SlideShare a Scribd company logo
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUYỀN TỰ ĐỊNH ĐOẠT
CỦA ĐƢƠNG SỰ TRONG GIẢI QUYẾT VỤ ÁN DÂN SỰ
1.1. Khái niệm, ý nghĩa của quyền tự định đoạt của đƣơng sự trong
giải quyết vụ án dân sự
1.1.1. Khái niệm quyền tự định đoạt của đương sự trong giải quyết vụ
án dân sự
Xã hội là hệ thống các quan hệ đa dạng và phức tạp. Quyền và lợi ích
của các chủ thể là tiền đề, động lực để các chủ thể tham gia vào các quan hệ xã
hội. Khi tham gia vào các quan hệ xã hội, các chủ thể phải thực hiện đúng các
quyền, nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật. Việc một chủ thể không
thực hiện hoặc thực hiện không đúng quyền, nghĩa vụ của mình theo quy định
của pháp luật có thể sẽ xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của chủ thể khác
và dẫn đến tranh chấp.
Các chủ thể có quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm có quyền sử dụng
các biện pháp do pháp luật quy định để bảo vệ quyền, lợi ích đó như yêu cầu
người có hành vi trái pháp luật chấm dứt hành vi trái pháp luật, yêu cầu Tòa án
hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của
họ. Căn cứ Điều 2 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 thì Tòa án nhân
dân là cơ quan xét xử của nước CHXHCN Việt Nam. Theo đó, khi có chủ thể
yêu cầu bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của họ trong trường hợp có vi phạm
hoặc có tranh chấp thì Tòa án phải xem xét thụ lý giải quyết để bảo vệ quyền,
lợi ích hợp pháp của họ. Các vụ việc phát sinh từ quan hệ pháp luật dân sự, hôn
nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại và lao động do Tòa án giải quyết
được gọi là vụ việc dân sự. Trong đó, đối với những việc có tranh chấp về quyền
và nghĩa vụ giữa các bên được gọi là vụ án dân sự; đối
8
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
với những việc không có tranh chấp về quyền và nghĩa vụ giữa các bên được
gọi là việc dân sự (Điều 1 Bộ luật Tố tụng dân sự sửa đổi, bổ sung năm 2011).
Như vậy, đặc trưng của vụ án dân sự là có tranh chấp giữa các bên tham
gia quan hệ dân sự, đó là sự không thống nhất về việc thực hiện hay không thực
hiện quyền hoặc nghĩa vụ của một trong hai bên khi tham gia các quan hệ dân
sự trong đời sống (mỗi bên có thể là một hoặc nhiều cá nhân, cơ quan, tổ chức),
trong đó một bên yêu cầu Tòa án buộc bên kia phải thực hiện một số nghĩa vụ
phát sinh từ các quan hệ dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh thương mại,
lao động.
Đương sự trong tố tụng dân sự là các chủ thể có quyền, lợi ích trong vụ
việc dân sự cần giải quyết. Đương sự trong vụ án dân sự có thể là cá nhân, cơ
quan hay tổ chức, bao gồm: nguyên đơn; bị đơn; người có quyền lợi, nghĩa vụ
liên quan đến giải quyết vụ án.
Quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự (TTDS) nói chung
và trong giải quyết vụ án dân sự nói riêng là một trong những quyền tố tụng
quan trọng của đương sự để đương sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
mình, quyền này cũng được ghi nhận là một trong những nguyên tắc cơ bản của
Pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam. Quyền tự định đoạt của đương sự được hình
thành và bắt nguồn từ bản chất của các quan hệ dân sự được xác lập trên cơ sở
bình đẳng, tự do, tự nguyện, cam kết và thỏa thuận. Trên cơ sở đó, các bên hoàn
toàn tự nguyện khi tham gia quan hệ dân sự và khi có tranh chấp phát sinh từ
các quan hệ này thì các chủ thể hoàn toàn có quyền quyết định phương thức
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Ngay cả khi quyết định phương
thức yêu cầu Tòa án bảo vệ thì trong quá trình giải quyết vụ án dân sự tại Tòa
án, các chủ thể này hay còn được gọi là đương sự vẫn có quyền tự định đoạt để
bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng cho mình.
9
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Ở góc độ thuật ngữ thì “Quyền” là một khái niệm pháp lý dùng để chỉ
những điều mà pháp luật công nhận và bảo đảm thực hiện đối với cá nhân, tổ
chức để theo đó mà cá nhân được hưởng, được làm, được đòi hỏi mà không ai
được ngăn cản, hạn chế. Mặt khác, “Quyền” còn được hiểu là quyền năng mà
pháp luật thực định quy định cho mỗi chủ thể pháp luật, cho phép các chủ thể
đó làm một việc gì đó, yêu cầu hoặc ngăn cản người khác làm một việc gì đó
vì lợi ích của chính mình hoặc vì lợi ích người khác. Như vậy, có thể nhận thấy,
dấu hiệu đặc trưng của quyền là được ghi nhận về mặt pháp lý và được bảo đảm
thực hiện bởi các quy định của pháp luật, đồng thời phải có sự thừa nhận về
mặt xã hội, gắn liền với các chủ thể và được thể hiện cụ thể trong thực tế đời
sống thông qua các quan hệ xã hội nhất định. Đối với cá nhân, các quyền cơ
bản phát sinh và ghi nhận khi cá nhân phát triển đến một giai đoạn nhất định,
tham gia những quan hệ xã hội, những lĩnh vực hoạt động nhất định.
Theo Từ điển Tiếng Việt, “định đoạt” được hiểu là “quyết định dứt
khoát, dựa vào quyền hành tuyệt đối của mình” [47]. Theo Từ điển giải thích
thuật ngữ luật học của Trường Đại học Luật Hà Nội, thì quyền tự định đoạt của
đương sự là “Quyền tố tụng dân sự của đương sự tự quyết định việc bảo vệ
quyền, lợi ích hợp pháp của họ tại Tòa án… Trong tố tụng dân sự, đương sự có
quyền quyết định việc khởi kiện vụ án dân sự để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp
của mình; rút đơn khởi kiện, thay đổi yêu cầu khi khởi kiện; hòa giải với đương
sự phía bên kia” [48, tr.224]. Khi nói đến khái niệm “quyền” thì nội hàm của
nó đã bao hàm cả tính “tự định đoạt” của chủ thể có quyền, nhưng không phải
trong mọi trường hợp thuộc tính “tự định đoạt” cũng được phản ánh đầy đủ
trong phạm vi quyền. Chỉ trong các quan hệ dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh
doanh, thương mại, lao động thì quyền “tự định đoạt” của chủ thể mới được sử
dụng rộng rãi và sâu sắc.
10
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Quyền tự định đoạt của đương sự là quyền năng đặc thù của các đương
sự. Trong quan hệ dân sự, quyền tự định đoạt của các chủ thể được coi là yếu
tố quan trọng hàng đầu, được biểu hiện ở việc các bên tự quyết định về quyền
lợi và nghĩa vụ của mình trên cơ sở bình đẳng, tự do ý chí, tự nguyện cam kết,
thỏa thuận. Trong tố tụng dân sự, quyền tự định đoạt của đương sự là quyền
của đương sự trong việc tự quyết định việc tham gia tố tụng và thực hiện các
quyền tố tụng để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình tại Tòa án. Trong
suốt quá trình tố tụng, các đương sự cũng có thể ủy quyền cho người khác thực
hiện một số hoặc toàn bộ quyền và nghĩa vụ của mình, nhưng quyền quyết định
cuối cùng vẫn thuộc về chính bản thân các đương sự. Khi có quyền, lợi ích hợp
pháp bị xâm phạm, việc khởi kiện hay không khởi kiện là do đương sự tự quyết
định. Sau khi khởi kiện có thay đổi nội dung khởi kiện hay không, có thỏa thuận
giải quyết việc kiện hay không hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí của các đương
sự. Điều đó có nghĩa, các đương sự hoàn toàn có quyền chủ động trong việc
giải quyết các mâu thuẫn, các tranh chấp hoặc các vấn đề có liên quan đến
quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Tòa án chỉ thụ lý để giải quyết khi đương sự
có đơn yêu cầu nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự theo quy
định của pháp luật.
Như vậy, quyền tự định đoạt của đương sự trong giải quyết vụ án dân sự
là quyền tự quyết định về phương tiện tố tụng trước Tòa án nhằm bảo vệ quyền
và lợi ích hợp pháp của mình khi bị xâm phạm. Các đương sự có quyền lựa
chọn các biện pháp pháp lý cần thiết để bảo vệ quyền, lợi ích của mình thông
qua những hành vi cụ thể dựa trên cơ sở ý chí tự nguyện của chính bản thân
đương sự. Quyền này được thực hiện trong suốt quá trình Tòa án giải quyết vụ
án nên nó có mối liên hệ trực tiếp đến hoạt động của Tòa án và ít nhiều sẽ bị
ảnh hưởng, bị chi phối bởi những quyết định của Tòa án. Tòa án - cơ quan nhân
danh quyền lực Nhà nước bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các
11
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
chủ thể có nghĩa vụ tôn trọng quyền tự định đoạt của các đương sự và đảm bảo
cho các quyền này được thực thi trên thực tế.
Quyền tự định đoạt của đương sự thể hiện sự tự do ý chí của đương sự
trong việc giải quyết tranh chấp, nhưng đương sự không được thể hiện ý chí
định đoạt một cách tùy tiện mà phải thực hiện trong khuôn khổ nhất định do
pháp luật quy định, sao cho không xâm phạm tới các quyền tố tụng và quyền,
lợi ích hợp pháp của các chủ thể khác hoặc lợi ích của Nhà nước và xã hội. Điều
5 Bộ luật Tố tụng dân sự sửa đổi, bổ sung năm 2011 (sau đây gọi tắt là
BLTTDS) quy định về quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự, theo đó:
Đương sự có quyền quyết định việc khởi kiện, yêu cầu Tòa án có thẩm
quyền giải quyết vụ việc dân sự. Tòa án chỉ thụ lý giải quyết vụ việc
dân sự khi có đơn khởi kiện, đơn yêu cầu của đương sự và chỉ giải
quyết trong phạm vi đơn khởi kiện, đơn yêu cầu đó.
Trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, các đương sự có quyền
chấm dứt, thay đổi các yêu cầu của mình hoặc thỏa thuận với nhau
một cách tự nguyện, không trái pháp luật và đạo đức xã hội.
Quyền tự định đoạt của đương sự không phải là vô hạn định mà phải
được giới hạn bởi pháp luật, không xâm phạm đến quyền lợi của các chủ thể
khác. Quyền tự định đoạt này phải đặt trong mối tương quan với nghĩa vụ của
đương sự với các chủ thể khác và phải được đặt trong mối quan hệ với trách
nhiệm của công dân đối với Nhà nước và xã hội.
Qua những phân tích trên, ta có thể đưa ra khái niệm về quyền tự định
đoạt của đương sự trong giải quyết vụ án dân sự như sau:
Quyền tự định đoạt của đương sự trong giải quyết vụ án dân sự là một
quyền tố tụng được quy định trong pháp luật tố tụng dân sự, theo đó đương sự
thể hiện tự do ý chí của mình bằng việc tự mình lựa chọn quyết định các
12
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
hành vi tố tụng nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình trong quá trình
giải quyết vụ án dân sự.
1.1.2. Ý nghĩa của quyền tự định đoạt của đương sự trong giải quyết
vụ án dân sự
Quyền tự định đoạt của đương sự trong giải quyết vụ án dân sự là một
trong những quyền cơ bản của pháp luật tố tụng dân sự, nội dung mang tính
xuyên suốt toàn bộ quá trình tố tụng nhằm bảo đảm cho các đương sự có điều
kiện, bằng hành vi của mình, tự mình thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ
tố tụng, trên cơ sở đó mà các quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự được bảo
vệ và tôn trọng. Ngoài những ý nghĩa chung là bảo đảm pháp chế xã hội chủ
nghĩa, là cơ sở để xây dựng và thực hiện các quy phạm khác của pháp luật
TTDS thì quyền tự định đoạt còn mang ý nghĩa riêng:
Thứ nhất, quyền tự định đoạt của đương sự có ý nghĩa quan trọng trong
việc đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của các đương sự. Khi tham gia vào các
quan hệ dân sự và xảy ra mâu thuẫn, tranh chấp, các chủ thể có thể thương
lượng, thỏa thuận với nhau để giải quyết hay quyết định việc có khởi kiện hay
không khởi kiện ra trước Tòa án để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Pháp luật TTDS đã ghi nhận và bảo đảm cho các đương sự có điều kiện, bằng
hành vi của mình quyết định việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng để
bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ theo đúng bản chất của quan hệ dân sự.
Thứ hai, bên cạnh việc đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự,
quy định về quyền tự định đoạt của đương sự trong giải quyết vụ án dân sự còn
có ý nghĩa trong việc xác định rõ trách nhiệm của Tòa án trong bảo đảm quyền
tự định đoạt của đương sự. Điều 5 BLTTDS quy định: “Toà án chỉ thụ lý giải
quyết vụ việc dân sự khi có đơn khởi kiện, đơn yêu cầu của đương sự và chỉ
giải quyết trong phạm vi đơn khởi kiện, đơn yêu cầu đó”. Như vậy, Tòa án giải
quyết vụ án dân sự khi có đơn khởi kiện của đương sự
13
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
và chỉ giải quyết trong phạm vi đương sự yêu cầu, tức là phụ thuộc vào ý chí
của đương sự, từ đó đảm bảo quyền và lợi ích của các đương sự.
Thứ ba, việc pháp luật tố tụng ghi nhận quyền tự định đoạt của đương sự
trong giải quyết vụ án dân sự đã tạo điều kiện cho đương sự quyết định việc
giải quyết tranh chấp. Thể hiện ở việc các chủ thể tham gia tố tụng có quyền tự
do định đoạt các quyền dân sự của mình nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp
trước các vi phạm bằng việc khởi kiện hoặc rút đơn khởi kiện không yêu cầu
Tòa án giải quyết nữa hoặc các bên tự thỏa thuận, thương lượng với nhau về
việc giải quyết tranh chấp. Qua đó, góp phần làm giảm bớt áp lực giải quyết
các tranh chấp của Toà án, giúp cho việc giải quyết tranh chấp được nhanh
chóng, tiết kiệm được chi phí và thời gian của Tòa án và của đương sự.
Quyền tự định đoạt giúp đương sự quyết định phương thức giải quyết vụ
việc một cách thuận tiện, nhanh chóng và hiệu quả. Những tác dụng này có
ý nghĩa quan trọng trong việc ổn định trật tự xã hội và giúp nhân dân chủ
động trong việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
1.2. Cơ sở của việc ghi nhận quyền tự định đoạt của đƣơng sự
trong Pháp luật tố tụng dân sự
Nghiên cứu quyền tự định đoạt của đương sự trong giải quyết vụ án dân
sự, trước hết cần nghiên cứu cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của việc pháp luật
quy định quyền tự định đoạt của đương sự.
1.2.1. Cơ sở lý luận
Trước khi tham gia vào một quan hệ tố tụng dân sự cụ thể thì các đương
sự chính là chủ thể của quan hệ dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh thương
mại, lao động. Trong các quan hệ dân sự theo nghĩa rộng này, các chủ thể có
các quyền dân sự nhất định và chỉ khi một trong các quyền dân sự của chủ thể
bị xâm phạm thì chủ thể đó mới có quyền tự bảo vệ hoặc yêu cầu Tòa án bảo
vệ. Như vậy, các quyền dân sự của chủ thể là cơ sở của quyền tố tụng
14
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
dân sự. Các quyền tố tụng của đương sự phải được thể hiện trong pháp luật theo
hướng tạo điều kiện thuận lợi nhất cho đương sự có thể bảo vệ được quyền dân
sự của mình khi tham gia tố tụng tại Tòa án.
Quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự có quan hệ mật
thiết với quyền tự định đoạt của các chủ thể trong quan hệ pháp luật dân sự theo
nghĩa rộng, là sự phản ánh của quyền tự định đoạt của các chủ thể trong quan
hệ dân sự, có cội nguồn từ các nguyên tắc trong giao lưu dân sự. Quyền tự định
đoạt của đương sự trong dân sự khởi nguồn từ các nguyên tắc: Nguyên tắc tự
do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận (Điều 4 BLDS); nguyên tắc tôn trọng, bảo
vệ quyền dân sự (Điều 9 BLDS); nguyên tắc hòa giải (Điều 12 BLDS). Trong
TTDS, quyền tự định đoạt thể hiện ở khả năng tham gia tố tụng, tự do định đoạt
quyền dân sự của mình và các quyền về phương tiện tố tụng bảo vệ quyền và
lợi ích hợp pháp bị xâm hại. Từ phân tích trên có thể thấy rằng quyền tự định
đoạt trong TTDS là các quyền được quy định trong các quy phạm pháp luật
hình thức, được phái sinh dựa trên các nguyên tắc giao lưu dân sự trong pháp
luật nội dung.
Mặt khác, quyền tự định đoạt được đặt ra do yêu cầu đảm bảo quyền bảo
vệ của đương sự. Theo quy định tại Điều 9 BLTTDS: “Đương sự có quyền tự
bảo vệ hoặc nhờ luật sư hay người khác có đủ điều kiện theo quy định của Bộ
luật này bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Tòa án có trách nhiệm
bảo đảm cho đương sự thực hiện quyền bảo vệ của họ”. Như vậy, pháp luật
cho phép đương sự có quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình và tạo
lập hành lang pháp lý giúp đương sự thực hiện tốt điều này. Đương sự có quyền
khởi kiện, yêu cầu Tòa án giải quyết vụ việc dân sự khi quyền và lợi ích của
mình bị xâm phạm. Việc yêu cầu và thay đổi yêu cầu này hoàn toàn dựa trên ý
chí của đương sự. Hơn nữa, để bảo đảm quyền tự bảo vệ của đương sự, pháp
luật còn quy định trong quá trình giải quyết vụ án dân sự
15
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
các đương sự có quyền chấm dứt, thay đổi, bổ sung yêu cầu… Nếu không có
quyền tự định đoạt trong TTDS thì sẽ không thể bảo đảm được nguyên tắc bảo
đảm quyền bảo vệ của đương sự. Bởi vậy, quy định về quyền tự định đoạt của
đương sự tại Điều 5 BLTTDS sửa đổi, bổ sung năm 2011 là rất cần thiết.
Bên cạnh đó, các quan hệ dân sự bao trùm lên tất cả các mặt của đời sống
xã hội nên các tranh chấp xảy ra cũng rất nhiều. Vì vậy, nếu Tòa án muốn giải
quyết các vấn đề phát sinh một cách nhanh chóng và kịp thời, nâng cao hiệu
quả cũng như sự tín nhiệm của nhân dân thì việc quy định quyền tự định đoạt
của đương sự trong TTDS là việc làm cần thiết. Chính vì lẽ đó pháp luật quy
định cho các cá nhân, cơ quan, tổ chức một số quyền lợi nhất định để họ có thể
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi bị người khác xâm phạm. Cụ
thể, đương sự (cơ quan, tổ chức, cá nhân) có quyền tự mình thực hiện khởi kiện
và yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự tùy vào tính chất của vụ việc. Đây là một
trong những quyền tố tụng quan trọng của đương sự, nhờ vào quyền tự định
đoạt mà đương sự được quyền chủ động trong việc khởi kiện, yêu cầu giải quyết
vụ việc dẫn tới vụ việc dân sự được giải quyết nhanh chóng, đúng đắn, khách
quan hơn.
1.2.2. Cơ sở thực tiễn
Xã hội ngày càng phát triển dẫn đến phát sinh ngày càng nhiều quan hệ
dân sự và không thể tránh khỏi mâu thuẫn. Giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp là
một nhu cầu tất yếu và giải quyết tại Tòa án là một trong các phương thức giải
quyết tranh chấp chủ yếu. Xuất phát từ bản chất của các quan hệ pháp luật dân
sự là các bên có quyền tự định đoạt và căn cứ nhu cầu giải quyết kịp thời, nhanh
chóng các tranh chấp, pháp luật quy định đương sự có quyền tự định đoạt trong
tố tụng dân sự.
Về bản chất, các tranh chấp dân sự không mang tính chất nguy hiểm như
vi phạm quy phạm pháp luật hình sự và chưa đến mức bị coi là tội phạm.
16
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Các tranh chấp trong dân sự là trách nhiệm giữa các công dân với nhau. Khi
các tranh chấp xảy ra, các đương sự được quyền tự do thể hiện ý chí của mình,
tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bằng cách yêu cầu Tòa án giải quyết vụ
việc dân sự của mình. Việc khởi kiện hoặc yêu cầu nêu trên hoàn toàn dựa vào
sự tự do ý chí của đương sự. Tòa án chỉ được giải quyết khi có yêu cầu của
đương sự và khi nhận được yêu cầu của đương sự thì Tòa án cần phải tiến hành
xem xét và giải quyết vụ việc một cách nhanh chóng kịp thời để bảo vệ quyền
và lợi ích của đương sự.
Bên cạnh đó, thực tế cho thấy, do hiểu biết pháp luật của người dân còn
hạn chế, không nhận biết được đầy đủ về quyền và lợi ích của mình khi có tranh
chấp phát sinh nên không có yêu cầu Tòa án bảo vệ, hoặc có biết nhưng không
đầy đủ dẫn đến việc yêu cầu không có cơ sở, không đầy đủ về mặt nội dung…
Mặt khác, từ phía Tòa án cũng còn tồn tại nhiều hạn chế, thiếu sót trong quá
trình thụ lý, giải quyết yêu cầu của đương sự như kéo dài thời gian tố tụng, đưa
ra quyết định giải quyết yêu cầu không đúng, vượt quá phạm vi yêu cầu của
đương sự… Vì vậy, việc quy định đương sự có quyền khởi kiện, thay đổi, bổ
sung, thậm chí là rút yêu cầu, đồng thời ghi nhận trách nhiệm của Tòa án trong
việc đảm bảo quyền tự định đoạt của đương sự trong giải quyết vụ án dân sự là
rất cần thiết, phù hợp với thực tiễn khách quan, bảo đảm được tối đa quyền và
lợi ích hợp pháp của đương sự.
Như vậy, khi áp dụng các quy định của pháp luật TTDS về quyền tự định
đoạt của đương sự cần hiểu về quyền tự định đoạt đã được cụ thể hóa trong
nguyên tắc của pháp luật tố tụng dụng dân sự, đồng thời nguyên tắc này xây
dựng trên cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn nhất định.
1.3. Lƣợc sử quá trình hình thành và phát triển của các quy định về
quyền tự định đoạt của đƣơng sự trong Pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam
17
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Để có cái nhìn một cách hệ thống, tổng quát về quyền tự định đoạt của
đương sự trong giải quyết vụ án dân sự ở Việt Nam hiện nay, việc nghiên cứu
quá trình hình thành và phát triển của các quy định về quyền tự định đoạt của
đương sự trong Pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam là điều cần thiết. Có thể chia
thành các giai đoạn cụ thể như sau:
1.3.1. Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1954
Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, Nước Việt Nam dân chủ
cộng hòa ra đời, để kịp thời ổn định tình hình trật tự xã hội trong nước, Nhà
nước ta đã ban hành nhiều văn bản pháp luật mới trong đó có những văn bản
chứa đựng các quy phạm pháp luật TTDS như Sắc lệnh số 47/SL ngày
10/10/1945 do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký ban hành, cho phép áp dụng luật lệ cũ
để xét xử trong phạm vi cả nước, nếu những quy định trong luật lệ cũ “không
trái với nguyên tắc độc lập của nước Việt Nam và chính thể Dân chủ Cộng
hòa”. Tiếp đó, tại Điều 3, Sắc lệnh số 13/SL ngày 24/01/1946 về Tổ chức Tòa
án và các ngạch thẩm phán quy định: “Ban tư pháp xã có quyền hòa giải tất cả
các việc dân sự và thương sự và nếu hòa giải thành sẽ lập biên bản hòa giải,
có các ủy viên và những người đương sự ký”. Sắc lệnh số 51/SL ngày 17/4/1946
ấn định thẩm quyền của Tòa án và sự phân công giữa các nhân viên trong Tòa
án, Điều 9 của Sắc lệnh quy định: “Khi nhận được đơn kiện về dân sự hay
thương sự, ông thẩm phán sơ cấp phải đòi hai bên đến để thử hòa giải. Biện
pháp hòa giải có hiệu lực từ chứng thư”. Sắc lệnh số 16/SL ngày 10/10/1945
quy định về tổ chức đoàn thể luật sư có nêu: “Các luật sư có quyền bào chữa
ở trước tất cả các Tòa án hàng tỉnh trở lên và trước các Tòa án quân sự”. Đến
năm 1950 nhà nước ta ban hành Sắc lệnh số 85/SL ngày 22/5/1950 về cải cách
bộ máy tư pháp và luật tố tụng quy định: “Tòa án nhân dân huyện họp thành
hội đồng hòa giải để thử hòa giải tất cả các vụ kiện về dân sự và thương sự, kể
cả việc xin ly dị, trừ những vụ kiện mà
18
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
theo luật pháp đương sự không có quyền điều đình” (Điều 9). Đồng thời Điều
10 Sắc lệnh số 85/SL cũng quy định:
Biên bản hòa giải là một công chứng chứng thư, có thể đem chấp
hành ngay. Tuy nhiên cho đến lúc biên bản hòa giải được chấp hành
xong, nếu Biện lý xét biên bản ấy phạm đến trật tự chung, thì có quyền
yêu cầu Tòa án có thẩm quyền sửa đổi lại hoặc bác bỏ những điều
mà hai bên đã thỏa thuận. Hạn kháng cáo là 15 ngày tròn kể từ ngày
phòng biện lý nhận được biên bản hòa giải thành.
Như vậy, trong thời kỳ này, ngoài những Sắc lệnh nói trên, hầu như
không có văn bản nào quy định và hướng dẫn cụ thể về các thủ tục tố tụng dân
sự, cũng như quyền tự định đoạt của đương sự trong giải quyết vụ án dân sự.
Pháp luật TTDS giai đoạn này tuy còn mang tính tản mạn, nhưng trước bối cảnh
lịch sử của đất nước lúc bấy giờ khi vừa giành được độc lập, lại phải chống thù
trong, giặc ngoài, việc quy định như vậy đã là một sự cố gắng lớn, thể hiện sự
quan tâm của Nhà nước đến các vấn đề quan trọng của xã hội, trong đó có
những quy định của pháp luật liên quan đến quyền của đương sự trong giải
quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình. Đồng thời, đặt nền móng cho
việc xây dựng hệ thống các văn bản pháp luật TTDS, trong đó có cả quyền tự
định đoạt của đương sự trong giải quyết vụ án dân sự ở các giai đoạn sau này.
1.3.2. Giai đoạn từ năm 1954 đến năm 1989
Năm 1954, miền Bắc hoàn toàn giải phóng, Nhà nước ta đã ban hành một
loạt những văn bản pháp luật mới nhằm chấm dứt việc áp dụng các văn bản cũ
từ trước năm 1945 đồng thời củng cố, tăng cường vai trò, vị trí của Tòa án nhân
dân (tách Tòa án ra khỏi Bộ Tư pháp) cho phù hợp với tình hình mới. Các văn
bản đó là: Hiến pháp 1959, Luật Tổ chức TAND năm 1960, Luật Tổ chức
VKSND năm 1960, Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959.
19
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
TANDTC cùng với Bộ Tư pháp ban hành một loạt các văn bản pháp luật về
TTDS.
Xét về hình thức văn bản thì đây cũng là điểm khác biệt so với hệ thống
văn bản được ban hành ở giai đoạn trước đây. Ở giai đoạn trước, hoạt động tố
tụng giải quyết án dân sự của hệ thống Tòa án dựa trên các Sắc lệnh do Chủ
tịch nước ban hành là chủ yếu. Từ năm 1960, sau khi TANDTC được thành lập,
các văn bản tố tụng trở thành cơ sở hoạt động giải quyết vụ án bao gồm các
công văn, chỉ thị và đặc biệt là các Thông tư số 69/TC ngày 31/12/1958 của Bộ
Tư pháp về sửa đổi thẩm quyền của TAND về thủ tục về ly hôn trong đó quy
định “Tòa án nhân dân tỉnh tùy theo khả năng cán bộ có thể giao từng vụ cho
Tòa án nhân dân huyện xử sơ thẩm những vụ ly hôn không phức tạp. Nếu có
chống án thì Tòa án nhân dân tỉnh xử phúc thẩm” (Mục A phần II); Thông tư
số 39/NCPL ngày 21/1/1972 của TANDTC hướng dẫn việc thụ lý, xếp và tạm
xếp những việc kiện về hôn nhân và gia đình và tranh chấp về dân sự quy định:
“… Nguyên đơn có đủ tư cách để đi kiện phải là người có năng lực hành vi và
có quyền lợi bị xâm phạm. Nguyên đơn có thể ủy quyền cho một người có năng
lực hành vi thay mặt cho mình trong việc kiện. Giấy ủy quyền phải có chứng
nhận của ủy ban hành chính xã, khu phố hoặc của cơ quan nơi người đi kiện
công tác…”; Thông tư số 614/DS ngày 24/4/1963 của TANDTC hướng dẫn
một số thủ tục cho Tòa án địa phương có hướng dẫn: “Đương sự cũng có quyền
thay đổi yêu cầu trước khi Tòa án quyết định”; Thông tư số 06-TATC ngày
25/2/1974 của TANDTC hướng dẫn việc điều tra trong TTDS có hướng dẫn:
“… các đương sự (nguyên đơn, bị đơn và người dự sự) có quyền đề xuất những
yêu cầu và có nhiệm vụ trình bày những chứng cứ, lý lẽ để chứng minh những
yêu cầu và bảo vệ những quyền lợi hợp pháp của mình”…
20
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Đặc biệt với sự ra đời của Thông tư số 25/TATC ngày 30/11/1974 của
TANDTC hướng dẫn việc hòa giải trong TTDS đã đánh dấu sự phát triển không
ngừng của luật TTDS trong việc ghi nhận quyền tự định đoạt của đương sự,
trong đó quy định:
Việc hòa giải của TAND nhằm giúp đỡ các đương sự tự thỏa thuận
với nhau giải quyết việc kiện trên tinh thần đoàn kết và chấp hành
nghiên chỉnh pháp luật, chính sách, do đó, phải bảo đảm những yêu
cầu sau đây: Phải có sự tự nguyện của các đương sự, nội dung thỏa
thuận của các đương sự phải đúng pháp luật, chính sách…
Theo các văn bản trên, có thể nhận thấy, điều kiện để nguyên đơn có đủ
tư cách đi kiện phải là người có năng lực hành vi và có quyền lợi bị xâm phạm.
Nguyên đơn có thể ủy quyền cho người khác có năng lực hành vi thay mặt mình
trong việc kiện. Đương sự cũng có quyền thay đổi yêu cầu trước khi Tòa án
quyết định. Với những quy định trên, Pháp luật TTDS Việt Nam dần dần được
hoàn thiện trên cơ sở xác định rõ thẩm quyền xét xử về dân sự, thủ tục điều tra,
hòa giải cũng như đã có những quy định thể hiện quyền tự định đoạt của đương
sự trong TTDS khi giải quyết các vụ án dân sự.
Năm 1975 đất nước hoàn toàn thống nhất, hệ thống pháp luật TTDS nói
chung, quyền tự định đoạt của đương sự nói riêng từng bước được hoàn thiện.
Theo đó, ngày 8/2/1977 TANDTC ban hành Thông tư số 96/NCPL hướng dẫn
về trình tự xét xử sơ thẩm về dân sự, trong đó có nêu: “… các đương sự có
quyền tự định đoạt. Do đó, nói chung TAND chỉ thụ lý khi nguyên đơn khởi tố,
trừ trường hợp luật pháp có quy định quyền khởi tố của VKSND, của công dân,
hợp tác xã hoặc đoàn thể nhân dân để bảo vệ lợi ích chung…”. Ngày
24/7/1981, TANDTC ban hành Thông tư số 81/TATC hướng dẫn giải quyết
các tranh chấp thừa kế, trong đó có quy định quyền tự định đoạt của người lập
di chúc, để trên cơ sở đó người thừa kế có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết
21
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
cho họ được hưởng thừa kế đối với phần di sản mà người chết để lại theo di
chúc hoặc theo pháp luật. Ngoài ra, quyền và nghĩa vụ của đương sự cũng đã
bắt đầu được đề cập đến, trong đó có quyền tự định đoạt của đương sự tại các
quy định của Hiến pháp năm 1980 (Điều 73), Luật tổ chức TAND năm 1981
(Điều 9). Các văn bản này là cơ sở pháp lý để Nhà nước ban hành các văn bản
pháp luật quy định về quyền và nghĩa vụ của đương sự trong TTDS cũng như
là cơ sở để TAND và VKSND thực hiện tốt nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
Nhưng nhìn chung các văn bản pháp luật tố tụng giai đoạn này chủ yếu được
quy định tại các Thông tư do TANDTC ban hành nên hiệu lực pháp lý chưa
cao.
1.3.3. Giai đoạn từ năm 1989 đến năm 2004
Đây là giai đoạn hệ thống pháp luật TTDS Việt Nam có sự phát triển
vượt bậc và lần đầu tiên trong lịch sử pháp luật TTDS Việt Nam, Pháp lệnh
Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự ngày 29/11/1989 được ban hành, có hiệu
lực pháp luật từ ngày 01/01/1990. Đồng thời cũng trong năm 1989, Pháp lệnh
Thi hành án được ban hành. Đây là văn bản pháp luật đầu tiên pháp điển hóa
những nội dung căn bản của thủ tục giải quyết vụ án dân sự dưới hình thức
Pháp lệnh, đánh dấu sự phát triển của pháp luật TTDS Việt Nam sang một giai
đoạn mới.
PLTTGQCVADS đã tạo điều kiện thuận lợi cho công dân trong việc bảo
vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình, trong đó có quyền tự định đoạt của
đương sự. Theo Pháp lệnh, đương sự có quyền định đoạt trong việc khởi kiện,
cụ thể tại Điều 1 có quy định: “Công dân, pháp nhân, theo thủ tục do pháp luật
quy định, có quyền khởi kiện VADS để yêu cầu TAND bảo vệ quyền lợi hợp
pháp của mình”. Cũng theo Pháp lệnh, bên cạnh quyền khởi kiện của đương
sự, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc
trong phạm vi chức năng của mình cũng có quyền khởi kiện
22
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
hoặc đề nghị VKS xem xét việc khởi tố vụ án đối với những vi phạm pháp luật
gây thiệt hại cho tài sản XHCN hoặc quyền lợi của người lao động trong quan
hệ lao động, kết hôn trái pháp luật, xác định cha, mẹ cho người con chưa thành
niên ngoài giá thú, xâm phạm nghiêm trọng quyền lợi của người chưa thành
niên hoặc của người có nhược điểm về thể chất hoặc tâm thần, nếu không có ai
khởi kiện (Điều 8 và Điều 28 PLTTGQCVADS). Song có thể thấy, việc khởi
kiện vì lợi ích chung của các tổ chức xã hội và khởi tố của VKS ở góc độ nào
đó phần nào cũng đã ảnh hưởng đến quyền tự định đoạt của các đương sự.
Điều 2 của PLTTGQCVADS còn quy định: “Người khởi kiện vụ án dân
sự có quyền rút đơn khởi kiện, thay đổi nội dung khởi kiện. Các đương sự có
quyền tự hòa giải với nhau”. Cũng theo quy định của Pháp lệnh, trong quá trình
tham gia tố tụng, các đương sự còn có quyền hòa giải với nhau – Điều 5
PLTTGQCVADS quy định: “Trong quá trình giải quyết vụ án, Tòa án tiến
hành hòa giải để giúp các đương sự thỏa thuận với nhau về giải quyết vụ án,
trừ những trường hợp không hòa giải được hoặc pháp luật quy định không
được hòa giải”. Trường hợp đương sự không đồng ý với bản án sơ thẩm chưa
có hiệu lực pháp luật, đương sự cũng có quyền kháng cáo “Đương sự, người
đại diện của đương sự, tổ chức xã hội khởi kiện vì lợi ích chung có quyền kháng
cáo bản án, quyết định tạm đình chỉ hoặc đình chỉ việc giải quyết vụ án của
Tòa án cấp sơ thẩm để yêu cầu Tòa án trên một cấp phúc thẩm…” (Điều 58
PLTTGQCVADS).
Sau khi có PLTTGQCVADS, TANDTC đã ban hành Nghị quyết số
03/HĐTP ngày 19/10/1990 hướng dẫn áp dụng một số quy định của Pháp lệnh
này trong đó có nêu:
Khi các đương sự thỏa thuận được với nhau về vấn đề phải giải quyết
trong vụ án, thì Thẩm phán lập Biên bản hòa giải thành,
23
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
trong đó phải nêu rõ nội dung việc tranh chấp và những điều mà các
đương sự đã thỏa thuận. Bản sao biên bản này được gửi ngay cho
VKS cùng cấp, cho tổ chức xã hội đã khởi kiện vì lợi ích chung. Nếu
trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà có
đương sự thay đổi ý kiến hoặc VKS, tổ chức xã hội đã khởi kiện vì lợi
ích chung phản đối sự thỏa thuận đó thì Tòa án đưa ra xét xử, nếu
trong thời hạn đó không có sự thay đổi ý kiến hoặc phản đối thì Thẩm
phán ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự…
(Mục II điểm 2)
Ngoài ra, còn có một số các văn bản pháp luật khác như Công văn số
309/NCPL, Công văn số 310/NCPL ngày 22/12/1990 giải thích một số vấn đề
về TTDS… Hiến pháp năm 1992 (Điều 50 và 74), Luật Tổ chức TAND năm
2002 (Điều 9) cũng có những quy định nhằm tạo điều kiện cho công dân thực
hiện tốt các quyền và nghĩa vụ của mình trong đó có quyền tự định đoạt của
đương sự trong quá trình giải quyết các vụ án dân sự nhằm bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của mình tại Tòa án.
Như vậy, có thể thấy, trong giai đoạn này quyền tự định đoạt của đương
sự trong giải quyết vụ án dân sự cơ bản được đảm bảo. PLTTGQCVADS quy
định tương đối rõ ràng cụ thể các quyền tự định đoạt của các đương sự trong
toàn bộ quá trình tham gia tố tụng như quyền khởi kiện, quyền thay đổi, bổ
sung yêu cầu, quyền tham gia hòa giải, tự hòa giải, quyền kháng cáo…
Tuy nhiên, quyền tự định đoạt của đương sự khi tham gia tố tụng trong
giai đoạn này mới chỉ được thực hiện ở một mức độ nhất định nào đó, sự tham
gia và can thiệp của cơ quan có thẩm quyền vẫn còn nhiều. Hơn nữa, các quy
định về tố tụng thiếu tập trung, nhiều chỗ còn chồng chéo… Đó là ngoài
PLTTGQCVADS còn có các Pháp lệnh khác như Pháp lệnh thủ tục giải
24
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
quyết các vụ án kinh tế ngày 16/3/1994, Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh
chấp lao động ngày 11/4/1996. Điều đó đòi hỏi phải mở rộng hơn nữa quyền tự
định đoạt của đương sự và các quy định về TTDS cần phải được pháp điển hóa
ở các văn bản pháp lý có tính hiệu lực cao hơn.
1.3.4. Giai đoạn từ năm 2004 đến nay
Sự ra đời của BLTTDS 2004 đã đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong
lịch sử của Pháp luật TTDS Việt Nam trong giai đoạn này. Đây là văn bản pháp
lý có hiệu lực cao nhất kể từ trước đến nay điều chỉnh các quan hệ về TTDS.
Trước khi BLTTDS 2004 được ban hành, việc giải quyết những loại việc dân
sự thuộc phạm vi điều chỉnh của BLTTDS được quy định tại các
PLTTGQCVADS, PLTTGQCVA kinh tế và PLTTGQ các tranh chấp lao động.
Tuy nhiên, các Pháp lệnh này mới chỉ quy định các thủ tục mang tính nguyên
tắc, còn thiếu những quy định mang tính cụ thể phát sinh trong việc giải quyết
vụ việc. Mặt khác, do sự phát triển của nền kinh tế thị trường trong thời kì hội
nhập nên nhiều quy định của các Pháp lệnh này không còn phù hợp và thiếu
đồng bộ so với các văn bản pháp luật hiện hành như Bộ luật Lao động năm
1994, sửa đổi, bổ sung năm 2002; Bộ luật Dân sự năm 1995 dẫn đến khó khăn
trong việc áp dụng các quy định của pháp luật vào đời sống thực tiễn và hiệu
quả, chất lượng xét xử của Tòa án không cao – đây chính là các cơ sở xã hội và
cơ sở pháp lý cho sự ra đời của BLTTDS 2004. BLTTDS 2004 được ban hành
đã đánh dấu bước phát triển của hệ thống Pháp luật TTDS Việt Nam ở một tầm
cao mới, khắc phục được tình trạng tản mạn, mẫu thuẫn, khiếm khuyết của các
quy định TTDS trước đây, tạo điều kiện thuận lợi và cần thiết cho Tòa án giải
quyết nhanh chóng và đúng đắn các vụ việc dân sự, bảo đảm cho các cá nhân,
cơ quan, tổ chức bảo vệ được quyền, lợi ích hợp pháp của mình trước Tòa án
nhằm thực hiện đúng chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước về chiến lược
cải cách tư pháp. BLTTDS 2004 được ban
25
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
hành đã làm thay đổi quy trình tố tụng tại Tòa án theo hướng công khai, minh
bạch, các đương sự có vai trò chủ động, quyết định trong việc bảo vệ quyền và
lợi ích hợp pháp của mình trước Tòa án đã góp phần vào việc thực hiện một
cách cụ thể và đầy đủ quyền tự định đoạt của đương sự. Quyền tự định đoạt của
đương sự được bảo đảm và mở rộng hơn trước và được ghi nhận cụ thể thành
một nguyên tắc cơ bản của pháp luật TTDS (Điều 5 BLTTDS 2004). Điều đó
chứng tỏ, quyền tự định đoạt của đương sự trong giải quyết vụ án dân sự ngày
càng được chú trọng, các đương sự ngày càng có điều kiện thực hiện tốt nhất
các quyền và nghĩa vụ tố tụng, kịp thời bảo vệ các quyền và lợi ích của mình
khi bị xâm phạm.
Mặc dù Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 ra đời đã quy định tương đối
đầy đủ các thủ tục, trình tự giải quyết các vụ việc dân sự, nhưng sau một thời
gian triển khai áp dụng trên thực tiễn đã bộc lộ một số hạn chế cần khắc phục
để đáp ứng với yêu cầu cải cách tư pháp và bảo đảm hơn nữa quyền, lợi ích hợp
pháp của công dân. Vì vậy, ngày 29/3/2011, kì họp thứ 9 Quốc hội khóa XII đã
ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLTTDS để khắc phục những
hạn chế đó.
Sau mười năm thi hành, có thể nói Bô ̣luâṭtốtung̣dân sư ̣năm 2004, sửa
đổi, bổ sung năm 2011 đã góp phần quan trọng trong việc bảo vệ chế độ xã hội
chủ nghĩa, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước,
quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức. Cho đến nay, nhiều
quy định của Bô ̣luâṭtốtung̣dân sựvẫn còn phù hợp và đang phát huy tác dụng
tích cực. Tuy nhiên qua tổng kết thực tiễn cho thấy cũng có nhiều quy định của
Bô ̣luâṭtốtung̣dân sư ̣đã b ộc lộ những hạn chế, bất cập; không đáp ứng đầy đủ
nhu cầu của người dân trong việc giải quyết các tranh chấp nảy sinh trong đời
sống dân sự; quyền và nghĩa vụ của các đương sự trong tố tụng dân sự cần tiếp
tục được bổ sung, sửa đổi, trong đó có các quy
26
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
định về đảm bảo quyền tự định đoạt của đương sự trong vụ án dân sự nhằm
phát huy tính công khai, dân chủ, công bằng, nâng cao chất lượng tranh tụng
tại phiên tòa, tăng cường quyền và trách nhiệm của Thẩm phán để họ chủ động
trong thực thi nhiệm vụ, độc lập và chỉ tuân theo pháp luật trong xét xử; đổi
mới trình tự, thủ tục sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm các vụ việc dân sự
nhằm nâng cao hiệu quả giải quyết các vụ việc dân sự của Tòa án; bảo đảm các
quyền, lợi ích chính đáng của cơ quan, tổ chức, cá nhân; góp phần vào sự phát
triển lành mạnh của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Ngày 28/11/2013, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
khóa XIII, kỳ họp thứ 6 đã thông qua Hiến pháp mới, trong đó quy định Tòa án
nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực
hiện quyền tư pháp; có nhiệm vụ bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo
vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích của
tổ chức, cá nhân. Theo quy định của Hiến pháp năm 2013 thì nhiều nội dung
quan trọng về vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ, tổ chức và hoạt động của Tòa
án nhân dân, về Thẩm phán và Hội thẩm đã được bổ sung, sửa đổi. Các quy
định của Hiến pháp năm 2013 là sự thể chế hóa các quan điểm, chủ trương,
định hướng của Đảng về cải cách tư pháp và đã được cụ thể hóa một bước trong
Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014, Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân
năm 2014 và nhiều đạo luật quan trọng khác. Các quy định của Hiến pháp năm
2013 và Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014, Luật tổ chức Viện kiểm sát
nhân dân năm 2014 cần tiếp tục được cụ thể hóa trong các luật tố tụng nói chung
và Bô ̣luâṭtốtung̣dân sư ̣nói riêng , tạo cơ sở pháp lý cho việc giải quyết các vụ
việc thuộc thẩm quyền của Tòa án.
Tại phiên họp ngày 25/11/2015, Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIII,
Quốc hội đã thông qua Dự thảo Bộ luật Tố tụng dân sự (sửa đổi), có hiệu lực
thi hành từ ngày 01/7/2016. Theo đó, Bộ luật Tố tụng dân sự (sửa đổi) năm
27
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
2015 có nhiều quy định mới nhằm đảm bảo tốt hơn các quyền của công dân
theo Hiến pháp năm 2013, trong đó có quyền tự định đoạt của đương sự trong
giải quyết vụ án dân sự.
Nghiên cứu sự phát triển của các quy định về quyền tự định đoạt của
đương sự trong TTDS qua các giai đoạn cho thấy các quy định liên quan đến
quyền tự định đoạt của đương sự được quy định khá sớm trong Pháp luật TTDS
Việt Nam và ngày càng được quy định cụ thể, mở rộng và hoàn thiện hơn. Qua
đó chúng ta cũng thấy được sự phát triển và hoàn thiện không ngừng của Pháp
luật TTDS Việt Nam nói chung, thể hiện sự quan tâm, và tầm quan trọng của
pháp luật TTDS cũng như quyền tự định đoạt của đương sự trong giải quyết vụ
án dân sự nhằm hướng tới một mục tiêu chung là góp phần bảo đảm cho các
đương sự bảo vệ một cách tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của mình trước
Tòa án.
28
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Quyền tự định đoạt trong tố tụng dân sự là hình thức tồn tại của các quyền
được quy định trong pháp luật nội dung, là phương thức bảo đảm cho các quyền
dân sự trong luật nội dung được thực hiện. Không có các hành vi giao kết dân
sự được xác lập thì các quyền tố tụng sẽ không có môi trường pháp lý phát sinh
trên thực tế. Trong quan hệ tố tụng, quyền tự định đoạt của đương sự là một
nguyên tắc pháp lý được biểu hiện như một quyền tố tụng đặc thù, phản ánh
tính chất của một lĩnh vực quan hệ cơ bản trong đời sống xã hội, đó là quan hệ
dân sự mà trong đó tính tự do ý chí, tự do cam kết, thỏa thuận, định đoạt là đặc
trưng cơ bản của loại quan hệ này. Như vậy, có thể nói, quyền tự định đoạt là
quyền tố tụng cơ bản và phổ biến của đương sự, được đương sự thực hiện trong
tất cả các giai đoạn của quá trình tố tụng, từ khi khởi kiện đến khi kết thúc vụ
án dân sự.
Đời sống xã hội luôn vận động và phát triển, các mối quan hệ xã hội cũng
theo đó mà diễn biến ngày một đa dạng, phức tạp hơn, đồng thời nảy sinh thêm
nhiều loại quan hệ mới. Việc ghi nhận rộng rãi quyền tự định đoạt của đương
sự trong hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật TTDS nói riêng là một trong
những biện pháp nhằm bảo vệ quyền cơ bản của con người, các quyền và lợi
ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức khi bị xâm phạm. Pháp luật TTDS Việt Nam
về quyền tự định đoạt của đương sự qua các thời kỳ đã thể hiện sự quan tâm
của Đảng và Nhà nước ta đến quyền lợi của nhân dân, sự công bằng, bình đẳng
trong xã hội; kịp thời bổ sung, hoàn thiện chế định về quyền tự định đoạt của
đương sự trước xu hướng phát triển của xã hội, nhằm đáp ứng mục tiêu công
nghiệp hóa, hiện đại hóa và đẩy mạnh hội nhập quốc tế sâu rộng.

More Related Content

Similar to Cơ sở lý luận về quyền tự định đoạt của đương sự trong giải quyết vụ án dân sự.docx

Cơ Sở Lý Luận Hợp Đồng Ủy Quyền Trong Giao Dịch Đối Với Nhà Ở Chung Cư
Cơ Sở Lý Luận Hợp Đồng Ủy Quyền Trong Giao Dịch Đối Với Nhà Ở Chung CưCơ Sở Lý Luận Hợp Đồng Ủy Quyền Trong Giao Dịch Đối Với Nhà Ở Chung Cư
Cơ Sở Lý Luận Hợp Đồng Ủy Quyền Trong Giao Dịch Đối Với Nhà Ở Chung Cư
Dịch Vụ Viết Thuê Đề Tài 0934.573.149 / Luanvantot.com
 
Cơ Sở Lý Luận Hợp Đồng Ủy Quyền Trong Giao Dịch Đối Với Nhà Ở Chung Cư
Cơ Sở Lý Luận Hợp Đồng Ủy Quyền Trong Giao Dịch Đối Với Nhà Ở Chung CưCơ Sở Lý Luận Hợp Đồng Ủy Quyền Trong Giao Dịch Đối Với Nhà Ở Chung Cư
Cơ Sở Lý Luận Hợp Đồng Ủy Quyền Trong Giao Dịch Đối Với Nhà Ở Chung Cư
Dịch Vụ Viết Thuê Đề Tài 0934.573.149 / Luanvantot.com
 
Cơ sở lý luận về bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người được thi hành án...
Cơ sở lý luận về bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người được thi hành án...Cơ sở lý luận về bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người được thi hành án...
Cơ sở lý luận về bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người được thi hành án...
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 🥰🥰 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤
 
Hợp Đồng Ủy Quyền Trong Giao Dịch Đối Với Nhà Ở Chung Cư.
Hợp Đồng Ủy Quyền Trong Giao Dịch Đối Với Nhà Ở Chung Cư.Hợp Đồng Ủy Quyền Trong Giao Dịch Đối Với Nhà Ở Chung Cư.
Hợp Đồng Ủy Quyền Trong Giao Dịch Đối Với Nhà Ở Chung Cư.
Dịch Vụ Viết Thuê Đề Tài 0934.573.149 / Luanvantot.com
 
Luật dân sự
Luật dân sựLuật dân sự
Luật dân sự
N3 Q
 
Hướng dẫn soạn đơn quyền yêu cầu độc lập của người liên quan trong vụ án dân sự
Hướng dẫn soạn đơn quyền yêu cầu độc lập của người liên quan trong vụ án dân sựHướng dẫn soạn đơn quyền yêu cầu độc lập của người liên quan trong vụ án dân sự
Hướng dẫn soạn đơn quyền yêu cầu độc lập của người liên quan trong vụ án dân sự
Luật Sư Tư Vấn Pháp Luật - Phan Mạnh Thăng
 
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HÒA GIẢI Ở CƠ SỞ.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HÒA GIẢI Ở CƠ SỞ.docxCƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HÒA GIẢI Ở CƠ SỞ.docx
Bo-luat-dan-su-91_2015_QH13.pdf
Bo-luat-dan-su-91_2015_QH13.pdfBo-luat-dan-su-91_2015_QH13.pdf
Bo-luat-dan-su-91_2015_QH13.pdf
ThnhNhnDip
 
BÀI MẪU khóa luận hợp dân sự, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU khóa luận hợp dân sự, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU khóa luận hợp dân sự, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU khóa luận hợp dân sự, HAY, 9 ĐIỂM
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Khoá luận tốt nghiệp pháp luật về điều kiện giải quyết vụ án dân...
Khoá luận tốt nghiệp pháp luật về điều kiện giải quyết vụ án dân...Khoá luận tốt nghiệp pháp luật về điều kiện giải quyết vụ án dân...
Khoá luận tốt nghiệp pháp luật về điều kiện giải quyết vụ án dân...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Quyền, lợi ích hợp pháp cá nhân trong xét xử vụ án hành chính, 9đ
Quyền, lợi ích hợp pháp cá nhân trong xét xử vụ án hành chính, 9đQuyền, lợi ích hợp pháp cá nhân trong xét xử vụ án hành chính, 9đ
Quyền, lợi ích hợp pháp cá nhân trong xét xử vụ án hành chính, 9đ
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Bo luat dan su (sua doi)
Bo luat dan su (sua doi)Bo luat dan su (sua doi)
Bo luat dan su (sua doi)xaula
 
Ky nang giai quyet vu an hanh chinh (chuong trinh dao tao tham phan)
Ky nang giai quyet vu an hanh chinh (chuong trinh dao tao tham phan)Ky nang giai quyet vu an hanh chinh (chuong trinh dao tao tham phan)
Ky nang giai quyet vu an hanh chinh (chuong trinh dao tao tham phan)
Hung Nguyen
 
BÀI 1: KHÁI QUÁT LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM TS. BÙI QUANG XUÂN
BÀI 1: KHÁI QUÁT LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM      TS. BÙI QUANG XUÂNBÀI 1: KHÁI QUÁT LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM      TS. BÙI QUANG XUÂN
BÀI 1: KHÁI QUÁT LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM TS. BÙI QUANG XUÂN
Minh Chanh
 
Hoi dap luat khieu nai luat to cao
Hoi dap luat khieu nai luat to caoHoi dap luat khieu nai luat to cao
Hoi dap luat khieu nai luat to cao
Hung Nguyen
 
Tiểu Luận Trách Nhiệm Bồi Thường Thiệt Hại Của Cơ Quan Điều Tra Trong Hoạt Độ...
Tiểu Luận Trách Nhiệm Bồi Thường Thiệt Hại Của Cơ Quan Điều Tra Trong Hoạt Độ...Tiểu Luận Trách Nhiệm Bồi Thường Thiệt Hại Của Cơ Quan Điều Tra Trong Hoạt Độ...
Tiểu Luận Trách Nhiệm Bồi Thường Thiệt Hại Của Cơ Quan Điều Tra Trong Hoạt Độ...
Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
Cơ sở lý luận về vai trò của viện kiểm sát trong bảo vệ quyền công dân.docx
Cơ sở lý luận về vai trò của viện kiểm sát trong bảo vệ quyền công dân.docxCơ sở lý luận về vai trò của viện kiểm sát trong bảo vệ quyền công dân.docx
Cơ sở lý luận về vai trò của viện kiểm sát trong bảo vệ quyền công dân.docx
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 🥳🥳 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤
 
Cơ sở lý luận về bảo đảm quyền con người của phạm nhân bằng các quy định của ...
Cơ sở lý luận về bảo đảm quyền con người của phạm nhân bằng các quy định của ...Cơ sở lý luận về bảo đảm quyền con người của phạm nhân bằng các quy định của ...
Cơ sở lý luận về bảo đảm quyền con người của phạm nhân bằng các quy định của ...
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói ☎☎☎ Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 👍👍
 
Chương 6 luật dân sự
Chương 6   luật dân sựChương 6   luật dân sự
Chương 6 luật dân sựTử Long
 
Tiểu Luận Bài Thi Học Kỳ Luật Hiến Pháp, ĐH Luật, 9 Điểm.docx
Tiểu Luận Bài Thi Học Kỳ Luật Hiến Pháp, ĐH Luật, 9 Điểm.docxTiểu Luận Bài Thi Học Kỳ Luật Hiến Pháp, ĐH Luật, 9 Điểm.docx
Tiểu Luận Bài Thi Học Kỳ Luật Hiến Pháp, ĐH Luật, 9 Điểm.docx
Nhận viết đề tài trọn gói Số điện thoại / zalo / tele: 0917.193.864
 

Similar to Cơ sở lý luận về quyền tự định đoạt của đương sự trong giải quyết vụ án dân sự.docx (20)

Cơ Sở Lý Luận Hợp Đồng Ủy Quyền Trong Giao Dịch Đối Với Nhà Ở Chung Cư
Cơ Sở Lý Luận Hợp Đồng Ủy Quyền Trong Giao Dịch Đối Với Nhà Ở Chung CưCơ Sở Lý Luận Hợp Đồng Ủy Quyền Trong Giao Dịch Đối Với Nhà Ở Chung Cư
Cơ Sở Lý Luận Hợp Đồng Ủy Quyền Trong Giao Dịch Đối Với Nhà Ở Chung Cư
 
Cơ Sở Lý Luận Hợp Đồng Ủy Quyền Trong Giao Dịch Đối Với Nhà Ở Chung Cư
Cơ Sở Lý Luận Hợp Đồng Ủy Quyền Trong Giao Dịch Đối Với Nhà Ở Chung CưCơ Sở Lý Luận Hợp Đồng Ủy Quyền Trong Giao Dịch Đối Với Nhà Ở Chung Cư
Cơ Sở Lý Luận Hợp Đồng Ủy Quyền Trong Giao Dịch Đối Với Nhà Ở Chung Cư
 
Cơ sở lý luận về bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người được thi hành án...
Cơ sở lý luận về bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người được thi hành án...Cơ sở lý luận về bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người được thi hành án...
Cơ sở lý luận về bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người được thi hành án...
 
Hợp Đồng Ủy Quyền Trong Giao Dịch Đối Với Nhà Ở Chung Cư.
Hợp Đồng Ủy Quyền Trong Giao Dịch Đối Với Nhà Ở Chung Cư.Hợp Đồng Ủy Quyền Trong Giao Dịch Đối Với Nhà Ở Chung Cư.
Hợp Đồng Ủy Quyền Trong Giao Dịch Đối Với Nhà Ở Chung Cư.
 
Luật dân sự
Luật dân sựLuật dân sự
Luật dân sự
 
Hướng dẫn soạn đơn quyền yêu cầu độc lập của người liên quan trong vụ án dân sự
Hướng dẫn soạn đơn quyền yêu cầu độc lập của người liên quan trong vụ án dân sựHướng dẫn soạn đơn quyền yêu cầu độc lập của người liên quan trong vụ án dân sự
Hướng dẫn soạn đơn quyền yêu cầu độc lập của người liên quan trong vụ án dân sự
 
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HÒA GIẢI Ở CƠ SỞ.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HÒA GIẢI Ở CƠ SỞ.docxCƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HÒA GIẢI Ở CƠ SỞ.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HÒA GIẢI Ở CƠ SỞ.docx
 
Bo-luat-dan-su-91_2015_QH13.pdf
Bo-luat-dan-su-91_2015_QH13.pdfBo-luat-dan-su-91_2015_QH13.pdf
Bo-luat-dan-su-91_2015_QH13.pdf
 
BÀI MẪU khóa luận hợp dân sự, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU khóa luận hợp dân sự, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU khóa luận hợp dân sự, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU khóa luận hợp dân sự, HAY, 9 ĐIỂM
 
Khoá luận tốt nghiệp pháp luật về điều kiện giải quyết vụ án dân...
Khoá luận tốt nghiệp pháp luật về điều kiện giải quyết vụ án dân...Khoá luận tốt nghiệp pháp luật về điều kiện giải quyết vụ án dân...
Khoá luận tốt nghiệp pháp luật về điều kiện giải quyết vụ án dân...
 
Quyền, lợi ích hợp pháp cá nhân trong xét xử vụ án hành chính, 9đ
Quyền, lợi ích hợp pháp cá nhân trong xét xử vụ án hành chính, 9đQuyền, lợi ích hợp pháp cá nhân trong xét xử vụ án hành chính, 9đ
Quyền, lợi ích hợp pháp cá nhân trong xét xử vụ án hành chính, 9đ
 
Bo luat dan su (sua doi)
Bo luat dan su (sua doi)Bo luat dan su (sua doi)
Bo luat dan su (sua doi)
 
Ky nang giai quyet vu an hanh chinh (chuong trinh dao tao tham phan)
Ky nang giai quyet vu an hanh chinh (chuong trinh dao tao tham phan)Ky nang giai quyet vu an hanh chinh (chuong trinh dao tao tham phan)
Ky nang giai quyet vu an hanh chinh (chuong trinh dao tao tham phan)
 
BÀI 1: KHÁI QUÁT LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM TS. BÙI QUANG XUÂN
BÀI 1: KHÁI QUÁT LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM      TS. BÙI QUANG XUÂNBÀI 1: KHÁI QUÁT LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM      TS. BÙI QUANG XUÂN
BÀI 1: KHÁI QUÁT LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM TS. BÙI QUANG XUÂN
 
Hoi dap luat khieu nai luat to cao
Hoi dap luat khieu nai luat to caoHoi dap luat khieu nai luat to cao
Hoi dap luat khieu nai luat to cao
 
Tiểu Luận Trách Nhiệm Bồi Thường Thiệt Hại Của Cơ Quan Điều Tra Trong Hoạt Độ...
Tiểu Luận Trách Nhiệm Bồi Thường Thiệt Hại Của Cơ Quan Điều Tra Trong Hoạt Độ...Tiểu Luận Trách Nhiệm Bồi Thường Thiệt Hại Của Cơ Quan Điều Tra Trong Hoạt Độ...
Tiểu Luận Trách Nhiệm Bồi Thường Thiệt Hại Của Cơ Quan Điều Tra Trong Hoạt Độ...
 
Cơ sở lý luận về vai trò của viện kiểm sát trong bảo vệ quyền công dân.docx
Cơ sở lý luận về vai trò của viện kiểm sát trong bảo vệ quyền công dân.docxCơ sở lý luận về vai trò của viện kiểm sát trong bảo vệ quyền công dân.docx
Cơ sở lý luận về vai trò của viện kiểm sát trong bảo vệ quyền công dân.docx
 
Cơ sở lý luận về bảo đảm quyền con người của phạm nhân bằng các quy định của ...
Cơ sở lý luận về bảo đảm quyền con người của phạm nhân bằng các quy định của ...Cơ sở lý luận về bảo đảm quyền con người của phạm nhân bằng các quy định của ...
Cơ sở lý luận về bảo đảm quyền con người của phạm nhân bằng các quy định của ...
 
Chương 6 luật dân sự
Chương 6   luật dân sựChương 6   luật dân sự
Chương 6 luật dân sự
 
Tiểu Luận Bài Thi Học Kỳ Luật Hiến Pháp, ĐH Luật, 9 Điểm.docx
Tiểu Luận Bài Thi Học Kỳ Luật Hiến Pháp, ĐH Luật, 9 Điểm.docxTiểu Luận Bài Thi Học Kỳ Luật Hiến Pháp, ĐH Luật, 9 Điểm.docx
Tiểu Luận Bài Thi Học Kỳ Luật Hiến Pháp, ĐH Luật, 9 Điểm.docx
 

More from Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói ☎☎☎ Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 👍👍

Cơ sở lý luận về quản trị hàng tồn kho.docx
Cơ sở lý luận về quản trị hàng tồn kho.docxCơ sở lý luận về quản trị hàng tồn kho.docx
Cơ sở lý luận về công tác quản trị nhân sự.docx
Cơ sở lý luận về công tác quản trị nhân sự.docxCơ sở lý luận về công tác quản trị nhân sự.docx
Cơ sở lý luận về công tác quản trị nhân sự.docx
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói ☎☎☎ Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 👍👍
 
Cơ sở lý luận về công tác lưu trữ.docx
Cơ sở lý luận về công tác lưu trữ.docxCơ sở lý luận về công tác lưu trữ.docx
Cơ sở lý luận về hiệu quả hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp.docx
Cơ sở lý luận về hiệu quả hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp.docxCơ sở lý luận về hiệu quả hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp.docx
Cơ sở lý luận về hiệu quả hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp.docx
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói ☎☎☎ Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 👍👍
 
Cơ sở lý luận về động lực làm việc của người lao động.docx
Cơ sở lý luận về động lực làm việc của người lao động.docxCơ sở lý luận về động lực làm việc của người lao động.docx
Cơ sở lý luận về động lực làm việc của người lao động.docx
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói ☎☎☎ Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 👍👍
 
Cơ sở lý luận về thể chế quản lý nhà nước đối với tài sản công trong các doan...
Cơ sở lý luận về thể chế quản lý nhà nước đối với tài sản công trong các doan...Cơ sở lý luận về thể chế quản lý nhà nước đối với tài sản công trong các doan...
Cơ sở lý luận về thể chế quản lý nhà nước đối với tài sản công trong các doan...
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói ☎☎☎ Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 👍👍
 
Cơ sở lý luận về an toàn vệ sinh lao động và pháp luật điều chỉnh an toàn vệ ...
Cơ sở lý luận về an toàn vệ sinh lao động và pháp luật điều chỉnh an toàn vệ ...Cơ sở lý luận về an toàn vệ sinh lao động và pháp luật điều chỉnh an toàn vệ ...
Cơ sở lý luận về an toàn vệ sinh lao động và pháp luật điều chỉnh an toàn vệ ...
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói ☎☎☎ Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 👍👍
 
Cơ sở lý luận về đăng ký giao dịch bảo đảm tiền vay.docx
Cơ sở lý luận về đăng ký giao dịch bảo đảm tiền vay.docxCơ sở lý luận về đăng ký giao dịch bảo đảm tiền vay.docx
Cơ sở lý luận về đăng ký giao dịch bảo đảm tiền vay.docx
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói ☎☎☎ Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 👍👍
 
Cơ sở lý luận về bảo vệ quyền của lao động nữ và pháp luật về bảo vệ quyền củ...
Cơ sở lý luận về bảo vệ quyền của lao động nữ và pháp luật về bảo vệ quyền củ...Cơ sở lý luận về bảo vệ quyền của lao động nữ và pháp luật về bảo vệ quyền củ...
Cơ sở lý luận về bảo vệ quyền của lao động nữ và pháp luật về bảo vệ quyền củ...
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói ☎☎☎ Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 👍👍
 
Cơ sở lý luận về hoạt động ban hành văn bản hành chính tại ủy ban nhân dân qu...
Cơ sở lý luận về hoạt động ban hành văn bản hành chính tại ủy ban nhân dân qu...Cơ sở lý luận về hoạt động ban hành văn bản hành chính tại ủy ban nhân dân qu...
Cơ sở lý luận về hoạt động ban hành văn bản hành chính tại ủy ban nhân dân qu...
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói ☎☎☎ Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 👍👍
 
Cơ sở lý luận về kiểm sát việc giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm của vi...
Cơ sở lý luận về kiểm sát việc giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm của vi...Cơ sở lý luận về kiểm sát việc giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm của vi...
Cơ sở lý luận về kiểm sát việc giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm của vi...
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói ☎☎☎ Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 👍👍
 
Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí.docx
Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí.docxCơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí.docx
Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí.docx
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói ☎☎☎ Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 👍👍
 
Cơ sở lý luận về cơ chế “một cửa” của ủy ban nhân dân quận.docx
Cơ sở lý luận về cơ chế “một cửa” của ủy ban nhân dân quận.docxCơ sở lý luận về cơ chế “một cửa” của ủy ban nhân dân quận.docx
Cơ sở lý luận về cơ chế “một cửa” của ủy ban nhân dân quận.docx
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói ☎☎☎ Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 👍👍
 
Cơ sở lý luận về chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở.docx
Cơ sở lý luận về chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở.docxCơ sở lý luận về chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở.docx
Cơ sở lý luận về chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở.docx
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói ☎☎☎ Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 👍👍
 
Cơ sở lí luận về quản lí thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội cấp...
Cơ sở lí luận về quản lí thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội cấp...Cơ sở lí luận về quản lí thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội cấp...
Cơ sở lí luận về quản lí thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội cấp...
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói ☎☎☎ Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 👍👍
 
Cơ Sở Lý Thuyết Về Phân Tích Tình Hình Tài Chính.docx
Cơ Sở Lý Thuyết Về Phân Tích Tình Hình Tài Chính.docxCơ Sở Lý Thuyết Về Phân Tích Tình Hình Tài Chính.docx
Cơ Sở Lý Thuyết Về Phân Tích Tình Hình Tài Chính.docx
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói ☎☎☎ Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 👍👍
 
Cơ sở lý luận của vấn đề thực hiện pháp luật và thực hiện pháp luật về giáo d...
Cơ sở lý luận của vấn đề thực hiện pháp luật và thực hiện pháp luật về giáo d...Cơ sở lý luận của vấn đề thực hiện pháp luật và thực hiện pháp luật về giáo d...
Cơ sở lý luận của vấn đề thực hiện pháp luật và thực hiện pháp luật về giáo d...
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói ☎☎☎ Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 👍👍
 
Cơ sở lý thuyết về tài sản ngắn hạn, sử dụng tài sản ngắn hạn và quản lý tài ...
Cơ sở lý thuyết về tài sản ngắn hạn, sử dụng tài sản ngắn hạn và quản lý tài ...Cơ sở lý thuyết về tài sản ngắn hạn, sử dụng tài sản ngắn hạn và quản lý tài ...
Cơ sở lý thuyết về tài sản ngắn hạn, sử dụng tài sản ngắn hạn và quản lý tài ...
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói ☎☎☎ Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 👍👍
 
Cơ sở lý luận và thực tiễn về thị trường và phát triển thị trường.docx
Cơ sở lý luận và thực tiễn về thị trường và phát triển thị trường.docxCơ sở lý luận và thực tiễn về thị trường và phát triển thị trường.docx
Cơ sở lý luận và thực tiễn về thị trường và phát triển thị trường.docx
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói ☎☎☎ Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 👍👍
 
Cơ Sở Lý Luận Về Chất Lượng Tiệc Buffet.docx
Cơ Sở Lý Luận Về Chất Lượng Tiệc Buffet.docxCơ Sở Lý Luận Về Chất Lượng Tiệc Buffet.docx

More from Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói ☎☎☎ Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 👍👍 (20)

Cơ sở lý luận về quản trị hàng tồn kho.docx
Cơ sở lý luận về quản trị hàng tồn kho.docxCơ sở lý luận về quản trị hàng tồn kho.docx
Cơ sở lý luận về quản trị hàng tồn kho.docx
 
Cơ sở lý luận về công tác quản trị nhân sự.docx
Cơ sở lý luận về công tác quản trị nhân sự.docxCơ sở lý luận về công tác quản trị nhân sự.docx
Cơ sở lý luận về công tác quản trị nhân sự.docx
 
Cơ sở lý luận về công tác lưu trữ.docx
Cơ sở lý luận về công tác lưu trữ.docxCơ sở lý luận về công tác lưu trữ.docx
Cơ sở lý luận về công tác lưu trữ.docx
 
Cơ sở lý luận về hiệu quả hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp.docx
Cơ sở lý luận về hiệu quả hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp.docxCơ sở lý luận về hiệu quả hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp.docx
Cơ sở lý luận về hiệu quả hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp.docx
 
Cơ sở lý luận về động lực làm việc của người lao động.docx
Cơ sở lý luận về động lực làm việc của người lao động.docxCơ sở lý luận về động lực làm việc của người lao động.docx
Cơ sở lý luận về động lực làm việc của người lao động.docx
 
Cơ sở lý luận về thể chế quản lý nhà nước đối với tài sản công trong các doan...
Cơ sở lý luận về thể chế quản lý nhà nước đối với tài sản công trong các doan...Cơ sở lý luận về thể chế quản lý nhà nước đối với tài sản công trong các doan...
Cơ sở lý luận về thể chế quản lý nhà nước đối với tài sản công trong các doan...
 
Cơ sở lý luận về an toàn vệ sinh lao động và pháp luật điều chỉnh an toàn vệ ...
Cơ sở lý luận về an toàn vệ sinh lao động và pháp luật điều chỉnh an toàn vệ ...Cơ sở lý luận về an toàn vệ sinh lao động và pháp luật điều chỉnh an toàn vệ ...
Cơ sở lý luận về an toàn vệ sinh lao động và pháp luật điều chỉnh an toàn vệ ...
 
Cơ sở lý luận về đăng ký giao dịch bảo đảm tiền vay.docx
Cơ sở lý luận về đăng ký giao dịch bảo đảm tiền vay.docxCơ sở lý luận về đăng ký giao dịch bảo đảm tiền vay.docx
Cơ sở lý luận về đăng ký giao dịch bảo đảm tiền vay.docx
 
Cơ sở lý luận về bảo vệ quyền của lao động nữ và pháp luật về bảo vệ quyền củ...
Cơ sở lý luận về bảo vệ quyền của lao động nữ và pháp luật về bảo vệ quyền củ...Cơ sở lý luận về bảo vệ quyền của lao động nữ và pháp luật về bảo vệ quyền củ...
Cơ sở lý luận về bảo vệ quyền của lao động nữ và pháp luật về bảo vệ quyền củ...
 
Cơ sở lý luận về hoạt động ban hành văn bản hành chính tại ủy ban nhân dân qu...
Cơ sở lý luận về hoạt động ban hành văn bản hành chính tại ủy ban nhân dân qu...Cơ sở lý luận về hoạt động ban hành văn bản hành chính tại ủy ban nhân dân qu...
Cơ sở lý luận về hoạt động ban hành văn bản hành chính tại ủy ban nhân dân qu...
 
Cơ sở lý luận về kiểm sát việc giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm của vi...
Cơ sở lý luận về kiểm sát việc giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm của vi...Cơ sở lý luận về kiểm sát việc giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm của vi...
Cơ sở lý luận về kiểm sát việc giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm của vi...
 
Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí.docx
Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí.docxCơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí.docx
Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí.docx
 
Cơ sở lý luận về cơ chế “một cửa” của ủy ban nhân dân quận.docx
Cơ sở lý luận về cơ chế “một cửa” của ủy ban nhân dân quận.docxCơ sở lý luận về cơ chế “một cửa” của ủy ban nhân dân quận.docx
Cơ sở lý luận về cơ chế “một cửa” của ủy ban nhân dân quận.docx
 
Cơ sở lý luận về chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở.docx
Cơ sở lý luận về chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở.docxCơ sở lý luận về chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở.docx
Cơ sở lý luận về chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở.docx
 
Cơ sở lí luận về quản lí thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội cấp...
Cơ sở lí luận về quản lí thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội cấp...Cơ sở lí luận về quản lí thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội cấp...
Cơ sở lí luận về quản lí thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội cấp...
 
Cơ Sở Lý Thuyết Về Phân Tích Tình Hình Tài Chính.docx
Cơ Sở Lý Thuyết Về Phân Tích Tình Hình Tài Chính.docxCơ Sở Lý Thuyết Về Phân Tích Tình Hình Tài Chính.docx
Cơ Sở Lý Thuyết Về Phân Tích Tình Hình Tài Chính.docx
 
Cơ sở lý luận của vấn đề thực hiện pháp luật và thực hiện pháp luật về giáo d...
Cơ sở lý luận của vấn đề thực hiện pháp luật và thực hiện pháp luật về giáo d...Cơ sở lý luận của vấn đề thực hiện pháp luật và thực hiện pháp luật về giáo d...
Cơ sở lý luận của vấn đề thực hiện pháp luật và thực hiện pháp luật về giáo d...
 
Cơ sở lý thuyết về tài sản ngắn hạn, sử dụng tài sản ngắn hạn và quản lý tài ...
Cơ sở lý thuyết về tài sản ngắn hạn, sử dụng tài sản ngắn hạn và quản lý tài ...Cơ sở lý thuyết về tài sản ngắn hạn, sử dụng tài sản ngắn hạn và quản lý tài ...
Cơ sở lý thuyết về tài sản ngắn hạn, sử dụng tài sản ngắn hạn và quản lý tài ...
 
Cơ sở lý luận và thực tiễn về thị trường và phát triển thị trường.docx
Cơ sở lý luận và thực tiễn về thị trường và phát triển thị trường.docxCơ sở lý luận và thực tiễn về thị trường và phát triển thị trường.docx
Cơ sở lý luận và thực tiễn về thị trường và phát triển thị trường.docx
 
Cơ Sở Lý Luận Về Chất Lượng Tiệc Buffet.docx
Cơ Sở Lý Luận Về Chất Lượng Tiệc Buffet.docxCơ Sở Lý Luận Về Chất Lượng Tiệc Buffet.docx
Cơ Sở Lý Luận Về Chất Lượng Tiệc Buffet.docx
 

Recently uploaded

98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
nhanviet247
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
chinhkt50
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
ngocnguyensp1
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
Điện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTUChuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
nvlinhchi1612
 
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docxHỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
giangnguyen312210254
 
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in englishAV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
Qucbo964093
 
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
duykhoacao
 
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
nvlinhchi1612
 

Recently uploaded (12)

98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
 
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
 
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTUChuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
 
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docxHỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
 
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in englishAV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
 
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
 
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
 

Cơ sở lý luận về quyền tự định đoạt của đương sự trong giải quyết vụ án dân sự.docx

  • 1. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUYỀN TỰ ĐỊNH ĐOẠT CỦA ĐƢƠNG SỰ TRONG GIẢI QUYẾT VỤ ÁN DÂN SỰ 1.1. Khái niệm, ý nghĩa của quyền tự định đoạt của đƣơng sự trong giải quyết vụ án dân sự 1.1.1. Khái niệm quyền tự định đoạt của đương sự trong giải quyết vụ án dân sự Xã hội là hệ thống các quan hệ đa dạng và phức tạp. Quyền và lợi ích của các chủ thể là tiền đề, động lực để các chủ thể tham gia vào các quan hệ xã hội. Khi tham gia vào các quan hệ xã hội, các chủ thể phải thực hiện đúng các quyền, nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật. Việc một chủ thể không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quyền, nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật có thể sẽ xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của chủ thể khác và dẫn đến tranh chấp. Các chủ thể có quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm có quyền sử dụng các biện pháp do pháp luật quy định để bảo vệ quyền, lợi ích đó như yêu cầu người có hành vi trái pháp luật chấm dứt hành vi trái pháp luật, yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ. Căn cứ Điều 2 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 thì Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước CHXHCN Việt Nam. Theo đó, khi có chủ thể yêu cầu bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của họ trong trường hợp có vi phạm hoặc có tranh chấp thì Tòa án phải xem xét thụ lý giải quyết để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ. Các vụ việc phát sinh từ quan hệ pháp luật dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại và lao động do Tòa án giải quyết được gọi là vụ việc dân sự. Trong đó, đối với những việc có tranh chấp về quyền và nghĩa vụ giữa các bên được gọi là vụ án dân sự; đối 8
  • 2. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 với những việc không có tranh chấp về quyền và nghĩa vụ giữa các bên được gọi là việc dân sự (Điều 1 Bộ luật Tố tụng dân sự sửa đổi, bổ sung năm 2011). Như vậy, đặc trưng của vụ án dân sự là có tranh chấp giữa các bên tham gia quan hệ dân sự, đó là sự không thống nhất về việc thực hiện hay không thực hiện quyền hoặc nghĩa vụ của một trong hai bên khi tham gia các quan hệ dân sự trong đời sống (mỗi bên có thể là một hoặc nhiều cá nhân, cơ quan, tổ chức), trong đó một bên yêu cầu Tòa án buộc bên kia phải thực hiện một số nghĩa vụ phát sinh từ các quan hệ dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh thương mại, lao động. Đương sự trong tố tụng dân sự là các chủ thể có quyền, lợi ích trong vụ việc dân sự cần giải quyết. Đương sự trong vụ án dân sự có thể là cá nhân, cơ quan hay tổ chức, bao gồm: nguyên đơn; bị đơn; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến giải quyết vụ án. Quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự (TTDS) nói chung và trong giải quyết vụ án dân sự nói riêng là một trong những quyền tố tụng quan trọng của đương sự để đương sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, quyền này cũng được ghi nhận là một trong những nguyên tắc cơ bản của Pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam. Quyền tự định đoạt của đương sự được hình thành và bắt nguồn từ bản chất của các quan hệ dân sự được xác lập trên cơ sở bình đẳng, tự do, tự nguyện, cam kết và thỏa thuận. Trên cơ sở đó, các bên hoàn toàn tự nguyện khi tham gia quan hệ dân sự và khi có tranh chấp phát sinh từ các quan hệ này thì các chủ thể hoàn toàn có quyền quyết định phương thức bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Ngay cả khi quyết định phương thức yêu cầu Tòa án bảo vệ thì trong quá trình giải quyết vụ án dân sự tại Tòa án, các chủ thể này hay còn được gọi là đương sự vẫn có quyền tự định đoạt để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng cho mình. 9
  • 3. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Ở góc độ thuật ngữ thì “Quyền” là một khái niệm pháp lý dùng để chỉ những điều mà pháp luật công nhận và bảo đảm thực hiện đối với cá nhân, tổ chức để theo đó mà cá nhân được hưởng, được làm, được đòi hỏi mà không ai được ngăn cản, hạn chế. Mặt khác, “Quyền” còn được hiểu là quyền năng mà pháp luật thực định quy định cho mỗi chủ thể pháp luật, cho phép các chủ thể đó làm một việc gì đó, yêu cầu hoặc ngăn cản người khác làm một việc gì đó vì lợi ích của chính mình hoặc vì lợi ích người khác. Như vậy, có thể nhận thấy, dấu hiệu đặc trưng của quyền là được ghi nhận về mặt pháp lý và được bảo đảm thực hiện bởi các quy định của pháp luật, đồng thời phải có sự thừa nhận về mặt xã hội, gắn liền với các chủ thể và được thể hiện cụ thể trong thực tế đời sống thông qua các quan hệ xã hội nhất định. Đối với cá nhân, các quyền cơ bản phát sinh và ghi nhận khi cá nhân phát triển đến một giai đoạn nhất định, tham gia những quan hệ xã hội, những lĩnh vực hoạt động nhất định. Theo Từ điển Tiếng Việt, “định đoạt” được hiểu là “quyết định dứt khoát, dựa vào quyền hành tuyệt đối của mình” [47]. Theo Từ điển giải thích thuật ngữ luật học của Trường Đại học Luật Hà Nội, thì quyền tự định đoạt của đương sự là “Quyền tố tụng dân sự của đương sự tự quyết định việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ tại Tòa án… Trong tố tụng dân sự, đương sự có quyền quyết định việc khởi kiện vụ án dân sự để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình; rút đơn khởi kiện, thay đổi yêu cầu khi khởi kiện; hòa giải với đương sự phía bên kia” [48, tr.224]. Khi nói đến khái niệm “quyền” thì nội hàm của nó đã bao hàm cả tính “tự định đoạt” của chủ thể có quyền, nhưng không phải trong mọi trường hợp thuộc tính “tự định đoạt” cũng được phản ánh đầy đủ trong phạm vi quyền. Chỉ trong các quan hệ dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động thì quyền “tự định đoạt” của chủ thể mới được sử dụng rộng rãi và sâu sắc. 10
  • 4. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Quyền tự định đoạt của đương sự là quyền năng đặc thù của các đương sự. Trong quan hệ dân sự, quyền tự định đoạt của các chủ thể được coi là yếu tố quan trọng hàng đầu, được biểu hiện ở việc các bên tự quyết định về quyền lợi và nghĩa vụ của mình trên cơ sở bình đẳng, tự do ý chí, tự nguyện cam kết, thỏa thuận. Trong tố tụng dân sự, quyền tự định đoạt của đương sự là quyền của đương sự trong việc tự quyết định việc tham gia tố tụng và thực hiện các quyền tố tụng để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình tại Tòa án. Trong suốt quá trình tố tụng, các đương sự cũng có thể ủy quyền cho người khác thực hiện một số hoặc toàn bộ quyền và nghĩa vụ của mình, nhưng quyền quyết định cuối cùng vẫn thuộc về chính bản thân các đương sự. Khi có quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm, việc khởi kiện hay không khởi kiện là do đương sự tự quyết định. Sau khi khởi kiện có thay đổi nội dung khởi kiện hay không, có thỏa thuận giải quyết việc kiện hay không hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí của các đương sự. Điều đó có nghĩa, các đương sự hoàn toàn có quyền chủ động trong việc giải quyết các mâu thuẫn, các tranh chấp hoặc các vấn đề có liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Tòa án chỉ thụ lý để giải quyết khi đương sự có đơn yêu cầu nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự theo quy định của pháp luật. Như vậy, quyền tự định đoạt của đương sự trong giải quyết vụ án dân sự là quyền tự quyết định về phương tiện tố tụng trước Tòa án nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi bị xâm phạm. Các đương sự có quyền lựa chọn các biện pháp pháp lý cần thiết để bảo vệ quyền, lợi ích của mình thông qua những hành vi cụ thể dựa trên cơ sở ý chí tự nguyện của chính bản thân đương sự. Quyền này được thực hiện trong suốt quá trình Tòa án giải quyết vụ án nên nó có mối liên hệ trực tiếp đến hoạt động của Tòa án và ít nhiều sẽ bị ảnh hưởng, bị chi phối bởi những quyết định của Tòa án. Tòa án - cơ quan nhân danh quyền lực Nhà nước bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các 11
  • 5. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 chủ thể có nghĩa vụ tôn trọng quyền tự định đoạt của các đương sự và đảm bảo cho các quyền này được thực thi trên thực tế. Quyền tự định đoạt của đương sự thể hiện sự tự do ý chí của đương sự trong việc giải quyết tranh chấp, nhưng đương sự không được thể hiện ý chí định đoạt một cách tùy tiện mà phải thực hiện trong khuôn khổ nhất định do pháp luật quy định, sao cho không xâm phạm tới các quyền tố tụng và quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể khác hoặc lợi ích của Nhà nước và xã hội. Điều 5 Bộ luật Tố tụng dân sự sửa đổi, bổ sung năm 2011 (sau đây gọi tắt là BLTTDS) quy định về quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự, theo đó: Đương sự có quyền quyết định việc khởi kiện, yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự. Tòa án chỉ thụ lý giải quyết vụ việc dân sự khi có đơn khởi kiện, đơn yêu cầu của đương sự và chỉ giải quyết trong phạm vi đơn khởi kiện, đơn yêu cầu đó. Trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, các đương sự có quyền chấm dứt, thay đổi các yêu cầu của mình hoặc thỏa thuận với nhau một cách tự nguyện, không trái pháp luật và đạo đức xã hội. Quyền tự định đoạt của đương sự không phải là vô hạn định mà phải được giới hạn bởi pháp luật, không xâm phạm đến quyền lợi của các chủ thể khác. Quyền tự định đoạt này phải đặt trong mối tương quan với nghĩa vụ của đương sự với các chủ thể khác và phải được đặt trong mối quan hệ với trách nhiệm của công dân đối với Nhà nước và xã hội. Qua những phân tích trên, ta có thể đưa ra khái niệm về quyền tự định đoạt của đương sự trong giải quyết vụ án dân sự như sau: Quyền tự định đoạt của đương sự trong giải quyết vụ án dân sự là một quyền tố tụng được quy định trong pháp luật tố tụng dân sự, theo đó đương sự thể hiện tự do ý chí của mình bằng việc tự mình lựa chọn quyết định các 12
  • 6. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 hành vi tố tụng nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình trong quá trình giải quyết vụ án dân sự. 1.1.2. Ý nghĩa của quyền tự định đoạt của đương sự trong giải quyết vụ án dân sự Quyền tự định đoạt của đương sự trong giải quyết vụ án dân sự là một trong những quyền cơ bản của pháp luật tố tụng dân sự, nội dung mang tính xuyên suốt toàn bộ quá trình tố tụng nhằm bảo đảm cho các đương sự có điều kiện, bằng hành vi của mình, tự mình thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ tố tụng, trên cơ sở đó mà các quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự được bảo vệ và tôn trọng. Ngoài những ý nghĩa chung là bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa, là cơ sở để xây dựng và thực hiện các quy phạm khác của pháp luật TTDS thì quyền tự định đoạt còn mang ý nghĩa riêng: Thứ nhất, quyền tự định đoạt của đương sự có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của các đương sự. Khi tham gia vào các quan hệ dân sự và xảy ra mâu thuẫn, tranh chấp, các chủ thể có thể thương lượng, thỏa thuận với nhau để giải quyết hay quyết định việc có khởi kiện hay không khởi kiện ra trước Tòa án để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Pháp luật TTDS đã ghi nhận và bảo đảm cho các đương sự có điều kiện, bằng hành vi của mình quyết định việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ theo đúng bản chất của quan hệ dân sự. Thứ hai, bên cạnh việc đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, quy định về quyền tự định đoạt của đương sự trong giải quyết vụ án dân sự còn có ý nghĩa trong việc xác định rõ trách nhiệm của Tòa án trong bảo đảm quyền tự định đoạt của đương sự. Điều 5 BLTTDS quy định: “Toà án chỉ thụ lý giải quyết vụ việc dân sự khi có đơn khởi kiện, đơn yêu cầu của đương sự và chỉ giải quyết trong phạm vi đơn khởi kiện, đơn yêu cầu đó”. Như vậy, Tòa án giải quyết vụ án dân sự khi có đơn khởi kiện của đương sự 13
  • 7. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 và chỉ giải quyết trong phạm vi đương sự yêu cầu, tức là phụ thuộc vào ý chí của đương sự, từ đó đảm bảo quyền và lợi ích của các đương sự. Thứ ba, việc pháp luật tố tụng ghi nhận quyền tự định đoạt của đương sự trong giải quyết vụ án dân sự đã tạo điều kiện cho đương sự quyết định việc giải quyết tranh chấp. Thể hiện ở việc các chủ thể tham gia tố tụng có quyền tự do định đoạt các quyền dân sự của mình nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp trước các vi phạm bằng việc khởi kiện hoặc rút đơn khởi kiện không yêu cầu Tòa án giải quyết nữa hoặc các bên tự thỏa thuận, thương lượng với nhau về việc giải quyết tranh chấp. Qua đó, góp phần làm giảm bớt áp lực giải quyết các tranh chấp của Toà án, giúp cho việc giải quyết tranh chấp được nhanh chóng, tiết kiệm được chi phí và thời gian của Tòa án và của đương sự. Quyền tự định đoạt giúp đương sự quyết định phương thức giải quyết vụ việc một cách thuận tiện, nhanh chóng và hiệu quả. Những tác dụng này có ý nghĩa quan trọng trong việc ổn định trật tự xã hội và giúp nhân dân chủ động trong việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. 1.2. Cơ sở của việc ghi nhận quyền tự định đoạt của đƣơng sự trong Pháp luật tố tụng dân sự Nghiên cứu quyền tự định đoạt của đương sự trong giải quyết vụ án dân sự, trước hết cần nghiên cứu cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của việc pháp luật quy định quyền tự định đoạt của đương sự. 1.2.1. Cơ sở lý luận Trước khi tham gia vào một quan hệ tố tụng dân sự cụ thể thì các đương sự chính là chủ thể của quan hệ dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh thương mại, lao động. Trong các quan hệ dân sự theo nghĩa rộng này, các chủ thể có các quyền dân sự nhất định và chỉ khi một trong các quyền dân sự của chủ thể bị xâm phạm thì chủ thể đó mới có quyền tự bảo vệ hoặc yêu cầu Tòa án bảo vệ. Như vậy, các quyền dân sự của chủ thể là cơ sở của quyền tố tụng 14
  • 8. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 dân sự. Các quyền tố tụng của đương sự phải được thể hiện trong pháp luật theo hướng tạo điều kiện thuận lợi nhất cho đương sự có thể bảo vệ được quyền dân sự của mình khi tham gia tố tụng tại Tòa án. Quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự có quan hệ mật thiết với quyền tự định đoạt của các chủ thể trong quan hệ pháp luật dân sự theo nghĩa rộng, là sự phản ánh của quyền tự định đoạt của các chủ thể trong quan hệ dân sự, có cội nguồn từ các nguyên tắc trong giao lưu dân sự. Quyền tự định đoạt của đương sự trong dân sự khởi nguồn từ các nguyên tắc: Nguyên tắc tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận (Điều 4 BLDS); nguyên tắc tôn trọng, bảo vệ quyền dân sự (Điều 9 BLDS); nguyên tắc hòa giải (Điều 12 BLDS). Trong TTDS, quyền tự định đoạt thể hiện ở khả năng tham gia tố tụng, tự do định đoạt quyền dân sự của mình và các quyền về phương tiện tố tụng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm hại. Từ phân tích trên có thể thấy rằng quyền tự định đoạt trong TTDS là các quyền được quy định trong các quy phạm pháp luật hình thức, được phái sinh dựa trên các nguyên tắc giao lưu dân sự trong pháp luật nội dung. Mặt khác, quyền tự định đoạt được đặt ra do yêu cầu đảm bảo quyền bảo vệ của đương sự. Theo quy định tại Điều 9 BLTTDS: “Đương sự có quyền tự bảo vệ hoặc nhờ luật sư hay người khác có đủ điều kiện theo quy định của Bộ luật này bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Tòa án có trách nhiệm bảo đảm cho đương sự thực hiện quyền bảo vệ của họ”. Như vậy, pháp luật cho phép đương sự có quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình và tạo lập hành lang pháp lý giúp đương sự thực hiện tốt điều này. Đương sự có quyền khởi kiện, yêu cầu Tòa án giải quyết vụ việc dân sự khi quyền và lợi ích của mình bị xâm phạm. Việc yêu cầu và thay đổi yêu cầu này hoàn toàn dựa trên ý chí của đương sự. Hơn nữa, để bảo đảm quyền tự bảo vệ của đương sự, pháp luật còn quy định trong quá trình giải quyết vụ án dân sự 15
  • 9. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 các đương sự có quyền chấm dứt, thay đổi, bổ sung yêu cầu… Nếu không có quyền tự định đoạt trong TTDS thì sẽ không thể bảo đảm được nguyên tắc bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự. Bởi vậy, quy định về quyền tự định đoạt của đương sự tại Điều 5 BLTTDS sửa đổi, bổ sung năm 2011 là rất cần thiết. Bên cạnh đó, các quan hệ dân sự bao trùm lên tất cả các mặt của đời sống xã hội nên các tranh chấp xảy ra cũng rất nhiều. Vì vậy, nếu Tòa án muốn giải quyết các vấn đề phát sinh một cách nhanh chóng và kịp thời, nâng cao hiệu quả cũng như sự tín nhiệm của nhân dân thì việc quy định quyền tự định đoạt của đương sự trong TTDS là việc làm cần thiết. Chính vì lẽ đó pháp luật quy định cho các cá nhân, cơ quan, tổ chức một số quyền lợi nhất định để họ có thể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi bị người khác xâm phạm. Cụ thể, đương sự (cơ quan, tổ chức, cá nhân) có quyền tự mình thực hiện khởi kiện và yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự tùy vào tính chất của vụ việc. Đây là một trong những quyền tố tụng quan trọng của đương sự, nhờ vào quyền tự định đoạt mà đương sự được quyền chủ động trong việc khởi kiện, yêu cầu giải quyết vụ việc dẫn tới vụ việc dân sự được giải quyết nhanh chóng, đúng đắn, khách quan hơn. 1.2.2. Cơ sở thực tiễn Xã hội ngày càng phát triển dẫn đến phát sinh ngày càng nhiều quan hệ dân sự và không thể tránh khỏi mâu thuẫn. Giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp là một nhu cầu tất yếu và giải quyết tại Tòa án là một trong các phương thức giải quyết tranh chấp chủ yếu. Xuất phát từ bản chất của các quan hệ pháp luật dân sự là các bên có quyền tự định đoạt và căn cứ nhu cầu giải quyết kịp thời, nhanh chóng các tranh chấp, pháp luật quy định đương sự có quyền tự định đoạt trong tố tụng dân sự. Về bản chất, các tranh chấp dân sự không mang tính chất nguy hiểm như vi phạm quy phạm pháp luật hình sự và chưa đến mức bị coi là tội phạm. 16
  • 10. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Các tranh chấp trong dân sự là trách nhiệm giữa các công dân với nhau. Khi các tranh chấp xảy ra, các đương sự được quyền tự do thể hiện ý chí của mình, tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bằng cách yêu cầu Tòa án giải quyết vụ việc dân sự của mình. Việc khởi kiện hoặc yêu cầu nêu trên hoàn toàn dựa vào sự tự do ý chí của đương sự. Tòa án chỉ được giải quyết khi có yêu cầu của đương sự và khi nhận được yêu cầu của đương sự thì Tòa án cần phải tiến hành xem xét và giải quyết vụ việc một cách nhanh chóng kịp thời để bảo vệ quyền và lợi ích của đương sự. Bên cạnh đó, thực tế cho thấy, do hiểu biết pháp luật của người dân còn hạn chế, không nhận biết được đầy đủ về quyền và lợi ích của mình khi có tranh chấp phát sinh nên không có yêu cầu Tòa án bảo vệ, hoặc có biết nhưng không đầy đủ dẫn đến việc yêu cầu không có cơ sở, không đầy đủ về mặt nội dung… Mặt khác, từ phía Tòa án cũng còn tồn tại nhiều hạn chế, thiếu sót trong quá trình thụ lý, giải quyết yêu cầu của đương sự như kéo dài thời gian tố tụng, đưa ra quyết định giải quyết yêu cầu không đúng, vượt quá phạm vi yêu cầu của đương sự… Vì vậy, việc quy định đương sự có quyền khởi kiện, thay đổi, bổ sung, thậm chí là rút yêu cầu, đồng thời ghi nhận trách nhiệm của Tòa án trong việc đảm bảo quyền tự định đoạt của đương sự trong giải quyết vụ án dân sự là rất cần thiết, phù hợp với thực tiễn khách quan, bảo đảm được tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Như vậy, khi áp dụng các quy định của pháp luật TTDS về quyền tự định đoạt của đương sự cần hiểu về quyền tự định đoạt đã được cụ thể hóa trong nguyên tắc của pháp luật tố tụng dụng dân sự, đồng thời nguyên tắc này xây dựng trên cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn nhất định. 1.3. Lƣợc sử quá trình hình thành và phát triển của các quy định về quyền tự định đoạt của đƣơng sự trong Pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam 17
  • 11. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Để có cái nhìn một cách hệ thống, tổng quát về quyền tự định đoạt của đương sự trong giải quyết vụ án dân sự ở Việt Nam hiện nay, việc nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển của các quy định về quyền tự định đoạt của đương sự trong Pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam là điều cần thiết. Có thể chia thành các giai đoạn cụ thể như sau: 1.3.1. Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1954 Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời, để kịp thời ổn định tình hình trật tự xã hội trong nước, Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản pháp luật mới trong đó có những văn bản chứa đựng các quy phạm pháp luật TTDS như Sắc lệnh số 47/SL ngày 10/10/1945 do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký ban hành, cho phép áp dụng luật lệ cũ để xét xử trong phạm vi cả nước, nếu những quy định trong luật lệ cũ “không trái với nguyên tắc độc lập của nước Việt Nam và chính thể Dân chủ Cộng hòa”. Tiếp đó, tại Điều 3, Sắc lệnh số 13/SL ngày 24/01/1946 về Tổ chức Tòa án và các ngạch thẩm phán quy định: “Ban tư pháp xã có quyền hòa giải tất cả các việc dân sự và thương sự và nếu hòa giải thành sẽ lập biên bản hòa giải, có các ủy viên và những người đương sự ký”. Sắc lệnh số 51/SL ngày 17/4/1946 ấn định thẩm quyền của Tòa án và sự phân công giữa các nhân viên trong Tòa án, Điều 9 của Sắc lệnh quy định: “Khi nhận được đơn kiện về dân sự hay thương sự, ông thẩm phán sơ cấp phải đòi hai bên đến để thử hòa giải. Biện pháp hòa giải có hiệu lực từ chứng thư”. Sắc lệnh số 16/SL ngày 10/10/1945 quy định về tổ chức đoàn thể luật sư có nêu: “Các luật sư có quyền bào chữa ở trước tất cả các Tòa án hàng tỉnh trở lên và trước các Tòa án quân sự”. Đến năm 1950 nhà nước ta ban hành Sắc lệnh số 85/SL ngày 22/5/1950 về cải cách bộ máy tư pháp và luật tố tụng quy định: “Tòa án nhân dân huyện họp thành hội đồng hòa giải để thử hòa giải tất cả các vụ kiện về dân sự và thương sự, kể cả việc xin ly dị, trừ những vụ kiện mà 18
  • 12. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 theo luật pháp đương sự không có quyền điều đình” (Điều 9). Đồng thời Điều 10 Sắc lệnh số 85/SL cũng quy định: Biên bản hòa giải là một công chứng chứng thư, có thể đem chấp hành ngay. Tuy nhiên cho đến lúc biên bản hòa giải được chấp hành xong, nếu Biện lý xét biên bản ấy phạm đến trật tự chung, thì có quyền yêu cầu Tòa án có thẩm quyền sửa đổi lại hoặc bác bỏ những điều mà hai bên đã thỏa thuận. Hạn kháng cáo là 15 ngày tròn kể từ ngày phòng biện lý nhận được biên bản hòa giải thành. Như vậy, trong thời kỳ này, ngoài những Sắc lệnh nói trên, hầu như không có văn bản nào quy định và hướng dẫn cụ thể về các thủ tục tố tụng dân sự, cũng như quyền tự định đoạt của đương sự trong giải quyết vụ án dân sự. Pháp luật TTDS giai đoạn này tuy còn mang tính tản mạn, nhưng trước bối cảnh lịch sử của đất nước lúc bấy giờ khi vừa giành được độc lập, lại phải chống thù trong, giặc ngoài, việc quy định như vậy đã là một sự cố gắng lớn, thể hiện sự quan tâm của Nhà nước đến các vấn đề quan trọng của xã hội, trong đó có những quy định của pháp luật liên quan đến quyền của đương sự trong giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình. Đồng thời, đặt nền móng cho việc xây dựng hệ thống các văn bản pháp luật TTDS, trong đó có cả quyền tự định đoạt của đương sự trong giải quyết vụ án dân sự ở các giai đoạn sau này. 1.3.2. Giai đoạn từ năm 1954 đến năm 1989 Năm 1954, miền Bắc hoàn toàn giải phóng, Nhà nước ta đã ban hành một loạt những văn bản pháp luật mới nhằm chấm dứt việc áp dụng các văn bản cũ từ trước năm 1945 đồng thời củng cố, tăng cường vai trò, vị trí của Tòa án nhân dân (tách Tòa án ra khỏi Bộ Tư pháp) cho phù hợp với tình hình mới. Các văn bản đó là: Hiến pháp 1959, Luật Tổ chức TAND năm 1960, Luật Tổ chức VKSND năm 1960, Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959. 19
  • 13. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 TANDTC cùng với Bộ Tư pháp ban hành một loạt các văn bản pháp luật về TTDS. Xét về hình thức văn bản thì đây cũng là điểm khác biệt so với hệ thống văn bản được ban hành ở giai đoạn trước đây. Ở giai đoạn trước, hoạt động tố tụng giải quyết án dân sự của hệ thống Tòa án dựa trên các Sắc lệnh do Chủ tịch nước ban hành là chủ yếu. Từ năm 1960, sau khi TANDTC được thành lập, các văn bản tố tụng trở thành cơ sở hoạt động giải quyết vụ án bao gồm các công văn, chỉ thị và đặc biệt là các Thông tư số 69/TC ngày 31/12/1958 của Bộ Tư pháp về sửa đổi thẩm quyền của TAND về thủ tục về ly hôn trong đó quy định “Tòa án nhân dân tỉnh tùy theo khả năng cán bộ có thể giao từng vụ cho Tòa án nhân dân huyện xử sơ thẩm những vụ ly hôn không phức tạp. Nếu có chống án thì Tòa án nhân dân tỉnh xử phúc thẩm” (Mục A phần II); Thông tư số 39/NCPL ngày 21/1/1972 của TANDTC hướng dẫn việc thụ lý, xếp và tạm xếp những việc kiện về hôn nhân và gia đình và tranh chấp về dân sự quy định: “… Nguyên đơn có đủ tư cách để đi kiện phải là người có năng lực hành vi và có quyền lợi bị xâm phạm. Nguyên đơn có thể ủy quyền cho một người có năng lực hành vi thay mặt cho mình trong việc kiện. Giấy ủy quyền phải có chứng nhận của ủy ban hành chính xã, khu phố hoặc của cơ quan nơi người đi kiện công tác…”; Thông tư số 614/DS ngày 24/4/1963 của TANDTC hướng dẫn một số thủ tục cho Tòa án địa phương có hướng dẫn: “Đương sự cũng có quyền thay đổi yêu cầu trước khi Tòa án quyết định”; Thông tư số 06-TATC ngày 25/2/1974 của TANDTC hướng dẫn việc điều tra trong TTDS có hướng dẫn: “… các đương sự (nguyên đơn, bị đơn và người dự sự) có quyền đề xuất những yêu cầu và có nhiệm vụ trình bày những chứng cứ, lý lẽ để chứng minh những yêu cầu và bảo vệ những quyền lợi hợp pháp của mình”… 20
  • 14. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Đặc biệt với sự ra đời của Thông tư số 25/TATC ngày 30/11/1974 của TANDTC hướng dẫn việc hòa giải trong TTDS đã đánh dấu sự phát triển không ngừng của luật TTDS trong việc ghi nhận quyền tự định đoạt của đương sự, trong đó quy định: Việc hòa giải của TAND nhằm giúp đỡ các đương sự tự thỏa thuận với nhau giải quyết việc kiện trên tinh thần đoàn kết và chấp hành nghiên chỉnh pháp luật, chính sách, do đó, phải bảo đảm những yêu cầu sau đây: Phải có sự tự nguyện của các đương sự, nội dung thỏa thuận của các đương sự phải đúng pháp luật, chính sách… Theo các văn bản trên, có thể nhận thấy, điều kiện để nguyên đơn có đủ tư cách đi kiện phải là người có năng lực hành vi và có quyền lợi bị xâm phạm. Nguyên đơn có thể ủy quyền cho người khác có năng lực hành vi thay mặt mình trong việc kiện. Đương sự cũng có quyền thay đổi yêu cầu trước khi Tòa án quyết định. Với những quy định trên, Pháp luật TTDS Việt Nam dần dần được hoàn thiện trên cơ sở xác định rõ thẩm quyền xét xử về dân sự, thủ tục điều tra, hòa giải cũng như đã có những quy định thể hiện quyền tự định đoạt của đương sự trong TTDS khi giải quyết các vụ án dân sự. Năm 1975 đất nước hoàn toàn thống nhất, hệ thống pháp luật TTDS nói chung, quyền tự định đoạt của đương sự nói riêng từng bước được hoàn thiện. Theo đó, ngày 8/2/1977 TANDTC ban hành Thông tư số 96/NCPL hướng dẫn về trình tự xét xử sơ thẩm về dân sự, trong đó có nêu: “… các đương sự có quyền tự định đoạt. Do đó, nói chung TAND chỉ thụ lý khi nguyên đơn khởi tố, trừ trường hợp luật pháp có quy định quyền khởi tố của VKSND, của công dân, hợp tác xã hoặc đoàn thể nhân dân để bảo vệ lợi ích chung…”. Ngày 24/7/1981, TANDTC ban hành Thông tư số 81/TATC hướng dẫn giải quyết các tranh chấp thừa kế, trong đó có quy định quyền tự định đoạt của người lập di chúc, để trên cơ sở đó người thừa kế có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết 21
  • 15. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 cho họ được hưởng thừa kế đối với phần di sản mà người chết để lại theo di chúc hoặc theo pháp luật. Ngoài ra, quyền và nghĩa vụ của đương sự cũng đã bắt đầu được đề cập đến, trong đó có quyền tự định đoạt của đương sự tại các quy định của Hiến pháp năm 1980 (Điều 73), Luật tổ chức TAND năm 1981 (Điều 9). Các văn bản này là cơ sở pháp lý để Nhà nước ban hành các văn bản pháp luật quy định về quyền và nghĩa vụ của đương sự trong TTDS cũng như là cơ sở để TAND và VKSND thực hiện tốt nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Nhưng nhìn chung các văn bản pháp luật tố tụng giai đoạn này chủ yếu được quy định tại các Thông tư do TANDTC ban hành nên hiệu lực pháp lý chưa cao. 1.3.3. Giai đoạn từ năm 1989 đến năm 2004 Đây là giai đoạn hệ thống pháp luật TTDS Việt Nam có sự phát triển vượt bậc và lần đầu tiên trong lịch sử pháp luật TTDS Việt Nam, Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự ngày 29/11/1989 được ban hành, có hiệu lực pháp luật từ ngày 01/01/1990. Đồng thời cũng trong năm 1989, Pháp lệnh Thi hành án được ban hành. Đây là văn bản pháp luật đầu tiên pháp điển hóa những nội dung căn bản của thủ tục giải quyết vụ án dân sự dưới hình thức Pháp lệnh, đánh dấu sự phát triển của pháp luật TTDS Việt Nam sang một giai đoạn mới. PLTTGQCVADS đã tạo điều kiện thuận lợi cho công dân trong việc bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình, trong đó có quyền tự định đoạt của đương sự. Theo Pháp lệnh, đương sự có quyền định đoạt trong việc khởi kiện, cụ thể tại Điều 1 có quy định: “Công dân, pháp nhân, theo thủ tục do pháp luật quy định, có quyền khởi kiện VADS để yêu cầu TAND bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình”. Cũng theo Pháp lệnh, bên cạnh quyền khởi kiện của đương sự, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc trong phạm vi chức năng của mình cũng có quyền khởi kiện 22
  • 16. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 hoặc đề nghị VKS xem xét việc khởi tố vụ án đối với những vi phạm pháp luật gây thiệt hại cho tài sản XHCN hoặc quyền lợi của người lao động trong quan hệ lao động, kết hôn trái pháp luật, xác định cha, mẹ cho người con chưa thành niên ngoài giá thú, xâm phạm nghiêm trọng quyền lợi của người chưa thành niên hoặc của người có nhược điểm về thể chất hoặc tâm thần, nếu không có ai khởi kiện (Điều 8 và Điều 28 PLTTGQCVADS). Song có thể thấy, việc khởi kiện vì lợi ích chung của các tổ chức xã hội và khởi tố của VKS ở góc độ nào đó phần nào cũng đã ảnh hưởng đến quyền tự định đoạt của các đương sự. Điều 2 của PLTTGQCVADS còn quy định: “Người khởi kiện vụ án dân sự có quyền rút đơn khởi kiện, thay đổi nội dung khởi kiện. Các đương sự có quyền tự hòa giải với nhau”. Cũng theo quy định của Pháp lệnh, trong quá trình tham gia tố tụng, các đương sự còn có quyền hòa giải với nhau – Điều 5 PLTTGQCVADS quy định: “Trong quá trình giải quyết vụ án, Tòa án tiến hành hòa giải để giúp các đương sự thỏa thuận với nhau về giải quyết vụ án, trừ những trường hợp không hòa giải được hoặc pháp luật quy định không được hòa giải”. Trường hợp đương sự không đồng ý với bản án sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật, đương sự cũng có quyền kháng cáo “Đương sự, người đại diện của đương sự, tổ chức xã hội khởi kiện vì lợi ích chung có quyền kháng cáo bản án, quyết định tạm đình chỉ hoặc đình chỉ việc giải quyết vụ án của Tòa án cấp sơ thẩm để yêu cầu Tòa án trên một cấp phúc thẩm…” (Điều 58 PLTTGQCVADS). Sau khi có PLTTGQCVADS, TANDTC đã ban hành Nghị quyết số 03/HĐTP ngày 19/10/1990 hướng dẫn áp dụng một số quy định của Pháp lệnh này trong đó có nêu: Khi các đương sự thỏa thuận được với nhau về vấn đề phải giải quyết trong vụ án, thì Thẩm phán lập Biên bản hòa giải thành, 23
  • 17. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 trong đó phải nêu rõ nội dung việc tranh chấp và những điều mà các đương sự đã thỏa thuận. Bản sao biên bản này được gửi ngay cho VKS cùng cấp, cho tổ chức xã hội đã khởi kiện vì lợi ích chung. Nếu trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà có đương sự thay đổi ý kiến hoặc VKS, tổ chức xã hội đã khởi kiện vì lợi ích chung phản đối sự thỏa thuận đó thì Tòa án đưa ra xét xử, nếu trong thời hạn đó không có sự thay đổi ý kiến hoặc phản đối thì Thẩm phán ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự… (Mục II điểm 2) Ngoài ra, còn có một số các văn bản pháp luật khác như Công văn số 309/NCPL, Công văn số 310/NCPL ngày 22/12/1990 giải thích một số vấn đề về TTDS… Hiến pháp năm 1992 (Điều 50 và 74), Luật Tổ chức TAND năm 2002 (Điều 9) cũng có những quy định nhằm tạo điều kiện cho công dân thực hiện tốt các quyền và nghĩa vụ của mình trong đó có quyền tự định đoạt của đương sự trong quá trình giải quyết các vụ án dân sự nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình tại Tòa án. Như vậy, có thể thấy, trong giai đoạn này quyền tự định đoạt của đương sự trong giải quyết vụ án dân sự cơ bản được đảm bảo. PLTTGQCVADS quy định tương đối rõ ràng cụ thể các quyền tự định đoạt của các đương sự trong toàn bộ quá trình tham gia tố tụng như quyền khởi kiện, quyền thay đổi, bổ sung yêu cầu, quyền tham gia hòa giải, tự hòa giải, quyền kháng cáo… Tuy nhiên, quyền tự định đoạt của đương sự khi tham gia tố tụng trong giai đoạn này mới chỉ được thực hiện ở một mức độ nhất định nào đó, sự tham gia và can thiệp của cơ quan có thẩm quyền vẫn còn nhiều. Hơn nữa, các quy định về tố tụng thiếu tập trung, nhiều chỗ còn chồng chéo… Đó là ngoài PLTTGQCVADS còn có các Pháp lệnh khác như Pháp lệnh thủ tục giải 24
  • 18. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 quyết các vụ án kinh tế ngày 16/3/1994, Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động ngày 11/4/1996. Điều đó đòi hỏi phải mở rộng hơn nữa quyền tự định đoạt của đương sự và các quy định về TTDS cần phải được pháp điển hóa ở các văn bản pháp lý có tính hiệu lực cao hơn. 1.3.4. Giai đoạn từ năm 2004 đến nay Sự ra đời của BLTTDS 2004 đã đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong lịch sử của Pháp luật TTDS Việt Nam trong giai đoạn này. Đây là văn bản pháp lý có hiệu lực cao nhất kể từ trước đến nay điều chỉnh các quan hệ về TTDS. Trước khi BLTTDS 2004 được ban hành, việc giải quyết những loại việc dân sự thuộc phạm vi điều chỉnh của BLTTDS được quy định tại các PLTTGQCVADS, PLTTGQCVA kinh tế và PLTTGQ các tranh chấp lao động. Tuy nhiên, các Pháp lệnh này mới chỉ quy định các thủ tục mang tính nguyên tắc, còn thiếu những quy định mang tính cụ thể phát sinh trong việc giải quyết vụ việc. Mặt khác, do sự phát triển của nền kinh tế thị trường trong thời kì hội nhập nên nhiều quy định của các Pháp lệnh này không còn phù hợp và thiếu đồng bộ so với các văn bản pháp luật hiện hành như Bộ luật Lao động năm 1994, sửa đổi, bổ sung năm 2002; Bộ luật Dân sự năm 1995 dẫn đến khó khăn trong việc áp dụng các quy định của pháp luật vào đời sống thực tiễn và hiệu quả, chất lượng xét xử của Tòa án không cao – đây chính là các cơ sở xã hội và cơ sở pháp lý cho sự ra đời của BLTTDS 2004. BLTTDS 2004 được ban hành đã đánh dấu bước phát triển của hệ thống Pháp luật TTDS Việt Nam ở một tầm cao mới, khắc phục được tình trạng tản mạn, mẫu thuẫn, khiếm khuyết của các quy định TTDS trước đây, tạo điều kiện thuận lợi và cần thiết cho Tòa án giải quyết nhanh chóng và đúng đắn các vụ việc dân sự, bảo đảm cho các cá nhân, cơ quan, tổ chức bảo vệ được quyền, lợi ích hợp pháp của mình trước Tòa án nhằm thực hiện đúng chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước về chiến lược cải cách tư pháp. BLTTDS 2004 được ban 25
  • 19. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 hành đã làm thay đổi quy trình tố tụng tại Tòa án theo hướng công khai, minh bạch, các đương sự có vai trò chủ động, quyết định trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình trước Tòa án đã góp phần vào việc thực hiện một cách cụ thể và đầy đủ quyền tự định đoạt của đương sự. Quyền tự định đoạt của đương sự được bảo đảm và mở rộng hơn trước và được ghi nhận cụ thể thành một nguyên tắc cơ bản của pháp luật TTDS (Điều 5 BLTTDS 2004). Điều đó chứng tỏ, quyền tự định đoạt của đương sự trong giải quyết vụ án dân sự ngày càng được chú trọng, các đương sự ngày càng có điều kiện thực hiện tốt nhất các quyền và nghĩa vụ tố tụng, kịp thời bảo vệ các quyền và lợi ích của mình khi bị xâm phạm. Mặc dù Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 ra đời đã quy định tương đối đầy đủ các thủ tục, trình tự giải quyết các vụ việc dân sự, nhưng sau một thời gian triển khai áp dụng trên thực tiễn đã bộc lộ một số hạn chế cần khắc phục để đáp ứng với yêu cầu cải cách tư pháp và bảo đảm hơn nữa quyền, lợi ích hợp pháp của công dân. Vì vậy, ngày 29/3/2011, kì họp thứ 9 Quốc hội khóa XII đã ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLTTDS để khắc phục những hạn chế đó. Sau mười năm thi hành, có thể nói Bô ̣luâṭtốtung̣dân sư ̣năm 2004, sửa đổi, bổ sung năm 2011 đã góp phần quan trọng trong việc bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức. Cho đến nay, nhiều quy định của Bô ̣luâṭtốtung̣dân sựvẫn còn phù hợp và đang phát huy tác dụng tích cực. Tuy nhiên qua tổng kết thực tiễn cho thấy cũng có nhiều quy định của Bô ̣luâṭtốtung̣dân sư ̣đã b ộc lộ những hạn chế, bất cập; không đáp ứng đầy đủ nhu cầu của người dân trong việc giải quyết các tranh chấp nảy sinh trong đời sống dân sự; quyền và nghĩa vụ của các đương sự trong tố tụng dân sự cần tiếp tục được bổ sung, sửa đổi, trong đó có các quy 26
  • 20. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 định về đảm bảo quyền tự định đoạt của đương sự trong vụ án dân sự nhằm phát huy tính công khai, dân chủ, công bằng, nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên tòa, tăng cường quyền và trách nhiệm của Thẩm phán để họ chủ động trong thực thi nhiệm vụ, độc lập và chỉ tuân theo pháp luật trong xét xử; đổi mới trình tự, thủ tục sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm các vụ việc dân sự nhằm nâng cao hiệu quả giải quyết các vụ việc dân sự của Tòa án; bảo đảm các quyền, lợi ích chính đáng của cơ quan, tổ chức, cá nhân; góp phần vào sự phát triển lành mạnh của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Ngày 28/11/2013, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 6 đã thông qua Hiến pháp mới, trong đó quy định Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp; có nhiệm vụ bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích của tổ chức, cá nhân. Theo quy định của Hiến pháp năm 2013 thì nhiều nội dung quan trọng về vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ, tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân, về Thẩm phán và Hội thẩm đã được bổ sung, sửa đổi. Các quy định của Hiến pháp năm 2013 là sự thể chế hóa các quan điểm, chủ trương, định hướng của Đảng về cải cách tư pháp và đã được cụ thể hóa một bước trong Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014, Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014 và nhiều đạo luật quan trọng khác. Các quy định của Hiến pháp năm 2013 và Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014, Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014 cần tiếp tục được cụ thể hóa trong các luật tố tụng nói chung và Bô ̣luâṭtốtung̣dân sư ̣nói riêng , tạo cơ sở pháp lý cho việc giải quyết các vụ việc thuộc thẩm quyền của Tòa án. Tại phiên họp ngày 25/11/2015, Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIII, Quốc hội đã thông qua Dự thảo Bộ luật Tố tụng dân sự (sửa đổi), có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2016. Theo đó, Bộ luật Tố tụng dân sự (sửa đổi) năm 27
  • 21. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 2015 có nhiều quy định mới nhằm đảm bảo tốt hơn các quyền của công dân theo Hiến pháp năm 2013, trong đó có quyền tự định đoạt của đương sự trong giải quyết vụ án dân sự. Nghiên cứu sự phát triển của các quy định về quyền tự định đoạt của đương sự trong TTDS qua các giai đoạn cho thấy các quy định liên quan đến quyền tự định đoạt của đương sự được quy định khá sớm trong Pháp luật TTDS Việt Nam và ngày càng được quy định cụ thể, mở rộng và hoàn thiện hơn. Qua đó chúng ta cũng thấy được sự phát triển và hoàn thiện không ngừng của Pháp luật TTDS Việt Nam nói chung, thể hiện sự quan tâm, và tầm quan trọng của pháp luật TTDS cũng như quyền tự định đoạt của đương sự trong giải quyết vụ án dân sự nhằm hướng tới một mục tiêu chung là góp phần bảo đảm cho các đương sự bảo vệ một cách tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của mình trước Tòa án. 28
  • 22. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 Quyền tự định đoạt trong tố tụng dân sự là hình thức tồn tại của các quyền được quy định trong pháp luật nội dung, là phương thức bảo đảm cho các quyền dân sự trong luật nội dung được thực hiện. Không có các hành vi giao kết dân sự được xác lập thì các quyền tố tụng sẽ không có môi trường pháp lý phát sinh trên thực tế. Trong quan hệ tố tụng, quyền tự định đoạt của đương sự là một nguyên tắc pháp lý được biểu hiện như một quyền tố tụng đặc thù, phản ánh tính chất của một lĩnh vực quan hệ cơ bản trong đời sống xã hội, đó là quan hệ dân sự mà trong đó tính tự do ý chí, tự do cam kết, thỏa thuận, định đoạt là đặc trưng cơ bản của loại quan hệ này. Như vậy, có thể nói, quyền tự định đoạt là quyền tố tụng cơ bản và phổ biến của đương sự, được đương sự thực hiện trong tất cả các giai đoạn của quá trình tố tụng, từ khi khởi kiện đến khi kết thúc vụ án dân sự. Đời sống xã hội luôn vận động và phát triển, các mối quan hệ xã hội cũng theo đó mà diễn biến ngày một đa dạng, phức tạp hơn, đồng thời nảy sinh thêm nhiều loại quan hệ mới. Việc ghi nhận rộng rãi quyền tự định đoạt của đương sự trong hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật TTDS nói riêng là một trong những biện pháp nhằm bảo vệ quyền cơ bản của con người, các quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức khi bị xâm phạm. Pháp luật TTDS Việt Nam về quyền tự định đoạt của đương sự qua các thời kỳ đã thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta đến quyền lợi của nhân dân, sự công bằng, bình đẳng trong xã hội; kịp thời bổ sung, hoàn thiện chế định về quyền tự định đoạt của đương sự trước xu hướng phát triển của xã hội, nhằm đáp ứng mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đẩy mạnh hội nhập quốc tế sâu rộng.