SlideShare a Scribd company logo
1 of 39
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHƯƠNG ĐÔNG
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
------o0o------
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH
ĐỀ TÀI : HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ
NGUYÊN VẬT LIỆU
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT 10/10
HÀ NỘI
Giáo viên hướng dẫn :TS.NGUYỄN TRỌNG ĐẶNG
Sinh viên thực hiện :NGUYỄN THỤC ANH
Mã số :514401004
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHƯƠNG ĐÔNG
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
------o0o------
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH
ĐỀ TÀI : HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ
NGUYÊN VẬT LIỆU
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT 10/10
Giáo viên hướng dẫn :TS.NGUYỄN TRỌNG ĐẶNG
Sinh viên thực hiện :NGUYỄN THỤC ANH
Mã số :514401004
HÀ NỘI
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.........................................................................................5
LỜI CẢM ƠN.....................................................................................................................6
LỜI MỞ ĐẦU.....................................................................................................................7
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGUYÊN VẬT
LIỆU..................................................................ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.
1.1. Khái quát về nguyên vật liệu ..............................Error! Bookmark not defined.
1.1.1. Khái niệm.....................................................Error! Bookmark not defined.
1.1.2. Đặc điểm ,vai trò .........................................Error! Bookmark not defined.
1.1.3. Phân loại......................................................Error! Bookmark not defined.
1.1.4. Đánh giá.......................................................Error! Bookmark not defined.
1.2. Quản lý nguyên vật liệu.......................................Error! Bookmark not defined.
1.2.1. Khái niệm quản lý........................................Error! Bookmark not defined.
1.2.2. Chức năng của quản lý ................................Error! Bookmark not defined.
1.2.3. Quản lý nguyên vật liệu trong sản xuất.......Error! Bookmark not defined.
1.3. Nội dung cơ bản của công tác quản lý nguyên vật liệu trong doanh nghiệp
Error! Bookmark not defined.
1.3.1. Quản lý cung ứng nguyên vật liệu ...............Error! Bookmark not defined.
1.3.2. Xác định định mức tiêu hao nguyên vật liệuError! Bookmark not defined.
1.3.3. Quản lý công tác tổ chức tiếp nhận nguyên vật liệuError! Bookmark not
defined.
1.3.4. Tổ chức quản lý kho.....................................Error! Bookmark not defined.
1.3.5. Thanh quyết toán nguyên vật liệu................Error! Bookmark not defined.
1.3.6. Tổ chức cấp phát nguyên vật liệu ................Error! Bookmark not defined.
1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nguyên vật liệu trong doanh
nghiệpError! Bookmark not defined.
1.4.1. Số lượng nhà cung cấp trên thị trường........Error! Bookmark not defined.
1.5. Sự cần thiết của công tác quản lý nguyên vật liệuError! Bookmark not
defined.
PHẦN 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG
TY CP DỆT 10-10 ..............................................................................................................8
2.1. Tổng quan về công ty.........................................................................................8
2.1.1. Quá trình hình thành phát triển...................................................................8
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
2.1.2. Cơ cấu tổ chức.............................................................................................9
2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2014-2016 ................................12
2.2. Một số đặc điểm kinh tế kỹ thuật ảnh hưởng đến công tác quản lý nguyên
vật liệu công ty Cổ Phần Dệt 10-10 ............................................................................14
2.2.1. Sản phẩm....................................................................................................14
2.2.2. Nguồn nhân lực tại công ty Cổ phần Dệt 10-10........................................14
2.2.3. Nguyên vật liệu ..........................................................................................16
2.2.4. Các nhà cung ứng......................................................................................17
2.3. Thực trạng công tác quản lý và sử dụng nguyên vật liệu của công ty CP Dệt
10-10 18
2.3.1. Quản lý cung ứng nguyên vật liệu .............................................................18
2.3.2. Xác định định mức tiêu hao nguyên vật liệu : ...........................................19
2.3.4. Tổ chức quản lý kho...................................................................................25
2.3.5. Tổ chức cấp phát nguyên vật liệu ..............................................................29
2.3.6. Thanh quyết toán nguyên vật liệu..............................................................30
2.4. Đánh giá ............................................................................................................36
2.4.1. Thành tựu đạt được....................................................................................36
2.4.2. Một số hạn chế...........................................................................................36
2.4.3. Nguyên nhân của hạn chế..........................................................................37
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ
NGUYÊN VẬT LIỆU......................................................................................................39
3.1. Phương hướng,mục tiêu,nhiệm vụ ..........................Error! Bookmark not defined.
3.2. Một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản nguyên vật liệu...........Error!
Bookmark not defined.
3.2.1 Hoàn thiện công tác dự báo nhu cầu nguyên .....Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN.......................................................ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.
5
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BCTC Báo cáo tài chính
BQ Bình quân
BTC Bộ tài chính
CP Cổ phần
CBCNV Cán bộ công nhân viên
DN Doanh nghiệp
ĐVSP Đơn vị sản phẩm
GCCB Gia công chế biến
HĐQT Hội đồng quản trị
LĐ Lao động
NVL Nguyên vật liệu
NNSNN Nộp ngân sách nhà nước
TN Thu nhập
XNK Xuất nhập khẩu
PX Phân xưởng
6
LỜI CẢM ƠN
Qua thời gian thực tập tại Công ty Cổ Phần Dệt 10-10, em đã được tiếp xúc với thực
tiễn, học hỏi được kinh nghiệm, kỹ năng nghề, áp dụng những kiến thức đã học vào thực
tế công việc. Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của quý Công ty, đã giúp em
hoàn thành khóa thực tập này, cùng toàn thể các cô chú, anh chị trong phòng Tổ chức hành
chính đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình tìm hiểu và thu thập tài liệu.
Bên cạnh đó, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy giáo Nguyễn Trọng Đặng
cùng các thầy cô giảng viên trong khoa Quản trị kinh doanh trường Đại học Dân Lập
Phương Đông đã trang bị cho em những kiến thức, kinh nghiệm cơ bản cần có để em hoàn
thành khóa thực tập này.
Tuy nhiên, do thời gian thực tập còn hạn chế và do mới tiếp xúc với công việc thực
tế nên không thể tránh được những thiếu sót khi tìm hiểu, đánh giá và trình bày về Công
ty. Rất mong nhận được sự bỏ qua của quý Công ty, sự quan tâm, đóng góp ý kiến của quý
thầy cô để bài báo cáo của em được hoàn chỉnh và tốt hơn.
Em xin chân thành cảm ơn.
Sinh viên thực tập
NGUYỄN THỤC ANH
7
LỜI MỞ ĐẦU
Trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới thì cạnh tranh luôn là yếu tố quan trọng, đòi
hỏi các doanh nghiệp phải luôn tỉnh táo để tháo gỡ khó khăn, chủ động trong quá trình sản
xuất kinh doanh để đảm bảo có lãi. Người tiêu dùng luôn có xu hướng thích dùng các sản
phẩm có chất lượng cao, giá cả thấp. Nhận thức được điều đó các doanh nghiệp cần có
những biện pháp sản xuất sản phẩm có chất lượng, đồng thời giá cả phải chăng, tạo ra sự
khác biệt, thu hút chú ý của khách hàng để tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp mình.
Một trong những biện pháp để hạ giá thành sản phẩm đó là tiết kiệm các yếu tố đầu vào
như nguyên vật liệu, nhân công, chi phí khác…
Chính vì vậy quản lý NVL, cũng như quản lý chi phí nói chung là nội dung không
thể thiếu trong bất kỳ doanh nghiệp sản xuất nào. Đối với các doanh nghiệp này, khoản
mục chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng khá lớn trong toàn bộ chi phí sản xuất của
doanh nghiệp. Vì vậy việc hoàn thiện công tác quản lí và sử sụng hợp lý nguyên vật liệu,
công cụ dụng cụ của công ty là một tất yếu. Nhất là trong thời đại chuyển đổi kinh tế này,
đòi hỏi phải nhanh chóng kiện toàn để cung cấp kịp thời đồng bộ những vật liệu cần thiết
cho sản xuất, kiểm tra, giám sát việc chấp hành theo quy định và ngăn ngừa hiện tượng
hao hụt, mất mát, lãng phí vật liệu.
Trong cơ chế thị trường, môi trường cạnh tranh ngày càng quyết liệt, để tồn tại và
phát triển thì hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý nguyên vật liệu là điều
kiện tiên quyết, không thể thiếu trong hoạt động quản trị của các doanh nghiệp sản xuất
nói chung và đối với Công ty Cổ phần Dệt 10/10 nói riêng. Vì vậy, em đã lựa chọn đề tài
“Hoàn thiện công tác quản lý nguyên vật liệu tại công ty CP 10-10”.
Kết cấu của chuyên đề tốt nghiệp ngoài lời mở đầu và kết luận gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận chung về công tác quản lý nguyên vật liệu
Chương 2 : Thực trạng công tác quản lý nguyên vật liệu tại công ty CP Dệt 10-
10
Chương 3 :Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nguyên vật liệu tại công
ty CP Dệt 10-10
8
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CP
DỆT 10-10
1.1. Tổng quan về công ty
1.1.1. Quá trình hình thành phát triển
Xí nghiệp dệt 10/10 (nay là Công ty Cổ phần dệt 10/10) trực thuộc Sở Công Nghiệp
Hà Nội, được chính thức thành lập theo Quyết định số 262/CN ngày 25 tháng 12 năm 1973
của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội. Kế hoạch sản xuất của xí nghiệp được Nhà nước
giao. Trong quá trình phát triển, quy mô sản xuất của Công ty ngày càng được mở rộng,
đồng thời chất lượng sản phẩm không ngừng được nâng cao và dần chiếm được long tin
của đông đảo khách hàng trong cũng như ngoài nước.
Quá trình hình thành phát triển của Công ty có thể chia thành bốn giai đoạn như sau:
- Giai đoạn từ năm 1973 đến tháng 6/1975:
Đầu năm 1973, Sở Công Nghiệp giao cho một nhóm cán bộ công nhân viên gồm 14 người
thành lập nên Ban nghiên cứu Dệt KOKETT sản xuất thử vải Valyde, vải Tuyn trên cơ sở
dây chuyền máy móc thiết bị của Cộng Hòa Dân Chủ Đức. Sau một thời gian chế thử, ngày
1/9/1974 Xí nghiệp đã chế tạo thành công vải Valyde bằng sợi Visco và cho xuất xưởng.
Cuối năm 1974, Sở Công Nghiệp Hà Nội đề nghị Thành phố Hà Nội đầu tư thêm cơ sở vật
chất, thiết bị máy móc, kỹ thuật công nghệ, lao động kèm theo Quyết định số 2580/QĐ-
QB ngày 10/10/1974 - lấy ngày giải phóng thủ đô đặt tên cho Xí nghiệp. Xí nghiệp dệt
10/10 ra đời.
Lúc đầu Xí nghiệp có tổng diện tích mặt bằng là 580m2, đặt tại 2 địa điểm đó là số 6 Ngô
Văn Sở với diện tích là 195m2 và tại Trần Quý Cáp là 355m2.
- Giai đoạn từ tháng 7/1975 đến hết năm 1982
Đây là giai đoạn Xí nghiệp sản xuất kinh doanh theo kế hoạc của Nhà Nước. Tháng 7 năm
1975, Xí nghiệp nhận các chỉ tiêu pháp lệnh do Nhà Nước cấp, Xí nghiệp luôn luôn phấn
đấu và hoành thành tốt kế hoạch đã được giao.
Đến đầu năm 1976 thì vài Tuyn được đưa vào sản xuất đại trà, đánh dấu một bước ngoặt
quan trọng trong quá trình phát triển của Xí nghiệp.
- Giai đoạn từ năm 1983 đến hết Quý I năm 2000
Trong những năm 80, nền kinh tế của đất nước gặp nhiều khó khăn và có nhiều biến động
lớn. Hoạt động kinh doanh của Xí nghiệp có thay đổi đáng kể cho phù hợp với cơ chế mới.
Xí nghiệp phải tự tìm đầu vào (nguyên vật liệu) và đầu ra (thị trường tiêu thụ) để tồn tại và
phát triển.
Bằng vốn tự có và đi vay mà chủ yến là đi vay của Nhà Nước, Xí nghiệp chủ động mở
rộng thị trường tiêu thụ, thay đổi máy móc thiết bị cũ kỹ, lạc hậu, mở rộng mặt bằng sản
9
xuất. Xí nghiệp được cấp thêm 10.000m2 đất ở 253 Minh Khai để đặt các bộ phận sản xuất
chính. Còn địa chỉ số 6 Ngô Văn Sở làm nơi đặt văn phòng chính và một số bộ phận sản
xuất .
Tháng 10/1992 Xí nghiệp Dệt 10/10 được Sở Công nghiệp đồng ý cho chuyển đổi thành
Công ty Dệt 10/10 với số Vốn kinh doanh là 4.201.760.000VNĐ trong đó Vốn Ngân sách
Nhà nước là 2.775.540.000 VNĐ và ngồn vốn bổ sung là 1.329.180.000 VNĐ.
Từ ngày thành lập, nhiều năm liền Công ty được các tổ chức trao tặng huy chương vàng
tại hội trợ triển lãm thành tựu kỹ thuật và được cấp dấu chất lượng từ năm 1985 đến nay.
Đến năm 1995, Công ty được trao tặng 10 huy chương vàng và 6 huy chương bạc. Bên
cạnh đó Công ty còn được UBND Thành phố Hà Nội trao tặng nhiều bằng khen:
Năm 1981: Tặng huy chương lao động hạng 3
Năm 1982: Tặng huy chương lao động hạng 2
Năm 1983: Tặng huy chương lao động hạng 1
- Giai đoạn từ tháng 1/2000 đến nay:
Đây là giai đoạn Công ty được chọn là một trong những đơn vị đầu trong kế hoạch cổ phần
hóa của Nhà Nước. Theo Quyết định số 57784/QĐ-UB ngày 19/12/1999 của UBND TP
Hà Nội về việc chuyển đổi Công ty Dệt 10/10 thành Công Ty Cổ phần Dệt 10/10
Giai đoạn này Công ty đã tiếp tục khẳng định vị trí, uy tín của mình trên thương trường,
đặc biệt nhấn mạnh vào công tác xuất khẩu và coi đâu là mũi nhọn của mình nhưng không
hề xem nhẹ thị trường trong nước.
Trong những năm trước khi cổ phần hóa, Nhà nước chỉ đạo từ việc tìm thị trường trong
đầu vào, sản xuất, đến đầu ra của sản phẩm. Doanh nghiệp không tự chủ trong hoạt động
sản xuất kinh doanh, không phát huy được hết khả năng của mình, chỉ sản xuất theo kế
hoạch mà Nhà nước đã giao. Sau khi cổ phần hóa, Doanh nghiệp tự mình lo toàn bộ các
khâu, năng động trong hoạt động sản xuất kinh doanh, áp dụng khoa học công nghệ và sản
xuất… không ngừng nâng cao tay nghề và trình độ của cán bộ công nhân, lợi nhuận của
công ty không ngừng tăng lên. Cơ cấu thị trường chuyển dịch từ chủ yếu là thị trường nội
địa nay chuyển sang xuất khẩu là chủ đạo.
1.1.2. Cơ cấu tổ chức
Tổ chức của công ty CP Dệt 10/10 thống nhất từ trên xuống dưới, mọi hoạt động
được chỉ đạo thống nhất từ cơ quan giám đốc tới khối phòng ban điều hành và xuống các
nhà máy. Thông tin được quản lý và kiểm tra chặt chẽ, việc xử lý thông tin cũng nhanh
chóng và thuận tiện đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
10
(Nguồn :Phòng tổ chức)
Sơ đồ 1: Sơ đồ Bộ máy quản lý của công ty
- Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để
quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty trừ những vấn
đề thuộc thẩm quyền của Đại hội cổ đông.
- Tổng giám đốc: Do HĐQT bổ nhiệm, là người đại diện pháp nhân của Công ty có
nhiệm vụ: lập chính sách chất lượng, cung cấp nguồn lực để duy trì hệ thống chất
Đại hội cổ đông
Hội đồng quản trị
Tổng Giám đốc Công ty
Ban kiểm soát
Phó Tổng Giám đốc kinh tế Phó Tổng Giám đốc
Kỹ thuật –Chất lượng
Phòng
HC
Phòng
KT-CĐ
Phòng
ĐBCL
Phòng
Vật tư
Phòng
TC
Phòng
KHSX
Phòng
Tài vụ
Phòng
TTDP
Phòng
Gia công
Phòng
Bảo vệ
Phòng
XDCB
Bộ phận
XNK
PX
Dệt 1
PX
Dệt 2
PX V.S PX Cắt PX
May 1
PX
May 2
Phó Tổng Giám đốc
Sản xuất
Phòng
KT-CN
VPDD
HCM
Bộ phận
Điều độ
PX
Đ.kiệnn
11
lượng, kiểm soát hệ thống chất lượng, chủ trì các cuộc họp xem xét của lãnh đạo về
chất lượng, phân công trách nhiệm cho các đơn vị công tác…
- Phó Tổng giám đốc sản xuất: Do HĐQT bổ nhiệm, là người phụ trách sản xuất, có
trách nhiệm tham mưu cho Tổng giám đốc về các vấn đề sản xuất, chịu trách nhiệm
trước Tổng Giám đốc và pháp luật các nhiệm vụ được giao.
- Phó Tổng giám đốc kinh doanh: Do HĐQT bổ nhiệm, là người phụ trách hoạt động
kinh doanh của Công ty có trách nhiệm giúp Tổng giám đốc điều hành các hoạt động
thuộc lĩnh vực kinh doanh của Công ty và chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc và
pháp luật về các nhiệm vụ được giao.
- Phó Tổng giám đốc kỹ thuật – chất lượng: Do HĐQT bổ nhiệm là người phụ trách về
chuyên môn kỹ thuật, chất lượng trong sản xuất của Công ty. Có trách nhiệm tham
mưu cho Tổng giám đốc về các vấn đề chuyên môn kỹ thuật, chất lượng, chịu trách
nhiệm trước Tổng giám đốc và pháp luật về các nhiệm vụ được giao.
- Phòng kế hoạch sản xuất (KH-SX): Căn cứ theo kế hoạch sản xuất, tiêu thụ và điều
hành sản xuất thực tế của Công ty, phòng kế hoạch sản xuất lập kế hoạch và phân bổ
kế hoạch cho các đơn vị sản xuất.Tổ chức thực hiện chức năng xuất – nhập khẩu trực
tiếp.
- Phòng kỹ thuật công nghệ(KT-CN): Xây dựng quy trình công nghệ sản xuất vận hành
máy văng sấy, nhuộm và quy trình công nghệ cho khâu tẩm màn. Tổ chức kiểm tra lấy
mẫu và đánh giá chất lượng các lô hàng nhuộm. Tổ chức việc theo dõi sản xuất của
các đơn vị gia công vải trên máy văng sấy và nhuộm của các đơn vị…
- Phòng Kỹ thuật- Cơ điện (KT-CĐ): Nghiên cứu xây dựng kế hoạch sửa chữa, trung
tiểu tu thiết bị máy móc trên toàn dây chuyền đảm bảo để thiết bị hoạt động ổn định
phục vụ kịp thời các yêu cầu sản xuất…
- Phòng đảm bảo chất lượng: Tổ chức kiểm tra chất lượng sản phẩm của các công đoạn
sản xuất trong toàn dây chuyền tiêu chuẩn chất lượng của Công ty quy định. Kiểm tra
chặt chẽ các loại vật tư nguyên liệu đưa vào sản xuất…
- Phòng cung ứng vật tư: Tổ chức việc phân phối sản phẩm, bán thành phẩm, cung ứng
vật tư nguyên liệu kịp thời, đảm bảo chất lượng, số lượng và chủng loại. Khai thác và
tìm kiếm các nhà cung cấp.
12
- Phòng tiêu thụ sản phẩm: Kiểm tra các đơn hàng xuất khẩu, ký hợp đồng vận chuyển
và thực hiện vận chuyển vầ xuất khẩu. Không ngừng phát triển mạng lưới tiêu thụ, tiếp
thị quảng cáo để mang lại hiệu quả cao.
- Phòng tổ chức: Đề xuất phương án giúp Tổng giám đốc cải tiến bộ máy gọn nhẹ hợp
lý, hiệu quả. Xây dựng kế hoạch lao động và quỹ tiền lương, theo dõi các phong trào
thi đua.
- Phòng bảo vệ: Tổ chức công tác bảo vệ sản xuất đảm bảo an ninh cho Công ty 24/24.
- Phòng tài vụ: Hạch toán bằng kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty thông qua việc
tính toán và giám sát việc bảo quản các loại vật tư tiền vốn, tài sản của Công ty. Lập
kế hoạch thu – chi tài chình, sử dụng vốn. Thanh toán lương và các khoản phụ cấp, trợ
cấp. Quản lý qũy tiền mặt, két để tiền đảm bảo an toàn, thường xuyên cân đối kiểm tra
sổ sách và quỹ …
- Phòng hành chính: tổ chức thực hiện công tác văn thư, đánh máy, quản lý chặt chẽ việc
sử dụng con dấu, vật tư văn phòng phẩm. Thực hiện công tác thông tin tuyên truyền,
quản lý hệ thống thông tin…
- Phòng xây dựng cơ bản: dựa theo kế hoạch của Công ty lập phương án thiết kế xây
dựng các công trình xây dựng mới, đầu tư mới về nhà xương, công trình để mở rộng
nâng cấp trong Công ty. Tham mưu cho Tổng giám đốc việc soạn thảo các phương án
thiết kế kỹ thuật, đấu thầu và tổ chức thi công các công trình.
- Phòng gia công: Tổ chức việc phân phối sản phẩm, bán thành phẩm, phụ liệu gia công
cho các đơn vị gia công. Kiểm tra chất lượng sản phẩm hàng gia công tại các đơn vị
đảm bảo chất lượng và thời gian theo tiến độ kế hoạch …
1.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2014-2016
Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam vận hành theo cơ chế thị trường
với sự cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Những khó khăn
trong tìm kiếm thị trường để ấn định việc làm cho cán bộ công nhân viên đang là một thử
thách đối với công ty. Để đáp ứng với tình hình mới, công ty luôn cố gắng tìm kiếm thị
trường, tạo công ăn việc làm cho cán bộ công nhân viên. Kết quả sản xuất kinh doanh của
công ty trong một số năm gần đây được thể hiện qua bảng sau:
13
Bảng 1: Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty Cổ phần Dệt 10-10 năm
2014-2016
Chỉ tiêu Đơn vị 2014 2015 2016
1. Doanh thu XK Tỷ đồng 1243.423 1305.068 1246.414
2. Doanh thu Nội địa Tỷ đồng 945.149 1037.4 976.326
3. Doanh thu gia công Tỷ đồng 64.413 89.132 58.46
4. Tổng doanh thu Tỷ đồng 2252.985 2331.6 2181.2
5. Lợi nhuận Tỷ đồng 112.64 116.58 109.06
6. NNSNN Triệu đồng 680.264 689.560 675.489
7. Tổng số LĐBQ Người 1706 1930 1800
8. TN bình quân đầu
người
Triệu đồng 6.0 6.5 7.0
(nguồn: phòng Tài vụ)
Nhận xét:
Năm 2015 là một năm khá thành công với công ty cổ phần dệt 10/10.Nhìn chung
trong giai đoạn này, hoạt động kinh doanh và sản xuất khá ổn định.
Đến năm 2016, doanh thu hàng xuất khẩu giảm sút do giá cả chưa cạnh tranh, công
nghệ còn kém so với các nước dẫn đầu như Nhật Bản, Thái Lan, Trung Quốc và Ấn
Độ…khiến công ty mất thị phần. Hàng nội địa cũng giảm nghiêm trong do trên thị trường
xuất hiện nhiều hàng giả cạnh tranh, điều này khiến công ty phải giảm giá thành khiến
doanh thu sụt giảm.
Nhìn chung các khoản mục chi phí của Công ty là ổn định và chiếm một tỷ trong
đáng kể. Đặc biệt là yếu tố nguyên vật liệu, công ty còn chưa chủ động được từ các nguồn
hàng trong nước. Đại đa số nguyên vật liệu đều nhập từ nước ngoài, làm tăng giá thành sản
phẩm khiến khó cạnh tranh. Lao động bỏ việc khá nhiều gây mất cân bằng trong sản xuất
14
Có thể thấy doanh thu của công ty tăng đều qua các năm,đó là sự cố gắng của toàn
bộ cán bộ công nhân viên trong việc tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản
phẩm, tạo ra những mẫu thiết kế phù hợp với nhu cầu thị hiếu của khách hàng. Công ty cổ
phần Dệt 10–10 là một doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu
quả,doanh thu và lợi nhuận hàng năm luôn luôn ở mức ổn định và phát triển vững
vàng.Công ty còn là một trong những doanh nghiệp luôn thực hiện tốt nghĩa vụ nộp thuế
vào Ngân sách Nhà nước.
1.2. Một số đặc điểm kinh tế kỹ thuật ảnh hưởng đến công tác quản lý nguyên vật
liệu công ty Cổ Phần Dệt 10-10
1.2.1. Sản phẩm
Ngành nghề kinh doanh chính của công ty là sản xuất kinh doanh các mặt hàng vải
tuyn, màn tuyn, và rèm che cửa với kiểu dáng, kích thước và màu sắc đa dạng, phong phú.
Công ty được biết đến với một thị trường rộng lớn không chỉ từ Bắc vào Nam, mà công
ty còn mở rộng thị trường của mình với các đơn đặt hàng từ Châu Á, Châu Phi và một số
nước Châu Âu. Những thị trường này là những nơi có nhu cầu lớn, ổn định, một điều nữa
là nhu cầu giản đơn (phù hợp với năng lực sản xuất, máy móc thiết bị, tay nghề), các đối
tác thường là những khách hàng lâu năm, có uy tín trên thị trường, nhưng tính chất chủ yếu
của công ty vẫn là gia công theo đơn hàng. Công ty sản xuất và xuất khẩu hàng dựa trên
các hợp đồng gia công xuất khẩu đã được ký kết, do đó công ty thường làm theo mẫu mã,
tuân thủ chất lượng theo tiêu chuẩn mà đối tác đề ra, đồng thời có những đối tác cung cấp
luôn nguyên phụ liệu cho công ty, hoặc có thể chỉ định nơi cung cấp nguyên phụ liệu theo
yêu cầu của đơn hàng. Sản phẩm của công ty rất đa dạng, nhiều mẫu mã, do vậy có nhiều
hạn chế trong việc xây dựng hệ thống định mức đồng bộ cũng như trong việc quản lý và
sử dụng nguyên vật liệu.
1.2.2. Nguồn nhân lực tại công ty Cổ phần Dệt 10-10
Nhân tố con người là một yếu tố quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh đối vói
tất cả những doanh nghiệp tham gia sản xuất, ảnh hưởng tới sự tồn tại và phát triển của
công ty. Việc sử dụng hợp lý nguồn lao động, đảm bảo số lượng và chất lượng lao động
giúp tăng khối lượng sản phẩm, giảm tiêu hao nguyên vật liệu, giảm chi phí sản xuất, từ
đó góp phần làm giảm giá thành sản phẩm bởi đây là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến năng
suất lao động và hiệu quả sử dụng của máy móc thiết bị.
15
Bảng 2: Tình hình lao động của công ty qua các năm 2012-2015
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
Số
lượng %
Số
lượng %
Số
lượng %
Số
lượng %
I. Tổng số LĐ 1203 100 1430 100 1543 100 1750 100
II. Phân theo
chức năng
LĐ gián tiếp 139 11,55 212 14,82 232 15,03 330 18,86
LĐ trực tiếp 1064 88,45 1218 85,18 1311 89,97 1420 81,14
III. Phân theo
trình độ
1. Đại học, trên
đại học và cao
đẳng
39 3,5 71 5,8 102 7,78 139 9,8
2. Trung cấp 219 17,9 264 21,67 298 22,73 405 28,52
3. Công nhân 945 78,6 1095 72,53 1143 69,49 1206 61,68
+ Bậc 1/ 7 78 101 106 88
+ Bậc 2/ 7 85 87 89 96
+ Bậc 3/ 7 182 196 235 297
+ Bậc 4/ 7 382 398 424 448
+ Bậc 5/ 7 97 162 126 122
+ Bậc 6/ 7 72 88 95 93
+ Bậc 7/ 7 49 63 68 62
(nguồn: Phòng Tổ chức)
Trong những năm qua Công ty cũng chú trọng phát triển nguồn nhân lực để có một lực
lượng lao động lớn, chất lượng lao động ngày càng được nâng cao, giúp cho Công ty có
thể chủ động trong quá trình sản xuất. Cụ thể theo số liệu ở bảng trên, dễ dàng nhận thấy,
lực lượng lao động ở công ty có sự thay đổi lớn từ khi thành lập cho đến năm 2015 đã tăng
16
lên 1750 lao động, trong đó tay nghề của người lao động cũng có sự biến chuyển qua các
năm.
1.2.3. Nguyên vật liệu
Công ty CP Dệt 10/10 là một doanh nghiệp nhà nước có quy mô sản xuất lớn, sản
phẩm của công ty nhiều về số lượng, đa dạng về chủng loại như: sợi, sản phẩm dệt kim,
sản phẩm dệt thoi.... do đó vật liệu dùng để sản xuất sản phẩm cũng rất đa dạng về chủng
loại với tính năng lý hoá học cũng hết sức khác nhau. Thực tế đó đặt ra cho công ty những
yêu cầu cấp thiết trong công tác quản lý, hạch toán các quá trình thu mua, vận chuyển, bảo
quản dự trữ và sử dụng vật liệu.
Do nhu cầu kế hoạch sản xuất là rất linh động nên sự biến động của vật liệu là
thường xuyên liên tục. Vì vậy, để quản lý chặt chẽ và có hiệu quả, cần thiết phải tiến hành
phân loại vật liệu. Căn cứ vào vai trò và tác dụng của vật liệu trong sản xuất, vật liệu sử
dụng tại công ty được chia thành các loại sau:
- Vật liệu chính: gồm các loại tơ, chỉ, túi nhãn mác… chủ yếu nhập từ nước ngoài
như tơ PE (Eslon), tơ PE (Sunkyong), bông Nga cấp I,II, bông Úc cấp I, bông Việt Nam.
- Vật liệu phụ: các loại ghim, cúc, mác, chỉ các loại, khuy, chun, phecmơtuya, phấn
may, băng dính, hoá chất, thuốc nhuộm...
- Nhiên liệu : Điện, xăng, dầu công nghiệp...
- Phụ tùng thay thế: Máy may, máy kéo sợi, vòng bi, ốc vít, thoi suốt, dây curoa.
- Văn phòng phẩm: Giấy, mực in, bút bi, máy tính... các đồ dùng phục vụ cho công
tác văn phòng
- Bao bì đóng gói: Bao tải dứa, dây buộc, dây đai, nylon, thùng carton...
- Phế liệu: phế liệu được nhập từ sản xuất là loại hư hỏng, kém phẩm chất không sử
dụng được, bông phế F1, F3, xơ hôi, vón cục sợi tụt lõi, sợi rối các loại, sắt vụn..
17
Bảng 3: Một số nguyên vật liệu công ty đang sử dụng
STT Nguyên vật liệu STT Nguyên vật liệu
1 Sợi Polyeste 76Đ/36 12 Sợi 150D/38F
2 Sợi 100 D/31FY 13 Sợi 68D/24F
3 Sợi 150 D/48FY 14 Sợi PE150D/48F
4 Sợi 50 D/24F 15 Sợi 150D/72/2
5 Sợi màu 75D 16 Sợi 100D/36F
6 Sợi màu xanh 17 Sợi mộc
7 Sợi màu tím than 18 Thuốc tẩm màu các loại
8 Sợi rối màu hồng 19 Thuốc tẩm màu hồng
9 Sợi rối màu đỏ 20 Thuốc tẩm màu đỏ
10 Sợi màu các loại 21 Chỉ khâu các loại
11 Sợi 150D/36F 22 Sợi 75/FY
Nguyên vật liệu là một trong ba yếu tố đầu vào quan trọng trong hoạt động sản xuất
kinh doanh của tất cả các doanh nghiệp sản xuất nói chung và của Công ty nói riêng. Hiện
nay, Công ty đang dùng khoảng trên 20 loại vật liệu. Trên đây là bảng về một số loại
nguyên vật liệu đang sử dụng. Nguyên vật liệu chính của Công ty là sợi Polyeste 76Đ/36
được nhập từ Đài Loan chiếm tỷ trọng cao nhất trong giá thành của thành phẩm.
Hàng năm nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng chi phí.
1.2.4. Các nhà cung ứng
Trong quá trình sản xuất, các doanh nghiệp tất yếu phải có mối quan hệ với các nhà
cung ứng nguyên vật liệu đầu vào. Đặc biệt với việc sản xuất, kinh doanh các loại sản phẩm
khác nhau nên công ty cũng cần nhiều loại nguyên vật liệu khác nhau, vì vậy cần phải có
quan hệ bạn hàng với những nhà cung ứng để đáp ứng được nhu cầu sản xuất của mình.
Do đó, có thể thấy vai trò của nhà cung ứng rất quan trọng và ảnh hưởng lớn đến công tác
mua sắm nguyên vật liệu tại công ty.
Thị trường nguyên vật liệu cho ngành may mặc rất đa dạng với nhiều chủng loại và
nguồn cung cấp nguyên vật liệu vải chủ yếu của công ty đến từ hai nguồn: các doanh nghiệp
18
trong nước và nhập khẩu từ nước ngoài. Các nhà cung ứng phải đảm bảo về chất lượng
nguyên vật liệu-chất lượng các loại nguyên vật liệu phải đạt các loại tiêu chuẩn kỹ thuật trong
hợp đồng kinh tế đã quy định, được kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ, gắt gao bởi các cán bộ đảm
bảo chất lượng theo quy trình kiểm tra, thử nghiệm của hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001-
2000; thời gian cung ứng nguyên vật liệu nhanh chóng, giá cả phương thức thanh toán hợp lý
và đôi khi cả về công tác vận chuyển. Dựa trên những tiêu chí đó, Công ty đã chọn lựa và xây
dựng được mối quan hệ tốt và mua bán lâu dài với các nhà cung ứng cung cấp các nguyên vật
liệu đầu vào chủ yếu của công ty như: Dệt Nam Định, nhà cung cấp vải X28-cục Hậu cần, dệt
Thăng Long, dệt 8/3,…nước ngoài có Hàn Quốc, Mỹ, Trung Quốc ( S4 fashion, OSP,…)
Công ty có các nhà cung ứng đảm bảo những yêu cầu về số lượng, chất lượng, chủng
loại nguyên vật liệu đồng thời đảm bảo cung cấp kịp thời, đúng tiến độ, giúp công tác mua
sắm nguyên vật liệu cho sản xuất thuận lợi hơn. Nhưng bên cạnh đó, công ty cũng không
ngừng nghiên cứu thị trường để tìm kiếm những đối tác mới có thể cung cấp nguyên vật
liệu theo yêu cầu để tránh phụ thuộc quá nhiều vào một vài đối tác, nhằm chủ động hơn
cho nhu cầu sản xuất.
1.3. Thực trạng công tác quản lý và sử dụng nguyên vật liệu của công ty CP Dệt 10-
10
1.3.1. Quản lý cung ứng nguyên vật liệu
Công ty tìm kiếm nhà cung ứng trên tất cả các phương tiện thông tin đại chúng như
internet, tờ rơi, quảng cáo, giới thiệu chào hàng, báo giá, báo chí, giới thiệu của công ty
trong ngành… để có thể tìm ra nhà cung ứng với chi phí hợp lý nhất.
Việc tìm kiếm nhà cung ứng phải đáp ứng một số những yêu cầu sau:
 Nhà cung cấp có chất lượng nguyên vật liệu đảm bảo yêu cầu chất lượng sản phẩm
và quy trình sản xuất sản phẩm.
 Có đủ năng lực đáp ứng nhu cầu về nguyên vật liệu phục vụ sản xuất của công ty.
 Phương thức thanh toán phù hợp với chính sách tài chính của Công ty.
 Ngoài ra còn một số yếu tố nữa như: sự hỗ trợ trong quá trình vận chuyển, thái độ
phục vụ, sự giúp đỡ về thông tin,...
- Lựa chọn nhà cung ứng
Thông qua những thông tin về nhà cung cấp mà cán bộ phòng vật tư thu thập được,
công ty tiến hành đánh giá và lựa chọn nhà cung cấp phù hợp nhất. Chủ yếu dựa trên những
đánh giá về năng lực sản xuất kinh doanh, trình độ công nghệ, chất lượng sản phẩm, quy
19
mô sản xuất, năng lực tài chính, ngoài ra Công ty cũng chú trọng tìm hiểu thị phần, các
khách hàng khác của nhà cung ứng…Trên thực tế, là một doanh nghiệp lâu năm trong
ngành, nên Công ty có nhiều mối quan hệ với những nhà cung ứng truyền thông như:
Công ty HUALON: chuyên cung cấp sợi và bông
Công ty TNHH Hồng Vinh: cung cấp xăng dầu
Công ty Xuân Phát: cung cấp các loại hóa chất phục vụ việc xử lý và nhuộm sợi
Công ty TNHH Tân Long: chuyên cung cấp các thiết bị văn phòng phẩm
Ngoài ra công ty còn nhập khẩu từ một số các nhà cung cấp lớn từ các nước như: Nhật
Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Ấn Độ,… Giao dịch giữa hai bên đã thực hiện nhiều hợp
đồng mua bán ổn định và khá am hiểu về nhau. Do đó, công ty thường hay sử dụng phương
pháp gửi bảng hỏi tới nhà cung ứng để tìm hiểu thông tin về tên hàng hóa cung cấp, số
lượng hàng hóa, đơn giá, năng lực sản xuất, hệ thống quản lý chất lượng đang áp dụng…
Vì là doanh nghiệp vốn nhà nước nên việc lựa chọn nhà cung ứng còn phụ thuộc rát
nhiều vào các yếu tố như chính trị, xã hội,..Vẫn còn xuất hiện tình trạng chọn nhà cung
ứng do mối quen biết bên ngoài chứ chưa phải do chất lượng nguyên vật liệu. Do vậy có
thể thấy, công tác chọn nhà cung ứng còn gặp nhiều bất cập.
1.3.2. Xác định định mức tiêu hao nguyên vật liệu :
- Căn cứ lập kế hoạch nguyên vật liệu
 Kế hoạch sản xuất kinh doanh của năm kế hoạch được Giám đốc công ty phê duyệt.
 Lượng tồn kho thực tế đầu năm kế hoạch.
 Nhu cầu về chủng loại và khả năng của nhà cung cấp.
 Hệ thống định mức kinh tế kỹ thuật đang áp dụng.
- Các quy định về dự trữ nguyên vật liệu, vật tư trong doanh nghiệp
 Mức dự trữ nguyên vật liệu theo quy định hàng năm của công ty.
 Vật tư nhập trong nước được dự trữ cho sản xuất, số lượng tối đa không quá 30
ngày.
 Các trường hợp khác cần xin ý kiến chỉ đạo của Giám đốc công ty.
Dựa vào những căn cứ trên, phòng Nghiệp vụ (thuộc phòng Vật tư) lập kế hoạch sử
dụng nguyên vật liệu theo từng loại nguyên liệu như sợi, hóa chất…trình cho Giám đốc
phê duyệt. Sau đó phòng Vật tư sẽ lập kế hoạch thu mua nguyên vật liệu cho năm kế hoạch
- Phương pháp xác định cầu nguyên vật liệu
Do đặc điểm sản phẩm của công ty là bao gồm nhiều loại sản phẩm, và cần sự phối hợp
của nhiều bộ phận nguyên vật liệu, cách thức hoạt động của mỗi bộ phận cũng khác nhau,
với sản lượng sản phẩm sản xuất được xác định trong kỳ kế hoạch đã được Giám đốc công
ty phê duyệt, định mức nguyên vật liệu được xây dựng và công bố hàng năm dựa trên cơ
sở định mức của năm trước, ngoài ra còn căn cứ vào năng lực công nghệ thiết bị, khả năng
của người lao động trực tiếp sản xuất, trình độ kỹ thuật của công nghệ, quy trình sản xuất
sản phẩm, mức tiêu hao nguyên vật liệu của từng loại sản phẩm, tỷ lệ sản xuất thử…qua
đó xác định định mức mới sao cho tiết kiệm chi phí hơn định mức cũ.
20
Bảng 4 : Định mức nguyên phụ liệu cơ bản trên một sản phẩm màn tuyn
Cỡ
(Dài x Rộng x Cao)
2 x 1,2 x 1,95 2 x 1,6 x 2
I- Tiêu hao sợi 65.77g/ cái 70.677g/ cái
II- Phụ liệu cơ bản
1, Chỉ may
TB = 8,3m/ cái
2, Mác 1 cái/ bộ
3, Tai 1 cái/ bộ
III- Bao bì TB bìa (30x25cm)/ túi (46x30cm)/bộ
(Nguồn: Phòng Kỹ thuật)
Bảng 5 : Tỷ lệ tiêu hao nguyên vật liệu qua các công đoạn
STT Diễn giải Phần trăm hao hụt
1 Công đoạn đảo sợi 0,4%
2 Công đoạn dệt Với sợi chải kỹ: 0,4%
Với sợi chải thường: 0,6%
3 Công đoạn xử lý hoàn tất Màu trắng: 6,5%
Màu nhạt: 7%
Màu trung bình (qua tẩy): 4,5%
Màu xanh: 1%
Màu đậm khác: 2%
(Nguồn: phòng Kỹ thuật)
Ngoài việc dựa vào tài liệu định mức và khả năng sản xuất của công ty, các cán bộ
định mức còn tham khảo định mức của các doanh nghiệp trong ngành, và chủ yếu vẫn được
xây dựng dựa trên kinh nghiệm, trình độ của cán bộ định mức và thực tế sản xuất.
Để xác định được kế hoạch mua nguyên vật liệu cho từng kỳ, cần xác định lượng
nguyên vật liệu tồn kho cuối kỳ, bao gồm nguyên vật liệu đã qua sơ chế, gia công chế biến
và lượng nguyên vật liệu cần dự trữ cuối kỳ.
-Xác định nhu cầu mua
Dựa vào bản kế hoạch thu mua nguyên vật liệu đã được phòng Nghiệp vụ đề ra, và
được Giám đốc phê duyệt, kết hợp với tình hình sản xuất tại doanh nghiệp mà từ đó phòng
Vật tư xác định được nhu cầu mua cuối cùng.
21
Bảng 6: Giá trị một số nguyên vật liệu mua trong và ngoài nước
Đơn vị: VNĐ
Vật tư
Đơn vị
thanh toán Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
1. Sợi các loại VNĐ 51.387.932.120 50.630.883.940 50.214.792.029 47.169.537.751
2. Vải các loại VNĐ 15.915.401.120 14.093.615.531 10.070.944.091 14.070.944.091
3. Chỉ các loại VNĐ 2.302.927.008 2.003.747.934 2.021.356.986 1.785.500.478
4.Hóa chất,
thuốc nhuộm
VNĐ 25.414.694.250 20.989.709.343 12.166.312.388 14.659.388.166
5.Xăng dầu ,
nguyên phụ
liệu khác
VNĐ 3.130.479.295 2.989.280.688 2.876.326.564 2.365.236.598
(Nguồn: phòng Tài chính kế toán)
Qua số liệu bảng trên có thể thấy rằng công tác cung ứng được thực hiện khá đều đặn
và không có sự biến động nhiều qua các năm. Thời gian từ năm 2012 tới năm 2015 do sự
biến động của thị trường giá cả và nhu cầu hàng hóa nên có sự biến động tương đối lớn
hơn các năm khác. Năm 2015 do có lượng hàng dự trữ từ cuối 2014 khá nhiều nên lượng
nguyên vật liệu có giảm song không đáng kể.
2.3.3. Quản lý công tác tổ chức tiếp nhận nguyên vật liệu
- Kiểm tra số lượng hàng hóa
Việc tiếp nhận nguyên vật liệu thuộc trách nhiệm của phòng Vật tư, do cán bộ chuyên
trách thực hiện. Phòng Nghiệp vụ chịu trách nhiệm kiểm tra toàn bộ kiện hàng, nguyên
phụ liệu, khối lượng nhập kho. Với các vật tư thì kiểm tra mã số kí hiệu, tình trạng niêm
phong, bao bì hàng hóa. Phòng quản lý chất lượng chịu trách nhiệm kiểm tra chất lượng
tình trạng ẩm mốc của nguyên phụ liệu, kiểm tra theo đơn đặt hàng và yêu cầu hợp đồng.
- Kiểm tra chất lượng hàng hóa
Với nguyên vật liệu, việc kiểm tra dựa vào nội dung hợp đồng mua bán giữa công ty
và nhà cung cấp, phải có mẫu sợi, mẫu vải kèm theo biên bản mô tả mẫu đã được lãnh đạo
phê duyệt. Nguyên tắc kiểm tra mẫu đại diện, kết quả dùng để đánh giá toàn bộ lô hàng
kiểm tra, hàng nhập kho chỉ được thanh toán tiền khi có phiếu xác nhận nguyên phụ liệu
đạt tiêu chuẩn chất lượng.
22
Quy trình kiểm tra như sau: Công ty tiến hành kiểm tra chất lượng các lô hàng theo
nguyên tắc lấy mẫu, nếu đạt yêu cầu chất lượng thì tiến hành lập phiếu nhập kho, nếu có
nghi ngờ về chất lượng thì yêu cầu lấy mẫu kiểm tra gấp đôi. Nếu nhà cung cấp không
đồng ý với kết quả kiểm tra thì hai bên thống nhất chọn cơ quan giám định để lấy kết quả
cưới cùng. Nguyên vật liệu nhập về sẽ được kiểm tra và ghi chép lại đầy đủ thông tin, sau
đó được bố trí theo các vị trí quy định, đảm bảo dễ tìm, dễ lấy, dễ kiểm tra và tuân thủ các
quy tắc xuất nhập hàng của công ty.
Nhập kho nguyên vật liệu được tiến hành theo các bước sau:
 Tiếp nhận chứng từ: từ người mua nguyên vật liệu về, thủ kho có trách nhiệm nhận
hàng và ký vào hóa đơn mua hàng, ghi chép lại các thông tin về các loại nguyên vật liệu
vào sổ sách liên quan.
 Chuẩn bi mặt bằng: sắp xếp không gian nhập nguyên vật liệu vào.
 Bố trí sơ đồ kho bãi, phân loại nguyên vật liệu hợp lý theo tính chất của từng loại
và phải thuận lợi cho quá trình vận chuyển.
 Nguyên vật liệu phải đặt trên các giá, kệ tùy thuộc vào từng loại vải khác ,tùy từng
loại mà sắp xếp phù hợp và để lưu giữ, bảo quản tốt nhất.
 Các lô phải có lối đi thuận lợi cho quá trình vận chuyển.
 Chuẩn bị phương tiện: là chuẩn bị các phương tiện để vận chuyển nguyên vật liệu.
Dựa vào các số liệu ghi trên phiếu để phân loại nguyên vật liệu và lựa chọn phương
tiện vận chuyển cho phù hợp.
- Kiểm kê nguyên vật liệu: thực hiện kiểm tra dựa trên những tiêu chuẩn đã được quy
định về các loại nguyên vật liệu, dựa theo số lượng nhập, tiêu chuẩn theo hợp đồng đã được
ký.
 Kiểm tra chủng loại, số lượng, nhãn hiệu của nguyên vật liệu.
 Nếu sản phẩm đáp ứng đúng những thông số bao bì và theo hợp đồng thì dán tem
kiểm tra vào những sản phẩm đạt tiêu chuẩn. Sau đó kiểm tra sơ đồ, bố trí, vận chuyển vào
khu vực đã chuẩn bị để tránh nhầm lẫn, sai sót xảy ra.
 Đối với những sản phẩm không đáp ứng tiêu chuẩn của hợp đồng và các thông số
ghi trên bao bì cần phải báo cáo sửa đổi và xử lý theo quy trình kiểm soát sản phẩm không
phù hợp.
- Cập nhật số liệu báo cáo:
 Vào thẻ kho
 Vào sổ kiểm tra
 Nguyên vật liệu phù hợp sẽ được ghi trong phiếu nhập kho.
23
Mẫu chứng từ số 1
HOÁ ĐƠN (GTGT) Mẫu số 01GTKT3/001
Liên 2: Giao khách hàng Số 0000013
Ngày 28 tháng 4 năng 2016
Đơn vị bán hàng: Công Ty Cổ Phần Tiến Đạt
Mã số thuế: 0101430697
Địa chỉ: Thôn Triều Khúc, xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, TP Hà Nội
Số tài khoản:
SĐT: 04.38542036
Họ tên người mua hàng:
Đơn vị: Công ty CP Dệt 10/10
Mã số thuế: 0100100590
Địa chỉ : 9/253 Minh Khai- Q. hai Bà Trưng- Hà Nội
Hình thức thanh toán: Séc ; Số tài khoản:
STT Tên hàng hoá dịch
vụ
Đơn vị
tính
Số lượng Đơn giá Thành tiền
1 2 3 4 5 6 = 4x5
Chỉ 40/2-
5000m/cuộn trắng
Cuộn 15.000 17.800 267.000.000
Cộng tiền hàng 267.000.000
Thuế suất GTGT: 10% Tiền thuế GTGT: 26.700.000
Tổng tiền thanh toán: 293.700.000
Số tiền viết bằng chữ: Hai trăm chín ba triệu bảy trăm nghìn đồng./
Người mua hàng
(Ký, ghi rõ họ tên)
Người bán hàng
(Ký, ghi rõ họ tên)
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, ghi rõ họ tên)
24
BIÊN BẢN KIỂM NGHIỆM VẬT TƯ Mẫu số 05-VT
Ngày 29 tháng 4 năm 2016
Đơn vị: Công ty CP Dệt 10/10
Căn cứ vào hoá đơn số 0000013 ngày 25/4/2016 của Công ty Tiến Đạt
Thành phần kiểm nghiệm gồm:
1. Nguyễn Thị Dung, Phòng KHTT - Trưởng ban
2. Ông Trần Văn Tiến , Phòng KTCL - Uỷ viên
3. Ông Nguyễn Huy Khôi, Thủ kho - Uỷ viên
Danh
điểm
vật tư
Tên nhãn hiệu
vật tư
Đơn vị
tính
Phương
thức kiểm
nghiệm
Số lượng
theo
chứng từ
Kết quả kiểm nghiệm
Số lượng
thực tế
kiẻm
nghiệm
Số lượng
đúng quy
cách
Số
lượng
không
đúng quy
cách
1 2 3 4 5 6 7 8
1 Chỉ 42/2
5000m /c trắng
Cuộn Cuộn 15.000 15.0000 15.0000 0
Kết luận của ban kiểm nghiệm: Đạt tiêu chuẩn nhập kho
Uỷ viên
(Đã ký)
Uỷ viên
(Đã ký)
Trưởng ban
(Đã ký)
25
1.3.4. Tổ chức quản lý kho
1.3.4.1. Kế hoạch bảo quản, dự trữ nguyên vật liệu
Việc sắp xếp hợp lý vật tư trong kho có ý nghĩa rất quan trọng bởi vì nó sẽ tạo điều kiện
thuận lợi để quản lý tốt và sử dụng có hiệu quả diện tích kho, muốn vậy phải đảm bảo các
yêu cầu như sử dụng hợp lý diện tích, không gian và vị trí các khu vực trong kho, sắp xếp
hợp lý vật tư theo phương châm 4 dễ “dễ tìm, dễ thấy, dễ lấy, dễ kiểm tra” tạo điều kiện
thuận lợi cho việc bảo quản xuất nhập vật tư.
Nguyên vật liệu sau khi mua và tiếp nhận sẽ được chuyển về các kho của công ty, do
phòng Vật tư trực tiếp bảo quản và quản lý. Do đặc điểm nguyên vật liệu của Công ty chủ
yếu là sợi dễ hút ẩm và dễ mục, nên được bảo quản bằng cách bọc trong giấy, so với cách
bọc trong tải truyền thống thì phương pháp này bay hơi chậm hơn, giúp bảo quản được lâu
hơn.
Ngoài ra Công ty còn có những quy định về kệ xếp vải và quy trình thời gian đảo hàng,
vệ sinh kho hàng. Đối với những loại kệ được thiết kế kiểu cũ, có chân đế cao 40cm so với
mặt đất, Công ty đã cải tiến bổ sung thêm một số kệ với chân đế cao 80cm, nhằm tránh
trường hợp rủi ro bất khả kháng (ngập lụt, cháy nổ,…). Dựa vào tình hình mối mọt mà
Công ty có biện pháp khử trùng phù hợp, công tác vệ sinh kho được thực hiện thường
xuyên, có phân công rõ ràng tới từng bộ phận, việc đảo hàng được thực hiện tùy thuộc vào
tính chất từng nguyên vật liệu.
Như vậy, nhìn chung Công ty cũng đã xây dựng và thực hiện hệ thống nội quy, quy chế
về quản lý nguyên vật liệu khá chặt chẽ và chu đáo. Nguyên vật liệu sau khi nhập kho được
sắp xếp bảo quản đúng quy định, chia lô theo từng chủng loại, cán bộ kho có hệ thống sổ
sách theo dõi chi tiết rõ ràng theo từng lô nguyên vật liệu đúng như quy định đề ra.
1.3.4.2. Quản lý kho
Công tác thống kê, kiểm kê theo dõi nguyên vật liệu được diễn ra thường xuyên liên
tục trong công ty. Phòng Vật tư là phòng chịu trách nhiệm quản lý nguyên vật liệu, không
chỉ lo mua nguyên vật liệu và cấp phát đủ số lượng cho các phân xưởng, mà còn phải có
trách nhiệm thường xuyên kiểm tra việc tiêu dùng nguyên vật liệu trong toàn Công ty. Cán
bộ phòng Vật tư sẽ kiểm tra tình hình sử dụng nguyên vật liệu dựa trên cơ sở các tài liệu
hạn mức cấp phát, số liệu hạch toán xuất kho của Công ty cho các phân xưởng sử dụng và
báo cáo của phân xưởng về tình hình sử dụng.
Hàng tháng, các thủ kho tiến hành thống kê lượng nguyên vật liệu nhập, xuất, tồn kho
cuối kỳ để phòng Vật tư làm căn cứ xác định lượng mua các loại nguyên vật liệu cho kỳ
tiếp theo. Việc kiểm kê định kỳ tháng được tiến hành 1 tháng/ lần, định kỳ năm tiến hành
6 tháng/lần. Công ty tiến hành kiểm kê dưới sự tham gia của nhân viên các phòng để xác
định lượng nguyên vật liệu tồn kho mỗi năm, lượng nguyên vật liệu thừa thiếu để có các
phương pháp bù trừ thích hợp. Phòng Quản lý chất lượng chịu trách nhiệm xác định chất
26
lượng nguyên vật liệu lưu kho, độ ẩm nguyên vật liệu. Phòng Tài chính kế toán và Vật tư
chịu trách nhiệm thực hiện việc kiểm soát và kiểm tra số lượng.
Nguyên vật liệu của công ty chủ yếu là sợi, mỗi một loại sợi lại có đặc tính khác nhau,
do đó yêu cầu phải có hàng tồn kho là một trong những yêu cầu cấp thiết để sản xuất kinh
doanh diễn ra bình thường trong điều kiện khó khăn về thu mua.
-Thu hồi phế liệu, phế phẩm
Bất cứ hoạt động sản xuất nào, dù có chặt chẽ, khoa học, hiện đại đến mấy thì cũng có
phế liệu, phế phẩm. Ban lãnh đạo Công ty rất quan tâm đến việc thu hồi và sử dụng lại phế
liệu phế phẩm, do đặc thù mặt hàng cũng như hình thức sản xuất không cho phép tỷ lệ phế
phẩm lớn, ngoài ra nó cũng ảnh hưởng không nhỏ đến giá thành và chất lượng sản phẩm.
Phế liệu thu hồi của Công ty chủ yếu là những sản phẩm, vật liệu bị loại ra từ quá trình
tiêu dùng hoặc sản xuất, nhưng giá trị sử dụng cũng không ít, thường là màn vụn, chỉ sợi,
bao tải, giấy,…Tất cả được thu hồi để tái sử dụng vào những việc hữu ích khác hoặc bán
ra ngoài. Với đơn đặt hàng hàng năm rất lớn nên số phế liệu được thu hồi này chiếm một
phần chi phí không nhỏ, nhưng công ty cũng đã biết cách tận dụng để tiết kiệm chi phí cho
Công ty.
Bảng 6: Một số nguyên vật liệu tồn kho các năm 2013-2015
Đơn vị tính: VNĐ
Vật tư Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
1, Sợi các loại 6.798.669.288 7.055.418.874 9.169.537.751
2, Chỉ các loại 301.747.934 235.231.752 280.500.478
3, Hóa chất – thuốc nhuộm 2.989.709.943 4.069.115.708 4.166.312.388
4, Phụ tùng máy 774.989.115 597.439.669 652.325.897
5, Xăng dầu, nhiên liệu khác 589.280.688 303.711.192 707.395.470
6, Phụ liệu, bao bì 496.056.324 453.885.341 524.176.107
7, Tạp phẩm 25.668.220 27.714.082 30.526.458
8, Vật tư xây dựng cơ bản 746.750 896.750 934.125.236
9, Vật tư khác 687.667 1.811.032 1.056.897
10, Vật tư thường xuyên 4.717.890.631 2.784.344.824 2.365.468
Tổng 16.695.446.560 15.529.569.224 16.468.322.150
(Nguồn: phòng Tài chính kế toán)
27
Mẫu số 1: Phiếu Nhập Kho
Đơn vị: Cty CP Dệt 10/10 Mẫu số: 01- VT
Bộ Phận: P. Vật tư Theo QĐ số: 15/2006/ QĐ- BTC
Ngày 20 tháng 3 năm 2006
Của Bộ trưởng BTC
Số: 10
PHIẾU NHẬP KHO
Ngày 29 tháng 4 năm 2016
Họ, tên người giao: Công Ty Cổ Phần Tiến Đạt
Theo hóa đơn: 0013 ngày 25 tháng 4 năm 2016 của: Chú Phúc
Nhập vào kho: Nguyên Vật Liệu
Tên nhãn hiệu quy
cách vật tư hàng
hóa
Mã số Số lượng nhập kho Đơn giá Thành tiền
Theo
chứng từ
Thực nhập
Chỉ 40/2-5000m/c
trắng
Thuế 10%
Cuộn 15.000 17.800 267.000.000
26.700.000
Cộng 293.700.000
Số tiền viết bằng chữ: Hai trăm chín ba triệu bảy trăm nghìn đồng./
Số chứng từ gốc kèm theo: 01 Hóa đơn.
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Người lập biểu Người giao hàng Thủ kho Phòng cung ứng vật tư
28
Mẫu số 05:
Công Ty Cổ Phần Dệt 10/10 Mẫu số: 03XKNB
Địa chỉ: 9/253 Minh Khai HN Ký hiệu: TT/11P
Số: 0014849
PHIẾU XUẤT KHO KHO KIÊM VẬN CHUYỂN NỘI BỘ
Liên 1: Lưu Nợ TK: 621
(Ngày 29 tháng 4 năm 2016) Có TK: 1521
Căn cứ lệnh điều động số: ……ngày…… tháng…… năm …..
Của: Phòng cung ứng vật tư
Họ tên người vận chuyển: PX May 2
Lý do xuất: Cấp chỉ phục vụ đơn hàng
Xuất tại kho: Nguyên Vật Liệu
STT
Tên nhãn hiệu quy cách
phẩm chất vật tư
ĐV
tính
Số lượng
Đơn giá Thành tiền
Yêu
cầu
Thực xuất
1 Chỉ trắng 210 Cuộn 437 437
2 Chỉ xanh 1932 Cuộn 62 62
3
Tổng cộng
Người lập
(Ký, họ tên)
Phụ trách bộ phận
(Ký, họ tên)
Người vận chuyển
(Ký, họ tên)
Thủ kho xuất
(Ký, họ tên)
29
1.3.5. Tổ chức cấp phát nguyên vật liệu
Công ty sử dụng hình thức cấp phát theo định mức, thủ kho có trách nhiệm cấp phát
nguyên vật liệu theo đúng số lượng, chủng loại, chất lượng đã ghi theo hóa đơn xuất kho.
Đồng thời, cán bộ quản lý kho lập sổ sách theo dõi tình hình xuất kho cho các phân xưởng.
Trong trường hợp đã sử dụng hết nguyên vật liệu mà chưa hoàn thành nhiệm vụ sản xuất
thì cán bộ phân xưởng làm báo hạn mức nguyên vật liệu bổ sung, yêu cầu cấp thêm nguyên
vật liệu. Phải có lệnh của Giám dốc thì kho mới cấp bổ sung để bộ phận sản xuất hoàn
thành nhiệm vụ sản xuất, còn nếu thừa nguyên vật liệu mà không ảnh hưởng gì đến sản
phẩm thì được coi như đã có thành tích tiết kiệm vật tư và được hưởng theo % tiết kiệm
vật tư ấy. Như vậy có thể thấy công tác cấp phát nguyên vật liệu vật tư phục vụ cho quá
trình sản xuất tại công ty diễn ra một cách kịp thời, chính xác, tạo điều kiện cho các bộ
phận sản xuất hoạt động theo đúng tiến độ, đồng thời nâng cao hiệu quả sản xuất kinh
doanh của công ty.
Khi có nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu các phân xưởng làm phiếu lĩnh vật tư đưa
lên Phòng kế hoạch, phòng này sẽ chuyển phiếu lĩnh vật tư đó lên ban giám đốc kí duyệt
và đưa xuống phòng kỹ thuật. Phòng kỹ thuật dựa vào kế hoạch sản xuất đã giao cho phân
xưởng, dựa vào định mức tiêu hao đã được xây dựng từ trước tính ra số nguyên vật liệu
cần dùng.
Sơ đồ 2 :Chu trình quản lý quá trình xuất kho NVL tại Công ty
Phòng kỹ thuật
Công việc
Phiếu lĩnh vật tư
Phân xưởng
Bộ phận thực hiện
Tính ra số NVL cần
xuất
Phòng kế hoạch
Ở kho
Lập phiếu xuất kho
Xuất kho NVL
30
Mẫu:
Phiếu lĩnh vật tư
Kính gửi :- Ban lãnh đạo Công ty
-Các phòng ban
Theo yêu cầu của việc sản xuất tháng 03/2017 của phân xưởng I. Đề nghị ban lãnh đạo,
các phòng ban của Công ty cho phân xưởng được lĩnh các vật tư để phục vụ sản xuất
hoàn thành đứng thời hạn.
STT Tên vật tư ĐVT Số lượng
1 Chỉ trắng 210 Cuộn 426
2 Chỉ 42/2 5000m /c trắng Cuộn 560
3 Chỉ 40/2-5000m/c xanh Cuộn 1000
4 Chỉ 40/2-5000m/c trắng Cuộn 1000
Hà Nội, ngày 03 tháng 03 năm 2017
Người lập
(ký, họ tên)
Phòng kế hoạch
(ký, họ tên)
Phòng kỹ thuật
(ký, họ tên)
Thủ kho
(ký, họ tên)
1.3.6. Thanh quyết toán nguyên vật liệu
Việc theo dõi tình hình sử dụng, số lượng tiêu thụ cũng như còn lại được bảo quản
của từng loại nguyên vật liệu của công ty là rất quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến
việc cung cấp nguyên vật liệu cho quá trình sản xuất đáp ứng các đơn hàng của công ty.
Điều đó được thực hiện thông qua công tác thanh quyết toán từng loại nguyên vật liệu. Vì
vậy công tác thanh quyết toán nguyên vật liệu là một công tác cực kỳ quan trọng, giúp xác
định nguyên vật liệu nào còn thừa, thiếu trong kỳ, thừa thiếu bao nhiêu và lượng sử dụng
tương ứng trong kỳ.
31
Thanh quyết toán nguyên vật liệu là sự kết hợp giữa phòng kế toán và cán bộ kho
nguyên vật liệu để theo dõi chặt chẽ tình hình nhập-xuất-tồn nguyên vật liệu cả về số lượng,
chất lượng, chủng loại và giá trị. Thủ kho và các nhân viên trong kho phải theo dõi tình
hình các loại nguyên vật liệu, nắm vững ở bất kỳ thời điểm nào trong kho về số lượng, chất
lượng, chủng loại của từng loại nguyên vật liệu để sẵn sàng cấp phát kịp thời cho các phân
xưởng.
Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ nhập-xuất và phát sinh, thủ kho sẽ tiến hành
sắp xếp, phân loại từng loại nguyên vật liệu để ghi vào thẻ kho theo chi tiết về số lượng.
Đến cuối ngày, thủ kho tính số tồn kho của từng loại nguyên vật liệu để ghi vào thẻ kho.
Bên cạnh đó, phòng kế toán cũng có sổ theo dõi kho (tương tự với sổ thủ kho) để phản ánh
tình hình nhập-xuất-tồn kho của từng loại nguyên vật liệu. Sổ kho nhằm quản lý chặt chẽ
mối quan hệ giữa tiền-hàng luôn trùng khớp cả về số lượng và giá trị. Nhân viên kế toán
sẽ xuống kho kiểm tra việc ghi chép, xác nhận số hàng còn tồn và thu nhận các chứng từ
nhập-xuất vật tư theo định kỳ từ 3 đến 5 ngày, đối chiếu số tồn trên thẻ kho với số dư trên
sổ số dư tại phòng kế toán.
Đến cuối tháng, kế toán tiến hành in bảng kê số dư các loại vật liệu trong kho và đối
chiếu với thủ kho về mặt số lượng. Từ đó sẽ lập báo cáo tình hình nhập-xuất-tồn kho
nguyên vật liệu sau khi đã đối chiếu với thống kê phân xưởng và để báo cáo về phòng kế
hoạch mức độ sử dụng từng loại nguyên vật liệu trong tháng và trong quý của công ty.
Sau đây là thẻ kho và sổ chi tiết vật tư trong kiểm soát vật liệu chính từ đó giúp
công ty xác định được số lượng sử dụng trong kỳ, tồn kho còn lại để có kế hoạch mua sắm
đảm bảo kế hoạch sản xuất. Đối với các nguyên vật liệu khác, công ty tiến hành làm tương
tự, từ đó làm cơ sở giúp công ty quản lý, kiểm soát nguyên vật liệu đầu vào của mình cũng
như quá trình sản xuất.
32
Mẫu số 06:
Đơn vị: CT CP Dệt 10/10
THẺ KHO MS:02
Ngày lập 30/04/2016
Tên, nhãn hiệu,quy cách vật tư: Chỉ Trắng 210
Đơn vị tính: Cuộn
STT
Chứng từ
Diễn giải
Ngày
nhập,
xuất
Số lượng Ký nhận
của KT
Số hiệu NT Nhập Xuất Tồn
Tồn đầu kỳ 5,000
1 10 25/4 Nhập chỉ trắng 210 về kho 29/4 15,000 20,000
2 11 28/04 Nhập chỉ trắng 210 về kho 129/4 7,500 27,500
4 14848 29/4
Xuất nguyên vật liệu cho
sản xuất
29/4 30 27,470
5 148949 29/4
Xuất nguyên vật liệu cho
sản xuất
29/4 437 27,033
Cộng 22,500 467 27,033
 Sổ sách theo dõi NVL tại Công ty
Công ty đã nghiên cứu và lựa chọn hình thức ghi sổ kế toán là hình thức kế
toán Nhật ký chung- được ban hành theo Quyết định 114TC/CĐKT ngày 01/11/1995
của BTC. Ngoài ra công ty còn kết hợp với phần mềm kế toán để trợ giúp cho công
việc kế toán được thực hiện một cách chính xác và nhanh chóng.
Theo hình thức này, hàng kỳ, căn cứ vào chứng từ gốc hợp lệ, số liệu được
nhập vào máy tính, sau đó máy tính sẽ tự động định khoản vào sổ Nhật ký chung, sổ
chi tiết và sổ cái TK. Cuối mỗi tháng, mỗi quý, kế toán tiến hành in số liệu sau khi đã
33
được máy tính tổng hợp dưới dạng các loại sổ, có chữ kí và dấu xác nhận của Tổng
giám đốc, giám đốc, kế toán trưởng và người lập phiếu.Sau đố được phân loại theo
từng loại sổ sách cho từng loại NVL, sắp xếp theo từng tháng, quý, lưu trữ bảo quản
tại nơi quy định, làm cơ sở để kiểm tra, đối chiếu với thực tế.
Mẫu số 07:
SỔ CHI TIẾT VẬT TƯ
Tháng 04 năm 2011
Tài khoản :152. tên kho : Nguyên vật liệu
Tên, quy cách NVL: Chỉ trắng 210
Chứng từ Diễn giải
TK đối
ứng
Đơn
giá
Nhập Xuất Tồn
SH NT SL TT SL TT SL
10 25/4
Nhập chỉ trắng 210 về
kho
112 17,800 15,000 267 triệu 15,000 267
11 28/4
Nhập chỉ trắng 210 về
kho
331 17,800 7,500
133,5
triệu
22,500 400
148
48
29/4
Xuất nguyên vật liệu
cho sản xuất
621 17,800 30
534,00
0
42,470 399
148
49
29/4
Xuất nguyên vật liệu
cho sản xuất
621 17,800 437
7,778,6
00
42,033 392
Cộng 22,500
400,500,0
00
467
8,312,6
00
42,033 748
34
Mẫu số 10:
Đơn vị: Công ty CP Dệt 10/10
NHẬT KÝ CHUNG
Tháng 04 năm 2011
Đơn vị: đồng
NT
GS
Chứng từ
Diễn giải
TKđối ứng Số phát sinh
Ghi
chú
NT SH Nợ Có Nợ Có
29/4 25/4 10 Nhập kho NVL
VAT 10%
Trả bằng tiền
mặt
152
133
111
267,000,000
26,700,000
293,700,000
29/4 28/4 11 Nhập NVL
VAT 10%
Phải trả người
bán
152
133
331
274,500,000
27,450,000
301,950,000
29/04 29/04 14848 Xuất NVL dùng
sản xuất
621
152 534,000
534,000
29/04 22/04 226 Nhập NVL
VAT 10%
Trả bằng tiền
mặt
152
133
111
35,553,231
3,555,323
39,108,554
29/4 29/4 14849 Xuất NVL dùng
cho sx
621
152
1,165,600
1,165,600
…………….. ……….. ………..
Cộng 636,458,154 636,458,154
35
Căn cứ vào Nhật Ký Chung, Kế toán sẽ tổng hợp , mở sổ nhật ký đặc biệt và từ đó
ghi vào sổ cái. Trong tháng 4 năm 2016 công ty cổ phần Dệt 10/10 lập sổ cái về nguyên
vật liệu như sau:
Mẫu số 11:
Đơn vị: Công Ty CP Dệt 10/10
9/253 Minh Khai- Hà Nội
SỔ CÁI
TK 152: Nguyên vật liệu Tháng 4 năm 2016
Chứng từ Diễn giải TK
đối
ứng
Số phát sinh Số dư
SH NT Nợ Có
Dư đầu kỳ 210,290,000
0013 25/4 Nhập NVL 111 267,000,000
0014 28/4 Nhập NVL 331 133,500,000
141,000,000
14848 29/4 Xuất NVL dùng
cho sx
621 534,000
00230 22/4 Nhập NVL 111 35,553,231
14849 29/4 Xuất NVL cho
sản xuất
621 8,944,200
…… ……….. ………… …………. ……….
Cộng PS 577,053,231 9,478,200
Số dư cuối kỳ 777,865,031
Người lập Kế toán trưởng
36
1.4. Đánh giá
1.4.1. Thành tựu đạt được
Công ty Cổ phần Dệt 10/10 là một trong những công ty lớn của ngành dệt may nước
nhà, với thị phần chủ yếu xuất khẩu sang thị trường Châu Phi, Tây Âu, Bắc Âu,…, và để
có được kết quả đó phải kể đến sự đóng góp không nhỏ của công tác quản trị nguyên vật
liệu. Nhìn chung công tác quản lý nguyên vật liệu tại Công ty khá nề nếp, tuân thủ đúng
quy định và nguyên tắc chung được đề ra. Các phòng ban của công ty cũng phối hợp với
nhau khá chặt chẽ, đảm bảo được việc hạch toán, quản lý đều đặn, kịp thời, phù hợp với
điều kiện sản xuất kinh doanh của Công ty, đáp ứng yêu cầu quản lý của cấp trên.
-Về công tác xác định cầu nguyên vật liệu: Công ty đã xây dựng được kế hoạch cung
ứng cụ thể cho từng đơn vị phân xưởng sản xuất, đảm bảo cho quá trình diễn ra liên tục và
hiệu quả. Ngoài ra, Công ty cũng luôn chú trọng tới công tác nghiên cứu, cải tiến công
nghệ nhằm giảm định mức tiêu hao nguyên vật liệu, tăng lợi nhuận.
-Về công tác mua sắm nguyên vật liệu: Công ty đã thu được một số kết quả nhất định
như xây dựng kế hoạch mua sắm nguyên vật liệu cho các phân xưởng kịp thời, đầy đủ số
lượng chủng loại, đảm bảo về chất lượng, giảm hao hụt, mất mát. Công ty cũng đã luôn
chú trọng xây dựng củng cố mối quan hệ với các nhà cung ứng cũ, đảm bảo cho quá trình
thực hiện hợp đồng được liên tục và đạt hiệu quả cao.
-Về hệ thống kho tàng: Quá trình tiếp nhận và cấp phát nguyên vật liệu diễn ra đúng
quy trình. Công ty cũng chú trọng xây dựng và cải thiện hệ thống kho tàng nhà xưởng
nhằm hạn chế tối đa hao hụt, mất mát nguyên vật liệu, có phương tiện phòng chống cháy
nổ.
-Về công tác vận chuyển, cấp phát nguyên vật liệu: Công ty cũng đã cố gắng chủ động
trong hoạt động vận chuyển cả trong và ngoài. Công tác cấp phát nguyên vật liệu theo hạn
mức tiêu dùng đã giúp cho cán bộ quản lý kho nắm rõ hơn tình hình sử dụng nguyên vật
liệu tại các phân xưởng, theo dõi sát sao tình hình biến động nguyên vật liệu, tạo sự chủ
động cho bộ phận cấp phát cũng như bộ phận sử dụng nguyên vật liệu, tránh được tình
trạng thiếu hụt. Hệ thống định mức nguyên vật liệu được xây dựng khá chặt chẽ, tránh
được tình trạng hao hụt, tỷ lệ sai hỏng luôn ở mức thấp, giảm được chi phí sửa chữa.
1.4.2. Một số hạn chế
Bên cạnh những mặt tích cực đã đạt được, còn tồn tại một số mặt hạn chế mà công
ty cần khắc phục như:
37
- Lượng nguyên vật liệu nhập về đa phần là dựa trên tập hợp các đơn hàng, lượng
nguyên vật liệu dự trữ dựa trên sự dự đoán theo kinh nghiệm cho nên tình trạng nguyên
vật liệu tồn kho vẫn khá nhiều. Việc lưu kho nhiều sẽ giảm số lần đặt hàng, tiết kiệm được
chi phí kinh doanh đặt hàng, loại trừ được yếu tố tăng giá nhưng lại làm tăng chi phí bảo
quản nguyên vật liệu cũng như nếu dự trữ dài sẽ làm hư hỏng nguyên vật liệu và không
đáp ứng được yêu cầu sản xuất.
- Những nguyên vật liệu cần phải nhập từ nước ngoài thì doanh nghiệp lại không
chủ động được mà lại phụ thuộc vào sự biến động của thị trường khu vực, không chủ động
về thời gian, từ đó gây ảnh hưởng đến cung ứng vật tư dẫn đến tình trạng thừa thiếu nguyên
vật liệu cho sản xuất.
- Việc kiểm tra nguyên vật liệu nhập kho tiến hành còn sơ sài, chưa thực sự đi sâu
để kiểm soát tốt hơn chất lượng nguyên vật liệu đầu vào. Việc nguyên vật liệu chưa được
kiểm soát chặt chẽ về chất lượng có thể ảnh hưởng đến chất lượng các đơn hàng của công
ty, gây ảnh hưởng đến thương hiệu của công ty.
- Việc thống kê nguyên vật liệu thông qua thẻ kho được thực hiện trong thời gian
dài và đa phần là được thống kê vào cuối tháng, do vậy chưa phản ánh kịp thời về tình hình
sử dụng nguyên vật liệu
- Nguyên vật liệu của công ty khá đa dạng về chủng loại, mẫu mã nên gặp khó khăn
trong việc xác định định mức nguyên vật liệu cho từng loại vật tư.
- Việc lập kế hoạch cung ứng và tổ chức các hoạt động cung ứng đôi khi chưa đồng
bộ, kịp thời dẫn đến ảnh hưởng đến quá trình sản xuất.
1.4.3. Nguyên nhân của hạn chế
Trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh, công ty khó có thể tránh khỏi những
sai sót hạn chế và việc tìm ra những nguyên nhân của các hạn chế đó để có biện pháp khắc
phục là việc rất quan trọng.
Những hạn chế đó xuất phát từ các nguyên nhân chính sau:
- Khâu kiểm tra nguyên vật liệu từ các nhà cung ứng vẫn chưa được thực hiện thật
sự nghiêm túc từ các nhân viên trong công ty. Việc kiểm tra chỉ dựa vào những thông số
về số lượng, định tính mà không chú trọng đến chất lượng nguyên vật liệu. Từ đó dẫn đến
tình trạng vẫn để nguyên vật liệu chưa đủ tiêu chuẩn, phẩm cách nhập kho.
- Phương pháp và cách thức xây dựng định mức sử dụng nguyên vật liệu còn nhiều
bất cập và chưa xác thực, gây ảnh hưởng đến công tác lập kế hoạch mua sắm.
- Khâu cung ứng nguyên vật liệu nhập khẩu từ nước ngoài về đôi khi còn nhiều
chậm trễ do khâu bố trí nhân sự ở phòng kinh doanh-xuất nhập khẩu còn chưa tương xứng
với quy mô công việc.
- Trang thiết bị kỹ thuật dùng để bảo quản dù đã được chú trọng đầu tư xong đã dần
xuống cấp dẫn đến ảnh hưởng đến công tác bảo quản nguyên vật liệu.
38
- Sắp xếp, bố trí kho tàng bảo quản nguyên vật liệu còn chưa thực sự khoa học, dẫn
đến tăng thời gian cung ứng nguyên vật liệu, mất nhiều thời gian trong khâu xuất, nhập
kho
- Chưa tận dụng tối ưu được kho thành phẩm gây lãng phí không gian và chi phí.
Nhiều sản phẩm sản xuất ra không cần qua kho mà đã xuất thằng cho khách hàng.
- Người lao động trực tiếp là lao động phổ thông, chưa nhận thức rõ ràng về tiêu
chuẩn chất lượng ISO mà vẫn chỉ làm theo kinh nghiệm. Mặt khác, việc phổ biến kiến thức
về ISO chỉ được triển khai ở cấp quản lý nên người lao động chưa hiểu rõ được mức quan
trọng.
- Thị trường nguyên vật liệu ngành may mặc những năm gần đây luôn biên động,
làm chi phí nguyên vật liệu tăng cao ảnh hưởng đến doanh thu của công ty. Bên cạnh đó,
việc chi phí không ổn định gây khó khăn hơn cho công tác lập kế hoạch, tính toán xác định
lượng nguyên vật liệu cần nhập tối ưu cũng như lượng dự trữ phù hợp cho công tác sản
xuất. Sự biến động thất thường này cũng làm giảm lượng hợp đồng của công ty do giới
hạn về nguồn vốn lưu động.
- Công tác tổ chức cung ứng đôi khi gặp phải nhiều khó khăn khi mua nguyên vật
liệu từ nước ngoài do thủ tục rườm rà.
- Do quá phụ thuộc vào một số nhà cung ứng nước ngoài nên quá trình thương
lượng, định giá khi đặt hàng từ nước ngoài còn gặp nhiều khó khăn, thường chịu sức ép từ
giá của nhà cung ứng làm tăng giá thành chi phí nguyên vật liệu.
39
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ
NGUYÊN VẬT LIỆU

More Related Content

Similar to Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nguyên vật liệu tại công ty Dệt 10-10.docx

Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty Vận Tải Thanh Phong
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty Vận Tải Thanh PhongNâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty Vận Tải Thanh Phong
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty Vận Tải Thanh PhongDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty TNHH Mô Hình Việt - Gửi miễn phí ...
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty TNHH Mô Hình Việt - Gửi miễn phí ...Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty TNHH Mô Hình Việt - Gửi miễn phí ...
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty TNHH Mô Hình Việt - Gửi miễn phí ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Kế Toán Nguyên Vật Liệu Tại Công Ty Cổ Phần Cao Su Trường Phát 2022
Kế Toán Nguyên Vật Liệu Tại Công Ty Cổ Phần Cao Su Trường Phát 2022Kế Toán Nguyên Vật Liệu Tại Công Ty Cổ Phần Cao Su Trường Phát 2022
Kế Toán Nguyên Vật Liệu Tại Công Ty Cổ Phần Cao Su Trường Phát 2022Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
104511 vu viet hang
104511 vu viet hang104511 vu viet hang
104511 vu viet hangLan Nguyễn
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại công ty ...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại công ty ...Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại công ty ...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại công ty ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động công ty than, , RẤT HAY
Đề tài nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động công ty than, , RẤT HAYĐề tài nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động công ty than, , RẤT HAY
Đề tài nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động công ty than, , RẤT HAYDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của công ty trách nhiệm hũu hạn hoa việt
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của công ty trách nhiệm hũu hạn hoa việtNâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của công ty trách nhiệm hũu hạn hoa việt
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của công ty trách nhiệm hũu hạn hoa việthttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn tại công ty công nghệ Bình Minh, RẤT HAY,2018
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn tại công ty công nghệ Bình Minh, RẤT HAY,2018Đề tài hiệu quả sử dụng vốn tại công ty công nghệ Bình Minh, RẤT HAY,2018
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn tại công ty công nghệ Bình Minh, RẤT HAY,2018Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Kế toán nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ trong doanh nghiệp tại Công ty Cổ p...
Kế toán nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ trong doanh nghiệp tại Công ty Cổ p...Kế toán nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ trong doanh nghiệp tại Công ty Cổ p...
Kế toán nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ trong doanh nghiệp tại Công ty Cổ p...luanvantrust
 
Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ
Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu - công cụ dụng cụBáo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ
Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu - công cụ dụng cụNguyen Minh Chung Neu
 
Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty tnhh sản xuất cơ điện...
Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty tnhh sản xuất cơ điện...Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty tnhh sản xuất cơ điện...
Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty tnhh sản xuất cơ điện...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty tnhh sản xuất cơ điện...
Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty tnhh sản xuất cơ điện...Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty tnhh sản xuất cơ điện...
Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty tnhh sản xuất cơ điện...https://www.facebook.com/garmentspace
 

Similar to Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nguyên vật liệu tại công ty Dệt 10-10.docx (20)

Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty Vận Tải Thanh Phong
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty Vận Tải Thanh PhongNâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty Vận Tải Thanh Phong
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty Vận Tải Thanh Phong
 
Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu hóa chất và thiết bị ...
Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu hóa chất và thiết bị ...Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu hóa chất và thiết bị ...
Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu hóa chất và thiết bị ...
 
Khoá Luận Kế Toán Nguyên Vật Liệu Tại Công Ty
Khoá Luận Kế Toán Nguyên Vật Liệu Tại Công TyKhoá Luận Kế Toán Nguyên Vật Liệu Tại Công Ty
Khoá Luận Kế Toán Nguyên Vật Liệu Tại Công Ty
 
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty TNHH Mô Hình Việt - Gửi miễn phí ...
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty TNHH Mô Hình Việt - Gửi miễn phí ...Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty TNHH Mô Hình Việt - Gửi miễn phí ...
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty TNHH Mô Hình Việt - Gửi miễn phí ...
 
Kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ trong doanh nghiệp tại công ty cổ ph...
Kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ trong doanh nghiệp tại công ty cổ ph...Kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ trong doanh nghiệp tại công ty cổ ph...
Kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ trong doanh nghiệp tại công ty cổ ph...
 
Kế Toán Nguyên Vật Liệu Tại Công Ty Cổ Phần Cao Su Trường Phát 2022
Kế Toán Nguyên Vật Liệu Tại Công Ty Cổ Phần Cao Su Trường Phát 2022Kế Toán Nguyên Vật Liệu Tại Công Ty Cổ Phần Cao Su Trường Phát 2022
Kế Toán Nguyên Vật Liệu Tại Công Ty Cổ Phần Cao Su Trường Phát 2022
 
104511 vu viet hang
104511 vu viet hang104511 vu viet hang
104511 vu viet hang
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại công ty ...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại công ty ...Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại công ty ...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại công ty ...
 
Đề tài nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động công ty than, , RẤT HAY
Đề tài nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động công ty than, , RẤT HAYĐề tài nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động công ty than, , RẤT HAY
Đề tài nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động công ty than, , RẤT HAY
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của công ty trách nhiệm hũu hạn hoa việt
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của công ty trách nhiệm hũu hạn hoa việtNâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của công ty trách nhiệm hũu hạn hoa việt
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của công ty trách nhiệm hũu hạn hoa việt
 
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn tại công ty công nghệ Bình Minh, RẤT HAY,2018
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn tại công ty công nghệ Bình Minh, RẤT HAY,2018Đề tài hiệu quả sử dụng vốn tại công ty công nghệ Bình Minh, RẤT HAY,2018
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn tại công ty công nghệ Bình Minh, RẤT HAY,2018
 
Kế toán nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ trong doanh nghiệp tại Công ty Cổ p...
Kế toán nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ trong doanh nghiệp tại Công ty Cổ p...Kế toán nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ trong doanh nghiệp tại Công ty Cổ p...
Kế toán nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ trong doanh nghiệp tại Công ty Cổ p...
 
Đề tài: Kế toán nguyên liệu vật liệu tại Công ty Dịch vụ nhà ở, 9đ
Đề tài: Kế toán nguyên liệu vật liệu tại Công ty Dịch vụ nhà ở, 9đĐề tài: Kế toán nguyên liệu vật liệu tại Công ty Dịch vụ nhà ở, 9đ
Đề tài: Kế toán nguyên liệu vật liệu tại Công ty Dịch vụ nhà ở, 9đ
 
Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành, Thông tư 200, 9 ĐIỂM, HAY!
Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành, Thông tư 200, 9 ĐIỂM, HAY!Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành, Thông tư 200, 9 ĐIỂM, HAY!
Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành, Thông tư 200, 9 ĐIỂM, HAY!
 
Tải miễn phí ngay: Chuyên đề kế toán nguyên vật liệu hay điểm cao
Tải miễn phí ngay: Chuyên đề kế toán nguyên vật liệu hay điểm caoTải miễn phí ngay: Chuyên đề kế toán nguyên vật liệu hay điểm cao
Tải miễn phí ngay: Chuyên đề kế toán nguyên vật liệu hay điểm cao
 
Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ
Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu - công cụ dụng cụBáo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ
Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ
 
Hoàn Thiện Hạch Toán Kế Toán Nguyên Vật Liệu Tại Công Ty Tnhh Trung Hạnh.doc
Hoàn Thiện Hạch Toán Kế Toán Nguyên Vật Liệu Tại Công Ty Tnhh Trung Hạnh.docHoàn Thiện Hạch Toán Kế Toán Nguyên Vật Liệu Tại Công Ty Tnhh Trung Hạnh.doc
Hoàn Thiện Hạch Toán Kế Toán Nguyên Vật Liệu Tại Công Ty Tnhh Trung Hạnh.doc
 
Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty tnhh sản xuất cơ điện...
Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty tnhh sản xuất cơ điện...Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty tnhh sản xuất cơ điện...
Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty tnhh sản xuất cơ điện...
 
Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty tnhh sản xuất cơ điện...
Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty tnhh sản xuất cơ điện...Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty tnhh sản xuất cơ điện...
Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty tnhh sản xuất cơ điện...
 
Khoá Luận Kế Toán Nguyên Vật Liệu Tại Công Ty Sản Xuất
Khoá Luận Kế Toán Nguyên Vật Liệu Tại Công Ty Sản XuấtKhoá Luận Kế Toán Nguyên Vật Liệu Tại Công Ty Sản Xuất
Khoá Luận Kế Toán Nguyên Vật Liệu Tại Công Ty Sản Xuất
 

More from Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 📢📢📢 Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149

More from Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 📢📢📢 Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 (20)

Nâng cao chất lượng phục vụ của bộ phận lễ tân tại khách sạn bưu điện Vũng Tà...
Nâng cao chất lượng phục vụ của bộ phận lễ tân tại khách sạn bưu điện Vũng Tà...Nâng cao chất lượng phục vụ của bộ phận lễ tân tại khách sạn bưu điện Vũng Tà...
Nâng cao chất lượng phục vụ của bộ phận lễ tân tại khách sạn bưu điện Vũng Tà...
 
Báo cáo thực tập khoa dược tại Bệnh viện đa khoa huyện Thường Xuân.doc
Báo cáo thực tập khoa dược tại Bệnh viện đa khoa huyện Thường Xuân.docBáo cáo thực tập khoa dược tại Bệnh viện đa khoa huyện Thường Xuân.doc
Báo cáo thực tập khoa dược tại Bệnh viện đa khoa huyện Thường Xuân.doc
 
Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty minh hòa thành.docx
Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty minh hòa thành.docxNâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty minh hòa thành.docx
Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty minh hòa thành.docx
 
Báo cáo thực tập ngành Quản trị kinh doanh tại Công ty Thiên Long Hoàn Cầu.docx
Báo cáo thực tập ngành Quản trị kinh doanh tại Công ty Thiên Long Hoàn Cầu.docxBáo cáo thực tập ngành Quản trị kinh doanh tại Công ty Thiên Long Hoàn Cầu.docx
Báo cáo thực tập ngành Quản trị kinh doanh tại Công ty Thiên Long Hoàn Cầu.docx
 
Thực trạng thu Bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn Quận 12 giai đoạn 2010 –...
Thực trạng thu Bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn Quận 12 giai đoạn 2010 –...Thực trạng thu Bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn Quận 12 giai đoạn 2010 –...
Thực trạng thu Bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn Quận 12 giai đoạn 2010 –...
 
Hoạt động bảo lãnh xuất khẩu tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam.docx
Hoạt động bảo lãnh xuất khẩu tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam.docxHoạt động bảo lãnh xuất khẩu tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam.docx
Hoạt động bảo lãnh xuất khẩu tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam.docx
 
Pháp luật việt nam về thủ tục giải quyết tranh chấp tiêu dùng - Thực trạng và...
Pháp luật việt nam về thủ tục giải quyết tranh chấp tiêu dùng - Thực trạng và...Pháp luật việt nam về thủ tục giải quyết tranh chấp tiêu dùng - Thực trạng và...
Pháp luật việt nam về thủ tục giải quyết tranh chấp tiêu dùng - Thực trạng và...
 
Báo cáo thực tập Chiến lược kinh doanh của công ty TNHH T-M.doc
Báo cáo thực tập Chiến lược kinh doanh của công ty TNHH T-M.docBáo cáo thực tập Chiến lược kinh doanh của công ty TNHH T-M.doc
Báo cáo thực tập Chiến lược kinh doanh của công ty TNHH T-M.doc
 
Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa tại UBND huyện Thanh Oai.doc
Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa tại UBND huyện Thanh Oai.docCải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa tại UBND huyện Thanh Oai.doc
Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa tại UBND huyện Thanh Oai.doc
 
Thực trạng và đề xuất cách thức giải quyết, góp phần hoàn thiện pháp luật về ...
Thực trạng và đề xuất cách thức giải quyết, góp phần hoàn thiện pháp luật về ...Thực trạng và đề xuất cách thức giải quyết, góp phần hoàn thiện pháp luật về ...
Thực trạng và đề xuất cách thức giải quyết, góp phần hoàn thiện pháp luật về ...
 
Nâng cao chất lượng phục vụ tại nhà hàng của khách sạn BAMBOO GREEN CENTRAL.doc
Nâng cao chất lượng phục vụ tại nhà hàng của khách sạn BAMBOO GREEN CENTRAL.docNâng cao chất lượng phục vụ tại nhà hàng của khách sạn BAMBOO GREEN CENTRAL.doc
Nâng cao chất lượng phục vụ tại nhà hàng của khách sạn BAMBOO GREEN CENTRAL.doc
 
Ảnh hưởng của phương pháp thuyết trình đối với việc học của sinh viên đại học...
Ảnh hưởng của phương pháp thuyết trình đối với việc học của sinh viên đại học...Ảnh hưởng của phương pháp thuyết trình đối với việc học của sinh viên đại học...
Ảnh hưởng của phương pháp thuyết trình đối với việc học của sinh viên đại học...
 
Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty dược và thiết bị y tế exim...
Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty dược và thiết bị y tế exim...Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty dược và thiết bị y tế exim...
Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty dược và thiết bị y tế exim...
 
Hoàn thiện tổ chức kế toán tài sản cố định tại công ty vận tải Hoàng Long..doc
Hoàn thiện tổ chức kế toán tài sản cố định tại công ty vận tải Hoàng Long..docHoàn thiện tổ chức kế toán tài sản cố định tại công ty vận tải Hoàng Long..doc
Hoàn thiện tổ chức kế toán tài sản cố định tại công ty vận tải Hoàng Long..doc
 
Báo cáo thực tập khoa kinh tế và quản lý Đại học Bách Khoa Hà Nội.docx
Báo cáo thực tập khoa kinh tế và quản lý Đại học Bách Khoa Hà Nội.docxBáo cáo thực tập khoa kinh tế và quản lý Đại học Bách Khoa Hà Nội.docx
Báo cáo thực tập khoa kinh tế và quản lý Đại học Bách Khoa Hà Nội.docx
 
Phân tích hoạt động kinh doanh tại công ty delta international.docx
Phân tích hoạt động kinh doanh tại công ty delta international.docxPhân tích hoạt động kinh doanh tại công ty delta international.docx
Phân tích hoạt động kinh doanh tại công ty delta international.docx
 
Công tác văn thư, quản trị văn phòng và công tác lưu trữ của Học viện.doc
Công tác văn thư, quản trị văn phòng và công tác lưu trữ của Học viện.docCông tác văn thư, quản trị văn phòng và công tác lưu trữ của Học viện.doc
Công tác văn thư, quản trị văn phòng và công tác lưu trữ của Học viện.doc
 
Báo cáo thực tập khoa kinh tế trường Đại học Nha Trang.docx
Báo cáo thực tập khoa kinh tế trường Đại học Nha Trang.docxBáo cáo thực tập khoa kinh tế trường Đại học Nha Trang.docx
Báo cáo thực tập khoa kinh tế trường Đại học Nha Trang.docx
 
Một số giải pháp marketing xuất khẩu cho mặt hàng thép của công ty Phú Lê Huy...
Một số giải pháp marketing xuất khẩu cho mặt hàng thép của công ty Phú Lê Huy...Một số giải pháp marketing xuất khẩu cho mặt hàng thép của công ty Phú Lê Huy...
Một số giải pháp marketing xuất khẩu cho mặt hàng thép của công ty Phú Lê Huy...
 
Báo cáo thực tập khoa quản trị kinh doanh trường đại học kinh tế - luật.docx
Báo cáo thực tập khoa quản trị kinh doanh trường đại học kinh tế - luật.docxBáo cáo thực tập khoa quản trị kinh doanh trường đại học kinh tế - luật.docx
Báo cáo thực tập khoa quản trị kinh doanh trường đại học kinh tế - luật.docx
 

Recently uploaded

Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 

Recently uploaded (20)

Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 

Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nguyên vật liệu tại công ty Dệt 10-10.docx

  • 1. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHƯƠNG ĐÔNG KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH ------o0o------ CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH ĐỀ TÀI : HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT 10/10 HÀ NỘI Giáo viên hướng dẫn :TS.NGUYỄN TRỌNG ĐẶNG Sinh viên thực hiện :NGUYỄN THỤC ANH Mã số :514401004
  • 2. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHƯƠNG ĐÔNG KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH ------o0o------ CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH ĐỀ TÀI : HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT 10/10 Giáo viên hướng dẫn :TS.NGUYỄN TRỌNG ĐẶNG Sinh viên thực hiện :NGUYỄN THỤC ANH Mã số :514401004 HÀ NỘI
  • 3. Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.........................................................................................5 LỜI CẢM ƠN.....................................................................................................................6 LỜI MỞ ĐẦU.....................................................................................................................7 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGUYÊN VẬT LIỆU..................................................................ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED. 1.1. Khái quát về nguyên vật liệu ..............................Error! Bookmark not defined. 1.1.1. Khái niệm.....................................................Error! Bookmark not defined. 1.1.2. Đặc điểm ,vai trò .........................................Error! Bookmark not defined. 1.1.3. Phân loại......................................................Error! Bookmark not defined. 1.1.4. Đánh giá.......................................................Error! Bookmark not defined. 1.2. Quản lý nguyên vật liệu.......................................Error! Bookmark not defined. 1.2.1. Khái niệm quản lý........................................Error! Bookmark not defined. 1.2.2. Chức năng của quản lý ................................Error! Bookmark not defined. 1.2.3. Quản lý nguyên vật liệu trong sản xuất.......Error! Bookmark not defined. 1.3. Nội dung cơ bản của công tác quản lý nguyên vật liệu trong doanh nghiệp Error! Bookmark not defined. 1.3.1. Quản lý cung ứng nguyên vật liệu ...............Error! Bookmark not defined. 1.3.2. Xác định định mức tiêu hao nguyên vật liệuError! Bookmark not defined. 1.3.3. Quản lý công tác tổ chức tiếp nhận nguyên vật liệuError! Bookmark not defined. 1.3.4. Tổ chức quản lý kho.....................................Error! Bookmark not defined. 1.3.5. Thanh quyết toán nguyên vật liệu................Error! Bookmark not defined. 1.3.6. Tổ chức cấp phát nguyên vật liệu ................Error! Bookmark not defined. 1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nguyên vật liệu trong doanh nghiệpError! Bookmark not defined. 1.4.1. Số lượng nhà cung cấp trên thị trường........Error! Bookmark not defined. 1.5. Sự cần thiết của công tác quản lý nguyên vật liệuError! Bookmark not defined. PHẦN 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CP DỆT 10-10 ..............................................................................................................8 2.1. Tổng quan về công ty.........................................................................................8 2.1.1. Quá trình hình thành phát triển...................................................................8
  • 4. Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 2.1.2. Cơ cấu tổ chức.............................................................................................9 2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2014-2016 ................................12 2.2. Một số đặc điểm kinh tế kỹ thuật ảnh hưởng đến công tác quản lý nguyên vật liệu công ty Cổ Phần Dệt 10-10 ............................................................................14 2.2.1. Sản phẩm....................................................................................................14 2.2.2. Nguồn nhân lực tại công ty Cổ phần Dệt 10-10........................................14 2.2.3. Nguyên vật liệu ..........................................................................................16 2.2.4. Các nhà cung ứng......................................................................................17 2.3. Thực trạng công tác quản lý và sử dụng nguyên vật liệu của công ty CP Dệt 10-10 18 2.3.1. Quản lý cung ứng nguyên vật liệu .............................................................18 2.3.2. Xác định định mức tiêu hao nguyên vật liệu : ...........................................19 2.3.4. Tổ chức quản lý kho...................................................................................25 2.3.5. Tổ chức cấp phát nguyên vật liệu ..............................................................29 2.3.6. Thanh quyết toán nguyên vật liệu..............................................................30 2.4. Đánh giá ............................................................................................................36 2.4.1. Thành tựu đạt được....................................................................................36 2.4.2. Một số hạn chế...........................................................................................36 2.4.3. Nguyên nhân của hạn chế..........................................................................37 CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGUYÊN VẬT LIỆU......................................................................................................39 3.1. Phương hướng,mục tiêu,nhiệm vụ ..........................Error! Bookmark not defined. 3.2. Một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản nguyên vật liệu...........Error! Bookmark not defined. 3.2.1 Hoàn thiện công tác dự báo nhu cầu nguyên .....Error! Bookmark not defined. KẾT LUẬN.......................................................ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED. TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.
  • 5. 5 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BCTC Báo cáo tài chính BQ Bình quân BTC Bộ tài chính CP Cổ phần CBCNV Cán bộ công nhân viên DN Doanh nghiệp ĐVSP Đơn vị sản phẩm GCCB Gia công chế biến HĐQT Hội đồng quản trị LĐ Lao động NVL Nguyên vật liệu NNSNN Nộp ngân sách nhà nước TN Thu nhập XNK Xuất nhập khẩu PX Phân xưởng
  • 6. 6 LỜI CẢM ƠN Qua thời gian thực tập tại Công ty Cổ Phần Dệt 10-10, em đã được tiếp xúc với thực tiễn, học hỏi được kinh nghiệm, kỹ năng nghề, áp dụng những kiến thức đã học vào thực tế công việc. Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của quý Công ty, đã giúp em hoàn thành khóa thực tập này, cùng toàn thể các cô chú, anh chị trong phòng Tổ chức hành chính đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình tìm hiểu và thu thập tài liệu. Bên cạnh đó, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy giáo Nguyễn Trọng Đặng cùng các thầy cô giảng viên trong khoa Quản trị kinh doanh trường Đại học Dân Lập Phương Đông đã trang bị cho em những kiến thức, kinh nghiệm cơ bản cần có để em hoàn thành khóa thực tập này. Tuy nhiên, do thời gian thực tập còn hạn chế và do mới tiếp xúc với công việc thực tế nên không thể tránh được những thiếu sót khi tìm hiểu, đánh giá và trình bày về Công ty. Rất mong nhận được sự bỏ qua của quý Công ty, sự quan tâm, đóng góp ý kiến của quý thầy cô để bài báo cáo của em được hoàn chỉnh và tốt hơn. Em xin chân thành cảm ơn. Sinh viên thực tập NGUYỄN THỤC ANH
  • 7. 7 LỜI MỞ ĐẦU Trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới thì cạnh tranh luôn là yếu tố quan trọng, đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn tỉnh táo để tháo gỡ khó khăn, chủ động trong quá trình sản xuất kinh doanh để đảm bảo có lãi. Người tiêu dùng luôn có xu hướng thích dùng các sản phẩm có chất lượng cao, giá cả thấp. Nhận thức được điều đó các doanh nghiệp cần có những biện pháp sản xuất sản phẩm có chất lượng, đồng thời giá cả phải chăng, tạo ra sự khác biệt, thu hút chú ý của khách hàng để tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp mình. Một trong những biện pháp để hạ giá thành sản phẩm đó là tiết kiệm các yếu tố đầu vào như nguyên vật liệu, nhân công, chi phí khác… Chính vì vậy quản lý NVL, cũng như quản lý chi phí nói chung là nội dung không thể thiếu trong bất kỳ doanh nghiệp sản xuất nào. Đối với các doanh nghiệp này, khoản mục chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng khá lớn trong toàn bộ chi phí sản xuất của doanh nghiệp. Vì vậy việc hoàn thiện công tác quản lí và sử sụng hợp lý nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ của công ty là một tất yếu. Nhất là trong thời đại chuyển đổi kinh tế này, đòi hỏi phải nhanh chóng kiện toàn để cung cấp kịp thời đồng bộ những vật liệu cần thiết cho sản xuất, kiểm tra, giám sát việc chấp hành theo quy định và ngăn ngừa hiện tượng hao hụt, mất mát, lãng phí vật liệu. Trong cơ chế thị trường, môi trường cạnh tranh ngày càng quyết liệt, để tồn tại và phát triển thì hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý nguyên vật liệu là điều kiện tiên quyết, không thể thiếu trong hoạt động quản trị của các doanh nghiệp sản xuất nói chung và đối với Công ty Cổ phần Dệt 10/10 nói riêng. Vì vậy, em đã lựa chọn đề tài “Hoàn thiện công tác quản lý nguyên vật liệu tại công ty CP 10-10”. Kết cấu của chuyên đề tốt nghiệp ngoài lời mở đầu và kết luận gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận chung về công tác quản lý nguyên vật liệu Chương 2 : Thực trạng công tác quản lý nguyên vật liệu tại công ty CP Dệt 10- 10 Chương 3 :Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nguyên vật liệu tại công ty CP Dệt 10-10
  • 8. 8 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CP DỆT 10-10 1.1. Tổng quan về công ty 1.1.1. Quá trình hình thành phát triển Xí nghiệp dệt 10/10 (nay là Công ty Cổ phần dệt 10/10) trực thuộc Sở Công Nghiệp Hà Nội, được chính thức thành lập theo Quyết định số 262/CN ngày 25 tháng 12 năm 1973 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội. Kế hoạch sản xuất của xí nghiệp được Nhà nước giao. Trong quá trình phát triển, quy mô sản xuất của Công ty ngày càng được mở rộng, đồng thời chất lượng sản phẩm không ngừng được nâng cao và dần chiếm được long tin của đông đảo khách hàng trong cũng như ngoài nước. Quá trình hình thành phát triển của Công ty có thể chia thành bốn giai đoạn như sau: - Giai đoạn từ năm 1973 đến tháng 6/1975: Đầu năm 1973, Sở Công Nghiệp giao cho một nhóm cán bộ công nhân viên gồm 14 người thành lập nên Ban nghiên cứu Dệt KOKETT sản xuất thử vải Valyde, vải Tuyn trên cơ sở dây chuyền máy móc thiết bị của Cộng Hòa Dân Chủ Đức. Sau một thời gian chế thử, ngày 1/9/1974 Xí nghiệp đã chế tạo thành công vải Valyde bằng sợi Visco và cho xuất xưởng. Cuối năm 1974, Sở Công Nghiệp Hà Nội đề nghị Thành phố Hà Nội đầu tư thêm cơ sở vật chất, thiết bị máy móc, kỹ thuật công nghệ, lao động kèm theo Quyết định số 2580/QĐ- QB ngày 10/10/1974 - lấy ngày giải phóng thủ đô đặt tên cho Xí nghiệp. Xí nghiệp dệt 10/10 ra đời. Lúc đầu Xí nghiệp có tổng diện tích mặt bằng là 580m2, đặt tại 2 địa điểm đó là số 6 Ngô Văn Sở với diện tích là 195m2 và tại Trần Quý Cáp là 355m2. - Giai đoạn từ tháng 7/1975 đến hết năm 1982 Đây là giai đoạn Xí nghiệp sản xuất kinh doanh theo kế hoạc của Nhà Nước. Tháng 7 năm 1975, Xí nghiệp nhận các chỉ tiêu pháp lệnh do Nhà Nước cấp, Xí nghiệp luôn luôn phấn đấu và hoành thành tốt kế hoạch đã được giao. Đến đầu năm 1976 thì vài Tuyn được đưa vào sản xuất đại trà, đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong quá trình phát triển của Xí nghiệp. - Giai đoạn từ năm 1983 đến hết Quý I năm 2000 Trong những năm 80, nền kinh tế của đất nước gặp nhiều khó khăn và có nhiều biến động lớn. Hoạt động kinh doanh của Xí nghiệp có thay đổi đáng kể cho phù hợp với cơ chế mới. Xí nghiệp phải tự tìm đầu vào (nguyên vật liệu) và đầu ra (thị trường tiêu thụ) để tồn tại và phát triển. Bằng vốn tự có và đi vay mà chủ yến là đi vay của Nhà Nước, Xí nghiệp chủ động mở rộng thị trường tiêu thụ, thay đổi máy móc thiết bị cũ kỹ, lạc hậu, mở rộng mặt bằng sản
  • 9. 9 xuất. Xí nghiệp được cấp thêm 10.000m2 đất ở 253 Minh Khai để đặt các bộ phận sản xuất chính. Còn địa chỉ số 6 Ngô Văn Sở làm nơi đặt văn phòng chính và một số bộ phận sản xuất . Tháng 10/1992 Xí nghiệp Dệt 10/10 được Sở Công nghiệp đồng ý cho chuyển đổi thành Công ty Dệt 10/10 với số Vốn kinh doanh là 4.201.760.000VNĐ trong đó Vốn Ngân sách Nhà nước là 2.775.540.000 VNĐ và ngồn vốn bổ sung là 1.329.180.000 VNĐ. Từ ngày thành lập, nhiều năm liền Công ty được các tổ chức trao tặng huy chương vàng tại hội trợ triển lãm thành tựu kỹ thuật và được cấp dấu chất lượng từ năm 1985 đến nay. Đến năm 1995, Công ty được trao tặng 10 huy chương vàng và 6 huy chương bạc. Bên cạnh đó Công ty còn được UBND Thành phố Hà Nội trao tặng nhiều bằng khen: Năm 1981: Tặng huy chương lao động hạng 3 Năm 1982: Tặng huy chương lao động hạng 2 Năm 1983: Tặng huy chương lao động hạng 1 - Giai đoạn từ tháng 1/2000 đến nay: Đây là giai đoạn Công ty được chọn là một trong những đơn vị đầu trong kế hoạch cổ phần hóa của Nhà Nước. Theo Quyết định số 57784/QĐ-UB ngày 19/12/1999 của UBND TP Hà Nội về việc chuyển đổi Công ty Dệt 10/10 thành Công Ty Cổ phần Dệt 10/10 Giai đoạn này Công ty đã tiếp tục khẳng định vị trí, uy tín của mình trên thương trường, đặc biệt nhấn mạnh vào công tác xuất khẩu và coi đâu là mũi nhọn của mình nhưng không hề xem nhẹ thị trường trong nước. Trong những năm trước khi cổ phần hóa, Nhà nước chỉ đạo từ việc tìm thị trường trong đầu vào, sản xuất, đến đầu ra của sản phẩm. Doanh nghiệp không tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh, không phát huy được hết khả năng của mình, chỉ sản xuất theo kế hoạch mà Nhà nước đã giao. Sau khi cổ phần hóa, Doanh nghiệp tự mình lo toàn bộ các khâu, năng động trong hoạt động sản xuất kinh doanh, áp dụng khoa học công nghệ và sản xuất… không ngừng nâng cao tay nghề và trình độ của cán bộ công nhân, lợi nhuận của công ty không ngừng tăng lên. Cơ cấu thị trường chuyển dịch từ chủ yếu là thị trường nội địa nay chuyển sang xuất khẩu là chủ đạo. 1.1.2. Cơ cấu tổ chức Tổ chức của công ty CP Dệt 10/10 thống nhất từ trên xuống dưới, mọi hoạt động được chỉ đạo thống nhất từ cơ quan giám đốc tới khối phòng ban điều hành và xuống các nhà máy. Thông tin được quản lý và kiểm tra chặt chẽ, việc xử lý thông tin cũng nhanh chóng và thuận tiện đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
  • 10. 10 (Nguồn :Phòng tổ chức) Sơ đồ 1: Sơ đồ Bộ máy quản lý của công ty - Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội cổ đông. - Tổng giám đốc: Do HĐQT bổ nhiệm, là người đại diện pháp nhân của Công ty có nhiệm vụ: lập chính sách chất lượng, cung cấp nguồn lực để duy trì hệ thống chất Đại hội cổ đông Hội đồng quản trị Tổng Giám đốc Công ty Ban kiểm soát Phó Tổng Giám đốc kinh tế Phó Tổng Giám đốc Kỹ thuật –Chất lượng Phòng HC Phòng KT-CĐ Phòng ĐBCL Phòng Vật tư Phòng TC Phòng KHSX Phòng Tài vụ Phòng TTDP Phòng Gia công Phòng Bảo vệ Phòng XDCB Bộ phận XNK PX Dệt 1 PX Dệt 2 PX V.S PX Cắt PX May 1 PX May 2 Phó Tổng Giám đốc Sản xuất Phòng KT-CN VPDD HCM Bộ phận Điều độ PX Đ.kiệnn
  • 11. 11 lượng, kiểm soát hệ thống chất lượng, chủ trì các cuộc họp xem xét của lãnh đạo về chất lượng, phân công trách nhiệm cho các đơn vị công tác… - Phó Tổng giám đốc sản xuất: Do HĐQT bổ nhiệm, là người phụ trách sản xuất, có trách nhiệm tham mưu cho Tổng giám đốc về các vấn đề sản xuất, chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc và pháp luật các nhiệm vụ được giao. - Phó Tổng giám đốc kinh doanh: Do HĐQT bổ nhiệm, là người phụ trách hoạt động kinh doanh của Công ty có trách nhiệm giúp Tổng giám đốc điều hành các hoạt động thuộc lĩnh vực kinh doanh của Công ty và chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc và pháp luật về các nhiệm vụ được giao. - Phó Tổng giám đốc kỹ thuật – chất lượng: Do HĐQT bổ nhiệm là người phụ trách về chuyên môn kỹ thuật, chất lượng trong sản xuất của Công ty. Có trách nhiệm tham mưu cho Tổng giám đốc về các vấn đề chuyên môn kỹ thuật, chất lượng, chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc và pháp luật về các nhiệm vụ được giao. - Phòng kế hoạch sản xuất (KH-SX): Căn cứ theo kế hoạch sản xuất, tiêu thụ và điều hành sản xuất thực tế của Công ty, phòng kế hoạch sản xuất lập kế hoạch và phân bổ kế hoạch cho các đơn vị sản xuất.Tổ chức thực hiện chức năng xuất – nhập khẩu trực tiếp. - Phòng kỹ thuật công nghệ(KT-CN): Xây dựng quy trình công nghệ sản xuất vận hành máy văng sấy, nhuộm và quy trình công nghệ cho khâu tẩm màn. Tổ chức kiểm tra lấy mẫu và đánh giá chất lượng các lô hàng nhuộm. Tổ chức việc theo dõi sản xuất của các đơn vị gia công vải trên máy văng sấy và nhuộm của các đơn vị… - Phòng Kỹ thuật- Cơ điện (KT-CĐ): Nghiên cứu xây dựng kế hoạch sửa chữa, trung tiểu tu thiết bị máy móc trên toàn dây chuyền đảm bảo để thiết bị hoạt động ổn định phục vụ kịp thời các yêu cầu sản xuất… - Phòng đảm bảo chất lượng: Tổ chức kiểm tra chất lượng sản phẩm của các công đoạn sản xuất trong toàn dây chuyền tiêu chuẩn chất lượng của Công ty quy định. Kiểm tra chặt chẽ các loại vật tư nguyên liệu đưa vào sản xuất… - Phòng cung ứng vật tư: Tổ chức việc phân phối sản phẩm, bán thành phẩm, cung ứng vật tư nguyên liệu kịp thời, đảm bảo chất lượng, số lượng và chủng loại. Khai thác và tìm kiếm các nhà cung cấp.
  • 12. 12 - Phòng tiêu thụ sản phẩm: Kiểm tra các đơn hàng xuất khẩu, ký hợp đồng vận chuyển và thực hiện vận chuyển vầ xuất khẩu. Không ngừng phát triển mạng lưới tiêu thụ, tiếp thị quảng cáo để mang lại hiệu quả cao. - Phòng tổ chức: Đề xuất phương án giúp Tổng giám đốc cải tiến bộ máy gọn nhẹ hợp lý, hiệu quả. Xây dựng kế hoạch lao động và quỹ tiền lương, theo dõi các phong trào thi đua. - Phòng bảo vệ: Tổ chức công tác bảo vệ sản xuất đảm bảo an ninh cho Công ty 24/24. - Phòng tài vụ: Hạch toán bằng kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty thông qua việc tính toán và giám sát việc bảo quản các loại vật tư tiền vốn, tài sản của Công ty. Lập kế hoạch thu – chi tài chình, sử dụng vốn. Thanh toán lương và các khoản phụ cấp, trợ cấp. Quản lý qũy tiền mặt, két để tiền đảm bảo an toàn, thường xuyên cân đối kiểm tra sổ sách và quỹ … - Phòng hành chính: tổ chức thực hiện công tác văn thư, đánh máy, quản lý chặt chẽ việc sử dụng con dấu, vật tư văn phòng phẩm. Thực hiện công tác thông tin tuyên truyền, quản lý hệ thống thông tin… - Phòng xây dựng cơ bản: dựa theo kế hoạch của Công ty lập phương án thiết kế xây dựng các công trình xây dựng mới, đầu tư mới về nhà xương, công trình để mở rộng nâng cấp trong Công ty. Tham mưu cho Tổng giám đốc việc soạn thảo các phương án thiết kế kỹ thuật, đấu thầu và tổ chức thi công các công trình. - Phòng gia công: Tổ chức việc phân phối sản phẩm, bán thành phẩm, phụ liệu gia công cho các đơn vị gia công. Kiểm tra chất lượng sản phẩm hàng gia công tại các đơn vị đảm bảo chất lượng và thời gian theo tiến độ kế hoạch … 1.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2014-2016 Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam vận hành theo cơ chế thị trường với sự cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Những khó khăn trong tìm kiếm thị trường để ấn định việc làm cho cán bộ công nhân viên đang là một thử thách đối với công ty. Để đáp ứng với tình hình mới, công ty luôn cố gắng tìm kiếm thị trường, tạo công ăn việc làm cho cán bộ công nhân viên. Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty trong một số năm gần đây được thể hiện qua bảng sau:
  • 13. 13 Bảng 1: Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty Cổ phần Dệt 10-10 năm 2014-2016 Chỉ tiêu Đơn vị 2014 2015 2016 1. Doanh thu XK Tỷ đồng 1243.423 1305.068 1246.414 2. Doanh thu Nội địa Tỷ đồng 945.149 1037.4 976.326 3. Doanh thu gia công Tỷ đồng 64.413 89.132 58.46 4. Tổng doanh thu Tỷ đồng 2252.985 2331.6 2181.2 5. Lợi nhuận Tỷ đồng 112.64 116.58 109.06 6. NNSNN Triệu đồng 680.264 689.560 675.489 7. Tổng số LĐBQ Người 1706 1930 1800 8. TN bình quân đầu người Triệu đồng 6.0 6.5 7.0 (nguồn: phòng Tài vụ) Nhận xét: Năm 2015 là một năm khá thành công với công ty cổ phần dệt 10/10.Nhìn chung trong giai đoạn này, hoạt động kinh doanh và sản xuất khá ổn định. Đến năm 2016, doanh thu hàng xuất khẩu giảm sút do giá cả chưa cạnh tranh, công nghệ còn kém so với các nước dẫn đầu như Nhật Bản, Thái Lan, Trung Quốc và Ấn Độ…khiến công ty mất thị phần. Hàng nội địa cũng giảm nghiêm trong do trên thị trường xuất hiện nhiều hàng giả cạnh tranh, điều này khiến công ty phải giảm giá thành khiến doanh thu sụt giảm. Nhìn chung các khoản mục chi phí của Công ty là ổn định và chiếm một tỷ trong đáng kể. Đặc biệt là yếu tố nguyên vật liệu, công ty còn chưa chủ động được từ các nguồn hàng trong nước. Đại đa số nguyên vật liệu đều nhập từ nước ngoài, làm tăng giá thành sản phẩm khiến khó cạnh tranh. Lao động bỏ việc khá nhiều gây mất cân bằng trong sản xuất
  • 14. 14 Có thể thấy doanh thu của công ty tăng đều qua các năm,đó là sự cố gắng của toàn bộ cán bộ công nhân viên trong việc tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo ra những mẫu thiết kế phù hợp với nhu cầu thị hiếu của khách hàng. Công ty cổ phần Dệt 10–10 là một doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả,doanh thu và lợi nhuận hàng năm luôn luôn ở mức ổn định và phát triển vững vàng.Công ty còn là một trong những doanh nghiệp luôn thực hiện tốt nghĩa vụ nộp thuế vào Ngân sách Nhà nước. 1.2. Một số đặc điểm kinh tế kỹ thuật ảnh hưởng đến công tác quản lý nguyên vật liệu công ty Cổ Phần Dệt 10-10 1.2.1. Sản phẩm Ngành nghề kinh doanh chính của công ty là sản xuất kinh doanh các mặt hàng vải tuyn, màn tuyn, và rèm che cửa với kiểu dáng, kích thước và màu sắc đa dạng, phong phú. Công ty được biết đến với một thị trường rộng lớn không chỉ từ Bắc vào Nam, mà công ty còn mở rộng thị trường của mình với các đơn đặt hàng từ Châu Á, Châu Phi và một số nước Châu Âu. Những thị trường này là những nơi có nhu cầu lớn, ổn định, một điều nữa là nhu cầu giản đơn (phù hợp với năng lực sản xuất, máy móc thiết bị, tay nghề), các đối tác thường là những khách hàng lâu năm, có uy tín trên thị trường, nhưng tính chất chủ yếu của công ty vẫn là gia công theo đơn hàng. Công ty sản xuất và xuất khẩu hàng dựa trên các hợp đồng gia công xuất khẩu đã được ký kết, do đó công ty thường làm theo mẫu mã, tuân thủ chất lượng theo tiêu chuẩn mà đối tác đề ra, đồng thời có những đối tác cung cấp luôn nguyên phụ liệu cho công ty, hoặc có thể chỉ định nơi cung cấp nguyên phụ liệu theo yêu cầu của đơn hàng. Sản phẩm của công ty rất đa dạng, nhiều mẫu mã, do vậy có nhiều hạn chế trong việc xây dựng hệ thống định mức đồng bộ cũng như trong việc quản lý và sử dụng nguyên vật liệu. 1.2.2. Nguồn nhân lực tại công ty Cổ phần Dệt 10-10 Nhân tố con người là một yếu tố quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh đối vói tất cả những doanh nghiệp tham gia sản xuất, ảnh hưởng tới sự tồn tại và phát triển của công ty. Việc sử dụng hợp lý nguồn lao động, đảm bảo số lượng và chất lượng lao động giúp tăng khối lượng sản phẩm, giảm tiêu hao nguyên vật liệu, giảm chi phí sản xuất, từ đó góp phần làm giảm giá thành sản phẩm bởi đây là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lao động và hiệu quả sử dụng của máy móc thiết bị.
  • 15. 15 Bảng 2: Tình hình lao động của công ty qua các năm 2012-2015 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Số lượng % Số lượng % Số lượng % Số lượng % I. Tổng số LĐ 1203 100 1430 100 1543 100 1750 100 II. Phân theo chức năng LĐ gián tiếp 139 11,55 212 14,82 232 15,03 330 18,86 LĐ trực tiếp 1064 88,45 1218 85,18 1311 89,97 1420 81,14 III. Phân theo trình độ 1. Đại học, trên đại học và cao đẳng 39 3,5 71 5,8 102 7,78 139 9,8 2. Trung cấp 219 17,9 264 21,67 298 22,73 405 28,52 3. Công nhân 945 78,6 1095 72,53 1143 69,49 1206 61,68 + Bậc 1/ 7 78 101 106 88 + Bậc 2/ 7 85 87 89 96 + Bậc 3/ 7 182 196 235 297 + Bậc 4/ 7 382 398 424 448 + Bậc 5/ 7 97 162 126 122 + Bậc 6/ 7 72 88 95 93 + Bậc 7/ 7 49 63 68 62 (nguồn: Phòng Tổ chức) Trong những năm qua Công ty cũng chú trọng phát triển nguồn nhân lực để có một lực lượng lao động lớn, chất lượng lao động ngày càng được nâng cao, giúp cho Công ty có thể chủ động trong quá trình sản xuất. Cụ thể theo số liệu ở bảng trên, dễ dàng nhận thấy, lực lượng lao động ở công ty có sự thay đổi lớn từ khi thành lập cho đến năm 2015 đã tăng
  • 16. 16 lên 1750 lao động, trong đó tay nghề của người lao động cũng có sự biến chuyển qua các năm. 1.2.3. Nguyên vật liệu Công ty CP Dệt 10/10 là một doanh nghiệp nhà nước có quy mô sản xuất lớn, sản phẩm của công ty nhiều về số lượng, đa dạng về chủng loại như: sợi, sản phẩm dệt kim, sản phẩm dệt thoi.... do đó vật liệu dùng để sản xuất sản phẩm cũng rất đa dạng về chủng loại với tính năng lý hoá học cũng hết sức khác nhau. Thực tế đó đặt ra cho công ty những yêu cầu cấp thiết trong công tác quản lý, hạch toán các quá trình thu mua, vận chuyển, bảo quản dự trữ và sử dụng vật liệu. Do nhu cầu kế hoạch sản xuất là rất linh động nên sự biến động của vật liệu là thường xuyên liên tục. Vì vậy, để quản lý chặt chẽ và có hiệu quả, cần thiết phải tiến hành phân loại vật liệu. Căn cứ vào vai trò và tác dụng của vật liệu trong sản xuất, vật liệu sử dụng tại công ty được chia thành các loại sau: - Vật liệu chính: gồm các loại tơ, chỉ, túi nhãn mác… chủ yếu nhập từ nước ngoài như tơ PE (Eslon), tơ PE (Sunkyong), bông Nga cấp I,II, bông Úc cấp I, bông Việt Nam. - Vật liệu phụ: các loại ghim, cúc, mác, chỉ các loại, khuy, chun, phecmơtuya, phấn may, băng dính, hoá chất, thuốc nhuộm... - Nhiên liệu : Điện, xăng, dầu công nghiệp... - Phụ tùng thay thế: Máy may, máy kéo sợi, vòng bi, ốc vít, thoi suốt, dây curoa. - Văn phòng phẩm: Giấy, mực in, bút bi, máy tính... các đồ dùng phục vụ cho công tác văn phòng - Bao bì đóng gói: Bao tải dứa, dây buộc, dây đai, nylon, thùng carton... - Phế liệu: phế liệu được nhập từ sản xuất là loại hư hỏng, kém phẩm chất không sử dụng được, bông phế F1, F3, xơ hôi, vón cục sợi tụt lõi, sợi rối các loại, sắt vụn..
  • 17. 17 Bảng 3: Một số nguyên vật liệu công ty đang sử dụng STT Nguyên vật liệu STT Nguyên vật liệu 1 Sợi Polyeste 76Đ/36 12 Sợi 150D/38F 2 Sợi 100 D/31FY 13 Sợi 68D/24F 3 Sợi 150 D/48FY 14 Sợi PE150D/48F 4 Sợi 50 D/24F 15 Sợi 150D/72/2 5 Sợi màu 75D 16 Sợi 100D/36F 6 Sợi màu xanh 17 Sợi mộc 7 Sợi màu tím than 18 Thuốc tẩm màu các loại 8 Sợi rối màu hồng 19 Thuốc tẩm màu hồng 9 Sợi rối màu đỏ 20 Thuốc tẩm màu đỏ 10 Sợi màu các loại 21 Chỉ khâu các loại 11 Sợi 150D/36F 22 Sợi 75/FY Nguyên vật liệu là một trong ba yếu tố đầu vào quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của tất cả các doanh nghiệp sản xuất nói chung và của Công ty nói riêng. Hiện nay, Công ty đang dùng khoảng trên 20 loại vật liệu. Trên đây là bảng về một số loại nguyên vật liệu đang sử dụng. Nguyên vật liệu chính của Công ty là sợi Polyeste 76Đ/36 được nhập từ Đài Loan chiếm tỷ trọng cao nhất trong giá thành của thành phẩm. Hàng năm nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng chi phí. 1.2.4. Các nhà cung ứng Trong quá trình sản xuất, các doanh nghiệp tất yếu phải có mối quan hệ với các nhà cung ứng nguyên vật liệu đầu vào. Đặc biệt với việc sản xuất, kinh doanh các loại sản phẩm khác nhau nên công ty cũng cần nhiều loại nguyên vật liệu khác nhau, vì vậy cần phải có quan hệ bạn hàng với những nhà cung ứng để đáp ứng được nhu cầu sản xuất của mình. Do đó, có thể thấy vai trò của nhà cung ứng rất quan trọng và ảnh hưởng lớn đến công tác mua sắm nguyên vật liệu tại công ty. Thị trường nguyên vật liệu cho ngành may mặc rất đa dạng với nhiều chủng loại và nguồn cung cấp nguyên vật liệu vải chủ yếu của công ty đến từ hai nguồn: các doanh nghiệp
  • 18. 18 trong nước và nhập khẩu từ nước ngoài. Các nhà cung ứng phải đảm bảo về chất lượng nguyên vật liệu-chất lượng các loại nguyên vật liệu phải đạt các loại tiêu chuẩn kỹ thuật trong hợp đồng kinh tế đã quy định, được kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ, gắt gao bởi các cán bộ đảm bảo chất lượng theo quy trình kiểm tra, thử nghiệm của hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001- 2000; thời gian cung ứng nguyên vật liệu nhanh chóng, giá cả phương thức thanh toán hợp lý và đôi khi cả về công tác vận chuyển. Dựa trên những tiêu chí đó, Công ty đã chọn lựa và xây dựng được mối quan hệ tốt và mua bán lâu dài với các nhà cung ứng cung cấp các nguyên vật liệu đầu vào chủ yếu của công ty như: Dệt Nam Định, nhà cung cấp vải X28-cục Hậu cần, dệt Thăng Long, dệt 8/3,…nước ngoài có Hàn Quốc, Mỹ, Trung Quốc ( S4 fashion, OSP,…) Công ty có các nhà cung ứng đảm bảo những yêu cầu về số lượng, chất lượng, chủng loại nguyên vật liệu đồng thời đảm bảo cung cấp kịp thời, đúng tiến độ, giúp công tác mua sắm nguyên vật liệu cho sản xuất thuận lợi hơn. Nhưng bên cạnh đó, công ty cũng không ngừng nghiên cứu thị trường để tìm kiếm những đối tác mới có thể cung cấp nguyên vật liệu theo yêu cầu để tránh phụ thuộc quá nhiều vào một vài đối tác, nhằm chủ động hơn cho nhu cầu sản xuất. 1.3. Thực trạng công tác quản lý và sử dụng nguyên vật liệu của công ty CP Dệt 10- 10 1.3.1. Quản lý cung ứng nguyên vật liệu Công ty tìm kiếm nhà cung ứng trên tất cả các phương tiện thông tin đại chúng như internet, tờ rơi, quảng cáo, giới thiệu chào hàng, báo giá, báo chí, giới thiệu của công ty trong ngành… để có thể tìm ra nhà cung ứng với chi phí hợp lý nhất. Việc tìm kiếm nhà cung ứng phải đáp ứng một số những yêu cầu sau:  Nhà cung cấp có chất lượng nguyên vật liệu đảm bảo yêu cầu chất lượng sản phẩm và quy trình sản xuất sản phẩm.  Có đủ năng lực đáp ứng nhu cầu về nguyên vật liệu phục vụ sản xuất của công ty.  Phương thức thanh toán phù hợp với chính sách tài chính của Công ty.  Ngoài ra còn một số yếu tố nữa như: sự hỗ trợ trong quá trình vận chuyển, thái độ phục vụ, sự giúp đỡ về thông tin,... - Lựa chọn nhà cung ứng Thông qua những thông tin về nhà cung cấp mà cán bộ phòng vật tư thu thập được, công ty tiến hành đánh giá và lựa chọn nhà cung cấp phù hợp nhất. Chủ yếu dựa trên những đánh giá về năng lực sản xuất kinh doanh, trình độ công nghệ, chất lượng sản phẩm, quy
  • 19. 19 mô sản xuất, năng lực tài chính, ngoài ra Công ty cũng chú trọng tìm hiểu thị phần, các khách hàng khác của nhà cung ứng…Trên thực tế, là một doanh nghiệp lâu năm trong ngành, nên Công ty có nhiều mối quan hệ với những nhà cung ứng truyền thông như: Công ty HUALON: chuyên cung cấp sợi và bông Công ty TNHH Hồng Vinh: cung cấp xăng dầu Công ty Xuân Phát: cung cấp các loại hóa chất phục vụ việc xử lý và nhuộm sợi Công ty TNHH Tân Long: chuyên cung cấp các thiết bị văn phòng phẩm Ngoài ra công ty còn nhập khẩu từ một số các nhà cung cấp lớn từ các nước như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Ấn Độ,… Giao dịch giữa hai bên đã thực hiện nhiều hợp đồng mua bán ổn định và khá am hiểu về nhau. Do đó, công ty thường hay sử dụng phương pháp gửi bảng hỏi tới nhà cung ứng để tìm hiểu thông tin về tên hàng hóa cung cấp, số lượng hàng hóa, đơn giá, năng lực sản xuất, hệ thống quản lý chất lượng đang áp dụng… Vì là doanh nghiệp vốn nhà nước nên việc lựa chọn nhà cung ứng còn phụ thuộc rát nhiều vào các yếu tố như chính trị, xã hội,..Vẫn còn xuất hiện tình trạng chọn nhà cung ứng do mối quen biết bên ngoài chứ chưa phải do chất lượng nguyên vật liệu. Do vậy có thể thấy, công tác chọn nhà cung ứng còn gặp nhiều bất cập. 1.3.2. Xác định định mức tiêu hao nguyên vật liệu : - Căn cứ lập kế hoạch nguyên vật liệu  Kế hoạch sản xuất kinh doanh của năm kế hoạch được Giám đốc công ty phê duyệt.  Lượng tồn kho thực tế đầu năm kế hoạch.  Nhu cầu về chủng loại và khả năng của nhà cung cấp.  Hệ thống định mức kinh tế kỹ thuật đang áp dụng. - Các quy định về dự trữ nguyên vật liệu, vật tư trong doanh nghiệp  Mức dự trữ nguyên vật liệu theo quy định hàng năm của công ty.  Vật tư nhập trong nước được dự trữ cho sản xuất, số lượng tối đa không quá 30 ngày.  Các trường hợp khác cần xin ý kiến chỉ đạo của Giám đốc công ty. Dựa vào những căn cứ trên, phòng Nghiệp vụ (thuộc phòng Vật tư) lập kế hoạch sử dụng nguyên vật liệu theo từng loại nguyên liệu như sợi, hóa chất…trình cho Giám đốc phê duyệt. Sau đó phòng Vật tư sẽ lập kế hoạch thu mua nguyên vật liệu cho năm kế hoạch - Phương pháp xác định cầu nguyên vật liệu Do đặc điểm sản phẩm của công ty là bao gồm nhiều loại sản phẩm, và cần sự phối hợp của nhiều bộ phận nguyên vật liệu, cách thức hoạt động của mỗi bộ phận cũng khác nhau, với sản lượng sản phẩm sản xuất được xác định trong kỳ kế hoạch đã được Giám đốc công ty phê duyệt, định mức nguyên vật liệu được xây dựng và công bố hàng năm dựa trên cơ sở định mức của năm trước, ngoài ra còn căn cứ vào năng lực công nghệ thiết bị, khả năng của người lao động trực tiếp sản xuất, trình độ kỹ thuật của công nghệ, quy trình sản xuất sản phẩm, mức tiêu hao nguyên vật liệu của từng loại sản phẩm, tỷ lệ sản xuất thử…qua đó xác định định mức mới sao cho tiết kiệm chi phí hơn định mức cũ.
  • 20. 20 Bảng 4 : Định mức nguyên phụ liệu cơ bản trên một sản phẩm màn tuyn Cỡ (Dài x Rộng x Cao) 2 x 1,2 x 1,95 2 x 1,6 x 2 I- Tiêu hao sợi 65.77g/ cái 70.677g/ cái II- Phụ liệu cơ bản 1, Chỉ may TB = 8,3m/ cái 2, Mác 1 cái/ bộ 3, Tai 1 cái/ bộ III- Bao bì TB bìa (30x25cm)/ túi (46x30cm)/bộ (Nguồn: Phòng Kỹ thuật) Bảng 5 : Tỷ lệ tiêu hao nguyên vật liệu qua các công đoạn STT Diễn giải Phần trăm hao hụt 1 Công đoạn đảo sợi 0,4% 2 Công đoạn dệt Với sợi chải kỹ: 0,4% Với sợi chải thường: 0,6% 3 Công đoạn xử lý hoàn tất Màu trắng: 6,5% Màu nhạt: 7% Màu trung bình (qua tẩy): 4,5% Màu xanh: 1% Màu đậm khác: 2% (Nguồn: phòng Kỹ thuật) Ngoài việc dựa vào tài liệu định mức và khả năng sản xuất của công ty, các cán bộ định mức còn tham khảo định mức của các doanh nghiệp trong ngành, và chủ yếu vẫn được xây dựng dựa trên kinh nghiệm, trình độ của cán bộ định mức và thực tế sản xuất. Để xác định được kế hoạch mua nguyên vật liệu cho từng kỳ, cần xác định lượng nguyên vật liệu tồn kho cuối kỳ, bao gồm nguyên vật liệu đã qua sơ chế, gia công chế biến và lượng nguyên vật liệu cần dự trữ cuối kỳ. -Xác định nhu cầu mua Dựa vào bản kế hoạch thu mua nguyên vật liệu đã được phòng Nghiệp vụ đề ra, và được Giám đốc phê duyệt, kết hợp với tình hình sản xuất tại doanh nghiệp mà từ đó phòng Vật tư xác định được nhu cầu mua cuối cùng.
  • 21. 21 Bảng 6: Giá trị một số nguyên vật liệu mua trong và ngoài nước Đơn vị: VNĐ Vật tư Đơn vị thanh toán Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 1. Sợi các loại VNĐ 51.387.932.120 50.630.883.940 50.214.792.029 47.169.537.751 2. Vải các loại VNĐ 15.915.401.120 14.093.615.531 10.070.944.091 14.070.944.091 3. Chỉ các loại VNĐ 2.302.927.008 2.003.747.934 2.021.356.986 1.785.500.478 4.Hóa chất, thuốc nhuộm VNĐ 25.414.694.250 20.989.709.343 12.166.312.388 14.659.388.166 5.Xăng dầu , nguyên phụ liệu khác VNĐ 3.130.479.295 2.989.280.688 2.876.326.564 2.365.236.598 (Nguồn: phòng Tài chính kế toán) Qua số liệu bảng trên có thể thấy rằng công tác cung ứng được thực hiện khá đều đặn và không có sự biến động nhiều qua các năm. Thời gian từ năm 2012 tới năm 2015 do sự biến động của thị trường giá cả và nhu cầu hàng hóa nên có sự biến động tương đối lớn hơn các năm khác. Năm 2015 do có lượng hàng dự trữ từ cuối 2014 khá nhiều nên lượng nguyên vật liệu có giảm song không đáng kể. 2.3.3. Quản lý công tác tổ chức tiếp nhận nguyên vật liệu - Kiểm tra số lượng hàng hóa Việc tiếp nhận nguyên vật liệu thuộc trách nhiệm của phòng Vật tư, do cán bộ chuyên trách thực hiện. Phòng Nghiệp vụ chịu trách nhiệm kiểm tra toàn bộ kiện hàng, nguyên phụ liệu, khối lượng nhập kho. Với các vật tư thì kiểm tra mã số kí hiệu, tình trạng niêm phong, bao bì hàng hóa. Phòng quản lý chất lượng chịu trách nhiệm kiểm tra chất lượng tình trạng ẩm mốc của nguyên phụ liệu, kiểm tra theo đơn đặt hàng và yêu cầu hợp đồng. - Kiểm tra chất lượng hàng hóa Với nguyên vật liệu, việc kiểm tra dựa vào nội dung hợp đồng mua bán giữa công ty và nhà cung cấp, phải có mẫu sợi, mẫu vải kèm theo biên bản mô tả mẫu đã được lãnh đạo phê duyệt. Nguyên tắc kiểm tra mẫu đại diện, kết quả dùng để đánh giá toàn bộ lô hàng kiểm tra, hàng nhập kho chỉ được thanh toán tiền khi có phiếu xác nhận nguyên phụ liệu đạt tiêu chuẩn chất lượng.
  • 22. 22 Quy trình kiểm tra như sau: Công ty tiến hành kiểm tra chất lượng các lô hàng theo nguyên tắc lấy mẫu, nếu đạt yêu cầu chất lượng thì tiến hành lập phiếu nhập kho, nếu có nghi ngờ về chất lượng thì yêu cầu lấy mẫu kiểm tra gấp đôi. Nếu nhà cung cấp không đồng ý với kết quả kiểm tra thì hai bên thống nhất chọn cơ quan giám định để lấy kết quả cưới cùng. Nguyên vật liệu nhập về sẽ được kiểm tra và ghi chép lại đầy đủ thông tin, sau đó được bố trí theo các vị trí quy định, đảm bảo dễ tìm, dễ lấy, dễ kiểm tra và tuân thủ các quy tắc xuất nhập hàng của công ty. Nhập kho nguyên vật liệu được tiến hành theo các bước sau:  Tiếp nhận chứng từ: từ người mua nguyên vật liệu về, thủ kho có trách nhiệm nhận hàng và ký vào hóa đơn mua hàng, ghi chép lại các thông tin về các loại nguyên vật liệu vào sổ sách liên quan.  Chuẩn bi mặt bằng: sắp xếp không gian nhập nguyên vật liệu vào.  Bố trí sơ đồ kho bãi, phân loại nguyên vật liệu hợp lý theo tính chất của từng loại và phải thuận lợi cho quá trình vận chuyển.  Nguyên vật liệu phải đặt trên các giá, kệ tùy thuộc vào từng loại vải khác ,tùy từng loại mà sắp xếp phù hợp và để lưu giữ, bảo quản tốt nhất.  Các lô phải có lối đi thuận lợi cho quá trình vận chuyển.  Chuẩn bị phương tiện: là chuẩn bị các phương tiện để vận chuyển nguyên vật liệu. Dựa vào các số liệu ghi trên phiếu để phân loại nguyên vật liệu và lựa chọn phương tiện vận chuyển cho phù hợp. - Kiểm kê nguyên vật liệu: thực hiện kiểm tra dựa trên những tiêu chuẩn đã được quy định về các loại nguyên vật liệu, dựa theo số lượng nhập, tiêu chuẩn theo hợp đồng đã được ký.  Kiểm tra chủng loại, số lượng, nhãn hiệu của nguyên vật liệu.  Nếu sản phẩm đáp ứng đúng những thông số bao bì và theo hợp đồng thì dán tem kiểm tra vào những sản phẩm đạt tiêu chuẩn. Sau đó kiểm tra sơ đồ, bố trí, vận chuyển vào khu vực đã chuẩn bị để tránh nhầm lẫn, sai sót xảy ra.  Đối với những sản phẩm không đáp ứng tiêu chuẩn của hợp đồng và các thông số ghi trên bao bì cần phải báo cáo sửa đổi và xử lý theo quy trình kiểm soát sản phẩm không phù hợp. - Cập nhật số liệu báo cáo:  Vào thẻ kho  Vào sổ kiểm tra  Nguyên vật liệu phù hợp sẽ được ghi trong phiếu nhập kho.
  • 23. 23 Mẫu chứng từ số 1 HOÁ ĐƠN (GTGT) Mẫu số 01GTKT3/001 Liên 2: Giao khách hàng Số 0000013 Ngày 28 tháng 4 năng 2016 Đơn vị bán hàng: Công Ty Cổ Phần Tiến Đạt Mã số thuế: 0101430697 Địa chỉ: Thôn Triều Khúc, xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, TP Hà Nội Số tài khoản: SĐT: 04.38542036 Họ tên người mua hàng: Đơn vị: Công ty CP Dệt 10/10 Mã số thuế: 0100100590 Địa chỉ : 9/253 Minh Khai- Q. hai Bà Trưng- Hà Nội Hình thức thanh toán: Séc ; Số tài khoản: STT Tên hàng hoá dịch vụ Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền 1 2 3 4 5 6 = 4x5 Chỉ 40/2- 5000m/cuộn trắng Cuộn 15.000 17.800 267.000.000 Cộng tiền hàng 267.000.000 Thuế suất GTGT: 10% Tiền thuế GTGT: 26.700.000 Tổng tiền thanh toán: 293.700.000 Số tiền viết bằng chữ: Hai trăm chín ba triệu bảy trăm nghìn đồng./ Người mua hàng (Ký, ghi rõ họ tên) Người bán hàng (Ký, ghi rõ họ tên) Thủ trưởng đơn vị (Ký, ghi rõ họ tên)
  • 24. 24 BIÊN BẢN KIỂM NGHIỆM VẬT TƯ Mẫu số 05-VT Ngày 29 tháng 4 năm 2016 Đơn vị: Công ty CP Dệt 10/10 Căn cứ vào hoá đơn số 0000013 ngày 25/4/2016 của Công ty Tiến Đạt Thành phần kiểm nghiệm gồm: 1. Nguyễn Thị Dung, Phòng KHTT - Trưởng ban 2. Ông Trần Văn Tiến , Phòng KTCL - Uỷ viên 3. Ông Nguyễn Huy Khôi, Thủ kho - Uỷ viên Danh điểm vật tư Tên nhãn hiệu vật tư Đơn vị tính Phương thức kiểm nghiệm Số lượng theo chứng từ Kết quả kiểm nghiệm Số lượng thực tế kiẻm nghiệm Số lượng đúng quy cách Số lượng không đúng quy cách 1 2 3 4 5 6 7 8 1 Chỉ 42/2 5000m /c trắng Cuộn Cuộn 15.000 15.0000 15.0000 0 Kết luận của ban kiểm nghiệm: Đạt tiêu chuẩn nhập kho Uỷ viên (Đã ký) Uỷ viên (Đã ký) Trưởng ban (Đã ký)
  • 25. 25 1.3.4. Tổ chức quản lý kho 1.3.4.1. Kế hoạch bảo quản, dự trữ nguyên vật liệu Việc sắp xếp hợp lý vật tư trong kho có ý nghĩa rất quan trọng bởi vì nó sẽ tạo điều kiện thuận lợi để quản lý tốt và sử dụng có hiệu quả diện tích kho, muốn vậy phải đảm bảo các yêu cầu như sử dụng hợp lý diện tích, không gian và vị trí các khu vực trong kho, sắp xếp hợp lý vật tư theo phương châm 4 dễ “dễ tìm, dễ thấy, dễ lấy, dễ kiểm tra” tạo điều kiện thuận lợi cho việc bảo quản xuất nhập vật tư. Nguyên vật liệu sau khi mua và tiếp nhận sẽ được chuyển về các kho của công ty, do phòng Vật tư trực tiếp bảo quản và quản lý. Do đặc điểm nguyên vật liệu của Công ty chủ yếu là sợi dễ hút ẩm và dễ mục, nên được bảo quản bằng cách bọc trong giấy, so với cách bọc trong tải truyền thống thì phương pháp này bay hơi chậm hơn, giúp bảo quản được lâu hơn. Ngoài ra Công ty còn có những quy định về kệ xếp vải và quy trình thời gian đảo hàng, vệ sinh kho hàng. Đối với những loại kệ được thiết kế kiểu cũ, có chân đế cao 40cm so với mặt đất, Công ty đã cải tiến bổ sung thêm một số kệ với chân đế cao 80cm, nhằm tránh trường hợp rủi ro bất khả kháng (ngập lụt, cháy nổ,…). Dựa vào tình hình mối mọt mà Công ty có biện pháp khử trùng phù hợp, công tác vệ sinh kho được thực hiện thường xuyên, có phân công rõ ràng tới từng bộ phận, việc đảo hàng được thực hiện tùy thuộc vào tính chất từng nguyên vật liệu. Như vậy, nhìn chung Công ty cũng đã xây dựng và thực hiện hệ thống nội quy, quy chế về quản lý nguyên vật liệu khá chặt chẽ và chu đáo. Nguyên vật liệu sau khi nhập kho được sắp xếp bảo quản đúng quy định, chia lô theo từng chủng loại, cán bộ kho có hệ thống sổ sách theo dõi chi tiết rõ ràng theo từng lô nguyên vật liệu đúng như quy định đề ra. 1.3.4.2. Quản lý kho Công tác thống kê, kiểm kê theo dõi nguyên vật liệu được diễn ra thường xuyên liên tục trong công ty. Phòng Vật tư là phòng chịu trách nhiệm quản lý nguyên vật liệu, không chỉ lo mua nguyên vật liệu và cấp phát đủ số lượng cho các phân xưởng, mà còn phải có trách nhiệm thường xuyên kiểm tra việc tiêu dùng nguyên vật liệu trong toàn Công ty. Cán bộ phòng Vật tư sẽ kiểm tra tình hình sử dụng nguyên vật liệu dựa trên cơ sở các tài liệu hạn mức cấp phát, số liệu hạch toán xuất kho của Công ty cho các phân xưởng sử dụng và báo cáo của phân xưởng về tình hình sử dụng. Hàng tháng, các thủ kho tiến hành thống kê lượng nguyên vật liệu nhập, xuất, tồn kho cuối kỳ để phòng Vật tư làm căn cứ xác định lượng mua các loại nguyên vật liệu cho kỳ tiếp theo. Việc kiểm kê định kỳ tháng được tiến hành 1 tháng/ lần, định kỳ năm tiến hành 6 tháng/lần. Công ty tiến hành kiểm kê dưới sự tham gia của nhân viên các phòng để xác định lượng nguyên vật liệu tồn kho mỗi năm, lượng nguyên vật liệu thừa thiếu để có các phương pháp bù trừ thích hợp. Phòng Quản lý chất lượng chịu trách nhiệm xác định chất
  • 26. 26 lượng nguyên vật liệu lưu kho, độ ẩm nguyên vật liệu. Phòng Tài chính kế toán và Vật tư chịu trách nhiệm thực hiện việc kiểm soát và kiểm tra số lượng. Nguyên vật liệu của công ty chủ yếu là sợi, mỗi một loại sợi lại có đặc tính khác nhau, do đó yêu cầu phải có hàng tồn kho là một trong những yêu cầu cấp thiết để sản xuất kinh doanh diễn ra bình thường trong điều kiện khó khăn về thu mua. -Thu hồi phế liệu, phế phẩm Bất cứ hoạt động sản xuất nào, dù có chặt chẽ, khoa học, hiện đại đến mấy thì cũng có phế liệu, phế phẩm. Ban lãnh đạo Công ty rất quan tâm đến việc thu hồi và sử dụng lại phế liệu phế phẩm, do đặc thù mặt hàng cũng như hình thức sản xuất không cho phép tỷ lệ phế phẩm lớn, ngoài ra nó cũng ảnh hưởng không nhỏ đến giá thành và chất lượng sản phẩm. Phế liệu thu hồi của Công ty chủ yếu là những sản phẩm, vật liệu bị loại ra từ quá trình tiêu dùng hoặc sản xuất, nhưng giá trị sử dụng cũng không ít, thường là màn vụn, chỉ sợi, bao tải, giấy,…Tất cả được thu hồi để tái sử dụng vào những việc hữu ích khác hoặc bán ra ngoài. Với đơn đặt hàng hàng năm rất lớn nên số phế liệu được thu hồi này chiếm một phần chi phí không nhỏ, nhưng công ty cũng đã biết cách tận dụng để tiết kiệm chi phí cho Công ty. Bảng 6: Một số nguyên vật liệu tồn kho các năm 2013-2015 Đơn vị tính: VNĐ Vật tư Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 1, Sợi các loại 6.798.669.288 7.055.418.874 9.169.537.751 2, Chỉ các loại 301.747.934 235.231.752 280.500.478 3, Hóa chất – thuốc nhuộm 2.989.709.943 4.069.115.708 4.166.312.388 4, Phụ tùng máy 774.989.115 597.439.669 652.325.897 5, Xăng dầu, nhiên liệu khác 589.280.688 303.711.192 707.395.470 6, Phụ liệu, bao bì 496.056.324 453.885.341 524.176.107 7, Tạp phẩm 25.668.220 27.714.082 30.526.458 8, Vật tư xây dựng cơ bản 746.750 896.750 934.125.236 9, Vật tư khác 687.667 1.811.032 1.056.897 10, Vật tư thường xuyên 4.717.890.631 2.784.344.824 2.365.468 Tổng 16.695.446.560 15.529.569.224 16.468.322.150 (Nguồn: phòng Tài chính kế toán)
  • 27. 27 Mẫu số 1: Phiếu Nhập Kho Đơn vị: Cty CP Dệt 10/10 Mẫu số: 01- VT Bộ Phận: P. Vật tư Theo QĐ số: 15/2006/ QĐ- BTC Ngày 20 tháng 3 năm 2006 Của Bộ trưởng BTC Số: 10 PHIẾU NHẬP KHO Ngày 29 tháng 4 năm 2016 Họ, tên người giao: Công Ty Cổ Phần Tiến Đạt Theo hóa đơn: 0013 ngày 25 tháng 4 năm 2016 của: Chú Phúc Nhập vào kho: Nguyên Vật Liệu Tên nhãn hiệu quy cách vật tư hàng hóa Mã số Số lượng nhập kho Đơn giá Thành tiền Theo chứng từ Thực nhập Chỉ 40/2-5000m/c trắng Thuế 10% Cuộn 15.000 17.800 267.000.000 26.700.000 Cộng 293.700.000 Số tiền viết bằng chữ: Hai trăm chín ba triệu bảy trăm nghìn đồng./ Số chứng từ gốc kèm theo: 01 Hóa đơn. (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Người lập biểu Người giao hàng Thủ kho Phòng cung ứng vật tư
  • 28. 28 Mẫu số 05: Công Ty Cổ Phần Dệt 10/10 Mẫu số: 03XKNB Địa chỉ: 9/253 Minh Khai HN Ký hiệu: TT/11P Số: 0014849 PHIẾU XUẤT KHO KHO KIÊM VẬN CHUYỂN NỘI BỘ Liên 1: Lưu Nợ TK: 621 (Ngày 29 tháng 4 năm 2016) Có TK: 1521 Căn cứ lệnh điều động số: ……ngày…… tháng…… năm ….. Của: Phòng cung ứng vật tư Họ tên người vận chuyển: PX May 2 Lý do xuất: Cấp chỉ phục vụ đơn hàng Xuất tại kho: Nguyên Vật Liệu STT Tên nhãn hiệu quy cách phẩm chất vật tư ĐV tính Số lượng Đơn giá Thành tiền Yêu cầu Thực xuất 1 Chỉ trắng 210 Cuộn 437 437 2 Chỉ xanh 1932 Cuộn 62 62 3 Tổng cộng Người lập (Ký, họ tên) Phụ trách bộ phận (Ký, họ tên) Người vận chuyển (Ký, họ tên) Thủ kho xuất (Ký, họ tên)
  • 29. 29 1.3.5. Tổ chức cấp phát nguyên vật liệu Công ty sử dụng hình thức cấp phát theo định mức, thủ kho có trách nhiệm cấp phát nguyên vật liệu theo đúng số lượng, chủng loại, chất lượng đã ghi theo hóa đơn xuất kho. Đồng thời, cán bộ quản lý kho lập sổ sách theo dõi tình hình xuất kho cho các phân xưởng. Trong trường hợp đã sử dụng hết nguyên vật liệu mà chưa hoàn thành nhiệm vụ sản xuất thì cán bộ phân xưởng làm báo hạn mức nguyên vật liệu bổ sung, yêu cầu cấp thêm nguyên vật liệu. Phải có lệnh của Giám dốc thì kho mới cấp bổ sung để bộ phận sản xuất hoàn thành nhiệm vụ sản xuất, còn nếu thừa nguyên vật liệu mà không ảnh hưởng gì đến sản phẩm thì được coi như đã có thành tích tiết kiệm vật tư và được hưởng theo % tiết kiệm vật tư ấy. Như vậy có thể thấy công tác cấp phát nguyên vật liệu vật tư phục vụ cho quá trình sản xuất tại công ty diễn ra một cách kịp thời, chính xác, tạo điều kiện cho các bộ phận sản xuất hoạt động theo đúng tiến độ, đồng thời nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty. Khi có nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu các phân xưởng làm phiếu lĩnh vật tư đưa lên Phòng kế hoạch, phòng này sẽ chuyển phiếu lĩnh vật tư đó lên ban giám đốc kí duyệt và đưa xuống phòng kỹ thuật. Phòng kỹ thuật dựa vào kế hoạch sản xuất đã giao cho phân xưởng, dựa vào định mức tiêu hao đã được xây dựng từ trước tính ra số nguyên vật liệu cần dùng. Sơ đồ 2 :Chu trình quản lý quá trình xuất kho NVL tại Công ty Phòng kỹ thuật Công việc Phiếu lĩnh vật tư Phân xưởng Bộ phận thực hiện Tính ra số NVL cần xuất Phòng kế hoạch Ở kho Lập phiếu xuất kho Xuất kho NVL
  • 30. 30 Mẫu: Phiếu lĩnh vật tư Kính gửi :- Ban lãnh đạo Công ty -Các phòng ban Theo yêu cầu của việc sản xuất tháng 03/2017 của phân xưởng I. Đề nghị ban lãnh đạo, các phòng ban của Công ty cho phân xưởng được lĩnh các vật tư để phục vụ sản xuất hoàn thành đứng thời hạn. STT Tên vật tư ĐVT Số lượng 1 Chỉ trắng 210 Cuộn 426 2 Chỉ 42/2 5000m /c trắng Cuộn 560 3 Chỉ 40/2-5000m/c xanh Cuộn 1000 4 Chỉ 40/2-5000m/c trắng Cuộn 1000 Hà Nội, ngày 03 tháng 03 năm 2017 Người lập (ký, họ tên) Phòng kế hoạch (ký, họ tên) Phòng kỹ thuật (ký, họ tên) Thủ kho (ký, họ tên) 1.3.6. Thanh quyết toán nguyên vật liệu Việc theo dõi tình hình sử dụng, số lượng tiêu thụ cũng như còn lại được bảo quản của từng loại nguyên vật liệu của công ty là rất quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến việc cung cấp nguyên vật liệu cho quá trình sản xuất đáp ứng các đơn hàng của công ty. Điều đó được thực hiện thông qua công tác thanh quyết toán từng loại nguyên vật liệu. Vì vậy công tác thanh quyết toán nguyên vật liệu là một công tác cực kỳ quan trọng, giúp xác định nguyên vật liệu nào còn thừa, thiếu trong kỳ, thừa thiếu bao nhiêu và lượng sử dụng tương ứng trong kỳ.
  • 31. 31 Thanh quyết toán nguyên vật liệu là sự kết hợp giữa phòng kế toán và cán bộ kho nguyên vật liệu để theo dõi chặt chẽ tình hình nhập-xuất-tồn nguyên vật liệu cả về số lượng, chất lượng, chủng loại và giá trị. Thủ kho và các nhân viên trong kho phải theo dõi tình hình các loại nguyên vật liệu, nắm vững ở bất kỳ thời điểm nào trong kho về số lượng, chất lượng, chủng loại của từng loại nguyên vật liệu để sẵn sàng cấp phát kịp thời cho các phân xưởng. Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ nhập-xuất và phát sinh, thủ kho sẽ tiến hành sắp xếp, phân loại từng loại nguyên vật liệu để ghi vào thẻ kho theo chi tiết về số lượng. Đến cuối ngày, thủ kho tính số tồn kho của từng loại nguyên vật liệu để ghi vào thẻ kho. Bên cạnh đó, phòng kế toán cũng có sổ theo dõi kho (tương tự với sổ thủ kho) để phản ánh tình hình nhập-xuất-tồn kho của từng loại nguyên vật liệu. Sổ kho nhằm quản lý chặt chẽ mối quan hệ giữa tiền-hàng luôn trùng khớp cả về số lượng và giá trị. Nhân viên kế toán sẽ xuống kho kiểm tra việc ghi chép, xác nhận số hàng còn tồn và thu nhận các chứng từ nhập-xuất vật tư theo định kỳ từ 3 đến 5 ngày, đối chiếu số tồn trên thẻ kho với số dư trên sổ số dư tại phòng kế toán. Đến cuối tháng, kế toán tiến hành in bảng kê số dư các loại vật liệu trong kho và đối chiếu với thủ kho về mặt số lượng. Từ đó sẽ lập báo cáo tình hình nhập-xuất-tồn kho nguyên vật liệu sau khi đã đối chiếu với thống kê phân xưởng và để báo cáo về phòng kế hoạch mức độ sử dụng từng loại nguyên vật liệu trong tháng và trong quý của công ty. Sau đây là thẻ kho và sổ chi tiết vật tư trong kiểm soát vật liệu chính từ đó giúp công ty xác định được số lượng sử dụng trong kỳ, tồn kho còn lại để có kế hoạch mua sắm đảm bảo kế hoạch sản xuất. Đối với các nguyên vật liệu khác, công ty tiến hành làm tương tự, từ đó làm cơ sở giúp công ty quản lý, kiểm soát nguyên vật liệu đầu vào của mình cũng như quá trình sản xuất.
  • 32. 32 Mẫu số 06: Đơn vị: CT CP Dệt 10/10 THẺ KHO MS:02 Ngày lập 30/04/2016 Tên, nhãn hiệu,quy cách vật tư: Chỉ Trắng 210 Đơn vị tính: Cuộn STT Chứng từ Diễn giải Ngày nhập, xuất Số lượng Ký nhận của KT Số hiệu NT Nhập Xuất Tồn Tồn đầu kỳ 5,000 1 10 25/4 Nhập chỉ trắng 210 về kho 29/4 15,000 20,000 2 11 28/04 Nhập chỉ trắng 210 về kho 129/4 7,500 27,500 4 14848 29/4 Xuất nguyên vật liệu cho sản xuất 29/4 30 27,470 5 148949 29/4 Xuất nguyên vật liệu cho sản xuất 29/4 437 27,033 Cộng 22,500 467 27,033  Sổ sách theo dõi NVL tại Công ty Công ty đã nghiên cứu và lựa chọn hình thức ghi sổ kế toán là hình thức kế toán Nhật ký chung- được ban hành theo Quyết định 114TC/CĐKT ngày 01/11/1995 của BTC. Ngoài ra công ty còn kết hợp với phần mềm kế toán để trợ giúp cho công việc kế toán được thực hiện một cách chính xác và nhanh chóng. Theo hình thức này, hàng kỳ, căn cứ vào chứng từ gốc hợp lệ, số liệu được nhập vào máy tính, sau đó máy tính sẽ tự động định khoản vào sổ Nhật ký chung, sổ chi tiết và sổ cái TK. Cuối mỗi tháng, mỗi quý, kế toán tiến hành in số liệu sau khi đã
  • 33. 33 được máy tính tổng hợp dưới dạng các loại sổ, có chữ kí và dấu xác nhận của Tổng giám đốc, giám đốc, kế toán trưởng và người lập phiếu.Sau đố được phân loại theo từng loại sổ sách cho từng loại NVL, sắp xếp theo từng tháng, quý, lưu trữ bảo quản tại nơi quy định, làm cơ sở để kiểm tra, đối chiếu với thực tế. Mẫu số 07: SỔ CHI TIẾT VẬT TƯ Tháng 04 năm 2011 Tài khoản :152. tên kho : Nguyên vật liệu Tên, quy cách NVL: Chỉ trắng 210 Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Đơn giá Nhập Xuất Tồn SH NT SL TT SL TT SL 10 25/4 Nhập chỉ trắng 210 về kho 112 17,800 15,000 267 triệu 15,000 267 11 28/4 Nhập chỉ trắng 210 về kho 331 17,800 7,500 133,5 triệu 22,500 400 148 48 29/4 Xuất nguyên vật liệu cho sản xuất 621 17,800 30 534,00 0 42,470 399 148 49 29/4 Xuất nguyên vật liệu cho sản xuất 621 17,800 437 7,778,6 00 42,033 392 Cộng 22,500 400,500,0 00 467 8,312,6 00 42,033 748
  • 34. 34 Mẫu số 10: Đơn vị: Công ty CP Dệt 10/10 NHẬT KÝ CHUNG Tháng 04 năm 2011 Đơn vị: đồng NT GS Chứng từ Diễn giải TKđối ứng Số phát sinh Ghi chú NT SH Nợ Có Nợ Có 29/4 25/4 10 Nhập kho NVL VAT 10% Trả bằng tiền mặt 152 133 111 267,000,000 26,700,000 293,700,000 29/4 28/4 11 Nhập NVL VAT 10% Phải trả người bán 152 133 331 274,500,000 27,450,000 301,950,000 29/04 29/04 14848 Xuất NVL dùng sản xuất 621 152 534,000 534,000 29/04 22/04 226 Nhập NVL VAT 10% Trả bằng tiền mặt 152 133 111 35,553,231 3,555,323 39,108,554 29/4 29/4 14849 Xuất NVL dùng cho sx 621 152 1,165,600 1,165,600 …………….. ……….. ……….. Cộng 636,458,154 636,458,154
  • 35. 35 Căn cứ vào Nhật Ký Chung, Kế toán sẽ tổng hợp , mở sổ nhật ký đặc biệt và từ đó ghi vào sổ cái. Trong tháng 4 năm 2016 công ty cổ phần Dệt 10/10 lập sổ cái về nguyên vật liệu như sau: Mẫu số 11: Đơn vị: Công Ty CP Dệt 10/10 9/253 Minh Khai- Hà Nội SỔ CÁI TK 152: Nguyên vật liệu Tháng 4 năm 2016 Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số phát sinh Số dư SH NT Nợ Có Dư đầu kỳ 210,290,000 0013 25/4 Nhập NVL 111 267,000,000 0014 28/4 Nhập NVL 331 133,500,000 141,000,000 14848 29/4 Xuất NVL dùng cho sx 621 534,000 00230 22/4 Nhập NVL 111 35,553,231 14849 29/4 Xuất NVL cho sản xuất 621 8,944,200 …… ……….. ………… …………. ………. Cộng PS 577,053,231 9,478,200 Số dư cuối kỳ 777,865,031 Người lập Kế toán trưởng
  • 36. 36 1.4. Đánh giá 1.4.1. Thành tựu đạt được Công ty Cổ phần Dệt 10/10 là một trong những công ty lớn của ngành dệt may nước nhà, với thị phần chủ yếu xuất khẩu sang thị trường Châu Phi, Tây Âu, Bắc Âu,…, và để có được kết quả đó phải kể đến sự đóng góp không nhỏ của công tác quản trị nguyên vật liệu. Nhìn chung công tác quản lý nguyên vật liệu tại Công ty khá nề nếp, tuân thủ đúng quy định và nguyên tắc chung được đề ra. Các phòng ban của công ty cũng phối hợp với nhau khá chặt chẽ, đảm bảo được việc hạch toán, quản lý đều đặn, kịp thời, phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh của Công ty, đáp ứng yêu cầu quản lý của cấp trên. -Về công tác xác định cầu nguyên vật liệu: Công ty đã xây dựng được kế hoạch cung ứng cụ thể cho từng đơn vị phân xưởng sản xuất, đảm bảo cho quá trình diễn ra liên tục và hiệu quả. Ngoài ra, Công ty cũng luôn chú trọng tới công tác nghiên cứu, cải tiến công nghệ nhằm giảm định mức tiêu hao nguyên vật liệu, tăng lợi nhuận. -Về công tác mua sắm nguyên vật liệu: Công ty đã thu được một số kết quả nhất định như xây dựng kế hoạch mua sắm nguyên vật liệu cho các phân xưởng kịp thời, đầy đủ số lượng chủng loại, đảm bảo về chất lượng, giảm hao hụt, mất mát. Công ty cũng đã luôn chú trọng xây dựng củng cố mối quan hệ với các nhà cung ứng cũ, đảm bảo cho quá trình thực hiện hợp đồng được liên tục và đạt hiệu quả cao. -Về hệ thống kho tàng: Quá trình tiếp nhận và cấp phát nguyên vật liệu diễn ra đúng quy trình. Công ty cũng chú trọng xây dựng và cải thiện hệ thống kho tàng nhà xưởng nhằm hạn chế tối đa hao hụt, mất mát nguyên vật liệu, có phương tiện phòng chống cháy nổ. -Về công tác vận chuyển, cấp phát nguyên vật liệu: Công ty cũng đã cố gắng chủ động trong hoạt động vận chuyển cả trong và ngoài. Công tác cấp phát nguyên vật liệu theo hạn mức tiêu dùng đã giúp cho cán bộ quản lý kho nắm rõ hơn tình hình sử dụng nguyên vật liệu tại các phân xưởng, theo dõi sát sao tình hình biến động nguyên vật liệu, tạo sự chủ động cho bộ phận cấp phát cũng như bộ phận sử dụng nguyên vật liệu, tránh được tình trạng thiếu hụt. Hệ thống định mức nguyên vật liệu được xây dựng khá chặt chẽ, tránh được tình trạng hao hụt, tỷ lệ sai hỏng luôn ở mức thấp, giảm được chi phí sửa chữa. 1.4.2. Một số hạn chế Bên cạnh những mặt tích cực đã đạt được, còn tồn tại một số mặt hạn chế mà công ty cần khắc phục như:
  • 37. 37 - Lượng nguyên vật liệu nhập về đa phần là dựa trên tập hợp các đơn hàng, lượng nguyên vật liệu dự trữ dựa trên sự dự đoán theo kinh nghiệm cho nên tình trạng nguyên vật liệu tồn kho vẫn khá nhiều. Việc lưu kho nhiều sẽ giảm số lần đặt hàng, tiết kiệm được chi phí kinh doanh đặt hàng, loại trừ được yếu tố tăng giá nhưng lại làm tăng chi phí bảo quản nguyên vật liệu cũng như nếu dự trữ dài sẽ làm hư hỏng nguyên vật liệu và không đáp ứng được yêu cầu sản xuất. - Những nguyên vật liệu cần phải nhập từ nước ngoài thì doanh nghiệp lại không chủ động được mà lại phụ thuộc vào sự biến động của thị trường khu vực, không chủ động về thời gian, từ đó gây ảnh hưởng đến cung ứng vật tư dẫn đến tình trạng thừa thiếu nguyên vật liệu cho sản xuất. - Việc kiểm tra nguyên vật liệu nhập kho tiến hành còn sơ sài, chưa thực sự đi sâu để kiểm soát tốt hơn chất lượng nguyên vật liệu đầu vào. Việc nguyên vật liệu chưa được kiểm soát chặt chẽ về chất lượng có thể ảnh hưởng đến chất lượng các đơn hàng của công ty, gây ảnh hưởng đến thương hiệu của công ty. - Việc thống kê nguyên vật liệu thông qua thẻ kho được thực hiện trong thời gian dài và đa phần là được thống kê vào cuối tháng, do vậy chưa phản ánh kịp thời về tình hình sử dụng nguyên vật liệu - Nguyên vật liệu của công ty khá đa dạng về chủng loại, mẫu mã nên gặp khó khăn trong việc xác định định mức nguyên vật liệu cho từng loại vật tư. - Việc lập kế hoạch cung ứng và tổ chức các hoạt động cung ứng đôi khi chưa đồng bộ, kịp thời dẫn đến ảnh hưởng đến quá trình sản xuất. 1.4.3. Nguyên nhân của hạn chế Trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh, công ty khó có thể tránh khỏi những sai sót hạn chế và việc tìm ra những nguyên nhân của các hạn chế đó để có biện pháp khắc phục là việc rất quan trọng. Những hạn chế đó xuất phát từ các nguyên nhân chính sau: - Khâu kiểm tra nguyên vật liệu từ các nhà cung ứng vẫn chưa được thực hiện thật sự nghiêm túc từ các nhân viên trong công ty. Việc kiểm tra chỉ dựa vào những thông số về số lượng, định tính mà không chú trọng đến chất lượng nguyên vật liệu. Từ đó dẫn đến tình trạng vẫn để nguyên vật liệu chưa đủ tiêu chuẩn, phẩm cách nhập kho. - Phương pháp và cách thức xây dựng định mức sử dụng nguyên vật liệu còn nhiều bất cập và chưa xác thực, gây ảnh hưởng đến công tác lập kế hoạch mua sắm. - Khâu cung ứng nguyên vật liệu nhập khẩu từ nước ngoài về đôi khi còn nhiều chậm trễ do khâu bố trí nhân sự ở phòng kinh doanh-xuất nhập khẩu còn chưa tương xứng với quy mô công việc. - Trang thiết bị kỹ thuật dùng để bảo quản dù đã được chú trọng đầu tư xong đã dần xuống cấp dẫn đến ảnh hưởng đến công tác bảo quản nguyên vật liệu.
  • 38. 38 - Sắp xếp, bố trí kho tàng bảo quản nguyên vật liệu còn chưa thực sự khoa học, dẫn đến tăng thời gian cung ứng nguyên vật liệu, mất nhiều thời gian trong khâu xuất, nhập kho - Chưa tận dụng tối ưu được kho thành phẩm gây lãng phí không gian và chi phí. Nhiều sản phẩm sản xuất ra không cần qua kho mà đã xuất thằng cho khách hàng. - Người lao động trực tiếp là lao động phổ thông, chưa nhận thức rõ ràng về tiêu chuẩn chất lượng ISO mà vẫn chỉ làm theo kinh nghiệm. Mặt khác, việc phổ biến kiến thức về ISO chỉ được triển khai ở cấp quản lý nên người lao động chưa hiểu rõ được mức quan trọng. - Thị trường nguyên vật liệu ngành may mặc những năm gần đây luôn biên động, làm chi phí nguyên vật liệu tăng cao ảnh hưởng đến doanh thu của công ty. Bên cạnh đó, việc chi phí không ổn định gây khó khăn hơn cho công tác lập kế hoạch, tính toán xác định lượng nguyên vật liệu cần nhập tối ưu cũng như lượng dự trữ phù hợp cho công tác sản xuất. Sự biến động thất thường này cũng làm giảm lượng hợp đồng của công ty do giới hạn về nguồn vốn lưu động. - Công tác tổ chức cung ứng đôi khi gặp phải nhiều khó khăn khi mua nguyên vật liệu từ nước ngoài do thủ tục rườm rà. - Do quá phụ thuộc vào một số nhà cung ứng nước ngoài nên quá trình thương lượng, định giá khi đặt hàng từ nước ngoài còn gặp nhiều khó khăn, thường chịu sức ép từ giá của nhà cung ứng làm tăng giá thành chi phí nguyên vật liệu.
  • 39. 39 CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGUYÊN VẬT LIỆU