SlideShare a Scribd company logo
1 of 96
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths.NCS Đỗ Thị Thoa
Sinh viên: Đỗ Thị Ánh Tuyết Lớp: CQ50/22.03i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực, xuất phát từ tình hình
thực tế của đơn vị thực tập.
Hà Nội, tháng 5 năm 2016
Sinh viên thực hiện
Đỗ Thị Ánh Tuyết
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths.NCS Đỗ Thị Thoa
Sinh viên: Đỗ Thị Ánh Tuyết Lớp: CQ50/22.03ii
MỤC LỤC
Lờicamđoan........................................................................................................................i
Mục lục..................................................................................................................................ii
Danh mục bảngbiểu...........................................................................................................v
Danh mục chữ viết tắt........................................................................................................vi
MỞ ĐẦU..............................................................................................................................1
CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN
MỤC TÀISẢN CỐ ĐỊNHTRONG KIỂMTOÁN BÁO CÁO TÀICHÍNH.........4
1.1 Khái quát về khoản mục TSCĐ.............................................................. 4
1.1.1 Khái niệm về TSCĐ ....................................................................... 4
1.1.2Đặc điểm của TSCĐ chi phối quá trình kiểm toán TSCĐ.................. 5
1.1.3Kiểm soát nội bộ đối với TSCĐ ....................................................... 6
1.2 Kiểm toán khoản mục TSCĐ trong kiểm toán BCTC.............................. 8
1.2.1Vai trò của kiểm toán khoản mục TSCĐ trong kiểm toán BCTC ....... 8
1.2.2Mục tiêu và căn cứ kiểm toán khoản mục TSCĐ............................... 9
1.2.3Căn cứ kiểm toán khoản mục TSCĐ................................. 10
1.2.4 Khảo sát về kiểm soát nội bộ đối với TSCĐ trong kiểm toán BCTC11
1.2.5Các rủi ro thường gặp trong kiểm toán khoản mục TSCĐ.................13
1.3 Quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ trong kiểm toán BCTC..............14
1.3.1Lập kế hoạch kiểm toán..................................................................14
1.3.2Thực hiện kiểm toán.......................................................................17
1.3.3Kết thúc kiểm toán .........................................................................25
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI
SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY
TNHH KIỂM TOÁN VÀ THẨMĐỊNHGIÁ VIỆT NAM......................................26
2.1 Tổng quan về Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá Việt Nam
(AVA).......................................................................................................26
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths.NCS Đỗ Thị Thoa
Sinh viên: Đỗ Thị Ánh Tuyết Lớp: CQ50/22.03iii
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển .....................................................26
2.1.2 Các loại hình dịch vụ của công ty...................................................26
2.1.3Cơ cấutổ chức công ty.......................................................................................27
2.1.4 Quy trình chung kiểm toán BCTC của Công ty TNHH Kiểm toán
và hẩmđịnh giá Việt Nam..........................................................................................29
2.2 Thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ trong kiểm toán BCTC
tại công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá Việt Nam...........................30
2.2.1Tiếp cận khách hàng .......................................................................30
2.2.2Lập kế hoạch kiểm toán ..................................................................30
2.2.3Thực hiện kiểm toán .......................................................................41
2.2.4Kết thúc kiểm toán .........................................................................68
CHƯƠNG 3 NHẬN XÉT VÀ CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH
KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO
CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ THẨM ĐỊNH GIÁ
VIỆT NAM........................................................................................................................71
3.1 Đánh giá thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ trong kiểm
toán BCTC do công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá Việt Nam AVA
thực hiện ...................................................................................................71
3.1.1...Ưu điểm của quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ trong kiểm toán
BCTC tại công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá Việt Nam AVA ...71
3.1.2Những hạn chế tồn tại trong quy trình kiểm toán khoản mục
TSCĐ tại công ty AVA ...........................................................................73
3.1.3Nguyên nhân của thực trạng quy trình kiểm toán tại công ty AVA....76
3.1.4....Những bài học kinh nghiệm rút ra từ thực trạng quy trình kiểm toán
khoản mục TSCĐ trong kiểm toán BCTC tại công ty AVA .....................76
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths.NCS Đỗ Thị Thoa
Sinh viên: Đỗ Thị Ánh Tuyết Lớp: CQ50/22.03iv
3.2Sự cần thiết phải hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục
TSCĐ trong kiểm toán BCTC tại Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm
định giá Việt Nam ................................................................... 80
3.2.1 Định hướng phát triển của công ty Và Thẩm định giá Việt
Nam trong thời gian tới ............................................................ 80
3.2.2 Sự cần thiết phải thực hiện các định hướng phát triển trong
tương lai ............................................................................ 81
3.3 Nguyên tắc và yêu cầu hoàn thiện quy trình kiểm toán Tài sản cố
định trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm
toán Và Thẩm định giá Việt Nam............................................... 81
3.3.1 Nguyên tắc hoàn thiệnquy trình kiểm toán khoản mục Tàisảncố định. 81
3.3.2 Yêu cầu hoàn thiện qui trình kiểm toán khoản mục Tài sản
cố định ............................................................................ 82
3.4 Giải pháp hoàn thiện qui trình kiểm toán khoản mục TSCĐ tại
công ty TNHH Kiểm toán Và Thẩm định giá Việt Nam ................ 83
3.5 Điều kiện thực hiện giải pháp .............................................. 87
3.5.1 Về phía cơ quan nhà nước ............................................. 87
3.5.2 Về phía hiệp hội nghề nghiệp......................................... 87
3.5.3 Về phía Công ty TNHH Kiểm toán Và Thẩm định giá
Việt Nam ............................................................................ 87
3.5.4 Về phía KTV ……………………………………………………………..89
3.5.5 Về phía khách hàng ...................................................... 88
KẾT LUẬN...................................................................................................................89
DANH MỤC TÀI LIỆUTHAM KHẢO.................................................................90
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths.NCS Đỗ Thị Thoa
Sinh viên: Đỗ Thị Ánh Tuyết Lớp: CQ50/22.03v
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 Các thử nghiệm kiểm soát TSCĐ.................................................18
Bảng 1.2 Các thủ tục khảo sát nghiệp vụ tăng, giảm TSCĐ..........................20
Bảng 2.1:Thông tincơ bản vềCông tyTNHH ABC..................................................31
Bảng 2.2 Bảngđánh giá rủiro kiểm soátđốivớiCông ty ABC.................................33
Bảng 2.3.Phântíchcơ cấu tàisảncủaCông ty ABC....................................................34
Bảng 2.4.Chương trình kiểm toán khoản mục TSCĐ do công ty AVA thực hiện.38
Bảng 2.5: Bảngđánhgiá HTKSNBđốivớiTSCĐ......................................................42
Bảng 2.6.PhântíchbiếnđộngTSCĐ..............................................................................46
Bảng 2.7 Tổng hợp tăng giảm TSCĐ hữu hình ............................ 48
Bảng 2.8 Tổng hợp tình hình tăng giảm TSCĐ vô hình................. 50
Bảng 2.9. Kiểm tra chi tiết tăng TSCĐ hữu hình.......................... 54
Bảng 2.10.Kiểm tra chi tiết tăng TSCĐ vô hình........................... 56
Bảng 2.11. Kiểm tra chi tiết giảm TSCĐ hữu hình ....................... 58
Bảng 2.12. Kiểm tra thời gian khấu hao đăng ký với Cục thuế TP.
Hà Nội ............................................................................ 60
Bảng 2.13. Kiểm tra việc tính toán khấu hao TSCĐ ..................... 62
Bảng 2.14. Kiểm tra việc phân bổ chi phí khấu hao TSCĐ............ 64
Bảng2.15. KiểmtrađiềuchỉnhgiảmTSCĐtheoquyđịnhcủaTT45/2013/TT -BTC. 66
Bảng2.16. Tổnghợp các vấnđề kiểmtoán khoản mục TSCĐ tạiCông tyABC ... 68
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths.NCS Đỗ Thị Thoa
Sinh viên: Đỗ Thị Ánh Tuyết Lớp: CQ50/22.03vi
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ABC Công ty TNHH ABC
AVA
HTKSNB
Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá Việt Nam
Hệ thống Kiểm soát nội bộ
BCTC Báo cáo Tài chính
BGĐ Ban giám đốc
KSNB Kiểm soát nội bộ
KTV
TNHH
Kiểm toán viên
Trách nhiệm hữu hạn
TSCĐ Tài sản cố định
TSCĐHH Tài sản cố định hữu hình
TSCĐVH Tài sản cố định vô hình
VAS Chuẩn mực kế toán Việt Nam
VSA Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam
XDCB Xây dựng cơ bản
XDCBDD Xây dựng cơ bản dở dang
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths.NCS Đỗ Thị Thoa
Sinh viên: Đỗ Thị Ánh Tuyết Lớp: CQ50/22.031
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay khái niệm “Kiểm toán” không còn quá mới mẻ tại Việt Nam.Cùng
với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam, lĩnh vực kiểm toán đã và đang không
ngừng phát triển và được công nhận như là một nhân tố không thể thiếu trong nền
kinh tế hội nhập. Kiểm toán độc lập chính thức thành lập tại Việt Nam vào năm
1991 với sự ra đời của các công ty chuyên về dịch vụ kế toán và kiểm toán, trong đó
có AVA được thành lập vào ngày 10/10/2006. So với thế giới, kiểm toán Việt Nam
còn rất non trẻ nhưng đã và đang trở thành một ngành kinh tế độc lập đầy triển vọng
của nước ta, một công cụ đắc lực giúp quản lý nhà nước, ngành có đóng góp quan
trọng vào sự thịnh vượng nói chung của nền kinh tế quốc dân.
Kiểm toán Báo cáo tài chính là sự tổng hợp kết quả kiểm toán nhiều chu kỳ khác
nhau, trên cơ sở đó đưa ra các kết luận về sự trung thực và hợp lý của BCTC trên
các khía cạnh trọng yếu. Với tính chất vốn có của tài sản cố định (TSCĐ) là bộ phận
quan trọng tạo khả năng tăng trưởng bền vững cho các doanh nghiệp, có mối quan
hệ mật thiết với các khoản mục khác trên báo cáo tài chính. Việc phát hiện ra các
sai phạm liên quan đến TSCĐ, cùng những bất cập trong quản lý và sử dụng TSCĐ
sẽ giúp KTV đưa ra được ý kiến phù hợp cung cấp tới các bên liên quan. Vì vậy
kiểm toán khoản mục TSCĐ là được đánh giá là một trong những khâu quan trọng
của cuộc kiểm toán.
Nhận thức được tầm quan trọng của kiểm toán khoản mục TSCĐ, trong thời
gian thực tập tại công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá Việt Nam AVA, bên
cạnh tìm hiểu chung về hoạt động kiểm toán của công ty, em đã đi sâu tìm hiểu
công tác kiểm toán khoản mục TSCĐ trong kiểm toán Báo cáo tài chính do công ty
AVA thực hiện. Nhận thấy quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ tại công ty còn
nhiều hạn chế tồn tại như thiếu sót về chương trình kiểm toán, về kỹ năng trình độ
chuyên môn của các KTV hay hệ thống kiểm soát nội bộ của công ty còn yếu
kém…Trên cơ sở đó, em đã chọn đề tài Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths.NCS Đỗ Thị Thoa
Sinh viên: Đỗ Thị Ánh Tuyết Lớp: CQ50/22.032
mục TSCĐ trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và
Thẩm định giá Việt Nam AVA cho luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Mục đích nghiên cứu đề tài
Tìm hiểu quy trình kiểm toán khoản mục Tài sản cố định trong kiểm toán Báo
cáo tài chính và đưa ra giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục
Tài sản cố định tại công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá Việt Nam (AVA),
từ đó góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ kiểm toán do AVA cung cấp. Ðể thực
hiện mục đích trên, luận văn tập trung vào các mục đích cụ thể sau:
- Hệ thống hóa về mặt lý luận đối với quy trình kiểm toán tài sản cố định
trong kiểm toán báo cáo tài chính tại các công ty kiểm toán độc lập.
- Làm rõ thực trạng cũng như hệ thống và phân tích có cơ sở khoa học trình
tự, thủ tục các bước tiến hành kiểm toán tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài
chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá Việt Nam.
- Trên cơ sở khảo sát thực tế, nghiên cứu quy trình kiểm toán khoản mục tài
sản cố định trong thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm
toán và Thẩm định giá Việt Nam, luận văn đi vào đánh giá thực trạng kiểm toán tài
sản cố định, từ đó đề ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán tài
sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty Kiểm toán và Thẩm định
giá Việt Nam (AVA).
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài
Ðề tài nghiên cứu về lý luận và thực tiễn quy trình kiểm toán khoản mục Tài
sản cố định trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và
Thẩm định giá Việt Nam (AVA).
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là tập trung vào quy trình kiểm toán khoản mục
Tài sản cố định kiểm toán Báo cáo tài chính và Thẩm định giá Việt Nam thực hiện,
dựa trên cơ sở khảo sát tình hình kiểm toán báo cáo tài chính cùng với nghiên cứu
quy trình kiểm toán tài sản cố định tại một số khách hàng được thực hiện bởi Công
ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá Việt Nam.
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths.NCS Đỗ Thị Thoa
Sinh viên: Đỗ Thị Ánh Tuyết Lớp: CQ50/22.033
4. Phương pháp nghiên cứu đề tài
Phương pháp chủ yếu được sử dụng trong quá trình nghiên cứu đề tài này là
thu thập, tổng hợp số liệu thực tế từ các cuộc kiểm toán, thực hiện phân tích, so
sánh trên cơ sở kết hợp giữa lý luận và thực tiễn.
5. Nội dung kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết thúc, nội dung luận văn được trình bày thành 3
chương chính sau:
Chương 1: Lý luận chung về quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ trong
kiểm toán báo cáo tài chính.
Chương 2: Thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ trong kiểm
toán Báo cáo tài chính tại Công ty Kiểm toán và Thẩm định giá Việt NAm.
Chương 3: Nhận xét và một số kiến nghị nhằm góp phần hoàn thiện quy
trình kiểm toán khoản mục TSCĐ trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty
Kiểm toán và Thẩm định giá Việt Nam.
Tuy đã cố gắng trong quá trình nghiên cứu đề tài nhưng do hạn chế về mặt
thời gian và kiến thức nên Luận văn tốt nghiệp của em chắc chắn không tránh khỏi
những thiếu sót, em kính mong nhận được sự chỉ bảo của các Thầy và các anh chị
trong Công ty để Luận văn có giá trị hơn về mặt lý luận và thực tiễn.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến Ths. Đỗ Thị Thoa và Ban Giám đốc
cùng các anh chị trong Công ty Kiểm toán và Thẩm định giá Việt Nam (AVA) đã
tận tình giúp đỡ, hướng dẫn em hoàn thành Luận văn tốt nghiệp này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5 năm 2016
Sinh viên thực hiện
Đỗ Thị Ánh Tuyết
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths.NCS Đỗ Thị Thoa
Sinh viên: Đỗ Thị Ánh Tuyết Lớp: CQ50/22.034
CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN
CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
1.1 Khái quát về khoản mục TSCĐ
1.1.1 Khái niệm về TSCĐ
Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh mỗi doanh nghiệp đều cần có các
yếu tố đầu vào bao gồm tư liệu lao động, đối tượng lao động và sức lao động. Tài
sản cố định là một bộ phận chủ yếu của tư liệu lao động.TSCĐ là tài sản có giá trị
xác định, do doanh nghiệp nắm giữ để sản xuất kinh doanh, cung cấp dịch vụ hoặc
cho các đối tượng khác thuê phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ theo quy định
của Chuẩn mực Kế toán Việt Nam và các quy định liên quan theo từng thời kỳ.
Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 03 – TSCĐ hữu hình và số 04 - TSCĐ vô hình
quy định các tài sản được ghi nhận là TSCĐ khi và chỉ khi chúng thỏa mãn đồng
thời cả bốn (4) tiêu chuẩn sau:
- Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó;
- Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy;
- Thời gian sử dụng ước tính trên 1 năm;
- Có đủ tiêu chuẩn giá trị theo quy định hiện hành.
Vào mỗi thời kỳ tùy theo trình độ phát triển kinh tế xã hội mà tiêu chuẩn ghi
nhận TSCĐ về mặt giá trị có sự thay đổi. Ví dụ như theo quy định của TT203/2009/
TT – BTC ngày 20/10/2009 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, tiêu chuẩn giá trị của việc
ghi nhận TSCĐ là nguyên giá tài sản từ 10.000.000 đồng (mười triệu đồng) trở lên.
Sau đó, TT45/2013/TT – BCT của Bộ trưởng Bộ Tài chính ngày 25/4/2013 đã thay
đổi quy định về tiêu chuẩn này là từ 30.000.000 đồng (ba mươi triệu đồng) trở lên.
Việc thay đổi này là tất yếu nhằm đảm bảo các thông tin tài chính về tài sản của
doanh nghiệp được phân loại và trình bày phù hợp với thực trạng thay đổi của nền
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths.NCS Đỗ Thị Thoa
Sinh viên: Đỗ Thị Ánh Tuyết Lớp: CQ50/22.035
kinh tế. Có nhiều cách phân loại TSCĐ nhưng phổ biến nhất là hai cách phân loại
theo hình thái vật chất và theo quyền sở hữu.
 Xét theo hình thái biểu hiện: TSCĐ được phân thành TSCĐ hữu hình và
TSCĐ vô hình.
Theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 03- TSCĐ hữu hình: “TSCĐ hữu hình
là những tài sản có hình thái vật chất do doanh nghiệp nắm giữ để sử dụng cho hoạt
động sản xuất, kinh doanh phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ hữu hình.”
Theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 04- TSCĐ vô hình: “TSCĐ vô hình là
những tài sản không có hình thái vật chất nhưng xác định được giá trị và do doanh
nghiệp nắm giữ, sử dụng trong sản xuất kinh doanh, cung cấp dịch vụ hoặc cho các
đối tượng khác thuê phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ vô hình.”
 Xét theo quyền sở hữu: TSCĐ phân thành TSCĐ tự có và thuê ngoài.
TSCĐ tự có là các TSCĐ thuộc sở hữu của doanh nghiệp, gồm các TSCĐ
được xây dựng, mua sắm và hình thành từ nguồn vốn ngân sách cấp, cấp trên cấp,
nguồn vốn vay, nguồn vốn liên doanh, các quỹ của doanh nghiệp và các TSCĐ
được biếu tặng.
TSCĐ thuê ngoài là tài sản đi thuê để sử dụng trong thời gian nhất định theo
hợp đồng thuê tài sản. Tuỳ hợp đồng thuê chia thành TSCĐ thuê tài chính và TSCĐ
thuê hoạt động. Thuê tài chính là thuê tài sản mà bên cho thuê có sự chuyển giao
phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu tài sản cho bên thuê. Quyền sở
hữu tài sản có thể chuyển giao vào cuối thời hạn thuê. Thuê hoạt động là thuê tài
sản không phải thuê tài chính.
1.1.2 Đặc điểm của TSCĐ chi phối quá trình kiểm toán TSCĐ
Mỗi doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau có hệ thống các
TSCĐ khác nhau, tuy nhiên nhìn chung chúng đều có một số đặc điểm cơ bản và
chủ yếu chi phối đến quá trình kiểm toán TSCĐ.
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths.NCS Đỗ Thị Thoa
Sinh viên: Đỗ Thị Ánh Tuyết Lớp: CQ50/22.036
Thứ nhất, các TSCĐ thường có giá trị lớn, chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài
sản của doanh nghiệp. Nó phản ánh năng lực sản xuất và trình độ ứng dụng khoa
học kỹ thuật vào hoạt động của doanh nghiệp. Vì vậy, TSCĐ luôn được các doanh
nghiệp chú trọng trong công tác theo dõi quản lý, đầu tư mua sắm và sử dụng và
kiểm toán TSCĐ thường đóng một vai trò quan trọng trong mỗi cuộc kiểm toán Báo
cáo tài chính.
Thứ hai, TSCĐ có thời gian sử dụng lâu dài, tham gia vào nhiều chu kỳ sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp và bị hao mòn trong quá trình sử dụng, bao gồm
cả hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình. Giá trị của chúng được chuyển dịch dần
vào giá thành sản xuất sản phẩm và chi phí hoạt động của doanh nghiệp. Vì vậy,
việc lựa chọn và áp dụng một phương pháp khấu hao TSCĐ là nhân tố chủ yếu
quyết định đến hiệu quả quản lý, sử dụng và thu hồi vốn cố định, đồng thời chính
sách khấu hao TSCĐ cũng có ảnh hưởng rất lớn đến mức độ trung thực, hợp lý của
các thông tin được trình bày trên BCTC.
Hơn nữa, trong quá trình sử dụng, ngoài việc sử dụng công suất TSCĐ một
cách hợp lý nhằm khai thác tối đa năng lực sản xuất, thu hồi vốn nhanh phục vụ cho
mục đích tái đầu tư thì doanh nghiệp cũng phải thường xuyên tiến hành sửa chữa,
cải tạo, nâng cấp TSCĐ và điều đó có thể ảnh hưởng đến các thông tin liên quan
đến TSCĐ trên các BCTC.
1.1.3 Kiểm soát nội bộ đối với TSCĐ
VSA số 315 – Xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu thông qua hiểu
biết về đơn vị được kiểm toán và môi trường của đơn vị có nêu khái niệm về
KSNB, “Kiểm soát nội bộ: Là quy trình do Ban quản trị, Ban Giám đốc và các cá
nhân khác trong đơn vị thiết kế, thực hiện và duy trì để tạo ra sự đảm bảo hợp lý về
khả năng đạt được mục tiêu của đơn vị trong việc đảm bảo độ tin cậy của báo cáo
tài chính, đảm bảo hiệu quả, hiệu suất hoạt động, tuân thủ pháp luật và các quy định
có liên quan”. Các doanh nghiệp dù hoạt động trong bất cứ ngành nghề nào với quy
mô và hình thức sở hữu ra sao thì đều cần thiết kế và vận hành các quy chế về
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths.NCS Đỗ Thị Thoa
Sinh viên: Đỗ Thị Ánh Tuyết Lớp: CQ50/22.037
KSNB đối với mọi hoạt động trong doanh nghiệp nói chung và đối với các nghiệp
vụ TSCĐ nói riêng. Hoạt động KSNB nhằm đảm bảo cho các bước công việc trong
quá trình xử lý các nghiệp vụ TSCĐ được thực hiện đúng đắn và có hiệu quả.
Mục tiêu
KSNB
Nội dung kiểm
soát
Thủ tục kiểm soát
Đảm bảo cho
các nghiệp vụ
TSCĐ được phê
chuẩn đúng đắn
Các nghiệp vụ tăng,
giảm, sửa chữa và
trích khấu hao TSCĐ
phải được phê chuẩn
phù hợp và đúng thẩm
quyền
Quy định và kiểm tra việc thực hiện quy định về
thẩm quyền và trình tự phê duyệt các nghiệp vụ
về TSCĐ.
Đảm bảo cho
các nghiệp vụ
TSCĐ là có căn
cứ hợp lý
Mỗi nghiệp vụ
TSCĐ đều phải có
đầy đủ các chứng từ
được phê duyệt, hợp
pháp và hợp lệ
Quy định và kiểm tra việc thực hiện các quy định về:
- Có đầy đủ chứng từ tài liệu liên quan đến
nghiệp vụ như: kế hoạch mua sắm, hợp đồng mua,
biên bản giao nhận, thanh lý hợp đồng, hóa đơn mua
hàng, hóa đơn lắp đặt, biên bản bàn giao đưa vào sử
dụng,… Đồng thời các chứng từ này phải hợp pháp,
hợp lệ.
- Nội dung và trách nhiệm phê chuẩn đầu tư, mua
sắm, điều chuyển, thanh lý, nhượng bán, sửa chữa
TSCĐ.
- Đánh số chứng từ: quyết định mua sắm, đầu tư
TSCĐ; thẻ TSCĐ; biên bản bàn giao đưa vào sử
dụng; quyết định thanh lý TSCĐ.
Đảm bảo sự đánh
giá đúng đắn, hợp
lý của nghiệp vụ
TSCĐ
Cơ sở dùng để tính
toán số tiền của nghiệp
vụ (nguyên giá, giá trị
khấu hao, giá trị hao
mòn lũy kế, giá trị còn
lại) phải đảm bảo đúng
đắn, hợp lý
- Kiểm soát chính sách kế toán của đơn vị áp
dụng cho TSCĐ.
- Kiểm tra, so sánh số liệu trên hóa đơn với số
trên hợp đồng, kế hoạch đã được phê duyệt.
- Đối chiếu thời gian khấu hao đang áp dụng với
khung khấu hao do Bộ Tài chính quy định.
- Kiểm tra việc sử dụng tỷ giá để quy đổi đối với
các nghiệp vụ phát sinh bằng ngoại tệ.
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths.NCS Đỗ Thị Thoa
Sinh viên: Đỗ Thị Ánh Tuyết Lớp: CQ50/22.038
Đảm bảo cho
việc phân loại và
hạch toán đúng
đắn các nghiệp
vụ TSCĐ
Việc phân loại và ghi
sổ phải đảm bảo đúng
tiêu chuẩn TSCĐ theo
quy định của Bộ Tài
chính và có phân loại
theo nhóm TSCĐ
Quy định và kiểm tra việc thực hiện các quy định về:
- Chính sách phân loại TSCĐ phù hợp với yêu
cầu quản lý và sử dụng tài sản của đơn vị.
- Có đầy đủ các quy định về trình tự ghi sổ các
nghiệp vụ có liên quan đến TSCĐ từ các sổ kế toán
chi tiêt đến các sổ kế toán tổng hợp.
Đảm bảo cho
việc hạch toán
đầy đủ, đúng kỳ
các nghiệp vụ
TSCĐ
Nghiệp vụ phát sinh
phải được ghi sổ kịp
thời, đầy đủ, không
thừa, không thiếu,
không trùng
- Mỗi bộ hồ sơ liên quan tới TSCĐ đều phải
được đánh số và quản lý theo dõi chặt chẽ.
- Kiểm tra tính phù hợp ngày phát sinh
nghiệp vụ với ngày ghi sổ nghiệp vụ
Đảm bảo sự cộng
dồn đúng đắn các
nghiệp vụ TSCĐ
Số liệu về nguyên giá,
hao mòn lũy kế và giá
trị còn lại của TSCĐ
phải được tổng hợp
đầy đủ, chính xác
Kiểm tra kết quả tính toán tổng hợp, so sánh
số liệu tổng hợp từ các sổ chi tiết và các chứng
từ kế toán liên quan như bảng tính và phân bổ
khấu hao với số liệu trên sổ tổng hợp.
1.2 Kiểm toán khoản mục TSCĐ trong kiểm toán BCTC
1.2.1 Vai trò của kiểm toán khoản mục TSCĐ trong kiểm toán BCTC
TSCĐ thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị tài sản của đơn vị, đặc biệt
là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuấtphản ánh tình trạng trang thiết
bị cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp. Điều này khiến cho khoản mục TSCĐ
trở thành một khoản mục quan trọng khi tiến hành Kiểm toán Báo cáo tài chính.
Mặt khác, do chi phí hình thành TSCĐ rất lớn và khả năng quay vòng vốn chậm nên
việc Kiểm toán khoản mục TSCĐ sẽ giúp cho KTV đánh giá được tính kinh tế và
tính hiệu quả của việc đầu tư cho TSCĐ từ đó đưa ra được định hướng đầu tư và
nguồn sử dụng để đầu tư vào TSCĐ một cách hiệu quả nhất.
Đồng thời Kiểm toán khoản mục TSCĐ sẽ góp phần phát hiện ra các sai sót
trong việc xác định nguyên giá TSCĐ, tính và phân bổ khấu hao, chi phí nâng cấp,
sửa chữa TSCĐ. Những sai sót trong việc tính chi phí này thường dẫn đến những sai
sót trọng yếu trên Báo cáo tài chính. Chẳng hạn như việc trích khấu hao TSCĐ vào
chi phí thường bị trích cao hơn (hoặc thấp hơn) thực tế, từ đó tác động lan tỏa đến chỉ
tiêu chi phí và lợi nhuận của doanh nghiệp. Hay như việc ghi nhận TSCĐ những tài
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths.NCS Đỗ Thị Thoa
Sinh viên: Đỗ Thị Ánh Tuyết Lớp: CQ50/22.039
sản không đủ tiêu chuẩn là TSCĐ không chỉ ảnh hưởng đến các chỉ tiêu nguyên giá,
hao mòn lũy kế và giá trị còn lại của TSCĐ trên Bảng cân đối kế toán mà còn làm sai
lệch chi phí khấu hao phân bổ vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ, từ đó cũng
tác động đến các chỉ tiêu lợi nhuận trên BCTC. Tức là nếu không thực hiện kiểm toán
khoản mục TSCĐ thì kiểm toán viên sẽ không thực hiện được mục tiêu tổng thể của
cuộc kiểm toán BCTC.
Các thông tin tài chính chủ yếu liên quan đến TSCĐ bao gồm: các thông tin về
nguyên giá, hao mòn lũy kế, giá trị còn lại và chi phí khấu hao trong kỳ tính vào các
chi phí sản xuất kinh doanh từ đó tác động đến các chỉ tiêu lợi nhuận trình bày trong
các BCTC hàng năm của đơn vị.
1.2.2 Mục tiêu và căn cứ kiểm toán khoản mục TSCĐ
Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 200 ban hành kèm theo thông tư số
214/2012/TT – BTC ngày 06/12/2012 của Bộ Tài chính đã nêu rõ mục tiêu tổng thể
của kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán khi thực hiện kiểm toán BCTC là:
* Đối với các nghiệp vụ về Tài sản cố định
- Sự phát sinh: Tất cả các nghiệp vụ về TSCĐ được ghi sổ trong kỳ là phát
sinh thực tế, không có các nghiệp vụ ghi khống;
- Tính toán, đánh giá: Đảm bảo các nghiệp vụ về TSCĐ được xác định theo
đúng nguyên tắc và chế độ kế toán hiện hành và được tính toán đúng đắn không có
sai sót gì;
- Đầy đủ: Các nghiệp vụ TSCĐ phát sinh trong kỳ đểu được phản ánh, theo
dõi đầy đủ trên các sổ kế toán;
- Đúng đắn: Các nghiệp vụ TSCĐ đều được phân loại đúng đắn theo qui định
của các chuẩn mực, chế độ kế toán liên quan và qui định đặc thù của doanh nghiệp.
Các nghiệp vụ này được hạch toán đúng trình tự và phương pháp kế toán;
- Đúng kỳ: Các nghiệp vụ TSCĐ đều được hạch toán đúng kỳ phát sinh theo
nguyên tắc kế toán dồn tích…
* Đối với số dư tài khoản Tài sản cố định
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths.NCS Đỗ Thị Thoa
Sinh viên: Đỗ Thị Ánh Tuyết Lớp: CQ50/22.0310
- Sự hiện hữu: Tất cả TSCĐ được trình bày trên Báo cáo tài chính là phải tồn
tại thực tế tại thời điểm báo cáo. Số liệu trên báo cáo phải khớp đúng với số liệu
kiểm kê thực tế của doanh nghiệp;
- Quyền và nghĩa vụ: Toàn bộ TSCĐ được báo cáo phải thuộc quyền sở hữu
của doanh nghiệp, đối với TSCĐ thuê tài chính phải thuộc quyền kiểm soát lâu dài
của doanh nghiệp;
- Đánh giá: Số dư của TSCĐ phải được đánh giá theo qui định của chuẩn mực,
chế độ kế toán và qui định của doanh nghiệp;
- Tính toán: Việc xác định số dư TSCĐ là đúng đắn không có sai sót;
- Đầy đủ: Toàn bộ TSCĐ được trình bày đầy đủ, không bỏ sót trên báo cáo;
- Đúng đắn: TSCĐ phải được phân loại đúng đắn để trình bày trên Báo cáo tài
chính;
- Cộng dồn: Số liệu lũy kế tính dồn trên các sổ chi tiết TSCĐ được xác định
đúng đắn. Việc kết chuyển số liệu từ sổ chi tiết sang sổ kế toán tổng hợp và sổ cái
không có sai sót;
- Báo cáo: Các số liệu TSCĐ trên Báo cáo tài chính được xác định theo đúng
qui định của chuẩn mực, chế độ kế toán và không có sai sót.
1.2.3 Căn cứ kiểm toán khoản mục TSCĐ
Để thực hiện được các mục tiêu trên, khi kiểm toán khoản mục TSCĐ kiểm
toán viên cần thu thập đầy đủ các bằng chứng kiểm toán thích hợp căn cứ vào các
nguồn tài liệu chủ yếu sau:
- Các quy định, nội quy, quy chế của doanh nghiệp liên quan đến việc đầu tư,
mua sắm, tiếp nhận, quản lý, sử dụng, thanh lý và nhượng bán TSCĐ;
- Hệ thống các báo cáo chi tiết và tổng hợp có liên quan như Bảng cân đối kế
toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Bảng tổng hợp tăng giảm TSCĐ, Bảng
tổng hợp TSCĐ điều chỉnh giảm theo thông tư 45/2013/TT – BTC,...
- Các sổ kế toán tổng hợp và chi tiết của các tài khoản có liên quan như sổ tài
khoản 211, 212, 213, 214, các sổ thu tiền , chi tiền, sổ TK chi phí,...
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths.NCS Đỗ Thị Thoa
Sinh viên: Đỗ Thị Ánh Tuyết Lớp: CQ50/22.0311
- Các chứng từ kế toán như hóa đơn mua TSCĐ, chứng từ vận chuyển, biên
bản bàn giao đưa TSCĐ vào sử dụng, phiếu chi, giấy báo nợ, biên bản thanh lý,...
- Các tài liệu là căn cứ pháp lý cho các nghiệp vụ tăng, giảm, sửa chữa TSCĐ
như: hợp đồng mua bán, biên bản thanh lý hợp đồng, quyết định đầu tư, kế hoạch
thanh lý, kế hoạch sửa chữa,...
1.2.4 Khảo sát về kiểm soát nội bộ đối với TSCĐ trong kiểm toán BCTC
 Mục tiêu khảo sát KSNB đối với TSCĐ
Khi tiến hành kiểm toán khoản mục TSCĐ trong kiểm toán BCTC, thông thường
để có cơ sở xác định phạm vi triển khai các thử nghiệm cơ bản, kiểm toán viên cần
thực hiện khảo sát về KSNB đối với khoản mục này của đơn vị được kiểm toán.
Mục tiêu tổng thể của khảo sát KSNB là để hiểu rõ cơ cấu KSNB đối với
khoản mục TSCĐ và đánh giá mức độ rủi ro kiểm soát. Mục tiêu cụ thể của bước
công việc này là nhằm khảo sát về sự hiện hữu, tính đầy đủ, phù hợp của các quy
chế KSNB về TSCĐ, và về tính thường xuyên, liên tục, hiệu quả và hiệu lực trong
thực hiện các quy chế này.
 Nội dung khảo sát KSNB đối với TSCĐ
Để đạt được mục tiêu trên, kiểm toán viên cần thực hiện khảo sát KSNB đối
với TSCĐ theo ba nội dung chủ yếu, bao gồm:
- Khảo sát về mặt thiết kế chính sách kiểm soát, các quy định về KSNB. Tức
là khảo sát xem đơn vị được kiểm toán có xây dựng và ban hành các quy định
KSNB về TSCĐ hay không, như quy định về chức năng nhiệm vụ của cá nhân, bộ
phận tiếp nhận TSCĐ, quản lý TSCĐ, quy định về trình tự xét duyệt đầu tư mua
sắm TSCĐ, quy định về thẩm quyền phê duyệt thanh lý TSCĐ,… Đồng thời kiểm
toán viên cần đánh giá về sự đầy đủ của các quy định KSNB đối với các công việc
liên quan đến các nghiệp vụ TSCĐ, đánh giá tính chặt chẽ và phù hợp của các quy
chế KSNB đối với đặc điểm TSCĐ và đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của
đơn vị.
- Khảo sát về mặt vận hành các quy chế KSNB, tức là khảo sát xem thực tế,
các quy định về KSNB đã được xây dựng và ban hành có được áp dụng trong quá
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths.NCS Đỗ Thị Thoa
Sinh viên: Đỗ Thị Ánh Tuyết Lớp: CQ50/22.0312
trình hoạt động của đơn vị hay không, việc áp dụng có thực sự hiệu quả, thường
xuyên, liên tục hay không.
- Khảo sát về tình hình thực hiện các nguyên tắc tổ chức hoạt động KSNB, bao
gồm nguyên tắc bất kiêm nhiệm, phân công phân nhiệm và phê chuẩn ủy quyền.
 Thủ tục khảo sát
Các thủ tục thường được áp dụng để thực hiện khảo sát KSNB đối với các
khoản mục trên BCTC nói chung cũng như khoản mục TSCĐ nói riêng gồm: thu
thập và nghiên cứu quy chế KSNB do đơn vị ban hành, quan sát, phỏng vấn, yêu
cầu thực hiện lại và kiểm tra dấu vết kiểm soát còn lưu lại trên hồ sơ chứng từ. Cụ
thể như sau:
- Thu thập, nghiên cứu các tài liệu, văn bản quy định về KSNB có liên quan
đến TSCĐ, như: Quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cá nhân hay bộ
phận trong việc lập và xét duyệt kế hoạch tăng, sửa chữa, thanh lý TSCĐ, Quy định
về trình tự và trách nhiệm của các cá nhân trong việc tiếp nhận TSCĐ, quản lý và sử
dụng TSCĐ, Quy định về trách nhiệm của cá nhân ghi chép sổ sách kế toán về
TSCĐ,… Thực hiện thủ tục này kiểm toán viên sẽ khảo sát được mặt thiết kế và
một phần về tình hình thực hiện các nguyên tắc tổ chức hoạt động KSNB.
- Quan sát quá trình vận hành của hệ thống KSNB. Kiểm toán viên có thể
quan sát quá trình tiếp nhận TSCĐ;việc sử dụng và bảo quản TSCĐ; việc kế toán
TSCĐ kiểm soát hồ sơ khi ghi nhận nghiệp vụ TSCĐ hay quan sát quá trình kiểm
kê TSCĐ của đơn vị;…
- Phỏng vấn các cá nhân có trách nhiệm với việc xây dựng và duy trì sự hoạt
động của hệ thống KSNB, như phỏng vấn phòng kế hoạch (phòng vật tư, trang bị)
về trình tự lập và phê duyệt kế hoạch tăng, giảm, sửa chữa TSCĐ; phỏng vấn bảo vệ
về việc thực hiện các quy định bảo vệ vật chất đối với TSCĐ; phỏng vấn tổ trưởng
các tổ sản xuất về trình tự thủ tục khi tiếp nhận TSCĐ mới hay khi có TSCĐ hỏng
hóc;…
- Kiểm tra dấu vết kiểm soát còn lưu lại trên hồ sơ chứng từ như dấu, chữ ký
của người phê chuẩn trên hợp đồng, người bán hàng, người tiếp nhận TSCĐ,…
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths.NCS Đỗ Thị Thoa
Sinh viên: Đỗ Thị Ánh Tuyết Lớp: CQ50/22.0313
- Yêu cầu cá nhân có trách nhiệm duy trì sự hoạt động của hệ thống thực hiện
lại một số công việc như yêu cầu kế toán TSCĐ tính toán lại giá trị nguyên giá
TSCĐ qua quá trình lắp đặt, chạy thử; thực hiện lại nghiệp vụ ghi nhận nguyên giá
TSCĐ tăng do nhập khẩu;…
Đối với từng nội dung khảo sát, kiểm toán viên vận dụng kết hợp linh hoạt các
thủ tục trên. Để khảo sát mặt thiết kế hệ thống KSNB, kiểm toán viên chủ yếu sử
dụng thủ tục thu thập và nghiên cứu các văn bản, tài liệu KSNB cuả khách hàng. Để
khảo sát mặt vận hành, kiểm toán viên thực hiện kết hợp các thủ tục quan sát, phỏng
vấn, yêu cầu thực hiện lại và kiểm tra dấu vết kiểm soát còn lưu lại trên chứng từ.
Đồng thời khi thực hiện kết hợp các thủ tục đó, kiểm toán viên cũng thu thập được
các cơ sở để đánh giá về tình hình thực hiện các nguyên tắc tổ chức hoạt động
KSNB.
1.2.5 Các rủi ro thường gặp trong kiểm toán khoản mục TSCĐ
Xuất phát từ đặc điểm của chính TSCĐ, tính chất phức tạp của công tác kế
toán và các yêu cầu trong quản lý TSCĐ, hay do trình độ của người làm kế toán còn
hạn chế, kiểm toán khoản mục TSCĐ thường gặp một số rủi ro chủ yếu sau:
Gian lận
- Lập hóa đơn giả, sửa chữa chứng từ nhằm ghi tăng nguyên giá TSCĐ,tăng chi
phí sửa chữa TSCĐ nhằm mục đích biển thủ công quỹ.
- Cố tình không ghi khoản thanh lý TSCĐ nhằm chiếm đoạt khoản này.
- Sai phạm trong việc thực hiện các thủ tục phê duyệt,mua sắm TSCĐ như: phê
duyệt mua sắm vượt quá thẩm quyền, không tổ chức đấu thầu hoặc chào hàng cạnh
tranh với những TSCĐ bắt buộc, thực hiện sai các thủ tục trong việc đấu thầu.
- Áp dụng sai chế độ kế toán, ví dụ như trích khấu hao cho TSCĐ đã khấu hao
hết, không trích khấu hao cho TSCĐ không sử dụng.
Sai sót
- Trích khấu hao những TSCĐ phúc lợi vào chi phí kinh doanh.
- Nhầm giữa sửa chữa lớn và nâng cấp TSCĐ
- Ghi chép TSCĐ thành công cụ dụng cụ hoặc ngược lại
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths.NCS Đỗ Thị Thoa
Sinh viên: Đỗ Thị Ánh Tuyết Lớp: CQ50/22.0314
- Ghi chép các TSCĐ vô hình ( nhãn hiệu hàng hóa, phần mềm máy tính, bản
quyền…) vào chi phí trả trước hoặc ngược lại
- Sai sót do trùng lặp
- Sai sót do quên ghi chép….
1.3 Quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ trong kiểm toán BCTC
Một cuộc kiểm toán thông thường được thực hiện qua 3 giai đoạn: lập kế hoạch
kiểm toán, thực hiện kiểm toán và kết thúc kiểm toán. Việc thực hiện kiểm toán khoản
mục TSCĐ trong kiểm toán BCTC cũng cần đảm bảo qua cả 3 giai đoạn đó
1.3.1 Lập kế hoạch kiểm toán
Sau khi chấp nhận khách hàng, kiểm toán viên và công ty kiểm toán bắt đầu
thực hiện quá trình kiểm toán với khâu đầu tiên là lập kế hoạch kiểm toán. Lập kế
hoạch kiểm toán là quá trình nhằm xác định phương hướng, phạm vi và các thủ tục
kiểm toán chủ yếu áp dụng trong giai đoạn thực hiện kiểm toán. Theo Chuẩn mực
kiểm toán Việt Nam số 300 – Lập kế hoạch kiểm toán, ban hành kèm theo thông tư
số 214/2012/TT – BTC ngày 06/12/2012 của Bộ tài chính, giai đoạn lập kế hoạch
kiểm toán bao gồm 3 nội dung là thực hiện thủ tục đánh giá rủi ro, thiết kế các thủ
tục kiểm toán tiếp theo ở cấp độ cơ sở dẫn liệu và thiết kế các thủ tục kiểm toán bắt
buộc khác để đảm bảo cuộc kiểm toán tuân thủ các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam.
1.3.1.1 Thu thập thông tin về đơn vị khách hàng
Đối với kiểm toán khoản mục TSCĐ, những thông tin mà KTV cần thu thập
bao gồm:
 Hiểu biết chung về nền kinh tế bao gồm các yếu tố kinh tế chung, các yếu
tố ngành nghề và các yếu tố pháp lý có liên quan tới khoản mục TSCĐ. Các yếu tố
này ảnh hưởng tất yếu đến việc mở rộng hay thu hẹp quy mô TSCĐ.
 Hiểu biết về hoạt động của đơn vị được kiểm toán. Thông tin về khách
hàng hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, thương mại hay dịch vụ, thuộc khối ngành
công nghiệp nặng hay công nghiệp nhẹ,… là cơ sở đánh giá tỷ trọng TSCĐ trên
tổng giá trị tài sản là cao hay thấp; cũng như đặc trưng cơ bản về TSCĐ của đơn vị
được kiểm toán. Thông tin về cơ cấu tổ chức của khách hàng như có nhiều chi
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths.NCS Đỗ Thị Thoa
Sinh viên: Đỗ Thị Ánh Tuyết Lớp: CQ50/22.0315
nhánh, công ty con trong và ngoài nước là cơ sở đánh giá về việc theo dõi các tài
sản điều động, điều chuyển nội bộ. Kết hợp các thông tin này với các thông tin
chung về nền kinh tế, kiểm toán viên có thể đánh giá sơ bộ ban đầu các rủi ro tiềm
tàng xảy ra đối với khoản mục TSCĐ.
 Hiểu biết về hệ thống kế toán TSCĐ và hệ thống KSNB về TSCĐ của đơn
vị được kiểm toán trên cả ba phương diện thiết kế, vận hành và duy trì: chính sách
kế toán về TSCĐ mà đơn vị áp dụng và lý do thay đổi (nếu có); ảnh hưởng của các
chính sách mới về kế toán và quản lý TSCĐ đối với đơn vị; tính hiện hữu, hiệu quả,
hiệu lực, thường xuyên và liên tục trong tổ chức hoạt động của hệ thống kế toán và
kiểm soát nội bộ đối với TSCĐ; …Kết quả của việc tìm hiểu hệ thống KSNB này sẽ
giúp kiểm toán viên có cơ sở để đánh giá rủi ro kiểm soát. Việc thiết kế, vận hành
và duy trì hiệu quả một hệ thống KSNB về TSCĐ sẽ là cơ sở đề kiểm toán viên thu
hẹp phạm vi áp dụng các thủ tục kiểm toán chi tiết.
Các thông tin này được thu thập chủ yếu từ BGĐ và những người chịu trách
nhiệm về lập và trình bày BCTC. Tuy nhiên, kiểm toán viên cũng có thể phỏng vấn
các cá nhân khác để thu thập thêm các thông tin hoặc các quan điểm khác nhằm
đánh giá rủi ro một cách khách quan hơn. Ví dụ như việc phỏng vấn trực tiếp các cá
nhân ở bộ phận sử dụng TSCĐ giúp kiểm toán viên có được thông tin về thực tế
quản lý và sử dụng TSCĐ của doanh nghiệp có đúng với quy định, quy chế đã đề ra
không. Bên cạnh đó, kiểm toán viên cũng có thể phỏng vấn luật sư của đơn vị để
thu thập thông tin về các tranh chấp hiện có liên quan đến các tài sản như quyền sử
dụng đất, tài sản đem đi cầm cố, thế chấp,…
1.3.1.2 Thủ tục phân tích
Căn cứ vào các thông tin thu thập đượcvà kinh nghiệm nghề nghiệp, kiểm toán
viên thực hiện thủ tục phân tích. Thủ tục phân tích sử dụng trong giai đoạn lập kế
hoạch kiểm toán liên quan đến cả thông tin tài chính và thông tin phi tài chính.
Các thông tin phi tài chính về môi trường kinh doanh thuận lợi hay bất lợi,
chính sách của Nhà nước về quản lý TSCĐ thay đổi, khoa học công nghệ ứng dụng
trong ngành thay đổi nhanh,… là các yếu tố tác động đương nhiên dẫn đến sự thay
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths.NCS Đỗ Thị Thoa
Sinh viên: Đỗ Thị Ánh Tuyết Lớp: CQ50/22.0316
đổi về quy mô và tỷ trọng TSCĐ. Ngược lại, các thông tin phi tài chính về sức ép
của hội đồng quản trị, khó khăn trong vay vốn sản xuất, đơn vị có kế hoạch niêm
yết chứng khoán trên sàn,… là những nhân tố bất thường, dễ là nguyên nhân dẫn
đến những gian lận trong công bố thông tin về TSCĐ. Việc phân tích thông tin phi
tài chính giúp kiểm toán viên loại trừ được những biến động hợp lý khi phân tích
thông tin tài chính.
Đối với các thông tin tài chính, kiểm toán viên thường sử dụng hai kỹ thuật
phân tích chủ yếu là phân tích xu hướng và phân tích tỷ suất.
 Phân tích xu hướng là việc so sánh nguyên giá, giá trị khấu hao trong kỳ
của các loại TSCĐ kỳ này với kỳ trước, lập các bảng kê tăng giảm TSCĐ cuối kỳ so
với đầu kỳ.
 Phân tích tỷ suất là việc so sánh tỷ lệ tương quan giữa các chỉ tiêu trên
BCTC. Đối với khoản mục TSCĐ, kiểm toán viên có thể tính toán và phân tích một
số chỉ tiêu như tỷ suất tài trợ, tỷ suất đầu tư, so sánh giữa tổng nguyên giá với tổng
giá trị sản lượng,…
Kết quả phân tích chỉ cung cấp những thông tin ban đầu về khả năng xảy ra sai
phạm chứ không thể là bằng chứng thích hợp và đầy đủ cho sai phạm của đơn vị.
1.3.1.3 Xác định mức trọng yếu ban đầu
Để xác định mức trọng yếu tổng thể, trước tiên kiểm toán viên cần lựa chọn
một tiêu chí phù hợp và sử dụng xét đoán chuyên môn để xác định tỷ lệ phần trăm
(%) cho tiêu chí đã lựa chọn. Có nhiều tiêu chí để lựa chọn như lợi nhuận kế toán
trước thuế, lợi nhuận ròng, doanh thu, tổng tài sản, nợ dài hạn,…Tùy thuộc vào quy
mô, đặc điểm kinh doanh, đặc điểm sở hữu của từng khách hàng mà việc lựa chọn
tiêu chí làm căn cứ cho việc xác định mức trọng yếu tổng thể được vận dụng linh
hoạt. Ví dụ như đối với một khách hàng là công ty niêm yết thì tiêu chí thường được
lựa chọn là lợi nhuần ròng sau thuế, còn đối với khách hàng là một đơn vị hoạt động
công ích có sử dụng tài sản công thì tài sản có thể là tiêu chí thích hợp.
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths.NCS Đỗ Thị Thoa
Sinh viên: Đỗ Thị Ánh Tuyết Lớp: CQ50/22.0317
Trong thực tế việc xét đoán tính trọng yếu là một vấn đề nhạy cảm phụ thuộc
rất nhiều vào bản thân mỗi KTV về tính chủ quan và khả năng xét đoán nghề
nghiệp.
Căn cứ vào kết quả của kết quả thủ tục đánh giá rủi ro, kiểm toán viên dự
kiến nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán cho kiểm toán khoản
mục TSCĐ.
1.3.1.4 Thiết kế chương trình kiểm toán cho kiểm toán khoản mục TSCĐ
Sau khi thực hiện các công việc trên KTV phải xây dựng một chương trình
kiểm toán cụ thể cho cuộc kiểm toán
Chương trình kiểm toán là những dự kiến chi tiết về các công việc kiểm toán
cần thực hiện, thời gian hoàn thành và sự phân công lao động giữa các KTV cũng
như dự kiến về các tư liệu, thông tin liên quan cần sử dụng và thu thập. Trọng tâm
của chương trình kiểm toán là các thủ tục kiểm toán cần thiết thực hiện đối với từng
khoản mục hay bộ phận được kiểm toán.
Kiểm toán viên thực hiện kiểm toán khoản mục TSCĐ phải tuân theo chương
trình kiểm toán đã được thiết kế dưới sự giám sát của trưởng nhóm kiểm toán. Tuy
nhiên chương trình kiểm toán cũng có thể được thay đổi trong quá trình kiểm toán
nếu xảy ra các sự kiện ngoài dự kiến, thông tin do kiểm toán viên thu thập được có
sự khác biệt lớn so với thông tin sử dụng để lập kế hoạch kiểm toán hoặc bằng
chứng kiểm toán thu thập được từ việc thực hiện các thủ tục kiểm tra chi tiết có thể
mâu thuẫn với bằng chứng kiểm toán thu thập được từ việc thực hiện các thử
nghiệm kiểm soát.
1.3.2 Thực hiện kiểm toán
1.3.2.1 Thực hiện các thử nghiệm kiểm soát
Thử nghiệm kiểm soát chỉ được thực hiện sau khi tìm hiểu HTKSNB được
đánh giá là có hiệu lực. Khi đó, các thử nghiệm kiểm soát được triển khai nhằm thu
thập các bằng chứng kiểm toán về thiết kế và về hoạt động của HTKSNB. Chuẩn
mực kiểm toán Việt Nam số 500 qui định: “Thử nghiệm kiểm soát là việc kiểm tra
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths.NCS Đỗ Thị Thoa
Sinh viên: Đỗ Thị Ánh Tuyết Lớp: CQ50/22.0318
để thu thập bằng chứng kiểm toán về sự thiết kế phù hợp và sự vận hành hữu hiệu
của HTKT và HTKSNB”.
Bảng 1.1 Các thử nghiệm kiểm soát TSCĐ
Quá trình KSNB chủ yếu
Các thử nghiệm kiểm soát
phổ biến
1. Tính
hiện hữu
- TSCĐ ghi trong sổ sách hiện do doanh
nghiệp quản lý sử dụng, tính độc lập bộ
phận quản lý TSCĐ và việc tách biệt bộ
phận này với bộ phận ghi sổ.
- Sự có thật của công văn xin đề nghị mua
TSCĐ, công văn duyệt mua, hợp đồng
mua, biên bản giao nhận TSCĐ đưa vào sử
dụng và thẻ TSCĐ.
- Các chứng từ thanh lý nhượng bán TSCĐ
được huỷ bỏ, tránh việc sử dụng lại.
- Quan sát TSCĐ ở đơn vị và
xem xét sự tách biệt giữa các
chức năng quản lý và ghi sổ
với bộ phận bảo quản TSCĐ.
- Kiểm tra chứng từ, sự luân
chuyển chứng từ và dấu hiệu
của KSNB.
- Kiểm tra dấu hiệu của sự
huỷ bỏ.
2. Tính
đầy đủ
Mỗi TSCĐ có một bộ hồ sơ, được ghi chép
từ khi mua nhận TSCĐ về đơn vị cho tới
khi nhượng bán, thanh lý TSCĐ. Việc ghi
chép, tính nguyên giá TSCĐ đều dựa trên
cơ sở chứng từ hợp lệ nêu trên.
Kiểm tra tính đầy đủ của
chứng từ có liên quan đến
TSCĐ.
3.Quyền
và nghĩa
vụ
TSCĐ thuộc sở hữu của đơn vị được ghi
chép vào khoản mục TSCĐ, được doanh
nghiệp quản lý và sử dụng. Những TSCĐ
không thuộc quyền sở hữu của doanh
nghiệp thì được ghi chép ngoài Bảng cân
đối tài sản.
Kết hợp giữa việc kiểm tra
vật chất với việc kiểm tra
chứng từ, hồ sơ pháp lý về
quyền sở hữu tài sản.
4.
Sự phê
chuẩn
Phê chuẩn các nghiệp vụ tăng, giảm trích
khấu hao TSCĐ được phân cấp đối với các
nhà quản lý của doanh nghiệp.
- Phỏng vấn những người
liên quan.
- Kiểm tra dấu hiệu của sự
phê chuẩn.
5. Tính Tất cả các chứng từ có liên quan tới việc - Xem xét dấu hiệu kiểm tra
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths.NCS Đỗ Thị Thoa
Sinh viên: Đỗ Thị Ánh Tuyết Lớp: CQ50/22.0319
chính
xác
mua, thanh lý TSCĐ ở đơn vị đều đựơc
phòng kế toán tập hợp và tính toán đúng
đắn. Việc cộng sổ chi tiết và sổ tổng hợp
TSCĐ là chính xác và được kiểm tra đầy
đủ.
của HTKSNB.
- Cộng lại một số chứng từ
phát sinh của TSCĐ.
6. Tính
kịp thời
Việc ghi sổ và cộng sổ TSCĐ được thực
hiện kịp thời ngay khi có nghiệp vụ phát
sinh và đáp ứng yêu cầu lập Báo cáo kế
toán của doanh nghiệp.
Kiểm tra tính đầy đủ và kịp
thời của việc ghi chép.
7. Phân
loại và
trình bày
- Doanh nghiệp có qui định về việc phân
loại chi tiết TSCĐ phù hợp với yêu cầu
quản lý.
- Các qui định về trình tự ghi sổ các nghiệp
vụ liên quan đến TSCĐ từ sổ chi tiết đến sổ
tổng hợp.
- Phỏng vấn những người có
trách nhiệm để tìm hiểu qui
định phân loại TSCĐ trong
doanh nghiệp.
- Kiểm tra hệ thống tài khoản
và sự phân loại sổ sách kế
toán.
- Xem xét trình tự ghi sổ và
dấu hiệu của KSNB.
1.3.2.2Khảo sát cơ bản đối với khoản mục TSCĐ
a. Thủ tục phân tích, đánh giá tổng quát
Thủ tục phân tích nhằm mục tiêu phát hiện những dấu hiệu bất thường từ đó
có thể xét đoán khả năng có thể có của các sai phạm đối với nghiệp vụ có liên quan.
Các kỹ thuật chủ yếu có thể sử dụng để phân tích bao gồm :
 Kỹ thuật phân tích ngang:
- So sánh nguyên giá, giá trị hao mòn lũy kế và giá trị còn lại của các loại TSCĐ
hiện có của đơn vị với các kỳ trước;
- So sánh tổng chi phí khấu hao TSCĐ (hoặc từng loại TSCĐ) với các kỳ
trước;
- Lập bảng kê tăng, giảm từng loại TSCĐ với các kỳ trước;
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths.NCS Đỗ Thị Thoa
Sinh viên: Đỗ Thị Ánh Tuyết Lớp: CQ50/22.0320
- So sánh tổng chi phí sửa chữa lớn kỳ này với kỳ trước;
 Kỹ thuật phân tích dọc:
- So sánh tỉ lệ khấu hao bình quân của kỳ này với các kỳ trước nhằm nhận
định, tìm các sai sót có thể xảy ra khi ghi sổ khấu hao lũy kế;
- So sánh hệ số hao mòn bình quân của từng loại TSCĐ với các kỳ trước;
- So sánh tỷ suất giữa tổng chi phí sửa chữa lớn TSCĐ với tổng nguyên
giá TSCĐ;
b. Kiểm tra chi tiết nghiệp vụ và số dư
 Kiểm tra chi tiết về nghiệp vụ tăng giảm TSCĐ
Việc kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ tăng, giảm TSCĐ có ý nghĩa quan trọng
đối với quá trình kiểm toán TSCĐ. Việc phản ánh đúng đắn các nghiệp vụ này có
tác động và ảnh hưởng lâu dài đến các BCTC của đơn vị.
Việc kiểm tra chi tiết nghiệp vụ tăng, giảm TSCĐ theo các mục tiêu kiểm
toán cụ thể có thể được thực hiện theo các thủ tục sau :
Bảng 1.2 Các thủ tục khảo sát nghiệp vụ tăng, giảm TSCĐ
Mục tiêu kiểm
toán
Các khảo sát nghiệp vụ thông thường
Những vấn đề
cần lưu ý
- Đảm bảo cho
các nghiệp vụ
tăng, giảm
TSCĐ được
phê chuẩn
đúng đắn
- So sánh tổng nguyên giá TSCĐ năm nay với các
năm trước;
- Đánh giá tính hợp lý của các nghiệp vụ tăng, giảm
TSCĐ với tình hình hoạt động thực tế của đơn vị
(Khả năng, công suất máy móc thiết bị hiện có, nhu
cầu máy móc thiết bị, mức độ cũ mới của máy móc
thiết bị..)
- Đánh giá tính hợp lý của việc phê chuẩn giá mua,
bán của các TSCĐ tăng giảm trong kỳ …
- KTV phải có
hiểu biết sâu sắc
về hoạt động sản
xuất kinh doanh
và tình hình thực
tế của doanh
nghiệp
- Đảm bảo cho
các nghiệp vụ
tăng, giảm
TSCĐ là có
căn cứ hợp lý
(Sự phát sinh)
- Kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ và tính hợp pháp của
các chứng từ liên quan đến nghiệp vụ tăng, giảm
TSCĐ (hóa đơn mua, biên bản giao nhận TSCĐ, tài
liệu quyết toán vốn đầu tư,…)
- Có thể kết hợp kiểm tra các chứng từ, tài liệu với
kiểm tra vật chất thực tế TSCĐ
- Kiểm tra quá trình mua sắm, các chứng từ tài liệu
liên quan đến việc mua sắm TSCĐ, các chi phí vận
chuyển, lắp đặt, chạy thử…
- Các thử nghiệm
này sẽ được thực
hiện ở quy mô
tương đối lớn khi
hệ thống KSNB
của đơn vị được
đánh giá là yếu
(Rủi ro kiểm soát
cao)
- Đảm bảo sự
đánh giá đúng
đắn, hợp lí
- Kiểm tra tính đúng đắn, phù hợp và nhất quán của
các chính sách xác định nguyên giá TSCĐ mà doanh
nghiệp áp dụng;
- Phải nắm vững
các nguyên tắc
quy định về đánh
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths.NCS Đỗ Thị Thoa
Sinh viên: Đỗ Thị Ánh Tuyết Lớp: CQ50/22.0321
của nghiệp vụ
TSCĐ
- Đối chiếu số liệu trên các chứng từ pháp lý liên
quan đến tăng, giảm TSCĐ (hóa đơn, hợp đồng thuê
TS, các chứng từ vận chuyển, lắp đặt, biên bản giao
nhận…)
- Tính toán lại nguyên giá TSCĐ trên cơ sở chứng từ
đã kiểm tra
giá TSCĐ ;
- Mức độ khảo
sát phụ thuộc vào
việc đánh giá hệ
thống KSNB
- Đảm bảo
việc phân loại
và hạch toán
đúng đắn các
nghiệp vụ
TSCĐ
- Kiểm tra chính sách phân loại và sơ đồ hạch toán
TSCĐ của doanh nghiệp, đảm bảo sự hợp lý và phù
hợp của các quy định hiện hành;
- Chọn mẫu các nghiệp vụ TSCĐ để kiểm tra việc
phân loại, xem xét các bút toán ghi sổ và các sổ kế
toán
- Mục tiêu này
thường kết hợp
khi kiểm toán
tính đầy đủ và
việc tính toán,
đánh giá TSCĐ
Đảm bảo cho
việc hạch toán
đầy đủ, đúng
kỳ các nghiệp
vụ TSCĐ
- Đối chiếu các chứng từ tăng, giảm TSCĐ (hóa đơn,
biên bản giao nhận,…) với các sổ kế toán chi tiết
TSCĐ nhằm đảm bảo việc hạch toán không bị bỏ sót;
- Kiểm tra các khoản chi phí sửa chữa TSCĐ để phát
hiện các trường hợp quên ghi sổ TSCĐ, hoặc ghi
nhận TSCĐ thành các khoản khác (chi phí trả trước,
chi phí XDCB…)
- Kiểm tra đối chiếu ngày, tháng các chứng từ tăng,
giảm TSCĐ với ngày tháng ghi sổ các nghiệp vụ này
(Đặc biệt đối với các nghiệp vụ phát sinh cuối các
niên độ kế toán và đầu niên độ sau)
- Đây là một
trong các mục
tiêu quan trọng
nhất của kiểm
toán TSCĐ
- Đảm bảo sự
cộng dồn (tính
toán tổng hợp)
đúng đắn các
nghiệp vụ
TSCĐ
- Cộng tổng các bảng kê tăng, giảm TSCĐ trong kỳ;
- Đối chiếu số liệu giữa các sổ chi tiết, sổ tổng hợp,
các bảng kê với nhau và với sổ cái tổng hợp
- Đối chiếu số liệu trên các sổ kế toán TSCĐ với kết
quả kiểm kê TSCĐ
Việc kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ tăng, giảm TSCĐ thường được kết hợp
với quá trình kiểm tra chi tiết số dư của các khoản TSCĐ. Quy mô các khảo sát
nghiệp vụ TSCĐ phụ thuộc vào tính trọng yếu, mức độ rủi ro kiểm soát của đơn vị
mà KTV đã đánh giá cũng như kinh nghiệm và kết quả kiểm toán các niên độ trước.
Khi kiểm toán chi tiết các nghiệp vụ tăng, giảm TSCĐ KTV cũng cần lưu ý tới đặc
điểm của từng loại TSCĐ để có thể xác định được khả năng sai sót và thực hiện các
thủ tục kiểm tra một cách phù hợp.
 Kiểm tra chi tiết về số dư tài khoản TSCĐ
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths.NCS Đỗ Thị Thoa
Sinh viên: Đỗ Thị Ánh Tuyết Lớp: CQ50/22.0322
Việc kiểm toán số dư cuối kỳ của tài khoản TSCĐ được thực hiện trên cơ sở
kết quả kiểm toán số dư đầu kỳ và kết quả kiểm toán các nghiệp vụ tăng, giảm
TSCĐ trong kỳ.
 Với số dư đầu kỳ: Việc xem xét số dư đầu kỳ của TSCĐ được tiến hành tùy
thuộc vào doanh nghiệp được tiến hành kiểm toán lần đầu hay lần thứ hai trở đi.
- Nếu việc kiểm toán năm trước được thực hiện bởi chính công ty kiểm toán
đang thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính năm nay và số dư đầu kỳ đã được xác
định là đúng thì KTV không cần thiết phải thực hiện các thủ tục kiểm toán bổ sung.
Nếu việc kiểm toán năm trước được thực hiện bởi công ty kiểm toán khác KTV
phải xem xét báo cáo kiểm toán năm trước và hồ sơ kiểm toán năm trước đặc biệt là
vấn đề liên quan đến TSCĐ. Nếu có thể tin cậy được KTV cũng có thể chấp nhận
kết quả kiểm toán năm trước mà không cần thực hiện các thủ tục kiểm toán bổ sung.
Trong các trường hợp này KTV chỉ cần kiểm tra đảm bảo số dư cuối năm tài chính
trước được kết chuyển chính xác và được phân loại một cách phù hợp.
- Nếu BCTC chưa được kiểm toán năm trước hoặc việc kiểm toán năm trước
được thực hiện bởi công ty kiểm toán khác mà KTV không tin tưởng vào kết quả kiểm
toán hoặc báo cáo kiểm toán không chấp nhận toàn phần đối với số dư TSCĐ thì KTV
phải xem xét đến các nguyên nhân không chấp nhận toàn phần của KTV năm trước.
Trong các trường hợp này KTV phải áp dụng thủ tục kiểm toán bổ sung: Kiểm tra các
chứng từ chứng minh cho số dư đầu năm, chọn mẫu các TSCĐ để kiểm tra sự tồn tại
thực tế của các tài sản, xem xét kết quả kiểm kê TSCĐ của doanh nghiệp, kiểm tra
tình trạng thế chấp TSCĐ (đặc biệt là thế chấp bằng giấy tờ sở hữu TSCĐ).
 Với số dư cuối kỳ : Được xác nhận trên cơ sở kết quả kiểm toán số dư đầu
kỳ và nghiệp vụ tăng giảm TSCĐ trong kỳ. KTV cũng cần căn cứ vào kết quả kiểm
kê cuối kỳ để chứng minh sự hiện hữu của chúng.
c. Kiểm toán chi phí khấu hao và giá trị hao mòn lũy kế của TSCĐ
 Kiểm toán chi phí khấu hao TSCĐ
Mục tiêu cơ bản của kiểm toán chi phí khấu hao TSCĐ là xem xét quá trình
tính toán đánh giá xác định và phân bổ mức khấu hao TSCĐ cho các đối tượng sử
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths.NCS Đỗ Thị Thoa
Sinh viên: Đỗ Thị Ánh Tuyết Lớp: CQ50/22.0323
dụng có hợp lý và đảm bảo tính nhất quán hay không. Mục tiêu này được cụ thể hóa
như sau:
- Đảm bảo chính sách khấu hao đang áp dụng hợp lý và nhất quán.
- Việc tính toán mức khấu hao TSCĐ được thực hiện chính xác.
- Việc phân bổ chi phí khấu hao cho các đối tượng được thực hiện một cách
hợp lý và nhất quán giữa các kỳ.
Để đạt được các mục tiêu kiểm toán trên, KTV có thể thực hiện các thủ tục
kiểm toán chủ yếu sau:
- Tiến hành phân tích sơ bộ chi phí khấu hao
+ So sánh tỷ lệ chi phí khấu hao bình quân, tổng chi phí khấu hao, tỷ trọng chi
phí khấu hao trong toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh kỳ này với các kỳ trước. Khi
so sánh nếu phát sinh các biến động bất thường, KTV cần phải tìm hiểu nguyên
nhân và giải thích được các biến động đó.
- Thu thập trao đổi để có hiểu biết về chính sách khấu hao mà doanh nghiệp
đang áp dụng. Tìm hiểu nguyên nhân và đánh giá tính phù hợp nếu chính sách khấu
hao của doanh nghiệp có sự thay đổi so với kỳ trước.
- Kiểm tra việc tính khấu hao của doanh nghiệp
+ KTV kiểm tra lại căn cứ tính khấu hao
+ Chọn mẫu một số TSCĐ tiến hành tính toán lại mức khấu hao
+ So sánh số liệu trên bảng tính khấu hao, Bảng đăng ký khấu hao TSCĐ, Sổ
chi tiết hao mòn TSCĐ, Sổ chi tiết chi phí, Sổ cái tài khoản hao mòn TSCĐ…
+ Kiểm tra các trường hợp đã khấu hao hết mà doanh nghiệp vẫn đang sử
dụng;
+ Kiểm tra việc trích hoặc thôi trích khấu hao với các TSCĐ tăng, giảm trong
kỳ, các khoản chi phí nâng cấp cải tạo được hạch toán tăng nguyên giá TSCĐ trong
kỳ, các phần tháo dỡ làm giảm nguyên giá TSCĐ trong kỳ;
+ Kiểm tra việc hạch toán chi phí khấu hao trên sổ và tài khoản có liên quan .
- Kiểm tra việc phân bổ khấu hao cho các đối tượng:
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths.NCS Đỗ Thị Thoa
Sinh viên: Đỗ Thị Ánh Tuyết Lớp: CQ50/22.0324
+ Xem xét chính sách phân bổ chi phí khấu hao cho các đối tượng, đánh giá
tính hợp lý của các chính sách này
+ Kiểm tra lại độ tin cậy của các tiêu chuẩn phân bổ chi phí khấu hao mà
doanh nghiệp xác định
+ Tính toán lại các khoản phân bổ
+ Kiểm tra lại việc hạch toán chi phí khấu hao phân bổ cho các đối tượng trên
các Sổ chi tiết chi phí và Sổ chi tiết tính giá thành có liên quan.
 Kiểm toán giá trị hao mòn lũy kế của TSCĐ
+ Kiểm tra việc ghi giảm giá trị hao mòn TSCĐ với các nghiệp vụ giảm TSCĐ
trong kỳ
+ Tính toán lại giá trị hao mòn lũy kế của TSCĐ
+ So sánh số liệu trên các sổ kế toán chi tiết và Sổ cái các tài khoản hao mòn
TSCĐ…
d. Kiểm toán các khoản chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu của TSCĐ
Các khoản chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu TSCĐ bao gồm: các khoản
chi phí sửachữa, nâng cấp, cải tạo…đối với TSCĐ. Mục tiêu kiểm toán quan trọng
nhất đối với khoản chi phí này là đảm bảo các khoản chi phí phát sinh thực tế, phù
hợp với điều kiện thực tế của doanh nghiệp; các khoản chi phí này phải được hạch
toán đầy đủ và đúng các trình tự phương pháp kế toán theo quy định của các Chuẩn
mực, chế độ kế toán liên quan. Các thủ tục mà KTV thường áp dụng trong trường
hợp này là:
- Lập các bảng kê chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu liên quan đến TSCĐ
phát sinh trong kỳ.
- So sánh các khoản chi phí phát sinh với các kỳ trước để đánh giá biến động
của các khoản phí tổn phát sinh.
- Đánh giá sự hợp lý của các khoản phí tổn phát sinh trong kỳ với tình hình
thực tế của doanh nghiệp.
- Kiểm tra sự phát sinh thực tế của các khoản chi phí để loại bỏ khả năng hạch
toán khốngcác khoản chi phí sửa chữa nhằm hợp lý hóa các khoản chi phí khác.
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths.NCS Đỗ Thị Thoa
Sinh viên: Đỗ Thị Ánh Tuyết Lớp: CQ50/22.0325
- Trong trường hợp các khoản phí tổn này phát sinh lớn và doanhnghiệp đã có
kế hoạch trước cần:
+ So sánh các phí tổn thực tế phát sinh với các kế hoạch và dự toán chi phí đã
được lập để xem xét sự biến động và các chênh lệch chi phí thực tế với dự toán và
tìm hiểu nguyên nhân của các chênh lệch này.
+ Nếu doanh nghiệp có trích trước chi phí cần kiểm tra cơ sở pháp lí của việc
trích trước; quá trình trích trước và hạch toán chi phí trích trước vào chi phí các kỳ
kinh doanh trước; việc xử lý chênh lệch giữa chi phí thực tế và chi phí trích trước
của doanh nghiệp.
+ Kiểm tra các tài liệu liên quan và tài liệu quyết toán các khoản chi phí liên
quan.
1.3.3 Kết thúc kiểm toán
Sau khi đã thực hiện các khảo sát đối với kiểm soát và khảo sát liên quan đến
số liệu kế toán TSCĐ, KTV phải tổng hợp kết quả kiểm toán cho phần hành này.
Công việc này được dựa trên kết quả các khảo sát đã được thực hiện với những
bằng chứng đã thu thập được. Tổng hợp kết quả kiểm toán TSCĐ thường được thể
hiện dưới hình thức một “Bản tổng hợp kết quả kiểm toán” hay “Biên bản kiểm
toán” .
Các nội dung chủ yếu thể hiện trong tổng hợp kết quả kiểm toán thường gồm:
 Các sai phạm phát hiện khi kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ và số dư tài
khoản và đánh giá mức độ của sai phạm.
 Nguyên nhân của sai lệch (nếu có) và các bút toán điều chỉnh sai phạm.
 Kết luận về mục tiêu kiểm toán (đã đạt được hay chưa).
 Ý kiến của KTV về sai phạm và hạn chế của kiểm soát nội bộ đốivới TSCĐ.
 Vấn đề cần theo dõi trong đợt kiểm toán lần sau (nếu có).
Tổng hợp kết quả kiểm toán TSCĐ là một căn cứ quan trọng cho KTV tổng
hợp lập Báo cáo kiểm toán.
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths.NCS Đỗ Thị Thoa
Sinh viên: Đỗ Thị Ánh Tuyết Lớp: CQ50/22.0326
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM
TOÁN VÀ THẨM ĐỊNH GIÁ VIỆT NAM
2.1 Tổng quan về Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá Việt Nam
(AVA)
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá Việt Nam (AVA) được Bộ Tài
chính Việt Nam và Sở Kế hoạch đầu tư Hà Nội cấp Giấy phép hành nghề, Giấy
phép thành lập vào ngày 10/10/2006 và hoạt động theo mô hình Công ty TNHH 2
thành viên trở lên trong lĩnh vực Kiểm toán - Kế toán, định giá tài sản, tư vấn tài
chính - kế toán và quản lý tại Việt Nam. Tổng số cán bộ nhân viên của AVA gồm
145 người, chia làm 11 phòng ban và 1 văn phòng đại diện, 1 chi nhánh.
Tên kinh doanh: Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá Việt Nam
Tên viết tắt: AVA CO., LTD
Đăng kí kinh doanh số: 0102028384 ngày 10/10/2006, sửa đổi bổ sung ngày
27/02/2007 tại Sở Kế hoạch đầu tư thành phố Hà Nội.
Tên giao dịch quốc tế: Viet Nam Auditing And Valuation Company Limited
Trụ sở chính: Số 160 Phương Liệt, Quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội
Địa chỉ giao dịch: Tầng 14, tòa nhà SUDICO, đường Mễ Trì, phường Mỹ
Đình 1, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Điện thoại: (+84 4) 3 868 9566/88
Fax: (+84 4) 3 868 248
Email: ava@kiemtoanava.com.vn
Website: www.kiemtoanava.com.vn
Công ty có văn phòng đại diện ở Tp Vinh – Nghệ An. Chi nhánh: Quảng Ninh
2.1.2 Các loại hình dịch vụ của công ty
Công ty cung cấp cho khách hàng nhiều loại hình dịch vụ có giá trị cao như:
Dịch vụ kiểm toán
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths.NCS Đỗ Thị Thoa
Sinh viên: Đỗ Thị Ánh Tuyết Lớp: CQ50/22.0327
Dịch vụ kế toán
Dịch vụ tư vấn
Dịch vụ xác định giá trị Doanh nghiệp và Tư vấn TNHH hoá
Dịch vụ Đào tạo & Hỗ trợ tuyển dụng
Dịch vụ Công nghệ thông tin
Khách hàng của công ty liên tục phát triển rất đa dạng, với trên 300 khách
hàng thường xuyên bao gồm ở tất cả các loại hình doanh nghiệp hoạt động trong tất
cả cá ngành nghề và lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế.
2.1.3 Cơ cấu tổ chức công ty
AVA gồm 145 thành viên, chia thành 11 phòng ban, 1 văn phòng đại diện và 1
chi nhánh Quảng Ninh.
Tại AVA, hoạt động kiểm soát chất lượng được thực hiện qua cả 3 cấp: Tổng
giám đốc, Phó tổng giám đốc, Trưởng phòng kiểm toán giám sát, theo dõi chặt chẽ
các diễn biến, sự kiện phát sinh trong suốt quá trình tiến hành cuộc kiểm toán, từ
khâu lập kế hoạch kiểm toán, thực hiện kiểm toán đến kết thúc kiểm toán.
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths.NCS Đỗ Thị Thoa
Sinh viên: Đỗ Thị Ánh Tuyết Lớp: CQ50/22.0328
ph
SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC CÔNG TY AVA
Phó TGĐ
Ngô Quang
Tiến
Văn phòng
đại diện
Nghệ An
KT XDCB
Phó TGĐ
Ngô Đạt Vinh
Phòng
NV1
XDC
B
Phó TGĐ
Nguyễn
SơnThanh
Phòng
NV2
KTB
CTC
Phó TGĐ
Lưu Quốc Thái
Phòng
NV4
KTBC
TC
Phòng
NV3
KTBC
TC
Phòng
NV5
KTB
CTC
Phó TGĐ
Bùi Đức Vinh
Phòng
NV6
KTBC
TC
Phòng
Kế
toán
Phòng
Hành
chính
Phó TGĐ
PhạmThị Hường
HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN
Tổng Giám Đốc
Nguyễn Minh Hải
Phó TGĐ
Nguyễn
BảoTrung
Phòng
NV7
KTB
CTC
Phòng
NV8
KTBC
TC
Phòng
NV9
KTB
CTC
Chi
nhánh
Quảng
Ninh
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths.NCS Đỗ Thị Thoa
Sinh viên: Đỗ Thị Ánh Tuyết Lớp: CQ50/22.0329
2.1.4 Quy trình chung kiểm toán BCTC của Công ty TNHH Kiểm toán và
Thẩm định giáViệt Nam
Quy trình kiểm toán chung của AVA được thể hiện qua 5 giai đoạn sau:
Giai đoạn 1: Khảo sát, tìm hiểu và chấp nhận khách hàng
 Tìm hiểu sơ bộ thông tin khách hàng và đưa ra mức phí kiểm toán phù hợp
 Thực hiện soạn thảo và kí kết hợp đồng kiểm toán
 Trưởng phòng nghiệp vụ sắp xếp KTV thực hiện kiểm toán.
Giai đoạn 2: Lập kế hoạch kiểm toán
 Thứ nhất, lập kế hoạch tổng quát
 Thu thập thông tin về khách hàng
 Khách hàng thường xuyên.
 Khách hàng kiểm toán năm đầu tiên và khách hàng tiềm năng.
Thực hiện thủ tục phân tích:
 Phân tích ngang
 Phân tích dọc
 Tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ
 Thứ hai, đánh giá trọng yếu và rủi ro (mức rủi ro mong muốn <5%)
Giai đoạn 3: Chứng kiến kiểm kế (nếu có)
Chuẩn bị kiểm kê
Chứng kiến kiểm kê
Kết thúc và lập báo cáo kiểm kê
Giai đoạn 4: Thực hiện kiểm toán
Rà soát đánh giá chất lượng hệ thống kiểm soát nội bộ
Rà soát, đánh giá việc tuân thủ pháp luật
Kiểm toán báo cáo tài chính
Thực hiện các thủ tục phân tích
Kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ phát sinh, kiểm tra chi tiết số dư
Giai đoạn 5: Kết thúc kiểm toán
 Họp tổng kết, trao đổi kiến nghị, thống nhất số liệu kiểm toán
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths.NCS Đỗ Thị Thoa
Sinh viên: Đỗ Thị Ánh Tuyết Lớp: CQ50/22.0330
 Phát hành Báo cáo Kiểm toán
2.2 Thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ trong kiểm toán BCTC
tại công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá Việt Nam.
Tuân thủ theo các quy định của Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam, quy trình
kiểm toán BCTC nói chung và kiểm toán khoản mục TSCĐ nói riêng do công ty
AVA thực hiện trải qua 3 giai đoạn cơ bản là: lập kế hoạch, thực hiện kiểm toán và
tổng hợp kết quả kiểm toán.
Để tìm hiểu về quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ trong kiểm toán BCTC do
công ty AVA thực hiện, em xin trình bày quá trình thực hiện kiểm toán TSCĐ đối
với khách hàng là Công ty TNHH ABC ( là khách hàng thường niên) do công ty
AVA đã thực hiện cho năm tài chính kết thúc vào ngày 31/12/2015.
2.2.1 Tiếp cận khách hàng
Công ty TNHH ABC là khách hàng thường niên của AVA, đã được AVA thực
hiện kiểm toán BCTC cho các năm tài chính 2013 và 2014. Đến năm 2015, căn cứ
vào thư mời kiểm toán của Công ty ABC với mục đích nộp BCTC đã được kiểm
toán cho Cục Tài chính của Bộ Quốc Phòng (cơ quan quản lý Công ty ABC), thảo
luận với Công ty ABC và đánh giá ban đầu các thay đổi đáng kể trong nhân sự
BGĐ, nhân sự kế toán, hoạt động sản xuất kinh doanh,... của Công ty ABC, Công ty
AVA đã chấp nhận duy trì khách hàng và thực hiện ký kết hợp đồng kiểm toán về
việc cung cấp dịch vụ kiểm toán BCTC năm 2015, trong đó xác định các nội dung
về nhiệm vụ của các bên, thời gian dự tính thực hiện và mức phí kiểm toán.
2.2.2 Lập kế hoạch kiểm toán
Sau khi hợp đồng kiểm toán được ký kết, BGĐ công ty AVA thông báo cho
chủ nhiệm kiểm toán để sắp xếp, lên kế hoạch thực hiện cuộc kiểm toán.
2.2.2.1 Tìm hiểu hoạt động kinh doanh của khách hàng
ABC là khách hàng truyền thống nên những thông tin chung về hoạt động kinh
doanh đã được lưu trong hồ sơ pháp lý. Đối với kiểm toán BCTC năm 2015, KTV
chỉ tập trung thu thập thêm thông tin về những thay đổi trong năm tài chính đó như
những thay đổi về BGĐ, về nhân sự kế toán, việc mở rộng thêm một số ngành nghề
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths.NCS Đỗ Thị Thoa
Sinh viên: Đỗ Thị Ánh Tuyết Lớp: CQ50/22.0331
kinh doanh, quy mô hoạt động kinh tế hay những thay đổi về chính sách….
Bảng 2.1: Thông tin cơ bản về Công ty TNHH ABC
Người thưc hiện: D Ngày .............
Người soát xét: ............Ngày..............
THÔNG TIN KHÁCH HÀNG
 Tên giao dịch đầy đủ: Công ty TNHH ABC
 Loại hình doanh nghiệp: Công ty TNHH 2 thành viên trở lên
 Trụ sở công ty: Số …, đường Láng , quận Đống Đa, thành phố Hà Nội
 Công ty ABC được thành lập và hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh số 00152 do Ủy ban kế hoạch (nay là Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cấp ngày
06/02/1998, thay đổi lần 2 vào ngày 15/11/2006. Theo giấy chứng nhận đăng ký
kinh doanh lần đầu, công ty có tên là Công ty ABC, là doanh nghiệp nhà nước. Sau
khi thay đổi giấy phép kinh doanh, công ty có tên là Công ty TNHH ABC và là
công ty TNHH 100% vốn nhà nước.
 Vốn điều lệ là 100.000.000.000 VND (một trăm tỷ đồng)
 Theo giấy phép kinh doanh lần 2, các lĩnh vực ABC đăng ký và được phép hoạt
động bao gồm:
 Xây dựng các công trình thủy lợi, thủy điện, công trình ngầm;
 Xây dựng các công trình phục vụ an ninh biên giới;
 Xây dựng công trình hạ tầng đô thị;
 Tư vấn, khảo sát, thiết kế xây dựng công trình thủy lợi, thủy điện;
 Rà phá bom mìn.
Công ty ABC hiện hoạt động trong tất cả các lĩnh vực trên.
Qua thực hiện phỏng vấn trao đổi với khách hàng, KTV thu thập được thông
tin về một số thay đổi đáng kể trong hoạt động của ABC trong năm tài chính 2015
như sau:
Tổng giám đốc tiền nhiệm của Công ty đã nghỉ hưu vào tháng 10/2015.
Hiện tại, Phó tổng giám đốc đang giữ quyền Tổng giám đốc.
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths.NCS Đỗ Thị Thoa
Sinh viên: Đỗ Thị Ánh Tuyết Lớp: CQ50/22.0332
Năm 2015, Công ty được Bộ Quốc Phòng giao nhiệm vụ mở rộng quy mô
sản xuất kinh doanh thêm 5% so với năm 2014.
Kết luận: Qua tìm hiểu sơ bộ các thông tin về hoạt động của Công ty ABC,
kiểm toán viên nhận thấy một số rủi ro trong kiểm toán khoản mục TSCĐ sau:
TSCĐ của đơn vị được kiểm toán chủ yếu là máy móc thiết bị dùng trong
ngành xây dựng, thường gồm nhiều bộ phận cấu thành. Do vậy, nếu kế toán TSCĐ
không hiểu biết về các bộ phận của máy móc thiết bị thì có thể dẫn tới việc không
theo dõi, hạch toán riêng biệt các bộ phận của một TSCĐ có thời gian sử dụng hữu
ích khác nhau.
Các TSCĐ của Công ty ABC phân tán rải rác ở các công trình xây dựng dẫn
đến khó khăn trong kiểm soát thường xuyên TSCĐ về mặt hiện vật.
Việc Công ty ABC được giao chỉ tiêu mở rộng sản xuất kinh doanh trong
năm 2015 có thể là sức ép đối với BGĐ, dẫn đến sai phạm hạch toán tăng nguyên
giá TSCĐ so với thực tế.
Tìm hiểu chính sách kế toán của Công ty
Qua phỏng vấn BGĐ và nhân sự phòng kế toán kết hợp với việc thu thập các
văn bản quy định về tổ chức công tác kế toán của khách hàng, kiểm toán viên có
được thông tin về hệ thống kế toán phần hành TSCĐ của Công ty ABC như sau:
 Về hình thức kế toán
Công ty ABC áp dụng hình thức Nhật ký chung trong hạch toán kế toán.
Về chính sách kế toán TSCĐ
Đơn vị tiền tệ kế toán: Việt Nam Đồng
Niên độ kế toán bắt đầu từ 1/1 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm.
Công ty áp dụng Luật kế toán năm 2003 của Quốc hội nước CHXHCN Việt
Nam, Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 03 – TSCĐ hữu hình, số 04 – TSCĐ vô hình
và số 06 – Thuê tài sản, Chế độ kế toán Việt Nam theo quyết định số 15/2006/QĐ-
BTC ban hành ngày 20 tháng 03 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính và các
thông tư hướng dẫn sửa đổi bổ sung chế độ kế toán của Bộ Tài Chính và thông tư số
45/2013/TT – BTC ban hành ngày 25/4/2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths.NCS Đỗ Thị Thoa
Sinh viên: Đỗ Thị Ánh Tuyết Lớp: CQ50/22.0333
Về nhân sự kế toán TSCĐ
Công ty bố trí một kế toán viên phụ trách hạch toán kế toán các nghiệp vụ về TSCĐ
và một kế toán tổng hợp giám sát công việc của kế toán TSCĐ.
Kết luận: Căn cứ vào các thông tin trên, kiểm toán viên có thể tin tưởng vào hệ
thống kế toán phần hành TSCĐ tại đơn vị khách hàng.
2.2.2.2 Tìm hiểu hệ thống KSNB khoản mục TSCĐ
ABC là khách hàng lâu năm của AVA nên KTV dựa vào nguồn cung cấp
thông tin chủ yếu từ Hồ sơ kiểm toán năm trước kết hợp với những thay đổi mà
KTV thu thập được trong năm tài chính hiện hành như những thay đổi về loại hình
kinh doanh, thay đổi trong chính sách bán hàng, hay những sự thay đổi lớn trong bộ
máy kế toán… Nhờ đó công việc về đánh giá hệ thống KSNB sẽ diễn ra nhanh
chóng và hiệu quả hơn.
Bảng 2.2 Bảng đánh giá rủi ro kiểm soát đối với Công ty ABC
CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ THẨM ĐỊNH GIÁ VIỆT NAM
Tên khách hàng: Công ty TNHH ABC
Ngày khóa sổ: 31/12/2015
Nội dung: Phân tích cơ cấu TSCĐ
Tê Ngày
Người thực hiện A 1/10
Người soát xét 1 D 3/10
Người soát xét 2 H 4/10
Tham chiếu
Câu hỏi
Rủi ro
kiểm
soát
Có ảnh hưởng
nghiêm trọng
tới BCTC
1. Có thực hiện kiểm kê theo đúng qui định hay không? Có
2. Có mang TSCĐ đi thế chấp vay vốn không? Có
3. Tất cả TSCĐ có được ghi sổ đúng giá gốc hay không? Có
4. Khách hàng có theo rõi riêng những TSCĐ chờ thanh lý
không?
Có
5. Hệ thống thẻ TSCĐ có được duy trì không? Có
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths.NCS Đỗ Thị Thoa
Sinh viên: Đỗ Thị Ánh Tuyết Lớp: CQ50/22.0334
6. Ngoài kế toán có bộ phận nào theo dõi và quản lý TSCĐ
không?
Không
7. Khấu hao có được tính theo qui định hiện hành không? Có
8. Việc tính khấu hao có nhất quán với năm trước? Có
9. Thủ tục thanh lý có theo quy định không? Có
10. Khách hàng có mua bảo hiểm không? Không
Kết luận:
HTKSNB: Tốt  Bình thường □ Không tốt □
RRKS: Thấp□ Trung bình  Cao □
2.2.2.3 Thực hiện thủ tục phân tích
Trưởng nhóm kiểm toán thu thập Báo cáo tài chính của khách hàng năm kiểm
toán và lập bảng phân tích tình hình biến động của các chỉ tiêu cả về số tiền và tỷ
trọng để đánh giá khái quát tính hợp lý chung của xu hướng biến động và các quan
hệ kinh tế đồng thời xác định phạm vi và mức độ áp dụng các thủ tục kiểm toán
khác.
Bảng 2.3.Phân tích cơ cấu tài sản của Công ty ABC
CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ THẨM ĐỊNH GIÁ VIỆT NAM
Tên khách hàng: Công ty TNHH ABC
Ngày khóa sổ: 31/12/2015
Nội dung: Phân tích cơ cấu TSCĐ
Tên Ngày
Người thực hiện T 1/10
Người soát xét 1 D 3/10
Người soát xét 2 H 4/10
Tham chiếu
Chỉ
tiêu
Cuối kỳ
Tỷ
trọng
%
Đầu kỳ
Tỷ
trọng
%
Chênh lệch
Số tiền
Tỷ
lệ %
Tỷ
trọng
II.
TSCĐ 293,096,941,408 66% 207,015,654,098 60% 86,081,287,310 42% 6%
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths.NCS Đỗ Thị Thoa
Sinh viên: Đỗ Thị Ánh Tuyết Lớp: CQ50/22.0335
Kết luận: Qua Bảng phân tích cơ cấu tài sản nhận thấy tài sản của Công ty ABC
thấy: TSCĐ tăng mạnh cả về tỷ trọng lẫn quy mô. Với một công ty chuyên về xây
dựng như Công ty ABC thì việc TSCĐ chiếm tỷ trọng lớn là hợp lý.
2.2.2.4 Xác định mức trọng yếu và rủi ro
Công ty tiến hành xác định mức trọng yếu thông qua một trong các chỉ tiêu:
Doanh thu, Lợi nhuận kế toán sau thuế, Vốn đầu tư của chủ sở hữu, hay chỉ tiêu
Tổng Tài sản. Thường thì đối với khách hàng là công ty TNHH niêm yết trên sàn
chứng khoán thì chỉ tiêu được quan tâm là chỉ tiêu Lợi nhuận sau thuế, còn đối với
Công ty TNHH thì trưởng nhóm kiểm toán chọn chỉ tiêu Doanh thu để xác định
mức trọng yếu.
Với kinh nghiệm kiểm toán của mình và tuân theo hướng dẫn của VACPA,
Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá Việt Nam có tài liệu hướng dẫn đánh
giá tính trọng yếu trong kiểm toán như sau:
CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ THẨM ĐỊNH GIÁ VIỆT NAM
Tên khách hàng: Công ty TNHH ABC
Ngày khóa sổ: 31/12/2015
Nội dung: Bảng đánh giá trọng yếu
T n Ngày
Người thực hiện T 1/10
Người soát xét 1 D 3/10
Người soát xét 2 H 4/10
Tham chiếu
Chỉ tiêu Kế hoạch Thực tế
Tiêu chí được sử dụng để ước tính mức
trọng yếu
Doanh thu
Lợi nhuận
trước
thuế/Doanh
thu/Vốn chủ
sở hữu/ Tổng
tài sản
Lợi nhuận
trước
thuế/ oanh
thu/Vốn chủ sở
hữu/ Tổng tài
sản
Lý do lựa chọn tiêu chí này để xác định
mức trọng yếu
Doanh thu của công ty là một chỉ tiêu đánh giá
chủ yếu về tình hình hoạt động kinh doanh của
công ty. Đồng thời đảm bảo tránh được rủi ro
liên quan tới thuế.
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths.NCS Đỗ Thị Thoa
Sinh viên: Đỗ Thị Ánh Tuyết Lớp: CQ50/22.0336
Giá trị tiêu chí được lựa chọn (a)
Tỷ lệ sử dụng để ước tính mức trọng yếu
(b)
Lợi nhuận trước thuế: 5% - 10%
Doanh thu: 0,5% - 3%
Tổng tài sản và vốn: 2%
(b) 2% 2%
Mức trọng yếu tổng thể (c) (c)=(a)*(b)
Mức trọng yếu thực hiện (d)
( )=(c)*(50
%-70%
KTVchọn
50%
KTVchọn
50%
Ngưỡng sai sót không đáng kể/ sai sót có
thể bỏ qua (e)
(e)=(d)*4%(
tối đa)
KTVchọn
2%
KTVchọn
2%
Áp dụng đối với khách hàng:
Trình tự là KTV lấy mức trọng yếu cho tổng thể BCTC, sau đó xác định mức
trọng yếu chung cho các khoản mục (thường là 2% mức trọng yếu cho tổng thể
BCTC).
Đầu tiên, KTV thu thập số liệu về doanh thu trên BCKQHĐKD năm 2015,
sau đó xác định mức trọng yếu tổng thể BCTC, cuối cùng là phân bổ mức trọng yếu
cho khoản mục TSCĐ (thường là 2% mức trọng yếu cho tổng thể). Kết quả ước
lượng mức trọng yếu của KTV cho kiểm toán TSCĐ như sau:
Doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ: 251.634.544.945 VNĐ
Mức trọng yếu tổng thể cho BCTC = 2% * Doanh Thu = 5.032.690.899 VNĐ
Mức trọng yếu chung cho các khoản mục = 2% * 5.032.690.899
= 100.653.818 VNĐ
Mức trọng yếu tổng thể cho BCTC mà KTV AVA áp dụng cho Công ty
TNHH ABC là 5.032.690.899 VNĐ, con số này được sử dụng để tính mức trọng
yếu cho từng khoản mục.
2.2.2.5 Dự kiến nhân sự kiểm toán
Việc lựa chọn, bố trí nhân sự kiểm toán phù hợp với quy mô và tính chất phức
tạp của cuộc kiểm toán là một trong những yếu tố quyết định hàng đầu đến tính hiệu
quả, tiết kiệm và chất lượng của dịch vụ.
Do công ty ABC là một khách hàng tương đối lớn và đã được AVA kiểm toán
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths.NCS Đỗ Thị Thoa
Sinh viên: Đỗ Thị Ánh Tuyết Lớp: CQ50/22.0337
nhiều năm nên nhân sự được bố trí cho cuộc kiểm toán này gồm 5 người, trong đó
có một chủ nhiệm kiểm toán làm trưởng nhóm. Cùng với 3 kiểm toán viên khác,
trưởng nhóm kiểm toán đã có kinh nghiệm làm việc với khách hàng này trong các
cuộc kiểm toán các năm trước. Đây là lợi thế lớn vì các kiểm toán viên này đã khá
am hiểu về đặc điểm của khách hàng.
2.2.2.6 Thiết kế chương trình kiểm toán
 Tài liệu yêu cầu khách hàng cung cấp
Các tài liệu cần thiết cho kiểm toán khoản mục TSCĐ cần yêu cầu khách hàng
cung cấp bao gồm:
 Biên bản kiểm kê TSCĐ tại ngày 31/12/2015
 Sổ cái và sổ chi tiết các tài khoản 211, 213, 214
 Bảng tổng hợp tăng giảm TSCĐ
 Bảng tổng hợp TSCĐ điều chỉnh giảm theo quy định của thông tư
45/2013/TT – BTC
 Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ
 Bảng đăng ký phương pháp và thời gian KH TSCĐ với cơ quan thuế
 Các hồ sơ, chứng từ liên quan
Trong quá trình thực hiện, kiểm toán viên có thể yêu cầu cung cấp thêm các tài
liệu cần thiết khác.
Tại AVA, chương trình kiểm toán được thiết kế theo khoản mục, trong đó nêu
rõ mục tiêu và các thủ tục kiểm tra cần thực hiện đối với khoản mục đó. Chương
trình kiểm toán được xây dựng theo mẫu chung nhưng khi thực hiện kiểm toán, các
kiểm toán viên sẽ dựa vào đặc điểm đặc thù của từng khách hàng mà tăng cường
hay giảm bớt các thủ tục cho phù hợp và tiết kiệm thời gian cũng như chi phí kiểm
toán.
Sau quá trìnhtìm hiểusơ bộ về Công ty, kiểm toán viên đã có cái nhìn tổng quan về
tình hình hoạt động của Công ty. Kết quả đánh giá hệ thống KSNB của Công ty ABC là
hiệu quả ở mức trung bình nên kiểm toán viên quyết định không dựa vào hệ thống
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths.NCS Đỗ Thị Thoa
Sinh viên: Đỗ Thị Ánh Tuyết Lớp: CQ50/22.0338
KSNB để thu thập bằng chứng kiểm toán. Sau khi có những thông tin cần thiết về TSCĐ
hữu hình tại Công tyABC, kiểm toánviên hoàn thiệnchươngtrình kiểm toán TSCĐ hữu
hình. Đây là tài liệu giúp kiểm toán viên thực hiện phần hành kiểm toán khoản mục
TSCĐ định hướng các công việc cần thực hiện trong quá trình kiểm toán.
Chương trình kiểm toán TSCĐ hữu hình tại Công ty ABC như sau:
Bảng 2.4.Chương trình kiểm toán khoản mục TSCĐ do công ty AVA thực hiện
Người lập: PNN. Ngày ...../2016
Người soát xét: ............Ngày...............
CHƯƠNG TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TSCĐ
MỤC TIÊU KIỂM TOÁN:
TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình, XDCB dở dang, Bất động sản đầu tư là có thực; thuộc
quyền sở hữu của DN; Nguyên giá và khấu hao được ghi nhận đầy đủ, chính xác, đúng
niên độ, phù hợp và trình bày trên BCTC phù hợp với các chuẩn mực và chế độ kế toán
hiện hành.
RỦI RO CÓ SAI SÓT TRỌNG YẾU CỦA KHOẢN MỤC
Các rủi ro có sai sót
trọng yếu
Thủ tục kiểm toán Người thực hiện Tham chiếu
H
(Các rủi ro này đã được xác định trong quá trình lập kế hoạch kiểm toán)
CÁC THỦ TỤC KIỂM TRA CHI TIẾT
Đề tài: Kiểm toán tài sản cố định tại Công ty Kiểm toán AVA, HAY
Đề tài: Kiểm toán tài sản cố định tại Công ty Kiểm toán AVA, HAY
Đề tài: Kiểm toán tài sản cố định tại Công ty Kiểm toán AVA, HAY
Đề tài: Kiểm toán tài sản cố định tại Công ty Kiểm toán AVA, HAY
Đề tài: Kiểm toán tài sản cố định tại Công ty Kiểm toán AVA, HAY
Đề tài: Kiểm toán tài sản cố định tại Công ty Kiểm toán AVA, HAY
Đề tài: Kiểm toán tài sản cố định tại Công ty Kiểm toán AVA, HAY
Đề tài: Kiểm toán tài sản cố định tại Công ty Kiểm toán AVA, HAY
Đề tài: Kiểm toán tài sản cố định tại Công ty Kiểm toán AVA, HAY
Đề tài: Kiểm toán tài sản cố định tại Công ty Kiểm toán AVA, HAY
Đề tài: Kiểm toán tài sản cố định tại Công ty Kiểm toán AVA, HAY
Đề tài: Kiểm toán tài sản cố định tại Công ty Kiểm toán AVA, HAY
Đề tài: Kiểm toán tài sản cố định tại Công ty Kiểm toán AVA, HAY
Đề tài: Kiểm toán tài sản cố định tại Công ty Kiểm toán AVA, HAY
Đề tài: Kiểm toán tài sản cố định tại Công ty Kiểm toán AVA, HAY
Đề tài: Kiểm toán tài sản cố định tại Công ty Kiểm toán AVA, HAY
Đề tài: Kiểm toán tài sản cố định tại Công ty Kiểm toán AVA, HAY
Đề tài: Kiểm toán tài sản cố định tại Công ty Kiểm toán AVA, HAY
Đề tài: Kiểm toán tài sản cố định tại Công ty Kiểm toán AVA, HAY
Đề tài: Kiểm toán tài sản cố định tại Công ty Kiểm toán AVA, HAY
Đề tài: Kiểm toán tài sản cố định tại Công ty Kiểm toán AVA, HAY
Đề tài: Kiểm toán tài sản cố định tại Công ty Kiểm toán AVA, HAY
Đề tài: Kiểm toán tài sản cố định tại Công ty Kiểm toán AVA, HAY
Đề tài: Kiểm toán tài sản cố định tại Công ty Kiểm toán AVA, HAY
Đề tài: Kiểm toán tài sản cố định tại Công ty Kiểm toán AVA, HAY
Đề tài: Kiểm toán tài sản cố định tại Công ty Kiểm toán AVA, HAY
Đề tài: Kiểm toán tài sản cố định tại Công ty Kiểm toán AVA, HAY
Đề tài: Kiểm toán tài sản cố định tại Công ty Kiểm toán AVA, HAY
Đề tài: Kiểm toán tài sản cố định tại Công ty Kiểm toán AVA, HAY
Đề tài: Kiểm toán tài sản cố định tại Công ty Kiểm toán AVA, HAY
Đề tài: Kiểm toán tài sản cố định tại Công ty Kiểm toán AVA, HAY
Đề tài: Kiểm toán tài sản cố định tại Công ty Kiểm toán AVA, HAY
Đề tài: Kiểm toán tài sản cố định tại Công ty Kiểm toán AVA, HAY
Đề tài: Kiểm toán tài sản cố định tại Công ty Kiểm toán AVA, HAY
Đề tài: Kiểm toán tài sản cố định tại Công ty Kiểm toán AVA, HAY
Đề tài: Kiểm toán tài sản cố định tại Công ty Kiểm toán AVA, HAY
Đề tài: Kiểm toán tài sản cố định tại Công ty Kiểm toán AVA, HAY
Đề tài: Kiểm toán tài sản cố định tại Công ty Kiểm toán AVA, HAY
Đề tài: Kiểm toán tài sản cố định tại Công ty Kiểm toán AVA, HAY
Đề tài: Kiểm toán tài sản cố định tại Công ty Kiểm toán AVA, HAY
Đề tài: Kiểm toán tài sản cố định tại Công ty Kiểm toán AVA, HAY
Đề tài: Kiểm toán tài sản cố định tại Công ty Kiểm toán AVA, HAY
Đề tài: Kiểm toán tài sản cố định tại Công ty Kiểm toán AVA, HAY
Đề tài: Kiểm toán tài sản cố định tại Công ty Kiểm toán AVA, HAY
Đề tài: Kiểm toán tài sản cố định tại Công ty Kiểm toán AVA, HAY
Đề tài: Kiểm toán tài sản cố định tại Công ty Kiểm toán AVA, HAY
Đề tài: Kiểm toán tài sản cố định tại Công ty Kiểm toán AVA, HAY
Đề tài: Kiểm toán tài sản cố định tại Công ty Kiểm toán AVA, HAY
Đề tài: Kiểm toán tài sản cố định tại Công ty Kiểm toán AVA, HAY
Đề tài: Kiểm toán tài sản cố định tại Công ty Kiểm toán AVA, HAY
Đề tài: Kiểm toán tài sản cố định tại Công ty Kiểm toán AVA, HAY
Đề tài: Kiểm toán tài sản cố định tại Công ty Kiểm toán AVA, HAY

More Related Content

What's hot

khoa luan tot nghiep kiem toan.doc
khoa luan tot nghiep kiem toan.dockhoa luan tot nghiep kiem toan.doc
khoa luan tot nghiep kiem toan.doc
Nguyễn Công Huy
 
Báo cáo thực tập tổ chức kiểm toán do công ty tnhh dịch vụ tư vấn tài chính, ...
Báo cáo thực tập tổ chức kiểm toán do công ty tnhh dịch vụ tư vấn tài chính, ...Báo cáo thực tập tổ chức kiểm toán do công ty tnhh dịch vụ tư vấn tài chính, ...
Báo cáo thực tập tổ chức kiểm toán do công ty tnhh dịch vụ tư vấn tài chính, ...
Chinh Do
 

What's hot (20)

khoa luan tot nghiep kiem toan.doc
khoa luan tot nghiep kiem toan.dockhoa luan tot nghiep kiem toan.doc
khoa luan tot nghiep kiem toan.doc
 
Hoàn thiện kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán BCTC tại Cô...
Hoàn thiện kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán BCTC tại Cô...Hoàn thiện kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán BCTC tại Cô...
Hoàn thiện kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán BCTC tại Cô...
 
Báo cáo thực tập kiểm toán
Báo cáo thực tập kiểm toánBáo cáo thực tập kiểm toán
Báo cáo thực tập kiểm toán
 
Đề tài tốt nghiệp: Quy trình đánh giá rủi ro trong kiểm toán, HOT
Đề tài tốt nghiệp: Quy trình đánh giá rủi ro trong kiểm toán, HOTĐề tài tốt nghiệp: Quy trình đánh giá rủi ro trong kiểm toán, HOT
Đề tài tốt nghiệp: Quy trình đánh giá rủi ro trong kiểm toán, HOT
 
Đề tài: Vận dụng kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán, HAY
Đề tài: Vận dụng kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán, HAYĐề tài: Vận dụng kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán, HAY
Đề tài: Vận dụng kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán, HAY
 
Đề tài: Kiểm toán chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp, 9đ
Đề tài: Kiểm toán chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp, 9đĐề tài: Kiểm toán chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp, 9đ
Đề tài: Kiểm toán chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp, 9đ
 
Quy trình kiểm toán tài sản cố định tại Công ty Kiểm toán Tư vấn - Gửi miễn p...
Quy trình kiểm toán tài sản cố định tại Công ty Kiểm toán Tư vấn - Gửi miễn p...Quy trình kiểm toán tài sản cố định tại Công ty Kiểm toán Tư vấn - Gửi miễn p...
Quy trình kiểm toán tài sản cố định tại Công ty Kiểm toán Tư vấn - Gửi miễn p...
 
Đề tài: Kiểm toán chi phí hoạt động tại Công ty Kiểm toán Việt
Đề tài: Kiểm toán chi phí hoạt động tại Công ty Kiểm toán ViệtĐề tài: Kiểm toán chi phí hoạt động tại Công ty Kiểm toán Việt
Đề tài: Kiểm toán chi phí hoạt động tại Công ty Kiểm toán Việt
 
kiểm toán tài sản cố định
kiểm toán tài sản cố địnhkiểm toán tài sản cố định
kiểm toán tài sản cố định
 
Đề tài: Kiểm toán chu trình bán hàng - Thu tiền trong kiểm toán báo cáo tài c...
Đề tài: Kiểm toán chu trình bán hàng - Thu tiền trong kiểm toán báo cáo tài c...Đề tài: Kiểm toán chu trình bán hàng - Thu tiền trong kiểm toán báo cáo tài c...
Đề tài: Kiểm toán chu trình bán hàng - Thu tiền trong kiểm toán báo cáo tài c...
 
Đề tài: Quy trình đánh giá rủi ro kiểm toán trong lập kế hoạch, HOT
Đề tài: Quy trình đánh giá rủi ro kiểm toán trong lập kế hoạch, HOTĐề tài: Quy trình đánh giá rủi ro kiểm toán trong lập kế hoạch, HOT
Đề tài: Quy trình đánh giá rủi ro kiểm toán trong lập kế hoạch, HOT
 
Đề tài: Kiểm toán khoản mục tài sản cố định trong báo cáo tài chính
Đề tài: Kiểm toán khoản mục tài sản cố định trong báo cáo tài chínhĐề tài: Kiểm toán khoản mục tài sản cố định trong báo cáo tài chính
Đề tài: Kiểm toán khoản mục tài sản cố định trong báo cáo tài chính
 
Báo cáo thực tập tổ chức kiểm toán do công ty tnhh dịch vụ tư vấn tài chính, ...
Báo cáo thực tập tổ chức kiểm toán do công ty tnhh dịch vụ tư vấn tài chính, ...Báo cáo thực tập tổ chức kiểm toán do công ty tnhh dịch vụ tư vấn tài chính, ...
Báo cáo thực tập tổ chức kiểm toán do công ty tnhh dịch vụ tư vấn tài chính, ...
 
Slide luận văn kiểm toán atax
Slide luận văn kiểm toán ataxSlide luận văn kiểm toán atax
Slide luận văn kiểm toán atax
 
Đề tài: Kiểm toán Chi phí trả trước tại Công ty kiểm toán AASC
Đề tài: Kiểm toán Chi phí trả trước tại Công ty kiểm toán AASCĐề tài: Kiểm toán Chi phí trả trước tại Công ty kiểm toán AASC
Đề tài: Kiểm toán Chi phí trả trước tại Công ty kiểm toán AASC
 
Kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng tại Công ty UHY ACA
Kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng tại Công ty UHY ACAKiểm toán khoản mục phải thu khách hàng tại Công ty UHY ACA
Kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng tại Công ty UHY ACA
 
Đề tài: Quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả người bán, HAY
Đề tài: Quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả người bán, HAYĐề tài: Quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả người bán, HAY
Đề tài: Quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả người bán, HAY
 
Thủ tục kiểm tra chi tiết trong qui trình kiểm toán Báo cáo tài chính
Thủ tục kiểm tra chi tiết trong qui trình kiểm toán Báo cáo tài chínhThủ tục kiểm tra chi tiết trong qui trình kiểm toán Báo cáo tài chính
Thủ tục kiểm tra chi tiết trong qui trình kiểm toán Báo cáo tài chính
 
Kiểm toán chu kỳ mua hàng và thanh toán trong báo cáo tài chính - Gửi miễn ph...
Kiểm toán chu kỳ mua hàng và thanh toán trong báo cáo tài chính - Gửi miễn ph...Kiểm toán chu kỳ mua hàng và thanh toán trong báo cáo tài chính - Gửi miễn ph...
Kiểm toán chu kỳ mua hàng và thanh toán trong báo cáo tài chính - Gửi miễn ph...
 
Đề tài: Kiểm toán Tài sản cố định hữu hình tại Công ty Kiểm toán VAE
Đề tài: Kiểm toán Tài sản cố định hữu hình tại Công ty Kiểm toán VAEĐề tài: Kiểm toán Tài sản cố định hữu hình tại Công ty Kiểm toán VAE
Đề tài: Kiểm toán Tài sản cố định hữu hình tại Công ty Kiểm toán VAE
 

Similar to Đề tài: Kiểm toán tài sản cố định tại Công ty Kiểm toán AVA, HAY

Similar to Đề tài: Kiểm toán tài sản cố định tại Công ty Kiểm toán AVA, HAY (20)

ĐỀ TÀI : THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TIỀN LƯƠNG TRONG KIỂM TOÁN ...
ĐỀ TÀI : THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TIỀN LƯƠNG TRONG KIỂM TOÁN ...ĐỀ TÀI : THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TIỀN LƯƠNG TRONG KIỂM TOÁN ...
ĐỀ TÀI : THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TIỀN LƯƠNG TRONG KIỂM TOÁN ...
 
Kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng tại Công ty Thẩm định giá
Kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng tại Công ty Thẩm định giáKiểm toán khoản mục phải thu khách hàng tại Công ty Thẩm định giá
Kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng tại Công ty Thẩm định giá
 
Chất lượng bồi dưỡng đội ngũ công chức Tổng cục Đường bộ Việt Nam
Chất lượng bồi dưỡng đội ngũ công chức Tổng cục Đường bộ Việt NamChất lượng bồi dưỡng đội ngũ công chức Tổng cục Đường bộ Việt Nam
Chất lượng bồi dưỡng đội ngũ công chức Tổng cục Đường bộ Việt Nam
 
Tìm hiểu công tác kiểm toán khoản mục lương và các khoản trích theo lương tro...
Tìm hiểu công tác kiểm toán khoản mục lương và các khoản trích theo lương tro...Tìm hiểu công tác kiểm toán khoản mục lương và các khoản trích theo lương tro...
Tìm hiểu công tác kiểm toán khoản mục lương và các khoản trích theo lương tro...
 
Tìm hiểu quy trình kiểm toán các khoản vay trong kiểm toán báo cáo tài chính ...
Tìm hiểu quy trình kiểm toán các khoản vay trong kiểm toán báo cáo tài chính ...Tìm hiểu quy trình kiểm toán các khoản vay trong kiểm toán báo cáo tài chính ...
Tìm hiểu quy trình kiểm toán các khoản vay trong kiểm toán báo cáo tài chính ...
 
Kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần thái lan
Kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần thái lanKế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần thái lan
Kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần thái lan
 
Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty xuất nhập khẩu thủy sản
Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty xuất nhập khẩu thủy sảnTăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty xuất nhập khẩu thủy sản
Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty xuất nhập khẩu thủy sản
 
Chất lượng bồi dưỡng đội ngũ công chức Tổng cục Đường bộ Việt Nam
Chất lượng bồi dưỡng đội ngũ công chức Tổng cục Đường bộ Việt NamChất lượng bồi dưỡng đội ngũ công chức Tổng cục Đường bộ Việt Nam
Chất lượng bồi dưỡng đội ngũ công chức Tổng cục Đường bộ Việt Nam
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường...Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường...
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận hàng hóa xuất khẩu
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận hàng hóa xuất khẩu Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận hàng hóa xuất khẩu
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận hàng hóa xuất khẩu
 
Đề tài: Đánh giá hệ thống kiểm soát chu kỳ mua hàng thanh toán
Đề tài: Đánh giá hệ thống kiểm soát chu kỳ mua hàng thanh toánĐề tài: Đánh giá hệ thống kiểm soát chu kỳ mua hàng thanh toán
Đề tài: Đánh giá hệ thống kiểm soát chu kỳ mua hàng thanh toán
 
Thực trạng hoạt động phân tích báo cáo tài chính tại công ty tnhh cung ứng v...
Thực trạng hoạt động phân tích báo cáo tài chính tại công ty tnhh cung ứng  v...Thực trạng hoạt động phân tích báo cáo tài chính tại công ty tnhh cung ứng  v...
Thực trạng hoạt động phân tích báo cáo tài chính tại công ty tnhh cung ứng v...
 
ĐỀ TÀI : LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC HÀNG TỒN KHO TRONG K...
ĐỀ TÀI : LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC HÀNG TỒN KHO TRONG K...ĐỀ TÀI : LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC HÀNG TỒN KHO TRONG K...
ĐỀ TÀI : LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC HÀNG TỒN KHO TRONG K...
 
Luận văn: Hiện đại hóa hành chính tại UBND thành phố Việt Trì
Luận văn: Hiện đại hóa hành chính tại UBND thành phố Việt TrìLuận văn: Hiện đại hóa hành chính tại UBND thành phố Việt Trì
Luận văn: Hiện đại hóa hành chính tại UBND thành phố Việt Trì
 
Luận văn: Hiện đại hóa hành chính tại UBND tỉnh Phú Thọ, HAY
Luận văn: Hiện đại hóa hành chính tại UBND tỉnh Phú Thọ, HAYLuận văn: Hiện đại hóa hành chính tại UBND tỉnh Phú Thọ, HAY
Luận văn: Hiện đại hóa hành chính tại UBND tỉnh Phú Thọ, HAY
 
Đề tài: Hiện đại hóa hành chính tại UBND TP Việt Trì, Phú Thọ, HAY
Đề tài: Hiện đại hóa hành chính tại UBND TP Việt Trì, Phú Thọ, HAYĐề tài: Hiện đại hóa hành chính tại UBND TP Việt Trì, Phú Thọ, HAY
Đề tài: Hiện đại hóa hành chính tại UBND TP Việt Trì, Phú Thọ, HAY
 
Luận văn: Đào tạo nhân sự tại công ty công nghiệp Thuận Tường - Gửi miễn phí ...
Luận văn: Đào tạo nhân sự tại công ty công nghiệp Thuận Tường - Gửi miễn phí ...Luận văn: Đào tạo nhân sự tại công ty công nghiệp Thuận Tường - Gửi miễn phí ...
Luận văn: Đào tạo nhân sự tại công ty công nghiệp Thuận Tường - Gửi miễn phí ...
 
Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty nội thất Điểm cao - sdt/ ZAL...
Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty nội thất Điểm cao - sdt/ ZAL...Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty nội thất Điểm cao - sdt/ ZAL...
Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty nội thất Điểm cao - sdt/ ZAL...
 
Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Tnhh Tập Đoàn Evd
Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Tnhh Tập Đoàn EvdPhân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Tnhh Tập Đoàn Evd
Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Tnhh Tập Đoàn Evd
 
Đề tài: Kiểm toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, HAY
Đề tài: Kiểm toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, HAYĐề tài: Kiểm toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, HAY
Đề tài: Kiểm toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, HAY
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864 (20)

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 

Recently uploaded

Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa họcLogic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
K61PHMTHQUNHCHI
 
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptxVẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
Gingvin36HC
 
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
mskellyworkmail
 

Recently uploaded (20)

Thực trạng ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực giống cây trồng: Nghiên cứu điển...
Thực trạng ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực giống cây trồng: Nghiên cứu điển...Thực trạng ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực giống cây trồng: Nghiên cứu điển...
Thực trạng ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực giống cây trồng: Nghiên cứu điển...
 
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
 
PHONG TRÀO “XUNG KÍCH, TÌNH NGUYỆN VÌ CUỘC SỐNG CỘNG ĐỒNG” CỦA ĐOÀN TNCS HỒ...
PHONG TRÀO “XUNG KÍCH, TÌNH NGUYỆN VÌ CUỘC SỐNG   CỘNG ĐỒNG” CỦA ĐOÀN TNCS HỒ...PHONG TRÀO “XUNG KÍCH, TÌNH NGUYỆN VÌ CUỘC SỐNG   CỘNG ĐỒNG” CỦA ĐOÀN TNCS HỒ...
PHONG TRÀO “XUNG KÍCH, TÌNH NGUYỆN VÌ CUỘC SỐNG CỘNG ĐỒNG” CỦA ĐOÀN TNCS HỒ...
 
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh An
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh AnPhân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh An
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh An
 
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
 
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
 
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa họcLogic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
 
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
 
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
 
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptxVẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...
 
Tóm tắt luận văn Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Tóm tắt luận văn Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi phápTóm tắt luận văn Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Tóm tắt luận văn Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
 
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
 

Đề tài: Kiểm toán tài sản cố định tại Công ty Kiểm toán AVA, HAY

  • 1. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths.NCS Đỗ Thị Thoa Sinh viên: Đỗ Thị Ánh Tuyết Lớp: CQ50/22.03i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực, xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị thực tập. Hà Nội, tháng 5 năm 2016 Sinh viên thực hiện Đỗ Thị Ánh Tuyết
  • 2. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths.NCS Đỗ Thị Thoa Sinh viên: Đỗ Thị Ánh Tuyết Lớp: CQ50/22.03ii MỤC LỤC Lờicamđoan........................................................................................................................i Mục lục..................................................................................................................................ii Danh mục bảngbiểu...........................................................................................................v Danh mục chữ viết tắt........................................................................................................vi MỞ ĐẦU..............................................................................................................................1 CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀISẢN CỐ ĐỊNHTRONG KIỂMTOÁN BÁO CÁO TÀICHÍNH.........4 1.1 Khái quát về khoản mục TSCĐ.............................................................. 4 1.1.1 Khái niệm về TSCĐ ....................................................................... 4 1.1.2Đặc điểm của TSCĐ chi phối quá trình kiểm toán TSCĐ.................. 5 1.1.3Kiểm soát nội bộ đối với TSCĐ ....................................................... 6 1.2 Kiểm toán khoản mục TSCĐ trong kiểm toán BCTC.............................. 8 1.2.1Vai trò của kiểm toán khoản mục TSCĐ trong kiểm toán BCTC ....... 8 1.2.2Mục tiêu và căn cứ kiểm toán khoản mục TSCĐ............................... 9 1.2.3Căn cứ kiểm toán khoản mục TSCĐ................................. 10 1.2.4 Khảo sát về kiểm soát nội bộ đối với TSCĐ trong kiểm toán BCTC11 1.2.5Các rủi ro thường gặp trong kiểm toán khoản mục TSCĐ.................13 1.3 Quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ trong kiểm toán BCTC..............14 1.3.1Lập kế hoạch kiểm toán..................................................................14 1.3.2Thực hiện kiểm toán.......................................................................17 1.3.3Kết thúc kiểm toán .........................................................................25 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ THẨMĐỊNHGIÁ VIỆT NAM......................................26 2.1 Tổng quan về Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá Việt Nam (AVA).......................................................................................................26
  • 3. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths.NCS Đỗ Thị Thoa Sinh viên: Đỗ Thị Ánh Tuyết Lớp: CQ50/22.03iii 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển .....................................................26 2.1.2 Các loại hình dịch vụ của công ty...................................................26 2.1.3Cơ cấutổ chức công ty.......................................................................................27 2.1.4 Quy trình chung kiểm toán BCTC của Công ty TNHH Kiểm toán và hẩmđịnh giá Việt Nam..........................................................................................29 2.2 Thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ trong kiểm toán BCTC tại công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá Việt Nam...........................30 2.2.1Tiếp cận khách hàng .......................................................................30 2.2.2Lập kế hoạch kiểm toán ..................................................................30 2.2.3Thực hiện kiểm toán .......................................................................41 2.2.4Kết thúc kiểm toán .........................................................................68 CHƯƠNG 3 NHẬN XÉT VÀ CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ THẨM ĐỊNH GIÁ VIỆT NAM........................................................................................................................71 3.1 Đánh giá thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ trong kiểm toán BCTC do công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá Việt Nam AVA thực hiện ...................................................................................................71 3.1.1...Ưu điểm của quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ trong kiểm toán BCTC tại công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá Việt Nam AVA ...71 3.1.2Những hạn chế tồn tại trong quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ tại công ty AVA ...........................................................................73 3.1.3Nguyên nhân của thực trạng quy trình kiểm toán tại công ty AVA....76 3.1.4....Những bài học kinh nghiệm rút ra từ thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ trong kiểm toán BCTC tại công ty AVA .....................76
  • 4. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths.NCS Đỗ Thị Thoa Sinh viên: Đỗ Thị Ánh Tuyết Lớp: CQ50/22.03iv 3.2Sự cần thiết phải hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ trong kiểm toán BCTC tại Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá Việt Nam ................................................................... 80 3.2.1 Định hướng phát triển của công ty Và Thẩm định giá Việt Nam trong thời gian tới ............................................................ 80 3.2.2 Sự cần thiết phải thực hiện các định hướng phát triển trong tương lai ............................................................................ 81 3.3 Nguyên tắc và yêu cầu hoàn thiện quy trình kiểm toán Tài sản cố định trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán Và Thẩm định giá Việt Nam............................................... 81 3.3.1 Nguyên tắc hoàn thiệnquy trình kiểm toán khoản mục Tàisảncố định. 81 3.3.2 Yêu cầu hoàn thiện qui trình kiểm toán khoản mục Tài sản cố định ............................................................................ 82 3.4 Giải pháp hoàn thiện qui trình kiểm toán khoản mục TSCĐ tại công ty TNHH Kiểm toán Và Thẩm định giá Việt Nam ................ 83 3.5 Điều kiện thực hiện giải pháp .............................................. 87 3.5.1 Về phía cơ quan nhà nước ............................................. 87 3.5.2 Về phía hiệp hội nghề nghiệp......................................... 87 3.5.3 Về phía Công ty TNHH Kiểm toán Và Thẩm định giá Việt Nam ............................................................................ 87 3.5.4 Về phía KTV ……………………………………………………………..89 3.5.5 Về phía khách hàng ...................................................... 88 KẾT LUẬN...................................................................................................................89 DANH MỤC TÀI LIỆUTHAM KHẢO.................................................................90
  • 5. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths.NCS Đỗ Thị Thoa Sinh viên: Đỗ Thị Ánh Tuyết Lớp: CQ50/22.03v DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1 Các thử nghiệm kiểm soát TSCĐ.................................................18 Bảng 1.2 Các thủ tục khảo sát nghiệp vụ tăng, giảm TSCĐ..........................20 Bảng 2.1:Thông tincơ bản vềCông tyTNHH ABC..................................................31 Bảng 2.2 Bảngđánh giá rủiro kiểm soátđốivớiCông ty ABC.................................33 Bảng 2.3.Phântíchcơ cấu tàisảncủaCông ty ABC....................................................34 Bảng 2.4.Chương trình kiểm toán khoản mục TSCĐ do công ty AVA thực hiện.38 Bảng 2.5: Bảngđánhgiá HTKSNBđốivớiTSCĐ......................................................42 Bảng 2.6.PhântíchbiếnđộngTSCĐ..............................................................................46 Bảng 2.7 Tổng hợp tăng giảm TSCĐ hữu hình ............................ 48 Bảng 2.8 Tổng hợp tình hình tăng giảm TSCĐ vô hình................. 50 Bảng 2.9. Kiểm tra chi tiết tăng TSCĐ hữu hình.......................... 54 Bảng 2.10.Kiểm tra chi tiết tăng TSCĐ vô hình........................... 56 Bảng 2.11. Kiểm tra chi tiết giảm TSCĐ hữu hình ....................... 58 Bảng 2.12. Kiểm tra thời gian khấu hao đăng ký với Cục thuế TP. Hà Nội ............................................................................ 60 Bảng 2.13. Kiểm tra việc tính toán khấu hao TSCĐ ..................... 62 Bảng 2.14. Kiểm tra việc phân bổ chi phí khấu hao TSCĐ............ 64 Bảng2.15. KiểmtrađiềuchỉnhgiảmTSCĐtheoquyđịnhcủaTT45/2013/TT -BTC. 66 Bảng2.16. Tổnghợp các vấnđề kiểmtoán khoản mục TSCĐ tạiCông tyABC ... 68
  • 6. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths.NCS Đỗ Thị Thoa Sinh viên: Đỗ Thị Ánh Tuyết Lớp: CQ50/22.03vi DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ABC Công ty TNHH ABC AVA HTKSNB Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá Việt Nam Hệ thống Kiểm soát nội bộ BCTC Báo cáo Tài chính BGĐ Ban giám đốc KSNB Kiểm soát nội bộ KTV TNHH Kiểm toán viên Trách nhiệm hữu hạn TSCĐ Tài sản cố định TSCĐHH Tài sản cố định hữu hình TSCĐVH Tài sản cố định vô hình VAS Chuẩn mực kế toán Việt Nam VSA Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam XDCB Xây dựng cơ bản XDCBDD Xây dựng cơ bản dở dang
  • 7. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths.NCS Đỗ Thị Thoa Sinh viên: Đỗ Thị Ánh Tuyết Lớp: CQ50/22.031 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngày nay khái niệm “Kiểm toán” không còn quá mới mẻ tại Việt Nam.Cùng với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam, lĩnh vực kiểm toán đã và đang không ngừng phát triển và được công nhận như là một nhân tố không thể thiếu trong nền kinh tế hội nhập. Kiểm toán độc lập chính thức thành lập tại Việt Nam vào năm 1991 với sự ra đời của các công ty chuyên về dịch vụ kế toán và kiểm toán, trong đó có AVA được thành lập vào ngày 10/10/2006. So với thế giới, kiểm toán Việt Nam còn rất non trẻ nhưng đã và đang trở thành một ngành kinh tế độc lập đầy triển vọng của nước ta, một công cụ đắc lực giúp quản lý nhà nước, ngành có đóng góp quan trọng vào sự thịnh vượng nói chung của nền kinh tế quốc dân. Kiểm toán Báo cáo tài chính là sự tổng hợp kết quả kiểm toán nhiều chu kỳ khác nhau, trên cơ sở đó đưa ra các kết luận về sự trung thực và hợp lý của BCTC trên các khía cạnh trọng yếu. Với tính chất vốn có của tài sản cố định (TSCĐ) là bộ phận quan trọng tạo khả năng tăng trưởng bền vững cho các doanh nghiệp, có mối quan hệ mật thiết với các khoản mục khác trên báo cáo tài chính. Việc phát hiện ra các sai phạm liên quan đến TSCĐ, cùng những bất cập trong quản lý và sử dụng TSCĐ sẽ giúp KTV đưa ra được ý kiến phù hợp cung cấp tới các bên liên quan. Vì vậy kiểm toán khoản mục TSCĐ là được đánh giá là một trong những khâu quan trọng của cuộc kiểm toán. Nhận thức được tầm quan trọng của kiểm toán khoản mục TSCĐ, trong thời gian thực tập tại công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá Việt Nam AVA, bên cạnh tìm hiểu chung về hoạt động kiểm toán của công ty, em đã đi sâu tìm hiểu công tác kiểm toán khoản mục TSCĐ trong kiểm toán Báo cáo tài chính do công ty AVA thực hiện. Nhận thấy quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ tại công ty còn nhiều hạn chế tồn tại như thiếu sót về chương trình kiểm toán, về kỹ năng trình độ chuyên môn của các KTV hay hệ thống kiểm soát nội bộ của công ty còn yếu kém…Trên cơ sở đó, em đã chọn đề tài Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản
  • 8. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths.NCS Đỗ Thị Thoa Sinh viên: Đỗ Thị Ánh Tuyết Lớp: CQ50/22.032 mục TSCĐ trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá Việt Nam AVA cho luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Mục đích nghiên cứu đề tài Tìm hiểu quy trình kiểm toán khoản mục Tài sản cố định trong kiểm toán Báo cáo tài chính và đưa ra giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục Tài sản cố định tại công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá Việt Nam (AVA), từ đó góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ kiểm toán do AVA cung cấp. Ðể thực hiện mục đích trên, luận văn tập trung vào các mục đích cụ thể sau: - Hệ thống hóa về mặt lý luận đối với quy trình kiểm toán tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính tại các công ty kiểm toán độc lập. - Làm rõ thực trạng cũng như hệ thống và phân tích có cơ sở khoa học trình tự, thủ tục các bước tiến hành kiểm toán tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá Việt Nam. - Trên cơ sở khảo sát thực tế, nghiên cứu quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định trong thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá Việt Nam, luận văn đi vào đánh giá thực trạng kiểm toán tài sản cố định, từ đó đề ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty Kiểm toán và Thẩm định giá Việt Nam (AVA). 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài Ðề tài nghiên cứu về lý luận và thực tiễn quy trình kiểm toán khoản mục Tài sản cố định trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá Việt Nam (AVA). Phạm vi nghiên cứu của đề tài là tập trung vào quy trình kiểm toán khoản mục Tài sản cố định kiểm toán Báo cáo tài chính và Thẩm định giá Việt Nam thực hiện, dựa trên cơ sở khảo sát tình hình kiểm toán báo cáo tài chính cùng với nghiên cứu quy trình kiểm toán tài sản cố định tại một số khách hàng được thực hiện bởi Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá Việt Nam.
  • 9. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths.NCS Đỗ Thị Thoa Sinh viên: Đỗ Thị Ánh Tuyết Lớp: CQ50/22.033 4. Phương pháp nghiên cứu đề tài Phương pháp chủ yếu được sử dụng trong quá trình nghiên cứu đề tài này là thu thập, tổng hợp số liệu thực tế từ các cuộc kiểm toán, thực hiện phân tích, so sánh trên cơ sở kết hợp giữa lý luận và thực tiễn. 5. Nội dung kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu và kết thúc, nội dung luận văn được trình bày thành 3 chương chính sau: Chương 1: Lý luận chung về quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ trong kiểm toán báo cáo tài chính. Chương 2: Thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty Kiểm toán và Thẩm định giá Việt NAm. Chương 3: Nhận xét và một số kiến nghị nhằm góp phần hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty Kiểm toán và Thẩm định giá Việt Nam. Tuy đã cố gắng trong quá trình nghiên cứu đề tài nhưng do hạn chế về mặt thời gian và kiến thức nên Luận văn tốt nghiệp của em chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, em kính mong nhận được sự chỉ bảo của các Thầy và các anh chị trong Công ty để Luận văn có giá trị hơn về mặt lý luận và thực tiễn. Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến Ths. Đỗ Thị Thoa và Ban Giám đốc cùng các anh chị trong Công ty Kiểm toán và Thẩm định giá Việt Nam (AVA) đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn em hoàn thành Luận văn tốt nghiệp này. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 5 năm 2016 Sinh viên thực hiện Đỗ Thị Ánh Tuyết
  • 10. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths.NCS Đỗ Thị Thoa Sinh viên: Đỗ Thị Ánh Tuyết Lớp: CQ50/22.034 CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 1.1 Khái quát về khoản mục TSCĐ 1.1.1 Khái niệm về TSCĐ Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh mỗi doanh nghiệp đều cần có các yếu tố đầu vào bao gồm tư liệu lao động, đối tượng lao động và sức lao động. Tài sản cố định là một bộ phận chủ yếu của tư liệu lao động.TSCĐ là tài sản có giá trị xác định, do doanh nghiệp nắm giữ để sản xuất kinh doanh, cung cấp dịch vụ hoặc cho các đối tượng khác thuê phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ theo quy định của Chuẩn mực Kế toán Việt Nam và các quy định liên quan theo từng thời kỳ. Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 03 – TSCĐ hữu hình và số 04 - TSCĐ vô hình quy định các tài sản được ghi nhận là TSCĐ khi và chỉ khi chúng thỏa mãn đồng thời cả bốn (4) tiêu chuẩn sau: - Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó; - Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy; - Thời gian sử dụng ước tính trên 1 năm; - Có đủ tiêu chuẩn giá trị theo quy định hiện hành. Vào mỗi thời kỳ tùy theo trình độ phát triển kinh tế xã hội mà tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ về mặt giá trị có sự thay đổi. Ví dụ như theo quy định của TT203/2009/ TT – BTC ngày 20/10/2009 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, tiêu chuẩn giá trị của việc ghi nhận TSCĐ là nguyên giá tài sản từ 10.000.000 đồng (mười triệu đồng) trở lên. Sau đó, TT45/2013/TT – BCT của Bộ trưởng Bộ Tài chính ngày 25/4/2013 đã thay đổi quy định về tiêu chuẩn này là từ 30.000.000 đồng (ba mươi triệu đồng) trở lên. Việc thay đổi này là tất yếu nhằm đảm bảo các thông tin tài chính về tài sản của doanh nghiệp được phân loại và trình bày phù hợp với thực trạng thay đổi của nền
  • 11. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths.NCS Đỗ Thị Thoa Sinh viên: Đỗ Thị Ánh Tuyết Lớp: CQ50/22.035 kinh tế. Có nhiều cách phân loại TSCĐ nhưng phổ biến nhất là hai cách phân loại theo hình thái vật chất và theo quyền sở hữu.  Xét theo hình thái biểu hiện: TSCĐ được phân thành TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình. Theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 03- TSCĐ hữu hình: “TSCĐ hữu hình là những tài sản có hình thái vật chất do doanh nghiệp nắm giữ để sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ hữu hình.” Theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 04- TSCĐ vô hình: “TSCĐ vô hình là những tài sản không có hình thái vật chất nhưng xác định được giá trị và do doanh nghiệp nắm giữ, sử dụng trong sản xuất kinh doanh, cung cấp dịch vụ hoặc cho các đối tượng khác thuê phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ vô hình.”  Xét theo quyền sở hữu: TSCĐ phân thành TSCĐ tự có và thuê ngoài. TSCĐ tự có là các TSCĐ thuộc sở hữu của doanh nghiệp, gồm các TSCĐ được xây dựng, mua sắm và hình thành từ nguồn vốn ngân sách cấp, cấp trên cấp, nguồn vốn vay, nguồn vốn liên doanh, các quỹ của doanh nghiệp và các TSCĐ được biếu tặng. TSCĐ thuê ngoài là tài sản đi thuê để sử dụng trong thời gian nhất định theo hợp đồng thuê tài sản. Tuỳ hợp đồng thuê chia thành TSCĐ thuê tài chính và TSCĐ thuê hoạt động. Thuê tài chính là thuê tài sản mà bên cho thuê có sự chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu tài sản cho bên thuê. Quyền sở hữu tài sản có thể chuyển giao vào cuối thời hạn thuê. Thuê hoạt động là thuê tài sản không phải thuê tài chính. 1.1.2 Đặc điểm của TSCĐ chi phối quá trình kiểm toán TSCĐ Mỗi doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau có hệ thống các TSCĐ khác nhau, tuy nhiên nhìn chung chúng đều có một số đặc điểm cơ bản và chủ yếu chi phối đến quá trình kiểm toán TSCĐ.
  • 12. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths.NCS Đỗ Thị Thoa Sinh viên: Đỗ Thị Ánh Tuyết Lớp: CQ50/22.036 Thứ nhất, các TSCĐ thường có giá trị lớn, chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản của doanh nghiệp. Nó phản ánh năng lực sản xuất và trình độ ứng dụng khoa học kỹ thuật vào hoạt động của doanh nghiệp. Vì vậy, TSCĐ luôn được các doanh nghiệp chú trọng trong công tác theo dõi quản lý, đầu tư mua sắm và sử dụng và kiểm toán TSCĐ thường đóng một vai trò quan trọng trong mỗi cuộc kiểm toán Báo cáo tài chính. Thứ hai, TSCĐ có thời gian sử dụng lâu dài, tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và bị hao mòn trong quá trình sử dụng, bao gồm cả hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình. Giá trị của chúng được chuyển dịch dần vào giá thành sản xuất sản phẩm và chi phí hoạt động của doanh nghiệp. Vì vậy, việc lựa chọn và áp dụng một phương pháp khấu hao TSCĐ là nhân tố chủ yếu quyết định đến hiệu quả quản lý, sử dụng và thu hồi vốn cố định, đồng thời chính sách khấu hao TSCĐ cũng có ảnh hưởng rất lớn đến mức độ trung thực, hợp lý của các thông tin được trình bày trên BCTC. Hơn nữa, trong quá trình sử dụng, ngoài việc sử dụng công suất TSCĐ một cách hợp lý nhằm khai thác tối đa năng lực sản xuất, thu hồi vốn nhanh phục vụ cho mục đích tái đầu tư thì doanh nghiệp cũng phải thường xuyên tiến hành sửa chữa, cải tạo, nâng cấp TSCĐ và điều đó có thể ảnh hưởng đến các thông tin liên quan đến TSCĐ trên các BCTC. 1.1.3 Kiểm soát nội bộ đối với TSCĐ VSA số 315 – Xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu thông qua hiểu biết về đơn vị được kiểm toán và môi trường của đơn vị có nêu khái niệm về KSNB, “Kiểm soát nội bộ: Là quy trình do Ban quản trị, Ban Giám đốc và các cá nhân khác trong đơn vị thiết kế, thực hiện và duy trì để tạo ra sự đảm bảo hợp lý về khả năng đạt được mục tiêu của đơn vị trong việc đảm bảo độ tin cậy của báo cáo tài chính, đảm bảo hiệu quả, hiệu suất hoạt động, tuân thủ pháp luật và các quy định có liên quan”. Các doanh nghiệp dù hoạt động trong bất cứ ngành nghề nào với quy mô và hình thức sở hữu ra sao thì đều cần thiết kế và vận hành các quy chế về
  • 13. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths.NCS Đỗ Thị Thoa Sinh viên: Đỗ Thị Ánh Tuyết Lớp: CQ50/22.037 KSNB đối với mọi hoạt động trong doanh nghiệp nói chung và đối với các nghiệp vụ TSCĐ nói riêng. Hoạt động KSNB nhằm đảm bảo cho các bước công việc trong quá trình xử lý các nghiệp vụ TSCĐ được thực hiện đúng đắn và có hiệu quả. Mục tiêu KSNB Nội dung kiểm soát Thủ tục kiểm soát Đảm bảo cho các nghiệp vụ TSCĐ được phê chuẩn đúng đắn Các nghiệp vụ tăng, giảm, sửa chữa và trích khấu hao TSCĐ phải được phê chuẩn phù hợp và đúng thẩm quyền Quy định và kiểm tra việc thực hiện quy định về thẩm quyền và trình tự phê duyệt các nghiệp vụ về TSCĐ. Đảm bảo cho các nghiệp vụ TSCĐ là có căn cứ hợp lý Mỗi nghiệp vụ TSCĐ đều phải có đầy đủ các chứng từ được phê duyệt, hợp pháp và hợp lệ Quy định và kiểm tra việc thực hiện các quy định về: - Có đầy đủ chứng từ tài liệu liên quan đến nghiệp vụ như: kế hoạch mua sắm, hợp đồng mua, biên bản giao nhận, thanh lý hợp đồng, hóa đơn mua hàng, hóa đơn lắp đặt, biên bản bàn giao đưa vào sử dụng,… Đồng thời các chứng từ này phải hợp pháp, hợp lệ. - Nội dung và trách nhiệm phê chuẩn đầu tư, mua sắm, điều chuyển, thanh lý, nhượng bán, sửa chữa TSCĐ. - Đánh số chứng từ: quyết định mua sắm, đầu tư TSCĐ; thẻ TSCĐ; biên bản bàn giao đưa vào sử dụng; quyết định thanh lý TSCĐ. Đảm bảo sự đánh giá đúng đắn, hợp lý của nghiệp vụ TSCĐ Cơ sở dùng để tính toán số tiền của nghiệp vụ (nguyên giá, giá trị khấu hao, giá trị hao mòn lũy kế, giá trị còn lại) phải đảm bảo đúng đắn, hợp lý - Kiểm soát chính sách kế toán của đơn vị áp dụng cho TSCĐ. - Kiểm tra, so sánh số liệu trên hóa đơn với số trên hợp đồng, kế hoạch đã được phê duyệt. - Đối chiếu thời gian khấu hao đang áp dụng với khung khấu hao do Bộ Tài chính quy định. - Kiểm tra việc sử dụng tỷ giá để quy đổi đối với các nghiệp vụ phát sinh bằng ngoại tệ.
  • 14. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths.NCS Đỗ Thị Thoa Sinh viên: Đỗ Thị Ánh Tuyết Lớp: CQ50/22.038 Đảm bảo cho việc phân loại và hạch toán đúng đắn các nghiệp vụ TSCĐ Việc phân loại và ghi sổ phải đảm bảo đúng tiêu chuẩn TSCĐ theo quy định của Bộ Tài chính và có phân loại theo nhóm TSCĐ Quy định và kiểm tra việc thực hiện các quy định về: - Chính sách phân loại TSCĐ phù hợp với yêu cầu quản lý và sử dụng tài sản của đơn vị. - Có đầy đủ các quy định về trình tự ghi sổ các nghiệp vụ có liên quan đến TSCĐ từ các sổ kế toán chi tiêt đến các sổ kế toán tổng hợp. Đảm bảo cho việc hạch toán đầy đủ, đúng kỳ các nghiệp vụ TSCĐ Nghiệp vụ phát sinh phải được ghi sổ kịp thời, đầy đủ, không thừa, không thiếu, không trùng - Mỗi bộ hồ sơ liên quan tới TSCĐ đều phải được đánh số và quản lý theo dõi chặt chẽ. - Kiểm tra tính phù hợp ngày phát sinh nghiệp vụ với ngày ghi sổ nghiệp vụ Đảm bảo sự cộng dồn đúng đắn các nghiệp vụ TSCĐ Số liệu về nguyên giá, hao mòn lũy kế và giá trị còn lại của TSCĐ phải được tổng hợp đầy đủ, chính xác Kiểm tra kết quả tính toán tổng hợp, so sánh số liệu tổng hợp từ các sổ chi tiết và các chứng từ kế toán liên quan như bảng tính và phân bổ khấu hao với số liệu trên sổ tổng hợp. 1.2 Kiểm toán khoản mục TSCĐ trong kiểm toán BCTC 1.2.1 Vai trò của kiểm toán khoản mục TSCĐ trong kiểm toán BCTC TSCĐ thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị tài sản của đơn vị, đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuấtphản ánh tình trạng trang thiết bị cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp. Điều này khiến cho khoản mục TSCĐ trở thành một khoản mục quan trọng khi tiến hành Kiểm toán Báo cáo tài chính. Mặt khác, do chi phí hình thành TSCĐ rất lớn và khả năng quay vòng vốn chậm nên việc Kiểm toán khoản mục TSCĐ sẽ giúp cho KTV đánh giá được tính kinh tế và tính hiệu quả của việc đầu tư cho TSCĐ từ đó đưa ra được định hướng đầu tư và nguồn sử dụng để đầu tư vào TSCĐ một cách hiệu quả nhất. Đồng thời Kiểm toán khoản mục TSCĐ sẽ góp phần phát hiện ra các sai sót trong việc xác định nguyên giá TSCĐ, tính và phân bổ khấu hao, chi phí nâng cấp, sửa chữa TSCĐ. Những sai sót trong việc tính chi phí này thường dẫn đến những sai sót trọng yếu trên Báo cáo tài chính. Chẳng hạn như việc trích khấu hao TSCĐ vào chi phí thường bị trích cao hơn (hoặc thấp hơn) thực tế, từ đó tác động lan tỏa đến chỉ tiêu chi phí và lợi nhuận của doanh nghiệp. Hay như việc ghi nhận TSCĐ những tài
  • 15. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths.NCS Đỗ Thị Thoa Sinh viên: Đỗ Thị Ánh Tuyết Lớp: CQ50/22.039 sản không đủ tiêu chuẩn là TSCĐ không chỉ ảnh hưởng đến các chỉ tiêu nguyên giá, hao mòn lũy kế và giá trị còn lại của TSCĐ trên Bảng cân đối kế toán mà còn làm sai lệch chi phí khấu hao phân bổ vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ, từ đó cũng tác động đến các chỉ tiêu lợi nhuận trên BCTC. Tức là nếu không thực hiện kiểm toán khoản mục TSCĐ thì kiểm toán viên sẽ không thực hiện được mục tiêu tổng thể của cuộc kiểm toán BCTC. Các thông tin tài chính chủ yếu liên quan đến TSCĐ bao gồm: các thông tin về nguyên giá, hao mòn lũy kế, giá trị còn lại và chi phí khấu hao trong kỳ tính vào các chi phí sản xuất kinh doanh từ đó tác động đến các chỉ tiêu lợi nhuận trình bày trong các BCTC hàng năm của đơn vị. 1.2.2 Mục tiêu và căn cứ kiểm toán khoản mục TSCĐ Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 200 ban hành kèm theo thông tư số 214/2012/TT – BTC ngày 06/12/2012 của Bộ Tài chính đã nêu rõ mục tiêu tổng thể của kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán khi thực hiện kiểm toán BCTC là: * Đối với các nghiệp vụ về Tài sản cố định - Sự phát sinh: Tất cả các nghiệp vụ về TSCĐ được ghi sổ trong kỳ là phát sinh thực tế, không có các nghiệp vụ ghi khống; - Tính toán, đánh giá: Đảm bảo các nghiệp vụ về TSCĐ được xác định theo đúng nguyên tắc và chế độ kế toán hiện hành và được tính toán đúng đắn không có sai sót gì; - Đầy đủ: Các nghiệp vụ TSCĐ phát sinh trong kỳ đểu được phản ánh, theo dõi đầy đủ trên các sổ kế toán; - Đúng đắn: Các nghiệp vụ TSCĐ đều được phân loại đúng đắn theo qui định của các chuẩn mực, chế độ kế toán liên quan và qui định đặc thù của doanh nghiệp. Các nghiệp vụ này được hạch toán đúng trình tự và phương pháp kế toán; - Đúng kỳ: Các nghiệp vụ TSCĐ đều được hạch toán đúng kỳ phát sinh theo nguyên tắc kế toán dồn tích… * Đối với số dư tài khoản Tài sản cố định
  • 16. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths.NCS Đỗ Thị Thoa Sinh viên: Đỗ Thị Ánh Tuyết Lớp: CQ50/22.0310 - Sự hiện hữu: Tất cả TSCĐ được trình bày trên Báo cáo tài chính là phải tồn tại thực tế tại thời điểm báo cáo. Số liệu trên báo cáo phải khớp đúng với số liệu kiểm kê thực tế của doanh nghiệp; - Quyền và nghĩa vụ: Toàn bộ TSCĐ được báo cáo phải thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, đối với TSCĐ thuê tài chính phải thuộc quyền kiểm soát lâu dài của doanh nghiệp; - Đánh giá: Số dư của TSCĐ phải được đánh giá theo qui định của chuẩn mực, chế độ kế toán và qui định của doanh nghiệp; - Tính toán: Việc xác định số dư TSCĐ là đúng đắn không có sai sót; - Đầy đủ: Toàn bộ TSCĐ được trình bày đầy đủ, không bỏ sót trên báo cáo; - Đúng đắn: TSCĐ phải được phân loại đúng đắn để trình bày trên Báo cáo tài chính; - Cộng dồn: Số liệu lũy kế tính dồn trên các sổ chi tiết TSCĐ được xác định đúng đắn. Việc kết chuyển số liệu từ sổ chi tiết sang sổ kế toán tổng hợp và sổ cái không có sai sót; - Báo cáo: Các số liệu TSCĐ trên Báo cáo tài chính được xác định theo đúng qui định của chuẩn mực, chế độ kế toán và không có sai sót. 1.2.3 Căn cứ kiểm toán khoản mục TSCĐ Để thực hiện được các mục tiêu trên, khi kiểm toán khoản mục TSCĐ kiểm toán viên cần thu thập đầy đủ các bằng chứng kiểm toán thích hợp căn cứ vào các nguồn tài liệu chủ yếu sau: - Các quy định, nội quy, quy chế của doanh nghiệp liên quan đến việc đầu tư, mua sắm, tiếp nhận, quản lý, sử dụng, thanh lý và nhượng bán TSCĐ; - Hệ thống các báo cáo chi tiết và tổng hợp có liên quan như Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Bảng tổng hợp tăng giảm TSCĐ, Bảng tổng hợp TSCĐ điều chỉnh giảm theo thông tư 45/2013/TT – BTC,... - Các sổ kế toán tổng hợp và chi tiết của các tài khoản có liên quan như sổ tài khoản 211, 212, 213, 214, các sổ thu tiền , chi tiền, sổ TK chi phí,...
  • 17. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths.NCS Đỗ Thị Thoa Sinh viên: Đỗ Thị Ánh Tuyết Lớp: CQ50/22.0311 - Các chứng từ kế toán như hóa đơn mua TSCĐ, chứng từ vận chuyển, biên bản bàn giao đưa TSCĐ vào sử dụng, phiếu chi, giấy báo nợ, biên bản thanh lý,... - Các tài liệu là căn cứ pháp lý cho các nghiệp vụ tăng, giảm, sửa chữa TSCĐ như: hợp đồng mua bán, biên bản thanh lý hợp đồng, quyết định đầu tư, kế hoạch thanh lý, kế hoạch sửa chữa,... 1.2.4 Khảo sát về kiểm soát nội bộ đối với TSCĐ trong kiểm toán BCTC  Mục tiêu khảo sát KSNB đối với TSCĐ Khi tiến hành kiểm toán khoản mục TSCĐ trong kiểm toán BCTC, thông thường để có cơ sở xác định phạm vi triển khai các thử nghiệm cơ bản, kiểm toán viên cần thực hiện khảo sát về KSNB đối với khoản mục này của đơn vị được kiểm toán. Mục tiêu tổng thể của khảo sát KSNB là để hiểu rõ cơ cấu KSNB đối với khoản mục TSCĐ và đánh giá mức độ rủi ro kiểm soát. Mục tiêu cụ thể của bước công việc này là nhằm khảo sát về sự hiện hữu, tính đầy đủ, phù hợp của các quy chế KSNB về TSCĐ, và về tính thường xuyên, liên tục, hiệu quả và hiệu lực trong thực hiện các quy chế này.  Nội dung khảo sát KSNB đối với TSCĐ Để đạt được mục tiêu trên, kiểm toán viên cần thực hiện khảo sát KSNB đối với TSCĐ theo ba nội dung chủ yếu, bao gồm: - Khảo sát về mặt thiết kế chính sách kiểm soát, các quy định về KSNB. Tức là khảo sát xem đơn vị được kiểm toán có xây dựng và ban hành các quy định KSNB về TSCĐ hay không, như quy định về chức năng nhiệm vụ của cá nhân, bộ phận tiếp nhận TSCĐ, quản lý TSCĐ, quy định về trình tự xét duyệt đầu tư mua sắm TSCĐ, quy định về thẩm quyền phê duyệt thanh lý TSCĐ,… Đồng thời kiểm toán viên cần đánh giá về sự đầy đủ của các quy định KSNB đối với các công việc liên quan đến các nghiệp vụ TSCĐ, đánh giá tính chặt chẽ và phù hợp của các quy chế KSNB đối với đặc điểm TSCĐ và đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị. - Khảo sát về mặt vận hành các quy chế KSNB, tức là khảo sát xem thực tế, các quy định về KSNB đã được xây dựng và ban hành có được áp dụng trong quá
  • 18. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths.NCS Đỗ Thị Thoa Sinh viên: Đỗ Thị Ánh Tuyết Lớp: CQ50/22.0312 trình hoạt động của đơn vị hay không, việc áp dụng có thực sự hiệu quả, thường xuyên, liên tục hay không. - Khảo sát về tình hình thực hiện các nguyên tắc tổ chức hoạt động KSNB, bao gồm nguyên tắc bất kiêm nhiệm, phân công phân nhiệm và phê chuẩn ủy quyền.  Thủ tục khảo sát Các thủ tục thường được áp dụng để thực hiện khảo sát KSNB đối với các khoản mục trên BCTC nói chung cũng như khoản mục TSCĐ nói riêng gồm: thu thập và nghiên cứu quy chế KSNB do đơn vị ban hành, quan sát, phỏng vấn, yêu cầu thực hiện lại và kiểm tra dấu vết kiểm soát còn lưu lại trên hồ sơ chứng từ. Cụ thể như sau: - Thu thập, nghiên cứu các tài liệu, văn bản quy định về KSNB có liên quan đến TSCĐ, như: Quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cá nhân hay bộ phận trong việc lập và xét duyệt kế hoạch tăng, sửa chữa, thanh lý TSCĐ, Quy định về trình tự và trách nhiệm của các cá nhân trong việc tiếp nhận TSCĐ, quản lý và sử dụng TSCĐ, Quy định về trách nhiệm của cá nhân ghi chép sổ sách kế toán về TSCĐ,… Thực hiện thủ tục này kiểm toán viên sẽ khảo sát được mặt thiết kế và một phần về tình hình thực hiện các nguyên tắc tổ chức hoạt động KSNB. - Quan sát quá trình vận hành của hệ thống KSNB. Kiểm toán viên có thể quan sát quá trình tiếp nhận TSCĐ;việc sử dụng và bảo quản TSCĐ; việc kế toán TSCĐ kiểm soát hồ sơ khi ghi nhận nghiệp vụ TSCĐ hay quan sát quá trình kiểm kê TSCĐ của đơn vị;… - Phỏng vấn các cá nhân có trách nhiệm với việc xây dựng và duy trì sự hoạt động của hệ thống KSNB, như phỏng vấn phòng kế hoạch (phòng vật tư, trang bị) về trình tự lập và phê duyệt kế hoạch tăng, giảm, sửa chữa TSCĐ; phỏng vấn bảo vệ về việc thực hiện các quy định bảo vệ vật chất đối với TSCĐ; phỏng vấn tổ trưởng các tổ sản xuất về trình tự thủ tục khi tiếp nhận TSCĐ mới hay khi có TSCĐ hỏng hóc;… - Kiểm tra dấu vết kiểm soát còn lưu lại trên hồ sơ chứng từ như dấu, chữ ký của người phê chuẩn trên hợp đồng, người bán hàng, người tiếp nhận TSCĐ,…
  • 19. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths.NCS Đỗ Thị Thoa Sinh viên: Đỗ Thị Ánh Tuyết Lớp: CQ50/22.0313 - Yêu cầu cá nhân có trách nhiệm duy trì sự hoạt động của hệ thống thực hiện lại một số công việc như yêu cầu kế toán TSCĐ tính toán lại giá trị nguyên giá TSCĐ qua quá trình lắp đặt, chạy thử; thực hiện lại nghiệp vụ ghi nhận nguyên giá TSCĐ tăng do nhập khẩu;… Đối với từng nội dung khảo sát, kiểm toán viên vận dụng kết hợp linh hoạt các thủ tục trên. Để khảo sát mặt thiết kế hệ thống KSNB, kiểm toán viên chủ yếu sử dụng thủ tục thu thập và nghiên cứu các văn bản, tài liệu KSNB cuả khách hàng. Để khảo sát mặt vận hành, kiểm toán viên thực hiện kết hợp các thủ tục quan sát, phỏng vấn, yêu cầu thực hiện lại và kiểm tra dấu vết kiểm soát còn lưu lại trên chứng từ. Đồng thời khi thực hiện kết hợp các thủ tục đó, kiểm toán viên cũng thu thập được các cơ sở để đánh giá về tình hình thực hiện các nguyên tắc tổ chức hoạt động KSNB. 1.2.5 Các rủi ro thường gặp trong kiểm toán khoản mục TSCĐ Xuất phát từ đặc điểm của chính TSCĐ, tính chất phức tạp của công tác kế toán và các yêu cầu trong quản lý TSCĐ, hay do trình độ của người làm kế toán còn hạn chế, kiểm toán khoản mục TSCĐ thường gặp một số rủi ro chủ yếu sau: Gian lận - Lập hóa đơn giả, sửa chữa chứng từ nhằm ghi tăng nguyên giá TSCĐ,tăng chi phí sửa chữa TSCĐ nhằm mục đích biển thủ công quỹ. - Cố tình không ghi khoản thanh lý TSCĐ nhằm chiếm đoạt khoản này. - Sai phạm trong việc thực hiện các thủ tục phê duyệt,mua sắm TSCĐ như: phê duyệt mua sắm vượt quá thẩm quyền, không tổ chức đấu thầu hoặc chào hàng cạnh tranh với những TSCĐ bắt buộc, thực hiện sai các thủ tục trong việc đấu thầu. - Áp dụng sai chế độ kế toán, ví dụ như trích khấu hao cho TSCĐ đã khấu hao hết, không trích khấu hao cho TSCĐ không sử dụng. Sai sót - Trích khấu hao những TSCĐ phúc lợi vào chi phí kinh doanh. - Nhầm giữa sửa chữa lớn và nâng cấp TSCĐ - Ghi chép TSCĐ thành công cụ dụng cụ hoặc ngược lại
  • 20. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths.NCS Đỗ Thị Thoa Sinh viên: Đỗ Thị Ánh Tuyết Lớp: CQ50/22.0314 - Ghi chép các TSCĐ vô hình ( nhãn hiệu hàng hóa, phần mềm máy tính, bản quyền…) vào chi phí trả trước hoặc ngược lại - Sai sót do trùng lặp - Sai sót do quên ghi chép…. 1.3 Quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ trong kiểm toán BCTC Một cuộc kiểm toán thông thường được thực hiện qua 3 giai đoạn: lập kế hoạch kiểm toán, thực hiện kiểm toán và kết thúc kiểm toán. Việc thực hiện kiểm toán khoản mục TSCĐ trong kiểm toán BCTC cũng cần đảm bảo qua cả 3 giai đoạn đó 1.3.1 Lập kế hoạch kiểm toán Sau khi chấp nhận khách hàng, kiểm toán viên và công ty kiểm toán bắt đầu thực hiện quá trình kiểm toán với khâu đầu tiên là lập kế hoạch kiểm toán. Lập kế hoạch kiểm toán là quá trình nhằm xác định phương hướng, phạm vi và các thủ tục kiểm toán chủ yếu áp dụng trong giai đoạn thực hiện kiểm toán. Theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 300 – Lập kế hoạch kiểm toán, ban hành kèm theo thông tư số 214/2012/TT – BTC ngày 06/12/2012 của Bộ tài chính, giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán bao gồm 3 nội dung là thực hiện thủ tục đánh giá rủi ro, thiết kế các thủ tục kiểm toán tiếp theo ở cấp độ cơ sở dẫn liệu và thiết kế các thủ tục kiểm toán bắt buộc khác để đảm bảo cuộc kiểm toán tuân thủ các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam. 1.3.1.1 Thu thập thông tin về đơn vị khách hàng Đối với kiểm toán khoản mục TSCĐ, những thông tin mà KTV cần thu thập bao gồm:  Hiểu biết chung về nền kinh tế bao gồm các yếu tố kinh tế chung, các yếu tố ngành nghề và các yếu tố pháp lý có liên quan tới khoản mục TSCĐ. Các yếu tố này ảnh hưởng tất yếu đến việc mở rộng hay thu hẹp quy mô TSCĐ.  Hiểu biết về hoạt động của đơn vị được kiểm toán. Thông tin về khách hàng hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, thương mại hay dịch vụ, thuộc khối ngành công nghiệp nặng hay công nghiệp nhẹ,… là cơ sở đánh giá tỷ trọng TSCĐ trên tổng giá trị tài sản là cao hay thấp; cũng như đặc trưng cơ bản về TSCĐ của đơn vị được kiểm toán. Thông tin về cơ cấu tổ chức của khách hàng như có nhiều chi
  • 21. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths.NCS Đỗ Thị Thoa Sinh viên: Đỗ Thị Ánh Tuyết Lớp: CQ50/22.0315 nhánh, công ty con trong và ngoài nước là cơ sở đánh giá về việc theo dõi các tài sản điều động, điều chuyển nội bộ. Kết hợp các thông tin này với các thông tin chung về nền kinh tế, kiểm toán viên có thể đánh giá sơ bộ ban đầu các rủi ro tiềm tàng xảy ra đối với khoản mục TSCĐ.  Hiểu biết về hệ thống kế toán TSCĐ và hệ thống KSNB về TSCĐ của đơn vị được kiểm toán trên cả ba phương diện thiết kế, vận hành và duy trì: chính sách kế toán về TSCĐ mà đơn vị áp dụng và lý do thay đổi (nếu có); ảnh hưởng của các chính sách mới về kế toán và quản lý TSCĐ đối với đơn vị; tính hiện hữu, hiệu quả, hiệu lực, thường xuyên và liên tục trong tổ chức hoạt động của hệ thống kế toán và kiểm soát nội bộ đối với TSCĐ; …Kết quả của việc tìm hiểu hệ thống KSNB này sẽ giúp kiểm toán viên có cơ sở để đánh giá rủi ro kiểm soát. Việc thiết kế, vận hành và duy trì hiệu quả một hệ thống KSNB về TSCĐ sẽ là cơ sở đề kiểm toán viên thu hẹp phạm vi áp dụng các thủ tục kiểm toán chi tiết. Các thông tin này được thu thập chủ yếu từ BGĐ và những người chịu trách nhiệm về lập và trình bày BCTC. Tuy nhiên, kiểm toán viên cũng có thể phỏng vấn các cá nhân khác để thu thập thêm các thông tin hoặc các quan điểm khác nhằm đánh giá rủi ro một cách khách quan hơn. Ví dụ như việc phỏng vấn trực tiếp các cá nhân ở bộ phận sử dụng TSCĐ giúp kiểm toán viên có được thông tin về thực tế quản lý và sử dụng TSCĐ của doanh nghiệp có đúng với quy định, quy chế đã đề ra không. Bên cạnh đó, kiểm toán viên cũng có thể phỏng vấn luật sư của đơn vị để thu thập thông tin về các tranh chấp hiện có liên quan đến các tài sản như quyền sử dụng đất, tài sản đem đi cầm cố, thế chấp,… 1.3.1.2 Thủ tục phân tích Căn cứ vào các thông tin thu thập đượcvà kinh nghiệm nghề nghiệp, kiểm toán viên thực hiện thủ tục phân tích. Thủ tục phân tích sử dụng trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán liên quan đến cả thông tin tài chính và thông tin phi tài chính. Các thông tin phi tài chính về môi trường kinh doanh thuận lợi hay bất lợi, chính sách của Nhà nước về quản lý TSCĐ thay đổi, khoa học công nghệ ứng dụng trong ngành thay đổi nhanh,… là các yếu tố tác động đương nhiên dẫn đến sự thay
  • 22. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths.NCS Đỗ Thị Thoa Sinh viên: Đỗ Thị Ánh Tuyết Lớp: CQ50/22.0316 đổi về quy mô và tỷ trọng TSCĐ. Ngược lại, các thông tin phi tài chính về sức ép của hội đồng quản trị, khó khăn trong vay vốn sản xuất, đơn vị có kế hoạch niêm yết chứng khoán trên sàn,… là những nhân tố bất thường, dễ là nguyên nhân dẫn đến những gian lận trong công bố thông tin về TSCĐ. Việc phân tích thông tin phi tài chính giúp kiểm toán viên loại trừ được những biến động hợp lý khi phân tích thông tin tài chính. Đối với các thông tin tài chính, kiểm toán viên thường sử dụng hai kỹ thuật phân tích chủ yếu là phân tích xu hướng và phân tích tỷ suất.  Phân tích xu hướng là việc so sánh nguyên giá, giá trị khấu hao trong kỳ của các loại TSCĐ kỳ này với kỳ trước, lập các bảng kê tăng giảm TSCĐ cuối kỳ so với đầu kỳ.  Phân tích tỷ suất là việc so sánh tỷ lệ tương quan giữa các chỉ tiêu trên BCTC. Đối với khoản mục TSCĐ, kiểm toán viên có thể tính toán và phân tích một số chỉ tiêu như tỷ suất tài trợ, tỷ suất đầu tư, so sánh giữa tổng nguyên giá với tổng giá trị sản lượng,… Kết quả phân tích chỉ cung cấp những thông tin ban đầu về khả năng xảy ra sai phạm chứ không thể là bằng chứng thích hợp và đầy đủ cho sai phạm của đơn vị. 1.3.1.3 Xác định mức trọng yếu ban đầu Để xác định mức trọng yếu tổng thể, trước tiên kiểm toán viên cần lựa chọn một tiêu chí phù hợp và sử dụng xét đoán chuyên môn để xác định tỷ lệ phần trăm (%) cho tiêu chí đã lựa chọn. Có nhiều tiêu chí để lựa chọn như lợi nhuận kế toán trước thuế, lợi nhuận ròng, doanh thu, tổng tài sản, nợ dài hạn,…Tùy thuộc vào quy mô, đặc điểm kinh doanh, đặc điểm sở hữu của từng khách hàng mà việc lựa chọn tiêu chí làm căn cứ cho việc xác định mức trọng yếu tổng thể được vận dụng linh hoạt. Ví dụ như đối với một khách hàng là công ty niêm yết thì tiêu chí thường được lựa chọn là lợi nhuần ròng sau thuế, còn đối với khách hàng là một đơn vị hoạt động công ích có sử dụng tài sản công thì tài sản có thể là tiêu chí thích hợp.
  • 23. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths.NCS Đỗ Thị Thoa Sinh viên: Đỗ Thị Ánh Tuyết Lớp: CQ50/22.0317 Trong thực tế việc xét đoán tính trọng yếu là một vấn đề nhạy cảm phụ thuộc rất nhiều vào bản thân mỗi KTV về tính chủ quan và khả năng xét đoán nghề nghiệp. Căn cứ vào kết quả của kết quả thủ tục đánh giá rủi ro, kiểm toán viên dự kiến nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán cho kiểm toán khoản mục TSCĐ. 1.3.1.4 Thiết kế chương trình kiểm toán cho kiểm toán khoản mục TSCĐ Sau khi thực hiện các công việc trên KTV phải xây dựng một chương trình kiểm toán cụ thể cho cuộc kiểm toán Chương trình kiểm toán là những dự kiến chi tiết về các công việc kiểm toán cần thực hiện, thời gian hoàn thành và sự phân công lao động giữa các KTV cũng như dự kiến về các tư liệu, thông tin liên quan cần sử dụng và thu thập. Trọng tâm của chương trình kiểm toán là các thủ tục kiểm toán cần thiết thực hiện đối với từng khoản mục hay bộ phận được kiểm toán. Kiểm toán viên thực hiện kiểm toán khoản mục TSCĐ phải tuân theo chương trình kiểm toán đã được thiết kế dưới sự giám sát của trưởng nhóm kiểm toán. Tuy nhiên chương trình kiểm toán cũng có thể được thay đổi trong quá trình kiểm toán nếu xảy ra các sự kiện ngoài dự kiến, thông tin do kiểm toán viên thu thập được có sự khác biệt lớn so với thông tin sử dụng để lập kế hoạch kiểm toán hoặc bằng chứng kiểm toán thu thập được từ việc thực hiện các thủ tục kiểm tra chi tiết có thể mâu thuẫn với bằng chứng kiểm toán thu thập được từ việc thực hiện các thử nghiệm kiểm soát. 1.3.2 Thực hiện kiểm toán 1.3.2.1 Thực hiện các thử nghiệm kiểm soát Thử nghiệm kiểm soát chỉ được thực hiện sau khi tìm hiểu HTKSNB được đánh giá là có hiệu lực. Khi đó, các thử nghiệm kiểm soát được triển khai nhằm thu thập các bằng chứng kiểm toán về thiết kế và về hoạt động của HTKSNB. Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 500 qui định: “Thử nghiệm kiểm soát là việc kiểm tra
  • 24. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths.NCS Đỗ Thị Thoa Sinh viên: Đỗ Thị Ánh Tuyết Lớp: CQ50/22.0318 để thu thập bằng chứng kiểm toán về sự thiết kế phù hợp và sự vận hành hữu hiệu của HTKT và HTKSNB”. Bảng 1.1 Các thử nghiệm kiểm soát TSCĐ Quá trình KSNB chủ yếu Các thử nghiệm kiểm soát phổ biến 1. Tính hiện hữu - TSCĐ ghi trong sổ sách hiện do doanh nghiệp quản lý sử dụng, tính độc lập bộ phận quản lý TSCĐ và việc tách biệt bộ phận này với bộ phận ghi sổ. - Sự có thật của công văn xin đề nghị mua TSCĐ, công văn duyệt mua, hợp đồng mua, biên bản giao nhận TSCĐ đưa vào sử dụng và thẻ TSCĐ. - Các chứng từ thanh lý nhượng bán TSCĐ được huỷ bỏ, tránh việc sử dụng lại. - Quan sát TSCĐ ở đơn vị và xem xét sự tách biệt giữa các chức năng quản lý và ghi sổ với bộ phận bảo quản TSCĐ. - Kiểm tra chứng từ, sự luân chuyển chứng từ và dấu hiệu của KSNB. - Kiểm tra dấu hiệu của sự huỷ bỏ. 2. Tính đầy đủ Mỗi TSCĐ có một bộ hồ sơ, được ghi chép từ khi mua nhận TSCĐ về đơn vị cho tới khi nhượng bán, thanh lý TSCĐ. Việc ghi chép, tính nguyên giá TSCĐ đều dựa trên cơ sở chứng từ hợp lệ nêu trên. Kiểm tra tính đầy đủ của chứng từ có liên quan đến TSCĐ. 3.Quyền và nghĩa vụ TSCĐ thuộc sở hữu của đơn vị được ghi chép vào khoản mục TSCĐ, được doanh nghiệp quản lý và sử dụng. Những TSCĐ không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp thì được ghi chép ngoài Bảng cân đối tài sản. Kết hợp giữa việc kiểm tra vật chất với việc kiểm tra chứng từ, hồ sơ pháp lý về quyền sở hữu tài sản. 4. Sự phê chuẩn Phê chuẩn các nghiệp vụ tăng, giảm trích khấu hao TSCĐ được phân cấp đối với các nhà quản lý của doanh nghiệp. - Phỏng vấn những người liên quan. - Kiểm tra dấu hiệu của sự phê chuẩn. 5. Tính Tất cả các chứng từ có liên quan tới việc - Xem xét dấu hiệu kiểm tra
  • 25. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths.NCS Đỗ Thị Thoa Sinh viên: Đỗ Thị Ánh Tuyết Lớp: CQ50/22.0319 chính xác mua, thanh lý TSCĐ ở đơn vị đều đựơc phòng kế toán tập hợp và tính toán đúng đắn. Việc cộng sổ chi tiết và sổ tổng hợp TSCĐ là chính xác và được kiểm tra đầy đủ. của HTKSNB. - Cộng lại một số chứng từ phát sinh của TSCĐ. 6. Tính kịp thời Việc ghi sổ và cộng sổ TSCĐ được thực hiện kịp thời ngay khi có nghiệp vụ phát sinh và đáp ứng yêu cầu lập Báo cáo kế toán của doanh nghiệp. Kiểm tra tính đầy đủ và kịp thời của việc ghi chép. 7. Phân loại và trình bày - Doanh nghiệp có qui định về việc phân loại chi tiết TSCĐ phù hợp với yêu cầu quản lý. - Các qui định về trình tự ghi sổ các nghiệp vụ liên quan đến TSCĐ từ sổ chi tiết đến sổ tổng hợp. - Phỏng vấn những người có trách nhiệm để tìm hiểu qui định phân loại TSCĐ trong doanh nghiệp. - Kiểm tra hệ thống tài khoản và sự phân loại sổ sách kế toán. - Xem xét trình tự ghi sổ và dấu hiệu của KSNB. 1.3.2.2Khảo sát cơ bản đối với khoản mục TSCĐ a. Thủ tục phân tích, đánh giá tổng quát Thủ tục phân tích nhằm mục tiêu phát hiện những dấu hiệu bất thường từ đó có thể xét đoán khả năng có thể có của các sai phạm đối với nghiệp vụ có liên quan. Các kỹ thuật chủ yếu có thể sử dụng để phân tích bao gồm :  Kỹ thuật phân tích ngang: - So sánh nguyên giá, giá trị hao mòn lũy kế và giá trị còn lại của các loại TSCĐ hiện có của đơn vị với các kỳ trước; - So sánh tổng chi phí khấu hao TSCĐ (hoặc từng loại TSCĐ) với các kỳ trước; - Lập bảng kê tăng, giảm từng loại TSCĐ với các kỳ trước;
  • 26. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths.NCS Đỗ Thị Thoa Sinh viên: Đỗ Thị Ánh Tuyết Lớp: CQ50/22.0320 - So sánh tổng chi phí sửa chữa lớn kỳ này với kỳ trước;  Kỹ thuật phân tích dọc: - So sánh tỉ lệ khấu hao bình quân của kỳ này với các kỳ trước nhằm nhận định, tìm các sai sót có thể xảy ra khi ghi sổ khấu hao lũy kế; - So sánh hệ số hao mòn bình quân của từng loại TSCĐ với các kỳ trước; - So sánh tỷ suất giữa tổng chi phí sửa chữa lớn TSCĐ với tổng nguyên giá TSCĐ; b. Kiểm tra chi tiết nghiệp vụ và số dư  Kiểm tra chi tiết về nghiệp vụ tăng giảm TSCĐ Việc kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ tăng, giảm TSCĐ có ý nghĩa quan trọng đối với quá trình kiểm toán TSCĐ. Việc phản ánh đúng đắn các nghiệp vụ này có tác động và ảnh hưởng lâu dài đến các BCTC của đơn vị. Việc kiểm tra chi tiết nghiệp vụ tăng, giảm TSCĐ theo các mục tiêu kiểm toán cụ thể có thể được thực hiện theo các thủ tục sau : Bảng 1.2 Các thủ tục khảo sát nghiệp vụ tăng, giảm TSCĐ Mục tiêu kiểm toán Các khảo sát nghiệp vụ thông thường Những vấn đề cần lưu ý - Đảm bảo cho các nghiệp vụ tăng, giảm TSCĐ được phê chuẩn đúng đắn - So sánh tổng nguyên giá TSCĐ năm nay với các năm trước; - Đánh giá tính hợp lý của các nghiệp vụ tăng, giảm TSCĐ với tình hình hoạt động thực tế của đơn vị (Khả năng, công suất máy móc thiết bị hiện có, nhu cầu máy móc thiết bị, mức độ cũ mới của máy móc thiết bị..) - Đánh giá tính hợp lý của việc phê chuẩn giá mua, bán của các TSCĐ tăng giảm trong kỳ … - KTV phải có hiểu biết sâu sắc về hoạt động sản xuất kinh doanh và tình hình thực tế của doanh nghiệp - Đảm bảo cho các nghiệp vụ tăng, giảm TSCĐ là có căn cứ hợp lý (Sự phát sinh) - Kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ và tính hợp pháp của các chứng từ liên quan đến nghiệp vụ tăng, giảm TSCĐ (hóa đơn mua, biên bản giao nhận TSCĐ, tài liệu quyết toán vốn đầu tư,…) - Có thể kết hợp kiểm tra các chứng từ, tài liệu với kiểm tra vật chất thực tế TSCĐ - Kiểm tra quá trình mua sắm, các chứng từ tài liệu liên quan đến việc mua sắm TSCĐ, các chi phí vận chuyển, lắp đặt, chạy thử… - Các thử nghiệm này sẽ được thực hiện ở quy mô tương đối lớn khi hệ thống KSNB của đơn vị được đánh giá là yếu (Rủi ro kiểm soát cao) - Đảm bảo sự đánh giá đúng đắn, hợp lí - Kiểm tra tính đúng đắn, phù hợp và nhất quán của các chính sách xác định nguyên giá TSCĐ mà doanh nghiệp áp dụng; - Phải nắm vững các nguyên tắc quy định về đánh
  • 27. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths.NCS Đỗ Thị Thoa Sinh viên: Đỗ Thị Ánh Tuyết Lớp: CQ50/22.0321 của nghiệp vụ TSCĐ - Đối chiếu số liệu trên các chứng từ pháp lý liên quan đến tăng, giảm TSCĐ (hóa đơn, hợp đồng thuê TS, các chứng từ vận chuyển, lắp đặt, biên bản giao nhận…) - Tính toán lại nguyên giá TSCĐ trên cơ sở chứng từ đã kiểm tra giá TSCĐ ; - Mức độ khảo sát phụ thuộc vào việc đánh giá hệ thống KSNB - Đảm bảo việc phân loại và hạch toán đúng đắn các nghiệp vụ TSCĐ - Kiểm tra chính sách phân loại và sơ đồ hạch toán TSCĐ của doanh nghiệp, đảm bảo sự hợp lý và phù hợp của các quy định hiện hành; - Chọn mẫu các nghiệp vụ TSCĐ để kiểm tra việc phân loại, xem xét các bút toán ghi sổ và các sổ kế toán - Mục tiêu này thường kết hợp khi kiểm toán tính đầy đủ và việc tính toán, đánh giá TSCĐ Đảm bảo cho việc hạch toán đầy đủ, đúng kỳ các nghiệp vụ TSCĐ - Đối chiếu các chứng từ tăng, giảm TSCĐ (hóa đơn, biên bản giao nhận,…) với các sổ kế toán chi tiết TSCĐ nhằm đảm bảo việc hạch toán không bị bỏ sót; - Kiểm tra các khoản chi phí sửa chữa TSCĐ để phát hiện các trường hợp quên ghi sổ TSCĐ, hoặc ghi nhận TSCĐ thành các khoản khác (chi phí trả trước, chi phí XDCB…) - Kiểm tra đối chiếu ngày, tháng các chứng từ tăng, giảm TSCĐ với ngày tháng ghi sổ các nghiệp vụ này (Đặc biệt đối với các nghiệp vụ phát sinh cuối các niên độ kế toán và đầu niên độ sau) - Đây là một trong các mục tiêu quan trọng nhất của kiểm toán TSCĐ - Đảm bảo sự cộng dồn (tính toán tổng hợp) đúng đắn các nghiệp vụ TSCĐ - Cộng tổng các bảng kê tăng, giảm TSCĐ trong kỳ; - Đối chiếu số liệu giữa các sổ chi tiết, sổ tổng hợp, các bảng kê với nhau và với sổ cái tổng hợp - Đối chiếu số liệu trên các sổ kế toán TSCĐ với kết quả kiểm kê TSCĐ Việc kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ tăng, giảm TSCĐ thường được kết hợp với quá trình kiểm tra chi tiết số dư của các khoản TSCĐ. Quy mô các khảo sát nghiệp vụ TSCĐ phụ thuộc vào tính trọng yếu, mức độ rủi ro kiểm soát của đơn vị mà KTV đã đánh giá cũng như kinh nghiệm và kết quả kiểm toán các niên độ trước. Khi kiểm toán chi tiết các nghiệp vụ tăng, giảm TSCĐ KTV cũng cần lưu ý tới đặc điểm của từng loại TSCĐ để có thể xác định được khả năng sai sót và thực hiện các thủ tục kiểm tra một cách phù hợp.  Kiểm tra chi tiết về số dư tài khoản TSCĐ
  • 28. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths.NCS Đỗ Thị Thoa Sinh viên: Đỗ Thị Ánh Tuyết Lớp: CQ50/22.0322 Việc kiểm toán số dư cuối kỳ của tài khoản TSCĐ được thực hiện trên cơ sở kết quả kiểm toán số dư đầu kỳ và kết quả kiểm toán các nghiệp vụ tăng, giảm TSCĐ trong kỳ.  Với số dư đầu kỳ: Việc xem xét số dư đầu kỳ của TSCĐ được tiến hành tùy thuộc vào doanh nghiệp được tiến hành kiểm toán lần đầu hay lần thứ hai trở đi. - Nếu việc kiểm toán năm trước được thực hiện bởi chính công ty kiểm toán đang thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính năm nay và số dư đầu kỳ đã được xác định là đúng thì KTV không cần thiết phải thực hiện các thủ tục kiểm toán bổ sung. Nếu việc kiểm toán năm trước được thực hiện bởi công ty kiểm toán khác KTV phải xem xét báo cáo kiểm toán năm trước và hồ sơ kiểm toán năm trước đặc biệt là vấn đề liên quan đến TSCĐ. Nếu có thể tin cậy được KTV cũng có thể chấp nhận kết quả kiểm toán năm trước mà không cần thực hiện các thủ tục kiểm toán bổ sung. Trong các trường hợp này KTV chỉ cần kiểm tra đảm bảo số dư cuối năm tài chính trước được kết chuyển chính xác và được phân loại một cách phù hợp. - Nếu BCTC chưa được kiểm toán năm trước hoặc việc kiểm toán năm trước được thực hiện bởi công ty kiểm toán khác mà KTV không tin tưởng vào kết quả kiểm toán hoặc báo cáo kiểm toán không chấp nhận toàn phần đối với số dư TSCĐ thì KTV phải xem xét đến các nguyên nhân không chấp nhận toàn phần của KTV năm trước. Trong các trường hợp này KTV phải áp dụng thủ tục kiểm toán bổ sung: Kiểm tra các chứng từ chứng minh cho số dư đầu năm, chọn mẫu các TSCĐ để kiểm tra sự tồn tại thực tế của các tài sản, xem xét kết quả kiểm kê TSCĐ của doanh nghiệp, kiểm tra tình trạng thế chấp TSCĐ (đặc biệt là thế chấp bằng giấy tờ sở hữu TSCĐ).  Với số dư cuối kỳ : Được xác nhận trên cơ sở kết quả kiểm toán số dư đầu kỳ và nghiệp vụ tăng giảm TSCĐ trong kỳ. KTV cũng cần căn cứ vào kết quả kiểm kê cuối kỳ để chứng minh sự hiện hữu của chúng. c. Kiểm toán chi phí khấu hao và giá trị hao mòn lũy kế của TSCĐ  Kiểm toán chi phí khấu hao TSCĐ Mục tiêu cơ bản của kiểm toán chi phí khấu hao TSCĐ là xem xét quá trình tính toán đánh giá xác định và phân bổ mức khấu hao TSCĐ cho các đối tượng sử
  • 29. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths.NCS Đỗ Thị Thoa Sinh viên: Đỗ Thị Ánh Tuyết Lớp: CQ50/22.0323 dụng có hợp lý và đảm bảo tính nhất quán hay không. Mục tiêu này được cụ thể hóa như sau: - Đảm bảo chính sách khấu hao đang áp dụng hợp lý và nhất quán. - Việc tính toán mức khấu hao TSCĐ được thực hiện chính xác. - Việc phân bổ chi phí khấu hao cho các đối tượng được thực hiện một cách hợp lý và nhất quán giữa các kỳ. Để đạt được các mục tiêu kiểm toán trên, KTV có thể thực hiện các thủ tục kiểm toán chủ yếu sau: - Tiến hành phân tích sơ bộ chi phí khấu hao + So sánh tỷ lệ chi phí khấu hao bình quân, tổng chi phí khấu hao, tỷ trọng chi phí khấu hao trong toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh kỳ này với các kỳ trước. Khi so sánh nếu phát sinh các biến động bất thường, KTV cần phải tìm hiểu nguyên nhân và giải thích được các biến động đó. - Thu thập trao đổi để có hiểu biết về chính sách khấu hao mà doanh nghiệp đang áp dụng. Tìm hiểu nguyên nhân và đánh giá tính phù hợp nếu chính sách khấu hao của doanh nghiệp có sự thay đổi so với kỳ trước. - Kiểm tra việc tính khấu hao của doanh nghiệp + KTV kiểm tra lại căn cứ tính khấu hao + Chọn mẫu một số TSCĐ tiến hành tính toán lại mức khấu hao + So sánh số liệu trên bảng tính khấu hao, Bảng đăng ký khấu hao TSCĐ, Sổ chi tiết hao mòn TSCĐ, Sổ chi tiết chi phí, Sổ cái tài khoản hao mòn TSCĐ… + Kiểm tra các trường hợp đã khấu hao hết mà doanh nghiệp vẫn đang sử dụng; + Kiểm tra việc trích hoặc thôi trích khấu hao với các TSCĐ tăng, giảm trong kỳ, các khoản chi phí nâng cấp cải tạo được hạch toán tăng nguyên giá TSCĐ trong kỳ, các phần tháo dỡ làm giảm nguyên giá TSCĐ trong kỳ; + Kiểm tra việc hạch toán chi phí khấu hao trên sổ và tài khoản có liên quan . - Kiểm tra việc phân bổ khấu hao cho các đối tượng:
  • 30. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths.NCS Đỗ Thị Thoa Sinh viên: Đỗ Thị Ánh Tuyết Lớp: CQ50/22.0324 + Xem xét chính sách phân bổ chi phí khấu hao cho các đối tượng, đánh giá tính hợp lý của các chính sách này + Kiểm tra lại độ tin cậy của các tiêu chuẩn phân bổ chi phí khấu hao mà doanh nghiệp xác định + Tính toán lại các khoản phân bổ + Kiểm tra lại việc hạch toán chi phí khấu hao phân bổ cho các đối tượng trên các Sổ chi tiết chi phí và Sổ chi tiết tính giá thành có liên quan.  Kiểm toán giá trị hao mòn lũy kế của TSCĐ + Kiểm tra việc ghi giảm giá trị hao mòn TSCĐ với các nghiệp vụ giảm TSCĐ trong kỳ + Tính toán lại giá trị hao mòn lũy kế của TSCĐ + So sánh số liệu trên các sổ kế toán chi tiết và Sổ cái các tài khoản hao mòn TSCĐ… d. Kiểm toán các khoản chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu của TSCĐ Các khoản chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu TSCĐ bao gồm: các khoản chi phí sửachữa, nâng cấp, cải tạo…đối với TSCĐ. Mục tiêu kiểm toán quan trọng nhất đối với khoản chi phí này là đảm bảo các khoản chi phí phát sinh thực tế, phù hợp với điều kiện thực tế của doanh nghiệp; các khoản chi phí này phải được hạch toán đầy đủ và đúng các trình tự phương pháp kế toán theo quy định của các Chuẩn mực, chế độ kế toán liên quan. Các thủ tục mà KTV thường áp dụng trong trường hợp này là: - Lập các bảng kê chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu liên quan đến TSCĐ phát sinh trong kỳ. - So sánh các khoản chi phí phát sinh với các kỳ trước để đánh giá biến động của các khoản phí tổn phát sinh. - Đánh giá sự hợp lý của các khoản phí tổn phát sinh trong kỳ với tình hình thực tế của doanh nghiệp. - Kiểm tra sự phát sinh thực tế của các khoản chi phí để loại bỏ khả năng hạch toán khốngcác khoản chi phí sửa chữa nhằm hợp lý hóa các khoản chi phí khác.
  • 31. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths.NCS Đỗ Thị Thoa Sinh viên: Đỗ Thị Ánh Tuyết Lớp: CQ50/22.0325 - Trong trường hợp các khoản phí tổn này phát sinh lớn và doanhnghiệp đã có kế hoạch trước cần: + So sánh các phí tổn thực tế phát sinh với các kế hoạch và dự toán chi phí đã được lập để xem xét sự biến động và các chênh lệch chi phí thực tế với dự toán và tìm hiểu nguyên nhân của các chênh lệch này. + Nếu doanh nghiệp có trích trước chi phí cần kiểm tra cơ sở pháp lí của việc trích trước; quá trình trích trước và hạch toán chi phí trích trước vào chi phí các kỳ kinh doanh trước; việc xử lý chênh lệch giữa chi phí thực tế và chi phí trích trước của doanh nghiệp. + Kiểm tra các tài liệu liên quan và tài liệu quyết toán các khoản chi phí liên quan. 1.3.3 Kết thúc kiểm toán Sau khi đã thực hiện các khảo sát đối với kiểm soát và khảo sát liên quan đến số liệu kế toán TSCĐ, KTV phải tổng hợp kết quả kiểm toán cho phần hành này. Công việc này được dựa trên kết quả các khảo sát đã được thực hiện với những bằng chứng đã thu thập được. Tổng hợp kết quả kiểm toán TSCĐ thường được thể hiện dưới hình thức một “Bản tổng hợp kết quả kiểm toán” hay “Biên bản kiểm toán” . Các nội dung chủ yếu thể hiện trong tổng hợp kết quả kiểm toán thường gồm:  Các sai phạm phát hiện khi kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ và số dư tài khoản và đánh giá mức độ của sai phạm.  Nguyên nhân của sai lệch (nếu có) và các bút toán điều chỉnh sai phạm.  Kết luận về mục tiêu kiểm toán (đã đạt được hay chưa).  Ý kiến của KTV về sai phạm và hạn chế của kiểm soát nội bộ đốivới TSCĐ.  Vấn đề cần theo dõi trong đợt kiểm toán lần sau (nếu có). Tổng hợp kết quả kiểm toán TSCĐ là một căn cứ quan trọng cho KTV tổng hợp lập Báo cáo kiểm toán.
  • 32. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths.NCS Đỗ Thị Thoa Sinh viên: Đỗ Thị Ánh Tuyết Lớp: CQ50/22.0326 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ THẨM ĐỊNH GIÁ VIỆT NAM 2.1 Tổng quan về Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá Việt Nam (AVA) 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá Việt Nam (AVA) được Bộ Tài chính Việt Nam và Sở Kế hoạch đầu tư Hà Nội cấp Giấy phép hành nghề, Giấy phép thành lập vào ngày 10/10/2006 và hoạt động theo mô hình Công ty TNHH 2 thành viên trở lên trong lĩnh vực Kiểm toán - Kế toán, định giá tài sản, tư vấn tài chính - kế toán và quản lý tại Việt Nam. Tổng số cán bộ nhân viên của AVA gồm 145 người, chia làm 11 phòng ban và 1 văn phòng đại diện, 1 chi nhánh. Tên kinh doanh: Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá Việt Nam Tên viết tắt: AVA CO., LTD Đăng kí kinh doanh số: 0102028384 ngày 10/10/2006, sửa đổi bổ sung ngày 27/02/2007 tại Sở Kế hoạch đầu tư thành phố Hà Nội. Tên giao dịch quốc tế: Viet Nam Auditing And Valuation Company Limited Trụ sở chính: Số 160 Phương Liệt, Quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội Địa chỉ giao dịch: Tầng 14, tòa nhà SUDICO, đường Mễ Trì, phường Mỹ Đình 1, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội Điện thoại: (+84 4) 3 868 9566/88 Fax: (+84 4) 3 868 248 Email: ava@kiemtoanava.com.vn Website: www.kiemtoanava.com.vn Công ty có văn phòng đại diện ở Tp Vinh – Nghệ An. Chi nhánh: Quảng Ninh 2.1.2 Các loại hình dịch vụ của công ty Công ty cung cấp cho khách hàng nhiều loại hình dịch vụ có giá trị cao như: Dịch vụ kiểm toán
  • 33. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths.NCS Đỗ Thị Thoa Sinh viên: Đỗ Thị Ánh Tuyết Lớp: CQ50/22.0327 Dịch vụ kế toán Dịch vụ tư vấn Dịch vụ xác định giá trị Doanh nghiệp và Tư vấn TNHH hoá Dịch vụ Đào tạo & Hỗ trợ tuyển dụng Dịch vụ Công nghệ thông tin Khách hàng của công ty liên tục phát triển rất đa dạng, với trên 300 khách hàng thường xuyên bao gồm ở tất cả các loại hình doanh nghiệp hoạt động trong tất cả cá ngành nghề và lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế. 2.1.3 Cơ cấu tổ chức công ty AVA gồm 145 thành viên, chia thành 11 phòng ban, 1 văn phòng đại diện và 1 chi nhánh Quảng Ninh. Tại AVA, hoạt động kiểm soát chất lượng được thực hiện qua cả 3 cấp: Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc, Trưởng phòng kiểm toán giám sát, theo dõi chặt chẽ các diễn biến, sự kiện phát sinh trong suốt quá trình tiến hành cuộc kiểm toán, từ khâu lập kế hoạch kiểm toán, thực hiện kiểm toán đến kết thúc kiểm toán.
  • 34. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths.NCS Đỗ Thị Thoa Sinh viên: Đỗ Thị Ánh Tuyết Lớp: CQ50/22.0328 ph SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC CÔNG TY AVA Phó TGĐ Ngô Quang Tiến Văn phòng đại diện Nghệ An KT XDCB Phó TGĐ Ngô Đạt Vinh Phòng NV1 XDC B Phó TGĐ Nguyễn SơnThanh Phòng NV2 KTB CTC Phó TGĐ Lưu Quốc Thái Phòng NV4 KTBC TC Phòng NV3 KTBC TC Phòng NV5 KTB CTC Phó TGĐ Bùi Đức Vinh Phòng NV6 KTBC TC Phòng Kế toán Phòng Hành chính Phó TGĐ PhạmThị Hường HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN Tổng Giám Đốc Nguyễn Minh Hải Phó TGĐ Nguyễn BảoTrung Phòng NV7 KTB CTC Phòng NV8 KTBC TC Phòng NV9 KTB CTC Chi nhánh Quảng Ninh
  • 35. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths.NCS Đỗ Thị Thoa Sinh viên: Đỗ Thị Ánh Tuyết Lớp: CQ50/22.0329 2.1.4 Quy trình chung kiểm toán BCTC của Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giáViệt Nam Quy trình kiểm toán chung của AVA được thể hiện qua 5 giai đoạn sau: Giai đoạn 1: Khảo sát, tìm hiểu và chấp nhận khách hàng  Tìm hiểu sơ bộ thông tin khách hàng và đưa ra mức phí kiểm toán phù hợp  Thực hiện soạn thảo và kí kết hợp đồng kiểm toán  Trưởng phòng nghiệp vụ sắp xếp KTV thực hiện kiểm toán. Giai đoạn 2: Lập kế hoạch kiểm toán  Thứ nhất, lập kế hoạch tổng quát  Thu thập thông tin về khách hàng  Khách hàng thường xuyên.  Khách hàng kiểm toán năm đầu tiên và khách hàng tiềm năng. Thực hiện thủ tục phân tích:  Phân tích ngang  Phân tích dọc  Tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ  Thứ hai, đánh giá trọng yếu và rủi ro (mức rủi ro mong muốn <5%) Giai đoạn 3: Chứng kiến kiểm kế (nếu có) Chuẩn bị kiểm kê Chứng kiến kiểm kê Kết thúc và lập báo cáo kiểm kê Giai đoạn 4: Thực hiện kiểm toán Rà soát đánh giá chất lượng hệ thống kiểm soát nội bộ Rà soát, đánh giá việc tuân thủ pháp luật Kiểm toán báo cáo tài chính Thực hiện các thủ tục phân tích Kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ phát sinh, kiểm tra chi tiết số dư Giai đoạn 5: Kết thúc kiểm toán  Họp tổng kết, trao đổi kiến nghị, thống nhất số liệu kiểm toán
  • 36. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths.NCS Đỗ Thị Thoa Sinh viên: Đỗ Thị Ánh Tuyết Lớp: CQ50/22.0330  Phát hành Báo cáo Kiểm toán 2.2 Thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ trong kiểm toán BCTC tại công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá Việt Nam. Tuân thủ theo các quy định của Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam, quy trình kiểm toán BCTC nói chung và kiểm toán khoản mục TSCĐ nói riêng do công ty AVA thực hiện trải qua 3 giai đoạn cơ bản là: lập kế hoạch, thực hiện kiểm toán và tổng hợp kết quả kiểm toán. Để tìm hiểu về quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ trong kiểm toán BCTC do công ty AVA thực hiện, em xin trình bày quá trình thực hiện kiểm toán TSCĐ đối với khách hàng là Công ty TNHH ABC ( là khách hàng thường niên) do công ty AVA đã thực hiện cho năm tài chính kết thúc vào ngày 31/12/2015. 2.2.1 Tiếp cận khách hàng Công ty TNHH ABC là khách hàng thường niên của AVA, đã được AVA thực hiện kiểm toán BCTC cho các năm tài chính 2013 và 2014. Đến năm 2015, căn cứ vào thư mời kiểm toán của Công ty ABC với mục đích nộp BCTC đã được kiểm toán cho Cục Tài chính của Bộ Quốc Phòng (cơ quan quản lý Công ty ABC), thảo luận với Công ty ABC và đánh giá ban đầu các thay đổi đáng kể trong nhân sự BGĐ, nhân sự kế toán, hoạt động sản xuất kinh doanh,... của Công ty ABC, Công ty AVA đã chấp nhận duy trì khách hàng và thực hiện ký kết hợp đồng kiểm toán về việc cung cấp dịch vụ kiểm toán BCTC năm 2015, trong đó xác định các nội dung về nhiệm vụ của các bên, thời gian dự tính thực hiện và mức phí kiểm toán. 2.2.2 Lập kế hoạch kiểm toán Sau khi hợp đồng kiểm toán được ký kết, BGĐ công ty AVA thông báo cho chủ nhiệm kiểm toán để sắp xếp, lên kế hoạch thực hiện cuộc kiểm toán. 2.2.2.1 Tìm hiểu hoạt động kinh doanh của khách hàng ABC là khách hàng truyền thống nên những thông tin chung về hoạt động kinh doanh đã được lưu trong hồ sơ pháp lý. Đối với kiểm toán BCTC năm 2015, KTV chỉ tập trung thu thập thêm thông tin về những thay đổi trong năm tài chính đó như những thay đổi về BGĐ, về nhân sự kế toán, việc mở rộng thêm một số ngành nghề
  • 37. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths.NCS Đỗ Thị Thoa Sinh viên: Đỗ Thị Ánh Tuyết Lớp: CQ50/22.0331 kinh doanh, quy mô hoạt động kinh tế hay những thay đổi về chính sách…. Bảng 2.1: Thông tin cơ bản về Công ty TNHH ABC Người thưc hiện: D Ngày ............. Người soát xét: ............Ngày.............. THÔNG TIN KHÁCH HÀNG  Tên giao dịch đầy đủ: Công ty TNHH ABC  Loại hình doanh nghiệp: Công ty TNHH 2 thành viên trở lên  Trụ sở công ty: Số …, đường Láng , quận Đống Đa, thành phố Hà Nội  Công ty ABC được thành lập và hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 00152 do Ủy ban kế hoạch (nay là Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cấp ngày 06/02/1998, thay đổi lần 2 vào ngày 15/11/2006. Theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần đầu, công ty có tên là Công ty ABC, là doanh nghiệp nhà nước. Sau khi thay đổi giấy phép kinh doanh, công ty có tên là Công ty TNHH ABC và là công ty TNHH 100% vốn nhà nước.  Vốn điều lệ là 100.000.000.000 VND (một trăm tỷ đồng)  Theo giấy phép kinh doanh lần 2, các lĩnh vực ABC đăng ký và được phép hoạt động bao gồm:  Xây dựng các công trình thủy lợi, thủy điện, công trình ngầm;  Xây dựng các công trình phục vụ an ninh biên giới;  Xây dựng công trình hạ tầng đô thị;  Tư vấn, khảo sát, thiết kế xây dựng công trình thủy lợi, thủy điện;  Rà phá bom mìn. Công ty ABC hiện hoạt động trong tất cả các lĩnh vực trên. Qua thực hiện phỏng vấn trao đổi với khách hàng, KTV thu thập được thông tin về một số thay đổi đáng kể trong hoạt động của ABC trong năm tài chính 2015 như sau: Tổng giám đốc tiền nhiệm của Công ty đã nghỉ hưu vào tháng 10/2015. Hiện tại, Phó tổng giám đốc đang giữ quyền Tổng giám đốc.
  • 38. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths.NCS Đỗ Thị Thoa Sinh viên: Đỗ Thị Ánh Tuyết Lớp: CQ50/22.0332 Năm 2015, Công ty được Bộ Quốc Phòng giao nhiệm vụ mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh thêm 5% so với năm 2014. Kết luận: Qua tìm hiểu sơ bộ các thông tin về hoạt động của Công ty ABC, kiểm toán viên nhận thấy một số rủi ro trong kiểm toán khoản mục TSCĐ sau: TSCĐ của đơn vị được kiểm toán chủ yếu là máy móc thiết bị dùng trong ngành xây dựng, thường gồm nhiều bộ phận cấu thành. Do vậy, nếu kế toán TSCĐ không hiểu biết về các bộ phận của máy móc thiết bị thì có thể dẫn tới việc không theo dõi, hạch toán riêng biệt các bộ phận của một TSCĐ có thời gian sử dụng hữu ích khác nhau. Các TSCĐ của Công ty ABC phân tán rải rác ở các công trình xây dựng dẫn đến khó khăn trong kiểm soát thường xuyên TSCĐ về mặt hiện vật. Việc Công ty ABC được giao chỉ tiêu mở rộng sản xuất kinh doanh trong năm 2015 có thể là sức ép đối với BGĐ, dẫn đến sai phạm hạch toán tăng nguyên giá TSCĐ so với thực tế. Tìm hiểu chính sách kế toán của Công ty Qua phỏng vấn BGĐ và nhân sự phòng kế toán kết hợp với việc thu thập các văn bản quy định về tổ chức công tác kế toán của khách hàng, kiểm toán viên có được thông tin về hệ thống kế toán phần hành TSCĐ của Công ty ABC như sau:  Về hình thức kế toán Công ty ABC áp dụng hình thức Nhật ký chung trong hạch toán kế toán. Về chính sách kế toán TSCĐ Đơn vị tiền tệ kế toán: Việt Nam Đồng Niên độ kế toán bắt đầu từ 1/1 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm. Công ty áp dụng Luật kế toán năm 2003 của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 03 – TSCĐ hữu hình, số 04 – TSCĐ vô hình và số 06 – Thuê tài sản, Chế độ kế toán Việt Nam theo quyết định số 15/2006/QĐ- BTC ban hành ngày 20 tháng 03 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính và các thông tư hướng dẫn sửa đổi bổ sung chế độ kế toán của Bộ Tài Chính và thông tư số 45/2013/TT – BTC ban hành ngày 25/4/2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
  • 39. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths.NCS Đỗ Thị Thoa Sinh viên: Đỗ Thị Ánh Tuyết Lớp: CQ50/22.0333 Về nhân sự kế toán TSCĐ Công ty bố trí một kế toán viên phụ trách hạch toán kế toán các nghiệp vụ về TSCĐ và một kế toán tổng hợp giám sát công việc của kế toán TSCĐ. Kết luận: Căn cứ vào các thông tin trên, kiểm toán viên có thể tin tưởng vào hệ thống kế toán phần hành TSCĐ tại đơn vị khách hàng. 2.2.2.2 Tìm hiểu hệ thống KSNB khoản mục TSCĐ ABC là khách hàng lâu năm của AVA nên KTV dựa vào nguồn cung cấp thông tin chủ yếu từ Hồ sơ kiểm toán năm trước kết hợp với những thay đổi mà KTV thu thập được trong năm tài chính hiện hành như những thay đổi về loại hình kinh doanh, thay đổi trong chính sách bán hàng, hay những sự thay đổi lớn trong bộ máy kế toán… Nhờ đó công việc về đánh giá hệ thống KSNB sẽ diễn ra nhanh chóng và hiệu quả hơn. Bảng 2.2 Bảng đánh giá rủi ro kiểm soát đối với Công ty ABC CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ THẨM ĐỊNH GIÁ VIỆT NAM Tên khách hàng: Công ty TNHH ABC Ngày khóa sổ: 31/12/2015 Nội dung: Phân tích cơ cấu TSCĐ Tê Ngày Người thực hiện A 1/10 Người soát xét 1 D 3/10 Người soát xét 2 H 4/10 Tham chiếu Câu hỏi Rủi ro kiểm soát Có ảnh hưởng nghiêm trọng tới BCTC 1. Có thực hiện kiểm kê theo đúng qui định hay không? Có 2. Có mang TSCĐ đi thế chấp vay vốn không? Có 3. Tất cả TSCĐ có được ghi sổ đúng giá gốc hay không? Có 4. Khách hàng có theo rõi riêng những TSCĐ chờ thanh lý không? Có 5. Hệ thống thẻ TSCĐ có được duy trì không? Có
  • 40. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths.NCS Đỗ Thị Thoa Sinh viên: Đỗ Thị Ánh Tuyết Lớp: CQ50/22.0334 6. Ngoài kế toán có bộ phận nào theo dõi và quản lý TSCĐ không? Không 7. Khấu hao có được tính theo qui định hiện hành không? Có 8. Việc tính khấu hao có nhất quán với năm trước? Có 9. Thủ tục thanh lý có theo quy định không? Có 10. Khách hàng có mua bảo hiểm không? Không Kết luận: HTKSNB: Tốt  Bình thường □ Không tốt □ RRKS: Thấp□ Trung bình  Cao □ 2.2.2.3 Thực hiện thủ tục phân tích Trưởng nhóm kiểm toán thu thập Báo cáo tài chính của khách hàng năm kiểm toán và lập bảng phân tích tình hình biến động của các chỉ tiêu cả về số tiền và tỷ trọng để đánh giá khái quát tính hợp lý chung của xu hướng biến động và các quan hệ kinh tế đồng thời xác định phạm vi và mức độ áp dụng các thủ tục kiểm toán khác. Bảng 2.3.Phân tích cơ cấu tài sản của Công ty ABC CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ THẨM ĐỊNH GIÁ VIỆT NAM Tên khách hàng: Công ty TNHH ABC Ngày khóa sổ: 31/12/2015 Nội dung: Phân tích cơ cấu TSCĐ Tên Ngày Người thực hiện T 1/10 Người soát xét 1 D 3/10 Người soát xét 2 H 4/10 Tham chiếu Chỉ tiêu Cuối kỳ Tỷ trọng % Đầu kỳ Tỷ trọng % Chênh lệch Số tiền Tỷ lệ % Tỷ trọng II. TSCĐ 293,096,941,408 66% 207,015,654,098 60% 86,081,287,310 42% 6%
  • 41. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths.NCS Đỗ Thị Thoa Sinh viên: Đỗ Thị Ánh Tuyết Lớp: CQ50/22.0335 Kết luận: Qua Bảng phân tích cơ cấu tài sản nhận thấy tài sản của Công ty ABC thấy: TSCĐ tăng mạnh cả về tỷ trọng lẫn quy mô. Với một công ty chuyên về xây dựng như Công ty ABC thì việc TSCĐ chiếm tỷ trọng lớn là hợp lý. 2.2.2.4 Xác định mức trọng yếu và rủi ro Công ty tiến hành xác định mức trọng yếu thông qua một trong các chỉ tiêu: Doanh thu, Lợi nhuận kế toán sau thuế, Vốn đầu tư của chủ sở hữu, hay chỉ tiêu Tổng Tài sản. Thường thì đối với khách hàng là công ty TNHH niêm yết trên sàn chứng khoán thì chỉ tiêu được quan tâm là chỉ tiêu Lợi nhuận sau thuế, còn đối với Công ty TNHH thì trưởng nhóm kiểm toán chọn chỉ tiêu Doanh thu để xác định mức trọng yếu. Với kinh nghiệm kiểm toán của mình và tuân theo hướng dẫn của VACPA, Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá Việt Nam có tài liệu hướng dẫn đánh giá tính trọng yếu trong kiểm toán như sau: CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ THẨM ĐỊNH GIÁ VIỆT NAM Tên khách hàng: Công ty TNHH ABC Ngày khóa sổ: 31/12/2015 Nội dung: Bảng đánh giá trọng yếu T n Ngày Người thực hiện T 1/10 Người soát xét 1 D 3/10 Người soát xét 2 H 4/10 Tham chiếu Chỉ tiêu Kế hoạch Thực tế Tiêu chí được sử dụng để ước tính mức trọng yếu Doanh thu Lợi nhuận trước thuế/Doanh thu/Vốn chủ sở hữu/ Tổng tài sản Lợi nhuận trước thuế/ oanh thu/Vốn chủ sở hữu/ Tổng tài sản Lý do lựa chọn tiêu chí này để xác định mức trọng yếu Doanh thu của công ty là một chỉ tiêu đánh giá chủ yếu về tình hình hoạt động kinh doanh của công ty. Đồng thời đảm bảo tránh được rủi ro liên quan tới thuế.
  • 42. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths.NCS Đỗ Thị Thoa Sinh viên: Đỗ Thị Ánh Tuyết Lớp: CQ50/22.0336 Giá trị tiêu chí được lựa chọn (a) Tỷ lệ sử dụng để ước tính mức trọng yếu (b) Lợi nhuận trước thuế: 5% - 10% Doanh thu: 0,5% - 3% Tổng tài sản và vốn: 2% (b) 2% 2% Mức trọng yếu tổng thể (c) (c)=(a)*(b) Mức trọng yếu thực hiện (d) ( )=(c)*(50 %-70% KTVchọn 50% KTVchọn 50% Ngưỡng sai sót không đáng kể/ sai sót có thể bỏ qua (e) (e)=(d)*4%( tối đa) KTVchọn 2% KTVchọn 2% Áp dụng đối với khách hàng: Trình tự là KTV lấy mức trọng yếu cho tổng thể BCTC, sau đó xác định mức trọng yếu chung cho các khoản mục (thường là 2% mức trọng yếu cho tổng thể BCTC). Đầu tiên, KTV thu thập số liệu về doanh thu trên BCKQHĐKD năm 2015, sau đó xác định mức trọng yếu tổng thể BCTC, cuối cùng là phân bổ mức trọng yếu cho khoản mục TSCĐ (thường là 2% mức trọng yếu cho tổng thể). Kết quả ước lượng mức trọng yếu của KTV cho kiểm toán TSCĐ như sau: Doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ: 251.634.544.945 VNĐ Mức trọng yếu tổng thể cho BCTC = 2% * Doanh Thu = 5.032.690.899 VNĐ Mức trọng yếu chung cho các khoản mục = 2% * 5.032.690.899 = 100.653.818 VNĐ Mức trọng yếu tổng thể cho BCTC mà KTV AVA áp dụng cho Công ty TNHH ABC là 5.032.690.899 VNĐ, con số này được sử dụng để tính mức trọng yếu cho từng khoản mục. 2.2.2.5 Dự kiến nhân sự kiểm toán Việc lựa chọn, bố trí nhân sự kiểm toán phù hợp với quy mô và tính chất phức tạp của cuộc kiểm toán là một trong những yếu tố quyết định hàng đầu đến tính hiệu quả, tiết kiệm và chất lượng của dịch vụ. Do công ty ABC là một khách hàng tương đối lớn và đã được AVA kiểm toán
  • 43. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths.NCS Đỗ Thị Thoa Sinh viên: Đỗ Thị Ánh Tuyết Lớp: CQ50/22.0337 nhiều năm nên nhân sự được bố trí cho cuộc kiểm toán này gồm 5 người, trong đó có một chủ nhiệm kiểm toán làm trưởng nhóm. Cùng với 3 kiểm toán viên khác, trưởng nhóm kiểm toán đã có kinh nghiệm làm việc với khách hàng này trong các cuộc kiểm toán các năm trước. Đây là lợi thế lớn vì các kiểm toán viên này đã khá am hiểu về đặc điểm của khách hàng. 2.2.2.6 Thiết kế chương trình kiểm toán  Tài liệu yêu cầu khách hàng cung cấp Các tài liệu cần thiết cho kiểm toán khoản mục TSCĐ cần yêu cầu khách hàng cung cấp bao gồm:  Biên bản kiểm kê TSCĐ tại ngày 31/12/2015  Sổ cái và sổ chi tiết các tài khoản 211, 213, 214  Bảng tổng hợp tăng giảm TSCĐ  Bảng tổng hợp TSCĐ điều chỉnh giảm theo quy định của thông tư 45/2013/TT – BTC  Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ  Bảng đăng ký phương pháp và thời gian KH TSCĐ với cơ quan thuế  Các hồ sơ, chứng từ liên quan Trong quá trình thực hiện, kiểm toán viên có thể yêu cầu cung cấp thêm các tài liệu cần thiết khác. Tại AVA, chương trình kiểm toán được thiết kế theo khoản mục, trong đó nêu rõ mục tiêu và các thủ tục kiểm tra cần thực hiện đối với khoản mục đó. Chương trình kiểm toán được xây dựng theo mẫu chung nhưng khi thực hiện kiểm toán, các kiểm toán viên sẽ dựa vào đặc điểm đặc thù của từng khách hàng mà tăng cường hay giảm bớt các thủ tục cho phù hợp và tiết kiệm thời gian cũng như chi phí kiểm toán. Sau quá trìnhtìm hiểusơ bộ về Công ty, kiểm toán viên đã có cái nhìn tổng quan về tình hình hoạt động của Công ty. Kết quả đánh giá hệ thống KSNB của Công ty ABC là hiệu quả ở mức trung bình nên kiểm toán viên quyết định không dựa vào hệ thống
  • 44. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths.NCS Đỗ Thị Thoa Sinh viên: Đỗ Thị Ánh Tuyết Lớp: CQ50/22.0338 KSNB để thu thập bằng chứng kiểm toán. Sau khi có những thông tin cần thiết về TSCĐ hữu hình tại Công tyABC, kiểm toánviên hoàn thiệnchươngtrình kiểm toán TSCĐ hữu hình. Đây là tài liệu giúp kiểm toán viên thực hiện phần hành kiểm toán khoản mục TSCĐ định hướng các công việc cần thực hiện trong quá trình kiểm toán. Chương trình kiểm toán TSCĐ hữu hình tại Công ty ABC như sau: Bảng 2.4.Chương trình kiểm toán khoản mục TSCĐ do công ty AVA thực hiện Người lập: PNN. Ngày ...../2016 Người soát xét: ............Ngày............... CHƯƠNG TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TSCĐ MỤC TIÊU KIỂM TOÁN: TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình, XDCB dở dang, Bất động sản đầu tư là có thực; thuộc quyền sở hữu của DN; Nguyên giá và khấu hao được ghi nhận đầy đủ, chính xác, đúng niên độ, phù hợp và trình bày trên BCTC phù hợp với các chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành. RỦI RO CÓ SAI SÓT TRỌNG YẾU CỦA KHOẢN MỤC Các rủi ro có sai sót trọng yếu Thủ tục kiểm toán Người thực hiện Tham chiếu H (Các rủi ro này đã được xác định trong quá trình lập kế hoạch kiểm toán) CÁC THỦ TỤC KIỂM TRA CHI TIẾT