SlideShare a Scribd company logo
1 of 130
Download to read offline
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-------
ĐỖ THỊ LIÊN
THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP
MARKETING DU LỊCH CHO THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT
LUẬN VĂN THẠC SỸ DU LỊCH HỌC
HÀ NỘI – 2006
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
___________________________________________________
ĐỖ THỊ LIÊN
THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP
MARKETING DU LỊCH CHO THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT
Chuyên ngành: Du lịch
Mã số:
LUẬN VĂN THẠC SỸ DU LỊCH HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS. NGUYỄN VĂN LƯU
HÀ NỘI - 2006
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.................................................................................................1
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................................3
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu........................................................................3
4. Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................3
5. Đóng góp của luận văn........................................................................................4
6. Bố cục của luận văn ............................................................................................4
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1.
TỔNG QUAN VỀ ĐÀ LẠT VÀ TIỀM NĂNG DU LỊCH Ở ĐÀ LẠT
1.1. Sự hình thành và phát triển của thành phố Đà Lạt....................... 5
1.1.1. Đà Lạt trước năm 1893......................................................................................5
1.1.2. Đà Lạt sau chuyến thám hiểm của A. Yersin và thời kỳ đầu xây dựng...............6
1.1.3. Đà Lạt thời kỳ được mệnh danh là “Thủ đô mùa hè” .........................................8
1.1.4. Đà Lạt ngày nay..............................................................................................10
1.2. Tiềm năng và nguồn lực phát triển du lịch ở thành phố Đà Lạt. 12
1.2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên ..........................................................................12
1.2.1.1. Vị trí địa lý ...........................................................................................13
1.2.1.2. Địa hình, khí hậu, thuỷ văn...................................................................13
1.2.1.3. Tài nguyên động, thực vật.....................................................................15
1.2.1.4. Cảnh quan tự nhiên và một số thắng cảnh nổi tiếng...............................16
1.2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn.........................................................................20
1.2.2.1 Các công trình kiến trúc, các di tích lịch sử, văn hoá ở Đà Lạt .............20
1.2.2.2. Lễ hội dân gian truyền thống ...............................................................23
1.2.2.3. Các nghề truyền thống..........................................................................24
1.2.3. Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch.......................................................................27
1.2.3.1. Mạng lưới giao thông vận tải ................................................................27
1.2.3.2. Hệ thống cung cấp điện, nước ..............................................................28
1.2.3.3. Mạng lưới thông tin liên lạc..................................................................29
1.2.4. Nhân tố con người - một tiềm năng lớn trong hoạt động kinh doanh du lịch
ở Đà Lạt ........................................................................................................29
Chương 2.
HOẠT ĐỘNG MARKETING DU LỊCH CỦA TP. ĐÀ LẠT
2.1. Khái quát tình hình phát triển du lịch Đà Lạt .................................32
2.1.1. Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch.....................................................................32
2.1.1.1. Các cơ sở phục vụ lưu trú, ăn uống.......................................................32
2.1.1.2. Các cơ sở vui chơi giải trí, tham quan du lịch .......................................33
2.1.1.3. Các cơ sở lữ hành - vận chuyển du lịch.................................................34
2.1.2. Thị trường khách du lịch của Đà Lạt trong thời gian qua ..........................34
2.1.2.1. Thị trường khách du lịch quốc tế ..........................................................34
2.1.2.2. Thị trường khách du lịch nội địa ...........................................................37
2.1.3. Doanh thu xã hội từ du lịch ..........................................................................41
2.1.4. Lao động trong ngành Du lịch......................................................................42
2.1.5. Hoạt động quản lý du lịch ở Đà Lạt ............................................................46
2.2. Thực trạng hoạt động marketing du lịch của Đà Lạt ................. 49
2.2.1. Định hướng phát triển du lịch và chiến lược marketing
giai đoạn 2000-2005.......................................................................................49
2.2.1.1. Định hướng phát triển du lịch giai đoạn 2000 – 2005............................49
2.2.1.2. Chiến lược marketing du lịch của giai đoạn 2000 – 2005 ......................50
2.2.2. Tình hình thực hiện các chính sách trong chiến lược marketing ................51
2.2.2.1. Phân tích thực trạng sản phẩm du lịch của Đà Lạt ...............................51
2.2.2.2. Thực trạng về giá..................................................................................54
2.2.2.3. Hệ thống phân phối sản phẩm du lịch ..................................................56
2.2.2.4. Hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch ....................................................57
2.3. Đánh giá tổng quát hoạt động marketing du lịch của
thành phố Đà Lạt........................................................................... 60
2.3.1. Những thành công và nguyên nhân..............................................................60
2.3.1.1. Những thành công .................................................................................60
2.3.1.2. Nguyên nhân .........................................................................................62
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân....................................................................63
2.3.2.1. Những hạn chế .......................................................................................63
2.3.2.2. Nguyên nhân ..........................................................................................65
Chương 3.
MỘT SỐ GIẢI PHÁP MARKETING DU LỊCH CHO ĐÀ LẠT
3.1 Những cơ hội và thách thức đối với sự phát triển du lịch của
thành phố Đà Lạt .......................................................................... 68
3.1.1. Cơ hội ........................................................................................................68
3.1.2. Thách thức .................................................................................................70
3.2. Định hướng phát triển du lịch của thành phố Đà Lạt
giai đoạn 2006 – 2010 .................................................................... 72
3.2.1. Quan điểm phát triển ..................................................................................72
3.2.2. Định hướng phát triển.................................................................................73
3.2.3. Mục tiêu phát triển .....................................................................................76
3.3. Một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh hoạt động marketing... 77
3.3.1. Xác định mục tiêu marketing du lịch ở Đà Lạt ......................................77
3.3.2. Xác định thị trường khách mục tiêu của Đà Lạt ....................................79
3.3.3. Chiến lược marketing du lịch cho Đà Lạt trong thời gian tới ................84
3.3.3.1. Phát triển hệ thống sản phẩm du lịch đặc thù đủ sức cạnh tranh
trên thị trường đồng thời đa dạng hoá và nâng cao chất lượng
sản phẩm du lịch .............................................................................84
3.3.3.2. Sử dụng chính sách giá linh hoạt tạo thêm sức hút cho Đà Lạt .........91
3.3.3.3. Hoàn thiện kênh phân phối...............................................................93
3.3.3.4. Chiến lược xúc tiến, quảng bá..........................................................95
3.3.4. Đẩy mạnh đào tạo nhân lực cho hoạt động du lịch nói chung
và cho hoạt động marketing nói riêng ....................................................100
3.4. Kiến nghị
3.4.1. Đối với Chính phủ và các cơ quan trung ương...............................................103
3.4.2. Đối với chính quyền và cơ quan quản lý du lịch địa phương..........................103
KẾT LUẬN
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Khách quốc tế đến Đà Lạt-Lâm Đồng giai đoạn 2000-2005 .................. 35
Bảng 2: Khách nội địa đến Đà Lạt-Lâm Đồng giai đoạn 2000-2005................... 38
Bảng 3: So sánh lượng khách đến Lâm Đồng với các tỉnh phụ cận và cả nước... 40
Bảng 4: Doanh thu xã hội từ du lịch của Đà Lạt-Lâm Đồng
giai đoạn 2000-2005 ............................................................................. 41
Bảng 5: Thực trạng và số liệu dự báo về nguồn nhân lực du lịch
Đà Lạt - Lâm Đồng .............................................................................. 45
Bảng 6: So sánh đặc điểm của 3 địa phương có tiềm năng du lịch nghỉ dưỡng tại
Việt Nam ............................................................................................. 87
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
“DALAT: Dat Aliis Lactitian Aliis Temperiem”, tức là “Cho người này
niềm vui, người kia sự mát lành”. Câu châm ngôn mà người Pháp dành cho
Đà Lạt khi xây dựng ở đây một trung tâm nghỉ dưỡng thật có ý nghĩa và rất
phù hợp với một thành phố trẻ trung, xinh đẹp này. Nhiều người còn cho rằng
xuất xứ tên Đà Lạt là từ việc ghép 5 chữ cái đầu tiên trong câu châm ngôn
trên.
Với khí hậu và phong cảnh đặc trưng, Đà Lạt được ví như một thành
phố của Châu Âu nằm giữa một đất nước nhiệt đới. Ngay từ khi phát hiện ra
cao nguyên Lang Bian, bác sĩ Alexandre Yersin đã đề nghị với toàn quyền
Đông Dương Paul Doumer xây dựng ở đây thành một thành phố nghỉ dưỡng.
Từ đó đến nay Đà Lạt được biết đến như một thành phố du lịch nghỉ dưỡng
mộng mơ và lý tưởng.
Thành phố Đà Lạt - tỉnh Lâm Đồng nằm gần khu vực kinh tế năng
động nhất của đất nước là thành phố Hồ Chí Minh và miền Đông Nam Bộ, lại
có chức năng du lịch định hình rõ nét và khá sớm, nên từ khi Việt Nam thực
hiện công cuộc đổi mới, du lịch Đà Lạt đã thu hút khá đông khách trong và
ngoài nước.
Tuy nhiên, trong bối cảnh hội nhập hiện nay, du lịch Đà Lạt nói riêng
và cả nước nói chung cần phải tạo một vị thế, một hình ảnh, một thương hiệu
vững vàng trong khu vực và trên thế giới. Để làm được điều này cần sự góp
sức từ nhiều bộ, ngành và toàn xã hội, vì du lịch là một ngành kinh tế tổng
hợp, mang nội dung văn hoá sâu sắc, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội
hoá cao. Đặc biệt hơn, trong sự cố gắng từ ngay trong ngành, hoạt động
marketing du lịch cần được đẩy lên ở vị trí hàng đầu.
2
Hoạt động marketing du lịch không chỉ là quảng bá hình ảnh, giới thiệu
sản phẩm mà nó triển khai ngay từ việc nghiên cứu thị trường, tìm kiếm và
phát hiện ra nhu cầu đến việc xây dựng và quảng bá sản phẩm. Có thể nói
rằng hoạt động marketing du lịch ở Đà Lạt đến nay đã có những bước tiến
nhất định thể hiện ở công tác xúc tiến quảng bá du lịch: tham gia các hội chợ,
Festival Huế, Đà Nẵng, Nha Trang, festival du lịch Hà Nội; tuyên truyền với
các cơ quan thông tấn báo chí, các doanh nghiệp lữ hành ở Hà Nội, thành phố
Hồ Chí Minh, Cần Thơ; tổ chức thành công Hội chợ triển lãm Thương mại -
Du lịch Đà Lạt 2004, lễ hội sắc hoa Đà Lạt 2004 và Festival hoa Đà Lạt 2005
- những lễ hội lần đầu tiên được tổ chức ở Việc Nam.
Trên thực tế, ngành du lịch Đà Lạt cũng đang chuyển động với nhiều
dự án đầu tư các công trình khách sạn, khu du lịch trong đó có những dự án
nhiều tham vọng như khu du lịch Đankia - Suối Vàng, khu du lịch Hồ Tuyền
Lâm. Cùng với những dự án này, các đề tài nghiên cứu, khảo cứu về du lịch
Đà Lạt cũng ngày một nhiều. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu này phần
lớn đề cập tới cảnh sắc thiên nhiên hơn là những chuyển biến trong hoạt động
kinh tế du lịch. Về hoạt động marketing du lịch ở Đà Lạt cũng đã có một số
bài viết có nói đến ở các mức độ khác nhau, trên một số báo, tạp chí như bài
“Đà Lạt 110 năm, những việc làm thiết thực” hay bài “Những gì còn lại…”
đăng trên Tạp chí du lịch của Thành phố Hồ Chí Minh số 146+147, tháng 11
– 12 năm 2003; bài “Làm gì để năm 2010 Đà Lạt trở thành thành phố du
lịch chất lượng cao” - Báo Lâm Đồng số 2614 ra ngày 15/3/2006 v.v…
Những bài báo này chủ yếu nói một cách chung chung về các hoạt động xúc
tiến, quảng bá du lịch Đà Lạt, chưa có sự nghiên cứu sâu và hệ thống về các
hoạt động marketing du lịch Đà Lạt.
Là một người xa quê mới nhận công tác về Đà Lạt, tôi có mong muốn
được tìm hiểu về Đà Lạt, cũng là phù hợp với chuyên môn nghiên cứu và
3
giảng dạy của tôi sau này. Vì thế tôi đã chọn đề tài “Thực trạng và một số giải
pháp marketing du lịch cho thành phố Đà Lạt ” làm luận văn thạc sĩ, với hy
vọng trước tiên là tìm hiểu về tiềm năng du lịch ở Đà Lạt và sau đó vận dụng
những kiến thức chuyên môn đưa ra một số giải pháp marketing du lịch cho
Đà Lạt.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tổng quan du lịch ở Đà Lạt và thực
trạng hoạt động marketing du lịch của Đà Lạt, đồng thời nghiên cứu đưa ra
một số giải pháp marketing hiệu quả cho du lịch Đà Lạt.
Phạm vi nghiên cứu: đề tài tập trung nghiên cứu về tiềm năng du lịch,
hoạt động marketing du lịch của thành phố Đà Lạt - tỉnh Lâm Đồng trong 5
năm gần đây và đề xuất giải pháp cho 5 năm tới.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu: góp phần đẩy mạnh hoạt động marketing du lịch
cho Đà Lạt.
Nhiệm vụ nghiên cứu: Thứ nhất là tìm hiểu tổng quan về Đà Lạt và
hoạt động du lịch ở đây. Thứ hai là nghiên cứu phân tích hiện trạng tổ chức
hoạt động marketing du lịch ở Đà Lạt, chỉ ra điểm mạnh, điểm yếu những
thách thức, cơ hội... Thứ ba là vận dụng lí luận marketing vào thực tiễn, đưa
ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động marketing để phát
triển du lịch Đà Lạt tương xứng với tiềm năng của nó .
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng chủ yếu một số phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp khảo sát thực tiễn
- Phương pháp so sánh
4
5. Đóng góp của luận văn
- Khái quát về quá trình hình thành và phát triển của Đà Lạt như một đô
thị với chức năng nghỉ dưỡng.
- Hệ thống hoá tài nguyên du lịch của Đà Lạt.
- Đánh giá thực trạng hoạt động marketing du lịch của thành phố Đà
Lạt, nêu bật những thành công và những hạn chế, từ đó đưa ra một số giải
pháp marketing để đẩy mạnh phát triển du lịch Đà Lạt trở thành một điểm đến
nổi tiếng trong cả nước và khu vực từ những thế mạnh về du lịch của mình.
6. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo,
luận văn được bố cục làm 3 chương:
Chương 1. Tổng quan về Đà Lạt và tiềm năng phát triển du
lịch ở Đà Lạt
Chương 2. Hoạt động marketing du lịch của thành phố Đà Lạt
Chương 3. Một số giải pháp tăng cường hoạt động marketing
du lịch cho Đà Lạt
5
Chương 1.
TỔNG QUAN VỀ ĐÀ LẠT
VÀ TIỀM NĂNG DU LỊCH Ở ĐÀ LẠT
1.1. Sự hình thành và phát triển của thành phố Đà Lạt
1.1.1. Đà Lạt trước năm 1893
Đà Lạt trước năm 1893 là cao nguyên rộng lớn trải dài - cao nguyên
Lang Bian - có hình dáng như một hình elip với đường trục lớn theo hướng
Bắc – Nam. Cả một vùng rộng lớn ấy gồm nhiều ngọn đồi nằm kề, nối tiếp
nhau, sườn đồi này dốc thẳng đứng, sườn đồi kia dốc thoai thoải. Cả vùng đồi
núi này được phủ bởi lớp cỏ ngắn vào mùa khô, cao, dày vào mùa mưa và
thông tùng quanh năm xanh tốt. Dòng nước chảy theo nhiều hướng đa dạng,
nhiều suối thác, hồ ẩn mình dưới một lớp thảo mộc rậm rạp. Đỉnh núi cao
nhất của dãy Lang Bian cũng là đỉnh Lang Bian cao khoảng 2200m sừng sững
ở giữa như một hòn đảo nhỏ nổi lên giữa thông xanh và mây trắng.
Cư dân ở vùng đất này thưa thớt, một vài buôn làng nằm rải rác dưới
chân núi, chủ yếu là người Lạt, Cil và Srê. Cho đến bây giờ vẫn chưa có công
trình cụ thể nào nghiên cứu các bộ tộc này có mặt ở đây tự bao giờ, mà chỉ
ước đoán rằng họ xuất hiện trên cao nguyên này cách đây khoảng 400 -500
năm.
Sự phát hiện một số di chỉ đá mài quanh đèo Prenn thời gian qua cho
thấy từ rất xưa Đà Lạt đã có bóng dáng con người. Nhưng những người ấy có
quan hệ gì với người Lạt, Cil, Srê hay người Kinh thì còn phải chờ các công
trình nghiên cứu khoa học đầy đủ mới có thể xác định được. Song, có một
điều chúng ta có thể biết chắc chắn rằng Đà Lạt, tên gọi của vùng đất xinh đẹp
6
này là do chính bà con dân tộc thiểu số bản địa người Lạt đặt. Ông Cunhăc –
viên công sứ đầu tiên của thành phố này thời kỳ Pháp thuộc, đã thừa nhận như
vậy khi trả lời phỏng vấn về tên gọi Đà Lạt: Ở hồ nước mà dòng suối nhỏ của
bộ tộc Lạt chảy qua người ta gọi là Đà Lạt, theo tiếng của bộ tộc Lạt, Đa hay
Đak có nghĩa là nước. Nhiều nhà nghiên cứu dân tộc học cũng cho rằng Đà
Lạt có gốc là “Đàlàc” phát âm theo tiếng dân tộc thiểu số ở đây, “Đà” là
nước, “Làc” là tên của bộ tộc Lạt, sau đó do quá trình “Việt hoá” đã biến âm
thành Đà Lạt.
Ngày nay, qua các tài liệu còn lưu trữ cho thấy dấu vết các buôn làng
cũ của tổ tiên người Lạt còn để lại ở nhiều nơi: Bon Đơng (quả đồi trường
Cao đẳng Sư phạm), Rhàng Bon Yô (Học viện Lục quân), Klir Towach (ấp
Hồng Lạc), Đa Gút (Bệnh viện Lâm Đồng), Rhàng Pang M’Ly (thác Cam
Ly),…
1.1.2. Đà Lạt sau chuyến thám hiểm của Alexandre Yersin và thời kỳ
đầu xây dựng
Sự hình thành và phát triển của thành phố Đà Lạt được đánh dấu bằng
mốc sự kiện ngày 21 tháng 6 năm 1893, khi bác sĩ Alexandre Yersin trong
chuyến thám hiểm của mình đã đặt chân lên cao nguyên Lang Bian. Ông thực
sự bị ấn tượng mạnh mẽ về khí hậu mát mẻ, trong lành, về cảnh sắc tự nhiên
của vùng này. Điều đó đã hấp dẫn ông, gợi cho ông nhớ lại quê hương Thuỵ
Sĩ của mình.
Trong hồi ký ông mô tả về Lang Bian: một vùng đất phủ toàn cỏ xanh
mướt mắt, mặt đất như những lượn sóng dài làm cho ta có cảm tưởng đang đi
trên một đại dương bị xao động bởi những đợt sóng khổng lồ. Dãy Lang Bian
sừng sững như một hòn đảo và dường như càng lùi xa khi ta đến gần. Những
7
đàn nai lớn vụt bỏ chạy ra xa khi có tiếng động rồi ngoái lại nhìn một cách tò
mò.
Mặc dù bị hấp dẫn bởi vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ mà thơ mộng của cao
nguyên Lang Bian, nhưng vào lúc đó, chắc hẳn Yersin vẫn chưa ngờ rằng
vùng đất này sẽ có một tương lai rạng rỡ.
Vào những năm 1893 – 1894, chính quyền Pháp ở Đông Dương chưa
nghĩ đến việc thành lập các trạm điều dưỡng ở vùng núi. Họ chỉ chú ý đến
việc mở đường giao thông, khai thác tài nguyên vùng núi hoặc chinh phục các
bộ tộc người Thượng để củng cố cho sự bền vững của chế độ thuộc địa.
Sáng kiến thành lập các trạm nghỉ mát vùng núi ở Đông Dương được
Toàn quyền Paul Doumer đưa ra khi ông đến nhậm chức vào năm 1897.
Doumer đã học hỏi kinh nghiệm này từ thực dân Hà Lan ở Inđônêxia và nhất
là từ người Anh ở Ấn Độ. Trong hồi ký Đông Dương thuộc Pháp, ông viết:
“Trong tất cả các thuộc địa vùng nhiệt đới được cai trị một cách hợp lý,
người ta quan tâm đến việc tìm ra những vùng đất có khí hậu gần giống với
khí hậu Châu Âu để người da trắng có thể bảo tồn hay phục hồi sức lực. Các
trạm điều dưỡng ấy được sử dụng làm địa điểm nghỉ mát để khôi phục sức
khoẻ, được dùng làm nơi đặt các công sở, các cơ quan, các đạo quân không
bắt buộc phải bố trí ở các nơi khác”1
.
Doumer rất mong muốn tìm một hay nhiều nơi tương tự dành cho công
chức và binh sĩ Pháp mệt mỏi, đau yếu vì khí hậu nhiệt đới, tránh được cái
nóng nung người ở đồng bằng, tận hưởng những giây phút yên tĩnh trong
không khí mát lành để phục hồi sức khoẻ. Ông bắt đầu quan tâm tìm kiếm
những nơi nghỉ ngơi như vậy cho người da trắng. Trong thư gửi cho các khâm
sứ, thống sứ, ông nêu 4 điều kiện cần thiết cho một trạm nghỉ dưỡng: độ cao
trên 1200m, nguồn nước dồi dào, đất đai canh tác được và khả năng thiết lập
1
Trương Trổ, “Đà Lạt, thành phố cao nguyên”
8
đường giao thông dễ dàng. Ở miền Bắc, đỉnh Ba Vì được đề nghị nhưng vì
quá chật hẹp và độ ẩm quá cao nên không được chấp nhận. Vũng Tàu nằm
bên bờ biển có khí hậu mát mẻ hơn vùng nội địa cũng được giới thiệu, nhưng
toàn quyền Doumer không thích vì cho rằng vùng lầy Thang Tham dài hàng
chục cây số ở gần Vũng Tàu là môi trường ô nhiễm dễ truyền bệnh sốt rét.
Lúc này, Yersin cũng nhận được thư riêng của toàn quyền Paul Doumer
và ông đã đề xuất nên thiết lập nơi nghỉ dưỡng ở Đà Lạt – Đankia. Sau gần
một năm khảo sát, phái đoàn nghiên cứu đã trình lên Doumer toàn bộ bản
báo cáo chi tiết rất dài cho thấy việc đề nghị chọn cao nguyên Lang Bian của
Yersin là hoàn toàn phù hợp và đúng đắn, mặc dù việc mở đường lên vùng
này có phần khó khăn. Sau cùng, bằng chuyến tháp tùng Toàn quyền Paul
Doumer (1899) lên cao nguyên, Yersin đã tham gia quyết định việc thành lập
trạm điều dưỡng trên cao nguyên Lang Bian - tiền thân của thành phố Đà Lạt
sau này.
Trong thời kỳ đầu, nhiều phái đoàn nghiên cứu đã lên khảo sát cao
nguyên và bắt đầu xây dựng những cơ sở hạ tầng cho một trạm nghỉ dưỡng.
Năm 1907, xây dựng một lữ quán đầu tiên bằng gỗ cho khách vãng lai và sau
này xây dựng thành khách sạn Hồ (hotel du Lac).
1.1.3. Đà Lạt - thời kỳ được mệnh danh là “Thủ đô mùa hè”
Chiến tranh thế giới lần thứ nhất bùng nổ, những người Âu đã tìm lên
Đà Lạt vì điều kiện khó khăn về quê hương trong những ngày nghỉ phép. Họ
muốn nghỉ dưỡng ở Đà Lạt - một vùng khí hậu lý tưởng gợi nhớ quê hương.
Đường sá lúc này khá thuận tiện, nhưng đáng tiếc là cơ sở vật chất không đáp
ứng đủ nhu cầu của họ.
Trước những yêu cầu nghỉ dưỡng của người Âu ở Đông Dương, các
công trình xây dựng được tiếp tục đầu tư: Lang Bian Palace (1916), nhà máy
9
điện, dưỡng viện thừa sai, trường học, bưu điện, kho bạc, nhà máy nước,
khách sạn và đặc biệt là một đồ án thiết kế thị xã được kiến trúc sư Hébrard
hoàn thành với ý đồ biến Đà Lạt thành thủ phủ của Đông Dương. Đà Lạt được
thể chế hoá như một thị xã nhưng với những dự định về tương lai muốn vươn
tới một trung tâm hành chính văn hoá và du lịch lớn của Đông Dương thì Đà
Lạt rất hấp dẫn đối với nhiều giới từ chính khách đến thương nhân.
Từ năm 1923 đến năm 1940, tốc độ xây dựng được đẩy nhanh, Đà Lạt
bắt đầu thật sự chuyển mình thành một thành phố nghỉ mát với hơn 400 biệt
thự và nhiều khách sạn lớn. Bệnh viện, trường học, hệ thống điện nước,
đường sá cơ bản được hoàn thành. Năm 1935 công ty Du lịch được thành lập,
năm 1936 xuất bản sách giới thiệu du lịch ở Đà Lạt và vùng ven bằng ba thứ
tiếng: Pháp, Anh và Hà Lan, phổ biến rộng rãi khắp Viễn Đông.
Từ năm 1940 đến năm 1945, chiến tranh thế giới lần thứ hai xảy ra, du
khách đổ xô lên Đà Lạt. Thành phố được mệnh danh là “Thủ đô mùa hè” của
Đông Dương. Tốc độ phát triển đô thị cao nhất từ trước đến nay: hơn 500 biệt
thự được xây cất trong vòng 5 năm bằng số biệt thự xây trong 30 năm trước.
Dinh Decoux (dinh II), nhà máy thuỷ điện Ankroet là những công trình tiêu
biểu lúc này.
Ngoài việc xây dựng đô thị, chính quyền còn chú trọng đời sống kinh tế
và văn hoá của Đà Lạt. Về kinh tế, các trục đường giao thông với miền xuôi,
miền ngược được sửa sang và mở rộng. Nhờ thế, việc lưu thông hàng hoá lên
Đà Lạt được nhanh chóng. Người Pháp cũng cho mở rộng diện tích trồng rau,
hoa, các khu dân cư được xây dựng nhiều.
Đời sống văn hoá con người Đà Lạt cũng phát triển nhanh chóng nhờ
hệ thống trường học khá phong phú, các công trình thể thao, các cơ sở lớn của
tôn giáo đều được xây dựng. Cảnh quan Đà Lạt ở khu trung tâm gần như hoàn
chỉnh và được giữ nguyên mãi đến sau này. Năm 1947, đường hàng không Đà
10
Lạt được khởi công, hoàn thành năm 1948, tạo điều kiện thuận lợi cho phát
triển du lịch.
1.1.4. Đà Lạt ngày nay
Sau Đại hội Đảng VI (1986), cả nước bước vào thời kì đổi mới, Đà Lạt
dường như có một luồng sinh khí mới thổi vào. Cho đến những năm 1990, Đà
Lạt thực sự biến đổi và có chiều hướng khởi sắc. Nhiều khách sạn được chỉnh
trang, xây cất, các thắng cảnh, khu du lịch cũng được từng bước đầu tư, tôn
tạo. Đặc biệt là việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng và các công trình dân
dụng. Đà Lạt đã hoàn thành dự án cải tạo lưới điện, triển khai dự án vệ sinh
môi trường, xây dựng nhiều trường học, trạm y tế, tập trung chỉnh trang đô
thị, nâng cấp nhiều tuyến đường trong thành phố. Đường giao thông ở Đà Lạt
cũng là một nét hấp dẫn, nó không chỉ là cơ sở hạ tầng mà còn là một cảnh
quan. Những con đường uốn lượn lên, xuống hoặc quanh các thung lũng hoặc
vắt qua các ngọn đồi dưới những rặng thông trông như bức hoạ gây ấn tượng
mạnh mẽ. Để tăng thêm vẻ thơ mộng, duyên dáng cho Đà Lạt, chính quyền
thành phố đã qui hoạch chọn lựa trồng hoa thống nhất theo từng tuyến đường,
từng khu phố, tạo nét đặc trưng, độc đáo riêng như mai anh đào, mimoza, hoa
sứ, hoa trạng nguyên, cẩm tú cầu, kim châm… Ven đường là vậy, trước mỗi
ngôi nhà, mỗi biệt thự xinh xắn đều được tô điểm những vườn hoa kiểng đầy
màu sắc. Nhờ đó, thành phố Đà Lạt đã sạch đẹp, nay trở nên khang trang,
xanh, sạch đẹp và quyến rũ hơn.
Nhìn chung trong những năm gần đây, kinh tế Đà Lạt tăng trưởng khá,
cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng. Tốc độ tăng trưởng bình quân đạt
12%, du lịch, dịch vụ chiếm tỷ trọng xấp xỉ 70% và đạt tốc độ tăng trưởng
bình quân 15%, du lịch – dịch vụ được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn
của thành phố.
11
Trên cơ sở những gì đang có, thành phố Đà Lạt xác định cho mình một
hướng đi trở thành một trung tâm du lịch văn minh, hiện đại. Năm 2002, Thủ
tướng Chính phủ đã có Quyết định số 409/CP phê duyệt điều chỉnh qui hoạch
chung thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận đến năm 2020. Theo qui hoạch này,
tính chất du lịch của thành phố Đà Lạt được điều chỉnh là Trung tâm nghỉ
dưỡng, hội nghị, hội thảo của cả vùng, cả nước và quốc tế; là trung tâm đào
tạo, nghiên cứu khoa học; trung tâm nông nghiệp sạch, sản xuất và chế biến
rau hoa chất lượng cao.
Với tiềm năng du lịch lớn và định hướng phát triển du lịch trở thành
ngành kinh tế mũi nhọn, thành phố Đà Lạt hiện có rất nhiều dự án đầu tư cho
du lịch. Từ đầu năm 2003 đến nay, đã có hơn 60 dự án đầu tư vào lĩnh vực du
lịch, trong đó có 45 dự án xây dựng khu du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng,
hội nghị, hội thảo. Khi các dự án hoàn thành sẽ có nhiều sản phẩm du lịch
mới, phong phú, đa dạng. Có nhiều dự án có chất lượng sản phẩm, dịch vụ
cao cấp, hấp dẫn như sân golf, đua ngựa, nghiên cứu thiên văn, dưỡng lão,
nghỉ dưỡng, chữa bệnh, phục hồi chức năng… Đặc biệt, với hai công trình
trọng điểm về du lịch là khu du lịch chuyên đề hồ Tuyền Lâm và khu du lịch
tổng hợp Đankia - Suối Vàng sẽ tạo nên một bộ mặt mới cho du lịch Đà Lạt.
Xây dựng khu du lịch hồ Tuyền Lâm là một trong 22 khu du lịch
chuyên đề của cả nước, Đà Lạt đồng thời cũng xác định phấn đấu phát triển
đây là một đô thị sinh thái, với mục đích khai thác lợi thế của hồ, núi, cảnh
quan, thác nước và tín ngưỡng của Thiền Viện Trúc Lâm phục vụ đông đảo
khách du lịch trong nước và quốc tế muốn du lịch nghỉ dưỡng dài ngày ở đây.
Dự án tiến hành xây dựng các công trình du lịch, dịch vụ trên hồ, dọc sườn
núi,… đặc biệt là khu vực Thiền Viện và phụ cận thì phải giữ được không khí
mát mẻ, yên tĩnh, có cảnh quan hấp dẫn.
12
Với dự án khu nghỉ dưỡng cao cấp Đankia - Suối Vàng, theo dự kiến
những hạng mục công trình chủ yếu bao gồm trung tâm điều hành và dịch vụ
tổng hợp, các khu biệt thự nghỉ dưỡng cao cấp xen lẫn trong rừng cây, khu
lưu trú gia đình, các khách sạn, các khu vui chơi giải trí (sân golf, bể bơi…)
các khu dân cư xen kẽ (chủ yếu giành cho cán bộ công nhân viên trực tiếp làm
việc tại các khu du lịch), các công trình phụ trợ v.v… Ngoài ra, quanh các khu
công trình là rừng cảnh quan, rừng bảo vệ đảm bảo môi trường đặc biệt của
Đà Lạt. Kết hợp khu du lịch – thương mại ở trung tâm Đà Lạt, khu du lịch
nghỉ dưỡng bình dân ở hồ Tuyền Lâm thì khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp
Đankia - Suối Vàng sẽ bổ sung cho sự phát triển bền vững và đồng bộ của du
lịch Đà Lạt.
Cùng với việc đầu tư xây dựng các khu du lịch, đầu tư xây dựng
thương hiệu cho du lịch Đà Lạt cũng được triển khai. Hình ảnh “thành phố
hoa” đang được giới thiệu với du khách trong và ngoài nước thông qua các
hội chợ triển lãm du lịch – thương mại, các festival du lịch ở Huế, Hà Nội, du
lịch biển Nha Trang. Đặc biệt hơn là Festival hoa Đà Lạt sẽ được tổ chức lần
đầu tiên năm 2005, sau đó định kỳ 2 năm tổ chức một lần. Đây sẽ là một sinh
hoạt văn hoá góp phần không nhỏ trong việc tạo dựng hình ảnh và thu hút
khách du lịch trong nước và quốc tế.
1.2. Tiềm năng và nguồn lực phát triển du lịch ở thành phố
Đà Lạt
1.2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên
Tài nguyên du lịch là yếu tố tiền đề quan trọng để hình thành và phát
triển ngành kinh tế du lịch. Một địa phương, một lãnh thổ chỉ có thể phát triển
du lịch khi ở đó hội tụ đủ tài nguyên du lịch cần thiết nhất định. Trên cơ sở
đó, dưới tác động của con người sẽ trở thành những sản phẩm và dịch vụ cụ
13
thể phục vụ cho nhu cầu của khách du lịch. Với thành phố Đà Lạt, tài nguyên
du lịch tự nhiên quả là một lợi thế so sánh khi phát triển sản phẩm du lịch đặc
thù. Vị trí địa lý, cấu trúc địa hình, chế độ khí hậu, thảm che phủ thực vật đã
tạo cho thành phố Đà Lạt những thế mạnh rất lớn trong việc phát triển du lịch.
1.2.1.1. Vị trí địa lý
Thành phố Đà Lạt thuộc tỉnh Lâm Đồng – là một tỉnh nằm ở phía Nam
Tây Nguyên, phía Bắc giáp tỉnh Đắc Lắc; Đông và Đông Bắc giáp các tỉnh
Khánh Hoà, Ninh Thuận; Nam và Đông Nam giáp tỉnh Bình Thuận, Tây Nam
giáp các tỉnh Đồng Nai, Bình Phước, Tây và Tây Bắc giáp tỉnh Đắc Nông. Đà
Lạt nằm trên cao nguyên cao nhất của vùng đất Tây Nguyên – cao nguyên
Lâm Viên - Di Linh (cao 1500m so với mặt nước biển). Với diện tích khoảng
424 km2
, thành phố Đà Lạt gần các trung tâm công nghiệp, thương mại lớn,
các khu chế xuất ở miền Nam với đường giao thông thuận tiện, nên có nhiều
thuận lợi phát triển du lịch. Từ thành phố Hồ Chí Minh, theo quốc lộ 20,
khoảng 300km là đến Đà Lạt. Từ các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ có thể
theo đường quốc lộ 28 (Bình Thuận - Đà Lạt ), đường 11 (Ninh Thuận - Đà
Lạt) và sắp tới là đường DT723 (Nha Trang - Đà Lạt); các tỉnh Tây Nguyên
đến Đà Lạt theo quốc lộ 27.
1.2.1.2. Địa hình, khí hậu, thuỷ văn
Địa hình: Thành phố Đà Lạt trên cao nguyên 1500m so với mặt nước
biển, cấu trúc địa hình rất đa dạng, đồi núi xen kẽ với bình nguyên và thung
lũng tạo thành nhiều hồ thác hết sức hùng vĩ và thơ mộng. Phía Bắc có dãy
Lang Bian với đỉnh cao nhất là 2167m, phía Tây và Nam là dãy núi Voi cao
1756m, ngọn Lap-Benord (cao 1732m) phía Đông Bắc và ngọn Dansena (cao
1600m) ở phía Đông. Tiếp theo bên trong là những quả đồi đỉnh tròn thấp dần
sườn thoai thoải, xen giữa chúng là những thung lũng. Hồ Xuân Hương nằm
14
giữa được coi là trung tâm của thành phố và vì vậy Đà Lạt gần có dạng lòng
chảo hình bầu dục.
Nằm trên cao và địa hình được cấu tạo phức tạp nên Đà Lạt có được
khí hậu quanh năm mát mẻ và thế mạnh về cảnh quan thiên nhiên. Nhiều
thắng cảnh nổi tiếng như thác Prenn, thung lũng Tình Yêu, hồ Tuyền Lâm,
thác Đatanla, đỉnh núi Lang Bian hùng vĩ, suối Đankia, hồ Xuân Hương…
được nhiều du khách trong nước và quốc tế biết đến.
Khí hậu: chính nhờ vào địa hình đồi núi chập trùng và ở trên độ cao
1500m so với mặt nước biển nên Đà Lạt đã được tạo hoá ban cho một khí hậu
tuyệt vời mà hiếm nơi nào trên đất nước ta có được: Nhiệt độ trung bình cả
năm là 18,50
C, dao động từ 16 – 240
C. Chế độ mưa ở Đà Lạt cũng ôn hoà
thường bắt đầu giữa tháng 4, từ tháng 6 có những đợt mưa kéo dài, những trận
mưa như vậy thường xảy ra khi có bão hoặc áp thấp ngoài biển Đông. Mùa
mưa kết thúc vào tháng 10 đôi khi là giữa tháng 11. Mùa khô từ tháng 11 đến
tháng 4 năm sau.
Độ ẩm không khí ở Đà Lạt khá lớn: mùa mưa độ ẩm tương đối trung
bình các tháng là 85%, mùa khô độ ẩm giảm xuống dưới 80%.
Ngoài ra, Đà Lạt còn có nhiều hiện tượng thời tiết như sương mù, mưa
đá và sương muối. Sương mù thường xuất hiện vào các tháng 2, tháng 3,
tháng 4, và tháng 5. Các tháng còn lại cũng có sương mù nhưng không đáng
kể. Có lẽ vì vậy mà Đà Lạt còn có một danh hiệu khác là “thành phố sương
mù” hay “thành phố mờ sương”. Một ngày Đà Lạt có đủ bốn mùa: sáng là
mùa xuân rực rỡ, trưa là hè óng ả, chiều là thu lãng đãng và tối là đông co ro.
Gió ở đây cũng rất hào phóng, những cơn gió nhẹ mát rượi làm cho không khí
thêm phần thoáng đãng trong lành.
Nhìn chung, khí hậu Đà Lạt tuy mang những đặc điểm chung nhất của
khí hậu cận nhiệt đới gió mùa, song lại có đặc điểm riêng của vùng cao
15
nguyên nên khá ôn hoà. Với khí hậu này cùng với nhiều yếu tố khác về địa
hình về môi trường, chứng tỏ Đà Lạt có đủ điều kiện để xây thành một thành
phố nghỉ dưỡng và phát triển được nhiều loại hình du lịch.
Điều kiện thuỷ văn: nhiều người cho rằng sở dĩ Đà Lạt có một nguồn
nước khá dồi dào và phong phú là nhờ có nhiều dải núi rừng vây bọc. Ở phía
Bắc Đà Lạt có khá nhiều con suối lớn đổ vào hồ Suối Vàng, phía Đông có
nhiều con suối nhỏ đổ vào thượng nguồn sông Đa Nhim, ở phía Nam các con
suối đổ về suối Đạ Tam như dòng Đatanla, dòng Prenn góp phần tạo nên
nhiều khung cảnh thiên nhiên thơ mộng cho thành phố cao nguyên này. Chảy
qua khu trung tâm Đà Lạt có suối Cam Ly bắt nguồn từ phía Đông Bắc thành
phố, xuôi về hồ Đa Thiện đến hồ Xuân Hương, sau đó đổ về thác Cam Ly.
Đà Lạt nổi tiếng là thành phố của hồ và thác, song phần lớn hồ ở đây là
hồ nhân tạo. Từ những thung lũng nhỏ, người dân đắp đập ngăn dòng chảy
tạo thành hồ chứa nước vừa để nước sinh hoạt, vừa để cung cấp nước tưới cho
ruộng đồng, tạo nên những thắng cảnh nên thơ của thành phố.
1.2.1.3. Tài nguyên động, thực vật
Nói đến Đà Lạt, trước hết phải nói đến tài nguyên rừng, rừng của Đà
Lạt có một ý nghĩa hết sức quan trọng, chính rừng quyết định sự sống còn của
thành phố du lịch, nghỉ dưỡng. Bên cạnh đó rừng còn là nhân tố quyết định
đến môi trường sinh thái và nguồn nước dự trữ cho địa phương và cả khu vực.
Yếu tố này đã làm cho thành phố Đà Lạt thêm hấp dẫn, lãng mạn, tạo nên tính
đặc trưng riêng của một thành phố “như hoà lẫn trong đồi núi và rừng thông”
tạo nên những cảnh quan đẹp và kỳ thú. Cảnh quan rừng thông là nguồn tài
nguyên luôn tạo nên nét riêng biệt, hài hoà với các hoạt động sản xuất, tham
quan, thư giãn, nghỉ ngơi của cộng đồng dân cư và du khách.
16
Rừng Đà Lạt bao gồm rừng lá kim, rừng thường xanh và rừng hỗn giao.
Rừng lá kim ở Đà Lạt với những quần tụ thông ba lá chiếm một diện tích
đáng kể khoảng gần 10.000 ha. Ngoài thông 3 lá còn có thông 2 lá, đặc biệt
thông 5 lá là một loài cây đặc hữu quí hiếm của Đà Lạt.
Ngoài rừng lá kim, Đà Lạt còn có rừng hỗn giao phân bố khắp nơi
quanh thành phố, nhất là ở các thung lũng, khe suối. Trong rừng này có khá
nhiều loài cây cùng sinh sống như: dẻ, kim giao, chò ngọc lan, chò sót, chò
nước, huỳnh đàn, trắc bách diệp, tùng, thông tràm… Bên cạnh đó là những
loài cây thuốc, cây cảnh như ngũ gia bì, thanh mai, đỗ quyên, bướm bạc, trang
bông trắng, trang bông đỏ, địa lan, phong lan.
Trong rừng cảnh quan Đà Lạt, đặc biệt ở các khu rừng hỗn giao còn tồn
tại các loài động vật quí như: cầy bay, sóc bay, vượn, hổ, báo, bò rừng…, có
nhiều loại chim như: bách thanh, sáo sậu, cu gáy, chèo bẻo, gõ kiến… riêng
các loài phường chèo đỏ, bạc má bụng vàng, gõ kiến bụng hung là những loại
chim đặc biệt chỉ thấy xuất hiện ở Đà Lạt. Những năm trước đây, khi bước
chân vào rừng hỗn giao của Đà Lạt có thể bắt gặp ngay nhiều chim, thú rừng
quí, nhưng giờ đây do nạn phá rừng, săn bắt thú rừng quá nhiều và một số tác
nhân khác nên các loài động vật nói trên còn rất ít.
1.2.1.4. Cảnh quan tự nhiên và một số thắng cảnh du lịch nổi tiếng
Cấu trúc địa hình đa dạng và thảm động thực vật phong phú đã tạo cho
cảnh quan tự nhiên Đà Lạt hết sức phong phú và có một sự lôi cuốn đặc biệt.
Những triền đồi nhấp nhô với những rặng thông xanh và thảm cỏ mượt,
những thác nước ầm ào và những hồ nước yên bình, những đồi cao và thung
lũng mộng mơ… tất cả làm cho Đà Lạt có một sức sống riêng và rất hấp dẫn
khách du lịch.
17
Hồ Xuân Hương: Hồ Xuân Hương rộng khoảng 38ha có hình dáng
mảnh trăng lưỡi liềm, là hồ đẹp nhất, ở trung tâm thành phố Đà Lạt. Mặt hồ
phẳng lặng, trong vắt tựa chiếc gương soi, chỉ gợn vài đợt sóng lăn tăn khi có
cơn gió nhẹ thổi qua. Viền quanh hồ là con đường nhựa uốn lượn và bờ cỏ
xanh mượt điểm những cây thông, tùng, anh đào, liễu rủ, tất cả tạo nét duyên
dáng đặc biệt cho hồ và cho thành phố. Hồ Xuân Hương không mang trên
mình nhiều huyền thoại như một số địa danh khác của Đà Lạt. Đây là một hồ
nhân tạo được xây dựng từ năm 1919 với cái tên Pháp là Gran Lake. Năm
1953, theo chủ trương của chính quyền Ngô Đình Diệm cho Việt hoá một số
địa danh ở miền Nam nên hồ đã được mang một cái tên mới là hồ Xuân
Hương. Tên Xuân Hương có ý nghĩa là hương thơm mùa xuân. Nhưng cũng
có ý kiến cho rằng, hồ được lấy tên của nữ sĩ tài hoa – bà chúa thơ nôm nổi
tiếng của Việt Nam - Hồ Xuân Hương. Hồ Xuân Hương là danh thắng đầu
tiên của Đà Lạt được công nhận là di tích cấp quốc gia.
Đồi Cù: nhiều người cho rằng Đà Lạt sẽ kém phần mỹ lệ nếu thiếu đồi
Cù và hồ Xuân Hương. Đồi Cù như một tấm thảm cỏ xanh mượt trải dài, nhấp
nhô xen lẫn hồ nước nhỏ và những cây thông, cây tùng. Tên đồi Cù không
biết có từ khi nào, nhưng có nhiều cách lý giải hóm hỉnh về tên gọi này. Nếu
nhìn từ xa, những quả đồi ở đây trông giống tấm lưng trần khổng lồ của
những con Cù, cũng có người cho rằng nơi đây là địa điểm chơi golf, hay gọi
là đánh Cù nên có tên là đồi Cù.
Ngay từ năm 1942, khi thiết kế đồ án qui hoạch thành phố Đà Lạt, một
kiến trúc sư người Pháp đã khoanh vùng đồi Cù thành một khu vực thoáng
đãng cho thành phố. Về sau, đồi Cù được xây dựng thành một sân golf 9 lỗ,
sân golf đầu tiên của Việt Nam và khá nổi tiếng ở vùng Đông Nam Á. Khi
còn đương vị, cựu hoàng Bảo Đại thường xuyên ra đây chơi golf cùng các
18
quan chức Pháp. Hiện nay Đồi Cù được xây dựng thành sân golf 18 lỗ, liên
doanh giữa công ty du lịch Lâm Đồng và công ty Danao (Hồng Kông).
Thung lũng Tình Yêu: được biết đến từ thời Pháp với cái tên Vallee
D’amuor. Nơi đây thiên nhiên thơ mộng, phong cảnh hữu tình là chốn hẹn hò
của rất nhiều bạn trẻ. Toàn quyền Đông Dương Varennen và các cặp tình
nhân người Pháp thường đến đây ngắm cảnh, tâm tình vào ngày cuối tuần.
Chính vì vậy mà người Pháp đã đặt cho thắng cảnh này cái tên: Vallee
D’amuor2
. Năm 1953 được Việt hoá thành tên gọi Thung lũng Tình Yêu.
Năm 1972, một đập ngăn nước được xây dựng tại thung lũng tạo nên
một hồ chứa nước dùng cho sản xuất nông nghiệp khu vực Đa Thiện nên hồ
mang tên là hồ Đa Thiện. Từ trên đồi cao nhìn xuống, Thung lũng Tình Yêu
và hồ Đa Thiện đẹp tựa như một bức tranh. Phía xa, đỉnh Lang Bian ẩn hiện
trong sương, mặt hồ phẳng lặng như gương, soi bóng hàng thông uốn lượn
quanh hồ. Xung quanh Thung lũng Tình Yêu cũng có nhiều đồi thông đẹp
thoai thoải, từ trên đồi có thể phóng tầm mắt ra xa các đồi xung quanh, một
quang cảnh trời mây non nước hữu tình và đầy thơ mộng.
Vườn hoa thành phố: xưa đã từng được nhắc đến với tên gọi vườn
hoa Bích Câu, từ năm 1986 được nâng cấp lên thành công viên hoa thành phố
Đà Lạt. Vườn hoa hiện đang là nơi trưng bày “bộ sưu tập” về hoa lớn nhất và
đầy đủ nhất của Đà Lạt. Thông thường ở các nơi khác hoa nở theo mùa: mùa
thu hoa cúc, mùa xuân hoa đào, hoa lan,… nhưng thật kỳ diệu, phần lớn các
loài hoa ở Đà Lạt nở quanh năm vì khí hậu vừa ôn đới vừa á nhiệt đới. Trăm
hoa đua sắc. Chỉ hoa hồng thôi đã kiêu sa rực rỡ đủ màu : trắng, vàng, hồng
bạch, thiên thanh, xác pháo…bên cạnh cẩm chướng, cẩm tú cầu, tuy-lip, cúc
Nhật, đỗ quyên, trà mi muôn màu. Giống Begonia Rex được đưa từ Ý về lá
2
Trương Phúc Ân – “Bí mật thành phố hoa Đà Lạt”, NXB Văn nghệ Tp Hồ Chí Minh
19
đẹp và đổi màu: trời mưa lá tím, nắng đẹp lá thắm, trên lá có lớp tuyết mịn
như nhung.
Nói đến hoa Đà Lạt không thể không nói đến họ nhà lan. Một khu vườn
phong lan, địa lan đẹp nhất thành phố, từ hoàng phi hạc, hồng điệp, lan ngũ
hồ sang trọng như gấm dệt, bạch lan trắng muốt, tinh khiết đến những giống
lan quí hiếm của Châu Âu, châu Mỹ cũng được tụ hội về đây. Tất cả tạo nên
cho Đà Lạt một bộ mặt hết sức xinh tươi rực rỡ.
Thác Prenn: thác Prenn nằm ở cửa ngõ thành phố Đà Lạt. Đây là một
trong những con thác đẹp và nổi tiếng của thành phố cao nguyên này. Thác
cao khoảng 8m, hai bên um tùm cây cối từ dưới trông lên chỉ nhìn thấy có
một dòng thác trắng như từ trên trời đổ xuống, nên nhiều người đã gọi tên là
thác Thiên Sa (những giọt châu sa từ trên trời rơi xuống).
Xưa kia đây là vùng giao tranh giữa người Chăm và dân tộc bản địa
K’ho (ba dân tộc Lạt, Cil, Srê). Tên Prenn theo tiếng Chăm là “vùng xâm
chiếm”3
, còn các dân tộc bản địa lại gọi kẻ xâm lăng là “người Prenn”. Từ
năm 1998 đến nay, Prenn được đầu tư mạnh thành một quần thể du lịch nên
đang là điểm thu hút rất nhiều du khách.
Núi Lang Bian: hay còn gọi là núi Bà cao 2167m nơi định cư của các
bản làng dân tộc K’ho còn lưu giữ khá nhiều nét văn hoá truyền thống bản
địa.
Tên núi Lang Bian gắn liền với một truyền thuyết kể về chàng Lang và
nàng Bian yêu nhau nhưng không lấy được nhau vì sự hận thù giữa hai bộ tộc
Lat và Srê. Hai người chết đi hoá giải được sự thù oán đó và dân làng chôn
cất trên ngọn núi cao và đẹp nhất cao nguyên này. Từ đó núi có tên là Lang
Bian. Từ trên đỉnh núi nhìn về phía Tây là những dòng suối vàng, suối bạc
với hồ Đankia, về phía Nam là thành phố Đà Lạt thấp thoáng những biệt thự,
3
Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Diệp trong “Đà Lạt trăm năm” – Trương Phúc Ân,
Nguyễn Diệp. Công ty văn hoá Tổng hợp Lâm Đồng, 1993
20
tháp chuông ẩn hiện trong ngàn thông. Cũng từ trên đỉnh núi này có thể nhìn
thấy cả biển Ninh Chữ tận Phan Rang (Ninh Thuận) huyền ảo, mơ màng.
Ngoài những thắng cảnh du lịch nổi tiếng tiêu biểu cho sự đa dạng của
địa hình Đà Lạt, còn rất nhiều thắng cảnh khác đã đi vào văn thơ hoặc các bài
hát như hồ Than Thở, đồi Mộng Mơ, thác Cam Ly, thác Đatanla, hồ Tuyền
Lâm, vườn hoa Minh Tâm…Nếu so với các thành phố du lịch khác trong cả
nước thì thành phố hoa Đà Lạt có rất nhiều thắng cảnh tự nhiên – đây là một
tiềm năng và thế mạnh trong phát triển du lịch của Đà Lạt.
Tài nguyên du lịch tự nhiên của Đà Lạt hết sức đa dạng và phong phú,
được hình thành bởi đặc điểm tổng hợp của các yếu tố địa hình, khí hậu, lớp
phủ thực vật, động vật rừng nên đã tạo ra các cảnh quan đặc sắc với nhiều hồ,
thác, suối và rừng thông ngoạn mục. Trong hệ thống tài nguyên du lịch tự
nhiên ở Đà Lạt, nét đặc thù hết sức giá trị là khí hậu mát mẻ và cảnh quan tự
nhiên ở Đà Lạt thích hợp cho loại hình du lịch nghỉ dưỡng.
1.2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn
1.2.2.1. Các công trình kiến trúc, di tích lịch sử văn hoá ở Đà Lạt
Các công trình kiến trúc, di tích lịch sử văn hoá được coi là một trong
những nguồn tài nguyên du lịch quan trọng. Đây là nguồn lực để phát triển
mở rộng hoạt động du lịch. Các công trình kiến trúc, di sản văn hoá và di tích
lịch sử, văn hoá gắn liền với môi trường xung quanh… bảo đảm sự sinh động
của quá khứ nhào nặn nên chúng và bảo đảm cho khung cảnh cuộc sống, sự
đa dạng của xã hội.
Nói đến Đà Lạt, thành phố giữa rừng thông, với khí hậu ôn hoà và cảnh
quan do thiên nhiên ưu đãi ban tặng, không thể không nhắc đến những công
21
trình kiến trúc bởi những công trình kiến trúc này đã và đang góp phần không
nhỏ tạo nên vẻ đẹp rất riêng của xứ sở sương mù.
Đà Lạt là một đô thị ra đời và phát triển trên cơ sở qui hoạch chủ động
nhằm mục đích biến nơi đây thành nơi nghỉ dưỡng cho kiều dân và người Âu,
trung tâm hành chính và đồn binh. Cũng chính vì thế, những công trình kiến
trúc đầu tiên có mặt ở Đà Lạt cũng do các kỹ sư người Pháp thiết kế và chủ
yếu dành riêng cho chính họ. Đến nay dù trải qua hơn 110 năm hình thành và
phát triển nhưng kiến trúc Pháp vẫn đang là hình ảnh chủ đạo của thành phố
Đà Lạt.
Đầu tiên có thể kể đến là quĩ kiến trúc nhà ở với sự góp mặt của gần
2000 ngôi biệt thự, biệt dinh kiểu Pháp. Tuy được mô phỏng theo phong cách
từ các vùng, miền khác nhau của nước Pháp với những vật liệu truyền thống
như gạch, đá, gỗ, nhớt từ cây giã ra, nhưng những kiến trúc sư Pháp đã tạo ra
nhiều công trình duyên dáng và tinh tế thực sự hấp dẫn không chỉ riêng người
dân địa phương mà còn cả đối với du khách trong và ngoài nước. Ngoài giá trị
thẩm mỹ của bản thân các công trình, ấn tượng lớn nhất mà những kiến trúc
này mang lại chính là nghệ thuật tổ chức cảnh quan. Những nét uốn lượn của
lề đường, những mảnh vát của sườn đất, những lùm cây, thảm cỏ cùng với
những rêu phong, một chút bong lở đây đó trên mặt nhà…Tất cả những điều
ấy ta chỉ có thể tìm thấy ở Đà Lạt, nơi đô thị vườn hiếm có của Viêt Nam.
Những công trình kiến trúc còn lại cho đến ngày nay vẫn thực sự là
những thực thể của một đô thị nghỉ dưỡng du lịch mang một vẻ đẹp hài hoà,
lịch lãm và có tình. Đó có thể là công trình kiến trúc tiêu biểu như nhà ga xe
lửa, như trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt. Ga Đà Lạt được xây dựng xong
vào năm 1938, đã trở thành tuyến đường sắt độc đáo có bộ phận chuyên dụng
móc răng cưa nối liền Đà Lạt với mọi miền đất nước qua ga Tháp Chàm. Đây
không chỉ là một công trình kiến trúc đẹp và độc đáo của thành phố Đà Lạt
22
nói riêng và của Việt Nam nói chung mà trước đây nó đã từng được đánh giá
là một trong những nhà ga đẹp nhất tại Đông Dương. Mặt đứng nhà ga tượng
trưng cho mùa hè, tổng thể kiến trúc mang dáng dấp của dãy núi Lang Bian
hùng vĩ, chiếc đồng hồ trên đỉnh núi ở mặt tiền ga tượng trưng cho thời gian
A. Yersin chinh phục cao nguyên Lâm Viên.
Sẽ là thiếu sót nếu trong số những công trình kiến trúc tiêu biểu của Đà
Lạt không kể đến trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt (tiền thân là trường
Grand Lysée Yersin). Đây là một ngôi trường có kiến trúc độc đáo hiếm thấy
không chỉ ở nước ta, được xây dựng vào những năm 30 thế kỷ XX. Trường
được khánh thành vào năm 1935 dưới sự chỉ đạo của nhà bác học Yersin nên
được lấy tên là Grand Lysée Yersin. Đây là một trong những trường trung học
công lập nổi tiếng khắp Đông Dương thời bấy giờ. Sau năm 1975, là cơ sở
của trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt.
Trường có kiến trúc độc đáo mang đậm dấu ấn Châu Âu, nhưng đồng
thời kết hợp được nhiều chi tiết kiến trúc bản địa để tạo thành một công trình
kiến trúc hoà hợp giữa Đông Tây. Tuy vẫn có ảnh hưởng bởi chủ nghĩa cổ
điển nhưng kiến trúc của ngôi trường đã cách tân bằng cách tạo ra những
đường cong mềm mại ôm lấy khoảng sân rộng bên trong, tháp cong, mái
đứng, vành hành lang cong. Đặc biệt tháp chuông lợp đá phiến màu đen vươn
cao giữa những rạng thông xanh đã làm nên nét chấm phá mạnh mẽ đầy ấn
tượng. Từ ngôi nhà làm văn phòng, các phòng học, phòng thí nghiệm…đều
kết thành một dạng kiến trúc rất Thụy Sĩ quê hương của Yersin. Ở Việt Nam
chỉ duy nhất có công trình này được Hội kiến trúc sư thế giới (UIA) công
nhận là một trong số 1000 công trình xây dựng độc đáo toàn cầu thế kỷ XX.
Làm nên đặc trưng của Đà Lạt còn phải kể đến các công trình kiến trúc
tôn giáo – tín ngưỡng. Đà Lạt là nơi cộng cư của nhiều nhóm cư dân, nhiều
miền quê vì thế cũng là nơi gặp gỡ của nhiều nền văn hoá khác nhau nên số
23
lượng các chùa chiền, nhà thờ khá nhiều và kiến trúc cũng khá đa dạng. Một
số công trình kiến trúc tôn giáo tiêu biểu như Thiền viện Trúc Lâm, chùa Linh
Sơn, chùa Thiên Vương Cổ Sát (chùa Tàu), nhà thờ Con Gà, nhà thờ
Domaine de Maria, nhà thờ Cam Ly...
1.2.2.2. Lễ hội văn hoá dân gian truyền thống
Ở thời đại nào, dân tộc nào, vào bất cứ mùa nào cũng có những ngày lễ
hội. Lễ hội đã tạo nên “tấm thảm muôn màu”, ở đó mọi sự đều đan quyện vào
nhau, thiêng liêng và trần tục, truyền thống và phóng khoáng.
Các lễ hội đã tạo nên một môi trường mới, huyền diệu, giúp cho người
tham dự có điều kiện tiếp xúc với bí ẩn của nguồn khởi mọi sinh vật sống. Lễ
hội dân tộc trở thành dịp để con người hành hương về với cội rễ, bản thể của
mình. Trong kho báu di sản của quá khứ để lại cho hôm nay, các lễ hội dân
tộc là một trong những thứ quí giá nhất. Và vì thế lễ hội dân tộc lành mạnh
không bị mất đi mà ngày càng được nhân rộng, phát triển cả về mặt hình thức
lẫn nội dung. Các lễ hội có sức hấp dẫn du khách không kém gì các di tích
lịch sử văn hoá. Với thành phố trẻ Đà Lạt, lễ hội truyền thống chủ yếu là của
người dân tộc thiếu số bản địa. Đó là một số lễ hội riêng của dân tộc Lạch,
Cil, Srê bản địa và một số lễ hội chung của các dân tộc cư trú ở Trường Sơn –
Tây Nguyên. Lễ hội lớn nhất phải nói đến đó là Lễ hội ăn trâu, hay còn gọi lễ
hội đâm trâu. Hàng năm, cứ sau mùa rẫy bà con dân tộc ở các buôn làng lại tổ
chức lễ hội lớn nhất trong năm để tế thần, nhằm tạ ơn các thần đã cho buôn
làng, bộ tộc trong suốt một năm an lành, làm ăn được mùa. Trong lễ hội này,
điều quan trọng nhất không thể thiếu được là cây Nêu - thể hiện khát vọng tìm
kiếm cuộc sống ấm no hạnh phúc. Lễ hội thường được tổ chức ngoài trời. Nơi
hành lễ là một trảng cỏ bằng phẳng, người ta cột con trâu vào cây Nêu, bên
cạnh là những ché rượu cần được xếp thành hàng do những dòng họ dâng lên
24
cúng thần linh. Sau khi cúng Yàng xong, dàn cồng chiêng vang lên, dân làng
nhảy múa xung quanh con trâu. Trong tiếng cồng chiêng trầm hùng, những
thanh niên mạnh mẽ, vạm vỡ nhất trong buôn với cây lao sắc nhọn sẽ thay
nhau đâm vào con trâu cho đến khi con vật chết. Máu trâu được bôi vào trán
mọi người để cầu phúc. Thịt trâu được xẻ ra nướng và ăn tại chỗ. Bên bếp lửa
và ché rượu cần, già làng kể cho con cháu nghe sự tích, truyền thuyết, huyền
thoại, giảng giải thơ, trường ca về nòi giống và quê hương.
Lễ cúng cơm mới cũng là một trong những lễ hội truyền thống của dân
làng ở đây. Ngày lễ gần như trùng với ngày Tết Nguyên đán của người Việt.
Họ làm lễ tạ ơn Yàng đã cho họ mùa màng bội thu, cầu mưa thuận gió hoà
cho những mùa sau, và ngăn thú rừng không cho chúng phá nương, phá rẫy.
Lễ cúng lúa mới, cơm mới cũng là để cho con cháu biết quí hạt thóc hạt gạo.
Ngoài ra còn rất nhiều lễ hội khác là những nghi thức nông nghiệp của đồng
bào vùng cao như lễ cúng thần Suối, lễ cúng thần Bơ Mung… phù hộ cho
mùa màng tốt tươi, dân làng bình an.
Với mục đích phát triển du lịch, Lễ hội Hoa đã được tổ chức nhằm tạo
đà cho Festival Hoa Đà Lạt tổ chức lần đầu tiên vào tháng 12 năm 2005, sau
đó định kỳ tổ chức 2 năm một lần. Đây sẽ là một sinh hoạt văn hoá của mọi
người dân thành phố Đà Lạt nói riêng, của cả tỉnh Lâm Đồng (và cả du khách)
nói chung. Nói cách khác, festival hoa sẽ là một sinh hoạt văn hoá mang tính
cộng đồng cao, và là một hoạt động văn hoá cần sự tham gia của mọi người
dân, nên trong tương lai, hy vọng đây chính là một loại hình văn hoá truyền
thống, một lễ hội văn hoá mang nét đặc trưng riêng của Đà Lạt.
1.2.2.3. Các nghề truyền thống
Nghề thủ công truyền thống cũng là một yếu tố hấp dẫn đối với khách
du lịch. Hiện nay loại hình du lịch làng nghề được tổ chức ở nhiều địa phương
25
nơi có nhiều làng nghề thủ công truyền thống như: làng làm gốm Bát Tràng –
Gia Lâm, Hà Nội; làng dệt lụa Vạn Phúc – Hà Đông, Hà Tây; làng nghề gốm
Phù Lãng - Quế Võ, Bắc Ninh; làng tranh Đông Hồ - Bắc Ninh…
Đà Lạt cũng có một số nghề truyền thống, tiêu biểu nhất và cũng tạo
nên một bộ mặt rất riêng, rất đẹp cho Đà Lạt đó là nghề trồng hoa. Đặc trưng
của khí hậu Đà Lạt cũng đã tạo nên một nghề truyền thống khác, đó là nghề
đan len. Ngoài ra còn có nghề thêu tranh và nghề làm mứt.
Nghề trồng hoa: từ lâu Đà Lạt đã được mệnh danh là “thành phố hoa”.
Đi đến bất cứ nơi nào trong thành phố sương mù này cũng gặp hoa và hoa, từ
bờ tường rào, những lối mòn nhỏ, cho đến những khoảng sân, xa hơn nữa là
những ruộng hoa được trồng trong nhà kính. Hoa được trồng để làm đẹp cho
môi trường xung quanh, làm đẹp cho cuộc sống và để xuất đi các thành phố
lớn và xuất khẩu ra nước ngoài.
Dựa vào ưu thế khí hậu ôn hoà của vùng cao nguyên nằm ở độ cao
1500m, người dân nơi đây đã biết tận dụng phát triển nhiều giống hoa trong
nước và nhập từ nước ngoài. Qui mô trồng hoa lớn nhất là công ty Đà Lạt
Hasfarm với diện tích trồng khoảng 20ha nhà kính và còn được tiếp tục mở
rộng. Ngoài hoa, rau Đà Lạt cũng nổi tiếng từ lâu, được trồng quanh năm và
thu hoạch liên tục.
Nghề đan len: khí hậu Đà Lạt lạnh gần như quanh năm, buổi sáng
thường có sương mù, vì thế chiếc áo len trở nên gắn bó rất thân thiết đối với
người dân nơi này. Áo len gần như là một nét đặc trưng của người Đà Lạt.
Ngay cả khi tiết trời ấm áp, người Đà Lạt vẫn không rời bỏ chiếc áo len.
Nghề đan len ở Đà Lạt không biết có từ khi nào. Theo một số tài liệu
thì ban đầu chỉ là một vài gia đình đan bán. Sau nhu cầu về áo len tăng cao
khuyến khích sự thành lập các cơ sở hoạt động sản xuất, đáp ứng nhu cầu
ngày càng lớn của thị trường. Tuy nhiên việc đan len bằng tay vẫn còn được
26
duy trì, nhất là những mặt hàng mũ, nón, vớ… Sản phẩm len của Đà Lạt
không chỉ cung cấp riêng cho người dân địa phương, mà còn xuất khẩu sang
Nhật, Đài Loan. Áo len còn là một món quà tặng được ưa chuộng của nhiều
du khách khi đến thăm Đà Lạt, bởi sự đa dạng phong phú về màu sắc, kiểu
dáng, sự tinh tế trong từng cánh hoa đính trên thân áo.
Nghề thêu tranh: tranh thêu là một “đặc sản” cao cấp và là quà biếu
sang trọng. Hiện nay, Đà Lạt có hai cơ sở sản xuất tranh nổi tiếng là XQ và
Hữu Hạnh. Tranh thêu Hữu Hạnh có màu sắc dịu dàng đầm ấm, đường nét
nhẹ nhàng, thanh nhã, độc đáo nhất là tranh thêu chân dung. Tranh thêu XQ
sắc sảo, sống động mang đậm tính dân tộc. Đề tài tranh XQ khá đa dạng
nhưng tập trung chủ yếu vào những đề tài truyền thống như phong cảnh, thiếu
nữ, hoa lá trong thiên nhiên. Điều đặc biệt của tranh thêu XQ là các cơ sở
thêu đều được bài trí rất độc đáo tạo không gian cho người nghệ nhân sáng
tạo và cũng là để giới thiệu với du khách về một nghề thủ công truyền thống
của Việt Nam. Đây cũng là những điểm đến tham quan lý tưởng của khách du
lịch.
Nghề làm mứt: nhờ phong thổ và khí hậu đặc biệt nên Đà Lạt có nhiều
trái cây đặc sản như dâu tây, mận, hồng, đào… Vào những mùa hái quả rộ,
ngoài bán tươi, các gia đình trồng quả còn làm mứt. Đầu tiên chỉ có vài lò
mứt rải rác nhưng hiện nay hình thành nên hẳn một “phố lò mứt” trên đường
Phù Đổng Thiên Vương mà có người còn gọi là “con đường đặc sản”.
Tài nguyên du lịch nhân văn của Đà Lạt tuy không nhiều như ở một số
địa phương khác như Hà Nôi, Huế, thành phố Hồ Chí Minh nhưng có nét độc
đáo riêng và có sức thu hút lớn. Trong hệ thống di tích các công trình kiến
trúc nghệ thuật, thì hệ thống các biệt thự với những kiến trúc cảnh quan đẹp,
27
đa dạng là hết sức nổi trội và đặc biệt vừa có giá trị tham quan nghiên cứu vừa
là cơ sở lưu trú phục vụ khách du lịch.
1.2.3. Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch
1.2.3.1. Mạng lưới giao thông vận tải
Tính đến nay mạng lưới giao thông vận tải ở Đà Lạt và tới Đà Lạt
tương đối tốt. Quốc lộ 20 nối Đà Lạt – Lâm Đồng với các tỉnh Nam Trung
Bộ, Đông Nam Bộ và thành phố Hồ Chí Minh. Trong những năm gần đây,
nhà nước đã đầu tư nâng cấp quốc lộ này tương đối hoàn chỉnh nên đã rút
ngắn được thời gian di chuyển cho du khách. Quốc lộ 27 đi Đắc Lắc (gần
200km) và nối liền với các tỉnh Gia Lai, Kom Tum. Tuyến đường này hiện
đang được nâng cấp để tạo điều kiện cho việc lưu thông được dễ dàng hơn và
đẩy mạnh phát triển các hoạt động kinh tế và hoạt động du lịch giữa các tỉnh
Tây nguyên. Quốc lộ 28 nối Đà Lạt – Lâm Đồng với Phan Rang và Phan
Thiết. Hiện nay đường đang được đầu tư nâng cấp, mở rộng, khi hoàn thành
sẽ mở ra cơ hội cho việc nối tour du lịch biển ở Phan Thiết – Bình Thuận với
du lịch núi ở Đà Lạt - Lâm Đồng. Ngoài ra một tuyến đường tỉnh lộ DT723
nối Đà Lạt - Nha Trang cũng đang được thi công. Tuyến đường này hoàn
thành sẽ mở ra hướng kết nối trực tiếp với Nha Trang và các tỉnh duyên hải
Nam Trung Bộ, rút ngắn khoảng cách và thời gian di chuyển.
Các tuyến đường nội thị Đà Lạt được đầu tư lớn trong thời gian vừa
qua nên hầu hết các tuyến đường đều đã được nâng cấp, đặc biệt là các tuyến
đường vào các điểm, khu du lịch, các danh lam thắng cảnh. Các phương tiện
vận chuyển liên tục được đầu tư, đổi mới, phục vụ kịp thời yêu cầu của khách.
Ngoài hệ thống đường bộ, đường hàng không có 2 sân bay: sân bay
Liên Khương (huyện Đức Trọng) và sân bay Cam Ly (thành phố Đà Lạt).
Hiện nay, chỉ có sân bay Liên Khương đang được sử dụng để chuyên chở
28
hành khách và hàng hoá theo tuyến Đà Lạt – Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Lạt
– Hà Nội. Chính phủ và Tổng công ty Hàng không Việt Nam đang đầu tư
nâng cấp và mở rộng để có thể nối các tuyến bay trực tiếp với quốc tế và nội
địa nhằm phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Lâm Đồng nói
chung và sự phát triển du lịch của thành phố Đà Lạt nói riêng.
Trước đây, Đà Lạt có tuyến đường sắt răng cưa nối liền với Tháp Chàm
dài 74km. Qua nhiều năm không sử dụng, tuyến đường sắt này đã bị hư hỏng.
Mới đây đoạn đường sắt Đà Lạt - Trại Mát dài 7km đã được phục hồi và đưa
vào sử dụng, đáp ứng phần nào nhu cầu đi lại tham quan trên tuyến du lịch
ngoạn mục này. Trong những năm tới tuyến đường sắt Đà Lạt – Tháp Chàm
sẽ được khôi phục để mở ra một tuyến đường mới phục vụ cho nhu cầu tham
quan, tìm hiểu của du khách, góp phần tạo ra sức hấp dẫn thu hút khách.
Việc đầu tư nâng cấp hệ thống hạ tầng giao thông đã góp phần cho việc
phát triển du lịch, tăng khả năng giao lưu giữa Đà Lạt với các trung tâm du
lịch miền Trung, miền Nam và miền Bắc, chuẩn bị các tiền đề cho việc mở
rộng các chuyến bay quốc tế giữa Đà Lạt với các nước trong khu vực.
1.2.3.2. Hệ thống cung cấp điện, nước
Nước sinh hoạt cung cấp cho thành phố Đà Lạt được nhà máy nước
Suối Vàng đảm bảo với công suất khoảng 25.000m3
/ngày. Trong mấy năm
vừa qua, với sự tài trợ rất lớn của Chính phủ Đan Mạch cộng với nguồn vốn
đầu tư của Nhà nước, hệ thống cung cấp nước ở Đà Lạt được nâng cấp một
cách đồng bộ từ khâu khai thác, xử lý và cung ứng nên có thể nói nước cho
sinh hoạt và sản xuất ở Đà Lạt đã được đảm bảo về số lượng và chất lượng,
trong đó có ngành du lịch.
Hệ thống cung cấp điện ở thành phố Đà Lạt hiện đang được Công ty
Điện lực II, Điện lực Lâm Đồng tiến hành lắp đặt đường điện ngầm tại thành
29
phố với công nghệ hiện đại nhằm ổn định việc cung cấp điện và tạo mỹ quan
cho thành phố du lịch.
1.2.3.3. Mạng lưới thông tin liên lạc
Mạng lưới bưu chính viễn thông của Đà Lạt cũng được đầu tư phát
triển mạnh. Toàn thành phố và cả tỉnh Lâm Đồng đã được phủ sóng điện thoại
di động. Các dịch vụ fax, telex, phát chuyển nhanh thuận lợi, đáp ứng được
nhu cầu của người tiêu dùng, điều này rất có ý nghĩa đối với ngành du lịch.
1.2.4. Nhân tố con người - một tiềm năng lớn trong hoạt động
du lịch ở Đà Lạt
Khi đề cập đến người Đà Lạt, nhiều nhà nghiên cứu dân tộc học cho
rằng: Thật ra không có con người Đà Lạt đơn thuần mà đó là sự hội tụ tinh
hoa của con người từ mọi miền đất nước, là tổng hoà khí chất của không chỉ
các dân tộc bản xứ và cả ba miền Bắc, Trung, Nam mà còn có cả Trung Hoa
và Tây Âu. Ngược dòng lịch sử và nhận diện người Đà Lạt hôm nay chúng ta
có thể bắt gặp điều đó. Trong bản thân họ luôn có sự trộn lẫn vẻ tế nhị, thanh
lịch của người miền Bắc, nét trầm mặc, suy tư, cần cù lao động của người
miền Trung, vẻ thật thà đôn hậu trọng lễ nghĩa của người miền Nam, cũng
như cách giao tiếp khéo léo của người Hoa và lối ăn bận lịch sự của Tây Âu.
Dẫu rằng mỗi tộc người có phong tục, ngôn ngữ, tập quán và tự chọn cho
mình một địa bàn cư trú khác nhau, nhưng những gì còn tồn tại đến ngày nay
đã góp phần khẳng định người Đà Lạt có một tính cách rất riêng, khó nhầm
lẫn với người ở địa phương nào khác.
Tự nhiên, môi trường cảnh quan cũng là một yếu tố hình thành nên
phong cách đặc trưng của người Đà Lạt. Đà Lạt - một xứ sở thơ mộng, một
vùng khí hậu trong lành, bốn mùa mát lạnh đem đến cho người Đà Lạt một
30
cách phục sức đàng hoàng trang nhã. Y phục kín đáo là một nhu cầu của
người Đà Lạt và họ không hề bỏ quên yếu tố đó khi tìm kiếm vẻ đẹp của
mình. Vẻ kín đáo đó làm cho người Đà Lạt có một nét trầm tư, thanh lịch.
Khí hậu mát mẻ còn ảnh hưởng đến thể chất con người, nhất là phụ nữ
và trẻ em luôn có một làn da trắng hồng, khoẻ mạnh và vẻ mặt bao giờ cũng
thanh thản chứ không quá căng thẳng như những thành phố dân cư đông đúc
khác. Cái đẹp của người thiếu nữ Đà Lạt là cái đẹp khoẻ mạnh, tinh khiết,
không son phấn màu mè, nét đẹp trầm trầm, kín đáo, e thẹn nhưng rất tự tin4
.
Đà Lạt là một vùng không gian xanh: đồi thông, bãi cỏ, da trời, màu
nước…tất cả một màu xanh. Màu xanh mang đến cho con người sức sống,
niềm tin yêu, hy vọng. Màu xanh làm cho con người có cảm giác yên lành,
bình thản.
Nói về phong cách cư dân thành phố hiện nay, không thể bỏ qua sự
đóng góp của một nhóm dân có thời đã hiện diện ở Đà Lạt với vị trí đặc biệt:
người Pháp. Người Pháp xuất hiện ở thành phố Đà Lạt là những con người
văn minh, lịch sự, khác với những lính viễn chinh trong các cuộc càn quét hay
những ông chủ thực dân trong các đồn điền, hầm mỏ.
Khi những người Việt được học tập và làm việc trong các công sở hoặc
tiếp xúc với nhiều người Pháp thì họ bắt đầu học hỏi được kinh nghiệm, nâng
cao được kiến thức, làm quen dần với tác phong sinh hoạt, cách làm việc, xã
giao của của người Pháp. Từ đó, nếp sống ấy in sâu vào tiềm thức của đa số
người dân Đà Lạt. Mặt khác Đà Lạt là một thành phố du lịch, du khách trong
và ngoài nước thường xuyên đến thăm nên có khá nhiều cư dân sống bằng
nghề kinh doanh và làm dịch vụ phục vụ du khách nên hầu như đức tính mến
khách được hình thành một cách tất yếu.
4
Trương Trổ , “ Đà Lạt - Thành phố cao nguyên”, NXB Thành phố Hồ Chí Minh, 1993.
31
Đó là chưa nói đến trong quá trình giao thoa, hội nhập giữa các luồng
dân cư, những bản sắc riêng biệt của cư dân từng vùng đã dần dần được chọn
lọc, đào thải và tổng hoà để hun đúc nên một mẫu người Đà Lạt với bản sắc
riêng, không giống bất cứ cư dân ở một vùng nào, dù họ có gốc Hà Nội, Hà
Đông, Nghệ An, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Huế, Bình Định… hay người
Hoa. Đó là truyền thống văn hoá đặc trưng tiêu biểu của con người Đà Lạt :
phong cách hiền hoà, thanh lịch, mến khách đã tạo nhiều ấn tượng tốt đẹp cho
du khách khi tiếp xúc với người dân Đà Lạt.
Kết luận chương 1
Những lợi thế về tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân
văn tạo nên một tiềm năng du lịch rất lớn cho thành phố trẻ Đà Lạt. Hơn thế
nữa, quá trình hình thành và phát triển, Đà Lạt luôn được định hình là một
thành phố với chức năng dịch vụ, du lịch nghỉ dưỡng. Nhân tố con người
cũng là một ưu thế cho ngành Du lịch Đà Lạt. Phong cách thanh lịch, hiền hoà
mến khách và làm dịch vụ từ khá lâu nên để lại những ấn tượng tốt trong phục
vụ du lịch. Tuy nhiên, với cơ sở hạ tầng xã hội hiện tại liên quan đến hoạt
động du lịch chưa đảm bảo cho việc đón tiếp và phục vụ khách. Để du lịch Đà
Lạt có thể phát huy hết tiềm năng vốn có của mình và trở thành một điểm đến
hấp dẫn với mọi người, một chiến lược marketing đúng hướng rất quan trọng
thể hiện trong các chính sách sản phẩm, chính sách giá, chính sách phân phối
và chính sách xúc tiến, quảng bá. Đồng thời cũng cần sự quan tâm của các
cấp, các ngành liên quan trong việc chuẩn bị các điều kiện đón tiếp và phục
vụ du khách.
32
Chương 2.
HOẠT ĐỘNG MARKETING DU LỊCH
CỦA THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT
2.1. Khái quát tình hình phát triển du lịch Đà Lạt
2.1.1. Cơ sở vật chất kỹ thuật
2.1.1.1. Các cơ sở phục vụ lưu trú, ăn uống
Đối với hệ thống các cơ sở phục vụ lưu trú, ăn uống du lịch đã có sự
chuyển biến tích cực về cơ sở vật chất, chất lượng sản phẩm dịch vụ. Hiện
nay, trên địa bàn thành phố có khoảng hơn gần 50 cơ sở lưu trú du lịch với
hơn 1.500 phòng đạt tiêu chuẩn từ 1 - 5 sao. Bên cạnh đó còn rất nhiều nhà
nghỉ với chất lượng tương đối phục vụ đối tượng khách có mức chi tiêu trung
bình. Khách sạn 5 sao Sofitel Plaza Palace với 40 phòng; khách sạn Novotel 4
sao với tổng số phòng là 144, là khách sạn có số phòng lớn nhất ở Đà Lạt.
Một số khách sạn lớn khác như khách sạn Golf III, khách sạn Hải Sơn, khách
sạn Thanh Bình… tọa lạc ngay trung tâm thương mại Đà Lạt. Khách sạn
Empress, khách sạn Vietsopetro, và đặc biệt khu resort Hoàng Anh – Đà Lạt
là những khách sạn cao cấp xây dựng theo tiêu chuẩn quốc tế đang chờ xếp
hạng. Hai khách sạn 4 sao nữa đang được xây dựng là khách sạn Sài Gòn –
Đà Lạt và khách sạn REX . Phần lớn khách sạn có qui mô nhỏ là các khách
sạn tư nhân. Nhiều khách sạn có nhà hàng, vũ trường và các dịch vụ bổ sung
khá phong phú. Trong mấy năm qua, nhiều khách sạn cũng đã được đầu tư
nâng cấp, mở rộng như khách sạn Cẩm Đô, khách sạn Thanh Thế, nhà nghỉ
Công đoàn Đà Lạt v.v… Hầu hết các khách sạn lớn có lợi thế về vị trí, diện
tích, vốn và kinh nghiệm quản lý. Nhiều khách sạn đã kết hợp giữa kinh
33
doanh lưu trú với hoạt động lữ hành, vận chuyển. Trong những năm qua,
lượng khách tăng mạnh nên các khách sạn quan tâm đến việc đổi mới trang
thiết bị, đào tạo và đào tạo lại nghiệp vụ cho đội ngũ lao động nên quy trình
phục vụ và cung cấp các dịch vụ bổ sung tương đối có chất lượng đáp ứng
được nhu cầu của du khách.
Về phục vụ nhu cầu ăn uống của du khách, hiện nay ngành du lịch của
thành phố chỉ quản lý các nhà hàng trực thuộc khách sạn. Đa số các khách sạn
đều có nhà hàng. Bên cạnh đó trên địa bàn thành phố còn có khoảng trên 50
nhà hàng hoạt động theo hình thức vừa phục vụ du lịch vừa phục vụ dân sinh
(nhu cầu ăn uống, tiệc tùng, cưới hỏi của dân địa phương).
2.1.1.2. Cơ sở vui chơi giải trí, tham quan du lịch
Toàn tỉnh hiện có 95 khu, điểm danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử -
văn hoá, hồ thác; riêng địa bàn Đà Lạt ngành du lịch đã đầu tư đưa vào khai
thác kinh doanh phục vụ du lịch 56 khu, điểm, trong đó có 16 khu, điểm là hồ
thác; gần 10 di tích lịch sử; 3 điểm sinh thái rừng, còn lại là khu tham quan và
vui chơi giải trí5
. Nhìn chung các cơ sở vui chơi giải trí phục vụ cho nhu cầu
của nhân dân địa phương nói chung và của du khách còn đơn điệu. Khách du
lịch đến Đà Lạt ngoài việc được hưởng khí hậu mát mẻ, trong lành và tham
quan một số thắng cảnh thì chưa có nhiều hình thức giải trí để kéo dài thời
gian lưu trú của khách, kích thích chi tiêu của du khách. Từ đây cho thấy, việc
tăng tốc đầu tư xây dựng các cơ sở vui chơi giải trí tổng hợp mang tầm cỡ
quốc gia và quốc tế tại Lâm Đồng mà trọng điểm là Đà Lạt là một yêu cầu
bức xúc hiện nay. Làm được điều này sẽ góp phần đáng kể trong việc thu hút
khách và lưu giữ chân khách của du lịch Đà Lạt trong tương lai.
5
Theo thống kê của Sở Du lịch - Thương mại tỉnh Lâm Đồng
34
2.1.1.3. Cơ sở lữ hành - vận chuyển du lịch
Trên địa bàn có 18 đơn vị kinh doanh vận chuyển lữ hành, trong đó có
3 đơn vị kinh doanh lữ hành quốc tế, 15 đơn vị kinh doanh lữ hành nội địa.
Phương tiện vận chuyển khách du lịch nội thành và liên tỉnh trên địa bàn Đà
Lạt có khoảng 200 xe taxi và hơn 50 xe vận chuyển khách du lịch đường dài
hoặc tour du lịch liên tỉnh. Với sự phát triển của toàn ngành nói chung, dịch
vụ vận chuyển ở thành phố Đà Lạt cũng đã có những chuyển biến tích cực:
tăng lên về số lượng và đổi mới về chất lượng phục vụ, thoả mãn nhu cầu đi
lại của du khách. Bên cạnh đó các dịch vụ cho thuê xe ô tô, xe máy, xe đạp
đôi cũng làm phong phú thêm các phương tiện đi lại cho du khách.
2.1.2. Thị trường khách du lịch của Đà Lạt - Lâm Đồng trong thời
gian qua
Thành phố Đà Lạt chưa có thống kê cụ thể về số lượng khách du lịch
tới Đà Lạt, nên chúng tôi xin được đưa ra đây con số thống kê số lượng khách
du lịch của tỉnh Lâm Đồng, vì theo báo cáo của Sở Du lịch – Thương mại tỉnh
thì con số thống kê số lượng khách tới Lâm Đồng có tới trên 90% số lượng
khách là tới Đà Lạt, mọi hoạt động du lịch cũng tập trung chủ yếu ở đây.
2.1.2.1. Thị trường khách du lịch quốc tế
Mặc dù là địa phương nổi tiếng về tiềm năng du lịch, nhưng nằm trong
bối cảnh chung của cả nước, trước đây khách du lịch quốc tế đến Đà Lạt –
Lâm Đồng chủ yếu là khách đến tham quan, nghỉ dưỡng ký kết theo các hiệp
định hợp tác trao đổi giữa Việt Nam với các nước, đặc biệt là các nước Đông
Âu, vì vậy lượng khách hết sức hạn chế. Trong những năm gần đây, nhờ
chính sách đổi mới, mở cửa của Đảng và Nhà nước, hoạt động kinh doanh du
lịch của Đà Lạt – Lâm Đồng khá phát triển. Địa bàn du lịch được mở rộng,
các danh lam, thắng cảnh được tôn tạo, nâng cấp, các khu vui chơi giải trí
35
được xây dựng, hệ thống các cơ sở lưu trú du lịch được quan tâm đầu tư phát
triển… tạo nên những chuyển biến rõ rệt.
Theo số liệu thống kê khách du lịch quốc tế đến Đà Lạt - Lâm Đồng
tăng lên không ngừng. Đặc biệt trong khoảng 5 năm trở lại đây, tốc độ tăng
trưởng trung bình đạt 17,4% - đây thực sự là một tín hiệu đáng mừng đối với
du lịch Đà Lạt - Lâm Đồng nói riêng và cả vùng Miền Trung – Tây Nguyên
nói chung. Tuy nhiên con số này so với khách quốc tế đến Việt Nam thì còn
chiếm số lượng nhỏ.
Bảng 1. Khách quốc tế đến Đà Lạt – Lâm Đồng giai đoạn 2000 – 2005
Năm
Đơn vị
tính
2000 2001 2002 2003 2004 2005
Khách quốc tế đến
Đà Lạt – Lâm Đồng
Nghìn
lượt
69,58 78 85 65 86 100,6
Tốc độ tăng trưởng % 9,86 8,97 -23,50 16,50 17,10
Khách quốc tế đến
Việt Nam
Nghìn
lượt
2.130 2.330 2.620 2.430 2.930 3.430
Tốc độ tăng trưởng % 9,38 12,40 - 8,25 20,50 17,10
Tỷ lệ khách đến Đà
Lạt - Lâm Đồng so
với cả nước
% 3,2 3,3 3,2 2,7 2,9 2,9
Nguồn: Sở Du lịch – Thương mại Lâm Đồng
Qua số liệu thống kê và kết quả tính toán cho thấy sự tăng trưởng khách
quốc tế đến Đà Lạt – Lâm Đồng không ổn định. Năm 2000 và 2003, số lượng
khách quốc tế vào Đà Lạt – Lâm Đồng có suy giảm so với những năm trước
36
theo sự sụt giảm chung của ngành du lịch trên thế giới và khu vực do nạn
khủng bố, thiên tai, bệnh dịch… liên tiếp xảy ra, đặc biệt là ảnh hưởng của
dịch bệnh SARS trên diện rộng. Năm 2005, số lượt khách du lịch quốc tế đến
Đà Lạt – Lâm Đồng đạt 100.600 lượt khách là mức cao nhất từ trước tới nay.
Tỷ lệ khách quốc tế đến Đà Lạt – Lâm Đồng so với cả nước cũng còn
rất khiêm tốn, và có xu hướng giảm dần. Đầu những năm 1990 đạt 6,78%,
đến năm 2001 tỷ trọng này còn 3,3% và đến năm 2005 chỉ còn 2,9%. Điều
này là vì số lượng du khách quốc tế đến Việt Nam tăng mạnh trong những
năm qua, nhưng đến Đà Lạt thì tăng rất ít. Nguyên nhân của tình trạng này là
do công tác tuyên truyền quảng bá về du lịch Đà Lạt – Lâm Đồng còn nhỏ lẻ,
manh mún, chưa có tính sâu rộng và đồng bộ nên hình ảnh du lịch Đà Lạt mờ
nhạt trong tâm trí khách du lịch quốc tế. Bản thân các sản phẩm du lịch Lâm
Đồng còn nghèo nàn, đơn điệu, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch và cơ sở hạ
tầng còn thiếu thốn lạc hậu không đáp ứng được nhu cầu đa dạng của du
khách quốc tế. Vấn đề này đặt ra cho ngành du lịch Đà Lạt – Lâm Đồng phải
có những chủ trương, chính sách cơ chế phù hợp trong việc đầu tư trên nhiều
lĩnh vực để thu hút khách trong thời gian tới nhằm nâng cao tỷ trọng khách du
lịch quốc tế tại địa phương so với cả nước.
Cũng theo số liệu thống kê thì cơ cấu khách quốc tế đến Đà Lạt – Lâm
Đồng rất đa dạng, du khách đến từ gần 100 quốc gia khác nhau. Trong 5 năm
trở lại đây số lượng tập trung chủ yếu vào các nước như Mỹ, Pháp, Úc, Anh,
Đức. Đây cũng là những thị trường truyền thống của du lịch Đà Lạt. Qua tính
toán cho thấy:
Khách Mỹ chiếm tỷ lệ từ 18 – 20%,
Khách Pháp chiếm tỷ lệ 12 – 16%,
Khách Úc chiếm tỷ lệ 10 – 12%,
Khách Anh chiếm tỷ lệ 8 – 9% , còn lại là các quốc gia khác.
37
Một số nước trong khu vực như Thái Lan, Singapore, Nhật Bản, Hàn
Quốc,… số lượng khách đến Đà Lạt trước đây rất ít nhưng gần đây có xu
hướng tăng nhanh.
Tuy nhiên, số ngày lưu trú bình quân của khách quốc tế ở Đà Lạt còn
tương đối thấp, từ 2 – 2,3 ngày. Thời gian lưu trú cho ta thấy rõ chất lượng
phục vụ du lịch, thời gian lưu trú ngắn có nghĩa là các dịch vụ còn nghèo nàn,
tuyến điểm tham quan ít, không có điểm mới, cho nên không kéo dài được
thời gian lưu trú.
Có thể thấy rằng du lịch Đà Lạt có sức hấp dẫn với rất nhiều đối tượng
khách quốc tế khác nhau đến từ rất nhiều quốc gia trên thế giới. Điều đó
chứng tỏ tiềm năng du lịch Đà Lạt là rất lớn, vấn đề là làm sao khai thác được
tiềm năng đó, đồng thời có một chiến lược marketing hiệu quả để hình ảnh du
lịch Đà Lạt được củng cố và mở rộng trong thị trường khách du lịch quốc tế.
2.1.2.2. Thị trường khách du lịch nội địa
Số lượng khách du lịch nội địa đến Đà Lạt – Lâm Đồng tăng nhanh và
khá ổn định, đặc biệt là từ năm 2003 trở đi. Mặc dù năm 2003 là năm mà
lượng khách quốc tế giảm mạnh do dịch bệnh, nhưng khách du lịch trong
nước đến với Đà Lạt vẫn tăng do năm này có sự kiện tổ chức lễ kỷ niệm 110
năm Đà Lạt hình thành và phát triển. Tiếp sau đó năm 2004, tổ chức Lễ hội
sắc hoa Đà Lạt, và năm 2005 là Festival hoa Đà Lạt. Trong 3 năm, Đà Lạt liên
tục có các sự kiện lễ lớn nên thu hút một lượng khách nội địa khá lớn, đặc biệt
là vào các dịp tổ chức lễ hội. Festival hoa Đà Lạt 2005 vừa qua diễn ra trong
10 ngày với nhiều chương trình trọng tâm được thiết kế tạo điểm nhấn cho lễ
hội như Lễ khai mạc, Lễ hội Tình yêu, Đêm hội Rượu vang, Đêm hội bế
mạc… đã thu hút 120.000 lượt khách (có 4000 lượt khách quốc tế) trong đó
38
có 80.000 lượt khách du lịch đăng ký lưu trú tại các khách sạn, nhà nghỉ và
40.000 lượt khách các huyện trong tỉnh về tham dự.
Tốc độ tăng trưởng trung bình về khách du lịch nội địa đạt 11,24% từ
năm 1990. Trong vòng 5 năm trở lại đây, tốc độ tăng trưởng của thị trường
khách này đạt xấp xỉ 19%, một phần do nhu cầu tham quan nghỉ dưỡng của
người lao động trong cả nước đặc biệt là từ TP. Hồ Chí Minh vẫn chiếm số
lượng lớn nhất, một phần là việc ngành du lịch Đà Lạt – Lâm Đồng chú trọng
phát triển du lịch nghỉ dưỡng cuối tuần, du lịch trăng mật, du lịch sinh thái –
văn hoá, tham quan nghỉ dưỡng… Điều đó có nghĩa rằng, trong tương lai gần
thị trường khách nội địa sẽ đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của du
lịch Đà Lạt – Lâm Đồng.
Bảng 2. Khách nội địa đến Đà Lạt – Lâm Đồng
giai đoạn 2000 – 2005
Năm
Đơn vị
tính
2000 2001 2002 2003 2004 2005
Khách nội địa
đến Đà Lạt –
Lâm Đồng
Nghìn
lượt
640 725 820 1.085 1.264 1.460
Tổng số khách
nội địa trong cả
nước
Nghìn
lượt
11.200 11.700 13.000 13.500 14.500 16.100
Tỷ lệ khách đến
Đà Lạt– Lâm
Đồng so với cả
nước
% 5,7 6,2 6,3 8 8,7 9,1
Nguồn: - Sở Du lịch – Thương mại Lâm Đồng
- Tổng Cục Du lịch
39
Đối với thị trường khách nội địa, lượng khách đến từ TP. Hồ Chí Minh
chiếm 60,5%, từ các tỉnh khác ở miền Đông Nam Bộ là 9,0%, các tỉnh vùng
đồng bằng sông Cửu Long là 15,5%, các tỉnh miền Bắc chiếm số lượng ít.
Nếu so sánh lượng khách đến Đà Lạt – Lâm Đồng với lưu lượng khách
đến hai tỉnh phụ cận là Ninh Thuận và Bình Thuận trong khoảng 10 năm gần
đây có thể thấy rằng tốc độ tăng trưởng về khách đến Đà Lạt – Lâm Đồng
thấp hơn, nguyên nhân chính là do ở các tỉnh trên điểm xuất phát thấp, nhưng
nếu so sánh với tỉnh Khánh Hoà và TP. Hồ Chí Minh thì mức tăng trưởng này
không phải là nhỏ.
40
Bảng 3: So sánh lượng khách du lịch đến Lâm Đồng với
các tỉnh lân cận và cả nước
Đơn vị: Nghìn lượt khách
Tỉnh,
thành
phố
Loại
khách du
lịch
Năm Tăng
trưởng
(%)
1996 1999 2000 2003 2004
Đà Lạt
– Lâm
Đồng
Khách QT 66,0 70,0 69,58 65,0 86,0 3,36
Khách NĐ 539,12 533,0 640,42 1085,0 1264,0 11,24
Tổng 605,12 603,0 710,0 1150,0 1350,0 10,55
Khánh
Hoà
Khách QT 109,0 101,8 118,8 164,0 190,0 7,19
Khách NĐ 281,0 242,7 278,7 461,0 520,0 8,00
Tổng 390,0 344,5 397,5 625,0 710,0 7,78
Ninh
Thuận
Khách QT 3,7 3,9 12,7 8,6 10,4 13,79
Khách NĐ 27,5 35,1 64,2 95,3 165,9 25,19
Tổng 31,2 39,0 76,9 103,9 176,3 24,17
Bình
Thuận
Khách QT 7,2 23,8 40,0 115,0 102,0 39,29
Khách NĐ 49,3 99,4 420,0 1350,0 1398,0 51,91
Tổng 56,5 123,2 460,0 1465,0 1500,0 50,66
TP. Hồ
Chí
Minh
Khách QT 925,0 975,0 1100,0 1302,0 1580,0 6,92
Khách NĐ 1128,0 1600,0 2000,0 1917,3 2500,0 10,46
Tổng 2053,0 2575,0 3100,0 3219,3 4080,0 8,96
Hà Nội Khách QT 352,0 380,0 500,4 931,0 1300,0 17,74
Khách NĐ 700,0 1050,0 2100,0 2850,0 4500,0 26,19
Tổng 1052,0 1430,0 2600,4 3781,0 5800,0 23,79
Nguồn: Báo cáo tổng hợp Điều chỉnh qui hoạch tổng thể phát triển
du lịch tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 1996 – 2004 và định hướng
đến năm 2020
41
2.1.3. Doanh thu xã hội từ du lịch
Theo báo cáo tổng kết giai đoạn 2000 -2005 của thành phố Đà Lạt, tốc
độ tăng trưởng GDP đạt trung bình 12%, GDP năm 2005 tăng 95% so với
năm 2000, trong đó tỉ trọng các khu vực kinh tế như sau:
KV 1 (Nông, lâm, ngư nghiệp) chiếm 12,6%
KV 2 (Công nghiệp và xây dựng) chiếm 17,8%
KV 3 (Dịch vụ) chiếm 69,6%
Như vậy, đối với thành phố Đà Lạt, dịch vụ, du lịch đóng vai trò rất
quan trọng trong nền kinh tế. So sánh với toàn tỉnh Lâm Đồng, KV3 chỉ
chiếm tỷ trọng 20%, điều đó cho thấy rằng hoạt động du lịch, dịch vụ, đặc
biệt là du lịch tập trung chủ yếu tại thành phố Đà Lạt. Do chưa có số liệu
thống kê doanh thu xã hội từ du lịch của thành phố Đà Lạt nên chúng tôi xin
được đưa ra đây con số thống kê của toàn tỉnh, phản ánh phần nào mức tăng
trưởng hàng năm về doanh thu du lịch và doanh thu xã hội từ du lịch.
Bảng 4. Doanh thu xã hội từ du lịch của Lâm Đồng
thời kỳ 2000 – 2005
Đơn vị tính: tỷ đồng
Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005
Doanh thu du lịch 196,7 240 378 430 552,3 570
Doanh thu xã hội từ du lịch 355 481,8 633,5 920 1.215 1.405
Tăng trưởng doanh thu du
lịch (%)
14,5 22 57,5 13,8 28,4 32,6
Nguồn: Sở Du lịch – Thương mại Lâm Đồng
Nhờ sự cố gắng trong công tác quảng bá, xúc tiến du lịch, trong việc
đón tiếp phục vụ và đa dạng hoá các loại hình du lịch nên lượng khách du lịch
LUẬN VĂN THẠC SĨ: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP MARKETING DU LỊCH CHO THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT
LUẬN VĂN THẠC SĨ: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP MARKETING DU LỊCH CHO THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT
LUẬN VĂN THẠC SĨ: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP MARKETING DU LỊCH CHO THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT
LUẬN VĂN THẠC SĨ: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP MARKETING DU LỊCH CHO THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT
LUẬN VĂN THẠC SĨ: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP MARKETING DU LỊCH CHO THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT
LUẬN VĂN THẠC SĨ: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP MARKETING DU LỊCH CHO THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT
LUẬN VĂN THẠC SĨ: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP MARKETING DU LỊCH CHO THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT
LUẬN VĂN THẠC SĨ: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP MARKETING DU LỊCH CHO THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT
LUẬN VĂN THẠC SĨ: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP MARKETING DU LỊCH CHO THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT
LUẬN VĂN THẠC SĨ: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP MARKETING DU LỊCH CHO THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT
LUẬN VĂN THẠC SĨ: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP MARKETING DU LỊCH CHO THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT
LUẬN VĂN THẠC SĨ: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP MARKETING DU LỊCH CHO THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT
LUẬN VĂN THẠC SĨ: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP MARKETING DU LỊCH CHO THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT
LUẬN VĂN THẠC SĨ: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP MARKETING DU LỊCH CHO THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT
LUẬN VĂN THẠC SĨ: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP MARKETING DU LỊCH CHO THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT
LUẬN VĂN THẠC SĨ: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP MARKETING DU LỊCH CHO THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT
LUẬN VĂN THẠC SĨ: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP MARKETING DU LỊCH CHO THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT
LUẬN VĂN THẠC SĨ: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP MARKETING DU LỊCH CHO THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT
LUẬN VĂN THẠC SĨ: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP MARKETING DU LỊCH CHO THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT
LUẬN VĂN THẠC SĨ: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP MARKETING DU LỊCH CHO THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT
LUẬN VĂN THẠC SĨ: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP MARKETING DU LỊCH CHO THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT
LUẬN VĂN THẠC SĨ: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP MARKETING DU LỊCH CHO THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT
LUẬN VĂN THẠC SĨ: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP MARKETING DU LỊCH CHO THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT
LUẬN VĂN THẠC SĨ: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP MARKETING DU LỊCH CHO THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT
LUẬN VĂN THẠC SĨ: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP MARKETING DU LỊCH CHO THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT
LUẬN VĂN THẠC SĨ: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP MARKETING DU LỊCH CHO THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT
LUẬN VĂN THẠC SĨ: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP MARKETING DU LỊCH CHO THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT
LUẬN VĂN THẠC SĨ: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP MARKETING DU LỊCH CHO THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT
LUẬN VĂN THẠC SĨ: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP MARKETING DU LỊCH CHO THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT
LUẬN VĂN THẠC SĨ: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP MARKETING DU LỊCH CHO THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT
LUẬN VĂN THẠC SĨ: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP MARKETING DU LỊCH CHO THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT
LUẬN VĂN THẠC SĨ: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP MARKETING DU LỊCH CHO THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT
LUẬN VĂN THẠC SĨ: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP MARKETING DU LỊCH CHO THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT
LUẬN VĂN THẠC SĨ: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP MARKETING DU LỊCH CHO THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT
LUẬN VĂN THẠC SĨ: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP MARKETING DU LỊCH CHO THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT
LUẬN VĂN THẠC SĨ: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP MARKETING DU LỊCH CHO THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT
LUẬN VĂN THẠC SĨ: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP MARKETING DU LỊCH CHO THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT
LUẬN VĂN THẠC SĨ: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP MARKETING DU LỊCH CHO THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT
LUẬN VĂN THẠC SĨ: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP MARKETING DU LỊCH CHO THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT
LUẬN VĂN THẠC SĨ: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP MARKETING DU LỊCH CHO THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT
LUẬN VĂN THẠC SĨ: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP MARKETING DU LỊCH CHO THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT
LUẬN VĂN THẠC SĨ: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP MARKETING DU LỊCH CHO THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT
LUẬN VĂN THẠC SĨ: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP MARKETING DU LỊCH CHO THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT
LUẬN VĂN THẠC SĨ: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP MARKETING DU LỊCH CHO THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT
LUẬN VĂN THẠC SĨ: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP MARKETING DU LỊCH CHO THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT
LUẬN VĂN THẠC SĨ: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP MARKETING DU LỊCH CHO THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT
LUẬN VĂN THẠC SĨ: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP MARKETING DU LỊCH CHO THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT
LUẬN VĂN THẠC SĨ: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP MARKETING DU LỊCH CHO THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT
LUẬN VĂN THẠC SĨ: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP MARKETING DU LỊCH CHO THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT
LUẬN VĂN THẠC SĨ: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP MARKETING DU LỊCH CHO THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT
LUẬN VĂN THẠC SĨ: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP MARKETING DU LỊCH CHO THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT
LUẬN VĂN THẠC SĨ: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP MARKETING DU LỊCH CHO THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT
LUẬN VĂN THẠC SĨ: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP MARKETING DU LỊCH CHO THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT
LUẬN VĂN THẠC SĨ: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP MARKETING DU LỊCH CHO THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT
LUẬN VĂN THẠC SĨ: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP MARKETING DU LỊCH CHO THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT
LUẬN VĂN THẠC SĨ: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP MARKETING DU LỊCH CHO THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT
LUẬN VĂN THẠC SĨ: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP MARKETING DU LỊCH CHO THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT
LUẬN VĂN THẠC SĨ: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP MARKETING DU LỊCH CHO THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT
LUẬN VĂN THẠC SĨ: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP MARKETING DU LỊCH CHO THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT
LUẬN VĂN THẠC SĨ: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP MARKETING DU LỊCH CHO THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT
LUẬN VĂN THẠC SĨ: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP MARKETING DU LỊCH CHO THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT
LUẬN VĂN THẠC SĨ: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP MARKETING DU LỊCH CHO THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT
LUẬN VĂN THẠC SĨ: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP MARKETING DU LỊCH CHO THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT
LUẬN VĂN THẠC SĨ: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP MARKETING DU LỊCH CHO THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT
LUẬN VĂN THẠC SĨ: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP MARKETING DU LỊCH CHO THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT
LUẬN VĂN THẠC SĨ: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP MARKETING DU LỊCH CHO THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT
LUẬN VĂN THẠC SĨ: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP MARKETING DU LỊCH CHO THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT
LUẬN VĂN THẠC SĨ: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP MARKETING DU LỊCH CHO THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT
LUẬN VĂN THẠC SĨ: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP MARKETING DU LỊCH CHO THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT
LUẬN VĂN THẠC SĨ: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP MARKETING DU LỊCH CHO THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT
LUẬN VĂN THẠC SĨ: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP MARKETING DU LỊCH CHO THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT
LUẬN VĂN THẠC SĨ: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP MARKETING DU LỊCH CHO THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT
LUẬN VĂN THẠC SĨ: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP MARKETING DU LỊCH CHO THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT
LUẬN VĂN THẠC SĨ: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP MARKETING DU LỊCH CHO THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT
LUẬN VĂN THẠC SĨ: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP MARKETING DU LỊCH CHO THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT
LUẬN VĂN THẠC SĨ: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP MARKETING DU LỊCH CHO THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT
LUẬN VĂN THẠC SĨ: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP MARKETING DU LỊCH CHO THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT
LUẬN VĂN THẠC SĨ: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP MARKETING DU LỊCH CHO THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT
LUẬN VĂN THẠC SĨ: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP MARKETING DU LỊCH CHO THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT
LUẬN VĂN THẠC SĨ: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP MARKETING DU LỊCH CHO THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT
LUẬN VĂN THẠC SĨ: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP MARKETING DU LỊCH CHO THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT
LUẬN VĂN THẠC SĨ: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP MARKETING DU LỊCH CHO THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT

More Related Content

What's hot

Hoàn thiện chính sách sản phẩm của công ty Cổ phần Du lịch và Thương mại Phươ...
Hoàn thiện chính sách sản phẩm của công ty Cổ phần Du lịch và Thương mại Phươ...Hoàn thiện chính sách sản phẩm của công ty Cổ phần Du lịch và Thương mại Phươ...
Hoàn thiện chính sách sản phẩm của công ty Cổ phần Du lịch và Thương mại Phươ...luanvantrust
 
Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tại vịnh Hạ Long giai đoạn ...
Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tại vịnh Hạ Long giai đoạn ...Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tại vịnh Hạ Long giai đoạn ...
Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tại vịnh Hạ Long giai đoạn ...Thư viện Tài liệu mẫu
 
Xây dựng chiến lược xúc tiến hỗn hợp cho du lịch việt nam
Xây dựng chiến lược xúc tiến hỗn hợp cho du lịch việt namXây dựng chiến lược xúc tiến hỗn hợp cho du lịch việt nam
Xây dựng chiến lược xúc tiến hỗn hợp cho du lịch việt namhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa ở tỉnh quảng ninh
Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa ở tỉnh quảng ninhNghiên cứu phát triển du lịch văn hóa ở tỉnh quảng ninh
Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa ở tỉnh quảng ninhMan_Ebook
 
Luận văn: Phát triển hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Phát triển hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa, 9 ĐIỂM!Luận văn: Phát triển hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Phát triển hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa, 9 ĐIỂM!Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH
TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCHTỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH
TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCHChau Duong
 
Giải pháp marketing nhằm tăng khả năng cạnh tranh của công ty cổ phần và dịch...
Giải pháp marketing nhằm tăng khả năng cạnh tranh của công ty cổ phần và dịch...Giải pháp marketing nhằm tăng khả năng cạnh tranh của công ty cổ phần và dịch...
Giải pháp marketing nhằm tăng khả năng cạnh tranh của công ty cổ phần và dịch...NOT
 
Luận Văn Phát Triển Du Lịch Bà Rịa - Vũng Tàu
Luận Văn Phát Triển Du Lịch Bà Rịa - Vũng Tàu Luận Văn Phát Triển Du Lịch Bà Rịa - Vũng Tàu
Luận Văn Phát Triển Du Lịch Bà Rịa - Vũng Tàu nataliej4
 
Luận văn thạc sĩ Giải pháp phát triển ngành du lịch lâm đồng đến năm 2020_Nhậ...
Luận văn thạc sĩ Giải pháp phát triển ngành du lịch lâm đồng đến năm 2020_Nhậ...Luận văn thạc sĩ Giải pháp phát triển ngành du lịch lâm đồng đến năm 2020_Nhậ...
Luận văn thạc sĩ Giải pháp phát triển ngành du lịch lâm đồng đến năm 2020_Nhậ...Nguyễn Thị Thanh Tươi
 
Các giải pháp marketing điểm đến nhằm phát triển du lịch hà nội
Các giải pháp marketing điểm đến nhằm phát triển du lịch hà nộiCác giải pháp marketing điểm đến nhằm phát triển du lịch hà nội
Các giải pháp marketing điểm đến nhằm phát triển du lịch hà nộihttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động marketing thu hút khách du lịch nội địa...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động marketing thu hút khách du lịch nội địa...Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động marketing thu hút khách du lịch nội địa...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động marketing thu hút khách du lịch nội địa...Thư viện Tài liệu mẫu
 

What's hot (20)

Hoàn thiện chính sách sản phẩm của công ty Cổ phần Du lịch và Thương mại Phươ...
Hoàn thiện chính sách sản phẩm của công ty Cổ phần Du lịch và Thương mại Phươ...Hoàn thiện chính sách sản phẩm của công ty Cổ phần Du lịch và Thương mại Phươ...
Hoàn thiện chính sách sản phẩm của công ty Cổ phần Du lịch và Thương mại Phươ...
 
Luận văn: Phát triển du lịch biển, đảo tại tỉnh Kiên Giang, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch biển, đảo tại tỉnh Kiên Giang, HAY, 9đLuận văn: Phát triển du lịch biển, đảo tại tỉnh Kiên Giang, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch biển, đảo tại tỉnh Kiên Giang, HAY, 9đ
 
Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tại vịnh Hạ Long giai đoạn ...
Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tại vịnh Hạ Long giai đoạn ...Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tại vịnh Hạ Long giai đoạn ...
Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tại vịnh Hạ Long giai đoạn ...
 
Khóa luận: Giải pháp nâng cao chất lượng chương trình du lịch tại công ty
Khóa luận: Giải pháp nâng cao chất lượng chương trình du lịch tại công ty Khóa luận: Giải pháp nâng cao chất lượng chương trình du lịch tại công ty
Khóa luận: Giải pháp nâng cao chất lượng chương trình du lịch tại công ty
 
Luận văn: Phát triển tuyến du lịch sinh thái tỉnh Nghệ An, HOT
Luận văn: Phát triển tuyến du lịch sinh thái tỉnh Nghệ An, HOTLuận văn: Phát triển tuyến du lịch sinh thái tỉnh Nghệ An, HOT
Luận văn: Phát triển tuyến du lịch sinh thái tỉnh Nghệ An, HOT
 
Xây dựng chiến lược xúc tiến hỗn hợp cho du lịch việt nam
Xây dựng chiến lược xúc tiến hỗn hợp cho du lịch việt namXây dựng chiến lược xúc tiến hỗn hợp cho du lịch việt nam
Xây dựng chiến lược xúc tiến hỗn hợp cho du lịch việt nam
 
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp, HOT, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp, HOT, 9đLuận văn: Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp, HOT, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp, HOT, 9đ
 
Báo cáo thực tập nghề nghiệp, Công việc thực tập tại công ty du lịch!
Báo cáo thực tập nghề nghiệp, Công việc thực tập tại công ty du lịch!Báo cáo thực tập nghề nghiệp, Công việc thực tập tại công ty du lịch!
Báo cáo thực tập nghề nghiệp, Công việc thực tập tại công ty du lịch!
 
Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa ở tỉnh quảng ninh
Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa ở tỉnh quảng ninhNghiên cứu phát triển du lịch văn hóa ở tỉnh quảng ninh
Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa ở tỉnh quảng ninh
 
Luận văn: Phát triển hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Phát triển hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa, 9 ĐIỂM!Luận văn: Phát triển hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Phát triển hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa, 9 ĐIỂM!
 
TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH
TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCHTỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH
TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH
 
Đề tài: Phát triển sản phầm du lịch đặc thù tại TP Hải Phòng, 9đ
Đề tài: Phát triển sản phầm du lịch đặc thù tại TP Hải Phòng, 9đĐề tài: Phát triển sản phầm du lịch đặc thù tại TP Hải Phòng, 9đ
Đề tài: Phát triển sản phầm du lịch đặc thù tại TP Hải Phòng, 9đ
 
Giải pháp hoàn thiện chính sách marketing công ty du lịch lữ hành!
Giải pháp hoàn thiện chính sách marketing công ty du lịch lữ hành!Giải pháp hoàn thiện chính sách marketing công ty du lịch lữ hành!
Giải pháp hoàn thiện chính sách marketing công ty du lịch lữ hành!
 
Giải pháp marketing nhằm tăng khả năng cạnh tranh của công ty cổ phần và dịch...
Giải pháp marketing nhằm tăng khả năng cạnh tranh của công ty cổ phần và dịch...Giải pháp marketing nhằm tăng khả năng cạnh tranh của công ty cổ phần và dịch...
Giải pháp marketing nhằm tăng khả năng cạnh tranh của công ty cổ phần và dịch...
 
Đề tài: Điều kiện phát triển du lịch mạo hiểm tại Hà Giang, HAY
Đề tài: Điều kiện phát triển du lịch mạo hiểm tại Hà Giang, HAYĐề tài: Điều kiện phát triển du lịch mạo hiểm tại Hà Giang, HAY
Đề tài: Điều kiện phát triển du lịch mạo hiểm tại Hà Giang, HAY
 
Luận Văn Phát Triển Du Lịch Bà Rịa - Vũng Tàu
Luận Văn Phát Triển Du Lịch Bà Rịa - Vũng Tàu Luận Văn Phát Triển Du Lịch Bà Rịa - Vũng Tàu
Luận Văn Phát Triển Du Lịch Bà Rịa - Vũng Tàu
 
Luận văn thạc sĩ Giải pháp phát triển ngành du lịch lâm đồng đến năm 2020_Nhậ...
Luận văn thạc sĩ Giải pháp phát triển ngành du lịch lâm đồng đến năm 2020_Nhậ...Luận văn thạc sĩ Giải pháp phát triển ngành du lịch lâm đồng đến năm 2020_Nhậ...
Luận văn thạc sĩ Giải pháp phát triển ngành du lịch lâm đồng đến năm 2020_Nhậ...
 
Khóa luận: Đánh giá sự hài lòng của du khách nội địa đối với điểm, HAY
Khóa luận: Đánh giá sự hài lòng của du khách nội địa đối với điểm, HAYKhóa luận: Đánh giá sự hài lòng của du khách nội địa đối với điểm, HAY
Khóa luận: Đánh giá sự hài lòng của du khách nội địa đối với điểm, HAY
 
Các giải pháp marketing điểm đến nhằm phát triển du lịch hà nội
Các giải pháp marketing điểm đến nhằm phát triển du lịch hà nộiCác giải pháp marketing điểm đến nhằm phát triển du lịch hà nội
Các giải pháp marketing điểm đến nhằm phát triển du lịch hà nội
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động marketing thu hút khách du lịch nội địa...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động marketing thu hút khách du lịch nội địa...Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động marketing thu hút khách du lịch nội địa...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động marketing thu hút khách du lịch nội địa...
 

Similar to LUẬN VĂN THẠC SĨ: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP MARKETING DU LỊCH CHO THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT

Luận văn: Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch tại ...
Luận văn: Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch tại ...Luận văn: Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch tại ...
Luận văn: Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch tại ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Hoạt động du lịch nhằm đề xuất các giải pháp góp phần phát triển ng...
Luận văn: Hoạt động du lịch nhằm đề xuất các giải pháp góp phần phát triển ng...Luận văn: Hoạt động du lịch nhằm đề xuất các giải pháp góp phần phát triển ng...
Luận văn: Hoạt động du lịch nhằm đề xuất các giải pháp góp phần phát triển ng...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Chien luoc phat trien du lich vn 2020
Chien luoc phat trien du lich vn 2020Chien luoc phat trien du lich vn 2020
Chien luoc phat trien du lich vn 2020Viet Thang
 
Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa huyện định hóa, tỉnh thái nguyên
Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa huyện định hóa, tỉnh thái nguyênNghiên cứu phát triển du lịch văn hóa huyện định hóa, tỉnh thái nguyên
Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa huyện định hóa, tỉnh thái nguyênMan_Ebook
 
Luận văn du dịch: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng
Luận văn du dịch: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồngLuận văn du dịch: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng
Luận văn du dịch: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồngDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận Văn Giải Pháp Nhằm Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Đến Việt Nam
Luận Văn Giải Pháp Nhằm Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Đến Việt NamLuận Văn Giải Pháp Nhằm Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Đến Việt Nam
Luận Văn Giải Pháp Nhằm Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Đến Việt NamHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Giải pháp đa dạng hóa sản phẩm du lịch tỉnh Lâm Đồng đến năm 2015
Giải pháp đa dạng hóa sản phẩm du lịch tỉnh Lâm Đồng đến năm 2015Giải pháp đa dạng hóa sản phẩm du lịch tỉnh Lâm Đồng đến năm 2015
Giải pháp đa dạng hóa sản phẩm du lịch tỉnh Lâm Đồng đến năm 2015luanvantrust
 
Luận văn thạc sĩ: Nghiên cứu phát triển du lịch bền vững, 9đ
Luận văn thạc sĩ: Nghiên cứu phát triển du lịch bền vững, 9đLuận văn thạc sĩ: Nghiên cứu phát triển du lịch bền vững, 9đ
Luận văn thạc sĩ: Nghiên cứu phát triển du lịch bền vững, 9đDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
[CTU.VN]-[Luan van 010437]-Phan tich tinh hinh xuat nhap khau cua cong ty TNH...
[CTU.VN]-[Luan van 010437]-Phan tich tinh hinh xuat nhap khau cua cong ty TNH...[CTU.VN]-[Luan van 010437]-Phan tich tinh hinh xuat nhap khau cua cong ty TNH...
[CTU.VN]-[Luan van 010437]-Phan tich tinh hinh xuat nhap khau cua cong ty TNH...QUOCDATTRAN5
 
Giải pháp tăng cường hoạt động huy động vốn tại ngân hành nông nghiệp và phát...
Giải pháp tăng cường hoạt động huy động vốn tại ngân hành nông nghiệp và phát...Giải pháp tăng cường hoạt động huy động vốn tại ngân hành nông nghiệp và phát...
Giải pháp tăng cường hoạt động huy động vốn tại ngân hành nông nghiệp và phát...https://www.facebook.com/garmentspace
 

Similar to LUẬN VĂN THẠC SĨ: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP MARKETING DU LỊCH CHO THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT (20)

Luận văn: Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch tại ...
Luận văn: Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch tại ...Luận văn: Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch tại ...
Luận văn: Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch tại ...
 
Luận văn: Hoạt động du lịch nhằm đề xuất các giải pháp góp phần phát triển ng...
Luận văn: Hoạt động du lịch nhằm đề xuất các giải pháp góp phần phát triển ng...Luận văn: Hoạt động du lịch nhằm đề xuất các giải pháp góp phần phát triển ng...
Luận văn: Hoạt động du lịch nhằm đề xuất các giải pháp góp phần phát triển ng...
 
Chien luoc phat trien du lich vn 2020
Chien luoc phat trien du lich vn 2020Chien luoc phat trien du lich vn 2020
Chien luoc phat trien du lich vn 2020
 
Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa huyện định hóa, tỉnh thái nguyên
Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa huyện định hóa, tỉnh thái nguyênNghiên cứu phát triển du lịch văn hóa huyện định hóa, tỉnh thái nguyên
Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa huyện định hóa, tỉnh thái nguyên
 
Luận văn: Giải pháp phát triển Ngành du lịch Lâm Đồng đến năm 2020
Luận văn: Giải pháp phát triển Ngành du lịch Lâm Đồng đến năm 2020Luận văn: Giải pháp phát triển Ngành du lịch Lâm Đồng đến năm 2020
Luận văn: Giải pháp phát triển Ngành du lịch Lâm Đồng đến năm 2020
 
Luận án: Nâng cao năng lực cạnh tranh để phát triển du lịch, HAY
Luận án: Nâng cao năng lực cạnh tranh để phát triển du lịch, HAYLuận án: Nâng cao năng lực cạnh tranh để phát triển du lịch, HAY
Luận án: Nâng cao năng lực cạnh tranh để phát triển du lịch, HAY
 
Luận văn du dịch: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng
Luận văn du dịch: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồngLuận văn du dịch: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng
Luận văn du dịch: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng
 
Du lich da nang
Du lich da nangDu lich da nang
Du lich da nang
 
Luận Văn Giải Pháp Nhằm Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Đến Việt Nam
Luận Văn Giải Pháp Nhằm Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Đến Việt NamLuận Văn Giải Pháp Nhằm Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Đến Việt Nam
Luận Văn Giải Pháp Nhằm Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Đến Việt Nam
 
Giải pháp đa dạng hóa sản phẩm du lịch tỉnh Lâm Đồng đến năm 2015
Giải pháp đa dạng hóa sản phẩm du lịch tỉnh Lâm Đồng đến năm 2015Giải pháp đa dạng hóa sản phẩm du lịch tỉnh Lâm Đồng đến năm 2015
Giải pháp đa dạng hóa sản phẩm du lịch tỉnh Lâm Đồng đến năm 2015
 
Bài mẫu Luận Văn Thạc Sĩ Du Lịch Lữ Hành, 9đ
Bài mẫu Luận Văn Thạc Sĩ Du Lịch Lữ Hành, 9đBài mẫu Luận Văn Thạc Sĩ Du Lịch Lữ Hành, 9đ
Bài mẫu Luận Văn Thạc Sĩ Du Lịch Lữ Hành, 9đ
 
Luận văn thạc sĩ: Nghiên cứu phát triển du lịch bền vững, 9đ
Luận văn thạc sĩ: Nghiên cứu phát triển du lịch bền vững, 9đLuận văn thạc sĩ: Nghiên cứu phát triển du lịch bền vững, 9đ
Luận văn thạc sĩ: Nghiên cứu phát triển du lịch bền vững, 9đ
 
[CTU.VN]-[Luan van 010437]-Phan tich tinh hinh xuat nhap khau cua cong ty TNH...
[CTU.VN]-[Luan van 010437]-Phan tich tinh hinh xuat nhap khau cua cong ty TNH...[CTU.VN]-[Luan van 010437]-Phan tich tinh hinh xuat nhap khau cua cong ty TNH...
[CTU.VN]-[Luan van 010437]-Phan tich tinh hinh xuat nhap khau cua cong ty TNH...
 
Luận Văn Thạc Sĩ Du Lịch Nhận Thức Của Cộng Đồng Địa Phương
Luận Văn Thạc Sĩ Du Lịch Nhận Thức Của Cộng Đồng Địa PhươngLuận Văn Thạc Sĩ Du Lịch Nhận Thức Của Cộng Đồng Địa Phương
Luận Văn Thạc Sĩ Du Lịch Nhận Thức Của Cộng Đồng Địa Phương
 
Đề tài: Đẩy mạnh xuất khẩu lao động cho lao động nông thôn, HAY
Đề tài: Đẩy mạnh xuất khẩu lao động cho lao động nông thôn, HAYĐề tài: Đẩy mạnh xuất khẩu lao động cho lao động nông thôn, HAY
Đề tài: Đẩy mạnh xuất khẩu lao động cho lao động nông thôn, HAY
 
Khai thác các điều kiện tự nhiên tổ chức cảnh quan đô thị Đà Lạt
Khai thác các điều kiện tự nhiên tổ chức cảnh quan đô thị Đà LạtKhai thác các điều kiện tự nhiên tổ chức cảnh quan đô thị Đà Lạt
Khai thác các điều kiện tự nhiên tổ chức cảnh quan đô thị Đà Lạt
 
Luận văn: Thu hút khách du lịch quốc tế cho Việt Nam, HAY, 9đ
Luận văn: Thu hút khách du lịch quốc tế cho Việt Nam, HAY, 9đLuận văn: Thu hút khách du lịch quốc tế cho Việt Nam, HAY, 9đ
Luận văn: Thu hút khách du lịch quốc tế cho Việt Nam, HAY, 9đ
 
Luận văn: Thu hút khách du lịch quốc tế tại Việt Nam, HAY
Luận văn: Thu hút khách du lịch quốc tế tại Việt Nam, HAYLuận văn: Thu hút khách du lịch quốc tế tại Việt Nam, HAY
Luận văn: Thu hút khách du lịch quốc tế tại Việt Nam, HAY
 
Giải pháp tăng cường hoạt động huy động vốn tại ngân hành nông nghiệp và phát...
Giải pháp tăng cường hoạt động huy động vốn tại ngân hành nông nghiệp và phát...Giải pháp tăng cường hoạt động huy động vốn tại ngân hành nông nghiệp và phát...
Giải pháp tăng cường hoạt động huy động vốn tại ngân hành nông nghiệp và phát...
 
Đề tài huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp, HAY
Đề tài huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp, HAYĐề tài huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp, HAY
Đề tài huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp, HAY
 

More from ssuserc1c2711

LUẬN VĂN THẠC SĨ:  PHÂN LẬP, TUYỂN CHỌN VI KHUẨN SINH TỔNG HỢP ENZYME CHITIN ...
LUẬN VĂN THẠC SĨ:  PHÂN LẬP, TUYỂN CHỌN VI KHUẨN SINH TỔNG HỢP ENZYME CHITIN ...LUẬN VĂN THẠC SĨ:  PHÂN LẬP, TUYỂN CHỌN VI KHUẨN SINH TỔNG HỢP ENZYME CHITIN ...
LUẬN VĂN THẠC SĨ:  PHÂN LẬP, TUYỂN CHỌN VI KHUẨN SINH TỔNG HỢP ENZYME CHITIN ...ssuserc1c2711
 
LUẬN VĂN THẠC SĨ: ĐÁNH GIÁ NGUỒN GEN CÂY ĐẬU TƯƠNG CÚC BÓNG TẠI HUYỆN VÕ NHA...
LUẬN VĂN THẠC SĨ:  ĐÁNH GIÁ NGUỒN GEN CÂY ĐẬU TƯƠNG CÚC BÓNG TẠI HUYỆN VÕ NHA...LUẬN VĂN THẠC SĨ:  ĐÁNH GIÁ NGUỒN GEN CÂY ĐẬU TƯƠNG CÚC BÓNG TẠI HUYỆN VÕ NHA...
LUẬN VĂN THẠC SĨ: ĐÁNH GIÁ NGUỒN GEN CÂY ĐẬU TƯƠNG CÚC BÓNG TẠI HUYỆN VÕ NHA...ssuserc1c2711
 
LUẬN VĂN THẠC SĨ: NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG KỸ THUẬT PHÂN TÍCH HÌNH ẢNH HUỲNH QUANG...
LUẬN VĂN THẠC SĨ: NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG KỸ THUẬT PHÂN TÍCH HÌNH ẢNH HUỲNH QUANG...LUẬN VĂN THẠC SĨ: NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG KỸ THUẬT PHÂN TÍCH HÌNH ẢNH HUỲNH QUANG...
LUẬN VĂN THẠC SĨ: NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG KỸ THUẬT PHÂN TÍCH HÌNH ẢNH HUỲNH QUANG...ssuserc1c2711
 
LUẬN VĂN THẠC SĨ: PHÂN LẬP VÀ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CỦA PROMOTER CHUYÊN BIỆT HẠT...
LUẬN VĂN THẠC SĨ: PHÂN LẬP VÀ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CỦA PROMOTER CHUYÊN BIỆT HẠT...LUẬN VĂN THẠC SĨ: PHÂN LẬP VÀ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CỦA PROMOTER CHUYÊN BIỆT HẠT...
LUẬN VĂN THẠC SĨ: PHÂN LẬP VÀ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CỦA PROMOTER CHUYÊN BIỆT HẠT...ssuserc1c2711
 
LUẬN VĂN THẠC SĨ: TÀI NGUYÊN DU LỊCH BIỂN VIỆT NAM CHO PHÁT TRIỂN DU LỊCH NGH...
LUẬN VĂN THẠC SĨ: TÀI NGUYÊN DU LỊCH BIỂN VIỆT NAM CHO PHÁT TRIỂN DU LỊCH NGH...LUẬN VĂN THẠC SĨ: TÀI NGUYÊN DU LỊCH BIỂN VIỆT NAM CHO PHÁT TRIỂN DU LỊCH NGH...
LUẬN VĂN THẠC SĨ: TÀI NGUYÊN DU LỊCH BIỂN VIỆT NAM CHO PHÁT TRIỂN DU LỊCH NGH...ssuserc1c2711
 
LUẬN VĂN THẠC SĨ: NGHIÊN CỨU TUYẾN ĐIỂM DU LỊCH VIỆT NAM ƯA THÍCH CỦA KHÁCH N...
LUẬN VĂN THẠC SĨ: NGHIÊN CỨU TUYẾN ĐIỂM DU LỊCH VIỆT NAM ƯA THÍCH CỦA KHÁCH N...LUẬN VĂN THẠC SĨ: NGHIÊN CỨU TUYẾN ĐIỂM DU LỊCH VIỆT NAM ƯA THÍCH CỦA KHÁCH N...
LUẬN VĂN THẠC SĨ: NGHIÊN CỨU TUYẾN ĐIỂM DU LỊCH VIỆT NAM ƯA THÍCH CỦA KHÁCH N...ssuserc1c2711
 
LUẬN VĂN THẠC SĨ: XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC ĐỊNH VỊ SẢN PHẨM DU LỊCH TEAMBUILDING T...
LUẬN VĂN THẠC SĨ: XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC ĐỊNH VỊ SẢN PHẨM DU LỊCH TEAMBUILDING T...LUẬN VĂN THẠC SĨ: XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC ĐỊNH VỊ SẢN PHẨM DU LỊCH TEAMBUILDING T...
LUẬN VĂN THẠC SĨ: XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC ĐỊNH VỊ SẢN PHẨM DU LỊCH TEAMBUILDING T...ssuserc1c2711
 
LUẬN VĂN THẠC SĨ: PHÁT TRIỂN DU LỊCH SÁNG TẠO Ở VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ: PHÁT TRIỂN DU LỊCH SÁNG TẠO Ở VIỆT NAMLUẬN VĂN THẠC SĨ: PHÁT TRIỂN DU LỊCH SÁNG TẠO Ở VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ: PHÁT TRIỂN DU LỊCH SÁNG TẠO Ở VIỆT NAMssuserc1c2711
 
LUẬN VĂN THẠC SĨ: CÁC GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN DU LỊCH MICE TẠI TP. HỒ C...
LUẬN VĂN THẠC SĨ: CÁC GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN DU LỊCH MICE TẠI TP. HỒ C...LUẬN VĂN THẠC SĨ: CÁC GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN DU LỊCH MICE TẠI TP. HỒ C...
LUẬN VĂN THẠC SĨ: CÁC GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN DU LỊCH MICE TẠI TP. HỒ C...ssuserc1c2711
 
LUẬN VĂN THẠC SĨ: ỨNG DỤNG HỌC SÂU TRONG PHÂN LOẠI TRÁI CÂY
LUẬN VĂN THẠC SĨ: ỨNG DỤNG HỌC SÂU TRONG PHÂN LOẠI TRÁI CÂYLUẬN VĂN THẠC SĨ: ỨNG DỤNG HỌC SÂU TRONG PHÂN LOẠI TRÁI CÂY
LUẬN VĂN THẠC SĨ: ỨNG DỤNG HỌC SÂU TRONG PHÂN LOẠI TRÁI CÂYssuserc1c2711
 
LUẬN VĂN THẠC SĨ: GIẢI PHÁP CỔNG BIÊN DỊCH ĐỊA CHỈ MẠNG CHO CÁC GIAO THỨC GIA...
LUẬN VĂN THẠC SĨ: GIẢI PHÁP CỔNG BIÊN DỊCH ĐỊA CHỈ MẠNG CHO CÁC GIAO THỨC GIA...LUẬN VĂN THẠC SĨ: GIẢI PHÁP CỔNG BIÊN DỊCH ĐỊA CHỈ MẠNG CHO CÁC GIAO THỨC GIA...
LUẬN VĂN THẠC SĨ: GIẢI PHÁP CỔNG BIÊN DỊCH ĐỊA CHỈ MẠNG CHO CÁC GIAO THỨC GIA...ssuserc1c2711
 
LUẬN VĂN THẠC SĨ: HỆ THỐNG ĐIỂM DANH HỌC SINH THÔNG QUA NHẬN DẠNG ĐẦU HỌC SIN...
LUẬN VĂN THẠC SĨ: HỆ THỐNG ĐIỂM DANH HỌC SINH THÔNG QUA NHẬN DẠNG ĐẦU HỌC SIN...LUẬN VĂN THẠC SĨ: HỆ THỐNG ĐIỂM DANH HỌC SINH THÔNG QUA NHẬN DẠNG ĐẦU HỌC SIN...
LUẬN VĂN THẠC SĨ: HỆ THỐNG ĐIỂM DANH HỌC SINH THÔNG QUA NHẬN DẠNG ĐẦU HỌC SIN...ssuserc1c2711
 
LUẬN VĂN THẠC SĨ: ỨNG DỤNG LBP-CNN CHO BÀI TOÁN NHẬN DIỆN CẢM XÚC MẶT NGƯỜI
LUẬN VĂN THẠC SĨ: ỨNG DỤNG LBP-CNN CHO BÀI TOÁN NHẬN DIỆN CẢM XÚC MẶT NGƯỜILUẬN VĂN THẠC SĨ: ỨNG DỤNG LBP-CNN CHO BÀI TOÁN NHẬN DIỆN CẢM XÚC MẶT NGƯỜI
LUẬN VĂN THẠC SĨ: ỨNG DỤNG LBP-CNN CHO BÀI TOÁN NHẬN DIỆN CẢM XÚC MẶT NGƯỜIssuserc1c2711
 
LUẬN VĂN THẠC SĨ: NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA CẤU TRÚC VỐN ĐẾN HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH...
LUẬN VĂN THẠC SĨ: NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA CẤU TRÚC VỐN ĐẾN HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH...LUẬN VĂN THẠC SĨ: NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA CẤU TRÚC VỐN ĐẾN HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH...
LUẬN VĂN THẠC SĨ: NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA CẤU TRÚC VỐN ĐẾN HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH...ssuserc1c2711
 
LUẬN VĂN THẠC SĨ: NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦ...
LUẬN VĂN THẠC SĨ: NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦ...LUẬN VĂN THẠC SĨ: NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦ...
LUẬN VĂN THẠC SĨ: NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦ...ssuserc1c2711
 
LUẬN VĂN THẠC SĨ: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NG...
LUẬN VĂN THẠC SĨ: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NG...LUẬN VĂN THẠC SĨ: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NG...
LUẬN VĂN THẠC SĨ: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NG...ssuserc1c2711
 
LUẬN VĂN THẠC SĨ: PHÂN TÍCH SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA SỞ HỮU NHÀ NƯỚC ĐẾN KHẢ NĂNG CẠN...
LUẬN VĂN THẠC SĨ: PHÂN TÍCH SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA SỞ HỮU NHÀ NƯỚC ĐẾN KHẢ NĂNG CẠN...LUẬN VĂN THẠC SĨ: PHÂN TÍCH SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA SỞ HỮU NHÀ NƯỚC ĐẾN KHẢ NĂNG CẠN...
LUẬN VĂN THẠC SĨ: PHÂN TÍCH SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA SỞ HỮU NHÀ NƯỚC ĐẾN KHẢ NĂNG CẠN...ssuserc1c2711
 
LUẬN VĂN THẠC SĨ: NGHIÊN CỨU CẤU TRÚC VỐN CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN SỞ GI...
LUẬN VĂN THẠC SĨ: NGHIÊN CỨU CẤU TRÚC VỐN CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN SỞ GI...LUẬN VĂN THẠC SĨ: NGHIÊN CỨU CẤU TRÚC VỐN CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN SỞ GI...
LUẬN VĂN THẠC SĨ: NGHIÊN CỨU CẤU TRÚC VỐN CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN SỞ GI...ssuserc1c2711
 
LUẬN VĂN THẠC SĨ: PHÂN TÍCH SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA SỞ HỮU NHÀ NƯỚC ĐẾN KHẢ NĂNG CẠN...
LUẬN VĂN THẠC SĨ: PHÂN TÍCH SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA SỞ HỮU NHÀ NƯỚC ĐẾN KHẢ NĂNG CẠN...LUẬN VĂN THẠC SĨ: PHÂN TÍCH SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA SỞ HỮU NHÀ NƯỚC ĐẾN KHẢ NĂNG CẠN...
LUẬN VĂN THẠC SĨ: PHÂN TÍCH SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA SỞ HỮU NHÀ NƯỚC ĐẾN KHẢ NĂNG CẠN...ssuserc1c2711
 
LUẬN VĂN THẠC SĨ: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NG...
LUẬN VĂN THẠC SĨ: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NG...LUẬN VĂN THẠC SĨ: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NG...
LUẬN VĂN THẠC SĨ: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NG...ssuserc1c2711
 

More from ssuserc1c2711 (20)

LUẬN VĂN THẠC SĨ:  PHÂN LẬP, TUYỂN CHỌN VI KHUẨN SINH TỔNG HỢP ENZYME CHITIN ...
LUẬN VĂN THẠC SĨ:  PHÂN LẬP, TUYỂN CHỌN VI KHUẨN SINH TỔNG HỢP ENZYME CHITIN ...LUẬN VĂN THẠC SĨ:  PHÂN LẬP, TUYỂN CHỌN VI KHUẨN SINH TỔNG HỢP ENZYME CHITIN ...
LUẬN VĂN THẠC SĨ:  PHÂN LẬP, TUYỂN CHỌN VI KHUẨN SINH TỔNG HỢP ENZYME CHITIN ...
 
LUẬN VĂN THẠC SĨ: ĐÁNH GIÁ NGUỒN GEN CÂY ĐẬU TƯƠNG CÚC BÓNG TẠI HUYỆN VÕ NHA...
LUẬN VĂN THẠC SĨ:  ĐÁNH GIÁ NGUỒN GEN CÂY ĐẬU TƯƠNG CÚC BÓNG TẠI HUYỆN VÕ NHA...LUẬN VĂN THẠC SĨ:  ĐÁNH GIÁ NGUỒN GEN CÂY ĐẬU TƯƠNG CÚC BÓNG TẠI HUYỆN VÕ NHA...
LUẬN VĂN THẠC SĨ: ĐÁNH GIÁ NGUỒN GEN CÂY ĐẬU TƯƠNG CÚC BÓNG TẠI HUYỆN VÕ NHA...
 
LUẬN VĂN THẠC SĨ: NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG KỸ THUẬT PHÂN TÍCH HÌNH ẢNH HUỲNH QUANG...
LUẬN VĂN THẠC SĨ: NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG KỸ THUẬT PHÂN TÍCH HÌNH ẢNH HUỲNH QUANG...LUẬN VĂN THẠC SĨ: NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG KỸ THUẬT PHÂN TÍCH HÌNH ẢNH HUỲNH QUANG...
LUẬN VĂN THẠC SĨ: NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG KỸ THUẬT PHÂN TÍCH HÌNH ẢNH HUỲNH QUANG...
 
LUẬN VĂN THẠC SĨ: PHÂN LẬP VÀ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CỦA PROMOTER CHUYÊN BIỆT HẠT...
LUẬN VĂN THẠC SĨ: PHÂN LẬP VÀ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CỦA PROMOTER CHUYÊN BIỆT HẠT...LUẬN VĂN THẠC SĨ: PHÂN LẬP VÀ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CỦA PROMOTER CHUYÊN BIỆT HẠT...
LUẬN VĂN THẠC SĨ: PHÂN LẬP VÀ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CỦA PROMOTER CHUYÊN BIỆT HẠT...
 
LUẬN VĂN THẠC SĨ: TÀI NGUYÊN DU LỊCH BIỂN VIỆT NAM CHO PHÁT TRIỂN DU LỊCH NGH...
LUẬN VĂN THẠC SĨ: TÀI NGUYÊN DU LỊCH BIỂN VIỆT NAM CHO PHÁT TRIỂN DU LỊCH NGH...LUẬN VĂN THẠC SĨ: TÀI NGUYÊN DU LỊCH BIỂN VIỆT NAM CHO PHÁT TRIỂN DU LỊCH NGH...
LUẬN VĂN THẠC SĨ: TÀI NGUYÊN DU LỊCH BIỂN VIỆT NAM CHO PHÁT TRIỂN DU LỊCH NGH...
 
LUẬN VĂN THẠC SĨ: NGHIÊN CỨU TUYẾN ĐIỂM DU LỊCH VIỆT NAM ƯA THÍCH CỦA KHÁCH N...
LUẬN VĂN THẠC SĨ: NGHIÊN CỨU TUYẾN ĐIỂM DU LỊCH VIỆT NAM ƯA THÍCH CỦA KHÁCH N...LUẬN VĂN THẠC SĨ: NGHIÊN CỨU TUYẾN ĐIỂM DU LỊCH VIỆT NAM ƯA THÍCH CỦA KHÁCH N...
LUẬN VĂN THẠC SĨ: NGHIÊN CỨU TUYẾN ĐIỂM DU LỊCH VIỆT NAM ƯA THÍCH CỦA KHÁCH N...
 
LUẬN VĂN THẠC SĨ: XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC ĐỊNH VỊ SẢN PHẨM DU LỊCH TEAMBUILDING T...
LUẬN VĂN THẠC SĨ: XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC ĐỊNH VỊ SẢN PHẨM DU LỊCH TEAMBUILDING T...LUẬN VĂN THẠC SĨ: XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC ĐỊNH VỊ SẢN PHẨM DU LỊCH TEAMBUILDING T...
LUẬN VĂN THẠC SĨ: XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC ĐỊNH VỊ SẢN PHẨM DU LỊCH TEAMBUILDING T...
 
LUẬN VĂN THẠC SĨ: PHÁT TRIỂN DU LỊCH SÁNG TẠO Ở VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ: PHÁT TRIỂN DU LỊCH SÁNG TẠO Ở VIỆT NAMLUẬN VĂN THẠC SĨ: PHÁT TRIỂN DU LỊCH SÁNG TẠO Ở VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ: PHÁT TRIỂN DU LỊCH SÁNG TẠO Ở VIỆT NAM
 
LUẬN VĂN THẠC SĨ: CÁC GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN DU LỊCH MICE TẠI TP. HỒ C...
LUẬN VĂN THẠC SĨ: CÁC GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN DU LỊCH MICE TẠI TP. HỒ C...LUẬN VĂN THẠC SĨ: CÁC GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN DU LỊCH MICE TẠI TP. HỒ C...
LUẬN VĂN THẠC SĨ: CÁC GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN DU LỊCH MICE TẠI TP. HỒ C...
 
LUẬN VĂN THẠC SĨ: ỨNG DỤNG HỌC SÂU TRONG PHÂN LOẠI TRÁI CÂY
LUẬN VĂN THẠC SĨ: ỨNG DỤNG HỌC SÂU TRONG PHÂN LOẠI TRÁI CÂYLUẬN VĂN THẠC SĨ: ỨNG DỤNG HỌC SÂU TRONG PHÂN LOẠI TRÁI CÂY
LUẬN VĂN THẠC SĨ: ỨNG DỤNG HỌC SÂU TRONG PHÂN LOẠI TRÁI CÂY
 
LUẬN VĂN THẠC SĨ: GIẢI PHÁP CỔNG BIÊN DỊCH ĐỊA CHỈ MẠNG CHO CÁC GIAO THỨC GIA...
LUẬN VĂN THẠC SĨ: GIẢI PHÁP CỔNG BIÊN DỊCH ĐỊA CHỈ MẠNG CHO CÁC GIAO THỨC GIA...LUẬN VĂN THẠC SĨ: GIẢI PHÁP CỔNG BIÊN DỊCH ĐỊA CHỈ MẠNG CHO CÁC GIAO THỨC GIA...
LUẬN VĂN THẠC SĨ: GIẢI PHÁP CỔNG BIÊN DỊCH ĐỊA CHỈ MẠNG CHO CÁC GIAO THỨC GIA...
 
LUẬN VĂN THẠC SĨ: HỆ THỐNG ĐIỂM DANH HỌC SINH THÔNG QUA NHẬN DẠNG ĐẦU HỌC SIN...
LUẬN VĂN THẠC SĨ: HỆ THỐNG ĐIỂM DANH HỌC SINH THÔNG QUA NHẬN DẠNG ĐẦU HỌC SIN...LUẬN VĂN THẠC SĨ: HỆ THỐNG ĐIỂM DANH HỌC SINH THÔNG QUA NHẬN DẠNG ĐẦU HỌC SIN...
LUẬN VĂN THẠC SĨ: HỆ THỐNG ĐIỂM DANH HỌC SINH THÔNG QUA NHẬN DẠNG ĐẦU HỌC SIN...
 
LUẬN VĂN THẠC SĨ: ỨNG DỤNG LBP-CNN CHO BÀI TOÁN NHẬN DIỆN CẢM XÚC MẶT NGƯỜI
LUẬN VĂN THẠC SĨ: ỨNG DỤNG LBP-CNN CHO BÀI TOÁN NHẬN DIỆN CẢM XÚC MẶT NGƯỜILUẬN VĂN THẠC SĨ: ỨNG DỤNG LBP-CNN CHO BÀI TOÁN NHẬN DIỆN CẢM XÚC MẶT NGƯỜI
LUẬN VĂN THẠC SĨ: ỨNG DỤNG LBP-CNN CHO BÀI TOÁN NHẬN DIỆN CẢM XÚC MẶT NGƯỜI
 
LUẬN VĂN THẠC SĨ: NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA CẤU TRÚC VỐN ĐẾN HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH...
LUẬN VĂN THẠC SĨ: NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA CẤU TRÚC VỐN ĐẾN HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH...LUẬN VĂN THẠC SĨ: NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA CẤU TRÚC VỐN ĐẾN HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH...
LUẬN VĂN THẠC SĨ: NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA CẤU TRÚC VỐN ĐẾN HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH...
 
LUẬN VĂN THẠC SĨ: NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦ...
LUẬN VĂN THẠC SĨ: NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦ...LUẬN VĂN THẠC SĨ: NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦ...
LUẬN VĂN THẠC SĨ: NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦ...
 
LUẬN VĂN THẠC SĨ: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NG...
LUẬN VĂN THẠC SĨ: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NG...LUẬN VĂN THẠC SĨ: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NG...
LUẬN VĂN THẠC SĨ: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NG...
 
LUẬN VĂN THẠC SĨ: PHÂN TÍCH SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA SỞ HỮU NHÀ NƯỚC ĐẾN KHẢ NĂNG CẠN...
LUẬN VĂN THẠC SĨ: PHÂN TÍCH SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA SỞ HỮU NHÀ NƯỚC ĐẾN KHẢ NĂNG CẠN...LUẬN VĂN THẠC SĨ: PHÂN TÍCH SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA SỞ HỮU NHÀ NƯỚC ĐẾN KHẢ NĂNG CẠN...
LUẬN VĂN THẠC SĨ: PHÂN TÍCH SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA SỞ HỮU NHÀ NƯỚC ĐẾN KHẢ NĂNG CẠN...
 
LUẬN VĂN THẠC SĨ: NGHIÊN CỨU CẤU TRÚC VỐN CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN SỞ GI...
LUẬN VĂN THẠC SĨ: NGHIÊN CỨU CẤU TRÚC VỐN CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN SỞ GI...LUẬN VĂN THẠC SĨ: NGHIÊN CỨU CẤU TRÚC VỐN CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN SỞ GI...
LUẬN VĂN THẠC SĨ: NGHIÊN CỨU CẤU TRÚC VỐN CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN SỞ GI...
 
LUẬN VĂN THẠC SĨ: PHÂN TÍCH SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA SỞ HỮU NHÀ NƯỚC ĐẾN KHẢ NĂNG CẠN...
LUẬN VĂN THẠC SĨ: PHÂN TÍCH SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA SỞ HỮU NHÀ NƯỚC ĐẾN KHẢ NĂNG CẠN...LUẬN VĂN THẠC SĨ: PHÂN TÍCH SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA SỞ HỮU NHÀ NƯỚC ĐẾN KHẢ NĂNG CẠN...
LUẬN VĂN THẠC SĨ: PHÂN TÍCH SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA SỞ HỮU NHÀ NƯỚC ĐẾN KHẢ NĂNG CẠN...
 
LUẬN VĂN THẠC SĨ: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NG...
LUẬN VĂN THẠC SĨ: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NG...LUẬN VĂN THẠC SĨ: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NG...
LUẬN VĂN THẠC SĨ: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NG...
 

Recently uploaded

Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 

Recently uploaded (19)

Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 

LUẬN VĂN THẠC SĨ: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP MARKETING DU LỊCH CHO THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------- ĐỖ THỊ LIÊN THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP MARKETING DU LỊCH CHO THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT LUẬN VĂN THẠC SỸ DU LỊCH HỌC HÀ NỘI – 2006
  • 2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ___________________________________________________ ĐỖ THỊ LIÊN THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP MARKETING DU LỊCH CHO THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT Chuyên ngành: Du lịch Mã số: LUẬN VĂN THẠC SỸ DU LỊCH HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS. NGUYỄN VĂN LƯU HÀ NỘI - 2006
  • 3. MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài.................................................................................................1 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................................3 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu........................................................................3 4. Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................3 5. Đóng góp của luận văn........................................................................................4 6. Bố cục của luận văn ............................................................................................4 PHẦN NỘI DUNG Chương 1. TỔNG QUAN VỀ ĐÀ LẠT VÀ TIỀM NĂNG DU LỊCH Ở ĐÀ LẠT 1.1. Sự hình thành và phát triển của thành phố Đà Lạt....................... 5 1.1.1. Đà Lạt trước năm 1893......................................................................................5 1.1.2. Đà Lạt sau chuyến thám hiểm của A. Yersin và thời kỳ đầu xây dựng...............6 1.1.3. Đà Lạt thời kỳ được mệnh danh là “Thủ đô mùa hè” .........................................8 1.1.4. Đà Lạt ngày nay..............................................................................................10 1.2. Tiềm năng và nguồn lực phát triển du lịch ở thành phố Đà Lạt. 12 1.2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên ..........................................................................12 1.2.1.1. Vị trí địa lý ...........................................................................................13 1.2.1.2. Địa hình, khí hậu, thuỷ văn...................................................................13 1.2.1.3. Tài nguyên động, thực vật.....................................................................15 1.2.1.4. Cảnh quan tự nhiên và một số thắng cảnh nổi tiếng...............................16 1.2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn.........................................................................20 1.2.2.1 Các công trình kiến trúc, các di tích lịch sử, văn hoá ở Đà Lạt .............20 1.2.2.2. Lễ hội dân gian truyền thống ...............................................................23 1.2.2.3. Các nghề truyền thống..........................................................................24
  • 4. 1.2.3. Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch.......................................................................27 1.2.3.1. Mạng lưới giao thông vận tải ................................................................27 1.2.3.2. Hệ thống cung cấp điện, nước ..............................................................28 1.2.3.3. Mạng lưới thông tin liên lạc..................................................................29 1.2.4. Nhân tố con người - một tiềm năng lớn trong hoạt động kinh doanh du lịch ở Đà Lạt ........................................................................................................29 Chương 2. HOẠT ĐỘNG MARKETING DU LỊCH CỦA TP. ĐÀ LẠT 2.1. Khái quát tình hình phát triển du lịch Đà Lạt .................................32 2.1.1. Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch.....................................................................32 2.1.1.1. Các cơ sở phục vụ lưu trú, ăn uống.......................................................32 2.1.1.2. Các cơ sở vui chơi giải trí, tham quan du lịch .......................................33 2.1.1.3. Các cơ sở lữ hành - vận chuyển du lịch.................................................34 2.1.2. Thị trường khách du lịch của Đà Lạt trong thời gian qua ..........................34 2.1.2.1. Thị trường khách du lịch quốc tế ..........................................................34 2.1.2.2. Thị trường khách du lịch nội địa ...........................................................37 2.1.3. Doanh thu xã hội từ du lịch ..........................................................................41 2.1.4. Lao động trong ngành Du lịch......................................................................42 2.1.5. Hoạt động quản lý du lịch ở Đà Lạt ............................................................46 2.2. Thực trạng hoạt động marketing du lịch của Đà Lạt ................. 49 2.2.1. Định hướng phát triển du lịch và chiến lược marketing giai đoạn 2000-2005.......................................................................................49 2.2.1.1. Định hướng phát triển du lịch giai đoạn 2000 – 2005............................49 2.2.1.2. Chiến lược marketing du lịch của giai đoạn 2000 – 2005 ......................50 2.2.2. Tình hình thực hiện các chính sách trong chiến lược marketing ................51 2.2.2.1. Phân tích thực trạng sản phẩm du lịch của Đà Lạt ...............................51
  • 5. 2.2.2.2. Thực trạng về giá..................................................................................54 2.2.2.3. Hệ thống phân phối sản phẩm du lịch ..................................................56 2.2.2.4. Hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch ....................................................57 2.3. Đánh giá tổng quát hoạt động marketing du lịch của thành phố Đà Lạt........................................................................... 60 2.3.1. Những thành công và nguyên nhân..............................................................60 2.3.1.1. Những thành công .................................................................................60 2.3.1.2. Nguyên nhân .........................................................................................62 2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân....................................................................63 2.3.2.1. Những hạn chế .......................................................................................63 2.3.2.2. Nguyên nhân ..........................................................................................65 Chương 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP MARKETING DU LỊCH CHO ĐÀ LẠT 3.1 Những cơ hội và thách thức đối với sự phát triển du lịch của thành phố Đà Lạt .......................................................................... 68 3.1.1. Cơ hội ........................................................................................................68 3.1.2. Thách thức .................................................................................................70 3.2. Định hướng phát triển du lịch của thành phố Đà Lạt giai đoạn 2006 – 2010 .................................................................... 72 3.2.1. Quan điểm phát triển ..................................................................................72 3.2.2. Định hướng phát triển.................................................................................73 3.2.3. Mục tiêu phát triển .....................................................................................76 3.3. Một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh hoạt động marketing... 77 3.3.1. Xác định mục tiêu marketing du lịch ở Đà Lạt ......................................77 3.3.2. Xác định thị trường khách mục tiêu của Đà Lạt ....................................79 3.3.3. Chiến lược marketing du lịch cho Đà Lạt trong thời gian tới ................84
  • 6. 3.3.3.1. Phát triển hệ thống sản phẩm du lịch đặc thù đủ sức cạnh tranh trên thị trường đồng thời đa dạng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch .............................................................................84 3.3.3.2. Sử dụng chính sách giá linh hoạt tạo thêm sức hút cho Đà Lạt .........91 3.3.3.3. Hoàn thiện kênh phân phối...............................................................93 3.3.3.4. Chiến lược xúc tiến, quảng bá..........................................................95 3.3.4. Đẩy mạnh đào tạo nhân lực cho hoạt động du lịch nói chung và cho hoạt động marketing nói riêng ....................................................100 3.4. Kiến nghị 3.4.1. Đối với Chính phủ và các cơ quan trung ương...............................................103 3.4.2. Đối với chính quyền và cơ quan quản lý du lịch địa phương..........................103 KẾT LUẬN
  • 7. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1: Khách quốc tế đến Đà Lạt-Lâm Đồng giai đoạn 2000-2005 .................. 35 Bảng 2: Khách nội địa đến Đà Lạt-Lâm Đồng giai đoạn 2000-2005................... 38 Bảng 3: So sánh lượng khách đến Lâm Đồng với các tỉnh phụ cận và cả nước... 40 Bảng 4: Doanh thu xã hội từ du lịch của Đà Lạt-Lâm Đồng giai đoạn 2000-2005 ............................................................................. 41 Bảng 5: Thực trạng và số liệu dự báo về nguồn nhân lực du lịch Đà Lạt - Lâm Đồng .............................................................................. 45 Bảng 6: So sánh đặc điểm của 3 địa phương có tiềm năng du lịch nghỉ dưỡng tại Việt Nam ............................................................................................. 87
  • 8. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài “DALAT: Dat Aliis Lactitian Aliis Temperiem”, tức là “Cho người này niềm vui, người kia sự mát lành”. Câu châm ngôn mà người Pháp dành cho Đà Lạt khi xây dựng ở đây một trung tâm nghỉ dưỡng thật có ý nghĩa và rất phù hợp với một thành phố trẻ trung, xinh đẹp này. Nhiều người còn cho rằng xuất xứ tên Đà Lạt là từ việc ghép 5 chữ cái đầu tiên trong câu châm ngôn trên. Với khí hậu và phong cảnh đặc trưng, Đà Lạt được ví như một thành phố của Châu Âu nằm giữa một đất nước nhiệt đới. Ngay từ khi phát hiện ra cao nguyên Lang Bian, bác sĩ Alexandre Yersin đã đề nghị với toàn quyền Đông Dương Paul Doumer xây dựng ở đây thành một thành phố nghỉ dưỡng. Từ đó đến nay Đà Lạt được biết đến như một thành phố du lịch nghỉ dưỡng mộng mơ và lý tưởng. Thành phố Đà Lạt - tỉnh Lâm Đồng nằm gần khu vực kinh tế năng động nhất của đất nước là thành phố Hồ Chí Minh và miền Đông Nam Bộ, lại có chức năng du lịch định hình rõ nét và khá sớm, nên từ khi Việt Nam thực hiện công cuộc đổi mới, du lịch Đà Lạt đã thu hút khá đông khách trong và ngoài nước. Tuy nhiên, trong bối cảnh hội nhập hiện nay, du lịch Đà Lạt nói riêng và cả nước nói chung cần phải tạo một vị thế, một hình ảnh, một thương hiệu vững vàng trong khu vực và trên thế giới. Để làm được điều này cần sự góp sức từ nhiều bộ, ngành và toàn xã hội, vì du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, mang nội dung văn hoá sâu sắc, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hoá cao. Đặc biệt hơn, trong sự cố gắng từ ngay trong ngành, hoạt động marketing du lịch cần được đẩy lên ở vị trí hàng đầu.
  • 9. 2 Hoạt động marketing du lịch không chỉ là quảng bá hình ảnh, giới thiệu sản phẩm mà nó triển khai ngay từ việc nghiên cứu thị trường, tìm kiếm và phát hiện ra nhu cầu đến việc xây dựng và quảng bá sản phẩm. Có thể nói rằng hoạt động marketing du lịch ở Đà Lạt đến nay đã có những bước tiến nhất định thể hiện ở công tác xúc tiến quảng bá du lịch: tham gia các hội chợ, Festival Huế, Đà Nẵng, Nha Trang, festival du lịch Hà Nội; tuyên truyền với các cơ quan thông tấn báo chí, các doanh nghiệp lữ hành ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ; tổ chức thành công Hội chợ triển lãm Thương mại - Du lịch Đà Lạt 2004, lễ hội sắc hoa Đà Lạt 2004 và Festival hoa Đà Lạt 2005 - những lễ hội lần đầu tiên được tổ chức ở Việc Nam. Trên thực tế, ngành du lịch Đà Lạt cũng đang chuyển động với nhiều dự án đầu tư các công trình khách sạn, khu du lịch trong đó có những dự án nhiều tham vọng như khu du lịch Đankia - Suối Vàng, khu du lịch Hồ Tuyền Lâm. Cùng với những dự án này, các đề tài nghiên cứu, khảo cứu về du lịch Đà Lạt cũng ngày một nhiều. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu này phần lớn đề cập tới cảnh sắc thiên nhiên hơn là những chuyển biến trong hoạt động kinh tế du lịch. Về hoạt động marketing du lịch ở Đà Lạt cũng đã có một số bài viết có nói đến ở các mức độ khác nhau, trên một số báo, tạp chí như bài “Đà Lạt 110 năm, những việc làm thiết thực” hay bài “Những gì còn lại…” đăng trên Tạp chí du lịch của Thành phố Hồ Chí Minh số 146+147, tháng 11 – 12 năm 2003; bài “Làm gì để năm 2010 Đà Lạt trở thành thành phố du lịch chất lượng cao” - Báo Lâm Đồng số 2614 ra ngày 15/3/2006 v.v… Những bài báo này chủ yếu nói một cách chung chung về các hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch Đà Lạt, chưa có sự nghiên cứu sâu và hệ thống về các hoạt động marketing du lịch Đà Lạt. Là một người xa quê mới nhận công tác về Đà Lạt, tôi có mong muốn được tìm hiểu về Đà Lạt, cũng là phù hợp với chuyên môn nghiên cứu và
  • 10. 3 giảng dạy của tôi sau này. Vì thế tôi đã chọn đề tài “Thực trạng và một số giải pháp marketing du lịch cho thành phố Đà Lạt ” làm luận văn thạc sĩ, với hy vọng trước tiên là tìm hiểu về tiềm năng du lịch ở Đà Lạt và sau đó vận dụng những kiến thức chuyên môn đưa ra một số giải pháp marketing du lịch cho Đà Lạt. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tổng quan du lịch ở Đà Lạt và thực trạng hoạt động marketing du lịch của Đà Lạt, đồng thời nghiên cứu đưa ra một số giải pháp marketing hiệu quả cho du lịch Đà Lạt. Phạm vi nghiên cứu: đề tài tập trung nghiên cứu về tiềm năng du lịch, hoạt động marketing du lịch của thành phố Đà Lạt - tỉnh Lâm Đồng trong 5 năm gần đây và đề xuất giải pháp cho 5 năm tới. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu: góp phần đẩy mạnh hoạt động marketing du lịch cho Đà Lạt. Nhiệm vụ nghiên cứu: Thứ nhất là tìm hiểu tổng quan về Đà Lạt và hoạt động du lịch ở đây. Thứ hai là nghiên cứu phân tích hiện trạng tổ chức hoạt động marketing du lịch ở Đà Lạt, chỉ ra điểm mạnh, điểm yếu những thách thức, cơ hội... Thứ ba là vận dụng lí luận marketing vào thực tiễn, đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động marketing để phát triển du lịch Đà Lạt tương xứng với tiềm năng của nó . 4. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng chủ yếu một số phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu - Phương pháp thống kê - Phương pháp khảo sát thực tiễn - Phương pháp so sánh
  • 11. 4 5. Đóng góp của luận văn - Khái quát về quá trình hình thành và phát triển của Đà Lạt như một đô thị với chức năng nghỉ dưỡng. - Hệ thống hoá tài nguyên du lịch của Đà Lạt. - Đánh giá thực trạng hoạt động marketing du lịch của thành phố Đà Lạt, nêu bật những thành công và những hạn chế, từ đó đưa ra một số giải pháp marketing để đẩy mạnh phát triển du lịch Đà Lạt trở thành một điểm đến nổi tiếng trong cả nước và khu vực từ những thế mạnh về du lịch của mình. 6. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được bố cục làm 3 chương: Chương 1. Tổng quan về Đà Lạt và tiềm năng phát triển du lịch ở Đà Lạt Chương 2. Hoạt động marketing du lịch của thành phố Đà Lạt Chương 3. Một số giải pháp tăng cường hoạt động marketing du lịch cho Đà Lạt
  • 12. 5 Chương 1. TỔNG QUAN VỀ ĐÀ LẠT VÀ TIỀM NĂNG DU LỊCH Ở ĐÀ LẠT 1.1. Sự hình thành và phát triển của thành phố Đà Lạt 1.1.1. Đà Lạt trước năm 1893 Đà Lạt trước năm 1893 là cao nguyên rộng lớn trải dài - cao nguyên Lang Bian - có hình dáng như một hình elip với đường trục lớn theo hướng Bắc – Nam. Cả một vùng rộng lớn ấy gồm nhiều ngọn đồi nằm kề, nối tiếp nhau, sườn đồi này dốc thẳng đứng, sườn đồi kia dốc thoai thoải. Cả vùng đồi núi này được phủ bởi lớp cỏ ngắn vào mùa khô, cao, dày vào mùa mưa và thông tùng quanh năm xanh tốt. Dòng nước chảy theo nhiều hướng đa dạng, nhiều suối thác, hồ ẩn mình dưới một lớp thảo mộc rậm rạp. Đỉnh núi cao nhất của dãy Lang Bian cũng là đỉnh Lang Bian cao khoảng 2200m sừng sững ở giữa như một hòn đảo nhỏ nổi lên giữa thông xanh và mây trắng. Cư dân ở vùng đất này thưa thớt, một vài buôn làng nằm rải rác dưới chân núi, chủ yếu là người Lạt, Cil và Srê. Cho đến bây giờ vẫn chưa có công trình cụ thể nào nghiên cứu các bộ tộc này có mặt ở đây tự bao giờ, mà chỉ ước đoán rằng họ xuất hiện trên cao nguyên này cách đây khoảng 400 -500 năm. Sự phát hiện một số di chỉ đá mài quanh đèo Prenn thời gian qua cho thấy từ rất xưa Đà Lạt đã có bóng dáng con người. Nhưng những người ấy có quan hệ gì với người Lạt, Cil, Srê hay người Kinh thì còn phải chờ các công trình nghiên cứu khoa học đầy đủ mới có thể xác định được. Song, có một điều chúng ta có thể biết chắc chắn rằng Đà Lạt, tên gọi của vùng đất xinh đẹp
  • 13. 6 này là do chính bà con dân tộc thiểu số bản địa người Lạt đặt. Ông Cunhăc – viên công sứ đầu tiên của thành phố này thời kỳ Pháp thuộc, đã thừa nhận như vậy khi trả lời phỏng vấn về tên gọi Đà Lạt: Ở hồ nước mà dòng suối nhỏ của bộ tộc Lạt chảy qua người ta gọi là Đà Lạt, theo tiếng của bộ tộc Lạt, Đa hay Đak có nghĩa là nước. Nhiều nhà nghiên cứu dân tộc học cũng cho rằng Đà Lạt có gốc là “Đàlàc” phát âm theo tiếng dân tộc thiểu số ở đây, “Đà” là nước, “Làc” là tên của bộ tộc Lạt, sau đó do quá trình “Việt hoá” đã biến âm thành Đà Lạt. Ngày nay, qua các tài liệu còn lưu trữ cho thấy dấu vết các buôn làng cũ của tổ tiên người Lạt còn để lại ở nhiều nơi: Bon Đơng (quả đồi trường Cao đẳng Sư phạm), Rhàng Bon Yô (Học viện Lục quân), Klir Towach (ấp Hồng Lạc), Đa Gút (Bệnh viện Lâm Đồng), Rhàng Pang M’Ly (thác Cam Ly),… 1.1.2. Đà Lạt sau chuyến thám hiểm của Alexandre Yersin và thời kỳ đầu xây dựng Sự hình thành và phát triển của thành phố Đà Lạt được đánh dấu bằng mốc sự kiện ngày 21 tháng 6 năm 1893, khi bác sĩ Alexandre Yersin trong chuyến thám hiểm của mình đã đặt chân lên cao nguyên Lang Bian. Ông thực sự bị ấn tượng mạnh mẽ về khí hậu mát mẻ, trong lành, về cảnh sắc tự nhiên của vùng này. Điều đó đã hấp dẫn ông, gợi cho ông nhớ lại quê hương Thuỵ Sĩ của mình. Trong hồi ký ông mô tả về Lang Bian: một vùng đất phủ toàn cỏ xanh mướt mắt, mặt đất như những lượn sóng dài làm cho ta có cảm tưởng đang đi trên một đại dương bị xao động bởi những đợt sóng khổng lồ. Dãy Lang Bian sừng sững như một hòn đảo và dường như càng lùi xa khi ta đến gần. Những
  • 14. 7 đàn nai lớn vụt bỏ chạy ra xa khi có tiếng động rồi ngoái lại nhìn một cách tò mò. Mặc dù bị hấp dẫn bởi vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ mà thơ mộng của cao nguyên Lang Bian, nhưng vào lúc đó, chắc hẳn Yersin vẫn chưa ngờ rằng vùng đất này sẽ có một tương lai rạng rỡ. Vào những năm 1893 – 1894, chính quyền Pháp ở Đông Dương chưa nghĩ đến việc thành lập các trạm điều dưỡng ở vùng núi. Họ chỉ chú ý đến việc mở đường giao thông, khai thác tài nguyên vùng núi hoặc chinh phục các bộ tộc người Thượng để củng cố cho sự bền vững của chế độ thuộc địa. Sáng kiến thành lập các trạm nghỉ mát vùng núi ở Đông Dương được Toàn quyền Paul Doumer đưa ra khi ông đến nhậm chức vào năm 1897. Doumer đã học hỏi kinh nghiệm này từ thực dân Hà Lan ở Inđônêxia và nhất là từ người Anh ở Ấn Độ. Trong hồi ký Đông Dương thuộc Pháp, ông viết: “Trong tất cả các thuộc địa vùng nhiệt đới được cai trị một cách hợp lý, người ta quan tâm đến việc tìm ra những vùng đất có khí hậu gần giống với khí hậu Châu Âu để người da trắng có thể bảo tồn hay phục hồi sức lực. Các trạm điều dưỡng ấy được sử dụng làm địa điểm nghỉ mát để khôi phục sức khoẻ, được dùng làm nơi đặt các công sở, các cơ quan, các đạo quân không bắt buộc phải bố trí ở các nơi khác”1 . Doumer rất mong muốn tìm một hay nhiều nơi tương tự dành cho công chức và binh sĩ Pháp mệt mỏi, đau yếu vì khí hậu nhiệt đới, tránh được cái nóng nung người ở đồng bằng, tận hưởng những giây phút yên tĩnh trong không khí mát lành để phục hồi sức khoẻ. Ông bắt đầu quan tâm tìm kiếm những nơi nghỉ ngơi như vậy cho người da trắng. Trong thư gửi cho các khâm sứ, thống sứ, ông nêu 4 điều kiện cần thiết cho một trạm nghỉ dưỡng: độ cao trên 1200m, nguồn nước dồi dào, đất đai canh tác được và khả năng thiết lập 1 Trương Trổ, “Đà Lạt, thành phố cao nguyên”
  • 15. 8 đường giao thông dễ dàng. Ở miền Bắc, đỉnh Ba Vì được đề nghị nhưng vì quá chật hẹp và độ ẩm quá cao nên không được chấp nhận. Vũng Tàu nằm bên bờ biển có khí hậu mát mẻ hơn vùng nội địa cũng được giới thiệu, nhưng toàn quyền Doumer không thích vì cho rằng vùng lầy Thang Tham dài hàng chục cây số ở gần Vũng Tàu là môi trường ô nhiễm dễ truyền bệnh sốt rét. Lúc này, Yersin cũng nhận được thư riêng của toàn quyền Paul Doumer và ông đã đề xuất nên thiết lập nơi nghỉ dưỡng ở Đà Lạt – Đankia. Sau gần một năm khảo sát, phái đoàn nghiên cứu đã trình lên Doumer toàn bộ bản báo cáo chi tiết rất dài cho thấy việc đề nghị chọn cao nguyên Lang Bian của Yersin là hoàn toàn phù hợp và đúng đắn, mặc dù việc mở đường lên vùng này có phần khó khăn. Sau cùng, bằng chuyến tháp tùng Toàn quyền Paul Doumer (1899) lên cao nguyên, Yersin đã tham gia quyết định việc thành lập trạm điều dưỡng trên cao nguyên Lang Bian - tiền thân của thành phố Đà Lạt sau này. Trong thời kỳ đầu, nhiều phái đoàn nghiên cứu đã lên khảo sát cao nguyên và bắt đầu xây dựng những cơ sở hạ tầng cho một trạm nghỉ dưỡng. Năm 1907, xây dựng một lữ quán đầu tiên bằng gỗ cho khách vãng lai và sau này xây dựng thành khách sạn Hồ (hotel du Lac). 1.1.3. Đà Lạt - thời kỳ được mệnh danh là “Thủ đô mùa hè” Chiến tranh thế giới lần thứ nhất bùng nổ, những người Âu đã tìm lên Đà Lạt vì điều kiện khó khăn về quê hương trong những ngày nghỉ phép. Họ muốn nghỉ dưỡng ở Đà Lạt - một vùng khí hậu lý tưởng gợi nhớ quê hương. Đường sá lúc này khá thuận tiện, nhưng đáng tiếc là cơ sở vật chất không đáp ứng đủ nhu cầu của họ. Trước những yêu cầu nghỉ dưỡng của người Âu ở Đông Dương, các công trình xây dựng được tiếp tục đầu tư: Lang Bian Palace (1916), nhà máy
  • 16. 9 điện, dưỡng viện thừa sai, trường học, bưu điện, kho bạc, nhà máy nước, khách sạn và đặc biệt là một đồ án thiết kế thị xã được kiến trúc sư Hébrard hoàn thành với ý đồ biến Đà Lạt thành thủ phủ của Đông Dương. Đà Lạt được thể chế hoá như một thị xã nhưng với những dự định về tương lai muốn vươn tới một trung tâm hành chính văn hoá và du lịch lớn của Đông Dương thì Đà Lạt rất hấp dẫn đối với nhiều giới từ chính khách đến thương nhân. Từ năm 1923 đến năm 1940, tốc độ xây dựng được đẩy nhanh, Đà Lạt bắt đầu thật sự chuyển mình thành một thành phố nghỉ mát với hơn 400 biệt thự và nhiều khách sạn lớn. Bệnh viện, trường học, hệ thống điện nước, đường sá cơ bản được hoàn thành. Năm 1935 công ty Du lịch được thành lập, năm 1936 xuất bản sách giới thiệu du lịch ở Đà Lạt và vùng ven bằng ba thứ tiếng: Pháp, Anh và Hà Lan, phổ biến rộng rãi khắp Viễn Đông. Từ năm 1940 đến năm 1945, chiến tranh thế giới lần thứ hai xảy ra, du khách đổ xô lên Đà Lạt. Thành phố được mệnh danh là “Thủ đô mùa hè” của Đông Dương. Tốc độ phát triển đô thị cao nhất từ trước đến nay: hơn 500 biệt thự được xây cất trong vòng 5 năm bằng số biệt thự xây trong 30 năm trước. Dinh Decoux (dinh II), nhà máy thuỷ điện Ankroet là những công trình tiêu biểu lúc này. Ngoài việc xây dựng đô thị, chính quyền còn chú trọng đời sống kinh tế và văn hoá của Đà Lạt. Về kinh tế, các trục đường giao thông với miền xuôi, miền ngược được sửa sang và mở rộng. Nhờ thế, việc lưu thông hàng hoá lên Đà Lạt được nhanh chóng. Người Pháp cũng cho mở rộng diện tích trồng rau, hoa, các khu dân cư được xây dựng nhiều. Đời sống văn hoá con người Đà Lạt cũng phát triển nhanh chóng nhờ hệ thống trường học khá phong phú, các công trình thể thao, các cơ sở lớn của tôn giáo đều được xây dựng. Cảnh quan Đà Lạt ở khu trung tâm gần như hoàn chỉnh và được giữ nguyên mãi đến sau này. Năm 1947, đường hàng không Đà
  • 17. 10 Lạt được khởi công, hoàn thành năm 1948, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch. 1.1.4. Đà Lạt ngày nay Sau Đại hội Đảng VI (1986), cả nước bước vào thời kì đổi mới, Đà Lạt dường như có một luồng sinh khí mới thổi vào. Cho đến những năm 1990, Đà Lạt thực sự biến đổi và có chiều hướng khởi sắc. Nhiều khách sạn được chỉnh trang, xây cất, các thắng cảnh, khu du lịch cũng được từng bước đầu tư, tôn tạo. Đặc biệt là việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng và các công trình dân dụng. Đà Lạt đã hoàn thành dự án cải tạo lưới điện, triển khai dự án vệ sinh môi trường, xây dựng nhiều trường học, trạm y tế, tập trung chỉnh trang đô thị, nâng cấp nhiều tuyến đường trong thành phố. Đường giao thông ở Đà Lạt cũng là một nét hấp dẫn, nó không chỉ là cơ sở hạ tầng mà còn là một cảnh quan. Những con đường uốn lượn lên, xuống hoặc quanh các thung lũng hoặc vắt qua các ngọn đồi dưới những rặng thông trông như bức hoạ gây ấn tượng mạnh mẽ. Để tăng thêm vẻ thơ mộng, duyên dáng cho Đà Lạt, chính quyền thành phố đã qui hoạch chọn lựa trồng hoa thống nhất theo từng tuyến đường, từng khu phố, tạo nét đặc trưng, độc đáo riêng như mai anh đào, mimoza, hoa sứ, hoa trạng nguyên, cẩm tú cầu, kim châm… Ven đường là vậy, trước mỗi ngôi nhà, mỗi biệt thự xinh xắn đều được tô điểm những vườn hoa kiểng đầy màu sắc. Nhờ đó, thành phố Đà Lạt đã sạch đẹp, nay trở nên khang trang, xanh, sạch đẹp và quyến rũ hơn. Nhìn chung trong những năm gần đây, kinh tế Đà Lạt tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng. Tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 12%, du lịch, dịch vụ chiếm tỷ trọng xấp xỉ 70% và đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 15%, du lịch – dịch vụ được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố.
  • 18. 11 Trên cơ sở những gì đang có, thành phố Đà Lạt xác định cho mình một hướng đi trở thành một trung tâm du lịch văn minh, hiện đại. Năm 2002, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 409/CP phê duyệt điều chỉnh qui hoạch chung thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận đến năm 2020. Theo qui hoạch này, tính chất du lịch của thành phố Đà Lạt được điều chỉnh là Trung tâm nghỉ dưỡng, hội nghị, hội thảo của cả vùng, cả nước và quốc tế; là trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học; trung tâm nông nghiệp sạch, sản xuất và chế biến rau hoa chất lượng cao. Với tiềm năng du lịch lớn và định hướng phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, thành phố Đà Lạt hiện có rất nhiều dự án đầu tư cho du lịch. Từ đầu năm 2003 đến nay, đã có hơn 60 dự án đầu tư vào lĩnh vực du lịch, trong đó có 45 dự án xây dựng khu du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, hội nghị, hội thảo. Khi các dự án hoàn thành sẽ có nhiều sản phẩm du lịch mới, phong phú, đa dạng. Có nhiều dự án có chất lượng sản phẩm, dịch vụ cao cấp, hấp dẫn như sân golf, đua ngựa, nghiên cứu thiên văn, dưỡng lão, nghỉ dưỡng, chữa bệnh, phục hồi chức năng… Đặc biệt, với hai công trình trọng điểm về du lịch là khu du lịch chuyên đề hồ Tuyền Lâm và khu du lịch tổng hợp Đankia - Suối Vàng sẽ tạo nên một bộ mặt mới cho du lịch Đà Lạt. Xây dựng khu du lịch hồ Tuyền Lâm là một trong 22 khu du lịch chuyên đề của cả nước, Đà Lạt đồng thời cũng xác định phấn đấu phát triển đây là một đô thị sinh thái, với mục đích khai thác lợi thế của hồ, núi, cảnh quan, thác nước và tín ngưỡng của Thiền Viện Trúc Lâm phục vụ đông đảo khách du lịch trong nước và quốc tế muốn du lịch nghỉ dưỡng dài ngày ở đây. Dự án tiến hành xây dựng các công trình du lịch, dịch vụ trên hồ, dọc sườn núi,… đặc biệt là khu vực Thiền Viện và phụ cận thì phải giữ được không khí mát mẻ, yên tĩnh, có cảnh quan hấp dẫn.
  • 19. 12 Với dự án khu nghỉ dưỡng cao cấp Đankia - Suối Vàng, theo dự kiến những hạng mục công trình chủ yếu bao gồm trung tâm điều hành và dịch vụ tổng hợp, các khu biệt thự nghỉ dưỡng cao cấp xen lẫn trong rừng cây, khu lưu trú gia đình, các khách sạn, các khu vui chơi giải trí (sân golf, bể bơi…) các khu dân cư xen kẽ (chủ yếu giành cho cán bộ công nhân viên trực tiếp làm việc tại các khu du lịch), các công trình phụ trợ v.v… Ngoài ra, quanh các khu công trình là rừng cảnh quan, rừng bảo vệ đảm bảo môi trường đặc biệt của Đà Lạt. Kết hợp khu du lịch – thương mại ở trung tâm Đà Lạt, khu du lịch nghỉ dưỡng bình dân ở hồ Tuyền Lâm thì khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp Đankia - Suối Vàng sẽ bổ sung cho sự phát triển bền vững và đồng bộ của du lịch Đà Lạt. Cùng với việc đầu tư xây dựng các khu du lịch, đầu tư xây dựng thương hiệu cho du lịch Đà Lạt cũng được triển khai. Hình ảnh “thành phố hoa” đang được giới thiệu với du khách trong và ngoài nước thông qua các hội chợ triển lãm du lịch – thương mại, các festival du lịch ở Huế, Hà Nội, du lịch biển Nha Trang. Đặc biệt hơn là Festival hoa Đà Lạt sẽ được tổ chức lần đầu tiên năm 2005, sau đó định kỳ 2 năm tổ chức một lần. Đây sẽ là một sinh hoạt văn hoá góp phần không nhỏ trong việc tạo dựng hình ảnh và thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế. 1.2. Tiềm năng và nguồn lực phát triển du lịch ở thành phố Đà Lạt 1.2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên Tài nguyên du lịch là yếu tố tiền đề quan trọng để hình thành và phát triển ngành kinh tế du lịch. Một địa phương, một lãnh thổ chỉ có thể phát triển du lịch khi ở đó hội tụ đủ tài nguyên du lịch cần thiết nhất định. Trên cơ sở đó, dưới tác động của con người sẽ trở thành những sản phẩm và dịch vụ cụ
  • 20. 13 thể phục vụ cho nhu cầu của khách du lịch. Với thành phố Đà Lạt, tài nguyên du lịch tự nhiên quả là một lợi thế so sánh khi phát triển sản phẩm du lịch đặc thù. Vị trí địa lý, cấu trúc địa hình, chế độ khí hậu, thảm che phủ thực vật đã tạo cho thành phố Đà Lạt những thế mạnh rất lớn trong việc phát triển du lịch. 1.2.1.1. Vị trí địa lý Thành phố Đà Lạt thuộc tỉnh Lâm Đồng – là một tỉnh nằm ở phía Nam Tây Nguyên, phía Bắc giáp tỉnh Đắc Lắc; Đông và Đông Bắc giáp các tỉnh Khánh Hoà, Ninh Thuận; Nam và Đông Nam giáp tỉnh Bình Thuận, Tây Nam giáp các tỉnh Đồng Nai, Bình Phước, Tây và Tây Bắc giáp tỉnh Đắc Nông. Đà Lạt nằm trên cao nguyên cao nhất của vùng đất Tây Nguyên – cao nguyên Lâm Viên - Di Linh (cao 1500m so với mặt nước biển). Với diện tích khoảng 424 km2 , thành phố Đà Lạt gần các trung tâm công nghiệp, thương mại lớn, các khu chế xuất ở miền Nam với đường giao thông thuận tiện, nên có nhiều thuận lợi phát triển du lịch. Từ thành phố Hồ Chí Minh, theo quốc lộ 20, khoảng 300km là đến Đà Lạt. Từ các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ có thể theo đường quốc lộ 28 (Bình Thuận - Đà Lạt ), đường 11 (Ninh Thuận - Đà Lạt) và sắp tới là đường DT723 (Nha Trang - Đà Lạt); các tỉnh Tây Nguyên đến Đà Lạt theo quốc lộ 27. 1.2.1.2. Địa hình, khí hậu, thuỷ văn Địa hình: Thành phố Đà Lạt trên cao nguyên 1500m so với mặt nước biển, cấu trúc địa hình rất đa dạng, đồi núi xen kẽ với bình nguyên và thung lũng tạo thành nhiều hồ thác hết sức hùng vĩ và thơ mộng. Phía Bắc có dãy Lang Bian với đỉnh cao nhất là 2167m, phía Tây và Nam là dãy núi Voi cao 1756m, ngọn Lap-Benord (cao 1732m) phía Đông Bắc và ngọn Dansena (cao 1600m) ở phía Đông. Tiếp theo bên trong là những quả đồi đỉnh tròn thấp dần sườn thoai thoải, xen giữa chúng là những thung lũng. Hồ Xuân Hương nằm
  • 21. 14 giữa được coi là trung tâm của thành phố và vì vậy Đà Lạt gần có dạng lòng chảo hình bầu dục. Nằm trên cao và địa hình được cấu tạo phức tạp nên Đà Lạt có được khí hậu quanh năm mát mẻ và thế mạnh về cảnh quan thiên nhiên. Nhiều thắng cảnh nổi tiếng như thác Prenn, thung lũng Tình Yêu, hồ Tuyền Lâm, thác Đatanla, đỉnh núi Lang Bian hùng vĩ, suối Đankia, hồ Xuân Hương… được nhiều du khách trong nước và quốc tế biết đến. Khí hậu: chính nhờ vào địa hình đồi núi chập trùng và ở trên độ cao 1500m so với mặt nước biển nên Đà Lạt đã được tạo hoá ban cho một khí hậu tuyệt vời mà hiếm nơi nào trên đất nước ta có được: Nhiệt độ trung bình cả năm là 18,50 C, dao động từ 16 – 240 C. Chế độ mưa ở Đà Lạt cũng ôn hoà thường bắt đầu giữa tháng 4, từ tháng 6 có những đợt mưa kéo dài, những trận mưa như vậy thường xảy ra khi có bão hoặc áp thấp ngoài biển Đông. Mùa mưa kết thúc vào tháng 10 đôi khi là giữa tháng 11. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Độ ẩm không khí ở Đà Lạt khá lớn: mùa mưa độ ẩm tương đối trung bình các tháng là 85%, mùa khô độ ẩm giảm xuống dưới 80%. Ngoài ra, Đà Lạt còn có nhiều hiện tượng thời tiết như sương mù, mưa đá và sương muối. Sương mù thường xuất hiện vào các tháng 2, tháng 3, tháng 4, và tháng 5. Các tháng còn lại cũng có sương mù nhưng không đáng kể. Có lẽ vì vậy mà Đà Lạt còn có một danh hiệu khác là “thành phố sương mù” hay “thành phố mờ sương”. Một ngày Đà Lạt có đủ bốn mùa: sáng là mùa xuân rực rỡ, trưa là hè óng ả, chiều là thu lãng đãng và tối là đông co ro. Gió ở đây cũng rất hào phóng, những cơn gió nhẹ mát rượi làm cho không khí thêm phần thoáng đãng trong lành. Nhìn chung, khí hậu Đà Lạt tuy mang những đặc điểm chung nhất của khí hậu cận nhiệt đới gió mùa, song lại có đặc điểm riêng của vùng cao
  • 22. 15 nguyên nên khá ôn hoà. Với khí hậu này cùng với nhiều yếu tố khác về địa hình về môi trường, chứng tỏ Đà Lạt có đủ điều kiện để xây thành một thành phố nghỉ dưỡng và phát triển được nhiều loại hình du lịch. Điều kiện thuỷ văn: nhiều người cho rằng sở dĩ Đà Lạt có một nguồn nước khá dồi dào và phong phú là nhờ có nhiều dải núi rừng vây bọc. Ở phía Bắc Đà Lạt có khá nhiều con suối lớn đổ vào hồ Suối Vàng, phía Đông có nhiều con suối nhỏ đổ vào thượng nguồn sông Đa Nhim, ở phía Nam các con suối đổ về suối Đạ Tam như dòng Đatanla, dòng Prenn góp phần tạo nên nhiều khung cảnh thiên nhiên thơ mộng cho thành phố cao nguyên này. Chảy qua khu trung tâm Đà Lạt có suối Cam Ly bắt nguồn từ phía Đông Bắc thành phố, xuôi về hồ Đa Thiện đến hồ Xuân Hương, sau đó đổ về thác Cam Ly. Đà Lạt nổi tiếng là thành phố của hồ và thác, song phần lớn hồ ở đây là hồ nhân tạo. Từ những thung lũng nhỏ, người dân đắp đập ngăn dòng chảy tạo thành hồ chứa nước vừa để nước sinh hoạt, vừa để cung cấp nước tưới cho ruộng đồng, tạo nên những thắng cảnh nên thơ của thành phố. 1.2.1.3. Tài nguyên động, thực vật Nói đến Đà Lạt, trước hết phải nói đến tài nguyên rừng, rừng của Đà Lạt có một ý nghĩa hết sức quan trọng, chính rừng quyết định sự sống còn của thành phố du lịch, nghỉ dưỡng. Bên cạnh đó rừng còn là nhân tố quyết định đến môi trường sinh thái và nguồn nước dự trữ cho địa phương và cả khu vực. Yếu tố này đã làm cho thành phố Đà Lạt thêm hấp dẫn, lãng mạn, tạo nên tính đặc trưng riêng của một thành phố “như hoà lẫn trong đồi núi và rừng thông” tạo nên những cảnh quan đẹp và kỳ thú. Cảnh quan rừng thông là nguồn tài nguyên luôn tạo nên nét riêng biệt, hài hoà với các hoạt động sản xuất, tham quan, thư giãn, nghỉ ngơi của cộng đồng dân cư và du khách.
  • 23. 16 Rừng Đà Lạt bao gồm rừng lá kim, rừng thường xanh và rừng hỗn giao. Rừng lá kim ở Đà Lạt với những quần tụ thông ba lá chiếm một diện tích đáng kể khoảng gần 10.000 ha. Ngoài thông 3 lá còn có thông 2 lá, đặc biệt thông 5 lá là một loài cây đặc hữu quí hiếm của Đà Lạt. Ngoài rừng lá kim, Đà Lạt còn có rừng hỗn giao phân bố khắp nơi quanh thành phố, nhất là ở các thung lũng, khe suối. Trong rừng này có khá nhiều loài cây cùng sinh sống như: dẻ, kim giao, chò ngọc lan, chò sót, chò nước, huỳnh đàn, trắc bách diệp, tùng, thông tràm… Bên cạnh đó là những loài cây thuốc, cây cảnh như ngũ gia bì, thanh mai, đỗ quyên, bướm bạc, trang bông trắng, trang bông đỏ, địa lan, phong lan. Trong rừng cảnh quan Đà Lạt, đặc biệt ở các khu rừng hỗn giao còn tồn tại các loài động vật quí như: cầy bay, sóc bay, vượn, hổ, báo, bò rừng…, có nhiều loại chim như: bách thanh, sáo sậu, cu gáy, chèo bẻo, gõ kiến… riêng các loài phường chèo đỏ, bạc má bụng vàng, gõ kiến bụng hung là những loại chim đặc biệt chỉ thấy xuất hiện ở Đà Lạt. Những năm trước đây, khi bước chân vào rừng hỗn giao của Đà Lạt có thể bắt gặp ngay nhiều chim, thú rừng quí, nhưng giờ đây do nạn phá rừng, săn bắt thú rừng quá nhiều và một số tác nhân khác nên các loài động vật nói trên còn rất ít. 1.2.1.4. Cảnh quan tự nhiên và một số thắng cảnh du lịch nổi tiếng Cấu trúc địa hình đa dạng và thảm động thực vật phong phú đã tạo cho cảnh quan tự nhiên Đà Lạt hết sức phong phú và có một sự lôi cuốn đặc biệt. Những triền đồi nhấp nhô với những rặng thông xanh và thảm cỏ mượt, những thác nước ầm ào và những hồ nước yên bình, những đồi cao và thung lũng mộng mơ… tất cả làm cho Đà Lạt có một sức sống riêng và rất hấp dẫn khách du lịch.
  • 24. 17 Hồ Xuân Hương: Hồ Xuân Hương rộng khoảng 38ha có hình dáng mảnh trăng lưỡi liềm, là hồ đẹp nhất, ở trung tâm thành phố Đà Lạt. Mặt hồ phẳng lặng, trong vắt tựa chiếc gương soi, chỉ gợn vài đợt sóng lăn tăn khi có cơn gió nhẹ thổi qua. Viền quanh hồ là con đường nhựa uốn lượn và bờ cỏ xanh mượt điểm những cây thông, tùng, anh đào, liễu rủ, tất cả tạo nét duyên dáng đặc biệt cho hồ và cho thành phố. Hồ Xuân Hương không mang trên mình nhiều huyền thoại như một số địa danh khác của Đà Lạt. Đây là một hồ nhân tạo được xây dựng từ năm 1919 với cái tên Pháp là Gran Lake. Năm 1953, theo chủ trương của chính quyền Ngô Đình Diệm cho Việt hoá một số địa danh ở miền Nam nên hồ đã được mang một cái tên mới là hồ Xuân Hương. Tên Xuân Hương có ý nghĩa là hương thơm mùa xuân. Nhưng cũng có ý kiến cho rằng, hồ được lấy tên của nữ sĩ tài hoa – bà chúa thơ nôm nổi tiếng của Việt Nam - Hồ Xuân Hương. Hồ Xuân Hương là danh thắng đầu tiên của Đà Lạt được công nhận là di tích cấp quốc gia. Đồi Cù: nhiều người cho rằng Đà Lạt sẽ kém phần mỹ lệ nếu thiếu đồi Cù và hồ Xuân Hương. Đồi Cù như một tấm thảm cỏ xanh mượt trải dài, nhấp nhô xen lẫn hồ nước nhỏ và những cây thông, cây tùng. Tên đồi Cù không biết có từ khi nào, nhưng có nhiều cách lý giải hóm hỉnh về tên gọi này. Nếu nhìn từ xa, những quả đồi ở đây trông giống tấm lưng trần khổng lồ của những con Cù, cũng có người cho rằng nơi đây là địa điểm chơi golf, hay gọi là đánh Cù nên có tên là đồi Cù. Ngay từ năm 1942, khi thiết kế đồ án qui hoạch thành phố Đà Lạt, một kiến trúc sư người Pháp đã khoanh vùng đồi Cù thành một khu vực thoáng đãng cho thành phố. Về sau, đồi Cù được xây dựng thành một sân golf 9 lỗ, sân golf đầu tiên của Việt Nam và khá nổi tiếng ở vùng Đông Nam Á. Khi còn đương vị, cựu hoàng Bảo Đại thường xuyên ra đây chơi golf cùng các
  • 25. 18 quan chức Pháp. Hiện nay Đồi Cù được xây dựng thành sân golf 18 lỗ, liên doanh giữa công ty du lịch Lâm Đồng và công ty Danao (Hồng Kông). Thung lũng Tình Yêu: được biết đến từ thời Pháp với cái tên Vallee D’amuor. Nơi đây thiên nhiên thơ mộng, phong cảnh hữu tình là chốn hẹn hò của rất nhiều bạn trẻ. Toàn quyền Đông Dương Varennen và các cặp tình nhân người Pháp thường đến đây ngắm cảnh, tâm tình vào ngày cuối tuần. Chính vì vậy mà người Pháp đã đặt cho thắng cảnh này cái tên: Vallee D’amuor2 . Năm 1953 được Việt hoá thành tên gọi Thung lũng Tình Yêu. Năm 1972, một đập ngăn nước được xây dựng tại thung lũng tạo nên một hồ chứa nước dùng cho sản xuất nông nghiệp khu vực Đa Thiện nên hồ mang tên là hồ Đa Thiện. Từ trên đồi cao nhìn xuống, Thung lũng Tình Yêu và hồ Đa Thiện đẹp tựa như một bức tranh. Phía xa, đỉnh Lang Bian ẩn hiện trong sương, mặt hồ phẳng lặng như gương, soi bóng hàng thông uốn lượn quanh hồ. Xung quanh Thung lũng Tình Yêu cũng có nhiều đồi thông đẹp thoai thoải, từ trên đồi có thể phóng tầm mắt ra xa các đồi xung quanh, một quang cảnh trời mây non nước hữu tình và đầy thơ mộng. Vườn hoa thành phố: xưa đã từng được nhắc đến với tên gọi vườn hoa Bích Câu, từ năm 1986 được nâng cấp lên thành công viên hoa thành phố Đà Lạt. Vườn hoa hiện đang là nơi trưng bày “bộ sưu tập” về hoa lớn nhất và đầy đủ nhất của Đà Lạt. Thông thường ở các nơi khác hoa nở theo mùa: mùa thu hoa cúc, mùa xuân hoa đào, hoa lan,… nhưng thật kỳ diệu, phần lớn các loài hoa ở Đà Lạt nở quanh năm vì khí hậu vừa ôn đới vừa á nhiệt đới. Trăm hoa đua sắc. Chỉ hoa hồng thôi đã kiêu sa rực rỡ đủ màu : trắng, vàng, hồng bạch, thiên thanh, xác pháo…bên cạnh cẩm chướng, cẩm tú cầu, tuy-lip, cúc Nhật, đỗ quyên, trà mi muôn màu. Giống Begonia Rex được đưa từ Ý về lá 2 Trương Phúc Ân – “Bí mật thành phố hoa Đà Lạt”, NXB Văn nghệ Tp Hồ Chí Minh
  • 26. 19 đẹp và đổi màu: trời mưa lá tím, nắng đẹp lá thắm, trên lá có lớp tuyết mịn như nhung. Nói đến hoa Đà Lạt không thể không nói đến họ nhà lan. Một khu vườn phong lan, địa lan đẹp nhất thành phố, từ hoàng phi hạc, hồng điệp, lan ngũ hồ sang trọng như gấm dệt, bạch lan trắng muốt, tinh khiết đến những giống lan quí hiếm của Châu Âu, châu Mỹ cũng được tụ hội về đây. Tất cả tạo nên cho Đà Lạt một bộ mặt hết sức xinh tươi rực rỡ. Thác Prenn: thác Prenn nằm ở cửa ngõ thành phố Đà Lạt. Đây là một trong những con thác đẹp và nổi tiếng của thành phố cao nguyên này. Thác cao khoảng 8m, hai bên um tùm cây cối từ dưới trông lên chỉ nhìn thấy có một dòng thác trắng như từ trên trời đổ xuống, nên nhiều người đã gọi tên là thác Thiên Sa (những giọt châu sa từ trên trời rơi xuống). Xưa kia đây là vùng giao tranh giữa người Chăm và dân tộc bản địa K’ho (ba dân tộc Lạt, Cil, Srê). Tên Prenn theo tiếng Chăm là “vùng xâm chiếm”3 , còn các dân tộc bản địa lại gọi kẻ xâm lăng là “người Prenn”. Từ năm 1998 đến nay, Prenn được đầu tư mạnh thành một quần thể du lịch nên đang là điểm thu hút rất nhiều du khách. Núi Lang Bian: hay còn gọi là núi Bà cao 2167m nơi định cư của các bản làng dân tộc K’ho còn lưu giữ khá nhiều nét văn hoá truyền thống bản địa. Tên núi Lang Bian gắn liền với một truyền thuyết kể về chàng Lang và nàng Bian yêu nhau nhưng không lấy được nhau vì sự hận thù giữa hai bộ tộc Lat và Srê. Hai người chết đi hoá giải được sự thù oán đó và dân làng chôn cất trên ngọn núi cao và đẹp nhất cao nguyên này. Từ đó núi có tên là Lang Bian. Từ trên đỉnh núi nhìn về phía Tây là những dòng suối vàng, suối bạc với hồ Đankia, về phía Nam là thành phố Đà Lạt thấp thoáng những biệt thự, 3 Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Diệp trong “Đà Lạt trăm năm” – Trương Phúc Ân, Nguyễn Diệp. Công ty văn hoá Tổng hợp Lâm Đồng, 1993
  • 27. 20 tháp chuông ẩn hiện trong ngàn thông. Cũng từ trên đỉnh núi này có thể nhìn thấy cả biển Ninh Chữ tận Phan Rang (Ninh Thuận) huyền ảo, mơ màng. Ngoài những thắng cảnh du lịch nổi tiếng tiêu biểu cho sự đa dạng của địa hình Đà Lạt, còn rất nhiều thắng cảnh khác đã đi vào văn thơ hoặc các bài hát như hồ Than Thở, đồi Mộng Mơ, thác Cam Ly, thác Đatanla, hồ Tuyền Lâm, vườn hoa Minh Tâm…Nếu so với các thành phố du lịch khác trong cả nước thì thành phố hoa Đà Lạt có rất nhiều thắng cảnh tự nhiên – đây là một tiềm năng và thế mạnh trong phát triển du lịch của Đà Lạt. Tài nguyên du lịch tự nhiên của Đà Lạt hết sức đa dạng và phong phú, được hình thành bởi đặc điểm tổng hợp của các yếu tố địa hình, khí hậu, lớp phủ thực vật, động vật rừng nên đã tạo ra các cảnh quan đặc sắc với nhiều hồ, thác, suối và rừng thông ngoạn mục. Trong hệ thống tài nguyên du lịch tự nhiên ở Đà Lạt, nét đặc thù hết sức giá trị là khí hậu mát mẻ và cảnh quan tự nhiên ở Đà Lạt thích hợp cho loại hình du lịch nghỉ dưỡng. 1.2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn 1.2.2.1. Các công trình kiến trúc, di tích lịch sử văn hoá ở Đà Lạt Các công trình kiến trúc, di tích lịch sử văn hoá được coi là một trong những nguồn tài nguyên du lịch quan trọng. Đây là nguồn lực để phát triển mở rộng hoạt động du lịch. Các công trình kiến trúc, di sản văn hoá và di tích lịch sử, văn hoá gắn liền với môi trường xung quanh… bảo đảm sự sinh động của quá khứ nhào nặn nên chúng và bảo đảm cho khung cảnh cuộc sống, sự đa dạng của xã hội. Nói đến Đà Lạt, thành phố giữa rừng thông, với khí hậu ôn hoà và cảnh quan do thiên nhiên ưu đãi ban tặng, không thể không nhắc đến những công
  • 28. 21 trình kiến trúc bởi những công trình kiến trúc này đã và đang góp phần không nhỏ tạo nên vẻ đẹp rất riêng của xứ sở sương mù. Đà Lạt là một đô thị ra đời và phát triển trên cơ sở qui hoạch chủ động nhằm mục đích biến nơi đây thành nơi nghỉ dưỡng cho kiều dân và người Âu, trung tâm hành chính và đồn binh. Cũng chính vì thế, những công trình kiến trúc đầu tiên có mặt ở Đà Lạt cũng do các kỹ sư người Pháp thiết kế và chủ yếu dành riêng cho chính họ. Đến nay dù trải qua hơn 110 năm hình thành và phát triển nhưng kiến trúc Pháp vẫn đang là hình ảnh chủ đạo của thành phố Đà Lạt. Đầu tiên có thể kể đến là quĩ kiến trúc nhà ở với sự góp mặt của gần 2000 ngôi biệt thự, biệt dinh kiểu Pháp. Tuy được mô phỏng theo phong cách từ các vùng, miền khác nhau của nước Pháp với những vật liệu truyền thống như gạch, đá, gỗ, nhớt từ cây giã ra, nhưng những kiến trúc sư Pháp đã tạo ra nhiều công trình duyên dáng và tinh tế thực sự hấp dẫn không chỉ riêng người dân địa phương mà còn cả đối với du khách trong và ngoài nước. Ngoài giá trị thẩm mỹ của bản thân các công trình, ấn tượng lớn nhất mà những kiến trúc này mang lại chính là nghệ thuật tổ chức cảnh quan. Những nét uốn lượn của lề đường, những mảnh vát của sườn đất, những lùm cây, thảm cỏ cùng với những rêu phong, một chút bong lở đây đó trên mặt nhà…Tất cả những điều ấy ta chỉ có thể tìm thấy ở Đà Lạt, nơi đô thị vườn hiếm có của Viêt Nam. Những công trình kiến trúc còn lại cho đến ngày nay vẫn thực sự là những thực thể của một đô thị nghỉ dưỡng du lịch mang một vẻ đẹp hài hoà, lịch lãm và có tình. Đó có thể là công trình kiến trúc tiêu biểu như nhà ga xe lửa, như trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt. Ga Đà Lạt được xây dựng xong vào năm 1938, đã trở thành tuyến đường sắt độc đáo có bộ phận chuyên dụng móc răng cưa nối liền Đà Lạt với mọi miền đất nước qua ga Tháp Chàm. Đây không chỉ là một công trình kiến trúc đẹp và độc đáo của thành phố Đà Lạt
  • 29. 22 nói riêng và của Việt Nam nói chung mà trước đây nó đã từng được đánh giá là một trong những nhà ga đẹp nhất tại Đông Dương. Mặt đứng nhà ga tượng trưng cho mùa hè, tổng thể kiến trúc mang dáng dấp của dãy núi Lang Bian hùng vĩ, chiếc đồng hồ trên đỉnh núi ở mặt tiền ga tượng trưng cho thời gian A. Yersin chinh phục cao nguyên Lâm Viên. Sẽ là thiếu sót nếu trong số những công trình kiến trúc tiêu biểu của Đà Lạt không kể đến trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt (tiền thân là trường Grand Lysée Yersin). Đây là một ngôi trường có kiến trúc độc đáo hiếm thấy không chỉ ở nước ta, được xây dựng vào những năm 30 thế kỷ XX. Trường được khánh thành vào năm 1935 dưới sự chỉ đạo của nhà bác học Yersin nên được lấy tên là Grand Lysée Yersin. Đây là một trong những trường trung học công lập nổi tiếng khắp Đông Dương thời bấy giờ. Sau năm 1975, là cơ sở của trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt. Trường có kiến trúc độc đáo mang đậm dấu ấn Châu Âu, nhưng đồng thời kết hợp được nhiều chi tiết kiến trúc bản địa để tạo thành một công trình kiến trúc hoà hợp giữa Đông Tây. Tuy vẫn có ảnh hưởng bởi chủ nghĩa cổ điển nhưng kiến trúc của ngôi trường đã cách tân bằng cách tạo ra những đường cong mềm mại ôm lấy khoảng sân rộng bên trong, tháp cong, mái đứng, vành hành lang cong. Đặc biệt tháp chuông lợp đá phiến màu đen vươn cao giữa những rạng thông xanh đã làm nên nét chấm phá mạnh mẽ đầy ấn tượng. Từ ngôi nhà làm văn phòng, các phòng học, phòng thí nghiệm…đều kết thành một dạng kiến trúc rất Thụy Sĩ quê hương của Yersin. Ở Việt Nam chỉ duy nhất có công trình này được Hội kiến trúc sư thế giới (UIA) công nhận là một trong số 1000 công trình xây dựng độc đáo toàn cầu thế kỷ XX. Làm nên đặc trưng của Đà Lạt còn phải kể đến các công trình kiến trúc tôn giáo – tín ngưỡng. Đà Lạt là nơi cộng cư của nhiều nhóm cư dân, nhiều miền quê vì thế cũng là nơi gặp gỡ của nhiều nền văn hoá khác nhau nên số
  • 30. 23 lượng các chùa chiền, nhà thờ khá nhiều và kiến trúc cũng khá đa dạng. Một số công trình kiến trúc tôn giáo tiêu biểu như Thiền viện Trúc Lâm, chùa Linh Sơn, chùa Thiên Vương Cổ Sát (chùa Tàu), nhà thờ Con Gà, nhà thờ Domaine de Maria, nhà thờ Cam Ly... 1.2.2.2. Lễ hội văn hoá dân gian truyền thống Ở thời đại nào, dân tộc nào, vào bất cứ mùa nào cũng có những ngày lễ hội. Lễ hội đã tạo nên “tấm thảm muôn màu”, ở đó mọi sự đều đan quyện vào nhau, thiêng liêng và trần tục, truyền thống và phóng khoáng. Các lễ hội đã tạo nên một môi trường mới, huyền diệu, giúp cho người tham dự có điều kiện tiếp xúc với bí ẩn của nguồn khởi mọi sinh vật sống. Lễ hội dân tộc trở thành dịp để con người hành hương về với cội rễ, bản thể của mình. Trong kho báu di sản của quá khứ để lại cho hôm nay, các lễ hội dân tộc là một trong những thứ quí giá nhất. Và vì thế lễ hội dân tộc lành mạnh không bị mất đi mà ngày càng được nhân rộng, phát triển cả về mặt hình thức lẫn nội dung. Các lễ hội có sức hấp dẫn du khách không kém gì các di tích lịch sử văn hoá. Với thành phố trẻ Đà Lạt, lễ hội truyền thống chủ yếu là của người dân tộc thiếu số bản địa. Đó là một số lễ hội riêng của dân tộc Lạch, Cil, Srê bản địa và một số lễ hội chung của các dân tộc cư trú ở Trường Sơn – Tây Nguyên. Lễ hội lớn nhất phải nói đến đó là Lễ hội ăn trâu, hay còn gọi lễ hội đâm trâu. Hàng năm, cứ sau mùa rẫy bà con dân tộc ở các buôn làng lại tổ chức lễ hội lớn nhất trong năm để tế thần, nhằm tạ ơn các thần đã cho buôn làng, bộ tộc trong suốt một năm an lành, làm ăn được mùa. Trong lễ hội này, điều quan trọng nhất không thể thiếu được là cây Nêu - thể hiện khát vọng tìm kiếm cuộc sống ấm no hạnh phúc. Lễ hội thường được tổ chức ngoài trời. Nơi hành lễ là một trảng cỏ bằng phẳng, người ta cột con trâu vào cây Nêu, bên cạnh là những ché rượu cần được xếp thành hàng do những dòng họ dâng lên
  • 31. 24 cúng thần linh. Sau khi cúng Yàng xong, dàn cồng chiêng vang lên, dân làng nhảy múa xung quanh con trâu. Trong tiếng cồng chiêng trầm hùng, những thanh niên mạnh mẽ, vạm vỡ nhất trong buôn với cây lao sắc nhọn sẽ thay nhau đâm vào con trâu cho đến khi con vật chết. Máu trâu được bôi vào trán mọi người để cầu phúc. Thịt trâu được xẻ ra nướng và ăn tại chỗ. Bên bếp lửa và ché rượu cần, già làng kể cho con cháu nghe sự tích, truyền thuyết, huyền thoại, giảng giải thơ, trường ca về nòi giống và quê hương. Lễ cúng cơm mới cũng là một trong những lễ hội truyền thống của dân làng ở đây. Ngày lễ gần như trùng với ngày Tết Nguyên đán của người Việt. Họ làm lễ tạ ơn Yàng đã cho họ mùa màng bội thu, cầu mưa thuận gió hoà cho những mùa sau, và ngăn thú rừng không cho chúng phá nương, phá rẫy. Lễ cúng lúa mới, cơm mới cũng là để cho con cháu biết quí hạt thóc hạt gạo. Ngoài ra còn rất nhiều lễ hội khác là những nghi thức nông nghiệp của đồng bào vùng cao như lễ cúng thần Suối, lễ cúng thần Bơ Mung… phù hộ cho mùa màng tốt tươi, dân làng bình an. Với mục đích phát triển du lịch, Lễ hội Hoa đã được tổ chức nhằm tạo đà cho Festival Hoa Đà Lạt tổ chức lần đầu tiên vào tháng 12 năm 2005, sau đó định kỳ tổ chức 2 năm một lần. Đây sẽ là một sinh hoạt văn hoá của mọi người dân thành phố Đà Lạt nói riêng, của cả tỉnh Lâm Đồng (và cả du khách) nói chung. Nói cách khác, festival hoa sẽ là một sinh hoạt văn hoá mang tính cộng đồng cao, và là một hoạt động văn hoá cần sự tham gia của mọi người dân, nên trong tương lai, hy vọng đây chính là một loại hình văn hoá truyền thống, một lễ hội văn hoá mang nét đặc trưng riêng của Đà Lạt. 1.2.2.3. Các nghề truyền thống Nghề thủ công truyền thống cũng là một yếu tố hấp dẫn đối với khách du lịch. Hiện nay loại hình du lịch làng nghề được tổ chức ở nhiều địa phương
  • 32. 25 nơi có nhiều làng nghề thủ công truyền thống như: làng làm gốm Bát Tràng – Gia Lâm, Hà Nội; làng dệt lụa Vạn Phúc – Hà Đông, Hà Tây; làng nghề gốm Phù Lãng - Quế Võ, Bắc Ninh; làng tranh Đông Hồ - Bắc Ninh… Đà Lạt cũng có một số nghề truyền thống, tiêu biểu nhất và cũng tạo nên một bộ mặt rất riêng, rất đẹp cho Đà Lạt đó là nghề trồng hoa. Đặc trưng của khí hậu Đà Lạt cũng đã tạo nên một nghề truyền thống khác, đó là nghề đan len. Ngoài ra còn có nghề thêu tranh và nghề làm mứt. Nghề trồng hoa: từ lâu Đà Lạt đã được mệnh danh là “thành phố hoa”. Đi đến bất cứ nơi nào trong thành phố sương mù này cũng gặp hoa và hoa, từ bờ tường rào, những lối mòn nhỏ, cho đến những khoảng sân, xa hơn nữa là những ruộng hoa được trồng trong nhà kính. Hoa được trồng để làm đẹp cho môi trường xung quanh, làm đẹp cho cuộc sống và để xuất đi các thành phố lớn và xuất khẩu ra nước ngoài. Dựa vào ưu thế khí hậu ôn hoà của vùng cao nguyên nằm ở độ cao 1500m, người dân nơi đây đã biết tận dụng phát triển nhiều giống hoa trong nước và nhập từ nước ngoài. Qui mô trồng hoa lớn nhất là công ty Đà Lạt Hasfarm với diện tích trồng khoảng 20ha nhà kính và còn được tiếp tục mở rộng. Ngoài hoa, rau Đà Lạt cũng nổi tiếng từ lâu, được trồng quanh năm và thu hoạch liên tục. Nghề đan len: khí hậu Đà Lạt lạnh gần như quanh năm, buổi sáng thường có sương mù, vì thế chiếc áo len trở nên gắn bó rất thân thiết đối với người dân nơi này. Áo len gần như là một nét đặc trưng của người Đà Lạt. Ngay cả khi tiết trời ấm áp, người Đà Lạt vẫn không rời bỏ chiếc áo len. Nghề đan len ở Đà Lạt không biết có từ khi nào. Theo một số tài liệu thì ban đầu chỉ là một vài gia đình đan bán. Sau nhu cầu về áo len tăng cao khuyến khích sự thành lập các cơ sở hoạt động sản xuất, đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của thị trường. Tuy nhiên việc đan len bằng tay vẫn còn được
  • 33. 26 duy trì, nhất là những mặt hàng mũ, nón, vớ… Sản phẩm len của Đà Lạt không chỉ cung cấp riêng cho người dân địa phương, mà còn xuất khẩu sang Nhật, Đài Loan. Áo len còn là một món quà tặng được ưa chuộng của nhiều du khách khi đến thăm Đà Lạt, bởi sự đa dạng phong phú về màu sắc, kiểu dáng, sự tinh tế trong từng cánh hoa đính trên thân áo. Nghề thêu tranh: tranh thêu là một “đặc sản” cao cấp và là quà biếu sang trọng. Hiện nay, Đà Lạt có hai cơ sở sản xuất tranh nổi tiếng là XQ và Hữu Hạnh. Tranh thêu Hữu Hạnh có màu sắc dịu dàng đầm ấm, đường nét nhẹ nhàng, thanh nhã, độc đáo nhất là tranh thêu chân dung. Tranh thêu XQ sắc sảo, sống động mang đậm tính dân tộc. Đề tài tranh XQ khá đa dạng nhưng tập trung chủ yếu vào những đề tài truyền thống như phong cảnh, thiếu nữ, hoa lá trong thiên nhiên. Điều đặc biệt của tranh thêu XQ là các cơ sở thêu đều được bài trí rất độc đáo tạo không gian cho người nghệ nhân sáng tạo và cũng là để giới thiệu với du khách về một nghề thủ công truyền thống của Việt Nam. Đây cũng là những điểm đến tham quan lý tưởng của khách du lịch. Nghề làm mứt: nhờ phong thổ và khí hậu đặc biệt nên Đà Lạt có nhiều trái cây đặc sản như dâu tây, mận, hồng, đào… Vào những mùa hái quả rộ, ngoài bán tươi, các gia đình trồng quả còn làm mứt. Đầu tiên chỉ có vài lò mứt rải rác nhưng hiện nay hình thành nên hẳn một “phố lò mứt” trên đường Phù Đổng Thiên Vương mà có người còn gọi là “con đường đặc sản”. Tài nguyên du lịch nhân văn của Đà Lạt tuy không nhiều như ở một số địa phương khác như Hà Nôi, Huế, thành phố Hồ Chí Minh nhưng có nét độc đáo riêng và có sức thu hút lớn. Trong hệ thống di tích các công trình kiến trúc nghệ thuật, thì hệ thống các biệt thự với những kiến trúc cảnh quan đẹp,
  • 34. 27 đa dạng là hết sức nổi trội và đặc biệt vừa có giá trị tham quan nghiên cứu vừa là cơ sở lưu trú phục vụ khách du lịch. 1.2.3. Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch 1.2.3.1. Mạng lưới giao thông vận tải Tính đến nay mạng lưới giao thông vận tải ở Đà Lạt và tới Đà Lạt tương đối tốt. Quốc lộ 20 nối Đà Lạt – Lâm Đồng với các tỉnh Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ và thành phố Hồ Chí Minh. Trong những năm gần đây, nhà nước đã đầu tư nâng cấp quốc lộ này tương đối hoàn chỉnh nên đã rút ngắn được thời gian di chuyển cho du khách. Quốc lộ 27 đi Đắc Lắc (gần 200km) và nối liền với các tỉnh Gia Lai, Kom Tum. Tuyến đường này hiện đang được nâng cấp để tạo điều kiện cho việc lưu thông được dễ dàng hơn và đẩy mạnh phát triển các hoạt động kinh tế và hoạt động du lịch giữa các tỉnh Tây nguyên. Quốc lộ 28 nối Đà Lạt – Lâm Đồng với Phan Rang và Phan Thiết. Hiện nay đường đang được đầu tư nâng cấp, mở rộng, khi hoàn thành sẽ mở ra cơ hội cho việc nối tour du lịch biển ở Phan Thiết – Bình Thuận với du lịch núi ở Đà Lạt - Lâm Đồng. Ngoài ra một tuyến đường tỉnh lộ DT723 nối Đà Lạt - Nha Trang cũng đang được thi công. Tuyến đường này hoàn thành sẽ mở ra hướng kết nối trực tiếp với Nha Trang và các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ, rút ngắn khoảng cách và thời gian di chuyển. Các tuyến đường nội thị Đà Lạt được đầu tư lớn trong thời gian vừa qua nên hầu hết các tuyến đường đều đã được nâng cấp, đặc biệt là các tuyến đường vào các điểm, khu du lịch, các danh lam thắng cảnh. Các phương tiện vận chuyển liên tục được đầu tư, đổi mới, phục vụ kịp thời yêu cầu của khách. Ngoài hệ thống đường bộ, đường hàng không có 2 sân bay: sân bay Liên Khương (huyện Đức Trọng) và sân bay Cam Ly (thành phố Đà Lạt). Hiện nay, chỉ có sân bay Liên Khương đang được sử dụng để chuyên chở
  • 35. 28 hành khách và hàng hoá theo tuyến Đà Lạt – Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Lạt – Hà Nội. Chính phủ và Tổng công ty Hàng không Việt Nam đang đầu tư nâng cấp và mở rộng để có thể nối các tuyến bay trực tiếp với quốc tế và nội địa nhằm phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Lâm Đồng nói chung và sự phát triển du lịch của thành phố Đà Lạt nói riêng. Trước đây, Đà Lạt có tuyến đường sắt răng cưa nối liền với Tháp Chàm dài 74km. Qua nhiều năm không sử dụng, tuyến đường sắt này đã bị hư hỏng. Mới đây đoạn đường sắt Đà Lạt - Trại Mát dài 7km đã được phục hồi và đưa vào sử dụng, đáp ứng phần nào nhu cầu đi lại tham quan trên tuyến du lịch ngoạn mục này. Trong những năm tới tuyến đường sắt Đà Lạt – Tháp Chàm sẽ được khôi phục để mở ra một tuyến đường mới phục vụ cho nhu cầu tham quan, tìm hiểu của du khách, góp phần tạo ra sức hấp dẫn thu hút khách. Việc đầu tư nâng cấp hệ thống hạ tầng giao thông đã góp phần cho việc phát triển du lịch, tăng khả năng giao lưu giữa Đà Lạt với các trung tâm du lịch miền Trung, miền Nam và miền Bắc, chuẩn bị các tiền đề cho việc mở rộng các chuyến bay quốc tế giữa Đà Lạt với các nước trong khu vực. 1.2.3.2. Hệ thống cung cấp điện, nước Nước sinh hoạt cung cấp cho thành phố Đà Lạt được nhà máy nước Suối Vàng đảm bảo với công suất khoảng 25.000m3 /ngày. Trong mấy năm vừa qua, với sự tài trợ rất lớn của Chính phủ Đan Mạch cộng với nguồn vốn đầu tư của Nhà nước, hệ thống cung cấp nước ở Đà Lạt được nâng cấp một cách đồng bộ từ khâu khai thác, xử lý và cung ứng nên có thể nói nước cho sinh hoạt và sản xuất ở Đà Lạt đã được đảm bảo về số lượng và chất lượng, trong đó có ngành du lịch. Hệ thống cung cấp điện ở thành phố Đà Lạt hiện đang được Công ty Điện lực II, Điện lực Lâm Đồng tiến hành lắp đặt đường điện ngầm tại thành
  • 36. 29 phố với công nghệ hiện đại nhằm ổn định việc cung cấp điện và tạo mỹ quan cho thành phố du lịch. 1.2.3.3. Mạng lưới thông tin liên lạc Mạng lưới bưu chính viễn thông của Đà Lạt cũng được đầu tư phát triển mạnh. Toàn thành phố và cả tỉnh Lâm Đồng đã được phủ sóng điện thoại di động. Các dịch vụ fax, telex, phát chuyển nhanh thuận lợi, đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng, điều này rất có ý nghĩa đối với ngành du lịch. 1.2.4. Nhân tố con người - một tiềm năng lớn trong hoạt động du lịch ở Đà Lạt Khi đề cập đến người Đà Lạt, nhiều nhà nghiên cứu dân tộc học cho rằng: Thật ra không có con người Đà Lạt đơn thuần mà đó là sự hội tụ tinh hoa của con người từ mọi miền đất nước, là tổng hoà khí chất của không chỉ các dân tộc bản xứ và cả ba miền Bắc, Trung, Nam mà còn có cả Trung Hoa và Tây Âu. Ngược dòng lịch sử và nhận diện người Đà Lạt hôm nay chúng ta có thể bắt gặp điều đó. Trong bản thân họ luôn có sự trộn lẫn vẻ tế nhị, thanh lịch của người miền Bắc, nét trầm mặc, suy tư, cần cù lao động của người miền Trung, vẻ thật thà đôn hậu trọng lễ nghĩa của người miền Nam, cũng như cách giao tiếp khéo léo của người Hoa và lối ăn bận lịch sự của Tây Âu. Dẫu rằng mỗi tộc người có phong tục, ngôn ngữ, tập quán và tự chọn cho mình một địa bàn cư trú khác nhau, nhưng những gì còn tồn tại đến ngày nay đã góp phần khẳng định người Đà Lạt có một tính cách rất riêng, khó nhầm lẫn với người ở địa phương nào khác. Tự nhiên, môi trường cảnh quan cũng là một yếu tố hình thành nên phong cách đặc trưng của người Đà Lạt. Đà Lạt - một xứ sở thơ mộng, một vùng khí hậu trong lành, bốn mùa mát lạnh đem đến cho người Đà Lạt một
  • 37. 30 cách phục sức đàng hoàng trang nhã. Y phục kín đáo là một nhu cầu của người Đà Lạt và họ không hề bỏ quên yếu tố đó khi tìm kiếm vẻ đẹp của mình. Vẻ kín đáo đó làm cho người Đà Lạt có một nét trầm tư, thanh lịch. Khí hậu mát mẻ còn ảnh hưởng đến thể chất con người, nhất là phụ nữ và trẻ em luôn có một làn da trắng hồng, khoẻ mạnh và vẻ mặt bao giờ cũng thanh thản chứ không quá căng thẳng như những thành phố dân cư đông đúc khác. Cái đẹp của người thiếu nữ Đà Lạt là cái đẹp khoẻ mạnh, tinh khiết, không son phấn màu mè, nét đẹp trầm trầm, kín đáo, e thẹn nhưng rất tự tin4 . Đà Lạt là một vùng không gian xanh: đồi thông, bãi cỏ, da trời, màu nước…tất cả một màu xanh. Màu xanh mang đến cho con người sức sống, niềm tin yêu, hy vọng. Màu xanh làm cho con người có cảm giác yên lành, bình thản. Nói về phong cách cư dân thành phố hiện nay, không thể bỏ qua sự đóng góp của một nhóm dân có thời đã hiện diện ở Đà Lạt với vị trí đặc biệt: người Pháp. Người Pháp xuất hiện ở thành phố Đà Lạt là những con người văn minh, lịch sự, khác với những lính viễn chinh trong các cuộc càn quét hay những ông chủ thực dân trong các đồn điền, hầm mỏ. Khi những người Việt được học tập và làm việc trong các công sở hoặc tiếp xúc với nhiều người Pháp thì họ bắt đầu học hỏi được kinh nghiệm, nâng cao được kiến thức, làm quen dần với tác phong sinh hoạt, cách làm việc, xã giao của của người Pháp. Từ đó, nếp sống ấy in sâu vào tiềm thức của đa số người dân Đà Lạt. Mặt khác Đà Lạt là một thành phố du lịch, du khách trong và ngoài nước thường xuyên đến thăm nên có khá nhiều cư dân sống bằng nghề kinh doanh và làm dịch vụ phục vụ du khách nên hầu như đức tính mến khách được hình thành một cách tất yếu. 4 Trương Trổ , “ Đà Lạt - Thành phố cao nguyên”, NXB Thành phố Hồ Chí Minh, 1993.
  • 38. 31 Đó là chưa nói đến trong quá trình giao thoa, hội nhập giữa các luồng dân cư, những bản sắc riêng biệt của cư dân từng vùng đã dần dần được chọn lọc, đào thải và tổng hoà để hun đúc nên một mẫu người Đà Lạt với bản sắc riêng, không giống bất cứ cư dân ở một vùng nào, dù họ có gốc Hà Nội, Hà Đông, Nghệ An, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Huế, Bình Định… hay người Hoa. Đó là truyền thống văn hoá đặc trưng tiêu biểu của con người Đà Lạt : phong cách hiền hoà, thanh lịch, mến khách đã tạo nhiều ấn tượng tốt đẹp cho du khách khi tiếp xúc với người dân Đà Lạt. Kết luận chương 1 Những lợi thế về tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn tạo nên một tiềm năng du lịch rất lớn cho thành phố trẻ Đà Lạt. Hơn thế nữa, quá trình hình thành và phát triển, Đà Lạt luôn được định hình là một thành phố với chức năng dịch vụ, du lịch nghỉ dưỡng. Nhân tố con người cũng là một ưu thế cho ngành Du lịch Đà Lạt. Phong cách thanh lịch, hiền hoà mến khách và làm dịch vụ từ khá lâu nên để lại những ấn tượng tốt trong phục vụ du lịch. Tuy nhiên, với cơ sở hạ tầng xã hội hiện tại liên quan đến hoạt động du lịch chưa đảm bảo cho việc đón tiếp và phục vụ khách. Để du lịch Đà Lạt có thể phát huy hết tiềm năng vốn có của mình và trở thành một điểm đến hấp dẫn với mọi người, một chiến lược marketing đúng hướng rất quan trọng thể hiện trong các chính sách sản phẩm, chính sách giá, chính sách phân phối và chính sách xúc tiến, quảng bá. Đồng thời cũng cần sự quan tâm của các cấp, các ngành liên quan trong việc chuẩn bị các điều kiện đón tiếp và phục vụ du khách.
  • 39. 32 Chương 2. HOẠT ĐỘNG MARKETING DU LỊCH CỦA THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT 2.1. Khái quát tình hình phát triển du lịch Đà Lạt 2.1.1. Cơ sở vật chất kỹ thuật 2.1.1.1. Các cơ sở phục vụ lưu trú, ăn uống Đối với hệ thống các cơ sở phục vụ lưu trú, ăn uống du lịch đã có sự chuyển biến tích cực về cơ sở vật chất, chất lượng sản phẩm dịch vụ. Hiện nay, trên địa bàn thành phố có khoảng hơn gần 50 cơ sở lưu trú du lịch với hơn 1.500 phòng đạt tiêu chuẩn từ 1 - 5 sao. Bên cạnh đó còn rất nhiều nhà nghỉ với chất lượng tương đối phục vụ đối tượng khách có mức chi tiêu trung bình. Khách sạn 5 sao Sofitel Plaza Palace với 40 phòng; khách sạn Novotel 4 sao với tổng số phòng là 144, là khách sạn có số phòng lớn nhất ở Đà Lạt. Một số khách sạn lớn khác như khách sạn Golf III, khách sạn Hải Sơn, khách sạn Thanh Bình… tọa lạc ngay trung tâm thương mại Đà Lạt. Khách sạn Empress, khách sạn Vietsopetro, và đặc biệt khu resort Hoàng Anh – Đà Lạt là những khách sạn cao cấp xây dựng theo tiêu chuẩn quốc tế đang chờ xếp hạng. Hai khách sạn 4 sao nữa đang được xây dựng là khách sạn Sài Gòn – Đà Lạt và khách sạn REX . Phần lớn khách sạn có qui mô nhỏ là các khách sạn tư nhân. Nhiều khách sạn có nhà hàng, vũ trường và các dịch vụ bổ sung khá phong phú. Trong mấy năm qua, nhiều khách sạn cũng đã được đầu tư nâng cấp, mở rộng như khách sạn Cẩm Đô, khách sạn Thanh Thế, nhà nghỉ Công đoàn Đà Lạt v.v… Hầu hết các khách sạn lớn có lợi thế về vị trí, diện tích, vốn và kinh nghiệm quản lý. Nhiều khách sạn đã kết hợp giữa kinh
  • 40. 33 doanh lưu trú với hoạt động lữ hành, vận chuyển. Trong những năm qua, lượng khách tăng mạnh nên các khách sạn quan tâm đến việc đổi mới trang thiết bị, đào tạo và đào tạo lại nghiệp vụ cho đội ngũ lao động nên quy trình phục vụ và cung cấp các dịch vụ bổ sung tương đối có chất lượng đáp ứng được nhu cầu của du khách. Về phục vụ nhu cầu ăn uống của du khách, hiện nay ngành du lịch của thành phố chỉ quản lý các nhà hàng trực thuộc khách sạn. Đa số các khách sạn đều có nhà hàng. Bên cạnh đó trên địa bàn thành phố còn có khoảng trên 50 nhà hàng hoạt động theo hình thức vừa phục vụ du lịch vừa phục vụ dân sinh (nhu cầu ăn uống, tiệc tùng, cưới hỏi của dân địa phương). 2.1.1.2. Cơ sở vui chơi giải trí, tham quan du lịch Toàn tỉnh hiện có 95 khu, điểm danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử - văn hoá, hồ thác; riêng địa bàn Đà Lạt ngành du lịch đã đầu tư đưa vào khai thác kinh doanh phục vụ du lịch 56 khu, điểm, trong đó có 16 khu, điểm là hồ thác; gần 10 di tích lịch sử; 3 điểm sinh thái rừng, còn lại là khu tham quan và vui chơi giải trí5 . Nhìn chung các cơ sở vui chơi giải trí phục vụ cho nhu cầu của nhân dân địa phương nói chung và của du khách còn đơn điệu. Khách du lịch đến Đà Lạt ngoài việc được hưởng khí hậu mát mẻ, trong lành và tham quan một số thắng cảnh thì chưa có nhiều hình thức giải trí để kéo dài thời gian lưu trú của khách, kích thích chi tiêu của du khách. Từ đây cho thấy, việc tăng tốc đầu tư xây dựng các cơ sở vui chơi giải trí tổng hợp mang tầm cỡ quốc gia và quốc tế tại Lâm Đồng mà trọng điểm là Đà Lạt là một yêu cầu bức xúc hiện nay. Làm được điều này sẽ góp phần đáng kể trong việc thu hút khách và lưu giữ chân khách của du lịch Đà Lạt trong tương lai. 5 Theo thống kê của Sở Du lịch - Thương mại tỉnh Lâm Đồng
  • 41. 34 2.1.1.3. Cơ sở lữ hành - vận chuyển du lịch Trên địa bàn có 18 đơn vị kinh doanh vận chuyển lữ hành, trong đó có 3 đơn vị kinh doanh lữ hành quốc tế, 15 đơn vị kinh doanh lữ hành nội địa. Phương tiện vận chuyển khách du lịch nội thành và liên tỉnh trên địa bàn Đà Lạt có khoảng 200 xe taxi và hơn 50 xe vận chuyển khách du lịch đường dài hoặc tour du lịch liên tỉnh. Với sự phát triển của toàn ngành nói chung, dịch vụ vận chuyển ở thành phố Đà Lạt cũng đã có những chuyển biến tích cực: tăng lên về số lượng và đổi mới về chất lượng phục vụ, thoả mãn nhu cầu đi lại của du khách. Bên cạnh đó các dịch vụ cho thuê xe ô tô, xe máy, xe đạp đôi cũng làm phong phú thêm các phương tiện đi lại cho du khách. 2.1.2. Thị trường khách du lịch của Đà Lạt - Lâm Đồng trong thời gian qua Thành phố Đà Lạt chưa có thống kê cụ thể về số lượng khách du lịch tới Đà Lạt, nên chúng tôi xin được đưa ra đây con số thống kê số lượng khách du lịch của tỉnh Lâm Đồng, vì theo báo cáo của Sở Du lịch – Thương mại tỉnh thì con số thống kê số lượng khách tới Lâm Đồng có tới trên 90% số lượng khách là tới Đà Lạt, mọi hoạt động du lịch cũng tập trung chủ yếu ở đây. 2.1.2.1. Thị trường khách du lịch quốc tế Mặc dù là địa phương nổi tiếng về tiềm năng du lịch, nhưng nằm trong bối cảnh chung của cả nước, trước đây khách du lịch quốc tế đến Đà Lạt – Lâm Đồng chủ yếu là khách đến tham quan, nghỉ dưỡng ký kết theo các hiệp định hợp tác trao đổi giữa Việt Nam với các nước, đặc biệt là các nước Đông Âu, vì vậy lượng khách hết sức hạn chế. Trong những năm gần đây, nhờ chính sách đổi mới, mở cửa của Đảng và Nhà nước, hoạt động kinh doanh du lịch của Đà Lạt – Lâm Đồng khá phát triển. Địa bàn du lịch được mở rộng, các danh lam, thắng cảnh được tôn tạo, nâng cấp, các khu vui chơi giải trí
  • 42. 35 được xây dựng, hệ thống các cơ sở lưu trú du lịch được quan tâm đầu tư phát triển… tạo nên những chuyển biến rõ rệt. Theo số liệu thống kê khách du lịch quốc tế đến Đà Lạt - Lâm Đồng tăng lên không ngừng. Đặc biệt trong khoảng 5 năm trở lại đây, tốc độ tăng trưởng trung bình đạt 17,4% - đây thực sự là một tín hiệu đáng mừng đối với du lịch Đà Lạt - Lâm Đồng nói riêng và cả vùng Miền Trung – Tây Nguyên nói chung. Tuy nhiên con số này so với khách quốc tế đến Việt Nam thì còn chiếm số lượng nhỏ. Bảng 1. Khách quốc tế đến Đà Lạt – Lâm Đồng giai đoạn 2000 – 2005 Năm Đơn vị tính 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Khách quốc tế đến Đà Lạt – Lâm Đồng Nghìn lượt 69,58 78 85 65 86 100,6 Tốc độ tăng trưởng % 9,86 8,97 -23,50 16,50 17,10 Khách quốc tế đến Việt Nam Nghìn lượt 2.130 2.330 2.620 2.430 2.930 3.430 Tốc độ tăng trưởng % 9,38 12,40 - 8,25 20,50 17,10 Tỷ lệ khách đến Đà Lạt - Lâm Đồng so với cả nước % 3,2 3,3 3,2 2,7 2,9 2,9 Nguồn: Sở Du lịch – Thương mại Lâm Đồng Qua số liệu thống kê và kết quả tính toán cho thấy sự tăng trưởng khách quốc tế đến Đà Lạt – Lâm Đồng không ổn định. Năm 2000 và 2003, số lượng khách quốc tế vào Đà Lạt – Lâm Đồng có suy giảm so với những năm trước
  • 43. 36 theo sự sụt giảm chung của ngành du lịch trên thế giới và khu vực do nạn khủng bố, thiên tai, bệnh dịch… liên tiếp xảy ra, đặc biệt là ảnh hưởng của dịch bệnh SARS trên diện rộng. Năm 2005, số lượt khách du lịch quốc tế đến Đà Lạt – Lâm Đồng đạt 100.600 lượt khách là mức cao nhất từ trước tới nay. Tỷ lệ khách quốc tế đến Đà Lạt – Lâm Đồng so với cả nước cũng còn rất khiêm tốn, và có xu hướng giảm dần. Đầu những năm 1990 đạt 6,78%, đến năm 2001 tỷ trọng này còn 3,3% và đến năm 2005 chỉ còn 2,9%. Điều này là vì số lượng du khách quốc tế đến Việt Nam tăng mạnh trong những năm qua, nhưng đến Đà Lạt thì tăng rất ít. Nguyên nhân của tình trạng này là do công tác tuyên truyền quảng bá về du lịch Đà Lạt – Lâm Đồng còn nhỏ lẻ, manh mún, chưa có tính sâu rộng và đồng bộ nên hình ảnh du lịch Đà Lạt mờ nhạt trong tâm trí khách du lịch quốc tế. Bản thân các sản phẩm du lịch Lâm Đồng còn nghèo nàn, đơn điệu, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch và cơ sở hạ tầng còn thiếu thốn lạc hậu không đáp ứng được nhu cầu đa dạng của du khách quốc tế. Vấn đề này đặt ra cho ngành du lịch Đà Lạt – Lâm Đồng phải có những chủ trương, chính sách cơ chế phù hợp trong việc đầu tư trên nhiều lĩnh vực để thu hút khách trong thời gian tới nhằm nâng cao tỷ trọng khách du lịch quốc tế tại địa phương so với cả nước. Cũng theo số liệu thống kê thì cơ cấu khách quốc tế đến Đà Lạt – Lâm Đồng rất đa dạng, du khách đến từ gần 100 quốc gia khác nhau. Trong 5 năm trở lại đây số lượng tập trung chủ yếu vào các nước như Mỹ, Pháp, Úc, Anh, Đức. Đây cũng là những thị trường truyền thống của du lịch Đà Lạt. Qua tính toán cho thấy: Khách Mỹ chiếm tỷ lệ từ 18 – 20%, Khách Pháp chiếm tỷ lệ 12 – 16%, Khách Úc chiếm tỷ lệ 10 – 12%, Khách Anh chiếm tỷ lệ 8 – 9% , còn lại là các quốc gia khác.
  • 44. 37 Một số nước trong khu vực như Thái Lan, Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc,… số lượng khách đến Đà Lạt trước đây rất ít nhưng gần đây có xu hướng tăng nhanh. Tuy nhiên, số ngày lưu trú bình quân của khách quốc tế ở Đà Lạt còn tương đối thấp, từ 2 – 2,3 ngày. Thời gian lưu trú cho ta thấy rõ chất lượng phục vụ du lịch, thời gian lưu trú ngắn có nghĩa là các dịch vụ còn nghèo nàn, tuyến điểm tham quan ít, không có điểm mới, cho nên không kéo dài được thời gian lưu trú. Có thể thấy rằng du lịch Đà Lạt có sức hấp dẫn với rất nhiều đối tượng khách quốc tế khác nhau đến từ rất nhiều quốc gia trên thế giới. Điều đó chứng tỏ tiềm năng du lịch Đà Lạt là rất lớn, vấn đề là làm sao khai thác được tiềm năng đó, đồng thời có một chiến lược marketing hiệu quả để hình ảnh du lịch Đà Lạt được củng cố và mở rộng trong thị trường khách du lịch quốc tế. 2.1.2.2. Thị trường khách du lịch nội địa Số lượng khách du lịch nội địa đến Đà Lạt – Lâm Đồng tăng nhanh và khá ổn định, đặc biệt là từ năm 2003 trở đi. Mặc dù năm 2003 là năm mà lượng khách quốc tế giảm mạnh do dịch bệnh, nhưng khách du lịch trong nước đến với Đà Lạt vẫn tăng do năm này có sự kiện tổ chức lễ kỷ niệm 110 năm Đà Lạt hình thành và phát triển. Tiếp sau đó năm 2004, tổ chức Lễ hội sắc hoa Đà Lạt, và năm 2005 là Festival hoa Đà Lạt. Trong 3 năm, Đà Lạt liên tục có các sự kiện lễ lớn nên thu hút một lượng khách nội địa khá lớn, đặc biệt là vào các dịp tổ chức lễ hội. Festival hoa Đà Lạt 2005 vừa qua diễn ra trong 10 ngày với nhiều chương trình trọng tâm được thiết kế tạo điểm nhấn cho lễ hội như Lễ khai mạc, Lễ hội Tình yêu, Đêm hội Rượu vang, Đêm hội bế mạc… đã thu hút 120.000 lượt khách (có 4000 lượt khách quốc tế) trong đó
  • 45. 38 có 80.000 lượt khách du lịch đăng ký lưu trú tại các khách sạn, nhà nghỉ và 40.000 lượt khách các huyện trong tỉnh về tham dự. Tốc độ tăng trưởng trung bình về khách du lịch nội địa đạt 11,24% từ năm 1990. Trong vòng 5 năm trở lại đây, tốc độ tăng trưởng của thị trường khách này đạt xấp xỉ 19%, một phần do nhu cầu tham quan nghỉ dưỡng của người lao động trong cả nước đặc biệt là từ TP. Hồ Chí Minh vẫn chiếm số lượng lớn nhất, một phần là việc ngành du lịch Đà Lạt – Lâm Đồng chú trọng phát triển du lịch nghỉ dưỡng cuối tuần, du lịch trăng mật, du lịch sinh thái – văn hoá, tham quan nghỉ dưỡng… Điều đó có nghĩa rằng, trong tương lai gần thị trường khách nội địa sẽ đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của du lịch Đà Lạt – Lâm Đồng. Bảng 2. Khách nội địa đến Đà Lạt – Lâm Đồng giai đoạn 2000 – 2005 Năm Đơn vị tính 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Khách nội địa đến Đà Lạt – Lâm Đồng Nghìn lượt 640 725 820 1.085 1.264 1.460 Tổng số khách nội địa trong cả nước Nghìn lượt 11.200 11.700 13.000 13.500 14.500 16.100 Tỷ lệ khách đến Đà Lạt– Lâm Đồng so với cả nước % 5,7 6,2 6,3 8 8,7 9,1 Nguồn: - Sở Du lịch – Thương mại Lâm Đồng - Tổng Cục Du lịch
  • 46. 39 Đối với thị trường khách nội địa, lượng khách đến từ TP. Hồ Chí Minh chiếm 60,5%, từ các tỉnh khác ở miền Đông Nam Bộ là 9,0%, các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long là 15,5%, các tỉnh miền Bắc chiếm số lượng ít. Nếu so sánh lượng khách đến Đà Lạt – Lâm Đồng với lưu lượng khách đến hai tỉnh phụ cận là Ninh Thuận và Bình Thuận trong khoảng 10 năm gần đây có thể thấy rằng tốc độ tăng trưởng về khách đến Đà Lạt – Lâm Đồng thấp hơn, nguyên nhân chính là do ở các tỉnh trên điểm xuất phát thấp, nhưng nếu so sánh với tỉnh Khánh Hoà và TP. Hồ Chí Minh thì mức tăng trưởng này không phải là nhỏ.
  • 47. 40 Bảng 3: So sánh lượng khách du lịch đến Lâm Đồng với các tỉnh lân cận và cả nước Đơn vị: Nghìn lượt khách Tỉnh, thành phố Loại khách du lịch Năm Tăng trưởng (%) 1996 1999 2000 2003 2004 Đà Lạt – Lâm Đồng Khách QT 66,0 70,0 69,58 65,0 86,0 3,36 Khách NĐ 539,12 533,0 640,42 1085,0 1264,0 11,24 Tổng 605,12 603,0 710,0 1150,0 1350,0 10,55 Khánh Hoà Khách QT 109,0 101,8 118,8 164,0 190,0 7,19 Khách NĐ 281,0 242,7 278,7 461,0 520,0 8,00 Tổng 390,0 344,5 397,5 625,0 710,0 7,78 Ninh Thuận Khách QT 3,7 3,9 12,7 8,6 10,4 13,79 Khách NĐ 27,5 35,1 64,2 95,3 165,9 25,19 Tổng 31,2 39,0 76,9 103,9 176,3 24,17 Bình Thuận Khách QT 7,2 23,8 40,0 115,0 102,0 39,29 Khách NĐ 49,3 99,4 420,0 1350,0 1398,0 51,91 Tổng 56,5 123,2 460,0 1465,0 1500,0 50,66 TP. Hồ Chí Minh Khách QT 925,0 975,0 1100,0 1302,0 1580,0 6,92 Khách NĐ 1128,0 1600,0 2000,0 1917,3 2500,0 10,46 Tổng 2053,0 2575,0 3100,0 3219,3 4080,0 8,96 Hà Nội Khách QT 352,0 380,0 500,4 931,0 1300,0 17,74 Khách NĐ 700,0 1050,0 2100,0 2850,0 4500,0 26,19 Tổng 1052,0 1430,0 2600,4 3781,0 5800,0 23,79 Nguồn: Báo cáo tổng hợp Điều chỉnh qui hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 1996 – 2004 và định hướng đến năm 2020
  • 48. 41 2.1.3. Doanh thu xã hội từ du lịch Theo báo cáo tổng kết giai đoạn 2000 -2005 của thành phố Đà Lạt, tốc độ tăng trưởng GDP đạt trung bình 12%, GDP năm 2005 tăng 95% so với năm 2000, trong đó tỉ trọng các khu vực kinh tế như sau: KV 1 (Nông, lâm, ngư nghiệp) chiếm 12,6% KV 2 (Công nghiệp và xây dựng) chiếm 17,8% KV 3 (Dịch vụ) chiếm 69,6% Như vậy, đối với thành phố Đà Lạt, dịch vụ, du lịch đóng vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế. So sánh với toàn tỉnh Lâm Đồng, KV3 chỉ chiếm tỷ trọng 20%, điều đó cho thấy rằng hoạt động du lịch, dịch vụ, đặc biệt là du lịch tập trung chủ yếu tại thành phố Đà Lạt. Do chưa có số liệu thống kê doanh thu xã hội từ du lịch của thành phố Đà Lạt nên chúng tôi xin được đưa ra đây con số thống kê của toàn tỉnh, phản ánh phần nào mức tăng trưởng hàng năm về doanh thu du lịch và doanh thu xã hội từ du lịch. Bảng 4. Doanh thu xã hội từ du lịch của Lâm Đồng thời kỳ 2000 – 2005 Đơn vị tính: tỷ đồng Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Doanh thu du lịch 196,7 240 378 430 552,3 570 Doanh thu xã hội từ du lịch 355 481,8 633,5 920 1.215 1.405 Tăng trưởng doanh thu du lịch (%) 14,5 22 57,5 13,8 28,4 32,6 Nguồn: Sở Du lịch – Thương mại Lâm Đồng Nhờ sự cố gắng trong công tác quảng bá, xúc tiến du lịch, trong việc đón tiếp phục vụ và đa dạng hoá các loại hình du lịch nên lượng khách du lịch