SlideShare a Scribd company logo
1 of 20
Download to read offline
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
------------------------------
Lê Nguyên Tú
THỰC TRẠNG
CÔNG TÁC QUẢN LÝ THIẾT BỊ DẠY
HỌC Ở CÁC TRƯỜNG THPT HUYỆN
TRẢNG BOM
TỈNH ĐỒNG NAI
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Thành phố Hồ Chí Minh - 2011
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
------------------------------
Lê Nguyên Tú
THỰC TRẠNG
CÔNG TÁC QUẢN LÝ THIẾT BỊ DẠY
HỌC Ở CÁC TRƯỜNG THPT HUYỆN
TRẢNG BOM
TỈNH ĐỒNG NAI
Chuyên ngành: Quản lý Giáo dục
Mã số: 60 14 05
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. TRẦN THỊ HƯƠNG
Thành phố Hồ Chí Minh – 2011
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là luận văn của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu
trong luận văn là trung thực, luận văn được hoàn thành dưới sự hướng dẫn khoa học của
TS. Trần Thị Hương và chưa từng được công bố trong bất kỳ một trong công trình nào khác.
LỜI CẢM ƠN
Với tình cảm chân thành tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến:
- Lãnh đạo nhà trường; Hội đồng đào tạo; Hội đồng khoa học trường Đại học
Sư Phạm Thành Phố Hồ Chí Minh; Quý Thầy, Cô trực tiếp giảng dạy khóa Cao học
QLGD 19 đã tạo điều kiện thuận lợi, tận tình giảng dạy và hướng dẫn nghiên cứu
khoa học để chúng tôi nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của nhiệm
vụ giáo dục hiện nay.
- Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Trần Thị Hương, người
Cô, người hướng dẫn khoa học đã tận tình hướng dẫn về kiến thức, phương pháp
nghiên cứu, năng lực tư duy và trực tiếp giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện và
hoàn thành luận văn này.
- Sở Giáo dục và Đào tạo Đồng Nai; HĐQT trường THPT Văn Lang;, Quý thầy
cô lãnh đạo của các trường THPT huyện Trảng Bom; gia đình, bè bạn cùng đông
đảo đồng nghiệp đã động viên, khích lệ, tận tình giúp đỡ, cung cấp tài liệu, tạo điều
kiện thuận lợi về thời gian và cơ sở thực tiễn, đóng góp những ý kiến quý báu cho
việc nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Bản thân dù rất cố gắng nhưng chắc chắn luận văn cũng không tránh khỏi
những thiếu sót. Tôi kính mong nhận được những lời chỉ dẫn của các thầy cô; ý kiến
trao đổi của bạn bè, đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Thành Phố Hồ Chí Minh, năm 2011
Lê Nguyên Tú
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN...........................................................................................................
LỜI CẢM ƠN................................................................................................................
MỤC LỤC.....................................................................................................................
NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN ...........................................................
DANH MỤC CÁC HÌNH..............................................................................................
DANH MỤC CÁC BẢNG .............................................................................................
MỞ ĐẦU..................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ
THIẾT BỊ DẠY HỌC Ở TRƯỜNG THPT.............................................5
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ......................................................................................5
1.2. Hệ thống các khái niệm cơ bản...............................................................................6
1.2.1. Khái niệm quản lý............................................................................................6
1.2.2. Chức năng của quản lý.....................................................................................8
1.2.3. Khái niệm quản lý nhà trường .......................................................................11
1.2.4. Khái niệm thiết bị dạy học.............................................................................12
1.2.5. Khái niệm quản lý thiết bị dạy học ................................................................13
1.3. Một số vấn đề lý luận cơ bản về thiết bị dạy học..................................................13
1.3.1. Vai trò, chức năng thiết bị dạy học trong quá trình dạy học..........................13
1.3.2. Phân loại thiết bị dạy học...............................................................................15
1.3.3. Yêu cầu về thiết bị dạy học ở trường THPT..................................................17
1.4. Một số vấn đề lý luận cơ bản về quản lý thiết bị dạy học ở trường THPT...........18
1.4.1. Yêu cầu của việc quản lý TBDH trong trường THPT ...................................18
1.4.2. Nguyên tắc quản lý TBDH ở trường THPT...................................................18
1.4.3. Nội dung quản lý TBDH ở trường THPT......................................................19
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THIẾT BỊ DẠY HỌC
Ở CÁC TRƯỜNG THPT HUYỆN TRẢNG BOM, TỈNH ĐỒNG NAI.........22
2.1. Tình hình giáo dục THPT huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai ..............................22
2.1.1. Khái quát về vị trí địa lý, tình hình kinh tế - xã hội
huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai................................................................22
2.1.2. Tình hình giáo dục THPT tại huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai ..................24
2.2. Thực trạng công tác TBDH ở các trường THPT huyện Trảng Bom ....................28
2.2.1. Thực trạng số lượng, chất lượng thiết bị dạy học
ở các trường THPT huyện Trảng Bom ........................................................28
2.2.2. Thực trạng nguồn trang bị, mua sắm TBDH .................................................31
2.2.3. Thực trạng sử dụng thiết bị dạy học...............................................................34
2.2.4. Thực trạng bảo quản thiết bị dạy học.............................................................38
2.3. Thực trạng công tác quản lý TBDH ở các trường THPT
huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai......................................................................40
2.3.1. Thực trạng xây dựng kế hoạch công tác TBDH ............................................41
2.3.2. Thực trạng tổ chức - chỉ đạo thực hiện công tác TBDH................................43
2.3.3. Thực trạng kiểm tra – đánh giá công tác TBDH............................................53
2.4. Nguyên nhân của thực trạng .................................................................................55
2.4.1. Nguyên nhân của ưu điểm (yếu tố thuận lợi).................................................55
2.4.2. Nguyên nhân của hạn chế (yếu tố khó khăn).................................................57
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ THIẾT BỊ DẠY HỌC
Ở CÁC TRƯỜNG THPT HUYỆN TRẢNG BOM, TỈNH ĐỒNG NAI...........59
3.1. Những căn cứ đề xuất biện pháp...........................................................................59
3.1.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn ..............................................................................59
3.1.2. Cơ sở pháp lý .................................................................................................59
3.2. Các nhóm biện pháp cụ thể...................................................................................59
3.2.1. Nhóm biện pháp nâng cao nhận thức về sử dụng và bảo quản TBDH ..........59
3.2.2. Nhóm biện pháp quản lý TBDH theo các quy định hành chính ....................61
3.2.3. Nhóm biện pháp quản lý TBDH theo các qui định chuyên môn ...................62
3.2.4. Nhóm biện pháp quản lý TBDH dựa vào kích thích – điều chỉnh.................65
3.2.5. Nhóm biện pháp về tổ chức các điều kiện hỗ trợ công tác TBDH ................66
3.2.6. Mối quan hệ giữa các biện pháp ....................................................................67
3.3. Khảo nghiệm về tính cần thiết và tính khả thi của các nhóm biện pháp đề xuất..68
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..................................................................................... 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................................
PHỤ LỤC .....................................................................................................................
NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
CBQL : Cán bộ quản lý
CSVC : Cơ sở vật chất
CB-GV : Cán bộ - giáo viên
GDPT : Giáo dục phổ thông
HT : Hiệu trưởng
PPDH : Phương pháp dạy học
QTDH : Quá trình dạy học
QLGD : Quản lý giáo dục
SGD&ĐT : Sở Giáo dục và Đào tạo
TBDH : Thiết bị dạy học
THPT : Trung học phổ thông
DANH MỤC CÁC HÌNH
STT Tên hình Trang
1 Hình 1.1: Mối quan hệ của các chức năng trong một chu trình quản lý 12
2 Hình 1.2: Sơ đồ liên hệ tương tác 6 nhân tố 16
DANH MỤC CÁC BẢNG
STT Tên bảng Trang
1
Bảng 2.1: Quy mô trường, lớp và học sinh THPT huyện Trảng Bom
từ năm học 2008 – 2009 đến năm học 2010 – 2011
28
2
Bảng 2.2: Thống kê 2 mặt giáo dục của học sinh 8 trường THPT
huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai
29
3
Bảng 2.3: Thống kê đội ngũ quản lý công tác thiết bị dạy học của 8
trường THPT huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai
30
4
Bảng 2.4.a: Đánh giá số lượng TBDH được trang bị mua sắm tại các
trường THPT huyện Trảng Bom
33
5
Bảng 2.4.b: Đánh giá chất lượng TBDH được trang bị mua sắm tại
các trường THPT huyện Trảng Bom
33
6
Bảng 2.4.c: Đánh giá tính đồng bộ của TBDH được trang bị mua sắm
tại các trường THPT huyện Trảng Bom
33
7
Bảng 2.4.d: Đánh giá tính hiện đại của TBDH được trang bị mua sắm
tại các trường THPT huyện Trảng Bom
34
8
Bảng 2.4.e: Đánh giá nguồn trang bị mua sắm TBDH tại các trường
THPT huyện Trảng Bom
35
9
Bảng 2.5.a: Nơi sử dụng TBDH tại các trường THPT huyện Trảng
Bom
39
10
Bảng 2.5.b: Tần suất sử dụngTBDH tại các trường THPT huyện
Trảng Bom
40
11
Bảng 2.5.c: Kỹ năng và hiệu quả sử dụng TBDH của CB, GV tại các
trường THPT huyện Trảng Bom
40
12
Bảng 2.6: Đánh giá thực trạng bảo quản TBDH tại các trường THPT
huyện Trảng Bom
44
13
Bảng 2.7: Đánh giá thực trạng xây dựng kế hoạch quản lý công tác
TBDH của các trường THPT huyện Trảng Bom
47
14
Bảng 2.8a: Đánh giá thực trạng tổ chức - chỉ đạo việc trang bị mua
sắm TBDH của các trường THPT huyện Trảng Bom
50
15
Bảng 2.8b: Đánh giá thực trạng tổ chức chỉ đạo sử dụng TBDH của
các trường THPT huyện Trảng Bom
53
16
Bảng 2.8.c: Đánh giá thực trạng tổ chức chỉ đạo bảo quản TBDH của
các trường THPT huyện Trảng Bom
58
17
Bảng 2.9: Thực trạng kiểm tra – đánh giá công tác TBDH của các
trường THPT huyện Trảng Bom
61
18
Bảng 2.10a: Những yếu tố thuận lợi trong công tác quản lý TBDH
của các trường THPT huyện Trảng Bom
64
19
Bảng 2.10b: Đánh giá những yếu tố khó khăn trong công tác quản lý
TBDH của các trương THPT huyên Trảng Bom
66
20 Bảng 3.1: Đánh giá nhóm các biện pháp nâng cao nhận thức 79
21
Bảng 3.2: Đánh giá nhóm các biện pháp quản lý TBDH
theo các quy định hành chính
80
22
Bảng 3.3: Đánh giá nhóm các biện pháp TBDH theo các quy định
chuyên môn
80
23
Bảng 3.4: Đánh giá nhóm các biện pháp quản lý kích thích – điều
chỉnh
81
24
Bảng 3.5: Đánh giá nhóm các biện pháp về tổ chức các điều kiện hỗ
trợ
81
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Lịch sử phát triển giáo dục cho thấy: Giáo dục là phương thức phát triển xã hội, tạo
tiền đề về đào tạo nhân lực có tri thức cho phát triển kinh tế - xã hội. Mặt khác, kinh tế - xã
hội luôn luôn đặt ra các yêu cầu mới và tạo điều kiện mới cho giáo dục phát triển đáp ứng
các yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong mọi giai đoạn lịch sử phát triển xã hội loài
người. Như vậy, phát triển giáo dục và phát triển kinh tế - xã hội có tính “cân bằng động”
cho nên giáo dục phải luôn tự điều chỉnh để nâng mình lên nhằm đáp ứng được các yêu cầu
phát triển kinh tế xã hội và tận dụng những điều kiện mới mà kinh tế - xã hội đã mang lại.
Tiếp cận xu thế phát triển giáo dục của thế giới, để phù hợp với sự phát triển kinh tế -
xã hội của đất nước, trong thời gian qua, giáo dục Việt Nam đã có nhiều cải cách, đổi mới
nội dung, phương pháp đào tạo. Về phương pháp dạy học ở trường THPT hiện nay, Luật
Giáo dục qui định: “Phương pháp giáo dục THPT phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ
động sáng tạo của học sinh phù hợp với đặc trưng môn học, đặc điểm học sinh, điều kiện
của từng lớp học, bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác, rèn luyện
kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng
thú và trách nhiệm học tập cho học sinh ”.[14, trang 8]. Để làm được điều này, nhà trường
phải có đầy đủ thiết bị dạy học vừa đồng bộ, vừa hiện đại để qua đó phục vụ tốt cho việc cải
tiến nội dung, phương pháp đào tạo theo hướng phát triển kinh tế - xã hội yêu cầu.
Thiết bị dạy học đóng một vai trò quan trọng đối với việc đổi mới phương pháp dạy
học và nâng cao chất lượng dạy học, đổi mới đánh giá kết quả học tập của học sinh. Trong
quá trình dạy học thiết bị dạy học vừa là nội dung vừa là phương tiện chuyển tải thông tin,
giúp giáo viên tổ chức và điều khiển hoạt động nhận thức của học sinh, đồng thời giúp học
sinh hứng thú học tập, rèn luyện kỹ năng thực hành, hình thành phương pháp học tập chủ
động tích cực, sáng tạo.
Chỉ thị số 14/2001/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã
xác định: thiết bị dạy học là một trong những thành tố quan trọng góp phần đổi mới phương
pháp dạy học. Thiết bị dạy học phải là những thiết bị cần thiết, đáp ứng yêu cầu của nội
dung chương trình và sách giáo khoa mới; phải phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất, trình
độ đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên thiết bị thí nghiệm; từng bước ứng dụng Công nghệ
thông tin vào giảng dạy ở các trường phổ thông. Như vậy, việc trang bị trang thiết bị dạy
học cho các trường học và quản lý việc thực hiện sử dụng thiết bị dạy học của giáo viên
trong các trường phổ thông là một việc làm cần thiết để đáp ứng cho việc đổi mới phương
pháp dạy học.
Quản lý công tác thiết bị dạy học trong nhà trường là làm cho nó có mối liên hệ chặt
chẽ với giáo viên, với học sinh, với nội dung và phương pháp dạy học theo định hướng của
mục tiêu đào tạo đề ra. Yêu cầu nâng cao chất lượng quản lý thiết bị dạy học trong trường
THPT là vấn đề quan trọng và cấp thiết hiện nay nhằm nâng cao chất lượng dạy học, góp
phần thực hiện mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Việc đổi
mới quản lý thiết bị dạy học trong nhà trường là điều tất yếu.
Với sự chỉ đạo của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo, công tác quản lý TBDH ở các trường
THPT tỉnh Đồng Nai nói chung và các trường THPT huyện Trảng Bom nói riêng đã và
đang được thực hiện một cách thường xuyên, có nhiều cố gắng và đi vào nề nếp, nhưng trên
thực tế vẫn còn nhiều bất cập, không đồng bộ, chưa được quan tâm đúng mức, việc quản lý
còn mang tính đối phó, có trường chưa bao quát hết các nội dung quản lý thiết bị dạy học và
chưa mang lại hiệu quả cao cho việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông.
Xuất phát từ những cơ sở lý luận và thực tiễn trên, tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Thực
trạng công tác quản lý thiết bị dạy học ở các trường THPT huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng
Nai”.
2. Mục đích nghiên cứu
Xác định thực trạng và đề xuất giải pháp tăng cường quản lý công tác thiết bị dạy học
ở các trường THPT huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai nhằm nâng cao hiệu quả công tác
quản lý TBDH ở các trường THPT.
3. Khách thể, đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu: Công tác quản lý thiết bị dạy học của các trường THPT.
3.2. Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng công tác quản lý thiết bị dạy học ở các
trường THPT huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai.
4. Giả thuyết khoa học
Công tác quản lý thiết bị dạy học của các trường THPT Huyện Trảng Bom - tỉnh
Đồng Nai có một số ưu điểm trong việc xây dựng kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra
đánh giá việc sử dụng khai thác TBDH. Tuy nhiên việc xây dựng kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo
thực hiện và kiểm tra đánh giá công tác thiết bị dạy học của các trường chưa được thực hiện
thường xuyên, chưa sâu sát với từng môn học cụ thể và chưa thật sự có hiệu quả.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Hệ thống hóa cơ sở lý luận về công tác quản lý thiết bị dạy học ở các trường
THPT.
5.2. Khảo sát thực trạng công tác quản lý thiết bị dạy học ở các trường THPT
huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai.
5.3. Đề xuất một số giải pháp quản lý công tác thiết bị dạy học ở các trường THPT.
6. Phạm vi nghiên cứu
8 trường Trung học phổ thông huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
- Phương pháp phân tích, tổng hợp, phân loại và hệ thống hóa những vấn đề lý luận
về thiết bị dạy học và quản lý thiết bị dạy học làm cơ sở lý luận cho đề tài.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: điều tra thực trạng công tác TBDH và quản lý
TBDH của các trường THPT huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai
- Phương pháp phỏng vấn: phỏng vấn BGH, tổ trưởng chuyên môn, giáo viên có kinh
nghiệm trong việc quản lý thiết bị dạy học ở các trường THPT huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng
Nai.
- Phương pháp chuyên gia: tham khảo ý kiến của các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm
trong công tác quản lý thiết bị trường học ở các trường THPT huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng
Nai.
- Phương pháp thống kê toán học: Sử dụng phần mềm thống kê SPSS 11.5 để xử lý
các kết quả điều tra được.
8. Cấu trúc luận văn
Mở đầu
Chương I: Cơ sở lý luận của công tác quản lý thiết bị dạy học.
Chương II: Thực trạng công tác quản lý TBDH ở các trường THPT huyện Trảng Bom,
tỉnh Đồng Nai.
Chương III: Một số giải pháp quản lý thiết bị dạy học ở các trường THPT huyện
Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai.
Kết luận và kiến nghị.
Tài liệu tham khảo.
Phụ lục.
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ THIẾT
BỊ DẠY HỌC Ở TRƯỜNG THPT
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII về định hướng chiến lược phát triển giáo dục –
đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa khẳng định: “Đổi mới mạnh mẽ phương
pháp giáo dục - đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy
sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện
đại vào quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học
sinh, nhất là sinh viên đại học”. [29, 212].
Nghị quyết số 40/2000/QH10 của Quốc Hội về đổi mới chương trình giáo dục phổ
thông có nêu: “Đổi mới chương trình, sách giáo khoa, phương pháp dạy và học phải thực
hiện đồng bộ với việc nâng cấp và đổi mới trang thiết bị dạy học, tổ chức đánh giá, thi cử
chuẩn hoá trường sở, đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và công tác quản lý giáo dục. [21, dòng
22]
Trong Luật Giáo dục, Điều 24.2 qui định: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải
phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh phù hợp với đặc điểm từng
lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức
vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”. [14,
trang 8]
Đổi mới phương pháp dạy học là một trong những trọng tâm của đổi mới chương
trình và sách giáo khoa giáo dục phổ thông, trong đó người học thực hiện hai chức năng:
lĩnh hội và tự điều khiển (tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo) và người dạy thực hiện hai
chức năng: truyền thụ và điều khiển (tổ chức, hướng dẫn thích hợp) nhằm phát huy tư duy
độc lập, sáng tạo góp phần hình thành phương pháp, khả năng tự học, bồi dưỡng hứng thú
học tập. Thực hiện được điều này thì không thể nào thiếu TBDH.
Trong quá trình dạy học, thiết bị dạy học không thể nào thiếu được vì nó là công cụ
lao động sư phạm của giáo viên và là công cụ nhận thức của học sinh; là nội dung, là
phương tiện chuyển tải thông tin. Sử dụng TBDH phù hợp với đặc trưng của từng bộ môn
đúng quy trình, đúng phương pháp sẽ tạo ra nhiều khả năng giúp cho giáo viên tổ chức và
điều khiển hoạt động nhận thức của học sinh, giúp học sinh hứng thú học tập, rèn luyện kỹ
năng thực hành, hình thành phương pháp học tập chủ động tích cực, sáng tạo; lúc này thiết
bị dạy học trở thành công cụ nhận thức, là một bộ phận không thể tách rời của cả phương
pháp và nội dung dạy học.
Lịch sử phát triển giáo dục thế giới nói chung và giáo dục Việt Nam nói riêng cho
thấy, nguyên tắc đảm bảo tính trực quan trong quá trình dạy học luôn được coi trọng.
Nghiên cứu về vấn đề trực quan và các TBDH nhiều nhà khoa học như: Konmensky (1592-
1679), V.G.Bêlinxky (1811-1848), Thái Duy Tuyên, Vũ Trọng Rỹ... và các công trình
nghiên cứu của các tác giả nói trên đã xây dựng được một hệ thống lí luận về vai trò, tác
dụng của TBDH cùng một số yêu cầu và nguyên tắc sử dụng nó trong QTDH.
Ở Việt Nam, ngoài chủ trương ưu tiên tăng cường trang bị thiết bị dạy học cho tất cả
các cơ sở giáo dục, nhiều nhà khoa học cũng đã quan tâm nghiên cứu xây dựng hệ thống lý
luận về vai trò TBDH, coi TBDH là một trong những thành tố cơ bản trong quá trình dạy
học - giáo dục hiện nay.
Giống như các hoạt động giáo dục khác trong nhà trường, hoạt động quản lý TBDH
diễn ra liên tục trong suốt năm học. Chính vì vậy quản lý công tác TBDH cũng là nội dung
chủ yếu của người cán bộ quản lý. Làm thế nào để quản lý tốt công tác thiết bị dạy học
trong điều kiện đổi mới chương trình giáo dục hiện nay là vấn đề cấp thiết mà người làm
công tác giáo dục luôn quan tâm, trăn trở.
Đã có một số nghiên cứu về công tác quản lý TBDH ở trường THPT được đăng trên
báo Giáo dục thời đại, tạp chí Thiết bị giáo dục..., một số luận văn Cao học nghiên cứu công
tác quản lý TBDH ở các địa phương khác nhau, nhưng chưa có đề tài nào nghiên cứu vấn đề
này ở các trường THPT huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai.
1.2. Hệ thống các khái niệm cơ bản
1.2.1. Khái niệm quản lý
Trong quá trình phát triển của xã hội loài người, từ thời kỳ lạc hậu đến xã hội văn
minh ngày nay, con người biết tập hợp nhau lại để tự vệ, chinh phục thiên nhiên, lao động
kiếm sống, từ lao động chung của mọi người đã xuất hiện một loạt các quan hệ giữa con
người với con người, giữa con người với thiên nhiên, giữa con người với xã hội, qua đó
hình thành những hoạt động có tổ chức, phối hợp và điều khiển đối với họ. Những hoạt
động này tồn tại và phát triển một cách tất yếu khách quan, làm cơ sở đảm bảo cho mọi hoạt
động của lao động chung của con người đạt được kết quả mong muốn, từ đó làm nảy sinh
hoạt động quản lý. Xã hội loài người đã trải qua nhiều thời kỳ phát triển với nhiều hình thái
xã hội khác nhau nên trong quản lý cũng đã trải qua nhiều hình thức quản lý khác nhau.
Quản lý trở thành một hoạt động phổ biến, diễn ra trong mọi lĩnh vực, liên quan đến mọi
người. Hoạt động quản lý bắt nguồn từ phân công lao động của xã hội loài người nhằm đạt
mục đích, hiệu quả cao hơn, năng suất cao hơn. Hoạt động quản lý chính là hoạt động giúp
cho người đứng đầu tổ chức phối hợp được sự nỗ lực các thành viên trong nhóm, trong cộng
đồng nhằm đạt mục tiêu đề ra.
Các triết gia, các chính trị gia từ thời cổ đại đến nay đều coi trọng vai trò của quản lý
trong sự ổn định và phát triển của xã hội, quản lý là một phạm trù tồn tại khách quan, là một
sự tất yếu của lịch sử. Các Mác coi quản lý là một đặc điểm vốn có, bất biến về mặt lịch sử
của đời sống xã hội. Các Mác viết: “Tất cả mọi lao động xã hội trực tiếp hay lao động chung
nào tiến hành trên quy mô tương đối lớn thì ít nhiều cũng đều cần đến một sự chỉ đạo để
điều hòa những hoạt động cá nhân và thực hiện những chức năng chung phát sinh từ vận
động của toàn bộ cơ thể khác với sự vận động của những khí quan độc lập của nó. Một
người độc tấu vĩ cầm tự điều khiển lấy mình, còn một dàn nhạc thì cần phải có nhạc trưởng”
[8, Tr 480].
Trong quá trình xây dựng lý luận về quản lý, khái niệm quản lý được nhiều nhà lý
luận đưa ra, nó thường phụ thuộc vào lĩnh vực hoạt động, nghiên cứu của mỗi người.
- Theo tác giả Đặng Quốc Bảo: “Quản lý là một quá trình tác động gây ảnh hưởng
của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý nhằm đạt được mục tiêu chung” [10, Tr 176]
- Tác giả Hồ Văn Vĩnh cho rằng: “Quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng đích
của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu đã đề ra” [13, Tr 11]
- Các tác giả Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc cho rằng:“Hoạt động quản
lý là tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý (người quản lý) đến khách thể
quản lý (người bị quản lý) trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được
mục đích của tổ chức’’ [18, Tr16].
- Paul Hersey và Ken Blanc Heard trong cuốn “Quản lý nguồn nhân lực” khi đề cập
về vai trò của quản lý trong xã hội cho rằng: “Quản lý là một quá trình cùng làm việc
giữa nhà quản lý với người bị quản lý, nhằm thông qua hoạt động của cá nhân, của
nhóm, huy động các nguồn lực khác để đạt mục tiêu của tổ chức” [19, Tr19]
- Theo tác giả Hanold Koontz: “Quản lý là một hoạt động thiết yếu, nó đảm bảo sự
phối hợp những nỗ lực của cá nhân nhằm đạt được các mục đích của nhóm. Mục tiêu của
mọi nhà quản lý là nhằm hình thành một môi trường mà trong đó con người có thể đạt được
các mục đích của nhóm với thời gian, tiền bạc vật chất và sự bất mãn cá nhân ít nhất. Với tư
cách thực hành thì cách quản lý là một nghệ thuật, còn kiến thức tổ chức về quản lý là một
khoa học [11, Tr 33].
Nhìn chung các tác giả đã nêu quan niệm của mình về quản lý với những cách tiếp
cận khác nhau, nhưng có thể thấy rõ được nội hàm khái niệm quản lý như sau:
- Quản lý là hoạt động lao động, hoạt động này để điều khiển lao động.
- Quản lý là các hoạt động thực hiện nhằm đảm bảo hoàn thành công việc qua những
nỗ lực của mọi người trong tổ chức.
- Quản lý là công tác phối hợp có hiệu quả hoạt động của những người cộng sự khác
nhau cùng chung một tổ chức
- Trong quản lý, bao giờ cũng có chủ thể quản lý và đối tượng quản lý, giữa chủ thể
quản lý và đối tượng quản lý được quan hệ với nhau bằng những tác động quản lý. Những
tác động quản lý chính là những quyết định quản lý, là những nội dung mà chủ thể quản lý
yêu cầu đối với đối tượng quản lý.
- Hoạt động "quản lý" bao giờ cũng gắn với hoạt động có ý thức của con người và
toàn xã hội dưới tác động của hoàn cảnh nhằm định hướng sự vận động và phát triển của đối
tượng cần quản lý theo một mục đích nhất định. Khái niệm đó phải bao quát được tất cả mọi
hoạt động của con người.
Như vậy, có thể hiểu: quản lý là sự tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể
quản lý đến đối tượng quản lý trong tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành đạt được mục
tiêu đề ra.
1.2.2. Chức năng của quản lý
Chức năng quản lý là một loại hoạt động quản lý đặc biệt, hình thành từ quá trình
phân công, hợp tác lao động và chuyên môn hoá trong quản lý, thể hiện qua các tính chất
tương đối độc lập của những bộ phận của quản lý.
Quản lý có 4 chức năng:
- Kế hoạch hoá.
- Tổ chức.
- Điều khiển (chỉ đạo thực hiện).
- Kiểm tra, đánh giá.
- Kế hoạch hoá: là quá trình là xác định các mục tiêu và quyết định những biện pháp
tốt nhất để đạt đến mục tiêu của tổ chức.
Như vậy, kế hoạch hoá là chức năng đầu tiên của môt quá trình quản lý, có vai trò
định hướng cho toàn bộ các hoạt động của quá trính quản lý, là cơ sở huy động tối đa các
nguồn lực cho việc thực hiện các mục tiêu và là căn cứ để kiểm tra đánh giá quá trình thực
hiện mục tiêu của đơn vị, bộ phận, cá nhân; trong kế hoạch chỉ rõ chương trình hành động,
xác định từng lộ trình, biện pháp, điều kiện, phương tiện cần thiết cách thức để thực hiện
mục tiêu. Nội dung của chức năng kế hoạch thể hiện ở 4 hoạt động:
- Xác định mục tiêu và phân tích mục tiêu.
- Xây dựng kế hoạch thực hiện mục tiêu.
- Triển khai thực hiện kế hoạch
- Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch.
Do đó, người quản lý nếu không có kế hoạch sẽ không thể biết cách tổ chức, huy
động nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực…) của đơn vị như thế nào cho có hiệu quả theo
mục tiêu của đơn vị được, công việc kiểm tra trở thành không có cơ sở đối chiếu.
- Tổ chức: là quá trình phân công, phối hợp các nhiệm vụ và nguồn lực theo những
cách thức nhất định để đảm bảo đạt được các mục tiêu đã đề ra. Đó là quá trình hình thành
nên cấu trúc, các quan hệ của các thành viên, giữa các bộ phận trong một tổ chức nhằm thực
hiện thành công các kế hoạch và đạt được các mục tiêu tổng thể của tổ chức. Người quản lý
một khi tổ chức tốt sẽ khơi nguồn các động lực, tổ chức không tốt sẽ làm triệt tiêu động lực
và giảm sút hiệu quả quản lý.
Nội dung của chức năng tổ chức chủ yếu là:
- Xác định từng chủ thể quản lý tương ứng với các đối tượng quản lý
- Xây dựng, đào tạo để phát triển nguồn nhân lực.
- Thiết lập cơ chế hoạt động và các mối quan hệ .
- Tổ chức lao động một cách khoa học.
- Chỉ đạo thực hiện (điều khiển): là quá trình tác động gây ảnh hưởng tới hành vi,
thái độ của các thành viên trong tổ chức nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra với chất
lượng cao nhất. Muốn thế, các nhà quản lý phải có khả năng truyền đạt và thuyết phục về
các mục tiêu bằng các biện pháp khác nhau.
Chức năng chỉ đạo cùng chức năng tổ chức có vai trò hiện thực hoá các mục tiêu của
kế hoạch. Thực chất của chức năng chỉ đạo là quá trình tác động và gây ảnh hưởng của chủ
thể quản lý tới những người khác nhằm biến những yêu cầu chung của tổ chức thành những
nhu cầu của mọi thành viên trong tổ chức, trên cơ sở đó mọi người tích cực, tự giác mang
hết khả năng để làm việc.
Chức năng chỉ đạo thực hiện các nội dung chủ yếu sau:
- Thực hiện quyền chỉ huy và hướng dẫn triển khai nhiệm vụ.
- Thường xuyên đôn đốc, khen thưởng động viên.
- Giám sát công việc, uốn nắn kịp thời mọi lệch lạc trong hoạt động.
- Thúc đẩy các hoạt động được giao.
Do vậy chức năng chỉ đạo là cơ sở để phát huy các động lực góp phần tạo nên chất
lượng và hiệu quả cao của các hoạt động thực hiện mục tiêu quản lý.
- Kiểm tra, đánh giá: là quá trình đánh giá và điều chỉnh nhằm đảm bảo cho các hoạt
động đạt đến mục tiêu của tổ chức; đây là khâu cuối cùng của quá trình quản lý, là chức
năng rất quan trọng của công tác quản lý, thông qua đó chủ thể quản lý biết được mọi người
thực hiện nhiệm vụ đạt ở mức độ nào, đồng thời cũng biết được những quyết định quản lý
có phù hợp với thực tế hay không, trên cơ sở đó điều chỉnh các hoạt động , giúp đỡ hay thúc
đẩy các cá nhân, bộ phận hoặc tổ chức đạt các mục tiêu đề ra.
Như vậy chức năng kiểm tra đánh giá có vai trò cung cấp thông tin và trợ giúp các cá
nhân, tập thể đơn vị hoàn thành mục tiêu mà kế hoạch đã xác định. Với vai trò cung cấp
thông tin, chức năng kiểm tra đánh giá lại còn tạo tiền đề cho một quá trình quản lý mới tiếp
theo.
Chức năng kiểm tra, đánh giá thực hiện các nội dung sau:
- Xác định các chuẩn kiểm tra, thu thập thông tin, so sánh kết quả đạt được với các
chuẩn, đưa ra các quyết định điều chỉnh cần thiết.
- Kiểm nghiệm các mức độ thực hiện của các đối tượng quản lý với các quyết định
quản lý đã lựa chọn.
- Điều chỉnh, tư vấn (uốn nắn, sửa chữa), thúc đẩy (phát huy thành tích tốt), xử lý
Như vậy, chức năng kiểm tra là một chức năng quan trọng của công tác quản lý nhằm
đánh giá đúng kết quả hoạt động, phát hiện ra những lệch lạc, sai sót nảy sinh trong quá
trình thực hiện, từ đó tìm hiểu các nguyên nhân và đề ra biện pháp khắc phục, sửa chữa,
đảm bảo hoàn thành kế hoạch đã đề ra.
Qua phân tích các chức năng quản lý, chúng ta thấy rằng, trong quá trình quản lý, các
chức năng này đan xen, hỗ trợ lẫn nhau tạo thành một thể thống nhất của hoạt động quản lý.
Việc liên kết giữa các chức năng này là thông tin quản lý và các quyết định quản lý.
Hình 1.1: Mối quan hệ của các chức năng trong một chu trình quản lý
1.2.3. Khái niệm quản lý nhà trường
Nhà trường là một thành tố cơ bản của hệ thống giáo dục quốc dân, ở đó tiến hành
quá trình giáo dục đào tạo, trực tiếp thực hiện mục tiêu giáo dục, nên quản lý nhà trường
cũng được hiểu như là một bộ phận của quản lý giáo dục.
- Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang: “Quản lý giáo dục là hệ thống những tác động
có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý (hệ giáo dục) nhằm làm cho hệ
vận hành theo đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng, thực hiện được tính chất của nhà
trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học, giáo dục thế hệ
trẻ, đưa hệ giáo dục tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về chất” [16, Tr 48].
- Theo tác giả Phạm Minh Hạc: “Quản lý giáo dục là quản lý trường học, thực hiện
đường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường
vận hành theo nguyên lý giáo dục, để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với
ngành Giáo dục, với thế hệ trẻ và với từng học sinh” [20, Tr 75].
Từ những quan điểm trên đây ta thấy: bản chất của hoạt động quản lý giáo dục là sự
tác động có mục đích, có hệ thống, có kế hoạch, có ý thức của chủ thể quản lý lên đối tượng
Kế hoạch hoá
Tổ chứcKiểm tra, đánh giá Thông tin
Chỉ đạo thực hiện

More Related Content

What's hot

Thành lập bản đồ đia chính tỉ lệ 11000 tờ bản đồ số 16 từ số liệu đo đạc tại ...
Thành lập bản đồ đia chính tỉ lệ 11000 tờ bản đồ số 16 từ số liệu đo đạc tại ...Thành lập bản đồ đia chính tỉ lệ 11000 tờ bản đồ số 16 từ số liệu đo đạc tại ...
Thành lập bản đồ đia chính tỉ lệ 11000 tờ bản đồ số 16 từ số liệu đo đạc tại ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Phân lập và nhân sinh khối một số chủng nấm mốc từ bánh men rượu truyền thống
Phân lập và nhân sinh khối một số chủng nấm mốc từ bánh men rượu truyền thốngPhân lập và nhân sinh khối một số chủng nấm mốc từ bánh men rượu truyền thống
Phân lập và nhân sinh khối một số chủng nấm mốc từ bánh men rượu truyền thốngTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
ứNg dụng phần mềm microstation v8i và g cadas thành lập bản đồ địa chính, mản...
ứNg dụng phần mềm microstation v8i và g cadas thành lập bản đồ địa chính, mản...ứNg dụng phần mềm microstation v8i và g cadas thành lập bản đồ địa chính, mản...
ứNg dụng phần mềm microstation v8i và g cadas thành lập bản đồ địa chính, mản...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
địNh danh vùng gene 16 d dna chủng vi khuẩn lam có khả năng gây độc tố ở hồ d...
địNh danh vùng gene 16 d dna chủng vi khuẩn lam có khả năng gây độc tố ở hồ d...địNh danh vùng gene 16 d dna chủng vi khuẩn lam có khả năng gây độc tố ở hồ d...
địNh danh vùng gene 16 d dna chủng vi khuẩn lam có khả năng gây độc tố ở hồ d...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
ứNg dụng máy toàn đạc điện tử và công nghệ thông tin trong thành lập mảnh bản...
ứNg dụng máy toàn đạc điện tử và công nghệ thông tin trong thành lập mảnh bản...ứNg dụng máy toàn đạc điện tử và công nghệ thông tin trong thành lập mảnh bản...
ứNg dụng máy toàn đạc điện tử và công nghệ thông tin trong thành lập mảnh bản...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Đánh Giá Nhận Thức Về Bảo Vệ Môi Truờng Của Học Sinh Phổ Thông Tại Huyện Phú ...
Đánh Giá Nhận Thức Về Bảo Vệ Môi Truờng Của Học Sinh Phổ Thông Tại Huyện Phú ...Đánh Giá Nhận Thức Về Bảo Vệ Môi Truờng Của Học Sinh Phổ Thông Tại Huyện Phú ...
Đánh Giá Nhận Thức Về Bảo Vệ Môi Truờng Của Học Sinh Phổ Thông Tại Huyện Phú ...nataliej4
 
Đánh Giá Ảnh Hưởng Của Biến Đổi Khí Hậu Đến Hoạt Động Sản Xuất Lúa Ở Huyện Ba...
Đánh Giá Ảnh Hưởng Của Biến Đổi Khí Hậu Đến Hoạt Động Sản Xuất Lúa Ở Huyện Ba...Đánh Giá Ảnh Hưởng Của Biến Đổi Khí Hậu Đến Hoạt Động Sản Xuất Lúa Ở Huyện Ba...
Đánh Giá Ảnh Hưởng Của Biến Đổi Khí Hậu Đến Hoạt Động Sản Xuất Lúa Ở Huyện Ba...nataliej4
 
đáNh giá mức độ xanh hóa của cộng đồng dân cư trên địa bàn quận 3, thành phố ...
đáNh giá mức độ xanh hóa của cộng đồng dân cư trên địa bàn quận 3, thành phố ...đáNh giá mức độ xanh hóa của cộng đồng dân cư trên địa bàn quận 3, thành phố ...
đáNh giá mức độ xanh hóa của cộng đồng dân cư trên địa bàn quận 3, thành phố ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Khảo sát thực trạng kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú tại bệnh viện Đa Kh...
Khảo sát thực trạng kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú tại bệnh viện Đa Kh...Khảo sát thực trạng kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú tại bệnh viện Đa Kh...
Khảo sát thực trạng kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú tại bệnh viện Đa Kh...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Nghiên cứu xây dựng mô hình trạm trung chuyển rác thiết kế ngầm cho quận tân ...
Nghiên cứu xây dựng mô hình trạm trung chuyển rác thiết kế ngầm cho quận tân ...Nghiên cứu xây dựng mô hình trạm trung chuyển rác thiết kế ngầm cho quận tân ...
Nghiên cứu xây dựng mô hình trạm trung chuyển rác thiết kế ngầm cho quận tân ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống- kỹ năng sống cho học sinh ở trường t...
Quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống- kỹ năng sống cho học sinh ở trường t...Quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống- kỹ năng sống cho học sinh ở trường t...
Quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống- kỹ năng sống cho học sinh ở trường t...nataliej4
 

What's hot (16)

Luận văn: Quản lý công tác chủ nhiệm lớp của hiệu trưởng, HOT
Luận văn: Quản lý công tác chủ nhiệm lớp của hiệu trưởng, HOTLuận văn: Quản lý công tác chủ nhiệm lớp của hiệu trưởng, HOT
Luận văn: Quản lý công tác chủ nhiệm lớp của hiệu trưởng, HOT
 
Thành lập bản đồ đia chính tỉ lệ 11000 tờ bản đồ số 16 từ số liệu đo đạc tại ...
Thành lập bản đồ đia chính tỉ lệ 11000 tờ bản đồ số 16 từ số liệu đo đạc tại ...Thành lập bản đồ đia chính tỉ lệ 11000 tờ bản đồ số 16 từ số liệu đo đạc tại ...
Thành lập bản đồ đia chính tỉ lệ 11000 tờ bản đồ số 16 từ số liệu đo đạc tại ...
 
Phân lập và nhân sinh khối một số chủng nấm mốc từ bánh men rượu truyền thống
Phân lập và nhân sinh khối một số chủng nấm mốc từ bánh men rượu truyền thốngPhân lập và nhân sinh khối một số chủng nấm mốc từ bánh men rượu truyền thống
Phân lập và nhân sinh khối một số chủng nấm mốc từ bánh men rượu truyền thống
 
ứNg dụng phần mềm microstation v8i và g cadas thành lập bản đồ địa chính, mản...
ứNg dụng phần mềm microstation v8i và g cadas thành lập bản đồ địa chính, mản...ứNg dụng phần mềm microstation v8i và g cadas thành lập bản đồ địa chính, mản...
ứNg dụng phần mềm microstation v8i và g cadas thành lập bản đồ địa chính, mản...
 
địNh danh vùng gene 16 d dna chủng vi khuẩn lam có khả năng gây độc tố ở hồ d...
địNh danh vùng gene 16 d dna chủng vi khuẩn lam có khả năng gây độc tố ở hồ d...địNh danh vùng gene 16 d dna chủng vi khuẩn lam có khả năng gây độc tố ở hồ d...
địNh danh vùng gene 16 d dna chủng vi khuẩn lam có khả năng gây độc tố ở hồ d...
 
ứNg dụng máy toàn đạc điện tử và công nghệ thông tin trong thành lập mảnh bản...
ứNg dụng máy toàn đạc điện tử và công nghệ thông tin trong thành lập mảnh bản...ứNg dụng máy toàn đạc điện tử và công nghệ thông tin trong thành lập mảnh bản...
ứNg dụng máy toàn đạc điện tử và công nghệ thông tin trong thành lập mảnh bản...
 
Đánh Giá Nhận Thức Về Bảo Vệ Môi Truờng Của Học Sinh Phổ Thông Tại Huyện Phú ...
Đánh Giá Nhận Thức Về Bảo Vệ Môi Truờng Của Học Sinh Phổ Thông Tại Huyện Phú ...Đánh Giá Nhận Thức Về Bảo Vệ Môi Truờng Của Học Sinh Phổ Thông Tại Huyện Phú ...
Đánh Giá Nhận Thức Về Bảo Vệ Môi Truờng Của Học Sinh Phổ Thông Tại Huyện Phú ...
 
Luận án: Ngôn ngữ giới trẻ qua phương tiện truyền thông, HAY
Luận án: Ngôn ngữ giới trẻ qua phương tiện truyền thông, HAYLuận án: Ngôn ngữ giới trẻ qua phương tiện truyền thông, HAY
Luận án: Ngôn ngữ giới trẻ qua phương tiện truyền thông, HAY
 
Luận văn: Rèn luyện kỹ năng xây dựng đoạn văn trong bài văn nghị luận
Luận văn: Rèn luyện kỹ năng xây dựng đoạn văn trong bài văn nghị luậnLuận văn: Rèn luyện kỹ năng xây dựng đoạn văn trong bài văn nghị luận
Luận văn: Rèn luyện kỹ năng xây dựng đoạn văn trong bài văn nghị luận
 
Đánh Giá Ảnh Hưởng Của Biến Đổi Khí Hậu Đến Hoạt Động Sản Xuất Lúa Ở Huyện Ba...
Đánh Giá Ảnh Hưởng Của Biến Đổi Khí Hậu Đến Hoạt Động Sản Xuất Lúa Ở Huyện Ba...Đánh Giá Ảnh Hưởng Của Biến Đổi Khí Hậu Đến Hoạt Động Sản Xuất Lúa Ở Huyện Ba...
Đánh Giá Ảnh Hưởng Của Biến Đổi Khí Hậu Đến Hoạt Động Sản Xuất Lúa Ở Huyện Ba...
 
đáNh giá mức độ xanh hóa của cộng đồng dân cư trên địa bàn quận 3, thành phố ...
đáNh giá mức độ xanh hóa của cộng đồng dân cư trên địa bàn quận 3, thành phố ...đáNh giá mức độ xanh hóa của cộng đồng dân cư trên địa bàn quận 3, thành phố ...
đáNh giá mức độ xanh hóa của cộng đồng dân cư trên địa bàn quận 3, thành phố ...
 
Khảo sát thực trạng kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú tại bệnh viện Đa Kh...
Khảo sát thực trạng kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú tại bệnh viện Đa Kh...Khảo sát thực trạng kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú tại bệnh viện Đa Kh...
Khảo sát thực trạng kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú tại bệnh viện Đa Kh...
 
Nghiên cứu xây dựng mô hình trạm trung chuyển rác thiết kế ngầm cho quận tân ...
Nghiên cứu xây dựng mô hình trạm trung chuyển rác thiết kế ngầm cho quận tân ...Nghiên cứu xây dựng mô hình trạm trung chuyển rác thiết kế ngầm cho quận tân ...
Nghiên cứu xây dựng mô hình trạm trung chuyển rác thiết kế ngầm cho quận tân ...
 
Luận văn: Năng lực đội ngũ hiệu trưởng của các trường tiểu học
Luận văn: Năng lực đội ngũ hiệu trưởng của các trường tiểu họcLuận văn: Năng lực đội ngũ hiệu trưởng của các trường tiểu học
Luận văn: Năng lực đội ngũ hiệu trưởng của các trường tiểu học
 
Quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống- kỹ năng sống cho học sinh ở trường t...
Quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống- kỹ năng sống cho học sinh ở trường t...Quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống- kỹ năng sống cho học sinh ở trường t...
Quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống- kỹ năng sống cho học sinh ở trường t...
 
Luận văn: Năng lực của cán bộ phòng cháy chữa cháy TPHCM, HOT
Luận văn: Năng lực của cán bộ phòng cháy chữa cháy TPHCM, HOTLuận văn: Năng lực của cán bộ phòng cháy chữa cháy TPHCM, HOT
Luận văn: Năng lực của cán bộ phòng cháy chữa cháy TPHCM, HOT
 

Similar to Thuc trang cong_tac_quan_ly_thiet_bi_day_hoc_o_cac_truong_thpt_huyen_trang_bom_tinh_dong_nai_132

Cac nhan to_cua_chat_luong_dich_vu_dao_tao_anh_huong_den_su_hai_long_cua_hoc_...
Cac nhan to_cua_chat_luong_dich_vu_dao_tao_anh_huong_den_su_hai_long_cua_hoc_...Cac nhan to_cua_chat_luong_dich_vu_dao_tao_anh_huong_den_su_hai_long_cua_hoc_...
Cac nhan to_cua_chat_luong_dich_vu_dao_tao_anh_huong_den_su_hai_long_cua_hoc_...huyendv
 
Khóa luận tốt nghiệp Thiết Kế Một Số Dự Án Học Tập Môn Khoa Học 4 Ở Tiểu Học
Khóa luận tốt nghiệp Thiết Kế Một Số Dự Án Học Tập Môn Khoa Học 4 Ở Tiểu HọcKhóa luận tốt nghiệp Thiết Kế Một Số Dự Án Học Tập Môn Khoa Học 4 Ở Tiểu Học
Khóa luận tốt nghiệp Thiết Kế Một Số Dự Án Học Tập Môn Khoa Học 4 Ở Tiểu HọcDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Theo Hướng Tích Hợp Ở Trường Trung Học Cơ Sở Tứ Mỹ ...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Theo Hướng Tích Hợp Ở Trường Trung Học Cơ Sở Tứ Mỹ ...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Theo Hướng Tích Hợp Ở Trường Trung Học Cơ Sở Tứ Mỹ ...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Theo Hướng Tích Hợp Ở Trường Trung Học Cơ Sở Tứ Mỹ ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Thuc trang cong_tac_quan_ly_hoat_dong_day_nghe_o_truong_cao_dang_nghe_kinh_te...
Thuc trang cong_tac_quan_ly_hoat_dong_day_nghe_o_truong_cao_dang_nghe_kinh_te...Thuc trang cong_tac_quan_ly_hoat_dong_day_nghe_o_truong_cao_dang_nghe_kinh_te...
Thuc trang cong_tac_quan_ly_hoat_dong_day_nghe_o_truong_cao_dang_nghe_kinh_te...Garment Space Blog0
 
Thiet ke he_thong_tinh_huong_trong_day_hoc_hoa_hoc_lop_10_trung_hoc_pho_thong...
Thiet ke he_thong_tinh_huong_trong_day_hoc_hoa_hoc_lop_10_trung_hoc_pho_thong...Thiet ke he_thong_tinh_huong_trong_day_hoc_hoa_hoc_lop_10_trung_hoc_pho_thong...
Thiet ke he_thong_tinh_huong_trong_day_hoc_hoa_hoc_lop_10_trung_hoc_pho_thong...Garment Space Blog0
 
Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm 2019 của thành phố Tuyên ...
Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm 2019 của thành phố Tuyên ...Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm 2019 của thành phố Tuyên ...
Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm 2019 của thành phố Tuyên ...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
đáNh giá nhận thức của người dân về công tác thu gom, phân loại và xử lý chất...
đáNh giá nhận thức của người dân về công tác thu gom, phân loại và xử lý chất...đáNh giá nhận thức của người dân về công tác thu gom, phân loại và xử lý chất...
đáNh giá nhận thức của người dân về công tác thu gom, phân loại và xử lý chất...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Luận văn: Các nhân tố của chất lượng dịch vụ đào tạo ảnh hưởng đến sự hài lòn...
Luận văn: Các nhân tố của chất lượng dịch vụ đào tạo ảnh hưởng đến sự hài lòn...Luận văn: Các nhân tố của chất lượng dịch vụ đào tạo ảnh hưởng đến sự hài lòn...
Luận văn: Các nhân tố của chất lượng dịch vụ đào tạo ảnh hưởng đến sự hài lòn...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc giảm thiểu hành vi gây hấn c...
Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc giảm thiểu hành vi gây hấn c...Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc giảm thiểu hành vi gây hấn c...
Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc giảm thiểu hành vi gây hấn c...jackjohn45
 

Similar to Thuc trang cong_tac_quan_ly_thiet_bi_day_hoc_o_cac_truong_thpt_huyen_trang_bom_tinh_dong_nai_132 (20)

Cac nhan to_cua_chat_luong_dich_vu_dao_tao_anh_huong_den_su_hai_long_cua_hoc_...
Cac nhan to_cua_chat_luong_dich_vu_dao_tao_anh_huong_den_su_hai_long_cua_hoc_...Cac nhan to_cua_chat_luong_dich_vu_dao_tao_anh_huong_den_su_hai_long_cua_hoc_...
Cac nhan to_cua_chat_luong_dich_vu_dao_tao_anh_huong_den_su_hai_long_cua_hoc_...
 
Khóa luận tốt nghiệp Thiết Kế Một Số Dự Án Học Tập Môn Khoa Học 4 Ở Tiểu Học
Khóa luận tốt nghiệp Thiết Kế Một Số Dự Án Học Tập Môn Khoa Học 4 Ở Tiểu HọcKhóa luận tốt nghiệp Thiết Kế Một Số Dự Án Học Tập Môn Khoa Học 4 Ở Tiểu Học
Khóa luận tốt nghiệp Thiết Kế Một Số Dự Án Học Tập Môn Khoa Học 4 Ở Tiểu Học
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Theo Hướng Tích Hợp Ở Trường Trung Học Cơ Sở Tứ Mỹ ...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Theo Hướng Tích Hợp Ở Trường Trung Học Cơ Sở Tứ Mỹ ...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Theo Hướng Tích Hợp Ở Trường Trung Học Cơ Sở Tứ Mỹ ...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Theo Hướng Tích Hợp Ở Trường Trung Học Cơ Sở Tứ Mỹ ...
 
Luận văn: Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin ở trường trung học phổ thông v...
Luận văn: Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin ở trường trung học phổ thông v...Luận văn: Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin ở trường trung học phổ thông v...
Luận văn: Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin ở trường trung học phổ thông v...
 
Luận án: Nghiên cứu phát hiện mẫu chất liệu trong ảnh, HAY
Luận án: Nghiên cứu phát hiện mẫu chất liệu trong ảnh, HAYLuận án: Nghiên cứu phát hiện mẫu chất liệu trong ảnh, HAY
Luận án: Nghiên cứu phát hiện mẫu chất liệu trong ảnh, HAY
 
Luận văn: Quản lý cơ sở vật chất ở Trường ĐH Tiền Giang, HOT
Luận văn: Quản lý cơ sở vật chất ở Trường ĐH Tiền Giang, HOTLuận văn: Quản lý cơ sở vật chất ở Trường ĐH Tiền Giang, HOT
Luận văn: Quản lý cơ sở vật chất ở Trường ĐH Tiền Giang, HOT
 
Thuc trang cong_tac_quan_ly_hoat_dong_day_nghe_o_truong_cao_dang_nghe_kinh_te...
Thuc trang cong_tac_quan_ly_hoat_dong_day_nghe_o_truong_cao_dang_nghe_kinh_te...Thuc trang cong_tac_quan_ly_hoat_dong_day_nghe_o_truong_cao_dang_nghe_kinh_te...
Thuc trang cong_tac_quan_ly_hoat_dong_day_nghe_o_truong_cao_dang_nghe_kinh_te...
 
LV Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THPT
LV Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THPTLV Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THPT
LV Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THPT
 
Thiet ke he_thong_tinh_huong_trong_day_hoc_hoa_hoc_lop_10_trung_hoc_pho_thong...
Thiet ke he_thong_tinh_huong_trong_day_hoc_hoa_hoc_lop_10_trung_hoc_pho_thong...Thiet ke he_thong_tinh_huong_trong_day_hoc_hoa_hoc_lop_10_trung_hoc_pho_thong...
Thiet ke he_thong_tinh_huong_trong_day_hoc_hoa_hoc_lop_10_trung_hoc_pho_thong...
 
Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm 2019 của thành phố Tuyên ...
Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm 2019 của thành phố Tuyên ...Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm 2019 của thành phố Tuyên ...
Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm 2019 của thành phố Tuyên ...
 
đáNh giá nhận thức của người dân về công tác thu gom, phân loại và xử lý chất...
đáNh giá nhận thức của người dân về công tác thu gom, phân loại và xử lý chất...đáNh giá nhận thức của người dân về công tác thu gom, phân loại và xử lý chất...
đáNh giá nhận thức của người dân về công tác thu gom, phân loại và xử lý chất...
 
Luận văn: Phương pháp grap và algorit trong giải bài tập Hóa, 9đ
Luận văn: Phương pháp grap và algorit trong giải bài tập Hóa, 9đLuận văn: Phương pháp grap và algorit trong giải bài tập Hóa, 9đ
Luận văn: Phương pháp grap và algorit trong giải bài tập Hóa, 9đ
 
Luận văn: Quản lý chất lượng giảng dạy môn Tiếng Việt lớp 5, 9đ
Luận văn: Quản lý chất lượng giảng dạy môn Tiếng Việt lớp 5, 9đLuận văn: Quản lý chất lượng giảng dạy môn Tiếng Việt lớp 5, 9đ
Luận văn: Quản lý chất lượng giảng dạy môn Tiếng Việt lớp 5, 9đ
 
Luận văn: Các nhân tố của chất lượng dịch vụ đào tạo ảnh hưởng đến sự hài lòn...
Luận văn: Các nhân tố của chất lượng dịch vụ đào tạo ảnh hưởng đến sự hài lòn...Luận văn: Các nhân tố của chất lượng dịch vụ đào tạo ảnh hưởng đến sự hài lòn...
Luận văn: Các nhân tố của chất lượng dịch vụ đào tạo ảnh hưởng đến sự hài lòn...
 
Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc giảm thiểu hành vi gây hấn c...
Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc giảm thiểu hành vi gây hấn c...Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc giảm thiểu hành vi gây hấn c...
Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc giảm thiểu hành vi gây hấn c...
 
Luận văn: Vai trò của nhân viên Công tác xã hội trong việc giảm thiểu hành vi...
Luận văn: Vai trò của nhân viên Công tác xã hội trong việc giảm thiểu hành vi...Luận văn: Vai trò của nhân viên Công tác xã hội trong việc giảm thiểu hành vi...
Luận văn: Vai trò của nhân viên Công tác xã hội trong việc giảm thiểu hành vi...
 
Đánh giá chất lượng dịch vụ lữ hành nội địa tại công ty connect travel Hue.pdf
Đánh giá chất lượng dịch vụ lữ hành nội địa tại công ty connect travel Hue.pdfĐánh giá chất lượng dịch vụ lữ hành nội địa tại công ty connect travel Hue.pdf
Đánh giá chất lượng dịch vụ lữ hành nội địa tại công ty connect travel Hue.pdf
 
Luận văn: Nghiên cứu chất lượng công chức phường TP Việt Trì
Luận văn: Nghiên cứu chất lượng công chức phường TP Việt TrìLuận văn: Nghiên cứu chất lượng công chức phường TP Việt Trì
Luận văn: Nghiên cứu chất lượng công chức phường TP Việt Trì
 
Luận văn: Chất lượng công chức phường TP Việt trì, Phú Thọ
Luận văn: Chất lượng công chức phường TP Việt trì, Phú ThọLuận văn: Chất lượng công chức phường TP Việt trì, Phú Thọ
Luận văn: Chất lượng công chức phường TP Việt trì, Phú Thọ
 
Luận văn: Chất lượng công chức phường TP Việt Trì, Phú Thọ, HOT
Luận văn: Chất lượng công chức phường TP Việt Trì, Phú Thọ, HOTLuận văn: Chất lượng công chức phường TP Việt Trì, Phú Thọ, HOT
Luận văn: Chất lượng công chức phường TP Việt Trì, Phú Thọ, HOT
 

More from Garment Space Blog0

Su dung bat_bien_topo_tuyen_tinh_de_nghien_cuu_tinh_chinh_hinh_cua_ham_chinh_...
Su dung bat_bien_topo_tuyen_tinh_de_nghien_cuu_tinh_chinh_hinh_cua_ham_chinh_...Su dung bat_bien_topo_tuyen_tinh_de_nghien_cuu_tinh_chinh_hinh_cua_ham_chinh_...
Su dung bat_bien_topo_tuyen_tinh_de_nghien_cuu_tinh_chinh_hinh_cua_ham_chinh_...Garment Space Blog0
 
Van de binh_dang_gioi_trong_giao_duc_o_ba_ria_vung_tau_thuc_trang_va_giai_pha...
Van de binh_dang_gioi_trong_giao_duc_o_ba_ria_vung_tau_thuc_trang_va_giai_pha...Van de binh_dang_gioi_trong_giao_duc_o_ba_ria_vung_tau_thuc_trang_va_giai_pha...
Van de binh_dang_gioi_trong_giao_duc_o_ba_ria_vung_tau_thuc_trang_va_giai_pha...Garment Space Blog0
 
Van hoa kinh_bac_vung_tham_my_trong_tho_hoang_cam_7931
Van hoa kinh_bac_vung_tham_my_trong_tho_hoang_cam_7931Van hoa kinh_bac_vung_tham_my_trong_tho_hoang_cam_7931
Van hoa kinh_bac_vung_tham_my_trong_tho_hoang_cam_7931Garment Space Blog0
 
Van dung mo_hinh_hoc_tap_tren_co_so_van_de_problem_based_learning_vao_to_chuc...
Van dung mo_hinh_hoc_tap_tren_co_so_van_de_problem_based_learning_vao_to_chuc...Van dung mo_hinh_hoc_tap_tren_co_so_van_de_problem_based_learning_vao_to_chuc...
Van dung mo_hinh_hoc_tap_tren_co_so_van_de_problem_based_learning_vao_to_chuc...Garment Space Blog0
 
Van de tiep_nhan_van_hoc_duong_dai_va_thi_hieu_tham_my_cua_thanh_nien_ngay_na...
Van de tiep_nhan_van_hoc_duong_dai_va_thi_hieu_tham_my_cua_thanh_nien_ngay_na...Van de tiep_nhan_van_hoc_duong_dai_va_thi_hieu_tham_my_cua_thanh_nien_ngay_na...
Van de tiep_nhan_van_hoc_duong_dai_va_thi_hieu_tham_my_cua_thanh_nien_ngay_na...Garment Space Blog0
 
Vai tro cua_fukuzawa_yukichi_doi_voi_lich_su_nhat_ban_can_dai_1968
Vai tro cua_fukuzawa_yukichi_doi_voi_lich_su_nhat_ban_can_dai_1968Vai tro cua_fukuzawa_yukichi_doi_voi_lich_su_nhat_ban_can_dai_1968
Vai tro cua_fukuzawa_yukichi_doi_voi_lich_su_nhat_ban_can_dai_1968Garment Space Blog0
 
Tuyen chon xay_dung_he_thong_bai_tap_hoa_hoc_lop_10_nang_cao_nham_ren_luyen_n...
Tuyen chon xay_dung_he_thong_bai_tap_hoa_hoc_lop_10_nang_cao_nham_ren_luyen_n...Tuyen chon xay_dung_he_thong_bai_tap_hoa_hoc_lop_10_nang_cao_nham_ren_luyen_n...
Tuyen chon xay_dung_he_thong_bai_tap_hoa_hoc_lop_10_nang_cao_nham_ren_luyen_n...Garment Space Blog0
 
Truyen thuyet va_giai_thoai_ve_cac_nhan_vat_lich_su_nam_bo_tu_cuoi_the_ky_xix...
Truyen thuyet va_giai_thoai_ve_cac_nhan_vat_lich_su_nam_bo_tu_cuoi_the_ky_xix...Truyen thuyet va_giai_thoai_ve_cac_nhan_vat_lich_su_nam_bo_tu_cuoi_the_ky_xix...
Truyen thuyet va_giai_thoai_ve_cac_nhan_vat_lich_su_nam_bo_tu_cuoi_the_ky_xix...Garment Space Blog0
 
To chuc lanh_tho_cong_nghiep_thanh_pho_can_tho_537
To chuc lanh_tho_cong_nghiep_thanh_pho_can_tho_537To chuc lanh_tho_cong_nghiep_thanh_pho_can_tho_537
To chuc lanh_tho_cong_nghiep_thanh_pho_can_tho_537Garment Space Blog0
 
Thuc trang quan_ly_thiet_bi_thuc_hanh_tai_truong_cao_dang_kinh_te_ky_thuat_ph...
Thuc trang quan_ly_thiet_bi_thuc_hanh_tai_truong_cao_dang_kinh_te_ky_thuat_ph...Thuc trang quan_ly_thiet_bi_thuc_hanh_tai_truong_cao_dang_kinh_te_ky_thuat_ph...
Thuc trang quan_ly_thiet_bi_thuc_hanh_tai_truong_cao_dang_kinh_te_ky_thuat_ph...Garment Space Blog0
 
Thuc trang quan_ly_hoat_dong_giao_duc_huong_nghiep_o_cac_truong_thpt_quan_12_...
Thuc trang quan_ly_hoat_dong_giao_duc_huong_nghiep_o_cac_truong_thpt_quan_12_...Thuc trang quan_ly_hoat_dong_giao_duc_huong_nghiep_o_cac_truong_thpt_quan_12_...
Thuc trang quan_ly_hoat_dong_giao_duc_huong_nghiep_o_cac_truong_thpt_quan_12_...Garment Space Blog0
 
Thuc trang quan_ly_hoat_dong_giang_day_o_cac_truong_tieu_hoc_quan_thot_not_th...
Thuc trang quan_ly_hoat_dong_giang_day_o_cac_truong_tieu_hoc_quan_thot_not_th...Thuc trang quan_ly_hoat_dong_giang_day_o_cac_truong_tieu_hoc_quan_thot_not_th...
Thuc trang quan_ly_hoat_dong_giang_day_o_cac_truong_tieu_hoc_quan_thot_not_th...Garment Space Blog0
 
Thuc trang quan_li_hoat_dong_day_hoc_buoi_thu_hai_o_mot_so_truong_tieu_hoc_co...
Thuc trang quan_li_hoat_dong_day_hoc_buoi_thu_hai_o_mot_so_truong_tieu_hoc_co...Thuc trang quan_li_hoat_dong_day_hoc_buoi_thu_hai_o_mot_so_truong_tieu_hoc_co...
Thuc trang quan_li_hoat_dong_day_hoc_buoi_thu_hai_o_mot_so_truong_tieu_hoc_co...Garment Space Blog0
 
Tinh chuan tac_va_tinh_khai_trien_cua_khong_gian_topo_tich_8291
Tinh chuan tac_va_tinh_khai_trien_cua_khong_gian_topo_tich_8291Tinh chuan tac_va_tinh_khai_trien_cua_khong_gian_topo_tich_8291
Tinh chuan tac_va_tinh_khai_trien_cua_khong_gian_topo_tich_8291Garment Space Blog0
 
Tim hieu tieu_de_van_ban_bao_chi_tieng_viet_tren_cu_lieu_bao_tuoi_tre_va_than...
Tim hieu tieu_de_van_ban_bao_chi_tieng_viet_tren_cu_lieu_bao_tuoi_tre_va_than...Tim hieu tieu_de_van_ban_bao_chi_tieng_viet_tren_cu_lieu_bao_tuoi_tre_va_than...
Tim hieu tieu_de_van_ban_bao_chi_tieng_viet_tren_cu_lieu_bao_tuoi_tre_va_than...Garment Space Blog0
 
Tim hieu dac_trung_ngon_ngu_trong_truyen_ki_cua_nguyen_tuan_4705
Tim hieu dac_trung_ngon_ngu_trong_truyen_ki_cua_nguyen_tuan_4705Tim hieu dac_trung_ngon_ngu_trong_truyen_ki_cua_nguyen_tuan_4705
Tim hieu dac_trung_ngon_ngu_trong_truyen_ki_cua_nguyen_tuan_4705Garment Space Blog0
 
Tich phan choquet_va_dinh_li_choquet_4398
Tich phan choquet_va_dinh_li_choquet_4398Tich phan choquet_va_dinh_li_choquet_4398
Tich phan choquet_va_dinh_li_choquet_4398Garment Space Blog0
 
Tich hop noi_dung_giao_duc_moi_truong_trong_cac_bai_giang_hoa_hoc_o_truong_tr...
Tich hop noi_dung_giao_duc_moi_truong_trong_cac_bai_giang_hoa_hoc_o_truong_tr...Tich hop noi_dung_giao_duc_moi_truong_trong_cac_bai_giang_hoa_hoc_o_truong_tr...
Tich hop noi_dung_giao_duc_moi_truong_trong_cac_bai_giang_hoa_hoc_o_truong_tr...Garment Space Blog0
 
Thuc trang va_giai_phap_chuyen_dich_co_cau_kinh_te_nong_nghiep_tinh_ba_ria_vu...
Thuc trang va_giai_phap_chuyen_dich_co_cau_kinh_te_nong_nghiep_tinh_ba_ria_vu...Thuc trang va_giai_phap_chuyen_dich_co_cau_kinh_te_nong_nghiep_tinh_ba_ria_vu...
Thuc trang va_giai_phap_chuyen_dich_co_cau_kinh_te_nong_nghiep_tinh_ba_ria_vu...Garment Space Blog0
 

More from Garment Space Blog0 (20)

Su dung bat_bien_topo_tuyen_tinh_de_nghien_cuu_tinh_chinh_hinh_cua_ham_chinh_...
Su dung bat_bien_topo_tuyen_tinh_de_nghien_cuu_tinh_chinh_hinh_cua_ham_chinh_...Su dung bat_bien_topo_tuyen_tinh_de_nghien_cuu_tinh_chinh_hinh_cua_ham_chinh_...
Su dung bat_bien_topo_tuyen_tinh_de_nghien_cuu_tinh_chinh_hinh_cua_ham_chinh_...
 
Van de binh_dang_gioi_trong_giao_duc_o_ba_ria_vung_tau_thuc_trang_va_giai_pha...
Van de binh_dang_gioi_trong_giao_duc_o_ba_ria_vung_tau_thuc_trang_va_giai_pha...Van de binh_dang_gioi_trong_giao_duc_o_ba_ria_vung_tau_thuc_trang_va_giai_pha...
Van de binh_dang_gioi_trong_giao_duc_o_ba_ria_vung_tau_thuc_trang_va_giai_pha...
 
Van hoa kinh_bac_vung_tham_my_trong_tho_hoang_cam_7931
Van hoa kinh_bac_vung_tham_my_trong_tho_hoang_cam_7931Van hoa kinh_bac_vung_tham_my_trong_tho_hoang_cam_7931
Van hoa kinh_bac_vung_tham_my_trong_tho_hoang_cam_7931
 
Van dung mo_hinh_hoc_tap_tren_co_so_van_de_problem_based_learning_vao_to_chuc...
Van dung mo_hinh_hoc_tap_tren_co_so_van_de_problem_based_learning_vao_to_chuc...Van dung mo_hinh_hoc_tap_tren_co_so_van_de_problem_based_learning_vao_to_chuc...
Van dung mo_hinh_hoc_tap_tren_co_so_van_de_problem_based_learning_vao_to_chuc...
 
Van de tiep_nhan_van_hoc_duong_dai_va_thi_hieu_tham_my_cua_thanh_nien_ngay_na...
Van de tiep_nhan_van_hoc_duong_dai_va_thi_hieu_tham_my_cua_thanh_nien_ngay_na...Van de tiep_nhan_van_hoc_duong_dai_va_thi_hieu_tham_my_cua_thanh_nien_ngay_na...
Van de tiep_nhan_van_hoc_duong_dai_va_thi_hieu_tham_my_cua_thanh_nien_ngay_na...
 
Vai tro cua_fukuzawa_yukichi_doi_voi_lich_su_nhat_ban_can_dai_1968
Vai tro cua_fukuzawa_yukichi_doi_voi_lich_su_nhat_ban_can_dai_1968Vai tro cua_fukuzawa_yukichi_doi_voi_lich_su_nhat_ban_can_dai_1968
Vai tro cua_fukuzawa_yukichi_doi_voi_lich_su_nhat_ban_can_dai_1968
 
Tuyen chon xay_dung_he_thong_bai_tap_hoa_hoc_lop_10_nang_cao_nham_ren_luyen_n...
Tuyen chon xay_dung_he_thong_bai_tap_hoa_hoc_lop_10_nang_cao_nham_ren_luyen_n...Tuyen chon xay_dung_he_thong_bai_tap_hoa_hoc_lop_10_nang_cao_nham_ren_luyen_n...
Tuyen chon xay_dung_he_thong_bai_tap_hoa_hoc_lop_10_nang_cao_nham_ren_luyen_n...
 
Truyen thuyet va_giai_thoai_ve_cac_nhan_vat_lich_su_nam_bo_tu_cuoi_the_ky_xix...
Truyen thuyet va_giai_thoai_ve_cac_nhan_vat_lich_su_nam_bo_tu_cuoi_the_ky_xix...Truyen thuyet va_giai_thoai_ve_cac_nhan_vat_lich_su_nam_bo_tu_cuoi_the_ky_xix...
Truyen thuyet va_giai_thoai_ve_cac_nhan_vat_lich_su_nam_bo_tu_cuoi_the_ky_xix...
 
Toanvana16363 0907
Toanvana16363 0907Toanvana16363 0907
Toanvana16363 0907
 
To chuc lanh_tho_cong_nghiep_thanh_pho_can_tho_537
To chuc lanh_tho_cong_nghiep_thanh_pho_can_tho_537To chuc lanh_tho_cong_nghiep_thanh_pho_can_tho_537
To chuc lanh_tho_cong_nghiep_thanh_pho_can_tho_537
 
Thuc trang quan_ly_thiet_bi_thuc_hanh_tai_truong_cao_dang_kinh_te_ky_thuat_ph...
Thuc trang quan_ly_thiet_bi_thuc_hanh_tai_truong_cao_dang_kinh_te_ky_thuat_ph...Thuc trang quan_ly_thiet_bi_thuc_hanh_tai_truong_cao_dang_kinh_te_ky_thuat_ph...
Thuc trang quan_ly_thiet_bi_thuc_hanh_tai_truong_cao_dang_kinh_te_ky_thuat_ph...
 
Thuc trang quan_ly_hoat_dong_giao_duc_huong_nghiep_o_cac_truong_thpt_quan_12_...
Thuc trang quan_ly_hoat_dong_giao_duc_huong_nghiep_o_cac_truong_thpt_quan_12_...Thuc trang quan_ly_hoat_dong_giao_duc_huong_nghiep_o_cac_truong_thpt_quan_12_...
Thuc trang quan_ly_hoat_dong_giao_duc_huong_nghiep_o_cac_truong_thpt_quan_12_...
 
Thuc trang quan_ly_hoat_dong_giang_day_o_cac_truong_tieu_hoc_quan_thot_not_th...
Thuc trang quan_ly_hoat_dong_giang_day_o_cac_truong_tieu_hoc_quan_thot_not_th...Thuc trang quan_ly_hoat_dong_giang_day_o_cac_truong_tieu_hoc_quan_thot_not_th...
Thuc trang quan_ly_hoat_dong_giang_day_o_cac_truong_tieu_hoc_quan_thot_not_th...
 
Thuc trang quan_li_hoat_dong_day_hoc_buoi_thu_hai_o_mot_so_truong_tieu_hoc_co...
Thuc trang quan_li_hoat_dong_day_hoc_buoi_thu_hai_o_mot_so_truong_tieu_hoc_co...Thuc trang quan_li_hoat_dong_day_hoc_buoi_thu_hai_o_mot_so_truong_tieu_hoc_co...
Thuc trang quan_li_hoat_dong_day_hoc_buoi_thu_hai_o_mot_so_truong_tieu_hoc_co...
 
Tinh chuan tac_va_tinh_khai_trien_cua_khong_gian_topo_tich_8291
Tinh chuan tac_va_tinh_khai_trien_cua_khong_gian_topo_tich_8291Tinh chuan tac_va_tinh_khai_trien_cua_khong_gian_topo_tich_8291
Tinh chuan tac_va_tinh_khai_trien_cua_khong_gian_topo_tich_8291
 
Tim hieu tieu_de_van_ban_bao_chi_tieng_viet_tren_cu_lieu_bao_tuoi_tre_va_than...
Tim hieu tieu_de_van_ban_bao_chi_tieng_viet_tren_cu_lieu_bao_tuoi_tre_va_than...Tim hieu tieu_de_van_ban_bao_chi_tieng_viet_tren_cu_lieu_bao_tuoi_tre_va_than...
Tim hieu tieu_de_van_ban_bao_chi_tieng_viet_tren_cu_lieu_bao_tuoi_tre_va_than...
 
Tim hieu dac_trung_ngon_ngu_trong_truyen_ki_cua_nguyen_tuan_4705
Tim hieu dac_trung_ngon_ngu_trong_truyen_ki_cua_nguyen_tuan_4705Tim hieu dac_trung_ngon_ngu_trong_truyen_ki_cua_nguyen_tuan_4705
Tim hieu dac_trung_ngon_ngu_trong_truyen_ki_cua_nguyen_tuan_4705
 
Tich phan choquet_va_dinh_li_choquet_4398
Tich phan choquet_va_dinh_li_choquet_4398Tich phan choquet_va_dinh_li_choquet_4398
Tich phan choquet_va_dinh_li_choquet_4398
 
Tich hop noi_dung_giao_duc_moi_truong_trong_cac_bai_giang_hoa_hoc_o_truong_tr...
Tich hop noi_dung_giao_duc_moi_truong_trong_cac_bai_giang_hoa_hoc_o_truong_tr...Tich hop noi_dung_giao_duc_moi_truong_trong_cac_bai_giang_hoa_hoc_o_truong_tr...
Tich hop noi_dung_giao_duc_moi_truong_trong_cac_bai_giang_hoa_hoc_o_truong_tr...
 
Thuc trang va_giai_phap_chuyen_dich_co_cau_kinh_te_nong_nghiep_tinh_ba_ria_vu...
Thuc trang va_giai_phap_chuyen_dich_co_cau_kinh_te_nong_nghiep_tinh_ba_ria_vu...Thuc trang va_giai_phap_chuyen_dich_co_cau_kinh_te_nong_nghiep_tinh_ba_ria_vu...
Thuc trang va_giai_phap_chuyen_dich_co_cau_kinh_te_nong_nghiep_tinh_ba_ria_vu...
 

Recently uploaded

Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfhoangtuansinh1
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 

Thuc trang cong_tac_quan_ly_thiet_bi_day_hoc_o_cac_truong_thpt_huyen_trang_bom_tinh_dong_nai_132

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH ------------------------------ Lê Nguyên Tú THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THIẾT BỊ DẠY HỌC Ở CÁC TRƯỜNG THPT HUYỆN TRẢNG BOM TỈNH ĐỒNG NAI LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC Thành phố Hồ Chí Minh - 2011
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH ------------------------------ Lê Nguyên Tú THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THIẾT BỊ DẠY HỌC Ở CÁC TRƯỜNG THPT HUYỆN TRẢNG BOM TỈNH ĐỒNG NAI Chuyên ngành: Quản lý Giáo dục Mã số: 60 14 05 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. TRẦN THỊ HƯƠNG Thành phố Hồ Chí Minh – 2011
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là luận văn của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, luận văn được hoàn thành dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Trần Thị Hương và chưa từng được công bố trong bất kỳ một trong công trình nào khác.
  • 4. LỜI CẢM ƠN Với tình cảm chân thành tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến: - Lãnh đạo nhà trường; Hội đồng đào tạo; Hội đồng khoa học trường Đại học Sư Phạm Thành Phố Hồ Chí Minh; Quý Thầy, Cô trực tiếp giảng dạy khóa Cao học QLGD 19 đã tạo điều kiện thuận lợi, tận tình giảng dạy và hướng dẫn nghiên cứu khoa học để chúng tôi nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của nhiệm vụ giáo dục hiện nay. - Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Trần Thị Hương, người Cô, người hướng dẫn khoa học đã tận tình hướng dẫn về kiến thức, phương pháp nghiên cứu, năng lực tư duy và trực tiếp giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn này. - Sở Giáo dục và Đào tạo Đồng Nai; HĐQT trường THPT Văn Lang;, Quý thầy cô lãnh đạo của các trường THPT huyện Trảng Bom; gia đình, bè bạn cùng đông đảo đồng nghiệp đã động viên, khích lệ, tận tình giúp đỡ, cung cấp tài liệu, tạo điều kiện thuận lợi về thời gian và cơ sở thực tiễn, đóng góp những ý kiến quý báu cho việc nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Bản thân dù rất cố gắng nhưng chắc chắn luận văn cũng không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi kính mong nhận được những lời chỉ dẫn của các thầy cô; ý kiến trao đổi của bạn bè, đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Thành Phố Hồ Chí Minh, năm 2011 Lê Nguyên Tú
  • 5. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN........................................................................................................... LỜI CẢM ƠN................................................................................................................ MỤC LỤC..................................................................................................................... NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN ........................................................... DANH MỤC CÁC HÌNH.............................................................................................. DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................................. MỞ ĐẦU..................................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ THIẾT BỊ DẠY HỌC Ở TRƯỜNG THPT.............................................5 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ......................................................................................5 1.2. Hệ thống các khái niệm cơ bản...............................................................................6 1.2.1. Khái niệm quản lý............................................................................................6 1.2.2. Chức năng của quản lý.....................................................................................8 1.2.3. Khái niệm quản lý nhà trường .......................................................................11 1.2.4. Khái niệm thiết bị dạy học.............................................................................12 1.2.5. Khái niệm quản lý thiết bị dạy học ................................................................13 1.3. Một số vấn đề lý luận cơ bản về thiết bị dạy học..................................................13 1.3.1. Vai trò, chức năng thiết bị dạy học trong quá trình dạy học..........................13 1.3.2. Phân loại thiết bị dạy học...............................................................................15 1.3.3. Yêu cầu về thiết bị dạy học ở trường THPT..................................................17 1.4. Một số vấn đề lý luận cơ bản về quản lý thiết bị dạy học ở trường THPT...........18 1.4.1. Yêu cầu của việc quản lý TBDH trong trường THPT ...................................18 1.4.2. Nguyên tắc quản lý TBDH ở trường THPT...................................................18 1.4.3. Nội dung quản lý TBDH ở trường THPT......................................................19 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THIẾT BỊ DẠY HỌC Ở CÁC TRƯỜNG THPT HUYỆN TRẢNG BOM, TỈNH ĐỒNG NAI.........22 2.1. Tình hình giáo dục THPT huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai ..............................22 2.1.1. Khái quát về vị trí địa lý, tình hình kinh tế - xã hội huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai................................................................22 2.1.2. Tình hình giáo dục THPT tại huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai ..................24 2.2. Thực trạng công tác TBDH ở các trường THPT huyện Trảng Bom ....................28 2.2.1. Thực trạng số lượng, chất lượng thiết bị dạy học ở các trường THPT huyện Trảng Bom ........................................................28 2.2.2. Thực trạng nguồn trang bị, mua sắm TBDH .................................................31 2.2.3. Thực trạng sử dụng thiết bị dạy học...............................................................34 2.2.4. Thực trạng bảo quản thiết bị dạy học.............................................................38
  • 6. 2.3. Thực trạng công tác quản lý TBDH ở các trường THPT huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai......................................................................40 2.3.1. Thực trạng xây dựng kế hoạch công tác TBDH ............................................41 2.3.2. Thực trạng tổ chức - chỉ đạo thực hiện công tác TBDH................................43 2.3.3. Thực trạng kiểm tra – đánh giá công tác TBDH............................................53 2.4. Nguyên nhân của thực trạng .................................................................................55 2.4.1. Nguyên nhân của ưu điểm (yếu tố thuận lợi).................................................55 2.4.2. Nguyên nhân của hạn chế (yếu tố khó khăn).................................................57 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ THIẾT BỊ DẠY HỌC Ở CÁC TRƯỜNG THPT HUYỆN TRẢNG BOM, TỈNH ĐỒNG NAI...........59 3.1. Những căn cứ đề xuất biện pháp...........................................................................59 3.1.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn ..............................................................................59 3.1.2. Cơ sở pháp lý .................................................................................................59 3.2. Các nhóm biện pháp cụ thể...................................................................................59 3.2.1. Nhóm biện pháp nâng cao nhận thức về sử dụng và bảo quản TBDH ..........59 3.2.2. Nhóm biện pháp quản lý TBDH theo các quy định hành chính ....................61 3.2.3. Nhóm biện pháp quản lý TBDH theo các qui định chuyên môn ...................62 3.2.4. Nhóm biện pháp quản lý TBDH dựa vào kích thích – điều chỉnh.................65 3.2.5. Nhóm biện pháp về tổ chức các điều kiện hỗ trợ công tác TBDH ................66 3.2.6. Mối quan hệ giữa các biện pháp ....................................................................67 3.3. Khảo nghiệm về tính cần thiết và tính khả thi của các nhóm biện pháp đề xuất..68 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..................................................................................... 73 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................... PHỤ LỤC .....................................................................................................................
  • 7. NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN CBQL : Cán bộ quản lý CSVC : Cơ sở vật chất CB-GV : Cán bộ - giáo viên GDPT : Giáo dục phổ thông HT : Hiệu trưởng PPDH : Phương pháp dạy học QTDH : Quá trình dạy học QLGD : Quản lý giáo dục SGD&ĐT : Sở Giáo dục và Đào tạo TBDH : Thiết bị dạy học THPT : Trung học phổ thông
  • 8. DANH MỤC CÁC HÌNH STT Tên hình Trang 1 Hình 1.1: Mối quan hệ của các chức năng trong một chu trình quản lý 12 2 Hình 1.2: Sơ đồ liên hệ tương tác 6 nhân tố 16 DANH MỤC CÁC BẢNG STT Tên bảng Trang 1 Bảng 2.1: Quy mô trường, lớp và học sinh THPT huyện Trảng Bom từ năm học 2008 – 2009 đến năm học 2010 – 2011 28 2 Bảng 2.2: Thống kê 2 mặt giáo dục của học sinh 8 trường THPT huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai 29 3 Bảng 2.3: Thống kê đội ngũ quản lý công tác thiết bị dạy học của 8 trường THPT huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai 30 4 Bảng 2.4.a: Đánh giá số lượng TBDH được trang bị mua sắm tại các trường THPT huyện Trảng Bom 33 5 Bảng 2.4.b: Đánh giá chất lượng TBDH được trang bị mua sắm tại các trường THPT huyện Trảng Bom 33 6 Bảng 2.4.c: Đánh giá tính đồng bộ của TBDH được trang bị mua sắm tại các trường THPT huyện Trảng Bom 33 7 Bảng 2.4.d: Đánh giá tính hiện đại của TBDH được trang bị mua sắm tại các trường THPT huyện Trảng Bom 34 8 Bảng 2.4.e: Đánh giá nguồn trang bị mua sắm TBDH tại các trường THPT huyện Trảng Bom 35 9 Bảng 2.5.a: Nơi sử dụng TBDH tại các trường THPT huyện Trảng Bom 39 10 Bảng 2.5.b: Tần suất sử dụngTBDH tại các trường THPT huyện Trảng Bom 40 11 Bảng 2.5.c: Kỹ năng và hiệu quả sử dụng TBDH của CB, GV tại các trường THPT huyện Trảng Bom 40 12 Bảng 2.6: Đánh giá thực trạng bảo quản TBDH tại các trường THPT huyện Trảng Bom 44
  • 9. 13 Bảng 2.7: Đánh giá thực trạng xây dựng kế hoạch quản lý công tác TBDH của các trường THPT huyện Trảng Bom 47 14 Bảng 2.8a: Đánh giá thực trạng tổ chức - chỉ đạo việc trang bị mua sắm TBDH của các trường THPT huyện Trảng Bom 50 15 Bảng 2.8b: Đánh giá thực trạng tổ chức chỉ đạo sử dụng TBDH của các trường THPT huyện Trảng Bom 53 16 Bảng 2.8.c: Đánh giá thực trạng tổ chức chỉ đạo bảo quản TBDH của các trường THPT huyện Trảng Bom 58 17 Bảng 2.9: Thực trạng kiểm tra – đánh giá công tác TBDH của các trường THPT huyện Trảng Bom 61 18 Bảng 2.10a: Những yếu tố thuận lợi trong công tác quản lý TBDH của các trường THPT huyện Trảng Bom 64 19 Bảng 2.10b: Đánh giá những yếu tố khó khăn trong công tác quản lý TBDH của các trương THPT huyên Trảng Bom 66 20 Bảng 3.1: Đánh giá nhóm các biện pháp nâng cao nhận thức 79 21 Bảng 3.2: Đánh giá nhóm các biện pháp quản lý TBDH theo các quy định hành chính 80 22 Bảng 3.3: Đánh giá nhóm các biện pháp TBDH theo các quy định chuyên môn 80 23 Bảng 3.4: Đánh giá nhóm các biện pháp quản lý kích thích – điều chỉnh 81 24 Bảng 3.5: Đánh giá nhóm các biện pháp về tổ chức các điều kiện hỗ trợ 81
  • 10. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Lịch sử phát triển giáo dục cho thấy: Giáo dục là phương thức phát triển xã hội, tạo tiền đề về đào tạo nhân lực có tri thức cho phát triển kinh tế - xã hội. Mặt khác, kinh tế - xã hội luôn luôn đặt ra các yêu cầu mới và tạo điều kiện mới cho giáo dục phát triển đáp ứng các yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong mọi giai đoạn lịch sử phát triển xã hội loài người. Như vậy, phát triển giáo dục và phát triển kinh tế - xã hội có tính “cân bằng động” cho nên giáo dục phải luôn tự điều chỉnh để nâng mình lên nhằm đáp ứng được các yêu cầu phát triển kinh tế xã hội và tận dụng những điều kiện mới mà kinh tế - xã hội đã mang lại. Tiếp cận xu thế phát triển giáo dục của thế giới, để phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, trong thời gian qua, giáo dục Việt Nam đã có nhiều cải cách, đổi mới nội dung, phương pháp đào tạo. Về phương pháp dạy học ở trường THPT hiện nay, Luật Giáo dục qui định: “Phương pháp giáo dục THPT phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh phù hợp với đặc trưng môn học, đặc điểm học sinh, điều kiện của từng lớp học, bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh ”.[14, trang 8]. Để làm được điều này, nhà trường phải có đầy đủ thiết bị dạy học vừa đồng bộ, vừa hiện đại để qua đó phục vụ tốt cho việc cải tiến nội dung, phương pháp đào tạo theo hướng phát triển kinh tế - xã hội yêu cầu. Thiết bị dạy học đóng một vai trò quan trọng đối với việc đổi mới phương pháp dạy học và nâng cao chất lượng dạy học, đổi mới đánh giá kết quả học tập của học sinh. Trong quá trình dạy học thiết bị dạy học vừa là nội dung vừa là phương tiện chuyển tải thông tin, giúp giáo viên tổ chức và điều khiển hoạt động nhận thức của học sinh, đồng thời giúp học sinh hứng thú học tập, rèn luyện kỹ năng thực hành, hình thành phương pháp học tập chủ động tích cực, sáng tạo. Chỉ thị số 14/2001/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã xác định: thiết bị dạy học là một trong những thành tố quan trọng góp phần đổi mới phương pháp dạy học. Thiết bị dạy học phải là những thiết bị cần thiết, đáp ứng yêu cầu của nội dung chương trình và sách giáo khoa mới; phải phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất, trình độ đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên thiết bị thí nghiệm; từng bước ứng dụng Công nghệ thông tin vào giảng dạy ở các trường phổ thông. Như vậy, việc trang bị trang thiết bị dạy
  • 11. học cho các trường học và quản lý việc thực hiện sử dụng thiết bị dạy học của giáo viên trong các trường phổ thông là một việc làm cần thiết để đáp ứng cho việc đổi mới phương pháp dạy học. Quản lý công tác thiết bị dạy học trong nhà trường là làm cho nó có mối liên hệ chặt chẽ với giáo viên, với học sinh, với nội dung và phương pháp dạy học theo định hướng của mục tiêu đào tạo đề ra. Yêu cầu nâng cao chất lượng quản lý thiết bị dạy học trong trường THPT là vấn đề quan trọng và cấp thiết hiện nay nhằm nâng cao chất lượng dạy học, góp phần thực hiện mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Việc đổi mới quản lý thiết bị dạy học trong nhà trường là điều tất yếu. Với sự chỉ đạo của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo, công tác quản lý TBDH ở các trường THPT tỉnh Đồng Nai nói chung và các trường THPT huyện Trảng Bom nói riêng đã và đang được thực hiện một cách thường xuyên, có nhiều cố gắng và đi vào nề nếp, nhưng trên thực tế vẫn còn nhiều bất cập, không đồng bộ, chưa được quan tâm đúng mức, việc quản lý còn mang tính đối phó, có trường chưa bao quát hết các nội dung quản lý thiết bị dạy học và chưa mang lại hiệu quả cao cho việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông. Xuất phát từ những cơ sở lý luận và thực tiễn trên, tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Thực trạng công tác quản lý thiết bị dạy học ở các trường THPT huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai”. 2. Mục đích nghiên cứu Xác định thực trạng và đề xuất giải pháp tăng cường quản lý công tác thiết bị dạy học ở các trường THPT huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý TBDH ở các trường THPT. 3. Khách thể, đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu: Công tác quản lý thiết bị dạy học của các trường THPT. 3.2. Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng công tác quản lý thiết bị dạy học ở các trường THPT huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai. 4. Giả thuyết khoa học Công tác quản lý thiết bị dạy học của các trường THPT Huyện Trảng Bom - tỉnh Đồng Nai có một số ưu điểm trong việc xây dựng kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra
  • 12. đánh giá việc sử dụng khai thác TBDH. Tuy nhiên việc xây dựng kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo thực hiện và kiểm tra đánh giá công tác thiết bị dạy học của các trường chưa được thực hiện thường xuyên, chưa sâu sát với từng môn học cụ thể và chưa thật sự có hiệu quả. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Hệ thống hóa cơ sở lý luận về công tác quản lý thiết bị dạy học ở các trường THPT. 5.2. Khảo sát thực trạng công tác quản lý thiết bị dạy học ở các trường THPT huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai. 5.3. Đề xuất một số giải pháp quản lý công tác thiết bị dạy học ở các trường THPT. 6. Phạm vi nghiên cứu 8 trường Trung học phổ thông huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai. 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận - Phương pháp phân tích, tổng hợp, phân loại và hệ thống hóa những vấn đề lý luận về thiết bị dạy học và quản lý thiết bị dạy học làm cơ sở lý luận cho đề tài. 7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: điều tra thực trạng công tác TBDH và quản lý TBDH của các trường THPT huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai - Phương pháp phỏng vấn: phỏng vấn BGH, tổ trưởng chuyên môn, giáo viên có kinh nghiệm trong việc quản lý thiết bị dạy học ở các trường THPT huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai. - Phương pháp chuyên gia: tham khảo ý kiến của các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm trong công tác quản lý thiết bị trường học ở các trường THPT huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai. - Phương pháp thống kê toán học: Sử dụng phần mềm thống kê SPSS 11.5 để xử lý các kết quả điều tra được. 8. Cấu trúc luận văn Mở đầu Chương I: Cơ sở lý luận của công tác quản lý thiết bị dạy học.
  • 13. Chương II: Thực trạng công tác quản lý TBDH ở các trường THPT huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai. Chương III: Một số giải pháp quản lý thiết bị dạy học ở các trường THPT huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai. Kết luận và kiến nghị. Tài liệu tham khảo. Phụ lục.
  • 14. CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ THIẾT BỊ DẠY HỌC Ở TRƯỜNG THPT 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII về định hướng chiến lược phát triển giáo dục – đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa khẳng định: “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục - đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh, nhất là sinh viên đại học”. [29, 212]. Nghị quyết số 40/2000/QH10 của Quốc Hội về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông có nêu: “Đổi mới chương trình, sách giáo khoa, phương pháp dạy và học phải thực hiện đồng bộ với việc nâng cấp và đổi mới trang thiết bị dạy học, tổ chức đánh giá, thi cử chuẩn hoá trường sở, đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và công tác quản lý giáo dục. [21, dòng 22] Trong Luật Giáo dục, Điều 24.2 qui định: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh phù hợp với đặc điểm từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”. [14, trang 8] Đổi mới phương pháp dạy học là một trong những trọng tâm của đổi mới chương trình và sách giáo khoa giáo dục phổ thông, trong đó người học thực hiện hai chức năng: lĩnh hội và tự điều khiển (tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo) và người dạy thực hiện hai chức năng: truyền thụ và điều khiển (tổ chức, hướng dẫn thích hợp) nhằm phát huy tư duy độc lập, sáng tạo góp phần hình thành phương pháp, khả năng tự học, bồi dưỡng hứng thú học tập. Thực hiện được điều này thì không thể nào thiếu TBDH. Trong quá trình dạy học, thiết bị dạy học không thể nào thiếu được vì nó là công cụ lao động sư phạm của giáo viên và là công cụ nhận thức của học sinh; là nội dung, là phương tiện chuyển tải thông tin. Sử dụng TBDH phù hợp với đặc trưng của từng bộ môn đúng quy trình, đúng phương pháp sẽ tạo ra nhiều khả năng giúp cho giáo viên tổ chức và điều khiển hoạt động nhận thức của học sinh, giúp học sinh hứng thú học tập, rèn luyện kỹ năng thực hành, hình thành phương pháp học tập chủ động tích cực, sáng tạo; lúc này thiết
  • 15. bị dạy học trở thành công cụ nhận thức, là một bộ phận không thể tách rời của cả phương pháp và nội dung dạy học. Lịch sử phát triển giáo dục thế giới nói chung và giáo dục Việt Nam nói riêng cho thấy, nguyên tắc đảm bảo tính trực quan trong quá trình dạy học luôn được coi trọng. Nghiên cứu về vấn đề trực quan và các TBDH nhiều nhà khoa học như: Konmensky (1592- 1679), V.G.Bêlinxky (1811-1848), Thái Duy Tuyên, Vũ Trọng Rỹ... và các công trình nghiên cứu của các tác giả nói trên đã xây dựng được một hệ thống lí luận về vai trò, tác dụng của TBDH cùng một số yêu cầu và nguyên tắc sử dụng nó trong QTDH. Ở Việt Nam, ngoài chủ trương ưu tiên tăng cường trang bị thiết bị dạy học cho tất cả các cơ sở giáo dục, nhiều nhà khoa học cũng đã quan tâm nghiên cứu xây dựng hệ thống lý luận về vai trò TBDH, coi TBDH là một trong những thành tố cơ bản trong quá trình dạy học - giáo dục hiện nay. Giống như các hoạt động giáo dục khác trong nhà trường, hoạt động quản lý TBDH diễn ra liên tục trong suốt năm học. Chính vì vậy quản lý công tác TBDH cũng là nội dung chủ yếu của người cán bộ quản lý. Làm thế nào để quản lý tốt công tác thiết bị dạy học trong điều kiện đổi mới chương trình giáo dục hiện nay là vấn đề cấp thiết mà người làm công tác giáo dục luôn quan tâm, trăn trở. Đã có một số nghiên cứu về công tác quản lý TBDH ở trường THPT được đăng trên báo Giáo dục thời đại, tạp chí Thiết bị giáo dục..., một số luận văn Cao học nghiên cứu công tác quản lý TBDH ở các địa phương khác nhau, nhưng chưa có đề tài nào nghiên cứu vấn đề này ở các trường THPT huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai. 1.2. Hệ thống các khái niệm cơ bản 1.2.1. Khái niệm quản lý Trong quá trình phát triển của xã hội loài người, từ thời kỳ lạc hậu đến xã hội văn minh ngày nay, con người biết tập hợp nhau lại để tự vệ, chinh phục thiên nhiên, lao động kiếm sống, từ lao động chung của mọi người đã xuất hiện một loạt các quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với thiên nhiên, giữa con người với xã hội, qua đó hình thành những hoạt động có tổ chức, phối hợp và điều khiển đối với họ. Những hoạt động này tồn tại và phát triển một cách tất yếu khách quan, làm cơ sở đảm bảo cho mọi hoạt động của lao động chung của con người đạt được kết quả mong muốn, từ đó làm nảy sinh hoạt động quản lý. Xã hội loài người đã trải qua nhiều thời kỳ phát triển với nhiều hình thái
  • 16. xã hội khác nhau nên trong quản lý cũng đã trải qua nhiều hình thức quản lý khác nhau. Quản lý trở thành một hoạt động phổ biến, diễn ra trong mọi lĩnh vực, liên quan đến mọi người. Hoạt động quản lý bắt nguồn từ phân công lao động của xã hội loài người nhằm đạt mục đích, hiệu quả cao hơn, năng suất cao hơn. Hoạt động quản lý chính là hoạt động giúp cho người đứng đầu tổ chức phối hợp được sự nỗ lực các thành viên trong nhóm, trong cộng đồng nhằm đạt mục tiêu đề ra. Các triết gia, các chính trị gia từ thời cổ đại đến nay đều coi trọng vai trò của quản lý trong sự ổn định và phát triển của xã hội, quản lý là một phạm trù tồn tại khách quan, là một sự tất yếu của lịch sử. Các Mác coi quản lý là một đặc điểm vốn có, bất biến về mặt lịch sử của đời sống xã hội. Các Mác viết: “Tất cả mọi lao động xã hội trực tiếp hay lao động chung nào tiến hành trên quy mô tương đối lớn thì ít nhiều cũng đều cần đến một sự chỉ đạo để điều hòa những hoạt động cá nhân và thực hiện những chức năng chung phát sinh từ vận động của toàn bộ cơ thể khác với sự vận động của những khí quan độc lập của nó. Một người độc tấu vĩ cầm tự điều khiển lấy mình, còn một dàn nhạc thì cần phải có nhạc trưởng” [8, Tr 480]. Trong quá trình xây dựng lý luận về quản lý, khái niệm quản lý được nhiều nhà lý luận đưa ra, nó thường phụ thuộc vào lĩnh vực hoạt động, nghiên cứu của mỗi người. - Theo tác giả Đặng Quốc Bảo: “Quản lý là một quá trình tác động gây ảnh hưởng của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý nhằm đạt được mục tiêu chung” [10, Tr 176] - Tác giả Hồ Văn Vĩnh cho rằng: “Quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu đã đề ra” [13, Tr 11] - Các tác giả Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc cho rằng:“Hoạt động quản lý là tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý (người quản lý) đến khách thể quản lý (người bị quản lý) trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức’’ [18, Tr16]. - Paul Hersey và Ken Blanc Heard trong cuốn “Quản lý nguồn nhân lực” khi đề cập về vai trò của quản lý trong xã hội cho rằng: “Quản lý là một quá trình cùng làm việc giữa nhà quản lý với người bị quản lý, nhằm thông qua hoạt động của cá nhân, của nhóm, huy động các nguồn lực khác để đạt mục tiêu của tổ chức” [19, Tr19] - Theo tác giả Hanold Koontz: “Quản lý là một hoạt động thiết yếu, nó đảm bảo sự phối hợp những nỗ lực của cá nhân nhằm đạt được các mục đích của nhóm. Mục tiêu của mọi nhà quản lý là nhằm hình thành một môi trường mà trong đó con người có thể đạt được
  • 17. các mục đích của nhóm với thời gian, tiền bạc vật chất và sự bất mãn cá nhân ít nhất. Với tư cách thực hành thì cách quản lý là một nghệ thuật, còn kiến thức tổ chức về quản lý là một khoa học [11, Tr 33]. Nhìn chung các tác giả đã nêu quan niệm của mình về quản lý với những cách tiếp cận khác nhau, nhưng có thể thấy rõ được nội hàm khái niệm quản lý như sau: - Quản lý là hoạt động lao động, hoạt động này để điều khiển lao động. - Quản lý là các hoạt động thực hiện nhằm đảm bảo hoàn thành công việc qua những nỗ lực của mọi người trong tổ chức. - Quản lý là công tác phối hợp có hiệu quả hoạt động của những người cộng sự khác nhau cùng chung một tổ chức - Trong quản lý, bao giờ cũng có chủ thể quản lý và đối tượng quản lý, giữa chủ thể quản lý và đối tượng quản lý được quan hệ với nhau bằng những tác động quản lý. Những tác động quản lý chính là những quyết định quản lý, là những nội dung mà chủ thể quản lý yêu cầu đối với đối tượng quản lý. - Hoạt động "quản lý" bao giờ cũng gắn với hoạt động có ý thức của con người và toàn xã hội dưới tác động của hoàn cảnh nhằm định hướng sự vận động và phát triển của đối tượng cần quản lý theo một mục đích nhất định. Khái niệm đó phải bao quát được tất cả mọi hoạt động của con người. Như vậy, có thể hiểu: quản lý là sự tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý trong tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành đạt được mục tiêu đề ra. 1.2.2. Chức năng của quản lý Chức năng quản lý là một loại hoạt động quản lý đặc biệt, hình thành từ quá trình phân công, hợp tác lao động và chuyên môn hoá trong quản lý, thể hiện qua các tính chất tương đối độc lập của những bộ phận của quản lý. Quản lý có 4 chức năng: - Kế hoạch hoá. - Tổ chức. - Điều khiển (chỉ đạo thực hiện). - Kiểm tra, đánh giá.
  • 18. - Kế hoạch hoá: là quá trình là xác định các mục tiêu và quyết định những biện pháp tốt nhất để đạt đến mục tiêu của tổ chức. Như vậy, kế hoạch hoá là chức năng đầu tiên của môt quá trình quản lý, có vai trò định hướng cho toàn bộ các hoạt động của quá trính quản lý, là cơ sở huy động tối đa các nguồn lực cho việc thực hiện các mục tiêu và là căn cứ để kiểm tra đánh giá quá trình thực hiện mục tiêu của đơn vị, bộ phận, cá nhân; trong kế hoạch chỉ rõ chương trình hành động, xác định từng lộ trình, biện pháp, điều kiện, phương tiện cần thiết cách thức để thực hiện mục tiêu. Nội dung của chức năng kế hoạch thể hiện ở 4 hoạt động: - Xác định mục tiêu và phân tích mục tiêu. - Xây dựng kế hoạch thực hiện mục tiêu. - Triển khai thực hiện kế hoạch - Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch. Do đó, người quản lý nếu không có kế hoạch sẽ không thể biết cách tổ chức, huy động nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực…) của đơn vị như thế nào cho có hiệu quả theo mục tiêu của đơn vị được, công việc kiểm tra trở thành không có cơ sở đối chiếu. - Tổ chức: là quá trình phân công, phối hợp các nhiệm vụ và nguồn lực theo những cách thức nhất định để đảm bảo đạt được các mục tiêu đã đề ra. Đó là quá trình hình thành nên cấu trúc, các quan hệ của các thành viên, giữa các bộ phận trong một tổ chức nhằm thực hiện thành công các kế hoạch và đạt được các mục tiêu tổng thể của tổ chức. Người quản lý một khi tổ chức tốt sẽ khơi nguồn các động lực, tổ chức không tốt sẽ làm triệt tiêu động lực và giảm sút hiệu quả quản lý. Nội dung của chức năng tổ chức chủ yếu là: - Xác định từng chủ thể quản lý tương ứng với các đối tượng quản lý - Xây dựng, đào tạo để phát triển nguồn nhân lực. - Thiết lập cơ chế hoạt động và các mối quan hệ . - Tổ chức lao động một cách khoa học. - Chỉ đạo thực hiện (điều khiển): là quá trình tác động gây ảnh hưởng tới hành vi, thái độ của các thành viên trong tổ chức nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra với chất lượng cao nhất. Muốn thế, các nhà quản lý phải có khả năng truyền đạt và thuyết phục về các mục tiêu bằng các biện pháp khác nhau. Chức năng chỉ đạo cùng chức năng tổ chức có vai trò hiện thực hoá các mục tiêu của kế hoạch. Thực chất của chức năng chỉ đạo là quá trình tác động và gây ảnh hưởng của chủ
  • 19. thể quản lý tới những người khác nhằm biến những yêu cầu chung của tổ chức thành những nhu cầu của mọi thành viên trong tổ chức, trên cơ sở đó mọi người tích cực, tự giác mang hết khả năng để làm việc. Chức năng chỉ đạo thực hiện các nội dung chủ yếu sau: - Thực hiện quyền chỉ huy và hướng dẫn triển khai nhiệm vụ. - Thường xuyên đôn đốc, khen thưởng động viên. - Giám sát công việc, uốn nắn kịp thời mọi lệch lạc trong hoạt động. - Thúc đẩy các hoạt động được giao. Do vậy chức năng chỉ đạo là cơ sở để phát huy các động lực góp phần tạo nên chất lượng và hiệu quả cao của các hoạt động thực hiện mục tiêu quản lý. - Kiểm tra, đánh giá: là quá trình đánh giá và điều chỉnh nhằm đảm bảo cho các hoạt động đạt đến mục tiêu của tổ chức; đây là khâu cuối cùng của quá trình quản lý, là chức năng rất quan trọng của công tác quản lý, thông qua đó chủ thể quản lý biết được mọi người thực hiện nhiệm vụ đạt ở mức độ nào, đồng thời cũng biết được những quyết định quản lý có phù hợp với thực tế hay không, trên cơ sở đó điều chỉnh các hoạt động , giúp đỡ hay thúc đẩy các cá nhân, bộ phận hoặc tổ chức đạt các mục tiêu đề ra. Như vậy chức năng kiểm tra đánh giá có vai trò cung cấp thông tin và trợ giúp các cá nhân, tập thể đơn vị hoàn thành mục tiêu mà kế hoạch đã xác định. Với vai trò cung cấp thông tin, chức năng kiểm tra đánh giá lại còn tạo tiền đề cho một quá trình quản lý mới tiếp theo. Chức năng kiểm tra, đánh giá thực hiện các nội dung sau: - Xác định các chuẩn kiểm tra, thu thập thông tin, so sánh kết quả đạt được với các chuẩn, đưa ra các quyết định điều chỉnh cần thiết. - Kiểm nghiệm các mức độ thực hiện của các đối tượng quản lý với các quyết định quản lý đã lựa chọn. - Điều chỉnh, tư vấn (uốn nắn, sửa chữa), thúc đẩy (phát huy thành tích tốt), xử lý Như vậy, chức năng kiểm tra là một chức năng quan trọng của công tác quản lý nhằm đánh giá đúng kết quả hoạt động, phát hiện ra những lệch lạc, sai sót nảy sinh trong quá trình thực hiện, từ đó tìm hiểu các nguyên nhân và đề ra biện pháp khắc phục, sửa chữa, đảm bảo hoàn thành kế hoạch đã đề ra.
  • 20. Qua phân tích các chức năng quản lý, chúng ta thấy rằng, trong quá trình quản lý, các chức năng này đan xen, hỗ trợ lẫn nhau tạo thành một thể thống nhất của hoạt động quản lý. Việc liên kết giữa các chức năng này là thông tin quản lý và các quyết định quản lý. Hình 1.1: Mối quan hệ của các chức năng trong một chu trình quản lý 1.2.3. Khái niệm quản lý nhà trường Nhà trường là một thành tố cơ bản của hệ thống giáo dục quốc dân, ở đó tiến hành quá trình giáo dục đào tạo, trực tiếp thực hiện mục tiêu giáo dục, nên quản lý nhà trường cũng được hiểu như là một bộ phận của quản lý giáo dục. - Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang: “Quản lý giáo dục là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý (hệ giáo dục) nhằm làm cho hệ vận hành theo đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng, thực hiện được tính chất của nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học, giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ giáo dục tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về chất” [16, Tr 48]. - Theo tác giả Phạm Minh Hạc: “Quản lý giáo dục là quản lý trường học, thực hiện đường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục, để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với ngành Giáo dục, với thế hệ trẻ và với từng học sinh” [20, Tr 75]. Từ những quan điểm trên đây ta thấy: bản chất của hoạt động quản lý giáo dục là sự tác động có mục đích, có hệ thống, có kế hoạch, có ý thức của chủ thể quản lý lên đối tượng Kế hoạch hoá Tổ chứcKiểm tra, đánh giá Thông tin Chỉ đạo thực hiện