SlideShare a Scribd company logo
1 of 128
Luận văn tốt nghiệp
SV: Phạm Thị Nhi_ Lớp QTKD B- K54 1 MSSV: 0924010240
LỜI MỞ ĐẦU
Năm 2012 là năm được đánh dấu bởi nỗ lực kích thích kinh tế phát triển,
chống lạm phát của chính phủ Việt Nam, đã có những tác dụng tích cực đến nền
kinh tế. Với mức tăng trưởng dương, các doanh nghiệp đã đang nỗ lực trải qua thời
kỳ khó khăn nhất và đứng vững trước bão kinh tế. Mặc dù thị trường xuất khẩu của
Việt Nam bị thu hẹp đáng kể, tuy nhiên dưới sự nhìn nhận kịp thời và chính xác của
các nhà quản trị doanh nghiệp, do đó tuy tăng trưởng không cao nhưng vẫn ở mức
đáp ứng được yêu cầu.
Công cuộc đổi mới đã giúp Công ty Thực Phẩm Minh Dương có cơ hội tiếp
cận nhiều hơn, đặc biệt trong quá trình hội nhập tìm kiếm đối tác bạn hàng. Tuy
nhiên công ty cũng gặp không ít khó khăn như cạnh tranh đến từ đối thủ nước
ngoài với công nghệ và khả năng quản lý doanh nghiệp mạnh. Nhờ sự năng động
sáng tạo của toàn thể cán bộ công nhân viên đặc biệt là Ban Giám đốc đã có
những quyết sách đúng đắn đã giúp cho công ty không những vượt qua hết khó
khăn trong khủng hoảng mà còn tăng trưởng khá.
Bên cạnh những thế lực sẵn có thì nội lực tài chính của công ty là cơ sở cho
hàng loạt chính sách đưa công ty tới thành công. Việc thường xuyên phân tích tình
hình tài chình sẽ giúp nhà quản lý công ty thấy rõ thực trạng hoạt động tài chính,
từ đó có thể nhận ra những mặt mạnh, mặt yếu của công ty nhằm làm căn cử để
hoạch định phương án hành động phù hợp trong tương lai và đồng thời đễ xuất
những giải pháp hữu hiệu để ổn định và tăng cường tình hình tài chính giúp nâng
cao chất lương công ty.
Bản thân tác giả là một sinh viên đang theo học lớp Kinh tế và Quản trị
doanh nghiệp B trường đại học Mỏ - Địa chất, trong quá trình học tập tại trường
đã được các thầy cô trang bị cho những kiến thức cơ bản.
Sau thời gian đi thực tập tại Công ty Thực Phẩm Minh Dương, được sự giúp
đỡ của Thầy Nguyễn Tiến Hưng và các thầy cô trong khoa Kinh tế & QTKD cùng
với sự giúp đỡ của các cô, chú, anh chị trong công ty đã cung cấp số liệu, đến nay
đồ án với đề tài “ Phân tích tình hình tài chính Công ty Thực Phẩm Minh Dương
giai đoạn 2008 – 2012” đã hoàn thành với nội dung được phản ánh trong 3
chương:
Chương 1: Tình hình chung và các điều kiện sản xuất chủ yếu của Công ty
Thực Phẩm Minh Dương
Chương 2: Phân tích kinh tế hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
Thực Phẩm Minh Dương năm 2012.
Chương 3: Phân tích tình hình tài chính của Công ty Thực Phẩm Minh
Dương giai đoạn 2008 – 2012.
Luận văn tốt nghiệp
SV: Phạm Thị Nhi_ Lớp QTKD B- K54 2 MSSV: 0924010240
Với kiến thức và năng lực còn hạn chế vì vậy đồ án sẽ không tránh khỏi
những thiếu sót nhất định về cả nội dung và hình thức trình bày. Tác giả rất mong
nhận được sự đóng góp của thầy cô cùng các bạn để đồ án tốt nghiệp được hoàn
thiện hơn.
Tác giả xin trân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của GV. Nguyễn Tiến
Hưng cùng toàn thể cán bộ công nhân viên trong Công ty Thực Phẩm Minh
Dương đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện để tác giả hoàn thành đồ án này.
Hà Nội, ngày … tháng … năm 2013
Sinh viên
Phạm Thị Nhi
Luận văn tốt nghiệp
SV: Phạm Thị Nhi_ Lớp QTKD B- K54 3 MSSV: 0924010240
CHƯƠNG 1
TÌNH HÌNH CHUNG VÀ CÁC ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT
KINH DOANH CHỦ YẾU CỦA DOANH NGHIỆP
Luận văn tốt nghiệp
SV: Phạm Thị Nhi_ Lớp QTKD B- K54 4 MSSV: 0924010240
1.1.Khái quát lịchsử hìnhthànhvà phát triểnCTCP Thực Phẩm MinhDương
1.1.1.Gioi thiệu chung
Công ty Cổ Phần Thực Phẩm Minh Dương là công ty hoạt động sản xuất kinh
doanh với các mặt hàng: Mạch nha, đường Glucô, công ty tự hạch toán kinh tế một
cách độc lập, tự chủ về tài chính, có tư cách pháp nhân
Tên gọi: Công ty Cổ Phần Thực Phẩm Minh Dương
Tên giao dịch tiếng Anh: Minh Dương Food Fuff Joint Stock Company.
Trụ sở chính: Xã Di Trạch – Huyện Hoài Đức – TP Hà Nội.
Mã số thuế: 0500141619.
Fax: 0433 339 999
Điện thoại: 0433661818.
1.1.2.Lĩnh vực kinh doanh
Công ty Cổ Phần Thực Phẩm Minh Dương là công ty hoạt động sản xuất kinh
doanh với các mặt hàng: Mạch nha, đường Glucô, công ty tự hạch toán kinh tế một
cách độc lập, tự chủ về tài chính, có tư cách pháp nhân
1.1.3.Lịch sử hình thành
Hiện tại công ty đã và đang đưa ra thị truờng các sản phẩm vừa là nguyên vật
liệu đầu vào, vừa là lại sản phẩm tốt có uy tín đang được ưa chuộng trên cả nước và
nước ngoài. Quá trình hình thành và phát triển của công ty có thể được chia ra làm 3
giai đoạn chính.
 Giai đoạn 1989 – 1994: CTCP Thực Phẩm Minh Dương tiền thân là Liên
Hiệp hợp tác xã công nghiệp Thương mai Minh Dương. Năm 1989 thực hiện chủ
trương và đường lối đổi mới kinh tế của Đảng và Nhà nước, đó là chính sách tôn
trọng và phát huy 5 thành phần kinh tế: kinh tế tư nhân và kinh tế hợp tác xã
(HTX),.... Là người đi đầu phong trào, dựa vào tiềm lực kinh tế và năng lực của bản
thân. Ông Nguyễn Duy Hồng đã mạnh dạn đầu tư và đứng ra làm chủ nhiệm HTX
Minh Khai với tư cách là một đơn vị kinh tế độc lập tự chủ, và xác định nhiệm vụ là
vừa kinh doanh, vừa là cầu nối trung gian tiêu thụ sản phẩm cho các xã viên trong
vùng. Với việc đầu tư đúng hướng và chính sách quản lý tốt nên HTX Minh Khai
hoạt động ngày thêm hiệu quả, không ngừng góp phần cải thiện đời sống cho xã
viên trong HTX, mà còn tạo cho ngân sách địa phương một nguồn thu lớn sau khi
đã hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế với Nhà nước.
Giai đoạn 1994-2000: Sau khi đã đạt được những thành công bước đầu, ông
Nguyễn Duy Hồng đã tiếp tục hợp tác với một số thành viên tiếp tục đầu tư mở rộng
mô hình HTX mua bán Minh Khai, đồng thời cũng là thành viên của HTX mua bán
Dương Liễu. Đến năm 1994, khi cả 2 HTX đều phát triển tốt, xét thấy thời cơ đã
đến để liên kết 2 HTX về một khối; ngày 09/3/1994 theo quyết định số 18/QĐ-UB
của UBND huyện Hoài Đức, liên hiệp HTX công nghiệp thương mại Minh Dương
ra đời với 22 xã viên, vốn điều lệ là 990 triệu đồng. Từ đó, liên hiệp bắt đầu xây
dựng và đưa vào hoạt động 2 dây chuyền sản xuất chính là: dây truyền sản xuất
mạch nha và đường Glucô. Có thể nói từ khi liên kết 2 HTX thành liên hiệp HTX
Công Nghiệp Thương Mại Minh Dương, vấn đề công ăn việc làm được giải quyết
Luận văn tốt nghiệp
SV: Phạm Thị Nhi_ Lớp QTKD B- K54 5 MSSV: 0924010240
dần dần trong dân cư, đồng thời cũng đem lại thu nhập khá ổn định và ngày càng
cao cho cán bộ công nhân viên và người lao động trong liên hiệp. Trong 6 năm hoạt
động liên tục, mặc dù không phải lúc nào cũng gặp khó khăn nhưng bằng sự nỗ lực
của mọi người đều vượt qua và ngày càng phát triển mình lên. Song trước tình hình
kinh tế xã hội có nhiều chuyển biến một lần nữa liên hiệp cần phải làm mới lại mình
để thích ứng với nền kinh tế thị trường. Một bước ngoặt mới trong sản xuất kinh
doanh, từ liên hiệp HTX Công Nghiệp Thương Mại Minh Dương đã chuyển đổi
thành CTCP Thực Phẩm do ông Nguyễn Duy Hồng làm Chủ tịch hội đồng quản trị
kiêm Tổng giám đốc công ty.
 Giai đoạn 2000 đến nay: CTCP Thực Phẩm Minh Dương ra đời theo quyết
định số 0303000001/CPTP ngày 18/01/2000 do Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hà Tây
(nay sáp nhập vào Hà Nội). Sự ra đời của công ty Minh Dương là một xu thế tất yếu
và hoàn toàn phù hợp với thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa của đất nước trong
giai đoạn hiện nay, đồng thời nó đánh dấu sự trưởng thành vượt bậc và một bước
tiến quan trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Liên hiệp HTX Công nghiệp
Thương mại Minh Dương. Qua đây ta còn thấy được sự nhạy bén trong nắm thời
cuộc của ban lãnh đạo HTX Minh Dương mà nay là ban lãnh đạo CTCP Minh
Dương, điều này bước đầu cho ta niềm tin vào sự thành công của công ty trong
tương lại. Từ khi chuyển đổi đến nay, công ty đã đưa vào hoạt động 4 khu sản xuất
đóng trên địa bàn 4 xã:
 Khu sản xuất mạch nha công nghiệp nhà máy tại xã Minh Khai.
 Khu sản xuất đường Glucô bằng công nghệ enzim nhà máy tại xã Cát Quế.
 Khu trang trại gồm cây trồng và vật nuôi đóng trên địa bàn xã Dương Liễu.
 Khu sản xuất mạch nha và đường Glucô nhà máy tại xã Di Trạch mới đưa
vào hoạt động tháng 11/ 2005. Đây là khu sản xuất được đầu tư mới hoàn toàn với
cơ sở hạ tầng khang trang, máy móc thiết bị hiện đại, lại xây dựng trên diện tích đất
rộng, giao thông thuận tiện. Từ 02/2006 công ty chuyển toàn bộ hoạt động của 2
khu sản xuất mạch nha và đường Glucô về nhà máy ở Di Trạch, đồng thời với việc
di chuyển các phòng ban lãnh đạo ra Di Trạch để điều hành quản lý. Song song vẫn
tồn tại 2 nhà máy ở Minh Khai và Cát Quế cùng hoạt động thống nhất với nhà máy
ở Di Trạch và hoạt động chịu sự quản lý của ban điều hành tại Di Trạch. Như vậy,
trụ sở chính của CTCP Thực Phẩm Minh Dương đóng tại xã Di Trạch - Hoài Đức –
Hà Nội. Những năm gần đây, công ty đã không ngừng lớn mạnh và có sự phát triển
vượt bậc làm thay đổi cơ bản chất lượng sản phẩm dẫn đến thu nhập bình quân đầu
người cũng tăng và việc nộp thuế cho Nhà nước cũng được đảm bảo. Có được
những thành quả đó là nhờ sự đoàn kết của toàn thể cán bộ công nhân viên công ty.
1.2.Điềukiệnđịalý, kinhtế xãhội củaCông Ty Cổ Phần Thực Phẩm MinhDương
1.2.1.Điều kiện địa lý
 Vị trí
Luận văn tốt nghiệp
SV: Phạm Thị Nhi_ Lớp QTKD B- K54 6 MSSV: 0924010240
Công Ty Cổ Phần Thực Phẩm Minh Dương có trụ sở và nhà máy đặt tại Di
Trạch – Hoài Đức – Hà Nội. Di Trạch là một xã ngoại thành Hà Nội, nằm ở phía tây
của Thủ đô Hà Nội và nằm ở phía bắc huyện Hoài Đức, diện tích đất tự nhiên là:
267,87 ha. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển giống cây trồng, nguồn
nguyên vật liệu đầu vào cho quá trình sản xuất mạch nha tại Công Ty Cổ Phần Thực
Phẩm Minh Dương. Gần vị trí nguồn nguyên liệu nên giảm bớt được một khoản chi
phí vận chuyển. Phía Tây của thủ đô Hà Nội - trung tâm khu vực phát triển năng
động về công nghiệp, dịch vụ thuận lợi cho việc giao lưu, đầu tư và kí kết hợp đồng,
gặp gỡ đối tác làm ăn.
1.2.2.Điều kiện về lao động – dân số
Di trạch gần với trung tâm Hà Nội theo con đường mới mở, vừa đi qua cổng
chào Hoài Đức.Gần các trường đại học như Công Nghiệp, Thành Đô.. Dân số (tính
đến 31/12/2012) là: 6.385 nhân khẩu thường trú. Một nguồn lao động trẻ trung, dồi
dào và có trình độ cao. Không bị ảnh hưởng bởi sự chật chội, ô nhiễm và ùn tắc
giao thông. Di trạch là một vùng đất mới cho phát triển kinh tế công nghiệp.
1.2.3.Điều kiện về kinh tế
Di trạch là một vùng văn hóa Xứ Đoài giàu tiềm năng; kết cấu hạ tầng không
ngừng được đầu tư, tăng cường; tiềm năng nhân văn với lực lượng lao động dồi dào
có truyền thống đoàn kết, năng động, sáng tạo trong lao động sản xuất. Tốc độ tăng
trưởng kinh tế trung bình đạt 13,5% (mục tiêu đại hội là 12%). Cơ cấu kinh tế
chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ.. Đây là điều kiện
thuận lợi cho việc phát triển kinh tế dễ dàng và thu hút nhiều nhà đầu tư đến đây.
1.3.Công nghệ sảnxuất mạch nha củaCông Ty Cổ Phần Thực Phẩm MinhDương
1.3.1.Quy trình sản xuất
CTCP Thực Phẩm Minh Dương sản xuất mạch nha và đường Glucô trên dây
chuyền đồng bộ khép kín từ khâu nguyên liệu đầu vào đến khâu đóng gói tiêu thụ
sản phẩm. Mỗi công đoạn quy trình sản xuất đều được thực hiện trên máy móc, nên
đòi hỏi đội ngũ công nhân với số lượng không nhiều nhưng phải có trình độ tay
nghề cao để vận hành và sử dụng máy an toàn và có hiệu quả. Quy trình sản xuất
sản phẩm của công ty được mô tả qua sơ đồ sau:
Luận văn tốt nghiệp
SV: Phạm Thị Nhi_ Lớp QTKD B- K54 7 MSSV: 0924010240
Sơ đồ 1-1: Quy trình sản xuất mạch nha ở CTCP Thực Phẩm Minh Dương.
Sơ đồ 1-2: Quy trình sản xuất đường Glucô ở CTCP Thực Phẩm Minh Dương.
1.3.2.Một số trang thiết bị làm việc chủ yếu của công ty năm 2012
Công ty CPTP Minh Dương sản xuất mạch nha và đường glucôza trên dây
truyền đồng bộ khép kín từ khâu nguyên liệu đầu vào đến khâu đóng gói tiêu thụ
sản phẩm. Mỗi công đoạn của quy trình sản xuất đều được thực hiện trên máy móc,
nên đòi hỏi đội ngũ công nhân phải có trình độ tay nghề vững vàng, sự thông minh,
sức sáng tạo để vận hành và sử dụng máy an toàn có hiệu quả.
Tinh bột Hòa sữa Dịch hóa Đường hóa
Lọc thô
Tẩy màu
Lọc tinhCô đặcLy tâmNghiềnĐóng gói
Tiêu thụ
Enzim
to
Enzim
to
Tinh bộtTinh bột Hòa sữa Dịch hóa Đường hóa
Lọc thô
Tẩy màu
Lọc tinhCô đặcĐóng góiTiêu thụ
Enzim
to
Luận văn tốt nghiệp
SV: Phạm Thị Nhi_ Lớp QTKD B- K54 8 MSSV: 0924010240
Bảng 1.1 : Trang thiết bị làm việc chủ yếu của công ty CPTP Minh Dương
STT Trang thiết bị ĐVT SL Năm SX Nước SX
1 Dây truyền sản xuất mạch nha Bộ 1 1995 Trung Quốc
2 Dây truyền sản xuất đường glucôza Bộ 1 1995 Việt Nam
3 Thiết bị điện Bộ 1 1995 Việt Nam
4 Thiết bị thoát nước Bộ 1 1995 Việt Nam
Nhìn chung, cơ sở vật chất hiện nay của Công Ty đã phần nào đáp ứng được
nhu cầu công việc, mức độ trang thiết bị cơ giới hoa trong dây chuyền sản xuất là
được đối cao. Đa số các thiết bị của Công Ty đề mới và hiện đại, chủ yếu là của
Việt Nam, thuộc quyền sở hữu của Công ty nên thuận lợi vì giúp Công ty chủ động
hơn trong quá trình sản xuất hoạt động kinh doanh, quá trình sản xuất được diễn ra
một cách liên tục và nhịp nhàng.
1.4.Tình hình tổ chức quản lý sản xuất và lao động của Công Ty Cổ Phần Thực
Phẩm Minh Dương
1.4.1.Cơ cấu tổ chức, bô máy quản lý của Công ty
CTCP Thực Phẩm Minh Dương tổ chức bộ máy quản lý theo mô hình đa bộ phận
với cơ cấu trực tuyến – chức năng bao gồm ban lãnh đạo và các phòng ban trực thuộc
quản lý và phục vụ sản xuất. Tại trụ sở chính, ban lãnh đạo hoạt động gồm các chức
vụ quan trọng từ trên xuống dưới. Tại đây các kế hoạch về hoạt động sản xuất, các
chiến lược kinh doanh được ban lãnh đạo công ty bao gồm tổng giám đốc,trợ lý cùng
các phòng ban chức năng… cùng thảo luận, bàn bạc, trao đổi các vấn đề phức tạp.
Tổng giám đốc là người đưa ra quyết định cuối cùng. Sau đó, những quyết định quản
lý do các phòng ban nghiên cứu, đề suất khi được thủ trưởng thông qua, biến thành
mệnh lệnh được truyền xuống cấp dưới theo trực tuyến đã quy định Các phòng ban
chức năng có trách nhiệm tham mưu cho toàn bộ hệ thống trực tuyến. Để đạt được
mục tiêu trên công ty đã thiết lập cho mình một cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý DN
tương đối hợp lý, vừa phát huy năng lực chuyên môn của các bộ phận chức năng, vừa
đảm bào quyền hạn chỉ huy của hệ thống trực tuyến.
Luận văn tốt nghiệp
SV: Phạm Thị Nhi_ Lớp QTKD B- K54 9 MSSV: 0924010240
Sơ đồ: 1-3:
SƠ ĐỒ BỘ MÁY CÔNG TY.
Mô hình cơ cấu bộ máy quản lý của Công ty được áp dụng theo kiểu cơ cấu trực
tuyến chức năng đây là cơ cấu được áp dụng rộng rãi cho mọi doanh nghiệp. Theo
cơ cấu này người lãnh đạo doanh nghiêp được sự giúp đỡ của lãnh đạo chức năng
để chuẩn bị các quyết định hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện các quyết định.
Người lãnh đạo doanh nghiệp vẫn chịu trách nhiệm về mọi mặt công việc và toàn
quyền quyết định trong phạm vi doanh nghiệp. Việc truyền mệnh lệnh vẫn theo
tuyến đã quy định.Với kế hoạch được lập một cách đầy đủ, chi tiết xuống từng
phòng ban, từng chức vụ lãnh đạo ở mỗi nhà máy, phân xưởng, từng ca sản xuất..
nên đã tạo đươc sự gắn bó mật thiết giữa cấp trên với cấp dưới - một yếu tố quan
trọng để đạt được hiệu quả cao trong công tác quản lý, điều hành DN. Với sự phân
công, phân nhiệm rõ ràng đến từng nhân viên, công ty còn dễ dàng trong việc kịp
thời phát hiện, ngăn ngừa những sai lầm, đồng thời còn nhanh chóng tìm ra được
các giải pháp giải quyết phù hợp. Từ đó tạo cho DN một căn cứ quan trọng để đề
bạt, thuyên chuyển, khen thưởng đúng đối tượng. Ngoài ra với việc tổ chức bộ máy
quản lý DN hợp lý, phù hợp với trình độ và năng lực của nhân viên, công ty còn
Giám đốc
Phó giám đốc SX Phó giám đốc KT
Phòng
TCHC -
BV
Phòng
kinh
doanh
Phòng tài
vụ
Phòng kỹ
thuật
Phân
xưởng
chuẩn
bị sản
xuất
Phân
xưởng
sản
xuất 5
Phân
xưởng
sản
xuất 4
Phân
xưởng
sản
xuất 3
Phân
xưởng
sản
xuất 2
Phân
xưởng
sản
xuất 1
Phân
xưởng
sản
xuất 6
Luận văn tốt nghiệp
SV: Phạm Thị Nhi_ Lớp QTKD B- K54 10 MSSV: 0924010240
góp phần giảm thiểu được chi phí nhân công của mình. Đó là một điều kiện tốt để
có thể hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi thế cạnh tranh cho DN trên thị trường.
a- Ban Giám Đốc:
- Giám Đốc: là người có quyền hạn cao nhất Công ty có trách nhiện điều hành, chỉ
đạo mọi hoạt động của Công ty và chịu trách nhiệm chính trong mọi hoạt động sản
xuất kinh doanh của Doanh nghiệp và làm nghĩa vụ đối với Nhà nước theo luật định.
- Các Phó Giám Đốc: Có chức năng giúp việc cho Giám đốc là bộ máy tham
mưu trong hoạt động sản suất kinh doanh của Công ty và trực tiếp quản lý một số
phòng ban, phân xưởng trong Công ty.
+ Phó Giám đốc kinh doanh: Trực tiếp chỉ đạo các phòng ban khối nghiệp vụ,
phụ trách công tác tài chính, đời sống và chế độ chính sách của Công ty.
+ Phó giám đốc kỹ thuật: Trực tiếp chỉ đạo khâu khoa học kỹ thuật, trang thiết bị
đổi mới công nghệ, chất lượng sản phẩm, an toàn sản suất.
+ Phó giám đốc sản suất: Chịu trách nhiệm về mọi mặt hoạt động sản xuất của
Công ty, trực tiếp quản lý một số phòng ban.
b- Hệ thống các phòng ban chức năng:
1/ Phòng Kế toán - thống kê: Chịu trách nhiệm chính về mọi hoạt động tài chính
của Công ty. Quản lý và sử dụng vốn để sản xuất kinh doanh có hiệu quả, đảm bảo
nghĩa vụ giao nộp với Nhà nước, duyệt cấp phát, mua, bán vật tư, quản lý mọi
nguồn thu, chi trong doanh nghiệp.
2/ Phòng Tổ chức LĐ- TL: Ban hành tiêu chuẩn về lao động, xây dựng và ban
hành qui chế trả lương, trả thưởng, ban hành các định mức lao động, nội qui kỷ luật
lao động. Ngoài ra phòng TCLĐ- TL còn phải xây dựng và có kế hoạch đào tạo cán
bộ, công nhân thợ bậc cao cho Công ty để phù hợp với điều kiện sản xuất theo từng
thời kỳ.
3/ Phòng Sản xuất kinh doanh: Tham mưu về kế hoạch sản xuất kinh doanh,
khai thác thị trường, tiêu thụ sản phẩm, phối kết hợp với các đơn vị trong Công ty
đảm bảo tính đồng bộ cho sản xuất.
4/ Phòng Vật tư: Lập kế hoạch, tìm nguồn mua sắm vật tư cho sản xuất, tổ chức dự
trữ, bảo quản cất giữ vật tư, tổ chức cấp phát vật tư phục vụ kịp thời cho sản xuất.
5/ Văn phòng Giám đốc: Làm tốt công tác đối ngoại và giao dịch, công tác thi
đua, công tác quản trị, công tác truyền thanh của Công ty.
Luận văn tốt nghiệp
SV: Phạm Thị Nhi_ Lớp QTKD B- K54 11 MSSV: 0924010240
6/ Phòng Bảo vệ, quân sự: Chịu trách nhiệm làm công tác bảo vệ, quân sư, bảo
đảm an ninh trong sản xuất.
7/ Phòng Kỹ thuật: Chịu trách nhiêm toàn bộ về kỹ thuật, khoa học công nghệ,
sáng kiến cải tiến kỹ thuật phục vụ sản xuất, nghiên cứu chế tạo sản phẩm mới, kết
hợp với phòng sản xuất kinh doanh tìm nguồn hàng mới.
8 / Phòng kiểm toán:Kiểm soát hoạt động tài chính của Công ty.
1.4.2.Chế độ làm việc của Công ty
- Chế độ làm việc các phòng ban là 6 ngày/ tuần, mỗi ngày làm 8h, nghỉ chủ nhật
- Một ngày làm việc của cán bộ công nhân viên là 2h ca, thời gian nghỉ giữa ca
là 1h30.
+ Theo lịch mùa hè: sáng 7h30 – 11h30, giờ nghỉ 11h30 – 13h00, chiều làm
từ 13h00 – 17h00
+ Theo lịch mùa đông : sáng làm 8h00-12h00, nghỉ trưa từ 12h00- 13h30,
chiều làm từ 13h30- 17h30
- Thời gian nghỉ phép, nghĩ lễ, Tết, ốm đau, thai sản được tuân thủ theo đúng
Luật lao động, đảm bảo quyền lợi cho người lao động. Khi co yêu cầu về tiến độ
sản xuất kinh doanh thì nhân viên trong Công ty có trách nhiệm làm thêm giờ và
Công ty có những quy định đảm bảo quyền lợi cho người lao động theo qui định
của nhà nước và có chế độ đãi ngộ thỏa đáng.
1.4.3.Tình hình sử dụng lao động của Công ty
Bảng 1.2 : Thống kê trình độ lao động CTCP TP Minh Dương năm 2011 - 2012
STT
Chuyên
môn
2011 2012 So sánh
SL
(Người)
CC
(%)
SL
(Người)
CC
(%) (+;-) %
1 Trên đại học 2 0,71 5 1,25 3 150
2 Đại học 58 16,43 60 15 2 3,45
3 Cao đẳng 45 12,86 45 11,25 0 0
4 Trung cấp 8 2,14 5 1,25 -3 -37,5
5 Phổ thông 241 69,29 285 71,25 44 18,26
6 Tổng 350 100 400 100 50 14,29
Với tổng số 400 cán bộ công nhân viên trong đó, số lượng cán bộ có trình độ
đại học và sau đại học chiếm 16,25 %, cán bộ có trình độ cao đẳng chiếm 11,25%,
trung cấp chiếm 1,25 % và còn lại là lao động phổ thông chiếm 71,25 %.Đa số các
cán bộ công nhân viên có trình độ chuyên môn và tay nghề cao. Mức độ công việc
đơn giản nên không cần quá nhiều cán bộ có trình độ trung cấp, sẽ gây một khoản
chi phí khá lớn cho việc chi trả chi phí nhân công.
Đặc điểm lao động Công ty:
Luận văn tốt nghiệp
SV: Phạm Thị Nhi_ Lớp QTKD B- K54 12 MSSV: 0924010240
- Đặc thù công việc của Công ty là sản xuất theo dây truyền khép kín. Chính vì
thế mà kết cấu lao động giữa nam và nữ trong công ty hài hòa và hợp lý. Nữ
chiếm 52,12 %.
- Tuổi đời lao động chủ yếu từ 25 đến 40 tuổi chiếm 55% thể hiện Công ty có
nguồn lao động trẻ dồi dào về sức khỏe và sự nhiệt huyết.
Năm 2012 vừa qua Công ty gặp nhiều khó khăn nhưng Công ty vẫn cố gắng
đảm bảo đầy đủ chế độ cho cán bộ công nhân viên và có những chính sách lương
thưởng hợp lý tạo động lực , tinh thần hăng say lao động.
Bảng thống kê độ tuổi lao động của Công Ty Cổ Phần Thực Phẩm Minh Dương năm
2010 – 2012
STT Tuổi
2010 2011 2012 So sánh (%)
SL
(Người)
CC
(%)
SL
(Người)
CC
(%)
SL
(Người)
CC
(%)
11-
th10
12-
th11
1 Dưới 25 120 36,92 135 38,57 145 36,25 1,65 -2,32
2
Từ 25 -
40 188 57,69 195 55,71 220 55 -1,98 -0,71
3 Trên 40 17 5,38 20 5,72 35 8,75 0,34 3,03
4 Tổng 325 100 350 100 400 100 0 0
1.5.Phương hướng phát triển của Công ty Cổ Phần Thực Phẩm Minh Dương
trong tương lai
Công ty xác định mục tiêu chiến lược sản xuất kinh doanh cho tương lai: Tiếp tục tập
trung mọi nguồn lực để nâng cao năng lực sản xuất sản phẩm đảm bảo năng lực sản
phẩm đảm bảo năng suất chất lượng hiệu quả, mở rộng thêm thị trường tiêu thụ sản
phẩm. Phát triển các lĩnh vực sản phẩm có lợi thế đủ sức cạnh tranh trên thị trườn
mang lại lợi ích kinh tế cao. Cùng với sự phát triển đi lên của xã hội, Công ty Cổ Phần
Luận văn tốt nghiệp
SV: Phạm Thị Nhi_ Lớp QTKD B- K54 13 MSSV: 0924010240
Thực Phẩm Minh Dương không ngừng hoàn thiện mình để có thể đáp ứng trong nền
kinh tế thị trường. Với mục tiêu cải thiện đời sống cho CBCNV,gia tăng lợi nhuận,
góp phần thúc đẩy nền kinh tế xã hội. Ban lãnh đạo xí nghiệp đã đề ra phương hướng
phát triển trong những năm tới như sau:
- Đẩy mạnh sản xuất, tiêu thụ hàng năm phải tăng tăng so với năm trước. Chất lượng
hàng hoá cũng phải được nâng cao, nhất là cải tiến mẫu mã sản phẩm, cố gắng chiếm
lĩnh thị trường nội địa, nâng cao xuất khẩu, tranh thủ vốn, công nghệ trình độ quản lý
của nước ngoài, đảm bảo việc làm ổn định cho CBCNV của xí nghiệp.
- Tìm những nguồn vốn có lợi nhất, thực hiện các mục tiêu đã đề ra, chú trọng phát
huy tốt các thiết bị đã đầu tư làm cơ sở vững chắc để sản xuất.
- Tiếp tục đổi mới và củng cố tổ chức theo hướng gọn nhẹ mà công tác quản lý lại đạt
hiệu quả cao, phù hợp với tính năng động của cơ chế thị trường. Tăng cường bồi
dưỡng kiến thức cho cán bộ, chú trọng tài năng và phẩm chất của người cán bộ, khẩu
trương xây dựng đội ngũ cán bộ có năng lực để thực hiện nhiệm vụ của xí nghiệp
trong giai đoạn mới.
- Mở rộng thị trường tiêu thụ,gia tăng thị phần cho công ty.
Những phương hướng phát triển nêu trên thể hiện đầy đủ ý chí quyết tâm đem lại sự
hưng thịnh cho công ty. Tuy trước mắt còn rất nhiều khó khăn song với sự điều hành
và quản lý tài năng của các nhà quản lý của Công ty Cổ Phần Thực Phẩm Minh
Dương sẽ gặt hái được nhiều thành công.
Luận văn tốt nghiệp
SV: Phạm Thị Nhi_ Lớp QTKD B- K54 14 MSSV: 0924010240
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Qua phần tìm hiểu chung về Công ty Cổ Phần Thực Phẩm Minh Dương, em nhận thấy
một số thuận lợi và khó khăn của công ty trong hoạt động sản xuất kinh doanh như sau:
*Thuận lợi:
- Công ty Cổ Phần Thực Phẩm Minh Dương là công ty gia nhập nền thị trường kinh tế
Việt Nam khá lâu đời, có bề dầy kinh nghiệm trong sản xuất cũng như quản lý, hoạt động
sản xuất kinh doanh hợp lý.
- Công ty nằm trên địa bàn xã Di Trạch, gần với trung tâm văn hóa, thủ đô của cả nước,
đồng thời cũng là vùng đồng bằng phù sa màu mỡ thuận lợi trong công tác thu thập thông
tin, quảng bá hình ảnh Công ty, thuận tiện trong việc tìm kiếm khác hàng và đối tác kinh
doanh, cũng như có lợi thế về nguồn lao động dồi dào, chất lượng cao. Sự phát triển kinh
tế nông nghiệp, lương thực thực phẩm cung cấp tại chỗ cho Công ty những sản phẩm chất
lượng cao, giá rẻ, chi phí thấp và luôn linh động, sẵn sàng cho sản xuất.
- Công ty có chính sách đào tạo, bồi dưỡng, tuyển dụng nguồn nhân lực một cách hợp lý,
có chế độ làm việc hợp lý, có chính sách trả lương theo năng lực làm việc kèm theo là
những chế độ thưởng hàng kỳ và thưởng đột xuất cho tập thể, các nhân có kết quả làm việc
gia tăng hiệu quả hoặc có sáng tạo trong phương pháp làm việc..tạo sự phấn khích trong
công việc cho toàn thể CBCNV trong Công ty.
- Đội ngũ cán bộ điều hành và cán bộ kỹ thuật giỏi, công nhân lành nghề, sử dựng dụng
cụ chuyên dụng, máy móc thiết bị hiện đại,bố trí nhân lực, tổ chức khoa học hợp lý giúp
tăng năng suất lao động,
- Có sự phối hợp chặt chẽ giữa cấp quản lý với bộ phận công nhân về chuyện môn kinh
nghiệm lẫn sự nhiệt tình sáng tạo, tinh thần đoàn kết thống nhất trong ý chí và hành động
tạo ra sức mạnh tổng hợp vượt qua khó khăn, từng bước ổn định phát triển.
*Khó khăn.
- Năm 2012 Chính phủ thực hiện một số Nghị quyết cắt giam chỉ tiêu, những vốn đầu tư
bị ứ đọng, công ăn việc làm suy giảm, làm chậm tiến độ sản xuất sản phẩm.
- Kinh tế khủng hoảng, tín dụng thắt chặt, thị trường kinh doanh trầm lắng một thời gian
khá dài, gây khó khăn cho việc sản xuất và tiêu thụ hàng hóa nhanh chóng.
- Việc quản lý chất lượng , kỹ thuật tiến độ chưa cao. Công tác nội nghiệp và nghiệm thu,
than toán, cập nhật số liệu, chứng từ mặc dù đã có những chuyển biến nưng vẫn còn chậm
và yếu dẫn đến một số công trình còn bị chậm tiến độ, hiệu quả thấp.
Để hiểu rõ nguyên nhân của những khó khăn mà Công ty gặp phải cũng như những thuận
lợi hiện có trong hoạt động kinh doanh của Công ty, chúng ta tiến hành phân tích tình hình
hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty ở chương tiếp theo của luận văn.
Luận văn tốt nghiệp
SV: Phạm Thị Nhi_ Lớp QTKD B- K54 15 MSSV: 0924010240
CHƯƠNG 2
PHÂN TÍCH KINH TẾ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT
KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC
PHẨM MINH DƯƠNG NĂM 2012
Luận văn tốt nghiệp
SV: Phạm Thị Nhi_ Lớp QTKD B- K54 16 MSSV: 0924010240
Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là quá trình nghiên
cứu một cách toàn diện và có căn cứ khoa học về tình hình hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp, bằng các phương pháp phân tích khác nhau trên cơ sở các
số liệu thống kê có liên quan đến điều kiện sản xuất kinh doanh nhằm đưa ra những
kết luận về thực trạng của sản xuất kinh doanh. Chỉ ra những tiềm năng còn có thẻ
khai thác và những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Việc phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh ngoài mục đích là giúp cho các doanh
nghiệp đánh giá đúng tình trạng của hoạt động sản xuất kinh doanh trong hiện tại,
chỉ ra những ưu nhược điểm và định ta đường lối phát triển nhằm tạo ra hiệu quả
kinh tế cao nhất của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, phân tích hoạt động
sản xuất kinh doành còn nằm trong mối liên hệ với các nọi dung khác của công tác
quản lý cụ thể là:
- Đối với công tác kế hoạch hóa: phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh là công
cụ để điều chỉnh tiến hành sản xuất kinh doanh, là cơ sở cho việc đánh giá tổng kết
việc thực hiện kế hoạch.
- Đối với công tác hạch toán kinh tế: Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh giúp
đánh giá một cách đúng đắn, hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh từ đó chỉ
ra những tiềm năng còn có thể tận dụng để nâng cao hiệu quả.
Trong điều kiện sản xuất kinh doanh dưới cơ chế thị trường, để tồn tại và phát triển
đòi hỏi các doanh nghiệp sản xuất phải có lãi. Để đạt được điều đó các doanh
nghiệp phải xác định được phương hướng và mục đích đầu tư, biện pháo sử dụng
các điệu kiện sẵn có về các nguồn lực. Muốn vậy các doanh nghiệp cần nắm được
các nhân tố ảnh hưởng, mức độ và xu hướng tác động của từng nhân tố đến hiệu
quả kinh doanh. Điều này chỉ thực hiện trên cơ sở phân tích kinh doanh, nên có thể
nói phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh là không thể thiếu đối với bất kỳ doanh
nghiệp nào.
2.1.Đánh giá chung hoạt động sản xuất kinh doanh cuả Công Ty Cổ Phần
Thực Phẩm Minh Dương.
Việc đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Thực Phẩm
Minh Dương nhằm tìm hiểu một cách cụ thể về tình hình sản xuất kinh doanh chung
của Công ty hiện nay, thông qua một số chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chủ yếu có thể xem
xét và nhìn nhận được toàn diện, chính xác nhất mọi mặt của Công ty. Qua bảng 2-1
em xin đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh chung thông qua một số chỉ tiêu năm
2012 của Công ty cổ phần Thực Phẩm Minh Dương như sau:
Luận văn tốt nghiệp
SV: Phạm Thị Nhi_ Lớp QTKD B- K54 17 MSSV: 0924010240
Bảng phân tích các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu năm 2011 của Công ty Cổ phần thực phẩm Minh Dương
Bảng 2-1
TT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011
Năm 2012 So sánh TH 12/TH 11 So sánh TH12/KH 12
KH TH ( +;-) % (+;-) %
1 Khối lượng sp tiêu thụ Tấn 373 2.190 2.293 1.920 515,35 103 4,69
Mạch Nha Tấn 182,11 2050,235 2142,5 1.960 1076,49 92 4,50
Gluco Tấn 190,5 89,72 96,1 -94 -49,53 6 7,16
Maltodextrin Tấn 0 50,083 54,1375 54 4 8,10
2 Khối lượng sp sản xuất Tấn 558,915 3.315,598438 2.997,246438 2.438 436,26 -318 -9,60
Mạch Nha Tấn 273 3095,91 2814,47 2.541 930,32 -281 -9,09
Gluco Tấn 286 137,46 119,53 -166 -58,17 -18 -13,04
Maltodextrin Tấn 0,00 328,91 63,25 63 #DIV/0! -266 -80,77
3 Tổng doanh thu Đồng 25.900.254.442,26 29.487.189.019,29 33.131.673.055,38 7.231.418.613 27,92 3.644.484.036 12,36
4 Tổng giá trị sản xuất Đồng 25.382.249.353,42 28.897.445.238,90 32.469.039.594,27 7.086.790.241 27,92
4 Tổng tài sản bq Đồng 7.515.230.012,18 9.293.140.672,30 10.137.264.065,03 2.622.034.053 34,89 844.123.393 9,08
TSNH bq Đồng 6.887.438.574,55 9.464.240.469,30 2.576.801.895 37,41 9.464.240.469
TSDH bq Đồng 640.043.440,55 673.023.595,73 32.980.155 5,15 673.023.596
4 Tổng số lao động Người 350,00 360,00 400,00 50 14,29 40 11,11
5 Tổng quỹ lương Đồng 10.878.106.866 12.384.619.388 13.915.302.683 3.037.195.818 27,92 1.530.683.295 12,36
6
Tiền lương bình quân
Đ/ng-
năm
31.080.305,33 34.401.720,52 34.788.256,71 3.707.951 11,93 386.536 1,12
7
NSLĐ bình quân
Đ/ng-
năm
148.001.454 163.817.716,8 165.658.365,3 17.656.911 11,93 1.840.649 1,12
8 Tổng giá thành Đồng 4.037.405.000 15.850.046.611 16.802.910.938 12.765.505.938 316,18 952.864.326 6,01
9
Tổng lợi nhuận trước
thuế
Đồng 1.333.117.063 1.300.221.212 1.311.364.046 -21.753.016 -1,63 11.142.834 0,86
10 Lợi nhuận sau thuế Đồng 999.837.797 975.165.909 983.523.035 -16.314.762 -1,63 8.357.126 0,86
11 Nộp NSNN Đồng 29.312.098,33 20.226.443 29.120.540,85 -191.557 -0,65 8.894.098 43,97
Luận văn tốt nghiệp
SV: Phạm Thị Nhi_ Lớp QTKD B- K54 18 MSSV: 0924010240
Qua bảng 2-1 thể hiện sự so sánh kết quả đạt được của năm 2012 với năm 2011
và so với kế hoạch năm 2012.
- Doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty năm 2012 là
33131673055,38 đồng tăng so với kế hoạch là 3.644.484.036 đồng tương ứng với tỷ
lệ là 12,36 % ,tăng so với thực hiện năm 2011 là 7.231.418.613 đồng tương ứng với
27,92 % . Khi tổng giá thành giảm, doanh thu tăng chứng tỏ giá bán của các sản
phẩm doanh nghiệp ngày càng tăng lên. Nguyên nhân do khách quan.
- Tổng số cán bộ công nhân viên của công ty năm 2012 là 400 người tăng 40
người so với kế hoạch năm 2012 vàn tăng 50 người so với năm 2011 tương ứng với
mức tăng là 11,11 % và 14,29 %.Điều này chứng tỏ trong năm 2012 công ty đã có
những thay đổi trong số lượng công việc sắp xếp lại lao động. Công ty cần phải có
những sắp xếp hợp lý để hoạt động của công ty diễn ra được bình thường.
- Về phần tài sản ta thấy : Tổng giá trị tài sản bình quân của công ty năm 2012
là 10.137.264.065 đồng tăng so với kế hoạch đặt ra là 844.123.393 đồng tương ứng
với 9,08 %, tăng so với thực hiện năm 2011 là 2.622.034.053 đồng tương ứng với
34,89 %. Nguyên nhân chủ yếu là tài sản ngắn hạn năm 2012 tăng mạnh đạt là
9.462.240.469 đồng tăng so với kế hoạch đặt ra là 1.358.072.910 đồng tương ứng
với 12,36 %, tăng so với thực hiện 2011 là 2.576.801.295 đồng tương ứng với 37,41
% . Trong khi tài sản dài hạn của công ty năm 2012 là 673.023.595 đồng tăng so
với kế hoạc năm 2012 là 73.886.068 đồng tương ứng với 12,33 % , tăng so với thực
hiện năm 2011 là 32.980.155 đồng tương ứng với 5,15 %.
- Năng suất lao động của công ty cho 1 CBCNV tính theo giá trị thực hiện
năm 2012 là 165.658.365,30 đ/người- năm tăng so với kế hoạch là 1.840.649đ/
người- năm tương ứng với 1,12 % .Tuy nhiên tăng so với thực hiện năm 2011 là
17.656.911 đ/người- năm tương ứng với 11,93 %.Như vậy chứng tỏ rằng công ty đã
tổ chức hệ thống quản lý tốt trong hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn công
ty.Năng suất lao động của CBCNV trong toàn công ty trong năm 2012 tăng so với
năm 2011.
- Tổng quỹ lương thực hiện năm 2012 của công ty là 13.915.302.683 đ tăng so
với kế hoạch là 1.530.683.295 đ tương ứng với 12,36 % ,tăng so với thực hiện năm
2011 là 121.3.037.195.818 đ tương ứng với 27,92 %. Tiền lương bình quân của 1
CBCNV trong công ty năm 2012 là 34788256,71 đ/người-năm tăng so với năm
2011 là 3.707.951 đ/người-năm tương ứng với 11,93 %. Trong năm 2012 mặc dù số
lượng công nhân của toàn công ty giảm 20 người nhưng tổng quỹ lương và tiền
lương bình quân của CBCNV trong công ty tăng lên nguyên nhân là do giá cả thị
trường tăng đòi hỏi công ty phải trả lương cho người lao động lớn hơn để trang trải
được cuộc sống.
- Lợi nhuận trước thuế của công ty năm 2012 là 1.311.364.046 đ giảm so với
thực hiện năm 2011 là 21.753.016 đ tương ứng với 1,63%.Trong năm 2012 tổng
doanh thu của toàn công ty tăng lên tuy nhiên lợi nhuận của công ty lại giảm đi.
Luận văn tốt nghiệp
SV: Phạm Thị Nhi_ Lớp QTKD B- K54 19 MSSV: 0924010240
Điều này do rất nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân chủ yếu là trong năm 2012
công ty đã không có những biện pháp để tiết kiệm nguyên liệu, tiết kiệm chi phí sản
xuất làm cho chi phí sản xuất của toàn công ty làm giảm đáng kể lợi nhuận của công
ty. Trong năm 2013 công ty cần có những biện pháp nhằm tiết liệm chi phí giảm giá
thành sản xuất để hoạt động sản uất kinh doanh của công ty thực sự hiệu quả.
- Tình hình kinh tế không khả quan, lượng tiền nộp ngân sách nhà nước của
công ty trong 2 năm qua ngày càng giảm.
Tóm lại với các chỉ tiêu đã phân tích ở trên ta thấy các chỉ tiêu doanh thu, tổng
quỹ lương, tiền lương bình quân CBCNV, năng suất lao động của công ty đều tăng.
Tuy nhiên lợi nhuận thì lại giảm chứng tỏ trong năm 2012 công ty hoạt động chưa
thực sự hiệu quả.Vấn đề đặt ra trong năm 2012 là công ty phải có những biện pháp
khắc phục, tiết kiệm chi phí giảm giá thành sản xuất để tăng lợi nhuận cho công ty
để cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty thực sự có hiệu quả. Công ty cần
phải có những kế hoạch trong ngắn hạn trung hạn và dài hạn hợp lý để tận dụng
đưcọ những lợi thế tối đa và khắc phục những điểm yếu còn đang tồn tại trong công
ty nhằm tạo ra những thế mạnh trong một thị trường cạnh tranh khốc liệt và biến đổi
khó lường như hiện nay.
2.2.Phân tíchtình hình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần thực
phẩm Minh Dương năm 2012
2.2.1.Phân tích giá trị sản lượng sản phẩm sản xuất theo mặt hàng.
Trong sản xuất kinh doanh, muốn tăng doanh thu và lợi nhuận thì đáp ứng được
khối lượng sản phẩm theo nhu cầu của khách hàng là chưa đủ, cần phải đáp ứng
được cả yêu cầu về mặt hàng và chất lượng sản phẩm.
Dựa vào bảng 2-3 bên dưới ta có thể thấy Mạch Nha là sản phẩm chủ đạo của
Công ty. Năm 2012, giá trị sản lượng sản xuất Mạch Nha đạt 26.387.588.478 đồng
tăng 4.221.270.118 đồng so với năm 2011 tương ứng là 19,04 %. Tăng 2.980.657.835
đồng so với kế hoạch năm 2011 tương ứng tăng 12,73 %.
Sản phẩm chủ đạo đứng thứ hai của công ty là Maltodextrin năm 2012 đạt
4.143.049.452 đồng tăng 400.830.294 đồng so với năm 2011 tương ứng với 10,71 %.
Sản phẩm Glucozo của Công ty trong năm 2012 đã không còn trở thành sản phẩm
chính thứ hai, giá trị kinh tế mang lại không cao nên năm 2012, công ty đã có xu
hướng điều chỉnh giảm sản lượng sản xuất của sản phẩm này xuống. Nguyên nhân,
Glucozo trên thị trường ngày càng cạnh tranh và trở nên bão hòa, trong khi
Mltrodextrin mới được đưa vào thị trường, một sản phẩm mới với nhiều khởi sắc đã
mang lại giá trị kinh tế cao cho công ty.
Kết cấu giá trị sản lượng của các sản phẩm trong công ty năm qua cũng thay đổi
rõ rệt. Sảm phẩm mạch nha năm 2012 chỉ chiếm 81,27 % giảm 6,06 % so với kết
cấu năm 2011. Sản phẩm đường gluco năm 2012 giảm xuống còn 5,97 % trong tổng
giá trị. Maltodextrin là sản phẩm mới được đưa vào sản xuất tuy nhiên lại chiếm
một tỉ trọng rất cao trong tổng giá trị sản lượng là 12,76 %.
Luận văn tốt nghiệp
SV: Phạm Thị Nhi_ Lớp QTKD B- K54 20 MSSV: 0924010240
Bảng tình hình sản xuất các sản phẩm của Công ty CPTP Minh Dương năm
2012
Bảng 2-2
Sản
phẩm
/
Tháng
Mạch Nha Đường gluco Maltodextrin
Sản lượng ( Tấn
)
Cơ cấu
(%)
Sản lượng (
Tấn )
Cơ cấu
(%)
Sản lượng (
Tấn )
Cơ cấu
(%)
1 363,41 12,91 8,8 7,36 2,03 3,21
2 100,55 3,57 6,6 5,52 1,74 2,76
3 117,13 4,16 7,34 6,14 4,31 6,82
4 175,79 6,25 7,87 6,59 3,63 5,74
5 158,67 5,64 11,10 9,29 6,43 10,17
6 129,91 4,62 10,55 8,83 6,9 10,91
7 148,05 5,26 13,57 11,35 4,76 7,53
8 187,39 6,66 10,77 9,02 5,59 8,84
9 278,69 9,9 11,66 9,75 7,15 11,31
10 355,02 12,61 9,79 8,19 7,41 11,72
11 393,92 14 10,06 8,42 7,47 11,81
12 405,91 14,42 11,39 9,53 5,81 9,19
Cộng 2814,46 100 119,53 100 63,25 100
Luận văn tốt nghiệp
SV: Phạm Thị Nhi_ Lớp QTKD B- K54 21 MSSV: 0924010240
Phân tích kết cấu giá trị sản lượng sản xuất theo mặt hàng
Bảng 2-3
Năm/ Sản
phẩm
2011
2012 So sánh TH 12/TH11 So sánh TH 12/ KH 12
KH TH
(+;-) % (+;-) %Gía trị (VNĐ )
Cơ cấu
(%) Gía trị (VNĐ)
Cơ cấu
(%) Gía trị (VNĐ)
Cơ cấu
(%)
1 Mạch Nha 22.166.318.360 87,33 23.406.930.644 81 26.387.588.478 81,27 4.221.270.118 19,04 2.980.657.835 12,73
2 Đường
Gluco
3.215.930.993 12,67 1.748.295.437 6,05 1.938.401.664 5,97 -1.277.529.329 -39,73 190.106.227 10,87
3Maltodextrin 0 0 3.742.219.158 12,95 4.143.049.452 12,76 4.143.049.452 400.830.294 10,71
Tổng 25.382.249.353 100 28.897.445.239 100 32.469.039.594 100 7.086.790.241 27,92 3.571.594.355 12,36
Hình 2.1 Tình hình kết cấu sản lượng sản phẩm công ty 2011- 2012
Đồ án tốt nghiệp
SV: Phạm Thị Nhi_ Lớp QTKD B- K54 22 MSSV: 0924010240
Bảng phân tích tình hình sản xuất sản phẩm theo số lượng Công ty CPTP Minh
Dương năm 2011 – 2012
Bảng 2-4
Sản phẩm ĐVT
Năm
2011
Năm 2012
so sánh TH
12/TH11
so sánh TH
12/KH 12
KH TH +; - % +; - %
Mạch Nha Tấn 273,17 12383,65 11257,86 10984,70 4021,27 -1125,79 -9,09
Đường
Gluco Tấn
285,75 549,83 478,12 192,37 67,32 -71,72 -13,04
Maltodextrin Tấn 0,00 328,91 10120,42 10120,42 9791,51 -23,08
2.2.2.Phân tích giá trị sản lượng theo thời gian
Bảng giá trị sản lượng sản xuất theo thời gian năm 2012 của Công ty cổ phần thực
phẩm Minh Dương
Đvt : Đồng Bảng 2-5
Tháng
Năm 2012 So sánh
KH TH ( +; -) %
1 318.215.769 282.857.285 -35.358.483 -11,11
2 509.145.229 530.359.033 21.213.804 4,17
3 763.717.845 954.648.208 190.930.363 25,00
4 254.572.616 318.216.069 63.643.453 25,00
5 572.788.385 601.073.355 28.284.970 4,94
6 763.717.845 919.289.424 155.571.579 20,37
7 2.545.726.160 3.182.160.694 636.434.534 25,00
8 636.431.537 1.060.718.067 424.286.530 66,67
9 7.000.746.926 4.213.994.304 -2.786.752.622 -39,81
10 1.909.294.606 3.494.405.708 1.585.111.102 83,02
11 7.000.746.926 4.095.479.062 -2.905.267.863 -41,50
12 7.000.746.926 13.211.684.680 6.210.937.754 88,72
Cả năm 28.897.445.239 32.469.039.594 3.571.594.355 12,36
Qua bảng số liệu 2-5 ta thấy, tổng giá trị sản xuất tăng 3.571.594.355 đồng so với kế
hoạch tương ứng mức tăng là 12,36 %. Nguyên nhân là do giá trị sản xuất của tất cả
các sản phẩm các tháng trong năm đều tăng từ tháng 1, tháng 9 và tháng 12. Những
tháng này là thời điểm chuyển giao mùa nên nhu cầu về thực phẩm cũng thay đổi theo
hay có một vài thay đổi về nhân sự làm gián đoạn quá trình sản xuất kinh doanh, đây
cũng là thời điểm sửa chữa máy móc…, chính vì thế mà nhà sản xuất còn dè chừng để
tránh trường hợp sản xuất nhiều mà không bán được hoặc sản xuất thấp hơn so với kế
Đồ án tốt nghiệp
SV: Phạm Thị Nhi_ Lớp QTKD B- K54 23 MSSV: 0924010240
hoạch. Công ty cần có kế hoạch sát sao hơn nữa đề phù hợp với từng quý, từng tháng
sản xuất.
Để tăng tốc độ tăng trưởng của sản xuất, ngoài việc khai thác tốt mọi khả năng tiềm
tàng, Công ty còn phải đảm bảo tính nhịp nhàng. Muốn vậy, Công ty phải năm chắc
nhu cầu thị trường về loại sản phẩm hàng hóa đang sản xuất cung cấp cho thị trường,
khai thác những khoảng trống của thị trường để luôn luôn có sản phẩm mới, đủ điều
kiện thay thế những sản phẩm cũ.
2.2.3.Phân tích tình hình thiêu thụ theo mặt hàng.
Bảng phân tích khối lượng tiêu thụ sản phẩm theo mặt hàng
Bảng 2-6
Sản phẩm ĐVT Năm
2011
Năm 2012 so sánh TH 12/TH11 so sánh TH
12/KH 12
KH TH +; - % +; - %
Mạch Nha Tấn 273 3095,91 2814,47 2.541 930,32 -281 -9,09
Gluco Tấn 286 137,46 119,53 -166 -58,17 -18 -13,04
Maltodextrin Tấn 0,00 328,91 63,25 63 -266 -80,77
Qua bảng trên ta thấy được nhu cầu tiêu dùng về sản phẩm của công ty đang ngày
càng tăng lên rất cao so với năm 2011. Mức tăng của tình hình tiêu thụ kỳ thực hiện
không vượt quá kỳ kế hoạch là mấy. Vì vậy công ty vượt mức kế hoạch đề ra và kế
hoạch khá sát với thực tế.
Bảng tình hình tiêu thụ các sản phẩm của công ty năm 2012
Bảng 2-7
Sản
phẩm /
Tháng
Mạch Nha Đường gluco Maltodextrin
Sản lượng
(Tấn )
Cơ cấu
(%)
Sản lượng
(Tấn )
Cơ cấu
(%)
Sản lượng
(Tấn )
Cơ cấu
(%)
1 330,37 15,42 7,99 8,32 1,85 3,41
2 77,34 3,61 5,99 6,24 1,52 2,8
3 114,84 5,36 6,56 6,82 3,92 7,24
4 117,19 5,47 6,40 6,66 3,30 6,1
5 137,98 6,44 8,41 8,75 4,95 9,14
6 106,48 4,97 9,59 9,98 6,27 11,59
7 132,19 6,17 9,05 9,41 4,33 8
8 157,47 7,35 9,21 9,58 4,47 8,26
9 174,18 8,13 8,15 8,48 6,50 12,01
10 230,53 10,76 7,83 8,15 4,94 9,13
11 271,67 12,68 7,51 7,81 6,79 12,54
12 292,02 13,63 9,41 9,79 5,28 9,76
Cộng 2142,5 100 96,14 100 54,13 100
Đồ án tốt nghiệp
SV: Phạm Thị Nhi_ Lớp QTKD B- K54 24 MSSV: 0924010240
2.2.4.Phân tích tình hình tiêu thụ theo khách hàng
Khách hàng là yếu tố cực kỳ quan trọng quyết định sự tồn vong của tất cả các doanh
nghiệp. Là người chấp nhận tiêu thụ sản phẩm của công ty đồng thời là người mang lại
doanh thu và lợi nhuận cho công ty. Trong nền kinh tế thị trường thì các doanh nghiệp
phải sản xuất theo sản phẩm của mình theo nhu cầu của người tiêu dùng. Mục đích của
việc phân tích doanh thu theo khách hàng nhằm mục đích chỉ cho ta thấy những khách
hàng nào trong năm qua tiêu thụ sản phẩm của công ty mình nhiều nhất, tình hình tăng
giảm của doanh thu theo các năm để tìm ra biện pháp giữ chân họ.
Tình hình tiêu thụ theo khách hàng sản phẩm Mạch Nha năm 2011- 2012
ĐVT : Tấn Bảng 2-8
Năm/Khách hàng
2011 2012
Sản lượng ( Tấn
) Cơ cấu (%)
Sản lượng ( Tấn
) Cơ cấu (%)
1-CTCPBK Hải Hà 37,460027 20,57 462,22 20,16
2-CTCPBK Tràng
An 18,101734 9,94 224,69 9,8
3-CTTNHH
Kotobuki 16,480955 9,05 198,10 8,64
4-CTCPBK BiBiCa 16,134946 8,86 203,14 8,86
5-CTCPBK Hải
Châu 15,096919 8,29 205,43 8,96
6-CTCPBK Hữu
Nghị 7,64862 4,2 96,30 4,2
7-CTCPBK Tú
Bình 3,915365 2,15 58,92 2,57
8-CTCPBK Thái
Dương 12,966232 7,12 164,62 7,18
9-CTCPBK Đức
Phúc Lợi 1,056238 0,58 9,63 0,42
10-CTCPBK ðức
Phương 1,802889 0,99 22,47 0,98
11-CTCPBK Nhật
Mỹ 1,201926 0,66 16,51 0,72
12-CTCPBK Đức
Hạnh 8,795913 4,83 110,74 4,83
13-CTCPBK Thủ
ðô 3,405457 1,87 42,88 1,87
14-KH khác 37,988146 20,86 477,13 20,81
Cộng 182,11 100 2.293 100
Dựa vào bảng 2-8 ta thấy, khách hàng ruột của sản phẩm Mạch Nha công ty năm
2011- 2012. Sự thay đổi kết cấu giữa các năm không nhiều. Khách hàng chiếm tỷ
Đồ án tốt nghiệp
SV: Phạm Thị Nhi_ Lớp QTKD B- K54 25 MSSV: 0924010240
trọng cao nhất là công ty bánh kẹo Hải Hà chiếm hơn 20%. Từ đây, doanh nghiệp nên
kí kết các đơn đặt hàng của những vị khách quen thuộc công ty để đảm bảo cho việc
sản xuất luôn suôn sẻ.
Qua bảng 2-9, năm 2012, Công ty còn dành được sự quan tâm của nhiều công ty
khắp các đia bàn làm co sản lượng tăng lên. Đây là một vị thế cho mở rộng quy mô sản
xuất.
Tình hình tiêu thụ theo khách hang của sản phẩm Đường Gluco năm 2011- 2012
ĐVT : kg Bảng 2-9
Khách hàng Năm 2011 Cơ cấu (%) Năm 2012
Cơ cấu
(%)
Cty Thuốc thú Y Hanvet – VN-Vĩnh
Phúc 53.912 0,283 0,1596 0,166
Cty Thuốc thú Y Việt Nam – Hà Nội 0 0 0,0577 0,06
Cty thuốc thú y TW1- Hà Nội 9.906 0,052 0,0529 0,055
Cty dược phẩm á Châu – Hà ðông 9.335 0,049 0,0327 0,034
Cty dược phẩm Hà Thành – Hà Nội 2.477 0,013 0,0029 0,003
Cty dược Hải Dương 7.430 0,039 0,0529 0,055
Cty dược Hải Phòng 0 0 0,0154 0,016
Cty dược Vũ Duyên - Ninh Bình 13.526 0,071 0,0692 0,072
Cty dược Thái Bình 37.529 0,197 0,1336 0,139
Cty Vinacafe 1 - HN 0 0 0,0019 0,002
Cty Hải ðông - Hải Phòng 0 0 0,0221 0,023
Cty Cám Hà Việt 0 0 0,0529 0,055
Cty Cám Nam Anh 8.763 0,046 0,0577 0,06
Cty Hoàng Long- Hải Dương 15.050 0,079 0,0510 0,053
Cty ðạiPhú – Hải Dương 32.576 0,171 0,1115 0,116
DNTN Bình Minh 0 0 0,0067 0,007
Anh Sơn – Hải Dơng 0 0 0,0096 0,01
Chị Thuỷ - Thanh Sơn - Phú Thọ 0 0 0,0154 0,016
Kem Bình Dung - Hải Dương 0 0 0,0202 0,021
Kem Thuỷ Tạ- Hà Nội 0 0 0,0019 0,002
Kem Băng Kỳ Lâm – Hà Nội 0 0 0,0067 0,007
Kem Phương Linh 0 0 0,0058 0,006
Kem Minh Hải 0 0 0,0038 0,004
Cty Mỳ Hàn Quốc 0 0 0,0135 0,014
Cty Mỳ Thiên Hương 0 0 0,0048 0,005
Kem Trung Kiên-Hà ðông 0 0 0,0029 0,003
Tổng 190.500 100 96,14 100
Đồ án tốt nghiệp
SV: Phạm Thị Nhi_ Lớp QTKD B- K54 26 MSSV: 0924010240
2.2.5. Phân tích tình hình tiêu thụ theo thời gian của Công ty CPTP Minh Dương
năm 2012
Tình hình tiêu thụ theo thời gian của Công ty Cổ Phần Thực phẩm Minh Dương
năm 2012
ĐVT: Tấn Bảng 2-11
Sản phẩm / Tháng
Mạch Nha So sánh
Sản lượng TH Sản lượng KH (+; -) %
1 433,99 488,9 -54,9066126 -11,23
2 101,60 105,1 -3,51021348 -3,34
3 150,86 164,7 -13,8843387 -8,43
4 153,95 162,8 -8,85967409 -5,44
5 181,25 206,3 -25,0135827 -12,13
6 139,88 176,9 -36,9905349 -20,91
7 173,65 187,6 -13,9845364 -7,45
8 206,86 216,4 -9,525583 -4,40
9 228,82 231,5 -2,64675092 -1,14
10 302,84 337,7 -34,8315783 -10,32
11 356,87 381,5 -24,6381543 -6,46
12 383,61 436,6 -52,9398581 -12,13
Cộng 2814,47 3095,91 -281,446875 -9,09
Qua bảng 2-11 phản ánh tình hình tiêu thụ của sản phẩm Mạch Nha trong thực hiện
năm 2012 giảm so với kế hoạch năm 2012 là 281,446875 tấn tương ứng với giảm 9,09
%. Một vài tháng trong năm chưa đạt mức kế hoạch đề ra. Công ty cần có những kế
hoạch xây dựng chi tiết và sát sao để đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh trôi
chảy.
Đồ án tốt nghiệp
SV: Phạm Thị Nhi_ Lớp QTKD B- K54 27 MSSV: 0924010240
Tình hình tiêu thụ theo thời gian của Công ty Cổ Phần Thực phẩm Minh Dương
năm 2012
ĐVT: Tấn Bảng 2-12
Sản phẩm / Tháng
Đường gluco So sánh
Sản lượng TH Sản lượng KH (+; -) (%)
1 9,94 12,01 -2,07 -17,20
2 7,46 8,92 -1,46 -16,35
3 8,15 9,64 -1,49 -15,48
4 7,96 9,32 -1,36 -14,59
5 10,46 12,12 -1,66 -13,68
6 11,93 13,67 -1,74 -12,75
7 11,25 12,75 -1,50 -11,80
8 11,45 12,84 -1,39 -10,83
9 10,14 11,24 -1,11 -9,84
10 9,74 10,68 -0,94 -8,83
11 9,34 10,12 -0,79 -7,79
12 11,70 14,13 -2,43 -17,20
Cộng 119,53 137,46 -17,93 -13,04
Tình hình tiêu thụ gluzoco theo các tháng trong năm đều không đạt mức kế hoạch
đề ra, tổng sản lượng tiêu thụ năm 2012 giảm 13,04% so với năm 2011. Chứng tỏ nhu
cầu về sản phẩm này của công ty đang có hiện tượng chững lại và giảm dần. Việc điều
chỉnh mức sản xuất và đánh giá nhu cầu thực về sản phẩm này là vấn đề đáng được
quan tâm.
Đồ án tốt nghiệp
SV: Phạm Thị Nhi_ Lớp QTKD B- K54 28 MSSV: 0924010240
Tình hình tiêu thụ theo thời gian của Công ty Cổ Phần Thực phẩm Minh Dương
năm 2012
ĐVT: Tấn Bảng 2-12
Sản phẩm / Tháng
Maltodextrin So sánh
Sản lượng TH Sản lượng KH (+; -) %
1 1,8 1,83 0,02 1,01
2 1,5 1,49 0,03 2,04
3 3,9 3,80 0,12 3,09
4 3,3 3,17 0,13 4,17
5 4,9 4,70 0,25 5,26
6 6,3 5,90 0,38 6,38
7 4,3 4,03 0,30 7,53
8 4,5 4,11 0,36 8,70
9 6,5 5,92 0,59 9,89
10 4,9 4,45 0,49 11,11
11 6,8 6,04 0,75 12,36
12 5,3 4,65 0,63 13,64
Cộng 54,1 50,08 4,05 8,10
Sản phẩm Maltrodextrin có sản lượng kế hoạch vượt 4,05 tấn tương đương tăng
8,1% so với kì kế hoạch. Mới bước vào thị trường, nhưng nhu cầu của người dùng về
sản phẩm này có những điểm tốt. Công ty cần mở rộng quy mô sản xuất đáp ứng nhu
cầu người tiêu dùng.
Đồ án tốt nghiệp
SV: Phạm Thị Nhi_ Lớp QTKD B- K54 29 MSSV: 0924010240
2.2.6.Phân tích tình hình tiêu thụ theo vùng của Công ty
Bảng tình hình tiêu thụ sản phẩm Mạch Nha theo vùng của công ty năm 2012
Bảng 2-13
Năm / vùng
2011 2012 So sánh
Sản lượng
(Tấn )
Cơ cấu
(%)
Sản lượng
(Tấn )
Cơ cấu
(%) +; - (tấn ) %
1-Nội thành Hà Nội 114,8575 63,07 1368,8 63,89 1253,99 1092
-Quận Hai Bà Trưng 69,0525 60,12 1289,8 60,2 1220,73 1768
-Quận Hoàng Mai 11,575 10,08 227,1 10,6 215,53 1862
-Quận Long Biên 16,13 14,04 297,0 13,86 280,82 1741
-Quận Cầu Giấy 18,1 15,76 328,7 15,34 310,56 1716
2-Ngoại thành Hà Nội 67,2525 36,93 773,7 36,11 706,40 1050
-Huyện Hoài ðức 63,465 94,37 2020,6 94,31 1957,13 3084
-Huyện Từ Liêm 3,4 5,05 110,8 5,17 107,37 3158
-Huyện Thanh Trì 0,3875 0,58 11,1 0,52 10,75 2775
Cộng 182,11 100 2142,5 100 1960,39 1076
Vùng chiếm thị trường rộng lớn nhất của sản phẩm Mạch Nha năm 2012 là quận
Hai Bà Trưng vẫn chiếm thị trường rộng lớn nhất. Mặc dù tỉ trọng trong các năm có
thay đổi tuy nhiên những thị trường chủ đạo vẫn có những chiến lược tổng hợp để có
thể có những chính sách đối ngại phù hợp.
Tình hình tiêu thụ sản phẩm Glucozo theo vùng của công ty năm 2012
Bảng 2-14
Năm / vùng
2011 2012 So sánh
Sản lượng
(Tấn )
Cơ cấu
(%)
Sản lượng
(Tấn )
Cơ cấu
(%) +; - (tấn ) %
1-Hà Nội 21,7551 11,42 18,585 19,33 -3,17 -14,57
2- Hải Dương 54,99735 28,87 25,113 26,12 -29,88 -54,34
3-Hải Phòng 0 0 3,750 3,9 3,75
4-Vĩnh Phúc 54,00675 28,35 15,873 16,51 -38,13 -70,61
5-Thái Bình 37,4904 19,68 13,374 13,91 -24,12 -64,33
6-Vùng khác 22,2504 11,68 19,450 20,23 -2,80 -12,59
Cộng 190,5 100 96,14375 100 -94,36 -49,53
Đồ án tốt nghiệp
SV: Phạm Thị Nhi_ Lớp QTKD B- K54 30 MSSV: 0924010240
2.2.7. Phân tích tính nhịp nhàng của quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của
Công ty
a. Phân tích tính nhịp nhàng của quá trình sản xuất
Phân tích tình chất nhịp nhàng của quá trình sản xuất để xem xét mức độ thực hiện
nhiệm vụ sản xuất trong kỳ chia thành các kỳ nhỏ hơn như năm chia thành các tháng,
tháng chia thành các ngày…
Bảng : Tình hình tiêu thụ của các sản phẩm trong Công ty CPTP Minh Dương 2012
Bảng 2-15
Tháng
Năm 2012 So sánh
KH (Tấn ) TH (tấn) ( +; -) %
1 166 120 -46 -28
2 265 225 -40 -15
3 398 405 7 2
4 133 135 2 2
5 298 255 -44 -15
6 398 390 -8 -2
7 133 135 2 2
8 332 450 118 36
9 365 165 -200 -55
10 99 105 5 5
11 365 360 -5 -1
12 365 285 -80 -22
Cả năm 3316 2997 -318 -10
Hình 2.2 : Biểu đồ nhịp nhàng của sản xuất của Công ty cổ phần thực phẩm Minh
Dương năm 2012
Đồ án tốt nghiệp
SV: Phạm Thị Nhi_ Lớp QTKD B- K54 31 MSSV: 0924010240
Để định lượng được tính nhịp nhàng của quá trình sản xuất hơn, ta sử dụng hệ số nhịp
nhàng:
Hệ số nhịp nhàng tính theo công thức:
Hn =
0
1
100
100
k
i
i
xn m
xn

 
(2-1)
Trong đó:
Hn: Hệ số nhịp nhàng
n0 : Số tháng hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch
mi : Tỷ lệ không hoàn thành kế hoạch tháng i
n: số tháng trong kỳ phân tích
i= 1 – k : số tháng không hoàn thành kế hoạch
Hệ số nhịp nhàng= 1,135
Từ đây nhận thấy quá trình sản xuất sản phẩm của công ty diễn ra nhiều sự biến
động và vượt mức kế hoạch đề ra. Công ty cần xem xét lại công tác lập kế hoạch cho
sát với thực tế. Trong năm 2012, những tháng có lượng hàng hóa tiêu thụ vượt mức kế
hoạch ít, đặc biệt là tháng 9. Ngoài những đơn đặt hàng thì lượng khách tự do của công
ty cũng chiếm khá nhiều, công ty cần có những biện pháp phù hợp tránh tình trạng sản
xuất thừa, quá nhiều không bán được gây đọng vốn, không tốt cho quá trình sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp.
b. Phân tích nhịp nhàng của quá trình tiêu thụ
Bảng tình hình tiêu thụ Mạch Nha năm 2012
Bảng 2-16
Sản phẩm / Tháng
Mạch Nha So sánh
Sản lượng TH Sản lượng KH (+; -) %
1 316,15 338,34 -22,2 -6,56
2 74,01 72,74 1,3 1,75
3 109,89 114,01 -4,1 -3,61
4 112,15 112,67 -0,5 -0,47
5 132,04 142,74 -10,7 -7,50
6 101,90 122,40 -20,5 -16,75
7 126,50 129,85 -3,4 -2,58
8 150,69 149,75 0,9 0,63
9 166,68 160,18 6,5 4,06
10 220,61 233,68 -13,1 -5,60
11 259,97 264,02 -4,1 -1,53
12 279,45 302,11 -22,7 -7,50
Đồ án tốt nghiệp
SV: Phạm Thị Nhi_ Lớp QTKD B- K54 32 MSSV: 0924010240
Cộng 2050,235 2142,5 -92,3 -4,31
Hình 2.3 :Biểu đồ nhịp nhàng của quá trình tiêu thụ Mạch Nha năm 2012
Bảng tình hình tiêu thụ Glucoza năm 2012
Bảng 2-17
Sản phẩm / Tháng
Đường gluco So sánh
Sản lượng TH Sản lượng KH (+; -) (%)
1 8,00 7,84 0,16 2,04
2 6,00 5,82 0,18 3,09
3 6,56 6,29 0,26 4,17
4 6,40 6,08 0,32 5,26
5 8,41 7,91 0,50 6,38
6 9,60 8,92 0,67 7,53
7 9,05 8,32 0,72 8,70
8 9,21 8,38 0,83 9,89
9 8,15 7,34 0,82 11,11
10 7,84 6,97 0,86 12,36
11 7,51 6,61 0,90 13,64
12 9,41 9,22 0,19 2,04
Cộng 96,14 89,72 6,43 7,16
Đồ án tốt nghiệp
SV: Phạm Thị Nhi_ Lớp QTKD B- K54 33 MSSV: 0924010240
Hình 2.4 : Biểu đồ nhịp nhàng của quá trình tiêu thụ Glucozo năm 2012
Nhìn chung, tình hình tiêu thụ của các loại sản phẩm trong công ty trong năm vừa
qua là vượt mức kế hoạch rất nhiều. Hệ số nhịp nhàng đều lớn hơn 1, công ty cần xem
xét lại kế hoạch , chiến lược ngắn hạn của mình về tình hình tiêu thụ các sản phẩm của
công ty. Nhanh chóng mở rộng quy mô sản xuất đáp ứng nhu cầu tiêu dùng.
2.3.Phân tíchtình hình sử dụng tài sản cố định Công ty Cổ Phần Thực Phẩm
Minh Dương.
Phân tích tình hình sử dụng tài sản cố định nhằm đánh giá qui mô và hiệu quả toàn
bộ tài sản cố định ở tất cả các công tác và đánh giá một cách độc lập, đồng thời tìm ra
nguyên nhân để có biện pháp sử dụng triệt để về số lượng, thời gian và công suất của
máy móc thiết bị sản xuất và tài sản cố định khác góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất
kinh doanh cho Công ty
2.3.1.Phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ
Hiệu quả sử dụng tài sản cố định được đánh giá bằng hai chỉ tiêu sau:
a.Hệ số hiệu suất sử dụng tài sản cố định ( )
Hệ số này cho biết một đồng giá trị TSCĐ trong một đơn vị thời gian đã tham
gia vào làm bao nhiêu đồng doanh thu thuần.
Đồ án tốt nghiệp
SV: Phạm Thị Nhi_ Lớp QTKD B- K54 34 MSSV: 0924010240
Hhs =
DDT
(2-2)
Vbq
Trong đó:
DTT: Doanh thu thuần trong kỳ
Vbq
: Gía trị bình quân của tài sản cố định trong kỳ phân tích ( đ ).
b.Hệ số huy động tài sản cố đinh.
Là chỉ tiêu nghịch đảo của Hhs :
Hhđ
=
1
(2-3)
Hhs
Ý nghĩa của H hd cho biết để sản xuất ra 1 đồng doanh thu thuần trong kỳ cần một lượng
giá trị tài sản cố định là bao nhiêu. H hd càng nhỏ càng tốt.
Nguyên giá TSCĐ được tính theo công thức:
Gía trị bình
quân TSCĐ =
Nguyên giá TSCĐ đầu kỳ + Nguyên giá TSCĐ cuối kỳ
(2-4)
2
Bảng đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản cố định của Công ty Cổ Phần Thực
Phẩm Minh Dương
Bảng 2-18
STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012
So sánh
(+, - ) %
1 Doanh thu thuần Đồng 25.900.189.455 33.096.942.809 7.196.753.354 27,79
2
Nguyên giá TSCĐ
đk Đồng 432.976.853 472.944.236 39.967.383 9,23
3 Nguyên giá TCĐ ck Đồng 472.944.236 499.172.641 26.228.406 5,55
4
Nguyên giá TSCĐ
bq Đồng 452.960.544 486.058.439 33.097.894 7,31
5
Hệ số hiệu suất sử
dụng TSCĐ đ/đ 57,17979146 68,09251765 10,912726 19,08
6
Hệ số huy động
TSCĐ đ/đ 0,017488696 0,014685901 -0,002803 -16,03
So sánh hiệu quả sử dụng tài sản cố định năm 2012 và năm 2011, ta thấy hệ số hiệu
suất sử dụng tài sản cố định của năm 2012 lớn hơn năm 2011 với giá trị tương đối
khoảng 19,08%, chứng tỏ hiệu suất sử dụng tài sản cố định tăng. Một đồng nguyên giá
tài sản cố định bỏ ra năm 2012 thu được 3,404625883 đồng doanh thu, cao hơn năm 2011
là 0,545636 đồng doanh thu.
Hệ số huy động tài sản cố định của hai năm đều rất nhỏ, chứng tỏ khả năng huy
động vốn của 2012 tốt hơn năm 2011. Nếu như năm 2011 cần 0,000218609 đồng vốn cố
Đồ án tốt nghiệp
SV: Phạm Thị Nhi_ Lớp QTKD B- K54 35 MSSV: 0924010240
định để tạo ra một đồng doanh thu thì sang năm 2012 chỉ cần 0,000183574 đồng vốn cố
định, giảm đi 16,03 %.
Qua hai chỉ tiêu trên ta thấy công tác quản lý và sử dụng tài sản cố định của Công ty
rất tốt, khả năng huy động tài sản cố định linh hoạt. Công ty tiếp tục đẩy mạnh phương
hướng quản lý tài sản cố định.
2.3.2.Phân tích kết cấu tài sản cố định
Bảng phân tích kết cấu TSCĐ
Bảng 2-19
STT Loại TSCĐ Số Đầu Năm Số Cuối Năm
Chênh lệch kết cấu
CN/ĐN
I TSCĐ hữu hình Nguyên giá
Kết
cấu
(%) Nguyên giá
Kết
cấu
(%) (+,-) %
1 Nhà cửa, kiến trúc 271.621.961 57,43 271.621.961 54,41 0 100
2 Máy móc, thiết bị 20.534.870 4,34 19.834.870 3,97 -700.000 96,59
3
Phương tiện vận tải,
truyền dẫn 145.123.339 30,69 174.328.920 34,92 29.205.581 120,12
4
Thiết bị dụng cụ quản
lý 25.327.950 5,36 24.230.775 4,85 -1.097.175 95,67
5 Khác 10.336.116 2,19 9.156.116 1,83 -1.180.000 88,58
Tổng cộng 472.944.236 100 499.172.641 100 26.228.406 105,55
Hình 2.5 : Biểu đồ thể hiện sự thay đổi các tài sản cố định Công ty CPTP Minh Dương
Từ bảng số liệu 2-19 ta thấy rằng tài sản cố định của công ty là loại tài sản cố định
hữu hình, được sử dụng trực tiếp vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Điều này cho
thấy công ty đã huy động tối đa tài sản cố định hiện có để đáp ứng nhu cầu sản xuất
kinh doanh và trong đó tài sản cố định hữu hình đạt 100%.
Đồ án tốt nghiệp
SV: Phạm Thị Nhi_ Lớp QTKD B- K54 36 MSSV: 0924010240
Trong tổng tài sản cố định hữu hình thì nhà cửa kiến trúc là loại tài sản chiếm tỷ
trọng cao nhất, đầu năm nguyên giá nhà cửa, kiến trúc là 271.621.961 đồng chiếm 57,43
% trong tổng số tài sản cố định hữu hình. Nguyên giá loại tài sản này số cuối năm bằng
số đầu năm, do công ty không mở rộng quy mô, diện tích sản xuất.
Tiếp theo là phương tiện vận tải, truyền dẫn chiếm tỷ trọng thứ 2, nguyên giá đầy
năm đạt 145.123.339 đồng chiếm tỷ trọng 30,69 % và cuối năm đã tăng lên 29.205.581 đồng
tăng hơn so với đầu năm là 4,23%. Nguyên nhân là do công ty đầu tư thêm xe tải vận
chuyển hàng hóa.
Máy móc, thiết bị và dụng cụ quản lý cũng chiếm một phần tỷ trọng lớn trong tổng
giá trị tài sản, tuy nhiên hai loại tài sản này trong năm qua lại giảm đi một lượng đáng
kể. Nguyên nhân là do thanh lý một số máy móc thiết bị trị giá 700.000 đ mà không
mua bù đắp lại. Dụng cụ quản lý trong năm qua thanh lý nhiều hơn mua tu bổ, chính vì
thể giá trị cuối năm giảm so với đầu năm. Điều này chưa thực sự hợp lý với đặc thù
của công ty sản xuất, chưa phù hợp với mục tiêu đối mới dần công nghệ nâng cao hiệu
quả và chất lượng sản phẩm.
2.3.3. Phân tích tình hình tăng giảm tài sản cố định
Phân tích kết cấu tài sản cố định và sự tăng giảm để thấy được tỷ trọng về mặt giá
trị của từng loại tài sản cố định trong tổng giá trị tài sản cố định của doanh nghiệp và
thấy được sự biến động của tài sản cố định trong kỳ, liên hệ với sự biến động của khối
lượng sản xuất để đánh giá sự hợp lý của sự biến động đó nhằm xây dựng một kết cấu
tài sản cố định hợp lý.
Đồ án tốt nghiệp
SV: Phạm Thị Nhi_ Lớp QTKD B- K54 37 MSSV: 0924010240
Bảng thống kê tình hình trang bị, thay đổi kết cấu TSCĐ năm 2012 của Công ty cổ phần Thực Phẩm Minh Dương
Bảng 2-20
STT Loại TSCĐ
Số đầu kỳ Thay đổi trong kỳ Số cuối kỳ
Nguyên giá (đ) Tỷ trọng (%)
Tăng trong kỳ
(đ)
Giảm trong kỳ
(đ) Nguyên giá (đ) Tỷ trọng (%)
1 Nhà cửa,kiến trúc 271.621.961 57,43 0 0 271.621.961 54,41
2 Máy móc, thiết bị 20.534.870 4,34 0 700.000 19.834.870 3,97
3
Phương tiện vận tải, truyền
dẫn 145.123.339 30,69 29.205.581 0 174.328.920 34,92
4 Thiết bị dụng cụ quản lý 25.327.950 5,36 4.416.941 5.514.116 24.230.775 4,85
5 Khác 10.336.116 2,19 0 1.180.000 9.156.116 1,83
Cộng 472.944.236 100 33622521,95 7394116,45 499.172.641 100
Đồ án tốt nghiệp
SV: Phạm Thị Nhi_ Lớp QTKD B- K54 38 MSSV: 0924010240
Qua bảng 2-10 ta thấy: Công ty cổ phần thực phẩm Minh Dương đã quan tâm
đến việc bổ sung thêm tài sản cố định nhất là phương tiện vận tải, truyền dẫn nhằm
đảm bảo cho việc thực hiện kế hoạch sản xuất trong năm 2012 và những năm tiếp
theo. Cụ thể tổng giá trị tài sản cố định ở năm 2012 tăng lên 33622521,95 đồng .
Trong đó phương tiện vận tải , truyền dẫn tăng lên 29.205.581 đồng chiếm 34,92 %.
Nhà cửa, kiến trúc không thay đổi, nhưng kết cấu chỉ chiểm 54,41 % so với tổng giá
trị tài sản. Còn lại các loài tài sản cố định khác tăng không đáng kể hoặc giảm.
Để thấy rõ hơn tình hình tăng giảm tài sản cố định ta cần phân tích các chỉ tiêu
sau:
Để thấy rõ hơn tình hình tăng giảm tài sản cố định ta cần phân tích các chỉ tiêu sau :
Hệ số đổi mới
TSCĐ
=
Nguyên giá TSCĐ tăng trong kỳ
(2-5)
Nguyên giá TSCĐ cuối kỳ
Hệ số sa thải
TSCĐ
=
Nguyên giá TSCĐ giảm trong kỳ
(2-6)
Nguyên giá TSCĐ đầu kỳ
Thay số ta có:
Hđm
2012=4,547
Với nguyên giá TSCĐ tăng trog năm 2011 là : 33622521,95 đồng
Hđm
2011 = 0,0845
Hệ số đổi mới tài sản cố định năm 2011 nhỏ hơn hệ số đổi mới tài sản cố định
năm 2012 là 53 lần cho thấy Công ty có kế hoạch đổi mới tài sản cố định rất chặt
chẽ. Chú trọng đầu tư mua sắm phương thiện truyền tài, thiết bị , dụng cụ trực tiếp
phục vụ sản xuất, nâng cao năng suất lao động, phù hợp với quy mô sản xuất và xu
thế phát triển của Công ty trong tương lai.
Thay số vào ta có:
Hst
2012 =0,0156
Trong hai năm 2011 và 2012, nguyên giá tài sản cố định đều không giảm, chứng
tỏ mức độ thanh lý của công ty ít hơn so với việc đầu tư, mua sắm mới. Như vậy
máy mọc thiết bị và các loại tài sản khác của công ty là mới và rất tốt.
Mặt khác ∆H2012 = Hđm –Hst =4,547- 0,0156 = 4,5314 > 0, cho thấy tài sản cố định
biến động tăng và luôn được đổi mới.
2.3.4. Phân tích tình trạng kỹ thuật của tài sản cố định ( Hao mòn TSCĐ )
Nhân tố cơ bản làm thay đổi hiện trạng của tài sản cố định là sự hao mòn. Trong
quá trình sử dụng, tài sản cố định bị hao mòn dần và đến một lúc nào đó sẽ không
còn sử dụng được nữa. Mặt khác, quá trình hao mòn tài sản cố định diễn ra đồng
thời với quá trình sản xuất kinh doanh nên việc phân tích tình trạng kỹ thuật của tài
sản cố định diễn ra đồng thời với quá trình sản xuất kinh doanh nên việc phân tích
Đồ án tốt nghiệp
SV: Phạm Thị Nhi_ Lớp QTKD B- K54 39 MSSV: 0924010240
tình trang kỹ thuật của TSCĐ là một vấn đề hết sức quan trọng nhằm đánh giá đúng
mức tài sản cố định đang sử dụng còn mới hay cũ, cũ ở mức độ nào để có biện pháp
nhằm thu hồi và tái sản xuất TSCĐ.
Hệ số càng nhỏ hơn 1 bao nhiêu chứng tỏ tài sản cố định đã được đổi mới bấy
nhiêu. →1 thì tài sản cố định càng cũ và Công ty phải chú trong đổi mới và
hiện đại hóa tài sản cố định.
Thay số vào ta có:
Hhm
2012 =0,6899
Hhm
2011= 0,6338
Hệ số hao mòn tài sản cố định năm 2012 lớn hơn năm 2011 cho thấy mức hao
mòn tài sản cố định năm 2012 nhiều hơn năm 2011 và tăng 14,88% so với năm
2011 với tổng giá trị hao mòn lũy kế là 344.385.066 đồng.
Hệ số hao mòn năm 2012 là 0,6899 <1 nhưng cũng là con số cao, cho thấy mức
khấu hao chiếm một lượng tương đối so với nguyên giá tài sản cố định. Hệ số hao
mòn cao là do trong năm 2012 công ty lại đầu tư mua sắm một số phương tiện vận
tải, truyền dẫn nên tăng thêm một phần hao mòn tài sản cố định. Phương pháp đánh
giá tài sản cố định theo đường thẳng nên chi phí khấu hao những năm đầu nhiều.
Một phần là vì Công ty sử dụng TSCĐ với cường độ cao đã làm cho mức độ hao
mòn tăng lên.
Trong các loại TSCĐ hữu hình thì hệ số hao mòn của máy móc thiết bị là cao
nhất, nó tăng từ 0,91 lên 0,97. Lý do là máy móc thiết bị được sử dụng khá lâu, chi
phí cho việc sửa chữa tu bổ là khá lớn.
Hệ số hao mòn TSCĐ =
Tổng mức khấu hao TSCĐ
(2-7)
Nguyên giá TSCĐ
Đồ án tốt nghiệp
SV: Phạm Thị Nhi_ Lớp QTKD B- K54 40 MSSV: 0924010240
Phân tích hao mòn TSCĐ năm 2012
ĐVT: Đồng Bảng 2-21
STT Loại TSCĐ
Số đầu năm Số cuối năm
Nguyên giá Hao mòn
Hệ số hao
mòn Gía trị còn lại Nguyên giá Hao mòn
Hệ số
hao
mòn
Gía trị còn
lại
I TSCĐ hữu hình 472.944.236 299.778.481 0,63 173.165.755 499.172.641 344.385.066 0,69 154.787.576
1 Nhà cửa,kiến trúc 271.621.961 162.807.906 0,60 117.814.054 271.621.961 165.295.802 0,61 106.326.159
2 Máy móc, thiết bị 20.534.870 18.767.680 0,91 1.767.190 19.834.870 19.173.494 0,97 661.376
3
Phương tiện vận tải,
truyền dẫn 145.123.339 101.079.502 0,70 44.043.837 174.328.920 136.655.137 0,78 37.673.783
4
Thiết bị dụng cụ quản
lý 25.327.950 20.777.068 0,82 4.550.882 24.230.775 18.148.892 0,75 6.081.883
5 Khác 10.336.116 5.346.324 0,52 4.989.792 9.156.116 5.111.741 0,56 4.044.375
Tổng cộng 472.944.236 299.778.481 0,63 173.165.755 499.172.641 344.385.066 0,69 154.787.576
Đồ án tốt nghiệp
SV: Phạm Thị Nhi_ Lớp QTKD B- K54 41 MSSV: 0924010240
2.4. Phân tích tình hình sử dụng lao động, tiềnlương của Công ty cổ phần thực
phẩm Minh Dương
2.4.1. Phân tích mức độ đảm bảo về số lượng, chất lượng và cơ cấu lao động
Số lượng và chất lượng lao động là một trong những yếu tố cơ bản quyết định
qui mô hết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Bởi vậy, việc phân tích tình hình sử
dụng số lượng lao động cần xác định mức tiết kiệm hay lãng phí nhằm tìm biện
pháp tổ chức sử dụng lao động tốt nhất.
a. Tình hình lao động của Công ty năm 2012:
Từ bảng 2-12 ta thấy, số CNV trong Công ty năm 2012 tăng 20 người so với
năm 2011 và tăng 14 người so với kế hoạch. Qui mô số lượng lao động tăng, tuy
nhiêm kế hoạch năm 2012 như vậy là chưa sát thực tế. Số lượng lao động thực tế
vượt quá kế hoạch đặt ra cũng là một vấn đề đáng lo ngại, ảnh hưởng tới chi phí của
Công ty. Để xem xét tính hợp lý của việc thực hiện kế hoạch tiết kiệm hay lãng phí
tương đối lao động của Công ty, ta có công thức sau:
LĐ tiết kiệm (lãng phí) = LĐ2012 -
2011
2012
DT
DT
* LĐ2011 (2-8)
= 400-
353.249.382.25
594.039.469.32
* 350= -48 người
Trên thực tế, số công nhân sản xuất của Công ty năm 2012 là 400 người, như
vậy.Công ty đã lãng phí 48 người lao động, việc sử dụng lao động trong công ty
chưa hợp lý, cần có những chính sách lao động phù hợp hơn nữa.
Bảng phân tích số lượng lao động của Công ty cổ phần thực phẩm Minh Dương
Bảng 2-22
Chỉ tiêu ĐVT
TH
2011
Năm 2012 TH 2012/TH 2011
TH 2012/KH
2012
KH TH (+;-) % (+;-) %
Tổng số
CBCNV Người
350 360 400 50 14,29 40 11,11
a. CNSX Người 243 258 285 42 17,28 27 10,47
b. CNV
khác Người
107 102 115 8 7,48 13 12,75
Đồ án tốt nghiệp
SV: Phạm Thị Nhi_ Lớp QTKD B- K54 42 MSSV: 0924010240
b. Phân tích chất lượng lao động của Công ty theo trình độ nghề nghiệp:
Ngoài phân tích số lượng lao động còn phải phân tích chất lượng lao động của
Công ty theo trình độ nhằm thấy được khả năng đáp ứng về năng lực chuyên môn
của lao động so với yêu cầu, đồng thời thấy được kết quả công tác đào tạo đội ngũ
lao động của Công ty và sự quan tâm đến việc phát triển trình độ văn hóa nghề
nghiệp của người lao động.
Qua bảng số liệu 2-22 ta thấy, số lượng công nhân kỹ thuật của Công ty tăng
mạnh nhất, tăng 43 người tương ứng tăng 17,53% so với năm 2011 và chiếm tỷ
trọng cao nhất trong tổng số CBCNV. Trong đó công nhân kỹ thuật luôn như cao
đẳng và trung cấp chiếm một tỷ lệ cũng khá lớn 15% trong tổng số cán bộ công
nhân viên năm 2011 và 12,5% năm 2012. Tổng số người có trình độ đại học tương
đương năm 2011 là 58 người nhưng đến năm 2012 là 60 người, tăng lên 2 người
tương ứng với mức tăng 4,35% so với năm 2011. Lực lượng lao động của Công ty
nhìn chung có trình độ cao, chất lượng tốt.
Bảng thống kê lao động theo trình độ của Công ty cổ phần thực phẩm Minh
Dương 2011- 2012
Bảng 2-23
ST
T
Chuyên
môn
2011 2012 So sánh
SL
(Người)
CC
(%)
SL
(Người)
CC
(%)
(+;-
) %
1 Trên đại học 2 0,71 5 1,25 3
150,0
0
2 Đại học 58 16,43 60 15 2 3,45
3 Cao đẳng 45 12,86 45 11,25 0 0,00
4 Trung cấp 8 2,14 5 1,25 -3 -37,50
5 Phổ thông 241 69,29 285 71,25 44 18,26
6 Tổng 350 100 400 100 50 14,29
Đồ án tốt nghiệp
SV: Phạm Thị Nhi_ Lớp QTKD B- K54 43 MSSV: 0924010240
0
20
40
60
80
100
120
Trên đại học Đại học Kỹ thuật Lao động phổ
thông
Năm 2011
Năm 2012
Hình 2.6 : Biểu đồ cơ cấu lao động theo trình độ của Công ty cổ phần thực phẩm
Minh Dương 2011 – 2012
Công ty không ngừng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là khối văn
phòng. Lực lượng cán bộ nòng cốt trong công tác điều hanh, quản lý doanh nghiệp
không ngừng nâng cao trình độ, cho nên sau năm 2012, số người có trình độ đại học
và tương đương tăng lên 1 người góp phầ nâng cao chất lượng đội ngũ lãnh đạo
Công ty. Cụ thể năm 2012, cơ cấu lao động theo trình độ còn được thể hiện rõ hơn ở
biểu đồ sau:
Năm 2012
1%
15%
13%
71%
Trên đại học Đại học Công nhân kỹ thuật Lao động phổ thông
Hình 2-7: Biểu đồ tỷ trọng lao động của Công ty cổ phần thực phẩm Minh
Dương năm 2012
Đồ án tốt nghiệp
SV: Phạm Thị Nhi_ Lớp QTKD B- K54 44 MSSV: 0924010240
Từ hình vẽ ta có thể quan sát rõ hơn về chất lượng lao động của Công ty cổ phần
thực phẩm Minh Dương năm 2012, chia làm bốn phần chênh lệch nhau tương đối
nhiếu, tuy nhiên phần lớn nhất vẫn là lao động phổ thông chiếm 71 %, tiếp đó là đại
học chiếm 15% và sau đấy mới đến công nhân kỹ thuật 13%. Do sự chênh lệch này,
Công ty cần có biện pháp điều chỉnh phù hợp hơn số lượng CBCNV có trình độ
cao, đảm bảo chất lượng đội ngũ nhân lực cho tương lai.
c. Phân tích lao động theo cơ cấu tuổi:
Ta có bảng thống kê về cơ cấu độ tuổi lao động của Công ty như sau:
Bảng phân tích chất lượng lao động theo tuổi đời
Bảng 2-24
STT Tuổi
2011 2012 So sánh
SL
(Người) CC (%)
SL
(Người) CC (%) (+;-) %
1 Dưới 25 135 38.57 145 36.25 10 107,41
2
Từ 25 -
40 195 55.71 220 55 25 112,82
3 Trên 40 20 5.72 35 8.75 15 175
4 Tổng 350 100 400 100 50 114,29
Từ bảng số liệu 2-14 trên, ta có thể tính toán tuổi bình quân của lao động công ty
năm 2011 và năm 2012 theo phương pháp bình quân qua quyền:
Ta tính độ tuổi bình quân của cán bộ công nhân viên trong công ty theo phương
pháp tính số bình quân gia quyền:
X = 2
minmax XX 
(2-9)
Thay số ta được tuổi bình quân năm 2011 = (25*135 + 32,5 *195 + 40*20)/350 =
30 tuổi.
Tuổi bình quân năm 2012 = (25*145 + 220* 32,5 + 14*35)/400 = 30,437 tuổi.
Nhìn chung, tuổi đời của CBCNV năm 2012 lớn hơn so với năm 2011 chứng tỏ
kinh nghiệm làm ciệc của CBCNV tăng theo. Năm 2012, Công ty có sự điều chỉnh
về số lượng lao động nhưng số tuổi bình quân biến động không nhiều.
Đồ án tốt nghiệp
SV: Phạm Thị Nhi_ Lớp QTKD B- K54 45 MSSV: 0924010240
Hình 2.8: Biểu đồ tỷ trọng lao động theo độ tuổi CTCPTP
Minh Dương năm 2012
36%
55%
9%
<25 25-40 >40
Qua hình vẽ ta thấy số lượng lao động ở mọi độ tuổi đều tăng, tăng mạnh nhất là
lao động ở độ tuổi từ 25 đến 40. Tăng 10 lao động so với năm 2011, tuy nhiên tỷ
trọng thì giảm 0,71 %. Nguyên nhân là do sự gia tăng đều ở các độ tuổi. Nhìn chung
lao động của Công ty còn khá trẻ. Đây là lực lượng nòng cốt cho sự sáng tạo và
công việc. Độ tuổi trên 40 của công ty tăng lên 15 người. Đây là lứa tuổi có nhiều
kinh nghiệm và khả năng làm viêc cao nhất, cũng là một lợi thế khá tốt. Lứa tuổi lao
động trẻ có sức khỏe tốt, nhanh chóng tiếp cận cái mới, ham học hỏi, nhiệt tình
trong công tác tuy nhiên cũng là một khó khăn vì họ còn thiếu kinh nghiệm thực tế,
chưa thế đảm đương các chức vụ cao trong Công ty.
2.4.2. Phân tích năng suất lao động:
Năng suất lao động là một chỉ tiêu kinh tế quan trọng. Năng suất lao động biểu
hiện là khối lượng (giá trị) sản phẩm do một công nhân làm ra trong một đơn vị thời
gian, phản ánh rõ rệt nhất chất lượng sử dụng sức lao động. Phân tích năng suất lao
động dựa trên cơ sở lý luận là các doanh nghiệp phải phấn đấu để tăng năng suất,
coi là biện pháp chủ yếu để phát triển, tăng hiệu quả kinh tế tạo ra tích lũy và cải
thiện đời sống của cán bộ công nhân viên.
Năng suất lao động là chỉ tiêu phản ánh rõ nhất chất lượng sử dụng sức lao động.
Do vậy các doanh nghiệp phải phấn đấu không ngừng tăng năng suất lao động, lấy
đó là biện pháp chủ yếu để phát triển sản xuất, tăng hiệu quả kinh tế và tạo ra tích
lũy đề vừa tăng cường sản xuất vừa đảm bảo thu nhập cho người lao động.
Đồ án tốt nghiệp
SV: Phạm Thị Nhi_ Lớp QTKD B- K54 46 MSSV: 0924010240
Qua bảng phân tích năng suất lao động của công ty năm 2011 và năm 2012 ta
thấy: Năng suất lao động của một CNV thực hiện năm 2012 tăng 9,72% tương ứng
3700036,35 đồng với so với năm 2011 nhưng lại không tăng so với kỳ kế hoạch.
Năng suất lao động của một công nhân sản xuất thực hiện năm 2012 tăng so với
năm 2011 và kế hoạch năm 2012.
Để biết được mức độ ảnh hương của hai chỉ tiêu trên đến sản lượng sản xuất ta đi
phân tích tiếp : G=N*W ; đ
Trong đó G: Là giá trị sản xuất; N- số lượng CNSX; W- NSLĐ 1 CNSX.
Năm 2012: G1=N1*W1 = 32469039594,3 (đ)
Năm 2011: G0 = N0*W0 = 25382249353,4 (đ)
Đồ án tốt nghiệp
SV: Phạm Thị Nhi_ Lớp QTKD B- K54 47 MSSV: 0924010240
Bảng phân tích NSLĐ của CBCNV Công ty năm 2011-2012
Bảng 2-25
STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011
Năm 2012 So sánh 2012/2011
So sánh TH 2012/KH
2012
KH TH +/- % +/- %
1 Gía trị sản xuất Đồng 25382249353,4 28897445238,9 32469039594,3 7086790241 27,92 3571594355,37 12,36
2
Tổng số lao
động Người 350 360 400 50 14,29 40,00 11,11
3 Wtheo giá trị/1CNV
Đồng/Ng-
năm 72520712,44 80270681,22 81172598,99 8651887 11,93 901917,77 1,12
4
Số lao động trực
tiếp Người 243 258 285 42 17,28 27,00 10,47
5
Wtheo giá trị/1 lao
động trực tiếp
Đồng/Ng-
năm 104453701,04 112005601,70 113926454,72 9472754 9,07 1920853,02 1,71
Đồ án tốt nghiệp
SV: Phạm Thị Nhi_ Lớp QTKD B- K54 48 MSSV: 0924010240
Ảnh hưởng của sự tăng năng suất lao động đến giá trị sản lượng là:
=350*(81172598,99 -72520712,44)= 3.028.160.261 (đ)
Δ = (400-350)* 72520712,44 = 3.626.035.622 (đ)
ΔG = Δ =6.654.195.883 (đ)
Qua tính toán ta thấy, số lượng lao động tăng làm sản lượng sản xuất tăng cao
hơn do năng suất lao động tăng. Chính vì thế sản lượng sản xuất tăng do quy mô
cao hơn là phát triển theo chiều sâu.
2.4.3.Phân tích tình hình sử dụng quỹ tiền lương
Tiền lương là một phần sản phẩm của xã hội được biểu hiện bằng tiền mà Nhà
nước, doanh nghiệp phân phối cho người lao động phù hợp với chất lượng, số
lượng, trình độ của người lao động nhằm bù đắp lại những hao phí sức lao động mà
họ đã bỏ ra.
Tiền lương mang ý nghĩa kinh tế và xã hội nên việc trả lương phải đảm bảo hai
yêu cầu:
- Về mặt kinh tế: trả lương phải xét đến hiệu quả kinh tế vì lương là đòn bẩy kinh
tế năng suất lao động, tăng sản lượng, tăng chất lượng sản phẩm dịch vụ vụ và giảm
chi phí.
- Về mặt xã hội: Lương đảm bảo thu nhập cho người lao động tái sản xuất sức
lao động và nâng dần mức sống.
Phân tích quỹ tiền lương và tiền lương bình quân theo bảng số liệu sau:
Đồ án tốt nghiệp
SV: Phạm Thị Nhi_ Lớp QTKD B- K54 49 MSSV: 0924010240
Bảng phân tích tình hình sử dụng quỹ tiền lương của công ty cổ phần thực phẩm Minh Dương
Bảng 2-26
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011
Năm 2012 So sánh 2012/2011
So sánh TH 2012/KH
2012
KH TH +/- % +/- %
Tổng giá trị sản xuất Đồng 25382249353 28897445239 32469039594 7086790241 28 3571594355 12,36
Khối lượng sản phẩm
sản xuất Tấn 559 3316 2997 2438 436 -318 -9,60
Tổng doanh thu Đồng 25900254442 29487189019 33131673055 7231418613 28 3644484036 12,36
Tổng số lao động Người 350 360 400 50 14 40 11,11
Tổng quỹ lương Đồng 10878106866 12384619388 13915302683 3037195818 28 1530683295 12,36
Tiền lương bình quân Đ/ng- năm 31080305 34401721 34788257 3707951 12 386536 1,12
NSLĐ bình quân giá
trị Đ/ng- năm 72520712 80270681 81172599 8651887 12 901918 1,12
NSLĐ bình quân tính
theo hiện vật
Tấn/ ng-
năm 2 9 7 6 369 -2 -18,64
Đồ án tốt nghiệp
SV: Phạm Thị Nhi_ Lớp QTKD B- K54 50 MSSV: 0924010240
Để có kết luận về tốc độ tăng năng suất lao động và tăng tiền lương ta cần xem xét
riêng từng chỉ số về tốc độ tăng năng suất lao động và tăng tiền lương.
Sử dụng công thức :
- Xác định chỉ số tốc độ tăng tiền lương theo công thức:
ILi =
1iL
Li
 100, % (2 - 10)
Trong đó: Li: Tiền lương bình quân năm thứ i
Li-1: Tiền lương bình quân năm thứ i- 1
- Xác định chỉ số tăng năng suất lao động theo công thức:
IWi =
1i
i
W
W
 100, % (2 – 11)
Trong đó: Wi : NSLĐ bình quân năm thứ i
Wi-1 : NSLĐ bình quân năm thứ i- 1
Thay số liệu trong bảng 2-10 vào công thức:
= 111,9 %
= 111,9 %
Ta thấy tốc độ tăng tiền lương bằng tốc độ tăng năng suất lao động nên chỉ tiêu này
chưa hợp lý. Tuy nhiên nó vừa mang lợi ích cho công ty cũng như đảm bảo lợi ích
của các bộ công nhân viên, nâng cao hiệu quả kinh tế và tích lũy đời sống công
nhân.
2.5. Phân tích giá thành sản phẩm
Giá thành sản phẩm là biếu hiện bằng tiền của toàn bộ chi phí về lao động
sống lao động vật hóa mà công ty đã bỏ ra để hoàn thành khối lượng sản phẩm xây
lắp.
Trong hệ thống các chỉ tiêu kinh tế của doanh nghiệp ,giá thành sản phẩm là
chỉ tiêu kinh tế tổng hợp đóng vai trò quyết định đối với hiệu quả kinh tế xã hội của
quá trình sản xuất kinh doanh .Giảm chi phí sản xuất và hạ giá thành luôn là mục
tiêu phương hướng quan trọng nhất đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào để tăng
cường khả năng cạnh tranh ,phát triển sản xuất ,nâng cao các chỉ tiêu hiệu quả kinh
tế xã hội như lợi nhuận ,thu nhập cho người lao động.
Đồ án tốt nghiệp
SV: Phạm Thị Nhi_ Lớp QTKD B- K54 51 MSSV: 0924010240
đích của phân tích chi phí và giá thành sản phẩm là : kiểm tra tính đúng đắn
của công tác hạch toán chi phí sản xuất và giá thành ,ảnh hưởng của tình hình đó
đến hiệu quả kinh tế ,phát triển những tiềm năng giảm giá thành nhằm nâng cao
hiệu quả kinh tế.Thông qua việc phân tích sự biến động của các khoản mục chi phí
như :chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiêp,chi phí sản xuất
chung,chi phí bán hàng,chi phí quản lý doanh nghiệp
2.5.1 Phân tích giá thành theo yếu tố chi phí
Chi phí sản xuất theo yếu tố trong các doanh nghiệp xây lắp bao gồm chi phí
nguyên vật liệu trực tiếp ,chi phí nhân công trực tiếp ,chi phí sử dụng máy thi công
,chi phí sản xuất chung,chi phí bán hàng ,chi phí quản lý doanh nghiệp.Đánh giá
chung chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm theo các khoản mục chi phí ,đưa ra
kết luận như giá thành tăng hay giảm ,nguyên nhân là do các khoản mục chi phí
nào? Từ đó chỉ ra các trọng tâm cần phân tích sâu ở những nội dung sau này.
Bảng phân tích giá thành Mạch Nha
Bảng 2-27
Yếu tố chi phí
Gía thành
đơn vị
năm 2011
Gía thành đơn vị
năm 2012
So sánh giá thành đơn vị TH năm 2012
với
KH TH
TH 2011 KH 2012
+; - % +; - %
1. Nguyên nhiên vật
liệu 3930,42 4089,814 4155,3264 224,9064 5,72 65,5124 1,60
A Vật liệu 3114,345 3229,534 3274,6044 160,2594 5,15 45,0704 1,40
B Nhiên liệu 615,745 639,247 667,83 52,085 8,46 28,583 4,47
C Động lực 200,33 221,033 212,892 12,562 6,27 -8,141 -3,68
2. Chi phí nhân công 1920,815 1977,371 1988,913 68,098 3,55 11,542 0,58
A. Tiền lương 1708,72 1763,44 1770,1902 61,4702 3,60 6,7502 0,38
B.
BHXH,BHYT,KPCĐ 133,575 140,097 82,377 -51,198 -38,33 -57,72 -41,20
C. Tiền ăn ca 78,52 73,834 136,3458 57,8258 73,64 62,5118 84,67
3. Khấu Hao TSCĐ 466,31 434,629 438,2592 -28,0508 -6,02 3,6302 0,84
4. Chí phí dịch vụ mua
ngoài 27,82 34,706 36,1374 8,3174 29,90 1,4314 4,12
5. Chi phí khác bằng
tiền 154,7 163,48 161,364 6,664 4,31 -2,116 -1,29
Tổng cộng 6500 6700 6780 280 4,31 80 1,19
Đồ án tốt nghiệp
SV: Phạm Thị Nhi_ Lớp QTKD B- K54 52 MSSV: 0924010240
Bảng phân tích giá thành Glucozo
Bảng 2-28
Yếu tố chi phí
Gía thành đơn vị năm
2011
Gía thành đơn vị năm
2012 So sánh giá thành đơn vị TH năm 2012 với
KH TH
TH 2011 KH 2012
+; - % +; - %
1. Nguyên nhiên vật
liệu 9207,9064 9972,342 10194,132 986,2256 10,71 221,79 2,22
A Vật liệu 7327,1674 7429,502 7468,647 141,4796 1,93 39,145 0,53
B Nhiên liệu 1419,0554 2044,691 2098,275 679,2196 47,86 53,584 2,62
C Động lực 461,6836 498,149 627,21 165,5264 35,85 129,061 25,91
2. Chi phí nhân công 4276,9398 4154,463 4292,7525 15,8127 0,37 138,2895 3,33
A. Tiền lương 3788,1424 3823,32 3955,5135 167,3711 4,42 132,1935 3,46
B.
BHXH,BHYT,KPCĐ 307,839 164,741 184,0725 -123,7665 -40,20 19,3315 11,73
C. Tiền ăn ca 180,9584 166,402 153,1665 -27,7919 -15,36 -13,2355 -7,95
3. Khấu Hao TSCĐ 1074,6652 526,537 979,296 -95,3692 -8,87 452,759 85,99
4. Chí phí dịch vụ
mua ngoài 64,1144 78,218 80,7495 16,6351 25,95 2,5315 3,24
5. Chi phí khác bằng
tiền 356,524 368,44 360,57 4,046 1,13 -7,87 -2,14
Tổng cộng 14980 15100 15150 170 1,13 50 0,33
Đồ án tốt nghiệp
SV: Phạm Thị Nhi_ Lớp QTKD B- K54 53 MSSV: 0924010240
Bảng phân tích giá thành Maltrixetli
Bảng 2-29
Yếu tố chi phí
Gía thành đơn
vị năm 2011
Gía thành đơn vị năm
2012
So sánh giá thành đơn vị TH năm
2012 với
KH TH
TH 2011 KH 2012
+; - % +; - %
1. Nguyên nhiên vật
liệu 21.647,54 21.975,12 22.155,612 508,06 2,35 180,49 0,82
A Vật liệu 17.152,854 17.352,72 17.459,727 306,87 1,79 107,01 0,62
B Nhiên liệu 3.391,334 3.434,76 3.560,775 169,44 5,00 126,01 3,67
C Động lực 1.103,356 1.187,64 1.135,11 31,75 2,88 -52,53 -4,42
2. Chi phí nhân công 10.579,258 10.624,68 10.604,6025 25,344 0,24 -20,07 -0,19
A. Tiền lương 9.411,104 9.475,2 9.438,4035 27,29 0,29 -36,79 -0,39
B.
BHXH,BHYT,KPCĐ 735,69 752,76 439,2225 -296,46
-
40,30 -313,53
-
41,65
C. Tiền ăn ca 432,464 396,72 726,9765 294,51 68,10 330,25 83,25
3. Khấu Hao TSCĐ 2.568,292 2.335,32 2336,736 -231,55 -9,02 1,42 0,06
4. Chí phí dịch vụ mua
ngoài 153,224 186,48 192,6795 39,45 25,75 6,19 3,32
5. Chi phí khác bằng
tiền 852,04 878,4 860,37 8,33 0,98 -18,03 -2,05
Tổng cộng 35.800 36.000 36.150 350 0,98 150 0,42
Bảng 2-27 đến 2-29 là chi phí yếu tổ đế tạo nên một sản phẩm của doanh
nghiệp theo. Nhìn chung đa số là chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng cao nhất.
Từng loại chi phí cho các sản phẩm. Gía thành sản xuất các sản phẩm trong các năm
đều có xu hướng tăng lên, nguyên nhân có thể do sự biến động của giá cả thị trường
của các yếu tố nguyên vật liệu. Công ty cần có những chính sách giảm giá thành
hợp lý để đạt được mục tiêu giảm giá thành sản xuất, làm tăng lợi nhuận của doanh
nghiệp.
Đề tài: Phân tích tình hình tài chính công ty thực phẩm Minh Dương - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Phân tích tình hình tài chính công ty thực phẩm Minh Dương - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Phân tích tình hình tài chính công ty thực phẩm Minh Dương - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Phân tích tình hình tài chính công ty thực phẩm Minh Dương - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Phân tích tình hình tài chính công ty thực phẩm Minh Dương - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Phân tích tình hình tài chính công ty thực phẩm Minh Dương - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Phân tích tình hình tài chính công ty thực phẩm Minh Dương - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Phân tích tình hình tài chính công ty thực phẩm Minh Dương - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Phân tích tình hình tài chính công ty thực phẩm Minh Dương - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Phân tích tình hình tài chính công ty thực phẩm Minh Dương - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Phân tích tình hình tài chính công ty thực phẩm Minh Dương - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Phân tích tình hình tài chính công ty thực phẩm Minh Dương - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Phân tích tình hình tài chính công ty thực phẩm Minh Dương - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Phân tích tình hình tài chính công ty thực phẩm Minh Dương - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Phân tích tình hình tài chính công ty thực phẩm Minh Dương - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Phân tích tình hình tài chính công ty thực phẩm Minh Dương - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Phân tích tình hình tài chính công ty thực phẩm Minh Dương - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Phân tích tình hình tài chính công ty thực phẩm Minh Dương - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Phân tích tình hình tài chính công ty thực phẩm Minh Dương - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Phân tích tình hình tài chính công ty thực phẩm Minh Dương - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Phân tích tình hình tài chính công ty thực phẩm Minh Dương - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Phân tích tình hình tài chính công ty thực phẩm Minh Dương - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Phân tích tình hình tài chính công ty thực phẩm Minh Dương - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Phân tích tình hình tài chính công ty thực phẩm Minh Dương - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Phân tích tình hình tài chính công ty thực phẩm Minh Dương - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Phân tích tình hình tài chính công ty thực phẩm Minh Dương - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Phân tích tình hình tài chính công ty thực phẩm Minh Dương - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Phân tích tình hình tài chính công ty thực phẩm Minh Dương - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Phân tích tình hình tài chính công ty thực phẩm Minh Dương - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Phân tích tình hình tài chính công ty thực phẩm Minh Dương - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Phân tích tình hình tài chính công ty thực phẩm Minh Dương - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Phân tích tình hình tài chính công ty thực phẩm Minh Dương - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Phân tích tình hình tài chính công ty thực phẩm Minh Dương - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Phân tích tình hình tài chính công ty thực phẩm Minh Dương - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Phân tích tình hình tài chính công ty thực phẩm Minh Dương - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Phân tích tình hình tài chính công ty thực phẩm Minh Dương - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Phân tích tình hình tài chính công ty thực phẩm Minh Dương - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Phân tích tình hình tài chính công ty thực phẩm Minh Dương - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Phân tích tình hình tài chính công ty thực phẩm Minh Dương - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Phân tích tình hình tài chính công ty thực phẩm Minh Dương - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Phân tích tình hình tài chính công ty thực phẩm Minh Dương - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Phân tích tình hình tài chính công ty thực phẩm Minh Dương - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Phân tích tình hình tài chính công ty thực phẩm Minh Dương - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Phân tích tình hình tài chính công ty thực phẩm Minh Dương - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Phân tích tình hình tài chính công ty thực phẩm Minh Dương - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Phân tích tình hình tài chính công ty thực phẩm Minh Dương - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Phân tích tình hình tài chính công ty thực phẩm Minh Dương - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Phân tích tình hình tài chính công ty thực phẩm Minh Dương - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Phân tích tình hình tài chính công ty thực phẩm Minh Dương - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Phân tích tình hình tài chính công ty thực phẩm Minh Dương - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Phân tích tình hình tài chính công ty thực phẩm Minh Dương - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Phân tích tình hình tài chính công ty thực phẩm Minh Dương - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Phân tích tình hình tài chính công ty thực phẩm Minh Dương - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Phân tích tình hình tài chính công ty thực phẩm Minh Dương - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Phân tích tình hình tài chính công ty thực phẩm Minh Dương - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Phân tích tình hình tài chính công ty thực phẩm Minh Dương - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Phân tích tình hình tài chính công ty thực phẩm Minh Dương - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Phân tích tình hình tài chính công ty thực phẩm Minh Dương - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Phân tích tình hình tài chính công ty thực phẩm Minh Dương - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Phân tích tình hình tài chính công ty thực phẩm Minh Dương - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Phân tích tình hình tài chính công ty thực phẩm Minh Dương - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Phân tích tình hình tài chính công ty thực phẩm Minh Dương - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Phân tích tình hình tài chính công ty thực phẩm Minh Dương - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Phân tích tình hình tài chính công ty thực phẩm Minh Dương - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Phân tích tình hình tài chính công ty thực phẩm Minh Dương - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Phân tích tình hình tài chính công ty thực phẩm Minh Dương - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Phân tích tình hình tài chính công ty thực phẩm Minh Dương - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Phân tích tình hình tài chính công ty thực phẩm Minh Dương - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Phân tích tình hình tài chính công ty thực phẩm Minh Dương - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Phân tích tình hình tài chính công ty thực phẩm Minh Dương - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Phân tích tình hình tài chính công ty thực phẩm Minh Dương - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Phân tích tình hình tài chính công ty thực phẩm Minh Dương - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Phân tích tình hình tài chính công ty thực phẩm Minh Dương - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Phân tích tình hình tài chính công ty thực phẩm Minh Dương - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Phân tích tình hình tài chính công ty thực phẩm Minh Dương - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620

More Related Content

What's hot

Luận văn: Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty Hồng Hà, HAY
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty Hồng Hà, HAYLuận văn: Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty Hồng Hà, HAY
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty Hồng Hà, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ BÁN HÀNG TẠI CÔNG T...
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ BÁN HÀNG TẠI CÔNG T...MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ BÁN HÀNG TẠI CÔNG T...
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ BÁN HÀNG TẠI CÔNG T...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Thực trạng và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị bán hàng ở công ty ...
Thực trạng và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị bán hàng ở công ty ...Thực trạng và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị bán hàng ở công ty ...
Thực trạng và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị bán hàng ở công ty ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp quản trị nguồn nhân lực tại công ty bảo hiểm - sdt/ ZALO...
Khóa luận tốt nghiệp quản trị nguồn nhân lực tại công ty bảo hiểm - sdt/ ZALO...Khóa luận tốt nghiệp quản trị nguồn nhân lực tại công ty bảo hiểm - sdt/ ZALO...
Khóa luận tốt nghiệp quản trị nguồn nhân lực tại công ty bảo hiểm - sdt/ ZALO...Viết thuê báo cáo thực tập giá rẻ
 
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Phân Tích Tình Hình Tài Chính Công Ty Tnhh Thương...
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Phân Tích Tình Hình Tài Chính Công Ty Tnhh Thương...Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Phân Tích Tình Hình Tài Chính Công Ty Tnhh Thương...
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Phân Tích Tình Hình Tài Chính Công Ty Tnhh Thương...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Hoàn thiện quy trình tuyển dụng nhân sự tại Công ty cổ phần thương mại - xây ...
Hoàn thiện quy trình tuyển dụng nhân sự tại Công ty cổ phần thương mại - xây ...Hoàn thiện quy trình tuyển dụng nhân sự tại Công ty cổ phần thương mại - xây ...
Hoàn thiện quy trình tuyển dụng nhân sự tại Công ty cổ phần thương mại - xây ...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty cổ phần ...
Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty cổ phần ...Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty cổ phần ...
Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty cổ phần ...NOT
 
Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Công Ty Địa Ốc Novaland
Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Công Ty Địa Ốc NovalandLuận Văn Giải Pháp Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Công Ty Địa Ốc Novaland
Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Công Ty Địa Ốc NovalandHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Khóa luận tốt nghiệp: Tuyển dụng nhân sự tại công ty giao nhận hàng hóa
Khóa luận tốt nghiệp: Tuyển dụng nhân sự tại công ty giao nhận hàng hóaKhóa luận tốt nghiệp: Tuyển dụng nhân sự tại công ty giao nhận hàng hóa
Khóa luận tốt nghiệp: Tuyển dụng nhân sự tại công ty giao nhận hàng hóaDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Khóa luận về nhân sự tại công ty may mặc
Khóa luận về nhân sự tại công ty may mặcKhóa luận về nhân sự tại công ty may mặc
Khóa luận về nhân sự tại công ty may mặcOnTimeVitThu
 
Thực trạng và giải pháp cho quản trị nguồn nhân lực tại công ty cổ phần điện ...
Thực trạng và giải pháp cho quản trị nguồn nhân lực tại công ty cổ phần điện ...Thực trạng và giải pháp cho quản trị nguồn nhân lực tại công ty cổ phần điện ...
Thực trạng và giải pháp cho quản trị nguồn nhân lực tại công ty cổ phần điện ...Thư viện Tài liệu mẫu
 

What's hot (20)

Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động quản trị nguồn nhân lực, HAY!
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động quản trị nguồn nhân lực, HAY!Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động quản trị nguồn nhân lực, HAY!
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động quản trị nguồn nhân lực, HAY!
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty Hồng Hà, HAY
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty Hồng Hà, HAYLuận văn: Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty Hồng Hà, HAY
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty Hồng Hà, HAY
 
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ BÁN HÀNG TẠI CÔNG T...
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ BÁN HÀNG TẠI CÔNG T...MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ BÁN HÀNG TẠI CÔNG T...
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ BÁN HÀNG TẠI CÔNG T...
 
Thực trạng và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị bán hàng ở công ty ...
Thực trạng và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị bán hàng ở công ty ...Thực trạng và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị bán hàng ở công ty ...
Thực trạng và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị bán hàng ở công ty ...
 
Khóa luận tốt nghiệp quản trị nguồn nhân lực tại công ty bảo hiểm - sdt/ ZALO...
Khóa luận tốt nghiệp quản trị nguồn nhân lực tại công ty bảo hiểm - sdt/ ZALO...Khóa luận tốt nghiệp quản trị nguồn nhân lực tại công ty bảo hiểm - sdt/ ZALO...
Khóa luận tốt nghiệp quản trị nguồn nhân lực tại công ty bảo hiểm - sdt/ ZALO...
 
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Phân Tích Tình Hình Tài Chính Công Ty Tnhh Thương...
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Phân Tích Tình Hình Tài Chính Công Ty Tnhh Thương...Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Phân Tích Tình Hình Tài Chính Công Ty Tnhh Thương...
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Phân Tích Tình Hình Tài Chính Công Ty Tnhh Thương...
 
Hoàn thiện quy trình tuyển dụng nhân sự tại Công ty cổ phần thương mại - xây ...
Hoàn thiện quy trình tuyển dụng nhân sự tại Công ty cổ phần thương mại - xây ...Hoàn thiện quy trình tuyển dụng nhân sự tại Công ty cổ phần thương mại - xây ...
Hoàn thiện quy trình tuyển dụng nhân sự tại Công ty cổ phần thương mại - xây ...
 
Luận Văn HOÀN THIỆN VĂN HÓA DOANH NGHIỆP THEO BA CẤP ĐỘ
Luận Văn HOÀN THIỆN VĂN HÓA DOANH NGHIỆP THEO BA CẤP ĐỘLuận Văn HOÀN THIỆN VĂN HÓA DOANH NGHIỆP THEO BA CẤP ĐỘ
Luận Văn HOÀN THIỆN VĂN HÓA DOANH NGHIỆP THEO BA CẤP ĐỘ
 
Đề tài: Hoàn thiện hoạt động quản trị bán hàng tại Công ty Phúc Hưng
Đề tài: Hoàn thiện hoạt động quản trị bán hàng tại Công ty Phúc HưngĐề tài: Hoàn thiện hoạt động quản trị bán hàng tại Công ty Phúc Hưng
Đề tài: Hoàn thiện hoạt động quản trị bán hàng tại Công ty Phúc Hưng
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả tuyển dụng nguồn nhân lực tại công ty xây dựng
Đề tài: Nâng cao hiệu quả tuyển dụng nguồn nhân lực tại công ty xây dựngĐề tài: Nâng cao hiệu quả tuyển dụng nguồn nhân lực tại công ty xây dựng
Đề tài: Nâng cao hiệu quả tuyển dụng nguồn nhân lực tại công ty xây dựng
 
Công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty chuyển phát nhanh, HAY!
Công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty chuyển phát nhanh, HAY!Công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty chuyển phát nhanh, HAY!
Công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty chuyển phát nhanh, HAY!
 
Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty cổ phần ...
Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty cổ phần ...Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty cổ phần ...
Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty cổ phần ...
 
Nâng cao hiệu quả quản trị nguồn nhân lực tại Công ty Xây dựng, HAY!
Nâng cao hiệu quả quản trị nguồn nhân lực tại Công ty Xây dựng, HAY!Nâng cao hiệu quả quản trị nguồn nhân lực tại Công ty Xây dựng, HAY!
Nâng cao hiệu quả quản trị nguồn nhân lực tại Công ty Xây dựng, HAY!
 
Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Công Ty Địa Ốc Novaland
Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Công Ty Địa Ốc NovalandLuận Văn Giải Pháp Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Công Ty Địa Ốc Novaland
Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Công Ty Địa Ốc Novaland
 
Khóa luận tốt nghiệp: Tuyển dụng nhân sự tại công ty giao nhận hàng hóa
Khóa luận tốt nghiệp: Tuyển dụng nhân sự tại công ty giao nhận hàng hóaKhóa luận tốt nghiệp: Tuyển dụng nhân sự tại công ty giao nhận hàng hóa
Khóa luận tốt nghiệp: Tuyển dụng nhân sự tại công ty giao nhận hàng hóa
 
Khóa luận về nhân sự tại công ty may mặc
Khóa luận về nhân sự tại công ty may mặcKhóa luận về nhân sự tại công ty may mặc
Khóa luận về nhân sự tại công ty may mặc
 
Khóa Luận Công Tác Tuyển Dụng Nhân Lực Tại Công Ty Cp Ô Tô Trường Hải.doc
Khóa Luận Công Tác Tuyển Dụng Nhân Lực Tại Công Ty Cp Ô Tô Trường Hải.docKhóa Luận Công Tác Tuyển Dụng Nhân Lực Tại Công Ty Cp Ô Tô Trường Hải.doc
Khóa Luận Công Tác Tuyển Dụng Nhân Lực Tại Công Ty Cp Ô Tô Trường Hải.doc
 
Khóa luận: Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty Tường Nam
Khóa luận: Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty Tường NamKhóa luận: Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty Tường Nam
Khóa luận: Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty Tường Nam
 
Thực trạng và giải pháp cho quản trị nguồn nhân lực tại công ty cổ phần điện ...
Thực trạng và giải pháp cho quản trị nguồn nhân lực tại công ty cổ phần điện ...Thực trạng và giải pháp cho quản trị nguồn nhân lực tại công ty cổ phần điện ...
Thực trạng và giải pháp cho quản trị nguồn nhân lực tại công ty cổ phần điện ...
 
CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI NGÂN HÀNG OCB - TẢI FREE Z...
CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI NGÂN HÀNG OCB  - TẢI FREE Z...CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI NGÂN HÀNG OCB  - TẢI FREE Z...
CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI NGÂN HÀNG OCB - TẢI FREE Z...
 

Similar to Đề tài: Phân tích tình hình tài chính công ty thực phẩm Minh Dương - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620

Công tác kế toán tài chính tại Công ty Cổ phần than Vàng Danh
Công tác kế toán tài chính tại Công ty Cổ phần than Vàng DanhCông tác kế toán tài chính tại Công ty Cổ phần than Vàng Danh
Công tác kế toán tài chính tại Công ty Cổ phần than Vàng Danhluanvantrust
 
công ty hiếu ngọc-tay son,binh dinh
công ty hiếu ngọc-tay son,binh dinhcông ty hiếu ngọc-tay son,binh dinh
công ty hiếu ngọc-tay son,binh dinhNguyen Thi Loan
 
Phân tích hoạt động kinh doanh công ty cổ phần Kinh Đô
Phân tích hoạt động kinh doanh công ty cổ phần Kinh ĐôPhân tích hoạt động kinh doanh công ty cổ phần Kinh Đô
Phân tích hoạt động kinh doanh công ty cổ phần Kinh Đôtuyetnguyen178
 
Bài kiến tập của ngân
Bài kiến tập của ngânBài kiến tập của ngân
Bài kiến tập của ngânvantruongqn1991
 
Báo cáo thực tập ngành may quy trình sản xuất quần jean lưng rời 2 túi hàm ...
Báo cáo thực tập ngành may quy trình sản xuất quần jean lưng rời   2 túi hàm ...Báo cáo thực tập ngành may quy trình sản xuất quần jean lưng rời   2 túi hàm ...
Báo cáo thực tập ngành may quy trình sản xuất quần jean lưng rời 2 túi hàm ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Báo cáo thực tập ngành may quy trình sản xuất quần jean lưng rời 2 túi hàm ...
Báo cáo thực tập ngành may quy trình sản xuất quần jean lưng rời   2 túi hàm ...Báo cáo thực tập ngành may quy trình sản xuất quần jean lưng rời   2 túi hàm ...
Báo cáo thực tập ngành may quy trình sản xuất quần jean lưng rời 2 túi hàm ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Báo cáo thực tập
Báo cáo thực tập Báo cáo thực tập
Báo cáo thực tập ssuser499fca
 
Đề tài: Hoạch định chiến lược cạnh tranh công ty bánh kẹo, HAY
Đề tài: Hoạch định chiến lược cạnh tranh công ty bánh kẹo, HAYĐề tài: Hoạch định chiến lược cạnh tranh công ty bánh kẹo, HAY
Đề tài: Hoạch định chiến lược cạnh tranh công ty bánh kẹo, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP CÔNG TY CỔ PHẦN HẠ TẦNG-XÂY DỰNG TIẾN THỊNH
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP  CÔNG TY CỔ PHẦN HẠ TẦNG-XÂY DỰNG TIẾN THỊNHBÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP  CÔNG TY CỔ PHẦN HẠ TẦNG-XÂY DỰNG TIẾN THỊNH
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP CÔNG TY CỔ PHẦN HẠ TẦNG-XÂY DỰNG TIẾN THỊNHChiến Thắng Bản Thân
 
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP CÔNG TY CỔ PHẦN HẠ TẦNG - XÂY DỰNG TIẾN THỊNH SỐ
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP   CÔNG TY CỔ PHẦN HẠ TẦNG - XÂY DỰNG TIẾN THỊNH  SỐ BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP   CÔNG TY CỔ PHẦN HẠ TẦNG - XÂY DỰNG TIẾN THỊNH  SỐ
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP CÔNG TY CỔ PHẦN HẠ TẦNG - XÂY DỰNG TIẾN THỊNH SỐ Luận Văn 1800
 
Phân tích chiến lược kinh doanh công ty cổ phần kinh đô
Phân tích chiến lược kinh doanh công ty cổ phần kinh đôPhân tích chiến lược kinh doanh công ty cổ phần kinh đô
Phân tích chiến lược kinh doanh công ty cổ phần kinh đôtibeodangyeu
 
Phân tích chiến lược kinh doanh công ty cổ phần kinh đô
Phân tích chiến lược kinh doanh công ty cổ phần kinh đôPhân tích chiến lược kinh doanh công ty cổ phần kinh đô
Phân tích chiến lược kinh doanh công ty cổ phần kinh đôhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Công tác tổ chức kế toán tài chính của Công ty đầu tư XNK nông lâm sản chế biến
Công tác tổ chức kế toán tài chính của Công ty đầu tư XNK nông lâm sản chế biếnCông tác tổ chức kế toán tài chính của Công ty đầu tư XNK nông lâm sản chế biến
Công tác tổ chức kế toán tài chính của Công ty đầu tư XNK nông lâm sản chế biếnluanvantrust
 

Similar to Đề tài: Phân tích tình hình tài chính công ty thực phẩm Minh Dương - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620 (20)

Công tác kế toán tài chính tại Công ty Cổ phần than Vàng Danh
Công tác kế toán tài chính tại Công ty Cổ phần than Vàng DanhCông tác kế toán tài chính tại Công ty Cổ phần than Vàng Danh
Công tác kế toán tài chính tại Công ty Cổ phần than Vàng Danh
 
công ty hiếu ngọc-tay son,binh dinh
công ty hiếu ngọc-tay son,binh dinhcông ty hiếu ngọc-tay son,binh dinh
công ty hiếu ngọc-tay son,binh dinh
 
Phân tích hoạt động kinh doanh công ty cổ phần Kinh Đô
Phân tích hoạt động kinh doanh công ty cổ phần Kinh ĐôPhân tích hoạt động kinh doanh công ty cổ phần Kinh Đô
Phân tích hoạt động kinh doanh công ty cổ phần Kinh Đô
 
Bài kiến tập của ngân
Bài kiến tập của ngânBài kiến tập của ngân
Bài kiến tập của ngân
 
QT040.doc
QT040.docQT040.doc
QT040.doc
 
KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH - TẢI FREE ZALO: 0934 573 149
KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH - TẢI FREE ZALO: 0934 573 149KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH - TẢI FREE ZALO: 0934 573 149
KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH - TẢI FREE ZALO: 0934 573 149
 
Báo cáo thực tập ngành may quy trình sản xuất quần jean lưng rời 2 túi hàm ...
Báo cáo thực tập ngành may quy trình sản xuất quần jean lưng rời   2 túi hàm ...Báo cáo thực tập ngành may quy trình sản xuất quần jean lưng rời   2 túi hàm ...
Báo cáo thực tập ngành may quy trình sản xuất quần jean lưng rời 2 túi hàm ...
 
Báo cáo thực tập ngành may quy trình sản xuất quần jean lưng rời 2 túi hàm ...
Báo cáo thực tập ngành may quy trình sản xuất quần jean lưng rời   2 túi hàm ...Báo cáo thực tập ngành may quy trình sản xuất quần jean lưng rời   2 túi hàm ...
Báo cáo thực tập ngành may quy trình sản xuất quần jean lưng rời 2 túi hàm ...
 
Mar01 745
Mar01 745Mar01 745
Mar01 745
 
Ty
TyTy
Ty
 
Báo cáo thực tập
Báo cáo thực tập Báo cáo thực tập
Báo cáo thực tập
 
Đề tài: Hoạch định chiến lược cạnh tranh công ty bánh kẹo, HAY
Đề tài: Hoạch định chiến lược cạnh tranh công ty bánh kẹo, HAYĐề tài: Hoạch định chiến lược cạnh tranh công ty bánh kẹo, HAY
Đề tài: Hoạch định chiến lược cạnh tranh công ty bánh kẹo, HAY
 
Đề tài: Hoạch định chiến lược cạnh tranh cho Công ty bánh kẹo
Đề tài: Hoạch định chiến lược cạnh tranh cho Công ty bánh kẹoĐề tài: Hoạch định chiến lược cạnh tranh cho Công ty bánh kẹo
Đề tài: Hoạch định chiến lược cạnh tranh cho Công ty bánh kẹo
 
Luận Văn Tổ Chức Công Tác Kế Toán Nguyên Vật Liệu Của Công Ty
Luận Văn Tổ Chức Công Tác Kế Toán Nguyên Vật Liệu Của Công TyLuận Văn Tổ Chức Công Tác Kế Toán Nguyên Vật Liệu Của Công Ty
Luận Văn Tổ Chức Công Tác Kế Toán Nguyên Vật Liệu Của Công Ty
 
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP CÔNG TY CỔ PHẦN HẠ TẦNG-XÂY DỰNG TIẾN THỊNH
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP  CÔNG TY CỔ PHẦN HẠ TẦNG-XÂY DỰNG TIẾN THỊNHBÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP  CÔNG TY CỔ PHẦN HẠ TẦNG-XÂY DỰNG TIẾN THỊNH
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP CÔNG TY CỔ PHẦN HẠ TẦNG-XÂY DỰNG TIẾN THỊNH
 
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP CÔNG TY CỔ PHẦN HẠ TẦNG - XÂY DỰNG TIẾN THỊNH SỐ
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP   CÔNG TY CỔ PHẦN HẠ TẦNG - XÂY DỰNG TIẾN THỊNH  SỐ BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP   CÔNG TY CỔ PHẦN HẠ TẦNG - XÂY DỰNG TIẾN THỊNH  SỐ
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP CÔNG TY CỔ PHẦN HẠ TẦNG - XÂY DỰNG TIẾN THỊNH SỐ
 
QT028.Doc
QT028.DocQT028.Doc
QT028.Doc
 
Phân tích chiến lược kinh doanh công ty cổ phần kinh đô
Phân tích chiến lược kinh doanh công ty cổ phần kinh đôPhân tích chiến lược kinh doanh công ty cổ phần kinh đô
Phân tích chiến lược kinh doanh công ty cổ phần kinh đô
 
Phân tích chiến lược kinh doanh công ty cổ phần kinh đô
Phân tích chiến lược kinh doanh công ty cổ phần kinh đôPhân tích chiến lược kinh doanh công ty cổ phần kinh đô
Phân tích chiến lược kinh doanh công ty cổ phần kinh đô
 
Công tác tổ chức kế toán tài chính của Công ty đầu tư XNK nông lâm sản chế biến
Công tác tổ chức kế toán tài chính của Công ty đầu tư XNK nông lâm sản chế biếnCông tác tổ chức kế toán tài chính của Công ty đầu tư XNK nông lâm sản chế biến
Công tác tổ chức kế toán tài chính của Công ty đầu tư XNK nông lâm sản chế biến
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620 (20)

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Recently uploaded

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Học viện Kstudy
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHThaoPhuong154017
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocVnPhan58
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 

Recently uploaded (20)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 

Đề tài: Phân tích tình hình tài chính công ty thực phẩm Minh Dương - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620

  • 1. Luận văn tốt nghiệp SV: Phạm Thị Nhi_ Lớp QTKD B- K54 1 MSSV: 0924010240 LỜI MỞ ĐẦU Năm 2012 là năm được đánh dấu bởi nỗ lực kích thích kinh tế phát triển, chống lạm phát của chính phủ Việt Nam, đã có những tác dụng tích cực đến nền kinh tế. Với mức tăng trưởng dương, các doanh nghiệp đã đang nỗ lực trải qua thời kỳ khó khăn nhất và đứng vững trước bão kinh tế. Mặc dù thị trường xuất khẩu của Việt Nam bị thu hẹp đáng kể, tuy nhiên dưới sự nhìn nhận kịp thời và chính xác của các nhà quản trị doanh nghiệp, do đó tuy tăng trưởng không cao nhưng vẫn ở mức đáp ứng được yêu cầu. Công cuộc đổi mới đã giúp Công ty Thực Phẩm Minh Dương có cơ hội tiếp cận nhiều hơn, đặc biệt trong quá trình hội nhập tìm kiếm đối tác bạn hàng. Tuy nhiên công ty cũng gặp không ít khó khăn như cạnh tranh đến từ đối thủ nước ngoài với công nghệ và khả năng quản lý doanh nghiệp mạnh. Nhờ sự năng động sáng tạo của toàn thể cán bộ công nhân viên đặc biệt là Ban Giám đốc đã có những quyết sách đúng đắn đã giúp cho công ty không những vượt qua hết khó khăn trong khủng hoảng mà còn tăng trưởng khá. Bên cạnh những thế lực sẵn có thì nội lực tài chính của công ty là cơ sở cho hàng loạt chính sách đưa công ty tới thành công. Việc thường xuyên phân tích tình hình tài chình sẽ giúp nhà quản lý công ty thấy rõ thực trạng hoạt động tài chính, từ đó có thể nhận ra những mặt mạnh, mặt yếu của công ty nhằm làm căn cử để hoạch định phương án hành động phù hợp trong tương lai và đồng thời đễ xuất những giải pháp hữu hiệu để ổn định và tăng cường tình hình tài chính giúp nâng cao chất lương công ty. Bản thân tác giả là một sinh viên đang theo học lớp Kinh tế và Quản trị doanh nghiệp B trường đại học Mỏ - Địa chất, trong quá trình học tập tại trường đã được các thầy cô trang bị cho những kiến thức cơ bản. Sau thời gian đi thực tập tại Công ty Thực Phẩm Minh Dương, được sự giúp đỡ của Thầy Nguyễn Tiến Hưng và các thầy cô trong khoa Kinh tế & QTKD cùng với sự giúp đỡ của các cô, chú, anh chị trong công ty đã cung cấp số liệu, đến nay đồ án với đề tài “ Phân tích tình hình tài chính Công ty Thực Phẩm Minh Dương giai đoạn 2008 – 2012” đã hoàn thành với nội dung được phản ánh trong 3 chương: Chương 1: Tình hình chung và các điều kiện sản xuất chủ yếu của Công ty Thực Phẩm Minh Dương Chương 2: Phân tích kinh tế hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Thực Phẩm Minh Dương năm 2012. Chương 3: Phân tích tình hình tài chính của Công ty Thực Phẩm Minh Dương giai đoạn 2008 – 2012.
  • 2. Luận văn tốt nghiệp SV: Phạm Thị Nhi_ Lớp QTKD B- K54 2 MSSV: 0924010240 Với kiến thức và năng lực còn hạn chế vì vậy đồ án sẽ không tránh khỏi những thiếu sót nhất định về cả nội dung và hình thức trình bày. Tác giả rất mong nhận được sự đóng góp của thầy cô cùng các bạn để đồ án tốt nghiệp được hoàn thiện hơn. Tác giả xin trân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của GV. Nguyễn Tiến Hưng cùng toàn thể cán bộ công nhân viên trong Công ty Thực Phẩm Minh Dương đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện để tác giả hoàn thành đồ án này. Hà Nội, ngày … tháng … năm 2013 Sinh viên Phạm Thị Nhi
  • 3. Luận văn tốt nghiệp SV: Phạm Thị Nhi_ Lớp QTKD B- K54 3 MSSV: 0924010240 CHƯƠNG 1 TÌNH HÌNH CHUNG VÀ CÁC ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT KINH DOANH CHỦ YẾU CỦA DOANH NGHIỆP
  • 4. Luận văn tốt nghiệp SV: Phạm Thị Nhi_ Lớp QTKD B- K54 4 MSSV: 0924010240 1.1.Khái quát lịchsử hìnhthànhvà phát triểnCTCP Thực Phẩm MinhDương 1.1.1.Gioi thiệu chung Công ty Cổ Phần Thực Phẩm Minh Dương là công ty hoạt động sản xuất kinh doanh với các mặt hàng: Mạch nha, đường Glucô, công ty tự hạch toán kinh tế một cách độc lập, tự chủ về tài chính, có tư cách pháp nhân Tên gọi: Công ty Cổ Phần Thực Phẩm Minh Dương Tên giao dịch tiếng Anh: Minh Dương Food Fuff Joint Stock Company. Trụ sở chính: Xã Di Trạch – Huyện Hoài Đức – TP Hà Nội. Mã số thuế: 0500141619. Fax: 0433 339 999 Điện thoại: 0433661818. 1.1.2.Lĩnh vực kinh doanh Công ty Cổ Phần Thực Phẩm Minh Dương là công ty hoạt động sản xuất kinh doanh với các mặt hàng: Mạch nha, đường Glucô, công ty tự hạch toán kinh tế một cách độc lập, tự chủ về tài chính, có tư cách pháp nhân 1.1.3.Lịch sử hình thành Hiện tại công ty đã và đang đưa ra thị truờng các sản phẩm vừa là nguyên vật liệu đầu vào, vừa là lại sản phẩm tốt có uy tín đang được ưa chuộng trên cả nước và nước ngoài. Quá trình hình thành và phát triển của công ty có thể được chia ra làm 3 giai đoạn chính.  Giai đoạn 1989 – 1994: CTCP Thực Phẩm Minh Dương tiền thân là Liên Hiệp hợp tác xã công nghiệp Thương mai Minh Dương. Năm 1989 thực hiện chủ trương và đường lối đổi mới kinh tế của Đảng và Nhà nước, đó là chính sách tôn trọng và phát huy 5 thành phần kinh tế: kinh tế tư nhân và kinh tế hợp tác xã (HTX),.... Là người đi đầu phong trào, dựa vào tiềm lực kinh tế và năng lực của bản thân. Ông Nguyễn Duy Hồng đã mạnh dạn đầu tư và đứng ra làm chủ nhiệm HTX Minh Khai với tư cách là một đơn vị kinh tế độc lập tự chủ, và xác định nhiệm vụ là vừa kinh doanh, vừa là cầu nối trung gian tiêu thụ sản phẩm cho các xã viên trong vùng. Với việc đầu tư đúng hướng và chính sách quản lý tốt nên HTX Minh Khai hoạt động ngày thêm hiệu quả, không ngừng góp phần cải thiện đời sống cho xã viên trong HTX, mà còn tạo cho ngân sách địa phương một nguồn thu lớn sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế với Nhà nước. Giai đoạn 1994-2000: Sau khi đã đạt được những thành công bước đầu, ông Nguyễn Duy Hồng đã tiếp tục hợp tác với một số thành viên tiếp tục đầu tư mở rộng mô hình HTX mua bán Minh Khai, đồng thời cũng là thành viên của HTX mua bán Dương Liễu. Đến năm 1994, khi cả 2 HTX đều phát triển tốt, xét thấy thời cơ đã đến để liên kết 2 HTX về một khối; ngày 09/3/1994 theo quyết định số 18/QĐ-UB của UBND huyện Hoài Đức, liên hiệp HTX công nghiệp thương mại Minh Dương ra đời với 22 xã viên, vốn điều lệ là 990 triệu đồng. Từ đó, liên hiệp bắt đầu xây dựng và đưa vào hoạt động 2 dây chuyền sản xuất chính là: dây truyền sản xuất mạch nha và đường Glucô. Có thể nói từ khi liên kết 2 HTX thành liên hiệp HTX Công Nghiệp Thương Mại Minh Dương, vấn đề công ăn việc làm được giải quyết
  • 5. Luận văn tốt nghiệp SV: Phạm Thị Nhi_ Lớp QTKD B- K54 5 MSSV: 0924010240 dần dần trong dân cư, đồng thời cũng đem lại thu nhập khá ổn định và ngày càng cao cho cán bộ công nhân viên và người lao động trong liên hiệp. Trong 6 năm hoạt động liên tục, mặc dù không phải lúc nào cũng gặp khó khăn nhưng bằng sự nỗ lực của mọi người đều vượt qua và ngày càng phát triển mình lên. Song trước tình hình kinh tế xã hội có nhiều chuyển biến một lần nữa liên hiệp cần phải làm mới lại mình để thích ứng với nền kinh tế thị trường. Một bước ngoặt mới trong sản xuất kinh doanh, từ liên hiệp HTX Công Nghiệp Thương Mại Minh Dương đã chuyển đổi thành CTCP Thực Phẩm do ông Nguyễn Duy Hồng làm Chủ tịch hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc công ty.  Giai đoạn 2000 đến nay: CTCP Thực Phẩm Minh Dương ra đời theo quyết định số 0303000001/CPTP ngày 18/01/2000 do Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hà Tây (nay sáp nhập vào Hà Nội). Sự ra đời của công ty Minh Dương là một xu thế tất yếu và hoàn toàn phù hợp với thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa của đất nước trong giai đoạn hiện nay, đồng thời nó đánh dấu sự trưởng thành vượt bậc và một bước tiến quan trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Liên hiệp HTX Công nghiệp Thương mại Minh Dương. Qua đây ta còn thấy được sự nhạy bén trong nắm thời cuộc của ban lãnh đạo HTX Minh Dương mà nay là ban lãnh đạo CTCP Minh Dương, điều này bước đầu cho ta niềm tin vào sự thành công của công ty trong tương lại. Từ khi chuyển đổi đến nay, công ty đã đưa vào hoạt động 4 khu sản xuất đóng trên địa bàn 4 xã:  Khu sản xuất mạch nha công nghiệp nhà máy tại xã Minh Khai.  Khu sản xuất đường Glucô bằng công nghệ enzim nhà máy tại xã Cát Quế.  Khu trang trại gồm cây trồng và vật nuôi đóng trên địa bàn xã Dương Liễu.  Khu sản xuất mạch nha và đường Glucô nhà máy tại xã Di Trạch mới đưa vào hoạt động tháng 11/ 2005. Đây là khu sản xuất được đầu tư mới hoàn toàn với cơ sở hạ tầng khang trang, máy móc thiết bị hiện đại, lại xây dựng trên diện tích đất rộng, giao thông thuận tiện. Từ 02/2006 công ty chuyển toàn bộ hoạt động của 2 khu sản xuất mạch nha và đường Glucô về nhà máy ở Di Trạch, đồng thời với việc di chuyển các phòng ban lãnh đạo ra Di Trạch để điều hành quản lý. Song song vẫn tồn tại 2 nhà máy ở Minh Khai và Cát Quế cùng hoạt động thống nhất với nhà máy ở Di Trạch và hoạt động chịu sự quản lý của ban điều hành tại Di Trạch. Như vậy, trụ sở chính của CTCP Thực Phẩm Minh Dương đóng tại xã Di Trạch - Hoài Đức – Hà Nội. Những năm gần đây, công ty đã không ngừng lớn mạnh và có sự phát triển vượt bậc làm thay đổi cơ bản chất lượng sản phẩm dẫn đến thu nhập bình quân đầu người cũng tăng và việc nộp thuế cho Nhà nước cũng được đảm bảo. Có được những thành quả đó là nhờ sự đoàn kết của toàn thể cán bộ công nhân viên công ty. 1.2.Điềukiệnđịalý, kinhtế xãhội củaCông Ty Cổ Phần Thực Phẩm MinhDương 1.2.1.Điều kiện địa lý  Vị trí
  • 6. Luận văn tốt nghiệp SV: Phạm Thị Nhi_ Lớp QTKD B- K54 6 MSSV: 0924010240 Công Ty Cổ Phần Thực Phẩm Minh Dương có trụ sở và nhà máy đặt tại Di Trạch – Hoài Đức – Hà Nội. Di Trạch là một xã ngoại thành Hà Nội, nằm ở phía tây của Thủ đô Hà Nội và nằm ở phía bắc huyện Hoài Đức, diện tích đất tự nhiên là: 267,87 ha. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển giống cây trồng, nguồn nguyên vật liệu đầu vào cho quá trình sản xuất mạch nha tại Công Ty Cổ Phần Thực Phẩm Minh Dương. Gần vị trí nguồn nguyên liệu nên giảm bớt được một khoản chi phí vận chuyển. Phía Tây của thủ đô Hà Nội - trung tâm khu vực phát triển năng động về công nghiệp, dịch vụ thuận lợi cho việc giao lưu, đầu tư và kí kết hợp đồng, gặp gỡ đối tác làm ăn. 1.2.2.Điều kiện về lao động – dân số Di trạch gần với trung tâm Hà Nội theo con đường mới mở, vừa đi qua cổng chào Hoài Đức.Gần các trường đại học như Công Nghiệp, Thành Đô.. Dân số (tính đến 31/12/2012) là: 6.385 nhân khẩu thường trú. Một nguồn lao động trẻ trung, dồi dào và có trình độ cao. Không bị ảnh hưởng bởi sự chật chội, ô nhiễm và ùn tắc giao thông. Di trạch là một vùng đất mới cho phát triển kinh tế công nghiệp. 1.2.3.Điều kiện về kinh tế Di trạch là một vùng văn hóa Xứ Đoài giàu tiềm năng; kết cấu hạ tầng không ngừng được đầu tư, tăng cường; tiềm năng nhân văn với lực lượng lao động dồi dào có truyền thống đoàn kết, năng động, sáng tạo trong lao động sản xuất. Tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình đạt 13,5% (mục tiêu đại hội là 12%). Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ.. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế dễ dàng và thu hút nhiều nhà đầu tư đến đây. 1.3.Công nghệ sảnxuất mạch nha củaCông Ty Cổ Phần Thực Phẩm MinhDương 1.3.1.Quy trình sản xuất CTCP Thực Phẩm Minh Dương sản xuất mạch nha và đường Glucô trên dây chuyền đồng bộ khép kín từ khâu nguyên liệu đầu vào đến khâu đóng gói tiêu thụ sản phẩm. Mỗi công đoạn quy trình sản xuất đều được thực hiện trên máy móc, nên đòi hỏi đội ngũ công nhân với số lượng không nhiều nhưng phải có trình độ tay nghề cao để vận hành và sử dụng máy an toàn và có hiệu quả. Quy trình sản xuất sản phẩm của công ty được mô tả qua sơ đồ sau:
  • 7. Luận văn tốt nghiệp SV: Phạm Thị Nhi_ Lớp QTKD B- K54 7 MSSV: 0924010240 Sơ đồ 1-1: Quy trình sản xuất mạch nha ở CTCP Thực Phẩm Minh Dương. Sơ đồ 1-2: Quy trình sản xuất đường Glucô ở CTCP Thực Phẩm Minh Dương. 1.3.2.Một số trang thiết bị làm việc chủ yếu của công ty năm 2012 Công ty CPTP Minh Dương sản xuất mạch nha và đường glucôza trên dây truyền đồng bộ khép kín từ khâu nguyên liệu đầu vào đến khâu đóng gói tiêu thụ sản phẩm. Mỗi công đoạn của quy trình sản xuất đều được thực hiện trên máy móc, nên đòi hỏi đội ngũ công nhân phải có trình độ tay nghề vững vàng, sự thông minh, sức sáng tạo để vận hành và sử dụng máy an toàn có hiệu quả. Tinh bột Hòa sữa Dịch hóa Đường hóa Lọc thô Tẩy màu Lọc tinhCô đặcLy tâmNghiềnĐóng gói Tiêu thụ Enzim to Enzim to Tinh bộtTinh bột Hòa sữa Dịch hóa Đường hóa Lọc thô Tẩy màu Lọc tinhCô đặcĐóng góiTiêu thụ Enzim to
  • 8. Luận văn tốt nghiệp SV: Phạm Thị Nhi_ Lớp QTKD B- K54 8 MSSV: 0924010240 Bảng 1.1 : Trang thiết bị làm việc chủ yếu của công ty CPTP Minh Dương STT Trang thiết bị ĐVT SL Năm SX Nước SX 1 Dây truyền sản xuất mạch nha Bộ 1 1995 Trung Quốc 2 Dây truyền sản xuất đường glucôza Bộ 1 1995 Việt Nam 3 Thiết bị điện Bộ 1 1995 Việt Nam 4 Thiết bị thoát nước Bộ 1 1995 Việt Nam Nhìn chung, cơ sở vật chất hiện nay của Công Ty đã phần nào đáp ứng được nhu cầu công việc, mức độ trang thiết bị cơ giới hoa trong dây chuyền sản xuất là được đối cao. Đa số các thiết bị của Công Ty đề mới và hiện đại, chủ yếu là của Việt Nam, thuộc quyền sở hữu của Công ty nên thuận lợi vì giúp Công ty chủ động hơn trong quá trình sản xuất hoạt động kinh doanh, quá trình sản xuất được diễn ra một cách liên tục và nhịp nhàng. 1.4.Tình hình tổ chức quản lý sản xuất và lao động của Công Ty Cổ Phần Thực Phẩm Minh Dương 1.4.1.Cơ cấu tổ chức, bô máy quản lý của Công ty CTCP Thực Phẩm Minh Dương tổ chức bộ máy quản lý theo mô hình đa bộ phận với cơ cấu trực tuyến – chức năng bao gồm ban lãnh đạo và các phòng ban trực thuộc quản lý và phục vụ sản xuất. Tại trụ sở chính, ban lãnh đạo hoạt động gồm các chức vụ quan trọng từ trên xuống dưới. Tại đây các kế hoạch về hoạt động sản xuất, các chiến lược kinh doanh được ban lãnh đạo công ty bao gồm tổng giám đốc,trợ lý cùng các phòng ban chức năng… cùng thảo luận, bàn bạc, trao đổi các vấn đề phức tạp. Tổng giám đốc là người đưa ra quyết định cuối cùng. Sau đó, những quyết định quản lý do các phòng ban nghiên cứu, đề suất khi được thủ trưởng thông qua, biến thành mệnh lệnh được truyền xuống cấp dưới theo trực tuyến đã quy định Các phòng ban chức năng có trách nhiệm tham mưu cho toàn bộ hệ thống trực tuyến. Để đạt được mục tiêu trên công ty đã thiết lập cho mình một cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý DN tương đối hợp lý, vừa phát huy năng lực chuyên môn của các bộ phận chức năng, vừa đảm bào quyền hạn chỉ huy của hệ thống trực tuyến.
  • 9. Luận văn tốt nghiệp SV: Phạm Thị Nhi_ Lớp QTKD B- K54 9 MSSV: 0924010240 Sơ đồ: 1-3: SƠ ĐỒ BỘ MÁY CÔNG TY. Mô hình cơ cấu bộ máy quản lý của Công ty được áp dụng theo kiểu cơ cấu trực tuyến chức năng đây là cơ cấu được áp dụng rộng rãi cho mọi doanh nghiệp. Theo cơ cấu này người lãnh đạo doanh nghiêp được sự giúp đỡ của lãnh đạo chức năng để chuẩn bị các quyết định hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện các quyết định. Người lãnh đạo doanh nghiệp vẫn chịu trách nhiệm về mọi mặt công việc và toàn quyền quyết định trong phạm vi doanh nghiệp. Việc truyền mệnh lệnh vẫn theo tuyến đã quy định.Với kế hoạch được lập một cách đầy đủ, chi tiết xuống từng phòng ban, từng chức vụ lãnh đạo ở mỗi nhà máy, phân xưởng, từng ca sản xuất.. nên đã tạo đươc sự gắn bó mật thiết giữa cấp trên với cấp dưới - một yếu tố quan trọng để đạt được hiệu quả cao trong công tác quản lý, điều hành DN. Với sự phân công, phân nhiệm rõ ràng đến từng nhân viên, công ty còn dễ dàng trong việc kịp thời phát hiện, ngăn ngừa những sai lầm, đồng thời còn nhanh chóng tìm ra được các giải pháp giải quyết phù hợp. Từ đó tạo cho DN một căn cứ quan trọng để đề bạt, thuyên chuyển, khen thưởng đúng đối tượng. Ngoài ra với việc tổ chức bộ máy quản lý DN hợp lý, phù hợp với trình độ và năng lực của nhân viên, công ty còn Giám đốc Phó giám đốc SX Phó giám đốc KT Phòng TCHC - BV Phòng kinh doanh Phòng tài vụ Phòng kỹ thuật Phân xưởng chuẩn bị sản xuất Phân xưởng sản xuất 5 Phân xưởng sản xuất 4 Phân xưởng sản xuất 3 Phân xưởng sản xuất 2 Phân xưởng sản xuất 1 Phân xưởng sản xuất 6
  • 10. Luận văn tốt nghiệp SV: Phạm Thị Nhi_ Lớp QTKD B- K54 10 MSSV: 0924010240 góp phần giảm thiểu được chi phí nhân công của mình. Đó là một điều kiện tốt để có thể hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi thế cạnh tranh cho DN trên thị trường. a- Ban Giám Đốc: - Giám Đốc: là người có quyền hạn cao nhất Công ty có trách nhiện điều hành, chỉ đạo mọi hoạt động của Công ty và chịu trách nhiệm chính trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp và làm nghĩa vụ đối với Nhà nước theo luật định. - Các Phó Giám Đốc: Có chức năng giúp việc cho Giám đốc là bộ máy tham mưu trong hoạt động sản suất kinh doanh của Công ty và trực tiếp quản lý một số phòng ban, phân xưởng trong Công ty. + Phó Giám đốc kinh doanh: Trực tiếp chỉ đạo các phòng ban khối nghiệp vụ, phụ trách công tác tài chính, đời sống và chế độ chính sách của Công ty. + Phó giám đốc kỹ thuật: Trực tiếp chỉ đạo khâu khoa học kỹ thuật, trang thiết bị đổi mới công nghệ, chất lượng sản phẩm, an toàn sản suất. + Phó giám đốc sản suất: Chịu trách nhiệm về mọi mặt hoạt động sản xuất của Công ty, trực tiếp quản lý một số phòng ban. b- Hệ thống các phòng ban chức năng: 1/ Phòng Kế toán - thống kê: Chịu trách nhiệm chính về mọi hoạt động tài chính của Công ty. Quản lý và sử dụng vốn để sản xuất kinh doanh có hiệu quả, đảm bảo nghĩa vụ giao nộp với Nhà nước, duyệt cấp phát, mua, bán vật tư, quản lý mọi nguồn thu, chi trong doanh nghiệp. 2/ Phòng Tổ chức LĐ- TL: Ban hành tiêu chuẩn về lao động, xây dựng và ban hành qui chế trả lương, trả thưởng, ban hành các định mức lao động, nội qui kỷ luật lao động. Ngoài ra phòng TCLĐ- TL còn phải xây dựng và có kế hoạch đào tạo cán bộ, công nhân thợ bậc cao cho Công ty để phù hợp với điều kiện sản xuất theo từng thời kỳ. 3/ Phòng Sản xuất kinh doanh: Tham mưu về kế hoạch sản xuất kinh doanh, khai thác thị trường, tiêu thụ sản phẩm, phối kết hợp với các đơn vị trong Công ty đảm bảo tính đồng bộ cho sản xuất. 4/ Phòng Vật tư: Lập kế hoạch, tìm nguồn mua sắm vật tư cho sản xuất, tổ chức dự trữ, bảo quản cất giữ vật tư, tổ chức cấp phát vật tư phục vụ kịp thời cho sản xuất. 5/ Văn phòng Giám đốc: Làm tốt công tác đối ngoại và giao dịch, công tác thi đua, công tác quản trị, công tác truyền thanh của Công ty.
  • 11. Luận văn tốt nghiệp SV: Phạm Thị Nhi_ Lớp QTKD B- K54 11 MSSV: 0924010240 6/ Phòng Bảo vệ, quân sự: Chịu trách nhiệm làm công tác bảo vệ, quân sư, bảo đảm an ninh trong sản xuất. 7/ Phòng Kỹ thuật: Chịu trách nhiêm toàn bộ về kỹ thuật, khoa học công nghệ, sáng kiến cải tiến kỹ thuật phục vụ sản xuất, nghiên cứu chế tạo sản phẩm mới, kết hợp với phòng sản xuất kinh doanh tìm nguồn hàng mới. 8 / Phòng kiểm toán:Kiểm soát hoạt động tài chính của Công ty. 1.4.2.Chế độ làm việc của Công ty - Chế độ làm việc các phòng ban là 6 ngày/ tuần, mỗi ngày làm 8h, nghỉ chủ nhật - Một ngày làm việc của cán bộ công nhân viên là 2h ca, thời gian nghỉ giữa ca là 1h30. + Theo lịch mùa hè: sáng 7h30 – 11h30, giờ nghỉ 11h30 – 13h00, chiều làm từ 13h00 – 17h00 + Theo lịch mùa đông : sáng làm 8h00-12h00, nghỉ trưa từ 12h00- 13h30, chiều làm từ 13h30- 17h30 - Thời gian nghỉ phép, nghĩ lễ, Tết, ốm đau, thai sản được tuân thủ theo đúng Luật lao động, đảm bảo quyền lợi cho người lao động. Khi co yêu cầu về tiến độ sản xuất kinh doanh thì nhân viên trong Công ty có trách nhiệm làm thêm giờ và Công ty có những quy định đảm bảo quyền lợi cho người lao động theo qui định của nhà nước và có chế độ đãi ngộ thỏa đáng. 1.4.3.Tình hình sử dụng lao động của Công ty Bảng 1.2 : Thống kê trình độ lao động CTCP TP Minh Dương năm 2011 - 2012 STT Chuyên môn 2011 2012 So sánh SL (Người) CC (%) SL (Người) CC (%) (+;-) % 1 Trên đại học 2 0,71 5 1,25 3 150 2 Đại học 58 16,43 60 15 2 3,45 3 Cao đẳng 45 12,86 45 11,25 0 0 4 Trung cấp 8 2,14 5 1,25 -3 -37,5 5 Phổ thông 241 69,29 285 71,25 44 18,26 6 Tổng 350 100 400 100 50 14,29 Với tổng số 400 cán bộ công nhân viên trong đó, số lượng cán bộ có trình độ đại học và sau đại học chiếm 16,25 %, cán bộ có trình độ cao đẳng chiếm 11,25%, trung cấp chiếm 1,25 % và còn lại là lao động phổ thông chiếm 71,25 %.Đa số các cán bộ công nhân viên có trình độ chuyên môn và tay nghề cao. Mức độ công việc đơn giản nên không cần quá nhiều cán bộ có trình độ trung cấp, sẽ gây một khoản chi phí khá lớn cho việc chi trả chi phí nhân công. Đặc điểm lao động Công ty:
  • 12. Luận văn tốt nghiệp SV: Phạm Thị Nhi_ Lớp QTKD B- K54 12 MSSV: 0924010240 - Đặc thù công việc của Công ty là sản xuất theo dây truyền khép kín. Chính vì thế mà kết cấu lao động giữa nam và nữ trong công ty hài hòa và hợp lý. Nữ chiếm 52,12 %. - Tuổi đời lao động chủ yếu từ 25 đến 40 tuổi chiếm 55% thể hiện Công ty có nguồn lao động trẻ dồi dào về sức khỏe và sự nhiệt huyết. Năm 2012 vừa qua Công ty gặp nhiều khó khăn nhưng Công ty vẫn cố gắng đảm bảo đầy đủ chế độ cho cán bộ công nhân viên và có những chính sách lương thưởng hợp lý tạo động lực , tinh thần hăng say lao động. Bảng thống kê độ tuổi lao động của Công Ty Cổ Phần Thực Phẩm Minh Dương năm 2010 – 2012 STT Tuổi 2010 2011 2012 So sánh (%) SL (Người) CC (%) SL (Người) CC (%) SL (Người) CC (%) 11- th10 12- th11 1 Dưới 25 120 36,92 135 38,57 145 36,25 1,65 -2,32 2 Từ 25 - 40 188 57,69 195 55,71 220 55 -1,98 -0,71 3 Trên 40 17 5,38 20 5,72 35 8,75 0,34 3,03 4 Tổng 325 100 350 100 400 100 0 0 1.5.Phương hướng phát triển của Công ty Cổ Phần Thực Phẩm Minh Dương trong tương lai Công ty xác định mục tiêu chiến lược sản xuất kinh doanh cho tương lai: Tiếp tục tập trung mọi nguồn lực để nâng cao năng lực sản xuất sản phẩm đảm bảo năng lực sản phẩm đảm bảo năng suất chất lượng hiệu quả, mở rộng thêm thị trường tiêu thụ sản phẩm. Phát triển các lĩnh vực sản phẩm có lợi thế đủ sức cạnh tranh trên thị trườn mang lại lợi ích kinh tế cao. Cùng với sự phát triển đi lên của xã hội, Công ty Cổ Phần
  • 13. Luận văn tốt nghiệp SV: Phạm Thị Nhi_ Lớp QTKD B- K54 13 MSSV: 0924010240 Thực Phẩm Minh Dương không ngừng hoàn thiện mình để có thể đáp ứng trong nền kinh tế thị trường. Với mục tiêu cải thiện đời sống cho CBCNV,gia tăng lợi nhuận, góp phần thúc đẩy nền kinh tế xã hội. Ban lãnh đạo xí nghiệp đã đề ra phương hướng phát triển trong những năm tới như sau: - Đẩy mạnh sản xuất, tiêu thụ hàng năm phải tăng tăng so với năm trước. Chất lượng hàng hoá cũng phải được nâng cao, nhất là cải tiến mẫu mã sản phẩm, cố gắng chiếm lĩnh thị trường nội địa, nâng cao xuất khẩu, tranh thủ vốn, công nghệ trình độ quản lý của nước ngoài, đảm bảo việc làm ổn định cho CBCNV của xí nghiệp. - Tìm những nguồn vốn có lợi nhất, thực hiện các mục tiêu đã đề ra, chú trọng phát huy tốt các thiết bị đã đầu tư làm cơ sở vững chắc để sản xuất. - Tiếp tục đổi mới và củng cố tổ chức theo hướng gọn nhẹ mà công tác quản lý lại đạt hiệu quả cao, phù hợp với tính năng động của cơ chế thị trường. Tăng cường bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ, chú trọng tài năng và phẩm chất của người cán bộ, khẩu trương xây dựng đội ngũ cán bộ có năng lực để thực hiện nhiệm vụ của xí nghiệp trong giai đoạn mới. - Mở rộng thị trường tiêu thụ,gia tăng thị phần cho công ty. Những phương hướng phát triển nêu trên thể hiện đầy đủ ý chí quyết tâm đem lại sự hưng thịnh cho công ty. Tuy trước mắt còn rất nhiều khó khăn song với sự điều hành và quản lý tài năng của các nhà quản lý của Công ty Cổ Phần Thực Phẩm Minh Dương sẽ gặt hái được nhiều thành công.
  • 14. Luận văn tốt nghiệp SV: Phạm Thị Nhi_ Lớp QTKD B- K54 14 MSSV: 0924010240 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Qua phần tìm hiểu chung về Công ty Cổ Phần Thực Phẩm Minh Dương, em nhận thấy một số thuận lợi và khó khăn của công ty trong hoạt động sản xuất kinh doanh như sau: *Thuận lợi: - Công ty Cổ Phần Thực Phẩm Minh Dương là công ty gia nhập nền thị trường kinh tế Việt Nam khá lâu đời, có bề dầy kinh nghiệm trong sản xuất cũng như quản lý, hoạt động sản xuất kinh doanh hợp lý. - Công ty nằm trên địa bàn xã Di Trạch, gần với trung tâm văn hóa, thủ đô của cả nước, đồng thời cũng là vùng đồng bằng phù sa màu mỡ thuận lợi trong công tác thu thập thông tin, quảng bá hình ảnh Công ty, thuận tiện trong việc tìm kiếm khác hàng và đối tác kinh doanh, cũng như có lợi thế về nguồn lao động dồi dào, chất lượng cao. Sự phát triển kinh tế nông nghiệp, lương thực thực phẩm cung cấp tại chỗ cho Công ty những sản phẩm chất lượng cao, giá rẻ, chi phí thấp và luôn linh động, sẵn sàng cho sản xuất. - Công ty có chính sách đào tạo, bồi dưỡng, tuyển dụng nguồn nhân lực một cách hợp lý, có chế độ làm việc hợp lý, có chính sách trả lương theo năng lực làm việc kèm theo là những chế độ thưởng hàng kỳ và thưởng đột xuất cho tập thể, các nhân có kết quả làm việc gia tăng hiệu quả hoặc có sáng tạo trong phương pháp làm việc..tạo sự phấn khích trong công việc cho toàn thể CBCNV trong Công ty. - Đội ngũ cán bộ điều hành và cán bộ kỹ thuật giỏi, công nhân lành nghề, sử dựng dụng cụ chuyên dụng, máy móc thiết bị hiện đại,bố trí nhân lực, tổ chức khoa học hợp lý giúp tăng năng suất lao động, - Có sự phối hợp chặt chẽ giữa cấp quản lý với bộ phận công nhân về chuyện môn kinh nghiệm lẫn sự nhiệt tình sáng tạo, tinh thần đoàn kết thống nhất trong ý chí và hành động tạo ra sức mạnh tổng hợp vượt qua khó khăn, từng bước ổn định phát triển. *Khó khăn. - Năm 2012 Chính phủ thực hiện một số Nghị quyết cắt giam chỉ tiêu, những vốn đầu tư bị ứ đọng, công ăn việc làm suy giảm, làm chậm tiến độ sản xuất sản phẩm. - Kinh tế khủng hoảng, tín dụng thắt chặt, thị trường kinh doanh trầm lắng một thời gian khá dài, gây khó khăn cho việc sản xuất và tiêu thụ hàng hóa nhanh chóng. - Việc quản lý chất lượng , kỹ thuật tiến độ chưa cao. Công tác nội nghiệp và nghiệm thu, than toán, cập nhật số liệu, chứng từ mặc dù đã có những chuyển biến nưng vẫn còn chậm và yếu dẫn đến một số công trình còn bị chậm tiến độ, hiệu quả thấp. Để hiểu rõ nguyên nhân của những khó khăn mà Công ty gặp phải cũng như những thuận lợi hiện có trong hoạt động kinh doanh của Công ty, chúng ta tiến hành phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty ở chương tiếp theo của luận văn.
  • 15. Luận văn tốt nghiệp SV: Phạm Thị Nhi_ Lớp QTKD B- K54 15 MSSV: 0924010240 CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH KINH TẾ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM MINH DƯƠNG NĂM 2012
  • 16. Luận văn tốt nghiệp SV: Phạm Thị Nhi_ Lớp QTKD B- K54 16 MSSV: 0924010240 Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là quá trình nghiên cứu một cách toàn diện và có căn cứ khoa học về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, bằng các phương pháp phân tích khác nhau trên cơ sở các số liệu thống kê có liên quan đến điều kiện sản xuất kinh doanh nhằm đưa ra những kết luận về thực trạng của sản xuất kinh doanh. Chỉ ra những tiềm năng còn có thẻ khai thác và những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Việc phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh ngoài mục đích là giúp cho các doanh nghiệp đánh giá đúng tình trạng của hoạt động sản xuất kinh doanh trong hiện tại, chỉ ra những ưu nhược điểm và định ta đường lối phát triển nhằm tạo ra hiệu quả kinh tế cao nhất của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, phân tích hoạt động sản xuất kinh doành còn nằm trong mối liên hệ với các nọi dung khác của công tác quản lý cụ thể là: - Đối với công tác kế hoạch hóa: phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh là công cụ để điều chỉnh tiến hành sản xuất kinh doanh, là cơ sở cho việc đánh giá tổng kết việc thực hiện kế hoạch. - Đối với công tác hạch toán kinh tế: Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh giúp đánh giá một cách đúng đắn, hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh từ đó chỉ ra những tiềm năng còn có thể tận dụng để nâng cao hiệu quả. Trong điều kiện sản xuất kinh doanh dưới cơ chế thị trường, để tồn tại và phát triển đòi hỏi các doanh nghiệp sản xuất phải có lãi. Để đạt được điều đó các doanh nghiệp phải xác định được phương hướng và mục đích đầu tư, biện pháo sử dụng các điệu kiện sẵn có về các nguồn lực. Muốn vậy các doanh nghiệp cần nắm được các nhân tố ảnh hưởng, mức độ và xu hướng tác động của từng nhân tố đến hiệu quả kinh doanh. Điều này chỉ thực hiện trên cơ sở phân tích kinh doanh, nên có thể nói phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh là không thể thiếu đối với bất kỳ doanh nghiệp nào. 2.1.Đánh giá chung hoạt động sản xuất kinh doanh cuả Công Ty Cổ Phần Thực Phẩm Minh Dương. Việc đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Thực Phẩm Minh Dương nhằm tìm hiểu một cách cụ thể về tình hình sản xuất kinh doanh chung của Công ty hiện nay, thông qua một số chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chủ yếu có thể xem xét và nhìn nhận được toàn diện, chính xác nhất mọi mặt của Công ty. Qua bảng 2-1 em xin đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh chung thông qua một số chỉ tiêu năm 2012 của Công ty cổ phần Thực Phẩm Minh Dương như sau:
  • 17. Luận văn tốt nghiệp SV: Phạm Thị Nhi_ Lớp QTKD B- K54 17 MSSV: 0924010240 Bảng phân tích các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu năm 2011 của Công ty Cổ phần thực phẩm Minh Dương Bảng 2-1 TT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012 So sánh TH 12/TH 11 So sánh TH12/KH 12 KH TH ( +;-) % (+;-) % 1 Khối lượng sp tiêu thụ Tấn 373 2.190 2.293 1.920 515,35 103 4,69 Mạch Nha Tấn 182,11 2050,235 2142,5 1.960 1076,49 92 4,50 Gluco Tấn 190,5 89,72 96,1 -94 -49,53 6 7,16 Maltodextrin Tấn 0 50,083 54,1375 54 4 8,10 2 Khối lượng sp sản xuất Tấn 558,915 3.315,598438 2.997,246438 2.438 436,26 -318 -9,60 Mạch Nha Tấn 273 3095,91 2814,47 2.541 930,32 -281 -9,09 Gluco Tấn 286 137,46 119,53 -166 -58,17 -18 -13,04 Maltodextrin Tấn 0,00 328,91 63,25 63 #DIV/0! -266 -80,77 3 Tổng doanh thu Đồng 25.900.254.442,26 29.487.189.019,29 33.131.673.055,38 7.231.418.613 27,92 3.644.484.036 12,36 4 Tổng giá trị sản xuất Đồng 25.382.249.353,42 28.897.445.238,90 32.469.039.594,27 7.086.790.241 27,92 4 Tổng tài sản bq Đồng 7.515.230.012,18 9.293.140.672,30 10.137.264.065,03 2.622.034.053 34,89 844.123.393 9,08 TSNH bq Đồng 6.887.438.574,55 9.464.240.469,30 2.576.801.895 37,41 9.464.240.469 TSDH bq Đồng 640.043.440,55 673.023.595,73 32.980.155 5,15 673.023.596 4 Tổng số lao động Người 350,00 360,00 400,00 50 14,29 40 11,11 5 Tổng quỹ lương Đồng 10.878.106.866 12.384.619.388 13.915.302.683 3.037.195.818 27,92 1.530.683.295 12,36 6 Tiền lương bình quân Đ/ng- năm 31.080.305,33 34.401.720,52 34.788.256,71 3.707.951 11,93 386.536 1,12 7 NSLĐ bình quân Đ/ng- năm 148.001.454 163.817.716,8 165.658.365,3 17.656.911 11,93 1.840.649 1,12 8 Tổng giá thành Đồng 4.037.405.000 15.850.046.611 16.802.910.938 12.765.505.938 316,18 952.864.326 6,01 9 Tổng lợi nhuận trước thuế Đồng 1.333.117.063 1.300.221.212 1.311.364.046 -21.753.016 -1,63 11.142.834 0,86 10 Lợi nhuận sau thuế Đồng 999.837.797 975.165.909 983.523.035 -16.314.762 -1,63 8.357.126 0,86 11 Nộp NSNN Đồng 29.312.098,33 20.226.443 29.120.540,85 -191.557 -0,65 8.894.098 43,97
  • 18. Luận văn tốt nghiệp SV: Phạm Thị Nhi_ Lớp QTKD B- K54 18 MSSV: 0924010240 Qua bảng 2-1 thể hiện sự so sánh kết quả đạt được của năm 2012 với năm 2011 và so với kế hoạch năm 2012. - Doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty năm 2012 là 33131673055,38 đồng tăng so với kế hoạch là 3.644.484.036 đồng tương ứng với tỷ lệ là 12,36 % ,tăng so với thực hiện năm 2011 là 7.231.418.613 đồng tương ứng với 27,92 % . Khi tổng giá thành giảm, doanh thu tăng chứng tỏ giá bán của các sản phẩm doanh nghiệp ngày càng tăng lên. Nguyên nhân do khách quan. - Tổng số cán bộ công nhân viên của công ty năm 2012 là 400 người tăng 40 người so với kế hoạch năm 2012 vàn tăng 50 người so với năm 2011 tương ứng với mức tăng là 11,11 % và 14,29 %.Điều này chứng tỏ trong năm 2012 công ty đã có những thay đổi trong số lượng công việc sắp xếp lại lao động. Công ty cần phải có những sắp xếp hợp lý để hoạt động của công ty diễn ra được bình thường. - Về phần tài sản ta thấy : Tổng giá trị tài sản bình quân của công ty năm 2012 là 10.137.264.065 đồng tăng so với kế hoạch đặt ra là 844.123.393 đồng tương ứng với 9,08 %, tăng so với thực hiện năm 2011 là 2.622.034.053 đồng tương ứng với 34,89 %. Nguyên nhân chủ yếu là tài sản ngắn hạn năm 2012 tăng mạnh đạt là 9.462.240.469 đồng tăng so với kế hoạch đặt ra là 1.358.072.910 đồng tương ứng với 12,36 %, tăng so với thực hiện 2011 là 2.576.801.295 đồng tương ứng với 37,41 % . Trong khi tài sản dài hạn của công ty năm 2012 là 673.023.595 đồng tăng so với kế hoạc năm 2012 là 73.886.068 đồng tương ứng với 12,33 % , tăng so với thực hiện năm 2011 là 32.980.155 đồng tương ứng với 5,15 %. - Năng suất lao động của công ty cho 1 CBCNV tính theo giá trị thực hiện năm 2012 là 165.658.365,30 đ/người- năm tăng so với kế hoạch là 1.840.649đ/ người- năm tương ứng với 1,12 % .Tuy nhiên tăng so với thực hiện năm 2011 là 17.656.911 đ/người- năm tương ứng với 11,93 %.Như vậy chứng tỏ rằng công ty đã tổ chức hệ thống quản lý tốt trong hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn công ty.Năng suất lao động của CBCNV trong toàn công ty trong năm 2012 tăng so với năm 2011. - Tổng quỹ lương thực hiện năm 2012 của công ty là 13.915.302.683 đ tăng so với kế hoạch là 1.530.683.295 đ tương ứng với 12,36 % ,tăng so với thực hiện năm 2011 là 121.3.037.195.818 đ tương ứng với 27,92 %. Tiền lương bình quân của 1 CBCNV trong công ty năm 2012 là 34788256,71 đ/người-năm tăng so với năm 2011 là 3.707.951 đ/người-năm tương ứng với 11,93 %. Trong năm 2012 mặc dù số lượng công nhân của toàn công ty giảm 20 người nhưng tổng quỹ lương và tiền lương bình quân của CBCNV trong công ty tăng lên nguyên nhân là do giá cả thị trường tăng đòi hỏi công ty phải trả lương cho người lao động lớn hơn để trang trải được cuộc sống. - Lợi nhuận trước thuế của công ty năm 2012 là 1.311.364.046 đ giảm so với thực hiện năm 2011 là 21.753.016 đ tương ứng với 1,63%.Trong năm 2012 tổng doanh thu của toàn công ty tăng lên tuy nhiên lợi nhuận của công ty lại giảm đi.
  • 19. Luận văn tốt nghiệp SV: Phạm Thị Nhi_ Lớp QTKD B- K54 19 MSSV: 0924010240 Điều này do rất nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân chủ yếu là trong năm 2012 công ty đã không có những biện pháp để tiết kiệm nguyên liệu, tiết kiệm chi phí sản xuất làm cho chi phí sản xuất của toàn công ty làm giảm đáng kể lợi nhuận của công ty. Trong năm 2013 công ty cần có những biện pháp nhằm tiết liệm chi phí giảm giá thành sản xuất để hoạt động sản uất kinh doanh của công ty thực sự hiệu quả. - Tình hình kinh tế không khả quan, lượng tiền nộp ngân sách nhà nước của công ty trong 2 năm qua ngày càng giảm. Tóm lại với các chỉ tiêu đã phân tích ở trên ta thấy các chỉ tiêu doanh thu, tổng quỹ lương, tiền lương bình quân CBCNV, năng suất lao động của công ty đều tăng. Tuy nhiên lợi nhuận thì lại giảm chứng tỏ trong năm 2012 công ty hoạt động chưa thực sự hiệu quả.Vấn đề đặt ra trong năm 2012 là công ty phải có những biện pháp khắc phục, tiết kiệm chi phí giảm giá thành sản xuất để tăng lợi nhuận cho công ty để cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty thực sự có hiệu quả. Công ty cần phải có những kế hoạch trong ngắn hạn trung hạn và dài hạn hợp lý để tận dụng đưcọ những lợi thế tối đa và khắc phục những điểm yếu còn đang tồn tại trong công ty nhằm tạo ra những thế mạnh trong một thị trường cạnh tranh khốc liệt và biến đổi khó lường như hiện nay. 2.2.Phân tíchtình hình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần thực phẩm Minh Dương năm 2012 2.2.1.Phân tích giá trị sản lượng sản phẩm sản xuất theo mặt hàng. Trong sản xuất kinh doanh, muốn tăng doanh thu và lợi nhuận thì đáp ứng được khối lượng sản phẩm theo nhu cầu của khách hàng là chưa đủ, cần phải đáp ứng được cả yêu cầu về mặt hàng và chất lượng sản phẩm. Dựa vào bảng 2-3 bên dưới ta có thể thấy Mạch Nha là sản phẩm chủ đạo của Công ty. Năm 2012, giá trị sản lượng sản xuất Mạch Nha đạt 26.387.588.478 đồng tăng 4.221.270.118 đồng so với năm 2011 tương ứng là 19,04 %. Tăng 2.980.657.835 đồng so với kế hoạch năm 2011 tương ứng tăng 12,73 %. Sản phẩm chủ đạo đứng thứ hai của công ty là Maltodextrin năm 2012 đạt 4.143.049.452 đồng tăng 400.830.294 đồng so với năm 2011 tương ứng với 10,71 %. Sản phẩm Glucozo của Công ty trong năm 2012 đã không còn trở thành sản phẩm chính thứ hai, giá trị kinh tế mang lại không cao nên năm 2012, công ty đã có xu hướng điều chỉnh giảm sản lượng sản xuất của sản phẩm này xuống. Nguyên nhân, Glucozo trên thị trường ngày càng cạnh tranh và trở nên bão hòa, trong khi Mltrodextrin mới được đưa vào thị trường, một sản phẩm mới với nhiều khởi sắc đã mang lại giá trị kinh tế cao cho công ty. Kết cấu giá trị sản lượng của các sản phẩm trong công ty năm qua cũng thay đổi rõ rệt. Sảm phẩm mạch nha năm 2012 chỉ chiếm 81,27 % giảm 6,06 % so với kết cấu năm 2011. Sản phẩm đường gluco năm 2012 giảm xuống còn 5,97 % trong tổng giá trị. Maltodextrin là sản phẩm mới được đưa vào sản xuất tuy nhiên lại chiếm một tỉ trọng rất cao trong tổng giá trị sản lượng là 12,76 %.
  • 20. Luận văn tốt nghiệp SV: Phạm Thị Nhi_ Lớp QTKD B- K54 20 MSSV: 0924010240 Bảng tình hình sản xuất các sản phẩm của Công ty CPTP Minh Dương năm 2012 Bảng 2-2 Sản phẩm / Tháng Mạch Nha Đường gluco Maltodextrin Sản lượng ( Tấn ) Cơ cấu (%) Sản lượng ( Tấn ) Cơ cấu (%) Sản lượng ( Tấn ) Cơ cấu (%) 1 363,41 12,91 8,8 7,36 2,03 3,21 2 100,55 3,57 6,6 5,52 1,74 2,76 3 117,13 4,16 7,34 6,14 4,31 6,82 4 175,79 6,25 7,87 6,59 3,63 5,74 5 158,67 5,64 11,10 9,29 6,43 10,17 6 129,91 4,62 10,55 8,83 6,9 10,91 7 148,05 5,26 13,57 11,35 4,76 7,53 8 187,39 6,66 10,77 9,02 5,59 8,84 9 278,69 9,9 11,66 9,75 7,15 11,31 10 355,02 12,61 9,79 8,19 7,41 11,72 11 393,92 14 10,06 8,42 7,47 11,81 12 405,91 14,42 11,39 9,53 5,81 9,19 Cộng 2814,46 100 119,53 100 63,25 100
  • 21. Luận văn tốt nghiệp SV: Phạm Thị Nhi_ Lớp QTKD B- K54 21 MSSV: 0924010240 Phân tích kết cấu giá trị sản lượng sản xuất theo mặt hàng Bảng 2-3 Năm/ Sản phẩm 2011 2012 So sánh TH 12/TH11 So sánh TH 12/ KH 12 KH TH (+;-) % (+;-) %Gía trị (VNĐ ) Cơ cấu (%) Gía trị (VNĐ) Cơ cấu (%) Gía trị (VNĐ) Cơ cấu (%) 1 Mạch Nha 22.166.318.360 87,33 23.406.930.644 81 26.387.588.478 81,27 4.221.270.118 19,04 2.980.657.835 12,73 2 Đường Gluco 3.215.930.993 12,67 1.748.295.437 6,05 1.938.401.664 5,97 -1.277.529.329 -39,73 190.106.227 10,87 3Maltodextrin 0 0 3.742.219.158 12,95 4.143.049.452 12,76 4.143.049.452 400.830.294 10,71 Tổng 25.382.249.353 100 28.897.445.239 100 32.469.039.594 100 7.086.790.241 27,92 3.571.594.355 12,36 Hình 2.1 Tình hình kết cấu sản lượng sản phẩm công ty 2011- 2012
  • 22. Đồ án tốt nghiệp SV: Phạm Thị Nhi_ Lớp QTKD B- K54 22 MSSV: 0924010240 Bảng phân tích tình hình sản xuất sản phẩm theo số lượng Công ty CPTP Minh Dương năm 2011 – 2012 Bảng 2-4 Sản phẩm ĐVT Năm 2011 Năm 2012 so sánh TH 12/TH11 so sánh TH 12/KH 12 KH TH +; - % +; - % Mạch Nha Tấn 273,17 12383,65 11257,86 10984,70 4021,27 -1125,79 -9,09 Đường Gluco Tấn 285,75 549,83 478,12 192,37 67,32 -71,72 -13,04 Maltodextrin Tấn 0,00 328,91 10120,42 10120,42 9791,51 -23,08 2.2.2.Phân tích giá trị sản lượng theo thời gian Bảng giá trị sản lượng sản xuất theo thời gian năm 2012 của Công ty cổ phần thực phẩm Minh Dương Đvt : Đồng Bảng 2-5 Tháng Năm 2012 So sánh KH TH ( +; -) % 1 318.215.769 282.857.285 -35.358.483 -11,11 2 509.145.229 530.359.033 21.213.804 4,17 3 763.717.845 954.648.208 190.930.363 25,00 4 254.572.616 318.216.069 63.643.453 25,00 5 572.788.385 601.073.355 28.284.970 4,94 6 763.717.845 919.289.424 155.571.579 20,37 7 2.545.726.160 3.182.160.694 636.434.534 25,00 8 636.431.537 1.060.718.067 424.286.530 66,67 9 7.000.746.926 4.213.994.304 -2.786.752.622 -39,81 10 1.909.294.606 3.494.405.708 1.585.111.102 83,02 11 7.000.746.926 4.095.479.062 -2.905.267.863 -41,50 12 7.000.746.926 13.211.684.680 6.210.937.754 88,72 Cả năm 28.897.445.239 32.469.039.594 3.571.594.355 12,36 Qua bảng số liệu 2-5 ta thấy, tổng giá trị sản xuất tăng 3.571.594.355 đồng so với kế hoạch tương ứng mức tăng là 12,36 %. Nguyên nhân là do giá trị sản xuất của tất cả các sản phẩm các tháng trong năm đều tăng từ tháng 1, tháng 9 và tháng 12. Những tháng này là thời điểm chuyển giao mùa nên nhu cầu về thực phẩm cũng thay đổi theo hay có một vài thay đổi về nhân sự làm gián đoạn quá trình sản xuất kinh doanh, đây cũng là thời điểm sửa chữa máy móc…, chính vì thế mà nhà sản xuất còn dè chừng để tránh trường hợp sản xuất nhiều mà không bán được hoặc sản xuất thấp hơn so với kế
  • 23. Đồ án tốt nghiệp SV: Phạm Thị Nhi_ Lớp QTKD B- K54 23 MSSV: 0924010240 hoạch. Công ty cần có kế hoạch sát sao hơn nữa đề phù hợp với từng quý, từng tháng sản xuất. Để tăng tốc độ tăng trưởng của sản xuất, ngoài việc khai thác tốt mọi khả năng tiềm tàng, Công ty còn phải đảm bảo tính nhịp nhàng. Muốn vậy, Công ty phải năm chắc nhu cầu thị trường về loại sản phẩm hàng hóa đang sản xuất cung cấp cho thị trường, khai thác những khoảng trống của thị trường để luôn luôn có sản phẩm mới, đủ điều kiện thay thế những sản phẩm cũ. 2.2.3.Phân tích tình hình thiêu thụ theo mặt hàng. Bảng phân tích khối lượng tiêu thụ sản phẩm theo mặt hàng Bảng 2-6 Sản phẩm ĐVT Năm 2011 Năm 2012 so sánh TH 12/TH11 so sánh TH 12/KH 12 KH TH +; - % +; - % Mạch Nha Tấn 273 3095,91 2814,47 2.541 930,32 -281 -9,09 Gluco Tấn 286 137,46 119,53 -166 -58,17 -18 -13,04 Maltodextrin Tấn 0,00 328,91 63,25 63 -266 -80,77 Qua bảng trên ta thấy được nhu cầu tiêu dùng về sản phẩm của công ty đang ngày càng tăng lên rất cao so với năm 2011. Mức tăng của tình hình tiêu thụ kỳ thực hiện không vượt quá kỳ kế hoạch là mấy. Vì vậy công ty vượt mức kế hoạch đề ra và kế hoạch khá sát với thực tế. Bảng tình hình tiêu thụ các sản phẩm của công ty năm 2012 Bảng 2-7 Sản phẩm / Tháng Mạch Nha Đường gluco Maltodextrin Sản lượng (Tấn ) Cơ cấu (%) Sản lượng (Tấn ) Cơ cấu (%) Sản lượng (Tấn ) Cơ cấu (%) 1 330,37 15,42 7,99 8,32 1,85 3,41 2 77,34 3,61 5,99 6,24 1,52 2,8 3 114,84 5,36 6,56 6,82 3,92 7,24 4 117,19 5,47 6,40 6,66 3,30 6,1 5 137,98 6,44 8,41 8,75 4,95 9,14 6 106,48 4,97 9,59 9,98 6,27 11,59 7 132,19 6,17 9,05 9,41 4,33 8 8 157,47 7,35 9,21 9,58 4,47 8,26 9 174,18 8,13 8,15 8,48 6,50 12,01 10 230,53 10,76 7,83 8,15 4,94 9,13 11 271,67 12,68 7,51 7,81 6,79 12,54 12 292,02 13,63 9,41 9,79 5,28 9,76 Cộng 2142,5 100 96,14 100 54,13 100
  • 24. Đồ án tốt nghiệp SV: Phạm Thị Nhi_ Lớp QTKD B- K54 24 MSSV: 0924010240 2.2.4.Phân tích tình hình tiêu thụ theo khách hàng Khách hàng là yếu tố cực kỳ quan trọng quyết định sự tồn vong của tất cả các doanh nghiệp. Là người chấp nhận tiêu thụ sản phẩm của công ty đồng thời là người mang lại doanh thu và lợi nhuận cho công ty. Trong nền kinh tế thị trường thì các doanh nghiệp phải sản xuất theo sản phẩm của mình theo nhu cầu của người tiêu dùng. Mục đích của việc phân tích doanh thu theo khách hàng nhằm mục đích chỉ cho ta thấy những khách hàng nào trong năm qua tiêu thụ sản phẩm của công ty mình nhiều nhất, tình hình tăng giảm của doanh thu theo các năm để tìm ra biện pháp giữ chân họ. Tình hình tiêu thụ theo khách hàng sản phẩm Mạch Nha năm 2011- 2012 ĐVT : Tấn Bảng 2-8 Năm/Khách hàng 2011 2012 Sản lượng ( Tấn ) Cơ cấu (%) Sản lượng ( Tấn ) Cơ cấu (%) 1-CTCPBK Hải Hà 37,460027 20,57 462,22 20,16 2-CTCPBK Tràng An 18,101734 9,94 224,69 9,8 3-CTTNHH Kotobuki 16,480955 9,05 198,10 8,64 4-CTCPBK BiBiCa 16,134946 8,86 203,14 8,86 5-CTCPBK Hải Châu 15,096919 8,29 205,43 8,96 6-CTCPBK Hữu Nghị 7,64862 4,2 96,30 4,2 7-CTCPBK Tú Bình 3,915365 2,15 58,92 2,57 8-CTCPBK Thái Dương 12,966232 7,12 164,62 7,18 9-CTCPBK Đức Phúc Lợi 1,056238 0,58 9,63 0,42 10-CTCPBK ðức Phương 1,802889 0,99 22,47 0,98 11-CTCPBK Nhật Mỹ 1,201926 0,66 16,51 0,72 12-CTCPBK Đức Hạnh 8,795913 4,83 110,74 4,83 13-CTCPBK Thủ ðô 3,405457 1,87 42,88 1,87 14-KH khác 37,988146 20,86 477,13 20,81 Cộng 182,11 100 2.293 100 Dựa vào bảng 2-8 ta thấy, khách hàng ruột của sản phẩm Mạch Nha công ty năm 2011- 2012. Sự thay đổi kết cấu giữa các năm không nhiều. Khách hàng chiếm tỷ
  • 25. Đồ án tốt nghiệp SV: Phạm Thị Nhi_ Lớp QTKD B- K54 25 MSSV: 0924010240 trọng cao nhất là công ty bánh kẹo Hải Hà chiếm hơn 20%. Từ đây, doanh nghiệp nên kí kết các đơn đặt hàng của những vị khách quen thuộc công ty để đảm bảo cho việc sản xuất luôn suôn sẻ. Qua bảng 2-9, năm 2012, Công ty còn dành được sự quan tâm của nhiều công ty khắp các đia bàn làm co sản lượng tăng lên. Đây là một vị thế cho mở rộng quy mô sản xuất. Tình hình tiêu thụ theo khách hang của sản phẩm Đường Gluco năm 2011- 2012 ĐVT : kg Bảng 2-9 Khách hàng Năm 2011 Cơ cấu (%) Năm 2012 Cơ cấu (%) Cty Thuốc thú Y Hanvet – VN-Vĩnh Phúc 53.912 0,283 0,1596 0,166 Cty Thuốc thú Y Việt Nam – Hà Nội 0 0 0,0577 0,06 Cty thuốc thú y TW1- Hà Nội 9.906 0,052 0,0529 0,055 Cty dược phẩm á Châu – Hà ðông 9.335 0,049 0,0327 0,034 Cty dược phẩm Hà Thành – Hà Nội 2.477 0,013 0,0029 0,003 Cty dược Hải Dương 7.430 0,039 0,0529 0,055 Cty dược Hải Phòng 0 0 0,0154 0,016 Cty dược Vũ Duyên - Ninh Bình 13.526 0,071 0,0692 0,072 Cty dược Thái Bình 37.529 0,197 0,1336 0,139 Cty Vinacafe 1 - HN 0 0 0,0019 0,002 Cty Hải ðông - Hải Phòng 0 0 0,0221 0,023 Cty Cám Hà Việt 0 0 0,0529 0,055 Cty Cám Nam Anh 8.763 0,046 0,0577 0,06 Cty Hoàng Long- Hải Dương 15.050 0,079 0,0510 0,053 Cty ðạiPhú – Hải Dương 32.576 0,171 0,1115 0,116 DNTN Bình Minh 0 0 0,0067 0,007 Anh Sơn – Hải Dơng 0 0 0,0096 0,01 Chị Thuỷ - Thanh Sơn - Phú Thọ 0 0 0,0154 0,016 Kem Bình Dung - Hải Dương 0 0 0,0202 0,021 Kem Thuỷ Tạ- Hà Nội 0 0 0,0019 0,002 Kem Băng Kỳ Lâm – Hà Nội 0 0 0,0067 0,007 Kem Phương Linh 0 0 0,0058 0,006 Kem Minh Hải 0 0 0,0038 0,004 Cty Mỳ Hàn Quốc 0 0 0,0135 0,014 Cty Mỳ Thiên Hương 0 0 0,0048 0,005 Kem Trung Kiên-Hà ðông 0 0 0,0029 0,003 Tổng 190.500 100 96,14 100
  • 26. Đồ án tốt nghiệp SV: Phạm Thị Nhi_ Lớp QTKD B- K54 26 MSSV: 0924010240 2.2.5. Phân tích tình hình tiêu thụ theo thời gian của Công ty CPTP Minh Dương năm 2012 Tình hình tiêu thụ theo thời gian của Công ty Cổ Phần Thực phẩm Minh Dương năm 2012 ĐVT: Tấn Bảng 2-11 Sản phẩm / Tháng Mạch Nha So sánh Sản lượng TH Sản lượng KH (+; -) % 1 433,99 488,9 -54,9066126 -11,23 2 101,60 105,1 -3,51021348 -3,34 3 150,86 164,7 -13,8843387 -8,43 4 153,95 162,8 -8,85967409 -5,44 5 181,25 206,3 -25,0135827 -12,13 6 139,88 176,9 -36,9905349 -20,91 7 173,65 187,6 -13,9845364 -7,45 8 206,86 216,4 -9,525583 -4,40 9 228,82 231,5 -2,64675092 -1,14 10 302,84 337,7 -34,8315783 -10,32 11 356,87 381,5 -24,6381543 -6,46 12 383,61 436,6 -52,9398581 -12,13 Cộng 2814,47 3095,91 -281,446875 -9,09 Qua bảng 2-11 phản ánh tình hình tiêu thụ của sản phẩm Mạch Nha trong thực hiện năm 2012 giảm so với kế hoạch năm 2012 là 281,446875 tấn tương ứng với giảm 9,09 %. Một vài tháng trong năm chưa đạt mức kế hoạch đề ra. Công ty cần có những kế hoạch xây dựng chi tiết và sát sao để đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh trôi chảy.
  • 27. Đồ án tốt nghiệp SV: Phạm Thị Nhi_ Lớp QTKD B- K54 27 MSSV: 0924010240 Tình hình tiêu thụ theo thời gian của Công ty Cổ Phần Thực phẩm Minh Dương năm 2012 ĐVT: Tấn Bảng 2-12 Sản phẩm / Tháng Đường gluco So sánh Sản lượng TH Sản lượng KH (+; -) (%) 1 9,94 12,01 -2,07 -17,20 2 7,46 8,92 -1,46 -16,35 3 8,15 9,64 -1,49 -15,48 4 7,96 9,32 -1,36 -14,59 5 10,46 12,12 -1,66 -13,68 6 11,93 13,67 -1,74 -12,75 7 11,25 12,75 -1,50 -11,80 8 11,45 12,84 -1,39 -10,83 9 10,14 11,24 -1,11 -9,84 10 9,74 10,68 -0,94 -8,83 11 9,34 10,12 -0,79 -7,79 12 11,70 14,13 -2,43 -17,20 Cộng 119,53 137,46 -17,93 -13,04 Tình hình tiêu thụ gluzoco theo các tháng trong năm đều không đạt mức kế hoạch đề ra, tổng sản lượng tiêu thụ năm 2012 giảm 13,04% so với năm 2011. Chứng tỏ nhu cầu về sản phẩm này của công ty đang có hiện tượng chững lại và giảm dần. Việc điều chỉnh mức sản xuất và đánh giá nhu cầu thực về sản phẩm này là vấn đề đáng được quan tâm.
  • 28. Đồ án tốt nghiệp SV: Phạm Thị Nhi_ Lớp QTKD B- K54 28 MSSV: 0924010240 Tình hình tiêu thụ theo thời gian của Công ty Cổ Phần Thực phẩm Minh Dương năm 2012 ĐVT: Tấn Bảng 2-12 Sản phẩm / Tháng Maltodextrin So sánh Sản lượng TH Sản lượng KH (+; -) % 1 1,8 1,83 0,02 1,01 2 1,5 1,49 0,03 2,04 3 3,9 3,80 0,12 3,09 4 3,3 3,17 0,13 4,17 5 4,9 4,70 0,25 5,26 6 6,3 5,90 0,38 6,38 7 4,3 4,03 0,30 7,53 8 4,5 4,11 0,36 8,70 9 6,5 5,92 0,59 9,89 10 4,9 4,45 0,49 11,11 11 6,8 6,04 0,75 12,36 12 5,3 4,65 0,63 13,64 Cộng 54,1 50,08 4,05 8,10 Sản phẩm Maltrodextrin có sản lượng kế hoạch vượt 4,05 tấn tương đương tăng 8,1% so với kì kế hoạch. Mới bước vào thị trường, nhưng nhu cầu của người dùng về sản phẩm này có những điểm tốt. Công ty cần mở rộng quy mô sản xuất đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng.
  • 29. Đồ án tốt nghiệp SV: Phạm Thị Nhi_ Lớp QTKD B- K54 29 MSSV: 0924010240 2.2.6.Phân tích tình hình tiêu thụ theo vùng của Công ty Bảng tình hình tiêu thụ sản phẩm Mạch Nha theo vùng của công ty năm 2012 Bảng 2-13 Năm / vùng 2011 2012 So sánh Sản lượng (Tấn ) Cơ cấu (%) Sản lượng (Tấn ) Cơ cấu (%) +; - (tấn ) % 1-Nội thành Hà Nội 114,8575 63,07 1368,8 63,89 1253,99 1092 -Quận Hai Bà Trưng 69,0525 60,12 1289,8 60,2 1220,73 1768 -Quận Hoàng Mai 11,575 10,08 227,1 10,6 215,53 1862 -Quận Long Biên 16,13 14,04 297,0 13,86 280,82 1741 -Quận Cầu Giấy 18,1 15,76 328,7 15,34 310,56 1716 2-Ngoại thành Hà Nội 67,2525 36,93 773,7 36,11 706,40 1050 -Huyện Hoài ðức 63,465 94,37 2020,6 94,31 1957,13 3084 -Huyện Từ Liêm 3,4 5,05 110,8 5,17 107,37 3158 -Huyện Thanh Trì 0,3875 0,58 11,1 0,52 10,75 2775 Cộng 182,11 100 2142,5 100 1960,39 1076 Vùng chiếm thị trường rộng lớn nhất của sản phẩm Mạch Nha năm 2012 là quận Hai Bà Trưng vẫn chiếm thị trường rộng lớn nhất. Mặc dù tỉ trọng trong các năm có thay đổi tuy nhiên những thị trường chủ đạo vẫn có những chiến lược tổng hợp để có thể có những chính sách đối ngại phù hợp. Tình hình tiêu thụ sản phẩm Glucozo theo vùng của công ty năm 2012 Bảng 2-14 Năm / vùng 2011 2012 So sánh Sản lượng (Tấn ) Cơ cấu (%) Sản lượng (Tấn ) Cơ cấu (%) +; - (tấn ) % 1-Hà Nội 21,7551 11,42 18,585 19,33 -3,17 -14,57 2- Hải Dương 54,99735 28,87 25,113 26,12 -29,88 -54,34 3-Hải Phòng 0 0 3,750 3,9 3,75 4-Vĩnh Phúc 54,00675 28,35 15,873 16,51 -38,13 -70,61 5-Thái Bình 37,4904 19,68 13,374 13,91 -24,12 -64,33 6-Vùng khác 22,2504 11,68 19,450 20,23 -2,80 -12,59 Cộng 190,5 100 96,14375 100 -94,36 -49,53
  • 30. Đồ án tốt nghiệp SV: Phạm Thị Nhi_ Lớp QTKD B- K54 30 MSSV: 0924010240 2.2.7. Phân tích tính nhịp nhàng của quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của Công ty a. Phân tích tính nhịp nhàng của quá trình sản xuất Phân tích tình chất nhịp nhàng của quá trình sản xuất để xem xét mức độ thực hiện nhiệm vụ sản xuất trong kỳ chia thành các kỳ nhỏ hơn như năm chia thành các tháng, tháng chia thành các ngày… Bảng : Tình hình tiêu thụ của các sản phẩm trong Công ty CPTP Minh Dương 2012 Bảng 2-15 Tháng Năm 2012 So sánh KH (Tấn ) TH (tấn) ( +; -) % 1 166 120 -46 -28 2 265 225 -40 -15 3 398 405 7 2 4 133 135 2 2 5 298 255 -44 -15 6 398 390 -8 -2 7 133 135 2 2 8 332 450 118 36 9 365 165 -200 -55 10 99 105 5 5 11 365 360 -5 -1 12 365 285 -80 -22 Cả năm 3316 2997 -318 -10 Hình 2.2 : Biểu đồ nhịp nhàng của sản xuất của Công ty cổ phần thực phẩm Minh Dương năm 2012
  • 31. Đồ án tốt nghiệp SV: Phạm Thị Nhi_ Lớp QTKD B- K54 31 MSSV: 0924010240 Để định lượng được tính nhịp nhàng của quá trình sản xuất hơn, ta sử dụng hệ số nhịp nhàng: Hệ số nhịp nhàng tính theo công thức: Hn = 0 1 100 100 k i i xn m xn    (2-1) Trong đó: Hn: Hệ số nhịp nhàng n0 : Số tháng hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch mi : Tỷ lệ không hoàn thành kế hoạch tháng i n: số tháng trong kỳ phân tích i= 1 – k : số tháng không hoàn thành kế hoạch Hệ số nhịp nhàng= 1,135 Từ đây nhận thấy quá trình sản xuất sản phẩm của công ty diễn ra nhiều sự biến động và vượt mức kế hoạch đề ra. Công ty cần xem xét lại công tác lập kế hoạch cho sát với thực tế. Trong năm 2012, những tháng có lượng hàng hóa tiêu thụ vượt mức kế hoạch ít, đặc biệt là tháng 9. Ngoài những đơn đặt hàng thì lượng khách tự do của công ty cũng chiếm khá nhiều, công ty cần có những biện pháp phù hợp tránh tình trạng sản xuất thừa, quá nhiều không bán được gây đọng vốn, không tốt cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. b. Phân tích nhịp nhàng của quá trình tiêu thụ Bảng tình hình tiêu thụ Mạch Nha năm 2012 Bảng 2-16 Sản phẩm / Tháng Mạch Nha So sánh Sản lượng TH Sản lượng KH (+; -) % 1 316,15 338,34 -22,2 -6,56 2 74,01 72,74 1,3 1,75 3 109,89 114,01 -4,1 -3,61 4 112,15 112,67 -0,5 -0,47 5 132,04 142,74 -10,7 -7,50 6 101,90 122,40 -20,5 -16,75 7 126,50 129,85 -3,4 -2,58 8 150,69 149,75 0,9 0,63 9 166,68 160,18 6,5 4,06 10 220,61 233,68 -13,1 -5,60 11 259,97 264,02 -4,1 -1,53 12 279,45 302,11 -22,7 -7,50
  • 32. Đồ án tốt nghiệp SV: Phạm Thị Nhi_ Lớp QTKD B- K54 32 MSSV: 0924010240 Cộng 2050,235 2142,5 -92,3 -4,31 Hình 2.3 :Biểu đồ nhịp nhàng của quá trình tiêu thụ Mạch Nha năm 2012 Bảng tình hình tiêu thụ Glucoza năm 2012 Bảng 2-17 Sản phẩm / Tháng Đường gluco So sánh Sản lượng TH Sản lượng KH (+; -) (%) 1 8,00 7,84 0,16 2,04 2 6,00 5,82 0,18 3,09 3 6,56 6,29 0,26 4,17 4 6,40 6,08 0,32 5,26 5 8,41 7,91 0,50 6,38 6 9,60 8,92 0,67 7,53 7 9,05 8,32 0,72 8,70 8 9,21 8,38 0,83 9,89 9 8,15 7,34 0,82 11,11 10 7,84 6,97 0,86 12,36 11 7,51 6,61 0,90 13,64 12 9,41 9,22 0,19 2,04 Cộng 96,14 89,72 6,43 7,16
  • 33. Đồ án tốt nghiệp SV: Phạm Thị Nhi_ Lớp QTKD B- K54 33 MSSV: 0924010240 Hình 2.4 : Biểu đồ nhịp nhàng của quá trình tiêu thụ Glucozo năm 2012 Nhìn chung, tình hình tiêu thụ của các loại sản phẩm trong công ty trong năm vừa qua là vượt mức kế hoạch rất nhiều. Hệ số nhịp nhàng đều lớn hơn 1, công ty cần xem xét lại kế hoạch , chiến lược ngắn hạn của mình về tình hình tiêu thụ các sản phẩm của công ty. Nhanh chóng mở rộng quy mô sản xuất đáp ứng nhu cầu tiêu dùng. 2.3.Phân tíchtình hình sử dụng tài sản cố định Công ty Cổ Phần Thực Phẩm Minh Dương. Phân tích tình hình sử dụng tài sản cố định nhằm đánh giá qui mô và hiệu quả toàn bộ tài sản cố định ở tất cả các công tác và đánh giá một cách độc lập, đồng thời tìm ra nguyên nhân để có biện pháp sử dụng triệt để về số lượng, thời gian và công suất của máy móc thiết bị sản xuất và tài sản cố định khác góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho Công ty 2.3.1.Phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ Hiệu quả sử dụng tài sản cố định được đánh giá bằng hai chỉ tiêu sau: a.Hệ số hiệu suất sử dụng tài sản cố định ( ) Hệ số này cho biết một đồng giá trị TSCĐ trong một đơn vị thời gian đã tham gia vào làm bao nhiêu đồng doanh thu thuần.
  • 34. Đồ án tốt nghiệp SV: Phạm Thị Nhi_ Lớp QTKD B- K54 34 MSSV: 0924010240 Hhs = DDT (2-2) Vbq Trong đó: DTT: Doanh thu thuần trong kỳ Vbq : Gía trị bình quân của tài sản cố định trong kỳ phân tích ( đ ). b.Hệ số huy động tài sản cố đinh. Là chỉ tiêu nghịch đảo của Hhs : Hhđ = 1 (2-3) Hhs Ý nghĩa của H hd cho biết để sản xuất ra 1 đồng doanh thu thuần trong kỳ cần một lượng giá trị tài sản cố định là bao nhiêu. H hd càng nhỏ càng tốt. Nguyên giá TSCĐ được tính theo công thức: Gía trị bình quân TSCĐ = Nguyên giá TSCĐ đầu kỳ + Nguyên giá TSCĐ cuối kỳ (2-4) 2 Bảng đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản cố định của Công ty Cổ Phần Thực Phẩm Minh Dương Bảng 2-18 STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012 So sánh (+, - ) % 1 Doanh thu thuần Đồng 25.900.189.455 33.096.942.809 7.196.753.354 27,79 2 Nguyên giá TSCĐ đk Đồng 432.976.853 472.944.236 39.967.383 9,23 3 Nguyên giá TCĐ ck Đồng 472.944.236 499.172.641 26.228.406 5,55 4 Nguyên giá TSCĐ bq Đồng 452.960.544 486.058.439 33.097.894 7,31 5 Hệ số hiệu suất sử dụng TSCĐ đ/đ 57,17979146 68,09251765 10,912726 19,08 6 Hệ số huy động TSCĐ đ/đ 0,017488696 0,014685901 -0,002803 -16,03 So sánh hiệu quả sử dụng tài sản cố định năm 2012 và năm 2011, ta thấy hệ số hiệu suất sử dụng tài sản cố định của năm 2012 lớn hơn năm 2011 với giá trị tương đối khoảng 19,08%, chứng tỏ hiệu suất sử dụng tài sản cố định tăng. Một đồng nguyên giá tài sản cố định bỏ ra năm 2012 thu được 3,404625883 đồng doanh thu, cao hơn năm 2011 là 0,545636 đồng doanh thu. Hệ số huy động tài sản cố định của hai năm đều rất nhỏ, chứng tỏ khả năng huy động vốn của 2012 tốt hơn năm 2011. Nếu như năm 2011 cần 0,000218609 đồng vốn cố
  • 35. Đồ án tốt nghiệp SV: Phạm Thị Nhi_ Lớp QTKD B- K54 35 MSSV: 0924010240 định để tạo ra một đồng doanh thu thì sang năm 2012 chỉ cần 0,000183574 đồng vốn cố định, giảm đi 16,03 %. Qua hai chỉ tiêu trên ta thấy công tác quản lý và sử dụng tài sản cố định của Công ty rất tốt, khả năng huy động tài sản cố định linh hoạt. Công ty tiếp tục đẩy mạnh phương hướng quản lý tài sản cố định. 2.3.2.Phân tích kết cấu tài sản cố định Bảng phân tích kết cấu TSCĐ Bảng 2-19 STT Loại TSCĐ Số Đầu Năm Số Cuối Năm Chênh lệch kết cấu CN/ĐN I TSCĐ hữu hình Nguyên giá Kết cấu (%) Nguyên giá Kết cấu (%) (+,-) % 1 Nhà cửa, kiến trúc 271.621.961 57,43 271.621.961 54,41 0 100 2 Máy móc, thiết bị 20.534.870 4,34 19.834.870 3,97 -700.000 96,59 3 Phương tiện vận tải, truyền dẫn 145.123.339 30,69 174.328.920 34,92 29.205.581 120,12 4 Thiết bị dụng cụ quản lý 25.327.950 5,36 24.230.775 4,85 -1.097.175 95,67 5 Khác 10.336.116 2,19 9.156.116 1,83 -1.180.000 88,58 Tổng cộng 472.944.236 100 499.172.641 100 26.228.406 105,55 Hình 2.5 : Biểu đồ thể hiện sự thay đổi các tài sản cố định Công ty CPTP Minh Dương Từ bảng số liệu 2-19 ta thấy rằng tài sản cố định của công ty là loại tài sản cố định hữu hình, được sử dụng trực tiếp vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Điều này cho thấy công ty đã huy động tối đa tài sản cố định hiện có để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh và trong đó tài sản cố định hữu hình đạt 100%.
  • 36. Đồ án tốt nghiệp SV: Phạm Thị Nhi_ Lớp QTKD B- K54 36 MSSV: 0924010240 Trong tổng tài sản cố định hữu hình thì nhà cửa kiến trúc là loại tài sản chiếm tỷ trọng cao nhất, đầu năm nguyên giá nhà cửa, kiến trúc là 271.621.961 đồng chiếm 57,43 % trong tổng số tài sản cố định hữu hình. Nguyên giá loại tài sản này số cuối năm bằng số đầu năm, do công ty không mở rộng quy mô, diện tích sản xuất. Tiếp theo là phương tiện vận tải, truyền dẫn chiếm tỷ trọng thứ 2, nguyên giá đầy năm đạt 145.123.339 đồng chiếm tỷ trọng 30,69 % và cuối năm đã tăng lên 29.205.581 đồng tăng hơn so với đầu năm là 4,23%. Nguyên nhân là do công ty đầu tư thêm xe tải vận chuyển hàng hóa. Máy móc, thiết bị và dụng cụ quản lý cũng chiếm một phần tỷ trọng lớn trong tổng giá trị tài sản, tuy nhiên hai loại tài sản này trong năm qua lại giảm đi một lượng đáng kể. Nguyên nhân là do thanh lý một số máy móc thiết bị trị giá 700.000 đ mà không mua bù đắp lại. Dụng cụ quản lý trong năm qua thanh lý nhiều hơn mua tu bổ, chính vì thể giá trị cuối năm giảm so với đầu năm. Điều này chưa thực sự hợp lý với đặc thù của công ty sản xuất, chưa phù hợp với mục tiêu đối mới dần công nghệ nâng cao hiệu quả và chất lượng sản phẩm. 2.3.3. Phân tích tình hình tăng giảm tài sản cố định Phân tích kết cấu tài sản cố định và sự tăng giảm để thấy được tỷ trọng về mặt giá trị của từng loại tài sản cố định trong tổng giá trị tài sản cố định của doanh nghiệp và thấy được sự biến động của tài sản cố định trong kỳ, liên hệ với sự biến động của khối lượng sản xuất để đánh giá sự hợp lý của sự biến động đó nhằm xây dựng một kết cấu tài sản cố định hợp lý.
  • 37. Đồ án tốt nghiệp SV: Phạm Thị Nhi_ Lớp QTKD B- K54 37 MSSV: 0924010240 Bảng thống kê tình hình trang bị, thay đổi kết cấu TSCĐ năm 2012 của Công ty cổ phần Thực Phẩm Minh Dương Bảng 2-20 STT Loại TSCĐ Số đầu kỳ Thay đổi trong kỳ Số cuối kỳ Nguyên giá (đ) Tỷ trọng (%) Tăng trong kỳ (đ) Giảm trong kỳ (đ) Nguyên giá (đ) Tỷ trọng (%) 1 Nhà cửa,kiến trúc 271.621.961 57,43 0 0 271.621.961 54,41 2 Máy móc, thiết bị 20.534.870 4,34 0 700.000 19.834.870 3,97 3 Phương tiện vận tải, truyền dẫn 145.123.339 30,69 29.205.581 0 174.328.920 34,92 4 Thiết bị dụng cụ quản lý 25.327.950 5,36 4.416.941 5.514.116 24.230.775 4,85 5 Khác 10.336.116 2,19 0 1.180.000 9.156.116 1,83 Cộng 472.944.236 100 33622521,95 7394116,45 499.172.641 100
  • 38. Đồ án tốt nghiệp SV: Phạm Thị Nhi_ Lớp QTKD B- K54 38 MSSV: 0924010240 Qua bảng 2-10 ta thấy: Công ty cổ phần thực phẩm Minh Dương đã quan tâm đến việc bổ sung thêm tài sản cố định nhất là phương tiện vận tải, truyền dẫn nhằm đảm bảo cho việc thực hiện kế hoạch sản xuất trong năm 2012 và những năm tiếp theo. Cụ thể tổng giá trị tài sản cố định ở năm 2012 tăng lên 33622521,95 đồng . Trong đó phương tiện vận tải , truyền dẫn tăng lên 29.205.581 đồng chiếm 34,92 %. Nhà cửa, kiến trúc không thay đổi, nhưng kết cấu chỉ chiểm 54,41 % so với tổng giá trị tài sản. Còn lại các loài tài sản cố định khác tăng không đáng kể hoặc giảm. Để thấy rõ hơn tình hình tăng giảm tài sản cố định ta cần phân tích các chỉ tiêu sau: Để thấy rõ hơn tình hình tăng giảm tài sản cố định ta cần phân tích các chỉ tiêu sau : Hệ số đổi mới TSCĐ = Nguyên giá TSCĐ tăng trong kỳ (2-5) Nguyên giá TSCĐ cuối kỳ Hệ số sa thải TSCĐ = Nguyên giá TSCĐ giảm trong kỳ (2-6) Nguyên giá TSCĐ đầu kỳ Thay số ta có: Hđm 2012=4,547 Với nguyên giá TSCĐ tăng trog năm 2011 là : 33622521,95 đồng Hđm 2011 = 0,0845 Hệ số đổi mới tài sản cố định năm 2011 nhỏ hơn hệ số đổi mới tài sản cố định năm 2012 là 53 lần cho thấy Công ty có kế hoạch đổi mới tài sản cố định rất chặt chẽ. Chú trọng đầu tư mua sắm phương thiện truyền tài, thiết bị , dụng cụ trực tiếp phục vụ sản xuất, nâng cao năng suất lao động, phù hợp với quy mô sản xuất và xu thế phát triển của Công ty trong tương lai. Thay số vào ta có: Hst 2012 =0,0156 Trong hai năm 2011 và 2012, nguyên giá tài sản cố định đều không giảm, chứng tỏ mức độ thanh lý của công ty ít hơn so với việc đầu tư, mua sắm mới. Như vậy máy mọc thiết bị và các loại tài sản khác của công ty là mới và rất tốt. Mặt khác ∆H2012 = Hđm –Hst =4,547- 0,0156 = 4,5314 > 0, cho thấy tài sản cố định biến động tăng và luôn được đổi mới. 2.3.4. Phân tích tình trạng kỹ thuật của tài sản cố định ( Hao mòn TSCĐ ) Nhân tố cơ bản làm thay đổi hiện trạng của tài sản cố định là sự hao mòn. Trong quá trình sử dụng, tài sản cố định bị hao mòn dần và đến một lúc nào đó sẽ không còn sử dụng được nữa. Mặt khác, quá trình hao mòn tài sản cố định diễn ra đồng thời với quá trình sản xuất kinh doanh nên việc phân tích tình trạng kỹ thuật của tài sản cố định diễn ra đồng thời với quá trình sản xuất kinh doanh nên việc phân tích
  • 39. Đồ án tốt nghiệp SV: Phạm Thị Nhi_ Lớp QTKD B- K54 39 MSSV: 0924010240 tình trang kỹ thuật của TSCĐ là một vấn đề hết sức quan trọng nhằm đánh giá đúng mức tài sản cố định đang sử dụng còn mới hay cũ, cũ ở mức độ nào để có biện pháp nhằm thu hồi và tái sản xuất TSCĐ. Hệ số càng nhỏ hơn 1 bao nhiêu chứng tỏ tài sản cố định đã được đổi mới bấy nhiêu. →1 thì tài sản cố định càng cũ và Công ty phải chú trong đổi mới và hiện đại hóa tài sản cố định. Thay số vào ta có: Hhm 2012 =0,6899 Hhm 2011= 0,6338 Hệ số hao mòn tài sản cố định năm 2012 lớn hơn năm 2011 cho thấy mức hao mòn tài sản cố định năm 2012 nhiều hơn năm 2011 và tăng 14,88% so với năm 2011 với tổng giá trị hao mòn lũy kế là 344.385.066 đồng. Hệ số hao mòn năm 2012 là 0,6899 <1 nhưng cũng là con số cao, cho thấy mức khấu hao chiếm một lượng tương đối so với nguyên giá tài sản cố định. Hệ số hao mòn cao là do trong năm 2012 công ty lại đầu tư mua sắm một số phương tiện vận tải, truyền dẫn nên tăng thêm một phần hao mòn tài sản cố định. Phương pháp đánh giá tài sản cố định theo đường thẳng nên chi phí khấu hao những năm đầu nhiều. Một phần là vì Công ty sử dụng TSCĐ với cường độ cao đã làm cho mức độ hao mòn tăng lên. Trong các loại TSCĐ hữu hình thì hệ số hao mòn của máy móc thiết bị là cao nhất, nó tăng từ 0,91 lên 0,97. Lý do là máy móc thiết bị được sử dụng khá lâu, chi phí cho việc sửa chữa tu bổ là khá lớn. Hệ số hao mòn TSCĐ = Tổng mức khấu hao TSCĐ (2-7) Nguyên giá TSCĐ
  • 40. Đồ án tốt nghiệp SV: Phạm Thị Nhi_ Lớp QTKD B- K54 40 MSSV: 0924010240 Phân tích hao mòn TSCĐ năm 2012 ĐVT: Đồng Bảng 2-21 STT Loại TSCĐ Số đầu năm Số cuối năm Nguyên giá Hao mòn Hệ số hao mòn Gía trị còn lại Nguyên giá Hao mòn Hệ số hao mòn Gía trị còn lại I TSCĐ hữu hình 472.944.236 299.778.481 0,63 173.165.755 499.172.641 344.385.066 0,69 154.787.576 1 Nhà cửa,kiến trúc 271.621.961 162.807.906 0,60 117.814.054 271.621.961 165.295.802 0,61 106.326.159 2 Máy móc, thiết bị 20.534.870 18.767.680 0,91 1.767.190 19.834.870 19.173.494 0,97 661.376 3 Phương tiện vận tải, truyền dẫn 145.123.339 101.079.502 0,70 44.043.837 174.328.920 136.655.137 0,78 37.673.783 4 Thiết bị dụng cụ quản lý 25.327.950 20.777.068 0,82 4.550.882 24.230.775 18.148.892 0,75 6.081.883 5 Khác 10.336.116 5.346.324 0,52 4.989.792 9.156.116 5.111.741 0,56 4.044.375 Tổng cộng 472.944.236 299.778.481 0,63 173.165.755 499.172.641 344.385.066 0,69 154.787.576
  • 41. Đồ án tốt nghiệp SV: Phạm Thị Nhi_ Lớp QTKD B- K54 41 MSSV: 0924010240 2.4. Phân tích tình hình sử dụng lao động, tiềnlương của Công ty cổ phần thực phẩm Minh Dương 2.4.1. Phân tích mức độ đảm bảo về số lượng, chất lượng và cơ cấu lao động Số lượng và chất lượng lao động là một trong những yếu tố cơ bản quyết định qui mô hết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Bởi vậy, việc phân tích tình hình sử dụng số lượng lao động cần xác định mức tiết kiệm hay lãng phí nhằm tìm biện pháp tổ chức sử dụng lao động tốt nhất. a. Tình hình lao động của Công ty năm 2012: Từ bảng 2-12 ta thấy, số CNV trong Công ty năm 2012 tăng 20 người so với năm 2011 và tăng 14 người so với kế hoạch. Qui mô số lượng lao động tăng, tuy nhiêm kế hoạch năm 2012 như vậy là chưa sát thực tế. Số lượng lao động thực tế vượt quá kế hoạch đặt ra cũng là một vấn đề đáng lo ngại, ảnh hưởng tới chi phí của Công ty. Để xem xét tính hợp lý của việc thực hiện kế hoạch tiết kiệm hay lãng phí tương đối lao động của Công ty, ta có công thức sau: LĐ tiết kiệm (lãng phí) = LĐ2012 - 2011 2012 DT DT * LĐ2011 (2-8) = 400- 353.249.382.25 594.039.469.32 * 350= -48 người Trên thực tế, số công nhân sản xuất của Công ty năm 2012 là 400 người, như vậy.Công ty đã lãng phí 48 người lao động, việc sử dụng lao động trong công ty chưa hợp lý, cần có những chính sách lao động phù hợp hơn nữa. Bảng phân tích số lượng lao động của Công ty cổ phần thực phẩm Minh Dương Bảng 2-22 Chỉ tiêu ĐVT TH 2011 Năm 2012 TH 2012/TH 2011 TH 2012/KH 2012 KH TH (+;-) % (+;-) % Tổng số CBCNV Người 350 360 400 50 14,29 40 11,11 a. CNSX Người 243 258 285 42 17,28 27 10,47 b. CNV khác Người 107 102 115 8 7,48 13 12,75
  • 42. Đồ án tốt nghiệp SV: Phạm Thị Nhi_ Lớp QTKD B- K54 42 MSSV: 0924010240 b. Phân tích chất lượng lao động của Công ty theo trình độ nghề nghiệp: Ngoài phân tích số lượng lao động còn phải phân tích chất lượng lao động của Công ty theo trình độ nhằm thấy được khả năng đáp ứng về năng lực chuyên môn của lao động so với yêu cầu, đồng thời thấy được kết quả công tác đào tạo đội ngũ lao động của Công ty và sự quan tâm đến việc phát triển trình độ văn hóa nghề nghiệp của người lao động. Qua bảng số liệu 2-22 ta thấy, số lượng công nhân kỹ thuật của Công ty tăng mạnh nhất, tăng 43 người tương ứng tăng 17,53% so với năm 2011 và chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng số CBCNV. Trong đó công nhân kỹ thuật luôn như cao đẳng và trung cấp chiếm một tỷ lệ cũng khá lớn 15% trong tổng số cán bộ công nhân viên năm 2011 và 12,5% năm 2012. Tổng số người có trình độ đại học tương đương năm 2011 là 58 người nhưng đến năm 2012 là 60 người, tăng lên 2 người tương ứng với mức tăng 4,35% so với năm 2011. Lực lượng lao động của Công ty nhìn chung có trình độ cao, chất lượng tốt. Bảng thống kê lao động theo trình độ của Công ty cổ phần thực phẩm Minh Dương 2011- 2012 Bảng 2-23 ST T Chuyên môn 2011 2012 So sánh SL (Người) CC (%) SL (Người) CC (%) (+;- ) % 1 Trên đại học 2 0,71 5 1,25 3 150,0 0 2 Đại học 58 16,43 60 15 2 3,45 3 Cao đẳng 45 12,86 45 11,25 0 0,00 4 Trung cấp 8 2,14 5 1,25 -3 -37,50 5 Phổ thông 241 69,29 285 71,25 44 18,26 6 Tổng 350 100 400 100 50 14,29
  • 43. Đồ án tốt nghiệp SV: Phạm Thị Nhi_ Lớp QTKD B- K54 43 MSSV: 0924010240 0 20 40 60 80 100 120 Trên đại học Đại học Kỹ thuật Lao động phổ thông Năm 2011 Năm 2012 Hình 2.6 : Biểu đồ cơ cấu lao động theo trình độ của Công ty cổ phần thực phẩm Minh Dương 2011 – 2012 Công ty không ngừng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là khối văn phòng. Lực lượng cán bộ nòng cốt trong công tác điều hanh, quản lý doanh nghiệp không ngừng nâng cao trình độ, cho nên sau năm 2012, số người có trình độ đại học và tương đương tăng lên 1 người góp phầ nâng cao chất lượng đội ngũ lãnh đạo Công ty. Cụ thể năm 2012, cơ cấu lao động theo trình độ còn được thể hiện rõ hơn ở biểu đồ sau: Năm 2012 1% 15% 13% 71% Trên đại học Đại học Công nhân kỹ thuật Lao động phổ thông Hình 2-7: Biểu đồ tỷ trọng lao động của Công ty cổ phần thực phẩm Minh Dương năm 2012
  • 44. Đồ án tốt nghiệp SV: Phạm Thị Nhi_ Lớp QTKD B- K54 44 MSSV: 0924010240 Từ hình vẽ ta có thể quan sát rõ hơn về chất lượng lao động của Công ty cổ phần thực phẩm Minh Dương năm 2012, chia làm bốn phần chênh lệch nhau tương đối nhiếu, tuy nhiên phần lớn nhất vẫn là lao động phổ thông chiếm 71 %, tiếp đó là đại học chiếm 15% và sau đấy mới đến công nhân kỹ thuật 13%. Do sự chênh lệch này, Công ty cần có biện pháp điều chỉnh phù hợp hơn số lượng CBCNV có trình độ cao, đảm bảo chất lượng đội ngũ nhân lực cho tương lai. c. Phân tích lao động theo cơ cấu tuổi: Ta có bảng thống kê về cơ cấu độ tuổi lao động của Công ty như sau: Bảng phân tích chất lượng lao động theo tuổi đời Bảng 2-24 STT Tuổi 2011 2012 So sánh SL (Người) CC (%) SL (Người) CC (%) (+;-) % 1 Dưới 25 135 38.57 145 36.25 10 107,41 2 Từ 25 - 40 195 55.71 220 55 25 112,82 3 Trên 40 20 5.72 35 8.75 15 175 4 Tổng 350 100 400 100 50 114,29 Từ bảng số liệu 2-14 trên, ta có thể tính toán tuổi bình quân của lao động công ty năm 2011 và năm 2012 theo phương pháp bình quân qua quyền: Ta tính độ tuổi bình quân của cán bộ công nhân viên trong công ty theo phương pháp tính số bình quân gia quyền: X = 2 minmax XX  (2-9) Thay số ta được tuổi bình quân năm 2011 = (25*135 + 32,5 *195 + 40*20)/350 = 30 tuổi. Tuổi bình quân năm 2012 = (25*145 + 220* 32,5 + 14*35)/400 = 30,437 tuổi. Nhìn chung, tuổi đời của CBCNV năm 2012 lớn hơn so với năm 2011 chứng tỏ kinh nghiệm làm ciệc của CBCNV tăng theo. Năm 2012, Công ty có sự điều chỉnh về số lượng lao động nhưng số tuổi bình quân biến động không nhiều.
  • 45. Đồ án tốt nghiệp SV: Phạm Thị Nhi_ Lớp QTKD B- K54 45 MSSV: 0924010240 Hình 2.8: Biểu đồ tỷ trọng lao động theo độ tuổi CTCPTP Minh Dương năm 2012 36% 55% 9% <25 25-40 >40 Qua hình vẽ ta thấy số lượng lao động ở mọi độ tuổi đều tăng, tăng mạnh nhất là lao động ở độ tuổi từ 25 đến 40. Tăng 10 lao động so với năm 2011, tuy nhiên tỷ trọng thì giảm 0,71 %. Nguyên nhân là do sự gia tăng đều ở các độ tuổi. Nhìn chung lao động của Công ty còn khá trẻ. Đây là lực lượng nòng cốt cho sự sáng tạo và công việc. Độ tuổi trên 40 của công ty tăng lên 15 người. Đây là lứa tuổi có nhiều kinh nghiệm và khả năng làm viêc cao nhất, cũng là một lợi thế khá tốt. Lứa tuổi lao động trẻ có sức khỏe tốt, nhanh chóng tiếp cận cái mới, ham học hỏi, nhiệt tình trong công tác tuy nhiên cũng là một khó khăn vì họ còn thiếu kinh nghiệm thực tế, chưa thế đảm đương các chức vụ cao trong Công ty. 2.4.2. Phân tích năng suất lao động: Năng suất lao động là một chỉ tiêu kinh tế quan trọng. Năng suất lao động biểu hiện là khối lượng (giá trị) sản phẩm do một công nhân làm ra trong một đơn vị thời gian, phản ánh rõ rệt nhất chất lượng sử dụng sức lao động. Phân tích năng suất lao động dựa trên cơ sở lý luận là các doanh nghiệp phải phấn đấu để tăng năng suất, coi là biện pháp chủ yếu để phát triển, tăng hiệu quả kinh tế tạo ra tích lũy và cải thiện đời sống của cán bộ công nhân viên. Năng suất lao động là chỉ tiêu phản ánh rõ nhất chất lượng sử dụng sức lao động. Do vậy các doanh nghiệp phải phấn đấu không ngừng tăng năng suất lao động, lấy đó là biện pháp chủ yếu để phát triển sản xuất, tăng hiệu quả kinh tế và tạo ra tích lũy đề vừa tăng cường sản xuất vừa đảm bảo thu nhập cho người lao động.
  • 46. Đồ án tốt nghiệp SV: Phạm Thị Nhi_ Lớp QTKD B- K54 46 MSSV: 0924010240 Qua bảng phân tích năng suất lao động của công ty năm 2011 và năm 2012 ta thấy: Năng suất lao động của một CNV thực hiện năm 2012 tăng 9,72% tương ứng 3700036,35 đồng với so với năm 2011 nhưng lại không tăng so với kỳ kế hoạch. Năng suất lao động của một công nhân sản xuất thực hiện năm 2012 tăng so với năm 2011 và kế hoạch năm 2012. Để biết được mức độ ảnh hương của hai chỉ tiêu trên đến sản lượng sản xuất ta đi phân tích tiếp : G=N*W ; đ Trong đó G: Là giá trị sản xuất; N- số lượng CNSX; W- NSLĐ 1 CNSX. Năm 2012: G1=N1*W1 = 32469039594,3 (đ) Năm 2011: G0 = N0*W0 = 25382249353,4 (đ)
  • 47. Đồ án tốt nghiệp SV: Phạm Thị Nhi_ Lớp QTKD B- K54 47 MSSV: 0924010240 Bảng phân tích NSLĐ của CBCNV Công ty năm 2011-2012 Bảng 2-25 STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012 So sánh 2012/2011 So sánh TH 2012/KH 2012 KH TH +/- % +/- % 1 Gía trị sản xuất Đồng 25382249353,4 28897445238,9 32469039594,3 7086790241 27,92 3571594355,37 12,36 2 Tổng số lao động Người 350 360 400 50 14,29 40,00 11,11 3 Wtheo giá trị/1CNV Đồng/Ng- năm 72520712,44 80270681,22 81172598,99 8651887 11,93 901917,77 1,12 4 Số lao động trực tiếp Người 243 258 285 42 17,28 27,00 10,47 5 Wtheo giá trị/1 lao động trực tiếp Đồng/Ng- năm 104453701,04 112005601,70 113926454,72 9472754 9,07 1920853,02 1,71
  • 48. Đồ án tốt nghiệp SV: Phạm Thị Nhi_ Lớp QTKD B- K54 48 MSSV: 0924010240 Ảnh hưởng của sự tăng năng suất lao động đến giá trị sản lượng là: =350*(81172598,99 -72520712,44)= 3.028.160.261 (đ) Δ = (400-350)* 72520712,44 = 3.626.035.622 (đ) ΔG = Δ =6.654.195.883 (đ) Qua tính toán ta thấy, số lượng lao động tăng làm sản lượng sản xuất tăng cao hơn do năng suất lao động tăng. Chính vì thế sản lượng sản xuất tăng do quy mô cao hơn là phát triển theo chiều sâu. 2.4.3.Phân tích tình hình sử dụng quỹ tiền lương Tiền lương là một phần sản phẩm của xã hội được biểu hiện bằng tiền mà Nhà nước, doanh nghiệp phân phối cho người lao động phù hợp với chất lượng, số lượng, trình độ của người lao động nhằm bù đắp lại những hao phí sức lao động mà họ đã bỏ ra. Tiền lương mang ý nghĩa kinh tế và xã hội nên việc trả lương phải đảm bảo hai yêu cầu: - Về mặt kinh tế: trả lương phải xét đến hiệu quả kinh tế vì lương là đòn bẩy kinh tế năng suất lao động, tăng sản lượng, tăng chất lượng sản phẩm dịch vụ vụ và giảm chi phí. - Về mặt xã hội: Lương đảm bảo thu nhập cho người lao động tái sản xuất sức lao động và nâng dần mức sống. Phân tích quỹ tiền lương và tiền lương bình quân theo bảng số liệu sau:
  • 49. Đồ án tốt nghiệp SV: Phạm Thị Nhi_ Lớp QTKD B- K54 49 MSSV: 0924010240 Bảng phân tích tình hình sử dụng quỹ tiền lương của công ty cổ phần thực phẩm Minh Dương Bảng 2-26 Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012 So sánh 2012/2011 So sánh TH 2012/KH 2012 KH TH +/- % +/- % Tổng giá trị sản xuất Đồng 25382249353 28897445239 32469039594 7086790241 28 3571594355 12,36 Khối lượng sản phẩm sản xuất Tấn 559 3316 2997 2438 436 -318 -9,60 Tổng doanh thu Đồng 25900254442 29487189019 33131673055 7231418613 28 3644484036 12,36 Tổng số lao động Người 350 360 400 50 14 40 11,11 Tổng quỹ lương Đồng 10878106866 12384619388 13915302683 3037195818 28 1530683295 12,36 Tiền lương bình quân Đ/ng- năm 31080305 34401721 34788257 3707951 12 386536 1,12 NSLĐ bình quân giá trị Đ/ng- năm 72520712 80270681 81172599 8651887 12 901918 1,12 NSLĐ bình quân tính theo hiện vật Tấn/ ng- năm 2 9 7 6 369 -2 -18,64
  • 50. Đồ án tốt nghiệp SV: Phạm Thị Nhi_ Lớp QTKD B- K54 50 MSSV: 0924010240 Để có kết luận về tốc độ tăng năng suất lao động và tăng tiền lương ta cần xem xét riêng từng chỉ số về tốc độ tăng năng suất lao động và tăng tiền lương. Sử dụng công thức : - Xác định chỉ số tốc độ tăng tiền lương theo công thức: ILi = 1iL Li  100, % (2 - 10) Trong đó: Li: Tiền lương bình quân năm thứ i Li-1: Tiền lương bình quân năm thứ i- 1 - Xác định chỉ số tăng năng suất lao động theo công thức: IWi = 1i i W W  100, % (2 – 11) Trong đó: Wi : NSLĐ bình quân năm thứ i Wi-1 : NSLĐ bình quân năm thứ i- 1 Thay số liệu trong bảng 2-10 vào công thức: = 111,9 % = 111,9 % Ta thấy tốc độ tăng tiền lương bằng tốc độ tăng năng suất lao động nên chỉ tiêu này chưa hợp lý. Tuy nhiên nó vừa mang lợi ích cho công ty cũng như đảm bảo lợi ích của các bộ công nhân viên, nâng cao hiệu quả kinh tế và tích lũy đời sống công nhân. 2.5. Phân tích giá thành sản phẩm Giá thành sản phẩm là biếu hiện bằng tiền của toàn bộ chi phí về lao động sống lao động vật hóa mà công ty đã bỏ ra để hoàn thành khối lượng sản phẩm xây lắp. Trong hệ thống các chỉ tiêu kinh tế của doanh nghiệp ,giá thành sản phẩm là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp đóng vai trò quyết định đối với hiệu quả kinh tế xã hội của quá trình sản xuất kinh doanh .Giảm chi phí sản xuất và hạ giá thành luôn là mục tiêu phương hướng quan trọng nhất đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào để tăng cường khả năng cạnh tranh ,phát triển sản xuất ,nâng cao các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế xã hội như lợi nhuận ,thu nhập cho người lao động.
  • 51. Đồ án tốt nghiệp SV: Phạm Thị Nhi_ Lớp QTKD B- K54 51 MSSV: 0924010240 đích của phân tích chi phí và giá thành sản phẩm là : kiểm tra tính đúng đắn của công tác hạch toán chi phí sản xuất và giá thành ,ảnh hưởng của tình hình đó đến hiệu quả kinh tế ,phát triển những tiềm năng giảm giá thành nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế.Thông qua việc phân tích sự biến động của các khoản mục chi phí như :chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiêp,chi phí sản xuất chung,chi phí bán hàng,chi phí quản lý doanh nghiệp 2.5.1 Phân tích giá thành theo yếu tố chi phí Chi phí sản xuất theo yếu tố trong các doanh nghiệp xây lắp bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ,chi phí nhân công trực tiếp ,chi phí sử dụng máy thi công ,chi phí sản xuất chung,chi phí bán hàng ,chi phí quản lý doanh nghiệp.Đánh giá chung chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm theo các khoản mục chi phí ,đưa ra kết luận như giá thành tăng hay giảm ,nguyên nhân là do các khoản mục chi phí nào? Từ đó chỉ ra các trọng tâm cần phân tích sâu ở những nội dung sau này. Bảng phân tích giá thành Mạch Nha Bảng 2-27 Yếu tố chi phí Gía thành đơn vị năm 2011 Gía thành đơn vị năm 2012 So sánh giá thành đơn vị TH năm 2012 với KH TH TH 2011 KH 2012 +; - % +; - % 1. Nguyên nhiên vật liệu 3930,42 4089,814 4155,3264 224,9064 5,72 65,5124 1,60 A Vật liệu 3114,345 3229,534 3274,6044 160,2594 5,15 45,0704 1,40 B Nhiên liệu 615,745 639,247 667,83 52,085 8,46 28,583 4,47 C Động lực 200,33 221,033 212,892 12,562 6,27 -8,141 -3,68 2. Chi phí nhân công 1920,815 1977,371 1988,913 68,098 3,55 11,542 0,58 A. Tiền lương 1708,72 1763,44 1770,1902 61,4702 3,60 6,7502 0,38 B. BHXH,BHYT,KPCĐ 133,575 140,097 82,377 -51,198 -38,33 -57,72 -41,20 C. Tiền ăn ca 78,52 73,834 136,3458 57,8258 73,64 62,5118 84,67 3. Khấu Hao TSCĐ 466,31 434,629 438,2592 -28,0508 -6,02 3,6302 0,84 4. Chí phí dịch vụ mua ngoài 27,82 34,706 36,1374 8,3174 29,90 1,4314 4,12 5. Chi phí khác bằng tiền 154,7 163,48 161,364 6,664 4,31 -2,116 -1,29 Tổng cộng 6500 6700 6780 280 4,31 80 1,19
  • 52. Đồ án tốt nghiệp SV: Phạm Thị Nhi_ Lớp QTKD B- K54 52 MSSV: 0924010240 Bảng phân tích giá thành Glucozo Bảng 2-28 Yếu tố chi phí Gía thành đơn vị năm 2011 Gía thành đơn vị năm 2012 So sánh giá thành đơn vị TH năm 2012 với KH TH TH 2011 KH 2012 +; - % +; - % 1. Nguyên nhiên vật liệu 9207,9064 9972,342 10194,132 986,2256 10,71 221,79 2,22 A Vật liệu 7327,1674 7429,502 7468,647 141,4796 1,93 39,145 0,53 B Nhiên liệu 1419,0554 2044,691 2098,275 679,2196 47,86 53,584 2,62 C Động lực 461,6836 498,149 627,21 165,5264 35,85 129,061 25,91 2. Chi phí nhân công 4276,9398 4154,463 4292,7525 15,8127 0,37 138,2895 3,33 A. Tiền lương 3788,1424 3823,32 3955,5135 167,3711 4,42 132,1935 3,46 B. BHXH,BHYT,KPCĐ 307,839 164,741 184,0725 -123,7665 -40,20 19,3315 11,73 C. Tiền ăn ca 180,9584 166,402 153,1665 -27,7919 -15,36 -13,2355 -7,95 3. Khấu Hao TSCĐ 1074,6652 526,537 979,296 -95,3692 -8,87 452,759 85,99 4. Chí phí dịch vụ mua ngoài 64,1144 78,218 80,7495 16,6351 25,95 2,5315 3,24 5. Chi phí khác bằng tiền 356,524 368,44 360,57 4,046 1,13 -7,87 -2,14 Tổng cộng 14980 15100 15150 170 1,13 50 0,33
  • 53. Đồ án tốt nghiệp SV: Phạm Thị Nhi_ Lớp QTKD B- K54 53 MSSV: 0924010240 Bảng phân tích giá thành Maltrixetli Bảng 2-29 Yếu tố chi phí Gía thành đơn vị năm 2011 Gía thành đơn vị năm 2012 So sánh giá thành đơn vị TH năm 2012 với KH TH TH 2011 KH 2012 +; - % +; - % 1. Nguyên nhiên vật liệu 21.647,54 21.975,12 22.155,612 508,06 2,35 180,49 0,82 A Vật liệu 17.152,854 17.352,72 17.459,727 306,87 1,79 107,01 0,62 B Nhiên liệu 3.391,334 3.434,76 3.560,775 169,44 5,00 126,01 3,67 C Động lực 1.103,356 1.187,64 1.135,11 31,75 2,88 -52,53 -4,42 2. Chi phí nhân công 10.579,258 10.624,68 10.604,6025 25,344 0,24 -20,07 -0,19 A. Tiền lương 9.411,104 9.475,2 9.438,4035 27,29 0,29 -36,79 -0,39 B. BHXH,BHYT,KPCĐ 735,69 752,76 439,2225 -296,46 - 40,30 -313,53 - 41,65 C. Tiền ăn ca 432,464 396,72 726,9765 294,51 68,10 330,25 83,25 3. Khấu Hao TSCĐ 2.568,292 2.335,32 2336,736 -231,55 -9,02 1,42 0,06 4. Chí phí dịch vụ mua ngoài 153,224 186,48 192,6795 39,45 25,75 6,19 3,32 5. Chi phí khác bằng tiền 852,04 878,4 860,37 8,33 0,98 -18,03 -2,05 Tổng cộng 35.800 36.000 36.150 350 0,98 150 0,42 Bảng 2-27 đến 2-29 là chi phí yếu tổ đế tạo nên một sản phẩm của doanh nghiệp theo. Nhìn chung đa số là chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng cao nhất. Từng loại chi phí cho các sản phẩm. Gía thành sản xuất các sản phẩm trong các năm đều có xu hướng tăng lên, nguyên nhân có thể do sự biến động của giá cả thị trường của các yếu tố nguyên vật liệu. Công ty cần có những chính sách giảm giá thành hợp lý để đạt được mục tiêu giảm giá thành sản xuất, làm tăng lợi nhuận của doanh nghiệp.