4.1. Khái niệm Hiệu quả kinh tế (hiệu quả kinh doanh) là một phạm trù kinh tế, nó phản ánh trình độ sử dụng các nguồn nhân tài, vật lực của doanh nghiệp hoặc xã hội để đạt được kết quả kinh doanh cao nhất với chi phí thấp nhất, là sự so sánh giữa kết quả đầu ra với yếu tố đầu vào hoặc giữa kết quả với chi phí gắn liền với hoạt động kinh doanh nào đó Hiệu quả kinh doanh = Kết quả/Chi phí Hoặc Hiệu quả kinh doanh = Kết quả đầu vào/Yếu tố đầu vào Cách đánh giá này được hầu hết các nhà kinh tế công nhận và được sử dụng rộng rãi trong thực tế, đây được coi là phép đánh giá chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời còn so sánh được hiệu quả của các năm hoặc giữa các doanh nghiệp với nhau Về mặt lượng, hiệu quả kinh tế biểu hiện mối tương quan giữa kết quả thu đƣợc và chi phí bỏ ra để thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh. Kết quả thu được càng cao so với chi phí bỏ ra thì hiệu quả kinh tế càng cao
  • 20. 17 Về mặt chất, việc đạt hiệu quả cao phản ánh năng lực và trình độ quản lý đồng thời cũng đòi hỏi sự gắn bó giữa việc đạt được những mục tiêu kinh tế và đạt được những mục tiêu xã hội. Việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh có ý nghĩa rất quan trọng, nó là điều kiệc cơ bản để doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển. Hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp là phạm trù kinh tế đánh giá trình độ sử dụng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp để đạt được kết quả cao nhất trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp với chi phí bỏ ra thấp nhất 1.4.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn Trong mỗi doanh nghiệp tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn và có vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Do vậy nếu sử dụng tài sản lưu động có hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng tự chủ, linh hoạt về tài chính, giảm rủi ro kinh doanh, tạo cho doanh nghiệp khả năng thanh khoản cần thiết. Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Từ đó sẽ nâng cao vị thế, uy tín của doanh nghiệp lên cao. a. Khả năng thanh toán Nhóm chỉ tiêu này thể hiện được năng lực thanh toán của doanh nghiệp. Đây là nhóm chỉ tiêu được nhiều người quan tâm như: các nhà đầu tư, người cho vay, người cung cấp nguyên vật liệu…. họ luôn đặt ra câu hỏi là liệu doanh nghiệp có đủ khả năng trả các món nợ tới hạn không. *Hệ số khả năng thanh toán tổng quát Hệ số khả năng thanh toán tổng quát phản ánh khả năng quan hệ giữa tài sản mà doanh nghiệp hiện đang quản lý sử dụng với tổng số nợ phải trả. Nó cho biết cứ trong một đồng nợ phải trả có bao nhiêu đồng tài sản đảm bảo. Hệ số thanh toán tổng quát (H1) được khái quát hóa bằng công thức: (H1) = Tổng tài sản/Tổng nợ phải trả  Nếu H1>1: Chứng tỏ khả năng thanh toán của doanh nghiệp là tốt  Nếu H1<1 quá nhiều thì chưa tốt vì điều đó chứng tỏ doanh nghiệp chưa tận dụng được cơ hội chiếm dụng vốn.
  • 21. 18  Nếu H1<1 và tiến đến 0 báo hiệu sự phá sản của doanh nghiệp, vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp giảm và mất dần, tổng tài sản hiện có của doanh nghiệp không đủ trả nợ mà doanh nghiệp phải thanh toán. *Hệ số khả năng thanh toán hiện hành Hệ số khả năng thanh toán hiện hành phản ánh mối quan hệ giữa tài sản ngắn hạn và các khoản nợ ngắn hạn. Hệ số thanh toán hiện hành thể hiện mức độ đảm bảo của tài sản lưu động với nợ ngắn hạn. Nợ ngắn hạn là các khoản nợ phải thanh toán trong kỳ, do đó doanh nghiệp phải dùng tài sản thực có của mình để thanh toán bằng cách chuyển đổi một bộ phận thành tiền. Do đó hệ số thanh toán hiện hành (H2) được xác định bởi công thức: (H2) = Tổng tài sản ngắn hạn/Tổng nợ ngắn hạn  H2 = 2 là hợp lý nhất, vì như thế doanh nghiệp sẽ duy trì được khả năng thanh toán ngắn hạn đồng thời duy trì được khả năng kinh doanh.  H2 > 2 thể hiện khả năng thanh toán hiện hành của doanh nghiệp dư thừa. H2 > 2 quá nhiều chứng tỏ vốn lưu động của doanh nghiệp bị ứ đọng, trong khi đó hiệu quả kinh doanh chưa tốt.  H2 < 2 cho thấy khả năng thanh toán hiện hành chưa cao. H2 < 2 quá nhiều thì doanh nghiệp không thể thanh toán được hết các khoản nợ ngắn hạn đến hạn trả, đồng thời uy tín đối với các chủ nợ giảm, tài sản để dự trữ kinh doanh không đủ. Như vậy, hệ số này duy trì ở mức độ cao hay thấp là phụ thuộc vào lĩnh vực ngành nghề kinh doanh của từng doanh nghiệp và kỳ hạn thanh toán của các khoản nợ phải thu, phải trả trong kỳ. *Hệ số khả năng thanh toán nhanh Hệ số khả năng thanh toán nhanh cho biết công ty có bao nhiêu đồng vốn bằng tiền và các khoản tương đương tiền (trừ hàng tồn kho) để thanh toán ngay cho một đồng nợ ngắn hạn. Hệ số thanh toán nhanh (H3) được thể hiện bằng công thức: (H3) = (Tổng tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho)/Tổng nợ ngắn hạn
  • 22. 19  H3 = 1 được coi là hợp lý nhất vì như vậy doanh nghiệp vừa duy trì được khả năng thanh toán nhanh vừa không bị mất cơ hội do khả năng thanh toán nợ mang lại.  H3 < 1 cho thấy doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc thanh toán nợ.  H3 > 1 phản ánh tình hình thanh toán nợ không tốt vì tiền và các khoản tương đương tiền bị ứ đọng, vòng quay vốn chậm làm giảm hiệu quả sử dụng vốn. Tuy nhiên, cũng như hệ số thanh toán nợ ngắn hạn, độ lớn của hệ số này cũng phụ thuộc vào lĩnh vực ngành nghề kinh doanh của từng doanh nghiệp và kỳ hạn thanh toán của các khoản nợ phải thu, phải trả trong kỳ. *Hệ số khoản phải thu trên khoản phải trả Bất cứ một doanh nghiêp nào cũng có khoản vốn bị khách hàng chiếm dụng và lại phải đi chiếm dụng các doanh nghiệp khác. So sánh phần đi chiếm dụng và phần bị chiếm dụng sẽ cho biết thêm về tình hình công nợ của doanh nghiệp. Tỷ số khoản phải thu so với khoản phải trả = Các khoản phải thu/Các khoản phải trả. Nếu các khoản phải thu lớn hơn các khoản phải trả thì có nghĩa là doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn và ngược lại doanh nghiệp chiếm dụng vốn của doanh nghiệp khác. b. Khả năng sinh lời Hệ số sinh lợi tài sản ngắn hạn = Lợi nhuận sau thuế Tài sản ngắn hạn bình quân trong kỳ Chỉ tiêu này cho biết một đồng tài sản ngắn hạn có thể tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng cao càng tốt, hệ số sinh lợi tài sản ngắn hạn càng cao thì hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn càng cao. c. Hiệu suất sử dụng tài sản Hiệu suất sử dụng tài sản = Doanh thu kỳ này Số vòng chu chuyển tài sản ngắn hạn kỳ này − Tài sản ngắn hạn bình quân kỳ này b. Vòng quay tiền
  • 23. 20 Cash conversion Cycle (CCC) - tỉ số vòng quay của tiền đo lường khoảng thời gian (thường tính bằng ngày) mà công ty cần để chuyển các khoản đầu tư vào hàng hóa và các nguồn lực khác thành dòng tiền từ bán hàng. Chỉ số vòng quay tiền mặt còn có thể gọi là chu kì tiền mặt, chu kỳ hoạt động ròng, được sử dụng để đo lường thời gian cho mỗi đơn vị tiền (tính bằng $ hoặc VNĐ,..) đi vào sản xuất và quá trình bán hàng trước khi nó được qua trở lại doanh nghiệp dưới dạng tiền mặt thông qua doanh số bán hàng. Tỉ số này tính tới khoản thời gian cần thiết để bán hàng tồn kho, thời gian cần thiết để thu các khoản phải thu và khoản thời gian công ty được cho phép để trả các khoản nợ phải trả của mình. Đánh giá CCC đóng vai trò cực kì quan trọng trong việc phân tích cơ bản một công ty. Tỉ số này sẽ giúp anh chị có cái nhìn rõ ràng hơn về hoạt động quản lý tiền mặt của doanh nghiệp. Doanh nghiệp nào cũng muốn chuyển hóa hàng hóa thành tiền mặt một cách nhanh nhất cho nên chỉ số vòng quay tiền mặt càng thấp chứng tỏ doanh nghiệp càng quản lý hiệu quả tiền mặt. Nhà đầu tư còn có thể so sánh chỉ số này của các doanh nghiệp trong ngành với nhau. Cash Conversion Cycle (CCC) = Days Inventory Outstanding (DIO) + Days Sales Outstanding (DSO) – Days Payables Outstanding (DPO) Trong công thức trên :  DIO là số ngày bình quân hàng tồn kho đang được bán. DIO càng cao tức là hiệu quả xử lý hàng tồn kho càng kém và ngược lại. Tỉ số này thể hiện rằng doah nghiệp mất bao lâu để bán được hàng tồn kho. DIO = ( Bình quân hàng tồn kho / giá vốn hàng bán ) x 365. Bình quân hàng tồn kho = (Hàng tồn kho đầu kì + Hàng tồn kho cuối kì) / 2  DSO là số ngày bình quân mà doanh nghiệp thu được tiền từ việc bán hàng. Tỉ số này càng thấp ngụ ý rằng doanh nghiệp có thể thu hồi vốn trong thời gian ngắn và ngược lại DSO = ( Bình quân các khoản phải thu / Doanh thu trong kỳ ) x 365. Bình quân các khoản phải thu = ( Khoản phải thu đầu kì + Khoản phải thu cuối kì ) / 2
  • 24. 21  DPO tập trung vào số dư nợ hiện tại của doanh nghiệp cho hoạt động kinh doanh. Nó gồm những khoản tiền mà công ty nợ nhà cung cấp hàng hóa và nguyên liệu, thể hiện khoảng thời gian mà công ty phải thanh toán các nghĩa vụ nợ đó. DPO càng cao càng tốt, do nó chứng tỏ doanh nghiệp càng có thể giữ tiền lâu trong doanh nghiệp để tăng tiềm năng cho các khoản đầu tư. DPO = ( Nợ phải trả bình quân / Giá vốn hàng bán ) x 365 Nợ phải trả bình quân = ( Nợ phải trả đầu kì + Nợ phải trả cuối kì) / 2 Các mục trong công thức trên các nhà đầu tư có thể tìm thấy trong các khoản mục thuộc báo cái tài chính của công ty. CCC liên quan tới việc tính toán tổng hợp liên quan tới cả ba giai đoạn trên của vòng đời tiền mặt, nên chúng ta mới có CCC = DIO + DSO – DPO DIO và DSO liên quan tới dòng tiền đi vào doanh nghiệp, nên trong công thức nó mang dấu dương, còn DPO liên quan dòng tiền đi ra doanh nghiệp nên nó mang dấu âm. 1.5. Các nhân tố tác động đến hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại doanh nghiệp 1.5.1. Nhân tố ngoài doanh nghiệp Môi trường kinh tế. Hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng bởi lạm phát, chiến tranh. Nền kinh tế lạm phát sẽ làm cho sức mua của đồng tiền bị giảm sút, dẫn tới sự gia tăng giá của các loại vật tư. Vì vậy, nếu doanh nghiệp không có biện pháp quản lý kịp thời giá trị các loại tài sản thì sẽ làm giá trị tài sản ngắn hạn giảm sút dần theo tốc độ trượt giá của đồng tiền. Chính sách vĩ mô của nhà nước. Chính sách vĩ mô của Nhà nước có sự thay đổi chính sách về hệ thống pháp luật, thuế làm ảnh hưởng đến điều kiện sinh hoạt của doanh nghiệp và tất yếu tài sản ngắn hạn cũng bị ảnh hưởng Thị trường. Sự ổn định của nền kinh tế qua các thời kỳ. Nền kinh tế đất nước phát triển ở những mức độ khác nhau sẽ tác động đến tình hình kinh doanh thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngược lại khi nền kinh tế bất ổn sẽ làm cho hoạt động của doanh nghiệp gặp khó khăn; Sự tiến bộ của khoa học kỹ
  • 25. 22 thuật, sự ổn định về chính trị; Khó khăn do thiên nhiên gây ra như hoả hoạn, lũ lụt, thiên tai, 1.5.2. Nhân tố nội tại của doanh nghiệp Chính sách quản lý tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp. Chính sách quản lý tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp được xem là một trong những nhân tố chủ quan quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp. Việc doanh nghiệp lựa chọn dự án đầu tư như thế nào là nhân tố cơ bản ảnh hƣởng đến hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp, do khi lựa chọn khả thi, phù hợp với điều kiện của thị trường và khả năng doanh nghiệp thì sản phẩm sản xuất ra tiêu thụ mạnh, từ đó làm tăng vòng quay tài sản ngắn hạn và ngược lại nếu sự lựa chọn là không chính xác tài sản ngắn hạn sẽ bị ứ đọng và không tạo ra hiệu quả. Trình độ cán bộ quản lý và tay nghề của nhân viên. Tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp trong cùng một thời điểm được phân bổ trên khắp các giai đoạn luân chuyển từ khi mua sắm vật tư dự trữ đến giai đoạn sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Do đó, một khi công tác quản lý không chặt chẽ sẽ làm thất thoát tài sản ngắn hạn và ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn; song song với đó thì tay nghề của nhân viên cũng được coi là nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng tài sản do một khi tay nghề của nhân viên không tốt thì công đoạn sản xuất cũng như tiêu thụ sản phẩm sẽ bị ảnh hưởng xấu, từ đó mà ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp có một đặc điểm sản xuất kinh doanh riêng. Do đó mỗi doanh nghiệp sẽ xác định được nhu cầu tài sản ngắn hạn riêng. Từ đó, việc xác định nhu cầu tài sản ngắn hạn thiếu chính xác dẫn đến tình trạng thừa hoặc thiếu vốn trong sản xuất kinh doanh. Vì vậy, nếu thừa vốn sẽ gây lãng phí còn nếu thiếu vốn thì lại không đảm cho qúa trình sản xuất. Điều này sẽ ảnh hưởng không tốt đến quá trình hoạt động kinh doanh cũng như hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp. Hệ thống thông tin quản lý. Mỗi doanh nghiệp có một hệ thống thông tin quản lý riêng biệt. Hệ thống thông tin quản lý là hệ thông cung cấp thông tin cho
  • 26. 23 công tác quản lý của tổ chức. Hệ thống bao gồm con người, thiết bị và quy trình thu thập, phân tích, đánh giá và phân phối những thông tin cần thiết kịp thời chính xác cho những người soạn thảo các quyết định trong tổ chức. Hệ thống thông tin quản lý mà không tốt thì công tác quản lý của doanh nghiệp cũng không tốt, từ đó mà việc đưa ra quyết định đến lựa chọn đầu tư, việc quản lý tài sản cũng không tốt, ảnh hưởng xấu đến hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp. Quy trình sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp. Cũng giống như đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, quy trình sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp là sự kết nối giữa các khâu trong hoạt động sản xuất kinh doanh từ khâu lập kế hoạch, dự toán - khâu sản xuất - khâu bán hàng - dịch vụ sau bán hàng. Quy trình sản xuất của doanh nghiệp chặt chẽ hay lỏng lẻo ảnh hưởng cả quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đến hiệu quả quản lý tài sản nói chung và tài sản ngắn hạn nói riêng.
  • 27. 24 CHƯƠNG 2 :THỰC TRẠNG SỬ DỤNG TÀI SẢN NGẮN HẠNTẠI CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG LÊ GIA TỪ NĂM 2017-2019 2.1 Giới thiệu về công ty TNHH kỹ thuật môi trường Lê Gia 2.1.1.Lịch sử hình thành và phát triển của công ty Công ty TNHH kỹ thuật môi trường Lê Gia được thành lập vào năm 2015 theo giấp phép kinh doanh số 0315357973, được cấp ngày 10/1/2015. Công ty có trụ sở chính tại địa chỉ: 384/17 Nguyễn Văn Nghi, Phường 7, Quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh. Người đại diện công ty là bà Lê Thị Như Mai, giám đốc công ty, đồng thời là người đại diện cho Ban giám đốc Lĩnh vực hoạt động chính của công ty là kỹ thuật môi trường, bao gồm các ngành nghề kinh doanh như sau: - Vệ sinh nhà cửa và các công trình khác - Sửa chữa máy móc thiêts bị - Xây dựng nhà để ở - Xây dựng công trình đường sắt - Xây dựng công trình điện - Lắp đặt hệ thống cấp, thoát nước, lò sưởi và điều hòa không khí - Thu gom rác thải độc hại - Xây dựng công trình viễn thông, thông tin liên lạc - Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác - Lắp đặt hệ thống điện - Hoạt động tư vấn quản lý - Xử lý và tiêu huỷ rác thải không độc hại - Chuẩn bị mặt bằng - Xây dựng công trình đường bộ - Xây dựng công trình cấp, thoát nước. - Vệ sinh chung nhà cửa - Lắp đặt hệ thống xây dựng khác
  • 28. 25 - Thu gom rác thải không độc hại - Xây dựng công trình công ích khác. - Xây dựng công trình thủy. - Phá dỡ - Xây dựng nhà không để ở - Xây dựng công trình khai khoáng. - Xây dựng công trình chế biến, chế tạo. Từ khi ra đời đến nay, trải qua gần 5 năm xây dựng và trưởng thành, công ty đã và đang gặt hái được những thành công nhất định và dần khẳng định uy tín, thương hiệu của mình tại thị trường thành phố Hồ Chí Minh nói riêng cũng như các địa phương lân cận. Thị trường được mở rộng ngoài địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, quy mô vốn, tài sản, doanh thu và lợi nhuận có sự gia tăng qua các năm; đồng thời, số lượng lao động cũng được mở rộng cho thấy sự lớn mạnh theo từng năm của công ty. 2.1.2.Cơ cấu quản lý của công ty Bộ máy tổ chức của công ty được thể hiện ở sơ đồ tổ chức sau Nguồn: phòng nhân sự Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức công ty giai đoạn 2017 - 2019 Giám đốc PGĐ kinh doanh PGĐ thi công P. Kế hoạch nghiệp vụ P. Tổ chức hành chính P. Kế hoạch nghiệp vụ P. Tài vụ P. Kỹ thuật vật tư Đội xe Đội VSMT, duy tu Đội cây xanh Đội bảo vệ
  • 29. 26 2.1.3 Chức năng, nhiệm vụ các bộ phận Sơ đồ tổ chức cho thấy mô hình tổ chức theo chức năng của công ty, trong đó người nắm quyền hành quản trị cao nhất, cũng là người chịu trách nhiệm pháp lý cho hoạt động của công ty là giám đốc. Dưới quyền Giám đốc có 2 người giúp việc phụ trách 2 lĩnh vực khác nhau là Phó giám đốc kinh doanh và Phó giám đốc thi công. Phó giám đốc kinh doanh chịu trách nhiệm về hoạt động của các bộ phận văn phòng:Phòng Kế hoạch – Tổ chức, phòng Tổ chức – Hành chính, phòng Tài vụ, phòng Kỹ thuật – vật tư; còn Phó giám đốc thi công phụ trách các bộ phận trực tiếp thi công, thực hiện các hoạt động tác nghiệp chính như Đội xe, đội vệ sinh môi trường và duy tu, đội quản lý môi trường, đội bảo vệ. Chức năng, nhiệm vụ chính của các phòng ban, đơn vị trong công ty như sau: - Phòng Kế hoạch – Nghiệp vụ: + Xây dựng hồ sơ năng lực, đề xuất kế hoạch và phương hướng thực hiện nhiệm vụ theo tháng, quý, năm làm cơ sở thanh quyết toán. + Xây dựng kế hoạch tháng, quý, năm… theo quy định. + Lập báo cáo thực hiện khối lượng đặt hàng theo yêu cầu của cấp trên. + Lập nhật trình nhiên liệu, tổng hợp khối lượng sửa chữa xe chuyên dùng. + Tổng hợp điểm lấy rác, kết hợp cùng đội xe phân tuyến xe chạy, đảm bảo không để rác tồn. + Chịu trách nhiệm trước Giám đốc các công việc khác khi được giao. - Phòng Tổ chức – Hành chính + Soạn thảo các văn bản trực tiếp cho Ban giám đốc khi được yêu cầu, các nội quy, quy định, quy chế dân chủ, quy trình, quy phạm… Quản lý hồ sơ cán bộ công nhân viên chức, công văn, máy tính, máy phô tô, mở sổ theo dõi công văn, các văn bản đến và đi; + Quản lý, giám sát các bộ phận, cá nhân sử dụng, khai thác an toàn, hiệu quả và tiết kiệm trang thiết bị văn phòng, máy thông tin liên lạc. Kịp thời khắc phục sửa chữa sự cố đáp ứng yêu cầu công tác chung có chất lượng và đạt yêu cầu hiệu quả kinh tế;
  • 30. 27 + Lập kế hoạch dự trù lao động, thực hiện cung ứng và phân phối chính xác, thường xuyên kiểm tra giám sát báo cáo Ban giám đốc tình hình sử dụng lao động; +Lập kế hoạch và triển khai thực hiện công tác quân sự-quốc phòng và dân quân tự vệ trong Công ty; + Quản lý, theo dõi ngày công, nghỉ ốm, thai sản, nghỉ BHXH, nghỉ có lý do, không có lý do, nghỉ phép, bảng chấm công của các phòng đội; + Trực tiếp quản lý và tiếp nhận hồ sơ của cán bộ, công nhân viên lao động, tham mưu cho Ban giám đốc rà soát các hồ sơ: cán bộ, công nhân viên lao động nghỉ hưu, chuyển công tác; + Căn cứ vào chức năng nhiệm vụ của Công ty, từ đó đề xuất phương án sử dụng và phân công lao động có hiệu quả tại từng bộ phận phòng, đội; + Đề xuất việc thực hiện chế độ BHXH, BHYT, BHTN, đúng quy định với giám đốc Công ty, đảm bảo quyền lợi hợp pháp chính đáng cho người lao động; + Ghi nghị quyết các buổi họp giao ban; + Phụ trách công tác đảm bảo vệ sinh chung trong nội bộ cơ quan. - Phòng Tài vụ + Xây dựng hồ sơ quyết toán, xây dựng kế hoạch thu chi tài chính đồng thời lập kế hoạch tài chính tháng, quý, năm rõ ràng, minh bạch công khai trước BGĐ; + Chịu trách nhiệm trước Ban giám đốc các công việc khác khi được giao. - Phòng Kỹ thuật vật tư + Xây dựng định mức kỹ thuật VSMT, tiêu hao nhiên liệu trên cơ sở các định mức của Nhà nước, giám sát việc thực hiện mức khoán theo quy định; đề xuất sửa đổi, bổ sung mức khoán khi có biến đổi; + Phối kết hợp cùng các Đội sản xuất kiểm tra, sữa chữa xe ô tô, xe gom rác khi có sự cố hư hỏng; + Chịu trách nhiệm trước Ban giám đốc các công việc khác khi được giao. - Đội cây xanh : + Quản lý và tổ chức nhân lực trồng và chăm sóc cây xanh, thảm cỏ, thảm hoa, cây lá màu, cây viền đảm bảo cây phát triển tốt.
  • 31. 28 + Hàng tháng thực hiện làm cỏ, xới gốc, bấm tỉa, bón phân, tưới nước đảm bảo thảm cây bằng phẳng, không có khoảng trống đối với cây trồng mảng thân đứng, cây viền, phun thuốc phòng trừ sâu bệnh, đảm bảo cây sinh trưởng, phát triển tốt, đẹp mỹ quan đô thị. + Đảm bảo an toàn về người và phương tiện trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. + Chịu trách nhiệm trước Ban giám đốc các công việc khác khi được giao. + Đội xe + Phân tuyến xe chạy, đảm bảo vận chuyển hết rác trong ngày, vệ sinh tuyến phố sạch sẽ phong quang không để rác tồn đến ngày hôm sau; + Kết hợp cùng công nhân tại từng điểm tập kết rác, nạp rác từ xe đẩy tay vào máng hứng, ép vào xe; thu gom, quét dọn rác rơi vãi lên xe; điều khiển xe đến điểm thu gom kế tiếp, tác nghiệp đến khi đầy rác; điều khiển xe về điểm đổ rác; cân xác định khối lượng rác và trọng tải xe, đổ rác tại điểm đổ rác theo quy định của bãi, rửa xe trước khi ra khỏi bãi; tiếp tục chu trình đến khi hết rác trên tuyến; hết ca vệ sinh phương tiện, để xe vào nơi quy định; + Phun nước rửa đường đảm bảo theo yêu cầu; + Đôn đốc, kiểm tra lái xe thực hiện đúng quy trình kỹ thuật khi vận hành phương tiện thiết bị, đảm bảo an toàn thiết bị trong khi vận hành. Trường hợp có hư hỏng xảy ra báo phòng Kỹ thuật vật tư cùng kiểm tra, xem xét, trình Ban giám đốc phương án sửa chữa, thay thế; + Thực hiện nhiên liệu theo đúng định mức quy định của từng loại xe; + Chịu trách nhiệm trước Ban giám đốc các công việc khác khi được giao. - Đội vệ sinh môi trường và duy tu + Tổ chức, phân công lao động thực hiện duy trì vệ sinh môi trường tại các tuyến phố đảm bảo vệ sinh môi trường khu vực. - Đội bảo vệ: Chịu trách nhiệm chung trong việc bảo vệ an ninh, an toàn cho cán bộ công nhân viên công ty cũng như toàn bộ tài sản của công ty 2.1.4 Khái quát về ngành nghề, môi trường kinh doanh của công ty Công ty hoạt động với tư cách là một công ty kỹ thuật môi trường, chuyên cung cấp các dịch vụ kỹ thuật xử lý môi trường, như xử lý rác thải sinh hoạt, rác
  • 32. 29 thải độc hại; cung cấp dịch vụ cây xanh, tưới đường đô thị; xây dựng các công trình cấp thoát nước, cung cấp các máy móc vật tư ngành kỹ thuật môi trường ….trong đó, 2 mảng hoạt động chính là thế mạnh của công ty từ khi được thành lập từ năm 2015 đến nay là xử lý rác thải sinh hoạt và dịch vụ cây xanh, tưới đường đô thị. Công ty là nhà cung cấp chính dịch vụ này trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh với lượng xe chở rác và nhân viên vệ sinh lớn và được bổ sung hàng năm nhằm đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của công việc. Bảng 2.1: Số lượng vật tư và nhân công của công ty giai đoạn 2017-2019 Chỉ tiêu ĐVT Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Số lượng xe chở rác Cái 2 4 6 Số lượng xe tưới đường Cái 2 2 4 Số lượng công nhân VSMT Người 8 10 12 (Nguồn: Tác giả tự tổng hợp theo số liệu của Phòng Hành chính – Tổ chức) Bảng số liệu cho thấy, trong giai đoạn 2017 – 2019, số lượng xe chở rác, xe chở rác, xe tưới đường của công ty đã tăng lên, cho thấy quy mô hoạt động của công ty đã gia tăng đáng kể; đồng thời với điều đó, số lượng công nhân VSMT cũng tăng nhanh từ 8 người của năm 2017 tăng lên 12 người vào năm 2019 để đáp ứng yêu cầu công việc. Điều này cũng hoàn toàn dễ hiểu bởi với ngành môi trường, cụ thể là vệ sinh môi trường thì thành phố Hồ Chí Minh là một thị trường lớn có tốc độ tăng trưởng nhanh do sức ép của việc gia tăng dân cư lên vấn đề môi trường. Điều này đã tạo ra cơ hội phát triển rất lớn cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kỹ thuật môi trường như công ty Lê Gia. 2.2 Thực trạng kinh doanh của công ty tnhh kỹ thuật môi trường Lê Gia 2.2.1.Đặc điểm kinh doanh của công ty Công ty Lê Gia được thành lập từ năm 2015, trong bối cảnh thị trường ngành dịch vụ môi trường đang phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là tại thành phố Hồ Chí Minh. Là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị và xã hội lớn nhất khu vực Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long, đây là nơi tập trung số lượng lớn các doanh nghiệp, tổ chức, nhà máy sản xuất…và kéo theo đó là lực lượng lao
  • 33. 30 động lớn từ các tỉnh khác đổ về. Do đó, ô nhiễm môi trường đã và đang là vấn đề rất lớn của thành phố này. Điều này đã dẫn đến cơ hội cho các doanh nghiệp tham gia vào thị trường cung cấp các dịch vụ đô thị môi trường như công ty Lê Gia. Ngay từ khi mới được thành lập, nhận thức được tiềm năng to lớn của thị trường, công ty đã mạnh tay đầu tư máy móc thiết bị, vật tư phục vụ cho việc cung cấp dịch vụ chính của mình là thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt và dịch vụ cây xanh đô thị. Hiện nay, công ty sở hữu đội xe thu gom rác lớn với số lượng lớn, lên tới 6 xe, đều là các dòng xe mới và hiện đại được nhập khẩu trực tiếp từ nước ngoài về; Bên cạnh đó, công ty cũng đầu tư 4 xe tưới đường loại mới để phục vụ việc làm sạch đô thị. Sự đầu tư nghiêm túc của Ban giám đốc cho thấy sự nhạy bén thị trường và tư duy kinh doanh hiện đại, với phương châm lấy uy tín làm động lực cho việc mở rộng quan hệ với các khách hàng. Với đặc thù là một công ty cung cấp dịch vụ kỹ thuật môi trường, số lượng lao động của công ty đa số là các lao động phổ thông, lao động chân tay với môi trường làm việc khá nặng nhọc và vất vả, hơn nữa lại là làm việc ngoài trời với thời lượng gần như toàn thời gian, do đó, trong chính sách nhân sự của mình, công ty luôn quan tâm chăm lo nâng cao phúc lợi cho người lao động bằng các khoản trợ cấp, phụ cấp, hoặc cung cấp đầy đủ thiết bị, dụng cụ cần thiết cho quá trình làm việc của người lao động; thời gian lao động cũng được bố trí sao cho phù hợp với điều kiện thời tiết cũng như quỹ thời gian của người lao động. 2.2.2.Phân tích khái quát kết quả hoạt động kinh doanh Hoạt động kinh doanh của công ty trong một môi trường ngành có tốc độ tăng trường cao nên doanh thu của công ty cũng có sự gia tăng qua các năm. Điều đó được thể hiện ở bảng kết quả sau đây: Bảng 2.2. Các chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận của công ty giai đoạn 2017-2019 ĐVT: 1,000 VND
  • 34. 31 Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Doanh thu thuần 1,780,811 2,773,375 2,257,813 Lợi nhuận thuần 141,985 339,337 242,341 lợi nhuận sau thuế 113,588 271,470 193,873 (Nguồn: Tác giả tự tổng hợp theo số liệu của Phòng Tài vụ) Bảng 2.3. Quy mô,tốc đô tăng các chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận của công ty giai đoạn 2017-2019 Quy mô tăng (ngđ) Tốc độ tăng (%) Quy mô tăng (ngđ) Tốc độ tăng (%) Quy mô tăng (ngđ) Tốc độ tăng (%) Doanh thu thuần 212,263 13.5 992,564 55.7 -515,562 -18.6 Lợi nhuận thuần 13,418 10.4 197,352 139.0 -96,996 -28.6 Lợi nhuận sau thuế 10,734 10.4 157,882 139.0 -77,597 -28.6 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Chỉ tiêu (Nguồn: Tác giả tự tổng hợp theo số liệu của Phòng Tài vụ) Về doanh thu Bảng kết quả trên cho thấy, trong giai đoạn từ 2017-2019, doanh thu của công ty có tăng từ năm 2017 đến 2018 tương ứng mức tăng về quy mô là 992,564,000 VND, tốc độ tăng đạt 55.7%. Đây là mức tăng vọt của năm 2018 so với mức tăng trước đó của năm 2017, chỉ ở con số là 212,263,000 VNĐ về quy mô và tốc độ là 13.5%. Điều này cho thấy trong năm 2018, công ty kinh doanh đạt kết quả tốt hơn so với năm 2017.Tuy nhiên, năm 2019 lại có sự suy giảm đáng kể của chỉ tiêu doanh thu; cụ thể, doanh thu đã giảm ở mức 515,562,000 VND, tương đương tốc độ giảm là 18.6%. Sự suy giảm này có nhiều nguyên nhân, do đó đặt ra yêu cầu công ty cần phải đánh giá, phân tích để tìm ra nguyên nhân và đưa ra các giải pháp thích hợp nhằm hạn chế tình trạng này. Về lợi nhuận Các chỉ tiêu về lợi nhuận được thống kê hàng năm nhằm giúp Ban giám đốc đánh giá hiệu quả kinh doanh của mình sau mỗi một năm của chu kỳ kinh doanh. Có thể thấy sự thay đổi của chỉ tiêu lợi nhuận, bao gồm lợi nhuận thuần và lợi nhuận sau thuế ở 2 bảng bên trên.
  • 35. 32 Năm 2017, lợi nhuận thuần đạt 141,985,000 VND, và lợi nhuận sau thuế đạt ở mức 113,588,000 VND. Đây được đánh giá là mức lợi nhuận trung bình của một công ty trong lĩnh vực kỹ thuật môi trường, đặc biệt là với một công ty vào thời điểm đó mới chỉ hoạt động trên thị trường được 2 năm (2015-2017), do các chi phí đầu tư ban đầu cao chưa thể khấu hao hết, hơn nữa công ty cũng mới chỉ bắt đầu phát triển các mối quan hệ thị trường của mình. Năm 2018, lợi nhuận thuần và lợi nhuận sau thuế đều tăng khá nhanh, lợi nhuận thuần tăng 197,352,000 VND, tương đương 139%; trong khu đó lợi nhuận sau thuế tăng 157,888,000, mức tăng đạt 139%. Đây là các mức tăng rất cao, thể hiện kết quả kinh doanh rất tốt. Tuy nhiên, vào nă 2019 thì công ty đã không giữ được đà tăng trưởng đó khi lợi nhuận trước thuế giảm từ mức 339,337,000 VND của năm 2018 về chỉ còn 242,341,000 VND, mức giảm là 96,996,000 VND, tương đương 18.6%. Đo đó, lợi nhuận sau thuế cũng lao dốc theo, giảm ở mức 28.6%. Điều này đặt ra một vấn đề đối với công ty là cần xem xét nguyên nhân tại sao trong năm 2019 các kết quả kinh doanh lại giảm ở mức lớn như vậy, từ đó có giải pháp thích hợp. Về chi phí Bảng 2.4. Các chỉ tiêu chi phí của công ty giai đoạn 2017 – 2019 ĐVT: 1,000 VND Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Chi phí hoạt động 71,712 94,795 93,480 Chi phí lãi vay 28,007 39,295 41,596 Chi phí quản lý DN 43,705 55,500 51,884 (Nguồn: Tác giả tự tổng hợp theo số liệu của Phòng Tài vụ)
  • 36. 33 Bảng 2.5.Quy mô,tốc độ tăng các chỉ tiêu chi phí của công ty giai đoạn 2017- 2019 Quy mô tăng (ngđ) Tốc độ tăng (%) Quy mô tăng (ngđ) Tốc độ tăng (%) Quy mô tăng (ngđ) Tốc độ tăng (%) Chi phí hoạt động 9,871 16.0 23,083 32.2 -1,315 -1.4 Chi phí lãi vay 3,042 12.2 11,288 40.3 2,301 5.9 Chi phí quản lý DN 6,829 18.5 11,795 27.0 -3,616 -6.5 Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 (Nguồn: Tác giả tự tổng hợp theo số liệu của Phòng Tài vụ) 2 bảng số liệu 2.4 và 2.5 thể hiện sự tăng giảm của các chỉ tiêu chi phí của công ty trong giai đoạn 2017-2019. Cụ thể: Trong năm 2017, các chỉ tiêu chi phí hoạt động, chi phí lãi vay và chi phí quản lý doanh nghiệp đều tăng so với năm 2016 để đáp ứng nhu cầu mở rộng hoạt động kinh doanh của công ty như mua sắm thêm thiết bị vật tư. Mức tăng của chi phí lãi vay là 28,007,000 VND, chi phí quản lý là 6,829,000, do đó tổng chi phí tăng của năm 2017 là 71,712 VND; so với năm 2016, tốc độ tăng chi phí hoạt động chung đạt 16%. Đây được coi là mức tăng hợp lý của chi phí so với tốc độ tăng của doanh thu cùng năm ở mức 13.5%. Sang năm 2018, chi phí của công ty tăng khá nhanh: chi phí lãi vay tăng mức 11,288,000 VND, đạt 32.2%; chi phí quản lý doanh nghiệp tăng từ 43,705,000 VND lên 55,500,000 VND, quy mô đạt 11,795,000 VND, tương ứng tỷ lệ tăng là 27%; Chi phí hoạt động chung của công ty tăng với quy mô là 23,083,000 VND, tỷ lệ là 32.2 %. Như vậy, giữa chi phí lãi vay và chi phí quản lý doanh nghiệp thì trong năm 2018, chi phí lãi vay có mức tăng lớn và tốc độ tăng nhanh hơn so với chi phí quản lý doanh nghiệp. Điều này được cho là xuất phát từ việc công ty mở rộng vốn thông qua kênh đi vay ngân hàng và một số tổ chức tín dụng khác để đầu tư thêm đội xe và các vật tư phụ kiện khác phục vụ hoạt động của mình; do đó năm này cũng có mức tăng doanh thu và lợi nhuận thuần, lợi nhuận sau thuế vượt trội so với năm 2017.
  • 37. 34 Năm 2019 chứng kiến sự thay đổi khác biệt của các chỉ tiêu chi phí. Trong khi chi phí lãi vay vẫn tiếp tục tăng thì ngược lại, chi phí quản lý doanh nghiệp lại giảm. Cụ thể, chi phí lãi vay tăng 5.9%, mặc dù có tăng so với năm 2018 song tốc độ tăng này cũng được đánh giá là chậm dần; trong khi đó, chi phí quản lý doanh nghiệp giảm về quy mô là 3,616,000 VND, tốc độ giảm là 6,5%. Do đó, chi phí hoạt động chung của công ty giảm ở mức 1.4%. Xét trong mối quan hệ tương quan với sự giảm của các chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận, sự sụt giảm của chi phí hoạt động cho thấy trong năm 2019, hoạt động kinh doanh của công ty có xu hướng chậm lại. Các chỉ tiêu chi phí giảm là do nguyên nhân này chứ không phải là do công ty nâng cao hiệu quả sử dụng chi phí của mình. 2.2.3.Tình hình tài sản - nguồn vốn Quy mô, cơ cấu tài sản Bảng 2.6. Tình hình tài sản của công ty giai đoạn 2017-2019 ĐVT: 1,000 VND Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 I. TSNH 1,351,000 1,966,981 1,975,191 1. Tiền và các khoản tương đương tiền 298,806 360,061 576,880 2. Phải thu ngắn hạn 840,689 1,412,424 1,220,713 3. Hàng tồn kho 158,323 135,898 101,634 4. TSNH khác 53,182 58,598 75,963 II. TSDH 3,419,423 4,246,356 5,111,160 Các khoản phải thu dài hạn 156,978 201,545 250,642 TSCĐ 3,255,758 4,038,308 4,851,264 TS DH khác 6,687 6,503 9,254 Tổng TS 4,770,423 6,213,337 7,086,351 (Nguồn: Tác giả tự tổng hợp theo số liệu từ báo cáo tài chính của công ty) Bảng 2.7. Quy mô, tốc độ tăng tài sản của công ty giai đoạn 2017-2019
  • 38. 35 Quy mô tăng (ngđ) Tốc độ tăng (%) Quy mô tăng (ngđ) Tốc độ tăng (%) Quy mô tăng (ngđ) Tốc độ tăng (%) I. TSNH - - 615,981 45.6 8,210 0.4 1. Tiền và các khoản tương đương tiền - - 61,255 20.5 216,819 60.2 2. Phải thu ngắn hạn - - 571,735 68.0 -191,711 -13.6 3. Hàng tồn kho - - -22,425 -14.2 -34,264 -25.2 4. TSNH khác - - 5,416 10.2 17,365 29.6 II. TSDH - - 826,933 24.2 864,804 20.4 Các khoản phải thu dài hạn - - 44,567 28.4 49,097 24.4 TSCĐ - - 782,550 24.0 812,956 20.1 TS DH khác - - -184 -2.8 2,751 42.3 Tổng TS - - 1,442,914 30.2 873,014 14.1 Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 (Nguồn: Tác giả tự tổng hợp theo số liệu từ báo cáo tài chính của công ty) Bảng số liệu cho thấy đặc điểm về tài sản của công ty trong giai đoạn từ 2017 -2019 như sau Về tổng tài sản. Trong 3 năm từ 2017 – 2019, tổng tài sản của công ty có sự biến động theo hướng gia tăng, năm 2017 tổng tài sản của công ty là 4,770,424,000 VND, năm 2018 tăng lên 6,213,337,000 VND, đến năm 2019 lại tiếp tục tăng lên 7,086,351,000 VND. Nếu xét theo quy mô và tốc độ, năm 2018 đạt quy mô tăng lớn nhất ở mức 1,442,914,000 VND, tương đương 30.2%; trong khi đó năm 2019 quy mô và tốc độ tăng có chiều hướng giảm, ở mức 873,014,000VND và 14.1% Tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng nhỏ hơn trong tổng tài sản của doanh nghiệp, so với tài sản dài hạn. Năm 2017, tài sản ngắn hạn của công ty đạt 1,351,000,000 VND trong đó tiền và các khoản tương đương tiền là 298,806,000 VND, khoản phải thu ngắn hạn là 840,689,000 VND, hàng tồn kho là 158,323,00 VND; các tài sản ngắn hạn khác là 53,182,000 VND. Sang năm 2018, đa số các chỉ tiêu thuộc tài sản ngắn hạn đều có sự gia tăng, ví dụ , tiền và các khoản tương đương tiền tăng 20.5%; các khoản phải thu ngắn hạn tăng 68%; tài sản ngắn hạn khác tăng 10,2%, chỉ duy nhất có hàng tồn kho giảm 14.2%; do đó, tổng tài sản ngắn hạn tăng ở mức 615,981,000 VND về quy mô và 45.6% về tốc độ. Đây là mức gia tăng khá cao của tài sản ngắn hạn của công ty.
  • 39. 36 Tài sản dài hạn là bộ phận chiếm tỷ trọng lớn hơn so với tài sản ngắn hạn trong cơ cấu tài sản của công ty, tuy nhiên mức nhỉnh hơn cũng không cao. Trong giai đoạn từ 2017-2018, năm 2019 là năm mà công ty có mức tài sản dài hạn lớn nhất ở mức 5,111,160,000 VND, trong đó các khoản phải thu dài hạn là 250,642,000 VND; tài sản cố định là 4,851,264,000 VND; tài sản dài hạn khác là 9,254,000 VND. Quy mô và tốc độ tăng của tài sản dài hạn thì lại có sự biến động giữa các năm trong giai đoạn; cụ thể, năm 2019 có quy mô gia tăng tài sản dài hạn lớn nhất, ở mức 864,804,000 VND so với quy mô tăng của năm 2018 là 826,933,000 VND; tuy nhiên tốc độ tăng tài sản dài hạn của năm 2018 lại đạt cao hơn là 28.4% trong khi năm 2019 chỉ đạt 20.4%. Trong cơ cấu của tài sản dài hạn thì tài sản cố định chiếm tỷ trọng lớn nhất, song tốc độ tăng lại thấp hơn các khoản còn lại; ví dụ trong năm 2019, tốc độ tăng của tài sản cố định chỉ đạt 20.1% trong khi tốc độ tăng của các khoản thu dài hạn và tài sản dài hạn khác lần lượt là 24.4% và 42.3%. Cơ cấu nguồn vốn Bảng 2.8: Tình hình nguồn vốn của công ty giai đoạn 2017-2019 Quy mô (ngđ) Tốc độ (%) Quy mô (ngđ) Tốc độ (%) Nợ ngắn hạn 686,301 1,218,688 1,514,520 532,387 77.6 295,832 24.3 Nợ dài hạn 51,102 109,090 207,896 57,988 113.5 98,806 90.6 Vốn CSH 3,996,612 4,885,559 5,363,935 888,947 22.2 478,376 9.8 Tổng vốn 4,770,423 6,213,337 7,086,351 1,442,914 30.2 873,014 14.1 Tăng trưởng năm 2018 Tăng trưởng năm 2019 Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 (Nguồn: Tác giả tự tổng hợp theo số liệu từ báo cáo tài chính của công ty)
  • 40. 37 14.4 19.6 21.4 83.8 78.6 75.7 0% 20% 40% 60% 80% 100% năm 2017 năm 2018 năm 2019 Biểu đồ 2.1: Cơ cấu nguồn vốn của công ty giai đoạn 2017 -2019 Nợ ngắn hạn Nợ dài hạn Vốn CSH (Nguồn: Tác giả tự tổng hợp theo số liệu từ báo cáo tài chính của công ty) Bảng 2.8 và biểu đồ 2.1 thể hiện đặc điểm về tình hinhf sử dụng vốn và cơ cấu vốn của công ty giai đoạn 2017-2019. Về tình hình vốn. Tổng vốn của công ty có sự gia tăng qua các năm, từ năm 2018 đến 2019 tốc độ gia tăng đạt 30.2% và 14.1%. Về quy mô , vào năm 2018 quy mô tăng vốn là 1,442,914,000 VND còn năm 2019 đạt 873,014,000 VND; Như vậy so với năm 2018 thì trong năm 2019 nguồn vốn có sự giảm cả về quy mô và tốc độ tăng.Trong các chỉ tiêu thuộc nguồn vốn thì nợ dài hạn có tốc độ tăng lớn nhất, đạt 113.5% vào năm 2018 và 90.6% vào năm 2019; tuy nhiên xét theo quy mô thì vốn chủ sở hữu lại là thành phần có quy mô tăng lớn nhất. Về cơ cấu vốn. Qua biểu đồ 2.1 cho thấy, vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu nguồn vốn của công ty song lại có xu hướng giảm, từ mức 83.8% vào năm 2017 thì chỉ còn 75.7% vào năm 2019. Thay vào đó, nợ ngắn hạn và nợ dài hạn tuy chiếm tỷ lệ nhỏ song lại có xu hướng tăng qua các năm. 2.3 Thực trạng sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty TNHH kỹ thuật môi trường Lê Gia 2.3.1 Thực trạng cơ cấu tài sản ngắn hạn
  • 41. 38 Bảng 2.9 Cơ cấu tài sản ngắn hạn của công ty giai đoạn 2017-2019 Đơn vị tính: nghìn đồng Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Chênh lệch 2018 - 2017 Chênh lệch 2019- 2018 Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Tài sản ngắn hạn 1.351.000 1.966.981 1.975.191 615.981 31,32 8.210 0,42 1. Tiền và các khoản tương đương tiền 298.806 360.061 576.880 61.255 17,01 216.819 60,22 2. Phải thu ngắn hạn 840.689 1.412.424 1.220.713 571.735 40,48 -191.711 -13,57 3. Hàng tồn kho 158.323 135.898 101.634 -22.425 -16,50 -34.264 -25,21 4. TSNH khác 53.182 58.598 75.963 5.416 9,24 17.365 29,63 (Nguồn: Được tính toán từ bảng cân đối kế toán) Biểu đồ 2.2. Cơ cấu tài sản ngắn hạn 0% 22% 62% 12% 4% Năm 2017 1. Tiền và các khoản tương đương tiền 2. Phải thu ngắn hạn 3. Hàng tồn kho 4. TSNH khác
  • 42. 39 Qua bảng và biểu đồ ta thấy, Tài sản ngắn hạn của công ty trong giai đoạn 2017-2019 có xu hướng tăng. Cụ thể như sau: Năm 2017 tổng tài sản ngắn hạn là 1.351.000 nghìn đồng, năm 2018 là 1.966.981 nghìn đồng tăng 615.981 nghìn đồng tương đương tăng 31,32 %. Năm 2019 là 1.975.191 nghìn đồng, tăng 8.210 nghìn đồng tương đương tăng 0,42% so với năm 2018. Công ty mở rộng hoạt động kinh doanh nên tổng tài sản ngắn hạn của công ty cũng tăng. Trong cơ cấu tài sản ngắn hạn: phải thu ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao nhất, luôn chiếm trên 62%, tiếp đến là tiền và các khoản tương đương tiền chiếm từ 18% trở lên, thứ ba là hàng tồn kho, và cuối cùng là tài sản ngắn hạn khác. 2.3.2 Thực trạng quản lý tiền và các khoản tương đương tiền Tiền về mặt kinh tế là hình thức thanh toán cho tất cả các giao dịch và hoạt động kinh doanh. Về mặt kế toán, tiền mặt là tiền tệ và tiền kim loại do công ty sở hữu. Vốn bằng tiền phản ánh khả năng thanh toán công công ty tại thời điểm ghi nhận. Các khoản tương đương tiền là các tài sản, thông thường là các khoản đầu tư có khả năng chuyển thành tiền mặt một cách nhanh chóng, mà chúng có thể là tiền tệ. Tùy vào lình vực và ngành nghề kinh doanh, quy mô công ty mà khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền có quy mô tương ứng để đảm bảo khả năng thanh toán nhanh của công ty. Bảng 2.10 Tình hình quản lý tiền và các khoản tương đương tiền
  • 43. 40 Đơn vị tính: Nghìn đồng Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tiền và các khoản tương đương tiền 298.806 100 360.061 100 576.880 100 1. Tiền 298.806 100 360.061 100 576.880 100 - Tiền mặt 225.389 75,43 258.485 71,79 405.742 70,33 - Tiền gửi ngân hàng 73.417 24,57 101.576 28,21 171.138 29,67 (Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính) Bảng 2.11. Chênh lệch tiền và các khoản tương đương tiền giai đoạn 2017- 2019 Chỉ tiêu Chênh lệch 2018-2017 Chênh lệch 2019-2018 Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Tiền mặt 33.096 14,68 147.257 56,97 Tiền gửi ngân hàng 28.159 38,35 69.562 68,48 Tiền mặt: lượng tiền mặt của công ty năm 2017 là 225.389 nghìn đồng chiếm 75,43% cơ cấu khoản mục tiền. Năm 2018 tiền mặt tại công ty là 258.485 nghìn đồng chiếm 71,79% cơ cấu mục tiền và các khoản tương đương tiền, so với năm 2017 thì năm 2018 tiền mặt tăng 33.096 nghìn đồng tương đương tăng 14,68%. Năm 2019, tiền mặt của công ty là405.742 nghìn đồng chiếm 70,33 % trong cơ cấu khoản mục tiền và cá khoản tương đương tiên, so với năm 2018 thì năm 2019 tiền mặt đã tăng 147.257 nghìn đồng tương đương tăng 56,97 Tiền gửi ngân hàng: Năm 2017, tiền gửi ngân hàng của công ty là 73.417 nghìn đồng chiếm 24,57 % cơ cấu mục tiền và cá khoản tương đương tiền. Năm 2018, tiền gửi ngân hàng của công ty là 101.576 nghìn đồng chiếm 28,21% trong cơ cấu mục tiền và các khoản tương đương tiền, so với năm 2017 thì năm
  • 44. 41 2018 tiền gửi ngân hàng của công ty đã tăng 28.159 nghìn đồng tương đương tăng 38,35%. Năm 2019, tiền gửi ngân hàng của công ty là 171.138 nghìn đồng chiếm 29,67% trong cơ cấu mục tiền và các khoản tương đương tiền, so với năm 2018, tiền gửi ngân hàng của công ty tăng 69.562 nghìn đồng, tương đương tăng 68,48% Qua phân tích trên, chúng ta thấy rằng, tiền mặt của công ty tăng về quy mô, nhưng lại giảm về cơ cấu và tiền gửi ngân hàng tăng về quy mô và tăng về cơ câu. Quy mô tăng là do công ty mở rộng hoạt động kinh doanh, còn cơ cấu tiền mặt giảm vì các ngân hàng đang thực hiện chính sách khuyến khích thanh toán không dùng tiền mặt. Bảng: chỉ tiêu vòng quay tiền mặt 2.3.3 Thực trạng quản lý hàng tồn kho Bảng 2.12: Tình hình quản lý hàng tồn kho tại công ty giai đoạn 2017-2019 Quy mô tăng (ngđ) Tốc độ tăng (%) Quy mô tăng (ngđ) Tốc độ tăng (%) 3. Hàng tồn kho 158,323 135,898 101,634 -22,425 -14.2 -34,264 -25.2 Nguyên liệu, vật liệu 96,568 86,432 73,907 -10,136 -10.5 -12,525 -14.5 Chi phí sản xuất kinh doanh dang dở 42,700 28,835 26,740 -13,865 -32.5 -2,095 -7.3 Chi phí trả trước dài hạn 19,055 20,631 987 1,576 8.3 -19,644 -95.2 Năm 2018 Năm 2019 Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 (Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính) Biểu đồ 2.3. Cơ cấu tài sản ngắn hạn
  • 45. 42 Qua bảng và biểu đồ ta thấy, Tài sản ngắn hạn của công ty trong giai đoạn 2017-2019 có xu hướng tăng. Cụ thể như sau: Năm 2017 tổng tài sản ngắn hạn là 1.351.000 nghìn đồng, năm 2018 là 1.966.981 nghìn đồng tăng 615.981 nghìn đồng tương đương tăng 31,32 %. Năm 2019 là 1.975.191 nghìn đồng, tăng 8.210 nghìn đồng tương đương tăng 0,42% so với năm 2018. Công ty mở rộng hoạt động kinh doanh nên tổng tài sản ngắn hạn của công ty cũng tăng. Trong cơ cấu tài sản ngắn hạn: phải thu ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao nhất, luôn chiếm trên 62%, tiếp đến là tiền và các khoản tương đương tiền chiếm từ 18% trở lên, thứ ba là hàng tồn kho, và cuối cùng là tài sản ngắn hạn khác. 2.3.2 Thực trạng quản lý tiền và các khoản tương đương tiền Tiền về mặt kinh tế là hình thức thanh toán cho tất cả các giao dịch và hoạt động kinh doanh. Về mặt kế toán, tiền mặt là tiền tệ và tiền kim loại do 0% 22% 62% 12% 4% Năm 2017 1. Tiền và các khoản tương đương tiền 2. Phải thu ngắn hạn 3. Hàng tồn kho 4. TSNH khác