SlideShare a Scribd company logo
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
---o0o---
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI
SẢN NGẮN HẠN TẠI CÔNG TY TNHH PHÁT
TRIỂN SẢN PHẨM MỚI – CÔNG NGHỆ MỚI
SINH VIÊN THỰC HIỆN : LỀU THỊ THU HÀ
MÃ SINH VIÊN : A16330
CHUYÊN NGÀNH : TÀI CHÍNH
HÀ NỘI – 2014
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
---o0o---
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI
SẢN NGẮN HẠN TẠI CÔNG TY TNHH PHÁT
TRIỂN SẢN PHẨM MỚI - CÔNG NGHỆ MỚI
Giáo viên hƣớng dẫn : Th.S Trịnh Trọng Anh
Sinh viên thực hiện : Lều Thị Thu Hà
Mã sinh viên : A16330
Chuyên ngành : Tài chính – Ngân hàng
HÀ NỘI – 2014
Thang Long University Library
LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, em xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy giáo, cô giáo trường Đại Học
Thăng Long, đặc biệt là Thầy giáo Ths. Trịnh Trọng Anh cùng các anh chị tại công ty
TNHH phát triển sản phẩm mới – công nghệ mới đã tận tình chỉ bảo và giúp đỡ em
hoàn thành bài luận văn này. Em xin chân thành cám ơn thầy vì những kiến thức mà
thầy đã truyền dạy cho em, đó sẽ là những hành trang quý báu cho em bước vào đời.
Bằng những kiến thức và khả năng tiếp thu còn hạn hẹp của em thì bài luận còn
nhiều thiếu sót và hạn chế, kính mong sự đóng góp và chỉ dẫn của thầy cô giáo để bài
luận văn hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện
Lều Thị Thu Hà
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Khóa luận tốt nghiệp này là do tự bản thân thực hiện có sự hỗ
trợ từ giáo viên hướng dẫn và không sao chép các công trình nghiên cứu của người
khác. Các dữ liệu thông tin thứ cấp sử dụng trong Khóa luận là có nguồn gốc và được
trích dẫn rõ ràng.
Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này!
Sinh viên
Lều Thị Thu Hà
Thang Long University Library
MỤC LỤC
CHƢƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG
TÀI SẢN NGẮN HẠN TẠI DOANH NGHIỆP .........................................................1
1.1 Khái niệm tài sản ngắn hạn.............................................................................1
1.1.1 Khái niệm tài sản ngắn hạn............................................................................1
1.1.2 Đặc điểm của tài sản ngắn hạn ......................................................................1
1.1.3 Phân loại TSNH..............................................................................................2
1.1.3.1. Phân loại theo lĩnh vực tham gia luân chuyển...................................................2
1.1.3.2. Phân loại theo tính thanh khoản ........................................................................2
1.1.4 Vai trò của TSNH trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp. 4
1.2 Nội dung quản lý TSNH trong DN.................................................................4
1.2.1 Quản lý các bộ phận của TSNH.....................................................................4
1.2.2 Chính sách quản lý TSNH..............................................................................6
1.3 Hiệu quả sử dụng TSNH .................................................................................7
1.3.1 Khái niệm.........................................................................................................7
1.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của doanh
nghiệp 8
1.3.2.1. Các chỉ tiêu về khả năng sinh lời .......................................................................8
1.3.2.2 Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán ...................................................................9
1.3.2.3. Hiệu suất sử dụng tài sản ...................................................................................9
1.3.2.4. Quản lý hàng lưu kho .......................................................................................10
1.3.2.5. Quản lý phải thu khách hàng............................................................................10
1.3.2.6 Vòng quay tiền...................................................................................................11
1.3.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của doanh
nghiệp 11
CHƢƠNG II.................................................................................................................13
THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TSNH CỦA CÔNG TY TNHH PHÁT
TRIỂN SẢN PHẨM MỚI – CÔNG NGHỆ MỚI ....................................................13
2.1 Khái quát về Công ty TNHH phát triển sản phẩm mới - công nghệ mới ........13
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển ...................................................................13
2.1.1.1. Tên gọi, địa chỉ của Công ty.............................................................................13
2.1.1.2. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của Công ty..................................13
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH phát triển sản phẩm mới - công nghệ mới.
14
2.2. Thực trạng hiệu quả sử dụng TSLĐ của Công ty TNHH phát triển sản phẩm
mới - công nghệ mới ....................................................................................................15
2.2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH phát triển sản phẩm mới -
công nghệ mới...............................................................................................................15
2.2.2 Tình hình Tài sản – Nguồn vốn..........................................................................19
2.2.2.1 Cơ cấu tài sản – nguồn vốn...............................................................................19
2.2.2.2 Chính sách quản lý tài sản ngắn hạn ................................................................23
2.2.3. Đánh giá chung hiệu quả sử dụng TSNH ........................................................25
2.2.3.1 Các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời............................................................25
2.2.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán.......................................................26
2.3.1. Thực trạng cơ cấu tài sản ngắn hạn .................................................................27
2.3.2. Quản lý tiền và các khoản tương đương tiền....................................................29
2.3.3 Quản lý hàng lưu kho .........................................................................................30
2.5. Nhận xét tình hình quản lý và sử dụng TSNH...................................................34
2.5.1. Kết quả đạt được.................................................................................................34
2.5.2. Hạn chế và nguyên nhân ...................................................................................34
2.5.2.1. Hạn chế.............................................................................................................34
2.5.2.2. Nguyên nhân.....................................................................................................35
CHƢƠNG III. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN
NGẮN HẠN CỦA CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM MỚI - CÔNG
NGHỆ MỚI..................................................................................................................37
3.1. Định hƣớng hoạt động của công ty TNHH phát triển sản phẩm mới - công
nghệ mới .......................................................................................................................37
3.1.1. Định hướng phát triển ngành............................................................................37
3.1.2. Định hướng phát triển của Công ty TNHH phát triển sản phẩm mới - công
nghệ mới........................................................................................................................39
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng TSNH của Công ty TNHH phát triển
sản phẩm mới - công nghệ mới...................................................................................40
3.2.1. Quản lý tiền mặt hiệu quả, chặt chẽ..................................................................40
3.2.2. Quản lý chặt chẽ các khoản phải thu................................................................41
3.2.4. Tăng cường đào tạo bồi dưỡng cán bộ..............................................................46
3.2.5. Một số giải pháp khác ........................................................................................46
3.3. Kiến nghị ...............................................................................................................47
Thang Long University Library
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Tóm tắt báo cáo kết quả kinh doanh ........................................................16
Bảng 2.2 Cơ cấu tài sản giai đoạn 2011-2013............................................................19
Bảng 2.3 Cơ cấu nguồn vốn giai đoạn 2011-2013 .....................................................20
Bảng 2.4. Chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời ..........................................................25
Bảng 2.5 Chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán .....................................................26
Bảng 2.6 Cơ cấu tài sản ngắn hạn giai đoạn 2011-2013...........................................27
Bảng 2.7. Cơ cấu tài sản ngắn hạn bằng tiền giai đoạn 2011-2013.........................29
Bảng 2.8 Cơ cấu hàng tồn kho giai đoạn 2011-2013.................................................30
Bảng 2.9 Cơ cấu phải thu khách hàng giai đoạn 2011-2013....................................31
Bảng 2.10 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng TSNH .............................................32
Bảng 2.11. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng các bộ phận cấu thành TSNH.....32
DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Hình 1.1. Chính sách quản lý TS……………………………………………………6
Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức của công ty TNHH phát triển sản phẩm mới - công
nghệ mới…………………………………………………..…………………………14
Biểu đồ 2.1. Tăng trƣởng doanh thu, giá vốn và lợi nhuận…………………….....17
Biểu đồ 2.2. Tỷ trọng tài sản………...………………………………………………23
Biểu đồ 2.3. Cơ cấu tài sản ngắn hạn……………………………………………….28
DANH MỤC VIẾT TẮT
Ký hiệu viết tắt Tên đầy đủ
DN Doanh nghiệp
HTK Hàng tồn kho
GVHB Giá vốn hàng bán
NV Nguồn vốn
SXKD Sản xuất kinh doanh
TB Trung bình
TS Tài sản
TSNH Tài sản ngắn hạn
TSDH Tài sản dài hạn
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
VCSH Vốn chủ sở hữu
VLĐR Vốn lưu động ròng
Thang Long University Library
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm qua, cùng với tiến trình hội nhập của nước ta vào các định
chế của khu vực và thế giới với định hướng phát triển kinh tế quốc gia từ nay đến
2020, các doanh nghiệp phải đương đầu với nhiều thách thức lớn. Với các doanh
nghiệp thì ranh giới giữa thành công và thất bại trở nên rõ ràng hơn. Sử dụng tài sản có
hiệu quả giúp cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành với
hiệu quả kinh tế cao nhất để nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp và làm
tăng thêm giá trị tài sản của chủ sở hữu.
Công ty TNHH phát triển sản phẩm mới – công nghệ mới là công ty chuyên sản
xuất các loại bánh phục vụ cho nhu cầu hàng ngày của người tiêu dùng. Trong thời
gian qua, công ty có nhiều quan tâm tới hiệu quả sử dụng tổng tài sản và nguồn vốn để
nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty, do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách
quan, hiệu quả sử dụng TSNH của công ty còn thấp so với mục tiêu được đề ra. Thực
tế nó đã và đang ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động hiệu quả của công ty. Vì vậy, để có
phát triển hơn trong môi trường cạnh tranh, nâng cao hiệu quả sử dụng TSNH là một
trong những vấn đề cấp thiết hiện nay đối với công ty.
Từ những vai trò và yêu cầu cấp thiết nói trên, em đã chọn đề tài: “ Giải pháp
nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty TNHH phát triển sản
phẩm mới – công nghệ mới” để làm đè tài cho khóa luận tốt nghiệp.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Mục tiêu nghiên của của đề tài là làm rõ cơ sở lý luận và hiệu quả sử dụng
TSNH, thực trạng việc sử dụng tài sản của Công ty TNHH phát triển sản phẩm mới –
công nghệ mới để từ đó đưa ra các đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng TSNH.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Hiệu quả sử dụng TSNH của công ty TNHH phát triển sản
phẩm mới – công nghệ mới.
Phạm vi nghiên cứu: Hiệu quả sử dụng TSNH của công ty TNHH phát triển sản phẩm
mới – công nghệ mới trong giai đoạn 2011-2013.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp thống kê mô tả, so sánh đối chiếu và phân tích số
liệu mà công ty cung cấp.
5. Kết cấu khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung chính của khóa luận gồm 3 chương:
Chương I. Cơ sở lý luận về hiệu quả sử dụng TSNH tại doanh nghiệp
Chương II. Thực trạng hiệu quả sử dụng TSNH của Công ty TNHH phát triển sản
phẩm mới – công nghệ mới
Chương III. Giải phảp nâng cao hiệu quả sử dụng TSNH của Công ty TNHH phát
triển sản phẩm mới – công nghệ mới
Thang Long University Library
1
CHƢƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN
NGẮN HẠN TẠI DOANH NGHIỆP
1.1 Khái niệm tài sản ngắn hạn
1.1.1 Khái niệm tài sản ngắn hạn
Tài sản ngắn hạn là những tài sản thường xuyên luân chuyển trong quá trình
kinh doanh. Để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh được liên tục, không bị gián
đoạn thì dù là doanh nghiệp sản xuất hay doanh nghiệp thương mại cũng cần phải có
đủ một lượng tài sản ngắn hạn nhất định trong cơ cấu tài sản của mình.
Tài sản ngắn hạn là một bộ phận không thể tách rời trong mọi hoạt động sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Không giống như tài sản cố định là những yếu tố
của tư liệu lao động được sử dụng trong một thời gian luân chuyển tương đối dài và có
giá trị đơn vị tương đối lớn, tài sản lưu động là những yếu tố của tư liệu lao động được
sử dụng trong thời gian luân chuyển ngắn. Khi sử dụng, chúng được tiêu hao hoàn
toàn vào quá trình sản xuất trong một lần chu chuyển, thay đổi hình thái vật chất và
chuyển toàn bộ giá trị vào sản phẩm được sản xuất ra.
Các tài sản ngắn hạn phần lớn đóng vai trò là đối tượng lao động, tức là các vật
bị tác động trong quá trình chế biến, bởi lao động của con người hay máy móc. Trong
bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp, tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp được thể
hiện ở các bộ phận: Tiền mặt, chứng khoán thanh khoản cao, phải thu và dự trữ tồn
kho. Giá trị các loại tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp sản xuất thường chiếm tỷ trọng
lớn trong tổng giá trị tài sản của chúng. Quy mô tài sản ngắn hạn của một doanh
nghiệp tăng giảm theo chu kì kinh doanh và xu hướng mùa vụ. Vào giai đoạn tăng
trưởng của chu kì kinh doanh, doanh nghiệp thường đạt mức tài sản ngắn hạn tối đa.
Quản lý sử dụng hợp lý các loại tài sản ngắn hạn có ảnh hưởng rất quan trọng
đối việc hoàn thành nhiệm vụ chung của doanh nghiệp. Mặc dù hầu hết các vụ phá sản
trong kinh doanh là hệ quả của nhiều yếu tố, chứ không phải chỉ do quản trị tài sản
ngắn hạn tồi. Nhưng cũng có thể thấy rằng sự bất lực của một số công ty trong việc
hoạch định và kiểm soát một cách chặt chẽ các loại tài sản lưu động và các khoản nợ
ngắn hạn hầu như là một nguyên nhân dẫn đến thất bại cuối cùng của họ.
1.1.2 Đặc điểm của tài sản ngắn hạn
Tài sản ngắn hạn là những tài sản thường xuyên luân chuyển trong quá trình sản xuất
kinh doanh, góp phần duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh được liên tục, không bị
gián đoạn. Chính vì vậy mà tài sản lưu động có những đặc điểm sau:
- Thứ nhất, tài sản ngắn hạn có tình thanh khoản cao nên đáp ứng được khả năng
thanh toán của doanh nghiệp.
2
- Thứ hai, khi tham gia vào sản xuất kinh doanh, tài sản ngắn hạn luôn vận hành,
thay thế và chuyển hóa nhau qua các công đoạn của quá tringj sản xuất kinh
doanh.
- Thứ ba, tài sản ngắn hạn dễ dàng chuyển hóa từ dạng vật chất sang tiền tệ dễ
dàng mà không chịu chi phí lớn. Tuy nhiên, điều này lại gây khó khăn cho quản
lý, chống thất thoát.
- Thứ tư, tài sản ngắn hạn chỉ tham gia vào một chu kỳ kinh doanh. Chính đặc
điểm này đòi hỏi doanh nghiệp phải duy trì một lượng vốn ngắn hạn nhất định
để đầu tư, mua sắm tài sản ngắn hạn, đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh
doanh được tiến hành liên tục.
- Thứ năm, không như đầu tư vào tài sản cố định, các khoản đầu tư cho tài sản
ngắn hạn thường có thể hủy bỏ bất cứ thời điểm nào mà không phải chịu chi phí
tốn kém. Điều đó có được là do tài sản ngắn hạn phải đáp ứng nhanh chóng sự
biến động của doanh số và sản xuất. Đổi lại, tài sản ngắn hạn thương chịu sự lệ
thuộc khá nhiều vào những dao động mang tính mùa vụ và chu kỳ trong kinh
doanh.
- Thứ sáu, lợi nhuận đầu tư vào tài sản ngắn hạn là lợi nhuận gián tiếp.
1.1.3 Phân loại TSNH
Tài sản ngắn hạn trong doanh nghiệp rất đa dạng và phong phú. Mỗi loại có
tính chất và công dụng khác nhau, vì thế nó được phân loại khác nhau tùy theo mục
đích và tiêu chí áp dụng. Ta có thể phân loại tài sản ngắn hạn theo lĩnh vực tham gia
luân chuyển hoặc theo tính thanh khoản của tài sản ngắn hạn.
1.1.3.1. Phân loại theo lĩnh vực tham gia luân chuyển
Theo tiêu chí này, tài sản ngắn hạn được chia thành ba loại:
- Tài sản ngắn hạn sản xuất bao gồm các tài sản dự trữ cho quá trình sản xuất
như nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu…. và tài sản trong sản xuất như sản
phẩm dở dang, bán thành phẩm…
- Tài sản ngắn hạn lưu thông là toàn bộ các tài sản dự trữ cho quá trình lưu
thông của doanh nghiệp bao gồm: Thành phẩm, hàng gửi bán và các tài sản
trong quá trình lưu thông như các khoản phải thu, vốn bằng tiền.
- Tài sản ngắn hạn tài chính là những khoản đầu tư tài chính ngắn hạn với
mục đích sinh lời, bao gồm: Đầu tư chứng khoán ngắn hạn, đầu tư liên
doanh…
1.1.3.2. Phân loại theo tính thanh khoản
Đây là cách phân loại dựa trên khả năng huy động cho việc thanh toán. Theo
cách phân loại này thì tài sản ngắn hạn bao gồm: Tiền và các khoản tương đương tiền,
Thang Long University Library
3
đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản phải thu, các khoản ứng trước, hàng tồn kho và
các tài sản ngắn hạn khác.
- Tiền: Bao gồm tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển và các
khoản tương đương tiền như vàng, đá quý… Đây là tài sản có tính thanh
khoản cao nhất trong doanh nghiệp, chính vì vậy doanh nghiệp cần duy trì
một cách hợp lý, không quá nhỏ để đảm bảo khả năng thanh toán nhưng
cũng không quá lớn dẫn đến lãng phí, ứ đọng vốn của doanh nghiệp.
- Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn bao gồm các chứng khoán ngắn hạn,
các khoản đầu tư ngắn hạn khác, các khoản dự phòng đầu tư ngắn hạn…
Đây là khoản vừa có tính thanh khoản cao, vừa có khả năng sinh lời.
- Các khoản phải thu (tín dụng thương mại) bao gồm các khoản phải thu
khách hàng… là một loại tài sản rất quan trọng đối với doanh nghiệp, đặc
biệt là doanh nghiệp thương mại. Muốn mở rộng mạng lưới tiêu thụ và tạo
dựng mối liên hệ lâu dài, doanh nghiệp bán chịu cho khách hàng, chính vì
vậy đã phát sinh ra các khoản tín dụng thương mại. Tín dụng thương mại có
thể giúp doanh nghiệp nâng cao doanh số, từ đó tăng doanh thu, nhưng cũng
có thể đẩy doanh nghiệp vào tình trạng khó khăn khi doanh nghiệp không
thể hoặc khó thu hồi nợ từ khách hàng.
- Các khoản ứng trước: Bao gồm các khoản tiền mà doanh nghiệp đã trả trước
cho người bán, nhà cung cấp hoặc cho các đối tượng khác. Ngoài ra, cũng
có các khoản tạm ứng cho công nhân viên trong doanh nghiệp.
- Hàng tồn kho: “Hàng tồn kho” trong khái niệm này không có nghĩa là hàng
hóa bị ứ đọng, không bán được mà nó bao gồm toàn bộ hàng hóa vật liệu,
nguyên liệu đang tồn tại ở các kho, quầy hàng hoặc trong xưởng. Trên thực
tế, hàng tồn kho bao gồm hàng trăm loại khác nhau, tuy nhiên, có thể phân
thành các nhóm chính sau: nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, vật
liệu bổ trợ, nhiên liệu, thành phẩm, sản phẩm dở dang và bán thành phẩm,
công cụ dụng cụ…Các doanh nghiệp khác nhau thì các khoản mục này có
giá trị và tỷ trọng khác nhau trong tổng tài sản ngắn hạn. Tuy nhiên, doanh
nghiệp nào cũng cần phải có một chế độ quản lý khoa học và hợp lý để vừa
đảm bảo hoạt động kinh doanh thông suốt, vừa giảm được những chi phí
không cần thiết, từ đó giúp cho việc quản lý và sử dụng tài sản ngắn hạn có
hiệu quả hơn.
- Tài sản ngắn hạn khác: Bao gồm các khoản tạm ứng, chi phí chờ kết
chuyển…Tuy nhiên, trên thực tế, không phải doanh nghiệp nào cũng có đủ
các khoản mục trên trong bảng cân đối kế toán. Thường thì trong doanh
4
nghiệp chỉ có các khoản chính như: tiền, khoản phải thu, hàng tồn kho và tài
sản ngắn hạn khác.
Trong quá trình kinh doanh, tài sản ngắn hạn luôn có sự vận hành, thay thế
và chuyển hóa nhau, nên việc phân loại tài sản ngắn hạn như các cách trên chỉ
mang tính chất tương đối. Doanh nghiệp xác định được cách phân loại phù hợp với
mình sẽ có ưu thế trong việc bảo tồn, quản lý và sử dụng tài sản ngắn hạn.
1.1.4 Vai trò của TSNH trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Như đã nói ở trên, hoạt động của bất kỳ doanh nghiệp nào cũng không thể
không có tài sản ngắn hạn. Dù đó là doanh nghiệp sản xuất hay doanh nghiệp hoạt
động trong lĩnh vực thương mại dịch vụ thì tài sản lưu động đóng vai trò không thể
thiếu đối với các doanh nghiệp.
Tài sản ngắn hạn giúp cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
được vận hành một cách liên tục, không bị gián đoạn. Trong sản xuất, tài sản ngắn hạn
giúp cho doanh nghiệp sản xuất thông suốt, đảm bảo quy trình công nghệ, công đoạn
sản xuất. Trong lưu thông, tài sản ngắn hạn đảm bảo dự trữ thành phẩm đáp ứng đơn
đặt hàng của khách và nhu cầu tiêu thụ nhịp nhàng.
Tài sản ngắn hạn giúp cho doanh nghiệp đảm bảo được khả năng thanh toán,
khi duy trì ở một mức độ hợp lý nó đem lại cho doanh nghiệp những lợi thế nhất định
như được hưởng chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán… Từ đó giúp doanh
nghiệp tiết kiệm được chi phí, làm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Tài sản ngắn hạn giúp doanh nghiệp tạo dựng được mối quan hệ mật thiết với
khách hàng, đặc biệt là khách hàng lớn và thân thuộc thông qua chính sách tín dụng
thương mại.
Thời gian luân chuyển tài sản ngắn hạn lớn khiến cho công việc quản lý và sử
dụng tài sản ngắn hạn luôn diễn ra thường xuyên, liên tục. Với vai trò to lớn như vậy,
việc tăng tốc độ luân chuyển tải sản lưu động, nâng cao hiệu quả sử dụng TSNH trong
doanh nghiệp là nhu cầu tất yếu.
1.2 Nội dung quản lý TSNH trong DN
1.2.1 Quản lý các bộ phận của TSNH
Tài sản ngắn hạn là những tài sản thường xuyên luân chuyển trong quá trình sản
xuất kinh doanh. Do đó, quản lý và sử dụng hiệu quả TSNH có ảnh hưởng quan trọng
đối với việc hoàn thành nhiệm vụ chung của doanh nghiệp. Vì vậy, nội dung quản lý
TSNH được thể hiện qua các nội dung sau:
Quản lý tiền mặt
Quản lý tiền mặt là quyết định mức tồn quý tiền mặt, cụ thể là đi tìm bài toán
tối ưu để ra quyết định cho mức tồn quỹ tiền mặt sao cho tổng chi phí đạt tối thiểu mà
vẫn đủ để duy trì hoạt động binh thường của DN.
Thang Long University Library
5
Việc xác định lượng tiền mặt dự trữ chính xác giúp cho DN đáp ứng các nhu
cầu về: giao dịch, dự phòng, tận dụng được những cơ hội thuận lợi trong kinh doanh
do chủ động trong hoạt động thanh toán chi trả. Đồng thời DN có thể đưa ra các biện
pháp thích hợp đầu tư vào hoạt động tài chính, tham gia vào thị trường chứng khoán,
đầu tư vào doanh nghiệp, cùng với khả nắng phân tích và phán đoán những biến động
cũng như xu thế của thị trường tài chính thì từ đó các nhà quản lý mới có sự lựa chọn
để đưa ra các quyết định sử dụng ngân quỹ đúng đắn, giảm thiểu tối đa các rủi ro tài
chính, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản. Vậy nên quản lý tiền mặt hiệu quả
góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng TSNH nói riêng và hiệu quả sử dụng TS nói
chung cho DN.
Quản lý tiền mặt trong DN đề cập tới việc quản lý tiền giấy và tiền gửi ngân
hàng. Sự quản lý này liên quan chặt chẽ tới việc quản lý các loại tài sản gần với tiền
mặt như các loại chứng khoán có khả năng thanh toán cao. Các loại tài sản tài chính
gần như tiền mặt giữ vai trò như một miếng đệm cho tiền mặt: Số dư thanh khoản tiền
mặt có thể được đầu tư dễ dàng và các loại chứng khoán thanh khoản cao, đồng thời
chúng cũng có thể bán được rất nhanh để thỏa mãn những nhu cầu cấp bách về tiền
mặt.
Động cơ chủ yếu của việc nắm giữ tiền mặt để làm thông suốt quá trình tạo ra
các giao dịch kinh doanh. Bởi vậy sử dụng một loại tài sản khác có thanh khoản thấp
hơn có thể làm các chi phí giao dịch tăng cao, mất nhiều thời gian hơn đối với một
giao dịch kinh doanh thông thường. Động cơ giữ tiền mặt này có thể coi là động cơ
kinh doanh.
Quản lý các khoản phải thu
Trong nền kinh tế thị trường, để thắng lợi trong cạnh tranh, các doanh nghiệp có
thể áp dụng các chiến lược về sản phẩm, về quảng cáo, về giá cả, và các dịch vụ hậu
mói…Trong đó, chính sách tín dụng thương mại là một công cụ hữu hiệu và không thể
thiếu đối với các doanh nghiệp. Tuy nhiên, tín dụng thương mại là con dao hai lưỡi,
giúp doanh nghiệp tăng doanh số và tạo dựng mối quan hệ nhưng cũng tiềm ẩn nhiều
rủi ro không thu hồi được nợ. Do đó, các doanh nghiệp cần phải đưa ra những phân
tích về khả năng tín dụng của khách hàng, từ đó quyết định nên cấp tín dụng thương
mại hay không. Đây là nội dung chính của quản lý các khoản phải thu.
Quản lý hàng tồn kho
Trong quá trình luân chuyển của vốn lưu động phục vụ cho sản xuất kinh doanh
thì việc tồn tại vật tư hàng hóa dự trữ là những bước đệm cho quá trình hoạt động của
doanh nghiệp. Hàng tồn kho có ba loại chính: Nguyên vật liệu thô phục vụ cho quá
trình sản xuất, sản phẩm dở dang và thành phẩm. Các doanh nghiệp trong nền kinh tế
thị trường không thể tiến hành sản xuất đến đâu, mua hàng hóa đến đó mà cần phải dự
6
trữ nguyên vật liệu. Nếu doanh nghiệp dự trữ quá lớn sẽ tốn kém chi phí, ứ đọng vốn,
còn nếu dự trữ quỏ ớt sẽ làm cho quá trình sản xuất kinh doanh bị gián đoạn. Do vậy,
việc dự trữ nguyên vật liệu có ảnh hưởng lớn đến quá trình sản xuất kinh doanh.
Hàng tồn kho trong qua trình sản xuất là các nguyên vật liệu nằm ở các công
đoạn của dây truyền sản xuất. Nếu dây truyền sản xuất càng dài, càng nhiều công đoạn
thì đòi hỏi hàng tồn kho trong các công đoạn sản xuất càng lớn. Đây là những bước
đệm nhỏ để hoạt động sản xuất được liên tục.
Khi tiến hành sản xuất xong, do có độ trễ nhất định giữa sản xuất và tiêu thụ, do
những chính sách thị trường của doanh nghiệp trong bán hàng… đã hình thành nên bộ
phận thành phẩm tồn kho. Hàng hóa dự trữ đối với doanh nghiệp gồm ba bộ phận phổ
biến như trên, nhưng thông thường, trong quá trình quản lý, ta tập trung vào bộ phận
thứ nhất, là nguyên vật liệu dự trữ cho sản xuất.
1.2.2 Chính sách quản lý TSNH
Quản lý TSNH là nhiệm vụ tất yếu để duy trì tình hình kinh doanh ổn định của
DN. Việc quản lý TS phụ thuộc vào đặc điểm của ngành nghề kinh doanh, quy mô của
doanh nghiệp ( lớn, nhỏ hay trung bình ), mức độ ổn định của doanh thu và theo từng
thời kỳ của doanh nghiệp. Có hai các thức quản lý TS đó là: chiến lược quản lý cấp
tiến và chiến lước quản lý thận trọng.
Hình 1.1 dưới đây sẽ mô tả rõ cách thức xây dựng các chính sách quản lý TS trong
DN.
Hình 1.1. Chính sách quản lý TS
Cấp tiến Thận trọng Dung hòa
( Nguồn: Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, NXB Thống kê )
Chiến lược quản lý cấp tiến là áp dụng chính sách quản lý cấp tiến cho TS. Cụ
thể hơn, quản lý TS cấp tiến là doanh nghiệp duy trì TSNH ở mức thấp, đồng nghĩa
với tiền và hàng tồn kho ở mức thấp. Mức dự trữ tiền tối thiểu này chủ yếu dựa vào sự
quản lý hiệu quả và khả năng cho vay ngắn hạn để đáp ứng các nhu cầu bất thường,
điều này xảy ra tương tự với khoản hành lưu kho. Chính sách quản lý cấp tiền còn rút
ngắn chu kỳ kinh doanh và thời gian quay vòng tiền do khoản phải thu khách hàng và
hàng tồn kho giảm nên thời gian quay vòng tiền cũng giảm theo. Tuy nhiên, duy trì
TSNH
TSDH
TSNH
TSDH
TSNH
TSDH
Thang Long University Library
7
TSNH ở mức thấp cũng đem lại nhiều rủi ro, việc duy trì ít tiền mặt có thể ảnh hưởng
đến khả năng thanh toán của DN hoặc hàng trong kho còn ít không đủ cung cấp cho
khách hàng nếu có đột biện cề cung. Như vậy, nếu áp dụng chính sách quản lý cấp tiến
này DN sẽ có thêm thu nhập do giảm thiểu được các chi phí lưu kho, chi phí lãi nhưng
cũng đối mặt với các rủi ro về thanh toán và khả năng cung cấp hàng hóa cho khách
hàng.
Ngược lại với chính sách cấp tiến là chính sách thận trọng, chính sách này buộc
DN duy trì TSNH ở mức cao. Chính sách này an toàn hơn chính sách cấp tiến nhờ vào
sự tài trợ lâu dài và ổn định của nguồn vốn dài hạn, khả năng thanh toán và bán hàng
cho khách hàng luôn được đảm bảo trước những biến động bất thường. Nhìn chung,
DN luôn phải gánh thêm các khoản chi phí phát sinh từ hàng lưu kho, chính sách tín
dụng nới lỏng và đặc biệt là chi phí cơ hội khi nắm giữ nhiều tiền mặt tại DN.
Với chính sách quản lý dung hòa thì toàn bộ TSNH sẽ được tài trợ bằng với
nguồn vốn ngắn hạn và tất cả các TSDH sẽ được tài trợ bởi nguồn vốn dài hạn. Với
chính sách quản lý này VLĐR = 0 và gần như DN sẽ không gặp phải rủi ro nào, do đó
sự cân bằng về thời gian giữa TS và NV. Tuy nhiên, hầu như không một DN nào có
thể áp dụng được chính sách này.
1.3 Hiệu quả sử dụng TSNH
1.3.1 Khái niệm
Hiệu quả sử dụng TSNH là vấn đề mà mọi doanh nghiệp quan tâm, sản xuất có
hiệu quả thì doanh nghiệp mới có thể tồn tại trên thị trường. Chính vì hiệu quả sử dụng
tài sản trong doanh nghiệp là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ, năng lực khai
thác và sử dụng tài sản của doanh nghiệp vào hoạt động sản xuất kinh doanh, nhằm
mục đích tối đa hóa lợi nhuận và tăng giá trị tài sản có chủ sở hữu. Hiệu quả sử dụng
vốn thường được xem xét ở hai mặt đó là:
- Hiệu quả về mặt xã hội: Một doanh nghiệp phát triển chịu tác động của nhiều yếu tố
đến từ xã hội. Doanh nghiệp phát triển ổn định, nợ khách hàng thấp và thực hiện chính
sách tín dụng hợp lý và phát triển phù hợp với tình hình kinh tế xã hội sẽ có vị thế
vững chắc hơn so với những doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả, uy tín thấp đặc
biệt là trong bối cảnh nên kinh tế khó khăn, đầy sự cạnh tranh như thời điểm này. Đảm
bảo một vị trí vững chắc và phù hợp với sự phát triển của xã hội là yếu tố góp phần
tăng sức mạnh cho doanh nghiệp.
- Hiệu quả về mặt kinh tế: Hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp được đánh giá thông qua
các chỉ số kinh tế về khả năng sinh lời của tài sản sau một hay nhiều chu kỳ kinh
doanh. Nhìn chung, mỗi doanh nghiệp có một phương án sử dụng tài sản riêng nhưng
mục đích cuối cùng là để tối đa hóa khả năng sản xuất, kinh doanh và tối thiểu hóa chi
phí.
8
Đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thì nhà quản lý thường quan tâm đến
hiệu quả kinh tế hơn là hiệu quả xã hội vì nó liên quan mật thiết đến khả năng tồn tại
và phá sản của doanh nghiệp, là cơ sở để xếp hạng tín nhiệm hiệu quả xã hội. Tuy
nhiên hiệu quả xã hội cũng đánh giá, ảnh hưởng đến vị thế, uy tín của doanh nghiệp
trong xã hội.
1.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp
Hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn không thể được đánh giá đúng nếu chỉ dựa
vào một và chỉ tiêu đơn lẻ, nó là quá trình xem xét, đánh giá, phân tích một cách tổng
hợp và toàn diện trên nhiều góc độ, khía cạnh của riêng doanh nghiệp và của doanh
nghiệp trong mối tương quan với chỉ tiêu chung của toàn ngành.
(Nguồn : Giáo trình tài chính doanh nghiệp, NXB Thống kê)
1.3.2.1. Các chỉ tiêu về khả năng sinh lời
- Tỷ suất sinh lời trên doanh thu ( ROS )
Lợi nhuận ròng
ROS =
Chỉ số sinh lời trên doanh thu cho biết khả năng sinh lời của doanh thu, một đồng
doanh thu thuần sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lời nhuận sau thuế.
- Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản ( ROA )
Lợi nhuận ròng
ROA =
Chỉ số tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản cho biết khả năng sinh lời của tài sản sử
dụng trong doanh nghiệp hay việc sử dụng TSNH sẽ đem lại bao nhiêu lợi nhuận ròng
cho chủ sở hữu.
- Tỷ suất sinh lời trên tổng TSNH
Lợi nhuận ròng
Tỷ suất sinh lời trên tổng TSNH =
Chỉ số tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản ngắn hạn cho biết cụ thể hơn là khả năng
sinh lời của tài sản ngắn hạn dung trong doanh nghiệp.
- Tỷ suất sinh lời trên VCSH ( ROE )
Khả năng tạo ra lợi nhuận của vốn chủ sở hữu mà doanh nghiệp sử dụng cho hoạt
động sản xuất kinh doanh là mục tiêu của các nhà quản trị, chỉ tiêu này được tính như
sau:
ROE =
Lợi nhuận ròng
Vốn chủ sở hữu
Doanh thu
thuần
Tổng tài sản
Tổng TSNH
Thang Long University Library
9
Tổng tài sản ngắn hạn
Tổng nợ ngắn hạn
Nợ ngắn hạn
Tiền
Chỉ tiêu này cho biết trong một kỳ phân tích thì 100 đồng vốn chủ sở hữu tạo ra
bao nhiêu đồng lợi nhuận, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn chủ sở
hữu tốt, góp phần nâng cao khả năng đầu tư của doanh nghiệp, điều đó sẽ giúp nhà
quản trị doanh nghiệp tăng vốn chủ sở hữu phục vụ cho mục đích sản xuất kinh doanh.
1.3.2.2 Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán
Do đặc điểm của tài sản ngắn hạn là những tài sản có tính thanh khoản cao, sử
dụng hiệu quả tài sản ngắn hạn tức là lựa chọn hợp lý khả năng thanh khoản và khả
năng sinh lời. Chính vì vậy, khi đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn thì chỉ tiêu
về khả năng thanh toán là không thể thiếu.
Khả năng thanh toán hiện hành=
Tỷ số khả năng thanh toán hiện hành là thước đo khả năng thanh toán ngắn hạn
cả doanh nghiệp, nó cho biết mỗi một đồng nợ của doanh nghiệp được trang trải bằng
bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn. Nếu hệ số thanh toán hiện hành giảm, cho thấy khả
năng thanh toán của doanh nghiệp giảm, là dấu hiệu báo trước khó khăn tài chính
trong tương lai. Nếu hệ số này cao, nghĩa là doanh nghiệp sẵn sàng trong việc trả nợ,
đảm bảo được khả năng thanh toán. Tuy nhiên, nếu tỷ số thanh toán hiện hành quá cao
sẽ gây tốn kém, ảnh hưởng tới khả năng sinh lời của doanh nghiệp.
Khả năng thanh toán nhanh =
Tỷ số này được tính trên tài sản ngắn hạn có thể nhanh chóng được chuyển đổi
thành tiền. Hàng tồn kho là tài sản khó chuyển đổi thành tiền hơn trong các loại tài sản
ngắn hạn và dễ bị lỗ khi đem bán.
Khả năng thanh toán tức thời =
Tỷ số này phản ánh khả năng thanh toán tức thời cho các khoản nợ đến hạn trả
của doanh nghiệp. Hệ số này phản ánh rõ nhất hiệu quả sử dụng và quản lý tiền của
doanh nghiệp. Hệ số này quá thấp sẽ khiến doanh nghiệp khó khăn trong thanh toán,
có thể dẫn đến mất khả năng thanh toán. Nhưng nếu tỷ số này cao, thì lại gây lãng phí
do vốn bị ứ đọng.
1.3.2.3. Hiệu suất sử dụng tài sản
- Hiệu suất sử dụng tổng tài sản
Doanh thu thuần
Hiệu suất sử dụng tổng tài sản =
Tổng tài sản
Tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho
Nợ ngắn hạn
10
Chỉ số này cho ta thấy hiệu quả từ việc sử dụng tài sản của doanh nghiệp hay 1
đồng đem đầu tư vào tài sản đem lại bao nhiêu đồng doanh thu.
- Hiệu suất sử dụng tổng tài sản ngắn hạn
Doanh thu thuần
Hiệu suất sử dụng tổng TSNH =
Chỉ số này cho ta biết mỗi đơn vị tài sản ngắn hạn trong kỳ đem lại bao nhiêu
đơn vị doanh thu thuần. Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ hiệu suất sử dụng tài sản ngắn
hạn càng cao.
1.3.2.4. Quản lý hàng lưu kho
- Hệ số lưu kho
Giá vốn hàng bán
Hệ số lƣu kho =
- Thời gian lưu kho trung bình
365
Thời gian tồn kho trung bình =
Hệ số lưu kho phản ánh số vòng quay hàng tồn kho trong kỳ. Trong thời gian
lưu kho trung bình là khoảng thời gian trung bình hàng hóa được lưu trữ trong kho.
Thời gian lưu kho kéo dài đồng nghĩa với hệ số lưu kho thấp, hàng tồn nhiều, vòng
quay tiền bị kéo dài. Mức dữ trữ lưu kho lớn cũng làm doanh nghiệp tốn chi phí
lưu kho, bảo quản hàng hóa và ngược lại. Doanh nghiệp cần duy trì chỉ số này thấp.
1.3.2.5. Quản lý phải thu khách hàng
Doanh thu thuần
Hệ số thu nợ =
365
Thời gian thu nợ trung bình =
Hệ số thu nợ cho biết các khoản phải thu quay lại bao nhiêu lần, thời gian thu
nợ trung bình cho biết bình quân doanh nghiệp mất bao nhiêu thời gian để thu hồi các
khoản tín dụng cấp cho khách hàng.
Tổng TSNH
Hàng tồn kho
Hệ số lƣu kho
Phải thu khách hàng
Hệ số thu nợ
Thang Long University Library
11
GVHB + Chi phí bán hàng, quản lý chung phải trả
Hệ số trả nợ =
365
Thời gian trả nợ trung bình =
Hệ số trả nợ cho biết số lần trả nợ của doanh nghiệp trong một chu kỳ kinh
doanh, hệ số này càng thấp chứng tỏ doanh nghiệp chiếm dụng được các khoản nợ dài.
Tuy nhiên, chiếm dụng các khoản này quá dài có thể gây ảnh hưởng đến uy tín của
doanh nghiệp.
1.3.2.6 Vòng quay tiền
Vòng quay tiền TB = Thời gian lƣu kho TB + Thời gian thu nợ TB - Thời gian trả
nợ TB
Vòng quay tiền TB cho biết doanh nghiệp mất bao lâu để thu hồi một khoản tín
dụng. Nếu vòng quay tiền ngắn tức là doanh nghiệp thu hồi nhanh các khoản tiền trong
kinh doanh, chiếm dụng được các khoản nợ dài. Tuy nhiên vòng quay tiền của từng
doanh nghiệp là khác nhau, phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh và lĩnh vực hoạt
động.
1.3.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của doanh
nghiệp
- Đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu
quả sử dụng tài sản ngắn hạn trong doanh nghiệp đó, điều này thể hiện qua các mặt
sau:
Thứ nhất là loại hình kinh doanh của các doanh nghiệp. Cơ cấu tài sản của
doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp thương mại, dịch vụ là khác nhau. Các doanh
nghiệp thương mại, dịch vụ thường đầu tư vào tài sản lưu động nhiều hơn so với doanh
nghiệp sản xuất. Sự cân đối giữa tỷ trọng tài sản ngắn hạn và tài sản cố định sẽ thúc
đẩy quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời nâng cao hiệu quả sử
dụng các loại tài sản trong đó có tài sản ngắn hạn.
Thứ hai là đặc điểm của sản phẩm. Doanh nghiệp có sản phẩm khác nhau sẽ có
đối tượng khách hàng khác nhau, dẫn đến chính sách tín dụng thương mại khác nhau,
từ đó tỷ trọng các khoản phải thu trong tài sản ngắn hạn cũng khác nhau. Nếu doanh
nghiệp có khách hàng là những công ty bán buôn, công ty phân phối thì sẽ bị chiếm
dụng nhiều, ngược lại nếu khách hàng là người tiêu dùng cuối cùng thì vốn bị chiếm
dụng ít hơn.Nếu sản phẩm là hàng hóa có giá trị lớn, thời gian sản xuất kéo dài thì giá
trị hàng tồn kho cũng sẽ lớn.
Phải trả ngƣời bán + lƣơng, thƣởng, thuế, phí
Hệ số trả nợ
12
Thứ ba là trình độ công nghệ mà doanh nghiệp đang sử dụng trong hoạt động
sản xuất kinh doanh. Sử dụng công nghệ hiện đại thì sẽ tiết kiệm được chi phí, chu kỳ
sản xuất kinh doanh được rút ngắn, sản phẩm có chất lượng cao, dễ tiêu thụ, nâng cao
vòng quay hàng tồn kho. Ngược lại, nếu doanh nghiệp sử dụng công nghệ lạc hậu sẽ
làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng chi phí sản xuất, kéo dài chu kỳ sản xuất.
- Trình độ nguồn nhân lực
Con người là nhân tố quan trọng nhất trong bất kỳ hoạt động nào. Đây là yếu tố
quyết định, có ảnh hưởng to lớn đến việc quản lý tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp.
Con người là nhân tố đưa ra những quyết định quản lý mọi hoạt động của doanh
nghiệp, trong đó có chính sách quản lý tài sản ngắn hạn. Quyết định đúng đắn sẽ giúp
doanh nghiệp đạt lợi nhuận cao, và ngược lại có thể đưa doanh nghiệp vào tình trạng
khó khăn, thậm chí là phá sản.
- Kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
Mỗi doanh nghiệp, hoạt động trong các ngành khác nhau, khả năng tài chính và
năng lực kinh doanh khác nhau sẽ có kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm khác
nhau. Vào kì sản xuất của doanh nghiệp, doanh nghiệp sẽ sử dụng lượng nguyên vật
liệu, hàng hóa dự trữ tăng lên. Hoặc khi doanh nghiệp chuẩn bị cho công tác lưu thông
thì trong bán hàng, lượng hàng gửi bán tăng làm cho tài sản ngắn hạn cũng tăng lên.
Việc lập kế hoạch ngay từ đầu giúp cho doanh nghiệp có lượng dự trữ hợp lý, hạn chế
những rủi ro có thể gặp phải trong quá trình sản xuất kinh doanh.
- Cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp
Một doanh nghiệp có hệ thống cơ sở hạ tầng (trụ sở làm việc, chi nhánh, cơ sở
sản xuất, hệ thống bán hàng…) được bố trí hợp lý sẽ giúp cho doanh nghiệp sử dụng
tài sản ngắn hạn một cách hiệu quả hơn. Kho chứa hàng tốt sẽ tránh được những hao
mòn không đáng có trong công tác bảo quản hàng tồn kho.
Thang Long University Library
13
CHƢƠNG II
THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TSNH CỦA CÔNG TY TNHH PHÁT
TRIỂN SẢN PHẨM MỚI – CÔNG NGHỆ MỚI
2.1 Khái quát về Công ty TNHH phát triển sản phẩm mới - công nghệ mới
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
2.1.1.1. Tên gọi, địa chỉ của Công ty
Tên công ty : Công ty TNHH phát triển sản phẩm mới - công nghệ mới
Tên tiếng Anh : Company for deverlopment of new product and techology
Tên viết tắt : DPT CO.,LTD
Địa chỉ : Số 26 đường Láng Hạ, phường Láng Hạ, quận Đống Đa,
thành phố Hà Nội
Mã số thuế : 010051026
Vốn điều lệ : 30.000.000.000 đồng
Vốn đăng ký kinh doanh: 5000.000.000 đồng
Số điện thoại : (84-4) 3835 1344. Số fax (84-4) 3831 0443
Email : dpt@hn.vnn.vn
2.1.1.2. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của Công ty
Công ty TNHH phát triển sản phẩm mới - công nghệ mới là một trong những
công ty TNHH đầu tiên thành lập ở Hà Nội vào đầu những năm 1992 với giấy phép
kinh doanh số 040489 cấp ngày 28/03/1992, thay đổi lần 6 ngày 30/06/2009. Ban đầu
công ty cung cấp máy móc thiết bị điện tử cho thị trường Liên Bang Nga, Đông Âu,
Nhật Bản, Mỹ và nhập khẩu nguyên liệu, máy móc trở lại Việt Nam; đến năm 1999
công ty đã tiếp nhập dây chuyền sản xuất bánh bao hiện đại và từ đó đến nay công ty
chủ yếu sản xuất mặt hàng chủ lực là bánh bao, cung cấp cho hàng loạt các siêu thị lớn
khắp miền Bắc và miền Trung như Big C Thăng Long, Big C garden, Big C Hải
Phòng, Fivimark, Metro Hải Phòng, Metro Hoàng Mai....Công ty đã được cấp chứng
chỉ ISO 9002.9020 để khẳng định về chất lượng. Công ty TNHH phát triển sản phẩm
mới - công nghệ mới với thương hiệu bánh bao Malai cung cấp số lượng cũng như thị
phần lớn trong thị trường bánh và là một trong những cái nôi của công nghệ sản xuất
bánh trên địa bàn Hà Nội ngày nay.
Công ty đã đăng ký hơn 11 lĩnh vực kinh doanh :
- Tư vấn đầu tư và chuyển giao công nghệ
- Tư vấn quản lý kinh doanh và nghiên cứu thị trường
- Tư vấn sử dụng các nguôn tài chính và quản lý các dự án đầu tư
- Tư vấn cổ phần hóa và quản lý doanh nghiệp
- Tư vấn ứng dụng công nghệ thông tin và cung cấp phần mềm tin học
- Các dịch vụ tư vấn khoa học, kỹ thuật và công nghệ
14
- Kinh doanh linh kiện, phụ tùng, thiết bị khoa học, điện, điện tử - tin học,
viễn thông, các thiết bị và dây chuyền sản xuất; Các sản phẩm công
nghệ.
- Dịch vụ trong ngành giáo dục, đào tạo và dạy nghề
- Dịch vụ quảng cáo, giới thiệu hàng hóa, sản phẩm
- Sản xuất, chế biến, mua bán nguyên liệu, hương liệu, phụ gia và các sản
phẩm nông, lâm nghiệp, thủy sản và thực phẩm
- Đầu tư, kinh doanh du lịch, khách sạn, nhà hàng, văn phòng và nhà ở
cho thuê, dịch vụ vui chơi giải trí và thể thao.
Trong các lĩnh vực công ty đã đăng ký ở trên công ty chú trọng nhất vào lĩnh
vực sản xuất, chế biến, mua bán nguyên liệu, hương liệu, phụ gia và các sản phẩm
nông, lâm nghiệp, thủy sản và thực phẩm, với sản phẩm chủ lực là các loại bánh bao
như bánh bao chay, bánh bao xá xíu, xíu mại trứng muối…
Với quy trình sản xuất khép kín, hiện đại, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
cũng như được công nhận đạt chứng chỉ ISO 22000. Từ khâu làm nhân bánh, hấp bánh
, đóng gói, bảo quản đều áp dụng quy trình máy móc hiện đại, đồng bộ tạo ra những
sản phẩm không những đảm bảo yêu cầu chất lượng cũng như thẩm mỹ, an toàn cho
người tiêu dùng .
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH phát triển sản phẩm mới - công nghệ mới
Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH phát triển sản phẩm mới – công nghệ
mới
( Nguồn: Phòng hành chính – nhân sự)
Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận
Bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức theo mô hình trực tuyến - chức năng.
Giữa ban lãnh đạo và các bộ phận phòng ban trong công ty có mối quan hệ chức năng,
hỗ trợ lẫn nhau. Tổ chức bộ máy của công ty bao gồm:
Phòng sản xuấtPhòng hành
chính – nhân sự
Phòng kinh
doanh
Phòng kế toán
Giám đốc
Thang Long University Library
15
- Giám đốc: Là người có trách nhiệm cao nhất của công ty trước pháp luật về
mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, có cơ cấu tổ chức, cơ cấu tài chính của đơn
vị theo luật Công ty TNHH có 2 thành viên trở lên.
- Phòng kinh doanh: Bao quát các hoạt động sản xuất và kiểm tra chất lượng,
lập kế hoạch các loại nguyên liệu, thiết bị, công cụ dụng cụ. Thực hiện công
việc nhập xuất hàng hóa, nguyên vật liệu phục vụ sản xuất. Quản lý và lưu trữ
các tài liệu có liên quan đến hoạt động sản xuất của Công ty.
- Phòng hành chính - nhân sự: Có nhiệm vụ giúp giám đốc công ty thực hiện
quản lý tổ chức (tham mưu cho giám đốc sắp xếp bố trí lực lượng cán bộ công
nhân đảm bảo cho bộ máy quản lý gọn nhẹ, có hiệu lực, bộ máy chỉ huy điều
hành sản xuất có hiệu quả), quản lý nhân sự ( soạn thảo các hợp đồng lao động,
thực hiện việc bố trí lao động, tiếp nhận thuyên chuyển, nâng bậc, hưu trí và các
chế độ khác đối với người lao động), công tác văn phòng (quản lý con dấu và
thực hiện các nhiệm vụ văn thư, đánh máy, phiên dịch…)
- Phòng kế toán: Giúp việc giám đốc lập kế hoạch khai thác và chu chuyển vốn,
đáp ứng các yêu cầu kinh doanh của đơn vị. Lập BCTC, báo cáo thuế, báo cáo
thu chi định kỳ nhằm giúp giám đốc điều hành vốn hiệu quả theo quy định pháp
luật. Trên cơ sở kế hoạch kinh doanh và chiến lược đầu tư phát triển sản xuất
kinh doanh của Công ty, lập kế hoạch tài chính ngắn hạn và dại hạn trình Giám
đốc phê duyệt, thu thập và xử lý số liệu theo từng đối tượng kế toán và nội dung
công việc kế toán, theo chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành, lựa chọn và tổ
chức triển khai thực hiện các phần mềm kế toán tài chính và kế toán quản trị
sao cho phù hợp với đặc thù sản xuất kinh doanh của Công ty.
- Phòng sản xuất: Tổ chức thực hiện các hợp đồng đã kí với khách hàng, sản
xuất ra các sản phẩm theo định mức có sẵn, bảo quản lưu trữ hàng hóa đúng
tiêu chuẩn phù hợp .
2.2. Thực trạng hiệu quả sử dụng TSLĐ của Công ty TNHH phát triển sản phẩm
mới - công nghệ mới
2.2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH phát triển sản phẩm mới -
công nghệ mới
16
Bảng 2.1. Tóm tắt báo cáo kết quả kinh doanh
Đơn vị : đồng
CHỈ TIÊU Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Chênh lệch 2011-2012 Chênh lệch 2012- 2013
Chênh lệch % Chênh lệch %
Doanh thu 4.955.524.129 4.790.241.287 19.735.171.958 (165.282.842) (3,34) 14.944.930.671 311,99
Giảm trừ doanh thu 111.288.340 150.514.993 174.130.840 39.226.653 35,25 23.615.847 15,69
Doanh thu thuần 4.844.235.789 4.639.726.294 19.561.041.118 (204.509.495) (4,22) 14.921.314.824 321,60
Giá vốn hàng bán 4.292.403.046 4.112.217.309 18.671.303.595 (180.185.737) (4,20) 14.559.086.286 354,04
Lợi nhuận gộp 551.832.743 527.508.985 889.737.523 (24.323.758) (4,41) 362.228.538 68,67
Doanh thu tài chính 4.147.500 3.906.600 3.965.100 (240.9) (5,81) 58.5 1,50
Chi phí tài chính 0 0 0 0 0 0 0
Chi phí bán hàng 271.578.417 306.553.316 588.990.911 34.974.899 12,88 282.437.595 92,13
Chi phí quản lý doanh
nghiệp
253.052.974 193.506.591 274.384.798 (59.546.383) (23,53) 80.878.207 41,80
Lợi nhuận thuần 31.348.852 31.355.678 30.326.914 6.826 0,02 (1.028.764) (3,28)
Lợi thuận trước thuế 31.348.852 31.355.678 30.326.914 6.826 0,02 (1.028.764) (3,28)
Lợi nhuận sau thuế 31.348.852 31.355.678 30.326.914 6.826 0,02 (1.028.764) (3,28)
(Nguồn: Phòng kế toán)
Thang Long University Library
17
Biểu đồ 2.1. Tăng trƣởng doanh thu, giá vốn và lợi nhuận
Đơn vị : Đồng
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2011 – 2013)
Nhận xét:
Doanh thu thuần: Năm 2012 đã giảm 204.509.495 đồng so với năm 2011, tương ứng
với mức giảm 4,22%. Điều này cho thấy năm 2012 công ty gặp nhiều khó khăn trong việc
tiêu thụ hàng hóa và cung cấp dịch vụ trong tình hình kinh tế khó khăn chung của cả
nước. Năm 2013, doanh thu thuần tăng vọt lên so với năm 2012 là 14.921.314.824 đồng
tương ứng với 321,60%. Sự tăng vọt đó chứng tỏ công ty nhận được nhiều đơn đặt hàng
và cho thấy chiến lược marketing của công ty đã mang lại hiệu quả rõ rệt như việc công ty
bắt đầu tham gia các hội chợ để quảng cáo về sản phẩm để thu hút khách hàng.
Doanh thu tài chính: Doanh thu từ các hoạt động tài chính của công ty đạt 4.147.500
đồng vào năm 2011, năm 2012 giảm 240.900 đồng và tương ứng giảm 5,81% so với năm
2011. Doanh thu từ hoạt động tài chính của công ty chủ yếu là do được hưởng chiết khấu
thanh toán do thanh toán sớm tiền hàng, nguyên nhân của sự giảm sút doanh thu này là do
công ty đã giảm lượng hàng hóa nguyên liệu và thanh toán tiền hàng muộn hơn nên chiết
khấu thanh toán được hưởng giảm đi nên dẫm đến giảm doanh thu từ các hoạt động tài
chính.
Giá vốn hàng bán : Năm 2011 giá vốn hàng bán là 4.292.403.046 đồng, năm 2012 là
4.112.217.309 đồng. Năm 2012 giảm 4,2% so với năm 2011. Nguyên nhân khiến giá vốn
.000
2000000000.000
4000000000.000
6000000000.000
8000000000.000
10000000000.000
12000000000.000
14000000000.000
16000000000.000
18000000000.000
20000000000.000
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Doanh thu
Giá vốn
Lợi nhuận
18
hàng bán giảm là do doanh thu năm 2011-2012 giảm một cách đáng kể do tiêu thụ được ít
sản phẩm so với năm trước. Tuy nhiên tốc độ giảm của giá vốn vẫn lớn so với tốc độc
giảm của doanh thu, điều đó cho ta thấy công ty đã có những chính sách phù hợp để phù
hợp với nền kinh tế khăn. Trong những năm tới Công ty nên chú trọng hơn trong việc
giảm thiểu chỉ tiêu giá vốn bằng cách tìm thêm nhưng nhà cung ứng mới để từ đó có sự so
sánh nhằm tìm ra một mức giá thích hợp nhất cho sản phẩm.
Chi phí tài chính: Cả 3 năm 2011, 2012 và 2013 chi phí lãi vay đều bằng 0. Nguyên nhân
chính là do trong 3 năm công ty không đi vay ngân hàng nên không phát sinh khoản chi
phí lãi vay.
Chi phí bán hàng: Chi phí bán hàng năm 2012 là 306.553.316 đồng tăng so với năm
2011 là 34.974.899 đồng tương ứng với 12,88%, không dừng lại ở mức tăng đó sang năm
2013 tăng vọt lên tới 588.990.911 đồng , tăng 92,13% so với năm 2012. Các mức tăng
này chứng tỏ hoạt động kinh doanh của Công ty được mở rộng, Công ty ký nhiều hợp
đồng hơn nên chi phí cho hoạt động bán hàng như chi phí mời chào, giới thiệu sản phẩm,
chi phí tiếp khách hàng, chi phí liên lạc, vận chuyển,... cũng nhiều hơn.
Chi phí quản lý doanh nghiệp: Năm 2012 giảm 59.546.383 đồng so với 2011, nguyên
nhân giảm là do việc cơ cấu lại tổ chức bộ máy, phòng ban của Công ty và do chính sách
quản lý hiệu quả hơn vì thế mà tiết kiệm được chi phí. Năm 2013 chi phí quản lý DN tăng
80.878.207đồng, tương ứng tăng 41,8% so với năm 2012. Điều này chứng tỏ Công ty đã
tuyển thêm nhân viên cho bộ phận quản lý, để công việc của bộ phận quản lý được giải
quyết nhanh hơn và hiệu quả hơn nữa.
Lợi nhuận sau thuế: 6.826 đồng là con số tăng của năm 2012 so với năm 2011 (tăng với
tỉ lệ xấp xỉ bằng 0,02%). Có thể nói rằng, đối với 1 doanh nghiệp đang trên đà phát triển
thì đây là một điều rất tích cực trong tình hình kinh doanh. Lợi nhuận sau thuế của doanh
nghiệp năm 2013 chỉ là 30.326.914 đồng giảm so với năm 2012 là 1.028.764 đồng tương
ứng giảm 3,28%. Đây cũng là điều dễ hiểu do hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
trong năm là vô cùng khó khăn.
Kết luận:
Từ báo cáo kết quả kinh doanh có thể thấy rằng công ty có tình hình kinh doanh tốt.
Nhưng vẫn còn nhiều vấn đề chưa tốt trong kinh doanh, như vấn đề GVHB vẫn còn cao.
Nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng luôn có những biến
động, để đạt được mục tiêu của mình thì công ty cần phải có công tác quản lý các chi phí
hiệu quả phù hợp để công ty ngày một phát triển hơn.
Thang Long University Library
19
2.2.2 Tình hình Tài sản – Nguồn vốn
2.2.2.1 Cơ cấu tài sản – nguồn vốn
Bảng 2.2 Cơ cấu tài sản giai đoạn 2011-2013
Đơn vị : đồng
Chỉ tiêu
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2011 – 2012 Chênh lệch 2012 - 2013
Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %
TSNH 19.509.031.213 35,62 22.042.732.316 38,32 24.654.108.108 41,01 2.533.701.103 12,99 2.611.375.792 11,85
Tiền 7.766.493 0,01 166.109.781 0,29 67.043.207 0,11 158.343.288 2038,8 (99.066.574) (59,64)
Phải thu
ngắn hạn
1.902.505.077 3,47 1.996.721.912 3,47 2.442.996.080 4,06 94.216.835 4,95 446.274.168 22,35
Hàng tồn
kho
16.043.103.652 29,3 17.947.870.167 31,2 19.952.490.250 33,2 1.904.766.515 11,87 2.004.620.083 11,17
Tài sản ngắn
hạn khác
1.555.655.991 2,84 1.932.030.456 3,36 2.191.578.571 3,65 376.374.465 24,19 259.548.115 13,43
TSDH 35.253.496.944 64,38 35.482.816.595 61,7 35.457.191.822 59 229.319.651 0,65 -25.624.773 (0,07)
Tổng tài sản 54.762.528.157 100 57.525.548.911 100 60.111.299.930 100 2.763.020.754 5,05 2.585.751.019 4,49
20
Bảng 2.3 Cơ cấu nguồn vốn giai đoạn 2011-2013
Đơn vị : đồng
Chỉ tiêu
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Chênh lệch 2011-
2012
Chênh lệch 2012-2013
Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %
A. Nợ phải trả 9.145.944.433 16,70 11.877.609.509 20,65 14.448.454.263 24,04 2.731.665.076 29,87 2.570.844.754 21,64
I. Nợ ngắn hạn 9.145.944.433 16,70 11.877.609.509 20,65 14.448.454.263 24,04 2.731.665.076 29,87 2.570.844.754 21,64
1. Vay và nợ ngắn hạn 150.000.000 0,26 150.000.000 (150.000.000) (100)
2. Phải trả người bán 8.887.260.993 16,23 11.444.918.808 19,90 14.144.796.633 23,53 2.557.657.815 28,78 2.699.877.825 22,64
3. Người mua trả tiền
trước 258.683.440 0,47 263.803.406
0,46
303.657.630
0,51 5.119.966 1,98 2.570.844.755 974,53
4. Các khoản phải trả 18.887.295 0,03 0 18.887.295 (18.887.295) (100)
II. Nợ dài hạn 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
B. Vốn chủ sở hữu 45.616.583.724 83,30 45.647.939.402 79,35 45.662.845.667 75,96 31.355.678 0,07 14.906.265 0,03
Tổng nguồn vốn 54.762.528.157 100 57.525.548.911 100 60.111.299.930 100 2.763.020.754 5,05 2.570.844.756 4,47
(Nguồn:Bảng báo cáo kết quả kinh doanh năm 2011 -2013 )
Thang Long University Library
21
Nhận xét :
Cơ cấu tài sản
Qua các năm cho ta thấy tài sản ngắn hạn của Công ty chiếm tỷ trọng rất ít trong
tổng tài sản của doanh nhiệp. Tỷ trọng TSNH của công ty năm 2011 là 35,62%, sang đến
năm 2012 con số này tăng lên 38,32%, và tới năm 2013 tăng lên 41,01%. TSDH chiểm tỷ
trọng lớn trong tổng tài sản, điều này cho thấy có sự mất cân đối trong việc phân bổ về tài
sản.
Trong giai đoạn 2011 – 2013, hàng tồn kho đang có xu hướng tăng, viêc tăng hàng
tồn kho so với năm 2011 là do công ty tiến hành mở rộng kinh doanh, ký kết thêm được
nhiều hợp đồng mới nên công ty mua thêm nhiều nguyên vật liệu và hàng hóa để chuẩn bị
cho kỳ kinh doanh tiếp theo.
Cơ cấu nguồn vốn
Nợ phải trả: Nguồn vốn nợ phải trả chiếm tỷ trọng rất nhỏ so với nguồn vốn chủ sở hữu,
điều đó chứng tỏ rằng tình trạng nợ đang tăng lên nhưng mức độ tự chủ vẫn tốt. Tương
ứng với sự tăng của tài sản, nợ phải trả của công ty cũng tăng vào các năm 2012, 2013 so
với năm 2011. Năm 2012 tăng 29,87% so với năm 2011, năm 2013 tăng 21,64% so với
năm 2012, chủ yếu là do sự tăng lên đáng kể của khoản phải trả người bán. Cụ thể như
sau:
+ Vay ngắn hạn: Năm 2011 không có khoản vay ngắn hạn, sang tới năm 2012 nguồn vay
này tăng lên tới 150.000.000 đồng. Nguyên nhân của sự tăng đột ngột này là do năm 2012
khả năng tự trả nợ bằng vốn tự có của công ty không được tốt và trong ba năm không có
khoản chi phí lãi vay, trong khi đó lãi suất cho vay của ngân hàng tăng cao nên doanh
nghiệp phải tăng tỷ trọng của nguồn vốn vay ngân hàng.
+ Phải trả người bán: Năm 2012 khoản phải trả người bán tăng 2.557.657.815 đồng so
với năm 2011, tương đương 28,78%. Năm 2013 tăng so với năm 2012 là 2.699.877.825
đồng, tương đương 22,64%. Nguyên nhân của sự tăng qua các năm là do công ty mở rộng
sản xuất kinh doanh và muốn chiếm dụng khoản tín dụng thương mại để phục vụ cho hoạt
động phát triển của mình. Đây là khoản tín dụng không mất phí mà công ty có thể tận
dụng được từ các nhà cung cấp tuy nhiên nó cũng có tính chất hai mặt bởi đây là nguồn
vốn có tính ổn định thấp, công ty có thể gây mất long tin của nhà cung cấp nếu không
thanh toán đúng hạn và nếu bị xếp vào hạng tín dụng thấp thì rất khó có thể mua hàng
chịu vào những lần sau. Vì vậy công ty cần cân nhắc khi sử dụng nguồn tài trợ này, không
nên quá lạm dụng sẽ dẫn đến hậu quả không tốt. Khi đã sử dụng thì cần theo dõi và thanh
toán các khoản nợ phải trả đến hạn để giảm thiếu chi phí phát sinh, tăng uy tín của công ty
trong mắt đối tác và khách hàng.
22
Vốn chủ sở hữu: Trong năm 2012 có sự tăng nhẹ so với năm 2011 là 31.355.678 đồng,
tới năm 2013 vẫn tiếp tục tăng so với năm 2012 là 14.906.265 đồng. Nhân tố chính tạo
nên sự tăng thêm này là vốn đầu tư của chủ sở hữu tăng lên, trong năm này các cổ đông
đóng góp thêm để tăng vốn chủ sở hữu phục vụ cho mục đích tăng quy mô hoạt động kinh
doanh của Công ty.
Kết luận:
Qua 2 bảng số liệu trên cho ta thấy một vài chỉ tiêu trong bảng cân đối kế toán có
sự tăng lên hay giảm đi qua các năm. Các chỉ tiêu đa phần có xu hướng tăng lên, điều này
chứng tỏ các nhà quản lý doanh nghiệp đã có những chính sách quản lý tài sản và nguồn
vốn hợp lý mang lại hiệu quả giúp công ty có thể đứng vững trên thị trường. Trong tương
lai công ty cần nỗ lực hơn nữa trong việc tăng cường sản xuất, đẩy mạnh hoạt động
thương mại, áp dụng các chính sách phù hợp với từng thời kỳ phát triển của công ty giúp
công ty ngày càng phát triển vững mạnh.
Thang Long University Library
23
2.2.2.2. Chính sách quản lý tài sản ngắn hạn
Biểu đồ 2.2. Tỷ trọng tài sản
(Nguồn: Tính toán của tác giả )
36%
64%
Năm 2011
Tỷ trọng tài sản ngắn hạn Tỷ trọng tài sản dài hạn
38%
62%
Năm 2012
41%
59%
Năm 2013
24
Nhận xét :
Thông qua biểu đồ 2.2 ta có thể thấy rõ công ty áp dụng chiến lược quản lý TSNH
theo trường phái cấp tiến. Với chiến lược này TSNH luôn chiếm tỷ trọng thấp trong tổng
tài sản của doanh nghiệp. Chính sách cấp tiến duy trì tài sản ngắn hạn ở mức thấp Mức dữ
trữ tối thiếu này chủ yếu dựa vào sự quản lý hiệu quả và khả năng cho vay ngắn hạn để
đáp ứng các nhu cấu bất thường. chính sách quản lý cấp tiến rút ngắn chu kỳ kinh doanh
và thời gian quay vòng tiền. Duy trì TSNH ở mức thấp như vậy cũng đem lại nhiều rủi ro,
việc duy trì ít tiền mặt có thể ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp cần có chiến lược quản lý TSNH sao cho hiệu quả và phù hợp với tình hình
phát triển kinh tế. Vậy doanh nghiệp nên điều chỉnh theo chính sách thận trọng, nó sẽ làm
cân bằng tài chính và tạo sự an toàn khi cân bằng giữa tài sản và nguồn tài tợ của nó.
Thang Long University Library
25
2.2.3. Đánh giá chung hiệu quả sử dụng TSNH
2.2.3.1 Các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời
Bảng 2.4. Chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời
Đơn vị :%
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Chênh lệch
2011-2012 2012-2013
Tỷ suất sinh lời trên doanh thu 0,65 0,68 0,16 0,03 (0,52)
Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản 0,06 0,06 0,05 0 0,01
Tỷ suất sinh lời trên tống TSNH 0,16 0,14 0,12 (0,02) (0,02)
Tỷ suất sinh lời trên VCSH 0,07 0,07 0,07 0 0
(Nguồn: Tính toán của tác giả)
Nhận xét:
Tỷ suất sinh lời trên doanh thu: Cho biết một đồng doanh thu thuần sẽ tạo ra bao
nhiêu đông lợi nhuận sau thuế. Năm 2011 cứ 100 đồng doanh thu thuần tạo ra 0,65 đồng
lợi nhuận thì vào năm 2012 tạo ra 0,68 đồng lợi nhuận, tăng 0,03 đồng, điều này chứng tỏ
công ty đang làm ăn có lãi, hoạt động sản xuất kinh doanh đã có hiệu quả hơn. Nhưng tới
năm 2013 tỷ suất lại giảm đi còn 0,16%. Sự giảm tỷ suất này chứng tỏ hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp đang có chiều hướng xấu, công ty cần xem xét và tiến hành các
biện pháp tiết kiệm chi phí.
Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản: Năm 2011 và năm 2012 không có biến động gì,
nhưng sang tới năm 2013 có sự giảm sút nhẹ. Việc giảm này cũng không phải là dấu hiệu
xấu, đó là do công ty tăng vốn chủ sở hữu nên tổng nguồn vốn tăng tương ứng với tổng
tài sản tăng, nhưng mức lợi nhuận tăng chậm hơn tổng tài sản.
Tỷ suất sinh lời trên tổng TSNH: Chỉ số này phản ánh 100 đồng tài sản tạo ra 0,16
đồng lợi nhuận. Năm 2012 chỉ số này giảm chỉ còn 0,14 đồng, giảm 0,02 đồng. Đến năm
2013, 100 đồng tài sản tạo ra 0,12 đồng lợi nhuận. Điều này chứng tỏ rằng tuy công ty
SXKD có lãi song không sử dụng tốt tài sản của mình làm sức sinh lời của TS dần kém
đi.
Tỷ suất sinh lời trên VCSH: Qua các năm tỷ suất sinh lời trên VCSH vẫn không có
sự thay đổi. Ta thấy cứ 100 đồng VCSH tạo ra được 0,07 đồng lợi nhuận. Sự ổn định này
có nghĩa là công ty đang hoạt động sản xuất kinh doanh đã có hiệu quả. Tuy nhiên tỷ suất
này vẫn còn thấp nên công ty vẫn cần phải có những biện pháp cải thiện để nâng cao tỷ
suất này hơn nữa để đem lại lợi nhuận nhiều hơn cho công ty.
26
2.2.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán
Bảng 2.5 Chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán
Đơn vị : lần
Chỉ tiêu
Năm
2011
Năm
2012
Năm
2013
Chênh lệch
2011-
2012
2012-
2013
Khả năng thanh toán hiện thời 2,13 1,86 1,71 (0,27) (0,15)
Khả năng thanh toán nhanh 0,38 0,34 0,33 (0,04) (0,29)
Khả năng thanh toán tức thời 0,001 0,001 0,005 0 0,18
(Nguồn: Tính toán của tác giả)
Nhận xét:
Khả năng thanh toán của một doanh nghiệp là yếu tố rất quan trọng góp phần vào
sự phát triển ổn định của một doanh nghiệp. Khi đảm bảo được khả năng chi trả, doanh
nghiệp sẽ có nhiều thuận lợi trong quá trình giao thương, buôn bán với các đối tác trên thị
trường. Thông qua bảng 2.5 ta có thể đánh giá được khả năng thanh toán của công ty cụ
thể như sau:
Xét khả năng thanh toán hiện thời hay thanh toán trả nợ của doanh nghiệp trong
vòng 1 năm. Trong cả 3 năm 2011, 2012, 2013, công ty luôn duy trì được tỷ số này cao
hơn 1, điều này cho thấy khả năng thanh toán chung của công ty là bảo đảm và sự tăng
lên của tài sản lưu động đã được tài trợ bằng nợ ngắn hạn huy động thêm. Đáng chú ý là
năm 2011, chỉ số này là 2,13 chứng tỏ công ty hoàn toàn có thể chi trả bất cứ khoản nợ
nào nếu phát sinh. Tuy nhiên công ty lại không duy trì được khả năng này trong hai năm
tiếp theo, năm 2012 là 1,86 đến năm 2013 con số này giảm nhẹ xuống còn 1,71.
Về khả năng thanh toán nhanh, cũng theo đà giảm dần qua các năm. Đây là chỉ số
mà nhà đầu tư quan tâm hơn chỉ số khả năng thanh toán hiện thời. Chỉ tiêu này cho biết 1
đồng nợ ngắn hạn được bảo đảm bởi bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn khi không có hàng
tồn kho. Nhìn vào số liệu của của ba năm có thể thấy khả năng chi trả nợ của công ty
không thực sự tốt. Năm 2012 một đồng nợ ngắn hạn được tài trợ bằng 0,34 đồng TSNH
không bao gồm kho, giảm so với năm 2011 là 0,04 lần. Nguyên nhân là do năm 2012
công ty có tốc độ tăng của nợ phải trả nhỏ hơn so với tốc độ tăng của tài sản ngắn hạn
không bao gồm kho. Sang tới năm 2013 chỉ số tiếp tục giảm, giảm so với năm 2012 là
0,29 lần.
Khả năng thanh toán tức thời : Tỷ số này cho biết một đồng nợ ngắn hạn của công ty
được đảm bảo chi trả bằng bao nhiêu đồng tiền mặt. Trong năm 2011 và năm 2012 không
Thang Long University Library
27
có biến động gì nhưng tới năm 2013 chỉ tiêu này tăng 0,18 lần. Chỉ tiêu này tăng do Công
ty đã tích trữ thêm tiền mặt vào quỹ tiền mặt của Công ty, nhưng vẫn ở mức thấp điều này
cho thấy Công ty vẫn còn khó khăn trong thanh toán.
2.3 Thực trạng quản lý TSNH
2.3.1. Thực trạng cơ cấu tài sản ngắn hạn
Bảng 2.6 Cơ cấu tài sản ngắn hạn giai đoạn 2011-2013
Đơn vị :đồng
Chỉ tiêu
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Tiền mặt 7.766.493 0,04 166.109.781 0,82 67.043.207 0,30
Phải thu khách hàng 1.902.505.077 9,75 1.996.721.921 8,99 2.442.996.080 9,66
Hàng tồn kho 16.043.103.652 88,96 17.947.870.167 88,74 19.952.490.250 88,46
TSNH khác 79.728.395 0,44 114.108.481 0,56 91.969.742 0,41
Tổng TSNH 19.509.031.213 100,00 22.042.732.316 100,00 24.654.108.108 100.00
(Nguồn : Phòng kế toán)
28
Biểu đồ 2.3. Cơ cấu Tài sản ngắn hạn
Đơn vị tính : %
( Nguồn: Tính toán của tác giả)
0.01
3.47
29.3
2.84
Năm 2011
Tiền Phải thu ngắn hạn Hàng tồn kho Tài sản ngắn hạn khác
0.29 3.47
31.2
3.36
Năm 2012
0.11
4.06
33.2
3.65
Năm 2013
Thang Long University Library
29
Nhận xét :
TSNH của Công ty bao gồm: Tiền mặt, phải thu ngắn hạn, hàng tồn kho và TSNH
khác. Trong 3 năm tỷ trọng của các bộ phận cấu thành tăng giảm phản ánh tình hình sản
xuất kinh doanh của Công ty chịu nhiều ảnh hưởng từ tác động của nền kinh tế chung.
Tổng TSNH của công ty năm 2011 là 19.509.031.213 đồng, sang tới năm 2012
tăng lên tới 22.042.732.316 đồng và năm 2013 tăng lên 24.654.108.108 đồng. Quá trình
tăng quy mô TSNH, đồng thời với việc tăng chi phí sản xuất dở dang trong khoản mục
hàng tồn kho cho thấy công ty đang mở rộng sản xuất, thực hiện nhiều đơn hàng mới.
Trong năm 2012, khoản mục phải thu khách hàng chiếm tới 8.99% (tương ứng
1.996.721.921 đồng). Khoản mục hàng tồn kho của các năm đều chiếm tỷ trọng tương đối
cao 88,74% chứng tỏ công ty tiến hành mở rộng kinh doanh, ký thêm nhiều hợp đồng mới
nên công ty mua thêm nhiều nguyên vật liệu và hàng hóa để chuẩn bị cho kỳ kinh doanh
tiếp theo.
2.3.2. Quản lý tiền và các khoản tương đương tiền
Việc quản lý tiền trong Công ty rất quan trọng vì doanh nghiệp luôn phải duy trì
một khoản tiền tồn quỹ để đảm bảo chỉ tiêu thường xuyên, giải quyết các biến cố bất ngờ
trong quá trình kinh doanh, nhưng cũng vẫn cần phải đem tiền đi đầu tư sinh lời.
Tại Công ty tiền được chỉ được lưu trữ dưới hình thức tiền mặt. Dưới đây là bảng
thống kê chi tiết:
Bảng 2.7. Cơ cấu tài sản ngắn hạn bằng tiền giai đoạn 2011-2013
Đơn vị : đồng
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Chênh lệch
2011- 2012
Chênh lệch
2012-2013
Tiền mặt 7.766.493 166.109.781 67.043.207 158.343.288 (99.066.574)
Tổng cộng 7.766.493 166.109.781 67.043.207 158.343.288 (99.066.574)
(Nguồn: Phòng kế toán)
Nhận xét :
Qua bảng trên, ta thấy tiền của công ty toàn bộ là tiền mặt. Trong giai đoạn 2011-
2012, tổng lượng tiền mặt của công ty khá cao và có xu hương tăng lên. Năm 2011, tổng
lượng tiền mặt của công ty là 7.766.493 đồng đến năm 2012 tăng 158.343.288 đồng tương
ứng với 166.109.781 đồng. Điều này cho thấy công ty đang ngày càng có xu hướng giữ
tiền nhiều hơn, và công ty khá thận trọng trong việc sử dụng và quản lý tiền. Nhưng sang
tới giai đoạn 2012-2013, lượng tiền mặt đã giảm đi 99.066.574 đồng so với năm 2012 và
chỉ còn 67.043.207 đồng. Nguyên nhân của sự giảm hụt này là do công ty đã sử dụng tiền
để đầu tư máy móc mới phục vụ cho việc sản xuất hàng hóa. Công ty vẫn là một doanh
30
nghiệp vừa và nhỏ nên công ty vẫn chưa sử dụng hình thức tiền gửi ngân hàng. Trong giai
đoạn tới công ty nên sử dụng hình thức tiền gửi ngân hàng để đảm bảo độ an toàn, tránh
việc nắm giữ tiền mặt.
2.3.3 Quản lý hàng lưu kho
Hàng tồn kho là khoản mục không thể thiếu đối với bất kỳ công ty nào song tùy
thuộc vào ngành nghề, lĩnh vực mà công ty đang kinh doanh thì nhu cấu về hàng tồn kho
của mỗi doanh nghiệp lại khác nhau. Sau đây là tình hình tồn kho của công ty qua các
năm :
Bảng 2.8 Cơ cấu hàng tồn kho giai đoạn 2011-2013
Chỉ tiêu
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Hàng tồn kho 16.043.103.652 82,23 17.947.870.167 81,42 19.952.490.250 80,93
Tổng TSNH 19.509.031.213 100 22.042.732.316 100 24.654.108.108 100
(Nguồn: Phòng kế toán)
Nhận xét :
Hàng tồn kho chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong kết cấu TSNH của Công ty. Công
ty chủ yếu dự trữ các nguyên vật liệu cho việc tạo ra các sản phẩm phục vụ cho dịch vụ,
nhu cầu của khách hàng. Năm 2011 , tỷ trọng kho của công ty trong tổng TSNH lớn nhất
(chiếm 82,23%). Dựa vào bảng 2.8 ta thấy năm 2012 do nhu cầu sửa chữa các thiết bị,
máy móc nên giá trị tồn kho giảm rõ rệt, giảm xuống còn 81,42%. Tuy nhiên vì đặc thù
hàng hóa của công ty chủ yếu là các mặt hàng dễ bị hư hỏng, chính vì vậy Công ty nên
chú trọng trong việc bảo quản hàng hóa. Nhìn chung, trong tổng TSNH, giá trị hàng lưu
kho chiếm vị trí tương đối do đặc thù của ngành nghề, công ty luôn luôn dự trữ một lượng
hàng hóa để có thể đáo ứng bất kỳ nhu cầu nào phát sinh từ phía khách hàng song cũng
tốn thêm chi phí của doanh nghiệp về lưu kho và chi phí quản lý. Hiện nay, hàng lưu kho
vẫn đang được quản lý theo phương pháp truyền thống, thủ khi là người quản lý, theo dõi
tình hình lưu thông của hàng hóa, nhược điểm là vẫn chưa có sự phối hợp hiệu quả với
các bộ phận khác để thúc đẩy bán hàng nhanh vòng quay hàng lưu kho.
2.3.4 Quản lý khoản phải thu khách hàng
Khoản phải thu khách hàng là một trong những mục tiêu lớn của doanh nghiệp để
kích thích khách hàng mua và sử dụng hàng hóa, dịch vụ, Công ty thường áp dụng chính
sách tín dụng thương mại để thu hút và giữ chân được nhiều khách hàng, tăng khả năng
cạnh tranh và cung cấp dịch vụ với các đối thủ khác. Dưới đây là bảng chi tiết các mục
phải thu khách hàng trong giai đoạn 2011-2013.
Thang Long University Library
31
Bảng 2.9 Cơ cấu phải thu khách hàng giai đoạn 2011-2013
Đơn vị : đồng
Chỉ tiêu
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Phải thu khách hàng 1.856.047.828 97,56 1.980.721.913 99,20 2.380.984.181 97,46
Trả trước cho người bán 46.457.249 2,44 15.999.999 0,80 62.011.899 2,54
Tổng TSNH 1.902.505.077 100 1.996.721.912 100 2.442.996.080 100
(Nguồn : Phòng kế toán )
Nhận xét :
Khoản mục phải thu khách hàng trong 3 năm đều luôn chiếm hơn 90% trong tỷ lệ
TSNH. Cụ thể năm 2012, nhờ tình hình bán hàng tốt nên khoản phải thu khách hàng tăng
(mức tăng 124.674.085 đồng, tương tứng 6,7%) đạt mốc 1.980.721.913 đồng, và sang tới
năm 2013 tăng lên tới 2.380.984.181 đồng. Nhìn chung công ty đã có sự thay đổi chính
sách tín dụng hiệu quả khi tăng các khoản phải thu khách hàng lên rất nhiều trong năm
2012 và đang duy trì tốt đến năm 2013, để có được điều này công ty đã áp dụng chính
sách tín dụng thương mại nới lỏng .Với khách hàng nhỏ lẻ, doanh nghiệp yêu cầu thanh
thoán ngay khi giao nhận hàng hóa.Với những khách hàng lớn, nếu khách hàng thanh
toán ngay trong 10 ngày thì được hưởng 2% chiết khấu trên tổng hóa đơn hàng, nếu
không khách hàng phải trả đầy đủ nợ cho công ty trong vòng 30 và 45 ngày. Bộ phận kinh
doanh của công ty cũng được phân chia để chăm sóc nhóm khách hàng khác nhau. Chính
sách chiết khấu thanh toán là đòn bẩy cần thiết để thu hút các khách hàng tiềm năng đến
với công ty. Tuy nhiên công ty cũng cần tính toán hợp lý khoản chiết khấu mà khách hàng
nhận được để tránh ảnh hưởng đến doanh thu, nếu không công ty sẽ tốn không ít tiền cho
khoản chi phí để thúc đẩy bán hàng này. Mặt khác công ty thu hồi nợ cũng cần được đẩy
mạnh tích cực để thu hồi vốn cho công ty trong thời gian cho phép không ảnh hưởng đến
chu trình kinh doanh của công ty.
32
2.4 Chỉ tiêu đánh giá tình hình sử dụng TSNH
Để xem xét hiệu quả sử dụng TSNH của công ty, ta xét một số chỉ tiêu được liệt kê
trong bảng sau:
Bảng 2.10 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng TSNH
Đơn vị : %
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Chênh lệch
Năm 2011-2012 Năm 2012-2013
Hiệu suất sử dụng 24,83 21,05 79,34 (3,78) 58,29
Tỷ suất sinh lời 0,16 0,14 0,12 (0,02) (0,02)
( Nguồn : Tính toán của tác giả )
Nhận xét:
Hiệu suất sử dụng TSNH chi biết 100 đồng vốn đem đầu tư vào TSNH trong kỳ
tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Dựa vào bảng số liệu ta thấy hiệu suất tạo ra
doanh thu từ việc đầu tư vào TSNH từ năm 2011 tới năm 2012 giảm. Năm 2011, 100
đồng vốn đầu tư vào TSNH tạo ra 24,83 đồng doanh thu thuần, sau đó, cũng 100 đồng
vốn đầu tư vào TSNH lại chỉ tạo ra 21,05 đồng doanh thu vào năm 2012. Nhưng tới năm
2013 cũng 100 đồng vốn đầu tư vào TSNH đó đã tạo ra 79,34 đồng doanh thu .Sự tăng
mạnh vào năm 2013 này cho thấy việc đầu tư vào TSNH mang lại hiệu quả cao.
Bảng 2.11. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng các bộ phận cấu thành TSNH
Chỉ tiêu
Đơn
vị
Năm
2011
Năm
2012
Năm
2013
Chênh lệch
Năm
2011-2012
Năm
2012-2013
Vòng quay khoản phải thu lần 2,61 2,34 8,22 (0,27) 5,87
Thời gian thu nợ trung bình ngày 139,85 155,82 44,43 15,97 (111,39)
Vòng quay hàng tồn kho lần 0,27 0,23 0,94 (0,04) 0,71
Thời gian lưu kho trung bình ngày 1364,21 1593,05 390,05 228,84 (1203,01)
Vòng quay khoản phải trả lần 0,54 0,4 1,37 (0,14) 0,97
Thời gian trả nợ trung bình ngày 677,85 911,39 265,54 233,53 (645,84)
Vòng quay tiền trung bình ngày 826,21 837,48 168,94 11,27 (668,54)
(Nguồn: Tính toán của tác giả)
Thang Long University Library
33
Nhận xét :
Thông qua bảng 2.11, ta thấy hiệu quả sử dụng của các bộ phân cấu thành TSNH.
Trước tiên, vòng quay khoản phải thu phản ánh tốc độ biến đổi của các khoản phải thu
thành tiền mặt hay chỉ số này dùng để đo lường hiệu quả và chất lượng khoản phải thu
thông qua thời gian thu nợ trung bình. Dễ dàng nhận thấy giai đoạn 2011 - 2012, vòng
quay khoản phải thu giảm thì thời gian thu nợ của công ty tăng dần. Năm 2011, công ty
chỉ mất trung bình 139,85 ngày để thu hồi một món nợ. Sang năm 2012, công ty phải mất
thêm 15,97 ngày nữa để thu hồi, nhưng sang tới năm 2013 thời gian thu nợ giảm 111,39
ngày.
Chỉ tiêu vòng quay hàng tồn kho cho ta thấy hiệu quả quản lý hàng tồn kho của
công ty giai đoạn 2011-2013. Số lần quay vòng của hàng hóa từ năm 2011- 2012 có sự
giảm nhẹ, chứng tỏ tình hình lưu thông hàng hóa không được tốt, lượng hàng tồn kho còn
nhiều, hàng hóa bị ứ đọng dẫn đến tình trạng vốn quay vòng chậm, lợi nhuận thu được từ
việc bán hết hàng tồn kho thấp, ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh
của công ty. Vòng quay hàng tồn kho năm 2013 tăng lên đến 0,94 lần cho ta thấy tốc độ
sản xuất tăng lên, tức là hiệu quả sử dụng tài sản, đặc biệt là tài sản lưu động đã được
nâng cao.
Vòng quay khoản phải trả phản ánh khả năng trả nợ của doanh nghiệp hay cho
biết khả năng chiếm dụng vốn của công ty với các nhà cung cấp. Có thể thấy rõ, trong
năm 2011, doanh nghiệp ít chiếm dụng được vốn do vòng quay khoản phải trả lên tới 0,54
lần, tương ứng cứ khoảng hơn 677 ngày là doanh nghiệp phải trả một khoản nợ cho nhà
cung cấp. chỉ số này cũng cho thấy mức độ uy tín của doanh nghiệp khi sang năm 2012 và
2013, công ty chiếm dụng được vốn dài hơn và thời gian trả nợ trung bình là 911,39 và
265,54 ngày. Chính khoảng thời gian chiếm dụng vốn này có thể giúp doanh nghiệp tận
dụng cho các khoản cần chi trả gấp hơn.
Chỉ số vòng quay tiền là tổng hợp của các chi tiêu cho thấy thời gian doanh
nghiệp thu hồi trong sản xuất kinh doanh. Có chỉ số thấp nhất trong ba năm, năm 2013
doanh nghiệp thu hồi được tiền liên tục nhờ vào tình hình kinh tế tốt và chính sách nới
lỏng tín dụng có hiệu quả, doanh nghiệp chiếm dụng được nhiều vốn từ nhà cung cấp và
bán được hàng liên tục, đây cũng là một dấu hiệu tốt. Ngược lại, năm 2012 do tình hình
kinh doanh không thuận lợi, hàng hóa kém lưu thông nên doanh nghiệp mất trung bình
837,48 ngày để thu hồi tiền trong kinh doanh.
34
2.5. Nhận xét tình hình quản lý và sử dụng TSNH
2.5.1. Kết quả đạt được
Sau khi phân tích chi tiết thực trạng quản lý và sử dụng TSNH của Công ty TNHH
phát triển sản phẩm mới công nghệ mới, ta có thể thấy công ty đã chú trọng đến phát triển
doanh nghiệp theo hướng lâu dài và cố gắng duy trì doanh nghiệp trong giai đoạn kinh tế
bất ổn và khó khăn hiện nay. Năm 2012 vì bối cảnh khó khăn chung nên doanh thu có sự
giảm sút, nhưng sang tới năm 2013 đã tăng lên đáng kể. Đáng chú ý, trong quản lý TSNH
công ty đã có nhiều thay đổi. Công ty đã chuyển hình thức trả lương cho nhân viên thông
qua hệ thống ngân hàng, đem lại nhiều lợi ích và giảm được nhiều khoản chi phí cho việc
giữ tiền. Quản lý hàng lưu kho cũng có sự thay đổi nhờ công ty bắt đầu nắm bắt được quy
luật về dự trữ nguyên vật liệu. Cũng đem lại tín hiệu tích cực cho công ty là chính sách tín
dụng được nới lỏng đã thu hút được nhiều khách hàng đến với công ty, ngược lại công ty
đang từng bước tạo được lòng tin và uy tín với khách hàng thông qua chính sách chăm
sóc và đãi ngộ tốt, đặc biệt với những khách hàng đã gắn bó với công ty nhiều năm và
bước đầu tạo lập mối quan hệ lâu dài với các khách hàng mới sử dụng dịch vụ của công
ty.
2.5.2. Hạn chế và nguyên nhân
2.5.2.1. Hạn chế
Trên con đường phát triển của mình, công ty vẫn không ngừng cố gắng để giữ
vững vị thế và từng bước mở rộng quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh để doanh
nghiệp làm ăn có hiệu quả hơn. Bên cạnh những kết quả đạt được, việc sử dụng và quản
lý TSNH tại công ty vẫn còn tồn tại một số hạn chế sau:
- Công ty đang có kế hoạch xây dựng chính sách tín dụng hợp lý cho khách hàng,
bước đầu đã thấy hiệu quả nhờ doanh thu khả quan song về lâu dài nếu áp dụng
chính sách tín dụng không có hệ thống thì khả năng công ty bị khách hàng chiếm
dụng vốn là rất cao.
- Công ty hiện đang quản lý tiền dựa trên kinh nghiệm và phương pháp phân tích xu
hướng, mang tính ước lượng, việc chưa tính được lượng tiền nhu cầu trong một
năm làm cho công ty chưa thể chủ động hoàn toàn trong kinh doanh các vấn đề bất
thường về thanh toán hoàn toàn có thể xảy ra.
- Hiệu suất sử dụng TSNH của công ty cao nhưng tỷ suất sinh lời lại khiêm tốn,
nguyên nhân là do công ty vẫn còn tồn tại các khoản chi phí lớn nên dù doanh thu
khả quan nhưng lợi nhuận sau thuế vẫn ở mức tương đối.
Từ những hạn chế trên, công ty cần phải nhìn nhận lại tình hình hoạt động sản xuất
kinh doanh nói chung và tình hình sử dụng TSNH nói riêng đê tìm ra các biện pháp hữu
Thang Long University Library
35
hiệu nâng cao hiệu quả tổ chức quản lý và sử dụng TSNH mang lại lợi nhuận ngày càng
cao cho công ty.
2.5.2.2. Nguyên nhân
Hạn chế trong hiệu quả sử dụng TSNH có nguyên nhân tổng hợp của các yếu tố
chủ quan và khách quan đang hằng ngày tác động đến hoạt động quản lý của công ty.
Hiểu được nguyên nhân của những hạn chế một cách thấu đáo là cơ sở quan trọng để tìm
ra các giải pháp khắc phục nó hiệu quả.
Nguyên nhân chủ quan
- Trình độ nhận thức của cán bộ công nhân viên còn yếu kém
Một bộ phận cán bộ còn chưa nhận thức hết nhưng khó khăn trong xu thế hội nhập và
thị trường kinh doanh bất động sản có nhiều diễn biến phức tạp để có những biện pháp
nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí đầu vào, tăng tính cạnh tranh đối với sản
phẩm của mình. Tính dứt điểm trong giải quyết công việc của các phòng ban, đơn vị trực
thuộc chưa cao, xu thế hội nhập và toàn cầu hóa nên kinh tế đã và đang tạo ra những cơ
hội mới và cả những thách thức mới đối với các doanh nghiệp trong đó có công ty TNHH
phát triển sản phẩm mới công nghệ mới. Hiện nay sự cạnh tranh trong ngành này cũng
đang diễn ra mạnh mẽ. Trong khi đó, trình độ năng lực của cán bộ, công nhân viên công
ty tuy đã được đào tạo, rèn luyện qua thử thách những trước những cơ hội và thách thức
mới vẫn bộc lộ những hạn chế về trình độ chuyên môn nghiệp vụ nhất là khả năng làm
việc độc lâp.
- Việc quản lý hàng tồn kho còn ở mức lỏng lẻo
Việc tăng mức dự trữ nguyên liệu quá nhiều trong thời gian chưa hợp lý và có xu
hướng tăng theo từng năm. Điều này góp phần làm giảm hiệu quả sử dụng TSNH.
Nguyên nhân là do tình hình lập đơn đặt hàng đôi khi không sát với thực tế, có trường
hợp dư thừa nhiều so với nhu cầu sử dụng. Ngoài ra, một số nguyên vật liệu đầu vào nhập
về không đủ tiêu chuẩn chất lượng, sai quy cách, giá cả còn cao. Công ty chưa có định
mức dự trữ và tiêu hao khiến việc quản lý hàng tồn kho chưa khoa học. Bên cạnh đó, thị
trường nguyên vật liệu đầu vào biến động thường xuyên làm công tác quản lý cũng gặp
nhiều khó khăn.
Nguyên nhân khách quan
Chính sách tiền tệ thắt chặt đưa nên kinh tế cào trạng thái khát vốn, tạo rào cản cho
doanh nghiệp tiếp cận với nguồn vốn từ ngân hàng và đẩy doanh nghiệp vào tình thế khó
khăn. Hơn nữa, thuế thu nhập doanh nghiệp còn ở mức khá cao, ảnh hưởng tới lợi nhuận
sau thuế của doanh nghiệp. Trong tình hình khó khăn chung của toàn nền kinh tế, cùng
với sự cạnh tranh trong lĩnh vực đầu tư và công nghệ. Vì vậy sự cạnh tranh trong tìm
36
kiếm cơ hội kinh doanh, đứng vững và phát triển trên thị trường là thách thứ đặt ra cho
doanh nghiệp Việt Nam.
Thị trường tài chính chưa phát triển, chưa tạo điều kiện quản lý TSNH hiệu quả
cho nên huy động vốn thông qua thị trường tài chính vẫn còn nhiều hạn chế. Bên cạnh đó
hoạt động không hiệu quả của các công ty chứng khoán đã làm cho công ty không tin
tưởng để đầu tư chứng khoán. Điệu đó đã hạn chế khả năng huy động vốn để đa dạng hóa
cơ cấu nguồn vốn của công ty. Công ty mới chỉ huy động được từ nguồn ngân sách Nhà
nước, vay ngân hàng, tín dụng thương mại… chứ chưa có cơ hội để áp dụng các hình thức
huy động vốn mới như phát hành trái phiếu, mua bán nợ trên thị trường chứng khoán.
Thang Long University Library
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty tnhh phát triển sản phẩm mới   công nghệ mới
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty tnhh phát triển sản phẩm mới   công nghệ mới
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty tnhh phát triển sản phẩm mới   công nghệ mới
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty tnhh phát triển sản phẩm mới   công nghệ mới
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty tnhh phát triển sản phẩm mới   công nghệ mới
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty tnhh phát triển sản phẩm mới   công nghệ mới
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty tnhh phát triển sản phẩm mới   công nghệ mới
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty tnhh phát triển sản phẩm mới   công nghệ mới
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty tnhh phát triển sản phẩm mới   công nghệ mới
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty tnhh phát triển sản phẩm mới   công nghệ mới
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty tnhh phát triển sản phẩm mới   công nghệ mới
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty tnhh phát triển sản phẩm mới   công nghệ mới
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty tnhh phát triển sản phẩm mới   công nghệ mới
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty tnhh phát triển sản phẩm mới   công nghệ mới
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty tnhh phát triển sản phẩm mới   công nghệ mới

More Related Content

What's hot

Đề tài nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn công ty xây dựng, ĐIỂM 8
Đề tài  nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn công ty xây dựng, ĐIỂM 8Đề tài  nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn công ty xây dựng, ĐIỂM 8
Đề tài nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn công ty xây dựng, ĐIỂM 8
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần xây ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần xây ...Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần xây ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần xây ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty xây dựng minh nghĩa
Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty xây dựng minh nghĩaPhân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty xây dựng minh nghĩa
Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty xây dựng minh nghĩa
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài: Hiệu quả quản lí tài sản ngắn hạn tại công ty xây dựng
Đề tài: Hiệu quả quản lí tài sản ngắn hạn tại công ty xây dựngĐề tài: Hiệu quả quản lí tài sản ngắn hạn tại công ty xây dựng
Đề tài: Hiệu quả quản lí tài sản ngắn hạn tại công ty xây dựng
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn công ty Hoàng Thái 2018
Đề tài hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn công ty Hoàng Thái 2018Đề tài hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn công ty Hoàng Thái 2018
Đề tài hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn công ty Hoàng Thái 2018
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty thang máy, ĐIỂM 8
Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty thang máy, ĐIỂM 8 Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty thang máy, ĐIỂM 8
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty thang máy, ĐIỂM 8
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của công ty cổ phần công nghiệp xây dựng to...
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của công ty cổ phần công nghiệp xây dựng to...Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của công ty cổ phần công nghiệp xây dựng to...
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của công ty cổ phần công nghiệp xây dựng to...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của công ty cổ phần kỹ thương thi...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của công ty cổ phần kỹ thương thi...Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của công ty cổ phần kỹ thương thi...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của công ty cổ phần kỹ thương thi...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty Nhà Thép
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty Nhà ThépĐề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty Nhà Thép
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty Nhà Thép
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng và thươ...
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng và thươ...Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng và thươ...
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng và thươ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần xây dựng và đầu tư thươ...
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần xây dựng và đầu tư thươ...Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần xây dựng và đầu tư thươ...
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần xây dựng và đầu tư thươ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty tnhh tập đoàn thang máy ...
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty tnhh tập đoàn thang máy ...Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty tnhh tập đoàn thang máy ...
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty tnhh tập đoàn thang máy ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ p...
Đề tài  Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ p...Đề tài  Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ p...
Đề tài Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ p...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần xây lắp công nghiệp thực phẩm
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần xây lắp công nghiệp thực phẩmPhân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần xây lắp công nghiệp thực phẩm
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần xây lắp công nghiệp thực phẩm
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần tu tạo và phát...
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần tu tạo và phát...Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần tu tạo và phát...
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần tu tạo và phát...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty tnhh sơn mài truyền thống
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty tnhh sơn mài truyền thốngNâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty tnhh sơn mài truyền thống
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty tnhh sơn mài truyền thống
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty trách nhiệm hữu hạn th...
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty trách nhiệm hữu hạn th...Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty trách nhiệm hữu hạn th...
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty trách nhiệm hữu hạn th...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần thăng long số 9
Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần thăng long số 9Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần thăng long số 9
Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần thăng long số 9
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty xi măng Vicem
Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty xi măng VicemĐề tài: Nâng cao sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty xi măng Vicem
Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty xi măng Vicem
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn công ty thương mại, HAY
Đề tài nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn công ty thương mại, HAYĐề tài nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn công ty thương mại, HAY
Đề tài nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn công ty thương mại, HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

What's hot (20)

Đề tài nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn công ty xây dựng, ĐIỂM 8
Đề tài  nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn công ty xây dựng, ĐIỂM 8Đề tài  nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn công ty xây dựng, ĐIỂM 8
Đề tài nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn công ty xây dựng, ĐIỂM 8
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần xây ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần xây ...Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần xây ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần xây ...
 
Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty xây dựng minh nghĩa
Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty xây dựng minh nghĩaPhân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty xây dựng minh nghĩa
Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty xây dựng minh nghĩa
 
Đề tài: Hiệu quả quản lí tài sản ngắn hạn tại công ty xây dựng
Đề tài: Hiệu quả quản lí tài sản ngắn hạn tại công ty xây dựngĐề tài: Hiệu quả quản lí tài sản ngắn hạn tại công ty xây dựng
Đề tài: Hiệu quả quản lí tài sản ngắn hạn tại công ty xây dựng
 
Đề tài hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn công ty Hoàng Thái 2018
Đề tài hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn công ty Hoàng Thái 2018Đề tài hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn công ty Hoàng Thái 2018
Đề tài hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn công ty Hoàng Thái 2018
 
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty thang máy, ĐIỂM 8
Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty thang máy, ĐIỂM 8 Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty thang máy, ĐIỂM 8
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty thang máy, ĐIỂM 8
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của công ty cổ phần công nghiệp xây dựng to...
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của công ty cổ phần công nghiệp xây dựng to...Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của công ty cổ phần công nghiệp xây dựng to...
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của công ty cổ phần công nghiệp xây dựng to...
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của công ty cổ phần kỹ thương thi...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của công ty cổ phần kỹ thương thi...Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của công ty cổ phần kỹ thương thi...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của công ty cổ phần kỹ thương thi...
 
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty Nhà Thép
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty Nhà ThépĐề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty Nhà Thép
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty Nhà Thép
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng và thươ...
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng và thươ...Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng và thươ...
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng và thươ...
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần xây dựng và đầu tư thươ...
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần xây dựng và đầu tư thươ...Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần xây dựng và đầu tư thươ...
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần xây dựng và đầu tư thươ...
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty tnhh tập đoàn thang máy ...
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty tnhh tập đoàn thang máy ...Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty tnhh tập đoàn thang máy ...
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty tnhh tập đoàn thang máy ...
 
Đề tài Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ p...
Đề tài  Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ p...Đề tài  Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ p...
Đề tài Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ p...
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần xây lắp công nghiệp thực phẩm
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần xây lắp công nghiệp thực phẩmPhân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần xây lắp công nghiệp thực phẩm
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần xây lắp công nghiệp thực phẩm
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần tu tạo và phát...
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần tu tạo và phát...Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần tu tạo và phát...
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần tu tạo và phát...
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty tnhh sơn mài truyền thống
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty tnhh sơn mài truyền thốngNâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty tnhh sơn mài truyền thống
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty tnhh sơn mài truyền thống
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty trách nhiệm hữu hạn th...
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty trách nhiệm hữu hạn th...Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty trách nhiệm hữu hạn th...
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty trách nhiệm hữu hạn th...
 
Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần thăng long số 9
Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần thăng long số 9Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần thăng long số 9
Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần thăng long số 9
 
Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty xi măng Vicem
Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty xi măng VicemĐề tài: Nâng cao sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty xi măng Vicem
Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty xi măng Vicem
 
Đề tài nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn công ty thương mại, HAY
Đề tài nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn công ty thương mại, HAYĐề tài nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn công ty thương mại, HAY
Đề tài nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn công ty thương mại, HAY
 

Similar to Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty tnhh phát triển sản phẩm mới công nghệ mới

Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh công nghệ và truyền thông comtec
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh công nghệ và truyền thông comtecPhân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh công nghệ và truyền thông comtec
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh công nghệ và truyền thông comtec
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh một thành viên đầu tư và phát ...
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh một thành viên đầu tư và phát ...Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh một thành viên đầu tư và phát ...
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh một thành viên đầu tư và phát ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh một thành viên đầu tư và phát ...
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh một thành viên đầu tư và phát ...Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh một thành viên đầu tư và phát ...
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh một thành viên đầu tư và phát ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân tích tài chính tại công ty tnhh dịch vụ thương mại đại việt
Phân tích tài chính tại công ty tnhh dịch vụ thương mại đại việtPhân tích tài chính tại công ty tnhh dịch vụ thương mại đại việt
Phân tích tài chính tại công ty tnhh dịch vụ thương mại đại việt
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài: Phân tích tài chính tại công ty dịch vụ thương mại, HAY
Đề tài: Phân tích tài chính tại công ty dịch vụ thương mại, HAYĐề tài: Phân tích tài chính tại công ty dịch vụ thương mại, HAY
Đề tài: Phân tích tài chính tại công ty dịch vụ thương mại, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...
NOT
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty công nghệ Việt Mỹ, HOT
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty công nghệ Việt Mỹ, HOT Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty công nghệ Việt Mỹ, HOT
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty công nghệ Việt Mỹ, HOT
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty tnhh sách và văn hóa tổng ...
Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty tnhh sách và văn hóa tổng ...Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty tnhh sách và văn hóa tổng ...
Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty tnhh sách và văn hóa tổng ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh đầu tư và thương mại tâm phúc
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh đầu tư và thương mại tâm phúcPhân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh đầu tư và thương mại tâm phúc
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh đầu tư và thương mại tâm phúc
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh phát triển sản phẩm công nghệ mới
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh phát triển sản phẩm công nghệ mớiPhân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh phát triển sản phẩm công nghệ mới
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh phát triển sản phẩm công nghệ mới
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh phát triển sản phẩm công nghệ mới
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh phát triển sản phẩm công nghệ mớiPhân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh phát triển sản phẩm công nghệ mới
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh phát triển sản phẩm công nghệ mới
NOT
 
Đề tài tình hình tài chính công ty công nghệ mới, HAY, ĐIỂM 8
Đề tài tình hình tài chính công ty công nghệ mới, HAY, ĐIỂM 8Đề tài tình hình tài chính công ty công nghệ mới, HAY, ĐIỂM 8
Đề tài tình hình tài chính công ty công nghệ mới, HAY, ĐIỂM 8
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Lập dự toán phục vụ cho kiểm soát tại công ty dược phẩm, HAY - Gửi miễn phí q...
Lập dự toán phục vụ cho kiểm soát tại công ty dược phẩm, HAY - Gửi miễn phí q...Lập dự toán phục vụ cho kiểm soát tại công ty dược phẩm, HAY - Gửi miễn phí q...
Lập dự toán phục vụ cho kiểm soát tại công ty dược phẩm, HAY - Gửi miễn phí q...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty TNHH Lạc Hồng, HAY, ĐIỂM 8
Đề tài phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty TNHH Lạc Hồng, HAY, ĐIỂM 8Đề tài phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty TNHH Lạc Hồng, HAY, ĐIỂM 8
Đề tài phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty TNHH Lạc Hồng, HAY, ĐIỂM 8
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh tư vấn xây dựng và xuất nhập k...
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh tư vấn xây dựng và xuất nhập k...Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh tư vấn xây dựng và xuất nhập k...
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh tư vấn xây dựng và xuất nhập k...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Hoàn thiện kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm tại công ty cổ phần mía ...
Hoàn thiện kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm tại công ty cổ phần mía ...Hoàn thiện kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm tại công ty cổ phần mía ...
Hoàn thiện kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm tại công ty cổ phần mía ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn công ty TNHH, HAY
Đề tài  nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn công ty TNHH, HAYĐề tài  nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn công ty TNHH, HAY
Đề tài nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn công ty TNHH, HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần xuất...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần xuất...Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần xuất...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần xuất...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Một số giải pháp nâng cao năng suất dịch vụ nhà hàng tại công ty tnhh thương ...
Một số giải pháp nâng cao năng suất dịch vụ nhà hàng tại công ty tnhh thương ...Một số giải pháp nâng cao năng suất dịch vụ nhà hàng tại công ty tnhh thương ...
Một số giải pháp nâng cao năng suất dịch vụ nhà hàng tại công ty tnhh thương ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 

Similar to Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty tnhh phát triển sản phẩm mới công nghệ mới (20)

Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh công nghệ và truyền thông comtec
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh công nghệ và truyền thông comtecPhân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh công nghệ và truyền thông comtec
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh công nghệ và truyền thông comtec
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh một thành viên đầu tư và phát ...
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh một thành viên đầu tư và phát ...Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh một thành viên đầu tư và phát ...
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh một thành viên đầu tư và phát ...
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh một thành viên đầu tư và phát ...
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh một thành viên đầu tư và phát ...Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh một thành viên đầu tư và phát ...
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh một thành viên đầu tư và phát ...
 
Phân tích tài chính tại công ty tnhh dịch vụ thương mại đại việt
Phân tích tài chính tại công ty tnhh dịch vụ thương mại đại việtPhân tích tài chính tại công ty tnhh dịch vụ thương mại đại việt
Phân tích tài chính tại công ty tnhh dịch vụ thương mại đại việt
 
Đề tài: Phân tích tài chính tại công ty dịch vụ thương mại, HAY
Đề tài: Phân tích tài chính tại công ty dịch vụ thương mại, HAYĐề tài: Phân tích tài chính tại công ty dịch vụ thương mại, HAY
Đề tài: Phân tích tài chính tại công ty dịch vụ thương mại, HAY
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...
 
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty công nghệ Việt Mỹ, HOT
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty công nghệ Việt Mỹ, HOT Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty công nghệ Việt Mỹ, HOT
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty công nghệ Việt Mỹ, HOT
 
Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty tnhh sách và văn hóa tổng ...
Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty tnhh sách và văn hóa tổng ...Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty tnhh sách và văn hóa tổng ...
Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty tnhh sách và văn hóa tổng ...
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh đầu tư và thương mại tâm phúc
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh đầu tư và thương mại tâm phúcPhân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh đầu tư và thương mại tâm phúc
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh đầu tư và thương mại tâm phúc
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh phát triển sản phẩm công nghệ mới
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh phát triển sản phẩm công nghệ mớiPhân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh phát triển sản phẩm công nghệ mới
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh phát triển sản phẩm công nghệ mới
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh phát triển sản phẩm công nghệ mới
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh phát triển sản phẩm công nghệ mớiPhân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh phát triển sản phẩm công nghệ mới
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh phát triển sản phẩm công nghệ mới
 
Đề tài tình hình tài chính công ty công nghệ mới, HAY, ĐIỂM 8
Đề tài tình hình tài chính công ty công nghệ mới, HAY, ĐIỂM 8Đề tài tình hình tài chính công ty công nghệ mới, HAY, ĐIỂM 8
Đề tài tình hình tài chính công ty công nghệ mới, HAY, ĐIỂM 8
 
Lập dự toán phục vụ cho kiểm soát tại công ty dược phẩm, HAY - Gửi miễn phí q...
Lập dự toán phục vụ cho kiểm soát tại công ty dược phẩm, HAY - Gửi miễn phí q...Lập dự toán phục vụ cho kiểm soát tại công ty dược phẩm, HAY - Gửi miễn phí q...
Lập dự toán phục vụ cho kiểm soát tại công ty dược phẩm, HAY - Gửi miễn phí q...
 
Đề tài phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty TNHH Lạc Hồng, HAY, ĐIỂM 8
Đề tài phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty TNHH Lạc Hồng, HAY, ĐIỂM 8Đề tài phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty TNHH Lạc Hồng, HAY, ĐIỂM 8
Đề tài phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty TNHH Lạc Hồng, HAY, ĐIỂM 8
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh tư vấn xây dựng và xuất nhập k...
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh tư vấn xây dựng và xuất nhập k...Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh tư vấn xây dựng và xuất nhập k...
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh tư vấn xây dựng và xuất nhập k...
 
Hoàn thiện kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm tại công ty cổ phần mía ...
Hoàn thiện kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm tại công ty cổ phần mía ...Hoàn thiện kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm tại công ty cổ phần mía ...
Hoàn thiện kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm tại công ty cổ phần mía ...
 
Đề tài nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn công ty TNHH, HAY
Đề tài  nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn công ty TNHH, HAYĐề tài  nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn công ty TNHH, HAY
Đề tài nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn công ty TNHH, HAY
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần xuất...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần xuất...Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần xuất...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần xuất...
 
Một số giải pháp nâng cao năng suất dịch vụ nhà hàng tại công ty tnhh thương ...
Một số giải pháp nâng cao năng suất dịch vụ nhà hàng tại công ty tnhh thương ...Một số giải pháp nâng cao năng suất dịch vụ nhà hàng tại công ty tnhh thương ...
Một số giải pháp nâng cao năng suất dịch vụ nhà hàng tại công ty tnhh thương ...
 

More from https://www.facebook.com/garmentspace

Bệnh thận mãn tính giai đoạn cuối và chi phí cho phương pháp lọc màng bọc liê...
Bệnh thận mãn tính giai đoạn cuối và chi phí cho phương pháp lọc màng bọc liê...Bệnh thận mãn tính giai đoạn cuối và chi phí cho phương pháp lọc màng bọc liê...
Bệnh thận mãn tính giai đoạn cuối và chi phí cho phương pháp lọc màng bọc liê...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Bệnh thận mãn tính giai đoạn cuối và chi phí cho phương pháp lọc màng bọc liê...
Bệnh thận mãn tính giai đoạn cuối và chi phí cho phương pháp lọc màng bọc liê...Bệnh thận mãn tính giai đoạn cuối và chi phí cho phương pháp lọc màng bọc liê...
Bệnh thận mãn tính giai đoạn cuối và chi phí cho phương pháp lọc màng bọc liê...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Bài giảng Kế toán tái cấu trúc doanh nghiệp - Chương 2 Kế toán tái cơ cấu vốn...
Bài giảng Kế toán tái cấu trúc doanh nghiệp - Chương 2 Kế toán tái cơ cấu vốn...Bài giảng Kế toán tái cấu trúc doanh nghiệp - Chương 2 Kế toán tái cơ cấu vốn...
Bài giảng Kế toán tái cấu trúc doanh nghiệp - Chương 2 Kế toán tái cơ cấu vốn...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Bài giảng Kế toán tái cấu trúc doanh nghiệp - Chương 1 Những vấn đề chung về ...
Bài giảng Kế toán tái cấu trúc doanh nghiệp - Chương 1 Những vấn đề chung về ...Bài giảng Kế toán tái cấu trúc doanh nghiệp - Chương 1 Những vấn đề chung về ...
Bài giảng Kế toán tái cấu trúc doanh nghiệp - Chương 1 Những vấn đề chung về ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 5 Phân tích thông tin kế toán...
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 5 Phân tích thông tin kế toán...Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 5 Phân tích thông tin kế toán...
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 5 Phân tích thông tin kế toán...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 3 Kế toán quản trị thu ngân s...
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 3 Kế toán quản trị thu ngân s...Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 3 Kế toán quản trị thu ngân s...
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 3 Kế toán quản trị thu ngân s...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 2 Dự toán trong đơn vị công.pdf
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 2 Dự toán trong đơn vị công.pdfBài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 2 Dự toán trong đơn vị công.pdf
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 2 Dự toán trong đơn vị công.pdf
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Ảnh hưởng của điều kiện điều chế lên quá trình hình thành pha, cấu trúc và từ...
Ảnh hưởng của điều kiện điều chế lên quá trình hình thành pha, cấu trúc và từ...Ảnh hưởng của điều kiện điều chế lên quá trình hình thành pha, cấu trúc và từ...
Ảnh hưởng của điều kiện điều chế lên quá trình hình thành pha, cấu trúc và từ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Ảnh hưởng của chuyển động hạt nhân lên cường độ phát xạ sóng điều hòa bậc cao...
Ảnh hưởng của chuyển động hạt nhân lên cường độ phát xạ sóng điều hòa bậc cao...Ảnh hưởng của chuyển động hạt nhân lên cường độ phát xạ sóng điều hòa bậc cao...
Ảnh hưởng của chuyển động hạt nhân lên cường độ phát xạ sóng điều hòa bậc cao...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 1 Tổng quan về kế toán quản t...
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 1 Tổng quan về kế toán quản t...Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 1 Tổng quan về kế toán quản t...
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 1 Tổng quan về kế toán quản t...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Bài tiêu luận Xây dựng tài liệu kỹ thuật cho mã hàng áo Jacket 2 lớp và áo Ve...
Bài tiêu luận Xây dựng tài liệu kỹ thuật cho mã hàng áo Jacket 2 lớp và áo Ve...Bài tiêu luận Xây dựng tài liệu kỹ thuật cho mã hàng áo Jacket 2 lớp và áo Ve...
Bài tiêu luận Xây dựng tài liệu kỹ thuật cho mã hàng áo Jacket 2 lớp và áo Ve...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Báo cáo tốt nghiệp Nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn cho các dự á...
Báo cáo tốt nghiệp Nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn cho các dự á...Báo cáo tốt nghiệp Nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn cho các dự á...
Báo cáo tốt nghiệp Nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn cho các dự á...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật Nghiên cứu đánh giá và đề xuất giải pháp nâng cao h...
Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật Nghiên cứu đánh giá và đề xuất giải pháp nâng cao h...Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật Nghiên cứu đánh giá và đề xuất giải pháp nâng cao h...
Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật Nghiên cứu đánh giá và đề xuất giải pháp nâng cao h...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHNo & PTNT Việt Nam -...
Luận văn tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHNo & PTNT Việt Nam -...Luận văn tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHNo & PTNT Việt Nam -...
Luận văn tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHNo & PTNT Việt Nam -...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn tốt nghiệp Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh...
Luận văn tốt nghiệp Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh...Luận văn tốt nghiệp Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh...
Luận văn tốt nghiệp Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
pdf Luận văn tốt nghiệp Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại C...
pdf Luận văn tốt nghiệp Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại C...pdf Luận văn tốt nghiệp Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại C...
pdf Luận văn tốt nghiệp Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại C...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn tốt nghiệp Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích...
Luận văn tốt nghiệp Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích...Luận văn tốt nghiệp Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích...
Luận văn tốt nghiệp Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn tốt nghiệp Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại tại C...
Luận văn tốt nghiệp Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại tại C...Luận văn tốt nghiệp Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại tại C...
Luận văn tốt nghiệp Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại tại C...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Giáo trình Nghiệp vụ bàn 4.0 (Nghề Quản trị khách sạn - Cao đẳng) - Trường Ca...
Giáo trình Nghiệp vụ bàn 4.0 (Nghề Quản trị khách sạn - Cao đẳng) - Trường Ca...Giáo trình Nghiệp vụ bàn 4.0 (Nghề Quản trị khách sạn - Cao đẳng) - Trường Ca...
Giáo trình Nghiệp vụ bàn 4.0 (Nghề Quản trị khách sạn - Cao đẳng) - Trường Ca...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
https://www.facebook.com/garmentspace
 

More from https://www.facebook.com/garmentspace (20)

Bệnh thận mãn tính giai đoạn cuối và chi phí cho phương pháp lọc màng bọc liê...
Bệnh thận mãn tính giai đoạn cuối và chi phí cho phương pháp lọc màng bọc liê...Bệnh thận mãn tính giai đoạn cuối và chi phí cho phương pháp lọc màng bọc liê...
Bệnh thận mãn tính giai đoạn cuối và chi phí cho phương pháp lọc màng bọc liê...
 
Bệnh thận mãn tính giai đoạn cuối và chi phí cho phương pháp lọc màng bọc liê...
Bệnh thận mãn tính giai đoạn cuối và chi phí cho phương pháp lọc màng bọc liê...Bệnh thận mãn tính giai đoạn cuối và chi phí cho phương pháp lọc màng bọc liê...
Bệnh thận mãn tính giai đoạn cuối và chi phí cho phương pháp lọc màng bọc liê...
 
Bài giảng Kế toán tái cấu trúc doanh nghiệp - Chương 2 Kế toán tái cơ cấu vốn...
Bài giảng Kế toán tái cấu trúc doanh nghiệp - Chương 2 Kế toán tái cơ cấu vốn...Bài giảng Kế toán tái cấu trúc doanh nghiệp - Chương 2 Kế toán tái cơ cấu vốn...
Bài giảng Kế toán tái cấu trúc doanh nghiệp - Chương 2 Kế toán tái cơ cấu vốn...
 
Bài giảng Kế toán tái cấu trúc doanh nghiệp - Chương 1 Những vấn đề chung về ...
Bài giảng Kế toán tái cấu trúc doanh nghiệp - Chương 1 Những vấn đề chung về ...Bài giảng Kế toán tái cấu trúc doanh nghiệp - Chương 1 Những vấn đề chung về ...
Bài giảng Kế toán tái cấu trúc doanh nghiệp - Chương 1 Những vấn đề chung về ...
 
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 5 Phân tích thông tin kế toán...
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 5 Phân tích thông tin kế toán...Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 5 Phân tích thông tin kế toán...
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 5 Phân tích thông tin kế toán...
 
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 3 Kế toán quản trị thu ngân s...
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 3 Kế toán quản trị thu ngân s...Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 3 Kế toán quản trị thu ngân s...
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 3 Kế toán quản trị thu ngân s...
 
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 2 Dự toán trong đơn vị công.pdf
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 2 Dự toán trong đơn vị công.pdfBài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 2 Dự toán trong đơn vị công.pdf
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 2 Dự toán trong đơn vị công.pdf
 
Ảnh hưởng của điều kiện điều chế lên quá trình hình thành pha, cấu trúc và từ...
Ảnh hưởng của điều kiện điều chế lên quá trình hình thành pha, cấu trúc và từ...Ảnh hưởng của điều kiện điều chế lên quá trình hình thành pha, cấu trúc và từ...
Ảnh hưởng của điều kiện điều chế lên quá trình hình thành pha, cấu trúc và từ...
 
Ảnh hưởng của chuyển động hạt nhân lên cường độ phát xạ sóng điều hòa bậc cao...
Ảnh hưởng của chuyển động hạt nhân lên cường độ phát xạ sóng điều hòa bậc cao...Ảnh hưởng của chuyển động hạt nhân lên cường độ phát xạ sóng điều hòa bậc cao...
Ảnh hưởng của chuyển động hạt nhân lên cường độ phát xạ sóng điều hòa bậc cao...
 
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 1 Tổng quan về kế toán quản t...
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 1 Tổng quan về kế toán quản t...Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 1 Tổng quan về kế toán quản t...
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 1 Tổng quan về kế toán quản t...
 
Bài tiêu luận Xây dựng tài liệu kỹ thuật cho mã hàng áo Jacket 2 lớp và áo Ve...
Bài tiêu luận Xây dựng tài liệu kỹ thuật cho mã hàng áo Jacket 2 lớp và áo Ve...Bài tiêu luận Xây dựng tài liệu kỹ thuật cho mã hàng áo Jacket 2 lớp và áo Ve...
Bài tiêu luận Xây dựng tài liệu kỹ thuật cho mã hàng áo Jacket 2 lớp và áo Ve...
 
Báo cáo tốt nghiệp Nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn cho các dự á...
Báo cáo tốt nghiệp Nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn cho các dự á...Báo cáo tốt nghiệp Nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn cho các dự á...
Báo cáo tốt nghiệp Nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn cho các dự á...
 
Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật Nghiên cứu đánh giá và đề xuất giải pháp nâng cao h...
Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật Nghiên cứu đánh giá và đề xuất giải pháp nâng cao h...Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật Nghiên cứu đánh giá và đề xuất giải pháp nâng cao h...
Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật Nghiên cứu đánh giá và đề xuất giải pháp nâng cao h...
 
Luận văn tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHNo & PTNT Việt Nam -...
Luận văn tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHNo & PTNT Việt Nam -...Luận văn tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHNo & PTNT Việt Nam -...
Luận văn tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHNo & PTNT Việt Nam -...
 
Luận văn tốt nghiệp Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh...
Luận văn tốt nghiệp Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh...Luận văn tốt nghiệp Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh...
Luận văn tốt nghiệp Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh...
 
pdf Luận văn tốt nghiệp Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại C...
pdf Luận văn tốt nghiệp Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại C...pdf Luận văn tốt nghiệp Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại C...
pdf Luận văn tốt nghiệp Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại C...
 
Luận văn tốt nghiệp Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích...
Luận văn tốt nghiệp Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích...Luận văn tốt nghiệp Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích...
Luận văn tốt nghiệp Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích...
 
Luận văn tốt nghiệp Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại tại C...
Luận văn tốt nghiệp Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại tại C...Luận văn tốt nghiệp Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại tại C...
Luận văn tốt nghiệp Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại tại C...
 
Giáo trình Nghiệp vụ bàn 4.0 (Nghề Quản trị khách sạn - Cao đẳng) - Trường Ca...
Giáo trình Nghiệp vụ bàn 4.0 (Nghề Quản trị khách sạn - Cao đẳng) - Trường Ca...Giáo trình Nghiệp vụ bàn 4.0 (Nghề Quản trị khách sạn - Cao đẳng) - Trường Ca...
Giáo trình Nghiệp vụ bàn 4.0 (Nghề Quản trị khách sạn - Cao đẳng) - Trường Ca...
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
 

Recently uploaded

GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
Điện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdfGIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
LngHu10
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
chinhkt50
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
phamthuhoai20102005
 
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdfDS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
thanhluan21
 
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptxCÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CNGTRC3
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
ngocnguyensp1
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (10)

GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
 
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
 
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdfGIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
 
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdfDS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
 
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptxCÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
 

Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty tnhh phát triển sản phẩm mới công nghệ mới

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG ---o0o--- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN NGẮN HẠN TẠI CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM MỚI – CÔNG NGHỆ MỚI SINH VIÊN THỰC HIỆN : LỀU THỊ THU HÀ MÃ SINH VIÊN : A16330 CHUYÊN NGÀNH : TÀI CHÍNH HÀ NỘI – 2014
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG ---o0o--- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN NGẮN HẠN TẠI CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM MỚI - CÔNG NGHỆ MỚI Giáo viên hƣớng dẫn : Th.S Trịnh Trọng Anh Sinh viên thực hiện : Lều Thị Thu Hà Mã sinh viên : A16330 Chuyên ngành : Tài chính – Ngân hàng HÀ NỘI – 2014 Thang Long University Library
  • 3. LỜI CẢM ƠN Trước tiên, em xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy giáo, cô giáo trường Đại Học Thăng Long, đặc biệt là Thầy giáo Ths. Trịnh Trọng Anh cùng các anh chị tại công ty TNHH phát triển sản phẩm mới – công nghệ mới đã tận tình chỉ bảo và giúp đỡ em hoàn thành bài luận văn này. Em xin chân thành cám ơn thầy vì những kiến thức mà thầy đã truyền dạy cho em, đó sẽ là những hành trang quý báu cho em bước vào đời. Bằng những kiến thức và khả năng tiếp thu còn hạn hẹp của em thì bài luận còn nhiều thiếu sót và hạn chế, kính mong sự đóng góp và chỉ dẫn của thầy cô giáo để bài luận văn hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên thực hiện Lều Thị Thu Hà
  • 4. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Khóa luận tốt nghiệp này là do tự bản thân thực hiện có sự hỗ trợ từ giáo viên hướng dẫn và không sao chép các công trình nghiên cứu của người khác. Các dữ liệu thông tin thứ cấp sử dụng trong Khóa luận là có nguồn gốc và được trích dẫn rõ ràng. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này! Sinh viên Lều Thị Thu Hà Thang Long University Library
  • 5. MỤC LỤC CHƢƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN NGẮN HẠN TẠI DOANH NGHIỆP .........................................................1 1.1 Khái niệm tài sản ngắn hạn.............................................................................1 1.1.1 Khái niệm tài sản ngắn hạn............................................................................1 1.1.2 Đặc điểm của tài sản ngắn hạn ......................................................................1 1.1.3 Phân loại TSNH..............................................................................................2 1.1.3.1. Phân loại theo lĩnh vực tham gia luân chuyển...................................................2 1.1.3.2. Phân loại theo tính thanh khoản ........................................................................2 1.1.4 Vai trò của TSNH trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 4 1.2 Nội dung quản lý TSNH trong DN.................................................................4 1.2.1 Quản lý các bộ phận của TSNH.....................................................................4 1.2.2 Chính sách quản lý TSNH..............................................................................6 1.3 Hiệu quả sử dụng TSNH .................................................................................7 1.3.1 Khái niệm.........................................................................................................7 1.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp 8 1.3.2.1. Các chỉ tiêu về khả năng sinh lời .......................................................................8 1.3.2.2 Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán ...................................................................9 1.3.2.3. Hiệu suất sử dụng tài sản ...................................................................................9 1.3.2.4. Quản lý hàng lưu kho .......................................................................................10 1.3.2.5. Quản lý phải thu khách hàng............................................................................10 1.3.2.6 Vòng quay tiền...................................................................................................11 1.3.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp 11 CHƢƠNG II.................................................................................................................13 THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TSNH CỦA CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM MỚI – CÔNG NGHỆ MỚI ....................................................13 2.1 Khái quát về Công ty TNHH phát triển sản phẩm mới - công nghệ mới ........13 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển ...................................................................13 2.1.1.1. Tên gọi, địa chỉ của Công ty.............................................................................13 2.1.1.2. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của Công ty..................................13 2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH phát triển sản phẩm mới - công nghệ mới. 14 2.2. Thực trạng hiệu quả sử dụng TSLĐ của Công ty TNHH phát triển sản phẩm mới - công nghệ mới ....................................................................................................15
  • 6. 2.2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH phát triển sản phẩm mới - công nghệ mới...............................................................................................................15 2.2.2 Tình hình Tài sản – Nguồn vốn..........................................................................19 2.2.2.1 Cơ cấu tài sản – nguồn vốn...............................................................................19 2.2.2.2 Chính sách quản lý tài sản ngắn hạn ................................................................23 2.2.3. Đánh giá chung hiệu quả sử dụng TSNH ........................................................25 2.2.3.1 Các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời............................................................25 2.2.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán.......................................................26 2.3.1. Thực trạng cơ cấu tài sản ngắn hạn .................................................................27 2.3.2. Quản lý tiền và các khoản tương đương tiền....................................................29 2.3.3 Quản lý hàng lưu kho .........................................................................................30 2.5. Nhận xét tình hình quản lý và sử dụng TSNH...................................................34 2.5.1. Kết quả đạt được.................................................................................................34 2.5.2. Hạn chế và nguyên nhân ...................................................................................34 2.5.2.1. Hạn chế.............................................................................................................34 2.5.2.2. Nguyên nhân.....................................................................................................35 CHƢƠNG III. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN NGẮN HẠN CỦA CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM MỚI - CÔNG NGHỆ MỚI..................................................................................................................37 3.1. Định hƣớng hoạt động của công ty TNHH phát triển sản phẩm mới - công nghệ mới .......................................................................................................................37 3.1.1. Định hướng phát triển ngành............................................................................37 3.1.2. Định hướng phát triển của Công ty TNHH phát triển sản phẩm mới - công nghệ mới........................................................................................................................39 3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng TSNH của Công ty TNHH phát triển sản phẩm mới - công nghệ mới...................................................................................40 3.2.1. Quản lý tiền mặt hiệu quả, chặt chẽ..................................................................40 3.2.2. Quản lý chặt chẽ các khoản phải thu................................................................41 3.2.4. Tăng cường đào tạo bồi dưỡng cán bộ..............................................................46 3.2.5. Một số giải pháp khác ........................................................................................46 3.3. Kiến nghị ...............................................................................................................47 Thang Long University Library
  • 7. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Tóm tắt báo cáo kết quả kinh doanh ........................................................16 Bảng 2.2 Cơ cấu tài sản giai đoạn 2011-2013............................................................19 Bảng 2.3 Cơ cấu nguồn vốn giai đoạn 2011-2013 .....................................................20 Bảng 2.4. Chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời ..........................................................25 Bảng 2.5 Chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán .....................................................26 Bảng 2.6 Cơ cấu tài sản ngắn hạn giai đoạn 2011-2013...........................................27 Bảng 2.7. Cơ cấu tài sản ngắn hạn bằng tiền giai đoạn 2011-2013.........................29 Bảng 2.8 Cơ cấu hàng tồn kho giai đoạn 2011-2013.................................................30 Bảng 2.9 Cơ cấu phải thu khách hàng giai đoạn 2011-2013....................................31 Bảng 2.10 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng TSNH .............................................32 Bảng 2.11. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng các bộ phận cấu thành TSNH.....32 DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ Hình 1.1. Chính sách quản lý TS……………………………………………………6 Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức của công ty TNHH phát triển sản phẩm mới - công nghệ mới…………………………………………………..…………………………14 Biểu đồ 2.1. Tăng trƣởng doanh thu, giá vốn và lợi nhuận…………………….....17 Biểu đồ 2.2. Tỷ trọng tài sản………...………………………………………………23 Biểu đồ 2.3. Cơ cấu tài sản ngắn hạn……………………………………………….28
  • 8. DANH MỤC VIẾT TẮT Ký hiệu viết tắt Tên đầy đủ DN Doanh nghiệp HTK Hàng tồn kho GVHB Giá vốn hàng bán NV Nguồn vốn SXKD Sản xuất kinh doanh TB Trung bình TS Tài sản TSNH Tài sản ngắn hạn TSDH Tài sản dài hạn TNHH Trách nhiệm hữu hạn VCSH Vốn chủ sở hữu VLĐR Vốn lưu động ròng Thang Long University Library
  • 9. LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong những năm qua, cùng với tiến trình hội nhập của nước ta vào các định chế của khu vực và thế giới với định hướng phát triển kinh tế quốc gia từ nay đến 2020, các doanh nghiệp phải đương đầu với nhiều thách thức lớn. Với các doanh nghiệp thì ranh giới giữa thành công và thất bại trở nên rõ ràng hơn. Sử dụng tài sản có hiệu quả giúp cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành với hiệu quả kinh tế cao nhất để nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp và làm tăng thêm giá trị tài sản của chủ sở hữu. Công ty TNHH phát triển sản phẩm mới – công nghệ mới là công ty chuyên sản xuất các loại bánh phục vụ cho nhu cầu hàng ngày của người tiêu dùng. Trong thời gian qua, công ty có nhiều quan tâm tới hiệu quả sử dụng tổng tài sản và nguồn vốn để nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty, do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, hiệu quả sử dụng TSNH của công ty còn thấp so với mục tiêu được đề ra. Thực tế nó đã và đang ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động hiệu quả của công ty. Vì vậy, để có phát triển hơn trong môi trường cạnh tranh, nâng cao hiệu quả sử dụng TSNH là một trong những vấn đề cấp thiết hiện nay đối với công ty. Từ những vai trò và yêu cầu cấp thiết nói trên, em đã chọn đề tài: “ Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty TNHH phát triển sản phẩm mới – công nghệ mới” để làm đè tài cho khóa luận tốt nghiệp. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Mục tiêu nghiên của của đề tài là làm rõ cơ sở lý luận và hiệu quả sử dụng TSNH, thực trạng việc sử dụng tài sản của Công ty TNHH phát triển sản phẩm mới – công nghệ mới để từ đó đưa ra các đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng TSNH. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Hiệu quả sử dụng TSNH của công ty TNHH phát triển sản phẩm mới – công nghệ mới. Phạm vi nghiên cứu: Hiệu quả sử dụng TSNH của công ty TNHH phát triển sản phẩm mới – công nghệ mới trong giai đoạn 2011-2013. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng phương pháp thống kê mô tả, so sánh đối chiếu và phân tích số liệu mà công ty cung cấp. 5. Kết cấu khóa luận Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung chính của khóa luận gồm 3 chương: Chương I. Cơ sở lý luận về hiệu quả sử dụng TSNH tại doanh nghiệp Chương II. Thực trạng hiệu quả sử dụng TSNH của Công ty TNHH phát triển sản phẩm mới – công nghệ mới
  • 10. Chương III. Giải phảp nâng cao hiệu quả sử dụng TSNH của Công ty TNHH phát triển sản phẩm mới – công nghệ mới Thang Long University Library
  • 11. 1 CHƢƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN NGẮN HẠN TẠI DOANH NGHIỆP 1.1 Khái niệm tài sản ngắn hạn 1.1.1 Khái niệm tài sản ngắn hạn Tài sản ngắn hạn là những tài sản thường xuyên luân chuyển trong quá trình kinh doanh. Để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh được liên tục, không bị gián đoạn thì dù là doanh nghiệp sản xuất hay doanh nghiệp thương mại cũng cần phải có đủ một lượng tài sản ngắn hạn nhất định trong cơ cấu tài sản của mình. Tài sản ngắn hạn là một bộ phận không thể tách rời trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Không giống như tài sản cố định là những yếu tố của tư liệu lao động được sử dụng trong một thời gian luân chuyển tương đối dài và có giá trị đơn vị tương đối lớn, tài sản lưu động là những yếu tố của tư liệu lao động được sử dụng trong thời gian luân chuyển ngắn. Khi sử dụng, chúng được tiêu hao hoàn toàn vào quá trình sản xuất trong một lần chu chuyển, thay đổi hình thái vật chất và chuyển toàn bộ giá trị vào sản phẩm được sản xuất ra. Các tài sản ngắn hạn phần lớn đóng vai trò là đối tượng lao động, tức là các vật bị tác động trong quá trình chế biến, bởi lao động của con người hay máy móc. Trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp, tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp được thể hiện ở các bộ phận: Tiền mặt, chứng khoán thanh khoản cao, phải thu và dự trữ tồn kho. Giá trị các loại tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp sản xuất thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị tài sản của chúng. Quy mô tài sản ngắn hạn của một doanh nghiệp tăng giảm theo chu kì kinh doanh và xu hướng mùa vụ. Vào giai đoạn tăng trưởng của chu kì kinh doanh, doanh nghiệp thường đạt mức tài sản ngắn hạn tối đa. Quản lý sử dụng hợp lý các loại tài sản ngắn hạn có ảnh hưởng rất quan trọng đối việc hoàn thành nhiệm vụ chung của doanh nghiệp. Mặc dù hầu hết các vụ phá sản trong kinh doanh là hệ quả của nhiều yếu tố, chứ không phải chỉ do quản trị tài sản ngắn hạn tồi. Nhưng cũng có thể thấy rằng sự bất lực của một số công ty trong việc hoạch định và kiểm soát một cách chặt chẽ các loại tài sản lưu động và các khoản nợ ngắn hạn hầu như là một nguyên nhân dẫn đến thất bại cuối cùng của họ. 1.1.2 Đặc điểm của tài sản ngắn hạn Tài sản ngắn hạn là những tài sản thường xuyên luân chuyển trong quá trình sản xuất kinh doanh, góp phần duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh được liên tục, không bị gián đoạn. Chính vì vậy mà tài sản lưu động có những đặc điểm sau: - Thứ nhất, tài sản ngắn hạn có tình thanh khoản cao nên đáp ứng được khả năng thanh toán của doanh nghiệp.
  • 12. 2 - Thứ hai, khi tham gia vào sản xuất kinh doanh, tài sản ngắn hạn luôn vận hành, thay thế và chuyển hóa nhau qua các công đoạn của quá tringj sản xuất kinh doanh. - Thứ ba, tài sản ngắn hạn dễ dàng chuyển hóa từ dạng vật chất sang tiền tệ dễ dàng mà không chịu chi phí lớn. Tuy nhiên, điều này lại gây khó khăn cho quản lý, chống thất thoát. - Thứ tư, tài sản ngắn hạn chỉ tham gia vào một chu kỳ kinh doanh. Chính đặc điểm này đòi hỏi doanh nghiệp phải duy trì một lượng vốn ngắn hạn nhất định để đầu tư, mua sắm tài sản ngắn hạn, đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh được tiến hành liên tục. - Thứ năm, không như đầu tư vào tài sản cố định, các khoản đầu tư cho tài sản ngắn hạn thường có thể hủy bỏ bất cứ thời điểm nào mà không phải chịu chi phí tốn kém. Điều đó có được là do tài sản ngắn hạn phải đáp ứng nhanh chóng sự biến động của doanh số và sản xuất. Đổi lại, tài sản ngắn hạn thương chịu sự lệ thuộc khá nhiều vào những dao động mang tính mùa vụ và chu kỳ trong kinh doanh. - Thứ sáu, lợi nhuận đầu tư vào tài sản ngắn hạn là lợi nhuận gián tiếp. 1.1.3 Phân loại TSNH Tài sản ngắn hạn trong doanh nghiệp rất đa dạng và phong phú. Mỗi loại có tính chất và công dụng khác nhau, vì thế nó được phân loại khác nhau tùy theo mục đích và tiêu chí áp dụng. Ta có thể phân loại tài sản ngắn hạn theo lĩnh vực tham gia luân chuyển hoặc theo tính thanh khoản của tài sản ngắn hạn. 1.1.3.1. Phân loại theo lĩnh vực tham gia luân chuyển Theo tiêu chí này, tài sản ngắn hạn được chia thành ba loại: - Tài sản ngắn hạn sản xuất bao gồm các tài sản dự trữ cho quá trình sản xuất như nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu…. và tài sản trong sản xuất như sản phẩm dở dang, bán thành phẩm… - Tài sản ngắn hạn lưu thông là toàn bộ các tài sản dự trữ cho quá trình lưu thông của doanh nghiệp bao gồm: Thành phẩm, hàng gửi bán và các tài sản trong quá trình lưu thông như các khoản phải thu, vốn bằng tiền. - Tài sản ngắn hạn tài chính là những khoản đầu tư tài chính ngắn hạn với mục đích sinh lời, bao gồm: Đầu tư chứng khoán ngắn hạn, đầu tư liên doanh… 1.1.3.2. Phân loại theo tính thanh khoản Đây là cách phân loại dựa trên khả năng huy động cho việc thanh toán. Theo cách phân loại này thì tài sản ngắn hạn bao gồm: Tiền và các khoản tương đương tiền, Thang Long University Library
  • 13. 3 đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản phải thu, các khoản ứng trước, hàng tồn kho và các tài sản ngắn hạn khác. - Tiền: Bao gồm tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển và các khoản tương đương tiền như vàng, đá quý… Đây là tài sản có tính thanh khoản cao nhất trong doanh nghiệp, chính vì vậy doanh nghiệp cần duy trì một cách hợp lý, không quá nhỏ để đảm bảo khả năng thanh toán nhưng cũng không quá lớn dẫn đến lãng phí, ứ đọng vốn của doanh nghiệp. - Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn bao gồm các chứng khoán ngắn hạn, các khoản đầu tư ngắn hạn khác, các khoản dự phòng đầu tư ngắn hạn… Đây là khoản vừa có tính thanh khoản cao, vừa có khả năng sinh lời. - Các khoản phải thu (tín dụng thương mại) bao gồm các khoản phải thu khách hàng… là một loại tài sản rất quan trọng đối với doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp thương mại. Muốn mở rộng mạng lưới tiêu thụ và tạo dựng mối liên hệ lâu dài, doanh nghiệp bán chịu cho khách hàng, chính vì vậy đã phát sinh ra các khoản tín dụng thương mại. Tín dụng thương mại có thể giúp doanh nghiệp nâng cao doanh số, từ đó tăng doanh thu, nhưng cũng có thể đẩy doanh nghiệp vào tình trạng khó khăn khi doanh nghiệp không thể hoặc khó thu hồi nợ từ khách hàng. - Các khoản ứng trước: Bao gồm các khoản tiền mà doanh nghiệp đã trả trước cho người bán, nhà cung cấp hoặc cho các đối tượng khác. Ngoài ra, cũng có các khoản tạm ứng cho công nhân viên trong doanh nghiệp. - Hàng tồn kho: “Hàng tồn kho” trong khái niệm này không có nghĩa là hàng hóa bị ứ đọng, không bán được mà nó bao gồm toàn bộ hàng hóa vật liệu, nguyên liệu đang tồn tại ở các kho, quầy hàng hoặc trong xưởng. Trên thực tế, hàng tồn kho bao gồm hàng trăm loại khác nhau, tuy nhiên, có thể phân thành các nhóm chính sau: nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, vật liệu bổ trợ, nhiên liệu, thành phẩm, sản phẩm dở dang và bán thành phẩm, công cụ dụng cụ…Các doanh nghiệp khác nhau thì các khoản mục này có giá trị và tỷ trọng khác nhau trong tổng tài sản ngắn hạn. Tuy nhiên, doanh nghiệp nào cũng cần phải có một chế độ quản lý khoa học và hợp lý để vừa đảm bảo hoạt động kinh doanh thông suốt, vừa giảm được những chi phí không cần thiết, từ đó giúp cho việc quản lý và sử dụng tài sản ngắn hạn có hiệu quả hơn. - Tài sản ngắn hạn khác: Bao gồm các khoản tạm ứng, chi phí chờ kết chuyển…Tuy nhiên, trên thực tế, không phải doanh nghiệp nào cũng có đủ các khoản mục trên trong bảng cân đối kế toán. Thường thì trong doanh
  • 14. 4 nghiệp chỉ có các khoản chính như: tiền, khoản phải thu, hàng tồn kho và tài sản ngắn hạn khác. Trong quá trình kinh doanh, tài sản ngắn hạn luôn có sự vận hành, thay thế và chuyển hóa nhau, nên việc phân loại tài sản ngắn hạn như các cách trên chỉ mang tính chất tương đối. Doanh nghiệp xác định được cách phân loại phù hợp với mình sẽ có ưu thế trong việc bảo tồn, quản lý và sử dụng tài sản ngắn hạn. 1.1.4 Vai trò của TSNH trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Như đã nói ở trên, hoạt động của bất kỳ doanh nghiệp nào cũng không thể không có tài sản ngắn hạn. Dù đó là doanh nghiệp sản xuất hay doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại dịch vụ thì tài sản lưu động đóng vai trò không thể thiếu đối với các doanh nghiệp. Tài sản ngắn hạn giúp cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được vận hành một cách liên tục, không bị gián đoạn. Trong sản xuất, tài sản ngắn hạn giúp cho doanh nghiệp sản xuất thông suốt, đảm bảo quy trình công nghệ, công đoạn sản xuất. Trong lưu thông, tài sản ngắn hạn đảm bảo dự trữ thành phẩm đáp ứng đơn đặt hàng của khách và nhu cầu tiêu thụ nhịp nhàng. Tài sản ngắn hạn giúp cho doanh nghiệp đảm bảo được khả năng thanh toán, khi duy trì ở một mức độ hợp lý nó đem lại cho doanh nghiệp những lợi thế nhất định như được hưởng chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán… Từ đó giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí, làm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Tài sản ngắn hạn giúp doanh nghiệp tạo dựng được mối quan hệ mật thiết với khách hàng, đặc biệt là khách hàng lớn và thân thuộc thông qua chính sách tín dụng thương mại. Thời gian luân chuyển tài sản ngắn hạn lớn khiến cho công việc quản lý và sử dụng tài sản ngắn hạn luôn diễn ra thường xuyên, liên tục. Với vai trò to lớn như vậy, việc tăng tốc độ luân chuyển tải sản lưu động, nâng cao hiệu quả sử dụng TSNH trong doanh nghiệp là nhu cầu tất yếu. 1.2 Nội dung quản lý TSNH trong DN 1.2.1 Quản lý các bộ phận của TSNH Tài sản ngắn hạn là những tài sản thường xuyên luân chuyển trong quá trình sản xuất kinh doanh. Do đó, quản lý và sử dụng hiệu quả TSNH có ảnh hưởng quan trọng đối với việc hoàn thành nhiệm vụ chung của doanh nghiệp. Vì vậy, nội dung quản lý TSNH được thể hiện qua các nội dung sau: Quản lý tiền mặt Quản lý tiền mặt là quyết định mức tồn quý tiền mặt, cụ thể là đi tìm bài toán tối ưu để ra quyết định cho mức tồn quỹ tiền mặt sao cho tổng chi phí đạt tối thiểu mà vẫn đủ để duy trì hoạt động binh thường của DN. Thang Long University Library
  • 15. 5 Việc xác định lượng tiền mặt dự trữ chính xác giúp cho DN đáp ứng các nhu cầu về: giao dịch, dự phòng, tận dụng được những cơ hội thuận lợi trong kinh doanh do chủ động trong hoạt động thanh toán chi trả. Đồng thời DN có thể đưa ra các biện pháp thích hợp đầu tư vào hoạt động tài chính, tham gia vào thị trường chứng khoán, đầu tư vào doanh nghiệp, cùng với khả nắng phân tích và phán đoán những biến động cũng như xu thế của thị trường tài chính thì từ đó các nhà quản lý mới có sự lựa chọn để đưa ra các quyết định sử dụng ngân quỹ đúng đắn, giảm thiểu tối đa các rủi ro tài chính, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản. Vậy nên quản lý tiền mặt hiệu quả góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng TSNH nói riêng và hiệu quả sử dụng TS nói chung cho DN. Quản lý tiền mặt trong DN đề cập tới việc quản lý tiền giấy và tiền gửi ngân hàng. Sự quản lý này liên quan chặt chẽ tới việc quản lý các loại tài sản gần với tiền mặt như các loại chứng khoán có khả năng thanh toán cao. Các loại tài sản tài chính gần như tiền mặt giữ vai trò như một miếng đệm cho tiền mặt: Số dư thanh khoản tiền mặt có thể được đầu tư dễ dàng và các loại chứng khoán thanh khoản cao, đồng thời chúng cũng có thể bán được rất nhanh để thỏa mãn những nhu cầu cấp bách về tiền mặt. Động cơ chủ yếu của việc nắm giữ tiền mặt để làm thông suốt quá trình tạo ra các giao dịch kinh doanh. Bởi vậy sử dụng một loại tài sản khác có thanh khoản thấp hơn có thể làm các chi phí giao dịch tăng cao, mất nhiều thời gian hơn đối với một giao dịch kinh doanh thông thường. Động cơ giữ tiền mặt này có thể coi là động cơ kinh doanh. Quản lý các khoản phải thu Trong nền kinh tế thị trường, để thắng lợi trong cạnh tranh, các doanh nghiệp có thể áp dụng các chiến lược về sản phẩm, về quảng cáo, về giá cả, và các dịch vụ hậu mói…Trong đó, chính sách tín dụng thương mại là một công cụ hữu hiệu và không thể thiếu đối với các doanh nghiệp. Tuy nhiên, tín dụng thương mại là con dao hai lưỡi, giúp doanh nghiệp tăng doanh số và tạo dựng mối quan hệ nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro không thu hồi được nợ. Do đó, các doanh nghiệp cần phải đưa ra những phân tích về khả năng tín dụng của khách hàng, từ đó quyết định nên cấp tín dụng thương mại hay không. Đây là nội dung chính của quản lý các khoản phải thu. Quản lý hàng tồn kho Trong quá trình luân chuyển của vốn lưu động phục vụ cho sản xuất kinh doanh thì việc tồn tại vật tư hàng hóa dự trữ là những bước đệm cho quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Hàng tồn kho có ba loại chính: Nguyên vật liệu thô phục vụ cho quá trình sản xuất, sản phẩm dở dang và thành phẩm. Các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường không thể tiến hành sản xuất đến đâu, mua hàng hóa đến đó mà cần phải dự
  • 16. 6 trữ nguyên vật liệu. Nếu doanh nghiệp dự trữ quá lớn sẽ tốn kém chi phí, ứ đọng vốn, còn nếu dự trữ quỏ ớt sẽ làm cho quá trình sản xuất kinh doanh bị gián đoạn. Do vậy, việc dự trữ nguyên vật liệu có ảnh hưởng lớn đến quá trình sản xuất kinh doanh. Hàng tồn kho trong qua trình sản xuất là các nguyên vật liệu nằm ở các công đoạn của dây truyền sản xuất. Nếu dây truyền sản xuất càng dài, càng nhiều công đoạn thì đòi hỏi hàng tồn kho trong các công đoạn sản xuất càng lớn. Đây là những bước đệm nhỏ để hoạt động sản xuất được liên tục. Khi tiến hành sản xuất xong, do có độ trễ nhất định giữa sản xuất và tiêu thụ, do những chính sách thị trường của doanh nghiệp trong bán hàng… đã hình thành nên bộ phận thành phẩm tồn kho. Hàng hóa dự trữ đối với doanh nghiệp gồm ba bộ phận phổ biến như trên, nhưng thông thường, trong quá trình quản lý, ta tập trung vào bộ phận thứ nhất, là nguyên vật liệu dự trữ cho sản xuất. 1.2.2 Chính sách quản lý TSNH Quản lý TSNH là nhiệm vụ tất yếu để duy trì tình hình kinh doanh ổn định của DN. Việc quản lý TS phụ thuộc vào đặc điểm của ngành nghề kinh doanh, quy mô của doanh nghiệp ( lớn, nhỏ hay trung bình ), mức độ ổn định của doanh thu và theo từng thời kỳ của doanh nghiệp. Có hai các thức quản lý TS đó là: chiến lược quản lý cấp tiến và chiến lước quản lý thận trọng. Hình 1.1 dưới đây sẽ mô tả rõ cách thức xây dựng các chính sách quản lý TS trong DN. Hình 1.1. Chính sách quản lý TS Cấp tiến Thận trọng Dung hòa ( Nguồn: Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, NXB Thống kê ) Chiến lược quản lý cấp tiến là áp dụng chính sách quản lý cấp tiến cho TS. Cụ thể hơn, quản lý TS cấp tiến là doanh nghiệp duy trì TSNH ở mức thấp, đồng nghĩa với tiền và hàng tồn kho ở mức thấp. Mức dự trữ tiền tối thiểu này chủ yếu dựa vào sự quản lý hiệu quả và khả năng cho vay ngắn hạn để đáp ứng các nhu cầu bất thường, điều này xảy ra tương tự với khoản hành lưu kho. Chính sách quản lý cấp tiền còn rút ngắn chu kỳ kinh doanh và thời gian quay vòng tiền do khoản phải thu khách hàng và hàng tồn kho giảm nên thời gian quay vòng tiền cũng giảm theo. Tuy nhiên, duy trì TSNH TSDH TSNH TSDH TSNH TSDH Thang Long University Library
  • 17. 7 TSNH ở mức thấp cũng đem lại nhiều rủi ro, việc duy trì ít tiền mặt có thể ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của DN hoặc hàng trong kho còn ít không đủ cung cấp cho khách hàng nếu có đột biện cề cung. Như vậy, nếu áp dụng chính sách quản lý cấp tiến này DN sẽ có thêm thu nhập do giảm thiểu được các chi phí lưu kho, chi phí lãi nhưng cũng đối mặt với các rủi ro về thanh toán và khả năng cung cấp hàng hóa cho khách hàng. Ngược lại với chính sách cấp tiến là chính sách thận trọng, chính sách này buộc DN duy trì TSNH ở mức cao. Chính sách này an toàn hơn chính sách cấp tiến nhờ vào sự tài trợ lâu dài và ổn định của nguồn vốn dài hạn, khả năng thanh toán và bán hàng cho khách hàng luôn được đảm bảo trước những biến động bất thường. Nhìn chung, DN luôn phải gánh thêm các khoản chi phí phát sinh từ hàng lưu kho, chính sách tín dụng nới lỏng và đặc biệt là chi phí cơ hội khi nắm giữ nhiều tiền mặt tại DN. Với chính sách quản lý dung hòa thì toàn bộ TSNH sẽ được tài trợ bằng với nguồn vốn ngắn hạn và tất cả các TSDH sẽ được tài trợ bởi nguồn vốn dài hạn. Với chính sách quản lý này VLĐR = 0 và gần như DN sẽ không gặp phải rủi ro nào, do đó sự cân bằng về thời gian giữa TS và NV. Tuy nhiên, hầu như không một DN nào có thể áp dụng được chính sách này. 1.3 Hiệu quả sử dụng TSNH 1.3.1 Khái niệm Hiệu quả sử dụng TSNH là vấn đề mà mọi doanh nghiệp quan tâm, sản xuất có hiệu quả thì doanh nghiệp mới có thể tồn tại trên thị trường. Chính vì hiệu quả sử dụng tài sản trong doanh nghiệp là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ, năng lực khai thác và sử dụng tài sản của doanh nghiệp vào hoạt động sản xuất kinh doanh, nhằm mục đích tối đa hóa lợi nhuận và tăng giá trị tài sản có chủ sở hữu. Hiệu quả sử dụng vốn thường được xem xét ở hai mặt đó là: - Hiệu quả về mặt xã hội: Một doanh nghiệp phát triển chịu tác động của nhiều yếu tố đến từ xã hội. Doanh nghiệp phát triển ổn định, nợ khách hàng thấp và thực hiện chính sách tín dụng hợp lý và phát triển phù hợp với tình hình kinh tế xã hội sẽ có vị thế vững chắc hơn so với những doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả, uy tín thấp đặc biệt là trong bối cảnh nên kinh tế khó khăn, đầy sự cạnh tranh như thời điểm này. Đảm bảo một vị trí vững chắc và phù hợp với sự phát triển của xã hội là yếu tố góp phần tăng sức mạnh cho doanh nghiệp. - Hiệu quả về mặt kinh tế: Hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp được đánh giá thông qua các chỉ số kinh tế về khả năng sinh lời của tài sản sau một hay nhiều chu kỳ kinh doanh. Nhìn chung, mỗi doanh nghiệp có một phương án sử dụng tài sản riêng nhưng mục đích cuối cùng là để tối đa hóa khả năng sản xuất, kinh doanh và tối thiểu hóa chi phí.
  • 18. 8 Đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thì nhà quản lý thường quan tâm đến hiệu quả kinh tế hơn là hiệu quả xã hội vì nó liên quan mật thiết đến khả năng tồn tại và phá sản của doanh nghiệp, là cơ sở để xếp hạng tín nhiệm hiệu quả xã hội. Tuy nhiên hiệu quả xã hội cũng đánh giá, ảnh hưởng đến vị thế, uy tín của doanh nghiệp trong xã hội. 1.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp Hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn không thể được đánh giá đúng nếu chỉ dựa vào một và chỉ tiêu đơn lẻ, nó là quá trình xem xét, đánh giá, phân tích một cách tổng hợp và toàn diện trên nhiều góc độ, khía cạnh của riêng doanh nghiệp và của doanh nghiệp trong mối tương quan với chỉ tiêu chung của toàn ngành. (Nguồn : Giáo trình tài chính doanh nghiệp, NXB Thống kê) 1.3.2.1. Các chỉ tiêu về khả năng sinh lời - Tỷ suất sinh lời trên doanh thu ( ROS ) Lợi nhuận ròng ROS = Chỉ số sinh lời trên doanh thu cho biết khả năng sinh lời của doanh thu, một đồng doanh thu thuần sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lời nhuận sau thuế. - Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản ( ROA ) Lợi nhuận ròng ROA = Chỉ số tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản cho biết khả năng sinh lời của tài sản sử dụng trong doanh nghiệp hay việc sử dụng TSNH sẽ đem lại bao nhiêu lợi nhuận ròng cho chủ sở hữu. - Tỷ suất sinh lời trên tổng TSNH Lợi nhuận ròng Tỷ suất sinh lời trên tổng TSNH = Chỉ số tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản ngắn hạn cho biết cụ thể hơn là khả năng sinh lời của tài sản ngắn hạn dung trong doanh nghiệp. - Tỷ suất sinh lời trên VCSH ( ROE ) Khả năng tạo ra lợi nhuận của vốn chủ sở hữu mà doanh nghiệp sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh là mục tiêu của các nhà quản trị, chỉ tiêu này được tính như sau: ROE = Lợi nhuận ròng Vốn chủ sở hữu Doanh thu thuần Tổng tài sản Tổng TSNH Thang Long University Library
  • 19. 9 Tổng tài sản ngắn hạn Tổng nợ ngắn hạn Nợ ngắn hạn Tiền Chỉ tiêu này cho biết trong một kỳ phân tích thì 100 đồng vốn chủ sở hữu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu tốt, góp phần nâng cao khả năng đầu tư của doanh nghiệp, điều đó sẽ giúp nhà quản trị doanh nghiệp tăng vốn chủ sở hữu phục vụ cho mục đích sản xuất kinh doanh. 1.3.2.2 Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán Do đặc điểm của tài sản ngắn hạn là những tài sản có tính thanh khoản cao, sử dụng hiệu quả tài sản ngắn hạn tức là lựa chọn hợp lý khả năng thanh khoản và khả năng sinh lời. Chính vì vậy, khi đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn thì chỉ tiêu về khả năng thanh toán là không thể thiếu. Khả năng thanh toán hiện hành= Tỷ số khả năng thanh toán hiện hành là thước đo khả năng thanh toán ngắn hạn cả doanh nghiệp, nó cho biết mỗi một đồng nợ của doanh nghiệp được trang trải bằng bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn. Nếu hệ số thanh toán hiện hành giảm, cho thấy khả năng thanh toán của doanh nghiệp giảm, là dấu hiệu báo trước khó khăn tài chính trong tương lai. Nếu hệ số này cao, nghĩa là doanh nghiệp sẵn sàng trong việc trả nợ, đảm bảo được khả năng thanh toán. Tuy nhiên, nếu tỷ số thanh toán hiện hành quá cao sẽ gây tốn kém, ảnh hưởng tới khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Khả năng thanh toán nhanh = Tỷ số này được tính trên tài sản ngắn hạn có thể nhanh chóng được chuyển đổi thành tiền. Hàng tồn kho là tài sản khó chuyển đổi thành tiền hơn trong các loại tài sản ngắn hạn và dễ bị lỗ khi đem bán. Khả năng thanh toán tức thời = Tỷ số này phản ánh khả năng thanh toán tức thời cho các khoản nợ đến hạn trả của doanh nghiệp. Hệ số này phản ánh rõ nhất hiệu quả sử dụng và quản lý tiền của doanh nghiệp. Hệ số này quá thấp sẽ khiến doanh nghiệp khó khăn trong thanh toán, có thể dẫn đến mất khả năng thanh toán. Nhưng nếu tỷ số này cao, thì lại gây lãng phí do vốn bị ứ đọng. 1.3.2.3. Hiệu suất sử dụng tài sản - Hiệu suất sử dụng tổng tài sản Doanh thu thuần Hiệu suất sử dụng tổng tài sản = Tổng tài sản Tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho Nợ ngắn hạn
  • 20. 10 Chỉ số này cho ta thấy hiệu quả từ việc sử dụng tài sản của doanh nghiệp hay 1 đồng đem đầu tư vào tài sản đem lại bao nhiêu đồng doanh thu. - Hiệu suất sử dụng tổng tài sản ngắn hạn Doanh thu thuần Hiệu suất sử dụng tổng TSNH = Chỉ số này cho ta biết mỗi đơn vị tài sản ngắn hạn trong kỳ đem lại bao nhiêu đơn vị doanh thu thuần. Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn càng cao. 1.3.2.4. Quản lý hàng lưu kho - Hệ số lưu kho Giá vốn hàng bán Hệ số lƣu kho = - Thời gian lưu kho trung bình 365 Thời gian tồn kho trung bình = Hệ số lưu kho phản ánh số vòng quay hàng tồn kho trong kỳ. Trong thời gian lưu kho trung bình là khoảng thời gian trung bình hàng hóa được lưu trữ trong kho. Thời gian lưu kho kéo dài đồng nghĩa với hệ số lưu kho thấp, hàng tồn nhiều, vòng quay tiền bị kéo dài. Mức dữ trữ lưu kho lớn cũng làm doanh nghiệp tốn chi phí lưu kho, bảo quản hàng hóa và ngược lại. Doanh nghiệp cần duy trì chỉ số này thấp. 1.3.2.5. Quản lý phải thu khách hàng Doanh thu thuần Hệ số thu nợ = 365 Thời gian thu nợ trung bình = Hệ số thu nợ cho biết các khoản phải thu quay lại bao nhiêu lần, thời gian thu nợ trung bình cho biết bình quân doanh nghiệp mất bao nhiêu thời gian để thu hồi các khoản tín dụng cấp cho khách hàng. Tổng TSNH Hàng tồn kho Hệ số lƣu kho Phải thu khách hàng Hệ số thu nợ Thang Long University Library
  • 21. 11 GVHB + Chi phí bán hàng, quản lý chung phải trả Hệ số trả nợ = 365 Thời gian trả nợ trung bình = Hệ số trả nợ cho biết số lần trả nợ của doanh nghiệp trong một chu kỳ kinh doanh, hệ số này càng thấp chứng tỏ doanh nghiệp chiếm dụng được các khoản nợ dài. Tuy nhiên, chiếm dụng các khoản này quá dài có thể gây ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp. 1.3.2.6 Vòng quay tiền Vòng quay tiền TB = Thời gian lƣu kho TB + Thời gian thu nợ TB - Thời gian trả nợ TB Vòng quay tiền TB cho biết doanh nghiệp mất bao lâu để thu hồi một khoản tín dụng. Nếu vòng quay tiền ngắn tức là doanh nghiệp thu hồi nhanh các khoản tiền trong kinh doanh, chiếm dụng được các khoản nợ dài. Tuy nhiên vòng quay tiền của từng doanh nghiệp là khác nhau, phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh và lĩnh vực hoạt động. 1.3.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp - Đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn trong doanh nghiệp đó, điều này thể hiện qua các mặt sau: Thứ nhất là loại hình kinh doanh của các doanh nghiệp. Cơ cấu tài sản của doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp thương mại, dịch vụ là khác nhau. Các doanh nghiệp thương mại, dịch vụ thường đầu tư vào tài sản lưu động nhiều hơn so với doanh nghiệp sản xuất. Sự cân đối giữa tỷ trọng tài sản ngắn hạn và tài sản cố định sẽ thúc đẩy quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng các loại tài sản trong đó có tài sản ngắn hạn. Thứ hai là đặc điểm của sản phẩm. Doanh nghiệp có sản phẩm khác nhau sẽ có đối tượng khách hàng khác nhau, dẫn đến chính sách tín dụng thương mại khác nhau, từ đó tỷ trọng các khoản phải thu trong tài sản ngắn hạn cũng khác nhau. Nếu doanh nghiệp có khách hàng là những công ty bán buôn, công ty phân phối thì sẽ bị chiếm dụng nhiều, ngược lại nếu khách hàng là người tiêu dùng cuối cùng thì vốn bị chiếm dụng ít hơn.Nếu sản phẩm là hàng hóa có giá trị lớn, thời gian sản xuất kéo dài thì giá trị hàng tồn kho cũng sẽ lớn. Phải trả ngƣời bán + lƣơng, thƣởng, thuế, phí Hệ số trả nợ
  • 22. 12 Thứ ba là trình độ công nghệ mà doanh nghiệp đang sử dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Sử dụng công nghệ hiện đại thì sẽ tiết kiệm được chi phí, chu kỳ sản xuất kinh doanh được rút ngắn, sản phẩm có chất lượng cao, dễ tiêu thụ, nâng cao vòng quay hàng tồn kho. Ngược lại, nếu doanh nghiệp sử dụng công nghệ lạc hậu sẽ làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng chi phí sản xuất, kéo dài chu kỳ sản xuất. - Trình độ nguồn nhân lực Con người là nhân tố quan trọng nhất trong bất kỳ hoạt động nào. Đây là yếu tố quyết định, có ảnh hưởng to lớn đến việc quản lý tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp. Con người là nhân tố đưa ra những quyết định quản lý mọi hoạt động của doanh nghiệp, trong đó có chính sách quản lý tài sản ngắn hạn. Quyết định đúng đắn sẽ giúp doanh nghiệp đạt lợi nhuận cao, và ngược lại có thể đưa doanh nghiệp vào tình trạng khó khăn, thậm chí là phá sản. - Kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Mỗi doanh nghiệp, hoạt động trong các ngành khác nhau, khả năng tài chính và năng lực kinh doanh khác nhau sẽ có kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm khác nhau. Vào kì sản xuất của doanh nghiệp, doanh nghiệp sẽ sử dụng lượng nguyên vật liệu, hàng hóa dự trữ tăng lên. Hoặc khi doanh nghiệp chuẩn bị cho công tác lưu thông thì trong bán hàng, lượng hàng gửi bán tăng làm cho tài sản ngắn hạn cũng tăng lên. Việc lập kế hoạch ngay từ đầu giúp cho doanh nghiệp có lượng dự trữ hợp lý, hạn chế những rủi ro có thể gặp phải trong quá trình sản xuất kinh doanh. - Cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp Một doanh nghiệp có hệ thống cơ sở hạ tầng (trụ sở làm việc, chi nhánh, cơ sở sản xuất, hệ thống bán hàng…) được bố trí hợp lý sẽ giúp cho doanh nghiệp sử dụng tài sản ngắn hạn một cách hiệu quả hơn. Kho chứa hàng tốt sẽ tránh được những hao mòn không đáng có trong công tác bảo quản hàng tồn kho. Thang Long University Library
  • 23. 13 CHƢƠNG II THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TSNH CỦA CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM MỚI – CÔNG NGHỆ MỚI 2.1 Khái quát về Công ty TNHH phát triển sản phẩm mới - công nghệ mới 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển 2.1.1.1. Tên gọi, địa chỉ của Công ty Tên công ty : Công ty TNHH phát triển sản phẩm mới - công nghệ mới Tên tiếng Anh : Company for deverlopment of new product and techology Tên viết tắt : DPT CO.,LTD Địa chỉ : Số 26 đường Láng Hạ, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội Mã số thuế : 010051026 Vốn điều lệ : 30.000.000.000 đồng Vốn đăng ký kinh doanh: 5000.000.000 đồng Số điện thoại : (84-4) 3835 1344. Số fax (84-4) 3831 0443 Email : dpt@hn.vnn.vn 2.1.1.2. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của Công ty Công ty TNHH phát triển sản phẩm mới - công nghệ mới là một trong những công ty TNHH đầu tiên thành lập ở Hà Nội vào đầu những năm 1992 với giấy phép kinh doanh số 040489 cấp ngày 28/03/1992, thay đổi lần 6 ngày 30/06/2009. Ban đầu công ty cung cấp máy móc thiết bị điện tử cho thị trường Liên Bang Nga, Đông Âu, Nhật Bản, Mỹ và nhập khẩu nguyên liệu, máy móc trở lại Việt Nam; đến năm 1999 công ty đã tiếp nhập dây chuyền sản xuất bánh bao hiện đại và từ đó đến nay công ty chủ yếu sản xuất mặt hàng chủ lực là bánh bao, cung cấp cho hàng loạt các siêu thị lớn khắp miền Bắc và miền Trung như Big C Thăng Long, Big C garden, Big C Hải Phòng, Fivimark, Metro Hải Phòng, Metro Hoàng Mai....Công ty đã được cấp chứng chỉ ISO 9002.9020 để khẳng định về chất lượng. Công ty TNHH phát triển sản phẩm mới - công nghệ mới với thương hiệu bánh bao Malai cung cấp số lượng cũng như thị phần lớn trong thị trường bánh và là một trong những cái nôi của công nghệ sản xuất bánh trên địa bàn Hà Nội ngày nay. Công ty đã đăng ký hơn 11 lĩnh vực kinh doanh : - Tư vấn đầu tư và chuyển giao công nghệ - Tư vấn quản lý kinh doanh và nghiên cứu thị trường - Tư vấn sử dụng các nguôn tài chính và quản lý các dự án đầu tư - Tư vấn cổ phần hóa và quản lý doanh nghiệp - Tư vấn ứng dụng công nghệ thông tin và cung cấp phần mềm tin học - Các dịch vụ tư vấn khoa học, kỹ thuật và công nghệ
  • 24. 14 - Kinh doanh linh kiện, phụ tùng, thiết bị khoa học, điện, điện tử - tin học, viễn thông, các thiết bị và dây chuyền sản xuất; Các sản phẩm công nghệ. - Dịch vụ trong ngành giáo dục, đào tạo và dạy nghề - Dịch vụ quảng cáo, giới thiệu hàng hóa, sản phẩm - Sản xuất, chế biến, mua bán nguyên liệu, hương liệu, phụ gia và các sản phẩm nông, lâm nghiệp, thủy sản và thực phẩm - Đầu tư, kinh doanh du lịch, khách sạn, nhà hàng, văn phòng và nhà ở cho thuê, dịch vụ vui chơi giải trí và thể thao. Trong các lĩnh vực công ty đã đăng ký ở trên công ty chú trọng nhất vào lĩnh vực sản xuất, chế biến, mua bán nguyên liệu, hương liệu, phụ gia và các sản phẩm nông, lâm nghiệp, thủy sản và thực phẩm, với sản phẩm chủ lực là các loại bánh bao như bánh bao chay, bánh bao xá xíu, xíu mại trứng muối… Với quy trình sản xuất khép kín, hiện đại, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cũng như được công nhận đạt chứng chỉ ISO 22000. Từ khâu làm nhân bánh, hấp bánh , đóng gói, bảo quản đều áp dụng quy trình máy móc hiện đại, đồng bộ tạo ra những sản phẩm không những đảm bảo yêu cầu chất lượng cũng như thẩm mỹ, an toàn cho người tiêu dùng . 2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH phát triển sản phẩm mới - công nghệ mới Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH phát triển sản phẩm mới – công nghệ mới ( Nguồn: Phòng hành chính – nhân sự) Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận Bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức theo mô hình trực tuyến - chức năng. Giữa ban lãnh đạo và các bộ phận phòng ban trong công ty có mối quan hệ chức năng, hỗ trợ lẫn nhau. Tổ chức bộ máy của công ty bao gồm: Phòng sản xuấtPhòng hành chính – nhân sự Phòng kinh doanh Phòng kế toán Giám đốc Thang Long University Library
  • 25. 15 - Giám đốc: Là người có trách nhiệm cao nhất của công ty trước pháp luật về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, có cơ cấu tổ chức, cơ cấu tài chính của đơn vị theo luật Công ty TNHH có 2 thành viên trở lên. - Phòng kinh doanh: Bao quát các hoạt động sản xuất và kiểm tra chất lượng, lập kế hoạch các loại nguyên liệu, thiết bị, công cụ dụng cụ. Thực hiện công việc nhập xuất hàng hóa, nguyên vật liệu phục vụ sản xuất. Quản lý và lưu trữ các tài liệu có liên quan đến hoạt động sản xuất của Công ty. - Phòng hành chính - nhân sự: Có nhiệm vụ giúp giám đốc công ty thực hiện quản lý tổ chức (tham mưu cho giám đốc sắp xếp bố trí lực lượng cán bộ công nhân đảm bảo cho bộ máy quản lý gọn nhẹ, có hiệu lực, bộ máy chỉ huy điều hành sản xuất có hiệu quả), quản lý nhân sự ( soạn thảo các hợp đồng lao động, thực hiện việc bố trí lao động, tiếp nhận thuyên chuyển, nâng bậc, hưu trí và các chế độ khác đối với người lao động), công tác văn phòng (quản lý con dấu và thực hiện các nhiệm vụ văn thư, đánh máy, phiên dịch…) - Phòng kế toán: Giúp việc giám đốc lập kế hoạch khai thác và chu chuyển vốn, đáp ứng các yêu cầu kinh doanh của đơn vị. Lập BCTC, báo cáo thuế, báo cáo thu chi định kỳ nhằm giúp giám đốc điều hành vốn hiệu quả theo quy định pháp luật. Trên cơ sở kế hoạch kinh doanh và chiến lược đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh của Công ty, lập kế hoạch tài chính ngắn hạn và dại hạn trình Giám đốc phê duyệt, thu thập và xử lý số liệu theo từng đối tượng kế toán và nội dung công việc kế toán, theo chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành, lựa chọn và tổ chức triển khai thực hiện các phần mềm kế toán tài chính và kế toán quản trị sao cho phù hợp với đặc thù sản xuất kinh doanh của Công ty. - Phòng sản xuất: Tổ chức thực hiện các hợp đồng đã kí với khách hàng, sản xuất ra các sản phẩm theo định mức có sẵn, bảo quản lưu trữ hàng hóa đúng tiêu chuẩn phù hợp . 2.2. Thực trạng hiệu quả sử dụng TSLĐ của Công ty TNHH phát triển sản phẩm mới - công nghệ mới 2.2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH phát triển sản phẩm mới - công nghệ mới
  • 26. 16 Bảng 2.1. Tóm tắt báo cáo kết quả kinh doanh Đơn vị : đồng CHỈ TIÊU Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2011-2012 Chênh lệch 2012- 2013 Chênh lệch % Chênh lệch % Doanh thu 4.955.524.129 4.790.241.287 19.735.171.958 (165.282.842) (3,34) 14.944.930.671 311,99 Giảm trừ doanh thu 111.288.340 150.514.993 174.130.840 39.226.653 35,25 23.615.847 15,69 Doanh thu thuần 4.844.235.789 4.639.726.294 19.561.041.118 (204.509.495) (4,22) 14.921.314.824 321,60 Giá vốn hàng bán 4.292.403.046 4.112.217.309 18.671.303.595 (180.185.737) (4,20) 14.559.086.286 354,04 Lợi nhuận gộp 551.832.743 527.508.985 889.737.523 (24.323.758) (4,41) 362.228.538 68,67 Doanh thu tài chính 4.147.500 3.906.600 3.965.100 (240.9) (5,81) 58.5 1,50 Chi phí tài chính 0 0 0 0 0 0 0 Chi phí bán hàng 271.578.417 306.553.316 588.990.911 34.974.899 12,88 282.437.595 92,13 Chi phí quản lý doanh nghiệp 253.052.974 193.506.591 274.384.798 (59.546.383) (23,53) 80.878.207 41,80 Lợi nhuận thuần 31.348.852 31.355.678 30.326.914 6.826 0,02 (1.028.764) (3,28) Lợi thuận trước thuế 31.348.852 31.355.678 30.326.914 6.826 0,02 (1.028.764) (3,28) Lợi nhuận sau thuế 31.348.852 31.355.678 30.326.914 6.826 0,02 (1.028.764) (3,28) (Nguồn: Phòng kế toán) Thang Long University Library
  • 27. 17 Biểu đồ 2.1. Tăng trƣởng doanh thu, giá vốn và lợi nhuận Đơn vị : Đồng (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2011 – 2013) Nhận xét: Doanh thu thuần: Năm 2012 đã giảm 204.509.495 đồng so với năm 2011, tương ứng với mức giảm 4,22%. Điều này cho thấy năm 2012 công ty gặp nhiều khó khăn trong việc tiêu thụ hàng hóa và cung cấp dịch vụ trong tình hình kinh tế khó khăn chung của cả nước. Năm 2013, doanh thu thuần tăng vọt lên so với năm 2012 là 14.921.314.824 đồng tương ứng với 321,60%. Sự tăng vọt đó chứng tỏ công ty nhận được nhiều đơn đặt hàng và cho thấy chiến lược marketing của công ty đã mang lại hiệu quả rõ rệt như việc công ty bắt đầu tham gia các hội chợ để quảng cáo về sản phẩm để thu hút khách hàng. Doanh thu tài chính: Doanh thu từ các hoạt động tài chính của công ty đạt 4.147.500 đồng vào năm 2011, năm 2012 giảm 240.900 đồng và tương ứng giảm 5,81% so với năm 2011. Doanh thu từ hoạt động tài chính của công ty chủ yếu là do được hưởng chiết khấu thanh toán do thanh toán sớm tiền hàng, nguyên nhân của sự giảm sút doanh thu này là do công ty đã giảm lượng hàng hóa nguyên liệu và thanh toán tiền hàng muộn hơn nên chiết khấu thanh toán được hưởng giảm đi nên dẫm đến giảm doanh thu từ các hoạt động tài chính. Giá vốn hàng bán : Năm 2011 giá vốn hàng bán là 4.292.403.046 đồng, năm 2012 là 4.112.217.309 đồng. Năm 2012 giảm 4,2% so với năm 2011. Nguyên nhân khiến giá vốn .000 2000000000.000 4000000000.000 6000000000.000 8000000000.000 10000000000.000 12000000000.000 14000000000.000 16000000000.000 18000000000.000 20000000000.000 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Doanh thu Giá vốn Lợi nhuận
  • 28. 18 hàng bán giảm là do doanh thu năm 2011-2012 giảm một cách đáng kể do tiêu thụ được ít sản phẩm so với năm trước. Tuy nhiên tốc độ giảm của giá vốn vẫn lớn so với tốc độc giảm của doanh thu, điều đó cho ta thấy công ty đã có những chính sách phù hợp để phù hợp với nền kinh tế khăn. Trong những năm tới Công ty nên chú trọng hơn trong việc giảm thiểu chỉ tiêu giá vốn bằng cách tìm thêm nhưng nhà cung ứng mới để từ đó có sự so sánh nhằm tìm ra một mức giá thích hợp nhất cho sản phẩm. Chi phí tài chính: Cả 3 năm 2011, 2012 và 2013 chi phí lãi vay đều bằng 0. Nguyên nhân chính là do trong 3 năm công ty không đi vay ngân hàng nên không phát sinh khoản chi phí lãi vay. Chi phí bán hàng: Chi phí bán hàng năm 2012 là 306.553.316 đồng tăng so với năm 2011 là 34.974.899 đồng tương ứng với 12,88%, không dừng lại ở mức tăng đó sang năm 2013 tăng vọt lên tới 588.990.911 đồng , tăng 92,13% so với năm 2012. Các mức tăng này chứng tỏ hoạt động kinh doanh của Công ty được mở rộng, Công ty ký nhiều hợp đồng hơn nên chi phí cho hoạt động bán hàng như chi phí mời chào, giới thiệu sản phẩm, chi phí tiếp khách hàng, chi phí liên lạc, vận chuyển,... cũng nhiều hơn. Chi phí quản lý doanh nghiệp: Năm 2012 giảm 59.546.383 đồng so với 2011, nguyên nhân giảm là do việc cơ cấu lại tổ chức bộ máy, phòng ban của Công ty và do chính sách quản lý hiệu quả hơn vì thế mà tiết kiệm được chi phí. Năm 2013 chi phí quản lý DN tăng 80.878.207đồng, tương ứng tăng 41,8% so với năm 2012. Điều này chứng tỏ Công ty đã tuyển thêm nhân viên cho bộ phận quản lý, để công việc của bộ phận quản lý được giải quyết nhanh hơn và hiệu quả hơn nữa. Lợi nhuận sau thuế: 6.826 đồng là con số tăng của năm 2012 so với năm 2011 (tăng với tỉ lệ xấp xỉ bằng 0,02%). Có thể nói rằng, đối với 1 doanh nghiệp đang trên đà phát triển thì đây là một điều rất tích cực trong tình hình kinh doanh. Lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp năm 2013 chỉ là 30.326.914 đồng giảm so với năm 2012 là 1.028.764 đồng tương ứng giảm 3,28%. Đây cũng là điều dễ hiểu do hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong năm là vô cùng khó khăn. Kết luận: Từ báo cáo kết quả kinh doanh có thể thấy rằng công ty có tình hình kinh doanh tốt. Nhưng vẫn còn nhiều vấn đề chưa tốt trong kinh doanh, như vấn đề GVHB vẫn còn cao. Nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng luôn có những biến động, để đạt được mục tiêu của mình thì công ty cần phải có công tác quản lý các chi phí hiệu quả phù hợp để công ty ngày một phát triển hơn. Thang Long University Library
  • 29. 19 2.2.2 Tình hình Tài sản – Nguồn vốn 2.2.2.1 Cơ cấu tài sản – nguồn vốn Bảng 2.2 Cơ cấu tài sản giai đoạn 2011-2013 Đơn vị : đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2011 – 2012 Chênh lệch 2012 - 2013 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % TSNH 19.509.031.213 35,62 22.042.732.316 38,32 24.654.108.108 41,01 2.533.701.103 12,99 2.611.375.792 11,85 Tiền 7.766.493 0,01 166.109.781 0,29 67.043.207 0,11 158.343.288 2038,8 (99.066.574) (59,64) Phải thu ngắn hạn 1.902.505.077 3,47 1.996.721.912 3,47 2.442.996.080 4,06 94.216.835 4,95 446.274.168 22,35 Hàng tồn kho 16.043.103.652 29,3 17.947.870.167 31,2 19.952.490.250 33,2 1.904.766.515 11,87 2.004.620.083 11,17 Tài sản ngắn hạn khác 1.555.655.991 2,84 1.932.030.456 3,36 2.191.578.571 3,65 376.374.465 24,19 259.548.115 13,43 TSDH 35.253.496.944 64,38 35.482.816.595 61,7 35.457.191.822 59 229.319.651 0,65 -25.624.773 (0,07) Tổng tài sản 54.762.528.157 100 57.525.548.911 100 60.111.299.930 100 2.763.020.754 5,05 2.585.751.019 4,49
  • 30. 20 Bảng 2.3 Cơ cấu nguồn vốn giai đoạn 2011-2013 Đơn vị : đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2011- 2012 Chênh lệch 2012-2013 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % A. Nợ phải trả 9.145.944.433 16,70 11.877.609.509 20,65 14.448.454.263 24,04 2.731.665.076 29,87 2.570.844.754 21,64 I. Nợ ngắn hạn 9.145.944.433 16,70 11.877.609.509 20,65 14.448.454.263 24,04 2.731.665.076 29,87 2.570.844.754 21,64 1. Vay và nợ ngắn hạn 150.000.000 0,26 150.000.000 (150.000.000) (100) 2. Phải trả người bán 8.887.260.993 16,23 11.444.918.808 19,90 14.144.796.633 23,53 2.557.657.815 28,78 2.699.877.825 22,64 3. Người mua trả tiền trước 258.683.440 0,47 263.803.406 0,46 303.657.630 0,51 5.119.966 1,98 2.570.844.755 974,53 4. Các khoản phải trả 18.887.295 0,03 0 18.887.295 (18.887.295) (100) II. Nợ dài hạn 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 B. Vốn chủ sở hữu 45.616.583.724 83,30 45.647.939.402 79,35 45.662.845.667 75,96 31.355.678 0,07 14.906.265 0,03 Tổng nguồn vốn 54.762.528.157 100 57.525.548.911 100 60.111.299.930 100 2.763.020.754 5,05 2.570.844.756 4,47 (Nguồn:Bảng báo cáo kết quả kinh doanh năm 2011 -2013 ) Thang Long University Library
  • 31. 21 Nhận xét : Cơ cấu tài sản Qua các năm cho ta thấy tài sản ngắn hạn của Công ty chiếm tỷ trọng rất ít trong tổng tài sản của doanh nhiệp. Tỷ trọng TSNH của công ty năm 2011 là 35,62%, sang đến năm 2012 con số này tăng lên 38,32%, và tới năm 2013 tăng lên 41,01%. TSDH chiểm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản, điều này cho thấy có sự mất cân đối trong việc phân bổ về tài sản. Trong giai đoạn 2011 – 2013, hàng tồn kho đang có xu hướng tăng, viêc tăng hàng tồn kho so với năm 2011 là do công ty tiến hành mở rộng kinh doanh, ký kết thêm được nhiều hợp đồng mới nên công ty mua thêm nhiều nguyên vật liệu và hàng hóa để chuẩn bị cho kỳ kinh doanh tiếp theo. Cơ cấu nguồn vốn Nợ phải trả: Nguồn vốn nợ phải trả chiếm tỷ trọng rất nhỏ so với nguồn vốn chủ sở hữu, điều đó chứng tỏ rằng tình trạng nợ đang tăng lên nhưng mức độ tự chủ vẫn tốt. Tương ứng với sự tăng của tài sản, nợ phải trả của công ty cũng tăng vào các năm 2012, 2013 so với năm 2011. Năm 2012 tăng 29,87% so với năm 2011, năm 2013 tăng 21,64% so với năm 2012, chủ yếu là do sự tăng lên đáng kể của khoản phải trả người bán. Cụ thể như sau: + Vay ngắn hạn: Năm 2011 không có khoản vay ngắn hạn, sang tới năm 2012 nguồn vay này tăng lên tới 150.000.000 đồng. Nguyên nhân của sự tăng đột ngột này là do năm 2012 khả năng tự trả nợ bằng vốn tự có của công ty không được tốt và trong ba năm không có khoản chi phí lãi vay, trong khi đó lãi suất cho vay của ngân hàng tăng cao nên doanh nghiệp phải tăng tỷ trọng của nguồn vốn vay ngân hàng. + Phải trả người bán: Năm 2012 khoản phải trả người bán tăng 2.557.657.815 đồng so với năm 2011, tương đương 28,78%. Năm 2013 tăng so với năm 2012 là 2.699.877.825 đồng, tương đương 22,64%. Nguyên nhân của sự tăng qua các năm là do công ty mở rộng sản xuất kinh doanh và muốn chiếm dụng khoản tín dụng thương mại để phục vụ cho hoạt động phát triển của mình. Đây là khoản tín dụng không mất phí mà công ty có thể tận dụng được từ các nhà cung cấp tuy nhiên nó cũng có tính chất hai mặt bởi đây là nguồn vốn có tính ổn định thấp, công ty có thể gây mất long tin của nhà cung cấp nếu không thanh toán đúng hạn và nếu bị xếp vào hạng tín dụng thấp thì rất khó có thể mua hàng chịu vào những lần sau. Vì vậy công ty cần cân nhắc khi sử dụng nguồn tài trợ này, không nên quá lạm dụng sẽ dẫn đến hậu quả không tốt. Khi đã sử dụng thì cần theo dõi và thanh toán các khoản nợ phải trả đến hạn để giảm thiếu chi phí phát sinh, tăng uy tín của công ty trong mắt đối tác và khách hàng.
  • 32. 22 Vốn chủ sở hữu: Trong năm 2012 có sự tăng nhẹ so với năm 2011 là 31.355.678 đồng, tới năm 2013 vẫn tiếp tục tăng so với năm 2012 là 14.906.265 đồng. Nhân tố chính tạo nên sự tăng thêm này là vốn đầu tư của chủ sở hữu tăng lên, trong năm này các cổ đông đóng góp thêm để tăng vốn chủ sở hữu phục vụ cho mục đích tăng quy mô hoạt động kinh doanh của Công ty. Kết luận: Qua 2 bảng số liệu trên cho ta thấy một vài chỉ tiêu trong bảng cân đối kế toán có sự tăng lên hay giảm đi qua các năm. Các chỉ tiêu đa phần có xu hướng tăng lên, điều này chứng tỏ các nhà quản lý doanh nghiệp đã có những chính sách quản lý tài sản và nguồn vốn hợp lý mang lại hiệu quả giúp công ty có thể đứng vững trên thị trường. Trong tương lai công ty cần nỗ lực hơn nữa trong việc tăng cường sản xuất, đẩy mạnh hoạt động thương mại, áp dụng các chính sách phù hợp với từng thời kỳ phát triển của công ty giúp công ty ngày càng phát triển vững mạnh. Thang Long University Library
  • 33. 23 2.2.2.2. Chính sách quản lý tài sản ngắn hạn Biểu đồ 2.2. Tỷ trọng tài sản (Nguồn: Tính toán của tác giả ) 36% 64% Năm 2011 Tỷ trọng tài sản ngắn hạn Tỷ trọng tài sản dài hạn 38% 62% Năm 2012 41% 59% Năm 2013
  • 34. 24 Nhận xét : Thông qua biểu đồ 2.2 ta có thể thấy rõ công ty áp dụng chiến lược quản lý TSNH theo trường phái cấp tiến. Với chiến lược này TSNH luôn chiếm tỷ trọng thấp trong tổng tài sản của doanh nghiệp. Chính sách cấp tiến duy trì tài sản ngắn hạn ở mức thấp Mức dữ trữ tối thiếu này chủ yếu dựa vào sự quản lý hiệu quả và khả năng cho vay ngắn hạn để đáp ứng các nhu cấu bất thường. chính sách quản lý cấp tiến rút ngắn chu kỳ kinh doanh và thời gian quay vòng tiền. Duy trì TSNH ở mức thấp như vậy cũng đem lại nhiều rủi ro, việc duy trì ít tiền mặt có thể ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần có chiến lược quản lý TSNH sao cho hiệu quả và phù hợp với tình hình phát triển kinh tế. Vậy doanh nghiệp nên điều chỉnh theo chính sách thận trọng, nó sẽ làm cân bằng tài chính và tạo sự an toàn khi cân bằng giữa tài sản và nguồn tài tợ của nó. Thang Long University Library
  • 35. 25 2.2.3. Đánh giá chung hiệu quả sử dụng TSNH 2.2.3.1 Các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời Bảng 2.4. Chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời Đơn vị :% Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2011-2012 2012-2013 Tỷ suất sinh lời trên doanh thu 0,65 0,68 0,16 0,03 (0,52) Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản 0,06 0,06 0,05 0 0,01 Tỷ suất sinh lời trên tống TSNH 0,16 0,14 0,12 (0,02) (0,02) Tỷ suất sinh lời trên VCSH 0,07 0,07 0,07 0 0 (Nguồn: Tính toán của tác giả) Nhận xét: Tỷ suất sinh lời trên doanh thu: Cho biết một đồng doanh thu thuần sẽ tạo ra bao nhiêu đông lợi nhuận sau thuế. Năm 2011 cứ 100 đồng doanh thu thuần tạo ra 0,65 đồng lợi nhuận thì vào năm 2012 tạo ra 0,68 đồng lợi nhuận, tăng 0,03 đồng, điều này chứng tỏ công ty đang làm ăn có lãi, hoạt động sản xuất kinh doanh đã có hiệu quả hơn. Nhưng tới năm 2013 tỷ suất lại giảm đi còn 0,16%. Sự giảm tỷ suất này chứng tỏ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đang có chiều hướng xấu, công ty cần xem xét và tiến hành các biện pháp tiết kiệm chi phí. Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản: Năm 2011 và năm 2012 không có biến động gì, nhưng sang tới năm 2013 có sự giảm sút nhẹ. Việc giảm này cũng không phải là dấu hiệu xấu, đó là do công ty tăng vốn chủ sở hữu nên tổng nguồn vốn tăng tương ứng với tổng tài sản tăng, nhưng mức lợi nhuận tăng chậm hơn tổng tài sản. Tỷ suất sinh lời trên tổng TSNH: Chỉ số này phản ánh 100 đồng tài sản tạo ra 0,16 đồng lợi nhuận. Năm 2012 chỉ số này giảm chỉ còn 0,14 đồng, giảm 0,02 đồng. Đến năm 2013, 100 đồng tài sản tạo ra 0,12 đồng lợi nhuận. Điều này chứng tỏ rằng tuy công ty SXKD có lãi song không sử dụng tốt tài sản của mình làm sức sinh lời của TS dần kém đi. Tỷ suất sinh lời trên VCSH: Qua các năm tỷ suất sinh lời trên VCSH vẫn không có sự thay đổi. Ta thấy cứ 100 đồng VCSH tạo ra được 0,07 đồng lợi nhuận. Sự ổn định này có nghĩa là công ty đang hoạt động sản xuất kinh doanh đã có hiệu quả. Tuy nhiên tỷ suất này vẫn còn thấp nên công ty vẫn cần phải có những biện pháp cải thiện để nâng cao tỷ suất này hơn nữa để đem lại lợi nhuận nhiều hơn cho công ty.
  • 36. 26 2.2.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán Bảng 2.5 Chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán Đơn vị : lần Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2011- 2012 2012- 2013 Khả năng thanh toán hiện thời 2,13 1,86 1,71 (0,27) (0,15) Khả năng thanh toán nhanh 0,38 0,34 0,33 (0,04) (0,29) Khả năng thanh toán tức thời 0,001 0,001 0,005 0 0,18 (Nguồn: Tính toán của tác giả) Nhận xét: Khả năng thanh toán của một doanh nghiệp là yếu tố rất quan trọng góp phần vào sự phát triển ổn định của một doanh nghiệp. Khi đảm bảo được khả năng chi trả, doanh nghiệp sẽ có nhiều thuận lợi trong quá trình giao thương, buôn bán với các đối tác trên thị trường. Thông qua bảng 2.5 ta có thể đánh giá được khả năng thanh toán của công ty cụ thể như sau: Xét khả năng thanh toán hiện thời hay thanh toán trả nợ của doanh nghiệp trong vòng 1 năm. Trong cả 3 năm 2011, 2012, 2013, công ty luôn duy trì được tỷ số này cao hơn 1, điều này cho thấy khả năng thanh toán chung của công ty là bảo đảm và sự tăng lên của tài sản lưu động đã được tài trợ bằng nợ ngắn hạn huy động thêm. Đáng chú ý là năm 2011, chỉ số này là 2,13 chứng tỏ công ty hoàn toàn có thể chi trả bất cứ khoản nợ nào nếu phát sinh. Tuy nhiên công ty lại không duy trì được khả năng này trong hai năm tiếp theo, năm 2012 là 1,86 đến năm 2013 con số này giảm nhẹ xuống còn 1,71. Về khả năng thanh toán nhanh, cũng theo đà giảm dần qua các năm. Đây là chỉ số mà nhà đầu tư quan tâm hơn chỉ số khả năng thanh toán hiện thời. Chỉ tiêu này cho biết 1 đồng nợ ngắn hạn được bảo đảm bởi bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn khi không có hàng tồn kho. Nhìn vào số liệu của của ba năm có thể thấy khả năng chi trả nợ của công ty không thực sự tốt. Năm 2012 một đồng nợ ngắn hạn được tài trợ bằng 0,34 đồng TSNH không bao gồm kho, giảm so với năm 2011 là 0,04 lần. Nguyên nhân là do năm 2012 công ty có tốc độ tăng của nợ phải trả nhỏ hơn so với tốc độ tăng của tài sản ngắn hạn không bao gồm kho. Sang tới năm 2013 chỉ số tiếp tục giảm, giảm so với năm 2012 là 0,29 lần. Khả năng thanh toán tức thời : Tỷ số này cho biết một đồng nợ ngắn hạn của công ty được đảm bảo chi trả bằng bao nhiêu đồng tiền mặt. Trong năm 2011 và năm 2012 không Thang Long University Library
  • 37. 27 có biến động gì nhưng tới năm 2013 chỉ tiêu này tăng 0,18 lần. Chỉ tiêu này tăng do Công ty đã tích trữ thêm tiền mặt vào quỹ tiền mặt của Công ty, nhưng vẫn ở mức thấp điều này cho thấy Công ty vẫn còn khó khăn trong thanh toán. 2.3 Thực trạng quản lý TSNH 2.3.1. Thực trạng cơ cấu tài sản ngắn hạn Bảng 2.6 Cơ cấu tài sản ngắn hạn giai đoạn 2011-2013 Đơn vị :đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Tiền mặt 7.766.493 0,04 166.109.781 0,82 67.043.207 0,30 Phải thu khách hàng 1.902.505.077 9,75 1.996.721.921 8,99 2.442.996.080 9,66 Hàng tồn kho 16.043.103.652 88,96 17.947.870.167 88,74 19.952.490.250 88,46 TSNH khác 79.728.395 0,44 114.108.481 0,56 91.969.742 0,41 Tổng TSNH 19.509.031.213 100,00 22.042.732.316 100,00 24.654.108.108 100.00 (Nguồn : Phòng kế toán)
  • 38. 28 Biểu đồ 2.3. Cơ cấu Tài sản ngắn hạn Đơn vị tính : % ( Nguồn: Tính toán của tác giả) 0.01 3.47 29.3 2.84 Năm 2011 Tiền Phải thu ngắn hạn Hàng tồn kho Tài sản ngắn hạn khác 0.29 3.47 31.2 3.36 Năm 2012 0.11 4.06 33.2 3.65 Năm 2013 Thang Long University Library
  • 39. 29 Nhận xét : TSNH của Công ty bao gồm: Tiền mặt, phải thu ngắn hạn, hàng tồn kho và TSNH khác. Trong 3 năm tỷ trọng của các bộ phận cấu thành tăng giảm phản ánh tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty chịu nhiều ảnh hưởng từ tác động của nền kinh tế chung. Tổng TSNH của công ty năm 2011 là 19.509.031.213 đồng, sang tới năm 2012 tăng lên tới 22.042.732.316 đồng và năm 2013 tăng lên 24.654.108.108 đồng. Quá trình tăng quy mô TSNH, đồng thời với việc tăng chi phí sản xuất dở dang trong khoản mục hàng tồn kho cho thấy công ty đang mở rộng sản xuất, thực hiện nhiều đơn hàng mới. Trong năm 2012, khoản mục phải thu khách hàng chiếm tới 8.99% (tương ứng 1.996.721.921 đồng). Khoản mục hàng tồn kho của các năm đều chiếm tỷ trọng tương đối cao 88,74% chứng tỏ công ty tiến hành mở rộng kinh doanh, ký thêm nhiều hợp đồng mới nên công ty mua thêm nhiều nguyên vật liệu và hàng hóa để chuẩn bị cho kỳ kinh doanh tiếp theo. 2.3.2. Quản lý tiền và các khoản tương đương tiền Việc quản lý tiền trong Công ty rất quan trọng vì doanh nghiệp luôn phải duy trì một khoản tiền tồn quỹ để đảm bảo chỉ tiêu thường xuyên, giải quyết các biến cố bất ngờ trong quá trình kinh doanh, nhưng cũng vẫn cần phải đem tiền đi đầu tư sinh lời. Tại Công ty tiền được chỉ được lưu trữ dưới hình thức tiền mặt. Dưới đây là bảng thống kê chi tiết: Bảng 2.7. Cơ cấu tài sản ngắn hạn bằng tiền giai đoạn 2011-2013 Đơn vị : đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2011- 2012 Chênh lệch 2012-2013 Tiền mặt 7.766.493 166.109.781 67.043.207 158.343.288 (99.066.574) Tổng cộng 7.766.493 166.109.781 67.043.207 158.343.288 (99.066.574) (Nguồn: Phòng kế toán) Nhận xét : Qua bảng trên, ta thấy tiền của công ty toàn bộ là tiền mặt. Trong giai đoạn 2011- 2012, tổng lượng tiền mặt của công ty khá cao và có xu hương tăng lên. Năm 2011, tổng lượng tiền mặt của công ty là 7.766.493 đồng đến năm 2012 tăng 158.343.288 đồng tương ứng với 166.109.781 đồng. Điều này cho thấy công ty đang ngày càng có xu hướng giữ tiền nhiều hơn, và công ty khá thận trọng trong việc sử dụng và quản lý tiền. Nhưng sang tới giai đoạn 2012-2013, lượng tiền mặt đã giảm đi 99.066.574 đồng so với năm 2012 và chỉ còn 67.043.207 đồng. Nguyên nhân của sự giảm hụt này là do công ty đã sử dụng tiền để đầu tư máy móc mới phục vụ cho việc sản xuất hàng hóa. Công ty vẫn là một doanh
  • 40. 30 nghiệp vừa và nhỏ nên công ty vẫn chưa sử dụng hình thức tiền gửi ngân hàng. Trong giai đoạn tới công ty nên sử dụng hình thức tiền gửi ngân hàng để đảm bảo độ an toàn, tránh việc nắm giữ tiền mặt. 2.3.3 Quản lý hàng lưu kho Hàng tồn kho là khoản mục không thể thiếu đối với bất kỳ công ty nào song tùy thuộc vào ngành nghề, lĩnh vực mà công ty đang kinh doanh thì nhu cấu về hàng tồn kho của mỗi doanh nghiệp lại khác nhau. Sau đây là tình hình tồn kho của công ty qua các năm : Bảng 2.8 Cơ cấu hàng tồn kho giai đoạn 2011-2013 Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Hàng tồn kho 16.043.103.652 82,23 17.947.870.167 81,42 19.952.490.250 80,93 Tổng TSNH 19.509.031.213 100 22.042.732.316 100 24.654.108.108 100 (Nguồn: Phòng kế toán) Nhận xét : Hàng tồn kho chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong kết cấu TSNH của Công ty. Công ty chủ yếu dự trữ các nguyên vật liệu cho việc tạo ra các sản phẩm phục vụ cho dịch vụ, nhu cầu của khách hàng. Năm 2011 , tỷ trọng kho của công ty trong tổng TSNH lớn nhất (chiếm 82,23%). Dựa vào bảng 2.8 ta thấy năm 2012 do nhu cầu sửa chữa các thiết bị, máy móc nên giá trị tồn kho giảm rõ rệt, giảm xuống còn 81,42%. Tuy nhiên vì đặc thù hàng hóa của công ty chủ yếu là các mặt hàng dễ bị hư hỏng, chính vì vậy Công ty nên chú trọng trong việc bảo quản hàng hóa. Nhìn chung, trong tổng TSNH, giá trị hàng lưu kho chiếm vị trí tương đối do đặc thù của ngành nghề, công ty luôn luôn dự trữ một lượng hàng hóa để có thể đáo ứng bất kỳ nhu cầu nào phát sinh từ phía khách hàng song cũng tốn thêm chi phí của doanh nghiệp về lưu kho và chi phí quản lý. Hiện nay, hàng lưu kho vẫn đang được quản lý theo phương pháp truyền thống, thủ khi là người quản lý, theo dõi tình hình lưu thông của hàng hóa, nhược điểm là vẫn chưa có sự phối hợp hiệu quả với các bộ phận khác để thúc đẩy bán hàng nhanh vòng quay hàng lưu kho. 2.3.4 Quản lý khoản phải thu khách hàng Khoản phải thu khách hàng là một trong những mục tiêu lớn của doanh nghiệp để kích thích khách hàng mua và sử dụng hàng hóa, dịch vụ, Công ty thường áp dụng chính sách tín dụng thương mại để thu hút và giữ chân được nhiều khách hàng, tăng khả năng cạnh tranh và cung cấp dịch vụ với các đối thủ khác. Dưới đây là bảng chi tiết các mục phải thu khách hàng trong giai đoạn 2011-2013. Thang Long University Library
  • 41. 31 Bảng 2.9 Cơ cấu phải thu khách hàng giai đoạn 2011-2013 Đơn vị : đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Phải thu khách hàng 1.856.047.828 97,56 1.980.721.913 99,20 2.380.984.181 97,46 Trả trước cho người bán 46.457.249 2,44 15.999.999 0,80 62.011.899 2,54 Tổng TSNH 1.902.505.077 100 1.996.721.912 100 2.442.996.080 100 (Nguồn : Phòng kế toán ) Nhận xét : Khoản mục phải thu khách hàng trong 3 năm đều luôn chiếm hơn 90% trong tỷ lệ TSNH. Cụ thể năm 2012, nhờ tình hình bán hàng tốt nên khoản phải thu khách hàng tăng (mức tăng 124.674.085 đồng, tương tứng 6,7%) đạt mốc 1.980.721.913 đồng, và sang tới năm 2013 tăng lên tới 2.380.984.181 đồng. Nhìn chung công ty đã có sự thay đổi chính sách tín dụng hiệu quả khi tăng các khoản phải thu khách hàng lên rất nhiều trong năm 2012 và đang duy trì tốt đến năm 2013, để có được điều này công ty đã áp dụng chính sách tín dụng thương mại nới lỏng .Với khách hàng nhỏ lẻ, doanh nghiệp yêu cầu thanh thoán ngay khi giao nhận hàng hóa.Với những khách hàng lớn, nếu khách hàng thanh toán ngay trong 10 ngày thì được hưởng 2% chiết khấu trên tổng hóa đơn hàng, nếu không khách hàng phải trả đầy đủ nợ cho công ty trong vòng 30 và 45 ngày. Bộ phận kinh doanh của công ty cũng được phân chia để chăm sóc nhóm khách hàng khác nhau. Chính sách chiết khấu thanh toán là đòn bẩy cần thiết để thu hút các khách hàng tiềm năng đến với công ty. Tuy nhiên công ty cũng cần tính toán hợp lý khoản chiết khấu mà khách hàng nhận được để tránh ảnh hưởng đến doanh thu, nếu không công ty sẽ tốn không ít tiền cho khoản chi phí để thúc đẩy bán hàng này. Mặt khác công ty thu hồi nợ cũng cần được đẩy mạnh tích cực để thu hồi vốn cho công ty trong thời gian cho phép không ảnh hưởng đến chu trình kinh doanh của công ty.
  • 42. 32 2.4 Chỉ tiêu đánh giá tình hình sử dụng TSNH Để xem xét hiệu quả sử dụng TSNH của công ty, ta xét một số chỉ tiêu được liệt kê trong bảng sau: Bảng 2.10 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng TSNH Đơn vị : % Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch Năm 2011-2012 Năm 2012-2013 Hiệu suất sử dụng 24,83 21,05 79,34 (3,78) 58,29 Tỷ suất sinh lời 0,16 0,14 0,12 (0,02) (0,02) ( Nguồn : Tính toán của tác giả ) Nhận xét: Hiệu suất sử dụng TSNH chi biết 100 đồng vốn đem đầu tư vào TSNH trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Dựa vào bảng số liệu ta thấy hiệu suất tạo ra doanh thu từ việc đầu tư vào TSNH từ năm 2011 tới năm 2012 giảm. Năm 2011, 100 đồng vốn đầu tư vào TSNH tạo ra 24,83 đồng doanh thu thuần, sau đó, cũng 100 đồng vốn đầu tư vào TSNH lại chỉ tạo ra 21,05 đồng doanh thu vào năm 2012. Nhưng tới năm 2013 cũng 100 đồng vốn đầu tư vào TSNH đó đã tạo ra 79,34 đồng doanh thu .Sự tăng mạnh vào năm 2013 này cho thấy việc đầu tư vào TSNH mang lại hiệu quả cao. Bảng 2.11. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng các bộ phận cấu thành TSNH Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch Năm 2011-2012 Năm 2012-2013 Vòng quay khoản phải thu lần 2,61 2,34 8,22 (0,27) 5,87 Thời gian thu nợ trung bình ngày 139,85 155,82 44,43 15,97 (111,39) Vòng quay hàng tồn kho lần 0,27 0,23 0,94 (0,04) 0,71 Thời gian lưu kho trung bình ngày 1364,21 1593,05 390,05 228,84 (1203,01) Vòng quay khoản phải trả lần 0,54 0,4 1,37 (0,14) 0,97 Thời gian trả nợ trung bình ngày 677,85 911,39 265,54 233,53 (645,84) Vòng quay tiền trung bình ngày 826,21 837,48 168,94 11,27 (668,54) (Nguồn: Tính toán của tác giả) Thang Long University Library
  • 43. 33 Nhận xét : Thông qua bảng 2.11, ta thấy hiệu quả sử dụng của các bộ phân cấu thành TSNH. Trước tiên, vòng quay khoản phải thu phản ánh tốc độ biến đổi của các khoản phải thu thành tiền mặt hay chỉ số này dùng để đo lường hiệu quả và chất lượng khoản phải thu thông qua thời gian thu nợ trung bình. Dễ dàng nhận thấy giai đoạn 2011 - 2012, vòng quay khoản phải thu giảm thì thời gian thu nợ của công ty tăng dần. Năm 2011, công ty chỉ mất trung bình 139,85 ngày để thu hồi một món nợ. Sang năm 2012, công ty phải mất thêm 15,97 ngày nữa để thu hồi, nhưng sang tới năm 2013 thời gian thu nợ giảm 111,39 ngày. Chỉ tiêu vòng quay hàng tồn kho cho ta thấy hiệu quả quản lý hàng tồn kho của công ty giai đoạn 2011-2013. Số lần quay vòng của hàng hóa từ năm 2011- 2012 có sự giảm nhẹ, chứng tỏ tình hình lưu thông hàng hóa không được tốt, lượng hàng tồn kho còn nhiều, hàng hóa bị ứ đọng dẫn đến tình trạng vốn quay vòng chậm, lợi nhuận thu được từ việc bán hết hàng tồn kho thấp, ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Vòng quay hàng tồn kho năm 2013 tăng lên đến 0,94 lần cho ta thấy tốc độ sản xuất tăng lên, tức là hiệu quả sử dụng tài sản, đặc biệt là tài sản lưu động đã được nâng cao. Vòng quay khoản phải trả phản ánh khả năng trả nợ của doanh nghiệp hay cho biết khả năng chiếm dụng vốn của công ty với các nhà cung cấp. Có thể thấy rõ, trong năm 2011, doanh nghiệp ít chiếm dụng được vốn do vòng quay khoản phải trả lên tới 0,54 lần, tương ứng cứ khoảng hơn 677 ngày là doanh nghiệp phải trả một khoản nợ cho nhà cung cấp. chỉ số này cũng cho thấy mức độ uy tín của doanh nghiệp khi sang năm 2012 và 2013, công ty chiếm dụng được vốn dài hơn và thời gian trả nợ trung bình là 911,39 và 265,54 ngày. Chính khoảng thời gian chiếm dụng vốn này có thể giúp doanh nghiệp tận dụng cho các khoản cần chi trả gấp hơn. Chỉ số vòng quay tiền là tổng hợp của các chi tiêu cho thấy thời gian doanh nghiệp thu hồi trong sản xuất kinh doanh. Có chỉ số thấp nhất trong ba năm, năm 2013 doanh nghiệp thu hồi được tiền liên tục nhờ vào tình hình kinh tế tốt và chính sách nới lỏng tín dụng có hiệu quả, doanh nghiệp chiếm dụng được nhiều vốn từ nhà cung cấp và bán được hàng liên tục, đây cũng là một dấu hiệu tốt. Ngược lại, năm 2012 do tình hình kinh doanh không thuận lợi, hàng hóa kém lưu thông nên doanh nghiệp mất trung bình 837,48 ngày để thu hồi tiền trong kinh doanh.
  • 44. 34 2.5. Nhận xét tình hình quản lý và sử dụng TSNH 2.5.1. Kết quả đạt được Sau khi phân tích chi tiết thực trạng quản lý và sử dụng TSNH của Công ty TNHH phát triển sản phẩm mới công nghệ mới, ta có thể thấy công ty đã chú trọng đến phát triển doanh nghiệp theo hướng lâu dài và cố gắng duy trì doanh nghiệp trong giai đoạn kinh tế bất ổn và khó khăn hiện nay. Năm 2012 vì bối cảnh khó khăn chung nên doanh thu có sự giảm sút, nhưng sang tới năm 2013 đã tăng lên đáng kể. Đáng chú ý, trong quản lý TSNH công ty đã có nhiều thay đổi. Công ty đã chuyển hình thức trả lương cho nhân viên thông qua hệ thống ngân hàng, đem lại nhiều lợi ích và giảm được nhiều khoản chi phí cho việc giữ tiền. Quản lý hàng lưu kho cũng có sự thay đổi nhờ công ty bắt đầu nắm bắt được quy luật về dự trữ nguyên vật liệu. Cũng đem lại tín hiệu tích cực cho công ty là chính sách tín dụng được nới lỏng đã thu hút được nhiều khách hàng đến với công ty, ngược lại công ty đang từng bước tạo được lòng tin và uy tín với khách hàng thông qua chính sách chăm sóc và đãi ngộ tốt, đặc biệt với những khách hàng đã gắn bó với công ty nhiều năm và bước đầu tạo lập mối quan hệ lâu dài với các khách hàng mới sử dụng dịch vụ của công ty. 2.5.2. Hạn chế và nguyên nhân 2.5.2.1. Hạn chế Trên con đường phát triển của mình, công ty vẫn không ngừng cố gắng để giữ vững vị thế và từng bước mở rộng quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh để doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả hơn. Bên cạnh những kết quả đạt được, việc sử dụng và quản lý TSNH tại công ty vẫn còn tồn tại một số hạn chế sau: - Công ty đang có kế hoạch xây dựng chính sách tín dụng hợp lý cho khách hàng, bước đầu đã thấy hiệu quả nhờ doanh thu khả quan song về lâu dài nếu áp dụng chính sách tín dụng không có hệ thống thì khả năng công ty bị khách hàng chiếm dụng vốn là rất cao. - Công ty hiện đang quản lý tiền dựa trên kinh nghiệm và phương pháp phân tích xu hướng, mang tính ước lượng, việc chưa tính được lượng tiền nhu cầu trong một năm làm cho công ty chưa thể chủ động hoàn toàn trong kinh doanh các vấn đề bất thường về thanh toán hoàn toàn có thể xảy ra. - Hiệu suất sử dụng TSNH của công ty cao nhưng tỷ suất sinh lời lại khiêm tốn, nguyên nhân là do công ty vẫn còn tồn tại các khoản chi phí lớn nên dù doanh thu khả quan nhưng lợi nhuận sau thuế vẫn ở mức tương đối. Từ những hạn chế trên, công ty cần phải nhìn nhận lại tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và tình hình sử dụng TSNH nói riêng đê tìm ra các biện pháp hữu Thang Long University Library
  • 45. 35 hiệu nâng cao hiệu quả tổ chức quản lý và sử dụng TSNH mang lại lợi nhuận ngày càng cao cho công ty. 2.5.2.2. Nguyên nhân Hạn chế trong hiệu quả sử dụng TSNH có nguyên nhân tổng hợp của các yếu tố chủ quan và khách quan đang hằng ngày tác động đến hoạt động quản lý của công ty. Hiểu được nguyên nhân của những hạn chế một cách thấu đáo là cơ sở quan trọng để tìm ra các giải pháp khắc phục nó hiệu quả. Nguyên nhân chủ quan - Trình độ nhận thức của cán bộ công nhân viên còn yếu kém Một bộ phận cán bộ còn chưa nhận thức hết nhưng khó khăn trong xu thế hội nhập và thị trường kinh doanh bất động sản có nhiều diễn biến phức tạp để có những biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí đầu vào, tăng tính cạnh tranh đối với sản phẩm của mình. Tính dứt điểm trong giải quyết công việc của các phòng ban, đơn vị trực thuộc chưa cao, xu thế hội nhập và toàn cầu hóa nên kinh tế đã và đang tạo ra những cơ hội mới và cả những thách thức mới đối với các doanh nghiệp trong đó có công ty TNHH phát triển sản phẩm mới công nghệ mới. Hiện nay sự cạnh tranh trong ngành này cũng đang diễn ra mạnh mẽ. Trong khi đó, trình độ năng lực của cán bộ, công nhân viên công ty tuy đã được đào tạo, rèn luyện qua thử thách những trước những cơ hội và thách thức mới vẫn bộc lộ những hạn chế về trình độ chuyên môn nghiệp vụ nhất là khả năng làm việc độc lâp. - Việc quản lý hàng tồn kho còn ở mức lỏng lẻo Việc tăng mức dự trữ nguyên liệu quá nhiều trong thời gian chưa hợp lý và có xu hướng tăng theo từng năm. Điều này góp phần làm giảm hiệu quả sử dụng TSNH. Nguyên nhân là do tình hình lập đơn đặt hàng đôi khi không sát với thực tế, có trường hợp dư thừa nhiều so với nhu cầu sử dụng. Ngoài ra, một số nguyên vật liệu đầu vào nhập về không đủ tiêu chuẩn chất lượng, sai quy cách, giá cả còn cao. Công ty chưa có định mức dự trữ và tiêu hao khiến việc quản lý hàng tồn kho chưa khoa học. Bên cạnh đó, thị trường nguyên vật liệu đầu vào biến động thường xuyên làm công tác quản lý cũng gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân khách quan Chính sách tiền tệ thắt chặt đưa nên kinh tế cào trạng thái khát vốn, tạo rào cản cho doanh nghiệp tiếp cận với nguồn vốn từ ngân hàng và đẩy doanh nghiệp vào tình thế khó khăn. Hơn nữa, thuế thu nhập doanh nghiệp còn ở mức khá cao, ảnh hưởng tới lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp. Trong tình hình khó khăn chung của toàn nền kinh tế, cùng với sự cạnh tranh trong lĩnh vực đầu tư và công nghệ. Vì vậy sự cạnh tranh trong tìm
  • 46. 36 kiếm cơ hội kinh doanh, đứng vững và phát triển trên thị trường là thách thứ đặt ra cho doanh nghiệp Việt Nam. Thị trường tài chính chưa phát triển, chưa tạo điều kiện quản lý TSNH hiệu quả cho nên huy động vốn thông qua thị trường tài chính vẫn còn nhiều hạn chế. Bên cạnh đó hoạt động không hiệu quả của các công ty chứng khoán đã làm cho công ty không tin tưởng để đầu tư chứng khoán. Điệu đó đã hạn chế khả năng huy động vốn để đa dạng hóa cơ cấu nguồn vốn của công ty. Công ty mới chỉ huy động được từ nguồn ngân sách Nhà nước, vay ngân hàng, tín dụng thương mại… chứ chưa có cơ hội để áp dụng các hình thức huy động vốn mới như phát hành trái phiếu, mua bán nợ trên thị trường chứng khoán. Thang Long University Library