SlideShare a Scribd company logo
1 of 20
Download to read offline
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Lê Huỳnh Phước Hiệp
THIẾT KẾ
TÀI LIỆU TỰ HỌC CÓ HƯỚNG DẪN
THEO MÔĐUN NHẰM HỖ TRỢ VIỆC TỰ HỌC
CHO HỌC SINH KHÁ – GIỎI HÓA HỌC LỚP 10
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
Thành phố Hồ Chí Minh - 2011
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Lê Huỳnh Phước Hiệp
THIẾT KẾ
TÀI LIỆU TỰ HỌC CÓ HƯỚNG DẪN
THEO MÔĐUN NHẰM HỖ TRỢ VIỆC TỰ HỌC
CHO HỌC SINH KHÁ – GIỎI HÓA HỌC LỚP 10
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Chuyên ngành: Lí luận và phương pháp dạy học bộ môn Hóa học
Mã số : 60 14 10
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS.ĐẶNG THỊ OANH
Thành phố Hồ Chí Minh – 2011
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gởi lời cảm ơn đến Ban Giám hiệu trường Đại học Sư
phạm TP. Hồ Chí Minh, Phòng Khoa học công nghệ và Sau đại học đã
tạo mọi điều kiện thuận lợi để khóa học được hoàn thành tốt đẹp.
Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS. Đặng Thị Oanh
người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện
đề tài này.
Đồng thời xin gởi lời cám ơn chân thành đến PGS.TS. Trịnh Văn
Biều đã quan tâm động viên, khuyến khích tôi vượt qua những khó
khăn trong quá trình học tập.
Tôi chân thành cảm ơn quý thầy cô giảng viên trường Đại học Sư
phạm TP Hồ Chí minh đã tận tình giảng dạy, mở rộng và làm sâu sắc
kiến thức chuyên môn đến cho chúng tôi.
Tác giả xin gởi lời cảm ơn đến Ban Giám hiệu - Quý thầy cô
trường THPT Nguyễn Đình Chiểu, cũng như quý thầy cô của nhiều
trường THPT thuộc địa bàn tỉnh Tiền Giang và các tỉnh bạn đã có
nhiều giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành luận văn.
Cuối cùng, xin cảm ơn gia đình, bạn bè thân thuộc đã luôn là chỗ
dựa tinh thần vững chắc, tạo điều kiện cho tác giả thực hiện tốt luận
văn này.
Trong quá trình thực hiện đề tài còn nhiều sơ sót. Kính mong quí
thầy cô góp ý để đề tài được hoàn thiện hơn.
Lê Huỳnh Phước Hiệp
TP Hồ Chí Minh, 2011
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN............................................................................................. 3
MỤC LỤC................................................................................................... 4
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ....................................................... 6
DANH MỤC CÁC BẢNG ......................................................................... 7
DANH MỤC CÁC HÌNH .......................................................................... 8
MỞ ĐẦU ..................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài....................................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài .............................................................................3
3. Nhiệm vụ nghiên cứu.............................................................................................3
4. Khách thể, đối tượng nghiên cứu...........................................................................3
5. Phạm vi nghiên cứu................................................................................................4
6. Giả thuyết khoa học ..............................................................................................4
7. Các phương pháp nghiên cứu ................................................................................4
8. Điểm mới của luận văn ..........................................................................................4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU............................................................................................ 6
1.1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ....................................................6
1.2. TỰ HỌC..............................................................................................................8
1.3. PHƯƠNG PHÁP TỰ HỌC CÓ HƯỚNG DẪN THEO MÔĐUN ..................17
1.4. BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI Ở TRƯỜNG THPT......................................26
1.5. THỰC TRẠNG TỰ HỌC CỦA HỌC SINH KHÁ GIỎI................................30
CHƯƠNG 2 : THIẾT KẾ TÀI LIỆU TỰ HỌC CÓ HƯỚNG DẪN
THEO MÔĐUN CHƯƠNG NHÓM HALOGEN VÀ CHƯƠNG
NHÓM OXI............................................................................................... 34
2.1. GIỚI THIỆU PHẦN HÓA HỌC VÔ CƠ LỚP 10- CHƯƠNG TRÌNH NÂNG
CAO [5], [34]...........................................................................................................34
2.1.1. Mục đích dạy học ................................................................................................................34
2.1.2. Nội dung dạy học.................................................................................................................34
2.1.3. Mục tiêu-yêu cầu của chương “Nhóm Halogen” và chương “Nhóm Oxi” lớp 10 nâng cao
[34]................................................................................................................................................34
2.2. NGUYÊN TẮC THIẾT KẾ TÀI LIỆU TỰ HỌC CÓ HƯỚNG DẪN THEO
MÔĐUN [23]...........................................................................................................36
2.3. QUI TRÌNH THIẾT KẾ TÀI LIỆU TỰ HỌC CÓ HƯỚNG DẪN THEO
MÔĐUN[23]............................................................................................................36
2.4. PHẦN LÍ THUYẾT CỦA TÀI LIỆU TỰ HỌC CÓ HƯỚNG DẪN THEO
MÔĐUN...................................................................................................................37
2.4.1. Tiểu môđun 1. Khái quát nhóm Halogen ............................................................................38
2.4.2. Tiểu môđun 2. Clo...............................................................................................................46
2.5. PHẦN BÀI TẬP CỦA TÀI LIỆU TỰ HỌC CÓ HƯỚNG DẪN THEO
MÔĐUN...................................................................................................................54
2.6. SỬ DỤNG THIẾT KẾ TÀI LIỆU TỰ HỌC CÓ HƯỚNG DẪN THEO
MÔĐUN ĐỂ HỖ TRỢ VIỆC TỰ HỌC CHO HS KHÁ GIỎI...............................61
2.6.1. Những biện pháp hỗ trợ việc tự học cho HS khá - giỏi.......................................................61
2.6.2. Phương pháp sử dụng tài liệu tự học có hướng dẫn để hỗ trợ việc học cho HS khá giỏi...63
CHƯƠNG 3 : THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ......................................... 67
3.1. MỤC ĐÍCH THỰC NGHIỆM..........................................................................67
3.2. NHIỆM VỤ THỰC NGHIỆM..........................................................................67
3.3. ĐỐI TƯỢNG THỰC NGHIỆM.......................................................................68
3.4. TIẾN HÀNH THỰC NGHIỆM........................................................................68
3.4.1. Thực nghiệm thăm dò..........................................................................................................68
3.4.2. Thực nghiệm chính thức......................................................................................................68
3.5. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM............................................................................70
3.5.1. Đánh giá về mặt định lượng................................................................................................70
3.5.2. Đánh giá về mặt định tính...................................................................................................83
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................. 89
1. Kết luận................................................................................................................89
2. Kiến nghị..............................................................................................................90
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................... 91
PHỤ LỤC .................................................................................................. 94
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CTCT : công thức cấu tạo
CTPT : công thức phân tử
dd : dung dịch
đktc : điều kiện tiêu chuẩn
ĐC : đối chứng
g : gam
GV : Giáo viên
HS : Học sinh
HSG : Học sinh giỏi
KHTN : Khoa học tự nhiên
KT : kiểm tra
KT- ĐG : kiểm tra - đánh giá
ND : nội dung
PP : phương pháp
PPDH : phương pháp dạy học
PTHH : phương trình hóa học
SGK : Sách giáo khoa
TN : thực nghiệm
TH : tự học
TNKQ : trắc nghiệm khách quan
TNSP : Thực nghiệm sư phạm
THPT : Trung học phổ thông
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Số HS tham gia thực hiện phiếu điều tra tự học..............................................33
Bảng 1.2. Số liệu thống kê phiếu điều tra tự học.............................................................34
Bảng 3.1. Các lớp TN – ĐC.............................................................................................76
Bảng 3.2. Số HS đạt điểm Xi của các nhóm TN và ĐC ..................................................79
Bảng 3.3. Tần suất của các nhóm TN và ĐC...................................................................80
Bảng 3.4. Tần suất lũy tích của các nhóm TN và ĐC......................................................81
Bảng 3.5. Tổng hợp các tham số đặc trưng ở từng cặp TN .............................................82
Bảng 3.6. Tổng hợp các tham số đặc trưng ở các lớp đối chứng.....................................82
Bảng 3.7. Số % HS đạt điểm giỏi, khá, trung bình và yếu kém lớp TN và ĐC...............83
Bảng 3.8. Tổng hợp các tham số đặc trưng các lớp TN và ĐC ............................84
Bảng 3.9. Số HS đạt điểm Xi ở nhóm TN và ĐC trong bài KT độ bền kiến thức.................87
Bảng 3.10. Tần suất các nhóm TN và ĐC trong bài KT độ bền kiến thức......................87
Bảng 3.11. Tần suất lũy tích nhóm TN và ĐC trong bài KT độ bền kiến thức ...............87
Bảng 3.12. Các tham số đặc trưng bài KT độ bền kiến thức của các nhóm TN và ĐC............87
Bảng 3.13. Số HS đạt điểm Xi ở nhóm TN và ĐC trong bài KT năng lực TH ...............88
Bảng 3.14. Số %HS đạt điểm giỏi,khá,trungbìnhvà yếukém bài KTnănglựcTH.................89
Bảng 3.15. Các tham số đặc trưng trong bài KT đánh giá năng lực TH..........................89
Bảng 3.16. Kết quả đánh giá tài liệu tự học có hướng dẫn phần lí thuyết (phiếu hỏi GV )...........91
Bảng 3.17. Kết quả đánh giá tài liệu tự học có hướng dẫn phần bài tập (theo GV) ........92
Bảng 3.18. Kết quả đánh giá tài liệu tự học (theo phiếu hỏi học sinh)............................95
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Chu trình tự học......................................................................................14
Hình 1.2. Cấu trúc môđun dạy học.........................................................................19
Hình 1.3. Sơ đồ cấu trúc hệ ra của môđun .............................................................20
Hình 1.4. Phương pháp tự học có hướng dẫn theo môđun.....................................24
Hình 3.1. Đồ thị lũy tích bài KT môđun 1 ở lớp 10 Lí và 10 Sinh ........................84
Hình 3.2. Đồ thị lũy tích bài KT môđun 2 ở lớp 10 Lí và 10 Sinh ........................84
Hình 3.3. Đồ thị lũy tích bài KT môđun 1 ở lớp 10A1(TG) và 10A3 ...................84
Hình 3.4. Đồ thị lũy tích bài KT môđun 2 ở lớp 10A1(TG) và 10A3 ...................84
Hình 3.5. Đồ thị lũy tích bài KT môđun 1 ở lớp 10CB và 10CA2 ........................85
Hình 3.6. Đồ thị lũy tích bài KT môđun 2 ở lớp 10CB và 10CA2 ........................85
Hình 3.7. Đồ thị lũy tích bài KT môđun 1 ở lớp 10A17 và 10A15 .......................85
Hình 3.8. Đồ thị lũy tích bài KT môđun 2 ở lớp 10A17 và 10A15 .......................85
Hình 3.9. Đồ thị lũy tích bài KT môđun 1 ở lớp 10CBA10 và 10CBA5...............85
Hình 3.10. Đồ thị lũy tích bài KT môđun 2 ở lớp 10CBA10 và 10CBA5.............85
Hình 3.11. Đồ thị lũy tích bài KT môđun 1 ở lớp 10A1(BT) và 10A2(BT)..........86
Hình 3.12. Đồ thị lũy tích bài KT môđun 2 ở lớp 10A1(BT) và 10A2(BT)..........86
Hình 3.13. Đồ thị lũy tích bài KT môđun 1 của các nhóm TN và ĐC ..................86
Hình 3.14. Đồ thị lũy tích bài KT môđun 2 của các nhóm TN và ĐC ..................87
Hình 3.15. Đồ thị lũy tích bài KT độ bền kiến thức của các lớp TN và ĐC..........88
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Giáo dục thế kỉ XXI đã và đang có những chuyển đổi nhanh, mạnh theo xu
hướng tích cực và ngày càng hiện đại . Sự phát triển nhảy vọt của khoa học kĩ thuật
đang đưa nhân loại bước đầu quá độ sang nền kinh tế tri thức. Xu thế hội nhập, toàn
cầu hóa, dân chủ hóa, đại chúng hóa… mạnh mẽ đang diễn ra trên thế giới tác động
đến sự phát triển giáo dục.
Để đáp ứng được yêu cầu đổi mới và phát triển giáo dục, quán triệt mục
tiêu đào tạo con người mới toàn diện, vai trò của giáo viên trong nhà trường phải
không ngừng được nâng cao. Trong quá trình truyền thụ kiến thức, người giáo viên
phải có trách nhiệm điều khiển quá trình nhận thức, phát triển năng lực nhận thức,
rèn luyện tư duy sáng tạo, bồi dưỡng khả năng tự học, tự đọc, tự nghiên cứu thật
tốt, nhất là với các em học sinh khá giỏi ở các lớp chọn, các lớp có học nâng cao
môn Hoá học.
1.2. Báo cáo chính trị của Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 9, tháng 4
năm 2001 về chiến lược giáo dục có ghi: “phát triển giáo dục và đào tạo là một trong
những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa, là
điều kiện để phát huy nguồn lực con người – yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng
trưởng kinh tế nhanh và bền vững”.
Nghị quyết Hội nghị lần thứ II, BCH Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam
khóa VIII chỉ rõ: “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục – đào tạo, khắc phục lối
truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước
áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học,
bảo đảm điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh, …”
Luật Giáo dục đã ghi: “ phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính
tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp
học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức
vào thực tiễn, tác động đến tình cảm đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học
sinh”
Như vậy, các chủ trương, nghị quyết của Đảng, pháp luật nhà nước đã đặt ra
yêu cầu đổi mới theo hướng hiện đại hóa nội dung, chương trình và phương pháp đào
tạo. Trong đó phải thường xuyên cải tiến nội dung và phương pháp giáo dục, nhanh
chóng bắt kịp xu thế đổi mới phương pháp dạy học hiện đại nhằm hình thành và phát
triển những giá trị nhân cách tích cực, năng động, sáng tạo, năng lực giải quyết các
vấn đề cho HS.
1.3. Tuy nhiên trong nhiều năm gần đây, việc đổi mới phương pháp để nâng
cao hiệu quả dạy học nói chung, dạy học Hóa học nói riêng đã được chú ý nhưng
chưa thật sự đi vào chiều sâu là chú trọng nâng cao năng lực tự học, tự nghiên cứu
cho học sinh. Qua thực tế nghiên cứu cho thấy các em học sinh khá, gỉỏi ở các
trường phổ thông hiện nay phải dành nhiều thời gian để tự học, tự nghiên cứu nhằm
nâng cao kiến thức. Tuy nhiên, các em gặp rất nhiều khó khăn trong việc lựa chọn,
phân loại sách để tự học trước nguồn tài liệu quá phong phú. Nhiều học sinh không
biết phải tự học như thế nào để đạt được hiệu quả học tập cao.
Đặc biệt, đối tượng học sinh lớp 10, đây là năm đầu tiên các em tiếp xúc với
chương trình THPT, với khối lượng kiến thức nhiều hơn và phương pháp giảng dạy
của giáo viên cũng khác hơn so với ở bậc THCS. Do đó, để có được sự hứng thú và
kết quả tốt trong học tập, các em cần phải được hình thành một phương pháp, động
lực tự học. Tuy nhiên, đây là vấn đề hết sức khó khăn, vì các em vẫn còn nhiểu bỡ
ngỡ và chưa có kinh nghiệm nhiều trong việc tự chủ động tìm tòi và nghiên cứu.
1.4. Bên cạnh đó để kịp thời tiếp cận với sự đổi mới của nền giáo dục của các
nước trên thế giới, đổi mới phương pháp học cần được tiến hành song song với việc
đổi mới phương pháp dạy học. Hỗ trợ việc tự họccho học sinh là một yếu tố quan
trọng góp phần vào việc nâng cao chất lượng giáo dục.
Xuất phát từ thực tế đó, việc nghiên cứu đề tài “ Thiết kế tài liệu tự học có hướng
dẫn theo môđun nhằm hỗ trợ việc tự học cho học sinh khá - giỏi Hóa học lớp 10
Trung học phổ thông” là một việc làm rất cần thiết.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Nghiên cứu thiết kế tài liệu tự học có hướng dẫn theo môđun nhằm nâng cao năng
lực tự học phần hóa vô cơ nói riêng và năng lực tự học bộ môn Hóa học nói chung,
qua đó góp phần nâng cao chất lượng dạy và học cho học sinh khá - giỏi ở các lớp
chọn, các lớp có nâng cao môn Hoá học.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Nghiên cứu cơ sở lí luận của đề tài:
 Những cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài hỗ trợ việc tự học cho HS khá giỏi
bằng tài liệu tự học có hướng dẫn theo môđun.
 Quá trình tự học có hướng dẫn và phương pháp dạy học hóa học ở trường
THPT
 Việc vận dụng phương pháp tự học có hướng dẫn theo môđun trong dạy học
hóa học đối với học sinh khá - giỏi ở các trường THPT.
3.2. Biên soạn một tài liệu tự học có hướng dẫn theo môđun với nội dung lý thuyết
và bài tập chương “Nhóm Halogen” và chương “Nhóm Oxi” theo chương trình lớp
10 - nâng cao trường THPT giúp học sinh khá giỏi có thể tự học có hiệu quả.
3.3. Thử nghiệm đánh giá tính khả thi và tính hiệu quả việc sử dụng tài liệu có
hướng dẫn cho học sinh khá, giỏi tại các lớp chọn, các lớp nâng cao môn Hoá học ở
trường THPT.
- Tổ chức thực nghiệm sư phạm.
- Xử lý thống kê các số liệu và rút ra kết luận.
4. Khách thể, đối tượng nghiên cứu
4.1. Khách thể nghiên cứu
Quá trình tự học Hóa học vô cơ (cụ thể là chương nhóm Halogen và Chương
nhóm Oxi - lớp 10 chương trình nâng cao) trường THPT.
4.2. Đối tượng nghiên cứu
Việc thiết kế tài liệu tự học theo mođun nhằm hỗ trợ việc tự học cho học sinh khá
giỏi ở các trường THPT.
5. Phạm vi nghiên cứu
- Quá trình dạy và học phần Hóa học vô cơ lớp 10 theo chương trình nâng cao
(chương nhóm Halogen và nhóm Oxi).
- Địa bàn nghiên cứu: các tỉnh Tiền Giang, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Thuận và
Thành phố Hồ Chí Minh.
- Thời gian: từ tháng 9 năm 2009 đến tháng 5 năm 2011.
6. Giả thuyết khoa học
Nếu thiết kế tài liệu tự học có hướng dẫn (lí thuyết và bài tập) theo môđun đảm
bảo được yêu cầu, chất lượng và sử dụng một cách hợp lí, có hiệu quả sẽ hỗ trợ tốt
cho việc tự học của học sinh phổ thông đặc biệt là đối tượng học sinh khá – giỏi.
7. Các phương pháp nghiên cứu
7.1. Các phương pháp nghiên cứu lí luận
- Phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp mô hình hoá, phương pháp giả
thuyết, phương pháp phân loại và hệ thống hóa.
- Đọc và nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến đề tài.
7.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Quan sát, trò chuyện với học sinh nhằm đánh giá khả năng tự học của HS.
- Điều tra thăm dò trước và sau thực nghiệm sư phạm.
- Nghiên cứu kế hoạch học tập của học sinh giỏi hóa học ở các trường THPT.
- Phương pháp chuyên gia: tham khảo ý kiến đóng góp của các thầy, cô giáo lâu
năm để hoàn thiện tài liệu tự học. Trao đổi kinh nghiệm với các nhà giáo dục, các GV
về kinh nghiệm dạy và học tập.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
7.3. Các phương pháp thống kê toán học
8. Điểm mới của luận văn
- Hệ thống hóa cơ sở lí luận về nâng cao chất lượng dạy học và tổ chức việc tự
học có hướng dẫn cho học sinh khá giỏi ở các lớp chọn, các lớp nâng cao môn Hoá
học ở các trường THPT.
- Đề xuất một số biện pháp rèn luyện năng lực tự học cho học sinh thông qua hệ
thống câu hỏi và bài tập Hóa học.
- Soạn thảo bộ tài liệu tự học có hướng dẫn (chương “Nhóm Halogen” và
chương ‘Nhóm Oxi”) với nội dung lí thuyết và bài tập đồng thời sử dụng hợp lý có
hiệu quả, nhằm hỗ trợ việc tự học, tự nghiên cứu cho học sinh khá - giỏi các lớp
chọn, các lớp nâng cao môn Hoá học ở trường THPT.
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU
1.1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Đi theo hướng nghiên cứu về tự học nói chung và tự học có hướng dẫn theo mođun nói
riêng, trong lĩnh vực nghiên cứu về PP dạy học môn hoá học đã có một số công trình nghiên
cứu như:
Luận văn Thạc sĩ của tác giả Hoàng Thị Bắc: “Nâng cao chất lượng thực hành thí
nghiệm phương pháp dạy học Hoá học ở Trường ĐHSP bằng phương pháp tự học có hướng
dẫn theo môđun”, bảo vệ năm 2002 tại trường ĐHSP Hà Nội.
Luận văn Thạc sĩ của tác giả Lê Hoàng Hà: “Nâng cao chất lượng dạy học phần Hoá
hữu cơ (chuyên môn I) ở Trường CĐSP bằng phương pháp tự học có hướng dẫn theo
môđun”, bảo vệ năm 2003 tại trường ĐHSP Hà Nội.
Luận văn Thạc sĩ của tác giả Hoàng Thị Kiều Trang: “Nâng cao chất lượng dạy học
phần Hoá vô cơ (chuyên môn I) ở Trường CĐSP bằng phương pháp tự học có hướng dẫn
theo môđun”, bảo vệ năm 2004 tại trường ĐHSP Hà Nội.
Luận văn Thạc sĩ của tác giả Bùi Thị Tuyết Mai: “Nâng cao năng lực tự học cho học
sinh giỏi hoá học bằng tài liệu tự học có hướng dẫn theo môđun (Chương Ancol-phenol và
chương Anđehit-xeton)”, bảo vệ năm 2007 tại trường ĐHSP Hà Nội.
Luận văn Thạc sĩ của tác giả Nguyễn Thị Toàn: “Nâng cao năng lực tự học cho học
sinh chuyên hóa học bằng tài liệu tự học có hướng dẫn theo môđun (phần hóa học vô cơ lớp
12)”, bảo vệ năm 2009 tại trường ĐHSP Hà Nội.
Luận án Tiến sĩ của tác giả Đặng Thị Oanh: “Dùng bài toán tình huống mô phỏng rèn
luyện kỹ năng thiết kế công nghệ bài nghiên cứu tài liệu mới cho sinh viên khoa hoá đại học
Sư phạm” bảo vệ năm 1995 tại trường ĐHSP Hà Nội.
Luận án Tiến sĩ của tác giả Nguyễn Thị Ngà: “Xây dựng và sử dụng tài liệu tự học có
hướng dẫn theo môđun phần kiến thức cơ sở hóa học chung - chương trình THPT chuyên
hóa học góp phần nâng cao năng lực tự học cho học sinh”, bảo vệ năm 2010 tại trường
ĐHSP Hà Nội.
Luận văn thạc sĩ của Tống Thanh Tùng: “ Thiết kế E-book hóa học lớp 12 phần Crôm,
sắt, đồng nhằm hỗ trợ học sinh tự học”, bảo vệ năm 2009 tại trường ĐHSP TP Hồ Chí
Minh.
Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thị Tuyết Hoa: “Xây dựng website nhằm tăng cường
năng lực tự học cho học sinh giỏi hóa lớp 11”, bảo vệ năm 2010 tại trường ĐHSP TP Hồ
Chí Minh.
Luận văn thạc sĩ của Đỗ Thị Việt Phương: “Thiết kế ebook hướng dẫn học sinh tự học
phần hóa vô cơ lớp 10 chương trình nâng cao bảo vệ năm 2010 tại trường ĐHSP TP Hồ
Chí Minh.
Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Ngọc Nguyên : “Thiết kế tài liệu tự học có hướng dẫn
theo mođun nhằm tăng cường năng lực tự học cho học sinh giỏi hóa học lớp 11
THPT”(Phần Hiddrocacbon) ” , bảo vệ năm 2010 tại trường ĐHSP TP Hồ Chí Minh
Luận văn thạc sĩ của Trần Thị Thanh Hà: “ Thiết kế tài liệu tự học có hướng dẫn theo
môđun nhằm tăng cường năng lực tự học cho học sinh giỏi hóa học trường Trung học phổ
thông (chương Este-Lipit và chương Cacbohidrat)”, bảo vệ năm 2010 tại trường ĐHSP TP
Hồ Chí Minh.
Khoá luận tốt nghiệp của Hỉ A Mổi: “ Thiết kế website tự học môn hóa học lớp 11
phần Crôm, sắt, đồng nhằm hỗ trợ học sinh tự học”, bảo vệ năm 2005 tại trường ĐHSP TP
Hồ Chí Minh.
Khoá luận tốt nghiệp của Lê Thị Xuân Hương: “ Thiết kế website hỗ trợ việc dạy và tự
chương Halogen lớp 10 THPT”, bảo vệ năm 2007 tại trường ĐHSP TP Hồ Chí Minh.
Khoá luận tốt nghiệp của Trịnh Lê Hồng Phương: “ Thiết kế học liệu điện tử
chươngOxi lưu huỳnh lớp 10 hỗ trợ hoạt động tự học Hoá học cho học sinh THPT”, bảo vệ
năm 2008 tại trường ĐHSP TP Hồ Chí Minh.
Qua nghiên cứu tìm hiểu các luận văn tiến sĩ, luận văn thạc sĩ và khoá luận tốt nghiệp
nêu trên chúng tôi nhận thấy:
Tự học là vấn đề đang được rất quan tâm nhất từ năm 2002, đây là năm mà ngành giáo
dục có nhiều bước chuyển mình đáng kể từ nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy
cũng như kiểm tra đánh giá và bước ngoặc là kì thi đại học toàn quốc với hình thức 3 chung.
Theo các hướng nghiên cứu về tự học, các tác giả đã phân tích được vai trò của tự học,
các hình thức tự học và đưa ra các biện pháp để hỗ trợ hoặc nâng cao năng lực tự học của
HS.
Để hỗ trợ cho HS tự học, hướng thứ nhất của các tác già là thiết kế website, ebook để
HS có thể chủ động tự học ở mọi lúc mọi nơi, hướng thứ hai là thiết kế các tài liệu tự học có
hướng dẫn theo mođun.
Mỗi hướng nghiên cứu đều có những ưu điểm tích cực. Bản thân chúng tôi nhận thấy,
tự học của HS cần có sự hướng dẫn của GV và đặc biệt là kết hợp với những giờ lên lớp. Để
hỗ trợ cho vấn đề này thì tài liệu tự học theo môđun là vấn đề được chúng tôi đặc biệt quan
tâm và nghiên cứu.
Như vậy, tài liệu tự học có hướng dẫn theo mođun phần Hoá hữu cơ lớp 11 và 12 đã có
hai luận văn nghiên cứu. Tuy nhiên, hai luận văn trên thiên về đối tượng là HS ở các trường
THPT chuyên. Tiếp tục theo hướng này chúng tôi nghiên cứu phần Hoá vô cơ ở hai chương
5 và 6 của lớp 10 chương trình nâng cao, đối tượng là HS khá giỏi ở các trường THPT.
1.2. TỰ HỌC
1.2.1. Khái niệm tự học [25]
Theo Rubakin .NA, tự học là hoạt động học không có sự hiện diện của GV, HS không
có sự tiếp xúc trực tiếp với GV, là hình thức học tập hoàn toàn không có sự tương tác trực
tiếp thầy trò, do đó HS phải tự lực thông qua tài liệu, qua hoạt động thực tế, qua thí nghiệm
để chiếm lĩnh kiến thức.
1.2.2. Năng lực tự học [25]
Năng lực tự học là năng lực hết sức quan trọng vì tự học là chìa khoá tiến vào thế kỉ
XXI, một thế kỉ với quan niệm học suốt đời, xã hội học tập. Có năng lực tự học mới có thể
học suốt đời được. Vì vậy, quan trọng nhất đối với HS là học cách học. Năng lực TH là khả
năng tự mình tìm tòi, nhận thức và vận dụng kiến thức vào tình huống mới hoặc tương tự với
chất lượng cao. Để bồi dưỡng cho HS năng lực tự học, tự nghiên cứu, cần phải xác định được các
năng lực và trong quá trình dạy học, GV cần hướng dẫn và tạo các cơ hội, điều kiện thuận lợi cho
HS hoạt động nhằm phát triển các năng lực đó.
1.2.3. Các năng lực tự học cơ bản [25, 12]
Cần bồi dưỡng và phát triển năm năng lực tự học cơ bản sau cho HS:
 Năng lực nhận biết, tìm tòi và phát hiện vấn đề
Trong dạy học truyền thống, theo kiểu “bình quân - đồng loạt”, HS được “ru êm” bằng
những bài thuyết trình của GV suốt từ học kì này sang học kì khác của năm học. HS ít khi
được phát hiện vấn đề mới, mà thường lặp lại hoặc phát hiện lại vấn đề đã được GV đưa ra.
Kiểu học như vậy kéo dài góp phần làm thui chột khả năng tự tìm kiếm, tự phát hiện của
HS, trái với quan niệm về việc học “là sự biến đổi bản thân mình trở nên có thêm giá trị,
bằng nỗ lực của chính mình để chiếm lĩnh những giá trị mới lấy từ bên ngoài” là “một hành
trình nội tại, được cắm mốc bởi kiến thức, PP tư duy và sự thực hiện tự phê bình, để tự hiểu
bản thân mình” (Jacques Delors-Learing: The Treasure Within, UNESCO, Pari 1996).
Năng lực nhận biết, tìm tòi, phát hiện vấn đề hết sức quan trọng đối với mọi người, đặc
biệt HSG. Nhờ năng lực này HS vừa tự làm giàu kiến thức của mình, vừa rèn luyện tư duy
và thói quen phát hiện, tìm tòi,…
Năng lực này đòi hỏi HS phải nhận biết, hiểu, phân tích, tổng hợp, so sánh sự vật hiện
tượng được tiếp xúc; suy xét từ nhiều góc độ, có hệ thống trên cơ sở những lí luận và hiểu
biết đã có của mình; phát hiện ra các khó khăn, mâu thuẫn xung đột, các điểm chưa hoàn
chỉnh cần giải quyết, bổ sung các bế tắc, nghịch lí cần phải khai thông, khám phá, làm sáng
tỏ,… Để phát hiện đúng vấn đề, đòi hỏi người học phải thâm nhập, hiểu biết khá sâu sắc đối
tượng, đồng thời biết liên tưởng, vận dụng những hiểu biết và tri thức khoa học của mình đã
có tương ứng. Trên cơ sở đó, dường như xuất hiện “linh cảm”, và từ đó mạch suy luận được
hình thành. Phải sau nhiều lần suy xét thêm trong óc, vấn đề phát hiện được nói lên thành
lời, hiện lên rõ ràng, thúc bách việc tìm kiếm con đường và hướng đi để giải quyết.
 Năng lực giải quyết vấn đề
Trong cuộc sống của mỗi người bao gồm một chuỗi các vấn đề khác nhau được giải
quyết. Nhờ vào việc đối mặt và giải quyết các vấn đề, mỗi người ngày càng trưởng thành và
thích nghi hơn với cuộc sống, xây dựng cho mình cuộc sống có chất lượng ngày càng phát
triển. Năng lực giải quyết vấn đề bao gồm khả năng trình bày giả thuyết; xác định cách thức
giải quyết và lập kế hoạch giải quyết vấn đề; khảo sát các khía cạnh, thu thập và xử lí thông
tin; đề xuất các giải pháp, kiến nghị các kết luận. Kinh nghiệm thực tế cho thấy nhiều HS
thu thập được một khối lượng thông tin phong phú nhưng không biết hệ thống và xử lí như
thế nào để tìm ra con đường đến với giả thuyết. Điều này đòi hỏi sự hướng dẫn cẩn thận và
kiên trì của các GV ngay từ những hoạt động đầu của giải quyết vấn đề.
Nếu nói rằng trong dạy học đối với HSG, quan trọng nhất là dạy cho HS cách học, thì
trong đó cần coi trọng dạy cho HS kĩ thuật giải quyết vấn đề. Với kĩ thuật này, HS có thể áp
dụng vào rất nhiều trường hợp trong học tập cũng như trong cuộc sống để lĩnh hội các tri
thức cần thiết cho mình. Nên xem kĩ thuật giải quyết vấn đề vừa là công cụ nhận thức,
nhưng đồng thời là mục tiêu của việc dạy học cho HS phương pháp tự học.
 Năng lực xác định những kết luận đúng (kiến thức, cách thức, con đường, giải
pháp, biện pháp…) từ quá trình giải quyết vấn đề
Đây là một năng lực quan trọng cần cho người học đạt đến những kết luận đúng của
quá trình giải quyết vấn đề, hay nói cách khác, các tri thức cần lĩnh hội sau khi giải quyết
vấn đề sẽ có được một khi chính bản thân HS có năng lực này.
Năng lực này bao gồm các khả năng khẳng định hay bác bỏ giả thuyết, hình thành kết
quả và đề xuất vấn đề mới, hoặc áp dụng (nếu cần thiết). Trên thực tế có rất nhiều trường
hợp được đề cập đến trong lúc giải quyết vấn đề, nên HS có thể đi chệch ra khỏi vấn đề
chính đang giải quyết hoặc lệch lạc với mục tiêu đề ra ban đầu. Vì vậy hướng dẫn cho HS kĩ
thuật xác định kết luận đúng không kém phần quan trọng so với các kĩ thuật phát hiện và
giải quyết vấn đề. Các quyết định phải được dựa trên logic của quá trình giải quyết vấn đề
và nhắm đúng mục tiêu.
 Năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn (hoặc vào nhận thức kiến thức mới)
Kết quả cuối cùng của việc học tập phải được thể hiện ở chính ngay trong thực tiễn
cuộc sống, hoặc là HS vận dụng kiến thức đã học để nhận thức, cải tạo thực tiễn, hoặc trên
cơ sở kiến thức và phương pháp đã có, nghiên cứu, khám phá, thu nhận thêm kiến thức mới.
Cả hai đều đòi hỏi người học phải có năng lực vận dụng kiến thức.
Việc vận dụng kiến thức vào thực tiễn, đặc biệt trong các trường hợp mới, lại làm xuất hiện
các vấn đề đòi hỏi phải giải quyết. Như vậy kĩ năng giải quyết vấn đề lại có cơ hội để rèn
luyện và kết quả của việc giải quyết vấn đề giúp cho người học thâm nhập sâu hơn vào thực
tiễn. Từ đó hứng thú học tập, niềm say mê và khao khát được tìm tòi, khám phá, áp dụng
kiến thức và kinh nghiệm tăng lên, các động cơ học tập đúng đắn càng được bồi dưỡng
vững chắc. Giải quyết các vấn đề thực tiễn mới làm nảy sinh nhu cầu nghiên cứu tài liệu,
trao đổi, hợp tác với bạn bè, đồng nghiệp. Các kĩ năng về giao tiếp, cộng tác, huy động
nguồn lực được rèn luyện. Kết quả của hoạt động thực tiễn vừa làm giàu thêm tri thức, vừa
soi sáng, giải thích, làm rõ thêm các kiến thức được học từ SGK, tài liệu. HS thấy tự tin, chủ
động hơn, đồng thời họ lại phải có thái độ dám chịu trách nhiệm về các quyết định mình đã
lựa chọn và có kĩ năng lập luận, bảo vệ các quyết định của mình.
 Năng lực đánh giá và tự đánh giá
Dạy học đề cao vai trò tự chủ của HS (hay tập trung vào người học), đòi hỏi phải tạo
điều kiện, cơ hội và khuyến khích (thậm chí bắt buộc) HS đánh giá và tự đánh giá mình. Chỉ
có như vậy, họ mới dám suy nghĩ, dám chịu trách nhiệm và luôn luôn tìm tòi sáng tạo, tìm
ra cái mới, cái hợp lí, cái có hiệu quả hơn.
Mặt khác, kết quả tất yếu của việc rèn luyện các kĩ năng phát hiện và giải quyết vấn
đề, kết luận và áp dụng kết quả của qui trình giải quyết vấn đề đòi hỏi HS phải luôn đánh
giá và tự đánh giá. HS phải biết được mặt mạnh, hạn chế của mình, cái đúng sai trong việc
mình làm mới có thể tiếp tục vững bước tiếp trên con đường học tập chủ động của mình.
Không có khả năng đánh giá, HS khó có thể tự tin trong phát hiện, giải quyết vấn đề và áp
dụng kiến thức đã học.
Năm năng lực trên vừa đan xen nhưng vừa tiếp nối nhau, tạo nên năng lực TH ở HS.
Các năng lực trên cũng chính là năng lực của người nghiên cứu khoa học. Vì vậy, rèn luyện
được các năng lực đó, chính là HS đặt mình vào vị trí của người nghiên cứu khoa học, hay
nói cách khác, đó là sự rèn luyện năng lực TH, tự nghiên cứu. Cũng chính việc học như vậy,
đòi hỏi việc dạy học không phải là truyền thụ kiến thức làm sẵn cho HS mà người GV phải
đặt mình vào vị trí người hướng dẫn HS nghiên cứu.
1.2.4. Các kĩ năng tự học [9]
Tuỳ theo môn học mà HS có những kĩ năng phù hợp. Một cách chung nhất, đối với HS
cần phải được rèn luyện các kĩ năng tự học cơ bản sau:
 Biết đọc, nghiên cứu giáo trình và tài liệu học tập, chọn ra những tri thức cơ
bản, chủ yếu, sắp xếp, hệ thống hoá theo trình tự hợp lí, khoa học.
 Biết và phát huy được những thuận lợi, hạn chế những mặt non yếu của bản
thân trong quá trình học ở lớp, ở nhà, ở thư viện, ở phòng thí nghiệm, ở cơ sở thực tế.
 Biết vận dụng các lợi thế và khắc phục các khó khăn, thích nghi với điều kiện
học tập (cơ sở vật chất, phương tiện học tập, thời gian học tập...).
 Biết sử dụng linh hoạt các hình thức và PP học tập cho phép đạt hiệu quả học tập
cao.
 Biết xây dựng kế hoạch học tập trong tuần, tháng, học kì, cả năm, cả khoá
học.
 Biết và sử dụng có hiệu quả các kỉ thuật đọc sách, nghe giảng, trao đổi, thảo
luận, tranh luận, xây dựng đề cương, viết báo cáo, thu thập và xử lí thông tin.
 Biết sử dụng các phương tiện học tập, đặc biệt là công nghệ thông tin.
 Biết lắng nghe và thông tin trí thức, giải thích tài liệu cho người khác.
 Biết phân tích, đánh giá và sử dụng các thông tin.
 Biết KT-ĐG chất lượng học tập của bản thân và bạn học.
 Biết vận dụng thực hành, tham gia nghiên cứu, thực nghiệm, ứng dụng.
1.2.5. Động cơ hoạt động tự học [9], [31], [20]
Động cơ của hoạt động nào thì quyết định kết quả của hoạt động đó. Giống như động
cơ hoạt động nói chung, động cơ tự học cũng có nhiều cấp độ khác nhau, bắt đầu từ sự thoả
mãn nhu cầu phải hoàn thành nhiệm vụ, tự khẳng định mình, mong muốn thành thạo nghề
nghiệp cho tới cấp độ cao là thoả mãn nhu cầu hiểu biết, lòng khao khát tri thức và được nảy
sinh trong mối quan hệ với đối tượng tự học
Động cơ có thể có nguồn gốc từ bên ngoài, được hình thành từ những tác động bên
ngoài và được cá nhân hoá thành hứng thú, tâm thế, niềm tin,...của mình. Hình thành động
cơ hoạt động cho cá nhân phải bắt đầu xây dựng các điều kiện bên ngoài cho phù hợp với
nhận thức, tình cảm của cá nhân. Đó chính là quá trình "chuyển vào trong" của những điều
kiện, những yêu cầu có nguồn gốc từ bên ngoài thành động cơ cá nhân; từ những động cơ có
thứ bậc thấp tới động cơ có thứ bậc cao hơn như: danh dự trong cộng đồng, tương lai cá
nhân, lí tưởng xây dựng đất nước giàu đẹp. Sự nảy sinh động cơ TH lúc đầu xuất phát từ ý
thức trách nhiệm buộc phải hoàn thành các nhiệm vụ học tập đã thúc đẩy hoạt động tự học
của HS.
Động cơ có nguồn gốc bên trong: xuất phát từ logic chính nội dung tri thức khoa học
làm nảy sinh trong HS lòng khao khát hiểu biết sâu sắc, thoả mãn sự tò mò, hoàn chỉnh kiến
thức, thử thách năng lực trí tuệ của chính mình.
Động cơ tự học không có sẵn, không thể áp đặt từ bên ngoài mà phải được hình
thành dần chính trong quá trình HS ngày càng đi sâu chiếm lĩnh đối tượng học tập. Khi bắt
tay vào giải quyết các nhiệm vụ tự học, mục đích tự học xuất hiện dưới hình thức một biểu
tượng chung về sự hoàn thành nhiệm vụ đó. Xét về nội dung, biểu tượng đó còn nghèo nàn,
thô sơ và có nguồn gốc từ động cơ học tập. Quá trình giải quyết các nhiệm vụ tự học, biểu
tượng ban đầu ngày càng được cụ thể hoá, những mục đích bộ phận tiếp theo được hình
thành, dẫn HS tới mục đích cuối cùng là chiếm lĩnh được tri thức khoa học.
Động cơ tự học của HS được hình thành bởi sự tác động của các yếu tố bên ngoài
như: sự bất cập giữa trình độ bản thân với yêu cầu của công việc, nhu cầu thăng tiến, do tự
ái bạn bè, đồng nghiệp, thoả mãn nhu cầu hiểu biết, lòng khao khát tri thức.... và cả những
khó khăn về thời gian, trường lớp nếu đi học tập trung... Chính những mâu thuẫn giữa yêu
cầu của công việc, cuộc sống với khả năng của HS làm xuất hiện nhu cầu tự học để nâng
cao trình độ học vấn của họ.
Động cơ tự học của HS xuất phát từ sự nhận thức, về yêu cầu nâng cao trình độ, từ sự

More Related Content

What's hot

Kỹ năng phòng tránh xâm hại tình dục của học sinh tiểu học tại tp hồ chí minh...
Kỹ năng phòng tránh xâm hại tình dục của học sinh tiểu học tại tp hồ chí minh...Kỹ năng phòng tránh xâm hại tình dục của học sinh tiểu học tại tp hồ chí minh...
Kỹ năng phòng tránh xâm hại tình dục của học sinh tiểu học tại tp hồ chí minh...jackjohn45
 
Luận văn:Dạy đọc hiểu văn bản văn học trung đại Việt Nam ở Ngữ văn 10 THPT th...
Luận văn:Dạy đọc hiểu văn bản văn học trung đại Việt Nam ở Ngữ văn 10 THPT th...Luận văn:Dạy đọc hiểu văn bản văn học trung đại Việt Nam ở Ngữ văn 10 THPT th...
Luận văn:Dạy đọc hiểu văn bản văn học trung đại Việt Nam ở Ngữ văn 10 THPT th...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Thiet ke he_thong_tinh_huong_trong_day_hoc_hoa_hoc_lop_10_trung_hoc_pho_thong...
Thiet ke he_thong_tinh_huong_trong_day_hoc_hoa_hoc_lop_10_trung_hoc_pho_thong...Thiet ke he_thong_tinh_huong_trong_day_hoc_hoa_hoc_lop_10_trung_hoc_pho_thong...
Thiet ke he_thong_tinh_huong_trong_day_hoc_hoa_hoc_lop_10_trung_hoc_pho_thong...Garment Space Blog0
 
Một số hình thức tổ chức các hoạt động đưa dân ca đến với trẻ mẫu giáo 5 – 6 ...
Một số hình thức tổ chức các hoạt động đưa dân ca đến với trẻ mẫu giáo 5 – 6 ...Một số hình thức tổ chức các hoạt động đưa dân ca đến với trẻ mẫu giáo 5 – 6 ...
Một số hình thức tổ chức các hoạt động đưa dân ca đến với trẻ mẫu giáo 5 – 6 ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn sư phạm thực trạng giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5 6 tuổi thông qua ...
Luận văn sư phạm thực trạng giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5 6 tuổi thông qua ...Luận văn sư phạm thực trạng giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5 6 tuổi thông qua ...
Luận văn sư phạm thực trạng giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5 6 tuổi thông qua ...jackjohn45
 
Xây dựng hệ thống bài tập nhận thức âm thanh hỗ trợ trị liệu cho học sinh lớp...
Xây dựng hệ thống bài tập nhận thức âm thanh hỗ trợ trị liệu cho học sinh lớp...Xây dựng hệ thống bài tập nhận thức âm thanh hỗ trợ trị liệu cho học sinh lớp...
Xây dựng hệ thống bài tập nhận thức âm thanh hỗ trợ trị liệu cho học sinh lớp...https://www.facebook.com/garmentspace
 

What's hot (19)

Luận văn: Phát triển năng lực nói cho học sinh lớp Năm, HAY
Luận văn: Phát triển năng lực nói cho học sinh lớp Năm, HAYLuận văn: Phát triển năng lực nói cho học sinh lớp Năm, HAY
Luận văn: Phát triển năng lực nói cho học sinh lớp Năm, HAY
 
Phát triển năng lực đánh giá lịch sử của học sinh trong dạy học lịch sử
Phát triển năng lực đánh giá lịch sử của học sinh trong dạy học lịch sửPhát triển năng lực đánh giá lịch sử của học sinh trong dạy học lịch sử
Phát triển năng lực đánh giá lịch sử của học sinh trong dạy học lịch sử
 
Luận văn: Dạy học đọc - hiểu các văn bản tự sự văn học nước ngoài lớp 12
Luận văn: Dạy học đọc - hiểu các văn bản tự sự văn học nước ngoài lớp 12Luận văn: Dạy học đọc - hiểu các văn bản tự sự văn học nước ngoài lớp 12
Luận văn: Dạy học đọc - hiểu các văn bản tự sự văn học nước ngoài lớp 12
 
Luận văn: Phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh trung học phổ thông
Luận văn: Phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh trung học phổ thôngLuận văn: Phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh trung học phổ thông
Luận văn: Phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh trung học phổ thông
 
Phương pháp Bàn tay nặn bột nâng cao hiệu quả học tập của học sinh khiếm thính
Phương pháp Bàn tay nặn bột nâng cao hiệu quả học tập của học sinh khiếm thínhPhương pháp Bàn tay nặn bột nâng cao hiệu quả học tập của học sinh khiếm thính
Phương pháp Bàn tay nặn bột nâng cao hiệu quả học tập của học sinh khiếm thính
 
Kỹ năng phòng tránh xâm hại tình dục của học sinh tiểu học tại tp hồ chí minh...
Kỹ năng phòng tránh xâm hại tình dục của học sinh tiểu học tại tp hồ chí minh...Kỹ năng phòng tránh xâm hại tình dục của học sinh tiểu học tại tp hồ chí minh...
Kỹ năng phòng tránh xâm hại tình dục của học sinh tiểu học tại tp hồ chí minh...
 
Luận văn:Dạy đọc hiểu văn bản văn học trung đại Việt Nam ở Ngữ văn 10 THPT th...
Luận văn:Dạy đọc hiểu văn bản văn học trung đại Việt Nam ở Ngữ văn 10 THPT th...Luận văn:Dạy đọc hiểu văn bản văn học trung đại Việt Nam ở Ngữ văn 10 THPT th...
Luận văn:Dạy đọc hiểu văn bản văn học trung đại Việt Nam ở Ngữ văn 10 THPT th...
 
Dạy học tích hợp liên môn chủ đề “Mắt” trong lĩnh vực khoa học tự nhiên
Dạy học tích hợp liên môn chủ đề “Mắt” trong lĩnh vực khoa học tự nhiênDạy học tích hợp liên môn chủ đề “Mắt” trong lĩnh vực khoa học tự nhiên
Dạy học tích hợp liên môn chủ đề “Mắt” trong lĩnh vực khoa học tự nhiên
 
Chương trình đào tạo tiên tiến khối ngành Kỹ thuật ở Việt Nam, HAY
Chương trình đào tạo tiên tiến khối ngành Kỹ thuật ở Việt Nam, HAYChương trình đào tạo tiên tiến khối ngành Kỹ thuật ở Việt Nam, HAY
Chương trình đào tạo tiên tiến khối ngành Kỹ thuật ở Việt Nam, HAY
 
Luận văn: Quản lý công tác chủ nhiệm lớp của hiệu trưởng, HOT
Luận văn: Quản lý công tác chủ nhiệm lớp của hiệu trưởng, HOTLuận văn: Quản lý công tác chủ nhiệm lớp của hiệu trưởng, HOT
Luận văn: Quản lý công tác chủ nhiệm lớp của hiệu trưởng, HOT
 
Thiet ke he_thong_tinh_huong_trong_day_hoc_hoa_hoc_lop_10_trung_hoc_pho_thong...
Thiet ke he_thong_tinh_huong_trong_day_hoc_hoa_hoc_lop_10_trung_hoc_pho_thong...Thiet ke he_thong_tinh_huong_trong_day_hoc_hoa_hoc_lop_10_trung_hoc_pho_thong...
Thiet ke he_thong_tinh_huong_trong_day_hoc_hoa_hoc_lop_10_trung_hoc_pho_thong...
 
Luận văn: Hệ thống bài tập hóa học cho học sinh lớp 11, HAY
Luận văn: Hệ thống bài tập hóa học cho học sinh lớp 11, HAYLuận văn: Hệ thống bài tập hóa học cho học sinh lớp 11, HAY
Luận văn: Hệ thống bài tập hóa học cho học sinh lớp 11, HAY
 
Một số hình thức tổ chức các hoạt động đưa dân ca đến với trẻ mẫu giáo 5 – 6 ...
Một số hình thức tổ chức các hoạt động đưa dân ca đến với trẻ mẫu giáo 5 – 6 ...Một số hình thức tổ chức các hoạt động đưa dân ca đến với trẻ mẫu giáo 5 – 6 ...
Một số hình thức tổ chức các hoạt động đưa dân ca đến với trẻ mẫu giáo 5 – 6 ...
 
Luận văn sư phạm thực trạng giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5 6 tuổi thông qua ...
Luận văn sư phạm thực trạng giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5 6 tuổi thông qua ...Luận văn sư phạm thực trạng giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5 6 tuổi thông qua ...
Luận văn sư phạm thực trạng giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5 6 tuổi thông qua ...
 
Đề tài: Thư viện hồ sơ bài giảng điện tử dạy học môn Hóa học 10
Đề tài: Thư viện hồ sơ bài giảng điện tử dạy học môn Hóa học 10Đề tài: Thư viện hồ sơ bài giảng điện tử dạy học môn Hóa học 10
Đề tài: Thư viện hồ sơ bài giảng điện tử dạy học môn Hóa học 10
 
Tổ chức các hoạt động học tập theo định hướng phát triển năng lực tự học
Tổ chức các hoạt động học tập theo định hướng phát triển năng lực tự họcTổ chức các hoạt động học tập theo định hướng phát triển năng lực tự học
Tổ chức các hoạt động học tập theo định hướng phát triển năng lực tự học
 
Xây dựng hệ thống bài tập nhận thức âm thanh hỗ trợ trị liệu cho học sinh lớp...
Xây dựng hệ thống bài tập nhận thức âm thanh hỗ trợ trị liệu cho học sinh lớp...Xây dựng hệ thống bài tập nhận thức âm thanh hỗ trợ trị liệu cho học sinh lớp...
Xây dựng hệ thống bài tập nhận thức âm thanh hỗ trợ trị liệu cho học sinh lớp...
 
Luận văn: Phát triển năng lực tạo lập văn bản miêu tả cho học sinh lớp 4
Luận văn: Phát triển năng lực tạo lập văn bản miêu tả cho học sinh lớp 4Luận văn: Phát triển năng lực tạo lập văn bản miêu tả cho học sinh lớp 4
Luận văn: Phát triển năng lực tạo lập văn bản miêu tả cho học sinh lớp 4
 
Luận văn: Tài liệu hỗ trợ việc dạy học phần hóa phi kim lớp 10
Luận văn: Tài liệu hỗ trợ việc dạy học phần hóa phi kim lớp 10Luận văn: Tài liệu hỗ trợ việc dạy học phần hóa phi kim lớp 10
Luận văn: Tài liệu hỗ trợ việc dạy học phần hóa phi kim lớp 10
 

Viewers also liked

Viewers also liked (15)

Elevated Temperature Uniaxial Mechanical Compression Examination and Hot Roll...
Elevated Temperature Uniaxial Mechanical Compression Examination and Hot Roll...Elevated Temperature Uniaxial Mechanical Compression Examination and Hot Roll...
Elevated Temperature Uniaxial Mechanical Compression Examination and Hot Roll...
 
Procesos de manufactura
Procesos de manufacturaProcesos de manufactura
Procesos de manufactura
 
Pruebas 2009 1
Pruebas 2009 1Pruebas 2009 1
Pruebas 2009 1
 
8 de educacion vial
8 de educacion vial8 de educacion vial
8 de educacion vial
 
Tics
TicsTics
Tics
 
Nueva propuesta regulatoria de la tarifa eléctrica
Nueva propuesta regulatoria de la tarifa eléctricaNueva propuesta regulatoria de la tarifa eléctrica
Nueva propuesta regulatoria de la tarifa eléctrica
 
Palpitaciones
PalpitacionesPalpitaciones
Palpitaciones
 
Cálculo de la altura 4
Cálculo de la altura 4Cálculo de la altura 4
Cálculo de la altura 4
 
Uso didactico presentaciones
Uso didactico presentacionesUso didactico presentaciones
Uso didactico presentaciones
 
6. Ejemplo interpretación nacional de estándares
6. Ejemplo interpretación nacional de estándares6. Ejemplo interpretación nacional de estándares
6. Ejemplo interpretación nacional de estándares
 
Morte
MorteMorte
Morte
 
Excel Green Technology
Excel Green TechnologyExcel Green Technology
Excel Green Technology
 
PolicyholderBrochure_Digital
PolicyholderBrochure_DigitalPolicyholderBrochure_Digital
PolicyholderBrochure_Digital
 
Fake Godfather
Fake GodfatherFake Godfather
Fake Godfather
 
2016 Annual Report w Back Cover
2016 Annual Report w Back Cover2016 Annual Report w Back Cover
2016 Annual Report w Back Cover
 

Similar to Thiet ke tai_lieu_tu_hoc_co_huong_dan_theo_modun_nham_ho_tro_viec_tu_hoc_cho_hoc_sinh_kha_gioi_hoa_hoc_lop_10_trung_hoc_pho_thong_7853

Su dung thi_nghiem_hoa_hoc_phan_phi_kim_lop_10_trung_hoc_pho_thong_theo_huong...
Su dung thi_nghiem_hoa_hoc_phan_phi_kim_lop_10_trung_hoc_pho_thong_theo_huong...Su dung thi_nghiem_hoa_hoc_phan_phi_kim_lop_10_trung_hoc_pho_thong_theo_huong...
Su dung thi_nghiem_hoa_hoc_phan_phi_kim_lop_10_trung_hoc_pho_thong_theo_huong...Garment Space Blog0
 
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdf
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdfSử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdf
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdfjackjohn45
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao động lực làm việc cho giảng viên, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Giải pháp nâng cao động lực làm việc cho giảng viên, 9 ĐIỂM!Đề tài: Giải pháp nâng cao động lực làm việc cho giảng viên, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Giải pháp nâng cao động lực làm việc cho giảng viên, 9 ĐIỂM!Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Vai Trò Của Công Tác Xã Hội Hỗ Trợ Khuyết Tật Học Nghề Tại Trung Tâm Nuôi Dưỡng
Vai Trò Của Công Tác Xã Hội Hỗ Trợ Khuyết Tật Học Nghề Tại Trung Tâm Nuôi DưỡngVai Trò Của Công Tác Xã Hội Hỗ Trợ Khuyết Tật Học Nghề Tại Trung Tâm Nuôi Dưỡng
Vai Trò Của Công Tác Xã Hội Hỗ Trợ Khuyết Tật Học Nghề Tại Trung Tâm Nuôi DưỡngViết Thuê Đề Tài Luận Văn trangluanvan.com
 
Khóa luận tốt nghiệp Thiết Kế Một Số Dự Án Học Tập Môn Khoa Học 4 Ở Tiểu Học
Khóa luận tốt nghiệp Thiết Kế Một Số Dự Án Học Tập Môn Khoa Học 4 Ở Tiểu HọcKhóa luận tốt nghiệp Thiết Kế Một Số Dự Án Học Tập Môn Khoa Học 4 Ở Tiểu Học
Khóa luận tốt nghiệp Thiết Kế Một Số Dự Án Học Tập Môn Khoa Học 4 Ở Tiểu HọcDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh qua việc xây dựn...
Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh qua việc xây dựn...Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh qua việc xây dựn...
Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh qua việc xây dựn...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Nghiên cứu và thử nghiệm một số biện pháp nâng cao kết quả học tập cho học si...
Nghiên cứu và thử nghiệm một số biện pháp nâng cao kết quả học tập cho học si...Nghiên cứu và thử nghiệm một số biện pháp nâng cao kết quả học tập cho học si...
Nghiên cứu và thử nghiệm một số biện pháp nâng cao kết quả học tập cho học si...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu và thử nghiệm một số biện pháp nâng cao kết quả học tập cho học si...
Nghiên cứu và thử nghiệm một số biện pháp nâng cao kết quả học tập cho học si...Nghiên cứu và thử nghiệm một số biện pháp nâng cao kết quả học tập cho học si...
Nghiên cứu và thử nghiệm một số biện pháp nâng cao kết quả học tập cho học si...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn: Dạy cụm bài luyện tập thao tác lập luận ở trường trung học phổ thôn...
Luận văn: Dạy cụm bài luyện tập thao tác lập luận ở trường trung học phổ thôn...Luận văn: Dạy cụm bài luyện tập thao tác lập luận ở trường trung học phổ thôn...
Luận văn: Dạy cụm bài luyện tập thao tác lập luận ở trường trung học phổ thôn...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn: Tổ chức hoạt động nhóm với sự hỗ trợ của Sơ đồ tư duy trong dạy học...
Luận văn: Tổ chức hoạt động nhóm với sự hỗ trợ của Sơ đồ tư duy trong dạy học...Luận văn: Tổ chức hoạt động nhóm với sự hỗ trợ của Sơ đồ tư duy trong dạy học...
Luận văn: Tổ chức hoạt động nhóm với sự hỗ trợ của Sơ đồ tư duy trong dạy học...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 

Similar to Thiet ke tai_lieu_tu_hoc_co_huong_dan_theo_modun_nham_ho_tro_viec_tu_hoc_cho_hoc_sinh_kha_gioi_hoa_hoc_lop_10_trung_hoc_pho_thong_7853 (20)

Su dung thi_nghiem_hoa_hoc_phan_phi_kim_lop_10_trung_hoc_pho_thong_theo_huong...
Su dung thi_nghiem_hoa_hoc_phan_phi_kim_lop_10_trung_hoc_pho_thong_theo_huong...Su dung thi_nghiem_hoa_hoc_phan_phi_kim_lop_10_trung_hoc_pho_thong_theo_huong...
Su dung thi_nghiem_hoa_hoc_phan_phi_kim_lop_10_trung_hoc_pho_thong_theo_huong...
 
Luận văn: Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua việc sử dụng thí...
Luận văn: Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua việc sử dụng thí...Luận văn: Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua việc sử dụng thí...
Luận văn: Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua việc sử dụng thí...
 
Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua việc sử dụng thí nghiệm
Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua việc sử dụng thí nghiệmPhát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua việc sử dụng thí nghiệm
Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua việc sử dụng thí nghiệm
 
Khóa luận: Biện pháp giúp học sinh trung bình yếu học tốt, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Biện pháp giúp học sinh trung bình yếu học tốt, 9 ĐIỂMKhóa luận: Biện pháp giúp học sinh trung bình yếu học tốt, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Biện pháp giúp học sinh trung bình yếu học tốt, 9 ĐIỂM
 
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdf
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdfSử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdf
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdf
 
Luận văn: Sử dụng hoạt động khám phá để dạy – học vi sinh vật 10
Luận văn: Sử dụng hoạt động khám phá để dạy – học vi sinh vật 10Luận văn: Sử dụng hoạt động khám phá để dạy – học vi sinh vật 10
Luận văn: Sử dụng hoạt động khám phá để dạy – học vi sinh vật 10
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao động lực làm việc cho giảng viên, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Giải pháp nâng cao động lực làm việc cho giảng viên, 9 ĐIỂM!Đề tài: Giải pháp nâng cao động lực làm việc cho giảng viên, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Giải pháp nâng cao động lực làm việc cho giảng viên, 9 ĐIỂM!
 
Hệ thống bài tập Tiếng Việt theo hướng phát triển tư duy cho học sinh
Hệ thống bài tập Tiếng Việt theo hướng phát triển tư duy cho học sinhHệ thống bài tập Tiếng Việt theo hướng phát triển tư duy cho học sinh
Hệ thống bài tập Tiếng Việt theo hướng phát triển tư duy cho học sinh
 
Vai Trò Của Công Tác Xã Hội Hỗ Trợ Khuyết Tật Học Nghề Tại Trung Tâm Nuôi Dưỡng
Vai Trò Của Công Tác Xã Hội Hỗ Trợ Khuyết Tật Học Nghề Tại Trung Tâm Nuôi DưỡngVai Trò Của Công Tác Xã Hội Hỗ Trợ Khuyết Tật Học Nghề Tại Trung Tâm Nuôi Dưỡng
Vai Trò Của Công Tác Xã Hội Hỗ Trợ Khuyết Tật Học Nghề Tại Trung Tâm Nuôi Dưỡng
 
Khóa luận tốt nghiệp Thiết Kế Một Số Dự Án Học Tập Môn Khoa Học 4 Ở Tiểu Học
Khóa luận tốt nghiệp Thiết Kế Một Số Dự Án Học Tập Môn Khoa Học 4 Ở Tiểu HọcKhóa luận tốt nghiệp Thiết Kế Một Số Dự Án Học Tập Môn Khoa Học 4 Ở Tiểu Học
Khóa luận tốt nghiệp Thiết Kế Một Số Dự Án Học Tập Môn Khoa Học 4 Ở Tiểu Học
 
Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh, HAY
Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh, HAYLuận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh, HAY
Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh, HAY
 
Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh qua việc xây dựn...
Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh qua việc xây dựn...Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh qua việc xây dựn...
Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh qua việc xây dựn...
 
Nâng cao kết quả học tập cho học sinh trung bình yếu môn hoá
 Nâng cao kết quả học tập cho học sinh trung bình yếu môn hoá Nâng cao kết quả học tập cho học sinh trung bình yếu môn hoá
Nâng cao kết quả học tập cho học sinh trung bình yếu môn hoá
 
Nghiên cứu và thử nghiệm một số biện pháp nâng cao kết quả học tập cho học si...
Nghiên cứu và thử nghiệm một số biện pháp nâng cao kết quả học tập cho học si...Nghiên cứu và thử nghiệm một số biện pháp nâng cao kết quả học tập cho học si...
Nghiên cứu và thử nghiệm một số biện pháp nâng cao kết quả học tập cho học si...
 
Đề tài biện pháp nâng cao kết quả học tập, ĐIỂM CAO, HOT 2018
Đề tài biện pháp nâng cao kết quả học tập, ĐIỂM CAO, HOT 2018Đề tài biện pháp nâng cao kết quả học tập, ĐIỂM CAO, HOT 2018
Đề tài biện pháp nâng cao kết quả học tập, ĐIỂM CAO, HOT 2018
 
Nghiên cứu và thử nghiệm một số biện pháp nâng cao kết quả học tập cho học si...
Nghiên cứu và thử nghiệm một số biện pháp nâng cao kết quả học tập cho học si...Nghiên cứu và thử nghiệm một số biện pháp nâng cao kết quả học tập cho học si...
Nghiên cứu và thử nghiệm một số biện pháp nâng cao kết quả học tập cho học si...
 
Luận văn: Dạy cụm bài luyện tập thao tác lập luận ở trường THPT
Luận văn: Dạy cụm bài luyện tập thao tác lập luận ở trường THPTLuận văn: Dạy cụm bài luyện tập thao tác lập luận ở trường THPT
Luận văn: Dạy cụm bài luyện tập thao tác lập luận ở trường THPT
 
Luận văn: Dạy cụm bài luyện tập thao tác lập luận ở trường trung học phổ thôn...
Luận văn: Dạy cụm bài luyện tập thao tác lập luận ở trường trung học phổ thôn...Luận văn: Dạy cụm bài luyện tập thao tác lập luận ở trường trung học phổ thôn...
Luận văn: Dạy cụm bài luyện tập thao tác lập luận ở trường trung học phổ thôn...
 
Luận văn: Tổ chức hoạt động nhóm với sự hỗ trợ của Sơ đồ tư duy trong dạy học...
Luận văn: Tổ chức hoạt động nhóm với sự hỗ trợ của Sơ đồ tư duy trong dạy học...Luận văn: Tổ chức hoạt động nhóm với sự hỗ trợ của Sơ đồ tư duy trong dạy học...
Luận văn: Tổ chức hoạt động nhóm với sự hỗ trợ của Sơ đồ tư duy trong dạy học...
 
Luận văn: Phát triển năng lực tạo lập văn bản miêu tả cho học sinh lớp 4
Luận văn: Phát triển năng lực tạo lập văn bản miêu tả cho học sinh lớp 4Luận văn: Phát triển năng lực tạo lập văn bản miêu tả cho học sinh lớp 4
Luận văn: Phát triển năng lực tạo lập văn bản miêu tả cho học sinh lớp 4
 

More from Garment Space Blog0

Su dung bat_bien_topo_tuyen_tinh_de_nghien_cuu_tinh_chinh_hinh_cua_ham_chinh_...
Su dung bat_bien_topo_tuyen_tinh_de_nghien_cuu_tinh_chinh_hinh_cua_ham_chinh_...Su dung bat_bien_topo_tuyen_tinh_de_nghien_cuu_tinh_chinh_hinh_cua_ham_chinh_...
Su dung bat_bien_topo_tuyen_tinh_de_nghien_cuu_tinh_chinh_hinh_cua_ham_chinh_...Garment Space Blog0
 
Van de binh_dang_gioi_trong_giao_duc_o_ba_ria_vung_tau_thuc_trang_va_giai_pha...
Van de binh_dang_gioi_trong_giao_duc_o_ba_ria_vung_tau_thuc_trang_va_giai_pha...Van de binh_dang_gioi_trong_giao_duc_o_ba_ria_vung_tau_thuc_trang_va_giai_pha...
Van de binh_dang_gioi_trong_giao_duc_o_ba_ria_vung_tau_thuc_trang_va_giai_pha...Garment Space Blog0
 
Van hoa kinh_bac_vung_tham_my_trong_tho_hoang_cam_7931
Van hoa kinh_bac_vung_tham_my_trong_tho_hoang_cam_7931Van hoa kinh_bac_vung_tham_my_trong_tho_hoang_cam_7931
Van hoa kinh_bac_vung_tham_my_trong_tho_hoang_cam_7931Garment Space Blog0
 
Van dung mo_hinh_hoc_tap_tren_co_so_van_de_problem_based_learning_vao_to_chuc...
Van dung mo_hinh_hoc_tap_tren_co_so_van_de_problem_based_learning_vao_to_chuc...Van dung mo_hinh_hoc_tap_tren_co_so_van_de_problem_based_learning_vao_to_chuc...
Van dung mo_hinh_hoc_tap_tren_co_so_van_de_problem_based_learning_vao_to_chuc...Garment Space Blog0
 
Van de tiep_nhan_van_hoc_duong_dai_va_thi_hieu_tham_my_cua_thanh_nien_ngay_na...
Van de tiep_nhan_van_hoc_duong_dai_va_thi_hieu_tham_my_cua_thanh_nien_ngay_na...Van de tiep_nhan_van_hoc_duong_dai_va_thi_hieu_tham_my_cua_thanh_nien_ngay_na...
Van de tiep_nhan_van_hoc_duong_dai_va_thi_hieu_tham_my_cua_thanh_nien_ngay_na...Garment Space Blog0
 
Vai tro cua_fukuzawa_yukichi_doi_voi_lich_su_nhat_ban_can_dai_1968
Vai tro cua_fukuzawa_yukichi_doi_voi_lich_su_nhat_ban_can_dai_1968Vai tro cua_fukuzawa_yukichi_doi_voi_lich_su_nhat_ban_can_dai_1968
Vai tro cua_fukuzawa_yukichi_doi_voi_lich_su_nhat_ban_can_dai_1968Garment Space Blog0
 
Tuyen chon xay_dung_he_thong_bai_tap_hoa_hoc_lop_10_nang_cao_nham_ren_luyen_n...
Tuyen chon xay_dung_he_thong_bai_tap_hoa_hoc_lop_10_nang_cao_nham_ren_luyen_n...Tuyen chon xay_dung_he_thong_bai_tap_hoa_hoc_lop_10_nang_cao_nham_ren_luyen_n...
Tuyen chon xay_dung_he_thong_bai_tap_hoa_hoc_lop_10_nang_cao_nham_ren_luyen_n...Garment Space Blog0
 
Truyen thuyet va_giai_thoai_ve_cac_nhan_vat_lich_su_nam_bo_tu_cuoi_the_ky_xix...
Truyen thuyet va_giai_thoai_ve_cac_nhan_vat_lich_su_nam_bo_tu_cuoi_the_ky_xix...Truyen thuyet va_giai_thoai_ve_cac_nhan_vat_lich_su_nam_bo_tu_cuoi_the_ky_xix...
Truyen thuyet va_giai_thoai_ve_cac_nhan_vat_lich_su_nam_bo_tu_cuoi_the_ky_xix...Garment Space Blog0
 
To chuc lanh_tho_cong_nghiep_thanh_pho_can_tho_537
To chuc lanh_tho_cong_nghiep_thanh_pho_can_tho_537To chuc lanh_tho_cong_nghiep_thanh_pho_can_tho_537
To chuc lanh_tho_cong_nghiep_thanh_pho_can_tho_537Garment Space Blog0
 
Thuc trang quan_ly_thiet_bi_thuc_hanh_tai_truong_cao_dang_kinh_te_ky_thuat_ph...
Thuc trang quan_ly_thiet_bi_thuc_hanh_tai_truong_cao_dang_kinh_te_ky_thuat_ph...Thuc trang quan_ly_thiet_bi_thuc_hanh_tai_truong_cao_dang_kinh_te_ky_thuat_ph...
Thuc trang quan_ly_thiet_bi_thuc_hanh_tai_truong_cao_dang_kinh_te_ky_thuat_ph...Garment Space Blog0
 
Thuc trang quan_ly_hoat_dong_giao_duc_huong_nghiep_o_cac_truong_thpt_quan_12_...
Thuc trang quan_ly_hoat_dong_giao_duc_huong_nghiep_o_cac_truong_thpt_quan_12_...Thuc trang quan_ly_hoat_dong_giao_duc_huong_nghiep_o_cac_truong_thpt_quan_12_...
Thuc trang quan_ly_hoat_dong_giao_duc_huong_nghiep_o_cac_truong_thpt_quan_12_...Garment Space Blog0
 
Thuc trang quan_ly_hoat_dong_giang_day_o_cac_truong_tieu_hoc_quan_thot_not_th...
Thuc trang quan_ly_hoat_dong_giang_day_o_cac_truong_tieu_hoc_quan_thot_not_th...Thuc trang quan_ly_hoat_dong_giang_day_o_cac_truong_tieu_hoc_quan_thot_not_th...
Thuc trang quan_ly_hoat_dong_giang_day_o_cac_truong_tieu_hoc_quan_thot_not_th...Garment Space Blog0
 
Thuc trang quan_li_hoat_dong_day_hoc_buoi_thu_hai_o_mot_so_truong_tieu_hoc_co...
Thuc trang quan_li_hoat_dong_day_hoc_buoi_thu_hai_o_mot_so_truong_tieu_hoc_co...Thuc trang quan_li_hoat_dong_day_hoc_buoi_thu_hai_o_mot_so_truong_tieu_hoc_co...
Thuc trang quan_li_hoat_dong_day_hoc_buoi_thu_hai_o_mot_so_truong_tieu_hoc_co...Garment Space Blog0
 
Thuc trang cong_tac_quan_ly_thiet_bi_day_hoc_o_cac_truong_thpt_huyen_trang_bo...
Thuc trang cong_tac_quan_ly_thiet_bi_day_hoc_o_cac_truong_thpt_huyen_trang_bo...Thuc trang cong_tac_quan_ly_thiet_bi_day_hoc_o_cac_truong_thpt_huyen_trang_bo...
Thuc trang cong_tac_quan_ly_thiet_bi_day_hoc_o_cac_truong_thpt_huyen_trang_bo...Garment Space Blog0
 
Tinh chuan tac_va_tinh_khai_trien_cua_khong_gian_topo_tich_8291
Tinh chuan tac_va_tinh_khai_trien_cua_khong_gian_topo_tich_8291Tinh chuan tac_va_tinh_khai_trien_cua_khong_gian_topo_tich_8291
Tinh chuan tac_va_tinh_khai_trien_cua_khong_gian_topo_tich_8291Garment Space Blog0
 
Tim hieu tieu_de_van_ban_bao_chi_tieng_viet_tren_cu_lieu_bao_tuoi_tre_va_than...
Tim hieu tieu_de_van_ban_bao_chi_tieng_viet_tren_cu_lieu_bao_tuoi_tre_va_than...Tim hieu tieu_de_van_ban_bao_chi_tieng_viet_tren_cu_lieu_bao_tuoi_tre_va_than...
Tim hieu tieu_de_van_ban_bao_chi_tieng_viet_tren_cu_lieu_bao_tuoi_tre_va_than...Garment Space Blog0
 
Tim hieu dac_trung_ngon_ngu_trong_truyen_ki_cua_nguyen_tuan_4705
Tim hieu dac_trung_ngon_ngu_trong_truyen_ki_cua_nguyen_tuan_4705Tim hieu dac_trung_ngon_ngu_trong_truyen_ki_cua_nguyen_tuan_4705
Tim hieu dac_trung_ngon_ngu_trong_truyen_ki_cua_nguyen_tuan_4705Garment Space Blog0
 
Tich phan choquet_va_dinh_li_choquet_4398
Tich phan choquet_va_dinh_li_choquet_4398Tich phan choquet_va_dinh_li_choquet_4398
Tich phan choquet_va_dinh_li_choquet_4398Garment Space Blog0
 
Tich hop noi_dung_giao_duc_moi_truong_trong_cac_bai_giang_hoa_hoc_o_truong_tr...
Tich hop noi_dung_giao_duc_moi_truong_trong_cac_bai_giang_hoa_hoc_o_truong_tr...Tich hop noi_dung_giao_duc_moi_truong_trong_cac_bai_giang_hoa_hoc_o_truong_tr...
Tich hop noi_dung_giao_duc_moi_truong_trong_cac_bai_giang_hoa_hoc_o_truong_tr...Garment Space Blog0
 

More from Garment Space Blog0 (20)

Su dung bat_bien_topo_tuyen_tinh_de_nghien_cuu_tinh_chinh_hinh_cua_ham_chinh_...
Su dung bat_bien_topo_tuyen_tinh_de_nghien_cuu_tinh_chinh_hinh_cua_ham_chinh_...Su dung bat_bien_topo_tuyen_tinh_de_nghien_cuu_tinh_chinh_hinh_cua_ham_chinh_...
Su dung bat_bien_topo_tuyen_tinh_de_nghien_cuu_tinh_chinh_hinh_cua_ham_chinh_...
 
Van de binh_dang_gioi_trong_giao_duc_o_ba_ria_vung_tau_thuc_trang_va_giai_pha...
Van de binh_dang_gioi_trong_giao_duc_o_ba_ria_vung_tau_thuc_trang_va_giai_pha...Van de binh_dang_gioi_trong_giao_duc_o_ba_ria_vung_tau_thuc_trang_va_giai_pha...
Van de binh_dang_gioi_trong_giao_duc_o_ba_ria_vung_tau_thuc_trang_va_giai_pha...
 
Van hoa kinh_bac_vung_tham_my_trong_tho_hoang_cam_7931
Van hoa kinh_bac_vung_tham_my_trong_tho_hoang_cam_7931Van hoa kinh_bac_vung_tham_my_trong_tho_hoang_cam_7931
Van hoa kinh_bac_vung_tham_my_trong_tho_hoang_cam_7931
 
Van dung mo_hinh_hoc_tap_tren_co_so_van_de_problem_based_learning_vao_to_chuc...
Van dung mo_hinh_hoc_tap_tren_co_so_van_de_problem_based_learning_vao_to_chuc...Van dung mo_hinh_hoc_tap_tren_co_so_van_de_problem_based_learning_vao_to_chuc...
Van dung mo_hinh_hoc_tap_tren_co_so_van_de_problem_based_learning_vao_to_chuc...
 
Van de tiep_nhan_van_hoc_duong_dai_va_thi_hieu_tham_my_cua_thanh_nien_ngay_na...
Van de tiep_nhan_van_hoc_duong_dai_va_thi_hieu_tham_my_cua_thanh_nien_ngay_na...Van de tiep_nhan_van_hoc_duong_dai_va_thi_hieu_tham_my_cua_thanh_nien_ngay_na...
Van de tiep_nhan_van_hoc_duong_dai_va_thi_hieu_tham_my_cua_thanh_nien_ngay_na...
 
Vai tro cua_fukuzawa_yukichi_doi_voi_lich_su_nhat_ban_can_dai_1968
Vai tro cua_fukuzawa_yukichi_doi_voi_lich_su_nhat_ban_can_dai_1968Vai tro cua_fukuzawa_yukichi_doi_voi_lich_su_nhat_ban_can_dai_1968
Vai tro cua_fukuzawa_yukichi_doi_voi_lich_su_nhat_ban_can_dai_1968
 
Tuyen chon xay_dung_he_thong_bai_tap_hoa_hoc_lop_10_nang_cao_nham_ren_luyen_n...
Tuyen chon xay_dung_he_thong_bai_tap_hoa_hoc_lop_10_nang_cao_nham_ren_luyen_n...Tuyen chon xay_dung_he_thong_bai_tap_hoa_hoc_lop_10_nang_cao_nham_ren_luyen_n...
Tuyen chon xay_dung_he_thong_bai_tap_hoa_hoc_lop_10_nang_cao_nham_ren_luyen_n...
 
Truyen thuyet va_giai_thoai_ve_cac_nhan_vat_lich_su_nam_bo_tu_cuoi_the_ky_xix...
Truyen thuyet va_giai_thoai_ve_cac_nhan_vat_lich_su_nam_bo_tu_cuoi_the_ky_xix...Truyen thuyet va_giai_thoai_ve_cac_nhan_vat_lich_su_nam_bo_tu_cuoi_the_ky_xix...
Truyen thuyet va_giai_thoai_ve_cac_nhan_vat_lich_su_nam_bo_tu_cuoi_the_ky_xix...
 
Toanvana16363 0907
Toanvana16363 0907Toanvana16363 0907
Toanvana16363 0907
 
To chuc lanh_tho_cong_nghiep_thanh_pho_can_tho_537
To chuc lanh_tho_cong_nghiep_thanh_pho_can_tho_537To chuc lanh_tho_cong_nghiep_thanh_pho_can_tho_537
To chuc lanh_tho_cong_nghiep_thanh_pho_can_tho_537
 
Thuc trang quan_ly_thiet_bi_thuc_hanh_tai_truong_cao_dang_kinh_te_ky_thuat_ph...
Thuc trang quan_ly_thiet_bi_thuc_hanh_tai_truong_cao_dang_kinh_te_ky_thuat_ph...Thuc trang quan_ly_thiet_bi_thuc_hanh_tai_truong_cao_dang_kinh_te_ky_thuat_ph...
Thuc trang quan_ly_thiet_bi_thuc_hanh_tai_truong_cao_dang_kinh_te_ky_thuat_ph...
 
Thuc trang quan_ly_hoat_dong_giao_duc_huong_nghiep_o_cac_truong_thpt_quan_12_...
Thuc trang quan_ly_hoat_dong_giao_duc_huong_nghiep_o_cac_truong_thpt_quan_12_...Thuc trang quan_ly_hoat_dong_giao_duc_huong_nghiep_o_cac_truong_thpt_quan_12_...
Thuc trang quan_ly_hoat_dong_giao_duc_huong_nghiep_o_cac_truong_thpt_quan_12_...
 
Thuc trang quan_ly_hoat_dong_giang_day_o_cac_truong_tieu_hoc_quan_thot_not_th...
Thuc trang quan_ly_hoat_dong_giang_day_o_cac_truong_tieu_hoc_quan_thot_not_th...Thuc trang quan_ly_hoat_dong_giang_day_o_cac_truong_tieu_hoc_quan_thot_not_th...
Thuc trang quan_ly_hoat_dong_giang_day_o_cac_truong_tieu_hoc_quan_thot_not_th...
 
Thuc trang quan_li_hoat_dong_day_hoc_buoi_thu_hai_o_mot_so_truong_tieu_hoc_co...
Thuc trang quan_li_hoat_dong_day_hoc_buoi_thu_hai_o_mot_so_truong_tieu_hoc_co...Thuc trang quan_li_hoat_dong_day_hoc_buoi_thu_hai_o_mot_so_truong_tieu_hoc_co...
Thuc trang quan_li_hoat_dong_day_hoc_buoi_thu_hai_o_mot_so_truong_tieu_hoc_co...
 
Thuc trang cong_tac_quan_ly_thiet_bi_day_hoc_o_cac_truong_thpt_huyen_trang_bo...
Thuc trang cong_tac_quan_ly_thiet_bi_day_hoc_o_cac_truong_thpt_huyen_trang_bo...Thuc trang cong_tac_quan_ly_thiet_bi_day_hoc_o_cac_truong_thpt_huyen_trang_bo...
Thuc trang cong_tac_quan_ly_thiet_bi_day_hoc_o_cac_truong_thpt_huyen_trang_bo...
 
Tinh chuan tac_va_tinh_khai_trien_cua_khong_gian_topo_tich_8291
Tinh chuan tac_va_tinh_khai_trien_cua_khong_gian_topo_tich_8291Tinh chuan tac_va_tinh_khai_trien_cua_khong_gian_topo_tich_8291
Tinh chuan tac_va_tinh_khai_trien_cua_khong_gian_topo_tich_8291
 
Tim hieu tieu_de_van_ban_bao_chi_tieng_viet_tren_cu_lieu_bao_tuoi_tre_va_than...
Tim hieu tieu_de_van_ban_bao_chi_tieng_viet_tren_cu_lieu_bao_tuoi_tre_va_than...Tim hieu tieu_de_van_ban_bao_chi_tieng_viet_tren_cu_lieu_bao_tuoi_tre_va_than...
Tim hieu tieu_de_van_ban_bao_chi_tieng_viet_tren_cu_lieu_bao_tuoi_tre_va_than...
 
Tim hieu dac_trung_ngon_ngu_trong_truyen_ki_cua_nguyen_tuan_4705
Tim hieu dac_trung_ngon_ngu_trong_truyen_ki_cua_nguyen_tuan_4705Tim hieu dac_trung_ngon_ngu_trong_truyen_ki_cua_nguyen_tuan_4705
Tim hieu dac_trung_ngon_ngu_trong_truyen_ki_cua_nguyen_tuan_4705
 
Tich phan choquet_va_dinh_li_choquet_4398
Tich phan choquet_va_dinh_li_choquet_4398Tich phan choquet_va_dinh_li_choquet_4398
Tich phan choquet_va_dinh_li_choquet_4398
 
Tich hop noi_dung_giao_duc_moi_truong_trong_cac_bai_giang_hoa_hoc_o_truong_tr...
Tich hop noi_dung_giao_duc_moi_truong_trong_cac_bai_giang_hoa_hoc_o_truong_tr...Tich hop noi_dung_giao_duc_moi_truong_trong_cac_bai_giang_hoa_hoc_o_truong_tr...
Tich hop noi_dung_giao_duc_moi_truong_trong_cac_bai_giang_hoa_hoc_o_truong_tr...
 

Recently uploaded

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHThaoPhuong154017
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocVnPhan58
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 

Recently uploaded (20)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 

Thiet ke tai_lieu_tu_hoc_co_huong_dan_theo_modun_nham_ho_tro_viec_tu_hoc_cho_hoc_sinh_kha_gioi_hoa_hoc_lop_10_trung_hoc_pho_thong_7853

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Lê Huỳnh Phước Hiệp THIẾT KẾ TÀI LIỆU TỰ HỌC CÓ HƯỚNG DẪN THEO MÔĐUN NHẰM HỖ TRỢ VIỆC TỰ HỌC CHO HỌC SINH KHÁ – GIỎI HÓA HỌC LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC Thành phố Hồ Chí Minh - 2011
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Lê Huỳnh Phước Hiệp THIẾT KẾ TÀI LIỆU TỰ HỌC CÓ HƯỚNG DẪN THEO MÔĐUN NHẰM HỖ TRỢ VIỆC TỰ HỌC CHO HỌC SINH KHÁ – GIỎI HÓA HỌC LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Chuyên ngành: Lí luận và phương pháp dạy học bộ môn Hóa học Mã số : 60 14 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS.ĐẶNG THỊ OANH Thành phố Hồ Chí Minh – 2011
  • 3. LỜI CẢM ƠN Tôi xin gởi lời cảm ơn đến Ban Giám hiệu trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh, Phòng Khoa học công nghệ và Sau đại học đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để khóa học được hoàn thành tốt đẹp. Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS. Đặng Thị Oanh người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài này. Đồng thời xin gởi lời cám ơn chân thành đến PGS.TS. Trịnh Văn Biều đã quan tâm động viên, khuyến khích tôi vượt qua những khó khăn trong quá trình học tập. Tôi chân thành cảm ơn quý thầy cô giảng viên trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí minh đã tận tình giảng dạy, mở rộng và làm sâu sắc kiến thức chuyên môn đến cho chúng tôi. Tác giả xin gởi lời cảm ơn đến Ban Giám hiệu - Quý thầy cô trường THPT Nguyễn Đình Chiểu, cũng như quý thầy cô của nhiều trường THPT thuộc địa bàn tỉnh Tiền Giang và các tỉnh bạn đã có nhiều giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành luận văn. Cuối cùng, xin cảm ơn gia đình, bạn bè thân thuộc đã luôn là chỗ dựa tinh thần vững chắc, tạo điều kiện cho tác giả thực hiện tốt luận văn này. Trong quá trình thực hiện đề tài còn nhiều sơ sót. Kính mong quí thầy cô góp ý để đề tài được hoàn thiện hơn. Lê Huỳnh Phước Hiệp TP Hồ Chí Minh, 2011
  • 4. MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN............................................................................................. 3 MỤC LỤC................................................................................................... 4 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ....................................................... 6 DANH MỤC CÁC BẢNG ......................................................................... 7 DANH MỤC CÁC HÌNH .......................................................................... 8 MỞ ĐẦU ..................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài....................................................................................................1 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài .............................................................................3 3. Nhiệm vụ nghiên cứu.............................................................................................3 4. Khách thể, đối tượng nghiên cứu...........................................................................3 5. Phạm vi nghiên cứu................................................................................................4 6. Giả thuyết khoa học ..............................................................................................4 7. Các phương pháp nghiên cứu ................................................................................4 8. Điểm mới của luận văn ..........................................................................................4 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU............................................................................................ 6 1.1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ....................................................6 1.2. TỰ HỌC..............................................................................................................8 1.3. PHƯƠNG PHÁP TỰ HỌC CÓ HƯỚNG DẪN THEO MÔĐUN ..................17 1.4. BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI Ở TRƯỜNG THPT......................................26 1.5. THỰC TRẠNG TỰ HỌC CỦA HỌC SINH KHÁ GIỎI................................30 CHƯƠNG 2 : THIẾT KẾ TÀI LIỆU TỰ HỌC CÓ HƯỚNG DẪN THEO MÔĐUN CHƯƠNG NHÓM HALOGEN VÀ CHƯƠNG NHÓM OXI............................................................................................... 34 2.1. GIỚI THIỆU PHẦN HÓA HỌC VÔ CƠ LỚP 10- CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO [5], [34]...........................................................................................................34 2.1.1. Mục đích dạy học ................................................................................................................34 2.1.2. Nội dung dạy học.................................................................................................................34 2.1.3. Mục tiêu-yêu cầu của chương “Nhóm Halogen” và chương “Nhóm Oxi” lớp 10 nâng cao [34]................................................................................................................................................34 2.2. NGUYÊN TẮC THIẾT KẾ TÀI LIỆU TỰ HỌC CÓ HƯỚNG DẪN THEO MÔĐUN [23]...........................................................................................................36
  • 5. 2.3. QUI TRÌNH THIẾT KẾ TÀI LIỆU TỰ HỌC CÓ HƯỚNG DẪN THEO MÔĐUN[23]............................................................................................................36 2.4. PHẦN LÍ THUYẾT CỦA TÀI LIỆU TỰ HỌC CÓ HƯỚNG DẪN THEO MÔĐUN...................................................................................................................37 2.4.1. Tiểu môđun 1. Khái quát nhóm Halogen ............................................................................38 2.4.2. Tiểu môđun 2. Clo...............................................................................................................46 2.5. PHẦN BÀI TẬP CỦA TÀI LIỆU TỰ HỌC CÓ HƯỚNG DẪN THEO MÔĐUN...................................................................................................................54 2.6. SỬ DỤNG THIẾT KẾ TÀI LIỆU TỰ HỌC CÓ HƯỚNG DẪN THEO MÔĐUN ĐỂ HỖ TRỢ VIỆC TỰ HỌC CHO HS KHÁ GIỎI...............................61 2.6.1. Những biện pháp hỗ trợ việc tự học cho HS khá - giỏi.......................................................61 2.6.2. Phương pháp sử dụng tài liệu tự học có hướng dẫn để hỗ trợ việc học cho HS khá giỏi...63 CHƯƠNG 3 : THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ......................................... 67 3.1. MỤC ĐÍCH THỰC NGHIỆM..........................................................................67 3.2. NHIỆM VỤ THỰC NGHIỆM..........................................................................67 3.3. ĐỐI TƯỢNG THỰC NGHIỆM.......................................................................68 3.4. TIẾN HÀNH THỰC NGHIỆM........................................................................68 3.4.1. Thực nghiệm thăm dò..........................................................................................................68 3.4.2. Thực nghiệm chính thức......................................................................................................68 3.5. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM............................................................................70 3.5.1. Đánh giá về mặt định lượng................................................................................................70 3.5.2. Đánh giá về mặt định tính...................................................................................................83 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................. 89 1. Kết luận................................................................................................................89 2. Kiến nghị..............................................................................................................90 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................... 91 PHỤ LỤC .................................................................................................. 94
  • 6. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CTCT : công thức cấu tạo CTPT : công thức phân tử dd : dung dịch đktc : điều kiện tiêu chuẩn ĐC : đối chứng g : gam GV : Giáo viên HS : Học sinh HSG : Học sinh giỏi KHTN : Khoa học tự nhiên KT : kiểm tra KT- ĐG : kiểm tra - đánh giá ND : nội dung PP : phương pháp PPDH : phương pháp dạy học PTHH : phương trình hóa học SGK : Sách giáo khoa TN : thực nghiệm TH : tự học TNKQ : trắc nghiệm khách quan TNSP : Thực nghiệm sư phạm THPT : Trung học phổ thông
  • 7. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Số HS tham gia thực hiện phiếu điều tra tự học..............................................33 Bảng 1.2. Số liệu thống kê phiếu điều tra tự học.............................................................34 Bảng 3.1. Các lớp TN – ĐC.............................................................................................76 Bảng 3.2. Số HS đạt điểm Xi của các nhóm TN và ĐC ..................................................79 Bảng 3.3. Tần suất của các nhóm TN và ĐC...................................................................80 Bảng 3.4. Tần suất lũy tích của các nhóm TN và ĐC......................................................81 Bảng 3.5. Tổng hợp các tham số đặc trưng ở từng cặp TN .............................................82 Bảng 3.6. Tổng hợp các tham số đặc trưng ở các lớp đối chứng.....................................82 Bảng 3.7. Số % HS đạt điểm giỏi, khá, trung bình và yếu kém lớp TN và ĐC...............83 Bảng 3.8. Tổng hợp các tham số đặc trưng các lớp TN và ĐC ............................84 Bảng 3.9. Số HS đạt điểm Xi ở nhóm TN và ĐC trong bài KT độ bền kiến thức.................87 Bảng 3.10. Tần suất các nhóm TN và ĐC trong bài KT độ bền kiến thức......................87 Bảng 3.11. Tần suất lũy tích nhóm TN và ĐC trong bài KT độ bền kiến thức ...............87 Bảng 3.12. Các tham số đặc trưng bài KT độ bền kiến thức của các nhóm TN và ĐC............87 Bảng 3.13. Số HS đạt điểm Xi ở nhóm TN và ĐC trong bài KT năng lực TH ...............88 Bảng 3.14. Số %HS đạt điểm giỏi,khá,trungbìnhvà yếukém bài KTnănglựcTH.................89 Bảng 3.15. Các tham số đặc trưng trong bài KT đánh giá năng lực TH..........................89 Bảng 3.16. Kết quả đánh giá tài liệu tự học có hướng dẫn phần lí thuyết (phiếu hỏi GV )...........91 Bảng 3.17. Kết quả đánh giá tài liệu tự học có hướng dẫn phần bài tập (theo GV) ........92 Bảng 3.18. Kết quả đánh giá tài liệu tự học (theo phiếu hỏi học sinh)............................95
  • 8. DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1. Chu trình tự học......................................................................................14 Hình 1.2. Cấu trúc môđun dạy học.........................................................................19 Hình 1.3. Sơ đồ cấu trúc hệ ra của môđun .............................................................20 Hình 1.4. Phương pháp tự học có hướng dẫn theo môđun.....................................24 Hình 3.1. Đồ thị lũy tích bài KT môđun 1 ở lớp 10 Lí và 10 Sinh ........................84 Hình 3.2. Đồ thị lũy tích bài KT môđun 2 ở lớp 10 Lí và 10 Sinh ........................84 Hình 3.3. Đồ thị lũy tích bài KT môđun 1 ở lớp 10A1(TG) và 10A3 ...................84 Hình 3.4. Đồ thị lũy tích bài KT môđun 2 ở lớp 10A1(TG) và 10A3 ...................84 Hình 3.5. Đồ thị lũy tích bài KT môđun 1 ở lớp 10CB và 10CA2 ........................85 Hình 3.6. Đồ thị lũy tích bài KT môđun 2 ở lớp 10CB và 10CA2 ........................85 Hình 3.7. Đồ thị lũy tích bài KT môđun 1 ở lớp 10A17 và 10A15 .......................85 Hình 3.8. Đồ thị lũy tích bài KT môđun 2 ở lớp 10A17 và 10A15 .......................85 Hình 3.9. Đồ thị lũy tích bài KT môđun 1 ở lớp 10CBA10 và 10CBA5...............85 Hình 3.10. Đồ thị lũy tích bài KT môđun 2 ở lớp 10CBA10 và 10CBA5.............85 Hình 3.11. Đồ thị lũy tích bài KT môđun 1 ở lớp 10A1(BT) và 10A2(BT)..........86 Hình 3.12. Đồ thị lũy tích bài KT môđun 2 ở lớp 10A1(BT) và 10A2(BT)..........86 Hình 3.13. Đồ thị lũy tích bài KT môđun 1 của các nhóm TN và ĐC ..................86 Hình 3.14. Đồ thị lũy tích bài KT môđun 2 của các nhóm TN và ĐC ..................87 Hình 3.15. Đồ thị lũy tích bài KT độ bền kiến thức của các lớp TN và ĐC..........88
  • 9. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Giáo dục thế kỉ XXI đã và đang có những chuyển đổi nhanh, mạnh theo xu hướng tích cực và ngày càng hiện đại . Sự phát triển nhảy vọt của khoa học kĩ thuật đang đưa nhân loại bước đầu quá độ sang nền kinh tế tri thức. Xu thế hội nhập, toàn cầu hóa, dân chủ hóa, đại chúng hóa… mạnh mẽ đang diễn ra trên thế giới tác động đến sự phát triển giáo dục. Để đáp ứng được yêu cầu đổi mới và phát triển giáo dục, quán triệt mục tiêu đào tạo con người mới toàn diện, vai trò của giáo viên trong nhà trường phải không ngừng được nâng cao. Trong quá trình truyền thụ kiến thức, người giáo viên phải có trách nhiệm điều khiển quá trình nhận thức, phát triển năng lực nhận thức, rèn luyện tư duy sáng tạo, bồi dưỡng khả năng tự học, tự đọc, tự nghiên cứu thật tốt, nhất là với các em học sinh khá giỏi ở các lớp chọn, các lớp có học nâng cao môn Hoá học. 1.2. Báo cáo chính trị của Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 9, tháng 4 năm 2001 về chiến lược giáo dục có ghi: “phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người – yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững”. Nghị quyết Hội nghị lần thứ II, BCH Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa VIII chỉ rõ: “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục – đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, bảo đảm điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh, …” Luật Giáo dục đã ghi: “ phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”
  • 10. Như vậy, các chủ trương, nghị quyết của Đảng, pháp luật nhà nước đã đặt ra yêu cầu đổi mới theo hướng hiện đại hóa nội dung, chương trình và phương pháp đào tạo. Trong đó phải thường xuyên cải tiến nội dung và phương pháp giáo dục, nhanh chóng bắt kịp xu thế đổi mới phương pháp dạy học hiện đại nhằm hình thành và phát triển những giá trị nhân cách tích cực, năng động, sáng tạo, năng lực giải quyết các vấn đề cho HS. 1.3. Tuy nhiên trong nhiều năm gần đây, việc đổi mới phương pháp để nâng cao hiệu quả dạy học nói chung, dạy học Hóa học nói riêng đã được chú ý nhưng chưa thật sự đi vào chiều sâu là chú trọng nâng cao năng lực tự học, tự nghiên cứu cho học sinh. Qua thực tế nghiên cứu cho thấy các em học sinh khá, gỉỏi ở các trường phổ thông hiện nay phải dành nhiều thời gian để tự học, tự nghiên cứu nhằm nâng cao kiến thức. Tuy nhiên, các em gặp rất nhiều khó khăn trong việc lựa chọn, phân loại sách để tự học trước nguồn tài liệu quá phong phú. Nhiều học sinh không biết phải tự học như thế nào để đạt được hiệu quả học tập cao. Đặc biệt, đối tượng học sinh lớp 10, đây là năm đầu tiên các em tiếp xúc với chương trình THPT, với khối lượng kiến thức nhiều hơn và phương pháp giảng dạy của giáo viên cũng khác hơn so với ở bậc THCS. Do đó, để có được sự hứng thú và kết quả tốt trong học tập, các em cần phải được hình thành một phương pháp, động lực tự học. Tuy nhiên, đây là vấn đề hết sức khó khăn, vì các em vẫn còn nhiểu bỡ ngỡ và chưa có kinh nghiệm nhiều trong việc tự chủ động tìm tòi và nghiên cứu. 1.4. Bên cạnh đó để kịp thời tiếp cận với sự đổi mới của nền giáo dục của các nước trên thế giới, đổi mới phương pháp học cần được tiến hành song song với việc đổi mới phương pháp dạy học. Hỗ trợ việc tự họccho học sinh là một yếu tố quan trọng góp phần vào việc nâng cao chất lượng giáo dục. Xuất phát từ thực tế đó, việc nghiên cứu đề tài “ Thiết kế tài liệu tự học có hướng dẫn theo môđun nhằm hỗ trợ việc tự học cho học sinh khá - giỏi Hóa học lớp 10 Trung học phổ thông” là một việc làm rất cần thiết.
  • 11. 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài Nghiên cứu thiết kế tài liệu tự học có hướng dẫn theo môđun nhằm nâng cao năng lực tự học phần hóa vô cơ nói riêng và năng lực tự học bộ môn Hóa học nói chung, qua đó góp phần nâng cao chất lượng dạy và học cho học sinh khá - giỏi ở các lớp chọn, các lớp có nâng cao môn Hoá học. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Nghiên cứu cơ sở lí luận của đề tài:  Những cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài hỗ trợ việc tự học cho HS khá giỏi bằng tài liệu tự học có hướng dẫn theo môđun.  Quá trình tự học có hướng dẫn và phương pháp dạy học hóa học ở trường THPT  Việc vận dụng phương pháp tự học có hướng dẫn theo môđun trong dạy học hóa học đối với học sinh khá - giỏi ở các trường THPT. 3.2. Biên soạn một tài liệu tự học có hướng dẫn theo môđun với nội dung lý thuyết và bài tập chương “Nhóm Halogen” và chương “Nhóm Oxi” theo chương trình lớp 10 - nâng cao trường THPT giúp học sinh khá giỏi có thể tự học có hiệu quả. 3.3. Thử nghiệm đánh giá tính khả thi và tính hiệu quả việc sử dụng tài liệu có hướng dẫn cho học sinh khá, giỏi tại các lớp chọn, các lớp nâng cao môn Hoá học ở trường THPT. - Tổ chức thực nghiệm sư phạm. - Xử lý thống kê các số liệu và rút ra kết luận. 4. Khách thể, đối tượng nghiên cứu 4.1. Khách thể nghiên cứu Quá trình tự học Hóa học vô cơ (cụ thể là chương nhóm Halogen và Chương nhóm Oxi - lớp 10 chương trình nâng cao) trường THPT. 4.2. Đối tượng nghiên cứu Việc thiết kế tài liệu tự học theo mođun nhằm hỗ trợ việc tự học cho học sinh khá giỏi ở các trường THPT.
  • 12. 5. Phạm vi nghiên cứu - Quá trình dạy và học phần Hóa học vô cơ lớp 10 theo chương trình nâng cao (chương nhóm Halogen và nhóm Oxi). - Địa bàn nghiên cứu: các tỉnh Tiền Giang, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Thuận và Thành phố Hồ Chí Minh. - Thời gian: từ tháng 9 năm 2009 đến tháng 5 năm 2011. 6. Giả thuyết khoa học Nếu thiết kế tài liệu tự học có hướng dẫn (lí thuyết và bài tập) theo môđun đảm bảo được yêu cầu, chất lượng và sử dụng một cách hợp lí, có hiệu quả sẽ hỗ trợ tốt cho việc tự học của học sinh phổ thông đặc biệt là đối tượng học sinh khá – giỏi. 7. Các phương pháp nghiên cứu 7.1. Các phương pháp nghiên cứu lí luận - Phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp mô hình hoá, phương pháp giả thuyết, phương pháp phân loại và hệ thống hóa. - Đọc và nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến đề tài. 7.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Quan sát, trò chuyện với học sinh nhằm đánh giá khả năng tự học của HS. - Điều tra thăm dò trước và sau thực nghiệm sư phạm. - Nghiên cứu kế hoạch học tập của học sinh giỏi hóa học ở các trường THPT. - Phương pháp chuyên gia: tham khảo ý kiến đóng góp của các thầy, cô giáo lâu năm để hoàn thiện tài liệu tự học. Trao đổi kinh nghiệm với các nhà giáo dục, các GV về kinh nghiệm dạy và học tập. - Phương pháp thực nghiệm sư phạm. 7.3. Các phương pháp thống kê toán học 8. Điểm mới của luận văn - Hệ thống hóa cơ sở lí luận về nâng cao chất lượng dạy học và tổ chức việc tự học có hướng dẫn cho học sinh khá giỏi ở các lớp chọn, các lớp nâng cao môn Hoá học ở các trường THPT.
  • 13. - Đề xuất một số biện pháp rèn luyện năng lực tự học cho học sinh thông qua hệ thống câu hỏi và bài tập Hóa học. - Soạn thảo bộ tài liệu tự học có hướng dẫn (chương “Nhóm Halogen” và chương ‘Nhóm Oxi”) với nội dung lí thuyết và bài tập đồng thời sử dụng hợp lý có hiệu quả, nhằm hỗ trợ việc tự học, tự nghiên cứu cho học sinh khá - giỏi các lớp chọn, các lớp nâng cao môn Hoá học ở trường THPT.
  • 14. CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Đi theo hướng nghiên cứu về tự học nói chung và tự học có hướng dẫn theo mođun nói riêng, trong lĩnh vực nghiên cứu về PP dạy học môn hoá học đã có một số công trình nghiên cứu như: Luận văn Thạc sĩ của tác giả Hoàng Thị Bắc: “Nâng cao chất lượng thực hành thí nghiệm phương pháp dạy học Hoá học ở Trường ĐHSP bằng phương pháp tự học có hướng dẫn theo môđun”, bảo vệ năm 2002 tại trường ĐHSP Hà Nội. Luận văn Thạc sĩ của tác giả Lê Hoàng Hà: “Nâng cao chất lượng dạy học phần Hoá hữu cơ (chuyên môn I) ở Trường CĐSP bằng phương pháp tự học có hướng dẫn theo môđun”, bảo vệ năm 2003 tại trường ĐHSP Hà Nội. Luận văn Thạc sĩ của tác giả Hoàng Thị Kiều Trang: “Nâng cao chất lượng dạy học phần Hoá vô cơ (chuyên môn I) ở Trường CĐSP bằng phương pháp tự học có hướng dẫn theo môđun”, bảo vệ năm 2004 tại trường ĐHSP Hà Nội. Luận văn Thạc sĩ của tác giả Bùi Thị Tuyết Mai: “Nâng cao năng lực tự học cho học sinh giỏi hoá học bằng tài liệu tự học có hướng dẫn theo môđun (Chương Ancol-phenol và chương Anđehit-xeton)”, bảo vệ năm 2007 tại trường ĐHSP Hà Nội. Luận văn Thạc sĩ của tác giả Nguyễn Thị Toàn: “Nâng cao năng lực tự học cho học sinh chuyên hóa học bằng tài liệu tự học có hướng dẫn theo môđun (phần hóa học vô cơ lớp 12)”, bảo vệ năm 2009 tại trường ĐHSP Hà Nội. Luận án Tiến sĩ của tác giả Đặng Thị Oanh: “Dùng bài toán tình huống mô phỏng rèn luyện kỹ năng thiết kế công nghệ bài nghiên cứu tài liệu mới cho sinh viên khoa hoá đại học Sư phạm” bảo vệ năm 1995 tại trường ĐHSP Hà Nội. Luận án Tiến sĩ của tác giả Nguyễn Thị Ngà: “Xây dựng và sử dụng tài liệu tự học có hướng dẫn theo môđun phần kiến thức cơ sở hóa học chung - chương trình THPT chuyên hóa học góp phần nâng cao năng lực tự học cho học sinh”, bảo vệ năm 2010 tại trường ĐHSP Hà Nội. Luận văn thạc sĩ của Tống Thanh Tùng: “ Thiết kế E-book hóa học lớp 12 phần Crôm, sắt, đồng nhằm hỗ trợ học sinh tự học”, bảo vệ năm 2009 tại trường ĐHSP TP Hồ Chí Minh.
  • 15. Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thị Tuyết Hoa: “Xây dựng website nhằm tăng cường năng lực tự học cho học sinh giỏi hóa lớp 11”, bảo vệ năm 2010 tại trường ĐHSP TP Hồ Chí Minh. Luận văn thạc sĩ của Đỗ Thị Việt Phương: “Thiết kế ebook hướng dẫn học sinh tự học phần hóa vô cơ lớp 10 chương trình nâng cao bảo vệ năm 2010 tại trường ĐHSP TP Hồ Chí Minh. Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Ngọc Nguyên : “Thiết kế tài liệu tự học có hướng dẫn theo mođun nhằm tăng cường năng lực tự học cho học sinh giỏi hóa học lớp 11 THPT”(Phần Hiddrocacbon) ” , bảo vệ năm 2010 tại trường ĐHSP TP Hồ Chí Minh Luận văn thạc sĩ của Trần Thị Thanh Hà: “ Thiết kế tài liệu tự học có hướng dẫn theo môđun nhằm tăng cường năng lực tự học cho học sinh giỏi hóa học trường Trung học phổ thông (chương Este-Lipit và chương Cacbohidrat)”, bảo vệ năm 2010 tại trường ĐHSP TP Hồ Chí Minh. Khoá luận tốt nghiệp của Hỉ A Mổi: “ Thiết kế website tự học môn hóa học lớp 11 phần Crôm, sắt, đồng nhằm hỗ trợ học sinh tự học”, bảo vệ năm 2005 tại trường ĐHSP TP Hồ Chí Minh. Khoá luận tốt nghiệp của Lê Thị Xuân Hương: “ Thiết kế website hỗ trợ việc dạy và tự chương Halogen lớp 10 THPT”, bảo vệ năm 2007 tại trường ĐHSP TP Hồ Chí Minh. Khoá luận tốt nghiệp của Trịnh Lê Hồng Phương: “ Thiết kế học liệu điện tử chươngOxi lưu huỳnh lớp 10 hỗ trợ hoạt động tự học Hoá học cho học sinh THPT”, bảo vệ năm 2008 tại trường ĐHSP TP Hồ Chí Minh. Qua nghiên cứu tìm hiểu các luận văn tiến sĩ, luận văn thạc sĩ và khoá luận tốt nghiệp nêu trên chúng tôi nhận thấy: Tự học là vấn đề đang được rất quan tâm nhất từ năm 2002, đây là năm mà ngành giáo dục có nhiều bước chuyển mình đáng kể từ nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy cũng như kiểm tra đánh giá và bước ngoặc là kì thi đại học toàn quốc với hình thức 3 chung. Theo các hướng nghiên cứu về tự học, các tác giả đã phân tích được vai trò của tự học, các hình thức tự học và đưa ra các biện pháp để hỗ trợ hoặc nâng cao năng lực tự học của HS. Để hỗ trợ cho HS tự học, hướng thứ nhất của các tác già là thiết kế website, ebook để HS có thể chủ động tự học ở mọi lúc mọi nơi, hướng thứ hai là thiết kế các tài liệu tự học có hướng dẫn theo mođun.
  • 16. Mỗi hướng nghiên cứu đều có những ưu điểm tích cực. Bản thân chúng tôi nhận thấy, tự học của HS cần có sự hướng dẫn của GV và đặc biệt là kết hợp với những giờ lên lớp. Để hỗ trợ cho vấn đề này thì tài liệu tự học theo môđun là vấn đề được chúng tôi đặc biệt quan tâm và nghiên cứu. Như vậy, tài liệu tự học có hướng dẫn theo mođun phần Hoá hữu cơ lớp 11 và 12 đã có hai luận văn nghiên cứu. Tuy nhiên, hai luận văn trên thiên về đối tượng là HS ở các trường THPT chuyên. Tiếp tục theo hướng này chúng tôi nghiên cứu phần Hoá vô cơ ở hai chương 5 và 6 của lớp 10 chương trình nâng cao, đối tượng là HS khá giỏi ở các trường THPT. 1.2. TỰ HỌC 1.2.1. Khái niệm tự học [25] Theo Rubakin .NA, tự học là hoạt động học không có sự hiện diện của GV, HS không có sự tiếp xúc trực tiếp với GV, là hình thức học tập hoàn toàn không có sự tương tác trực tiếp thầy trò, do đó HS phải tự lực thông qua tài liệu, qua hoạt động thực tế, qua thí nghiệm để chiếm lĩnh kiến thức. 1.2.2. Năng lực tự học [25] Năng lực tự học là năng lực hết sức quan trọng vì tự học là chìa khoá tiến vào thế kỉ XXI, một thế kỉ với quan niệm học suốt đời, xã hội học tập. Có năng lực tự học mới có thể học suốt đời được. Vì vậy, quan trọng nhất đối với HS là học cách học. Năng lực TH là khả năng tự mình tìm tòi, nhận thức và vận dụng kiến thức vào tình huống mới hoặc tương tự với chất lượng cao. Để bồi dưỡng cho HS năng lực tự học, tự nghiên cứu, cần phải xác định được các năng lực và trong quá trình dạy học, GV cần hướng dẫn và tạo các cơ hội, điều kiện thuận lợi cho HS hoạt động nhằm phát triển các năng lực đó. 1.2.3. Các năng lực tự học cơ bản [25, 12] Cần bồi dưỡng và phát triển năm năng lực tự học cơ bản sau cho HS:  Năng lực nhận biết, tìm tòi và phát hiện vấn đề Trong dạy học truyền thống, theo kiểu “bình quân - đồng loạt”, HS được “ru êm” bằng những bài thuyết trình của GV suốt từ học kì này sang học kì khác của năm học. HS ít khi được phát hiện vấn đề mới, mà thường lặp lại hoặc phát hiện lại vấn đề đã được GV đưa ra. Kiểu học như vậy kéo dài góp phần làm thui chột khả năng tự tìm kiếm, tự phát hiện của HS, trái với quan niệm về việc học “là sự biến đổi bản thân mình trở nên có thêm giá trị, bằng nỗ lực của chính mình để chiếm lĩnh những giá trị mới lấy từ bên ngoài” là “một hành
  • 17. trình nội tại, được cắm mốc bởi kiến thức, PP tư duy và sự thực hiện tự phê bình, để tự hiểu bản thân mình” (Jacques Delors-Learing: The Treasure Within, UNESCO, Pari 1996). Năng lực nhận biết, tìm tòi, phát hiện vấn đề hết sức quan trọng đối với mọi người, đặc biệt HSG. Nhờ năng lực này HS vừa tự làm giàu kiến thức của mình, vừa rèn luyện tư duy và thói quen phát hiện, tìm tòi,… Năng lực này đòi hỏi HS phải nhận biết, hiểu, phân tích, tổng hợp, so sánh sự vật hiện tượng được tiếp xúc; suy xét từ nhiều góc độ, có hệ thống trên cơ sở những lí luận và hiểu biết đã có của mình; phát hiện ra các khó khăn, mâu thuẫn xung đột, các điểm chưa hoàn chỉnh cần giải quyết, bổ sung các bế tắc, nghịch lí cần phải khai thông, khám phá, làm sáng tỏ,… Để phát hiện đúng vấn đề, đòi hỏi người học phải thâm nhập, hiểu biết khá sâu sắc đối tượng, đồng thời biết liên tưởng, vận dụng những hiểu biết và tri thức khoa học của mình đã có tương ứng. Trên cơ sở đó, dường như xuất hiện “linh cảm”, và từ đó mạch suy luận được hình thành. Phải sau nhiều lần suy xét thêm trong óc, vấn đề phát hiện được nói lên thành lời, hiện lên rõ ràng, thúc bách việc tìm kiếm con đường và hướng đi để giải quyết.  Năng lực giải quyết vấn đề Trong cuộc sống của mỗi người bao gồm một chuỗi các vấn đề khác nhau được giải quyết. Nhờ vào việc đối mặt và giải quyết các vấn đề, mỗi người ngày càng trưởng thành và thích nghi hơn với cuộc sống, xây dựng cho mình cuộc sống có chất lượng ngày càng phát triển. Năng lực giải quyết vấn đề bao gồm khả năng trình bày giả thuyết; xác định cách thức giải quyết và lập kế hoạch giải quyết vấn đề; khảo sát các khía cạnh, thu thập và xử lí thông tin; đề xuất các giải pháp, kiến nghị các kết luận. Kinh nghiệm thực tế cho thấy nhiều HS thu thập được một khối lượng thông tin phong phú nhưng không biết hệ thống và xử lí như thế nào để tìm ra con đường đến với giả thuyết. Điều này đòi hỏi sự hướng dẫn cẩn thận và kiên trì của các GV ngay từ những hoạt động đầu của giải quyết vấn đề. Nếu nói rằng trong dạy học đối với HSG, quan trọng nhất là dạy cho HS cách học, thì trong đó cần coi trọng dạy cho HS kĩ thuật giải quyết vấn đề. Với kĩ thuật này, HS có thể áp dụng vào rất nhiều trường hợp trong học tập cũng như trong cuộc sống để lĩnh hội các tri thức cần thiết cho mình. Nên xem kĩ thuật giải quyết vấn đề vừa là công cụ nhận thức, nhưng đồng thời là mục tiêu của việc dạy học cho HS phương pháp tự học.  Năng lực xác định những kết luận đúng (kiến thức, cách thức, con đường, giải pháp, biện pháp…) từ quá trình giải quyết vấn đề
  • 18. Đây là một năng lực quan trọng cần cho người học đạt đến những kết luận đúng của quá trình giải quyết vấn đề, hay nói cách khác, các tri thức cần lĩnh hội sau khi giải quyết vấn đề sẽ có được một khi chính bản thân HS có năng lực này. Năng lực này bao gồm các khả năng khẳng định hay bác bỏ giả thuyết, hình thành kết quả và đề xuất vấn đề mới, hoặc áp dụng (nếu cần thiết). Trên thực tế có rất nhiều trường hợp được đề cập đến trong lúc giải quyết vấn đề, nên HS có thể đi chệch ra khỏi vấn đề chính đang giải quyết hoặc lệch lạc với mục tiêu đề ra ban đầu. Vì vậy hướng dẫn cho HS kĩ thuật xác định kết luận đúng không kém phần quan trọng so với các kĩ thuật phát hiện và giải quyết vấn đề. Các quyết định phải được dựa trên logic của quá trình giải quyết vấn đề và nhắm đúng mục tiêu.  Năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn (hoặc vào nhận thức kiến thức mới) Kết quả cuối cùng của việc học tập phải được thể hiện ở chính ngay trong thực tiễn cuộc sống, hoặc là HS vận dụng kiến thức đã học để nhận thức, cải tạo thực tiễn, hoặc trên cơ sở kiến thức và phương pháp đã có, nghiên cứu, khám phá, thu nhận thêm kiến thức mới. Cả hai đều đòi hỏi người học phải có năng lực vận dụng kiến thức. Việc vận dụng kiến thức vào thực tiễn, đặc biệt trong các trường hợp mới, lại làm xuất hiện các vấn đề đòi hỏi phải giải quyết. Như vậy kĩ năng giải quyết vấn đề lại có cơ hội để rèn luyện và kết quả của việc giải quyết vấn đề giúp cho người học thâm nhập sâu hơn vào thực tiễn. Từ đó hứng thú học tập, niềm say mê và khao khát được tìm tòi, khám phá, áp dụng kiến thức và kinh nghiệm tăng lên, các động cơ học tập đúng đắn càng được bồi dưỡng vững chắc. Giải quyết các vấn đề thực tiễn mới làm nảy sinh nhu cầu nghiên cứu tài liệu, trao đổi, hợp tác với bạn bè, đồng nghiệp. Các kĩ năng về giao tiếp, cộng tác, huy động nguồn lực được rèn luyện. Kết quả của hoạt động thực tiễn vừa làm giàu thêm tri thức, vừa soi sáng, giải thích, làm rõ thêm các kiến thức được học từ SGK, tài liệu. HS thấy tự tin, chủ động hơn, đồng thời họ lại phải có thái độ dám chịu trách nhiệm về các quyết định mình đã lựa chọn và có kĩ năng lập luận, bảo vệ các quyết định của mình.  Năng lực đánh giá và tự đánh giá Dạy học đề cao vai trò tự chủ của HS (hay tập trung vào người học), đòi hỏi phải tạo điều kiện, cơ hội và khuyến khích (thậm chí bắt buộc) HS đánh giá và tự đánh giá mình. Chỉ có như vậy, họ mới dám suy nghĩ, dám chịu trách nhiệm và luôn luôn tìm tòi sáng tạo, tìm ra cái mới, cái hợp lí, cái có hiệu quả hơn.
  • 19. Mặt khác, kết quả tất yếu của việc rèn luyện các kĩ năng phát hiện và giải quyết vấn đề, kết luận và áp dụng kết quả của qui trình giải quyết vấn đề đòi hỏi HS phải luôn đánh giá và tự đánh giá. HS phải biết được mặt mạnh, hạn chế của mình, cái đúng sai trong việc mình làm mới có thể tiếp tục vững bước tiếp trên con đường học tập chủ động của mình. Không có khả năng đánh giá, HS khó có thể tự tin trong phát hiện, giải quyết vấn đề và áp dụng kiến thức đã học. Năm năng lực trên vừa đan xen nhưng vừa tiếp nối nhau, tạo nên năng lực TH ở HS. Các năng lực trên cũng chính là năng lực của người nghiên cứu khoa học. Vì vậy, rèn luyện được các năng lực đó, chính là HS đặt mình vào vị trí của người nghiên cứu khoa học, hay nói cách khác, đó là sự rèn luyện năng lực TH, tự nghiên cứu. Cũng chính việc học như vậy, đòi hỏi việc dạy học không phải là truyền thụ kiến thức làm sẵn cho HS mà người GV phải đặt mình vào vị trí người hướng dẫn HS nghiên cứu. 1.2.4. Các kĩ năng tự học [9] Tuỳ theo môn học mà HS có những kĩ năng phù hợp. Một cách chung nhất, đối với HS cần phải được rèn luyện các kĩ năng tự học cơ bản sau:  Biết đọc, nghiên cứu giáo trình và tài liệu học tập, chọn ra những tri thức cơ bản, chủ yếu, sắp xếp, hệ thống hoá theo trình tự hợp lí, khoa học.  Biết và phát huy được những thuận lợi, hạn chế những mặt non yếu của bản thân trong quá trình học ở lớp, ở nhà, ở thư viện, ở phòng thí nghiệm, ở cơ sở thực tế.  Biết vận dụng các lợi thế và khắc phục các khó khăn, thích nghi với điều kiện học tập (cơ sở vật chất, phương tiện học tập, thời gian học tập...).  Biết sử dụng linh hoạt các hình thức và PP học tập cho phép đạt hiệu quả học tập cao.  Biết xây dựng kế hoạch học tập trong tuần, tháng, học kì, cả năm, cả khoá học.  Biết và sử dụng có hiệu quả các kỉ thuật đọc sách, nghe giảng, trao đổi, thảo luận, tranh luận, xây dựng đề cương, viết báo cáo, thu thập và xử lí thông tin.  Biết sử dụng các phương tiện học tập, đặc biệt là công nghệ thông tin.  Biết lắng nghe và thông tin trí thức, giải thích tài liệu cho người khác.  Biết phân tích, đánh giá và sử dụng các thông tin.  Biết KT-ĐG chất lượng học tập của bản thân và bạn học.  Biết vận dụng thực hành, tham gia nghiên cứu, thực nghiệm, ứng dụng.
  • 20. 1.2.5. Động cơ hoạt động tự học [9], [31], [20] Động cơ của hoạt động nào thì quyết định kết quả của hoạt động đó. Giống như động cơ hoạt động nói chung, động cơ tự học cũng có nhiều cấp độ khác nhau, bắt đầu từ sự thoả mãn nhu cầu phải hoàn thành nhiệm vụ, tự khẳng định mình, mong muốn thành thạo nghề nghiệp cho tới cấp độ cao là thoả mãn nhu cầu hiểu biết, lòng khao khát tri thức và được nảy sinh trong mối quan hệ với đối tượng tự học Động cơ có thể có nguồn gốc từ bên ngoài, được hình thành từ những tác động bên ngoài và được cá nhân hoá thành hứng thú, tâm thế, niềm tin,...của mình. Hình thành động cơ hoạt động cho cá nhân phải bắt đầu xây dựng các điều kiện bên ngoài cho phù hợp với nhận thức, tình cảm của cá nhân. Đó chính là quá trình "chuyển vào trong" của những điều kiện, những yêu cầu có nguồn gốc từ bên ngoài thành động cơ cá nhân; từ những động cơ có thứ bậc thấp tới động cơ có thứ bậc cao hơn như: danh dự trong cộng đồng, tương lai cá nhân, lí tưởng xây dựng đất nước giàu đẹp. Sự nảy sinh động cơ TH lúc đầu xuất phát từ ý thức trách nhiệm buộc phải hoàn thành các nhiệm vụ học tập đã thúc đẩy hoạt động tự học của HS. Động cơ có nguồn gốc bên trong: xuất phát từ logic chính nội dung tri thức khoa học làm nảy sinh trong HS lòng khao khát hiểu biết sâu sắc, thoả mãn sự tò mò, hoàn chỉnh kiến thức, thử thách năng lực trí tuệ của chính mình. Động cơ tự học không có sẵn, không thể áp đặt từ bên ngoài mà phải được hình thành dần chính trong quá trình HS ngày càng đi sâu chiếm lĩnh đối tượng học tập. Khi bắt tay vào giải quyết các nhiệm vụ tự học, mục đích tự học xuất hiện dưới hình thức một biểu tượng chung về sự hoàn thành nhiệm vụ đó. Xét về nội dung, biểu tượng đó còn nghèo nàn, thô sơ và có nguồn gốc từ động cơ học tập. Quá trình giải quyết các nhiệm vụ tự học, biểu tượng ban đầu ngày càng được cụ thể hoá, những mục đích bộ phận tiếp theo được hình thành, dẫn HS tới mục đích cuối cùng là chiếm lĩnh được tri thức khoa học. Động cơ tự học của HS được hình thành bởi sự tác động của các yếu tố bên ngoài như: sự bất cập giữa trình độ bản thân với yêu cầu của công việc, nhu cầu thăng tiến, do tự ái bạn bè, đồng nghiệp, thoả mãn nhu cầu hiểu biết, lòng khao khát tri thức.... và cả những khó khăn về thời gian, trường lớp nếu đi học tập trung... Chính những mâu thuẫn giữa yêu cầu của công việc, cuộc sống với khả năng của HS làm xuất hiện nhu cầu tự học để nâng cao trình độ học vấn của họ. Động cơ tự học của HS xuất phát từ sự nhận thức, về yêu cầu nâng cao trình độ, từ sự