SlideShare a Scribd company logo
1 of 107
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH LOGISTICS CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
INTERSERCO MỸ ĐÌNH
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
NGUYỄN VŨ MINH
Hà Nội - 2018
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh
logistics của công ty cổ phần Interserco Mỹ Đình
Ngành: Kinh doanh
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 8340101
Họ và tên: NGUYỄN VŨ MINH
Người hướng dẫn khoa học: GS,TS HOÀNG VĂN CHÂU
Hà Nội - 2018
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được sự hướng
dẫn khoa học của GS.TS. Hoàng Văn Châu. Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong đề
tài này là trung thực và chưa công bố dưới bất kỳ hình thức nào trước đây. Những số
liệu trong bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được chính tác giả
thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi rõ trong phần tài liệu tham khảo.
Tôi xin chịu trách nhiệm cá nhân về luận văn của mình.
Hà Nội, ngày 30 tháng 03 năm 2018
Tác giả
NGUYỄN VŨ MINH
ii
LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tôi xin được trân trọng gửi lời cảm ơn tới Ban Giám hiệu
Trường Đại học Ngoại thương đã tạo điều kiện về tinh thần và thời gian cho
học viên; tới Ban chủ nhiệm Khoa Sau Đại học và toàn bộ đội ngũ cán bộ
Khoa Sau Đại học - Trường Đại học Ngoại Thương vì những hỗ trợ, giúp đỡ
cần thiết cho học viên trong thời gian học tập cũng như thực hiện luận văn.
Xin được chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS,TS. Hoàng Văn Châu đã
tận tình hướng dẫn, chỉnh sửa nội dung luận văn tốt nghiệp này trong suốt quá trình
từ xây dựng, hoàn thiện đề cương sơ bộ cho đến khi hoàn thành luận văn này.
Xin được trân trọng gửi lời cảm ơn Công ty Cổ phần Interserco Mỹ
Đình đã cung cấp thông tin, số liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu.
Cuối cùng xin cảm ơn gia đình và các bạn đã động viên và hỗ trợ
tôi trong suốt thời gian học tập cũng như thực hiện luận văn này.
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN.................................................................................................................................. ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT...........................................................................................vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ............................................................... vii
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN .........................................................ix
PHẦN MỞ ĐẦU..............................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài...............................................................................................................1
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu.............................................................................2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.........................................................................3
3.1. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................3
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu............................................................................................3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .........................................................................3
5. Phương pháp nghiên cứu...........................................................................................4
6. Kết cấu của luận văn ......................................................................................................4
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ LOGISTICS VÀ HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LOGISTICS ........................................................................5
1.1 Tổng quan về logistics................................................................................................5
1.1.1 Khái niệm dịch vụ logistics ............................................................................5
1.1.2 Phân loại logistics................................................................................................6
1.1.3 Các hoạt động logistics....................................................................................7
1.1.4 Vai trò của logistics đối với nền kinh tế và doanh nghiệp....... 10
1.2 Hiệu quả của hoạt động kinh doanh logistics........................................... 13
1.2.1 Khái niệm hiệu quả hoạt động kinh doanh........................................ 13
1.2.2 Bản chất hiệu quả hoạt động kinh doanh........................................... 14
1.2.3 Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh............................ 15
1.2.4 Ý nghĩa và nhiệm vụ phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh
................................................................................................................................................... 16
1.2.5 Các chỉ tiêu đo lường hiệu quả hoạt động kinh doanh.............. 18
1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp.............................................................................................................................................. 25
iv
1.3.1 Nguồn vốn kinh doanh................................................................................... 25
1.3.2 Nhân sự và công tác quản trị nguồn nhân lực................................ 26
1.3.3 Hệ thống thông tin ............................................................................................ 26
1.3.4 Chất lượng dịch vụ và giá cả ..................................................................... 28
1.3.5 Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp ........................................ 28
1.3.6 Năng lực marketing của doanh nghiệp................................................ 29
1.3.7. Hệ thống chính sách pháp luật................................................................ 30
1.3.8. Đối thủ cạnh tranh hiện tại......................................................................... 30
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LOGISTICS CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN INTERSERCO MỸ ĐÌNH .......................................................... 31
2.1 Tổng quan về công ty............................................................................................... 31
2.1.1 Giới thiệu về Interserco Mỹ Đình và ICD Mỹ Đình ......................... 31
2.1.2 Trụ sở công ty ..................................................................................................... 32
2.1.3 Dịch vụ Interserco Mỹ Đình cung cấp................................................... 32
2.1.4 Sơ đồ tổ chức...................................................................................................... 34
2.2 Phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh logistics của công ty
........................................................................................................................................................ 35
2.2.1 Phân tích kết quả kinh doanh của công ty từ năm 2014 đến năm 2017 .. 35
2.2.2 Phân tích kết quả kinh doanh theo từng hoạt động chính của công ty 36
2.3 Hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty............................................. 43
2.3.1 Phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty
43
2.3.2 Phân tích hiệu quả kinh doanh theo từng hoạt động chính của công ty.. 53
2.3.3 Đánh giá về hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần Interserco
Mỹ Đình................................................................................................................................ 55
2.3.4 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của
công ty.................................................................................................................................. 56
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT
ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ LOGISTICS CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
INTERSERCO MỸ ĐÌNH......................................................................................................... 69
3.1 Cơ hội và thách thức cho doanh nghiệp trong giai đoạn sắp tới. 69
v
3.1.1 Cơ hội của công ty............................................................................................ 69
3.1.2 Thách thức thức của công ty..................................................................... 70
3.2 Các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty
........................................................................................................................................................ 71
3.2.1 Xây dựng bộ phận marketing và tăng cường các hoạt động marketing . 71
3.2.2 Nguồn vốn kinh doanh................................................................................... 72
3.2.3 Giá cả và chất lượng dịch vụ ..................................................................... 75
3.2.4 Nguồn nhân lực.................................................................................................. 76
3.2.5 Nâng cấp hệ thống thông tin của doanh nghiệp............................ 77
3.2.6 Chiến lược kinh doanh và quản trị chiến lược ............................... 80
3.2.7. Tham gia các hiệp hội và liên minh logistics.................................. 90
KẾT LUẬN ..................................................................................................................................... 91
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT TỪ VIẾT TẮT DIỄN GIẢI
1 ASEAN Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á
2 CFS Bãi khai thác hàng lẻ
3 CTCP Công ty cổ phần
4 DTT Doanh thu thuần
5 ĐVT Đơn vị tính
6 GDP Tổng thu nhập quốc dân
7 GVHB Giá vốn hàng bán
8 HĐQT Hội đồng quản trị
9 ICD Cảng nội địa
10 QLDN Quản lý doanh nghiệp
11 SWOT Ma trận phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội,
thách thức
12 TNDN Thu nhập doanh nghiệp
13 TNHH Trách nhiệm hữu hạn
14 TS Tài sản
15 VCSH Vốn chủ sở hữu
16 VLA Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam
17 VNT Công ty cổ phần giao nhận vận tải ngoại thương
vii
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Tỷ lệ chi phí logistics trong GDP của một số quốc gia trên thế giới12
năm 2007........................................................................................................................................12
Bảng 2.1. Doanh thu, chi phí và lợi nhuận của công ty cổ phần Interserco Mỹ Đình
năm 2014 – năm 2017.............................................................................................................35
Bảng 2.2. Doanh thu, chi phí và lợi nhuận dịch vụ thuê kho của CTCP Interserco Mỹ
Đình năm 2014 – năm 2017.................................................................................................36
Bảng 2.3. Doanh thu, chi phí và lợi nhuận của dịch vụ cho thuê bãi.......39
Bảng 2.4. Doanh thu, chi phí và lợi nhuận từ dịch vụ chuyển cửa khẩu của công ty cổ
phần Interserco Mỹ Đình......................................................................................................41
Bảng 2.5. Tỷ trọng doanh thu của từng hoạt động chính so với tổng doanh thu
............................................................................................................................................................. 42
Bảng 2.6. Tỷ trọng lợi nhuận của từng hoạt động chính so với lợi nhuận gộp
............................................................................................................................................................. 42
Bảng 2.7. Tỷ suất sinh lợi của doanh thu (ROS)...................................................43
Bảng 2.8. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu của CTCP
Interserco Mỹ Đình năm 2014 – năm 2017 ................................................................ 44
Bảng 2.9. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản của CTCP Interserco Mỹ
Đình năm 2014 – năm 2017.................................................................................................46
Bảng 2.10. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng chi phí của CTCP Interserco Mỹ
Đình năm 2014 – năm 2017.................................................................................................48
Bảng 2.11. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng lao động của CTCP Interserco Mỹ
Đình năm 2014 – năm 2017.................................................................................................52
Bảng 2.12. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của dịch vụ cho thuê kho của CTCP
Interserco Mỹ Đình ..................................................................................................................53
Bảng 2.13. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của dịch vụ cho thuê bãi của công ty cổ
phần Interserco Mỹ Đình......................................................................................................54
Bảng 2.14. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của dịch vụ chuyển cửa khẩu của công
ty cổ phần Interserco Mỹ Đình .........................................................................................54
Bảng 2.15. Số lượng nhân sự công ty cổ phần Interserco Mỹ Đình.........60
viii
năm 2014 –năm 2017..............................................................................................................60
Bảng 2.16. Các khóa đào tạo nghiệp vụ của công ty cổ phần Interserco Mỹ Đình trong
năm 2017........................................................................................................................................63
Bảng 2.17. Bảng cân đối kế toán của công ty cổ phần Interserco Mỹ Đình năm 2014
– năm 2017....................................................................................................................................65
Bảng 2.18. Chỉ tiêu Nguồn vốn và nợ phải trả của các doanh nghiệp trong ngành
logistics năm 2017...................................................................................................................66
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Doanh thu, Chi phí và Lợi nhuận của CTCP................................ 36
Interserco Mỹ Đình năm 2014 - năm 2017 .................................................................36
Biểu đồ 2.2. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn............................. 45
Biểu đồ 2.3. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản ......................47
Biểu đồ 2.4. Chi phí của CTCP Interserco Mỹ Đình năm 2014 - năm 2017
............................................................................................................................................................. 49
Biểu đồ 2.5. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng chi phí......................51
Biểu đồ 2.6. Trình độ lao động của công ty Cổ phần Interserco Mỹ Đình năm 2017
62
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ tổ chức công ty cổ phần Interserco Mỹ Đình...................34
Sơ đồ 3.1. Xây dựng hệ thống thông tin cho công ty cổ phần Interserco
............................................................................................................................................................. 78
Mỹ Đình...........................................................................................................................................78
Sơ đồ 3.2. Quy trình quản trị chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp
............................................................................................................................................................. 80
Sơ đồ 3.3. Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michale Porter..........................82
DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1. Chuỗi giá trị của doanh nghiệp..................................................................87
ix
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN
Nghiên cứu này nhằm phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh logistics và
đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh logistics của công ty cổ phần Interserco Mỹ
Đình thông qua việc tính toán và phân tích các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động
kinh doanh của công ty. Nghiên cứu cũng chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến
hiệu quả kinh doanh logistics của công ty. Từ thực trạng trên thì tác giả đưa ra các
giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh logistics của công ty.
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế hiện nay, các hoạt
động ngoại thương đóng vai trò thiết yếu trong quá trình thúc đẩy sự
phát triển của nền kinh tế. Đi liền với các hoạt động ngoại thương là sự
xuất hiện của các dịch vụ logistics, các dịch vụ này giúp cho các hoạt
động ngoại thương diễn ra dễ dàng với hiệu quả cao hơn.
Ngành logistics có vai trò rất quan trọng phát triển kinh tế xã hội. Logistics đóng
góp quan trọng vào quá trình phân phối hàng hóa từ nơi sản xuất đến người tiêu dùng
và là cầu nối thương mại toàn cầu. Logistics mới chỉ được quan tâm đầu tư phát triển
ở Việt Nam cách đây khoảng 15 năm nhờ vào quá trình mở cửa kinh tế quốc tế. Hoạt
động thương mại càng tăng mạnh khi hội nhập ngày càng sâu rộng sẽ là mảnh đất
màu mỡ cho lĩnh vực logistics phát triển. Tầm quan trọng và cơ hội phát triển dịch vụ
logistics ở thị trường Việt Nam đã được khẳng định. Tuy vậy, các công ty logistics
Việt Nam đang vấp phải sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các doanh nghiệp logistics nước
ngoài cũng như doanh nghiệp logistics nội địa do số lượng doanh nghiệp quá lớn.
Công ty cổ phần Interserco Mỹ Đình có nhiều kinh nghiệm hoạt động trong
lĩnh vực logistics. Công ty được công ty Interserco ủy quyền để khai thác cảng
cạn ICD Mỹ Đình cũng như nhận được sự hỗ trợ mạnh mẽ thông qua các chính
sách của thủ tướng chính phủ theo hướng có lợi cho công ty. Tuy nhiên, kết quả
kinh doanh của công ty không tương xứng với những lợi thế và các cơ hội mà
công ty đang sở hữu. Vì vậy, câu hỏi được đặt ra ở đây là làm thế nào để nâng
cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ty. Muốn thực hiện điều này, trước hết
phải xác định một cách có khoa học, có hệ thống và mang tính đặc thù ngành các
yếu tố, tiêu chuẩn, chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả kinh doanh của công ty. Trên cơ
sở đó tác giả đề ra các giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty.
Xuất phát từ yêu cầu cấp thiết trên, tác giả chọn đề tài “Giải pháp
nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh logistics của công ty cổ phần
Interserco Mỹ Đình” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình.
2
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Theo tìm hiểu của tác giả, do khách thể nghiên cứu của đề tài chỉ cố
định ở phạm vi từng công ty nên hiện chưa có đề tài nào trùng lắp với đề
tài tác giả đang thực hiện. Tuy nhiên, trên quy mô quốc gia lẫn quốc tế thì
có nhiều đề tài nghiên cứu liên quan đến đối tượng tác giả đang nghiên
cứu... Trong khuôn khổ trường Đại học Ngoại Thương những năm qua, có
những luận văn liên quan đến vấn đề kinh doanh dịch vụ logistics như:
-Vũ Thị Thanh Nhàn, 2011, Phát triển hoạt động kinh doanh
logistics cho các doanh nghiệp giao nhận vận tải Việt Nam
-Sái Thị Thủy, 2007, Thực trạng và giải pháp thúc đẩy hoạt động
Logistics tại công ty TNHH tiếp vận Thăng Long
-Bùi Thu Hằng, 2005, Phát triển dịch vụ logistics tại Việt Nam
-Phạm Thị Thu Thủy, 2005, Hoạt động kinh doanh dịch vụ Logistics
của Công ty trách nhiệm hữu hạn tiếp vận Vinafco (Vinafco Logistics)
Các luận văn trên đều tập trung nghiên cứu đánh giá hoạt động kinh doanh
của mình thông qua quy trình nghiệp vụ và quy trình cung cấp dịch vụ mà không
tập trung vào việc phân tích các chỉ tiêu về tài chính, các chỉ tiêu phản ánh hiệu
quả hoạt động kinh doanh. Vì thế tác giả sẽ tiếp tục đi sâu nghiên cứu hiệu quả
hoạt động kinh doanh thông qua việc đánh giá kết quả kinh doanh và các chỉ tiêu
phản ánh hiệu quả hoạt động kinh doanh và giải quyết các câu hỏi sau:
-Thực trạng hoạt động kinh doanh logistics của công ty cổ phần
Interserco Mỹ Đình trong giai đoạn nghiên cứu?
-Những nhân tố nào ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh
doanh logistics của công ty cổ phần Interserco Mỹ Đình?
-Tại kết quả hoạt động kinh doanh không tương xứng với những
cơ hội và những lợi thế mà công ty đang có?
-Cần làm gì để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh dịch vụ
logistics của công ty cổ phần Interserco Mỹ Đình?
3
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trong thời gian gần đây, hiệu quả hoạt động logistics của công ty cổ
phần Interserco Mỹ Đình chưa được tốt. Vì vậy mục đích của nghiên cứu là
tìm ra nguyên nhân và đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh
doanh. Trên cơ sở nghiên cứu hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics của
công ty cổ phần Interserco Mỹ Đình, luận văn đánh giá thực trạng, những yếu
tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics của công
ty cổ phần Interserco Mỹ Đình, từ đó đưa ra những giải pháp thiết thực nhằm
nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
-Tóm lược một số vấn đề lý luận liên quan đến hoạt động kinh doanh
logistics và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh logistics.
-Phân tích và đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh logistics của
công ty cổ phần Interserco Mỹ Đình
-Căn cứ vào cơ sở lý luận và những phân tích, đánh giá thực
trạng, đề xuất những giải pháp nằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh
doanh logistics của công ty cổ phần Interserco Mỹ Đình
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
-Đối tượng nghiên cứu: hiệu quả hoạt động kinh doanh logistics
của công ty cổ phần Interserco Mỹ Đình
-Phạm vi nghiên cứu:
Về mặt không gian: Công ty Cổ phần Interserco Mỹ Đình và một
số Doanh nghiệp kinh doanh logistics tại Việt Nam
Về mặt thời gian: thực trạng trong giai đoạn 2014 – 2017 và giải
pháp cho giai đoạn 2018 – 2023.
Nội dung nghiên cứu: hiệu quả hoạt động kinh doanh logistics
của công ty cổ phần Interserco Mỹ Đình
4
5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, tác giả lựa chọn sử dụng những phương pháp sau:
- Phương pháp thống kê, tổng hợp: sử dụng số liệu do các bộ phận của công ty
cổ phần Interserco Mỹ Đình cung cấp. Đối với những số liệu đã được công bố công
khai trên các phương tiện thông tin đại chúng, tác giả sẽ lựa chọn sử dụng từ những
nguồn chính thống và đáng tin cậy. Bên cạnh đó, tác giả cũng sẽ cân nhắc trong việc
sử dụng dữ liệu từ các báo cáo, nghiên cứu đã được công bố tại các cuộc hội thảo,
các bài báo khoa học đã đăng trên tạp chí, sách báo và internet…
-Phương pháp phân tích, so sánh đối chiếu: từ các số liệu thống kê và thông
tin thu thập được, tác giả sẽ xử lý nguồn dữ liệu bằng phương pháp phân tích, so
sánh để nhận thấy được thực trạng và đạt được mục đích đã đề ra.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài mục lục, danh mục chữ viết tắt, danh mục bảng biểu, lời mở
đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn còn có các phần sau:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về logistics và hiệu quả hoạt động
kinh doanh logisitics
Chương 2: Thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh logistics của
Công ty Cổ phần Interserco Mỹ Đình
Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động
kinh doanh dịch vụ logistics của Công ty Cổ phần Interserco Mỹ Đình
5
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ LOGISTICS VÀ HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LOGISTICS 1.1 Tổng quan về logistics
1.1.1 Khái niệm dịch vụ logistics
Theo Hội đồng Quản trị Logistics Hoa Kỳ (CLM) thì “Quản trị Logistics là quá
trình hoạch định, thực hiện và kiểm soát một cách hiệu lực và hiệu quả hoạt động
vận chuyển, lưu trữ hàng hóa, dịch vụ và những thông tin có liên quan từ điểm
đầu tiến đến điểm tiêu dùng cuối cùng nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu của
khách hàng”. (Douglas M. Lambert, James R. Stock, Lisa M. ellram, 1988, tr 3).
Còn giáo sư Martin Christopher lại cho rằng: “Logistics là quá trình
quản trị chiến lược thu mua, di chuyển và dự trữ nguyên liệu, bán thành
phẩm, thành phẩm (và dòng thông tin tương ứng) trong một công ty và
qua các kênh phân phối của công ty để tối đa hóa lợi nhuận hiện tại và
tương lai thông qua việc hoàn tất đơn hàng với chi phí thấp nhất”.
Theo quan điểm “5 đúng “(“5 Right”) thì: “Logistics là quá trình
cung cấp đúng sản phẩm đến đúng vị trí, vào đúng thời điểm với điều
kiện và chi phí phù hợp cho khách hàng tiêu dùng sản phẩm” (Douglas
M. Lambert, James R. Stock, Lisa M. Ellram, 1998, tr 11).
Luật Thương mại Việt Nam năm 2005 (Điều 233): “Dịch vụ logistics
là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một
hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi,
làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng
gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên
quan đến hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao”.
Từ định nghĩa trên cho thấy, dịch vụ logistics là hoạt động thương mại mà pháp
luật Việt Nam quy định vừa mang tính hẹp, vừa mang tính mở. Bởi vì, pháp luật quy
định mang tính liệt kê đối với dịch vụ logistics, cụ thể là chỉ được thực hiện theo các
công đoạn được quy định tại Điều 233 Luật Thương mại 2005, đó là nhận hàng, vận
chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách
hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan
6
đến hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao. Chính vì vậy,
những hoạt động không thuộc các hoạt động nêu trên tất yếu không phải là hoạt
động của dịch vụ logistics. Điều này phần nào mang tính hạn chế. Tuy nhiên, Điều
233 Luật Thương mại 2005 cũng mang yếu tố mở khi trong khái niệm dịch vụ
logistics quy định “các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa theo thỏa thuận
với khách hàng để hưởng thù lao”. Do đó, khi những hoạt động chưa được pháp
luật ghi nhận vẫn có thể là hoạt động trong dịch vụ logistics nếu liên quan đến
hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao.
1.1.2 Phân loại logistics
1.1.2.1 Theo hình thức
Theo tiêu chí này, logistics được chia thành 5 loại
Logistics bên thứ nhất (1PL – First party logistics) chủ sở hữu hàng hóa
tự mình tổ chức và thực hiện các hoạt động logistics để đáp ứng nhu cầu của
bản thân, theo đó chủ hàng phải đầu tư vào phương tiện vận tải, kho bãi, nhân
công,… để quản lý và vận hành hoạt động logistics. Hình thức này thường
làm giảm hiệu quả kinh doanh của phần lớn doanh nghiệp vì họ sẽ không đủ
kỹ năng, kinh nghiệm chuyên môn để quản lý và vận hành hệ thống.
Logistics bên thứ 2 (2PL – Second party logistics): người cung cấp dịch vụ
logistics bên thứ 2 sẽ cung cấp dịch vụ cho các hoạt động đơn lẻ trong dây chuyền
logistics như vận tải, lưu kho bãi, thanh toán, mua bảo hiểm,… Trong hình thức này,
2PL chưa tích hợp các hoạt động đơn lẻ thành chuỗi cung ứng đồng nhất.
Logistics bên thứ 3 (3PL – Third party logistics): người cung cấp dịch vụ sẽ thay
mặt chủ hàng quản lý và thực hiện các dịch vụ logistics cho từng bộ phận. 3PL bao
gồm nhiều dịch vụ khác nhau, kết hợp chặt chẽ việc luân chuyển, tồn trữ hàng hóa,
xử lý thông tin,… và có tích hợp vào dây chuyền cung ứng của khách hàng
Logistics bên thứ 4 (4PL – Fourth party logistics): người cung cấp dịch vụ là
người tích hợp (integrator), gắn kết các nguồn lực, tiềm năng và cơ sở vật chất
khoa học kỹ thuật của mình với các tổ chức khác để thiết kế, xây dựng và vận
hành các giải pháp chuỗi logistics. 4PL hướng đến quản lý cả quá trình logistics.
7
Logistics bên thứ 5 (5PL – Fith party logistics): được nói tới trong
lĩnh vực thương mại điện tử, các nhà cung cấp dịch vụ logistics cung
cấp dịch vụ trên cơ sở nền tảng là thương mại điện tử.
(Đoàn Thị Hồng Vân, 2010, tr 32 – tr 34)
1.1.2.2 Phân loại theo quá trình
Theo tiêu chí này, logistics gồm 3 loại:
- Logistics đầu vào: là các dịch vụ đảm bảo cung ứng các yếu tố đầu
vào một cách tối ưu cả về vị trí, thời gian và chi phí cho quá trình sản xuất.
- Logistics đầu ra: là các dịch vụ đảm bảo cung cấp các thành
phẩm đến tay người tiêu dùng một cách tối ưu cả về vị trí, thời gian và
chi phí nhằm đem lại lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp.
- Logistics ngược: là các dịch vụ được cung ứng để đảm bảo quá trình
thu hồi phế phẩm, phế liệu,… các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường phát sinh
từ quá trình sản xuất, phân phối và tiêu dùng trở về để tái chế hoặc xử lý.
(Đoàn Thị Hồng Vân, 2010, tr 34)
1.1.2.3 Phân loại theo đối tượng hàng hóa
- Logistics hàng tiêu dùng nhanh: là quá trình logistics cho hàng tiêu
dùng có thời hạn sử dụng ngắn như: quần áo, giày dép, thực phẩm…
- Logistics ngành ô tô: là quá trình logistics phục vụ cho ngành ô tô.
- Logistics hóa chất: là hoạt động logistics phục vụ cho ngành hóa
chất, bao gồm cả hàng độc hại, nguy hiểm.
- Logistics hàng điện tử.
- Logistics dầu khí.
(Đoàn Thị Hồng Vân, 2010, tr 35)
1.1.3 Các hoạt động logistics
Theo Điều 233 Luật Thương mại, các hoạt đông logistis bao gồm:
Các dịch vụ logistic chủ yếu:
- Dịch vụ bốc xếp hàng hóa, bao gồm cả hoạt động bốc xếp container.
8
- Dịch vụ kho bãi và lưu trữ hàng hóa, bao gồm cả hoạt động kinh
doanh kho bãi container và kho xử lý nguyên liệu, thiết bị.
- Dịch vụ đại lý vận tải, bao gồm cả hoạt động đại lý làm thủ tục hải
quan và lập kế hoạch bốc dỡ hàng hóa.
- Dịch vụ bổ trợ khác, bao gồm cả hoạt động tiếp nhận, lưu kho và quản lý
thông tin liên quan đến vẫn chuyển và lưu kho hàng hóa trong suốt cả chuỗi logistics;
hoạt động xử lý hàng hóa bị khách hàng trả lại, hàng hóa tồn kho, hàng hóa quá hạn,
lỗi mốt và tái phân phối hàng hóa đó; hoạt động cho thuê và mua container.
Các dịch vụ logistics liên quan đến
vận tải: - Dịch vụ vận tải đường thủy
Phương thức vận tải này bao gồm: vận tải thủy nội địa (lưu thông trên các sông,
hồ, kênh đào), vận tải hàng hải (vận chuyển trên các biển, đại dương).
Vận tải đường thủy có lợi thế là cước vận tải rẻ do vận chuyển với số lượng lớn,
với các đội tàu chuyên dụng, cơ sở hạ tầng một phần do thiên nhiên kiến tạo sẵn…
Tuy nhiên với phương thức vận chuyển này thì có điểm bất lợi là
thời gian vận chuyển tương đối lâu.
- Dịch vụ vận tải hàng không
Hoàn toàn trái ngược với vận tải đường thủy, vận tải không chỉ phù hợp với
những loại hàng có khối lượng nhỏ nhưng giá trị cao, nhất là những mặt hàng cần
phải vận chuyển trong một thời gian ngắn, như: hàng quý hiếm, rau quả, thực
phẩm tươi sống, các mặt hàng thời trang, những loại hàng hóa đặc biệt…
Thường thì khách hàng chỉ lựa chọn phương thức này khi không còn
cách nào khác do cước vận tải quá cao, thủ tục phức tạp, đòi hỏi nhiều
loại giấy tờ, chứng nhận. Tuy có những yếu điểm nêu trên, nhưng vận tải
hàng không trong những trường hợp cần thiết vẫn được sử dụng do có
hai ưu điểm lớn, đó là: tốc độ vận chuyển rất nhanh và độ an toàn cao.
- Dịch vụ vận tải đường sắt
Vận tải đường sắt kém linh hoạt hơn vận tải đường bộ. Tàu hỏa không thể cung
cấp dịch vụ đến một điểm bất kỳ (Point – To – Point) theo yêu cầu của khách hàng, vì
không phải ở đâu người ta cũng có thể lắp đặt đường ray và xây dựng nhà ga – cơ
9
sở vật chất kỹ thuật cần có của đường sắt. Cũng như các phương thức vận tải
đường hàng không, đường thủy, đường ống, đường sắt chỉ có thể vận chuyển
hàng hóa từ ga này tới ga kia (Terminal – To – Terminal). Tuy nhiên, tàu hỏa
thường đi, đến theo lịch trình cố định, tần suất khai thác các chuyến không cao và
chắc chắn là không thể linh hoạt, dễ dàng, nhanh chóng, mọi lúc mọi nơi như
đường bộ. Chính vì có nhiều nhược điểm như vừa nêu, nên mặc dù có giá cước
tương đối thấp, đường sắt vẫn ít được áp dụng trong logistics như một phương
thức vận tải độc lập, mà thường áp dụng dưới dạng đa phương thức.
- Dịch vụ vận tải đường bộ
Đường bộ là phương thức vận tải nội địa phổ biến, cung cấp dịch
vụ vận tải nhanh chóng, đáng tin cậy. Phương thức này đặc biệt được
ưa chuộng khi vận chuyển những hàng hóa như: đồ chơi trẻ em, đồng
hồ, bánh kẹo, các loại nông sản, các sản phẩm được chế biến từ sữa.
Ưu điểm nổi bật của phương thức này là có tính linh hoạt cao, có
thể cung cấp các dịch vụ từ cửa đến cửa khá hiệu quả.
Theo thống kê, lượng hàng hóa vận chuyển bằng đường bộ tăng
đều qua các năm: Phương thức vận chuyển này thực sự là một bộ phận
quan trọng của mạng lưới logistics của nhiều công ty vì có khả năng
đáp ứng được yêu cầu của khách hàng với giá tương đối rẻ.
- Dich vụ vận tải đường ống
Đây là phương thức vận tải chuyên dụng, chỉ để vận chuyển những mặt
hàng như: khí đốt, dầu thô, nước sạch, hóa chất hoặc than bùn mà. Vận tải
bằng đường ống cung cấp cho khách hàng mức độ dịch vụ rất cao với chi phí
có thể chấp nhận. Trong phương thức này sản phẩm được giao đúng hạn vì
luồng sản phẩm đi qua ống được điều khiển và kiểm soát bằng máy tính, nhờ
đó chi phí nhân công được cắt giảm; Ít khi xảy ra thất thoát hoặc hư hỏng;
Không bị ảnh hưởng bởi thời tiết khi hàng đang vận chuyển trong ống.
Các dịch vụ logistics liên quan
khác: - Dịch vụ kiểm tra và phân
tích kỹ thuật - Dịch vụ bưu chính.
10
- Dịch vụ thương mại bán buôn.
- Dịch vụ thương mại bán lẻ, bao gồm cả hoạt động quản lý hàng lưu
kho, thu gom, tập hợp, phân loại hàng hóa, phân phối lại và giao hàng;
- Các dịch vụ hỗ trợ vận tải khác.
1.1.4 Vai trò của logistics đối với nền kinh tế và doanh nghiệp
1.1.4.1 Đối với doanh nghiệp
Logistics giúp giải quyết cả đầu ra lẫn đầu vào của doanh nghiệp
một cách hiệu quả
Nhờ có thể thay đổi các nguồn tài nguyên đầu vào hoặc tối ưu hóa quá trình
chu chuyển nguyên vật liệu, hàng hóa, dịch vụ,… logistics giúp giảm chi phí, tăng
khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp. Có nhiều doanh nghiệp thành công lớn
nhờ có được chiến lược và hoạt động logistics đúng đắn, ngược lại có không ít
doanh nghiệp gặp khó khăn, thậm chí thất bại, phá sản do có những quyết định
sai lầm trong hoạt động logistics, ví dụ: chọn sai vị trí, chọn nguồn tài nguyên
cung cấp sai, dự trữ không phù hợp, tổ chức vận chuyển không hiệu quả… Ngày
nay để tìm được vị trí tốt hơn, kinh doanh hiệu quả hơn, các tập đoàn đa quốc gia,
các công ty đủ mạnh đã và đang nỗ lực tìm kiếm trên toàn cầu nhằm tìm được
nguồn nguyên liệu, nhân công, vốn, bí quyết công nghệ, thị trường tiêu thụ, môi
trường kinh doanh… tốt nhất và thế là logistics toàn cầu hình thành và phát triển.
Logistics góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, giảm thiểu chi phí
nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp chủ động trong việc chọn nguồn cung cấp nguyên liệu, công
nghệ sản xuất, thiết kế mẫu mã, tìm kiếm thị trường tiêu thụ thông qua nhiều kênh
phân phối khác nhau…; Chủ động trong việc lên kế hoạch sản xuất, quản lý hàng
tồn kho và giao hàng theo đúng thời gian với tổng chi phí thấp nhất.
Logistics còn góp phần giảm chi phí thông qua việc tiêu chuẩn hóa chứng
từ.
Theo các chuyên gia ngoại thương, giấy tờ rườm rà chiếm một khoản chi phí
không nhỏ trong mậu dịch quốc tế và vận chuyển. Thông qua dịch vụ logistics, các
11
công ty logistics sẽ đứng ra đảm nhiệm việc ký một hợp đồng duy nhất sử dụng chung
cho mọi loại hình vận tải để đưa hàng từ nơi gửi hàng đến nơi nhận hàng cuối cùng.
Sự phát triển của công nghệ thông tin đã làm gia tăng sự hài lòng và giá trị cung cấp
cho khách hàng của dịch vụ logistics. Đứng ở góc độ này, logistics được xem là công cụ
hiệu quả để đạt được lợi thế cạnh tranh lâu dài về sự khác biệt hóa và tập trung.
Logistics phát triển góp phần mở rộng thị trường trong buôn bán quốc
tế, nâng cao vị thế của các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc tế
Trong thời đại hội nhập kinh tế sâu rộng, thị trường kinh tế thế giới mở cửa
thì việc các mặt hàng của Việt Nam xuất hiện trên thị trường của các nước trên
thế giới là điều tất nhiên. Tuy nhiên để mặt hàng của các doanh nghiệp Việt Nam
xuất hiện trên thị trường quốc tế thì cần phải có sự hỗ trợ mạnh mẽ của dịch vụ
Logistics. Dịch vụ logistics như chiếc cầu nối trong việc dịch chuyển hàng hóa từ
Việt Nam đến các thị trường mới đúng yêu cầu về thời gian và địa điểm đặt ra.
Dịch vụ logistics càng phát triển giúp các doanh nghiệp có nhiều cơ hội trong việc
khai thác, mở rộng thị trường kinh doanh cũng như giảm thiểu chi phí.
Ngoài ra, Logistics còn hỗ trợ đắc lực cho hoạt động marketing, đặc
biệt là marketing hỗn hợp (4P – Right Product, Right Price, Proper
Promotion, and Right Place). Chính logistics đóng vai trò then chốt trong
việc đưa sản phẩm đến đúng nơi cần đến, vào đúng thời điểm thích hợp.
Sản phẩm/dịch vụ chỉ có thể làm thoản mãn khách hàng và có giá trị khi và
chỉ khi nó đến được với khách hàng đúng thời hạn và địa điểm quy định.
Mục tiêu của marketing là tối đa hóa lợi nhuận của công ty về lâu dài.
Còn mục tiêu của logistics là cung cấp hàng hóa/dịch vụ cho khách hàng
với tổng chi phí nhỏ nhất. Tổng chi phí được xác định theo công thức sau:
Tổng chi phí = Chi phí vận tải + chi phí lưu kho, lưu bãi + chi phí giải
quyết đơn hàng và cung cấp thông tin + chi phí sản xuất + chi phí dự trữ.
Muốn đưa ra quyết định logistics một cách đúng đắn cần cân đối giữa thu và chi
nhằm lựa chọn được phương án đáp ứng nhu cầu tốt nhất với tổng chi phí nhỏ nhất.
1.1.4.2 Đối với nền kinh tế quốc dân
Logistics đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế, thể hiện ở hai mặt:
12
Thứ nhất, logistics là một trong những khoảng chi phí lớn cho kinh
doanh, do vậy nó tác động tới và chịu tác động bởi các hoạt động kinh tế
khác. Ví dụ: ở Hoa Kỳ, năm 1996, logistics đóng góp khoảng 10,5% vào GDP.
Công nghiệp Hoa Kỳ đã chi khoảng 451 tỷ USD vào vận tải và khoảng 311 tỷ
USD vào dịch vụ kho hàng, lưu kho và dự trữ hàng hóa trong kho. Các khoản
chi phí này cộng với các khoản chi phí logistics khác lên đến 797 tỷ USD (
Theo báo cáo về logistics quốc gia của Robert Delaney) Bảng dưới đây là tỷ lệ
chi phí logistics trong GDP của một số quốc gia trên thế giới năm 2007
Bảng 1.1. Tỷ lệ chi phí logistics trong GDP của một số quốc gia trên thế
giới năm 2007
Quốc gia Tỷ lệ Quốc gia Tỷ lệ
Mexico 14,9 Bồ Đào Nha 12,7
Ireland 14,2 Canada 12
Singapore 13,9 Nhật Bản 11,3
Hongkong 13,7 Hà Lan 11,3
Đức 13 Italy 11,2
Đài Loan 13 Anh 10,6
Đan Mạch 12,8 Hoa Kỳ 10,5
Nguồn: Council of Logistics Management, 2007
Thứ hai, Logistics hỗ trợ cho dòng luân chuyển của nhiều giao dịch
kinh tế, một hoạt động quan trọng tạo thuận lợi cho việc bán hầu hết các
loại hàng hóa và dịch vụ. Để hiểu vai trò này của logistics trong khái niệm
hệ thống, chúng ta giả định rằng nếu hàng hóa không đến đúng lúc, khách
hàng không thể mua được hàng đó, nếu hàng hóa không đúng điều kiện
đã thỏa thuận, không đến đúng nơi quy định thì không có hành động bán
hàng. Do vậy, mỗi hành động kinh tế trong chuỗi cung ứng sẽ bị thiệt hại.
Hiệu quả hoạt động logistics tác động trực tiếp đến khả năng hội nhập của nền
kinh tế. Hoạt động logistics hiệu quả sẽ làm tăng tính cạnh tranh của một quốc gia
trên trường quốc tế. Trình độ phát triển và chi phí logistics của một quốc gia được
xem là một căn cứ quan trọng trong chiến lược đầu tư của các tập đoàn đa quốc gia.
Quốc gia nào có hệ thống cơ sở hạ tầng bảo đảm, hệ thống cảng biển tốt … sẽ thu hút
13
được đầu tư từ các công ty hay tập đoàn lớn trên thế giới. Sự phát triển vượt
bậc của Singapore, Hồng Kông và Trung Quốc là một minh chứng sống động
cho việc thu hút đầu tư nước ngoài nhằm tăng trưởng xuất khẩu, tăng GDP
thông qua việc phát triển cơ sở hạ tầng và dịch vụ logistics.
1.2 Hiệu quả của hoạt động kinh doanh logistics
1.2.1 Khái niệm hiệu quả hoạt động kinh doanh
Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản
ánh trình độ sử dụng các yếu tố của quá trình sản xuất. Hiệu quả kinh doanh còn
thể hiện sự vận dụng khéo léo của các nhà quản trị doanh nghiệp giữa lý luận và
thực tế nhằm khai thác tối đa các yếu tố của quá trình sản xuất như máy móc thiết
bị, nguyên vật liệu, nhân công để nâng cao lợi nhuận. Quan điểm thứ nhất cho
rằng “Hiệu quả kinh doanh là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh trình độ sử
dụng các nguồn vật lực, tài chính của doanh nghiệp để đạt hiệu quả cao nhất” (Lê
Văn Tâm, Ngô Kim Thanh, 2008, trang 235).
Quan điểm thứ hai cho rằng “Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù
kinh tế, phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực sẵn có của doanh nghiệp
để đạt được kết quả cao nhất trong kinh doanh với chi phí thấp nhất”.
(Nguyễn Văn Công, 2009, trang 282). Quan đểm này mang tính tổng quát và
thể hiện bản chất hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Đây cũng là quan
điểm tác giả cảm thấy phù hợp nhất ở góc độ doanh nghiêp.
Không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh là mối quan tâm hàng đầu
của bất kỳ ai, bất kỳ doanh nghiệp nào khi tiến hành hoạt động kinh doanh.
Nâng cao hiệu quả kinh doanh cũng là vấn đề bao trùm và xuyên suốt mọi
hoạt động kinh doanh, thể hiện chất lượng của toàn bộ công tác quản lý kinh
tế; bởi vì, suy cho cùng, quản lý kinh tế là để bảo đảm tạo ra kết quả và hiệu
quả cao nhất của mọi quá trình, mọi giai đoạn và mọi hoạt động kinh doanh.
Tất cả những cải tiến, những đổi mới về nội dung, phương pháp và biện pháp
áp dụng trong quản lý chỉ thực sự có ý nghĩa khi và chỉ khi làm tăng được kết
quả kinh doanh mà qua đó làm tăng được hiệu quả kinh doanh.
14
Đối với các doanh nghiệp, hiệu quả kinh doanh không những là thước đo
chất lượng phản ánh trình độ tổ chức, quản lý kinh doanh mà còn là vấn đề sống
còn. Trong điều kiện kinh tế thị trường ngày càng phát triển, cùng với quá trình
hội nhập của nền kinh tế, doanh nghiệp muốn tồn tại, muốn vươn lên thì trước
hết, kinh doanh phải mạng lại hiệu quả. Hiệu quả kinh doanh càng cao, doanh
nghiệp càng có điều kiện để mở mang và phát triển kinh tế, càng có điều kiện đầu
tư, mua sắm máy móc, thiết bị, phương tiện hiện đại cho kinh doanh, áp dụng các
tiến bộ kỹ thuật và quy trình công nghệ mới; cải thiện và nâng cao đời sống người
lao động, thực hiện tốt nghĩa vụ với Ngân sách Nhà nước.
1.2.2 Bản chất hiệu quả hoạt động kinh doanh
Bất kỳ một hoạt động nào của mọi tổ chức đều mong muốn đạt hiệu
quả cao nhất trên mọi phương diện kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường.
Hoạt động kinh doanh trong cơ chế thị trường yêu cầu hiệu quả càng đòi
hỏi cấp bách, vì nó là động lực thúc đẩy các doanh nghiệp cạnh tranh và
phát triển. Hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp chủ yếu xét trên
phương diện kinh tế quan hệ với hiệu quả xã hội và môi trường.
Khái niệm về hiệu quả sản xuất kinh doanh đã cho thấy bản chất
của hiệu quả sản xuất kinh doanh là phản ánh mặt chất lượng của các
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, phản ánh trình độ lợi dụng
các nguồn lực để đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp.
Thực chất của hiệu quả kinh doanh là sự so sánh giữa các kết quả đầu ra với
các yếu tố đầu vào của một tổ chức kinh tế được xem xét trong một kỳ nhất định, tùy
theo yêu cầu của các nhà quản trị kinh doanh. Các chỉ tiêu tài chính phản ánh hiệu
quả kinh doanh, là cơ sở khoa học để đánh giá trình độ của các nhà quản lý, căn cứ
đưa ra các quyết định trong tương lai. Song độ chính xác của thông tin từ các chỉ tiêu
hiệu quả phân tích phụ thuộc vào nguồn số liệu, thời gian và không gian phân tích.
Các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh có thể khái quát như sau:
Sự so sánh giữa kết quả đầu ra so với kết quả đầu vào được tính theo công thức:
Hiệu quả kinh doanh= Kết quả đầu ra (1)
Yếu tố đầu vào
15
Hoặc sự so sánh giữa yếu tố đầu vào so với kết quả đầu ra:
Yếu tố đầu vào (2)
Kết quả đầu ra
Ở chỉ tiêu (1) kết quả tính được càng lớn chứng tỏ hiệu quả kinh
doanh càng cao và chỉ tiêu (2) thì ngược lại.
Kết quả đầu ra, chi phí đầu vào có thể đo bằng thước đo hiện vật,
thước đo giá trị tùy theo mục đích của việc phân tích.
Dựa vào Báo cáo kết quả kinh doanh, các chỉ tiêu kết quả đầu ra bao gồm: Tổng
doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch
vụ, tổng lợi nhuận kế toán trước thuế, lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp.
Dựa vào Bảng cân đối kế toán, các chỉ tiêu yếu tố đầu vào bao
gồm: Tổng tài sản bình quân, tổng nguồn vốn chủ sở hữu bình quân,
tổng tài sản dài hạn bình quân, tổng tài sản ngắn hạn bình quân.
Chỉ tiêu (1) phản ánh cứ 1 đồng chi phí đầu vào (vốn, nhân công,
nguyên vật liệu, máy móc thiết bị…) thì tạo ra bao nhiêu đồng kết quả
đầu ra như doanh thu, lợi nhuận… trong một kỳ kinh doanh, chỉ tiêu
càng cao chứng tỏ hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp càng tốt.
Chỉ tiêu (2) phản ánh cứ 1 đồng kết quả đầu ra như doanh thu, lợi nhuận, giá
trị sản lượng hàng hóa… thì cần bao nhiêu đồng chi phí đầu vào vốn, nguyên vật
liệu, nhân công…) chỉ tiêu này càng thấp thì hiệu quả kinh doanh càng cao.
Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh thường thể hiện một kỳ phân
tích, do vậy số liệu dùng để phân tích các chỉ tiêu này cũng là kết quả của một
kỳ phân tích. Nhưng tùy theo mục đích của việc phân tích và nguồn số liệu
sẵn có, khi phân tích có thể tổng hợp các số liệu từ thông tin kế toán tài chính
và kế toán quản trị khi đó các chỉ tiêu mới đảm bảo chính xác và ý nghĩa.
1.2.3 Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh
Ðối với nền kinh tế quốc dân: Hiệu quả của nền kinh tế quốc dân phụ thuộc vào
hiệu quả kinh doanh cá biệt của các doanh nghiệp. Nếu hiệu quả kinh doanh của từng
doanh nghiệp được nâng cao sẽ góp phần nâng cao hiệu quả của nền kinh tế
Hiệu quả kinh doanh=
16
quốc dân, góp phần tạo sự tăng truởng kinh tế, nâng cao mức sống xã
hội, giữ vững trật tự an ninh xã hội.
Ðối với doanh nghiệp: Hiệu quả kinh doanh biểu hiện qua các chỉ tiêu
đánh giá hiệu quả, được tối đa hoá và nó phụ thuộc vào môi trường kinh
doanh, trình độ công nghệ, quản lý vốn và nguồn lực của doanh nghiệp.
Trong cơ chế thị trường, hiệu quả kinh doanh đóng vai trò hết sức quan trọng,
nó quyết định khả năng cạnh tranh và phát triển của doanh nghiệp. Khi kinh doanh có
hiệu quả doanh nghiệp mới có khả năng tái đầu tư để đổi mới công nghệ, nâng cao
năng suất hoạt động, chất lượng sản phẩm, giảm giá thành, tăng khả năng cạnh tranh
của doanh nghiệp trên thị trường trong nước cũng như quốc tế.
Ðối với người lao động: Khi doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả sẽ mang
lại cho nguời lao động công việc và thu nhập ổn định, đời sống vật chất và tinh
thần, điều kiện và môi trường làm việc của người lao động ngày càng được cải
thiện, nâng cao. Mặt khác khi người lao động yên tâm, gắn bó với doanh nghiệp
thì họ sẽ toàn tâm toàn ý với công việc, khi đó năng suất lao động sẽ tăng lên góp
phần vào việc nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
1.2.4 Ý nghĩa và nhiệm vụ phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh
1.2.4.1 Ý nghĩa của việc phân tích hiệu quả kinh doanh
Thông tin từ các chỉ tiêu phân tích hiệu quả kinh doanh cung cấp
cho mọi đối tượng quan tâm để có cơ sở khoa học đưa ra các quyết
định hữu ích cho các đối tượng khác nhau.
Đối với các nhà quả trị kinh doanh như Giám đốc. Chủ tịch hội đồng quản trị và
Trưởng các bộ phận, thu nhận các thông tin từ việc phân tích để đánh giá hiệu quả sử
dụng tài sản, nguồn vốn, chi phí, từ đó phát huy những mặt tích cực và đưa ra các biện
pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng các yếu tố sản xuất để khai thác tiềm năng sử
dụng từng yếu tố góp phân nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho doanh nghiệp.
Đối với các nhà đầu tư như các cổ đông, các công ty liên doanh thông
qua các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn, lợi
nhuận, cổ tức,… để tiếp thêm sức mạnh đưa ra các quyết định đầu tư thêm,
hay rút vốn nhằm thu lợi nhuận cao nhất và đảm bảo an toàn cho vốn đầu tư.
17
Đối với các đối tượng cho vay như ngân hàng, kho bạc, công ty tài chính
thông qua các chỉ tiêu phân tích hiệu quả kinh doanh để có cơ sở khoa học
đưa ra các quyết định cho vay ngắn hạn, dài hạn, nhiều hay ít vốn nhằm thu
hồi được vốn và lãi, đảm bảo an toàn cho các công ty cho vay.
Các cơ quan chức năng của Nhà nước như cơ quan thuế, kiểm toán Nhà nước,
cơ quan thống kê qua các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động kinh doanh, hiệu quả
sử dụng vốn ngân sách để kiểm tra tình hình thực hiện nghĩa vụ của doanh nghiệp đối
với Ngân sách Nhà nước, thực hiện luật kinh doanh, các chế độ tài chính có đúng
không, đánh giá tốc độ tăng trưởng của các doanh nghiệp, các ngành. Thông qua
phân tích để kiến nghị với các cơ quan chức nâng góp phần hoàn thiện chế độ tài
chính nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh phát triển.
Thông tin phân tích hiệu quả kinh doanh còn cung cấp cho cán bộ
công nhân viên của doanh nghiệp biết được thực chất hiệu quả kinh
doanh của doanh nghiệp thế nào, chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp
trong tương lai, từ đó họ an tâm công tác, tâm huyết với nghề nghiệp.
Tóm lại, thông tin phân tích hiệu quả kinh doanh rất hữu ích cho nhiều đối tượng
khác nhau, để từ đó đưa ra các quyết định kinh doanh có lợi cho từng đối tượng.
1.2.4.2 Nhiệm vụ phân tích hiệu quả kinh doanh
Xuất phát từ mục tiêu và nhu cầu quản trị của các nhà quản lý, khi
phân tích hiệu quả kinh doanh cần phải xây dựng chỉ tiêu và hệ thống
chỉ tiêu cho phù hợp nhằm cung cấp các thông tin chính xác cho các
đối tượng để đưa ra các quyết định phù hợp.
Sử dụng phương pháp phân tích phù hợp cho từng mục tiêu và nội dung cụ thể như
vậy mới đảm bảo quá trình phân tích đạt hiệu quả cao và tiết kiệm chi phí cho doanh
nghiệp. Mỗi một phương pháp thường phù hợp với những mục tiêu và nội dung phân tích
hiệu quả kinh doanh khác nhau. Để đánh giá khái quát hiệu quả kinh doanh, các chuyên
gia phân tích thương sử dụng phương pháp so sánh và phân tích các chỉ tiêu hiệu quả
kinh doanh trên các góc độ như sức sinh lời kinh tế của tài sản, sức sinh lời của vốn chủ
sở hữu, lãi cơ bản trên cổ phiếu, tỷ suất lợi nhuận trước thuế so với doanh thu thuần, tỷ
suất lợi nhuận sau thuế so với chi phí…Mặt khác khi phân tích
18
hiệu quả kinh doanh của từng nội dung cần kết hợp nhiều phương pháp phân tích
như phương pháp so sánh và phương pháp loại trừ. Phương pháp loại trừ mới
xác định được ảnh hưởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích bằng định
lượng cụ thể. Từ đó xem xét mức độ ảnh hưởng của mỗi nhân tố, đâu là nhân tố
tích cực, tiêu cực, đâu là nhân tố bên trong và bên ngoài, từ đó đưa ra các biện
pháp tương ứng, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.
Tài liệu phục vụ cho phân tích hiệu quả kinh doanh chủ yếu là Báo
cáo kết quả kinh doanh, Bảng cân đối kế toán, Thuyết minh báo cáo tài
chính, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Bên cạnh đó còn kết hợp các sổ chi
tiết, sổ tổng hợp của kế toán tài chính và kế toán quản trị.
Nhiệm vụ phân tích hiệu quả kinh doanh được xét trên mọi góc độ như
phân tích hiệu quả sử dụng tài sản, hiệu quả sử dụng nguồn vốn, hiệu quả sử
dụng chi phí. Tùy theo mục tiêu các nhà quản trị kinh doanh có thể phân tích
chi tiết, đánh giá khái quát… Sau đó tổng hợp để đưa ra nhận xét.
1.2.5 Các chỉ tiêu đo lường hiệu quả hoạt động kinh doanh
1.2.5.1 Tỷ suất sinh lợi của doanh thu
“Tỷ suất sinh lợi của doanh thu” (ROS – Return on sales): Chỉ tiêu này
cho biết một đơn vị doanh thu thuần đem lại mấy đơn vị lợi nhuận sau thuế.
Trị số của chỉ tiêu này càng cao, hiệu quả kinh doanh càng cao và ngược lại,
trị số của chỉ tiêu càng thấp, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp càng thấp
Trong phân tích kinh doanh, chỉ tiêu ROS được sử dụng như một chỉ
tiêu bổ sung để đánh giá khái quát hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
bên cạnh chỉ tiêu ROE. Chỉ tiêu ROS được xác định theo công thức:
Tỷ suất sinh lợi của doanh thu thuần =
Lợi nhuận sau thuế
Doanh thu thuần
Nguồn: Nguyễn Văn Công, 2009, tr 289
1.2.5.2 Hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu
Các nhà đầu tư thường coi trọng đến chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn chủ
sở hữu vì họ quan tâm đến khả năng thu được lợi nhuận so với vốn mà họ bỏ
ra để đầu tư, với mục đích tăng cường kiểm soát và bảo toàn vốn phát triển.
19
Tỷ suất sinh lợi của vốn chủ sở hữu (ROE – Return on equity) là
chỉ tiêu phản ánh một đơn vị vốn chủ sở hữu đem lại mấy đơn vị lợi
nhuận sau thuế và được xác định theo công thức:
Lợi nhuận sau thuế
Tỷ suất sinh lợi của vốn chủ sở hữu= Vốn chủ sở hữu bình quân
Tỷ suất sinh lợi của vốn chủ sở hữu càng cao chứng tỏ doanh nghiệp sử
dụng có hiệu quả vốn chủ sở hữu và do vậy, càng hấp dẫn các nhà đầu tư. Hơn
nữa, trị số này lớn còn cho thấy năng lực của bộ phận quản lý trong việc cân đối
một cách hài hòa, hợp lý giữa vốn chủ sở hữu với nợ phải trả để vừa đảm bảo an
ninh tài chính, vừa khai thác được lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp minh
trong quá trình huy động vốn, mở rộng quy mô kinh doanh. Chỉ tiêu tỷ suất sinh
lợi của vốn chủ sở hữu phản ánh khá rõ nét hiệu quả kinh doanh của doanh
nghiệp vì suy cho cùng, kinh doanh là hoạt động kiếm lời; do vậy, mục đích cuối
cùng của các nhà đầu từ là đem lại lợi nhuận cao nhất trên đồng vốn của mình.
Số vốn chủ sở hữu bình quân trong công thức xác định ROE được xác định như sau:
VCSH bình quân = Số VCSH hiện có đầu kỳ + Số VCSH
hiện có cuối kỳ 2
Vòng quay của vốn chủ sở hữu
Tổng doanh thu thuần trong kỳ
Số vòng quay của VCSH =
Vốn chủ sở hữu bình quân trong kỳ
Số vòng quay của vốn chủ sở hữu cho biết: Trong kỳ kinh doanh, vốn
chủ sở hữu của doanh nghiệp quay được mấy vòng. Số vòng quay càng
lớn, hiệu năng hoạt động của vốn chủ sở hữu càng cao và ngược lại.
Mức hao phí vốn chủ sở hữu
Vốn chủ sở hữu bình quân trong kỳ
Lợi nhuận sau thuế trong kỳ
Mức hao phí vốn chủ sỡ hữu so với lợi nhuận sau thuế cho biết: Để có 1 đơn vị
lợi nhuận sau thuế, doanh nghiệp phải hao phí mấy đơn vị vốn chủ sở hữu bình quân.
Mức hao phí vốn chủ sở hữu so với lợi nhuận sau thuế càng lớn, hiệu quả hoạt động
Mức hao phí VCSH=
20
càng thấp và ngược lại, mức hao phí vốn chủ sở hữu so với lợi nhuận
sau thuế càng nhỏ, hiệu quả hoạt động của vốn chủ sở hữu càng cao.
Để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh sinh lời của
vốn chủ sở hữu ta có thể biến đổi chỉ tiêu đó như sau:
Tài sản bình
quân
Tỷ suất sinh lợi của VCSH= VCSH
bình quân
Doanh thu Lợi nhuận sau
×
thuần
×
thuế
Tài sản Doanh thu
bình quân thuần
Tỷ suất sinh lợi của VCSH= Hệ số tài sản so với VCSH ×
Số vòng quay của tài sản × Tỷ suất sinh lời của doanh thu thuần
Nhìn vào quan hệ trên ta thấy muốn cải thiện khả năng sinh lời của vốn chủ sở
hữu có thể tác động vào 3 nhân tố hệ số tài sản so với vốn chủ sở hữu, số vòng quay
của tài sản và tỷ suất sinh lời của doanh thu thuần. Từ đó đưa ra các biện pháp nhằm
nâng cao hiệu quả của từng nhân tố góp phần tăng sức sinh lời của vốn chủ sở hữu.
Nguồn: Nguyễn Văn Công, 2009, tr 331 –
tr 335 1.2.5.3 Hiệu quả sử dụng tài sản
Khi phân tích hiệu quả sử dụng tài sản, cần phải nghiên cứu một cách
toàn diện cả về thời gian, không gian, môi trường kinh doanh và đồng thời
đặt nó trong mối quan hệ với sự biến động giá cả của các yếu tố sản xuất.
Do vậy, khi phân tích hiệu quả sử dụng tài sản trước hết phải xây dựng được hệ
thống các chỉ tiêu tài chính tổng hợp và chi tiết phù hợp với đặc điểm của từng nhóm
tài sản sử dụng trong các doanh nghiệp, sau đó phải biết vận dụng phương pháp
phân tích thích hợp. Việc phân tích phải được tiến hành trên cơ sở phân tích từng chỉ
tiêu, sau đó tổng hợp lại, từ đó đưa ra các biện pháp nâng hiệu quả sử dụng tài sản,
nhằm khai thác hết công suất các tài sản đã đầu tư
Các chỉ tiêu thường sử dụng phân tích hiệu quả sử dụng tài sản như sau:
Số vòng quay tài sản
Số vòng quay tài sản = Tổng doanh thu thuần
Tổng tài sản bình quân
21
Số vòng quay của tài sản cho biết: Trong kỳ kinh doanh, tài sản
của doanh nghiệp quay được mấy vòng. Số vòng quay càng lớn, hiệu
năng hoạt động của tài sản càng cao và ngược lại.
Tỷ suất sinh lợi của tài sản
Khả năng tạo ra lợi nhuận sau thuế của tài sản mà doanh nghiệp
sử dụng cho hoạt động kinh doanh, chỉ tiêu này tính như sau:
Tỷ suất sinh lợi của tài sản = Lợi nhuận sau
thuế Tổng tài sản bình
quân
Tỷ suất sinh lợi của tài sản (ROA – Return On Asset) cho biết:
trong một kỳ phân tích, doanh nghiệp đầu tư 1 đồng tài sản, thì thu
được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp, chỉ
tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp
là tốt, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Mức hao phí tài sản so với doanh thu thuần
Khả năng tạo ra doanh thu thuần của tài sản là một chỉ tiêu kinh tế
cơ bản để dự kiến vốn đầu tư khi doanh nghiệp muốn một mức doanh
thu thuần như dự kiến, chỉ tiêu này thường được xác định như sau:
Mức hao phí của tài sản so với DTT =
Tổng tài sản bình quân
Doanh thu thuần
Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ phân tích, doanh nghiệp thu được 1
đồng doanh thu thuần thì cần bao nhiều đồng tài sản đầu tư, chỉ tiêu
này càng thấp hiệu quả sử dụng tài sản càng tốt, góp phần tiết kiệm tài
sản và nâng cao doanh thu thuần trong kỳ của doanh nghiệp.
Mức hao phí tài sản so với lợi nhuận sau thuế
Khả năng tạo ra lợi nhuận sau thuế của các tài sản mà doanh nghiệp đang
sử dụng cho hoạt động kinh doanh, chỉ tiêu này thường được xác định như sau:
Mức hao phí tài sản so với LNST=
Tổng tài sản bình quân
Lợi nhuận sau thuế
22
Mức hao phí tài sản so với lợi nhuận sau thuế cho biết: Để có 1
đơn vị lợi nhuận sau thuế, doanh nghiệp phải hao phí mấy đơn vị tài
sản bình quân. Mức hao phí tài sản so với lợi nhuận sau thuế càng lớn,
hiệu quả hoạt động càng thấp và ngược lại, mức hao phí tài sản so với
lợi nhuận sau thuế càng nhỏ, hiệu quả hoạt động của tài sản càng cao.
Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản thông qua mô hình Dupont
Mô hình tài chính Dupont là một trong các mô hình thường được vận dụng
để phân tích hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp trong mối quan hệ mật
thiết giữa các yếu tố đầu vào và kết quả đầu ra. Yếu tố đầu vào của doanh nghiệp
thể hiện bằng các tài sản đầu tư. Kết quả đầu ra của doanh nghiệp đó chính là chỉ
tiêu doanh thu thuần, lợi nhuận. Mục đích của mô hình tài chính Dupont là phân
tích khả năng sinh lời của một đồng tài sản mà doanh nghiệp sử dụng, để từ đó
giúp cho các nhà quản trị đưa ra các quyết định nhằm đạt được khả năng lợi
nhuận mong muốn. Trong phân tích tài chính, các chuyên gia phân tích thường
hay sử dụng mô hình Dupont, cụ thể như sau:
Lợi nhuận
Sức sinh lời của tài sản=
sau thuế
Tài sản
bình quân
Lợi nhuận sau thuế Doanh thu thuần
= Doanh thu thuần ×
Tài sản bình quân
Sức sinh lời của tài sản=Hệ số sinh lời của DTT×Số vòng quay
TS bình quân Ý nghĩa của mô hình Dupont như sau:
Bên phải triển khai số vòng quay của toàn bộ tài sản bình quân: phần này
trình bày tài sản ngắn hạn bình quân cộng với tài sản dài hạn bình quân bằng
tổng số tài sản doanh nghiệp sử dụng. Doanh thu thuần tiêu thụ chia cho toàn
bộ tài sản bình quân cho biết số vòng quay tài sản trong một kỳ phân tích.
Số vòng quay của tài sản bình quân càng cao chứng tỏ sức sản xuất
của các tài sản càng nhanh, đó là nhân tố tăng sức sinh lời của tài sản.
Nhìn vào bên phải ta thấy vòng quay của tài sản bình quân bị ảnh
hưởng bởi những nhân tố:
- Tổng doanh thu thuần càng lớn, số vòng quay càng nhiều
23
- Tài sản bình quân càng nhỏ, số vòng quay càng nhiều
Song tổng doanh thu thuần và tổng tài sản bình quân có quan hệ mật
thiết với nhau, trong thực tế 2 chỉ tiêu này thường quan hệ cùng chiều, khi
tổng tài sản bình quân tăng thì tổng doanh thu thuần cũng tăng.
Trên cơ sở đó nếu doanh nghiệp muốn tăng vòng quay của tài sản
thì cần phân tích các nhân tố có liên quan, phát hiện các mặt tích cực,
tiêu cực của từng nhân tố để có biện pháp nâng cao số vòng quay của
tài sản bình quân, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.
- Bên trái triển khai sức sinh lời của doanh thu thuần: Phần này
trình bày tổng chi phí bao gồm chi phí sản xuất và chi phí ngoài sản
xuất. Doanh thu thuần trừ đi tổng chi phí bằng lãi thuần, lãi thuần chia
cho doanh thu thuần bằng sức sinh lời của doanh thu thuần.
- Bên trái cho biết những nhân tố ảnh hưởng đến sức sinh lời của
doanh thu thuần. Trên cơ sở đó, doanh nghiệp muốn tăng sức sinh lời của
doanh thu thuần cần có các biện pháp giảm chi phí bằng cách phân tích
những nhân tố cấu thành đến tổng chi phí để có biện pháp phù hợp. Đồng
thời tìm mọi biện pháp để nâng cao doanh thu, giảm các khoản giảm trừ.
Khi nghiên cứu khả năng sinh lời của tài sản cũng cần phải quan tâm đến mức
tăng của vốn chủ sở hữu bởi số vòng quay của tài sản bình quân và sức sinh lời của
doanh thu thuần là 2 nhân tố không phải lúc nào cũng tăng ổn định. Mặt khác để tăng
lợi nhuận trong tương lai cũng cần phải đầu tư thêm. Việc tăng vốn chủ sở hữu phụ
thuộc vào lợi nhuận thuần và chính sách phân phối lợi nhuận của doanh nghiệp. Do
vậy cần phải kết hợp tăng vốn chủ sở hữu và tăng những nguồn tài trợ từ bên ngoài.
Tóm lại, phân tích hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp dựa vào
mô hình tài chính Dupont đã đánh giá đầy đủ hiệu quả trên mọi phương diện.
Đồng thời phát hiện ra các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng tài sản
để từ đó có các biện pháp nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Nguồn: Nguyễn Văn Công, 2009, tr 313 – tr 324
24
1.2.5.4 Hiệu quả sử dụng chi phí
“Tỷ suất sinh lợi của chi phí hoạt động” (ROOE – Return on
operating expenses) là chỉ tiêu phản ánh một đơn vị chi phí hoạt động
phát sinh trong kỳ đem lại mấy đơn vị lợi nhuận sau thuế. Trị số của
ROOE càng lớn, hiệu quả kinh doanh càng cao và ngược lại.
Cũng như chỉ tiêu ROS, chỉ tiêu ROOE cũng được sử dụng bổ sung để đánh
giá khái quát hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp và xác định theo công thức:
Lợi nhuận sau thuế
Tỷ suất sinh lợi của chi phí hoạt động = Chi phí hoạt động
Trong đó, chi phí hoạt động là toàn bộ chi phí mà doanh nghiệp tiêu hao có
liên quan đến kết quả hoạt động trong kỳ, bao gồm giá vốn hàng bán, chi phí bán
hàng và quản lý doanh nghiệp, chi phí hoạt động tài chính và chi phí khác.
Tỷ suất sinh lợi của giá vốn hàng bán
Lợi nhuận sau thuế
Tổng giá vốn hàng bán
Tỷ suất sinh lợi của giá vốn hàng bán cho biết: 1 đơn vị giá vốn hàng bán
tiêu hao trong kỳ đem lại mấy đơn vị lợi nhuận sau thuế. Tỷ suất sinh lợi của giá
vốn hàng bán càng lớn, hiệu quả hoạt động kinh doanh càng cao và ngược lại.
Mức hao phí giá vốn hàng bán
Tổng giá vốn hàng bán
Lợi nhuận sau thuế
Mức hao phí giá vốn hàng bán so với lợi nhuận sau thuế cho biết: Để có 1 đơn vị
lợi nhuận sau thuế, doanh nghiệp phải hao phí mấy đơn vị giá vốn hàng bán. Chỉ tiêu
này càng lớn, hiệu quả hoạt động kinh doanh càng thấp và ngược lại.
Tỷ suất sinh lợi của chi phí bán hàng
Lợi nhuận sau thuế
Chi phí bán hàng
Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ phân tích doanh nghiệp đầu tư 1 đồng chi phí bán
hàng thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ mức lợi
nhuận trong chi phí bán hàng càng lớn, doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí bán hàng.
Tỷ suất lợi của chi phí bán hàng=
Mức hao phí giá vốn hàng bán=
Tỷ suất sinh lợi của GVHB=
25
Tỷ suất sinh lợi của chi phí quản lý doanh nghiệp
Lợi nhuận sau thuế
Chi phí QLDN
Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ phân tích doanh nghiệp đầu tư 1 đồng
chi phí quản lý doanh nghiệp thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận, chỉ
tiêu này càng cao chứng tỏ mức lợi nhuận trong chi phí quản lý doanh
nghiệp quản lý càng lớn, doanh nghiệp đã tiết kiệm được chi phí quản lý.
Nguồn: Nguyễn Văn Công, 2009, tr 325 – tr 331
1.2.5.5 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, lao động được đánh giá là một yếu tố
đặc biệt quan trọng, xuyên suốt trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh.
Phân công lao động thích hợp chắc chắn mang lại hiệu quả cao. Lao động là yếu
tố không kém phần quan trọng so với vốn và cũng góp phần mang lại hiệu quả
cho quá trình kinh doanh. Hiệu quả sử dụng lao động là chỉ tiêu phản ánh sự tác
động của một số biện pháp đến lao động về mặt số lượng và chất lượng với mục
đích cuối cùng là tăng kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh. Hiệu quả sử dụng
lao động được đánh giá thông qua một số chỉ tiêu sau:
Năng suất lao động
Doanh thu thuần
Tổng số lao động bình quân
Mức sinh lợi của lao động
Lợi nhuận trước thuế
Tổng số lao động bình quân
Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ kinh doanh một lao động có thể làm
được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
1.3.1 Nguồn vốn kinh doanh
Nguồn vốn kinh doanh là một thước đo phản ánh khả năng tài chính cũng như
quy mô của một doanh nghiệp. Nguồn vốn kinh doanh dồi dào có thể giúp doanh
nghiệp dễ dàng trong việc mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư trang thiết
Mức sinh lợi của lao động =
Năng suất lao động =
Tỷ suất sinh lợi của chi phí QLDN=
26
bị, tài sản cố định, theo đuổi các khách hàng lớn, tham gia các dự án
lớn với yêu cầu về tài chính cao.
Nguồn vốn kinh doanh lớn cũng giúp doanh nghiệp tiếp cận được với các
công nghệ tiên tiến, đầu tư để áp dụng công nghệ trong việc quản lý điều hành.
Nguồn vốn kinh doanh lớn cũng giúp tạo ra sự tin tưởng từ phía
đối tác, các nhà đầu tư, khách hàng, nhà cung cấp,…
Vị thế tài chính của một doanh nghiệp có tầm quan trọng trong việc
đem lại lợi thế cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh cao cho các doanh
nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics.
1.3.2 Nhân sự và công tác quản trị nguồn nhân lực
Nhân tố con người luôn là yếu tố then chốt quyết định hiệu quả kinh doanh
của doanh nghiệp cũng như sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Trình độ của ban
lãnh đạo doanh nghiệp thể hiện qua chiến lược kinh doanh đúng đắn, năng lực
quản lý kinh doanh và khả năng nhạy bén với thị trường giúp doanh nghiệp phát
triển tốt. Các thành viên có trình độ, năng lực, kinh nghiệm, năng động, sáng tạo,
có nhiều mối quan hệ tốt với bên ngoài sẽ đem lại nhiều cơ hội và lợi ích cho
doanh nghiệp. Nhân viên có chuyên môn nghiệp vụ tốt, có sự nhiệt tình và đam
mê với công việc mà họ đang làm là một yếu tố thuận lợi giúp doanh nghiệp duy
trì và mở rộng số lượng khách hàng góp phần vào việc gia tăng thị phần và nâng
cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
Đặc biệt đối với doanh nghiệp dịch vụ thì việc duy trì các mối quan
hệ với khách hàng, sự đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng, sự
chuyên nghiệp trong việc tiếp xúc với khách hàng, xử lý công việc, sự
nhiệt tình là chìa khóa thành công của doanh nghiệp.
1.3.3 Hệ thống thông tin
Trong thời đại công nghệ thì việc áp dụng công nghệ vào công việc quản lý kinh
doanh là thực sự cần thiết. Việc xây dựng hệ thống thông tin giúp doanh nghiệp giảm
chi phí, xử lý công việc nhanh hơn, tăng năng suất lao động, cung cấp các thông tin
27
cần thiết tới các bộ phận một cách kịp thời chính xác. Từ đó nâng cao
năng lực cạnh tranh và hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Thực tế đã chứng minh rằng: máy vi tính và những thành tựu của
công nghệ thông tin đã có những đóng góp quan trọng quyết định sự
lớn mạnh nhanh chóng và không ngừng của logistics.
Muốn hoạt động logistics đạt được hiệu quả cao thì trước hết phải quản
lý được hệ thống thông tin rất phức tạp trong quá trình này. Hệ thống thông
tin logistics bao gồm nhiều thông tin trong nội bộ từng tổ chức (doanh
nghiệp, nhà cung cấp, khách hàng của doanh nghiệp), thông tin trong từng bộ
phận chức năng (logistics, kỹ thuật, kế toán – tài chính, marketing, sản
xuất…), thông tin ở từng khâu trong chuỗi cung ứng (kho tàng, bến bãi, vận
tải…) và sự kết nối thông tin giữa các tổ chức, bộ phận, công đoạn nêu trên.
Trong hệ thống phức tạp đó thì xử lý các yêu cầu của khách hàng chính là
trung tâm thần kinh của toàn bộ hệ thống. Tốc độ và chất lượng của luồng thông
tin để xử lý các yêu cầu tác động đến chi phí và hiệu quả của toàn bộ quá trình.
Nếu thông tin được trao đổi nhanh chóng, chính xác thì hoạt động logistics sẽ
tiến hành hiệu quả. Ngược lại, nếu trao đổi thông tin chậm chạp, sai sót sẽ làm
tăng các khoản chi phí lưu kho, lưu bãi, vận tải, làm cho việc giao hàng diễn ra
không đúng thời hạn và làm mất khách hàng sẽ là điều không tránh khỏi.
Công nghệ thông tin là chìa khóa vạn năng để giải quyết vấn đề mang tính
sống còn này của logistics. Những thành tựu của công nghệ thông tin giúp cho
việc trao đổi thông tin được nhanh chóng, chính xác, hỗ trợ cho chuỗi tích hợp
hoạt động logistics trên toàn bộ hệ thống. Hệ thống thông tin giúp công ty lưu trữ
thông tin về lô hàng, quá trình thực hiện vận chuyển, các bên tham gia, thông tin
về khách hàng, quá trình thanh toán. Hệ thống thông tin giúp lưu trữ, xử lý thông
tin nhanh chóng, phản hồi kịp thời và chính xác tới các bộ phận.
Hệ thống thông tin là yếu tố không thể thay thế trong việc hoạch định và
kiểm soát hệ thống logistics. Những thành tựu của công nghệ thông tin giúp
cho người ta đưa ra những quyết định đúng đắn vào thời điểm nhạy cảm nhất.
28
Công nghệ thông tin ngày càng phát triển tinh vi, hiện đại, nó thực
sự là vũ khí cạnh tranh lợi hại, giúp ai biết sử dụng giành chiến thắng,
lĩnh vực logistics cũng không phải là ngoại lệ.
1.3.4 Chất lượng dịch vụ và giá cả
Chất lượng dịch vụ có thể nói là yếu tố quan trọng nhất làm nên uy tín và thương
hiệu cho doanh nghiệp và tạo ra sự hài lòng của khách hàng, tạo nên uy tín và thương
hiệu cho doanh nghiệp. Bởi đối với các doanh nghiệp sản xuất và thương mại, sự giao
hàng đúng hẹn, đầy đủ là yếu tố quan trọng, đảm bảo sản xuất hay mua bán thông suốt,
đảm bảo uy tín cũng như lợi nhuận của họ. Chất lượng dịch vụ cũng thể hiện qua sự phản
ứng nhanh nhạy và xử lý tốt các vấn đề xảy ra trong quá trình giao nhận.
Bên cạnh chất lượng dịch vụ, thì giá cả cũng là yếu tốt không kém phần
quan trọng. Việc doanh nghiệp theo đuổi chính sách giá nào là phụ thuộc vào
việc xác định thị trường mục tiêu và chiến lược marketing của doanh nghiệp,
nhưng điều cốt yếu là chính sách giá đó phải được khách hàng chấp nhận.
Tùy theo từng mục tiêu chiến lược mà doanh nghiệp theo đuổi để chi phí
cao hay thấp. Nếu tỷ lệ chi phí cho marketing trên tổng doanh thu cao mà
doanh nghiệp vẫn duy trì và mở rộng được thị phần so với mục tiêu đề ra thì
có nghĩa việc đầu tư cho khâu marketing có hiệu quả. Còn nếu như không đạt
thì doanh nghiệp có thể xem xét lại cơ cấu chi tiêu. Một khi thương hiệu đã nổi
tiếng thì tập trung chi phí vào nâng cao chất lượng dịch để củng cố thêm
thương hiệu đó, có thể thông qua đổi mới và phát triển.
Chất lượng dịch vụ tốt và giá cả hợp lý là yếu tố quan trọng góp
phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và giúp doanh
nghiệp kinh doanh hiệu quả trên thị trường.
1.3.5 Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp
Chiến lược kinh doanh giúp cho doanh nghiệp nhận rõ được mục đích, hướng
đi của mình trong tương lai là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của doanh nghiệp.
Chiến lược kinh doanh đóng vai trò định hướng hoạt động trong dài hạn của
doanh nghiệp, nó là cơ sở vững chắc cho việc triển khai các hoạt động tác nghiệp. Sự
29
thiếu vắng chiến lược hoặc chiến lược thiết lập không rõ ràng, không có luận cứ vững
chắc sẽ làm cho hoạt động của doanh nghiệp mất phương hướng, có nhiều vấn đề
nảy sinh chỉ thấy trước mắt mà không gắn được với dài hạn hoặc chỉ thấy cục bộ mà
không thấy được vai trò của cục bộ trong toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp.
Chiến lược kinh doanh giúp cho doanh nghiệp nắm bắt và tận
dụng các cơ hội kinh doanh, đồng thời chủ động đối phó với những
nguy cơ và mối đe dọa trên thương trường kinh doanh.
Chiến lược kinh doanh góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng các
nguồn lực, tăng cường vị thế của doanh nghiệp đảm bảo cho doanh
nghiệp phát triển liên tục và bền vững.
Chiến lược kinh doanh tạo ra các căn cứ vững chắc cho doanh nghiệp để ra
các quyết định phù hợp với sự biến động của thị trường. Nó tạo ra cơ sở vững
chắc cho các hoạt động nghiên cứu và triển khai, đầu tư phát triển đào tạo bồi
dưỡng nhân sự, hoạt động mở rộng thị trường và phát triển sản phẩm. Trong
thực tế phần lớn các sai lầm trong đầu tư, công nghệ, thị trường, đều xuất phát từ
chỗ xây dựng chiến lược hoặc có sự sai lệch trong xác định mục tiêu chiến lược.
Một chiến lược kinh doanh hợp lý giúp nâng cao khả năng cạnh
tranh và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp trong dài hạn.
1.3.6 Năng lực marketing của doanh nghiệp
Trong môi trường kinh tế cạnh tranh gay gắt như hiện nay thì marketing đang đóng
một vai trò then chốt trong việc giúp doanh nghiệp tồn tại và kinh doanh hiệu quả.
Bắt đầu từ việc nghiên cứu thị trường, xác định thị trường mục tiêu, lựa
chọn danh mục sản phẩm dịch vụ đến việc thực hiện sản xuất, phân phối và
sau khi bán hàng hóa thì hoạt động marketing vẫn được tiếp tục, cho nên
chức năng quản trị marketing có liên quan chặt chẽ đễn các lĩnh vực quản trị
khác trong doanh nghiệp và nó có vai trò định hướng, kết hợp các chức năng
khác để không chỉ nhằm lôi kéo khách hàng mà còn tìm ra các công cụ có
hiệu quả thoả mãn nhu cầu khách hàng từ đó đem lại lợi nhuận cho công ty.
Trong thời đại mà khách hàng là người phán quyết cuối cùng đối với sự sống
còn của một doanh nghiệp thì chức năng marketing càng đóng vai trò quan trọng
30
trong việc thỏa mãn tối đa nhu cầu của khách hàng, điều này sẽ tạo ra lợi thế
cạnh tranh cho doanh nghiệp và giúp doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả.
Chức năng marketing là một vai trò rất quan trọng và một trong bốn chức năng
không thể thiếu của các doanh nghiệp (tài chính, quản trị nhân sự, sản xuất,
marketing). Vì thế để có thể tồn tại, phát triển và kinh doanh hiệu quả trên thị trường
thì đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn không ngừng nâng cao năng lực marketing.
1.3.7. Hệ thống chính sách pháp luật
Hệ thống chính sách pháp luật là một trong yếu tố bên ngoài ảnh hưởng
trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ
logistics. Hệ thống chính sách pháp luật hoàn thiện, minh bạch, các văn bản
được hướng dẫn thực hiện rõ ràng sẽ giúp các doanh nghiệp tiết kiệm được
thời gian, chi phí trong việc làm thủ tục hải quan để thông quan hàng hóa.
Ngược lại khi hệ thống chính sách pháp luật chưa hoàn thiện, thiếu minh bạch,
các văn bản còn gây nhầm lẫn khó hiểu thì không chỉ làm tốn thời gian và chi phí cho
các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics mà còn cho cả các doanh nghiệp sản
xuất. Làm giảm uy tín của các doanh nghiệp logistics trong mắt khách hàng.
1.3.8. Đối thủ cạnh tranh hiện tại
Một trong những yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ đến hiệu quả kinh
doanh của doanh nghiệp logistics đó chính là đối thủ cạnh tranh hiện
tại của doanh nghiệp. Đối thủ cạnh tranh trực tiếp là tổ chức cung cấp
các sản phẩm, dịch vụ cùng loại sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp đối thủ thường giành giật thị phần của doanh nghiệp
bằng các lôi kéo khách hàng thông qua giá cả, chất lượng dịch vụ, khả năng
cung cấp nhiều loại hình dịch vụ, khả năng cung cấp các dịch vụ trọn gói dẫn
đến thị phần và doanh thu của doanh nghiệp bị sụt giảm. Vì thế, để nâng cao
hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp logistics thì phân tích yếu tố
đối thủ cạnh tranh hiện tại là một điều cần thiết.
31
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LOGISTICS CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN INTERSERCO MỸ ĐÌNH 2.1 Tổng quan về công ty
2.1.1 Giới thiệu về Interserco Mỹ Đình và ICD Mỹ Đình
Cảng nội địa ICD Mỹ Đình thuộc Công ty TNHH một thành viên Đầu
tư Thương mại và Dịch vụ Quốc tế được ủy quyền quản lý, điều hành
và khai thác các hoạt động tại cảng ICD Mỹ Đình hoạt động theo Giấy
phép số 3241/TCHQ/GSQL ngày 15 tháng 8 năm 2005 của Tổng Cục Hải
Quan và được công nhận là địa điểm làm thủ tục hải quan theo Quyết
định số 1535/QĐ-BTC ngày 14 tháng 7 năm 2008 của Bộ Tài chính.
Ngày 26/05/2014 Thủ Tướng Chính Phủ đã đồng ý việc áp dụng thí điểm cơ
chế chuyển cửa khẩu đối với hàng tiêu dùng nhập khẩu qua Cảng Hải Phòng về
duy nhất Cảng Nội Địa ICD Mỹ Đình, do Công ty Interserco là đơn vị chủ quản và
Công ty CP Interserco Mỹ Đình là đơn vị trực tiếp khai thác và quản lý. Đây là một
thông tin hết sức quan trọng góp phần nâng cao vị thế Thủ đô và tăng nguồn thu
ngân sách cho Thủ đô Hà Nội, tăng thêm động lực phát triển cho doanh nghiệp do
tiết kiệm được thời gian và chi phí cho việc thông quan hàng hóa nhập khẩu.
Công ty Interserco Mỹ Đình là công ty con trực thuộc Tập đoàn Interserco, là
đơn vị quản lý, điều hành và khai thác trực tiếp cảng ICD Mỹ Đình. Với mạng lưới
các công ty con khác trực thuộc Tập đoàn Interserco rải khắp các tỉnh phía Bắc và
nhiều kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực logistics. Interserco Mỹ Đình có khả
năng cung cấp dịch vụ logistics cũng như kho vận toàn miền Bắc Việt Nam, và là
một trong các công ty cung cấp dịch vụ logistics và kho vận lớn nhất miền Bắc.
ICD Mỹ Đình có vị trí đắc địa nằm trong trung tâm kinh tế, xã hội, văn hóa và
chính trị của quốc gia – thủ đô Hà Nội, với tổng diện tích 55.000m2, được bao quanh
bởi nhiều khu công nghiệp lớn và các trung tâm năng lượng, dễ dàng kết nối bằng
đường bộ qua đường vành đai 3, Đại lộ Thăng Long, Quốc Lộ 6, Quốc Lộ 32 và hệ
thống đường trên cao, ICD Mỹ Đình có một vị trí hết sức quan trọng và thuận lợi trong
việc tạo thành chuỗi kết nối và cung ứng rất hoàn hảo giữa tất cả các doanh
32
nghiệp trong Vùng Kinh tế trọng điểm phía Bắc khi kết nối trực tiếp với
hệ thống cảng nước sâu thuộc Hải Phòng .
ICD Mỹ Đình có đầy đủ các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ
cho việc làm thủ tục hàng hóa như: Có hệ thống kho bãi phục vụ việc lưu kho,
kiểm tra hàng hóa của cơ quan hải quan, có kho ngoại quan. Thông qua hệ thống
quản lý khai thác kho WMS (Warehouse Management System) tiên tiến tích hợp
với hệ thống khai thác container CMS (Container Management System) hiệu quả,
ICD Mỹ Đình cung cấp đa dạng và chuyên nghiệp các dịch vụ logistics và quản lý
chuỗi cung ứng chất lượng cao với giá thành rất cạnh tranh, sẵn sàng đáp ứng
mọi yêu cầu khắt khe nhất của khách hàng.
2.1.2 Trụ sở công ty
Công ty Cổ phần Interserco Mỹ Đình
Địa chỉ: Số 17 đường Phạm Hùng, Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Điện thoại: +84.4.3768 5528
Fax: +84.4.3768 5883
Email: info@interserco-mydinh.vn
2.1.3 Dịch vụ Interserco Mỹ Đình cung cấp
2.1.3.1 Dịch vụ giao nhận, kho bãi, logistics
Ủy thác xuất nhập khẩu.
Dịch vụ tạm nhập tái xuất.
Khai thuê hải quan, làm dịch vụ thông quan, chuyển cảng, chuyển cửa
khẩu. Dịch vụ và cho thuê kho thông quan, kho ngoại quan, kho CFS.
Cho thuê các loại kho theo tiêu chuẩn (kho tài liệu, kho lạnh, kho
mát, kho thông thường ...).
Giao nhận, vận tải, bốc xếp, nâng hạ.
Kiểm định hàng hóa, đóng gói hàng hóa, đóng rút
Container. Đại lý vận tải biển, hàng không.
Vận tải hàng siêu trường, siêu trọng.
Vận chuyển giao nhận hàng hóa công trình.
33
Vận chuyển đóng gói hàng hóa hành lý cá nhân
2.1.3.2 Dịch vụ hỗ trợ hàng chuyển cửa khẩu theo cơ chế đặc thù
Dịch vụ vận chuyển, chuyển tiếp hàng hóa từ Hải Phòng đến ICD
Mỹ Đình an toàn, nguyên niêm phong theo quy định.
Dịch vụ bốc dỡ hàng hóa sẵn sàng làm việc 3 ca trong ngày.
Dịch vụ tư vấn hỗ trợ xuất nhập khẩu chuyên nghiệp.
Dịch vụ công bố sản phẩm, đăng ký an toàn vệ sinh thực phẩm.
Dịch vụ đóng gói, dám tem nhãn cho hàng hóa tiêu dùng Nhập khẩu.
Dịch vụ đăng ký, đăng kiểm, kiểm định xe ô tô nhập khẩu, đóng
gói hàng hóa xuất nhập khẩu chuyên nghiệp.
Dịch vụ phân phối hàng hóa Dịch vụ giao nhận xuất nhập khẩu ngoại thương.
Dịch vụ hỗ trợ khai thuê Hải quan theo chương trình mới VNACCS/VCIS.
2.1.3.3 Cơ sở vật chất tại ICD Mỹ Đình
Hệ thống kho hoàn thiện như: kho lạnh, kho thông quan, kho
thường, kho mát, kho bảo quản hàng hóa.
Hệ thống kho ngoại quan, kho CFS.
Hệ thống bãi chứa hàng hóa, containers, hàng rời.
Phương tiện bốc dỡ hàng hóa được trang bị tối ưu.
Vận tải của Interserco và các công ty thành viên đều được trang
bị hệ thống định vị kiểm soát hành trình di chuyển hàng hóa từ khi rời
hàng hóa Cảng Hải Phòng cho đến khi về đến ICD Mỹ Đình.
Hệ thống camera giám sát toàn cảng 24/7 có kết nối tới Cơ
quan Hải quan. Hệ thống cổng cảng kiểm soát điện tử.
34
2.1.4 Sơ đồ tổ chức
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
TỔNG GIÁM ĐỐC BAN KIỂM SOÁT
PHÒNG TÀI CHÍNH BỘ PHẬN HÀNH CHÍNH -
KẾ TOÁN
BỘ PHẬN THU PHÍ RA VÀO
PHÒNG HÀNH CHÍNH
NHÂN SỰ BỘ PHẬN KHO BÃI
PHÒNG KINH BỘ PHẬN VỆ SINH NGOẠI
DOANH
BỘ PHẬN XE NÂNG XẾP DỠ
PHÒNG NGHIỆP VỤ
HẢI QUAN
BỘ PHẬN BẢO TRÌ
PHÒNG GIAO NHẬN
BỘ PHẬN IT
NGOẠI THƯƠNG
PHÒNG GIAO NHẬN
BỘ PHẬN LÁI XE
VẬN TẢI
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ tổ chức công ty cổ phần Interserco Mỹ Đình
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LOGISTICS CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN INTERSERCO MỸ ĐÌNH
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LOGISTICS CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN INTERSERCO MỸ ĐÌNH
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LOGISTICS CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN INTERSERCO MỸ ĐÌNH
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LOGISTICS CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN INTERSERCO MỸ ĐÌNH
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LOGISTICS CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN INTERSERCO MỸ ĐÌNH
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LOGISTICS CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN INTERSERCO MỸ ĐÌNH
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LOGISTICS CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN INTERSERCO MỸ ĐÌNH
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LOGISTICS CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN INTERSERCO MỸ ĐÌNH
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LOGISTICS CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN INTERSERCO MỸ ĐÌNH
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LOGISTICS CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN INTERSERCO MỸ ĐÌNH
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LOGISTICS CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN INTERSERCO MỸ ĐÌNH
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LOGISTICS CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN INTERSERCO MỸ ĐÌNH
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LOGISTICS CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN INTERSERCO MỸ ĐÌNH
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LOGISTICS CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN INTERSERCO MỸ ĐÌNH
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LOGISTICS CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN INTERSERCO MỸ ĐÌNH
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LOGISTICS CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN INTERSERCO MỸ ĐÌNH
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LOGISTICS CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN INTERSERCO MỸ ĐÌNH
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LOGISTICS CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN INTERSERCO MỸ ĐÌNH
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LOGISTICS CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN INTERSERCO MỸ ĐÌNH
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LOGISTICS CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN INTERSERCO MỸ ĐÌNH
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LOGISTICS CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN INTERSERCO MỸ ĐÌNH
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LOGISTICS CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN INTERSERCO MỸ ĐÌNH
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LOGISTICS CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN INTERSERCO MỸ ĐÌNH
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LOGISTICS CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN INTERSERCO MỸ ĐÌNH
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LOGISTICS CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN INTERSERCO MỸ ĐÌNH
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LOGISTICS CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN INTERSERCO MỸ ĐÌNH
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LOGISTICS CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN INTERSERCO MỸ ĐÌNH
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LOGISTICS CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN INTERSERCO MỸ ĐÌNH
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LOGISTICS CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN INTERSERCO MỸ ĐÌNH
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LOGISTICS CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN INTERSERCO MỸ ĐÌNH
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LOGISTICS CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN INTERSERCO MỸ ĐÌNH
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LOGISTICS CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN INTERSERCO MỸ ĐÌNH
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LOGISTICS CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN INTERSERCO MỸ ĐÌNH
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LOGISTICS CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN INTERSERCO MỸ ĐÌNH
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LOGISTICS CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN INTERSERCO MỸ ĐÌNH
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LOGISTICS CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN INTERSERCO MỸ ĐÌNH
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LOGISTICS CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN INTERSERCO MỸ ĐÌNH
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LOGISTICS CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN INTERSERCO MỸ ĐÌNH
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LOGISTICS CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN INTERSERCO MỸ ĐÌNH
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LOGISTICS CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN INTERSERCO MỸ ĐÌNH
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LOGISTICS CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN INTERSERCO MỸ ĐÌNH
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LOGISTICS CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN INTERSERCO MỸ ĐÌNH
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LOGISTICS CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN INTERSERCO MỸ ĐÌNH
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LOGISTICS CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN INTERSERCO MỸ ĐÌNH
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LOGISTICS CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN INTERSERCO MỸ ĐÌNH
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LOGISTICS CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN INTERSERCO MỸ ĐÌNH
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LOGISTICS CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN INTERSERCO MỸ ĐÌNH
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LOGISTICS CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN INTERSERCO MỸ ĐÌNH
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LOGISTICS CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN INTERSERCO MỸ ĐÌNH
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LOGISTICS CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN INTERSERCO MỸ ĐÌNH
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LOGISTICS CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN INTERSERCO MỸ ĐÌNH
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LOGISTICS CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN INTERSERCO MỸ ĐÌNH
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LOGISTICS CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN INTERSERCO MỸ ĐÌNH
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LOGISTICS CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN INTERSERCO MỸ ĐÌNH
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LOGISTICS CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN INTERSERCO MỸ ĐÌNH
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LOGISTICS CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN INTERSERCO MỸ ĐÌNH
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LOGISTICS CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN INTERSERCO MỸ ĐÌNH
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LOGISTICS CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN INTERSERCO MỸ ĐÌNH
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LOGISTICS CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN INTERSERCO MỸ ĐÌNH
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LOGISTICS CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN INTERSERCO MỸ ĐÌNH
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LOGISTICS CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN INTERSERCO MỸ ĐÌNH

More Related Content

Similar to GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LOGISTICS CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN INTERSERCO MỸ ĐÌNH

ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN VỀ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO CỦA TRƯỜNG ĐẠI ...
ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG  CỦA SINH VIÊN VỀ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO CỦA TRƯỜNG ĐẠI ...ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG  CỦA SINH VIÊN VỀ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO CỦA TRƯỜNG ĐẠI ...
ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN VỀ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO CỦA TRƯỜNG ĐẠI ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh công nghệ và truyền thông comtec
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh công nghệ và truyền thông comtecPhân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh công nghệ và truyền thông comtec
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh công nghệ và truyền thông comtechttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Cổ Phần Dầu Khí Quốc Tế Ps
Luận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Cổ Phần Dầu Khí Quốc Tế PsLuận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Cổ Phần Dầu Khí Quốc Tế Ps
Luận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Cổ Phần Dầu Khí Quốc Tế PsViết Thuê Đề Tài Luận Văn trangluanvan.com
 
Luận văn: Đào tạo nhân sự tại công ty công nghiệp Thuận Tường - Gửi miễn phí ...
Luận văn: Đào tạo nhân sự tại công ty công nghiệp Thuận Tường - Gửi miễn phí ...Luận văn: Đào tạo nhân sự tại công ty công nghiệp Thuận Tường - Gửi miễn phí ...
Luận văn: Đào tạo nhân sự tại công ty công nghiệp Thuận Tường - Gửi miễn phí ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty nội thất Điểm cao - sdt/ ZAL...
Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty nội thất Điểm cao - sdt/ ZAL...Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty nội thất Điểm cao - sdt/ ZAL...
Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty nội thất Điểm cao - sdt/ ZAL...Viết thuê báo cáo thực tập giá rẻ
 
CẢI THIỆN CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TECHNO VIỆT NAM CO...
CẢI THIỆN CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TECHNO VIỆT NAM CO...CẢI THIỆN CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TECHNO VIỆT NAM CO...
CẢI THIỆN CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TECHNO VIỆT NAM CO...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Tổ chức công tác kế toán tại Công ty cổ phần đầu tư năng lượng Trường Thịnh
Tổ chức công tác kế toán tại Công ty cổ phần đầu tư năng lượng Trường ThịnhTổ chức công tác kế toán tại Công ty cổ phần đầu tư năng lượng Trường Thịnh
Tổ chức công tác kế toán tại Công ty cổ phần đầu tư năng lượng Trường Thịnhluanvantrust
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại công ty trách nhiệm ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại công ty trách nhiệm ...Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại công ty trách nhiệm ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại công ty trách nhiệm ...NOT
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại công ty trách nhiệm ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại công ty trách nhiệm ...Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại công ty trách nhiệm ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại công ty trách nhiệm ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Chiến lược thâm nhập thị trường của công ty cổ phần thiết bị y tế Việt Nhật
Chiến lược thâm nhập thị trường của công ty cổ phần thiết bị y tế Việt NhậtChiến lược thâm nhập thị trường của công ty cổ phần thiết bị y tế Việt Nhật
Chiến lược thâm nhập thị trường của công ty cổ phần thiết bị y tế Việt Nhậtluanvantrust
 
Luận văn: Tạo động lực lao động tại Hệ thống giáo dục Vinschool, HAY
Luận văn: Tạo động lực lao động tại Hệ thống giáo dục Vinschool, HAYLuận văn: Tạo động lực lao động tại Hệ thống giáo dục Vinschool, HAY
Luận văn: Tạo động lực lao động tại Hệ thống giáo dục Vinschool, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

Similar to GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LOGISTICS CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN INTERSERCO MỸ ĐÌNH (20)

ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN VỀ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO CỦA TRƯỜNG ĐẠI ...
ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG  CỦA SINH VIÊN VỀ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO CỦA TRƯỜNG ĐẠI ...ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG  CỦA SINH VIÊN VỀ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO CỦA TRƯỜNG ĐẠI ...
ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN VỀ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO CỦA TRƯỜNG ĐẠI ...
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh công nghệ và truyền thông comtec
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh công nghệ và truyền thông comtecPhân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh công nghệ và truyền thông comtec
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh công nghệ và truyền thông comtec
 
Luận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Cổ Phần Dầu Khí Quốc Tế Ps
Luận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Cổ Phần Dầu Khí Quốc Tế PsLuận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Cổ Phần Dầu Khí Quốc Tế Ps
Luận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Cổ Phần Dầu Khí Quốc Tế Ps
 
Luận văn: Đào tạo nhân sự tại công ty công nghiệp Thuận Tường - Gửi miễn phí ...
Luận văn: Đào tạo nhân sự tại công ty công nghiệp Thuận Tường - Gửi miễn phí ...Luận văn: Đào tạo nhân sự tại công ty công nghiệp Thuận Tường - Gửi miễn phí ...
Luận văn: Đào tạo nhân sự tại công ty công nghiệp Thuận Tường - Gửi miễn phí ...
 
Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty nội thất Điểm cao - sdt/ ZAL...
Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty nội thất Điểm cao - sdt/ ZAL...Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty nội thất Điểm cao - sdt/ ZAL...
Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty nội thất Điểm cao - sdt/ ZAL...
 
Luan van thac si kinh te (9)
Luan van thac si kinh te (9)Luan van thac si kinh te (9)
Luan van thac si kinh te (9)
 
CẢI THIỆN CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TECHNO VIỆT NAM CO...
CẢI THIỆN CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TECHNO VIỆT NAM CO...CẢI THIỆN CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TECHNO VIỆT NAM CO...
CẢI THIỆN CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TECHNO VIỆT NAM CO...
 
Luận Văn Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Công Ty Năng Lượng Trường Thịnh
Luận Văn Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Công Ty Năng Lượng Trường ThịnhLuận Văn Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Công Ty Năng Lượng Trường Thịnh
Luận Văn Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Công Ty Năng Lượng Trường Thịnh
 
Tổ chức công tác kế toán tại Công ty cổ phần đầu tư năng lượng Trường Thịnh
Tổ chức công tác kế toán tại Công ty cổ phần đầu tư năng lượng Trường ThịnhTổ chức công tác kế toán tại Công ty cổ phần đầu tư năng lượng Trường Thịnh
Tổ chức công tác kế toán tại Công ty cổ phần đầu tư năng lượng Trường Thịnh
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại công ty trách nhiệm ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại công ty trách nhiệm ...Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại công ty trách nhiệm ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại công ty trách nhiệm ...
 
Đề tài hiệu quả sử dụng tài sản lưu động, HAY, ĐIỂM 8
Đề tài hiệu quả sử dụng tài sản lưu động, HAY, ĐIỂM 8Đề tài hiệu quả sử dụng tài sản lưu động, HAY, ĐIỂM 8
Đề tài hiệu quả sử dụng tài sản lưu động, HAY, ĐIỂM 8
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại công ty trách nhiệm ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại công ty trách nhiệm ...Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại công ty trách nhiệm ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại công ty trách nhiệm ...
 
Đề tài: Nhân tố ảnh hưởng đến phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa
Đề tài: Nhân tố ảnh hưởng đến phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừaĐề tài: Nhân tố ảnh hưởng đến phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa
Đề tài: Nhân tố ảnh hưởng đến phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa
 
Chiến lược thâm nhập thị trường của công ty cổ phần thiết bị y tế Việt Nhật
Chiến lược thâm nhập thị trường của công ty cổ phần thiết bị y tế Việt NhậtChiến lược thâm nhập thị trường của công ty cổ phần thiết bị y tế Việt Nhật
Chiến lược thâm nhập thị trường của công ty cổ phần thiết bị y tế Việt Nhật
 
Luận văn thạc sĩ: Thực thi chính sách đối với người có công
Luận văn thạc sĩ: Thực thi chính sách đối với người có côngLuận văn thạc sĩ: Thực thi chính sách đối với người có công
Luận văn thạc sĩ: Thực thi chính sách đối với người có công
 
Đề tài: Chính sách đối với người có công tại TP Đà Nẵng, HAY
Đề tài: Chính sách đối với người có công tại TP Đà Nẵng, HAYĐề tài: Chính sách đối với người có công tại TP Đà Nẵng, HAY
Đề tài: Chính sách đối với người có công tại TP Đà Nẵng, HAY
 
Luận văn: Thực thi chính sách đối với người có công, HOT
Luận văn: Thực thi chính sách đối với người có công, HOTLuận văn: Thực thi chính sách đối với người có công, HOT
Luận văn: Thực thi chính sách đối với người có công, HOT
 
Đề tài: Xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam vào thị trường EU, HAY
Đề tài: Xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam vào thị trường EU, HAYĐề tài: Xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam vào thị trường EU, HAY
Đề tài: Xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam vào thị trường EU, HAY
 
Năng lực lãnh đạo của đội ngũ giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừa
Năng lực lãnh đạo của đội ngũ giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừaNăng lực lãnh đạo của đội ngũ giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừa
Năng lực lãnh đạo của đội ngũ giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừa
 
Luận văn: Tạo động lực lao động tại Hệ thống giáo dục Vinschool, HAY
Luận văn: Tạo động lực lao động tại Hệ thống giáo dục Vinschool, HAYLuận văn: Tạo động lực lao động tại Hệ thống giáo dục Vinschool, HAY
Luận văn: Tạo động lực lao động tại Hệ thống giáo dục Vinschool, HAY
 

More from lamluanvan.net Viết thuê luận văn

Hướng dẫn viết và trình bày luận án theo quy định bộ giáo dục
Hướng dẫn viết và trình bày luận án theo quy định bộ giáo dụcHướng dẫn viết và trình bày luận án theo quy định bộ giáo dục
Hướng dẫn viết và trình bày luận án theo quy định bộ giáo dụclamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Gợi ý 180 đề tài luận văn thạc sĩ cho vay ngành ngân hàng
Gợi ý 180 đề tài luận văn thạc sĩ cho vay ngành ngân hàngGợi ý 180 đề tài luận văn thạc sĩ cho vay ngành ngân hàng
Gợi ý 180 đề tài luận văn thạc sĩ cho vay ngành ngân hànglamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
13 đề tài khóa luận đánh giá hoạt động marketing và nhân sự.docx
13 đề tài khóa luận đánh giá hoạt động marketing và nhân sự.docx13 đề tài khóa luận đánh giá hoạt động marketing và nhân sự.docx
13 đề tài khóa luận đánh giá hoạt động marketing và nhân sự.docxlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Một thành...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Một thành...Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Một thành...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Một thành...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại công ty TNHH Một thành viên 189-Bộ Q...
Luận văn 2024  Tạo động lực lao động tại công ty TNHH Một thành viên 189-Bộ Q...Luận văn 2024  Tạo động lực lao động tại công ty TNHH Một thành viên 189-Bộ Q...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại công ty TNHH Một thành viên 189-Bộ Q...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty cổ phần xây dựng và kinh doa...
Luận văn 2024  Tạo động lực lao động tại Công ty cổ phần xây dựng và kinh doa...Luận văn 2024  Tạo động lực lao động tại Công ty cổ phần xây dựng và kinh doa...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty cổ phần xây dựng và kinh doa...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty Cổ phần vận tải Thăng Long
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty Cổ phần vận tải Thăng LongLuận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty Cổ phần vận tải Thăng Long
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty Cổ phần vận tải Thăng Longlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đề tài Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty cổ phần Softech
Đề tài Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty cổ phần SoftechĐề tài Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty cổ phần Softech
Đề tài Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty cổ phần Softechlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đề tài Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Bệnh viện tâm thần Hà Nội
Đề tài Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Bệnh viện tâm thần Hà NộiĐề tài Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Bệnh viện tâm thần Hà Nội
Đề tài Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Bệnh viện tâm thần Hà Nộilamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đề tài luận văn 2024 Luận văn Tạo động lực lao động tại bảo hiểm xã hội tỉnh ...
Đề tài luận văn 2024 Luận văn Tạo động lực lao động tại bảo hiểm xã hội tỉnh ...Đề tài luận văn 2024 Luận văn Tạo động lực lao động tại bảo hiểm xã hội tỉnh ...
Đề tài luận văn 2024 Luận văn Tạo động lực lao động tại bảo hiểm xã hội tỉnh ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho nhân lực của Công ty Cổ phần H...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho nhân lực của Công ty Cổ phần H...Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho nhân lực của Công ty Cổ phần H...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho nhân lực của Công ty Cổ phần H...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho điều dưỡng viên tại Bệnh viện ...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho điều dưỡng viên tại Bệnh viện ...Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho điều dưỡng viên tại Bệnh viện ...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho điều dưỡng viên tại Bệnh viện ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho cán bộ công nhân viên tại Công...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho cán bộ công nhân viên tại Công...Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho cán bộ công nhân viên tại Công...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho cán bộ công nhân viên tại Công...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động bằng kích thích phi vật chất tại C...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động bằng kích thích phi vật chất tại C...Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động bằng kích thích phi vật chất tại C...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động bằng kích thích phi vật chất tại C...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực làm việc cho người lao động tại Công ty Cổ ...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực làm việc cho người lao động tại Công ty Cổ ...Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực làm việc cho người lao động tại Công ty Cổ ...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực làm việc cho người lao động tại Công ty Cổ ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực làm việc cho cán bộ công chức tại Chi cục H...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực làm việc cho cán bộ công chức tại Chi cục H...Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực làm việc cho cán bộ công chức tại Chi cục H...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực làm việc cho cán bộ công chức tại Chi cục H...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 

More from lamluanvan.net Viết thuê luận văn (20)

100 đề tài luận văn thạc sĩ kế toán quản trị
100 đề tài luận văn thạc sĩ kế toán quản trị100 đề tài luận văn thạc sĩ kế toán quản trị
100 đề tài luận văn thạc sĩ kế toán quản trị
 
Hướng dẫn viết và trình bày luận án theo quy định bộ giáo dục
Hướng dẫn viết và trình bày luận án theo quy định bộ giáo dụcHướng dẫn viết và trình bày luận án theo quy định bộ giáo dục
Hướng dẫn viết và trình bày luận án theo quy định bộ giáo dục
 
99 đề tài luận văn thạc sĩ phát triển thị trường hay
99 đề tài luận văn thạc sĩ phát triển thị trường hay99 đề tài luận văn thạc sĩ phát triển thị trường hay
99 đề tài luận văn thạc sĩ phát triển thị trường hay
 
Gợi ý 180 đề tài luận văn thạc sĩ cho vay ngành ngân hàng
Gợi ý 180 đề tài luận văn thạc sĩ cho vay ngành ngân hàngGợi ý 180 đề tài luận văn thạc sĩ cho vay ngành ngân hàng
Gợi ý 180 đề tài luận văn thạc sĩ cho vay ngành ngân hàng
 
Gợi ý 350 đề tài nâng cao năng lực cạnh tranh
Gợi ý 350 đề tài nâng cao năng lực cạnh tranhGợi ý 350 đề tài nâng cao năng lực cạnh tranh
Gợi ý 350 đề tài nâng cao năng lực cạnh tranh
 
13 đề tài khóa luận đánh giá hoạt động marketing và nhân sự.docx
13 đề tài khóa luận đánh giá hoạt động marketing và nhân sự.docx13 đề tài khóa luận đánh giá hoạt động marketing và nhân sự.docx
13 đề tài khóa luận đánh giá hoạt động marketing và nhân sự.docx
 
8 đề tài khóa luận công tác kế toán thuế GTGT
8 đề tài khóa luận công tác kế toán thuế GTGT8 đề tài khóa luận công tác kế toán thuế GTGT
8 đề tài khóa luận công tác kế toán thuế GTGT
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Một thành...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Một thành...Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Một thành...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Một thành...
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại công ty TNHH Một thành viên 189-Bộ Q...
Luận văn 2024  Tạo động lực lao động tại công ty TNHH Một thành viên 189-Bộ Q...Luận văn 2024  Tạo động lực lao động tại công ty TNHH Một thành viên 189-Bộ Q...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại công ty TNHH Một thành viên 189-Bộ Q...
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty cổ phần xây dựng và kinh doa...
Luận văn 2024  Tạo động lực lao động tại Công ty cổ phần xây dựng và kinh doa...Luận văn 2024  Tạo động lực lao động tại Công ty cổ phần xây dựng và kinh doa...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty cổ phần xây dựng và kinh doa...
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty Cổ phần vận tải Thăng Long
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty Cổ phần vận tải Thăng LongLuận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty Cổ phần vận tải Thăng Long
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty Cổ phần vận tải Thăng Long
 
Đề tài Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty cổ phần Softech
Đề tài Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty cổ phần SoftechĐề tài Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty cổ phần Softech
Đề tài Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty cổ phần Softech
 
Đề tài Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Bệnh viện tâm thần Hà Nội
Đề tài Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Bệnh viện tâm thần Hà NộiĐề tài Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Bệnh viện tâm thần Hà Nội
Đề tài Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Bệnh viện tâm thần Hà Nội
 
Đề tài luận văn 2024 Luận văn Tạo động lực lao động tại bảo hiểm xã hội tỉnh ...
Đề tài luận văn 2024 Luận văn Tạo động lực lao động tại bảo hiểm xã hội tỉnh ...Đề tài luận văn 2024 Luận văn Tạo động lực lao động tại bảo hiểm xã hội tỉnh ...
Đề tài luận văn 2024 Luận văn Tạo động lực lao động tại bảo hiểm xã hội tỉnh ...
 
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho nhân lực của Công ty Cổ phần H...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho nhân lực của Công ty Cổ phần H...Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho nhân lực của Công ty Cổ phần H...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho nhân lực của Công ty Cổ phần H...
 
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho điều dưỡng viên tại Bệnh viện ...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho điều dưỡng viên tại Bệnh viện ...Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho điều dưỡng viên tại Bệnh viện ...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho điều dưỡng viên tại Bệnh viện ...
 
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho cán bộ công nhân viên tại Công...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho cán bộ công nhân viên tại Công...Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho cán bộ công nhân viên tại Công...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho cán bộ công nhân viên tại Công...
 
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động bằng kích thích phi vật chất tại C...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động bằng kích thích phi vật chất tại C...Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động bằng kích thích phi vật chất tại C...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động bằng kích thích phi vật chất tại C...
 
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực làm việc cho người lao động tại Công ty Cổ ...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực làm việc cho người lao động tại Công ty Cổ ...Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực làm việc cho người lao động tại Công ty Cổ ...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực làm việc cho người lao động tại Công ty Cổ ...
 
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực làm việc cho cán bộ công chức tại Chi cục H...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực làm việc cho cán bộ công chức tại Chi cục H...Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực làm việc cho cán bộ công chức tại Chi cục H...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực làm việc cho cán bộ công chức tại Chi cục H...
 

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LOGISTICS CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN INTERSERCO MỸ ĐÌNH

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LOGISTICS CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN INTERSERCO MỸ ĐÌNH Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh NGUYỄN VŨ MINH Hà Nội - 2018
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh logistics của công ty cổ phần Interserco Mỹ Đình Ngành: Kinh doanh Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: 8340101 Họ và tên: NGUYỄN VŨ MINH Người hướng dẫn khoa học: GS,TS HOÀNG VĂN CHÂU Hà Nội - 2018
  • 3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được sự hướng dẫn khoa học của GS.TS. Hoàng Văn Châu. Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa công bố dưới bất kỳ hình thức nào trước đây. Những số liệu trong bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi rõ trong phần tài liệu tham khảo. Tôi xin chịu trách nhiệm cá nhân về luận văn của mình. Hà Nội, ngày 30 tháng 03 năm 2018 Tác giả NGUYỄN VŨ MINH
  • 4. ii LỜI CẢM ƠN Trước tiên, tôi xin được trân trọng gửi lời cảm ơn tới Ban Giám hiệu Trường Đại học Ngoại thương đã tạo điều kiện về tinh thần và thời gian cho học viên; tới Ban chủ nhiệm Khoa Sau Đại học và toàn bộ đội ngũ cán bộ Khoa Sau Đại học - Trường Đại học Ngoại Thương vì những hỗ trợ, giúp đỡ cần thiết cho học viên trong thời gian học tập cũng như thực hiện luận văn. Xin được chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS,TS. Hoàng Văn Châu đã tận tình hướng dẫn, chỉnh sửa nội dung luận văn tốt nghiệp này trong suốt quá trình từ xây dựng, hoàn thiện đề cương sơ bộ cho đến khi hoàn thành luận văn này. Xin được trân trọng gửi lời cảm ơn Công ty Cổ phần Interserco Mỹ Đình đã cung cấp thông tin, số liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu. Cuối cùng xin cảm ơn gia đình và các bạn đã động viên và hỗ trợ tôi trong suốt thời gian học tập cũng như thực hiện luận văn này.
  • 5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................................................i LỜI CẢM ƠN.................................................................................................................................. ii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT...........................................................................................vi DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ............................................................... vii TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN .........................................................ix PHẦN MỞ ĐẦU..............................................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài...............................................................................................................1 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu.............................................................................2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.........................................................................3 3.1. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................3 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu............................................................................................3 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .........................................................................3 5. Phương pháp nghiên cứu...........................................................................................4 6. Kết cấu của luận văn ......................................................................................................4 CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ LOGISTICS VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LOGISTICS ........................................................................5 1.1 Tổng quan về logistics................................................................................................5 1.1.1 Khái niệm dịch vụ logistics ............................................................................5 1.1.2 Phân loại logistics................................................................................................6 1.1.3 Các hoạt động logistics....................................................................................7 1.1.4 Vai trò của logistics đối với nền kinh tế và doanh nghiệp....... 10 1.2 Hiệu quả của hoạt động kinh doanh logistics........................................... 13 1.2.1 Khái niệm hiệu quả hoạt động kinh doanh........................................ 13 1.2.2 Bản chất hiệu quả hoạt động kinh doanh........................................... 14 1.2.3 Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh............................ 15 1.2.4 Ý nghĩa và nhiệm vụ phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh ................................................................................................................................................... 16 1.2.5 Các chỉ tiêu đo lường hiệu quả hoạt động kinh doanh.............. 18 1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.............................................................................................................................................. 25
  • 6. iv 1.3.1 Nguồn vốn kinh doanh................................................................................... 25 1.3.2 Nhân sự và công tác quản trị nguồn nhân lực................................ 26 1.3.3 Hệ thống thông tin ............................................................................................ 26 1.3.4 Chất lượng dịch vụ và giá cả ..................................................................... 28 1.3.5 Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp ........................................ 28 1.3.6 Năng lực marketing của doanh nghiệp................................................ 29 1.3.7. Hệ thống chính sách pháp luật................................................................ 30 1.3.8. Đối thủ cạnh tranh hiện tại......................................................................... 30 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LOGISTICS CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN INTERSERCO MỸ ĐÌNH .......................................................... 31 2.1 Tổng quan về công ty............................................................................................... 31 2.1.1 Giới thiệu về Interserco Mỹ Đình và ICD Mỹ Đình ......................... 31 2.1.2 Trụ sở công ty ..................................................................................................... 32 2.1.3 Dịch vụ Interserco Mỹ Đình cung cấp................................................... 32 2.1.4 Sơ đồ tổ chức...................................................................................................... 34 2.2 Phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh logistics của công ty ........................................................................................................................................................ 35 2.2.1 Phân tích kết quả kinh doanh của công ty từ năm 2014 đến năm 2017 .. 35 2.2.2 Phân tích kết quả kinh doanh theo từng hoạt động chính của công ty 36 2.3 Hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty............................................. 43 2.3.1 Phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty 43 2.3.2 Phân tích hiệu quả kinh doanh theo từng hoạt động chính của công ty.. 53 2.3.3 Đánh giá về hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần Interserco Mỹ Đình................................................................................................................................ 55 2.3.4 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty.................................................................................................................................. 56 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ LOGISTICS CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN INTERSERCO MỸ ĐÌNH......................................................................................................... 69 3.1 Cơ hội và thách thức cho doanh nghiệp trong giai đoạn sắp tới. 69
  • 7. v 3.1.1 Cơ hội của công ty............................................................................................ 69 3.1.2 Thách thức thức của công ty..................................................................... 70 3.2 Các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty ........................................................................................................................................................ 71 3.2.1 Xây dựng bộ phận marketing và tăng cường các hoạt động marketing . 71 3.2.2 Nguồn vốn kinh doanh................................................................................... 72 3.2.3 Giá cả và chất lượng dịch vụ ..................................................................... 75 3.2.4 Nguồn nhân lực.................................................................................................. 76 3.2.5 Nâng cấp hệ thống thông tin của doanh nghiệp............................ 77 3.2.6 Chiến lược kinh doanh và quản trị chiến lược ............................... 80 3.2.7. Tham gia các hiệp hội và liên minh logistics.................................. 90 KẾT LUẬN ..................................................................................................................................... 91 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
  • 8. vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT TỪ VIẾT TẮT DIỄN GIẢI 1 ASEAN Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á 2 CFS Bãi khai thác hàng lẻ 3 CTCP Công ty cổ phần 4 DTT Doanh thu thuần 5 ĐVT Đơn vị tính 6 GDP Tổng thu nhập quốc dân 7 GVHB Giá vốn hàng bán 8 HĐQT Hội đồng quản trị 9 ICD Cảng nội địa 10 QLDN Quản lý doanh nghiệp 11 SWOT Ma trận phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức 12 TNDN Thu nhập doanh nghiệp 13 TNHH Trách nhiệm hữu hạn 14 TS Tài sản 15 VCSH Vốn chủ sở hữu 16 VLA Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam 17 VNT Công ty cổ phần giao nhận vận tải ngoại thương
  • 9. vii DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Tỷ lệ chi phí logistics trong GDP của một số quốc gia trên thế giới12 năm 2007........................................................................................................................................12 Bảng 2.1. Doanh thu, chi phí và lợi nhuận của công ty cổ phần Interserco Mỹ Đình năm 2014 – năm 2017.............................................................................................................35 Bảng 2.2. Doanh thu, chi phí và lợi nhuận dịch vụ thuê kho của CTCP Interserco Mỹ Đình năm 2014 – năm 2017.................................................................................................36 Bảng 2.3. Doanh thu, chi phí và lợi nhuận của dịch vụ cho thuê bãi.......39 Bảng 2.4. Doanh thu, chi phí và lợi nhuận từ dịch vụ chuyển cửa khẩu của công ty cổ phần Interserco Mỹ Đình......................................................................................................41 Bảng 2.5. Tỷ trọng doanh thu của từng hoạt động chính so với tổng doanh thu ............................................................................................................................................................. 42 Bảng 2.6. Tỷ trọng lợi nhuận của từng hoạt động chính so với lợi nhuận gộp ............................................................................................................................................................. 42 Bảng 2.7. Tỷ suất sinh lợi của doanh thu (ROS)...................................................43 Bảng 2.8. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu của CTCP Interserco Mỹ Đình năm 2014 – năm 2017 ................................................................ 44 Bảng 2.9. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản của CTCP Interserco Mỹ Đình năm 2014 – năm 2017.................................................................................................46 Bảng 2.10. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng chi phí của CTCP Interserco Mỹ Đình năm 2014 – năm 2017.................................................................................................48 Bảng 2.11. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng lao động của CTCP Interserco Mỹ Đình năm 2014 – năm 2017.................................................................................................52 Bảng 2.12. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của dịch vụ cho thuê kho của CTCP Interserco Mỹ Đình ..................................................................................................................53 Bảng 2.13. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của dịch vụ cho thuê bãi của công ty cổ phần Interserco Mỹ Đình......................................................................................................54 Bảng 2.14. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của dịch vụ chuyển cửa khẩu của công ty cổ phần Interserco Mỹ Đình .........................................................................................54
  • 10. Bảng 2.15. Số lượng nhân sự công ty cổ phần Interserco Mỹ Đình.........60
  • 11. viii năm 2014 –năm 2017..............................................................................................................60 Bảng 2.16. Các khóa đào tạo nghiệp vụ của công ty cổ phần Interserco Mỹ Đình trong năm 2017........................................................................................................................................63 Bảng 2.17. Bảng cân đối kế toán của công ty cổ phần Interserco Mỹ Đình năm 2014 – năm 2017....................................................................................................................................65 Bảng 2.18. Chỉ tiêu Nguồn vốn và nợ phải trả của các doanh nghiệp trong ngành logistics năm 2017...................................................................................................................66 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1. Doanh thu, Chi phí và Lợi nhuận của CTCP................................ 36 Interserco Mỹ Đình năm 2014 - năm 2017 .................................................................36 Biểu đồ 2.2. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn............................. 45 Biểu đồ 2.3. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản ......................47 Biểu đồ 2.4. Chi phí của CTCP Interserco Mỹ Đình năm 2014 - năm 2017 ............................................................................................................................................................. 49 Biểu đồ 2.5. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng chi phí......................51 Biểu đồ 2.6. Trình độ lao động của công ty Cổ phần Interserco Mỹ Đình năm 2017 62 DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1. Sơ đồ tổ chức công ty cổ phần Interserco Mỹ Đình...................34 Sơ đồ 3.1. Xây dựng hệ thống thông tin cho công ty cổ phần Interserco ............................................................................................................................................................. 78 Mỹ Đình...........................................................................................................................................78 Sơ đồ 3.2. Quy trình quản trị chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp ............................................................................................................................................................. 80 Sơ đồ 3.3. Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michale Porter..........................82 DANH MỤC HÌNH Hình 3.1. Chuỗi giá trị của doanh nghiệp..................................................................87
  • 12. ix TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN Nghiên cứu này nhằm phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh logistics và đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh logistics của công ty cổ phần Interserco Mỹ Đình thông qua việc tính toán và phân tích các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty. Nghiên cứu cũng chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh logistics của công ty. Từ thực trạng trên thì tác giả đưa ra các giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh logistics của công ty.
  • 13. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế hiện nay, các hoạt động ngoại thương đóng vai trò thiết yếu trong quá trình thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. Đi liền với các hoạt động ngoại thương là sự xuất hiện của các dịch vụ logistics, các dịch vụ này giúp cho các hoạt động ngoại thương diễn ra dễ dàng với hiệu quả cao hơn. Ngành logistics có vai trò rất quan trọng phát triển kinh tế xã hội. Logistics đóng góp quan trọng vào quá trình phân phối hàng hóa từ nơi sản xuất đến người tiêu dùng và là cầu nối thương mại toàn cầu. Logistics mới chỉ được quan tâm đầu tư phát triển ở Việt Nam cách đây khoảng 15 năm nhờ vào quá trình mở cửa kinh tế quốc tế. Hoạt động thương mại càng tăng mạnh khi hội nhập ngày càng sâu rộng sẽ là mảnh đất màu mỡ cho lĩnh vực logistics phát triển. Tầm quan trọng và cơ hội phát triển dịch vụ logistics ở thị trường Việt Nam đã được khẳng định. Tuy vậy, các công ty logistics Việt Nam đang vấp phải sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các doanh nghiệp logistics nước ngoài cũng như doanh nghiệp logistics nội địa do số lượng doanh nghiệp quá lớn. Công ty cổ phần Interserco Mỹ Đình có nhiều kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực logistics. Công ty được công ty Interserco ủy quyền để khai thác cảng cạn ICD Mỹ Đình cũng như nhận được sự hỗ trợ mạnh mẽ thông qua các chính sách của thủ tướng chính phủ theo hướng có lợi cho công ty. Tuy nhiên, kết quả kinh doanh của công ty không tương xứng với những lợi thế và các cơ hội mà công ty đang sở hữu. Vì vậy, câu hỏi được đặt ra ở đây là làm thế nào để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ty. Muốn thực hiện điều này, trước hết phải xác định một cách có khoa học, có hệ thống và mang tính đặc thù ngành các yếu tố, tiêu chuẩn, chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả kinh doanh của công ty. Trên cơ sở đó tác giả đề ra các giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty. Xuất phát từ yêu cầu cấp thiết trên, tác giả chọn đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh logistics của công ty cổ phần Interserco Mỹ Đình” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình.
  • 14. 2 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Theo tìm hiểu của tác giả, do khách thể nghiên cứu của đề tài chỉ cố định ở phạm vi từng công ty nên hiện chưa có đề tài nào trùng lắp với đề tài tác giả đang thực hiện. Tuy nhiên, trên quy mô quốc gia lẫn quốc tế thì có nhiều đề tài nghiên cứu liên quan đến đối tượng tác giả đang nghiên cứu... Trong khuôn khổ trường Đại học Ngoại Thương những năm qua, có những luận văn liên quan đến vấn đề kinh doanh dịch vụ logistics như: -Vũ Thị Thanh Nhàn, 2011, Phát triển hoạt động kinh doanh logistics cho các doanh nghiệp giao nhận vận tải Việt Nam -Sái Thị Thủy, 2007, Thực trạng và giải pháp thúc đẩy hoạt động Logistics tại công ty TNHH tiếp vận Thăng Long -Bùi Thu Hằng, 2005, Phát triển dịch vụ logistics tại Việt Nam -Phạm Thị Thu Thủy, 2005, Hoạt động kinh doanh dịch vụ Logistics của Công ty trách nhiệm hữu hạn tiếp vận Vinafco (Vinafco Logistics) Các luận văn trên đều tập trung nghiên cứu đánh giá hoạt động kinh doanh của mình thông qua quy trình nghiệp vụ và quy trình cung cấp dịch vụ mà không tập trung vào việc phân tích các chỉ tiêu về tài chính, các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động kinh doanh. Vì thế tác giả sẽ tiếp tục đi sâu nghiên cứu hiệu quả hoạt động kinh doanh thông qua việc đánh giá kết quả kinh doanh và các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động kinh doanh và giải quyết các câu hỏi sau: -Thực trạng hoạt động kinh doanh logistics của công ty cổ phần Interserco Mỹ Đình trong giai đoạn nghiên cứu? -Những nhân tố nào ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh logistics của công ty cổ phần Interserco Mỹ Đình? -Tại kết quả hoạt động kinh doanh không tương xứng với những cơ hội và những lợi thế mà công ty đang có? -Cần làm gì để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics của công ty cổ phần Interserco Mỹ Đình?
  • 15. 3 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Trong thời gian gần đây, hiệu quả hoạt động logistics của công ty cổ phần Interserco Mỹ Đình chưa được tốt. Vì vậy mục đích của nghiên cứu là tìm ra nguyên nhân và đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Trên cơ sở nghiên cứu hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics của công ty cổ phần Interserco Mỹ Đình, luận văn đánh giá thực trạng, những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics của công ty cổ phần Interserco Mỹ Đình, từ đó đưa ra những giải pháp thiết thực nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu -Tóm lược một số vấn đề lý luận liên quan đến hoạt động kinh doanh logistics và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh logistics. -Phân tích và đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh logistics của công ty cổ phần Interserco Mỹ Đình -Căn cứ vào cơ sở lý luận và những phân tích, đánh giá thực trạng, đề xuất những giải pháp nằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh logistics của công ty cổ phần Interserco Mỹ Đình 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu -Đối tượng nghiên cứu: hiệu quả hoạt động kinh doanh logistics của công ty cổ phần Interserco Mỹ Đình -Phạm vi nghiên cứu: Về mặt không gian: Công ty Cổ phần Interserco Mỹ Đình và một số Doanh nghiệp kinh doanh logistics tại Việt Nam Về mặt thời gian: thực trạng trong giai đoạn 2014 – 2017 và giải pháp cho giai đoạn 2018 – 2023. Nội dung nghiên cứu: hiệu quả hoạt động kinh doanh logistics của công ty cổ phần Interserco Mỹ Đình
  • 16. 4 5. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài này, tác giả lựa chọn sử dụng những phương pháp sau: - Phương pháp thống kê, tổng hợp: sử dụng số liệu do các bộ phận của công ty cổ phần Interserco Mỹ Đình cung cấp. Đối với những số liệu đã được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng, tác giả sẽ lựa chọn sử dụng từ những nguồn chính thống và đáng tin cậy. Bên cạnh đó, tác giả cũng sẽ cân nhắc trong việc sử dụng dữ liệu từ các báo cáo, nghiên cứu đã được công bố tại các cuộc hội thảo, các bài báo khoa học đã đăng trên tạp chí, sách báo và internet… -Phương pháp phân tích, so sánh đối chiếu: từ các số liệu thống kê và thông tin thu thập được, tác giả sẽ xử lý nguồn dữ liệu bằng phương pháp phân tích, so sánh để nhận thấy được thực trạng và đạt được mục đích đã đề ra. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài mục lục, danh mục chữ viết tắt, danh mục bảng biểu, lời mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn còn có các phần sau: Chương 1: Một số vấn đề lý luận về logistics và hiệu quả hoạt động kinh doanh logisitics Chương 2: Thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh logistics của Công ty Cổ phần Interserco Mỹ Đình Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics của Công ty Cổ phần Interserco Mỹ Đình
  • 17. 5 CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ LOGISTICS VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LOGISTICS 1.1 Tổng quan về logistics 1.1.1 Khái niệm dịch vụ logistics Theo Hội đồng Quản trị Logistics Hoa Kỳ (CLM) thì “Quản trị Logistics là quá trình hoạch định, thực hiện và kiểm soát một cách hiệu lực và hiệu quả hoạt động vận chuyển, lưu trữ hàng hóa, dịch vụ và những thông tin có liên quan từ điểm đầu tiến đến điểm tiêu dùng cuối cùng nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu của khách hàng”. (Douglas M. Lambert, James R. Stock, Lisa M. ellram, 1988, tr 3). Còn giáo sư Martin Christopher lại cho rằng: “Logistics là quá trình quản trị chiến lược thu mua, di chuyển và dự trữ nguyên liệu, bán thành phẩm, thành phẩm (và dòng thông tin tương ứng) trong một công ty và qua các kênh phân phối của công ty để tối đa hóa lợi nhuận hiện tại và tương lai thông qua việc hoàn tất đơn hàng với chi phí thấp nhất”. Theo quan điểm “5 đúng “(“5 Right”) thì: “Logistics là quá trình cung cấp đúng sản phẩm đến đúng vị trí, vào đúng thời điểm với điều kiện và chi phí phù hợp cho khách hàng tiêu dùng sản phẩm” (Douglas M. Lambert, James R. Stock, Lisa M. Ellram, 1998, tr 11). Luật Thương mại Việt Nam năm 2005 (Điều 233): “Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao”. Từ định nghĩa trên cho thấy, dịch vụ logistics là hoạt động thương mại mà pháp luật Việt Nam quy định vừa mang tính hẹp, vừa mang tính mở. Bởi vì, pháp luật quy định mang tính liệt kê đối với dịch vụ logistics, cụ thể là chỉ được thực hiện theo các công đoạn được quy định tại Điều 233 Luật Thương mại 2005, đó là nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan
  • 18. 6 đến hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao. Chính vì vậy, những hoạt động không thuộc các hoạt động nêu trên tất yếu không phải là hoạt động của dịch vụ logistics. Điều này phần nào mang tính hạn chế. Tuy nhiên, Điều 233 Luật Thương mại 2005 cũng mang yếu tố mở khi trong khái niệm dịch vụ logistics quy định “các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao”. Do đó, khi những hoạt động chưa được pháp luật ghi nhận vẫn có thể là hoạt động trong dịch vụ logistics nếu liên quan đến hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao. 1.1.2 Phân loại logistics 1.1.2.1 Theo hình thức Theo tiêu chí này, logistics được chia thành 5 loại Logistics bên thứ nhất (1PL – First party logistics) chủ sở hữu hàng hóa tự mình tổ chức và thực hiện các hoạt động logistics để đáp ứng nhu cầu của bản thân, theo đó chủ hàng phải đầu tư vào phương tiện vận tải, kho bãi, nhân công,… để quản lý và vận hành hoạt động logistics. Hình thức này thường làm giảm hiệu quả kinh doanh của phần lớn doanh nghiệp vì họ sẽ không đủ kỹ năng, kinh nghiệm chuyên môn để quản lý và vận hành hệ thống. Logistics bên thứ 2 (2PL – Second party logistics): người cung cấp dịch vụ logistics bên thứ 2 sẽ cung cấp dịch vụ cho các hoạt động đơn lẻ trong dây chuyền logistics như vận tải, lưu kho bãi, thanh toán, mua bảo hiểm,… Trong hình thức này, 2PL chưa tích hợp các hoạt động đơn lẻ thành chuỗi cung ứng đồng nhất. Logistics bên thứ 3 (3PL – Third party logistics): người cung cấp dịch vụ sẽ thay mặt chủ hàng quản lý và thực hiện các dịch vụ logistics cho từng bộ phận. 3PL bao gồm nhiều dịch vụ khác nhau, kết hợp chặt chẽ việc luân chuyển, tồn trữ hàng hóa, xử lý thông tin,… và có tích hợp vào dây chuyền cung ứng của khách hàng Logistics bên thứ 4 (4PL – Fourth party logistics): người cung cấp dịch vụ là người tích hợp (integrator), gắn kết các nguồn lực, tiềm năng và cơ sở vật chất khoa học kỹ thuật của mình với các tổ chức khác để thiết kế, xây dựng và vận hành các giải pháp chuỗi logistics. 4PL hướng đến quản lý cả quá trình logistics.
  • 19. 7 Logistics bên thứ 5 (5PL – Fith party logistics): được nói tới trong lĩnh vực thương mại điện tử, các nhà cung cấp dịch vụ logistics cung cấp dịch vụ trên cơ sở nền tảng là thương mại điện tử. (Đoàn Thị Hồng Vân, 2010, tr 32 – tr 34) 1.1.2.2 Phân loại theo quá trình Theo tiêu chí này, logistics gồm 3 loại: - Logistics đầu vào: là các dịch vụ đảm bảo cung ứng các yếu tố đầu vào một cách tối ưu cả về vị trí, thời gian và chi phí cho quá trình sản xuất. - Logistics đầu ra: là các dịch vụ đảm bảo cung cấp các thành phẩm đến tay người tiêu dùng một cách tối ưu cả về vị trí, thời gian và chi phí nhằm đem lại lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp. - Logistics ngược: là các dịch vụ được cung ứng để đảm bảo quá trình thu hồi phế phẩm, phế liệu,… các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường phát sinh từ quá trình sản xuất, phân phối và tiêu dùng trở về để tái chế hoặc xử lý. (Đoàn Thị Hồng Vân, 2010, tr 34) 1.1.2.3 Phân loại theo đối tượng hàng hóa - Logistics hàng tiêu dùng nhanh: là quá trình logistics cho hàng tiêu dùng có thời hạn sử dụng ngắn như: quần áo, giày dép, thực phẩm… - Logistics ngành ô tô: là quá trình logistics phục vụ cho ngành ô tô. - Logistics hóa chất: là hoạt động logistics phục vụ cho ngành hóa chất, bao gồm cả hàng độc hại, nguy hiểm. - Logistics hàng điện tử. - Logistics dầu khí. (Đoàn Thị Hồng Vân, 2010, tr 35) 1.1.3 Các hoạt động logistics Theo Điều 233 Luật Thương mại, các hoạt đông logistis bao gồm: Các dịch vụ logistic chủ yếu: - Dịch vụ bốc xếp hàng hóa, bao gồm cả hoạt động bốc xếp container.
  • 20. 8 - Dịch vụ kho bãi và lưu trữ hàng hóa, bao gồm cả hoạt động kinh doanh kho bãi container và kho xử lý nguyên liệu, thiết bị. - Dịch vụ đại lý vận tải, bao gồm cả hoạt động đại lý làm thủ tục hải quan và lập kế hoạch bốc dỡ hàng hóa. - Dịch vụ bổ trợ khác, bao gồm cả hoạt động tiếp nhận, lưu kho và quản lý thông tin liên quan đến vẫn chuyển và lưu kho hàng hóa trong suốt cả chuỗi logistics; hoạt động xử lý hàng hóa bị khách hàng trả lại, hàng hóa tồn kho, hàng hóa quá hạn, lỗi mốt và tái phân phối hàng hóa đó; hoạt động cho thuê và mua container. Các dịch vụ logistics liên quan đến vận tải: - Dịch vụ vận tải đường thủy Phương thức vận tải này bao gồm: vận tải thủy nội địa (lưu thông trên các sông, hồ, kênh đào), vận tải hàng hải (vận chuyển trên các biển, đại dương). Vận tải đường thủy có lợi thế là cước vận tải rẻ do vận chuyển với số lượng lớn, với các đội tàu chuyên dụng, cơ sở hạ tầng một phần do thiên nhiên kiến tạo sẵn… Tuy nhiên với phương thức vận chuyển này thì có điểm bất lợi là thời gian vận chuyển tương đối lâu. - Dịch vụ vận tải hàng không Hoàn toàn trái ngược với vận tải đường thủy, vận tải không chỉ phù hợp với những loại hàng có khối lượng nhỏ nhưng giá trị cao, nhất là những mặt hàng cần phải vận chuyển trong một thời gian ngắn, như: hàng quý hiếm, rau quả, thực phẩm tươi sống, các mặt hàng thời trang, những loại hàng hóa đặc biệt… Thường thì khách hàng chỉ lựa chọn phương thức này khi không còn cách nào khác do cước vận tải quá cao, thủ tục phức tạp, đòi hỏi nhiều loại giấy tờ, chứng nhận. Tuy có những yếu điểm nêu trên, nhưng vận tải hàng không trong những trường hợp cần thiết vẫn được sử dụng do có hai ưu điểm lớn, đó là: tốc độ vận chuyển rất nhanh và độ an toàn cao. - Dịch vụ vận tải đường sắt Vận tải đường sắt kém linh hoạt hơn vận tải đường bộ. Tàu hỏa không thể cung cấp dịch vụ đến một điểm bất kỳ (Point – To – Point) theo yêu cầu của khách hàng, vì không phải ở đâu người ta cũng có thể lắp đặt đường ray và xây dựng nhà ga – cơ
  • 21. 9 sở vật chất kỹ thuật cần có của đường sắt. Cũng như các phương thức vận tải đường hàng không, đường thủy, đường ống, đường sắt chỉ có thể vận chuyển hàng hóa từ ga này tới ga kia (Terminal – To – Terminal). Tuy nhiên, tàu hỏa thường đi, đến theo lịch trình cố định, tần suất khai thác các chuyến không cao và chắc chắn là không thể linh hoạt, dễ dàng, nhanh chóng, mọi lúc mọi nơi như đường bộ. Chính vì có nhiều nhược điểm như vừa nêu, nên mặc dù có giá cước tương đối thấp, đường sắt vẫn ít được áp dụng trong logistics như một phương thức vận tải độc lập, mà thường áp dụng dưới dạng đa phương thức. - Dịch vụ vận tải đường bộ Đường bộ là phương thức vận tải nội địa phổ biến, cung cấp dịch vụ vận tải nhanh chóng, đáng tin cậy. Phương thức này đặc biệt được ưa chuộng khi vận chuyển những hàng hóa như: đồ chơi trẻ em, đồng hồ, bánh kẹo, các loại nông sản, các sản phẩm được chế biến từ sữa. Ưu điểm nổi bật của phương thức này là có tính linh hoạt cao, có thể cung cấp các dịch vụ từ cửa đến cửa khá hiệu quả. Theo thống kê, lượng hàng hóa vận chuyển bằng đường bộ tăng đều qua các năm: Phương thức vận chuyển này thực sự là một bộ phận quan trọng của mạng lưới logistics của nhiều công ty vì có khả năng đáp ứng được yêu cầu của khách hàng với giá tương đối rẻ. - Dich vụ vận tải đường ống Đây là phương thức vận tải chuyên dụng, chỉ để vận chuyển những mặt hàng như: khí đốt, dầu thô, nước sạch, hóa chất hoặc than bùn mà. Vận tải bằng đường ống cung cấp cho khách hàng mức độ dịch vụ rất cao với chi phí có thể chấp nhận. Trong phương thức này sản phẩm được giao đúng hạn vì luồng sản phẩm đi qua ống được điều khiển và kiểm soát bằng máy tính, nhờ đó chi phí nhân công được cắt giảm; Ít khi xảy ra thất thoát hoặc hư hỏng; Không bị ảnh hưởng bởi thời tiết khi hàng đang vận chuyển trong ống. Các dịch vụ logistics liên quan khác: - Dịch vụ kiểm tra và phân tích kỹ thuật - Dịch vụ bưu chính.
  • 22. 10 - Dịch vụ thương mại bán buôn. - Dịch vụ thương mại bán lẻ, bao gồm cả hoạt động quản lý hàng lưu kho, thu gom, tập hợp, phân loại hàng hóa, phân phối lại và giao hàng; - Các dịch vụ hỗ trợ vận tải khác. 1.1.4 Vai trò của logistics đối với nền kinh tế và doanh nghiệp 1.1.4.1 Đối với doanh nghiệp Logistics giúp giải quyết cả đầu ra lẫn đầu vào của doanh nghiệp một cách hiệu quả Nhờ có thể thay đổi các nguồn tài nguyên đầu vào hoặc tối ưu hóa quá trình chu chuyển nguyên vật liệu, hàng hóa, dịch vụ,… logistics giúp giảm chi phí, tăng khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp. Có nhiều doanh nghiệp thành công lớn nhờ có được chiến lược và hoạt động logistics đúng đắn, ngược lại có không ít doanh nghiệp gặp khó khăn, thậm chí thất bại, phá sản do có những quyết định sai lầm trong hoạt động logistics, ví dụ: chọn sai vị trí, chọn nguồn tài nguyên cung cấp sai, dự trữ không phù hợp, tổ chức vận chuyển không hiệu quả… Ngày nay để tìm được vị trí tốt hơn, kinh doanh hiệu quả hơn, các tập đoàn đa quốc gia, các công ty đủ mạnh đã và đang nỗ lực tìm kiếm trên toàn cầu nhằm tìm được nguồn nguyên liệu, nhân công, vốn, bí quyết công nghệ, thị trường tiêu thụ, môi trường kinh doanh… tốt nhất và thế là logistics toàn cầu hình thành và phát triển. Logistics góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, giảm thiểu chi phí nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp chủ động trong việc chọn nguồn cung cấp nguyên liệu, công nghệ sản xuất, thiết kế mẫu mã, tìm kiếm thị trường tiêu thụ thông qua nhiều kênh phân phối khác nhau…; Chủ động trong việc lên kế hoạch sản xuất, quản lý hàng tồn kho và giao hàng theo đúng thời gian với tổng chi phí thấp nhất. Logistics còn góp phần giảm chi phí thông qua việc tiêu chuẩn hóa chứng từ. Theo các chuyên gia ngoại thương, giấy tờ rườm rà chiếm một khoản chi phí không nhỏ trong mậu dịch quốc tế và vận chuyển. Thông qua dịch vụ logistics, các
  • 23. 11 công ty logistics sẽ đứng ra đảm nhiệm việc ký một hợp đồng duy nhất sử dụng chung cho mọi loại hình vận tải để đưa hàng từ nơi gửi hàng đến nơi nhận hàng cuối cùng. Sự phát triển của công nghệ thông tin đã làm gia tăng sự hài lòng và giá trị cung cấp cho khách hàng của dịch vụ logistics. Đứng ở góc độ này, logistics được xem là công cụ hiệu quả để đạt được lợi thế cạnh tranh lâu dài về sự khác biệt hóa và tập trung. Logistics phát triển góp phần mở rộng thị trường trong buôn bán quốc tế, nâng cao vị thế của các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc tế Trong thời đại hội nhập kinh tế sâu rộng, thị trường kinh tế thế giới mở cửa thì việc các mặt hàng của Việt Nam xuất hiện trên thị trường của các nước trên thế giới là điều tất nhiên. Tuy nhiên để mặt hàng của các doanh nghiệp Việt Nam xuất hiện trên thị trường quốc tế thì cần phải có sự hỗ trợ mạnh mẽ của dịch vụ Logistics. Dịch vụ logistics như chiếc cầu nối trong việc dịch chuyển hàng hóa từ Việt Nam đến các thị trường mới đúng yêu cầu về thời gian và địa điểm đặt ra. Dịch vụ logistics càng phát triển giúp các doanh nghiệp có nhiều cơ hội trong việc khai thác, mở rộng thị trường kinh doanh cũng như giảm thiểu chi phí. Ngoài ra, Logistics còn hỗ trợ đắc lực cho hoạt động marketing, đặc biệt là marketing hỗn hợp (4P – Right Product, Right Price, Proper Promotion, and Right Place). Chính logistics đóng vai trò then chốt trong việc đưa sản phẩm đến đúng nơi cần đến, vào đúng thời điểm thích hợp. Sản phẩm/dịch vụ chỉ có thể làm thoản mãn khách hàng và có giá trị khi và chỉ khi nó đến được với khách hàng đúng thời hạn và địa điểm quy định. Mục tiêu của marketing là tối đa hóa lợi nhuận của công ty về lâu dài. Còn mục tiêu của logistics là cung cấp hàng hóa/dịch vụ cho khách hàng với tổng chi phí nhỏ nhất. Tổng chi phí được xác định theo công thức sau: Tổng chi phí = Chi phí vận tải + chi phí lưu kho, lưu bãi + chi phí giải quyết đơn hàng và cung cấp thông tin + chi phí sản xuất + chi phí dự trữ. Muốn đưa ra quyết định logistics một cách đúng đắn cần cân đối giữa thu và chi nhằm lựa chọn được phương án đáp ứng nhu cầu tốt nhất với tổng chi phí nhỏ nhất. 1.1.4.2 Đối với nền kinh tế quốc dân Logistics đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế, thể hiện ở hai mặt:
  • 24. 12 Thứ nhất, logistics là một trong những khoảng chi phí lớn cho kinh doanh, do vậy nó tác động tới và chịu tác động bởi các hoạt động kinh tế khác. Ví dụ: ở Hoa Kỳ, năm 1996, logistics đóng góp khoảng 10,5% vào GDP. Công nghiệp Hoa Kỳ đã chi khoảng 451 tỷ USD vào vận tải và khoảng 311 tỷ USD vào dịch vụ kho hàng, lưu kho và dự trữ hàng hóa trong kho. Các khoản chi phí này cộng với các khoản chi phí logistics khác lên đến 797 tỷ USD ( Theo báo cáo về logistics quốc gia của Robert Delaney) Bảng dưới đây là tỷ lệ chi phí logistics trong GDP của một số quốc gia trên thế giới năm 2007 Bảng 1.1. Tỷ lệ chi phí logistics trong GDP của một số quốc gia trên thế giới năm 2007 Quốc gia Tỷ lệ Quốc gia Tỷ lệ Mexico 14,9 Bồ Đào Nha 12,7 Ireland 14,2 Canada 12 Singapore 13,9 Nhật Bản 11,3 Hongkong 13,7 Hà Lan 11,3 Đức 13 Italy 11,2 Đài Loan 13 Anh 10,6 Đan Mạch 12,8 Hoa Kỳ 10,5 Nguồn: Council of Logistics Management, 2007 Thứ hai, Logistics hỗ trợ cho dòng luân chuyển của nhiều giao dịch kinh tế, một hoạt động quan trọng tạo thuận lợi cho việc bán hầu hết các loại hàng hóa và dịch vụ. Để hiểu vai trò này của logistics trong khái niệm hệ thống, chúng ta giả định rằng nếu hàng hóa không đến đúng lúc, khách hàng không thể mua được hàng đó, nếu hàng hóa không đúng điều kiện đã thỏa thuận, không đến đúng nơi quy định thì không có hành động bán hàng. Do vậy, mỗi hành động kinh tế trong chuỗi cung ứng sẽ bị thiệt hại. Hiệu quả hoạt động logistics tác động trực tiếp đến khả năng hội nhập của nền kinh tế. Hoạt động logistics hiệu quả sẽ làm tăng tính cạnh tranh của một quốc gia trên trường quốc tế. Trình độ phát triển và chi phí logistics của một quốc gia được xem là một căn cứ quan trọng trong chiến lược đầu tư của các tập đoàn đa quốc gia. Quốc gia nào có hệ thống cơ sở hạ tầng bảo đảm, hệ thống cảng biển tốt … sẽ thu hút
  • 25. 13 được đầu tư từ các công ty hay tập đoàn lớn trên thế giới. Sự phát triển vượt bậc của Singapore, Hồng Kông và Trung Quốc là một minh chứng sống động cho việc thu hút đầu tư nước ngoài nhằm tăng trưởng xuất khẩu, tăng GDP thông qua việc phát triển cơ sở hạ tầng và dịch vụ logistics. 1.2 Hiệu quả của hoạt động kinh doanh logistics 1.2.1 Khái niệm hiệu quả hoạt động kinh doanh Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh trình độ sử dụng các yếu tố của quá trình sản xuất. Hiệu quả kinh doanh còn thể hiện sự vận dụng khéo léo của các nhà quản trị doanh nghiệp giữa lý luận và thực tế nhằm khai thác tối đa các yếu tố của quá trình sản xuất như máy móc thiết bị, nguyên vật liệu, nhân công để nâng cao lợi nhuận. Quan điểm thứ nhất cho rằng “Hiệu quả kinh doanh là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh trình độ sử dụng các nguồn vật lực, tài chính của doanh nghiệp để đạt hiệu quả cao nhất” (Lê Văn Tâm, Ngô Kim Thanh, 2008, trang 235). Quan điểm thứ hai cho rằng “Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế, phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực sẵn có của doanh nghiệp để đạt được kết quả cao nhất trong kinh doanh với chi phí thấp nhất”. (Nguyễn Văn Công, 2009, trang 282). Quan đểm này mang tính tổng quát và thể hiện bản chất hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Đây cũng là quan điểm tác giả cảm thấy phù hợp nhất ở góc độ doanh nghiêp. Không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh là mối quan tâm hàng đầu của bất kỳ ai, bất kỳ doanh nghiệp nào khi tiến hành hoạt động kinh doanh. Nâng cao hiệu quả kinh doanh cũng là vấn đề bao trùm và xuyên suốt mọi hoạt động kinh doanh, thể hiện chất lượng của toàn bộ công tác quản lý kinh tế; bởi vì, suy cho cùng, quản lý kinh tế là để bảo đảm tạo ra kết quả và hiệu quả cao nhất của mọi quá trình, mọi giai đoạn và mọi hoạt động kinh doanh. Tất cả những cải tiến, những đổi mới về nội dung, phương pháp và biện pháp áp dụng trong quản lý chỉ thực sự có ý nghĩa khi và chỉ khi làm tăng được kết quả kinh doanh mà qua đó làm tăng được hiệu quả kinh doanh.
  • 26. 14 Đối với các doanh nghiệp, hiệu quả kinh doanh không những là thước đo chất lượng phản ánh trình độ tổ chức, quản lý kinh doanh mà còn là vấn đề sống còn. Trong điều kiện kinh tế thị trường ngày càng phát triển, cùng với quá trình hội nhập của nền kinh tế, doanh nghiệp muốn tồn tại, muốn vươn lên thì trước hết, kinh doanh phải mạng lại hiệu quả. Hiệu quả kinh doanh càng cao, doanh nghiệp càng có điều kiện để mở mang và phát triển kinh tế, càng có điều kiện đầu tư, mua sắm máy móc, thiết bị, phương tiện hiện đại cho kinh doanh, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật và quy trình công nghệ mới; cải thiện và nâng cao đời sống người lao động, thực hiện tốt nghĩa vụ với Ngân sách Nhà nước. 1.2.2 Bản chất hiệu quả hoạt động kinh doanh Bất kỳ một hoạt động nào của mọi tổ chức đều mong muốn đạt hiệu quả cao nhất trên mọi phương diện kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường. Hoạt động kinh doanh trong cơ chế thị trường yêu cầu hiệu quả càng đòi hỏi cấp bách, vì nó là động lực thúc đẩy các doanh nghiệp cạnh tranh và phát triển. Hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp chủ yếu xét trên phương diện kinh tế quan hệ với hiệu quả xã hội và môi trường. Khái niệm về hiệu quả sản xuất kinh doanh đã cho thấy bản chất của hiệu quả sản xuất kinh doanh là phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực để đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp. Thực chất của hiệu quả kinh doanh là sự so sánh giữa các kết quả đầu ra với các yếu tố đầu vào của một tổ chức kinh tế được xem xét trong một kỳ nhất định, tùy theo yêu cầu của các nhà quản trị kinh doanh. Các chỉ tiêu tài chính phản ánh hiệu quả kinh doanh, là cơ sở khoa học để đánh giá trình độ của các nhà quản lý, căn cứ đưa ra các quyết định trong tương lai. Song độ chính xác của thông tin từ các chỉ tiêu hiệu quả phân tích phụ thuộc vào nguồn số liệu, thời gian và không gian phân tích. Các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh có thể khái quát như sau: Sự so sánh giữa kết quả đầu ra so với kết quả đầu vào được tính theo công thức: Hiệu quả kinh doanh= Kết quả đầu ra (1) Yếu tố đầu vào
  • 27. 15 Hoặc sự so sánh giữa yếu tố đầu vào so với kết quả đầu ra: Yếu tố đầu vào (2) Kết quả đầu ra Ở chỉ tiêu (1) kết quả tính được càng lớn chứng tỏ hiệu quả kinh doanh càng cao và chỉ tiêu (2) thì ngược lại. Kết quả đầu ra, chi phí đầu vào có thể đo bằng thước đo hiện vật, thước đo giá trị tùy theo mục đích của việc phân tích. Dựa vào Báo cáo kết quả kinh doanh, các chỉ tiêu kết quả đầu ra bao gồm: Tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ, tổng lợi nhuận kế toán trước thuế, lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp. Dựa vào Bảng cân đối kế toán, các chỉ tiêu yếu tố đầu vào bao gồm: Tổng tài sản bình quân, tổng nguồn vốn chủ sở hữu bình quân, tổng tài sản dài hạn bình quân, tổng tài sản ngắn hạn bình quân. Chỉ tiêu (1) phản ánh cứ 1 đồng chi phí đầu vào (vốn, nhân công, nguyên vật liệu, máy móc thiết bị…) thì tạo ra bao nhiêu đồng kết quả đầu ra như doanh thu, lợi nhuận… trong một kỳ kinh doanh, chỉ tiêu càng cao chứng tỏ hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp càng tốt. Chỉ tiêu (2) phản ánh cứ 1 đồng kết quả đầu ra như doanh thu, lợi nhuận, giá trị sản lượng hàng hóa… thì cần bao nhiêu đồng chi phí đầu vào vốn, nguyên vật liệu, nhân công…) chỉ tiêu này càng thấp thì hiệu quả kinh doanh càng cao. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh thường thể hiện một kỳ phân tích, do vậy số liệu dùng để phân tích các chỉ tiêu này cũng là kết quả của một kỳ phân tích. Nhưng tùy theo mục đích của việc phân tích và nguồn số liệu sẵn có, khi phân tích có thể tổng hợp các số liệu từ thông tin kế toán tài chính và kế toán quản trị khi đó các chỉ tiêu mới đảm bảo chính xác và ý nghĩa. 1.2.3 Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh Ðối với nền kinh tế quốc dân: Hiệu quả của nền kinh tế quốc dân phụ thuộc vào hiệu quả kinh doanh cá biệt của các doanh nghiệp. Nếu hiệu quả kinh doanh của từng doanh nghiệp được nâng cao sẽ góp phần nâng cao hiệu quả của nền kinh tế Hiệu quả kinh doanh=
  • 28. 16 quốc dân, góp phần tạo sự tăng truởng kinh tế, nâng cao mức sống xã hội, giữ vững trật tự an ninh xã hội. Ðối với doanh nghiệp: Hiệu quả kinh doanh biểu hiện qua các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả, được tối đa hoá và nó phụ thuộc vào môi trường kinh doanh, trình độ công nghệ, quản lý vốn và nguồn lực của doanh nghiệp. Trong cơ chế thị trường, hiệu quả kinh doanh đóng vai trò hết sức quan trọng, nó quyết định khả năng cạnh tranh và phát triển của doanh nghiệp. Khi kinh doanh có hiệu quả doanh nghiệp mới có khả năng tái đầu tư để đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất hoạt động, chất lượng sản phẩm, giảm giá thành, tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường trong nước cũng như quốc tế. Ðối với người lao động: Khi doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả sẽ mang lại cho nguời lao động công việc và thu nhập ổn định, đời sống vật chất và tinh thần, điều kiện và môi trường làm việc của người lao động ngày càng được cải thiện, nâng cao. Mặt khác khi người lao động yên tâm, gắn bó với doanh nghiệp thì họ sẽ toàn tâm toàn ý với công việc, khi đó năng suất lao động sẽ tăng lên góp phần vào việc nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. 1.2.4 Ý nghĩa và nhiệm vụ phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh 1.2.4.1 Ý nghĩa của việc phân tích hiệu quả kinh doanh Thông tin từ các chỉ tiêu phân tích hiệu quả kinh doanh cung cấp cho mọi đối tượng quan tâm để có cơ sở khoa học đưa ra các quyết định hữu ích cho các đối tượng khác nhau. Đối với các nhà quả trị kinh doanh như Giám đốc. Chủ tịch hội đồng quản trị và Trưởng các bộ phận, thu nhận các thông tin từ việc phân tích để đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản, nguồn vốn, chi phí, từ đó phát huy những mặt tích cực và đưa ra các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng các yếu tố sản xuất để khai thác tiềm năng sử dụng từng yếu tố góp phân nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho doanh nghiệp. Đối với các nhà đầu tư như các cổ đông, các công ty liên doanh thông qua các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn, lợi nhuận, cổ tức,… để tiếp thêm sức mạnh đưa ra các quyết định đầu tư thêm, hay rút vốn nhằm thu lợi nhuận cao nhất và đảm bảo an toàn cho vốn đầu tư.
  • 29. 17 Đối với các đối tượng cho vay như ngân hàng, kho bạc, công ty tài chính thông qua các chỉ tiêu phân tích hiệu quả kinh doanh để có cơ sở khoa học đưa ra các quyết định cho vay ngắn hạn, dài hạn, nhiều hay ít vốn nhằm thu hồi được vốn và lãi, đảm bảo an toàn cho các công ty cho vay. Các cơ quan chức năng của Nhà nước như cơ quan thuế, kiểm toán Nhà nước, cơ quan thống kê qua các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn ngân sách để kiểm tra tình hình thực hiện nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với Ngân sách Nhà nước, thực hiện luật kinh doanh, các chế độ tài chính có đúng không, đánh giá tốc độ tăng trưởng của các doanh nghiệp, các ngành. Thông qua phân tích để kiến nghị với các cơ quan chức nâng góp phần hoàn thiện chế độ tài chính nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh phát triển. Thông tin phân tích hiệu quả kinh doanh còn cung cấp cho cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp biết được thực chất hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp thế nào, chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp trong tương lai, từ đó họ an tâm công tác, tâm huyết với nghề nghiệp. Tóm lại, thông tin phân tích hiệu quả kinh doanh rất hữu ích cho nhiều đối tượng khác nhau, để từ đó đưa ra các quyết định kinh doanh có lợi cho từng đối tượng. 1.2.4.2 Nhiệm vụ phân tích hiệu quả kinh doanh Xuất phát từ mục tiêu và nhu cầu quản trị của các nhà quản lý, khi phân tích hiệu quả kinh doanh cần phải xây dựng chỉ tiêu và hệ thống chỉ tiêu cho phù hợp nhằm cung cấp các thông tin chính xác cho các đối tượng để đưa ra các quyết định phù hợp. Sử dụng phương pháp phân tích phù hợp cho từng mục tiêu và nội dung cụ thể như vậy mới đảm bảo quá trình phân tích đạt hiệu quả cao và tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp. Mỗi một phương pháp thường phù hợp với những mục tiêu và nội dung phân tích hiệu quả kinh doanh khác nhau. Để đánh giá khái quát hiệu quả kinh doanh, các chuyên gia phân tích thương sử dụng phương pháp so sánh và phân tích các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh trên các góc độ như sức sinh lời kinh tế của tài sản, sức sinh lời của vốn chủ sở hữu, lãi cơ bản trên cổ phiếu, tỷ suất lợi nhuận trước thuế so với doanh thu thuần, tỷ suất lợi nhuận sau thuế so với chi phí…Mặt khác khi phân tích
  • 30. 18 hiệu quả kinh doanh của từng nội dung cần kết hợp nhiều phương pháp phân tích như phương pháp so sánh và phương pháp loại trừ. Phương pháp loại trừ mới xác định được ảnh hưởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích bằng định lượng cụ thể. Từ đó xem xét mức độ ảnh hưởng của mỗi nhân tố, đâu là nhân tố tích cực, tiêu cực, đâu là nhân tố bên trong và bên ngoài, từ đó đưa ra các biện pháp tương ứng, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Tài liệu phục vụ cho phân tích hiệu quả kinh doanh chủ yếu là Báo cáo kết quả kinh doanh, Bảng cân đối kế toán, Thuyết minh báo cáo tài chính, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Bên cạnh đó còn kết hợp các sổ chi tiết, sổ tổng hợp của kế toán tài chính và kế toán quản trị. Nhiệm vụ phân tích hiệu quả kinh doanh được xét trên mọi góc độ như phân tích hiệu quả sử dụng tài sản, hiệu quả sử dụng nguồn vốn, hiệu quả sử dụng chi phí. Tùy theo mục tiêu các nhà quản trị kinh doanh có thể phân tích chi tiết, đánh giá khái quát… Sau đó tổng hợp để đưa ra nhận xét. 1.2.5 Các chỉ tiêu đo lường hiệu quả hoạt động kinh doanh 1.2.5.1 Tỷ suất sinh lợi của doanh thu “Tỷ suất sinh lợi của doanh thu” (ROS – Return on sales): Chỉ tiêu này cho biết một đơn vị doanh thu thuần đem lại mấy đơn vị lợi nhuận sau thuế. Trị số của chỉ tiêu này càng cao, hiệu quả kinh doanh càng cao và ngược lại, trị số của chỉ tiêu càng thấp, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp càng thấp Trong phân tích kinh doanh, chỉ tiêu ROS được sử dụng như một chỉ tiêu bổ sung để đánh giá khái quát hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp bên cạnh chỉ tiêu ROE. Chỉ tiêu ROS được xác định theo công thức: Tỷ suất sinh lợi của doanh thu thuần = Lợi nhuận sau thuế Doanh thu thuần Nguồn: Nguyễn Văn Công, 2009, tr 289 1.2.5.2 Hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu Các nhà đầu tư thường coi trọng đến chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu vì họ quan tâm đến khả năng thu được lợi nhuận so với vốn mà họ bỏ ra để đầu tư, với mục đích tăng cường kiểm soát và bảo toàn vốn phát triển.
  • 31. 19 Tỷ suất sinh lợi của vốn chủ sở hữu (ROE – Return on equity) là chỉ tiêu phản ánh một đơn vị vốn chủ sở hữu đem lại mấy đơn vị lợi nhuận sau thuế và được xác định theo công thức: Lợi nhuận sau thuế Tỷ suất sinh lợi của vốn chủ sở hữu= Vốn chủ sở hữu bình quân Tỷ suất sinh lợi của vốn chủ sở hữu càng cao chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng có hiệu quả vốn chủ sở hữu và do vậy, càng hấp dẫn các nhà đầu tư. Hơn nữa, trị số này lớn còn cho thấy năng lực của bộ phận quản lý trong việc cân đối một cách hài hòa, hợp lý giữa vốn chủ sở hữu với nợ phải trả để vừa đảm bảo an ninh tài chính, vừa khai thác được lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp minh trong quá trình huy động vốn, mở rộng quy mô kinh doanh. Chỉ tiêu tỷ suất sinh lợi của vốn chủ sở hữu phản ánh khá rõ nét hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp vì suy cho cùng, kinh doanh là hoạt động kiếm lời; do vậy, mục đích cuối cùng của các nhà đầu từ là đem lại lợi nhuận cao nhất trên đồng vốn của mình. Số vốn chủ sở hữu bình quân trong công thức xác định ROE được xác định như sau: VCSH bình quân = Số VCSH hiện có đầu kỳ + Số VCSH hiện có cuối kỳ 2 Vòng quay của vốn chủ sở hữu Tổng doanh thu thuần trong kỳ Số vòng quay của VCSH = Vốn chủ sở hữu bình quân trong kỳ Số vòng quay của vốn chủ sở hữu cho biết: Trong kỳ kinh doanh, vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp quay được mấy vòng. Số vòng quay càng lớn, hiệu năng hoạt động của vốn chủ sở hữu càng cao và ngược lại. Mức hao phí vốn chủ sở hữu Vốn chủ sở hữu bình quân trong kỳ Lợi nhuận sau thuế trong kỳ Mức hao phí vốn chủ sỡ hữu so với lợi nhuận sau thuế cho biết: Để có 1 đơn vị lợi nhuận sau thuế, doanh nghiệp phải hao phí mấy đơn vị vốn chủ sở hữu bình quân. Mức hao phí vốn chủ sở hữu so với lợi nhuận sau thuế càng lớn, hiệu quả hoạt động Mức hao phí VCSH=
  • 32. 20 càng thấp và ngược lại, mức hao phí vốn chủ sở hữu so với lợi nhuận sau thuế càng nhỏ, hiệu quả hoạt động của vốn chủ sở hữu càng cao. Để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh sinh lời của vốn chủ sở hữu ta có thể biến đổi chỉ tiêu đó như sau: Tài sản bình quân Tỷ suất sinh lợi của VCSH= VCSH bình quân Doanh thu Lợi nhuận sau × thuần × thuế Tài sản Doanh thu bình quân thuần Tỷ suất sinh lợi của VCSH= Hệ số tài sản so với VCSH × Số vòng quay của tài sản × Tỷ suất sinh lời của doanh thu thuần Nhìn vào quan hệ trên ta thấy muốn cải thiện khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu có thể tác động vào 3 nhân tố hệ số tài sản so với vốn chủ sở hữu, số vòng quay của tài sản và tỷ suất sinh lời của doanh thu thuần. Từ đó đưa ra các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của từng nhân tố góp phần tăng sức sinh lời của vốn chủ sở hữu. Nguồn: Nguyễn Văn Công, 2009, tr 331 – tr 335 1.2.5.3 Hiệu quả sử dụng tài sản Khi phân tích hiệu quả sử dụng tài sản, cần phải nghiên cứu một cách toàn diện cả về thời gian, không gian, môi trường kinh doanh và đồng thời đặt nó trong mối quan hệ với sự biến động giá cả của các yếu tố sản xuất. Do vậy, khi phân tích hiệu quả sử dụng tài sản trước hết phải xây dựng được hệ thống các chỉ tiêu tài chính tổng hợp và chi tiết phù hợp với đặc điểm của từng nhóm tài sản sử dụng trong các doanh nghiệp, sau đó phải biết vận dụng phương pháp phân tích thích hợp. Việc phân tích phải được tiến hành trên cơ sở phân tích từng chỉ tiêu, sau đó tổng hợp lại, từ đó đưa ra các biện pháp nâng hiệu quả sử dụng tài sản, nhằm khai thác hết công suất các tài sản đã đầu tư Các chỉ tiêu thường sử dụng phân tích hiệu quả sử dụng tài sản như sau: Số vòng quay tài sản Số vòng quay tài sản = Tổng doanh thu thuần Tổng tài sản bình quân
  • 33. 21 Số vòng quay của tài sản cho biết: Trong kỳ kinh doanh, tài sản của doanh nghiệp quay được mấy vòng. Số vòng quay càng lớn, hiệu năng hoạt động của tài sản càng cao và ngược lại. Tỷ suất sinh lợi của tài sản Khả năng tạo ra lợi nhuận sau thuế của tài sản mà doanh nghiệp sử dụng cho hoạt động kinh doanh, chỉ tiêu này tính như sau: Tỷ suất sinh lợi của tài sản = Lợi nhuận sau thuế Tổng tài sản bình quân Tỷ suất sinh lợi của tài sản (ROA – Return On Asset) cho biết: trong một kỳ phân tích, doanh nghiệp đầu tư 1 đồng tài sản, thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp là tốt, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Mức hao phí tài sản so với doanh thu thuần Khả năng tạo ra doanh thu thuần của tài sản là một chỉ tiêu kinh tế cơ bản để dự kiến vốn đầu tư khi doanh nghiệp muốn một mức doanh thu thuần như dự kiến, chỉ tiêu này thường được xác định như sau: Mức hao phí của tài sản so với DTT = Tổng tài sản bình quân Doanh thu thuần Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ phân tích, doanh nghiệp thu được 1 đồng doanh thu thuần thì cần bao nhiều đồng tài sản đầu tư, chỉ tiêu này càng thấp hiệu quả sử dụng tài sản càng tốt, góp phần tiết kiệm tài sản và nâng cao doanh thu thuần trong kỳ của doanh nghiệp. Mức hao phí tài sản so với lợi nhuận sau thuế Khả năng tạo ra lợi nhuận sau thuế của các tài sản mà doanh nghiệp đang sử dụng cho hoạt động kinh doanh, chỉ tiêu này thường được xác định như sau: Mức hao phí tài sản so với LNST= Tổng tài sản bình quân Lợi nhuận sau thuế
  • 34. 22 Mức hao phí tài sản so với lợi nhuận sau thuế cho biết: Để có 1 đơn vị lợi nhuận sau thuế, doanh nghiệp phải hao phí mấy đơn vị tài sản bình quân. Mức hao phí tài sản so với lợi nhuận sau thuế càng lớn, hiệu quả hoạt động càng thấp và ngược lại, mức hao phí tài sản so với lợi nhuận sau thuế càng nhỏ, hiệu quả hoạt động của tài sản càng cao. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản thông qua mô hình Dupont Mô hình tài chính Dupont là một trong các mô hình thường được vận dụng để phân tích hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp trong mối quan hệ mật thiết giữa các yếu tố đầu vào và kết quả đầu ra. Yếu tố đầu vào của doanh nghiệp thể hiện bằng các tài sản đầu tư. Kết quả đầu ra của doanh nghiệp đó chính là chỉ tiêu doanh thu thuần, lợi nhuận. Mục đích của mô hình tài chính Dupont là phân tích khả năng sinh lời của một đồng tài sản mà doanh nghiệp sử dụng, để từ đó giúp cho các nhà quản trị đưa ra các quyết định nhằm đạt được khả năng lợi nhuận mong muốn. Trong phân tích tài chính, các chuyên gia phân tích thường hay sử dụng mô hình Dupont, cụ thể như sau: Lợi nhuận Sức sinh lời của tài sản= sau thuế Tài sản bình quân Lợi nhuận sau thuế Doanh thu thuần = Doanh thu thuần × Tài sản bình quân Sức sinh lời của tài sản=Hệ số sinh lời của DTT×Số vòng quay TS bình quân Ý nghĩa của mô hình Dupont như sau: Bên phải triển khai số vòng quay của toàn bộ tài sản bình quân: phần này trình bày tài sản ngắn hạn bình quân cộng với tài sản dài hạn bình quân bằng tổng số tài sản doanh nghiệp sử dụng. Doanh thu thuần tiêu thụ chia cho toàn bộ tài sản bình quân cho biết số vòng quay tài sản trong một kỳ phân tích. Số vòng quay của tài sản bình quân càng cao chứng tỏ sức sản xuất của các tài sản càng nhanh, đó là nhân tố tăng sức sinh lời của tài sản. Nhìn vào bên phải ta thấy vòng quay của tài sản bình quân bị ảnh hưởng bởi những nhân tố: - Tổng doanh thu thuần càng lớn, số vòng quay càng nhiều
  • 35. 23 - Tài sản bình quân càng nhỏ, số vòng quay càng nhiều Song tổng doanh thu thuần và tổng tài sản bình quân có quan hệ mật thiết với nhau, trong thực tế 2 chỉ tiêu này thường quan hệ cùng chiều, khi tổng tài sản bình quân tăng thì tổng doanh thu thuần cũng tăng. Trên cơ sở đó nếu doanh nghiệp muốn tăng vòng quay của tài sản thì cần phân tích các nhân tố có liên quan, phát hiện các mặt tích cực, tiêu cực của từng nhân tố để có biện pháp nâng cao số vòng quay của tài sản bình quân, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. - Bên trái triển khai sức sinh lời của doanh thu thuần: Phần này trình bày tổng chi phí bao gồm chi phí sản xuất và chi phí ngoài sản xuất. Doanh thu thuần trừ đi tổng chi phí bằng lãi thuần, lãi thuần chia cho doanh thu thuần bằng sức sinh lời của doanh thu thuần. - Bên trái cho biết những nhân tố ảnh hưởng đến sức sinh lời của doanh thu thuần. Trên cơ sở đó, doanh nghiệp muốn tăng sức sinh lời của doanh thu thuần cần có các biện pháp giảm chi phí bằng cách phân tích những nhân tố cấu thành đến tổng chi phí để có biện pháp phù hợp. Đồng thời tìm mọi biện pháp để nâng cao doanh thu, giảm các khoản giảm trừ. Khi nghiên cứu khả năng sinh lời của tài sản cũng cần phải quan tâm đến mức tăng của vốn chủ sở hữu bởi số vòng quay của tài sản bình quân và sức sinh lời của doanh thu thuần là 2 nhân tố không phải lúc nào cũng tăng ổn định. Mặt khác để tăng lợi nhuận trong tương lai cũng cần phải đầu tư thêm. Việc tăng vốn chủ sở hữu phụ thuộc vào lợi nhuận thuần và chính sách phân phối lợi nhuận của doanh nghiệp. Do vậy cần phải kết hợp tăng vốn chủ sở hữu và tăng những nguồn tài trợ từ bên ngoài. Tóm lại, phân tích hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp dựa vào mô hình tài chính Dupont đã đánh giá đầy đủ hiệu quả trên mọi phương diện. Đồng thời phát hiện ra các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng tài sản để từ đó có các biện pháp nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp. Nguồn: Nguyễn Văn Công, 2009, tr 313 – tr 324
  • 36. 24 1.2.5.4 Hiệu quả sử dụng chi phí “Tỷ suất sinh lợi của chi phí hoạt động” (ROOE – Return on operating expenses) là chỉ tiêu phản ánh một đơn vị chi phí hoạt động phát sinh trong kỳ đem lại mấy đơn vị lợi nhuận sau thuế. Trị số của ROOE càng lớn, hiệu quả kinh doanh càng cao và ngược lại. Cũng như chỉ tiêu ROS, chỉ tiêu ROOE cũng được sử dụng bổ sung để đánh giá khái quát hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp và xác định theo công thức: Lợi nhuận sau thuế Tỷ suất sinh lợi của chi phí hoạt động = Chi phí hoạt động Trong đó, chi phí hoạt động là toàn bộ chi phí mà doanh nghiệp tiêu hao có liên quan đến kết quả hoạt động trong kỳ, bao gồm giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp, chi phí hoạt động tài chính và chi phí khác. Tỷ suất sinh lợi của giá vốn hàng bán Lợi nhuận sau thuế Tổng giá vốn hàng bán Tỷ suất sinh lợi của giá vốn hàng bán cho biết: 1 đơn vị giá vốn hàng bán tiêu hao trong kỳ đem lại mấy đơn vị lợi nhuận sau thuế. Tỷ suất sinh lợi của giá vốn hàng bán càng lớn, hiệu quả hoạt động kinh doanh càng cao và ngược lại. Mức hao phí giá vốn hàng bán Tổng giá vốn hàng bán Lợi nhuận sau thuế Mức hao phí giá vốn hàng bán so với lợi nhuận sau thuế cho biết: Để có 1 đơn vị lợi nhuận sau thuế, doanh nghiệp phải hao phí mấy đơn vị giá vốn hàng bán. Chỉ tiêu này càng lớn, hiệu quả hoạt động kinh doanh càng thấp và ngược lại. Tỷ suất sinh lợi của chi phí bán hàng Lợi nhuận sau thuế Chi phí bán hàng Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ phân tích doanh nghiệp đầu tư 1 đồng chi phí bán hàng thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ mức lợi nhuận trong chi phí bán hàng càng lớn, doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí bán hàng. Tỷ suất lợi của chi phí bán hàng= Mức hao phí giá vốn hàng bán= Tỷ suất sinh lợi của GVHB=
  • 37. 25 Tỷ suất sinh lợi của chi phí quản lý doanh nghiệp Lợi nhuận sau thuế Chi phí QLDN Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ phân tích doanh nghiệp đầu tư 1 đồng chi phí quản lý doanh nghiệp thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ mức lợi nhuận trong chi phí quản lý doanh nghiệp quản lý càng lớn, doanh nghiệp đã tiết kiệm được chi phí quản lý. Nguồn: Nguyễn Văn Công, 2009, tr 325 – tr 331 1.2.5.5 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động Trong quá trình sản xuất kinh doanh, lao động được đánh giá là một yếu tố đặc biệt quan trọng, xuyên suốt trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Phân công lao động thích hợp chắc chắn mang lại hiệu quả cao. Lao động là yếu tố không kém phần quan trọng so với vốn và cũng góp phần mang lại hiệu quả cho quá trình kinh doanh. Hiệu quả sử dụng lao động là chỉ tiêu phản ánh sự tác động của một số biện pháp đến lao động về mặt số lượng và chất lượng với mục đích cuối cùng là tăng kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh. Hiệu quả sử dụng lao động được đánh giá thông qua một số chỉ tiêu sau: Năng suất lao động Doanh thu thuần Tổng số lao động bình quân Mức sinh lợi của lao động Lợi nhuận trước thuế Tổng số lao động bình quân Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ kinh doanh một lao động có thể làm được bao nhiêu đồng lợi nhuận. 1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp 1.3.1 Nguồn vốn kinh doanh Nguồn vốn kinh doanh là một thước đo phản ánh khả năng tài chính cũng như quy mô của một doanh nghiệp. Nguồn vốn kinh doanh dồi dào có thể giúp doanh nghiệp dễ dàng trong việc mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư trang thiết Mức sinh lợi của lao động = Năng suất lao động = Tỷ suất sinh lợi của chi phí QLDN=
  • 38. 26 bị, tài sản cố định, theo đuổi các khách hàng lớn, tham gia các dự án lớn với yêu cầu về tài chính cao. Nguồn vốn kinh doanh lớn cũng giúp doanh nghiệp tiếp cận được với các công nghệ tiên tiến, đầu tư để áp dụng công nghệ trong việc quản lý điều hành. Nguồn vốn kinh doanh lớn cũng giúp tạo ra sự tin tưởng từ phía đối tác, các nhà đầu tư, khách hàng, nhà cung cấp,… Vị thế tài chính của một doanh nghiệp có tầm quan trọng trong việc đem lại lợi thế cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh cao cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics. 1.3.2 Nhân sự và công tác quản trị nguồn nhân lực Nhân tố con người luôn là yếu tố then chốt quyết định hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp cũng như sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Trình độ của ban lãnh đạo doanh nghiệp thể hiện qua chiến lược kinh doanh đúng đắn, năng lực quản lý kinh doanh và khả năng nhạy bén với thị trường giúp doanh nghiệp phát triển tốt. Các thành viên có trình độ, năng lực, kinh nghiệm, năng động, sáng tạo, có nhiều mối quan hệ tốt với bên ngoài sẽ đem lại nhiều cơ hội và lợi ích cho doanh nghiệp. Nhân viên có chuyên môn nghiệp vụ tốt, có sự nhiệt tình và đam mê với công việc mà họ đang làm là một yếu tố thuận lợi giúp doanh nghiệp duy trì và mở rộng số lượng khách hàng góp phần vào việc gia tăng thị phần và nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Đặc biệt đối với doanh nghiệp dịch vụ thì việc duy trì các mối quan hệ với khách hàng, sự đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng, sự chuyên nghiệp trong việc tiếp xúc với khách hàng, xử lý công việc, sự nhiệt tình là chìa khóa thành công của doanh nghiệp. 1.3.3 Hệ thống thông tin Trong thời đại công nghệ thì việc áp dụng công nghệ vào công việc quản lý kinh doanh là thực sự cần thiết. Việc xây dựng hệ thống thông tin giúp doanh nghiệp giảm chi phí, xử lý công việc nhanh hơn, tăng năng suất lao động, cung cấp các thông tin
  • 39. 27 cần thiết tới các bộ phận một cách kịp thời chính xác. Từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Thực tế đã chứng minh rằng: máy vi tính và những thành tựu của công nghệ thông tin đã có những đóng góp quan trọng quyết định sự lớn mạnh nhanh chóng và không ngừng của logistics. Muốn hoạt động logistics đạt được hiệu quả cao thì trước hết phải quản lý được hệ thống thông tin rất phức tạp trong quá trình này. Hệ thống thông tin logistics bao gồm nhiều thông tin trong nội bộ từng tổ chức (doanh nghiệp, nhà cung cấp, khách hàng của doanh nghiệp), thông tin trong từng bộ phận chức năng (logistics, kỹ thuật, kế toán – tài chính, marketing, sản xuất…), thông tin ở từng khâu trong chuỗi cung ứng (kho tàng, bến bãi, vận tải…) và sự kết nối thông tin giữa các tổ chức, bộ phận, công đoạn nêu trên. Trong hệ thống phức tạp đó thì xử lý các yêu cầu của khách hàng chính là trung tâm thần kinh của toàn bộ hệ thống. Tốc độ và chất lượng của luồng thông tin để xử lý các yêu cầu tác động đến chi phí và hiệu quả của toàn bộ quá trình. Nếu thông tin được trao đổi nhanh chóng, chính xác thì hoạt động logistics sẽ tiến hành hiệu quả. Ngược lại, nếu trao đổi thông tin chậm chạp, sai sót sẽ làm tăng các khoản chi phí lưu kho, lưu bãi, vận tải, làm cho việc giao hàng diễn ra không đúng thời hạn và làm mất khách hàng sẽ là điều không tránh khỏi. Công nghệ thông tin là chìa khóa vạn năng để giải quyết vấn đề mang tính sống còn này của logistics. Những thành tựu của công nghệ thông tin giúp cho việc trao đổi thông tin được nhanh chóng, chính xác, hỗ trợ cho chuỗi tích hợp hoạt động logistics trên toàn bộ hệ thống. Hệ thống thông tin giúp công ty lưu trữ thông tin về lô hàng, quá trình thực hiện vận chuyển, các bên tham gia, thông tin về khách hàng, quá trình thanh toán. Hệ thống thông tin giúp lưu trữ, xử lý thông tin nhanh chóng, phản hồi kịp thời và chính xác tới các bộ phận. Hệ thống thông tin là yếu tố không thể thay thế trong việc hoạch định và kiểm soát hệ thống logistics. Những thành tựu của công nghệ thông tin giúp cho người ta đưa ra những quyết định đúng đắn vào thời điểm nhạy cảm nhất.
  • 40. 28 Công nghệ thông tin ngày càng phát triển tinh vi, hiện đại, nó thực sự là vũ khí cạnh tranh lợi hại, giúp ai biết sử dụng giành chiến thắng, lĩnh vực logistics cũng không phải là ngoại lệ. 1.3.4 Chất lượng dịch vụ và giá cả Chất lượng dịch vụ có thể nói là yếu tố quan trọng nhất làm nên uy tín và thương hiệu cho doanh nghiệp và tạo ra sự hài lòng của khách hàng, tạo nên uy tín và thương hiệu cho doanh nghiệp. Bởi đối với các doanh nghiệp sản xuất và thương mại, sự giao hàng đúng hẹn, đầy đủ là yếu tố quan trọng, đảm bảo sản xuất hay mua bán thông suốt, đảm bảo uy tín cũng như lợi nhuận của họ. Chất lượng dịch vụ cũng thể hiện qua sự phản ứng nhanh nhạy và xử lý tốt các vấn đề xảy ra trong quá trình giao nhận. Bên cạnh chất lượng dịch vụ, thì giá cả cũng là yếu tốt không kém phần quan trọng. Việc doanh nghiệp theo đuổi chính sách giá nào là phụ thuộc vào việc xác định thị trường mục tiêu và chiến lược marketing của doanh nghiệp, nhưng điều cốt yếu là chính sách giá đó phải được khách hàng chấp nhận. Tùy theo từng mục tiêu chiến lược mà doanh nghiệp theo đuổi để chi phí cao hay thấp. Nếu tỷ lệ chi phí cho marketing trên tổng doanh thu cao mà doanh nghiệp vẫn duy trì và mở rộng được thị phần so với mục tiêu đề ra thì có nghĩa việc đầu tư cho khâu marketing có hiệu quả. Còn nếu như không đạt thì doanh nghiệp có thể xem xét lại cơ cấu chi tiêu. Một khi thương hiệu đã nổi tiếng thì tập trung chi phí vào nâng cao chất lượng dịch để củng cố thêm thương hiệu đó, có thể thông qua đổi mới và phát triển. Chất lượng dịch vụ tốt và giá cả hợp lý là yếu tố quan trọng góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và giúp doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả trên thị trường. 1.3.5 Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp Chiến lược kinh doanh giúp cho doanh nghiệp nhận rõ được mục đích, hướng đi của mình trong tương lai là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của doanh nghiệp. Chiến lược kinh doanh đóng vai trò định hướng hoạt động trong dài hạn của doanh nghiệp, nó là cơ sở vững chắc cho việc triển khai các hoạt động tác nghiệp. Sự
  • 41. 29 thiếu vắng chiến lược hoặc chiến lược thiết lập không rõ ràng, không có luận cứ vững chắc sẽ làm cho hoạt động của doanh nghiệp mất phương hướng, có nhiều vấn đề nảy sinh chỉ thấy trước mắt mà không gắn được với dài hạn hoặc chỉ thấy cục bộ mà không thấy được vai trò của cục bộ trong toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp. Chiến lược kinh doanh giúp cho doanh nghiệp nắm bắt và tận dụng các cơ hội kinh doanh, đồng thời chủ động đối phó với những nguy cơ và mối đe dọa trên thương trường kinh doanh. Chiến lược kinh doanh góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực, tăng cường vị thế của doanh nghiệp đảm bảo cho doanh nghiệp phát triển liên tục và bền vững. Chiến lược kinh doanh tạo ra các căn cứ vững chắc cho doanh nghiệp để ra các quyết định phù hợp với sự biến động của thị trường. Nó tạo ra cơ sở vững chắc cho các hoạt động nghiên cứu và triển khai, đầu tư phát triển đào tạo bồi dưỡng nhân sự, hoạt động mở rộng thị trường và phát triển sản phẩm. Trong thực tế phần lớn các sai lầm trong đầu tư, công nghệ, thị trường, đều xuất phát từ chỗ xây dựng chiến lược hoặc có sự sai lệch trong xác định mục tiêu chiến lược. Một chiến lược kinh doanh hợp lý giúp nâng cao khả năng cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp trong dài hạn. 1.3.6 Năng lực marketing của doanh nghiệp Trong môi trường kinh tế cạnh tranh gay gắt như hiện nay thì marketing đang đóng một vai trò then chốt trong việc giúp doanh nghiệp tồn tại và kinh doanh hiệu quả. Bắt đầu từ việc nghiên cứu thị trường, xác định thị trường mục tiêu, lựa chọn danh mục sản phẩm dịch vụ đến việc thực hiện sản xuất, phân phối và sau khi bán hàng hóa thì hoạt động marketing vẫn được tiếp tục, cho nên chức năng quản trị marketing có liên quan chặt chẽ đễn các lĩnh vực quản trị khác trong doanh nghiệp và nó có vai trò định hướng, kết hợp các chức năng khác để không chỉ nhằm lôi kéo khách hàng mà còn tìm ra các công cụ có hiệu quả thoả mãn nhu cầu khách hàng từ đó đem lại lợi nhuận cho công ty. Trong thời đại mà khách hàng là người phán quyết cuối cùng đối với sự sống còn của một doanh nghiệp thì chức năng marketing càng đóng vai trò quan trọng
  • 42. 30 trong việc thỏa mãn tối đa nhu cầu của khách hàng, điều này sẽ tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp và giúp doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả. Chức năng marketing là một vai trò rất quan trọng và một trong bốn chức năng không thể thiếu của các doanh nghiệp (tài chính, quản trị nhân sự, sản xuất, marketing). Vì thế để có thể tồn tại, phát triển và kinh doanh hiệu quả trên thị trường thì đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn không ngừng nâng cao năng lực marketing. 1.3.7. Hệ thống chính sách pháp luật Hệ thống chính sách pháp luật là một trong yếu tố bên ngoài ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics. Hệ thống chính sách pháp luật hoàn thiện, minh bạch, các văn bản được hướng dẫn thực hiện rõ ràng sẽ giúp các doanh nghiệp tiết kiệm được thời gian, chi phí trong việc làm thủ tục hải quan để thông quan hàng hóa. Ngược lại khi hệ thống chính sách pháp luật chưa hoàn thiện, thiếu minh bạch, các văn bản còn gây nhầm lẫn khó hiểu thì không chỉ làm tốn thời gian và chi phí cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics mà còn cho cả các doanh nghiệp sản xuất. Làm giảm uy tín của các doanh nghiệp logistics trong mắt khách hàng. 1.3.8. Đối thủ cạnh tranh hiện tại Một trong những yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp logistics đó chính là đối thủ cạnh tranh hiện tại của doanh nghiệp. Đối thủ cạnh tranh trực tiếp là tổ chức cung cấp các sản phẩm, dịch vụ cùng loại sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp đối thủ thường giành giật thị phần của doanh nghiệp bằng các lôi kéo khách hàng thông qua giá cả, chất lượng dịch vụ, khả năng cung cấp nhiều loại hình dịch vụ, khả năng cung cấp các dịch vụ trọn gói dẫn đến thị phần và doanh thu của doanh nghiệp bị sụt giảm. Vì thế, để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp logistics thì phân tích yếu tố đối thủ cạnh tranh hiện tại là một điều cần thiết.
  • 43. 31 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LOGISTICS CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN INTERSERCO MỸ ĐÌNH 2.1 Tổng quan về công ty 2.1.1 Giới thiệu về Interserco Mỹ Đình và ICD Mỹ Đình Cảng nội địa ICD Mỹ Đình thuộc Công ty TNHH một thành viên Đầu tư Thương mại và Dịch vụ Quốc tế được ủy quyền quản lý, điều hành và khai thác các hoạt động tại cảng ICD Mỹ Đình hoạt động theo Giấy phép số 3241/TCHQ/GSQL ngày 15 tháng 8 năm 2005 của Tổng Cục Hải Quan và được công nhận là địa điểm làm thủ tục hải quan theo Quyết định số 1535/QĐ-BTC ngày 14 tháng 7 năm 2008 của Bộ Tài chính. Ngày 26/05/2014 Thủ Tướng Chính Phủ đã đồng ý việc áp dụng thí điểm cơ chế chuyển cửa khẩu đối với hàng tiêu dùng nhập khẩu qua Cảng Hải Phòng về duy nhất Cảng Nội Địa ICD Mỹ Đình, do Công ty Interserco là đơn vị chủ quản và Công ty CP Interserco Mỹ Đình là đơn vị trực tiếp khai thác và quản lý. Đây là một thông tin hết sức quan trọng góp phần nâng cao vị thế Thủ đô và tăng nguồn thu ngân sách cho Thủ đô Hà Nội, tăng thêm động lực phát triển cho doanh nghiệp do tiết kiệm được thời gian và chi phí cho việc thông quan hàng hóa nhập khẩu. Công ty Interserco Mỹ Đình là công ty con trực thuộc Tập đoàn Interserco, là đơn vị quản lý, điều hành và khai thác trực tiếp cảng ICD Mỹ Đình. Với mạng lưới các công ty con khác trực thuộc Tập đoàn Interserco rải khắp các tỉnh phía Bắc và nhiều kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực logistics. Interserco Mỹ Đình có khả năng cung cấp dịch vụ logistics cũng như kho vận toàn miền Bắc Việt Nam, và là một trong các công ty cung cấp dịch vụ logistics và kho vận lớn nhất miền Bắc. ICD Mỹ Đình có vị trí đắc địa nằm trong trung tâm kinh tế, xã hội, văn hóa và chính trị của quốc gia – thủ đô Hà Nội, với tổng diện tích 55.000m2, được bao quanh bởi nhiều khu công nghiệp lớn và các trung tâm năng lượng, dễ dàng kết nối bằng đường bộ qua đường vành đai 3, Đại lộ Thăng Long, Quốc Lộ 6, Quốc Lộ 32 và hệ thống đường trên cao, ICD Mỹ Đình có một vị trí hết sức quan trọng và thuận lợi trong việc tạo thành chuỗi kết nối và cung ứng rất hoàn hảo giữa tất cả các doanh
  • 44. 32 nghiệp trong Vùng Kinh tế trọng điểm phía Bắc khi kết nối trực tiếp với hệ thống cảng nước sâu thuộc Hải Phòng . ICD Mỹ Đình có đầy đủ các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho việc làm thủ tục hàng hóa như: Có hệ thống kho bãi phục vụ việc lưu kho, kiểm tra hàng hóa của cơ quan hải quan, có kho ngoại quan. Thông qua hệ thống quản lý khai thác kho WMS (Warehouse Management System) tiên tiến tích hợp với hệ thống khai thác container CMS (Container Management System) hiệu quả, ICD Mỹ Đình cung cấp đa dạng và chuyên nghiệp các dịch vụ logistics và quản lý chuỗi cung ứng chất lượng cao với giá thành rất cạnh tranh, sẵn sàng đáp ứng mọi yêu cầu khắt khe nhất của khách hàng. 2.1.2 Trụ sở công ty Công ty Cổ phần Interserco Mỹ Đình Địa chỉ: Số 17 đường Phạm Hùng, Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội Điện thoại: +84.4.3768 5528 Fax: +84.4.3768 5883 Email: info@interserco-mydinh.vn 2.1.3 Dịch vụ Interserco Mỹ Đình cung cấp 2.1.3.1 Dịch vụ giao nhận, kho bãi, logistics Ủy thác xuất nhập khẩu. Dịch vụ tạm nhập tái xuất. Khai thuê hải quan, làm dịch vụ thông quan, chuyển cảng, chuyển cửa khẩu. Dịch vụ và cho thuê kho thông quan, kho ngoại quan, kho CFS. Cho thuê các loại kho theo tiêu chuẩn (kho tài liệu, kho lạnh, kho mát, kho thông thường ...). Giao nhận, vận tải, bốc xếp, nâng hạ. Kiểm định hàng hóa, đóng gói hàng hóa, đóng rút Container. Đại lý vận tải biển, hàng không. Vận tải hàng siêu trường, siêu trọng. Vận chuyển giao nhận hàng hóa công trình.
  • 45. 33 Vận chuyển đóng gói hàng hóa hành lý cá nhân 2.1.3.2 Dịch vụ hỗ trợ hàng chuyển cửa khẩu theo cơ chế đặc thù Dịch vụ vận chuyển, chuyển tiếp hàng hóa từ Hải Phòng đến ICD Mỹ Đình an toàn, nguyên niêm phong theo quy định. Dịch vụ bốc dỡ hàng hóa sẵn sàng làm việc 3 ca trong ngày. Dịch vụ tư vấn hỗ trợ xuất nhập khẩu chuyên nghiệp. Dịch vụ công bố sản phẩm, đăng ký an toàn vệ sinh thực phẩm. Dịch vụ đóng gói, dám tem nhãn cho hàng hóa tiêu dùng Nhập khẩu. Dịch vụ đăng ký, đăng kiểm, kiểm định xe ô tô nhập khẩu, đóng gói hàng hóa xuất nhập khẩu chuyên nghiệp. Dịch vụ phân phối hàng hóa Dịch vụ giao nhận xuất nhập khẩu ngoại thương. Dịch vụ hỗ trợ khai thuê Hải quan theo chương trình mới VNACCS/VCIS. 2.1.3.3 Cơ sở vật chất tại ICD Mỹ Đình Hệ thống kho hoàn thiện như: kho lạnh, kho thông quan, kho thường, kho mát, kho bảo quản hàng hóa. Hệ thống kho ngoại quan, kho CFS. Hệ thống bãi chứa hàng hóa, containers, hàng rời. Phương tiện bốc dỡ hàng hóa được trang bị tối ưu. Vận tải của Interserco và các công ty thành viên đều được trang bị hệ thống định vị kiểm soát hành trình di chuyển hàng hóa từ khi rời hàng hóa Cảng Hải Phòng cho đến khi về đến ICD Mỹ Đình. Hệ thống camera giám sát toàn cảng 24/7 có kết nối tới Cơ quan Hải quan. Hệ thống cổng cảng kiểm soát điện tử.
  • 46. 34 2.1.4 Sơ đồ tổ chức HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ TỔNG GIÁM ĐỐC BAN KIỂM SOÁT PHÒNG TÀI CHÍNH BỘ PHẬN HÀNH CHÍNH - KẾ TOÁN BỘ PHẬN THU PHÍ RA VÀO PHÒNG HÀNH CHÍNH NHÂN SỰ BỘ PHẬN KHO BÃI PHÒNG KINH BỘ PHẬN VỆ SINH NGOẠI DOANH BỘ PHẬN XE NÂNG XẾP DỠ PHÒNG NGHIỆP VỤ HẢI QUAN BỘ PHẬN BẢO TRÌ PHÒNG GIAO NHẬN BỘ PHẬN IT NGOẠI THƯƠNG PHÒNG GIAO NHẬN BỘ PHẬN LÁI XE VẬN TẢI Sơ đồ 2.1. Sơ đồ tổ chức công ty cổ phần Interserco Mỹ Đình