SlideShare a Scribd company logo
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ
…………/………… ……/……
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
NGUYỄN HỮU TÌNH
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN
TẠI HUYỆN BỐ TRẠCH TỈNH QUẢNG BÌNH
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG
THỪA THIÊN HUẾ - NĂM 2017
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ
…………/………… ……/……
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
NGUYỄN HỮU TÌNH
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN
TẠI HUYỆN BỐ TRẠCH TỈNH QUẢNG BÌNH
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG
Chuyên ngành: Quản lý công
Mã số: 60 34 04 03
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. PHÙNG VĂN HIỀN
THỪA THIÊN HUẾ - NĂM 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của riêng tôi.
Các số liệu nêu trong luận văn là trung thực, nguồn số liệu rõ ràng, những kết
luận khoa học của luận văn chưa từng có trong công trình nghiên cứu của tác
giả khác.
Mặc dù tác giả đã có nhiều cố gắng để hoàn thành luận văn, nhưng chắc
chắn rằng không tránh khỏi những khiếm khuyết, kính mong các nhà khoa học,
các thầy cô giáo và bạn đọc góp ý để hoàn thiện hơn.
Học viên
Nguyễn Hữu Tình
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành chương trình nghiên cứu đề tài luận văn, tôi đã nhận được
sự hướng dẫn, giúp đỡ và góp ý nhiệt tình của tập thể và cá nhân các nhà khoa
học. Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể Lãnh đạo Học viện Hành chính Quốc
gia, Khoa sau đại học, giảng viên và thầy cô đã tận tình giảng dạy tôi trong suốt
thời gian học tập tại Học viện Hành chính Quốc gia.
Xin trân thành cảm ơn TS.Phùng Văn Hiền, người hướng dẫn khoa học,
đã tận tình giúp đỡ để tôi hoàn thành được Luận văn này.
Tuy đã có nhiều cố gắng và nhiệt huyết để nghiên cứu hoàn thiện luận văn
nhưng không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự đóng
góp ý kiến quý báu của Quý thầy cô và các bạn.
Để đáp lại sự quan tâm đó, tôi sẽ cố gắng vận dụng các kiến thức đã được
trang bị vào thực tiễn công việc một cách có hiệu quả, góp phần xây dựng và
phát triển kinh tế xã hội tai địa phương.
Tôi xin trân trọng cảm ơn.
Học viên
Nguyễn Hữu Tình
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU........................................................................................................... 1
Chương 1. CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐÀO TẠO
NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN ...................................................... 8
1.1. Các khái niệm cơ bản liên quan................................................................... 8
1.1.1. Nghề và đào tạo nghề ............................................................................... 8
1.1.2. Lao động nông thôn và đào tạo nghề cho lao động nông thôn................. 12
1.1.3. Quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn .................... 15
1.2. Nội dung QLNN về đào tạo nghề cho lao động nông thôn........................ 17
1.2.1. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông
thôn.................................................................................................................. 17
1.2.2. Thẩm quyền của các cơ quan quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao
động nông thôn ................................................................................................ 17
1.2.3. Chính sách, pháp luật về đào tạo nghề cho lao động nông thôn .............. 21
1.2.4. Đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý đào tạo nghề cho LĐNT.................... 25
1.2.5. Điều kiện cơ sở vật chất các cơ sở đào tạo nghề cho LĐNT ................... 26
1.2.6. Nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ và hợp tác quốc tế về ĐTN
cho LĐNT........................................................................................................ 26
1.3. Vai trò của quản lý nhà nước về ĐTN cho lao động nông thôn.................. 27
1.4. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về ĐTN cho LĐNT của một số địa phương27
1.4.1. Tỉnh Quảng Trị....................................................................................... 27
1.4.2. Tỉnh Nghệ An......................................................................................... 30
1.4.3. Bài học kinh nghiệm QLNN về đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại
huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.................................................................... 32
Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ
CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TẠI HUYỆN BỐ TRẠCH, TỈNH
QUẢNG BÌNH GIAI ĐOẠN 2011 - 2016 .................................................... 35
2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội ảnh hưởng đến quản lý nhà
nước về đào tạo nghề về huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình............................ 35
2.1.1. Điều kiện tự nhiên .................................................................................. 35
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ....................................................................... 37
2.2. Tình hình tổ chức thực hiện đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại huyện
Bố Trạch .......................................................................................................... 45
2.2.1. Mạng lưới tổ chức dạy nghề ................................................................... 45
2.2.2. Đội ngũ giáo viên ................................................................................... 47
2.2.3. Chương trình, giáo trình ......................................................................... 48
2.2.4. Nguồn lực đào tạo nghề cho lao động nông thôn .................................... 48
2.3. Phân tích thực trạng quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông
thôn tại huyện Bố Trạch................................................................................... 55
2.3.1. Về ban hành văn bản .............................................................................. 55
2.3.2. Về tổ chức bộ máy quản lý..................................................................... 55
2.3.3. Giám sát, đánh giá tình hình thực hiện ĐTN cho LĐNT......................... 58
2.3.4. Điều tra khảo sát và dự báo nhu cầu đào tạo nghề .................................. 59
2.3.5. Tuyên truyền, tư vấn học nghề và việc làm cho LĐNT........................... 60
2.3.6. Kết quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại huyện Bố Trạch giai
đoạn 2011-2016 ............................................................................................... 61
2.4. Đánh giá quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở huyện
Bố Trạch .......................................................................................................... 63
2.4.1. Những kết quả đạt được......................................................................... 63
2.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân.............................................................. 64
Chương 3. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ
NHÀ NƯỚC VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN
HUYỆN BỐ TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH ĐẾN NĂM 2020.................... 69
3.1. Phương hướng mục tiêu đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Bố
Trạch, tỉnh Quảng Bình đến năm 2020............................................................. 69
3.1.1. Dự báo nhu cầu phát triển nguồn nhân lực đến năm 2020....................... 69
3.1.2. Phương hướng mục tiêu.......................................................................... 70
3.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông
thôn huyện Bố Trạch........................................................................................ 76
3.3. Một số đề xuất kiến nghị ........................................................................... 89
3.3.1. Đề xuất với các cơ quan Trung ương...................................................... 89
3.3.2. Đề xuất đối với UBND tỉnh Quảng Bình................................................ 90
3.3.3. Đề xuất đối với UBND huyện Bố trạch tỉnh Quảng Bình ....................... 91
KẾT LUẬN..................................................................................................... 93
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BCĐ : Ban chỉ đạo
CĐN : Cao đẳng nghề
CN : Công nghiệp
CNH - HĐH : Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa
CN - TTCN : Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp
CNXH : Chủ nghĩa xã hội
CSDN : Cơ sở dạy nghề
DN : Doanh nghiệp
ĐTN : Đào tạo nghề
GD – DN : Giáo dục - Dạy nghề
GD&ĐT : Giáo dục và Đào tạo
HĐND : Hội đồng nhân dân
ILO : Tổ chức Lao động Thế giới
KT - XH : Kinh tế - Xã hội
LĐNT : Lao động nông thôn
LĐ - TB&XH : Lao động – Thương binh và Xã hội
NN&PTNT : Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
QLNN : Quản lý nhà nước
TCN : Trung cấp nghề
TT DN : Trung tâm dạy nghề
TNCSHCM : Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh
UBND : Ủy ban nhân dân
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Tình hình dân số huyện Bố Trạch giai đoạn 2011-2016 ................... 38
Bảng 2.2. Tình hình lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân
huyện Bố Trạch giai đoạn 2011-2016............................................. 39
Bảng 2.3. Cơ cấu các ngành kinh tế huyện Bố Trạch giai đoạn 2011-2016 ...... 41
Bảng 2.4. Tình hình lao động qua đào tạo huyện Bố Trạch giai đoạn 2011-2016 ... 43
Bảng 2.5. Tỷ lệ hộ nghèo huyện Bố Trạch giai đoạn 2011-2016 ...................... 44
Bảng 2.6. Số lượng cơ sở dạy nghề tham gia dạy nghề tại huyện Bố Trạch
giai đoạn 2011-2016...................................................................... 46
Bảng 2.7. Số lao động nông thôn được đào tạo nghề giai đoạn 2011-2016...... 62
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nguồn nhân lực luôn có vai trò quan trọng quyết định đến sự phát triển
kinh tế - xã hội của nước ta, đặc biệt trong giai đoạn nguồn lực tài chính và
nguồn lực vật chất còn hạn hẹp như hiện nay.
Hiện nay, ở nước ta, có tới 70% dân số trong độ tuổi lao động đang sinh
sống và làm việc tại khu vực nông thôn. Đây là nguồn nhân lực dồi dào có vai
trò quan trọng trong quá trình CNH - HĐH đất nước. Nhận thức được tầm
quan trọng này, Đảng và Nhà nước đã và đang quan tâm chỉ đạo triển khai
thực hiện công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động tại khu
vực nông thôn. Trong chiến lược phát triển KT - XH đến năm 2020, việc
nhanh chóng thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế tăng tỷ trọng công nghiệp
và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp là bước quan trọng nhằm tạo ra nhiều
việc làm cho người lao động. Tuy nhiên, trên thực tế lực lượng lao động nông
thôn được đào tạo và bồi dưỡng kiến thức về nghề nghiệp chiếm tỷ lệ rất thấp,
chất lượng đào tạo nghề cơ bản chưa đáp ứng được yêu cầu của các doanh
nghiệp, số lượng và cơ cấu nghề đào tạo vẫn mất cân đối. Điều này khiến
không ít người lao động gặp khó khăn trong quá trình tìm việc làm có thu
nhập để nâng cao chất lượng cuộc sống.
Trong giai đoạn 2011-2016, công tác QLNN về đào tạo nghề cho LĐNT
tại huyện Bố Trạch đã đạt được những thành tựu nhất định: Hệ thống cơ sở đào
tạo nghề được quy hoạch, phát triển mạnh mẽ, nhất là Trung tâm dạy nghề
huyện được thành lập; quy mô đào tạo được mở rộng; Công tác tuyên truyền phổ
biến pháp luật về dạy nghề cho lao động nông thôn, công tác quy hoạch, kế
hoạch, dự báo nhu cầu đào tạo nghề cho lao động nông thôn được các cấp chính
quyền quan tâm triển khai; các nhân tố đảm bảo chất lượng đào tạo được tăng
2
cường khiến chất lượng đào tạo nghề cũng dần được cải thiện; đã gắn mục tiêu
đào tạo nghề với chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu KT - XH; sau đào tạo
nhiều lao động đã tìm được việc làm, tăng thu nhập, góp phần xóa đói, giảm
nghèo, phát triển KT - XH và xây dựng nông thôn mới.
Tuy nhiên, công tác đào tạo nghề ở huyện Bố Trạch vẫn còn tồn tại
nhiều bất cập: công tác tuyên truyền phổ biến chính sách pháp luật về dạy
nghề cho lao động nông thôn chưa hiệu quả, bộ máy quản lý nhà nước về
công tác đào tạo nghề chưa hoàn thiện, thiếu kinh nghiệm; việc triển khai
công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn chưa gắn kết chặt lẽ với quy
hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch xây dựng nông thôn mới, với thị
trường lao động; công tác kiểm tra, giám sát chưa thực hiện thường xuyên và
còn thiếu chặt chẽ dẫn đến chất lượng, hiệu quả đào tạo chưa cao, chưa phù
hợp với nhu cầu của người học và người sử dụng lao động và mục tiêu của Đề
án đào tạo nghề cho lao động nông thôn.
Xuất phát từ thực tiễn trên, tác giả lựa chọn vấn đề “Quản lý Nhà nước về
đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình”
để làm đề tài nghiên cứu.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn
Hiện nay liên quan đến đề tài về ĐTN cho LĐNT đã có nhiều công trình
khoa học, luận văn thạc sĩ nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau. Đã có một số đề
tài nghiên cứu như:
- Chu Đức Bình (2014), “Dạy nghề cho lao động nông thôn Việt Nam”,
luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế, Hà Nội. Luận văn đã khái quát được một số
vấn đề về lý luận và thực tiễn của công tác đào tạo nghề cho lao động nông
thôn, qua đó đánh giá thực trạng công tác đào tạo nghề cho lao động nông
thôn nước ta thời gian qua, phân tích những thành công, hạn chế và nguyên
nhân của nó. Từ đó, đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả trong đào tạo nghề
3
cho lao động nông thôn Việt Nam trong giai đoạn từ nay đến năm 2020 và
những năm tiếp theo.
- Nguyễn Tiến Dũng (2013), Chiến lược, chính sách phát triển dạy
nghề, NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội. Nội dung cuốn sách tập trung nghiên
cứu chiến lược, chính sách phát triển dạy nghề của nước ta và kinh nghiệm
của một số nước trên thế giới.
- Chu Tiến Quang (2001), “Việc làm ở nông thôn. Thực trạng và giải
pháp”, NXB. Nông Nghiệp, Hà Nội. Nội dung tác giả nêu một số vấn đề lý
luận cơ bản về lao động và việc làm ở khu vực nông thôn, xu hướng di
chuyển lao động và tìm kiếm việc làm ở nông thôn, những giải pháp tạo cơ
hội cho lao động nông thôn tìm thêm việc làm và những kinh nghiệm giải
quyết việc làm cho lao động nông thôn ở một số nước trong khu vực.
- Nguyễn Đức Tĩnh (2007), “Quản lý Nhà nước về Đầu tư phát triển
đào tạo nghề ở nước ta”, luận án Tiến sĩ kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Nội dung luận án tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của quản lý
Nhà nước về đầu tư phát triên đào tạo nghề ở nước ta.
- Viện nghiên cứu khoa học đào tạo nghề (2011), “Báo cáo dạy nghề
Việt Nam”. Báo cáo đã đưa ra bức tranh tổng thể về đào tạo nghề ở Việt Nam
hiện nay. Những ưu điểm và những tồn tại, hạn chế của hệ thống đào tạo
nghề. Qua đó đề xuất các khuyến nghị để hoàn thiện chính sách nhằm nâng
cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề ở Việt Nam.
Ngoài ra, còn có một số công trình nghiên cứu, bài báo, đề tài nghiên
cứu khác… Tuy nhiên chưa có đề tài nghiên cứu về đào tạo nghề cho lao
động nông thôn tại huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. Việc nghiên cứu này hết
sức quan trọng trong việc quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông
thôn huyện Bố Trạch nói riêng và góp phần nâng cao quản lý nhà nước về đào tạo
nghề cho lao động nông thôn tại tỉnh Quảng Bình nói chung.
4
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích
Luận giải về vai trò, nội dung quản lý nhà nước về đào tạo nghề; phân
tích đánh giá tình hình phát triển đào tạo nghề; tình hình quản lý nhà nước về
đào tạo nghề của huyện; xác định mục tiêu nhiệm vụ phát triển đào tạo nghề
đáp ứng nhu cầu phát triển lực lượng lao động theo cơ cấu nền kinh tế; từ đó
đề xuất các giải pháp phát huy vai trò quản lý của Nhà nước để đạt được mục
tiêu, đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về đào tạo nghề; vai trò, mục tiêu
và nội dung quản lý nhà nước về đào tạo nghề.
- Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động
nông thôn ở huyện Bố Trạch.
- Phân tích, đánh giá kết quả đạt được, những tồn tại và hạn chế, những
vấn đề đang đặt ra trong công tác quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao
động nông thôn và vai trò của quản lý nhà nước đối với công tác này ở huyện
Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình hiện nay.
- Dự báo nhu cầu lao động qua đào tạo nghề và đề ra các giải pháp nâng
cao hiệu lực hiệu quả trong quản lý nhà nước để phát triển đào tạo nghề đến
năm 2020.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Các hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại huyện Bố
Trạch, tỉnh Quảng Bình.
- Hoạt động quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn
tại huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.
5
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Không gian: Địa bàn huyện Bố Trạch.
Thời gian: Từ năm 2011- 2016.
5. Cơ sở khoa học và phương pháp nghiên cứu của luận văn
5.1. Cơ sở lý luận
Trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác – Lê Nin, Tư tưởng Hồ Chí
Minh, đường lối, quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam, chính sách pháp
luật của Nhà nước về nông thôn, nông dân, về ĐTN và quản lý nhà nước về
ĐTN cho LĐNT.
5.2. Cơ sở thực tiễn
Từ cơ sở lý luận về đào tạo nghề cho lao động nông thôn, cơ quan quản
lý nhà nước các cấp đã triển khai theo nhiệm vụ của mình để tổ chức thực
hiện phù hợp với thực tế của địa phương, vừa nâng cao hiệu lực hiệu quản
quản lý nhà nước vừa tạo nguồn nhân lực lao động có tay nghề cho doanh
nghiệp, cho địa phương nói chung và huyện Bố Trach tỉnh Quảng Bình nói
riêng. Thông qua đó phản ánh các mặt hạn chế và nguyên nhân của những hạn
chế, đề xuất phương hướng và gải pháp, kiến nghị với cơ quan nhà nước có
thẩm quyền ban hành chính sách phù hợp với thực tế ở từng địa phương và
từng giai đoạn về đào tạo nghề cho lao động nông thôn, đặc biệt là trong hội
nhập kinh tế quốc tế sâu rộng hiện nay.
5.3. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập: xử lý số liệu từ các nguồn: thu thập, xử lý số
liệu từ nhiều nguồn khác nhau, chủ yếu nguồn số liệu từ các tài liệu thống kê
của các bộ, ngành, địa phương có liên quan đến đối tượng nghiên cứu của
luận án. Đồng thời cũng thu thập số liệu thông qua mạng Internet. Đây có thể
là những nguồn số liệu "tính tin cậy" chưa cao nhưng có thể cho những ý
tưởng nhất định.
6
Phương pháp phân tích định tính, định lượng nguồn số liệu: Do nhiều
nguồn thông tin thu thập được dưới nhiều dạng khác nhau nên tác giả sẽ dựa
vào cả hai phương pháp phân tích: định tính và định lượng. Tuy nhiên, do
nguồn số liệu hạn chế và kết hợp với các tư duy có thể tham khảo từ Internet,
phương pháp phân tích định tính sẽ được quan tâm.
Phương pháp tổng hợp, đánh giá: trên cơ sở tổng hợp nhiều cách khác
nhau, tác giả sẽ đưa ra những ý kiến, nhận xét đánh giá về các chủ đề có liên quan.
Đóng góp chuyên gia: Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đưa ra các số
liệu về thực trạng công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn và tổng hợp,
xin ý kiến chuyên gia nhằm đạt được những mục tiêu đặt ra.
Phương pháp quy nạp: QLNN về đào tạo nghề cho lao động nông thôn
là một lĩnh vực mang tính thực tiễn rất lớn của các nước cũng như Việt Nam
(riêng lẻ). Những công trình nghiên cứu mang tính hàn lâm, sách công bố trên
lĩnh vực này rất hạn chế. Tuy nhiên, QLNN về đào tạo nghề cho lao động
nông thôn một lĩnh vực thực tiễn được nhiều người quan tâm. Nhiều bài viết
(ngắn) trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên các trang Web; các bài
viết trình bày tại các hội thảo, hội nghị trong và ngoài nước. Mỗi bài viết đều
có những quan điểm khác nhau về tạo nghề cho lao động nông thôn. Dựa trên
thực tế đó, luận văn sẽ tiếp cận các nguồn thông tin mang tính quy nạp. Dựa
vào các cách tư duy, tiếp cận khác nhau để tổng hợp, phân tích, đánh giá và
kết hợp ý kiến cá nhân để khái quát thành những vấn đề chung và khuyến
nghị áp dụng cho Việt Nam.
6. Ý nghĩa lý về cơ sở lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa về lý luận
Luận văn làm rõ các khái niệm, vai trò, sự cần thiết khách quan phải quản
lý nhà nước đối với công tác ĐTN cho LĐNT, quan điểm của Đảng và nhà nước
về công tác ĐTN cho LĐNT và đặc biệt là làm rõ nội dung của công tác quản lý
nhà nước về ĐTN cho LĐNT.
7
6.2 . Ý nghĩa về thực tiễn
Trên cơ sở đánh giá thực tiễn công tác quản lý nhà nước về ĐTN cho
LĐNT, chỉ ra những bất cập, hạn chế của công tác quản lý nhà nước từ đó đề
xuất các giải pháp hoàn thiện chính sách và tổ chức thực hiện quản lý nhà
nước về ĐTN cho LĐNT đến năm 2020 có hiệu quả hơn.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, Luận văn kết cấu
gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở khoa học quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao
động nông thôn.
Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động
nông thôn tại huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2011-2016.
Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước
về đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng
Bình.
8
Chương 1
CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN
Để hoàn thành việc nghiên cứu đề tài luận văn, Tác giả nhận thấy cần
làm rõ những nội dung cơ bản dưới đây:
1.1. Các khái niệm cơ bản liên quan
1.1.1. Nghề và đào tạo nghề
a. Nghề
Nghề là một khái niệm rộng phức tạp, đặt vào từng hoàn cảnh hay xét
theo mỗi góc độ cụ thể khái niệm này có phạm vi rộng, hẹp khác nhau. Ở các
nước trên thế giới của có nhiều định nhĩa về nghề khác nhau:
Ở Nga được định nghĩa: là một loại hoạt động lao động đòi hỏi có sự
đào tạo nhất định và thường là nguồn gốc của sự sinh tồn.
Ở Pháp nghề được định nghĩa: là một loại lao động có thói quen về kỹ
năng, kỹ xảo của một người để từ đó tìm được phương tiện sinh sống.
Ở nước Anh nghề được định nghĩa là: công việc chuyên môn đòi hỏi
một sự đào tạo trong khoa học nghệ thuật.
Ở Đức nghề được định nghĩa là: hoạt động cần thiết cho xã hội ở một
lĩnh vực lao động nhất định đòi hỏi phải được đào tạo ở một trình độ nào đó.
Như vậy, nghề là một hiện tượng xã hội gắn chặt với sự phân công lao
động, với tiến bộ khoa học kỹ thuật và văn minh nhân loại.
Ở Việt Nam, nghề cũng được nhiều ngành khoa học khác nhau
nghiên cứu.
Có nhiều định nghĩa nghề được đưa ra song chưa được thống nhất,
chẳng hạn có định nghĩa nêu: Nghề là một tập hợp lao động do sự phân công
lao động xã hội quy định mà giá trị của nó trao đổi được. Nghề mang tính
9
tương đối, nó phát sinh, phát triển hay mất đi do trình độ của nền sản xuất hay
do nhu cầu xã hội. Mặc dù khái niệm nghề được hiểu dưới nhiều góc độ khác
nhau song chúng ta có thể thấy một số nét đặc trưng nhất định:
Một là: Nghề là hoạt động, là công việc lao động của con người được lặp đi
lặp lại.
Hai là: Nghề là sự phân công là động xã hội, phù hợp với yêu cầu xã hội.
Ba là: Nghề là phương tiện để sinh sống.
Bốn là: Nghề là lao động kỹ năng, kỹ xảo chuyên biệt có giá trị trao đổi
trong xã hội, đòi hỏi phải có quá trình đào tạo nhất định.
Nghề biến đổi một cách mạnh mẽ và gắn chặt với xu hướng phát triển
kinh tế xã hội của đất nước.
Như vậy, nghề là một hình thức phân công lao động, nó đòi hỏi kiến
thức lý thuyết tổng hợp và kỹ năng thực hành để hoàn thành những công việc
nhất định.
b. Đào tạo nghề
Khái niệm đào tạo thường đi liền với giáo dục thành cặp đôi GD&ĐT.
Giáo dục thường được hiểu là các hoạt động và tác động hướng vào sự phát
triển, rèn luyện năng lực và phẩm chất của con người để có thể phát triển
nhân cách đầy đủ nhất và trở nên có giá trị tích cực đối với xã hội.
Khái niệm ĐTN theo từ điển tiếng Việt “đào tạo là làm cho trở thành
người có năng lực theo những tiêu chuẩn nhất định”
Theo cách nhìn của một số nhà GD – ĐT ở Việt Nam thì “đào tạo là
quá trình hoạt động có mục đích, có tổ chức nhằm đạt được các kiến thức, kỹ
năng và kỹ xảo trong lý thuyết và thực tiễn, tạo ra năng lực để thực hiện thành
công hoạt động xã hội (nghề nghiệp) cần thiết”
Giáo trình Kinh tế lao động của Trường đại học kinh tế quốc dân Hà
Nội đã định nghĩa đào tạo là: “Quá trình trang bị kiến thức nhất định về
10
chuyên môn, nghiệp vụ cho người lao động để họ có thể đảm nhận được một
công việc nhất định” [tr54].
Đào tạo được hiểu là quá trình hoạt động có mục đích, có tổ chức,
nhằm hình thành và phát triển có hệ thống các tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, thái
độ,…để hoàn thiện nhân cách cho mỗi cá nhân, tạo tiền đề cho họ có thể vào
đời hành nghề một cách có năng suất và hiệu quả.
Đào tạo được thực hiện bởi các loại hình tổ chức chuyên ngành nhằm
thay đổi hành vi và thái độ làm việc của con người, tạo cho họ khả năng đáp
ứng tiêu chuẩn và hiệu quả của công việc chuyên môn.
Đào tạo nghề là quá trình trang bị kiến thức nhất định về trình độ
chuyên môn nghiệp vụ cho người lao động để họ có thể đảm nhận một công
việc nhất định. Hay nói cách khác đó là quá trình truyền đạt, lĩnh hội những
kiến thức và kỹ năng cần thiết để người lao động có thể thực hiện một công
việc nào đó trong tương lai.
Theo quy định tại Luật Giáo dục (2005): “Dạy nghề là một cấp học
trong giáo dục nghề nghiệp và được thực hiện dưới một năm đối với ĐTN
trình độ sơ cấp, từ một đến ba năm đối với ĐTN trình độ trung cấp, trình độ
cao đẳng. Các CSDN bao gồm trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề,
TTDN, lớp dạy nghề”.
Luật Dạy nghề (2006) định nghĩa: “Dạy nghề là hoạt động dạy và học
nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết cho người
học nghề để có thể tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm sau khi hoàn thành
khóa học”.
Theo ILO:“ĐTN là những hoạt động nhằm cung cấp kiến thức, kỹ năng
và thái độ cần có cho sự thực hiện có năng suất và hiệu quả trong phạm vi
một nghề hoặc nhóm nghề. Nó bao gồm đào tạo ban đầu, đào tạo lại, đào tạo
nâng cao, cập nhật và đào tạo liên quan đến nghề nghiệp chuyên sâu” [34].
11
Luật Giáo dục nghề nghiệp (2014) đưa ra khái niệm: “ĐTN nghiệp là
hoạt động dạy và học nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp
cần thiết cho người học để có thể tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm sau
khi hoàn thành khóa học hoặc để nâng cao trình độ nghề nghiệp” .
Mục tiêu dạy nghề là đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong SX - DV
có năng lực thực hành nghề tương xứng với trình độ đào tạo, có đạo đức,
lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong CN, có sức khoẻ nhằm tạo
điều kiện cho người học nghề sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự
tạo việc làm hoặc học lên trình độ cao hơn, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp
CNH - HĐH đất nước.
Luật Dạy nghề cũng quy định có ba trình độ đào tạo là sơ cấp nghề,
trung cấp nghề và cao đẳng nghề. Dạy nghề bao gồm dạy nghề chính quy và
dạy nghề thường xuyên.
Như vậy có thể thấy, về cơ bản khái niệm ĐTN và dạy nghề không có
sự khác biệt nhiều về nội dung.
ĐTN phục vụ cho mục tiêu KT - XH, trước hết là phương hướng phân
công lao động mới, tạo cơ hội cho mọi người đều được học tập nghề nghiệp
để dễ dàng tìm kiếm việc làm hoặc học lên trình độ cao hơn.
Theo tác giả thì khái niệm đào tạo nghề định nghĩa như sau: “Đào tạo
nghề là hoạt động trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần
thiết cho người lao động để họ có thể hành nghề hoặc tự tạo việc làm sau khi
hoàn thành khóa học”.
* Các hình thức đào tạo nghề như sau:
Đào tạo trình độ sơ cấp: mục tiêu đào tạo nghề trình độ sơ cấp để
người học có năng lực thực hiện được các công việc đơn giản của một nghề.
Thời gian đào tạo trình độ sơ cấp được thực hiện từ 03 tháng đến dưới
01 năm học nhưng phải bảo đảm thời gian thực học tối thiểu là 300 giờ học
đối với người có trình độ học vấn phù hợp với nghề cần học.
12
Đào tạo trình độ trung cấp: mục tiêu ĐTN trình độ trung cấp để người học
có năng lực thực hiện được các công việc của trình độ sơ cấp và thực hiện được
một số công việc có tính phức tạp của chuyên ngành hoặc nghề; có khả năng ứng
dụng kỹ thuật, công nghệ vào công việc, làm việc độc lập, làm việc theo nhóm.
Thời gian đào tạo trình độ trung cấp theo niên chế đối với người có
bằng tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên là từ 01 đến 02 năm học tùy theo
chuyên ngành hoặc nghề đào tạo.
Thời gian đào tạo trình độ trung cấp theo phương thức tích lũy mô-đun
hoặc tín chỉ là thời gian tích lũy đủ số lượng mô-đun hoặc tín chỉ quy định
cho từng chương trình đào tạo.
Người có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, nếu có nguyện vọng tiếp tục
học lên trình độ cao đẳng thì phải học và thi đạt yêu cầu đủ khối lượng văn
hóa trung học phổ thông.
Đào tạo trình độ cao đẳng: mục tiêu ĐTN trình độ cao đẳng để người
học có năng lực thực hiện được các công việc của trình độ trung cấp và giải
quyết được các công việc có tính phức tạp của chuyên ngành hoặc nghề; có
khả năng sáng tạo, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ hiện đại vào công việc,
hướng dẫn và giám sát được người khác trong nhóm thực hiện công việc.
Thời gian đào tạo trình độ cao đẳng theo niên chế được thực hiện từ 02
đến 03 năm học tùy theo chuyên ngành hoặc nghề đào tạo đối với người có
bằng tốt nghiệp trung học phổ thông; từ 01 đến 02 năm học tùy theo chuyên
ngành hoặc nghề đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp trung cấp cùng
ngành, nghề đào tạo và có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc đã học
và thi đạt yêu cầu đủ khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông.
1.1.2. Lao động nông thôn và đào tạo nghề cho lao động nông thôn
a. Nông thôn, lao động nông thôn
Theo một số tài liệu ILO, lực lượng lao động được hiểu là một bộ phận
13
dân số trong độ tuổi quy định, thực tế có tham gia lao động và những người
không có việc làm đang tích cực tìm kiếm việc làm.
Thực tế trong từng thời kỳ và ở mỗi một nước trên thế giới quy định độ
tuổi lao động khác nhau. Ở nước ta, theo Bộ Luật lao động (2012) định nghĩa
“Người lao động là người từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động, làm
việc theo hợp đồng lao động, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành
của người sử dụng lao động”.
Khái niệm về nông thôn khác nhau ở mỗi quốc gia, nó phụ thuộc vào
từng thời kỳ lịch sử và tiến trình phát triển KT - XH của các quốc gia khác
nhau trên thế giới. Ở những nước đang phát triển, việc phân biệt nông thôn
với đô thị chưa thể tách bạch hoàn toàn, một số nơi khu vực nông thôn diễn ra
quá trình đô thị hóa nhanh chóng nhưng vẫn còn có sự xen lẫn về đất đai, địa
bàn dân cư và các hoạt động KT - XH (VD: ở các thị tứ, thị trấn).
Hiện nay trên thế giới vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm
nông thôn. Có quan điểm cho rằng cần dựa vào chỉ tiêu trình độ phát triển của
cơ sở hạ tầng, có nghĩa vùng nông thôn có cơ sở hạ tầng không phát triển bằng
vùng đô thị. Quan điểm khác lại cho rằng nên dựa vào chỉ tiêu trình độ tiếp cận
thị trường và phát triển hàng hóa (so với đô thị là thấp hơn). Cũng có ý kiến,
nên dùng chỉ tiêu mật độ dân cư và số lượng dân trong vùng để xác định, vùng
nông thôn thường có số dân và mật độ dân thấp hơn vùng đô thị. Một quan
điểm khác lại nêu ra, vùng nông thôn là vùng có dân cư làm nông nghiệp là chủ
yếu, nguồn sinh kế chính của cư dân trong vùng là từ sản xuất nông nghiệp.
Tuy nhiên, những ý kiến trên chỉ đúng khi đặt trong bối cảnh cụ thể của
từng nước, phụ thuộc vào trình độ phát triển, cơ cấu kinh tế, cơ chế áp dụng
cho từng nền kinh tế. Đối với những nước đang thực hiện công nghiệp hóa, đô
thị hóa, chuyển từ sản xuất thuần nông sang phát triển các ngành CN - DV,
xây dựng các khu đô thị nhỏ, thị trấn rải rác ở các vùng nông thôn thì khái
14
niệm về nông thôn có những đổi khác so với khái niệm trước đây, có thể hiểu
nông thôn hiện nay bao gồm cả những thị trấn, đô thị nhỏ, những trung tâm
CN nhỏ có quan hệ gắn bó mật thiết với nông thôn, cùng tồn tại hỗ trợ và thúc
đẩy nhau phát triển. Vì thế, trong điều kiện hiện nay ở Việt Nam nếu nhìn
nhận dưới góc độ quản lý có thể đưa ra khái niệm về nông thôn như sau:
Nông thôn là vùng sinh sống của tập hợp dân cư, trong đó có nhiều
vùng nông thôn là địa bàn để người nông dân sinh sống và phát triển, là một
bộ phận quan trọng cấu thành xã hội, đặc biệt là đối với các quốc gia có sản
xuất nông nghiệp là nền tảng như Việt Nam.
Nông thôn là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các thành
phố, thị xã, thị trấn, được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là Ủy ban nhân
dân xã. Nông thôn Việt Nam hiện nay có khoảng 70% dân số sinh sống.
LĐNT là những người thuộc lực lượng lao động và hoạt động trong hệ
thống kinh tế nông thôn.
LĐNT là những người dân không phân biệt giới tính, tổ chức, cá nhân
sinh sống ở vùng nông thôn, có độ tuổi từ 15 trở lên, hoạt động sản xuất ở
nông thôn. Trong đó bao gồm những người đủ các yếu tố về thể chất, tâm sinh
lý trong độ tuổi lao động theo quy định của Bộ Luật lao động và những người
ngoài độ tuổi lao động có khả năng tham gia sản xuất, trong một thời gian
nhất định họ hoàn thành công việc với kết quả đạt được một cách tốt nhất.
b. Đào tạo nghề cho lao động nông thôn
Kết hợp từ khái niệm về đào tạo nghề và khái niệm LĐNT như đã trình
bày ở trên tác giả xin đưa ra khái niệm về ĐTN cho LĐNT như sau: Đào tạo
nghề cho LĐNT là hoạt động có mục đích, có tổ chức nhằm truyền đạt những
kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo của một nghề nào đó cho người lao động ở khu
vực nông thôn, từ đó tạo ra năng lực cho người lao động đó có thể thực hiện
thành công nghề đã được đào tạo.
15
Đào tạo nghề cho lao động nông thôn có những đặc điểm sau:
Đối tượng tham gia học nghề là LĐNT, chủ yếu chưa qua đào tạo, trình
độ văn hóa không đều, các lớp học với nhiều đối tượng khác nhau như người
nghèo, người tàn tật, người dân tộc.., độ tuổi không đồng đều.
Ngành nghề đào tạo đa dạng: trình độ đào tạo là sơ cấp nghề và dạy nghề
dưới 3 tháng; phần lớn là các nghề đào tạo là nghề đơn giản, các nghề nông
nghiệp, thủ công mỹ nghệ; Thời gian thực hành nghề chiếm tỷ lệ trên 80%.
Phương thức đào tạo: chủ yếu là lưu động, đào tạo tại các thôn, bản,
thời gian đào tạo linh hoạt theo nhu cầu của người học, theo mùa vụ tạo sự
thuận lợi cho người học, phương pháp đào tạo chủ yếu là hướng dẫn thực
hành và truyền nghề.
Kinh phí đào tạo: chủ yếu do ngân sách nhà nước hỗ trợ, lao động nông
thôn không phải đóng góp học phí, hoặc đóng ở mức thấp.
Cơ sở tham gia đào tạo nghề cho LĐNT: đa dạng phong phú, các cơ sở
đủ điều kiện đều được tham gia đào tạo, từ các Trường cao đẳng, trung cấp
nghề, các Trung tâm dạy nghề, các cơ sở dạy nghề khác, các doanh nghiệp….
Giáo viên tham gia dạy nghề cho LĐNT: tương đối đa dạng gồm giáo
viên dạy nghề, kỹ sư, thợ giỏi, thợ lành nghề, nghệ nhân…
1.1.3. Quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn
Quản lý là tác động một cách có tổ chức và định hướng của chủ thể quản
lý vào một đối tượng nhất định để điều chỉnh các quá trình xã hội và hành vi của
con người nhằm duy trì tính ổn định và phát triển của đối tượng theo những mục
tiêu đã định.
Quản lý nhà nước xuất hiện cùng với sự xuất hiện của nhà nước. QLNN
gắn liền với chủ thể quản lý là bộ máy nhà nước để thực thi quyền lực nhà
nước, gắn liền với công cụ, phương tiện quản lý quan trọng nhất đó là pháp
luật do nhà nước đặt ra để quản lý toàn bộ xã hội, điều chỉnh các mối quan hệ
xã hội phát sinh trong đời sống.
16
Có thể hiểu QLNN là một dạng quản lý xã hội đặc biệt, mang tính
quyền lực nhà nước và sử dụng pháp luật nhà nước để điều chỉnh các hành vi
của con người trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội do các cơ quan
trong bộ máy nhà nước thực hiện, nhằm thỏa mãn nhu cầu hợp pháp của con
người, duy trì sự ổn định và phát triển của xã hội.
Đào tạo nghề cho LĐNT là một trong những hoạt động của lĩnh vực
GDĐT. Do vậy cần có sự QLNN để hoạt động này được diễn ra đúng hướng
và phù hợp với sự phát triển KT - XH của đất nước. Quản lý nhà nước trong
lĩnh vực ĐTN là quản lý theo ngành do một cơ quan trung ương thực hiện.
Đó là việc xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch,
cơ chế và chính sách phát triển lĩnh vực ĐTN của đất nước phù hợp với sự
phát triển KT - XH.
Ta có thể hiểu QLNN về ĐTN cho LĐNT là hoạt động quản lý theo
ngành do các cơ quan chức năng thực hiện, sử dụng quyền lực công để điều
hành, điều chỉnh toàn bộ các hoạt động ĐTNcho LĐNT nhằm thực hiện mục
tiêu đã đề ra.
* Đặc điểm của quản lý nhà nước về ĐTN cho lao động nông thôn
Chủ thể quản lý: là các cơ quan trong bộ máy nhà nước từ Trung ương
tới địa phương được giao nhiệm vụ QLNN về LĐNT nông thôn theo quy định
của pháp luật.
Đối tượng quản lý: là mọi hoạt động về ĐTN cho LĐNT ở tất cả các cơ
sở dạy nghề. Bao gồm các hoạt động chủ yếu như: xây dựng và thực hiện
chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển ĐTN; điều kiện hoạt
động dịch vụ, tư vấn nghề; đăng ký và cấp giấy chứng nhận hoạt động ĐTN;
tổ chức và hoạt động các cơ sở ĐTN; tổ chức chỉ ĐTN, bồi dưỡng cán bộ,
giáo viên; lập dự toán trường, trung tâm, DN có ĐTN và người học nghề.
Mục tiêu quản lý: là đào tạo kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, ý thức kỷ
luật, tác phong công nghiệp nhằm giúp LĐNT có kiến thức và kỹ năng nghề
17
nghiệp đạt được tiêu chuẩn nhất định của một nghề hoặc nhiều nghề để tìm
được việc làm, đáp ứng yêu cầu phát triển KT - XH.
1.2. Nội dung QLNN về đào tạo nghề cho lao động nông thôn
1.2.1. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao
động nông thôn
Luật Giáo dục nghề nghiệp số 74/2014/QH13 được Quốc hội nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa 13, thông qua ngày ngày 27 tháng
11 năm 2014 và Nghị định 48/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Giáo dục nghề
nghiệp đã quy định rõ về tổ chức bộ máy QLNN về đào tạo nghề, theo đó
Chính phủ thống nhất thực hiện công tác QLNN về đào tạo nghề trên cả nước:
- Ở trung ương: Bộ, cơ quan ngang bộ phối hợp với cơ quan QLNN về
đào tạo nghề ở trung ương thực hiện QLNN về đào tạo nghề theo thẩm quyền
và trực tiếp quản lý cơ sở giáo dục nghề nghiệp của bộ, ngành mình (nếu có)
theo chức năng, nhiệm vụ được phân công.
- Ở địa phương: Ủy ban nhân dân (UBND) cấp tỉnh trong phạm vi
nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện QLNN về đào tạo nghề theo phân
cấp của Chính phủ. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) là cơ
quan chuyên môn của UBND có nhiệm vụ giúp UBND thực hiện chức năng
QLNN về đào tạo nghề của địa phương.
1.2.2. Thẩm quyền của các cơ quan quản lý nhà nước về đào tạo
nghề cho lao động nông thôn
Quyết định số 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án
“Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” ngày 27 tháng 11 năm
2009 và quyết định 971/QĐ-TTg ngày 1 tháng 7 năm 2015 sửa đổi, bổ sung
đề án Đào tạo nghề lao động nông thôn đã nêu rõ về thẩm quyền của các cơ
quan QLNN về đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Theo đó:
- Bộ Lao động Thương binh và Xã hội là cơ quan thường trực QLNN về
18
đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn, Bộ Nội vụ tổng hợp nội dung và nhu cầu kinh phí
hằng năm và từng giai đoạn; chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn, Bộ Nội vụ và các Bộ, ngành liên quan điều phối và hướng
dẫn tổ chức thực hiện các chính sách, giải pháp và hoạt động; hướng dẫn các
địa phương xây dựng kế hoạch, dự toán nhu cầu kinh phí đào tạo nghề cho lao
động nông thôn hàng năm, 5 năm; chủ trì chỉ đạo và chịu trách nhiệm về việc
tổ chức đào tạo nghề phi nông nghiệp cho lao động nông thôn; hướng dẫn và
tổ chức nhân rộng các mô hình đào tạo nghề cho lao động nông thôn; kiểm
tra, giám sát tình hình thực hiện đào tạo nghề cho lao động nông thôn…
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: chủ trì chỉ đạo và chịu trách
nhiệm về việc tổ chức đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nôn. Chỉ đạo
hệ thống khuyến nông gắn kết các hoạt động khuyến nông với hoạt động đào
tạo nghề và tổ chức nhân rộng mô hình đào tạo nghề nông nghiệp cho lao
động nông thôn; chỉ đạo, hướng dẫn việc cung cấp các định hướng sản xuất,
thông tin thị trường hàng hóa, hỗ trợ việc tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, dịch
vụ nông nghiệp đến xã; phối hợp với Bộ LĐTB&XH xây dựng cơ chế, chính
sách về đào tạo nghề cho lao động nông thôn; dự kiến phân bổ kinh phí hỗ trợ
đào tạo nghề cho lao động nông thôn và chịu trách nhiệm về việc chỉ đạo thực
hiện nguồn vốn đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn; tổ chức
hướng dẫn xây dựng danh mục nghề, chương trình đào tạo và tổ chức đào tạo
nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn; kiểm tra, giám sát tình hình thực
hiện đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn…
- Bộ Nội vụ: chủ trì tổ chức thực hiện, chỉ đạo việc đánh giá, tổng kết
công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã theo các mục tiêu đã định;
đề xuất sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách về đào tạo cán bộ, công chức xã;
xây dựng và ban hành chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã;
19
tổng hợp nhu cầu và phân bổ kinh phí hàng năm về đào tạo, bồi dưỡng cán
bộ, công chức xã gửi Bộ LĐTB&XH để tổng hợp; chủ trì, phối hợp với Bộ
LĐTB&XH hướng dẫn các huyện bố trí 01 biên chế chuyên trách theo dõi về
công tác đào tạo nghề…
- Bộ Giáo dục và Đào tạo: đổi mới chương trình và nâng cao hiệu quả
hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong các trường trung học cơ sở, trung học
phổ thông để học sinh có thái độ đúng đắn về giáo dục nghề nghiệp và chủ
động lựa chọn các loại hình đào tạo nghề sau khi tốt nghiệp giáo dục phổ
thông; phối hợp với Bộ Nội vụ lựa chọn các cơ sở đào tạo trong ngành giáo
dục tham gia bồi dưỡng cán bộ, công chức xã.
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư: đề xuất, bố trí vốn đầu tư phát triển hằng năm
để thực hiện hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn; chủ trì, phối hợp
với các cơ quan liên quan nghiên cứu, đề xuất với Chính phủ bố trí bổ sung,
bố trí nguồn vốn giải quyết việc làm dành riêng để cho vay đối với lao động
nông thôn sau học nghề để giải quyết việc làm hoặc vay vốn để khởi nghiệp;
phối hợp kiểm tra, giám sát tình hình sử dụng kinh phí thực hiện theo quy
định của Luật Ngân sách nhà nước và các quy định pháp luật khác liên quan.
- Bộ Tài chính: chủ trì ban hành văn bản hướng dẫn sửa đổi, bổ sung việc
quản lý và sử dụng kinh phí đối với nguồn vốn sự nghiệp của hoạt động đào tạo
nghề cho lao động nông thôn; đề xuất bố trí vốn sự nghiệp hằng năm; phối hợp
kiểm tra, giám sát tình hình sử dụng kinh phí thực hiện theo quy định của Luật
Ngân sách nhà nước và các quy định pháp luật khác có liên quan.
- Bộ Công thương: chủ trì tổ chức thực hiện cung cấp thông tin thị
trường hàng hóa, hỗ trợ việc tiêu thụ sản phẩm tiểu thủ công nghiệp cho lao
động nông thôn đến cấp xã; chỉ đạo hệ thống khuyến công gắn kết các hoạt
động khuyến công với hoạt động đào tạo nghề và tổ chức nhân rộng mô hình
đào tạo nghề phi nông nghiệp cho lao động nông thôn theo nhu cầu của doanh
20
nghiệp; phối hợp với Bộ Nội vụ nghiên cứu, đề xuất những chương trình, nội
dung, kiến thức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã phù hợp với yêu cầu
CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn.
- Bộ Thông tin và Truyền thông: chỉ đạo các cơ quan thông tấn, báo chí
tổ chức tuyên truyền về công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn; phối
hợp với các Bộ, ngành, địa phương đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền
về công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn.
- Các Bộ, ngành khác: chỉ đạo các cơ sở dạy đào tạo nghề thuộc phạm
vi quản lý chủ động tham gia các hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông
thôn theo theo kế hoạch thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn
của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
- Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: chỉ đạo
việc tổ chức triển khai thực hiện và chịu trách nhiệm về kết quả, hiệu quả đào
tạo nghề cho lao động nông thôn và đào tạo, bồi dưỡng công chức xã trên địa
bàn; chỉ đạo việc tổ chức thực hiện đào tạo nghề cho người lao động theo cơ
chế đặt hàng; xây dựng kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn hằng
năm; xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức xã hằng năm;
chỉ đạo các cơ quan phát thanh, truyền hình, báo của địa phương có chuyên
mục tuyên truyền về đào tạo nghề cho lao động nông thôn; bố trí mỗi huyện
có 01 cán bộ chuyên trách ở Phòng LĐTB&XH làm công tác quản lý giáo dục
nghề nghiệp; tổ chức tuyên truyền, xây dựng thương hiệu hàng hóa, xây dựng
chính sách hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm cho lao động nông thôn; tổng hợp báo cáo
kết quả, hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn…
- Ngoài ra, Hội Nông dân Việt Nam chủ trì tổ chức thực hiện công tác
tuyên truyền, vận động nông dân tham gia học nghề; tư vấn miễn phí về đào
tạo nghề, việc làm, thành lập doanh nghiệp, trang trại và cơ sở sản xuất, kinh
doanh; tham gia đào tạo nghề và giám sát tình hình thực hiện Đề án tại địa
21
phương; Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức lồng
ghép các hoạt động tuyên truyền, tư vấn về học nghề và tạo việc làm cho lao
động nông thôn trong Đề án vào các nội dung phù hợp của Đề án “Hỗ trợ
thanh niên học nghề và tạo việc làm giai đoạn 2008-2015”; Hội Liên hiệp Phụ
nữ Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và các tổ chức chính trị -
xã hội khác; Hội Đào tạo nghề Việt Nam, Hiệp hội làng nghề Việt Nam và
các hội nghề nghiệp khác tham gia vào các hoạt động phù hợp của Đề án.
1.2.3. Chính sách, pháp luật về đào tạo nghề cho lao động nông thôn
Theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao LĐNT đến năm 2020” đã
quy định cụ thể các chính sách cho người học, cho người dạy và cho CSĐT
tham gia dạy nghề cho LĐNT:
a. Chính sách đối với người học
* Đối tượng
Đối tượng người học được thụ hưởng chính sách dạy nghề cho LĐNT
trong Đề án 1956 bao gồm rất nhiều đối tượng, bao gồm: Lao động khu vực
nông thôn (ở các xã); Lao động ở các Thị trấn thuộc Huyện, phường thuộc
Quận, phường của Thị xã, Thành phố thuộc Tỉnh nhưng đang làm nông
nghiệp (nông - lâm - ngư nghiệp) và những hộ mất đất canh tác hiện chưa có
việc làm.
Các đối tượng người học nêu trên có độ tuổi từ đủ 15 tuổi đến 60 tuổi
đối với nam và từ đủ 15 tuổi đến 55 tuổi đối với nữ và có khả năng lao động.
* Chính sách
Mỗi đối tượng LĐNT học nghề, đều có những chính sách tương ứng, cụ thể:
Lao động nông thôn thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có
công với cách mạng, hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, người tàn tật, người bị
thu hồi đất canh tác được hỗ trợ chi phí học nghề ngắn hạn (trình độ sơ cấp
22
nghề và dạy nghề dưới 3 tháng) với mức tối đa 03 triệu đồng/người/khóa học
(mức hỗ trợ cụ thể theo từng nghề và thời gian học nghề thực tế); hỗ trợ tiền
ăn với mức 15.000 đồng/ngày thực học/người; hỗ trợ tiền đi lại theo giá vé
giao thông công cộng với mức tối đa không quá 200.000 đồng/người/khóa
học đối với người học nghề xa nơi cư trú từ 15 km trở lên.
LĐNT thuộc diện hộ có thu nhập tối đa bằng 150% thu nhập của hộ
nghèo được hỗ trợ chi phí học nghề ngắn hạn (trình độ sơ cấp nghề và dạy
nghề dưới 3 tháng) với mức tối đa 2,5 triệu đồng/người/khóa học (mức hỗ trợ
cụ thể theo từng nghề và thời gian học nghề thực tế).
LĐNT khác được hỗ trợ chi phí học nghề ngắn hạn (trình độ sơ cấp
nghề và dạy nghề dưới 3 tháng) với mức tối đa 02 triệu đồng/người/khóa học
(mức hỗ trợ cụ thể theo từng nghề và thời gian học nghề thực tế).
LĐNT học nghề được vay để học theo quy định hiện hành về tín dụng
đối với học sinh, sinh viên. Lao động nông thôn làm việc ổn định ở nông thôn
sau khi học nghề được ngân sách hỗ trợ 100% lãi suất đối với khoản vay để
học nghề.
LĐNT là người dân tộc thiểu số thuộc diện được hưởng chính sách ưu
đãi người có công với cách mạng, hộ nghèo và hộ có thu nhập tối đa bằng
150% thu nhập của hộ nghèo.
Lao động nông thôn sau khi học nghề được vay vốn từ Quỹ quốc gia về
việc làm thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm để tự tạo việc làm.
b. Chính sách đối với đội ngũ dạy nghề
Giáo viên, cán bộ quản lý dạy nghề thường xuyên phải xuống thôn, bản,
phum, sóc thuộc vùng có điều kiện KT – XH đặc biệt khó khăn để dạy nghề với
thời gian từ 15 ngày trở lên trong tháng được hưởng phụ cấp lưu động hệ số 0,2 so
với mức lương tối thiểu chung như đối với giáo viên thực hiện công tác xóa mù
chữ, phổ cập giáo dục thường xuyên phải xuống thôn, bản, phum, sóc.
23
Giáo viên của các cơ sở dạy nghề công lập ở các huyện miền núi, vùng
sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số
được giải quyết nhà công vụ như đối với giáo viên ở các cơ sở giáo dục mầm
non đến các cấp học phổ thông.
Người dạy nghề (cán bộ kỹ thuật, kỹ sư, người lao động có tay nghề cao
tại các DN, cơ sở sản xuất, DN và các trung tâm khuyến nông, lâm, ngư, nông
dân sản xuất giỏi tham gia dạy nghề LĐNT) được trả tiền công giảng dạy với
mức tối thiểu 25.000 đồng/giờ; người dạy nghề là các tiến sĩ khoa học, tiến sĩ
trong lĩnh vực nông nghiệp, nghệ nhân cấp tỉnh trở lên được trả tiền công giảng
dạy với mức tối thiểu 300.000 đồng/buổi.
Xây dựng các tiêu chuẩn, chế độ, cơ chế đãi ngộ phù hợp để thu hút
những người giỏi, có năng lực giảng dạy tại các CSĐT, bồi dưỡng cán bộ, công
chức; những người hoạt động trên các lĩnh vực, mọi thành phần tham gia vào
công tác đào tạo, bồi dưỡng; thu hút những người có năng lực đang công tác tại
các cơ quan, đơn vị tham gia giảng dạy theo chế độ kiêm chức.
c. Chính sách đối với cơ sở dạy nghề
Đối với 61 huyện nghèo: được đầu tư cơ sở vật chất thiết bị dạy nghề cho
TT DN theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của
Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61
huyện nghèo.
Đối với 30 huyện có tỷ lệ hộ nghèo từ 30 - 50%: mới thành lập TTDN
năm 2009 được hỗ trợ đầu tư phòng học lý thuyết, xưởng thực hành, ký túc xá,
nhà công vụ cho giáo viên, nhà ăn, ô tô bán tải hoặc thuyền máy để chuyên chở
thiết bị, cán bộ, giáo viên đi dạy nghề lưu động, thiết bị dạy nghề cho 4 nghề
phổ biến và 3 - 5 nghề đặc thù của địa phương. Mức đầu tư tối đa 12,5 tỷ
đồng/trung tâm.
24
Đối với 74 huyện miền núi, biên giới, hải đảo, vùng dân tộc thiểu số: mới
thành lập TTDN năm 2009 được hỗ trợ đầu tư xưởng thực hành, ký túc xá; nhà
công vụ cho giáo viên, nhà ăn, ôtô bán tải hoặc thuyền máy để chuyên chở thiết bị,
cán bộ, giáo viên đi dạy nghề lưu động, thiết bị dạy nghề cho 3 nghề phổ biến và 3
- 4 nghề đặc thù của địa phương. Mức đầu tư tối đa 9 tỷ đồng/trung tâm.
Đối với 116 huyện đồng bằng: mới thành lập TTDN năm 2009 được hỗ
trợ kinh phí đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề với mức 5 tỷ đồng/trung tâm.
Đối với 09 trường trung cấp nghề thủ công mỹ nghệ ở 09 tỉnh: tập trung
nhiều làng nghề truyền thống được hỗ trợ đầu tư xây dựng và thiết bị dạy
nghề với mức đầu tư 25 tỷ đồng/trường.
Tiếp tục hỗ trợ đầu tư thiết bị dạy nghề cho các TT DN công lập huyện
được đầu tư giai đoạn 2006 - 2009 nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu đảm
bảo chất lượng dạy nghề. Mức hỗ trợ 3 tỷ đồng/trung tâm.
Hỗ trợ kinh phí mua sắm thiết bị dạy nghề cho 100 trung tâm giáo dục
thường xuyên ở những huyện chưa có TTDN để tham gia dạy nghề cho
LĐNT. Mức hỗ trợ 1 tỷ đồng/trung tâm.
Các cơ CSDN có đủ điều kiện dạy nghề cho LĐNT được tham gia dạy
nghề cho lao động nông thôn bằng nguồn kinh phí quy định trong Đề án này
và được cung cấp chương trình, giáo trình, học liệu và bồi dưỡng giáo viên
dạy nghề.
Với các chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người lao động, người dạy nghề
và CSDN đã tạo bước đột phá mới trong công tác phát triển dạy nghề. Việc
thành lập các TT DN cấp huyện đã góp phân tạo nên mạng lưới CSDN từ
trung ương đến địa phương, tạo điều kiện thuận lợi cho người học, đặc biệt ở
các tỉnh nghèo, huyện nghèo có điều kiện KT - XH còn khó khăn. Các chính
sách của để án góp phần thay đổi nhận thức của người LĐNT trong việc học
nghề, làm nghề, tạo đươc một số kết quả bước đầu rất quan trọng cho thấy sự
hiệu quả, sự ưu việt của Đề án.
25
1.2.4. Đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý đào tạo nghề cho LĐNT
Việc thực hiện các quy định về đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên,
cán bộ quản lý ĐTN cho LĐNT luôn được nhà nước và các cơ quan chức
năng chú trọng, tạo mọi điều kiện thuận lợi để đội ngũ này được chuẩn hoá
góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Bộ LĐTB&XH đã ra Quyết
định số 57/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 26/5/2008 về việc sử dụng, bồi dưỡng
giáo viên ĐTN nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đội ngũ; Ban hành
Thông tư số 30/2010/TT- BLĐTBXH ngày 29/9/2010 quy định chuẩn giáo
viên, giáo viên ĐTN. Việc tổ chức thực hiện các chính sách, pháp luật và các
quy định về nội dung, chương trình, phương pháp và hình thức ĐTN cho
LĐNT là vô cùng cần thiết, bởi đây chính là cơ sở quan trọng để các CSĐT
thực hiện giảng dạy, ĐTN cho LĐNT theo đúng chủ trương, đường lối của
Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về ĐTN nói chung và ĐTN cho
lao động nông thôn nói riêng.
Chương trình ĐTN cho LĐNT đã góp phần to lớn vào việc trang bị
kiến thức, kỹ năng, giúp người dân đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học công
nghệ vào sản xuất. Và để hoạt động ĐTN cho LĐNT đạt kết quả tốt, các cơ sở
tham gia ĐTN cho LĐNT đều cần xây dựng chương trình, giáo trình ĐTN;
xây dụng chương trình, giáo trình kiến thức KD và khởi sự DN cho LĐNT
học nghề theo quy định. Năm 2013, Bộ LĐTB&XH đã ban hành Thông tư số
29/2013/TT- BLĐTBXH (ngày 22/10/2013) quy định về xây dựng chương
trình, biên soạn giáo trình ĐTN độ trung cấp, trình độ cao đẳng cho các nghề
trọng điểm cấp độ quốc gia, trong đó, quy định rõ các yêu cầu về xây dựng
chương trình, về nội dung, cấu trúc chương trình, thời gian và đơn vị thời gian
trong chương trình, phân bổ thời gian khoá học; nguyên tắc, yêu cầu biên
soạn bộ đề thi tốt nghiệp; quy trình xây dựng, thẩm định chương trình đào tạo
nghề; yêu cầu, nội dung, cấu trúc của giáo trình ĐTN; quy trình biên soạn,
thẩm định giáo trình.
26
1.2.5. Điều kiện cơ sở vật chất các cơ sở đào tạo nghề cho LĐNT
Để thực hiện nội dung này, nhà nước đã quan tâm cấp nguồn tài chính,
đầu tư phát triển và nâng cấp các cơ sở ĐTN cho LĐNT. Cùng với cung cấp
nguồn tài chính, nhà nước còn đầu tư hợp lý về cơ sở hạ tầng, khoa học công
nghệ, trang thiết bị kỹ thuật cho các cơ sở ĐTN cho LĐNT.
Đối với việc ĐTN , nguồn lực tài chính từ NSNN đóng vai trò chủ đạo
trong các nguồn lực tài chính cho ĐTN thực hiện được mục tiêu đổi mới và
phát triển ĐTN, về nguồn đầu tư, tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và
ngoài nước. Nhà nước khuyến khích để huy động tối đa sự tham gia của DN,
làng nghề trong việc phát triển ĐTN dưới các hình thức như tổ chức đào tạo tại
DN, đầu tư cơ sở ĐTN.
Ngành LĐTB&XH thực hiện cơ chế phân cấp quản lý ngân sách, các
nguồn đầu tư khác đảm bảo tính thống nhất từ cao xuống thấp; phát huy tính
chủ động, sáng tạo, trách nhiệm của bộ máy quản lý tại từng đơn vị trực thuộc
ngành phục vụ ĐTN cho LĐNT. Đồng thời thực hiện công tác thanh tra, kiểm
tra, kiểm toán công khai, minh bạch về tài chính, các nguồn đầu tư tại các đơn
vị thuộc ngành nhằm nâng cao tính trách nhiệm và hiệu quả sử dụng nguồn
kinh phí, nguồn đầu tư đã được nâng cấp.
1.2.6. Nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ và hợp tác quốc tế
về ĐTN cho LĐNT
Việc tổ chức, chỉ đạo công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công
nghệ và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực ĐTN cho LĐNT sẽ giúp hệ thống giáo
trình đào tạo được cập nhật kịp thời, không bị lạc hậu, theo kịp trình độ phát
triển kỹ thuật của các cơ sở sử dụng lao động trong bối cảnh nền khoa học kỹ
thuật trên thế giới đang ngày càng phát triển mạnh mẽ.
Chính vì vậy, trong QLNN về ĐTN cho LĐNT, cần tăng cường hợp tác
quốc tế về ĐTN, lựa chọn các đối tác chiến lược trong lĩnh vực ĐTN là những
27
nước thành công trong phát triển ĐTN nhằm nâng cao chất lượng ĐTN. Đồng
thời, tạo hành lang pháp lý thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư, các DN nước
ngoài phát triển cơ sở ĐTN chất lượng cao, hợp tác ĐTN tại Việt Nam, đặc
biệt là ĐTN cho LĐNT trong điều kiện chúng ta đã hội nhập sâu rộng.
1.3. Vai trò của quản lý nhà nước về ĐTN cho lao động nông thôn
Quyết định số 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề
án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” ngày 27 tháng 11
năm 2009 đã nêu rõ quan điểm của Đảng và Nhà nước về đào tạo nghề cho
lao động nông thôn.
Theo đó, QLNN trong lĩnh vực ĐTN cho LĐNT là sự cần thiết khách
quan vì những lý do chủ yếu sau:
Thứ nhất, đào tạo nghề cho LĐNT phải gắn với giải quyết việc làm,
chuyển dịch cơ cấu lao động; gắn với xóa đói, giảm nghèo và góp phần bảo
đảm an sinh xã hội ở nông thôn; gắn với xây dựng nông thôn mới.
Thứ hai, trong kinh tế thị trường, ĐTN nếu không có sự QLNN sẽ dễ
dẫn đến các hiện tượng tiêu cực.
Thứ ba, đào tạo nghề cho LĐNT là hoạt động giáo dục đặc thù. Đầu tư
phát triển ĐTN là đầu tư cho phát triển, đầu tư cho con người, ảnh hưởng trực
tiếp đến quyền lợi của người học, không chỉ tác động đến lợi ích hoặc gây ra
hậu quả trước mắt cho người học, cho xã hội mà còn đem lại lợi ích hoặc gây
ra hậu quả lâu dài.
1.4. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về ĐTN cho LĐNT của một số
địa phương
1.4.1. Tỉnh Quảng Trị
Hàng năm bên cạnh ĐTN nông nghiệp: chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng
thuỷ sản…để khai thác có hiệu quả lợi thế tiềm năng đất đai, lực lượng lao
động tại chỗ, Hội tập trung dạy các nghề phi nông nghiệp để chuyển dịch cơ
28
cấu LĐNT. Qua thống kê số người học nghề để chuyển đổi nghề nghiệp phần
lớn nằm trong độ tuổi từ 18 – 30 tuổi, ở vùng đồng bằng đa phần các em sau
khi tốt nghiệp trung học phổ thông tiếp tục học ở các trường đại học, cao đẳng
chuyên nghiệp và trung cấp nghề, trong khi đó ở miền núi vùng đồng bào dân
tộc thiểu số các em chưa có việc làm còn chiếm tỷ lệ khá lớn.
Đakrông là một trong 62 huyện nghèo của cả nước, những xã vùng sâu,
vùng xa chủ yếu là người dân tộc Vân Kiều, Pa Cô, đã bao đời nay quen với
phương thức sản xuất tự cung, tự cấp “ phát, đốt, cuốc , trỉa”, quen với con
dao, cây rựa, sáng mang gùi lên rẩy, chiều gùi củi về nhà, cuộc sống dân dã
nơi thôn bản đã níu kéo các em không muốn rời xa quê hương, rời xa gia đình
để đi học nghề.
Từ tình hình thực tế đó, ngay từ đầu năm khi xây dựng kế hoạch
Trung tâm ĐTN và Hỗ trợ nông dân đã quan tâm đến ĐTN cho con em vùng
đồng bào dân tộc thiểu số để chuyển đổi nghề nghiệp. Xác định trong số các
nghề có nghề may CN là một nghề phù hợp, dễ kiếm việc làm sau khi tốt
nghiệp và hiện nay thị trường lao động đang cần, nhất là các xí nghiệp may
ở trong tỉnh… Trung tâm đã phối hợp với Ban Thường vụ Hội nông dân
huyện, Hội nông dân xã, các chi hội và chính quyền địa phương, đến tận
thôn, bản vào tận từng nhà để tuyên truyền, vận động cho gia đình và học
viên mục đích, ý nghĩa của việc học nghề, các chế độ chính sách, nơi làm
việc … và tương lai nghề nghiệp. Nhờ làm tốt công tác vận động, đầu năm
2011 đã có trên 60 em đăng ký học nghề may CN vừa đủ để tổ chức 02 lớp ở
trung tâm nhưng đến khi khai giảng chỉ còn 27 học viên đến học. Rõ ràng để
làm chuyển đổi nhận thức về nghề nghiệp cho nông dân không phải một sớm
một chiều, hơn nữa phong tục tập quán của một số địa phương đã tác động
đến công tác tuyển sinh.
29
Trong thiết kế Trung tâm ĐTN và Hỗ trợ nông dân tỉnh đã xây dựng
khu ký túc xá cho học viên, với khoản kinh phí Nhà nước hỗ trợ
15.000đ/ngày/người cho học viên hộ nghèo học nghề, không đáp ứng được
nhu cầu sinh hoạt hàng ngày. Bằng cách huy động mọi nguồn lực, sự hỗ trợ
của các DN, cá nhân, trung tâm miễn phí hoàn toàn việc ở, hỗ trợ thêm kinh
phí giúp học viên ăn sáng, còn lại học viên tự lo liệu, nhưng một số em vẫn
gặp khó khăn. Với cách làm này bước đầu các em đã an tâm để học, tuy
nhiên, vào dịp cuối tuần học viên về thăm nhà, một số em không trở lại
trường do nhiều lý do khác nhau: có em không có tiền tàu xe, có em chưa
thích nghi cách sống tập thể, có em vì hoàn cảnh gia đình gặp khó khăn….
Trong quá trình học đã có 4 em bỏ học, một lần nữa cán bộ Hội lại tiếp tục
làm công tác vận động gia đình động viên các em tiếp tục đi học. Để nắm bắt
tâm tư nguyện vọng của học viên, Trung tâm cử cán bộ theo dõi, lúc ngoài giờ
tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể thao và thực hiện phương châm 3 cùng:
cùng học, cùng chơi, cùng giải quyết khó khăn.
Với phương châm “cầm tay chỉ việc”, tìm các thầy có kinh nghiệm
trong lĩnh vực may CN, hợp đồng với các DN cử cán bộ có tay nghề cao, có
thể là trưởng ca hoặc trưởng chuyền quen với XSCN đề hướng dẫn học viên.
Căn cứ vào chương trình đã duyệt, giáo trình chung, giáo viên biên soạn lại
giáo án để phù hợp với thực tế, trong đó phần lý thuyết chỉ cần từ 10 -15%
còn lại thực hành trên máy, phân loại học sinh để có chế độ kèm cặp, động
viên người học tạo ra không khí thoải mái trong giờ học. Học nghề là phải
làm được nghề, học đến đâu chắc đến đó, ra trường tay nghề phải vững, trong
02 tháng đầu rèn luyện, thực hành, đến tháng thứ 03 các em có thể may những
đường may thẳng và sản xuất được một số sản phẩm đơn giản, được thanh
toán tiền công làm nguồn động viên trong học tập.
30
Trước khi tuyển sinh Trung tâm đã liên kết với Xí nghiệp may Lao Bảo
hai bên thống nhất: Trung tâm phụ trách khâu tuyển sinh, quản lý lớp, giải
quyết công việc liên quan và thanh toán các chế độ theo quy định; Xí nghiệp
chọn thầy, kiểm tra tay nghề và bố trí việc làm. Để học viên an tâm, sau khi
làm lễ tổng kết cấp chứng chỉ, các em đã được lãnh đạo xí nghiệp ký kết hợp
đồng lao động, công bố nội quy xí nghiệp, quyền lợi và nghĩa vụ của người
công nhân, dưới sự chứng kiến của Ban Giám đốc Trung tâm. Hiện nay các
học viên đã vào làm việc tại xí nghiệp với mức lương khoán theo tay nghề và
sản phẩm, một số học viên đã ổn định cuộc sống và có tích luỹ ban đầu.
Đây là ước muốn của các học viên và là mục đích của Hội Nông dân
các cấp trong công tác ĐTN cho LĐNT để chuyển dịch cơ cấu lao động, góp
phần xây dựng nông thôn mới.
1.4.2. Tỉnh Nghệ An
Ở tỉnh Nghệ An, thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg, Tỉnh ủy tỉnh
Nghệ An có Chỉ thị số 21-CT/TU ngày 07/6/2010 về việc tăng cường công
tác ĐTN cho LĐNT, đồng thời đưa nội dung ĐTN cho LĐNT của Tỉnh vào
trong Nghị quyết của Tỉnh Đảng bộ giai đoạn 2011 - 2015; tỉnh đã thành lập
Ban Chỉ đạo Đề án 1956 do phó chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng Ban chỉ
đạo, lãnh đạo Sở LĐ-TB&XH làm Phó ban trực, cùng các ngành và UBND
20 huyện, thị, thành phố làm thành viên; hiện nay tất cả các huyện, thị xã,
thành phố đều có Ban chỉ đạo cấp huyện; hầu hết các xã, thị trấn trong tỉnh đã
thành lập BCĐ, Tổ công tác thực hiện Đề án ĐTN cho LĐNT.
Sau 5 năm thực hiện Nghệ An là đã đạt được nhiều kết quả quan trọng,
tạo được chuyển biến mạnh mẽ về ĐTN. Huy động được 42 cơ sở tham gia
dạy nghề cho LĐNT; Đầu tư trên 101,3 tỷ đồng để tăng cường cơ sở vật chất
trang thiết bị dạy nghề cho 24 CSDN công lập; Có 20.686 lao động nông thôn
được đào tạo và cấp chứng chỉ nghề, trong đó có 11.403 lao động nữ; 14.773
31
LĐNT có việc làm sau học nghề đạt tỷ lệ 71,6%; Hoàn thành tổ chức thí điểm
các mô hình dạy nghề cho LĐNT; Nâng tỷ lệ lao động qua ĐTN của tỉnh từ
37% năm 2011 lên 48% năm 2012, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động
theo hướng giảm tỷ lệ lao động nông nghiệp, tăng tỷ lệ lao động CN - XD,
dịch vụ; Các mô hình dạy nghề gắn với giải quyết việc làm có hiệu quả được
nhân rộng ra ở nhiều địa phương trong tỉnh; Ban chỉ đạo tỉnh khẳng định
ĐTN cho LĐNT đóng vai trò rất quan trọng đối với việc nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực để thực hiện CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn; đào tạo
nghề gắn với giải quyết việc làm cho người lao động, tạo ra thu nhập, nâng
cao chất lượng cuộc sống, giảm nghèo, góp phần phát triển KT - XH, giữ
vững an ninh trật tự ở nông thôn; tạo việc làm, chuyển nghề, tăng thu nhập và
nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân; Chuyển đào tạo nghề cho
LĐNT từ đào tạo theo năng lực sẵn có của CSĐT sang đào tạo theo nhu cầu
học nghề của LĐNT và yêu cầu của thị trường lao động.
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, thì công tác chỉ đạo, triển khai
Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn vẫn còn tồn tại một số hạn chế,
như: Việc triển khai công tác dạy nghề một số nơi còn chậm, chưa đồng bộ,
một số nghề chưa phù hợp với đặc điểm của từng vùng, chưa gắn với quy
hoạch tổng thể phát triển KT - XH, quy hoạch nông thôn mới, nhất là quy
hoạch sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ CN, dịch vụ; Công tác tuyên truyền, phổ
biến chính sách về dạy nghề cho LĐNT còn thiếu tích cực, chưa hiệu quả;
Một số địa phương, CSDN chưa quan tâm gắn dạy nghề với giải quyết việc
làm, chọn ngành nghề đào tạo chưa phù hợp với nhu cầu thực tế nên một số
lao động sau đào tạo chưa tìm được việc làm phù hợp; một số TTDN huyện
vẫn còn thiếu cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề hoặc đầu tư chưa đồng bộ đã
ảnh hưởng đến chất lượng ĐTN; CSDN ngoài công lập và DN tham gia ĐTN
còn ít; tỷ lệ lao động có việc làm sau khi học nghề còn thấp.
32
1.4.3. Bài học kinh nghiệm QLNN về đào tạo nghề cho lao động
nông thôn tại huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình
Từ những thành quả đạt được của các nước và một số tỉnh của nước ta
về công tác ĐTN cho LĐNT, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho
huyện Bố Trạch tỉnh Quảng Bình trong thời gian tới như sau:
Thứ nhất: sự phát triển cũng như thành công của công tác ĐTN cho
LĐNT không thể tách rời vai trò to lớn của QLNN. Các cơ quan QLNN đóng
vai trò quan trọng trong việc định hướng, tư vấn về nghề nghiệp, hỗ trợ và tổ
chức ĐTN, nâng cao năng lực làm việc đồng thời giúp đỡ người LĐNT tìm và
tạo việc làm sau khi ra trường.
Thứ hai: kết hợp chặt chẽ giữa đào tạo lý thuyết và thực hành tại cơ sở
đào tạo với thực hành tại nơi sử dụng lao động. Phương châm ĐTN là lấy
thực hành là chính. Chú trọng ĐTN cho LĐNT ngay tại làng, xã, thôn,
bản...hoặc tại các cơ sở có mô hình sản xuất tiến bộ, năng suất và hiệu quả
cao như trang trại, hợp tác xã....
Thứ ba: tập trung đào tạo những ngành nghề phù hợp với đặc điểm của
từng địa phương, gắn ĐTN với giải quyết việc làm.
Cần ưu tiên dạy các ngành nghề thiết thực theo quy hoạch của từng địa
phương, lựa chọn đúng đối tượng học nghề, đủ điều kiện áp dụng kiến thức
nghề sau khi học, đảm bảo chất lượng và hiệu quả công tác đào tạo. Việc tổ
chức ĐTN phải gắn với đặc thù của SXCN, quy hoạch, kế hoạch phát triển
sản xuất nông nghiệp của địa phương, quy hoạch xây dựng nông thôn mới ở
cấp xã. Các cơ quan QLNN cần khảo sát thị trường lao động, nắm bắt kịp thời
thông tin lao động theo từng nghề để có cơ sở tư vấn, định hướng cho người
lao động xác định chọn đúng nghề để học nhằm hạn chế đến mức thấp nhất
tình trạng người lao động sau khi kết thúc khóa học không tìm được việc làm
hoặc không tự tạo được việc làm phù hợp.
33
Những kinh nghiệm này cần được huyện Bố Trạch vận dụng linh hoạt
nhằm giúp lực lượng LĐNT của tỉnh được tiếp cận với các chương ĐTN để
có thể tìm kiếm việc làm, nâng cao thu nhập, từng bước vươn lên làm giàu
ngay tại địa phương và đóng góp vào sự phát triển KT- XH của tỉnh.
Đào tạo nghề là hoạt động dạy và học nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng
và thái độ nghề nghiệp cần thiết cho người học nghề có thể tìm được việc làm
hoặc tự tạo việc làm sau khi hoàn thành khóa học.
QLNN đối với ĐTN là quản lý theo ngành do một cơ quan trung ương
thực hiện. Đó là việc xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế
hoạch, cơ chế và chính sách phát triển ĐTN, phù hợp với sự phát triển kinh tế,
xã hội. Nội dung chính của QLNN đối với ĐTN là xây dựng, ban hành và tổ
chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế
hoạch, chính sách phát triển đào tạo nghề; tổ chức bộ máy, đào tạo, bồi dưỡng
giáo viên và thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật đối với ĐTN.
34
Tiểu kết chương 1
Thứ nhất, tác giả đã hệ thống những vấn đề lý luận về ĐTN cho LĐNT,
trong đó đăc biệt đã làm rõ các vấn đề: ĐTN cho LĐNT; Đối tượng tham gia
học nghề; Phương thức đào tạo; giáo viên tham gia dạy nghề…Từ đó đưa ra
cơ sở lý luận QLNN về ĐTN cho LĐNT. Trong cơ sở lý luận của QLNN về
ĐTN cho LĐNT đã làm rõ khái niệm về QLNN; chủ thể quản lý; đối tượng
quản lý và mục tiêu quản lý ĐTN cho LĐNT .
Thứ hai, dựa vào Đề án “Đào tạo nghề cho LĐNT đến năm 2020” của
Thủ tướng Chính phủ theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11
năm 2009, đã nêu rõ quan điểm của Đảng và Nhà nước về ĐTN cho LĐNT,
đồng thời cũng quy định về thẩm quyền của các cơ quan QLNN về ĐTN cho
LĐNT; quy định cụ thể các chính sách cho người học, cho người dạy và cho
CSĐT tham gia dạy nghề cho LĐNT… Từ đó đưa ra nội dung và sự cần thiết
của QLNN đối với công tác QLNN về ĐTN cho LĐNT, đó là cơ sở thực tiễn
trong lĩnh vực này.
Thứ 3, trên cơ sở đó tác giả xác định mô hình về ĐTN cho LĐNT ở các
địa phương trong nước để có thể nghiên cứu áp dụng thực hiện ĐTN cho
LĐNT tại huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.
35
Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ
CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TẠI HUYỆN BỐ TRẠCH,
TỈNH QUẢNG BÌNH GIAI ĐOẠN 2011 - 2016
2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội ảnh hưởng đến
quản lý nhà nước về đào tạo nghề về huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
a. Vị trí địa lý
Huyện Bố Trạch nằm ở cửa ngõ phía Bắc thành phố Đồng Hới, trung
tâm tỉnh lỵ Quảng Bình có chiều rộng từ Tây sang Đông chiếm toàn bộ chiều
ngang của Việt Nam với tọa độ: 170
14’39’’ đến 170
43’48” vĩ độ bắc.
1050
58’3” đến 1060
35’573” kinh độ đông. Phía Bắc giáp huyện Quảng Trạch,
huyện Tuyên Hóa và huyện Minh Hóa; phía Nam giáp thành phố Đồng Hới
và huyện Quảng Ninh, phía Đông giáp biển đông; phía Tây giáp nước Cộng
hòa Dân chủ Nhân dân Lào.
Bản đồ hành chính huyện Bố Trạch tỉnh Quảng Bình
36
b. Địa hình
Địa hình của huyện bố Trạch có độ nghiêng từ Tây sang Đông (từ biên
giới Việt – Lào xuống đến Biển Đông và được chia làm nhiều dạng địa hình
bao gồm:
Địa hình núi đá vôi: Ở huyện Bố Trạch có khối núi đá vôi liên tục rộng
lớn nhất của Việt Nam. Địa hình núi đá vôi bị chia cắt rất mạnh, với những
vách đá dựng đứng, xếp lớp, đỉnh lởm chởm, thường kèm theo quá trình karst
do hoà tan và ngưng đọng carbonat hình thành nên các nhũ đá, măng đá, nấm
đá, chuông đá, cột đá đa dạng, phức tạp, đẹp kỳ diệu trong các hang động.
Đặc biệt, vùng núi đá vôi này còn chứa nhiều bí ẩn, nhiều nơi chưa hề có dấu
chân người đặt tới.
Địa hình gò đồi: Đây là khu vực tiếp giáp địa hình núi đã vôi và vùng
đồng Bằng. Vùng gò đồi hình thành nhiều khu vực đất đai rộng lớn màu mỡ
cho trồng trọt và chăn nuôi.
Địa hình đồng bằng: Vùng này địa hình tương đối bằng phẳng, thỉnh
thoảng có một vài đồi gò thấp độ dốc nhỏ.
Địa hình ven biển: Đây là vùng Hạ lưu có nhiều đầm phá ven các cửa sông.
c. Thời tiết khí hậu
Bố Trạch mang đậm đặc trưng khí hậu nhiệt đới gió mùa của vùng ven
biển miền Bắc Trung Bộ. Hàng năm thường chịu ảnh hưởng của ba luồng gió
chính. Gió mùa đông bắc, Gió mùa tây nam (thường gọi là “Gió Lào”) và mùa
gió đông nam (thường gọi là gió nồm).
Trung bình hàng năm có khoảng 4 – 5 trận bão tác động đến địa phận
huyện Bố Trạch. Sức gió của những cơn bão thường có cường độ từ cấp 7 đến
cấp 9, thậm chí có những trận bão lên đến cấp 12 hoặc 13. Bố Trạch là một vùng
ven biển nên thường phải chịu sự phá hoại nặng nề của những trận bão lớn, gây sạt
lỡ các cửa sông. Các cơn bão này thường kèm theo mưa lớn và hay gây ra ngập úng
trên địa phận các xã ven biển.
37
Bố Trạch nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa mang đặc trưng của
khí hậu vùng ven biển bắc miền Trung. Đây là một vùng có khí hậu rất khắc
nghiệt. Hàng năm thường có nhiều trận bão lụt, nước biển dâng xảy ra gây thiệt
hại không nhỏ đến sản xuất, đời sống và con người.
d. Tài nguyên
Biển và bờ biển: Huyện Bố Trạch có đường bờ biển dài trên 24km.
Vùng biển Bố Trạch không sâu. Do biển không sâu nên diện tích bãi chiều
của tất cả các xã ven biển rộng, khoảng 2.225 ha [9].
Đất đai: Toàn huyện có tổng diện tích đất tự nhiên là 211.548,88 ha với
những loại đất chính là: Đất nông nghiệp: 196.849,53 ha, Đất phi nông
nghiệp: 11.178,89 ha, đất chưa sử dụng: 3.520,46 ha [9].
Rừng: Toàn huyện có 167.082,74 ha đất lâm nghiệp, trong đó: Đất rừng
sản xuất là 55.578,54ha, đất rừng đặc dụng là 92.997,53 ha, đất rừng phòng
hộ là 18.506,67ha. Thảm thực vật rừng rất đa dạng và phong phú, có nhiều
loại gỗ quý như: lim xanh, sến, táu, đinh, gụ, pơ mu… và nhiều loại động vật
quý hiếm như: hổ, báo, hươu đen, trĩ sao, gà lôi [9].
Du lịch dịch vụ: Bố Trạch là huyện được thiên nhiên ưu đãi có điều
kiện sinh thái đa dạng, bao gồm đầy đủ các cảnh quan sinh thái núi rừng, bờ
biển, đồng bằng, đồi, trong đó có những nơi có thể xây dựng thành các điểm
du lịch sinh thái, tắm biển, nghỉ dưỡng và vui chơi giải trí hấp dẫn khách du
lịch trong nước và quốc tế, trong đó các địa điểm nổi tiếng như: hệ thống hang
động Phong nha - Kẽ bàng, động Thiên Đường, Suối nước mọoc, Hang tối,
Khu du lịch bãi tắm Đá Nhảy...
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
a. Tình hình dân số và lao động
Bố Trạch có dân số 183.960 người, trong đó hơn 91% dân số sống ở
khu vực nông thôn và gần 9% sống ở khu vực thành thị. Dân số trong độ tuổi
lao động là 112.703 người chiếm 61,3% tổng dân số.
38
Tính đến cuối năm 2016 toàn huyện có 183.960 người sinh sống ở 28
xã và 02 thị trấn với 47.575 hộ, với diện tích đất tự nhiên là 2.115,48 km2
,
mật độ dân số trung bình là 86,6 người/km2
. Đây là một trong những huyện
có mật độ dân số thấp của cả nước [9].
Bảng 2.1. Tình hình dân số huyện Bố Trạch giai đoạn 2011-2016
Đơn vị tính: người
Năm
Năm
2011
Năm
2012
Năm
2013
Năm
2014
Năm
2015
Năm
2016
Khu vực thành thị: 16.920 17.206 17.344 17.438 17.533 17.641
Khu vực nông thôn: 161.540 163.149 164.275 165.070 165.648 166.319
Tổng số 178.460 180.355 181.618 182.508 183.181 183.960
(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Bố Trạch năm 2015, Chi cục Thống
kê huyện Bố Trạch năm 2016)
b. Nguồn lao động nông thôn huyện Bố Trạch
Bố Trạch hiện đang có một nguồn lao động tương đối dồi dào, một thị
trường lao động đang phát triển. Năm 2011, huyện Bố Trạch chỉ có 104.344
người trong độ tuổi lao động, đến hết năm 2016 có đến 112.703 người (tăng
8.359 người). Số lao động này của huyện Bố Trạch có thể coi là một nhân tố
thuận lợi cho việc phát triển kinh tế, xã hội nếu nguồn lao động đó được sử
dụng một cách hợp lý và hiệu quả. Ngược lại, khi nguồn lao động này không
được sử dụng hoặc sử dụng không hiệu quả thì nó lại trở thành một nhân tố
gây cản trở quá trình phát triển kinh tế xã hội của huyện.
Tuy nhiên, có đến 102.595 người dân sinh sống ở khu vực nông thôn
(chiếm hơn 91%), lực lượng lao động tại huyện Bố Trạch chủ yếu tham gia
vào sản xuất nông, lâm nghiệp chiếm gần 70% tổng số lao động, vẫn còn quá
cao so với tỷ trọng lao động nông nghiệp trung bình của cả nước là 46,3%. Cụ
39
thể: Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế trong năm 2016 là:
95.896 người, chiếm 85,1% (lao động làm việc trong ngành nông, lâm, thủy
sản là 66.712 người, chiếm 69,6%; công nghiệp và xây dựng 10.651 người,
chiếm 11,1%; dịch vụ là 18.533 người, chiếm 19,3%).
Bảng 2.2. Tình hình lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc
dân huyện Bố Trạch giai đoạn 2011-2016
Đơn vị tính: người
Năm
Năm
2011
Năm
2012
Năm
2013
Năm
2014
Năm
2015
Năm
2016
Nông, lâm nghiệp, thủy sản: 67.036 65.349 66.567 67.105 67.427 66.712
Công nghiệp – Xây dựng: 10.114 11.175 10.477 10.187 10.038 10.651
Dịch vụ: 16.125 17.460 17.531 18.559 18.416 18.533
Tổng số 93.275 93.984 94.575 95.851 95.881 95.896
(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Bố Trạch năm 2015, Chi cục
Thống kê huyện Bố Trạch năm 2016)
Mặc dù vậy, thực trạng nguồn nhân lực của huyện hiện nay còn rất
nhiều hạn chế, lực lượng LĐNT được tham gia vào các khóa học đào tạo, bồi
dưỡng kiến thức về nghề nghiệp chiếm tỷ lệ rất thấp. Tính đến hết năm 2016
tỷ lệ lao động chưa qua đào tào của huyện Bố Trạch chiếm tới 53%. Điều này
đòi hỏi huyện Bố Trạch phải có những chương trình đào tạo nguồn nhân lực,
những giải pháp mang tính đột phá thì mới có thể bắt kịp sự phát triển chung
của tỉnh Quảng Bình và của cả nước.
Cụ thể, trình độ tay nghề của nguồn lao động phần lớn chưa qua đào tạo
nghề, hoặc mới chỉ qua các lớp bồi dưỡng. Số lao động được đào tạo ngắn
hạn dưới 3 tháng chiếm 41,1%.
40
Có gần 70% lao động nông thôn chưa qua trường lớp đào tạo vì thế khả
năng chuyển đổi nghề nghiệp, tìm kiếm hoặc tự tạo việc làm tốt hơn đối với
nhóm lao động này rất khó. Thêm vào đó, thói quen làm việc trong ngành nông
nghiệp truyền thống và tình trạng ruộng đồng manh mún, nhỏ lẻ như hiện nay đã
hạn chế tính chủ động, sáng tạo của người nông dân trong quá trình sản xuất,
kinh doanh cũng như khả năng tiếp cận thị trường của người lao động.
c. Tình hình kinh tế
Tình hình kinh tế của huyện trong giai đoạn 2011-2016 đã đạt được
nhiều kết quả tương đối tốt. Tính đến cuối năm 2016 tốc độ tăng trưởng kinh
tế bình quân đạt 11,95%/năm (Cơ cấu kinh tế: nông, lâm, nghiệp, thủy sản:
29,6%; Công nghiệp – xây dựng: 23,5%; Dịch vụ: 46,9%).
Các loại hình dịch vụ tiếp tục được đầu tư và phát triển khá nhanh. Tỷ
trọng của ngành dịch vụ tăng từ 39,4% năm 2011 lên 46,9% vào năm 2016.
Tổng mức bán lẻ hàng hoá xã hội tăng bình quân 18%, kim ngạch xuất khẩu
bình quân đạt 14,6 triệu USD, năm cao nhất đạt 25 triệu USD. Du lịch từng
bước khẳng định là ngành kinh tế chiến lược, số lượng khách du lịch trên địa
bàn bình quân hàng năm đạt 36,2 ngàn lượt. Các lĩnh vực dịch vụ khác như
vận tải, bưu chính, viễn thông, … phát triển mạnh.
Sản xuất CN - TTCN và ngành nghề nông thôn tốc độ tăng trưởng khá.
Giá trị sản xuất năm 2016 gấp 1,6 lần so với năm 2011, bình quân hàng năm giá
trị tăng thêm đạt 433 tỷ đồng. Các ngành nghề có lợi thế về nguyên liệu tại chỗ
được chú trọng phát triển như: sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông, lâm,
thuỷ sản… Hiện nay, toàn huyện có 14 làng nghề, trên 4.000 cơ sở sản xuất, ổn
định thường xuyên trên 5.000 lao động; giá trị sản xuất ngành nghề nông thôn
bình quân hàng năm đạt trên 500 tỷ đồng. Bao gồm nhiều loại mặt hàng chất
lượng tốt như nón lá, mây tre đan, mộc mỹ nghệ, nước mắm, rượu, hải sản..
Tổng sản lượng lương thực bình quân đạt 52.600 tấn/năm; Sản lượng
đánh bắt và nuôi trồng thủy sản bình quân hàng năm đạt 20.690 ngàn tấn.
Đề tài: Quản lý đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Bố Trạch
Đề tài: Quản lý đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Bố Trạch
Đề tài: Quản lý đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Bố Trạch
Đề tài: Quản lý đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Bố Trạch
Đề tài: Quản lý đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Bố Trạch
Đề tài: Quản lý đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Bố Trạch
Đề tài: Quản lý đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Bố Trạch
Đề tài: Quản lý đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Bố Trạch
Đề tài: Quản lý đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Bố Trạch
Đề tài: Quản lý đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Bố Trạch
Đề tài: Quản lý đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Bố Trạch
Đề tài: Quản lý đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Bố Trạch
Đề tài: Quản lý đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Bố Trạch
Đề tài: Quản lý đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Bố Trạch
Đề tài: Quản lý đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Bố Trạch
Đề tài: Quản lý đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Bố Trạch
Đề tài: Quản lý đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Bố Trạch
Đề tài: Quản lý đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Bố Trạch
Đề tài: Quản lý đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Bố Trạch
Đề tài: Quản lý đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Bố Trạch
Đề tài: Quản lý đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Bố Trạch
Đề tài: Quản lý đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Bố Trạch
Đề tài: Quản lý đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Bố Trạch
Đề tài: Quản lý đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Bố Trạch
Đề tài: Quản lý đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Bố Trạch
Đề tài: Quản lý đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Bố Trạch
Đề tài: Quản lý đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Bố Trạch
Đề tài: Quản lý đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Bố Trạch
Đề tài: Quản lý đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Bố Trạch
Đề tài: Quản lý đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Bố Trạch
Đề tài: Quản lý đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Bố Trạch
Đề tài: Quản lý đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Bố Trạch
Đề tài: Quản lý đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Bố Trạch
Đề tài: Quản lý đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Bố Trạch
Đề tài: Quản lý đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Bố Trạch
Đề tài: Quản lý đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Bố Trạch
Đề tài: Quản lý đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Bố Trạch
Đề tài: Quản lý đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Bố Trạch
Đề tài: Quản lý đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Bố Trạch
Đề tài: Quản lý đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Bố Trạch
Đề tài: Quản lý đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Bố Trạch
Đề tài: Quản lý đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Bố Trạch
Đề tài: Quản lý đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Bố Trạch
Đề tài: Quản lý đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Bố Trạch
Đề tài: Quản lý đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Bố Trạch
Đề tài: Quản lý đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Bố Trạch
Đề tài: Quản lý đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Bố Trạch
Đề tài: Quản lý đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Bố Trạch
Đề tài: Quản lý đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Bố Trạch
Đề tài: Quản lý đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Bố Trạch
Đề tài: Quản lý đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Bố Trạch
Đề tài: Quản lý đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Bố Trạch
Đề tài: Quản lý đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Bố Trạch
Đề tài: Quản lý đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Bố Trạch
Đề tài: Quản lý đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Bố Trạch
Đề tài: Quản lý đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Bố Trạch
Đề tài: Quản lý đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Bố Trạch
Đề tài: Quản lý đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Bố Trạch
Đề tài: Quản lý đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Bố Trạch
Đề tài: Quản lý đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Bố Trạch

More Related Content

What's hot

Tuyển dụng công chức cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Đắk Nông
Tuyển dụng công chức cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Đắk NôngTuyển dụng công chức cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Đắk Nông
Tuyển dụng công chức cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Đắk Nông
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cấp phường, HAY!
Luận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cấp phường, HAY!Luận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cấp phường, HAY!
Luận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cấp phường, HAY!
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Xây dựng đội ngũ công chức hành chính nhà nước
Luận văn: Xây dựng đội ngũ công chức hành chính nhà nướcLuận văn: Xây dựng đội ngũ công chức hành chính nhà nước
Luận văn: Xây dựng đội ngũ công chức hành chính nhà nước
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Bồi dưỡng cán bộ, công chức chính quyền cấp xã, HOT
Luận văn: Bồi dưỡng cán bộ, công chức chính quyền cấp xã, HOTLuận văn: Bồi dưỡng cán bộ, công chức chính quyền cấp xã, HOT
Luận văn: Bồi dưỡng cán bộ, công chức chính quyền cấp xã, HOT
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Bồi dưỡng công chức cấp xã tại tỉnh Quảng Ngãi, HAY
Luận văn: Bồi dưỡng công chức cấp xã tại tỉnh Quảng Ngãi, HAYLuận văn: Bồi dưỡng công chức cấp xã tại tỉnh Quảng Ngãi, HAY
Luận văn: Bồi dưỡng công chức cấp xã tại tỉnh Quảng Ngãi, HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức hành chính, HOT
Luận văn: Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức hành chính, HOTLuận văn: Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức hành chính, HOT
Luận văn: Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức hành chính, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Chất lượng công chức cấp xã ở tỉnh Lâm Đồng, HOT
Luận văn: Chất lượng công chức cấp xã ở tỉnh Lâm Đồng, HOTLuận văn: Chất lượng công chức cấp xã ở tỉnh Lâm Đồng, HOT
Luận văn: Chất lượng công chức cấp xã ở tỉnh Lâm Đồng, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Vị trí việc làm trong cơ quan hành chính theo pháp luật
Luận văn: Vị trí việc làm trong cơ quan hành chính theo pháp luậtLuận văn: Vị trí việc làm trong cơ quan hành chính theo pháp luật
Luận văn: Vị trí việc làm trong cơ quan hành chính theo pháp luật
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Đề tài: Chính sách phát triển nguồn nhân lực CHDCND Lào, HAY
Đề tài: Chính sách phát triển nguồn nhân lực CHDCND Lào, HAYĐề tài: Chính sách phát triển nguồn nhân lực CHDCND Lào, HAY
Đề tài: Chính sách phát triển nguồn nhân lực CHDCND Lào, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Phát triển đội ngũ giáo viên các trường tiểu học huyện Đan Phượng
Phát triển đội ngũ giáo viên các trường tiểu học huyện Đan PhượngPhát triển đội ngũ giáo viên các trường tiểu học huyện Đan Phượng
Phát triển đội ngũ giáo viên các trường tiểu học huyện Đan Phượng
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Quản lý Nhà nước về giải quyết việc làm cho thanh niên
Luận văn: Quản lý Nhà nước về giải quyết việc làm cho thanh niênLuận văn: Quản lý Nhà nước về giải quyết việc làm cho thanh niên
Luận văn: Quản lý Nhà nước về giải quyết việc làm cho thanh niên
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho đội ngũ giáo viên ...
Luận văn: Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho đội ngũ giáo viên ...Luận văn: Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho đội ngũ giáo viên ...
Luận văn: Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho đội ngũ giáo viên ...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Đề tài: Tuyển dụng viên chức trong các sự nghiệp Sở Y tế, HAY
Đề tài: Tuyển dụng viên chức trong các sự nghiệp Sở Y tế, HAYĐề tài: Tuyển dụng viên chức trong các sự nghiệp Sở Y tế, HAY
Đề tài: Tuyển dụng viên chức trong các sự nghiệp Sở Y tế, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, HAY!
Luận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, HAY!Luận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, HAY!
Luận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, HAY!
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149
 
lv: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở huyện Hướng Hóa
lv: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở huyện Hướng Hóalv: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở huyện Hướng Hóa
lv: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở huyện Hướng Hóa
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149
 
Luận văn: Tạo động lực làm việc cho công chức tại Trung tâm tin học
Luận văn: Tạo động lực làm việc cho công chức tại Trung tâm tin họcLuận văn: Tạo động lực làm việc cho công chức tại Trung tâm tin học
Luận văn: Tạo động lực làm việc cho công chức tại Trung tâm tin học
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho lao động nữ
Luận văn: Quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho lao động nữLuận văn: Quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho lao động nữ
Luận văn: Quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho lao động nữ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về lao động ở tỉnh Kiên Giang, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về lao động ở tỉnh Kiên Giang, HAYLuận văn: Quản lý nhà nước về lao động ở tỉnh Kiên Giang, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về lao động ở tỉnh Kiên Giang, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Nâng cao chất lượng công chức cấp xã huyện Vĩnh Bảo
Luận văn: Nâng cao chất lượng công chức cấp xã huyện Vĩnh BảoLuận văn: Nâng cao chất lượng công chức cấp xã huyện Vĩnh Bảo
Luận văn: Nâng cao chất lượng công chức cấp xã huyện Vĩnh Bảo
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Thu Hút Nguồn nhân lực chất lượng cao cho đơn vị sự nghiệp.
Luận văn: Thu Hút Nguồn nhân lực chất lượng cao cho đơn vị sự nghiệp.Luận văn: Thu Hút Nguồn nhân lực chất lượng cao cho đơn vị sự nghiệp.
Luận văn: Thu Hút Nguồn nhân lực chất lượng cao cho đơn vị sự nghiệp.
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

What's hot (20)

Tuyển dụng công chức cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Đắk Nông
Tuyển dụng công chức cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Đắk NôngTuyển dụng công chức cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Đắk Nông
Tuyển dụng công chức cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Đắk Nông
 
Luận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cấp phường, HAY!
Luận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cấp phường, HAY!Luận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cấp phường, HAY!
Luận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cấp phường, HAY!
 
Luận văn: Xây dựng đội ngũ công chức hành chính nhà nước
Luận văn: Xây dựng đội ngũ công chức hành chính nhà nướcLuận văn: Xây dựng đội ngũ công chức hành chính nhà nước
Luận văn: Xây dựng đội ngũ công chức hành chính nhà nước
 
Luận văn: Bồi dưỡng cán bộ, công chức chính quyền cấp xã, HOT
Luận văn: Bồi dưỡng cán bộ, công chức chính quyền cấp xã, HOTLuận văn: Bồi dưỡng cán bộ, công chức chính quyền cấp xã, HOT
Luận văn: Bồi dưỡng cán bộ, công chức chính quyền cấp xã, HOT
 
Luận văn: Bồi dưỡng công chức cấp xã tại tỉnh Quảng Ngãi, HAY
Luận văn: Bồi dưỡng công chức cấp xã tại tỉnh Quảng Ngãi, HAYLuận văn: Bồi dưỡng công chức cấp xã tại tỉnh Quảng Ngãi, HAY
Luận văn: Bồi dưỡng công chức cấp xã tại tỉnh Quảng Ngãi, HAY
 
Luận văn: Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức hành chính, HOT
Luận văn: Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức hành chính, HOTLuận văn: Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức hành chính, HOT
Luận văn: Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức hành chính, HOT
 
Luận văn: Chất lượng công chức cấp xã ở tỉnh Lâm Đồng, HOT
Luận văn: Chất lượng công chức cấp xã ở tỉnh Lâm Đồng, HOTLuận văn: Chất lượng công chức cấp xã ở tỉnh Lâm Đồng, HOT
Luận văn: Chất lượng công chức cấp xã ở tỉnh Lâm Đồng, HOT
 
Luận văn: Vị trí việc làm trong cơ quan hành chính theo pháp luật
Luận văn: Vị trí việc làm trong cơ quan hành chính theo pháp luậtLuận văn: Vị trí việc làm trong cơ quan hành chính theo pháp luật
Luận văn: Vị trí việc làm trong cơ quan hành chính theo pháp luật
 
Đề tài: Chính sách phát triển nguồn nhân lực CHDCND Lào, HAY
Đề tài: Chính sách phát triển nguồn nhân lực CHDCND Lào, HAYĐề tài: Chính sách phát triển nguồn nhân lực CHDCND Lào, HAY
Đề tài: Chính sách phát triển nguồn nhân lực CHDCND Lào, HAY
 
Phát triển đội ngũ giáo viên các trường tiểu học huyện Đan Phượng
Phát triển đội ngũ giáo viên các trường tiểu học huyện Đan PhượngPhát triển đội ngũ giáo viên các trường tiểu học huyện Đan Phượng
Phát triển đội ngũ giáo viên các trường tiểu học huyện Đan Phượng
 
Luận văn: Quản lý Nhà nước về giải quyết việc làm cho thanh niên
Luận văn: Quản lý Nhà nước về giải quyết việc làm cho thanh niênLuận văn: Quản lý Nhà nước về giải quyết việc làm cho thanh niên
Luận văn: Quản lý Nhà nước về giải quyết việc làm cho thanh niên
 
Luận văn: Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho đội ngũ giáo viên ...
Luận văn: Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho đội ngũ giáo viên ...Luận văn: Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho đội ngũ giáo viên ...
Luận văn: Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho đội ngũ giáo viên ...
 
Đề tài: Tuyển dụng viên chức trong các sự nghiệp Sở Y tế, HAY
Đề tài: Tuyển dụng viên chức trong các sự nghiệp Sở Y tế, HAYĐề tài: Tuyển dụng viên chức trong các sự nghiệp Sở Y tế, HAY
Đề tài: Tuyển dụng viên chức trong các sự nghiệp Sở Y tế, HAY
 
Luận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, HAY!
Luận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, HAY!Luận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, HAY!
Luận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, HAY!
 
lv: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở huyện Hướng Hóa
lv: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở huyện Hướng Hóalv: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở huyện Hướng Hóa
lv: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở huyện Hướng Hóa
 
Luận văn: Tạo động lực làm việc cho công chức tại Trung tâm tin học
Luận văn: Tạo động lực làm việc cho công chức tại Trung tâm tin họcLuận văn: Tạo động lực làm việc cho công chức tại Trung tâm tin học
Luận văn: Tạo động lực làm việc cho công chức tại Trung tâm tin học
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho lao động nữ
Luận văn: Quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho lao động nữLuận văn: Quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho lao động nữ
Luận văn: Quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho lao động nữ
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về lao động ở tỉnh Kiên Giang, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về lao động ở tỉnh Kiên Giang, HAYLuận văn: Quản lý nhà nước về lao động ở tỉnh Kiên Giang, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về lao động ở tỉnh Kiên Giang, HAY
 
Luận văn: Nâng cao chất lượng công chức cấp xã huyện Vĩnh Bảo
Luận văn: Nâng cao chất lượng công chức cấp xã huyện Vĩnh BảoLuận văn: Nâng cao chất lượng công chức cấp xã huyện Vĩnh Bảo
Luận văn: Nâng cao chất lượng công chức cấp xã huyện Vĩnh Bảo
 
Luận văn: Thu Hút Nguồn nhân lực chất lượng cao cho đơn vị sự nghiệp.
Luận văn: Thu Hút Nguồn nhân lực chất lượng cao cho đơn vị sự nghiệp.Luận văn: Thu Hút Nguồn nhân lực chất lượng cao cho đơn vị sự nghiệp.
Luận văn: Thu Hút Nguồn nhân lực chất lượng cao cho đơn vị sự nghiệp.
 

Similar to Đề tài: Quản lý đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Bố Trạch

Đề tài: Tuyển dụng công chức cơ quan chuyên môn tỉnh Quảng Bình
Đề tài: Tuyển dụng công chức cơ quan chuyên môn tỉnh Quảng BìnhĐề tài: Tuyển dụng công chức cơ quan chuyên môn tỉnh Quảng Bình
Đề tài: Tuyển dụng công chức cơ quan chuyên môn tỉnh Quảng Bình
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Quản lý giáo viên trường THCS huyện Lệ Thủy, Quảng Bình
Đề tài: Quản lý giáo viên trường THCS huyện Lệ Thủy, Quảng BìnhĐề tài: Quản lý giáo viên trường THCS huyện Lệ Thủy, Quảng Bình
Đề tài: Quản lý giáo viên trường THCS huyện Lệ Thủy, Quảng Bình
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Quản lý về đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại Kiên Giang
Đề tài: Quản lý về đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại Kiên GiangĐề tài: Quản lý về đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại Kiên Giang
Đề tài: Quản lý về đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại Kiên Giang
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Quản lí nhà nước về đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông
Luận văn: Quản lí nhà nước về đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thôngLuận văn: Quản lí nhà nước về đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông
Luận văn: Quản lí nhà nước về đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Quản lí đội ngũ giáo viên THPT công lập tỉnh Bắc Ninh - Gửi miễn ph...
Luận văn: Quản lí đội ngũ giáo viên THPT công lập tỉnh Bắc Ninh - Gửi miễn ph...Luận văn: Quản lí đội ngũ giáo viên THPT công lập tỉnh Bắc Ninh - Gửi miễn ph...
Luận văn: Quản lí đội ngũ giáo viên THPT công lập tỉnh Bắc Ninh - Gửi miễn ph...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Tạo động lực làm việc cho công chức tỉnh Quảng Ngãi, HOT
Đề tài: Tạo động lực làm việc cho công chức tỉnh Quảng Ngãi, HOTĐề tài: Tạo động lực làm việc cho công chức tỉnh Quảng Ngãi, HOT
Đề tài: Tạo động lực làm việc cho công chức tỉnh Quảng Ngãi, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Quản lý về giáo dục nghề nghiệp tại Bình Thuận, HAY
Đề tài: Quản lý về giáo dục nghề nghiệp tại Bình Thuận, HAYĐề tài: Quản lý về giáo dục nghề nghiệp tại Bình Thuận, HAY
Đề tài: Quản lý về giáo dục nghề nghiệp tại Bình Thuận, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Tạo động lực làm việc cho công chức cấp xã tỉnh Hà Nam
Đề tài: Tạo động lực làm việc cho công chức cấp xã tỉnh Hà NamĐề tài: Tạo động lực làm việc cho công chức cấp xã tỉnh Hà Nam
Đề tài: Tạo động lực làm việc cho công chức cấp xã tỉnh Hà Nam
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Quản lý nhân lực hành chính xã phường tại TP Thái Nguyên
Luận văn: Quản lý nhân lực hành chính xã phường tại TP Thái NguyênLuận văn: Quản lý nhân lực hành chính xã phường tại TP Thái Nguyên
Luận văn: Quản lý nhân lực hành chính xã phường tại TP Thái Nguyên
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Đề tài: Quản lý về giải quyết việc làm cho lao động nữ Quảng Bình
Đề tài: Quản lý về giải quyết việc làm cho lao động nữ Quảng BìnhĐề tài: Quản lý về giải quyết việc làm cho lao động nữ Quảng Bình
Đề tài: Quản lý về giải quyết việc làm cho lao động nữ Quảng Bình
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn:Giải quyết việc làm cho lao động 16 xã vùng biển,Quảng Trị
Luận văn:Giải quyết việc làm cho lao động 16 xã vùng biển,Quảng TrịLuận văn:Giải quyết việc làm cho lao động 16 xã vùng biển,Quảng Trị
Luận văn:Giải quyết việc làm cho lao động 16 xã vùng biển,Quảng Trị
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Tuyển dụng viên chức tại Ban Quản lý dự án xây dựng, HOT
Đề tài: Tuyển dụng viên chức tại Ban Quản lý dự án xây dựng, HOTĐề tài: Tuyển dụng viên chức tại Ban Quản lý dự án xây dựng, HOT
Đề tài: Tuyển dụng viên chức tại Ban Quản lý dự án xây dựng, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ tỉnh Quảng Bình
Phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ tỉnh Quảng BìnhPhát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ tỉnh Quảng Bình
Phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ tỉnh Quảng Bình
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Đào tạo, bồi dưỡng công chức Văn phòng cấp xã, HAY
Luận văn: Đào tạo, bồi dưỡng công chức Văn phòng cấp xã, HAYLuận văn: Đào tạo, bồi dưỡng công chức Văn phòng cấp xã, HAY
Luận văn: Đào tạo, bồi dưỡng công chức Văn phòng cấp xã, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Đào tạo, bồi dưỡng công chức Văn phòng, HOT
Luận văn: Đào tạo, bồi dưỡng công chức Văn phòng, HOTLuận văn: Đào tạo, bồi dưỡng công chức Văn phòng, HOT
Luận văn: Đào tạo, bồi dưỡng công chức Văn phòng, HOT
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Đào tạo, bồi dưỡng công chức Văn phòng Thống kê cấp xã
Đề tài: Đào tạo, bồi dưỡng công chức Văn phòng Thống kê cấp xãĐề tài: Đào tạo, bồi dưỡng công chức Văn phòng Thống kê cấp xã
Đề tài: Đào tạo, bồi dưỡng công chức Văn phòng Thống kê cấp xã
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Đào tạo, bồi dưỡng công chức Văn phòng, HOT
Luận văn: Đào tạo, bồi dưỡng công chức Văn phòng, HOTLuận văn: Đào tạo, bồi dưỡng công chức Văn phòng, HOT
Luận văn: Đào tạo, bồi dưỡng công chức Văn phòng, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Bồi dưỡng công chức Văn phòng - Thống kê cấp xã
Luận văn: Bồi dưỡng công chức Văn phòng - Thống kê cấp xãLuận văn: Bồi dưỡng công chức Văn phòng - Thống kê cấp xã
Luận văn: Bồi dưỡng công chức Văn phòng - Thống kê cấp xã
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn:Bồi dưỡng công chức cấp xã tại huyện Bố Trạch,Quảng Bình
Luận văn:Bồi dưỡng công chức cấp xã tại huyện Bố Trạch,Quảng BìnhLuận văn:Bồi dưỡng công chức cấp xã tại huyện Bố Trạch,Quảng Bình
Luận văn:Bồi dưỡng công chức cấp xã tại huyện Bố Trạch,Quảng Bình
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Bồi dưỡng công chức cấp xã tại tỉnh Quảng Bình, HAY
Đề tài: Bồi dưỡng công chức cấp xã tại tỉnh Quảng Bình, HAYĐề tài: Bồi dưỡng công chức cấp xã tại tỉnh Quảng Bình, HAY
Đề tài: Bồi dưỡng công chức cấp xã tại tỉnh Quảng Bình, HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

Similar to Đề tài: Quản lý đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Bố Trạch (20)

Đề tài: Tuyển dụng công chức cơ quan chuyên môn tỉnh Quảng Bình
Đề tài: Tuyển dụng công chức cơ quan chuyên môn tỉnh Quảng BìnhĐề tài: Tuyển dụng công chức cơ quan chuyên môn tỉnh Quảng Bình
Đề tài: Tuyển dụng công chức cơ quan chuyên môn tỉnh Quảng Bình
 
Đề tài: Quản lý giáo viên trường THCS huyện Lệ Thủy, Quảng Bình
Đề tài: Quản lý giáo viên trường THCS huyện Lệ Thủy, Quảng BìnhĐề tài: Quản lý giáo viên trường THCS huyện Lệ Thủy, Quảng Bình
Đề tài: Quản lý giáo viên trường THCS huyện Lệ Thủy, Quảng Bình
 
Đề tài: Quản lý về đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại Kiên Giang
Đề tài: Quản lý về đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại Kiên GiangĐề tài: Quản lý về đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại Kiên Giang
Đề tài: Quản lý về đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại Kiên Giang
 
Luận văn: Quản lí nhà nước về đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông
Luận văn: Quản lí nhà nước về đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thôngLuận văn: Quản lí nhà nước về đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông
Luận văn: Quản lí nhà nước về đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông
 
Luận văn: Quản lí đội ngũ giáo viên THPT công lập tỉnh Bắc Ninh - Gửi miễn ph...
Luận văn: Quản lí đội ngũ giáo viên THPT công lập tỉnh Bắc Ninh - Gửi miễn ph...Luận văn: Quản lí đội ngũ giáo viên THPT công lập tỉnh Bắc Ninh - Gửi miễn ph...
Luận văn: Quản lí đội ngũ giáo viên THPT công lập tỉnh Bắc Ninh - Gửi miễn ph...
 
Đề tài: Tạo động lực làm việc cho công chức tỉnh Quảng Ngãi, HOT
Đề tài: Tạo động lực làm việc cho công chức tỉnh Quảng Ngãi, HOTĐề tài: Tạo động lực làm việc cho công chức tỉnh Quảng Ngãi, HOT
Đề tài: Tạo động lực làm việc cho công chức tỉnh Quảng Ngãi, HOT
 
Đề tài: Quản lý về giáo dục nghề nghiệp tại Bình Thuận, HAY
Đề tài: Quản lý về giáo dục nghề nghiệp tại Bình Thuận, HAYĐề tài: Quản lý về giáo dục nghề nghiệp tại Bình Thuận, HAY
Đề tài: Quản lý về giáo dục nghề nghiệp tại Bình Thuận, HAY
 
Đề tài: Tạo động lực làm việc cho công chức cấp xã tỉnh Hà Nam
Đề tài: Tạo động lực làm việc cho công chức cấp xã tỉnh Hà NamĐề tài: Tạo động lực làm việc cho công chức cấp xã tỉnh Hà Nam
Đề tài: Tạo động lực làm việc cho công chức cấp xã tỉnh Hà Nam
 
Luận văn: Quản lý nhân lực hành chính xã phường tại TP Thái Nguyên
Luận văn: Quản lý nhân lực hành chính xã phường tại TP Thái NguyênLuận văn: Quản lý nhân lực hành chính xã phường tại TP Thái Nguyên
Luận văn: Quản lý nhân lực hành chính xã phường tại TP Thái Nguyên
 
Đề tài: Quản lý về giải quyết việc làm cho lao động nữ Quảng Bình
Đề tài: Quản lý về giải quyết việc làm cho lao động nữ Quảng BìnhĐề tài: Quản lý về giải quyết việc làm cho lao động nữ Quảng Bình
Đề tài: Quản lý về giải quyết việc làm cho lao động nữ Quảng Bình
 
Luận văn:Giải quyết việc làm cho lao động 16 xã vùng biển,Quảng Trị
Luận văn:Giải quyết việc làm cho lao động 16 xã vùng biển,Quảng TrịLuận văn:Giải quyết việc làm cho lao động 16 xã vùng biển,Quảng Trị
Luận văn:Giải quyết việc làm cho lao động 16 xã vùng biển,Quảng Trị
 
Đề tài: Tuyển dụng viên chức tại Ban Quản lý dự án xây dựng, HOT
Đề tài: Tuyển dụng viên chức tại Ban Quản lý dự án xây dựng, HOTĐề tài: Tuyển dụng viên chức tại Ban Quản lý dự án xây dựng, HOT
Đề tài: Tuyển dụng viên chức tại Ban Quản lý dự án xây dựng, HOT
 
Phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ tỉnh Quảng Bình
Phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ tỉnh Quảng BìnhPhát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ tỉnh Quảng Bình
Phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ tỉnh Quảng Bình
 
Luận văn: Đào tạo, bồi dưỡng công chức Văn phòng cấp xã, HAY
Luận văn: Đào tạo, bồi dưỡng công chức Văn phòng cấp xã, HAYLuận văn: Đào tạo, bồi dưỡng công chức Văn phòng cấp xã, HAY
Luận văn: Đào tạo, bồi dưỡng công chức Văn phòng cấp xã, HAY
 
Luận văn: Đào tạo, bồi dưỡng công chức Văn phòng, HOT
Luận văn: Đào tạo, bồi dưỡng công chức Văn phòng, HOTLuận văn: Đào tạo, bồi dưỡng công chức Văn phòng, HOT
Luận văn: Đào tạo, bồi dưỡng công chức Văn phòng, HOT
 
Đề tài: Đào tạo, bồi dưỡng công chức Văn phòng Thống kê cấp xã
Đề tài: Đào tạo, bồi dưỡng công chức Văn phòng Thống kê cấp xãĐề tài: Đào tạo, bồi dưỡng công chức Văn phòng Thống kê cấp xã
Đề tài: Đào tạo, bồi dưỡng công chức Văn phòng Thống kê cấp xã
 
Luận văn: Đào tạo, bồi dưỡng công chức Văn phòng, HOT
Luận văn: Đào tạo, bồi dưỡng công chức Văn phòng, HOTLuận văn: Đào tạo, bồi dưỡng công chức Văn phòng, HOT
Luận văn: Đào tạo, bồi dưỡng công chức Văn phòng, HOT
 
Luận văn: Bồi dưỡng công chức Văn phòng - Thống kê cấp xã
Luận văn: Bồi dưỡng công chức Văn phòng - Thống kê cấp xãLuận văn: Bồi dưỡng công chức Văn phòng - Thống kê cấp xã
Luận văn: Bồi dưỡng công chức Văn phòng - Thống kê cấp xã
 
Luận văn:Bồi dưỡng công chức cấp xã tại huyện Bố Trạch,Quảng Bình
Luận văn:Bồi dưỡng công chức cấp xã tại huyện Bố Trạch,Quảng BìnhLuận văn:Bồi dưỡng công chức cấp xã tại huyện Bố Trạch,Quảng Bình
Luận văn:Bồi dưỡng công chức cấp xã tại huyện Bố Trạch,Quảng Bình
 
Đề tài: Bồi dưỡng công chức cấp xã tại tỉnh Quảng Bình, HAY
Đề tài: Bồi dưỡng công chức cấp xã tại tỉnh Quảng Bình, HAYĐề tài: Bồi dưỡng công chức cấp xã tại tỉnh Quảng Bình, HAY
Đề tài: Bồi dưỡng công chức cấp xã tại tỉnh Quảng Bình, HAY
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620 (20)

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Recently uploaded

98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
chinhkt50
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
Điện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdfGIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
LngHu10
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdfDS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
thanhluan21
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
phamthuhoai20102005
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
ngocnguyensp1
 
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptxCÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CNGTRC3
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (11)

98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
 
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdfGIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
 
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdfDS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
 
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptxCÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
 
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
 

Đề tài: Quản lý đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Bố Trạch

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN HỮU TÌNH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TẠI HUYỆN BỐ TRẠCH TỈNH QUẢNG BÌNH LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG THỪA THIÊN HUẾ - NĂM 2017
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN HỮU TÌNH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TẠI HUYỆN BỐ TRẠCH TỈNH QUẢNG BÌNH LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 60 34 04 03 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHÙNG VĂN HIỀN THỪA THIÊN HUẾ - NĂM 2017
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận văn là trung thực, nguồn số liệu rõ ràng, những kết luận khoa học của luận văn chưa từng có trong công trình nghiên cứu của tác giả khác. Mặc dù tác giả đã có nhiều cố gắng để hoàn thành luận văn, nhưng chắc chắn rằng không tránh khỏi những khiếm khuyết, kính mong các nhà khoa học, các thầy cô giáo và bạn đọc góp ý để hoàn thiện hơn. Học viên Nguyễn Hữu Tình
  • 4. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành chương trình nghiên cứu đề tài luận văn, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ và góp ý nhiệt tình của tập thể và cá nhân các nhà khoa học. Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể Lãnh đạo Học viện Hành chính Quốc gia, Khoa sau đại học, giảng viên và thầy cô đã tận tình giảng dạy tôi trong suốt thời gian học tập tại Học viện Hành chính Quốc gia. Xin trân thành cảm ơn TS.Phùng Văn Hiền, người hướng dẫn khoa học, đã tận tình giúp đỡ để tôi hoàn thành được Luận văn này. Tuy đã có nhiều cố gắng và nhiệt huyết để nghiên cứu hoàn thiện luận văn nhưng không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến quý báu của Quý thầy cô và các bạn. Để đáp lại sự quan tâm đó, tôi sẽ cố gắng vận dụng các kiến thức đã được trang bị vào thực tiễn công việc một cách có hiệu quả, góp phần xây dựng và phát triển kinh tế xã hội tai địa phương. Tôi xin trân trọng cảm ơn. Học viên Nguyễn Hữu Tình
  • 5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU........................................................................................................... 1 Chương 1. CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN ...................................................... 8 1.1. Các khái niệm cơ bản liên quan................................................................... 8 1.1.1. Nghề và đào tạo nghề ............................................................................... 8 1.1.2. Lao động nông thôn và đào tạo nghề cho lao động nông thôn................. 12 1.1.3. Quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn .................... 15 1.2. Nội dung QLNN về đào tạo nghề cho lao động nông thôn........................ 17 1.2.1. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn.................................................................................................................. 17 1.2.2. Thẩm quyền của các cơ quan quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn ................................................................................................ 17 1.2.3. Chính sách, pháp luật về đào tạo nghề cho lao động nông thôn .............. 21 1.2.4. Đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý đào tạo nghề cho LĐNT.................... 25 1.2.5. Điều kiện cơ sở vật chất các cơ sở đào tạo nghề cho LĐNT ................... 26 1.2.6. Nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ và hợp tác quốc tế về ĐTN cho LĐNT........................................................................................................ 26 1.3. Vai trò của quản lý nhà nước về ĐTN cho lao động nông thôn.................. 27 1.4. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về ĐTN cho LĐNT của một số địa phương27 1.4.1. Tỉnh Quảng Trị....................................................................................... 27 1.4.2. Tỉnh Nghệ An......................................................................................... 30 1.4.3. Bài học kinh nghiệm QLNN về đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.................................................................... 32 Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TẠI HUYỆN BỐ TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH GIAI ĐOẠN 2011 - 2016 .................................................... 35 2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về đào tạo nghề về huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình............................ 35
  • 6. 2.1.1. Điều kiện tự nhiên .................................................................................. 35 2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ....................................................................... 37 2.2. Tình hình tổ chức thực hiện đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại huyện Bố Trạch .......................................................................................................... 45 2.2.1. Mạng lưới tổ chức dạy nghề ................................................................... 45 2.2.2. Đội ngũ giáo viên ................................................................................... 47 2.2.3. Chương trình, giáo trình ......................................................................... 48 2.2.4. Nguồn lực đào tạo nghề cho lao động nông thôn .................................... 48 2.3. Phân tích thực trạng quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại huyện Bố Trạch................................................................................... 55 2.3.1. Về ban hành văn bản .............................................................................. 55 2.3.2. Về tổ chức bộ máy quản lý..................................................................... 55 2.3.3. Giám sát, đánh giá tình hình thực hiện ĐTN cho LĐNT......................... 58 2.3.4. Điều tra khảo sát và dự báo nhu cầu đào tạo nghề .................................. 59 2.3.5. Tuyên truyền, tư vấn học nghề và việc làm cho LĐNT........................... 60 2.3.6. Kết quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại huyện Bố Trạch giai đoạn 2011-2016 ............................................................................................... 61 2.4. Đánh giá quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở huyện Bố Trạch .......................................................................................................... 63 2.4.1. Những kết quả đạt được......................................................................... 63 2.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân.............................................................. 64 Chương 3. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN HUYỆN BỐ TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH ĐẾN NĂM 2020.................... 69 3.1. Phương hướng mục tiêu đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình đến năm 2020............................................................. 69 3.1.1. Dự báo nhu cầu phát triển nguồn nhân lực đến năm 2020....................... 69 3.1.2. Phương hướng mục tiêu.......................................................................... 70 3.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Bố Trạch........................................................................................ 76
  • 7. 3.3. Một số đề xuất kiến nghị ........................................................................... 89 3.3.1. Đề xuất với các cơ quan Trung ương...................................................... 89 3.3.2. Đề xuất đối với UBND tỉnh Quảng Bình................................................ 90 3.3.3. Đề xuất đối với UBND huyện Bố trạch tỉnh Quảng Bình ....................... 91 KẾT LUẬN..................................................................................................... 93 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  • 8. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BCĐ : Ban chỉ đạo CĐN : Cao đẳng nghề CN : Công nghiệp CNH - HĐH : Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa CN - TTCN : Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp CNXH : Chủ nghĩa xã hội CSDN : Cơ sở dạy nghề DN : Doanh nghiệp ĐTN : Đào tạo nghề GD – DN : Giáo dục - Dạy nghề GD&ĐT : Giáo dục và Đào tạo HĐND : Hội đồng nhân dân ILO : Tổ chức Lao động Thế giới KT - XH : Kinh tế - Xã hội LĐNT : Lao động nông thôn LĐ - TB&XH : Lao động – Thương binh và Xã hội NN&PTNT : Nông nghiệp và Phát triển nông thôn QLNN : Quản lý nhà nước TCN : Trung cấp nghề TT DN : Trung tâm dạy nghề TNCSHCM : Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh UBND : Ủy ban nhân dân
  • 9. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Tình hình dân số huyện Bố Trạch giai đoạn 2011-2016 ................... 38 Bảng 2.2. Tình hình lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân huyện Bố Trạch giai đoạn 2011-2016............................................. 39 Bảng 2.3. Cơ cấu các ngành kinh tế huyện Bố Trạch giai đoạn 2011-2016 ...... 41 Bảng 2.4. Tình hình lao động qua đào tạo huyện Bố Trạch giai đoạn 2011-2016 ... 43 Bảng 2.5. Tỷ lệ hộ nghèo huyện Bố Trạch giai đoạn 2011-2016 ...................... 44 Bảng 2.6. Số lượng cơ sở dạy nghề tham gia dạy nghề tại huyện Bố Trạch giai đoạn 2011-2016...................................................................... 46 Bảng 2.7. Số lao động nông thôn được đào tạo nghề giai đoạn 2011-2016...... 62
  • 10. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nguồn nhân lực luôn có vai trò quan trọng quyết định đến sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta, đặc biệt trong giai đoạn nguồn lực tài chính và nguồn lực vật chất còn hạn hẹp như hiện nay. Hiện nay, ở nước ta, có tới 70% dân số trong độ tuổi lao động đang sinh sống và làm việc tại khu vực nông thôn. Đây là nguồn nhân lực dồi dào có vai trò quan trọng trong quá trình CNH - HĐH đất nước. Nhận thức được tầm quan trọng này, Đảng và Nhà nước đã và đang quan tâm chỉ đạo triển khai thực hiện công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động tại khu vực nông thôn. Trong chiến lược phát triển KT - XH đến năm 2020, việc nhanh chóng thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp là bước quan trọng nhằm tạo ra nhiều việc làm cho người lao động. Tuy nhiên, trên thực tế lực lượng lao động nông thôn được đào tạo và bồi dưỡng kiến thức về nghề nghiệp chiếm tỷ lệ rất thấp, chất lượng đào tạo nghề cơ bản chưa đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp, số lượng và cơ cấu nghề đào tạo vẫn mất cân đối. Điều này khiến không ít người lao động gặp khó khăn trong quá trình tìm việc làm có thu nhập để nâng cao chất lượng cuộc sống. Trong giai đoạn 2011-2016, công tác QLNN về đào tạo nghề cho LĐNT tại huyện Bố Trạch đã đạt được những thành tựu nhất định: Hệ thống cơ sở đào tạo nghề được quy hoạch, phát triển mạnh mẽ, nhất là Trung tâm dạy nghề huyện được thành lập; quy mô đào tạo được mở rộng; Công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về dạy nghề cho lao động nông thôn, công tác quy hoạch, kế hoạch, dự báo nhu cầu đào tạo nghề cho lao động nông thôn được các cấp chính quyền quan tâm triển khai; các nhân tố đảm bảo chất lượng đào tạo được tăng
  • 11. 2 cường khiến chất lượng đào tạo nghề cũng dần được cải thiện; đã gắn mục tiêu đào tạo nghề với chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu KT - XH; sau đào tạo nhiều lao động đã tìm được việc làm, tăng thu nhập, góp phần xóa đói, giảm nghèo, phát triển KT - XH và xây dựng nông thôn mới. Tuy nhiên, công tác đào tạo nghề ở huyện Bố Trạch vẫn còn tồn tại nhiều bất cập: công tác tuyên truyền phổ biến chính sách pháp luật về dạy nghề cho lao động nông thôn chưa hiệu quả, bộ máy quản lý nhà nước về công tác đào tạo nghề chưa hoàn thiện, thiếu kinh nghiệm; việc triển khai công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn chưa gắn kết chặt lẽ với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch xây dựng nông thôn mới, với thị trường lao động; công tác kiểm tra, giám sát chưa thực hiện thường xuyên và còn thiếu chặt chẽ dẫn đến chất lượng, hiệu quả đào tạo chưa cao, chưa phù hợp với nhu cầu của người học và người sử dụng lao động và mục tiêu của Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Xuất phát từ thực tiễn trên, tác giả lựa chọn vấn đề “Quản lý Nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình” để làm đề tài nghiên cứu. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Hiện nay liên quan đến đề tài về ĐTN cho LĐNT đã có nhiều công trình khoa học, luận văn thạc sĩ nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau. Đã có một số đề tài nghiên cứu như: - Chu Đức Bình (2014), “Dạy nghề cho lao động nông thôn Việt Nam”, luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế, Hà Nội. Luận văn đã khái quát được một số vấn đề về lý luận và thực tiễn của công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, qua đó đánh giá thực trạng công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn nước ta thời gian qua, phân tích những thành công, hạn chế và nguyên nhân của nó. Từ đó, đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả trong đào tạo nghề
  • 12. 3 cho lao động nông thôn Việt Nam trong giai đoạn từ nay đến năm 2020 và những năm tiếp theo. - Nguyễn Tiến Dũng (2013), Chiến lược, chính sách phát triển dạy nghề, NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội. Nội dung cuốn sách tập trung nghiên cứu chiến lược, chính sách phát triển dạy nghề của nước ta và kinh nghiệm của một số nước trên thế giới. - Chu Tiến Quang (2001), “Việc làm ở nông thôn. Thực trạng và giải pháp”, NXB. Nông Nghiệp, Hà Nội. Nội dung tác giả nêu một số vấn đề lý luận cơ bản về lao động và việc làm ở khu vực nông thôn, xu hướng di chuyển lao động và tìm kiếm việc làm ở nông thôn, những giải pháp tạo cơ hội cho lao động nông thôn tìm thêm việc làm và những kinh nghiệm giải quyết việc làm cho lao động nông thôn ở một số nước trong khu vực. - Nguyễn Đức Tĩnh (2007), “Quản lý Nhà nước về Đầu tư phát triển đào tạo nghề ở nước ta”, luận án Tiến sĩ kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội. Nội dung luận án tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của quản lý Nhà nước về đầu tư phát triên đào tạo nghề ở nước ta. - Viện nghiên cứu khoa học đào tạo nghề (2011), “Báo cáo dạy nghề Việt Nam”. Báo cáo đã đưa ra bức tranh tổng thể về đào tạo nghề ở Việt Nam hiện nay. Những ưu điểm và những tồn tại, hạn chế của hệ thống đào tạo nghề. Qua đó đề xuất các khuyến nghị để hoàn thiện chính sách nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề ở Việt Nam. Ngoài ra, còn có một số công trình nghiên cứu, bài báo, đề tài nghiên cứu khác… Tuy nhiên chưa có đề tài nghiên cứu về đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. Việc nghiên cứu này hết sức quan trọng trong việc quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Bố Trạch nói riêng và góp phần nâng cao quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại tỉnh Quảng Bình nói chung.
  • 13. 4 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích Luận giải về vai trò, nội dung quản lý nhà nước về đào tạo nghề; phân tích đánh giá tình hình phát triển đào tạo nghề; tình hình quản lý nhà nước về đào tạo nghề của huyện; xác định mục tiêu nhiệm vụ phát triển đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu phát triển lực lượng lao động theo cơ cấu nền kinh tế; từ đó đề xuất các giải pháp phát huy vai trò quản lý của Nhà nước để đạt được mục tiêu, đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về đào tạo nghề; vai trò, mục tiêu và nội dung quản lý nhà nước về đào tạo nghề. - Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở huyện Bố Trạch. - Phân tích, đánh giá kết quả đạt được, những tồn tại và hạn chế, những vấn đề đang đặt ra trong công tác quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn và vai trò của quản lý nhà nước đối với công tác này ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình hiện nay. - Dự báo nhu cầu lao động qua đào tạo nghề và đề ra các giải pháp nâng cao hiệu lực hiệu quả trong quản lý nhà nước để phát triển đào tạo nghề đến năm 2020. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu - Các hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. - Hoạt động quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.
  • 14. 5 4.2. Phạm vi nghiên cứu Không gian: Địa bàn huyện Bố Trạch. Thời gian: Từ năm 2011- 2016. 5. Cơ sở khoa học và phương pháp nghiên cứu của luận văn 5.1. Cơ sở lý luận Trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác – Lê Nin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam, chính sách pháp luật của Nhà nước về nông thôn, nông dân, về ĐTN và quản lý nhà nước về ĐTN cho LĐNT. 5.2. Cơ sở thực tiễn Từ cơ sở lý luận về đào tạo nghề cho lao động nông thôn, cơ quan quản lý nhà nước các cấp đã triển khai theo nhiệm vụ của mình để tổ chức thực hiện phù hợp với thực tế của địa phương, vừa nâng cao hiệu lực hiệu quản quản lý nhà nước vừa tạo nguồn nhân lực lao động có tay nghề cho doanh nghiệp, cho địa phương nói chung và huyện Bố Trach tỉnh Quảng Bình nói riêng. Thông qua đó phản ánh các mặt hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế, đề xuất phương hướng và gải pháp, kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành chính sách phù hợp với thực tế ở từng địa phương và từng giai đoạn về đào tạo nghề cho lao động nông thôn, đặc biệt là trong hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng hiện nay. 5.3. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp thu thập: xử lý số liệu từ các nguồn: thu thập, xử lý số liệu từ nhiều nguồn khác nhau, chủ yếu nguồn số liệu từ các tài liệu thống kê của các bộ, ngành, địa phương có liên quan đến đối tượng nghiên cứu của luận án. Đồng thời cũng thu thập số liệu thông qua mạng Internet. Đây có thể là những nguồn số liệu "tính tin cậy" chưa cao nhưng có thể cho những ý tưởng nhất định.
  • 15. 6 Phương pháp phân tích định tính, định lượng nguồn số liệu: Do nhiều nguồn thông tin thu thập được dưới nhiều dạng khác nhau nên tác giả sẽ dựa vào cả hai phương pháp phân tích: định tính và định lượng. Tuy nhiên, do nguồn số liệu hạn chế và kết hợp với các tư duy có thể tham khảo từ Internet, phương pháp phân tích định tính sẽ được quan tâm. Phương pháp tổng hợp, đánh giá: trên cơ sở tổng hợp nhiều cách khác nhau, tác giả sẽ đưa ra những ý kiến, nhận xét đánh giá về các chủ đề có liên quan. Đóng góp chuyên gia: Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đưa ra các số liệu về thực trạng công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn và tổng hợp, xin ý kiến chuyên gia nhằm đạt được những mục tiêu đặt ra. Phương pháp quy nạp: QLNN về đào tạo nghề cho lao động nông thôn là một lĩnh vực mang tính thực tiễn rất lớn của các nước cũng như Việt Nam (riêng lẻ). Những công trình nghiên cứu mang tính hàn lâm, sách công bố trên lĩnh vực này rất hạn chế. Tuy nhiên, QLNN về đào tạo nghề cho lao động nông thôn một lĩnh vực thực tiễn được nhiều người quan tâm. Nhiều bài viết (ngắn) trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên các trang Web; các bài viết trình bày tại các hội thảo, hội nghị trong và ngoài nước. Mỗi bài viết đều có những quan điểm khác nhau về tạo nghề cho lao động nông thôn. Dựa trên thực tế đó, luận văn sẽ tiếp cận các nguồn thông tin mang tính quy nạp. Dựa vào các cách tư duy, tiếp cận khác nhau để tổng hợp, phân tích, đánh giá và kết hợp ý kiến cá nhân để khái quát thành những vấn đề chung và khuyến nghị áp dụng cho Việt Nam. 6. Ý nghĩa lý về cơ sở lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa về lý luận Luận văn làm rõ các khái niệm, vai trò, sự cần thiết khách quan phải quản lý nhà nước đối với công tác ĐTN cho LĐNT, quan điểm của Đảng và nhà nước về công tác ĐTN cho LĐNT và đặc biệt là làm rõ nội dung của công tác quản lý nhà nước về ĐTN cho LĐNT.
  • 16. 7 6.2 . Ý nghĩa về thực tiễn Trên cơ sở đánh giá thực tiễn công tác quản lý nhà nước về ĐTN cho LĐNT, chỉ ra những bất cập, hạn chế của công tác quản lý nhà nước từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện chính sách và tổ chức thực hiện quản lý nhà nước về ĐTN cho LĐNT đến năm 2020 có hiệu quả hơn. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, Luận văn kết cấu gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở khoa học quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2011-2016. Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.
  • 17. 8 Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN Để hoàn thành việc nghiên cứu đề tài luận văn, Tác giả nhận thấy cần làm rõ những nội dung cơ bản dưới đây: 1.1. Các khái niệm cơ bản liên quan 1.1.1. Nghề và đào tạo nghề a. Nghề Nghề là một khái niệm rộng phức tạp, đặt vào từng hoàn cảnh hay xét theo mỗi góc độ cụ thể khái niệm này có phạm vi rộng, hẹp khác nhau. Ở các nước trên thế giới của có nhiều định nhĩa về nghề khác nhau: Ở Nga được định nghĩa: là một loại hoạt động lao động đòi hỏi có sự đào tạo nhất định và thường là nguồn gốc của sự sinh tồn. Ở Pháp nghề được định nghĩa: là một loại lao động có thói quen về kỹ năng, kỹ xảo của một người để từ đó tìm được phương tiện sinh sống. Ở nước Anh nghề được định nghĩa là: công việc chuyên môn đòi hỏi một sự đào tạo trong khoa học nghệ thuật. Ở Đức nghề được định nghĩa là: hoạt động cần thiết cho xã hội ở một lĩnh vực lao động nhất định đòi hỏi phải được đào tạo ở một trình độ nào đó. Như vậy, nghề là một hiện tượng xã hội gắn chặt với sự phân công lao động, với tiến bộ khoa học kỹ thuật và văn minh nhân loại. Ở Việt Nam, nghề cũng được nhiều ngành khoa học khác nhau nghiên cứu. Có nhiều định nghĩa nghề được đưa ra song chưa được thống nhất, chẳng hạn có định nghĩa nêu: Nghề là một tập hợp lao động do sự phân công lao động xã hội quy định mà giá trị của nó trao đổi được. Nghề mang tính
  • 18. 9 tương đối, nó phát sinh, phát triển hay mất đi do trình độ của nền sản xuất hay do nhu cầu xã hội. Mặc dù khái niệm nghề được hiểu dưới nhiều góc độ khác nhau song chúng ta có thể thấy một số nét đặc trưng nhất định: Một là: Nghề là hoạt động, là công việc lao động của con người được lặp đi lặp lại. Hai là: Nghề là sự phân công là động xã hội, phù hợp với yêu cầu xã hội. Ba là: Nghề là phương tiện để sinh sống. Bốn là: Nghề là lao động kỹ năng, kỹ xảo chuyên biệt có giá trị trao đổi trong xã hội, đòi hỏi phải có quá trình đào tạo nhất định. Nghề biến đổi một cách mạnh mẽ và gắn chặt với xu hướng phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Như vậy, nghề là một hình thức phân công lao động, nó đòi hỏi kiến thức lý thuyết tổng hợp và kỹ năng thực hành để hoàn thành những công việc nhất định. b. Đào tạo nghề Khái niệm đào tạo thường đi liền với giáo dục thành cặp đôi GD&ĐT. Giáo dục thường được hiểu là các hoạt động và tác động hướng vào sự phát triển, rèn luyện năng lực và phẩm chất của con người để có thể phát triển nhân cách đầy đủ nhất và trở nên có giá trị tích cực đối với xã hội. Khái niệm ĐTN theo từ điển tiếng Việt “đào tạo là làm cho trở thành người có năng lực theo những tiêu chuẩn nhất định” Theo cách nhìn của một số nhà GD – ĐT ở Việt Nam thì “đào tạo là quá trình hoạt động có mục đích, có tổ chức nhằm đạt được các kiến thức, kỹ năng và kỹ xảo trong lý thuyết và thực tiễn, tạo ra năng lực để thực hiện thành công hoạt động xã hội (nghề nghiệp) cần thiết” Giáo trình Kinh tế lao động của Trường đại học kinh tế quốc dân Hà Nội đã định nghĩa đào tạo là: “Quá trình trang bị kiến thức nhất định về
  • 19. 10 chuyên môn, nghiệp vụ cho người lao động để họ có thể đảm nhận được một công việc nhất định” [tr54]. Đào tạo được hiểu là quá trình hoạt động có mục đích, có tổ chức, nhằm hình thành và phát triển có hệ thống các tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, thái độ,…để hoàn thiện nhân cách cho mỗi cá nhân, tạo tiền đề cho họ có thể vào đời hành nghề một cách có năng suất và hiệu quả. Đào tạo được thực hiện bởi các loại hình tổ chức chuyên ngành nhằm thay đổi hành vi và thái độ làm việc của con người, tạo cho họ khả năng đáp ứng tiêu chuẩn và hiệu quả của công việc chuyên môn. Đào tạo nghề là quá trình trang bị kiến thức nhất định về trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho người lao động để họ có thể đảm nhận một công việc nhất định. Hay nói cách khác đó là quá trình truyền đạt, lĩnh hội những kiến thức và kỹ năng cần thiết để người lao động có thể thực hiện một công việc nào đó trong tương lai. Theo quy định tại Luật Giáo dục (2005): “Dạy nghề là một cấp học trong giáo dục nghề nghiệp và được thực hiện dưới một năm đối với ĐTN trình độ sơ cấp, từ một đến ba năm đối với ĐTN trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng. Các CSDN bao gồm trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề, TTDN, lớp dạy nghề”. Luật Dạy nghề (2006) định nghĩa: “Dạy nghề là hoạt động dạy và học nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết cho người học nghề để có thể tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm sau khi hoàn thành khóa học”. Theo ILO:“ĐTN là những hoạt động nhằm cung cấp kiến thức, kỹ năng và thái độ cần có cho sự thực hiện có năng suất và hiệu quả trong phạm vi một nghề hoặc nhóm nghề. Nó bao gồm đào tạo ban đầu, đào tạo lại, đào tạo nâng cao, cập nhật và đào tạo liên quan đến nghề nghiệp chuyên sâu” [34].
  • 20. 11 Luật Giáo dục nghề nghiệp (2014) đưa ra khái niệm: “ĐTN nghiệp là hoạt động dạy và học nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết cho người học để có thể tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm sau khi hoàn thành khóa học hoặc để nâng cao trình độ nghề nghiệp” . Mục tiêu dạy nghề là đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong SX - DV có năng lực thực hành nghề tương xứng với trình độ đào tạo, có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong CN, có sức khoẻ nhằm tạo điều kiện cho người học nghề sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc học lên trình độ cao hơn, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH - HĐH đất nước. Luật Dạy nghề cũng quy định có ba trình độ đào tạo là sơ cấp nghề, trung cấp nghề và cao đẳng nghề. Dạy nghề bao gồm dạy nghề chính quy và dạy nghề thường xuyên. Như vậy có thể thấy, về cơ bản khái niệm ĐTN và dạy nghề không có sự khác biệt nhiều về nội dung. ĐTN phục vụ cho mục tiêu KT - XH, trước hết là phương hướng phân công lao động mới, tạo cơ hội cho mọi người đều được học tập nghề nghiệp để dễ dàng tìm kiếm việc làm hoặc học lên trình độ cao hơn. Theo tác giả thì khái niệm đào tạo nghề định nghĩa như sau: “Đào tạo nghề là hoạt động trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết cho người lao động để họ có thể hành nghề hoặc tự tạo việc làm sau khi hoàn thành khóa học”. * Các hình thức đào tạo nghề như sau: Đào tạo trình độ sơ cấp: mục tiêu đào tạo nghề trình độ sơ cấp để người học có năng lực thực hiện được các công việc đơn giản của một nghề. Thời gian đào tạo trình độ sơ cấp được thực hiện từ 03 tháng đến dưới 01 năm học nhưng phải bảo đảm thời gian thực học tối thiểu là 300 giờ học đối với người có trình độ học vấn phù hợp với nghề cần học.
  • 21. 12 Đào tạo trình độ trung cấp: mục tiêu ĐTN trình độ trung cấp để người học có năng lực thực hiện được các công việc của trình độ sơ cấp và thực hiện được một số công việc có tính phức tạp của chuyên ngành hoặc nghề; có khả năng ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào công việc, làm việc độc lập, làm việc theo nhóm. Thời gian đào tạo trình độ trung cấp theo niên chế đối với người có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên là từ 01 đến 02 năm học tùy theo chuyên ngành hoặc nghề đào tạo. Thời gian đào tạo trình độ trung cấp theo phương thức tích lũy mô-đun hoặc tín chỉ là thời gian tích lũy đủ số lượng mô-đun hoặc tín chỉ quy định cho từng chương trình đào tạo. Người có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, nếu có nguyện vọng tiếp tục học lên trình độ cao đẳng thì phải học và thi đạt yêu cầu đủ khối lượng văn hóa trung học phổ thông. Đào tạo trình độ cao đẳng: mục tiêu ĐTN trình độ cao đẳng để người học có năng lực thực hiện được các công việc của trình độ trung cấp và giải quyết được các công việc có tính phức tạp của chuyên ngành hoặc nghề; có khả năng sáng tạo, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ hiện đại vào công việc, hướng dẫn và giám sát được người khác trong nhóm thực hiện công việc. Thời gian đào tạo trình độ cao đẳng theo niên chế được thực hiện từ 02 đến 03 năm học tùy theo chuyên ngành hoặc nghề đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông; từ 01 đến 02 năm học tùy theo chuyên ngành hoặc nghề đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp trung cấp cùng ngành, nghề đào tạo và có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc đã học và thi đạt yêu cầu đủ khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông. 1.1.2. Lao động nông thôn và đào tạo nghề cho lao động nông thôn a. Nông thôn, lao động nông thôn Theo một số tài liệu ILO, lực lượng lao động được hiểu là một bộ phận
  • 22. 13 dân số trong độ tuổi quy định, thực tế có tham gia lao động và những người không có việc làm đang tích cực tìm kiếm việc làm. Thực tế trong từng thời kỳ và ở mỗi một nước trên thế giới quy định độ tuổi lao động khác nhau. Ở nước ta, theo Bộ Luật lao động (2012) định nghĩa “Người lao động là người từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động, làm việc theo hợp đồng lao động, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao động”. Khái niệm về nông thôn khác nhau ở mỗi quốc gia, nó phụ thuộc vào từng thời kỳ lịch sử và tiến trình phát triển KT - XH của các quốc gia khác nhau trên thế giới. Ở những nước đang phát triển, việc phân biệt nông thôn với đô thị chưa thể tách bạch hoàn toàn, một số nơi khu vực nông thôn diễn ra quá trình đô thị hóa nhanh chóng nhưng vẫn còn có sự xen lẫn về đất đai, địa bàn dân cư và các hoạt động KT - XH (VD: ở các thị tứ, thị trấn). Hiện nay trên thế giới vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm nông thôn. Có quan điểm cho rằng cần dựa vào chỉ tiêu trình độ phát triển của cơ sở hạ tầng, có nghĩa vùng nông thôn có cơ sở hạ tầng không phát triển bằng vùng đô thị. Quan điểm khác lại cho rằng nên dựa vào chỉ tiêu trình độ tiếp cận thị trường và phát triển hàng hóa (so với đô thị là thấp hơn). Cũng có ý kiến, nên dùng chỉ tiêu mật độ dân cư và số lượng dân trong vùng để xác định, vùng nông thôn thường có số dân và mật độ dân thấp hơn vùng đô thị. Một quan điểm khác lại nêu ra, vùng nông thôn là vùng có dân cư làm nông nghiệp là chủ yếu, nguồn sinh kế chính của cư dân trong vùng là từ sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, những ý kiến trên chỉ đúng khi đặt trong bối cảnh cụ thể của từng nước, phụ thuộc vào trình độ phát triển, cơ cấu kinh tế, cơ chế áp dụng cho từng nền kinh tế. Đối với những nước đang thực hiện công nghiệp hóa, đô thị hóa, chuyển từ sản xuất thuần nông sang phát triển các ngành CN - DV, xây dựng các khu đô thị nhỏ, thị trấn rải rác ở các vùng nông thôn thì khái
  • 23. 14 niệm về nông thôn có những đổi khác so với khái niệm trước đây, có thể hiểu nông thôn hiện nay bao gồm cả những thị trấn, đô thị nhỏ, những trung tâm CN nhỏ có quan hệ gắn bó mật thiết với nông thôn, cùng tồn tại hỗ trợ và thúc đẩy nhau phát triển. Vì thế, trong điều kiện hiện nay ở Việt Nam nếu nhìn nhận dưới góc độ quản lý có thể đưa ra khái niệm về nông thôn như sau: Nông thôn là vùng sinh sống của tập hợp dân cư, trong đó có nhiều vùng nông thôn là địa bàn để người nông dân sinh sống và phát triển, là một bộ phận quan trọng cấu thành xã hội, đặc biệt là đối với các quốc gia có sản xuất nông nghiệp là nền tảng như Việt Nam. Nông thôn là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các thành phố, thị xã, thị trấn, được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là Ủy ban nhân dân xã. Nông thôn Việt Nam hiện nay có khoảng 70% dân số sinh sống. LĐNT là những người thuộc lực lượng lao động và hoạt động trong hệ thống kinh tế nông thôn. LĐNT là những người dân không phân biệt giới tính, tổ chức, cá nhân sinh sống ở vùng nông thôn, có độ tuổi từ 15 trở lên, hoạt động sản xuất ở nông thôn. Trong đó bao gồm những người đủ các yếu tố về thể chất, tâm sinh lý trong độ tuổi lao động theo quy định của Bộ Luật lao động và những người ngoài độ tuổi lao động có khả năng tham gia sản xuất, trong một thời gian nhất định họ hoàn thành công việc với kết quả đạt được một cách tốt nhất. b. Đào tạo nghề cho lao động nông thôn Kết hợp từ khái niệm về đào tạo nghề và khái niệm LĐNT như đã trình bày ở trên tác giả xin đưa ra khái niệm về ĐTN cho LĐNT như sau: Đào tạo nghề cho LĐNT là hoạt động có mục đích, có tổ chức nhằm truyền đạt những kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo của một nghề nào đó cho người lao động ở khu vực nông thôn, từ đó tạo ra năng lực cho người lao động đó có thể thực hiện thành công nghề đã được đào tạo.
  • 24. 15 Đào tạo nghề cho lao động nông thôn có những đặc điểm sau: Đối tượng tham gia học nghề là LĐNT, chủ yếu chưa qua đào tạo, trình độ văn hóa không đều, các lớp học với nhiều đối tượng khác nhau như người nghèo, người tàn tật, người dân tộc.., độ tuổi không đồng đều. Ngành nghề đào tạo đa dạng: trình độ đào tạo là sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng; phần lớn là các nghề đào tạo là nghề đơn giản, các nghề nông nghiệp, thủ công mỹ nghệ; Thời gian thực hành nghề chiếm tỷ lệ trên 80%. Phương thức đào tạo: chủ yếu là lưu động, đào tạo tại các thôn, bản, thời gian đào tạo linh hoạt theo nhu cầu của người học, theo mùa vụ tạo sự thuận lợi cho người học, phương pháp đào tạo chủ yếu là hướng dẫn thực hành và truyền nghề. Kinh phí đào tạo: chủ yếu do ngân sách nhà nước hỗ trợ, lao động nông thôn không phải đóng góp học phí, hoặc đóng ở mức thấp. Cơ sở tham gia đào tạo nghề cho LĐNT: đa dạng phong phú, các cơ sở đủ điều kiện đều được tham gia đào tạo, từ các Trường cao đẳng, trung cấp nghề, các Trung tâm dạy nghề, các cơ sở dạy nghề khác, các doanh nghiệp…. Giáo viên tham gia dạy nghề cho LĐNT: tương đối đa dạng gồm giáo viên dạy nghề, kỹ sư, thợ giỏi, thợ lành nghề, nghệ nhân… 1.1.3. Quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn Quản lý là tác động một cách có tổ chức và định hướng của chủ thể quản lý vào một đối tượng nhất định để điều chỉnh các quá trình xã hội và hành vi của con người nhằm duy trì tính ổn định và phát triển của đối tượng theo những mục tiêu đã định. Quản lý nhà nước xuất hiện cùng với sự xuất hiện của nhà nước. QLNN gắn liền với chủ thể quản lý là bộ máy nhà nước để thực thi quyền lực nhà nước, gắn liền với công cụ, phương tiện quản lý quan trọng nhất đó là pháp luật do nhà nước đặt ra để quản lý toàn bộ xã hội, điều chỉnh các mối quan hệ xã hội phát sinh trong đời sống.
  • 25. 16 Có thể hiểu QLNN là một dạng quản lý xã hội đặc biệt, mang tính quyền lực nhà nước và sử dụng pháp luật nhà nước để điều chỉnh các hành vi của con người trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội do các cơ quan trong bộ máy nhà nước thực hiện, nhằm thỏa mãn nhu cầu hợp pháp của con người, duy trì sự ổn định và phát triển của xã hội. Đào tạo nghề cho LĐNT là một trong những hoạt động của lĩnh vực GDĐT. Do vậy cần có sự QLNN để hoạt động này được diễn ra đúng hướng và phù hợp với sự phát triển KT - XH của đất nước. Quản lý nhà nước trong lĩnh vực ĐTN là quản lý theo ngành do một cơ quan trung ương thực hiện. Đó là việc xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, cơ chế và chính sách phát triển lĩnh vực ĐTN của đất nước phù hợp với sự phát triển KT - XH. Ta có thể hiểu QLNN về ĐTN cho LĐNT là hoạt động quản lý theo ngành do các cơ quan chức năng thực hiện, sử dụng quyền lực công để điều hành, điều chỉnh toàn bộ các hoạt động ĐTNcho LĐNT nhằm thực hiện mục tiêu đã đề ra. * Đặc điểm của quản lý nhà nước về ĐTN cho lao động nông thôn Chủ thể quản lý: là các cơ quan trong bộ máy nhà nước từ Trung ương tới địa phương được giao nhiệm vụ QLNN về LĐNT nông thôn theo quy định của pháp luật. Đối tượng quản lý: là mọi hoạt động về ĐTN cho LĐNT ở tất cả các cơ sở dạy nghề. Bao gồm các hoạt động chủ yếu như: xây dựng và thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển ĐTN; điều kiện hoạt động dịch vụ, tư vấn nghề; đăng ký và cấp giấy chứng nhận hoạt động ĐTN; tổ chức và hoạt động các cơ sở ĐTN; tổ chức chỉ ĐTN, bồi dưỡng cán bộ, giáo viên; lập dự toán trường, trung tâm, DN có ĐTN và người học nghề. Mục tiêu quản lý: là đào tạo kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp nhằm giúp LĐNT có kiến thức và kỹ năng nghề
  • 26. 17 nghiệp đạt được tiêu chuẩn nhất định của một nghề hoặc nhiều nghề để tìm được việc làm, đáp ứng yêu cầu phát triển KT - XH. 1.2. Nội dung QLNN về đào tạo nghề cho lao động nông thôn 1.2.1. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn Luật Giáo dục nghề nghiệp số 74/2014/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa 13, thông qua ngày ngày 27 tháng 11 năm 2014 và Nghị định 48/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Giáo dục nghề nghiệp đã quy định rõ về tổ chức bộ máy QLNN về đào tạo nghề, theo đó Chính phủ thống nhất thực hiện công tác QLNN về đào tạo nghề trên cả nước: - Ở trung ương: Bộ, cơ quan ngang bộ phối hợp với cơ quan QLNN về đào tạo nghề ở trung ương thực hiện QLNN về đào tạo nghề theo thẩm quyền và trực tiếp quản lý cơ sở giáo dục nghề nghiệp của bộ, ngành mình (nếu có) theo chức năng, nhiệm vụ được phân công. - Ở địa phương: Ủy ban nhân dân (UBND) cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện QLNN về đào tạo nghề theo phân cấp của Chính phủ. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) là cơ quan chuyên môn của UBND có nhiệm vụ giúp UBND thực hiện chức năng QLNN về đào tạo nghề của địa phương. 1.2.2. Thẩm quyền của các cơ quan quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn Quyết định số 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” ngày 27 tháng 11 năm 2009 và quyết định 971/QĐ-TTg ngày 1 tháng 7 năm 2015 sửa đổi, bổ sung đề án Đào tạo nghề lao động nông thôn đã nêu rõ về thẩm quyền của các cơ quan QLNN về đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Theo đó: - Bộ Lao động Thương binh và Xã hội là cơ quan thường trực QLNN về
  • 27. 18 đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Nội vụ tổng hợp nội dung và nhu cầu kinh phí hằng năm và từng giai đoạn; chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Nội vụ và các Bộ, ngành liên quan điều phối và hướng dẫn tổ chức thực hiện các chính sách, giải pháp và hoạt động; hướng dẫn các địa phương xây dựng kế hoạch, dự toán nhu cầu kinh phí đào tạo nghề cho lao động nông thôn hàng năm, 5 năm; chủ trì chỉ đạo và chịu trách nhiệm về việc tổ chức đào tạo nghề phi nông nghiệp cho lao động nông thôn; hướng dẫn và tổ chức nhân rộng các mô hình đào tạo nghề cho lao động nông thôn; kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện đào tạo nghề cho lao động nông thôn… - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: chủ trì chỉ đạo và chịu trách nhiệm về việc tổ chức đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nôn. Chỉ đạo hệ thống khuyến nông gắn kết các hoạt động khuyến nông với hoạt động đào tạo nghề và tổ chức nhân rộng mô hình đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn; chỉ đạo, hướng dẫn việc cung cấp các định hướng sản xuất, thông tin thị trường hàng hóa, hỗ trợ việc tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, dịch vụ nông nghiệp đến xã; phối hợp với Bộ LĐTB&XH xây dựng cơ chế, chính sách về đào tạo nghề cho lao động nông thôn; dự kiến phân bổ kinh phí hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn và chịu trách nhiệm về việc chỉ đạo thực hiện nguồn vốn đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn; tổ chức hướng dẫn xây dựng danh mục nghề, chương trình đào tạo và tổ chức đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn; kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn… - Bộ Nội vụ: chủ trì tổ chức thực hiện, chỉ đạo việc đánh giá, tổng kết công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã theo các mục tiêu đã định; đề xuất sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách về đào tạo cán bộ, công chức xã; xây dựng và ban hành chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã;
  • 28. 19 tổng hợp nhu cầu và phân bổ kinh phí hàng năm về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã gửi Bộ LĐTB&XH để tổng hợp; chủ trì, phối hợp với Bộ LĐTB&XH hướng dẫn các huyện bố trí 01 biên chế chuyên trách theo dõi về công tác đào tạo nghề… - Bộ Giáo dục và Đào tạo: đổi mới chương trình và nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông để học sinh có thái độ đúng đắn về giáo dục nghề nghiệp và chủ động lựa chọn các loại hình đào tạo nghề sau khi tốt nghiệp giáo dục phổ thông; phối hợp với Bộ Nội vụ lựa chọn các cơ sở đào tạo trong ngành giáo dục tham gia bồi dưỡng cán bộ, công chức xã. - Bộ Kế hoạch và Đầu tư: đề xuất, bố trí vốn đầu tư phát triển hằng năm để thực hiện hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn; chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu, đề xuất với Chính phủ bố trí bổ sung, bố trí nguồn vốn giải quyết việc làm dành riêng để cho vay đối với lao động nông thôn sau học nghề để giải quyết việc làm hoặc vay vốn để khởi nghiệp; phối hợp kiểm tra, giám sát tình hình sử dụng kinh phí thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các quy định pháp luật khác liên quan. - Bộ Tài chính: chủ trì ban hành văn bản hướng dẫn sửa đổi, bổ sung việc quản lý và sử dụng kinh phí đối với nguồn vốn sự nghiệp của hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn; đề xuất bố trí vốn sự nghiệp hằng năm; phối hợp kiểm tra, giám sát tình hình sử dụng kinh phí thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các quy định pháp luật khác có liên quan. - Bộ Công thương: chủ trì tổ chức thực hiện cung cấp thông tin thị trường hàng hóa, hỗ trợ việc tiêu thụ sản phẩm tiểu thủ công nghiệp cho lao động nông thôn đến cấp xã; chỉ đạo hệ thống khuyến công gắn kết các hoạt động khuyến công với hoạt động đào tạo nghề và tổ chức nhân rộng mô hình đào tạo nghề phi nông nghiệp cho lao động nông thôn theo nhu cầu của doanh
  • 29. 20 nghiệp; phối hợp với Bộ Nội vụ nghiên cứu, đề xuất những chương trình, nội dung, kiến thức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã phù hợp với yêu cầu CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn. - Bộ Thông tin và Truyền thông: chỉ đạo các cơ quan thông tấn, báo chí tổ chức tuyên truyền về công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn; phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn. - Các Bộ, ngành khác: chỉ đạo các cơ sở dạy đào tạo nghề thuộc phạm vi quản lý chủ động tham gia các hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo theo kế hoạch thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. - Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: chỉ đạo việc tổ chức triển khai thực hiện và chịu trách nhiệm về kết quả, hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn và đào tạo, bồi dưỡng công chức xã trên địa bàn; chỉ đạo việc tổ chức thực hiện đào tạo nghề cho người lao động theo cơ chế đặt hàng; xây dựng kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn hằng năm; xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức xã hằng năm; chỉ đạo các cơ quan phát thanh, truyền hình, báo của địa phương có chuyên mục tuyên truyền về đào tạo nghề cho lao động nông thôn; bố trí mỗi huyện có 01 cán bộ chuyên trách ở Phòng LĐTB&XH làm công tác quản lý giáo dục nghề nghiệp; tổ chức tuyên truyền, xây dựng thương hiệu hàng hóa, xây dựng chính sách hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm cho lao động nông thôn; tổng hợp báo cáo kết quả, hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn… - Ngoài ra, Hội Nông dân Việt Nam chủ trì tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, vận động nông dân tham gia học nghề; tư vấn miễn phí về đào tạo nghề, việc làm, thành lập doanh nghiệp, trang trại và cơ sở sản xuất, kinh doanh; tham gia đào tạo nghề và giám sát tình hình thực hiện Đề án tại địa
  • 30. 21 phương; Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức lồng ghép các hoạt động tuyên truyền, tư vấn về học nghề và tạo việc làm cho lao động nông thôn trong Đề án vào các nội dung phù hợp của Đề án “Hỗ trợ thanh niên học nghề và tạo việc làm giai đoạn 2008-2015”; Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội khác; Hội Đào tạo nghề Việt Nam, Hiệp hội làng nghề Việt Nam và các hội nghề nghiệp khác tham gia vào các hoạt động phù hợp của Đề án. 1.2.3. Chính sách, pháp luật về đào tạo nghề cho lao động nông thôn Theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao LĐNT đến năm 2020” đã quy định cụ thể các chính sách cho người học, cho người dạy và cho CSĐT tham gia dạy nghề cho LĐNT: a. Chính sách đối với người học * Đối tượng Đối tượng người học được thụ hưởng chính sách dạy nghề cho LĐNT trong Đề án 1956 bao gồm rất nhiều đối tượng, bao gồm: Lao động khu vực nông thôn (ở các xã); Lao động ở các Thị trấn thuộc Huyện, phường thuộc Quận, phường của Thị xã, Thành phố thuộc Tỉnh nhưng đang làm nông nghiệp (nông - lâm - ngư nghiệp) và những hộ mất đất canh tác hiện chưa có việc làm. Các đối tượng người học nêu trên có độ tuổi từ đủ 15 tuổi đến 60 tuổi đối với nam và từ đủ 15 tuổi đến 55 tuổi đối với nữ và có khả năng lao động. * Chính sách Mỗi đối tượng LĐNT học nghề, đều có những chính sách tương ứng, cụ thể: Lao động nông thôn thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, người tàn tật, người bị thu hồi đất canh tác được hỗ trợ chi phí học nghề ngắn hạn (trình độ sơ cấp
  • 31. 22 nghề và dạy nghề dưới 3 tháng) với mức tối đa 03 triệu đồng/người/khóa học (mức hỗ trợ cụ thể theo từng nghề và thời gian học nghề thực tế); hỗ trợ tiền ăn với mức 15.000 đồng/ngày thực học/người; hỗ trợ tiền đi lại theo giá vé giao thông công cộng với mức tối đa không quá 200.000 đồng/người/khóa học đối với người học nghề xa nơi cư trú từ 15 km trở lên. LĐNT thuộc diện hộ có thu nhập tối đa bằng 150% thu nhập của hộ nghèo được hỗ trợ chi phí học nghề ngắn hạn (trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng) với mức tối đa 2,5 triệu đồng/người/khóa học (mức hỗ trợ cụ thể theo từng nghề và thời gian học nghề thực tế). LĐNT khác được hỗ trợ chi phí học nghề ngắn hạn (trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng) với mức tối đa 02 triệu đồng/người/khóa học (mức hỗ trợ cụ thể theo từng nghề và thời gian học nghề thực tế). LĐNT học nghề được vay để học theo quy định hiện hành về tín dụng đối với học sinh, sinh viên. Lao động nông thôn làm việc ổn định ở nông thôn sau khi học nghề được ngân sách hỗ trợ 100% lãi suất đối với khoản vay để học nghề. LĐNT là người dân tộc thiểu số thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, hộ nghèo và hộ có thu nhập tối đa bằng 150% thu nhập của hộ nghèo. Lao động nông thôn sau khi học nghề được vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm để tự tạo việc làm. b. Chính sách đối với đội ngũ dạy nghề Giáo viên, cán bộ quản lý dạy nghề thường xuyên phải xuống thôn, bản, phum, sóc thuộc vùng có điều kiện KT – XH đặc biệt khó khăn để dạy nghề với thời gian từ 15 ngày trở lên trong tháng được hưởng phụ cấp lưu động hệ số 0,2 so với mức lương tối thiểu chung như đối với giáo viên thực hiện công tác xóa mù chữ, phổ cập giáo dục thường xuyên phải xuống thôn, bản, phum, sóc.
  • 32. 23 Giáo viên của các cơ sở dạy nghề công lập ở các huyện miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số được giải quyết nhà công vụ như đối với giáo viên ở các cơ sở giáo dục mầm non đến các cấp học phổ thông. Người dạy nghề (cán bộ kỹ thuật, kỹ sư, người lao động có tay nghề cao tại các DN, cơ sở sản xuất, DN và các trung tâm khuyến nông, lâm, ngư, nông dân sản xuất giỏi tham gia dạy nghề LĐNT) được trả tiền công giảng dạy với mức tối thiểu 25.000 đồng/giờ; người dạy nghề là các tiến sĩ khoa học, tiến sĩ trong lĩnh vực nông nghiệp, nghệ nhân cấp tỉnh trở lên được trả tiền công giảng dạy với mức tối thiểu 300.000 đồng/buổi. Xây dựng các tiêu chuẩn, chế độ, cơ chế đãi ngộ phù hợp để thu hút những người giỏi, có năng lực giảng dạy tại các CSĐT, bồi dưỡng cán bộ, công chức; những người hoạt động trên các lĩnh vực, mọi thành phần tham gia vào công tác đào tạo, bồi dưỡng; thu hút những người có năng lực đang công tác tại các cơ quan, đơn vị tham gia giảng dạy theo chế độ kiêm chức. c. Chính sách đối với cơ sở dạy nghề Đối với 61 huyện nghèo: được đầu tư cơ sở vật chất thiết bị dạy nghề cho TT DN theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo. Đối với 30 huyện có tỷ lệ hộ nghèo từ 30 - 50%: mới thành lập TTDN năm 2009 được hỗ trợ đầu tư phòng học lý thuyết, xưởng thực hành, ký túc xá, nhà công vụ cho giáo viên, nhà ăn, ô tô bán tải hoặc thuyền máy để chuyên chở thiết bị, cán bộ, giáo viên đi dạy nghề lưu động, thiết bị dạy nghề cho 4 nghề phổ biến và 3 - 5 nghề đặc thù của địa phương. Mức đầu tư tối đa 12,5 tỷ đồng/trung tâm.
  • 33. 24 Đối với 74 huyện miền núi, biên giới, hải đảo, vùng dân tộc thiểu số: mới thành lập TTDN năm 2009 được hỗ trợ đầu tư xưởng thực hành, ký túc xá; nhà công vụ cho giáo viên, nhà ăn, ôtô bán tải hoặc thuyền máy để chuyên chở thiết bị, cán bộ, giáo viên đi dạy nghề lưu động, thiết bị dạy nghề cho 3 nghề phổ biến và 3 - 4 nghề đặc thù của địa phương. Mức đầu tư tối đa 9 tỷ đồng/trung tâm. Đối với 116 huyện đồng bằng: mới thành lập TTDN năm 2009 được hỗ trợ kinh phí đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề với mức 5 tỷ đồng/trung tâm. Đối với 09 trường trung cấp nghề thủ công mỹ nghệ ở 09 tỉnh: tập trung nhiều làng nghề truyền thống được hỗ trợ đầu tư xây dựng và thiết bị dạy nghề với mức đầu tư 25 tỷ đồng/trường. Tiếp tục hỗ trợ đầu tư thiết bị dạy nghề cho các TT DN công lập huyện được đầu tư giai đoạn 2006 - 2009 nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu đảm bảo chất lượng dạy nghề. Mức hỗ trợ 3 tỷ đồng/trung tâm. Hỗ trợ kinh phí mua sắm thiết bị dạy nghề cho 100 trung tâm giáo dục thường xuyên ở những huyện chưa có TTDN để tham gia dạy nghề cho LĐNT. Mức hỗ trợ 1 tỷ đồng/trung tâm. Các cơ CSDN có đủ điều kiện dạy nghề cho LĐNT được tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn bằng nguồn kinh phí quy định trong Đề án này và được cung cấp chương trình, giáo trình, học liệu và bồi dưỡng giáo viên dạy nghề. Với các chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người lao động, người dạy nghề và CSDN đã tạo bước đột phá mới trong công tác phát triển dạy nghề. Việc thành lập các TT DN cấp huyện đã góp phân tạo nên mạng lưới CSDN từ trung ương đến địa phương, tạo điều kiện thuận lợi cho người học, đặc biệt ở các tỉnh nghèo, huyện nghèo có điều kiện KT - XH còn khó khăn. Các chính sách của để án góp phần thay đổi nhận thức của người LĐNT trong việc học nghề, làm nghề, tạo đươc một số kết quả bước đầu rất quan trọng cho thấy sự hiệu quả, sự ưu việt của Đề án.
  • 34. 25 1.2.4. Đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý đào tạo nghề cho LĐNT Việc thực hiện các quy định về đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý ĐTN cho LĐNT luôn được nhà nước và các cơ quan chức năng chú trọng, tạo mọi điều kiện thuận lợi để đội ngũ này được chuẩn hoá góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Bộ LĐTB&XH đã ra Quyết định số 57/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 26/5/2008 về việc sử dụng, bồi dưỡng giáo viên ĐTN nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đội ngũ; Ban hành Thông tư số 30/2010/TT- BLĐTBXH ngày 29/9/2010 quy định chuẩn giáo viên, giáo viên ĐTN. Việc tổ chức thực hiện các chính sách, pháp luật và các quy định về nội dung, chương trình, phương pháp và hình thức ĐTN cho LĐNT là vô cùng cần thiết, bởi đây chính là cơ sở quan trọng để các CSĐT thực hiện giảng dạy, ĐTN cho LĐNT theo đúng chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về ĐTN nói chung và ĐTN cho lao động nông thôn nói riêng. Chương trình ĐTN cho LĐNT đã góp phần to lớn vào việc trang bị kiến thức, kỹ năng, giúp người dân đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất. Và để hoạt động ĐTN cho LĐNT đạt kết quả tốt, các cơ sở tham gia ĐTN cho LĐNT đều cần xây dựng chương trình, giáo trình ĐTN; xây dụng chương trình, giáo trình kiến thức KD và khởi sự DN cho LĐNT học nghề theo quy định. Năm 2013, Bộ LĐTB&XH đã ban hành Thông tư số 29/2013/TT- BLĐTBXH (ngày 22/10/2013) quy định về xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình ĐTN độ trung cấp, trình độ cao đẳng cho các nghề trọng điểm cấp độ quốc gia, trong đó, quy định rõ các yêu cầu về xây dựng chương trình, về nội dung, cấu trúc chương trình, thời gian và đơn vị thời gian trong chương trình, phân bổ thời gian khoá học; nguyên tắc, yêu cầu biên soạn bộ đề thi tốt nghiệp; quy trình xây dựng, thẩm định chương trình đào tạo nghề; yêu cầu, nội dung, cấu trúc của giáo trình ĐTN; quy trình biên soạn, thẩm định giáo trình.
  • 35. 26 1.2.5. Điều kiện cơ sở vật chất các cơ sở đào tạo nghề cho LĐNT Để thực hiện nội dung này, nhà nước đã quan tâm cấp nguồn tài chính, đầu tư phát triển và nâng cấp các cơ sở ĐTN cho LĐNT. Cùng với cung cấp nguồn tài chính, nhà nước còn đầu tư hợp lý về cơ sở hạ tầng, khoa học công nghệ, trang thiết bị kỹ thuật cho các cơ sở ĐTN cho LĐNT. Đối với việc ĐTN , nguồn lực tài chính từ NSNN đóng vai trò chủ đạo trong các nguồn lực tài chính cho ĐTN thực hiện được mục tiêu đổi mới và phát triển ĐTN, về nguồn đầu tư, tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Nhà nước khuyến khích để huy động tối đa sự tham gia của DN, làng nghề trong việc phát triển ĐTN dưới các hình thức như tổ chức đào tạo tại DN, đầu tư cơ sở ĐTN. Ngành LĐTB&XH thực hiện cơ chế phân cấp quản lý ngân sách, các nguồn đầu tư khác đảm bảo tính thống nhất từ cao xuống thấp; phát huy tính chủ động, sáng tạo, trách nhiệm của bộ máy quản lý tại từng đơn vị trực thuộc ngành phục vụ ĐTN cho LĐNT. Đồng thời thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán công khai, minh bạch về tài chính, các nguồn đầu tư tại các đơn vị thuộc ngành nhằm nâng cao tính trách nhiệm và hiệu quả sử dụng nguồn kinh phí, nguồn đầu tư đã được nâng cấp. 1.2.6. Nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ và hợp tác quốc tế về ĐTN cho LĐNT Việc tổ chức, chỉ đạo công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực ĐTN cho LĐNT sẽ giúp hệ thống giáo trình đào tạo được cập nhật kịp thời, không bị lạc hậu, theo kịp trình độ phát triển kỹ thuật của các cơ sở sử dụng lao động trong bối cảnh nền khoa học kỹ thuật trên thế giới đang ngày càng phát triển mạnh mẽ. Chính vì vậy, trong QLNN về ĐTN cho LĐNT, cần tăng cường hợp tác quốc tế về ĐTN, lựa chọn các đối tác chiến lược trong lĩnh vực ĐTN là những
  • 36. 27 nước thành công trong phát triển ĐTN nhằm nâng cao chất lượng ĐTN. Đồng thời, tạo hành lang pháp lý thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư, các DN nước ngoài phát triển cơ sở ĐTN chất lượng cao, hợp tác ĐTN tại Việt Nam, đặc biệt là ĐTN cho LĐNT trong điều kiện chúng ta đã hội nhập sâu rộng. 1.3. Vai trò của quản lý nhà nước về ĐTN cho lao động nông thôn Quyết định số 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” ngày 27 tháng 11 năm 2009 đã nêu rõ quan điểm của Đảng và Nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Theo đó, QLNN trong lĩnh vực ĐTN cho LĐNT là sự cần thiết khách quan vì những lý do chủ yếu sau: Thứ nhất, đào tạo nghề cho LĐNT phải gắn với giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động; gắn với xóa đói, giảm nghèo và góp phần bảo đảm an sinh xã hội ở nông thôn; gắn với xây dựng nông thôn mới. Thứ hai, trong kinh tế thị trường, ĐTN nếu không có sự QLNN sẽ dễ dẫn đến các hiện tượng tiêu cực. Thứ ba, đào tạo nghề cho LĐNT là hoạt động giáo dục đặc thù. Đầu tư phát triển ĐTN là đầu tư cho phát triển, đầu tư cho con người, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người học, không chỉ tác động đến lợi ích hoặc gây ra hậu quả trước mắt cho người học, cho xã hội mà còn đem lại lợi ích hoặc gây ra hậu quả lâu dài. 1.4. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về ĐTN cho LĐNT của một số địa phương 1.4.1. Tỉnh Quảng Trị Hàng năm bên cạnh ĐTN nông nghiệp: chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng thuỷ sản…để khai thác có hiệu quả lợi thế tiềm năng đất đai, lực lượng lao động tại chỗ, Hội tập trung dạy các nghề phi nông nghiệp để chuyển dịch cơ
  • 37. 28 cấu LĐNT. Qua thống kê số người học nghề để chuyển đổi nghề nghiệp phần lớn nằm trong độ tuổi từ 18 – 30 tuổi, ở vùng đồng bằng đa phần các em sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông tiếp tục học ở các trường đại học, cao đẳng chuyên nghiệp và trung cấp nghề, trong khi đó ở miền núi vùng đồng bào dân tộc thiểu số các em chưa có việc làm còn chiếm tỷ lệ khá lớn. Đakrông là một trong 62 huyện nghèo của cả nước, những xã vùng sâu, vùng xa chủ yếu là người dân tộc Vân Kiều, Pa Cô, đã bao đời nay quen với phương thức sản xuất tự cung, tự cấp “ phát, đốt, cuốc , trỉa”, quen với con dao, cây rựa, sáng mang gùi lên rẩy, chiều gùi củi về nhà, cuộc sống dân dã nơi thôn bản đã níu kéo các em không muốn rời xa quê hương, rời xa gia đình để đi học nghề. Từ tình hình thực tế đó, ngay từ đầu năm khi xây dựng kế hoạch Trung tâm ĐTN và Hỗ trợ nông dân đã quan tâm đến ĐTN cho con em vùng đồng bào dân tộc thiểu số để chuyển đổi nghề nghiệp. Xác định trong số các nghề có nghề may CN là một nghề phù hợp, dễ kiếm việc làm sau khi tốt nghiệp và hiện nay thị trường lao động đang cần, nhất là các xí nghiệp may ở trong tỉnh… Trung tâm đã phối hợp với Ban Thường vụ Hội nông dân huyện, Hội nông dân xã, các chi hội và chính quyền địa phương, đến tận thôn, bản vào tận từng nhà để tuyên truyền, vận động cho gia đình và học viên mục đích, ý nghĩa của việc học nghề, các chế độ chính sách, nơi làm việc … và tương lai nghề nghiệp. Nhờ làm tốt công tác vận động, đầu năm 2011 đã có trên 60 em đăng ký học nghề may CN vừa đủ để tổ chức 02 lớp ở trung tâm nhưng đến khi khai giảng chỉ còn 27 học viên đến học. Rõ ràng để làm chuyển đổi nhận thức về nghề nghiệp cho nông dân không phải một sớm một chiều, hơn nữa phong tục tập quán của một số địa phương đã tác động đến công tác tuyển sinh.
  • 38. 29 Trong thiết kế Trung tâm ĐTN và Hỗ trợ nông dân tỉnh đã xây dựng khu ký túc xá cho học viên, với khoản kinh phí Nhà nước hỗ trợ 15.000đ/ngày/người cho học viên hộ nghèo học nghề, không đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt hàng ngày. Bằng cách huy động mọi nguồn lực, sự hỗ trợ của các DN, cá nhân, trung tâm miễn phí hoàn toàn việc ở, hỗ trợ thêm kinh phí giúp học viên ăn sáng, còn lại học viên tự lo liệu, nhưng một số em vẫn gặp khó khăn. Với cách làm này bước đầu các em đã an tâm để học, tuy nhiên, vào dịp cuối tuần học viên về thăm nhà, một số em không trở lại trường do nhiều lý do khác nhau: có em không có tiền tàu xe, có em chưa thích nghi cách sống tập thể, có em vì hoàn cảnh gia đình gặp khó khăn…. Trong quá trình học đã có 4 em bỏ học, một lần nữa cán bộ Hội lại tiếp tục làm công tác vận động gia đình động viên các em tiếp tục đi học. Để nắm bắt tâm tư nguyện vọng của học viên, Trung tâm cử cán bộ theo dõi, lúc ngoài giờ tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể thao và thực hiện phương châm 3 cùng: cùng học, cùng chơi, cùng giải quyết khó khăn. Với phương châm “cầm tay chỉ việc”, tìm các thầy có kinh nghiệm trong lĩnh vực may CN, hợp đồng với các DN cử cán bộ có tay nghề cao, có thể là trưởng ca hoặc trưởng chuyền quen với XSCN đề hướng dẫn học viên. Căn cứ vào chương trình đã duyệt, giáo trình chung, giáo viên biên soạn lại giáo án để phù hợp với thực tế, trong đó phần lý thuyết chỉ cần từ 10 -15% còn lại thực hành trên máy, phân loại học sinh để có chế độ kèm cặp, động viên người học tạo ra không khí thoải mái trong giờ học. Học nghề là phải làm được nghề, học đến đâu chắc đến đó, ra trường tay nghề phải vững, trong 02 tháng đầu rèn luyện, thực hành, đến tháng thứ 03 các em có thể may những đường may thẳng và sản xuất được một số sản phẩm đơn giản, được thanh toán tiền công làm nguồn động viên trong học tập.
  • 39. 30 Trước khi tuyển sinh Trung tâm đã liên kết với Xí nghiệp may Lao Bảo hai bên thống nhất: Trung tâm phụ trách khâu tuyển sinh, quản lý lớp, giải quyết công việc liên quan và thanh toán các chế độ theo quy định; Xí nghiệp chọn thầy, kiểm tra tay nghề và bố trí việc làm. Để học viên an tâm, sau khi làm lễ tổng kết cấp chứng chỉ, các em đã được lãnh đạo xí nghiệp ký kết hợp đồng lao động, công bố nội quy xí nghiệp, quyền lợi và nghĩa vụ của người công nhân, dưới sự chứng kiến của Ban Giám đốc Trung tâm. Hiện nay các học viên đã vào làm việc tại xí nghiệp với mức lương khoán theo tay nghề và sản phẩm, một số học viên đã ổn định cuộc sống và có tích luỹ ban đầu. Đây là ước muốn của các học viên và là mục đích của Hội Nông dân các cấp trong công tác ĐTN cho LĐNT để chuyển dịch cơ cấu lao động, góp phần xây dựng nông thôn mới. 1.4.2. Tỉnh Nghệ An Ở tỉnh Nghệ An, thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg, Tỉnh ủy tỉnh Nghệ An có Chỉ thị số 21-CT/TU ngày 07/6/2010 về việc tăng cường công tác ĐTN cho LĐNT, đồng thời đưa nội dung ĐTN cho LĐNT của Tỉnh vào trong Nghị quyết của Tỉnh Đảng bộ giai đoạn 2011 - 2015; tỉnh đã thành lập Ban Chỉ đạo Đề án 1956 do phó chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng Ban chỉ đạo, lãnh đạo Sở LĐ-TB&XH làm Phó ban trực, cùng các ngành và UBND 20 huyện, thị, thành phố làm thành viên; hiện nay tất cả các huyện, thị xã, thành phố đều có Ban chỉ đạo cấp huyện; hầu hết các xã, thị trấn trong tỉnh đã thành lập BCĐ, Tổ công tác thực hiện Đề án ĐTN cho LĐNT. Sau 5 năm thực hiện Nghệ An là đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, tạo được chuyển biến mạnh mẽ về ĐTN. Huy động được 42 cơ sở tham gia dạy nghề cho LĐNT; Đầu tư trên 101,3 tỷ đồng để tăng cường cơ sở vật chất trang thiết bị dạy nghề cho 24 CSDN công lập; Có 20.686 lao động nông thôn được đào tạo và cấp chứng chỉ nghề, trong đó có 11.403 lao động nữ; 14.773
  • 40. 31 LĐNT có việc làm sau học nghề đạt tỷ lệ 71,6%; Hoàn thành tổ chức thí điểm các mô hình dạy nghề cho LĐNT; Nâng tỷ lệ lao động qua ĐTN của tỉnh từ 37% năm 2011 lên 48% năm 2012, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng giảm tỷ lệ lao động nông nghiệp, tăng tỷ lệ lao động CN - XD, dịch vụ; Các mô hình dạy nghề gắn với giải quyết việc làm có hiệu quả được nhân rộng ra ở nhiều địa phương trong tỉnh; Ban chỉ đạo tỉnh khẳng định ĐTN cho LĐNT đóng vai trò rất quan trọng đối với việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để thực hiện CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn; đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho người lao động, tạo ra thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống, giảm nghèo, góp phần phát triển KT - XH, giữ vững an ninh trật tự ở nông thôn; tạo việc làm, chuyển nghề, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân; Chuyển đào tạo nghề cho LĐNT từ đào tạo theo năng lực sẵn có của CSĐT sang đào tạo theo nhu cầu học nghề của LĐNT và yêu cầu của thị trường lao động. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, thì công tác chỉ đạo, triển khai Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn vẫn còn tồn tại một số hạn chế, như: Việc triển khai công tác dạy nghề một số nơi còn chậm, chưa đồng bộ, một số nghề chưa phù hợp với đặc điểm của từng vùng, chưa gắn với quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH, quy hoạch nông thôn mới, nhất là quy hoạch sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ CN, dịch vụ; Công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách về dạy nghề cho LĐNT còn thiếu tích cực, chưa hiệu quả; Một số địa phương, CSDN chưa quan tâm gắn dạy nghề với giải quyết việc làm, chọn ngành nghề đào tạo chưa phù hợp với nhu cầu thực tế nên một số lao động sau đào tạo chưa tìm được việc làm phù hợp; một số TTDN huyện vẫn còn thiếu cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề hoặc đầu tư chưa đồng bộ đã ảnh hưởng đến chất lượng ĐTN; CSDN ngoài công lập và DN tham gia ĐTN còn ít; tỷ lệ lao động có việc làm sau khi học nghề còn thấp.
  • 41. 32 1.4.3. Bài học kinh nghiệm QLNN về đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình Từ những thành quả đạt được của các nước và một số tỉnh của nước ta về công tác ĐTN cho LĐNT, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho huyện Bố Trạch tỉnh Quảng Bình trong thời gian tới như sau: Thứ nhất: sự phát triển cũng như thành công của công tác ĐTN cho LĐNT không thể tách rời vai trò to lớn của QLNN. Các cơ quan QLNN đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng, tư vấn về nghề nghiệp, hỗ trợ và tổ chức ĐTN, nâng cao năng lực làm việc đồng thời giúp đỡ người LĐNT tìm và tạo việc làm sau khi ra trường. Thứ hai: kết hợp chặt chẽ giữa đào tạo lý thuyết và thực hành tại cơ sở đào tạo với thực hành tại nơi sử dụng lao động. Phương châm ĐTN là lấy thực hành là chính. Chú trọng ĐTN cho LĐNT ngay tại làng, xã, thôn, bản...hoặc tại các cơ sở có mô hình sản xuất tiến bộ, năng suất và hiệu quả cao như trang trại, hợp tác xã.... Thứ ba: tập trung đào tạo những ngành nghề phù hợp với đặc điểm của từng địa phương, gắn ĐTN với giải quyết việc làm. Cần ưu tiên dạy các ngành nghề thiết thực theo quy hoạch của từng địa phương, lựa chọn đúng đối tượng học nghề, đủ điều kiện áp dụng kiến thức nghề sau khi học, đảm bảo chất lượng và hiệu quả công tác đào tạo. Việc tổ chức ĐTN phải gắn với đặc thù của SXCN, quy hoạch, kế hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp của địa phương, quy hoạch xây dựng nông thôn mới ở cấp xã. Các cơ quan QLNN cần khảo sát thị trường lao động, nắm bắt kịp thời thông tin lao động theo từng nghề để có cơ sở tư vấn, định hướng cho người lao động xác định chọn đúng nghề để học nhằm hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng người lao động sau khi kết thúc khóa học không tìm được việc làm hoặc không tự tạo được việc làm phù hợp.
  • 42. 33 Những kinh nghiệm này cần được huyện Bố Trạch vận dụng linh hoạt nhằm giúp lực lượng LĐNT của tỉnh được tiếp cận với các chương ĐTN để có thể tìm kiếm việc làm, nâng cao thu nhập, từng bước vươn lên làm giàu ngay tại địa phương và đóng góp vào sự phát triển KT- XH của tỉnh. Đào tạo nghề là hoạt động dạy và học nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết cho người học nghề có thể tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm sau khi hoàn thành khóa học. QLNN đối với ĐTN là quản lý theo ngành do một cơ quan trung ương thực hiện. Đó là việc xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, cơ chế và chính sách phát triển ĐTN, phù hợp với sự phát triển kinh tế, xã hội. Nội dung chính của QLNN đối với ĐTN là xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển đào tạo nghề; tổ chức bộ máy, đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật đối với ĐTN.
  • 43. 34 Tiểu kết chương 1 Thứ nhất, tác giả đã hệ thống những vấn đề lý luận về ĐTN cho LĐNT, trong đó đăc biệt đã làm rõ các vấn đề: ĐTN cho LĐNT; Đối tượng tham gia học nghề; Phương thức đào tạo; giáo viên tham gia dạy nghề…Từ đó đưa ra cơ sở lý luận QLNN về ĐTN cho LĐNT. Trong cơ sở lý luận của QLNN về ĐTN cho LĐNT đã làm rõ khái niệm về QLNN; chủ thể quản lý; đối tượng quản lý và mục tiêu quản lý ĐTN cho LĐNT . Thứ hai, dựa vào Đề án “Đào tạo nghề cho LĐNT đến năm 2020” của Thủ tướng Chính phủ theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009, đã nêu rõ quan điểm của Đảng và Nhà nước về ĐTN cho LĐNT, đồng thời cũng quy định về thẩm quyền của các cơ quan QLNN về ĐTN cho LĐNT; quy định cụ thể các chính sách cho người học, cho người dạy và cho CSĐT tham gia dạy nghề cho LĐNT… Từ đó đưa ra nội dung và sự cần thiết của QLNN đối với công tác QLNN về ĐTN cho LĐNT, đó là cơ sở thực tiễn trong lĩnh vực này. Thứ 3, trên cơ sở đó tác giả xác định mô hình về ĐTN cho LĐNT ở các địa phương trong nước để có thể nghiên cứu áp dụng thực hiện ĐTN cho LĐNT tại huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.
  • 44. 35 Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TẠI HUYỆN BỐ TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH GIAI ĐOẠN 2011 - 2016 2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về đào tạo nghề về huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình 2.1.1. Điều kiện tự nhiên a. Vị trí địa lý Huyện Bố Trạch nằm ở cửa ngõ phía Bắc thành phố Đồng Hới, trung tâm tỉnh lỵ Quảng Bình có chiều rộng từ Tây sang Đông chiếm toàn bộ chiều ngang của Việt Nam với tọa độ: 170 14’39’’ đến 170 43’48” vĩ độ bắc. 1050 58’3” đến 1060 35’573” kinh độ đông. Phía Bắc giáp huyện Quảng Trạch, huyện Tuyên Hóa và huyện Minh Hóa; phía Nam giáp thành phố Đồng Hới và huyện Quảng Ninh, phía Đông giáp biển đông; phía Tây giáp nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. Bản đồ hành chính huyện Bố Trạch tỉnh Quảng Bình
  • 45. 36 b. Địa hình Địa hình của huyện bố Trạch có độ nghiêng từ Tây sang Đông (từ biên giới Việt – Lào xuống đến Biển Đông và được chia làm nhiều dạng địa hình bao gồm: Địa hình núi đá vôi: Ở huyện Bố Trạch có khối núi đá vôi liên tục rộng lớn nhất của Việt Nam. Địa hình núi đá vôi bị chia cắt rất mạnh, với những vách đá dựng đứng, xếp lớp, đỉnh lởm chởm, thường kèm theo quá trình karst do hoà tan và ngưng đọng carbonat hình thành nên các nhũ đá, măng đá, nấm đá, chuông đá, cột đá đa dạng, phức tạp, đẹp kỳ diệu trong các hang động. Đặc biệt, vùng núi đá vôi này còn chứa nhiều bí ẩn, nhiều nơi chưa hề có dấu chân người đặt tới. Địa hình gò đồi: Đây là khu vực tiếp giáp địa hình núi đã vôi và vùng đồng Bằng. Vùng gò đồi hình thành nhiều khu vực đất đai rộng lớn màu mỡ cho trồng trọt và chăn nuôi. Địa hình đồng bằng: Vùng này địa hình tương đối bằng phẳng, thỉnh thoảng có một vài đồi gò thấp độ dốc nhỏ. Địa hình ven biển: Đây là vùng Hạ lưu có nhiều đầm phá ven các cửa sông. c. Thời tiết khí hậu Bố Trạch mang đậm đặc trưng khí hậu nhiệt đới gió mùa của vùng ven biển miền Bắc Trung Bộ. Hàng năm thường chịu ảnh hưởng của ba luồng gió chính. Gió mùa đông bắc, Gió mùa tây nam (thường gọi là “Gió Lào”) và mùa gió đông nam (thường gọi là gió nồm). Trung bình hàng năm có khoảng 4 – 5 trận bão tác động đến địa phận huyện Bố Trạch. Sức gió của những cơn bão thường có cường độ từ cấp 7 đến cấp 9, thậm chí có những trận bão lên đến cấp 12 hoặc 13. Bố Trạch là một vùng ven biển nên thường phải chịu sự phá hoại nặng nề của những trận bão lớn, gây sạt lỡ các cửa sông. Các cơn bão này thường kèm theo mưa lớn và hay gây ra ngập úng trên địa phận các xã ven biển.
  • 46. 37 Bố Trạch nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa mang đặc trưng của khí hậu vùng ven biển bắc miền Trung. Đây là một vùng có khí hậu rất khắc nghiệt. Hàng năm thường có nhiều trận bão lụt, nước biển dâng xảy ra gây thiệt hại không nhỏ đến sản xuất, đời sống và con người. d. Tài nguyên Biển và bờ biển: Huyện Bố Trạch có đường bờ biển dài trên 24km. Vùng biển Bố Trạch không sâu. Do biển không sâu nên diện tích bãi chiều của tất cả các xã ven biển rộng, khoảng 2.225 ha [9]. Đất đai: Toàn huyện có tổng diện tích đất tự nhiên là 211.548,88 ha với những loại đất chính là: Đất nông nghiệp: 196.849,53 ha, Đất phi nông nghiệp: 11.178,89 ha, đất chưa sử dụng: 3.520,46 ha [9]. Rừng: Toàn huyện có 167.082,74 ha đất lâm nghiệp, trong đó: Đất rừng sản xuất là 55.578,54ha, đất rừng đặc dụng là 92.997,53 ha, đất rừng phòng hộ là 18.506,67ha. Thảm thực vật rừng rất đa dạng và phong phú, có nhiều loại gỗ quý như: lim xanh, sến, táu, đinh, gụ, pơ mu… và nhiều loại động vật quý hiếm như: hổ, báo, hươu đen, trĩ sao, gà lôi [9]. Du lịch dịch vụ: Bố Trạch là huyện được thiên nhiên ưu đãi có điều kiện sinh thái đa dạng, bao gồm đầy đủ các cảnh quan sinh thái núi rừng, bờ biển, đồng bằng, đồi, trong đó có những nơi có thể xây dựng thành các điểm du lịch sinh thái, tắm biển, nghỉ dưỡng và vui chơi giải trí hấp dẫn khách du lịch trong nước và quốc tế, trong đó các địa điểm nổi tiếng như: hệ thống hang động Phong nha - Kẽ bàng, động Thiên Đường, Suối nước mọoc, Hang tối, Khu du lịch bãi tắm Đá Nhảy... 2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội a. Tình hình dân số và lao động Bố Trạch có dân số 183.960 người, trong đó hơn 91% dân số sống ở khu vực nông thôn và gần 9% sống ở khu vực thành thị. Dân số trong độ tuổi lao động là 112.703 người chiếm 61,3% tổng dân số.
  • 47. 38 Tính đến cuối năm 2016 toàn huyện có 183.960 người sinh sống ở 28 xã và 02 thị trấn với 47.575 hộ, với diện tích đất tự nhiên là 2.115,48 km2 , mật độ dân số trung bình là 86,6 người/km2 . Đây là một trong những huyện có mật độ dân số thấp của cả nước [9]. Bảng 2.1. Tình hình dân số huyện Bố Trạch giai đoạn 2011-2016 Đơn vị tính: người Năm Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Khu vực thành thị: 16.920 17.206 17.344 17.438 17.533 17.641 Khu vực nông thôn: 161.540 163.149 164.275 165.070 165.648 166.319 Tổng số 178.460 180.355 181.618 182.508 183.181 183.960 (Nguồn: Niên giám thống kê huyện Bố Trạch năm 2015, Chi cục Thống kê huyện Bố Trạch năm 2016) b. Nguồn lao động nông thôn huyện Bố Trạch Bố Trạch hiện đang có một nguồn lao động tương đối dồi dào, một thị trường lao động đang phát triển. Năm 2011, huyện Bố Trạch chỉ có 104.344 người trong độ tuổi lao động, đến hết năm 2016 có đến 112.703 người (tăng 8.359 người). Số lao động này của huyện Bố Trạch có thể coi là một nhân tố thuận lợi cho việc phát triển kinh tế, xã hội nếu nguồn lao động đó được sử dụng một cách hợp lý và hiệu quả. Ngược lại, khi nguồn lao động này không được sử dụng hoặc sử dụng không hiệu quả thì nó lại trở thành một nhân tố gây cản trở quá trình phát triển kinh tế xã hội của huyện. Tuy nhiên, có đến 102.595 người dân sinh sống ở khu vực nông thôn (chiếm hơn 91%), lực lượng lao động tại huyện Bố Trạch chủ yếu tham gia vào sản xuất nông, lâm nghiệp chiếm gần 70% tổng số lao động, vẫn còn quá cao so với tỷ trọng lao động nông nghiệp trung bình của cả nước là 46,3%. Cụ
  • 48. 39 thể: Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế trong năm 2016 là: 95.896 người, chiếm 85,1% (lao động làm việc trong ngành nông, lâm, thủy sản là 66.712 người, chiếm 69,6%; công nghiệp và xây dựng 10.651 người, chiếm 11,1%; dịch vụ là 18.533 người, chiếm 19,3%). Bảng 2.2. Tình hình lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân huyện Bố Trạch giai đoạn 2011-2016 Đơn vị tính: người Năm Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Nông, lâm nghiệp, thủy sản: 67.036 65.349 66.567 67.105 67.427 66.712 Công nghiệp – Xây dựng: 10.114 11.175 10.477 10.187 10.038 10.651 Dịch vụ: 16.125 17.460 17.531 18.559 18.416 18.533 Tổng số 93.275 93.984 94.575 95.851 95.881 95.896 (Nguồn: Niên giám thống kê huyện Bố Trạch năm 2015, Chi cục Thống kê huyện Bố Trạch năm 2016) Mặc dù vậy, thực trạng nguồn nhân lực của huyện hiện nay còn rất nhiều hạn chế, lực lượng LĐNT được tham gia vào các khóa học đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về nghề nghiệp chiếm tỷ lệ rất thấp. Tính đến hết năm 2016 tỷ lệ lao động chưa qua đào tào của huyện Bố Trạch chiếm tới 53%. Điều này đòi hỏi huyện Bố Trạch phải có những chương trình đào tạo nguồn nhân lực, những giải pháp mang tính đột phá thì mới có thể bắt kịp sự phát triển chung của tỉnh Quảng Bình và của cả nước. Cụ thể, trình độ tay nghề của nguồn lao động phần lớn chưa qua đào tạo nghề, hoặc mới chỉ qua các lớp bồi dưỡng. Số lao động được đào tạo ngắn hạn dưới 3 tháng chiếm 41,1%.
  • 49. 40 Có gần 70% lao động nông thôn chưa qua trường lớp đào tạo vì thế khả năng chuyển đổi nghề nghiệp, tìm kiếm hoặc tự tạo việc làm tốt hơn đối với nhóm lao động này rất khó. Thêm vào đó, thói quen làm việc trong ngành nông nghiệp truyền thống và tình trạng ruộng đồng manh mún, nhỏ lẻ như hiện nay đã hạn chế tính chủ động, sáng tạo của người nông dân trong quá trình sản xuất, kinh doanh cũng như khả năng tiếp cận thị trường của người lao động. c. Tình hình kinh tế Tình hình kinh tế của huyện trong giai đoạn 2011-2016 đã đạt được nhiều kết quả tương đối tốt. Tính đến cuối năm 2016 tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 11,95%/năm (Cơ cấu kinh tế: nông, lâm, nghiệp, thủy sản: 29,6%; Công nghiệp – xây dựng: 23,5%; Dịch vụ: 46,9%). Các loại hình dịch vụ tiếp tục được đầu tư và phát triển khá nhanh. Tỷ trọng của ngành dịch vụ tăng từ 39,4% năm 2011 lên 46,9% vào năm 2016. Tổng mức bán lẻ hàng hoá xã hội tăng bình quân 18%, kim ngạch xuất khẩu bình quân đạt 14,6 triệu USD, năm cao nhất đạt 25 triệu USD. Du lịch từng bước khẳng định là ngành kinh tế chiến lược, số lượng khách du lịch trên địa bàn bình quân hàng năm đạt 36,2 ngàn lượt. Các lĩnh vực dịch vụ khác như vận tải, bưu chính, viễn thông, … phát triển mạnh. Sản xuất CN - TTCN và ngành nghề nông thôn tốc độ tăng trưởng khá. Giá trị sản xuất năm 2016 gấp 1,6 lần so với năm 2011, bình quân hàng năm giá trị tăng thêm đạt 433 tỷ đồng. Các ngành nghề có lợi thế về nguyên liệu tại chỗ được chú trọng phát triển như: sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông, lâm, thuỷ sản… Hiện nay, toàn huyện có 14 làng nghề, trên 4.000 cơ sở sản xuất, ổn định thường xuyên trên 5.000 lao động; giá trị sản xuất ngành nghề nông thôn bình quân hàng năm đạt trên 500 tỷ đồng. Bao gồm nhiều loại mặt hàng chất lượng tốt như nón lá, mây tre đan, mộc mỹ nghệ, nước mắm, rượu, hải sản.. Tổng sản lượng lương thực bình quân đạt 52.600 tấn/năm; Sản lượng đánh bắt và nuôi trồng thủy sản bình quân hàng năm đạt 20.690 ngàn tấn.