SlideShare a Scribd company logo
1 of 19
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NĂNG LỰC
CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP
1.1. Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
1.1.1. Khái niệm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Năng lực cạnh tranh là một thuật ngữ được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực
kinh tế thị trường ngày nay. Hiện nay tồn tại rất nhiều định nghĩa về năng lực
cạnh tranh đứng trên những góc độ tiếp cận khác nhau. Một số quan điểm như
sau:
Trong tác phẩm “The Competitive Advantage” (1985), dưới góc độ thị
phần, Michael E. Porter cho rằng: “ Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp có
thể hiểu là khả năng chiếm lĩnh thị trường, tiêu thụ các sản phẩm cùng loại (hay
sản phẩm thay thế) của công ty đó.” [10]
Trong tác phẩm “The Competitive Advantage of Nations” (1990), Michael
E. Porter lại thừa nhận rằng không thể đưa ra một định nghĩa tuyệt đối về năng
lực cạnh tranh. Theo ông: “Để có thể cạnh tranh thành công, các doanh nghiệp
phải có lợi thế cạnh tranh hoặc là có được dưới hình thức chi phí sản xuất thấp
hơn hoặc khả năng khác biệt hóa sản phẩm để đạt được mức giá cao hơn trung
bình.” [9]
Tại diễn đàn cao cấp về cạnh tranh công nghiệp của Tổ chức hợp tác và
phát triển kinh tế (OECD) cho rằng: “Năng lực cạnh tranh là sức sản xuất ra
tương đối cao trên cơ sở sử dụng các yếu tố sản xuất có hiệu quả làm cho các
doanh nghiệp phát triển bền vững trong điều kiện cạnh tranh quốc tế.” [15]
Ngoài ra, mỗi nhà khoa học lại đưa ra những định nghĩa khác về năng lực
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
cạnh tranh đứng trên một góc độ nhất định. Tập hợp các định nghĩa trên,
định nghĩa năng lực cạnh tranh được nhiều người thừa nhận như sau: “Năng
lực cạnh tranh của doanh nghiệp là sự thể hiện thực lực và lợi thế của doanh
nghiệp so với đối thủ cạnh tranh trong việc thoả mãn tốt nhất các đòi hỏi của
khách hàng để thu lợi nhuận ngày càng cao, bằng việc khai thác, sử dụng thực
lực và lợi thế bên trong, bên ngoài nhằm tạo ra những sản phẩm, dịch vụ hấp
dẫn người tiêu dùng để tồn tại và phát triển, thu được lợi nhuận ngày càng cao
và cải tiến vị trí so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường”.
1.1.2. Các cấp độ năng lực cạnh tranh
1.1.2.1. Năng lực cạnh tranh quốc gia
Năng cạnh tranh của một quốc gia là năng lực cạnh tranh của nền kinh tế
quốc dân nhằm đạt được và duy trì mức tăng trưởng cao trên cơ sở các chính
sách, thể chế bền vững tương đối và các đặc trưng kinh tế khác.[11]
Như vậy, năng lực cạnh tranh cấp quốc gia có thể hiểu là việc xây dựng
một môi trường cạnh tranh kinh tế chung, đảm bảo phân bố có hiệu quả các
nguồn lực, để đạt và duy trì mức tăng trưởng cao, bền vững.
1.1.2.2. Năng lực cạnh tranh doanh nghiệp
Năng lực cạnh tranh cấp doanh nghiệp là khả năng doanh nghiệp tạo ra
được lợi thế cạnh tranh, năng suất và chất lượng sản phẩm dịch vụ cung cấp cao
hơn đối thủ cạnh tranh, chiếm thị phần lớn…[11]
Như vậy, một doanh nghiệp muốn nâng cao năng lực cạnh tranh của mình
là phải tạo được lợi thế cạnh tranh, nâng cao hiệu quả sử dụng các yếu tố
nguồn lực của doanh nghiệp như nguồn lực tài chính, nguồn nhân lực, công
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
nghệ...
1.1.2.3. Năng lực cạnh tranh sản phẩm, dịch vụ
Một sản phẩm dịch vụ được coi là có năng lực cạnh tranh khi nó đápứng
được nhu cầu của khách hàng về chất lượng, giá cả, tính năng, kiểu dáng, tính
độc đáo hay sự khác biệt, thương hiệu, bao bì… hơn hẳn so với những sản
phẩm dịch vụ cùng loại.[11]
Năng lực cạnh tranh của sản phẩm và năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp là hai phạm trù khác nhau nhưng có quan hệ hữu cơ với nhau. Năng lực
cạnh tranh của sản phẩm có được là do năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
tạo ra và được định đoạt bởi năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Sẽ không
có năng lực cạnh tranh của sản phẩm khi năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
sản xuất, kinh doanh sản phẩm đó thấp. Tuy nhiên năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp không chỉ do năng lực cạnh tranh của sản phẩm quyết định mà
còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nữa.
1.1.3. Vai trò của việc nâng cao năng lực cạnh tranh
Nâng cao năng lực cạnh tranh có vai trò quan trọng đối với sự tồn tại và
phát triển của một doanh nghiệp. Trong tác phẩm “Năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp trong điều kiện hội nhập” (2005), Tiến sĩ Trần Sửu ghi nhận vai
trò của việc nâng cao năng lực cạnh tranh đối với doanh nghiệp như sau: [14]
Một là: Nâng cao năng lực cạnh tranh giúp doanh nghiệp nhận thấy được
những điểm mạnh và điểm yếu của mình, từ đó phát huy điểm mạnh và hạn chế
những yếu kém của mình trong quá trình sản xuất – kinh doanh và quản lý
doanh nghiệp.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Hai là: Nâng cao năng lực cạnh tranh giúp doanh nghiệp khai thác và sử
dụng tối ưu các nguồn lực sẵn có của doanh nghiệp như vốn, công nghệ hay
nguồn nhân lực…
Ba là: Nâng cao năng lực cạnh tranh giúp doanh nghiệp thỏa mãn tốt nhất
các yêu cầu của khách hàng khi sử dụng sản phẩm dịch vụ mà doanh nghiệp
cung cấp, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp có vị trí nhất định trên thị trường và vươn xa
hơn so với các đối thủ cạnh tranh.
1.1.4. Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh
Hiện nay, ở Việt Nam chưa có doanh nghiệp nào đưa ra các tiêu chí cụ thể
để đánh giá năng lực cạnh tranh. Trong cuốn “Nâng cao sức cạnh tranh của các
doanh nghiệp trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế” (2006), Tiến sĩ Vũ Trọng
Lâm đưa ra một số tiêu chí sau: [8]
+ Khả năng duy trì và mở rộng thị trường: Đánh giá tiêu chí này bằng cách
so sánh doanh thu (sản lượng) của doanh nghiệp với tổng doanh thu (sản lượng)
trên thị trường hoặc với đối thủ cạnh tranh mạnh nhất trên thị trường.
+ Tính hiệu quả trong hoạt động: Đánh giá tiêu chí này dựa trên các chi
tiêu như: Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở
hữu…
+ Hình ảnh của doanh nghiệp: Tiêu chí này được thể hiện qua uy tín,
thương hiệu của doanh nghiệp với các đối tác và kinh nghiệm của doanh
nghiệp.
+ Các tiêu thức khác: Trình độ tổ chức quản lý doanh nghiệp, trình độ của
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
đội ngũ quản lý, số lượng sáng kiến hàng năm được ứng dụng trong thực tiến
hoạt động của doanh nghiệp, năng lực tài chính, chất lượng sản phẩm…
1.1.5.Các nhân tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Doanh nghiệp là một tế bào của nền kinh tế - xã hội, do vậy sẽ chịu sự tác
động của rất nhiều yếu tố trong môi trường hoạt động đó. Việc chỉ rõ sự ảnh
hưởng của các yếu tố này giúp doanh nghiệp có biện pháp phát huy điểm mạnh,
tận dụng cơ hội; hạn chế tối đa các tác động tiêu cực, giảm thiểu rủi ro; qua đó
tạo dựng năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Trong cuốn “Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong điều kiện hội
nhập” (2005), Tiến sĩ Trần Sửu có phân loại nhóm nhân tố ảnh hưởng tới năng
lực cạnh tranh như sau: [14]
1.1.5.1. Nhóm nhân tố bên trong doanh nghiệp
a. Nhân tố con người
Một trong những nhân tố ảnh hưởng lớn năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp đó là nguồn nhân lực. Yếu tố này có vai trò hết sức quan trọng đối với
sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Con người cung cấp dữ liệu đầu
vào để hoạch định mục tiêu, phân tích môi trường, lựa chọn, thực hiện và kiểm
tra chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Dù cho các quan điểm của hệ thống
chiến lược tổng quát có đúng đắn đến mức độ nào đi chăng nữa thì cũng không
thể mang lại hiệu quả nếu không có những con người làm việc hiệu quả.
Để có thể nâng cao năng lực cạnh tranh dựa vào yếu tố nguồn nhân lực thì
người lao động của doanh nghiệp trước hết phải nhận thức rõ về quy luật cạnh
tranh. Đó là quy luật đào thải những cái không phù hợp, những cái yếu, những
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
cái không đủ năng lực. Người lao động không có trình độ, không có tinh thần
cầu thị tiến bộ, chưa nhận thức được vai trò của mình trong dây chuyền hoạt
động trong doanh nghiệp, chưa hiểu rõ vị trí của doanh nghiệp hiện tại cũng
như không phấn đấu vì sự phát triển chung của doanh nghiệp trong tương
lai sẽ gây tổn hại rất lớn đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, sự hiểu biết của người lao động về chính sách pháp luật của
Nhà nước cũng là yếu tố khá quan trọng. Người lao động cần được trang bị đầy
đủ các kiến thức này, hạn chế được các hành vi sai lầm xâm hại tới lợi ích tập
thể hay giảm uy tín của doanh nghiệp.
b. Khả năng về tài chính
Khả năng tài chính là yếu tố quan trọng hàng đầu cần được tính tới khi
doanh nghiệp ra các quyết định về vấn đề ổn định và mở rộng thị trường. Khả
năng tài chính đảm bảo các yếu tố đầu vào cho sản xuất kinh doanh để tạo ra
các đầu ra đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Năng lực tài chính thể hiện ở quy mô vốn tự có, khả năng huy động vốn
và hiệu quả sử dụng vốn. Một doanh nghiệp có khả năng tài chính dồi dào,
vững mạnh sẽ có nhiều cơ hội đầu tư sản phẩm mới phục vụ nhu cầu của đối
tượng khách hàng mới, đầu tư công nghệ hiện đại vào hoạt động sản xuất kịp
thời tạo ra sản phẩm chất lượng hay có đủ nguồn lực thực hiện các chính sách
thu hút khách hàng, mở rộng thị trường… Đây là một yếu tố quan trọng giúp
năng lực cạnh tranh được nâng cao hơn rất nhiều so với các đối thủ trên thị
trường.
c. Trình độ công nghệ
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Trong môi trường quốc tế cạnh tranh ngày càng gay gắt, hiện nay, công
nghệ được xem là công cụ chiến lược để phát triển kinh tế xã hội một cách
nhanh chóng và bền vững. Thực tế này đang đặt ra cho các doanh nghiệp những
yêu cầu bức thiết về đổi mới công nghệ, nhằm nâng cao chất lượng, hạ giá thành
sản phẩm, tạo được ưu thế cạnh tranh trên thị trường.
Bất kỳ một doanh nghiệp nào nếu không có những hoạt động nhằm đổi
mới công nghệ thì chắc chắn hệ thống công nghệ, dây chuyền sản xuất, máy
móc, trang thiết bị… sẽ trở nên lạc hậu, hiệu quả kinh tế thấp, dẫn đến bị đào
thải, làm cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp bị đe doạ. Đổi mới công
nghệ sẽ giúp doanh nghiệp, nhà sản xuất cải thiện, nâng cao chất lượng sản
phẩm, củng cố, duy trì và mở rộng thị phần của sản phẩm; đa dạng hoá mẫu mã
sản phẩm, giảm tiêu hao nguyên, nhiên liệu; cải thiện điều kiện làm
việc, nâng cao mức độ an toàn sản xuất cho người và thiết bị, giảm tác động
xấu đến môi trường. Đặc biệt, về mặt lợi ích thương mại, nhờ đổi mới công
nghệ, chất lượng sản phẩm được nâng lên đồng nghĩa với việc doanh nghiệp sẽ
tạo được ưu thế vững vàng trên thị trường cạnh tranh
Đổi mới và nâng cao trình độ công nghệ là yếu tố then chốt quyết định sự
phát triển lâu dài, bền vững đối với bất cứ một doanh nghiệp hay một nền kinh
tế nào.
d. Kinh nghiệm sản xuất
Kinh nghiệm sản xuất là những kiến thức đúc rút được qua thời gian dài
tiến hành hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp tùy thuộc
vào lĩnh vực hoạt động, thời gian tồn tại có những kinh nghiệm khác nhau.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Kinh nghiệm sản xuất giúp hạn chế những sai lầm đã từng xảy ra cho quá
trình tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Giảm thiểu rủi
ro đồng nghĩa với việc tiết kiệm chi phí, gia tăng lợi nhuận, nâng cao hiệu quả
hoạt động sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có nhiều
kinh nghiệm trong sản xuất sẽ có ưu thế về uy tín hơn so với các đối thủ, tạo
dựng được niềm tin với khách hàng, đó là một phần quan trọng trong năng lực
cạnh tranh của doanh nghiệp.
e. Trình độ quản trị doanh nghiệp và chính sách chiến lược của công ty
- Trình độ tổ chức quản trị doanh nghiệp: Nói tới trình độ tổ chức quản
trị doanh nghiệp là nói tới cơ cấu tổ chức và công tác đào tạo trong doanh
nghiệp.
Một doanh nghiệp có cơ cấu tổ chức hợp lý, phân công trách nhiệm và
quyền hạn rõ ràng thì mọi hoạt động trong doanh nghiệp sẽ diễn ra một cách
suôn sẻ và ngược lại. Trong cơ cấu tổ chức đó, phẩm chất và tài năng của những
nhà quản trị doanh nghiệp có vai trò quan trong bậc nhất, ảnh hưởng
rất lớn đến sự thành công của doanh nghiệp. Những nhà lãnh đạo tài ba sẽ làm
cho bộ máy của doanh nghiệp vận hành theo quy luật, hoạt động linh hoạt và
uyển chuyển phù hợp với mọi sự thay đổi trong và ngoài doanh nghiệp.
Công tác đào tạo trong doanh nghiệp phải được thực hiện thường xuyên
bao gồm: giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, văn hóa ứng xử, trình độ tay
nghề… Công tác đào tạo thực hiện tốt sẽ tạo ra người lao động có nhận thức
tốt, tạo ra môi trường văn hóa lành mạnh, người lao động trong doanh nghiệp
đoàn kết gắn bó tạo nên một tập thể vững mạnh, trung thành phấn đấu vì sự phát
triển của doanh nghiệp.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
- Chính sách và chiến lược của doanh nghiệp giữ vai trò quan trọng bậc
nhất giúp hoạt động của doanh nghiệp đạt hiệu quả cao. Chính sách và chiến
lược được ví như con đường đi của doanh nghiệp, nó vạch ra phương hướng và
mục tiêu hoạt động, giúp cho doanh nghiệp hạn chế được rủi ro, và đi tới đích
thành công một cách nhanh nhất. Các chính sách và chiến lược bao gồm: Chính
sách nhân sự, chính sách sản phẩm… Mỗi doanh nghiệp trong môi trường khác
nhau đưa ra những chính sách khác nhau, phụ thuộc lớn vào nghệ thuật quản lý
và quan điểm của mỗi nhà quản trị.
1.1.5.2. Nhóm nhân tố bên ngoài doanh nghiệp
a. Người cung ứng yếu tố đầu vào của doanh nghiệp
Người cung ứng yếu tố đầu vào của doanh nghiệp là những nhà cung ứng
các yếu tố đầu vào cần thiết của quá trình sản xuất kinh doanh như: Nguyên
liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ, máy móc thiết bị, vốn, nhân lực…
Hiện nay, do quá trình chuyên môn hóa ngày càng cao, doanh nghiệp
không thể tổ chức sản xuất kinh doanh theo hình thức tự cung tự cấp, bởi lẽ với
hình thức này, hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sẽ không cao do
không tận dụng được lợi thế cạnh tranh giữa các ngành và các quốc
gia. Điều đó cho thấy vai trò quan trọng của người cung ứng yếu tố đầu vào đối
với quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Những nhà cung
ứng đầu vào uy tín, chất lượng sẽ giúp quá trình sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp diễn ra thuận lợi, nâng cao hiệu quả sản xuất và nâng cao chất lượng của
sản phẩm. Đây là những nhà cung ứng đầu vào mà các doanh nghiệp cần tìm và
cần hợp tác.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Tuy nhiên có một thực tế quan trọng đó là nhà cung ứng có thể cung cấp
yếu tố đầu vào cho doanh nghiệp và đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp. Khi
trong ngành có ít nhà cung ứng hoặc bản thân doanh nghiệp không phải là khách
hàng quan trọng, hay không có sản phẩm thay thế… nhà cung ứng có thể tận
dụng ưu thế này để tăng lợi nhuận cho mình thông qua việc nâng giá, giảm chất
lượng sản phẩm hay giảm dịch vụ đi kèm…, gâyảnh hưởng tới quá trình sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần có những biện pháp cụ
thể để giảm áp lực của nhà cung ứng mà không làm ảnh hưởng tới năng lực
cạnh tranh của doanh nghiệp.
b. Khách hàng
Khách hàng là những cá nhân hay tổ chức mà doanh nghiệp đang hướng
các nỗ lực marketing vào; là người có điều kiện ra quyết định mua sắm, sử
dụng sản phẩm, hàng hóa, lao vụ dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp. Mục tiêu
của các doanh nghiệp là thỏa mãn sự hài lòng của khách hàng khi sử dụng sản
phẩm, hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp. Trong điều kiện cạnh tranh gay
gắt hiện nay, vai trò của khách hàng trở nên quan trọng và sự tín nhiệm của
khách hàng là tài sản có giá trị nhất của doanh nghiệp. Tuy nhiên xuất phát từ
thực tế này, khách hàng lại gây áp lực về phía doanh nghiệp, ép giá thấp
nhưng đòi hỏi chất lượng sản phẩm cung ứng cao, gây ảnh hưởngtới lợi nhuận
của doanh nghiệp. Do vậy, doanh nghiệp cần phân loại khách hàng
thành các nhóm. Với mỗi nhóm khách hàng, doanh nghiệp cần phân tích và đưa
ra chính sách phù hợp nhằm thỏa mãn sự hài lòng của khách hàng nhưng vẫn
đảm bảo lợi nhuận cho mình.
c. Đối thủ cạnh tranh trong ngành
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Đối thủ cạnh tranh trong ngành là các doanh nghiệp, tổ chức có mục đích
thu hút cùng một đối tượng khách hàng mà doanh nghiệp đang muốn thu hút
hoặc hướng tới.
Đối thủ cạnh tranh trong ngành quyết định tính chất và mức độ cạnh tranh
của ngành. Khi ngành đang trong giai đoạn bão hòa hoặc suy thoái hoặc nhiều
đối thủ cạnh tranh thì mức độ cạnh tranh trở nên khốc liệt. Chỉ cần có một
chính sách sai lầm, ngay lập tức các đối thủ sẽ chiếm lĩnh thị phần của doanh
nghiệp. Do vậy, doanh nghiệp cần tìm hiểu và phải hiểu rõ đối thủ của mình:
Chiến lược hiện tại, mục đích tương lai, điểm mạnh, điểm yếu… của đối thủ
cạnh tranh. Trên cơ sở đó, doanh nghiệp hoàn thiện những mặt còn hạn chế,
phát huy tối đa điểm mạnh và từng bước nâng cao năng lực cạnh tranh.
d. Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn
Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn là những tổ chức, cá nhân có khả năng gia nhập
và cạnh tranh với doanh nghiệp song hiện tại chưa gia nhập.
Doanh nghiệp cần quan tâm tới các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn bởi vì sự
xuất hiện của đối tượng này sẽ gây ảnh hưởng tới vị thế cạnh tranh của doanh
nghiệp. Vì tham gia vào thị trường sau nên các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn có lợi
thế trong việc là ứng dụng những thành tựu mới của khoa học công nghệ. Do
vậy, để hạn chế sự xâm nhập của đối thủ mới, doanh nghiệp cần tạo ra và duy
trì một hàng rào ngăn cản hợp pháp. Những hàng rào này là: lợi thế do sản xuất
trên quy mô lớn, đa dạng hóa sản phẩm, sự đòi hỏi có nguồn tài
chính lớn, chi phí chuyển đổi mặt hàng cao, khả năng hạn chế việc xâm nhập từ
các kênh tiêu thụ vững vàng và ưu thế và giá thành mà đối thủ cạnh tranh không
tạo ra được.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
e. Chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước
Chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước là các chính sách kinh tế như chính
sách thương mại, chính sách cạnh tranh, chính sách đầu tư… nhằm mục đích ổn
định nền kinh tế vĩ mô. Mỗi chính sách và biện pháp Nhà nước đưa ra có thể
khuyến khích hay hạn chế sự phát triển của từng ngành cụ thể, do vậy sẽ gây
ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trongngành.
f. Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật và bối cảnh quốc tế
Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ trong giai đoạn hiện nay
có những bước tiến nhảy vọt trong nhiều lĩnh vực, tạo ra cơ sở cũng như thúc
đẩy nhanh hơn, tạo lực mạnh hơn cho quá trình toàn cầu hóa kinh tế - vốn là
một xu thế khách quan trên thế giới.
Toàn cầu hóa hiện nay có hai mặt, vừa tích cực, vừa tiêu cực. Mặt tích cực
thể hiện chủ yếu là tạo ra cơ hội cho tất cả các nước tiến nhanh hơn trên con
đường phát triển của mình nếu biết tận dụng thời cơ trong giao lưu, hợp tác
quốc tế, đi tắt, đón đầu, phát huy được sức mạnh tổng hợp của dân tộc và của
thời đại. Điều đó có nghĩa đây là điều kiện tốt để doanh nghiệp nâng cao năng
lực cạnh tranh của mình bằng việc chuyển giao công nghệ, vốn, nhân lực có
trình độ tay nghề cao vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên quá trình
toán cầu hóa cũng có mặt tiêu cực, đó là sự thao túng của các tập đoàn kinh tế
xuyên quốc gia. Bên cạnh đó, sản phẩm hiện nay phản ánh sự kết tinh từ chất
xám, trí tuệ nhiều, do vậy, nếu doanh nghiệp không thể đáp ứng được điều này
sẽ tự đào thải mình.
1.2. Kinh nghiệm về nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
1.2.1. Trên thế giới
1.2.1.1. Kinh nghiệm của tập đoàn điện khí điện tử Siemens
Siemens là một trong mười tập đoàn xuyên quốc gia chuyên sản xuất điện
khí và điện tử trên thế giới. Đạt được thành tích ngày hôm nay, tập đoàn đã áp
dụng rất nhiều giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của tập đoàn. Trong
bài báo “Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của một số doanh nghiệp
trên thế giới và một số gợi ý cho doanh nghiệp Việt Nam” đăng trên tạp chí
Những vấn đề kinh tế và chính trị thế giới (Số 1, 2007), PGS. TS. Trần Thị
Minh Châu đã tổng kết lại các kinh nghiệm của tập đoàn điện khí điện từ
Siemens như sau: [3]
Thứ nhất, liên tục sáng tạo và đổi mới kỹ thuật, sản phẩm, luôn đi tiên
phong trong các lĩnh vực kỹ thuật mới. Nhà sáng lập và quản lý tập đoàn
Siemens là một nhà phát minh nổi tiếng trong nhiều lĩnh vực: hóa học, điện tử,
quang học… Trong một năm, tập đoàn có thể tìm ra 20.000 phát minh và cải
tiến. Tập đoàn luôn chú trọng bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ cho người lao động
và coi đó là khâu trọng tâm trong việc phát triển doanh nghiệp. Mỗi năm tập
đoàn đều trích ra một số tiền để tài trợ cho việc đào tạo công nhân mới, công
nhân có triển vọng sẽ được cử đi học tại các trường đại học. Tập đoàn cũng chú
trọng đào tạo cán bộ quản lý cao cấp thông qua xác lập mối quan hệ chặt chẽ
với các trung tâm đào tạo cán bộ. Trong tuyển dụng và sử dụng lao động, tập
đoàn có nhiều chính sách để thu hút nhân tài: phân quyền rộng rãi cho người có
tài năng để họ phát huy sức mạnh riêng, cơ sở cân nhắc dựa trên thực tài không
quan trọng quan hệ huyết thống hay mối quan hệ thân thiết.
Thứ hai, chú trọng đầu tư để tăng cường sức mạnh của các tổ chức cơ sở,
tạo vị thế cạnh tranh mạnh theo hướng chuyên môn hóa. Siemens là tập đoàn
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
xuyên quốc gia, tham gia sản xuất kinh doanh nhiều lĩnh vực, do vậy tập đoàn
đã tiến hành phân cấp cơ sở rất mạnh nhằm giúp hoạt động của tập đoàn được
năng động hơn. Hai yếu tố vốn và công nghệ được tập đoàn quan tâm hàng đầu.
Nguồn vốn và công nghệ kỹ thuật được cấp cho các chi nhánh một cách tương
xứng với chức năng và hiệu quả hoạt động của chi nhánh đó. Chính vì vậy, tập
đoàn vừa phát huy được sức mạnh của từng phân hệ, đồng thời cũng không cho
phép phân hệ ly khai khỏi kế hoạch hành động chung.
1.2.1.2. Kinh nghiệm cạnh tranh của các doanh nghiệp tại Nhật Bản
Sự vươn lên và khẳng định vị thế cạnh tranh của các doanh nghiệp Nhật
Bản khiến cả thế giới khâm phục. Sau chiến tranh, nền kinh tế Nhật Bản nhanh
chóng phục hồi và phát triển thành một cường quốc có nhiều ngành công nghiệp
dẫn đầu thế giới. Theo nghiên cứu của James C.Abegglen và George Stalk Jr.
có bốn phương thức cạnh tranh hiệu quả mà các doanh nghiệp Nhật Bản đã ứng
dụng như sau: [3]
Thứ nhất, các doanh nghiệp Nhật Bản lấy mục tiêu tăng trưởng thị trường
để phấn đấu. Ví dụ, vào cuối thập kỷ 50, hãng Honda đã tăng sản xuất nhanh
hơn thị trường nhờ đó trong vòng 5 năm đã thay thế hãng Tohatsu trong địa vị
dẫn đầu ngành sản xuất xe máy, khiến cho hãng này cùng 45 hãng khác bị phá
sản hoặc rút khỏi ngành.
Thứ hai, các doanh nghiệp Nhật Bản thường xuyên theo dõi đối thủ để tìm
cách đối phó hữu hiệu. Việc theo dõi này hướng tới mục tiêu: Nắm chắc đối thủ
để làm tốt hơn hoặc làm khác họ. Ví dụ hãng Matsushita thường để đối thủ tìm
sản phẩm mới, sau đó đầu tư lớn vào sản phẩm tương tự nhưng đặc trưng nổi
trội hơn và quy mô lớn hơn. Khi đối thủ có sáng kiến, các doanh nghiệp thường
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
phản ứng nhanh bằng cách đua tranh thị trường, sáng kiến liên tục, nhờ đó sản
phẩm đa dạng theo hướng có lợi cho người tiêu dùng.
Thứ ba, các doanh nghiệp Nhật Bản biết cách tạo ra và khai thác triệt để
lợi thế cạnh tranh. Lợi thế hàng đầu của các doanh nghiệp Nhật Bản thời kỳ đầu
là chi phí thấp dựa trên chế độ tiền công thấp. Khi tiền công không còn là lợi
thế, các doanh nghiệp Nhật Bản khai thác lợi thế sản phẩm có chất lượng cao,
đa dạng, được cải tiến kỹ thuật liên tục. Họ đã sử dụng các lợi thế nàykết hợp
với khả năng chọn lựa thị trường, lựa chọn sản phẩm để thâm nhập vào thị
trường nước ngoài.
Thứ tư, các doanh nghiệp Nhật Bản đã lựa chọn chính sách tài chính công
ty với chính sách nhân sự phù hợp với xu hướng tăng trưởng nhanh, khai thác
tối đa lợi thế và theo dõi chặt chẽ đối thủ. Để làm được điều đó, các doanh
nghiệp phải đi vay số lượng lớn và hy sinh lợi nhuận. Doanh nghiệp Nhật Bản
cũng hạn chế thuê thêm nhân công mà thay vào đó là xây dựng công đoàn khá
mạnh để dung hòa quan hệ chủ thợ và chú ý vào đào tạo lao động. Chế độ lương
thưởng linh hoạt theo tình hình của doanh nghiệp và tương xứng với sức lao
động bỏ ra.
1.2.2. Tại Việt Nam
1.2.2.1. Kinh nghiệm của Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 1
Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 1 - Công ty CIENCO1 là
một trong những doanh nghiệp hàng đầu về xây dựng cơ sở hạ tầng của Việt
Nam, được thành lập từ năm 1964, kinh doanh trên nhiều lĩnh vực như: Xây
dựng các công trình giao thông; Xây dựng công nghiệp, dân dụng; Tư vấn đầu
tư xây dựng; Khảo sát thiết kế; Giám sát thí nghiệm các công trình giao thông;
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Sản xuất vật liệu xây dựng; Xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị giao thông vận tải,
nhiên liệu; Kinh doanh khách sạn, nhà hàng, siêu thị, dịch vụ du lịch; Đào tạo
công nhân kỹ thuật; Xuất khẩu lao động.
Trải qua 48 năm phát triển (1964 – 2012) Công ty CIENCO1 đã xây dựng
được lực lượng hùng hậu bao gồm: Trên 40 đơn vị thành viên, một trường đào
tạo công nhân kỹ thuật, 3 chi nhánh trực thuộc (Thành phố Hồ Chí Minh, Tây
Nguyên, Campuchia) với hơn 9.000 cán bộ công nhân viên, trong đó công nhân
kỹ thuật là 7.250 người, tốt nghiệp trung cấp là 350 người, tốt nghiệp đại học
và trên đại học là 2.100 người, số người có trình độ thạc sỹ, tiến sỹ 32 người.
Công ty CIENCO1 đã được tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh, danh hiệu
Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, 10 Huân chương độc lập, 5 cá nhân Anh
hùng lao động, 7 công trình được cấp Huy chương vàng về chất lượng.
Nhiều công trình tiêu biểu do Công ty CIENCO1 thực hiện đã góp phần
vào sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước như: Cầu Rạch Miễu, Cầu
Rồng, cầu Trần Thị Lý,cầu Vĩnh Tuy, cảng xuất sản phẩm Nhà máy lọc dầu
Dung Quất, đường cao tốc Sài Gòn – Trung Lương, cầu Giẽ - Ninh Bình, cầu
đường sắt Phả Lại, dự án Vành Đai 3 – Hà Nội, Cảng hàng không quốc tế Nội
Bài, đường 78 Vương quốc Campuchia, ADB 11 – CHDCND Lào…
Để đạt được những thành công đó công ty đã và đang áp dụng nhiềubiện
pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của mình trên thị trường trong và
ngoài nước. Trong buổi tổng kết những kết quả đạt được trong năm 2012 và
nhiệm vụ phương hướng năm 2013, Tổng giám đốc chia sẻ những kinh nghiệm
của Tổng công ty trong nhiều năm qua như sau:[12]
Thứ nhất: Không ngừng nâng cao năng lực kỹ thuật công nghệ, năng lực tài
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
chính và nguồn nhân lực. Đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng các thành tựu khoa
học kỹ thuật vào thi công nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm bởi chất lượng
công trình là thương hiệu của Tổng công ty; chủ động tìm kiếm thị trường và chú
trọng vào các dự án có nguồn vốn rõ ràng. Với kinh nghiệm trong lĩnh vực
xây dựng công trình giao thông lâu năm, khả năng tài chính minh bạch, dồi dào
nên Tổng công ty được đánh giá rất cao trong đấu thầu cạnh tranh.
Thứ hai: Luôn chuẩn bị chu đáo hồ sơ dự thầu các công trình xây dựng
giao thông mà Tổng công ty tham gia. Tổng công ty có bộ phận chuyên gia và
nhân viên kỹ thuật chất lượng cao giúp công ty nghiên cứu kỹ lưỡng hồ sơ dự
thầu, hoàn thiện hồ sơ dự thầu với giá cạnh tranh, đặc điểm dự án, đối thủ cạnh
tranh…
Thứ ba: Thiết lập mối quan hệ tốt với chủ đầu tư và doanh nghiệp tư vấn
dự án. Nhờ vào mối quan hệ này, Tổng công ty được chủ đầu tư và nhà tư vấn
quan tâm nên khả năng trúng thầu cao.
1.2.2.2.Kinh nghiệm của Công ty cổ phần xây dựng giao thông 1 tại Thái Nguyên
Trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên hiện nay có nhiều công ty thuộc lĩnh vực
xây dựng giao thông. Trong những năm gần đây, doanh nghiệp phát triển mạnh
trong lĩnh vực này trên địa bàn phải kể tới Công ty cổ phần xây dựng giao thông
1. Trong bài báo “Công ty cổ phần xây dựng giao thông 1 – 48 năm 1 chặng
đường ” đăng trên Nội san của ngành xây dựng giao thông tỉnh Thái Nguyên
(quý 4 năm 2012), tác giả Tăng Minh Bắc ghi lại một số kinh nghiệm nâng cao
năng lực cạnh tranh công ty như sau: [12]
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Thứ nhất: Giữ vững mối quan hệ với các bên hữu quan như chủ đầu tư,
khách hàng, tổ chức tín dụng… và tăng cường tìm kiếm khách hàng mới trên
thương trường.
Thứ hai: Thực hiện kịp thời tiến độ thi công các công trình đảm bảo chất
lượng. Với mỗi công trình, công ty luôn lập kế hoạch rõ ràng từng giai đoạn
thực hiện, lường trước mọi tình huống có thể phát sinh và có phương án đối phó
để hoàn thành đúng tiến độ thi công theo yêu cầu của khách hàng. Nhờ vậy uy
tín của công ty trong những năm gần đây được nâng lên rõ rệt.
Thứ ba: Hoàn thiện hồ sơ dự thầu các công trình. Công ty đã xây dựng
hoàn thiện hệ thống định mức tiêu hao chi phí xây dựng và có nhiều biện pháp
để tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm;
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Nâng cao năng lực cạnh tranh là vấn đề sống còn của mỗi doanh nghiệp
trong quá trình tồn tại và phát triển trong nền kinh tế cạnh tranh khốc liệt hiện
nay. Có 2 nhóm nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp, đó là:
- Nhóm nhân tố bên trong doanh nghiệp: Nhân tố con người, khả năng tài
chính, trình độ công nghệ, khả năng sản xuất, trình độ tổ chức quản trị doanh
nghiệp và chính sách chiến lược của công ty
- Nhóm nhân tố bên ngoài: Người cung ứng, khách hàng, đối thủ cạnh
tranh tiềm ẩn, đối thủ cạnh tranh hiện tại, chính sách kinh tế vĩ mô, bối cảnh
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
quốc tế và sự tiến bộ khoa học kỹ thuật.
Để đánh giá được năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp cần đánh giá
trên những chỉ tiêu định lượng và định tính cụ thể như: Thị phần của doanh
nghiệp, chỉ tiêu lợi nhuận, uy tín… Qua đó tìm ra nguyên nhân, những mặt hạn
chế và những mặt mạnh cần phát huy. Từ đó đưa ra các biện pháp nhằm nâng
cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

More Related Content

Similar to Cơ sở lý luận và thực tiễn về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.docx

THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP KHU CHẾ XUẤT Ở VIỆT NAM...
THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP KHU CHẾ XUẤT Ở VIỆT NAM...THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP KHU CHẾ XUẤT Ở VIỆT NAM...
THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP KHU CHẾ XUẤT Ở VIỆT NAM...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Một số nhận xét đánh giá về công tác tổ chứcbộ máy quản ...
Một số nhận xét đánh giá về công tác tổ chứcbộ máy quản ...Một số nhận xét đánh giá về công tác tổ chứcbộ máy quản ...
Một số nhận xét đánh giá về công tác tổ chứcbộ máy quản ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Truy cập vào website Amazon.com và phân tích mô hình kinh doanh của website…
Truy cập vào website Amazon.com và phân tích mô hình kinh doanh của website…Truy cập vào website Amazon.com và phân tích mô hình kinh doanh của website…
Truy cập vào website Amazon.com và phân tích mô hình kinh doanh của website…AskSock Ngô Quang Đạo
 
Nhóm 2 quản trị học
Nhóm 2 quản trị họcNhóm 2 quản trị học
Nhóm 2 quản trị họcTran Dat
 

Similar to Cơ sở lý luận và thực tiễn về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.docx (20)

THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP KHU CHẾ XUẤT Ở VIỆT NAM...
THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP KHU CHẾ XUẤT Ở VIỆT NAM...THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP KHU CHẾ XUẤT Ở VIỆT NAM...
THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP KHU CHẾ XUẤT Ở VIỆT NAM...
 
Cơ sở lý luận về Vốn lưu động và hiệu quả sử dụng Vốn lưu động
Cơ sở lý luận về Vốn lưu động và hiệu quả sử dụng Vốn lưu độngCơ sở lý luận về Vốn lưu động và hiệu quả sử dụng Vốn lưu động
Cơ sở lý luận về Vốn lưu động và hiệu quả sử dụng Vốn lưu động
 
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Của Công Ty Bia.
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Của Công Ty Bia.Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Của Công Ty Bia.
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Của Công Ty Bia.
 
Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lựcCác nhân tố ảnh hưởng đến công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
 
Một số nhận xét đánh giá về công tác tổ chứcbộ máy quản ...
Một số nhận xét đánh giá về công tác tổ chứcbộ máy quản ...Một số nhận xét đánh giá về công tác tổ chứcbộ máy quản ...
Một số nhận xét đánh giá về công tác tổ chứcbộ máy quản ...
 
Hoàn thiện điều hành quản trị doanh nghiệp trong thời đạo 4.0.docx
Hoàn thiện điều hành quản trị doanh nghiệp trong thời đạo 4.0.docxHoàn thiện điều hành quản trị doanh nghiệp trong thời đạo 4.0.docx
Hoàn thiện điều hành quản trị doanh nghiệp trong thời đạo 4.0.docx
 
Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty nam dược trên thị trường nội địa.doc
Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty nam dược trên thị trường nội địa.docNâng cao năng lực cạnh tranh của công ty nam dược trên thị trường nội địa.doc
Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty nam dược trên thị trường nội địa.doc
 
Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh cho công ty Quà Tặng Quà.doc
Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh cho công ty Quà Tặng Quà.docGiải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh cho công ty Quà Tặng Quà.doc
Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh cho công ty Quà Tặng Quà.doc
 
Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Điện CS & TBĐT Hưng Đạo, 9 điểm.docx
Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Điện CS & TBĐT Hưng Đạo, 9 điểm.docxPhân tích tình hình tài chính tại Công ty Điện CS & TBĐT Hưng Đạo, 9 điểm.docx
Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Điện CS & TBĐT Hưng Đạo, 9 điểm.docx
 
Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực của công ty Thang máy Thiên Nam.docx
Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực của công ty Thang máy Thiên Nam.docxHoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực của công ty Thang máy Thiên Nam.docx
Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực của công ty Thang máy Thiên Nam.docx
 
Cơ sở lý luận về chính sách marketing mix đối với dịch vụ viễn thông.docx
Cơ sở lý luận về chính sách marketing mix đối với dịch vụ viễn thông.docxCơ sở lý luận về chính sách marketing mix đối với dịch vụ viễn thông.docx
Cơ sở lý luận về chính sách marketing mix đối với dịch vụ viễn thông.docx
 
Đề tài: Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty sản xuất sơn
Đề tài: Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty sản xuất sơnĐề tài: Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty sản xuất sơn
Đề tài: Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty sản xuất sơn
 
Tiểu luận về công ty TH true milk, 9 điểm.doc
Tiểu luận về công ty TH true milk, 9 điểm.docTiểu luận về công ty TH true milk, 9 điểm.doc
Tiểu luận về công ty TH true milk, 9 điểm.doc
 
Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Tại Công Ty in bao bì nhựa Hoàng Hạc, ...
Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Tại Công Ty in bao bì nhựa Hoàng Hạc, ...Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Tại Công Ty in bao bì nhựa Hoàng Hạc, ...
Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Tại Công Ty in bao bì nhựa Hoàng Hạc, ...
 
Đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
 
Phân tích SWOT công ty kinh doanh tin học máy tính
Phân tích SWOT công ty kinh doanh tin học máy tínhPhân tích SWOT công ty kinh doanh tin học máy tính
Phân tích SWOT công ty kinh doanh tin học máy tính
 
Truy cập vào website Amazon.com và phân tích mô hình kinh doanh của website…
Truy cập vào website Amazon.com và phân tích mô hình kinh doanh của website…Truy cập vào website Amazon.com và phân tích mô hình kinh doanh của website…
Truy cập vào website Amazon.com và phân tích mô hình kinh doanh của website…
 
MAR26.doc
MAR26.docMAR26.doc
MAR26.doc
 
Cơ sở lý luận và thực tiễn về năng lực cạnh tranh sản phẩm xuất khẩu.docx
Cơ sở lý luận và thực tiễn về năng lực cạnh tranh sản phẩm xuất khẩu.docxCơ sở lý luận và thực tiễn về năng lực cạnh tranh sản phẩm xuất khẩu.docx
Cơ sở lý luận và thực tiễn về năng lực cạnh tranh sản phẩm xuất khẩu.docx
 
Nhóm 2 quản trị học
Nhóm 2 quản trị họcNhóm 2 quản trị học
Nhóm 2 quản trị học
 

More from Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói ☎☎☎ Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 👍👍

More from Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói ☎☎☎ Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 👍👍 (20)

Cơ sở lý luận về quản trị hàng tồn kho.docx
Cơ sở lý luận về quản trị hàng tồn kho.docxCơ sở lý luận về quản trị hàng tồn kho.docx
Cơ sở lý luận về quản trị hàng tồn kho.docx
 
Cơ sở lý luận về công tác quản trị nhân sự.docx
Cơ sở lý luận về công tác quản trị nhân sự.docxCơ sở lý luận về công tác quản trị nhân sự.docx
Cơ sở lý luận về công tác quản trị nhân sự.docx
 
Cơ sở lý luận về công tác lưu trữ.docx
Cơ sở lý luận về công tác lưu trữ.docxCơ sở lý luận về công tác lưu trữ.docx
Cơ sở lý luận về công tác lưu trữ.docx
 
Cơ sở lý luận về hiệu quả hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp.docx
Cơ sở lý luận về hiệu quả hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp.docxCơ sở lý luận về hiệu quả hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp.docx
Cơ sở lý luận về hiệu quả hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp.docx
 
Cơ sở lý luận về động lực làm việc của người lao động.docx
Cơ sở lý luận về động lực làm việc của người lao động.docxCơ sở lý luận về động lực làm việc của người lao động.docx
Cơ sở lý luận về động lực làm việc của người lao động.docx
 
Cơ sở lý luận về thể chế quản lý nhà nước đối với tài sản công trong các doan...
Cơ sở lý luận về thể chế quản lý nhà nước đối với tài sản công trong các doan...Cơ sở lý luận về thể chế quản lý nhà nước đối với tài sản công trong các doan...
Cơ sở lý luận về thể chế quản lý nhà nước đối với tài sản công trong các doan...
 
Cơ sở lý luận về an toàn vệ sinh lao động và pháp luật điều chỉnh an toàn vệ ...
Cơ sở lý luận về an toàn vệ sinh lao động và pháp luật điều chỉnh an toàn vệ ...Cơ sở lý luận về an toàn vệ sinh lao động và pháp luật điều chỉnh an toàn vệ ...
Cơ sở lý luận về an toàn vệ sinh lao động và pháp luật điều chỉnh an toàn vệ ...
 
Cơ sở lý luận về đăng ký giao dịch bảo đảm tiền vay.docx
Cơ sở lý luận về đăng ký giao dịch bảo đảm tiền vay.docxCơ sở lý luận về đăng ký giao dịch bảo đảm tiền vay.docx
Cơ sở lý luận về đăng ký giao dịch bảo đảm tiền vay.docx
 
Cơ sở lý luận về bảo vệ quyền của lao động nữ và pháp luật về bảo vệ quyền củ...
Cơ sở lý luận về bảo vệ quyền của lao động nữ và pháp luật về bảo vệ quyền củ...Cơ sở lý luận về bảo vệ quyền của lao động nữ và pháp luật về bảo vệ quyền củ...
Cơ sở lý luận về bảo vệ quyền của lao động nữ và pháp luật về bảo vệ quyền củ...
 
Cơ sở lý luận về hoạt động ban hành văn bản hành chính tại ủy ban nhân dân qu...
Cơ sở lý luận về hoạt động ban hành văn bản hành chính tại ủy ban nhân dân qu...Cơ sở lý luận về hoạt động ban hành văn bản hành chính tại ủy ban nhân dân qu...
Cơ sở lý luận về hoạt động ban hành văn bản hành chính tại ủy ban nhân dân qu...
 
Cơ sở lý luận về kiểm sát việc giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm của vi...
Cơ sở lý luận về kiểm sát việc giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm của vi...Cơ sở lý luận về kiểm sát việc giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm của vi...
Cơ sở lý luận về kiểm sát việc giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm của vi...
 
Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí.docx
Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí.docxCơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí.docx
Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí.docx
 
Cơ sở lý luận về cơ chế “một cửa” của ủy ban nhân dân quận.docx
Cơ sở lý luận về cơ chế “một cửa” của ủy ban nhân dân quận.docxCơ sở lý luận về cơ chế “một cửa” của ủy ban nhân dân quận.docx
Cơ sở lý luận về cơ chế “một cửa” của ủy ban nhân dân quận.docx
 
Cơ sở lý luận về chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở.docx
Cơ sở lý luận về chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở.docxCơ sở lý luận về chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở.docx
Cơ sở lý luận về chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở.docx
 
Cơ sở lí luận về quản lí thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội cấp...
Cơ sở lí luận về quản lí thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội cấp...Cơ sở lí luận về quản lí thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội cấp...
Cơ sở lí luận về quản lí thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội cấp...
 
Cơ Sở Lý Thuyết Về Phân Tích Tình Hình Tài Chính.docx
Cơ Sở Lý Thuyết Về Phân Tích Tình Hình Tài Chính.docxCơ Sở Lý Thuyết Về Phân Tích Tình Hình Tài Chính.docx
Cơ Sở Lý Thuyết Về Phân Tích Tình Hình Tài Chính.docx
 
Cơ sở lý luận của vấn đề thực hiện pháp luật và thực hiện pháp luật về giáo d...
Cơ sở lý luận của vấn đề thực hiện pháp luật và thực hiện pháp luật về giáo d...Cơ sở lý luận của vấn đề thực hiện pháp luật và thực hiện pháp luật về giáo d...
Cơ sở lý luận của vấn đề thực hiện pháp luật và thực hiện pháp luật về giáo d...
 
Cơ sở lý thuyết về tài sản ngắn hạn, sử dụng tài sản ngắn hạn và quản lý tài ...
Cơ sở lý thuyết về tài sản ngắn hạn, sử dụng tài sản ngắn hạn và quản lý tài ...Cơ sở lý thuyết về tài sản ngắn hạn, sử dụng tài sản ngắn hạn và quản lý tài ...
Cơ sở lý thuyết về tài sản ngắn hạn, sử dụng tài sản ngắn hạn và quản lý tài ...
 
Cơ sở lý luận và thực tiễn về thị trường và phát triển thị trường.docx
Cơ sở lý luận và thực tiễn về thị trường và phát triển thị trường.docxCơ sở lý luận và thực tiễn về thị trường và phát triển thị trường.docx
Cơ sở lý luận và thực tiễn về thị trường và phát triển thị trường.docx
 
Cơ Sở Lý Luận Về Chất Lượng Tiệc Buffet.docx
Cơ Sở Lý Luận Về Chất Lượng Tiệc Buffet.docxCơ Sở Lý Luận Về Chất Lượng Tiệc Buffet.docx
Cơ Sở Lý Luận Về Chất Lượng Tiệc Buffet.docx
 

Recently uploaded

1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGhoinnhgtctat
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 

Recently uploaded (20)

1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 

Cơ sở lý luận và thực tiễn về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.docx

  • 1. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP 1.1. Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 1.1.1. Khái niệm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Năng lực cạnh tranh là một thuật ngữ được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực kinh tế thị trường ngày nay. Hiện nay tồn tại rất nhiều định nghĩa về năng lực cạnh tranh đứng trên những góc độ tiếp cận khác nhau. Một số quan điểm như sau: Trong tác phẩm “The Competitive Advantage” (1985), dưới góc độ thị phần, Michael E. Porter cho rằng: “ Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp có thể hiểu là khả năng chiếm lĩnh thị trường, tiêu thụ các sản phẩm cùng loại (hay sản phẩm thay thế) của công ty đó.” [10] Trong tác phẩm “The Competitive Advantage of Nations” (1990), Michael E. Porter lại thừa nhận rằng không thể đưa ra một định nghĩa tuyệt đối về năng lực cạnh tranh. Theo ông: “Để có thể cạnh tranh thành công, các doanh nghiệp phải có lợi thế cạnh tranh hoặc là có được dưới hình thức chi phí sản xuất thấp hơn hoặc khả năng khác biệt hóa sản phẩm để đạt được mức giá cao hơn trung bình.” [9] Tại diễn đàn cao cấp về cạnh tranh công nghiệp của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) cho rằng: “Năng lực cạnh tranh là sức sản xuất ra tương đối cao trên cơ sở sử dụng các yếu tố sản xuất có hiệu quả làm cho các doanh nghiệp phát triển bền vững trong điều kiện cạnh tranh quốc tế.” [15] Ngoài ra, mỗi nhà khoa học lại đưa ra những định nghĩa khác về năng lực
  • 2. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 cạnh tranh đứng trên một góc độ nhất định. Tập hợp các định nghĩa trên, định nghĩa năng lực cạnh tranh được nhiều người thừa nhận như sau: “Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là sự thể hiện thực lực và lợi thế của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh trong việc thoả mãn tốt nhất các đòi hỏi của khách hàng để thu lợi nhuận ngày càng cao, bằng việc khai thác, sử dụng thực lực và lợi thế bên trong, bên ngoài nhằm tạo ra những sản phẩm, dịch vụ hấp dẫn người tiêu dùng để tồn tại và phát triển, thu được lợi nhuận ngày càng cao và cải tiến vị trí so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường”. 1.1.2. Các cấp độ năng lực cạnh tranh 1.1.2.1. Năng lực cạnh tranh quốc gia Năng cạnh tranh của một quốc gia là năng lực cạnh tranh của nền kinh tế quốc dân nhằm đạt được và duy trì mức tăng trưởng cao trên cơ sở các chính sách, thể chế bền vững tương đối và các đặc trưng kinh tế khác.[11] Như vậy, năng lực cạnh tranh cấp quốc gia có thể hiểu là việc xây dựng một môi trường cạnh tranh kinh tế chung, đảm bảo phân bố có hiệu quả các nguồn lực, để đạt và duy trì mức tăng trưởng cao, bền vững. 1.1.2.2. Năng lực cạnh tranh doanh nghiệp Năng lực cạnh tranh cấp doanh nghiệp là khả năng doanh nghiệp tạo ra được lợi thế cạnh tranh, năng suất và chất lượng sản phẩm dịch vụ cung cấp cao hơn đối thủ cạnh tranh, chiếm thị phần lớn…[11] Như vậy, một doanh nghiệp muốn nâng cao năng lực cạnh tranh của mình là phải tạo được lợi thế cạnh tranh, nâng cao hiệu quả sử dụng các yếu tố nguồn lực của doanh nghiệp như nguồn lực tài chính, nguồn nhân lực, công
  • 3. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 nghệ... 1.1.2.3. Năng lực cạnh tranh sản phẩm, dịch vụ Một sản phẩm dịch vụ được coi là có năng lực cạnh tranh khi nó đápứng được nhu cầu của khách hàng về chất lượng, giá cả, tính năng, kiểu dáng, tính độc đáo hay sự khác biệt, thương hiệu, bao bì… hơn hẳn so với những sản phẩm dịch vụ cùng loại.[11] Năng lực cạnh tranh của sản phẩm và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là hai phạm trù khác nhau nhưng có quan hệ hữu cơ với nhau. Năng lực cạnh tranh của sản phẩm có được là do năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp tạo ra và được định đoạt bởi năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Sẽ không có năng lực cạnh tranh của sản phẩm khi năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sản phẩm đó thấp. Tuy nhiên năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp không chỉ do năng lực cạnh tranh của sản phẩm quyết định mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nữa. 1.1.3. Vai trò của việc nâng cao năng lực cạnh tranh Nâng cao năng lực cạnh tranh có vai trò quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp. Trong tác phẩm “Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong điều kiện hội nhập” (2005), Tiến sĩ Trần Sửu ghi nhận vai trò của việc nâng cao năng lực cạnh tranh đối với doanh nghiệp như sau: [14] Một là: Nâng cao năng lực cạnh tranh giúp doanh nghiệp nhận thấy được những điểm mạnh và điểm yếu của mình, từ đó phát huy điểm mạnh và hạn chế những yếu kém của mình trong quá trình sản xuất – kinh doanh và quản lý doanh nghiệp.
  • 4. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Hai là: Nâng cao năng lực cạnh tranh giúp doanh nghiệp khai thác và sử dụng tối ưu các nguồn lực sẵn có của doanh nghiệp như vốn, công nghệ hay nguồn nhân lực… Ba là: Nâng cao năng lực cạnh tranh giúp doanh nghiệp thỏa mãn tốt nhất các yêu cầu của khách hàng khi sử dụng sản phẩm dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp có vị trí nhất định trên thị trường và vươn xa hơn so với các đối thủ cạnh tranh. 1.1.4. Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh Hiện nay, ở Việt Nam chưa có doanh nghiệp nào đưa ra các tiêu chí cụ thể để đánh giá năng lực cạnh tranh. Trong cuốn “Nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế” (2006), Tiến sĩ Vũ Trọng Lâm đưa ra một số tiêu chí sau: [8] + Khả năng duy trì và mở rộng thị trường: Đánh giá tiêu chí này bằng cách so sánh doanh thu (sản lượng) của doanh nghiệp với tổng doanh thu (sản lượng) trên thị trường hoặc với đối thủ cạnh tranh mạnh nhất trên thị trường. + Tính hiệu quả trong hoạt động: Đánh giá tiêu chí này dựa trên các chi tiêu như: Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu… + Hình ảnh của doanh nghiệp: Tiêu chí này được thể hiện qua uy tín, thương hiệu của doanh nghiệp với các đối tác và kinh nghiệm của doanh nghiệp. + Các tiêu thức khác: Trình độ tổ chức quản lý doanh nghiệp, trình độ của
  • 5. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 đội ngũ quản lý, số lượng sáng kiến hàng năm được ứng dụng trong thực tiến hoạt động của doanh nghiệp, năng lực tài chính, chất lượng sản phẩm… 1.1.5.Các nhân tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Doanh nghiệp là một tế bào của nền kinh tế - xã hội, do vậy sẽ chịu sự tác động của rất nhiều yếu tố trong môi trường hoạt động đó. Việc chỉ rõ sự ảnh hưởng của các yếu tố này giúp doanh nghiệp có biện pháp phát huy điểm mạnh, tận dụng cơ hội; hạn chế tối đa các tác động tiêu cực, giảm thiểu rủi ro; qua đó tạo dựng năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp. Trong cuốn “Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong điều kiện hội nhập” (2005), Tiến sĩ Trần Sửu có phân loại nhóm nhân tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh như sau: [14] 1.1.5.1. Nhóm nhân tố bên trong doanh nghiệp a. Nhân tố con người Một trong những nhân tố ảnh hưởng lớn năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp đó là nguồn nhân lực. Yếu tố này có vai trò hết sức quan trọng đối với sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Con người cung cấp dữ liệu đầu vào để hoạch định mục tiêu, phân tích môi trường, lựa chọn, thực hiện và kiểm tra chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Dù cho các quan điểm của hệ thống chiến lược tổng quát có đúng đắn đến mức độ nào đi chăng nữa thì cũng không thể mang lại hiệu quả nếu không có những con người làm việc hiệu quả. Để có thể nâng cao năng lực cạnh tranh dựa vào yếu tố nguồn nhân lực thì người lao động của doanh nghiệp trước hết phải nhận thức rõ về quy luật cạnh tranh. Đó là quy luật đào thải những cái không phù hợp, những cái yếu, những
  • 6. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 cái không đủ năng lực. Người lao động không có trình độ, không có tinh thần cầu thị tiến bộ, chưa nhận thức được vai trò của mình trong dây chuyền hoạt động trong doanh nghiệp, chưa hiểu rõ vị trí của doanh nghiệp hiện tại cũng như không phấn đấu vì sự phát triển chung của doanh nghiệp trong tương lai sẽ gây tổn hại rất lớn đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, sự hiểu biết của người lao động về chính sách pháp luật của Nhà nước cũng là yếu tố khá quan trọng. Người lao động cần được trang bị đầy đủ các kiến thức này, hạn chế được các hành vi sai lầm xâm hại tới lợi ích tập thể hay giảm uy tín của doanh nghiệp. b. Khả năng về tài chính Khả năng tài chính là yếu tố quan trọng hàng đầu cần được tính tới khi doanh nghiệp ra các quyết định về vấn đề ổn định và mở rộng thị trường. Khả năng tài chính đảm bảo các yếu tố đầu vào cho sản xuất kinh doanh để tạo ra các đầu ra đáp ứng nhu cầu của thị trường. Năng lực tài chính thể hiện ở quy mô vốn tự có, khả năng huy động vốn và hiệu quả sử dụng vốn. Một doanh nghiệp có khả năng tài chính dồi dào, vững mạnh sẽ có nhiều cơ hội đầu tư sản phẩm mới phục vụ nhu cầu của đối tượng khách hàng mới, đầu tư công nghệ hiện đại vào hoạt động sản xuất kịp thời tạo ra sản phẩm chất lượng hay có đủ nguồn lực thực hiện các chính sách thu hút khách hàng, mở rộng thị trường… Đây là một yếu tố quan trọng giúp năng lực cạnh tranh được nâng cao hơn rất nhiều so với các đối thủ trên thị trường. c. Trình độ công nghệ
  • 7. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Trong môi trường quốc tế cạnh tranh ngày càng gay gắt, hiện nay, công nghệ được xem là công cụ chiến lược để phát triển kinh tế xã hội một cách nhanh chóng và bền vững. Thực tế này đang đặt ra cho các doanh nghiệp những yêu cầu bức thiết về đổi mới công nghệ, nhằm nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, tạo được ưu thế cạnh tranh trên thị trường. Bất kỳ một doanh nghiệp nào nếu không có những hoạt động nhằm đổi mới công nghệ thì chắc chắn hệ thống công nghệ, dây chuyền sản xuất, máy móc, trang thiết bị… sẽ trở nên lạc hậu, hiệu quả kinh tế thấp, dẫn đến bị đào thải, làm cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp bị đe doạ. Đổi mới công nghệ sẽ giúp doanh nghiệp, nhà sản xuất cải thiện, nâng cao chất lượng sản phẩm, củng cố, duy trì và mở rộng thị phần của sản phẩm; đa dạng hoá mẫu mã sản phẩm, giảm tiêu hao nguyên, nhiên liệu; cải thiện điều kiện làm việc, nâng cao mức độ an toàn sản xuất cho người và thiết bị, giảm tác động xấu đến môi trường. Đặc biệt, về mặt lợi ích thương mại, nhờ đổi mới công nghệ, chất lượng sản phẩm được nâng lên đồng nghĩa với việc doanh nghiệp sẽ tạo được ưu thế vững vàng trên thị trường cạnh tranh Đổi mới và nâng cao trình độ công nghệ là yếu tố then chốt quyết định sự phát triển lâu dài, bền vững đối với bất cứ một doanh nghiệp hay một nền kinh tế nào. d. Kinh nghiệm sản xuất Kinh nghiệm sản xuất là những kiến thức đúc rút được qua thời gian dài tiến hành hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp tùy thuộc vào lĩnh vực hoạt động, thời gian tồn tại có những kinh nghiệm khác nhau.
  • 8. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Kinh nghiệm sản xuất giúp hạn chế những sai lầm đã từng xảy ra cho quá trình tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Giảm thiểu rủi ro đồng nghĩa với việc tiết kiệm chi phí, gia tăng lợi nhuận, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất sẽ có ưu thế về uy tín hơn so với các đối thủ, tạo dựng được niềm tin với khách hàng, đó là một phần quan trọng trong năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. e. Trình độ quản trị doanh nghiệp và chính sách chiến lược của công ty - Trình độ tổ chức quản trị doanh nghiệp: Nói tới trình độ tổ chức quản trị doanh nghiệp là nói tới cơ cấu tổ chức và công tác đào tạo trong doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có cơ cấu tổ chức hợp lý, phân công trách nhiệm và quyền hạn rõ ràng thì mọi hoạt động trong doanh nghiệp sẽ diễn ra một cách suôn sẻ và ngược lại. Trong cơ cấu tổ chức đó, phẩm chất và tài năng của những nhà quản trị doanh nghiệp có vai trò quan trong bậc nhất, ảnh hưởng rất lớn đến sự thành công của doanh nghiệp. Những nhà lãnh đạo tài ba sẽ làm cho bộ máy của doanh nghiệp vận hành theo quy luật, hoạt động linh hoạt và uyển chuyển phù hợp với mọi sự thay đổi trong và ngoài doanh nghiệp. Công tác đào tạo trong doanh nghiệp phải được thực hiện thường xuyên bao gồm: giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, văn hóa ứng xử, trình độ tay nghề… Công tác đào tạo thực hiện tốt sẽ tạo ra người lao động có nhận thức tốt, tạo ra môi trường văn hóa lành mạnh, người lao động trong doanh nghiệp đoàn kết gắn bó tạo nên một tập thể vững mạnh, trung thành phấn đấu vì sự phát triển của doanh nghiệp.
  • 9. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 - Chính sách và chiến lược của doanh nghiệp giữ vai trò quan trọng bậc nhất giúp hoạt động của doanh nghiệp đạt hiệu quả cao. Chính sách và chiến lược được ví như con đường đi của doanh nghiệp, nó vạch ra phương hướng và mục tiêu hoạt động, giúp cho doanh nghiệp hạn chế được rủi ro, và đi tới đích thành công một cách nhanh nhất. Các chính sách và chiến lược bao gồm: Chính sách nhân sự, chính sách sản phẩm… Mỗi doanh nghiệp trong môi trường khác nhau đưa ra những chính sách khác nhau, phụ thuộc lớn vào nghệ thuật quản lý và quan điểm của mỗi nhà quản trị. 1.1.5.2. Nhóm nhân tố bên ngoài doanh nghiệp a. Người cung ứng yếu tố đầu vào của doanh nghiệp Người cung ứng yếu tố đầu vào của doanh nghiệp là những nhà cung ứng các yếu tố đầu vào cần thiết của quá trình sản xuất kinh doanh như: Nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ, máy móc thiết bị, vốn, nhân lực… Hiện nay, do quá trình chuyên môn hóa ngày càng cao, doanh nghiệp không thể tổ chức sản xuất kinh doanh theo hình thức tự cung tự cấp, bởi lẽ với hình thức này, hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sẽ không cao do không tận dụng được lợi thế cạnh tranh giữa các ngành và các quốc gia. Điều đó cho thấy vai trò quan trọng của người cung ứng yếu tố đầu vào đối với quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Những nhà cung ứng đầu vào uy tín, chất lượng sẽ giúp quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra thuận lợi, nâng cao hiệu quả sản xuất và nâng cao chất lượng của sản phẩm. Đây là những nhà cung ứng đầu vào mà các doanh nghiệp cần tìm và cần hợp tác.
  • 10. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Tuy nhiên có một thực tế quan trọng đó là nhà cung ứng có thể cung cấp yếu tố đầu vào cho doanh nghiệp và đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp. Khi trong ngành có ít nhà cung ứng hoặc bản thân doanh nghiệp không phải là khách hàng quan trọng, hay không có sản phẩm thay thế… nhà cung ứng có thể tận dụng ưu thế này để tăng lợi nhuận cho mình thông qua việc nâng giá, giảm chất lượng sản phẩm hay giảm dịch vụ đi kèm…, gâyảnh hưởng tới quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần có những biện pháp cụ thể để giảm áp lực của nhà cung ứng mà không làm ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. b. Khách hàng Khách hàng là những cá nhân hay tổ chức mà doanh nghiệp đang hướng các nỗ lực marketing vào; là người có điều kiện ra quyết định mua sắm, sử dụng sản phẩm, hàng hóa, lao vụ dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp. Mục tiêu của các doanh nghiệp là thỏa mãn sự hài lòng của khách hàng khi sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp. Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt hiện nay, vai trò của khách hàng trở nên quan trọng và sự tín nhiệm của khách hàng là tài sản có giá trị nhất của doanh nghiệp. Tuy nhiên xuất phát từ thực tế này, khách hàng lại gây áp lực về phía doanh nghiệp, ép giá thấp nhưng đòi hỏi chất lượng sản phẩm cung ứng cao, gây ảnh hưởngtới lợi nhuận của doanh nghiệp. Do vậy, doanh nghiệp cần phân loại khách hàng thành các nhóm. Với mỗi nhóm khách hàng, doanh nghiệp cần phân tích và đưa ra chính sách phù hợp nhằm thỏa mãn sự hài lòng của khách hàng nhưng vẫn đảm bảo lợi nhuận cho mình. c. Đối thủ cạnh tranh trong ngành
  • 11. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Đối thủ cạnh tranh trong ngành là các doanh nghiệp, tổ chức có mục đích thu hút cùng một đối tượng khách hàng mà doanh nghiệp đang muốn thu hút hoặc hướng tới. Đối thủ cạnh tranh trong ngành quyết định tính chất và mức độ cạnh tranh của ngành. Khi ngành đang trong giai đoạn bão hòa hoặc suy thoái hoặc nhiều đối thủ cạnh tranh thì mức độ cạnh tranh trở nên khốc liệt. Chỉ cần có một chính sách sai lầm, ngay lập tức các đối thủ sẽ chiếm lĩnh thị phần của doanh nghiệp. Do vậy, doanh nghiệp cần tìm hiểu và phải hiểu rõ đối thủ của mình: Chiến lược hiện tại, mục đích tương lai, điểm mạnh, điểm yếu… của đối thủ cạnh tranh. Trên cơ sở đó, doanh nghiệp hoàn thiện những mặt còn hạn chế, phát huy tối đa điểm mạnh và từng bước nâng cao năng lực cạnh tranh. d. Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn là những tổ chức, cá nhân có khả năng gia nhập và cạnh tranh với doanh nghiệp song hiện tại chưa gia nhập. Doanh nghiệp cần quan tâm tới các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn bởi vì sự xuất hiện của đối tượng này sẽ gây ảnh hưởng tới vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Vì tham gia vào thị trường sau nên các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn có lợi thế trong việc là ứng dụng những thành tựu mới của khoa học công nghệ. Do vậy, để hạn chế sự xâm nhập của đối thủ mới, doanh nghiệp cần tạo ra và duy trì một hàng rào ngăn cản hợp pháp. Những hàng rào này là: lợi thế do sản xuất trên quy mô lớn, đa dạng hóa sản phẩm, sự đòi hỏi có nguồn tài chính lớn, chi phí chuyển đổi mặt hàng cao, khả năng hạn chế việc xâm nhập từ các kênh tiêu thụ vững vàng và ưu thế và giá thành mà đối thủ cạnh tranh không tạo ra được.
  • 12. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 e. Chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước Chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước là các chính sách kinh tế như chính sách thương mại, chính sách cạnh tranh, chính sách đầu tư… nhằm mục đích ổn định nền kinh tế vĩ mô. Mỗi chính sách và biện pháp Nhà nước đưa ra có thể khuyến khích hay hạn chế sự phát triển của từng ngành cụ thể, do vậy sẽ gây ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trongngành. f. Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật và bối cảnh quốc tế Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ trong giai đoạn hiện nay có những bước tiến nhảy vọt trong nhiều lĩnh vực, tạo ra cơ sở cũng như thúc đẩy nhanh hơn, tạo lực mạnh hơn cho quá trình toàn cầu hóa kinh tế - vốn là một xu thế khách quan trên thế giới. Toàn cầu hóa hiện nay có hai mặt, vừa tích cực, vừa tiêu cực. Mặt tích cực thể hiện chủ yếu là tạo ra cơ hội cho tất cả các nước tiến nhanh hơn trên con đường phát triển của mình nếu biết tận dụng thời cơ trong giao lưu, hợp tác quốc tế, đi tắt, đón đầu, phát huy được sức mạnh tổng hợp của dân tộc và của thời đại. Điều đó có nghĩa đây là điều kiện tốt để doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh của mình bằng việc chuyển giao công nghệ, vốn, nhân lực có trình độ tay nghề cao vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên quá trình toán cầu hóa cũng có mặt tiêu cực, đó là sự thao túng của các tập đoàn kinh tế xuyên quốc gia. Bên cạnh đó, sản phẩm hiện nay phản ánh sự kết tinh từ chất xám, trí tuệ nhiều, do vậy, nếu doanh nghiệp không thể đáp ứng được điều này sẽ tự đào thải mình. 1.2. Kinh nghiệm về nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
  • 13. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 1.2.1. Trên thế giới 1.2.1.1. Kinh nghiệm của tập đoàn điện khí điện tử Siemens Siemens là một trong mười tập đoàn xuyên quốc gia chuyên sản xuất điện khí và điện tử trên thế giới. Đạt được thành tích ngày hôm nay, tập đoàn đã áp dụng rất nhiều giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của tập đoàn. Trong bài báo “Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của một số doanh nghiệp trên thế giới và một số gợi ý cho doanh nghiệp Việt Nam” đăng trên tạp chí Những vấn đề kinh tế và chính trị thế giới (Số 1, 2007), PGS. TS. Trần Thị Minh Châu đã tổng kết lại các kinh nghiệm của tập đoàn điện khí điện từ Siemens như sau: [3] Thứ nhất, liên tục sáng tạo và đổi mới kỹ thuật, sản phẩm, luôn đi tiên phong trong các lĩnh vực kỹ thuật mới. Nhà sáng lập và quản lý tập đoàn Siemens là một nhà phát minh nổi tiếng trong nhiều lĩnh vực: hóa học, điện tử, quang học… Trong một năm, tập đoàn có thể tìm ra 20.000 phát minh và cải tiến. Tập đoàn luôn chú trọng bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ cho người lao động và coi đó là khâu trọng tâm trong việc phát triển doanh nghiệp. Mỗi năm tập đoàn đều trích ra một số tiền để tài trợ cho việc đào tạo công nhân mới, công nhân có triển vọng sẽ được cử đi học tại các trường đại học. Tập đoàn cũng chú trọng đào tạo cán bộ quản lý cao cấp thông qua xác lập mối quan hệ chặt chẽ với các trung tâm đào tạo cán bộ. Trong tuyển dụng và sử dụng lao động, tập đoàn có nhiều chính sách để thu hút nhân tài: phân quyền rộng rãi cho người có tài năng để họ phát huy sức mạnh riêng, cơ sở cân nhắc dựa trên thực tài không quan trọng quan hệ huyết thống hay mối quan hệ thân thiết. Thứ hai, chú trọng đầu tư để tăng cường sức mạnh của các tổ chức cơ sở, tạo vị thế cạnh tranh mạnh theo hướng chuyên môn hóa. Siemens là tập đoàn
  • 14. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 xuyên quốc gia, tham gia sản xuất kinh doanh nhiều lĩnh vực, do vậy tập đoàn đã tiến hành phân cấp cơ sở rất mạnh nhằm giúp hoạt động của tập đoàn được năng động hơn. Hai yếu tố vốn và công nghệ được tập đoàn quan tâm hàng đầu. Nguồn vốn và công nghệ kỹ thuật được cấp cho các chi nhánh một cách tương xứng với chức năng và hiệu quả hoạt động của chi nhánh đó. Chính vì vậy, tập đoàn vừa phát huy được sức mạnh của từng phân hệ, đồng thời cũng không cho phép phân hệ ly khai khỏi kế hoạch hành động chung. 1.2.1.2. Kinh nghiệm cạnh tranh của các doanh nghiệp tại Nhật Bản Sự vươn lên và khẳng định vị thế cạnh tranh của các doanh nghiệp Nhật Bản khiến cả thế giới khâm phục. Sau chiến tranh, nền kinh tế Nhật Bản nhanh chóng phục hồi và phát triển thành một cường quốc có nhiều ngành công nghiệp dẫn đầu thế giới. Theo nghiên cứu của James C.Abegglen và George Stalk Jr. có bốn phương thức cạnh tranh hiệu quả mà các doanh nghiệp Nhật Bản đã ứng dụng như sau: [3] Thứ nhất, các doanh nghiệp Nhật Bản lấy mục tiêu tăng trưởng thị trường để phấn đấu. Ví dụ, vào cuối thập kỷ 50, hãng Honda đã tăng sản xuất nhanh hơn thị trường nhờ đó trong vòng 5 năm đã thay thế hãng Tohatsu trong địa vị dẫn đầu ngành sản xuất xe máy, khiến cho hãng này cùng 45 hãng khác bị phá sản hoặc rút khỏi ngành. Thứ hai, các doanh nghiệp Nhật Bản thường xuyên theo dõi đối thủ để tìm cách đối phó hữu hiệu. Việc theo dõi này hướng tới mục tiêu: Nắm chắc đối thủ để làm tốt hơn hoặc làm khác họ. Ví dụ hãng Matsushita thường để đối thủ tìm sản phẩm mới, sau đó đầu tư lớn vào sản phẩm tương tự nhưng đặc trưng nổi trội hơn và quy mô lớn hơn. Khi đối thủ có sáng kiến, các doanh nghiệp thường
  • 15. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 phản ứng nhanh bằng cách đua tranh thị trường, sáng kiến liên tục, nhờ đó sản phẩm đa dạng theo hướng có lợi cho người tiêu dùng. Thứ ba, các doanh nghiệp Nhật Bản biết cách tạo ra và khai thác triệt để lợi thế cạnh tranh. Lợi thế hàng đầu của các doanh nghiệp Nhật Bản thời kỳ đầu là chi phí thấp dựa trên chế độ tiền công thấp. Khi tiền công không còn là lợi thế, các doanh nghiệp Nhật Bản khai thác lợi thế sản phẩm có chất lượng cao, đa dạng, được cải tiến kỹ thuật liên tục. Họ đã sử dụng các lợi thế nàykết hợp với khả năng chọn lựa thị trường, lựa chọn sản phẩm để thâm nhập vào thị trường nước ngoài. Thứ tư, các doanh nghiệp Nhật Bản đã lựa chọn chính sách tài chính công ty với chính sách nhân sự phù hợp với xu hướng tăng trưởng nhanh, khai thác tối đa lợi thế và theo dõi chặt chẽ đối thủ. Để làm được điều đó, các doanh nghiệp phải đi vay số lượng lớn và hy sinh lợi nhuận. Doanh nghiệp Nhật Bản cũng hạn chế thuê thêm nhân công mà thay vào đó là xây dựng công đoàn khá mạnh để dung hòa quan hệ chủ thợ và chú ý vào đào tạo lao động. Chế độ lương thưởng linh hoạt theo tình hình của doanh nghiệp và tương xứng với sức lao động bỏ ra. 1.2.2. Tại Việt Nam 1.2.2.1. Kinh nghiệm của Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 1 Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 1 - Công ty CIENCO1 là một trong những doanh nghiệp hàng đầu về xây dựng cơ sở hạ tầng của Việt Nam, được thành lập từ năm 1964, kinh doanh trên nhiều lĩnh vực như: Xây dựng các công trình giao thông; Xây dựng công nghiệp, dân dụng; Tư vấn đầu tư xây dựng; Khảo sát thiết kế; Giám sát thí nghiệm các công trình giao thông;
  • 16. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Sản xuất vật liệu xây dựng; Xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị giao thông vận tải, nhiên liệu; Kinh doanh khách sạn, nhà hàng, siêu thị, dịch vụ du lịch; Đào tạo công nhân kỹ thuật; Xuất khẩu lao động. Trải qua 48 năm phát triển (1964 – 2012) Công ty CIENCO1 đã xây dựng được lực lượng hùng hậu bao gồm: Trên 40 đơn vị thành viên, một trường đào tạo công nhân kỹ thuật, 3 chi nhánh trực thuộc (Thành phố Hồ Chí Minh, Tây Nguyên, Campuchia) với hơn 9.000 cán bộ công nhân viên, trong đó công nhân kỹ thuật là 7.250 người, tốt nghiệp trung cấp là 350 người, tốt nghiệp đại học và trên đại học là 2.100 người, số người có trình độ thạc sỹ, tiến sỹ 32 người. Công ty CIENCO1 đã được tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh, danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, 10 Huân chương độc lập, 5 cá nhân Anh hùng lao động, 7 công trình được cấp Huy chương vàng về chất lượng. Nhiều công trình tiêu biểu do Công ty CIENCO1 thực hiện đã góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước như: Cầu Rạch Miễu, Cầu Rồng, cầu Trần Thị Lý,cầu Vĩnh Tuy, cảng xuất sản phẩm Nhà máy lọc dầu Dung Quất, đường cao tốc Sài Gòn – Trung Lương, cầu Giẽ - Ninh Bình, cầu đường sắt Phả Lại, dự án Vành Đai 3 – Hà Nội, Cảng hàng không quốc tế Nội Bài, đường 78 Vương quốc Campuchia, ADB 11 – CHDCND Lào… Để đạt được những thành công đó công ty đã và đang áp dụng nhiềubiện pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của mình trên thị trường trong và ngoài nước. Trong buổi tổng kết những kết quả đạt được trong năm 2012 và nhiệm vụ phương hướng năm 2013, Tổng giám đốc chia sẻ những kinh nghiệm của Tổng công ty trong nhiều năm qua như sau:[12] Thứ nhất: Không ngừng nâng cao năng lực kỹ thuật công nghệ, năng lực tài
  • 17. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 chính và nguồn nhân lực. Đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật vào thi công nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm bởi chất lượng công trình là thương hiệu của Tổng công ty; chủ động tìm kiếm thị trường và chú trọng vào các dự án có nguồn vốn rõ ràng. Với kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng công trình giao thông lâu năm, khả năng tài chính minh bạch, dồi dào nên Tổng công ty được đánh giá rất cao trong đấu thầu cạnh tranh. Thứ hai: Luôn chuẩn bị chu đáo hồ sơ dự thầu các công trình xây dựng giao thông mà Tổng công ty tham gia. Tổng công ty có bộ phận chuyên gia và nhân viên kỹ thuật chất lượng cao giúp công ty nghiên cứu kỹ lưỡng hồ sơ dự thầu, hoàn thiện hồ sơ dự thầu với giá cạnh tranh, đặc điểm dự án, đối thủ cạnh tranh… Thứ ba: Thiết lập mối quan hệ tốt với chủ đầu tư và doanh nghiệp tư vấn dự án. Nhờ vào mối quan hệ này, Tổng công ty được chủ đầu tư và nhà tư vấn quan tâm nên khả năng trúng thầu cao. 1.2.2.2.Kinh nghiệm của Công ty cổ phần xây dựng giao thông 1 tại Thái Nguyên Trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên hiện nay có nhiều công ty thuộc lĩnh vực xây dựng giao thông. Trong những năm gần đây, doanh nghiệp phát triển mạnh trong lĩnh vực này trên địa bàn phải kể tới Công ty cổ phần xây dựng giao thông 1. Trong bài báo “Công ty cổ phần xây dựng giao thông 1 – 48 năm 1 chặng đường ” đăng trên Nội san của ngành xây dựng giao thông tỉnh Thái Nguyên (quý 4 năm 2012), tác giả Tăng Minh Bắc ghi lại một số kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh công ty như sau: [12]
  • 18. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Thứ nhất: Giữ vững mối quan hệ với các bên hữu quan như chủ đầu tư, khách hàng, tổ chức tín dụng… và tăng cường tìm kiếm khách hàng mới trên thương trường. Thứ hai: Thực hiện kịp thời tiến độ thi công các công trình đảm bảo chất lượng. Với mỗi công trình, công ty luôn lập kế hoạch rõ ràng từng giai đoạn thực hiện, lường trước mọi tình huống có thể phát sinh và có phương án đối phó để hoàn thành đúng tiến độ thi công theo yêu cầu của khách hàng. Nhờ vậy uy tín của công ty trong những năm gần đây được nâng lên rõ rệt. Thứ ba: Hoàn thiện hồ sơ dự thầu các công trình. Công ty đã xây dựng hoàn thiện hệ thống định mức tiêu hao chi phí xây dựng và có nhiều biện pháp để tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm; TÓM TẮT CHƯƠNG 1 Nâng cao năng lực cạnh tranh là vấn đề sống còn của mỗi doanh nghiệp trong quá trình tồn tại và phát triển trong nền kinh tế cạnh tranh khốc liệt hiện nay. Có 2 nhóm nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, đó là: - Nhóm nhân tố bên trong doanh nghiệp: Nhân tố con người, khả năng tài chính, trình độ công nghệ, khả năng sản xuất, trình độ tổ chức quản trị doanh nghiệp và chính sách chiến lược của công ty - Nhóm nhân tố bên ngoài: Người cung ứng, khách hàng, đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn, đối thủ cạnh tranh hiện tại, chính sách kinh tế vĩ mô, bối cảnh
  • 19. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 quốc tế và sự tiến bộ khoa học kỹ thuật. Để đánh giá được năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp cần đánh giá trên những chỉ tiêu định lượng và định tính cụ thể như: Thị phần của doanh nghiệp, chỉ tiêu lợi nhuận, uy tín… Qua đó tìm ra nguyên nhân, những mặt hạn chế và những mặt mạnh cần phát huy. Từ đó đưa ra các biện pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.