SlideShare a Scribd company logo
1 of 52
Chuyên đề thực tập 1
Trần Thị Huyền Trang Lớp: QTKD Tổng hợp 48C
PHÁT TRIỂN NGÀNH HÀNG SNACK TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN CHẾ BIẾN THỰC PHẨM KINH ĐÔ MIỀN BẮC –
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
Chuyên đề thực tập 2
Trần Thị Huyền Trang Lớp: QTKD Tổng hợp 48C
LỜI MỞ ĐẦU
Snack là loại sản phẩm ăn nhẹ, giòn tan , làm từ nhiều thành phần và có rất
nhiều hương vị, do đó snack được nhiều người tiêu dùng yêu thích nhất là các bạn
trẻ có độ tuổi từ 5 đến 30 tuổi. Nếu như cách đây hơn 10 năm thì trên thị trường
snack còn là một loại sản phẩm xa lạ đối với hầu hết người tiêu dùng, đặc biệt là
những người tiêu dùng ở khu vực phía Bắc thì hiện nay trên thị trường đã tràn ngập
loại sản phẩm này. Cùng với nhịp sống hối hả hiện nay, loại sản phẩm tiện lợi này
đã nhanh chóng phổ biến và ngành hàng hóa này đang có tốc độ tăng trưởng rất cao.
Hiện nay, thị trường snack khu vực phía Bắc nói riêng và cả nước nói chung đang
có 3 nhà sản xuất chiếm ưu thế lớn nhất là Pepsico với thương hiệu Poca, Orion với
thương hiệu O’star và Liwayway với thương hiệu Oishi.
Những ngày đầu tiên khi snack gia nhập thị trường tiêu dùng Việt Nam thì
trên thị trường hầu hết là snack nhập khẩu của Thái Lan. Tuy nhiên, sau đó Kinh Đô
đã xây dựng nhà máy sản xuất và nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường snack với
thành công nhờ nắm bắt tốt khẩu vị và thị hiếu của người Việt Nam. Trải qua thời
gian, snack của Kinh Đô nói chung và Kinh Đô miền Bắc nói riêng đã dần bị thu
hẹp thị phần và doanh thu cũng như sản lượng giảm rõ rệt. Do đó, em chọn nghiên
cứu đề tài : “Phát triển ngành hàng snack tại công ty cổ phần chế biến thực
phẩm Kinh Đô miền Bắc – Thực trạng và giải pháp”. Với mục đích tìm hiểu,
phân tích thực trạng ngành hàng của công ty hiện nay và dựa trên cơ sở những tồn
tại và nguyên nhân em sẽ đưa ra những giải pháp nhằm phát triển ngành hàng tại
công ty Kinh Đô miền Bắc.
Chuyên đề thực tập 3
Trần Thị Huyền Trang Lớp: QTKD Tổng hợp 48C
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY KINH ĐÔ MIỀN BẮC
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
1.1.1. Giới thiệu chung về công ty
Tên công ty: Công ty Cổ phần chế biến thực phẩm Kinh Đô miền Bắc
Tên tiếng Anh: North Kinhdo Food Joint-stock Company
Tên viết tắt: Công ty Cổ phần Kinh Đô miền Bắc
Trụ sở chính: Km 22 - Quốc lộ 5, thị trấn Bần Yên Nhân, huyện Mỹ Hào,
tỉnh Hưng Yên, Việt Nam.
Điện thoại: +84-(0)321-94.21.28
Fax: +84-(0)321-94.31.46
Website: (website chung của cả hệ thống Kinh Đô): http://www.kinhdo.vn
Chi nhánh: số nhà 200 Thái Hà, Hà Nội
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0503000001 do Sở Kế hoạch Đầu
tư tỉnh Hưng Yên cấp ngày 28/01/2000
Vốn điều lệ: 122.967.320.000 đồng VN
Tổng số lao động: 2.000 người
Ngày niêm yết: 15/12/2004
Lĩnh vực kinh doanh: sản xuất, chế biến thực phẩm, thực phẩm công nghệ và
bánh cao cấp các loại.
Công ty cổ phần chế biến thực phẩm Kinh Đô miền Bắc nằm trong hệ thống
Kinh Đô.
Công ty con: Công ty cổ phần Thương mại và Hợp tác quốc tế (HTIC), địa
chỉ tại 534-536 Bạch Mai, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Trong đó Công ty Cổ phần
chế biến thực phẩm Kinh Đô miền Bắc chiếm 75,73% quyền sở hữu.
1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển
Trong lĩnh vực kinh doanh bánh kẹo tại thị trường Việt Nam, thương hiệu
Kinh Đô đã trở nên nổi tiếng và được nhiều người tiêu dùng khắp các tỉnh, thành
phố cả nước biết đến, được nhắc tới thường xuyên bởi các phương tiện thông tin đại
chúng, đặc biệt là trong các dịp Tết Trung Thu và Tết Nguyên Đán. Vị thế của công
ty trong ngành đã được khẳng định bởi các sản phẩm với chất lượng cao, hợp thị
hiếu người tiêu dùng với chủng loại đa dạng và giá cả hợp lý, hệ thống các kênh
tiêu thụ rộng khắp và đội ngũ nhân viên bán hàng chuyên nghiệp.
Chuyên đề thực tập 4
Trần Thị Huyền Trang Lớp: QTKD Tổng hợp 48C
Công ty cổ phần Kinh Đô miền Bắc được thành lập năm 2000 bởi các cổ
đông sáng lập là thể nhân và công ty TNHH Xây dựng và Chế biến thực phẩm Kinh
Đô (bây giờ là công ty Cổ phần Kinh Đô), có trụ sở chính tại 6/134 Quốc lộ 13
phường Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Mình.
“Kinh Đô” là một thương hiệu có tiếng trong lĩnh vực bánh kẹo của Việt
Nam, sản phẩm của công ty này đã có mặt tại rất nhiều nước phát triển bao gồm:
Mỹ, Pháp, Canada, Đức, Đài Loan, Singapore, Thái Lan,... Với tốc độ tăng trưởng
rất cao về doanh thu và lợi nhuận mà hiếm có một doanh nghiệp bánh kẹo nào khác
tại thị trường Việt Nam có thể đạt được.
Sau khi đã khẳng định vị trí hàng đầu ở thị trường các tỉnh phía Nam, Kinh
Đô xác định thị trường miền Bắc là một thị trường có tiềm năng lớn và đã đầu tư
thành lập Công ty Cổ phần Chế biến thực phẩm Kinh Đô miền Bắc vào ngày
28/1/2000. Góp vốn vào Kinh Đô miền Bắc còn có các thành viên sáng lập của
Kinh Đô trong đó công ty nắm giữ 60% vốn cổ phần tại thời điểm thành lập.
Công ty Cổ phần chế biến thực phẩm Kinh Đô miền Bắc thành lập theo
quyết định số 139/QĐ-UB ngày 19/08/1999 của UBND tỉnh Hưng Yên và Giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh số 050300001 ngày 28/01/2000 của sở Kế hoạch và
Đầu tư tỉnh Hưng Yên với tổng số vốn điều lệ ban đầu là 10 tỷ đồng Việt Nam.
Ngay sau khi thành lập, các hoạt động xây dựng nhà xưởng, mua sắm và lắp đặt dây
chuyền sản xuất, nghiên cứu thị trường và xây dựng kênh phân phối, xây dựng đội
ngũ nhân sự chủ chốt, tuyển dụng và đào tạo lao động đã gấp rút được tiến hành để
đưa công ty đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Công ty Kinh Đô miền Bắc
chính thức đi vào hoạt động ngày 1/9/2001.
Từ năm 2000 đến năm 2004, Công ty đã trải qua 4 lần tăng vốn điều lệ như sau:
+ Lần 1: 11/08/2000 Tăng vốn điều lệ lên 13.000.000.000 đ
+ Lần 2: 30/01/2002 Tăng vốn điều lệ lên 23.700.000.000 đ
+ Lần 3: 28/01/2003 Tăng vốn điều lệ lên 28.440.000.000 đ
+ Lần 4: 08/06/2004 Tăng vốn điều lệ lên 50.000.000.000 đ
Năm tài chính 2001 tuy chỉ với 4 tháng hoạt động nhưng công ty đã đạt được
sự tăng trưởng khá cao: tỷ lệ lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu là 9,13 % và Lợi
nhuận sau thuế/Doanh thu là 8,88%. Năm tài chính 2002, doanh thu của công ty đã
tăng trưởng 182,57% và lợi nhuận sau thuế tăng trưởng 183,13%. Các tỷ lệ này vẫn
rất ổn định trong năm tài chính 2003, tương ứng là 190,5% và 124,6%.
Chuyên đề thực tập 5
Trần Thị Huyền Trang Lớp: QTKD Tổng hợp 48C
Ngày 31/12/2004, công ty chính thức niêm yết trên thị trường chứng khoán
với mã chứng khoán giao dịch là NKD với tổng vốn cổ phần là 5.000.000 cổ phần.
Tại thời điểm đó, vốn điều lệ của công ty là 50 tỷ Việt Nam. Ngay sau khi lên sàn,
cổ phiếu của công ty được đánh giá là cổ phiếu hấp dẫn, được các nhà đầu tư đặc
biệt chú ý và có giá cao liên tục. “Quyết định niêm yết trên thị trường chứng khoán
là bước đột phá quan trọng tạo động lực giúp công ty củng cố vững chắc hệ thống
quản lý, minh bạch hóa và xã hội hóa các hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo điều
kiện cho mọi tầng lớp trong xã hội có thể tham gia đầu tư và quản lý doanh nghiệp”
(theo ông Trần Quốc Việt, lúc đó là Phó TGĐ Kinh Đô miền Bắc). Bên cạnh đó, với
những nỗ lực về đổi mới công nghệ nâng cao trình độ quản lý, công ty đã vinh dự
đón nhận chứng chỉ về hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000 do tổ chức
BVQI cấp.
Trong 2 năm 2005 và 2006, công ty đầu tư một số hạng mục chính sau:
+ Đầu tư dây chuyền bánh First Pie trị giá 60.000.000.000 đ
+ Đầu tư dây chuyền bánh Solite trị giá 40.000.000.000 đ
Cũng trong năm 2006, Kinh Đô miền Bắc đã chính thức niêm yết bổ sung
1.399.997 cổ phần trên thị trường chứng khoán tăng tổng số cổ phần lưu hành trên
thị trường lên 8.399.997 cổ phần. Sau đợt phát hành cổ phiếu nhằm tăng thêm vốn
điều lệ thì vốn điều lệ của công ty năm 2006 tăng lên đến 84.000.000.000 đ.
Ngày 31/05/2007, công ty đã tiến hành phát hành cổ phiếu thưởng cho cổ
đông hiện hữu theo tỉ lệ 20% tương đương 1.679.999 cổ phần từ nguồn lợi nhuận
giữ lại chưa phân phối và các quỹ của công ty nâng tổng vốn điều lệ của công ty lên
107.000.000.000 đ.
Cũng trong tháng 05/2007, Kinh Đô miền Bắc cùng với Công ty Tribeco Sài
Gòn đã khởi công xây dựng nhà máy Tribeco miền Bắc với tổng chi phí khoảng
100.000.000.000 đ với diện tích 30.000m2. Dự án này đã nâng tổng số nhà máy
thuộc hệ thống tập đoàn Kinh Đô lên 8 nhà máy và 10 công ty thành viên.
Tháng 8/2008, công ty đã chính thức triển khai dự án SAP, là phần mềm
hàng đầu trên thế giới về quản lý điều hành hệ thống .
Ngày 17/05/2008, công ty đã phát hành cổ phiếu để trả cổ tức là 22% tương
đương với 2.216.947 cổ phiếu từ lợi nhuận sau thuế năm 2007 của công ty, nâng
tổng Vốn điều lệ của công ty lên 122.967.320.000 đ.
Trong năm 2008, công ty đã khai trương thêm 3 cửa hàng Bakery nâng tổng
số cửa hàng Bakery của công ty trên địa bàn Hà Nội là 9 cửa hàng. Điều này đánh
Chuyên đề thực tập 6
Trần Thị Huyền Trang Lớp: QTKD Tổng hợp 48C
ĐẠI HỘICỔ ĐÔNG
HỘI ĐỒNG QUẢN
TRỊ
BAN TỔNG
GIÁM ĐỐC
BAN KIỂM SOÁTHỘI ĐỒNGQUẢNTRỊ
KHỐI KINHDOANH KHỐI SẢN XUẤT
KHỐI PHỤCVỤ
HỖTRỢ
MAKETING HỆ THỐNG
BAKERY
PHÒNG
SALE
QUẢNLÝ
ĐƠNHÀNG
PHÒNGIT PHÒNG
PTNNL
PHÒNGHC
NHÂN SỰ
PHÒNGTC
KẾ TOÁN
PHÒNG
R&D
PHÂN
XƯỞNG SX
PHÒNGQA CƠKHÍ BẢO
TRÌ
XƯỞNG 2XƯỞNG 1 XƯỞNG 3 XƯỞNG 4
dấu một sự phát triển không ngừng của hệ thống Kinh Đô Bakery tại Hà Nội nói
chung và Công ty Cổ phần chế biến thực phẩm Kinh Đô miền Bắc nói riêng.
Như vậy, sau gần 10 năm đi vào hoạt động thì hiện nay Công ty Cổ phần chế biến
thực phẩm Kinh Đô miền Bắc hiện là một công ty chiếm thị phần lớn tại thị trường phía
Bắc và trong thời gian tới công ty cũng tiếp tục phát triển để giữ vững vị trí số 1 này.
1.2. Cơ cấu tổ chức và chức năng-nhiệm vụ từng phòng ban
Sơ đồ tổ chức bộ máy của công ty cổ phần thực phẩm Kinh Đô Miền Bắc
(Nguồn: phòng Pháttriển nguồn nhân lực)
Chuyên đề thực tập 7
Trần Thị Huyền Trang Lớp: QTKD Tổng hợp 48C
Kinh Đô miền Bắc được tổ chức và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp đã
được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 8
thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005, có hiệu lực thi hành từ ngày 1 tháng 7 năm
2006.
Các hoạt động của công ty tuân thủ Luật Doanh nghiệp, các Luật khác có
liên quan và Điều lệ công ty. Điều lệ công ty bản sửa đổi đã được Đại hội đồng cổ
đông Kinh Đô miền Bắc thông qua ngày 23/3/2004 là cơ sở chi phối toàn bộ hoạt
động của công ty
1.2.1.Đại hội đồng cổ đông:
Là cơ quan quyết định cao nhất của công ty, bao gồm tất cả các cổ đông có
quyền biểu quyết và/hoặc người được cổ đông ủy quyền. Đại hội đồng cổ đông có
quyền bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm các thành viên của Hội đồng quản trị và ban
kiểm soát
1.2.2.Hội đồng quản trị :
HĐQT là cơ quan quản lý cao nhất của công ty, quản trị công ty giữa hai kỳ
đại hội. Các thành viên HĐQT là cổ đông của công ty, được Đại hội đồng cổ đông
bầu, cơ cấu HĐQT hiện gồm 5 thành viên với nhiệm kỳ 3 năm:
- Ông Trần Kim Thành - Chủ tịch HĐQT
Ông Trần Lệ Nguyên - Phó chủ tịch HĐQT
Bà Vương Ngọc Xiềm - Thành viên HĐQT
Ông Cô Gia Thọ - Thành viên HĐQT
Ông Dương Thế Quang - Thành viên HĐQT
HĐQT đại diện cho tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết của công ty, có
toàn quyền nhân danh các cổ đông này quyết định mọi vấn đề liên quan đến lợi ích
của các cổ đông và tương lai phát triển của công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm
quyền của đại hội đồng cổ đông.
1.2.3. Ban tổng giám đốc
Ban TGĐ do HĐQT bổ nhiệm, cứ 5 năm lại bầu lại một lần. Ban TGĐ của
công ty bao gồm TGĐ điều hành và một số Phó TGĐ giúp việc cho TGĐ :
Ông Trần Quốc Việt - TGĐ
Bà Vương Bửu Linh - Phó TGĐ
Bà Vương Ngọc Xiềm - Phó TGĐ
Ông Goh Eng Cheong - Phó TGĐ
Chuyên đề thực tập 8
Trần Thị Huyền Trang Lớp: QTKD Tổng hợp 48C
Ông Lê Cao Thuận - Giám đốc tài chính
Ban TGĐ có nhiệm vụ tổ chức điều hành và quản lý mọi hoạt động sản xuất
kinh doanh hàng ngày của công ty theo những chiến lược và kế hoạch đã được
HĐQT và Đại hội đồng cổ đông thông qua.
1.2.4. Ban kiểm soát
Do đại hội đồng cổ đông bầu ra, chỉ bao gồm 3 thành viên, nhiệm kỳ 3 năm
và có thể kéo dài thêm 45 ngày để giải quyết những công việc chưa hoàn thành :
Ông Lê Quang Hiển - Trưởng BKS
Ông Trần Minh Tú - Thành viên BKS
Bà Nguyễn Thị Ngọc Khuyên - Thành viên BKS
BKS có nhiệm vụ thay mặt Đại hội đồng cổ đông giám sát, đánh giá công tác
điều hành, quản lý của HĐQT và Ban TGĐ. BKS chịu trách nhiệm trước đại hội
đồng cổ đông và pháp luật hiện hành về những công việc thực hiện theo quyền và
nghĩa vụ của mình.
1.2.5. Khối kinh doanh
Khối này có nhiệm vụ tổ chức thực hiện hoạt động nghiên cứu thị trường,
tiêu thụ sản phẩm nhằm đem lại doanh thu cho công ty, bao gồm 3 phòng:
1.2.5.1. Phòng Marketing
Phòng Marketing có chức năng tham mưu với ban lãnh đạo trong việc phát
triển mở rộng thị trường, thị phần; nghiên cứu chiến lược thị trường, giữ gìn và gia
tăng giá trị thương hiệu của công ty. Phòng Marketing tìm hiểu nhu cầu của thị
trường hỗ trợ cho hoạt động của phòng nghiên cứu và phát triển sản phẩm và phòng
Sale.
1.2.5.2. Phòng Sale
Là phòng trung tâm trong khối kinh doanh, phòng Sale có nhiệm vụ điều
hành và kiểm soát các hoạt động phân phối tiêu thụ sản phẩm của công ty. Trong
phòng Sale có một bộ phận phụ trách bán hàng, đây là bộ phận cốt lõi của phòng.
Ngoài ra, trong phòng Sale còn có 1 bộ phận nữa, đó là bộ phận hỗ trợ, kiểm soát
hoạt động của các nhà phân phối và hoạt động của những người bán hàng.
1.2.5.3. Hệ thống Barkery
Hiện tại, Kinh Đô miền Bắc đang có hệ thống gồm 9 Bakery đều nằm ở khu
vực Hà Nội. Hệ thống Bakery chính là hệ thống kênh phân phối trực tiếp của công
Chuyên đề thực tập 9
Trần Thị Huyền Trang Lớp: QTKD Tổng hợp 48C
ty, đại diện về hình ảnh của công ty thông qua giới thiệu sản phẩm và bán trực tiếp
sản phẩm của công ty tới tay người tiêu dùng.
1.2.6. Khối sản xuất
Khối sản xuất bao gồm phòng R&D - phòng nghiên cứu và phát triển sản
phẩm, các phân xưởng sản xuất, phòng QA - phòng đảm bảo chất lượng và bộ phận
cơ khí bảo trì. Trong đó các phân xưởng sản xuất chính là trung tâm của cả khối,
các phòng ban bộ phận còn lại trong khối có nhiệm vụ hỗ trợ cho hoạt động của các
phân xưởng sản xuất. Khối sản xuất có mục tiêu là sản xuất đủ sản phẩm, chất
lượng tốt để đủ cung cấp ra thị trường theo đúng kế hoạch chiến lược của công ty.
Người đứng đầu của khối này là giám đốc sản xuất.
1.2.6.1. Phòng nghiên cứu và phát triển sản phẩm
Được chính thức thành lập từ năm 2007, phòng nghiên cứu và phát triển sản
phẩm có nhiệm vụ nghiên cứu thiết kế ra những sản phẩm mới nhằm đáp ứng nhu
cầu thị trường và thực hiện chiến lược phát triển của công ty.
Ngoài ra, phòng nghiên cứu và phát triển sản phẩm của công ty cũng đảm
nhận nhiệm vụ nghiên cứu phát triển những dòng sản phẩm mới dựa trên công nghệ
vốn có của công ty, ví dụ như về việc cho ra đời công thức, mẫu mã hay quy trình
mới cho các dòng sản phẩm của công ty.
1.2.6.2. Phân xưởng sản xuất
Phân xưởng sản xuất chính là trung tâm của mọi hoạt động trong công ty.
Hiện tại, trong công ty có 4 phân xưởng. mỗi phân xưởng có nhiệm vụ sản xuất ra
những loại sản phẩm khác nhau. Mỗi phân xưởng đều được quản lý giám sát bởi
một quản đốc phân xưởng. Các quản đốc phân xưởng chịu trách nhiệm về hoạt
động của phân xưởng của mình và báo cáo tình hình hoạt động của phân xưởng tới
giám đốc sản xuất.
1.2.6.3. Phòng QA- phòng đảm bảo chất lượng
Công tác đảm bảo chất lượng luôn phải xuất hiện trên mọi dây chuyền sản
xuất nhằm đảm bảo chất lượng trong quá trình sản xuất, tạo ra các sản phẩm đủ tiêu
chuẩn, chất lượng tốt. Với chiến lược phát triển thương hiệu gắn với chất lượng sản
phẩm, công ty Kinh Đô miền Bắc rất chú trọng đến hoạt động đảm bảo chất lượng.
Chính vì thế, phòng đảm bảo chất lượng có trách nhiệm báo cáo trực tiếp hoạt động
Chuyên đề thực tập 10
Trần Thị Huyền Trang Lớp: QTKD Tổng hợp 48C
của phòng cũng như tình hình chất lượng của các phân xưởng sản xuất nhanh
chóng, kịp thời, chính xác với giám đốc sản xuất.
1.2.6.4. Bộ phận cơ khí bảo trì
Đây là một bộ phận thuộc khối sản xuất, đảm bảo hoạt động cho các dây
chuyền công nghệ trong các phân xưởng. Kế hoạch bảo trì sửa chữa trong công ty là
theo tính định kỳ, do đó, bộ phận này phải thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng các
dây chuyền công nghệ theo thời gian quy định. Ngoài ra, bộ phận này cũng có
nhiệm vụ sửa chữa, bảo dưỡng theo lệnh. Trong trường hợp sửa chữa vượt quá khả
năng của bộ phận này thì bộ phận này cũng có trách nhiệm phải liên hệ với các
chuyên gia kỹ thuật trong và ngoài nước nhanh chóng sửa chữa để kịp cho sản xuất
được hoạt động.
1.2.7. Khối phục vụ - hỗ trợ
Khối phục vụ - hỗ trợ này bao gồm : bộ phận quản lý đơn hàng, phòng IT -
phòng quản lý mạng, phòng phát triển nguồn nhân lực, phòng hành chính nhân sự
và phòng tài chính kế toán.
1.2.7.1. Bộ phận quản lý đơn hàng
Trong bộ phận này bao gồm 3 phòng, đó là phòng kế hoạch, phòng logistics
và phòng cung ứng vật tư. 3 phòng này liên đới với nhau về vấn đề nguyên vật liệu,
cùng xem xét và xử lý các đơn hàng của khách hàng.
1.2.7.2. Phòng kế hoạch
Phòng kế hoạch là nơi tiếp nhận thông tin về nhu cầu, thị trường từ khối kinh
doanh (cụ thể là từ bộ phận nghiên cứu của phòng Marketing). Sau đó, phòng kế
hoạch xem xét các thông tin đó cùng với xác định khả năng và nguồn lực của công ty để
từ đó lập ra các kế hoạch cho hoạt động sản xuất. Phòng kế hoạch là phòng trung gian
nhận nhiệm vụ điều phối các chương trình cho hoạt động sản xuất và bán hàng.
1.2.7.3. Phòng logistics
Là nơi tiếp nhận các đơn hàng của khách hàng. Phòng logistics có nhiệm vụ
xem xét lượng tồn kho của công ty, khả năng cung ứng sản phẩm ngay cho khách
hàng để từ đó yêu cầu bộ phận sản xuất của công ty thực hiện hoạt động sản xuất
phục vụ hoàn thành đơn hàng. Bên cạnh đó, phòng logistics cũng có nhiệm vụ quản
lý kho bãi, thực hiện các yêu cầu vận chuyển nguyên vật liệu, sản phẩm trong nội
bộ công ty hay ra bên ngoài công ty.
Chuyên đề thực tập 11
Trần Thị Huyền Trang Lớp: QTKD Tổng hợp 48C
1.2.7.4 Phòng cung ứng vật tư
Phòng cung ứng vật tư là nơi tiếp nhận kế hoạch sản xuất từ phòng kế hoạch,
dự trù tính toán về lượng vật tư cần thiết sau đó thực hiện hoạt động mua sắm vật tư
cung cấp cho các phân xưởng sản xuất.
1.2.7.5. Phòng IT - Phòng quản lý mạng
Phòng IT có nhiệm vụ kiểm soát thông tin, an ninh mạng, lắp đặt, ứng dụng
các chương trình, phần mềm cho các máy tính trong công ty. Phòng IT sẽ phải chịu
trách nhiệm sửa chữa khi mạng gặp sự cố.
1.2.7.6. Phòng Phát triển nguồn nhân lực
Công ty luôn ý thức được tầm quan trọng của nguồn nhân lực đối với sự tồn
tại và phát triển của mình, do đó, công ty tập trung đào tạo và phát triển “sâu”
nguồn nhân lực. Trong công ty phòng phát triển nguồn nhân lực được tách riêng
khỏi phòng nhân sự. Phòng phát triển nguồn nhân lực có chức năng nhiệm vụ thu
hút, đào tạo, phát triển và giữ chân nhân lực cho công ty. Đây chính là nơi lên kế
hoạch về những chính sách đãi ngộ nhân viên, công nhân để từ đó giao cho phòng
hành chính nhân sự lo thực hiện các chính sách này.
1.2.7.7. Phòng hành chính-nhân sự
Phòng hành chính- nhân sự có nhiệm vụ tổ chức công tác phòng cháy chữa
cháy, an ninh trật tự, y tế, xử lý và phòng ngừa tai nạn lao động, chăm sóc sức khỏe
của công nhân viên, tổ chức các cuộc họp sự kiện trong công ty. Phòng hành chính-
nhân sự cũng là nơi quy hoạch quản lý hồ sơ cán bộ công nhân viên trong công ty,
đồng thời thực hiện các kế hoạch chính sách về nhân sự từ bên phòng Phát triển
nguồn nhân lực chuyển sang.
1.2.7.8. Phòng tài chính-kế toán
Có chức năng tham mưu cho ban TGĐ trong lĩnh vực tài chính kế toán và
chế độ kế toán theo điều lệ của công ty và theo quy định của pháp luật. Phòng tài
chính kế toán thực hiện các nhiệm vụ: Quản lý tài chính của công ty, xây dựng chỉ
tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán kế hoạch thu chi tài chính, quỹ tiền lương...
Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty được bố trí theo mô hình trực tuyến - chức
năng. Theo cơ cấu này, chức năng được chuyên môn hóa cho từng bộ phận phòng ban.
Ưu điểm:
Thời gian quyết định quản trị được rút ngắn
Chuyên đề thực tập 12
Trần Thị Huyền Trang Lớp: QTKD Tổng hợp 48C
Chất lượng quyết định được nâng cao
Tính thống nhất trong hoạt động quản trị và điều hành được đảm bảo ở một
mức độ nhất định
Nhược điểm:
Chi phí cho hoạt động của bộ máy quản trị lớn
Đôi khi ý kiến mang tính chủ quan của người ra quyết định
Nếu người ra quyết định ở cấp chức năng có trình độ, chuyên môn kém có
thể đưa ra các quyết định sai lầm, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của công ty
Hiện nay công ty cũng đang dần hoàn thiện cơ cấu để hướng tới cơ cấu tổ
chức ma trận với việc phân ra các ngành hàng chuyên biệt, coi từng ngành hàng là
các SBU. Mô hình tổ chức ma trận sẽ giúp khắc phục được những nhược điểm hiện
tại của mô hình cơ cấu trực tuyến - chức năng.
1.3. Đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
Bảng 1.1: Tình hình hoạt động của Công ty Kinh Đô miền Bắc giai đoạn 2004-
2008
(Đv: triệu đồng)
Năm 2004 2005 2006 2007 2008
Doanh thu 275.008 354.788 419.429 561.516 689.380
LNST 23.715 33.912 60.712 72.307 978,749
(Nguồn: phòng kinh doanh công ty cổ phần CBTP Kinh Đô miền Bắc)
Chuyên đề thực tập 13
Trần Thị Huyền Trang Lớp: QTKD Tổng hợp 48C
Biểu đồ 1.1: Tình hình doanh thu thuần và LNST của Công ty giai đoạn 2004-
2008
0
100000
200000
300000
400000
500000
600000
700000
2004 2005 2006 2007 2008
DT thuần
LNST
(Nguồn: Số liệu từ bảng 1.1)
Dựa vào bảng và biểu đồ trên ta thấy:
Tình hình doanh thu của công ty giai đoạn 2004 - 2008 liên tục tăng. Cụ thể
là doanh thu năm 2005 tăng 29% so với năm 2004 (tăng gần 80 tỷ đồng), năm 2006
tăng hơn 18% so với năm 2005 (tăng gần 65 tỷ đồng), năm 2007 tăng gần 34% so
với năm 2006 (tăng 142 tỷ đồng), năm 2008 tăng gần 23% so với năm 2007 (tăng
128 tỷ đồng). Với tốc độ tăng trưởng doanh thu qua các năm cao (trung bình tăng
25 - 30%/năm) công ty đang ngày càng khẳng định chắc chắn vị trí số 1 trong ngành
sản xuất bánh kẹo tại thị trường phía Bắc. Nguyên nhân tăng là do, trong giai đoạn
2004 - 2008, công ty không ngừng đầu tư phát triển mở rộng kênh phân phối, chủ
động cải tiến sản phẩm cho phù hợp với nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng thị
trường phía Bắc. Do đó sản phẩm của công ty ngày càng được người tiêu dùng phía
Bắc ưu tiên lựa chọn sử dụng.
Lợi nhuận sau thuế qua các năm từ 2004 đến 2007 cũng liên tục tăng: năm
2005 tăng 43% so với năm 2004 (tăng hơn 10 tỷ đồng), năm 2006 tăng 79% so với
năm 2005 (tăng gần 27 tỷ đồng), năm 2007 tăng 19% so với năm 2006 (tăng hơn 11
tỷ đồng). Riêng 2008 thì lợi nhuận sau thuế chỉ còn chưa đến 1 tỷ đồng. Lý do là,
giai đoạn 2004 đến 2007, hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra tương đối ổn định,
hợp lý hóa công tác quản lý, tiết giảm chi phí, giảm giá thành sản phẩm.... Tuy
nhiên, do trong năm 2008, phải chịu tác động ảnh hưởng của “cơn bão’’ khủng
Chuyên đề thực tập 14
Trần Thị Huyền Trang Lớp: QTKD Tổng hợp 48C
hoảng kinh tế thế giới, công ty đã tiến hành trích quỹ dự phòng tài chính dẫn đến
kết quả sản xuất kinh doanh của công ty trong năm không đạt được mục tiêu đề ra,
kéo tổng lợi nhuận sau thuế của công ty xuống chỉ còn 978 triệu đồng.
Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty hiện nay (9 tháng đầu
năm 2009)
Trong quý III/2009 công ty đã đạt 229,137 tỷ đồng doanh thu thuần bán hàng
và cung cấp dịch vụ, tăng 19,39% so với quý III/2008 (tương đương tăng 37,209 tỷ
đồng).Lũy kế 9 tháng đấu năm đạt 501,559 tỷ đồng, tăng 11,03% (tương đương
tăng 49,845 tỷ đồng) so với cùng kỳ năm 2008.
Lợi nhuận sau thuế quý III/2009 công ty đạt 35,539 tỷ đồng, tăng 164,3% so
với quý III/2008 (tương đương tăng 22,099 tỷ đồng). Lũy kế 9 tháng đầu năm đạt
60,662 tỷ đồng, tăng 71,11% (tương đương tăng 25,211 tỷ đồng) so với cùng kỳ
năm 2008.
Như vậy kết thúc 3 quý đầu năm, công ty đã hoàn thành 60,4% kế hoạch
doanh thu và 101,1% kế hoạch lợi nhuận của cả năm (năm 2009, công ty đặt mục
tiêu đạt 830 tỷ đồng doanh thu và 60 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế). Doanh thu và lợi
nhuận 9 tháng đầu năm 2009 tăng là do một số nguyên nhân :
Do tiếp tục các hoạt động đầu tư mở rộng thị trường ở phía Bắc và các tỉnh
lân cận Hà Nội
Tăng giá các dòng sản phẩm bánh: loại bánh lẻ trung bình tăng khoảng 8%,
bánh hộp cao cấp tăng 15% so với cùng kỳ năm trước.
Đặc biệt trong quý III có tết trung thu, đây là dịp đem lại doanh thu và lợi
nhuận rất lớn cho công ty
Sự phục hồi của thị trường tài chính giúp công ty được hoàn nhập các khoản
dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán ngắn và dài hạn.
Với kết quả kinh doanh đạt được trong 9 tháng đầu năm 2009, công ty đã
vượt mức kế hoạch về lợi nhuận sau thuế hợp nhất. Dự báo công ty sẽ hoàn thành
được kế hoạch cả năm về doanh thu. Lý do: trong quý cuối năm có mùa noel, tết
dương lịch, đây là những dịp mà khách hàng tiêu dùng sản phẩm bánh kẹo với số
lượng rất lớn.
Chuyên đề thực tập 15
Trần Thị Huyền Trang Lớp: QTKD Tổng hợp 48C
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG NGÀNH HÀNG SNACK CỦA CÔNG TY CỔ
PHẦN CHẾ BIẾN THỰC PHẨM KINH ĐÔ MIỀN BẮC
2.1. Tổng quan về ngành hàng snack của công ty Kinh Đô miền Bắc
2.1.1 Giới thiệu chung ngành hàng snack của công ty Kinh Đô miền Bắc
Những năm đầu thập niên 90, trên thị trường tràn ngập các loại snack được
nhập khẩu từ Thái Lan. Đầu năm 1993, công ty TNHH xây dựng và chế biến thực
phẩm Kinh Đô được thành lập. Những ngày đầu, công ty chỉ là một xưởng sản xuất
snack nhỏ. 1 năm sau đó, snack Kinh Đô đã có chỗ đứng trên thị trường và dần thay thế
snack ngoại nhập từ Thái Lan. Thành công của snack Kinh Đô là bởi những lý do: giá rẻ,
mùi vị đặc trưng phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng trong nước. Và chính thành
công này đã trở thành một bước đệm không ngừng của công ty Kinh Đô sau này.
Năm 2000, khi chính thức thành lập công ty Kinh Đô miền Bắc tại thị trấn
Bần - Hưng Yên, snack cũng là một trong những sản phẩm đầu tiên được công ty
đầu tư sản xuất. Sản phẩm snack của công ty chủ yếu hướng đến đối tượng là những
người tiêu dùng ở độ tuổi 5 - 30 tuổi. Đây là những đối tượng khách hàng trẻ tuổi.
Giá cả của sản phẩm phân bố ở nhiều mức giá cho nên hướng tới tất cả mọi đối
tượng trên thị trường toàn miền Bắc.
Hiện nay trong ngành sản xuất snack của công ty Kinh Đô miền Bắc, có tất
cả 3 loại: Kitto, Sachi và Slide. Dòng sản phẩm Kitto và Sachi được làm từ nguyên
liệu chính đó là bột mỳ cùng với lượng nhỏ bột bắp, tinh bột khoai mì, tinh bột gạo,
dầu thực vật, đường, muối, gia vị...... 2 dòng sản phẩm này được bán trên thị trường
ở mức giá thấp và trung bình, hướng tới đối tượng khách hàng có thu nhập thấp và
trung bình, chủ yếu bán tại thị trường nông thôn, miền núi và các cửa hàng bán lẻ
nhỏ. Dòng sản phẩm Slide mới được đưa vào sản xuất từ năm 2008, đây là dòng sản
phẩm cao cấp được làm từ nguyên liệu chính là bột khoai tây (65%), dầu cọ olein
tinh luyện, đường, muối....Dòng sản phẩm Slide được đóng lon các tông với mức
trọng lượng nhỏ nhất là 75 gr được bán chủ yếu trong các siêu thị, các cửa hàng đại
lý lớn.
2.1.2 Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật ảnh hưởng đến phát triển ngành hàng snack tại
công ty
2.1.2.1 Sản phẩm
Sản phẩm là vấn đề sống còn của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể tồn tại
và phát triển hay không tùy thuộc vào sức sống của sản phẩm. Sản phẩm có thể tiêu
Chuyên đề thực tập 16
Trần Thị Huyền Trang Lớp: QTKD Tổng hợp 48C
thụ được khi nó đáp ứng được nhu cầu của thị trường, lôi cuốn sự tò mò của khách
hàng, từ đó thúc đẩy họ đi đến quyết định mua và tiêu dùng sản phẩm.
Sản phẩm đáp ứng tốt nhu cầu khách hàng tiêu dùng sẽ tạo nên cơ hội lớn
cho các doanh nghiệp sản xuất có khả năng đạt doanh thu và thu được lợi nhuận rất
cao. Vì vậy, muốn phát triển ngành hàng, trước tiên công ty phải chú trọng tới hoạt
động thiết kế sản phẩm của mình sao cho phù hợp và có khả năng cạnh tranh với
sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh.
2.1.2.2 Thị trường
Snack là dòng sản phẩm “ăn chơi” và mang tính mùa vụ, đặc biệt được ăn
nhiều trong các dịp lễ tết.... . Sản phẩm này có thể có mặt tại tất cả các cửa hàng bán
lẻ bánh kẹo, các quán cóc, các quán karaoke….. Khi đời sống vật chất của người
tiêu dùng ngày càng được cải thiện thì loại sản phẩm này càng dễ dàng thâm nhập
và trở nên phổ biến hơn trong đời sống hàng ngày của họ. Snack là sản phẩm mang
phong cách hiện đại, hiện nay đã được tiêu dùng phổ biến không chỉ ở các thành
phố lớn mà còn ở nhiều vùng nông thôn và miền núi.
Thị trường snack Việt Nam đã trải qua nhiều cuộc sang lọc khắc nghiệt.
Cách đây 2 năm, có khoảng 70 nhà sản xuất snack nội địa và quốc tế tham gia thị
trường với gần 160 thương hiệu snack. Nhưng đến đầu nay, chỉ còn 3 nhà sản xuất
trụ tốt trên thị trường. Đó là 3 gương mặt đứng đầu trong bảng tổng sắp về thị phần
và giá trị thương hiệu. Thứ nhất là Oishi (của công ty Liwayway, Philipines) nằm
trong phân khúc giá thấp, giá bán 500 – 1000 đ/gói. Thứ 2 là Poca của Pepsico,
phân khúc trung binh, giá bán 2000 đ/gói, có mức tiêu thụ bằng một nửa Oishi (theo
kết quả khảo sát của một công ty nghiên cứu thị trường thực hiện tại 6 thành phố
lớn là Hà Nội. TP HCM, Hải Phòng, Đà Nẵng, Nha Trang, Cần Thơ). Thứ ba là
snack O’star của tập đoàn Orion Hàn Quốc với mức giá là 4000 đ/gói. Tuy nhiên,
từ tháng 5/2008 Pepsico tung ra thị trường dòng sản phẩm snack Poca khoai tây cao
cấp với mức giá 4000 đ thì ngay lập tức dòng sản phẩm này đã chiếm lĩnh thị phần
cao nhất trong phân khúc giá cao, vượt trên cả O’star của Orion. Snack của Kinh Đô
hiện đang xếp ở vị trí thứ 4 trên thị trường snack. Sau đó là một số dòng sản phẩm
của các công ty như Tràng An, Hải Hà…..
Thị trường snack hiện đang rất sôi động và có mức tăng trưởng rất cao, đây
là cơ hội cho công ty Kinh Đô miền Bắc nói riêng và các công ty tham gia vào thị
trường nói chung có cơ hội phát triển các mặt hàng snack của mình.
Chuyên đề thực tập 17
Trần Thị Huyền Trang Lớp: QTKD Tổng hợp 48C
2.1.2.3 Khách hàng
Đối tượng khách hàng tiêu dùng sản phẩm snack chủ yếu nằm trong độ tuổi
từ 5 đến 30 tuổi. Đặc điểm chung về xu hướng tiêu dùng snack của nhóm đối tượng
khách hàng này là:
- Xu hướng trọng hình thức: Đây là xu hướng tiêu dùng đặc biệt phổ biến ở
lứa tuổi trẻ em và thanh thiếu niên. Họ là những người trẻ tuổi năng động và rất
thích khám phá. Đối với các sản phẩm bánh kẹo nói chung hay snack nói riêng thì
bao bì, mẫu mã đẹp, bắt mắt sẽ thu hút được nhóm đối tượng khách hàng này.
- Xu hướng ưa chuộng sự tiện lợi: Nhịp độ cuộc sống ngày càng hối hả, con
người càng có ít thời gian hơn nên họ luôn ưa thích những sản phẩm tiện lợi và có
thể tiêu dùng được ngay. Do đó, sản phẩm snack được bao gói trong túi nilon gọn
nhẹ, dễ mang đang được người tiêu dùng yêu thích và lựa chọn nhiều nhất.
- Xu hướng ưa chuộng sản phẩm có hương vị từ những món ăn nổi tiếng:
Hương vị của sản phẩm không những mang lại cho khách hàng sự sảng khoái khi sử
dụng mà còn là một trong những yếu tố nhằm khác biệt hóa so với sản phẩm snack
của những công ty khác. Hiện nay hương vị được ưa chuộng nhất trên thị trường là
hương vị của những món ăn nổi tiếng của Việt Nam và cả các nước trên thế giới. Ví
dụ như: gà xào sả ớt, bò bít tết New York, sườn nướng Brazil BBQ....
- Xu hướng lựa chọn sản phẩm có lợi cho sức khỏe: Con người giờ đây đặc
biệt chú ý tới sức khỏe của mình. Snack bị các chuyên gia về dinh dưỡng liệt vào
danh sách những sản phẩm có hại cho sức khỏe. Do vậy về tác hại của sản phẩm
snack đang được người tiêu dùng ngày càng quan tâm hơn, đặc biệt là những đối
tượng là bố hoặc mẹ mua sản phẩm này cho con em của họ.
Tuy nhiên, giữa thành thị và nông thôn thì đặc điểm tiêu dùng của khách
hàng cũng có một số nét khác biệt rõ rệt. Tại thị trường nông thôn, khách hàng
không đòi hỏi cao về chất lượng sản phẩm. Những sản phẩm ở mức giá 500 – 1000
đ/gói được bán phổ biến hơn cả. Những sản phẩm có thiết kế bao bì đẹp mắt và nổi
bật thường ảnh hưởng lớn tới quyết định mua của những khách hàng này. Trong khi
đó, tại thị trường của các thành phố, thị xã, thị trấn thì khách hàng yêu cầu về chất
lượng sản phẩm cao, mẫu mã đẹp mắt và mức giá tiêu dùng của khách hàng ở thành
thị chủ yếu tập trung trong nhóm từ 2000 đ/gói trở lên.
Các đối tượng khách hàng ở những độ tuổi khác nhau, ở các thị trường khác
nhau đều có xu hướng tiêu dùng sản phẩm snack khác nhau. Do đó, muốn phát triển
Chuyên đề thực tập 18
Trần Thị Huyền Trang Lớp: QTKD Tổng hợp 48C
ngành hàng công ty cần có những hoạt động nhằm nghiên cứu khách hàng về: tâm
lý, hành vi, xu hướng tiêu dùng....
2.1.2.4 Công nghệ sản xuất
Công nghệ sản xuất quyết định tới khả năng cho ra đời những sản phẩm có
chất lượng hay không. Công nghệ hiện đại, cạnh tranh được với công nghệ của các
đối thủ cạnh tranh sẽ tạo được chỗ đứng cho sản phẩm của công ty trên thị trường.
Ngược lại, sản phẩm của công ty sẽ bị các đối thủ cạnh tranh đánh bật khi mà sản
phẩm của công ty được sản xuất bởi dây chuyền và quy trình lạc hậu, không còn
phù hợp với sở thích và xu hướng tiêu dùng của khách hàng.
Hiện tại, dây chuyền sản xuất snack tại công ty là một dây chuyền sản xuất
bán tự động, được nhập khẩu từ các nước Đức (lò sấy), Malaysia (máy đóng
gói),....và một số được thay thế của Việt Nam sản xuất. Dây chuyền này được đưa
vào sản xuất từ năm 2001. Dây chuyền sản xuất snack của công ty hiện đã cũ và do
đó sản phẩm của công ty khó cạnh tranh được với các đối thủ cạnh tranh như:
Pepsico hay Orion. Muốn phát triển ngành hàng, công ty cần sớm có sự thay đổi về
công nghệ hiện tại bằng một công nghệ tiên tiến hiện đại.
2.2. Tình hình doanh thu và sản lượng ngành hàng snack qua các năm 2005- 2008
Snack là chủng loại sản phẩm được đưa vào sản xuất đầu tiên từ khi thành
lập công ty. Xuất phát từ nhu cầu muốn có một sản phẩm snack mang hương vị
Việt, chất lượng cao, giá cả hợp lý có thể hướng tới phục vụ nhiều đối tượng khách
hàng, công ty với dây chuyền sản xuất của Nhật Bản đã đầu tư sản xuất snack với 2
dòng chính là Kitto và Sachi, đến năm 2008 bổ sung thêm Slide.
Bảng 2.1: Doanh thu và sản lượng ngành hàng snack qua các năm 2005 - 2008:
Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008
Tổng
Sản lượng
(thùng)
298.000 365.195 461.330 377.085 1.501.610
Doanh thu
(triệu đồng)
21.697 28.180 34.789 26.329 110.996
(Nguồn: phòng kinh doanh công ty cổ phần CBTP Kinh Đô miền Bắc)
Chuyên đề thực tập 19
Trần Thị Huyền Trang Lớp: QTKD Tổng hợp 48C
Biểuđồ 2.1 . Sản lượng tiêuthụ của ngành hàng Snack qua các năm 2005-2008
298000
365195
461330
377085
0
100000
200000
300000
400000
500000
2005 2006 2007 2008
Sản lượng(thùng)
( Nguồn: Số liệu từ bảng 2.1 )
Biểu đồ 2.2 . Doanh thu của ngành hàng Snack qua các năm
21697
28180
34789
26329
0
5000
10000
15000
20000
25000
30000
35000
40000
2005 2006 2007 2008
Doanh thu ( triệu
đồng)
( Nguồn: Số liệu từ bảng 2.1 )
Dựa vào bảng và đồ thị trên ta thấy:
Sản lượng có xu hướng tăng trong giai đoạn 2005 - 2007 nhưng sản lượng
năm 2008 lại giảm so với sản lượng năm 2007. Cụ thể là, năm 2005, mức sản lượng
của ngành hàng snack đạt 298.000 thùng. Đến năm 2006, sản lượng đạt mức
365.195 thùng, tăng 22,5% so với năm 2005. Và đến năm 2007, mức sản lượng đạt
Chuyên đề thực tập 20
Trần Thị Huyền Trang Lớp: QTKD Tổng hợp 48C
461.330 thùng, tăng 26,3% so với năm 2006. Như vậy, giai đoạn 2005 - 2007 tốc độ
tăng mức sản lượng của ngành hàng tương đối cao. Tuy nhiên, đến năm 2008, sản
lượng snack chỉ còn ở mức 377.085 thùng, giảm 13,5% so với năm 2008.
Xu hướng tăng giảm doanh thu cũng theo xu hướng tăng giảm của sản lượng,
đó là tăng trong giai đoạn 2005 - 2007 nhưng lại bị giảm vào năm 2008. Cụ thể
doanh thu ngành hàng snack năm 2005 là 21,7 tỷ đồng. Năm 2006 doanh thu snack
đạt 28,2 tỷ đồng, tăng gần 30% so với năm 2005. Đến năm 2007, doanh thu ngành
hàng này đạt 34,8 tỷ đồng, tăng 23,5% so với năm 2006. Tuy nhiên, cũng giống như
sản lượng thì doanh thu năm 2008 lại giảm so với năm 2007, năm 2008 doanh thu
snack đạt 26,3 tỷ đồng, giảm 24,3% so với năm 2007. Nguyên nhân sụt giảm cả về
sản lượng và doanh số của sản phẩm snack của công ty là do trong năm 2008 các
công ty đối thủ cạnh tranh lần lượt đầu tư dây chuyền sản xuất snack hiện đại với
dòng sản phẩm hiện đang được chuộng nhất trên thị trường hiện nay là dòng sản
phẩm khoai tây cao cấp. Sản phẩm khoai tây cao cấp nhanh chóng chiếm lĩnh thị
trường đặc biệt là tại các thành phố lớn và có xu hướng lấn dần thị phần của các
dòng sản phẩm giá thấp và trung bình, trong đó có thị phần snack của công ty Kinh
Đô miền Bắc.
Trong báo cáo tiến độ doanh số sản phẩm snack 10 tháng đầu năm của năm
2009, ta càng thấy rõ hơn sự sụt giảm của ngành hàng này:
Bảng 2.2. báo cáo doanh số 10 tháng đầu năm 2009:
Năm 2009: từ ngày 1/1/2009 đến ngày 23/10/2009
Đơn vị: tỷ đồng
Năm 2008
Thực hiện
2009 Tỷ lệ tăng trưởng
Kế hoạch Thực hiện TH09/KH09 TH09/TH08
Doanh số 26,329 31,455 12,481 39,68% 47,40%
(Nguồn: phòng kinh doanh công ty cổ phần CBTP Kinh Đô miền Bắc)
Như vậy cho tới thời điểm 23/10/2009, doanh thu chỉ đạt 39,68% so với kế
hoạch năm 2009, đạt 47,40% so với doanh thu cả năm 2008. Bởi vì chỉ còn 2 tháng
là kết thúc năm 2009, với tốc độ doanh thu và sản lượng snack như hiện nay thì
công ty không thể hoàn thành kế hoạch năm của mình, đồng thời doanh thu năm
2009 cũng sẽ giảm so với năm 2008.
Chuyên đề thực tập 21
Trần Thị Huyền Trang Lớp: QTKD Tổng hợp 48C
Bảng 2.3: Tình hình sản lượng từng nhóm hàng của ngành hàng snack qua 2
năm 2007 và 2008:
(Đơn vị: thùng)
Line Snack 2007 2008 08/07
Kitto 7gr 133.446 71.504 53,6%
Kitto 12gr 225.469 225.586 100,1%
Kitto 40,50,60gr 25.763 13.647 53,0%
Sachi 16gr 76.650 67.014 87,4%
Other (Slide) 6.891
Tổng lượng 461.328 384.462 83.4%
(Nguồn: phòng kinh doanh công ty cổ phần CBTP Kinh Đô miền Bắc)
Biểu đồ 2.3. Cơ cấu theo tình hình sản lượng từng nhóm hàng của ngành hàng
snack năm 2007 và 2008:
2007 2008
(Nguồn: số liệu từ bảng 2.3)
Sản lượng snack trong năm 2008 chỉ bằng 83,4% sản lượng snack tiêu thụ
được trong năm 2007. Theo cơ cấu sản lượng từng nhóm hàng, có thể kết luận hiện
dòng sản phẩm snack Kitto 12gr đang được tiêu thụ mạnh nhất, chiếm tỷ trọng lớn
trong cơ cấu cả 2 năm 2007 và 2008. Về mặt tăng trưởng sản lượng của năm 2008
so với năm 2007, chỉ riêng dòng sản phẩm này giữ được mức sản lượng. Còn các
dòng sản phẩm còn lại: Kitto 7, 40, 50, 60gr và Sachi 12gr sản lượng đều bị sụt
giảm, đặc biệt là 2 dòng Kitto 7gr và Kitto 40, 50, 60gr sản lượng chỉ còn ở mức
Chuyên đề thực tập 22
Trần Thị Huyền Trang Lớp: QTKD Tổng hợp 48C
hơn 50% so với năm 2007. Cùng dòng sản phẩm Kitto nhưng với mức 12gr thì sản
lượng tiêu thụ tốt hơn chứng tỏ đây là mức sản lượng phù hợp cho dòng sản phẩm
này. Do đó, công ty cần cân nhắc điều chỉnh về trọng lượng bao gói sao cho phù
hợp với nhu cầu thị trường.
Bảng 2.4. Doanh thu snack của công ty tại thị trường Hà Nội so với đối thủ
cạnh tranh chính
Đơn vị: tỷ đồng
Kinh Đô Pepsico Liwayway Orion Tổng
6 tháng
đầu 2008
18 28 78 20 144
6 tháng
đầu 2009
3 40 69 26 138
( Nguồn: Phòng kinh doanh công ty cổ phần CBTP Kinh Đô miền Bắc)
Biểu đồ 2.4. Doanh thu snack của công ty tại thị trường Hà Nội so với đối thủ
cạnh tranh chính
( Nguồn:Số liệu từ bảng2.4 )
6 tháng đầu năm 2008, doanh thu ngành hàng snack của công ty tại thị
trường Hà Nội đạt 18 tỷ đồng. So với công ty, doanh thu snack của Liwayway gấp
4,33 lần, của Pepsico gấp 1,56 lần và của Orion gấp 1,11 lần. Cho tới 6 tháng đầu
Chuyên đề thực tập 23
Trần Thị Huyền Trang Lớp: QTKD Tổng hợp 48C
năm 2009, chỉ có doanh thu của Pepsico và Orion là tăng so với 6 tháng đầu năm
2009, cả Kinh Đô miền Bắc và Liwayway đều bị sụt giảm. Tuy nhiên, doanh thu
snack của Kinh Đô miền Bắc giảm trầm trọng, giảm tới 6 lần, Liwayway tuy bị
giảm nhưng vẫn giữ được vị trí dẫn đầu của mình với doanh thu đạt 69 tỷ đồng, gấp
33 lần so với Kinh Đô miền Bắc. Pepsico và Orion lần lượt đạt mức 40 và 26 tỷ
đồng, gấp 13,33 và 8,67 lần so với Kinh Đô miền Bắc.
Từ những số liệu trên có thể nhận thấy rằng, tình hình tiêu thụ snack của
công ty hiện nay không những có xu hướng bị sụt giảm so với những năm trước mà
hiện tại thị phần của công ty cũng đang bị thu hẹp dần so với các đối thủ cạnh tranh.
Sở dĩ có thực trạng này là do hiện nay, ngành hàng snack không được quan tâm
thích đáng trong khi đó các đối thủ cạnh tranh tiềm lực mạnh, khả năng phân phối
snack chuyên nghiệp hơn vì có thêm đội ngũ salesman chuyên trách. Quan trọng
hơn nữa là do sản phẩm của công ty hiện nay hầu như không được thị trường chấp
nhận, nhất là các thị trường khó tính ở các thành phố lớn như Hà Nội.
2.3. Thực trạng ngành hàng snack của công ty Kinh Đô miền Bắc
Bảng 2.5. Tỷ trọng doanh thu ngành hàng snack đóng góp vào tổng doanh thu
của công ty:
(Đơn vị: triệu đồng)
(Nguồn: phòng kinh doanh công ty cổ phần CBTP Kinh Đô miền Bắc)
Đóng góp của ngành hàng cho công ty tương đối thấp. Mặc dù so với năm
2005 và 2006 thì đóng góp của năm 2007 và 2008 được cải thiện đôi chút . Với
10,9% đóng góp vào doanh thu cả công ty năm 2008 thì ngành hàng snack hiện là
một trong những ngành hàng có mức đóng góp thấp nhất trong số 7 ngành hàng
hiện tại của toàn công ty Kinh Đô miền Bắc.
2.3.1. Sản phẩm
Ngành hàng snack là một trong số 7 ngành hàng của công ty Kinh Đô miền
Bắc hiệnđang được sản xuất. Đây có thể coi là dòng sản phẩm đặc thù do nó hướng đến
phục vụ cho một nhóm đối tượng khách hàng xác định, đó là giới trẻ tuổi từ 5 - 30.
Năm 2005 2006 2007 2008
Doanh thu snack 21.697 28.180 92.266 75.417
Doanh thu toàn công ty 354.788 419.429 561.516 689.380
Tỷ trọng (%) 6,1 6,7 16,4 10,9
Chuyên đề thực tập 24
Trần Thị Huyền Trang Lớp: QTKD Tổng hợp 48C
Nguyên vật liệu:
Trong 3 loại snack đang được sản xuất tại công ty hiện nay thì 2 loại là Kitto
và Sachi được làm từ nguyên liệu chính đó là bột mỳ, ngoài ra còn có thêm một số
nguyên liệu phụ khác như tinh bột gạo, bột bắp, dầu thực vật, đường, muối.....
Riêng snack Slide được làm từ thành phần chính là khoai tây (65%) cùng với một
số nguyên liệu phụ khác như tinh dầu cọ olein, đường, muối......
Tất cả các nguyên liệu sản xuất snack của công ty là hàng nội địa do đó chi
phí nguyên vật liệu tương đối thấp. Tuy nhiên, trên thị trường hiện nay những sản
phẩm được chế biến từ bột mỳ, phồng tôm.... có xu hướng tiêu dùng ít hơn trước.
Snack làm từ khoai tây vốn được ưa chuộng ngay từ khi thị trường snack hình thành
nên đây có thể coi là thành phần nguyên liệu có khả năng thỏa mãn tốt nhất nhu cầu
của khách hàng. Đặc biệt hiện nay trên thị trường snack, đang nổi bất nhất là dòng
sản phẩm snack khoai tây cao cấp. Đây là loại sản phẩm được chế biến từ những củ
khoai tây tươi, mang hương vị đậm đà và ăn rất giòn, ngon miệng. Với xu hướng
tiêu dùng như hiện nay, muốn ngành hàng phát triển được thì việc đầu tư dây
chuyền sản xuất hiện đại, tập trung sản xuất dòng sản phẩm snack khoai tây cao cấp
là điều cần thiết nhất. Các nhãn hiệu snack Poca khoai tây cao cấp, snack khoai tây
cao cấp Orion đang chiếm lĩnh trên thị trường phân khúc giá cao. 2 công ty này đã
thổi một luồng gió mới vào thị trường snack của Việt Nam nói chung và của thị
trường snack phía Bắc nói riêng. Như vậy, công ty Kinh Đô miền Bắc nên có sự
điều chỉnh về thành phần nguyên liệu sản phẩm sao cho đa dạng và phù hợp với thị
hiếu tiêu dùng của khách hàng. Sản phẩm Slide làm từ bột khoai tây của công ty có
chất lượng ngon hơn so với Kitto và Sachi, tuy nhiên dòng sản phẩm này lại không
được bán phổ biến trên thị trường. Công ty nên có sự phát triển chú trọng tới dòng
sản phẩm có chất lượng cao nhất trong ngành hàng.
Chất lượng sản phẩm:
Mục tiêu ngay từ đầu của sản phẩm snack của công ty Kinh Đô miền Bắc là
hướng tới mọi đối tượng khách hàng, cả ở mức thu nhập thấp - trung bình - cao. Do
đó, chất lượng sản phẩm snack của công ty chưa đồng đều, có sản phẩm được đánh
giá là ngon, chất lượng cao nhưng bên cạnh đó cũng có những sản phẩm bị đánh giá
là kém chất lượng. Hiện nay, sản phẩm có chất lượng ngon nhất trong tất cả các sản
phẩm snack của Kinh Đô miền Bắc là dòng sản phẩm Slide. Đây là dòng sản phẩm
chế biến từ 65% nguyên liệu là bột khoai tây, có độ giòn, ăn đậm đà, thơm. Tuy
Chuyên đề thực tập 25
Trần Thị Huyền Trang Lớp: QTKD Tổng hợp 48C
nhiên, sản phẩm Slide lại có một nhược điểm lớn đó là quá mặn. Sản phẩm Kitto và
Sachi với chất lượng trung bình, mùi vị và hương vị kém hấp dẫn.
Với những đánh giá chung về chất lượng sản phẩm snack của công ty hiện
nay vẫn còn tồn tại nhiều yếu điểm so với các đối thủ cạnh tranh.
Trong khi sản phẩm của Kinh Đô chất lượng kém nổi bật trên thị trường thì
các đối thủ cạnh tranh như Poca và O’star được đánh giá cao về chất lượng. Đó là
những sản phẩm mang phong cách hiện đại, hương vị phù hợp với giới trẻ….
Màu sắc, hình dáng sản phẩm:
Đây là vũ khí cạnh tranh và là một yếu tố thể hiện được sản phẩm cốt lõi, đặc
biệt đối với dòng sản phẩm snack. Là sản phẩm dành cho giới trẻ, thiết kế sản phẩm
phải chú trọng đến màu sắc, hình dáng và kích thước sản phẩm sao cho bắt mắt và
lôi cuốn được giới trẻ. Riêng với những dòng sản phẩm snack hướng tới đối tượng
tiêu dùng là trẻ em thì việc thiết kế sản phẩm càng cần được chú trọng hơn nữa.
Thông thường các nhà sản xuất bánh kẹo nói chung và sản xuất snack nói riêng
thường thiết kế hình dáng sản phẩm rất ngộ nghĩnh với hình các con vật: tôm, cua,
cá,.....Với thiết kế này không những gợi được trí tò mò và còn có khả năng lôi kéo
trẻ em tiêu dùng sản phẩm rất hiệu quả.
Đối với sản phẩm của công ty, sản phẩm được thiết kế rất đơn giản và thô,
màu sắc kém hấp dẫn. Chính điều này đã tạo nên sự đơn điệu đối với sản phẩm của
công ty, và đây cũng là một trong những yếu tố làm cho sản phẩm của công ty
không lôi cuốn được khách hàng.
Chuyên đề thực tập 26
Trần Thị Huyền Trang Lớp: QTKD Tổng hợp 48C
Bao gói sản phẩm
Một số dòng sản phẩm snack kinh đô trên thị trường
POCA O’STAR
Một số dòng sản phẩm snack của các công ty đối thủ cạnh tranh
Bao gói sản phẩm snack của công ty gồm 2 lớp: lớp bao bì chứa sản phẩm và
lớp bao bì phục vụ vận chuyển và lưu kho.
Đối với sản phẩm snack của công ty Kinh Đô miền Bắc, bao bì chứa đựng
mỗi loại sản phẩm snack đều có màu sắc khá đa dạng, thường thấy là màu đỏ,
xanh... Ngoài ra, còn có thêm một vài màu sắc khác nữa. Các màu sắc này không
thật sự tươi tắn và nổi bật. So với trên thị trường, các loại sản phẩm của các công ty
đối thủ cạnh tranh cùng ngành được bao gói rất đẹp mắt, được trang trí thêm nhiều
họa tiết, hình vẽ rất sinh động...vừa có chức năng bảo quản lại vừa để thu hút và
quảng cáo. Vì thế, công ty rất cần phải có sự cải tiến về bao gói sản phẩm, nâng cao
Chuyên đề thực tập 27
Trần Thị Huyền Trang Lớp: QTKD Tổng hợp 48C
sự tin cậy đối với sản phẩm từ phía khách hàng đồng thời cũng để phân biệt với các
đối thủ cạnh tranh cùng ngành trên thị trường
Lớp bao bì dùng cho vận chuyển lưu kho là các thùng các tông. Mức đóng
thùng của mỗi loại như sau: snack Kitto 7gr là 200 gói/thùng, snack Kitto 12gr 100
gói/thùng, snack Sachi 16gr 60 gói/thùng, snack Kitto 40, 50, 60 gr mức 40
gói/thùng. Và Slide được đóng gói 28 hộp/thùng.
Về loại bao gói, chủng loại sử dụng 3 loại là túi, lon các tông nhỏ trong đó
Kitto và Sachi được đựng trong túi nilon còn Slide được đựng trong các lon.
Gắn nhãn: Nhãn sản phẩm được in luôn lên bao bì đựng sản phẩm. Trên đó
có ghi các thông tin về sản phẩm, thành phần, nơi sản xuất, hạn sử dụng, cách bảo
quản.....
Bao bì sản phẩm snack của công ty hiện vẫn chưa phát huy được chức năng
của mình, không để lại ấn tượng với khách hàng và không thực sự khác biệt so với
các đối thủ cạnh tranh.
Tóm lại, chất lượng, bao gói, thiết kế sản phẩm đều chưa phù hợp, người tiêu
dùng chưa lưu tâm tới sản phẩm snack của công ty. Để nâng cao hiệu quả kinh
doanh đói với snack, trong giai đoạn tới công ty cần có những cải tiến về thiết kế
sản phẩm, bao bì...Nếu không, sản phẩm của công ty sẽ bị lấn át bởi các đối thủ
cạnh tranh, thậm chí bị đánh bật ra khỏi thị trường.
2.3.2 Giá:
Giá cả luôn được đánh giá là công cụ cạnh tranh hữu hiệu đối với các nhà
sản xuất.
Giá của tất cả các sản phẩm của công ty đều được tính toán một cách hợp lý
trên cơ sở chi phí sản xuất kết hợp với giá của các sản phẩm cùng loại của các đối
thủ cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo khác trên thị trường. Chi phí
sản xuất bao gồm:
Chi phí cố đinh: khấu hao máy móc thiết bị, trả lãi vay, lương của người lao động
Chi phí nguyên vật liệu
Chi phí quản lý phân xưởng: Chi phí bảo dưỡng, sửa chữa nhà xưởng, chi
phí vận hành nhà xưởng
Chi phí marketing, bán hàng
Từ đó tính được giá thành của sản phẩm. Mức giá thành này là mức thấp
nhất công ty bán để không bị lỗ. Căn cứ vào đây giá thành được cộng thêm khoản
chiết khấu dành cho các trung gian trong kênh phân phối cộng thêm lợi nhuận mong
Chuyên đề thực tập 28
Trần Thị Huyền Trang Lớp: QTKD Tổng hợp 48C
muốn của công ty thì sẽ ra giá bán của sản phẩm. Ngoài ra công ty còn có những so
sánh đối chiếu với giá của các sản phẩm cùng loại của các đối thủ cạnh tranh để có
mức đặt giá sao cho hợp lý.
Bảng 2.6. Giábán lẻcủa các sản phẩm snack Kinh Đô tại các cửa hàng bán lẻnăm
2009:
STT Tên SP ĐVT
Thùng/sp
Gói/thùng Giá hóa đơn
VNĐ/thùng
Giá gói
VNĐ/gói
1 Kitto 7gr 1 200 100.000 500
2 Kitto 12gr 1 100 100.000 1.000
3 Kitto 60gr 1 40 160.000 4.000
4 Sachi 16gr 1 60 150.000 2.500
5 Slide 75gr 1 28 364.000 13.000
6 Slide 160gr 1 14 308.000 22.000
(Nguồn: Khảo sát tại các Bakery của công ty)
Mức giá của Kinh Đô không tập trung, phân khúc cả ở mức giá thấp, trung
bình và cao. Hiện nay trên thị trường, snack với mức giá nhỏ hơn nhỏ hơn 2000đ
đang được tiêu thụ chủ yếu tại các thị trường nông thôn và miền núi. Khách hàng tại
các thành phố, thị xã, thị trấn đang hướng tới sản phẩm có mức giá từ 2000 đ trở
lên. Công ty Kinh Đô miền Bắc nên có chiến lược phân khúc thị trường cho từng
dòng sản phẩm sao cho mức giá sao của từng loại sản phẩm phù hợp với thị trường
mục tiêu của nó, không những thu được lợi nhuận cho doanh nghiệp mà mức giá ấy
cũng phải cạnh tranh được so với các đối thủ cạnh tranh của mình trên thị trường.
Đánh giá về giá của sản phẩm snack của Kinh Đô nhìn chung là còn đắt so
với các đối thủ cạnh tranh. Điển hình là dòng sản phẩm Slide. Đây là loại sản phẩm
được chế biến từ thành phần chính là bột khoai tây, không được khách hàng đánh
giá cao như sản phẩm snack khoai tây cao cấp của một số thương hiệu như Poca hay
O’star. Tuy nhiên, với mức giá 13000 đ/lon 75gr (nếu tính đóng gói mức trọng
lượng 27gr như của 2 đối thủ cạnh tranh trên thì mức giá của Slide là khoảng 4700
đ/gói 27gr) thì sản phẩm Slide hiện còn có giá cao hơn so với sản phẩm snack khoai
tây cao cấp chế biến từ khoai tây tươi đang có mặt trên thị trường của Poca và
O’star. Mức giá bán sản phẩm này trên thị trường của cả 2 đối thủ cạnh tranh trên là
4000 đ/gói 27gr.
Chuyên đề thực tập 29
Trần Thị Huyền Trang Lớp: QTKD Tổng hợp 48C
2.3.3. Kênh phân phối snack
Cấu trúc kênh phân phối chung cho tất cả các mặt hàng của công ty:
(Nguồn: Phòng kinh doanh công ty cổ phần CBTP Kinh Đô miền Bắc)
Trong 1 doanh nghiệp, kênh phân phối là yếu tố hết sức quan trọng tạo ra lợi
thế cạnh tranh trong dài hạn. Việc tổ chức kênh tốt hay không tốt sẽ làm ảnh hưởng
đến khả năng tiêu thụ, chi phí và những yếu tố khác. Với sản phẩm bánh kẹo có đặc
điểm là mua lẻ, người tiêu dùng phân tán nên công ty đã lựa chọn cho mình kênh
phân phối chủ yếu: từ công ty tới nhà phân phối rồi tới nhà bán lẻ và cuối cùng là
tới người tiêu dùng. Ngoài ra, để khai thác tối đa các đoạn thị trường, công ty còn tổ
chức kênh thông qua hệ thống siêu thị và qua các bakery - cửa hàng bán và giới
thiệu sản phẩm của công ty.
Tất cả các nhà phân phối, các đơn vị phân phối (trực tiếp nhận hàng từ công
ty) được công ty phân làm 5 khu vực. Mỗi khu vực có 1 giám sát bán hàng cho toàn
khu vực ấy, giám sát khu vực báo cáo tình hình về các nhà phân phối trong khu vực
mình trực tiếp cho trưởng phòng kinh doanh. Cách phân chia khu vực của công ty
cần có một số điều chỉnh sao cho phù hợp. Thông thường cách phân chia các khu
vực cần dựa theo các khu vực địa lý để các giám sát khu vực tiện quản lý và đỡ tốn
chi phí đi lại. Trong khi đó, khu vực của công ty được phân phối một cách khá ngẫu
Nhà phân phối
BakerySiêu thị
Người tiêu dùng
Nhà bán lẻ
Nhà máy sản xuất của công ty
Chuyên đề thực tập 30
Trần Thị Huyền Trang Lớp: QTKD Tổng hợp 48C
hứng, có những nhà phân phối trong cùng một khu vực do giám sát khu vực quản lý
lại có khoảng cách khá xa. Ví dụ như ở khu vực 1, có nhà phân phối ở Hà Nội
nhưng lại có nhà phân phối ở Điện Biên. Chính sự phân chia khu vực kiểu này làm
giảm khả năng linh hoạt và giám sát của các giám sát khu vực. Từ đó có thể làm cho
báo cáo của các giám sát khu vực về công ty không được tốt và có thể thiếu tính
chính xác.
Đối với loại kênh truyền thống: Đây là kênh chủ yếu của công ty, chiếm tỷ
trọng lớn nhất của doanh thu toàn công ty. Hiện nay, công ty có tất cả 52 nhà phân
phối ở toàn 28 tỉnh thành khu vực phía Bắc. Đây là những trung gian đặc biệt quan
trọng, tác động lớn đến khả năng tiêu thụ sản phẩm của toàn công ty. Do vậy, việc
lựa chọn các nhà phân phối công ty phải căn cứ vào độ bao phủ thị trường cùng với
khả năng tiêu thụ các mặt hàng của nhà phân phối đó.
Quy trình thiết lập một nhà phân phối của công ty Kinh Đô miền Bắc theo các
bước sau:
Xác định nhu cầu lập nhà phân phối tại khu vực
Khảo sát thị trường lập danh sách ứng viên nhà phân phối
Đánh giá lựa chọn danh sách ứng viên nhà phân phối
Tiến hành ký bản thỏa thuận nhà phân phối tạm thời
Thử thách nhà phân phối tạm thời (trong thời hạn không quá 02 tháng)
Đánh giá lại nhà phân phối tạm thời
Thông báo bằng văn bản về thời gian ký kết hợp đồng chính thức
Tiến hành ký kết hợp đồng làm nhà phân phối chính thức
(Nguồn: phòng kinh doanh công ty cổ phẩn CBTP Kinh Đô miền Bắc)
Chuyên đề thực tập 31
Trần Thị Huyền Trang Lớp: QTKD Tổng hợp 48C
Để lập một nhà phân phối không dễ do đó công ty có nhiều chính sách để
kích thích các nhà phân phối tiêu thụ cũng như giữ chân các nhà phân phối đó.Ví dụ
công ty đưa ra các mức chiết khấu đối với mặt hàng, khoán doanh thu đối với từng
nhà phân phối. Bên cạnh đó, công ty cũng có những chính sách thưởng theo quý,
năm.
Hiện nay, công ty có một nhà máy sản xuất duy nhất có địa chỉ tại thị trấn
Bần - Hưng Yên. Từ nhà máy sản xuất, sản phẩm của công ty được chuyên chở
bằng ô tô tới các nhà phân phối, đến các siêu thị và các Bakery. Tổ chức vận chuyển
do công ty chịu trách nhiệm, do đó nếu trong quá trình vận chuyển có hư hỏng về
hàng hóa thị sự hư hỏng này do công ty phải chịu.
Kênh phân phối này là kênh chủ yếu doanh thu của công ty cho nên việc tổ
chức quản lý kênh chặt chẽ là điều rất quan trọng. Để tránh tình trạng xung đột và
cạnh tranh trong kênh, mỗi nhà phân phối được sắp xếp 1 giám sát bán hàng . Mặc
dù hiện công ty có 52 nhà phân phối nhưng số lượng giám sát bán hàng lại là 58. Lý
do là tại thị trường Hà Nội công ty đã tách riêng bộ phận giám sát bán hàng cho
dòng sản phẩm bánh mỳ tại thị trường Hà Nội với mục tiêu tập trung phát triển
ngành hàng này. Các giám sát bán hàng có trách nhiệm tiếp nhận đơn hàng của các
nhà phân phối, quản lý lượng hàng tồn kho của nhà phân phối, giải quyết những
khiếu nại của nhà phân phối, giám sát các mặt hàng tiêu thụ......Mỗi giám sát bán
hàng có mức khoán trên doanh thu của nhà phân phối. Việc đạt hay không đạt mức
khoán này có thể ảnh hưởng tới mức thưởng của giám sát bán hàng.
Snack từ nhà phân phối xuống các nhà bán lẻ thông qua các nhân viên bán
hàng. Hiện tại công ty có 250 nhân viên bán hàng trong toàn khu vực 28 tỉnh thành
phía Bắc. Đây là lực lượng nhân sự do công ty tuyển dụng và chuyển xuống các nhà
phân phối. Tại đây, nhiệm vụ của nhân viên bán hàng chuyển snack nói riêng và các
mặt hàng khác nói chung xuống cho các nhà bán lẻ. Hàng hóa trong quá trình lưu
thông này được vận chuyển bằng xe máy. Các nhà bán lẻ không cần làm đơn đặt
hàng trừ khi hết hàng bởi vì với mỗi cửa hàng mà mình chịu trách nhiệm thì nhân
viên bán hàng phải xuống cửa hàng 2 lần / tuần. Nhà bán lẻ có thể lấy hàng chịu từ
nhà phân phối nhưng phải thanh toán đầy đủ trong lần tiếp theo nhân viên bán hàng
xuống.
Chuyên đề thực tập 32
Trần Thị Huyền Trang Lớp: QTKD Tổng hợp 48C
Bảng 2.7. Mức chiết khấu mặt hàng snack cho nhà phân phối của công
ty và các đối thủ cạnh tranh
Chỉ tiêu Kinh Đô
Miền Bắc
Pepsico Orion Liwayway
Mức chiết khấu
cho NPP
5 - 7% 15% 12 - 13% 18 - 20%
(Nguồn: phòng kinh doanh công ty cổ phần CBTP Kinh Đô miền Bắc)
Từ bảng trên ta thấy công ty Kinh Đô miền Bắc đặt mức chiết khấu mặt hàng
snack cho nhà phân phối chỉ ở mức 5 - 7%, là mức thấp và chỉ bằng một nửa hoặc
một phần ba so với mức chiết khấu của các đối thủ cạnh tranh. Lý giải cho điều này,
đó là công ty là một công ty chuyên về chế biến thực phẩm với các ngành hàng và
mặt hàng rất đa dạng. Snack là một loại hàng hóa cồng kềnh nhưng giá trị thấp,
công nghệ cũ nên chi phí sản xuất cho mặt hàng tương đương lại có mức chi phí cao
hơn so với đối thủ cạnh tranh. Trong khi đó, Liwayway hiện đặt mức chiết khấu cho
nhà phân phối là 18 - 20%, sở dĩ công ty này có thể đặt mức chiết khấu cao như thế
là do công ty thực hiện phân phối sản phẩm snack theo hình thức để hàng tự chảy.
Họ không mất chi phí lớn cho việc xây dựng và tổ chức hoạt động của kênh phân
phối, công ty này chỉ kiểm soát hoạt động của các nhà phân phối mà không xây
dựng hệ thống cửa hàng bán lẻ của mình. Mức chiết khấu của Pepsico và Orion
cũng rất cao, cụ thể là Pepsico chiết khấu cho nhà phân phối 15% và Orion chiết
khấu mức 12 - 13%. Với mức chiết khấu như hiện nay, các nhà phân phối không có
được động lực để tiêu thụ mặt hàng snack của công ty.
Kênh phân phối thứ 2 được gọi là kênh hiện đại: Sản phẩm của công ty được
bán đến tay người tiêu dùng thông qua hệ thống các siêu thị. Tại mỗi siêu thị, công
ty cũng có một người giám sát bán hàng. Giám sát bán hàng tại siêu thị có nhiệm vụ
thông báo tình hình tiêu thụ của siêu thị, tiếp nhận đơn hàng của siêu thị rồi gửi về
công ty...... Kênh phân phối này chỉ đóng góp khoảng 3 - 5% doanh thu toàn công
ty. Tuy nhiên, với việc bày bán hàng hóa tại các siêu thị cũng là một trong những
hình thức marketing, giới thiệu sản phẩm của công ty đến người tiêu dùng. Do vậy,
công ty cần có những chính sách đối với siêu thị rõ ràng và những yêu cầu về vị trí
trưng bày của sản phẩm của công ty cũng phải được chú trọng hơn nữa.
Kênh phân phối thứ 3 là các Bakery: Bakery chính là các cửa hàng của công
ty nhằm bán và giới thiệu sản phẩm của công ty. Hiện tại, công ty có tất cả 9 Bakery
Chuyên đề thực tập 33
Trần Thị Huyền Trang Lớp: QTKD Tổng hợp 48C
và tất cả các Bakery này đều được đặt trên địa bàn thành phố Hà Nội. Nhiệm vụ
chính của các Bakery là giới thiệu, bán tất cả các sản phẩm của công ty. Bên cạnh
đó, các Bakery cũng có vai trò quan trọng đó là tiếp xúc, nắm bắt nhu cầu khách
hàng một cách nhanh chóng và trung thực nhất. Đây chính là kênh thông tin trực
tiếp của công ty và người tiêu dùng.
Snack hướng đến đối tượng người tiêu dùng trẻ tuổi, sinh sống ở mọi nơi do
đó snack được phân phối qua cả 3 hình thức kênh phân phối chung của toàn công
ty. Việc lựa chọn cả 3 kiểu kênh để phân phối sản phẩm snack là hợp lý. Cả 3 kênh
này sẽ tạo được độ phủ lớn cho sản phẩm snack trên thị trường. Tuy nhiên với dòng
sản phẩm snack khá đặc thù, có thể bán tại tất cả các cửa hàng tạp hóa nhỏ lẻ, kể cả
các quán cóc ven đường, các quán karaoke.... cho nên việc sử dụng đội ngũ giám sát
bán hàng và nhân viên bán hàng chung cho tất cả các mặt hàng của công ty làm hạn
chế khả năng phát triển của công ty. Công ty nên tổ chức phân phối cho snack cũng
giống như cho sản phẩm bánh mỳ tức là mỗi 1 nhà phân phối cần có 1 giám sát bán
hàng và đội ngũ nhân viên bán hàng chuyên trách cho ngành hàng snack. Như vậy
sản phẩm snack của công ty mới có khả năng phủ thị trường lớn, tiêu thụ tốt.
Hiện nay 3 đối thủ cạnh tranh lớn nhất của ngành hàng snack của công ty đó
là Poca của tập đoàn Pepsico, O’star của Orion và Oishi của Li way way. Các đối
thủ cạnh tranh trên hiện là những “ông trùm” trên thị trường snack cả nước nói
chung và thị trường snack khu vực phía Bắc nói riêng. Điểm khác biệt lớn nhất về
cách tổ chức kênh phân phối của 3 công ty trên so với công ty Kinh Đô miền Bắc
đó là họ có một đội ngũ bán hàng chuyên trách. Đây là đội ngũ bán hàng chịu trách
nhiệm đưa duy nhất sản phấm snack từ nhà phân phối xuống các nhà bán lẻ.Với đội
ngũ bán hàng chuyên trách này, snack của các đối thủ cạnh tranh có khả năng phủ
thị trường rất lớn, ngành hàng phát triển rất mạnh. Đội ngũ bán hàng chuyên trách
này là cầu nối của nhà phân phối và đại lý bán lẻ, cũng là người chịu trách nhiệm
tìm kiếm và phát triển mở rộng thêm số lượng nhà bán lẻ cho nhà phân phối. Đây
cũng chính là cách thức phân phối snack trên thị trường một cách hiệu quả và hợp
lý. Chứng minh chính là sản phẩm của các công ty trên hiện nay hầu như có mặt tại
tất cả các cửa hàng bán lẻ bánh kẹo lớn nhỏ, tại các căng tin trường học, các quán
cóc......
Chuyên đề thực tập 34
Trần Thị Huyền Trang Lớp: QTKD Tổng hợp 48C
2.3.4.Marketing cho sản phẩm snack
Quảng cáo:
Quảng cáo trên truyền hình về sản phẩm được đánh giá là một trong những
hoạt động marketing cho sản phẩm hiệu quả nhất. Tuy nhiên chi phí để quảng cáo
trên truyền hình là rất lớn, do vậy công ty Kinh Đô miền Bắc chỉ tập trung quảng
cáo với hình thức này cho những dòng sản phẩm hoạt động kinh doanh tốt như bánh
trung thu, bánh mỳ tươi Aloha hay dòng sản phẩm Cosy.... Snack hiện đang là
ngành hàng chiếm tỷ trọng doanh thu rất thấp so với doanh thu toàn công ty cho nên
công ty không áp dụng hình thức quảng cáo trên truyền hình cho ngành hàng này.
Hình thức trưng bày sản phẩm tại các Bakery, tại các siêu thị, cửa hàng cũng
là một cách quảng cáo sản phẩm của công ty nói chung và của sản phẩm snack nói
riêng đến với người tiêu dùng. Hiện nay, snack vẫn được bán và trưng bày tại các
địa điểm nói trên tuy nhiên hiệu quả từ quảng cáo mang lại cho sản phẩm không
cao. Bởi nguyên nhân chính là sản phẩm của công ty không đọng lại trong tâm trí
khách hàng sau khi tiêu dùng sản phẩm. Hình thức mẫu mã không nổi bật, cách
trang trí bao bì sản phẩm còn sơ sài cho nên muốn sản phẩm định vị trong tâm trí
khách hàng, ngoài việc sản phẩm snack của công ty được khách hàng yêu thích (về
chất lượng ) thì cách thiết kế hình thức bao gói sản phẩm đặc biệt quan trọng. Chất
lượng ngon, hình thức sản phẩm đẹp mắt cộng thêm với quảng cáo sản phẩm tốt thì
đảm bảo sản phẩm sẽ được người tiêu dùng biết đến, lưu tâm và tiêu dùng thường
xuyên.
Khuyến mại:
Hầu như gần 2 năm trở lại đây công ty không có các chương trình khuyến
mại cho sản phẩm snack. Lý do là ngành hàng này kinh doanh không hiệu quả và
công ty không tập trung đầu tư cho ngành hàng này nữa. Chính đây cũng là một
trong những nguyên nhân làm cho ngành hàng snack của công ty càng hạn chế phát
triển hơn nữa. Khuyến mại dành cho người tiêu dùng là một trong những hình thức
marketing sản phẩm thúc đẩy người tiêu dùng mua sản phẩm nhiều nhất. Khi không
thực hiện các hình thức khuyến mại kiểu này dành cho người tiêu dùng thì sản
phẩm của công ty không thể tiêu thụ mạnh được như sản phẩm của các đối thủ cạnh
tranh
Chuyên đề thực tập 35
Trần Thị Huyền Trang Lớp: QTKD Tổng hợp 48C
2.4. Đánh giá ngành hàng snack của công ty Kinh Đô miền Bắc
2.4.1. Thành tựu
Sản phẩm snack của công ty có mặt trên thị trường từ rất sớm. Thương hiệu
của công ty cũng là một thương hiệu có uy tin nhất trong ngành hàng sản xuất chế
biến bánh kẹo hiện nay. Đây là lợi thế dành cho sản phẩm snack muốn được định vị
tốt nhất trên thị trường.
Hệ thống kênh phân phối của công ty đã được tổ chức khá hợp lý, phù hợp
với những đặc điểm sản xuất của công ty. Nhờ hệ thống kênh phân phối đã thiết lập
được, công ty đã đạt được những thành tựu không nhỏ trong hoạt động tiêu thụ, làm
cơ sở cho sự phát triển bền vững, lâu dài của công ty trong môi trường cạnh tranh
ngày càng gay gắt, quyết liệt giữa các công ty. Hệ thống kênh phân phối rộng khắp,
bao phủ thị trường, đảm bảo cho công ty có khả năng chiếm lĩnh thị phần ổn định
và vững chắc trên thị trường. Công ty đã tạo được mối quan hệ bền chặt, gắn bó với
các thành viên trong kênh, là cơ hội tốt cho hoạt động tiêu thụ sản phẩm được diễn
ra hiệu quả.
Công ty được đánh giá là một trong những công ty có khả năng đạt được
hiệu quả cao nhất thông qua các chương trình quảng cáo và khuyến mại. Đây là cơ
sở tốt cho việc quảng cáo và tổ chức các chương trình khuyến mại sản phẩm snack
một cách chuyên nghiệp và thu hoạch được kết quả tốt.
2.4.2. Hạn chế
Qua phân tích thực trạng ngành hàng snack hiện nay thấy được những hạn
chế của ngành hàng này. Đó là tình hình doanh thu cũng như sản lượng tiêu thụ có
xu hướng sụt giảm. Sản phẩm snack của công ty không mức bao phủ thị trường
thấp, thị phần của công ty trên thị trường snack là rất nhỏ và đang có xu hướng thu
hẹp hơn nữa
Bên cạnh đó, sản phẩm snack của công ty không cạnh tranh được với sản
phẩm của đối thủ cạnh tranh cả về chủng loại, mẫu mã, chất lượng và giá cả.
Công ty cũng chưa tạo được động lực cho các nhà phân phối khi họ phân
phối mặt hàng snack của mình.
Snack của công ty cũng chưa đi vào tâm trí của khách hàng, nhiều khách
hàng chưa biết đến dòng sản phẩm snack của công ty.
2.4.3. Nguyên nhân
Hiện nay công ty tập trung đầu tư cho các ngành hàng có tốc độ tăng trưởng
và tỷ lệ đóng góp cho công ty lớn: ngành hàng bánh mỳ, ngành hàng bánh sôcôla
Chuyên đề thực tập 36
Trần Thị Huyền Trang Lớp: QTKD Tổng hợp 48C
first pie,… Snack đóng góp cho công ty thấp, triển vọng phát triển ngành hàng của
công ty cũng không có ưu thế. Do đó, công ty hầu như không tập trung đầu tư cho
sản phẩm này. Đó chính là nguyên nhân chủ yểu dẫn tới những vấn đề của ngành
hàng snack hiện này.
Thiếu đầu tư nên mặc dù dây chuyền sản xuất snack có từ lâu và đã bị lạc
hậu so với dây chuyền của đối thủ cạnh tranh nhưng hiện tại vẫn chưa được công ty
thay thế. Do đó dẫn tới việc sản phẩm của công ty có chất lượng thấp hơn hẳn và
không thể cạnh tranh được với sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh trên thị trường.
Sản phẩm của công ty không đa dạng, chỉ tập trung chủ yếu là sản phẩm với thành
phần từ bột mỳ trong khi sản phẩm của các công ty khác rất đa dạng và liên tục có
sự cải tiến. Thiết kế bao gói cho sản phẩm còn đơn giản, chưa thu hút được khách
hàng. Đặc biệt, mức giá của sản phẩm trên thị trường còn dàn trải không cụ thẻ tập
trung cho một nhóm đối tượng nào, điều này làm giảm khả năng khai thác các đối
tượng khách hàng trọng tâm của công ty. Cách định giá cho sản phẩm cũng đã từ
lâu và không có sự thay đổi.
Cách tổ chức kênh chung cho tất cả các ngành hàng như công ty đang áp
dụng hiện nay chưa thật sự phù hợp cho sự phát triển ngành hàng. Điều này làm cho
sản phẩm snack của công ty không có khả năng phủ thị trường lớn, đồng thời làm
giảm mức độ tập trung tiêu thụ ngành hàng snack. Bên cạnh đó, mức chiết khấu cho
các nhà phân phối còn thấp, hầu như không có các hỗ trợ về dụng cụ bán hàng và
mức độ chăm sóc khách hàng còn rất hạn chế so với các đối thủ cạnh tranh.
Snack là dòng sản phẩm được tiêu dùng rộng rãi do đó không thể thiếu được
các chương trình khuếch trương quảng cáo. Tuy nhiên, để tiết kiệm chi phí cũng
như nguồn lực, hiện tại công ty hầu như không có các chương trình marketing cho
sản phẩm, làm cho sản phẩm trên thị trường ít được người tiêu dùng biết đến.
.
Chuyên đề thực tập 37
Trần Thị Huyền Trang Lớp: QTKD Tổng hợp 48C
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH HÀNG SNACK
TẠI CÔNG TY KINH ĐÔ MIỀN BĂC
3.1 Định hướng phát triển ngành hàng snack của công ty trong năm 2010
Ngành hàng snack là một trong những ngành hàng đầu tiên của công ty từ ngày
thành lập. Tuy nhiên, cho tới thời điểm hiện nay, ngành hàng này đã đánh mất vị trí
dẫn đầu của mình và hiện đang có thực trang sụt giảm nghiêm trọng. Do vậy, công
ty đã đề ra định hướng phát triển ngành hàng trong năm 2010 và những năm tiếp
theo bao gồm những công việc sau:
- Năm 2010, kế hoạch tiêu thụ mặt hàng này phải đạt mức tăng 20% so với năm
2009.
- Tiếp tục mở rộng thị trường cho ngành hàng snack, tăng cường đưa snack của
công ty xuống cả các khu vực nông thôn, miền núi. Tăng cường độ phủ mặt hàng
này trên toàn thị trường thông qua việc mở rộng quy mô và phạm vi các kênh phân
phối.
- Phối hợp chặt chẽ công tác nghiên cứu thị trường với hoạt động nghiên cứu thiết
kế sản phẩm mới để có thể cho ra đời những loại snack mới có chất lượng cao, phù
hợp với nhu cầu tiêu dùng của khách hàng.
- Tổ chức các hoạt động khuếch trương quảng cáo để tăng sự nhận biết và yêu thích
của khách hàng đối với sản phẩm snack của công ty.
3.2 Một số giải pháp phát triển ngành hàng snack tại công ty cổ phần chế biến
thực phẩm Kinh Đô miền Bắc
3.2.1 Đề xuất công tác nghiên cứu thị trường
Thị trường có chức năng và vai trò đặc biệt quan trọng, nó có thể mang đến thành
công cho những công ty hiểu biết và đáp ứng tốt cho nó nhưng ngược lại nó cũng có
thể làm cho những công ty thiếu hoặc không hiểu biết nó bị thất bại. Một công ty
hầu như đã có được tới 80% thắng lợi khi công ty biết lựa chọn và đánh giá đúng
đoạn thị trường của mình. Khi ấy, công ty đã trả lời được 3 câu hỏi : sản xuất cái gì?
sản xuất như thế nào? sản xuất cho ai? Mục đích của công việc điều tra nghiên cứu
thị trường là nhằm thu được nguồn thông tin về quy mô, cơ cấu, và sự vận động của
thị trường. Bên cạnh đó còn giúp công ty xác định được khối lượng nhu cầu cụ thể
để từ đó công ty có kế hoạch đầu tư mua sắm máy móc thiết bị, nguyên vật liệu từ
khi chuẩn bị sản xuất, đưa ra các chương trình khuyếch trương sản phẩm khi bắt
đầu tung sản phẩm ra thị trường và các chương trình xúc tiến bán hàng hỗ trợ bán
Chuyên đề thực tập 38
Trần Thị Huyền Trang Lớp: QTKD Tổng hợp 48C
sao cho phù hợp và đảm bảo cho việc mở rộng thị trường của công ty đạt hiệu quả
cao.
Công ty cần thường xuyên tổ chức các buổi giới thiệu sản phẩm khi cho ra đời sản
phẩm mới, tổ chức phỏng vấn khách hàng để lấy ý kiến của họ về sản phẩm của
công ty, tham gia các hội chợ triển lãm...để thu thập thêm thông tin của thị trường
một cách đầy đủ và chính xác hơn.
Điều kiện cần để thực hiện những điều đó:
- Công ty phải có một đội ngũ chuyên trách thực hiện các hoạt động nghiên
cứu thị trường.
- Đầu tư thích đáng cho các hoạt động nghiên cứu thị trường.
Từ kết quả của công tác nghiên cứu thị trường, công ty sẽ xác định được nhóm
khách hàng mục tiêu và từ đó có các chính sách, chiến lược phù hợp nhằm khai thác
tối đa lợi nhuận trong từng phần thị trường.
Nghiên cứu thị trường còn giúp công ty xác định được lý do mua hàng của khách
hàng, những thắc mắc, phàn nàn về sản phẩm mới, giá... để có những điều chỉnh kịp
thời nhằm thỏa mãn tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng.
Ngoài ra, nghiên cứu thị trường cũng giúp công ty nắm bắt được hiệu quả hoạt động
cảu kênh tiêu thụ và từ đó có sợ đầu tư phù hợp.
Sau khi thực hiện triển khai công tác nghiên cứu thị trường, cần đánh giá hiệu quả
của công tác này mang lại những những cách tính toán chi phí của hoạt động nghiên
cứu và so sánh với doanh thu của các kỳ trước sao với lợi nhuận thu được ở kỳ thực
hiện.
3.2.2 Lựa chọn khách hàng mục tiêu
Hiện nay trên thị trường snack có thể chia ra khách hàng tiêu dùng làm 2
nhóm đối tượng chính. Đó là nhóm trẻ em tuổi từ 5 – 12 tuổi và nhóm đối tượng
thanh thiếu niên từ 13 – 30 tuổi. Đối với nhóm đối tượng thứ 2, đặc biệt ở tại các
thành phố, thị xã và thị trấn, sản phẩm được ưa chuộng nhất trong thời gian gần đây
chính là sản phẩm khoai tây cao cấp, mà hiện có 2 nhà sản xuất hàng đầu cho dòng
sản phẩm này là Pepsico với nhãn hiệu Poca và Orion với nhãn hiệu O’star. Để tập
trung phát triển dòng sản phẩm phù hợp với đối tượng thứ 2 này thì cách duy nhất
công ty cần làm chính là thay dây chuyền công nghệ hiện tại bằng dây chuyền công
nghệ hoàn toàn mới để cung cấp cho nhóm khách hàng khó tính những dòng sản
phẩm có chất lượng ngang bằng hoặc hơn các đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên, giải
pháp thay đổi công nghệ đối với công ty hiện nay là không khả thi bởi công ty đang
Chuyên đề thực tập 39
Trần Thị Huyền Trang Lớp: QTKD Tổng hợp 48C
tập trung đầu tư cho các ngành hàng có sự tăng trưởng cao và đem lại doanh thu lớn
cho công ty.
Do vậy đề xuất của em nhằm phát triển ngành hàng snack của công ty đó là
lựa chọn nhóm đối tượng khách hàng nằm trong độ tuổi từ 5 – 12 tuổi. Đặc điểm
tiêu dùng của nhóm đối tượng khách hàng này là: không quá chú trọng tới chất
lượng sản phẩm; tò mò, thích khám phá những điều mới lạ, hấp dẫn; dễ bị tác động
bởi các chương trình quảng cáo, bởi bạn bè…thích màu sắc nổi bật, thích khuyến
mại bằng đồ chơi hay tích điểm đổi đồ chơi, dụng cụ học tập....
3.2.3 Giải pháp liên quan đến sản phẩm
Trước hết, cần xem xét xem sản phẩm snack của công ty hiện đang nằm ở vị
trí nào trong ma trận tăng trưởng - thị phần
Tốc độ Cao
tăng
trưởng
của thị
trường Thấp
Cao Thấp
Thị phần tương đối
Snack đang nằm trong vùng “dấu hỏi” vì thị phần của sản phẩm của công ty
trên thị trường tương đối nhỏ trong khi thị trường lại có tốc độ tăng trưởng cao.
Điều cần làm là công ty phải có những chính sách sao cho đẩy sản phẩm snack từ
vùng “dấu hỏi” sang vùng “ngôi sao”. Một trong những biện pháp cần làm đó là cải
tiến sản phẩm để phù hợp hơn đối với khách hàng mục tiêu.
Loại sản phẩm:
Đối tượng khách hàng là trẻ em cho nên có rất nhiều sở thích khác nhau về
thành phần, về mùi vị.... Do đó, để thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của đối tượng khách
hàng này thì chủng loại sản phẩm của công ty nên thiết kế đa dạng, phù hợp với sở
thích của trẻ. Các sản phẩm được thiết kế nên hướng tới những sản phẩm có thành
Ngôi sao Dấu hỏi
Bò sữa Vịt què
Chuyên đề thực tập 40
Trần Thị Huyền Trang Lớp: QTKD Tổng hợp 48C
phần từ bột khoai tây, bột bắp. Đây là hai thành phần được trẻ yêu thích nhất, không
những tạo nên hương thơm, độ giòn cho sản phẩm mà bên cạnh đó các thành phần
này sẽ tạo nên các loại snack bớt độ nóng, tốt cho sức khỏe của trẻ hơn.
Bao bì sản phẩm:
Màu sắc bao bì:Trên một kệ trưng bày không chỉ có sản phẩm của chúng ta
mà còn có thể có các sản phẩm cùng loại khác của đối thủ cạnh tranh. Nhà thiết kế
bao bì khi thiết kế cần hiểu rõ rằng sản phẩm sẽ được người tiêu dùng so sánh, nhận
định với hàng loạt những sản phẩm khác với rất nhiều phong cách và màu sắc đa
dạng. Và để có thể cạnh tranh được thì thiết kế bao bì sao cho sản phẩm của mình sẽ
là điểm nhấn giữa một loạt sản phẩm khác. Đối với đối tượng khách hàng là trẻ em,
thiết kế bao bì càng trở nên quan trọng, ảnh hưởng lớn tới thái độ của trẻ đối với sản
phẩm. Vì vậy, thay vì thiết kế sản phẩm snack với màu sắc đơn giản thì công ty nên
sử dụng những bao bì có màu sắc tươi tắn, nổi bật như đỏ, cam, vàng…… Trên bao
bì cũng cần có những hình vẽ họa tiết đẹp mắt và phải thu hút được sự chú ý của
khách hàng, có thể bổ sung trên bao bì hình vẽ của những nhân vật hoạt hình hiện
đang được trẻ em yêu thích như: mèo Kitty, chuột Mickey….
- Tên sản phẩm: Hiện tại ngành hàng snack của công ty có tới 3 mặt hàng
snack là Sachi, Kitto và Slide. Nên có một nhãn hàng chung cho tất cả các loại
snack của công ty, như thế sẽ tạo được ấn tượng và làm cho khách hàng lưu tâm đến
sản phẩm của công ty một cách tập trung hơn. Vì sản phẩm tập trung vào đối tượng
khách hàng là trẻ em cho nên tên gọi thiết kế cho sản phẩm không những phải dễ
đọc mà còn phải gây sự thích thú cho trẻ. Trên bao bì của sản phẩm, tên sản phẩm
phải được in cỡ chữ lớn, gây sự chú ý và kiểu chữ phải cách điệu sao cho ngộ
nghĩnh dễ thương.
- Logo của công ty: Logo phải được thống nhất là có hình vương miện bên trên
hình elip màu đỏ, bên trong hình elip có dòng chữ “KINH DO” nổi bật bằng màu
trắng. Logo này giúp khách hàng nhận biết được sản phẩm của công ty đồng thời
tận dụng được sức mạnh thương hiệu Kinh Đô vì đây là thương hiệu nổi tiếng cho
ngành chế biến thực phẩm tại Việt Nam nói chung và thị trường miền Bắc nói riêng.
- Về hình dáng bao bì cũng được khách hàng đánh giá là quan trọng. Theo đề
xuất của em thì sản phẩm snack dành cho trẻ em nên được thiết kế bằng bao nilon
hình chữ nhật với tỷ lệ 4:3 và kích thước tùy thuộc mức trọng lượng của sản phẩm
nhưng nên chú trọng sao cho sản phẩm dễ dàng mang theo bất kỳ đâu, có thể bỏ
trong túi, cặp sách của trẻ.
Đề tài: Phát triển ngành hàng snack tại công ty chế biến thực phẩm
Đề tài: Phát triển ngành hàng snack tại công ty chế biến thực phẩm
Đề tài: Phát triển ngành hàng snack tại công ty chế biến thực phẩm
Đề tài: Phát triển ngành hàng snack tại công ty chế biến thực phẩm
Đề tài: Phát triển ngành hàng snack tại công ty chế biến thực phẩm
Đề tài: Phát triển ngành hàng snack tại công ty chế biến thực phẩm
Đề tài: Phát triển ngành hàng snack tại công ty chế biến thực phẩm
Đề tài: Phát triển ngành hàng snack tại công ty chế biến thực phẩm
Đề tài: Phát triển ngành hàng snack tại công ty chế biến thực phẩm
Đề tài: Phát triển ngành hàng snack tại công ty chế biến thực phẩm
Đề tài: Phát triển ngành hàng snack tại công ty chế biến thực phẩm
Đề tài: Phát triển ngành hàng snack tại công ty chế biến thực phẩm

More Related Content

What's hot

Tiểu luận phân tích chiến lược kinh doanh của công ty vinamilk_Nhận làm luận ...
Tiểu luận phân tích chiến lược kinh doanh của công ty vinamilk_Nhận làm luận ...Tiểu luận phân tích chiến lược kinh doanh của công ty vinamilk_Nhận làm luận ...
Tiểu luận phân tích chiến lược kinh doanh của công ty vinamilk_Nhận làm luận ...Nguyễn Thị Thanh Tươi
 
Chiến lược đa dạng hóa của công ty Vinamilk_Tình huống số5
Chiến lược đa dạng hóa của công ty Vinamilk_Tình huống số5Chiến lược đa dạng hóa của công ty Vinamilk_Tình huống số5
Chiến lược đa dạng hóa của công ty Vinamilk_Tình huống số5Thùy Dung Hoàng
 
Phân tích chiến lược kinh doanh Highland Coffee
Phân tích chiến lược kinh doanh Highland CoffeePhân tích chiến lược kinh doanh Highland Coffee
Phân tích chiến lược kinh doanh Highland CoffeeYenPhuong16
 
Đối thủ tiềm ẩn VNM bản 3.pptx
Đối thủ tiềm ẩn VNM bản 3.pptxĐối thủ tiềm ẩn VNM bản 3.pptx
Đối thủ tiềm ẩn VNM bản 3.pptxNguynThHnhTrang1
 
Quản trị thương hiệu - Xây dựng thương hiệu trà hoa Legend
Quản trị thương hiệu - Xây dựng thương hiệu trà hoa LegendQuản trị thương hiệu - Xây dựng thương hiệu trà hoa Legend
Quản trị thương hiệu - Xây dựng thương hiệu trà hoa LegendNgọc Hưng
 
Chiến Lược Marketing Mix Vinamilk
Chiến Lược Marketing Mix VinamilkChiến Lược Marketing Mix Vinamilk
Chiến Lược Marketing Mix Vinamilkluanvantrust
 
Phân đoạn thị trường thị trường xà bông tắm
Phân đoạn thị trường thị trường xà bông tắmPhân đoạn thị trường thị trường xà bông tắm
Phân đoạn thị trường thị trường xà bông tắmGiang Coffee
 
tiến trình STP và chiến lược 4P của Vinamilk
tiến trình STP và chiến lược 4P của Vinamilktiến trình STP và chiến lược 4P của Vinamilk
tiến trình STP và chiến lược 4P của VinamilkNam Nguyễn
 
Khởi nghiệp và đổi mới Dự án khởi nghiệp nhà hàng Eat Clean, Healthy Food Tas...
Khởi nghiệp và đổi mới Dự án khởi nghiệp nhà hàng Eat Clean, Healthy Food Tas...Khởi nghiệp và đổi mới Dự án khởi nghiệp nhà hàng Eat Clean, Healthy Food Tas...
Khởi nghiệp và đổi mới Dự án khởi nghiệp nhà hàng Eat Clean, Healthy Food Tas...nataliej4
 
Đề tài: Khảo sát mức độ hài lòng của người tiêu dùng về sản phẩm mì ăn liền, HAY
Đề tài: Khảo sát mức độ hài lòng của người tiêu dùng về sản phẩm mì ăn liền, HAYĐề tài: Khảo sát mức độ hài lòng của người tiêu dùng về sản phẩm mì ăn liền, HAY
Đề tài: Khảo sát mức độ hài lòng của người tiêu dùng về sản phẩm mì ăn liền, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Đề tài: Chiến lược marketing sản phẩm bánh trung thu công ty Kinh Đô, HAY
Đề tài: Chiến lược marketing sản phẩm bánh trung thu công ty Kinh Đô, HAYĐề tài: Chiến lược marketing sản phẩm bánh trung thu công ty Kinh Đô, HAY
Đề tài: Chiến lược marketing sản phẩm bánh trung thu công ty Kinh Đô, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Chiến lược định vị thương hiệu OMO của UNILEVER Việt Nam
Chiến lược định vị thương hiệu OMO của UNILEVER Việt NamChiến lược định vị thương hiệu OMO của UNILEVER Việt Nam
Chiến lược định vị thương hiệu OMO của UNILEVER Việt Namluanvantrust
 
Cấu Trúc Kênh Phân Phối Của Apple
Cấu Trúc Kênh Phân Phối Của AppleCấu Trúc Kênh Phân Phối Của Apple
Cấu Trúc Kênh Phân Phối Của AppleNghĩa Trần
 
TÌM HIỂU VỀ THƯƠNG HIỆU VINAMILK
TÌM HIỂU VỀ THƯƠNG HIỆU VINAMILKTÌM HIỂU VỀ THƯƠNG HIỆU VINAMILK
TÌM HIỂU VỀ THƯƠNG HIỆU VINAMILKHoàng Mai
 
Lập kế hoạch bán hàng cho sản phẩm Trà bí đao Wonderfarm
Lập kế hoạch bán hàng cho sản phẩm Trà bí đao WonderfarmLập kế hoạch bán hàng cho sản phẩm Trà bí đao Wonderfarm
Lập kế hoạch bán hàng cho sản phẩm Trà bí đao WonderfarmVu Huy
 
Lập kế hoạch Marketing cho nhãn hàng sữa Vinamilk 2020
Lập kế hoạch Marketing cho nhãn hàng sữa Vinamilk 2020 Lập kế hoạch Marketing cho nhãn hàng sữa Vinamilk 2020
Lập kế hoạch Marketing cho nhãn hàng sữa Vinamilk 2020 Nguyễn Quang Sang Digital
 
Bai thuyet trinh quan tri chien luoc cty Vinamilk
Bai thuyet trinh quan tri chien luoc cty VinamilkBai thuyet trinh quan tri chien luoc cty Vinamilk
Bai thuyet trinh quan tri chien luoc cty VinamilkMo Ut
 
Dự án khởi nghiệp cafe sách
Dự án khởi nghiệp cafe sáchDự án khởi nghiệp cafe sách
Dự án khởi nghiệp cafe sáchssuserbc6c42
 

What's hot (20)

Tiểu luận phân tích chiến lược kinh doanh của công ty vinamilk_Nhận làm luận ...
Tiểu luận phân tích chiến lược kinh doanh của công ty vinamilk_Nhận làm luận ...Tiểu luận phân tích chiến lược kinh doanh của công ty vinamilk_Nhận làm luận ...
Tiểu luận phân tích chiến lược kinh doanh của công ty vinamilk_Nhận làm luận ...
 
Chiến lược đa dạng hóa của công ty Vinamilk_Tình huống số5
Chiến lược đa dạng hóa của công ty Vinamilk_Tình huống số5Chiến lược đa dạng hóa của công ty Vinamilk_Tình huống số5
Chiến lược đa dạng hóa của công ty Vinamilk_Tình huống số5
 
Phân tích chiến lược kinh doanh Highland Coffee
Phân tích chiến lược kinh doanh Highland CoffeePhân tích chiến lược kinh doanh Highland Coffee
Phân tích chiến lược kinh doanh Highland Coffee
 
Đối thủ tiềm ẩn VNM bản 3.pptx
Đối thủ tiềm ẩn VNM bản 3.pptxĐối thủ tiềm ẩn VNM bản 3.pptx
Đối thủ tiềm ẩn VNM bản 3.pptx
 
Quản trị thương hiệu - Xây dựng thương hiệu trà hoa Legend
Quản trị thương hiệu - Xây dựng thương hiệu trà hoa LegendQuản trị thương hiệu - Xây dựng thương hiệu trà hoa Legend
Quản trị thương hiệu - Xây dựng thương hiệu trà hoa Legend
 
Chiến Lược Marketing Mix Vinamilk
Chiến Lược Marketing Mix VinamilkChiến Lược Marketing Mix Vinamilk
Chiến Lược Marketing Mix Vinamilk
 
Phân đoạn thị trường thị trường xà bông tắm
Phân đoạn thị trường thị trường xà bông tắmPhân đoạn thị trường thị trường xà bông tắm
Phân đoạn thị trường thị trường xà bông tắm
 
tiến trình STP và chiến lược 4P của Vinamilk
tiến trình STP và chiến lược 4P của Vinamilktiến trình STP và chiến lược 4P của Vinamilk
tiến trình STP và chiến lược 4P của Vinamilk
 
Khởi nghiệp và đổi mới Dự án khởi nghiệp nhà hàng Eat Clean, Healthy Food Tas...
Khởi nghiệp và đổi mới Dự án khởi nghiệp nhà hàng Eat Clean, Healthy Food Tas...Khởi nghiệp và đổi mới Dự án khởi nghiệp nhà hàng Eat Clean, Healthy Food Tas...
Khởi nghiệp và đổi mới Dự án khởi nghiệp nhà hàng Eat Clean, Healthy Food Tas...
 
Đề tài: Khảo sát mức độ hài lòng của người tiêu dùng về sản phẩm mì ăn liền, HAY
Đề tài: Khảo sát mức độ hài lòng của người tiêu dùng về sản phẩm mì ăn liền, HAYĐề tài: Khảo sát mức độ hài lòng của người tiêu dùng về sản phẩm mì ăn liền, HAY
Đề tài: Khảo sát mức độ hài lòng của người tiêu dùng về sản phẩm mì ăn liền, HAY
 
Đề tài: Chiến lược marketing sản phẩm bánh trung thu công ty Kinh Đô, HAY
Đề tài: Chiến lược marketing sản phẩm bánh trung thu công ty Kinh Đô, HAYĐề tài: Chiến lược marketing sản phẩm bánh trung thu công ty Kinh Đô, HAY
Đề tài: Chiến lược marketing sản phẩm bánh trung thu công ty Kinh Đô, HAY
 
Đề tài báo cáo thực tập sản phẩm mới của công ty Unilever 9 điểm
Đề tài báo cáo thực tập sản phẩm mới của công ty Unilever 9 điểmĐề tài báo cáo thực tập sản phẩm mới của công ty Unilever 9 điểm
Đề tài báo cáo thực tập sản phẩm mới của công ty Unilever 9 điểm
 
Chiến lược định vị thương hiệu OMO của UNILEVER Việt Nam
Chiến lược định vị thương hiệu OMO của UNILEVER Việt NamChiến lược định vị thương hiệu OMO của UNILEVER Việt Nam
Chiến lược định vị thương hiệu OMO của UNILEVER Việt Nam
 
Cấu Trúc Kênh Phân Phối Của Apple
Cấu Trúc Kênh Phân Phối Của AppleCấu Trúc Kênh Phân Phối Của Apple
Cấu Trúc Kênh Phân Phối Của Apple
 
TÌM HIỂU VỀ THƯƠNG HIỆU VINAMILK
TÌM HIỂU VỀ THƯƠNG HIỆU VINAMILKTÌM HIỂU VỀ THƯƠNG HIỆU VINAMILK
TÌM HIỂU VỀ THƯƠNG HIỆU VINAMILK
 
Đề tài: Chiến lược marketing của công ty Unilever, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Chiến lược marketing của công ty Unilever, 9 ĐIỂM!Đề tài: Chiến lược marketing của công ty Unilever, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Chiến lược marketing của công ty Unilever, 9 ĐIỂM!
 
Lập kế hoạch bán hàng cho sản phẩm Trà bí đao Wonderfarm
Lập kế hoạch bán hàng cho sản phẩm Trà bí đao WonderfarmLập kế hoạch bán hàng cho sản phẩm Trà bí đao Wonderfarm
Lập kế hoạch bán hàng cho sản phẩm Trà bí đao Wonderfarm
 
Lập kế hoạch Marketing cho nhãn hàng sữa Vinamilk 2020
Lập kế hoạch Marketing cho nhãn hàng sữa Vinamilk 2020 Lập kế hoạch Marketing cho nhãn hàng sữa Vinamilk 2020
Lập kế hoạch Marketing cho nhãn hàng sữa Vinamilk 2020
 
Bai thuyet trinh quan tri chien luoc cty Vinamilk
Bai thuyet trinh quan tri chien luoc cty VinamilkBai thuyet trinh quan tri chien luoc cty Vinamilk
Bai thuyet trinh quan tri chien luoc cty Vinamilk
 
Dự án khởi nghiệp cafe sách
Dự án khởi nghiệp cafe sáchDự án khởi nghiệp cafe sách
Dự án khởi nghiệp cafe sách
 

Similar to Đề tài: Phát triển ngành hàng snack tại công ty chế biến thực phẩm

Đề tài: Phát triển ngành hàng snack tại công ty cổ phần chế biến thực phẩm Ki...
Đề tài: Phát triển ngành hàng snack tại công ty cổ phần chế biến thực phẩm Ki...Đề tài: Phát triển ngành hàng snack tại công ty cổ phần chế biến thực phẩm Ki...
Đề tài: Phát triển ngành hàng snack tại công ty cổ phần chế biến thực phẩm Ki...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Đề tài: Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm Snack của Công ty cổ phần chế biến thực ph...
Đề tài: Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm Snack của Công ty cổ phần chế biến thực ph...Đề tài: Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm Snack của Công ty cổ phần chế biến thực ph...
Đề tài: Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm Snack của Công ty cổ phần chế biến thực ph...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Báo cáo thực hành thực tập quản trị bán hàng công ty cổ phần bánh kẹo Kinh Đô
Báo cáo thực hành thực tập quản trị bán hàng công ty cổ phần bánh kẹo Kinh ĐôBáo cáo thực hành thực tập quản trị bán hàng công ty cổ phần bánh kẹo Kinh Đô
Báo cáo thực hành thực tập quản trị bán hàng công ty cổ phần bánh kẹo Kinh Đôluanvantrust
 
Phân tích hoạt động kinh doanh công ty cổ phần Kinh Đô
Phân tích hoạt động kinh doanh công ty cổ phần Kinh ĐôPhân tích hoạt động kinh doanh công ty cổ phần Kinh Đô
Phân tích hoạt động kinh doanh công ty cổ phần Kinh Đôtuyetnguyen178
 
Báo cáo thực tập
Báo cáo thực tập Báo cáo thực tập
Báo cáo thực tập ssuser499fca
 
Đề tài: Hoạch định chiến lược cạnh tranh công ty bánh kẹo, HAY
Đề tài: Hoạch định chiến lược cạnh tranh công ty bánh kẹo, HAYĐề tài: Hoạch định chiến lược cạnh tranh công ty bánh kẹo, HAY
Đề tài: Hoạch định chiến lược cạnh tranh công ty bánh kẹo, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Báo cáo kế toán tổng hợp tại Công ty liên doanh TNHH Hải Hà - Kotobuki
Báo cáo kế toán tổng hợp tại Công   ty liên doanh TNHH Hải Hà - KotobukiBáo cáo kế toán tổng hợp tại Công   ty liên doanh TNHH Hải Hà - Kotobuki
Báo cáo kế toán tổng hợp tại Công ty liên doanh TNHH Hải Hà - Kotobukiluanvantrust
 
Phương hướng và giải pháp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm ở Công ty Bánh...
Phương hướng và giải pháp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm ở Công ty Bánh...Phương hướng và giải pháp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm ở Công ty Bánh...
Phương hướng và giải pháp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm ở Công ty Bánh...luanvantrust
 
293 bài mới nhất
293 bài mới nhất293 bài mới nhất
293 bài mới nhấtLotus Pham
 
Phân tích hiệu quả hoạt động Quảng cáo tại công ty BIBICA
Phân tích hiệu quả hoạt động Quảng cáo tại công ty BIBICAPhân tích hiệu quả hoạt động Quảng cáo tại công ty BIBICA
Phân tích hiệu quả hoạt động Quảng cáo tại công ty BIBICAluanvantrust
 
phan-tich-bao-cao-tai-chinh-vinamilk-2020-2022.pdf
phan-tich-bao-cao-tai-chinh-vinamilk-2020-2022.pdfphan-tich-bao-cao-tai-chinh-vinamilk-2020-2022.pdf
phan-tich-bao-cao-tai-chinh-vinamilk-2020-2022.pdfThyHngTrn12
 
đạI học quốc gia thành phố hồ chí minh
đạI học quốc gia thành phố hồ chí minhđạI học quốc gia thành phố hồ chí minh
đạI học quốc gia thành phố hồ chí minhPhuong Nguyen
 

Similar to Đề tài: Phát triển ngành hàng snack tại công ty chế biến thực phẩm (20)

Đề tài: Phát triển ngành hàng snack tại công ty cổ phần chế biến thực phẩm Ki...
Đề tài: Phát triển ngành hàng snack tại công ty cổ phần chế biến thực phẩm Ki...Đề tài: Phát triển ngành hàng snack tại công ty cổ phần chế biến thực phẩm Ki...
Đề tài: Phát triển ngành hàng snack tại công ty cổ phần chế biến thực phẩm Ki...
 
Đề tài: Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm Snack của Công ty Kinh Đô miền Bắc
Đề tài: Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm Snack của Công ty Kinh Đô miền BắcĐề tài: Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm Snack của Công ty Kinh Đô miền Bắc
Đề tài: Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm Snack của Công ty Kinh Đô miền Bắc
 
Đề tài: Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm Snack của Công ty cổ phần chế biến thực ph...
Đề tài: Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm Snack của Công ty cổ phần chế biến thực ph...Đề tài: Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm Snack của Công ty cổ phần chế biến thực ph...
Đề tài: Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm Snack của Công ty cổ phần chế biến thực ph...
 
Mẫu Báo cáo thực tập tại công ty cổ phần Kinh Đô, HAY NHẤT
Mẫu Báo cáo thực tập tại công ty cổ phần Kinh Đô, HAY NHẤTMẫu Báo cáo thực tập tại công ty cổ phần Kinh Đô, HAY NHẤT
Mẫu Báo cáo thực tập tại công ty cổ phần Kinh Đô, HAY NHẤT
 
Báo cáo thực hành thực tập quản trị bán hàng công ty cổ phần bánh kẹo Kinh Đô
Báo cáo thực hành thực tập quản trị bán hàng công ty cổ phần bánh kẹo Kinh ĐôBáo cáo thực hành thực tập quản trị bán hàng công ty cổ phần bánh kẹo Kinh Đô
Báo cáo thực hành thực tập quản trị bán hàng công ty cổ phần bánh kẹo Kinh Đô
 
Mẫu đề tài hoàn thiện chiến lược sản phẩm cho công ty hay nhất
Mẫu đề tài hoàn thiện chiến lược sản phẩm cho công ty hay nhất Mẫu đề tài hoàn thiện chiến lược sản phẩm cho công ty hay nhất
Mẫu đề tài hoàn thiện chiến lược sản phẩm cho công ty hay nhất
 
QT028.Doc
QT028.DocQT028.Doc
QT028.Doc
 
QT040.doc
QT040.docQT040.doc
QT040.doc
 
Phân tích hoạt động kinh doanh công ty cổ phần Kinh Đô
Phân tích hoạt động kinh doanh công ty cổ phần Kinh ĐôPhân tích hoạt động kinh doanh công ty cổ phần Kinh Đô
Phân tích hoạt động kinh doanh công ty cổ phần Kinh Đô
 
Báo cáo thực tập
Báo cáo thực tập Báo cáo thực tập
Báo cáo thực tập
 
Đề tài: Hoạch định chiến lược cạnh tranh công ty bánh kẹo, HAY
Đề tài: Hoạch định chiến lược cạnh tranh công ty bánh kẹo, HAYĐề tài: Hoạch định chiến lược cạnh tranh công ty bánh kẹo, HAY
Đề tài: Hoạch định chiến lược cạnh tranh công ty bánh kẹo, HAY
 
Đề tài: Hoạch định chiến lược cạnh tranh cho Công ty bánh kẹo
Đề tài: Hoạch định chiến lược cạnh tranh cho Công ty bánh kẹoĐề tài: Hoạch định chiến lược cạnh tranh cho Công ty bánh kẹo
Đề tài: Hoạch định chiến lược cạnh tranh cho Công ty bánh kẹo
 
Chuyên Đề Đẩy Mạnh Tiêu Thụ Sản Phẩm Snack Của Công Ty Cổ Phần Chế Biến Thực...
Chuyên Đề Đẩy Mạnh Tiêu Thụ Sản Phẩm Snack Của Công Ty Cổ Phần Chế Biến Thực...Chuyên Đề Đẩy Mạnh Tiêu Thụ Sản Phẩm Snack Của Công Ty Cổ Phần Chế Biến Thực...
Chuyên Đề Đẩy Mạnh Tiêu Thụ Sản Phẩm Snack Của Công Ty Cổ Phần Chế Biến Thực...
 
Báo cáo kế toán tổng hợp tại Công ty liên doanh TNHH Hải Hà - Kotobuki
Báo cáo kế toán tổng hợp tại Công   ty liên doanh TNHH Hải Hà - KotobukiBáo cáo kế toán tổng hợp tại Công   ty liên doanh TNHH Hải Hà - Kotobuki
Báo cáo kế toán tổng hợp tại Công ty liên doanh TNHH Hải Hà - Kotobuki
 
Phương hướng và giải pháp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm ở Công ty Bánh...
Phương hướng và giải pháp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm ở Công ty Bánh...Phương hướng và giải pháp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm ở Công ty Bánh...
Phương hướng và giải pháp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm ở Công ty Bánh...
 
293 bài mới nhất
293 bài mới nhất293 bài mới nhất
293 bài mới nhất
 
Phân tích hiệu quả hoạt động Quảng cáo tại công ty BIBICA
Phân tích hiệu quả hoạt động Quảng cáo tại công ty BIBICAPhân tích hiệu quả hoạt động Quảng cáo tại công ty BIBICA
Phân tích hiệu quả hoạt động Quảng cáo tại công ty BIBICA
 
phan-tich-bao-cao-tai-chinh-vinamilk-2020-2022.pdf
phan-tich-bao-cao-tai-chinh-vinamilk-2020-2022.pdfphan-tich-bao-cao-tai-chinh-vinamilk-2020-2022.pdf
phan-tich-bao-cao-tai-chinh-vinamilk-2020-2022.pdf
 
Luận văn: Phân tích các chỉ số tài chính Công ty Cổ phần Sữa, 9 ĐIỂM
Luận văn: Phân tích các chỉ số tài chính Công ty Cổ phần Sữa, 9 ĐIỂMLuận văn: Phân tích các chỉ số tài chính Công ty Cổ phần Sữa, 9 ĐIỂM
Luận văn: Phân tích các chỉ số tài chính Công ty Cổ phần Sữa, 9 ĐIỂM
 
đạI học quốc gia thành phố hồ chí minh
đạI học quốc gia thành phố hồ chí minhđạI học quốc gia thành phố hồ chí minh
đạI học quốc gia thành phố hồ chí minh
 

More from Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562

Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 

More from Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562 (20)

Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
 
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
 
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.docNghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
 
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.docXây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
 
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.docPhát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
 
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
 
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
 
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
 
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
 
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
 
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.docÁnh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
 
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
 
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
 
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
 
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
 
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.docDiễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
 

Recently uploaded

Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 

Recently uploaded (19)

Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 

Đề tài: Phát triển ngành hàng snack tại công ty chế biến thực phẩm

  • 1. Chuyên đề thực tập 1 Trần Thị Huyền Trang Lớp: QTKD Tổng hợp 48C PHÁT TRIỂN NGÀNH HÀNG SNACK TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN THỰC PHẨM KINH ĐÔ MIỀN BẮC – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
  • 2. Chuyên đề thực tập 2 Trần Thị Huyền Trang Lớp: QTKD Tổng hợp 48C LỜI MỞ ĐẦU Snack là loại sản phẩm ăn nhẹ, giòn tan , làm từ nhiều thành phần và có rất nhiều hương vị, do đó snack được nhiều người tiêu dùng yêu thích nhất là các bạn trẻ có độ tuổi từ 5 đến 30 tuổi. Nếu như cách đây hơn 10 năm thì trên thị trường snack còn là một loại sản phẩm xa lạ đối với hầu hết người tiêu dùng, đặc biệt là những người tiêu dùng ở khu vực phía Bắc thì hiện nay trên thị trường đã tràn ngập loại sản phẩm này. Cùng với nhịp sống hối hả hiện nay, loại sản phẩm tiện lợi này đã nhanh chóng phổ biến và ngành hàng hóa này đang có tốc độ tăng trưởng rất cao. Hiện nay, thị trường snack khu vực phía Bắc nói riêng và cả nước nói chung đang có 3 nhà sản xuất chiếm ưu thế lớn nhất là Pepsico với thương hiệu Poca, Orion với thương hiệu O’star và Liwayway với thương hiệu Oishi. Những ngày đầu tiên khi snack gia nhập thị trường tiêu dùng Việt Nam thì trên thị trường hầu hết là snack nhập khẩu của Thái Lan. Tuy nhiên, sau đó Kinh Đô đã xây dựng nhà máy sản xuất và nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường snack với thành công nhờ nắm bắt tốt khẩu vị và thị hiếu của người Việt Nam. Trải qua thời gian, snack của Kinh Đô nói chung và Kinh Đô miền Bắc nói riêng đã dần bị thu hẹp thị phần và doanh thu cũng như sản lượng giảm rõ rệt. Do đó, em chọn nghiên cứu đề tài : “Phát triển ngành hàng snack tại công ty cổ phần chế biến thực phẩm Kinh Đô miền Bắc – Thực trạng và giải pháp”. Với mục đích tìm hiểu, phân tích thực trạng ngành hàng của công ty hiện nay và dựa trên cơ sở những tồn tại và nguyên nhân em sẽ đưa ra những giải pháp nhằm phát triển ngành hàng tại công ty Kinh Đô miền Bắc.
  • 3. Chuyên đề thực tập 3 Trần Thị Huyền Trang Lớp: QTKD Tổng hợp 48C CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY KINH ĐÔ MIỀN BẮC 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển 1.1.1. Giới thiệu chung về công ty Tên công ty: Công ty Cổ phần chế biến thực phẩm Kinh Đô miền Bắc Tên tiếng Anh: North Kinhdo Food Joint-stock Company Tên viết tắt: Công ty Cổ phần Kinh Đô miền Bắc Trụ sở chính: Km 22 - Quốc lộ 5, thị trấn Bần Yên Nhân, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên, Việt Nam. Điện thoại: +84-(0)321-94.21.28 Fax: +84-(0)321-94.31.46 Website: (website chung của cả hệ thống Kinh Đô): http://www.kinhdo.vn Chi nhánh: số nhà 200 Thái Hà, Hà Nội Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0503000001 do Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh Hưng Yên cấp ngày 28/01/2000 Vốn điều lệ: 122.967.320.000 đồng VN Tổng số lao động: 2.000 người Ngày niêm yết: 15/12/2004 Lĩnh vực kinh doanh: sản xuất, chế biến thực phẩm, thực phẩm công nghệ và bánh cao cấp các loại. Công ty cổ phần chế biến thực phẩm Kinh Đô miền Bắc nằm trong hệ thống Kinh Đô. Công ty con: Công ty cổ phần Thương mại và Hợp tác quốc tế (HTIC), địa chỉ tại 534-536 Bạch Mai, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Trong đó Công ty Cổ phần chế biến thực phẩm Kinh Đô miền Bắc chiếm 75,73% quyền sở hữu. 1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển Trong lĩnh vực kinh doanh bánh kẹo tại thị trường Việt Nam, thương hiệu Kinh Đô đã trở nên nổi tiếng và được nhiều người tiêu dùng khắp các tỉnh, thành phố cả nước biết đến, được nhắc tới thường xuyên bởi các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt là trong các dịp Tết Trung Thu và Tết Nguyên Đán. Vị thế của công ty trong ngành đã được khẳng định bởi các sản phẩm với chất lượng cao, hợp thị hiếu người tiêu dùng với chủng loại đa dạng và giá cả hợp lý, hệ thống các kênh tiêu thụ rộng khắp và đội ngũ nhân viên bán hàng chuyên nghiệp.
  • 4. Chuyên đề thực tập 4 Trần Thị Huyền Trang Lớp: QTKD Tổng hợp 48C Công ty cổ phần Kinh Đô miền Bắc được thành lập năm 2000 bởi các cổ đông sáng lập là thể nhân và công ty TNHH Xây dựng và Chế biến thực phẩm Kinh Đô (bây giờ là công ty Cổ phần Kinh Đô), có trụ sở chính tại 6/134 Quốc lộ 13 phường Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Mình. “Kinh Đô” là một thương hiệu có tiếng trong lĩnh vực bánh kẹo của Việt Nam, sản phẩm của công ty này đã có mặt tại rất nhiều nước phát triển bao gồm: Mỹ, Pháp, Canada, Đức, Đài Loan, Singapore, Thái Lan,... Với tốc độ tăng trưởng rất cao về doanh thu và lợi nhuận mà hiếm có một doanh nghiệp bánh kẹo nào khác tại thị trường Việt Nam có thể đạt được. Sau khi đã khẳng định vị trí hàng đầu ở thị trường các tỉnh phía Nam, Kinh Đô xác định thị trường miền Bắc là một thị trường có tiềm năng lớn và đã đầu tư thành lập Công ty Cổ phần Chế biến thực phẩm Kinh Đô miền Bắc vào ngày 28/1/2000. Góp vốn vào Kinh Đô miền Bắc còn có các thành viên sáng lập của Kinh Đô trong đó công ty nắm giữ 60% vốn cổ phần tại thời điểm thành lập. Công ty Cổ phần chế biến thực phẩm Kinh Đô miền Bắc thành lập theo quyết định số 139/QĐ-UB ngày 19/08/1999 của UBND tỉnh Hưng Yên và Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 050300001 ngày 28/01/2000 của sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên với tổng số vốn điều lệ ban đầu là 10 tỷ đồng Việt Nam. Ngay sau khi thành lập, các hoạt động xây dựng nhà xưởng, mua sắm và lắp đặt dây chuyền sản xuất, nghiên cứu thị trường và xây dựng kênh phân phối, xây dựng đội ngũ nhân sự chủ chốt, tuyển dụng và đào tạo lao động đã gấp rút được tiến hành để đưa công ty đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Công ty Kinh Đô miền Bắc chính thức đi vào hoạt động ngày 1/9/2001. Từ năm 2000 đến năm 2004, Công ty đã trải qua 4 lần tăng vốn điều lệ như sau: + Lần 1: 11/08/2000 Tăng vốn điều lệ lên 13.000.000.000 đ + Lần 2: 30/01/2002 Tăng vốn điều lệ lên 23.700.000.000 đ + Lần 3: 28/01/2003 Tăng vốn điều lệ lên 28.440.000.000 đ + Lần 4: 08/06/2004 Tăng vốn điều lệ lên 50.000.000.000 đ Năm tài chính 2001 tuy chỉ với 4 tháng hoạt động nhưng công ty đã đạt được sự tăng trưởng khá cao: tỷ lệ lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu là 9,13 % và Lợi nhuận sau thuế/Doanh thu là 8,88%. Năm tài chính 2002, doanh thu của công ty đã tăng trưởng 182,57% và lợi nhuận sau thuế tăng trưởng 183,13%. Các tỷ lệ này vẫn rất ổn định trong năm tài chính 2003, tương ứng là 190,5% và 124,6%.
  • 5. Chuyên đề thực tập 5 Trần Thị Huyền Trang Lớp: QTKD Tổng hợp 48C Ngày 31/12/2004, công ty chính thức niêm yết trên thị trường chứng khoán với mã chứng khoán giao dịch là NKD với tổng vốn cổ phần là 5.000.000 cổ phần. Tại thời điểm đó, vốn điều lệ của công ty là 50 tỷ Việt Nam. Ngay sau khi lên sàn, cổ phiếu của công ty được đánh giá là cổ phiếu hấp dẫn, được các nhà đầu tư đặc biệt chú ý và có giá cao liên tục. “Quyết định niêm yết trên thị trường chứng khoán là bước đột phá quan trọng tạo động lực giúp công ty củng cố vững chắc hệ thống quản lý, minh bạch hóa và xã hội hóa các hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện cho mọi tầng lớp trong xã hội có thể tham gia đầu tư và quản lý doanh nghiệp” (theo ông Trần Quốc Việt, lúc đó là Phó TGĐ Kinh Đô miền Bắc). Bên cạnh đó, với những nỗ lực về đổi mới công nghệ nâng cao trình độ quản lý, công ty đã vinh dự đón nhận chứng chỉ về hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000 do tổ chức BVQI cấp. Trong 2 năm 2005 và 2006, công ty đầu tư một số hạng mục chính sau: + Đầu tư dây chuyền bánh First Pie trị giá 60.000.000.000 đ + Đầu tư dây chuyền bánh Solite trị giá 40.000.000.000 đ Cũng trong năm 2006, Kinh Đô miền Bắc đã chính thức niêm yết bổ sung 1.399.997 cổ phần trên thị trường chứng khoán tăng tổng số cổ phần lưu hành trên thị trường lên 8.399.997 cổ phần. Sau đợt phát hành cổ phiếu nhằm tăng thêm vốn điều lệ thì vốn điều lệ của công ty năm 2006 tăng lên đến 84.000.000.000 đ. Ngày 31/05/2007, công ty đã tiến hành phát hành cổ phiếu thưởng cho cổ đông hiện hữu theo tỉ lệ 20% tương đương 1.679.999 cổ phần từ nguồn lợi nhuận giữ lại chưa phân phối và các quỹ của công ty nâng tổng vốn điều lệ của công ty lên 107.000.000.000 đ. Cũng trong tháng 05/2007, Kinh Đô miền Bắc cùng với Công ty Tribeco Sài Gòn đã khởi công xây dựng nhà máy Tribeco miền Bắc với tổng chi phí khoảng 100.000.000.000 đ với diện tích 30.000m2. Dự án này đã nâng tổng số nhà máy thuộc hệ thống tập đoàn Kinh Đô lên 8 nhà máy và 10 công ty thành viên. Tháng 8/2008, công ty đã chính thức triển khai dự án SAP, là phần mềm hàng đầu trên thế giới về quản lý điều hành hệ thống . Ngày 17/05/2008, công ty đã phát hành cổ phiếu để trả cổ tức là 22% tương đương với 2.216.947 cổ phiếu từ lợi nhuận sau thuế năm 2007 của công ty, nâng tổng Vốn điều lệ của công ty lên 122.967.320.000 đ. Trong năm 2008, công ty đã khai trương thêm 3 cửa hàng Bakery nâng tổng số cửa hàng Bakery của công ty trên địa bàn Hà Nội là 9 cửa hàng. Điều này đánh
  • 6. Chuyên đề thực tập 6 Trần Thị Huyền Trang Lớp: QTKD Tổng hợp 48C ĐẠI HỘICỔ ĐÔNG HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN TỔNG GIÁM ĐỐC BAN KIỂM SOÁTHỘI ĐỒNGQUẢNTRỊ KHỐI KINHDOANH KHỐI SẢN XUẤT KHỐI PHỤCVỤ HỖTRỢ MAKETING HỆ THỐNG BAKERY PHÒNG SALE QUẢNLÝ ĐƠNHÀNG PHÒNGIT PHÒNG PTNNL PHÒNGHC NHÂN SỰ PHÒNGTC KẾ TOÁN PHÒNG R&D PHÂN XƯỞNG SX PHÒNGQA CƠKHÍ BẢO TRÌ XƯỞNG 2XƯỞNG 1 XƯỞNG 3 XƯỞNG 4 dấu một sự phát triển không ngừng của hệ thống Kinh Đô Bakery tại Hà Nội nói chung và Công ty Cổ phần chế biến thực phẩm Kinh Đô miền Bắc nói riêng. Như vậy, sau gần 10 năm đi vào hoạt động thì hiện nay Công ty Cổ phần chế biến thực phẩm Kinh Đô miền Bắc hiện là một công ty chiếm thị phần lớn tại thị trường phía Bắc và trong thời gian tới công ty cũng tiếp tục phát triển để giữ vững vị trí số 1 này. 1.2. Cơ cấu tổ chức và chức năng-nhiệm vụ từng phòng ban Sơ đồ tổ chức bộ máy của công ty cổ phần thực phẩm Kinh Đô Miền Bắc (Nguồn: phòng Pháttriển nguồn nhân lực)
  • 7. Chuyên đề thực tập 7 Trần Thị Huyền Trang Lớp: QTKD Tổng hợp 48C Kinh Đô miền Bắc được tổ chức và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp đã được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005, có hiệu lực thi hành từ ngày 1 tháng 7 năm 2006. Các hoạt động của công ty tuân thủ Luật Doanh nghiệp, các Luật khác có liên quan và Điều lệ công ty. Điều lệ công ty bản sửa đổi đã được Đại hội đồng cổ đông Kinh Đô miền Bắc thông qua ngày 23/3/2004 là cơ sở chi phối toàn bộ hoạt động của công ty 1.2.1.Đại hội đồng cổ đông: Là cơ quan quyết định cao nhất của công ty, bao gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết và/hoặc người được cổ đông ủy quyền. Đại hội đồng cổ đông có quyền bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm các thành viên của Hội đồng quản trị và ban kiểm soát 1.2.2.Hội đồng quản trị : HĐQT là cơ quan quản lý cao nhất của công ty, quản trị công ty giữa hai kỳ đại hội. Các thành viên HĐQT là cổ đông của công ty, được Đại hội đồng cổ đông bầu, cơ cấu HĐQT hiện gồm 5 thành viên với nhiệm kỳ 3 năm: - Ông Trần Kim Thành - Chủ tịch HĐQT Ông Trần Lệ Nguyên - Phó chủ tịch HĐQT Bà Vương Ngọc Xiềm - Thành viên HĐQT Ông Cô Gia Thọ - Thành viên HĐQT Ông Dương Thế Quang - Thành viên HĐQT HĐQT đại diện cho tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết của công ty, có toàn quyền nhân danh các cổ đông này quyết định mọi vấn đề liên quan đến lợi ích của các cổ đông và tương lai phát triển của công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của đại hội đồng cổ đông. 1.2.3. Ban tổng giám đốc Ban TGĐ do HĐQT bổ nhiệm, cứ 5 năm lại bầu lại một lần. Ban TGĐ của công ty bao gồm TGĐ điều hành và một số Phó TGĐ giúp việc cho TGĐ : Ông Trần Quốc Việt - TGĐ Bà Vương Bửu Linh - Phó TGĐ Bà Vương Ngọc Xiềm - Phó TGĐ Ông Goh Eng Cheong - Phó TGĐ
  • 8. Chuyên đề thực tập 8 Trần Thị Huyền Trang Lớp: QTKD Tổng hợp 48C Ông Lê Cao Thuận - Giám đốc tài chính Ban TGĐ có nhiệm vụ tổ chức điều hành và quản lý mọi hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày của công ty theo những chiến lược và kế hoạch đã được HĐQT và Đại hội đồng cổ đông thông qua. 1.2.4. Ban kiểm soát Do đại hội đồng cổ đông bầu ra, chỉ bao gồm 3 thành viên, nhiệm kỳ 3 năm và có thể kéo dài thêm 45 ngày để giải quyết những công việc chưa hoàn thành : Ông Lê Quang Hiển - Trưởng BKS Ông Trần Minh Tú - Thành viên BKS Bà Nguyễn Thị Ngọc Khuyên - Thành viên BKS BKS có nhiệm vụ thay mặt Đại hội đồng cổ đông giám sát, đánh giá công tác điều hành, quản lý của HĐQT và Ban TGĐ. BKS chịu trách nhiệm trước đại hội đồng cổ đông và pháp luật hiện hành về những công việc thực hiện theo quyền và nghĩa vụ của mình. 1.2.5. Khối kinh doanh Khối này có nhiệm vụ tổ chức thực hiện hoạt động nghiên cứu thị trường, tiêu thụ sản phẩm nhằm đem lại doanh thu cho công ty, bao gồm 3 phòng: 1.2.5.1. Phòng Marketing Phòng Marketing có chức năng tham mưu với ban lãnh đạo trong việc phát triển mở rộng thị trường, thị phần; nghiên cứu chiến lược thị trường, giữ gìn và gia tăng giá trị thương hiệu của công ty. Phòng Marketing tìm hiểu nhu cầu của thị trường hỗ trợ cho hoạt động của phòng nghiên cứu và phát triển sản phẩm và phòng Sale. 1.2.5.2. Phòng Sale Là phòng trung tâm trong khối kinh doanh, phòng Sale có nhiệm vụ điều hành và kiểm soát các hoạt động phân phối tiêu thụ sản phẩm của công ty. Trong phòng Sale có một bộ phận phụ trách bán hàng, đây là bộ phận cốt lõi của phòng. Ngoài ra, trong phòng Sale còn có 1 bộ phận nữa, đó là bộ phận hỗ trợ, kiểm soát hoạt động của các nhà phân phối và hoạt động của những người bán hàng. 1.2.5.3. Hệ thống Barkery Hiện tại, Kinh Đô miền Bắc đang có hệ thống gồm 9 Bakery đều nằm ở khu vực Hà Nội. Hệ thống Bakery chính là hệ thống kênh phân phối trực tiếp của công
  • 9. Chuyên đề thực tập 9 Trần Thị Huyền Trang Lớp: QTKD Tổng hợp 48C ty, đại diện về hình ảnh của công ty thông qua giới thiệu sản phẩm và bán trực tiếp sản phẩm của công ty tới tay người tiêu dùng. 1.2.6. Khối sản xuất Khối sản xuất bao gồm phòng R&D - phòng nghiên cứu và phát triển sản phẩm, các phân xưởng sản xuất, phòng QA - phòng đảm bảo chất lượng và bộ phận cơ khí bảo trì. Trong đó các phân xưởng sản xuất chính là trung tâm của cả khối, các phòng ban bộ phận còn lại trong khối có nhiệm vụ hỗ trợ cho hoạt động của các phân xưởng sản xuất. Khối sản xuất có mục tiêu là sản xuất đủ sản phẩm, chất lượng tốt để đủ cung cấp ra thị trường theo đúng kế hoạch chiến lược của công ty. Người đứng đầu của khối này là giám đốc sản xuất. 1.2.6.1. Phòng nghiên cứu và phát triển sản phẩm Được chính thức thành lập từ năm 2007, phòng nghiên cứu và phát triển sản phẩm có nhiệm vụ nghiên cứu thiết kế ra những sản phẩm mới nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường và thực hiện chiến lược phát triển của công ty. Ngoài ra, phòng nghiên cứu và phát triển sản phẩm của công ty cũng đảm nhận nhiệm vụ nghiên cứu phát triển những dòng sản phẩm mới dựa trên công nghệ vốn có của công ty, ví dụ như về việc cho ra đời công thức, mẫu mã hay quy trình mới cho các dòng sản phẩm của công ty. 1.2.6.2. Phân xưởng sản xuất Phân xưởng sản xuất chính là trung tâm của mọi hoạt động trong công ty. Hiện tại, trong công ty có 4 phân xưởng. mỗi phân xưởng có nhiệm vụ sản xuất ra những loại sản phẩm khác nhau. Mỗi phân xưởng đều được quản lý giám sát bởi một quản đốc phân xưởng. Các quản đốc phân xưởng chịu trách nhiệm về hoạt động của phân xưởng của mình và báo cáo tình hình hoạt động của phân xưởng tới giám đốc sản xuất. 1.2.6.3. Phòng QA- phòng đảm bảo chất lượng Công tác đảm bảo chất lượng luôn phải xuất hiện trên mọi dây chuyền sản xuất nhằm đảm bảo chất lượng trong quá trình sản xuất, tạo ra các sản phẩm đủ tiêu chuẩn, chất lượng tốt. Với chiến lược phát triển thương hiệu gắn với chất lượng sản phẩm, công ty Kinh Đô miền Bắc rất chú trọng đến hoạt động đảm bảo chất lượng. Chính vì thế, phòng đảm bảo chất lượng có trách nhiệm báo cáo trực tiếp hoạt động
  • 10. Chuyên đề thực tập 10 Trần Thị Huyền Trang Lớp: QTKD Tổng hợp 48C của phòng cũng như tình hình chất lượng của các phân xưởng sản xuất nhanh chóng, kịp thời, chính xác với giám đốc sản xuất. 1.2.6.4. Bộ phận cơ khí bảo trì Đây là một bộ phận thuộc khối sản xuất, đảm bảo hoạt động cho các dây chuyền công nghệ trong các phân xưởng. Kế hoạch bảo trì sửa chữa trong công ty là theo tính định kỳ, do đó, bộ phận này phải thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng các dây chuyền công nghệ theo thời gian quy định. Ngoài ra, bộ phận này cũng có nhiệm vụ sửa chữa, bảo dưỡng theo lệnh. Trong trường hợp sửa chữa vượt quá khả năng của bộ phận này thì bộ phận này cũng có trách nhiệm phải liên hệ với các chuyên gia kỹ thuật trong và ngoài nước nhanh chóng sửa chữa để kịp cho sản xuất được hoạt động. 1.2.7. Khối phục vụ - hỗ trợ Khối phục vụ - hỗ trợ này bao gồm : bộ phận quản lý đơn hàng, phòng IT - phòng quản lý mạng, phòng phát triển nguồn nhân lực, phòng hành chính nhân sự và phòng tài chính kế toán. 1.2.7.1. Bộ phận quản lý đơn hàng Trong bộ phận này bao gồm 3 phòng, đó là phòng kế hoạch, phòng logistics và phòng cung ứng vật tư. 3 phòng này liên đới với nhau về vấn đề nguyên vật liệu, cùng xem xét và xử lý các đơn hàng của khách hàng. 1.2.7.2. Phòng kế hoạch Phòng kế hoạch là nơi tiếp nhận thông tin về nhu cầu, thị trường từ khối kinh doanh (cụ thể là từ bộ phận nghiên cứu của phòng Marketing). Sau đó, phòng kế hoạch xem xét các thông tin đó cùng với xác định khả năng và nguồn lực của công ty để từ đó lập ra các kế hoạch cho hoạt động sản xuất. Phòng kế hoạch là phòng trung gian nhận nhiệm vụ điều phối các chương trình cho hoạt động sản xuất và bán hàng. 1.2.7.3. Phòng logistics Là nơi tiếp nhận các đơn hàng của khách hàng. Phòng logistics có nhiệm vụ xem xét lượng tồn kho của công ty, khả năng cung ứng sản phẩm ngay cho khách hàng để từ đó yêu cầu bộ phận sản xuất của công ty thực hiện hoạt động sản xuất phục vụ hoàn thành đơn hàng. Bên cạnh đó, phòng logistics cũng có nhiệm vụ quản lý kho bãi, thực hiện các yêu cầu vận chuyển nguyên vật liệu, sản phẩm trong nội bộ công ty hay ra bên ngoài công ty.
  • 11. Chuyên đề thực tập 11 Trần Thị Huyền Trang Lớp: QTKD Tổng hợp 48C 1.2.7.4 Phòng cung ứng vật tư Phòng cung ứng vật tư là nơi tiếp nhận kế hoạch sản xuất từ phòng kế hoạch, dự trù tính toán về lượng vật tư cần thiết sau đó thực hiện hoạt động mua sắm vật tư cung cấp cho các phân xưởng sản xuất. 1.2.7.5. Phòng IT - Phòng quản lý mạng Phòng IT có nhiệm vụ kiểm soát thông tin, an ninh mạng, lắp đặt, ứng dụng các chương trình, phần mềm cho các máy tính trong công ty. Phòng IT sẽ phải chịu trách nhiệm sửa chữa khi mạng gặp sự cố. 1.2.7.6. Phòng Phát triển nguồn nhân lực Công ty luôn ý thức được tầm quan trọng của nguồn nhân lực đối với sự tồn tại và phát triển của mình, do đó, công ty tập trung đào tạo và phát triển “sâu” nguồn nhân lực. Trong công ty phòng phát triển nguồn nhân lực được tách riêng khỏi phòng nhân sự. Phòng phát triển nguồn nhân lực có chức năng nhiệm vụ thu hút, đào tạo, phát triển và giữ chân nhân lực cho công ty. Đây chính là nơi lên kế hoạch về những chính sách đãi ngộ nhân viên, công nhân để từ đó giao cho phòng hành chính nhân sự lo thực hiện các chính sách này. 1.2.7.7. Phòng hành chính-nhân sự Phòng hành chính- nhân sự có nhiệm vụ tổ chức công tác phòng cháy chữa cháy, an ninh trật tự, y tế, xử lý và phòng ngừa tai nạn lao động, chăm sóc sức khỏe của công nhân viên, tổ chức các cuộc họp sự kiện trong công ty. Phòng hành chính- nhân sự cũng là nơi quy hoạch quản lý hồ sơ cán bộ công nhân viên trong công ty, đồng thời thực hiện các kế hoạch chính sách về nhân sự từ bên phòng Phát triển nguồn nhân lực chuyển sang. 1.2.7.8. Phòng tài chính-kế toán Có chức năng tham mưu cho ban TGĐ trong lĩnh vực tài chính kế toán và chế độ kế toán theo điều lệ của công ty và theo quy định của pháp luật. Phòng tài chính kế toán thực hiện các nhiệm vụ: Quản lý tài chính của công ty, xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán kế hoạch thu chi tài chính, quỹ tiền lương... Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty được bố trí theo mô hình trực tuyến - chức năng. Theo cơ cấu này, chức năng được chuyên môn hóa cho từng bộ phận phòng ban. Ưu điểm: Thời gian quyết định quản trị được rút ngắn
  • 12. Chuyên đề thực tập 12 Trần Thị Huyền Trang Lớp: QTKD Tổng hợp 48C Chất lượng quyết định được nâng cao Tính thống nhất trong hoạt động quản trị và điều hành được đảm bảo ở một mức độ nhất định Nhược điểm: Chi phí cho hoạt động của bộ máy quản trị lớn Đôi khi ý kiến mang tính chủ quan của người ra quyết định Nếu người ra quyết định ở cấp chức năng có trình độ, chuyên môn kém có thể đưa ra các quyết định sai lầm, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của công ty Hiện nay công ty cũng đang dần hoàn thiện cơ cấu để hướng tới cơ cấu tổ chức ma trận với việc phân ra các ngành hàng chuyên biệt, coi từng ngành hàng là các SBU. Mô hình tổ chức ma trận sẽ giúp khắc phục được những nhược điểm hiện tại của mô hình cơ cấu trực tuyến - chức năng. 1.3. Đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Bảng 1.1: Tình hình hoạt động của Công ty Kinh Đô miền Bắc giai đoạn 2004- 2008 (Đv: triệu đồng) Năm 2004 2005 2006 2007 2008 Doanh thu 275.008 354.788 419.429 561.516 689.380 LNST 23.715 33.912 60.712 72.307 978,749 (Nguồn: phòng kinh doanh công ty cổ phần CBTP Kinh Đô miền Bắc)
  • 13. Chuyên đề thực tập 13 Trần Thị Huyền Trang Lớp: QTKD Tổng hợp 48C Biểu đồ 1.1: Tình hình doanh thu thuần và LNST của Công ty giai đoạn 2004- 2008 0 100000 200000 300000 400000 500000 600000 700000 2004 2005 2006 2007 2008 DT thuần LNST (Nguồn: Số liệu từ bảng 1.1) Dựa vào bảng và biểu đồ trên ta thấy: Tình hình doanh thu của công ty giai đoạn 2004 - 2008 liên tục tăng. Cụ thể là doanh thu năm 2005 tăng 29% so với năm 2004 (tăng gần 80 tỷ đồng), năm 2006 tăng hơn 18% so với năm 2005 (tăng gần 65 tỷ đồng), năm 2007 tăng gần 34% so với năm 2006 (tăng 142 tỷ đồng), năm 2008 tăng gần 23% so với năm 2007 (tăng 128 tỷ đồng). Với tốc độ tăng trưởng doanh thu qua các năm cao (trung bình tăng 25 - 30%/năm) công ty đang ngày càng khẳng định chắc chắn vị trí số 1 trong ngành sản xuất bánh kẹo tại thị trường phía Bắc. Nguyên nhân tăng là do, trong giai đoạn 2004 - 2008, công ty không ngừng đầu tư phát triển mở rộng kênh phân phối, chủ động cải tiến sản phẩm cho phù hợp với nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng thị trường phía Bắc. Do đó sản phẩm của công ty ngày càng được người tiêu dùng phía Bắc ưu tiên lựa chọn sử dụng. Lợi nhuận sau thuế qua các năm từ 2004 đến 2007 cũng liên tục tăng: năm 2005 tăng 43% so với năm 2004 (tăng hơn 10 tỷ đồng), năm 2006 tăng 79% so với năm 2005 (tăng gần 27 tỷ đồng), năm 2007 tăng 19% so với năm 2006 (tăng hơn 11 tỷ đồng). Riêng 2008 thì lợi nhuận sau thuế chỉ còn chưa đến 1 tỷ đồng. Lý do là, giai đoạn 2004 đến 2007, hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra tương đối ổn định, hợp lý hóa công tác quản lý, tiết giảm chi phí, giảm giá thành sản phẩm.... Tuy nhiên, do trong năm 2008, phải chịu tác động ảnh hưởng của “cơn bão’’ khủng
  • 14. Chuyên đề thực tập 14 Trần Thị Huyền Trang Lớp: QTKD Tổng hợp 48C hoảng kinh tế thế giới, công ty đã tiến hành trích quỹ dự phòng tài chính dẫn đến kết quả sản xuất kinh doanh của công ty trong năm không đạt được mục tiêu đề ra, kéo tổng lợi nhuận sau thuế của công ty xuống chỉ còn 978 triệu đồng. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty hiện nay (9 tháng đầu năm 2009) Trong quý III/2009 công ty đã đạt 229,137 tỷ đồng doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ, tăng 19,39% so với quý III/2008 (tương đương tăng 37,209 tỷ đồng).Lũy kế 9 tháng đấu năm đạt 501,559 tỷ đồng, tăng 11,03% (tương đương tăng 49,845 tỷ đồng) so với cùng kỳ năm 2008. Lợi nhuận sau thuế quý III/2009 công ty đạt 35,539 tỷ đồng, tăng 164,3% so với quý III/2008 (tương đương tăng 22,099 tỷ đồng). Lũy kế 9 tháng đầu năm đạt 60,662 tỷ đồng, tăng 71,11% (tương đương tăng 25,211 tỷ đồng) so với cùng kỳ năm 2008. Như vậy kết thúc 3 quý đầu năm, công ty đã hoàn thành 60,4% kế hoạch doanh thu và 101,1% kế hoạch lợi nhuận của cả năm (năm 2009, công ty đặt mục tiêu đạt 830 tỷ đồng doanh thu và 60 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế). Doanh thu và lợi nhuận 9 tháng đầu năm 2009 tăng là do một số nguyên nhân : Do tiếp tục các hoạt động đầu tư mở rộng thị trường ở phía Bắc và các tỉnh lân cận Hà Nội Tăng giá các dòng sản phẩm bánh: loại bánh lẻ trung bình tăng khoảng 8%, bánh hộp cao cấp tăng 15% so với cùng kỳ năm trước. Đặc biệt trong quý III có tết trung thu, đây là dịp đem lại doanh thu và lợi nhuận rất lớn cho công ty Sự phục hồi của thị trường tài chính giúp công ty được hoàn nhập các khoản dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán ngắn và dài hạn. Với kết quả kinh doanh đạt được trong 9 tháng đầu năm 2009, công ty đã vượt mức kế hoạch về lợi nhuận sau thuế hợp nhất. Dự báo công ty sẽ hoàn thành được kế hoạch cả năm về doanh thu. Lý do: trong quý cuối năm có mùa noel, tết dương lịch, đây là những dịp mà khách hàng tiêu dùng sản phẩm bánh kẹo với số lượng rất lớn.
  • 15. Chuyên đề thực tập 15 Trần Thị Huyền Trang Lớp: QTKD Tổng hợp 48C CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG NGÀNH HÀNG SNACK CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN THỰC PHẨM KINH ĐÔ MIỀN BẮC 2.1. Tổng quan về ngành hàng snack của công ty Kinh Đô miền Bắc 2.1.1 Giới thiệu chung ngành hàng snack của công ty Kinh Đô miền Bắc Những năm đầu thập niên 90, trên thị trường tràn ngập các loại snack được nhập khẩu từ Thái Lan. Đầu năm 1993, công ty TNHH xây dựng và chế biến thực phẩm Kinh Đô được thành lập. Những ngày đầu, công ty chỉ là một xưởng sản xuất snack nhỏ. 1 năm sau đó, snack Kinh Đô đã có chỗ đứng trên thị trường và dần thay thế snack ngoại nhập từ Thái Lan. Thành công của snack Kinh Đô là bởi những lý do: giá rẻ, mùi vị đặc trưng phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng trong nước. Và chính thành công này đã trở thành một bước đệm không ngừng của công ty Kinh Đô sau này. Năm 2000, khi chính thức thành lập công ty Kinh Đô miền Bắc tại thị trấn Bần - Hưng Yên, snack cũng là một trong những sản phẩm đầu tiên được công ty đầu tư sản xuất. Sản phẩm snack của công ty chủ yếu hướng đến đối tượng là những người tiêu dùng ở độ tuổi 5 - 30 tuổi. Đây là những đối tượng khách hàng trẻ tuổi. Giá cả của sản phẩm phân bố ở nhiều mức giá cho nên hướng tới tất cả mọi đối tượng trên thị trường toàn miền Bắc. Hiện nay trong ngành sản xuất snack của công ty Kinh Đô miền Bắc, có tất cả 3 loại: Kitto, Sachi và Slide. Dòng sản phẩm Kitto và Sachi được làm từ nguyên liệu chính đó là bột mỳ cùng với lượng nhỏ bột bắp, tinh bột khoai mì, tinh bột gạo, dầu thực vật, đường, muối, gia vị...... 2 dòng sản phẩm này được bán trên thị trường ở mức giá thấp và trung bình, hướng tới đối tượng khách hàng có thu nhập thấp và trung bình, chủ yếu bán tại thị trường nông thôn, miền núi và các cửa hàng bán lẻ nhỏ. Dòng sản phẩm Slide mới được đưa vào sản xuất từ năm 2008, đây là dòng sản phẩm cao cấp được làm từ nguyên liệu chính là bột khoai tây (65%), dầu cọ olein tinh luyện, đường, muối....Dòng sản phẩm Slide được đóng lon các tông với mức trọng lượng nhỏ nhất là 75 gr được bán chủ yếu trong các siêu thị, các cửa hàng đại lý lớn. 2.1.2 Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật ảnh hưởng đến phát triển ngành hàng snack tại công ty 2.1.2.1 Sản phẩm Sản phẩm là vấn đề sống còn của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển hay không tùy thuộc vào sức sống của sản phẩm. Sản phẩm có thể tiêu
  • 16. Chuyên đề thực tập 16 Trần Thị Huyền Trang Lớp: QTKD Tổng hợp 48C thụ được khi nó đáp ứng được nhu cầu của thị trường, lôi cuốn sự tò mò của khách hàng, từ đó thúc đẩy họ đi đến quyết định mua và tiêu dùng sản phẩm. Sản phẩm đáp ứng tốt nhu cầu khách hàng tiêu dùng sẽ tạo nên cơ hội lớn cho các doanh nghiệp sản xuất có khả năng đạt doanh thu và thu được lợi nhuận rất cao. Vì vậy, muốn phát triển ngành hàng, trước tiên công ty phải chú trọng tới hoạt động thiết kế sản phẩm của mình sao cho phù hợp và có khả năng cạnh tranh với sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh. 2.1.2.2 Thị trường Snack là dòng sản phẩm “ăn chơi” và mang tính mùa vụ, đặc biệt được ăn nhiều trong các dịp lễ tết.... . Sản phẩm này có thể có mặt tại tất cả các cửa hàng bán lẻ bánh kẹo, các quán cóc, các quán karaoke….. Khi đời sống vật chất của người tiêu dùng ngày càng được cải thiện thì loại sản phẩm này càng dễ dàng thâm nhập và trở nên phổ biến hơn trong đời sống hàng ngày của họ. Snack là sản phẩm mang phong cách hiện đại, hiện nay đã được tiêu dùng phổ biến không chỉ ở các thành phố lớn mà còn ở nhiều vùng nông thôn và miền núi. Thị trường snack Việt Nam đã trải qua nhiều cuộc sang lọc khắc nghiệt. Cách đây 2 năm, có khoảng 70 nhà sản xuất snack nội địa và quốc tế tham gia thị trường với gần 160 thương hiệu snack. Nhưng đến đầu nay, chỉ còn 3 nhà sản xuất trụ tốt trên thị trường. Đó là 3 gương mặt đứng đầu trong bảng tổng sắp về thị phần và giá trị thương hiệu. Thứ nhất là Oishi (của công ty Liwayway, Philipines) nằm trong phân khúc giá thấp, giá bán 500 – 1000 đ/gói. Thứ 2 là Poca của Pepsico, phân khúc trung binh, giá bán 2000 đ/gói, có mức tiêu thụ bằng một nửa Oishi (theo kết quả khảo sát của một công ty nghiên cứu thị trường thực hiện tại 6 thành phố lớn là Hà Nội. TP HCM, Hải Phòng, Đà Nẵng, Nha Trang, Cần Thơ). Thứ ba là snack O’star của tập đoàn Orion Hàn Quốc với mức giá là 4000 đ/gói. Tuy nhiên, từ tháng 5/2008 Pepsico tung ra thị trường dòng sản phẩm snack Poca khoai tây cao cấp với mức giá 4000 đ thì ngay lập tức dòng sản phẩm này đã chiếm lĩnh thị phần cao nhất trong phân khúc giá cao, vượt trên cả O’star của Orion. Snack của Kinh Đô hiện đang xếp ở vị trí thứ 4 trên thị trường snack. Sau đó là một số dòng sản phẩm của các công ty như Tràng An, Hải Hà….. Thị trường snack hiện đang rất sôi động và có mức tăng trưởng rất cao, đây là cơ hội cho công ty Kinh Đô miền Bắc nói riêng và các công ty tham gia vào thị trường nói chung có cơ hội phát triển các mặt hàng snack của mình.
  • 17. Chuyên đề thực tập 17 Trần Thị Huyền Trang Lớp: QTKD Tổng hợp 48C 2.1.2.3 Khách hàng Đối tượng khách hàng tiêu dùng sản phẩm snack chủ yếu nằm trong độ tuổi từ 5 đến 30 tuổi. Đặc điểm chung về xu hướng tiêu dùng snack của nhóm đối tượng khách hàng này là: - Xu hướng trọng hình thức: Đây là xu hướng tiêu dùng đặc biệt phổ biến ở lứa tuổi trẻ em và thanh thiếu niên. Họ là những người trẻ tuổi năng động và rất thích khám phá. Đối với các sản phẩm bánh kẹo nói chung hay snack nói riêng thì bao bì, mẫu mã đẹp, bắt mắt sẽ thu hút được nhóm đối tượng khách hàng này. - Xu hướng ưa chuộng sự tiện lợi: Nhịp độ cuộc sống ngày càng hối hả, con người càng có ít thời gian hơn nên họ luôn ưa thích những sản phẩm tiện lợi và có thể tiêu dùng được ngay. Do đó, sản phẩm snack được bao gói trong túi nilon gọn nhẹ, dễ mang đang được người tiêu dùng yêu thích và lựa chọn nhiều nhất. - Xu hướng ưa chuộng sản phẩm có hương vị từ những món ăn nổi tiếng: Hương vị của sản phẩm không những mang lại cho khách hàng sự sảng khoái khi sử dụng mà còn là một trong những yếu tố nhằm khác biệt hóa so với sản phẩm snack của những công ty khác. Hiện nay hương vị được ưa chuộng nhất trên thị trường là hương vị của những món ăn nổi tiếng của Việt Nam và cả các nước trên thế giới. Ví dụ như: gà xào sả ớt, bò bít tết New York, sườn nướng Brazil BBQ.... - Xu hướng lựa chọn sản phẩm có lợi cho sức khỏe: Con người giờ đây đặc biệt chú ý tới sức khỏe của mình. Snack bị các chuyên gia về dinh dưỡng liệt vào danh sách những sản phẩm có hại cho sức khỏe. Do vậy về tác hại của sản phẩm snack đang được người tiêu dùng ngày càng quan tâm hơn, đặc biệt là những đối tượng là bố hoặc mẹ mua sản phẩm này cho con em của họ. Tuy nhiên, giữa thành thị và nông thôn thì đặc điểm tiêu dùng của khách hàng cũng có một số nét khác biệt rõ rệt. Tại thị trường nông thôn, khách hàng không đòi hỏi cao về chất lượng sản phẩm. Những sản phẩm ở mức giá 500 – 1000 đ/gói được bán phổ biến hơn cả. Những sản phẩm có thiết kế bao bì đẹp mắt và nổi bật thường ảnh hưởng lớn tới quyết định mua của những khách hàng này. Trong khi đó, tại thị trường của các thành phố, thị xã, thị trấn thì khách hàng yêu cầu về chất lượng sản phẩm cao, mẫu mã đẹp mắt và mức giá tiêu dùng của khách hàng ở thành thị chủ yếu tập trung trong nhóm từ 2000 đ/gói trở lên. Các đối tượng khách hàng ở những độ tuổi khác nhau, ở các thị trường khác nhau đều có xu hướng tiêu dùng sản phẩm snack khác nhau. Do đó, muốn phát triển
  • 18. Chuyên đề thực tập 18 Trần Thị Huyền Trang Lớp: QTKD Tổng hợp 48C ngành hàng công ty cần có những hoạt động nhằm nghiên cứu khách hàng về: tâm lý, hành vi, xu hướng tiêu dùng.... 2.1.2.4 Công nghệ sản xuất Công nghệ sản xuất quyết định tới khả năng cho ra đời những sản phẩm có chất lượng hay không. Công nghệ hiện đại, cạnh tranh được với công nghệ của các đối thủ cạnh tranh sẽ tạo được chỗ đứng cho sản phẩm của công ty trên thị trường. Ngược lại, sản phẩm của công ty sẽ bị các đối thủ cạnh tranh đánh bật khi mà sản phẩm của công ty được sản xuất bởi dây chuyền và quy trình lạc hậu, không còn phù hợp với sở thích và xu hướng tiêu dùng của khách hàng. Hiện tại, dây chuyền sản xuất snack tại công ty là một dây chuyền sản xuất bán tự động, được nhập khẩu từ các nước Đức (lò sấy), Malaysia (máy đóng gói),....và một số được thay thế của Việt Nam sản xuất. Dây chuyền này được đưa vào sản xuất từ năm 2001. Dây chuyền sản xuất snack của công ty hiện đã cũ và do đó sản phẩm của công ty khó cạnh tranh được với các đối thủ cạnh tranh như: Pepsico hay Orion. Muốn phát triển ngành hàng, công ty cần sớm có sự thay đổi về công nghệ hiện tại bằng một công nghệ tiên tiến hiện đại. 2.2. Tình hình doanh thu và sản lượng ngành hàng snack qua các năm 2005- 2008 Snack là chủng loại sản phẩm được đưa vào sản xuất đầu tiên từ khi thành lập công ty. Xuất phát từ nhu cầu muốn có một sản phẩm snack mang hương vị Việt, chất lượng cao, giá cả hợp lý có thể hướng tới phục vụ nhiều đối tượng khách hàng, công ty với dây chuyền sản xuất của Nhật Bản đã đầu tư sản xuất snack với 2 dòng chính là Kitto và Sachi, đến năm 2008 bổ sung thêm Slide. Bảng 2.1: Doanh thu và sản lượng ngành hàng snack qua các năm 2005 - 2008: Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 Tổng Sản lượng (thùng) 298.000 365.195 461.330 377.085 1.501.610 Doanh thu (triệu đồng) 21.697 28.180 34.789 26.329 110.996 (Nguồn: phòng kinh doanh công ty cổ phần CBTP Kinh Đô miền Bắc)
  • 19. Chuyên đề thực tập 19 Trần Thị Huyền Trang Lớp: QTKD Tổng hợp 48C Biểuđồ 2.1 . Sản lượng tiêuthụ của ngành hàng Snack qua các năm 2005-2008 298000 365195 461330 377085 0 100000 200000 300000 400000 500000 2005 2006 2007 2008 Sản lượng(thùng) ( Nguồn: Số liệu từ bảng 2.1 ) Biểu đồ 2.2 . Doanh thu của ngành hàng Snack qua các năm 21697 28180 34789 26329 0 5000 10000 15000 20000 25000 30000 35000 40000 2005 2006 2007 2008 Doanh thu ( triệu đồng) ( Nguồn: Số liệu từ bảng 2.1 ) Dựa vào bảng và đồ thị trên ta thấy: Sản lượng có xu hướng tăng trong giai đoạn 2005 - 2007 nhưng sản lượng năm 2008 lại giảm so với sản lượng năm 2007. Cụ thể là, năm 2005, mức sản lượng của ngành hàng snack đạt 298.000 thùng. Đến năm 2006, sản lượng đạt mức 365.195 thùng, tăng 22,5% so với năm 2005. Và đến năm 2007, mức sản lượng đạt
  • 20. Chuyên đề thực tập 20 Trần Thị Huyền Trang Lớp: QTKD Tổng hợp 48C 461.330 thùng, tăng 26,3% so với năm 2006. Như vậy, giai đoạn 2005 - 2007 tốc độ tăng mức sản lượng của ngành hàng tương đối cao. Tuy nhiên, đến năm 2008, sản lượng snack chỉ còn ở mức 377.085 thùng, giảm 13,5% so với năm 2008. Xu hướng tăng giảm doanh thu cũng theo xu hướng tăng giảm của sản lượng, đó là tăng trong giai đoạn 2005 - 2007 nhưng lại bị giảm vào năm 2008. Cụ thể doanh thu ngành hàng snack năm 2005 là 21,7 tỷ đồng. Năm 2006 doanh thu snack đạt 28,2 tỷ đồng, tăng gần 30% so với năm 2005. Đến năm 2007, doanh thu ngành hàng này đạt 34,8 tỷ đồng, tăng 23,5% so với năm 2006. Tuy nhiên, cũng giống như sản lượng thì doanh thu năm 2008 lại giảm so với năm 2007, năm 2008 doanh thu snack đạt 26,3 tỷ đồng, giảm 24,3% so với năm 2007. Nguyên nhân sụt giảm cả về sản lượng và doanh số của sản phẩm snack của công ty là do trong năm 2008 các công ty đối thủ cạnh tranh lần lượt đầu tư dây chuyền sản xuất snack hiện đại với dòng sản phẩm hiện đang được chuộng nhất trên thị trường hiện nay là dòng sản phẩm khoai tây cao cấp. Sản phẩm khoai tây cao cấp nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường đặc biệt là tại các thành phố lớn và có xu hướng lấn dần thị phần của các dòng sản phẩm giá thấp và trung bình, trong đó có thị phần snack của công ty Kinh Đô miền Bắc. Trong báo cáo tiến độ doanh số sản phẩm snack 10 tháng đầu năm của năm 2009, ta càng thấy rõ hơn sự sụt giảm của ngành hàng này: Bảng 2.2. báo cáo doanh số 10 tháng đầu năm 2009: Năm 2009: từ ngày 1/1/2009 đến ngày 23/10/2009 Đơn vị: tỷ đồng Năm 2008 Thực hiện 2009 Tỷ lệ tăng trưởng Kế hoạch Thực hiện TH09/KH09 TH09/TH08 Doanh số 26,329 31,455 12,481 39,68% 47,40% (Nguồn: phòng kinh doanh công ty cổ phần CBTP Kinh Đô miền Bắc) Như vậy cho tới thời điểm 23/10/2009, doanh thu chỉ đạt 39,68% so với kế hoạch năm 2009, đạt 47,40% so với doanh thu cả năm 2008. Bởi vì chỉ còn 2 tháng là kết thúc năm 2009, với tốc độ doanh thu và sản lượng snack như hiện nay thì công ty không thể hoàn thành kế hoạch năm của mình, đồng thời doanh thu năm 2009 cũng sẽ giảm so với năm 2008.
  • 21. Chuyên đề thực tập 21 Trần Thị Huyền Trang Lớp: QTKD Tổng hợp 48C Bảng 2.3: Tình hình sản lượng từng nhóm hàng của ngành hàng snack qua 2 năm 2007 và 2008: (Đơn vị: thùng) Line Snack 2007 2008 08/07 Kitto 7gr 133.446 71.504 53,6% Kitto 12gr 225.469 225.586 100,1% Kitto 40,50,60gr 25.763 13.647 53,0% Sachi 16gr 76.650 67.014 87,4% Other (Slide) 6.891 Tổng lượng 461.328 384.462 83.4% (Nguồn: phòng kinh doanh công ty cổ phần CBTP Kinh Đô miền Bắc) Biểu đồ 2.3. Cơ cấu theo tình hình sản lượng từng nhóm hàng của ngành hàng snack năm 2007 và 2008: 2007 2008 (Nguồn: số liệu từ bảng 2.3) Sản lượng snack trong năm 2008 chỉ bằng 83,4% sản lượng snack tiêu thụ được trong năm 2007. Theo cơ cấu sản lượng từng nhóm hàng, có thể kết luận hiện dòng sản phẩm snack Kitto 12gr đang được tiêu thụ mạnh nhất, chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu cả 2 năm 2007 và 2008. Về mặt tăng trưởng sản lượng của năm 2008 so với năm 2007, chỉ riêng dòng sản phẩm này giữ được mức sản lượng. Còn các dòng sản phẩm còn lại: Kitto 7, 40, 50, 60gr và Sachi 12gr sản lượng đều bị sụt giảm, đặc biệt là 2 dòng Kitto 7gr và Kitto 40, 50, 60gr sản lượng chỉ còn ở mức
  • 22. Chuyên đề thực tập 22 Trần Thị Huyền Trang Lớp: QTKD Tổng hợp 48C hơn 50% so với năm 2007. Cùng dòng sản phẩm Kitto nhưng với mức 12gr thì sản lượng tiêu thụ tốt hơn chứng tỏ đây là mức sản lượng phù hợp cho dòng sản phẩm này. Do đó, công ty cần cân nhắc điều chỉnh về trọng lượng bao gói sao cho phù hợp với nhu cầu thị trường. Bảng 2.4. Doanh thu snack của công ty tại thị trường Hà Nội so với đối thủ cạnh tranh chính Đơn vị: tỷ đồng Kinh Đô Pepsico Liwayway Orion Tổng 6 tháng đầu 2008 18 28 78 20 144 6 tháng đầu 2009 3 40 69 26 138 ( Nguồn: Phòng kinh doanh công ty cổ phần CBTP Kinh Đô miền Bắc) Biểu đồ 2.4. Doanh thu snack của công ty tại thị trường Hà Nội so với đối thủ cạnh tranh chính ( Nguồn:Số liệu từ bảng2.4 ) 6 tháng đầu năm 2008, doanh thu ngành hàng snack của công ty tại thị trường Hà Nội đạt 18 tỷ đồng. So với công ty, doanh thu snack của Liwayway gấp 4,33 lần, của Pepsico gấp 1,56 lần và của Orion gấp 1,11 lần. Cho tới 6 tháng đầu
  • 23. Chuyên đề thực tập 23 Trần Thị Huyền Trang Lớp: QTKD Tổng hợp 48C năm 2009, chỉ có doanh thu của Pepsico và Orion là tăng so với 6 tháng đầu năm 2009, cả Kinh Đô miền Bắc và Liwayway đều bị sụt giảm. Tuy nhiên, doanh thu snack của Kinh Đô miền Bắc giảm trầm trọng, giảm tới 6 lần, Liwayway tuy bị giảm nhưng vẫn giữ được vị trí dẫn đầu của mình với doanh thu đạt 69 tỷ đồng, gấp 33 lần so với Kinh Đô miền Bắc. Pepsico và Orion lần lượt đạt mức 40 và 26 tỷ đồng, gấp 13,33 và 8,67 lần so với Kinh Đô miền Bắc. Từ những số liệu trên có thể nhận thấy rằng, tình hình tiêu thụ snack của công ty hiện nay không những có xu hướng bị sụt giảm so với những năm trước mà hiện tại thị phần của công ty cũng đang bị thu hẹp dần so với các đối thủ cạnh tranh. Sở dĩ có thực trạng này là do hiện nay, ngành hàng snack không được quan tâm thích đáng trong khi đó các đối thủ cạnh tranh tiềm lực mạnh, khả năng phân phối snack chuyên nghiệp hơn vì có thêm đội ngũ salesman chuyên trách. Quan trọng hơn nữa là do sản phẩm của công ty hiện nay hầu như không được thị trường chấp nhận, nhất là các thị trường khó tính ở các thành phố lớn như Hà Nội. 2.3. Thực trạng ngành hàng snack của công ty Kinh Đô miền Bắc Bảng 2.5. Tỷ trọng doanh thu ngành hàng snack đóng góp vào tổng doanh thu của công ty: (Đơn vị: triệu đồng) (Nguồn: phòng kinh doanh công ty cổ phần CBTP Kinh Đô miền Bắc) Đóng góp của ngành hàng cho công ty tương đối thấp. Mặc dù so với năm 2005 và 2006 thì đóng góp của năm 2007 và 2008 được cải thiện đôi chút . Với 10,9% đóng góp vào doanh thu cả công ty năm 2008 thì ngành hàng snack hiện là một trong những ngành hàng có mức đóng góp thấp nhất trong số 7 ngành hàng hiện tại của toàn công ty Kinh Đô miền Bắc. 2.3.1. Sản phẩm Ngành hàng snack là một trong số 7 ngành hàng của công ty Kinh Đô miền Bắc hiệnđang được sản xuất. Đây có thể coi là dòng sản phẩm đặc thù do nó hướng đến phục vụ cho một nhóm đối tượng khách hàng xác định, đó là giới trẻ tuổi từ 5 - 30. Năm 2005 2006 2007 2008 Doanh thu snack 21.697 28.180 92.266 75.417 Doanh thu toàn công ty 354.788 419.429 561.516 689.380 Tỷ trọng (%) 6,1 6,7 16,4 10,9
  • 24. Chuyên đề thực tập 24 Trần Thị Huyền Trang Lớp: QTKD Tổng hợp 48C Nguyên vật liệu: Trong 3 loại snack đang được sản xuất tại công ty hiện nay thì 2 loại là Kitto và Sachi được làm từ nguyên liệu chính đó là bột mỳ, ngoài ra còn có thêm một số nguyên liệu phụ khác như tinh bột gạo, bột bắp, dầu thực vật, đường, muối..... Riêng snack Slide được làm từ thành phần chính là khoai tây (65%) cùng với một số nguyên liệu phụ khác như tinh dầu cọ olein, đường, muối...... Tất cả các nguyên liệu sản xuất snack của công ty là hàng nội địa do đó chi phí nguyên vật liệu tương đối thấp. Tuy nhiên, trên thị trường hiện nay những sản phẩm được chế biến từ bột mỳ, phồng tôm.... có xu hướng tiêu dùng ít hơn trước. Snack làm từ khoai tây vốn được ưa chuộng ngay từ khi thị trường snack hình thành nên đây có thể coi là thành phần nguyên liệu có khả năng thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Đặc biệt hiện nay trên thị trường snack, đang nổi bất nhất là dòng sản phẩm snack khoai tây cao cấp. Đây là loại sản phẩm được chế biến từ những củ khoai tây tươi, mang hương vị đậm đà và ăn rất giòn, ngon miệng. Với xu hướng tiêu dùng như hiện nay, muốn ngành hàng phát triển được thì việc đầu tư dây chuyền sản xuất hiện đại, tập trung sản xuất dòng sản phẩm snack khoai tây cao cấp là điều cần thiết nhất. Các nhãn hiệu snack Poca khoai tây cao cấp, snack khoai tây cao cấp Orion đang chiếm lĩnh trên thị trường phân khúc giá cao. 2 công ty này đã thổi một luồng gió mới vào thị trường snack của Việt Nam nói chung và của thị trường snack phía Bắc nói riêng. Như vậy, công ty Kinh Đô miền Bắc nên có sự điều chỉnh về thành phần nguyên liệu sản phẩm sao cho đa dạng và phù hợp với thị hiếu tiêu dùng của khách hàng. Sản phẩm Slide làm từ bột khoai tây của công ty có chất lượng ngon hơn so với Kitto và Sachi, tuy nhiên dòng sản phẩm này lại không được bán phổ biến trên thị trường. Công ty nên có sự phát triển chú trọng tới dòng sản phẩm có chất lượng cao nhất trong ngành hàng. Chất lượng sản phẩm: Mục tiêu ngay từ đầu của sản phẩm snack của công ty Kinh Đô miền Bắc là hướng tới mọi đối tượng khách hàng, cả ở mức thu nhập thấp - trung bình - cao. Do đó, chất lượng sản phẩm snack của công ty chưa đồng đều, có sản phẩm được đánh giá là ngon, chất lượng cao nhưng bên cạnh đó cũng có những sản phẩm bị đánh giá là kém chất lượng. Hiện nay, sản phẩm có chất lượng ngon nhất trong tất cả các sản phẩm snack của Kinh Đô miền Bắc là dòng sản phẩm Slide. Đây là dòng sản phẩm chế biến từ 65% nguyên liệu là bột khoai tây, có độ giòn, ăn đậm đà, thơm. Tuy
  • 25. Chuyên đề thực tập 25 Trần Thị Huyền Trang Lớp: QTKD Tổng hợp 48C nhiên, sản phẩm Slide lại có một nhược điểm lớn đó là quá mặn. Sản phẩm Kitto và Sachi với chất lượng trung bình, mùi vị và hương vị kém hấp dẫn. Với những đánh giá chung về chất lượng sản phẩm snack của công ty hiện nay vẫn còn tồn tại nhiều yếu điểm so với các đối thủ cạnh tranh. Trong khi sản phẩm của Kinh Đô chất lượng kém nổi bật trên thị trường thì các đối thủ cạnh tranh như Poca và O’star được đánh giá cao về chất lượng. Đó là những sản phẩm mang phong cách hiện đại, hương vị phù hợp với giới trẻ…. Màu sắc, hình dáng sản phẩm: Đây là vũ khí cạnh tranh và là một yếu tố thể hiện được sản phẩm cốt lõi, đặc biệt đối với dòng sản phẩm snack. Là sản phẩm dành cho giới trẻ, thiết kế sản phẩm phải chú trọng đến màu sắc, hình dáng và kích thước sản phẩm sao cho bắt mắt và lôi cuốn được giới trẻ. Riêng với những dòng sản phẩm snack hướng tới đối tượng tiêu dùng là trẻ em thì việc thiết kế sản phẩm càng cần được chú trọng hơn nữa. Thông thường các nhà sản xuất bánh kẹo nói chung và sản xuất snack nói riêng thường thiết kế hình dáng sản phẩm rất ngộ nghĩnh với hình các con vật: tôm, cua, cá,.....Với thiết kế này không những gợi được trí tò mò và còn có khả năng lôi kéo trẻ em tiêu dùng sản phẩm rất hiệu quả. Đối với sản phẩm của công ty, sản phẩm được thiết kế rất đơn giản và thô, màu sắc kém hấp dẫn. Chính điều này đã tạo nên sự đơn điệu đối với sản phẩm của công ty, và đây cũng là một trong những yếu tố làm cho sản phẩm của công ty không lôi cuốn được khách hàng.
  • 26. Chuyên đề thực tập 26 Trần Thị Huyền Trang Lớp: QTKD Tổng hợp 48C Bao gói sản phẩm Một số dòng sản phẩm snack kinh đô trên thị trường POCA O’STAR Một số dòng sản phẩm snack của các công ty đối thủ cạnh tranh Bao gói sản phẩm snack của công ty gồm 2 lớp: lớp bao bì chứa sản phẩm và lớp bao bì phục vụ vận chuyển và lưu kho. Đối với sản phẩm snack của công ty Kinh Đô miền Bắc, bao bì chứa đựng mỗi loại sản phẩm snack đều có màu sắc khá đa dạng, thường thấy là màu đỏ, xanh... Ngoài ra, còn có thêm một vài màu sắc khác nữa. Các màu sắc này không thật sự tươi tắn và nổi bật. So với trên thị trường, các loại sản phẩm của các công ty đối thủ cạnh tranh cùng ngành được bao gói rất đẹp mắt, được trang trí thêm nhiều họa tiết, hình vẽ rất sinh động...vừa có chức năng bảo quản lại vừa để thu hút và quảng cáo. Vì thế, công ty rất cần phải có sự cải tiến về bao gói sản phẩm, nâng cao
  • 27. Chuyên đề thực tập 27 Trần Thị Huyền Trang Lớp: QTKD Tổng hợp 48C sự tin cậy đối với sản phẩm từ phía khách hàng đồng thời cũng để phân biệt với các đối thủ cạnh tranh cùng ngành trên thị trường Lớp bao bì dùng cho vận chuyển lưu kho là các thùng các tông. Mức đóng thùng của mỗi loại như sau: snack Kitto 7gr là 200 gói/thùng, snack Kitto 12gr 100 gói/thùng, snack Sachi 16gr 60 gói/thùng, snack Kitto 40, 50, 60 gr mức 40 gói/thùng. Và Slide được đóng gói 28 hộp/thùng. Về loại bao gói, chủng loại sử dụng 3 loại là túi, lon các tông nhỏ trong đó Kitto và Sachi được đựng trong túi nilon còn Slide được đựng trong các lon. Gắn nhãn: Nhãn sản phẩm được in luôn lên bao bì đựng sản phẩm. Trên đó có ghi các thông tin về sản phẩm, thành phần, nơi sản xuất, hạn sử dụng, cách bảo quản..... Bao bì sản phẩm snack của công ty hiện vẫn chưa phát huy được chức năng của mình, không để lại ấn tượng với khách hàng và không thực sự khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh. Tóm lại, chất lượng, bao gói, thiết kế sản phẩm đều chưa phù hợp, người tiêu dùng chưa lưu tâm tới sản phẩm snack của công ty. Để nâng cao hiệu quả kinh doanh đói với snack, trong giai đoạn tới công ty cần có những cải tiến về thiết kế sản phẩm, bao bì...Nếu không, sản phẩm của công ty sẽ bị lấn át bởi các đối thủ cạnh tranh, thậm chí bị đánh bật ra khỏi thị trường. 2.3.2 Giá: Giá cả luôn được đánh giá là công cụ cạnh tranh hữu hiệu đối với các nhà sản xuất. Giá của tất cả các sản phẩm của công ty đều được tính toán một cách hợp lý trên cơ sở chi phí sản xuất kết hợp với giá của các sản phẩm cùng loại của các đối thủ cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo khác trên thị trường. Chi phí sản xuất bao gồm: Chi phí cố đinh: khấu hao máy móc thiết bị, trả lãi vay, lương của người lao động Chi phí nguyên vật liệu Chi phí quản lý phân xưởng: Chi phí bảo dưỡng, sửa chữa nhà xưởng, chi phí vận hành nhà xưởng Chi phí marketing, bán hàng Từ đó tính được giá thành của sản phẩm. Mức giá thành này là mức thấp nhất công ty bán để không bị lỗ. Căn cứ vào đây giá thành được cộng thêm khoản chiết khấu dành cho các trung gian trong kênh phân phối cộng thêm lợi nhuận mong
  • 28. Chuyên đề thực tập 28 Trần Thị Huyền Trang Lớp: QTKD Tổng hợp 48C muốn của công ty thì sẽ ra giá bán của sản phẩm. Ngoài ra công ty còn có những so sánh đối chiếu với giá của các sản phẩm cùng loại của các đối thủ cạnh tranh để có mức đặt giá sao cho hợp lý. Bảng 2.6. Giábán lẻcủa các sản phẩm snack Kinh Đô tại các cửa hàng bán lẻnăm 2009: STT Tên SP ĐVT Thùng/sp Gói/thùng Giá hóa đơn VNĐ/thùng Giá gói VNĐ/gói 1 Kitto 7gr 1 200 100.000 500 2 Kitto 12gr 1 100 100.000 1.000 3 Kitto 60gr 1 40 160.000 4.000 4 Sachi 16gr 1 60 150.000 2.500 5 Slide 75gr 1 28 364.000 13.000 6 Slide 160gr 1 14 308.000 22.000 (Nguồn: Khảo sát tại các Bakery của công ty) Mức giá của Kinh Đô không tập trung, phân khúc cả ở mức giá thấp, trung bình và cao. Hiện nay trên thị trường, snack với mức giá nhỏ hơn nhỏ hơn 2000đ đang được tiêu thụ chủ yếu tại các thị trường nông thôn và miền núi. Khách hàng tại các thành phố, thị xã, thị trấn đang hướng tới sản phẩm có mức giá từ 2000 đ trở lên. Công ty Kinh Đô miền Bắc nên có chiến lược phân khúc thị trường cho từng dòng sản phẩm sao cho mức giá sao của từng loại sản phẩm phù hợp với thị trường mục tiêu của nó, không những thu được lợi nhuận cho doanh nghiệp mà mức giá ấy cũng phải cạnh tranh được so với các đối thủ cạnh tranh của mình trên thị trường. Đánh giá về giá của sản phẩm snack của Kinh Đô nhìn chung là còn đắt so với các đối thủ cạnh tranh. Điển hình là dòng sản phẩm Slide. Đây là loại sản phẩm được chế biến từ thành phần chính là bột khoai tây, không được khách hàng đánh giá cao như sản phẩm snack khoai tây cao cấp của một số thương hiệu như Poca hay O’star. Tuy nhiên, với mức giá 13000 đ/lon 75gr (nếu tính đóng gói mức trọng lượng 27gr như của 2 đối thủ cạnh tranh trên thì mức giá của Slide là khoảng 4700 đ/gói 27gr) thì sản phẩm Slide hiện còn có giá cao hơn so với sản phẩm snack khoai tây cao cấp chế biến từ khoai tây tươi đang có mặt trên thị trường của Poca và O’star. Mức giá bán sản phẩm này trên thị trường của cả 2 đối thủ cạnh tranh trên là 4000 đ/gói 27gr.
  • 29. Chuyên đề thực tập 29 Trần Thị Huyền Trang Lớp: QTKD Tổng hợp 48C 2.3.3. Kênh phân phối snack Cấu trúc kênh phân phối chung cho tất cả các mặt hàng của công ty: (Nguồn: Phòng kinh doanh công ty cổ phần CBTP Kinh Đô miền Bắc) Trong 1 doanh nghiệp, kênh phân phối là yếu tố hết sức quan trọng tạo ra lợi thế cạnh tranh trong dài hạn. Việc tổ chức kênh tốt hay không tốt sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng tiêu thụ, chi phí và những yếu tố khác. Với sản phẩm bánh kẹo có đặc điểm là mua lẻ, người tiêu dùng phân tán nên công ty đã lựa chọn cho mình kênh phân phối chủ yếu: từ công ty tới nhà phân phối rồi tới nhà bán lẻ và cuối cùng là tới người tiêu dùng. Ngoài ra, để khai thác tối đa các đoạn thị trường, công ty còn tổ chức kênh thông qua hệ thống siêu thị và qua các bakery - cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm của công ty. Tất cả các nhà phân phối, các đơn vị phân phối (trực tiếp nhận hàng từ công ty) được công ty phân làm 5 khu vực. Mỗi khu vực có 1 giám sát bán hàng cho toàn khu vực ấy, giám sát khu vực báo cáo tình hình về các nhà phân phối trong khu vực mình trực tiếp cho trưởng phòng kinh doanh. Cách phân chia khu vực của công ty cần có một số điều chỉnh sao cho phù hợp. Thông thường cách phân chia các khu vực cần dựa theo các khu vực địa lý để các giám sát khu vực tiện quản lý và đỡ tốn chi phí đi lại. Trong khi đó, khu vực của công ty được phân phối một cách khá ngẫu Nhà phân phối BakerySiêu thị Người tiêu dùng Nhà bán lẻ Nhà máy sản xuất của công ty
  • 30. Chuyên đề thực tập 30 Trần Thị Huyền Trang Lớp: QTKD Tổng hợp 48C hứng, có những nhà phân phối trong cùng một khu vực do giám sát khu vực quản lý lại có khoảng cách khá xa. Ví dụ như ở khu vực 1, có nhà phân phối ở Hà Nội nhưng lại có nhà phân phối ở Điện Biên. Chính sự phân chia khu vực kiểu này làm giảm khả năng linh hoạt và giám sát của các giám sát khu vực. Từ đó có thể làm cho báo cáo của các giám sát khu vực về công ty không được tốt và có thể thiếu tính chính xác. Đối với loại kênh truyền thống: Đây là kênh chủ yếu của công ty, chiếm tỷ trọng lớn nhất của doanh thu toàn công ty. Hiện nay, công ty có tất cả 52 nhà phân phối ở toàn 28 tỉnh thành khu vực phía Bắc. Đây là những trung gian đặc biệt quan trọng, tác động lớn đến khả năng tiêu thụ sản phẩm của toàn công ty. Do vậy, việc lựa chọn các nhà phân phối công ty phải căn cứ vào độ bao phủ thị trường cùng với khả năng tiêu thụ các mặt hàng của nhà phân phối đó. Quy trình thiết lập một nhà phân phối của công ty Kinh Đô miền Bắc theo các bước sau: Xác định nhu cầu lập nhà phân phối tại khu vực Khảo sát thị trường lập danh sách ứng viên nhà phân phối Đánh giá lựa chọn danh sách ứng viên nhà phân phối Tiến hành ký bản thỏa thuận nhà phân phối tạm thời Thử thách nhà phân phối tạm thời (trong thời hạn không quá 02 tháng) Đánh giá lại nhà phân phối tạm thời Thông báo bằng văn bản về thời gian ký kết hợp đồng chính thức Tiến hành ký kết hợp đồng làm nhà phân phối chính thức (Nguồn: phòng kinh doanh công ty cổ phẩn CBTP Kinh Đô miền Bắc)
  • 31. Chuyên đề thực tập 31 Trần Thị Huyền Trang Lớp: QTKD Tổng hợp 48C Để lập một nhà phân phối không dễ do đó công ty có nhiều chính sách để kích thích các nhà phân phối tiêu thụ cũng như giữ chân các nhà phân phối đó.Ví dụ công ty đưa ra các mức chiết khấu đối với mặt hàng, khoán doanh thu đối với từng nhà phân phối. Bên cạnh đó, công ty cũng có những chính sách thưởng theo quý, năm. Hiện nay, công ty có một nhà máy sản xuất duy nhất có địa chỉ tại thị trấn Bần - Hưng Yên. Từ nhà máy sản xuất, sản phẩm của công ty được chuyên chở bằng ô tô tới các nhà phân phối, đến các siêu thị và các Bakery. Tổ chức vận chuyển do công ty chịu trách nhiệm, do đó nếu trong quá trình vận chuyển có hư hỏng về hàng hóa thị sự hư hỏng này do công ty phải chịu. Kênh phân phối này là kênh chủ yếu doanh thu của công ty cho nên việc tổ chức quản lý kênh chặt chẽ là điều rất quan trọng. Để tránh tình trạng xung đột và cạnh tranh trong kênh, mỗi nhà phân phối được sắp xếp 1 giám sát bán hàng . Mặc dù hiện công ty có 52 nhà phân phối nhưng số lượng giám sát bán hàng lại là 58. Lý do là tại thị trường Hà Nội công ty đã tách riêng bộ phận giám sát bán hàng cho dòng sản phẩm bánh mỳ tại thị trường Hà Nội với mục tiêu tập trung phát triển ngành hàng này. Các giám sát bán hàng có trách nhiệm tiếp nhận đơn hàng của các nhà phân phối, quản lý lượng hàng tồn kho của nhà phân phối, giải quyết những khiếu nại của nhà phân phối, giám sát các mặt hàng tiêu thụ......Mỗi giám sát bán hàng có mức khoán trên doanh thu của nhà phân phối. Việc đạt hay không đạt mức khoán này có thể ảnh hưởng tới mức thưởng của giám sát bán hàng. Snack từ nhà phân phối xuống các nhà bán lẻ thông qua các nhân viên bán hàng. Hiện tại công ty có 250 nhân viên bán hàng trong toàn khu vực 28 tỉnh thành phía Bắc. Đây là lực lượng nhân sự do công ty tuyển dụng và chuyển xuống các nhà phân phối. Tại đây, nhiệm vụ của nhân viên bán hàng chuyển snack nói riêng và các mặt hàng khác nói chung xuống cho các nhà bán lẻ. Hàng hóa trong quá trình lưu thông này được vận chuyển bằng xe máy. Các nhà bán lẻ không cần làm đơn đặt hàng trừ khi hết hàng bởi vì với mỗi cửa hàng mà mình chịu trách nhiệm thì nhân viên bán hàng phải xuống cửa hàng 2 lần / tuần. Nhà bán lẻ có thể lấy hàng chịu từ nhà phân phối nhưng phải thanh toán đầy đủ trong lần tiếp theo nhân viên bán hàng xuống.
  • 32. Chuyên đề thực tập 32 Trần Thị Huyền Trang Lớp: QTKD Tổng hợp 48C Bảng 2.7. Mức chiết khấu mặt hàng snack cho nhà phân phối của công ty và các đối thủ cạnh tranh Chỉ tiêu Kinh Đô Miền Bắc Pepsico Orion Liwayway Mức chiết khấu cho NPP 5 - 7% 15% 12 - 13% 18 - 20% (Nguồn: phòng kinh doanh công ty cổ phần CBTP Kinh Đô miền Bắc) Từ bảng trên ta thấy công ty Kinh Đô miền Bắc đặt mức chiết khấu mặt hàng snack cho nhà phân phối chỉ ở mức 5 - 7%, là mức thấp và chỉ bằng một nửa hoặc một phần ba so với mức chiết khấu của các đối thủ cạnh tranh. Lý giải cho điều này, đó là công ty là một công ty chuyên về chế biến thực phẩm với các ngành hàng và mặt hàng rất đa dạng. Snack là một loại hàng hóa cồng kềnh nhưng giá trị thấp, công nghệ cũ nên chi phí sản xuất cho mặt hàng tương đương lại có mức chi phí cao hơn so với đối thủ cạnh tranh. Trong khi đó, Liwayway hiện đặt mức chiết khấu cho nhà phân phối là 18 - 20%, sở dĩ công ty này có thể đặt mức chiết khấu cao như thế là do công ty thực hiện phân phối sản phẩm snack theo hình thức để hàng tự chảy. Họ không mất chi phí lớn cho việc xây dựng và tổ chức hoạt động của kênh phân phối, công ty này chỉ kiểm soát hoạt động của các nhà phân phối mà không xây dựng hệ thống cửa hàng bán lẻ của mình. Mức chiết khấu của Pepsico và Orion cũng rất cao, cụ thể là Pepsico chiết khấu cho nhà phân phối 15% và Orion chiết khấu mức 12 - 13%. Với mức chiết khấu như hiện nay, các nhà phân phối không có được động lực để tiêu thụ mặt hàng snack của công ty. Kênh phân phối thứ 2 được gọi là kênh hiện đại: Sản phẩm của công ty được bán đến tay người tiêu dùng thông qua hệ thống các siêu thị. Tại mỗi siêu thị, công ty cũng có một người giám sát bán hàng. Giám sát bán hàng tại siêu thị có nhiệm vụ thông báo tình hình tiêu thụ của siêu thị, tiếp nhận đơn hàng của siêu thị rồi gửi về công ty...... Kênh phân phối này chỉ đóng góp khoảng 3 - 5% doanh thu toàn công ty. Tuy nhiên, với việc bày bán hàng hóa tại các siêu thị cũng là một trong những hình thức marketing, giới thiệu sản phẩm của công ty đến người tiêu dùng. Do vậy, công ty cần có những chính sách đối với siêu thị rõ ràng và những yêu cầu về vị trí trưng bày của sản phẩm của công ty cũng phải được chú trọng hơn nữa. Kênh phân phối thứ 3 là các Bakery: Bakery chính là các cửa hàng của công ty nhằm bán và giới thiệu sản phẩm của công ty. Hiện tại, công ty có tất cả 9 Bakery
  • 33. Chuyên đề thực tập 33 Trần Thị Huyền Trang Lớp: QTKD Tổng hợp 48C và tất cả các Bakery này đều được đặt trên địa bàn thành phố Hà Nội. Nhiệm vụ chính của các Bakery là giới thiệu, bán tất cả các sản phẩm của công ty. Bên cạnh đó, các Bakery cũng có vai trò quan trọng đó là tiếp xúc, nắm bắt nhu cầu khách hàng một cách nhanh chóng và trung thực nhất. Đây chính là kênh thông tin trực tiếp của công ty và người tiêu dùng. Snack hướng đến đối tượng người tiêu dùng trẻ tuổi, sinh sống ở mọi nơi do đó snack được phân phối qua cả 3 hình thức kênh phân phối chung của toàn công ty. Việc lựa chọn cả 3 kiểu kênh để phân phối sản phẩm snack là hợp lý. Cả 3 kênh này sẽ tạo được độ phủ lớn cho sản phẩm snack trên thị trường. Tuy nhiên với dòng sản phẩm snack khá đặc thù, có thể bán tại tất cả các cửa hàng tạp hóa nhỏ lẻ, kể cả các quán cóc ven đường, các quán karaoke.... cho nên việc sử dụng đội ngũ giám sát bán hàng và nhân viên bán hàng chung cho tất cả các mặt hàng của công ty làm hạn chế khả năng phát triển của công ty. Công ty nên tổ chức phân phối cho snack cũng giống như cho sản phẩm bánh mỳ tức là mỗi 1 nhà phân phối cần có 1 giám sát bán hàng và đội ngũ nhân viên bán hàng chuyên trách cho ngành hàng snack. Như vậy sản phẩm snack của công ty mới có khả năng phủ thị trường lớn, tiêu thụ tốt. Hiện nay 3 đối thủ cạnh tranh lớn nhất của ngành hàng snack của công ty đó là Poca của tập đoàn Pepsico, O’star của Orion và Oishi của Li way way. Các đối thủ cạnh tranh trên hiện là những “ông trùm” trên thị trường snack cả nước nói chung và thị trường snack khu vực phía Bắc nói riêng. Điểm khác biệt lớn nhất về cách tổ chức kênh phân phối của 3 công ty trên so với công ty Kinh Đô miền Bắc đó là họ có một đội ngũ bán hàng chuyên trách. Đây là đội ngũ bán hàng chịu trách nhiệm đưa duy nhất sản phấm snack từ nhà phân phối xuống các nhà bán lẻ.Với đội ngũ bán hàng chuyên trách này, snack của các đối thủ cạnh tranh có khả năng phủ thị trường rất lớn, ngành hàng phát triển rất mạnh. Đội ngũ bán hàng chuyên trách này là cầu nối của nhà phân phối và đại lý bán lẻ, cũng là người chịu trách nhiệm tìm kiếm và phát triển mở rộng thêm số lượng nhà bán lẻ cho nhà phân phối. Đây cũng chính là cách thức phân phối snack trên thị trường một cách hiệu quả và hợp lý. Chứng minh chính là sản phẩm của các công ty trên hiện nay hầu như có mặt tại tất cả các cửa hàng bán lẻ bánh kẹo lớn nhỏ, tại các căng tin trường học, các quán cóc......
  • 34. Chuyên đề thực tập 34 Trần Thị Huyền Trang Lớp: QTKD Tổng hợp 48C 2.3.4.Marketing cho sản phẩm snack Quảng cáo: Quảng cáo trên truyền hình về sản phẩm được đánh giá là một trong những hoạt động marketing cho sản phẩm hiệu quả nhất. Tuy nhiên chi phí để quảng cáo trên truyền hình là rất lớn, do vậy công ty Kinh Đô miền Bắc chỉ tập trung quảng cáo với hình thức này cho những dòng sản phẩm hoạt động kinh doanh tốt như bánh trung thu, bánh mỳ tươi Aloha hay dòng sản phẩm Cosy.... Snack hiện đang là ngành hàng chiếm tỷ trọng doanh thu rất thấp so với doanh thu toàn công ty cho nên công ty không áp dụng hình thức quảng cáo trên truyền hình cho ngành hàng này. Hình thức trưng bày sản phẩm tại các Bakery, tại các siêu thị, cửa hàng cũng là một cách quảng cáo sản phẩm của công ty nói chung và của sản phẩm snack nói riêng đến với người tiêu dùng. Hiện nay, snack vẫn được bán và trưng bày tại các địa điểm nói trên tuy nhiên hiệu quả từ quảng cáo mang lại cho sản phẩm không cao. Bởi nguyên nhân chính là sản phẩm của công ty không đọng lại trong tâm trí khách hàng sau khi tiêu dùng sản phẩm. Hình thức mẫu mã không nổi bật, cách trang trí bao bì sản phẩm còn sơ sài cho nên muốn sản phẩm định vị trong tâm trí khách hàng, ngoài việc sản phẩm snack của công ty được khách hàng yêu thích (về chất lượng ) thì cách thiết kế hình thức bao gói sản phẩm đặc biệt quan trọng. Chất lượng ngon, hình thức sản phẩm đẹp mắt cộng thêm với quảng cáo sản phẩm tốt thì đảm bảo sản phẩm sẽ được người tiêu dùng biết đến, lưu tâm và tiêu dùng thường xuyên. Khuyến mại: Hầu như gần 2 năm trở lại đây công ty không có các chương trình khuyến mại cho sản phẩm snack. Lý do là ngành hàng này kinh doanh không hiệu quả và công ty không tập trung đầu tư cho ngành hàng này nữa. Chính đây cũng là một trong những nguyên nhân làm cho ngành hàng snack của công ty càng hạn chế phát triển hơn nữa. Khuyến mại dành cho người tiêu dùng là một trong những hình thức marketing sản phẩm thúc đẩy người tiêu dùng mua sản phẩm nhiều nhất. Khi không thực hiện các hình thức khuyến mại kiểu này dành cho người tiêu dùng thì sản phẩm của công ty không thể tiêu thụ mạnh được như sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh
  • 35. Chuyên đề thực tập 35 Trần Thị Huyền Trang Lớp: QTKD Tổng hợp 48C 2.4. Đánh giá ngành hàng snack của công ty Kinh Đô miền Bắc 2.4.1. Thành tựu Sản phẩm snack của công ty có mặt trên thị trường từ rất sớm. Thương hiệu của công ty cũng là một thương hiệu có uy tin nhất trong ngành hàng sản xuất chế biến bánh kẹo hiện nay. Đây là lợi thế dành cho sản phẩm snack muốn được định vị tốt nhất trên thị trường. Hệ thống kênh phân phối của công ty đã được tổ chức khá hợp lý, phù hợp với những đặc điểm sản xuất của công ty. Nhờ hệ thống kênh phân phối đã thiết lập được, công ty đã đạt được những thành tựu không nhỏ trong hoạt động tiêu thụ, làm cơ sở cho sự phát triển bền vững, lâu dài của công ty trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, quyết liệt giữa các công ty. Hệ thống kênh phân phối rộng khắp, bao phủ thị trường, đảm bảo cho công ty có khả năng chiếm lĩnh thị phần ổn định và vững chắc trên thị trường. Công ty đã tạo được mối quan hệ bền chặt, gắn bó với các thành viên trong kênh, là cơ hội tốt cho hoạt động tiêu thụ sản phẩm được diễn ra hiệu quả. Công ty được đánh giá là một trong những công ty có khả năng đạt được hiệu quả cao nhất thông qua các chương trình quảng cáo và khuyến mại. Đây là cơ sở tốt cho việc quảng cáo và tổ chức các chương trình khuyến mại sản phẩm snack một cách chuyên nghiệp và thu hoạch được kết quả tốt. 2.4.2. Hạn chế Qua phân tích thực trạng ngành hàng snack hiện nay thấy được những hạn chế của ngành hàng này. Đó là tình hình doanh thu cũng như sản lượng tiêu thụ có xu hướng sụt giảm. Sản phẩm snack của công ty không mức bao phủ thị trường thấp, thị phần của công ty trên thị trường snack là rất nhỏ và đang có xu hướng thu hẹp hơn nữa Bên cạnh đó, sản phẩm snack của công ty không cạnh tranh được với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh cả về chủng loại, mẫu mã, chất lượng và giá cả. Công ty cũng chưa tạo được động lực cho các nhà phân phối khi họ phân phối mặt hàng snack của mình. Snack của công ty cũng chưa đi vào tâm trí của khách hàng, nhiều khách hàng chưa biết đến dòng sản phẩm snack của công ty. 2.4.3. Nguyên nhân Hiện nay công ty tập trung đầu tư cho các ngành hàng có tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ đóng góp cho công ty lớn: ngành hàng bánh mỳ, ngành hàng bánh sôcôla
  • 36. Chuyên đề thực tập 36 Trần Thị Huyền Trang Lớp: QTKD Tổng hợp 48C first pie,… Snack đóng góp cho công ty thấp, triển vọng phát triển ngành hàng của công ty cũng không có ưu thế. Do đó, công ty hầu như không tập trung đầu tư cho sản phẩm này. Đó chính là nguyên nhân chủ yểu dẫn tới những vấn đề của ngành hàng snack hiện này. Thiếu đầu tư nên mặc dù dây chuyền sản xuất snack có từ lâu và đã bị lạc hậu so với dây chuyền của đối thủ cạnh tranh nhưng hiện tại vẫn chưa được công ty thay thế. Do đó dẫn tới việc sản phẩm của công ty có chất lượng thấp hơn hẳn và không thể cạnh tranh được với sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Sản phẩm của công ty không đa dạng, chỉ tập trung chủ yếu là sản phẩm với thành phần từ bột mỳ trong khi sản phẩm của các công ty khác rất đa dạng và liên tục có sự cải tiến. Thiết kế bao gói cho sản phẩm còn đơn giản, chưa thu hút được khách hàng. Đặc biệt, mức giá của sản phẩm trên thị trường còn dàn trải không cụ thẻ tập trung cho một nhóm đối tượng nào, điều này làm giảm khả năng khai thác các đối tượng khách hàng trọng tâm của công ty. Cách định giá cho sản phẩm cũng đã từ lâu và không có sự thay đổi. Cách tổ chức kênh chung cho tất cả các ngành hàng như công ty đang áp dụng hiện nay chưa thật sự phù hợp cho sự phát triển ngành hàng. Điều này làm cho sản phẩm snack của công ty không có khả năng phủ thị trường lớn, đồng thời làm giảm mức độ tập trung tiêu thụ ngành hàng snack. Bên cạnh đó, mức chiết khấu cho các nhà phân phối còn thấp, hầu như không có các hỗ trợ về dụng cụ bán hàng và mức độ chăm sóc khách hàng còn rất hạn chế so với các đối thủ cạnh tranh. Snack là dòng sản phẩm được tiêu dùng rộng rãi do đó không thể thiếu được các chương trình khuếch trương quảng cáo. Tuy nhiên, để tiết kiệm chi phí cũng như nguồn lực, hiện tại công ty hầu như không có các chương trình marketing cho sản phẩm, làm cho sản phẩm trên thị trường ít được người tiêu dùng biết đến. .
  • 37. Chuyên đề thực tập 37 Trần Thị Huyền Trang Lớp: QTKD Tổng hợp 48C CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH HÀNG SNACK TẠI CÔNG TY KINH ĐÔ MIỀN BĂC 3.1 Định hướng phát triển ngành hàng snack của công ty trong năm 2010 Ngành hàng snack là một trong những ngành hàng đầu tiên của công ty từ ngày thành lập. Tuy nhiên, cho tới thời điểm hiện nay, ngành hàng này đã đánh mất vị trí dẫn đầu của mình và hiện đang có thực trang sụt giảm nghiêm trọng. Do vậy, công ty đã đề ra định hướng phát triển ngành hàng trong năm 2010 và những năm tiếp theo bao gồm những công việc sau: - Năm 2010, kế hoạch tiêu thụ mặt hàng này phải đạt mức tăng 20% so với năm 2009. - Tiếp tục mở rộng thị trường cho ngành hàng snack, tăng cường đưa snack của công ty xuống cả các khu vực nông thôn, miền núi. Tăng cường độ phủ mặt hàng này trên toàn thị trường thông qua việc mở rộng quy mô và phạm vi các kênh phân phối. - Phối hợp chặt chẽ công tác nghiên cứu thị trường với hoạt động nghiên cứu thiết kế sản phẩm mới để có thể cho ra đời những loại snack mới có chất lượng cao, phù hợp với nhu cầu tiêu dùng của khách hàng. - Tổ chức các hoạt động khuếch trương quảng cáo để tăng sự nhận biết và yêu thích của khách hàng đối với sản phẩm snack của công ty. 3.2 Một số giải pháp phát triển ngành hàng snack tại công ty cổ phần chế biến thực phẩm Kinh Đô miền Bắc 3.2.1 Đề xuất công tác nghiên cứu thị trường Thị trường có chức năng và vai trò đặc biệt quan trọng, nó có thể mang đến thành công cho những công ty hiểu biết và đáp ứng tốt cho nó nhưng ngược lại nó cũng có thể làm cho những công ty thiếu hoặc không hiểu biết nó bị thất bại. Một công ty hầu như đã có được tới 80% thắng lợi khi công ty biết lựa chọn và đánh giá đúng đoạn thị trường của mình. Khi ấy, công ty đã trả lời được 3 câu hỏi : sản xuất cái gì? sản xuất như thế nào? sản xuất cho ai? Mục đích của công việc điều tra nghiên cứu thị trường là nhằm thu được nguồn thông tin về quy mô, cơ cấu, và sự vận động của thị trường. Bên cạnh đó còn giúp công ty xác định được khối lượng nhu cầu cụ thể để từ đó công ty có kế hoạch đầu tư mua sắm máy móc thiết bị, nguyên vật liệu từ khi chuẩn bị sản xuất, đưa ra các chương trình khuyếch trương sản phẩm khi bắt đầu tung sản phẩm ra thị trường và các chương trình xúc tiến bán hàng hỗ trợ bán
  • 38. Chuyên đề thực tập 38 Trần Thị Huyền Trang Lớp: QTKD Tổng hợp 48C sao cho phù hợp và đảm bảo cho việc mở rộng thị trường của công ty đạt hiệu quả cao. Công ty cần thường xuyên tổ chức các buổi giới thiệu sản phẩm khi cho ra đời sản phẩm mới, tổ chức phỏng vấn khách hàng để lấy ý kiến của họ về sản phẩm của công ty, tham gia các hội chợ triển lãm...để thu thập thêm thông tin của thị trường một cách đầy đủ và chính xác hơn. Điều kiện cần để thực hiện những điều đó: - Công ty phải có một đội ngũ chuyên trách thực hiện các hoạt động nghiên cứu thị trường. - Đầu tư thích đáng cho các hoạt động nghiên cứu thị trường. Từ kết quả của công tác nghiên cứu thị trường, công ty sẽ xác định được nhóm khách hàng mục tiêu và từ đó có các chính sách, chiến lược phù hợp nhằm khai thác tối đa lợi nhuận trong từng phần thị trường. Nghiên cứu thị trường còn giúp công ty xác định được lý do mua hàng của khách hàng, những thắc mắc, phàn nàn về sản phẩm mới, giá... để có những điều chỉnh kịp thời nhằm thỏa mãn tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng. Ngoài ra, nghiên cứu thị trường cũng giúp công ty nắm bắt được hiệu quả hoạt động cảu kênh tiêu thụ và từ đó có sợ đầu tư phù hợp. Sau khi thực hiện triển khai công tác nghiên cứu thị trường, cần đánh giá hiệu quả của công tác này mang lại những những cách tính toán chi phí của hoạt động nghiên cứu và so sánh với doanh thu của các kỳ trước sao với lợi nhuận thu được ở kỳ thực hiện. 3.2.2 Lựa chọn khách hàng mục tiêu Hiện nay trên thị trường snack có thể chia ra khách hàng tiêu dùng làm 2 nhóm đối tượng chính. Đó là nhóm trẻ em tuổi từ 5 – 12 tuổi và nhóm đối tượng thanh thiếu niên từ 13 – 30 tuổi. Đối với nhóm đối tượng thứ 2, đặc biệt ở tại các thành phố, thị xã và thị trấn, sản phẩm được ưa chuộng nhất trong thời gian gần đây chính là sản phẩm khoai tây cao cấp, mà hiện có 2 nhà sản xuất hàng đầu cho dòng sản phẩm này là Pepsico với nhãn hiệu Poca và Orion với nhãn hiệu O’star. Để tập trung phát triển dòng sản phẩm phù hợp với đối tượng thứ 2 này thì cách duy nhất công ty cần làm chính là thay dây chuyền công nghệ hiện tại bằng dây chuyền công nghệ hoàn toàn mới để cung cấp cho nhóm khách hàng khó tính những dòng sản phẩm có chất lượng ngang bằng hoặc hơn các đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên, giải pháp thay đổi công nghệ đối với công ty hiện nay là không khả thi bởi công ty đang
  • 39. Chuyên đề thực tập 39 Trần Thị Huyền Trang Lớp: QTKD Tổng hợp 48C tập trung đầu tư cho các ngành hàng có sự tăng trưởng cao và đem lại doanh thu lớn cho công ty. Do vậy đề xuất của em nhằm phát triển ngành hàng snack của công ty đó là lựa chọn nhóm đối tượng khách hàng nằm trong độ tuổi từ 5 – 12 tuổi. Đặc điểm tiêu dùng của nhóm đối tượng khách hàng này là: không quá chú trọng tới chất lượng sản phẩm; tò mò, thích khám phá những điều mới lạ, hấp dẫn; dễ bị tác động bởi các chương trình quảng cáo, bởi bạn bè…thích màu sắc nổi bật, thích khuyến mại bằng đồ chơi hay tích điểm đổi đồ chơi, dụng cụ học tập.... 3.2.3 Giải pháp liên quan đến sản phẩm Trước hết, cần xem xét xem sản phẩm snack của công ty hiện đang nằm ở vị trí nào trong ma trận tăng trưởng - thị phần Tốc độ Cao tăng trưởng của thị trường Thấp Cao Thấp Thị phần tương đối Snack đang nằm trong vùng “dấu hỏi” vì thị phần của sản phẩm của công ty trên thị trường tương đối nhỏ trong khi thị trường lại có tốc độ tăng trưởng cao. Điều cần làm là công ty phải có những chính sách sao cho đẩy sản phẩm snack từ vùng “dấu hỏi” sang vùng “ngôi sao”. Một trong những biện pháp cần làm đó là cải tiến sản phẩm để phù hợp hơn đối với khách hàng mục tiêu. Loại sản phẩm: Đối tượng khách hàng là trẻ em cho nên có rất nhiều sở thích khác nhau về thành phần, về mùi vị.... Do đó, để thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của đối tượng khách hàng này thì chủng loại sản phẩm của công ty nên thiết kế đa dạng, phù hợp với sở thích của trẻ. Các sản phẩm được thiết kế nên hướng tới những sản phẩm có thành Ngôi sao Dấu hỏi Bò sữa Vịt què
  • 40. Chuyên đề thực tập 40 Trần Thị Huyền Trang Lớp: QTKD Tổng hợp 48C phần từ bột khoai tây, bột bắp. Đây là hai thành phần được trẻ yêu thích nhất, không những tạo nên hương thơm, độ giòn cho sản phẩm mà bên cạnh đó các thành phần này sẽ tạo nên các loại snack bớt độ nóng, tốt cho sức khỏe của trẻ hơn. Bao bì sản phẩm: Màu sắc bao bì:Trên một kệ trưng bày không chỉ có sản phẩm của chúng ta mà còn có thể có các sản phẩm cùng loại khác của đối thủ cạnh tranh. Nhà thiết kế bao bì khi thiết kế cần hiểu rõ rằng sản phẩm sẽ được người tiêu dùng so sánh, nhận định với hàng loạt những sản phẩm khác với rất nhiều phong cách và màu sắc đa dạng. Và để có thể cạnh tranh được thì thiết kế bao bì sao cho sản phẩm của mình sẽ là điểm nhấn giữa một loạt sản phẩm khác. Đối với đối tượng khách hàng là trẻ em, thiết kế bao bì càng trở nên quan trọng, ảnh hưởng lớn tới thái độ của trẻ đối với sản phẩm. Vì vậy, thay vì thiết kế sản phẩm snack với màu sắc đơn giản thì công ty nên sử dụng những bao bì có màu sắc tươi tắn, nổi bật như đỏ, cam, vàng…… Trên bao bì cũng cần có những hình vẽ họa tiết đẹp mắt và phải thu hút được sự chú ý của khách hàng, có thể bổ sung trên bao bì hình vẽ của những nhân vật hoạt hình hiện đang được trẻ em yêu thích như: mèo Kitty, chuột Mickey…. - Tên sản phẩm: Hiện tại ngành hàng snack của công ty có tới 3 mặt hàng snack là Sachi, Kitto và Slide. Nên có một nhãn hàng chung cho tất cả các loại snack của công ty, như thế sẽ tạo được ấn tượng và làm cho khách hàng lưu tâm đến sản phẩm của công ty một cách tập trung hơn. Vì sản phẩm tập trung vào đối tượng khách hàng là trẻ em cho nên tên gọi thiết kế cho sản phẩm không những phải dễ đọc mà còn phải gây sự thích thú cho trẻ. Trên bao bì của sản phẩm, tên sản phẩm phải được in cỡ chữ lớn, gây sự chú ý và kiểu chữ phải cách điệu sao cho ngộ nghĩnh dễ thương. - Logo của công ty: Logo phải được thống nhất là có hình vương miện bên trên hình elip màu đỏ, bên trong hình elip có dòng chữ “KINH DO” nổi bật bằng màu trắng. Logo này giúp khách hàng nhận biết được sản phẩm của công ty đồng thời tận dụng được sức mạnh thương hiệu Kinh Đô vì đây là thương hiệu nổi tiếng cho ngành chế biến thực phẩm tại Việt Nam nói chung và thị trường miền Bắc nói riêng. - Về hình dáng bao bì cũng được khách hàng đánh giá là quan trọng. Theo đề xuất của em thì sản phẩm snack dành cho trẻ em nên được thiết kế bằng bao nilon hình chữ nhật với tỷ lệ 4:3 và kích thước tùy thuộc mức trọng lượng của sản phẩm nhưng nên chú trọng sao cho sản phẩm dễ dàng mang theo bất kỳ đâu, có thể bỏ trong túi, cặp sách của trẻ.