SlideShare a Scribd company logo
1 of 140
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM
---------------------------
TRẦN ĐÌNH KHUYẾN
NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM
TẠI CÁC CÔNG TY ĐIỆN LỰC TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Tải miễn phí kết bạn Zalo:0917 193 864
Dịch vụ viết luận văn chất lượng
Website: luanvantrust.com
Zalo/Tele: 0917 193 864
Mail: baocaothuctapnet@gmail.com
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành : KẾ TOÁN
Mã số ngành: 60340301
TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 08 năm 2016
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM
---------------------------
TRẦN ĐÌNH KHUYẾN
NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM
TẠI CÁC CÔNG TY ĐIỆN LỰC TRÊN ĐIA BÀN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành : KẾ TOÁN
Mã số ngành:60340301
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PHAN THỊ HẰNG NGA
TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 08 năm 2016
CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM
Cán bộ hướng dẫn khoa học : TS. PHAN THỊ HẰNG
NGA (Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)
Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP. HCM ngày
24 tháng 9 năm 2016
Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ Luận văn Thạc sĩ)
TT Họ và tên Chức danh Hội đồng
1 PGS.TS. Phan Đình Nguyên Chủ tịch
2 TS. Trần Văn Tùng Phản biện 1
3 PGS.TS.Vương Đức Hoàng Quân Phản biện 2
4 PGS.TS. Lê Quốc Hội Ủy viên
5 TS.Hà Văn Dũng Ủy viên, Thư ký
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã được sửa
chữa (nếu có).
Chủ tịchHội đồng đánh giáLV
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Học viên thực hiện Luận văn
Trần Đình Khuyến
ii
LỜI CÁM ƠN
Để hoàn thành cuốn luận văn này ngoài nỗ lực của cá nhân tôi thì không thể
thiếu được sự giúp đỡ, hỗ trợ và động viên rất nhiều từ Quí thầy cô, gia định và
đồng nghiệp và bạn bè. Ngoài ra còn có sự giúp đỡ từ nhiều phía từ Lãnh đạo Tổng
công ty Điện lực Thành phố Hồ Chí Minh nơi tôi công tác, các chuyên gia, chuyên
viên tại các công ty điện lực hoạt động trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
Trước hết tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến những người đã trực tiếp
giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này: Cô TS Phan Thị Hằng Nga: Hội đồng đánh giá
và góp ý cho luận văn này; các đồng nghiệp, bạn bè, gia đình và người thân nơi tôi
đang sống và làm việc. Xin cảm ơn ban lãnh đạo Tổng công ty Điện lực Thàn phố
Hồ Chí Minh và các công ty điện lực.
Bên cạnh đó tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới những người đã gián tiếp giúp tôi
hoàn thành luận văn; tác giả của các công trình nghiên cứu trước đây của những tài
liệu tôi đã sử dụng cho việc nghiên cứu để hoàn thành luận văn.
Tác giả luận văn
Trần Đình Khuyến
iii
TÓM TẮT
Trong sự phát triển của nền kinh tế, không thể không nhắc đến vai trò của
ngành điện lực. Đây là nhân tố thúc đẩy sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh, thu
hút đầu tư, đảm bảo an sinh xã hội.Nhiều năm qua, ngành Điện đã đạt được nhiều
thành tựu nổi bật. Từ một hệ thống điện nghèo nàn, lạc hậu lại bị chiến tranh tàn
phá ác liệt, đến nay, hệ thống nguồn và lưới điện quốc gia đã đứng thứ 3 khu vực
Đông Nam Á, thứ 31 thế giới.
Đối với một đất nước đang trong giai đoạn sản xuất nông nghiệp lạc hậu để
trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại như Đảng ta đã chỉ ra thì ngoài
các yếu tố phát triển như công nghệ, tri thức, con người, chính sách của chính phủ
…thì đi kèm và luôn song hành với tiến trình công nghiệp hóa đất nước đó là ngành
điện lực quốc gia. Thành Chí Minh luôn là nơi đầu tàu phát triển của đất nước về
công nghiệp, dịch vụ, giáo dục thì ngành điện giữ một vai trò hết sức quan trọng
trong việc phát triển kinh tế xã hội của Thành phố. Với phương châm “điện đi trước
một bước”, ngành Điện đã góp phần chuyển dịch cơ cấu ngành nghề, phục hồi và
tăng trưởng kinh tế, đảm bảo quốc phòng an ninh.
Kinh doanh điện lực là một ngành đặc thù và gắn liền với nhiều ngành sản
xuất khác trong nền kinh tế.Giá thành điện ảnh hưởng đến giá thành của các sản
phẩm công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ và đời sống của người dân. Tuy nhiên,
cũng như các loại hình doanh ngiệp khác để hoạt động kinh doanh có hiệu quả góp
phần vào sự phát triển kinh tế xã hội thì công tác quản trị doanh nghiệp, quản trị chi
phí cần phải được quan tâm đúng mức. Một trong những công cụ cung cấp thông tin
quản lý khá hữu hiệu mà hiện nay hầu hết các doanh nghiệp chưa quan tâm đầu tư
phát triển đúng mức đó là công tác KTTN, hoặc có đầu tư nhưng chưa nghiên cứu
sâu để phát triển KTTN trở nên hiệu quả hơn nữa trong việc ra quyết định quản
lý.Vì vậy, việc nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến công tác KTTN là một yêu
cầu không những cấp thiết mà còn mang tính quyết định đối với sự thành công trong
quản lý của một doanh nghiệp, trong đó có các doanh nghiệp ngành điện.
Xuất phát từ yêu cầu khách quan như vậy, nên tác giả vận dụng những lý
luận của KTTN để thực hiện đề tài " Những nhân tố ảnh hưởng đến công tác
KTTN trong các công ty điện lực trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh " nhằm
iv
giúp phần nào cho doanh nghiệp nâng cao hiệu quả công tác quản trị, đầu tư đúng
hướng cho sự phát triển công tác KTTN nhằm giúp các doanh nghiệp điện lực nâng
cao chất lượng quản lý đáp ứng yêu cầu của xã hội, nâng cao chất lượng dịch vụ và
giá trị doanh nghiệp. Để thực hiện được đề tài trên tác giả đã trao đổi, tham khảo ý
kiến với nhiều đồng nghiệp là những nhà quản trị, lãnh đạo trong lãnh vực kế toán
cùng một số chuyên viên kế toán tại Tổng công ty và 16 công ty điện lực trên địa
bàn TP.HCM và một số công ty phụ trợ thuộc Tổng công ty điện lực TP.HCM nhằm
thống nhất rằng để công tác KTTN được thực hiện tốt hơn và trở thành trợ thủ đắc
lực cho các nhà quản trị thì cần quan tâm đến một số nhân tố ảnh hưởng đến Công
tác KTTN. Xuất phát từ những phát hiện đó kết hợp với nghiên cứu các tài liệu, tạp
chí và các nghiên cứu trước tác giả mạnh dạn xác định có 5 nhóm nhân tố chính ảnh
hưởng đến công tác KTTN làm mục tiêu nghiên cứu của mình đó là:
 Sự phân công trách nhiệm

Công tác đo lường hiệu quả công tác theo qui định của KTTN;

Công tác khen thưởng;

Môi trường pháp lý;

Các yếu tố thuộc đặc điểm của doanh nghiệp.

Qua nghiên cứu này tác giả hy vọng cung cấp thông tin hữu ích cho các
doanh nghiệp nói chung và các công ty điện lực trên địa bàn TP.HCM nói riêng có
cái nhìn mới về công tác KTTN, đồng thời từ kết quả phân tích định lượng tác giả
có thể mạnh dạn đề xuất các kiến nghị điều chỉnh và phát triển các nhân tố ảnh
hưởng đến công tác KTTN theo hướng tích cực để công tác KTTN ngày một tốt
hơn.
v
ABSTRACT
The electricity industry plays an essential role in economic development. It is
the factor that stimulates production, improves competitiveness, attracts investment,
and ensures social safety. In the past years, electricity industry has had a lot of
outstanding achievements, especially it has transformed a poor and outdated
electricity system heavily damaged by wars into a system of electric sources and
networks which ranks 3rd in Southest Asia and 31st in the world.
For a country which is in the period of out-of-date agricultural production to
become a modernized industrial one as suggested by our Party, industrialization
must always be accompanied by the national electricity industry besides other such
factors as technology, knowledge, human, government policies.
In Hochiminh City which leads the development of industry, education, and
services, the electricity industry serves as a key factor in the socio-economic
development. With the motto “Electricity moves one step ahead”, the electricity
industry has contributed to restructuring industries and careers, recovering and
developing economy, ensuring defense and security.
Electricity business is a specific sector that is attached to many other
manufacturing industries. Electricity price affects that of industrial and agricultural
products, services and people’s life. However, like many other businesses, for
business operations to be effective and contribute to socio-economic development,
corporate management, cost management have to receive proper care. One of the
useful tools to provide management information that is currently not properly
invested in or studied to improve efficiency in managerial decision-making by the
majority of businesses is Responsibilty Accounting. Therefore, the research on
factors affecting Responsibilty Accounting is not only an urgent but also a decisive
requirement for the success in management of businesses, including electricity
business.
From this practical requirement, the researcher applied theories of Responsibilty
Accounting in implementing the thesis “Factors affecting Responsibilty Accounting
in Electricity companies in Hochiminh City”to partially help businesses improve
effectiveness in their management. Proper investment in Responsibilty Accounting
vi
enables electricity businesses to enhance management quality, service quality, and
corparate values to satisfy social needs.
In order to implement the thesis, the researcher discussed and consulted with many
colleagues who are managers and administrators in the field of Accounting as well
as accountants in the General Company and 16 electricity companies in Hochiminh
City and some assistant companies under Hochiminh City General Electricity
Company to make sure that factors affecting Responsibilty Accounting have to be
taken into consideration so that it would be better implemented and become a
helpful assistant for administrators. From the findings of the thesis, review of
documents and articles as well as previous studies, the researcher identified 5 major
factors affecting Responsibility Accounting that serve as the objectives of the
research. These includes:
Assigning responsibility

Measuring job performance by regulations of Responsibility Accounting

Commendation

Legal environment;

Corporate factors

Through this research, the researcher hopes to provide useful information
and a new insight towards Responsibilty Accounting for businesses in general and
electricity businesses in Hochiminh City in particular. At the same time, from the
results of quantitative analysis, the researcher made recommendations for the
adjustment and development of factors affecting Responsibility Accounting in a
positive way to make it better in the time to come.
vii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN..................................................................................................................i
LỜI CÁM ƠN ..................................................................................................................... ii
TÓM TẮT............................................................................................................................iii
ABSTRACT..........................................................................................................................v
MỤC LỤC ......................................................................................................................... vii
DANH MỤC CÁC TỪ VIỆT TẮT.................................................................................. xi
DANH MUC BẢNG BIỂU............................................................................................. xii
PHẦN MỞ ĐẦU..................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU..................................................................6
1.1 Các nghiên cứu trước: ..............................................................................................6
1.1.1 Nghiên cứu công bố ở nước ngoài....................................................................6
1.1.2 Nghiên cứu trong nước.......................................................................................6
1.1.3 Nhận xét về các nghiên cứu trước ....................................................................8
1.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức công tác KTTN của doanh nghiệp......8
1.1.5 Nội dung và phương pháp nghiên cứu.............................................................9
1.1.5.1 Nội dung nghiên cứu...................................................................................9
1.1.5.2 Phương pháp nghiên cứu ............................................................................9
1.1.6 Phạm vi nghiên cứu:........................................................................................ 10
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1................................................................................................ 10
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT................................................................................. 11
2.1 Một số khái niệm về kế toán trách nhiệm ........................................................... 11
2.2 Vai trò – Chức năng của kế toán trách nhiệm................................................. 14
2.2.1 Vai trò của kế toán trách nhiệm................................................................. 14
2.2.2 Chức năng của kế toán trách nhiệm.......................................................... 15
2.3 Nội dung tổ chức KTTN ........................................................................................ 15
2.3.1 Phân cấp trong quản lý(Decentralizing) ................................................... 15
2.3.1.1 Ưu điểm của sự phân cấp trong quản lý ................................................ 16
2.3.1.2 Nhược điểm của sự phân cấp trong quản lý:......................................... 17
2.3.2 Xác định các trung tâm trách nhiệm......................................................... 17
2.3.2.1Trung tâm chi phí (Cost Centers) ............................................................ 18
viii
2.3.2.2 Trung tâm doanh thu (Revenue Centers)............................................... 18
2.3.2.3 Trung tâm lợi nhuận (Profit Centers)..................................................... 19
2.3.2.4 Trung tâm đầu tư (Investment Centers)................................................ 21
2.3.3Lập Báo cáo trách nhiệm cho các trung tâm trách nhiệm............................ 23
2.3.3.1 Báo cáo trách nhiệm của các trung tâm chi phí .................................... 24
2.3.3.2 Báo cáo trách nhiệm của các trung tâm doanh thu............................... 25
2.3.3.3 Báo cáo trách nhiệm của các trung tâm lợi nhuận ................................ 25
2.3.3.4 Báo cáo trách nhiệm của các trung tâm đầu tư ..................................... 26
2.4 Kinh nghiệm về việc tổ chức hệ thống KTTN của một số DN trênthế giới. . 27
2.4.1Phân quyền, chuyển giá và quản trị theo mục tiêu trong hệ thống KTTN
của Tập đoàn Abbott, Hoa Kỳ ................................................................................. 27
2.4.2 Sáng kiến ROI và vấn đề phân quyền của Tập đoàn Dupont..................... 29
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2................................................................................................ 31
CHƯƠNG 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................ 32
3.1 Tổng quan về phương pháp nghiên cứu.............................................................. 32
3.1.1 Tổ chức hệ thống KTTN tại Tổng công ty điện lực TP.Hồ Chí Minh và
các công ty điện lực trên địa bàn TP.HCM............................................................. 32
3.1.1.1 Tổ chức KTTN tại Tổng công ty Điện lực TP.HCM............................ 32
3.1.1.2 Tổ chức các trung tâm trách nhiệm tại các công ty điện lực............... 34
3.1.1.2.1Các trung tâm chi phí. 34
3.1.1.2.2 Các trung tâm doanh thu 34
3.1.1.2.3 Các trung tâm lợi nhuận 34
3.1.1.2.4 Các trung tâm đầu tư. 34
3.2 Phương pháp nghiên cứu....................................................................................... 35
3.2.1 Quá trình nghiên cứu....................................................................................... 35
3.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác KTTN trong các công ty điện lực
trên địa bàn TP.HCM................................................................................................. 36
3.2.2.1 Phân công trách nhiệm trong công tác quản lý:.................................... 37
3.2.2.2 Công tác đo lường hiệu quả công việc theo qui định của KTTN:...... 38
3.2.2.3 Công tác khen thưởng:............................................................................ 38
3.2.2.4 Môi trường pháp lý:.................................................................................. 39
ix
3.2.2.5 Các yếu tố đặc điểm của doanh nghiệp:................................................ 39
3.2.3 Thiết kê mô hình và phương pháp nghiên cứu............................................. 39
3.2.3.1 Mô hình nghiên cứu: ................................................................................ 39
3.2.3.2 Phương pháp chọn mẫu............................................................................ 40
3.2.3.3 Quần thể khảo sát...................................................................................... 40
3.2.3.4 Phương pháp lấy mẫu............................................................................... 40
3.2.3.5 Kích thước mẫu......................................................................................... 40
3.2.3.6 Phương pháp thu thập dữ liệu:................................................................ 41
3.2.3.7 Hệ thống thang đo .................................................................................... 41
3.2.3.8 Câu hỏi khảo sát........................................................................................ 42
3.2.3.9 Độ tin cậy và giá trị của cuộc khảo sát: ................................................. 44
3.3 Kết quả khảo sát..................................................................................................... 44
3.3.1 Mô tả mẫu nghiên cứu..................................................................................... 44
3.3.2 Phương pháp phân tích dữ liệu ...................................................................... 46
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3................................................................................................ 46
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...................................................................... 47
4.1 Tổng quan về ngành điện việt nam ...................................................................... 47
4.2 Vị trí và vai trò của ngành điện đối với sự phát triển kinh tế - xã hội TP.HCM
48
4.3 Thực trạng việc áp dụng công tác KTTN tại các công ty Điện lực trên địa bàn
TP.HCM. ........................................................................................................................ 49
4.4 Thực trạng công tác kế toán trách nhiệm tại các công ty điện lực................... 50
4.4.1 Phân công trách nhiệm:................................................................................... 50
4.4.2 Công tác đo lường hiệu quả............................................................................ 51
4.4.3 Các vấn đề về đặc điểm doanh nghiệp (Hệ thống qui trình qui định nội bộ,
định mức chi phí, hạ tầng CNTT phục vụ quá trình xử lý và cung cấp thông tin
kế toán) ....................................................................................................................... 51
4.4.4 Công tác khen thưởng: .................................................................................... 51
4.5 Kết quả nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến công tác KTTN tại các công
ty điện lực trên địa bàn TP.HCM. ............................................................................... 51
4.6 Đánh giá độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach’Alpha................ 58
x
4.7 Phân tích nhân tố khám phá EFA......................................................................... 61
4.8 Phân tích hồi quy ................................................................................................ 66
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4................................................................................................ 73
CHƯƠNG 5: KIẾN NGHỊ & KẾT LUẬN.................................................................... 74
5.1 Giải pháp vận dụng KTTN trong các công ty điện lực trên địa bàn TP.HCM.
74
5.1.1 Sự phân cấp quản lý ........................................................................................ 75
5.1.2Công tác khen thưởng....................................................................................... 79
5.1.3 Công tác đo lường hiệu quả công việc.......................................................... 80
5.1.4Các yếu tố về đặc điểm doanh nghiệp (nội qui, qui định nội bộ, văn hóa
doanh nghiệp…)......................................................................................................... 85
5.1.5 Tổ chức công tác kế toán phù hợp với việc thu thập thông tin để lập hệ
thống KTTN................................................................................................................ 86
5.1.7Tổ chức hệ thống tài khoản kế toán theo mã trách nhiệm quản trị ............ 86
5.1.8 Các tổ chức đào tạo cung cấp nguồn nhân lực............................................. 91
5.1.9 Đối với doanh nghiệp ...................................................................................... 92
5.2 KẾ LUẬN................................................................................................................ 95
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................ 97
xi
DANH MỤC CÁC TỪ VIỆT TẮT
BTC
BCTC
CĐKT
CNTT
DN
KTTN
KTTC
KTQT
NĐ
LN
TT
ROI
RI
: Bộ tài chính
: Báo cáo tài chính
: Cân đối kế toán
: Công nghệ thông tin
: Doanh nghiệp
: Kế toán trách nhiệm
: Kế toán tài chính
: kế toán quản trị
: Nghị định
: Lợi nhuận
: Thông tư
: Tỷ lệ hoàn vốn đầu tư
: Lợi nhuận còn lại
xii
DANH MUC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Báo cáo trách nhiệm của trung tâm chi phí ................................................. 24
Bảng 2.2: Báo cáo trách nhiệm của trung tâm Doanh thu........................................... 25
Bảng 2.3: Báo cáo trách nhiệm trung tâm lợi nhuận .................................................... 26
Bảng 2.4: Báo cáo trách nhiệm của trung tâm đầu tư.................................................. 26
Bảng 3.1 Bảng mã hóa dữ liệu........................................................................................ 43
Bảng 3.2: Bảng mẫu nghiên cứu - Giới tính.................................................................. 44
Bảng 3.4 : Bảng mẫu nghiên cứu - Trình độ học vấn................................................... 45
Bảng 3.5 : Bảng mẫu nghiên cứu - Chức vụ.................................................................. 45
Bảng 4.1: Kết quả khảo sát nhân tố phân cấp trong quản lý....................................... 52
Bảng 4.2: Kết quả khảo sát nhân tố công tác đo lường hiệu quả công việc theo qui
định của KTTN.................................................................................................................. 53
Bảng 4.3 Nhân tố Công tác khen thưởng....................................................................... 54
Bảng 4.4 Các yếu tố thuộc về khung pháp lý, qui định, qui chế nội bộ .................... 55
Bảng 4.5 Các yêu tố thuộc đặc điểm doanh nghiệp...................................................... 56
Bảng 4.6: Các nhân tố về việc thực hiện công tác KTTN tại các công ty Điệnlực . 57
Bảng 4.7: Kết quả Cronbach’s Alpha (lần 1)................................................................ 58
Bảng 4.8 : Bảng kết quả phân tíchnhân tố khám phá EFA các biến độc lập (lần 1) 62
Bảng 4.9 : Bảng kết quả phân tíchnhân tố khám phá EFA các biến độc lập (lần 2) 63
Bảng 4.10 Bảng kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA các biến độc lập (lần 3) 64
Bảng 4.11 :Bảng kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA cho biến phụ thuộc ..... 65
Bảng 4.12 : Kết quả kiểm định thang đo Cronbach’s Alpha (lần 2).......................... 66
Bảng 4.13: Các thông số thống kê của từng biến trong phương trình ....................... 67
Bảng 4.14 : Bảng hệ số hồi qui theo tỷ lệ...................................................................... 68
Bảng 5.1: Bảng phân loại chi phí theo mức độ hoạt động........................................... 83
Bảng 5.2: Danh mục mã số trách nhiệm quản trị ......................................................... 88
Bảng 5.3 Danh mục hệ thống tài khoản kế toán trách nhiệm hoạt động theo mô hình
Tổng công ty...................................................................................................................... 90
xiii
DANH SÁCH CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1: Quy trình hoạt động của KTTN.................................................................... 14
Sơ đồ 3.1 Sơ đồ tổ chức Tổng công ty Điện Lực TP Hồ Chí Minh ........................... 32
Sơ đồ 3.1: Quá trình nghiên cứu của đề tài ................................................................... 36
Sơ đồ 5.1 : Các cấp quản trị, mục tiêu, trách nhiệm..................................................... 76
Sơ đồ 5.2 : Sơ đồ hệ thống KTTN tại Tổng công ty Điện lực TP.HCM.................... 78
1
PHẦN MỞ ĐẦU
Để tồn tại và phát triển trong nền kinh tế cạnh tranh gay gắt như hiện nay,
các doanh nghiệp cần phải luôn nâng cao nội lực và khả năng cạnh tranh của chính
mình. Để đạt được điều đó các doanh nghiệp phải xây dựng cho mình một tổ chức
và phương thức quản lý linh hoạt, xác định thành quả và trách nhiệm trên từng bộ
phận, cụ thể hóa trách nhiệm đến từng bộ phận và từng cá nhân trong doanh nghiệp.
Ban quản lý cấp cao biết phối hợp chỉ đạo nhịp nhàng với các bộ phận khác nhau
trong tổ chức của mình để đạt được hiệu quả tối ưu nhất. Muốn vậy cần phải có
những công cụ quản lý hiệu quả. Kế toán quản trị có nhiều công cụ để đáp ứng các
yêu cầu quản lý hiệu quả nhất, đặc biệt KTTN là một trong những công cụ quan
trọng đáp ứng yêu cầu quản lý hữu hiệu trong việc phân tích đánh giá hiệu quả công
việc đến từng bộ phận.
Những năm gần đây, các nhà quản lý doanh nghiệp ngày càng quan tâm
nhiều hơn đến kế toán quản trị (KTQT) để nâng cao chất lượng quản lý, tăng cường
năng lực thích ứng và cạnh tranh trong nền kinh tế toàn cầu hóa, tối ưu hóa hiệu quả
sử dụng vốn hay cụ thể và gần gũi hơn là: ra những quyết định đúng đắn, kịp thời cả
về mặt chiến lược và chiến thuật trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp.
Trên thế giới, kế toán quản trị đã tồn tại rất lâu trong hệ thống kế toán doanh
nghiệp. Tuy nhiên, nó chỉ mới được hệ thống hoá và phát triển một cách có hệ thống
về lý luận và thực tiễn ở những thập niên gần đây, đặc biệt là ở các doanh nghiệp có
quy mô lớn, có trình độ nhất định về khoa học kỹ thuật cũng như trình độ quản lý,
điều kiện xử lý thông tin.
Ở Việt Nam, KTQT cũng đã xuất hiện, phát triển gắn liền chính sách, chế độ
kế toán áp dụng ở các doanh nghiệp.Tuy nhiên, kế toán quản trị chỉ mới được đề
cập một cách có hệ thống vào đầu những năm 1990 trở về đây và trở thành yêu cầu
cấp bách trong xây dựng hệ thống thông tin kế toán vào đầu những năm 2000 khi
các doanh nghiệp cần nâng cao chất lượng quản lý để tăng năng lực cạnh tranh trên
thị trường Việt Nam và mở rộng ra thị trường khu vực và thế giới. Về mặt luật
pháp, thuật ngữ “kế toán quản trị” chỉ được ghi nhận chính thức trong Luật Kế toán
2
Việt Nam ban hành ngày 17/05/2003 và được hướng dẫn áp dụng trong doanh
nghiệp qua Thông tư 53/2006/TT-BTC ngày 12/06/2006 của Bộ Tài chính.
Nói đến kế toán quản trị, không thể không đề cập đến KTTN, một trong
những nội dung cơ bản của kế toán quản trị. Hiện nay, KTTN ngày càng đóng vai
trò và vị trí quan trọng trong hoạt động điều hành, quản lý doanh nghiệp. Trên thế
giới, KTTN đã được áp dụng một cách bài bản từ giữa thế kỷ trước. Ở Việt Nam, kế
toán quản trị nói chung và KTTN nói riêng là một lĩnh vực vẫn còn khá mới mẻ.
Vì sao KTTN lại có tầm quan trọng đến thế đối với các doanh nghiệp? Đó là
bởi nhiều lý do, KTTN thừa nhận mỗi phòng ban, bộ phận, mỗi cá nhân trong một
tổ chức có quyền lãnh đạo và chịu trách nhiệm về những hoạt động thuộc phạm vi
quản lý của mình theo nguyên tắc cấp dưới báo cáo lên cấp trên. Và, cấp quản lý
cao hơn sử dụng các thông tin này để đánh giá kết quả hoạt động của các bộ phận
trực thuộc. Như vậy, KTTN bao gồm ba mặt: thông tin, trách nhiệm và con người.
Trong đó, mặt thông tin là sự thu thập, báo cáo, thẩm định các thông tin, chủ yếu
mang tính nội bộ về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Mặt trách
nhiệm nghĩa là hệ thống các nguyên tắc, qui trình xác định trách nhiệm phòng ban,
cá nhân đối với những sự kiện tài chính phát sinh. Con người là chủ thể thực hiện
KTTN bên trong tổ chức, được quyết định bởi năng lực chuyên môn, đạo đức nghề
nghiệp và trình độ, kinh nghiệm quản lý của từng cá nhân. Ba mặt này có mối quan
hệ khăng khít nhau và là các yếu tố chính quyết định chất lượng của công tác tổ
chức vấn đề KTTN trong đơn vị. Công tác KTTN hoạt động hiệu quả sẽ cho ra các
báo cáo trách nhiệm chuẩn xác và để có được báo cáo trách nhiệm chuẩn xác cần có
sự phân cấp cụ thể các trung tâm trách nhiệm tách bạch trách nhiệm và quyền hạn,
hệ thống quy định của doanh nghiệp rõ ràng dễ hiểu, dễ thực hiện, các phương pháp
đo lường hiệu quả hữu hiệu và một chính sách khen thưởng phù hợp và kịp thời sẽ
góp phần ngày một nâng cao vai trò của KTTN trong doanh nghiệp.
Tổng Công ty Điện lực Thành Phố Hồ Chí Minh là một một doanh nghiệp
với ngành nghề chính là cung cấp điện năng cho toàn bộ người dân và các tổ chức
doanh nghiệp trên địa bàn thành phố thông qua 16 Công ty điện lực và một công ty
quản lý lưới điện cáo thế trải rộng trên khắp các quận huyện trong Thành phố Hồ
Chí Minh. Hoạt động của Tổng công ty nói chung và các công ty Điện lực nói riêng
3
gắn liền với sự ổn định và phát triển kinh tế xã hội của Thành phố. Một sự thành
công trong công tác quản lý hữu hiệu sẽ đóng góp rất nhiều trong sự phát triển của
ngành điện Việt nam và góp phần không nhỏ trong sự nghiệp phát triển Thành phố.
Hiện nay hoạt động kinh doanh của các Công ty Điện lực tại các khu vực cũng chưa
đồng nhất được vì có Công ty Điện lực quản lý khu vực nội thành, ngoại thành khu
vực vùng ven và khu vực nông thôn. Tại mỗi khu vực mức độ tiêu thụ sản lượng
khác nhau, mức độ yêu cầu chất lượng dịch vụ cũng khác nhau, mục đích sử dụng
điện cũng khác nhau nên đòi hỏi yêu cầu quản lý khác nhau. Mặc dù chất lượng
cung cấp dịch vụ điện năng tại Thành phố Hồ Chính Minh được đánh giá ngày càng
tốt và ổn định hơn, tuy nhiên vẫn còn những khu vực có số thời gian và số lần cúp
điện cao hơn mục tiêu đề ra, tiềm năng phát triển của Tổng Công ty và các Công ty
Điện lực còn rất nhiều cần được khai thác và phát triển hơn nữa, do đó mức độ đòi
hỏi ngày càng nâng cao chất lượng quản lý trong hoạt động sản xuất kinh doanh của
ngành điện và đây cũng là chủ đề năm 2016 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam là “
Nâng cao chất lượng quản trị trong Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam”
Cạnh tranh toàn cầu ngày càng diễn ra gay gắt cộng với những thay đổi
không ngừng của khoa học công nghệ, môi trường cạnh tranh dẫn đến các hệ thống
kiểm soát cũ không đủ khả năng đáp ứng nếu không thường xuyên được cập nhật,
điều chỉnh. Nhu cầu cung cấp thông tin cho nhà quản lý trong quá trình ra quyết
định hiện nay bên cạnh các chỉ tiêu tài chính còn phải xét đến các chỉ tiêu phi tài
chính …Trong báo cáo quốc gia về Thực hiện phát triển bền vững ở Việt Nam tại
Hội nghị cấp cao của Liên hợp quốc về phát triển bền vững (RIO + 20), mục tiêu
tổng quát của định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam là “Đạt được
sự đầy đủ về vật chất, sự giàu có về tinh thần và văn hóa, sự bình đẳng của các công
dân và sự đồng thuận của xã hội, sự hài hòa giữa con người và tự nhiên; phát triển
phải kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa được ba mặt là phát triển kinh tế, phát triển
xã hội và bảo vệ môi trường.
Đây là trách nhiệm và thách thức của toàn xã hội nói chung và các công ty
Điện lực nói riêng. Đó cũng là chủ đề của Tổng Công ty Điện lực TP Hồ Chí Minh
đã xác định trong phương châm hành động của mình là “ Lương tâm – trách nhiệm
– Hiệu quả”. Để thực hiện được những vấn đề và các yêu cầu nêu trên, cần thiết
4
phải có một công cụ kiểm soát hữu hiệu giúp cho nhà quản lý thực hiện việc kiểm
soát quản lý trong môi trường cạnh tranh toàn cầu hiện nay; phù hợp với xu thế hội
nhập, phát triển bền vững. Tổ chức tốt công tác KTTN trong các công ty Điện lực là
một trong những công cụ cần thiết có thể đáp ứng được các yêu cầu của thực tiễn,
phù hợp với xu thế hiện nay, tuy nhiên trong quá trình thực hiện KTTN ngoài các
thành công tích cực vẫn còn một số tồn tại cần phải tiếp tục giải quyết. Xuất phát từ
những yêu cầu cần thiết, khách quan đã nêu trên, tác giả đã quyết định chọn đề tài
“Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến công tác KTTN tại các công ty Điện lực
trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn của mình.
Mục tiêutổng quát của đề tài:
Luận văn tập trung nghiên cứu về lý luận KTTN và việc áp dụng KTTN tại
các Công ty điện lực trên địa bàn TP Hồ Chí Minh. Xác định những nhân tố ảnh
hưởng đến công tác KTTN của các Công ty điện lực trên địa bàn TP Hồ Chí Minh
Trên cơ sở lý luận về kế toán quản trị nói chung và KTTN nói riêng luận văn
xem xét thực trạng phân tích thực trạng việc vận dụng KTTN trong công tác quản lý
tại các Công ty điện lực, bằng những phân tích định tính và định lượng luận văn sẽ
chỉ ra mức độ ảnh hưởng của các nhân tố chính ảnh hưởng đến công tác KTTN tại
các công ty điện lực trên địa bàn TP.HCM.
Mục tiêucụ thể:
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến công tác KTTN.
- Đề xuất giải pháp để hoàn thiện và phát triển công tác KTTN tại các công
ty điện lực ngày càng hiệu quả hơn trong phạm vi nghiên cứu của luận văn.
- Góp phần củng cố thêm nhận thức về KTTN cho CBCNV trong các công ty
điện lực trên địa bàn TP.HCM
-Thực hiện nghiên cứu định lượng để kiểm định các nhân tố ảnh hưởng đến
công tác KTTN tại các DN nói chung và tại các Công ty Điện lực trên địa bàn TP
Hồ Chí Minh. Nội dung nghiên cứu
Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về KTTN với mục đích hiểu rõ hơn về
lịch sử hình thành và phát triển, vai trò của KTTN trong doanh nghiệp.
5
Nghiên cứu công tác tổ chức KTTN của các doanh nghiệp trên thế giới nhằm
tìm ra những cái đã được vận dụng và những cái chưa được vận dụng của các DN
VN so với thế giới.
Nghiên cứu, đánh giá thực trạng và mức độ vận dụng KTTN trong các công
ty Điện lực trên địa bàn TP.HCM
Xác định những nhân tố ảnh hưởng đến công tác KTTN tại các công ty Điện
lực trên địa bàn TP.HCM.
Đề xuất giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác KTTN tại các công ty điện
lực trên địa bàn TP.HCM.
Để đạt được mục tiêu trên, cần thiết phải giải quyết các vấn đề sau:
Vai trò của KTTN trong công tác quản trị doanh nghiệp?
Nhận thức của các công ty điện lực trên địa bàn TP.HCM như thế nào?
Thực trạng công KTTN tại các công ty điện lực trên địa bàn TP.HCM ?
Hiệu quả của việc vận dụng KTTN vào các công ty Điện lực trên địa bàn
TP.HCM
Có những nhân tố nào ảnh hưởng đến công tác KTTN tại các công ty Điện
lực trên địa bàn TP HCM?
Kết cấu của đề tài nghiên cứu:
Luận văn được trình bày qua 5 chương với bố cục như sau:
- Chương 1: Tổng quan nghiên cứu
- Chương 2: Cơ sở lý thuyết về KTTN trong doanh nghiệp
- Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
- Chương 4: Kết quả nghiên cứu
- Chương 5: Kiến nghị và kết luận
6
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1 Các nghiên cứu trước:
1.1.1 Nghiên cứu công bố ở nước ngoài
Fowzia (2011) khi nghiên cứu về công tác KTTN ở Bangladesh nhằm tìm ra
một sự hài lòng về một hệ thống KTTN, thông qua việc điều tra 88 tổ chức dịch vụ
và sử dụng phân tích hồi qui Logit để kiểm tra mức độ ảnh hưởng của các nhân tố
đến hệ thống KTTN đã cho rằng: sự phân công trách nhiệm, cách thức đo lường
hiệu quả công tác KTTN và công tác khen thưởng có ảnh hưởng đến công tác
KTTN. Trong khi đó, nghiên cứu không tìm thấy tác động có ý nghĩa thống kê của
yếu tố trung tâm trách nhiệm và tiêu chuẩn đo lường hiệu quả công việc theo qui
định hệ thống KTTN đến công tác KTTN.
Fowzia (2009) khi nghiên cứu các tổ chức tài chính phi ngân hàng đang sử
dụng hệ thống KTTN đã cho rằng: việc xác định các loại trung tâm trách nhiệm,
tiêu chuẩn đo lường hiệu quả công tác, cách thức đo lường hiệu quả công tác
KTTN, công tác khen thưởng có ảnh hưởng đến công tác KTTN.
Nghiên cứu của Indjejikian & ctg (1999) cho rằng sự phân công trách nhiệm
và công tác khen thưởng các nhà quản lý có ảnh hưởng đến công tác KTTN.
Kết quả các nghiên cứu trên cho thấy có các yếu tố như phân công trách
nhiệm, cách thức đo lường lường hiệu quả công việc và công tác khen thưởng ảnh
hưởng đến hệ thống trách nhiệm.
Theo tác giả nhận thấy kết quả nghiên cứu trên phản ánh được 3 nhóm nhân
tố ảnh hưởng chủ yếu đến công tác KTTN là chưa được toàn diện bởi chưa bao quát
được hết được vấn đề, bởi vì một hệ thống KTTN muốn hoạt động có hiệu quả cần
thiết phải xây dựng các chuẩn mực, các qui định phù hợp mục tiêu hoạt của từng
công ty, hành lang pháp lý… nói chung là những vấn đề đặc thù riêng của Công ty
gọi chung là qui định riêng của từng công ty. Từ các qui định này giúp hệ thống
KTTN có thể xây dựng tiêu chuẩn đo lường giúp cho việc đánh giá trách nhiệm
được toàn diện hơn.
1.1.2 Nghiên cứu trong nước
Tại Việt Nam, Nguyễn Thị Huyền Trâm (2007) cho rằng các yếu tố ảnh
hưởng đến công tác kế toán tại doanh nghiệp bao gồm: môi trường pháp lý, các yếu
7
tố thuộc đặc điểm của doanh nghiệp (như: người sử dụng thông tin kế toán, hệ
thống kiểm soát nội bộ, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác kế toán).
Đàm Phương Lan (2014) cho rằng sự phân công trách nhiệm được cụ thể hóa
thành các yếu tố: sự phân cấp trong quản lý, sự tách bạch về trách nhiệm giữa các
cấp trong quản lý và kiểm soát, thiết lập các trung tâm trách nhiệm.
PGS.TS Phạm Văn Đăng (2014)Cho rằng doanh nghiệp niêm yết (DNNY)
trên thị trường chứng khoán là một loại hình doanh nghiệp được hình thành, phát
triển rất phù hợp trong điều kiện nền kinh tế thị trường; đa số DNNY thường hoạt
động đa lĩnh vực, đa ngành nghề và quy mô hoạt động lớn. Các DNNY tạo ra hàng
hóa chứng khoán, qua đó thúc đẩy thị trường chứng khoán phát triển và huy động
được nguồn vốn tối đa trong nền kinh tế. Các DNNY có một cơ cấu tổ chức hoạt
động có thể xem là tốt nhất trong việc xác định các chức năng để đưa ra quyết định
và kiểm soát đơn vị. Trong DNNY, lợi ích liên quan đến nhiều đối tượng khác nhau,
đặc biệt là lợi ích của các cổ đông, tuy nhiên trong quản lý và điều hành công việc
hàng ngày chỉ do một nhóm người đại diện để thực thi nhiệm vụ do cổ đông giao,
đó chính là Ban điều hành doanh nghiệp. Ban điều hành bao gồm Tổng giám đốc,
Phó tổng giám đốc hoặc Giám đốc, Phó giám đốc và các cán bộ nhân viên chịu
trách nhiệm quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của công ty một cách hiệu quả
và mang lại lợi ích cao nhất cho các cổ đông, các nhà đầu tư và các đối tượng liên
quan lợi ích khác. Do vậy, DNNY cần thiết phải có một công cụ giúp nhà quản lý
cấp cao giám sát, đánh giá trách nhiệm quản trị của các cấp dưới mình đối với công
việc được giao, qua đó có những hành động điều chỉnh kịp thời nhằm cải tiến những
hoạt động chưa đạt hiệu quả nhằm hướng đến hoàn thành mục tiêu chung của toàn
doanh nghiệp. Do đó việc phân cấp quản lý ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả của
công tác KTTN.
Luận văn “Tổ chức hệ thống KTTN trong các doanh nghiệp thương mại ở
Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thị Thanh Thủy (2014), đưa ra vấn đề về việc sắp
xếp tổ chức lại công tác KTTN tại các công ty thương mại, đồng thời chuẩn xác lại
hệ thống báo cáo và sự tách bạch quyền hạn và trách nhiệm trong công ty giúp việc
đánh giá hiệu quả hoạt động của các trung tâm trách nhiệm.
8
Các nghiên cứu trong nước nêu trên mặc dù đã chỉ ra thêm một số nhân tố
khác ảnh hưởng đến công tác KTTN đó là những lỗ hổng trong các nghiên cứu
ngoài nước Fowzia (2011), tuy nhiên cũng chỉ là dựa trên quan sát và suy luận định
tính chưa có điều tra và kiểm định đày đủ.
1.1.3 Nhận xét về các nghiên cứu trước
Trong giai đoạn 1995-2010 các công trình nghiên cứu trong nước sử dụng
phương pháp quan sát và nghiên cứu thông qua tài liệu thực tế tại các doanh nghiệp
và chủ yếu dựa vào suy luận định tính, chưa thực hiện các cuộc điều tra khảo sát đặc
biệt là khảo sát các đối tượng sử dụng thông tin KTTN để ra các quyết định về nhân
sự về sản xuất kinh doanh.
Từ giai đoạn 2010 trở lại đây các công trình nghiên cứu đã thực hiện khảo
sát từ các doanh nghiệp phân tích đánh giá và đưa ra nhiều giải pháp bổ ích cho
doanh nghiệp.
Ở trong nước các công trình nghiên cứu về KTTN chủ yếu tập trung vào
đánh giá thực trạng hệ thống KTTN, công tác tổ chức KTTN… đề xuất các giải
pháp hoàn thiện hệ thống KTTN tại các doanh nghiệp, chưa đi sâu vào nghiên cứu
các nhân tố ảnh hưởng đến công tác KTTN. Trên thế giới có một số công trình
nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến công tác KTTN, nhưng chưa cụ thể trong
lãnh vực nghiên cứu của đề tài.
1.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức công tác KTTN của doanh nghiệp
Qua quá trình lược khảo các nghiên cứu trước tác giả thấy rằng có các yếu tố
chính ảnh hưởng đến công tác KTTN bao gồm các yếu tố: (1) sự phân công trách
nhiệm (bao gồm: sự phân cấp trong quản lý, sự tách bạch về trách nhiệm giữa các
cấp trong quản lý và kiểm soát, thiết lập các trung tâm trách nhiệm); (2) công tác
đo lường hiệu quả công việc theo qui định của KTTN (bao gồm: cách thức đo
lường hiệu quả công tác KTTN và tiêu chuẩn đo lường hiệu quả công tác KTTN);
(3) công tác khen thưởng; (4) môi trường pháp lý; (5) các yếu tố thuộc đặc điểm của
doanh nghiệp (như: người sử dụng thông tin kế toán, hệ thống kiểm soát nội bộ,
việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác kế toán) có ảnh hưởng đến công tác
KTTN. Đặc biệt tác giả muốn đi sâu vào nghiên cứu và kiểm định mức độ ảnh
9
hưởng của các nhân tố trên trong công tác KTTN của các Công ty điện lực trên địa
bàn TP.HCM.
1.1.5 Nội dung và phương pháp nghiên cứu
1.1.5.1 Nội dung nghiên cứu
Để trả lời các câu hỏi trong phần mở đầu, luận văn cần nghiên cứu những nội
dung cụ thể sau:
Nội dung 1: Khảo sát thực trạng vận dụng KTTN trong các công ty Điện lực
trên địa bàn TP.HCM
Xây dựng bảng câu hỏi khảo sát
-Thu thập thông tin về các công ty Điện lực trên địa bàn TP.HCM bằng bảng
câu hỏi khảo sát.
Nội dung 2: tổng hợp bảng câu hỏi khảo sát sau khi đã khảo sát xong.
Mã hóa thông tin thành các biến số độc lập
-Đưa dữ liệu khảo sát vào phần mềm và tiến hành làm sạch dữ liệu trước khi
thực hiện việc thống kê.
-Nội dung 3: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng (biến độc lập) đến công tác
KTNN tại các công ty Điện lực trên địa bàn TP.HCM (biến phụ thuộc)
Phân tích mối quan hệ giữa các biến
Loại các biến độc lập có ảnh hưởng ít
Sử dụng kinh tế lượng để phân tích các chỉ số
Chạy hồi qui bội để xác định các hệ số.
-Nội dung 4: Tìm ra các nhân tố ảnh hưởng chính đến công tác KTTN tại các
công ty Điện lực trên địa bàn TP.HCM. Tìm nhân tố mới có ảnh hưởng đến công tác
KTTN
Xác định các yếu tố có ảnh hưởng lớn thông qua hồi quy.
-Nội dung 5: Đề xuất các giải pháp để vận dụng KTTN vào các công ty Điện
lực trên địa bàn TP.HCM hiệu quả hơn.
1.1.5.2 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp các Giám đốc, kế toán
trưởng, các nhân viên kế toán trực tiếp làm công tác KTTN của các công ty, kết hợp
quan sát, thu thập thông tin thống kê và phân tích số liệu thực tế. Chủ yếu dựa vào
10
phương pháp định tính kết hợp phương pháp định lượng để làm sáng tỏ thêm vấn
đề.
1.1.6 Phạm vi nghiên cứu:
Về thời gian: Đề tài nghiên cứu khảo sát tại các Công ty Điện lực trong năm
2015
Về không gian: Đề tài nghiên cứu được tiến hành tại Tổng công ty điện lực
TP.HCM và các Công ty Điện lực trên địa bàn TP.HCM. Để thuận tiện cho công tác
thu thập thông tin, dữ liệu trình bày trong luận văn, tác giả sẽ căn cứ vào thông tin,
dữ liệu được tổng hợp vào bảng khảo sát.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trong chương 1, tác giả trình bày tổng quan về các nghiên cứu trước đề tài
nghiên cứu liên quan đến chủ đề nghiên cứu đã lựa chọn, tìm hiểu, khảo sát, đồng
thời thu thập tài liệu nghiên cứu thông qua các kênh: thư viện, tài liệu được cung
cấp, từ giảng viên hướng dẫn, bạn bè, đồng nghiệp và các chuyên gia.
Chương này nói lên được tầm quan trọng của một số nhân tố chính ảnh
hưởng đến việc tổ chức thực hiện công tác KTTN tại các doanh nghiệp.Chương này
cũng nêu lên được các nội dung nghiên cứu của đề tài, xây dựng câu hỏi nghiên cứu
và xác định các phương pháp nghiên cứu, giới hạn và phạm vi nghiên cứu của đề
tài.
11
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1 Một số khái niệm về kế toán trách nhiệm
KTTN là một nội dung cơ bản của KTQT, do vậy quá trình hình thành và
phát triển của KTTN gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của KTQT.
Theo đó, có thể thấy KTTN được đề cập đầu tiên ở Mỹ vào năm 1950 trong tác
phẩm “Basic organizational planning to tie in with responsibility accounting” của
Ailman, H. B. 1950. Từ đó đến nay, vấn đề KTTN được quan tâm nhiều với những
quan điểm khác nhau bởi những tác giả khác nhau ở nhiều quốc gia trên thế giới
như Atkinson; R. D. Banker; R. S. Kaplan; S. M. Young; James R.Martin, …. Sau
đây, tôi xin trình bày một số quan điểm nổi bật:
Theo nhóm tác giả Anthony A.Atkinson, Robert S.Kaplan thì KTTN là:
Một hệ thống kế toán có chức năng thu thập, tổng hợp và báo cáo các dữ liệu
kế toán có liên quan đến trách nhiệm của từng nhà quản lý riêng biệt trong một tổ
chức thông qua các báo cáo liên quan đến chi phí, thu nhập và các số liệu hoạt động
bởi từng khu vực trách nhiệm hoặc đơn vị trong tổ chức.
Một hệ thống cung cấp thông tin nhằm đánh giá trách nhiệm và thành quả
mỗi nhà quản lý chủ yếu ở khía cạnh thu nhập và những khoản chi phí mà họ có
quyền kiểm soát đầu tiên (quyền gây ảnh hưởng).
Một hệ thống kế toán tạo ra các báo cáo chứa cả những đối tượng có thể
kiểm soát và không thể kiểm soát đối với một cấp quản lý. Theo đó, những đối
tượng có thể kiểm soát và không thể kiểm soát cần được phân tách rõ ràng và sự
nhận diện những đối tượng có thể kiểm soát được là một nhiệm vụ cơ bản trong kế
toán trách nhiệm và báo cáo trách nhiệm .
Theo nhóm tác giả Clive Emmanuel, David Otley and Kenneth Mar-
chant đã trình bày quan điểm của họ về KTTN như sau: KTTN là sự thu thập tổng
hợp và báo cáo những thông tin tài chính về những trung tâm khác nhau trong một
tổ chức (những trung tâm trách nhiệm), cũng còn được gọi là kế toán hoạt động hay
kế toán khả năng sinh lợi. Nó lần theo các chi phí, thu nhập, hay lợi nhuận đến
những nhà quản lý riêng biệt, những người mà chịu trách nhiệm cho việc đưa ra các
quyết định về chi phí, thu nhập, hay lợi nhuận đang được nói đến, và thực thi những
hành động về chúng. KTTN tỏ ra phù hợp ở những tổ chức mà ở đó nhà quản lý cấp
12
cao thực hiện chuyển giao quyền ra quyết định cho các cấp thuộc quyền. Theo đó, ý
tưởng đằng sau KTTN là kết quả hoạt động của mỗi nhà quản lý nên được đánh giá
bởi việc họ đã quản lý những công việc được giao nằm trong sự ảnh hưởng của họ
tốt hoặc xấu như thế nào
Theo James R. Martin, “KTTN là hệ thống kế toán cung cấp thông tin về
kết quả, hiệu quả hoạt động của các bộ phận, các đơn vị trong một DN. Đó là công
cụ đo lường, đánh giá hoạt động của những bộ phận liên quan đến đầu tư, lợi nhuận,
doanh thu và chi phí mà mỗi bộ phận có quyền kiểm soát và chịu trách nhiệm tương
ứng”
Ý tưởng chính làm cơ sở cho tư tưởng về hệ thống KTTN của James R.
Martin là ở chỗ việc phân chia cơ cấu tổ chức quản lý của một công ty thành những
trung tâm trách nhiệm sẽ cho ta cách quản lý tốt hơn, và điều này thật sự có ý nghĩa
và cần thiết đối với những tổ chức lớn có sự đa dạng về ngành nghề hoạt động.
Trong quá trình quản lý, các cá nhân, các bộ phận được giao quyền ra quyết định và
trách nhiệm để thực hiện một phần hay toàn bộ công việc nào đó. Việc phân quyền
trong tổ chức tạo nên cơ cấu nhiều cấp bậc và đòi hỏi cấp trên phải theo dõi và đánh
giá được kết quả thực hiện của cấp dưới. Vì vậy, KTTN được xây dựng để theo dõi
kết quả, hiệu quả sử dụng các nguồn lực ở từng bộ phận trong một DN.
Một khía cạnh trong khái niệm KTTN của James R. Martin là đề cập đến
tính có thể kiểm soát. Theo đó, một nhà quản lý chỉ nên chịu trách nhiệm cho
những lĩnh vực mà họ có thể kiểm soát. Tuy nhiên, theo tác giả khái niệm này hiếm
khi có thể được áp dụng một cách thành công trong thực tiễn được bởi vì tất cả mọi
hệ thống đều luôn thay đổi. Những nỗ lực để ứng dụng khái niệm tính có thể kiểm
soát để tạo ra những báo cáo trách nhiệm nơi mà mỗi cấp quản lý được giao chịu
trách nhiệm về những cấp quản lý thấp hơn
Tóm lại, hiện có nhiều quan điểm khác nhau về KTTN, tuy nhiên theo tôi có
thể thấy rằng sự khác nhau của các quan điểm trên được thể hiện ở cách thức nhìn
nhận của mỗi tác giả về đặc điểm, ý nghĩa và cơ chế tổ chức KTTN ở DN. Đặc biệt,
sự khác nhau đó không mang tính đối nghịch mà chúng cùng bổ sung cho nhau
nhằm giúp chúng ta có cái nhìn toàn diện hơn về KTTN. Từ những quan điểm trên,
có thể rút ra những vấn đề chung về KTTN như sau:
13
Thứ nhất, KTTN là một nội dung cơ bản của KTQT và là một quá trình tập
hợp và báo cáo các thông tin được dùng để kiểm tra các quá trình hoạt động và đánh
giá thực hiện nhiệm vụ ở từng bộ phận trong một tổ chức.
Thứ hai, KTTN chỉ có thể được thực hiện trong đơn vị có cơ cấu tổ chức bộ
máy quản lý phải có sự phân quyền rõ ràng.
Trên thực tế, hệ thống KTTN ở các tổ chức khác nhau là rất đa dạng, có
những hệ thống KTTN bao gồm các thủ tục được thể chế hóa cao với các hoạt động
theo lịch trình đều đặn, và có những hệ thống không được thể chế hóa và hoạt động
tùy tiện. Các khác biệt này phát sinh do các đặc điểm của hệ thống trách nhiệm và
lượng quyền hạn mà nhà quản lý cấp cao trao cho các nhà quản lý cấp dưới. Sự
phân quyền trong một tổ chức một phần tùy thuộc vào môi trường của tổ chức và
một phần tùy thuộc vào quan điểm của quản trị cấp cao và phong cách quản lý. Vì
vậy, không dễ dàng xác định chính xác các đặc điểm của một hệ thống KTTN trong
một tổ chức.
Thứ ba, một hệ thống KTTN hữu ích phải thỏa mãn lý thuyết phù hợp. Lý
thuyết này cho rằng không có một kiểu mẫu cấu trúc tổ chức đúng và thỏa mãn cho
mọi tổ chức mà chỉ có một cấu trúc tổ chức thích hợp nhất là cấu trúc cung cấp một
sự phù hợp với: môi trường tổ chức hoạt động, chiến lược tổng hợp của tổ chức,
các giá trị và sự khích lệ của quản trị cấp cao.
Tóm lại, trong một DN, muốn điều hành quá trình hoạt động sản xuất kinh
doanh được hiệu quả, nhà quản trị cần xác lập mục tiêu, xây dựng kế hoạch và triển
khai việc thực hiện mục tiêu của mình. Trong quá trình hoạt động, nhà quản trị phải
không ngừng kiểm tra, đôn đốc và đánh giá việc thực hiện mục tiêu chung của các
cấp thừa hành thông qua việc phân tích, tính toán hiệu quả của từng hoạt động, từng
khâu, từng sản phẩm…
Với yêu cầu đó, hệ thống KTTN được thiết lập để ghi nhận, đo lường kết quả
hoạt động của từng bộ phận trong một tổ chức, nhằm giúp các nhà quản lý kiểm
soát được hoạt động và chi phí của họ, đồng thời qua đó đánh giá được trách nhiệm
của nhà quản trị ở từng cấp quản lý khác nhau. Do vậy, KTTN được thực hiện trên
nguyên tắc là nó tập hợp và báo cáo những thông tin kế toán thực tế và được dự
toán về các đầu vào, đầu ra của các trung tâm trách nhiệm.
Tiếp tục đối chiếu số
liệu, ra quyết định vào
thời điểm thích hợp
14
Lập kế hoạch hoạt động
(dự toán ngân sách)
Kiểm soát
Thu thập các thông tin
liên quan đến kế
hoạch
Ra quyết định quản trị điều
tiết các chênh lệch lớn
Phân tích định kỳ
chênh lệch giữa kế
hoạch và thực tế
Sơ đồ 2.1: Quy trình hoạt động của KTTN
2.2 Vai trò – Chức năng của kế toán trách nhiệm
2.2.1 Vai trò của kế toán trách nhiệm
KTTN là một phương pháp phân chia cấu trúc của một tổ chức thành những
trung tâm trách nhiệm khác nhau để đo lường biểu hiện của chúng. Nói cách khác,
nó là một công cụ để đo lường về kết quả hoạt động của một khu vực nào đó trong
tổ chức, qua đó giúp nhà quản trị kiểm soát và đánh giá trách nhiệm quản trị ở từng
cấp quản trị khác nhau. Công cụ đo lường hiệu quả sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến các
trung tâm trách nhiệm, đây cũng là một trong những vấn đề nghiên cứu của tác giả,
đó là “nhân tố đo lường hiệu quả của công việc theo qui định của KTTN”.
Vai trò của KTTN được thể hiện ở những nội dung sau:
-Thứ nhất, KTTN giúp xác định sự đóng góp của từng đơn vị, bộ phận vào
lợi ích của toàn bộ tổ chức.
-Thứ hai, KTTN cung cấp một cơ sở cho việc đánh giá chất lượng về kết quả
hoạt động của những nhà quản lý bộ phận.
-Thứ ba, KTTN được sử dụng để đo lường kết quả hoạt động của các nhà
quản lý và do đó, nó ảnh hưởng đến cách thức thực hiện hành vi của các nhà quản lý
này.
-Thứ tư, KTTN thúc đẩy các nhà quản lý bộ phận điều hành bộ phận của
mình theo phương cách phù hợp với những mục tiêu cơ bản của toàn bộ tổ chức.
15
2.2.2 Chức năng của kế toán trách nhiệm
- Một là, KTTN tạo cơ sở cho hoạt động đánh giá kết quả của từng nhà quản
trị ở các cấp quản trị trong một doanh nghiệp.
- Hai là, KTTN giúp các nhà quản lý điều hành bộ phận của mình theo
những cách thức thích hợp và nhất quán với mục tiêu chung của cả doanh nghiệp.
- Ba là, KTTN giúp các nhà quản lý đo lường sự đóng góp của từng cá nhân,
từng bộ phận vào kết quả chung của doanh nghiệp.
2.3 Nội dung tổ chức KTTN
KTTN là công viêc được thực hiện không thể tách rời các trung tâm trách
nhiệm. Các trung tâm này được hình thành thông qua việc phân cấp quản lý
2.3.1 Phân cấp trong quản lý(Decentralizing)
Phân cấp quản lý là việc người quản lý giao quyền ra quyết định cho cấp
quản lý thấp hơn trong quá trình hoạt động của Doanh nghiệp và cấp dưới đó chỉ ra
quyết định trong phạm vi của mình. Tùy theo từng Doanh nghiệp, mức độ phân chia
có thể khác nhau gồm nhiều cấp độ hay chỉ một cấp và việc giao quyền quyết định
có thể nhiều hay ít.
Mỗi cấp độ sẽ có người quản lý riêng và có thể thuộc về một trong các trung
tâm từ thấp đến cao như: trung tâm chi phí, trung tâm doanh thu, trung tâm lợi
nhuận, trung tâm đầu tư. Người quản lý sẽ điều phối các nguồn lực và hoạt động của
trung tâm mình để thực hiện các chỉ tiêu do cấp trên đã giao.
Có nhiều cách phân loại quản lý mà chủ yếu là phân chia theo chức năng
kinh doanh, theo sản phẩm sản xuất kinh doanh và theo khu vực địa lý. Đối với các
doanh nghiệp phân chia theo chức năng kinh doanh ta có các phòng ban như tiếp
thị, nghiên cứu phát triển và tài vụ,…Đối với cách phân chia theo sản phẩm và khu
vực địa lý, thường mỗi sản phẩm kinh doanh đó gắn với các đầu vào và đầu ra riêng
để xác định hiệu quả kinh doanh của nó.
Khi tiến hành phân cấp quản lý nếu doanh nghiệp chia ra quá nhiều cấp sẽ có
thể dẫn đến bộ máy tổ chức cồng kềnh, hoặc nếu tập trung quá nhiều quyền quyết
định vào một nơi sẽ làm giảm hiệu quả hoạt động, Vì thế nhà quản lý cần cân nhắc
giữa ưu điểm và nhược điểm khi thực hiện phân cấp đó.
16
2.3.1.1 Ưu điểm của sự phân cấp trong quản lý
- Thứ nhất, người quản lý có thể giảm bớt khối lượng công việc do san sẽ
cho người khác, từ đó có thể tiết kiệm thời gian làm việc của mình để tập trung vào
thực hiện các mục tiêu và chỉ tiêu lớn hơn cho Doanh nghiệp như đầu tư thời gian
đề ra những công việc mang tính chất chiến lược lâu dài.
- Thứ hai, nguồn thông tin được cung cấp đầy đủ và kịp thời hơn. Chính sự
phân quyền trong quản lý mà các bộ phận có thể chủ động tiếp cận các thông tin và
phản hồi nhanh chóng. Các nhà quản lý có thể hiểu rõ hơn về khách hàng, nhân
viên, nhà cung cấp hay đối thủ cạnh tranh…Điều này giúp các nhà quản trị thích
ứng nhanh với sự thay đổi của môi trường kinh doanh, vốn là một thuộc tính tất yếu
của nền kinh tế thị trường.
- Thứ ba, phát triển những nhà quản lý cấp thấp hơn. Nhà quản lý có thể
đánh giá nhân viên tốt và đào tạo lớp quản lý mới để kế thừa. Cấp dưới có thể tập
trung học tập, rèn luyện, nâng cao nghiêp vụ tích lũy kinh nghiệm khi thực hiện các
công việc, quyết định của mình.
- Thứ tư, cơ cấu tổ chức được thiết lập phù hợp với môi trường hoạt động.
Bởi nếu các lĩnh vực kinh doanh đa dạng, quy mô kinh doanh lớn, thị trường và thị
phần rộng mở thì nhất thiết có nhiều nhân sự quan trọng cùng gánh vác trách nhiệm
và ngược lại. Các bộ phận trong cơ cấu tổ chức có thể điều chỉnh để thích nghi với
môi trường kinh doanh một phần là nhờ vào việc phân cấp đó.
- Thứ năm, phân quyền phục vụ tốt hơn cho việc ra quyết định. Qua các lợi
ích được nêu trên cho thấy sự phân quyền trong quản lý có thể giúp cho việc ra
quyết định được nhanh chóng, kịp thời và hữu hiệu hơn. Các cấp dưới có điều kiện
tiếp cận thông tin, phát huy được tính chủ động và tự rèn luyện kỷ năng của mình
trong quá trình ra quyết định. Cấp trên có thể tập trung vào quyết định cho các mục
tiêu mang tầm chiến lược chung của công ty.
- Thứ sáu, khuyến khích nhân viên nổ lực với trách nhiệm được giao hơn, từ
đó góp phần hoàn thành mục tiêu chung của toàn DN. Khi kết quả thực hiện của
mỗi bộ phận, mỗi con người trong tổ chức được xác định và thừa nhận một cách rõ
rang sẽ khuyến khích họ làm việc tốt hơn. Bên cạnh đó tạo môi trường thi đua tích
17
cực và lành mạnh giữa các cá nhân, các đơn vị và khuyến khích họ đạt được các chỉ
tiêu của từng bộ phận cũng như mục tiêu chung của toàn đơn vị.
2.3.1.2 Nhược điểm của sự phân cấp trong quản lý:
- Thứ nhất, khi phân quyền càng rộng thì khả năng kiểm soát sẽ khó khăn
hơn. Bởi lẻ việc phân quyền sẽ đi chung với việc ít kiểm soát hơn đối với các quyết
định của các bộ phận, thậm chí dẫn đến thái độ giao phó cho cấp dưới. mặt khác
quyết định của các bộ phận có thể mâu thuẫn lẫn nhau. Chính điều này làm cho nhà
quản lý khó có thể điều hành và phối hợp giữa các bộ phận.
- Thứ hai, khi các thủ tục kiểm soát không tốt, phân quyền có thể dẫn đến
tuân thủ sai lệch các mục tiêu chung của tòan DN. Do các giám đốc các bộ phận chỉ
tập chung vào lợi ích cục bộ của đơn vị, không xem xét quyết định của mình có ảnh
hưởng đến doanh nghiệp như thế nào và làm lệch đi mục tiêu chung của doanh
nghiệp.
- Ngoài ra, phân quyền có thể dẫn đến sự trùng lắp trong giải quyết công việc
không cần thiết đối với các bộ phận.
Vấn đề phân quyền tách bạch trách nhiệm là một vấn đề rất quan trọng ảnh
hưởng đến hiệu quả quản lý chung của doanh nghiệp.
2.3.2 Xác định các trung tâm trách nhiệm.
Trong KTTN, các trung tâm trách nhiệm chủ yếu được phân chia theo chức
năng tài chính. Trung tâm trách nhiệm là một chức năng hay một bộ phận trong tổ
chức, đặt dưới sự lãnh đạo của một nhà quản trị hoặc một cấp quản lý chịu trách
nhiệm trực tiếp với kết quả của chức năng hay bộ phận đó. Sự phân cấp trách nhiệm
rõ ràng và tách bạch phù hợp qui mô và mục tiêu của doanh nghiệp sẽ giúp cho
công tác KTTN đạt hiệu quả cao, đây cũng là một trong những mục tiêu nghiên cứu
của đề tài.
Tóm lại hệ thống KTTN được xây dựng trên cơ sở xác định trách nhiệm của
mỗi đơn vị, bộ phận trong tổ chức. Mỗi đơn vị hoặc bộ phận của tổ chức có một nhà
quản lý chịu trách nhiệm về những kết quả tài chính cụ thể của đơn vị hoặc bộ phận.
Một đơn vị hoặc bộ phận như vậy gọi là một trung tâm trách nhiệm
Trong một tổ chức có thể được xác lập bởi 4 loại trung tâm trách nhiệm cơ
bản sau:
18
2.3.2.1Trung tâm chi phí (Cost Centers)
Trung tâm chi phí là một loại trung tâm trách nhiệm thể hiện phạm vi cơ bản
của hệ thống xác định chi phí, là điểm xuất phát của các hoạt động như: Lập dự toán
chi phí; Phân loại chi phí thực tế phát sinh; So sánh chi phí thực tế với định mức chi
phí tiêu chuẩn. Trung tâm chi phí gắn liền với cấp quản lý mang tính chất tác
nghiệp, trực tiếp tạo ra sản phẩm, dịch vụ, hoặc gián tiếp phục vụ kinh doanh (như
phân xưởng sản xuất, các phòng ban chức năng). Theo đó, người quản lý chỉ chịu
trách nhiệm hoặc chỉ có quyền kiểm soát đối với chi phí phát sinh ở bộ phận mình,
không có quyền hạn đối với việc tiêu thụ và đầu tư vốn.
Thông tin chủ yếu sử dụng để đánh giá thành quả của các nhà quản trị ở
trung tâm chi phí là chi phí có thể kiểm soát bởi từng nhà quản trị đối với bộ phận
do mình phụ trách. Bằng phương pháp so sánh chi phí thực tế với chi phí dự toán
(hay định mức), nhà quản trị có thể biết được chênh lệch nào là thuận lợi, chênh
lệch nào là bất lợi. Chênh lệch nào do biến động của khối lượng hoạt động, chênh
lệch nào do thành quả kiểm soát chi phí mang lại.
Nhà quản trị trung tâm chi phí có trách nhiệm điều hành hoạt động sản xuất
kinh doanh ở trung tâm sao cho đạt được kế hoạch được giao, đồng thời đảm bảo
chi phí thực tế phát sinh không vượt quá chi phí tiêu chuẩn (hoặc dự toán). Do vậy,
khi đánh giá trách nhiệm quản trị cũng như đo lường kết quả hoạt động của loại
trung tâm này, chúng ta cần đánh giá hai chỉ tiêu cơ bản sau:
- Có hoàn thành nhiệm vụ được giao về sản lượng sản xuất kinh doanh hay không?
- Chi phí thực tế phát sinh có vượt quá định mức tiêu chuẩn (hoặc dự toán) không?
Trường hợp hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh nhưng chi phí thực tế
vượt quá định mức (dự toán) thì sẽ tiến hành phân tích xác định nguyên nhân để làm
cơ sở đánh giá trách nhiệm quản trị ở từng cấp một cách chính xác hơn.
2.3.2.2 Trung tâm doanh thu (Revenue Centers)
Trung tâm doanh thu là trung tâm trách nhiệm mà người quản lý chỉ có trách
nhiệm với doanh thu cần tạo ra, không chịu trách nhiệm với lợi nhuận và vốn đầu
tư. Trung tâm doanh thu có quyền quyết định công việc bán hàng trong khung giá cả
cho phép để tạo ra doanh thu cho DN. Trung tâm này thường được gắn với bậc
19
quản lý cấp trung hoặc cấp cơ sở, đó là các bộ phận kinh doanh trong đơn vị như
các chi nhánh tiêu thụ, khu vực tiêu thụ, cửa hàng tiêu thụ, nhóm sản phẩm, .…
Trên thực tế khi xác định chỉ tiêu đánh giá trung tâm doanh thu cần xem xét
giá thành sản phẩm để khuyến khích trung tâm này tạo ra lợi nhuận chứ không chỉ
đơn thuần là tạo ra doanh thu. Các nhà quản lý bán hàng thường chiết khấu giảm giá
hàng bán khi bán hàng số lượng lớn, hay thực hiện các chiến dịch quảng cáo,
khuyến mại. Các hoạt động này sẽ làm tăng doanh thu nhưng đều làm giảm lợi
nhuận mà DN chỉ chấp nhận trong một thời gian kinh doanh có hạn. Như vậy, trung
tâm này phải có chính sách bán hàng, không chỉ dựa trên tình hình thị trường mà
còn dựa trên giá thành, chi phí và các mục tiêu lâu dài của công ty.
Trách nhiệm của nhà quản trị ở trung tâm doanh thu là tổ chức hoạt động tiêu
thụ sản phẩm, dịch vụ sao cho đạt được doanh thu trong kỳ nhiều nhất của bộ phận
do mình kiểm soát. Theo đó, chúng ta sẽ đối chiếu doanh thu thực tế đạt được so với
doanh thu dự toán của bộ phận, xem xét tình hình thực hiện dự toán tiêu thụ, trên cơ
sở đó phân tích sai biệt doanh thu do ảnh hưởng của các nhân tố có liên quan như
đơn giá bán, khối lượng tiêu thụ và cơ cấu sản phẩm tiêu thụ.
Do đầu ra của trung tâm doanh thu được lượng hóa bằng tiền, nhưng đầu vào
thì trung tâm này không chịu trách nhiệm về giá thành sản phẩm hay giá vốn hàng
bán. Trong khi đó chi phí phát sinh tại trung tâm doanh thu thì không thể nào so
sánh được với doanh thu của trung tâm, vì vậy để đo lường hiệu năng hoạt động của
trung tâm này, chúng ta sẽ so sánh giữa chi phí thực tế và chi phí dự toán của trung
tâm.
2.3.2.3 Trung tâm lợi nhuận (Profit Centers)
Trung tâm lợi nhuận là loại trung tâm trách nhiệm mà nhà quản trị phải chịu
trách nhiệm với kết quả sản xuất và tiêu thụ của trung tâm. Trong trường hợp này
nhà quản lý có thể ra quyết định loại sản phẩm nào cần sản xuất, sản xuất như thế
nào, mức độ chất lượng, giá cả, hệ thống phân phối và bán hàng. Nhà quản lý phải
quyết định các nguồn lực sản xuất được phân bổ như thế nào giữa các sản phẩm,
điều đó cũng có nghĩa là họ phải đạt được sự cân bằng trong việc phối hợp giữa các
yếu tố giá cả, sản lượng, chất lượng và chi phí.
20
Loại trung tâm trách nhiệm này thường được gắn ở bậc quản lý cấp trung, đó
là giám đốc điều hành trong công ty, các đơn vị kinh doanh trong tổng công ty như
các công ty phụ thuộc, các chi nhánh,…. Nếu nhà quản lý không có quyền quyết
định mức độ đầu tư tại trung tâm của họ thì tiêu chí lợi nhuận được xem là tiêu chí
thích hợp nhất để đánh giá kết quả thực hiện của trung tâm này.
Trách nhiệm của nhà quản trị ở trung tâm lợi nhuận là tổ chức hoạt động
kinh doanh sao cho lợi nhuận đạt được là cao nhất. Nhà quản trị trung tâm lợi nhuận
được giao vốn và quyền quyết định trong việc sử dụng số vốn đó để tạo ra lợi
nhuận. Do vậy, bên cạnh trách nhiệm phải tạo ra lợi nhuận cao, trung tâm lợi nhuận
còn có trách nhiệm kiểm soát chi phí phát sinh. Chính vì lẽ đó, để đánh giá kết quả
của trung tâm lợi nhuận, chúng ta cần đánh giá việc thực hiện các chỉ tiêu lợi nhuận,
giá bán và lượng bán.
- Đối với chỉ tiêu lợi nhuận: cần xác định chênh lệch giữa lợi nhuận thực
hiện so với lợi nhuận kế hoạch được giao cả về số tuyệt đối lẫn số tương đối.
- Do lợi nhuận tạo ra trong kỳ của DN là phần còn lại của doanh thu sau khi
trừ chi phí phát sinh tương ứng tạo ra doanh thu đó, nên doanh thu và chi phí là hai
nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận. Để đánh giá chính xác kết quả của
trung tâm lợi nhuận, chúng ta cần xác định phạm vi chi phí mà nhà quản trị trung
tâm có thể kiểm soát được rồi áp dụng phương pháp phân tích biến động chi phí như
phương pháp áp dụng ở các trung tâm chi phí. Riêng chỉ tiêu doanh thu, cần đánh
giá ở các khía cạnh sau:
+ Trung tâm có đạt được mức tiêu thụ dự toán hay không?
+ Trung tâm có thực hiện giá bán đúng như dự toán hay không?
+ Trung tâm có thực hiện cơ cấu hàng bán đúng như dự toán hay không?
(trường hợp kinh doanh nhiều loại sản phẩm).
Khi đánh giá chênh lệch giữa doanh thu thực hiện so với doanh thu dự toán,
ta cần tiến hành phân tích xác định các nhân tố ảnh hưởng, trên cơ sở đó xác định
các nguyên nhân chủ quan và khách quan làm biến động doanh thu.
Ngoài ra, còn có thể sử dụng các chỉ tiêu như số dư bộ phận; tỷ suất lợi
nhuận trên doanh thu; tỷ suất doanh thu trên chi phí; … để đánh giá thành quả hoạt
động của các trung tâm lợi nhuận.
21
2.3.2.4 Trung tâm đầu tư (Investment Centers)
Đây là loại trung tâm trách nhiệm gắn với bậc quản lý cấp cao như Hội đồng
quản trị công ty, các công ty con độc lập, …. Đó là sự tổng quát hóa của các trung
tâm lợi nhuận trong đó khả năng sinh lời được gắn với các tài sản được sử dụng để
tạo ra lợi nhuận đó. Một trung tâm trách nhiệm được xem là một trung tâm đầu tư
khi nhà quản trị của trung tâm đó không những quản lý chi phí và doanh thu mà còn
quyết định lượng vốn sử dụng để tiến hành quá trình đó.
Về bản chất có thể xem trung tâm đầu tư là một dạng mở rộng của trung tâm
lợi nhuận, trong đó nhà quản trị có nhiều quyền hạn và trách nhiệm hơn, vì ngoài
việc đưa ra các quyết định ngắn hạn như xác định cơ cấu sản phẩm, giá bán, chi phí
sản phẩm, … họ còn có quyền kiểm soát và đưa ra các quyết định về vốn đầu tư của
DN. Vì vậy về mặt hiệu quả hoạt động của trung tâm đầu tư có thể được đo lường
giống như trung tâm lợi nhuận, nhưng về hiệu năng hoạt động thì cần có sự so sánh
lợi nhuận đạt được với tài sản hay giá trị đã đầu tư vào trung tâm. Các chỉ tiêu cơ
bản có thể sử dụng để đánh giá hiệu năng hoạt động của trung tâm đầu tư như: Tỷ
suất hoàn vốn đầu tư (ROI); Lãi thặng dư (RI); Giá trị thị trường của tài sản của
DN
* Tỷ suất hoàn vốn đầu tư (Return on Investment - ROI)
- Khái niệm về tỷ lệ hoàn vốn đầu tư: Là tỷ số giữa lợi nhuận thuần trên vốn
đầu tư đã bỏ ra, hay theo Du Pont thì ROI còn được phân tích là tỷ lệ lợi nhuận trên
doanh thu nhân với vòng quay của vốn đầu tư.
- Mục tiêu sử dụng chỉ số tỷ lệ hoàn vốn đầu tư:
+ Mục tiêu đầu tiên của việc sử dụng ROI là việc đánh giá hiệu quả đầu tư
của các trung tâm đầu tư và các DN có các quy mô vốn khác nhau, để phân tích
xem nơi nào đạt hiệu quả cao nhất, từ đó làm cơ sở đánh giá thành quả quản lý.
+ Mục tiêu thứ hai khi sử dụng ROI để tìm ra các nhân tố tác động đến hiệu
quả quản lý nhằm tìm ra các giải pháp để làm cho kết quả hoạt động được tốt hơn.
Đó là các biện pháp cải thiện doanh thu, kiểm soát chi phí hay tính lại cơ cấu vốn
đầu tư.
22
Lợi nhuận Lợi nhuận Doanh thu
ROI = = x (2.1)
Vốn đầu tư Doanh thu Vốn đầu tư
Hay: ROI = Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu x Số vòng quay của vốn đầu
tư
Lợi nhuận được sử dụng trong công thức là lợi nhuận thuần trước thuế thu
nhập. Lý do sử dụng lợi nhuận thuần là để phù hợp với doanh thu và vốn hoạt động
đã tạo ra nó và để xác định vòng quay vốn. Vốn hoạt động được sử dụng trong ROI
ở điều kiện bình thường là vốn bình quân giữa đầu năm và cuối năm. Nếu vốn trong
năm biến động liên tục thì phải tính bình quân từng tháng hoặc bình quân gia quyền.
Lãi thặng dư (Residual Income – RI)
Khái niệm về lãi thặng dư:
Lãi thặng dư (hay lợi tức còn lại) là khoản thu nhập của bộ phận hay toàn DN
được trừ đi chi phí sử dụng vốn mong đợi đã đầu tư vào bộ phận đó. Chỉ số này
nhấn mạnh thêm khả năng sinh lời vượt trên chi phí vốn đã đầu tư vào một bộ phận
hay toàn DN.
- Mục đích sử dụng của chỉ số lãi thặng dư - RI:
Thứ nhất của việc sử dụng chỉ số RI là cho biết lợi nhuận thực tế đã mang về
là bao nhiêu sau khi trừ đi các khoản chi phí sử dụng vốn để có được lợi nhuận trên.
Thứ hai của việc sử dụng chỉ số RI là cho biết có nên đầu tư gia tăng hay không mà
khi sử dụng chỉ số ROI không đủ cơ sở để quyết
định. Công thức tính của RI: RI = P – R (2.2)
Với: RI: Lãi thặng dư (Residual Income);
P: Lợi tức của trung tâm đầu tư (Profits)
R = ∑ri * Ci
(trong đó R: chi phí sử dụng vốn bình quân; Ci Vốn đầu tư (Capital)
huy động từ nguồn i; ri: tỷ suất sinh lời mong muốn tối thiểu của nguồn i).
Hay: Lãi thặng dư (RI) = Lợi tức của trung tâm đầu tư – (Vốn đầu tư x Tỷ
suất chi phí vốn)
Sử dụng chỉ tiêu lãi thặng dư làm thước đo kết quả bộ phận có ưu điểm là
đánh giá đúng kết quả của các trung tâm đầu tư vì chỉ tiêu này đã đặt các trung tâm
23
đầu tư lên cùng một mặt bằng so sánh. Ngoài ra, lãi thặng dư còn khuyến khích các
nhà quản trị bộ phận chấp nhận bất kỳ cơ hội kinh doanh nào được dự kiến sẽ mang
lại ROI cao hơn ROI bình quân.
Tuy nhiên, RI cũng có nhược điểm là do RI là một chỉ tiêu được thể hiện
bằng số tuyệt đối nên không thể sử dụng RI để so sánh thành quả quản lý của các
nhà quản trị ở các trung tâm đầu tư có tài sản được đầu tư khác nhau. Vì trong thực
tế, nếu dùng RI đánh giá thì RI thường có khuynh hướng lạc quan nghiêng về
những nơi có quy mô vốn lớn.
Như vậy, để đánh giá kết quả của trung tâm đầu tư, nhà quản trị cần sử dụng
kết hợp các chỉ tiêu cơ bản như ROI, RI với việc xem xét mức chênh lệch trong việc
thực hiện các chỉ tiêu giữa thực tế so với kế hoạch.
2.3.3Lập Báo cáo trách nhiệm cho các trung tâm trách nhiệm
Thành quả của mỗi trung tâm trách nhiệm được tổng hợp định kỳ trên một
báo cáo KTTN bộ phận (gọi tắt là báo cáo trách nhiệm). Báo cáo trách nhiệm của
từng trung tâm sẽ phản ánh kết quả tài chính chủ yếu theo thực tế và theo dự toán,
đồng thời chỉ ra các chênh lệch giữa kết quả thực tế so với dự toán theo từng chỉ
tiêu được chuyển tải trong báo cáo phù hợp với từng loại trung tâm trách nhiệm .
Một hệ thống báo cáo trách nhiệm thường có những đặc điểm cơ bản sau:
Thứ nhất, mức độ chi tiết của thông tin trên các báo cáo sẽ khác nhau đối
với những cấp độ quản lý khác nhau. Theo đó, cấp quản lý càng thấp thì các mức độ
chi tiết của các chỉ tiêu báo cáo càng nhiều; những kết quả tổng cộng từ báo cáo của
một cấp quản lý sẽ được báo cáo lên cho cấp quản lý cao hơn kế tiếp. Dữ liệu được
tổng hợp, chắt lọc và cô đọng khi thông tin được báo cáo lên cho những cấp độ quản
lý cao hơn, hay nói một cách khác, mức độ chi tiết của các chỉ tiêu sẽ giảm dần ở
cấp quản lý càng cao.
Thứ hai, mặc dù lượng thông tin của các báo cáo có sự biến đổi, nhưng
những bảng báo cáo mà được phát hành dưới một hệ thống báo cáo trách nhiệm có
mối liên hệ mật thiết với nhau. Thông tin trong báo cáo ở cấp thấp sẽ mang tính giải
thích, chứng minh cho các chỉ tiêu trong báo cáo ở cấp cao hơn.
Thứ ba, báo cáo phải bao gồm tất cả những chỉ tiêu doanh thu, chi phí và lợi
nhuận mà có thể xác định một cách trực tiếp hay phân bổ một cách gián tiếp đến
24
một cấp quản lý cụ thể, điều này phải căn cứ vào tính có thể kiểm soát được hay
không đối với từng chỉ tiêu cụ thể. Theo đó khi áp dụng phương pháp này, cần phải
có sự thận trọng khi phân tách giữa những hạng mục có thể kiểm soát được và
không thể kiểm soát được để xác định rõ những hạng mục mà một nhà quản lý có
thể và phải chịu trách nhiệm đối với nó.
Báo cáo trách nhiệm là một bộ phận của báo cáo KTQT, do vậy trước hết
báo cáo KTTN phải đáp ứng được các yêu cầu chung của báo cáo KTQT. Ngoài ra,
do tính đặc thù riêng có cũng như để phát huy được tác dụng thì báo cáo trách
nhiệm phải thỏa mãn những yêu cầu cơ bản sau:
- Thứ nhất, báo cáo phải được lập và truyền đạt một cách kịp thời.
- Thứ hai, báo cáo phải được thực hiện một cách thường xuyên, liên tục.
- Thứ ba, hình thức phải tương đối đơn giản, dễ hiểu và có sự so sánh.
Căn cứ vào trách nhiệm báo cáo thì hệ thống báo cáo trách nhiệm được chia
thành 4 nhóm báo cáo ứng với 4 loại trung tâm trách nhiệm sau:
2.3.3.1 Báo cáo trách nhiệm của các trung tâm chi phí
Báo cáo trách nhiệm của trung tâm chi phí là bảng so sánh chi phí thực hiện
và dự toán và xác định mức chênh lệch giữa chi phí thực hiện so với dự toán. Ngoài
ra, các chênh lệch còn có thể được phân tích chi tiết tùy theo yêu cầu quản lý thành
các biến động theo các nhân tố cấu thành chi phí đó.
Bảng 2.1: Báo cáo trách nhiệm của trung tâm chi phí
Tháng, quý, năm …
Báo cáo trách nhiệm của trung tâm
Dự toán Thực tế Chênh lệch
chi phí
Báo cáo cho Giám đốc bộ phận I
1.Chi phí kinh doanh của đơn vị 1
2.Chi phí kinh doanh của đơn vị 2
3.Chi phí kinh doanh của đơn vị 3
Cộng
25
2.3.3.2 Báo cáo trách nhiệm của các trung tâm doanh thu
Tùy theo cơ cấu tổ chức quản lý trong mỗi DN mà người chịu trách nhiệm
cao nhất của trung tâm doanh thu có thể là PTGĐ kinh doanh của Tổng công ty, GĐ
kinh doanh của công ty hoặc trưởng phòng kinh doanh của công ty. Và cũng tương
tự như trung tâm chi phí, mức độ chi tiết theo các cấp độ quản lý sẽ tùy thuộc vào
cơ cấu tổ chức của công ty.
Bảng 2.2: Báo cáo trách nhiệm của trung tâm Doanh thu
Tháng, quý, năm …
Báo cáo trách
nhiệm trung tâm
doanh thu
Doanh Doanh Chênh Ảnh hưởng biến động của
thu thực thu dự lệch các nhân tố
tế toán
Đơn Số Cơ cấu
giá lượng mặt hàng
bán tiêu tiêu thụ
thụ
Báo cáo cho giám đốc kinh doanh
1.Chi nhánh 1
2.Chi nhánh 2
3.Chi nhánh 3
Cộng toàn công ty
2.3.3.3 Báo cáo trách nhiệm của các trung tâm lợi nhuận
Nguyên tắc có thể kiểm soát được áp dụng cho quá trình báo cáo trách nhiệm
của các trung tâm lợi nhuận. Báo cáo trách nhiệm của trung tâm lợi nhuận là các
báo cáo nhằm đánh giá trách nhiệm của trung tâm này dựa trên Báo cáo kết quả
kinh doanh và thường được trình bày theo dạng số dư đảm phí nhằm xác định số dư
của từng bộ phận trong phạm vi được phân cấp và kiểm soát về chi phí, doanh thu
của họ, đồng thời qua đó cũng đánh giá được phần đóng góp của từng bộ phận vào
lợi nhuận chung của công ty. Để đánh giá trách nhiệm của từng trung tâm lợi nhuận,
người ta có thể hoặc so sánh kết quả thực hiện với dự toán hoặc so sánh tỷ lệ lợi
nhuận trên doanh thu với tỷ lệ chung của toàn đơn vị hoặc của Ngành.
26
Bảng 2.3: Báo cáo trách nhiệm trung tâm lợi nhuận
Báo cáo trách nhiệm của trung tâm lợi Dự toán Thực tế Biến
nhuận động
1.Doanh số
2.Biến phí:
- Sản xuất (hoặc giá vốn hàng bán)
- Lưu thông và quản lý
3. Số dư đảm phí (= 2 – 1)
4. Định phí trực tiếp (kiểm soát được)
5. Số dư bộ phận kiểm soát được (= 3 – 4)
6. Định phí không kiểm soát được
7. Số dư bộ phận (= 5 – 6)
8. Chi phí chung của công ty phân bổ
9. Lợi nhuận trước thuế (= 7 – 8)
2.3.3.4 Báo cáo trách nhiệm của các trung tâm đầu tư
Để đánh giá trách nhiệm của trung tâm đầu tư, nhà quản trị thường sử dụng
báo cáo thông qua các chỉ tiêu cơ bản như tỷ suất hoàn vốn đầu tư (ROI); Lãi
thặng dư (RI). Sau đây là mẫu báo cáo trách nhiệm của trung tâm đầu tư.
Bảng 2.4: Báo cáo trách nhiệm của trung tâm đầu tư
Nội dung
Thực Chênh
Kế hoạch hiện lệch
1. Doanh thu thuần
2. Biến phí
3. Số dư đảm phí
4. Định phí bộ phận
5. Số dư bộ phận
6. Chi phí chung phân bổ
7. Lợi nhuận trước thuế
8. Chi phí thuế TNDN
27
9. Lợi nhuận sau thuế TNDN
10. Vốn đầu tư
11. Tỷ lệ hoàn vốn đầu tư (ROI)
12. Thu nhập thặng dư (RI)
Như vậy, báo cáo trách nhiệm là sản phẩm cuối cùng và cao cấp nhất của hệ
thống KTTN; là một bộ phận quan trọng trong hệ thống báo cáo KTQT của DN.
Mỗi trung tâm trách nhiệm, mỗi bộ phận sẽ có các báo cáo riêng mang tính chất đặc
thù, trong đó nội dung báo cáo gắn liền với các chỉ tiêu nhằm đánh giá kết quả hoạt
động của từng trung tâm trách nhiệm hay bộ phận đó. Trong thực tế không có mẫu
biểu chính xác và chi tiết của một bảng báo cáo kết quả hoạt động của từng bộ phận
trong các DN, mà vấn đề này phụ thuộc vào đặc thù của từng tổ chức kinh tế, từng
DN cụ thể và bản chất của trung tâm trách nhiệm .
Qua nội dung trình bày trên, có thể thấy rằng, hệ thống báo cáo KTTN (gọi
tắt là báo cáo trách nhiệm) là hệ thống báo cáo đánh giá trách nhiệm quản trị chứa
đựng nội dung các chỉ tiêu kế toán, tài chính nhằm đánh giá trách nhiệm quản trị
của các cá nhân, bộ phận trong đơn vị.
2.4 Kinh nghiệm về việc tổ chức hệ thống KTTN của một số DN trên thế giới.
2.4.1Phân quyền, chuyển giávà quản trị theo mục tiêutrong hệ thống
KTTN của Tập đoàn Abbott, Hoa Kỳ
Tập đoàn Abbott của Mỹ được thành lập từ năm 1888. Sau hơn 120 năm họat
động, Abbott hiện có giá trị vốn hóa trên 80 tỉ USD, phục vụ khách hàng trên 130
quốc gia với hơn 68.000 nhân viên. Tập đoàn đang hoạt động trên năm lĩnh vực
chính: sản phẩm dinh dưỡng, dược phẩm, sản phẩm chuyên dùng trong y tế, hóa
chất và sản phẩm nông nghiệp. Điều này đòi hỏi Abbott phải sử dụng mô hình quản
lý KTTN phù hợp và hiệu quả, trong đó phân quyền mạnh mẽ đồng thời tận dụng kỹ
thuật chuyển giá cho các giao dịch mua bán nội bộ và quản trị theo mục tiêu của
Tập đoàn.
Cấu trúc của một tổ chức phát triển khi các mục tiêu, trình độ công nghệ, đội
ngũ nhân viên thay đổi. Quá trình này thường diễn ra theo hướng từ quản lý tập
trung sang quản lý phân quyền. Abbott đã nhận ra nhu cầu của việc phân quyền;
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ kế toán công ty điện lực, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ kế toán công ty điện lực, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ kế toán công ty điện lực, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ kế toán công ty điện lực, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ kế toán công ty điện lực, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ kế toán công ty điện lực, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ kế toán công ty điện lực, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ kế toán công ty điện lực, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ kế toán công ty điện lực, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ kế toán công ty điện lực, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ kế toán công ty điện lực, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ kế toán công ty điện lực, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ kế toán công ty điện lực, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ kế toán công ty điện lực, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ kế toán công ty điện lực, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ kế toán công ty điện lực, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ kế toán công ty điện lực, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ kế toán công ty điện lực, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ kế toán công ty điện lực, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ kế toán công ty điện lực, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ kế toán công ty điện lực, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ kế toán công ty điện lực, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ kế toán công ty điện lực, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ kế toán công ty điện lực, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ kế toán công ty điện lực, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ kế toán công ty điện lực, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ kế toán công ty điện lực, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ kế toán công ty điện lực, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ kế toán công ty điện lực, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ kế toán công ty điện lực, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ kế toán công ty điện lực, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ kế toán công ty điện lực, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ kế toán công ty điện lực, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ kế toán công ty điện lực, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ kế toán công ty điện lực, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ kế toán công ty điện lực, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ kế toán công ty điện lực, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ kế toán công ty điện lực, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ kế toán công ty điện lực, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ kế toán công ty điện lực, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ kế toán công ty điện lực, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ kế toán công ty điện lực, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ kế toán công ty điện lực, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ kế toán công ty điện lực, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ kế toán công ty điện lực, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ kế toán công ty điện lực, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ kế toán công ty điện lực, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ kế toán công ty điện lực, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ kế toán công ty điện lực, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ kế toán công ty điện lực, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ kế toán công ty điện lực, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ kế toán công ty điện lực, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ kế toán công ty điện lực, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ kế toán công ty điện lực, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ kế toán công ty điện lực, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ kế toán công ty điện lực, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ kế toán công ty điện lực, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ kế toán công ty điện lực, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ kế toán công ty điện lực, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ kế toán công ty điện lực, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ kế toán công ty điện lực, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ kế toán công ty điện lực, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ kế toán công ty điện lực, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ kế toán công ty điện lực, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ kế toán công ty điện lực, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ kế toán công ty điện lực, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ kế toán công ty điện lực, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ kế toán công ty điện lực, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ kế toán công ty điện lực, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ kế toán công ty điện lực, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ kế toán công ty điện lực, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ kế toán công ty điện lực, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ kế toán công ty điện lực, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ kế toán công ty điện lực, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ kế toán công ty điện lực, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ kế toán công ty điện lực, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ kế toán công ty điện lực, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ kế toán công ty điện lực, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ kế toán công ty điện lực, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ kế toán công ty điện lực, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ kế toán công ty điện lực, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ kế toán công ty điện lực, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ kế toán công ty điện lực, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ kế toán công ty điện lực, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ kế toán công ty điện lực, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ kế toán công ty điện lực, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ kế toán công ty điện lực, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ kế toán công ty điện lực, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ kế toán công ty điện lực, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ kế toán công ty điện lực, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ kế toán công ty điện lực, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ kế toán công ty điện lực, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ kế toán công ty điện lực, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ kế toán công ty điện lực, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ kế toán công ty điện lực, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ kế toán công ty điện lực, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ kế toán công ty điện lực, HAY

More Related Content

Similar to BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ kế toán công ty điện lực, HAY

Luận văn: Yếu tố tác động đến động lực làm việc của nhân viên tại ngân hàng
Luận văn: Yếu tố tác động đến động lực làm việc của nhân viên tại ngân hàngLuận văn: Yếu tố tác động đến động lực làm việc của nhân viên tại ngân hàng
Luận văn: Yếu tố tác động đến động lực làm việc của nhân viên tại ngân hàngDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Báo cáo thục tập
Báo cáo thục tậpBáo cáo thục tập
Báo cáo thục tậpquynhngaht
 
Luận Văn Nghiên cứu các nhân tố tác động đến chất lượng dịch vụ hành chính cô...
Luận Văn Nghiên cứu các nhân tố tác động đến chất lượng dịch vụ hành chính cô...Luận Văn Nghiên cứu các nhân tố tác động đến chất lượng dịch vụ hành chính cô...
Luận Văn Nghiên cứu các nhân tố tác động đến chất lượng dịch vụ hành chính cô...sividocz
 
Luận văn: Nghiên cứu các yếu tố tác động đến động lực làm việc của nhân viên ...
Luận văn: Nghiên cứu các yếu tố tác động đến động lực làm việc của nhân viên ...Luận văn: Nghiên cứu các yếu tố tác động đến động lực làm việc của nhân viên ...
Luận văn: Nghiên cứu các yếu tố tác động đến động lực làm việc của nhân viên ...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững tại tỉnh Đồng Tháp.pdf
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững tại tỉnh Đồng Tháp.pdfPhát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững tại tỉnh Đồng Tháp.pdf
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững tại tỉnh Đồng Tháp.pdfMan_Ebook
 
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh củ...
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh củ...Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh củ...
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh củ...sividocz
 
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hƣởng Đến Mức Độ Công Bố Thông Tin Tự Ngu...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hƣởng Đến Mức Độ Công Bố Thông Tin Tự Ngu...Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hƣởng Đến Mức Độ Công Bố Thông Tin Tự Ngu...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hƣởng Đến Mức Độ Công Bố Thông Tin Tự Ngu...sividocz
 
Luận Văn Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các doan...
Luận Văn Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các doan...Luận Văn Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các doan...
Luận Văn Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các doan...sividocz
 
Các tiêu chí lựa chọn phần mềm kế toán áp dụng phù hợp cho doanh nghiệp nhỏ v...
Các tiêu chí lựa chọn phần mềm kế toán áp dụng phù hợp cho doanh nghiệp nhỏ v...Các tiêu chí lựa chọn phần mềm kế toán áp dụng phù hợp cho doanh nghiệp nhỏ v...
Các tiêu chí lựa chọn phần mềm kế toán áp dụng phù hợp cho doanh nghiệp nhỏ v...HanaTiti
 
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo...
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo...Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo...
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo...
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo...Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo...
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Nhân tố ảnh hưởng đến sự gắn bó của người lao động trong Công t...
Luận văn: Nhân tố ảnh hưởng đến sự gắn bó của người lao động trong Công t...Luận văn: Nhân tố ảnh hưởng đến sự gắn bó của người lao động trong Công t...
Luận văn: Nhân tố ảnh hưởng đến sự gắn bó của người lao động trong Công t...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

Similar to BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ kế toán công ty điện lực, HAY (20)

Quản Lý Nhà Nước Đối Với Doanh Nghiệp Công Ích Trên Địa Bàn Thành Phố Hải Phò...
Quản Lý Nhà Nước Đối Với Doanh Nghiệp Công Ích Trên Địa Bàn Thành Phố Hải Phò...Quản Lý Nhà Nước Đối Với Doanh Nghiệp Công Ích Trên Địa Bàn Thành Phố Hải Phò...
Quản Lý Nhà Nước Đối Với Doanh Nghiệp Công Ích Trên Địa Bàn Thành Phố Hải Phò...
 
Luận văn: Yếu tố tác động đến động lực làm việc của nhân viên tại ngân hàng
Luận văn: Yếu tố tác động đến động lực làm việc của nhân viên tại ngân hàngLuận văn: Yếu tố tác động đến động lực làm việc của nhân viên tại ngân hàng
Luận văn: Yếu tố tác động đến động lực làm việc của nhân viên tại ngân hàng
 
Báo cáo thục tập
Báo cáo thục tậpBáo cáo thục tập
Báo cáo thục tập
 
Luận Văn Nghiên cứu các nhân tố tác động đến chất lượng dịch vụ hành chính cô...
Luận Văn Nghiên cứu các nhân tố tác động đến chất lượng dịch vụ hành chính cô...Luận Văn Nghiên cứu các nhân tố tác động đến chất lượng dịch vụ hành chính cô...
Luận Văn Nghiên cứu các nhân tố tác động đến chất lượng dịch vụ hành chính cô...
 
Qt064
Qt064Qt064
Qt064
 
Luận văn: Nghiên cứu các yếu tố tác động đến động lực làm việc của nhân viên ...
Luận văn: Nghiên cứu các yếu tố tác động đến động lực làm việc của nhân viên ...Luận văn: Nghiên cứu các yếu tố tác động đến động lực làm việc của nhân viên ...
Luận văn: Nghiên cứu các yếu tố tác động đến động lực làm việc của nhân viên ...
 
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững tại tỉnh Đồng Tháp.pdf
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững tại tỉnh Đồng Tháp.pdfPhát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững tại tỉnh Đồng Tháp.pdf
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững tại tỉnh Đồng Tháp.pdf
 
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh củ...
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh củ...Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh củ...
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh củ...
 
Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Điện CS & TBĐT Hưng Đạo, 9 điểm.docx
Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Điện CS & TBĐT Hưng Đạo, 9 điểm.docxPhân tích tình hình tài chính tại Công ty Điện CS & TBĐT Hưng Đạo, 9 điểm.docx
Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Điện CS & TBĐT Hưng Đạo, 9 điểm.docx
 
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hƣởng Đến Mức Độ Công Bố Thông Tin Tự Ngu...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hƣởng Đến Mức Độ Công Bố Thông Tin Tự Ngu...Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hƣởng Đến Mức Độ Công Bố Thông Tin Tự Ngu...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hƣởng Đến Mức Độ Công Bố Thông Tin Tự Ngu...
 
Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính Trong Lĩnh Vực Sử Dụng Điện Và Thực Tiễn Xử Lý Vi ...
Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính Trong Lĩnh Vực Sử Dụng Điện Và Thực Tiễn Xử Lý Vi ...Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính Trong Lĩnh Vực Sử Dụng Điện Và Thực Tiễn Xử Lý Vi ...
Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính Trong Lĩnh Vực Sử Dụng Điện Và Thực Tiễn Xử Lý Vi ...
 
Luận Văn Thành Hcm Trở Thành Trung Tâm Tài Chính Quốc Tế.doc
Luận Văn Thành Hcm Trở Thành Trung Tâm Tài Chính Quốc Tế.docLuận Văn Thành Hcm Trở Thành Trung Tâm Tài Chính Quốc Tế.doc
Luận Văn Thành Hcm Trở Thành Trung Tâm Tài Chính Quốc Tế.doc
 
Luận Văn Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các doan...
Luận Văn Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các doan...Luận Văn Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các doan...
Luận Văn Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các doan...
 
Các tiêu chí lựa chọn phần mềm kế toán áp dụng phù hợp cho doanh nghiệp nhỏ v...
Các tiêu chí lựa chọn phần mềm kế toán áp dụng phù hợp cho doanh nghiệp nhỏ v...Các tiêu chí lựa chọn phần mềm kế toán áp dụng phù hợp cho doanh nghiệp nhỏ v...
Các tiêu chí lựa chọn phần mềm kế toán áp dụng phù hợp cho doanh nghiệp nhỏ v...
 
Luận văn: Hệ thống kiểm soát nội bộ tại các kho bạc nhà nước, 9đ
Luận văn: Hệ thống kiểm soát nội bộ tại các kho bạc nhà nước, 9đLuận văn: Hệ thống kiểm soát nội bộ tại các kho bạc nhà nước, 9đ
Luận văn: Hệ thống kiểm soát nội bộ tại các kho bạc nhà nước, 9đ
 
Giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính tại công ty điện cs & tbđt hưng ...
Giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính tại công ty điện cs & tbđt hưng ...Giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính tại công ty điện cs & tbđt hưng ...
Giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính tại công ty điện cs & tbđt hưng ...
 
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo...
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo...Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo...
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo...
 
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo...
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo...Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo...
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo...
 
Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp công ích trên địa bàn thành phố Hải Phò...
Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp công ích trên địa bàn thành phố Hải Phò...Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp công ích trên địa bàn thành phố Hải Phò...
Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp công ích trên địa bàn thành phố Hải Phò...
 
Luận văn: Nhân tố ảnh hưởng đến sự gắn bó của người lao động trong Công t...
Luận văn: Nhân tố ảnh hưởng đến sự gắn bó của người lao động trong Công t...Luận văn: Nhân tố ảnh hưởng đến sự gắn bó của người lao động trong Công t...
Luận văn: Nhân tố ảnh hưởng đến sự gắn bó của người lao động trong Công t...
 

More from Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default

More from Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default (20)

Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAYKhóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
 
Bài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Bài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAYBài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Bài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAY
 
Bài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV
Bài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDVBài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV
Bài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV
 
Báo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAY
Báo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAYBáo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAY
Báo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAY
 
Khóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAY
Khóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAYKhóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAY
Khóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAY
Bài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAYBài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAY
Bài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAYBài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAY
 
Tiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAY
Tiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAYTiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAY
Tiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAY
Bài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAYBài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAY
Bài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về FPT, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về FPT, HAYBài mẫu Tiểu luận về FPT, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về FPT, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAYBài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAY
Bài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAYBài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAY
Bài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAY
 
Tiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAY
Tiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAYTiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAY
Tiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAYBài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂM
Bài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂMBài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂM
Bài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂM
 
Bài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAY
Bài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAYBài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAY
Bài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về báo in, HAY
Bài mẫu tiểu luận về báo in, HAYBài mẫu tiểu luận về báo in, HAY
Bài mẫu tiểu luận về báo in, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAY
Bài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAYBài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAY
Bài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAY
 
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nayTiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay
 
Tiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAY
Tiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAYTiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAY
Tiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAY
 

Recently uploaded

40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty TNHH Sơn Alex Việt Nam
Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty TNHH Sơn Alex Việt NamGiải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty TNHH Sơn Alex Việt Nam
Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty TNHH Sơn Alex Việt Namlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Tóm tắt luận văn Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Tóm tắt luận văn Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi phápTóm tắt luận văn Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Tóm tắt luận văn Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháplamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường ô nhiễm hữu cơ trong nước thải ...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường ô nhiễm hữu cơ trong nước thải ...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường ô nhiễm hữu cơ trong nước thải ...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường ô nhiễm hữu cơ trong nước thải ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptxVẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptxGingvin36HC
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
PHONG TRÀO “XUNG KÍCH, TÌNH NGUYỆN VÌ CUỘC SỐNG CỘNG ĐỒNG” CỦA ĐOÀN TNCS HỒ...
PHONG TRÀO “XUNG KÍCH, TÌNH NGUYỆN VÌ CUỘC SỐNG   CỘNG ĐỒNG” CỦA ĐOÀN TNCS HỒ...PHONG TRÀO “XUNG KÍCH, TÌNH NGUYỆN VÌ CUỘC SỐNG   CỘNG ĐỒNG” CỦA ĐOÀN TNCS HỒ...
PHONG TRÀO “XUNG KÍCH, TÌNH NGUYỆN VÌ CUỘC SỐNG CỘNG ĐỒNG” CỦA ĐOÀN TNCS HỒ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptxNGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptxsongtoan982017
 
CHỦ ĐỀ VÀ TÍNH LIÊN KẾT TRONG DIỄN NGÔN CHÍNH LUẬN TIẾNG VIỆT
CHỦ ĐỀ VÀ TÍNH LIÊN KẾT TRONG DIỄN NGÔN CHÍNH LUẬN TIẾNG VIỆTCHỦ ĐỀ VÀ TÍNH LIÊN KẾT TRONG DIỄN NGÔN CHÍNH LUẬN TIẾNG VIỆT
CHỦ ĐỀ VÀ TÍNH LIÊN KẾT TRONG DIỄN NGÔN CHÍNH LUẬN TIẾNG VIỆTlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi phápHệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháplamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...
Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...
Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Nhân tố ảnh hưởng tới động lực làm việc của kiểm toán viên tại Chi nhánh Công...
Nhân tố ảnh hưởng tới động lực làm việc của kiểm toán viên tại Chi nhánh Công...Nhân tố ảnh hưởng tới động lực làm việc của kiểm toán viên tại Chi nhánh Công...
Nhân tố ảnh hưởng tới động lực làm việc của kiểm toán viên tại Chi nhánh Công...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 

Recently uploaded (20)

40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
 
Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty TNHH Sơn Alex Việt Nam
Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty TNHH Sơn Alex Việt NamGiải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty TNHH Sơn Alex Việt Nam
Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty TNHH Sơn Alex Việt Nam
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
 
Tóm tắt luận văn Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Tóm tắt luận văn Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi phápTóm tắt luận văn Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Tóm tắt luận văn Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường ô nhiễm hữu cơ trong nước thải ...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường ô nhiễm hữu cơ trong nước thải ...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường ô nhiễm hữu cơ trong nước thải ...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường ô nhiễm hữu cơ trong nước thải ...
 
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
 
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptxVẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...
 
PHONG TRÀO “XUNG KÍCH, TÌNH NGUYỆN VÌ CUỘC SỐNG CỘNG ĐỒNG” CỦA ĐOÀN TNCS HỒ...
PHONG TRÀO “XUNG KÍCH, TÌNH NGUYỆN VÌ CUỘC SỐNG   CỘNG ĐỒNG” CỦA ĐOÀN TNCS HỒ...PHONG TRÀO “XUNG KÍCH, TÌNH NGUYỆN VÌ CUỘC SỐNG   CỘNG ĐỒNG” CỦA ĐOÀN TNCS HỒ...
PHONG TRÀO “XUNG KÍCH, TÌNH NGUYỆN VÌ CUỘC SỐNG CỘNG ĐỒNG” CỦA ĐOÀN TNCS HỒ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptxNGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
 
CHỦ ĐỀ VÀ TÍNH LIÊN KẾT TRONG DIỄN NGÔN CHÍNH LUẬN TIẾNG VIỆT
CHỦ ĐỀ VÀ TÍNH LIÊN KẾT TRONG DIỄN NGÔN CHÍNH LUẬN TIẾNG VIỆTCHỦ ĐỀ VÀ TÍNH LIÊN KẾT TRONG DIỄN NGÔN CHÍNH LUẬN TIẾNG VIỆT
CHỦ ĐỀ VÀ TÍNH LIÊN KẾT TRONG DIỄN NGÔN CHÍNH LUẬN TIẾNG VIỆT
 
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi phápHệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
 
Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...
Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...
Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
 
Nhân tố ảnh hưởng tới động lực làm việc của kiểm toán viên tại Chi nhánh Công...
Nhân tố ảnh hưởng tới động lực làm việc của kiểm toán viên tại Chi nhánh Công...Nhân tố ảnh hưởng tới động lực làm việc của kiểm toán viên tại Chi nhánh Công...
Nhân tố ảnh hưởng tới động lực làm việc của kiểm toán viên tại Chi nhánh Công...
 

BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ kế toán công ty điện lực, HAY

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM --------------------------- TRẦN ĐÌNH KHUYẾN NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TẠI CÁC CÔNG TY ĐIỆN LỰC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Tải miễn phí kết bạn Zalo:0917 193 864 Dịch vụ viết luận văn chất lượng Website: luanvantrust.com Zalo/Tele: 0917 193 864 Mail: baocaothuctapnet@gmail.com LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành : KẾ TOÁN Mã số ngành: 60340301 TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 08 năm 2016
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM --------------------------- TRẦN ĐÌNH KHUYẾN NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TẠI CÁC CÔNG TY ĐIỆN LỰC TRÊN ĐIA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành : KẾ TOÁN Mã số ngành:60340301 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PHAN THỊ HẰNG NGA TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 08 năm 2016
  • 3. CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM Cán bộ hướng dẫn khoa học : TS. PHAN THỊ HẰNG NGA (Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký) Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP. HCM ngày 24 tháng 9 năm 2016 Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm: (Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ Luận văn Thạc sĩ) TT Họ và tên Chức danh Hội đồng 1 PGS.TS. Phan Đình Nguyên Chủ tịch 2 TS. Trần Văn Tùng Phản biện 1 3 PGS.TS.Vương Đức Hoàng Quân Phản biện 2 4 PGS.TS. Lê Quốc Hội Ủy viên 5 TS.Hà Văn Dũng Ủy viên, Thư ký Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã được sửa chữa (nếu có). Chủ tịchHội đồng đánh giáLV
  • 4. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Học viên thực hiện Luận văn Trần Đình Khuyến
  • 5. ii LỜI CÁM ƠN Để hoàn thành cuốn luận văn này ngoài nỗ lực của cá nhân tôi thì không thể thiếu được sự giúp đỡ, hỗ trợ và động viên rất nhiều từ Quí thầy cô, gia định và đồng nghiệp và bạn bè. Ngoài ra còn có sự giúp đỡ từ nhiều phía từ Lãnh đạo Tổng công ty Điện lực Thành phố Hồ Chí Minh nơi tôi công tác, các chuyên gia, chuyên viên tại các công ty điện lực hoạt động trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Trước hết tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến những người đã trực tiếp giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này: Cô TS Phan Thị Hằng Nga: Hội đồng đánh giá và góp ý cho luận văn này; các đồng nghiệp, bạn bè, gia đình và người thân nơi tôi đang sống và làm việc. Xin cảm ơn ban lãnh đạo Tổng công ty Điện lực Thàn phố Hồ Chí Minh và các công ty điện lực. Bên cạnh đó tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới những người đã gián tiếp giúp tôi hoàn thành luận văn; tác giả của các công trình nghiên cứu trước đây của những tài liệu tôi đã sử dụng cho việc nghiên cứu để hoàn thành luận văn. Tác giả luận văn Trần Đình Khuyến
  • 6. iii TÓM TẮT Trong sự phát triển của nền kinh tế, không thể không nhắc đến vai trò của ngành điện lực. Đây là nhân tố thúc đẩy sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh, thu hút đầu tư, đảm bảo an sinh xã hội.Nhiều năm qua, ngành Điện đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật. Từ một hệ thống điện nghèo nàn, lạc hậu lại bị chiến tranh tàn phá ác liệt, đến nay, hệ thống nguồn và lưới điện quốc gia đã đứng thứ 3 khu vực Đông Nam Á, thứ 31 thế giới. Đối với một đất nước đang trong giai đoạn sản xuất nông nghiệp lạc hậu để trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại như Đảng ta đã chỉ ra thì ngoài các yếu tố phát triển như công nghệ, tri thức, con người, chính sách của chính phủ …thì đi kèm và luôn song hành với tiến trình công nghiệp hóa đất nước đó là ngành điện lực quốc gia. Thành Chí Minh luôn là nơi đầu tàu phát triển của đất nước về công nghiệp, dịch vụ, giáo dục thì ngành điện giữ một vai trò hết sức quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội của Thành phố. Với phương châm “điện đi trước một bước”, ngành Điện đã góp phần chuyển dịch cơ cấu ngành nghề, phục hồi và tăng trưởng kinh tế, đảm bảo quốc phòng an ninh. Kinh doanh điện lực là một ngành đặc thù và gắn liền với nhiều ngành sản xuất khác trong nền kinh tế.Giá thành điện ảnh hưởng đến giá thành của các sản phẩm công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ và đời sống của người dân. Tuy nhiên, cũng như các loại hình doanh ngiệp khác để hoạt động kinh doanh có hiệu quả góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội thì công tác quản trị doanh nghiệp, quản trị chi phí cần phải được quan tâm đúng mức. Một trong những công cụ cung cấp thông tin quản lý khá hữu hiệu mà hiện nay hầu hết các doanh nghiệp chưa quan tâm đầu tư phát triển đúng mức đó là công tác KTTN, hoặc có đầu tư nhưng chưa nghiên cứu sâu để phát triển KTTN trở nên hiệu quả hơn nữa trong việc ra quyết định quản lý.Vì vậy, việc nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến công tác KTTN là một yêu cầu không những cấp thiết mà còn mang tính quyết định đối với sự thành công trong quản lý của một doanh nghiệp, trong đó có các doanh nghiệp ngành điện. Xuất phát từ yêu cầu khách quan như vậy, nên tác giả vận dụng những lý luận của KTTN để thực hiện đề tài " Những nhân tố ảnh hưởng đến công tác KTTN trong các công ty điện lực trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh " nhằm
  • 7. iv giúp phần nào cho doanh nghiệp nâng cao hiệu quả công tác quản trị, đầu tư đúng hướng cho sự phát triển công tác KTTN nhằm giúp các doanh nghiệp điện lực nâng cao chất lượng quản lý đáp ứng yêu cầu của xã hội, nâng cao chất lượng dịch vụ và giá trị doanh nghiệp. Để thực hiện được đề tài trên tác giả đã trao đổi, tham khảo ý kiến với nhiều đồng nghiệp là những nhà quản trị, lãnh đạo trong lãnh vực kế toán cùng một số chuyên viên kế toán tại Tổng công ty và 16 công ty điện lực trên địa bàn TP.HCM và một số công ty phụ trợ thuộc Tổng công ty điện lực TP.HCM nhằm thống nhất rằng để công tác KTTN được thực hiện tốt hơn và trở thành trợ thủ đắc lực cho các nhà quản trị thì cần quan tâm đến một số nhân tố ảnh hưởng đến Công tác KTTN. Xuất phát từ những phát hiện đó kết hợp với nghiên cứu các tài liệu, tạp chí và các nghiên cứu trước tác giả mạnh dạn xác định có 5 nhóm nhân tố chính ảnh hưởng đến công tác KTTN làm mục tiêu nghiên cứu của mình đó là:  Sự phân công trách nhiệm  Công tác đo lường hiệu quả công tác theo qui định của KTTN;  Công tác khen thưởng;  Môi trường pháp lý;  Các yếu tố thuộc đặc điểm của doanh nghiệp.  Qua nghiên cứu này tác giả hy vọng cung cấp thông tin hữu ích cho các doanh nghiệp nói chung và các công ty điện lực trên địa bàn TP.HCM nói riêng có cái nhìn mới về công tác KTTN, đồng thời từ kết quả phân tích định lượng tác giả có thể mạnh dạn đề xuất các kiến nghị điều chỉnh và phát triển các nhân tố ảnh hưởng đến công tác KTTN theo hướng tích cực để công tác KTTN ngày một tốt hơn.
  • 8. v ABSTRACT The electricity industry plays an essential role in economic development. It is the factor that stimulates production, improves competitiveness, attracts investment, and ensures social safety. In the past years, electricity industry has had a lot of outstanding achievements, especially it has transformed a poor and outdated electricity system heavily damaged by wars into a system of electric sources and networks which ranks 3rd in Southest Asia and 31st in the world. For a country which is in the period of out-of-date agricultural production to become a modernized industrial one as suggested by our Party, industrialization must always be accompanied by the national electricity industry besides other such factors as technology, knowledge, human, government policies. In Hochiminh City which leads the development of industry, education, and services, the electricity industry serves as a key factor in the socio-economic development. With the motto “Electricity moves one step ahead”, the electricity industry has contributed to restructuring industries and careers, recovering and developing economy, ensuring defense and security. Electricity business is a specific sector that is attached to many other manufacturing industries. Electricity price affects that of industrial and agricultural products, services and people’s life. However, like many other businesses, for business operations to be effective and contribute to socio-economic development, corporate management, cost management have to receive proper care. One of the useful tools to provide management information that is currently not properly invested in or studied to improve efficiency in managerial decision-making by the majority of businesses is Responsibilty Accounting. Therefore, the research on factors affecting Responsibilty Accounting is not only an urgent but also a decisive requirement for the success in management of businesses, including electricity business. From this practical requirement, the researcher applied theories of Responsibilty Accounting in implementing the thesis “Factors affecting Responsibilty Accounting in Electricity companies in Hochiminh City”to partially help businesses improve effectiveness in their management. Proper investment in Responsibilty Accounting
  • 9. vi enables electricity businesses to enhance management quality, service quality, and corparate values to satisfy social needs. In order to implement the thesis, the researcher discussed and consulted with many colleagues who are managers and administrators in the field of Accounting as well as accountants in the General Company and 16 electricity companies in Hochiminh City and some assistant companies under Hochiminh City General Electricity Company to make sure that factors affecting Responsibilty Accounting have to be taken into consideration so that it would be better implemented and become a helpful assistant for administrators. From the findings of the thesis, review of documents and articles as well as previous studies, the researcher identified 5 major factors affecting Responsibility Accounting that serve as the objectives of the research. These includes: Assigning responsibility  Measuring job performance by regulations of Responsibility Accounting  Commendation  Legal environment;  Corporate factors  Through this research, the researcher hopes to provide useful information and a new insight towards Responsibilty Accounting for businesses in general and electricity businesses in Hochiminh City in particular. At the same time, from the results of quantitative analysis, the researcher made recommendations for the adjustment and development of factors affecting Responsibility Accounting in a positive way to make it better in the time to come.
  • 10. vii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN..................................................................................................................i LỜI CÁM ƠN ..................................................................................................................... ii TÓM TẮT............................................................................................................................iii ABSTRACT..........................................................................................................................v MỤC LỤC ......................................................................................................................... vii DANH MỤC CÁC TỪ VIỆT TẮT.................................................................................. xi DANH MUC BẢNG BIỂU............................................................................................. xii PHẦN MỞ ĐẦU..................................................................................................................1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU..................................................................6 1.1 Các nghiên cứu trước: ..............................................................................................6 1.1.1 Nghiên cứu công bố ở nước ngoài....................................................................6 1.1.2 Nghiên cứu trong nước.......................................................................................6 1.1.3 Nhận xét về các nghiên cứu trước ....................................................................8 1.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức công tác KTTN của doanh nghiệp......8 1.1.5 Nội dung và phương pháp nghiên cứu.............................................................9 1.1.5.1 Nội dung nghiên cứu...................................................................................9 1.1.5.2 Phương pháp nghiên cứu ............................................................................9 1.1.6 Phạm vi nghiên cứu:........................................................................................ 10 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1................................................................................................ 10 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT................................................................................. 11 2.1 Một số khái niệm về kế toán trách nhiệm ........................................................... 11 2.2 Vai trò – Chức năng của kế toán trách nhiệm................................................. 14 2.2.1 Vai trò của kế toán trách nhiệm................................................................. 14 2.2.2 Chức năng của kế toán trách nhiệm.......................................................... 15 2.3 Nội dung tổ chức KTTN ........................................................................................ 15 2.3.1 Phân cấp trong quản lý(Decentralizing) ................................................... 15 2.3.1.1 Ưu điểm của sự phân cấp trong quản lý ................................................ 16 2.3.1.2 Nhược điểm của sự phân cấp trong quản lý:......................................... 17 2.3.2 Xác định các trung tâm trách nhiệm......................................................... 17 2.3.2.1Trung tâm chi phí (Cost Centers) ............................................................ 18
  • 11. viii 2.3.2.2 Trung tâm doanh thu (Revenue Centers)............................................... 18 2.3.2.3 Trung tâm lợi nhuận (Profit Centers)..................................................... 19 2.3.2.4 Trung tâm đầu tư (Investment Centers)................................................ 21 2.3.3Lập Báo cáo trách nhiệm cho các trung tâm trách nhiệm............................ 23 2.3.3.1 Báo cáo trách nhiệm của các trung tâm chi phí .................................... 24 2.3.3.2 Báo cáo trách nhiệm của các trung tâm doanh thu............................... 25 2.3.3.3 Báo cáo trách nhiệm của các trung tâm lợi nhuận ................................ 25 2.3.3.4 Báo cáo trách nhiệm của các trung tâm đầu tư ..................................... 26 2.4 Kinh nghiệm về việc tổ chức hệ thống KTTN của một số DN trênthế giới. . 27 2.4.1Phân quyền, chuyển giá và quản trị theo mục tiêu trong hệ thống KTTN của Tập đoàn Abbott, Hoa Kỳ ................................................................................. 27 2.4.2 Sáng kiến ROI và vấn đề phân quyền của Tập đoàn Dupont..................... 29 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2................................................................................................ 31 CHƯƠNG 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................ 32 3.1 Tổng quan về phương pháp nghiên cứu.............................................................. 32 3.1.1 Tổ chức hệ thống KTTN tại Tổng công ty điện lực TP.Hồ Chí Minh và các công ty điện lực trên địa bàn TP.HCM............................................................. 32 3.1.1.1 Tổ chức KTTN tại Tổng công ty Điện lực TP.HCM............................ 32 3.1.1.2 Tổ chức các trung tâm trách nhiệm tại các công ty điện lực............... 34 3.1.1.2.1Các trung tâm chi phí. 34 3.1.1.2.2 Các trung tâm doanh thu 34 3.1.1.2.3 Các trung tâm lợi nhuận 34 3.1.1.2.4 Các trung tâm đầu tư. 34 3.2 Phương pháp nghiên cứu....................................................................................... 35 3.2.1 Quá trình nghiên cứu....................................................................................... 35 3.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác KTTN trong các công ty điện lực trên địa bàn TP.HCM................................................................................................. 36 3.2.2.1 Phân công trách nhiệm trong công tác quản lý:.................................... 37 3.2.2.2 Công tác đo lường hiệu quả công việc theo qui định của KTTN:...... 38 3.2.2.3 Công tác khen thưởng:............................................................................ 38 3.2.2.4 Môi trường pháp lý:.................................................................................. 39
  • 12. ix 3.2.2.5 Các yếu tố đặc điểm của doanh nghiệp:................................................ 39 3.2.3 Thiết kê mô hình và phương pháp nghiên cứu............................................. 39 3.2.3.1 Mô hình nghiên cứu: ................................................................................ 39 3.2.3.2 Phương pháp chọn mẫu............................................................................ 40 3.2.3.3 Quần thể khảo sát...................................................................................... 40 3.2.3.4 Phương pháp lấy mẫu............................................................................... 40 3.2.3.5 Kích thước mẫu......................................................................................... 40 3.2.3.6 Phương pháp thu thập dữ liệu:................................................................ 41 3.2.3.7 Hệ thống thang đo .................................................................................... 41 3.2.3.8 Câu hỏi khảo sát........................................................................................ 42 3.2.3.9 Độ tin cậy và giá trị của cuộc khảo sát: ................................................. 44 3.3 Kết quả khảo sát..................................................................................................... 44 3.3.1 Mô tả mẫu nghiên cứu..................................................................................... 44 3.3.2 Phương pháp phân tích dữ liệu ...................................................................... 46 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3................................................................................................ 46 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...................................................................... 47 4.1 Tổng quan về ngành điện việt nam ...................................................................... 47 4.2 Vị trí và vai trò của ngành điện đối với sự phát triển kinh tế - xã hội TP.HCM 48 4.3 Thực trạng việc áp dụng công tác KTTN tại các công ty Điện lực trên địa bàn TP.HCM. ........................................................................................................................ 49 4.4 Thực trạng công tác kế toán trách nhiệm tại các công ty điện lực................... 50 4.4.1 Phân công trách nhiệm:................................................................................... 50 4.4.2 Công tác đo lường hiệu quả............................................................................ 51 4.4.3 Các vấn đề về đặc điểm doanh nghiệp (Hệ thống qui trình qui định nội bộ, định mức chi phí, hạ tầng CNTT phục vụ quá trình xử lý và cung cấp thông tin kế toán) ....................................................................................................................... 51 4.4.4 Công tác khen thưởng: .................................................................................... 51 4.5 Kết quả nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến công tác KTTN tại các công ty điện lực trên địa bàn TP.HCM. ............................................................................... 51 4.6 Đánh giá độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach’Alpha................ 58
  • 13. x 4.7 Phân tích nhân tố khám phá EFA......................................................................... 61 4.8 Phân tích hồi quy ................................................................................................ 66 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4................................................................................................ 73 CHƯƠNG 5: KIẾN NGHỊ & KẾT LUẬN.................................................................... 74 5.1 Giải pháp vận dụng KTTN trong các công ty điện lực trên địa bàn TP.HCM. 74 5.1.1 Sự phân cấp quản lý ........................................................................................ 75 5.1.2Công tác khen thưởng....................................................................................... 79 5.1.3 Công tác đo lường hiệu quả công việc.......................................................... 80 5.1.4Các yếu tố về đặc điểm doanh nghiệp (nội qui, qui định nội bộ, văn hóa doanh nghiệp…)......................................................................................................... 85 5.1.5 Tổ chức công tác kế toán phù hợp với việc thu thập thông tin để lập hệ thống KTTN................................................................................................................ 86 5.1.7Tổ chức hệ thống tài khoản kế toán theo mã trách nhiệm quản trị ............ 86 5.1.8 Các tổ chức đào tạo cung cấp nguồn nhân lực............................................. 91 5.1.9 Đối với doanh nghiệp ...................................................................................... 92 5.2 KẾ LUẬN................................................................................................................ 95 TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................ 97
  • 14. xi DANH MỤC CÁC TỪ VIỆT TẮT BTC BCTC CĐKT CNTT DN KTTN KTTC KTQT NĐ LN TT ROI RI : Bộ tài chính : Báo cáo tài chính : Cân đối kế toán : Công nghệ thông tin : Doanh nghiệp : Kế toán trách nhiệm : Kế toán tài chính : kế toán quản trị : Nghị định : Lợi nhuận : Thông tư : Tỷ lệ hoàn vốn đầu tư : Lợi nhuận còn lại
  • 15. xii DANH MUC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Báo cáo trách nhiệm của trung tâm chi phí ................................................. 24 Bảng 2.2: Báo cáo trách nhiệm của trung tâm Doanh thu........................................... 25 Bảng 2.3: Báo cáo trách nhiệm trung tâm lợi nhuận .................................................... 26 Bảng 2.4: Báo cáo trách nhiệm của trung tâm đầu tư.................................................. 26 Bảng 3.1 Bảng mã hóa dữ liệu........................................................................................ 43 Bảng 3.2: Bảng mẫu nghiên cứu - Giới tính.................................................................. 44 Bảng 3.4 : Bảng mẫu nghiên cứu - Trình độ học vấn................................................... 45 Bảng 3.5 : Bảng mẫu nghiên cứu - Chức vụ.................................................................. 45 Bảng 4.1: Kết quả khảo sát nhân tố phân cấp trong quản lý....................................... 52 Bảng 4.2: Kết quả khảo sát nhân tố công tác đo lường hiệu quả công việc theo qui định của KTTN.................................................................................................................. 53 Bảng 4.3 Nhân tố Công tác khen thưởng....................................................................... 54 Bảng 4.4 Các yếu tố thuộc về khung pháp lý, qui định, qui chế nội bộ .................... 55 Bảng 4.5 Các yêu tố thuộc đặc điểm doanh nghiệp...................................................... 56 Bảng 4.6: Các nhân tố về việc thực hiện công tác KTTN tại các công ty Điệnlực . 57 Bảng 4.7: Kết quả Cronbach’s Alpha (lần 1)................................................................ 58 Bảng 4.8 : Bảng kết quả phân tíchnhân tố khám phá EFA các biến độc lập (lần 1) 62 Bảng 4.9 : Bảng kết quả phân tíchnhân tố khám phá EFA các biến độc lập (lần 2) 63 Bảng 4.10 Bảng kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA các biến độc lập (lần 3) 64 Bảng 4.11 :Bảng kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA cho biến phụ thuộc ..... 65 Bảng 4.12 : Kết quả kiểm định thang đo Cronbach’s Alpha (lần 2).......................... 66 Bảng 4.13: Các thông số thống kê của từng biến trong phương trình ....................... 67 Bảng 4.14 : Bảng hệ số hồi qui theo tỷ lệ...................................................................... 68 Bảng 5.1: Bảng phân loại chi phí theo mức độ hoạt động........................................... 83 Bảng 5.2: Danh mục mã số trách nhiệm quản trị ......................................................... 88 Bảng 5.3 Danh mục hệ thống tài khoản kế toán trách nhiệm hoạt động theo mô hình Tổng công ty...................................................................................................................... 90
  • 16. xiii DANH SÁCH CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1: Quy trình hoạt động của KTTN.................................................................... 14 Sơ đồ 3.1 Sơ đồ tổ chức Tổng công ty Điện Lực TP Hồ Chí Minh ........................... 32 Sơ đồ 3.1: Quá trình nghiên cứu của đề tài ................................................................... 36 Sơ đồ 5.1 : Các cấp quản trị, mục tiêu, trách nhiệm..................................................... 76 Sơ đồ 5.2 : Sơ đồ hệ thống KTTN tại Tổng công ty Điện lực TP.HCM.................... 78
  • 17. 1 PHẦN MỞ ĐẦU Để tồn tại và phát triển trong nền kinh tế cạnh tranh gay gắt như hiện nay, các doanh nghiệp cần phải luôn nâng cao nội lực và khả năng cạnh tranh của chính mình. Để đạt được điều đó các doanh nghiệp phải xây dựng cho mình một tổ chức và phương thức quản lý linh hoạt, xác định thành quả và trách nhiệm trên từng bộ phận, cụ thể hóa trách nhiệm đến từng bộ phận và từng cá nhân trong doanh nghiệp. Ban quản lý cấp cao biết phối hợp chỉ đạo nhịp nhàng với các bộ phận khác nhau trong tổ chức của mình để đạt được hiệu quả tối ưu nhất. Muốn vậy cần phải có những công cụ quản lý hiệu quả. Kế toán quản trị có nhiều công cụ để đáp ứng các yêu cầu quản lý hiệu quả nhất, đặc biệt KTTN là một trong những công cụ quan trọng đáp ứng yêu cầu quản lý hữu hiệu trong việc phân tích đánh giá hiệu quả công việc đến từng bộ phận. Những năm gần đây, các nhà quản lý doanh nghiệp ngày càng quan tâm nhiều hơn đến kế toán quản trị (KTQT) để nâng cao chất lượng quản lý, tăng cường năng lực thích ứng và cạnh tranh trong nền kinh tế toàn cầu hóa, tối ưu hóa hiệu quả sử dụng vốn hay cụ thể và gần gũi hơn là: ra những quyết định đúng đắn, kịp thời cả về mặt chiến lược và chiến thuật trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trên thế giới, kế toán quản trị đã tồn tại rất lâu trong hệ thống kế toán doanh nghiệp. Tuy nhiên, nó chỉ mới được hệ thống hoá và phát triển một cách có hệ thống về lý luận và thực tiễn ở những thập niên gần đây, đặc biệt là ở các doanh nghiệp có quy mô lớn, có trình độ nhất định về khoa học kỹ thuật cũng như trình độ quản lý, điều kiện xử lý thông tin. Ở Việt Nam, KTQT cũng đã xuất hiện, phát triển gắn liền chính sách, chế độ kế toán áp dụng ở các doanh nghiệp.Tuy nhiên, kế toán quản trị chỉ mới được đề cập một cách có hệ thống vào đầu những năm 1990 trở về đây và trở thành yêu cầu cấp bách trong xây dựng hệ thống thông tin kế toán vào đầu những năm 2000 khi các doanh nghiệp cần nâng cao chất lượng quản lý để tăng năng lực cạnh tranh trên thị trường Việt Nam và mở rộng ra thị trường khu vực và thế giới. Về mặt luật pháp, thuật ngữ “kế toán quản trị” chỉ được ghi nhận chính thức trong Luật Kế toán
  • 18. 2 Việt Nam ban hành ngày 17/05/2003 và được hướng dẫn áp dụng trong doanh nghiệp qua Thông tư 53/2006/TT-BTC ngày 12/06/2006 của Bộ Tài chính. Nói đến kế toán quản trị, không thể không đề cập đến KTTN, một trong những nội dung cơ bản của kế toán quản trị. Hiện nay, KTTN ngày càng đóng vai trò và vị trí quan trọng trong hoạt động điều hành, quản lý doanh nghiệp. Trên thế giới, KTTN đã được áp dụng một cách bài bản từ giữa thế kỷ trước. Ở Việt Nam, kế toán quản trị nói chung và KTTN nói riêng là một lĩnh vực vẫn còn khá mới mẻ. Vì sao KTTN lại có tầm quan trọng đến thế đối với các doanh nghiệp? Đó là bởi nhiều lý do, KTTN thừa nhận mỗi phòng ban, bộ phận, mỗi cá nhân trong một tổ chức có quyền lãnh đạo và chịu trách nhiệm về những hoạt động thuộc phạm vi quản lý của mình theo nguyên tắc cấp dưới báo cáo lên cấp trên. Và, cấp quản lý cao hơn sử dụng các thông tin này để đánh giá kết quả hoạt động của các bộ phận trực thuộc. Như vậy, KTTN bao gồm ba mặt: thông tin, trách nhiệm và con người. Trong đó, mặt thông tin là sự thu thập, báo cáo, thẩm định các thông tin, chủ yếu mang tính nội bộ về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Mặt trách nhiệm nghĩa là hệ thống các nguyên tắc, qui trình xác định trách nhiệm phòng ban, cá nhân đối với những sự kiện tài chính phát sinh. Con người là chủ thể thực hiện KTTN bên trong tổ chức, được quyết định bởi năng lực chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp và trình độ, kinh nghiệm quản lý của từng cá nhân. Ba mặt này có mối quan hệ khăng khít nhau và là các yếu tố chính quyết định chất lượng của công tác tổ chức vấn đề KTTN trong đơn vị. Công tác KTTN hoạt động hiệu quả sẽ cho ra các báo cáo trách nhiệm chuẩn xác và để có được báo cáo trách nhiệm chuẩn xác cần có sự phân cấp cụ thể các trung tâm trách nhiệm tách bạch trách nhiệm và quyền hạn, hệ thống quy định của doanh nghiệp rõ ràng dễ hiểu, dễ thực hiện, các phương pháp đo lường hiệu quả hữu hiệu và một chính sách khen thưởng phù hợp và kịp thời sẽ góp phần ngày một nâng cao vai trò của KTTN trong doanh nghiệp. Tổng Công ty Điện lực Thành Phố Hồ Chí Minh là một một doanh nghiệp với ngành nghề chính là cung cấp điện năng cho toàn bộ người dân và các tổ chức doanh nghiệp trên địa bàn thành phố thông qua 16 Công ty điện lực và một công ty quản lý lưới điện cáo thế trải rộng trên khắp các quận huyện trong Thành phố Hồ Chí Minh. Hoạt động của Tổng công ty nói chung và các công ty Điện lực nói riêng
  • 19. 3 gắn liền với sự ổn định và phát triển kinh tế xã hội của Thành phố. Một sự thành công trong công tác quản lý hữu hiệu sẽ đóng góp rất nhiều trong sự phát triển của ngành điện Việt nam và góp phần không nhỏ trong sự nghiệp phát triển Thành phố. Hiện nay hoạt động kinh doanh của các Công ty Điện lực tại các khu vực cũng chưa đồng nhất được vì có Công ty Điện lực quản lý khu vực nội thành, ngoại thành khu vực vùng ven và khu vực nông thôn. Tại mỗi khu vực mức độ tiêu thụ sản lượng khác nhau, mức độ yêu cầu chất lượng dịch vụ cũng khác nhau, mục đích sử dụng điện cũng khác nhau nên đòi hỏi yêu cầu quản lý khác nhau. Mặc dù chất lượng cung cấp dịch vụ điện năng tại Thành phố Hồ Chính Minh được đánh giá ngày càng tốt và ổn định hơn, tuy nhiên vẫn còn những khu vực có số thời gian và số lần cúp điện cao hơn mục tiêu đề ra, tiềm năng phát triển của Tổng Công ty và các Công ty Điện lực còn rất nhiều cần được khai thác và phát triển hơn nữa, do đó mức độ đòi hỏi ngày càng nâng cao chất lượng quản lý trong hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành điện và đây cũng là chủ đề năm 2016 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam là “ Nâng cao chất lượng quản trị trong Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam” Cạnh tranh toàn cầu ngày càng diễn ra gay gắt cộng với những thay đổi không ngừng của khoa học công nghệ, môi trường cạnh tranh dẫn đến các hệ thống kiểm soát cũ không đủ khả năng đáp ứng nếu không thường xuyên được cập nhật, điều chỉnh. Nhu cầu cung cấp thông tin cho nhà quản lý trong quá trình ra quyết định hiện nay bên cạnh các chỉ tiêu tài chính còn phải xét đến các chỉ tiêu phi tài chính …Trong báo cáo quốc gia về Thực hiện phát triển bền vững ở Việt Nam tại Hội nghị cấp cao của Liên hợp quốc về phát triển bền vững (RIO + 20), mục tiêu tổng quát của định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam là “Đạt được sự đầy đủ về vật chất, sự giàu có về tinh thần và văn hóa, sự bình đẳng của các công dân và sự đồng thuận của xã hội, sự hài hòa giữa con người và tự nhiên; phát triển phải kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa được ba mặt là phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường. Đây là trách nhiệm và thách thức của toàn xã hội nói chung và các công ty Điện lực nói riêng. Đó cũng là chủ đề của Tổng Công ty Điện lực TP Hồ Chí Minh đã xác định trong phương châm hành động của mình là “ Lương tâm – trách nhiệm – Hiệu quả”. Để thực hiện được những vấn đề và các yêu cầu nêu trên, cần thiết
  • 20. 4 phải có một công cụ kiểm soát hữu hiệu giúp cho nhà quản lý thực hiện việc kiểm soát quản lý trong môi trường cạnh tranh toàn cầu hiện nay; phù hợp với xu thế hội nhập, phát triển bền vững. Tổ chức tốt công tác KTTN trong các công ty Điện lực là một trong những công cụ cần thiết có thể đáp ứng được các yêu cầu của thực tiễn, phù hợp với xu thế hiện nay, tuy nhiên trong quá trình thực hiện KTTN ngoài các thành công tích cực vẫn còn một số tồn tại cần phải tiếp tục giải quyết. Xuất phát từ những yêu cầu cần thiết, khách quan đã nêu trên, tác giả đã quyết định chọn đề tài “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến công tác KTTN tại các công ty Điện lực trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn của mình. Mục tiêutổng quát của đề tài: Luận văn tập trung nghiên cứu về lý luận KTTN và việc áp dụng KTTN tại các Công ty điện lực trên địa bàn TP Hồ Chí Minh. Xác định những nhân tố ảnh hưởng đến công tác KTTN của các Công ty điện lực trên địa bàn TP Hồ Chí Minh Trên cơ sở lý luận về kế toán quản trị nói chung và KTTN nói riêng luận văn xem xét thực trạng phân tích thực trạng việc vận dụng KTTN trong công tác quản lý tại các Công ty điện lực, bằng những phân tích định tính và định lượng luận văn sẽ chỉ ra mức độ ảnh hưởng của các nhân tố chính ảnh hưởng đến công tác KTTN tại các công ty điện lực trên địa bàn TP.HCM. Mục tiêucụ thể: - Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến công tác KTTN. - Đề xuất giải pháp để hoàn thiện và phát triển công tác KTTN tại các công ty điện lực ngày càng hiệu quả hơn trong phạm vi nghiên cứu của luận văn. - Góp phần củng cố thêm nhận thức về KTTN cho CBCNV trong các công ty điện lực trên địa bàn TP.HCM -Thực hiện nghiên cứu định lượng để kiểm định các nhân tố ảnh hưởng đến công tác KTTN tại các DN nói chung và tại các Công ty Điện lực trên địa bàn TP Hồ Chí Minh. Nội dung nghiên cứu Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về KTTN với mục đích hiểu rõ hơn về lịch sử hình thành và phát triển, vai trò của KTTN trong doanh nghiệp.
  • 21. 5 Nghiên cứu công tác tổ chức KTTN của các doanh nghiệp trên thế giới nhằm tìm ra những cái đã được vận dụng và những cái chưa được vận dụng của các DN VN so với thế giới. Nghiên cứu, đánh giá thực trạng và mức độ vận dụng KTTN trong các công ty Điện lực trên địa bàn TP.HCM Xác định những nhân tố ảnh hưởng đến công tác KTTN tại các công ty Điện lực trên địa bàn TP.HCM. Đề xuất giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác KTTN tại các công ty điện lực trên địa bàn TP.HCM. Để đạt được mục tiêu trên, cần thiết phải giải quyết các vấn đề sau: Vai trò của KTTN trong công tác quản trị doanh nghiệp? Nhận thức của các công ty điện lực trên địa bàn TP.HCM như thế nào? Thực trạng công KTTN tại các công ty điện lực trên địa bàn TP.HCM ? Hiệu quả của việc vận dụng KTTN vào các công ty Điện lực trên địa bàn TP.HCM Có những nhân tố nào ảnh hưởng đến công tác KTTN tại các công ty Điện lực trên địa bàn TP HCM? Kết cấu của đề tài nghiên cứu: Luận văn được trình bày qua 5 chương với bố cục như sau: - Chương 1: Tổng quan nghiên cứu - Chương 2: Cơ sở lý thuyết về KTTN trong doanh nghiệp - Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu - Chương 4: Kết quả nghiên cứu - Chương 5: Kiến nghị và kết luận
  • 22. 6 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1.1 Các nghiên cứu trước: 1.1.1 Nghiên cứu công bố ở nước ngoài Fowzia (2011) khi nghiên cứu về công tác KTTN ở Bangladesh nhằm tìm ra một sự hài lòng về một hệ thống KTTN, thông qua việc điều tra 88 tổ chức dịch vụ và sử dụng phân tích hồi qui Logit để kiểm tra mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến hệ thống KTTN đã cho rằng: sự phân công trách nhiệm, cách thức đo lường hiệu quả công tác KTTN và công tác khen thưởng có ảnh hưởng đến công tác KTTN. Trong khi đó, nghiên cứu không tìm thấy tác động có ý nghĩa thống kê của yếu tố trung tâm trách nhiệm và tiêu chuẩn đo lường hiệu quả công việc theo qui định hệ thống KTTN đến công tác KTTN. Fowzia (2009) khi nghiên cứu các tổ chức tài chính phi ngân hàng đang sử dụng hệ thống KTTN đã cho rằng: việc xác định các loại trung tâm trách nhiệm, tiêu chuẩn đo lường hiệu quả công tác, cách thức đo lường hiệu quả công tác KTTN, công tác khen thưởng có ảnh hưởng đến công tác KTTN. Nghiên cứu của Indjejikian & ctg (1999) cho rằng sự phân công trách nhiệm và công tác khen thưởng các nhà quản lý có ảnh hưởng đến công tác KTTN. Kết quả các nghiên cứu trên cho thấy có các yếu tố như phân công trách nhiệm, cách thức đo lường lường hiệu quả công việc và công tác khen thưởng ảnh hưởng đến hệ thống trách nhiệm. Theo tác giả nhận thấy kết quả nghiên cứu trên phản ánh được 3 nhóm nhân tố ảnh hưởng chủ yếu đến công tác KTTN là chưa được toàn diện bởi chưa bao quát được hết được vấn đề, bởi vì một hệ thống KTTN muốn hoạt động có hiệu quả cần thiết phải xây dựng các chuẩn mực, các qui định phù hợp mục tiêu hoạt của từng công ty, hành lang pháp lý… nói chung là những vấn đề đặc thù riêng của Công ty gọi chung là qui định riêng của từng công ty. Từ các qui định này giúp hệ thống KTTN có thể xây dựng tiêu chuẩn đo lường giúp cho việc đánh giá trách nhiệm được toàn diện hơn. 1.1.2 Nghiên cứu trong nước Tại Việt Nam, Nguyễn Thị Huyền Trâm (2007) cho rằng các yếu tố ảnh hưởng đến công tác kế toán tại doanh nghiệp bao gồm: môi trường pháp lý, các yếu
  • 23. 7 tố thuộc đặc điểm của doanh nghiệp (như: người sử dụng thông tin kế toán, hệ thống kiểm soát nội bộ, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác kế toán). Đàm Phương Lan (2014) cho rằng sự phân công trách nhiệm được cụ thể hóa thành các yếu tố: sự phân cấp trong quản lý, sự tách bạch về trách nhiệm giữa các cấp trong quản lý và kiểm soát, thiết lập các trung tâm trách nhiệm. PGS.TS Phạm Văn Đăng (2014)Cho rằng doanh nghiệp niêm yết (DNNY) trên thị trường chứng khoán là một loại hình doanh nghiệp được hình thành, phát triển rất phù hợp trong điều kiện nền kinh tế thị trường; đa số DNNY thường hoạt động đa lĩnh vực, đa ngành nghề và quy mô hoạt động lớn. Các DNNY tạo ra hàng hóa chứng khoán, qua đó thúc đẩy thị trường chứng khoán phát triển và huy động được nguồn vốn tối đa trong nền kinh tế. Các DNNY có một cơ cấu tổ chức hoạt động có thể xem là tốt nhất trong việc xác định các chức năng để đưa ra quyết định và kiểm soát đơn vị. Trong DNNY, lợi ích liên quan đến nhiều đối tượng khác nhau, đặc biệt là lợi ích của các cổ đông, tuy nhiên trong quản lý và điều hành công việc hàng ngày chỉ do một nhóm người đại diện để thực thi nhiệm vụ do cổ đông giao, đó chính là Ban điều hành doanh nghiệp. Ban điều hành bao gồm Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc hoặc Giám đốc, Phó giám đốc và các cán bộ nhân viên chịu trách nhiệm quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của công ty một cách hiệu quả và mang lại lợi ích cao nhất cho các cổ đông, các nhà đầu tư và các đối tượng liên quan lợi ích khác. Do vậy, DNNY cần thiết phải có một công cụ giúp nhà quản lý cấp cao giám sát, đánh giá trách nhiệm quản trị của các cấp dưới mình đối với công việc được giao, qua đó có những hành động điều chỉnh kịp thời nhằm cải tiến những hoạt động chưa đạt hiệu quả nhằm hướng đến hoàn thành mục tiêu chung của toàn doanh nghiệp. Do đó việc phân cấp quản lý ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả của công tác KTTN. Luận văn “Tổ chức hệ thống KTTN trong các doanh nghiệp thương mại ở Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thị Thanh Thủy (2014), đưa ra vấn đề về việc sắp xếp tổ chức lại công tác KTTN tại các công ty thương mại, đồng thời chuẩn xác lại hệ thống báo cáo và sự tách bạch quyền hạn và trách nhiệm trong công ty giúp việc đánh giá hiệu quả hoạt động của các trung tâm trách nhiệm.
  • 24. 8 Các nghiên cứu trong nước nêu trên mặc dù đã chỉ ra thêm một số nhân tố khác ảnh hưởng đến công tác KTTN đó là những lỗ hổng trong các nghiên cứu ngoài nước Fowzia (2011), tuy nhiên cũng chỉ là dựa trên quan sát và suy luận định tính chưa có điều tra và kiểm định đày đủ. 1.1.3 Nhận xét về các nghiên cứu trước Trong giai đoạn 1995-2010 các công trình nghiên cứu trong nước sử dụng phương pháp quan sát và nghiên cứu thông qua tài liệu thực tế tại các doanh nghiệp và chủ yếu dựa vào suy luận định tính, chưa thực hiện các cuộc điều tra khảo sát đặc biệt là khảo sát các đối tượng sử dụng thông tin KTTN để ra các quyết định về nhân sự về sản xuất kinh doanh. Từ giai đoạn 2010 trở lại đây các công trình nghiên cứu đã thực hiện khảo sát từ các doanh nghiệp phân tích đánh giá và đưa ra nhiều giải pháp bổ ích cho doanh nghiệp. Ở trong nước các công trình nghiên cứu về KTTN chủ yếu tập trung vào đánh giá thực trạng hệ thống KTTN, công tác tổ chức KTTN… đề xuất các giải pháp hoàn thiện hệ thống KTTN tại các doanh nghiệp, chưa đi sâu vào nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến công tác KTTN. Trên thế giới có một số công trình nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến công tác KTTN, nhưng chưa cụ thể trong lãnh vực nghiên cứu của đề tài. 1.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức công tác KTTN của doanh nghiệp Qua quá trình lược khảo các nghiên cứu trước tác giả thấy rằng có các yếu tố chính ảnh hưởng đến công tác KTTN bao gồm các yếu tố: (1) sự phân công trách nhiệm (bao gồm: sự phân cấp trong quản lý, sự tách bạch về trách nhiệm giữa các cấp trong quản lý và kiểm soát, thiết lập các trung tâm trách nhiệm); (2) công tác đo lường hiệu quả công việc theo qui định của KTTN (bao gồm: cách thức đo lường hiệu quả công tác KTTN và tiêu chuẩn đo lường hiệu quả công tác KTTN); (3) công tác khen thưởng; (4) môi trường pháp lý; (5) các yếu tố thuộc đặc điểm của doanh nghiệp (như: người sử dụng thông tin kế toán, hệ thống kiểm soát nội bộ, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác kế toán) có ảnh hưởng đến công tác KTTN. Đặc biệt tác giả muốn đi sâu vào nghiên cứu và kiểm định mức độ ảnh
  • 25. 9 hưởng của các nhân tố trên trong công tác KTTN của các Công ty điện lực trên địa bàn TP.HCM. 1.1.5 Nội dung và phương pháp nghiên cứu 1.1.5.1 Nội dung nghiên cứu Để trả lời các câu hỏi trong phần mở đầu, luận văn cần nghiên cứu những nội dung cụ thể sau: Nội dung 1: Khảo sát thực trạng vận dụng KTTN trong các công ty Điện lực trên địa bàn TP.HCM Xây dựng bảng câu hỏi khảo sát -Thu thập thông tin về các công ty Điện lực trên địa bàn TP.HCM bằng bảng câu hỏi khảo sát. Nội dung 2: tổng hợp bảng câu hỏi khảo sát sau khi đã khảo sát xong. Mã hóa thông tin thành các biến số độc lập -Đưa dữ liệu khảo sát vào phần mềm và tiến hành làm sạch dữ liệu trước khi thực hiện việc thống kê. -Nội dung 3: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng (biến độc lập) đến công tác KTNN tại các công ty Điện lực trên địa bàn TP.HCM (biến phụ thuộc) Phân tích mối quan hệ giữa các biến Loại các biến độc lập có ảnh hưởng ít Sử dụng kinh tế lượng để phân tích các chỉ số Chạy hồi qui bội để xác định các hệ số. -Nội dung 4: Tìm ra các nhân tố ảnh hưởng chính đến công tác KTTN tại các công ty Điện lực trên địa bàn TP.HCM. Tìm nhân tố mới có ảnh hưởng đến công tác KTTN Xác định các yếu tố có ảnh hưởng lớn thông qua hồi quy. -Nội dung 5: Đề xuất các giải pháp để vận dụng KTTN vào các công ty Điện lực trên địa bàn TP.HCM hiệu quả hơn. 1.1.5.2 Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp các Giám đốc, kế toán trưởng, các nhân viên kế toán trực tiếp làm công tác KTTN của các công ty, kết hợp quan sát, thu thập thông tin thống kê và phân tích số liệu thực tế. Chủ yếu dựa vào
  • 26. 10 phương pháp định tính kết hợp phương pháp định lượng để làm sáng tỏ thêm vấn đề. 1.1.6 Phạm vi nghiên cứu: Về thời gian: Đề tài nghiên cứu khảo sát tại các Công ty Điện lực trong năm 2015 Về không gian: Đề tài nghiên cứu được tiến hành tại Tổng công ty điện lực TP.HCM và các Công ty Điện lực trên địa bàn TP.HCM. Để thuận tiện cho công tác thu thập thông tin, dữ liệu trình bày trong luận văn, tác giả sẽ căn cứ vào thông tin, dữ liệu được tổng hợp vào bảng khảo sát. KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Trong chương 1, tác giả trình bày tổng quan về các nghiên cứu trước đề tài nghiên cứu liên quan đến chủ đề nghiên cứu đã lựa chọn, tìm hiểu, khảo sát, đồng thời thu thập tài liệu nghiên cứu thông qua các kênh: thư viện, tài liệu được cung cấp, từ giảng viên hướng dẫn, bạn bè, đồng nghiệp và các chuyên gia. Chương này nói lên được tầm quan trọng của một số nhân tố chính ảnh hưởng đến việc tổ chức thực hiện công tác KTTN tại các doanh nghiệp.Chương này cũng nêu lên được các nội dung nghiên cứu của đề tài, xây dựng câu hỏi nghiên cứu và xác định các phương pháp nghiên cứu, giới hạn và phạm vi nghiên cứu của đề tài.
  • 27. 11 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1 Một số khái niệm về kế toán trách nhiệm KTTN là một nội dung cơ bản của KTQT, do vậy quá trình hình thành và phát triển của KTTN gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của KTQT. Theo đó, có thể thấy KTTN được đề cập đầu tiên ở Mỹ vào năm 1950 trong tác phẩm “Basic organizational planning to tie in with responsibility accounting” của Ailman, H. B. 1950. Từ đó đến nay, vấn đề KTTN được quan tâm nhiều với những quan điểm khác nhau bởi những tác giả khác nhau ở nhiều quốc gia trên thế giới như Atkinson; R. D. Banker; R. S. Kaplan; S. M. Young; James R.Martin, …. Sau đây, tôi xin trình bày một số quan điểm nổi bật: Theo nhóm tác giả Anthony A.Atkinson, Robert S.Kaplan thì KTTN là: Một hệ thống kế toán có chức năng thu thập, tổng hợp và báo cáo các dữ liệu kế toán có liên quan đến trách nhiệm của từng nhà quản lý riêng biệt trong một tổ chức thông qua các báo cáo liên quan đến chi phí, thu nhập và các số liệu hoạt động bởi từng khu vực trách nhiệm hoặc đơn vị trong tổ chức. Một hệ thống cung cấp thông tin nhằm đánh giá trách nhiệm và thành quả mỗi nhà quản lý chủ yếu ở khía cạnh thu nhập và những khoản chi phí mà họ có quyền kiểm soát đầu tiên (quyền gây ảnh hưởng). Một hệ thống kế toán tạo ra các báo cáo chứa cả những đối tượng có thể kiểm soát và không thể kiểm soát đối với một cấp quản lý. Theo đó, những đối tượng có thể kiểm soát và không thể kiểm soát cần được phân tách rõ ràng và sự nhận diện những đối tượng có thể kiểm soát được là một nhiệm vụ cơ bản trong kế toán trách nhiệm và báo cáo trách nhiệm . Theo nhóm tác giả Clive Emmanuel, David Otley and Kenneth Mar- chant đã trình bày quan điểm của họ về KTTN như sau: KTTN là sự thu thập tổng hợp và báo cáo những thông tin tài chính về những trung tâm khác nhau trong một tổ chức (những trung tâm trách nhiệm), cũng còn được gọi là kế toán hoạt động hay kế toán khả năng sinh lợi. Nó lần theo các chi phí, thu nhập, hay lợi nhuận đến những nhà quản lý riêng biệt, những người mà chịu trách nhiệm cho việc đưa ra các quyết định về chi phí, thu nhập, hay lợi nhuận đang được nói đến, và thực thi những hành động về chúng. KTTN tỏ ra phù hợp ở những tổ chức mà ở đó nhà quản lý cấp
  • 28. 12 cao thực hiện chuyển giao quyền ra quyết định cho các cấp thuộc quyền. Theo đó, ý tưởng đằng sau KTTN là kết quả hoạt động của mỗi nhà quản lý nên được đánh giá bởi việc họ đã quản lý những công việc được giao nằm trong sự ảnh hưởng của họ tốt hoặc xấu như thế nào Theo James R. Martin, “KTTN là hệ thống kế toán cung cấp thông tin về kết quả, hiệu quả hoạt động của các bộ phận, các đơn vị trong một DN. Đó là công cụ đo lường, đánh giá hoạt động của những bộ phận liên quan đến đầu tư, lợi nhuận, doanh thu và chi phí mà mỗi bộ phận có quyền kiểm soát và chịu trách nhiệm tương ứng” Ý tưởng chính làm cơ sở cho tư tưởng về hệ thống KTTN của James R. Martin là ở chỗ việc phân chia cơ cấu tổ chức quản lý của một công ty thành những trung tâm trách nhiệm sẽ cho ta cách quản lý tốt hơn, và điều này thật sự có ý nghĩa và cần thiết đối với những tổ chức lớn có sự đa dạng về ngành nghề hoạt động. Trong quá trình quản lý, các cá nhân, các bộ phận được giao quyền ra quyết định và trách nhiệm để thực hiện một phần hay toàn bộ công việc nào đó. Việc phân quyền trong tổ chức tạo nên cơ cấu nhiều cấp bậc và đòi hỏi cấp trên phải theo dõi và đánh giá được kết quả thực hiện của cấp dưới. Vì vậy, KTTN được xây dựng để theo dõi kết quả, hiệu quả sử dụng các nguồn lực ở từng bộ phận trong một DN. Một khía cạnh trong khái niệm KTTN của James R. Martin là đề cập đến tính có thể kiểm soát. Theo đó, một nhà quản lý chỉ nên chịu trách nhiệm cho những lĩnh vực mà họ có thể kiểm soát. Tuy nhiên, theo tác giả khái niệm này hiếm khi có thể được áp dụng một cách thành công trong thực tiễn được bởi vì tất cả mọi hệ thống đều luôn thay đổi. Những nỗ lực để ứng dụng khái niệm tính có thể kiểm soát để tạo ra những báo cáo trách nhiệm nơi mà mỗi cấp quản lý được giao chịu trách nhiệm về những cấp quản lý thấp hơn Tóm lại, hiện có nhiều quan điểm khác nhau về KTTN, tuy nhiên theo tôi có thể thấy rằng sự khác nhau của các quan điểm trên được thể hiện ở cách thức nhìn nhận của mỗi tác giả về đặc điểm, ý nghĩa và cơ chế tổ chức KTTN ở DN. Đặc biệt, sự khác nhau đó không mang tính đối nghịch mà chúng cùng bổ sung cho nhau nhằm giúp chúng ta có cái nhìn toàn diện hơn về KTTN. Từ những quan điểm trên, có thể rút ra những vấn đề chung về KTTN như sau:
  • 29. 13 Thứ nhất, KTTN là một nội dung cơ bản của KTQT và là một quá trình tập hợp và báo cáo các thông tin được dùng để kiểm tra các quá trình hoạt động và đánh giá thực hiện nhiệm vụ ở từng bộ phận trong một tổ chức. Thứ hai, KTTN chỉ có thể được thực hiện trong đơn vị có cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý phải có sự phân quyền rõ ràng. Trên thực tế, hệ thống KTTN ở các tổ chức khác nhau là rất đa dạng, có những hệ thống KTTN bao gồm các thủ tục được thể chế hóa cao với các hoạt động theo lịch trình đều đặn, và có những hệ thống không được thể chế hóa và hoạt động tùy tiện. Các khác biệt này phát sinh do các đặc điểm của hệ thống trách nhiệm và lượng quyền hạn mà nhà quản lý cấp cao trao cho các nhà quản lý cấp dưới. Sự phân quyền trong một tổ chức một phần tùy thuộc vào môi trường của tổ chức và một phần tùy thuộc vào quan điểm của quản trị cấp cao và phong cách quản lý. Vì vậy, không dễ dàng xác định chính xác các đặc điểm của một hệ thống KTTN trong một tổ chức. Thứ ba, một hệ thống KTTN hữu ích phải thỏa mãn lý thuyết phù hợp. Lý thuyết này cho rằng không có một kiểu mẫu cấu trúc tổ chức đúng và thỏa mãn cho mọi tổ chức mà chỉ có một cấu trúc tổ chức thích hợp nhất là cấu trúc cung cấp một sự phù hợp với: môi trường tổ chức hoạt động, chiến lược tổng hợp của tổ chức, các giá trị và sự khích lệ của quản trị cấp cao. Tóm lại, trong một DN, muốn điều hành quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh được hiệu quả, nhà quản trị cần xác lập mục tiêu, xây dựng kế hoạch và triển khai việc thực hiện mục tiêu của mình. Trong quá trình hoạt động, nhà quản trị phải không ngừng kiểm tra, đôn đốc và đánh giá việc thực hiện mục tiêu chung của các cấp thừa hành thông qua việc phân tích, tính toán hiệu quả của từng hoạt động, từng khâu, từng sản phẩm… Với yêu cầu đó, hệ thống KTTN được thiết lập để ghi nhận, đo lường kết quả hoạt động của từng bộ phận trong một tổ chức, nhằm giúp các nhà quản lý kiểm soát được hoạt động và chi phí của họ, đồng thời qua đó đánh giá được trách nhiệm của nhà quản trị ở từng cấp quản lý khác nhau. Do vậy, KTTN được thực hiện trên nguyên tắc là nó tập hợp và báo cáo những thông tin kế toán thực tế và được dự toán về các đầu vào, đầu ra của các trung tâm trách nhiệm.
  • 30. Tiếp tục đối chiếu số liệu, ra quyết định vào thời điểm thích hợp 14 Lập kế hoạch hoạt động (dự toán ngân sách) Kiểm soát Thu thập các thông tin liên quan đến kế hoạch Ra quyết định quản trị điều tiết các chênh lệch lớn Phân tích định kỳ chênh lệch giữa kế hoạch và thực tế Sơ đồ 2.1: Quy trình hoạt động của KTTN 2.2 Vai trò – Chức năng của kế toán trách nhiệm 2.2.1 Vai trò của kế toán trách nhiệm KTTN là một phương pháp phân chia cấu trúc của một tổ chức thành những trung tâm trách nhiệm khác nhau để đo lường biểu hiện của chúng. Nói cách khác, nó là một công cụ để đo lường về kết quả hoạt động của một khu vực nào đó trong tổ chức, qua đó giúp nhà quản trị kiểm soát và đánh giá trách nhiệm quản trị ở từng cấp quản trị khác nhau. Công cụ đo lường hiệu quả sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến các trung tâm trách nhiệm, đây cũng là một trong những vấn đề nghiên cứu của tác giả, đó là “nhân tố đo lường hiệu quả của công việc theo qui định của KTTN”. Vai trò của KTTN được thể hiện ở những nội dung sau: -Thứ nhất, KTTN giúp xác định sự đóng góp của từng đơn vị, bộ phận vào lợi ích của toàn bộ tổ chức. -Thứ hai, KTTN cung cấp một cơ sở cho việc đánh giá chất lượng về kết quả hoạt động của những nhà quản lý bộ phận. -Thứ ba, KTTN được sử dụng để đo lường kết quả hoạt động của các nhà quản lý và do đó, nó ảnh hưởng đến cách thức thực hiện hành vi của các nhà quản lý này. -Thứ tư, KTTN thúc đẩy các nhà quản lý bộ phận điều hành bộ phận của mình theo phương cách phù hợp với những mục tiêu cơ bản của toàn bộ tổ chức.
  • 31. 15 2.2.2 Chức năng của kế toán trách nhiệm - Một là, KTTN tạo cơ sở cho hoạt động đánh giá kết quả của từng nhà quản trị ở các cấp quản trị trong một doanh nghiệp. - Hai là, KTTN giúp các nhà quản lý điều hành bộ phận của mình theo những cách thức thích hợp và nhất quán với mục tiêu chung của cả doanh nghiệp. - Ba là, KTTN giúp các nhà quản lý đo lường sự đóng góp của từng cá nhân, từng bộ phận vào kết quả chung của doanh nghiệp. 2.3 Nội dung tổ chức KTTN KTTN là công viêc được thực hiện không thể tách rời các trung tâm trách nhiệm. Các trung tâm này được hình thành thông qua việc phân cấp quản lý 2.3.1 Phân cấp trong quản lý(Decentralizing) Phân cấp quản lý là việc người quản lý giao quyền ra quyết định cho cấp quản lý thấp hơn trong quá trình hoạt động của Doanh nghiệp và cấp dưới đó chỉ ra quyết định trong phạm vi của mình. Tùy theo từng Doanh nghiệp, mức độ phân chia có thể khác nhau gồm nhiều cấp độ hay chỉ một cấp và việc giao quyền quyết định có thể nhiều hay ít. Mỗi cấp độ sẽ có người quản lý riêng và có thể thuộc về một trong các trung tâm từ thấp đến cao như: trung tâm chi phí, trung tâm doanh thu, trung tâm lợi nhuận, trung tâm đầu tư. Người quản lý sẽ điều phối các nguồn lực và hoạt động của trung tâm mình để thực hiện các chỉ tiêu do cấp trên đã giao. Có nhiều cách phân loại quản lý mà chủ yếu là phân chia theo chức năng kinh doanh, theo sản phẩm sản xuất kinh doanh và theo khu vực địa lý. Đối với các doanh nghiệp phân chia theo chức năng kinh doanh ta có các phòng ban như tiếp thị, nghiên cứu phát triển và tài vụ,…Đối với cách phân chia theo sản phẩm và khu vực địa lý, thường mỗi sản phẩm kinh doanh đó gắn với các đầu vào và đầu ra riêng để xác định hiệu quả kinh doanh của nó. Khi tiến hành phân cấp quản lý nếu doanh nghiệp chia ra quá nhiều cấp sẽ có thể dẫn đến bộ máy tổ chức cồng kềnh, hoặc nếu tập trung quá nhiều quyền quyết định vào một nơi sẽ làm giảm hiệu quả hoạt động, Vì thế nhà quản lý cần cân nhắc giữa ưu điểm và nhược điểm khi thực hiện phân cấp đó.
  • 32. 16 2.3.1.1 Ưu điểm của sự phân cấp trong quản lý - Thứ nhất, người quản lý có thể giảm bớt khối lượng công việc do san sẽ cho người khác, từ đó có thể tiết kiệm thời gian làm việc của mình để tập trung vào thực hiện các mục tiêu và chỉ tiêu lớn hơn cho Doanh nghiệp như đầu tư thời gian đề ra những công việc mang tính chất chiến lược lâu dài. - Thứ hai, nguồn thông tin được cung cấp đầy đủ và kịp thời hơn. Chính sự phân quyền trong quản lý mà các bộ phận có thể chủ động tiếp cận các thông tin và phản hồi nhanh chóng. Các nhà quản lý có thể hiểu rõ hơn về khách hàng, nhân viên, nhà cung cấp hay đối thủ cạnh tranh…Điều này giúp các nhà quản trị thích ứng nhanh với sự thay đổi của môi trường kinh doanh, vốn là một thuộc tính tất yếu của nền kinh tế thị trường. - Thứ ba, phát triển những nhà quản lý cấp thấp hơn. Nhà quản lý có thể đánh giá nhân viên tốt và đào tạo lớp quản lý mới để kế thừa. Cấp dưới có thể tập trung học tập, rèn luyện, nâng cao nghiêp vụ tích lũy kinh nghiệm khi thực hiện các công việc, quyết định của mình. - Thứ tư, cơ cấu tổ chức được thiết lập phù hợp với môi trường hoạt động. Bởi nếu các lĩnh vực kinh doanh đa dạng, quy mô kinh doanh lớn, thị trường và thị phần rộng mở thì nhất thiết có nhiều nhân sự quan trọng cùng gánh vác trách nhiệm và ngược lại. Các bộ phận trong cơ cấu tổ chức có thể điều chỉnh để thích nghi với môi trường kinh doanh một phần là nhờ vào việc phân cấp đó. - Thứ năm, phân quyền phục vụ tốt hơn cho việc ra quyết định. Qua các lợi ích được nêu trên cho thấy sự phân quyền trong quản lý có thể giúp cho việc ra quyết định được nhanh chóng, kịp thời và hữu hiệu hơn. Các cấp dưới có điều kiện tiếp cận thông tin, phát huy được tính chủ động và tự rèn luyện kỷ năng của mình trong quá trình ra quyết định. Cấp trên có thể tập trung vào quyết định cho các mục tiêu mang tầm chiến lược chung của công ty. - Thứ sáu, khuyến khích nhân viên nổ lực với trách nhiệm được giao hơn, từ đó góp phần hoàn thành mục tiêu chung của toàn DN. Khi kết quả thực hiện của mỗi bộ phận, mỗi con người trong tổ chức được xác định và thừa nhận một cách rõ rang sẽ khuyến khích họ làm việc tốt hơn. Bên cạnh đó tạo môi trường thi đua tích
  • 33. 17 cực và lành mạnh giữa các cá nhân, các đơn vị và khuyến khích họ đạt được các chỉ tiêu của từng bộ phận cũng như mục tiêu chung của toàn đơn vị. 2.3.1.2 Nhược điểm của sự phân cấp trong quản lý: - Thứ nhất, khi phân quyền càng rộng thì khả năng kiểm soát sẽ khó khăn hơn. Bởi lẻ việc phân quyền sẽ đi chung với việc ít kiểm soát hơn đối với các quyết định của các bộ phận, thậm chí dẫn đến thái độ giao phó cho cấp dưới. mặt khác quyết định của các bộ phận có thể mâu thuẫn lẫn nhau. Chính điều này làm cho nhà quản lý khó có thể điều hành và phối hợp giữa các bộ phận. - Thứ hai, khi các thủ tục kiểm soát không tốt, phân quyền có thể dẫn đến tuân thủ sai lệch các mục tiêu chung của tòan DN. Do các giám đốc các bộ phận chỉ tập chung vào lợi ích cục bộ của đơn vị, không xem xét quyết định của mình có ảnh hưởng đến doanh nghiệp như thế nào và làm lệch đi mục tiêu chung của doanh nghiệp. - Ngoài ra, phân quyền có thể dẫn đến sự trùng lắp trong giải quyết công việc không cần thiết đối với các bộ phận. Vấn đề phân quyền tách bạch trách nhiệm là một vấn đề rất quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý chung của doanh nghiệp. 2.3.2 Xác định các trung tâm trách nhiệm. Trong KTTN, các trung tâm trách nhiệm chủ yếu được phân chia theo chức năng tài chính. Trung tâm trách nhiệm là một chức năng hay một bộ phận trong tổ chức, đặt dưới sự lãnh đạo của một nhà quản trị hoặc một cấp quản lý chịu trách nhiệm trực tiếp với kết quả của chức năng hay bộ phận đó. Sự phân cấp trách nhiệm rõ ràng và tách bạch phù hợp qui mô và mục tiêu của doanh nghiệp sẽ giúp cho công tác KTTN đạt hiệu quả cao, đây cũng là một trong những mục tiêu nghiên cứu của đề tài. Tóm lại hệ thống KTTN được xây dựng trên cơ sở xác định trách nhiệm của mỗi đơn vị, bộ phận trong tổ chức. Mỗi đơn vị hoặc bộ phận của tổ chức có một nhà quản lý chịu trách nhiệm về những kết quả tài chính cụ thể của đơn vị hoặc bộ phận. Một đơn vị hoặc bộ phận như vậy gọi là một trung tâm trách nhiệm Trong một tổ chức có thể được xác lập bởi 4 loại trung tâm trách nhiệm cơ bản sau:
  • 34. 18 2.3.2.1Trung tâm chi phí (Cost Centers) Trung tâm chi phí là một loại trung tâm trách nhiệm thể hiện phạm vi cơ bản của hệ thống xác định chi phí, là điểm xuất phát của các hoạt động như: Lập dự toán chi phí; Phân loại chi phí thực tế phát sinh; So sánh chi phí thực tế với định mức chi phí tiêu chuẩn. Trung tâm chi phí gắn liền với cấp quản lý mang tính chất tác nghiệp, trực tiếp tạo ra sản phẩm, dịch vụ, hoặc gián tiếp phục vụ kinh doanh (như phân xưởng sản xuất, các phòng ban chức năng). Theo đó, người quản lý chỉ chịu trách nhiệm hoặc chỉ có quyền kiểm soát đối với chi phí phát sinh ở bộ phận mình, không có quyền hạn đối với việc tiêu thụ và đầu tư vốn. Thông tin chủ yếu sử dụng để đánh giá thành quả của các nhà quản trị ở trung tâm chi phí là chi phí có thể kiểm soát bởi từng nhà quản trị đối với bộ phận do mình phụ trách. Bằng phương pháp so sánh chi phí thực tế với chi phí dự toán (hay định mức), nhà quản trị có thể biết được chênh lệch nào là thuận lợi, chênh lệch nào là bất lợi. Chênh lệch nào do biến động của khối lượng hoạt động, chênh lệch nào do thành quả kiểm soát chi phí mang lại. Nhà quản trị trung tâm chi phí có trách nhiệm điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh ở trung tâm sao cho đạt được kế hoạch được giao, đồng thời đảm bảo chi phí thực tế phát sinh không vượt quá chi phí tiêu chuẩn (hoặc dự toán). Do vậy, khi đánh giá trách nhiệm quản trị cũng như đo lường kết quả hoạt động của loại trung tâm này, chúng ta cần đánh giá hai chỉ tiêu cơ bản sau: - Có hoàn thành nhiệm vụ được giao về sản lượng sản xuất kinh doanh hay không? - Chi phí thực tế phát sinh có vượt quá định mức tiêu chuẩn (hoặc dự toán) không? Trường hợp hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh nhưng chi phí thực tế vượt quá định mức (dự toán) thì sẽ tiến hành phân tích xác định nguyên nhân để làm cơ sở đánh giá trách nhiệm quản trị ở từng cấp một cách chính xác hơn. 2.3.2.2 Trung tâm doanh thu (Revenue Centers) Trung tâm doanh thu là trung tâm trách nhiệm mà người quản lý chỉ có trách nhiệm với doanh thu cần tạo ra, không chịu trách nhiệm với lợi nhuận và vốn đầu tư. Trung tâm doanh thu có quyền quyết định công việc bán hàng trong khung giá cả cho phép để tạo ra doanh thu cho DN. Trung tâm này thường được gắn với bậc
  • 35. 19 quản lý cấp trung hoặc cấp cơ sở, đó là các bộ phận kinh doanh trong đơn vị như các chi nhánh tiêu thụ, khu vực tiêu thụ, cửa hàng tiêu thụ, nhóm sản phẩm, .… Trên thực tế khi xác định chỉ tiêu đánh giá trung tâm doanh thu cần xem xét giá thành sản phẩm để khuyến khích trung tâm này tạo ra lợi nhuận chứ không chỉ đơn thuần là tạo ra doanh thu. Các nhà quản lý bán hàng thường chiết khấu giảm giá hàng bán khi bán hàng số lượng lớn, hay thực hiện các chiến dịch quảng cáo, khuyến mại. Các hoạt động này sẽ làm tăng doanh thu nhưng đều làm giảm lợi nhuận mà DN chỉ chấp nhận trong một thời gian kinh doanh có hạn. Như vậy, trung tâm này phải có chính sách bán hàng, không chỉ dựa trên tình hình thị trường mà còn dựa trên giá thành, chi phí và các mục tiêu lâu dài của công ty. Trách nhiệm của nhà quản trị ở trung tâm doanh thu là tổ chức hoạt động tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ sao cho đạt được doanh thu trong kỳ nhiều nhất của bộ phận do mình kiểm soát. Theo đó, chúng ta sẽ đối chiếu doanh thu thực tế đạt được so với doanh thu dự toán của bộ phận, xem xét tình hình thực hiện dự toán tiêu thụ, trên cơ sở đó phân tích sai biệt doanh thu do ảnh hưởng của các nhân tố có liên quan như đơn giá bán, khối lượng tiêu thụ và cơ cấu sản phẩm tiêu thụ. Do đầu ra của trung tâm doanh thu được lượng hóa bằng tiền, nhưng đầu vào thì trung tâm này không chịu trách nhiệm về giá thành sản phẩm hay giá vốn hàng bán. Trong khi đó chi phí phát sinh tại trung tâm doanh thu thì không thể nào so sánh được với doanh thu của trung tâm, vì vậy để đo lường hiệu năng hoạt động của trung tâm này, chúng ta sẽ so sánh giữa chi phí thực tế và chi phí dự toán của trung tâm. 2.3.2.3 Trung tâm lợi nhuận (Profit Centers) Trung tâm lợi nhuận là loại trung tâm trách nhiệm mà nhà quản trị phải chịu trách nhiệm với kết quả sản xuất và tiêu thụ của trung tâm. Trong trường hợp này nhà quản lý có thể ra quyết định loại sản phẩm nào cần sản xuất, sản xuất như thế nào, mức độ chất lượng, giá cả, hệ thống phân phối và bán hàng. Nhà quản lý phải quyết định các nguồn lực sản xuất được phân bổ như thế nào giữa các sản phẩm, điều đó cũng có nghĩa là họ phải đạt được sự cân bằng trong việc phối hợp giữa các yếu tố giá cả, sản lượng, chất lượng và chi phí.
  • 36. 20 Loại trung tâm trách nhiệm này thường được gắn ở bậc quản lý cấp trung, đó là giám đốc điều hành trong công ty, các đơn vị kinh doanh trong tổng công ty như các công ty phụ thuộc, các chi nhánh,…. Nếu nhà quản lý không có quyền quyết định mức độ đầu tư tại trung tâm của họ thì tiêu chí lợi nhuận được xem là tiêu chí thích hợp nhất để đánh giá kết quả thực hiện của trung tâm này. Trách nhiệm của nhà quản trị ở trung tâm lợi nhuận là tổ chức hoạt động kinh doanh sao cho lợi nhuận đạt được là cao nhất. Nhà quản trị trung tâm lợi nhuận được giao vốn và quyền quyết định trong việc sử dụng số vốn đó để tạo ra lợi nhuận. Do vậy, bên cạnh trách nhiệm phải tạo ra lợi nhuận cao, trung tâm lợi nhuận còn có trách nhiệm kiểm soát chi phí phát sinh. Chính vì lẽ đó, để đánh giá kết quả của trung tâm lợi nhuận, chúng ta cần đánh giá việc thực hiện các chỉ tiêu lợi nhuận, giá bán và lượng bán. - Đối với chỉ tiêu lợi nhuận: cần xác định chênh lệch giữa lợi nhuận thực hiện so với lợi nhuận kế hoạch được giao cả về số tuyệt đối lẫn số tương đối. - Do lợi nhuận tạo ra trong kỳ của DN là phần còn lại của doanh thu sau khi trừ chi phí phát sinh tương ứng tạo ra doanh thu đó, nên doanh thu và chi phí là hai nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận. Để đánh giá chính xác kết quả của trung tâm lợi nhuận, chúng ta cần xác định phạm vi chi phí mà nhà quản trị trung tâm có thể kiểm soát được rồi áp dụng phương pháp phân tích biến động chi phí như phương pháp áp dụng ở các trung tâm chi phí. Riêng chỉ tiêu doanh thu, cần đánh giá ở các khía cạnh sau: + Trung tâm có đạt được mức tiêu thụ dự toán hay không? + Trung tâm có thực hiện giá bán đúng như dự toán hay không? + Trung tâm có thực hiện cơ cấu hàng bán đúng như dự toán hay không? (trường hợp kinh doanh nhiều loại sản phẩm). Khi đánh giá chênh lệch giữa doanh thu thực hiện so với doanh thu dự toán, ta cần tiến hành phân tích xác định các nhân tố ảnh hưởng, trên cơ sở đó xác định các nguyên nhân chủ quan và khách quan làm biến động doanh thu. Ngoài ra, còn có thể sử dụng các chỉ tiêu như số dư bộ phận; tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu; tỷ suất doanh thu trên chi phí; … để đánh giá thành quả hoạt động của các trung tâm lợi nhuận.
  • 37. 21 2.3.2.4 Trung tâm đầu tư (Investment Centers) Đây là loại trung tâm trách nhiệm gắn với bậc quản lý cấp cao như Hội đồng quản trị công ty, các công ty con độc lập, …. Đó là sự tổng quát hóa của các trung tâm lợi nhuận trong đó khả năng sinh lời được gắn với các tài sản được sử dụng để tạo ra lợi nhuận đó. Một trung tâm trách nhiệm được xem là một trung tâm đầu tư khi nhà quản trị của trung tâm đó không những quản lý chi phí và doanh thu mà còn quyết định lượng vốn sử dụng để tiến hành quá trình đó. Về bản chất có thể xem trung tâm đầu tư là một dạng mở rộng của trung tâm lợi nhuận, trong đó nhà quản trị có nhiều quyền hạn và trách nhiệm hơn, vì ngoài việc đưa ra các quyết định ngắn hạn như xác định cơ cấu sản phẩm, giá bán, chi phí sản phẩm, … họ còn có quyền kiểm soát và đưa ra các quyết định về vốn đầu tư của DN. Vì vậy về mặt hiệu quả hoạt động của trung tâm đầu tư có thể được đo lường giống như trung tâm lợi nhuận, nhưng về hiệu năng hoạt động thì cần có sự so sánh lợi nhuận đạt được với tài sản hay giá trị đã đầu tư vào trung tâm. Các chỉ tiêu cơ bản có thể sử dụng để đánh giá hiệu năng hoạt động của trung tâm đầu tư như: Tỷ suất hoàn vốn đầu tư (ROI); Lãi thặng dư (RI); Giá trị thị trường của tài sản của DN * Tỷ suất hoàn vốn đầu tư (Return on Investment - ROI) - Khái niệm về tỷ lệ hoàn vốn đầu tư: Là tỷ số giữa lợi nhuận thuần trên vốn đầu tư đã bỏ ra, hay theo Du Pont thì ROI còn được phân tích là tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu nhân với vòng quay của vốn đầu tư. - Mục tiêu sử dụng chỉ số tỷ lệ hoàn vốn đầu tư: + Mục tiêu đầu tiên của việc sử dụng ROI là việc đánh giá hiệu quả đầu tư của các trung tâm đầu tư và các DN có các quy mô vốn khác nhau, để phân tích xem nơi nào đạt hiệu quả cao nhất, từ đó làm cơ sở đánh giá thành quả quản lý. + Mục tiêu thứ hai khi sử dụng ROI để tìm ra các nhân tố tác động đến hiệu quả quản lý nhằm tìm ra các giải pháp để làm cho kết quả hoạt động được tốt hơn. Đó là các biện pháp cải thiện doanh thu, kiểm soát chi phí hay tính lại cơ cấu vốn đầu tư.
  • 38. 22 Lợi nhuận Lợi nhuận Doanh thu ROI = = x (2.1) Vốn đầu tư Doanh thu Vốn đầu tư Hay: ROI = Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu x Số vòng quay của vốn đầu tư Lợi nhuận được sử dụng trong công thức là lợi nhuận thuần trước thuế thu nhập. Lý do sử dụng lợi nhuận thuần là để phù hợp với doanh thu và vốn hoạt động đã tạo ra nó và để xác định vòng quay vốn. Vốn hoạt động được sử dụng trong ROI ở điều kiện bình thường là vốn bình quân giữa đầu năm và cuối năm. Nếu vốn trong năm biến động liên tục thì phải tính bình quân từng tháng hoặc bình quân gia quyền. Lãi thặng dư (Residual Income – RI) Khái niệm về lãi thặng dư: Lãi thặng dư (hay lợi tức còn lại) là khoản thu nhập của bộ phận hay toàn DN được trừ đi chi phí sử dụng vốn mong đợi đã đầu tư vào bộ phận đó. Chỉ số này nhấn mạnh thêm khả năng sinh lời vượt trên chi phí vốn đã đầu tư vào một bộ phận hay toàn DN. - Mục đích sử dụng của chỉ số lãi thặng dư - RI: Thứ nhất của việc sử dụng chỉ số RI là cho biết lợi nhuận thực tế đã mang về là bao nhiêu sau khi trừ đi các khoản chi phí sử dụng vốn để có được lợi nhuận trên. Thứ hai của việc sử dụng chỉ số RI là cho biết có nên đầu tư gia tăng hay không mà khi sử dụng chỉ số ROI không đủ cơ sở để quyết định. Công thức tính của RI: RI = P – R (2.2) Với: RI: Lãi thặng dư (Residual Income); P: Lợi tức của trung tâm đầu tư (Profits) R = ∑ri * Ci (trong đó R: chi phí sử dụng vốn bình quân; Ci Vốn đầu tư (Capital) huy động từ nguồn i; ri: tỷ suất sinh lời mong muốn tối thiểu của nguồn i). Hay: Lãi thặng dư (RI) = Lợi tức của trung tâm đầu tư – (Vốn đầu tư x Tỷ suất chi phí vốn) Sử dụng chỉ tiêu lãi thặng dư làm thước đo kết quả bộ phận có ưu điểm là đánh giá đúng kết quả của các trung tâm đầu tư vì chỉ tiêu này đã đặt các trung tâm
  • 39. 23 đầu tư lên cùng một mặt bằng so sánh. Ngoài ra, lãi thặng dư còn khuyến khích các nhà quản trị bộ phận chấp nhận bất kỳ cơ hội kinh doanh nào được dự kiến sẽ mang lại ROI cao hơn ROI bình quân. Tuy nhiên, RI cũng có nhược điểm là do RI là một chỉ tiêu được thể hiện bằng số tuyệt đối nên không thể sử dụng RI để so sánh thành quả quản lý của các nhà quản trị ở các trung tâm đầu tư có tài sản được đầu tư khác nhau. Vì trong thực tế, nếu dùng RI đánh giá thì RI thường có khuynh hướng lạc quan nghiêng về những nơi có quy mô vốn lớn. Như vậy, để đánh giá kết quả của trung tâm đầu tư, nhà quản trị cần sử dụng kết hợp các chỉ tiêu cơ bản như ROI, RI với việc xem xét mức chênh lệch trong việc thực hiện các chỉ tiêu giữa thực tế so với kế hoạch. 2.3.3Lập Báo cáo trách nhiệm cho các trung tâm trách nhiệm Thành quả của mỗi trung tâm trách nhiệm được tổng hợp định kỳ trên một báo cáo KTTN bộ phận (gọi tắt là báo cáo trách nhiệm). Báo cáo trách nhiệm của từng trung tâm sẽ phản ánh kết quả tài chính chủ yếu theo thực tế và theo dự toán, đồng thời chỉ ra các chênh lệch giữa kết quả thực tế so với dự toán theo từng chỉ tiêu được chuyển tải trong báo cáo phù hợp với từng loại trung tâm trách nhiệm . Một hệ thống báo cáo trách nhiệm thường có những đặc điểm cơ bản sau: Thứ nhất, mức độ chi tiết của thông tin trên các báo cáo sẽ khác nhau đối với những cấp độ quản lý khác nhau. Theo đó, cấp quản lý càng thấp thì các mức độ chi tiết của các chỉ tiêu báo cáo càng nhiều; những kết quả tổng cộng từ báo cáo của một cấp quản lý sẽ được báo cáo lên cho cấp quản lý cao hơn kế tiếp. Dữ liệu được tổng hợp, chắt lọc và cô đọng khi thông tin được báo cáo lên cho những cấp độ quản lý cao hơn, hay nói một cách khác, mức độ chi tiết của các chỉ tiêu sẽ giảm dần ở cấp quản lý càng cao. Thứ hai, mặc dù lượng thông tin của các báo cáo có sự biến đổi, nhưng những bảng báo cáo mà được phát hành dưới một hệ thống báo cáo trách nhiệm có mối liên hệ mật thiết với nhau. Thông tin trong báo cáo ở cấp thấp sẽ mang tính giải thích, chứng minh cho các chỉ tiêu trong báo cáo ở cấp cao hơn. Thứ ba, báo cáo phải bao gồm tất cả những chỉ tiêu doanh thu, chi phí và lợi nhuận mà có thể xác định một cách trực tiếp hay phân bổ một cách gián tiếp đến
  • 40. 24 một cấp quản lý cụ thể, điều này phải căn cứ vào tính có thể kiểm soát được hay không đối với từng chỉ tiêu cụ thể. Theo đó khi áp dụng phương pháp này, cần phải có sự thận trọng khi phân tách giữa những hạng mục có thể kiểm soát được và không thể kiểm soát được để xác định rõ những hạng mục mà một nhà quản lý có thể và phải chịu trách nhiệm đối với nó. Báo cáo trách nhiệm là một bộ phận của báo cáo KTQT, do vậy trước hết báo cáo KTTN phải đáp ứng được các yêu cầu chung của báo cáo KTQT. Ngoài ra, do tính đặc thù riêng có cũng như để phát huy được tác dụng thì báo cáo trách nhiệm phải thỏa mãn những yêu cầu cơ bản sau: - Thứ nhất, báo cáo phải được lập và truyền đạt một cách kịp thời. - Thứ hai, báo cáo phải được thực hiện một cách thường xuyên, liên tục. - Thứ ba, hình thức phải tương đối đơn giản, dễ hiểu và có sự so sánh. Căn cứ vào trách nhiệm báo cáo thì hệ thống báo cáo trách nhiệm được chia thành 4 nhóm báo cáo ứng với 4 loại trung tâm trách nhiệm sau: 2.3.3.1 Báo cáo trách nhiệm của các trung tâm chi phí Báo cáo trách nhiệm của trung tâm chi phí là bảng so sánh chi phí thực hiện và dự toán và xác định mức chênh lệch giữa chi phí thực hiện so với dự toán. Ngoài ra, các chênh lệch còn có thể được phân tích chi tiết tùy theo yêu cầu quản lý thành các biến động theo các nhân tố cấu thành chi phí đó. Bảng 2.1: Báo cáo trách nhiệm của trung tâm chi phí Tháng, quý, năm … Báo cáo trách nhiệm của trung tâm Dự toán Thực tế Chênh lệch chi phí Báo cáo cho Giám đốc bộ phận I 1.Chi phí kinh doanh của đơn vị 1 2.Chi phí kinh doanh của đơn vị 2 3.Chi phí kinh doanh của đơn vị 3 Cộng
  • 41. 25 2.3.3.2 Báo cáo trách nhiệm của các trung tâm doanh thu Tùy theo cơ cấu tổ chức quản lý trong mỗi DN mà người chịu trách nhiệm cao nhất của trung tâm doanh thu có thể là PTGĐ kinh doanh của Tổng công ty, GĐ kinh doanh của công ty hoặc trưởng phòng kinh doanh của công ty. Và cũng tương tự như trung tâm chi phí, mức độ chi tiết theo các cấp độ quản lý sẽ tùy thuộc vào cơ cấu tổ chức của công ty. Bảng 2.2: Báo cáo trách nhiệm của trung tâm Doanh thu Tháng, quý, năm … Báo cáo trách nhiệm trung tâm doanh thu Doanh Doanh Chênh Ảnh hưởng biến động của thu thực thu dự lệch các nhân tố tế toán Đơn Số Cơ cấu giá lượng mặt hàng bán tiêu tiêu thụ thụ Báo cáo cho giám đốc kinh doanh 1.Chi nhánh 1 2.Chi nhánh 2 3.Chi nhánh 3 Cộng toàn công ty 2.3.3.3 Báo cáo trách nhiệm của các trung tâm lợi nhuận Nguyên tắc có thể kiểm soát được áp dụng cho quá trình báo cáo trách nhiệm của các trung tâm lợi nhuận. Báo cáo trách nhiệm của trung tâm lợi nhuận là các báo cáo nhằm đánh giá trách nhiệm của trung tâm này dựa trên Báo cáo kết quả kinh doanh và thường được trình bày theo dạng số dư đảm phí nhằm xác định số dư của từng bộ phận trong phạm vi được phân cấp và kiểm soát về chi phí, doanh thu của họ, đồng thời qua đó cũng đánh giá được phần đóng góp của từng bộ phận vào lợi nhuận chung của công ty. Để đánh giá trách nhiệm của từng trung tâm lợi nhuận, người ta có thể hoặc so sánh kết quả thực hiện với dự toán hoặc so sánh tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu với tỷ lệ chung của toàn đơn vị hoặc của Ngành.
  • 42. 26 Bảng 2.3: Báo cáo trách nhiệm trung tâm lợi nhuận Báo cáo trách nhiệm của trung tâm lợi Dự toán Thực tế Biến nhuận động 1.Doanh số 2.Biến phí: - Sản xuất (hoặc giá vốn hàng bán) - Lưu thông và quản lý 3. Số dư đảm phí (= 2 – 1) 4. Định phí trực tiếp (kiểm soát được) 5. Số dư bộ phận kiểm soát được (= 3 – 4) 6. Định phí không kiểm soát được 7. Số dư bộ phận (= 5 – 6) 8. Chi phí chung của công ty phân bổ 9. Lợi nhuận trước thuế (= 7 – 8) 2.3.3.4 Báo cáo trách nhiệm của các trung tâm đầu tư Để đánh giá trách nhiệm của trung tâm đầu tư, nhà quản trị thường sử dụng báo cáo thông qua các chỉ tiêu cơ bản như tỷ suất hoàn vốn đầu tư (ROI); Lãi thặng dư (RI). Sau đây là mẫu báo cáo trách nhiệm của trung tâm đầu tư. Bảng 2.4: Báo cáo trách nhiệm của trung tâm đầu tư Nội dung Thực Chênh Kế hoạch hiện lệch 1. Doanh thu thuần 2. Biến phí 3. Số dư đảm phí 4. Định phí bộ phận 5. Số dư bộ phận 6. Chi phí chung phân bổ 7. Lợi nhuận trước thuế 8. Chi phí thuế TNDN
  • 43. 27 9. Lợi nhuận sau thuế TNDN 10. Vốn đầu tư 11. Tỷ lệ hoàn vốn đầu tư (ROI) 12. Thu nhập thặng dư (RI) Như vậy, báo cáo trách nhiệm là sản phẩm cuối cùng và cao cấp nhất của hệ thống KTTN; là một bộ phận quan trọng trong hệ thống báo cáo KTQT của DN. Mỗi trung tâm trách nhiệm, mỗi bộ phận sẽ có các báo cáo riêng mang tính chất đặc thù, trong đó nội dung báo cáo gắn liền với các chỉ tiêu nhằm đánh giá kết quả hoạt động của từng trung tâm trách nhiệm hay bộ phận đó. Trong thực tế không có mẫu biểu chính xác và chi tiết của một bảng báo cáo kết quả hoạt động của từng bộ phận trong các DN, mà vấn đề này phụ thuộc vào đặc thù của từng tổ chức kinh tế, từng DN cụ thể và bản chất của trung tâm trách nhiệm . Qua nội dung trình bày trên, có thể thấy rằng, hệ thống báo cáo KTTN (gọi tắt là báo cáo trách nhiệm) là hệ thống báo cáo đánh giá trách nhiệm quản trị chứa đựng nội dung các chỉ tiêu kế toán, tài chính nhằm đánh giá trách nhiệm quản trị của các cá nhân, bộ phận trong đơn vị. 2.4 Kinh nghiệm về việc tổ chức hệ thống KTTN của một số DN trên thế giới. 2.4.1Phân quyền, chuyển giávà quản trị theo mục tiêutrong hệ thống KTTN của Tập đoàn Abbott, Hoa Kỳ Tập đoàn Abbott của Mỹ được thành lập từ năm 1888. Sau hơn 120 năm họat động, Abbott hiện có giá trị vốn hóa trên 80 tỉ USD, phục vụ khách hàng trên 130 quốc gia với hơn 68.000 nhân viên. Tập đoàn đang hoạt động trên năm lĩnh vực chính: sản phẩm dinh dưỡng, dược phẩm, sản phẩm chuyên dùng trong y tế, hóa chất và sản phẩm nông nghiệp. Điều này đòi hỏi Abbott phải sử dụng mô hình quản lý KTTN phù hợp và hiệu quả, trong đó phân quyền mạnh mẽ đồng thời tận dụng kỹ thuật chuyển giá cho các giao dịch mua bán nội bộ và quản trị theo mục tiêu của Tập đoàn. Cấu trúc của một tổ chức phát triển khi các mục tiêu, trình độ công nghệ, đội ngũ nhân viên thay đổi. Quá trình này thường diễn ra theo hướng từ quản lý tập trung sang quản lý phân quyền. Abbott đã nhận ra nhu cầu của việc phân quyền;