SlideShare a Scribd company logo
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chínhi
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi.
Các số liệu, kết quả trình bày trong luận văn là trung thực, xuất phát từ
tình hình thực tế của đơn vị thực tập.
Tác giả luận văn
Phạm Thanh Hằng
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chínhii
MỤC LỤC
MỤC LỤC ................................................................................................. ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT...................................................................... v
LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................ 1
CHƯƠNG 1: LÍ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN
TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH TRONG DOANH NGHIỆP..................... 4
1.1. Sự cần thiết khách quan phải tổ chức kế toán tài sản cố định hữu hình
trong doanh nghiệp. .................................................................................... 4
1.1.1. Khái niệm về tài sản cố định hữu hình ............................................. 4
1.1.3. Vai trò của Tài sản cố định.............................................................. 5
1.1.4. Yêu cầu quản lý tài sản cố định hữu hình. ........................................ 6
1.2. Phân loại tài sản cố định hữu hình....................................................... 7
1.2.1. Phân loại theo đặc trưng kỹ thuật..................................................... 7
1.2.2. Phân loại theo nguồn hình thành...................................................... 8
1.2.3. Phân loại theo quyền sở hữu............................................................ 8
1.3. Đánh giá tài sản cố định hữu hình....................................................... 9
1.3.1. Đánh giá theo nguyên giá TSCĐHH( Giá trị ghi sổ ban đầu) ............ 9
1.3.2. Đánh giá theo giá trị còn lại của TSCĐ hữu hình............................ 11
1.4. Hạch toán chi tiết tài sản cố định trong doanh nghiệp ........................ 11
1.4.1. Tổ chức hệ thống tài khoản ........................................................... 11
1.4.2. Tổ chức hệ thống chứng từ kế toán................................................ 12
1.4.3. Tổ chức hệ thống sổ sách kế toán................................................... 13
1.5. Kế toán tổng hợp tăng, giảm tài sản cố định ...................................... 14
1.5.1. Kế toán tăng tài sản cố định........................................................... 15
1.5.2. Kế toán giảm tài sản cố định.......................................................... 15
1.6. Kế toán hao mòn tài sản cố định ....................................................... 16
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chínhiii
1.6.1. Khái niệm..................................................................................... 16
1.6.2. Các phương pháp tính khấu hao tài sản cố định.............................. 19
1.7. Kế toán kiểm kê, đánh giá lại tài sản cố định..................................... 21
1.7.1. Kế toán kiểm kê TSCĐ hữu hình................................................... 21
1.7.2. Kế toán đánh giá lại TSCĐ hữu hình.............................................. 21
1.8. Kế toán sửa chữa tài sản cố định....................................................... 22
1.8.1. Kế toán sửa chữa thường xuyên TSCĐ hữu hình............................ 22
1.8.2. Kế toán sữa chữa lớn TSCĐ hữu hình............................................ 23
1.9. Kế toán các nghiệp vụ khác về TSCĐ hữu hình................................. 23
1.9.1. Kế toán đi thuê TSCĐ hữu hình..................................................... 23
1.9.2. Kế toán cho thuê TSCĐ hữu hình.................................................. 24
1.10. Tổ chức công tác kế toán tài sản cố định trong điều kiện sử dụng
phần mềm kế toán..................................................................................... 25
1.10.1. Tổ chức mã hóa TSCĐ hữu hình................................................. 25
1.10.2. Tổ chức khai báo thông tin ban đầu về TSCĐ hữu hình ............... 26
1.10.3. Tổ chức hệ thống sổ kế toán. ...................................................... 26
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VIỆC TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TÀI
SẢN CỐ ĐỊNH TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP CÔNG NGHIỆP
VÀ THƯƠNG MẠI XUÂN HỒNG. ......................................................... 27
2.1. Khái quát chung về công ty ................................................................ 27
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển công ty........................................... 27
2.1.2. Đặc điểm tổ chức quản lý.............................................................. 31
Sơ đồ 2.1.Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Xuân Hồng .... 32
2.1.3. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán................................................. 34
2.2. Thực trạng tổ chức công tác kế toán tài sản cố định tại công ty cổ phần
xây lắp công nghiệp và thương mại Xuân Hồng ......................................... 39
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chínhiv
2.2.1. Đặc điểm tài sản cố định hữu hìnhvà công tác quản lý tài sản cố
địnhhữu hình tại Công ty........................................................................... 39
2.2.1.1. Đặc điểm tài sản cố định hữu hình tại Công ty ............................... 39
2.2.2. Kế toán tăng tài sản cố định ............................................................. 44
2.2.3. Kế toán giảm tài sản cố định............................................................ 50
2.2.4. Hạch toán khấu hao tài sản cố định .................................................. 54
2.2.5. Kế toán sửa chữa tài sản cố định ...................................................... 58
2.2.6. Kiểm kê tài sản cố định hữu hình ..................................................... 64
2.2.7. Tổ chức lập báo cáo và cung cấp thông tin về Tài sản cố định. .......... 64
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ Ý KIỆN ĐÓNG GÓP NHẰM HOÀN THIỆN TỔ
CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN XÂY LẮP CÔNG NGHIỆP VÀ THƯƠNG MẠI XUÂN HỒNG.... 67
3.1. Một số nhận xét chung về tổ chức công tác kế toán tài sản cố định tại
Công ty cổ phần xây lắp công nghiệp và thương mại Xuân Hồng................ 68
3.1.1. Ưu điểm......................................................................................... 68
3.1.2. Hạn chế.......................................................................................... 72
3.2. Một số giải pháp góp phần hoàn thiện công tác kế toán và nâng cao hiệu
quả sử dụng tài sản cố định tại Công ty Cổ phần xây lắp công nghiệp và
thương mạiXuân Hồng.............................................................................. 74
KẾT LUẬN.............................................................................................. 81
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................... 83
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chínhv
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT Từ viết tắt Nghĩa
1 CB CNV Cán bộ công nhân viên
2 DN Doanh nghiệp
3 GTGT Giá trị gia tăng
4 BCH Ban chấp hành
5 HĐKD Hoạt động kinh doanh
6 QĐ – BTC Quyết định Bộ tài chính
7 SXKD Sản xuất kinh doanh
8 TK Tài khoản
9 TSCĐ Tài sản cố định
10 TSCĐ HH Tài sản cố định hữu hình
11 UBND Ủy ban nhân dân
12 VNĐ Việt nam đồng
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Trongquátrìnhtiếnhành hoạtđộngsảnxuất kinh doanh, bất kỳ một doanh
nghiệp nào cũngcầnphảicó 3yếu tố, đó là con người lao động, tư liệu lao động
và đốitượnglao độngđểthực hiện mục tiêu tốiđahoá giá trị của chủ sở hữu. Tư
liệu lao độngtrongcácdoanhnghiệp chínhlà nhữngphươngtiện vật chất mà con
ngườilao độngsửdụngnó đểtác độngvào đốitượnglao động. Nó là một trong 3
yếu tố cơ bảncủaquátrìnhsảnxuấtmà trongđó tàisảncố định (TSCĐ) đặc biệt
TSCĐ hữu hình là một trong những bộ phận quan trọng nhất.
TSCĐ nếu được sử dụng đúng mục đích, phát huy được năng suất làm việc,
kết hợp với công tác quản lý sử dụng TSCĐ như đầu tư, bảo quản, sửa chữa, kiểm
kê, đánh giá… được tiến hành một cách thường xuyên, có hiệu quả thì sẽ góp phần
tiết kiệm tư liệu sản xuất, nâng cao cả về số và chất lượng sản phẩm sản xuất và như
vậy doanh nghiệp sẽ thu hồi được vốn đầu tư nhanh để tái sản xuất và thực hiên
được mục tiêu tối đahoá lợi nhuận của mình.
Nhưng trong thực tế hiện nay, ở Việt Nam, trong các doanh nghiệp (DN)
mặc dù đã nhận thức được tác dụng của TSCĐ hữu hình đối với quá trình sản
xuất kinh doanh nhưng đa số các doanh nghiệp vẫn chưa có những kế hoạch,
biện pháp quản lý, sử dụng đầy đủ, đồng bộ và chủ động cho nên TSCĐ hữu
hình sử dụng một cách lãng phí, chưa phát huy được hết hiệu quả kinh tế của
chúng và như vậy là lãng phí vốn đầu tư đồng thời ảnh hưởng đến kết quả kinh
doanh của doanh nghiệp.
Nhận thức được tầm quan trọng của TSCĐ hữu hình cũng như hoạt động
quảnlý và sửdụngcó hiệu quảTSCĐtrongdoanh nghiệp, qua thời gian học tập
và nghiên cứu, thực tập tạiCôngtyCổ phầnXây lắp Côngnghiệp và Thương mại
Xuân Hồng, em nhận thấy:Vấn đềsửdụngTSCĐhữu hình sao cho có hiệu quả
có ý nghĩa không chỉ trong lý luận mà cả trong thực tiễn quản lý doanh nghiệp.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính2
Xuất phát từ những vấn đề trên, trong quá trình thực tập tại công ty em đã
chọn đề tài “Tổ chức công tác kế toán Tài sản cố định hữu hình tạiCông ty Cổ phần
Xây lắp Công nghiệp và Thương mại Xuân Hồng” làm chuyên đề tốt nghiệp.
2. Đối tượng và mục đích nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Tổ chức công tác kế toán tài sản cố định tại
Công ty cổ phần xây lắp công nghiệp và thương mại Xuân Hồng.
- Mục đích nghiên cứu của đề tài: Nhằm tìm hiểu thình hình thực tế về
Công tác tổ chức kế toán tài sản cố định tại Công ty. Qua nghiên cứu, thấy
được những ưu điểm cần phát huy và những điểm hạn chế cần có biện pháp
khắc phục, đề xuất những ý kiến đóng góp kịp thời nhằm hoàn thiện công tác
tổ chức kế toán tài sản cố định.
3. Phạm vi nghiên cứu
Đối với một công ty xây dựng thì việc hạch toán tài sản cố định đóng vai
trò rất quan trọng. Nhận thức được tầm quan trọng đó, vận dụng lý luận đã
học tập và nghiện cứu tại nhà trường, kết hợp với thực tế thu nhận được từ tổ
chức công tác kế toán tại Công ty cổ phần xây lắp công nghiệp và thương mại
Xuân Hồng, cùng với sự hướng dẫn của giảng viên Th.s Nguyễn Thị Phương
Tuyến và các anh, chị nhân viên trong phòng kế toán tại Công ty cổ phần xây
lắp công nghiệp và thương mại Xuân Hồng, em đã lựa chọn đề tài: “ Tổ chức
công tác kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty cổ phần xây lắp
công nghiệp và thương mại Xuân Hồng”.
4. Phương pháp nghiên cứu
Căn cứ vào mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu thì các phương
pháp nghiên cứu mà em lựa chọn đó là:
Phương pháp thu thập số liệu:
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính3
Phương pháp tham khảo tài liệu: thu thập, tham khảo tài liệu như Sách,
giáo trình, chế độ chuẩn mực kế toán, thông tư, chuyên đề, khóa luận,
internet…..
Phương pháp thu thập tài liệu sơ cấp: thu thập tài liệu bằng cách quan
sát, phỏng vấn trực tiếp những người có liên quan đến vấn đề nghiên cứu như
nhân viên kế toán, kế toán trưởng….để giải quyết những thắc mắc, hiểu rõ
hơn vấn đề đồng thời thu thập trao đổi kiến thức những người đi trước.
Phươngphápthuthập tàiliệu thứ cấp:Sửdụngsốliệu, chứngtừ, sổ sách kế
toáncủaCôngtynhưBảngcânđốikế toán, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Báo cáo
thuyết minh, Bảng tính và phân bổ khấu hao, các chứng từ mua bán…..
Phương pháp xử lý số liệu:
Phương pháp so sánh, phân tích, đánh giá: So sánh và phân tích sự biến
động của đối tượng nghiên cứu qua các năm để đưa ra nhận xét và tìm hiểu
nguyên nhân, qua đó đánh giá hiệu quả sử dụng.
Phương pháp hạch toán kế toán: Sử dụng những chứng từ, tài khoản, sổ
sách kế toán để hệ thồng hóa và kiểm soát thông tin về các nghiệp vụ kinh tế
phát sinh.
5. Kết cấu của luận văn tốt nghiệp
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của báo cáo được trình
bày trong 3 chương:
Chương 1:Lý luận chung về tổ chức công tác kế toán tài sản cố
định trong doanh nghiệp.
Chương 2: Thực trạng việc tổ chức công tác kế toán tài sản cố định
trong Công ty cổ phần xây lắp công nghiệp và thương mại Xuân Hồng.
Chương 3: Một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện tổ chức công
tác kế toán tài sản cố định tại Công ty cổ phần xây lắp công nghiệp và
thương mại XuânHồng.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Phạm Thanh Hằng Lớp:CQ49/21.16
4
CHƯƠNG 1: LÍ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN
TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH TRONG DOANH NGHIỆP
1.1. Sự cần thiết khách quan phải tổ chức kế toán tài sản cố định hữu
hình trong doanh nghiệp.
1.1.1. Khái niệm về tài sản cố định hữu hình
- Tài sản cố định: Là những tư liệu lao động được sử dụng trong quá
trình sản xuất, cung cấp hàng hóa, dịch vụ hoặc cho các mục đích hành chính,
có giá trị lớn, thời gian sử dụng kéo dài nhiều hơn một năm, có thể kiểm soát
được và dự tính mang lại lợi ích kinh tế trong tương lai cho doanh nghiệp.
- Tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ: Các tài sản cố định được ghi nhận là
TSCĐ hữu hình phải thỏa mãn đồng thời tất cả bốn (4) tiêu chuẩn ghi nhận
sau:
(a) Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lại từ việc sử dụng
tài sản đó;
(b) Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy ;
(c) Thời gian sử dụng ước tính trên 1 năm;
(d) Có đủ tiêu chuẩn giá trị theo quy định hiện hành (từ 30 triệu đồng
trở lên)
Ngoài ra đối với các tài sản cố định doanh nghiệp đang theo dõi, quản lý
và trích khấu hao theo Thông tư số 203/2009/TT-BTC nay không đủ tiêu
chuẩn về ghi nhận nguyên giá tài sản cố định theo quy định tại Điều 2 của
Thông tư 45/2013/TT-BTC thì giá trị còn lại của các tài sản này được phân bổ
vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, thời gian phân bổ không
quá 3 năm kể từ ngày có hiệu lực thi hành của Thông tư 45/2013/TT-BTC.
- Nguyên giá TSCĐ: Là toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra
để có được TSCĐ tình tời thời điểm đưa tàu sản đó vào sử dụng theo dự tính.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Phạm Thanh Hằng Lớp:CQ49/21.16
5
- Khấu hao TSCĐ: Là việc phân bổ có hệ thống giá trị phải khấu hao của
TSCĐ trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của tài sản đó.
- Giá trị phải khấu hao: Là nguyên giá của TSCĐ ghi trên báo sáo tài
chính, trừ (-) giá trị thanh lý ước tính của tài sản đó.
- Thời gian sử dụng hữu ích: Là thời gian mà TSCĐ phát huy được tác
dụng cho sản xuất, kinh doanh, được tính bằng:
(a) Thời gian mà doanh nghiệp dự tính sử dụng TSCĐ hoặc:
(b) Số lượng sản phẩm hoặc các đơn vị tính tương tự mà doanh nghiệp
dự tính thu được từ việc sử dụng tài sản.
- Giá trị thanh lý: Là giá trị ước tính thu được khi hết thời gian sử
dụng hữu ích của tài sản, sau khi trừ (-) chi phí thanh lỹ ước tính.
- Giá trị cònlại: Là nguyên giá củaTSCĐsaukhitrừ (-) số khấu hao lũy
kế.
- Giá trị hợp lý: Là giá trị tài sản có thể được trao đổi giữa các bên có
đầy đủ hiểu biết trong sự trao đổi ngang giá.
1.1.2. Đặc điểm về tài sản cố định hữu hình
Khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh TSCĐ có đặc điểm:
- Tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh và vẫn giữ được hình
thái vật chất ban đầu đến khi hư hỏng phải loại bỏ.
- Giá trị TSCĐ bị hao mòn dần với những TSCĐ dùng trong hoạt động
sản xuất kinh doanh và giá trị của chúng được dịch chuyển dần dần, từng
phần vào chi phí sản xuất của doanh nghiệp. Đối với TSCĐ dùng cho hoạt
động khác như: hoạt động phúc lợi sự nghiệp, dự án, giá trị TSCĐ bị tiêu
dùng dần trong qua trình sử dụng.
1.1.3. Vai trò của Tài sản cố địnhhữu hình
TSCĐ là điều kiện hình thành và duy trì hoạt động của doanh nghiệp,
không có một doanh nghiệp nào hoạt động sản xuất kinh doanh mà không có
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Phạm Thanh Hằng Lớp:CQ49/21.16
6
TSCĐ. Trong các doanh nghiệp, TSCĐ luôn luôn chiếm một tỷ trọng lớn
trong tổng số tài sản. Do đó, TSCĐ là một trong những cơ sở, tiền đề để DN
xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh và phát triển thị trường. Ngoài ra,
TSCĐ còn là tư liệu sản xuất chủ yếu của doanh nghiệp, việc quản lý và sử
dụng tốt TSCĐ giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của
đơn vị.
1.1.4. Yêu cầu quản lý tài sản cố định hữu hình.
Để nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ thì kế toán phải xác lập đối tượng
ghi TSCĐ và lập hồ sơ riêng cho mỗi TSCĐ để thuận lợi cho việc thường
xuyên theo dõi và nắm chắc tình hình tăng, giảm TSCĐ đảm bảo đúng
nguyên tắc khấu hao TSCĐ. Định kỳ, vào cuối mỗi năm tài chính, doanh
nghiệp phải tiến hành kiểm kê TSCĐ. Mọi trường hợp phát hiện thừa, thiếu
TSCĐ đều phải lập biên bản, tìm nguyên nhân và có biện pháp xử lý kịp thời.
Thông tư 203/2009/TT – BTC quy định một số nguyên tắc quản lý như sau:
- Mọi TSCĐ hữu hình trong DN phải có bộ hồ sơ riêng ( gồm biên bản
giao nhận TSCĐ, hợp đồng, hóa đơn mua TSCĐ và các chứng từ, giấy tờ
khác có liên quan). Mỗi TSCĐ hữu hình phải được phân loại, đánh số và có
thẻ riêng, được theo dõi chi tiết theo từng đối tượng ghi TSCĐ hữu hình và
được phản ánh trong sổ theo dõi TSCĐ.
- Mỗi TSCĐ hữu hình phải được quản lý theo nguyên giá, số hao
mòn lũy kế và giá trị còn lịa trên sổ sách kế toán:
Giá trị còn lại trên sổ kế
toán của TSCĐ hữu hình
=
Nguyên giá của
TSCĐ hữu hình
-
Số hao mòn luỹ kế
của TSCĐ hữu hình
- Đối với những TSCĐ hữu hình không cần dùng chờ thanh lý nhưng
chưa hết khấu hao, DN phải thực hiện quản lý, theo dõi, bảo quản theo quy
định hiện hành và trích khấu hao theo quy điịnh tại Thông tư.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Phạm Thanh Hằng Lớp:CQ49/21.16
7
- DN phải thực hiện quản lý đối với những TSCĐ hữu hình đã khấu hao
hết nhưng vẫn tham gia vào hoạt độn kinh doanh như những TSCĐ hữu hình
thông thường.
1.2. Phân loại tài sản cố định hữu hình
Các DN luôn sử dụng nhiều loại TSCĐ hữu hình với những công dụng,
tiêu chuẩn, kỹ thuật khác nhau trong từng lĩnh vực sản xuất, kinh doanh. Vì
vậy, để phục vụ cho yêu cầu quản lý, hạch toán thì cần thiết phải tiến hành
phân loại. Phân loại TSCĐ hữu hình là việc sắp xếp các TSCĐ hữu hình
thành các loại, các nhóm có cùng tính chất, đặc điểm theo những tiêu thức
nhất định. Việc phân loại sẽ giúp cho DN hạch toán chính xác, phân bổ đúng
số khấu hao vào chi phí sản xuất kinh doanh (SXKD) để thu hồi đủ vốn đã bỏ
ra. Trong DN thường phân loại TSCĐ hữu hình theo một số tiêu thức sau đây:
1.2.1. Phân loại theo đặc trưng kỹ thuật
Theo cách phân loại này, thì TSCĐ hữu hình tại DN gồm:
- Nhà cửa, vật kiến trúc: Gồm nhà làm việc, nhà xưởng, nhà ở, nhà kho,
cửa hàng, sân phơi,…
- Máy móc, thiết bị: Gồm máy móc thiết bị động lực, máy móc thiết bị
công tác, máy móc thiết bị khác dùng trong SXKD.
- Phương tiện vận tải truyền dẫn: Ô tô, máy kéo, tàu thuyền, ca nô dùng
trong vận chuyển, hệ thống đường ống dẫn nước, hệ thống dẫn hơi, hệ thống
dây dẫn điện,…
- Thiết bị, dụng cụ quản lý: Gồm các thiết bị sử dụng trong quản lý kinh
doanh, quản lý hành chính, dụng cụ đo lường, thí nghiệm.
- Cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm: là các vườn cây lâu
năm như vườn cà phê, vườn chè, vườn cao su, vườn cây ăn quả, thảm cỏ,
thảm cây xanh..., súc vật làm việc và cho sản phẩm như đàn voi, đàn
ngựa...trong các DN nông nghiệp.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Phạm Thanh Hằng Lớp:CQ49/21.16
8
- TSCĐ hữu hình khác: là toàn bộ các tài sản khác chưa liệt kê vào năm
loại trên như tác phẩm nghệ thuật, sách chuyên môn kỹ thuật...
1.2.2. Phân loại theo nguồn hình thành
Theo cách phân loại này, TSCĐ hữu hình của DN được phân loại thành:
- TSCĐhữuhìnhđượcmuasắm, xâydựngbởinguồnvốnkinh doanhtự có.
- TSCĐ hữu hình được mua sắm, xây dựng bởi nguồn vốn vay.
- TSCĐ hữu hình hình thành do nhận góp vốn liên doanh, liên kết.
- TSCĐ hữu hình được mua sắm, xây dựng từ các quỹ của DN như: Quỹ
đầu tư phát triển, Quỹ đầu tư xây dựng cơ bản,…
- TSCĐ hữu hình được đầu tư mua sắm, xây dựng bằng nguồn vốn được
ngân sách cấp, hay cấp trên cấp.
- TSCĐ hình thành do được cấp, được biếu tặng, trao đổi,…
Phân loại TSCĐ hữu hình theo nguồn hình thành sẽ cung cấp thông tin
cho DN về cơ cấu nguồn hình thành, từ đó giúp DN có phương hướng sử
dụng nguồn vốn khấu hao một cách có hiệu quả và hợp lý.
1.2.3. Phân loại theo quyền sở hữu
Căn cứ theo quyền sở hữu TSCĐ hữu hình của DN chia thành TSCĐ
hữu hình tự có và TSCĐ hữu hình thuê ngoài:
- TSCĐ hữu hình tự có là các TSCĐ hữu hình được xây dựng, mua sắm
và hình thành từ nguồn vốn ngân sách cấp hoạc cấp trên cấp , nguồn vốn vay
hoặc nguồn vốn liên doanh các quỹ của DN và các tài sản cố định được biếu
tặng ... Đây là những TSCĐ hữu hình thuộc quyền sở hữu của DN và được
phản ánh trên bảng cân đối kế toán của DN .
- Tài sản cố định thuê ngoài là tài sản cố định đi thuê để sử dụng trong
một thời gian nhất định theo hợp đồng thuê tài sản. Tuỳ theo điều khoản của
hợp đồng thuê mà TSCĐ hữu hình đi thuê được chia thành TSCĐ hữu hình
thuê tài chính và TSCĐ hữu hình thuê hoạt động.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Phạm Thanh Hằng Lớp:CQ49/21.16
9
Tài sản cố định hữu hình thuê tài chính: là những TSCĐ hữu hình mà
DN thuê của công ty cho thuê tài chính. Khi kết thúc thời hạn thuê, bên thuê
được quyền lựa chọn mua lại tài sản thuê hoặc tiếp tục thuê theo các điều kiện
đã thỏa thuận trong hợp đồng thuê tài chính. Tổng số tiền thuê một loại tài sản
quy định tại hợp đồng thuê tài chính ít nhất phải tương đương với giá trị của
tài sản đó tại thời điểm ký hợp đồng.
TSCĐ hữu hình thuê tài chính: cũng được coi như TSCĐ của DN và
được phản ánh trên bảng cân đối kế toán, DN có trách nhiệm quản lý, sử dụng
và trích khấu hao như các TSCĐ của DN.
TSCĐ hữu hình thuê hoạt động: là TSCĐ hữu hình thuê không thoả mãn
bất cứ điều khoản nào của hợp đồng thuê tài chính. Bên đi thuê chỉ được quản
lý và sử dụng trong thời hạn hợp đồng và phải hoàn trả cho bên cho thuê khi
kết thúc hợp đồng.
Phân loại TSCĐ hữu hình theo quyền sở hữu giúp cho việc quản lý và tổ
chức hạch toán phù hợp theo từng loại, góp phần sử dụng hợp lý và hiệu quả
TSCĐ hữu hình ở DN.
1.3. Đánh giá tài sản cố định hữu hình
Đánh giá TSCĐ hữu hình là việc vận dụng các phương pháp tính giá để
xác định giá trị của TSCĐ hữu hình của DN ở các thời điểm nhất định theo
những nguyên tắc chung. TSCĐ hữu hình được đánh giá lần đầu và có thể
đánh giá lại trong quá trình sử dụng. TSCĐ được đánh giá theo nguyên giá
TSCĐ ( Giá trị ban đầu) và giá trị còn lại.
1.3.1. Đánh giá theo nguyên giá TSCĐHH( Giá trị ghi sổ ban đầu)
TSCĐcủaDNđược hìnhthànhtừcác nguồnkhác nhau, do vậy nguyên giá
TSCĐ trong từng trường hợp được tính toán, xác định như sau:
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Phạm Thanh Hằng Lớp:CQ49/21.16
10
TSCĐ hữu hình do mua sắm trực tiếp: Nguyên giá là toàn bộ chi phí
mua, thuế nhập khẩu, chi phí vận chuyển, lắp đặt, chạy thử và cac chi phí hợp
lý, cần thiết khác trước khi đưa TSCĐ vào sử dụng.
TSCĐ hữu hình hình thành do tự xây dựng hoặc tự sản xuất: Nguyên
giá TSCĐ hữa hình tự xây dựng là giá trị quyết toán của công trình khi đưa
vào sử dụng. Trường hợp TSCĐ đã đưa vào sử dụng nhưng chưa thực hiện
quyết toán thì DN hạch toán nguyên giá theo giá tạm tính và điều chỉnh sau
khi quyết toán công trình hoàn thành. Nguyên giá TSCĐ tự sản xuất là giá
thành thực tế của TSCĐ hữu hình cộng (+) các chi phí lắp đặt chạy thử, các
chi phí khác trực tiếp liên quan tính đến thời điểm đưa TSCĐ vào trạng thái
sẵn sàng sử dụng (trừ các khoản lãi nội bộ, giá trị sản phẩm thu hồi được
trong quá trình chạy thử sản xuất, sản xuất thử, các chi phí không hợp lý như
vật liệu lãng phí, lao động hoặc các khoản chi phí khác vượt quá định mức
quy định trong xây dựng hoặc sản xuất).
TSCĐ hữu hình mua trả chậm, trả góp: Nguyên giá được phản ánh theo
giá mua trả chậm và giá mua trả tiền ngay tại thời điểm mua. Khoản chênh
lệch giữa giá mua trả chậm và giá mua trả ngay được hạch toán vào chi phí
SXKD theo kỳ hạch toán.
TSCĐ hữu hình mua dưới hình thức trao đổi: Nguyên giá được xác
định theo giá trị hợp lý của TSCĐ hữu hình nhận về, hoặc giá trị hợp lỹ của
tài sản đem trao đổi, sau khi điều chỉnh các khoản tiền hoặc tương đương tiền
trả thêm hoặc thu về.
TSCĐ hữu hình được tài trợ, biếu tặng, do phát hiện thừa: Nguyên giá
là giá trị theo đánh giá thực tế của Hội đồng giao nhận hoặc tổ chức định giá
chuyên nghiệp.
TSCĐ được cấp, được điều chuyển đến: Nguyên giá bao gồm giá trị
còn lại của TSCĐ trên sổ kế toán ở đơn vị cấp, đơn vị điều chuyển hoặc giá trị
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Phạm Thanh Hằng Lớp:CQ49/21.16
11
theo đánh giá thực tế của tổ chức định giá chuyên nghiệp theo quy định của
pháp luật cộng (+) các chi phí liên quan trực tiếp mà bên nhận tài sản phải chi
trả thính đến thời điểm đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng như chi phí
thuê tổ chức định giá; chi phí nâng cấp, lắp đặt chạy thử….
TSCĐ nhận vốn góp, nhận lại vốn góp là giá trị do các thành viên, cổ
đông sáng lập định giá nhất trí hoặc DN và người góp vốn thỏa thuận; hoặc
do tổ chức chuyên nghiệp định giá theo quy định của pháp luật và được các
thành viên, cổ đông sáng lập chấp thuận.
1.3.2. Đánh giá theo giá trị còn lại của TSCĐ hữu hình
Giá trị còn lại của TSCĐ là chênh lệch giữa nguyên giá TSCĐ và số
khấu hao lũy kế. Được xác định bằng công thức sau:
Giá trị còn lại của TSCĐ = Nguyên giá TSCĐ – Giá trị hao mòn lũy kế.
Giá trị còn lại của TSCĐ là giá thực tế tại một thời điểm nhất định.
Chính vì vậy, giá trị còn lại của TSCĐ trên sổ sách kế toán mang tính chủ
quan của DN. Cùng một TSCĐ nhưng nếu DN giảm thời gian khấu hao thì
tốc độ giảm của giá trị còn lại sẽ nhanh hơn.
1.4. Hạch toán chi tiết tài sản cố định trong doanh nghiệp
1.4.1. Tổ chức hệ thống tài khoản
Để kế toán các nghiệp vụ liên quan đến TSCĐ hữu hình kế toán sử dụng
tài khoản TK 211 – Tài sản cố định hữu hình.
Phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động TSCĐ hữu hình thuộc
quyền sở hữu của doanh nghiệp theo chỉ tiêu nguyên giá.
Kết cấu của tài khoản này như sau:
Bên Nợ: phản ánh nguyên giá TSCĐ hữu hình tăng trong kỳ.
Bên Có: phản ánh nguyên giá TSCĐ hữu hình giảm trong kỳ.
Dư nợ: phản ánh nguyên giá TSCĐ hữu hình hiện có.
Các tài khoản cấp 2 của TK 211 – TSCĐ hữu hình bao gồm:
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Phạm Thanh Hằng Lớp:CQ49/21.16
12
TK 211 1 – Nhà cửa, vật kiến trúc
TK 211 2 – Máy móc, thiết bị
TK 211 3 – Phương tiện vận tải, truyền dẫn
TK 211 4 – Thiết bị, dụng cụ quản lý
TK 211 5 – Cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm.
TK 211 8 – TSCĐ hữu hình khác
1.4.2. Tổ chức hệ thống chứng từ kế toán
Để hạch toán tài sản cố định hữu hình thì doanh nghiệp thường sử dụng
các chứng từ:
Biên bản giao nhận tài sản cố định:
Dùng để ghi chép, theo dõi sử dụng TSCĐ. Khi có sự thay đổi giao nhận
TSCĐ do bất kỳ nguyên nhân nào cũng cần phải thành lập hội đồng giao nhận
TSCĐ. Hội đồng này có nhiệm vụ nghiệm thu và lập biên bản giao nhận
TSCĐ theo mẫu 01 trong chế độ, ghi chép ban đầu biên bản này lập riêng cho
từng TSCĐ. Trường hợp giao nhận cùng lúc nhiều TSCĐ cùng loại thì biên
bản này có thể được lập chung nhưng sau đó phải sao cho mỗi TSCĐ một bản
để lưu vào hồ sơ riêng. Biên bản giao nhận TSCĐ được lập thành hai bản.
Bên giao và bên nhận mỗi bên giữ một bản.
Hồ sơ tài sản cố định:
Mỗi TSCĐphải có một bộ hồ sơ riêng gồm: Biên bản giao nhận TSCĐ,
các bản sao tài liệu kỹ thuật, hướng dẫn sử dụng và các hóa đơn, chứng từ có
liên quan đến việc mua sắm, khấu hao, sửa chữa và thanh lý TSCĐ.
Biên bản thanh lý tài sản cố định:
Dùng để tổng hợp chi phí thanh lý và giá trị thu hồi khi công việc thanh
lý hoàn thành. Biên bản thanh lý được thành lập hai bản, một bản chuyển cho
kế toán, một bản chuyển cho bộ phận quản lý.
Các chứng từ kế toán khác có liên quan
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Phạm Thanh Hằng Lớp:CQ49/21.16
13
Bao gồm như các chứng từ thanh toán, hóa đơn mua bán, hóa đơn dịch
vụ mua ngoài, hóa đơn cước phí vận chuyển….
1.4.3. Tổ chức hệ thống sổ sách kế toán
Sổ kế toán dùng để ghi chép, hệ thống và lưu trữ toàn bộ các nghiệp vụ
đã phát sinh theo nội dung kinh tế và theo trình tự thời gian liên quan đến
doanh nghiệp.
1.4.3.1. Sổ kế toán chi tiết
- Sổ tài sản cố định: Sổ này để đăng ký, theo dõi và quản lý chặt chẽ tài
sản trong đơn vị từ khi mua sắm, đưa vào sử dụng đến khi giảm TSCĐ. Sổ tài
sản cố định được lập theo Mẫu số S10 – DNN.
- Sổ theo dõi TSCĐ và công cụ, dụng cụ tại nơi sử dụng: Sổ này dùng để
phản ánh tình hình tăng, giảm TSCĐ và công cụ, dụng cụ tại từng nơi sử dụng
nhằm quản lý tài sản và dụng cụ đã cấp cho các bộ phận sử dụng, làm căn cứ
để đối chiếu khi tiến hành kiểm kê định kỳ. Số được mở theo từng bộ phận sử
dụng tài sản trên cơ sở các chứng từ gốc về tăng, giảm TSCĐ và công cụ,
dụng cụ. Sổ được lập theo mẫu số S11 – DNN.
- Thẻ tài sản cố định: Thẻ tài sản cố định dùng để theo dõi chi tiết từng
tài sản cố định của DN, tình hình thay đổi nguyên giá và giá trị hao mòn đã
trích hàng năm của từng TSCĐ.Thẻ Tài sản cố định được lập theo Mẫu số
S12 – DNN.
1.4.3.2. Sổ kế toán tổng hợp
Tùy thuộc vào hình thức sổ kế toán DN áp dụng mà kế toán TSCĐ HH
sử dụng các sổ kế toán phù hợp. Các hình thức kế toán thường được áp dụng
tại DN hiện nay và tương ứng các sổ sách kế toán được sử dụng:
Hình thức Nhật ký Chung.
Tronghìnhthức kếnày kếtoánTSCĐHHcủaDN sửdụngcác sổ sáchnhư:
- Sổ nhật ký chung
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Phạm Thanh Hằng Lớp:CQ49/21.16
14
- Sổ cái các tài khoản: TK211,TK241, TK214...
- Sổ chi tiết các tài khoản trên.
- Sổ TSCĐ , thẻ TSCĐ
Hình thức chứng từ ghi sổ :
Đối với hình thức này kế toán sử dụng một số sổ sách kế toán là:
- Chứng từ ghi sổ
- Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
- Sổ cái
Hình thức nhật ký chứng từ:
Các sổ kế toán được sử dụng là:
- Nhật ký chứng từ số 4
- Nhật ký chứng từ số 5
- Nhật ký chứng từ số 7
- Nhật ký chứng từ số 9
- Bảng kê số 5
- Bảng kê số 6
- Sổ TSCĐ , thẻ TSCĐ
- Sổ theo dõi công cụm dụng cụ tại nơi sử dụng,
- Sổ chi tiết các tài khoản.
Hình thức kế toán máy
Công việc kế toán được thực hiện theo một chương trình phần mềm kế
toán trên máy vi tính. Phần mềm kế toán được thiết kế theo nguyên tắc của
một trong bốn hình thức kế toán hoặc kết hợp các hình thức kế toán quy định
trên đây. Phần mềm kế toán không hiển thị đầy đủ quy trình ghi sổ kế toán,
nhưng phải in được đầy đủ sổ kế toán và báo cáo tài chính theo quy định.
Sơ đồ 1.1 Hình thức kế toán máy
1.5. Kế toán tổng hợp tăng, giảm tài sản cố định
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Phạm Thanh Hằng Lớp:CQ49/21.16
15
1.5.1. Kế toán tăng tài sản cố định hữu hình
TSCĐ hữu hình của DN tăng do rất nhiều nguyên nhân như tăng do mua
sắm, tăng do xây dựng, cấp phát, tăng do nhận vốn góp bằng TSCĐ, tăng do
biếu tặng, viện trợ…Kế toán cần căn cứ vào từng trường hợp cụ thể để ghi sổ
cho phù hợp.
Chứng từ kế toán:
- Biên bản giao nhận TSCĐ
- Hợp đồng kinh tế, hóa đơn mua TSCĐ hữu hình
- Các chứng từ thanh toán
Tài khoản kế toán sử dụng:
Để phản ánh các nghiệp vụ tăng TSCĐ hữu hình trong DN, ngoài TK
211, kế toán còn sử dụng các tài khoản liên quan:
- TK 111/112: nếu TSCĐ tăng do mua sắm;
- TK 154/155: nếu TSCĐ tăng do tự sản xuất, tự chế;
- TK 221: nếu TSCĐ tăng do nhận lại vốn góp;
- TK 241: nếu TSCĐ tăng do XDCB hoàn thành bàn giao
- TK 711: nếu TSCĐ tăng do biếu tặng, viện trợ….
Trình tự kế toán:
Sơ đồ 1.2: Sơ đồ tổng hợp một số nghiệp vụ tăng, giảm TSCĐ hữu hình:
Sơ đồ 1.3: Sơ đồ kế toán kết chuyển nguồn:
1.5.2. Kế toán giảm tài sản cố định hữu hình
TSCĐ giảm do nhiều nguyên nhân khác nhau như TSCĐ giảm do góp
vốn đầu tư, giảm do trả lại vốn góp bằng TSCĐ, giảm do phát hiện thiếu
không rõ nguyên nhân…nhưng trong đó chủ yếu do nhượng bán, thanh
lý…Tùy theo từng trường hợp cụ thể, kế toán sẽ phản ánh vào phần mềm cho
phù hợp.
Chứng từ sử dụng:
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Phạm Thanh Hằng Lớp:CQ49/21.16
16
- Biên bản thanh lý TSCĐ
- Hợp đồng bán, hoán đơm GTGT nhượng bán TSCĐ hữu hình.
- Các chứng từ thanh toán và các chứng từ khác
Tài khoản kế toán sử dụng:
- TK 211: để phản ánh nguyên giá TSCĐ hữu hình ghi giảm
- TK 2141: Hao mòn TSCĐ hữu hình
- TK 811: chi phí khác
Trình tự kế toán: Sơ đồ 1.2 và 1.3
1.6. Kế toán hao mòn tài sản cố định
1.6.1. Khái niệm
- Hao mòn tài sản: Trong quá trình được sử dụng, do chịu tác động của
nhiều nguyên nhân nên TSCĐ bị hao mòn dần. Sự hao mòn này có thể chia
thành:
+ Hao mòn hữu hình là sự giảm dần về giá trị sử dụng và theo đó giá trị
của TSCĐ giảm dần;
+ Hao mòn vô hình là sự giảm dần thuần túy về mặt gí trị của TSCĐ mà
nguyên nhân chủ yếu là do sự tiến bộ của khoa học và kỹ thuật.
- Khấu hao tài sản: Để thu hồi lại giá trị của tài sản cố định do sự hao
mòn trên cần phải khấu hao tài sản cố định. Khấu hao TSCĐ là sự phân bổ
dần giá trị TSCĐ vào giá thành sản phẩm nhằm tái sản xuất tài sản cố định
sau khi hết thời gian sử dụng.
Như vậy, có thể thấy khấu hao và hao mòn có mối quan hệ chặt chẽ với
nhau, hao mòn TSCĐ hữu hình là cơ sở để trích khấu hao TSCĐ hữu hình.
Nếu hao mòn mang tính chất tất yếu khách quan thì khấu hao mang tính chủ
quan vì do con người tạo ra và cũng do con người thực hiện. Khấu hao không
phản ánh chính xác phần giá trị hao mòn của TSCĐ hữu hình khi đưa vào sử
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Phạm Thanh Hằng Lớp:CQ49/21.16
17
dụng mà xuất hiện do mục đích, yêu cầu quản lý và sử dụng tài sản của con
người.
Những TSCĐ hữu hình phải trích khấu hao:
Theo quy định của chế độ tài chính hiện hành, cụ thể là Thông tư
203/2009/TT-BTC ngày 20/10/2009, tất cả TSCĐ hữu hình hiện có của DN
đều phải trích khấu hao, trừ những TSCĐ hữu hình sau đây:
- TSCĐ hữu hình đã khấu hao hết giá trị nhưng vẫn đang sử dụng vào
hoạt động sản xuất kinh doanh.
- TSCĐ hữu hình chưa khấu hao hết bị mất.
- TSCĐ hữu hình khác do DN quản lý mà không thuộc quyền sở hữu của
DN (trừ TSCĐ hữu hình thuê tài chính).
- TSCĐ hữu hình không được quản lý, theo dõi, hạch toán trong sổ sách
kế toán của DN.
- TSCĐ hữu hình sử dụng trong các hoạt động phúc lợi phục vụ người
lao động của DN (trừ các TSCĐ hữu hình phục vụ cho người lao động làm
việc tại DN như: nhà nghỉ giữa ca, nhà ăn giữa ca, nhà thay quần áo, nhà vệ
sinh, bể chứa nước sạch, nhà để xe, phòng hoặc trạm y tế để khám chữa bệnh,
xe đưa đón người lao động, cơ sở đào tạo, dạy nghề, nhà ở cho người lao
động do DN đầu tư xây dựng).
- TSCĐ hữu hình từ nguồn viện trợ không hoàn lại sau khi được cơ quan
có thẩm quyền bàn giao cho DN để phục vụ công tác nghiên cứu khoa học.
Xác định thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ hữu hình.
Theo thông tư 203/2009/TT-BTC thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ
hữu hình được xác định như sau:
Đối với TSCĐ hữu hình còn mới (chưa qua sử dụng), DN phải căn cứ
vào khung thời gian sử dụng quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo thông
tư này để xác định thời gian sử dụng của TSCĐ hữu hình.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Phạm Thanh Hằng Lớp:CQ49/21.16
18
Đối với TSCĐ hữu hình đã qua sử dụng, thời gian sử dụng được xác định
như sau:
Thời gian
sử dụng của
TSCĐ hữu
hình
=
Giá trị hợp lý của
TSCĐ
x
Thời gian sử dụng của
TSCĐ hữu hình mới
cùng loại xác định theo
Phụ lục 1 (ban hành kèm
theo thông tư
203/2009/TT-BTC)
Giá bán của TSCĐ hữu
hình cùng loại mới
100%
Trong đó:
Giá trị hợp lý của TSCĐ hữu hình là giá mua hoặc trao đổi thực tế (trong
trường hợp mua bán, trao đổi), giá trị còn lại (trong trường hợp được cấp,
được điều chuyển), giá trị theo đánh giá của Hội đồng giao nhận (trong trường
hợp được cho, biếu tặng, nhận vốn góp),…
Trường hợp DN muốn xác định thời gian sử dụng của TSCĐ hữu hình
khác với khung thời gian sử dụng quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo
thông tư 203/2009/TT-BTC, DN phải lập Phương án thay đổi thời gian sử
dụng tài sản cố định trên cơ sở giải trình rõ các nội dung:
- Tuổi thọ kỹ thuật của TSCĐ hữu hình theo thiết kế;
- Hiện trạng TSCĐ hữu hình (thời gian TSCĐ hữu hình đã qua sử dụng,
thế hệ tài sản, tình trạng thực tế của tài sản);
- Ảnh hưởng của việc tăng, giảm khấu hao TSCĐ hữu hình đến kết quả
sản xuất kinh doanh và nguồn vốn trả nợ các tổ chức tín dụng.
Nguyên tắc trích khấu hao:
Việc trích hay thôi trích khấu hao TSCĐ hữu hình được thực hiện bắt
đầu từ ngày mà TSCĐ hữu hình tăng, giảm hoặc ngừng tham gia vào hoạt
động SXKD.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Phạm Thanh Hằng Lớp:CQ49/21.16
19
1.6.2. Các phương pháp tính khấu hao tài sản cố định
Doanh nghiệp thường sử dụng một trong các phương pháp khấu hao
dưới đây cho từng TSCĐ:
1.6.2.1. Phương pháp khấu hao đường thẳng
Theo phương pháp này số khấu hao hằng năm không đổi trong suốt
thời gian sử dụng thời gian hữu ích của tài sản cố định. Và được xác định như
sau: Và được xác định như sau:
Mức trích khấu hao bình
quân năm
=
Nguyên giá TSCĐ
Thời gian sử dụng ( năm)
1.6.2.2. Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh.
Theo phương pháp này, số khấu hao hằng năm giảm dần trong suốt thời
gian sử sụng có hữu ích của tài sản cố định.
Mức khấu hao được tính theo công thức sau:
Mức trích khấu hao hằng năm = Giá trị còn lại của TS * Tỉ lệ khấu hao
nhanh
Tỉ lệ khấu hao nhanh được xác định theo công thức:
Tỉ lệ khấu hao
nhanh (%)
=
Tỉ lệ khấu hao theo
phương pháp đường
thẳng
*
Hệ số điều
chỉnh
Tỉ lệ khấu hao nhanh được xác định theo công thức sau:
Tỉ lệ khấu hao theo
phương pháp đường thẳng
=
1
* 100
Thời gian sử dụng của TSCĐ
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Phạm Thanh Hằng Lớp:CQ49/21.16
20
1.6.2.3. Phương pháp khấu hao theo số lượng sản phẩm
Theo phương pháp này mức khấu hao mỗi năm là thay đổi tùy thuộc vào
sản lượng sản phẩm sản xuất ra bởi tài sản đó. Nhưng số tiền khấu hao được
cố định cho 1 đơn vị sản phẩm đầu ra được tạo bởi sản phẩm đó. Mức trích
khấu hao được xác định bởi công thức:
Mức trích khấu
hao tháng của
TSCĐ
=
Số lượng sản phẩm
sản xuất thực tế trong
tháng
*
Mức trích khấu hao bình
quân 1 đơn vị sản phẩm
Mức trích khấu hao bình
quân 1 đơn vị sản phẩm
=
Nguyên giá TSCĐ
Tổng sản lượng theo công suất thiết kế
Dựa trên các phương pháp tính khấu hao TSCĐ, kế toán sẽ tính toán
mức khấu hao TSCĐ và hạch toán vào từng tài khoản. Để theo dõi tình hiện
hiện có và biến động tăng giảm khấu hao thì kế toán sử dụng TK 214 “ Hao
mòn TSCĐ”. Kết cấu của tài khoản này như sau:
Bên Nợ: phản ánh giá trị hao mòn TSCĐ giảm trong kỳ
Bên Có: phản ánh giá trị hao mòn TSCĐ tăng trong kỳ.
Dư Có : phản ánh giá trị hao mòn hiện có
Các tài khoản cấp 2 của TK 214 “ Hao mòn TSCĐ” bao gồm:
TK 214 1 – Hao mòn TSCĐ hữu hình
TK 214 2 – Hao mòn TSCĐ thuê tài chính
TK 214 3 – Hao mòn TSCĐ vô hình
Thời gian sử dụng của TSCĐ Hệ số điều chỉnh (lần)
Đến 4 năm (t ≤ 4 năm) 1,5
Trên 4 đến 6 năm ( 4 năm < t ≤ 6 năm) 2,0
Trên 6 năm ( t > 6 năm) 2,5
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Phạm Thanh Hằng Lớp:CQ49/21.16
21
Sơ đồ 1.4: Sơ đồ hạch toán khấu hao TSCĐ hữu hình:
1.7. Kế toán kiểm kê, đánh giá lại tài sản cố định
1.7.1. Kế toán kiểm kê TSCĐ hữu hình
Hoạt động kiểm kê nhằm mục đích kiểm tra tình trạng, sự hiện hữu của
TSCĐ, đặc biệt với kế toán TSCĐ hữu hình thì kiểm kê định kỳ tài sản là một
phần không thể thiếu giúp DN quản lý TSCĐ hữu hình có hiệu quả góp phần
nâng cao hiệu quả sản xuất, tận dụng năng lực sản xuất, tránh lãng phí vốn.
Cuối kỳ kế toán, trước khi tiến hàn kiểm kê TSCĐ hữu hình, DN cần
thành lập hội đồng kiểm kê. Mọi trường hợp phát hiện thừa, thiếu khi kiểm
kê, hội đồng kiểm kê đều phải tiến hành lập biên bản, xác định nguyên nhân,
trách nhiệm vật chất và xử lý theo quy định của chế độ tài chính và quy chế
tài chính của đơn vị.
Tài khoản kế toán
- TK 1381 – Tài sản thiếu chờ xử lý.
- TK 3381 – Tài sản thừa chờ giải quyết.
- TK 1383 – Phải thu khác.
- TK 3388 – Phải trả, phải nộp khác.
Trình tự kế toán
Sơ đồ 1.5: Sơ đồ hạch toán kiểm kê phát hiện thiếu:
Sơ đồ 1.6: Sơ đồ hạch toán kiểm kê phát hiện thừa:
1.7.2. Kế toán đánh giá lại TSCĐ hữu hình.
Trong quá trình sử dụng do tác động của nhiều nguyên nhân như: lạm
phát, tiến bộ khoa học kỹ thuật làm cho nguyên giá và giá trị còn lại của
TSCĐ hữu hình không phản ánh đúng giá trị thị trường của nó. Xuất phát từ
yêu cầu quản lý và bảo toán vốn của DN phải đánh giá lại TSCĐ hữu hình
theo mặt bằng giá ở thời điểm đánh giá lại.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Phạm Thanh Hằng Lớp:CQ49/21.16
22
Dựa trên kết quả kiểm kê, kết quả đánh giá của hội đồng đánh giá lại
TSCĐ về nguyên giá và giá trị còn lại theo nguyên giá mới kế toán tiến hành
điều chính các số liệu cần thiết.
Tài khoản kế toán sử dụng
- TK 412 – Chênh lệch đánh giá lại tài sản.
Trình tự kế toán
Sơ đồ 1.7. Sơ đồ hạch toán đánh giá lại TSCĐ hữu hình
1.8. Kế toán sửa chữa tài sản cố định
Khi tham gia vào quá trình SXKD, các bộ phận chi tiết cấu thành TSCĐ
hữu hình bị hao mòn hư hỏng. Do vậy để khôi phục khả năng hoạt động bình
thường của tài sản, đảm bảo an toàn trong hoạt động SXKD, cần thiết phải
tiến hành sửa chữa, thay thế những bộ phận, chi tiết của TSCĐ hữu hình bị
hao mòn, hư hỏng. Căn cứ vào mức độ hỏng hóc mà DN chia công việc sửa
chữa làm 2 loại:
- Sửa chữa thường xuyên TSCĐ hữu hình: là việc sửa chữa những bộ
phận chi tiết nhỏ, hoạt động bảo trì, bảo dưỡng theo yêu cầu kỹ thuật nhằm
đảm bảo cho TSCĐ hữu hình hoạt động bình thường. TSCĐ hữu hình không
phải ngừng hoạt động để sửa chữa và chi phí sửa chữa không lớn.
- Sửa chữa lớn TSCĐ hữu hình: mang tính khôi phục hoặc nâng cấp, cải
tạo khi TSCĐ hữu hình bị hư hỏng nặng hoặc theo yêu cầu kỹ thuật đảm bảo
nâng cao năng lực sản xuất và hoạt động của TSCĐ hữu hình. Thời gian tiến
hành thường dài, chi phí sửa chữa phát sinh lớn, do vậy DN phải lập kế
hoạch, dự toán theo từng công trình sữa chữa lớn. Công việc sửa chữa lớn
TSCĐ hữu hình có thể tiến hành theo phương thức tự làm hoặc giao thầu.
1.8.1. Kế toán sửa chữa thường xuyên TSCĐ hữu hình.
Khi TSCĐ hữu hình bị hỏng, DN có thể tự tiến hành sửa chữa hoặc thuê
ngoài sửa chữa.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Phạm Thanh Hằng Lớp:CQ49/21.16
23
Sơ đồ 1.8. Sơ đồ hạch toán chi phí sữa chữa thường xuyên TSCĐ HH
1.8.2. Kế toán sữa chữa lớn TSCĐ hữu hình.
Tài khoản sử dụng:
- TK 241 – XDCB dở dang và chi tiết là tài khoản cấp 2 TK 2412 – Sửa
chữa lớn TSCĐ.
- Ngoài ra, kế toán còn sử dụng tài khoản 335 để phản ánh số chi phí sữa
chữa lớn đã được trích trước.
Trình tự kế toán:
Quá trình sửa chữa lớn TSCĐ hữu hình được hạch toán theo sơ đồ:
Sơ đồ 1.9: Sơ đồ hạch toán sửa chữa lớn TSCĐ hữu hình:
1.9. Kế toán các nghiệp vụ khác về TSCĐ hữu hình.
1.9.1. Kế toán đi thuê TSCĐ hữu hình
Do nhu cầu của SXKD, DN cần sử dụng thêm một số TSCĐ hữu hình
mà trong điều kiện hiện tại DN không đủ khả năng mua sắm, do đó DN buộc
phải đi thuê ngoài. TSCĐ hữu hình đi thuê thường có hai dạng là thuê hoạt
động và thuê tài chính.
1.9.1.1. Kế toán TSCĐ hữu hình đi thuê hoạt động
Tài khoản kế toán:
DN không phản ánh giá trị của TSCĐ thuê hoạt động trên BCĐKT mà
chỉ phản ánh trên tài khoản ngoài BCĐKT là TK 001- Tài sản thuê ngoài.
Tiền thuê được tính vào chi phí SXKD.
Trình tự kế toán:
Sơ đồ 1.10: Sơ đồ kế toán nghiệp vụ thuê hoạt động TSCĐ hữu hình:
1.9.1.2. Kế toán TSCĐ hữu hình đi thuê tài chính
Chứng từ sử dụng:
- Hợp đồng thuê tài chính.
- Hóa đơn dịch vụ thuê tài chính.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Phạm Thanh Hằng Lớp:CQ49/21.16
24
- Các chứng từ khác liên quan.
Tài khoản kế toán sử dụng.
- TK 212 - TSCĐ thuê tài chính
Trình tự kế toán.
Sơ đồ 1.11: Sơ đồ kế toán các nghiệp vụ thuê tài chính TSCĐ hữu hình:
Chú thích:
(1) Nhận TSCĐ thuê tài chính, ghi tăng TSCĐ thuê tài chính theo
nguyên giá.
(2a) Định kỳ khi nhận được hóa đơn, nếu đơn vị nhận nợ, xác định nợ
gốc phải trả từng kỳ.
(2b) Định kỳ khi nhận được hóa đơn, nếu đơn vị thanh toán tiền ngay,
xác định nợ gốc phải trả.
(2c) Nếu TSCĐ thuê tài chính phục vụ hoạt động SXKD hàng hóa dịch
vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, xác định
thuế GTGT trả từng kỳ.
(2d) Nếu TSCĐ thuê tài chính phục vụ hoạt động SXKD hàng hóa dịch
vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hoặc không
chịu thuế GTGT.
(2e) Xác định tiền lãi thuê trả từng kỳ.
(3a) Chi thêm tiền mua lại TSCĐ thuê tài chính, số tiền trả thêm được
tính vào nguyên giá TSCĐ.
(3b) Hết thời hạn thuê tài chính, đơn vị trả lại TSCĐ thuê tài chính cho
bên cho thuê.
(3c) Khi mua lại TSCĐ đồng thời kết chuyển giá trị hao mòn.
(4) Định kỳ trích khấu hao TSCĐ thuê tài chính vào chi phí SXKD nếu
TSCĐ thuê dùng vào hoạt động SXKD.
1.9.2. Kế toán cho thuê TSCĐ hữu hình
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Phạm Thanh Hằng Lớp:CQ49/21.16
25
Các TSCĐ hữu hình DN có thể được tiến hành đem cho thuê dưới 2 hình
thức: cho thuê tài chính và cho thuê hoạt động.
TSCĐ hữu hình khi cho thuê tài chính, do đã được chuyển giao toàn bộ
rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu tài sản cho nên DN không theo dõi
và hạch toán trên hệ thống sổ kế toán của mình.
TSCĐ hữu hình cho thuê hoạt động do không có sự chuyển giao phần
lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu tài sản cho thuê nên bên cho
thuê (DN) vẫn ghi nhận tài sản cho thuê trên BCĐKT của mình.
Sơ đồ 1.12. Sơ đồ kế toán cho thuê hoạt động
1.10. Tổ chức công tác kế toán tài sản cố định trong điều kiện sử dụng
phần mềm kế toán
Cuộc cách mạng công nghệ phát triển toàn thế giới, nhu cầu về thu thập
và xử lý thông tin, bảo quản thông tin trên máy vi tính đã trở thành một nhu
cầu cần thiết. Việc ứng dụng tin học vào công tác kế toán giúp nâng cao hiệu
suất công tác kế toán thông qua tính năng ưu việt máy tính và kỹ thuật tin
học; đồng thời mang lại các thông tin chính xác, đầy đủ, kịp thời và có hệ
thống, đáp ứng được yêu cầu của các đối tượng sử dụng thông tin.
1.10.1. Tổ chức mã hóa TSCĐ hữu hình
Mã hóa là cách thức để thực hiện việc phân loại, gắn ký hiệu, xếp lớp
các đối tượng cần quản lý. Việc mã hóa các đối tượng, cho phép nhận diện,
tìm kiếm một cách nhanh chóng, không nhầm lẫn các đối tượng, mặt khác
tăng tốc độ xử lý, chính xác, giảm thời gian nhập liệu và tiết kiệm bộ nhớ.
Mỗi TSCĐ hữu hình sẽ được nhận diện bằng một mã hiệu khác nhau gọi
là mã TSCĐ hữu hình. Việc đặt mã hiệu cho từng TSCĐ hữu hình trong bảng
mã hóa TSCĐ tương ứng với việc mở sổ (thẻ) chi tiết cho từng đối tượng tài
sản cố định hữu hình đó. Nguyên tắc mã hóa đối tượng TSCĐ hữu hình là:
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Phạm Thanh Hằng Lớp:CQ49/21.16
26
- Mỗi TSCĐ hữu hình trong DN được mã hóa với tên duy nhất, không
được trùng nhau.
- Việc mã hóa phải đảm bảo khoa học, dễ nhận biết các nhóm TSCĐ hữu
hình trong DN để tiện cho việc theo dõi và quản lý.
1.10.2. Tổ chức khai báo thông tin ban đầu về TSCĐ hữu hình
Khai báo danh mục TSCĐ hữu hình nhằm mục đích quản lý chi tiết từng
TSCĐ hữu hình, theo dõi toàn bộ quá trình sử dụng của TSCĐ hữu hình từ
khi mua về đến khi thanh lý. Khi thiết lập một TSCĐ hữu hình mới, người sử
dụng cần phải nhập đầy đủ các thông tin về: Mã TSCĐ hữu hình, tên TSCĐ
hữu hình, phòng ban sử dụng, loại tài sản, ngày mua, ngày bắt đầu khấu hao,
nguyên giá, hao mòn lũy kế đầu kỳ, thời gian sử dụng, TK nguyên giá, TK
hao mòn.
1.10.3. Tổ chức hệ thống sổ kế toán.
Trong điều kiện hiện tại có hình thức Nhật ký Chung và hình thức
Chứng từ ghi sổ có nhiều đặc điểm phù hợp và thuận lợi cho quá trình thực
hiện kế toán máy.
Sơ đồ 1.13. Quy trình xử lý, hệ thống thông tin kế toán máy.
Thông thường quá trình xử lý hệ thống hóa thông tin trong hệ thống kế
toán tự động được thực hiện theo quy trình sau: Các tài liệu gốc được cập nhật
vào máy tính thông qua thiết bị nhập và được lưu trữ dưới dạng tệp tin dữ liệu
chi tiết, sau đó được chuyển vào các tệp sổ cái để hệ thống hóa các nghiệp vụ
theo từng đối tượng quản lý. Vào cuối niên độ kế toán, các sổ cái sẽ được xử
lý để lập báo cáo kế toán.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Phạm Thanh Hằng Lớp:CQ49/21.16
27
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VIỆC TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN
TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP CÔNG
NGHIỆP VÀ THƯƠNG MẠI XUÂN HỒNG
2.1. Khái quát chung về công ty
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển công ty
2.1.1.1. Tên, quy mô và địa chỉ của Công ty Cổ phần xây lắp công nghiệp và
thương mại Xuân Hồng.
Công ty Cổ phần xây lắp công nghiệp và thương mại Xuân Hồng hoạt
động theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 3001325052 do Sở Kế
hoạch và Đầu tư Hà Tĩnh cấp ngày 11/10/2010.
- Tên:Côngty Cổ phần Xây lắp Công nghiệp và Thương mại Xuân Hồng.
- Địa chỉ:Khuphố 3 – Thị trấn Kỳ Anh – Huyện Kỳ Anh – Tỉnh Hà Tĩnh.
- Điện thoại: 0393.865.624
- Mã số thuế: 3000279928
- Loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần.
- Giấy phép thành lập: theo QĐ của Ủy Ban Nhân dân Tỉnh Hà Tĩnh
ngày 27 tháng 4 năm 2002.
- Vốn điều lệ: 15.000.000.000 VND
- Ngành nghề kinh doanh: Tư vấn thiết kế công trình xây dựng, sữa chữa
lắp đặt các công trình cơ khí, xây dựng dân dụng, giao thông thủy lợi, điện
35Kv, gia công cơ khí, sữa chữa máy nông nghiệp.
2.1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển
Công ty cổ phần xây lắp công nghiệp và thương mại Xuân Hồng là tâm
huyết bao năm của ông Phan Xuân Hồng – giám đốc công ty, xuất thân từ gia
đình nghèo xã Kỳ Tân, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tỉnh. Ban đầu chỉ là tổ sản
xuất nhỏ, sau bao nhiêu năm kiên trì bền bỉ từ tổ sản xuất này vào năm 2002
đã thành lập nên Doanh nghiệp tư nhân Xuân Hồng.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Phạm Thanh Hằng Lớp:CQ49/21.16
28
Đến năm 2010 đổi tên thành Công ty Cổ phần xây lắp công nghiệp và
thương mại Xuân Hồng, hoạt động theo mô hình công ty cổ phần.
Ngay từ khi thành lập vào năm 2002, Công ty chỉ có 15 cán bộ công nhân
viên, cho đếnnaysố cánbộ công nhân viên trong Công ty lên tới 52 người trong
đó trình độ Đại học 20 người hầu hết là tốt nghiệp Đại học giao thông và xây
dựng;Cao đẳng, Trungcấpgồm11người;công nhân kỹ thuật gồm 21 người, đa
số anhem côngnhâncó taynghề khá tốt, độingũcánbộ có kinh nghiệm và thành
thạo vi tính.
Trảiquahơn13 năm xây dựngvà pháttriển, CôngtyCổ phần Xây lắp Công
Nghiệp và Thương mại Xuân Hồng đã không ngừng phấn đấu mở rộng về quy
mô lẫn địa bànkinh doanh. Với đội ngũ hàng chục cán bộ chuyên môn kỹ thuật
giỏi về côngtác khảo sátquy hoạch, thiết kế các công trình đã được đánh giá là
đơn vị có chất lượng đồ án thiết kế được chủ đầu tư khen ngợi
Công ty đã đạt được một số thành tựu đáng kể như:
Năm 2003: được ỦyBan nhân dân Tỉnh Hà Tỉnh trao tặng bằng khen Đã
có thành tích xuất sắc trong việc thực hiện nhiệm vụ.
Năm 2007: được BCHLiên Đoànlao độngtỉnhHàTĩnhtrao bằngkhenĐã
có nhiều phongtrào thi đua lao động giỏi và xây dựng tổ chức công đoàn vững
mạnh. Đồngthời, được UBND tỉnh Hà Tĩnh trao Đã có thành tích xuất sắc tiêu
biểu trong sản xuất kinh doanh.
Năm 2008, 2009, 2010: Được HIệp Hội DN nhỏ và vừa Việt Nam trao
tặng Đãcó nhiều thành tíchxuấtsắc trongsảnxuấtkinh doanhgóp phầnxâydựng
và phát triển Hiệp Hội. Đồng thời, năm 2009 Được UBND tỉnh Hà Tỉnh trong
việc Đạtnhiều thànhtíchtrong4năm 2006 – 2009 thực hiện nghị quyếtsố 02 của
BCH Huyện ủy về phát triển DN, Hợp tác xã.
Năm 2010: Được ChủTịchUBNDtỉnh Hà Tĩnh trao tặng trong việc thực
hiện công tác phát triển Công nghiệp nông thôn 2004 – 2009.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Phạm Thanh Hằng Lớp:CQ49/21.16
29
Năm 2011, 2012: Được Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh trao tặng Đã có
thành tích xuất sắc trong việc thực hiện chính sách Thuế.
Năm 2013: Được trao tặng Đơn vị đạt thành tích xuất sắc năm 2013.
Ngoàira, Năm 2013, 2014: Giám đốc PhanXuânHồngđạtDoanh nhân tiêu
biểu Hà Tĩnh.
2.1.1.3. Thuận lợi, khó khăn, xu hướng phát triển
- Thuận lợi:
Về thị trường: sau 7 năm Việt Nam gia nhập WTO và các hiệp định
thương mại với Nhật Bản, ASIAN- Hàn Quốc, Asian – Trung Quốc... đã tạo
điều kiện đa dạng hóa thị trường, tạo ra nhiều cơ hội lựa chọn hơn cho các
DN. Kinh tế Việt Nam và Thế giới có xu hướng bắt đầu phát triển trở lại. Đặc
biệt, tại vùng đất Kỳ Anh, nơi có Cảng Vũng Áng – Khu kinh tế lớn của Tỉnh
nói riêng và của cả nước nói chung đang được Nhà Nước quan tâm đầu tư vì
thế là cơ hội cho nhiều doanh nghiệp trên địa bàn.
Tại Việt Nam, thể chế chính trị ổn định, chính phủ đã có nhiều chính
sách tác động tích cực đến nền kinh tế điển hình như Bộ xây dựng đã đổi mới
cơ chế chính sách tạo môi trường thuận lợi để tăng khả năng tiếp cận vốn,
khuyến khích đầu tư nhất là đối với những DN có triển vọng phát triển, có sản
phẩm đáp ứng yêu cầu của thị trường nhưng gặp khó khăn về tài chính; tạo
môi trường thuận lợi cho các DN xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu,
tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm.
Đối với Công ty Cổ phần xây lắp công nghiệp và thương mại Xuân
Hồng, từ nghèo khó xây dựng nên doanh nghiệp mạnh, phát huy truyền thống
luôn đoàn kết, nhất trí. Đặt yếu tố con người làm trọng tâm để chăm lo, bảo
vệ. Đồng thời, DN tiếp tục nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ của các cơ quan
trong Tỉnh, trong ngành và của Công đoàn các cấp.
- Khó khăn
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Phạm Thanh Hằng Lớp:CQ49/21.16
30
Chi phí đầu vào có xu hướng tăng liên tục trong thời gian ngắn hạn, ảnh
hưởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh dẫn đến khó cải thiện, nâng cao mức
sống của người lao động, tái đầu tư phát triển.
Các DN cùng ngành xây dựng trong Tỉnh phát triển nhanh chóng nên
tình hình cạnh tranh ngày càng gay gắt.
Tình hình chính trị - kinh tế thế giới vẫn còn nhiều biến động như khủng
hoảng kinh tế, nợ công, xung đột tại nhiều nước như: Mỹ, Châu Âu, Thái
Lan…ngoài ra thị trường bất động sản đóng băng, phần lớn các công trình
xây dựng bị ngừng trệ đã tác động không nhỏ tới lĩnh vực sản xuất kinh doanh
vật liệu xây dựng ảnh hưởng đến ngành xây dựng nói chung và Công ty cổ
phần xây lắp công nghiệp và thương mại Xuân Hồng nói riêng.
- Xu hướng phát triển
Địa bàn Kỳ Anh, Hà Tĩnh là một vùng đất đang trên đà phát triển mạnh
mẽ đặc biệt là Khu kinh tế Cảng Vũng Áng hứa hẹn sẽ mang đến nhiều cơ hội
cho Công ty với những dự án lớn.
Với tinh thần chủ động, sáng tạo, đoàn kết, linh hoạt, với những kinh
nghiệm đã tích lũy qua 12 năm phát triển, nhất là sự nhạy bén của Hội đồng
quản trị và tập thể Ban lãnh đạo nên công ty luôn cố gắng nắm bắt những
thuận lợi, vượt qua những khó khăn, duy trì thành tích hoạt động sản xuất
kinh doanh với tỷ lệ tăng trường và hiệu quả cao trên tất cả các mặt công tác.
2.1.1.4. Kết quả sản xuất kinh doanh
Bảng 2.1: Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty năm 2013 và 2014.
Nhìn vào kế quả sản xuất kinh doanh qua 2 năm có thể thấy, Lợi nhuận
sau thuế của Công ty năm 2014 so với năm 2013 tăng lên đến hơn 220 triệu
đồng, tương ứng tăng 58.73%. Lợi nhuận sau thuế tăng mạnh, chứng tỏ trong
năm 2014 quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty ngày càng tốt, Công ty
cần tiếp tục phát huy. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ và
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Phạm Thanh Hằng Lớp:CQ49/21.16
31
giá vốn hàng bán năm 2013 so với năm 2012 đều tăng, tuy tốc độ tăng của
doanh thu thấp hơn tốc độ tăng của giá vốn nhưng xét về số chênh lệch thì
Doanh thu vẫn tăng nhiều hơn. Năm 2013, chi phí lãi vay của Công ty giảm,
tuy giảm ít song đó cũng là xu hướng khả quan cho tương lai.
2.1.2. Đặc điểm tổ chức quản lý
2.1.2.1. Đặc điểm hoạt động
Theo quyết định của UBND tỉnh Hà Tĩnh Công ty cổ phần Xây lắp công
nghiệp và Thương mại Xuân Hồng có các nhiệm vụ sau:
+ Chế tạo khuôn cao cấp phục vụ ngành nhựa, cơ khí, cao su.
+ Đúc ống nước và gia công các loại máy móc bằng kim loại đen và kim loại
màu.
+ Sản xuất kinh doanh các loại máy móc cơ khí và các loại ống gang,
phục kiện ống các loại bơm nước, lắp đặt máy móc thiết bị.
+ Xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, Trạm và đường dây
điện 35 kv trở xuống; phá dỡ san lấp mặt bằng.
+ Lắp ráp, sửa chữa các loại máy nông cụ, xe vận tải nhỏ, hộp số, bạc
máy xích ủi.
+ Chuyển giao công nghệ thiết bị đúc ống nước bằng gang cho các đơn
vị bạn khi họ có nhu cầu.
+ Liên doanh với các đơn vị trong và ngoài nước.
Hình thức Sở hữu vốn: Vốn tự có và vốn vay ngân hàng.
Tổng số Cán bộ công nhân viên: 52 người
Đặc điểm hoạt động của công ty trong năm tài chính có ảnh hưởng đến
báo cáo tài chính: Nguyên nhiên liệu đầu vào tăng giá, mặt khác thị trường vậ
liệu xây dựng biến động mạnh, các doanh nghiệp trong ngành xây dựng phát
triển nhanh, cạnh tranh gay gắt.
2.1.2.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Phạm Thanh Hằng Lớp:CQ49/21.16
32
Bộ máy quản lý của doanh nghiệp là tập thể những người lao động quản
lý được phân chia thành nhiều bộ phận chuyên môn hoá quản lý và được bố
trí theo từng cấp với những trách nhiệm, quyền hạn nhất định nhằm thực hiện
các chức năng quản lý của doanh nghiệp.
Công ty cổ phần xây lắp công nghiệp và thương mại Xuân Hồng có bộ
máy quản lý gọn nhẹ, là người có năng lực, nhiệt huyết và trình độ trong lãnh đạo.
Sơ đồ2.1.Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Xuân Hồng
Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty bao gồm:
 Ban giám đốc
Ban giám đốc của công ty được coi như “bộ óc” có nhiệm vụ điều hành
toàn bộ hoạt động của công ty. Ban giám đốc bao gồm:
- Giám đốc: Là người người đứng đầu Công ty chịu trách nhiệm trước cơ
quan quản lý của cấp trên và pháp luật. Và điều hành mọi hoạt động sản xuất
kinh doanh của công ty và trực tiếp phụ trách các phòng ban, các bộ phận
trong toàn công ty.
- Phó giám đốc: Phó giám đốc có trách nhiệm phối hợp công tác, yêu cầu
phòng ban chức năng có quan hệ thường xuyên cùng bàn bạc, tìm mọi biện
pháp hỗ trợ nhau thực hiện tốt mục tiêu nhiệm vụ đề ra.
- Phòng kỹ thuật: Chịu trách nhiệm thiết kế sản phẩm, giám sát những
việc như: tham mưu cho giám đốc về phương hướng sản xuất, kiểm tra, giám
sát công trình xây dựng; quá trình sản xuất, lập dự toán, vẽ thiết kế, chế tạo
sản phẩm....
- Phòng kế toán: Có nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc về quản lý các
mặt của công tác tài chính kế toán, xây dựng và thực hiện các kế hoạch tài
chính cân đối, huy động nguồn vốn phục vụ cho sản xuất kinh doanh. Bên
cạnh đó còn có nhiệm vụ thống kê, lập các loại báo cáo theo pháp luật và yêu
cầu của cấp trên, kiểm tra việc thực hiện các chế độ hạch toán, chế độ quản lý
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Phạm Thanh Hằng Lớp:CQ49/21.16
33
kinh tế, vật tư, tiền vốn đảm bảo sử dụng một cách hợp lý, tiết kiệm, đúng
mục đích để đặt hiệu quả kinh tế cao nhất cho công ty.
- Phòng tổ chức hành chính: Tham mưu nghiên cứu xây dựng bộ máy
quản lý công ty, lập kế hoạch và tổ chức đào tạo, tuyển dụng lao động, theo
dõi bố trí hợp lý, sử dụng lao động có hiệu quả, giải quyết thực hiện các chế
độ đối với người lao động.
- Phòng sản xuất: Chịu trách nhiệm sản xuất, lắp ghép các bộ phận của
sản phẩm thuộc chức năng của tổ mình. Mỗi tổ được phụ trách bởi một tổ
trưởng. Tổ trưởng chịu trách nhiệm về các vấn đề liên quan tới tổ mình như:
kỹ thuật lắp ráp, quản lý nhân công trong tổ, an toàn trong sản xuất đối với
con người và tài sản.
Cơ cấu bộ máy quản lý của DN Xuân Hồng tổng hợp các bộ phận khác
nhau có mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, được chuyên môn hoá đồng thời
giao các trách nhiệm, quyền hạn nhất định và được bố trí theo từng cấp nhằm
thực hiện các chức năng quản lý doanh nghiệp một cách hiệu quả nhất. Ngoài
ra, giữa cơ cấu bộ máy quản lý và cơ cấu sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, cơ sở là cơ cấu bộ máy quản lý
doanh nghiệp có tính độc lập tương đối vì nó phản ánh về lao động quản lý -
một lao động với những chức năng quản lý đa dạng, phức tạp, nhằm hoàn
thiện mục tiêu quản lý đã được đề ra.
Toàn bộ các quan hệ quản lý, các hoạt động quản lý được giải quyết theo
một kênh liên hệ đường thẳng trực tuyến người thừa hành chỉ nhận và thi
hành một lệnh của cấp trên trực tiếp phụ trách mình. Người lãnh đạo quản lý
doanh nghiệp và mỗi bộ phận quản lý trực tuyến phải thực hiện tất cả các
chức năng quản lý và chịu trách nhiệm hoàn toàn và kết quả công việc của
người dưới quyền mình.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Phạm Thanh Hằng Lớp:CQ49/21.16
34
2.1.3. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán
2.1.3.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán
Sơ đồ 2.2. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty Xuân Hồng
- Kế toán trưởng: là người chịu trách nhiệm cao nhất trong công tác tài
chính của công ty, trực tiếp phụ trách phòng kế toán, chịu trách nhiệm trước
giám đốc công ty, cơ quan cấp trên và pháp luật về công tác thống kê, báo cáo
tài chính của công ty.
- Kế toán thanh toán, chi phí sản xuất và tiêu thụ: chịu trách nhiệm trước
kế toán trưởng về vốn bằng tiền, các khoản phải thu, phải trả, tập hợp chi phí
sản xuất và tính giá thành sản phẩm, xác định giá vốn và ghi nhận doanh thu.
- Kế toán nguyên vật kiệu, công cụ dụng cụ: chịu trách nhiệm trước kế
toán trưởng về việc quản lý, theo dõi, báo cáo tình hình nhập xuất tồn nguyên
vật liệu, công cụ dụng cụ, xác định giá trị xuất kho và phân bổ công cụ dụng
cụ vào chi phí sản xuất.
- Kế toán thanh toán với công nhân viên, thuế: chịu trách nhiệm về tính
lương, các khoản trích theo lương theo đúng pháp luật và quy chế chi tiêu nội
bộ của công ty, lập báo cáo thuế hàng tháng, quý, theo dõi tình hình trích nộp
các khoản bảo hiểm.
- Kế toán tài sản cố định: theo dõi và quản lý TSCĐ của công ty, nắm
bắt kịp thời những thông tin về chế độ khấu hao và sửa chữa TSCĐ, thanh lý
theo đúng chế độ hiện hành, lập báo cáo theo đúng quy định về việc trích
khấu hao, tăng giảm và đầu tư TSCĐ. Theo dõi công tác sữa chữa TSCĐ định
kỳ và thường xuyên tại công ty.
- Thủ quỹ: chịu trách nhiệm quản lý quỹ, trực tiếp thu chi quỹ tiền mặt
trong công ty, vào sổ quỹ, lập báo cáo quỹ.
2.1.3.2. Các chính sách kế toán
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Phạm Thanh Hằng Lớp:CQ49/21.16
35
Công ty Cổ phần Xây lắp Công nghiệp và Thương mại Xuân Hồng hiện
đang thực hiện chế độ kế toán ban hành theo quyết định số 48/2006/QĐ–BTC
ngày 14/9/2006củaBộ trưởngBộ tài chính,cùngcácvănbảnhướngdẫn, sửa đổi
bổ sung đã được ban hành.
Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01/01/N và kết thúc vào ngày 31/12/N.
Đơn vị tiền tệ sử dụng: VNĐ
Chế độ kế toán đang áp dụng: Chế độ kế toán DN vừa và nhỏ.
Hình thức ghi sổ kế toán: Hình thức Nhật ký chung
Phương pháp tính thuế GTGT: Theo phương pháp khấu trừ
Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Theo phương pháp kê khai thường
xuyên
Phươngpháp tínhgiátrị hàngtồnkho:Theo phươngphápthực tế đích danh
Phương pháp khấu hao TSCĐ: Theo phương pháp đường thẳng
2.1.3.3. Giới thiệu phần mềm kế toán mà Công ty đang áp dụng
Công ty cổ phần xây lắp công nghiệp và thương mại Xuân Hồng là một
doanh nghiệp tương đối lớn, doanh thu tăng trưởng khá cao, có nhiều nghiệp
vụ kế toán và sử dụng nhiều tài khoản kế toán.Vì vậy, công ty đã áp dụng
phần mềm kế toán máy FAST 2006 để thay thế cho quy trình kế toán thủ công
của mình nhằm làm tăng tính hiệu quả trong công tác quản lý bộ máy kế toán.
Phần mềm được xây dựng dựa trên cơ sở hình thức kế toán Nhật ký Chung,
phù hợp với đặc điểm sản xuất của Công ty. Ưu, nhược điểm của phần mềm
này:
 Ưu điểm:
- Giao diện dễ sử dụng, sổ sách chứng từ kế toán cập nhật và bám sát chế
độ kế toán hiện hành.
- Phần mềm có một hệ thống báo cáo đa dạng, người dùng có thể yên
tầm về yêu cầu quản lý của mình.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Phạm Thanh Hằng Lớp:CQ49/21.16
36
- Tốc độ xử lý rất nhanh, dễ dàng truy xuất thông tin, đảm bảo tính chính
xác.
- Sử dụng làm việc mọi lúc, mọi nơi trên mọi thiết bị mà không cần cài
đặt phần mềm trên máy chủ hay các phần mềm hỗ trợ khác.
- Cho phép kết xuất báo cáo ra Excell với mẫu biểu sắp xếp đẹp.
 Nhược điểm:
- Tính bảo mật chưa cao, trong khi thao tác thường xảy ra lỗi nhỏ nhưng
không đáng kể.
- Dung lượng lớn, người dùng khó phân biệt được dữ liệu.
Phần mềm FAST là sản phẩm của Công ty Cổ phần phần mềm quản lý
DN. Khi khởi động chương trình phần mềm này từ màn hình Desktop sẽ xuất
hiện giao diện:
Hình 2.1: Màn hình đăng nhập phần mềm
Khi xuất hiện giao diện trên, người sử dụng sẽ nhập tên và mật khẩu để
có thể bắt đầu làm việc trên phần mềm này.
 Phần mềm gồm các phân hệ sau:
- Kế toán tổng hợp
- Kế toán tiền mặt, tiền gửi và tiền vay
- Kế toán bán hàng và công nợ phải thu
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Phạm Thanh Hằng Lớp:CQ49/21.16
37
- Kế toán mua hàng và công nợ phải trả
- Kế toán hàng tồn kho
- Kế toán chi phí và tính giá thành
- Kế toán tài sản cố định
- Kế toán công cụ dụng cụ
- Báo cáo thuế.
Hình 2.2: Màn hình giao diện phần mềm
 Trình tự kế toán theo hình thức kế toán máy:
Trước khi sử sụng phần mềm kế toán, nhân viên kế toán phải khai báo
các tham số hệ thống và hệ thống các danh mục cho phần mềm chạy.
Hàng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán đã được kiểm tra làm
căn cứ ghi sổ, sẽ xác định tài khoản ghi Nợ/ Có để nhập dữ liệu vào máy tính
theo bảng biểu được thiết kế sẵn trên phàn mềm kế toán.
Theo quy trình của phần mềm, các thông tin được tự động nhập vào sổ
kế toán tổng hợp và các sổ kế toán chi tiết liên quan.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Phạm Thanh Hằng Lớp:CQ49/21.16
38
Cuối tháng, kế toán thực hiện các thao tác cộng sổ, lập các bút toán phân
bổ, điều chỉnh và lập các báo cáo quản trị cuối tháng. Cuối năm, kế toán thực
hiện cộng sổ, khóa sổ và lập báo cáo tài chính năm rồi kết xuất, in ra giấy
đóng quyển và thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định của pháp luật.
Sơ đồ 2.3. Trình tự kế toán theo hình thức kế toán máy.
 Giới thiệu tính năng phần mềm trong phần hành TSCĐ:
Đối với phần mềm Fast Accounting,phân hệ kế toán TSCĐ giúp cho
nhân viên kế toán theo dõi, quản lý, lưu giữ các thông tin cần thiết về tài sản
cố định từ thời điểm mua đến khi thanh lý, đồng thời, nắm rõ tình hình sử
dụng tài sản cố định của Công ty và giá trị khấu hao của tài sản tại một thời
điểm bất kỳ.
Ngoài ra, còn cho phép nhân viên kế toán theo dõi TSCĐ theo nhiều
nguồn vốn khác nhau, theo dõi việc tăng giảm giá trị của một tài sản, theo dõi
việc luân chuyển tài sản giữa các bộ phận sử dụng…
- Đầu vào:
Danh mục tài sản cố định
Điều chỉnh giá trị của tài sản
Khai báo thôi khấu hao tài sản cố định
Khai báo giảm tài sản cố định
Khai báo điều chuyển tài sản.
- Theo dõi các thay đổi liên quan đến tài sản cố định:
Cho phép theo dõi việc thay đổi liên quan đến TSCĐ: tăng, giảm nguyên
giá; thay đổi bộ phận sử dụng; thôi khấu hao, giảm tài sản…
- Tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định:
Phần mềm tự động tính khấu hao tài sản theo số năm sử dụng hoặc tỷ lệ
khấu hao và cho phép sửa lại giá trị khấu hao tháng theo yêu cầu.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Phạm Thanh Hằng Lớp:CQ49/21.16
39
Ngoài ra, cho phép lên bảng phân bổ khấu hao theo bộ phận sử dụng
nguồn vốn, loại tài sản, tài khoản chi phí…
- Báo cáo liên quan TSCĐ:
Phần mềm có rất nhiều loại báo cáo phù hợp với từng trường hợp liên
quan đến TSCĐ như: Báo cáo kiểm kê tài sản cố định theo nguồn vốn, bộ
phận sử dụng, loại tài sản cố định và tổng số; báo cáo tằn giảm tài sản cố
định; báo cáo khấu hao và phân bổ khấu hao tài sản cố định.
2.2. Thực trạng tổ chức công tác kế toán tài sản cố địnhtại công ty cổ phần
xây lắp công nghiệp và thương mại Xuân Hồng
2.2.1. Đặc điểm tài sản cố định hữu hìnhvà công tác quản lý tài sản cố
địnhhữu hình tại Công ty
2.2.1.1. Đặc điểm tài sản cố định hữu hình tại Công ty
Tàisảncố địnhlà mộtbộ phậncủatưliệu lao động, đóng vai trò quan trọng
trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Là một công ty kinh
doanhtrongnhiềulĩnh vực như thiết kế, tưvấn giám sát, tư vấn lập dự án đầu tư,
nhưng phần nhiều máy móc thiết bị được đầu tư ở hai lĩnh vực chính đó là: Tổ
chức thicôngcác côngtrìnhxâydựng, vàthiết kế các công trình... Đặc điểm của
ngành này là máy móc thiết bịcũngnhư nhà xưởnglớn nên lượng vốncố định bỏ
ra rất nhiều. Mặc khác, TSCĐ ở công ty như đã nói ở trên chủ yếu là máy móc
phục vụcôngnghệ khai thác như máy khoan, máy xúc, đào đất, xe ô tô vận tải,
nhà xưởng, kho tàng bến bãi tập kết sản phẩm.
2.2.1.2. Phân loại tài sản cố định tại Công ty
Để tạo điều kiện thuận lợi cho Công ty quản lý và hạch toán TSCĐ nên
Côngtytiến hành phânloạiTSCĐ một cách hợp lý và phù hợp với đặc điểm tổ
chức kinh doanh của DN mình.
Tại công ty cổ phần xây lắp công nghệp và thương mại Xuân Hồng, các
TSCĐ hữu hình được phân loại theo đặc trưng kỹ thuật, Cách phân loại này
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Phạm Thanh Hằng Lớp:CQ49/21.16
40
giúp cho Công ty quản lý và hạch toán chi tiết theo từng nhóm TSCĐ hữu
hình, nắm được nguyên giá, giá trị hao mòn lũy kế, giá trị còn lịa của từng
loại TSCĐ hữu hình. Theo cách phân loại này, TSCĐ hữu hình của Công ty
được chia thành 4 nhóm:
Nhóm 1: Nhà cửa, vật kiến trúc, bao gồm:
- Nhà xưởng, nhà kho
- Bàn ghế văn phòng…
Nhóm 2:Máy móc, thiết bị, bao gồm:
- Máy phát điện
- Máy xúc đào
- Máy vi tính để bàn…
Nhóm 3:Phương tiện vận tải, bao gồm:
- Xe ô tô con
- Xe ô tô Trường Hải…
Nhóm 4:Thiết bị, dụng cụ quản lý, bao gồm:
- Xe máy
- Máy tính xách tay….
+ Phân loại TSCĐHH theo đặc trưng kỹ thuật
(Theo nguồn công ty ngày 31/12/2014)
Biểu 2.2. Phân loại TSCĐHH theo đặc trưng kỹ thuật
Loại TSCĐHH Nguyên giá Giá trị hao mòn Giá trị còn lại
1. Nhà cửa, vật kiến trúc 1.216.818.182 161.382.575 1.055.435.607
2. Máy móc, thiết bị 859.090.910 229.360.612 629.730.298
3. Phương tiên vận tải 3.827.272.728 272.044.462 3.555.328.266
4. Thiết bị dụng cụ quản lý 89.636.364 34.712.113 54.924.251
Tổng cộng 5.992.818.184 666.258.862 5.295.418.422
+ Tổ chức mã hóa và hệ thống danh mục TSCĐ hữu hình tại Công ty.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Phạm Thanh Hằng Lớp:CQ49/21.16
41
Trước khi tổ chức nhập liệu vào phần mềm, kế toán sẽ tổ chức mã hóa hệ
thống TSCĐ hữu hình tại Công ty để cho việc trao đổi giữa người sử dụng và
máy được nhanhchóng,chínhxác.TạiCôngtyviệc mã hóatên TSCĐ còn nhiều
chưathấy rõ được sựkhác nhaugiữa các loạiTSCĐhữuhình. Côngtychỉ đặt mã
với quy ước là: Lấy các chữ cái đầu của tên loại TSCĐ hữu hình đặt làm mã
chungđểphânbiệt vớicác loạiTSCĐhữuhìnhkhác mà không theo một quy tắc
thồng nhất nào.
Việc mã hóa theo cách thức như vậy dễ khiến người sử dụng đôi khi còn
nhầm lẫn và ảnh hưởngđếnhạchtoáncác nghiệp vụ phátsinh đối với các TSCĐ
đó.
Theo đó,Loạitàisảncố địnhđược phân thành từng nhóm mã hóa như sau:
Ví dụ:
Nhà xưởng tại Kỳ Thịnh được mã hóa là NXKT.
Xe ô tô con Fortuner được mã hóa là XOTCON
Xe ô tô con Fortuner 2 được mã hóa là XOTOF
Xe ô tô con Parado được mã hóa là XOTOP
...........
Biểu 2.3. Danh sách TSCĐ hữu hình tại Công ty vào 31/12/2014.
2.2.1.3. Công tác quản lý tài sản cố định tại Công ty
Công ty Cổ phần Xây Lắp Công nghiệp và Thương mại Xuân Hồng với
chức nănglà tưvấn quy hoạchthiếtkế khảo sátxây dựngcác côngtrìnhdândụng,
côngtrìnhcôngnghiệp, kỹthuậthạ tầng... do vậy, TSCĐ của Công ty chủ yếu là
các máymóc thiết bị, máy đo đạc, máy vẽ, máy vi tính... mang tính chất đặc thù
cho ngành kiến trúc, xây dựng.
Đây là những tài sản có hình thái vật chất cụ thể do đó công tác quản lý
TSCĐtạidoanhnghiệp phảiphảnánh kịp thờisố hiện có, tìnhhìnhbiếnđộngcủa
từng loại, từngnhómtài sảntrongtoànDN cũng như từng đội sản xuất của công
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Phạm Thanh Hằng Lớp:CQ49/21.16
42
ty, đảmbảo an toànvề hiện vật, khaithác, sửdụnghếtcông suất, có hiệu quả. Vì
thế, TSCĐ hữu hình ở Công ty được quản lý cả về mặt giá trị và hiện vật.
- Về mặt hiện vật:
Tài sản cố định hữu hình khi nhập về được giao cho các bộ phận, các
phòng ban quản lý, sử dụng. Trong quá trình sản xuất, các tài sản này chịu sự
giám sát, theo dõicủacáckỹthuật viên, thợ sửachữathuêngoài. Khi xảy ra sự cố
hỏng hóc, trục trặc kỹ thuật, các kỹ thuật viên, thợ sửa chữa sẽ tiến hành khắc
phục đểđảmbảo chocôngviệc sảnxuấtđược liên tục. TSCĐhữuhìnhđượcphân
về phòngban, tổ độinào sẽdo chínhphòngban,tổ đội đó theo dõi, quản lý, bảo
vệ, riêng phòng kỹ thuật có trách nhiệm quản lý chung.
- Về mặt giá trị:
Quảnlý về mặt giá trị được thựchiện ở phòng kế toán. Công ty đã bố trí
mộtnhân viên kế toánphụ trách phần hành kế toán TSCĐ. Kế toán TSCĐ trực
tiếp quản lý, theo dõi, phản ánh kịp thời, chính xác các thông tin liên quan đến
TSCĐnóichung và TSCĐ hữu hình nói riêng vào phần mềm. Bên cạnh đó, kế
toántiến hành thực hiện các bút toán phân bổ chi phí khấu hao vào chi phí sản
xuất kinh doanh trong kỳ.
Việc quảnlý TSCĐhữu hình, ngoài sự theo dõi thường xuyên, Công ty
còntiến hành kiểm kê hằng năm. Thông thường, từ ngày 20 – 30 tháng 12 hàng
năm, Côngty thực hiện kiểm kê để đánh giá TSCĐ hữu hình, kịp thời phát hiện
những mất mát và sự cố liên quan đến các tài sản.
2.1.1.4. Đánh giá TSCĐ hữu hình tại Công ty
Đánh giá theo nguyên giá:
TSCĐhữuhìnhtạiCôngtyđược hìnhthànhchủyếutừ mua ngoàivà đầu tư
XDCB hoàn thành.
- Với trường hợp tăng do mua ngoài:
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Phạm Thanh Hằng Lớp:CQ49/21.16
43
Nguyên giá tài sản cố định hữu hình mua sắm (kể cả mua mới và cũ) là
giá mua (trừ các khoản được chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán) cộng
(+) các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại), các chi
phí liên quan trực tiếp đến việc đưa TSCĐ hữu hình đó vào trạng thái sẵn
sàng sử dụng như: chi phí vận chuyển bốc dỡ, chi phí nâng cấp, chi phí lắp
đặt chạy thử,…
Do công ty nộp thuế theo phương pháp khấu trừ nên nguyên giá TSCĐ
hữu hình được phản ánh theo giá mua chưa có thuế GTGT.
Ví dụ 1:
Tháng 11/2014, Công ty có mua mới một chiếc ô tô con Parado, giá mua
chưacó thuếVAT là 1.884.545.455đồng, thuế VAT 10%, các chi phí phát sinh
trong quá trình đưa tài sản vào sử dụng không có.
Vì vậy nguyên giá (NG)củaTSCĐhữuhìnhtrongtrườnghợp nàyđượcxác
định là 1.884.545.455 đồng.
- Với trường hợp tăng TSCĐ hữu hình do đầu tư XDCB hoàn thành:
Tại công ty là các công trình XDCB đều dưới hình thức tự làm. Nguyên
giá TSCĐ hữu hình là toàn bộ các chi phí liên quan trực tiếp đến công việc
XDCB TSCĐ hữu hình đó.
Đánh giá theo giá trị còn lại:
TrongquátrìnhsửdụngTSCĐbịhao mònvà hư hỏngdần tạo ra giá trị hao
mòn. Vậy trong quá trình quản lý và sử dụng TSCĐ ngoài việc đánh giá theo
nguyên giá còn phải xác định giá trị còn lại của TSCĐ.
Giá trị còn lại của TSCĐHH = NG TSCĐHH – Giá trị hao mòn lũy kế.
Đốivới CôngtyXuân Hồng, công việc đánh giá lại TSCĐ được thực hiện
theo quyđịnh củaNhà nước hoặc GiámđốcCôngty, khigóp vốnliên doanhhoặc
cho thuê (nếu có).
Tính đến ngày 31/12/2014
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Phạm Thanh Hằng Lớp:CQ49/21.16
44
Nguyên giá tài sản cố định HH của Công ty là: 5.992.818.184 đồng.
Giá trị hao mòn lũy kế là: 666.258.862 đồng.
Giá trị còn lại = 5.295.418.422 đồng.
2.2.2. Kế toán tăng tài sản cố định
 Chứng từ sử dụng:
TạiCôngtyCổ phầnxâylắp côngnghiệp và thươngmại Xuân Hồng, những
chứng từ chủ yếu được sử dụng để làm căn cứ phản ánh nghiệp vụ:
- Biên bản giao nhận, nghiệm thu TSCĐ;
- Hóa đơn GTGT mua TSCĐ;
Ngoài ra, Công ty còn sử dụng các chứng từ liên quan như:
- Tờ trình;
- Hợp đồng mua bán TSCĐ
- Biên bản thanh lý hợp đồng;
- Các tài liệu kỹ thuật có liên quan....
Tài khoản kế toán sử dụng:
-TK 211 – Tài sản cố định hữu hình
- TK 1332 – Thuế GTGT được khấu trừ của tài sản cố định.
- Các tài khoản thanh toán khác như 1111, 1121, 131, 331....
Trình tự nhập liệu:
Đầu niên độ kế toán, phòng kỹ thuật lập kế hoạch mua sắm thiết bị dùng
cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm. Căn cứ vào kế hoạch, Công ty
sẽ tiến hành mua TSCĐ hữu hình, khi mua cần phải có đầy đủ các loại chứng
từ hợp lệ để chứng minh cho việc mua sắm tài sản như: Hóa đơn GTGT,
phiếu chi, ủy nhiệm chi có liên quan…Khi TSCĐ được bàn giao cho bộ phận
trong công ty để đưa vào sử dụng, cần lập biên bản giao nhận TSCĐ. Khi có
đầy đủ các chứng từ, kế toán sẽ tổ chức mã hóa TSCĐ hữu hình, khai báo
thông tin ban đầu và tiến hành nhập thông tin vào phần mềm.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Phạm Thanh Hằng Lớp:CQ49/21.16
45
Ví dụ2: Trongtháng10 năm 2014, Côngtyđầutư mua sắmthêm 1 chiếc xe
ô tô Toyota Parado. Nguyên giá được xác định theo hóa đơn GTGT 66 là
1.884.545.455VNĐ, theo đánhgiáthì chiếc xenày có thờihạn sửdụnghữu íchlà
10 năm.
Bộ chứng từ của nghiệp vụ này gồm có hóa đơn GTGT 0000066 và Biên
bản giao nhận TSCĐ số 02.
Biểu 2.4. Biên bản giao nhận TSCĐ số 02
Biểu 2.5. Hóa đơn giá trị gia tăng số 0000066
 Tổ chức khai báo ban đầu
Căncứvào biên bản bàn giao TSCĐ trên, kế toán sẽ tiến hành đặt mã cho
chiếc xe ô tô này là : XOTOP.Sauđókếtoántiến hành khai báo dữ liệu ban đầu
cho chiếc ô tô này bằng cách.
Tạimàn hìnhgiao diện, kế toánvào “Kếtoántài sảncố định”/ “cập nhật số
liệu”/ “Cập nhật thông tin về tài sản” Ấn F4 để cập nhật.
- Tại phần thông tin chính:
+ Tại ô “Mã tài sản” gõ XOTOP
+ Tại ô “Tên tài sản” gõ Xe ô tô Parado
+ Tại ô “Nhóm tài sản” gõ LO3
+ Tại ô “Lý do tăng” gõ T1 (Mua mới)
+ Tại ô “Ngày tăng ts” gõ 23/10/2014
+ Tại ô “Ngày tính khấu hao” gõ 23/10/2014
+ Tại ô “Số kỳ khấu hao” gõ 120
+ Tại ô “Bộ phận sử dụng” gõ PTCHC (Phòng tổ chức hành chính)
+ Tại ô “Tk tài sản” gõ 2113
+ Tại ô “TK khấu hao” gõ 21413
+ Tại ô “TK chi phí” gõ 6424
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Phạm Thanh Hằng Lớp:CQ49/21.16
46
Hình 2.3: Màn hình khai báo thông tin chính TSCĐ
- Tại màn hình nhập liệu chính:
+ Tại cột “N. Vốn” gõ N1 ( Vốn tự có)
+ Tại cột “ Ngày ct” gõ 23/10/2014
+ Tại cột “Số ct” gõ 0000066
+ Tại cột “Nguyên giá” gõ 1884545455
+ Các cột khác thì phần mềm tự động tính toán.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Phạm Thanh Hằng Lớp:CQ49/21.16
47
Hình 2.5: Màn hình nhập liệu chính
Sau đó ấn vào “Nhận” để thêm mới tài sản cố định.
 Tổ chức nhập liệu:
Sau khi khai báo xong thông tin về TSCĐ hữu hình kế toán vào:
“Kế toán mua hàng và công nợ phải trả”/ “Cập nhật số liệu”/ “Phiếu nhập
mua hàng” đồng thời tổ chức nhập liệu như màn hình sau:
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Phạm Thanh Hằng Lớp:CQ49/21.16
48
Hình 2.6: Màn hình nhập liệu ghi tăng tài sản cố định
- Tại phần thông tin chung:
+ Tại ô “Mã khách” gõ CTDTDD
+ Tại ô “Địa chỉ” phần mềm tự cập nhật. (Do kế toán đã mã hóa thông
tin về Công ty cổ phần đầu tư xây dựng dân dụng)
+ Tại ô “Ngời giao hàng” gõ Trinh Lan Hue
+ Tại ô “Diễn giải” gõ Mua moi o to
+ Tại ô “Mã nx (tk có)” gõ 331111
+ Tại ô “Ngày ht” gõ 23/10/2014
+ Tại ô “Ngày lập pn” gõ 23/10/2014
+ Tại ô “Số pn” gõ 02
- Tại màn hình nhập liệu chính : Chọn Cột “Hàng hóa”
+ Tại cột “Mã hàng” gõ XOPTOP
Luận văn: Kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty xây lắp, 9đ
Luận văn: Kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty xây lắp, 9đ
Luận văn: Kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty xây lắp, 9đ
Luận văn: Kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty xây lắp, 9đ
Luận văn: Kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty xây lắp, 9đ
Luận văn: Kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty xây lắp, 9đ
Luận văn: Kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty xây lắp, 9đ
Luận văn: Kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty xây lắp, 9đ
Luận văn: Kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty xây lắp, 9đ
Luận văn: Kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty xây lắp, 9đ
Luận văn: Kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty xây lắp, 9đ
Luận văn: Kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty xây lắp, 9đ
Luận văn: Kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty xây lắp, 9đ
Luận văn: Kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty xây lắp, 9đ
Luận văn: Kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty xây lắp, 9đ
Luận văn: Kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty xây lắp, 9đ
Luận văn: Kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty xây lắp, 9đ
Luận văn: Kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty xây lắp, 9đ
Luận văn: Kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty xây lắp, 9đ
Luận văn: Kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty xây lắp, 9đ
Luận văn: Kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty xây lắp, 9đ
Luận văn: Kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty xây lắp, 9đ
Luận văn: Kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty xây lắp, 9đ
Luận văn: Kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty xây lắp, 9đ
Luận văn: Kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty xây lắp, 9đ
Luận văn: Kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty xây lắp, 9đ
Luận văn: Kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty xây lắp, 9đ
Luận văn: Kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty xây lắp, 9đ
Luận văn: Kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty xây lắp, 9đ
Luận văn: Kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty xây lắp, 9đ
Luận văn: Kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty xây lắp, 9đ
Luận văn: Kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty xây lắp, 9đ
Luận văn: Kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty xây lắp, 9đ
Luận văn: Kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty xây lắp, 9đ
Luận văn: Kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty xây lắp, 9đ
Luận văn: Kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty xây lắp, 9đ

More Related Content

What's hot

BÀI MẪU Khóa luận kế toán Tài sản cố định hữu hình, HAY
BÀI MẪU Khóa luận kế toán Tài sản cố định hữu hình, HAYBÀI MẪU Khóa luận kế toán Tài sản cố định hữu hình, HAY
BÀI MẪU Khóa luận kế toán Tài sản cố định hữu hình, HAY
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Kế toán Nguyên vật liệu - Công cụ dụng cụ tại Công ty TNHH XD – TM Cao Minh
Kế toán Nguyên vật liệu - Công cụ dụng cụ tại Công ty TNHH XD – TM Cao MinhKế toán Nguyên vật liệu - Công cụ dụng cụ tại Công ty TNHH XD – TM Cao Minh
Kế toán Nguyên vật liệu - Công cụ dụng cụ tại Công ty TNHH XD – TM Cao Minh
luanvantrust
 
Đề tài: Kế toán tài sản cố định tại Công ty xây dựng, HAY, 9đ
Đề tài: Kế toán tài sản cố định tại Công ty xây dựng, HAY, 9đĐề tài: Kế toán tài sản cố định tại Công ty xây dựng, HAY, 9đ
Đề tài: Kế toán tài sản cố định tại Công ty xây dựng, HAY, 9đ
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Báo cáo thực tập kế toán vốn bằng tiền tại Công ty cổ phần xây dựng  (TẢI FRE...
Báo cáo thực tập kế toán vốn bằng tiền tại Công ty cổ phần xây dựng  (TẢI FRE...Báo cáo thực tập kế toán vốn bằng tiền tại Công ty cổ phần xây dựng  (TẢI FRE...
Báo cáo thực tập kế toán vốn bằng tiền tại Công ty cổ phần xây dựng  (TẢI FRE...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Đề tài: Kế toán vốn bằng tiền tại Công ty vận tải thương mại TTC
Đề tài: Kế toán vốn bằng tiền tại Công ty vận tải thương mại TTCĐề tài: Kế toán vốn bằng tiền tại Công ty vận tải thương mại TTC
Đề tài: Kế toán vốn bằng tiền tại Công ty vận tải thương mại TTC
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ
Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụBáo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ
Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ
Trung tâm đào tạo kế toán hà nội
 
Báo cáo thực tập kế toán chi phí tài sản cố định công ty Thái Khang
Báo cáo thực tập kế toán chi phí tài sản cố định công ty Thái KhangBáo cáo thực tập kế toán chi phí tài sản cố định công ty Thái Khang
Báo cáo thực tập kế toán chi phí tài sản cố định công ty Thái Khang
Dương Hà
 
Luận văn: Kế toán vốn bằng tiền tại Công ty Xây dựng 204, HAY
Luận văn: Kế toán vốn bằng tiền tại Công ty Xây dựng 204, HAYLuận văn: Kế toán vốn bằng tiền tại Công ty Xây dựng 204, HAY
Luận văn: Kế toán vốn bằng tiền tại Công ty Xây dựng 204, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Kế toán kết quả kinh doanh tại công ty xây dựng, HAY
Luận văn: Kế toán kết quả kinh doanh tại công ty xây dựng, HAYLuận văn: Kế toán kết quả kinh doanh tại công ty xây dựng, HAY
Luận văn: Kế toán kết quả kinh doanh tại công ty xây dựng, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Báo cáo thực tập kế toán
Báo cáo thực tập kế toánBáo cáo thực tập kế toán
Báo cáo thực tập kế toán
Thuy Ngo
 
Báo cáo thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh
Báo cáo thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanhBáo cáo thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh
Báo cáo thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh
Quang Phi Chu
 
Kế toán công nợ phải thu khách hàng và phải trả người bán tại Công ty (TẢI FR...
Kế toán công nợ phải thu khách hàng và phải trả người bán tại Công ty (TẢI FR...Kế toán công nợ phải thu khách hàng và phải trả người bán tại Công ty (TẢI FR...
Kế toán công nợ phải thu khách hàng và phải trả người bán tại Công ty (TẢI FR...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
BÁO CÁO THỰC TẬP PHÂN TÍCH LẬP BÁO CÁO TÀI CHÍNH download miễn phí
BÁO CÁO THỰC TẬP PHÂN TÍCH LẬP BÁO CÁO TÀI CHÍNH download miễn phíBÁO CÁO THỰC TẬP PHÂN TÍCH LẬP BÁO CÁO TÀI CHÍNH download miễn phí
BÁO CÁO THỰC TẬP PHÂN TÍCH LẬP BÁO CÁO TÀI CHÍNH download miễn phí
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Kế toán hàng tồn kho tại Công ty vật liệu xây dựng, HAY
Luận văn: Kế toán hàng tồn kho tại Công ty vật liệu xây dựng, HAYLuận văn: Kế toán hàng tồn kho tại Công ty vật liệu xây dựng, HAY
Luận văn: Kế toán hàng tồn kho tại Công ty vật liệu xây dựng, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Hoàn thiện công tác kế toán tài sản cố định tại công ty cổ phần đá spilit
Hoàn thiện công tác kế toán tài sản cố định tại công ty cổ phần đá spilitHoàn thiện công tác kế toán tài sản cố định tại công ty cổ phần đá spilit
Hoàn thiện công tác kế toán tài sản cố định tại công ty cổ phần đá spilit
NOT
 
Báo cáo thực tập đề tài tài sản cố định
Báo cáo thực tập đề tài tài sản cố địnhBáo cáo thực tập đề tài tài sản cố định
Báo cáo thực tập đề tài tài sản cố địnhNgọc Ánh Nguyễn
 
KHÓA LUẬN: KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI C...
KHÓA LUẬN:  KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI C...KHÓA LUẬN:  KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI C...
KHÓA LUẬN: KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI C...
OnTimeVitThu
 
Đề tài tốt nghiệp kế toán tài sản cố định hay nhất 2017
Đề tài  tốt nghiệp kế toán tài sản cố định hay nhất 2017 Đề tài  tốt nghiệp kế toán tài sản cố định hay nhất 2017
Đề tài tốt nghiệp kế toán tài sản cố định hay nhất 2017
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty trách nhiệm hữu hạn quốc...
Tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty trách nhiệm hữu hạn quốc...Tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty trách nhiệm hữu hạn quốc...
Tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty trách nhiệm hữu hạn quốc...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Báo cáo thực tập kế toán Hạch toán kế toán vốn bằng tiền
Báo cáo thực tập kế toán Hạch toán kế toán vốn bằng tiền Báo cáo thực tập kế toán Hạch toán kế toán vốn bằng tiền
Báo cáo thực tập kế toán Hạch toán kế toán vốn bằng tiền
Lớp kế toán trưởng
 

What's hot (20)

BÀI MẪU Khóa luận kế toán Tài sản cố định hữu hình, HAY
BÀI MẪU Khóa luận kế toán Tài sản cố định hữu hình, HAYBÀI MẪU Khóa luận kế toán Tài sản cố định hữu hình, HAY
BÀI MẪU Khóa luận kế toán Tài sản cố định hữu hình, HAY
 
Kế toán Nguyên vật liệu - Công cụ dụng cụ tại Công ty TNHH XD – TM Cao Minh
Kế toán Nguyên vật liệu - Công cụ dụng cụ tại Công ty TNHH XD – TM Cao MinhKế toán Nguyên vật liệu - Công cụ dụng cụ tại Công ty TNHH XD – TM Cao Minh
Kế toán Nguyên vật liệu - Công cụ dụng cụ tại Công ty TNHH XD – TM Cao Minh
 
Đề tài: Kế toán tài sản cố định tại Công ty xây dựng, HAY, 9đ
Đề tài: Kế toán tài sản cố định tại Công ty xây dựng, HAY, 9đĐề tài: Kế toán tài sản cố định tại Công ty xây dựng, HAY, 9đ
Đề tài: Kế toán tài sản cố định tại Công ty xây dựng, HAY, 9đ
 
Báo cáo thực tập kế toán vốn bằng tiền tại Công ty cổ phần xây dựng  (TẢI FRE...
Báo cáo thực tập kế toán vốn bằng tiền tại Công ty cổ phần xây dựng  (TẢI FRE...Báo cáo thực tập kế toán vốn bằng tiền tại Công ty cổ phần xây dựng  (TẢI FRE...
Báo cáo thực tập kế toán vốn bằng tiền tại Công ty cổ phần xây dựng  (TẢI FRE...
 
Đề tài: Kế toán vốn bằng tiền tại Công ty vận tải thương mại TTC
Đề tài: Kế toán vốn bằng tiền tại Công ty vận tải thương mại TTCĐề tài: Kế toán vốn bằng tiền tại Công ty vận tải thương mại TTC
Đề tài: Kế toán vốn bằng tiền tại Công ty vận tải thương mại TTC
 
Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ
Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụBáo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ
Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ
 
Báo cáo thực tập kế toán chi phí tài sản cố định công ty Thái Khang
Báo cáo thực tập kế toán chi phí tài sản cố định công ty Thái KhangBáo cáo thực tập kế toán chi phí tài sản cố định công ty Thái Khang
Báo cáo thực tập kế toán chi phí tài sản cố định công ty Thái Khang
 
Luận văn: Kế toán vốn bằng tiền tại Công ty Xây dựng 204, HAY
Luận văn: Kế toán vốn bằng tiền tại Công ty Xây dựng 204, HAYLuận văn: Kế toán vốn bằng tiền tại Công ty Xây dựng 204, HAY
Luận văn: Kế toán vốn bằng tiền tại Công ty Xây dựng 204, HAY
 
Luận văn: Kế toán kết quả kinh doanh tại công ty xây dựng, HAY
Luận văn: Kế toán kết quả kinh doanh tại công ty xây dựng, HAYLuận văn: Kế toán kết quả kinh doanh tại công ty xây dựng, HAY
Luận văn: Kế toán kết quả kinh doanh tại công ty xây dựng, HAY
 
Báo cáo thực tập kế toán
Báo cáo thực tập kế toánBáo cáo thực tập kế toán
Báo cáo thực tập kế toán
 
Báo cáo thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh
Báo cáo thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanhBáo cáo thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh
Báo cáo thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh
 
Kế toán công nợ phải thu khách hàng và phải trả người bán tại Công ty (TẢI FR...
Kế toán công nợ phải thu khách hàng và phải trả người bán tại Công ty (TẢI FR...Kế toán công nợ phải thu khách hàng và phải trả người bán tại Công ty (TẢI FR...
Kế toán công nợ phải thu khách hàng và phải trả người bán tại Công ty (TẢI FR...
 
BÁO CÁO THỰC TẬP PHÂN TÍCH LẬP BÁO CÁO TÀI CHÍNH download miễn phí
BÁO CÁO THỰC TẬP PHÂN TÍCH LẬP BÁO CÁO TÀI CHÍNH download miễn phíBÁO CÁO THỰC TẬP PHÂN TÍCH LẬP BÁO CÁO TÀI CHÍNH download miễn phí
BÁO CÁO THỰC TẬP PHÂN TÍCH LẬP BÁO CÁO TÀI CHÍNH download miễn phí
 
Luận văn: Kế toán hàng tồn kho tại Công ty vật liệu xây dựng, HAY
Luận văn: Kế toán hàng tồn kho tại Công ty vật liệu xây dựng, HAYLuận văn: Kế toán hàng tồn kho tại Công ty vật liệu xây dựng, HAY
Luận văn: Kế toán hàng tồn kho tại Công ty vật liệu xây dựng, HAY
 
Hoàn thiện công tác kế toán tài sản cố định tại công ty cổ phần đá spilit
Hoàn thiện công tác kế toán tài sản cố định tại công ty cổ phần đá spilitHoàn thiện công tác kế toán tài sản cố định tại công ty cổ phần đá spilit
Hoàn thiện công tác kế toán tài sản cố định tại công ty cổ phần đá spilit
 
Báo cáo thực tập đề tài tài sản cố định
Báo cáo thực tập đề tài tài sản cố địnhBáo cáo thực tập đề tài tài sản cố định
Báo cáo thực tập đề tài tài sản cố định
 
KHÓA LUẬN: KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI C...
KHÓA LUẬN:  KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI C...KHÓA LUẬN:  KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI C...
KHÓA LUẬN: KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI C...
 
Đề tài tốt nghiệp kế toán tài sản cố định hay nhất 2017
Đề tài  tốt nghiệp kế toán tài sản cố định hay nhất 2017 Đề tài  tốt nghiệp kế toán tài sản cố định hay nhất 2017
Đề tài tốt nghiệp kế toán tài sản cố định hay nhất 2017
 
Tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty trách nhiệm hữu hạn quốc...
Tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty trách nhiệm hữu hạn quốc...Tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty trách nhiệm hữu hạn quốc...
Tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty trách nhiệm hữu hạn quốc...
 
Báo cáo thực tập kế toán Hạch toán kế toán vốn bằng tiền
Báo cáo thực tập kế toán Hạch toán kế toán vốn bằng tiền Báo cáo thực tập kế toán Hạch toán kế toán vốn bằng tiền
Báo cáo thực tập kế toán Hạch toán kế toán vốn bằng tiền
 

Similar to Luận văn: Kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty xây lắp, 9đ

Đề tài: Phân tích tài chính doanh nghiệp tại công ty cơ khí, HAY
Đề tài: Phân tích tài chính doanh nghiệp tại công ty cơ khí, HAYĐề tài: Phân tích tài chính doanh nghiệp tại công ty cơ khí, HAY
Đề tài: Phân tích tài chính doanh nghiệp tại công ty cơ khí, HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài phân tích tài chính công ty Đăng Trực, ĐIỂM 8
Đề tài  phân tích tài chính công ty Đăng Trực, ĐIỂM 8Đề tài  phân tích tài chính công ty Đăng Trực, ĐIỂM 8
Đề tài phân tích tài chính công ty Đăng Trực, ĐIỂM 8
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn một t...
Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn một t...Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn một t...
Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn một t...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Thực Trạng Sử Dụng Vốn Tại Công Ty Cổ Phần Vận Tải Thuỷ Số 4 – Xí Ngh...
Thực  Trạng  Sử  Dụng  Vốn  Tại  Công  Ty  Cổ Phần Vận Tải Thuỷ Số 4 – Xí Ngh...Thực  Trạng  Sử  Dụng  Vốn  Tại  Công  Ty  Cổ Phần Vận Tải Thuỷ Số 4 – Xí Ngh...
Thực Trạng Sử Dụng Vốn Tại Công Ty Cổ Phần Vận Tải Thuỷ Số 4 – Xí Ngh...
mokoboo56
 
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty thiết bị giáo dục Hải Hà - Gửi miễn...
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty thiết bị giáo dục Hải Hà - Gửi miễn...Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty thiết bị giáo dục Hải Hà - Gửi miễn...
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty thiết bị giáo dục Hải Hà - Gửi miễn...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Biện pháp cải thiện tình hình tài chính của Công ty ô tô, 9đ
Đề tài: Biện pháp cải thiện tình hình tài chính của Công ty ô tô, 9đĐề tài: Biện pháp cải thiện tình hình tài chính của Công ty ô tô, 9đ
Đề tài: Biện pháp cải thiện tình hình tài chính của Công ty ô tô, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Biện pháp cải thiện tài chính của Công ty ô tô Hoa Mai, HAY
Đề tài: Biện pháp cải thiện tài chính của Công ty ô tô Hoa Mai, HAYĐề tài: Biện pháp cải thiện tài chính của Công ty ô tô Hoa Mai, HAY
Đề tài: Biện pháp cải thiện tài chính của Công ty ô tô Hoa Mai, HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
3 vu thihien_qt1301n
3 vu thihien_qt1301n3 vu thihien_qt1301n
3 vu thihien_qt1301n
Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
KHOÁ LUẬN PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀ...
KHOÁ LUẬN PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀ...KHOÁ LUẬN PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀ...
KHOÁ LUẬN PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀ...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Ke toan xd ket qua hd kinh doanh tai ct lap may va xay dung 45 1 li la ma 45-1-
Ke toan xd ket qua hd kinh doanh tai ct lap may va xay dung 45 1  li la ma 45-1-Ke toan xd ket qua hd kinh doanh tai ct lap may va xay dung 45 1  li la ma 45-1-
Ke toan xd ket qua hd kinh doanh tai ct lap may va xay dung 45 1 li la ma 45-1-coxanh88
 
Sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty thương mại Khánh An, HAY
Sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty thương mại Khánh An, HAYSử dụng vốn kinh doanh tại Công ty thương mại Khánh An, HAY
Sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty thương mại Khánh An, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Bảng cân đối kế toán tại Công ty Thủy Sản Phú Minh Hưng
Đề tài: Bảng cân đối kế toán tại Công ty Thủy Sản Phú Minh HưngĐề tài: Bảng cân đối kế toán tại Công ty Thủy Sản Phú Minh Hưng
Đề tài: Bảng cân đối kế toán tại Công ty Thủy Sản Phú Minh Hưng
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải t...
Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải t...Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải t...
Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải t...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn công ty Minh Đức, HAY
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn công ty Minh Đức, HAYĐề tài hiệu quả sử dụng vốn công ty Minh Đức, HAY
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn công ty Minh Đức, HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Công ty TNHH Dược phẩm Hoa Linh
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Công ty TNHH Dược phẩm Hoa LinhHoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Công ty TNHH Dược phẩm Hoa Linh
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Công ty TNHH Dược phẩm Hoa Linh
luanvantrust
 
Đề tài: Biện pháp cải thiện tài chính tại Công ty thương mại vận tải
Đề tài: Biện pháp cải thiện tài chính tại Công ty thương mại vận tảiĐề tài: Biện pháp cải thiện tài chính tại Công ty thương mại vận tải
Đề tài: Biện pháp cải thiện tài chính tại Công ty thương mại vận tải
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Thực trạng hoạt động phân tích báo cáo tài chính tại công ty tnhh sản xuất th...
Thực trạng hoạt động phân tích báo cáo tài chính tại công ty tnhh sản xuất th...Thực trạng hoạt động phân tích báo cáo tài chính tại công ty tnhh sản xuất th...
Thực trạng hoạt động phân tích báo cáo tài chính tại công ty tnhh sản xuất th...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài: Công tác hàng hóa tại công ty thương mại Đức Huy, HOT
Đề tài: Công tác hàng hóa tại công ty thương mại Đức Huy, HOTĐề tài: Công tác hàng hóa tại công ty thương mại Đức Huy, HOT
Đề tài: Công tác hàng hóa tại công ty thương mại Đức Huy, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần tư vấn đầu tư sdu
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần tư vấn đầu tư sduPhân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần tư vấn đầu tư sdu
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần tư vấn đầu tư sdu
https://www.facebook.com/garmentspace
 

Similar to Luận văn: Kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty xây lắp, 9đ (20)

Đề tài: Phân tích tài chính doanh nghiệp tại công ty cơ khí, HAY
Đề tài: Phân tích tài chính doanh nghiệp tại công ty cơ khí, HAYĐề tài: Phân tích tài chính doanh nghiệp tại công ty cơ khí, HAY
Đề tài: Phân tích tài chính doanh nghiệp tại công ty cơ khí, HAY
 
Đề tài phân tích tài chính công ty Đăng Trực, ĐIỂM 8
Đề tài  phân tích tài chính công ty Đăng Trực, ĐIỂM 8Đề tài  phân tích tài chính công ty Đăng Trực, ĐIỂM 8
Đề tài phân tích tài chính công ty Đăng Trực, ĐIỂM 8
 
Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn một t...
Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn một t...Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn một t...
Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn một t...
 
Thực Trạng Sử Dụng Vốn Tại Công Ty Cổ Phần Vận Tải Thuỷ Số 4 – Xí Ngh...
Thực  Trạng  Sử  Dụng  Vốn  Tại  Công  Ty  Cổ Phần Vận Tải Thuỷ Số 4 – Xí Ngh...Thực  Trạng  Sử  Dụng  Vốn  Tại  Công  Ty  Cổ Phần Vận Tải Thuỷ Số 4 – Xí Ngh...
Thực Trạng Sử Dụng Vốn Tại Công Ty Cổ Phần Vận Tải Thuỷ Số 4 – Xí Ngh...
 
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty thiết bị giáo dục Hải Hà - Gửi miễn...
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty thiết bị giáo dục Hải Hà - Gửi miễn...Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty thiết bị giáo dục Hải Hà - Gửi miễn...
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty thiết bị giáo dục Hải Hà - Gửi miễn...
 
A0003
A0003A0003
A0003
 
Đề tài: Biện pháp cải thiện tình hình tài chính của Công ty ô tô, 9đ
Đề tài: Biện pháp cải thiện tình hình tài chính của Công ty ô tô, 9đĐề tài: Biện pháp cải thiện tình hình tài chính của Công ty ô tô, 9đ
Đề tài: Biện pháp cải thiện tình hình tài chính của Công ty ô tô, 9đ
 
Đề tài: Biện pháp cải thiện tài chính của Công ty ô tô Hoa Mai, HAY
Đề tài: Biện pháp cải thiện tài chính của Công ty ô tô Hoa Mai, HAYĐề tài: Biện pháp cải thiện tài chính của Công ty ô tô Hoa Mai, HAY
Đề tài: Biện pháp cải thiện tài chính của Công ty ô tô Hoa Mai, HAY
 
3 vu thihien_qt1301n
3 vu thihien_qt1301n3 vu thihien_qt1301n
3 vu thihien_qt1301n
 
KHOÁ LUẬN PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀ...
KHOÁ LUẬN PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀ...KHOÁ LUẬN PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀ...
KHOÁ LUẬN PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀ...
 
Ke toan xd ket qua hd kinh doanh tai ct lap may va xay dung 45 1 li la ma 45-1-
Ke toan xd ket qua hd kinh doanh tai ct lap may va xay dung 45 1  li la ma 45-1-Ke toan xd ket qua hd kinh doanh tai ct lap may va xay dung 45 1  li la ma 45-1-
Ke toan xd ket qua hd kinh doanh tai ct lap may va xay dung 45 1 li la ma 45-1-
 
Sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty thương mại Khánh An, HAY
Sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty thương mại Khánh An, HAYSử dụng vốn kinh doanh tại Công ty thương mại Khánh An, HAY
Sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty thương mại Khánh An, HAY
 
Đề tài: Bảng cân đối kế toán tại Công ty Thủy Sản Phú Minh Hưng
Đề tài: Bảng cân đối kế toán tại Công ty Thủy Sản Phú Minh HưngĐề tài: Bảng cân đối kế toán tại Công ty Thủy Sản Phú Minh Hưng
Đề tài: Bảng cân đối kế toán tại Công ty Thủy Sản Phú Minh Hưng
 
Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải t...
Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải t...Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải t...
Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải t...
 
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn công ty Minh Đức, HAY
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn công ty Minh Đức, HAYĐề tài hiệu quả sử dụng vốn công ty Minh Đức, HAY
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn công ty Minh Đức, HAY
 
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Công ty TNHH Dược phẩm Hoa Linh
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Công ty TNHH Dược phẩm Hoa LinhHoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Công ty TNHH Dược phẩm Hoa Linh
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Công ty TNHH Dược phẩm Hoa Linh
 
Đề tài: Biện pháp cải thiện tài chính tại Công ty thương mại vận tải
Đề tài: Biện pháp cải thiện tài chính tại Công ty thương mại vận tảiĐề tài: Biện pháp cải thiện tài chính tại Công ty thương mại vận tải
Đề tài: Biện pháp cải thiện tài chính tại Công ty thương mại vận tải
 
Thực trạng hoạt động phân tích báo cáo tài chính tại công ty tnhh sản xuất th...
Thực trạng hoạt động phân tích báo cáo tài chính tại công ty tnhh sản xuất th...Thực trạng hoạt động phân tích báo cáo tài chính tại công ty tnhh sản xuất th...
Thực trạng hoạt động phân tích báo cáo tài chính tại công ty tnhh sản xuất th...
 
Đề tài: Công tác hàng hóa tại công ty thương mại Đức Huy, HOT
Đề tài: Công tác hàng hóa tại công ty thương mại Đức Huy, HOTĐề tài: Công tác hàng hóa tại công ty thương mại Đức Huy, HOT
Đề tài: Công tác hàng hóa tại công ty thương mại Đức Huy, HOT
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần tư vấn đầu tư sdu
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần tư vấn đầu tư sduPhân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần tư vấn đầu tư sdu
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần tư vấn đầu tư sdu
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864 (20)

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 

Recently uploaded

Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
chinhkt50
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
ngocnguyensp1
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
Điện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdfDS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
thanhluan21
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
phamthuhoai20102005
 
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptxCÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CNGTRC3
 
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdfGIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
LngHu10
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (11)

Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
 
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdfDS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
 
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptxCÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
 
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
 
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdfGIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
 

Luận văn: Kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty xây lắp, 9đ

  • 1. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chínhi LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả trình bày trong luận văn là trung thực, xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị thực tập. Tác giả luận văn Phạm Thanh Hằng
  • 2. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chínhii MỤC LỤC MỤC LỤC ................................................................................................. ii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT...................................................................... v LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................ 1 CHƯƠNG 1: LÍ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH TRONG DOANH NGHIỆP..................... 4 1.1. Sự cần thiết khách quan phải tổ chức kế toán tài sản cố định hữu hình trong doanh nghiệp. .................................................................................... 4 1.1.1. Khái niệm về tài sản cố định hữu hình ............................................. 4 1.1.3. Vai trò của Tài sản cố định.............................................................. 5 1.1.4. Yêu cầu quản lý tài sản cố định hữu hình. ........................................ 6 1.2. Phân loại tài sản cố định hữu hình....................................................... 7 1.2.1. Phân loại theo đặc trưng kỹ thuật..................................................... 7 1.2.2. Phân loại theo nguồn hình thành...................................................... 8 1.2.3. Phân loại theo quyền sở hữu............................................................ 8 1.3. Đánh giá tài sản cố định hữu hình....................................................... 9 1.3.1. Đánh giá theo nguyên giá TSCĐHH( Giá trị ghi sổ ban đầu) ............ 9 1.3.2. Đánh giá theo giá trị còn lại của TSCĐ hữu hình............................ 11 1.4. Hạch toán chi tiết tài sản cố định trong doanh nghiệp ........................ 11 1.4.1. Tổ chức hệ thống tài khoản ........................................................... 11 1.4.2. Tổ chức hệ thống chứng từ kế toán................................................ 12 1.4.3. Tổ chức hệ thống sổ sách kế toán................................................... 13 1.5. Kế toán tổng hợp tăng, giảm tài sản cố định ...................................... 14 1.5.1. Kế toán tăng tài sản cố định........................................................... 15 1.5.2. Kế toán giảm tài sản cố định.......................................................... 15 1.6. Kế toán hao mòn tài sản cố định ....................................................... 16
  • 3. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chínhiii 1.6.1. Khái niệm..................................................................................... 16 1.6.2. Các phương pháp tính khấu hao tài sản cố định.............................. 19 1.7. Kế toán kiểm kê, đánh giá lại tài sản cố định..................................... 21 1.7.1. Kế toán kiểm kê TSCĐ hữu hình................................................... 21 1.7.2. Kế toán đánh giá lại TSCĐ hữu hình.............................................. 21 1.8. Kế toán sửa chữa tài sản cố định....................................................... 22 1.8.1. Kế toán sửa chữa thường xuyên TSCĐ hữu hình............................ 22 1.8.2. Kế toán sữa chữa lớn TSCĐ hữu hình............................................ 23 1.9. Kế toán các nghiệp vụ khác về TSCĐ hữu hình................................. 23 1.9.1. Kế toán đi thuê TSCĐ hữu hình..................................................... 23 1.9.2. Kế toán cho thuê TSCĐ hữu hình.................................................. 24 1.10. Tổ chức công tác kế toán tài sản cố định trong điều kiện sử dụng phần mềm kế toán..................................................................................... 25 1.10.1. Tổ chức mã hóa TSCĐ hữu hình................................................. 25 1.10.2. Tổ chức khai báo thông tin ban đầu về TSCĐ hữu hình ............... 26 1.10.3. Tổ chức hệ thống sổ kế toán. ...................................................... 26 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VIỆC TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP CÔNG NGHIỆP VÀ THƯƠNG MẠI XUÂN HỒNG. ......................................................... 27 2.1. Khái quát chung về công ty ................................................................ 27 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển công ty........................................... 27 2.1.2. Đặc điểm tổ chức quản lý.............................................................. 31 Sơ đồ 2.1.Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Xuân Hồng .... 32 2.1.3. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán................................................. 34 2.2. Thực trạng tổ chức công tác kế toán tài sản cố định tại công ty cổ phần xây lắp công nghiệp và thương mại Xuân Hồng ......................................... 39
  • 4. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chínhiv 2.2.1. Đặc điểm tài sản cố định hữu hìnhvà công tác quản lý tài sản cố địnhhữu hình tại Công ty........................................................................... 39 2.2.1.1. Đặc điểm tài sản cố định hữu hình tại Công ty ............................... 39 2.2.2. Kế toán tăng tài sản cố định ............................................................. 44 2.2.3. Kế toán giảm tài sản cố định............................................................ 50 2.2.4. Hạch toán khấu hao tài sản cố định .................................................. 54 2.2.5. Kế toán sửa chữa tài sản cố định ...................................................... 58 2.2.6. Kiểm kê tài sản cố định hữu hình ..................................................... 64 2.2.7. Tổ chức lập báo cáo và cung cấp thông tin về Tài sản cố định. .......... 64 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ Ý KIỆN ĐÓNG GÓP NHẰM HOÀN THIỆN TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP CÔNG NGHIỆP VÀ THƯƠNG MẠI XUÂN HỒNG.... 67 3.1. Một số nhận xét chung về tổ chức công tác kế toán tài sản cố định tại Công ty cổ phần xây lắp công nghiệp và thương mại Xuân Hồng................ 68 3.1.1. Ưu điểm......................................................................................... 68 3.1.2. Hạn chế.......................................................................................... 72 3.2. Một số giải pháp góp phần hoàn thiện công tác kế toán và nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại Công ty Cổ phần xây lắp công nghiệp và thương mạiXuân Hồng.............................................................................. 74 KẾT LUẬN.............................................................................................. 81 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................... 83
  • 5. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chínhv DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Nghĩa 1 CB CNV Cán bộ công nhân viên 2 DN Doanh nghiệp 3 GTGT Giá trị gia tăng 4 BCH Ban chấp hành 5 HĐKD Hoạt động kinh doanh 6 QĐ – BTC Quyết định Bộ tài chính 7 SXKD Sản xuất kinh doanh 8 TK Tài khoản 9 TSCĐ Tài sản cố định 10 TSCĐ HH Tài sản cố định hữu hình 11 UBND Ủy ban nhân dân 12 VNĐ Việt nam đồng
  • 6. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Trongquátrìnhtiếnhành hoạtđộngsảnxuất kinh doanh, bất kỳ một doanh nghiệp nào cũngcầnphảicó 3yếu tố, đó là con người lao động, tư liệu lao động và đốitượnglao độngđểthực hiện mục tiêu tốiđahoá giá trị của chủ sở hữu. Tư liệu lao độngtrongcácdoanhnghiệp chínhlà nhữngphươngtiện vật chất mà con ngườilao độngsửdụngnó đểtác độngvào đốitượnglao động. Nó là một trong 3 yếu tố cơ bảncủaquátrìnhsảnxuấtmà trongđó tàisảncố định (TSCĐ) đặc biệt TSCĐ hữu hình là một trong những bộ phận quan trọng nhất. TSCĐ nếu được sử dụng đúng mục đích, phát huy được năng suất làm việc, kết hợp với công tác quản lý sử dụng TSCĐ như đầu tư, bảo quản, sửa chữa, kiểm kê, đánh giá… được tiến hành một cách thường xuyên, có hiệu quả thì sẽ góp phần tiết kiệm tư liệu sản xuất, nâng cao cả về số và chất lượng sản phẩm sản xuất và như vậy doanh nghiệp sẽ thu hồi được vốn đầu tư nhanh để tái sản xuất và thực hiên được mục tiêu tối đahoá lợi nhuận của mình. Nhưng trong thực tế hiện nay, ở Việt Nam, trong các doanh nghiệp (DN) mặc dù đã nhận thức được tác dụng của TSCĐ hữu hình đối với quá trình sản xuất kinh doanh nhưng đa số các doanh nghiệp vẫn chưa có những kế hoạch, biện pháp quản lý, sử dụng đầy đủ, đồng bộ và chủ động cho nên TSCĐ hữu hình sử dụng một cách lãng phí, chưa phát huy được hết hiệu quả kinh tế của chúng và như vậy là lãng phí vốn đầu tư đồng thời ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Nhận thức được tầm quan trọng của TSCĐ hữu hình cũng như hoạt động quảnlý và sửdụngcó hiệu quảTSCĐtrongdoanh nghiệp, qua thời gian học tập và nghiên cứu, thực tập tạiCôngtyCổ phầnXây lắp Côngnghiệp và Thương mại Xuân Hồng, em nhận thấy:Vấn đềsửdụngTSCĐhữu hình sao cho có hiệu quả có ý nghĩa không chỉ trong lý luận mà cả trong thực tiễn quản lý doanh nghiệp.
  • 7. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính2 Xuất phát từ những vấn đề trên, trong quá trình thực tập tại công ty em đã chọn đề tài “Tổ chức công tác kế toán Tài sản cố định hữu hình tạiCông ty Cổ phần Xây lắp Công nghiệp và Thương mại Xuân Hồng” làm chuyên đề tốt nghiệp. 2. Đối tượng và mục đích nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Tổ chức công tác kế toán tài sản cố định tại Công ty cổ phần xây lắp công nghiệp và thương mại Xuân Hồng. - Mục đích nghiên cứu của đề tài: Nhằm tìm hiểu thình hình thực tế về Công tác tổ chức kế toán tài sản cố định tại Công ty. Qua nghiên cứu, thấy được những ưu điểm cần phát huy và những điểm hạn chế cần có biện pháp khắc phục, đề xuất những ý kiến đóng góp kịp thời nhằm hoàn thiện công tác tổ chức kế toán tài sản cố định. 3. Phạm vi nghiên cứu Đối với một công ty xây dựng thì việc hạch toán tài sản cố định đóng vai trò rất quan trọng. Nhận thức được tầm quan trọng đó, vận dụng lý luận đã học tập và nghiện cứu tại nhà trường, kết hợp với thực tế thu nhận được từ tổ chức công tác kế toán tại Công ty cổ phần xây lắp công nghiệp và thương mại Xuân Hồng, cùng với sự hướng dẫn của giảng viên Th.s Nguyễn Thị Phương Tuyến và các anh, chị nhân viên trong phòng kế toán tại Công ty cổ phần xây lắp công nghiệp và thương mại Xuân Hồng, em đã lựa chọn đề tài: “ Tổ chức công tác kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty cổ phần xây lắp công nghiệp và thương mại Xuân Hồng”. 4. Phương pháp nghiên cứu Căn cứ vào mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu thì các phương pháp nghiên cứu mà em lựa chọn đó là: Phương pháp thu thập số liệu:
  • 8. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính3 Phương pháp tham khảo tài liệu: thu thập, tham khảo tài liệu như Sách, giáo trình, chế độ chuẩn mực kế toán, thông tư, chuyên đề, khóa luận, internet….. Phương pháp thu thập tài liệu sơ cấp: thu thập tài liệu bằng cách quan sát, phỏng vấn trực tiếp những người có liên quan đến vấn đề nghiên cứu như nhân viên kế toán, kế toán trưởng….để giải quyết những thắc mắc, hiểu rõ hơn vấn đề đồng thời thu thập trao đổi kiến thức những người đi trước. Phươngphápthuthập tàiliệu thứ cấp:Sửdụngsốliệu, chứngtừ, sổ sách kế toáncủaCôngtynhưBảngcânđốikế toán, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Báo cáo thuyết minh, Bảng tính và phân bổ khấu hao, các chứng từ mua bán….. Phương pháp xử lý số liệu: Phương pháp so sánh, phân tích, đánh giá: So sánh và phân tích sự biến động của đối tượng nghiên cứu qua các năm để đưa ra nhận xét và tìm hiểu nguyên nhân, qua đó đánh giá hiệu quả sử dụng. Phương pháp hạch toán kế toán: Sử dụng những chứng từ, tài khoản, sổ sách kế toán để hệ thồng hóa và kiểm soát thông tin về các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. 5. Kết cấu của luận văn tốt nghiệp Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của báo cáo được trình bày trong 3 chương: Chương 1:Lý luận chung về tổ chức công tác kế toán tài sản cố định trong doanh nghiệp. Chương 2: Thực trạng việc tổ chức công tác kế toán tài sản cố định trong Công ty cổ phần xây lắp công nghiệp và thương mại Xuân Hồng. Chương 3: Một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tài sản cố định tại Công ty cổ phần xây lắp công nghiệp và thương mại XuânHồng.
  • 9. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Phạm Thanh Hằng Lớp:CQ49/21.16 4 CHƯƠNG 1: LÍ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH TRONG DOANH NGHIỆP 1.1. Sự cần thiết khách quan phải tổ chức kế toán tài sản cố định hữu hình trong doanh nghiệp. 1.1.1. Khái niệm về tài sản cố định hữu hình - Tài sản cố định: Là những tư liệu lao động được sử dụng trong quá trình sản xuất, cung cấp hàng hóa, dịch vụ hoặc cho các mục đích hành chính, có giá trị lớn, thời gian sử dụng kéo dài nhiều hơn một năm, có thể kiểm soát được và dự tính mang lại lợi ích kinh tế trong tương lai cho doanh nghiệp. - Tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ: Các tài sản cố định được ghi nhận là TSCĐ hữu hình phải thỏa mãn đồng thời tất cả bốn (4) tiêu chuẩn ghi nhận sau: (a) Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lại từ việc sử dụng tài sản đó; (b) Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy ; (c) Thời gian sử dụng ước tính trên 1 năm; (d) Có đủ tiêu chuẩn giá trị theo quy định hiện hành (từ 30 triệu đồng trở lên) Ngoài ra đối với các tài sản cố định doanh nghiệp đang theo dõi, quản lý và trích khấu hao theo Thông tư số 203/2009/TT-BTC nay không đủ tiêu chuẩn về ghi nhận nguyên giá tài sản cố định theo quy định tại Điều 2 của Thông tư 45/2013/TT-BTC thì giá trị còn lại của các tài sản này được phân bổ vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, thời gian phân bổ không quá 3 năm kể từ ngày có hiệu lực thi hành của Thông tư 45/2013/TT-BTC. - Nguyên giá TSCĐ: Là toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có được TSCĐ tình tời thời điểm đưa tàu sản đó vào sử dụng theo dự tính.
  • 10. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Phạm Thanh Hằng Lớp:CQ49/21.16 5 - Khấu hao TSCĐ: Là việc phân bổ có hệ thống giá trị phải khấu hao của TSCĐ trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của tài sản đó. - Giá trị phải khấu hao: Là nguyên giá của TSCĐ ghi trên báo sáo tài chính, trừ (-) giá trị thanh lý ước tính của tài sản đó. - Thời gian sử dụng hữu ích: Là thời gian mà TSCĐ phát huy được tác dụng cho sản xuất, kinh doanh, được tính bằng: (a) Thời gian mà doanh nghiệp dự tính sử dụng TSCĐ hoặc: (b) Số lượng sản phẩm hoặc các đơn vị tính tương tự mà doanh nghiệp dự tính thu được từ việc sử dụng tài sản. - Giá trị thanh lý: Là giá trị ước tính thu được khi hết thời gian sử dụng hữu ích của tài sản, sau khi trừ (-) chi phí thanh lỹ ước tính. - Giá trị cònlại: Là nguyên giá củaTSCĐsaukhitrừ (-) số khấu hao lũy kế. - Giá trị hợp lý: Là giá trị tài sản có thể được trao đổi giữa các bên có đầy đủ hiểu biết trong sự trao đổi ngang giá. 1.1.2. Đặc điểm về tài sản cố định hữu hình Khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh TSCĐ có đặc điểm: - Tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh và vẫn giữ được hình thái vật chất ban đầu đến khi hư hỏng phải loại bỏ. - Giá trị TSCĐ bị hao mòn dần với những TSCĐ dùng trong hoạt động sản xuất kinh doanh và giá trị của chúng được dịch chuyển dần dần, từng phần vào chi phí sản xuất của doanh nghiệp. Đối với TSCĐ dùng cho hoạt động khác như: hoạt động phúc lợi sự nghiệp, dự án, giá trị TSCĐ bị tiêu dùng dần trong qua trình sử dụng. 1.1.3. Vai trò của Tài sản cố địnhhữu hình TSCĐ là điều kiện hình thành và duy trì hoạt động của doanh nghiệp, không có một doanh nghiệp nào hoạt động sản xuất kinh doanh mà không có
  • 11. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Phạm Thanh Hằng Lớp:CQ49/21.16 6 TSCĐ. Trong các doanh nghiệp, TSCĐ luôn luôn chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng số tài sản. Do đó, TSCĐ là một trong những cơ sở, tiền đề để DN xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh và phát triển thị trường. Ngoài ra, TSCĐ còn là tư liệu sản xuất chủ yếu của doanh nghiệp, việc quản lý và sử dụng tốt TSCĐ giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của đơn vị. 1.1.4. Yêu cầu quản lý tài sản cố định hữu hình. Để nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ thì kế toán phải xác lập đối tượng ghi TSCĐ và lập hồ sơ riêng cho mỗi TSCĐ để thuận lợi cho việc thường xuyên theo dõi và nắm chắc tình hình tăng, giảm TSCĐ đảm bảo đúng nguyên tắc khấu hao TSCĐ. Định kỳ, vào cuối mỗi năm tài chính, doanh nghiệp phải tiến hành kiểm kê TSCĐ. Mọi trường hợp phát hiện thừa, thiếu TSCĐ đều phải lập biên bản, tìm nguyên nhân và có biện pháp xử lý kịp thời. Thông tư 203/2009/TT – BTC quy định một số nguyên tắc quản lý như sau: - Mọi TSCĐ hữu hình trong DN phải có bộ hồ sơ riêng ( gồm biên bản giao nhận TSCĐ, hợp đồng, hóa đơn mua TSCĐ và các chứng từ, giấy tờ khác có liên quan). Mỗi TSCĐ hữu hình phải được phân loại, đánh số và có thẻ riêng, được theo dõi chi tiết theo từng đối tượng ghi TSCĐ hữu hình và được phản ánh trong sổ theo dõi TSCĐ. - Mỗi TSCĐ hữu hình phải được quản lý theo nguyên giá, số hao mòn lũy kế và giá trị còn lịa trên sổ sách kế toán: Giá trị còn lại trên sổ kế toán của TSCĐ hữu hình = Nguyên giá của TSCĐ hữu hình - Số hao mòn luỹ kế của TSCĐ hữu hình - Đối với những TSCĐ hữu hình không cần dùng chờ thanh lý nhưng chưa hết khấu hao, DN phải thực hiện quản lý, theo dõi, bảo quản theo quy định hiện hành và trích khấu hao theo quy điịnh tại Thông tư.
  • 12. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Phạm Thanh Hằng Lớp:CQ49/21.16 7 - DN phải thực hiện quản lý đối với những TSCĐ hữu hình đã khấu hao hết nhưng vẫn tham gia vào hoạt độn kinh doanh như những TSCĐ hữu hình thông thường. 1.2. Phân loại tài sản cố định hữu hình Các DN luôn sử dụng nhiều loại TSCĐ hữu hình với những công dụng, tiêu chuẩn, kỹ thuật khác nhau trong từng lĩnh vực sản xuất, kinh doanh. Vì vậy, để phục vụ cho yêu cầu quản lý, hạch toán thì cần thiết phải tiến hành phân loại. Phân loại TSCĐ hữu hình là việc sắp xếp các TSCĐ hữu hình thành các loại, các nhóm có cùng tính chất, đặc điểm theo những tiêu thức nhất định. Việc phân loại sẽ giúp cho DN hạch toán chính xác, phân bổ đúng số khấu hao vào chi phí sản xuất kinh doanh (SXKD) để thu hồi đủ vốn đã bỏ ra. Trong DN thường phân loại TSCĐ hữu hình theo một số tiêu thức sau đây: 1.2.1. Phân loại theo đặc trưng kỹ thuật Theo cách phân loại này, thì TSCĐ hữu hình tại DN gồm: - Nhà cửa, vật kiến trúc: Gồm nhà làm việc, nhà xưởng, nhà ở, nhà kho, cửa hàng, sân phơi,… - Máy móc, thiết bị: Gồm máy móc thiết bị động lực, máy móc thiết bị công tác, máy móc thiết bị khác dùng trong SXKD. - Phương tiện vận tải truyền dẫn: Ô tô, máy kéo, tàu thuyền, ca nô dùng trong vận chuyển, hệ thống đường ống dẫn nước, hệ thống dẫn hơi, hệ thống dây dẫn điện,… - Thiết bị, dụng cụ quản lý: Gồm các thiết bị sử dụng trong quản lý kinh doanh, quản lý hành chính, dụng cụ đo lường, thí nghiệm. - Cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm: là các vườn cây lâu năm như vườn cà phê, vườn chè, vườn cao su, vườn cây ăn quả, thảm cỏ, thảm cây xanh..., súc vật làm việc và cho sản phẩm như đàn voi, đàn ngựa...trong các DN nông nghiệp.
  • 13. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Phạm Thanh Hằng Lớp:CQ49/21.16 8 - TSCĐ hữu hình khác: là toàn bộ các tài sản khác chưa liệt kê vào năm loại trên như tác phẩm nghệ thuật, sách chuyên môn kỹ thuật... 1.2.2. Phân loại theo nguồn hình thành Theo cách phân loại này, TSCĐ hữu hình của DN được phân loại thành: - TSCĐhữuhìnhđượcmuasắm, xâydựngbởinguồnvốnkinh doanhtự có. - TSCĐ hữu hình được mua sắm, xây dựng bởi nguồn vốn vay. - TSCĐ hữu hình hình thành do nhận góp vốn liên doanh, liên kết. - TSCĐ hữu hình được mua sắm, xây dựng từ các quỹ của DN như: Quỹ đầu tư phát triển, Quỹ đầu tư xây dựng cơ bản,… - TSCĐ hữu hình được đầu tư mua sắm, xây dựng bằng nguồn vốn được ngân sách cấp, hay cấp trên cấp. - TSCĐ hình thành do được cấp, được biếu tặng, trao đổi,… Phân loại TSCĐ hữu hình theo nguồn hình thành sẽ cung cấp thông tin cho DN về cơ cấu nguồn hình thành, từ đó giúp DN có phương hướng sử dụng nguồn vốn khấu hao một cách có hiệu quả và hợp lý. 1.2.3. Phân loại theo quyền sở hữu Căn cứ theo quyền sở hữu TSCĐ hữu hình của DN chia thành TSCĐ hữu hình tự có và TSCĐ hữu hình thuê ngoài: - TSCĐ hữu hình tự có là các TSCĐ hữu hình được xây dựng, mua sắm và hình thành từ nguồn vốn ngân sách cấp hoạc cấp trên cấp , nguồn vốn vay hoặc nguồn vốn liên doanh các quỹ của DN và các tài sản cố định được biếu tặng ... Đây là những TSCĐ hữu hình thuộc quyền sở hữu của DN và được phản ánh trên bảng cân đối kế toán của DN . - Tài sản cố định thuê ngoài là tài sản cố định đi thuê để sử dụng trong một thời gian nhất định theo hợp đồng thuê tài sản. Tuỳ theo điều khoản của hợp đồng thuê mà TSCĐ hữu hình đi thuê được chia thành TSCĐ hữu hình thuê tài chính và TSCĐ hữu hình thuê hoạt động.
  • 14. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Phạm Thanh Hằng Lớp:CQ49/21.16 9 Tài sản cố định hữu hình thuê tài chính: là những TSCĐ hữu hình mà DN thuê của công ty cho thuê tài chính. Khi kết thúc thời hạn thuê, bên thuê được quyền lựa chọn mua lại tài sản thuê hoặc tiếp tục thuê theo các điều kiện đã thỏa thuận trong hợp đồng thuê tài chính. Tổng số tiền thuê một loại tài sản quy định tại hợp đồng thuê tài chính ít nhất phải tương đương với giá trị của tài sản đó tại thời điểm ký hợp đồng. TSCĐ hữu hình thuê tài chính: cũng được coi như TSCĐ của DN và được phản ánh trên bảng cân đối kế toán, DN có trách nhiệm quản lý, sử dụng và trích khấu hao như các TSCĐ của DN. TSCĐ hữu hình thuê hoạt động: là TSCĐ hữu hình thuê không thoả mãn bất cứ điều khoản nào của hợp đồng thuê tài chính. Bên đi thuê chỉ được quản lý và sử dụng trong thời hạn hợp đồng và phải hoàn trả cho bên cho thuê khi kết thúc hợp đồng. Phân loại TSCĐ hữu hình theo quyền sở hữu giúp cho việc quản lý và tổ chức hạch toán phù hợp theo từng loại, góp phần sử dụng hợp lý và hiệu quả TSCĐ hữu hình ở DN. 1.3. Đánh giá tài sản cố định hữu hình Đánh giá TSCĐ hữu hình là việc vận dụng các phương pháp tính giá để xác định giá trị của TSCĐ hữu hình của DN ở các thời điểm nhất định theo những nguyên tắc chung. TSCĐ hữu hình được đánh giá lần đầu và có thể đánh giá lại trong quá trình sử dụng. TSCĐ được đánh giá theo nguyên giá TSCĐ ( Giá trị ban đầu) và giá trị còn lại. 1.3.1. Đánh giá theo nguyên giá TSCĐHH( Giá trị ghi sổ ban đầu) TSCĐcủaDNđược hìnhthànhtừcác nguồnkhác nhau, do vậy nguyên giá TSCĐ trong từng trường hợp được tính toán, xác định như sau:
  • 15. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Phạm Thanh Hằng Lớp:CQ49/21.16 10 TSCĐ hữu hình do mua sắm trực tiếp: Nguyên giá là toàn bộ chi phí mua, thuế nhập khẩu, chi phí vận chuyển, lắp đặt, chạy thử và cac chi phí hợp lý, cần thiết khác trước khi đưa TSCĐ vào sử dụng. TSCĐ hữu hình hình thành do tự xây dựng hoặc tự sản xuất: Nguyên giá TSCĐ hữa hình tự xây dựng là giá trị quyết toán của công trình khi đưa vào sử dụng. Trường hợp TSCĐ đã đưa vào sử dụng nhưng chưa thực hiện quyết toán thì DN hạch toán nguyên giá theo giá tạm tính và điều chỉnh sau khi quyết toán công trình hoàn thành. Nguyên giá TSCĐ tự sản xuất là giá thành thực tế của TSCĐ hữu hình cộng (+) các chi phí lắp đặt chạy thử, các chi phí khác trực tiếp liên quan tính đến thời điểm đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng (trừ các khoản lãi nội bộ, giá trị sản phẩm thu hồi được trong quá trình chạy thử sản xuất, sản xuất thử, các chi phí không hợp lý như vật liệu lãng phí, lao động hoặc các khoản chi phí khác vượt quá định mức quy định trong xây dựng hoặc sản xuất). TSCĐ hữu hình mua trả chậm, trả góp: Nguyên giá được phản ánh theo giá mua trả chậm và giá mua trả tiền ngay tại thời điểm mua. Khoản chênh lệch giữa giá mua trả chậm và giá mua trả ngay được hạch toán vào chi phí SXKD theo kỳ hạch toán. TSCĐ hữu hình mua dưới hình thức trao đổi: Nguyên giá được xác định theo giá trị hợp lý của TSCĐ hữu hình nhận về, hoặc giá trị hợp lỹ của tài sản đem trao đổi, sau khi điều chỉnh các khoản tiền hoặc tương đương tiền trả thêm hoặc thu về. TSCĐ hữu hình được tài trợ, biếu tặng, do phát hiện thừa: Nguyên giá là giá trị theo đánh giá thực tế của Hội đồng giao nhận hoặc tổ chức định giá chuyên nghiệp. TSCĐ được cấp, được điều chuyển đến: Nguyên giá bao gồm giá trị còn lại của TSCĐ trên sổ kế toán ở đơn vị cấp, đơn vị điều chuyển hoặc giá trị
  • 16. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Phạm Thanh Hằng Lớp:CQ49/21.16 11 theo đánh giá thực tế của tổ chức định giá chuyên nghiệp theo quy định của pháp luật cộng (+) các chi phí liên quan trực tiếp mà bên nhận tài sản phải chi trả thính đến thời điểm đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng như chi phí thuê tổ chức định giá; chi phí nâng cấp, lắp đặt chạy thử…. TSCĐ nhận vốn góp, nhận lại vốn góp là giá trị do các thành viên, cổ đông sáng lập định giá nhất trí hoặc DN và người góp vốn thỏa thuận; hoặc do tổ chức chuyên nghiệp định giá theo quy định của pháp luật và được các thành viên, cổ đông sáng lập chấp thuận. 1.3.2. Đánh giá theo giá trị còn lại của TSCĐ hữu hình Giá trị còn lại của TSCĐ là chênh lệch giữa nguyên giá TSCĐ và số khấu hao lũy kế. Được xác định bằng công thức sau: Giá trị còn lại của TSCĐ = Nguyên giá TSCĐ – Giá trị hao mòn lũy kế. Giá trị còn lại của TSCĐ là giá thực tế tại một thời điểm nhất định. Chính vì vậy, giá trị còn lại của TSCĐ trên sổ sách kế toán mang tính chủ quan của DN. Cùng một TSCĐ nhưng nếu DN giảm thời gian khấu hao thì tốc độ giảm của giá trị còn lại sẽ nhanh hơn. 1.4. Hạch toán chi tiết tài sản cố định trong doanh nghiệp 1.4.1. Tổ chức hệ thống tài khoản Để kế toán các nghiệp vụ liên quan đến TSCĐ hữu hình kế toán sử dụng tài khoản TK 211 – Tài sản cố định hữu hình. Phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động TSCĐ hữu hình thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp theo chỉ tiêu nguyên giá. Kết cấu của tài khoản này như sau: Bên Nợ: phản ánh nguyên giá TSCĐ hữu hình tăng trong kỳ. Bên Có: phản ánh nguyên giá TSCĐ hữu hình giảm trong kỳ. Dư nợ: phản ánh nguyên giá TSCĐ hữu hình hiện có. Các tài khoản cấp 2 của TK 211 – TSCĐ hữu hình bao gồm:
  • 17. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Phạm Thanh Hằng Lớp:CQ49/21.16 12 TK 211 1 – Nhà cửa, vật kiến trúc TK 211 2 – Máy móc, thiết bị TK 211 3 – Phương tiện vận tải, truyền dẫn TK 211 4 – Thiết bị, dụng cụ quản lý TK 211 5 – Cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm. TK 211 8 – TSCĐ hữu hình khác 1.4.2. Tổ chức hệ thống chứng từ kế toán Để hạch toán tài sản cố định hữu hình thì doanh nghiệp thường sử dụng các chứng từ: Biên bản giao nhận tài sản cố định: Dùng để ghi chép, theo dõi sử dụng TSCĐ. Khi có sự thay đổi giao nhận TSCĐ do bất kỳ nguyên nhân nào cũng cần phải thành lập hội đồng giao nhận TSCĐ. Hội đồng này có nhiệm vụ nghiệm thu và lập biên bản giao nhận TSCĐ theo mẫu 01 trong chế độ, ghi chép ban đầu biên bản này lập riêng cho từng TSCĐ. Trường hợp giao nhận cùng lúc nhiều TSCĐ cùng loại thì biên bản này có thể được lập chung nhưng sau đó phải sao cho mỗi TSCĐ một bản để lưu vào hồ sơ riêng. Biên bản giao nhận TSCĐ được lập thành hai bản. Bên giao và bên nhận mỗi bên giữ một bản. Hồ sơ tài sản cố định: Mỗi TSCĐphải có một bộ hồ sơ riêng gồm: Biên bản giao nhận TSCĐ, các bản sao tài liệu kỹ thuật, hướng dẫn sử dụng và các hóa đơn, chứng từ có liên quan đến việc mua sắm, khấu hao, sửa chữa và thanh lý TSCĐ. Biên bản thanh lý tài sản cố định: Dùng để tổng hợp chi phí thanh lý và giá trị thu hồi khi công việc thanh lý hoàn thành. Biên bản thanh lý được thành lập hai bản, một bản chuyển cho kế toán, một bản chuyển cho bộ phận quản lý. Các chứng từ kế toán khác có liên quan
  • 18. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Phạm Thanh Hằng Lớp:CQ49/21.16 13 Bao gồm như các chứng từ thanh toán, hóa đơn mua bán, hóa đơn dịch vụ mua ngoài, hóa đơn cước phí vận chuyển…. 1.4.3. Tổ chức hệ thống sổ sách kế toán Sổ kế toán dùng để ghi chép, hệ thống và lưu trữ toàn bộ các nghiệp vụ đã phát sinh theo nội dung kinh tế và theo trình tự thời gian liên quan đến doanh nghiệp. 1.4.3.1. Sổ kế toán chi tiết - Sổ tài sản cố định: Sổ này để đăng ký, theo dõi và quản lý chặt chẽ tài sản trong đơn vị từ khi mua sắm, đưa vào sử dụng đến khi giảm TSCĐ. Sổ tài sản cố định được lập theo Mẫu số S10 – DNN. - Sổ theo dõi TSCĐ và công cụ, dụng cụ tại nơi sử dụng: Sổ này dùng để phản ánh tình hình tăng, giảm TSCĐ và công cụ, dụng cụ tại từng nơi sử dụng nhằm quản lý tài sản và dụng cụ đã cấp cho các bộ phận sử dụng, làm căn cứ để đối chiếu khi tiến hành kiểm kê định kỳ. Số được mở theo từng bộ phận sử dụng tài sản trên cơ sở các chứng từ gốc về tăng, giảm TSCĐ và công cụ, dụng cụ. Sổ được lập theo mẫu số S11 – DNN. - Thẻ tài sản cố định: Thẻ tài sản cố định dùng để theo dõi chi tiết từng tài sản cố định của DN, tình hình thay đổi nguyên giá và giá trị hao mòn đã trích hàng năm của từng TSCĐ.Thẻ Tài sản cố định được lập theo Mẫu số S12 – DNN. 1.4.3.2. Sổ kế toán tổng hợp Tùy thuộc vào hình thức sổ kế toán DN áp dụng mà kế toán TSCĐ HH sử dụng các sổ kế toán phù hợp. Các hình thức kế toán thường được áp dụng tại DN hiện nay và tương ứng các sổ sách kế toán được sử dụng: Hình thức Nhật ký Chung. Tronghìnhthức kếnày kếtoánTSCĐHHcủaDN sửdụngcác sổ sáchnhư: - Sổ nhật ký chung
  • 19. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Phạm Thanh Hằng Lớp:CQ49/21.16 14 - Sổ cái các tài khoản: TK211,TK241, TK214... - Sổ chi tiết các tài khoản trên. - Sổ TSCĐ , thẻ TSCĐ Hình thức chứng từ ghi sổ : Đối với hình thức này kế toán sử dụng một số sổ sách kế toán là: - Chứng từ ghi sổ - Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ - Sổ cái Hình thức nhật ký chứng từ: Các sổ kế toán được sử dụng là: - Nhật ký chứng từ số 4 - Nhật ký chứng từ số 5 - Nhật ký chứng từ số 7 - Nhật ký chứng từ số 9 - Bảng kê số 5 - Bảng kê số 6 - Sổ TSCĐ , thẻ TSCĐ - Sổ theo dõi công cụm dụng cụ tại nơi sử dụng, - Sổ chi tiết các tài khoản. Hình thức kế toán máy Công việc kế toán được thực hiện theo một chương trình phần mềm kế toán trên máy vi tính. Phần mềm kế toán được thiết kế theo nguyên tắc của một trong bốn hình thức kế toán hoặc kết hợp các hình thức kế toán quy định trên đây. Phần mềm kế toán không hiển thị đầy đủ quy trình ghi sổ kế toán, nhưng phải in được đầy đủ sổ kế toán và báo cáo tài chính theo quy định. Sơ đồ 1.1 Hình thức kế toán máy 1.5. Kế toán tổng hợp tăng, giảm tài sản cố định
  • 20. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Phạm Thanh Hằng Lớp:CQ49/21.16 15 1.5.1. Kế toán tăng tài sản cố định hữu hình TSCĐ hữu hình của DN tăng do rất nhiều nguyên nhân như tăng do mua sắm, tăng do xây dựng, cấp phát, tăng do nhận vốn góp bằng TSCĐ, tăng do biếu tặng, viện trợ…Kế toán cần căn cứ vào từng trường hợp cụ thể để ghi sổ cho phù hợp. Chứng từ kế toán: - Biên bản giao nhận TSCĐ - Hợp đồng kinh tế, hóa đơn mua TSCĐ hữu hình - Các chứng từ thanh toán Tài khoản kế toán sử dụng: Để phản ánh các nghiệp vụ tăng TSCĐ hữu hình trong DN, ngoài TK 211, kế toán còn sử dụng các tài khoản liên quan: - TK 111/112: nếu TSCĐ tăng do mua sắm; - TK 154/155: nếu TSCĐ tăng do tự sản xuất, tự chế; - TK 221: nếu TSCĐ tăng do nhận lại vốn góp; - TK 241: nếu TSCĐ tăng do XDCB hoàn thành bàn giao - TK 711: nếu TSCĐ tăng do biếu tặng, viện trợ…. Trình tự kế toán: Sơ đồ 1.2: Sơ đồ tổng hợp một số nghiệp vụ tăng, giảm TSCĐ hữu hình: Sơ đồ 1.3: Sơ đồ kế toán kết chuyển nguồn: 1.5.2. Kế toán giảm tài sản cố định hữu hình TSCĐ giảm do nhiều nguyên nhân khác nhau như TSCĐ giảm do góp vốn đầu tư, giảm do trả lại vốn góp bằng TSCĐ, giảm do phát hiện thiếu không rõ nguyên nhân…nhưng trong đó chủ yếu do nhượng bán, thanh lý…Tùy theo từng trường hợp cụ thể, kế toán sẽ phản ánh vào phần mềm cho phù hợp. Chứng từ sử dụng:
  • 21. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Phạm Thanh Hằng Lớp:CQ49/21.16 16 - Biên bản thanh lý TSCĐ - Hợp đồng bán, hoán đơm GTGT nhượng bán TSCĐ hữu hình. - Các chứng từ thanh toán và các chứng từ khác Tài khoản kế toán sử dụng: - TK 211: để phản ánh nguyên giá TSCĐ hữu hình ghi giảm - TK 2141: Hao mòn TSCĐ hữu hình - TK 811: chi phí khác Trình tự kế toán: Sơ đồ 1.2 và 1.3 1.6. Kế toán hao mòn tài sản cố định 1.6.1. Khái niệm - Hao mòn tài sản: Trong quá trình được sử dụng, do chịu tác động của nhiều nguyên nhân nên TSCĐ bị hao mòn dần. Sự hao mòn này có thể chia thành: + Hao mòn hữu hình là sự giảm dần về giá trị sử dụng và theo đó giá trị của TSCĐ giảm dần; + Hao mòn vô hình là sự giảm dần thuần túy về mặt gí trị của TSCĐ mà nguyên nhân chủ yếu là do sự tiến bộ của khoa học và kỹ thuật. - Khấu hao tài sản: Để thu hồi lại giá trị của tài sản cố định do sự hao mòn trên cần phải khấu hao tài sản cố định. Khấu hao TSCĐ là sự phân bổ dần giá trị TSCĐ vào giá thành sản phẩm nhằm tái sản xuất tài sản cố định sau khi hết thời gian sử dụng. Như vậy, có thể thấy khấu hao và hao mòn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, hao mòn TSCĐ hữu hình là cơ sở để trích khấu hao TSCĐ hữu hình. Nếu hao mòn mang tính chất tất yếu khách quan thì khấu hao mang tính chủ quan vì do con người tạo ra và cũng do con người thực hiện. Khấu hao không phản ánh chính xác phần giá trị hao mòn của TSCĐ hữu hình khi đưa vào sử
  • 22. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Phạm Thanh Hằng Lớp:CQ49/21.16 17 dụng mà xuất hiện do mục đích, yêu cầu quản lý và sử dụng tài sản của con người. Những TSCĐ hữu hình phải trích khấu hao: Theo quy định của chế độ tài chính hiện hành, cụ thể là Thông tư 203/2009/TT-BTC ngày 20/10/2009, tất cả TSCĐ hữu hình hiện có của DN đều phải trích khấu hao, trừ những TSCĐ hữu hình sau đây: - TSCĐ hữu hình đã khấu hao hết giá trị nhưng vẫn đang sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh. - TSCĐ hữu hình chưa khấu hao hết bị mất. - TSCĐ hữu hình khác do DN quản lý mà không thuộc quyền sở hữu của DN (trừ TSCĐ hữu hình thuê tài chính). - TSCĐ hữu hình không được quản lý, theo dõi, hạch toán trong sổ sách kế toán của DN. - TSCĐ hữu hình sử dụng trong các hoạt động phúc lợi phục vụ người lao động của DN (trừ các TSCĐ hữu hình phục vụ cho người lao động làm việc tại DN như: nhà nghỉ giữa ca, nhà ăn giữa ca, nhà thay quần áo, nhà vệ sinh, bể chứa nước sạch, nhà để xe, phòng hoặc trạm y tế để khám chữa bệnh, xe đưa đón người lao động, cơ sở đào tạo, dạy nghề, nhà ở cho người lao động do DN đầu tư xây dựng). - TSCĐ hữu hình từ nguồn viện trợ không hoàn lại sau khi được cơ quan có thẩm quyền bàn giao cho DN để phục vụ công tác nghiên cứu khoa học. Xác định thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ hữu hình. Theo thông tư 203/2009/TT-BTC thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ hữu hình được xác định như sau: Đối với TSCĐ hữu hình còn mới (chưa qua sử dụng), DN phải căn cứ vào khung thời gian sử dụng quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo thông tư này để xác định thời gian sử dụng của TSCĐ hữu hình.
  • 23. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Phạm Thanh Hằng Lớp:CQ49/21.16 18 Đối với TSCĐ hữu hình đã qua sử dụng, thời gian sử dụng được xác định như sau: Thời gian sử dụng của TSCĐ hữu hình = Giá trị hợp lý của TSCĐ x Thời gian sử dụng của TSCĐ hữu hình mới cùng loại xác định theo Phụ lục 1 (ban hành kèm theo thông tư 203/2009/TT-BTC) Giá bán của TSCĐ hữu hình cùng loại mới 100% Trong đó: Giá trị hợp lý của TSCĐ hữu hình là giá mua hoặc trao đổi thực tế (trong trường hợp mua bán, trao đổi), giá trị còn lại (trong trường hợp được cấp, được điều chuyển), giá trị theo đánh giá của Hội đồng giao nhận (trong trường hợp được cho, biếu tặng, nhận vốn góp),… Trường hợp DN muốn xác định thời gian sử dụng của TSCĐ hữu hình khác với khung thời gian sử dụng quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo thông tư 203/2009/TT-BTC, DN phải lập Phương án thay đổi thời gian sử dụng tài sản cố định trên cơ sở giải trình rõ các nội dung: - Tuổi thọ kỹ thuật của TSCĐ hữu hình theo thiết kế; - Hiện trạng TSCĐ hữu hình (thời gian TSCĐ hữu hình đã qua sử dụng, thế hệ tài sản, tình trạng thực tế của tài sản); - Ảnh hưởng của việc tăng, giảm khấu hao TSCĐ hữu hình đến kết quả sản xuất kinh doanh và nguồn vốn trả nợ các tổ chức tín dụng. Nguyên tắc trích khấu hao: Việc trích hay thôi trích khấu hao TSCĐ hữu hình được thực hiện bắt đầu từ ngày mà TSCĐ hữu hình tăng, giảm hoặc ngừng tham gia vào hoạt động SXKD.
  • 24. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Phạm Thanh Hằng Lớp:CQ49/21.16 19 1.6.2. Các phương pháp tính khấu hao tài sản cố định Doanh nghiệp thường sử dụng một trong các phương pháp khấu hao dưới đây cho từng TSCĐ: 1.6.2.1. Phương pháp khấu hao đường thẳng Theo phương pháp này số khấu hao hằng năm không đổi trong suốt thời gian sử dụng thời gian hữu ích của tài sản cố định. Và được xác định như sau: Và được xác định như sau: Mức trích khấu hao bình quân năm = Nguyên giá TSCĐ Thời gian sử dụng ( năm) 1.6.2.2. Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh. Theo phương pháp này, số khấu hao hằng năm giảm dần trong suốt thời gian sử sụng có hữu ích của tài sản cố định. Mức khấu hao được tính theo công thức sau: Mức trích khấu hao hằng năm = Giá trị còn lại của TS * Tỉ lệ khấu hao nhanh Tỉ lệ khấu hao nhanh được xác định theo công thức: Tỉ lệ khấu hao nhanh (%) = Tỉ lệ khấu hao theo phương pháp đường thẳng * Hệ số điều chỉnh Tỉ lệ khấu hao nhanh được xác định theo công thức sau: Tỉ lệ khấu hao theo phương pháp đường thẳng = 1 * 100 Thời gian sử dụng của TSCĐ
  • 25. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Phạm Thanh Hằng Lớp:CQ49/21.16 20 1.6.2.3. Phương pháp khấu hao theo số lượng sản phẩm Theo phương pháp này mức khấu hao mỗi năm là thay đổi tùy thuộc vào sản lượng sản phẩm sản xuất ra bởi tài sản đó. Nhưng số tiền khấu hao được cố định cho 1 đơn vị sản phẩm đầu ra được tạo bởi sản phẩm đó. Mức trích khấu hao được xác định bởi công thức: Mức trích khấu hao tháng của TSCĐ = Số lượng sản phẩm sản xuất thực tế trong tháng * Mức trích khấu hao bình quân 1 đơn vị sản phẩm Mức trích khấu hao bình quân 1 đơn vị sản phẩm = Nguyên giá TSCĐ Tổng sản lượng theo công suất thiết kế Dựa trên các phương pháp tính khấu hao TSCĐ, kế toán sẽ tính toán mức khấu hao TSCĐ và hạch toán vào từng tài khoản. Để theo dõi tình hiện hiện có và biến động tăng giảm khấu hao thì kế toán sử dụng TK 214 “ Hao mòn TSCĐ”. Kết cấu của tài khoản này như sau: Bên Nợ: phản ánh giá trị hao mòn TSCĐ giảm trong kỳ Bên Có: phản ánh giá trị hao mòn TSCĐ tăng trong kỳ. Dư Có : phản ánh giá trị hao mòn hiện có Các tài khoản cấp 2 của TK 214 “ Hao mòn TSCĐ” bao gồm: TK 214 1 – Hao mòn TSCĐ hữu hình TK 214 2 – Hao mòn TSCĐ thuê tài chính TK 214 3 – Hao mòn TSCĐ vô hình Thời gian sử dụng của TSCĐ Hệ số điều chỉnh (lần) Đến 4 năm (t ≤ 4 năm) 1,5 Trên 4 đến 6 năm ( 4 năm < t ≤ 6 năm) 2,0 Trên 6 năm ( t > 6 năm) 2,5
  • 26. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Phạm Thanh Hằng Lớp:CQ49/21.16 21 Sơ đồ 1.4: Sơ đồ hạch toán khấu hao TSCĐ hữu hình: 1.7. Kế toán kiểm kê, đánh giá lại tài sản cố định 1.7.1. Kế toán kiểm kê TSCĐ hữu hình Hoạt động kiểm kê nhằm mục đích kiểm tra tình trạng, sự hiện hữu của TSCĐ, đặc biệt với kế toán TSCĐ hữu hình thì kiểm kê định kỳ tài sản là một phần không thể thiếu giúp DN quản lý TSCĐ hữu hình có hiệu quả góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, tận dụng năng lực sản xuất, tránh lãng phí vốn. Cuối kỳ kế toán, trước khi tiến hàn kiểm kê TSCĐ hữu hình, DN cần thành lập hội đồng kiểm kê. Mọi trường hợp phát hiện thừa, thiếu khi kiểm kê, hội đồng kiểm kê đều phải tiến hành lập biên bản, xác định nguyên nhân, trách nhiệm vật chất và xử lý theo quy định của chế độ tài chính và quy chế tài chính của đơn vị. Tài khoản kế toán - TK 1381 – Tài sản thiếu chờ xử lý. - TK 3381 – Tài sản thừa chờ giải quyết. - TK 1383 – Phải thu khác. - TK 3388 – Phải trả, phải nộp khác. Trình tự kế toán Sơ đồ 1.5: Sơ đồ hạch toán kiểm kê phát hiện thiếu: Sơ đồ 1.6: Sơ đồ hạch toán kiểm kê phát hiện thừa: 1.7.2. Kế toán đánh giá lại TSCĐ hữu hình. Trong quá trình sử dụng do tác động của nhiều nguyên nhân như: lạm phát, tiến bộ khoa học kỹ thuật làm cho nguyên giá và giá trị còn lại của TSCĐ hữu hình không phản ánh đúng giá trị thị trường của nó. Xuất phát từ yêu cầu quản lý và bảo toán vốn của DN phải đánh giá lại TSCĐ hữu hình theo mặt bằng giá ở thời điểm đánh giá lại.
  • 27. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Phạm Thanh Hằng Lớp:CQ49/21.16 22 Dựa trên kết quả kiểm kê, kết quả đánh giá của hội đồng đánh giá lại TSCĐ về nguyên giá và giá trị còn lại theo nguyên giá mới kế toán tiến hành điều chính các số liệu cần thiết. Tài khoản kế toán sử dụng - TK 412 – Chênh lệch đánh giá lại tài sản. Trình tự kế toán Sơ đồ 1.7. Sơ đồ hạch toán đánh giá lại TSCĐ hữu hình 1.8. Kế toán sửa chữa tài sản cố định Khi tham gia vào quá trình SXKD, các bộ phận chi tiết cấu thành TSCĐ hữu hình bị hao mòn hư hỏng. Do vậy để khôi phục khả năng hoạt động bình thường của tài sản, đảm bảo an toàn trong hoạt động SXKD, cần thiết phải tiến hành sửa chữa, thay thế những bộ phận, chi tiết của TSCĐ hữu hình bị hao mòn, hư hỏng. Căn cứ vào mức độ hỏng hóc mà DN chia công việc sửa chữa làm 2 loại: - Sửa chữa thường xuyên TSCĐ hữu hình: là việc sửa chữa những bộ phận chi tiết nhỏ, hoạt động bảo trì, bảo dưỡng theo yêu cầu kỹ thuật nhằm đảm bảo cho TSCĐ hữu hình hoạt động bình thường. TSCĐ hữu hình không phải ngừng hoạt động để sửa chữa và chi phí sửa chữa không lớn. - Sửa chữa lớn TSCĐ hữu hình: mang tính khôi phục hoặc nâng cấp, cải tạo khi TSCĐ hữu hình bị hư hỏng nặng hoặc theo yêu cầu kỹ thuật đảm bảo nâng cao năng lực sản xuất và hoạt động của TSCĐ hữu hình. Thời gian tiến hành thường dài, chi phí sửa chữa phát sinh lớn, do vậy DN phải lập kế hoạch, dự toán theo từng công trình sữa chữa lớn. Công việc sửa chữa lớn TSCĐ hữu hình có thể tiến hành theo phương thức tự làm hoặc giao thầu. 1.8.1. Kế toán sửa chữa thường xuyên TSCĐ hữu hình. Khi TSCĐ hữu hình bị hỏng, DN có thể tự tiến hành sửa chữa hoặc thuê ngoài sửa chữa.
  • 28. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Phạm Thanh Hằng Lớp:CQ49/21.16 23 Sơ đồ 1.8. Sơ đồ hạch toán chi phí sữa chữa thường xuyên TSCĐ HH 1.8.2. Kế toán sữa chữa lớn TSCĐ hữu hình. Tài khoản sử dụng: - TK 241 – XDCB dở dang và chi tiết là tài khoản cấp 2 TK 2412 – Sửa chữa lớn TSCĐ. - Ngoài ra, kế toán còn sử dụng tài khoản 335 để phản ánh số chi phí sữa chữa lớn đã được trích trước. Trình tự kế toán: Quá trình sửa chữa lớn TSCĐ hữu hình được hạch toán theo sơ đồ: Sơ đồ 1.9: Sơ đồ hạch toán sửa chữa lớn TSCĐ hữu hình: 1.9. Kế toán các nghiệp vụ khác về TSCĐ hữu hình. 1.9.1. Kế toán đi thuê TSCĐ hữu hình Do nhu cầu của SXKD, DN cần sử dụng thêm một số TSCĐ hữu hình mà trong điều kiện hiện tại DN không đủ khả năng mua sắm, do đó DN buộc phải đi thuê ngoài. TSCĐ hữu hình đi thuê thường có hai dạng là thuê hoạt động và thuê tài chính. 1.9.1.1. Kế toán TSCĐ hữu hình đi thuê hoạt động Tài khoản kế toán: DN không phản ánh giá trị của TSCĐ thuê hoạt động trên BCĐKT mà chỉ phản ánh trên tài khoản ngoài BCĐKT là TK 001- Tài sản thuê ngoài. Tiền thuê được tính vào chi phí SXKD. Trình tự kế toán: Sơ đồ 1.10: Sơ đồ kế toán nghiệp vụ thuê hoạt động TSCĐ hữu hình: 1.9.1.2. Kế toán TSCĐ hữu hình đi thuê tài chính Chứng từ sử dụng: - Hợp đồng thuê tài chính. - Hóa đơn dịch vụ thuê tài chính.
  • 29. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Phạm Thanh Hằng Lớp:CQ49/21.16 24 - Các chứng từ khác liên quan. Tài khoản kế toán sử dụng. - TK 212 - TSCĐ thuê tài chính Trình tự kế toán. Sơ đồ 1.11: Sơ đồ kế toán các nghiệp vụ thuê tài chính TSCĐ hữu hình: Chú thích: (1) Nhận TSCĐ thuê tài chính, ghi tăng TSCĐ thuê tài chính theo nguyên giá. (2a) Định kỳ khi nhận được hóa đơn, nếu đơn vị nhận nợ, xác định nợ gốc phải trả từng kỳ. (2b) Định kỳ khi nhận được hóa đơn, nếu đơn vị thanh toán tiền ngay, xác định nợ gốc phải trả. (2c) Nếu TSCĐ thuê tài chính phục vụ hoạt động SXKD hàng hóa dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, xác định thuế GTGT trả từng kỳ. (2d) Nếu TSCĐ thuê tài chính phục vụ hoạt động SXKD hàng hóa dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hoặc không chịu thuế GTGT. (2e) Xác định tiền lãi thuê trả từng kỳ. (3a) Chi thêm tiền mua lại TSCĐ thuê tài chính, số tiền trả thêm được tính vào nguyên giá TSCĐ. (3b) Hết thời hạn thuê tài chính, đơn vị trả lại TSCĐ thuê tài chính cho bên cho thuê. (3c) Khi mua lại TSCĐ đồng thời kết chuyển giá trị hao mòn. (4) Định kỳ trích khấu hao TSCĐ thuê tài chính vào chi phí SXKD nếu TSCĐ thuê dùng vào hoạt động SXKD. 1.9.2. Kế toán cho thuê TSCĐ hữu hình
  • 30. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Phạm Thanh Hằng Lớp:CQ49/21.16 25 Các TSCĐ hữu hình DN có thể được tiến hành đem cho thuê dưới 2 hình thức: cho thuê tài chính và cho thuê hoạt động. TSCĐ hữu hình khi cho thuê tài chính, do đã được chuyển giao toàn bộ rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu tài sản cho nên DN không theo dõi và hạch toán trên hệ thống sổ kế toán của mình. TSCĐ hữu hình cho thuê hoạt động do không có sự chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu tài sản cho thuê nên bên cho thuê (DN) vẫn ghi nhận tài sản cho thuê trên BCĐKT của mình. Sơ đồ 1.12. Sơ đồ kế toán cho thuê hoạt động 1.10. Tổ chức công tác kế toán tài sản cố định trong điều kiện sử dụng phần mềm kế toán Cuộc cách mạng công nghệ phát triển toàn thế giới, nhu cầu về thu thập và xử lý thông tin, bảo quản thông tin trên máy vi tính đã trở thành một nhu cầu cần thiết. Việc ứng dụng tin học vào công tác kế toán giúp nâng cao hiệu suất công tác kế toán thông qua tính năng ưu việt máy tính và kỹ thuật tin học; đồng thời mang lại các thông tin chính xác, đầy đủ, kịp thời và có hệ thống, đáp ứng được yêu cầu của các đối tượng sử dụng thông tin. 1.10.1. Tổ chức mã hóa TSCĐ hữu hình Mã hóa là cách thức để thực hiện việc phân loại, gắn ký hiệu, xếp lớp các đối tượng cần quản lý. Việc mã hóa các đối tượng, cho phép nhận diện, tìm kiếm một cách nhanh chóng, không nhầm lẫn các đối tượng, mặt khác tăng tốc độ xử lý, chính xác, giảm thời gian nhập liệu và tiết kiệm bộ nhớ. Mỗi TSCĐ hữu hình sẽ được nhận diện bằng một mã hiệu khác nhau gọi là mã TSCĐ hữu hình. Việc đặt mã hiệu cho từng TSCĐ hữu hình trong bảng mã hóa TSCĐ tương ứng với việc mở sổ (thẻ) chi tiết cho từng đối tượng tài sản cố định hữu hình đó. Nguyên tắc mã hóa đối tượng TSCĐ hữu hình là:
  • 31. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Phạm Thanh Hằng Lớp:CQ49/21.16 26 - Mỗi TSCĐ hữu hình trong DN được mã hóa với tên duy nhất, không được trùng nhau. - Việc mã hóa phải đảm bảo khoa học, dễ nhận biết các nhóm TSCĐ hữu hình trong DN để tiện cho việc theo dõi và quản lý. 1.10.2. Tổ chức khai báo thông tin ban đầu về TSCĐ hữu hình Khai báo danh mục TSCĐ hữu hình nhằm mục đích quản lý chi tiết từng TSCĐ hữu hình, theo dõi toàn bộ quá trình sử dụng của TSCĐ hữu hình từ khi mua về đến khi thanh lý. Khi thiết lập một TSCĐ hữu hình mới, người sử dụng cần phải nhập đầy đủ các thông tin về: Mã TSCĐ hữu hình, tên TSCĐ hữu hình, phòng ban sử dụng, loại tài sản, ngày mua, ngày bắt đầu khấu hao, nguyên giá, hao mòn lũy kế đầu kỳ, thời gian sử dụng, TK nguyên giá, TK hao mòn. 1.10.3. Tổ chức hệ thống sổ kế toán. Trong điều kiện hiện tại có hình thức Nhật ký Chung và hình thức Chứng từ ghi sổ có nhiều đặc điểm phù hợp và thuận lợi cho quá trình thực hiện kế toán máy. Sơ đồ 1.13. Quy trình xử lý, hệ thống thông tin kế toán máy. Thông thường quá trình xử lý hệ thống hóa thông tin trong hệ thống kế toán tự động được thực hiện theo quy trình sau: Các tài liệu gốc được cập nhật vào máy tính thông qua thiết bị nhập và được lưu trữ dưới dạng tệp tin dữ liệu chi tiết, sau đó được chuyển vào các tệp sổ cái để hệ thống hóa các nghiệp vụ theo từng đối tượng quản lý. Vào cuối niên độ kế toán, các sổ cái sẽ được xử lý để lập báo cáo kế toán.
  • 32. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Phạm Thanh Hằng Lớp:CQ49/21.16 27 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VIỆC TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP CÔNG NGHIỆP VÀ THƯƠNG MẠI XUÂN HỒNG 2.1. Khái quát chung về công ty 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển công ty 2.1.1.1. Tên, quy mô và địa chỉ của Công ty Cổ phần xây lắp công nghiệp và thương mại Xuân Hồng. Công ty Cổ phần xây lắp công nghiệp và thương mại Xuân Hồng hoạt động theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 3001325052 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Tĩnh cấp ngày 11/10/2010. - Tên:Côngty Cổ phần Xây lắp Công nghiệp và Thương mại Xuân Hồng. - Địa chỉ:Khuphố 3 – Thị trấn Kỳ Anh – Huyện Kỳ Anh – Tỉnh Hà Tĩnh. - Điện thoại: 0393.865.624 - Mã số thuế: 3000279928 - Loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần. - Giấy phép thành lập: theo QĐ của Ủy Ban Nhân dân Tỉnh Hà Tĩnh ngày 27 tháng 4 năm 2002. - Vốn điều lệ: 15.000.000.000 VND - Ngành nghề kinh doanh: Tư vấn thiết kế công trình xây dựng, sữa chữa lắp đặt các công trình cơ khí, xây dựng dân dụng, giao thông thủy lợi, điện 35Kv, gia công cơ khí, sữa chữa máy nông nghiệp. 2.1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển Công ty cổ phần xây lắp công nghiệp và thương mại Xuân Hồng là tâm huyết bao năm của ông Phan Xuân Hồng – giám đốc công ty, xuất thân từ gia đình nghèo xã Kỳ Tân, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tỉnh. Ban đầu chỉ là tổ sản xuất nhỏ, sau bao nhiêu năm kiên trì bền bỉ từ tổ sản xuất này vào năm 2002 đã thành lập nên Doanh nghiệp tư nhân Xuân Hồng.
  • 33. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Phạm Thanh Hằng Lớp:CQ49/21.16 28 Đến năm 2010 đổi tên thành Công ty Cổ phần xây lắp công nghiệp và thương mại Xuân Hồng, hoạt động theo mô hình công ty cổ phần. Ngay từ khi thành lập vào năm 2002, Công ty chỉ có 15 cán bộ công nhân viên, cho đếnnaysố cánbộ công nhân viên trong Công ty lên tới 52 người trong đó trình độ Đại học 20 người hầu hết là tốt nghiệp Đại học giao thông và xây dựng;Cao đẳng, Trungcấpgồm11người;công nhân kỹ thuật gồm 21 người, đa số anhem côngnhâncó taynghề khá tốt, độingũcánbộ có kinh nghiệm và thành thạo vi tính. Trảiquahơn13 năm xây dựngvà pháttriển, CôngtyCổ phần Xây lắp Công Nghiệp và Thương mại Xuân Hồng đã không ngừng phấn đấu mở rộng về quy mô lẫn địa bànkinh doanh. Với đội ngũ hàng chục cán bộ chuyên môn kỹ thuật giỏi về côngtác khảo sátquy hoạch, thiết kế các công trình đã được đánh giá là đơn vị có chất lượng đồ án thiết kế được chủ đầu tư khen ngợi Công ty đã đạt được một số thành tựu đáng kể như: Năm 2003: được ỦyBan nhân dân Tỉnh Hà Tỉnh trao tặng bằng khen Đã có thành tích xuất sắc trong việc thực hiện nhiệm vụ. Năm 2007: được BCHLiên Đoànlao độngtỉnhHàTĩnhtrao bằngkhenĐã có nhiều phongtrào thi đua lao động giỏi và xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh. Đồngthời, được UBND tỉnh Hà Tĩnh trao Đã có thành tích xuất sắc tiêu biểu trong sản xuất kinh doanh. Năm 2008, 2009, 2010: Được HIệp Hội DN nhỏ và vừa Việt Nam trao tặng Đãcó nhiều thành tíchxuấtsắc trongsảnxuấtkinh doanhgóp phầnxâydựng và phát triển Hiệp Hội. Đồng thời, năm 2009 Được UBND tỉnh Hà Tỉnh trong việc Đạtnhiều thànhtíchtrong4năm 2006 – 2009 thực hiện nghị quyếtsố 02 của BCH Huyện ủy về phát triển DN, Hợp tác xã. Năm 2010: Được ChủTịchUBNDtỉnh Hà Tĩnh trao tặng trong việc thực hiện công tác phát triển Công nghiệp nông thôn 2004 – 2009.
  • 34. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Phạm Thanh Hằng Lớp:CQ49/21.16 29 Năm 2011, 2012: Được Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh trao tặng Đã có thành tích xuất sắc trong việc thực hiện chính sách Thuế. Năm 2013: Được trao tặng Đơn vị đạt thành tích xuất sắc năm 2013. Ngoàira, Năm 2013, 2014: Giám đốc PhanXuânHồngđạtDoanh nhân tiêu biểu Hà Tĩnh. 2.1.1.3. Thuận lợi, khó khăn, xu hướng phát triển - Thuận lợi: Về thị trường: sau 7 năm Việt Nam gia nhập WTO và các hiệp định thương mại với Nhật Bản, ASIAN- Hàn Quốc, Asian – Trung Quốc... đã tạo điều kiện đa dạng hóa thị trường, tạo ra nhiều cơ hội lựa chọn hơn cho các DN. Kinh tế Việt Nam và Thế giới có xu hướng bắt đầu phát triển trở lại. Đặc biệt, tại vùng đất Kỳ Anh, nơi có Cảng Vũng Áng – Khu kinh tế lớn của Tỉnh nói riêng và của cả nước nói chung đang được Nhà Nước quan tâm đầu tư vì thế là cơ hội cho nhiều doanh nghiệp trên địa bàn. Tại Việt Nam, thể chế chính trị ổn định, chính phủ đã có nhiều chính sách tác động tích cực đến nền kinh tế điển hình như Bộ xây dựng đã đổi mới cơ chế chính sách tạo môi trường thuận lợi để tăng khả năng tiếp cận vốn, khuyến khích đầu tư nhất là đối với những DN có triển vọng phát triển, có sản phẩm đáp ứng yêu cầu của thị trường nhưng gặp khó khăn về tài chính; tạo môi trường thuận lợi cho các DN xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu, tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm. Đối với Công ty Cổ phần xây lắp công nghiệp và thương mại Xuân Hồng, từ nghèo khó xây dựng nên doanh nghiệp mạnh, phát huy truyền thống luôn đoàn kết, nhất trí. Đặt yếu tố con người làm trọng tâm để chăm lo, bảo vệ. Đồng thời, DN tiếp tục nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ của các cơ quan trong Tỉnh, trong ngành và của Công đoàn các cấp. - Khó khăn
  • 35. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Phạm Thanh Hằng Lớp:CQ49/21.16 30 Chi phí đầu vào có xu hướng tăng liên tục trong thời gian ngắn hạn, ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh dẫn đến khó cải thiện, nâng cao mức sống của người lao động, tái đầu tư phát triển. Các DN cùng ngành xây dựng trong Tỉnh phát triển nhanh chóng nên tình hình cạnh tranh ngày càng gay gắt. Tình hình chính trị - kinh tế thế giới vẫn còn nhiều biến động như khủng hoảng kinh tế, nợ công, xung đột tại nhiều nước như: Mỹ, Châu Âu, Thái Lan…ngoài ra thị trường bất động sản đóng băng, phần lớn các công trình xây dựng bị ngừng trệ đã tác động không nhỏ tới lĩnh vực sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng ảnh hưởng đến ngành xây dựng nói chung và Công ty cổ phần xây lắp công nghiệp và thương mại Xuân Hồng nói riêng. - Xu hướng phát triển Địa bàn Kỳ Anh, Hà Tĩnh là một vùng đất đang trên đà phát triển mạnh mẽ đặc biệt là Khu kinh tế Cảng Vũng Áng hứa hẹn sẽ mang đến nhiều cơ hội cho Công ty với những dự án lớn. Với tinh thần chủ động, sáng tạo, đoàn kết, linh hoạt, với những kinh nghiệm đã tích lũy qua 12 năm phát triển, nhất là sự nhạy bén của Hội đồng quản trị và tập thể Ban lãnh đạo nên công ty luôn cố gắng nắm bắt những thuận lợi, vượt qua những khó khăn, duy trì thành tích hoạt động sản xuất kinh doanh với tỷ lệ tăng trường và hiệu quả cao trên tất cả các mặt công tác. 2.1.1.4. Kết quả sản xuất kinh doanh Bảng 2.1: Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty năm 2013 và 2014. Nhìn vào kế quả sản xuất kinh doanh qua 2 năm có thể thấy, Lợi nhuận sau thuế của Công ty năm 2014 so với năm 2013 tăng lên đến hơn 220 triệu đồng, tương ứng tăng 58.73%. Lợi nhuận sau thuế tăng mạnh, chứng tỏ trong năm 2014 quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty ngày càng tốt, Công ty cần tiếp tục phát huy. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ và
  • 36. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Phạm Thanh Hằng Lớp:CQ49/21.16 31 giá vốn hàng bán năm 2013 so với năm 2012 đều tăng, tuy tốc độ tăng của doanh thu thấp hơn tốc độ tăng của giá vốn nhưng xét về số chênh lệch thì Doanh thu vẫn tăng nhiều hơn. Năm 2013, chi phí lãi vay của Công ty giảm, tuy giảm ít song đó cũng là xu hướng khả quan cho tương lai. 2.1.2. Đặc điểm tổ chức quản lý 2.1.2.1. Đặc điểm hoạt động Theo quyết định của UBND tỉnh Hà Tĩnh Công ty cổ phần Xây lắp công nghiệp và Thương mại Xuân Hồng có các nhiệm vụ sau: + Chế tạo khuôn cao cấp phục vụ ngành nhựa, cơ khí, cao su. + Đúc ống nước và gia công các loại máy móc bằng kim loại đen và kim loại màu. + Sản xuất kinh doanh các loại máy móc cơ khí và các loại ống gang, phục kiện ống các loại bơm nước, lắp đặt máy móc thiết bị. + Xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, Trạm và đường dây điện 35 kv trở xuống; phá dỡ san lấp mặt bằng. + Lắp ráp, sửa chữa các loại máy nông cụ, xe vận tải nhỏ, hộp số, bạc máy xích ủi. + Chuyển giao công nghệ thiết bị đúc ống nước bằng gang cho các đơn vị bạn khi họ có nhu cầu. + Liên doanh với các đơn vị trong và ngoài nước. Hình thức Sở hữu vốn: Vốn tự có và vốn vay ngân hàng. Tổng số Cán bộ công nhân viên: 52 người Đặc điểm hoạt động của công ty trong năm tài chính có ảnh hưởng đến báo cáo tài chính: Nguyên nhiên liệu đầu vào tăng giá, mặt khác thị trường vậ liệu xây dựng biến động mạnh, các doanh nghiệp trong ngành xây dựng phát triển nhanh, cạnh tranh gay gắt. 2.1.2.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý
  • 37. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Phạm Thanh Hằng Lớp:CQ49/21.16 32 Bộ máy quản lý của doanh nghiệp là tập thể những người lao động quản lý được phân chia thành nhiều bộ phận chuyên môn hoá quản lý và được bố trí theo từng cấp với những trách nhiệm, quyền hạn nhất định nhằm thực hiện các chức năng quản lý của doanh nghiệp. Công ty cổ phần xây lắp công nghiệp và thương mại Xuân Hồng có bộ máy quản lý gọn nhẹ, là người có năng lực, nhiệt huyết và trình độ trong lãnh đạo. Sơ đồ2.1.Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Xuân Hồng Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty bao gồm:  Ban giám đốc Ban giám đốc của công ty được coi như “bộ óc” có nhiệm vụ điều hành toàn bộ hoạt động của công ty. Ban giám đốc bao gồm: - Giám đốc: Là người người đứng đầu Công ty chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý của cấp trên và pháp luật. Và điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty và trực tiếp phụ trách các phòng ban, các bộ phận trong toàn công ty. - Phó giám đốc: Phó giám đốc có trách nhiệm phối hợp công tác, yêu cầu phòng ban chức năng có quan hệ thường xuyên cùng bàn bạc, tìm mọi biện pháp hỗ trợ nhau thực hiện tốt mục tiêu nhiệm vụ đề ra. - Phòng kỹ thuật: Chịu trách nhiệm thiết kế sản phẩm, giám sát những việc như: tham mưu cho giám đốc về phương hướng sản xuất, kiểm tra, giám sát công trình xây dựng; quá trình sản xuất, lập dự toán, vẽ thiết kế, chế tạo sản phẩm.... - Phòng kế toán: Có nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc về quản lý các mặt của công tác tài chính kế toán, xây dựng và thực hiện các kế hoạch tài chính cân đối, huy động nguồn vốn phục vụ cho sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó còn có nhiệm vụ thống kê, lập các loại báo cáo theo pháp luật và yêu cầu của cấp trên, kiểm tra việc thực hiện các chế độ hạch toán, chế độ quản lý
  • 38. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Phạm Thanh Hằng Lớp:CQ49/21.16 33 kinh tế, vật tư, tiền vốn đảm bảo sử dụng một cách hợp lý, tiết kiệm, đúng mục đích để đặt hiệu quả kinh tế cao nhất cho công ty. - Phòng tổ chức hành chính: Tham mưu nghiên cứu xây dựng bộ máy quản lý công ty, lập kế hoạch và tổ chức đào tạo, tuyển dụng lao động, theo dõi bố trí hợp lý, sử dụng lao động có hiệu quả, giải quyết thực hiện các chế độ đối với người lao động. - Phòng sản xuất: Chịu trách nhiệm sản xuất, lắp ghép các bộ phận của sản phẩm thuộc chức năng của tổ mình. Mỗi tổ được phụ trách bởi một tổ trưởng. Tổ trưởng chịu trách nhiệm về các vấn đề liên quan tới tổ mình như: kỹ thuật lắp ráp, quản lý nhân công trong tổ, an toàn trong sản xuất đối với con người và tài sản. Cơ cấu bộ máy quản lý của DN Xuân Hồng tổng hợp các bộ phận khác nhau có mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, được chuyên môn hoá đồng thời giao các trách nhiệm, quyền hạn nhất định và được bố trí theo từng cấp nhằm thực hiện các chức năng quản lý doanh nghiệp một cách hiệu quả nhất. Ngoài ra, giữa cơ cấu bộ máy quản lý và cơ cấu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, cơ sở là cơ cấu bộ máy quản lý doanh nghiệp có tính độc lập tương đối vì nó phản ánh về lao động quản lý - một lao động với những chức năng quản lý đa dạng, phức tạp, nhằm hoàn thiện mục tiêu quản lý đã được đề ra. Toàn bộ các quan hệ quản lý, các hoạt động quản lý được giải quyết theo một kênh liên hệ đường thẳng trực tuyến người thừa hành chỉ nhận và thi hành một lệnh của cấp trên trực tiếp phụ trách mình. Người lãnh đạo quản lý doanh nghiệp và mỗi bộ phận quản lý trực tuyến phải thực hiện tất cả các chức năng quản lý và chịu trách nhiệm hoàn toàn và kết quả công việc của người dưới quyền mình.
  • 39. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Phạm Thanh Hằng Lớp:CQ49/21.16 34 2.1.3. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán 2.1.3.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán Sơ đồ 2.2. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty Xuân Hồng - Kế toán trưởng: là người chịu trách nhiệm cao nhất trong công tác tài chính của công ty, trực tiếp phụ trách phòng kế toán, chịu trách nhiệm trước giám đốc công ty, cơ quan cấp trên và pháp luật về công tác thống kê, báo cáo tài chính của công ty. - Kế toán thanh toán, chi phí sản xuất và tiêu thụ: chịu trách nhiệm trước kế toán trưởng về vốn bằng tiền, các khoản phải thu, phải trả, tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, xác định giá vốn và ghi nhận doanh thu. - Kế toán nguyên vật kiệu, công cụ dụng cụ: chịu trách nhiệm trước kế toán trưởng về việc quản lý, theo dõi, báo cáo tình hình nhập xuất tồn nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, xác định giá trị xuất kho và phân bổ công cụ dụng cụ vào chi phí sản xuất. - Kế toán thanh toán với công nhân viên, thuế: chịu trách nhiệm về tính lương, các khoản trích theo lương theo đúng pháp luật và quy chế chi tiêu nội bộ của công ty, lập báo cáo thuế hàng tháng, quý, theo dõi tình hình trích nộp các khoản bảo hiểm. - Kế toán tài sản cố định: theo dõi và quản lý TSCĐ của công ty, nắm bắt kịp thời những thông tin về chế độ khấu hao và sửa chữa TSCĐ, thanh lý theo đúng chế độ hiện hành, lập báo cáo theo đúng quy định về việc trích khấu hao, tăng giảm và đầu tư TSCĐ. Theo dõi công tác sữa chữa TSCĐ định kỳ và thường xuyên tại công ty. - Thủ quỹ: chịu trách nhiệm quản lý quỹ, trực tiếp thu chi quỹ tiền mặt trong công ty, vào sổ quỹ, lập báo cáo quỹ. 2.1.3.2. Các chính sách kế toán
  • 40. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Phạm Thanh Hằng Lớp:CQ49/21.16 35 Công ty Cổ phần Xây lắp Công nghiệp và Thương mại Xuân Hồng hiện đang thực hiện chế độ kế toán ban hành theo quyết định số 48/2006/QĐ–BTC ngày 14/9/2006củaBộ trưởngBộ tài chính,cùngcácvănbảnhướngdẫn, sửa đổi bổ sung đã được ban hành. Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01/01/N và kết thúc vào ngày 31/12/N. Đơn vị tiền tệ sử dụng: VNĐ Chế độ kế toán đang áp dụng: Chế độ kế toán DN vừa và nhỏ. Hình thức ghi sổ kế toán: Hình thức Nhật ký chung Phương pháp tính thuế GTGT: Theo phương pháp khấu trừ Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Theo phương pháp kê khai thường xuyên Phươngpháp tínhgiátrị hàngtồnkho:Theo phươngphápthực tế đích danh Phương pháp khấu hao TSCĐ: Theo phương pháp đường thẳng 2.1.3.3. Giới thiệu phần mềm kế toán mà Công ty đang áp dụng Công ty cổ phần xây lắp công nghiệp và thương mại Xuân Hồng là một doanh nghiệp tương đối lớn, doanh thu tăng trưởng khá cao, có nhiều nghiệp vụ kế toán và sử dụng nhiều tài khoản kế toán.Vì vậy, công ty đã áp dụng phần mềm kế toán máy FAST 2006 để thay thế cho quy trình kế toán thủ công của mình nhằm làm tăng tính hiệu quả trong công tác quản lý bộ máy kế toán. Phần mềm được xây dựng dựa trên cơ sở hình thức kế toán Nhật ký Chung, phù hợp với đặc điểm sản xuất của Công ty. Ưu, nhược điểm của phần mềm này:  Ưu điểm: - Giao diện dễ sử dụng, sổ sách chứng từ kế toán cập nhật và bám sát chế độ kế toán hiện hành. - Phần mềm có một hệ thống báo cáo đa dạng, người dùng có thể yên tầm về yêu cầu quản lý của mình.
  • 41. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Phạm Thanh Hằng Lớp:CQ49/21.16 36 - Tốc độ xử lý rất nhanh, dễ dàng truy xuất thông tin, đảm bảo tính chính xác. - Sử dụng làm việc mọi lúc, mọi nơi trên mọi thiết bị mà không cần cài đặt phần mềm trên máy chủ hay các phần mềm hỗ trợ khác. - Cho phép kết xuất báo cáo ra Excell với mẫu biểu sắp xếp đẹp.  Nhược điểm: - Tính bảo mật chưa cao, trong khi thao tác thường xảy ra lỗi nhỏ nhưng không đáng kể. - Dung lượng lớn, người dùng khó phân biệt được dữ liệu. Phần mềm FAST là sản phẩm của Công ty Cổ phần phần mềm quản lý DN. Khi khởi động chương trình phần mềm này từ màn hình Desktop sẽ xuất hiện giao diện: Hình 2.1: Màn hình đăng nhập phần mềm Khi xuất hiện giao diện trên, người sử dụng sẽ nhập tên và mật khẩu để có thể bắt đầu làm việc trên phần mềm này.  Phần mềm gồm các phân hệ sau: - Kế toán tổng hợp - Kế toán tiền mặt, tiền gửi và tiền vay - Kế toán bán hàng và công nợ phải thu
  • 42. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Phạm Thanh Hằng Lớp:CQ49/21.16 37 - Kế toán mua hàng và công nợ phải trả - Kế toán hàng tồn kho - Kế toán chi phí và tính giá thành - Kế toán tài sản cố định - Kế toán công cụ dụng cụ - Báo cáo thuế. Hình 2.2: Màn hình giao diện phần mềm  Trình tự kế toán theo hình thức kế toán máy: Trước khi sử sụng phần mềm kế toán, nhân viên kế toán phải khai báo các tham số hệ thống và hệ thống các danh mục cho phần mềm chạy. Hàng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán đã được kiểm tra làm căn cứ ghi sổ, sẽ xác định tài khoản ghi Nợ/ Có để nhập dữ liệu vào máy tính theo bảng biểu được thiết kế sẵn trên phàn mềm kế toán. Theo quy trình của phần mềm, các thông tin được tự động nhập vào sổ kế toán tổng hợp và các sổ kế toán chi tiết liên quan.
  • 43. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Phạm Thanh Hằng Lớp:CQ49/21.16 38 Cuối tháng, kế toán thực hiện các thao tác cộng sổ, lập các bút toán phân bổ, điều chỉnh và lập các báo cáo quản trị cuối tháng. Cuối năm, kế toán thực hiện cộng sổ, khóa sổ và lập báo cáo tài chính năm rồi kết xuất, in ra giấy đóng quyển và thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định của pháp luật. Sơ đồ 2.3. Trình tự kế toán theo hình thức kế toán máy.  Giới thiệu tính năng phần mềm trong phần hành TSCĐ: Đối với phần mềm Fast Accounting,phân hệ kế toán TSCĐ giúp cho nhân viên kế toán theo dõi, quản lý, lưu giữ các thông tin cần thiết về tài sản cố định từ thời điểm mua đến khi thanh lý, đồng thời, nắm rõ tình hình sử dụng tài sản cố định của Công ty và giá trị khấu hao của tài sản tại một thời điểm bất kỳ. Ngoài ra, còn cho phép nhân viên kế toán theo dõi TSCĐ theo nhiều nguồn vốn khác nhau, theo dõi việc tăng giảm giá trị của một tài sản, theo dõi việc luân chuyển tài sản giữa các bộ phận sử dụng… - Đầu vào: Danh mục tài sản cố định Điều chỉnh giá trị của tài sản Khai báo thôi khấu hao tài sản cố định Khai báo giảm tài sản cố định Khai báo điều chuyển tài sản. - Theo dõi các thay đổi liên quan đến tài sản cố định: Cho phép theo dõi việc thay đổi liên quan đến TSCĐ: tăng, giảm nguyên giá; thay đổi bộ phận sử dụng; thôi khấu hao, giảm tài sản… - Tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định: Phần mềm tự động tính khấu hao tài sản theo số năm sử dụng hoặc tỷ lệ khấu hao và cho phép sửa lại giá trị khấu hao tháng theo yêu cầu.
  • 44. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Phạm Thanh Hằng Lớp:CQ49/21.16 39 Ngoài ra, cho phép lên bảng phân bổ khấu hao theo bộ phận sử dụng nguồn vốn, loại tài sản, tài khoản chi phí… - Báo cáo liên quan TSCĐ: Phần mềm có rất nhiều loại báo cáo phù hợp với từng trường hợp liên quan đến TSCĐ như: Báo cáo kiểm kê tài sản cố định theo nguồn vốn, bộ phận sử dụng, loại tài sản cố định và tổng số; báo cáo tằn giảm tài sản cố định; báo cáo khấu hao và phân bổ khấu hao tài sản cố định. 2.2. Thực trạng tổ chức công tác kế toán tài sản cố địnhtại công ty cổ phần xây lắp công nghiệp và thương mại Xuân Hồng 2.2.1. Đặc điểm tài sản cố định hữu hìnhvà công tác quản lý tài sản cố địnhhữu hình tại Công ty 2.2.1.1. Đặc điểm tài sản cố định hữu hình tại Công ty Tàisảncố địnhlà mộtbộ phậncủatưliệu lao động, đóng vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Là một công ty kinh doanhtrongnhiềulĩnh vực như thiết kế, tưvấn giám sát, tư vấn lập dự án đầu tư, nhưng phần nhiều máy móc thiết bị được đầu tư ở hai lĩnh vực chính đó là: Tổ chức thicôngcác côngtrìnhxâydựng, vàthiết kế các công trình... Đặc điểm của ngành này là máy móc thiết bịcũngnhư nhà xưởnglớn nên lượng vốncố định bỏ ra rất nhiều. Mặc khác, TSCĐ ở công ty như đã nói ở trên chủ yếu là máy móc phục vụcôngnghệ khai thác như máy khoan, máy xúc, đào đất, xe ô tô vận tải, nhà xưởng, kho tàng bến bãi tập kết sản phẩm. 2.2.1.2. Phân loại tài sản cố định tại Công ty Để tạo điều kiện thuận lợi cho Công ty quản lý và hạch toán TSCĐ nên Côngtytiến hành phânloạiTSCĐ một cách hợp lý và phù hợp với đặc điểm tổ chức kinh doanh của DN mình. Tại công ty cổ phần xây lắp công nghệp và thương mại Xuân Hồng, các TSCĐ hữu hình được phân loại theo đặc trưng kỹ thuật, Cách phân loại này
  • 45. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Phạm Thanh Hằng Lớp:CQ49/21.16 40 giúp cho Công ty quản lý và hạch toán chi tiết theo từng nhóm TSCĐ hữu hình, nắm được nguyên giá, giá trị hao mòn lũy kế, giá trị còn lịa của từng loại TSCĐ hữu hình. Theo cách phân loại này, TSCĐ hữu hình của Công ty được chia thành 4 nhóm: Nhóm 1: Nhà cửa, vật kiến trúc, bao gồm: - Nhà xưởng, nhà kho - Bàn ghế văn phòng… Nhóm 2:Máy móc, thiết bị, bao gồm: - Máy phát điện - Máy xúc đào - Máy vi tính để bàn… Nhóm 3:Phương tiện vận tải, bao gồm: - Xe ô tô con - Xe ô tô Trường Hải… Nhóm 4:Thiết bị, dụng cụ quản lý, bao gồm: - Xe máy - Máy tính xách tay…. + Phân loại TSCĐHH theo đặc trưng kỹ thuật (Theo nguồn công ty ngày 31/12/2014) Biểu 2.2. Phân loại TSCĐHH theo đặc trưng kỹ thuật Loại TSCĐHH Nguyên giá Giá trị hao mòn Giá trị còn lại 1. Nhà cửa, vật kiến trúc 1.216.818.182 161.382.575 1.055.435.607 2. Máy móc, thiết bị 859.090.910 229.360.612 629.730.298 3. Phương tiên vận tải 3.827.272.728 272.044.462 3.555.328.266 4. Thiết bị dụng cụ quản lý 89.636.364 34.712.113 54.924.251 Tổng cộng 5.992.818.184 666.258.862 5.295.418.422 + Tổ chức mã hóa và hệ thống danh mục TSCĐ hữu hình tại Công ty.
  • 46. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Phạm Thanh Hằng Lớp:CQ49/21.16 41 Trước khi tổ chức nhập liệu vào phần mềm, kế toán sẽ tổ chức mã hóa hệ thống TSCĐ hữu hình tại Công ty để cho việc trao đổi giữa người sử dụng và máy được nhanhchóng,chínhxác.TạiCôngtyviệc mã hóatên TSCĐ còn nhiều chưathấy rõ được sựkhác nhaugiữa các loạiTSCĐhữuhình. Côngtychỉ đặt mã với quy ước là: Lấy các chữ cái đầu của tên loại TSCĐ hữu hình đặt làm mã chungđểphânbiệt vớicác loạiTSCĐhữuhìnhkhác mà không theo một quy tắc thồng nhất nào. Việc mã hóa theo cách thức như vậy dễ khiến người sử dụng đôi khi còn nhầm lẫn và ảnh hưởngđếnhạchtoáncác nghiệp vụ phátsinh đối với các TSCĐ đó. Theo đó,Loạitàisảncố địnhđược phân thành từng nhóm mã hóa như sau: Ví dụ: Nhà xưởng tại Kỳ Thịnh được mã hóa là NXKT. Xe ô tô con Fortuner được mã hóa là XOTCON Xe ô tô con Fortuner 2 được mã hóa là XOTOF Xe ô tô con Parado được mã hóa là XOTOP ........... Biểu 2.3. Danh sách TSCĐ hữu hình tại Công ty vào 31/12/2014. 2.2.1.3. Công tác quản lý tài sản cố định tại Công ty Công ty Cổ phần Xây Lắp Công nghiệp và Thương mại Xuân Hồng với chức nănglà tưvấn quy hoạchthiếtkế khảo sátxây dựngcác côngtrìnhdândụng, côngtrìnhcôngnghiệp, kỹthuậthạ tầng... do vậy, TSCĐ của Công ty chủ yếu là các máymóc thiết bị, máy đo đạc, máy vẽ, máy vi tính... mang tính chất đặc thù cho ngành kiến trúc, xây dựng. Đây là những tài sản có hình thái vật chất cụ thể do đó công tác quản lý TSCĐtạidoanhnghiệp phảiphảnánh kịp thờisố hiện có, tìnhhìnhbiếnđộngcủa từng loại, từngnhómtài sảntrongtoànDN cũng như từng đội sản xuất của công
  • 47. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Phạm Thanh Hằng Lớp:CQ49/21.16 42 ty, đảmbảo an toànvề hiện vật, khaithác, sửdụnghếtcông suất, có hiệu quả. Vì thế, TSCĐ hữu hình ở Công ty được quản lý cả về mặt giá trị và hiện vật. - Về mặt hiện vật: Tài sản cố định hữu hình khi nhập về được giao cho các bộ phận, các phòng ban quản lý, sử dụng. Trong quá trình sản xuất, các tài sản này chịu sự giám sát, theo dõicủacáckỹthuật viên, thợ sửachữathuêngoài. Khi xảy ra sự cố hỏng hóc, trục trặc kỹ thuật, các kỹ thuật viên, thợ sửa chữa sẽ tiến hành khắc phục đểđảmbảo chocôngviệc sảnxuấtđược liên tục. TSCĐhữuhìnhđượcphân về phòngban, tổ độinào sẽdo chínhphòngban,tổ đội đó theo dõi, quản lý, bảo vệ, riêng phòng kỹ thuật có trách nhiệm quản lý chung. - Về mặt giá trị: Quảnlý về mặt giá trị được thựchiện ở phòng kế toán. Công ty đã bố trí mộtnhân viên kế toánphụ trách phần hành kế toán TSCĐ. Kế toán TSCĐ trực tiếp quản lý, theo dõi, phản ánh kịp thời, chính xác các thông tin liên quan đến TSCĐnóichung và TSCĐ hữu hình nói riêng vào phần mềm. Bên cạnh đó, kế toántiến hành thực hiện các bút toán phân bổ chi phí khấu hao vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. Việc quảnlý TSCĐhữu hình, ngoài sự theo dõi thường xuyên, Công ty còntiến hành kiểm kê hằng năm. Thông thường, từ ngày 20 – 30 tháng 12 hàng năm, Côngty thực hiện kiểm kê để đánh giá TSCĐ hữu hình, kịp thời phát hiện những mất mát và sự cố liên quan đến các tài sản. 2.1.1.4. Đánh giá TSCĐ hữu hình tại Công ty Đánh giá theo nguyên giá: TSCĐhữuhìnhtạiCôngtyđược hìnhthànhchủyếutừ mua ngoàivà đầu tư XDCB hoàn thành. - Với trường hợp tăng do mua ngoài:
  • 48. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Phạm Thanh Hằng Lớp:CQ49/21.16 43 Nguyên giá tài sản cố định hữu hình mua sắm (kể cả mua mới và cũ) là giá mua (trừ các khoản được chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán) cộng (+) các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại), các chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa TSCĐ hữu hình đó vào trạng thái sẵn sàng sử dụng như: chi phí vận chuyển bốc dỡ, chi phí nâng cấp, chi phí lắp đặt chạy thử,… Do công ty nộp thuế theo phương pháp khấu trừ nên nguyên giá TSCĐ hữu hình được phản ánh theo giá mua chưa có thuế GTGT. Ví dụ 1: Tháng 11/2014, Công ty có mua mới một chiếc ô tô con Parado, giá mua chưacó thuếVAT là 1.884.545.455đồng, thuế VAT 10%, các chi phí phát sinh trong quá trình đưa tài sản vào sử dụng không có. Vì vậy nguyên giá (NG)củaTSCĐhữuhìnhtrongtrườnghợp nàyđượcxác định là 1.884.545.455 đồng. - Với trường hợp tăng TSCĐ hữu hình do đầu tư XDCB hoàn thành: Tại công ty là các công trình XDCB đều dưới hình thức tự làm. Nguyên giá TSCĐ hữu hình là toàn bộ các chi phí liên quan trực tiếp đến công việc XDCB TSCĐ hữu hình đó. Đánh giá theo giá trị còn lại: TrongquátrìnhsửdụngTSCĐbịhao mònvà hư hỏngdần tạo ra giá trị hao mòn. Vậy trong quá trình quản lý và sử dụng TSCĐ ngoài việc đánh giá theo nguyên giá còn phải xác định giá trị còn lại của TSCĐ. Giá trị còn lại của TSCĐHH = NG TSCĐHH – Giá trị hao mòn lũy kế. Đốivới CôngtyXuân Hồng, công việc đánh giá lại TSCĐ được thực hiện theo quyđịnh củaNhà nước hoặc GiámđốcCôngty, khigóp vốnliên doanhhoặc cho thuê (nếu có). Tính đến ngày 31/12/2014
  • 49. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Phạm Thanh Hằng Lớp:CQ49/21.16 44 Nguyên giá tài sản cố định HH của Công ty là: 5.992.818.184 đồng. Giá trị hao mòn lũy kế là: 666.258.862 đồng. Giá trị còn lại = 5.295.418.422 đồng. 2.2.2. Kế toán tăng tài sản cố định  Chứng từ sử dụng: TạiCôngtyCổ phầnxâylắp côngnghiệp và thươngmại Xuân Hồng, những chứng từ chủ yếu được sử dụng để làm căn cứ phản ánh nghiệp vụ: - Biên bản giao nhận, nghiệm thu TSCĐ; - Hóa đơn GTGT mua TSCĐ; Ngoài ra, Công ty còn sử dụng các chứng từ liên quan như: - Tờ trình; - Hợp đồng mua bán TSCĐ - Biên bản thanh lý hợp đồng; - Các tài liệu kỹ thuật có liên quan.... Tài khoản kế toán sử dụng: -TK 211 – Tài sản cố định hữu hình - TK 1332 – Thuế GTGT được khấu trừ của tài sản cố định. - Các tài khoản thanh toán khác như 1111, 1121, 131, 331.... Trình tự nhập liệu: Đầu niên độ kế toán, phòng kỹ thuật lập kế hoạch mua sắm thiết bị dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm. Căn cứ vào kế hoạch, Công ty sẽ tiến hành mua TSCĐ hữu hình, khi mua cần phải có đầy đủ các loại chứng từ hợp lệ để chứng minh cho việc mua sắm tài sản như: Hóa đơn GTGT, phiếu chi, ủy nhiệm chi có liên quan…Khi TSCĐ được bàn giao cho bộ phận trong công ty để đưa vào sử dụng, cần lập biên bản giao nhận TSCĐ. Khi có đầy đủ các chứng từ, kế toán sẽ tổ chức mã hóa TSCĐ hữu hình, khai báo thông tin ban đầu và tiến hành nhập thông tin vào phần mềm.
  • 50. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Phạm Thanh Hằng Lớp:CQ49/21.16 45 Ví dụ2: Trongtháng10 năm 2014, Côngtyđầutư mua sắmthêm 1 chiếc xe ô tô Toyota Parado. Nguyên giá được xác định theo hóa đơn GTGT 66 là 1.884.545.455VNĐ, theo đánhgiáthì chiếc xenày có thờihạn sửdụnghữu íchlà 10 năm. Bộ chứng từ của nghiệp vụ này gồm có hóa đơn GTGT 0000066 và Biên bản giao nhận TSCĐ số 02. Biểu 2.4. Biên bản giao nhận TSCĐ số 02 Biểu 2.5. Hóa đơn giá trị gia tăng số 0000066  Tổ chức khai báo ban đầu Căncứvào biên bản bàn giao TSCĐ trên, kế toán sẽ tiến hành đặt mã cho chiếc xe ô tô này là : XOTOP.Sauđókếtoántiến hành khai báo dữ liệu ban đầu cho chiếc ô tô này bằng cách. Tạimàn hìnhgiao diện, kế toánvào “Kếtoántài sảncố định”/ “cập nhật số liệu”/ “Cập nhật thông tin về tài sản” Ấn F4 để cập nhật. - Tại phần thông tin chính: + Tại ô “Mã tài sản” gõ XOTOP + Tại ô “Tên tài sản” gõ Xe ô tô Parado + Tại ô “Nhóm tài sản” gõ LO3 + Tại ô “Lý do tăng” gõ T1 (Mua mới) + Tại ô “Ngày tăng ts” gõ 23/10/2014 + Tại ô “Ngày tính khấu hao” gõ 23/10/2014 + Tại ô “Số kỳ khấu hao” gõ 120 + Tại ô “Bộ phận sử dụng” gõ PTCHC (Phòng tổ chức hành chính) + Tại ô “Tk tài sản” gõ 2113 + Tại ô “TK khấu hao” gõ 21413 + Tại ô “TK chi phí” gõ 6424
  • 51. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Phạm Thanh Hằng Lớp:CQ49/21.16 46 Hình 2.3: Màn hình khai báo thông tin chính TSCĐ - Tại màn hình nhập liệu chính: + Tại cột “N. Vốn” gõ N1 ( Vốn tự có) + Tại cột “ Ngày ct” gõ 23/10/2014 + Tại cột “Số ct” gõ 0000066 + Tại cột “Nguyên giá” gõ 1884545455 + Các cột khác thì phần mềm tự động tính toán.
  • 52. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Phạm Thanh Hằng Lớp:CQ49/21.16 47 Hình 2.5: Màn hình nhập liệu chính Sau đó ấn vào “Nhận” để thêm mới tài sản cố định.  Tổ chức nhập liệu: Sau khi khai báo xong thông tin về TSCĐ hữu hình kế toán vào: “Kế toán mua hàng và công nợ phải trả”/ “Cập nhật số liệu”/ “Phiếu nhập mua hàng” đồng thời tổ chức nhập liệu như màn hình sau:
  • 53. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Phạm Thanh Hằng Lớp:CQ49/21.16 48 Hình 2.6: Màn hình nhập liệu ghi tăng tài sản cố định - Tại phần thông tin chung: + Tại ô “Mã khách” gõ CTDTDD + Tại ô “Địa chỉ” phần mềm tự cập nhật. (Do kế toán đã mã hóa thông tin về Công ty cổ phần đầu tư xây dựng dân dụng) + Tại ô “Ngời giao hàng” gõ Trinh Lan Hue + Tại ô “Diễn giải” gõ Mua moi o to + Tại ô “Mã nx (tk có)” gõ 331111 + Tại ô “Ngày ht” gõ 23/10/2014 + Tại ô “Ngày lập pn” gõ 23/10/2014 + Tại ô “Số pn” gõ 02 - Tại màn hình nhập liệu chính : Chọn Cột “Hàng hóa” + Tại cột “Mã hàng” gõ XOPTOP