SlideShare a Scribd company logo
1 of 51
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
CƠ SỞ II TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
----------
THU HOẠCH THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Chuyên ngành: Tài chính quốc tế
HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH XUẤT KHẨU TẠI NGÂN
HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI
NHÁNH 3/2
Họ và tên sinh viên: Phạm Ngọc Hoàng
Mã sinh viên: 1301035034
Lớp: TCQT03
Khóa: K52
Người hướng dẫn: Ths. Phạm Thị Diệp Hạnh
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 03 năm 2017Mã THTTTN: 25
NHẬN XÉT CỦA NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
Đồng ý cho sinh viên..................................................... nộp bài thu hoạch thực tập tốt
nghiệp
TPHCM, Ngày …... Tháng……Năm……
Người Hướng Dẫn Khoa Học
Ths. Phạm Thị Diệp Hạnh
NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
Tên Doanh nghiệp/ Công ty/ Cơ quan: .............................................................................
Địa chỉ: .............................................................................................................................
Mã số thuế (nếu có): .........................................................................................................
Mã số đăng ký kinh doanh/Mã số doanh nghiệp (nếu có): ..............................................
Ngành nghề kinh doanh/ lĩnh vực hoạt động chính: ........................................................
Chúng tôi xác nhận Sinh viên: .........................................................................................
thực tập tại Doanh nghiệp/ Công ty/ Cơ quan từ ngày…… tháng….. năm……. đến
ngày…. tháng…… năm…….. như sau:
- Về tinh thần thái độ:
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
- Về tiếp cận thực tế nghiệp vụ, hoạt động của Doanh nghiệp/ Công ty/ Cơ quan:
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
- Về số liệu sử dụng trong bài (ghi rõ số liệu đƣợc sử dụng trong THTTTN hoặc
BCTTGK có phải do Doanh nghiệp/ Công ty/ Cơ quan cung cấp cho Sinh viên hay
không):
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
- Nhận xét khác:
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
………, ngày …… tháng …… năm ……
Ký tên
(Ghi rõ chức vụ, ký tên, đóng dấu)
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tác giả xin gửi lời cám ơn chân thành nhất đến Cô Phạm Thị
Diệp Hạnh - giáo viên hướng dẫn giúp tác giả thực hiện bài thu hoạch thực tập tốt
nghiệp. Sự quan tâm và hỗ trợ tận tình của cô đã giúp tác giả tìm hiểu và học hỏi được
nhiều kiến thức mới, củng cố về tinh thần và hỗ trợ về mặt chuyên môn giúp tác giả
hoàn thành bài thu hoạch của mình.
Tiếp theo đó tác giả xin cảm ơn các anh chị phòng Khách Hàng Doanh Nghiệp
– Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam – Chi Nhánh 3/2 đã tận tình chỉ bảo và
tạo điều kiện tốt nhất cho tác giả có cơ hội thực tập, học hỏi kiến thức và hoàn thành
bài thu hoạch của mình.
Ngoải ra, tác giả muốn tỏ lòng biết ơn và trân trọng đến toàn bộ quý Thầy Cô
Giảng viên tại trường Đại học Ngoại thương Cơ sở II tại TPHCM, cám ơn quý thầy cô
đã tâm huyết và tận tình truyền đạt nhiều kiến thức bổ ích cho các thế hệ sinh viên tại
trường nói chung và tác giả nói riêng. Điều này đã hỗ trợ rất nhiều cho tác giả, không
chỉ trong quá trình học tập tại trường, ở bài thu hoạch thực tập tốt nghiệp mà còn trong
công việc tương lai sau này.
Cuối cùng, tác giả xin cảm ơn toàn thể gia đình và bạn bè đã động viên và hỗ
trợ tác giả trong suốt quá trình hoàn thành bài thực tập.
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ & PHÁT
TRIỂN VIỆT NAM- CN BA THÁNG HAI......................................................1
1.1 Tổng quan về Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam...........1
1.1.1 Thông tin ngân hàng ...........................................................................1
1.1.2 Cơ cấu tổ chức.....................................Error! Bookmark not defined.
1.2. Tổng quan về BIDV Chi nhánh 3/2 ........................................................2
1.2.1. Quá trình hình thành và cơ cấu tổ chức ..........................................2
1.2.1.1. Quá trình hình thành................................................................2
1.2.1.2. Cơ cấu tổ chức:.........................................................................3
1.2.2. Kết quả hoạt động của chi nhánh trong năm 2014-2016:................5
1.2.2.1. Hoạt động huy động vốn:............Error! Bookmark not defined.
1.2.2.2. Hoạt động cho vay:.....................Error! Bookmark not defined.
1.2.2.3. Kết quả kinh doanh của chi nhánh giai đoạn năm 2014 –
2016:.....................................................................................................5
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH XUẤT KHẨU
TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI
NHÁNH 3/2.....................................................................................................14
2.1. Tình hình bảo lãnh xuất khẩu tại Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển
Việt Nam - chi Nhánh 3/2...........................................................................14
2.1.1. Kết quả hoạt động bảo lãnh xuất khẩu.............................................. 14
2.1.1.1. Kết quả theo loại hình..............................................................14
2.1.2.2.Kết quả bảo lãnh theo các thành phần kinh tế............................19
2.1.2.3. Tài sản bảo đảm bảo lãnh ........................................................21
2.1.3. Các quy định về điều kiện thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh xuất khẩu tại
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - CN 3/2....................................22
2.1.4. Các loại hình bảo lãnh xuất khẩu được áp dụng tại Ngân hàng Đầu tư
và Phát triển Việt Nam - CN 3/2 ................................................................24
2.1.5. Tổ chức nghiệp vụ bảo lãnh xuất khẩu tại Ngân hàng Đầu tư và Phát
triển Việt Nam - CN 3/2 ............................................................................24
2.2. Đánh giá thực trạng hoạt động bảo lãnh xuất khẩu tại Ngân hàng
Đầu tư và Phát triển Việt Nam - CN 3/2 .....................................................25
2.2.1. Thành công......................................................................................25
2.3.2. Những hạn chế.................................................................................25
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGHIỆP
VỤ BẢO LÃNH XUẤT KHẨU TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT
TRIỂN VIỆT NAM - CN 3/2 ..........................................................................29
3.1. Phương hướng phát triển nghiệp vụ bảo lãnh xuất khẩu tại Ngân
hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - CN 3/2 trong thời gian tới...............29
3.2. Giải pháp phát triển nghiệp vụ bảo lãnh xuất khẩu tại Ngân hàng
Đầu tư và Phát triển Việt Nam - CN 3/2 .....................................................30
3.2.1. Về phía Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - CN 3/2..............30
KẾT LUẬN.....................................................................................................38
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................39
LỜI MỞ ĐẦU
Thương mại quốc tế phát triển ngày càng sâu rộng mở ra nhiều cơ hội phát triển
cho nền kinh tế. Các doanh nghiệp ngày càng có nhiều mối quan hệ kinh doanh thương
mại với các doanh nghiệp trên thế giới. Hoạt động của các Ngân hàng thương mại cũng
ngày càng phát triển theo hướng đa dạng hoá các loại hình dịch vụ. Thương mại quốc
tế phát triển tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp nhưng đồng thời
cũng làm gia tăng thêm nhiều rủi ro. Với vai trò trung gian trong nền kinh tế, các ngân
hàng không ngừng đa dạng hoá các loại hình dịch vụ như tín dụng, thanh toán xuất
nhập khẩu, tài trợ thương mại,….và đặc biệt là dịch vụ bảo lãnh xuất khẩu.
Là một chi nhánh ngân hàng thuộc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam,
được sự uỷ quyền của Ngân hàng trung ương, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt
Nam - CN 3/2 cũng đã triển khai nghiệp vụ bảo lãnh xuất khẩu nhằm phục vụ nhu cầu
bảo lãnh của các doanh nghiệp, các tổ chức kinh doanh xuất nhập khẩu trong điều kiện
hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, vì là một nghiệp vụ còn khá mới nên nghiệp vụ
này chưa phát triển tương xứng với nhu cầu của nền kinh tế. Trong thời gian thực tập
tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - CN 3/2, xét thấy nghiệp vụ bảo lãnh
xuất khẩu còn nhiều vấn đề cần nghiên cứu nên em chọn đề tài “Thực trạng và giải
pháp phát triển hoạt động bảo lãnh xuất khẩu tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển
Việt Nam - CN 3/2” làm đề tài báo cáo thực tập của mình.
Kết cấu của báo cáo
Chương 1: Tổng quan về tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - CN 3/2
Chương 2: Thực trạng hoạt động bảo lãnh xuất khẩu tại Ngân hàng Đầu tư và
Phát triển Việt Nam - CN 3/2
Chương 3: Phương hướng và giải pháp phát triển hoạt động bảo lãnh xuất khẩu
tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - CN 3/2
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Nội dung tiếng Anh Nội dung tiếng Việt
BIDV Bank for Investment and
Development of Viet Nam
Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển
Việt Nam
CN Chi Nhánh
CNTT Công Nghệ Thông Tin
DN Doanh Nghiệp
L/C Letter of Credit Thư Tín Dụng
NHNN Ngân Hàng Nhà Nước
NHTM Ngân Hàng Thương Mại
TMCP Thương Mại Cổ Phần
WTO Word Trade Organizaiton Tổ Chức Thương Mại Thế Giới
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
Danh mục sơ đồ
Tên sơ đồ Trang
Sơ đồ 1.1 Cơ cấu bộ máy tổ chức và nhân sự tại BIDV 3
Sơ đồ 1.2. Cơ cấu tổ chức của chi nhánh 3/2 4
Danh mục bảng
Tên bảng Trang
Bảng 1.1: Tình hình huy động vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt
Nam - chi nhánh 3/2 giai đoạn 2014 – 2016.
5
Bảng 1.2: Tình hình tăng trưởng huy động vốn tại Ngân hàng Đầu tư và
Phát triển Việt Nam - chi nhánh 3/2 giai đoạn 2014 – 2016.
6
Bảng 1.3: Tình hình dư nợ cho vay Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt
Nam - chi nhánh 3/2 giai đoạn 2014 – 2016.
8
Bảng 1.4: Tình hình tăng trưởng dư nợ cho vay Ngân hàng Đầu tư và Phát
triển Việt Nam - chi nhánh 3/2 giai đoạn 2014 – 2016.
8
Bảng 1.5: Kết quả kinh doanh của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt
Nam - chi nhánh 3/2 giai đoạn 2014 – 2016.
9
Bảng 2.1 Doanh số bảo lãnh phát sinh theo loại hình bảo lãnh
trong giai đoạn 2014-2016
10
Bảng 2.2: Tình hình giải toả bảo lãnh trong nước trong giai đoạn 2014-2016 12
Bảng 2.3: Số dư bảo lãnh theo loại hình bảo lãnh các năm 2014, 2015 và 2016 13
Bảng 2.4: Doanh số phát sinh bảo lãnh theo các thành phần kinh tế trong giai đoạn
2014-2016
14
Bảng 2.5: Tình hình giải toả bảo lãnh theo các thành phần kinh tế trong
giai đoạn 2014-2016
15
Bảng 2.6: Dư nợ bảo lãnh theo các thành phần kinh tế năm 2015, 2016 16
Bảng 2.7: Bảo đảm bảo lãnh trong giai đoạn 2014 – 2016 17
1
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ
& PHÁT TRIỂN VIỆT NAM- CN BA THÁNG HAI
1.1 Tổng quan về Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
1.1.1 Thông tinngân hàng
Tên đầy đủ: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
Tên giao dịch quốc tế: Joint Stock Commercial Bank for Investment and Development
of Vietnam
Tên gọi tắt: BIDV
Địa chỉ: Tháp BIDV, 35 Hàng Vôi, quận Hoàn Kiếm, TP.HCM
Điện thoại: 04.2220.5544 - 19009247.
Fax: 04. 2220.0399
Email: Info@bidv.com.vn –
Được thành lập ngày 26/4/1957, BIDV là ngân hàng thương mại lâu đời nhất Việt
Nam.
Lĩnh vực hoạt động kinh doanh
Ngân hàng: là một ngân hàng có kinh nghiệm hàng đầu cung cấp đầy đủ các sản
phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại và tiện ích.
Bảo hiểm: cung cấp các sản phẩm Bảo hiểm phi nhân thọ được thiết kế phù hợp
trong tổng thể các sản phẩm trọn gói của BIDV tới khách hàng.
Chứng khoán: cung cấp đa dạng các dịch vụ môi giới, đầu tư và tư vấn đầu tư
cùng khả năng phát triển nhanh chóng hệ thống các đại lý nhận lệnh trên toàn quốc.
Đầu tư tài chính: góp vốn thành lập doanh nghiệp để đầu tư các dự án, trong đó
nổi bật là vai trò chủ trì điều phối các dự án trọng điểm của đất nước như: Công ty Cổ
phần cho thuê Hàng không (VALC) Công ty phát triển đường cao tốc (BEDC), Đầu tư
sân bay Quốc tế Long Thành…
1.1.2. Nhân lực
2
Hơn 18.000 cán bộ, nhân viên là các chuyên gia tư vấn tài chính được đào tạo bài bản,
có kinh nghiệm được tích luỹ và chuyển giao trong hơn nửa thế kỷ BIDV luôn đem đến
cho khách hàng lợi ích và sự tin cậy.
1.1.3. Mạng lưới
Mạng lưới ngân hàng: BIDV có 127 chi nhánh và trên 600 điểm mạng lưới,
1.300 ATM/POS tại 63 tỉnh/thành phố trên toàn quốc.
Mạng lưới phi ngân hàng: Gồm các Công ty Chứng khoán Đầu tư (BSC), Công
ty Cho thuê tài chính, Công ty Bảo hiểm Đầu tư (BIC) với 20 chi nhánh trong cả
nước…
Hiện diện thương mại tại nước ngoài: Lào, Campuchia, Myanmar, Nga, Séc...
Các liên doanh với nước ngoài: Ngân hàng Liên doanh VID-Public (đối tác
Malaysia), Ngân hàng Liên doanh Lào -Việt (với đối tác Lào) Ngân hàng Liên doanh
Việt Nga - VRB (với đối tác Nga), Công ty Liên doanh Tháp BIDV (đối tác
Singapore), Liên doanh quản lý đầu tư BIDV - Việt Nam Partners (đối tác Mỹ)…
1.1.4.Thương hiệu BIDV
Là sự lựa chọn, tín nhiệm của các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp và cá nhân
trong việc tiếp cận các dịch vụ tài chính ngân hàng.
Được cộng đồng trong nước và quốc tế biết đến và ghi nhận như là một trong
những thương hiệu ngân hàng lớn nhất Việt Nam.
Là niềm tự hào của các thế hệ CBNV và của ngành tài chính ngân hàng trong 55
năm qua với nghề nghiệp truyền thống phục vụ đầu tư phát triển đất nước.
1.2. Tổng quan về BIDV Chi nhánh 3/2
1.2.1. Quá trình hình thành và cơ cấu tổ chức
1.2.1.1. Quá trình hình thành
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh 3/2 được thành lập từ
ngày 27 tháng 9 năm 2004, theo quyết định số 1541/NHNN – HCM.02 của HĐQT.
Thời điểm đó, CBNV của chi nhánh chỉ có 17 người và trụ sở của chi nhánh có địa chỉ
tại số 454, Đường 3/2, Phường 12, Quận 10, Tp.Hồ Chí Minh
Điện thoại:08 3835 2519
3
Thực hiện nhiệm vụ và chức năng của một NHTM “đi vay để cho vay”. Từ một
ngân hàng có doanh số hoạt động không cao, đến nay Chi nhánh đã phấn đấu vươn lên
một trong những chi nhánh có vốn huy động và dư nợ tăng trưởng khá trong hệ thống.
Nguồn vốn tăng trưởng vững chắc, năm sau cao hơn năm trước, mỗi năm tăng từ 20%
– 25%. Nguồn vốn tăng trưởng góp phần vào nhịp độ tăng trưởng kinh tế.
1.2.1.2. Cơ cấu tổ chức:
Sơ đồ 1.2. Cơ cấu tổ chức của chi nhánh 3/2
Giám đốc:
Giám đốc Eximbank chi nhánh Hòa Bình có nhiệm vụ và quyền hạn điều hành
mọi hoạt động của chi nhánh, quản lý tài sản và nhân sự của chi nhánh theo quy định
của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và theo ủy quyền của Tổng Giám đốc Ngân hàng.
Giám đốc chi nhánh Eximbank Hòa Bình có trách nhiệm trước Tổng Giám đốc
Eximbank và trước pháp luật về kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh, được
Tổng Giám đốc ủy quyền trực tiếp quản lý điều hành mọi hoạt động công tác liên quan
đến nghiệp vụ an toàn vốn tài sản, nhân sự của chi nhánh.
GIÁM ĐỐC CHI NHÁNH
PHÓ GIÁM ĐỐC
KINH DOANH
PHÓ GIÁM ĐỐC
TÀI CHÍNH
P.KHÁCH
HÀNG
DOANH
NGIỆP
P.KẾ
TOÁN&
DỊCH VỤ
KHÁCH
HÀNG
P.HÀNH
CHÁNH
TỔNG
HỢP
P.QUẢN
LÝ TÍN
DỤNG
P.KHÁCH
HÀNG
CÁ NHÂN
4
Định hướng hoạt động, xây dựng các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh và chương
trình công tác. Ký kết các văn bản về tín dụng, tiền tệ, thanh toán trong phạm vi được
phép hoạt động của chi nhánh.
Tổ chức nghiên cứu, học tập và thi hành các chế độ, thể lệ nghiệp vụ của Ngân
hàng Eximbank. Quyết định đầu tư, cho vay bảo lãnh theo hạn mức tín dụng trong giới
hạn được hội đồng quản trị quy định và Tổng Giám đốc ủy quyền. Có trách nhiệm báo
cáo tình hình của chi nhánh.
Phó Giám đốc:
Phó Giám đốc giúp giám đốc điều hành trực tiếp một số lĩnh vực công tác được
phân công và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về việc đó. Thay mặt Giám đốc điều
hành, kí kết các văn bản được ủy quyền. Giúp Giám đốc trong việc chuẩn bị xây dựng
và quyết định các chương trình công tác, kế hoạch kinh doanh và các biện pháp công
tác chính của chi nhánh.
Phòng khách hàng doanh nghiệp
Bộ phận thẩm định: thực hiện nhiệm vụ quan hệ, tiếp thị khách hàng trong hoạt
động tín dụng, tiến hành thẩm định nhu cầu tín dụng của khách hàng, trình báo cáo
thẩm định tín dụng cho Giám đốc,Phó Giám đốc phê duyệt theo quy định trong chính
sách tín dụng của Eximbank, phối hợp với các bộ phận quản lý nợ trong theo dõi, chăm
sóc khách hàng, kiểm tra, kiểm soát sau khi cho vay.
Bộ phận quản lý nợ: thực hiện nhiệm vụ quản lý, chăm sóc khách hàng, soạn
thảo, quản lý hồ sơ tín dụng, kế toán tín dụng, kiểm tra, kiểm soát tín dụng sau cho vay,
thu hồi nợ vay và công tác liên quan nhằm đảm bảo sự phù hợp giữa nội dung phê
duyệt tín dụng và tình hình thực tế khi cung cấp tín dụng cho khách hàng.
Phòng khách hàng cá nhân
Thực hiện chăm sóc, tiếp thị, tư vấn cho khách hàng cá nhân về các sản phẩm,
dịch vụ. Nắm bắt nhu cầu và đề xuất ý kiến về sử dụng dịch vụ ngân hàng của các
khách hàng.
Nghiên cứu, thiết lập các kênh phân phối, đánh giá hiệu quả, khả năng triển khai
các kênh phân phối sản phẩm dịch vụ tới khách hàng.
5
Phân tích, đánh giá khả năng cạnh tranh, chất lượng sản phẩm, dịch vụ của ngân
hàng hiệu quả của từng sản phẩm dịch vụ dành cho khách hàng cá nhân. Phản hồi của
khách hàng về sản phẩm dịch vụ được cung cấp, đề xuất phương án cải tiến, nâng cao
chất lượng hiệu quả nhằm thoả mãn ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng.
Tham gia xây dựng chính sách khách hàng và kế hoạch phát triển thị trường,
phát triển sản phẩm mới, hỗ trợ xây dựng chính sách sản phẩm dịch vụ; cơ chế, chính
sách tín dụng đối với khách hàng.
Phòng kế toán tổng hợp:
Trực tiếp hạch toán kế toán, theo dõi, phản ánh tình hình hoạt động kinh doanh,
tài chính. Quản lý các loại vốn, tài sản của ngân hàng, tổng hợp, lưu trữ hồ sơ, tài liệu
về hạch toán kế toán, quyết toán và lập báo cáo quyết toán cung cấp cho nội bộ ngân
hàng và các cấp có thẩm quyền theo quy định.
Phòng hành chánh:
Với nhiệm vụ quản lý toàn bộ các hoạt động liên quan đến cán bộ công nhân
viên của ngân hàng, đảm bảo an ninh và an toàn cho chi nhánh, cung cấp đồ dùng hoạt
động cho các phòng ban…thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao.
Phòng Quản lý tín dụng
Quản lý các hoạt động thấu chị và thẻ tín dụng của chi nhánh phát hành; Đôn đốc, nhắc
nhở các đơn vị thu hồi nợ thấu chi và thẻ tín dụng; Đề xuất xử lý các khoản nợ quá hạn
thấu chi và thẻ tín dụng; Hỗ trợ các đơn vị/ bộ phận khác về một số nội dung liên quan
đến nợ thấu chi và thẻ tín dụng
1.2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh trong năm 2014-2016:
1.2.2.1. Tình hình thu nhập
Thu nhập là một phần của chỉ tiêu lợi nhuận, góp phần đánh giá hiệu quả hoạt
động của các NHTM. Các ngân hàng luôn mong muốn đạt được lợi nhuận cao chủ
yếu do sự gia tăng của thu nhập và một phần của việc giảm thiểu các chi phí. Thu
nhập càng cao với một mức độ chi phí hợp lý càng chứng tỏ hiệu quả hoạt động của
NHTM.
6
Tình hình thu nhập của chi nhánh trong 3 năm gần đây được thể hiện qua bảng
sau:
Bảng 1.1: Tình hình thu nhập tại Chi nhánh 3/2- Ngân hàng BIDV qua 3
năm 2014, 2015, 2016
ĐVT: Triệu đồng
THU
NHẬP
2014 2015 2016
So sánh
2015/2014
So sánh
2016/2015
Số
tiền
%
Số
tiền
%
1.Thu lãi tiền gửi
và cho vay
96.003 108.006 130.571 12.003 12,5 22.565 20,9
- Thu từ lãi
cho vay
95.600 107.705 130.127 12.105 12,7 22.422 20,8
- Thu từ lãi
tiền gửi
403 301 445 -101 -25,2 143 47,6
2.Thu nhập khác 7.259 7.868 8.364 609 8,4 496 6,3
TỔNG THU
NHẬP
103.262 115.874 138.935 12.612 12,2 23.061 19,9
Qua bảng số liệu ta thấy, thu nhập của chi nhánh có sự gia tăng đáng kể qua các
năm. Năm 2014, tổng thu nhập Ngân hàng đạt được 103.262 triệu đồng, sang năm
2015 đã tăng lên, đạt 115.874 triệu đồng, tỷ lệ tăng là 12,2% (hay 12.612 triệu đồng)
so với năm 2014. Đến năm 2016, tổng thu nhập tiếp tục tăng khá cao, đạt 138.935
triệu đồng tăng 19,9% (hay 23.061 triệu đồng) so với cùng kỳ năm trước. Điều đó
cũng thể hiện một phần hiệu quả hoạt động của chi nhánh là khá tốt.
Bảng 1.2: Tỷ trọng từng khoản mục thu nhập của Chi nhánh 3/2- Ngân
hàng BIDV – chi nhánh Cần Thơ
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2014 2015 2016
Số tiền
Tỷ trọng Số
tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ trọng
(%) (%) (%)
1.Thu lãi tiền gửi và
cho vay
96.003 92,97 108.006
9
3,21
130.571
9
3,98
- Thu từ lãi cho
vay
95.600 92,58 107.705 92,95 130.127 9
3,66
7
- Thu lãi tiền gửi 403 0,39 301 0,26 445 0,32
2.Thu nhập khác 7.259 7,03 7.868 6,79 8.364 6,02
TỔNG THU NHẬP 103.262 100 115.874 100 138.935 100
(Nguồn: Chi nhánh 3/2- Ngân hàng BIDV)
Từ bảng trên ta thấy, khoản thu nhập chủ yếu trong tổng thu nhập của chi nhánh
là thu nhập từ lãi tiền gửi và cho vay. Đặc biệt, khoản thu từ lãi cho vay chiếm tỷ
trọng lớn trong cả 3 năm (trên 90%). Khoản mục này tăng liên tục qua 3 năm 2014-
2016. Thu nhập từ lãi cho vay năm 2015 đạt 108.006 triệu đồng tăng 12.003 triệu
đồng so với năm 2014, tương đương với tốc độ tăng là 12,5%. Đến năm 2016, con
số này lên đến 130.571, tăng 22.565 triệu đồng tức là tăng 20,9% so với năm 2015.
Việc tăng cường cho vay của chi nhánh là một điều không đơn giản, nhất là
trong thời điểm kinh tế đầy những khó khăn trong năm 2016. Các doanh nghiệp
cũng chịu tác động từ sự thay đổi chính sách tiền tệ của NHTW, trong đó lãi suất
cho vay chính là một trong những nguyên nhân cơ bản làm giảm hẳn khả năng vay
vốn của các doanh nghiệp. Theo thống kê gần đây của Hiệp hội các doanh nghiệp
nhỏ và vừa thì có tới 60% doanh nghiệp khó khăn do lãi suất tăng. Tuy nhiên, nhờ
đưa ra những giải pháp kịp thời, cụ thể như tăng cường các dịch vụ chăm sóc khách
hàng, mở rộng quan hệ với các cá nhân và tổ chức tín dụng, tư vấn miễn phí và chủ
động trong công tác hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp... Và kết quả thu được là hoạt
động cho vay của chi nhánh vẫn ở mức khá tốt, giúp Ngân hàng có được nguồn thu từ
lãi cho vay có xu hướng tăng qua các năm. Điều này góp phần làm cho hoạt động
kinh doanh của chi nhánh tiến triển khá tốt năm sau cao hơn năm trước, từng bước
đem lại lợi nhuận cho chi nhánh.
Ngoài ra, các khoản thu của chi nhánh còn có: thu từ các khoản phí và dịch
vụ; lãi thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ; và các khoản thu nhập bất thường.
Nhìn chung các khoản thu này cũng có sự thay đổi qua các năm nhưng do các
khoản mục này chiếm tỷ trọng khá nhỏ trong tổng thu nhập (khoảng 6% - 7%
trong tổng thu nhập). Nên sự thay đổi của các khoản thu nhập này có ảnh hưởng
không đáng kể đối với tổng thu nhập của Ngân hàng.
8
Tóm lại, qua việc phân tích khái quát tình hình thu nhập tại chi nhánh 3/2 –
Ngân hàng BIDV ta thấy doanh thu của chi nhánh tăng liên tục qua các năm,
trong đó nguồn thu chính vẫn là từ hoạt động tín dụng. Tuy số tiền thu từ hoạt
động tín dụng tăng nhưng các khoản chi cho hoạt động tín dụng cũng tăng nhanh,
điều này đòi hỏi chi nhánh phải có các chính sách thích hợp để phát huy tối đa
hiệu quả của nguồn vốn. Trong đó các khoản thu về dịch vụ thanh toán của chi
nhánh còn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng thu nhập nhưng có xu hướng tăng qua
các năm. Vì vậy chi nhánh cần phát huy hơn nữa nguồn thu nhập này góp phần
tích cực trong việc nâng cao thu nhập và lợi nhuận cho chi nhánh.
1.2.2.2. Tình hình chi phí
Chi phí là một chỉ tiêu đánh giá mức độ, hiệu quả sử dụng nguồn vốn của các
NHTM. Trong hoạt động kinh doanh, Ngân hàng một mặt phải đối mặt với các
chủ trương hoạt động, chính sách thu hút khách hàng của các Ngân hàng đối
thủ, một mặt họ phải hoàn thành các chỉ tiêu trong kế hoạch kinh doanh của chi
nhánh đã đề ra. Vì vậy, nhà quản trị luôn tìm cách giảm thiểu các khoản chi phí
giúp nâng cao lợi nhuận, đạt hiệu quả kinh doanh ngày càng tốt hơn.
Bảng 1.3: Tình hình chi phí tại Chi nhánh 3/2- Ngân hàng BIDV từ năm 2014-
2016
ĐVT: Triệu đồng
CHI PHÍ 2014 2015 2016
2015/
2014
2016/20
15Số
tiền
%
Số
tiền
%
1.Chi phí trả lãi tiền
vay và huy động vốn
65.377 68.066 83.921 2.690 4,1 15.855 23,3
2.Chi phí nhân viên 6.363 6.506 4.200 144 2,3 -2.306 -35,4
3.Chi dự phòng và bảo
hiểm tiền gửi
7.994 10.347 5.869 2.353 29,4 -4.478 -43,3
4. Chi hoạt động khác 10.391 8.296 4.151 -2.095 -20,2 -4.145 -50,0
TỔNG CHI 90.125 93.216 98.142 3.091 3,4 4.926 5,3
(Nguồn: Chi nhánh 3/2- Ngân hàng BIDV)
9
Nhìn chung tình hình chi phí của chi nhánh tăng liên tục qua các năm. Năm
2014 có tổng chi phí là 90.125 triệu đồng. Năm 2015 chi phí đã tăng lên 3.091
triệu đồng, tương đương với tỷ lệ tăng là 3,4% so với năm 2014. Đến năm 2016,
tổng chi phí tăng khá cao 4.926 triệu đồng, tương đương với tỷ lệ tăng là 5,3% so
với năm 2015. Năm 2016, do tình trạng lạm phát tăng cao dẫn đến việc thắt chặt
tiền tệ, gây khó khăn không nhỏ đến hoạt động của Ngân hàng. Ngân hàng đã
phải tăng lãi suất vay nên Ngân hàng cũng phải tăng lãi suất cho vay. Lãi suất
cho vay quá cao khiến càng ít các doanh nghiệp vay vốn làm ảnh hưởng đến hoạt
động kinh doanh của Ngân hàng. Ngoài ra, do lãi suất tăng cao nên khả năng hoàn
trả nợ của các con nợ bị giảm sút, việc thu hồi nợ khó khăn hơn, các khoản nợ
xấu gia tăng làm tăng khả năng rủi ro của các Ngân hàng. Từ đó, Ngân hàng càng
trở nên dè dặt trong việc cho vay vốn. tiền không được mang ra sử dụng lưu thông
trở thành những khoản tiền vô ích đã góp phần làm tăng chi phí cho Ngân hàng
Tình hình cơ cấu chi phí của chi nhánh được thể hiện qua bảng cơ cấu và
biểu đồ sau:
Bảng 1.4: Cơ cấu tình hình chi phí của Chi nhánh 3/2- Ngân hàng BIDV
từ năm 2014-2016
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2014 2015 2016
Số tiền
Tỷ
trọng Số tiền
Tỷ
trọng Số tiền
Tỷ
trọng
(%) (%) (%)
1.Chi phí trả lãi tiền
vay và huy động vốn
65.377 72,54 68.066 73,02 83.921 85,51
2.Chi phí nhân viên 6.363 7,06 6.506 6,98 4.200 4,28
3.Chi dự phòng và bảo
hiểm tiền gửi
7.994 8,87 10.347 11,1 5.869
,
5,98
4. Chi hoạt động khác 10.391 11,53 8.296 8,9 4.151 4,23
TỔNG
CHI
90.125 100 93.216 100 98.142 100
(Nguồn: Chi nhánh 3/2- Ngân hàng BIDV)
10
Nhìn vào bảng trên ta thấy, chi phí trả lãi vay và huy động vốn chiếm tỷ trọng
chủ yếu trong tổng chi phí của chi nhánh và có xu hướng tăng qua các năm. Cụ thể,
năm 2014 chi phí trả lãi vay và huy động vốn là 65.377 triệu đồng (chiếm 72,54%
trên tổng chi phí). Năm 2015 chi phí chi trả là 68.066 triệu đồng (chiếm 73,02%
trên tổng chi phí), tăng 2.690 triệu đồng, tương đương với tỷ lệ tăng là 4,1 % so với
năm 2015. Và đến năm 2016, chi phí trả lãi vay và huy động vốn là 83.921 triệu
đồng (chiếm 85,51% trên tổng chi phí), tăng ở mức khá cao 15.855 triệu đồng,
tương đương với tỷ lệ tăng là 23,3%. Mức chi trả phí này cao như vậy là do nguồn
vốn chi nhánh huy động được từ các tổ chức kinh tế và dân cư không đủ đáp ứng
nhu cầu cho vay của chi nhánh. Nên chi nhánh phải đi vay nhiều hơn từ các tổ
chức tín dụng để đáp ứng nhu cầu cho vay của mình với mức lãi suất cao hơn so với
lãi suất huy động. Vì vậy đã đẩy chi phí chi nhánh tăng khá cao.
Vì chi phí chi trả lãi vay và huy động vốn tăng cao nên dù các khoản mục chi
phí khác có giảm qua các năm nhưng vẫn không làm giảm tổng chi phí hoạt động
của chi nhánh. Cụ thể trong năm 2016 một năm có chi phí tăng cao đáng kể nhất
trong 3 năm gần đây, chi phí chi trả cho nhân viên còn 4.200 triệu đồng, đã giảm
35,4% (tương đương 2.306 triệu đồng); chi phí dự phòng và bảo hiểm tiền gửi còn
5.869 triệu đồng, giảm 43,3% (tương đương 4.478 triệu đồng); chi hoạt động khác
còn 4.151 triệu đồng, giảm 50% (tương đương với 4.145 triệu đồng) so với chi phí
cùng kỳ năm 2015. Tổng các khoản mục chi phí này chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ (khoảng
từ 14% - 28%) trong tổng chi phí nên vẫn không bù đắp đủ phần chi phí tăng cao
của khoản mục chi phí chi trả lãi vay và huy động vốn.
Tóm lại, mặc dù chi nhánh đã thực hiện các chính sách tiết kiệm, giảm thiểu các
chi phí hoạt động của chi nhánh đạt hiệu quả tương đối tốt. Nhưng do khoản mục chi
trả lãi vay và huy động vốn là khoản mục bắt buộc để duy trì hoạt động của chi nhánh.
Và khoản mục này ngoài chịu ảnh hưởng của chính sách thu hút khách hàng của chi
nhánh, nó còn chịu sự tác động của chính sách lãi suất thu hút khách hàng của các
Ngân hàng đối thủ trên cùng địa bàn. Nhất là trong thời kỳ khủng hoảng tài chính
nên việc tăng chi phí hoạt động của chi nhánh là điều khó tránh khỏi.
11
1.2.2.3. Tình hình lợi nhuận
Ngân hàng hoạt động có hiệu quả trước hết phải có nguồn vốn vững mạnh và
biết sử dụng nguồn vốn đó thật hiệu quả nhằm mang lại lợi nhuận cho Ngân
hàng. Lợi nhuận không chỉ là chỉ tiêu tổng hợp đánh giá hiệu quả hoạt động kinh
doanh của các NHTM mà còn là chỉ tiêu chung nhất áp dụng cho mọi chủ thể kinh
doanh trong nền kinh tế thị trường. Trong kinh doanh tiền tệ, các NHTM một mặt
phải thỏa mãn những yêu cầu về lợi nhuận do Ngân hàng đặt ra, một mặt họ phải
tuân thủ đối với những quy định chính sách của NHNN về tiền tệ ngân hàng… Các
ngân hàng luôn đặt ra vấn đề làm thế nào đạt được lợi nhuận cao nhất nhưng mức độ
rủi ro thấp nhất và vẫn đảm bảo chấp hành đúng những quy định của NHNN và thực
hiện được kế hoạch kinh doanh của chi nhánh mình.
Trong 3 năm 2014 - 2016, kết quả mà chi nhánh 3/2 đã đạt được thể hiện rõ định
hướng đúng trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng BIDV chi nhánh 3/2. Kết
quả hoạt động kinh doanh được đánh giá trong điều kiện môi trường kinh doanh diễn
biến phức tạp, phải cạnh tranh với các NHTM khác trên cùng địa bàn. Để thấy rõ hơn
kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh trong thời gian qua, ta xem xét bảng số
liệu sau:
Bảng 1.4: Tình hình lợi nhuận của Chi nhánh 3/2- Ngân hàng BIDV
qua 3 năm 2014, 2015, 2016
ĐVT: Triệu đồng
Khoản mục 2014 2015 2016
So sánh
2015/2014
So sánh
2016/2015
Số tiền % Số tiền %
1.Tổng thu nhập 103.262 115.874 138.935 12.612 12,2 23.061 19,9
- Thu nhập lãi
suất
96.003 108.006 130.571 12.003 12,5 22.565 20,9
- Thu nhập ngoài
lãi 7.259 7.868 8.364 609 8,4 496 6,3
2.Tổng chi phí 90.125 93.216 98.142 3.091 3,4 4.926 5,3
12
- Chi phí lãi suất 65.377 68.066 83.921 2.690 4,1 15.855 23,3
- Chi phí ngoài lãi
24.748 25.150 14.221 401 1,6 -10.929 -43,5
Lợi nhuận ròng 13.137 22.658 40.793 9.521 72,5 18.135 80,0
(Nguồn: Chi nhánh 3/2- Ngân hàng BIDV)
Trong năm 2014, lợi nhuận của chi nhánh đạt 13.137 triệu đồng và đến năm
2015 lợi nhuận đã tăng lên 72,5% (tương đương với 9.521 triệu đồng) so với năm 2014.
Nhưng đến năm 2016, lợi nhuận tăng 80% (tương đương với 18.135 triệu đồng) so với
cùng kỳ năm 2015. Nguyên nhân là do được sự chỉ đạo và hỗ trợ nhiều mặt của Ngân
hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh 3/2 cũng như các chi nhánh trong cùng
hệ thống, trong những năm qua tập thể lãnh đạo, nhân viên của chi nhánh đã tích cực
trong công tác, vượt qua khó khăn đảm bảo kinh doanh có lãi.
1.2.2.4. Kết quả kinh doanh của chi nhánh giai đoạn năm 2014 – 2016:
Bảng 1.5: Kết quả kinh doanh của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi
nhánh 3/2 giai đoạn 2014 – 2016.
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm
2014
Năm 2015 Năm 2016
2015/2014 2016/2015
Số tiền % Số tiền %
Tổng thu nhập 103.262 115.874 138.935 12.612 12,2 23.061 19,9
Tổng chi phí 90.125 93.216 98.142 3.091 3,4 4.926 5,3
Lợi nhuận 13.137 22.658 40.793 9.521 72,5 18.135 80,0
(Nguồn: Tổng hợp báo cáo Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh 3/2)
Nhìn vào bảng trên ta thấy, tình hình thu nhập của chi nhánh qua các năm đều
tăng. Cụ thể, thu nhập năm 2014 là 103.262 triệu đồng, đến năm 2015 thu nhập
tăng 12.612 triệu đồng (hay 28,78%) so với năm 2014. Và thu nhập trong năm 2016
đã tăng lên 23.061triệu đồng (hay 19,9%) so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân
gia tăng của thu nhập chủ yếu do sự gia tăng trong khoản thu nhập từ lãi suất của
Ngân hàng. Vì khoản mục này chiếm một tỷ trọng khá cao (năm 2014: 92,97%;
năm 2015: 93,21%; năm 2016: 93,98%) và tăng đều qua các năm (năm 2015 tăng
29,10% so với năm 2014; năm 2016 tăng 40,31% so với năm 2015). Nguyên nhân
13
là do Ngân hàng đẩy mạnh hoạt động tín dụng bằng các hoạt động thu hút khách
hàng như: lãi suất hấp dẫn, đơn giản hóa thủ tục vay vốn, nâng cao trình độ cán bộ
tín dụng...
Bên cạnh việc thu nhập của chi nhánh tăng trưởng đều qua các năm nhưng lợi
nhuận của chi nhánh lại có lúc tăng lên (năm 2015 lợi nhuận tăng 72,5% so với năm
2014, năm 2016 lợi nhuận tăng 80% so với năm 2015). Chi phí năm 2014 là
90.125 triệu đồng, năm 2015 chi phí của chi nhánh tăng 3.091 triệu đồng (tương
đương với 3,4%) so với năm 2014. Và đến năm 2016, chi phí tăng lên khá cao 4.926
(tương đương với 5,3%), tốc độ tăng thấp so với tốc độ tăng của thu nhập (là 19,9%)
so với cùng kỳ năm trước.
Tóm lại, hoạt động kinh doanh của chi nhánh trong thời gian qua đạt hiệu quả
khá tốt. Chi nhánh vẫn đạt lợi nhuận khả quan qua các năm. Đó là nhờ năng lực
quản lý của ban lãnh đạo cùng với sự nổ lực, cố gắng và tinh thần đoàn kết của nhân
viên trong chi nhánh, chi nhánh đã hoạt động tốt và có hiệu quả trong hoàn cảnh khó
khăn nhất. Tìm ra được một giải pháp hiệu quả nhất, an toàn nhất cho hoạt động
kinh doanh của mình và phục vụ tốt hơn đáp ứng đầy đủ và kịp thời nhu cầu vay vốn
ngày càng tăng của khách hàng. Tạo điều kiện cho hiệu quả sản xuất kinh doanh của
các doanh nghiệp và cá nhân ngày càng nâng cao, góp phần thúc đẩy nền kinh tế địa
phương phát triển
14
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH
XUẤT KHẨU TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN
VIỆT NAM - CHI NHÁNH 3/2
2.1. Tình hình bảo lãnh xuất khẩu tại Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt
Nam - chi Nhánh 3/2
2.1.1. Doanh thu từ hoạt động bảo lãnh xuất khẩu
2.1.1.1. Kết quả theo loại hình
Nghiệp vụ bảo lãnh trong nước của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam -
CN 3/2 trong những năm qua đã dần được mở rộng với nhiều loại hình bảo lãnh phong
phú. Bảng tổng hợp dưới đây sẽ cho chúng ta thấy được doanh số phát sinh của các loại
bảo lãnh trong nước của chi nhánh từ năm 2014 đến năm 2016.
Bảng 2.1 Doanh số bảo lãnh phát sinh theo loại hình bảo lãnh
trong giai đoạn 2014-2016
(Đơn vị: tỷ đồng)
2014 2015 2016
Phát sinh Tỷ lệ % Phát sinh Tỷ lệ % Phát sinh Tỷ lệ
Thanh
toán
82.56 27.67 22.71 10.66 52.67 14.13
T.H hợp
đồng
101.38 33.98 56.11 26.35 90.98 24.39
Đấu thầu 61.35 20.57 55.84 26.23 40.27 10.80
Bảo lãnh
Khác
53.06 17.78 78.27 36.76 189.03 50.68
Tổng 298.35 100.00 212.94 100.00 372.96 100.00
% tăng
giảm
-26.6% 75.1%
15
Qua bảng trên ta thấy tổng doanh số phát sinh bảo lãnh của các loại hình bảo
lãnh mặc dù có xu hướng giảm trong năm 2015 nhưng năm 2016 đã tăng mạnh mẽ.
Năm 2015 đạt 212.94 tỷ đồng, giảm 26.6% so với năm 2014. Sở dĩ có sự biến động
như vậy là do năm 2015 là năm đầu tiên Việt Nam trở thành thành viên chính thức của
tổ chức Thương mại thế giới (WTO) với các rào cản thương mại được cắt giảm đáng
kể, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu phát triển. Các doanh nghiệp
xuất nhập khẩu không gặp quá nhiều khó khăn như trước đây nên việc lựa chọn và tin
cậy bạn hàng trở nên dễ dàng chấp nhận hơn. Vì vậy, nhu cầu cần ngân hàng bảo lãnh
có xu hướng giảm trong năm này. Tháng 12/2015 khi xảy ra cuộc khủng hoảng kinh tế
Mỹ đã làm cho hệ thống các NHTM thận trọng hơn trong việc chấp nhận các khoản
bảo lãnh. Mặt khác, do sự ra đời của Quy chế số 26 giữa năm 2014 về bảo lãnh ngân
hàng nên trong năm 2015 Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - CN 3/2 tập trung
hạch toán, kế toán và giải quyết các khoản bảo lãnh cũ. Đó cũng là nguyên nhân khiến
doanh số phát sinh các loại hình bảo lãnh giảm trong năm 2015 so với năm 2014.
Đến năm 2016, doanh số phát sinh các loại hình bảo lãnh tăng đột biến: tăng
75.1% so với năm 2015, đạt 372.96 tỷ đồng vượt 34.3% so với kế hoạch đặt ra đầu
năm. Nguyên nhân của hiện tượng này là do ảnh hưởng của các cuộc khủng hoảng
trong năm 2016: khủng hoảng từ nguồn lương thực đến nhiên liệu, từ tài chính đến
chính trị, từ môi trường đến an ninh,…đã tác động tới mọi mặt của đời sống kinh tế -
xã hội. Do đó, hoạt động thương mại gặp vô cùng nhiều khó khăn. Trước tình hình này,
nhu cầu bảo lãnh xuất khẩu tăng cao, không chỉ ở Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt
Nam - CN 3/2 mà ở tất cả các NHTM.
Qua bảng số liệu ta thấy rằng bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh thanh toán là
những loại bảo lãnh luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số hoạt động bảo lãnh,
đặc biệt là bảo lãnh thực hiện hợp đồng. Do khách hàng chủ yếu của BIDV là các công
ty, tổng công ty xây lắp nên loại bảo lãnh này thường xuyên được sử dụng
- Bảo lãnh dự thầu: Năm 2014 bảo lãnh dự thầu đạt doanh số là: 61,35 tỷ đồng
thì năm 2015 doanh số 55,84 tỷ đồng giảm 5,51 tỷ đồng so với năm 2014. Doanh số
năm 2016 là 40,27 tỷ đồng giảm 15,57 tỷ đồng so với năm 2015. Điều này cho thấy
khách hàng sử dụng loại hình bảo lãnh này ngày càng giảm.
16
- Bảo lãnh thực hiện hợp đồng: Thời gian để thực hiện hợp đồng thường dài nên
độ rủi ro của loại hình bảo lãnh này thường lớn hơn. Đối với chi nhánh 3/2 loại hình
này khá thông dụng và chiếm doanh số lớn nhất trong tổng doanh số bảo lãnh tại ngân
hàng. Cụ thể năm 2014 doanh số là 101,38 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng 33,98%). Năm
2015 doanh số là 56,11 tỷ đồng giảm 45,27 tỷ đồng so với năm 2015. Năm 2016,
doanh số này tăng so với năm 2015 là 34,87 tỷ đồng. Có thể nói đây là loại bảo lãnh
phát sinh thường xuyên và có rất nhiều tiềm năng phát triển. Do vây, ngân hàng cần
chú trọng khai thác và phát triển loại hình này hơn nữa
- Bảo lãnh thanh toán: Đây là loại hình được áp dụng trong cả xuất nhập khẩu
và xây dựng. Trong xây dựng nếu bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, tiền
đặt cọc đảm bảo quyền lợi của chủ thầu thì bảo lãnh thanh toán lại đảm bảo quyền lợi
cho nhà thầu. Đây là loại hình bảo lãnh mới được ngân hàng triển khai trong một vài
năm trở lại đây và vẫn còn chiếm trọng nhỏ trong doanh số bảo lãnh của ngân hàng. Cụ
thể năm 2014 tỷ trọng chỉ là 27,67% năm 2015 chiếm 10,66% và đến năm 2016 là
14,13%.
- Các loại bảo lãnh khác: như bảo lãnh vay vốn nước ngoài, bảo lãnh tiền ứng tr-
ước, bảo lãnh nộp thuế………Doanh số phát sinh ngày càng tăng đặc biệt năm 2016, tỷ
trọng tăng lên 50,68%..Với đội ngũ cán bộ có kinh nghiêm và năng động chi nhánh
hoàn toàn có đủ khả năng phát triển, hạn chế tối đa rủi ro và thu thêm phí. Vì vậy, chi
nhánh phải có các biện pháp nhằm phát triển, mở rộng các loại hình bảo lãnh này cho
khách hàng
Bảng 2.2: Tình hình giải toả bảo lãnh trong nước của chi nhánh 3/2 trong giai
đoạn 2014-2016
2014 2015 2016
Giải toả Tỷ lệ % Giải toả Tỷ lệ % Giải toả Tỷ lệ
Thanh toán 115.85 28.76 28.45 12.03 38.62 12.09
T.H hợp
đồng
171.62 42.61 94.6 40.01 62.11 19.44
17
Đấu thầu 54.84 13.62 53.96 22.82 40.3 12.61
Bảo lãnh
Khác
60.47 15.01 59.44 25.14 178.44 55.86
Tổng 402.79 100.00 236.45 100.00 319.47 100.00
Bảo lãnh thanh toán: Trong năm 2014, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển
Việt Nam - CN 3/2 đã giải toả được 115.85 tỷ đồng. Nhưng đến năm 2015 doanh số
giải toả chỉ đạt 28.45 tỷ đồng, giảm 75.4% so với 2014). Năm 2016, doanh số giải toả
đạt 38.62 tỷ đồng, tăng 35.7% so với năm 2015 nhưng vẫn chỉ bằng 33.3% năm 2014.
Bảo lãnh thực hiện hợp đồng: 171.63 tỷ đồng là doanh số mà Ngân hàng
Đầu tư và Phát triển Việt Nam - CN 3/2 đã giải toả được trong năm 2014. Năm 2015,
doanh số này giảm 44.9%, đạt 94.6 tỷ đồng. Năm 2016, doanh số tiếp tục giảm, chỉ đạt
62.11 tỷ đồng, giảm 34.3% so với năm 2015.
Bảo lãnh đầu thầu: doanh số tiếp tục giảm. Năm 2015 doanh số đạt
53.96%, so với năm 2014 thì chỉ giảm 1.3%. Năm 2016, doanh số chỉ bằng 73.4% năm
2014 đạt 40.3 tỷ đồng, giảm 25.3% so với năm 2015.
Nhìn chung, trong giai đoạn 2014 – 2016, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt
Nam - CN 3/2 tập trung giải toả phần lớn là bảo lãnh thực hiện hợp đồng - loại bảo
lãnh được áp dụng phổ biến và có thể lường trước được rủi ro.
Doanh số giải toả bảo lãnh của ngân hàng có xu hướng giảm trong năm 2015 và
tăng với tỷ lệ không nhiều trong năm 2016 là phù hợp với xu hướng phát sinh bảo lãnh
của ngân hàng như đã phân tích ở phần trên.
Một chỉ tiêu hết sức quan trọng trong việc đánh giá kết quả hoạt động bảo lãnh
của ngân hàng đó là dư nợ bảo lãnh (hay số dư bảo lãnh). Dư nợ bảo lãnh tính theo các
loại hình bảo lãnh của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - CN 3/2 trong giai
đoạn 2014 – 2016 được thể hiện qua bảng tổng kết sau:
18
Bảng 2.3: Số dư bảo lãnh theo loại hình bảo lãnh của chi nhánh 3/2 các năm 2014,
2015 và 2016
2014 2015 2016
Thanh toán
16.71 10.98 25.11
T.H hợp đồng 64.86 33.34 61.68
Đấu thầu 16.93 18.88 19.02
Bảo lãnh
Khác 28.68 49.5 46.86
Tổng
127.18 112.69 152.67
% tăng giảm
-13.3 -11.4 35.5
Nhìn vào bảng 2.3 ta thấy, tổng dư nợ bảo lãnh tính đến 31/12 năm 2014 còn
127.18 tỷ đồng, giảm 13.3% so với năm 2013 (145 tỷ đồng) với dư nợ nhiều nhất là
bảo lãnh thực hiện hợp đồng (đạt 64.86 tỷ đồng).
Năm 2015, tổng dư nợ bảo lãnh giảm 11.4% so với năm 2014, còn 112.69 tỷ
đồng, đạt 82.3% so với kế hoạch đặt ra đầu kỳ do trong năm 2015, số lương các loại
bảo lãnh phát sinh có xu hướng giảm so với năm 2014. Dư nợ bảo lãnh giảm chứng tỏ
ngân hàng đã tiến hành phân tích đánh giá khách hàng kỹ lưỡng hơn trước khi chấp
nhận bảo lãnh.
Năm 2016, tổng dư nợ bảo lãnh đạt 152.67 tỷ đồng, tăng 35.5% so với cùng kỳ
năm 2015, đạt 89.8% kế hoạch dư nợ bảo lãnh đặt ra đầu kỳ. Sở dĩ như vậy là do trong
năm 2016 phát sinh thêm nhiều bảo lãnh, đồng thời do có nhiều doanh nghiệp gặp khó
khăn về tài chính nên chậm thanh toán cho ngân hàng làm cho các khoản bảo lãnh quá
hạn gia tăng. Mà dư nợ bảo lãnh thì gồm tất cả các khoản bảo lãnh quá hạn, các khoản
bảo lãnh chưa đến hạn giải toả và số dư kỳ trước. Cho nên, dư nợ bảo lãnh tính đến
31/12/2016 tăng so với cuối kỳ năm 2015. Dư nợ bảo lãnh ngoài sự thể hiện hiệu quả
19
hoạt động bảo lãnh của ngân hàng tăng lên còn đồng nghĩa với việc ngân hàng phải nỗ
lực hơn nữa nhằm giải toả các loại bảo lãnh đã quá hạn.
2.1.2.2.Kết quả bảo lãnh theo các thành phần kinh tế
Bảng 2.4: Doanh số phát sinh bảo lãnh theo các thành phần kinh tế của chi nhánh
3/2 trong giai đoạn 2014-2016
(Đơn vị: Tỷ đồng, 1000USD, 1000EUR)
2015 2016
USD EUR VND USD EUR VND
DNNNTW 16.7 0 18.31 15 0 17.37
DNNNDP 47.96 0 52.45 45.94 0 56.7
TNHHNN 46.1 0 4.77 50 0 5.63
TNHHTN 2655.73 356.32 68.94 2138.78 244.47 73.28
CTYCPNN 3887.43 134.55 18.77 3749.9 0 24.55
CTYCP
Khác 591.32 628.86 5.20 278.75 1285.21 26.14
DNCO
VDTNN 0 0 0 0 0 0
Tổng 7,245.24 1,119.73 168.44 6278.37 1529.68 203.67
Theo bảng 2.4 ta thấy, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - CN 3/2 phát
hành bảo lãnh chủ yếu cho các Công ty cổ phần Nhà nước và Công ty TNHH tư nhân.
Đây là những khách hàng truyền thống của ngân hàng. Và hình thức bảo lãnh đa phần
là bảo lãnh nước ngoài với các khoản bảo lãnh tính bằng ngoại tệ (USD và EUR).
Tuy nhiên, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - CN 3/2 mới chỉ giải toả
được một phần doanh số phát sinh trong năm. Bảng tổng kết sau sẽ thể hiện đầy đủ
thực trạng giải toả bảo lãnh trong năm 2015 và năm 2016.
Bảng 2.5: Tình hình giải toả bảo lãnh theo các thành phần kinh tế của chi nhánh
3/2 trong giai đoạn 2014-2016
20
(Đơn vị: Tỷ đồng, 1000USD, 1000EUR)
2015 2016
USD EUR VND USD EUR VND
DNNNTƯ 0 0.01 0 0.03
DNNNDP 0 62.3 0 73.23
TNHHNN 0 3.11 0 2.45
TNHHTN 1324.7 242.66 76.56 345.29 80.53
CTYCPNN 23.6 0 20.08 0 27.23
CTYCP
Khác 36.4 24.33 30.41 21.08
DNCO
VDTNN 0 0 0 0 0 0
Tổng 1348.3 279.06 186.39 0 375.7 204.55
Trong tổng số 7,245.24 ngàn USD, 1119.73 ngàn EUR và 168.44 tỷ đồng phát
sinh trong năm 2015, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - CN 3/2 mới chỉ giải
toả được 1348.3 ngàn USD. Số còn lại là các bảo lãnh chưa đến hạn giải toả và các bảo
lãnh đã quá hạn đang chờ ngân hàng xem xét.
Cũng giống như năm 2015, doanh số giải toả trong năm 2016 cũng không lớn
lắm. Trong năm 2016, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - CN 3/2 chỉ giải toả
được 357.7 ngàn EUR (trong tổng số 1529.68 ngàn EUR phát sinh trong năm) và
204.55 tỷ đồng.
Doanh số giải toả không nhiều, cộng với số dư từ kỳ trước làm cho dư nợ bảo
lãnh tính đến cuối kỳ có xu hướng tăng từ năm 2015 đến năm 2016:
Bảng 2.6: Dư nợ bảo lãnh theo các thành phần kinh tế năm 2015, 2016
(Đơn vị: Tỷ đồng, 1000USD, 1000EUR)
2015 2016
USD EUR VND USD EUR VND
DNNNTƯ 89.5 0 0.13 93 0 0.01
21
DNNNDP 101.4 0 16.5 112.8 0 15.7
TNHHNN 46.1 0 3.7 50 0 4.4
TNHHTN 178.92 530.2 22.11 163.86 570.93 23.74
CTYCPNN 53.44 137.56 14.02 56.29 0 15.56
CTYCP
Khác 392.13 836.78 11.21 395.24 1285.21 13.17
DNCO
VDTNN 0 0 0 0 0 0
Tổng 861.49 1504.54 67.67 871.19 1856.14 72.58
Nguyên nhân của xu hướng trên là do sự tăng giá của đồng USD gây khó khăn
cho các doanh nghiệp/công ty kinh doanh xuất nhập khẩu trong việc thanh toán cho
ngân hàng.Tính chung cả năm 2016, tốc độ tăng giá USD lên đến 6,31%, cao nhất tính
từ năm 1999 đến nay (chỉ sau năm 1997 tăng 14,2%, năm 1998 tăng 9,6%, còn từ 1999
đến năm 2015 chỉ tăng 1,63%/năm).
2.1.2.3. Tài sản bảo đảm bảo lãnh
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chỉ đồng ý bảo lãnh cho khách hàng
khi khách hàng đồng ý ký quỹ 100% giá trị bảo lãnh, thế chấp tài sản hoặc được ngân
hàng chấp nhận cho tín chấp.
Hình thức bảo lãnh theo tín chấp tức là ngân hàng nhận bảo lãnh cho khách hàng
hoàn toàn trên cơ sở tin cậy khách hàng. Tuy nhiên, trong trường hợp này khách hàng
phải chứng mính được doanh nghiệp/công ty mình có vốn điều lệ tối đa 20 tỷ đồng và
sử dụng tối đa 550 lao động.
Trong giai đoạn 2014-2016, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - CN 3/2
đã bảo lãnh với các hình thức bảo đảm như bảng tổng kết sau:
Bảng 2.7: Bảo đảm bảo lãnh trong giai đoạn 2014 – 2016
2014 2015 2016
Doanh số Tỷ lệ % Doanh số Tỷ lệ % Doanh số Tỷ lệ %
Ký quỹ 242.14 16.3 282.09 17.04 335.45 17
Thế chấp 27.27 1.8 32.12 1.9 39.46 2
22
Tín chấp 1,214.55 81.8 1,340.86 81.01 1,598.30 81
Tổng tài sản 1,483.95 100 1,655.08 100.0 1,973.21 100
Như vậy, trong những năm qua hình thức bảo đảm bảo lãnh bằng biện pháp thế
chấp chiếm một tỷ lệ khá khiêm tốn. Trong năm 2015, hình thức này chỉ chiếm 1.8%
và đến năm 2016 cũng chỉ chiếm 2% tổng các tài sản bảo đảm bảo lãnh. Hình thức bảo
đảm bảo lãnh bằng ký quỹ 100% chiếm tỷ lệ cao hơn nhiều so với hình thức thế chấp,
tuy nhiên vẫn không phải là hình thức bảo đảm bảo lãnh được thực hiện nhiều nhất tại
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - CN 3/2. Giai đoạn 2014 – 2016, Ngân
hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - CN 3/2 chấp nhận thực hiện bảo lãnh đa phần chỉ
thông qua hình thức tín chấp.
Nguyên nhân một phần là do các khách hàng được ngân hàng đồng ý bảo lãnh
đa số là các khách hàng truyền thống của ngân hàng. Giữa ngân hàng và khách hàng đã
có sự tín nhiệm lẫn nhau nên ngân hàng không yêu cầu khách hàng phải ký quỹ hay thế
hấp tài sản (trừ các thương vụ có độ rủi ro cao). Mặt khác do tình hình kinh tế không có
nhiều thuận lợi nên khách hàng cũng hạn chế việc ký quỹ hay thế chấp tài sản. Bởi, ký
quỹ thì khách hàng sẽ mất đi một nguồn vốn trước mắt để quay vòng trong kinh doanh.
Còn thế chấp tài sản thì giá trị của tài sản sẽ có thể có những thay đổi làm thiệt hại đến
khách hàng và ngân hàng trong trường hợp lạm phát tăng, thị trường bất động sản biến
động,…
2.1.3. Các quy định về điều kiện thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh xuất khẩu tại Ngân
hàng Đầu tư và Phát triểnViệt Nam - CN 3/2
* Điều kiện chung
Khách hàng có nhu cầu được bảo lãnh tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt
Nam - CN 3/2 thì phải: Có đầy đủ năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự
và chịu trách nhiệm dân sự theo qui định của pháp luật ; Có bảo đảm hợp pháp cho bảo
lãnh theo yêu cầu của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - CN 3/2: bảo đảm về
tài sản ký quỹ, thế chấp,…
* Điều kiện riêng
23
- Trường hợp Bảo lãnh vay vốn, Bảo lãnh thanh toán và Bảo lãnh có thời hạn
trung/ dài hạn, ngoài các qui định tại Điều kiện chung, khách hàng cần có thêm các
điều kiện sau:
• Có tín nhiệm trong quan hệ tín dụng, bảo lãnh, thanh toán với tổ chức tín
dụng ; Có dự án đầu tư hoặc phương án sản xuất/kinh doanh khả thi, hiệu quả khi đề
nghị bảo lãnh vay vốn ; Đáp ứng các điều kiện đối với khách hàng vay vốn được qui
định tại bản Hướng dẫn của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - CN 3/2 về Quy
chế cho vay đối với khách hàng.
• Trong trường hợp vay vốn nước ngoài, khách hàng phải thực hiện đúng các
qui định của pháp luật về Quản lý vay và trả nợ nước ngoài.
- Trường hợp phát hành Bảo lãnh dự thầu, Bảo lãnh thực hiện hợp đồng; Bảo
lãnh bảo đảm chất lượng sản phẩm; Bảo lãnh hoàn thanh toán; Bảo lãnh bảo hành; Bảo
lãnh bảo dưỡng; Bảo lãnh khoản tiền giữ lại; và các loại bảo lãnh khác ngoài các điều
kiện qui định tại Điều kiện chung, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - CN 3/2
sẽ xem xét: mức độ tín nhiệm, khả năng tài chính, năng lực chuyên môn, biện pháp bảo
đảm cho bảo lãnh hoặc ký quỹ để quyết định phát hành bảo lãnh.
- Đối với trường hợp bảo lãnh Hối phiếu, lệnh phiếu khách hàng phải bảo đảm
các điều kiện theo qui định của pháp luật về Thương phiếu.
- Đối với khách hàng là các tổ chức kinh tế nước ngoài phải được phép đầu tư,
kinh doanh hoặc tham gia đấu thầu tại Việt Nam theo các qui định của Pháp luật Việt
Nam.
- Riêng đối với khách hàng ký quỹ tương đương 100% trị giá bảo lãnh và các
chi phí cần thiết, khách hàng chỉ cần đáp ứng điều kiện qui định tại Điều kiện chung.
* Lệ Phí bảo lãnh
Mức phí do 2 bên thoả thuận, mức tối đa không quá 2%/ năm tính trên số tiền
còn đang được bảo lãnh, mức phí tối thiểu là 500.000 đồng. Ngoài ra, có thể thanh toán
một số chi phí hợp lý khác liên quan theo thoả thuận bằng văn bản của 2 bên.
24
2.1.4. Các loại hình bảo lãnh xuất khẩu được áp dụng tại Ngân hàng Đầu tư và
Phát triểnViệt Nam - CN 3/2
Hiện nay, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã triển khai một số
nghiệp vụ bảo lãnh xuất khẩu như:
• Bảo lãnh thanh toán và thư tín dụng dự phòng
• Bảo lãnh dự thầu
• Bảo lãnh thực hiện hợp đồng
• Bảo lãnh bảo đảm chất lượng sản phẩm
• Bảo lãnh hoàn thanh toán
• Bảo lãnh bảo hành
• Bảo lãnh bảo dưỡng
• Bảo lãnh khoản tiền giữ lại và một số bảo lãnh nước ngoài khác như phát hành
L/C trả chậm, ký xác nhận trên hối phiếu, lệnh phiếu,…
Riêng loại bảo lãnh cho các doanh nghiệp vay vốn từ các Ngân hàng thương mại
vẫn chưa được Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam triển khai do tính chất phức
tạp của nó. Hơn nữa, nó lại là một loại bảo lãnh mới được điều chỉnh bằng văn bản luật
chính thức (Quy chế Bảo lãnh cho doanh nghiệp vay vốn của Ngân hàng thương mại -
Ngày 21/01/2009 do Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 14/2009/QĐ-TTg ban
hành).
2.1.5. Tổ chức nghiệp vụ bảo lãnh xuất khẩu tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển
Việt Nam - CN 3/2
Thông thường, một nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng nói chung và bảo lãnh xuất
khẩu nói riêng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - CN 3/2 được tiến hành
qua 5 bước:
 Tiếp nhận và hoàn chỉnh hồ sơ đề nghị bảo lãnh
 Thẩm định và ra quyết định bảo lãnh
 Phát hành bảo lãnh
 Xử lý sau khi phát hành thư bảo lãnh
 Kết thúc bảo lãnh
25
2.2. Đánh giá thực trạng hoạt động bảo lãnh xuất khẩu tại Ngân hàng Đầu tư và
Phát triển Việt Nam - CN 3/2
2.2.1. Thành công
Như vậy, mặc dù chi nhánh 3/2- Ngân hàng BIDV là một Chi nhánh còn non
trẻ, mới đi vào hoạt động, song với một định hướng đúng đắn, một quy trình bảo lãnh
tương đối hoàn thiện. Doanh nghiệp tham gia bảo lãnh ngày càng nhiều và chất lượng
bảo lãnh ngày càng được bảo đảm. Cụ thể như sau:
 Bảo lãnh đóng góp một phần không nhỏ trong việc gia tăng lợi nhuận cho
Ngân hàng. Khác với tín dụng, khoản lợi nhuận mà Ngân hàng thu được là sự chênh
lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động, còn đối với bảo lãnh thì Ngân hàng
không mất khoản chi phí huy động, mà khoản thu được tính trực tiếp theo tỷ lệ % trên
giá trị khoản bảo lãnh. Ngoài ra, các khoản ký quỹ của khách hàng cũng là một nguồn
vốn quan trọng mà Ngân hàng có thể tận dụng. Nếu như trong quá trình bảo lãnh mà
không xảy ra rủi ro thì khoản phí thu được sẽ đóng góp rất lớn vào sự gia tăng lợi
nhuận cho Ngân hàng. Chính vì vậy, hoạt động bảo lãnh trong thời gian qua đã đóng
góp không nhỏ đối với toàn bộ kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh.
Bước 1 : Tiếp nhận và
hoàn chỉnh hồ sơ đề nghị
bảo lãnh
Bước 2 : Thẩm định và ra
quyết định bảo lãnh
Bước 3 : Phát hành bảo
lãnh
Bước 4 : Xử lý sau khi
phát hành thư bảo lãnh
Bước 5: Kết thúc bảo lãnh
26
 Đa dạng hoá khách hàng, nâng cao vị thế và uy tín cho Ngân hàng. Thông
qua nghiệp vụ bảo lãnh, thì Ngân hàng có tăng cường mối quan hệ với các khách hàng
truyền thống, đồng thời có cơ hội tiếp xúc với nhiều khách hàng mới. Và những khách
hàng mới này có thể là những khách hàng tiềm năng cho Ngân hàng không chỉ đối với
dịch vụ bảo lãnh mà còn trong nhiều dịch vụ khác. Từ đó giúp Ngân hàng mở rộng
được thị phần nâng cao khả năng cạnh tranh, nâng cao được vị thế và uy tín trên thị
trường trong nước cũng như thị trường quốc tế.
2.3.2. Những hạn chế
+ Hoạt động bảo lãnh xuất khẩu vẫn chưa đáp ứng được tối đa nhu cầu của các
doanh nghiệp
Thực tiễn hoạt động ngân hàng cho thấy, có rất nhiều trường hợp các doanh
nghiệp nước ngoài khi tham gia đấu thầu quốc tế tại Việt Nam yêu cầu các ngân hàng
Việt Nam phải có sự bảo đảm bằng một bảo lãnh đối ứng của ngân hàng nước ngoài.
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - CN 3/2 nói riêng và các NHTM Việt Nam
nói chung mặc dù có nhiều mối quan hệ đại lý với các ngân hàng nước ngoài nhưng do
quy mô còn nhỏ nên gặp rất nhiều khó khăn trong việc xử lý.
Hình thức bảo lãnh cho các doanh nghiệp Việt Nam mượn tài sản của các doanh
nghiệp nước ngoài, vay vốn ngân hàng nước ngoài hay vay vốn của các NHTM trong
nước để phục vụ nhu cầu sản xuất vẫn chưa được triển khai tại Ngân hàng Đầu tư và
Phát triển Việt Nam - CN 3/2 mặc dù nhu cầu này của các doanh nghiệp xuất nhập
khẩu là tương đối nhiều.
Quy định giới hạn bảo lãnh tại Điều 7- Quy chế số 26 về tổng dư bảo lãnh cho
một khách hàng không vượt quá 15% vốn tự có của tổ chức tín dụng cũng đã hạn chế
phạm vi và quy mô bảo lãnh của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - CN 3/2
trong thời gian vừa qua. Thực trạng hoạt động bảo lãnh xuất khẩu ở Ngân hàng Đầu tư
và Phát triển Việt Nam - CN 3/2 giai đoạn 2014 – 2016 cho ta thấy Ngân hàng Đầu tư
và Phát triển Việt Nam - CN 3/2 mới chỉ đáp ứng được nhu cầu của một số doanh
nghiệp quốc doanh. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam hiện nay
tương đối nhiều nhưng Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - CN 3/2 lại chưa thể
27
triển khai dịch vụ đối với đối tượng này. Ngoài nguyên nhân do sự phức tạp trong việc
xác định tài sản bảo đảm, còn do nguyên nhân là Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt
Nam - CN 3/2 không đủ vốn điều lệ để thực hiện bảo lãnh vì giá trị bảo lãnh đối với
các hợp đồng này tương đối lớn.
+ Mất cân đối các loại hình bảo lãnh
Tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - CN 3/2, các loại hình bảo lãnh
như bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh tham gia đấu thầu phát
triển hơn nhiều so với các loại hình bảo lãnh khác. Các loại bảo lãnh khác có phát sinh
nhưng doanh số ít. Bảo lãnh nước ngoài trước đây đạt doanh số cao nhưng trong 3 năm
trở lại đây đã có sự sụt giảm và bảo lãnh bằng L/C trả chậm vẫn là hình thức bảo lãnh
chủ yếu. (Theo mục 2.2.5)
Số lượng bảo lãnh phát sinh có xu hướng tăng nhưng không đều giữa các thành
phần kinh tế. Chủ yếu các loại bảo lãnh phát sinh được ngân hàng chấp nhận bảo lãnh
đều từ các doanh nghiệp cổ phần nhà nước.
+ Điều kiện cạnh tranh găy gắt:
Trong điều kiện hiện nay trên địa bàn thành phố bốn hệ thống ngân hàng quốc
doanh, ngân hàng cổ phần và ngân hàng nước ngoài. Sự canh tranh đặc biệt là về các
dịch vụ bảo lãnh, thanh toán rất lớn. Nhiều ngân hàng thu hút khách hàng bằng chính
sách cạnh tranh không lành mạnh như: lới lỏng điều kiện ký quỹ, thế chấp, phí... Sự
cạnh tranh này làm cho chi nhánh mất nhiều khách hàng kể cả khách hàng truyền
thốngs.
+ Công nghệ ngân hàng:
Chi nhánh đã nối mạng giữa kế toán, tín dụng nhưng chưa làm được điều này
với bảo lãnh. Do vậy việc đối chiếu, cập nhật giữa các khâu không nhanh gọn, khớp
đúng và mất nhiều thời gian cho cả ngân hàng và khách hàng.
+Quy trình bảo lãnh:
Chi nhánh chưa có quy trình bảo lãnh phù hợp thực tế. Việc thực hiện bảo lãnh
chưa nhất quán đặc biệt giữa vụ sở chính với các chi nhánh huyện. Tuy rằng quy chế
được ban hành theo toàn ngành, các chi nhánh phải tuân theo những áp dụng nhu thế
28
nào cho linh hoạt hiệu quả lại là vấn đề khó khăn. Thực tế hiện nay do những vướng
mắc trong quy định khiến bảo lãnh phải qua nhiều khâu trình ký, quá trình xét duyệt
kéo dài làm lỡ hợp đồng làm ăn của khách hàng.
+ Về trình độ cán bộ làm nghiệp vụ bảo lãnh còn yếu và thiếu
Bảo lãnh là một nghiệp vụ còn mới mẻ đối với NHĐT-PT, do đó thiếu kinh
nghiệm trong việc phân công cán bộ đảm nhiệm công tác bảo lãnh là khó khăn không
chỉ của riêng NHĐT-PT. NH cũng đã tổ chức nhiều đợt tập huấn về bảo lãnh cho các
nhân viên và thực hiện tách riêng phòng thẩm định. Song để đạt được kết quả tốt thì đó
là một qúa trình lâu dài, bởi nghiệp vụ này cũng luôn có những biến đổi theo thời gian.
Ngoài ra, trình độ thẩm định của các cán bộ hiện có thì không cao, không được cập
nhật, bổ sung nên mỗi khi NH phải thẩm định một dự án lớn hoặc đòi hỏi trình độ
chuyên môn cao thì phải đi thuê chuyên gia, gây ảnh hưởng đến phí thu từ hoạt động
bảo lãnh.
29
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
NGHIỆP VỤ BẢO LÃNH XUẤT KHẨU TẠI NGÂN HÀNG
ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CN 3/2
3.1. Phương hướng phát triển nghiệp vụ bảo lãnh xuất khẩu tại Ngân hàng Đầu tư
và Phát triển Việt Nam - CN 3/2 trong thời gian tới
3.1.1. Cơ hội
- Thị trường đối với ngành ngân hàng tại Việt Nam còn nhiều tiềm năng.
- Việt Nam hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới tạo điều kiện cho Ngân hàng
Đầu tư và Phát triển Việt Nam - CN 3/2 cơ hội kinh doanh trong môi trường bình đẳng.
- Có cơ hội liên kết với các tổ chức tài chính, ngân hàng nước ngoài để tăng năng lực
tài chính, chia sẻ sản phẩm, công nghệ.
3.1.2. Thách thức
- Sự cạnh tranh ngày cang gay gắt từ nhiều ngân hàng hiện nay như ACB, Vietinbank,
Sacombank, Techcombank, VIBBank...cùng nhiều ngân hàng nước ngoài khác.
- Nguy cơ đe doạ từ các sản phẩm, dịch vụ thay thế từ các công ty bảo hiểm, quỹ công
chúng, công ty tài chính, tiết kiệm bưu điện, các trung tâm giao dịch chứng khoán và
các định chế tài chính khác.
- Nguy cơ thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao, mất cán bộ, nhân viên giỏi về các
đối thủ cạnh tranh của ngân hàng.
- Nguy cơ về tụt hậu về công nghệ, vốn và về chất lượng nguồn nhân lực trong môi
trường kinh doanh quốc tế.
3.1.3. Phương hướng phát triển
Quán triệt đường lối, chủ trương, định hướng phát triển của Ngân hàng Đầu tư và
Phát triển Việt Nam và phương hướng hoạt động năm 2017, Ngân hàng Đầu tư và Phát
triển Việt Nam - CN 3/2 cũng đã có những phương hướng phát triển cụ thể đối với
nghiệp vụ bảo lãnh nói chung và nghiệp vụ bảo lãnh xuất nhập khẩu nói riêng như sau:
30
Hoàn thiện các loại hình bảo lãnh truyền thống như bảo lãnh thực hiện hợp
đồng, bảo lãnh tiền ứng trước,…tiếp tục phát triển và mở rộng các loại hình bảo lãnh
khác, đặc biệt là triển khai bảo lãnh cho doanh nghiệp vay vốn các NHTM.
Tăng doanh số phát sinh bảo lãnh và tỷ trọng các loại hình bảo lãnh; giảm
dư nợ bảo lãnh; tăng nguồn phí thu bảo lãnh cho ngân hàng.
Củng cố quan hệ với khách hàng truyền thống, đồng thời mở rộng đối
tượng khách hàng, nhất là những khách hàng tiềm năng nhưng phải có sự chọn lọc.
Mở rộng phạm vi bảo lãnh sang các quận khác trên địa bàn TP.HCM.
Hiện đại hoá cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động bảo lãnh.
Duy trì mức độ an toàn của nghiệp vụ bảo lãnh như hiện nay.
3.2. Giải pháp phát triển nghiệp vụ bảo lãnh xuất khẩu tại Ngân hàng Đầu tư và
Phát triển Việt Nam - CN 3/2
3.2.1. Về phía Ngân hàng Đầu tư và Phát triểnViệt Nam - CN 3/2
Tăng vốn điều lệ của ngân hàng
Theo Quy chế về bảo lãnh ngân hàng số 26/2014 thì Ngân hàng Đầu tư và Phát
triển Việt Nam - CN 3/2 chỉ được phép bảo lãnh cho khách hàng với giá trị bảo lãnh
không vượt quá 15% vốn tự có. Nhưng trên thực tế, giá trị hợp đồng bảo lãnh lớn hơn
rất nhiều, nhất là với các hợp đồng kinh doanh với đối tác nước ngoài. Để có thể bảo
lãnh cho khách hàng, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - CN 3/2 buộc phải
liên kết với các ngân hàng khác để tiến hành đồng bảo lãnh. Tuy nhiên, điều này hết
sức phức tạp. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - CN 3/2 chỉ là một chi nhánh
thuộc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam nên việc liên kết sẽ gặp rất nhiều khó
khăn. Vì vậy, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - CN 3/2 cần phải tăng vốn
điều lệ để có thể tự mình bảo lãnh cho các giá trị hợp đồng bảo lãnh lớn. Để có thể tăng
được vốn điều lệ, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - CN 3/2 cần đẩy mạnh
công tác huy động vốn từ các tổ chức kinh tế, khu vực dân cư, tổ chức tín dụng nước
ngoài và từ Kho bạc Nhà nước. Đặc biệt, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam -
CN 3/2 cần áp dụng một số biện pháp điều hành kinh doanh, đa dạng hóa các hình
thức, các công cụ huy động vốn từ Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam như: tiết
31
kiệm lĩnh lãi định kỳ, công cụ tỷ giá, phát triển các sản phẩm ngân hàng hiện đại, tích
hợp nhiều tiện ích, mở rộng mạng lưới giao dịch, áp dụng chính sách lãi suất linh hoạt
hấp dẫn, kết hợp các nghiệp vụ phái sinh,… để cung cấp các sản phẩm huy động vốn
ngày càng đa dạng và hiện đại hơn đến khách hàng.
Nâng cao chất lượng thẩm định các yêu cầu bảo lãnh và quản lý bảo lãnh
Đối với nghiệp vụ bảo lãnh xuất khẩu, thẩm định các yêu cầu bảo lãnh của khách
hàng là một khâu vô cùng quan trọng trong quy trình thực hiện nghiệp vụ. Chất lượng
của công tác thẩm định có ảnh hưởng trực tiếp tới quyết định bảo lãnh của ngân hàng.
Để nâng cao chất lượng thẩm định bảo lãnh, trước hết Ngân hàng Đầu tư và Phát triển
Việt Nam - CN 3/2 cần xây dựng một đội ngũ cán bộ bảo lãnh giỏi, một tổ thẩm định
có chuyên môn cao. Trong quá trình thẩm định các yêu cầu bảo lãnh, các cán bộ bảo
lãnh cần xem xét thận trọng các chỉ tiêu như:
+ Tư cách pháp nhân của khách hàng.
+ Năng lực tài chính và tính pháp lý của tài sản thế chấp.
+ Tình hình hoạt động sản xuất – kinh doanh của khách hàng.
+ Hiệu quả của phương án sản xuất – kinh doanh.
Xem xét kỹ lưỡng các thông tin về khách hàng sẽ hạn chế được rủi ro cho ngân
hàng và giúp ngân hàng có quyết định bảo lãnh thích hợp nhất.
Tổ thẩm định bảo lãnh cần kết hợp chặt chẽ với Hội đồng quản lý rủi ro nhằm đề
ra các phương pháp giải quyết nếu có rủi ro bảo lãnh xảy ra và kiểm tra, kiểm soát các
thông tin về khách hàng tốt hơn.
Sau khi phát hành bảo lãnh cho khách hàng, các cán bộ bảo lãnh phải thường
xuyên kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện hợp đồng bảo lãnh của khách hàng để có
các biện pháp đôn đốc kịp thời và tránh được rủi ro cho bản thân ngân hàng.
Không chỉ kiểm tra, kiểm soát khách hàng, ngân hàng cần phải thực hiện kiểm
tra, giám sát bộ phận làm công tác bảo lãnh về việc thực hiện quy trình bảo lãnh và
công tác sau khi phát hành bảo lãnh. Nếu có sai sót thì phải khắc phục ngay.
Ứng dụng marketing vào hoạt động bảo lãnh xuất khẩu nhằm đa dạng hoá
thị trường, đa dạng hoá loại hình bảo lãnh xuất khẩu.
32
Giống như các NHTM khác, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - CN 3/2
cũng có các chiến lược marketing nhằm quảng bá hình ảnh ngân hàng và giới thiệu các
dịch vụ ngân hàng tới các khách hàng. Để ứng dụng được các chiến lược marketing
trong hoạt động bảo lãnh xuất khẩu, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - CN
3/2 bước đầu tiên cần thực hiện đó là “Nghiên cứu thị trường”. Nghiên cứu thị trường
ở đây tức là nghiên cứu động cơ và nhu cầu của khách hàng khi lựa chọn ngân hàng
bảo lãnh. Ngân hàng cần tiến hành thu thập thông tin về khách hàng một cách có hệ
thống, tập trung vào hồ sơ bảo lãnh và hồ sơ tín dụng để có thể cập nhật thông tin
khách hàng cũng như các phản hồi từ khách hàng một cách nhanh chóng và hiệu quả
nhất.
Việc nghiên cứu thị trường cũng cần phải được triển khai nghiên cứu về các ngân
hàng cạnh tranh – các ngân hàng cùng thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh xuất khẩu trên địa
bàn thành phố. Có như vậy, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - CN 3/2 mới
kịp thời có đề ra các chính sách phát triển phù hợp.
Nhiệm vụ của marketing đối với hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động
bảo lãnh xuất khẩu nói riêng đó là kế hoạch hoá chiến lược khách hàng, chiến lược sản
phẩm, chiến lược giá cả và chiến lược khuếch trương.
+ Chiến lược khách hàng (hay chính sách khách hàng)
Củng cố quan hệ với nhóm khách hàng truyền thống và thiết lập quan hệ với các
khách hàng mới là nội dung chủ yếu của chính sách khách hàng ở bất kỳ một ngân
hàng nào.
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - CN 3/2 phải luôn luôn coi khách
hàng truyền thống là thị trường trọng yếu của ngân hàng. Đối với các khách hàng lớn
(các doanh nghiệp lớn, công ty lớn) có quan hệ làm ăn lâu dài và có uy tín thì Ngân
hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - CN 3/2 nên ưu tiên xem xét phát hành bảo lãnh
và thực hiện kết hợp các hình thức bảo đảm bảo lãnh. Không nên áp dụng một cách
cứng nhắc theo quy định hiện hành. Đối với các khách hàng này, Ngân hàng Đầu tư và
Phát triển Việt Nam - CN 3/2 cũng có thể linh hoạt trong việc áp dụng mức phí bảo
lãnh và loại bỏ bớt các thủ tục rườm rà trong quy trình thực hiện bảo lãnh.
33
Chiến lược thu hút khách hàng mới cũng là một mục tiêu quan trọng trong chính
sách khách hàng của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - CN 3/2. Trong thời
gian tới, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - CN 3/2 cần tích cực hơn nữa trong
việc tìm kiếm và thu hút các đối tượng khách hàng mới. Để thực hiện có hiệu quả
chính sách khách hàng, Chi nhánh cần thực hiện một số các biện pháp như: thực hiện
các biện pháp ưu đãi về lãi suất, mức phí bảo lãnh; tổ chức các buổi giao lưu với khách
hàng nhằm lắng nghe ý kiến từ khách hàng và giúp đỡ khách hàng tháo gỡ những khó
khăn; đặc biệt phải luôn luôn coi trọng khách hàng.
+ Chiến lược sản phẩm
Đa dạng hoá các loại hình bảo lãnh là là nội dung trong chiến lược sản phẩm của
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - CN 3/2. Trong thời gian tới, Ngân hàng
Đầu tư và Phát triển Việt Nam - CN 3/2 cần phát triển các loại hình bảo lãnh theo
hướng:
Tiếp tục nâng cao chất lượng của các loại bảo lãnh trong nước truyền
thống như bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh tiền ứng trước, bảo lãnh dự thầu,…và
bảo lãnh phát hành L/C trả chậm.
Triển khai các loại bảo lãnh mới như bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh thuế
xuất nhập khẩu, bảo lãnh hải quan.
+ Chiến lược giá cả
Giá cả của hoạt động bảo lãnh chính là mức phí bảo lãnh. Hiện này, các ngân
hàng cạnh tranh với nhau cũng là cạnh tranh về mức phí bảo lãnh áp dụng đối với từng
nghiệp vụ bảo lãnh. Mức phí mà Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - CN 3/2
đang áp dụng là tương đối ngang bằng với các ngân hàng khác. Tuy nhiên, trong thời
gian tới, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - CN 3/2 cũng nên xem xét giảm
mức phí thu bảo lãnh xuống nhằm thu hút thêm nhiều khách hàng hơn nữa, đồng thời
củng cố thêm quan hệ làm ăn với các khách hàng truyền thống.
+ Chiến lược khuếch trương
Nghiệp vụ bảo lãnh xuất khẩu nói riêng và nghiệp vụ bảo lãnh nói chung không
giống như các loại nghiệp vụ ngân hàng khác bởi bản chất của nghiệp vụ bảo lãnh là
34
dùng uy tín của ngân hàng để đảm bảo cho các giao dịch. Uy tín và vị thế của ngân
hàng có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động kinh doanh loại hình dịch vụ bảo
lãnh này. Khách hàng lựa chọn ngân hàng bảo lãnh cho mình dựa trên cách thức mà
ngân hàng tiếp cận khách hàng. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - CN 3/2 cần
tăng cường công tác quảng bá hình ảnh ngân hàng trên các phương tiện thông tin đại
chúng nhằm giới thiệu dịch vụ đến khách hàng. Ngoài ra, Ngân hàng Đầu tư và Phát
triển Việt Nam - CN 3/2 cũng cần nâng cao hiệu quả của công tác tư vấn khách hàng
trong việc lựa chọn bạn hàng, đàm phán ký kết các hợp đồng xuất nhập khẩu hàng hoá,
máy móc, thiết bị,…
Mở rộng quan hệ hợp tác vớicác ngân hàng khác
Đáp ứng nhu cầu bảo lãnh của các doanh nghiệp trong và ngoài nước, Ngân hàng
Đầu tư và Phát triển Việt Nam - CN 3/2 cần chủ động liên kết với các ngân hàng khác
nhằm phân tán rủi ro và thực hiện đồng bảo lãnh cho các hợp đồng bảo lãnh có giá trị
lớn, vượt quá khả năng bảo lãnh của Chi nhánh.
Không chỉ liên kết với các ngân hàng trong nước, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển
Việt Nam - CN 3/2 cần tăng cường hơn nữa việc liên kết với các ngân hàng nước ngoài
để có thể thực hiện vai trò của một ngân hàng thông bào, ngân hàng xác nhận,…
Với mạng lưới hoạt động rộng khắp như vậy, chắc chắn hoạt động bảo lãnh xuất
khẩu nói riêng và hoạt động ngân hàng nói chung sẽ có những bước phát triển mạnh
mẽ.
Hoàn thiện quy trình bảo lãnh
Để hoạt động bảo lãnh xuất khẩu đạt được các mục tiêu đã đề ra, quy trình thực
hiện nghiệp vụ cần phải được sửa đổi và bổ sung cho hoàn thiện hơn nữa nhằm đem lại
sự thuận lợi cho khách hàng và bản thân Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam -
CN 3/2 khi thực hiện hợp đồng bảo lãnh.
Với thời gian thẩm định dự án gần 20 ngày và thời gian đợi ngân hàng phát hành
bảo lãnh là 30 ngày như hiện nay đã và đang ảnh hưởng không nhỏ đến các thương vụ
của khách hàng khi mà những hợp đồng kinh doanh chỉ trong thời gian ngắn. Để tuân
thủ các bước như trong quy trình hiện thời thì khách hàng rất dễ mất đi các cơ hội kinh
35
doanh. Do vậy, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - CN 3/2 cần xem xét và
chấn chỉnh lại các thủ tục thực hiện bảo lãnh cho gọn nhẹ, nhanh chóng. Điều này
không chỉ giúp khách hàng mà còn giúp ngân hàng thực hiện cũng như giám sát được
tốt hơn.
Ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động bảo lãnh xuất khẩu
Hội nhập kinh tế quốc tế khiến cho các hoạt động kinh tế diễn ra hết sức phong
phú và đa dạng nhưng cũng vô cùng phức tạp. Cuộc cách mạng CNTT đã tác động tích
cực tới hầu hết các lĩnh vực kinh tế xã hội với đặc trưng chủ yếu là giúp cho các giao
dịch kinh tế được thực hiện một cách thuận tiện hơn, dễ dàng hơn và thời gian thực
hiện được rút ngắn đi rất nhiều. Điều này đặt các nhà hoạch định chính sách kinh tế vĩ
mô trước những cơ hội và nhiều thách thức. Đó là: Thông tin nhanh, kịp thời, chính
xác là cơ sở để đưa ra những quyết sách chính xác, hiệu quả. Nhưng nó cũng đặt ra cho
những quyết định về chính sách phải hết sức nhanh chóng, linh hoạt để có thể ứng phó
kịp thời với những diễn biến mới của nền kinh tế.
Trong lĩnh vực ngân hàng, CNTT và hội nhập kinh tế quốc tế đã dẫn đến sự
bùng nổ về các loại hình dịch vụ và có ảnh hưởng đáng kể đến việc thực thi chính sách
tiền tệ. Ngoài việc góp phần giảm tỉ trọng tiền mặt trong lưu thông, các hình thức dịch
vụ mới như thẻ tín dụng, máy rút tiền mặt ATM... đã làm cho cầu tiền phản ứng một
cách nhanh hơn trước các diễn biến của lãi suất, tức là đã làm tăng độ co dãn của cầu
tiền đối với lãi suất. Một cách tổng quát hơn, việc đổi mới công nghệ ngân hàng trên cơ
sở ứng dụng CNTT đã góp phần thúc đẩy sự phát triển của thị trường tài chính, đồng
thời đẩy nhanh tốc độ chu chuyển của các luồng vốn, làm cho cung cầu tiền tệ trở nên
khó dự báo hơn, cơ chế truyển tải chính sách tiền tệ nhạy cảm hơn. Trong việc hoạch
định và thực thi chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, CNTT có thể
được ứng dụng ở tất cả các khâu, từ thống kê số liệu, phân tích, đánh giá tình hình, dự
báo xu hướng trong thời gian tới, ra quyết định đến thực thi quyết định, và trở thành
một công cụ không thể thiếu đối với các nhà hoạch định chính sách.
Là một ngân hàng hoạt động trong lĩnh vực ngoại thương, Ngân hàng Đầu tư và
Phát triển Việt Nam nói chung và chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
36
- CN 3/2 nói riêng đã và đang áp dụng những ứng dụng của CNTT trong hoạt động của
mình. CNTT không những giúp Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - CN 3/2
hoạt động có hiệu quả hơn mà còn giúp Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam -
CN 3/2 có thể cạnh tranh được với các ngân hàng khác. Ứng dụng CNTT trong hoạt
đọng bảo lãnh xuất khẩu trong thời gian sắp tới hứa hẹn sẽ mang lại hiệu quả cao.
Trên đây là một số giải pháp mà Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - CN
3/2 nên áp dụng để nâng cao hiệu quả kinh doanh trong lĩnh vực bảo lãnh xuất khẩu,
nhằm đạt được các chỉ tiêu kế hoạch đã đặt ra. Tuy nhiên, Ngân hàng Đầu tư và Phát
triển Việt Nam - CN 3/2 vẫn cần phải có sự hỗ trợ từ Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam và bản thân khách hàng yêu cầu
bảo lãnh để nghiệp vụ bảo lãnh xuất khẩu được tiến hành có hiệu quả.
Đẩy mạnh công tác tổ chức đào tạo cán bộ
Trong bất kỳ một hoạt động kinh tế nào, yếu tố con người cũng luôn là yếu tố
trung tâm, giữ vai trò quyết định đến mọi hoạt động kinh doanh. Trong lĩnh vực ngân
hàng, yếu tố con người lại càng giữ vai trò quan trọng hơn, ảnh hưởng đến hiệu quả
hoạt động kinh doanh của ngân hàng, chất lượng dịch vụ của ngân hàng và ảnh hưởng
rất lớn đến uy tín của ngân hàng. Sở dĩ như vậy là do các cán bộ ngân hàng, đặc biệt là
nhân viên ngân hàng là những người trực tiếp giao dịch với khách hàng. Mọi tác
phong, hành vi của nhân viên đều thể hiện hình ảnh của ngân hàng trong con mắt của
khách hàng. Bước đầu làm việc với ngân hàng, khách hàng luôn luôn chú ý đến tác
phong và hành vi của các nhân viên. Một đội ngũ nhân viên với chuyên môn giỏi, tác
phong nhanh nhẹn, tận tình với khách hàng sẽ góp phần làm tăng hình ảnh của ngân
hàng và tăng sự trung thành của khách hàng đối với ngân hàng. Dịch vụ bảo lãnh xuất
khẩu cũng là một loại hình dịch vụ kinh doanh của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển
Việt Nam - CN 3/2. Bởi vậy, việc đẩy mạnh đào tạo cán bộ, nhân viên làm công tác là
vô cùng cần thiết.
- Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - CN 3/2 cần tiếp tục đổi mới phong
cách giao dịch, thực hiện “văn minh giao tiếp” đối với toàn thể cán bộ công nhân viên.
37
- Thường xuyên mở các khoá đào tạo về nghiệp vụ bảo lãnh xuất khẩu nhằm cập
nhật và phổ biến các quy định mới về nghiệp vụ bảo lãnh cho các cán bộ, nhân viên
làm công tác bảo lãnh.
- Thực hiện chiến lược đa dạng hoá loại hình đào tạo. Có thể đào tạo cán bộ bảo
lãnh xuất khẩu nói riêng và cán bộ ngân hàng nói chung thông qua các lớp đào tạo
trong và ngoài nước. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - CN 3/2 có thể chọn
một số cán bộ tuổi đời còn trẻ, có triển vọng gửi đi đào tạo ở nước ngoài; hoặc có thể
tranh thủ sự tài trợ của các ngân hàng nước ngoài, tổ chức cho các đoàn cán bộ đi khảo
sát, thực tập tại các ngân hàng nước ngoài. Đa dạng hoá các loại hình đào tạo như vậy
sẽ nâng cao và phát huy được nội lực của mỗi cán bộ công nhân viên.
- Với xu hướng phát triển của nền kinh tế trong điều kiện hội nhập, xu hướng
phát triển của thương mại quốc tế và đầu tư quốc tế như hiện nay, thì nhu cầu bảo lãnh
của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nước ngoài đối với hình thức bảo
lãnh phát hành L/C ngày càng tăng làm cho nhu cầu về cán bộ bảo lãnh giỏi ngoại ngữ
cũng tăng cao. Vì thế, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - CN 3/2 cần tích cực
nâng cao trình độ ngoại ngữ cho cán bộ bảo lãnh, đồng thời cũng chú trọng hơn nữa
trong công tác tuyển chọn cán bộ bảo lãnh giỏi nghiệp vụ và ngoại ngữ.
38
KẾT LUẬN
Là một trong những chi nhánh hàng đầu của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển
Việt Nam, trong hơn 20 năm phát triển và trưởng thành, Ngân hàng Đầu tư và Phát
triển Việt Nam - CN 3/2 đã khẳng định được vị thế quan trọng trong hoạt động kinh tến
đối ngoại của Thủ đô, cung cấp các dịch vụ ngân hàng tài chính đa dạng và hiện đại
đến mọi tổ chức kinh tế, cá nhân và các tổ chức tín dụng.
Sau một thời gian nghiên cứu thực trạng hoạt động bảo lãnh xuất khẩu tại Ngân
hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - CN 3/2, em đã nhận thấy dịch vụ bảo lãnh xuất
khẩu nói riêng và dịch vụ bảo lãnh ngân hàng nói chung đã và đang khẳng định được
vai trò to lớn của nó đối với sự phát triển kinh tế, nhất là trong lĩnh vực thương mại
quốc tế và góp phần không nhỏ trong việc củng cố, nâng cao uy tín cho Ngân hàng Đầu
tư và Phát triển Việt Nam - CN 3/2 trên trường quốc tế.
Hy vọng rằng, với những kết quả nghiên cứu và những đóng góp của chuyên đề
sẽ giúp ích cho Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - CN 3/2 trong việc hoàn
thiện và phát triển nghiệp vụ bảo lãnh xuất khẩu trong thời gian tới.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Nguyễn Văn Tiến (2016), Giáo trình thanh toán quốc tế, NXB Thống kê,
TP.HCM.
- Tô Xuân Dân (1998), Giáo trình Chính Sách Kinh Tế Đối Ngoại lý thuyết và
kinh nghiệm thực tế, NXB Thống kê, TP.HCM.
- Báo cáo tổng kết hoạt động của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam -
CN 3/2 các năm 2014, 2015, 2016.
- Thông báo các chỉ tiêu kế hoạch năm 2009 của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển
Việt Nam - CN 3/2.
- Báo cáo tình hình hoạt động bảo lãnh xuất khẩu – Phòng thanh toán xuất nhập
khẩu các năm 2014, 2015, 2016.
- Website Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam : http://bidv.com.vn
- Website Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - CN 3/2:

More Related Content

What's hot

HỆ THỐNG TÀI KHOẢN KẾ TOÁN NGÂN HÀNG
HỆ THỐNG TÀI KHOẢN KẾ TOÁN NGÂN HÀNGHỆ THỐNG TÀI KHOẢN KẾ TOÁN NGÂN HÀNG
HỆ THỐNG TÀI KHOẢN KẾ TOÁN NGÂN HÀNGLớp kế toán trưởng
 
Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại NHTM CP Á Châu. Thực t...
Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại NHTM CP Á Châu. Thực t...Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại NHTM CP Á Châu. Thực t...
Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại NHTM CP Á Châu. Thực t...MiNhon Nguyễn
 
C12 Tài trợ dài hạn - tài chính công ty đa quốc gia
C12 Tài trợ dài hạn - tài chính công ty đa quốc giaC12 Tài trợ dài hạn - tài chính công ty đa quốc gia
C12 Tài trợ dài hạn - tài chính công ty đa quốc giaHan Nguyen
 
Dinh gia quyen chon bang mo hinh nhi phan
Dinh gia quyen chon bang mo hinh nhi phanDinh gia quyen chon bang mo hinh nhi phan
Dinh gia quyen chon bang mo hinh nhi phanHà Bến
 
Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương mại.pdf
Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương mại.pdfGiáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương mại.pdf
Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương mại.pdfMan_Ebook
 
Bai tap tin dung nh + loi giai
Bai tap tin dung nh + loi giaiBai tap tin dung nh + loi giai
Bai tap tin dung nh + loi giaiNhí Minh
 
Đề tài: Đánh giá tình hình huy động vốn và cho vay vốn của quỹ tín dụng nhân ...
Đề tài: Đánh giá tình hình huy động vốn và cho vay vốn của quỹ tín dụng nhân ...Đề tài: Đánh giá tình hình huy động vốn và cho vay vốn của quỹ tín dụng nhân ...
Đề tài: Đánh giá tình hình huy động vốn và cho vay vốn của quỹ tín dụng nhân ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Bài tập nghiệp vụ kế toán ngân hàng có lời giải
Bài tập nghiệp vụ kế toán ngân hàng có lời giải Bài tập nghiệp vụ kế toán ngân hàng có lời giải
Bài tập nghiệp vụ kế toán ngân hàng có lời giải Học kế toán thuế
 
Chương 1: Tổng quan về tài chính
Chương 1: Tổng quan về tài chínhChương 1: Tổng quan về tài chính
Chương 1: Tổng quan về tài chínhDzung Phan Tran Trung
 
Khóa luận Phân tích hoạt động của dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ...
Khóa luận Phân tích hoạt động của dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ...Khóa luận Phân tích hoạt động của dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ...
Khóa luận Phân tích hoạt động của dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

What's hot (20)

HỆ THỐNG TÀI KHOẢN KẾ TOÁN NGÂN HÀNG
HỆ THỐNG TÀI KHOẢN KẾ TOÁN NGÂN HÀNGHỆ THỐNG TÀI KHOẢN KẾ TOÁN NGÂN HÀNG
HỆ THỐNG TÀI KHOẢN KẾ TOÁN NGÂN HÀNG
 
Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại NHTM CP Á Châu. Thực t...
Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại NHTM CP Á Châu. Thực t...Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại NHTM CP Á Châu. Thực t...
Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại NHTM CP Á Châu. Thực t...
 
200 đề tài khóa luận tốt nghiệp ngành tài chính ngân hàng. HAY
200 đề tài khóa luận tốt nghiệp ngành tài chính ngân hàng. HAY200 đề tài khóa luận tốt nghiệp ngành tài chính ngân hàng. HAY
200 đề tài khóa luận tốt nghiệp ngành tài chính ngân hàng. HAY
 
C12 Tài trợ dài hạn - tài chính công ty đa quốc gia
C12 Tài trợ dài hạn - tài chính công ty đa quốc giaC12 Tài trợ dài hạn - tài chính công ty đa quốc gia
C12 Tài trợ dài hạn - tài chính công ty đa quốc gia
 
Đề tài: Hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Vietinbank, HAY
Đề tài: Hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Vietinbank, HAYĐề tài: Hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Vietinbank, HAY
Đề tài: Hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Vietinbank, HAY
 
Báo cáo thực tập nghiệp vụ huy động vốn tại ngân hàng hdbank
Báo cáo thực tập nghiệp vụ huy động vốn tại ngân hàng hdbank Báo cáo thực tập nghiệp vụ huy động vốn tại ngân hàng hdbank
Báo cáo thực tập nghiệp vụ huy động vốn tại ngân hàng hdbank
 
Dinh gia quyen chon bang mo hinh nhi phan
Dinh gia quyen chon bang mo hinh nhi phanDinh gia quyen chon bang mo hinh nhi phan
Dinh gia quyen chon bang mo hinh nhi phan
 
Chọn lọc 108 đề tài báo cáo thực tập tài chính ngân hàng - Nhận viết đề tài đ...
Chọn lọc 108 đề tài báo cáo thực tập tài chính ngân hàng - Nhận viết đề tài đ...Chọn lọc 108 đề tài báo cáo thực tập tài chính ngân hàng - Nhận viết đề tài đ...
Chọn lọc 108 đề tài báo cáo thực tập tài chính ngân hàng - Nhận viết đề tài đ...
 
Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương mại.pdf
Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương mại.pdfGiáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương mại.pdf
Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương mại.pdf
 
Bai tap tin dung nh + loi giai
Bai tap tin dung nh + loi giaiBai tap tin dung nh + loi giai
Bai tap tin dung nh + loi giai
 
Đề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Sacombank, 9đ
Đề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Sacombank, 9đĐề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Sacombank, 9đ
Đề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Sacombank, 9đ
 
BÀI MẪU báo cáo thực tập tại ngân hàng Đông Á, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU báo cáo thực tập tại ngân hàng Đông Á, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU báo cáo thực tập tại ngân hàng Đông Á, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU báo cáo thực tập tại ngân hàng Đông Á, HAY, 9 ĐIỂM
 
Đề tài: Đánh giá tình hình huy động vốn và cho vay vốn của quỹ tín dụng nhân ...
Đề tài: Đánh giá tình hình huy động vốn và cho vay vốn của quỹ tín dụng nhân ...Đề tài: Đánh giá tình hình huy động vốn và cho vay vốn của quỹ tín dụng nhân ...
Đề tài: Đánh giá tình hình huy động vốn và cho vay vốn của quỹ tín dụng nhân ...
 
Bài tập nghiệp vụ kế toán ngân hàng có lời giải
Bài tập nghiệp vụ kế toán ngân hàng có lời giải Bài tập nghiệp vụ kế toán ngân hàng có lời giải
Bài tập nghiệp vụ kế toán ngân hàng có lời giải
 
Chương 1: Tổng quan về tài chính
Chương 1: Tổng quan về tài chínhChương 1: Tổng quan về tài chính
Chương 1: Tổng quan về tài chính
 
Luận văn: Huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Công thương, HOT
Luận văn: Huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Công thương, HOTLuận văn: Huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Công thương, HOT
Luận văn: Huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Công thương, HOT
 
Khóa luận Phân tích hoạt động của dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ...
Khóa luận Phân tích hoạt động của dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ...Khóa luận Phân tích hoạt động của dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ...
Khóa luận Phân tích hoạt động của dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ...
 
Đề tài hoạt động cho vay bất động sản, ĐIỂM 8, RẤT HAY
Đề tài hoạt động cho vay bất động sản, ĐIỂM 8, RẤT HAYĐề tài hoạt động cho vay bất động sản, ĐIỂM 8, RẤT HAY
Đề tài hoạt động cho vay bất động sản, ĐIỂM 8, RẤT HAY
 
Báo cáo thực tập tại ngân hàng, rút ra bài học kinh nghiệm thực tập
Báo cáo thực tập tại ngân hàng, rút ra bài học kinh nghiệm thực tậpBáo cáo thực tập tại ngân hàng, rút ra bài học kinh nghiệm thực tập
Báo cáo thực tập tại ngân hàng, rút ra bài học kinh nghiệm thực tập
 
153 Đề tài khóa luận tốt nghiệp ngân hàng hay - Nhận viết đề tài điểm cao – Z...
153 Đề tài khóa luận tốt nghiệp ngân hàng hay - Nhận viết đề tài điểm cao – Z...153 Đề tài khóa luận tốt nghiệp ngân hàng hay - Nhận viết đề tài điểm cao – Z...
153 Đề tài khóa luận tốt nghiệp ngân hàng hay - Nhận viết đề tài điểm cao – Z...
 

Similar to Hoạt động bảo lãnh xuất khẩu tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - CN 3/2

Chuyên Đề Giải Pháp Tăng Cường Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát...
Chuyên Đề Giải Pháp Tăng Cường Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát...Chuyên Đề Giải Pháp Tăng Cường Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát...
Chuyên Đề Giải Pháp Tăng Cường Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA BẤT ĐỘNG SẢN TẠI NGÂN HÀNG BƯ...
GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA BẤT ĐỘNG SẢN TẠI NGÂN HÀNG BƯ...GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA BẤT ĐỘNG SẢN TẠI NGÂN HÀNG BƯ...
GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA BẤT ĐỘNG SẢN TẠI NGÂN HÀNG BƯ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng tmcp công thương việ...
Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng tmcp công thương việ...Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng tmcp công thương việ...
Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng tmcp công thương việ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Thực trạng kiểm soát nội bộ hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàn...
Thực trạng kiểm soát nội bộ hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàn...Thực trạng kiểm soát nội bộ hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàn...
Thực trạng kiểm soát nội bộ hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàn...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát tr...
Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát tr...Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát tr...
Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát tr...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Hiệu Quả Cho Vay Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Đầu Tư V...
Hiệu Quả Cho Vay Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Đầu Tư V...Hiệu Quả Cho Vay Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Đầu Tư V...
Hiệu Quả Cho Vay Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Đầu Tư V...Man_Ebook
 
áP dụng hiệp ước basel ii trong quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp v...
áP dụng hiệp ước basel ii trong quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp v...áP dụng hiệp ước basel ii trong quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp v...
áP dụng hiệp ước basel ii trong quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp v...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 

Similar to Hoạt động bảo lãnh xuất khẩu tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - CN 3/2 (20)

Hoạt động bảo lãnh xuất khẩu tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam.docx
Hoạt động bảo lãnh xuất khẩu tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam.docxHoạt động bảo lãnh xuất khẩu tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam.docx
Hoạt động bảo lãnh xuất khẩu tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam.docx
 
Hoạt động TÍN DỤNG cá nhâN ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng, VPBANK
Hoạt động TÍN DỤNG cá nhâN ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng, VPBANKHoạt động TÍN DỤNG cá nhâN ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng, VPBANK
Hoạt động TÍN DỤNG cá nhâN ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng, VPBANK
 
Chuyên Đề Giải Pháp Tăng Cường Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát...
Chuyên Đề Giải Pháp Tăng Cường Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát...Chuyên Đề Giải Pháp Tăng Cường Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát...
Chuyên Đề Giải Pháp Tăng Cường Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát...
 
Đề tài: Quy trình thẩm định tín dụng cá nhân tại BIDV – Chi Nhánh 3/2 – PGD Q...
Đề tài: Quy trình thẩm định tín dụng cá nhân tại BIDV – Chi Nhánh 3/2 – PGD Q...Đề tài: Quy trình thẩm định tín dụng cá nhân tại BIDV – Chi Nhánh 3/2 – PGD Q...
Đề tài: Quy trình thẩm định tín dụng cá nhân tại BIDV – Chi Nhánh 3/2 – PGD Q...
 
GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA BẤT ĐỘNG SẢN TẠI NGÂN HÀNG BƯ...
GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA BẤT ĐỘNG SẢN TẠI NGÂN HÀNG BƯ...GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA BẤT ĐỘNG SẢN TẠI NGÂN HÀNG BƯ...
GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA BẤT ĐỘNG SẢN TẠI NGÂN HÀNG BƯ...
 
Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng tmcp công thương việ...
Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng tmcp công thương việ...Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng tmcp công thương việ...
Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng tmcp công thương việ...
 
Đề tài thẩm định dự án đầu tư trong ngân hàng, ĐIỂM CAO
 Đề tài thẩm định dự án đầu tư trong ngân hàng, ĐIỂM CAO Đề tài thẩm định dự án đầu tư trong ngân hàng, ĐIỂM CAO
Đề tài thẩm định dự án đầu tư trong ngân hàng, ĐIỂM CAO
 
Đề tài: Phát triển dịch vụ bán lẻ tại BIDV chi nhánh Thanh Xuân
Đề tài: Phát triển dịch vụ bán lẻ tại BIDV chi nhánh Thanh XuânĐề tài: Phát triển dịch vụ bán lẻ tại BIDV chi nhánh Thanh Xuân
Đề tài: Phát triển dịch vụ bán lẻ tại BIDV chi nhánh Thanh Xuân
 
Đề tài: Phát triển cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Thinh Vượng
Đề tài: Phát triển cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Thinh VượngĐề tài: Phát triển cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Thinh Vượng
Đề tài: Phát triển cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Thinh Vượng
 
Thực trạng kiểm soát nội bộ hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàn...
Thực trạng kiểm soát nội bộ hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàn...Thực trạng kiểm soát nội bộ hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàn...
Thực trạng kiểm soát nội bộ hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàn...
 
PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ - TẢI FREE QUA ZALO: 093 457 3149
PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ - TẢI FREE QUA ZALO: 093 457 3149PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ - TẢI FREE QUA ZALO: 093 457 3149
PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ - TẢI FREE QUA ZALO: 093 457 3149
 
Đề tài rủi ro trong thanh toán quốc tế, ĐIỂM CAO
Đề tài rủi ro trong thanh toán quốc tế, ĐIỂM CAOĐề tài rủi ro trong thanh toán quốc tế, ĐIỂM CAO
Đề tài rủi ro trong thanh toán quốc tế, ĐIỂM CAO
 
Đề tài biện pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng, HAY, BỔ ÍCH
Đề tài biện pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng, HAY, BỔ ÍCHĐề tài biện pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng, HAY, BỔ ÍCH
Đề tài biện pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng, HAY, BỔ ÍCH
 
BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LIÊN HỆ TẢI M...
BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LIÊN HỆ TẢI M...BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LIÊN HỆ TẢI M...
BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LIÊN HỆ TẢI M...
 
Đề tài: Tình hình phát triển dịch vụ của Ngân hàng Maritime Bank
Đề tài: Tình hình phát triển dịch vụ của Ngân hàng Maritime BankĐề tài: Tình hình phát triển dịch vụ của Ngân hàng Maritime Bank
Đề tài: Tình hình phát triển dịch vụ của Ngân hàng Maritime Bank
 
Đề tài: Phát triển cho vay đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng BIDV – P...
Đề tài: Phát triển cho vay đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng BIDV –  P...Đề tài: Phát triển cho vay đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng BIDV –  P...
Đề tài: Phát triển cho vay đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng BIDV – P...
 
Đề tài hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng TMCP, HOT
Đề tài hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng TMCP, HOTĐề tài hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng TMCP, HOT
Đề tài hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng TMCP, HOT
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát tr...
Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát tr...Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát tr...
Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát tr...
 
Hiệu Quả Cho Vay Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Đầu Tư V...
Hiệu Quả Cho Vay Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Đầu Tư V...Hiệu Quả Cho Vay Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Đầu Tư V...
Hiệu Quả Cho Vay Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Đầu Tư V...
 
áP dụng hiệp ước basel ii trong quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp v...
áP dụng hiệp ước basel ii trong quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp v...áP dụng hiệp ước basel ii trong quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp v...
áP dụng hiệp ước basel ii trong quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp v...
 

More from Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562

More from Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562 (20)

Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Cơ Điện Tử, Từ Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Cơ Điện Tử, Từ Sinh Viên GiỏiTrọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Cơ Điện Tử, Từ Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Cơ Điện Tử, Từ Sinh Viên Giỏi
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Công Tác Xã Hội, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Công Tác Xã Hội, Điểm CaoTrọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Công Tác Xã Hội, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Công Tác Xã Hội, Điểm Cao
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Công Nghệ Thực Phẩm, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Công Nghệ Thực Phẩm, Điểm CaoTrọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Công Nghệ Thực Phẩm, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Công Nghệ Thực Phẩm, Điểm Cao
 
210 đề tài báo cáo thực tập tại sở tư pháp, HAY
210 đề tài báo cáo thực tập tại sở tư pháp, HAY210 đề tài báo cáo thực tập tại sở tư pháp, HAY
210 đề tài báo cáo thực tập tại sở tư pháp, HAY
 
210 đề tài báo cáo thực tập tại công ty thực phẩm, HAY
210 đề tài báo cáo thực tập tại công ty thực phẩm, HAY210 đề tài báo cáo thực tập tại công ty thực phẩm, HAY
210 đề tài báo cáo thực tập tại công ty thực phẩm, HAY
 
210 đề tài báo cáo thực tập quản trị văn phòng tại Ủy Ban Nhân Dân
210 đề tài báo cáo thực tập quản trị văn phòng tại Ủy Ban Nhân Dân210 đề tài báo cáo thực tập quản trị văn phòng tại Ủy Ban Nhân Dân
210 đề tài báo cáo thực tập quản trị văn phòng tại Ủy Ban Nhân Dân
 
210 đề tài báo cáo thực tập ở quầy thuốc, ĐIỂM CAO
210 đề tài báo cáo thực tập ở quầy thuốc, ĐIỂM CAO210 đề tài báo cáo thực tập ở quầy thuốc, ĐIỂM CAO
210 đề tài báo cáo thực tập ở quầy thuốc, ĐIỂM CAO
 
200 đề tài luật thuế giá trị gia tăng. HAY
200 đề tài luật thuế giá trị gia tăng. HAY200 đề tài luật thuế giá trị gia tăng. HAY
200 đề tài luật thuế giá trị gia tăng. HAY
 
-200 đề tài luật phòng.docxNgân-200 đề tài luật phòng.
-200 đề tài luật phòng.docxNgân-200 đề tài luật phòng.-200 đề tài luật phòng.docxNgân-200 đề tài luật phòng.
-200 đề tài luật phòng.docxNgân-200 đề tài luật phòng.
 
200 đề tài luật kế toán, HAY
200 đề tài luật kế toán, HAY200 đề tài luật kế toán, HAY
200 đề tài luật kế toán, HAY
 
200 đề tài luật doanh nghiệp nhà nước, HAY
200 đề tài luật doanh nghiệp nhà nước, HAY200 đề tài luật doanh nghiệp nhà nước, HAY
200 đề tài luật doanh nghiệp nhà nước, HAY
 
200 đề tài luận văn về ngành dịch vụ. HAY
200 đề tài luận văn về ngành dịch vụ. HAY200 đề tài luận văn về ngành dịch vụ. HAY
200 đề tài luận văn về ngành dịch vụ. HAY
 
200 đề tài luận văn về ngành báo chí, HAY
200 đề tài luận văn về ngành báo chí, HAY200 đề tài luận văn về ngành báo chí, HAY
200 đề tài luận văn về ngành báo chí, HAY
 
200 đề tài luận văn thạc sĩ toán ứng dụng, CHỌN LỌC
200 đề tài luận văn thạc sĩ toán ứng dụng, CHỌN LỌC200 đề tài luận văn thạc sĩ toán ứng dụng, CHỌN LỌC
200 đề tài luận văn thạc sĩ toán ứng dụng, CHỌN LỌC
 
200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính quốc tế, HAY
200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính quốc tế, HAY200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính quốc tế, HAY
200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính quốc tế, HAY
 
200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính doanh nghiệp, HAY
200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính doanh nghiệp, HAY200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính doanh nghiệp, HAY
200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính doanh nghiệp, HAY
 
200 đề tài luận văn thạc sĩ sinh học, CHỌN LỌC
200 đề tài luận văn thạc sĩ sinh học, CHỌN LỌC200 đề tài luận văn thạc sĩ sinh học, CHỌN LỌC
200 đề tài luận văn thạc sĩ sinh học, CHỌN LỌC
 
200 đề tài luận văn thạc sĩ quan hệ lao động, HAY
200 đề tài luận văn thạc sĩ quan hệ lao động, HAY200 đề tài luận văn thạc sĩ quan hệ lao động, HAY
200 đề tài luận văn thạc sĩ quan hệ lao động, HAY
 
200 đề tài luận văn thạc sĩ nhân khẩu học
200 đề tài luận văn thạc sĩ nhân khẩu học200 đề tài luận văn thạc sĩ nhân khẩu học
200 đề tài luận văn thạc sĩ nhân khẩu học
 
200 đề tài luận văn thạc sĩ ngành thủy sản
200 đề tài luận văn thạc sĩ ngành thủy sản200 đề tài luận văn thạc sĩ ngành thủy sản
200 đề tài luận văn thạc sĩ ngành thủy sản
 

Recently uploaded

GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGhoinnhgtctat
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 

Recently uploaded (20)

GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 

Hoạt động bảo lãnh xuất khẩu tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - CN 3/2

  • 1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG CƠ SỞ II TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ---------- THU HOẠCH THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Chuyên ngành: Tài chính quốc tế HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH XUẤT KHẨU TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH 3/2 Họ và tên sinh viên: Phạm Ngọc Hoàng Mã sinh viên: 1301035034 Lớp: TCQT03 Khóa: K52 Người hướng dẫn: Ths. Phạm Thị Diệp Hạnh Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 03 năm 2017Mã THTTTN: 25
  • 2. NHẬN XÉT CỦA NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC Đồng ý cho sinh viên..................................................... nộp bài thu hoạch thực tập tốt nghiệp TPHCM, Ngày …... Tháng……Năm…… Người Hướng Dẫn Khoa Học Ths. Phạm Thị Diệp Hạnh
  • 3. NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP Tên Doanh nghiệp/ Công ty/ Cơ quan: ............................................................................. Địa chỉ: ............................................................................................................................. Mã số thuế (nếu có): ......................................................................................................... Mã số đăng ký kinh doanh/Mã số doanh nghiệp (nếu có): .............................................. Ngành nghề kinh doanh/ lĩnh vực hoạt động chính: ........................................................ Chúng tôi xác nhận Sinh viên: ......................................................................................... thực tập tại Doanh nghiệp/ Công ty/ Cơ quan từ ngày…… tháng….. năm……. đến ngày…. tháng…… năm…….. như sau: - Về tinh thần thái độ: ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ - Về tiếp cận thực tế nghiệp vụ, hoạt động của Doanh nghiệp/ Công ty/ Cơ quan: ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ - Về số liệu sử dụng trong bài (ghi rõ số liệu đƣợc sử dụng trong THTTTN hoặc BCTTGK có phải do Doanh nghiệp/ Công ty/ Cơ quan cung cấp cho Sinh viên hay không): ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ - Nhận xét khác: ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ………, ngày …… tháng …… năm …… Ký tên (Ghi rõ chức vụ, ký tên, đóng dấu)
  • 4. LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, tác giả xin gửi lời cám ơn chân thành nhất đến Cô Phạm Thị Diệp Hạnh - giáo viên hướng dẫn giúp tác giả thực hiện bài thu hoạch thực tập tốt nghiệp. Sự quan tâm và hỗ trợ tận tình của cô đã giúp tác giả tìm hiểu và học hỏi được nhiều kiến thức mới, củng cố về tinh thần và hỗ trợ về mặt chuyên môn giúp tác giả hoàn thành bài thu hoạch của mình. Tiếp theo đó tác giả xin cảm ơn các anh chị phòng Khách Hàng Doanh Nghiệp – Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam – Chi Nhánh 3/2 đã tận tình chỉ bảo và tạo điều kiện tốt nhất cho tác giả có cơ hội thực tập, học hỏi kiến thức và hoàn thành bài thu hoạch của mình. Ngoải ra, tác giả muốn tỏ lòng biết ơn và trân trọng đến toàn bộ quý Thầy Cô Giảng viên tại trường Đại học Ngoại thương Cơ sở II tại TPHCM, cám ơn quý thầy cô đã tâm huyết và tận tình truyền đạt nhiều kiến thức bổ ích cho các thế hệ sinh viên tại trường nói chung và tác giả nói riêng. Điều này đã hỗ trợ rất nhiều cho tác giả, không chỉ trong quá trình học tập tại trường, ở bài thu hoạch thực tập tốt nghiệp mà còn trong công việc tương lai sau này. Cuối cùng, tác giả xin cảm ơn toàn thể gia đình và bạn bè đã động viên và hỗ trợ tác giả trong suốt quá trình hoàn thành bài thực tập.
  • 5.
  • 6. MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ & PHÁT TRIỂN VIỆT NAM- CN BA THÁNG HAI......................................................1 1.1 Tổng quan về Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam...........1 1.1.1 Thông tin ngân hàng ...........................................................................1 1.1.2 Cơ cấu tổ chức.....................................Error! Bookmark not defined. 1.2. Tổng quan về BIDV Chi nhánh 3/2 ........................................................2 1.2.1. Quá trình hình thành và cơ cấu tổ chức ..........................................2 1.2.1.1. Quá trình hình thành................................................................2 1.2.1.2. Cơ cấu tổ chức:.........................................................................3 1.2.2. Kết quả hoạt động của chi nhánh trong năm 2014-2016:................5 1.2.2.1. Hoạt động huy động vốn:............Error! Bookmark not defined. 1.2.2.2. Hoạt động cho vay:.....................Error! Bookmark not defined. 1.2.2.3. Kết quả kinh doanh của chi nhánh giai đoạn năm 2014 – 2016:.....................................................................................................5 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH XUẤT KHẨU TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH 3/2.....................................................................................................14 2.1. Tình hình bảo lãnh xuất khẩu tại Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam - chi Nhánh 3/2...........................................................................14 2.1.1. Kết quả hoạt động bảo lãnh xuất khẩu.............................................. 14 2.1.1.1. Kết quả theo loại hình..............................................................14 2.1.2.2.Kết quả bảo lãnh theo các thành phần kinh tế............................19 2.1.2.3. Tài sản bảo đảm bảo lãnh ........................................................21
  • 7. 2.1.3. Các quy định về điều kiện thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh xuất khẩu tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - CN 3/2....................................22 2.1.4. Các loại hình bảo lãnh xuất khẩu được áp dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - CN 3/2 ................................................................24 2.1.5. Tổ chức nghiệp vụ bảo lãnh xuất khẩu tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - CN 3/2 ............................................................................24 2.2. Đánh giá thực trạng hoạt động bảo lãnh xuất khẩu tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - CN 3/2 .....................................................25 2.2.1. Thành công......................................................................................25 2.3.2. Những hạn chế.................................................................................25 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGHIỆP VỤ BẢO LÃNH XUẤT KHẨU TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CN 3/2 ..........................................................................29 3.1. Phương hướng phát triển nghiệp vụ bảo lãnh xuất khẩu tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - CN 3/2 trong thời gian tới...............29 3.2. Giải pháp phát triển nghiệp vụ bảo lãnh xuất khẩu tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - CN 3/2 .....................................................30 3.2.1. Về phía Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - CN 3/2..............30 KẾT LUẬN.....................................................................................................38 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................39
  • 8. LỜI MỞ ĐẦU Thương mại quốc tế phát triển ngày càng sâu rộng mở ra nhiều cơ hội phát triển cho nền kinh tế. Các doanh nghiệp ngày càng có nhiều mối quan hệ kinh doanh thương mại với các doanh nghiệp trên thế giới. Hoạt động của các Ngân hàng thương mại cũng ngày càng phát triển theo hướng đa dạng hoá các loại hình dịch vụ. Thương mại quốc tế phát triển tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp nhưng đồng thời cũng làm gia tăng thêm nhiều rủi ro. Với vai trò trung gian trong nền kinh tế, các ngân hàng không ngừng đa dạng hoá các loại hình dịch vụ như tín dụng, thanh toán xuất nhập khẩu, tài trợ thương mại,….và đặc biệt là dịch vụ bảo lãnh xuất khẩu. Là một chi nhánh ngân hàng thuộc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, được sự uỷ quyền của Ngân hàng trung ương, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - CN 3/2 cũng đã triển khai nghiệp vụ bảo lãnh xuất khẩu nhằm phục vụ nhu cầu bảo lãnh của các doanh nghiệp, các tổ chức kinh doanh xuất nhập khẩu trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, vì là một nghiệp vụ còn khá mới nên nghiệp vụ này chưa phát triển tương xứng với nhu cầu của nền kinh tế. Trong thời gian thực tập tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - CN 3/2, xét thấy nghiệp vụ bảo lãnh xuất khẩu còn nhiều vấn đề cần nghiên cứu nên em chọn đề tài “Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động bảo lãnh xuất khẩu tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - CN 3/2” làm đề tài báo cáo thực tập của mình. Kết cấu của báo cáo Chương 1: Tổng quan về tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - CN 3/2 Chương 2: Thực trạng hoạt động bảo lãnh xuất khẩu tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - CN 3/2 Chương 3: Phương hướng và giải pháp phát triển hoạt động bảo lãnh xuất khẩu tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - CN 3/2
  • 9.
  • 10. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nội dung tiếng Anh Nội dung tiếng Việt BIDV Bank for Investment and Development of Viet Nam Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam CN Chi Nhánh CNTT Công Nghệ Thông Tin DN Doanh Nghiệp L/C Letter of Credit Thư Tín Dụng NHNN Ngân Hàng Nhà Nước NHTM Ngân Hàng Thương Mại TMCP Thương Mại Cổ Phần WTO Word Trade Organizaiton Tổ Chức Thương Mại Thế Giới
  • 11. DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ Danh mục sơ đồ Tên sơ đồ Trang Sơ đồ 1.1 Cơ cấu bộ máy tổ chức và nhân sự tại BIDV 3 Sơ đồ 1.2. Cơ cấu tổ chức của chi nhánh 3/2 4 Danh mục bảng Tên bảng Trang Bảng 1.1: Tình hình huy động vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh 3/2 giai đoạn 2014 – 2016. 5 Bảng 1.2: Tình hình tăng trưởng huy động vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh 3/2 giai đoạn 2014 – 2016. 6 Bảng 1.3: Tình hình dư nợ cho vay Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh 3/2 giai đoạn 2014 – 2016. 8 Bảng 1.4: Tình hình tăng trưởng dư nợ cho vay Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh 3/2 giai đoạn 2014 – 2016. 8 Bảng 1.5: Kết quả kinh doanh của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh 3/2 giai đoạn 2014 – 2016. 9 Bảng 2.1 Doanh số bảo lãnh phát sinh theo loại hình bảo lãnh trong giai đoạn 2014-2016 10 Bảng 2.2: Tình hình giải toả bảo lãnh trong nước trong giai đoạn 2014-2016 12 Bảng 2.3: Số dư bảo lãnh theo loại hình bảo lãnh các năm 2014, 2015 và 2016 13 Bảng 2.4: Doanh số phát sinh bảo lãnh theo các thành phần kinh tế trong giai đoạn 2014-2016 14 Bảng 2.5: Tình hình giải toả bảo lãnh theo các thành phần kinh tế trong giai đoạn 2014-2016 15 Bảng 2.6: Dư nợ bảo lãnh theo các thành phần kinh tế năm 2015, 2016 16 Bảng 2.7: Bảo đảm bảo lãnh trong giai đoạn 2014 – 2016 17
  • 12.
  • 13. 1 CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ & PHÁT TRIỂN VIỆT NAM- CN BA THÁNG HAI 1.1 Tổng quan về Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam. 1.1.1 Thông tinngân hàng Tên đầy đủ: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Tên giao dịch quốc tế: Joint Stock Commercial Bank for Investment and Development of Vietnam Tên gọi tắt: BIDV Địa chỉ: Tháp BIDV, 35 Hàng Vôi, quận Hoàn Kiếm, TP.HCM Điện thoại: 04.2220.5544 - 19009247. Fax: 04. 2220.0399 Email: Info@bidv.com.vn – Được thành lập ngày 26/4/1957, BIDV là ngân hàng thương mại lâu đời nhất Việt Nam. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh Ngân hàng: là một ngân hàng có kinh nghiệm hàng đầu cung cấp đầy đủ các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại và tiện ích. Bảo hiểm: cung cấp các sản phẩm Bảo hiểm phi nhân thọ được thiết kế phù hợp trong tổng thể các sản phẩm trọn gói của BIDV tới khách hàng. Chứng khoán: cung cấp đa dạng các dịch vụ môi giới, đầu tư và tư vấn đầu tư cùng khả năng phát triển nhanh chóng hệ thống các đại lý nhận lệnh trên toàn quốc. Đầu tư tài chính: góp vốn thành lập doanh nghiệp để đầu tư các dự án, trong đó nổi bật là vai trò chủ trì điều phối các dự án trọng điểm của đất nước như: Công ty Cổ phần cho thuê Hàng không (VALC) Công ty phát triển đường cao tốc (BEDC), Đầu tư sân bay Quốc tế Long Thành… 1.1.2. Nhân lực
  • 14. 2 Hơn 18.000 cán bộ, nhân viên là các chuyên gia tư vấn tài chính được đào tạo bài bản, có kinh nghiệm được tích luỹ và chuyển giao trong hơn nửa thế kỷ BIDV luôn đem đến cho khách hàng lợi ích và sự tin cậy. 1.1.3. Mạng lưới Mạng lưới ngân hàng: BIDV có 127 chi nhánh và trên 600 điểm mạng lưới, 1.300 ATM/POS tại 63 tỉnh/thành phố trên toàn quốc. Mạng lưới phi ngân hàng: Gồm các Công ty Chứng khoán Đầu tư (BSC), Công ty Cho thuê tài chính, Công ty Bảo hiểm Đầu tư (BIC) với 20 chi nhánh trong cả nước… Hiện diện thương mại tại nước ngoài: Lào, Campuchia, Myanmar, Nga, Séc... Các liên doanh với nước ngoài: Ngân hàng Liên doanh VID-Public (đối tác Malaysia), Ngân hàng Liên doanh Lào -Việt (với đối tác Lào) Ngân hàng Liên doanh Việt Nga - VRB (với đối tác Nga), Công ty Liên doanh Tháp BIDV (đối tác Singapore), Liên doanh quản lý đầu tư BIDV - Việt Nam Partners (đối tác Mỹ)… 1.1.4.Thương hiệu BIDV Là sự lựa chọn, tín nhiệm của các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp và cá nhân trong việc tiếp cận các dịch vụ tài chính ngân hàng. Được cộng đồng trong nước và quốc tế biết đến và ghi nhận như là một trong những thương hiệu ngân hàng lớn nhất Việt Nam. Là niềm tự hào của các thế hệ CBNV và của ngành tài chính ngân hàng trong 55 năm qua với nghề nghiệp truyền thống phục vụ đầu tư phát triển đất nước. 1.2. Tổng quan về BIDV Chi nhánh 3/2 1.2.1. Quá trình hình thành và cơ cấu tổ chức 1.2.1.1. Quá trình hình thành Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh 3/2 được thành lập từ ngày 27 tháng 9 năm 2004, theo quyết định số 1541/NHNN – HCM.02 của HĐQT. Thời điểm đó, CBNV của chi nhánh chỉ có 17 người và trụ sở của chi nhánh có địa chỉ tại số 454, Đường 3/2, Phường 12, Quận 10, Tp.Hồ Chí Minh Điện thoại:08 3835 2519
  • 15. 3 Thực hiện nhiệm vụ và chức năng của một NHTM “đi vay để cho vay”. Từ một ngân hàng có doanh số hoạt động không cao, đến nay Chi nhánh đã phấn đấu vươn lên một trong những chi nhánh có vốn huy động và dư nợ tăng trưởng khá trong hệ thống. Nguồn vốn tăng trưởng vững chắc, năm sau cao hơn năm trước, mỗi năm tăng từ 20% – 25%. Nguồn vốn tăng trưởng góp phần vào nhịp độ tăng trưởng kinh tế. 1.2.1.2. Cơ cấu tổ chức: Sơ đồ 1.2. Cơ cấu tổ chức của chi nhánh 3/2 Giám đốc: Giám đốc Eximbank chi nhánh Hòa Bình có nhiệm vụ và quyền hạn điều hành mọi hoạt động của chi nhánh, quản lý tài sản và nhân sự của chi nhánh theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và theo ủy quyền của Tổng Giám đốc Ngân hàng. Giám đốc chi nhánh Eximbank Hòa Bình có trách nhiệm trước Tổng Giám đốc Eximbank và trước pháp luật về kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh, được Tổng Giám đốc ủy quyền trực tiếp quản lý điều hành mọi hoạt động công tác liên quan đến nghiệp vụ an toàn vốn tài sản, nhân sự của chi nhánh. GIÁM ĐỐC CHI NHÁNH PHÓ GIÁM ĐỐC KINH DOANH PHÓ GIÁM ĐỐC TÀI CHÍNH P.KHÁCH HÀNG DOANH NGIỆP P.KẾ TOÁN& DỊCH VỤ KHÁCH HÀNG P.HÀNH CHÁNH TỔNG HỢP P.QUẢN LÝ TÍN DỤNG P.KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN
  • 16. 4 Định hướng hoạt động, xây dựng các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh và chương trình công tác. Ký kết các văn bản về tín dụng, tiền tệ, thanh toán trong phạm vi được phép hoạt động của chi nhánh. Tổ chức nghiên cứu, học tập và thi hành các chế độ, thể lệ nghiệp vụ của Ngân hàng Eximbank. Quyết định đầu tư, cho vay bảo lãnh theo hạn mức tín dụng trong giới hạn được hội đồng quản trị quy định và Tổng Giám đốc ủy quyền. Có trách nhiệm báo cáo tình hình của chi nhánh. Phó Giám đốc: Phó Giám đốc giúp giám đốc điều hành trực tiếp một số lĩnh vực công tác được phân công và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về việc đó. Thay mặt Giám đốc điều hành, kí kết các văn bản được ủy quyền. Giúp Giám đốc trong việc chuẩn bị xây dựng và quyết định các chương trình công tác, kế hoạch kinh doanh và các biện pháp công tác chính của chi nhánh. Phòng khách hàng doanh nghiệp Bộ phận thẩm định: thực hiện nhiệm vụ quan hệ, tiếp thị khách hàng trong hoạt động tín dụng, tiến hành thẩm định nhu cầu tín dụng của khách hàng, trình báo cáo thẩm định tín dụng cho Giám đốc,Phó Giám đốc phê duyệt theo quy định trong chính sách tín dụng của Eximbank, phối hợp với các bộ phận quản lý nợ trong theo dõi, chăm sóc khách hàng, kiểm tra, kiểm soát sau khi cho vay. Bộ phận quản lý nợ: thực hiện nhiệm vụ quản lý, chăm sóc khách hàng, soạn thảo, quản lý hồ sơ tín dụng, kế toán tín dụng, kiểm tra, kiểm soát tín dụng sau cho vay, thu hồi nợ vay và công tác liên quan nhằm đảm bảo sự phù hợp giữa nội dung phê duyệt tín dụng và tình hình thực tế khi cung cấp tín dụng cho khách hàng. Phòng khách hàng cá nhân Thực hiện chăm sóc, tiếp thị, tư vấn cho khách hàng cá nhân về các sản phẩm, dịch vụ. Nắm bắt nhu cầu và đề xuất ý kiến về sử dụng dịch vụ ngân hàng của các khách hàng. Nghiên cứu, thiết lập các kênh phân phối, đánh giá hiệu quả, khả năng triển khai các kênh phân phối sản phẩm dịch vụ tới khách hàng.
  • 17. 5 Phân tích, đánh giá khả năng cạnh tranh, chất lượng sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng hiệu quả của từng sản phẩm dịch vụ dành cho khách hàng cá nhân. Phản hồi của khách hàng về sản phẩm dịch vụ được cung cấp, đề xuất phương án cải tiến, nâng cao chất lượng hiệu quả nhằm thoả mãn ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Tham gia xây dựng chính sách khách hàng và kế hoạch phát triển thị trường, phát triển sản phẩm mới, hỗ trợ xây dựng chính sách sản phẩm dịch vụ; cơ chế, chính sách tín dụng đối với khách hàng. Phòng kế toán tổng hợp: Trực tiếp hạch toán kế toán, theo dõi, phản ánh tình hình hoạt động kinh doanh, tài chính. Quản lý các loại vốn, tài sản của ngân hàng, tổng hợp, lưu trữ hồ sơ, tài liệu về hạch toán kế toán, quyết toán và lập báo cáo quyết toán cung cấp cho nội bộ ngân hàng và các cấp có thẩm quyền theo quy định. Phòng hành chánh: Với nhiệm vụ quản lý toàn bộ các hoạt động liên quan đến cán bộ công nhân viên của ngân hàng, đảm bảo an ninh và an toàn cho chi nhánh, cung cấp đồ dùng hoạt động cho các phòng ban…thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao. Phòng Quản lý tín dụng Quản lý các hoạt động thấu chị và thẻ tín dụng của chi nhánh phát hành; Đôn đốc, nhắc nhở các đơn vị thu hồi nợ thấu chi và thẻ tín dụng; Đề xuất xử lý các khoản nợ quá hạn thấu chi và thẻ tín dụng; Hỗ trợ các đơn vị/ bộ phận khác về một số nội dung liên quan đến nợ thấu chi và thẻ tín dụng 1.2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh trong năm 2014-2016: 1.2.2.1. Tình hình thu nhập Thu nhập là một phần của chỉ tiêu lợi nhuận, góp phần đánh giá hiệu quả hoạt động của các NHTM. Các ngân hàng luôn mong muốn đạt được lợi nhuận cao chủ yếu do sự gia tăng của thu nhập và một phần của việc giảm thiểu các chi phí. Thu nhập càng cao với một mức độ chi phí hợp lý càng chứng tỏ hiệu quả hoạt động của NHTM.
  • 18. 6 Tình hình thu nhập của chi nhánh trong 3 năm gần đây được thể hiện qua bảng sau: Bảng 1.1: Tình hình thu nhập tại Chi nhánh 3/2- Ngân hàng BIDV qua 3 năm 2014, 2015, 2016 ĐVT: Triệu đồng THU NHẬP 2014 2015 2016 So sánh 2015/2014 So sánh 2016/2015 Số tiền % Số tiền % 1.Thu lãi tiền gửi và cho vay 96.003 108.006 130.571 12.003 12,5 22.565 20,9 - Thu từ lãi cho vay 95.600 107.705 130.127 12.105 12,7 22.422 20,8 - Thu từ lãi tiền gửi 403 301 445 -101 -25,2 143 47,6 2.Thu nhập khác 7.259 7.868 8.364 609 8,4 496 6,3 TỔNG THU NHẬP 103.262 115.874 138.935 12.612 12,2 23.061 19,9 Qua bảng số liệu ta thấy, thu nhập của chi nhánh có sự gia tăng đáng kể qua các năm. Năm 2014, tổng thu nhập Ngân hàng đạt được 103.262 triệu đồng, sang năm 2015 đã tăng lên, đạt 115.874 triệu đồng, tỷ lệ tăng là 12,2% (hay 12.612 triệu đồng) so với năm 2014. Đến năm 2016, tổng thu nhập tiếp tục tăng khá cao, đạt 138.935 triệu đồng tăng 19,9% (hay 23.061 triệu đồng) so với cùng kỳ năm trước. Điều đó cũng thể hiện một phần hiệu quả hoạt động của chi nhánh là khá tốt. Bảng 1.2: Tỷ trọng từng khoản mục thu nhập của Chi nhánh 3/2- Ngân hàng BIDV – chi nhánh Cần Thơ ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2014 2015 2016 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng (%) (%) (%) 1.Thu lãi tiền gửi và cho vay 96.003 92,97 108.006 9 3,21 130.571 9 3,98 - Thu từ lãi cho vay 95.600 92,58 107.705 92,95 130.127 9 3,66
  • 19. 7 - Thu lãi tiền gửi 403 0,39 301 0,26 445 0,32 2.Thu nhập khác 7.259 7,03 7.868 6,79 8.364 6,02 TỔNG THU NHẬP 103.262 100 115.874 100 138.935 100 (Nguồn: Chi nhánh 3/2- Ngân hàng BIDV) Từ bảng trên ta thấy, khoản thu nhập chủ yếu trong tổng thu nhập của chi nhánh là thu nhập từ lãi tiền gửi và cho vay. Đặc biệt, khoản thu từ lãi cho vay chiếm tỷ trọng lớn trong cả 3 năm (trên 90%). Khoản mục này tăng liên tục qua 3 năm 2014- 2016. Thu nhập từ lãi cho vay năm 2015 đạt 108.006 triệu đồng tăng 12.003 triệu đồng so với năm 2014, tương đương với tốc độ tăng là 12,5%. Đến năm 2016, con số này lên đến 130.571, tăng 22.565 triệu đồng tức là tăng 20,9% so với năm 2015. Việc tăng cường cho vay của chi nhánh là một điều không đơn giản, nhất là trong thời điểm kinh tế đầy những khó khăn trong năm 2016. Các doanh nghiệp cũng chịu tác động từ sự thay đổi chính sách tiền tệ của NHTW, trong đó lãi suất cho vay chính là một trong những nguyên nhân cơ bản làm giảm hẳn khả năng vay vốn của các doanh nghiệp. Theo thống kê gần đây của Hiệp hội các doanh nghiệp nhỏ và vừa thì có tới 60% doanh nghiệp khó khăn do lãi suất tăng. Tuy nhiên, nhờ đưa ra những giải pháp kịp thời, cụ thể như tăng cường các dịch vụ chăm sóc khách hàng, mở rộng quan hệ với các cá nhân và tổ chức tín dụng, tư vấn miễn phí và chủ động trong công tác hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp... Và kết quả thu được là hoạt động cho vay của chi nhánh vẫn ở mức khá tốt, giúp Ngân hàng có được nguồn thu từ lãi cho vay có xu hướng tăng qua các năm. Điều này góp phần làm cho hoạt động kinh doanh của chi nhánh tiến triển khá tốt năm sau cao hơn năm trước, từng bước đem lại lợi nhuận cho chi nhánh. Ngoài ra, các khoản thu của chi nhánh còn có: thu từ các khoản phí và dịch vụ; lãi thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ; và các khoản thu nhập bất thường. Nhìn chung các khoản thu này cũng có sự thay đổi qua các năm nhưng do các khoản mục này chiếm tỷ trọng khá nhỏ trong tổng thu nhập (khoảng 6% - 7% trong tổng thu nhập). Nên sự thay đổi của các khoản thu nhập này có ảnh hưởng không đáng kể đối với tổng thu nhập của Ngân hàng.
  • 20. 8 Tóm lại, qua việc phân tích khái quát tình hình thu nhập tại chi nhánh 3/2 – Ngân hàng BIDV ta thấy doanh thu của chi nhánh tăng liên tục qua các năm, trong đó nguồn thu chính vẫn là từ hoạt động tín dụng. Tuy số tiền thu từ hoạt động tín dụng tăng nhưng các khoản chi cho hoạt động tín dụng cũng tăng nhanh, điều này đòi hỏi chi nhánh phải có các chính sách thích hợp để phát huy tối đa hiệu quả của nguồn vốn. Trong đó các khoản thu về dịch vụ thanh toán của chi nhánh còn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng thu nhập nhưng có xu hướng tăng qua các năm. Vì vậy chi nhánh cần phát huy hơn nữa nguồn thu nhập này góp phần tích cực trong việc nâng cao thu nhập và lợi nhuận cho chi nhánh. 1.2.2.2. Tình hình chi phí Chi phí là một chỉ tiêu đánh giá mức độ, hiệu quả sử dụng nguồn vốn của các NHTM. Trong hoạt động kinh doanh, Ngân hàng một mặt phải đối mặt với các chủ trương hoạt động, chính sách thu hút khách hàng của các Ngân hàng đối thủ, một mặt họ phải hoàn thành các chỉ tiêu trong kế hoạch kinh doanh của chi nhánh đã đề ra. Vì vậy, nhà quản trị luôn tìm cách giảm thiểu các khoản chi phí giúp nâng cao lợi nhuận, đạt hiệu quả kinh doanh ngày càng tốt hơn. Bảng 1.3: Tình hình chi phí tại Chi nhánh 3/2- Ngân hàng BIDV từ năm 2014- 2016 ĐVT: Triệu đồng CHI PHÍ 2014 2015 2016 2015/ 2014 2016/20 15Số tiền % Số tiền % 1.Chi phí trả lãi tiền vay và huy động vốn 65.377 68.066 83.921 2.690 4,1 15.855 23,3 2.Chi phí nhân viên 6.363 6.506 4.200 144 2,3 -2.306 -35,4 3.Chi dự phòng và bảo hiểm tiền gửi 7.994 10.347 5.869 2.353 29,4 -4.478 -43,3 4. Chi hoạt động khác 10.391 8.296 4.151 -2.095 -20,2 -4.145 -50,0 TỔNG CHI 90.125 93.216 98.142 3.091 3,4 4.926 5,3 (Nguồn: Chi nhánh 3/2- Ngân hàng BIDV)
  • 21. 9 Nhìn chung tình hình chi phí của chi nhánh tăng liên tục qua các năm. Năm 2014 có tổng chi phí là 90.125 triệu đồng. Năm 2015 chi phí đã tăng lên 3.091 triệu đồng, tương đương với tỷ lệ tăng là 3,4% so với năm 2014. Đến năm 2016, tổng chi phí tăng khá cao 4.926 triệu đồng, tương đương với tỷ lệ tăng là 5,3% so với năm 2015. Năm 2016, do tình trạng lạm phát tăng cao dẫn đến việc thắt chặt tiền tệ, gây khó khăn không nhỏ đến hoạt động của Ngân hàng. Ngân hàng đã phải tăng lãi suất vay nên Ngân hàng cũng phải tăng lãi suất cho vay. Lãi suất cho vay quá cao khiến càng ít các doanh nghiệp vay vốn làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Ngoài ra, do lãi suất tăng cao nên khả năng hoàn trả nợ của các con nợ bị giảm sút, việc thu hồi nợ khó khăn hơn, các khoản nợ xấu gia tăng làm tăng khả năng rủi ro của các Ngân hàng. Từ đó, Ngân hàng càng trở nên dè dặt trong việc cho vay vốn. tiền không được mang ra sử dụng lưu thông trở thành những khoản tiền vô ích đã góp phần làm tăng chi phí cho Ngân hàng Tình hình cơ cấu chi phí của chi nhánh được thể hiện qua bảng cơ cấu và biểu đồ sau: Bảng 1.4: Cơ cấu tình hình chi phí của Chi nhánh 3/2- Ngân hàng BIDV từ năm 2014-2016 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2014 2015 2016 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng (%) (%) (%) 1.Chi phí trả lãi tiền vay và huy động vốn 65.377 72,54 68.066 73,02 83.921 85,51 2.Chi phí nhân viên 6.363 7,06 6.506 6,98 4.200 4,28 3.Chi dự phòng và bảo hiểm tiền gửi 7.994 8,87 10.347 11,1 5.869 , 5,98 4. Chi hoạt động khác 10.391 11,53 8.296 8,9 4.151 4,23 TỔNG CHI 90.125 100 93.216 100 98.142 100 (Nguồn: Chi nhánh 3/2- Ngân hàng BIDV)
  • 22. 10 Nhìn vào bảng trên ta thấy, chi phí trả lãi vay và huy động vốn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng chi phí của chi nhánh và có xu hướng tăng qua các năm. Cụ thể, năm 2014 chi phí trả lãi vay và huy động vốn là 65.377 triệu đồng (chiếm 72,54% trên tổng chi phí). Năm 2015 chi phí chi trả là 68.066 triệu đồng (chiếm 73,02% trên tổng chi phí), tăng 2.690 triệu đồng, tương đương với tỷ lệ tăng là 4,1 % so với năm 2015. Và đến năm 2016, chi phí trả lãi vay và huy động vốn là 83.921 triệu đồng (chiếm 85,51% trên tổng chi phí), tăng ở mức khá cao 15.855 triệu đồng, tương đương với tỷ lệ tăng là 23,3%. Mức chi trả phí này cao như vậy là do nguồn vốn chi nhánh huy động được từ các tổ chức kinh tế và dân cư không đủ đáp ứng nhu cầu cho vay của chi nhánh. Nên chi nhánh phải đi vay nhiều hơn từ các tổ chức tín dụng để đáp ứng nhu cầu cho vay của mình với mức lãi suất cao hơn so với lãi suất huy động. Vì vậy đã đẩy chi phí chi nhánh tăng khá cao. Vì chi phí chi trả lãi vay và huy động vốn tăng cao nên dù các khoản mục chi phí khác có giảm qua các năm nhưng vẫn không làm giảm tổng chi phí hoạt động của chi nhánh. Cụ thể trong năm 2016 một năm có chi phí tăng cao đáng kể nhất trong 3 năm gần đây, chi phí chi trả cho nhân viên còn 4.200 triệu đồng, đã giảm 35,4% (tương đương 2.306 triệu đồng); chi phí dự phòng và bảo hiểm tiền gửi còn 5.869 triệu đồng, giảm 43,3% (tương đương 4.478 triệu đồng); chi hoạt động khác còn 4.151 triệu đồng, giảm 50% (tương đương với 4.145 triệu đồng) so với chi phí cùng kỳ năm 2015. Tổng các khoản mục chi phí này chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ (khoảng từ 14% - 28%) trong tổng chi phí nên vẫn không bù đắp đủ phần chi phí tăng cao của khoản mục chi phí chi trả lãi vay và huy động vốn. Tóm lại, mặc dù chi nhánh đã thực hiện các chính sách tiết kiệm, giảm thiểu các chi phí hoạt động của chi nhánh đạt hiệu quả tương đối tốt. Nhưng do khoản mục chi trả lãi vay và huy động vốn là khoản mục bắt buộc để duy trì hoạt động của chi nhánh. Và khoản mục này ngoài chịu ảnh hưởng của chính sách thu hút khách hàng của chi nhánh, nó còn chịu sự tác động của chính sách lãi suất thu hút khách hàng của các Ngân hàng đối thủ trên cùng địa bàn. Nhất là trong thời kỳ khủng hoảng tài chính nên việc tăng chi phí hoạt động của chi nhánh là điều khó tránh khỏi.
  • 23. 11 1.2.2.3. Tình hình lợi nhuận Ngân hàng hoạt động có hiệu quả trước hết phải có nguồn vốn vững mạnh và biết sử dụng nguồn vốn đó thật hiệu quả nhằm mang lại lợi nhuận cho Ngân hàng. Lợi nhuận không chỉ là chỉ tiêu tổng hợp đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTM mà còn là chỉ tiêu chung nhất áp dụng cho mọi chủ thể kinh doanh trong nền kinh tế thị trường. Trong kinh doanh tiền tệ, các NHTM một mặt phải thỏa mãn những yêu cầu về lợi nhuận do Ngân hàng đặt ra, một mặt họ phải tuân thủ đối với những quy định chính sách của NHNN về tiền tệ ngân hàng… Các ngân hàng luôn đặt ra vấn đề làm thế nào đạt được lợi nhuận cao nhất nhưng mức độ rủi ro thấp nhất và vẫn đảm bảo chấp hành đúng những quy định của NHNN và thực hiện được kế hoạch kinh doanh của chi nhánh mình. Trong 3 năm 2014 - 2016, kết quả mà chi nhánh 3/2 đã đạt được thể hiện rõ định hướng đúng trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng BIDV chi nhánh 3/2. Kết quả hoạt động kinh doanh được đánh giá trong điều kiện môi trường kinh doanh diễn biến phức tạp, phải cạnh tranh với các NHTM khác trên cùng địa bàn. Để thấy rõ hơn kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh trong thời gian qua, ta xem xét bảng số liệu sau: Bảng 1.4: Tình hình lợi nhuận của Chi nhánh 3/2- Ngân hàng BIDV qua 3 năm 2014, 2015, 2016 ĐVT: Triệu đồng Khoản mục 2014 2015 2016 So sánh 2015/2014 So sánh 2016/2015 Số tiền % Số tiền % 1.Tổng thu nhập 103.262 115.874 138.935 12.612 12,2 23.061 19,9 - Thu nhập lãi suất 96.003 108.006 130.571 12.003 12,5 22.565 20,9 - Thu nhập ngoài lãi 7.259 7.868 8.364 609 8,4 496 6,3 2.Tổng chi phí 90.125 93.216 98.142 3.091 3,4 4.926 5,3
  • 24. 12 - Chi phí lãi suất 65.377 68.066 83.921 2.690 4,1 15.855 23,3 - Chi phí ngoài lãi 24.748 25.150 14.221 401 1,6 -10.929 -43,5 Lợi nhuận ròng 13.137 22.658 40.793 9.521 72,5 18.135 80,0 (Nguồn: Chi nhánh 3/2- Ngân hàng BIDV) Trong năm 2014, lợi nhuận của chi nhánh đạt 13.137 triệu đồng và đến năm 2015 lợi nhuận đã tăng lên 72,5% (tương đương với 9.521 triệu đồng) so với năm 2014. Nhưng đến năm 2016, lợi nhuận tăng 80% (tương đương với 18.135 triệu đồng) so với cùng kỳ năm 2015. Nguyên nhân là do được sự chỉ đạo và hỗ trợ nhiều mặt của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh 3/2 cũng như các chi nhánh trong cùng hệ thống, trong những năm qua tập thể lãnh đạo, nhân viên của chi nhánh đã tích cực trong công tác, vượt qua khó khăn đảm bảo kinh doanh có lãi. 1.2.2.4. Kết quả kinh doanh của chi nhánh giai đoạn năm 2014 – 2016: Bảng 1.5: Kết quả kinh doanh của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh 3/2 giai đoạn 2014 – 2016. Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 2015/2014 2016/2015 Số tiền % Số tiền % Tổng thu nhập 103.262 115.874 138.935 12.612 12,2 23.061 19,9 Tổng chi phí 90.125 93.216 98.142 3.091 3,4 4.926 5,3 Lợi nhuận 13.137 22.658 40.793 9.521 72,5 18.135 80,0 (Nguồn: Tổng hợp báo cáo Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh 3/2) Nhìn vào bảng trên ta thấy, tình hình thu nhập của chi nhánh qua các năm đều tăng. Cụ thể, thu nhập năm 2014 là 103.262 triệu đồng, đến năm 2015 thu nhập tăng 12.612 triệu đồng (hay 28,78%) so với năm 2014. Và thu nhập trong năm 2016 đã tăng lên 23.061triệu đồng (hay 19,9%) so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân gia tăng của thu nhập chủ yếu do sự gia tăng trong khoản thu nhập từ lãi suất của Ngân hàng. Vì khoản mục này chiếm một tỷ trọng khá cao (năm 2014: 92,97%; năm 2015: 93,21%; năm 2016: 93,98%) và tăng đều qua các năm (năm 2015 tăng 29,10% so với năm 2014; năm 2016 tăng 40,31% so với năm 2015). Nguyên nhân
  • 25. 13 là do Ngân hàng đẩy mạnh hoạt động tín dụng bằng các hoạt động thu hút khách hàng như: lãi suất hấp dẫn, đơn giản hóa thủ tục vay vốn, nâng cao trình độ cán bộ tín dụng... Bên cạnh việc thu nhập của chi nhánh tăng trưởng đều qua các năm nhưng lợi nhuận của chi nhánh lại có lúc tăng lên (năm 2015 lợi nhuận tăng 72,5% so với năm 2014, năm 2016 lợi nhuận tăng 80% so với năm 2015). Chi phí năm 2014 là 90.125 triệu đồng, năm 2015 chi phí của chi nhánh tăng 3.091 triệu đồng (tương đương với 3,4%) so với năm 2014. Và đến năm 2016, chi phí tăng lên khá cao 4.926 (tương đương với 5,3%), tốc độ tăng thấp so với tốc độ tăng của thu nhập (là 19,9%) so với cùng kỳ năm trước. Tóm lại, hoạt động kinh doanh của chi nhánh trong thời gian qua đạt hiệu quả khá tốt. Chi nhánh vẫn đạt lợi nhuận khả quan qua các năm. Đó là nhờ năng lực quản lý của ban lãnh đạo cùng với sự nổ lực, cố gắng và tinh thần đoàn kết của nhân viên trong chi nhánh, chi nhánh đã hoạt động tốt và có hiệu quả trong hoàn cảnh khó khăn nhất. Tìm ra được một giải pháp hiệu quả nhất, an toàn nhất cho hoạt động kinh doanh của mình và phục vụ tốt hơn đáp ứng đầy đủ và kịp thời nhu cầu vay vốn ngày càng tăng của khách hàng. Tạo điều kiện cho hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và cá nhân ngày càng nâng cao, góp phần thúc đẩy nền kinh tế địa phương phát triển
  • 26. 14 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH XUẤT KHẨU TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH 3/2 2.1. Tình hình bảo lãnh xuất khẩu tại Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam - chi Nhánh 3/2 2.1.1. Doanh thu từ hoạt động bảo lãnh xuất khẩu 2.1.1.1. Kết quả theo loại hình Nghiệp vụ bảo lãnh trong nước của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - CN 3/2 trong những năm qua đã dần được mở rộng với nhiều loại hình bảo lãnh phong phú. Bảng tổng hợp dưới đây sẽ cho chúng ta thấy được doanh số phát sinh của các loại bảo lãnh trong nước của chi nhánh từ năm 2014 đến năm 2016. Bảng 2.1 Doanh số bảo lãnh phát sinh theo loại hình bảo lãnh trong giai đoạn 2014-2016 (Đơn vị: tỷ đồng) 2014 2015 2016 Phát sinh Tỷ lệ % Phát sinh Tỷ lệ % Phát sinh Tỷ lệ Thanh toán 82.56 27.67 22.71 10.66 52.67 14.13 T.H hợp đồng 101.38 33.98 56.11 26.35 90.98 24.39 Đấu thầu 61.35 20.57 55.84 26.23 40.27 10.80 Bảo lãnh Khác 53.06 17.78 78.27 36.76 189.03 50.68 Tổng 298.35 100.00 212.94 100.00 372.96 100.00 % tăng giảm -26.6% 75.1%
  • 27. 15 Qua bảng trên ta thấy tổng doanh số phát sinh bảo lãnh của các loại hình bảo lãnh mặc dù có xu hướng giảm trong năm 2015 nhưng năm 2016 đã tăng mạnh mẽ. Năm 2015 đạt 212.94 tỷ đồng, giảm 26.6% so với năm 2014. Sở dĩ có sự biến động như vậy là do năm 2015 là năm đầu tiên Việt Nam trở thành thành viên chính thức của tổ chức Thương mại thế giới (WTO) với các rào cản thương mại được cắt giảm đáng kể, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu phát triển. Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu không gặp quá nhiều khó khăn như trước đây nên việc lựa chọn và tin cậy bạn hàng trở nên dễ dàng chấp nhận hơn. Vì vậy, nhu cầu cần ngân hàng bảo lãnh có xu hướng giảm trong năm này. Tháng 12/2015 khi xảy ra cuộc khủng hoảng kinh tế Mỹ đã làm cho hệ thống các NHTM thận trọng hơn trong việc chấp nhận các khoản bảo lãnh. Mặt khác, do sự ra đời của Quy chế số 26 giữa năm 2014 về bảo lãnh ngân hàng nên trong năm 2015 Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - CN 3/2 tập trung hạch toán, kế toán và giải quyết các khoản bảo lãnh cũ. Đó cũng là nguyên nhân khiến doanh số phát sinh các loại hình bảo lãnh giảm trong năm 2015 so với năm 2014. Đến năm 2016, doanh số phát sinh các loại hình bảo lãnh tăng đột biến: tăng 75.1% so với năm 2015, đạt 372.96 tỷ đồng vượt 34.3% so với kế hoạch đặt ra đầu năm. Nguyên nhân của hiện tượng này là do ảnh hưởng của các cuộc khủng hoảng trong năm 2016: khủng hoảng từ nguồn lương thực đến nhiên liệu, từ tài chính đến chính trị, từ môi trường đến an ninh,…đã tác động tới mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội. Do đó, hoạt động thương mại gặp vô cùng nhiều khó khăn. Trước tình hình này, nhu cầu bảo lãnh xuất khẩu tăng cao, không chỉ ở Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - CN 3/2 mà ở tất cả các NHTM. Qua bảng số liệu ta thấy rằng bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh thanh toán là những loại bảo lãnh luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số hoạt động bảo lãnh, đặc biệt là bảo lãnh thực hiện hợp đồng. Do khách hàng chủ yếu của BIDV là các công ty, tổng công ty xây lắp nên loại bảo lãnh này thường xuyên được sử dụng - Bảo lãnh dự thầu: Năm 2014 bảo lãnh dự thầu đạt doanh số là: 61,35 tỷ đồng thì năm 2015 doanh số 55,84 tỷ đồng giảm 5,51 tỷ đồng so với năm 2014. Doanh số năm 2016 là 40,27 tỷ đồng giảm 15,57 tỷ đồng so với năm 2015. Điều này cho thấy khách hàng sử dụng loại hình bảo lãnh này ngày càng giảm.
  • 28. 16 - Bảo lãnh thực hiện hợp đồng: Thời gian để thực hiện hợp đồng thường dài nên độ rủi ro của loại hình bảo lãnh này thường lớn hơn. Đối với chi nhánh 3/2 loại hình này khá thông dụng và chiếm doanh số lớn nhất trong tổng doanh số bảo lãnh tại ngân hàng. Cụ thể năm 2014 doanh số là 101,38 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng 33,98%). Năm 2015 doanh số là 56,11 tỷ đồng giảm 45,27 tỷ đồng so với năm 2015. Năm 2016, doanh số này tăng so với năm 2015 là 34,87 tỷ đồng. Có thể nói đây là loại bảo lãnh phát sinh thường xuyên và có rất nhiều tiềm năng phát triển. Do vây, ngân hàng cần chú trọng khai thác và phát triển loại hình này hơn nữa - Bảo lãnh thanh toán: Đây là loại hình được áp dụng trong cả xuất nhập khẩu và xây dựng. Trong xây dựng nếu bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, tiền đặt cọc đảm bảo quyền lợi của chủ thầu thì bảo lãnh thanh toán lại đảm bảo quyền lợi cho nhà thầu. Đây là loại hình bảo lãnh mới được ngân hàng triển khai trong một vài năm trở lại đây và vẫn còn chiếm trọng nhỏ trong doanh số bảo lãnh của ngân hàng. Cụ thể năm 2014 tỷ trọng chỉ là 27,67% năm 2015 chiếm 10,66% và đến năm 2016 là 14,13%. - Các loại bảo lãnh khác: như bảo lãnh vay vốn nước ngoài, bảo lãnh tiền ứng tr- ước, bảo lãnh nộp thuế………Doanh số phát sinh ngày càng tăng đặc biệt năm 2016, tỷ trọng tăng lên 50,68%..Với đội ngũ cán bộ có kinh nghiêm và năng động chi nhánh hoàn toàn có đủ khả năng phát triển, hạn chế tối đa rủi ro và thu thêm phí. Vì vậy, chi nhánh phải có các biện pháp nhằm phát triển, mở rộng các loại hình bảo lãnh này cho khách hàng Bảng 2.2: Tình hình giải toả bảo lãnh trong nước của chi nhánh 3/2 trong giai đoạn 2014-2016 2014 2015 2016 Giải toả Tỷ lệ % Giải toả Tỷ lệ % Giải toả Tỷ lệ Thanh toán 115.85 28.76 28.45 12.03 38.62 12.09 T.H hợp đồng 171.62 42.61 94.6 40.01 62.11 19.44
  • 29. 17 Đấu thầu 54.84 13.62 53.96 22.82 40.3 12.61 Bảo lãnh Khác 60.47 15.01 59.44 25.14 178.44 55.86 Tổng 402.79 100.00 236.45 100.00 319.47 100.00 Bảo lãnh thanh toán: Trong năm 2014, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - CN 3/2 đã giải toả được 115.85 tỷ đồng. Nhưng đến năm 2015 doanh số giải toả chỉ đạt 28.45 tỷ đồng, giảm 75.4% so với 2014). Năm 2016, doanh số giải toả đạt 38.62 tỷ đồng, tăng 35.7% so với năm 2015 nhưng vẫn chỉ bằng 33.3% năm 2014. Bảo lãnh thực hiện hợp đồng: 171.63 tỷ đồng là doanh số mà Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - CN 3/2 đã giải toả được trong năm 2014. Năm 2015, doanh số này giảm 44.9%, đạt 94.6 tỷ đồng. Năm 2016, doanh số tiếp tục giảm, chỉ đạt 62.11 tỷ đồng, giảm 34.3% so với năm 2015. Bảo lãnh đầu thầu: doanh số tiếp tục giảm. Năm 2015 doanh số đạt 53.96%, so với năm 2014 thì chỉ giảm 1.3%. Năm 2016, doanh số chỉ bằng 73.4% năm 2014 đạt 40.3 tỷ đồng, giảm 25.3% so với năm 2015. Nhìn chung, trong giai đoạn 2014 – 2016, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - CN 3/2 tập trung giải toả phần lớn là bảo lãnh thực hiện hợp đồng - loại bảo lãnh được áp dụng phổ biến và có thể lường trước được rủi ro. Doanh số giải toả bảo lãnh của ngân hàng có xu hướng giảm trong năm 2015 và tăng với tỷ lệ không nhiều trong năm 2016 là phù hợp với xu hướng phát sinh bảo lãnh của ngân hàng như đã phân tích ở phần trên. Một chỉ tiêu hết sức quan trọng trong việc đánh giá kết quả hoạt động bảo lãnh của ngân hàng đó là dư nợ bảo lãnh (hay số dư bảo lãnh). Dư nợ bảo lãnh tính theo các loại hình bảo lãnh của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - CN 3/2 trong giai đoạn 2014 – 2016 được thể hiện qua bảng tổng kết sau:
  • 30. 18 Bảng 2.3: Số dư bảo lãnh theo loại hình bảo lãnh của chi nhánh 3/2 các năm 2014, 2015 và 2016 2014 2015 2016 Thanh toán 16.71 10.98 25.11 T.H hợp đồng 64.86 33.34 61.68 Đấu thầu 16.93 18.88 19.02 Bảo lãnh Khác 28.68 49.5 46.86 Tổng 127.18 112.69 152.67 % tăng giảm -13.3 -11.4 35.5 Nhìn vào bảng 2.3 ta thấy, tổng dư nợ bảo lãnh tính đến 31/12 năm 2014 còn 127.18 tỷ đồng, giảm 13.3% so với năm 2013 (145 tỷ đồng) với dư nợ nhiều nhất là bảo lãnh thực hiện hợp đồng (đạt 64.86 tỷ đồng). Năm 2015, tổng dư nợ bảo lãnh giảm 11.4% so với năm 2014, còn 112.69 tỷ đồng, đạt 82.3% so với kế hoạch đặt ra đầu kỳ do trong năm 2015, số lương các loại bảo lãnh phát sinh có xu hướng giảm so với năm 2014. Dư nợ bảo lãnh giảm chứng tỏ ngân hàng đã tiến hành phân tích đánh giá khách hàng kỹ lưỡng hơn trước khi chấp nhận bảo lãnh. Năm 2016, tổng dư nợ bảo lãnh đạt 152.67 tỷ đồng, tăng 35.5% so với cùng kỳ năm 2015, đạt 89.8% kế hoạch dư nợ bảo lãnh đặt ra đầu kỳ. Sở dĩ như vậy là do trong năm 2016 phát sinh thêm nhiều bảo lãnh, đồng thời do có nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn về tài chính nên chậm thanh toán cho ngân hàng làm cho các khoản bảo lãnh quá hạn gia tăng. Mà dư nợ bảo lãnh thì gồm tất cả các khoản bảo lãnh quá hạn, các khoản bảo lãnh chưa đến hạn giải toả và số dư kỳ trước. Cho nên, dư nợ bảo lãnh tính đến 31/12/2016 tăng so với cuối kỳ năm 2015. Dư nợ bảo lãnh ngoài sự thể hiện hiệu quả
  • 31. 19 hoạt động bảo lãnh của ngân hàng tăng lên còn đồng nghĩa với việc ngân hàng phải nỗ lực hơn nữa nhằm giải toả các loại bảo lãnh đã quá hạn. 2.1.2.2.Kết quả bảo lãnh theo các thành phần kinh tế Bảng 2.4: Doanh số phát sinh bảo lãnh theo các thành phần kinh tế của chi nhánh 3/2 trong giai đoạn 2014-2016 (Đơn vị: Tỷ đồng, 1000USD, 1000EUR) 2015 2016 USD EUR VND USD EUR VND DNNNTW 16.7 0 18.31 15 0 17.37 DNNNDP 47.96 0 52.45 45.94 0 56.7 TNHHNN 46.1 0 4.77 50 0 5.63 TNHHTN 2655.73 356.32 68.94 2138.78 244.47 73.28 CTYCPNN 3887.43 134.55 18.77 3749.9 0 24.55 CTYCP Khác 591.32 628.86 5.20 278.75 1285.21 26.14 DNCO VDTNN 0 0 0 0 0 0 Tổng 7,245.24 1,119.73 168.44 6278.37 1529.68 203.67 Theo bảng 2.4 ta thấy, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - CN 3/2 phát hành bảo lãnh chủ yếu cho các Công ty cổ phần Nhà nước và Công ty TNHH tư nhân. Đây là những khách hàng truyền thống của ngân hàng. Và hình thức bảo lãnh đa phần là bảo lãnh nước ngoài với các khoản bảo lãnh tính bằng ngoại tệ (USD và EUR). Tuy nhiên, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - CN 3/2 mới chỉ giải toả được một phần doanh số phát sinh trong năm. Bảng tổng kết sau sẽ thể hiện đầy đủ thực trạng giải toả bảo lãnh trong năm 2015 và năm 2016. Bảng 2.5: Tình hình giải toả bảo lãnh theo các thành phần kinh tế của chi nhánh 3/2 trong giai đoạn 2014-2016
  • 32. 20 (Đơn vị: Tỷ đồng, 1000USD, 1000EUR) 2015 2016 USD EUR VND USD EUR VND DNNNTƯ 0 0.01 0 0.03 DNNNDP 0 62.3 0 73.23 TNHHNN 0 3.11 0 2.45 TNHHTN 1324.7 242.66 76.56 345.29 80.53 CTYCPNN 23.6 0 20.08 0 27.23 CTYCP Khác 36.4 24.33 30.41 21.08 DNCO VDTNN 0 0 0 0 0 0 Tổng 1348.3 279.06 186.39 0 375.7 204.55 Trong tổng số 7,245.24 ngàn USD, 1119.73 ngàn EUR và 168.44 tỷ đồng phát sinh trong năm 2015, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - CN 3/2 mới chỉ giải toả được 1348.3 ngàn USD. Số còn lại là các bảo lãnh chưa đến hạn giải toả và các bảo lãnh đã quá hạn đang chờ ngân hàng xem xét. Cũng giống như năm 2015, doanh số giải toả trong năm 2016 cũng không lớn lắm. Trong năm 2016, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - CN 3/2 chỉ giải toả được 357.7 ngàn EUR (trong tổng số 1529.68 ngàn EUR phát sinh trong năm) và 204.55 tỷ đồng. Doanh số giải toả không nhiều, cộng với số dư từ kỳ trước làm cho dư nợ bảo lãnh tính đến cuối kỳ có xu hướng tăng từ năm 2015 đến năm 2016: Bảng 2.6: Dư nợ bảo lãnh theo các thành phần kinh tế năm 2015, 2016 (Đơn vị: Tỷ đồng, 1000USD, 1000EUR) 2015 2016 USD EUR VND USD EUR VND DNNNTƯ 89.5 0 0.13 93 0 0.01
  • 33. 21 DNNNDP 101.4 0 16.5 112.8 0 15.7 TNHHNN 46.1 0 3.7 50 0 4.4 TNHHTN 178.92 530.2 22.11 163.86 570.93 23.74 CTYCPNN 53.44 137.56 14.02 56.29 0 15.56 CTYCP Khác 392.13 836.78 11.21 395.24 1285.21 13.17 DNCO VDTNN 0 0 0 0 0 0 Tổng 861.49 1504.54 67.67 871.19 1856.14 72.58 Nguyên nhân của xu hướng trên là do sự tăng giá của đồng USD gây khó khăn cho các doanh nghiệp/công ty kinh doanh xuất nhập khẩu trong việc thanh toán cho ngân hàng.Tính chung cả năm 2016, tốc độ tăng giá USD lên đến 6,31%, cao nhất tính từ năm 1999 đến nay (chỉ sau năm 1997 tăng 14,2%, năm 1998 tăng 9,6%, còn từ 1999 đến năm 2015 chỉ tăng 1,63%/năm). 2.1.2.3. Tài sản bảo đảm bảo lãnh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chỉ đồng ý bảo lãnh cho khách hàng khi khách hàng đồng ý ký quỹ 100% giá trị bảo lãnh, thế chấp tài sản hoặc được ngân hàng chấp nhận cho tín chấp. Hình thức bảo lãnh theo tín chấp tức là ngân hàng nhận bảo lãnh cho khách hàng hoàn toàn trên cơ sở tin cậy khách hàng. Tuy nhiên, trong trường hợp này khách hàng phải chứng mính được doanh nghiệp/công ty mình có vốn điều lệ tối đa 20 tỷ đồng và sử dụng tối đa 550 lao động. Trong giai đoạn 2014-2016, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - CN 3/2 đã bảo lãnh với các hình thức bảo đảm như bảng tổng kết sau: Bảng 2.7: Bảo đảm bảo lãnh trong giai đoạn 2014 – 2016 2014 2015 2016 Doanh số Tỷ lệ % Doanh số Tỷ lệ % Doanh số Tỷ lệ % Ký quỹ 242.14 16.3 282.09 17.04 335.45 17 Thế chấp 27.27 1.8 32.12 1.9 39.46 2
  • 34. 22 Tín chấp 1,214.55 81.8 1,340.86 81.01 1,598.30 81 Tổng tài sản 1,483.95 100 1,655.08 100.0 1,973.21 100 Như vậy, trong những năm qua hình thức bảo đảm bảo lãnh bằng biện pháp thế chấp chiếm một tỷ lệ khá khiêm tốn. Trong năm 2015, hình thức này chỉ chiếm 1.8% và đến năm 2016 cũng chỉ chiếm 2% tổng các tài sản bảo đảm bảo lãnh. Hình thức bảo đảm bảo lãnh bằng ký quỹ 100% chiếm tỷ lệ cao hơn nhiều so với hình thức thế chấp, tuy nhiên vẫn không phải là hình thức bảo đảm bảo lãnh được thực hiện nhiều nhất tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - CN 3/2. Giai đoạn 2014 – 2016, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - CN 3/2 chấp nhận thực hiện bảo lãnh đa phần chỉ thông qua hình thức tín chấp. Nguyên nhân một phần là do các khách hàng được ngân hàng đồng ý bảo lãnh đa số là các khách hàng truyền thống của ngân hàng. Giữa ngân hàng và khách hàng đã có sự tín nhiệm lẫn nhau nên ngân hàng không yêu cầu khách hàng phải ký quỹ hay thế hấp tài sản (trừ các thương vụ có độ rủi ro cao). Mặt khác do tình hình kinh tế không có nhiều thuận lợi nên khách hàng cũng hạn chế việc ký quỹ hay thế chấp tài sản. Bởi, ký quỹ thì khách hàng sẽ mất đi một nguồn vốn trước mắt để quay vòng trong kinh doanh. Còn thế chấp tài sản thì giá trị của tài sản sẽ có thể có những thay đổi làm thiệt hại đến khách hàng và ngân hàng trong trường hợp lạm phát tăng, thị trường bất động sản biến động,… 2.1.3. Các quy định về điều kiện thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh xuất khẩu tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triểnViệt Nam - CN 3/2 * Điều kiện chung Khách hàng có nhu cầu được bảo lãnh tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - CN 3/2 thì phải: Có đầy đủ năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo qui định của pháp luật ; Có bảo đảm hợp pháp cho bảo lãnh theo yêu cầu của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - CN 3/2: bảo đảm về tài sản ký quỹ, thế chấp,… * Điều kiện riêng
  • 35. 23 - Trường hợp Bảo lãnh vay vốn, Bảo lãnh thanh toán và Bảo lãnh có thời hạn trung/ dài hạn, ngoài các qui định tại Điều kiện chung, khách hàng cần có thêm các điều kiện sau: • Có tín nhiệm trong quan hệ tín dụng, bảo lãnh, thanh toán với tổ chức tín dụng ; Có dự án đầu tư hoặc phương án sản xuất/kinh doanh khả thi, hiệu quả khi đề nghị bảo lãnh vay vốn ; Đáp ứng các điều kiện đối với khách hàng vay vốn được qui định tại bản Hướng dẫn của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - CN 3/2 về Quy chế cho vay đối với khách hàng. • Trong trường hợp vay vốn nước ngoài, khách hàng phải thực hiện đúng các qui định của pháp luật về Quản lý vay và trả nợ nước ngoài. - Trường hợp phát hành Bảo lãnh dự thầu, Bảo lãnh thực hiện hợp đồng; Bảo lãnh bảo đảm chất lượng sản phẩm; Bảo lãnh hoàn thanh toán; Bảo lãnh bảo hành; Bảo lãnh bảo dưỡng; Bảo lãnh khoản tiền giữ lại; và các loại bảo lãnh khác ngoài các điều kiện qui định tại Điều kiện chung, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - CN 3/2 sẽ xem xét: mức độ tín nhiệm, khả năng tài chính, năng lực chuyên môn, biện pháp bảo đảm cho bảo lãnh hoặc ký quỹ để quyết định phát hành bảo lãnh. - Đối với trường hợp bảo lãnh Hối phiếu, lệnh phiếu khách hàng phải bảo đảm các điều kiện theo qui định của pháp luật về Thương phiếu. - Đối với khách hàng là các tổ chức kinh tế nước ngoài phải được phép đầu tư, kinh doanh hoặc tham gia đấu thầu tại Việt Nam theo các qui định của Pháp luật Việt Nam. - Riêng đối với khách hàng ký quỹ tương đương 100% trị giá bảo lãnh và các chi phí cần thiết, khách hàng chỉ cần đáp ứng điều kiện qui định tại Điều kiện chung. * Lệ Phí bảo lãnh Mức phí do 2 bên thoả thuận, mức tối đa không quá 2%/ năm tính trên số tiền còn đang được bảo lãnh, mức phí tối thiểu là 500.000 đồng. Ngoài ra, có thể thanh toán một số chi phí hợp lý khác liên quan theo thoả thuận bằng văn bản của 2 bên.
  • 36. 24 2.1.4. Các loại hình bảo lãnh xuất khẩu được áp dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triểnViệt Nam - CN 3/2 Hiện nay, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã triển khai một số nghiệp vụ bảo lãnh xuất khẩu như: • Bảo lãnh thanh toán và thư tín dụng dự phòng • Bảo lãnh dự thầu • Bảo lãnh thực hiện hợp đồng • Bảo lãnh bảo đảm chất lượng sản phẩm • Bảo lãnh hoàn thanh toán • Bảo lãnh bảo hành • Bảo lãnh bảo dưỡng • Bảo lãnh khoản tiền giữ lại và một số bảo lãnh nước ngoài khác như phát hành L/C trả chậm, ký xác nhận trên hối phiếu, lệnh phiếu,… Riêng loại bảo lãnh cho các doanh nghiệp vay vốn từ các Ngân hàng thương mại vẫn chưa được Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam triển khai do tính chất phức tạp của nó. Hơn nữa, nó lại là một loại bảo lãnh mới được điều chỉnh bằng văn bản luật chính thức (Quy chế Bảo lãnh cho doanh nghiệp vay vốn của Ngân hàng thương mại - Ngày 21/01/2009 do Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 14/2009/QĐ-TTg ban hành). 2.1.5. Tổ chức nghiệp vụ bảo lãnh xuất khẩu tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - CN 3/2 Thông thường, một nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng nói chung và bảo lãnh xuất khẩu nói riêng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - CN 3/2 được tiến hành qua 5 bước:  Tiếp nhận và hoàn chỉnh hồ sơ đề nghị bảo lãnh  Thẩm định và ra quyết định bảo lãnh  Phát hành bảo lãnh  Xử lý sau khi phát hành thư bảo lãnh  Kết thúc bảo lãnh
  • 37. 25 2.2. Đánh giá thực trạng hoạt động bảo lãnh xuất khẩu tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - CN 3/2 2.2.1. Thành công Như vậy, mặc dù chi nhánh 3/2- Ngân hàng BIDV là một Chi nhánh còn non trẻ, mới đi vào hoạt động, song với một định hướng đúng đắn, một quy trình bảo lãnh tương đối hoàn thiện. Doanh nghiệp tham gia bảo lãnh ngày càng nhiều và chất lượng bảo lãnh ngày càng được bảo đảm. Cụ thể như sau:  Bảo lãnh đóng góp một phần không nhỏ trong việc gia tăng lợi nhuận cho Ngân hàng. Khác với tín dụng, khoản lợi nhuận mà Ngân hàng thu được là sự chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động, còn đối với bảo lãnh thì Ngân hàng không mất khoản chi phí huy động, mà khoản thu được tính trực tiếp theo tỷ lệ % trên giá trị khoản bảo lãnh. Ngoài ra, các khoản ký quỹ của khách hàng cũng là một nguồn vốn quan trọng mà Ngân hàng có thể tận dụng. Nếu như trong quá trình bảo lãnh mà không xảy ra rủi ro thì khoản phí thu được sẽ đóng góp rất lớn vào sự gia tăng lợi nhuận cho Ngân hàng. Chính vì vậy, hoạt động bảo lãnh trong thời gian qua đã đóng góp không nhỏ đối với toàn bộ kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh. Bước 1 : Tiếp nhận và hoàn chỉnh hồ sơ đề nghị bảo lãnh Bước 2 : Thẩm định và ra quyết định bảo lãnh Bước 3 : Phát hành bảo lãnh Bước 4 : Xử lý sau khi phát hành thư bảo lãnh Bước 5: Kết thúc bảo lãnh
  • 38. 26  Đa dạng hoá khách hàng, nâng cao vị thế và uy tín cho Ngân hàng. Thông qua nghiệp vụ bảo lãnh, thì Ngân hàng có tăng cường mối quan hệ với các khách hàng truyền thống, đồng thời có cơ hội tiếp xúc với nhiều khách hàng mới. Và những khách hàng mới này có thể là những khách hàng tiềm năng cho Ngân hàng không chỉ đối với dịch vụ bảo lãnh mà còn trong nhiều dịch vụ khác. Từ đó giúp Ngân hàng mở rộng được thị phần nâng cao khả năng cạnh tranh, nâng cao được vị thế và uy tín trên thị trường trong nước cũng như thị trường quốc tế. 2.3.2. Những hạn chế + Hoạt động bảo lãnh xuất khẩu vẫn chưa đáp ứng được tối đa nhu cầu của các doanh nghiệp Thực tiễn hoạt động ngân hàng cho thấy, có rất nhiều trường hợp các doanh nghiệp nước ngoài khi tham gia đấu thầu quốc tế tại Việt Nam yêu cầu các ngân hàng Việt Nam phải có sự bảo đảm bằng một bảo lãnh đối ứng của ngân hàng nước ngoài. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - CN 3/2 nói riêng và các NHTM Việt Nam nói chung mặc dù có nhiều mối quan hệ đại lý với các ngân hàng nước ngoài nhưng do quy mô còn nhỏ nên gặp rất nhiều khó khăn trong việc xử lý. Hình thức bảo lãnh cho các doanh nghiệp Việt Nam mượn tài sản của các doanh nghiệp nước ngoài, vay vốn ngân hàng nước ngoài hay vay vốn của các NHTM trong nước để phục vụ nhu cầu sản xuất vẫn chưa được triển khai tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - CN 3/2 mặc dù nhu cầu này của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu là tương đối nhiều. Quy định giới hạn bảo lãnh tại Điều 7- Quy chế số 26 về tổng dư bảo lãnh cho một khách hàng không vượt quá 15% vốn tự có của tổ chức tín dụng cũng đã hạn chế phạm vi và quy mô bảo lãnh của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - CN 3/2 trong thời gian vừa qua. Thực trạng hoạt động bảo lãnh xuất khẩu ở Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - CN 3/2 giai đoạn 2014 – 2016 cho ta thấy Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - CN 3/2 mới chỉ đáp ứng được nhu cầu của một số doanh nghiệp quốc doanh. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam hiện nay tương đối nhiều nhưng Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - CN 3/2 lại chưa thể
  • 39. 27 triển khai dịch vụ đối với đối tượng này. Ngoài nguyên nhân do sự phức tạp trong việc xác định tài sản bảo đảm, còn do nguyên nhân là Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - CN 3/2 không đủ vốn điều lệ để thực hiện bảo lãnh vì giá trị bảo lãnh đối với các hợp đồng này tương đối lớn. + Mất cân đối các loại hình bảo lãnh Tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - CN 3/2, các loại hình bảo lãnh như bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh tham gia đấu thầu phát triển hơn nhiều so với các loại hình bảo lãnh khác. Các loại bảo lãnh khác có phát sinh nhưng doanh số ít. Bảo lãnh nước ngoài trước đây đạt doanh số cao nhưng trong 3 năm trở lại đây đã có sự sụt giảm và bảo lãnh bằng L/C trả chậm vẫn là hình thức bảo lãnh chủ yếu. (Theo mục 2.2.5) Số lượng bảo lãnh phát sinh có xu hướng tăng nhưng không đều giữa các thành phần kinh tế. Chủ yếu các loại bảo lãnh phát sinh được ngân hàng chấp nhận bảo lãnh đều từ các doanh nghiệp cổ phần nhà nước. + Điều kiện cạnh tranh găy gắt: Trong điều kiện hiện nay trên địa bàn thành phố bốn hệ thống ngân hàng quốc doanh, ngân hàng cổ phần và ngân hàng nước ngoài. Sự canh tranh đặc biệt là về các dịch vụ bảo lãnh, thanh toán rất lớn. Nhiều ngân hàng thu hút khách hàng bằng chính sách cạnh tranh không lành mạnh như: lới lỏng điều kiện ký quỹ, thế chấp, phí... Sự cạnh tranh này làm cho chi nhánh mất nhiều khách hàng kể cả khách hàng truyền thốngs. + Công nghệ ngân hàng: Chi nhánh đã nối mạng giữa kế toán, tín dụng nhưng chưa làm được điều này với bảo lãnh. Do vậy việc đối chiếu, cập nhật giữa các khâu không nhanh gọn, khớp đúng và mất nhiều thời gian cho cả ngân hàng và khách hàng. +Quy trình bảo lãnh: Chi nhánh chưa có quy trình bảo lãnh phù hợp thực tế. Việc thực hiện bảo lãnh chưa nhất quán đặc biệt giữa vụ sở chính với các chi nhánh huyện. Tuy rằng quy chế được ban hành theo toàn ngành, các chi nhánh phải tuân theo những áp dụng nhu thế
  • 40. 28 nào cho linh hoạt hiệu quả lại là vấn đề khó khăn. Thực tế hiện nay do những vướng mắc trong quy định khiến bảo lãnh phải qua nhiều khâu trình ký, quá trình xét duyệt kéo dài làm lỡ hợp đồng làm ăn của khách hàng. + Về trình độ cán bộ làm nghiệp vụ bảo lãnh còn yếu và thiếu Bảo lãnh là một nghiệp vụ còn mới mẻ đối với NHĐT-PT, do đó thiếu kinh nghiệm trong việc phân công cán bộ đảm nhiệm công tác bảo lãnh là khó khăn không chỉ của riêng NHĐT-PT. NH cũng đã tổ chức nhiều đợt tập huấn về bảo lãnh cho các nhân viên và thực hiện tách riêng phòng thẩm định. Song để đạt được kết quả tốt thì đó là một qúa trình lâu dài, bởi nghiệp vụ này cũng luôn có những biến đổi theo thời gian. Ngoài ra, trình độ thẩm định của các cán bộ hiện có thì không cao, không được cập nhật, bổ sung nên mỗi khi NH phải thẩm định một dự án lớn hoặc đòi hỏi trình độ chuyên môn cao thì phải đi thuê chuyên gia, gây ảnh hưởng đến phí thu từ hoạt động bảo lãnh.
  • 41. 29 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGHIỆP VỤ BẢO LÃNH XUẤT KHẨU TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CN 3/2 3.1. Phương hướng phát triển nghiệp vụ bảo lãnh xuất khẩu tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - CN 3/2 trong thời gian tới 3.1.1. Cơ hội - Thị trường đối với ngành ngân hàng tại Việt Nam còn nhiều tiềm năng. - Việt Nam hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới tạo điều kiện cho Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - CN 3/2 cơ hội kinh doanh trong môi trường bình đẳng. - Có cơ hội liên kết với các tổ chức tài chính, ngân hàng nước ngoài để tăng năng lực tài chính, chia sẻ sản phẩm, công nghệ. 3.1.2. Thách thức - Sự cạnh tranh ngày cang gay gắt từ nhiều ngân hàng hiện nay như ACB, Vietinbank, Sacombank, Techcombank, VIBBank...cùng nhiều ngân hàng nước ngoài khác. - Nguy cơ đe doạ từ các sản phẩm, dịch vụ thay thế từ các công ty bảo hiểm, quỹ công chúng, công ty tài chính, tiết kiệm bưu điện, các trung tâm giao dịch chứng khoán và các định chế tài chính khác. - Nguy cơ thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao, mất cán bộ, nhân viên giỏi về các đối thủ cạnh tranh của ngân hàng. - Nguy cơ về tụt hậu về công nghệ, vốn và về chất lượng nguồn nhân lực trong môi trường kinh doanh quốc tế. 3.1.3. Phương hướng phát triển Quán triệt đường lối, chủ trương, định hướng phát triển của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam và phương hướng hoạt động năm 2017, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - CN 3/2 cũng đã có những phương hướng phát triển cụ thể đối với nghiệp vụ bảo lãnh nói chung và nghiệp vụ bảo lãnh xuất nhập khẩu nói riêng như sau:
  • 42. 30 Hoàn thiện các loại hình bảo lãnh truyền thống như bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh tiền ứng trước,…tiếp tục phát triển và mở rộng các loại hình bảo lãnh khác, đặc biệt là triển khai bảo lãnh cho doanh nghiệp vay vốn các NHTM. Tăng doanh số phát sinh bảo lãnh và tỷ trọng các loại hình bảo lãnh; giảm dư nợ bảo lãnh; tăng nguồn phí thu bảo lãnh cho ngân hàng. Củng cố quan hệ với khách hàng truyền thống, đồng thời mở rộng đối tượng khách hàng, nhất là những khách hàng tiềm năng nhưng phải có sự chọn lọc. Mở rộng phạm vi bảo lãnh sang các quận khác trên địa bàn TP.HCM. Hiện đại hoá cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động bảo lãnh. Duy trì mức độ an toàn của nghiệp vụ bảo lãnh như hiện nay. 3.2. Giải pháp phát triển nghiệp vụ bảo lãnh xuất khẩu tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - CN 3/2 3.2.1. Về phía Ngân hàng Đầu tư và Phát triểnViệt Nam - CN 3/2 Tăng vốn điều lệ của ngân hàng Theo Quy chế về bảo lãnh ngân hàng số 26/2014 thì Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - CN 3/2 chỉ được phép bảo lãnh cho khách hàng với giá trị bảo lãnh không vượt quá 15% vốn tự có. Nhưng trên thực tế, giá trị hợp đồng bảo lãnh lớn hơn rất nhiều, nhất là với các hợp đồng kinh doanh với đối tác nước ngoài. Để có thể bảo lãnh cho khách hàng, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - CN 3/2 buộc phải liên kết với các ngân hàng khác để tiến hành đồng bảo lãnh. Tuy nhiên, điều này hết sức phức tạp. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - CN 3/2 chỉ là một chi nhánh thuộc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam nên việc liên kết sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Vì vậy, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - CN 3/2 cần phải tăng vốn điều lệ để có thể tự mình bảo lãnh cho các giá trị hợp đồng bảo lãnh lớn. Để có thể tăng được vốn điều lệ, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - CN 3/2 cần đẩy mạnh công tác huy động vốn từ các tổ chức kinh tế, khu vực dân cư, tổ chức tín dụng nước ngoài và từ Kho bạc Nhà nước. Đặc biệt, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - CN 3/2 cần áp dụng một số biện pháp điều hành kinh doanh, đa dạng hóa các hình thức, các công cụ huy động vốn từ Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam như: tiết
  • 43. 31 kiệm lĩnh lãi định kỳ, công cụ tỷ giá, phát triển các sản phẩm ngân hàng hiện đại, tích hợp nhiều tiện ích, mở rộng mạng lưới giao dịch, áp dụng chính sách lãi suất linh hoạt hấp dẫn, kết hợp các nghiệp vụ phái sinh,… để cung cấp các sản phẩm huy động vốn ngày càng đa dạng và hiện đại hơn đến khách hàng. Nâng cao chất lượng thẩm định các yêu cầu bảo lãnh và quản lý bảo lãnh Đối với nghiệp vụ bảo lãnh xuất khẩu, thẩm định các yêu cầu bảo lãnh của khách hàng là một khâu vô cùng quan trọng trong quy trình thực hiện nghiệp vụ. Chất lượng của công tác thẩm định có ảnh hưởng trực tiếp tới quyết định bảo lãnh của ngân hàng. Để nâng cao chất lượng thẩm định bảo lãnh, trước hết Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - CN 3/2 cần xây dựng một đội ngũ cán bộ bảo lãnh giỏi, một tổ thẩm định có chuyên môn cao. Trong quá trình thẩm định các yêu cầu bảo lãnh, các cán bộ bảo lãnh cần xem xét thận trọng các chỉ tiêu như: + Tư cách pháp nhân của khách hàng. + Năng lực tài chính và tính pháp lý của tài sản thế chấp. + Tình hình hoạt động sản xuất – kinh doanh của khách hàng. + Hiệu quả của phương án sản xuất – kinh doanh. Xem xét kỹ lưỡng các thông tin về khách hàng sẽ hạn chế được rủi ro cho ngân hàng và giúp ngân hàng có quyết định bảo lãnh thích hợp nhất. Tổ thẩm định bảo lãnh cần kết hợp chặt chẽ với Hội đồng quản lý rủi ro nhằm đề ra các phương pháp giải quyết nếu có rủi ro bảo lãnh xảy ra và kiểm tra, kiểm soát các thông tin về khách hàng tốt hơn. Sau khi phát hành bảo lãnh cho khách hàng, các cán bộ bảo lãnh phải thường xuyên kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện hợp đồng bảo lãnh của khách hàng để có các biện pháp đôn đốc kịp thời và tránh được rủi ro cho bản thân ngân hàng. Không chỉ kiểm tra, kiểm soát khách hàng, ngân hàng cần phải thực hiện kiểm tra, giám sát bộ phận làm công tác bảo lãnh về việc thực hiện quy trình bảo lãnh và công tác sau khi phát hành bảo lãnh. Nếu có sai sót thì phải khắc phục ngay. Ứng dụng marketing vào hoạt động bảo lãnh xuất khẩu nhằm đa dạng hoá thị trường, đa dạng hoá loại hình bảo lãnh xuất khẩu.
  • 44. 32 Giống như các NHTM khác, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - CN 3/2 cũng có các chiến lược marketing nhằm quảng bá hình ảnh ngân hàng và giới thiệu các dịch vụ ngân hàng tới các khách hàng. Để ứng dụng được các chiến lược marketing trong hoạt động bảo lãnh xuất khẩu, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - CN 3/2 bước đầu tiên cần thực hiện đó là “Nghiên cứu thị trường”. Nghiên cứu thị trường ở đây tức là nghiên cứu động cơ và nhu cầu của khách hàng khi lựa chọn ngân hàng bảo lãnh. Ngân hàng cần tiến hành thu thập thông tin về khách hàng một cách có hệ thống, tập trung vào hồ sơ bảo lãnh và hồ sơ tín dụng để có thể cập nhật thông tin khách hàng cũng như các phản hồi từ khách hàng một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất. Việc nghiên cứu thị trường cũng cần phải được triển khai nghiên cứu về các ngân hàng cạnh tranh – các ngân hàng cùng thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh xuất khẩu trên địa bàn thành phố. Có như vậy, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - CN 3/2 mới kịp thời có đề ra các chính sách phát triển phù hợp. Nhiệm vụ của marketing đối với hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động bảo lãnh xuất khẩu nói riêng đó là kế hoạch hoá chiến lược khách hàng, chiến lược sản phẩm, chiến lược giá cả và chiến lược khuếch trương. + Chiến lược khách hàng (hay chính sách khách hàng) Củng cố quan hệ với nhóm khách hàng truyền thống và thiết lập quan hệ với các khách hàng mới là nội dung chủ yếu của chính sách khách hàng ở bất kỳ một ngân hàng nào. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - CN 3/2 phải luôn luôn coi khách hàng truyền thống là thị trường trọng yếu của ngân hàng. Đối với các khách hàng lớn (các doanh nghiệp lớn, công ty lớn) có quan hệ làm ăn lâu dài và có uy tín thì Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - CN 3/2 nên ưu tiên xem xét phát hành bảo lãnh và thực hiện kết hợp các hình thức bảo đảm bảo lãnh. Không nên áp dụng một cách cứng nhắc theo quy định hiện hành. Đối với các khách hàng này, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - CN 3/2 cũng có thể linh hoạt trong việc áp dụng mức phí bảo lãnh và loại bỏ bớt các thủ tục rườm rà trong quy trình thực hiện bảo lãnh.
  • 45. 33 Chiến lược thu hút khách hàng mới cũng là một mục tiêu quan trọng trong chính sách khách hàng của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - CN 3/2. Trong thời gian tới, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - CN 3/2 cần tích cực hơn nữa trong việc tìm kiếm và thu hút các đối tượng khách hàng mới. Để thực hiện có hiệu quả chính sách khách hàng, Chi nhánh cần thực hiện một số các biện pháp như: thực hiện các biện pháp ưu đãi về lãi suất, mức phí bảo lãnh; tổ chức các buổi giao lưu với khách hàng nhằm lắng nghe ý kiến từ khách hàng và giúp đỡ khách hàng tháo gỡ những khó khăn; đặc biệt phải luôn luôn coi trọng khách hàng. + Chiến lược sản phẩm Đa dạng hoá các loại hình bảo lãnh là là nội dung trong chiến lược sản phẩm của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - CN 3/2. Trong thời gian tới, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - CN 3/2 cần phát triển các loại hình bảo lãnh theo hướng: Tiếp tục nâng cao chất lượng của các loại bảo lãnh trong nước truyền thống như bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh tiền ứng trước, bảo lãnh dự thầu,…và bảo lãnh phát hành L/C trả chậm. Triển khai các loại bảo lãnh mới như bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh thuế xuất nhập khẩu, bảo lãnh hải quan. + Chiến lược giá cả Giá cả của hoạt động bảo lãnh chính là mức phí bảo lãnh. Hiện này, các ngân hàng cạnh tranh với nhau cũng là cạnh tranh về mức phí bảo lãnh áp dụng đối với từng nghiệp vụ bảo lãnh. Mức phí mà Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - CN 3/2 đang áp dụng là tương đối ngang bằng với các ngân hàng khác. Tuy nhiên, trong thời gian tới, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - CN 3/2 cũng nên xem xét giảm mức phí thu bảo lãnh xuống nhằm thu hút thêm nhiều khách hàng hơn nữa, đồng thời củng cố thêm quan hệ làm ăn với các khách hàng truyền thống. + Chiến lược khuếch trương Nghiệp vụ bảo lãnh xuất khẩu nói riêng và nghiệp vụ bảo lãnh nói chung không giống như các loại nghiệp vụ ngân hàng khác bởi bản chất của nghiệp vụ bảo lãnh là
  • 46. 34 dùng uy tín của ngân hàng để đảm bảo cho các giao dịch. Uy tín và vị thế của ngân hàng có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động kinh doanh loại hình dịch vụ bảo lãnh này. Khách hàng lựa chọn ngân hàng bảo lãnh cho mình dựa trên cách thức mà ngân hàng tiếp cận khách hàng. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - CN 3/2 cần tăng cường công tác quảng bá hình ảnh ngân hàng trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm giới thiệu dịch vụ đến khách hàng. Ngoài ra, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - CN 3/2 cũng cần nâng cao hiệu quả của công tác tư vấn khách hàng trong việc lựa chọn bạn hàng, đàm phán ký kết các hợp đồng xuất nhập khẩu hàng hoá, máy móc, thiết bị,… Mở rộng quan hệ hợp tác vớicác ngân hàng khác Đáp ứng nhu cầu bảo lãnh của các doanh nghiệp trong và ngoài nước, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - CN 3/2 cần chủ động liên kết với các ngân hàng khác nhằm phân tán rủi ro và thực hiện đồng bảo lãnh cho các hợp đồng bảo lãnh có giá trị lớn, vượt quá khả năng bảo lãnh của Chi nhánh. Không chỉ liên kết với các ngân hàng trong nước, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - CN 3/2 cần tăng cường hơn nữa việc liên kết với các ngân hàng nước ngoài để có thể thực hiện vai trò của một ngân hàng thông bào, ngân hàng xác nhận,… Với mạng lưới hoạt động rộng khắp như vậy, chắc chắn hoạt động bảo lãnh xuất khẩu nói riêng và hoạt động ngân hàng nói chung sẽ có những bước phát triển mạnh mẽ. Hoàn thiện quy trình bảo lãnh Để hoạt động bảo lãnh xuất khẩu đạt được các mục tiêu đã đề ra, quy trình thực hiện nghiệp vụ cần phải được sửa đổi và bổ sung cho hoàn thiện hơn nữa nhằm đem lại sự thuận lợi cho khách hàng và bản thân Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - CN 3/2 khi thực hiện hợp đồng bảo lãnh. Với thời gian thẩm định dự án gần 20 ngày và thời gian đợi ngân hàng phát hành bảo lãnh là 30 ngày như hiện nay đã và đang ảnh hưởng không nhỏ đến các thương vụ của khách hàng khi mà những hợp đồng kinh doanh chỉ trong thời gian ngắn. Để tuân thủ các bước như trong quy trình hiện thời thì khách hàng rất dễ mất đi các cơ hội kinh
  • 47. 35 doanh. Do vậy, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - CN 3/2 cần xem xét và chấn chỉnh lại các thủ tục thực hiện bảo lãnh cho gọn nhẹ, nhanh chóng. Điều này không chỉ giúp khách hàng mà còn giúp ngân hàng thực hiện cũng như giám sát được tốt hơn. Ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động bảo lãnh xuất khẩu Hội nhập kinh tế quốc tế khiến cho các hoạt động kinh tế diễn ra hết sức phong phú và đa dạng nhưng cũng vô cùng phức tạp. Cuộc cách mạng CNTT đã tác động tích cực tới hầu hết các lĩnh vực kinh tế xã hội với đặc trưng chủ yếu là giúp cho các giao dịch kinh tế được thực hiện một cách thuận tiện hơn, dễ dàng hơn và thời gian thực hiện được rút ngắn đi rất nhiều. Điều này đặt các nhà hoạch định chính sách kinh tế vĩ mô trước những cơ hội và nhiều thách thức. Đó là: Thông tin nhanh, kịp thời, chính xác là cơ sở để đưa ra những quyết sách chính xác, hiệu quả. Nhưng nó cũng đặt ra cho những quyết định về chính sách phải hết sức nhanh chóng, linh hoạt để có thể ứng phó kịp thời với những diễn biến mới của nền kinh tế. Trong lĩnh vực ngân hàng, CNTT và hội nhập kinh tế quốc tế đã dẫn đến sự bùng nổ về các loại hình dịch vụ và có ảnh hưởng đáng kể đến việc thực thi chính sách tiền tệ. Ngoài việc góp phần giảm tỉ trọng tiền mặt trong lưu thông, các hình thức dịch vụ mới như thẻ tín dụng, máy rút tiền mặt ATM... đã làm cho cầu tiền phản ứng một cách nhanh hơn trước các diễn biến của lãi suất, tức là đã làm tăng độ co dãn của cầu tiền đối với lãi suất. Một cách tổng quát hơn, việc đổi mới công nghệ ngân hàng trên cơ sở ứng dụng CNTT đã góp phần thúc đẩy sự phát triển của thị trường tài chính, đồng thời đẩy nhanh tốc độ chu chuyển của các luồng vốn, làm cho cung cầu tiền tệ trở nên khó dự báo hơn, cơ chế truyển tải chính sách tiền tệ nhạy cảm hơn. Trong việc hoạch định và thực thi chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, CNTT có thể được ứng dụng ở tất cả các khâu, từ thống kê số liệu, phân tích, đánh giá tình hình, dự báo xu hướng trong thời gian tới, ra quyết định đến thực thi quyết định, và trở thành một công cụ không thể thiếu đối với các nhà hoạch định chính sách. Là một ngân hàng hoạt động trong lĩnh vực ngoại thương, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam nói chung và chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
  • 48. 36 - CN 3/2 nói riêng đã và đang áp dụng những ứng dụng của CNTT trong hoạt động của mình. CNTT không những giúp Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - CN 3/2 hoạt động có hiệu quả hơn mà còn giúp Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - CN 3/2 có thể cạnh tranh được với các ngân hàng khác. Ứng dụng CNTT trong hoạt đọng bảo lãnh xuất khẩu trong thời gian sắp tới hứa hẹn sẽ mang lại hiệu quả cao. Trên đây là một số giải pháp mà Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - CN 3/2 nên áp dụng để nâng cao hiệu quả kinh doanh trong lĩnh vực bảo lãnh xuất khẩu, nhằm đạt được các chỉ tiêu kế hoạch đã đặt ra. Tuy nhiên, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - CN 3/2 vẫn cần phải có sự hỗ trợ từ Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam và bản thân khách hàng yêu cầu bảo lãnh để nghiệp vụ bảo lãnh xuất khẩu được tiến hành có hiệu quả. Đẩy mạnh công tác tổ chức đào tạo cán bộ Trong bất kỳ một hoạt động kinh tế nào, yếu tố con người cũng luôn là yếu tố trung tâm, giữ vai trò quyết định đến mọi hoạt động kinh doanh. Trong lĩnh vực ngân hàng, yếu tố con người lại càng giữ vai trò quan trọng hơn, ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng, chất lượng dịch vụ của ngân hàng và ảnh hưởng rất lớn đến uy tín của ngân hàng. Sở dĩ như vậy là do các cán bộ ngân hàng, đặc biệt là nhân viên ngân hàng là những người trực tiếp giao dịch với khách hàng. Mọi tác phong, hành vi của nhân viên đều thể hiện hình ảnh của ngân hàng trong con mắt của khách hàng. Bước đầu làm việc với ngân hàng, khách hàng luôn luôn chú ý đến tác phong và hành vi của các nhân viên. Một đội ngũ nhân viên với chuyên môn giỏi, tác phong nhanh nhẹn, tận tình với khách hàng sẽ góp phần làm tăng hình ảnh của ngân hàng và tăng sự trung thành của khách hàng đối với ngân hàng. Dịch vụ bảo lãnh xuất khẩu cũng là một loại hình dịch vụ kinh doanh của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - CN 3/2. Bởi vậy, việc đẩy mạnh đào tạo cán bộ, nhân viên làm công tác là vô cùng cần thiết. - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - CN 3/2 cần tiếp tục đổi mới phong cách giao dịch, thực hiện “văn minh giao tiếp” đối với toàn thể cán bộ công nhân viên.
  • 49. 37 - Thường xuyên mở các khoá đào tạo về nghiệp vụ bảo lãnh xuất khẩu nhằm cập nhật và phổ biến các quy định mới về nghiệp vụ bảo lãnh cho các cán bộ, nhân viên làm công tác bảo lãnh. - Thực hiện chiến lược đa dạng hoá loại hình đào tạo. Có thể đào tạo cán bộ bảo lãnh xuất khẩu nói riêng và cán bộ ngân hàng nói chung thông qua các lớp đào tạo trong và ngoài nước. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - CN 3/2 có thể chọn một số cán bộ tuổi đời còn trẻ, có triển vọng gửi đi đào tạo ở nước ngoài; hoặc có thể tranh thủ sự tài trợ của các ngân hàng nước ngoài, tổ chức cho các đoàn cán bộ đi khảo sát, thực tập tại các ngân hàng nước ngoài. Đa dạng hoá các loại hình đào tạo như vậy sẽ nâng cao và phát huy được nội lực của mỗi cán bộ công nhân viên. - Với xu hướng phát triển của nền kinh tế trong điều kiện hội nhập, xu hướng phát triển của thương mại quốc tế và đầu tư quốc tế như hiện nay, thì nhu cầu bảo lãnh của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nước ngoài đối với hình thức bảo lãnh phát hành L/C ngày càng tăng làm cho nhu cầu về cán bộ bảo lãnh giỏi ngoại ngữ cũng tăng cao. Vì thế, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - CN 3/2 cần tích cực nâng cao trình độ ngoại ngữ cho cán bộ bảo lãnh, đồng thời cũng chú trọng hơn nữa trong công tác tuyển chọn cán bộ bảo lãnh giỏi nghiệp vụ và ngoại ngữ.
  • 50. 38 KẾT LUẬN Là một trong những chi nhánh hàng đầu của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, trong hơn 20 năm phát triển và trưởng thành, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - CN 3/2 đã khẳng định được vị thế quan trọng trong hoạt động kinh tến đối ngoại của Thủ đô, cung cấp các dịch vụ ngân hàng tài chính đa dạng và hiện đại đến mọi tổ chức kinh tế, cá nhân và các tổ chức tín dụng. Sau một thời gian nghiên cứu thực trạng hoạt động bảo lãnh xuất khẩu tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - CN 3/2, em đã nhận thấy dịch vụ bảo lãnh xuất khẩu nói riêng và dịch vụ bảo lãnh ngân hàng nói chung đã và đang khẳng định được vai trò to lớn của nó đối với sự phát triển kinh tế, nhất là trong lĩnh vực thương mại quốc tế và góp phần không nhỏ trong việc củng cố, nâng cao uy tín cho Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - CN 3/2 trên trường quốc tế. Hy vọng rằng, với những kết quả nghiên cứu và những đóng góp của chuyên đề sẽ giúp ích cho Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - CN 3/2 trong việc hoàn thiện và phát triển nghiệp vụ bảo lãnh xuất khẩu trong thời gian tới.
  • 51. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO - Nguyễn Văn Tiến (2016), Giáo trình thanh toán quốc tế, NXB Thống kê, TP.HCM. - Tô Xuân Dân (1998), Giáo trình Chính Sách Kinh Tế Đối Ngoại lý thuyết và kinh nghiệm thực tế, NXB Thống kê, TP.HCM. - Báo cáo tổng kết hoạt động của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - CN 3/2 các năm 2014, 2015, 2016. - Thông báo các chỉ tiêu kế hoạch năm 2009 của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - CN 3/2. - Báo cáo tình hình hoạt động bảo lãnh xuất khẩu – Phòng thanh toán xuất nhập khẩu các năm 2014, 2015, 2016. - Website Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam : http://bidv.com.vn - Website Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - CN 3/2: