SlideShare a Scribd company logo
1 of 73
Báo Cáo Thực Tập GVHD: Chu Thị Bích Phượng
Page 1
BÁO CÁO THỰC TẬP
TẠI CÔNG TY VEDAN
Tham khảo thêm tài liệu tại Luanvantot.com
Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận,Báo Cáo
Khoá Luận, Luận Văn
Zalo Hỗ Trợ : 0934.573.149
Báo Cáo Thực Tập GVHD: Chu Thị Bích Phượng
Page 2
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY VEDAN
1.1.Lịch sử hình thành và phát triển
Xí nghiệp Vedan Đài Loan được thành
lập từ năm 1954 tại thị trấn Sa Lộc, huyện
Đài Trung, Đài Loan sau nhiều năm lao tâm
khổ tứ xây dựng quy hoạch của Ngài Hội
trưởng Dương Thâm Ba, và các Ngài Hội
phó Dương Kỳ Nam, Dương Thanh Khâm và
Ngài Chủ tịch Hội đồng quản trị Dương Đầu
Hùng. Ngay sau khi mới thành lập, Vedan đã
xác định sử dụng công nghệ sinh học tiên tiến
nhất để sáng tạo ra những sản phẩm mới,
có giá trị cao nhằm cung cấp cho thị trường,
đồng thời không ngừng đầu tư nghiên cứu phát triển. Và đó cũng chính là mục tiêu hướng
tới của công ty Vedan nhằm đóng góp cho xã hội.
Công Ty Cổ Phần Hữu Hạn Vedan Việt Nam (Vedan Việt Nam) được thành lập từ
năm 1991 tại xã Phước Thái, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai, cách thành phố lớn nhất
của Việt Nam – Thành phố Hồ Chí Minh về phía Đông khoảng 70 Km, trên một diện đất
rộng 120ha, là một khu công nghiệp tổng hợp chế biến thực phẩm và công nghệ sinh học
hiện đại, hiện đã đưa vào hoạt động sản xuất, sử dụng các công trình bao gồm: nhà máy
tinh bột nước đường, nhà máy bột ngọt, nhà máy tinh bột biến đổi, nhà máy sud-acid, nhà
máy Lysine, nhà máy phát điện có trích hơi, nhà máy PGA, nhà máy phân bón hữu cơ
khoáng Vedagro dạng viên, hệ thống xử lý nước thải bằng công nghệ tiên tiến, cảng chuyên
dùng Phước Thái Vedan, các trục đường bê tông nhựa chuyên dùng, và các công trình, cơ
sở hạ tầng tại các khu vực hành chính, phúc lợi nhân viên, khu vui chơi giải trí…
Từ khi thành lập tại xã Phước Thái – Long Thành – Đồng Nai, cho đến nay, Công ty
Vedan Việt Nam đã mở rộng đầu tư phát triển mở rộng các cơ sở chi nhánh tại các tỉnh
thành trong cả nước như:
Hình 1.1. Logo công ty Vedan
Báo Cáo Thực Tập GVHD: Chu Thị Bích Phượng
Page 3
 Hà Nội : số 34, lô 1A, Trung yên 11 B, P. An Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội
Fax: 04 37833720
Đt: 04 37833721
 Phước Long (Bình Phước): thôn Tân Phú, xã Bù Nho, Bù Gia Mập, Bình
Phước
Fax : 0651 3777631
Đt : 0651 3777672
 Bình Thuận : xã Tân Lập, Hàm Thuận Nam, Hà Tĩnh
Fax : 062 3869372
Đt : 062 3869371
 Hà Tĩnh: xã Kỳ Sơn, Kỳ Anh, Hà Tĩnh
Fax : 0393734349
Đt : 0393734341
Công ty TNHH ORSAN Việt Nam tại TP. Hồ Chí Minh : HL 9, P. Tân Thới
Hiệp, Q.12
Fax : 08 37171420
Đt : 08 37171428
Công ty TNHH VEYU tại tỉnh Gia Lai: p.Tân An, thị xã An Khê, Gia Lai
Fax : 059 3832286
Đt : 059 3832282
Trong quá trình mở rộng quy mô đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, Vedan Việt
Nam cũng đã tạo dựng một loạt hệ thống đại lý và các kênh phân phối tiêu thụ trên cả nước.
Ngày 8/11/2002 tập đoàn Vedan Đài Loan quyết định chuyển nhượng toàn bộ quyền
lợi và nghĩa vụ của Tập đoàn các Xí nghiệp liên hợp Vedan (Đài Loan) trong công ty cổ
Báo Cáo Thực Tập GVHD: Chu Thị Bích Phượng
Page 4
phần hữu hạn Vedan - Việt Nam cho Công ty Burghley Enterprises Pte, Ltd (Singapore)
vừa được Bộ Kế hoạch và Đầu tư chính thức phê chuẩn.
Quyết định này cho phép Burghley Enterprises thành lập công ty 100% vốn nước
ngoài để sản xuất tinh bột, nước đường, mì chính, sản phẩm công nghệ sinh học, sud, acid,
xây dựng các nhà máy thực phẩm mì ăn liền, nước giải khát, rau câu xanh lục. Công ty này
sẽ sở hữu cụm sản xuất phát điện công suất 50 MW tại xã Phước Thái, huyện Long Thành,
tỉnh Đồng Nai và nhà máy chế biến tinh bột mì Phước Long tại xã Bù Nho, huyện Phước
Long, tỉnh Bình Phước. Burghley Enterprises có vốn đầu tư đăng ký trên 387 triệu USD,
vốn pháp định 99 triệu USD.
Công ty Vedan trước đây là công ty riêng biệt đầu tiên đầu tư vào khu đất này, nhưng
sau đó lại có sự xuất hiện của khu công nghiệp Gò Dầu với chủ đầu tư là công ty Sonadezi.
Để tiện lợi cho việc hoạt động sản xuất kinh doanh, Vedan đã liên kết vào khu công nghiệp
Gò Dầu tạo thành khu công nghiệp Gò Dầu - Vedan ngày nay. Tính đến nay đã có 21 nhà
đầu tư vào khu công nghiệp Gò Dầu, một số doanh nghiệp đến từ Hàn Quốc, Đài Loan,
Mỹ…
Với hệ thống các nhà máy được đặt ở nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ như Trung
Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Việt Nam. Vedan thực sự là một Tập đoàn lớn và uy tín trên
thế giới. Sản phẩm của Vedan được đảm bảo từ khâu nguyên liệu đến thành phẩm. Không
giống các đơn vị sản xuất khác, Vedan có vùng trồng nguyên liệu riêng của mình, được
đảm bảo từ giống cây trồng, khâu trồng trọt, thu hoạch đến sản xuất, bảo quản và vận
chuyển. Do vậy mà sản phẩm của Vedan rất được tín nhiệm trên toàn cầu.
1.2.Các thành tựu và mục tiêu phát triển trong tương lai
Công Ty Cổ Phần Hữu Hạn Vedan Việt Nam được Ngài Dương Đầu Hùng - Chủ
tịch Hội đồng quản trị và Ngài Dương Khôn Tường – Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị ngay
từ ban đầu đã có kế hoạch xây dựng và phát triển với quy mô lớn và đầu tư lâu dài. Từ khi
Báo Cáo Thực Tập GVHD: Chu Thị Bích Phượng
Page 5
bắt đầu xây dựng nhà máy, Vedan Việt Nam đã xác định mục tiêu “Cắm rễ tại Việt Nam
- Kinh doanh lâu dài ”. Đến nay, Công ty Vedan Việt Nam đã có công góp phần cho sự
phát triển kinh tế xã hội, cũng như sự đóng góp cho ngân sách nhà nước tại địa phương
tỉnh Đồng Nai. Đồng thời trong quá trình phát triển, hàng năm công ty không ngừng gia
tăng tổng vốn đầu tư, nhằm mục tiêu xây dựng Công ty Vedan Việt Nam trở thành cơ sở
sản suất và cung ứng những sản phẩm công nghệ sinh học cho toàn khu vực châu Á. Quá
trình phát triển như sau:
Năm 2010: Đạt Chứng nhận ISO/IEC 17025 : 2005.
Năm 2009: Đạt Chứng nhận ISO 14001 : 2004 do Tổ chức quốc tế BSI ở Anh quốc
cấpNăm 2009: Đạt Chứng nhận OHSAS 18001 : 2007 do Tổ chức quốc tế BSI ở Anh quốc
cấp.
Năm 2008: Đạt Chứng nhận B2.
Năm 2007: Đạt Chứng nhận OHSAS 18001.
Năm 2006: Thành lập Nhà máy tinh bột mỳ Hà Tĩnh.
Năm 2005: Thành lập Công ty TNHH VEYU.
Năm 2005: Đạt chứng nhận HACCP.
Năm 2004: Nhận được giải thưởng vàng chất lượng Việt Nam 2004 do Bộ Khoa học
và Công nghệ trao tặng.
Năm 2003: Thành lập Nhà máy chế biến tinh bột mỳ Bình Thuận.
Năm 2003: Công ty Vedan International đã chính thức lên sàn giao chứng khoán tại
Hồng Kông.
Năm 2002: Nhận được giải thưởng vàng chất lượng Việt Nam 2002 do Bộ Khoa học
và Công nghệ trao tặng.
Năm 2001: Đạt Chứng nhận ISO 9001.
Năm 2001: Thành lập Công ty TNHH ORSAN Việt Nam.
Báo Cáo Thực Tập GVHD: Chu Thị Bích Phượng
Page 6
Năm 2000: Đạt Chứng nhận HALAL.
Năm 2000: Vinh dự nhận được Huân chương Lao động hạng ba do Chủ tịch nước
trao tặng.
Năm 1999: Đạt Chứng nhận KOSHER.
Năm 1998: Đạt Chứng nhận ISO 9002.
Năm 1997: Thành lập Nhà máy tinh bột mỳ Phước Long.
Năm 1996: Hoàn thành nhà máy Lysine.
Năm 1995: Hoàn thành nhà máy lên men bột ngọt.
Năm 1994: Hoàn thành xây lắp cơ sở thiết bị sản xuất giai đoạn 1 và thiết bị cơ sở
hạ tầng cầu cảng.
Năm 1994: Thành lập chi nhánh Công ty CPHH Vedan Việt Nam tại Hà Nội.
Năm 1991: Chính thức thành lập Công ty Cổ Phần Hữu Hạn Vedan Việt Nam.
Công ty Vedan Việt Nam với niềm tin “Cắm rễ tại Việt Nam – Kinh doanh lâu
dài”, trong thời gian qua theo từng giai đoạn, từng thời kỳ đã đầu tư phát triển tại Việt
Nam, cũng như đầu tư kỹ thuật và nghiên cứu phát triển nông sản phẩm cho nông dân,
cùng với nông dân ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm; tiêu thụ số lượng lớn nông sản phẩm
của địa phương dùng làm nguyên liệu đầu vào trong lĩnh vực công nghệ sinh học. Công ty
đã xây dựng trang thiết bị sản xuất axít amin hiện đại, với quy mô lớn, sử dụng kỹ thuật
điện giải màng tân tiến, thiết bị sản xuất sản phẩm xút axít; xây dựng và vận hành nhà máy
điện nhằm cung cấp điện cho hoạt động sản xuất; đưa vào sử dụng hệ thống, thiết bị xử lý
nước thải hiện đại, cũng như chủ trương thực hiện nguồn tài nguyên hóa các sản phẩm thu
hồi tái sử dụng. Thực hiện chính sách đào tạo nhân tài thành lãnh đạo cao cấp người Việt
Nam. Thiết lập các hệ thống quản lý về an toàn, sức khỏe, môi trường và hóa nghiệm. Cho
đến nay, xét toàn diện, công ty đã đạt được hiệu quả sơ bộ, đồng thời đã tạo dựng được nền
tảng vững chắc cho việc cắm rễ tại Việt Nam. Công ty Vedan Việt Nam sẽ tiếp tục cố gắng,
Báo Cáo Thực Tập GVHD: Chu Thị Bích Phượng
Page 7
không ngừng lớn mạnh và mong muốn sẽ phát triển mạnh lên cùng với sự tăng trưởng của
nền kinh tế Việt Nam, đạt được mục tiêu kinh doanh lâu dài.
1.3.Vị trí địa lý của Vedan
1.3.1. Thuận lợi
Công Ty Cổ Phần Hữu Hạn Vedan Việt Nam (Vedan Việt Nam) được thành lập từ
năm 1991. Đến năm 1994, Vedan Việt Nam chính thức đi vào hoạt động với tổng diện tích
120 ha tọa lạc tại trục quốc lộ 51 xã Phước Thái, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai. Fax
: 061 3825138 _ Đt: 061 3825111.
Công ty Vedan:
- Cách Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 67 km.
- Cách Thành Phố Biên Hòa khoảng 42 km.
- Cách sân bay quốc tế Long Thành khoảng 12km.
- Cách cảng nước sâu Phú Mỹ khoảng
7 km.
- Cách cảng Vũng Tàu khoảng 40 km.
- Cách cảng Gò Dầu khoảng 3 km.
Tuyến giao thông huyết mạch quốc lộ
51 nối liền thành phố Hồ Chí Minh, thành
phố Biên Hòa với thành phố Vũng Tàu nên
được đánh giá có lợi thế về sức thu hút đầu
tư phát triển công nghiệp, dịch vụ, du lịch.
Công ty Vedan nằm trong vùng kinh tế
trọng điểm phía nam, gần các trung tâm kinh
tế văn hóa lớn. Bên cạnh đó, công ty còn gần
nhiều khu công nghiệp như khu công nghiệp
Gò Dầu, khu công nghiệp Long Thành, khu
công nghiệp An Phước, khu công nghiệp
Tam Phước được chính phủ phê duyệt, nằm trên trục quốc lộ 51 thuận lợi cho giao thông.
Hình 1.2. Vị trí công ty Vedan
Báo Cáo Thực Tập GVHD: Chu Thị Bích Phượng
Page 8
Mặt khác, công ty nằm cạnh bờ sông Thị Vải nên rất thuận tiện cho việc vận chuyển
nguyên liệu và sản phẩm công ty bằng đường thủy. Qua quá trình nổ lực mở rộng đầu tư,
đã được Chính phủ Việt Nam hết sức quan tâm và giúp đỡ, và hơn hai năm phấn đấu, công
ty đã hoàn thành đầu tư xây dựng cảng Phước Thái trở thành một cảng chuyên dùng quan
trọng trong hệ thống giao thông đường thủy quốc tế.
Hiện nay cảng Phước Thái có hai cầu cảng: cầu cảng hàng khô và cầu cảng hàng
lỏng, cùng một lúc cảng Phước Thái có thể tiếp nhận được 2 tàu hàng có trọng tải 12,000
tấn cập cảng.
Ngoài ra, ở hạ lưu dòng sông cách cảng Phước Thái khoảng 8 Km, theo quy hoạch
phát triển hệ thống cảng của Chính phủ, tại khu vực hệ thống cảng Vũng Tàu đã hoàn thành
xây dựng cầu cảng có thể cập cảng một lúc 02 tàu có trọng tải 80.000 tấn, hoặc 04 tàu có
trọng tải 30.000 tấn.
Điều này đã tạo điều kiện rất thuận lợi cho việc phục vụ sản xuất, tiêu thụ cho cả khu
vực này, và đã hình thành nên hệ thống vận chuyển đường biền hoàn chỉnh.
1.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn
Điều kiện khí hậu
Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 25,40C đến 27,20C; độ ẩm không khí trung bình
hàng năm là 83,5%. Lượng mưa trung bình là 1.800 mm, lượng mưa phân phối không đều,
chủ yếu vào mùa mưa. Khí hậu Đồng Nai mang nét đặc trưng của khí hậu Miền Đông Nam
bộ: có 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa nắng; mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 11, mùa khô
từ tháng 11 đến tháng 4 của năm sau. Hướng gió chủ yếu trong năm là hướng Tây - Tây
Nam và Bắc - Đông Bắc, là khu vực ít có lốc hay bão.
Đặc điểm khu đất
Vedan được xây dựng trên địa hình đồng bằng có độ cao trung bình từ 5 – 10 m với
loại đất là feralit, thành phần loại đất này có chứa keo sắt giúp cho cấu trúc đất bền vững,
ít tốn kém cho việc xây dựng nền móng.
Báo Cáo Thực Tập GVHD: Chu Thị Bích Phượng
Page 9
Công ty sử dụng 80% đất để xây dựng. Trong đó, đất dùng cho sản xuất chiếm 65%,
còn lại 35% đất được sử dụng cho khu hành chính và các công trình phụ phục vụ cho công
nhân viên chức…Đất trồng cây xanh là 15% và 5% còn lại là đất dự trữ.
Giá khu đất: 1 USD/m2/năm (trong thời gian 50 năm). Về phí hạ tầng công ty Vedan tự
cung cấp và quản lý.
Lực lượng lao động
Về nguồn nhân lực, số lượng nhân viên trong công ty đã hơn 2700 người, trong đó
công nhân viên có trình độ học vấn từ cấp 3 trở lên chiếm trên 50%, các cán bộ người Việt
Nam đã được đào tạo trở thành cán bộ chủ chốt như: Phụ tá giám đốc, phó xưởng trưởng,
phó giám đốc, Xưởng trưởng…. Hàng năm, theo nhu cầu sản xuất và nhu cầu đào tạo thực
tế, công ty đều có kế hoạch huấn luyện đào tạo, và được thực hiện theo đúng kế hoạch huấn
luyện đào tạo thực tế.
Nội dung kiến thức huấn luyện đào tạo rất quy mô nhưng rất thực tiễn như: Tin học,
kỹ thuật sản xuất, bảo dưỡng sửa chữa máy móc, an toàn vệ sinh lao động, công tác bảo vệ
môi trường, phòng cháy và chữa cháy, ứng phó khẩn cấp, kỹ năng cấp cứu, kiến thức tác
nghiệp theo tiêu chuẩn hóa như: ISO 9001, OHSAS, HACCP, HALAL, KOSHER, B2,
ISO 14001:2004, ISO/IEC 17025: 2005.
Căn cứ theo kết quả huấn luyện đào tạo thực tế để thực hiện chính sách bản địa hóa,
lựa chọn những nhân viên ưu tú xuất sắc làm chủ quản, đồng thời đưa nhân viên xuất sắc
đi đào tạo học tập trong nước hay đưa đi đào tạo tại nước ngoài, nhằm tiếp thu những kiến
thức mới, dần dần đạt được mục tiêu bản địa hóa cán bộ người Việt Nam nắm giữ vị trí các
cấp quan trọng trong công ty, và cùng sáng tạo nên một doanh nghiệp vượt trội.
Lực lượng lao động chủ yếu lấy từ địa phương, các trường đại học cao đẳng như:
trường cao đẳng nghề Lylama, đại học Lạc Hồng, cơ sở 2 đại học công nghiệp và một số
trường trung cấp nghề.
Chính sách ưu đãi.
Thuế thu nhập doanh nghiệp:
Báo Cáo Thực Tập GVHD: Chu Thị Bích Phượng
Page 10
+ Thuế suất ưu đãi 20% áp dụng trong thời gian 10 năm.
+ Miễn thuế 2 năm, giảm 50% số thuế trong 4 năm tiếp theo.
(Nghị định 124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008 của Chính phủ).
Thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài: Không tính thuế
(Thông tư 26/2004/TT-BTC ngày 31/3/2004 của Bộ Tài chính).
Thuế xuất nhập khẩu: Doanh nghiệp được miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa
nhập khẩu.
(Thuế nhập khẩu số 45/2005/QH11 ngày 14/06/2005 và Điều 16 Nghị định số
149/2005/NĐ-CP ngày 08/12/2005 của Chính Phủ).
1.4. Sơ đồ tổ chức công ty Vedan Việt Nam
Hội đồng quản trị
Vedan Việt Nam
Chủ Tịch/ Phó Chủ Tịch
Tổng Giám Đốc
Báo Cáo Thực Tập GVHD: Chu Thị Bích Phượng
Page 11
Hình 1.3. Sơ đồ tổ chức công ty Vedan
Phân công sản xuất và nhiệm vụ các khối bao gồm:
 Khối quản lí sản xuất :Xưởng tinh bột Hà Tỉnh ,Xưởng tinh bột Bình Thuận ,Xưởng
tinh bột Phước Long ,Xưởng tinh bột Phước Thái ,Xưởng xút /axit ,Phòng cảng vụ ,Phòng
thiết bị điện ,Phòng cơ khí ,Xưởng nhiệt điện ,Xưởng xử lí nước thải ,Xưởng PGA , Xưởng
Báo Cáo Thực Tập GVHD: Chu Thị Bích Phượng
Page 12
gia công sản phẩm phụ ,Xưởng thu hồi và tinh chế ,Xưởng lên men Lysine ,Phòng kế hoạch
sản xuất ,Xưởng đóng gói bột ngọt ,Xưởng thu hồi bột ngọt ,Xưởng lên men bột ngọt.
 Khối đảm bảo chất lượng và nghiêm cứu phát triển: Trung tâm nghiêm cứu và phát
triển , Xưởng thực nghiệm (E1), Phòng đảm bảo chất lượng, Phòng hoá nghiệm trung tâm.
 Khối quản lí kinh doanh:Phòng kinh doanh kênh hiện đại, Phòng kinh doanh sản phẩm
hoá học đặc biệt, Phòng kinh doanh tinh bột, Phòng kinh doanh axit amin thực phẩm, phòng
kế hoạch tiêu thụ.
 Khối quản lí tài vụ :Phòng thuế quan và xuất nhập khuẩn, Phòng phân tích kinh doanh,
Phòng vi tính, Phòng tài vụ, Phòng kế toán.
Khối quản lí hành chánh
 Khối quản lí hành chánh :Phòng vận tải, Phòng phúc lợi công nhân viên, Phòng tổ
chức hành chánh, Phòng thu mua, Phòng quản lí kho.
 Văn phòng tổng giám đốc :Phòng bảo vệ, ban quản lí nguyên liệu, Ban dự án, Phòng
kiểm toán nội bộ, Phòng pháp chế, Ban công tác đối ngoại, Ban thư kí .
1.4.1. Sơ đồ bố trí nhân sự phòng kế hoạch sản xuất
Phòng kế hoạch sản xuất
(J5)
 Giám đốc
 Phó giám đốc
Chuyên viên cao cấp 7,8
 Thư ký
 Trợ lý nghiên cứu viên
KHỐI QUẢN LÍ SẢN XUẤT
ACID AMIN
Báo Cáo Thực Tập GVHD: Chu Thị Bích Phượng
Page 13
Hình 1.4. Sơ đồ bố trí nhân sự
1.4.2. Sơ đồ chi tiết phòng kế hoạch sản xuất
VĂN PHÒNG
h
1
2
Báo Cáo Thực Tập GVHD: Chu Thị Bích Phượng
Page 14
Hình 1.5. Sơ đồ phòng kế hoạch sản xuất
Chú thích
1. Tủ lạnh 18. Bếp điện 2
2. Tủ chứa hóa chất kiểm nghiệm 19. Hệ thống chuẩn độ Somogyi
3. Bồn rửa tay 1 20. Bồn rửa tay 2
Báo Cáo Thực Tập GVHD: Chu Thị Bích Phượng
Page 15
4. Máy chạy AA 1 21. Máy lọc chân không
5. Máy in 22. Bồn gia nhiệt
6. Máy đo mật độ quang 23. Máy rung
7. Máy đo pH 1 24. Máy xay enzyme
8. Cân phân tích 25. Máy sấy tự động
9. Máy đo pH 2 26. Máy chạy AA (Warburg)
10. Máy khuấy từ 27. Cân điện tử
11. Máy đo độ nhớt – Bx kế 28. Nơi chứa nước cất
12. Hệ thống chuẩn độ Ca, Clo 29. Kệ chứa dụng cụ
13. Máy chạy AA 2 30. 31. Bàn làm việc
14. Hóa chất chuẩn độ 32. Kệ lưu mẫu
15. Tủ sấy
16. Máy lắc mẫu
17. Bếp điện 1
1.5.Các hạng mục đưa vào sản xuất
1.5.1. Nhà máy bột ngọt
Ngoài tận dụng sắn, mía, mật rỉ của Việt Nam làm nguyên liệu, công ty áp dụng
công nghệ sinh học mũi nhọn, bỏ vốn lớn xây dựng các nồi lên men siêu lớn 700 tấn, và
đưa vào thiết bị cô đặc tự động tiên tiến nhất của Ðức, sản xuất ra bột ngọt có chất lượng
Báo Cáo Thực Tập GVHD: Chu Thị Bích Phượng
Page 16
quốc tế, đồng thời cũng sản xuất ra bán thành phẩm cho ngành dược và ngành thực phẩm
là acid glutamic.
Hiện nay qui mô sản xuất bột ngọt và acid glutamic của Công ty Vedan Việt Nam đã
có thể thay thế Nhà máy Vedan Ðài Loan, trở thành nhà máy sản xuất lớn nhất trên thế
giới.
1.5.2. Nhà máy tinh bột nước đường
Nhà máy được xây dựng với mục tiêu kết hợp sản xuất kinh doanh với nông dân
trồng sắn, hàng năm tiêu thụ sắn củ tới một triệu tấn. Hiện nay ngoài tinh bột chất lượng
cao, tinh bột biến đổi ra, nhà máy còn dùng bột bán thành phẩm qua phun, dịch hóa, đường
hóa, lấy ra sirô tinh bột thuần khiết để làm nguyên liệu cho nhà máy bột ngọt và nhà máy
Lysine sử dụng.
Tiếp đến, Vedan Việt Nam đã xây dựng thêm nhà máy tinh bột VeThai ở Gia Lai
(liên doanh) và nhà máy tinh bột Phước Long ở tỉnh Bình Phước, và có kế hoạch xây dựng
tiếp ở các tỉnh khác.
1.5.3. Nhà máy Sud - Clo
Nguyên liệu của nhà máy là muối công nghiệp, một phần do xí nghiệp muối Cà Ná
cung cấp, nhu cầu mỗi năm của nhà máy là 100.000 tấn. Qui trình sản xuất chủ yếu gồm
có các bước: Xử lý muối nguyên liệu thành muối tinh chế, điện phân với màng ion để có
Natri và khí Clo, từ đó chế tạo ra NaOH, HCl và Hypochlorite.
1.5.4. Nhà máy lysine
Nhà máy này là kết quả hợp tác kỹ thuật với Công ty lên men Kyowa Nhật Bản.
Lysine là chất phụ gia quan trọng trong thức ăn chăn nuôi động vật, nhu cầu trên thị trường
thế giới rất lớn. Với sự hợp tác chặt chẽ giữa Ðài Loan, Nhật Bản và Việt Nam, sản phẩm
phát triển rõ rệt. Hiện nay sản phẩm của nhà máy đã bán sang Nhật Bản, Hồng Kông, Úc
và Trung Quốc. Triển vọng ngành chăn nuôi Việt Nam ngày càng phát triển mạnh mẽ, nhà
máy sẽ được khai thác mở rộng, và chắc rằng Lysine sẽ trở thành một yếu tố quan trọng
trong phát triển chăn nuôi của Việt Nam.
Báo Cáo Thực Tập GVHD: Chu Thị Bích Phượng
Page 17
1.5.5. Nhà máy phát điện – hơi
Do việc cung cấp điện năng của Việt Nam chưa đáp ứng hết nhu cầu, công ty Vedan
phát triển hệ thống phát điện hơi là xu thế phát triển năng lượng của thế giới. Nhà máy của
công ty sử dụng dầu ma-dút làm nhiên liệu, nhiệt năng đốt nóng nước siêu sạch thành hơi
nước quá nhiệt, làm quay tuabin kiểu hút ngưng để phát ra điện, nhiệt năng và điện năng
đồng thời trực tiếp cung cấp cho các nhà máy khác của công ty sử dụng. Hiện nay do chưa
dùng hết công suất, công ty có hòa mạng với Tổng công ty Điện lực Việt Nam, cung cấp
cho các xí nghiệp khác sử dụng.
1.5.6. Cảng Phước Thái
Do Công ty nằm cạnh bờ sông Thị Vải, tiện sử dụng giao thông đường thủy để vận
chuyển nguyên liệu và thành phẩm cho công ty, nên sau khi khắc phục những khó khăn,
được Chính phủ Việt Nam hết sức giúp đỡ qua hai năm, Cảng Phước Thái do công ty bỏ
vốn tự xây dựng đã trở thành một cảng quan trọng trong hệ thống vận chuyển đường thủy
quốc tế.
1.6.Các sản phẩm của công ty
1.6.1. Bột ngọt
Bột ngọt có tên khoa học là Monosodium Glutamate (viết tắt là MSG), là muối natri
của acid glutamic, một acid amin rất cần thiết cho quá trình tổng hợp chất đạm (protein)
của cơ thể. Acid glutamic tồn tại phổ biến trong các nguyên liệu tự nhiên các loại thịt, cá,
trứng, sữa (kể cả sữa mẹ) và các loại rau củ quả như
cà chua, bí đỏ, đậu Hà Lan. Do bột ngọt được sử
dụng như một chất điều vị vô cùng phổ biến làm cho
thực phẩm ngon, ngọt và hấp dẫn hơn. Hiện nay, bột
ngọt được sản xuất từ các nguyên liệu thiên nhiên
như tinh bột khoai mì và mật mía đường bằng
phương pháp lên men vi sinh.
Hình 1.6. Bột ngọt
Báo Cáo Thực Tập GVHD: Chu Thị Bích Phượng
Page 18
1.6.2. Tinh bột biến tính
Các dạng tinh bột biến tính:
- Tinh bột acetate
- Tinh bột oxy hóa
- Tinh bột biến tính kép acetate và
phosphat
- Tinh bột liên kết ngang
- Tinh bột biến tính acid
- Tinh bột cation.
Ngoài các loại tinh bột biến tính đã
nêu ở trên công ty VEDAN còn sản xuất các
loại tinh bột biến tính sau: tinh bột acetate –
ô xy hoá sử dụng để tráng phủ giấy, tinh bột
biến tính kép oxy hoá – liên kết ngang dùng trong sản phẩm mỳ. Sản phẩm tinh bột
biến tính kép acetate- acid dùng cho các ứng dụng thực phẩm cần độ đàn hồi cao. Tinh bột
Octenyl succinated monoester cũng được triển khai cho các gia vị bột và để sản xuất ra các
nhũ tương có độ ổn định tuyệt hảo. Công ty VEDAN cũng cung cấp tinh bột biến tính cho
sản xuất diêm quẹt và ngành sản xuất phụ liệu may mặc.
Trong thời gian tới công ty sẽ hướng đến sản xuất tinh bột ete (tinh bột được xử lý
với nhóm hydroxy propyl) để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường.
1.6.3. Sản phẩm phân bón hữu cơ.
1.6.3.1. Phân bón hữu cơ khoáng Vedagro dạng viên.
Hình 1.7. Tinh bột biến tính
Báo Cáo Thực Tập GVHD: Chu Thị Bích Phượng
Page 19
Nguyên liệu chủ yếu dùng để sản xuất phân bón VEDAGRO dạng viên là CMS.
Sau quá trình thủy phân CMS sẽ tiến hành phun và tạo thành hạt kỹ thuật, hạt tính năng và
tốc độ hiệu quả phù hợp với loại phân hữu cơ. Sản
phẩm phân bón VEDAGRO có hương vị thơm ngọt
của mật rỉ, lưu giữ lại tất cả những thành phần dinh
dưỡng của mật rỉ, ngoài ra phân bón VEDAGRO có
hàm lượng các chất dinh dưỡng nhiều hơn mật rỉ do
trong quá trình lên men đã tạo ra các chất Acid amin
(bao gồm: Aspartic acid, Threonine, Serine,
Glutamic acid, Glycine, Alanine, Valine, Isoleucine,
Leucine,Tyrosine,Phenylalanine,Lycine,Argenine),
Vitamin, mycelium protein và các yếu tố dinh dưỡng
đặc biệt khác.
1.6.3.2. Phân bón hữu cơ Vedagro dạng lỏng.
Phân hữu cơ VEDAGRO dạng lỏng được sản xuất nguyên liệu chủ yếu là từ CMS,
CMS là chất thông qua quá trình sản xuất bột ngọt trước và sau khi trải qua kĩ thuật lên
men vi sinh để lấy chất acid glutamic, sau đó thông qua thiết bị cô đặc tiên tiến của nước
Đức để lên men cô đặc chất lỏng. VEDAGRO dạng lỏng mang theo hương thơm của mật
rỉ, lưu giữ lại thành phần dinh dưỡng của mật rỉ.
VEDAGRO dạng lỏng chứa nhiều chất dinh dưỡng hơn so với mật rỉ, vì trong quá
trình lên men tạo các chất acid amin,vitamin, mycelium protein và các chất tố dinh
dưỡng khác, do đó VEDAGRO dạng lỏng ngoài khả năng cung cấp đầy đủ đạm, kali.
Ngoài các nguyên tố đa, trung vi lượng cần thiết cho cây trồng sinh trưởng ra, cây trồng
hấp thụ sử dụng những thành phần dinh dưỡng hữu cơ tốt nhất. VEDAGRO dạng lỏng
cũng có thể cung cấp Acid amin cho cây trồng sinh trưởng, bao gồm: Aspartic acid,
Threonine, Serine, Glutamic Acid, Glycine, Alanine, Valine, Isoleucine, Leucine,
Tyrosine, Phenylalanine, Lycine, Argenine, gồm có đầy đủ tác dụng và hiệu quả cho cây
trồng.
Hình 1.8. Phân bón Vedagro
Báo Cáo Thực Tập GVHD: Chu Thị Bích Phượng
Page 20
1.6.3.3. Sản phẩm VEDAFEED dạng viên.
CMS là nguyên liệu chủ yếu tạo thức ăn chăn nuôi Vedafeed dạng viên, thông qua
quá trình trước và sau thủy giải, tiến hành kỹ thuật phun tạo hạt, sau đó tạo thành sản phẩm
nguyên liệu phụ gia thức ăn chăn nuôi dạng viên, mang theo hương vị ngọt của mật rỉ
đường, lưu giữ lại tất cả những thành phần dinh dưỡng của mật rỉ. Ngoài chất đường của
mía ra, mật rỉ còn chứa nhiều thành phần dưỡng chất hơn do trong quá trình lên men se tự
sản xuất ra các chất acid amin.
1.6.3.4. Sản phẩm VEDAFEED dạng lỏng.
Nguyên liệu Vedafeed dạng lỏng bổ sung cho thức ăn chăn nuôi, là sản phẩm phụ
thu hồi được trong quá trình sản xuất của công ty VEDAN, là do acid amin trong quá trình
lên men mật rỉ đường tạo nên sản phẩm phụ cô đặc cao, trạng thái rắn đạt 58% trở lên, là
loại chất bổ sung tốt nhất cho thức ăn chăn nuôi đối với động vật nhai lại như: bò, dê,
ngựa…
1.6.4. Sản phẩm hóa học
1.6.4.1.Sản phẩm NaOH
- Công thức phân tử : NaOH
- Khối lượng phân tử : 40
- Màu sắc : Dung dịch trong suốt
- Trạng thái : Dạng lỏng
- Nồng độ : (32% ± 1% và 45% ± 1%)
- Tỷ trọng : 32% 1 lít = 1,348 Kg
: 45% 1 lít = 1,478 Kg.
Bao bì đóng gói : Bồn composite từ 10.000 Kg đến 30.000 Kg, can nhựa 30 Kg,
phuy nhựa 250 Kg, phuy sắt 300 Kg.
Báo Cáo Thực Tập GVHD: Chu Thị Bích Phượng
Page 21
Công dụng: Sử dụng làm nguyên liệu chủ yếu trong các ngành công nghiệp: sản xuất
giấy, bột giặt, dệt nhuộm, trong thực phẩm (dầu ăn, sản xuất đường, tinh bột, bột ngọt), xử
lý nước, xi mạ, chitin, nhà máy điện, thuộc da và sản xuất sillicat.
1.6.4.2.Sản phẩm H2SO4
- Công thức phân tử : H2SO4
- Màu sắc : Không màu
- Nồng độ : ≥ 98%
- Trạng thái : Dạng lỏng
- Tỷ trọng : 1 lít = 1,84 Kg
Bao bì đóng gói: Can nhựa 30 Kg, phuy nhựa 250 Kg, bồn sắt có tráng PU từ 10.000
Kg đến 20.000 Kg.
Công dụng: Sử dụng trong các ngành công nghiệp như: sản xuất phèn lọc nước, sản
xuất sắt thép, dệt nhuộm, xử lý nước, bình ắc quy, sản xuất trong thực phẩm (nhà máy
đường, bột ngọt), nhà máy điện, thuộc da …
1.6.4.3.Sản phẩm Javen (NaOCl)
- Công thức phân tử : NaOCl
- Khối lượng phân tử : 74,448
- Màu sắc : Dung dịch màu vàng nhạt
- Trạng thái : Dạng lỏng
- Nồng độ : 10% ± 2%
- Tỷ trọng : 1 lít = 1.150 Kg
Bao bì đóng gói: Bồn nhựa từ 500 Kg đến 5.000 Kg, can nhựa 20 Kg và phuy nhựa
250 Kg.
Báo Cáo Thực Tập GVHD: Chu Thị Bích Phượng
Page 22
Công dụng: Được dùng trong các ngành công nghiệp và du lịch : Tẩy vải, wash
nhuộm, giấy và xử lý khử trùng, diệt khuẩn trong ngành thủy sản, chăn nuôi, sản xuất tinh
bột, tinh bột biến tính, xử lý nước thải, nước hồ bơi, xưởng gốm sứ.
1.6.4.4. Sản phẩm acid glutamic
Kết cấu phân tử của acid glutamic
Acid glutamic (gọi tắt là GA), là một loại acid amin có trong protein thiên nhiên
(amino acid) . Do GA có thể tổng hợp trong cơ thể người, Nó cũng được liệt vào loại
glutamic acid không cần thiết (Non- essential amino
acid).
GA thường thấy trong cơ thể động vật và thực
vật dưới nhiều dạng khác nhau. Và Amination
amide của GA (Glutamine, gọi tắt là Gln), là một
axit amin rất quan trọng trong cơ thể người. Do đó
GA và các chất dẫn xuất có đặt tính riêng của nó
thường được sử dụng trong y học trị liệu cũng như
bổ sung dinh dưỡng và sử dụng để bổ sung dinh
dưỡng cho quá trình sinh trưởng cho thực vật.
Trong kết cấu phân tử của GA có hai gốc hydroxyl (Carboxyl group)và một gốc
Amin (Amino group),đó là chất lưỡng tính mang cả hai tính Axit và kiềm, có thể làm
nguyên liệu cho các loại mỹ phẩm, thực phẩm và hóa chất.
Bảng 1.1. Quy cách của sản phẩm GA.
Hình 1.9. Acid Glutamic
Báo Cáo Thực Tập GVHD: Chu Thị Bích Phượng
Page 23
(1). Độ thuần khiết: trên 98.5%
(2). Độ sáng: [¦]20
D:31.5o~32.5o
(3). Độ thủy phân: dưới 0.1%
(4). Kim loại nặng: dưới 5mg/kg (Tổng Pb)
(5). Chất xơ:dưới 0.3% (Tổng SO4)
1.7.An toàn lao động và phòng cháy chữa cháy
1.7.1. An toàn lao động
- Các công nhân làm việc tại nhà máy đều được trang bị đầy đủ đồ dùng bảo hộ. Mỗi
công nhân còn được trang bị kiến thức về các thao tác vận hành thiết bị và làm việc
tuân thủ theo các quy tắc nghiêm ngặt do ban lãnh đạo đề ra. Mọi hoạt động được ban
quản lý xử lý theo đúng quy định và được ghi chép một cách cẩn thận để thuận tiện
cho quá trình kiểm tra và khắc phục.
- Ở nhà máy, tại mỗi thiết bị máy móc đều được niêm yết cách vận hành. Các máy móc
được kiểm tra và bảo trì theo định kì. Đội ngũ nhân viên tổ cơ điện có kinh nghiệm
nên mọi sự cố xảy ra đều được xử lý kịp thời, nhanh chóng đảm bảo tiến độ của sản
xuất.
- Các hóa chất sử dụng trong nhà máy được bảo quản an toàn đúng nơi quy định, các
loại hóa chất khác nhau đều được dán nhãn tránh sự nhầm lẫn trong sử dụng.
- Hệ thống điện được bố trí hợp lý tránh gây tai nạn.
1.7.2. Phòng cháy chữa cháy
Báo Cáo Thực Tập GVHD: Chu Thị Bích Phượng
Page 24
Để đảm bảo an toàn tài sản, tính mạng và trật tự an ninh chung. Nay ban lãnh đạo
công ty quy định việc phòng cháy chữa cháy như sau:
Điều 1: Việc PCCC là nhiệm vụ của mỗi nhân viên, mỗi công nhân viên phải tích
cực đề phòng không để nạn cháy xảy ra. Đồng thời phải luôn chuẩn bị sẵn sàng khi cần
chữa cháy kịp thời và có hiệu quả.
Điều 2: Nghiêm cấm công nhân viên và khách hàng không được hút thuốc trong khu
vực xưởng và nhà kho, không được dùng lửa trần và hàn ở khu vực thành phẩm, xưởng sản
xuất.
Điều 3: Đối với xưởng sản xuất, công nhân phải làm vệ sinh công nghiệp, không để
các chất dễ cháy bám trên thiết bị máy móc và hệ thống dây dẫn điện. Dọc theo hành lang
xưởng không để hàng hóa làm cản trở lối thoát hiểm.
Điều 4: Sử dụng điện an toàn, có phích cắm, các mối dây điện có băng keo. Không
dùng giấy bạc thay cầu chì.
Điều 5: Phải bảo trì tốt thiết bị máy móc, vệ sinh công nghiệp hàng ngày.
Điều 6: Sắp xếp nguyên vật liệu, hàng hóa trong kho và các khu tập kết vật tư phải
đảm bảo các quy cách an toàn. Xếp thành từng lô, từng loại hình theo thứ tự. Chừa lối đi
lại theo quy định. Sắp xếp hàng hóa cách xa thiết bị điện theo yêu cầu.
Điều 7: Dụng cụ PCCC phải thường xuyên kiểm tra và bảo quản tốt. Bố trí ở những
nơi thích hợp dễ thấy, dễ lấy. Cấm sử dụng va các việc khác.
Điều 8: Lực lượng PCCC của nhà máy được phân công thường xuyên kiểm tra phát
hiện mọi sơ hở có khả năng gây cháy. Xử lý kịp thời báo cáo cho cán bộ lãnh đạo để xử lý
ngay. Ngăn chặn khả năng gây cháy.
Điều 9: Trong từng trường hợp cúp điện không dùng đèn dầu, phải dùng đèn pin ở
khu vực có xăng, các chất dễ cháy.
Điều 10: Những quy định trên CB – CNV phải chấp hành đúng.
1.8.Xử lý nước thải
Báo Cáo Thực Tập GVHD: Chu Thị Bích Phượng
Page 25
1.8.1. Hệ thống xử lý nước thải và bồn chứa nước thải
Hệ thống xử lý nước thải của Vedan được quy hoạch thành 4 khu vực:
Khu vực 1 bao gồm hệ thống xử lý nước thải hiếu khí, công suất 1000 m3/ngày, bùn
hoạt tính, công suất 15000 m3/ngày.
Khu vực 2 bao gồm hệ thống UASB công suất 1000 m3/ngày và hệ thống xử lý màu
1000 m3/ngày.
Khu vực 3 là hệ thống xử lý nước thải công nghiệp công suất 2500 m3/ngày.
Khu vực 4 là hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt công suất 300 m3/ngày.
Ngoài ra, Vedan đã tách riêng hệ thống thoát nước mưa, nước giải nhiệt và hệ thống
thoát nước sau xử lý.
1.8.2. Xả thải của công ty Vedan
Công ty vedan Việt Nam sản xuất bột ngọt, tinh bột biến tính, nước đường, xút, thức
ăn chăn nuôi. Trung bình mỗi tháng nhà máy xả trên 44.800 m3 dịch thải sau lên men từ
tinh bột sắn, mật rỉ đường có nhiều hóa chất độc hại ra nguồn nước và làm ô nhiễm nghiêm
trọng nguồn nước ở đây.
Nguồn nước thải ra sông chủ yếu ở xưởng lên men sản xuất bột ngọt và lysine và các
bồn chứa bán âm. Dịch thải sau lên men chỉ được dẫn về hệ thống xử lý nước thải hiếu khí
12 giờ/ngày, 12 giờ còn lại vào ban đêm, nước thải được xả trực tiếp vào hệ thống mương
thoát nước giải nhiệt rồi xả thẳng ra sông mà không qua xử lý.
Tại xưởng lên men sản xuất bột ngọt có 2 hệ thống thu gom nước thải vào 2 bể chứa.
Tại bể chứa 1 giáp với đường ống có 1 máy bơm (1,2 m3/phút).Tại bể chứa 2 có 2 máy
bơm có cùng công suất, được sử dụng để bơm nước thải từ xưởng lên men 1 về nhà máy
xử lý.
Tuy nhiên, trên đường ống dẫn nước thải về hệ thống xử lý lại có 2 họng xả được
điều chỉnh bằng hệ thống van khóa gạt để có thể dễ dàng xả nước thải trực tiếp xuống hệ
Báo Cáo Thực Tập GVHD: Chu Thị Bích Phượng
Page 26
thống mương thoát nước giải nhiệt, rồi xả thẳng chất thải ra sông mà không đưa về hệ thống
xử lý nước thải.
Tại xưởng lên men lysine, hệ thống thu gom cũng được thiết kế thu gom về một bể
chứa, hệ thống xả nước thải ở đây gồm 2 đường ống. Trong đó: Đường ống 1 có đường
kính 14cm được dẩn về hệ thống xử lý nước.Van khóa này được mở khóa và vận hành về
ban đêm để xả thải ra sông.
Đường ống 2 có đường kính 20cm được xả nước thải trực tiếp vào mương thoát nước
giải nhiệt ra thẳng sông Thị Vải.
Tại khu vực bể bán âm chứa nước thải của Vedan có 6 bồn chứa dịch thải sau lên
men với dung tích 1.500m³/bồn. Các bồn chứa này được nối thông với nhau bằng các đường
ống kỹ thuật phân bố phía dưới mỗi chân bồn. Tại đây được lắp đặt 2 máy bơm áp lực cao,
có công suất 8,34m³/phút với các van khóa tự điều khiển nối với đường ống xả dịch thải ra
cầù cảng số 2.Cầu cảng số 2 được nối qua 2 trụ bơm được cắm sâu xuống lòng sông và đổ
tiếp ra sông. Tổng lượng xả ra từ bồn 15000m3 là 25.600 m3.
Các bồn chứa dịch thải sau lên men có dung tích 7.000m³ và 12.000m³/bồn, cũng
thiết kế lắp đặt thông nhau tương tự như khu vực 6 bồn trên, cũng có các máy bơm công
suất lớn va nối với đường ống xả dịch thải ra cầu cảng số 1,2 rồi đổ thẳng ra sông.
Trung bình mỗi tháng Vedan thải dung dịch thải sau lên men từ các bể bán âm xuống
sông Thị Vải là gần 20.000 m3, và lượng dung dịch thải sau lên men tại các các bồn chứa
là 25.000 m3/tháng.
Tại 2 khu bể chứa (6.000 - 7.000m3 và 15.000m3) chứa dịch thải lỏng sau sản xuất
của 3 nhà máy thuộc công ty Vedan đã phát hiện một hệ thống van và đường ống kỹ thuật
rất tinh vi.
Khu vực bể bán âm chứa dịch thải sau sản xuất lysin (6.000m3 - 7.000m3) công ty đã
thiết kế máy bơm công suất khoảng 350m3/h. Đầu hút máy bơm đặt trong bể chứa chất
thải. Đầu ra máy bơm chia thành 3 đường ống, 1 vào khu vực để sản xuất, 1 vào hồ chứa
và 1 đường chính thì nối với trụ bơm được cắm sâu ở cầu cảng số 2 để thải ra ngoài sông.
Báo Cáo Thực Tập GVHD: Chu Thị Bích Phượng
Page 27
Khi khoá tất cả các van lại, chỉ để van đường ống chính rồi vận hành máy bơm thì chất thải
từ bể chứa sẽ xả trực tiếp ra sông.
Khu vực 12 bể chứa rỉ mật đường (15.000m3) phát hiện bồn chứa thứ 2 xả thải thông
qua hệ thống máy bơm ra cầu cảng số 2. Trung bình xả 2h/ngày.
Tổng khối lượng dịch thải sau lên men mà Vedan xả trực tiếp ra sông Thị Vải, đã
được cơ quan chức năng xác định là: 105.600m3 /tháng (trước đó chỉ phát hiện
44.800m3/tháng), trong đó 80.000 m3 thải ra từ xưởng lysine và 25.600m3 xả ra từ bồn
15.000m3.
Hiện nay, công ty Vedan đã tháo dỡ hơn 1.165m đường ống gồm: các tuyến đường
ống từ cầu cảng số 1 và số 2 dẫn về chân cầu cảng, một tuyến đường ống đến hồ bán âm;
2 tuyến ống song song đoạn từ đầu cảng đến khu vực 12 bồn chứa loại 15.000m3; 3 tuyến
đường ống ngầm dưới đất từ chân cầu cảng đi qua đường nội bộ.
Các chất trong nước thải sau xử lý của nhà máy vedan:
- Cyanua
- Các chất hữu cơ
- NH3
Hàm lượng các chất trên đều vượt quá giới hạn tiêu chuẩn cho phép, gây nguy hại
đến môi trường nghiêm trọng.
Báo Cáo Thực Tập GVHD: Chu Thị Bích Phượng
Page 28
Hàm lượng các thông số ô nhiễm trong nước thải ra sông Thị Vải.
Bảng 1.2. Thành phần nước thải của công ty Vedan năm 1998
Thành
phần
Đơn vị Hàm
lượng
TC
loại B
pH mg
CaCO3/l
3,9 – 4,3 6 – 9
Độ acid mg/l 2078 200
TDS mg/l 790 300
SC mg/l 87,8 0,20
SS mg/l 3556 50
BOD mg/l 5985 100
COD mg/l 19053 50
Cyanua mg/l 0,003 0
1.8.3. Ảnh hưởng của nhà máy Vedan đến môi trường và con người
Sông Thị Vải là nơi chứa nước thải của nhiều nhà máy quanh khu vực này…
Các khu vực xung quanh bị ảnh hưởng khá nặng nề. Nước đặc quánh một màu đục
đen, không sóng gợn, chỉ có bọt sủi, nhờn nhợn mùi hôi. Cả 15km bờ sông không nuôi
trồng, đánh bắt được gì.
Người dân mắc các bệnh: viêm mũi, mẩn đỏ, ngứa ngáy.
Các tàu chở hàng từ chối nhập cảng vì tình trạng nước sông.
Báo Cáo Thực Tập GVHD: Chu Thị Bích Phượng
Page 29
Các thông số hóa học sau khi nhà máy Vedan ngừng xả thải
- Thông số BOD5 giảm 11,6%.
- Thông số COD giảm 13,9%.
- Thông số N-NH3 giảm 24,8%.
- Hàm lượng vi khuẩn Coliform giảm đến 41,8%.
Kết quả: Nước đã trong xanh hơn. Các sinh vật thủy sinh như cua cá xuất hiện trở
lại, người dân đã khai thác được.
Báo Cáo Thực Tập GVHD: Chu Thị Bích Phượng
Page 30
CHƯƠNG 2: NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT BỘT NGỌT
2.1. Tổng quan về sản phẩm bột ngọt
2.1.1. Lịch sử ra đời
Cách đây hàng ngàn năm người nhật bắt đầu dùng rong biển làm thực phẩm, họ phát
hiện ra loại rong lá (có tên khoa học là Laminaria japonica) còn là một loại gia vị hảo hạn.
Vào thời ấy, hoạt chất của loại rong lá làm thức ăn có hương vị đậm đà (do acid glutamic)
chưa được nhận diện. Vào năm 1980, nhà bác học Rittenhausen ở Đức đang tìm kiếm để
xác định cơ cấu của các protein động vật, đặc biệt là acid amin kể cả acid glutamic.
Tuy nhiên, việc phát hiện ra hoạt chất có trong rong biển làm cho thức ăn có mùi vị
ngon là Ikeda. Ông đã khám phá ra thứ hoạt chất trích từ rong biển là monosodium
glutamate, đây là một muối của acid glutamic. Vào 21/4/1909 ông đã đăng ký patent số
9440 với nhan đề là "sản xuất chất liệu gây vị".
Năm 1909 ông kết hợp với nhà kinh doanh có tên là Saburosuke Suzuki (là một dược
sĩ), họ đã chọn từ "Aji nomoto" làm tên cho sản phẩm của mình. "Aji" có nghĩa là nguồn
gốc, "moto" có nghĩa là hương vị. Đến năm 1933 sản xuất bọt ngọt tại Nhật đạt 4,5 triệu
kg hàng năm.
2.1.2. Phân loại
Bột ngọt tự nhiên
Bột ngọt có sẵn trong các thực phẩm tự nhiên như thịt, cá, sữa (kể cả sữa mẹ) và có
trong nhiều loại rau quả như cà chua, đậu Hà Lan, bắp, cà rốt … Trong khoảng 100g cà
chua hiện hữu 0,14g bột ngọt; 0,044g/100g thịt gà; 0,043g/100g tôm. Cơ thể con người cân
nặng từ 60g đến 70g, thì lượng protein chiếm từ 14 đến 17% trong đó có khoảng 1/5 là bột
ngọt.
Bột ngọt dạng tự nhiên tồn tại trong thực phẩm cũng như trong các tế bào dưới hai
trạng thái: trạng thái độc lập không kết nối với các acid amin khác trong thành phần protein.
Khi trong trạng thái độc lập, bột ngọt mới có thể phát huy tác dụng tạo hương vị đậm đà
cho món ăn.
Báo Cáo Thực Tập GVHD: Chu Thị Bích Phượng
Page 31
Bột ngọt sản xuất
Bột ngọt kết tinh trắng không dính vào nhau, rời rạc, không mùi, tan dễ dàng trong
nước, tan vừa phải trong cồn. Bột ngọt vừa có vị ngọt hoặc hơi mặn. pH của dung dịch mẫu
có tỷ lệ 1/20 giữa 6,7 và 7,2.
Chức năng sử dụng trong thực phẩm: tăng vị Umami.
Monosodium Glutamate (bột ngọt) là một loại phụ gia thực phẩm có tác dụng điều
vị làm cho thực phẩm ngon và hấp dẫn hơn.
Bột ngọt hiện nay được làm từ nguyên liệu thiên nhiên như tinh bột sắn và mật mía
đường bằng phương pháp lên men, một quá trình tương tự như sản xuất bia, giấm, nước
tương.
Bảng 2.1. Bảng kê một số thực phẩm có chứa chất bột ngọt “glutamate tự nhiên”
Nước cà chua, 1 cup 0,827 mg glutamate
Cà chua, 1/2 quả 0,339 mg
Thịt, 300g 0,189 mg
Sữa người, 1 chén (200ml) 0,176 mg
Sữa bò, 1 chén (200ml) 0,032 mg
Nấm rơm, 1 chén (200ml) 0,376 mg
Bắp ngô, 1 chén (200ml) 0,062 mg
Đậu peas, 1 chén (200ml) 0,048 mg
Source: U.S. Food and Drug Administration
2.1.3. Cấu trúc hóa học
Báo Cáo Thực Tập GVHD: Chu Thị Bích Phượng
Page 32
Danh pháp IUPAC: Sodium (2S)-2-amino-5-hydroxy-5-oxo-pentanoate
Công thức phân tử: C5H8NNaO4
Công thức cấu tạo:
Phân tử gram: 169,111 g/mol
Điểm nóng chảy: 2250C
Độ hòa tan trong nước: hòa tan nhiều trong nước.
2.2 Nguyên liệu sản xuất
Để lên men sản xuất acid glutamic, người ta dùng nguyên liệu chủ yếu là dịch có
đường, hoặc rỉ đường, hoặc các nguồn nguyên liệu tinh bột đã qua giai đoạn đường hóa.
Khoai mì là nguyên liệu tinh bột được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Ngoài ra còn có các
nguồn dinh dưỡng bổ sung như muối amôn, phosphate, oxy, biotin, vitamin B…
Trong thực tế sản xuất, người ta dùng rỉ đường làm môi trường lên men thay cho cao
bắp. Rỉ đường thường pha loãng đến 13 – 14% và tiệt trùng trước khi lên men. Nếu là
nguyên liệu chứa tinh bột, thì tinh bột phải được thủy phân (quá trình dịch hóa và đuờng
hóa) nhờ enzym a -b- amylase rồi sau đó mới bổ sung thêm dinh dưỡng vào môi trường
lên men.
2.2.1. Mật rỉ
2.2.1.1. Thành phần rỉ đường
Rỉ đường là phần còn lại của dung dịch đường sau khi đã tách phần đường kết tinh.
Số lượng và chất lượng của rỉ đường phụ thuộc vào giống mía, điều kiện trồng trọt, hoàn
cảnh địa lý và trình độ kỹ thuật chế biến của nhà máy đường.
Báo Cáo Thực Tập GVHD: Chu Thị Bích Phượng
Page 33
Thành phần chính của rỉ đường là: đường
62%; các chất phi đường 10%; nước 20%.
- Nước trong rỉ đường gồm phần lớn ở trạng
thái tự do và một số ít ở trạng thái liên kết dưới
dạng hydrat.
- Đường trong rỉ đường bao gồm: 25 ÷ 40%
saccharose; 15 ÷ 25% đường khử (glucose và
fructose); 3 ÷ 5% đường không lên men được.
Ở đây do nhiều lần pha loãng và cô đặc một
lượng nhất định saccharose bị biến thành chất
tương tự như dextrin do tác dụng của nhiệt. Chất này có tính khử nhưng không lên men
được và không có khả năng kết tinh.
Đường nghịch đảo của rỉ đường bắt bắt nguồn từ mía và từ sự thủy phân saccharose
trong quá trình chế biến đường. Tốc độ phân giải tăng lên theo chiều tăng của nhiệt độ và độ
giảm của hay tăng của pH tùy theo thủy phân bằng kiềm hay acid.
Sự phân giải saccharose thành glucose và fructose vừa là sự mất mát saccharose vừa
là sự yếu kém về chất lượng bởi vì glucose và fructose sẽ biến thành acid hữu cơ và hợp
chất màu dưới điều kiện thích hợp. Trong môi trường kiềm, fructose có thể biến thành acid
lactic, fufurol, oxymetyl, trioxyglutaric, trioxybutyric, acetic, formic và CO2. Đường
nghịch đảo có thể tác dụng với acid amin, pectit bậc thấp của dung dịch đường để tạo nên
hợp chất màu. Tốc độ tạo melanoidin phụ thuộc vào rỉ đường rất thấp ở pH = 4,9 và rỉ
đường rất cao ở pH = 9. Trong rỉ đường còn có trisacaride hay polysacaride. Trisacaride
gồm có một mol glucose và 2 mol fructose. Polysacaride gồm dextran và levan. Những
loại đường này không có trong nước mía và được các vi sinh vật tạo nên trong quá trình
chế biến đường.
Hình 2.1. Mật rỉ
Báo Cáo Thực Tập GVHD: Chu Thị Bích Phượng
Page 34
2.2.1.2. Thành phần các chất sinh trưởng
Ngoài các nguyên tố kim loại và á kim kể trên, rỉ đường mía còn chứa nhiều nguyên
tố khác với lượng cực kỳ nhỏ chỉ có thể tìm bằng mg/kg rỉ đường như: Fe 115 (mg/kg); Zn
34; Mn 18; B3.0; Co 0.59; Mo 0.2.
Bảng 2.2.Thành phần một số chất sinh trưởng của rỉ đường mía và của ngô
(g/100gam)
Loại chất sinh
trưởng
Rỉ đường mía
Cao ngô
Mexico Cuba Mỹ
B1 140 - 830 640
B2 - - 250 510
B 700 - 650 910
Acid nicotinic - - 2,10 8,90
Acid pantotenic -12,0 - 2,14 510
Acid folic - - 3,80 12,0
Biotin 65 10,8 120 49,0
Rỉ đường mía rất giàu các chất sinh trưởng như acid pantotenic, nicotinic, folic, B1,
B2 và đặc biệt là biotin. Rỉ đường mía Mỹ không thua kém cao ngô la loại vẫn thường
dùng làm nguồn cung cấp chất sinh trưởng cho một số loại môi trường nuôi cấy vi sinh vật.
2.2.1.3. Vi sinh vật trong rỉ đường
Báo Cáo Thực Tập GVHD: Chu Thị Bích Phượng
Page 35
Bảng 2.3. Phân loại rỉ đường theo số lượng vi sinh vật tạp nhiễm.
Loại rỉ
đường
Số lượng vi sinh vật trong
1gam rỉ đường
Đánh giá và xử lý
I 100000 Rất tốt không cần xử lý
II 100 000 ÷1 000 000 Trung bình, cần thanh trùng
III 1000 000 ÷ 5 000 000
Nhiểm nặng cần xử lý nghiêm ngặt
bằng hóa chất và tác dụng nhiệt
Có rất nhiều vi sinh vật trong rỉ đường mía. Đa số chúng từ nguyên liệu, một số nhỏ
từ không khí, nước và đất vào dịch đường. Loại nào chịu được tác dụng nhiệt hay tác dụng
của hóa chất thì tồn tại. Có thể phân chúng thành 3 loại: vi khuẩn, nấm men và nấm mốc.
Trong đó loại đầu là nguy hiểm hơn cả vì nó gồm nhiều giống có khả năng sinh bào tử.
Người ta chia đường ra làm 3 loại tùy theo số lượng vi sinh vật tạp nhiễm (Bảng 2.3).
2.2.2. Syrup
Glucose Syrup (Maltose) là dung dịch màu trắng có
chất kết dính được chiết xuất từ tinh bột khoai mì bằng
phương pháp thuỷ phân enzyme. Dung dịch bao gồm
glucose, maltose, oligo và olysaccharide không chứa độc
tố. Glucose Syrup (Mạch nha) được chế biến từ tinh bột
khoai mì được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp chế biến
thực phẩm và các ngành công nghiệp khác.
Chỉ tiêu chất lượng của glucose theo tiêu chuẩn tối
thiểu như sau:
Đường thử (DE): 25 - 45%.
Hình 2.2. Syrup
Báo Cáo Thực Tập GVHD: Chu Thị Bích Phượng
Page 36
PH: 4.5 - 6.0.
Nguồn gốc: nhập từ các nhà máy đường Biên hòa, Tây Ninh, La Ngà…
2.2.3. Chủng vi sinh
Trong quá trình lên men, người ta sử dụng các
giống của các chủng Micrococcus glutamicum
,Corynebacterium Glutamicus, Corynebacterium
VN3969 và Brevibacterium Divaricatum(BD),
brevibacterium, Arthrobacter và Microbacterium.
Những giống này có khả năng tạo 30 – 50 g/l acid
glutamic từ 100g glucose, Các loại vi khuẩn này có
chung những đặc điểm sau:
- Vi khuẩn gram dương
- Vi khuẩn không sinh bào tử
- Vi khuẩn không thể chuyển động
- Tế bào có hình que hay hình cầu
- Có khả năng oxy hóa glutamic ra ketoglutarat thấp nhất
- Hoạt tính gluco hydrogenase cao
- Vi khuẩn phát triển trên môi trường cần biotin.
2.2.4. Nguyên liệu phụ
NH3
- Danh pháp IUPAC: Ammonia Azane
- Công thức phân tử: NH3
Hình 2.3. Chủng Corynebacterium
Glutamicus
Báo Cáo Thực Tập GVHD: Chu Thị Bích Phượng
Page 37
- Phân tử gram: 17.0304 g/mol
- Đặc điểm: chất khí không màu mùi khai
- Tỉ trọng: 0.6813 g/l
- Độ hòa tan trong nước: 89.9 g/100ml ở 00C
- Điểm nóng chảy: - 77,730C
- Điểm sôi: - 33.340C
NH3 lỏng là một dung môi hòa tan tốt nhiều
chất và là một trong những dung môi ion hóa không nước quan trọng nhất. Nó có thể hòa
tan các kim loại kiềm, kiềm thổ và một số kim loại đất hiếm để tạo ra các dung dịch kim
loại (có màu), dẫn điện và có chứa các electron solvat hóa.
Bảng 2.4. Bảng tóm tắt một số tính chất đặc trưng của NH3
Điểm sôi (ở áp suất khí quyển) -33,34°C
Tỷ trọng (so với không khí ở OoC) 0,596
Độ hòa tan trong nước g/100g H2O
89,9 (OoC)
60 (ở 15°C)
7,4 (100°C)
Độ tan của NH3 khí trong 1 lit nước 700 lít (20°C)
Giới hạn nổ với không khí 15-28% (thể tích)
Vai trò của NH3 là bổ sung nito cần thiết cho việc tổng hợp protein tế bào và chiếm
tới 9.5% trọng lượng phân tử acid glutamic.Tuy nhiên lượng lớn ion NH4
+ trong môi trường
không tốt cho quá trình phát triển của vi khuẩn. Do đó người ta dùng lượng amoni ban đầu
Hình 2.4. Cấu tạo NH3
Báo Cáo Thực Tập GVHD: Chu Thị Bích Phượng
Page 38
thấp và tăng dần về sau. Trong công nghiệp người ta thường dùng NH3 dưới dạng lỏng, khí
hoặc ure.
H3PO4
- Công thức phân tử H3PO4
- Phân tử gam 98.00 g/mol
- Đặc điểm chất lỏng màu trắng hoặc không màu, chất lỏng đặc
(>420C)
- Tỷ trọng 1.885 g/ml (lỏng) - 1.685 g/ml (85 % đậm đặc) - 2.030 g/ml
(tinh thể ở 25 °C)
- Điểm nóng chảy 42.35 °C (anhiđrơ;) 29.32 °C (hemihiđrat)
- Điểm sôi 158 °C (decomp)
- Độ hòa tan trong nước 548 g/100 mL
- Độ acid (pKa) 2.148, 7.198, 12.375
- Độ nhớt 2.4–9.4 cP (85% đậm đặc)
147 cP (100 %)
- Vai trò: duy trì môi trường lên men tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển
Hình 2.5. Cấu tạo H3PO4
Báo Cáo Thực Tập GVHD: Chu Thị Bích Phượng
Page 39
Biotin
Biotin hay còn gọi là vitamin H thuộc nhóm
vitamin tan trong nước. Biotin có vai trò kích thích
cho quá trình sinh trưởng của vi sinh vật rút ngắn thời
gian nuôi cấy và chi phí sản xuất.
Vai trò: Biotin khích thích vi khuẩn phát triển và
tích lũy acid glutamic. Khi hàm lượng biotin vừa đủ
vi khuẩn phát triển vừa phải, diễn biến len men êm
dịu, acid glutamic tao ra nhiều. Còn khi hàm lượng biotin thừa thì vi khuẩn phát triển mạnh
mẽ, tiêu hao đường nhanh, sinh rất ít acid glutamic mà chủ yếu sinh acid lactic, sucxinic,
aspatic và alanin.
Hình 2.6. Cấu tạo Biotin
Báo Cáo Thực Tập GVHD: Chu Thị Bích Phượng
Page 40
CHƯƠNG 3: QUI TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT
BỘT NGỌT
Để sản xuất bột ngọt, các doanh nghiệp trong ngành thường chọn phương pháp sản xuất axit
glutamic làm nên thành phần chính sản xuất bột ngọt. Công ty Vedan cũng không ngoại lệ. Quá
trình tạo nên bột ngọt của công ty gồm 3 giai đoạn: giai đoạn lên men acid glutamic, giai đoạn thu
hồi và giai đoạn kết tinh đóng gói.
3.1. Giai đoạn lên men acid glutamic
3.1.1. Quy trình
MẬT RỈ
XỬ LÝ SƠ BỘ
(lắng, lọc)
TIỆT TRÙNG
LÀM NGUỘI
LÊN MEN
GIỐNG
AXIT
GLUTAMIC
( BO)
NH3, H3PO4
O2
BÃ THÔ
HƠI NÓNG
To
: 32-37o
C
105-120o
C
30 phút
Báo Cáo Thực Tập GVHD: Chu Thị Bích Phượng
Page 41
3.1.2. Thuyết minh quy trình
3.1.2.1.Xử lý sơ bộ
Trong công ty Vedan,mật rỉ là nguyên liệu chính để sản xuất bột ngọt. Mật rỉ sau khi nhập
vào công ty thường ở dưới dạng đặc,sệt sẽ được đưa qua quá trình xử lý sơ bộ. Ở đây,dịch được
pha loãng bằng nước nóng 60-70o
C, nhằm làm giảm nồng độ chất khô đến 13 – 14% tạo điều kiện
thích hợp cho quá trình lên men. Sau đó, dịch được chuyển qua thiết bị lọc nhằm loại bỏ những tạp
chất lớn, đá sỏi có lẫn trong dịch mật rỉ. Sau quá trình này ta thu được dịch mật rỉ loãng và đã được
làm sạch sơ bộ.
3.1.2.2. Tiệt trùng
Sau khi được làm sạch sơ bộ, hỗn hợp được tiệt trùng bằng hơi nước bão hòa ở 115- 120o
C
trong 30 phút, nhằm tiêu diệt các vi sinh vật có hại ảnh hưởng tới quá trình lên men.
3.1.2.3. Làm nguội
Dịch sau khi ra khỏi thiết bị tiệt trùng vẫn còn ở nhiệt độ cao không thích hợp cho quá trình
lên men. Do đó ta cần phải cho dịch qua thiết bị làm nguội xuống 32-37o
C là nhiệt độ tối ưu cho
chủng vi khuẩn phát triển.
3.1.2.4. Lên men
Tham gia vào quá trình lên men sản xuất acid glutamic, chủng vi sinh thường sử dụng là:
Corynebacterium Glutanicum, Brevibacterium Lactofermentus, Micrococus Glutamicus, nhưng
chủ yếu nhất vẫn là chủng CorynebacteriumGlutamicum (loại vi khuẩn này đã được nhà vi sinh
vật Nhật Bản Kinosita phát hiện từ 1956, có khả năng lên men từ tinh bột, ngô, khoai, khoai mì để
tạo ra acid glutamic).
Quá trình lên men bột ngọt bao gồm các giai đoạn sau:
Chuẩn bị môi trường lên men: ngoài dịch mật rỉ là thức ăn chính cho vi khuẩn lên men, ta
cần phải bổ sung thêm NH3, H3PO4,O2, các chất dinh dưỡng cho chủng vi khuẩn phát triển tăng
sinh khối.
Chuần bị giống lên men: giống vi khuẩn thuần khiết này được lấy từ ống thạch nghiêng tại
các cơ sở giữ giống, sau đó được cấy truyền, nhân sinh khối trong môi trường lỏng. Khối lượng
sinh khối đuợc nhân lên đến yêu cầu phù hợp cho quy trình sản xuất đại trà. Trước khi nhân, cấy,
Báo Cáo Thực Tập GVHD: Chu Thị Bích Phượng
Page 42
môi trường lỏng phải được thanh trùng bằng phương pháp Pasteur. Chủng vi khuẩn giống phải có
khả năng tạo ra nhiều acid glutamic, tốc độ sinh trưởng phát triển nhanh, có tính ổn định cao trong
thời gian dài, chịu được nồng độ acid cao, môi trường nuôi cấy đơn giản, dễ áp dụng trong thực tế
sản xuất.
Cấy vi khuẩn vào môi trường lên men: chủng vi khuẩn thuần đã được nhân giống cấp
1,2,3… và được cấy vào môi trường mật rỉ đã có đầy đủ dưỡng chất thiết yếu cho vi khuẩn hoạt
động. Kiểm soát pH môi trường ở 6.7-7.5, nhiệt độ trong khoảng 32-37o
C. Thời gian lên men
thường là 32h. Trong thời gian lên men, pH sẽ chuyển dần sang acid do sựhình thành acid glutamic
do đó người ta thường bổ sung thêm dinh dưỡng vào môi trường nguồn amoni (NH3, H3PO4) để
giữ ổn định độ pH cho vi khuẩn hoạt động tốt. Không được để điều kiện lên men là yếm khí vì sản
phẩm tạo ra sẽ là acid lactic. Vì vậy trong quá trình lên men cần bổ sung O2 liên tục.
Sản phẩm cuối cùng của quá trình lên men là một dịch màu nâu đen, chứa 9-10% acid
glutamic và được ký hiệu là dịch BO.
Cơ chế của quá trình lên men acid glutamic
Những biến đổi xảy ra trong quá trình lên men acid glutamic rất phức tạp. Vi khuẩn sử dụng
đường nhờ xúc tác enzyme có sẵn trong nó, chuyển hóa qua nhiều phản ứng khác nhau để cuối
cùng tạo acid glutamic và một số sản phẩm phụ khác. Đầu tiên đường được chuyển hóa theo sơ đồ
Embden – Mayerhoff - Partnas (EMP) tạo ceton sau đó qua chu trình Kreb – tạo citrat và α-
cetoglutaric rồi acid L. glutamic.
Gluco
Hexo-mono(P)
Báo Cáo Thực Tập GVHD: Chu Thị Bích Phượng
Page 43
CO2
Từ α-cetoglutaric có thể có 2 hướng tạo ra acid glutamic
a) Amin hóa - Cetoacid : đây là con đường chủ yếu tạo acid glutamic theo sơ đồ sau:
Báo Cáo Thực Tập GVHD: Chu Thị Bích Phượng
Page 44
Sự tạo ra acid glutamic phụ thuộc vào sự tích tụ acid α-cetoglutaric và có mặt NH3,cũng như
enzym glutamate dehydogenase.
Khi không có NH3 thì acid α-cetoglutaric sẽ được tách ra từ chu trình Kreb.
b) Chuyển amin hóa cetoacid
COOH
C=O
(CH2)2
COOH
+ NH3 + NADP.H2
(CoII)
hay
NADH2
E2
a.α-ceto-glutaric
a. L. a-glutmic
COOH
CH-NH2
(CH2)2
COOH
+ H2O
+ NADP(NAD)
a. L. a-glutmic
COOH
C=O
(CH2)2 +
COOH
CH-NH2 +
COOH
CH-NH2
COOH
C=O
R
transaminase
NH3
(E1)
Izocitrat-dehydrogenase
izocitrat
NADPH2
NADP
a.α-ceto-glutarat
L. glutamat-dehydrogenase
(E2)
L. glutamat
Báo Cáo Thực Tập GVHD: Chu Thị Bích Phượng
Page 45
Acid α-cetoglutaric tác dụng với một acid amin nào đó và có sự trao đổi nhóm ceto (C=O)
và nhóm amin (-NH2) với nhau.
Kết quả tạo một ceto – acid mới và acid glutamic.
3.2. Giai đoạn thu hồi
a.L.glutamic
Báo Cáo Thực Tập GVHD: Chu Thị Bích Phượng
Page 46
3.2.1. Quy trình
3.2.2. Thuyết minh quy trình
AXIT
GLUTAMIC
CÔ ĐẶC
KẾT TINH GA
LY TÂM
GA TINH THỂ
(VGA)
TRUNG HÒA
DỊCH 345
(BỘT NGỌT THÔ)
Na2CO3, NaOH
Báo Cáo Thực Tập GVHD: Chu Thị Bích Phượng
Page 47
3.2.2.1. Cô đặc
Hàm lượng dịch BO sau quá trình lên men vẫn còn thấp 9-10% GA. Do đó, ta tiến hành cô
đặc dịch BO lên 25%GA tạo điều kiện cho quá trình kết tinh.
3.2.2.2. Kết tinh GA
Dịch acid glutamic sau khi đạt pH đẳng điện thì cho nước lạnh vào vỏ thùng và làm lạnh
nhằm làm tăng độ quá bão hoà của dung dịch tạo cho kết tinh acid glutamic được tốt. Trong quá
trình này cánh khúây hoạt động liên tục làm cho acid glutamic kết tinh to, xốp và tơi, thêm HCl để
hạ pH xuống 3.2 và giảm nhiệt độ xuống 23-25o
C.
Lúc này trong hỗn hợp có 2 pha:
- Pha rắn: gồm axit glutamic đã kết tinh và lắng xuống.
- Pha lỏng: gồm nước và một ít axit glutamic không kết tinh hoà tan và ta gọi đó là nước cái.
Sau quá trình tinh thể GA sẽ được tao thành với lượng 77-80%.
3.2.2.3. Ly tâm
Tinh thể GA tạo thành sẽ được làm sạch qua quá trình ly tâm rửa bằng nước ta thu được GA
tinh khiết (80-90%). Quá trình ly tâm trải qua 4 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Hỗn hợp sau khi kết tinh được ly tâm tạo ra GA1 (315) và GM1(316).
GA1 tiếp tục ly tâm qua giai đoạn 2 còn GM1 dùng để sản xuất phân bón và nguyên liệu
làm thức ăn gia súc.
- Giai đoạn 2: Từ GA1 ly tâm tao ra GA2 (320) và GM2 (321). GA2 được hòa vào
nước tiếp tục được ly tâm, GM2 được đưa trở lại giai đoạn cô đặc.
- Giai đoạn 3: Từ GA2 ly tâm tạo ra GA3 (329) và GM3 (330). GA3 tiếp tục được
ly tâm, GM3 được đưa về giai đoạn cô đặc.
- Giai đoạn 4: Từ GA3 ly tâm tạo ra GA4 (334) và GM4 (335). Tinh thể GA4 tiếp
tục được trung hòa bằng NaOH để thu được dịch có màu nâu đậm được ký kiệu là dịch 345
(dịch bột ngọt thô). Đây là sản phẩm cuối cùng của xưởng thu hồi được chuyển tiếp qua
xưởng tinh chế và kết tinh MSG
3.3. Giai đoạn kết tinh
Dịch 345
Bã
Lắng
Báo Cáo Thực Tập GVHD: Chu Thị Bích Phượng
Page 48
3.3.1Quy trình
3.3.2. Thuyết minh quy trình
Báo Cáo Thực Tập GVHD: Chu Thị Bích Phượng
Page 49
3.3.2.1. Lắng
Mục đích: nhằm tách loại một phần các tạp chất có khối lượng riêng lớn lẫn trong dịch 345
dưới tác dụng của trọng lực.
Quá trình này có bổ sung các chất trợ lắng, các bã than phế để giúp cho quá trình lắng xảy
ra dễ dàng, đồng thời cải thiện hiệu quả sự phân riêng 2 pha. Mục đích sử dụng của chất trợ lắng là
làm xuất hiện các tập hợp của những cấu tử thuộc pha phân tán, từ đó làm tăng kích thước của các
hạt phân tán trong hệ 2 pha và giúp cho quá trình lắng diễn ra dễ dàng và triệt để hơn. Quá trình
này thực hiện trong 12-20h. Dịch sau quá trinh này được chuyển qua hệ thống các máy lọc.
3.3.2.2. Tẩy màu
Mục đích: Quá trình này nhằm loại các hợp chất gây màu, làm cho dịch 345 sáng màu hơn,
cải thiện giá trị cảm quan sản phẩm MSG. Than hoạt tính được công ty sử dụng vì có khả năng tẩy
màu cao và hấp phụ lớn cũng như không gây mùi vị mới cho dịch, tỷ lệ sử dụng thấp, dễ dàng tách
ra khỏi dịch bằng phương pháp lọc. Nhiệt độ thích hợp cho quá trình này là khoảng 60o
C, thời gian
trong 10-15 phút.
3.3.2.3. Lọc ép
Mục đích: nhằm loại bỏ các tạp chất lơ lửng và bã than hoạt tính trong dịch 345 . Dịch qua
máy lọc ép để tách bã than, bã than bị giữ lại ngoài khung lọc, còn dịch được chuyển xuống các
bồn chứa dịch sơ lọc chuẩn bị qua công đoạn tẩy màu. Trong quá trình lọc cần chú ý đến nhiệt độ,
vì nó ảnh hưởng đến độ nhớt của pha lỏng, khi tăng nhiệt độ độ nhớt giảm, khả măng khuyết tán
của các cấu tử trong pha lỏng sẽ gia tăng nên tốc độ lọc cũng tăng theo. Tuy nhiên, nếu sử dụng
nhiệt độ cao thì sẽ làm tăng chi phí năng lượng trong quá trình lọc. Nhiệt độ quá trình lọc được giữ
trong khoảng 55-60o
C.
3.3.2.4. Trao đổi ion
Mục đích: là tách lấy axit glutamic ra khỏi dịch lên men. Đồng thời loại bỏ một số ion khác
tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình kết tinh, không nhiễm tạp bởi một số ion lạ.
Dịch sau khi lọc ép được cho qua tháp trao đổi ion có chứa các hạt rezin nhằm loại các tạp
chất còn lại trong dịch để làm tăng độ trong của dịch 345 lên 90-93%TM. Khi ta cho các hạt nhựa
trao đổi ion vào trong dung dịch, chúng sẽ trương nở và gia tăng thể tích. Sự solvate hóa sẽ xảy ra
Báo Cáo Thực Tập GVHD: Chu Thị Bích Phượng
Page 50
kèm với hiện tượng trên. Mức độ solvate hóa càng cao thì mức độ phân li của các ion gắn trên ionit
càng mạnh và độ phân cực của dung dịch sử dụng càng cao.
Các phân tử dung môi và chất tan sẽ dịch chuyển vào bên trong cấu trúc vi xốp của các hạt
nhựa theo nguyên tắc thẩm thấu. Số lượng các phân tử dịch chuyển được vào bên trong các hạt
nhựa phụ thuộc vào kích thước và bản chất của các hạt ionit. Khi đó, bên trong các hạt nhựa sẽ xuất
hiện một áp lực thẩm thấu. Trong quá trình hoạt động, các cấu tử tích điện trong mẫu lỏng sẽ thế
chỗ các ion trên pha rắn và ngược lại các ion trên pha rắn sẽ dịch chuyển vào mẫu lỏng.
Quá trình hấp phụ:
R'-SO3H+ + NH3ROO- -> R'SO3NH3RCOOH
Quá trình tách (nhả hấp phụ):
R'SO3NH3RCOOH +NaOH -> R'SO3Na + NH2RCOOH + H2O
Nhiệt độ trong tháp dao động trong khoảng 60-65o
C, lưu lượng dung dịch qua cột 100 lít/phút
, thời gian lưu mẫu trong tháp là 30 phút.
Dịch sau khi ra khỏi tháp được chuyển qua thiết bị lọc tinh nhằm làm sạch tối đa, tăng độ
trong của dịch lên cao, đồng thời tăng cảm quan sản phẩm chuẩn bị cho quá trình kết tinh.
3.3.2.5. Kết tinh MSG
Dịch sau khi được lọc tinh được chuyển vào các bồn kết tinh có thể tích 70, 30, 20 m3
. Thiết
bị kết tinh có cánh khuấy trong môi trường chân không, nhiệt độ duy trì trong khoảng 65-68o
C nhờ
hệ thống gia nhiệt bằng ống xoắn ruột gà. Khi nồng độ dung dịch đã quá bão hòa thì được cho mầm
tinh thể MSG tùy theo kích thước yêu cầu của khách hàng.
3.3.2.6. Ly tâm
Dịch thu được sau quá trình kết tinh được chuyển xuống bồn trung gian trước khi cho vào
các thiết bị ly tâm tự động. Các máy ly tâm sẽ tiến hành tách pha rắn là MSG tiếp tục qua quá trình
sấy, và pha lỏng là dịch cái được ký hiệu ML1 được kết tinh thô và chuyển vào dịch 345 nếu nồng
độ chưa đạt.
3.3.2.7. Sấy
Tinh thể MSG ẩm sau khi ly tâm sẽ được đưa qua các thiết bị sấy sàng rung nhằm làm giảm
lượng ẩm xuống dưới 0.5%. Tinh thể MSG được đưa vào bồn sấy nhờ hệ thống phối liệu là các
Báo Cáo Thực Tập GVHD: Chu Thị Bích Phượng
Page 51
băng tải, vào buồng sấy dưới tác dụng rung của sàng, MSG từ từ chuyển xuống cuối buồng trên
lưới sàn có kích thước nhỏ, không khí nóng từ bên dưới sẽ thoát qua các lỗ sàn và theo quạt hút
phía trên ra khỏi buồng. MSG chuyển về cuối buồng rồi chuyển xuống 1 cyclon để thu hồi tinh thể
MSG, bên trên có trang bi quạt hút để hút không khí bẩn ra ngoài.
3.3.2.8. Sàng phân loại – đóng gói
Tinh thể MSG sau khi xuống cyclon sẽ được chuyển tiếp xuống hệ thống máy sàng phân loại
theo các kích thước được qui ước:LL, L, LM, M, 30A…. Cuối mỗi sàng được nốivới các ống dẫn
để chuyển tinh thể MSG vào các bao tải có dung tích lớn theo từng loại kích thước đã phân loại,
các bao này được chuyển qua khâu đóng gói để hoàn tất sản phẩm.
3.4. Các thiết bị
3.4.1 Thiết bị lên men
Nguyên tắc hoạt động
Động cơ bộ truyền động làm quay 6 trục và các cơ cấu đảo trộn 8,12,14. Sử dụng bộ giảm
tốc và bộ dẫn động có dòng điện không đổi để điều chỉnh vô cấp số vòng quay trong giới hạn 110
– 200 vòng/ phút.Thiết bị lên men được trang bị áo 17, gồn từ 6 – 8 ô. Mỗi ô có 8 rãnh được chế
tạo bằng thép góc có kích thước 120x60 mm. Diện tích làm việc của áo là 60 m2
. Bề mặt làm việc
bên trong 45 m2
gồm ống xoắn 9 có đường kính 600 mm với số vít là 23 khi tổng chiều cao của
ruột xoắn 2.4 m.Thiết bị lên men được tính toán để hoạt động dưới áp suất dư 0.25 MPa và để tiệt
trùng với nhiệt độ 130 – 1400
C, cũng như hoạt động dưới chân không. Trong quá trình nuôi cấy vi
sinh vật, áp suất bên trong thiết bị 50 KPa,tiêu hao không khí tiệt trùng đến 1 m3
/ phút. Chiều cao
cột chất lỏng trong thiết bị 5 – 6 m khi chiều cao thiết bị hơn 8m. Để đảm bảo bảo tiệt trùng trong
suốt quá trình, các trục của cơ cấu chuyển đảo phảicó vòng bít kín. Các vòng bít kín được tính toán
để hoạt động ở áp suất 0.28 Mpa và áp suất dư không nhỏ hơn 2.7 KPa,nhiệt độ 30 – 2500
C và số
vòng quay của trục đến 500 vòng / phút.
Báo Cáo Thực Tập GVHD: Chu Thị Bích Phượng
Page 52
Hình 3.1. Thiết bị lên men
1- Động cơ
2- Hộp giảm tốc
3- Khớp nối
4- Ổ bi
5- Vòng bít kín
6- Trục
7- Thành thiết bị
8- Máy khuấy trộn tuabin
9- Bộ trao đổi nhiệt kiểu ống xoắn
10- Khớp nối
11- Ống nạp không khí
12- Máy trộn kiểu cánh quạt
13- Bộ sủi bọt
14- Máy khuấy dạng vít
15- Ổ đỡ
16- Khớp để tháo
17- Áo
18- Khớp nạp liệu
19- Khớp nạp không khí
Báo Cáo Thực Tập GVHD: Chu Thị Bích Phượng
Page 53
3.4.2. Thiết bị lắng
Thiết bị có dạng hình trụ đứng và đáy côn. Bên
trong thiết bị có rất nhiều dĩa ngăn có dạng hình nón và
được xếp chồng lên nhau. Các đĩa ngăn này sẽ được kết
nối vớiống trung tâm.Trong quá trình hoạt động,huyền
phù sẽ được bơm vào tại cửa đỉnh thiết bị và theo ống
trung tâm di chuyển theo phương thẳng đứng theo
hướng từ trên xuống. Pha lỏng sẽ theo các khe hở giữa
các đĩa ngăn thoát ra vùng biên của đĩa rồi được tập
trung và tháo ra ngoài thiết bị qua ống dẫn. Phần cặn
rắn sẽ tập trung tại vùng đáy côn và được tháo ra ngoài
qua cửa đáy.
3.4.3 Thiết bị ly tâm
Thiết bị có dạng bồn hình trụ đứng và đáy côn. Bên trong là 1 trục hình trụ chuyển động xoay tròn,
trên đỉnh thiết bị có gắn 5 pét phun nước để rửa liệu, dung dịch sẽ được nhập vào bồn bằng đường ống nối
với đỉnh bồn và lượng dịch sẽ được điều chỉnh nhờ phao định lượng. Ngoài ra còn có 1 hệ thống trục thủy
lực giúp đưa bộ phận dao cào liệu xuống khi ly tâm xong.
Cơ chế hoạt động như sau:
Rửa lưới (16s) Tách dịch (360s) Rửa liệu (16s) Tách nước (600s)
Cào liệu (phun gió) Bột ngọt sau ly tâm có độ ẩm 0.12%.
Hình 3.2. Thiết bị lắng
Báo Cáo Thực Tập GVHD: Chu Thị Bích Phượng
Page 54
3.4.4. Thiết bị lọc ép
Thiết bị làm việc gián đoạn. Việc nạp huyền phù vào thiết bị và tháo dịch lọc ra khỏi thiết bị có thể
thực hiện liên tục trong một khoảng thời gian, tuy nhiên việc tháo bã lọc sẽ được thực hiện theo chu kỳ.
Thiết bị gồm có hai bộ phận chính là khung và bảng với tiết diện hình vuông. Khung có khả năng
chứa bã lọc và là nơi để bơm huyền phù vào. Còn bảng lọc có chức năng tạo nên bề mặt lọc với các rãnh
dẫn dịch lọc.
Vách ngăn sử dụng trong thiết bị lọc ép có dạng tấm với tiết diện xấp xỉ tiết diện của bảng và khung.
Đầu tiên, người ta sẽ đặt hai tấm vật ngăn lên hai bề mặt của một bảng, sau đó xếp xen kẽ các khung và
bảng lên hệ thống giá đỡ. Khi ép các khung và bảng sát lại với nhau thì các lỗ trống tại bốn góc của khung
và bảng sẽ hình thành nên đường dẫn huyền phù vào và đường tháo dịch lọc ra.
Trong quá trình lọc, việc ép chặt các khung bảng là rất quan trọng để giữ cho áp suất lọc được ổn
định. Huyền phù được bơm vào thiết bị và được phân phối vào bên trong các khung. Khi đó pha rắn sẽ bị
giữ lại trong khung bởi vách ngăn. Còn pha lỏng sẽ đi qua vách ngăn và theo các rãnh trên bảng để tập
trung về đường tháo dịch lọc rồi chảy ra ngoài thiết bị. Khi các khung chứa đầy bã, chúng ta cần dừng quá
trình lọc và tiến hành rửa bã. Quá trình rửa bã có thể thực hiện xuôi chiều như quá trình lọc hoặc ngược
chiều.
Hình 3.3. Thiết bị ly tâm
Báo Cáo Thực Tập GVHD: Chu Thị Bích Phượng
Page 55
3.4.5. Thiết bị tiệt trùng và làm nguội
Quá trình tiệt trùng và làm nguội công ty đều sử dụng thiết bị trao đổi nhiệt dạng bản mỏng. Thiết bị
này sử dụng hơi nước làm tác nhân để gia nhiệt. Cấu tạo thiết bị gồm những tấm bản được đặt sát và o nhau.
Độ dày của các tấm bản rất mỏng và trên bề mặt của chúng có các khe lồi lõm nhằm mục đích tăng hệ số
và bề mặt truyền nhiệt. Khi ghép các tấm bảng lại với nhau trên bộ khung của thiết bị sẽ tạo nên hệ thống
đường dẫn vào và ra cho dung dịch và chất tải nhiệt. Tùy theo năng suất của thiết bị và nhiệt độ tiệt trùng
cần đạt mà công ty sẽ chọn phương án bố trí sơ đồ dòng chảy của dung dịch và tác nhân gia nhiệt trong hệ
thống thiết bị.
Hình 3.4. Thiết bị lọc ép
Báo Cáo Thực Tập GVHD: Chu Thị Bích Phượng
Page 56
3.4.6. Thiết bị sấy
Bột ngọt sau khi ly tâm được đưa qua hệ thống định lượng sau đó vào cửa nhập liệu của thiết bị sấy.
Bột ngọt dưới tác dụng của môtơ, bột ngọt từ từ chuyển xuống cuối buồng trên lưới sàn có kích thước nhỏ,
không khí nóng (nhiệt độ 70-1700
C) từ bên dưới sẽ thoát qua các lỗ sàn và theo quạt hút phía trên ra khỏi
buồng. Bột ngọt chuyển về cuối buồng rồi chuyển xuống 1 cyclon để thu hồi tinh thể bột ngọt, bên trên có
trang bị quạt hút để hút không khí bẩn ra ngoài.
Hình 3.5. Thiết bị trao đổi nhiệt dạng bản mỏng
Báo Cáo Thực Tập GVHD: Chu Thị Bích Phượng
Page 57
3.4.7. Thiết bị trao đổi ion
Thiết bị có dạng hình trụ đứng, đáy cầu và được chế tạo bằng thép không rỉ. Phía trên đáy là tấm lưới
đỡ. Người ta sẽ cho các hạt nhựa trao đổi ion lên tấm lưới này. Khi cho ionit tiếp xúc với dung dịch, các
hạt nhựa sẽ trương nở. Chiều cao của lớp hạt nhựa trong quá trình hoạt động thường dao động từ 1 – 2 m.
Ở phía bên dưới tấm lưới, người ta thường cho các chất mang dạng hình cầu. Vaitrò của những chất mang
này là để hạn chế sự xáo trộn các cấu tử trong dòng ra và để bảo toàn gradient nồng độ trong quá trình hoạt
động của thiết bị. Dưới cùng tại cửa thoát là một tấm lưới lọc để ngăn cản sự cuốn trôi các hạt nhựa trao
đổi ion ra khỏi thiết bị. Ở phía bên trên các hạt nhựa là ống để phân phối mẫu nguyên liệu. Nguyên liệu sẽ
được bơm vào thiết bị qua ống phân phối. Tại đây,nguyên liệu sẽ được phân bố đều trên hình tròn của mặt
cắt thân trụ rồi chảy xuống bên dưới. Sản phẩm được lấy ra từ cửa đáy.
Hình 3.6. Thiết bị sấy
Báo Cáo Thực Tập GVHD: Chu Thị Bích Phượng
Page 58
3.4.8. Thiết bị sàng
Bột ngọt sau khi ra khỏi máy sấy sẽ được chuyển qua máy sàng bằng băng tải, lượng bột ngọt đi vào
hệ thống máy sàng được điều chỉnh bằng hệ thống định lượng bột ngọt đặt ở cuối máy sấy.Máy sàng cấu
tạo bao gồm 5 tầng sàng, với mỗi tầng sàng sẽ cho ra một quy cách hạt khác nhau như:
- Tầng 1 sẽ cho ra cở hạt LL
- Tầng 2 sẽ cho ra cở hạt L
- Tầng 3 sẽ cho ra cỡ hạt M
- Tầng 4 sẽ cho ra cỡ hạt 30B
- Tầng 5 sẽ cho ra cỡ hạt 60B
Mỗi tầng sàng sẽ có 1 tấm lưới sàng bên dưới được đặt các quả bóng cao su có tác dụng tạo ra lực
rung tác động lên bên dưới mặt lưới làm cho bột ngọt rơi xuống tầng dưới.Qua 1 tầng sàng bột ngọt sẽ được
phân loại và đi vào các ống dẫn về khu vực đóng gói.
Hình 3.7. Tháp trao đổi ion
Báo Cáo Thực Tập GVHD: Chu Thị Bích Phượng
Page 59
3.4.9. Thiết bị cô đặc - kết tinh
Cấu tạo thiết bị bao gồm hệ thống ống xoắn, cánh quạt khuấy. Tất cả đặt trong vỏ hình trụ cố định
với thể tích là 30 hoặc 70 m3
. Đầu tiên, tất cả các van như van nạp liệu, van nước, van xả liệu, van dịch
trong đều phải đóng kín đồng thời mở van tạo chân không cho bồn kết tinh. Khi đồng hồ chân không của
bồn kết tinh đạt (< -580 mmHg) thì nguyên liệu được nhập vào thiết bị qua van nạp liệu. Khối lượng dịch
nhập qua khỏi tầng bốc hơi gia nhiệt trong bồn (tuỳ điều kiện yêu cầu của từng bồn mà nhập khối lượng
dịch cho phù hợp). Sau đó mở các van cấp hơi nóng để gia nhiệt cho bồn, sau khoảng 5 phút khoá các van
xả nước ngưng tụ hơi nóng, bắt đầu quá trình cô đặc. Trong quá trình nạp nguyên liệu cũng như trong quá
trình cô đặc hệ thống ống xoắn hoạt động liên tục để đảm bảo dịch trong bồn được khuấy đảo liên tục và
nhiệt độ của dịch đồng đều.
Khi nồng độ của dung dịch đạt yêu cầu để kết tinh thì nạp giống vào bồn qua van nhập liệu. Ở giai
đoạn nuôi tinh cần khống chế áp suất hơi nóng (> 1.5 Kg/cm2
), độ chân không (<-600 mmHg), nhiệt độ
khoảng 900
C. Trong quá trình kết tinh, trục khuấy phải hoạt động liên tục tránh đóng vón ở đáy thiết bị.
Sản phẩm lấy ra ở van xả liệu ở đáy thiết bị.
Hình 3.8. Thiết bị sàng
Báo Cáo Thực Tập GVHD: Chu Thị Bích Phượng
Page 60
Hình 3.9. Thiết bị cô đặc – kết tinh
Báo Cáo Thực Tập GVHD: Chu Thị Bích Phượng
Page 61
CHƯƠNG 4: SẢN PHẨM
4.1. Sản phẩm chính
Glutamat natri là 1 chất trong nhóm Umami (tiếng Nhật: thơm ngon) có khả năng tăng khẩu
vị, tăng cảm giác ngon miệng, đặc biệt trong các món ăn có cá, thịt hay nấm. Vì thế glutamat natri
được dùng nhiều trong công nghiệp chế biến thực phẩm, với sự có mặt của nhiều mì chính có thể
giảm được các gia vị khác và đôi khi thay đổi cả vị gốc của thực phẩm mà vẫn cho cảm giác ngon
miệng. Trong các thực phẩm chế biến sẵn như bột nêm, bột canh, khoai tây chiên … thường có
nhiều bột ngọt.
Bột ngọt là một hoá chất, muối của một
trong 20 acid amin được tìm thấy trong tự nhiên
và trong cơ thể con người: acid glutamic, với công
thức hoá học C5H8NNaO4, tên thương mại là
Mono Sodium Glutamate, thường được viết tắt là
MSG. Do đó, tại nhiều nước, MSG thường được
dùng để gọi chất này. Ở Việt Nam, MSG thường
được gọi là bột ngọt hay mì chính. Mì chính là tên
gọi nhại theo âm tiếng Quảng Châu ở Trung Quốc;
đọc đúng theo âm Hán Việt là “Vị Tinh". Bột ngọt
được sử dụng như một gia vị hay gọi theo cách
"chính thống" là chất điều vị có mã số quốc tế 621
(hoặc E621).
Thật ra, nếu truy nguyên nguồn gốc bột ngọt thì một mốc thời gian quan trọng phải được
tính đến là năm 1907, khi giáo sư Kikunae Ikeda chiết xuất thành công chất glutamate từ một loại
rong biển trong phòng thí nghiệm của ông tại trường đại học Hoàng gia Tokyo (Nhật Bản). Sau
đó, ông đã tiếp tục nghiên cứu và kết hợp với công ty Ajinomoto để tạo ra một loại gia vị mới.
Công ty Ajinomoto đã cho ra đời sản phẩm bột ngọt đầu tiên vào năm 1909. Tuy nhiên, phải một
thời gian khá lâu sau đó, sản phẩm này mới được phổ biến ở các nước khác. Mãi đến sau Thế chiến
Hình 4.1. Umami
Báo Cáo Thực Tập GVHD: Chu Thị Bích Phượng
Page 62
thứ hai, vào năm 1947, sản phẩm bột ngọt đầu tiên mới xuất hiện tại Mỹ. Sau đó bột ngọt đã nhanh
chóng được sử dụng trong bếp ăn khắp thế giới.
Với vai trò một phụ gia thực phẩm được dùng phổ biến trong ẩm thực của nhiều nước, bột
ngọt đã là đối tượng được các nhà khoa học "soi xét"' dưới mọi khía cạnh. Từ những năm 50 của
thế kỷ 20, Tổ chức Lương nông (FAO) và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã thành lập một Uỷ ban
chuyên ra về phụ gia thực phẩm (JECFA) đê đánh giá tính an toàn của các phụ gia thực phẩm,
trong đó có bột ngọt.
Năm 1987, hội nghị lân thứ 31 của JECFA đã kết luận: bột ngọt được xếp vào danh mục các
chất an toàn trong sử dụng (generally recogllized as safe - GRAS), có thể sử dụng không hạn chế
liều lượng. Tuy nhiên, theo một báo cáo năm 1995 của Cục Quản lý dược phẩm và thực phẩm Mỹ
(FDA), sau khi dùng thực phẩm chứa nhiều bột ngọt, một số người có thể có triệu chứng nhức đầu,
khô cổ, khát nước hoặc lên cơn hen suyễn (thường được đề cập với tên gọi "hội chứng nhà hàng
Trung Hoa" (Chinese restaurant syndrome). Do đó, bột ngọt tuy không phải là chất độc hại và
chưa có khuyến cáo về liều lượng sử dụng hàng ngày, nhưng chúng ta chỉ nên sử dụng bột ngọt và
các sản phẩm có bột ngọt với lượng vừa phải để làm tăng vị ngon, chứ không nên lạm dụng nó,
dùng nó thay cho các thực phẩm tự nhiên. Tại nhiều nước, thực phẩm chứa glutamate natri phải
ghi rõ bên ngoài bao bì để người tiêu dùng chọn lựa.
4.2. Phụ phẩm
Giai đoạn lên men: Mật rỉ sau khi xử lí xơ bộ (lắng, lọc) phần bã thô được sự dụng làm
nguyên liệu sản xuất phân bón.
Giai đoạn thu hồi: trong quá trình ly tâm
- Giai đoạn 1: Hỗn hợp sau khi kết tinh được ly tâm tạo ra GA1(315) và GM1(316). GA1
tiếp tục ly tâm qua giai đoạn 2 còn GM1 dùng để sản xuất phân bón và nguyên liệu làm thức ăn
gia súc.
- Giai đoạn 2: Từ GA1 ly tâm tao ra GA2 (320) và GM2 (321). GA2 được hòa vào nước tiếp
tục được ly tâm, GM2 được đưa trở lại giai đoạn cô đặc.
Báo Cáo Thực Tập GVHD: Chu Thị Bích Phượng
Page 63
- Giai đoạn 3: Từ GA2 ly tâm tạo ra GA3 (329) và GM3 (330). GA3 tiếp tục được ly tâm,
GM3 được đưa về giai đoạn cô đặc.
- Giai đoạn 4: Từ GA3 ly tâm tạo ra GA4 (334) và GM4 (335). Tinh thể GA4 tiếp tục được
trung hòa bằng NaOH để thu được dịch có màu nâu đậm được ký
Giai đoạn kết tinh
Quá trình lắng: phần bã của quá trình lắng dịch 345 sẽ được đem đi làm nguyên liệu sản xuất
phân bón.
Quá trình lọc ép: bã than được đưa trở lại quá trình lắng để tăng hiệu suất lắng.
Quá trinh ly tâm: ngoài sản phẩm chính thu được là bột ngọt, ta thu được dịch cái được ký
hiệu ML1 được kết tinh thô và chuyển vào dịch 345 nếu nồng độ chưa đạt.
4.3 Kiểm nghiệm nguyên liệu sản xuất
4.3.1 Kiểm nghiệm mật rỉ, syrup
Mục đích: kiểm tra hàm lượng đường tổng, các chất hóa học và kim loại nặng có trong
nguyên liệu.
Bảng 4.1. Chỉ tiêu chất lượng nguyên liệu
Báo Cáo Thực Tập GVHD: Chu Thị Bích Phượng
Page 64
Nguyên liệu
Chỉ tiêu kiểm soát Phạm vi kiểm soát Phương pháp
Đơn vi
phụ
trách
Mật rỉ
TS Min 46% (w/w) Somogyi
P.hóa
nghiệm
trung
tâm
Smell Không có mùi lạ Theo TCVN
Kim loại nặng quy
ra chì
≤ 10 mg/kg Theo TCVN
Arsenic asAs2O3 ≤ 2 mg/kg Theo TCVN
Cd Max 1 mg/kg Theo TCVN
Hg Max 0.1 mg/kg Theo TCVN
Dư lượng thuốc trừ
sâu
Không có Theo TCVN
Đường cát
TS Min 90% (w/w) Somogyi
Kim loại nặng quy
ra chì
≤ 10 mg/kg Theo TCVN
Arsenic asAs2O3 ≤ 2 mg/kg Theo TCVN
Syrup
RS% Min 35%(w/v) Somogyi
Kim loại nặng quy
ra chì
≤ 10 mg/kg Theo TCVN
Arsenic asAs2O3 ≤ 2 mg/kg Theo TCVN
Báo Cáo Thực Tập GVHD: Chu Thị Bích Phượng
Page 65
Yêu cầu khác từ nhà cung ứng: nguồn gốc rõ ràng
4.3.2 Kiểm nghiệm hóa chất
Bảng 4.2. Tiêu chuẩn hóa chất 1
Nguyên liệu
Chỉ tiêu
kiểm soát
Phạm vi
kiểm soát
Phương
pháp
Đơn vi phụ
trách
Yêu cầu
khác
H3PO4
Độ thuần
khiết
Min
84%(w/w)
Kiểm soát
trên COA
nhà cung
ứng
P.hóa
nghiệm
trung tâm
Nguồn
gốc rõ
ràng, đạt
chứng
nhận cấp
thực
phẩm và
MSDS
Arsenic Max 3mg/kg
Pb Max 3mg/kg
Fluoride Max 3mg/kg
NAOH
Kiểm tra theo tiêu chuẩn
công bố cấp thực phẩm
HCl
Bảng 4.3. Tiêu chuẩn hóa chất 2
Nguyên
liệu
Hạng mục
kiểm soát
Tiêu chuẩn kiểm
soát
Phương
pháp
Đơn vi phụ
trách
Yêu cầu
khác
H2SO4
H2SO4
Min 96%(w/w)
Kiểm
soát trên
COA nhà
cung ứng
P.hóa
nghiệm
trung tâm
Nguồn
gốc rõ
ràng,COA
và chứng
nhận cấp
thực
Cảm quan
Không màu
trong suốt hoặc
hơi nâu
Báo Cáo Thực Tập GVHD: Chu Thị Bích Phượng
Page 66
Arsenic 3mg Max/kg
phẩm,
MSDS
Fe
Max 0.02%
(w/w)
Pb Max 5mg/kg
Than
hoạt tính
Cl- ≤ 0.25%(w/w)
Ca2+ ≤ 1000 mg/kg
Fe ≤ 500 mg/kg
Độ ẩm Max 55%(w/w)
Arsenic ≤ 2 mg/kg
Chỉ số
iodine
Min 400
Pd Max 10mg/kg
Các hạng mục khác đều phải
đạt yêu cầu mới cho nhập
xưởng
Báo Cáo Thực Tập GVHD: Chu Thị Bích Phượng
Page 67
4.4 Kiểm nghiệm sản phẩm bột ngọt
Bảng 4.4. Chỉ tiêu chất lượng sản phẩm bột ngọt
STT Chỉ tiêu chất lượng
Chu kỳ
lấy mẫu
Đơn vị Yêu cầu
Tài liệu tham
chiếu
1 Cảm quan --- ---
Tinh thể trắng hoặc bột
kết tinh màu trắng
QCVN
4-1:2010/BYT
2 Chấm đen --- --- Max 20/200g Theo yêu cầu
khách hàng và
căn cứ năng lực
thiết bị sản xuất
3 Mùi lạ --- --- Không mùi lạ
4 Độ thuần khiết --- %(w/w) Min 99.0
QCVN
4-1:2010/BYT
5 Độ ẩm --- %(w/w) Max 0.5
QCVN
4-1:2010/BYT
6 Clo (Cl-) --- %(w/) Max 0.2
QCVN
4-1:2010/BYT
7 Độ trong (420 nm) --- % Min 94.0
Tham khảo
Vedan Đài Loan
8 pH --- --- 9.7 – 7.2
QCVN
4-1:2010/BYT
Báo Cáo Thực Tập GVHD: Chu Thị Bích Phượng
Page 68
9 Chì (Pb)
3 tháng 1
lần
mg/kg Max 1.0
QCVN
4-1:2010/BYT
10 Antimon (Sb)
3 tháng 1
lần
mg/kg Max 1.0
46/2007
QĐ/BYT
46/2007
QĐ/BYT
11 Arsen (As)
3 tháng 1
lần
mg/kg Max 5.0
12 Đồng ( Cu)
3 tháng 1
lần
mg/kg Max 30
13 Cadimi (Cd)
3 tháng 1
lần
mg/kg Max 1.0
14 Thủy ngân
3 tháng 1
lần
mg/kg Max 0.05
15 Kẽm
3 tháng 1
lần
mg/kg Max 40
16 Khuẩn coliform
Mỗi tuần
1 lần
MPN/g Max 102
17
Tổng số khuẩn hiếu
khí
Mỗi tuần
1 lần
CFU/g Max 104
18
Tổng số bào tử nấm
men và nấm mốc
Mỗi tuần
1 lần
CFU/g Max 102
19 E. Coli
Mỗi năm
1 lần
CFU/g Max 3
46/2007
QĐ/BYT
Báo Cáo Thực Tập GVHD: Chu Thị Bích Phượng
Page 69
20 Salmonella/25g
Mỗi năm
1 lần
CFU/g ---
21 Staphylococcus
Mỗi năm
một lần
MPN/g Max 102
22 Tính hòa tan
Mỗi năm
một lần
---
Dễ hòa tan trong nước
Tan ít trong etanol
Không tan trong ete
QCVN
4-1:2010/BYT
4.5. Các sự cố xảy ra trong quá trình sản xuất và biện pháp khắc phục
4.5.1. Quá trình tiệt trùng
- Sự cố: nhiệt độ tiệt trùng không đạt, dẫn đến không tiêu diệt hết các vi sinh vật gây hại.
- Nguyên nhân: lượng hơi nóng không đủ lớn và nhiệt độ tiệt trùng không đạt, do xảy ra sự
cố đột ngột do mất điện.
- Khắc phục: điều chỉnh lượng hơi nóng hợp lý và khắc phục nhanh sự cố mất điện.Kiểm tra
lại nhiệt độ của bồn tiệt trùng.
4.5.2. Quá trình lên men
- Sự cố: cánh khuấy không hoạt động, ảnh hưởng đến quá trình lên men.
- Nguyên nhân: do mất điện, do thiết bị không được bảo trì
- Khắc phục: bảo trì thiết bị theo định kỳ.
4.5.3. Quá trình lắng
- Sự cố: lượng cặn còn sót lại, dẫn đến giảm hiệu suất quá trình lọc.
- Nguyên nhân: do thời gian lắng quá ngắn, do lượng than phế cho vào không đủ.
- Khắc phục: điều chỉnh thời gian lắng và lượng than hợp lý.
Báo Cáo Thực Tập GVHD: Chu Thị Bích Phượng
Page 70
4.5.4. Quá trình lọc
- Sự cố: rách màng lọc.
- Nguyên nhân: không kiểm tra bảo trì thiết bị.
- Khắc phục: thay thế màng lọc và bảo trì định kỳ.
4.5.5. Quá trình trao đổi ion
- Sự cố: phát hiện hạt ion chảy ra hỗn hợp với dịch trong, hoặc trong lưới lọc của ống xả
dịch trong thấy có hạt ion.
- Nguyên nhân: không kiểm tra bảo trì định kỳ.
- Khắc phục: tháp lọc này khi tái sinh cần phải tiến hành kiểm tra lưới lọc, đầu ống tim lọc
hoặc mặt bích tiếp nối của các ống lọc của tháp lọc ion này có vết nứt, rách, xì ra cấn thay mới,
hoặc hàn đắp lại. Nhân viên thao tác cần tiến hành kiểm tra xem trong lưới lọc có hạt ion hay
không.
4.5.6. Quá trình kết tinh
- Sự cố: cánh khuấy ngưng hoạt động dẫn đến tinh thể bột ngọt lắng xuống đáy thiết bị.
- Nguyên nhân: mất điện đột ngột.
- Khắc phục: khi cúp điện trước tiên đóng kín toàn bộ các van hơi nhiệt, nhập liệu và van
nước vào bồn kết tinh, kiểm tra nồng độ và khối lượng của từng bồn để khi có điện trở lại những
bồn có nồng độ cao và khối lượng nhiều cần xử lý trước. Khi có điện trở lại phải chờ đồng hồ chân
không của bồn kết tinh đạt (<-600 mmHg) mới khởi động lại cánh khuấy bằng cách bấm nút khởi
động và tắt mở liên tục nhiều lần đến khi cánh khuấy hoạt động bình thường. Nếu không thể khởi
động lại cánh khuấy thì phải xả bồn để xử lý.
4.5.7. Quá trình sấy
- Sự cố: thiết bị ngưng hoạt động.Bột ngọt sấy còn ẩm
- Nguyên nhân: do thiếu bột ngọt hoặc do hư kẹt bạc đạn motor sàng sấy. Nhiệt độ sấy không
đạt.
 báo cáo thực tập tại công ty vedan, 9 điểm mới nhất
 báo cáo thực tập tại công ty vedan, 9 điểm mới nhất
 báo cáo thực tập tại công ty vedan, 9 điểm mới nhất

More Related Content

What's hot

Bài thuyết trình sản phẩm mới
Bài thuyết trình sản phẩm mớiBài thuyết trình sản phẩm mới
Bài thuyết trình sản phẩm mớitamylinh
 
Bài tiểu luận vệ sinh an toàn thực phẩm
Bài tiểu luận vệ sinh an toàn thực phẩmBài tiểu luận vệ sinh an toàn thực phẩm
Bài tiểu luận vệ sinh an toàn thực phẩmYenPhuong16
 
Công nghệ sản xuất nước giải khát có gas
Công nghệ sản xuất nước giải khát có gasCông nghệ sản xuất nước giải khát có gas
Công nghệ sản xuất nước giải khát có gasFood chemistry-09.1800.1595
 
công nghệ sản xuất chè đen
công nghệ sản xuất chè đen công nghệ sản xuất chè đen
công nghệ sản xuất chè đen Lô Vĩ Vi Vi
 
Nguyễn ngộ - Công nghệ đường mía
Nguyễn ngộ - Công nghệ đường míaNguyễn ngộ - Công nghệ đường mía
Nguyễn ngộ - Công nghệ đường míaHang Bui
 
Quá trình lên men bia
Quá trình lên men biaQuá trình lên men bia
Quá trình lên men biaLanh Nguyen
 
Cac qua trinh vi sinh quan trong trong che bien va bao quan thuc pham
Cac qua trinh vi sinh quan trong trong che bien va bao quan thuc phamCac qua trinh vi sinh quan trong trong che bien va bao quan thuc pham
Cac qua trinh vi sinh quan trong trong che bien va bao quan thuc phamNguyen Thanh Tu Collection
 
Nước trái cây lên men
Nước trái cây lên menNước trái cây lên men
Nước trái cây lên mendvt_the
 
Cong nghe che bien duong va san pham duong
Cong nghe che bien duong va san pham duongCong nghe che bien duong va san pham duong
Cong nghe che bien duong va san pham duongLuong NguyenThanh
 
Nghiên cứu sản xuất nước nha đam mật ong
Nghiên cứu sản xuất nước nha đam mật ongNghiên cứu sản xuất nước nha đam mật ong
Nghiên cứu sản xuất nước nha đam mật ongTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
168334925 đánh-giá-cảm-quan
168334925 đánh-giá-cảm-quan168334925 đánh-giá-cảm-quan
168334925 đánh-giá-cảm-quanhuyen2204
 
Qúa trình sản xuất bột ngọt AJINOMOTO
Qúa trình sản xuất bột ngọt AJINOMOTOQúa trình sản xuất bột ngọt AJINOMOTO
Qúa trình sản xuất bột ngọt AJINOMOTON3 Q
 
Nghiên cứu sản xuất tinh bột kháng tiêu hóa từ tinh bột đậu xanh và ứng dụng ...
Nghiên cứu sản xuất tinh bột kháng tiêu hóa từ tinh bột đậu xanh và ứng dụng ...Nghiên cứu sản xuất tinh bột kháng tiêu hóa từ tinh bột đậu xanh và ứng dụng ...
Nghiên cứu sản xuất tinh bột kháng tiêu hóa từ tinh bột đậu xanh và ứng dụng ...Man_Ebook
 
mô hình kinh doanh trà sữa, bánh ngọt
mô hình kinh doanh trà sữa, bánh ngọtmô hình kinh doanh trà sữa, bánh ngọt
mô hình kinh doanh trà sữa, bánh ngọtGấu Đồng Bằng
 

What's hot (20)

Bài thuyết trình sản phẩm mới
Bài thuyết trình sản phẩm mớiBài thuyết trình sản phẩm mới
Bài thuyết trình sản phẩm mới
 
Công nghệ sản xuất mì chính
Công nghệ sản xuất mì chínhCông nghệ sản xuất mì chính
Công nghệ sản xuất mì chính
 
Đồ Án Phát Triển Sản Phẩm Thực Phẩm Sữa Chua Dẻo Hoa Đậu Biếc.docx
Đồ Án Phát Triển Sản Phẩm Thực Phẩm Sữa Chua Dẻo Hoa Đậu Biếc.docxĐồ Án Phát Triển Sản Phẩm Thực Phẩm Sữa Chua Dẻo Hoa Đậu Biếc.docx
Đồ Án Phát Triển Sản Phẩm Thực Phẩm Sữa Chua Dẻo Hoa Đậu Biếc.docx
 
Bài tiểu luận vệ sinh an toàn thực phẩm
Bài tiểu luận vệ sinh an toàn thực phẩmBài tiểu luận vệ sinh an toàn thực phẩm
Bài tiểu luận vệ sinh an toàn thực phẩm
 
Công nghệ sản xuất nước giải khát có gas
Công nghệ sản xuất nước giải khát có gasCông nghệ sản xuất nước giải khát có gas
Công nghệ sản xuất nước giải khát có gas
 
công nghệ sản xuất chè đen
công nghệ sản xuất chè đen công nghệ sản xuất chè đen
công nghệ sản xuất chè đen
 
Nguyễn ngộ - Công nghệ đường mía
Nguyễn ngộ - Công nghệ đường míaNguyễn ngộ - Công nghệ đường mía
Nguyễn ngộ - Công nghệ đường mía
 
Quá trình lên men bia
Quá trình lên men biaQuá trình lên men bia
Quá trình lên men bia
 
Cac qua trinh vi sinh quan trong trong che bien va bao quan thuc pham
Cac qua trinh vi sinh quan trong trong che bien va bao quan thuc phamCac qua trinh vi sinh quan trong trong che bien va bao quan thuc pham
Cac qua trinh vi sinh quan trong trong che bien va bao quan thuc pham
 
Nước trái cây lên men
Nước trái cây lên menNước trái cây lên men
Nước trái cây lên men
 
Thành phần nguyên liệu bia
Thành phần nguyên liệu biaThành phần nguyên liệu bia
Thành phần nguyên liệu bia
 
Công nghệ lên men bia
Công nghệ lên men biaCông nghệ lên men bia
Công nghệ lên men bia
 
Cong nghe che bien duong va san pham duong
Cong nghe che bien duong va san pham duongCong nghe che bien duong va san pham duong
Cong nghe che bien duong va san pham duong
 
Nghiên cứu sản xuất nước nha đam mật ong
Nghiên cứu sản xuất nước nha đam mật ongNghiên cứu sản xuất nước nha đam mật ong
Nghiên cứu sản xuất nước nha đam mật ong
 
168334925 đánh-giá-cảm-quan
168334925 đánh-giá-cảm-quan168334925 đánh-giá-cảm-quan
168334925 đánh-giá-cảm-quan
 
Qúa trình sản xuất bột ngọt AJINOMOTO
Qúa trình sản xuất bột ngọt AJINOMOTOQúa trình sản xuất bột ngọt AJINOMOTO
Qúa trình sản xuất bột ngọt AJINOMOTO
 
Nghiên cứu sản xuất tinh bột kháng tiêu hóa từ tinh bột đậu xanh và ứng dụng ...
Nghiên cứu sản xuất tinh bột kháng tiêu hóa từ tinh bột đậu xanh và ứng dụng ...Nghiên cứu sản xuất tinh bột kháng tiêu hóa từ tinh bột đậu xanh và ứng dụng ...
Nghiên cứu sản xuất tinh bột kháng tiêu hóa từ tinh bột đậu xanh và ứng dụng ...
 
Đánh giá chất lương thực phẩm
Đánh giá chất lương thực phẩmĐánh giá chất lương thực phẩm
Đánh giá chất lương thực phẩm
 
Báo cáo thực tập: Quy trình công nghệ chế biến TÔM, RẤY HAY
Báo cáo thực tập: Quy trình công nghệ chế biến TÔM, RẤY HAYBáo cáo thực tập: Quy trình công nghệ chế biến TÔM, RẤY HAY
Báo cáo thực tập: Quy trình công nghệ chế biến TÔM, RẤY HAY
 
mô hình kinh doanh trà sữa, bánh ngọt
mô hình kinh doanh trà sữa, bánh ngọtmô hình kinh doanh trà sữa, bánh ngọt
mô hình kinh doanh trà sữa, bánh ngọt
 

Similar to báo cáo thực tập tại công ty vedan, 9 điểm mới nhất

BÁO CÁO TỐT NGHIỆP NGÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP NGÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH - KẾ TOÁNBÁO CÁO TỐT NGHIỆP NGÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP NGÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH - KẾ TOÁNThuy Ngo
 
Climate and Development : An Agenda for Action - Emerging Insights from World...
Climate and Development : An Agenda for Action - Emerging Insights from World...Climate and Development : An Agenda for Action - Emerging Insights from World...
Climate and Development : An Agenda for Action - Emerging Insights from World...truongpham362890
 
hoach-dinh-chien-luoc-cua-doanh-nghiep-vinamilk.doc
hoach-dinh-chien-luoc-cua-doanh-nghiep-vinamilk.dochoach-dinh-chien-luoc-cua-doanh-nghiep-vinamilk.doc
hoach-dinh-chien-luoc-cua-doanh-nghiep-vinamilk.docMinhTrnNht7
 
Đề tài: Phân tích tình hình tài chính công ty thực phẩm Minh Dương - Gửi miễn...
Đề tài: Phân tích tình hình tài chính công ty thực phẩm Minh Dương - Gửi miễn...Đề tài: Phân tích tình hình tài chính công ty thực phẩm Minh Dương - Gửi miễn...
Đề tài: Phân tích tình hình tài chính công ty thực phẩm Minh Dương - Gửi miễn...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
tieu-luan-quan-tri-chien-luoc-tai-cong-ty-sua-vinamilk.doc
tieu-luan-quan-tri-chien-luoc-tai-cong-ty-sua-vinamilk.doctieu-luan-quan-tri-chien-luoc-tai-cong-ty-sua-vinamilk.doc
tieu-luan-quan-tri-chien-luoc-tai-cong-ty-sua-vinamilk.docMinhTrnNht7
 
Đề tài: Phát triển ngành hàng snack tại công ty cổ phần chế biến thực phẩm Ki...
Đề tài: Phát triển ngành hàng snack tại công ty cổ phần chế biến thực phẩm Ki...Đề tài: Phát triển ngành hàng snack tại công ty cổ phần chế biến thực phẩm Ki...
Đề tài: Phát triển ngành hàng snack tại công ty cổ phần chế biến thực phẩm Ki...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Tiểu luận phân tích báo cáo thương niên vinamilk năm 2013
Tiểu luận phân tích báo cáo thương niên vinamilk năm 2013Tiểu luận phân tích báo cáo thương niên vinamilk năm 2013
Tiểu luận phân tích báo cáo thương niên vinamilk năm 2013Han Nguyen
 
Hoàn thiện giải pháp marketing- mix nhằm phát triển thị trường nước khoáng củ...
Hoàn thiện giải pháp marketing- mix nhằm phát triển thị trường nước khoáng củ...Hoàn thiện giải pháp marketing- mix nhằm phát triển thị trường nước khoáng củ...
Hoàn thiện giải pháp marketing- mix nhằm phát triển thị trường nước khoáng củ...luanvantrust
 
Đề tài báo cáo thực tập tuyển dụng nguồn nhân lực 9 điểm 2017
Đề tài báo cáo thực tập tuyển dụng nguồn nhân lực 9 điểm 2017Đề tài báo cáo thực tập tuyển dụng nguồn nhân lực 9 điểm 2017
Đề tài báo cáo thực tập tuyển dụng nguồn nhân lực 9 điểm 2017Luận Văn 1800
 

Similar to báo cáo thực tập tại công ty vedan, 9 điểm mới nhất (20)

BÁO CÁO TỐT NGHIỆP NGÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP NGÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH - KẾ TOÁNBÁO CÁO TỐT NGHIỆP NGÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP NGÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN
 
QT063.doc
QT063.docQT063.doc
QT063.doc
 
Mẫu đề tài hoàn thiện chiến lược sản phẩm cho công ty hay nhất
Mẫu đề tài hoàn thiện chiến lược sản phẩm cho công ty hay nhất Mẫu đề tài hoàn thiện chiến lược sản phẩm cho công ty hay nhất
Mẫu đề tài hoàn thiện chiến lược sản phẩm cho công ty hay nhất
 
Climate and Development : An Agenda for Action - Emerging Insights from World...
Climate and Development : An Agenda for Action - Emerging Insights from World...Climate and Development : An Agenda for Action - Emerging Insights from World...
Climate and Development : An Agenda for Action - Emerging Insights from World...
 
Đề tài: Phát triển ngành hàng snack tại công ty chế biến thực phẩm
Đề tài: Phát triển ngành hàng snack tại công ty chế biến thực phẩmĐề tài: Phát triển ngành hàng snack tại công ty chế biến thực phẩm
Đề tài: Phát triển ngành hàng snack tại công ty chế biến thực phẩm
 
QT106.doc
QT106.docQT106.doc
QT106.doc
 
hoach-dinh-chien-luoc-cua-doanh-nghiep-vinamilk.doc
hoach-dinh-chien-luoc-cua-doanh-nghiep-vinamilk.dochoach-dinh-chien-luoc-cua-doanh-nghiep-vinamilk.doc
hoach-dinh-chien-luoc-cua-doanh-nghiep-vinamilk.doc
 
Đề tài: Phân tích tình hình tài chính công ty thực phẩm Minh Dương - Gửi miễn...
Đề tài: Phân tích tình hình tài chính công ty thực phẩm Minh Dương - Gửi miễn...Đề tài: Phân tích tình hình tài chính công ty thực phẩm Minh Dương - Gửi miễn...
Đề tài: Phân tích tình hình tài chính công ty thực phẩm Minh Dương - Gửi miễn...
 
Bai phan tich hdkd
Bai phan tich hdkdBai phan tich hdkd
Bai phan tich hdkd
 
tieu-luan-quan-tri-chien-luoc-tai-cong-ty-sua-vinamilk.doc
tieu-luan-quan-tri-chien-luoc-tai-cong-ty-sua-vinamilk.doctieu-luan-quan-tri-chien-luoc-tai-cong-ty-sua-vinamilk.doc
tieu-luan-quan-tri-chien-luoc-tai-cong-ty-sua-vinamilk.doc
 
Qt063
Qt063Qt063
Qt063
 
Ttcb hoàn
Ttcb hoànTtcb hoàn
Ttcb hoàn
 
QT028.Doc
QT028.DocQT028.Doc
QT028.Doc
 
MAR16.doc
MAR16.docMAR16.doc
MAR16.doc
 
QT143.doc
QT143.docQT143.doc
QT143.doc
 
Mẫu Báo cáo thực tập tại công ty cổ phần Kinh Đô, HAY NHẤT
Mẫu Báo cáo thực tập tại công ty cổ phần Kinh Đô, HAY NHẤTMẫu Báo cáo thực tập tại công ty cổ phần Kinh Đô, HAY NHẤT
Mẫu Báo cáo thực tập tại công ty cổ phần Kinh Đô, HAY NHẤT
 
Đề tài: Phát triển ngành hàng snack tại công ty cổ phần chế biến thực phẩm Ki...
Đề tài: Phát triển ngành hàng snack tại công ty cổ phần chế biến thực phẩm Ki...Đề tài: Phát triển ngành hàng snack tại công ty cổ phần chế biến thực phẩm Ki...
Đề tài: Phát triển ngành hàng snack tại công ty cổ phần chế biến thực phẩm Ki...
 
Tiểu luận phân tích báo cáo thương niên vinamilk năm 2013
Tiểu luận phân tích báo cáo thương niên vinamilk năm 2013Tiểu luận phân tích báo cáo thương niên vinamilk năm 2013
Tiểu luận phân tích báo cáo thương niên vinamilk năm 2013
 
Hoàn thiện giải pháp marketing- mix nhằm phát triển thị trường nước khoáng củ...
Hoàn thiện giải pháp marketing- mix nhằm phát triển thị trường nước khoáng củ...Hoàn thiện giải pháp marketing- mix nhằm phát triển thị trường nước khoáng củ...
Hoàn thiện giải pháp marketing- mix nhằm phát triển thị trường nước khoáng củ...
 
Đề tài báo cáo thực tập tuyển dụng nguồn nhân lực 9 điểm 2017
Đề tài báo cáo thực tập tuyển dụng nguồn nhân lực 9 điểm 2017Đề tài báo cáo thực tập tuyển dụng nguồn nhân lực 9 điểm 2017
Đề tài báo cáo thực tập tuyển dụng nguồn nhân lực 9 điểm 2017
 

More from Luanvantot.com 0934.573.149

Phân tích báo cáo tài chính công ty bóng đèn rạng đông
 Phân tích báo cáo tài chính công ty bóng đèn rạng đông Phân tích báo cáo tài chính công ty bóng đèn rạng đông
Phân tích báo cáo tài chính công ty bóng đèn rạng đôngLuanvantot.com 0934.573.149
 
Đề tiểu luận hết học phần môn luật hình sự việt nam
 Đề tiểu luận hết học phần môn luật hình sự việt nam Đề tiểu luận hết học phần môn luật hình sự việt nam
Đề tiểu luận hết học phần môn luật hình sự việt namLuanvantot.com 0934.573.149
 
Nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức trung tâm quản lý hạ tầng giao thông đư...
Nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức trung tâm quản lý hạ tầng giao thông đư...Nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức trung tâm quản lý hạ tầng giao thông đư...
Nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức trung tâm quản lý hạ tầng giao thông đư...Luanvantot.com 0934.573.149
 
Báo cáo thực tập nâng cao hiệu quả quản lí chuỗi cung ứng
Báo cáo thực tập nâng cao hiệu quả quản lí chuỗi cung ứngBáo cáo thực tập nâng cao hiệu quả quản lí chuỗi cung ứng
Báo cáo thực tập nâng cao hiệu quả quản lí chuỗi cung ứngLuanvantot.com 0934.573.149
 
Báo cáo thực tập tại chi cục thi hành án dân sự ,9 điểm
Báo cáo thực tập tại chi cục thi hành án dân sự ,9 điểmBáo cáo thực tập tại chi cục thi hành án dân sự ,9 điểm
Báo cáo thực tập tại chi cục thi hành án dân sự ,9 điểmLuanvantot.com 0934.573.149
 
Khoá luận từ địa phương trong một số tác phẩm của nguyễn nhật ánh
 Khoá luận từ địa phương trong một số tác phẩm của nguyễn nhật ánh Khoá luận từ địa phương trong một số tác phẩm của nguyễn nhật ánh
Khoá luận từ địa phương trong một số tác phẩm của nguyễn nhật ánhLuanvantot.com 0934.573.149
 
Báo cáo thực tập tổng hợp ngành luật kinh tế
Báo cáo thực tập tổng hợp ngành luật kinh tếBáo cáo thực tập tổng hợp ngành luật kinh tế
Báo cáo thực tập tổng hợp ngành luật kinh tếLuanvantot.com 0934.573.149
 
Phát huy năng lực tự học của học sinh thông qua đổi mới phương pháp dạy học m...
Phát huy năng lực tự học của học sinh thông qua đổi mới phương pháp dạy học m...Phát huy năng lực tự học của học sinh thông qua đổi mới phương pháp dạy học m...
Phát huy năng lực tự học của học sinh thông qua đổi mới phương pháp dạy học m...Luanvantot.com 0934.573.149
 
Sáng kiến ứng dụng trò chơi vận môn thể dục cho học sinh
Sáng kiến ứng dụng trò chơi vận môn thể dục cho học sinhSáng kiến ứng dụng trò chơi vận môn thể dục cho học sinh
Sáng kiến ứng dụng trò chơi vận môn thể dục cho học sinhLuanvantot.com 0934.573.149
 
Sáng kiến ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học cho học sinh
Sáng kiến ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học cho học sinhSáng kiến ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học cho học sinh
Sáng kiến ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học cho học sinhLuanvantot.com 0934.573.149
 
Trọn bộ 98 đề tài báo cáo lý luận nhà nước và pháp luật
 Trọn bộ 98 đề tài báo cáo lý luận nhà nước và pháp luật  Trọn bộ 98 đề tài báo cáo lý luận nhà nước và pháp luật
Trọn bộ 98 đề tài báo cáo lý luận nhà nước và pháp luật Luanvantot.com 0934.573.149
 
Đề tài báo cáo khoá luận luật hiến pháp
 Đề tài báo cáo khoá luận luật hiến pháp  Đề tài báo cáo khoá luận luật hiến pháp
Đề tài báo cáo khoá luận luật hiến pháp Luanvantot.com 0934.573.149
 
Trọn bộ đề tài báo cáo khoá luận luật hình sự
Trọn bộ đề tài báo cáo khoá luận luật hình sự Trọn bộ đề tài báo cáo khoá luận luật hình sự
Trọn bộ đề tài báo cáo khoá luận luật hình sự Luanvantot.com 0934.573.149
 
Đề tài báo cáo khoá luận luật dân sự
Đề tài báo cáo khoá luận luật dân sựĐề tài báo cáo khoá luận luật dân sự
Đề tài báo cáo khoá luận luật dân sựLuanvantot.com 0934.573.149
 
Báo cáo thực tập ngành quản trị khách sạn
Báo cáo thực tập ngành quản trị khách sạnBáo cáo thực tập ngành quản trị khách sạn
Báo cáo thực tập ngành quản trị khách sạnLuanvantot.com 0934.573.149
 
Đánh giá công tác tạo động lực làm việc cho nhân viên tại công ty tnhh glod p...
Đánh giá công tác tạo động lực làm việc cho nhân viên tại công ty tnhh glod p...Đánh giá công tác tạo động lực làm việc cho nhân viên tại công ty tnhh glod p...
Đánh giá công tác tạo động lực làm việc cho nhân viên tại công ty tnhh glod p...Luanvantot.com 0934.573.149
 
Bài thu hoạch lớp bồi dưỡng nghiệp vụ hộ tịch công chức 9 điểm
 Bài thu hoạch lớp bồi dưỡng nghiệp vụ hộ tịch công chức 9 điểm Bài thu hoạch lớp bồi dưỡng nghiệp vụ hộ tịch công chức 9 điểm
Bài thu hoạch lớp bồi dưỡng nghiệp vụ hộ tịch công chức 9 điểmLuanvantot.com 0934.573.149
 
Cách viết báo cáo thực tập cao đẳng du lịch sài gòn điểm cao
Cách viết báo cáo thực tập cao đẳng du lịch sài gòn điểm cao Cách viết báo cáo thực tập cao đẳng du lịch sài gòn điểm cao
Cách viết báo cáo thực tập cao đẳng du lịch sài gòn điểm cao Luanvantot.com 0934.573.149
 
Chuyên đề về hệ thống ota trong kinh doanh khách sạn
Chuyên đề về hệ thống ota trong kinh doanh khách sạn Chuyên đề về hệ thống ota trong kinh doanh khách sạn
Chuyên đề về hệ thống ota trong kinh doanh khách sạn Luanvantot.com 0934.573.149
 
Lập kế hoạch và quản lý quy trình nhập khẩu ở công ty hồng lương
Lập kế hoạch và quản lý quy trình nhập khẩu ở công ty hồng lươngLập kế hoạch và quản lý quy trình nhập khẩu ở công ty hồng lương
Lập kế hoạch và quản lý quy trình nhập khẩu ở công ty hồng lươngLuanvantot.com 0934.573.149
 

More from Luanvantot.com 0934.573.149 (20)

Phân tích báo cáo tài chính công ty bóng đèn rạng đông
 Phân tích báo cáo tài chính công ty bóng đèn rạng đông Phân tích báo cáo tài chính công ty bóng đèn rạng đông
Phân tích báo cáo tài chính công ty bóng đèn rạng đông
 
Đề tiểu luận hết học phần môn luật hình sự việt nam
 Đề tiểu luận hết học phần môn luật hình sự việt nam Đề tiểu luận hết học phần môn luật hình sự việt nam
Đề tiểu luận hết học phần môn luật hình sự việt nam
 
Nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức trung tâm quản lý hạ tầng giao thông đư...
Nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức trung tâm quản lý hạ tầng giao thông đư...Nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức trung tâm quản lý hạ tầng giao thông đư...
Nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức trung tâm quản lý hạ tầng giao thông đư...
 
Báo cáo thực tập nâng cao hiệu quả quản lí chuỗi cung ứng
Báo cáo thực tập nâng cao hiệu quả quản lí chuỗi cung ứngBáo cáo thực tập nâng cao hiệu quả quản lí chuỗi cung ứng
Báo cáo thực tập nâng cao hiệu quả quản lí chuỗi cung ứng
 
Báo cáo thực tập tại chi cục thi hành án dân sự ,9 điểm
Báo cáo thực tập tại chi cục thi hành án dân sự ,9 điểmBáo cáo thực tập tại chi cục thi hành án dân sự ,9 điểm
Báo cáo thực tập tại chi cục thi hành án dân sự ,9 điểm
 
Khoá luận từ địa phương trong một số tác phẩm của nguyễn nhật ánh
 Khoá luận từ địa phương trong một số tác phẩm của nguyễn nhật ánh Khoá luận từ địa phương trong một số tác phẩm của nguyễn nhật ánh
Khoá luận từ địa phương trong một số tác phẩm của nguyễn nhật ánh
 
Báo cáo thực tập tổng hợp ngành luật kinh tế
Báo cáo thực tập tổng hợp ngành luật kinh tếBáo cáo thực tập tổng hợp ngành luật kinh tế
Báo cáo thực tập tổng hợp ngành luật kinh tế
 
Phát huy năng lực tự học của học sinh thông qua đổi mới phương pháp dạy học m...
Phát huy năng lực tự học của học sinh thông qua đổi mới phương pháp dạy học m...Phát huy năng lực tự học của học sinh thông qua đổi mới phương pháp dạy học m...
Phát huy năng lực tự học của học sinh thông qua đổi mới phương pháp dạy học m...
 
Sáng kiến ứng dụng trò chơi vận môn thể dục cho học sinh
Sáng kiến ứng dụng trò chơi vận môn thể dục cho học sinhSáng kiến ứng dụng trò chơi vận môn thể dục cho học sinh
Sáng kiến ứng dụng trò chơi vận môn thể dục cho học sinh
 
Sáng kiến ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học cho học sinh
Sáng kiến ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học cho học sinhSáng kiến ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học cho học sinh
Sáng kiến ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học cho học sinh
 
Trọn bộ 98 đề tài báo cáo lý luận nhà nước và pháp luật
 Trọn bộ 98 đề tài báo cáo lý luận nhà nước và pháp luật  Trọn bộ 98 đề tài báo cáo lý luận nhà nước và pháp luật
Trọn bộ 98 đề tài báo cáo lý luận nhà nước và pháp luật
 
Đề tài báo cáo khoá luận luật hiến pháp
 Đề tài báo cáo khoá luận luật hiến pháp  Đề tài báo cáo khoá luận luật hiến pháp
Đề tài báo cáo khoá luận luật hiến pháp
 
Trọn bộ đề tài báo cáo khoá luận luật hình sự
Trọn bộ đề tài báo cáo khoá luận luật hình sự Trọn bộ đề tài báo cáo khoá luận luật hình sự
Trọn bộ đề tài báo cáo khoá luận luật hình sự
 
Đề tài báo cáo khoá luận luật dân sự
Đề tài báo cáo khoá luận luật dân sựĐề tài báo cáo khoá luận luật dân sự
Đề tài báo cáo khoá luận luật dân sự
 
Báo cáo thực tập ngành quản trị khách sạn
Báo cáo thực tập ngành quản trị khách sạnBáo cáo thực tập ngành quản trị khách sạn
Báo cáo thực tập ngành quản trị khách sạn
 
Đánh giá công tác tạo động lực làm việc cho nhân viên tại công ty tnhh glod p...
Đánh giá công tác tạo động lực làm việc cho nhân viên tại công ty tnhh glod p...Đánh giá công tác tạo động lực làm việc cho nhân viên tại công ty tnhh glod p...
Đánh giá công tác tạo động lực làm việc cho nhân viên tại công ty tnhh glod p...
 
Bài thu hoạch lớp bồi dưỡng nghiệp vụ hộ tịch công chức 9 điểm
 Bài thu hoạch lớp bồi dưỡng nghiệp vụ hộ tịch công chức 9 điểm Bài thu hoạch lớp bồi dưỡng nghiệp vụ hộ tịch công chức 9 điểm
Bài thu hoạch lớp bồi dưỡng nghiệp vụ hộ tịch công chức 9 điểm
 
Cách viết báo cáo thực tập cao đẳng du lịch sài gòn điểm cao
Cách viết báo cáo thực tập cao đẳng du lịch sài gòn điểm cao Cách viết báo cáo thực tập cao đẳng du lịch sài gòn điểm cao
Cách viết báo cáo thực tập cao đẳng du lịch sài gòn điểm cao
 
Chuyên đề về hệ thống ota trong kinh doanh khách sạn
Chuyên đề về hệ thống ota trong kinh doanh khách sạn Chuyên đề về hệ thống ota trong kinh doanh khách sạn
Chuyên đề về hệ thống ota trong kinh doanh khách sạn
 
Lập kế hoạch và quản lý quy trình nhập khẩu ở công ty hồng lương
Lập kế hoạch và quản lý quy trình nhập khẩu ở công ty hồng lươngLập kế hoạch và quản lý quy trình nhập khẩu ở công ty hồng lương
Lập kế hoạch và quản lý quy trình nhập khẩu ở công ty hồng lương
 

Recently uploaded

Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHThaoPhuong154017
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )lamdapoet123
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào môBryan Williams
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocVnPhan58
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdfdong92356
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Học viện Kstudy
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11zedgaming208
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 

báo cáo thực tập tại công ty vedan, 9 điểm mới nhất

  • 1. Báo Cáo Thực Tập GVHD: Chu Thị Bích Phượng Page 1 BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI CÔNG TY VEDAN Tham khảo thêm tài liệu tại Luanvantot.com Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận,Báo Cáo Khoá Luận, Luận Văn Zalo Hỗ Trợ : 0934.573.149
  • 2. Báo Cáo Thực Tập GVHD: Chu Thị Bích Phượng Page 2 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY VEDAN 1.1.Lịch sử hình thành và phát triển Xí nghiệp Vedan Đài Loan được thành lập từ năm 1954 tại thị trấn Sa Lộc, huyện Đài Trung, Đài Loan sau nhiều năm lao tâm khổ tứ xây dựng quy hoạch của Ngài Hội trưởng Dương Thâm Ba, và các Ngài Hội phó Dương Kỳ Nam, Dương Thanh Khâm và Ngài Chủ tịch Hội đồng quản trị Dương Đầu Hùng. Ngay sau khi mới thành lập, Vedan đã xác định sử dụng công nghệ sinh học tiên tiến nhất để sáng tạo ra những sản phẩm mới, có giá trị cao nhằm cung cấp cho thị trường, đồng thời không ngừng đầu tư nghiên cứu phát triển. Và đó cũng chính là mục tiêu hướng tới của công ty Vedan nhằm đóng góp cho xã hội. Công Ty Cổ Phần Hữu Hạn Vedan Việt Nam (Vedan Việt Nam) được thành lập từ năm 1991 tại xã Phước Thái, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai, cách thành phố lớn nhất của Việt Nam – Thành phố Hồ Chí Minh về phía Đông khoảng 70 Km, trên một diện đất rộng 120ha, là một khu công nghiệp tổng hợp chế biến thực phẩm và công nghệ sinh học hiện đại, hiện đã đưa vào hoạt động sản xuất, sử dụng các công trình bao gồm: nhà máy tinh bột nước đường, nhà máy bột ngọt, nhà máy tinh bột biến đổi, nhà máy sud-acid, nhà máy Lysine, nhà máy phát điện có trích hơi, nhà máy PGA, nhà máy phân bón hữu cơ khoáng Vedagro dạng viên, hệ thống xử lý nước thải bằng công nghệ tiên tiến, cảng chuyên dùng Phước Thái Vedan, các trục đường bê tông nhựa chuyên dùng, và các công trình, cơ sở hạ tầng tại các khu vực hành chính, phúc lợi nhân viên, khu vui chơi giải trí… Từ khi thành lập tại xã Phước Thái – Long Thành – Đồng Nai, cho đến nay, Công ty Vedan Việt Nam đã mở rộng đầu tư phát triển mở rộng các cơ sở chi nhánh tại các tỉnh thành trong cả nước như: Hình 1.1. Logo công ty Vedan
  • 3. Báo Cáo Thực Tập GVHD: Chu Thị Bích Phượng Page 3  Hà Nội : số 34, lô 1A, Trung yên 11 B, P. An Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội Fax: 04 37833720 Đt: 04 37833721  Phước Long (Bình Phước): thôn Tân Phú, xã Bù Nho, Bù Gia Mập, Bình Phước Fax : 0651 3777631 Đt : 0651 3777672  Bình Thuận : xã Tân Lập, Hàm Thuận Nam, Hà Tĩnh Fax : 062 3869372 Đt : 062 3869371  Hà Tĩnh: xã Kỳ Sơn, Kỳ Anh, Hà Tĩnh Fax : 0393734349 Đt : 0393734341 Công ty TNHH ORSAN Việt Nam tại TP. Hồ Chí Minh : HL 9, P. Tân Thới Hiệp, Q.12 Fax : 08 37171420 Đt : 08 37171428 Công ty TNHH VEYU tại tỉnh Gia Lai: p.Tân An, thị xã An Khê, Gia Lai Fax : 059 3832286 Đt : 059 3832282 Trong quá trình mở rộng quy mô đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, Vedan Việt Nam cũng đã tạo dựng một loạt hệ thống đại lý và các kênh phân phối tiêu thụ trên cả nước. Ngày 8/11/2002 tập đoàn Vedan Đài Loan quyết định chuyển nhượng toàn bộ quyền lợi và nghĩa vụ của Tập đoàn các Xí nghiệp liên hợp Vedan (Đài Loan) trong công ty cổ
  • 4. Báo Cáo Thực Tập GVHD: Chu Thị Bích Phượng Page 4 phần hữu hạn Vedan - Việt Nam cho Công ty Burghley Enterprises Pte, Ltd (Singapore) vừa được Bộ Kế hoạch và Đầu tư chính thức phê chuẩn. Quyết định này cho phép Burghley Enterprises thành lập công ty 100% vốn nước ngoài để sản xuất tinh bột, nước đường, mì chính, sản phẩm công nghệ sinh học, sud, acid, xây dựng các nhà máy thực phẩm mì ăn liền, nước giải khát, rau câu xanh lục. Công ty này sẽ sở hữu cụm sản xuất phát điện công suất 50 MW tại xã Phước Thái, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai và nhà máy chế biến tinh bột mì Phước Long tại xã Bù Nho, huyện Phước Long, tỉnh Bình Phước. Burghley Enterprises có vốn đầu tư đăng ký trên 387 triệu USD, vốn pháp định 99 triệu USD. Công ty Vedan trước đây là công ty riêng biệt đầu tiên đầu tư vào khu đất này, nhưng sau đó lại có sự xuất hiện của khu công nghiệp Gò Dầu với chủ đầu tư là công ty Sonadezi. Để tiện lợi cho việc hoạt động sản xuất kinh doanh, Vedan đã liên kết vào khu công nghiệp Gò Dầu tạo thành khu công nghiệp Gò Dầu - Vedan ngày nay. Tính đến nay đã có 21 nhà đầu tư vào khu công nghiệp Gò Dầu, một số doanh nghiệp đến từ Hàn Quốc, Đài Loan, Mỹ… Với hệ thống các nhà máy được đặt ở nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ như Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Việt Nam. Vedan thực sự là một Tập đoàn lớn và uy tín trên thế giới. Sản phẩm của Vedan được đảm bảo từ khâu nguyên liệu đến thành phẩm. Không giống các đơn vị sản xuất khác, Vedan có vùng trồng nguyên liệu riêng của mình, được đảm bảo từ giống cây trồng, khâu trồng trọt, thu hoạch đến sản xuất, bảo quản và vận chuyển. Do vậy mà sản phẩm của Vedan rất được tín nhiệm trên toàn cầu. 1.2.Các thành tựu và mục tiêu phát triển trong tương lai Công Ty Cổ Phần Hữu Hạn Vedan Việt Nam được Ngài Dương Đầu Hùng - Chủ tịch Hội đồng quản trị và Ngài Dương Khôn Tường – Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị ngay từ ban đầu đã có kế hoạch xây dựng và phát triển với quy mô lớn và đầu tư lâu dài. Từ khi
  • 5. Báo Cáo Thực Tập GVHD: Chu Thị Bích Phượng Page 5 bắt đầu xây dựng nhà máy, Vedan Việt Nam đã xác định mục tiêu “Cắm rễ tại Việt Nam - Kinh doanh lâu dài ”. Đến nay, Công ty Vedan Việt Nam đã có công góp phần cho sự phát triển kinh tế xã hội, cũng như sự đóng góp cho ngân sách nhà nước tại địa phương tỉnh Đồng Nai. Đồng thời trong quá trình phát triển, hàng năm công ty không ngừng gia tăng tổng vốn đầu tư, nhằm mục tiêu xây dựng Công ty Vedan Việt Nam trở thành cơ sở sản suất và cung ứng những sản phẩm công nghệ sinh học cho toàn khu vực châu Á. Quá trình phát triển như sau: Năm 2010: Đạt Chứng nhận ISO/IEC 17025 : 2005. Năm 2009: Đạt Chứng nhận ISO 14001 : 2004 do Tổ chức quốc tế BSI ở Anh quốc cấpNăm 2009: Đạt Chứng nhận OHSAS 18001 : 2007 do Tổ chức quốc tế BSI ở Anh quốc cấp. Năm 2008: Đạt Chứng nhận B2. Năm 2007: Đạt Chứng nhận OHSAS 18001. Năm 2006: Thành lập Nhà máy tinh bột mỳ Hà Tĩnh. Năm 2005: Thành lập Công ty TNHH VEYU. Năm 2005: Đạt chứng nhận HACCP. Năm 2004: Nhận được giải thưởng vàng chất lượng Việt Nam 2004 do Bộ Khoa học và Công nghệ trao tặng. Năm 2003: Thành lập Nhà máy chế biến tinh bột mỳ Bình Thuận. Năm 2003: Công ty Vedan International đã chính thức lên sàn giao chứng khoán tại Hồng Kông. Năm 2002: Nhận được giải thưởng vàng chất lượng Việt Nam 2002 do Bộ Khoa học và Công nghệ trao tặng. Năm 2001: Đạt Chứng nhận ISO 9001. Năm 2001: Thành lập Công ty TNHH ORSAN Việt Nam.
  • 6. Báo Cáo Thực Tập GVHD: Chu Thị Bích Phượng Page 6 Năm 2000: Đạt Chứng nhận HALAL. Năm 2000: Vinh dự nhận được Huân chương Lao động hạng ba do Chủ tịch nước trao tặng. Năm 1999: Đạt Chứng nhận KOSHER. Năm 1998: Đạt Chứng nhận ISO 9002. Năm 1997: Thành lập Nhà máy tinh bột mỳ Phước Long. Năm 1996: Hoàn thành nhà máy Lysine. Năm 1995: Hoàn thành nhà máy lên men bột ngọt. Năm 1994: Hoàn thành xây lắp cơ sở thiết bị sản xuất giai đoạn 1 và thiết bị cơ sở hạ tầng cầu cảng. Năm 1994: Thành lập chi nhánh Công ty CPHH Vedan Việt Nam tại Hà Nội. Năm 1991: Chính thức thành lập Công ty Cổ Phần Hữu Hạn Vedan Việt Nam. Công ty Vedan Việt Nam với niềm tin “Cắm rễ tại Việt Nam – Kinh doanh lâu dài”, trong thời gian qua theo từng giai đoạn, từng thời kỳ đã đầu tư phát triển tại Việt Nam, cũng như đầu tư kỹ thuật và nghiên cứu phát triển nông sản phẩm cho nông dân, cùng với nông dân ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm; tiêu thụ số lượng lớn nông sản phẩm của địa phương dùng làm nguyên liệu đầu vào trong lĩnh vực công nghệ sinh học. Công ty đã xây dựng trang thiết bị sản xuất axít amin hiện đại, với quy mô lớn, sử dụng kỹ thuật điện giải màng tân tiến, thiết bị sản xuất sản phẩm xút axít; xây dựng và vận hành nhà máy điện nhằm cung cấp điện cho hoạt động sản xuất; đưa vào sử dụng hệ thống, thiết bị xử lý nước thải hiện đại, cũng như chủ trương thực hiện nguồn tài nguyên hóa các sản phẩm thu hồi tái sử dụng. Thực hiện chính sách đào tạo nhân tài thành lãnh đạo cao cấp người Việt Nam. Thiết lập các hệ thống quản lý về an toàn, sức khỏe, môi trường và hóa nghiệm. Cho đến nay, xét toàn diện, công ty đã đạt được hiệu quả sơ bộ, đồng thời đã tạo dựng được nền tảng vững chắc cho việc cắm rễ tại Việt Nam. Công ty Vedan Việt Nam sẽ tiếp tục cố gắng,
  • 7. Báo Cáo Thực Tập GVHD: Chu Thị Bích Phượng Page 7 không ngừng lớn mạnh và mong muốn sẽ phát triển mạnh lên cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam, đạt được mục tiêu kinh doanh lâu dài. 1.3.Vị trí địa lý của Vedan 1.3.1. Thuận lợi Công Ty Cổ Phần Hữu Hạn Vedan Việt Nam (Vedan Việt Nam) được thành lập từ năm 1991. Đến năm 1994, Vedan Việt Nam chính thức đi vào hoạt động với tổng diện tích 120 ha tọa lạc tại trục quốc lộ 51 xã Phước Thái, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai. Fax : 061 3825138 _ Đt: 061 3825111. Công ty Vedan: - Cách Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 67 km. - Cách Thành Phố Biên Hòa khoảng 42 km. - Cách sân bay quốc tế Long Thành khoảng 12km. - Cách cảng nước sâu Phú Mỹ khoảng 7 km. - Cách cảng Vũng Tàu khoảng 40 km. - Cách cảng Gò Dầu khoảng 3 km. Tuyến giao thông huyết mạch quốc lộ 51 nối liền thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Biên Hòa với thành phố Vũng Tàu nên được đánh giá có lợi thế về sức thu hút đầu tư phát triển công nghiệp, dịch vụ, du lịch. Công ty Vedan nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam, gần các trung tâm kinh tế văn hóa lớn. Bên cạnh đó, công ty còn gần nhiều khu công nghiệp như khu công nghiệp Gò Dầu, khu công nghiệp Long Thành, khu công nghiệp An Phước, khu công nghiệp Tam Phước được chính phủ phê duyệt, nằm trên trục quốc lộ 51 thuận lợi cho giao thông. Hình 1.2. Vị trí công ty Vedan
  • 8. Báo Cáo Thực Tập GVHD: Chu Thị Bích Phượng Page 8 Mặt khác, công ty nằm cạnh bờ sông Thị Vải nên rất thuận tiện cho việc vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm công ty bằng đường thủy. Qua quá trình nổ lực mở rộng đầu tư, đã được Chính phủ Việt Nam hết sức quan tâm và giúp đỡ, và hơn hai năm phấn đấu, công ty đã hoàn thành đầu tư xây dựng cảng Phước Thái trở thành một cảng chuyên dùng quan trọng trong hệ thống giao thông đường thủy quốc tế. Hiện nay cảng Phước Thái có hai cầu cảng: cầu cảng hàng khô và cầu cảng hàng lỏng, cùng một lúc cảng Phước Thái có thể tiếp nhận được 2 tàu hàng có trọng tải 12,000 tấn cập cảng. Ngoài ra, ở hạ lưu dòng sông cách cảng Phước Thái khoảng 8 Km, theo quy hoạch phát triển hệ thống cảng của Chính phủ, tại khu vực hệ thống cảng Vũng Tàu đã hoàn thành xây dựng cầu cảng có thể cập cảng một lúc 02 tàu có trọng tải 80.000 tấn, hoặc 04 tàu có trọng tải 30.000 tấn. Điều này đã tạo điều kiện rất thuận lợi cho việc phục vụ sản xuất, tiêu thụ cho cả khu vực này, và đã hình thành nên hệ thống vận chuyển đường biền hoàn chỉnh. 1.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn Điều kiện khí hậu Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 25,40C đến 27,20C; độ ẩm không khí trung bình hàng năm là 83,5%. Lượng mưa trung bình là 1.800 mm, lượng mưa phân phối không đều, chủ yếu vào mùa mưa. Khí hậu Đồng Nai mang nét đặc trưng của khí hậu Miền Đông Nam bộ: có 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa nắng; mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 của năm sau. Hướng gió chủ yếu trong năm là hướng Tây - Tây Nam và Bắc - Đông Bắc, là khu vực ít có lốc hay bão. Đặc điểm khu đất Vedan được xây dựng trên địa hình đồng bằng có độ cao trung bình từ 5 – 10 m với loại đất là feralit, thành phần loại đất này có chứa keo sắt giúp cho cấu trúc đất bền vững, ít tốn kém cho việc xây dựng nền móng.
  • 9. Báo Cáo Thực Tập GVHD: Chu Thị Bích Phượng Page 9 Công ty sử dụng 80% đất để xây dựng. Trong đó, đất dùng cho sản xuất chiếm 65%, còn lại 35% đất được sử dụng cho khu hành chính và các công trình phụ phục vụ cho công nhân viên chức…Đất trồng cây xanh là 15% và 5% còn lại là đất dự trữ. Giá khu đất: 1 USD/m2/năm (trong thời gian 50 năm). Về phí hạ tầng công ty Vedan tự cung cấp và quản lý. Lực lượng lao động Về nguồn nhân lực, số lượng nhân viên trong công ty đã hơn 2700 người, trong đó công nhân viên có trình độ học vấn từ cấp 3 trở lên chiếm trên 50%, các cán bộ người Việt Nam đã được đào tạo trở thành cán bộ chủ chốt như: Phụ tá giám đốc, phó xưởng trưởng, phó giám đốc, Xưởng trưởng…. Hàng năm, theo nhu cầu sản xuất và nhu cầu đào tạo thực tế, công ty đều có kế hoạch huấn luyện đào tạo, và được thực hiện theo đúng kế hoạch huấn luyện đào tạo thực tế. Nội dung kiến thức huấn luyện đào tạo rất quy mô nhưng rất thực tiễn như: Tin học, kỹ thuật sản xuất, bảo dưỡng sửa chữa máy móc, an toàn vệ sinh lao động, công tác bảo vệ môi trường, phòng cháy và chữa cháy, ứng phó khẩn cấp, kỹ năng cấp cứu, kiến thức tác nghiệp theo tiêu chuẩn hóa như: ISO 9001, OHSAS, HACCP, HALAL, KOSHER, B2, ISO 14001:2004, ISO/IEC 17025: 2005. Căn cứ theo kết quả huấn luyện đào tạo thực tế để thực hiện chính sách bản địa hóa, lựa chọn những nhân viên ưu tú xuất sắc làm chủ quản, đồng thời đưa nhân viên xuất sắc đi đào tạo học tập trong nước hay đưa đi đào tạo tại nước ngoài, nhằm tiếp thu những kiến thức mới, dần dần đạt được mục tiêu bản địa hóa cán bộ người Việt Nam nắm giữ vị trí các cấp quan trọng trong công ty, và cùng sáng tạo nên một doanh nghiệp vượt trội. Lực lượng lao động chủ yếu lấy từ địa phương, các trường đại học cao đẳng như: trường cao đẳng nghề Lylama, đại học Lạc Hồng, cơ sở 2 đại học công nghiệp và một số trường trung cấp nghề. Chính sách ưu đãi. Thuế thu nhập doanh nghiệp:
  • 10. Báo Cáo Thực Tập GVHD: Chu Thị Bích Phượng Page 10 + Thuế suất ưu đãi 20% áp dụng trong thời gian 10 năm. + Miễn thuế 2 năm, giảm 50% số thuế trong 4 năm tiếp theo. (Nghị định 124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008 của Chính phủ). Thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài: Không tính thuế (Thông tư 26/2004/TT-BTC ngày 31/3/2004 của Bộ Tài chính). Thuế xuất nhập khẩu: Doanh nghiệp được miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu. (Thuế nhập khẩu số 45/2005/QH11 ngày 14/06/2005 và Điều 16 Nghị định số 149/2005/NĐ-CP ngày 08/12/2005 của Chính Phủ). 1.4. Sơ đồ tổ chức công ty Vedan Việt Nam Hội đồng quản trị Vedan Việt Nam Chủ Tịch/ Phó Chủ Tịch Tổng Giám Đốc
  • 11. Báo Cáo Thực Tập GVHD: Chu Thị Bích Phượng Page 11 Hình 1.3. Sơ đồ tổ chức công ty Vedan Phân công sản xuất và nhiệm vụ các khối bao gồm:  Khối quản lí sản xuất :Xưởng tinh bột Hà Tỉnh ,Xưởng tinh bột Bình Thuận ,Xưởng tinh bột Phước Long ,Xưởng tinh bột Phước Thái ,Xưởng xút /axit ,Phòng cảng vụ ,Phòng thiết bị điện ,Phòng cơ khí ,Xưởng nhiệt điện ,Xưởng xử lí nước thải ,Xưởng PGA , Xưởng
  • 12. Báo Cáo Thực Tập GVHD: Chu Thị Bích Phượng Page 12 gia công sản phẩm phụ ,Xưởng thu hồi và tinh chế ,Xưởng lên men Lysine ,Phòng kế hoạch sản xuất ,Xưởng đóng gói bột ngọt ,Xưởng thu hồi bột ngọt ,Xưởng lên men bột ngọt.  Khối đảm bảo chất lượng và nghiêm cứu phát triển: Trung tâm nghiêm cứu và phát triển , Xưởng thực nghiệm (E1), Phòng đảm bảo chất lượng, Phòng hoá nghiệm trung tâm.  Khối quản lí kinh doanh:Phòng kinh doanh kênh hiện đại, Phòng kinh doanh sản phẩm hoá học đặc biệt, Phòng kinh doanh tinh bột, Phòng kinh doanh axit amin thực phẩm, phòng kế hoạch tiêu thụ.  Khối quản lí tài vụ :Phòng thuế quan và xuất nhập khuẩn, Phòng phân tích kinh doanh, Phòng vi tính, Phòng tài vụ, Phòng kế toán. Khối quản lí hành chánh  Khối quản lí hành chánh :Phòng vận tải, Phòng phúc lợi công nhân viên, Phòng tổ chức hành chánh, Phòng thu mua, Phòng quản lí kho.  Văn phòng tổng giám đốc :Phòng bảo vệ, ban quản lí nguyên liệu, Ban dự án, Phòng kiểm toán nội bộ, Phòng pháp chế, Ban công tác đối ngoại, Ban thư kí . 1.4.1. Sơ đồ bố trí nhân sự phòng kế hoạch sản xuất Phòng kế hoạch sản xuất (J5)  Giám đốc  Phó giám đốc Chuyên viên cao cấp 7,8  Thư ký  Trợ lý nghiên cứu viên KHỐI QUẢN LÍ SẢN XUẤT ACID AMIN
  • 13. Báo Cáo Thực Tập GVHD: Chu Thị Bích Phượng Page 13 Hình 1.4. Sơ đồ bố trí nhân sự 1.4.2. Sơ đồ chi tiết phòng kế hoạch sản xuất VĂN PHÒNG h 1 2
  • 14. Báo Cáo Thực Tập GVHD: Chu Thị Bích Phượng Page 14 Hình 1.5. Sơ đồ phòng kế hoạch sản xuất Chú thích 1. Tủ lạnh 18. Bếp điện 2 2. Tủ chứa hóa chất kiểm nghiệm 19. Hệ thống chuẩn độ Somogyi 3. Bồn rửa tay 1 20. Bồn rửa tay 2
  • 15. Báo Cáo Thực Tập GVHD: Chu Thị Bích Phượng Page 15 4. Máy chạy AA 1 21. Máy lọc chân không 5. Máy in 22. Bồn gia nhiệt 6. Máy đo mật độ quang 23. Máy rung 7. Máy đo pH 1 24. Máy xay enzyme 8. Cân phân tích 25. Máy sấy tự động 9. Máy đo pH 2 26. Máy chạy AA (Warburg) 10. Máy khuấy từ 27. Cân điện tử 11. Máy đo độ nhớt – Bx kế 28. Nơi chứa nước cất 12. Hệ thống chuẩn độ Ca, Clo 29. Kệ chứa dụng cụ 13. Máy chạy AA 2 30. 31. Bàn làm việc 14. Hóa chất chuẩn độ 32. Kệ lưu mẫu 15. Tủ sấy 16. Máy lắc mẫu 17. Bếp điện 1 1.5.Các hạng mục đưa vào sản xuất 1.5.1. Nhà máy bột ngọt Ngoài tận dụng sắn, mía, mật rỉ của Việt Nam làm nguyên liệu, công ty áp dụng công nghệ sinh học mũi nhọn, bỏ vốn lớn xây dựng các nồi lên men siêu lớn 700 tấn, và đưa vào thiết bị cô đặc tự động tiên tiến nhất của Ðức, sản xuất ra bột ngọt có chất lượng
  • 16. Báo Cáo Thực Tập GVHD: Chu Thị Bích Phượng Page 16 quốc tế, đồng thời cũng sản xuất ra bán thành phẩm cho ngành dược và ngành thực phẩm là acid glutamic. Hiện nay qui mô sản xuất bột ngọt và acid glutamic của Công ty Vedan Việt Nam đã có thể thay thế Nhà máy Vedan Ðài Loan, trở thành nhà máy sản xuất lớn nhất trên thế giới. 1.5.2. Nhà máy tinh bột nước đường Nhà máy được xây dựng với mục tiêu kết hợp sản xuất kinh doanh với nông dân trồng sắn, hàng năm tiêu thụ sắn củ tới một triệu tấn. Hiện nay ngoài tinh bột chất lượng cao, tinh bột biến đổi ra, nhà máy còn dùng bột bán thành phẩm qua phun, dịch hóa, đường hóa, lấy ra sirô tinh bột thuần khiết để làm nguyên liệu cho nhà máy bột ngọt và nhà máy Lysine sử dụng. Tiếp đến, Vedan Việt Nam đã xây dựng thêm nhà máy tinh bột VeThai ở Gia Lai (liên doanh) và nhà máy tinh bột Phước Long ở tỉnh Bình Phước, và có kế hoạch xây dựng tiếp ở các tỉnh khác. 1.5.3. Nhà máy Sud - Clo Nguyên liệu của nhà máy là muối công nghiệp, một phần do xí nghiệp muối Cà Ná cung cấp, nhu cầu mỗi năm của nhà máy là 100.000 tấn. Qui trình sản xuất chủ yếu gồm có các bước: Xử lý muối nguyên liệu thành muối tinh chế, điện phân với màng ion để có Natri và khí Clo, từ đó chế tạo ra NaOH, HCl và Hypochlorite. 1.5.4. Nhà máy lysine Nhà máy này là kết quả hợp tác kỹ thuật với Công ty lên men Kyowa Nhật Bản. Lysine là chất phụ gia quan trọng trong thức ăn chăn nuôi động vật, nhu cầu trên thị trường thế giới rất lớn. Với sự hợp tác chặt chẽ giữa Ðài Loan, Nhật Bản và Việt Nam, sản phẩm phát triển rõ rệt. Hiện nay sản phẩm của nhà máy đã bán sang Nhật Bản, Hồng Kông, Úc và Trung Quốc. Triển vọng ngành chăn nuôi Việt Nam ngày càng phát triển mạnh mẽ, nhà máy sẽ được khai thác mở rộng, và chắc rằng Lysine sẽ trở thành một yếu tố quan trọng trong phát triển chăn nuôi của Việt Nam.
  • 17. Báo Cáo Thực Tập GVHD: Chu Thị Bích Phượng Page 17 1.5.5. Nhà máy phát điện – hơi Do việc cung cấp điện năng của Việt Nam chưa đáp ứng hết nhu cầu, công ty Vedan phát triển hệ thống phát điện hơi là xu thế phát triển năng lượng của thế giới. Nhà máy của công ty sử dụng dầu ma-dút làm nhiên liệu, nhiệt năng đốt nóng nước siêu sạch thành hơi nước quá nhiệt, làm quay tuabin kiểu hút ngưng để phát ra điện, nhiệt năng và điện năng đồng thời trực tiếp cung cấp cho các nhà máy khác của công ty sử dụng. Hiện nay do chưa dùng hết công suất, công ty có hòa mạng với Tổng công ty Điện lực Việt Nam, cung cấp cho các xí nghiệp khác sử dụng. 1.5.6. Cảng Phước Thái Do Công ty nằm cạnh bờ sông Thị Vải, tiện sử dụng giao thông đường thủy để vận chuyển nguyên liệu và thành phẩm cho công ty, nên sau khi khắc phục những khó khăn, được Chính phủ Việt Nam hết sức giúp đỡ qua hai năm, Cảng Phước Thái do công ty bỏ vốn tự xây dựng đã trở thành một cảng quan trọng trong hệ thống vận chuyển đường thủy quốc tế. 1.6.Các sản phẩm của công ty 1.6.1. Bột ngọt Bột ngọt có tên khoa học là Monosodium Glutamate (viết tắt là MSG), là muối natri của acid glutamic, một acid amin rất cần thiết cho quá trình tổng hợp chất đạm (protein) của cơ thể. Acid glutamic tồn tại phổ biến trong các nguyên liệu tự nhiên các loại thịt, cá, trứng, sữa (kể cả sữa mẹ) và các loại rau củ quả như cà chua, bí đỏ, đậu Hà Lan. Do bột ngọt được sử dụng như một chất điều vị vô cùng phổ biến làm cho thực phẩm ngon, ngọt và hấp dẫn hơn. Hiện nay, bột ngọt được sản xuất từ các nguyên liệu thiên nhiên như tinh bột khoai mì và mật mía đường bằng phương pháp lên men vi sinh. Hình 1.6. Bột ngọt
  • 18. Báo Cáo Thực Tập GVHD: Chu Thị Bích Phượng Page 18 1.6.2. Tinh bột biến tính Các dạng tinh bột biến tính: - Tinh bột acetate - Tinh bột oxy hóa - Tinh bột biến tính kép acetate và phosphat - Tinh bột liên kết ngang - Tinh bột biến tính acid - Tinh bột cation. Ngoài các loại tinh bột biến tính đã nêu ở trên công ty VEDAN còn sản xuất các loại tinh bột biến tính sau: tinh bột acetate – ô xy hoá sử dụng để tráng phủ giấy, tinh bột biến tính kép oxy hoá – liên kết ngang dùng trong sản phẩm mỳ. Sản phẩm tinh bột biến tính kép acetate- acid dùng cho các ứng dụng thực phẩm cần độ đàn hồi cao. Tinh bột Octenyl succinated monoester cũng được triển khai cho các gia vị bột và để sản xuất ra các nhũ tương có độ ổn định tuyệt hảo. Công ty VEDAN cũng cung cấp tinh bột biến tính cho sản xuất diêm quẹt và ngành sản xuất phụ liệu may mặc. Trong thời gian tới công ty sẽ hướng đến sản xuất tinh bột ete (tinh bột được xử lý với nhóm hydroxy propyl) để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường. 1.6.3. Sản phẩm phân bón hữu cơ. 1.6.3.1. Phân bón hữu cơ khoáng Vedagro dạng viên. Hình 1.7. Tinh bột biến tính
  • 19. Báo Cáo Thực Tập GVHD: Chu Thị Bích Phượng Page 19 Nguyên liệu chủ yếu dùng để sản xuất phân bón VEDAGRO dạng viên là CMS. Sau quá trình thủy phân CMS sẽ tiến hành phun và tạo thành hạt kỹ thuật, hạt tính năng và tốc độ hiệu quả phù hợp với loại phân hữu cơ. Sản phẩm phân bón VEDAGRO có hương vị thơm ngọt của mật rỉ, lưu giữ lại tất cả những thành phần dinh dưỡng của mật rỉ, ngoài ra phân bón VEDAGRO có hàm lượng các chất dinh dưỡng nhiều hơn mật rỉ do trong quá trình lên men đã tạo ra các chất Acid amin (bao gồm: Aspartic acid, Threonine, Serine, Glutamic acid, Glycine, Alanine, Valine, Isoleucine, Leucine,Tyrosine,Phenylalanine,Lycine,Argenine), Vitamin, mycelium protein và các yếu tố dinh dưỡng đặc biệt khác. 1.6.3.2. Phân bón hữu cơ Vedagro dạng lỏng. Phân hữu cơ VEDAGRO dạng lỏng được sản xuất nguyên liệu chủ yếu là từ CMS, CMS là chất thông qua quá trình sản xuất bột ngọt trước và sau khi trải qua kĩ thuật lên men vi sinh để lấy chất acid glutamic, sau đó thông qua thiết bị cô đặc tiên tiến của nước Đức để lên men cô đặc chất lỏng. VEDAGRO dạng lỏng mang theo hương thơm của mật rỉ, lưu giữ lại thành phần dinh dưỡng của mật rỉ. VEDAGRO dạng lỏng chứa nhiều chất dinh dưỡng hơn so với mật rỉ, vì trong quá trình lên men tạo các chất acid amin,vitamin, mycelium protein và các chất tố dinh dưỡng khác, do đó VEDAGRO dạng lỏng ngoài khả năng cung cấp đầy đủ đạm, kali. Ngoài các nguyên tố đa, trung vi lượng cần thiết cho cây trồng sinh trưởng ra, cây trồng hấp thụ sử dụng những thành phần dinh dưỡng hữu cơ tốt nhất. VEDAGRO dạng lỏng cũng có thể cung cấp Acid amin cho cây trồng sinh trưởng, bao gồm: Aspartic acid, Threonine, Serine, Glutamic Acid, Glycine, Alanine, Valine, Isoleucine, Leucine, Tyrosine, Phenylalanine, Lycine, Argenine, gồm có đầy đủ tác dụng và hiệu quả cho cây trồng. Hình 1.8. Phân bón Vedagro
  • 20. Báo Cáo Thực Tập GVHD: Chu Thị Bích Phượng Page 20 1.6.3.3. Sản phẩm VEDAFEED dạng viên. CMS là nguyên liệu chủ yếu tạo thức ăn chăn nuôi Vedafeed dạng viên, thông qua quá trình trước và sau thủy giải, tiến hành kỹ thuật phun tạo hạt, sau đó tạo thành sản phẩm nguyên liệu phụ gia thức ăn chăn nuôi dạng viên, mang theo hương vị ngọt của mật rỉ đường, lưu giữ lại tất cả những thành phần dinh dưỡng của mật rỉ. Ngoài chất đường của mía ra, mật rỉ còn chứa nhiều thành phần dưỡng chất hơn do trong quá trình lên men se tự sản xuất ra các chất acid amin. 1.6.3.4. Sản phẩm VEDAFEED dạng lỏng. Nguyên liệu Vedafeed dạng lỏng bổ sung cho thức ăn chăn nuôi, là sản phẩm phụ thu hồi được trong quá trình sản xuất của công ty VEDAN, là do acid amin trong quá trình lên men mật rỉ đường tạo nên sản phẩm phụ cô đặc cao, trạng thái rắn đạt 58% trở lên, là loại chất bổ sung tốt nhất cho thức ăn chăn nuôi đối với động vật nhai lại như: bò, dê, ngựa… 1.6.4. Sản phẩm hóa học 1.6.4.1.Sản phẩm NaOH - Công thức phân tử : NaOH - Khối lượng phân tử : 40 - Màu sắc : Dung dịch trong suốt - Trạng thái : Dạng lỏng - Nồng độ : (32% ± 1% và 45% ± 1%) - Tỷ trọng : 32% 1 lít = 1,348 Kg : 45% 1 lít = 1,478 Kg. Bao bì đóng gói : Bồn composite từ 10.000 Kg đến 30.000 Kg, can nhựa 30 Kg, phuy nhựa 250 Kg, phuy sắt 300 Kg.
  • 21. Báo Cáo Thực Tập GVHD: Chu Thị Bích Phượng Page 21 Công dụng: Sử dụng làm nguyên liệu chủ yếu trong các ngành công nghiệp: sản xuất giấy, bột giặt, dệt nhuộm, trong thực phẩm (dầu ăn, sản xuất đường, tinh bột, bột ngọt), xử lý nước, xi mạ, chitin, nhà máy điện, thuộc da và sản xuất sillicat. 1.6.4.2.Sản phẩm H2SO4 - Công thức phân tử : H2SO4 - Màu sắc : Không màu - Nồng độ : ≥ 98% - Trạng thái : Dạng lỏng - Tỷ trọng : 1 lít = 1,84 Kg Bao bì đóng gói: Can nhựa 30 Kg, phuy nhựa 250 Kg, bồn sắt có tráng PU từ 10.000 Kg đến 20.000 Kg. Công dụng: Sử dụng trong các ngành công nghiệp như: sản xuất phèn lọc nước, sản xuất sắt thép, dệt nhuộm, xử lý nước, bình ắc quy, sản xuất trong thực phẩm (nhà máy đường, bột ngọt), nhà máy điện, thuộc da … 1.6.4.3.Sản phẩm Javen (NaOCl) - Công thức phân tử : NaOCl - Khối lượng phân tử : 74,448 - Màu sắc : Dung dịch màu vàng nhạt - Trạng thái : Dạng lỏng - Nồng độ : 10% ± 2% - Tỷ trọng : 1 lít = 1.150 Kg Bao bì đóng gói: Bồn nhựa từ 500 Kg đến 5.000 Kg, can nhựa 20 Kg và phuy nhựa 250 Kg.
  • 22. Báo Cáo Thực Tập GVHD: Chu Thị Bích Phượng Page 22 Công dụng: Được dùng trong các ngành công nghiệp và du lịch : Tẩy vải, wash nhuộm, giấy và xử lý khử trùng, diệt khuẩn trong ngành thủy sản, chăn nuôi, sản xuất tinh bột, tinh bột biến tính, xử lý nước thải, nước hồ bơi, xưởng gốm sứ. 1.6.4.4. Sản phẩm acid glutamic Kết cấu phân tử của acid glutamic Acid glutamic (gọi tắt là GA), là một loại acid amin có trong protein thiên nhiên (amino acid) . Do GA có thể tổng hợp trong cơ thể người, Nó cũng được liệt vào loại glutamic acid không cần thiết (Non- essential amino acid). GA thường thấy trong cơ thể động vật và thực vật dưới nhiều dạng khác nhau. Và Amination amide của GA (Glutamine, gọi tắt là Gln), là một axit amin rất quan trọng trong cơ thể người. Do đó GA và các chất dẫn xuất có đặt tính riêng của nó thường được sử dụng trong y học trị liệu cũng như bổ sung dinh dưỡng và sử dụng để bổ sung dinh dưỡng cho quá trình sinh trưởng cho thực vật. Trong kết cấu phân tử của GA có hai gốc hydroxyl (Carboxyl group)và một gốc Amin (Amino group),đó là chất lưỡng tính mang cả hai tính Axit và kiềm, có thể làm nguyên liệu cho các loại mỹ phẩm, thực phẩm và hóa chất. Bảng 1.1. Quy cách của sản phẩm GA. Hình 1.9. Acid Glutamic
  • 23. Báo Cáo Thực Tập GVHD: Chu Thị Bích Phượng Page 23 (1). Độ thuần khiết: trên 98.5% (2). Độ sáng: [¦]20 D:31.5o~32.5o (3). Độ thủy phân: dưới 0.1% (4). Kim loại nặng: dưới 5mg/kg (Tổng Pb) (5). Chất xơ:dưới 0.3% (Tổng SO4) 1.7.An toàn lao động và phòng cháy chữa cháy 1.7.1. An toàn lao động - Các công nhân làm việc tại nhà máy đều được trang bị đầy đủ đồ dùng bảo hộ. Mỗi công nhân còn được trang bị kiến thức về các thao tác vận hành thiết bị và làm việc tuân thủ theo các quy tắc nghiêm ngặt do ban lãnh đạo đề ra. Mọi hoạt động được ban quản lý xử lý theo đúng quy định và được ghi chép một cách cẩn thận để thuận tiện cho quá trình kiểm tra và khắc phục. - Ở nhà máy, tại mỗi thiết bị máy móc đều được niêm yết cách vận hành. Các máy móc được kiểm tra và bảo trì theo định kì. Đội ngũ nhân viên tổ cơ điện có kinh nghiệm nên mọi sự cố xảy ra đều được xử lý kịp thời, nhanh chóng đảm bảo tiến độ của sản xuất. - Các hóa chất sử dụng trong nhà máy được bảo quản an toàn đúng nơi quy định, các loại hóa chất khác nhau đều được dán nhãn tránh sự nhầm lẫn trong sử dụng. - Hệ thống điện được bố trí hợp lý tránh gây tai nạn. 1.7.2. Phòng cháy chữa cháy
  • 24. Báo Cáo Thực Tập GVHD: Chu Thị Bích Phượng Page 24 Để đảm bảo an toàn tài sản, tính mạng và trật tự an ninh chung. Nay ban lãnh đạo công ty quy định việc phòng cháy chữa cháy như sau: Điều 1: Việc PCCC là nhiệm vụ của mỗi nhân viên, mỗi công nhân viên phải tích cực đề phòng không để nạn cháy xảy ra. Đồng thời phải luôn chuẩn bị sẵn sàng khi cần chữa cháy kịp thời và có hiệu quả. Điều 2: Nghiêm cấm công nhân viên và khách hàng không được hút thuốc trong khu vực xưởng và nhà kho, không được dùng lửa trần và hàn ở khu vực thành phẩm, xưởng sản xuất. Điều 3: Đối với xưởng sản xuất, công nhân phải làm vệ sinh công nghiệp, không để các chất dễ cháy bám trên thiết bị máy móc và hệ thống dây dẫn điện. Dọc theo hành lang xưởng không để hàng hóa làm cản trở lối thoát hiểm. Điều 4: Sử dụng điện an toàn, có phích cắm, các mối dây điện có băng keo. Không dùng giấy bạc thay cầu chì. Điều 5: Phải bảo trì tốt thiết bị máy móc, vệ sinh công nghiệp hàng ngày. Điều 6: Sắp xếp nguyên vật liệu, hàng hóa trong kho và các khu tập kết vật tư phải đảm bảo các quy cách an toàn. Xếp thành từng lô, từng loại hình theo thứ tự. Chừa lối đi lại theo quy định. Sắp xếp hàng hóa cách xa thiết bị điện theo yêu cầu. Điều 7: Dụng cụ PCCC phải thường xuyên kiểm tra và bảo quản tốt. Bố trí ở những nơi thích hợp dễ thấy, dễ lấy. Cấm sử dụng va các việc khác. Điều 8: Lực lượng PCCC của nhà máy được phân công thường xuyên kiểm tra phát hiện mọi sơ hở có khả năng gây cháy. Xử lý kịp thời báo cáo cho cán bộ lãnh đạo để xử lý ngay. Ngăn chặn khả năng gây cháy. Điều 9: Trong từng trường hợp cúp điện không dùng đèn dầu, phải dùng đèn pin ở khu vực có xăng, các chất dễ cháy. Điều 10: Những quy định trên CB – CNV phải chấp hành đúng. 1.8.Xử lý nước thải
  • 25. Báo Cáo Thực Tập GVHD: Chu Thị Bích Phượng Page 25 1.8.1. Hệ thống xử lý nước thải và bồn chứa nước thải Hệ thống xử lý nước thải của Vedan được quy hoạch thành 4 khu vực: Khu vực 1 bao gồm hệ thống xử lý nước thải hiếu khí, công suất 1000 m3/ngày, bùn hoạt tính, công suất 15000 m3/ngày. Khu vực 2 bao gồm hệ thống UASB công suất 1000 m3/ngày và hệ thống xử lý màu 1000 m3/ngày. Khu vực 3 là hệ thống xử lý nước thải công nghiệp công suất 2500 m3/ngày. Khu vực 4 là hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt công suất 300 m3/ngày. Ngoài ra, Vedan đã tách riêng hệ thống thoát nước mưa, nước giải nhiệt và hệ thống thoát nước sau xử lý. 1.8.2. Xả thải của công ty Vedan Công ty vedan Việt Nam sản xuất bột ngọt, tinh bột biến tính, nước đường, xút, thức ăn chăn nuôi. Trung bình mỗi tháng nhà máy xả trên 44.800 m3 dịch thải sau lên men từ tinh bột sắn, mật rỉ đường có nhiều hóa chất độc hại ra nguồn nước và làm ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước ở đây. Nguồn nước thải ra sông chủ yếu ở xưởng lên men sản xuất bột ngọt và lysine và các bồn chứa bán âm. Dịch thải sau lên men chỉ được dẫn về hệ thống xử lý nước thải hiếu khí 12 giờ/ngày, 12 giờ còn lại vào ban đêm, nước thải được xả trực tiếp vào hệ thống mương thoát nước giải nhiệt rồi xả thẳng ra sông mà không qua xử lý. Tại xưởng lên men sản xuất bột ngọt có 2 hệ thống thu gom nước thải vào 2 bể chứa. Tại bể chứa 1 giáp với đường ống có 1 máy bơm (1,2 m3/phút).Tại bể chứa 2 có 2 máy bơm có cùng công suất, được sử dụng để bơm nước thải từ xưởng lên men 1 về nhà máy xử lý. Tuy nhiên, trên đường ống dẫn nước thải về hệ thống xử lý lại có 2 họng xả được điều chỉnh bằng hệ thống van khóa gạt để có thể dễ dàng xả nước thải trực tiếp xuống hệ
  • 26. Báo Cáo Thực Tập GVHD: Chu Thị Bích Phượng Page 26 thống mương thoát nước giải nhiệt, rồi xả thẳng chất thải ra sông mà không đưa về hệ thống xử lý nước thải. Tại xưởng lên men lysine, hệ thống thu gom cũng được thiết kế thu gom về một bể chứa, hệ thống xả nước thải ở đây gồm 2 đường ống. Trong đó: Đường ống 1 có đường kính 14cm được dẩn về hệ thống xử lý nước.Van khóa này được mở khóa và vận hành về ban đêm để xả thải ra sông. Đường ống 2 có đường kính 20cm được xả nước thải trực tiếp vào mương thoát nước giải nhiệt ra thẳng sông Thị Vải. Tại khu vực bể bán âm chứa nước thải của Vedan có 6 bồn chứa dịch thải sau lên men với dung tích 1.500m³/bồn. Các bồn chứa này được nối thông với nhau bằng các đường ống kỹ thuật phân bố phía dưới mỗi chân bồn. Tại đây được lắp đặt 2 máy bơm áp lực cao, có công suất 8,34m³/phút với các van khóa tự điều khiển nối với đường ống xả dịch thải ra cầù cảng số 2.Cầu cảng số 2 được nối qua 2 trụ bơm được cắm sâu xuống lòng sông và đổ tiếp ra sông. Tổng lượng xả ra từ bồn 15000m3 là 25.600 m3. Các bồn chứa dịch thải sau lên men có dung tích 7.000m³ và 12.000m³/bồn, cũng thiết kế lắp đặt thông nhau tương tự như khu vực 6 bồn trên, cũng có các máy bơm công suất lớn va nối với đường ống xả dịch thải ra cầu cảng số 1,2 rồi đổ thẳng ra sông. Trung bình mỗi tháng Vedan thải dung dịch thải sau lên men từ các bể bán âm xuống sông Thị Vải là gần 20.000 m3, và lượng dung dịch thải sau lên men tại các các bồn chứa là 25.000 m3/tháng. Tại 2 khu bể chứa (6.000 - 7.000m3 và 15.000m3) chứa dịch thải lỏng sau sản xuất của 3 nhà máy thuộc công ty Vedan đã phát hiện một hệ thống van và đường ống kỹ thuật rất tinh vi. Khu vực bể bán âm chứa dịch thải sau sản xuất lysin (6.000m3 - 7.000m3) công ty đã thiết kế máy bơm công suất khoảng 350m3/h. Đầu hút máy bơm đặt trong bể chứa chất thải. Đầu ra máy bơm chia thành 3 đường ống, 1 vào khu vực để sản xuất, 1 vào hồ chứa và 1 đường chính thì nối với trụ bơm được cắm sâu ở cầu cảng số 2 để thải ra ngoài sông.
  • 27. Báo Cáo Thực Tập GVHD: Chu Thị Bích Phượng Page 27 Khi khoá tất cả các van lại, chỉ để van đường ống chính rồi vận hành máy bơm thì chất thải từ bể chứa sẽ xả trực tiếp ra sông. Khu vực 12 bể chứa rỉ mật đường (15.000m3) phát hiện bồn chứa thứ 2 xả thải thông qua hệ thống máy bơm ra cầu cảng số 2. Trung bình xả 2h/ngày. Tổng khối lượng dịch thải sau lên men mà Vedan xả trực tiếp ra sông Thị Vải, đã được cơ quan chức năng xác định là: 105.600m3 /tháng (trước đó chỉ phát hiện 44.800m3/tháng), trong đó 80.000 m3 thải ra từ xưởng lysine và 25.600m3 xả ra từ bồn 15.000m3. Hiện nay, công ty Vedan đã tháo dỡ hơn 1.165m đường ống gồm: các tuyến đường ống từ cầu cảng số 1 và số 2 dẫn về chân cầu cảng, một tuyến đường ống đến hồ bán âm; 2 tuyến ống song song đoạn từ đầu cảng đến khu vực 12 bồn chứa loại 15.000m3; 3 tuyến đường ống ngầm dưới đất từ chân cầu cảng đi qua đường nội bộ. Các chất trong nước thải sau xử lý của nhà máy vedan: - Cyanua - Các chất hữu cơ - NH3 Hàm lượng các chất trên đều vượt quá giới hạn tiêu chuẩn cho phép, gây nguy hại đến môi trường nghiêm trọng.
  • 28. Báo Cáo Thực Tập GVHD: Chu Thị Bích Phượng Page 28 Hàm lượng các thông số ô nhiễm trong nước thải ra sông Thị Vải. Bảng 1.2. Thành phần nước thải của công ty Vedan năm 1998 Thành phần Đơn vị Hàm lượng TC loại B pH mg CaCO3/l 3,9 – 4,3 6 – 9 Độ acid mg/l 2078 200 TDS mg/l 790 300 SC mg/l 87,8 0,20 SS mg/l 3556 50 BOD mg/l 5985 100 COD mg/l 19053 50 Cyanua mg/l 0,003 0 1.8.3. Ảnh hưởng của nhà máy Vedan đến môi trường và con người Sông Thị Vải là nơi chứa nước thải của nhiều nhà máy quanh khu vực này… Các khu vực xung quanh bị ảnh hưởng khá nặng nề. Nước đặc quánh một màu đục đen, không sóng gợn, chỉ có bọt sủi, nhờn nhợn mùi hôi. Cả 15km bờ sông không nuôi trồng, đánh bắt được gì. Người dân mắc các bệnh: viêm mũi, mẩn đỏ, ngứa ngáy. Các tàu chở hàng từ chối nhập cảng vì tình trạng nước sông.
  • 29. Báo Cáo Thực Tập GVHD: Chu Thị Bích Phượng Page 29 Các thông số hóa học sau khi nhà máy Vedan ngừng xả thải - Thông số BOD5 giảm 11,6%. - Thông số COD giảm 13,9%. - Thông số N-NH3 giảm 24,8%. - Hàm lượng vi khuẩn Coliform giảm đến 41,8%. Kết quả: Nước đã trong xanh hơn. Các sinh vật thủy sinh như cua cá xuất hiện trở lại, người dân đã khai thác được.
  • 30. Báo Cáo Thực Tập GVHD: Chu Thị Bích Phượng Page 30 CHƯƠNG 2: NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT BỘT NGỌT 2.1. Tổng quan về sản phẩm bột ngọt 2.1.1. Lịch sử ra đời Cách đây hàng ngàn năm người nhật bắt đầu dùng rong biển làm thực phẩm, họ phát hiện ra loại rong lá (có tên khoa học là Laminaria japonica) còn là một loại gia vị hảo hạn. Vào thời ấy, hoạt chất của loại rong lá làm thức ăn có hương vị đậm đà (do acid glutamic) chưa được nhận diện. Vào năm 1980, nhà bác học Rittenhausen ở Đức đang tìm kiếm để xác định cơ cấu của các protein động vật, đặc biệt là acid amin kể cả acid glutamic. Tuy nhiên, việc phát hiện ra hoạt chất có trong rong biển làm cho thức ăn có mùi vị ngon là Ikeda. Ông đã khám phá ra thứ hoạt chất trích từ rong biển là monosodium glutamate, đây là một muối của acid glutamic. Vào 21/4/1909 ông đã đăng ký patent số 9440 với nhan đề là "sản xuất chất liệu gây vị". Năm 1909 ông kết hợp với nhà kinh doanh có tên là Saburosuke Suzuki (là một dược sĩ), họ đã chọn từ "Aji nomoto" làm tên cho sản phẩm của mình. "Aji" có nghĩa là nguồn gốc, "moto" có nghĩa là hương vị. Đến năm 1933 sản xuất bọt ngọt tại Nhật đạt 4,5 triệu kg hàng năm. 2.1.2. Phân loại Bột ngọt tự nhiên Bột ngọt có sẵn trong các thực phẩm tự nhiên như thịt, cá, sữa (kể cả sữa mẹ) và có trong nhiều loại rau quả như cà chua, đậu Hà Lan, bắp, cà rốt … Trong khoảng 100g cà chua hiện hữu 0,14g bột ngọt; 0,044g/100g thịt gà; 0,043g/100g tôm. Cơ thể con người cân nặng từ 60g đến 70g, thì lượng protein chiếm từ 14 đến 17% trong đó có khoảng 1/5 là bột ngọt. Bột ngọt dạng tự nhiên tồn tại trong thực phẩm cũng như trong các tế bào dưới hai trạng thái: trạng thái độc lập không kết nối với các acid amin khác trong thành phần protein. Khi trong trạng thái độc lập, bột ngọt mới có thể phát huy tác dụng tạo hương vị đậm đà cho món ăn.
  • 31. Báo Cáo Thực Tập GVHD: Chu Thị Bích Phượng Page 31 Bột ngọt sản xuất Bột ngọt kết tinh trắng không dính vào nhau, rời rạc, không mùi, tan dễ dàng trong nước, tan vừa phải trong cồn. Bột ngọt vừa có vị ngọt hoặc hơi mặn. pH của dung dịch mẫu có tỷ lệ 1/20 giữa 6,7 và 7,2. Chức năng sử dụng trong thực phẩm: tăng vị Umami. Monosodium Glutamate (bột ngọt) là một loại phụ gia thực phẩm có tác dụng điều vị làm cho thực phẩm ngon và hấp dẫn hơn. Bột ngọt hiện nay được làm từ nguyên liệu thiên nhiên như tinh bột sắn và mật mía đường bằng phương pháp lên men, một quá trình tương tự như sản xuất bia, giấm, nước tương. Bảng 2.1. Bảng kê một số thực phẩm có chứa chất bột ngọt “glutamate tự nhiên” Nước cà chua, 1 cup 0,827 mg glutamate Cà chua, 1/2 quả 0,339 mg Thịt, 300g 0,189 mg Sữa người, 1 chén (200ml) 0,176 mg Sữa bò, 1 chén (200ml) 0,032 mg Nấm rơm, 1 chén (200ml) 0,376 mg Bắp ngô, 1 chén (200ml) 0,062 mg Đậu peas, 1 chén (200ml) 0,048 mg Source: U.S. Food and Drug Administration 2.1.3. Cấu trúc hóa học
  • 32. Báo Cáo Thực Tập GVHD: Chu Thị Bích Phượng Page 32 Danh pháp IUPAC: Sodium (2S)-2-amino-5-hydroxy-5-oxo-pentanoate Công thức phân tử: C5H8NNaO4 Công thức cấu tạo: Phân tử gram: 169,111 g/mol Điểm nóng chảy: 2250C Độ hòa tan trong nước: hòa tan nhiều trong nước. 2.2 Nguyên liệu sản xuất Để lên men sản xuất acid glutamic, người ta dùng nguyên liệu chủ yếu là dịch có đường, hoặc rỉ đường, hoặc các nguồn nguyên liệu tinh bột đã qua giai đoạn đường hóa. Khoai mì là nguyên liệu tinh bột được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Ngoài ra còn có các nguồn dinh dưỡng bổ sung như muối amôn, phosphate, oxy, biotin, vitamin B… Trong thực tế sản xuất, người ta dùng rỉ đường làm môi trường lên men thay cho cao bắp. Rỉ đường thường pha loãng đến 13 – 14% và tiệt trùng trước khi lên men. Nếu là nguyên liệu chứa tinh bột, thì tinh bột phải được thủy phân (quá trình dịch hóa và đuờng hóa) nhờ enzym a -b- amylase rồi sau đó mới bổ sung thêm dinh dưỡng vào môi trường lên men. 2.2.1. Mật rỉ 2.2.1.1. Thành phần rỉ đường Rỉ đường là phần còn lại của dung dịch đường sau khi đã tách phần đường kết tinh. Số lượng và chất lượng của rỉ đường phụ thuộc vào giống mía, điều kiện trồng trọt, hoàn cảnh địa lý và trình độ kỹ thuật chế biến của nhà máy đường.
  • 33. Báo Cáo Thực Tập GVHD: Chu Thị Bích Phượng Page 33 Thành phần chính của rỉ đường là: đường 62%; các chất phi đường 10%; nước 20%. - Nước trong rỉ đường gồm phần lớn ở trạng thái tự do và một số ít ở trạng thái liên kết dưới dạng hydrat. - Đường trong rỉ đường bao gồm: 25 ÷ 40% saccharose; 15 ÷ 25% đường khử (glucose và fructose); 3 ÷ 5% đường không lên men được. Ở đây do nhiều lần pha loãng và cô đặc một lượng nhất định saccharose bị biến thành chất tương tự như dextrin do tác dụng của nhiệt. Chất này có tính khử nhưng không lên men được và không có khả năng kết tinh. Đường nghịch đảo của rỉ đường bắt bắt nguồn từ mía và từ sự thủy phân saccharose trong quá trình chế biến đường. Tốc độ phân giải tăng lên theo chiều tăng của nhiệt độ và độ giảm của hay tăng của pH tùy theo thủy phân bằng kiềm hay acid. Sự phân giải saccharose thành glucose và fructose vừa là sự mất mát saccharose vừa là sự yếu kém về chất lượng bởi vì glucose và fructose sẽ biến thành acid hữu cơ và hợp chất màu dưới điều kiện thích hợp. Trong môi trường kiềm, fructose có thể biến thành acid lactic, fufurol, oxymetyl, trioxyglutaric, trioxybutyric, acetic, formic và CO2. Đường nghịch đảo có thể tác dụng với acid amin, pectit bậc thấp của dung dịch đường để tạo nên hợp chất màu. Tốc độ tạo melanoidin phụ thuộc vào rỉ đường rất thấp ở pH = 4,9 và rỉ đường rất cao ở pH = 9. Trong rỉ đường còn có trisacaride hay polysacaride. Trisacaride gồm có một mol glucose và 2 mol fructose. Polysacaride gồm dextran và levan. Những loại đường này không có trong nước mía và được các vi sinh vật tạo nên trong quá trình chế biến đường. Hình 2.1. Mật rỉ
  • 34. Báo Cáo Thực Tập GVHD: Chu Thị Bích Phượng Page 34 2.2.1.2. Thành phần các chất sinh trưởng Ngoài các nguyên tố kim loại và á kim kể trên, rỉ đường mía còn chứa nhiều nguyên tố khác với lượng cực kỳ nhỏ chỉ có thể tìm bằng mg/kg rỉ đường như: Fe 115 (mg/kg); Zn 34; Mn 18; B3.0; Co 0.59; Mo 0.2. Bảng 2.2.Thành phần một số chất sinh trưởng của rỉ đường mía và của ngô (g/100gam) Loại chất sinh trưởng Rỉ đường mía Cao ngô Mexico Cuba Mỹ B1 140 - 830 640 B2 - - 250 510 B 700 - 650 910 Acid nicotinic - - 2,10 8,90 Acid pantotenic -12,0 - 2,14 510 Acid folic - - 3,80 12,0 Biotin 65 10,8 120 49,0 Rỉ đường mía rất giàu các chất sinh trưởng như acid pantotenic, nicotinic, folic, B1, B2 và đặc biệt là biotin. Rỉ đường mía Mỹ không thua kém cao ngô la loại vẫn thường dùng làm nguồn cung cấp chất sinh trưởng cho một số loại môi trường nuôi cấy vi sinh vật. 2.2.1.3. Vi sinh vật trong rỉ đường
  • 35. Báo Cáo Thực Tập GVHD: Chu Thị Bích Phượng Page 35 Bảng 2.3. Phân loại rỉ đường theo số lượng vi sinh vật tạp nhiễm. Loại rỉ đường Số lượng vi sinh vật trong 1gam rỉ đường Đánh giá và xử lý I 100000 Rất tốt không cần xử lý II 100 000 ÷1 000 000 Trung bình, cần thanh trùng III 1000 000 ÷ 5 000 000 Nhiểm nặng cần xử lý nghiêm ngặt bằng hóa chất và tác dụng nhiệt Có rất nhiều vi sinh vật trong rỉ đường mía. Đa số chúng từ nguyên liệu, một số nhỏ từ không khí, nước và đất vào dịch đường. Loại nào chịu được tác dụng nhiệt hay tác dụng của hóa chất thì tồn tại. Có thể phân chúng thành 3 loại: vi khuẩn, nấm men và nấm mốc. Trong đó loại đầu là nguy hiểm hơn cả vì nó gồm nhiều giống có khả năng sinh bào tử. Người ta chia đường ra làm 3 loại tùy theo số lượng vi sinh vật tạp nhiễm (Bảng 2.3). 2.2.2. Syrup Glucose Syrup (Maltose) là dung dịch màu trắng có chất kết dính được chiết xuất từ tinh bột khoai mì bằng phương pháp thuỷ phân enzyme. Dung dịch bao gồm glucose, maltose, oligo và olysaccharide không chứa độc tố. Glucose Syrup (Mạch nha) được chế biến từ tinh bột khoai mì được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp chế biến thực phẩm và các ngành công nghiệp khác. Chỉ tiêu chất lượng của glucose theo tiêu chuẩn tối thiểu như sau: Đường thử (DE): 25 - 45%. Hình 2.2. Syrup
  • 36. Báo Cáo Thực Tập GVHD: Chu Thị Bích Phượng Page 36 PH: 4.5 - 6.0. Nguồn gốc: nhập từ các nhà máy đường Biên hòa, Tây Ninh, La Ngà… 2.2.3. Chủng vi sinh Trong quá trình lên men, người ta sử dụng các giống của các chủng Micrococcus glutamicum ,Corynebacterium Glutamicus, Corynebacterium VN3969 và Brevibacterium Divaricatum(BD), brevibacterium, Arthrobacter và Microbacterium. Những giống này có khả năng tạo 30 – 50 g/l acid glutamic từ 100g glucose, Các loại vi khuẩn này có chung những đặc điểm sau: - Vi khuẩn gram dương - Vi khuẩn không sinh bào tử - Vi khuẩn không thể chuyển động - Tế bào có hình que hay hình cầu - Có khả năng oxy hóa glutamic ra ketoglutarat thấp nhất - Hoạt tính gluco hydrogenase cao - Vi khuẩn phát triển trên môi trường cần biotin. 2.2.4. Nguyên liệu phụ NH3 - Danh pháp IUPAC: Ammonia Azane - Công thức phân tử: NH3 Hình 2.3. Chủng Corynebacterium Glutamicus
  • 37. Báo Cáo Thực Tập GVHD: Chu Thị Bích Phượng Page 37 - Phân tử gram: 17.0304 g/mol - Đặc điểm: chất khí không màu mùi khai - Tỉ trọng: 0.6813 g/l - Độ hòa tan trong nước: 89.9 g/100ml ở 00C - Điểm nóng chảy: - 77,730C - Điểm sôi: - 33.340C NH3 lỏng là một dung môi hòa tan tốt nhiều chất và là một trong những dung môi ion hóa không nước quan trọng nhất. Nó có thể hòa tan các kim loại kiềm, kiềm thổ và một số kim loại đất hiếm để tạo ra các dung dịch kim loại (có màu), dẫn điện và có chứa các electron solvat hóa. Bảng 2.4. Bảng tóm tắt một số tính chất đặc trưng của NH3 Điểm sôi (ở áp suất khí quyển) -33,34°C Tỷ trọng (so với không khí ở OoC) 0,596 Độ hòa tan trong nước g/100g H2O 89,9 (OoC) 60 (ở 15°C) 7,4 (100°C) Độ tan của NH3 khí trong 1 lit nước 700 lít (20°C) Giới hạn nổ với không khí 15-28% (thể tích) Vai trò của NH3 là bổ sung nito cần thiết cho việc tổng hợp protein tế bào và chiếm tới 9.5% trọng lượng phân tử acid glutamic.Tuy nhiên lượng lớn ion NH4 + trong môi trường không tốt cho quá trình phát triển của vi khuẩn. Do đó người ta dùng lượng amoni ban đầu Hình 2.4. Cấu tạo NH3
  • 38. Báo Cáo Thực Tập GVHD: Chu Thị Bích Phượng Page 38 thấp và tăng dần về sau. Trong công nghiệp người ta thường dùng NH3 dưới dạng lỏng, khí hoặc ure. H3PO4 - Công thức phân tử H3PO4 - Phân tử gam 98.00 g/mol - Đặc điểm chất lỏng màu trắng hoặc không màu, chất lỏng đặc (>420C) - Tỷ trọng 1.885 g/ml (lỏng) - 1.685 g/ml (85 % đậm đặc) - 2.030 g/ml (tinh thể ở 25 °C) - Điểm nóng chảy 42.35 °C (anhiđrơ;) 29.32 °C (hemihiđrat) - Điểm sôi 158 °C (decomp) - Độ hòa tan trong nước 548 g/100 mL - Độ acid (pKa) 2.148, 7.198, 12.375 - Độ nhớt 2.4–9.4 cP (85% đậm đặc) 147 cP (100 %) - Vai trò: duy trì môi trường lên men tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển Hình 2.5. Cấu tạo H3PO4
  • 39. Báo Cáo Thực Tập GVHD: Chu Thị Bích Phượng Page 39 Biotin Biotin hay còn gọi là vitamin H thuộc nhóm vitamin tan trong nước. Biotin có vai trò kích thích cho quá trình sinh trưởng của vi sinh vật rút ngắn thời gian nuôi cấy và chi phí sản xuất. Vai trò: Biotin khích thích vi khuẩn phát triển và tích lũy acid glutamic. Khi hàm lượng biotin vừa đủ vi khuẩn phát triển vừa phải, diễn biến len men êm dịu, acid glutamic tao ra nhiều. Còn khi hàm lượng biotin thừa thì vi khuẩn phát triển mạnh mẽ, tiêu hao đường nhanh, sinh rất ít acid glutamic mà chủ yếu sinh acid lactic, sucxinic, aspatic và alanin. Hình 2.6. Cấu tạo Biotin
  • 40. Báo Cáo Thực Tập GVHD: Chu Thị Bích Phượng Page 40 CHƯƠNG 3: QUI TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT BỘT NGỌT Để sản xuất bột ngọt, các doanh nghiệp trong ngành thường chọn phương pháp sản xuất axit glutamic làm nên thành phần chính sản xuất bột ngọt. Công ty Vedan cũng không ngoại lệ. Quá trình tạo nên bột ngọt của công ty gồm 3 giai đoạn: giai đoạn lên men acid glutamic, giai đoạn thu hồi và giai đoạn kết tinh đóng gói. 3.1. Giai đoạn lên men acid glutamic 3.1.1. Quy trình MẬT RỈ XỬ LÝ SƠ BỘ (lắng, lọc) TIỆT TRÙNG LÀM NGUỘI LÊN MEN GIỐNG AXIT GLUTAMIC ( BO) NH3, H3PO4 O2 BÃ THÔ HƠI NÓNG To : 32-37o C 105-120o C 30 phút
  • 41. Báo Cáo Thực Tập GVHD: Chu Thị Bích Phượng Page 41 3.1.2. Thuyết minh quy trình 3.1.2.1.Xử lý sơ bộ Trong công ty Vedan,mật rỉ là nguyên liệu chính để sản xuất bột ngọt. Mật rỉ sau khi nhập vào công ty thường ở dưới dạng đặc,sệt sẽ được đưa qua quá trình xử lý sơ bộ. Ở đây,dịch được pha loãng bằng nước nóng 60-70o C, nhằm làm giảm nồng độ chất khô đến 13 – 14% tạo điều kiện thích hợp cho quá trình lên men. Sau đó, dịch được chuyển qua thiết bị lọc nhằm loại bỏ những tạp chất lớn, đá sỏi có lẫn trong dịch mật rỉ. Sau quá trình này ta thu được dịch mật rỉ loãng và đã được làm sạch sơ bộ. 3.1.2.2. Tiệt trùng Sau khi được làm sạch sơ bộ, hỗn hợp được tiệt trùng bằng hơi nước bão hòa ở 115- 120o C trong 30 phút, nhằm tiêu diệt các vi sinh vật có hại ảnh hưởng tới quá trình lên men. 3.1.2.3. Làm nguội Dịch sau khi ra khỏi thiết bị tiệt trùng vẫn còn ở nhiệt độ cao không thích hợp cho quá trình lên men. Do đó ta cần phải cho dịch qua thiết bị làm nguội xuống 32-37o C là nhiệt độ tối ưu cho chủng vi khuẩn phát triển. 3.1.2.4. Lên men Tham gia vào quá trình lên men sản xuất acid glutamic, chủng vi sinh thường sử dụng là: Corynebacterium Glutanicum, Brevibacterium Lactofermentus, Micrococus Glutamicus, nhưng chủ yếu nhất vẫn là chủng CorynebacteriumGlutamicum (loại vi khuẩn này đã được nhà vi sinh vật Nhật Bản Kinosita phát hiện từ 1956, có khả năng lên men từ tinh bột, ngô, khoai, khoai mì để tạo ra acid glutamic). Quá trình lên men bột ngọt bao gồm các giai đoạn sau: Chuẩn bị môi trường lên men: ngoài dịch mật rỉ là thức ăn chính cho vi khuẩn lên men, ta cần phải bổ sung thêm NH3, H3PO4,O2, các chất dinh dưỡng cho chủng vi khuẩn phát triển tăng sinh khối. Chuần bị giống lên men: giống vi khuẩn thuần khiết này được lấy từ ống thạch nghiêng tại các cơ sở giữ giống, sau đó được cấy truyền, nhân sinh khối trong môi trường lỏng. Khối lượng sinh khối đuợc nhân lên đến yêu cầu phù hợp cho quy trình sản xuất đại trà. Trước khi nhân, cấy,
  • 42. Báo Cáo Thực Tập GVHD: Chu Thị Bích Phượng Page 42 môi trường lỏng phải được thanh trùng bằng phương pháp Pasteur. Chủng vi khuẩn giống phải có khả năng tạo ra nhiều acid glutamic, tốc độ sinh trưởng phát triển nhanh, có tính ổn định cao trong thời gian dài, chịu được nồng độ acid cao, môi trường nuôi cấy đơn giản, dễ áp dụng trong thực tế sản xuất. Cấy vi khuẩn vào môi trường lên men: chủng vi khuẩn thuần đã được nhân giống cấp 1,2,3… và được cấy vào môi trường mật rỉ đã có đầy đủ dưỡng chất thiết yếu cho vi khuẩn hoạt động. Kiểm soát pH môi trường ở 6.7-7.5, nhiệt độ trong khoảng 32-37o C. Thời gian lên men thường là 32h. Trong thời gian lên men, pH sẽ chuyển dần sang acid do sựhình thành acid glutamic do đó người ta thường bổ sung thêm dinh dưỡng vào môi trường nguồn amoni (NH3, H3PO4) để giữ ổn định độ pH cho vi khuẩn hoạt động tốt. Không được để điều kiện lên men là yếm khí vì sản phẩm tạo ra sẽ là acid lactic. Vì vậy trong quá trình lên men cần bổ sung O2 liên tục. Sản phẩm cuối cùng của quá trình lên men là một dịch màu nâu đen, chứa 9-10% acid glutamic và được ký hiệu là dịch BO. Cơ chế của quá trình lên men acid glutamic Những biến đổi xảy ra trong quá trình lên men acid glutamic rất phức tạp. Vi khuẩn sử dụng đường nhờ xúc tác enzyme có sẵn trong nó, chuyển hóa qua nhiều phản ứng khác nhau để cuối cùng tạo acid glutamic và một số sản phẩm phụ khác. Đầu tiên đường được chuyển hóa theo sơ đồ Embden – Mayerhoff - Partnas (EMP) tạo ceton sau đó qua chu trình Kreb – tạo citrat và α- cetoglutaric rồi acid L. glutamic. Gluco Hexo-mono(P)
  • 43. Báo Cáo Thực Tập GVHD: Chu Thị Bích Phượng Page 43 CO2 Từ α-cetoglutaric có thể có 2 hướng tạo ra acid glutamic a) Amin hóa - Cetoacid : đây là con đường chủ yếu tạo acid glutamic theo sơ đồ sau:
  • 44. Báo Cáo Thực Tập GVHD: Chu Thị Bích Phượng Page 44 Sự tạo ra acid glutamic phụ thuộc vào sự tích tụ acid α-cetoglutaric và có mặt NH3,cũng như enzym glutamate dehydogenase. Khi không có NH3 thì acid α-cetoglutaric sẽ được tách ra từ chu trình Kreb. b) Chuyển amin hóa cetoacid COOH C=O (CH2)2 COOH + NH3 + NADP.H2 (CoII) hay NADH2 E2 a.α-ceto-glutaric a. L. a-glutmic COOH CH-NH2 (CH2)2 COOH + H2O + NADP(NAD) a. L. a-glutmic COOH C=O (CH2)2 + COOH CH-NH2 + COOH CH-NH2 COOH C=O R transaminase NH3 (E1) Izocitrat-dehydrogenase izocitrat NADPH2 NADP a.α-ceto-glutarat L. glutamat-dehydrogenase (E2) L. glutamat
  • 45. Báo Cáo Thực Tập GVHD: Chu Thị Bích Phượng Page 45 Acid α-cetoglutaric tác dụng với một acid amin nào đó và có sự trao đổi nhóm ceto (C=O) và nhóm amin (-NH2) với nhau. Kết quả tạo một ceto – acid mới và acid glutamic. 3.2. Giai đoạn thu hồi a.L.glutamic
  • 46. Báo Cáo Thực Tập GVHD: Chu Thị Bích Phượng Page 46 3.2.1. Quy trình 3.2.2. Thuyết minh quy trình AXIT GLUTAMIC CÔ ĐẶC KẾT TINH GA LY TÂM GA TINH THỂ (VGA) TRUNG HÒA DỊCH 345 (BỘT NGỌT THÔ) Na2CO3, NaOH
  • 47. Báo Cáo Thực Tập GVHD: Chu Thị Bích Phượng Page 47 3.2.2.1. Cô đặc Hàm lượng dịch BO sau quá trình lên men vẫn còn thấp 9-10% GA. Do đó, ta tiến hành cô đặc dịch BO lên 25%GA tạo điều kiện cho quá trình kết tinh. 3.2.2.2. Kết tinh GA Dịch acid glutamic sau khi đạt pH đẳng điện thì cho nước lạnh vào vỏ thùng và làm lạnh nhằm làm tăng độ quá bão hoà của dung dịch tạo cho kết tinh acid glutamic được tốt. Trong quá trình này cánh khúây hoạt động liên tục làm cho acid glutamic kết tinh to, xốp và tơi, thêm HCl để hạ pH xuống 3.2 và giảm nhiệt độ xuống 23-25o C. Lúc này trong hỗn hợp có 2 pha: - Pha rắn: gồm axit glutamic đã kết tinh và lắng xuống. - Pha lỏng: gồm nước và một ít axit glutamic không kết tinh hoà tan và ta gọi đó là nước cái. Sau quá trình tinh thể GA sẽ được tao thành với lượng 77-80%. 3.2.2.3. Ly tâm Tinh thể GA tạo thành sẽ được làm sạch qua quá trình ly tâm rửa bằng nước ta thu được GA tinh khiết (80-90%). Quá trình ly tâm trải qua 4 giai đoạn: - Giai đoạn 1: Hỗn hợp sau khi kết tinh được ly tâm tạo ra GA1 (315) và GM1(316). GA1 tiếp tục ly tâm qua giai đoạn 2 còn GM1 dùng để sản xuất phân bón và nguyên liệu làm thức ăn gia súc. - Giai đoạn 2: Từ GA1 ly tâm tao ra GA2 (320) và GM2 (321). GA2 được hòa vào nước tiếp tục được ly tâm, GM2 được đưa trở lại giai đoạn cô đặc. - Giai đoạn 3: Từ GA2 ly tâm tạo ra GA3 (329) và GM3 (330). GA3 tiếp tục được ly tâm, GM3 được đưa về giai đoạn cô đặc. - Giai đoạn 4: Từ GA3 ly tâm tạo ra GA4 (334) và GM4 (335). Tinh thể GA4 tiếp tục được trung hòa bằng NaOH để thu được dịch có màu nâu đậm được ký kiệu là dịch 345 (dịch bột ngọt thô). Đây là sản phẩm cuối cùng của xưởng thu hồi được chuyển tiếp qua xưởng tinh chế và kết tinh MSG 3.3. Giai đoạn kết tinh Dịch 345 Bã Lắng
  • 48. Báo Cáo Thực Tập GVHD: Chu Thị Bích Phượng Page 48 3.3.1Quy trình 3.3.2. Thuyết minh quy trình
  • 49. Báo Cáo Thực Tập GVHD: Chu Thị Bích Phượng Page 49 3.3.2.1. Lắng Mục đích: nhằm tách loại một phần các tạp chất có khối lượng riêng lớn lẫn trong dịch 345 dưới tác dụng của trọng lực. Quá trình này có bổ sung các chất trợ lắng, các bã than phế để giúp cho quá trình lắng xảy ra dễ dàng, đồng thời cải thiện hiệu quả sự phân riêng 2 pha. Mục đích sử dụng của chất trợ lắng là làm xuất hiện các tập hợp của những cấu tử thuộc pha phân tán, từ đó làm tăng kích thước của các hạt phân tán trong hệ 2 pha và giúp cho quá trình lắng diễn ra dễ dàng và triệt để hơn. Quá trình này thực hiện trong 12-20h. Dịch sau quá trinh này được chuyển qua hệ thống các máy lọc. 3.3.2.2. Tẩy màu Mục đích: Quá trình này nhằm loại các hợp chất gây màu, làm cho dịch 345 sáng màu hơn, cải thiện giá trị cảm quan sản phẩm MSG. Than hoạt tính được công ty sử dụng vì có khả năng tẩy màu cao và hấp phụ lớn cũng như không gây mùi vị mới cho dịch, tỷ lệ sử dụng thấp, dễ dàng tách ra khỏi dịch bằng phương pháp lọc. Nhiệt độ thích hợp cho quá trình này là khoảng 60o C, thời gian trong 10-15 phút. 3.3.2.3. Lọc ép Mục đích: nhằm loại bỏ các tạp chất lơ lửng và bã than hoạt tính trong dịch 345 . Dịch qua máy lọc ép để tách bã than, bã than bị giữ lại ngoài khung lọc, còn dịch được chuyển xuống các bồn chứa dịch sơ lọc chuẩn bị qua công đoạn tẩy màu. Trong quá trình lọc cần chú ý đến nhiệt độ, vì nó ảnh hưởng đến độ nhớt của pha lỏng, khi tăng nhiệt độ độ nhớt giảm, khả măng khuyết tán của các cấu tử trong pha lỏng sẽ gia tăng nên tốc độ lọc cũng tăng theo. Tuy nhiên, nếu sử dụng nhiệt độ cao thì sẽ làm tăng chi phí năng lượng trong quá trình lọc. Nhiệt độ quá trình lọc được giữ trong khoảng 55-60o C. 3.3.2.4. Trao đổi ion Mục đích: là tách lấy axit glutamic ra khỏi dịch lên men. Đồng thời loại bỏ một số ion khác tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình kết tinh, không nhiễm tạp bởi một số ion lạ. Dịch sau khi lọc ép được cho qua tháp trao đổi ion có chứa các hạt rezin nhằm loại các tạp chất còn lại trong dịch để làm tăng độ trong của dịch 345 lên 90-93%TM. Khi ta cho các hạt nhựa trao đổi ion vào trong dung dịch, chúng sẽ trương nở và gia tăng thể tích. Sự solvate hóa sẽ xảy ra
  • 50. Báo Cáo Thực Tập GVHD: Chu Thị Bích Phượng Page 50 kèm với hiện tượng trên. Mức độ solvate hóa càng cao thì mức độ phân li của các ion gắn trên ionit càng mạnh và độ phân cực của dung dịch sử dụng càng cao. Các phân tử dung môi và chất tan sẽ dịch chuyển vào bên trong cấu trúc vi xốp của các hạt nhựa theo nguyên tắc thẩm thấu. Số lượng các phân tử dịch chuyển được vào bên trong các hạt nhựa phụ thuộc vào kích thước và bản chất của các hạt ionit. Khi đó, bên trong các hạt nhựa sẽ xuất hiện một áp lực thẩm thấu. Trong quá trình hoạt động, các cấu tử tích điện trong mẫu lỏng sẽ thế chỗ các ion trên pha rắn và ngược lại các ion trên pha rắn sẽ dịch chuyển vào mẫu lỏng. Quá trình hấp phụ: R'-SO3H+ + NH3ROO- -> R'SO3NH3RCOOH Quá trình tách (nhả hấp phụ): R'SO3NH3RCOOH +NaOH -> R'SO3Na + NH2RCOOH + H2O Nhiệt độ trong tháp dao động trong khoảng 60-65o C, lưu lượng dung dịch qua cột 100 lít/phút , thời gian lưu mẫu trong tháp là 30 phút. Dịch sau khi ra khỏi tháp được chuyển qua thiết bị lọc tinh nhằm làm sạch tối đa, tăng độ trong của dịch lên cao, đồng thời tăng cảm quan sản phẩm chuẩn bị cho quá trình kết tinh. 3.3.2.5. Kết tinh MSG Dịch sau khi được lọc tinh được chuyển vào các bồn kết tinh có thể tích 70, 30, 20 m3 . Thiết bị kết tinh có cánh khuấy trong môi trường chân không, nhiệt độ duy trì trong khoảng 65-68o C nhờ hệ thống gia nhiệt bằng ống xoắn ruột gà. Khi nồng độ dung dịch đã quá bão hòa thì được cho mầm tinh thể MSG tùy theo kích thước yêu cầu của khách hàng. 3.3.2.6. Ly tâm Dịch thu được sau quá trình kết tinh được chuyển xuống bồn trung gian trước khi cho vào các thiết bị ly tâm tự động. Các máy ly tâm sẽ tiến hành tách pha rắn là MSG tiếp tục qua quá trình sấy, và pha lỏng là dịch cái được ký hiệu ML1 được kết tinh thô và chuyển vào dịch 345 nếu nồng độ chưa đạt. 3.3.2.7. Sấy Tinh thể MSG ẩm sau khi ly tâm sẽ được đưa qua các thiết bị sấy sàng rung nhằm làm giảm lượng ẩm xuống dưới 0.5%. Tinh thể MSG được đưa vào bồn sấy nhờ hệ thống phối liệu là các
  • 51. Báo Cáo Thực Tập GVHD: Chu Thị Bích Phượng Page 51 băng tải, vào buồng sấy dưới tác dụng rung của sàng, MSG từ từ chuyển xuống cuối buồng trên lưới sàn có kích thước nhỏ, không khí nóng từ bên dưới sẽ thoát qua các lỗ sàn và theo quạt hút phía trên ra khỏi buồng. MSG chuyển về cuối buồng rồi chuyển xuống 1 cyclon để thu hồi tinh thể MSG, bên trên có trang bi quạt hút để hút không khí bẩn ra ngoài. 3.3.2.8. Sàng phân loại – đóng gói Tinh thể MSG sau khi xuống cyclon sẽ được chuyển tiếp xuống hệ thống máy sàng phân loại theo các kích thước được qui ước:LL, L, LM, M, 30A…. Cuối mỗi sàng được nốivới các ống dẫn để chuyển tinh thể MSG vào các bao tải có dung tích lớn theo từng loại kích thước đã phân loại, các bao này được chuyển qua khâu đóng gói để hoàn tất sản phẩm. 3.4. Các thiết bị 3.4.1 Thiết bị lên men Nguyên tắc hoạt động Động cơ bộ truyền động làm quay 6 trục và các cơ cấu đảo trộn 8,12,14. Sử dụng bộ giảm tốc và bộ dẫn động có dòng điện không đổi để điều chỉnh vô cấp số vòng quay trong giới hạn 110 – 200 vòng/ phút.Thiết bị lên men được trang bị áo 17, gồn từ 6 – 8 ô. Mỗi ô có 8 rãnh được chế tạo bằng thép góc có kích thước 120x60 mm. Diện tích làm việc của áo là 60 m2 . Bề mặt làm việc bên trong 45 m2 gồm ống xoắn 9 có đường kính 600 mm với số vít là 23 khi tổng chiều cao của ruột xoắn 2.4 m.Thiết bị lên men được tính toán để hoạt động dưới áp suất dư 0.25 MPa và để tiệt trùng với nhiệt độ 130 – 1400 C, cũng như hoạt động dưới chân không. Trong quá trình nuôi cấy vi sinh vật, áp suất bên trong thiết bị 50 KPa,tiêu hao không khí tiệt trùng đến 1 m3 / phút. Chiều cao cột chất lỏng trong thiết bị 5 – 6 m khi chiều cao thiết bị hơn 8m. Để đảm bảo bảo tiệt trùng trong suốt quá trình, các trục của cơ cấu chuyển đảo phảicó vòng bít kín. Các vòng bít kín được tính toán để hoạt động ở áp suất 0.28 Mpa và áp suất dư không nhỏ hơn 2.7 KPa,nhiệt độ 30 – 2500 C và số vòng quay của trục đến 500 vòng / phút.
  • 52. Báo Cáo Thực Tập GVHD: Chu Thị Bích Phượng Page 52 Hình 3.1. Thiết bị lên men 1- Động cơ 2- Hộp giảm tốc 3- Khớp nối 4- Ổ bi 5- Vòng bít kín 6- Trục 7- Thành thiết bị 8- Máy khuấy trộn tuabin 9- Bộ trao đổi nhiệt kiểu ống xoắn 10- Khớp nối 11- Ống nạp không khí 12- Máy trộn kiểu cánh quạt 13- Bộ sủi bọt 14- Máy khuấy dạng vít 15- Ổ đỡ 16- Khớp để tháo 17- Áo 18- Khớp nạp liệu 19- Khớp nạp không khí
  • 53. Báo Cáo Thực Tập GVHD: Chu Thị Bích Phượng Page 53 3.4.2. Thiết bị lắng Thiết bị có dạng hình trụ đứng và đáy côn. Bên trong thiết bị có rất nhiều dĩa ngăn có dạng hình nón và được xếp chồng lên nhau. Các đĩa ngăn này sẽ được kết nối vớiống trung tâm.Trong quá trình hoạt động,huyền phù sẽ được bơm vào tại cửa đỉnh thiết bị và theo ống trung tâm di chuyển theo phương thẳng đứng theo hướng từ trên xuống. Pha lỏng sẽ theo các khe hở giữa các đĩa ngăn thoát ra vùng biên của đĩa rồi được tập trung và tháo ra ngoài thiết bị qua ống dẫn. Phần cặn rắn sẽ tập trung tại vùng đáy côn và được tháo ra ngoài qua cửa đáy. 3.4.3 Thiết bị ly tâm Thiết bị có dạng bồn hình trụ đứng và đáy côn. Bên trong là 1 trục hình trụ chuyển động xoay tròn, trên đỉnh thiết bị có gắn 5 pét phun nước để rửa liệu, dung dịch sẽ được nhập vào bồn bằng đường ống nối với đỉnh bồn và lượng dịch sẽ được điều chỉnh nhờ phao định lượng. Ngoài ra còn có 1 hệ thống trục thủy lực giúp đưa bộ phận dao cào liệu xuống khi ly tâm xong. Cơ chế hoạt động như sau: Rửa lưới (16s) Tách dịch (360s) Rửa liệu (16s) Tách nước (600s) Cào liệu (phun gió) Bột ngọt sau ly tâm có độ ẩm 0.12%. Hình 3.2. Thiết bị lắng
  • 54. Báo Cáo Thực Tập GVHD: Chu Thị Bích Phượng Page 54 3.4.4. Thiết bị lọc ép Thiết bị làm việc gián đoạn. Việc nạp huyền phù vào thiết bị và tháo dịch lọc ra khỏi thiết bị có thể thực hiện liên tục trong một khoảng thời gian, tuy nhiên việc tháo bã lọc sẽ được thực hiện theo chu kỳ. Thiết bị gồm có hai bộ phận chính là khung và bảng với tiết diện hình vuông. Khung có khả năng chứa bã lọc và là nơi để bơm huyền phù vào. Còn bảng lọc có chức năng tạo nên bề mặt lọc với các rãnh dẫn dịch lọc. Vách ngăn sử dụng trong thiết bị lọc ép có dạng tấm với tiết diện xấp xỉ tiết diện của bảng và khung. Đầu tiên, người ta sẽ đặt hai tấm vật ngăn lên hai bề mặt của một bảng, sau đó xếp xen kẽ các khung và bảng lên hệ thống giá đỡ. Khi ép các khung và bảng sát lại với nhau thì các lỗ trống tại bốn góc của khung và bảng sẽ hình thành nên đường dẫn huyền phù vào và đường tháo dịch lọc ra. Trong quá trình lọc, việc ép chặt các khung bảng là rất quan trọng để giữ cho áp suất lọc được ổn định. Huyền phù được bơm vào thiết bị và được phân phối vào bên trong các khung. Khi đó pha rắn sẽ bị giữ lại trong khung bởi vách ngăn. Còn pha lỏng sẽ đi qua vách ngăn và theo các rãnh trên bảng để tập trung về đường tháo dịch lọc rồi chảy ra ngoài thiết bị. Khi các khung chứa đầy bã, chúng ta cần dừng quá trình lọc và tiến hành rửa bã. Quá trình rửa bã có thể thực hiện xuôi chiều như quá trình lọc hoặc ngược chiều. Hình 3.3. Thiết bị ly tâm
  • 55. Báo Cáo Thực Tập GVHD: Chu Thị Bích Phượng Page 55 3.4.5. Thiết bị tiệt trùng và làm nguội Quá trình tiệt trùng và làm nguội công ty đều sử dụng thiết bị trao đổi nhiệt dạng bản mỏng. Thiết bị này sử dụng hơi nước làm tác nhân để gia nhiệt. Cấu tạo thiết bị gồm những tấm bản được đặt sát và o nhau. Độ dày của các tấm bản rất mỏng và trên bề mặt của chúng có các khe lồi lõm nhằm mục đích tăng hệ số và bề mặt truyền nhiệt. Khi ghép các tấm bảng lại với nhau trên bộ khung của thiết bị sẽ tạo nên hệ thống đường dẫn vào và ra cho dung dịch và chất tải nhiệt. Tùy theo năng suất của thiết bị và nhiệt độ tiệt trùng cần đạt mà công ty sẽ chọn phương án bố trí sơ đồ dòng chảy của dung dịch và tác nhân gia nhiệt trong hệ thống thiết bị. Hình 3.4. Thiết bị lọc ép
  • 56. Báo Cáo Thực Tập GVHD: Chu Thị Bích Phượng Page 56 3.4.6. Thiết bị sấy Bột ngọt sau khi ly tâm được đưa qua hệ thống định lượng sau đó vào cửa nhập liệu của thiết bị sấy. Bột ngọt dưới tác dụng của môtơ, bột ngọt từ từ chuyển xuống cuối buồng trên lưới sàn có kích thước nhỏ, không khí nóng (nhiệt độ 70-1700 C) từ bên dưới sẽ thoát qua các lỗ sàn và theo quạt hút phía trên ra khỏi buồng. Bột ngọt chuyển về cuối buồng rồi chuyển xuống 1 cyclon để thu hồi tinh thể bột ngọt, bên trên có trang bị quạt hút để hút không khí bẩn ra ngoài. Hình 3.5. Thiết bị trao đổi nhiệt dạng bản mỏng
  • 57. Báo Cáo Thực Tập GVHD: Chu Thị Bích Phượng Page 57 3.4.7. Thiết bị trao đổi ion Thiết bị có dạng hình trụ đứng, đáy cầu và được chế tạo bằng thép không rỉ. Phía trên đáy là tấm lưới đỡ. Người ta sẽ cho các hạt nhựa trao đổi ion lên tấm lưới này. Khi cho ionit tiếp xúc với dung dịch, các hạt nhựa sẽ trương nở. Chiều cao của lớp hạt nhựa trong quá trình hoạt động thường dao động từ 1 – 2 m. Ở phía bên dưới tấm lưới, người ta thường cho các chất mang dạng hình cầu. Vaitrò của những chất mang này là để hạn chế sự xáo trộn các cấu tử trong dòng ra và để bảo toàn gradient nồng độ trong quá trình hoạt động của thiết bị. Dưới cùng tại cửa thoát là một tấm lưới lọc để ngăn cản sự cuốn trôi các hạt nhựa trao đổi ion ra khỏi thiết bị. Ở phía bên trên các hạt nhựa là ống để phân phối mẫu nguyên liệu. Nguyên liệu sẽ được bơm vào thiết bị qua ống phân phối. Tại đây,nguyên liệu sẽ được phân bố đều trên hình tròn của mặt cắt thân trụ rồi chảy xuống bên dưới. Sản phẩm được lấy ra từ cửa đáy. Hình 3.6. Thiết bị sấy
  • 58. Báo Cáo Thực Tập GVHD: Chu Thị Bích Phượng Page 58 3.4.8. Thiết bị sàng Bột ngọt sau khi ra khỏi máy sấy sẽ được chuyển qua máy sàng bằng băng tải, lượng bột ngọt đi vào hệ thống máy sàng được điều chỉnh bằng hệ thống định lượng bột ngọt đặt ở cuối máy sấy.Máy sàng cấu tạo bao gồm 5 tầng sàng, với mỗi tầng sàng sẽ cho ra một quy cách hạt khác nhau như: - Tầng 1 sẽ cho ra cở hạt LL - Tầng 2 sẽ cho ra cở hạt L - Tầng 3 sẽ cho ra cỡ hạt M - Tầng 4 sẽ cho ra cỡ hạt 30B - Tầng 5 sẽ cho ra cỡ hạt 60B Mỗi tầng sàng sẽ có 1 tấm lưới sàng bên dưới được đặt các quả bóng cao su có tác dụng tạo ra lực rung tác động lên bên dưới mặt lưới làm cho bột ngọt rơi xuống tầng dưới.Qua 1 tầng sàng bột ngọt sẽ được phân loại và đi vào các ống dẫn về khu vực đóng gói. Hình 3.7. Tháp trao đổi ion
  • 59. Báo Cáo Thực Tập GVHD: Chu Thị Bích Phượng Page 59 3.4.9. Thiết bị cô đặc - kết tinh Cấu tạo thiết bị bao gồm hệ thống ống xoắn, cánh quạt khuấy. Tất cả đặt trong vỏ hình trụ cố định với thể tích là 30 hoặc 70 m3 . Đầu tiên, tất cả các van như van nạp liệu, van nước, van xả liệu, van dịch trong đều phải đóng kín đồng thời mở van tạo chân không cho bồn kết tinh. Khi đồng hồ chân không của bồn kết tinh đạt (< -580 mmHg) thì nguyên liệu được nhập vào thiết bị qua van nạp liệu. Khối lượng dịch nhập qua khỏi tầng bốc hơi gia nhiệt trong bồn (tuỳ điều kiện yêu cầu của từng bồn mà nhập khối lượng dịch cho phù hợp). Sau đó mở các van cấp hơi nóng để gia nhiệt cho bồn, sau khoảng 5 phút khoá các van xả nước ngưng tụ hơi nóng, bắt đầu quá trình cô đặc. Trong quá trình nạp nguyên liệu cũng như trong quá trình cô đặc hệ thống ống xoắn hoạt động liên tục để đảm bảo dịch trong bồn được khuấy đảo liên tục và nhiệt độ của dịch đồng đều. Khi nồng độ của dung dịch đạt yêu cầu để kết tinh thì nạp giống vào bồn qua van nhập liệu. Ở giai đoạn nuôi tinh cần khống chế áp suất hơi nóng (> 1.5 Kg/cm2 ), độ chân không (<-600 mmHg), nhiệt độ khoảng 900 C. Trong quá trình kết tinh, trục khuấy phải hoạt động liên tục tránh đóng vón ở đáy thiết bị. Sản phẩm lấy ra ở van xả liệu ở đáy thiết bị. Hình 3.8. Thiết bị sàng
  • 60. Báo Cáo Thực Tập GVHD: Chu Thị Bích Phượng Page 60 Hình 3.9. Thiết bị cô đặc – kết tinh
  • 61. Báo Cáo Thực Tập GVHD: Chu Thị Bích Phượng Page 61 CHƯƠNG 4: SẢN PHẨM 4.1. Sản phẩm chính Glutamat natri là 1 chất trong nhóm Umami (tiếng Nhật: thơm ngon) có khả năng tăng khẩu vị, tăng cảm giác ngon miệng, đặc biệt trong các món ăn có cá, thịt hay nấm. Vì thế glutamat natri được dùng nhiều trong công nghiệp chế biến thực phẩm, với sự có mặt của nhiều mì chính có thể giảm được các gia vị khác và đôi khi thay đổi cả vị gốc của thực phẩm mà vẫn cho cảm giác ngon miệng. Trong các thực phẩm chế biến sẵn như bột nêm, bột canh, khoai tây chiên … thường có nhiều bột ngọt. Bột ngọt là một hoá chất, muối của một trong 20 acid amin được tìm thấy trong tự nhiên và trong cơ thể con người: acid glutamic, với công thức hoá học C5H8NNaO4, tên thương mại là Mono Sodium Glutamate, thường được viết tắt là MSG. Do đó, tại nhiều nước, MSG thường được dùng để gọi chất này. Ở Việt Nam, MSG thường được gọi là bột ngọt hay mì chính. Mì chính là tên gọi nhại theo âm tiếng Quảng Châu ở Trung Quốc; đọc đúng theo âm Hán Việt là “Vị Tinh". Bột ngọt được sử dụng như một gia vị hay gọi theo cách "chính thống" là chất điều vị có mã số quốc tế 621 (hoặc E621). Thật ra, nếu truy nguyên nguồn gốc bột ngọt thì một mốc thời gian quan trọng phải được tính đến là năm 1907, khi giáo sư Kikunae Ikeda chiết xuất thành công chất glutamate từ một loại rong biển trong phòng thí nghiệm của ông tại trường đại học Hoàng gia Tokyo (Nhật Bản). Sau đó, ông đã tiếp tục nghiên cứu và kết hợp với công ty Ajinomoto để tạo ra một loại gia vị mới. Công ty Ajinomoto đã cho ra đời sản phẩm bột ngọt đầu tiên vào năm 1909. Tuy nhiên, phải một thời gian khá lâu sau đó, sản phẩm này mới được phổ biến ở các nước khác. Mãi đến sau Thế chiến Hình 4.1. Umami
  • 62. Báo Cáo Thực Tập GVHD: Chu Thị Bích Phượng Page 62 thứ hai, vào năm 1947, sản phẩm bột ngọt đầu tiên mới xuất hiện tại Mỹ. Sau đó bột ngọt đã nhanh chóng được sử dụng trong bếp ăn khắp thế giới. Với vai trò một phụ gia thực phẩm được dùng phổ biến trong ẩm thực của nhiều nước, bột ngọt đã là đối tượng được các nhà khoa học "soi xét"' dưới mọi khía cạnh. Từ những năm 50 của thế kỷ 20, Tổ chức Lương nông (FAO) và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã thành lập một Uỷ ban chuyên ra về phụ gia thực phẩm (JECFA) đê đánh giá tính an toàn của các phụ gia thực phẩm, trong đó có bột ngọt. Năm 1987, hội nghị lân thứ 31 của JECFA đã kết luận: bột ngọt được xếp vào danh mục các chất an toàn trong sử dụng (generally recogllized as safe - GRAS), có thể sử dụng không hạn chế liều lượng. Tuy nhiên, theo một báo cáo năm 1995 của Cục Quản lý dược phẩm và thực phẩm Mỹ (FDA), sau khi dùng thực phẩm chứa nhiều bột ngọt, một số người có thể có triệu chứng nhức đầu, khô cổ, khát nước hoặc lên cơn hen suyễn (thường được đề cập với tên gọi "hội chứng nhà hàng Trung Hoa" (Chinese restaurant syndrome). Do đó, bột ngọt tuy không phải là chất độc hại và chưa có khuyến cáo về liều lượng sử dụng hàng ngày, nhưng chúng ta chỉ nên sử dụng bột ngọt và các sản phẩm có bột ngọt với lượng vừa phải để làm tăng vị ngon, chứ không nên lạm dụng nó, dùng nó thay cho các thực phẩm tự nhiên. Tại nhiều nước, thực phẩm chứa glutamate natri phải ghi rõ bên ngoài bao bì để người tiêu dùng chọn lựa. 4.2. Phụ phẩm Giai đoạn lên men: Mật rỉ sau khi xử lí xơ bộ (lắng, lọc) phần bã thô được sự dụng làm nguyên liệu sản xuất phân bón. Giai đoạn thu hồi: trong quá trình ly tâm - Giai đoạn 1: Hỗn hợp sau khi kết tinh được ly tâm tạo ra GA1(315) và GM1(316). GA1 tiếp tục ly tâm qua giai đoạn 2 còn GM1 dùng để sản xuất phân bón và nguyên liệu làm thức ăn gia súc. - Giai đoạn 2: Từ GA1 ly tâm tao ra GA2 (320) và GM2 (321). GA2 được hòa vào nước tiếp tục được ly tâm, GM2 được đưa trở lại giai đoạn cô đặc.
  • 63. Báo Cáo Thực Tập GVHD: Chu Thị Bích Phượng Page 63 - Giai đoạn 3: Từ GA2 ly tâm tạo ra GA3 (329) và GM3 (330). GA3 tiếp tục được ly tâm, GM3 được đưa về giai đoạn cô đặc. - Giai đoạn 4: Từ GA3 ly tâm tạo ra GA4 (334) và GM4 (335). Tinh thể GA4 tiếp tục được trung hòa bằng NaOH để thu được dịch có màu nâu đậm được ký Giai đoạn kết tinh Quá trình lắng: phần bã của quá trình lắng dịch 345 sẽ được đem đi làm nguyên liệu sản xuất phân bón. Quá trình lọc ép: bã than được đưa trở lại quá trình lắng để tăng hiệu suất lắng. Quá trinh ly tâm: ngoài sản phẩm chính thu được là bột ngọt, ta thu được dịch cái được ký hiệu ML1 được kết tinh thô và chuyển vào dịch 345 nếu nồng độ chưa đạt. 4.3 Kiểm nghiệm nguyên liệu sản xuất 4.3.1 Kiểm nghiệm mật rỉ, syrup Mục đích: kiểm tra hàm lượng đường tổng, các chất hóa học và kim loại nặng có trong nguyên liệu. Bảng 4.1. Chỉ tiêu chất lượng nguyên liệu
  • 64. Báo Cáo Thực Tập GVHD: Chu Thị Bích Phượng Page 64 Nguyên liệu Chỉ tiêu kiểm soát Phạm vi kiểm soát Phương pháp Đơn vi phụ trách Mật rỉ TS Min 46% (w/w) Somogyi P.hóa nghiệm trung tâm Smell Không có mùi lạ Theo TCVN Kim loại nặng quy ra chì ≤ 10 mg/kg Theo TCVN Arsenic asAs2O3 ≤ 2 mg/kg Theo TCVN Cd Max 1 mg/kg Theo TCVN Hg Max 0.1 mg/kg Theo TCVN Dư lượng thuốc trừ sâu Không có Theo TCVN Đường cát TS Min 90% (w/w) Somogyi Kim loại nặng quy ra chì ≤ 10 mg/kg Theo TCVN Arsenic asAs2O3 ≤ 2 mg/kg Theo TCVN Syrup RS% Min 35%(w/v) Somogyi Kim loại nặng quy ra chì ≤ 10 mg/kg Theo TCVN Arsenic asAs2O3 ≤ 2 mg/kg Theo TCVN
  • 65. Báo Cáo Thực Tập GVHD: Chu Thị Bích Phượng Page 65 Yêu cầu khác từ nhà cung ứng: nguồn gốc rõ ràng 4.3.2 Kiểm nghiệm hóa chất Bảng 4.2. Tiêu chuẩn hóa chất 1 Nguyên liệu Chỉ tiêu kiểm soát Phạm vi kiểm soát Phương pháp Đơn vi phụ trách Yêu cầu khác H3PO4 Độ thuần khiết Min 84%(w/w) Kiểm soát trên COA nhà cung ứng P.hóa nghiệm trung tâm Nguồn gốc rõ ràng, đạt chứng nhận cấp thực phẩm và MSDS Arsenic Max 3mg/kg Pb Max 3mg/kg Fluoride Max 3mg/kg NAOH Kiểm tra theo tiêu chuẩn công bố cấp thực phẩm HCl Bảng 4.3. Tiêu chuẩn hóa chất 2 Nguyên liệu Hạng mục kiểm soát Tiêu chuẩn kiểm soát Phương pháp Đơn vi phụ trách Yêu cầu khác H2SO4 H2SO4 Min 96%(w/w) Kiểm soát trên COA nhà cung ứng P.hóa nghiệm trung tâm Nguồn gốc rõ ràng,COA và chứng nhận cấp thực Cảm quan Không màu trong suốt hoặc hơi nâu
  • 66. Báo Cáo Thực Tập GVHD: Chu Thị Bích Phượng Page 66 Arsenic 3mg Max/kg phẩm, MSDS Fe Max 0.02% (w/w) Pb Max 5mg/kg Than hoạt tính Cl- ≤ 0.25%(w/w) Ca2+ ≤ 1000 mg/kg Fe ≤ 500 mg/kg Độ ẩm Max 55%(w/w) Arsenic ≤ 2 mg/kg Chỉ số iodine Min 400 Pd Max 10mg/kg Các hạng mục khác đều phải đạt yêu cầu mới cho nhập xưởng
  • 67. Báo Cáo Thực Tập GVHD: Chu Thị Bích Phượng Page 67 4.4 Kiểm nghiệm sản phẩm bột ngọt Bảng 4.4. Chỉ tiêu chất lượng sản phẩm bột ngọt STT Chỉ tiêu chất lượng Chu kỳ lấy mẫu Đơn vị Yêu cầu Tài liệu tham chiếu 1 Cảm quan --- --- Tinh thể trắng hoặc bột kết tinh màu trắng QCVN 4-1:2010/BYT 2 Chấm đen --- --- Max 20/200g Theo yêu cầu khách hàng và căn cứ năng lực thiết bị sản xuất 3 Mùi lạ --- --- Không mùi lạ 4 Độ thuần khiết --- %(w/w) Min 99.0 QCVN 4-1:2010/BYT 5 Độ ẩm --- %(w/w) Max 0.5 QCVN 4-1:2010/BYT 6 Clo (Cl-) --- %(w/) Max 0.2 QCVN 4-1:2010/BYT 7 Độ trong (420 nm) --- % Min 94.0 Tham khảo Vedan Đài Loan 8 pH --- --- 9.7 – 7.2 QCVN 4-1:2010/BYT
  • 68. Báo Cáo Thực Tập GVHD: Chu Thị Bích Phượng Page 68 9 Chì (Pb) 3 tháng 1 lần mg/kg Max 1.0 QCVN 4-1:2010/BYT 10 Antimon (Sb) 3 tháng 1 lần mg/kg Max 1.0 46/2007 QĐ/BYT 46/2007 QĐ/BYT 11 Arsen (As) 3 tháng 1 lần mg/kg Max 5.0 12 Đồng ( Cu) 3 tháng 1 lần mg/kg Max 30 13 Cadimi (Cd) 3 tháng 1 lần mg/kg Max 1.0 14 Thủy ngân 3 tháng 1 lần mg/kg Max 0.05 15 Kẽm 3 tháng 1 lần mg/kg Max 40 16 Khuẩn coliform Mỗi tuần 1 lần MPN/g Max 102 17 Tổng số khuẩn hiếu khí Mỗi tuần 1 lần CFU/g Max 104 18 Tổng số bào tử nấm men và nấm mốc Mỗi tuần 1 lần CFU/g Max 102 19 E. Coli Mỗi năm 1 lần CFU/g Max 3 46/2007 QĐ/BYT
  • 69. Báo Cáo Thực Tập GVHD: Chu Thị Bích Phượng Page 69 20 Salmonella/25g Mỗi năm 1 lần CFU/g --- 21 Staphylococcus Mỗi năm một lần MPN/g Max 102 22 Tính hòa tan Mỗi năm một lần --- Dễ hòa tan trong nước Tan ít trong etanol Không tan trong ete QCVN 4-1:2010/BYT 4.5. Các sự cố xảy ra trong quá trình sản xuất và biện pháp khắc phục 4.5.1. Quá trình tiệt trùng - Sự cố: nhiệt độ tiệt trùng không đạt, dẫn đến không tiêu diệt hết các vi sinh vật gây hại. - Nguyên nhân: lượng hơi nóng không đủ lớn và nhiệt độ tiệt trùng không đạt, do xảy ra sự cố đột ngột do mất điện. - Khắc phục: điều chỉnh lượng hơi nóng hợp lý và khắc phục nhanh sự cố mất điện.Kiểm tra lại nhiệt độ của bồn tiệt trùng. 4.5.2. Quá trình lên men - Sự cố: cánh khuấy không hoạt động, ảnh hưởng đến quá trình lên men. - Nguyên nhân: do mất điện, do thiết bị không được bảo trì - Khắc phục: bảo trì thiết bị theo định kỳ. 4.5.3. Quá trình lắng - Sự cố: lượng cặn còn sót lại, dẫn đến giảm hiệu suất quá trình lọc. - Nguyên nhân: do thời gian lắng quá ngắn, do lượng than phế cho vào không đủ. - Khắc phục: điều chỉnh thời gian lắng và lượng than hợp lý.
  • 70. Báo Cáo Thực Tập GVHD: Chu Thị Bích Phượng Page 70 4.5.4. Quá trình lọc - Sự cố: rách màng lọc. - Nguyên nhân: không kiểm tra bảo trì thiết bị. - Khắc phục: thay thế màng lọc và bảo trì định kỳ. 4.5.5. Quá trình trao đổi ion - Sự cố: phát hiện hạt ion chảy ra hỗn hợp với dịch trong, hoặc trong lưới lọc của ống xả dịch trong thấy có hạt ion. - Nguyên nhân: không kiểm tra bảo trì định kỳ. - Khắc phục: tháp lọc này khi tái sinh cần phải tiến hành kiểm tra lưới lọc, đầu ống tim lọc hoặc mặt bích tiếp nối của các ống lọc của tháp lọc ion này có vết nứt, rách, xì ra cấn thay mới, hoặc hàn đắp lại. Nhân viên thao tác cần tiến hành kiểm tra xem trong lưới lọc có hạt ion hay không. 4.5.6. Quá trình kết tinh - Sự cố: cánh khuấy ngưng hoạt động dẫn đến tinh thể bột ngọt lắng xuống đáy thiết bị. - Nguyên nhân: mất điện đột ngột. - Khắc phục: khi cúp điện trước tiên đóng kín toàn bộ các van hơi nhiệt, nhập liệu và van nước vào bồn kết tinh, kiểm tra nồng độ và khối lượng của từng bồn để khi có điện trở lại những bồn có nồng độ cao và khối lượng nhiều cần xử lý trước. Khi có điện trở lại phải chờ đồng hồ chân không của bồn kết tinh đạt (<-600 mmHg) mới khởi động lại cánh khuấy bằng cách bấm nút khởi động và tắt mở liên tục nhiều lần đến khi cánh khuấy hoạt động bình thường. Nếu không thể khởi động lại cánh khuấy thì phải xả bồn để xử lý. 4.5.7. Quá trình sấy - Sự cố: thiết bị ngưng hoạt động.Bột ngọt sấy còn ẩm - Nguyên nhân: do thiếu bột ngọt hoặc do hư kẹt bạc đạn motor sàng sấy. Nhiệt độ sấy không đạt.