SlideShare a Scribd company logo
1 of 43
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
CƠ SỞ II TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
----------
THU HOẠCH THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Chuyên ngành: Tài chính quốc tế
HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH XUẤT KHẨU TẠI NGÂN
HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI
NHÁNH 3/2
Họ và tên sinh viên: Phạm Ngọc Hoàng
Mã sinh viên: 1301035034
Lớp: TCQT03
Khóa: K52
Người hướng dẫn: Ths. Phạm Thị Diệp Hạnh
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 03 năm
Mã THTTTN: 25
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
NHẬN XÉT CỦA NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
Đồng ý cho sinh viên................................................ nộp bài thu hoạch thực tập tốt
nghiệp
TPHCM, Ngày …... Tháng……Năm……
Người Hướng Dẫn Khoa Học
Ths. Phạm Thị Diệp Hạnh
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
Tên Doanh nghiệp/ Công ty/ Cơ quan: .............................................................................
Địa chỉ: .............................................................................................................................
Mã số thuế (nếu có): .........................................................................................................
Mã số đăng ký kinh doanh/Mã số doanh nghiệp (nếu có): ..............................................
Ngành nghề kinh doanh/ lĩnh vực hoạt động chính: ........................................................
Chúng tôi xác nhận Sinh viên: .........................................................................................
thực tập tại Doanh nghiệp/ Công ty/ Cơ quan từ ngày…… tháng….. năm……. đến
ngày…. tháng…… năm…….. như sau:
- Về tinh thần thái độ:
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
- Về tiếp cận thực tế nghiệp vụ, hoạt động của Doanh nghiệp/ Công ty/ Cơ quan:
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
- Về số liệu sử dụng trong bài (ghi rõ số liệu đƣợc sử dụng trong THTTTN hoặc
BCTTGK có phải do Doanh nghiệp/ Công ty/ Cơ quan cung cấp cho Sinh viên hay
không):
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
- Nhận xét khác:
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
………, ngày …… tháng …… năm ……
Ký tên
(Ghi rõ chức vụ, ký tên, đóng dấu)
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tác giả xin gửi lời cám ơn chân thành nhất đến Cô Phạm Thị
Diệp Hạnh - giáo viên hướng dẫn giúp tác giả thực hiện bài thu hoạch thực tập tốt
nghiệp. Sự quan tâm và hỗ trợ tận tình của cô đã giúp tác giả tìm hiểu và học hỏi được
nhiều kiến thức mới, củng cố về tinh thần và hỗ trợ về mặt chuyên môn giúp tác giả
hoàn thành bài thu hoạch của mình.
Tiếp theo đó tác giả xin cảm ơn các anh chị phòng Khách Hàng Doanh Nghiệp
– Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam – Chi Nhánh 3/2 đã tận tình chỉ bảo và
tạo điều kiện tốt nhất cho tác giả có cơ hội thực tập, học hỏi kiến thức và hoàn thành
bài thu hoạch của mình.
Ngoải ra, tác giả muốn tỏ lòng biết ơn và trân trọng đến toàn bộ quý Thầy Cô
Giảng viên tại trường Đại học Ngoại thương Cơ sở II tại TPHCM, cám ơn quý thầy cô
đã tâm huyết và tận tình truyền đạt nhiều kiến thức bổ ích cho các thế hệ sinh viên tại
trường nói chung và tác giả nói riêng. Điều này đã hỗ trợ rất nhiều cho tác giả, không
chỉ trong quá trình học tập tại trường, ở bài thu hoạch thực tập tốt nghiệp mà còn trong
công việc tương lai sau này.
Cuối cùng, tác giả xin cảm ơn toàn thể gia đình và bạn bè đã động viên và hỗ
trợ tác giả trong suốt quá trình hoàn thành bài thực tập.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ & PHÁT
TRIỂN VIỆT NAM- CN BA THÁNG HAI........................................................ 15
1.1 Tổng quan về Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam. ........ 15
1.1.1 Thông tin ngân hàng............................................................................... 15
1.1.2 Cơ cấu tổ chức........................................................................................ 16
1.2. Tổng quan về BIDV Chi nhánh 3/2 .......................................................... 18
1.2.1. Quá trình hình thành và cơ cấu tổ chức ........................................... 18
1.2.1.1. Quá trình hình thành .................................................................. 18
1.2.1.2. Cơ cấu tổ chức:............................................................................ 18
1.2.2. Kết quả hoạt động của chi nhánh trong năm 2014-2016: ............... 19
1.2.2.1. Hoạt động huy động vốn:............................................................ 19
1.2.2.2. Hoạt động cho vay:...................................................................... 21
1.2.2.3. Kết quả kinh doanh của chi nhánh giai đoạn năm 2014 –
2016:.......................................................................................................... 23
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH XUẤT KHẨU
TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI
NHÁNH 3/2............................................................................................................ 24
2.1. Tình hình bảo lãnh xuất khẩu tại Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển
Việt Nam - chi Nhánh 3/2 ................................................................................ 24
2.1.1. Kết quả hoạt động bảo lãnh xuất khẩu................................................. 24
2.1.1.1. Kết quả theo loại hình .................................................................. 24
2.1.2.2.Kết quả bảo lãnh theo các thành phần kinh tế.............................. 28
2.1.2.3. Tài sản bảo đảm bảo lãnh ............................................................ 30
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
2.1.3. Các quy định về điều kiện thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh xuất khẩu tại
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - CN 3/2...................................... 32
2.1.4. Các loại hình bảo lãnh xuất khẩu được áp dụng tại Ngân hàng Đầu tư
và Phát triển Việt Nam - CN 3/2..................................................................... 33
2.1.5. Tổ chức nghiệp vụ bảo lãnh xuất khẩu tại Ngân hàng Đầu tư và Phát
triển Việt Nam - CN 3/2.................................................................................. 34
2.2. Đánh giá thực trạng hoạt động bảo lãnh xuất khẩu tại Ngân hàng
Đầu tư và Phát triển Việt Nam - CN 3/2......................................................... 38
2.2.1. Thành công............................................................................................ 38
2.3.2. Những hạn chế ...................................................................................... 39
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGHIỆP
VỤ BẢO LÃNH XUẤT KHẨU TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT
TRIỂN VIỆT NAM - CN 3/2 ............................................................................... 43
3.1. Phương hướng phát triển nghiệp vụ bảo lãnh xuất khẩu tại Ngân
hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - CN 3/2 trong thời gian tớiError! Bookmark not
3.2. Giải pháp phát triển nghiệp vụ bảo lãnh xuất khẩu tại Ngân hàng
Đầu tư và Phát triển Việt Nam - CN 3/2............. Error! Bookmark not defined.
3.2.1. Về phía Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - CN 3/2Error! Bookmark n
KẾT LUẬN................................................................ Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................. Error! Bookmark not defined.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
LỜI MỞ ĐẦU
Thương mại quốc tế phát triển ngày càng sâu rộng mở ra nhiều cơ hội phát triển
cho nền kinh tế. Các doanh nghiệp ngày càng có nhiều mối quan hệ kinh doanh thương
mại với các doanh nghiệp trên thế giới. Hoạt động của các Ngân hàng thương mại cũng
ngày càng phát triển theo hướng đa dạng hoá các loại hình dịch vụ. Thương mại quốc
tế phát triển tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp nhưng đồng thời
cũng làm gia tăng thêm nhiều rủi ro. Với vai trò trung gian trong nền kinh tế, các ngân
hàng không ngừng đa dạng hoá các loại hình dịch vụ như tín dụng, thanh toán xuất
nhập khẩu, tài trợ thương mại,….và đặc biệt là dịch vụ bảo lãnh xuất khẩu.
Là một chi nhánh ngân hàng thuộc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam,
được sự uỷ quyền của Ngân hàng trung ương, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt
Nam - CN 3/2 cũng đã triển khai nghiệp vụ bảo lãnh xuất khẩu nhằm phục vụ nhu cầu
bảo lãnh của các doanh nghiệp, các tổ chức kinh doanh xuất nhập khẩu trong điều kiện
hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, vì là một nghiệp vụ còn khá mới nên nghiệp vụ
này chưa phát triển tương xứng với nhu cầu của nền kinh tế. Trong thời gian thực tập
tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - CN 3/2, xét thấy nghiệp vụ bảo lãnh
xuất khẩu còn nhiều vấn đề cần nghiên cứu nên em chọn đề tài “Thực trạng và giải
pháp phát triển hoạt động bảo lãnh xuất khẩu tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển
Việt Nam - CN 3/2” làm đề tài báo cáo thực tập của mình.
Kết cấu của báo cáo
Chương 1: Tổng quan về tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - CN 3/2
Chương 2: Thực trạng hoạt động bảo lãnh xuất khẩu tại Ngân hàng Đầu tư và
Phát triển Việt Nam - CN 3/2
Chương 3: Phương hướng và giải pháp phát triển hoạt động bảo lãnh xuất khẩu
tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - CN 3/2
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Nội dung tiếng Anh Nội dung tiếng Việt
BIDV Bank for Investment and
Development of Viet Nam
Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển
Việt Nam
CN Chi Nhánh
CNTT Công Nghệ Thông Tin
DN Doanh Nghiệp
L/C Letter of Credit Thư Tín Dụng
NHNN Ngân Hàng Nhà Nước
NHTM Ngân Hàng Thương Mại
TMCP Thương Mại Cổ Phần
WTO Word Trade Organizaiton Tổ Chức Thương Mại Thế Giới
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
Danh mục sơ đồ
Tên sơ đồ Trang
Sơ đồ 1.1 Cơ cấu bộ máy tổ chức và nhân sự tại BIDV 3
Sơ đồ 1.2. Cơ cấu tổ chức của chi nhánh 3/2 4
Danh mục bảng
Tên bảng Trang
Bảng 1.1: Tình hình huy động vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt
Nam - chi nhánh 3/2 giai đoạn 2014 – 2016.
5
Bảng 1.2: Tình hình tăng trưởng huy động vốn tại Ngân hàng Đầu tư và
Phát triển Việt Nam - chi nhánh 3/2 giai đoạn 2014 – 2016.
6
Bảng 1.3: Tình hình dư nợ cho vay Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt
Nam - chi nhánh 3/2 giai đoạn 2014 – 2016.
8
Bảng 1.4: Tình hình tăng trưởng dư nợ cho vay Ngân hàng Đầu tư và Phát
triển Việt Nam - chi nhánh 3/2 giai đoạn 2014 – 2016.
8
Bảng 1.5: Kết quả kinh doanh của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt
Nam - chi nhánh 3/2 giai đoạn 2014 – 2016.
9
Bảng 2.1 Doanh số bảo lãnh phát sinh theo loại hình bảo lãnh
trong giai đoạn 2014-2016
10
Bảng 2.2: Tình hình giải toả bảo lãnh trong nước trong giai đoạn 2014-2016 12
Bảng 2.3: Số dư bảo lãnh theo loại hình bảo lãnh các năm 2014, 2015 và 2016 13
Bảng 2.4: Doanh số phát sinh bảo lãnh theo các thành phần kinh tế trong giai đoạn
2014-2016
14
Bảng 2.5: Tình hình giải toả bảo lãnh theo các thành phần kinh tế trong
giai đoạn 2014-2016
15
Bảng 2.6: Dư nợ bảo lãnh theo các thành phần kinh tế năm 2015, 2016 16
Bảng 2.7: Bảo đảm bảo lãnh trong giai đoạn 2014 – 2016 17
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ
& PHÁT TRIỂN VIỆT NAM- CN BA THÁNG HAI
1.1 Tổng quan về Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
1.1.1 Thông tin ngân hàng
Tên đầy đủ: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
Tên giao dịch quốc tế: Joint Stock Commercial Bank for Investment and Development
of Vietnam
Tên gọi tắt: BIDV
Địa chỉ: Tháp BIDV, 35 Hàng Vôi, quận Hoàn Kiếm, TP.HCM
Điện thoại: 04.2220.5544 - 19009247.
Fax: 04. 2220.0399
Email: Info@bidv.com.vn –
Được thành lập ngày 26/4/1957, BIDV là ngân hàng thương mại lâu đời nhất Việt
Nam.
Lĩnh vực hoạt động kinh doanh
Ngân hàng: là một ngân hàng có kinh nghiệm hàng đầu cung cấp đầy đủ các sản
phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại và tiện ích.
Bảo hiểm: cung cấp các sản phẩm Bảo hiểm phi nhân thọ được thiết kế phù hợp
trong tổng thể các sản phẩm trọn gói của BIDV tới khách hàng.
Chứng khoán: cung cấp đa dạng các dịch vụ môi giới, đầu tư và tư vấn đầu tư
cùng khả năng phát triển nhanh chóng hệ thống các đại lý nhận lệnh trên toàn quốc.
Đầu tư tài chính: góp vốn thành lập doanh nghiệp để đầu tư các dự án, trong đó
nổi bật là vai trò chủ trì điều phối các dự án trọng điểm của đất nước như: Công ty Cổ
phần cho thuê Hàng không (VALC) Công ty phát triển đường cao tốc (BEDC), Đầu tư
sân bay Quốc tế Long Thành…
Nhân lực
Hơn 18.000 cán bộ, nhân viên là các chuyên gia tư vấn tài chính được đào tạo bài bản,
có kinh nghiệm được tích luỹ và chuyển giao trong hơn nửa thế kỷ BIDV luôn đem đến
cho khách hàng lợi ích và sự tin cậy.
Mạng lưới
Mạng lưới ngân hàng: BIDV có 127 chi nhánh và trên 600 điểm mạng lưới,
1.300 ATM/POS tại 63 tỉnh/thành phố trên toàn quốc.
Mạng lưới phi ngân hàng: Gồm các Công ty Chứng khoán Đầu tư (BSC), Công
ty Cho thuê tài chính, Công ty Bảo hiểm Đầu tư (BIC) với 20 chi nhánh trong cả
nước…
Hiện diện thương mại tại nước ngoài: Lào, Campuchia, Myanmar, Nga, Séc...
Các liên doanh với nước ngoài: Ngân hàng Liên doanh VID-Public (đối tác
Malaysia), Ngân hàng Liên doanh Lào -Việt (với đối tác Lào) Ngân hàng Liên doanh
Việt Nga - VRB (với đối tác Nga), Công ty Liên doanh Tháp BIDV (đối tác
Singapore), Liên doanh quản lý đầu tư BIDV - Việt Nam Partners (đối tác Mỹ)…
Thương hiệu BIDV
Là sự lựa chọn, tín nhiệm của các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp và cá nhân
trong việc tiếp cận các dịch vụ tài chính ngân hàng.
Được cộng đồng trong nước và quốc tế biết đến và ghi nhận như là một trong
những thương hiệu ngân hàng lớn nhất Việt Nam.
Là niềm tự hào của các thế hệ CBNV và của ngành tài chính ngân hàng trong 55
năm qua với nghề nghiệp truyền thống phục vụ đầu tư phát triển đất nước.
1.1.2 Cơ cấu tổ chức
BIDV đã xây dựng được một đội ngũ CBNV mạnh mà ở đó, những thành viên,
dù còn rất trẻ hay đã dạn dày kinh nghiệm, đều tràn đầy nhiệt huyết và tự tin nhập cuộc
với sự am hiểu hệ thống và bản lĩnh vững vàng; xây dựng lộ trình phát triển những lãnh
đạo tương lai thông qua việc luân chuyển qua nhiều vị trí, cả ở khối kinh doanh và hỗ
trợ; tổ chức hướng dẫn trực tiếp bởi các lãnh đạo cấp cao giàu kinh nghiệm; đào tạo
chuyên sâu.
Sơ đồ 1.1 Cơ cấu bộ máy tổ chức và nhân sự tại BIDV
1.2. Tổng quan về BIDV Chi nhánh 3/2
1.2.1. Quá trình hình thành và cơ cấu tổ chức
1.2.1.1. Quá trình hình thành
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh 3/2 được thành lập từ
ngày 27 tháng 9 năm 2004, theo quyết định số 1541/NHNN – HCM.02 của HĐQT.
Thời điểm đó, CBNV của chi nhánh chỉ có 17 người và trụ sở của chi nhánh có địa chỉ
tại số 454, Đường 3/2, Phường 12, Quận 10, Tp.Hồ Chí Minh
Điện thoại:08 3835 2519
Thực hiện nhiệm vụ và chức năng của một NHTM “đi vay để cho vay”. Từ một
ngân hàng có doanh số hoạt động không cao, đến nay Chi nhánh đã phấn đấu vươn lên
một trong những chi nhánh có vốn huy động và dư nợ tăng trưởng khá trong hệ thống.
Nguồn vốn tăng trưởng vững chắc, năm sau cao hơn năm trước, mỗi năm tăng từ 20%
– 25%. Nguồn vốn tăng trưởng góp phần vào nhịp độ tăng trưởng kinh tế.
1.2.1.2. Cơ cấu tổ chức:
Sơ đồ 1.2. Cơ cấu tổ chức của chi nhánh 3/2
GIÁM ĐỐC CHI NHÁNH
PHÓ GIÁM ĐỐC
KINH DOANH
PHÓ GIÁM ĐỐC
TÀI CHÍNH
P.KHÁCH
HÀNG
DOANH
NGIỆP
P.KẾ
TOÁN&
DỊCH VỤ
KHÁCH
HÀNG
P.HÀNH
CHÁNH
TỔNG
HỢP
P.QUẢN
LÝ TÍN
DỤNG
P.KHÁCH
HÀNG
CÁ NHÂN
1.2.2. Kết quả hoạt động của chi nhánh trong năm 2014-2016:
1.2.2.1. Hoạt động huy động vốn:
Huy động vốn là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của NHTM. Bởi
nét đặc trưng của NHTM là nguồn vốn kinh doanh, chủ yếu là nguồn vốn huy động
dưới các hình thức tiền gửi, tiền vay. Do đó, KQKD của NH phụ thuộc phần lớn vào
kết quả huy động vốn: khả năng và quy mô huy động, nghĩa là kết quả huy động vốn
quyết định đầu tư vốn.
Có thể nói, từ khi thành lập đến nay, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam -
chi nhánh 3/2 đã rất chú trọng đến công tác huy động vốn, thông qua việc sử dụng rất
nhiều hình thức và biện pháp tích cực, chủ động nhằm thu hút nguồn vốn nhàn rỗi
trong dân cư và tranh thủ những nguồn vốn khác nên qua các năm NH luôn có tốc độ
tăng trưởng nguồn vốn khá cao và đều đặn. Cụ thể như sau:
Bảng 1.1: Tình hình huy động vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam -
chi nhánh 3/2 giai đoạn 2014 – 2016.
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu 31/12/2014 31/12/2015 31/12/2016
Tiền gửi có kỳ hạn 350.001 512.624 578.551
Tiền gửi không kỳ hạn 179.931 200.293 232.347
Tổng huy động vốn 529.932 712.917 810.898
(Nguồn: Tổng hợp báo cáo Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh 3/2)
Bảng 1.2: Tình hình tăng trưởng huy động vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát
triển Việt Nam - chi nhánh 3/2 giai đoạn 2014 – 2016.
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu
So sánh 2014/2015 So sánh 2015/2016
Tuyệt đối Tương đối
(%)
Tuyệt đối Tương đối
(%)
Tiền gửi có kỳ hạn 162.623 46,46 66.927 13,06
Tiền gửi không kỳ hạn 21.362 11,87 32.054 16,0
Tổng huy động vốn 183.985 34,72 98.981 13,88
(Nguồn: Tổng hợp báo cáo Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh 3/2)
Dựa vào bảng trên ta có thể thấy, trong giai đoạn năm 2014-2016 nguồn vốn
huy động tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh 3/2 tăng liên tục
đều đặn và với tốc độ tương đối cao. Trong đó, cuối năm 2015 tổng nguồn vốn huy
động của Chi nhánh đạt 712.917 triệu đồng, tăng 183.985 triệu đồng so với năm 2014
là 523.932 triệu đồng, tốc độ tăng trưởng là 34,72%. Nguyên nhân là do năm 2015, sau
cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phục hồi nhu
cầu vốn cho đầu tư, sản xuất kinh doanh, tiêu dùng tiếp tục tăng cao nên chi nhánh đã
có nhiều biện pháp và hình thức để đẩy mạnh công tác huy động vốn nhằm đáp ứng
cho nền kinh tế. Bên cạnh đó trong năm 2015, NHNN thực hiện điều hành chính sách
tiền tệ thận trọng, linh hoạt nhằm tạo điều kiện hỗ trợ tích cực cho thị trường tiền tệ –
tín dụng hoạt động ổn định, góp phần hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và kiềm chế lạm phát
gia tăng những tháng cuối năm một cách hiệu quả, từ đó tạo điều kiện cho chi nhánh
nâng cao công tác huy động vốn của mình làm cho tốc độ tăng trưởng nguồn vốn năm
2015 tăng mạnh.
Cuối năm 2016, tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh đạt 810.898 triệu
đồng, tăng 98.981 triệu đồng so với năm 2015, tốc độ tăng trưởng đạt 13,88%. Mặc dù
ngày 3/3/2016, NHNN đã hạ nhiệt cuộc đua lãi suất bằng biện pháp hành chính – đưa
ra trần lãi suất là 14%/năm, tuy nhiên Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi
nhánh 3/2 nhờ vào các chính sách huy động vốn hợp lý nên nguồn vốn huy động vẫn
tăng liên tục và tốc độ tăng trưởng tăng đều qua các năm.
Giai đoạn năm 2014-2016 là giai đoạn hết sức bất ổn của nền kinh tế vĩ mô,
nhưng với sự nỗ lực, phấn đấu của cán bộ công nhân viên, chi nhánh đã đạt được
những kết quả khá tốt trong công tác huy động vốn đó là: tổng nguồn vốn và tốc độ
tăng trưởng của chi nhánh liên tục tăng và đạt quy mô khá lớn qua các năm. Điều này
giúp chi nhánh có thể đẩy mạnh hoạt động tín dụng mang về lợi nhuận cho ngân hàng.
Đồng thời, điều đó cũng giúp chi nhánh khẳng định được vị trí của mình trong hệ
thống Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam cũng như uy tín đối với khách hàng
trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh.
1.2.2.2. Hoạt động cho vay:
Hoạt động cho vay đóng một vai trò rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh
của ngân hàng, khoảng 80% lợi nhuận của Ngân hàng đến từ hoạt động cho vay. Do
đó, với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh 3/2 hoạt động cho vay
luôn được quan tâm, phát triển để mang lại hiệu quả cao trong hoạt động kinh doanh
của ngân hàng.
Tình hình cho vay giai đoạn năm 2014-2016 Ngân hàng Đầu tư và Phát triển
Việt Nam - chi nhánh 3/2 như sau:
Bảng 1.3: Tình hình dư nợ cho vay Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam -
chi nhánh 3/2 giai đoạn 2014 – 2016.
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
Số tiền Tỷ trọng
(%)
Số tiền Tỷ trọng
(%)
Số tiền Tỷ trọng
(%)
Tổng dư nợ 500.158 100 688.051 100 790.402 100
Cho vay ngắn hạn 255.914 51,17 371.011 53,92 426.990 54,02
Cho vay trung hạn 132.846 26,56 185.240 26,92 201.621 25,51
Cho vay dài hạn 113.394 22,27 132.8 19,16 163.791 20,47
(Nguồn: Tổng hợp báo cáo Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh 3/2)
Bảng 1.4: Tình hình tăng trưởng dư nợ cho vay Ngân hàng Đầu tư và Phát triển
Việt Nam - chi nhánh 3/2 giai đoạn 2014 – 2016.
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu
So sánh 2014/2015 So sánh 2015/2016
Tuyệt đối Tương đối
(%)
Tuyệt đối Tương đối
(%)
Dư nợ cho vay 187.893 37,57 102.351 14,88
(Nguồn: Tổng hợp báo cáo Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh 3/2)
Ta thấy tổng dư nợ cho vay của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi
nhánh 3/2 có sự tăng lên qua các năm. Cụ thể dư nợ cho vay năm 2015 là 688.051 triệu
đồng, tăng 187.893 triệu đồng so với năm 2014 là 500.158 triệu đồng, tốc độ tăng là
37,57%. Nguyên nhân có sự tăng rõ rệt ở năm 2015 so với năm 2014 là sau năm 2014,
nền kinh tế của Việt Nam dần hồi phục, các DN phát triển mạnh mẽ đòi hỏi số lượng
vốn đáp ứng cho DN, cá nhân cũng tăng lên. Chính vì thế, dư nợ cho vay của chi nhánh
cũng tăng lên không ngừng.
Năm 2016, dư nợ cho vay là 790.402 triệu đồng. Tăng so với năm 2015 là
688.051 triệu đồng và tốc độ tăng là 14,88%. Mặc dù lãi suất cho vay của các NHTM
trong năm 2016 được đẩy lên rất cao gây khó khăn cho các cá nhân, DN. Tuy nhiên,
không vì thế mà dư nợ cho vay của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi
nhánh 3/2 lại giảm xuống, thay vào đó là tốc độ vẫn tăng. Các DN tuy phải gánh chịu
lãi suất cao nhưng các dự án, phương án sản xuất kinh doanh của các DN đã được khởi
động trước đó nên bắt buộc các DN phải trụ lại và cố gắng chống chọi lại tình hình khó
khăn của thị trường, và vay NH vẫn là giải pháp mà các DN phải chịu đựng. Chính vì
thế, dư nợ cho vay của các NHTM nói chung cũng như Ngân hàng Đầu tư và Phát triển
Việt Nam - chi nhánh 3/2 vẫn tăng lên liên tục.
1.2.2.3. Kết quả kinh doanh của chi nhánh giai đoạn năm 2014 – 2016:
Bảng 1.5: Kết quả kinh doanh của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi
nhánh 3/2 giai đoạn 2014 – 2016.
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
Tổng thu nhập 103.262 115.874 138.935
Tổng chi phí 90.125 93.216 98.142
Lợi nhuận 13.137 22.658 40.793
(Nguồn: Tổng hợp báo cáo Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh 3/2)
Được sự chỉ đạo và hỗ trợ nhiều mặt của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam -
chi nhánh 3/2 cũng như các chi nhánh trong cùng hệ thống, trong những năm qua tập
thể lãnh đạo, nhân viên của chi nhánh đã tích cực trong công tác, vượt qua khó khăn
đảm bảo kinh doanh có lãi.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH
XUẤT KHẨU TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN
VIỆT NAM - CHI NHÁNH 3/2
2.1. Tình hình bảo lãnh xuất khẩu tại Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt
Nam - chi Nhánh 3/2
2.1.1. Kết quả hoạt động bảo lãnh xuất khẩu
2.1.1.1. Kết quả theo loại hình
Nghiệp vụ bảo lãnh trong nước của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam -
CN 3/2 trong những năm qua đã dần được mở rộng với nhiều loại hình bảo lãnh phong
phú. Bảng tổng hợp dưới đây sẽ cho chúng ta thấy được doanh số phát sinh của các loại
bảo lãnh trong nước của chi nhánh từ năm 2014 đến năm 2016.
Bảng 2.1 Doanh số bảo lãnh phát sinh theo loại hình bảo lãnh
trong giai đoạn 2014-2016
(Đơn vị: tỷ đồng)
2014 2015 2016
Phát sinh Tỷ lệ % Phát sinh Tỷ lệ % Phát sinh Tỷ lệ
Thanh
toán
82.56 27.67 22.71 10.66 52.67 14.13
T.H hợp
đồng
101.38 33.98 56.11 26.35 90.98 24.39
Đấu thầu 61.35 20.57 55.84 26.23 40.27 10.80
Bảo lãnh
Khác
53.06 17.78 78.27 36.76 189.03 50.68
Tổng 298.35 100.00 212.94 100.00 372.96 100.00
% tăng
giảm
-26.6% 75.1%
Qua bảng trên ta thấy tổng doanh số phát sinh bảo lãnh của các loại hình bảo
lãnh mặc dù có xu hướng giảm trong năm 2015 nhưng năm 2016 đã tăng mạnh mẽ.
Năm 2015 đạt 212.94 tỷ đồng, giảm 26.6% so với năm 2014. Sở dĩ có sự biến động
như vậy là do năm 2015 là năm đầu tiên Việt Nam trở thành thành viên chính thức của
tổ chức Thương mại thế giới (WTO) với các rào cản thương mại được cắt giảm đáng
kể, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu phát triển. Các doanh nghiệp
xuất nhập khẩu không gặp quá nhiều khó khăn như trước đây nên việc lựa chọn và tin
cậy bạn hàng trở nên dễ dàng chấp nhận hơn. Vì vậy, nhu cầu cần ngân hàng bảo lãnh
có xu hướng giảm trong năm này. Tháng 12/2015 khi xảy ra cuộc khủng hoảng kinh tế
Mỹ đã làm cho hệ thống các NHTM thận trọng hơn trong việc chấp nhận các khoản
bảo lãnh. Mặt khác, do sự ra đời của Quy chế số 26 giữa năm 2014 về bảo lãnh ngân
hàng nên trong năm 2015 Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - CN 3/2 tập trung
hạch toán, kế toán và giải quyết các khoản bảo lãnh cũ. Đó cũng là nguyên nhân khiến
doanh số phát sinh các loại hình bảo lãnh giảm trong năm 2015 so với năm 2014.
Đến năm 2016, doanh số phát sinh các loại hình bảo lãnh tăng đột biến: tăng
75.1% so với năm 2015, đạt 372.96 tỷ đồng vượt 34.3% so với kế hoạch đặt ra đầu
năm. Nguyên nhân của hiện tượng này là do ảnh hưởng của các cuộc khủng hoảng
trong năm 2016: khủng hoảng từ nguồn lương thực đến nhiên liệu, từ tài chính đến
chính trị, từ môi trường đến an ninh,…đã tác động tới mọi mặt của đời sống kinh tế -
xã hội. Do đó, hoạt động thương mại gặp vô cùng nhiều khó khăn. Trước tình hình này,
nhu cầu bảo lãnh xuất khẩu tăng cao, không chỉ ở Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt
Nam - CN 3/2 mà ở tất cả các NHTM.
Bảng 2.2: Tình hình giải toả bảo lãnh trong nước trong giai đoạn 2014-2016
2014 2015 2016
Giải toả Tỷ lệ % Giải toả Tỷ lệ % Giải toả Tỷ lệ
Thanh toán 115.85 28.76 28.45 12.03 38.62 12.09
T.H hợp
đồng
171.62 42.61 94.6 40.01 62.11 19.44
Đấu thầu 54.84 13.62 53.96 22.82 40.3 12.61
Bảo lãnh
Khác
60.47 15.01 59.44 25.14 178.44 55.86
Tổng 402.79 100.00 236.45 100.00 319.47 100.00
Bảo lãnh thanh toán: Trong năm 2014, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển
Việt Nam - CN 3/2 đã giải toả được 115.85 tỷ đồng. Nhưng đến năm 2015 doanh số
giải toả chỉ đạt 28.45 tỷ đồng, giảm 75.4% so với 2014). Năm 2016, doanh số giải toả
đạt 38.62 tỷ đồng, tăng 35.7% so với năm 2015 nhưng vẫn chỉ bằng 33.3% năm 2014.
Bảo lãnh thực hiện hợp đồng: 171.63 tỷ đồng là doanh số mà Ngân hàng
Đầu tư và Phát triển Việt Nam - CN 3/2 đã giải toả được trong năm 2014. Năm 2015,
doanh số này giảm 44.9%, đạt 94.6 tỷ đồng. Năm 2016, doanh số tiếp tục giảm, chỉ đạt
62.11 tỷ đồng, giảm 34.3% so với năm 2015.
Bảo lãnh đầu thầu: doanh số tiếp tục giảm. Năm 2015 doanh số đạt
53.96%, so với năm 2014 thì chỉ giảm 1.3%. Năm 2016, doanh số chỉ bằng 73.4% năm
2014 đạt 40.3 tỷ đồng, giảm 25.3% so với năm 2015.
Nhìn chung, trong giai đoạn 2014 – 2016, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt
Nam - CN 3/2 tập trung giải toả phần lớn là bảo lãnh thực hiện hợp đồng - loại bảo
lãnh được áp dụng phổ biến và có thể lường trước được rủi ro.
Doanh số giải toả bảo lãnh của ngân hàng có xu hướng giảm trong năm 2015 và
tăng với tỷ lệ không nhiều trong năm 2016 là phù hợp với xu hướng phát sinh bảo lãnh
của ngân hàng như đã phân tích ở phần trên.
Một chỉ tiêu hết sức quan trọng trong việc đánh giá kết quả hoạt động bảo lãnh
của ngân hàng đó là dư nợ bảo lãnh (hay số dư bảo lãnh). Dư nợ bảo lãnh tính theo các
loại hình bảo lãnh của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - CN 3/2 trong giai
đoạn 2014 – 2016 được thể hiện qua bảng tổng kết sau:
Bảng 2.3: Số dư bảo lãnh theo loại hình bảo lãnh các năm 2014, 2015 và 2016
2014 2015 2016
Thanh toán
16.71 10.98 25.11
T.H hợp đồng 64.86 33.34 61.68
Đấu thầu 16.93 18.88 19.02
Bảo lãnh
Khác 28.68 49.5 46.86
Tổng
127.18 112.69 152.67
% tăng giảm
-13.3 -11.4 35.5
Nhìn vào bảng 2.3 ta thấy, tổng dư nợ bảo lãnh tính đến 31/12 năm 2014 còn
127.18 tỷ đồng, giảm 13.3% so với năm 2013 (145 tỷ đồng) với dư nợ nhiều nhất là
bảo lãnh thực hiện hợp đồng (đạt 64.86 tỷ đồng).
Năm 2015, tổng dư nợ bảo lãnh giảm 11.4% so với năm 2014, còn 112.69 tỷ
đồng, đạt 82.3% so với kế hoạch đặt ra đầu kỳ do trong năm 2015, số lương các loại
bảo lãnh phát sinh có xu hướng giảm so với năm 2014. Dư nợ bảo lãnh giảm chứng tỏ
ngân hàng đã tiến hành phân tích đánh giá khách hàng kỹ lưỡng hơn trước khi chấp
nhận bảo lãnh.
Năm 2016, tổng dư nợ bảo lãnh đạt 152.67 tỷ đồng, tăng 35.5% so với cùng kỳ
năm 2015, đạt 89.8% kế hoạch dư nợ bảo lãnh đặt ra đầu kỳ. Sở dĩ như vậy là do trong
năm 2016 phát sinh thêm nhiều bảo lãnh, đồng thời do có nhiều doanh nghiệp gặp khó
khăn về tài chính nên chậm thanh toán cho ngân hàng làm cho các khoản bảo lãnh quá
hạn gia tăng. Mà dư nợ bảo lãnh thì gồm tất cả các khoản bảo lãnh quá hạn, các khoản
bảo lãnh chưa đến hạn giải toả và số dư kỳ trước. Cho nên, dư nợ bảo lãnh tính đến
31/12/2016 tăng so với cuối kỳ năm 2015. Dư nợ bảo lãnh ngoài sự thể hiện hiệu quả
hoạt động bảo lãnh của ngân hàng tăng lên còn đồng nghĩa với việc ngân hàng phải nỗ
lực hơn nữa nhằm giải toả các loại bảo lãnh đã quá hạn.
2.1.2.2.Kết quả bảo lãnh theo các thành phần kinh tế
Bảng 2.4: Doanh số phát sinh bảo lãnh theo các thành phần kinh tế trong giai
đoạn 2014-2016
(Đơn vị: Tỷ đồng, 1000USD, 1000EUR)
2015 2016
USD EUR VND USD EUR VND
DNNNTW 16.7 0 18.31 15 0 17.37
DNNNDP 47.96 0 52.45 45.94 0 56.7
TNHHNN 46.1 0 4.77 50 0 5.63
TNHHTN 2655.73 356.32 68.94 2138.78 244.47 73.28
CTYCPNN 3887.43 134.55 18.77 3749.9 0 24.55
CTYCP
Khác 591.32 628.86 5.20 278.75 1285.21 26.14
DNCO
VDTNN 0 0 0 0 0 0
Tổng 7,245.24 1,119.73 168.44 6278.37 1529.68 203.67
Theo bảng 2.4 ta thấy, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - CN 3/2 phát
hành bảo lãnh chủ yếu cho các Công ty cổ phần Nhà nước và Công ty TNHH tư nhân.
Đây là những khách hàng truyền thống của ngân hàng. Và hình thức bảo lãnh đa phần
là bảo lãnh nước ngoài với các khoản bảo lãnh tính bằng ngoại tệ (USD và EUR).
Tuy nhiên, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - CN 3/2 mới chỉ giải toả
được một phần doanh số phát sinh trong năm. Bảng tổng kết sau sẽ thể hiện đầy đủ
thực trạng giải toả bảo lãnh trong năm 2015 và năm 2016.
Bảng 2.5: Tình hình giải toả bảo lãnh theo các thành phần kinh tế trong giai đoạn
2014-2016
(Đơn vị: Tỷ đồng, 1000USD, 1000EUR)
2015 2016
USD EUR VND USD EUR VND
DNNNTƯ 0 0.01 0 0.03
DNNNDP 0 62.3 0 73.23
TNHHNN 0 3.11 0 2.45
TNHHTN 1324.7 242.66 76.56 345.29 80.53
CTYCPNN 23.6 0 20.08 0 27.23
CTYCP
Khác 36.4 24.33 30.41 21.08
DNCO
VDTNN 0 0 0 0 0 0
Tổng 1348.3 279.06 186.39 0 375.7 204.55
Trong tổng số 7,245.24 ngàn USD, 1119.73 ngàn EUR và 168.44 tỷ đồng phát
sinh trong năm 2015, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - CN 3/2 mới chỉ giải
toả được 1348.3 ngàn USD. Số còn lại là các bảo lãnh chưa đến hạn giải toả và các bảo
lãnh đã quá hạn đang chờ ngân hàng xem xét.
Cũng giống như năm 2015, doanh số giải toả trong năm 2016 cũng không lớn
lắm. Trong năm 2016, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - CN 3/2 chỉ giải toả
được 357.7 ngàn EUR (trong tổng số 1529.68 ngàn EUR phát sinh trong năm) và
204.55 tỷ đồng.
Doanh số giải toả không nhiều, cộng với số dư từ kỳ trước làm cho dư nợ bảo
lãnh tính đến cuối kỳ có xu hướng tăng từ năm 2015 đến năm 2016:
Bảng 2.6: Dư nợ bảo lãnh theo các thành phần kinh tế năm 2015, 2016
(Đơn vị: Tỷ đồng, 1000USD, 1000EUR)
2015 2016
USD EUR VND USD EUR VND
DNNNTƯ 89.5 0 0.13 93 0 0.01
DNNNDP 101.4 0 16.5 112.8 0 15.7
TNHHNN 46.1 0 3.7 50 0 4.4
TNHHTN 178.92 530.2 22.11 163.86 570.93 23.74
CTYCPNN 53.44 137.56 14.02 56.29 0 15.56
CTYCP
Khác 392.13 836.78 11.21 395.24 1285.21 13.17
DNCO
VDTNN 0 0 0 0 0 0
Tổng 861.49 1504.54 67.67 871.19 1856.14 72.58
Nguyên nhân của xu hướng trên là do sự tăng giá của đồng USD gây khó khăn
cho các doanh nghiệp/công ty kinh doanh xuất nhập khẩu trong việc thanh toán cho
ngân hàng.Tính chung cả năm 2016, tốc độ tăng giá USD lên đến 6,31%, cao nhất tính
từ năm 1999 đến nay (chỉ sau năm 1997 tăng 14,2%, năm 1998 tăng 9,6%, còn từ 1999
đến năm 2015 chỉ tăng 1,63%/năm).
2.1.2.3. Tài sản bảo đảm bảo lãnh
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chỉ đồng ý bảo lãnh cho khách hàng
khi khách hàng đồng ý ký quỹ 100% giá trị bảo lãnh, thế chấp tài sản hoặc được ngân
hàng chấp nhận cho tín chấp.
Hình thức bảo lãnh theo tín chấp tức là ngân hàng nhận bảo lãnh cho khách hàng
hoàn toàn trên cơ sở tin cậy khách hàng. Tuy nhiên, trong trường hợp này khách hàng
phải chứng mính được doanh nghiệp/công ty mình có vốn điều lệ tối đa 20 tỷ đồng và
sử dụng tối đa 550 lao động.
Trong giai đoạn 2014-2016, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - CN 3/2
đã bảo lãnh với các hình thức bảo đảm như bảng tổng kết sau:
Bảng 2.7: Bảo đảm bảo lãnh trong giai đoạn 2014 – 2016
2014 2015 2016
Doanh số Tỷ lệ % Doanh số Tỷ lệ % Doanh số Tỷ lệ %
Ký quỹ 242.14 16.3 282.09 17.04 335.45 17
Thế chấp 27.27 1.8 32.12 1.9 39.46 2
Tín chấp 1,214.55 81.8 1,340.86 81.01 1,598.30 81
Tổng tài sản 1,483.95 100 1,655.08 100.0 1,973.21 100
Như vậy, trong những năm qua hình thức bảo đảm bảo lãnh bằng biện pháp thế
chấp chiếm một tỷ lệ khá khiêm tốn. Trong năm 2015, hình thức này chỉ chiếm 1.8%
và đến năm 2016 cũng chỉ chiếm 2% tổng các tài sản bảo đảm bảo lãnh. Hình thức bảo
đảm bảo lãnh bằng ký quỹ 100% chiếm tỷ lệ cao hơn nhiều so với hình thức thế chấp,
tuy nhiên vẫn không phải là hình thức bảo đảm bảo lãnh được thực hiện nhiều nhất tại
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - CN 3/2. Giai đoạn 2014 – 2016, Ngân
hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - CN 3/2 chấp nhận thực hiện bảo lãnh đa phần chỉ
thông qua hình thức tín chấp.
Nguyên nhân một phần là do các khách hàng được ngân hàng đồng ý bảo lãnh
đa số là các khách hàng truyền thống của ngân hàng. Giữa ngân hàng và khách hàng đã
có sự tín nhiệm lẫn nhau nên ngân hàng không yêu cầu khách hàng phải ký quỹ hay thế
hấp tài sản (trừ các thương vụ có độ rủi ro cao). Mặt khác do tình hình kinh tế không có
nhiều thuận lợi nên khách hàng cũng hạn chế việc ký quỹ hay thế chấp tài sản. Bởi, ký
quỹ thì khách hàng sẽ mất đi một nguồn vốn trước mắt để quay vòng trong kinh doanh.
Còn thế chấp tài sản thì giá trị của tài sản sẽ có thể có những thay đổi làm thiệt hại đến
khách hàng và ngân hàng trong trường hợp lạm phát tăng, thị trường bất động sản biến
động,…
2.1.3. Các quy định về điều kiện thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh xuất khẩu tại Ngân
hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - CN 3/2
* Điều kiện chung
Khách hàng có nhu cầu được bảo lãnh tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt
Nam - CN 3/2 thì phải:
- Có đầy đủ năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách
nhiệm dân sự theo qui định của pháp luật.
- Có bảo đảm hợp pháp cho bảo lãnh theo yêu cầu của Ngân hàng Đầu tư và
Phát triển Việt Nam - CN 3/2: bảo đảm về tài sản ký quỹ, thế chấp,…
* Điều kiện riêng
- Trường hợp Bảo lãnh vay vốn, Bảo lãnh thanh toán và Bảo lãnh có thời hạn
trung/ dài hạn, ngoài các qui định tại Điều kiện chung, khách hàng cần có thêm các
điều kiện sau:
• Có tín nhiệm trong quan hệ tín dụng, bảo lãnh, thanh toán với tổ chức tín dụng.
• Có dự án đầu tư hoặc phương án sản xuất/kinh doanh khả thi, hiệu quả khi đề
nghị bảo lãnh vay vốn.
• Đáp ứng các điều kiện đối với khách hàng vay vốn được qui định tại bản
Hướng dẫn của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - CN 3/2 về Quy chế cho
vay đối với khách hàng.
• Trong trường hợp vay vốn nước ngoài, khách hàng phải thực hiện đúng các
qui định của pháp luật về Quản lý vay và trả nợ nước ngoài.
- Trường hợp phát hành Bảo lãnh dự thầu, Bảo lãnh thực hiện hợp đồng; Bảo
lãnh bảo đảm chất lượng sản phẩm; Bảo lãnh hoàn thanh toán; Bảo lãnh bảo hành; Bảo
lãnh bảo dưỡng; Bảo lãnh khoản tiền giữ lại; và các loại bảo lãnh khác ngoài các điều
kiện qui định tại Điều kiện chung, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - CN 3/2
sẽ xem xét: mức độ tín nhiệm, khả năng tài chính, năng lực chuyên môn, biện pháp bảo
đảm cho bảo lãnh hoặc ký quỹ để quyết định phát hành bảo lãnh.
- Đối với trường hợp bảo lãnh Hối phiếu, lệnh phiếu khách hàng phải bảo đảm
các điều kiện theo qui định của pháp luật về Thương phiếu.
- Đối với khách hàng là các tổ chức kinh tế nước ngoài phải được phép đầu tư,
kinh doanh hoặc tham gia đấu thầu tại Việt Nam theo các qui định của Pháp luật Việt
Nam.
- Riêng đối với khách hàng ký quỹ tương đương 100% trị giá bảo lãnh và các
chi phí cần thiết, khách hàng chỉ cần đáp ứng điều kiện qui định tại
Điều kiện chung.
* Lệ Phí bảo lãnh
Mức phí do 2 bên thoả thuận, mức tối đa không quá 2%/ năm tính trên số tiền
còn đang được bảo lãnh, mức phí tối thiểu là 500.000 đồng. Ngoài ra, có thể thanh toán
một số chi phí hợp lý khác liên quan theo thoả thuận bằng văn bản của 2 bên.
2.1.4. Các loại hình bảo lãnh xuất khẩu được áp dụng tại Ngân hàng Đầu tư và
Phát triển Việt Nam - CN 3/2
Hiện nay, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã triển khai một số
nghiệp vụ bảo lãnh xuất khẩu như:
• Bảo lãnh thanh toán và thư tín dụng dự phòng
• Bảo lãnh dự thầu
• Bảo lãnh thực hiện hợp đồng
• Bảo lãnh bảo đảm chất lượng sản phẩm
• Bảo lãnh hoàn thanh toán
• Bảo lãnh bảo hành
• Bảo lãnh bảo dưỡng
• Bảo lãnh khoản tiền giữ lại và một số bảo lãnh nước ngoài khác như phát hành
L/C trả chậm, ký xác nhận trên hối phiếu, lệnh phiếu,…
Riêng loại bảo lãnh cho các doanh nghiệp vay vốn từ các Ngân hàng thương mại
vẫn chưa được Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam triển khai do tính chất phức
tạp của nó. Hơn nữa, nó lại là một loại bảo lãnh mới được điều chỉnh bằng văn bản luật
chính thức (Quy chế Bảo lãnh cho doanh nghiệp vay vốn của Ngân hàng thương mại -
Ngày 21/01/2009 do Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 14/2009/QĐ-TTg ban
hành).
2.1.5. Tổ chức nghiệp vụ bảo lãnh xuất khẩu tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển
Việt Nam - CN 3/2
Thông thường, một nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng nói chung và bảo lãnh xuất
khẩu nói riêng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - CN 3/2 được tiến hành
qua 5 bước:
 Tiếp nhận và hoàn chỉnh hồ sơ đề nghị bảo lãnh
 Thẩm định và ra quyết định bảo lãnh
 Phát hành bảo lãnh
 Xử lý sau khi phát hành thư bảo lãnh
 Kết thúc bảo lãnh
Bước 1 : Tiếp nhận và hoàn chỉnh hồ sơ đề nghị bảo lãnh.
Khi khách hàng có nhu cầu được bảo lãnh, sau khi tư vấn cho khách hàng về
dịch vụ, các chuyên viên bảo lãnh có nhiệm vụ hướng dẫn cho khách hàng làm thủ tục
bảo lãnh nếu thấy việc bảo lãnh là có thể thực hiện được.
1. Hướng dẫn khách hàng nộp hồ sơ bảo lãnh
a. Hồ sơ chung
- Đơn đề nghị bảo lãnh (theo mẫu của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
- CN 3/2)
- Hồ sơ pháp lý về khách hàng: tài liệu về năng lực pháp luật, năng lực hành vi
dân sự của khách hàng, thẩm quyền của người đại diện khách hàng. Cụ thể:
+ Đối với hộ kinh doanh cá thể: CMTND, sổ hộ khẩu, giấy phép hành nghề (nếu
có), đăng ký kinh doanh,..
+ Đối với pháp nhân, doanh nghiệp tư nhân: giấy phép thành lập, đăng ký kinh
doanh, giấy phép hành nghề (nếu có),...
+ Đối với các công ty cổ phần, công ty liên doanh,... : phải có văn bản uỷ quyền
cho người đại diện khách hàng trong quá trình giao dịch với ngân hàng và phải có
chứng minh được tư cách pháp lý của người đó.
- Hồ sơ về tình hình sản xuất kinh doanh: bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả
kinh doanh, thuyết minh báo cáo tài chính (ít nhất hai năm gần nhất),...
- Hồ sơ về đảm bảo bảo lãnh: hồ sơ về các tài sản bảo đảm nghĩa vụ được bảo
lãnh, có kèm theo các tài liệu chứng minh tính hợp pháp và giá trị của các tài sản bảo
đảm đó. Người xin bảo lãnh phải có tài khoản mở tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển
Việt Nam - CN 3/2. Tuỳ theo khả năng tài chính và mức độ tín nhiệm của khách hàng,
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - CN 3/2 có thể :
+ Yêu cầu người xin bảo lãnh ký quỹ bằng tiền tại ngân hàng từ 5-100% giá trị
được bảo lãnh.
+ Hoặc phải có tài sản thế chấp
+ Hoặc phải có bảo lãnh của bên thứ ba.
- Các tài liệu liên quan đến giao dịch xin bảo lãnh (nếu có)
b. Hồ sơ riêng
- Trường hợp bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh thanh toán: ngoài các tài liệu quy định
ở mục a, khách hàng cần bổ sung các tài liệu liên quan đến dự án/phương án sản xuất -
kinh doanh, nguồn vốn để thanh toán, hợp đồng/cam kết giữa các bên,...
- Đối với bảo lãnh dự thầu: cần bổ sung thêm hồ sơ về quy định/quy chế mời
thầu của chủ đầu tư.
- Đối với bảo lãnh vay và trả nợ nước ngoài: khách hàng phải cung cấp thêm các
tài liệu sau :
+ Các văn bản chấp thuận cho phép vay vốn và trả nợ vay nước ngoài của Ngân
hàng Nhà nước theo quy định của pháp luật hiện hành về Quản lý vay và trả nợ nước
ngoài.
+ Phương án vay trả nợ nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền và Ngân hàng
Nhà nước chấp thuận.
+ Các tài liệu chứng minh tính khả thi của phương án vay trả nợ nước ngoài.
Khi hồ sơ được gửi tới phòng thanh toán xuất nhập khẩu, nếu các chuyên viên
Kiểm tra và hoàn chỉnh hồ sơ
Sau khi nhận được hồ sơ xin bảo lãnh từ khách hàng, các chuyên viên bảo lãnh
sẽ kiểm tra và hoàn chỉnh hồ sơ. Nếu không đủ những tài liệu cần thiết theo yêu cầu,
chuyên viên sẽ từ chối bảo lãnh bằng văn bản tới khách hàng.
Bước 2 : Thẩm định và ra quyết định bảo lãnh
Chuyên viên bảo lãnh sẽ tiến hành thẩm định tính hợp lệ của các tài liệu mà
khách hàng cung cấp, tính khả thi của phương án kinh doanh cũng như năng lực tài
chính của khách hàng,...Sau khi thẩm định, chuyên viên bảo lãnh có trách nhiệm lập tờ
trình thẩm định trình lên trưởng phòng Thanh toán xuất nhập khẩu, trong đó có ý kiến
đề nghị cấp bảo lãnh hay không cấp bảo lãnh.
Trưởng phòng Thanh toán xuất nhập khẩu xem xét lại toàn bộ hồ sơ xin bảo lãnh
và tờ trình thẩm định của nhân viên. Sau đó ghi rõ ý kiến của mình và trình lên Ban
giám đốc chờ quyết định.
Sau khi nhận được tờ trình thẩm định và đề nghị quyết định của phòng Thanh
toán xuất nhập khẩu, Giám đốc hoặc người ủy quyền hợp pháp của Chi nhánh sẽ xem
xét và đưa ra quyết định. Đối với những hồ sơ vượt quá phạm vi được uỷ quyền, Giám
đốc hoặc người uỷ quyền sẽ lập tờ trình kèm theo biên bản họp Hội đồng tín dụng (nếu
có) gửi lên Tổng giám đốc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam xem xét. Nếu
không đồng ý thì từ chối bằng văn bản. Nếu đồng ý thì chuyển toàn bộ hồ sơ xuống
phòng Thanh toán xuất nhập khẩu để chuyên viên bảo lãnh mở thư bảo lãnh. Chuyên
viên bảo lãnh sẽ thông báo cho khách hàng biết về quyết định bảo lãnh hay không bảo
lãnh.
Thời hạn thẩm định và ra quyết định bảo lãnh không quá 20 ngày kể từ ngày
ngân hàng nhận được hồ sơ xin bảo lãnh từ khách hàng.
Bước 3 : Phát hành bảo lãnh
- Sau khi nhận được quyết định bảo lãnh từ cấp trên, chuyên viên bảo lãnh sẽ
tiến hành soạn thảo cam kết bảo lãnh, hợp đồng bảo lãnh, hợp đồng đảm bảo bảo lãnh.
- Yêu cầu người xin bảo lãnh hoàn thành nghĩa vụ bảo đảm như ký quỹ, thế chấp
tài sản,...
- Sau khi đã ký kết, chuyên viên bảo lãnh phải gửi bản chính của cam kết bảo
lãnh cho người thụ hưởng hoặc khách hàng được thoả thuận trong hợp đồng. Đồng thời
gửi 1 bộ hồ sơ bảo lãnh cho bộ phận kế toán để hạch toán ngoại bảng giá trị bảo lãnh
và quản lý khoản tiền ký quỹ.
Thời hạn phát hành bảo lãnh không quá 30 ngày kể từ ngày chi nhánh nhận được
hồ sơ đầy đủ và hợp lệ của khách hàng.
Bước 4 : Xử lý sau khi phát hành thư bảo lãnh
- Tiến hành thu phí bảo lãnh. Nếu là phí thu theo thời hạn thì cần mở sổ thu phí
để theo dõi.
- Bộ phận kế toán tự động lập chứng từ trích từ tài khoản của khách hàng tại chi
nhánh chuyển sang khoản thu phí nếu khách hàng không tự động trả hoặc không gia
hạn thời hạn nộp phí. Nếu khách hàng có tài khoản tại ngân hàng khác, chi nhánh sẽ
lập nhiệm thu gửi ngân hàng đó để thu phí.
- Xử lý khi chi nhánh phải thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh:
+Trong trường hợp chi nhánh đã thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh thì phải thông báo
ngay cho khách hàng kèm theo các tài liệu có liên quan đến việc bảo lãnh (nếu đã trích
từ tài khoản tiền gửi của khách hàng) và yêu cầu khách hàng hoàn trả số tiền mà chi
nhánh đã bồi thường cho người thụ hưởng bảo lãnh (nếu khách hàng không có tài
khoản mà chỉ có tài sản thế chấp).
+ Sau 15 ngày kể từ ngày thông báo cho khách hàng, nếu khách hàng không
hoàn trả hoặc không có xác nhận nợ thì ngân hàng sẽ ghi nợ cho khách hàng hoặc phát
mại tài sản.
Bước 5: Kết thúc bảo lãnh
- Chuyên viên bảo lãnh lưu lại hồ sơ bảo lãnh, các biên bản kiểm tra việc thực
hiện nghĩa vụ của khách hàng và các văn bản khác có liên quan.
- Khi hợp đồng bảo lãnh hết hiệu lực, ngân hàng tiến hành thanh lý hợp đồng bảo
lãnh và thông báo cho khách hàng biết.
- Nếu khách hàng thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với người thụ hưởng bảo lãnh,
chi nhánh ngân hàng sẽ trao trả đầy đủ tài sản thế chấp cho khách hàng.
- Đến hạn trả nợ, nếu khách hàng trả nợ đầy đủ cho ngân hàng, ngân hàng sẽ trả
lại tiền ký quỹ (kể cả lãi) nếu có thoả thuận từ trước.
- Ngân hàng tổ chức đúc rút kinh nghiệm cho những hợp đồng bảo lãnh tiếp
theo.
2.2. Đánh giá thực trạng hoạt động bảo lãnh xuất khẩu tại Ngân hàng Đầu tư và
Phát triển Việt Nam - CN 3/2
2.2.1. Thành công
+ Hoạt động bảo lãnh xuất hập khẩu không ngừng tăng trưởng, an toàn và hiệu
quả
Mặc dù bảo lãnh xuất khẩu là một nghiệp vụ mới nhưng trong những năm qua
hoạt động này ngày càng được phát triển với chất lượng bảo lãnh ngày càng cao, doanh
số phát sinh bảo lãnh, doanh số giải toả bảo lãnh, phí thu bảo lãnh,…có xu hướng ngày
càng tăng, phản ánh hiệu quả kinh doanh dịch vụ này của ngân hàng. Số lượng các bảo
lãnh phát sinh tăng lên nhưng từ trước đến nay Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt
Nam - CN 3/2 chưa gặp bất kỳ một rủi ro nào trong bảo lãnh. Điều này thể hiện bảo
lãnh xuất khẩu là một nghiệp vụ kinh doanh khá an toàn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát
triển Việt Nam - CN 3/2.
+ Các loại hình bảo lãnh xuất khẩu ngày càng phát triển đa dạng với cơ cấu vững
chắc hơn
Từ đầu năm 2000, cùng với xu hướng phát triển chung của toàn ngành ngân
hàng, hoạt động bảo lãnh xuất khẩu đã được chú trọng phát triển. Hoạt động bảo lãnh
mở L/C trả chậm đã từng bước được chấn chỉnh và đã có những bước phát triển vững
chắc so với thời kỳ trước đó mặc dù trong những năm gần đây doanh số phát sinh loại
bảo lãnh này tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - CN 3/2 không nhiều. Các
nghiệp vụ bảo lãnh trong nước cũng phát triển mạnh mẽ với các loại hình bảo lãnh
ngày càng phong phú, đa dạng. Sự xuất hiện của các loại hình bảo lãnh trong nước như
bảo lãnh tham gia đấu thầu, bảo lãnh bảo hành, bảo lãnh vay vốn,…đã đánh dấu bước
phát triển mới của hoạt động bảo lãnh nói chung và bảo lãnh xuất khẩu nói riêng tại
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - CN 3/2. Qua nhiều năm hoạt động kinh
doanh, doanh số phát sinh các loại hình bảo lãnh trong nước không ngừng tăng lên
chiếm khoảng 80% tổng doanh số phát sinh bảo lãnh. Bảo lãnh thực hiện hợp đồng
ngày càng thu hút được đông đảo khách hàng trong lĩnh vực xây dựng cơ bản; bảo lãnh
thanh toán đang dần dần khẳng định được tính ưu việt so với phương thức tín dụng
chứng từ; các loại bảo lãnh khác thì chiếm tỷ trọng ngày càng cao.(Năm 2014: 15.01%.
Năm 2015: 25.14%. Năm 2016: 55.86%).
+ Hoạt động bảo lãnh xuất khẩu phát triển đã góp phần thúc đẩy các nghiệp vụ
khác như tín dụng, thanh toán xuất nhập khẩu phát triển,… khách hàng được Ngân
hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - CN 3/2 nhận bảo lãnh hầu hết đã trở thành những
khách hàng truyền thống của ngân hàng. Họ không phải chỉ sử dụng dịch vụ bảo lãnh
của ngân hàng mà còn sử dụng nhiều loại dịch vụ ngân hàng khác, đặc biệt là các
nghiệp vụ liên quan trực tiếp đến hoạt động xuất nhập khẩu như tín dụng xuất nhập
khẩu hay thanh toán xuất nhập khẩu. Do đó, góp phần thúc đẩy quá trình thực hiện
chính sách khách hàng của ngân hàng trong việc củng cố và mở rộng đối tượng khách
hàng tiềm năng cho ngân hàng.
+ Uy tín và vị thế của ngân hàng ngày càng được củng cố
Kể từ khi bắt đầu triển khai nghiệp vụ bảo lãnh, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển
Việt Nam - CN 3/2 luôn luôn thực hiện đúng các cam kết bảo lãnh. Với việc tuân thủ
quy tắc kinh doanh này, uy tín của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - CN 3/2
không ngừng được tăng lên, nhất là trong trường hợp người thụ hưởng là đối tác nước
ngoài và người được bảo lãnh không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình. Đã có rất
nhiều trường hợp Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - CN 3/2 đã đứng ra
thương lượng được với các đối tác nước ngoài chấp nhận gia hạn nợ cho một số dự án
kinh doanh. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - CN 3/2 còn có thể phát hành
thư bảo lãnh với giá trị lớn mà các doanh nghiệp nước ngoài, các ngân hàng nước
ngoài không yêu cầu bất kỳ một sự bảo đảm nào khác. Điều này đã phần nào chứng tỏ
được uy tín của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - CN 3/2 được khẳng định
thế nào trên thương trường.
2.3.2. Những hạn chế
+ Hoạt động bảo lãnh xuất khẩu vẫn chưa đáp ứng được tối đa nhu cầu của các
doanh nghiệp
Thực tiễn hoạt động ngân hàng cho thấy, có rất nhiều trường hợp các doanh
nghiệp nước ngoài khi tham gia đấu thầu quốc tế tại Việt Nam yêu cầu các ngân hàng
Việt Nam phải có sự bảo đảm bằng một bảo lãnh đối ứng của ngân hàng nước ngoài.
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - CN 3/2 nói riêng và các NHTM Việt Nam
nói chung mặc dù có nhiều mối quan hệ đại lý với các ngân hàng nước ngoài nhưng do
quy mô còn nhỏ nên gặp rất nhiều khó khăn trong việc xử lý.
Hình thức bảo lãnh cho các doanh nghiệp Việt Nam mượn tài sản của các doanh
nghiệp nước ngoài, vay vốn ngân hàng nước ngoài hay vay vốn của các NHTM trong
nước để phục vụ nhu cầu sản xuất vẫn chưa được triển khai tại Ngân hàng Đầu tư và
Phát triển Việt Nam - CN 3/2 mặc dù nhu cầu này của các doanh nghiệp xuất nhập
khẩu là tương đối nhiều.
Quy định giới hạn bảo lãnh tại Điều 7- Quy chế số 26 về tổng dư bảo lãnh cho
một khách hàng không vượt quá 15% vốn tự có của tổ chức tín dụng cũng đã hạn chế
phạm vi và quy mô bảo lãnh của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - CN 3/2
trong thời gian vừa qua. Thực trạng hoạt động bảo lãnh xuất khẩu ở Ngân hàng Đầu tư
và Phát triển Việt Nam - CN 3/2 giai đoạn 2014 – 2016 cho ta thấy Ngân hàng Đầu tư
và Phát triển Việt Nam - CN 3/2 mới chỉ đáp ứng được nhu cầu của một số doanh
nghiệp quốc doanh. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam hiện nay
tương đối nhiều nhưng Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - CN 3/2 lại chưa thể
triển khai dịch vụ đối với đối tượng này. Ngoài nguyên nhân do sự phức tạp trong việc
xác định tài sản bảo đảm, còn do nguyên nhân là Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt
Nam - CN 3/2 không đủ vốn điều lệ để thực hiện bảo lãnh vì giá trị bảo lãnh đối với
các hợp đồng này tương đối lớn.
+ Mất cân đối các loại hình bảo lãnh
Tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - CN 3/2, các loại hình bảo lãnh
như bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh tham gia đấu thầu phát
triển hơn nhiều so với các loại hình bảo lãnh khác. Các loại bảo lãnh khác có phát sinh
nhưng doanh số ít. Bảo lãnh nước ngoài trước đây đạt doanh số cao nhưng trong 3 năm
trở lại đây đã có sự sụt giảm và bảo lãnh bằng L/C trả chậm vẫn là hình thức bảo lãnh
chủ yếu. (Theo mục 2.2.5)
Số lượng bảo lãnh phát sinh có xu hướng tăng nhưng không đều giữa các thành
phần kinh tế. Chủ yếu các loại bảo lãnh phát sinh được ngân hàng chấp nhận bảo lãnh
đều từ các doanh nghiệp cổ phần nhà nước.
+ Quy mô và phạm vi bảo lãnh còn hẹp
Mặc dù doanh số bảo lãnh tăng qua các năm nhưng vẫn ở mức thấp so với các
loại hình dịch vụ khác, nhất là so với tỷ trọng hoạt động tín dụng của ngân hàng.
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - CN 3/2 chủ yếu thực hiện bảo lãnh
cho các đơn vị thuộc khu vực của mình, mặc dù có mở rộng sang khu vực khác nhưng
chưa nhiều, chưa tương xứng với nhu cầu bảo lãnh của các khách hàng và nhiệm vụ mà
BIDVTW giao.
Nhìn chung, so với các ngân hàng khác trong khối thương mại, quy mô bảo lãnh
của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - CN 3/2 khá cao nhưng vẫn thấp hơn rất
nhiều so với các ngân hàng khác trên thế giới.
+ Bảo lãnh quá hạn vẫn còn tương đối cao
Do sự biến động và ảnh hưởng không ngừng của các cuộc khủng hoảng kinh tế
trong những năm gần đây, giống như các NHTM khác, tình trạng tồn tại bảo lãnh quá
hạn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - CN 3/2 vẫn còn tương đối nhiều.
Mặc dù bảo lãnh chưa đến hạn giải toả chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ nhưng dư nợ bảo lãnh trong
năm 2016 đã tăng lên đến 35.5% sơ với số dư cuối kỳ năm 2015. Nguyên nhân là do
trong năm 2015 và năm 2016 có sự biến động lãi suất VNĐ tương đối lớn trên thị
trường liên ngân hàng. Có thời điểm lãi suất lên đến 15%. Tại Ngân hàng Đầu tư và
Phát triển Việt Nam - CN 3/2, tháng 11/2015 mức lãi suất cho vay áp dụng đối với
VNĐ lên tới 13.5% và năm 2016 có thời kì là 14%. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển
Việt Nam - CN 3/2 nói riêng và NHTM nói chung trong giai đoạn này đều liên tục tăng
lãi suất cho vay VNĐ nhằm thu hút nội tệ. Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu một mặt
phải đối đầu với việc lãi suất cho vay không ngừng gia tăng, mặt khác phải đối mặt với
tình hình kinh doanh gặp nhiều khó khăn bởi ảnh hưởng từ các cuộc khủng hoảng cuối
năm 2015 và năm 2016. Điều này khiến cho các doanh nghiệp chậm thanh toán cho
ngân hàng làm cho các khoản bảo lãnh quá hạn tăng. Trong khi tình hình giải toả bảo
lãnh trong năm 2015 lại giảm so với năm 2014. Số lượng bảo lãnh quá hạn tăng cộng
với các khoản bảo lãnh chưa đến hạn giải toả nhưng có xu hướng chậm được thanh
toán khiến cho dư nợ bảo lãnh năm 2016 tăng so với năm 2015.
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
NGHIỆP VỤ BẢO LÃNH XUẤT KHẨU TẠI NGÂN HÀNG
ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CN 3/2

More Related Content

Similar to Hoạt động bảo lãnh xuất khẩu tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam.docx

Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng tmcp công thương việ...
Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng tmcp công thương việ...Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng tmcp công thương việ...
Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng tmcp công thương việ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
ĐÁNH GIÁ SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ THANH...
 ĐÁNH GIÁ SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ THANH... ĐÁNH GIÁ SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ THANH...
ĐÁNH GIÁ SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ THANH...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Nâng cao chất lượng huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phẩn á châu phòn...
Nâng cao chất lượng huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phẩn á châu phòn...Nâng cao chất lượng huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phẩn á châu phòn...
Nâng cao chất lượng huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phẩn á châu phòn...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Chuyên Đề Giải Pháp Tăng Cường Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát...
Chuyên Đề Giải Pháp Tăng Cường Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát...Chuyên Đề Giải Pháp Tăng Cường Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát...
Chuyên Đề Giải Pháp Tăng Cường Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Đề tài Khóa luận 2024 Thực trạng kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh d...
Đề tài Khóa luận 2024 Thực trạng kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh d...Đề tài Khóa luận 2024 Thực trạng kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh d...
Đề tài Khóa luận 2024 Thực trạng kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh d...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư v...
Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư v...Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư v...
Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư v...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Phát triển hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương ...
Phát triển hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương ...Phát triển hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương ...
Phát triển hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương ...https://www.facebook.com/garmentspace
 

Similar to Hoạt động bảo lãnh xuất khẩu tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam.docx (20)

Hoạt động TÍN DỤNG cá nhâN ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng, VPBANK
Hoạt động TÍN DỤNG cá nhâN ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng, VPBANKHoạt động TÍN DỤNG cá nhâN ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng, VPBANK
Hoạt động TÍN DỤNG cá nhâN ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng, VPBANK
 
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG SÀI GÒN - HÀ NỘI (SHB).docx
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG SÀI GÒN - HÀ NỘI (SHB).docxKHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG SÀI GÒN - HÀ NỘI (SHB).docx
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG SÀI GÒN - HÀ NỘI (SHB).docx
 
Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng tmcp công thương việ...
Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng tmcp công thương việ...Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng tmcp công thương việ...
Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng tmcp công thương việ...
 
Đề tài thẩm định dự án đầu tư trong ngân hàng, ĐIỂM CAO
 Đề tài thẩm định dự án đầu tư trong ngân hàng, ĐIỂM CAO Đề tài thẩm định dự án đầu tư trong ngân hàng, ĐIỂM CAO
Đề tài thẩm định dự án đầu tư trong ngân hàng, ĐIỂM CAO
 
ĐÁNH GIÁ SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ THANH...
 ĐÁNH GIÁ SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ THANH... ĐÁNH GIÁ SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ THANH...
ĐÁNH GIÁ SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ THANH...
 
Nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của cảng Tân Thuận 2 giai đoạ...
Nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của cảng Tân Thuận 2 giai đoạ...Nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của cảng Tân Thuận 2 giai đoạ...
Nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của cảng Tân Thuận 2 giai đoạ...
 
Nâng cao chất lượng huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phẩn á châu phòn...
Nâng cao chất lượng huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phẩn á châu phòn...Nâng cao chất lượng huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phẩn á châu phòn...
Nâng cao chất lượng huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phẩn á châu phòn...
 
Chuyên Đề Giải Pháp Tăng Cường Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát...
Chuyên Đề Giải Pháp Tăng Cường Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát...Chuyên Đề Giải Pháp Tăng Cường Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát...
Chuyên Đề Giải Pháp Tăng Cường Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát...
 
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY - TẢI FREE QUA ZALO: 093 457 3149
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY - TẢI FREE QUA ZALO: 093 457 3149PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY - TẢI FREE QUA ZALO: 093 457 3149
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY - TẢI FREE QUA ZALO: 093 457 3149
 
Thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng đầu tư và phát triển Việ...
Thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng đầu tư và phát triển Việ...Thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng đầu tư và phát triển Việ...
Thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng đầu tư và phát triển Việ...
 
Đề tài Khóa luận 2024 Thực trạng kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh d...
Đề tài Khóa luận 2024 Thực trạng kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh d...Đề tài Khóa luận 2024 Thực trạng kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh d...
Đề tài Khóa luận 2024 Thực trạng kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh d...
 
Báo cáo thực tập nâng cao đào tạo, phát triển nguồn lực tại công ty Minh Hòa ...
Báo cáo thực tập nâng cao đào tạo, phát triển nguồn lực tại công ty Minh Hòa ...Báo cáo thực tập nâng cao đào tạo, phát triển nguồn lực tại công ty Minh Hòa ...
Báo cáo thực tập nâng cao đào tạo, phát triển nguồn lực tại công ty Minh Hòa ...
 
Thực trạng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam Thịnh ...
Thực trạng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam Thịnh ...Thực trạng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam Thịnh ...
Thực trạng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam Thịnh ...
 
Đề tài phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ, RẤT HAY, 2018
Đề tài  phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ, RẤT HAY, 2018Đề tài  phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ, RẤT HAY, 2018
Đề tài phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ, RẤT HAY, 2018
 
Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư v...
Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư v...Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư v...
Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư v...
 
Đề tài: Phát triển dịch vụ bán lẻ tại BIDV chi nhánh Thanh Xuân
Đề tài: Phát triển dịch vụ bán lẻ tại BIDV chi nhánh Thanh XuânĐề tài: Phát triển dịch vụ bán lẻ tại BIDV chi nhánh Thanh Xuân
Đề tài: Phát triển dịch vụ bán lẻ tại BIDV chi nhánh Thanh Xuân
 
Đề tài: Hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân lực tại ngân hàng Agribank
Đề tài: Hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân lực tại ngân hàng AgribankĐề tài: Hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân lực tại ngân hàng Agribank
Đề tài: Hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân lực tại ngân hàng Agribank
 
Đề tài phát triển kinh doanh tại ngân hàng thương mại,
Đề tài  phát triển kinh doanh tại ngân hàng thương mại,Đề tài  phát triển kinh doanh tại ngân hàng thương mại,
Đề tài phát triển kinh doanh tại ngân hàng thương mại,
 
Phát triển hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương ...
Phát triển hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương ...Phát triển hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương ...
Phát triển hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương ...
 
Hoạch định chiến lược kinh doanh cho Công ty Vida giai đoạn 2016 – 2020.doc
Hoạch định chiến lược kinh doanh cho Công ty Vida giai đoạn 2016 – 2020.docHoạch định chiến lược kinh doanh cho Công ty Vida giai đoạn 2016 – 2020.doc
Hoạch định chiến lược kinh doanh cho Công ty Vida giai đoạn 2016 – 2020.doc
 

More from Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 📢📢📢 Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149

More from Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 📢📢📢 Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 (20)

Nâng cao chất lượng phục vụ của bộ phận lễ tân tại khách sạn bưu điện Vũng Tà...
Nâng cao chất lượng phục vụ của bộ phận lễ tân tại khách sạn bưu điện Vũng Tà...Nâng cao chất lượng phục vụ của bộ phận lễ tân tại khách sạn bưu điện Vũng Tà...
Nâng cao chất lượng phục vụ của bộ phận lễ tân tại khách sạn bưu điện Vũng Tà...
 
Báo cáo thực tập khoa dược tại Bệnh viện đa khoa huyện Thường Xuân.doc
Báo cáo thực tập khoa dược tại Bệnh viện đa khoa huyện Thường Xuân.docBáo cáo thực tập khoa dược tại Bệnh viện đa khoa huyện Thường Xuân.doc
Báo cáo thực tập khoa dược tại Bệnh viện đa khoa huyện Thường Xuân.doc
 
Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty minh hòa thành.docx
Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty minh hòa thành.docxNâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty minh hòa thành.docx
Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty minh hòa thành.docx
 
Báo cáo thực tập ngành Quản trị kinh doanh tại Công ty Thiên Long Hoàn Cầu.docx
Báo cáo thực tập ngành Quản trị kinh doanh tại Công ty Thiên Long Hoàn Cầu.docxBáo cáo thực tập ngành Quản trị kinh doanh tại Công ty Thiên Long Hoàn Cầu.docx
Báo cáo thực tập ngành Quản trị kinh doanh tại Công ty Thiên Long Hoàn Cầu.docx
 
Thực trạng thu Bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn Quận 12 giai đoạn 2010 –...
Thực trạng thu Bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn Quận 12 giai đoạn 2010 –...Thực trạng thu Bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn Quận 12 giai đoạn 2010 –...
Thực trạng thu Bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn Quận 12 giai đoạn 2010 –...
 
Pháp luật việt nam về thủ tục giải quyết tranh chấp tiêu dùng - Thực trạng và...
Pháp luật việt nam về thủ tục giải quyết tranh chấp tiêu dùng - Thực trạng và...Pháp luật việt nam về thủ tục giải quyết tranh chấp tiêu dùng - Thực trạng và...
Pháp luật việt nam về thủ tục giải quyết tranh chấp tiêu dùng - Thực trạng và...
 
Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nguyên vật liệu tại công ty Dệt 10-10.docx
Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nguyên vật liệu tại công ty Dệt 10-10.docxGiải pháp hoàn thiện công tác quản lý nguyên vật liệu tại công ty Dệt 10-10.docx
Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nguyên vật liệu tại công ty Dệt 10-10.docx
 
Báo cáo thực tập Chiến lược kinh doanh của công ty TNHH T-M.doc
Báo cáo thực tập Chiến lược kinh doanh của công ty TNHH T-M.docBáo cáo thực tập Chiến lược kinh doanh của công ty TNHH T-M.doc
Báo cáo thực tập Chiến lược kinh doanh của công ty TNHH T-M.doc
 
Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa tại UBND huyện Thanh Oai.doc
Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa tại UBND huyện Thanh Oai.docCải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa tại UBND huyện Thanh Oai.doc
Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa tại UBND huyện Thanh Oai.doc
 
Thực trạng và đề xuất cách thức giải quyết, góp phần hoàn thiện pháp luật về ...
Thực trạng và đề xuất cách thức giải quyết, góp phần hoàn thiện pháp luật về ...Thực trạng và đề xuất cách thức giải quyết, góp phần hoàn thiện pháp luật về ...
Thực trạng và đề xuất cách thức giải quyết, góp phần hoàn thiện pháp luật về ...
 
Nâng cao chất lượng phục vụ tại nhà hàng của khách sạn BAMBOO GREEN CENTRAL.doc
Nâng cao chất lượng phục vụ tại nhà hàng của khách sạn BAMBOO GREEN CENTRAL.docNâng cao chất lượng phục vụ tại nhà hàng của khách sạn BAMBOO GREEN CENTRAL.doc
Nâng cao chất lượng phục vụ tại nhà hàng của khách sạn BAMBOO GREEN CENTRAL.doc
 
Ảnh hưởng của phương pháp thuyết trình đối với việc học của sinh viên đại học...
Ảnh hưởng của phương pháp thuyết trình đối với việc học của sinh viên đại học...Ảnh hưởng của phương pháp thuyết trình đối với việc học của sinh viên đại học...
Ảnh hưởng của phương pháp thuyết trình đối với việc học của sinh viên đại học...
 
Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty dược và thiết bị y tế exim...
Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty dược và thiết bị y tế exim...Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty dược và thiết bị y tế exim...
Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty dược và thiết bị y tế exim...
 
Hoàn thiện tổ chức kế toán tài sản cố định tại công ty vận tải Hoàng Long..doc
Hoàn thiện tổ chức kế toán tài sản cố định tại công ty vận tải Hoàng Long..docHoàn thiện tổ chức kế toán tài sản cố định tại công ty vận tải Hoàng Long..doc
Hoàn thiện tổ chức kế toán tài sản cố định tại công ty vận tải Hoàng Long..doc
 
Báo cáo thực tập khoa kinh tế và quản lý Đại học Bách Khoa Hà Nội.docx
Báo cáo thực tập khoa kinh tế và quản lý Đại học Bách Khoa Hà Nội.docxBáo cáo thực tập khoa kinh tế và quản lý Đại học Bách Khoa Hà Nội.docx
Báo cáo thực tập khoa kinh tế và quản lý Đại học Bách Khoa Hà Nội.docx
 
Phân tích hoạt động kinh doanh tại công ty delta international.docx
Phân tích hoạt động kinh doanh tại công ty delta international.docxPhân tích hoạt động kinh doanh tại công ty delta international.docx
Phân tích hoạt động kinh doanh tại công ty delta international.docx
 
Công tác văn thư, quản trị văn phòng và công tác lưu trữ của Học viện.doc
Công tác văn thư, quản trị văn phòng và công tác lưu trữ của Học viện.docCông tác văn thư, quản trị văn phòng và công tác lưu trữ của Học viện.doc
Công tác văn thư, quản trị văn phòng và công tác lưu trữ của Học viện.doc
 
Báo cáo thực tập khoa kinh tế trường Đại học Nha Trang.docx
Báo cáo thực tập khoa kinh tế trường Đại học Nha Trang.docxBáo cáo thực tập khoa kinh tế trường Đại học Nha Trang.docx
Báo cáo thực tập khoa kinh tế trường Đại học Nha Trang.docx
 
Một số giải pháp marketing xuất khẩu cho mặt hàng thép của công ty Phú Lê Huy...
Một số giải pháp marketing xuất khẩu cho mặt hàng thép của công ty Phú Lê Huy...Một số giải pháp marketing xuất khẩu cho mặt hàng thép của công ty Phú Lê Huy...
Một số giải pháp marketing xuất khẩu cho mặt hàng thép của công ty Phú Lê Huy...
 
Báo cáo thực tập khoa quản trị kinh doanh trường đại học kinh tế - luật.docx
Báo cáo thực tập khoa quản trị kinh doanh trường đại học kinh tế - luật.docxBáo cáo thực tập khoa quản trị kinh doanh trường đại học kinh tế - luật.docx
Báo cáo thực tập khoa quản trị kinh doanh trường đại học kinh tế - luật.docx
 

Recently uploaded

Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 

Recently uploaded (20)

Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 

Hoạt động bảo lãnh xuất khẩu tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam.docx

  • 1. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG CƠ SỞ II TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ---------- THU HOẠCH THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Chuyên ngành: Tài chính quốc tế HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH XUẤT KHẨU TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH 3/2 Họ và tên sinh viên: Phạm Ngọc Hoàng Mã sinh viên: 1301035034 Lớp: TCQT03 Khóa: K52 Người hướng dẫn: Ths. Phạm Thị Diệp Hạnh Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 03 năm Mã THTTTN: 25
  • 2. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
  • 3. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 NHẬN XÉT CỦA NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC Đồng ý cho sinh viên................................................ nộp bài thu hoạch thực tập tốt nghiệp TPHCM, Ngày …... Tháng……Năm…… Người Hướng Dẫn Khoa Học Ths. Phạm Thị Diệp Hạnh
  • 4. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
  • 5. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP Tên Doanh nghiệp/ Công ty/ Cơ quan: ............................................................................. Địa chỉ: ............................................................................................................................. Mã số thuế (nếu có): ......................................................................................................... Mã số đăng ký kinh doanh/Mã số doanh nghiệp (nếu có): .............................................. Ngành nghề kinh doanh/ lĩnh vực hoạt động chính: ........................................................ Chúng tôi xác nhận Sinh viên: ......................................................................................... thực tập tại Doanh nghiệp/ Công ty/ Cơ quan từ ngày…… tháng….. năm……. đến ngày…. tháng…… năm…….. như sau: - Về tinh thần thái độ: ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ - Về tiếp cận thực tế nghiệp vụ, hoạt động của Doanh nghiệp/ Công ty/ Cơ quan: ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ - Về số liệu sử dụng trong bài (ghi rõ số liệu đƣợc sử dụng trong THTTTN hoặc BCTTGK có phải do Doanh nghiệp/ Công ty/ Cơ quan cung cấp cho Sinh viên hay không): ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ - Nhận xét khác: ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ………, ngày …… tháng …… năm …… Ký tên (Ghi rõ chức vụ, ký tên, đóng dấu)
  • 6. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
  • 7. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, tác giả xin gửi lời cám ơn chân thành nhất đến Cô Phạm Thị Diệp Hạnh - giáo viên hướng dẫn giúp tác giả thực hiện bài thu hoạch thực tập tốt nghiệp. Sự quan tâm và hỗ trợ tận tình của cô đã giúp tác giả tìm hiểu và học hỏi được nhiều kiến thức mới, củng cố về tinh thần và hỗ trợ về mặt chuyên môn giúp tác giả hoàn thành bài thu hoạch của mình. Tiếp theo đó tác giả xin cảm ơn các anh chị phòng Khách Hàng Doanh Nghiệp – Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam – Chi Nhánh 3/2 đã tận tình chỉ bảo và tạo điều kiện tốt nhất cho tác giả có cơ hội thực tập, học hỏi kiến thức và hoàn thành bài thu hoạch của mình. Ngoải ra, tác giả muốn tỏ lòng biết ơn và trân trọng đến toàn bộ quý Thầy Cô Giảng viên tại trường Đại học Ngoại thương Cơ sở II tại TPHCM, cám ơn quý thầy cô đã tâm huyết và tận tình truyền đạt nhiều kiến thức bổ ích cho các thế hệ sinh viên tại trường nói chung và tác giả nói riêng. Điều này đã hỗ trợ rất nhiều cho tác giả, không chỉ trong quá trình học tập tại trường, ở bài thu hoạch thực tập tốt nghiệp mà còn trong công việc tương lai sau này. Cuối cùng, tác giả xin cảm ơn toàn thể gia đình và bạn bè đã động viên và hỗ trợ tác giả trong suốt quá trình hoàn thành bài thực tập.
  • 8. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
  • 9. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ & PHÁT TRIỂN VIỆT NAM- CN BA THÁNG HAI........................................................ 15 1.1 Tổng quan về Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam. ........ 15 1.1.1 Thông tin ngân hàng............................................................................... 15 1.1.2 Cơ cấu tổ chức........................................................................................ 16 1.2. Tổng quan về BIDV Chi nhánh 3/2 .......................................................... 18 1.2.1. Quá trình hình thành và cơ cấu tổ chức ........................................... 18 1.2.1.1. Quá trình hình thành .................................................................. 18 1.2.1.2. Cơ cấu tổ chức:............................................................................ 18 1.2.2. Kết quả hoạt động của chi nhánh trong năm 2014-2016: ............... 19 1.2.2.1. Hoạt động huy động vốn:............................................................ 19 1.2.2.2. Hoạt động cho vay:...................................................................... 21 1.2.2.3. Kết quả kinh doanh của chi nhánh giai đoạn năm 2014 – 2016:.......................................................................................................... 23 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH XUẤT KHẨU TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH 3/2............................................................................................................ 24 2.1. Tình hình bảo lãnh xuất khẩu tại Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam - chi Nhánh 3/2 ................................................................................ 24 2.1.1. Kết quả hoạt động bảo lãnh xuất khẩu................................................. 24 2.1.1.1. Kết quả theo loại hình .................................................................. 24 2.1.2.2.Kết quả bảo lãnh theo các thành phần kinh tế.............................. 28 2.1.2.3. Tài sản bảo đảm bảo lãnh ............................................................ 30
  • 10. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 2.1.3. Các quy định về điều kiện thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh xuất khẩu tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - CN 3/2...................................... 32 2.1.4. Các loại hình bảo lãnh xuất khẩu được áp dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - CN 3/2..................................................................... 33 2.1.5. Tổ chức nghiệp vụ bảo lãnh xuất khẩu tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - CN 3/2.................................................................................. 34 2.2. Đánh giá thực trạng hoạt động bảo lãnh xuất khẩu tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - CN 3/2......................................................... 38 2.2.1. Thành công............................................................................................ 38 2.3.2. Những hạn chế ...................................................................................... 39 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGHIỆP VỤ BẢO LÃNH XUẤT KHẨU TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CN 3/2 ............................................................................... 43 3.1. Phương hướng phát triển nghiệp vụ bảo lãnh xuất khẩu tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - CN 3/2 trong thời gian tớiError! Bookmark not 3.2. Giải pháp phát triển nghiệp vụ bảo lãnh xuất khẩu tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - CN 3/2............. Error! Bookmark not defined. 3.2.1. Về phía Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - CN 3/2Error! Bookmark n KẾT LUẬN................................................................ Error! Bookmark not defined. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................. Error! Bookmark not defined.
  • 11. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 LỜI MỞ ĐẦU Thương mại quốc tế phát triển ngày càng sâu rộng mở ra nhiều cơ hội phát triển cho nền kinh tế. Các doanh nghiệp ngày càng có nhiều mối quan hệ kinh doanh thương mại với các doanh nghiệp trên thế giới. Hoạt động của các Ngân hàng thương mại cũng ngày càng phát triển theo hướng đa dạng hoá các loại hình dịch vụ. Thương mại quốc tế phát triển tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp nhưng đồng thời cũng làm gia tăng thêm nhiều rủi ro. Với vai trò trung gian trong nền kinh tế, các ngân hàng không ngừng đa dạng hoá các loại hình dịch vụ như tín dụng, thanh toán xuất nhập khẩu, tài trợ thương mại,….và đặc biệt là dịch vụ bảo lãnh xuất khẩu. Là một chi nhánh ngân hàng thuộc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, được sự uỷ quyền của Ngân hàng trung ương, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - CN 3/2 cũng đã triển khai nghiệp vụ bảo lãnh xuất khẩu nhằm phục vụ nhu cầu bảo lãnh của các doanh nghiệp, các tổ chức kinh doanh xuất nhập khẩu trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, vì là một nghiệp vụ còn khá mới nên nghiệp vụ này chưa phát triển tương xứng với nhu cầu của nền kinh tế. Trong thời gian thực tập tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - CN 3/2, xét thấy nghiệp vụ bảo lãnh xuất khẩu còn nhiều vấn đề cần nghiên cứu nên em chọn đề tài “Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động bảo lãnh xuất khẩu tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - CN 3/2” làm đề tài báo cáo thực tập của mình. Kết cấu của báo cáo Chương 1: Tổng quan về tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - CN 3/2 Chương 2: Thực trạng hoạt động bảo lãnh xuất khẩu tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - CN 3/2 Chương 3: Phương hướng và giải pháp phát triển hoạt động bảo lãnh xuất khẩu tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - CN 3/2
  • 12. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
  • 13. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nội dung tiếng Anh Nội dung tiếng Việt BIDV Bank for Investment and Development of Viet Nam Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam CN Chi Nhánh CNTT Công Nghệ Thông Tin DN Doanh Nghiệp L/C Letter of Credit Thư Tín Dụng NHNN Ngân Hàng Nhà Nước NHTM Ngân Hàng Thương Mại TMCP Thương Mại Cổ Phần WTO Word Trade Organizaiton Tổ Chức Thương Mại Thế Giới
  • 14. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ Danh mục sơ đồ Tên sơ đồ Trang Sơ đồ 1.1 Cơ cấu bộ máy tổ chức và nhân sự tại BIDV 3 Sơ đồ 1.2. Cơ cấu tổ chức của chi nhánh 3/2 4 Danh mục bảng Tên bảng Trang Bảng 1.1: Tình hình huy động vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh 3/2 giai đoạn 2014 – 2016. 5 Bảng 1.2: Tình hình tăng trưởng huy động vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh 3/2 giai đoạn 2014 – 2016. 6 Bảng 1.3: Tình hình dư nợ cho vay Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh 3/2 giai đoạn 2014 – 2016. 8 Bảng 1.4: Tình hình tăng trưởng dư nợ cho vay Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh 3/2 giai đoạn 2014 – 2016. 8 Bảng 1.5: Kết quả kinh doanh của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh 3/2 giai đoạn 2014 – 2016. 9 Bảng 2.1 Doanh số bảo lãnh phát sinh theo loại hình bảo lãnh trong giai đoạn 2014-2016 10 Bảng 2.2: Tình hình giải toả bảo lãnh trong nước trong giai đoạn 2014-2016 12 Bảng 2.3: Số dư bảo lãnh theo loại hình bảo lãnh các năm 2014, 2015 và 2016 13 Bảng 2.4: Doanh số phát sinh bảo lãnh theo các thành phần kinh tế trong giai đoạn 2014-2016 14 Bảng 2.5: Tình hình giải toả bảo lãnh theo các thành phần kinh tế trong giai đoạn 2014-2016 15 Bảng 2.6: Dư nợ bảo lãnh theo các thành phần kinh tế năm 2015, 2016 16 Bảng 2.7: Bảo đảm bảo lãnh trong giai đoạn 2014 – 2016 17
  • 15. CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ & PHÁT TRIỂN VIỆT NAM- CN BA THÁNG HAI 1.1 Tổng quan về Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam. 1.1.1 Thông tin ngân hàng Tên đầy đủ: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Tên giao dịch quốc tế: Joint Stock Commercial Bank for Investment and Development of Vietnam Tên gọi tắt: BIDV Địa chỉ: Tháp BIDV, 35 Hàng Vôi, quận Hoàn Kiếm, TP.HCM Điện thoại: 04.2220.5544 - 19009247. Fax: 04. 2220.0399 Email: Info@bidv.com.vn – Được thành lập ngày 26/4/1957, BIDV là ngân hàng thương mại lâu đời nhất Việt Nam. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh Ngân hàng: là một ngân hàng có kinh nghiệm hàng đầu cung cấp đầy đủ các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại và tiện ích. Bảo hiểm: cung cấp các sản phẩm Bảo hiểm phi nhân thọ được thiết kế phù hợp trong tổng thể các sản phẩm trọn gói của BIDV tới khách hàng. Chứng khoán: cung cấp đa dạng các dịch vụ môi giới, đầu tư và tư vấn đầu tư cùng khả năng phát triển nhanh chóng hệ thống các đại lý nhận lệnh trên toàn quốc. Đầu tư tài chính: góp vốn thành lập doanh nghiệp để đầu tư các dự án, trong đó nổi bật là vai trò chủ trì điều phối các dự án trọng điểm của đất nước như: Công ty Cổ phần cho thuê Hàng không (VALC) Công ty phát triển đường cao tốc (BEDC), Đầu tư sân bay Quốc tế Long Thành… Nhân lực
  • 16. Hơn 18.000 cán bộ, nhân viên là các chuyên gia tư vấn tài chính được đào tạo bài bản, có kinh nghiệm được tích luỹ và chuyển giao trong hơn nửa thế kỷ BIDV luôn đem đến cho khách hàng lợi ích và sự tin cậy. Mạng lưới Mạng lưới ngân hàng: BIDV có 127 chi nhánh và trên 600 điểm mạng lưới, 1.300 ATM/POS tại 63 tỉnh/thành phố trên toàn quốc. Mạng lưới phi ngân hàng: Gồm các Công ty Chứng khoán Đầu tư (BSC), Công ty Cho thuê tài chính, Công ty Bảo hiểm Đầu tư (BIC) với 20 chi nhánh trong cả nước… Hiện diện thương mại tại nước ngoài: Lào, Campuchia, Myanmar, Nga, Séc... Các liên doanh với nước ngoài: Ngân hàng Liên doanh VID-Public (đối tác Malaysia), Ngân hàng Liên doanh Lào -Việt (với đối tác Lào) Ngân hàng Liên doanh Việt Nga - VRB (với đối tác Nga), Công ty Liên doanh Tháp BIDV (đối tác Singapore), Liên doanh quản lý đầu tư BIDV - Việt Nam Partners (đối tác Mỹ)… Thương hiệu BIDV Là sự lựa chọn, tín nhiệm của các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp và cá nhân trong việc tiếp cận các dịch vụ tài chính ngân hàng. Được cộng đồng trong nước và quốc tế biết đến và ghi nhận như là một trong những thương hiệu ngân hàng lớn nhất Việt Nam. Là niềm tự hào của các thế hệ CBNV và của ngành tài chính ngân hàng trong 55 năm qua với nghề nghiệp truyền thống phục vụ đầu tư phát triển đất nước. 1.1.2 Cơ cấu tổ chức BIDV đã xây dựng được một đội ngũ CBNV mạnh mà ở đó, những thành viên, dù còn rất trẻ hay đã dạn dày kinh nghiệm, đều tràn đầy nhiệt huyết và tự tin nhập cuộc với sự am hiểu hệ thống và bản lĩnh vững vàng; xây dựng lộ trình phát triển những lãnh đạo tương lai thông qua việc luân chuyển qua nhiều vị trí, cả ở khối kinh doanh và hỗ trợ; tổ chức hướng dẫn trực tiếp bởi các lãnh đạo cấp cao giàu kinh nghiệm; đào tạo chuyên sâu.
  • 17. Sơ đồ 1.1 Cơ cấu bộ máy tổ chức và nhân sự tại BIDV
  • 18. 1.2. Tổng quan về BIDV Chi nhánh 3/2 1.2.1. Quá trình hình thành và cơ cấu tổ chức 1.2.1.1. Quá trình hình thành Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh 3/2 được thành lập từ ngày 27 tháng 9 năm 2004, theo quyết định số 1541/NHNN – HCM.02 của HĐQT. Thời điểm đó, CBNV của chi nhánh chỉ có 17 người và trụ sở của chi nhánh có địa chỉ tại số 454, Đường 3/2, Phường 12, Quận 10, Tp.Hồ Chí Minh Điện thoại:08 3835 2519 Thực hiện nhiệm vụ và chức năng của một NHTM “đi vay để cho vay”. Từ một ngân hàng có doanh số hoạt động không cao, đến nay Chi nhánh đã phấn đấu vươn lên một trong những chi nhánh có vốn huy động và dư nợ tăng trưởng khá trong hệ thống. Nguồn vốn tăng trưởng vững chắc, năm sau cao hơn năm trước, mỗi năm tăng từ 20% – 25%. Nguồn vốn tăng trưởng góp phần vào nhịp độ tăng trưởng kinh tế. 1.2.1.2. Cơ cấu tổ chức: Sơ đồ 1.2. Cơ cấu tổ chức của chi nhánh 3/2 GIÁM ĐỐC CHI NHÁNH PHÓ GIÁM ĐỐC KINH DOANH PHÓ GIÁM ĐỐC TÀI CHÍNH P.KHÁCH HÀNG DOANH NGIỆP P.KẾ TOÁN& DỊCH VỤ KHÁCH HÀNG P.HÀNH CHÁNH TỔNG HỢP P.QUẢN LÝ TÍN DỤNG P.KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN
  • 19. 1.2.2. Kết quả hoạt động của chi nhánh trong năm 2014-2016: 1.2.2.1. Hoạt động huy động vốn: Huy động vốn là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của NHTM. Bởi nét đặc trưng của NHTM là nguồn vốn kinh doanh, chủ yếu là nguồn vốn huy động dưới các hình thức tiền gửi, tiền vay. Do đó, KQKD của NH phụ thuộc phần lớn vào kết quả huy động vốn: khả năng và quy mô huy động, nghĩa là kết quả huy động vốn quyết định đầu tư vốn. Có thể nói, từ khi thành lập đến nay, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh 3/2 đã rất chú trọng đến công tác huy động vốn, thông qua việc sử dụng rất nhiều hình thức và biện pháp tích cực, chủ động nhằm thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư và tranh thủ những nguồn vốn khác nên qua các năm NH luôn có tốc độ tăng trưởng nguồn vốn khá cao và đều đặn. Cụ thể như sau: Bảng 1.1: Tình hình huy động vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh 3/2 giai đoạn 2014 – 2016. Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 31/12/2014 31/12/2015 31/12/2016 Tiền gửi có kỳ hạn 350.001 512.624 578.551 Tiền gửi không kỳ hạn 179.931 200.293 232.347 Tổng huy động vốn 529.932 712.917 810.898 (Nguồn: Tổng hợp báo cáo Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh 3/2)
  • 20. Bảng 1.2: Tình hình tăng trưởng huy động vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh 3/2 giai đoạn 2014 – 2016. Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu So sánh 2014/2015 So sánh 2015/2016 Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Tiền gửi có kỳ hạn 162.623 46,46 66.927 13,06 Tiền gửi không kỳ hạn 21.362 11,87 32.054 16,0 Tổng huy động vốn 183.985 34,72 98.981 13,88 (Nguồn: Tổng hợp báo cáo Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh 3/2) Dựa vào bảng trên ta có thể thấy, trong giai đoạn năm 2014-2016 nguồn vốn huy động tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh 3/2 tăng liên tục đều đặn và với tốc độ tương đối cao. Trong đó, cuối năm 2015 tổng nguồn vốn huy động của Chi nhánh đạt 712.917 triệu đồng, tăng 183.985 triệu đồng so với năm 2014 là 523.932 triệu đồng, tốc độ tăng trưởng là 34,72%. Nguyên nhân là do năm 2015, sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phục hồi nhu cầu vốn cho đầu tư, sản xuất kinh doanh, tiêu dùng tiếp tục tăng cao nên chi nhánh đã có nhiều biện pháp và hình thức để đẩy mạnh công tác huy động vốn nhằm đáp ứng cho nền kinh tế. Bên cạnh đó trong năm 2015, NHNN thực hiện điều hành chính sách tiền tệ thận trọng, linh hoạt nhằm tạo điều kiện hỗ trợ tích cực cho thị trường tiền tệ – tín dụng hoạt động ổn định, góp phần hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và kiềm chế lạm phát gia tăng những tháng cuối năm một cách hiệu quả, từ đó tạo điều kiện cho chi nhánh nâng cao công tác huy động vốn của mình làm cho tốc độ tăng trưởng nguồn vốn năm 2015 tăng mạnh. Cuối năm 2016, tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh đạt 810.898 triệu đồng, tăng 98.981 triệu đồng so với năm 2015, tốc độ tăng trưởng đạt 13,88%. Mặc dù ngày 3/3/2016, NHNN đã hạ nhiệt cuộc đua lãi suất bằng biện pháp hành chính – đưa ra trần lãi suất là 14%/năm, tuy nhiên Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi
  • 21. nhánh 3/2 nhờ vào các chính sách huy động vốn hợp lý nên nguồn vốn huy động vẫn tăng liên tục và tốc độ tăng trưởng tăng đều qua các năm. Giai đoạn năm 2014-2016 là giai đoạn hết sức bất ổn của nền kinh tế vĩ mô, nhưng với sự nỗ lực, phấn đấu của cán bộ công nhân viên, chi nhánh đã đạt được những kết quả khá tốt trong công tác huy động vốn đó là: tổng nguồn vốn và tốc độ tăng trưởng của chi nhánh liên tục tăng và đạt quy mô khá lớn qua các năm. Điều này giúp chi nhánh có thể đẩy mạnh hoạt động tín dụng mang về lợi nhuận cho ngân hàng. Đồng thời, điều đó cũng giúp chi nhánh khẳng định được vị trí của mình trong hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam cũng như uy tín đối với khách hàng trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh. 1.2.2.2. Hoạt động cho vay: Hoạt động cho vay đóng một vai trò rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, khoảng 80% lợi nhuận của Ngân hàng đến từ hoạt động cho vay. Do đó, với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh 3/2 hoạt động cho vay luôn được quan tâm, phát triển để mang lại hiệu quả cao trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Tình hình cho vay giai đoạn năm 2014-2016 Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh 3/2 như sau:
  • 22. Bảng 1.3: Tình hình dư nợ cho vay Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh 3/2 giai đoạn 2014 – 2016. Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tổng dư nợ 500.158 100 688.051 100 790.402 100 Cho vay ngắn hạn 255.914 51,17 371.011 53,92 426.990 54,02 Cho vay trung hạn 132.846 26,56 185.240 26,92 201.621 25,51 Cho vay dài hạn 113.394 22,27 132.8 19,16 163.791 20,47 (Nguồn: Tổng hợp báo cáo Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh 3/2) Bảng 1.4: Tình hình tăng trưởng dư nợ cho vay Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh 3/2 giai đoạn 2014 – 2016. Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu So sánh 2014/2015 So sánh 2015/2016 Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Dư nợ cho vay 187.893 37,57 102.351 14,88 (Nguồn: Tổng hợp báo cáo Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh 3/2) Ta thấy tổng dư nợ cho vay của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh 3/2 có sự tăng lên qua các năm. Cụ thể dư nợ cho vay năm 2015 là 688.051 triệu đồng, tăng 187.893 triệu đồng so với năm 2014 là 500.158 triệu đồng, tốc độ tăng là 37,57%. Nguyên nhân có sự tăng rõ rệt ở năm 2015 so với năm 2014 là sau năm 2014, nền kinh tế của Việt Nam dần hồi phục, các DN phát triển mạnh mẽ đòi hỏi số lượng vốn đáp ứng cho DN, cá nhân cũng tăng lên. Chính vì thế, dư nợ cho vay của chi nhánh cũng tăng lên không ngừng.
  • 23. Năm 2016, dư nợ cho vay là 790.402 triệu đồng. Tăng so với năm 2015 là 688.051 triệu đồng và tốc độ tăng là 14,88%. Mặc dù lãi suất cho vay của các NHTM trong năm 2016 được đẩy lên rất cao gây khó khăn cho các cá nhân, DN. Tuy nhiên, không vì thế mà dư nợ cho vay của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh 3/2 lại giảm xuống, thay vào đó là tốc độ vẫn tăng. Các DN tuy phải gánh chịu lãi suất cao nhưng các dự án, phương án sản xuất kinh doanh của các DN đã được khởi động trước đó nên bắt buộc các DN phải trụ lại và cố gắng chống chọi lại tình hình khó khăn của thị trường, và vay NH vẫn là giải pháp mà các DN phải chịu đựng. Chính vì thế, dư nợ cho vay của các NHTM nói chung cũng như Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh 3/2 vẫn tăng lên liên tục. 1.2.2.3. Kết quả kinh doanh của chi nhánh giai đoạn năm 2014 – 2016: Bảng 1.5: Kết quả kinh doanh của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh 3/2 giai đoạn 2014 – 2016. Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Tổng thu nhập 103.262 115.874 138.935 Tổng chi phí 90.125 93.216 98.142 Lợi nhuận 13.137 22.658 40.793 (Nguồn: Tổng hợp báo cáo Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh 3/2) Được sự chỉ đạo và hỗ trợ nhiều mặt của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh 3/2 cũng như các chi nhánh trong cùng hệ thống, trong những năm qua tập thể lãnh đạo, nhân viên của chi nhánh đã tích cực trong công tác, vượt qua khó khăn đảm bảo kinh doanh có lãi.
  • 24. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH XUẤT KHẨU TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH 3/2 2.1. Tình hình bảo lãnh xuất khẩu tại Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam - chi Nhánh 3/2 2.1.1. Kết quả hoạt động bảo lãnh xuất khẩu 2.1.1.1. Kết quả theo loại hình Nghiệp vụ bảo lãnh trong nước của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - CN 3/2 trong những năm qua đã dần được mở rộng với nhiều loại hình bảo lãnh phong phú. Bảng tổng hợp dưới đây sẽ cho chúng ta thấy được doanh số phát sinh của các loại bảo lãnh trong nước của chi nhánh từ năm 2014 đến năm 2016. Bảng 2.1 Doanh số bảo lãnh phát sinh theo loại hình bảo lãnh trong giai đoạn 2014-2016 (Đơn vị: tỷ đồng) 2014 2015 2016 Phát sinh Tỷ lệ % Phát sinh Tỷ lệ % Phát sinh Tỷ lệ Thanh toán 82.56 27.67 22.71 10.66 52.67 14.13 T.H hợp đồng 101.38 33.98 56.11 26.35 90.98 24.39 Đấu thầu 61.35 20.57 55.84 26.23 40.27 10.80 Bảo lãnh Khác 53.06 17.78 78.27 36.76 189.03 50.68 Tổng 298.35 100.00 212.94 100.00 372.96 100.00 % tăng giảm -26.6% 75.1%
  • 25. Qua bảng trên ta thấy tổng doanh số phát sinh bảo lãnh của các loại hình bảo lãnh mặc dù có xu hướng giảm trong năm 2015 nhưng năm 2016 đã tăng mạnh mẽ. Năm 2015 đạt 212.94 tỷ đồng, giảm 26.6% so với năm 2014. Sở dĩ có sự biến động như vậy là do năm 2015 là năm đầu tiên Việt Nam trở thành thành viên chính thức của tổ chức Thương mại thế giới (WTO) với các rào cản thương mại được cắt giảm đáng kể, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu phát triển. Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu không gặp quá nhiều khó khăn như trước đây nên việc lựa chọn và tin cậy bạn hàng trở nên dễ dàng chấp nhận hơn. Vì vậy, nhu cầu cần ngân hàng bảo lãnh có xu hướng giảm trong năm này. Tháng 12/2015 khi xảy ra cuộc khủng hoảng kinh tế Mỹ đã làm cho hệ thống các NHTM thận trọng hơn trong việc chấp nhận các khoản bảo lãnh. Mặt khác, do sự ra đời của Quy chế số 26 giữa năm 2014 về bảo lãnh ngân hàng nên trong năm 2015 Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - CN 3/2 tập trung hạch toán, kế toán và giải quyết các khoản bảo lãnh cũ. Đó cũng là nguyên nhân khiến doanh số phát sinh các loại hình bảo lãnh giảm trong năm 2015 so với năm 2014. Đến năm 2016, doanh số phát sinh các loại hình bảo lãnh tăng đột biến: tăng 75.1% so với năm 2015, đạt 372.96 tỷ đồng vượt 34.3% so với kế hoạch đặt ra đầu năm. Nguyên nhân của hiện tượng này là do ảnh hưởng của các cuộc khủng hoảng trong năm 2016: khủng hoảng từ nguồn lương thực đến nhiên liệu, từ tài chính đến chính trị, từ môi trường đến an ninh,…đã tác động tới mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội. Do đó, hoạt động thương mại gặp vô cùng nhiều khó khăn. Trước tình hình này, nhu cầu bảo lãnh xuất khẩu tăng cao, không chỉ ở Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - CN 3/2 mà ở tất cả các NHTM.
  • 26. Bảng 2.2: Tình hình giải toả bảo lãnh trong nước trong giai đoạn 2014-2016 2014 2015 2016 Giải toả Tỷ lệ % Giải toả Tỷ lệ % Giải toả Tỷ lệ Thanh toán 115.85 28.76 28.45 12.03 38.62 12.09 T.H hợp đồng 171.62 42.61 94.6 40.01 62.11 19.44 Đấu thầu 54.84 13.62 53.96 22.82 40.3 12.61 Bảo lãnh Khác 60.47 15.01 59.44 25.14 178.44 55.86 Tổng 402.79 100.00 236.45 100.00 319.47 100.00 Bảo lãnh thanh toán: Trong năm 2014, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - CN 3/2 đã giải toả được 115.85 tỷ đồng. Nhưng đến năm 2015 doanh số giải toả chỉ đạt 28.45 tỷ đồng, giảm 75.4% so với 2014). Năm 2016, doanh số giải toả đạt 38.62 tỷ đồng, tăng 35.7% so với năm 2015 nhưng vẫn chỉ bằng 33.3% năm 2014. Bảo lãnh thực hiện hợp đồng: 171.63 tỷ đồng là doanh số mà Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - CN 3/2 đã giải toả được trong năm 2014. Năm 2015, doanh số này giảm 44.9%, đạt 94.6 tỷ đồng. Năm 2016, doanh số tiếp tục giảm, chỉ đạt 62.11 tỷ đồng, giảm 34.3% so với năm 2015. Bảo lãnh đầu thầu: doanh số tiếp tục giảm. Năm 2015 doanh số đạt 53.96%, so với năm 2014 thì chỉ giảm 1.3%. Năm 2016, doanh số chỉ bằng 73.4% năm 2014 đạt 40.3 tỷ đồng, giảm 25.3% so với năm 2015. Nhìn chung, trong giai đoạn 2014 – 2016, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - CN 3/2 tập trung giải toả phần lớn là bảo lãnh thực hiện hợp đồng - loại bảo lãnh được áp dụng phổ biến và có thể lường trước được rủi ro.
  • 27. Doanh số giải toả bảo lãnh của ngân hàng có xu hướng giảm trong năm 2015 và tăng với tỷ lệ không nhiều trong năm 2016 là phù hợp với xu hướng phát sinh bảo lãnh của ngân hàng như đã phân tích ở phần trên. Một chỉ tiêu hết sức quan trọng trong việc đánh giá kết quả hoạt động bảo lãnh của ngân hàng đó là dư nợ bảo lãnh (hay số dư bảo lãnh). Dư nợ bảo lãnh tính theo các loại hình bảo lãnh của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - CN 3/2 trong giai đoạn 2014 – 2016 được thể hiện qua bảng tổng kết sau: Bảng 2.3: Số dư bảo lãnh theo loại hình bảo lãnh các năm 2014, 2015 và 2016 2014 2015 2016 Thanh toán 16.71 10.98 25.11 T.H hợp đồng 64.86 33.34 61.68 Đấu thầu 16.93 18.88 19.02 Bảo lãnh Khác 28.68 49.5 46.86 Tổng 127.18 112.69 152.67 % tăng giảm -13.3 -11.4 35.5 Nhìn vào bảng 2.3 ta thấy, tổng dư nợ bảo lãnh tính đến 31/12 năm 2014 còn 127.18 tỷ đồng, giảm 13.3% so với năm 2013 (145 tỷ đồng) với dư nợ nhiều nhất là bảo lãnh thực hiện hợp đồng (đạt 64.86 tỷ đồng). Năm 2015, tổng dư nợ bảo lãnh giảm 11.4% so với năm 2014, còn 112.69 tỷ đồng, đạt 82.3% so với kế hoạch đặt ra đầu kỳ do trong năm 2015, số lương các loại bảo lãnh phát sinh có xu hướng giảm so với năm 2014. Dư nợ bảo lãnh giảm chứng tỏ ngân hàng đã tiến hành phân tích đánh giá khách hàng kỹ lưỡng hơn trước khi chấp nhận bảo lãnh.
  • 28. Năm 2016, tổng dư nợ bảo lãnh đạt 152.67 tỷ đồng, tăng 35.5% so với cùng kỳ năm 2015, đạt 89.8% kế hoạch dư nợ bảo lãnh đặt ra đầu kỳ. Sở dĩ như vậy là do trong năm 2016 phát sinh thêm nhiều bảo lãnh, đồng thời do có nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn về tài chính nên chậm thanh toán cho ngân hàng làm cho các khoản bảo lãnh quá hạn gia tăng. Mà dư nợ bảo lãnh thì gồm tất cả các khoản bảo lãnh quá hạn, các khoản bảo lãnh chưa đến hạn giải toả và số dư kỳ trước. Cho nên, dư nợ bảo lãnh tính đến 31/12/2016 tăng so với cuối kỳ năm 2015. Dư nợ bảo lãnh ngoài sự thể hiện hiệu quả hoạt động bảo lãnh của ngân hàng tăng lên còn đồng nghĩa với việc ngân hàng phải nỗ lực hơn nữa nhằm giải toả các loại bảo lãnh đã quá hạn. 2.1.2.2.Kết quả bảo lãnh theo các thành phần kinh tế Bảng 2.4: Doanh số phát sinh bảo lãnh theo các thành phần kinh tế trong giai đoạn 2014-2016 (Đơn vị: Tỷ đồng, 1000USD, 1000EUR) 2015 2016 USD EUR VND USD EUR VND DNNNTW 16.7 0 18.31 15 0 17.37 DNNNDP 47.96 0 52.45 45.94 0 56.7 TNHHNN 46.1 0 4.77 50 0 5.63 TNHHTN 2655.73 356.32 68.94 2138.78 244.47 73.28 CTYCPNN 3887.43 134.55 18.77 3749.9 0 24.55 CTYCP Khác 591.32 628.86 5.20 278.75 1285.21 26.14 DNCO VDTNN 0 0 0 0 0 0 Tổng 7,245.24 1,119.73 168.44 6278.37 1529.68 203.67 Theo bảng 2.4 ta thấy, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - CN 3/2 phát hành bảo lãnh chủ yếu cho các Công ty cổ phần Nhà nước và Công ty TNHH tư nhân.
  • 29. Đây là những khách hàng truyền thống của ngân hàng. Và hình thức bảo lãnh đa phần là bảo lãnh nước ngoài với các khoản bảo lãnh tính bằng ngoại tệ (USD và EUR). Tuy nhiên, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - CN 3/2 mới chỉ giải toả được một phần doanh số phát sinh trong năm. Bảng tổng kết sau sẽ thể hiện đầy đủ thực trạng giải toả bảo lãnh trong năm 2015 và năm 2016. Bảng 2.5: Tình hình giải toả bảo lãnh theo các thành phần kinh tế trong giai đoạn 2014-2016 (Đơn vị: Tỷ đồng, 1000USD, 1000EUR) 2015 2016 USD EUR VND USD EUR VND DNNNTƯ 0 0.01 0 0.03 DNNNDP 0 62.3 0 73.23 TNHHNN 0 3.11 0 2.45 TNHHTN 1324.7 242.66 76.56 345.29 80.53 CTYCPNN 23.6 0 20.08 0 27.23 CTYCP Khác 36.4 24.33 30.41 21.08 DNCO VDTNN 0 0 0 0 0 0 Tổng 1348.3 279.06 186.39 0 375.7 204.55 Trong tổng số 7,245.24 ngàn USD, 1119.73 ngàn EUR và 168.44 tỷ đồng phát sinh trong năm 2015, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - CN 3/2 mới chỉ giải toả được 1348.3 ngàn USD. Số còn lại là các bảo lãnh chưa đến hạn giải toả và các bảo lãnh đã quá hạn đang chờ ngân hàng xem xét. Cũng giống như năm 2015, doanh số giải toả trong năm 2016 cũng không lớn lắm. Trong năm 2016, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - CN 3/2 chỉ giải toả
  • 30. được 357.7 ngàn EUR (trong tổng số 1529.68 ngàn EUR phát sinh trong năm) và 204.55 tỷ đồng. Doanh số giải toả không nhiều, cộng với số dư từ kỳ trước làm cho dư nợ bảo lãnh tính đến cuối kỳ có xu hướng tăng từ năm 2015 đến năm 2016: Bảng 2.6: Dư nợ bảo lãnh theo các thành phần kinh tế năm 2015, 2016 (Đơn vị: Tỷ đồng, 1000USD, 1000EUR) 2015 2016 USD EUR VND USD EUR VND DNNNTƯ 89.5 0 0.13 93 0 0.01 DNNNDP 101.4 0 16.5 112.8 0 15.7 TNHHNN 46.1 0 3.7 50 0 4.4 TNHHTN 178.92 530.2 22.11 163.86 570.93 23.74 CTYCPNN 53.44 137.56 14.02 56.29 0 15.56 CTYCP Khác 392.13 836.78 11.21 395.24 1285.21 13.17 DNCO VDTNN 0 0 0 0 0 0 Tổng 861.49 1504.54 67.67 871.19 1856.14 72.58 Nguyên nhân của xu hướng trên là do sự tăng giá của đồng USD gây khó khăn cho các doanh nghiệp/công ty kinh doanh xuất nhập khẩu trong việc thanh toán cho ngân hàng.Tính chung cả năm 2016, tốc độ tăng giá USD lên đến 6,31%, cao nhất tính từ năm 1999 đến nay (chỉ sau năm 1997 tăng 14,2%, năm 1998 tăng 9,6%, còn từ 1999 đến năm 2015 chỉ tăng 1,63%/năm). 2.1.2.3. Tài sản bảo đảm bảo lãnh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chỉ đồng ý bảo lãnh cho khách hàng khi khách hàng đồng ý ký quỹ 100% giá trị bảo lãnh, thế chấp tài sản hoặc được ngân hàng chấp nhận cho tín chấp.
  • 31. Hình thức bảo lãnh theo tín chấp tức là ngân hàng nhận bảo lãnh cho khách hàng hoàn toàn trên cơ sở tin cậy khách hàng. Tuy nhiên, trong trường hợp này khách hàng phải chứng mính được doanh nghiệp/công ty mình có vốn điều lệ tối đa 20 tỷ đồng và sử dụng tối đa 550 lao động. Trong giai đoạn 2014-2016, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - CN 3/2 đã bảo lãnh với các hình thức bảo đảm như bảng tổng kết sau: Bảng 2.7: Bảo đảm bảo lãnh trong giai đoạn 2014 – 2016 2014 2015 2016 Doanh số Tỷ lệ % Doanh số Tỷ lệ % Doanh số Tỷ lệ % Ký quỹ 242.14 16.3 282.09 17.04 335.45 17 Thế chấp 27.27 1.8 32.12 1.9 39.46 2 Tín chấp 1,214.55 81.8 1,340.86 81.01 1,598.30 81 Tổng tài sản 1,483.95 100 1,655.08 100.0 1,973.21 100 Như vậy, trong những năm qua hình thức bảo đảm bảo lãnh bằng biện pháp thế chấp chiếm một tỷ lệ khá khiêm tốn. Trong năm 2015, hình thức này chỉ chiếm 1.8% và đến năm 2016 cũng chỉ chiếm 2% tổng các tài sản bảo đảm bảo lãnh. Hình thức bảo đảm bảo lãnh bằng ký quỹ 100% chiếm tỷ lệ cao hơn nhiều so với hình thức thế chấp, tuy nhiên vẫn không phải là hình thức bảo đảm bảo lãnh được thực hiện nhiều nhất tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - CN 3/2. Giai đoạn 2014 – 2016, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - CN 3/2 chấp nhận thực hiện bảo lãnh đa phần chỉ thông qua hình thức tín chấp. Nguyên nhân một phần là do các khách hàng được ngân hàng đồng ý bảo lãnh đa số là các khách hàng truyền thống của ngân hàng. Giữa ngân hàng và khách hàng đã có sự tín nhiệm lẫn nhau nên ngân hàng không yêu cầu khách hàng phải ký quỹ hay thế hấp tài sản (trừ các thương vụ có độ rủi ro cao). Mặt khác do tình hình kinh tế không có nhiều thuận lợi nên khách hàng cũng hạn chế việc ký quỹ hay thế chấp tài sản. Bởi, ký quỹ thì khách hàng sẽ mất đi một nguồn vốn trước mắt để quay vòng trong kinh doanh. Còn thế chấp tài sản thì giá trị của tài sản sẽ có thể có những thay đổi làm thiệt hại đến
  • 32. khách hàng và ngân hàng trong trường hợp lạm phát tăng, thị trường bất động sản biến động,… 2.1.3. Các quy định về điều kiện thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh xuất khẩu tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - CN 3/2 * Điều kiện chung Khách hàng có nhu cầu được bảo lãnh tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - CN 3/2 thì phải: - Có đầy đủ năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo qui định của pháp luật. - Có bảo đảm hợp pháp cho bảo lãnh theo yêu cầu của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - CN 3/2: bảo đảm về tài sản ký quỹ, thế chấp,… * Điều kiện riêng - Trường hợp Bảo lãnh vay vốn, Bảo lãnh thanh toán và Bảo lãnh có thời hạn trung/ dài hạn, ngoài các qui định tại Điều kiện chung, khách hàng cần có thêm các điều kiện sau: • Có tín nhiệm trong quan hệ tín dụng, bảo lãnh, thanh toán với tổ chức tín dụng. • Có dự án đầu tư hoặc phương án sản xuất/kinh doanh khả thi, hiệu quả khi đề nghị bảo lãnh vay vốn. • Đáp ứng các điều kiện đối với khách hàng vay vốn được qui định tại bản Hướng dẫn của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - CN 3/2 về Quy chế cho vay đối với khách hàng. • Trong trường hợp vay vốn nước ngoài, khách hàng phải thực hiện đúng các qui định của pháp luật về Quản lý vay và trả nợ nước ngoài. - Trường hợp phát hành Bảo lãnh dự thầu, Bảo lãnh thực hiện hợp đồng; Bảo lãnh bảo đảm chất lượng sản phẩm; Bảo lãnh hoàn thanh toán; Bảo lãnh bảo hành; Bảo lãnh bảo dưỡng; Bảo lãnh khoản tiền giữ lại; và các loại bảo lãnh khác ngoài các điều kiện qui định tại Điều kiện chung, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - CN 3/2 sẽ xem xét: mức độ tín nhiệm, khả năng tài chính, năng lực chuyên môn, biện pháp bảo đảm cho bảo lãnh hoặc ký quỹ để quyết định phát hành bảo lãnh.
  • 33. - Đối với trường hợp bảo lãnh Hối phiếu, lệnh phiếu khách hàng phải bảo đảm các điều kiện theo qui định của pháp luật về Thương phiếu. - Đối với khách hàng là các tổ chức kinh tế nước ngoài phải được phép đầu tư, kinh doanh hoặc tham gia đấu thầu tại Việt Nam theo các qui định của Pháp luật Việt Nam. - Riêng đối với khách hàng ký quỹ tương đương 100% trị giá bảo lãnh và các chi phí cần thiết, khách hàng chỉ cần đáp ứng điều kiện qui định tại Điều kiện chung. * Lệ Phí bảo lãnh Mức phí do 2 bên thoả thuận, mức tối đa không quá 2%/ năm tính trên số tiền còn đang được bảo lãnh, mức phí tối thiểu là 500.000 đồng. Ngoài ra, có thể thanh toán một số chi phí hợp lý khác liên quan theo thoả thuận bằng văn bản của 2 bên. 2.1.4. Các loại hình bảo lãnh xuất khẩu được áp dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - CN 3/2 Hiện nay, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã triển khai một số nghiệp vụ bảo lãnh xuất khẩu như: • Bảo lãnh thanh toán và thư tín dụng dự phòng • Bảo lãnh dự thầu • Bảo lãnh thực hiện hợp đồng • Bảo lãnh bảo đảm chất lượng sản phẩm • Bảo lãnh hoàn thanh toán • Bảo lãnh bảo hành • Bảo lãnh bảo dưỡng • Bảo lãnh khoản tiền giữ lại và một số bảo lãnh nước ngoài khác như phát hành L/C trả chậm, ký xác nhận trên hối phiếu, lệnh phiếu,… Riêng loại bảo lãnh cho các doanh nghiệp vay vốn từ các Ngân hàng thương mại vẫn chưa được Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam triển khai do tính chất phức tạp của nó. Hơn nữa, nó lại là một loại bảo lãnh mới được điều chỉnh bằng văn bản luật chính thức (Quy chế Bảo lãnh cho doanh nghiệp vay vốn của Ngân hàng thương mại -
  • 34. Ngày 21/01/2009 do Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 14/2009/QĐ-TTg ban hành). 2.1.5. Tổ chức nghiệp vụ bảo lãnh xuất khẩu tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - CN 3/2 Thông thường, một nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng nói chung và bảo lãnh xuất khẩu nói riêng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - CN 3/2 được tiến hành qua 5 bước:  Tiếp nhận và hoàn chỉnh hồ sơ đề nghị bảo lãnh  Thẩm định và ra quyết định bảo lãnh  Phát hành bảo lãnh  Xử lý sau khi phát hành thư bảo lãnh  Kết thúc bảo lãnh Bước 1 : Tiếp nhận và hoàn chỉnh hồ sơ đề nghị bảo lãnh. Khi khách hàng có nhu cầu được bảo lãnh, sau khi tư vấn cho khách hàng về dịch vụ, các chuyên viên bảo lãnh có nhiệm vụ hướng dẫn cho khách hàng làm thủ tục bảo lãnh nếu thấy việc bảo lãnh là có thể thực hiện được. 1. Hướng dẫn khách hàng nộp hồ sơ bảo lãnh a. Hồ sơ chung - Đơn đề nghị bảo lãnh (theo mẫu của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - CN 3/2) - Hồ sơ pháp lý về khách hàng: tài liệu về năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự của khách hàng, thẩm quyền của người đại diện khách hàng. Cụ thể: + Đối với hộ kinh doanh cá thể: CMTND, sổ hộ khẩu, giấy phép hành nghề (nếu có), đăng ký kinh doanh,.. + Đối với pháp nhân, doanh nghiệp tư nhân: giấy phép thành lập, đăng ký kinh doanh, giấy phép hành nghề (nếu có),... + Đối với các công ty cổ phần, công ty liên doanh,... : phải có văn bản uỷ quyền cho người đại diện khách hàng trong quá trình giao dịch với ngân hàng và phải có chứng minh được tư cách pháp lý của người đó.
  • 35. - Hồ sơ về tình hình sản xuất kinh doanh: bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, thuyết minh báo cáo tài chính (ít nhất hai năm gần nhất),... - Hồ sơ về đảm bảo bảo lãnh: hồ sơ về các tài sản bảo đảm nghĩa vụ được bảo lãnh, có kèm theo các tài liệu chứng minh tính hợp pháp và giá trị của các tài sản bảo đảm đó. Người xin bảo lãnh phải có tài khoản mở tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - CN 3/2. Tuỳ theo khả năng tài chính và mức độ tín nhiệm của khách hàng, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - CN 3/2 có thể : + Yêu cầu người xin bảo lãnh ký quỹ bằng tiền tại ngân hàng từ 5-100% giá trị được bảo lãnh. + Hoặc phải có tài sản thế chấp + Hoặc phải có bảo lãnh của bên thứ ba. - Các tài liệu liên quan đến giao dịch xin bảo lãnh (nếu có) b. Hồ sơ riêng - Trường hợp bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh thanh toán: ngoài các tài liệu quy định ở mục a, khách hàng cần bổ sung các tài liệu liên quan đến dự án/phương án sản xuất - kinh doanh, nguồn vốn để thanh toán, hợp đồng/cam kết giữa các bên,... - Đối với bảo lãnh dự thầu: cần bổ sung thêm hồ sơ về quy định/quy chế mời thầu của chủ đầu tư. - Đối với bảo lãnh vay và trả nợ nước ngoài: khách hàng phải cung cấp thêm các tài liệu sau : + Các văn bản chấp thuận cho phép vay vốn và trả nợ vay nước ngoài của Ngân hàng Nhà nước theo quy định của pháp luật hiện hành về Quản lý vay và trả nợ nước ngoài. + Phương án vay trả nợ nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền và Ngân hàng Nhà nước chấp thuận. + Các tài liệu chứng minh tính khả thi của phương án vay trả nợ nước ngoài. Khi hồ sơ được gửi tới phòng thanh toán xuất nhập khẩu, nếu các chuyên viên Kiểm tra và hoàn chỉnh hồ sơ Sau khi nhận được hồ sơ xin bảo lãnh từ khách hàng, các chuyên viên bảo lãnh
  • 36. sẽ kiểm tra và hoàn chỉnh hồ sơ. Nếu không đủ những tài liệu cần thiết theo yêu cầu, chuyên viên sẽ từ chối bảo lãnh bằng văn bản tới khách hàng. Bước 2 : Thẩm định và ra quyết định bảo lãnh Chuyên viên bảo lãnh sẽ tiến hành thẩm định tính hợp lệ của các tài liệu mà khách hàng cung cấp, tính khả thi của phương án kinh doanh cũng như năng lực tài chính của khách hàng,...Sau khi thẩm định, chuyên viên bảo lãnh có trách nhiệm lập tờ trình thẩm định trình lên trưởng phòng Thanh toán xuất nhập khẩu, trong đó có ý kiến đề nghị cấp bảo lãnh hay không cấp bảo lãnh. Trưởng phòng Thanh toán xuất nhập khẩu xem xét lại toàn bộ hồ sơ xin bảo lãnh và tờ trình thẩm định của nhân viên. Sau đó ghi rõ ý kiến của mình và trình lên Ban giám đốc chờ quyết định. Sau khi nhận được tờ trình thẩm định và đề nghị quyết định của phòng Thanh toán xuất nhập khẩu, Giám đốc hoặc người ủy quyền hợp pháp của Chi nhánh sẽ xem xét và đưa ra quyết định. Đối với những hồ sơ vượt quá phạm vi được uỷ quyền, Giám đốc hoặc người uỷ quyền sẽ lập tờ trình kèm theo biên bản họp Hội đồng tín dụng (nếu có) gửi lên Tổng giám đốc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam xem xét. Nếu không đồng ý thì từ chối bằng văn bản. Nếu đồng ý thì chuyển toàn bộ hồ sơ xuống phòng Thanh toán xuất nhập khẩu để chuyên viên bảo lãnh mở thư bảo lãnh. Chuyên viên bảo lãnh sẽ thông báo cho khách hàng biết về quyết định bảo lãnh hay không bảo lãnh. Thời hạn thẩm định và ra quyết định bảo lãnh không quá 20 ngày kể từ ngày ngân hàng nhận được hồ sơ xin bảo lãnh từ khách hàng. Bước 3 : Phát hành bảo lãnh - Sau khi nhận được quyết định bảo lãnh từ cấp trên, chuyên viên bảo lãnh sẽ tiến hành soạn thảo cam kết bảo lãnh, hợp đồng bảo lãnh, hợp đồng đảm bảo bảo lãnh. - Yêu cầu người xin bảo lãnh hoàn thành nghĩa vụ bảo đảm như ký quỹ, thế chấp tài sản,... - Sau khi đã ký kết, chuyên viên bảo lãnh phải gửi bản chính của cam kết bảo lãnh cho người thụ hưởng hoặc khách hàng được thoả thuận trong hợp đồng. Đồng thời
  • 37. gửi 1 bộ hồ sơ bảo lãnh cho bộ phận kế toán để hạch toán ngoại bảng giá trị bảo lãnh và quản lý khoản tiền ký quỹ. Thời hạn phát hành bảo lãnh không quá 30 ngày kể từ ngày chi nhánh nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ của khách hàng. Bước 4 : Xử lý sau khi phát hành thư bảo lãnh - Tiến hành thu phí bảo lãnh. Nếu là phí thu theo thời hạn thì cần mở sổ thu phí để theo dõi. - Bộ phận kế toán tự động lập chứng từ trích từ tài khoản của khách hàng tại chi nhánh chuyển sang khoản thu phí nếu khách hàng không tự động trả hoặc không gia hạn thời hạn nộp phí. Nếu khách hàng có tài khoản tại ngân hàng khác, chi nhánh sẽ lập nhiệm thu gửi ngân hàng đó để thu phí. - Xử lý khi chi nhánh phải thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh: +Trong trường hợp chi nhánh đã thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh thì phải thông báo ngay cho khách hàng kèm theo các tài liệu có liên quan đến việc bảo lãnh (nếu đã trích từ tài khoản tiền gửi của khách hàng) và yêu cầu khách hàng hoàn trả số tiền mà chi nhánh đã bồi thường cho người thụ hưởng bảo lãnh (nếu khách hàng không có tài khoản mà chỉ có tài sản thế chấp). + Sau 15 ngày kể từ ngày thông báo cho khách hàng, nếu khách hàng không hoàn trả hoặc không có xác nhận nợ thì ngân hàng sẽ ghi nợ cho khách hàng hoặc phát mại tài sản. Bước 5: Kết thúc bảo lãnh - Chuyên viên bảo lãnh lưu lại hồ sơ bảo lãnh, các biên bản kiểm tra việc thực hiện nghĩa vụ của khách hàng và các văn bản khác có liên quan. - Khi hợp đồng bảo lãnh hết hiệu lực, ngân hàng tiến hành thanh lý hợp đồng bảo lãnh và thông báo cho khách hàng biết. - Nếu khách hàng thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với người thụ hưởng bảo lãnh, chi nhánh ngân hàng sẽ trao trả đầy đủ tài sản thế chấp cho khách hàng. - Đến hạn trả nợ, nếu khách hàng trả nợ đầy đủ cho ngân hàng, ngân hàng sẽ trả lại tiền ký quỹ (kể cả lãi) nếu có thoả thuận từ trước.
  • 38. - Ngân hàng tổ chức đúc rút kinh nghiệm cho những hợp đồng bảo lãnh tiếp theo. 2.2. Đánh giá thực trạng hoạt động bảo lãnh xuất khẩu tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - CN 3/2 2.2.1. Thành công + Hoạt động bảo lãnh xuất hập khẩu không ngừng tăng trưởng, an toàn và hiệu quả Mặc dù bảo lãnh xuất khẩu là một nghiệp vụ mới nhưng trong những năm qua hoạt động này ngày càng được phát triển với chất lượng bảo lãnh ngày càng cao, doanh số phát sinh bảo lãnh, doanh số giải toả bảo lãnh, phí thu bảo lãnh,…có xu hướng ngày càng tăng, phản ánh hiệu quả kinh doanh dịch vụ này của ngân hàng. Số lượng các bảo lãnh phát sinh tăng lên nhưng từ trước đến nay Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - CN 3/2 chưa gặp bất kỳ một rủi ro nào trong bảo lãnh. Điều này thể hiện bảo lãnh xuất khẩu là một nghiệp vụ kinh doanh khá an toàn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - CN 3/2. + Các loại hình bảo lãnh xuất khẩu ngày càng phát triển đa dạng với cơ cấu vững chắc hơn Từ đầu năm 2000, cùng với xu hướng phát triển chung của toàn ngành ngân hàng, hoạt động bảo lãnh xuất khẩu đã được chú trọng phát triển. Hoạt động bảo lãnh mở L/C trả chậm đã từng bước được chấn chỉnh và đã có những bước phát triển vững chắc so với thời kỳ trước đó mặc dù trong những năm gần đây doanh số phát sinh loại bảo lãnh này tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - CN 3/2 không nhiều. Các nghiệp vụ bảo lãnh trong nước cũng phát triển mạnh mẽ với các loại hình bảo lãnh ngày càng phong phú, đa dạng. Sự xuất hiện của các loại hình bảo lãnh trong nước như bảo lãnh tham gia đấu thầu, bảo lãnh bảo hành, bảo lãnh vay vốn,…đã đánh dấu bước phát triển mới của hoạt động bảo lãnh nói chung và bảo lãnh xuất khẩu nói riêng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - CN 3/2. Qua nhiều năm hoạt động kinh doanh, doanh số phát sinh các loại hình bảo lãnh trong nước không ngừng tăng lên chiếm khoảng 80% tổng doanh số phát sinh bảo lãnh. Bảo lãnh thực hiện hợp đồng
  • 39. ngày càng thu hút được đông đảo khách hàng trong lĩnh vực xây dựng cơ bản; bảo lãnh thanh toán đang dần dần khẳng định được tính ưu việt so với phương thức tín dụng chứng từ; các loại bảo lãnh khác thì chiếm tỷ trọng ngày càng cao.(Năm 2014: 15.01%. Năm 2015: 25.14%. Năm 2016: 55.86%). + Hoạt động bảo lãnh xuất khẩu phát triển đã góp phần thúc đẩy các nghiệp vụ khác như tín dụng, thanh toán xuất nhập khẩu phát triển,… khách hàng được Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - CN 3/2 nhận bảo lãnh hầu hết đã trở thành những khách hàng truyền thống của ngân hàng. Họ không phải chỉ sử dụng dịch vụ bảo lãnh của ngân hàng mà còn sử dụng nhiều loại dịch vụ ngân hàng khác, đặc biệt là các nghiệp vụ liên quan trực tiếp đến hoạt động xuất nhập khẩu như tín dụng xuất nhập khẩu hay thanh toán xuất nhập khẩu. Do đó, góp phần thúc đẩy quá trình thực hiện chính sách khách hàng của ngân hàng trong việc củng cố và mở rộng đối tượng khách hàng tiềm năng cho ngân hàng. + Uy tín và vị thế của ngân hàng ngày càng được củng cố Kể từ khi bắt đầu triển khai nghiệp vụ bảo lãnh, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - CN 3/2 luôn luôn thực hiện đúng các cam kết bảo lãnh. Với việc tuân thủ quy tắc kinh doanh này, uy tín của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - CN 3/2 không ngừng được tăng lên, nhất là trong trường hợp người thụ hưởng là đối tác nước ngoài và người được bảo lãnh không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình. Đã có rất nhiều trường hợp Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - CN 3/2 đã đứng ra thương lượng được với các đối tác nước ngoài chấp nhận gia hạn nợ cho một số dự án kinh doanh. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - CN 3/2 còn có thể phát hành thư bảo lãnh với giá trị lớn mà các doanh nghiệp nước ngoài, các ngân hàng nước ngoài không yêu cầu bất kỳ một sự bảo đảm nào khác. Điều này đã phần nào chứng tỏ được uy tín của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - CN 3/2 được khẳng định thế nào trên thương trường. 2.3.2. Những hạn chế + Hoạt động bảo lãnh xuất khẩu vẫn chưa đáp ứng được tối đa nhu cầu của các doanh nghiệp
  • 40. Thực tiễn hoạt động ngân hàng cho thấy, có rất nhiều trường hợp các doanh nghiệp nước ngoài khi tham gia đấu thầu quốc tế tại Việt Nam yêu cầu các ngân hàng Việt Nam phải có sự bảo đảm bằng một bảo lãnh đối ứng của ngân hàng nước ngoài. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - CN 3/2 nói riêng và các NHTM Việt Nam nói chung mặc dù có nhiều mối quan hệ đại lý với các ngân hàng nước ngoài nhưng do quy mô còn nhỏ nên gặp rất nhiều khó khăn trong việc xử lý. Hình thức bảo lãnh cho các doanh nghiệp Việt Nam mượn tài sản của các doanh nghiệp nước ngoài, vay vốn ngân hàng nước ngoài hay vay vốn của các NHTM trong nước để phục vụ nhu cầu sản xuất vẫn chưa được triển khai tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - CN 3/2 mặc dù nhu cầu này của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu là tương đối nhiều. Quy định giới hạn bảo lãnh tại Điều 7- Quy chế số 26 về tổng dư bảo lãnh cho một khách hàng không vượt quá 15% vốn tự có của tổ chức tín dụng cũng đã hạn chế phạm vi và quy mô bảo lãnh của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - CN 3/2 trong thời gian vừa qua. Thực trạng hoạt động bảo lãnh xuất khẩu ở Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - CN 3/2 giai đoạn 2014 – 2016 cho ta thấy Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - CN 3/2 mới chỉ đáp ứng được nhu cầu của một số doanh nghiệp quốc doanh. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam hiện nay tương đối nhiều nhưng Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - CN 3/2 lại chưa thể triển khai dịch vụ đối với đối tượng này. Ngoài nguyên nhân do sự phức tạp trong việc xác định tài sản bảo đảm, còn do nguyên nhân là Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - CN 3/2 không đủ vốn điều lệ để thực hiện bảo lãnh vì giá trị bảo lãnh đối với các hợp đồng này tương đối lớn. + Mất cân đối các loại hình bảo lãnh Tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - CN 3/2, các loại hình bảo lãnh như bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh tham gia đấu thầu phát triển hơn nhiều so với các loại hình bảo lãnh khác. Các loại bảo lãnh khác có phát sinh nhưng doanh số ít. Bảo lãnh nước ngoài trước đây đạt doanh số cao nhưng trong 3 năm
  • 41. trở lại đây đã có sự sụt giảm và bảo lãnh bằng L/C trả chậm vẫn là hình thức bảo lãnh chủ yếu. (Theo mục 2.2.5) Số lượng bảo lãnh phát sinh có xu hướng tăng nhưng không đều giữa các thành phần kinh tế. Chủ yếu các loại bảo lãnh phát sinh được ngân hàng chấp nhận bảo lãnh đều từ các doanh nghiệp cổ phần nhà nước. + Quy mô và phạm vi bảo lãnh còn hẹp Mặc dù doanh số bảo lãnh tăng qua các năm nhưng vẫn ở mức thấp so với các loại hình dịch vụ khác, nhất là so với tỷ trọng hoạt động tín dụng của ngân hàng. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - CN 3/2 chủ yếu thực hiện bảo lãnh cho các đơn vị thuộc khu vực của mình, mặc dù có mở rộng sang khu vực khác nhưng chưa nhiều, chưa tương xứng với nhu cầu bảo lãnh của các khách hàng và nhiệm vụ mà BIDVTW giao. Nhìn chung, so với các ngân hàng khác trong khối thương mại, quy mô bảo lãnh của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - CN 3/2 khá cao nhưng vẫn thấp hơn rất nhiều so với các ngân hàng khác trên thế giới. + Bảo lãnh quá hạn vẫn còn tương đối cao Do sự biến động và ảnh hưởng không ngừng của các cuộc khủng hoảng kinh tế trong những năm gần đây, giống như các NHTM khác, tình trạng tồn tại bảo lãnh quá hạn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - CN 3/2 vẫn còn tương đối nhiều. Mặc dù bảo lãnh chưa đến hạn giải toả chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ nhưng dư nợ bảo lãnh trong năm 2016 đã tăng lên đến 35.5% sơ với số dư cuối kỳ năm 2015. Nguyên nhân là do trong năm 2015 và năm 2016 có sự biến động lãi suất VNĐ tương đối lớn trên thị trường liên ngân hàng. Có thời điểm lãi suất lên đến 15%. Tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - CN 3/2, tháng 11/2015 mức lãi suất cho vay áp dụng đối với VNĐ lên tới 13.5% và năm 2016 có thời kì là 14%. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - CN 3/2 nói riêng và NHTM nói chung trong giai đoạn này đều liên tục tăng lãi suất cho vay VNĐ nhằm thu hút nội tệ. Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu một mặt phải đối đầu với việc lãi suất cho vay không ngừng gia tăng, mặt khác phải đối mặt với tình hình kinh doanh gặp nhiều khó khăn bởi ảnh hưởng từ các cuộc khủng hoảng cuối
  • 42. năm 2015 và năm 2016. Điều này khiến cho các doanh nghiệp chậm thanh toán cho ngân hàng làm cho các khoản bảo lãnh quá hạn tăng. Trong khi tình hình giải toả bảo lãnh trong năm 2015 lại giảm so với năm 2014. Số lượng bảo lãnh quá hạn tăng cộng với các khoản bảo lãnh chưa đến hạn giải toả nhưng có xu hướng chậm được thanh toán khiến cho dư nợ bảo lãnh năm 2016 tăng so với năm 2015.
  • 43. CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGHIỆP VỤ BẢO LÃNH XUẤT KHẨU TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CN 3/2