SlideShare a Scribd company logo
1 of 99
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Trương Thị Liên Lớp: CQ48/22.05i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn tốt nghiệp là trung thực, xuất phát từ tình hình
thực tế của đơn vị thực tập.
Tác giả luận văn
Sinh viên Trương Thị Liên
Lớp CQ 48/22.05
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Trương Thị Liên Lớp: CQ48/22.05ii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN........................................................................................ i
MỤC LỤC ................................................................................................. ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT........................................................... v
DANH MỤC CÁC BẢNG......................................................................... vi
LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................ 1
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ VIỆC VẬN DỤNG CÁC KỸ
THUẬT THU THẬP BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN TRONG KIỂM
TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH................................................................ 4
1.1 Khái quát về bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán Báo cáo tài
chính……….......................................................................................... 4
1.1.1 Khái niệm bằng chứng kiểm toán................................................. 4
1.1.2 Ý nghĩa của bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài
chính................................................................................................... 4
1.1.3 Phân loại bằng chứng kiểm toán .................................................. 5
1.1.4 Yêu cầu đối với bằng chứng kiểm toán ........................................ 8
1.2 Khái quát về các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm
toán Báo cáo tài chính........................................................................... 11
1.2.1 Kỹ thuật kiểm tra................................................................... 11
1.2.2. Kỹ thuật quan sát ..................................................................... 12
1.2.3. Kỹ thuật điều tra ...................................................................... 13
1.2.5. Kỹ thuật tính toán .................................................................... 17
1.2.6. Quy trình phân tích .................................................................. 17
1.3 Qui trình vận dụng các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong
kiểm toán báo cáo tài chính ................................................................... 20
1.3.1 Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán.................................. 20
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Trương Thị Liên Lớp: CQ48/22.05iii
Trong giai đoạn này, KTV sử dụng các kỹ thuật chủ yếu: Phỏng vấn,
kiểm tra tài liệu, quan sát, phân tích. .................................................. 20
1.3.2. Trong giai đoạn thực hiện kế hoạch kiểm toán ........................ 21
1.3.2 Trong giai đoạn kết thúc kiểm toán......................................... 22
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VIỆC VẬN DỤNG CÁC KỸ THUẬT
THU THẬP BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO
CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH HÃNG KIỂM TOÁN AASC
THỰC HIỆN........................................................................................... 24
2.1. Tổng quan về công ty TNHH Hãng Kiểm toán AASC ..................... 24
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển................................................ 24
2.1.3. Đặc điểm hoạt động của công ty TNHH Hãng kiểm toán AASC 26
2.1.4. Quy trình chung kiểm toán BCTC tại công ty TNHH Hãng kiểm
toán AASC ....................................................................................... 31
2.2. Thực trạng quy trình vận dụng các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm
toán trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH Hãng Kiểm toán
AASC thực hiện.................................................................................... 33
2.2.1. Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán .................................... 33
2.2.2. Trong thực hiện kiểm toán........................................................ 47
2.2.3. Trong giai đoạn kết thúc kiểm toán ........................................... 68
2.3. Đánh giá chung về quy trình vận dụng các kỹ thuật thu thập bằng
chứng kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH Hãng
Kiểm toán AASC thực hiện................................................................... 68
2.3.1 Những ưu điểm......................................................................... 68
Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán...................................................... 69
2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân ................................................. 70
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN VIỆC VẬN
DỤNG CÁC KỸ THUẬT THU THẬP BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Trương Thị Liên Lớp: CQ48/22.05iv
TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH
HÃNG KIỂM TOÁN AASC................................................................... 75
3.1. Sự cần thiết, yêu cầu và nguyên tắc hoàn thiện các kỹ thuật thu thập
bằng chứng kiểm toán tại công ty TNHH Hãng Kiểm toán AASC........... 75
3.1.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện các kỹ thuật thu thập bằng chứng
kiểm toán tại công ty TNHH Hãng Kiểm toán AASC ......................... 75
3.1.2 Nguyên tắc và yêu cầu hoàn thiện các kỹ thuật thu thập bằng chứng
kiểm toán tại công ty TNHH Hãng Kiểm toán AASC ......................... 76
3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện việc vận dụng các kỹ thuật thu thập
bằng chứng kiểm toán tại công ty TNHH Hãng Kiểm toán AASC........... 76
3.2.1. Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán .................................... 76
3.2.2. Trong thực hiện kiểm toán........................................................ 79
3.2.3. Trong giai đoạn kết thúc kiểm toán ........................................... 81
3.3. Điều kiện thực hiện các giải pháp.................................................... 82
3.3.1 Về phía các cơ quan Nhà nước .................................................. 82
3.3.2. Về phía KTV và các Công ty kiểm toán .................................... 82
3.3.3. Về phía Hội nghề nghiệp .......................................................... 83
3.3.4. Về phía các trường đào tạo....................................................... 83
KẾT LUẬN.............................................................................................. 84
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................... 85
PHỤ LỤC ................................................................................................ 86
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Trương Thị Liên Lớp: CQ48/22.05v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BCTC: Báo cáo tài chính
BCĐKT: Bảng cân đốikế toán
BCKQHĐKD: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
HSKT: Hồ sơ kiểm toán
KTV: Kiểm toán viên
TNHH: Trách nhiệm hữu hạn
TSCĐ: Tài sản cố định
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Trương Thị Liên Lớp: CQ48/22.05vi
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Kết quả kinh doanh những năm gần đây của AASC .................... 27
Bảng 2.2: Trích giấy làm việc.................................................................... 36
Bảng 2.3: Trích giấy làm việc của kiểm toán viên....................................... 39
Bảng 2.4: Bảng phân tích biến động các chỉ tiêu trên BCKQKD tại Công ty
ABC......................................................................................................... 40
Bảng 2.5: Một số tỷ suất của Công ty ABC................................................ 42
Bảng 2.6: Ước lượng trọng yếu ban đầu..................................................... 44
Bảng 2.7: Phân bổ mức trọng yếu cho các khoản mục ............................... 46
Bảng 2.8: Đánh giá hệ thống KSNB khoản mục tiền tại Công ty ABC ........ 49
Bảng 2.9: Thử nghiệm kiểm soát khoản mục tiền tại ABC .......................... 50
Bảng 2.10: Trích giấy tờ làm việc của kiểm toán viên................................. 52
Bảng 2.11: Phân tích tổng hợp đối ứng TK 111 Công ty ABC .................... 53
Bảng 2.12: Tổng hợp đối ứng theo tháng TK 111....................................... 55
Bảng 2.13: Biên bản kiểm kê quỹ tiền mặt tại Công ty ABC ........................ 56
Bảng 2.14: Trích giấy tờ làm việc của kiểm toán viên................................. 59
Bảng 2.15: Trích giấy làm việc của kiểm toán viên .................................... 60
Bảng 2.16: Mẫu trang giấy kết luận kiểm toán tiền mặt .............................. 61
Bảng 2.17: Tổng hợp đối ứng tài khoản 112 Công ty ABC ......................... 62
Bảng 2.18: Trích giấy làm việc của kiểm toán viên .................................... 64
Bảng 2.19: Thư xác nhận của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam... 65
Bảng 2.20: Trang kết luận kiểm toán khoản mục TGNH tại ABC ............... 67
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Trương Thị Liên Lớp: CQ48/22.051
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Từ khi Việt Nam ra nhập WTO, nền kinh tế Việt Nam đã có những bước
phát triển đáng kể, là “mảnh đất” hấp dẫn thu hút nhà đầu tư trong và ngoài
nước. Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước, các ngành dịch vụ
trong nước cũnng phải được nâng cao để phù hợp với điều kiện này và đáp
ứng được yêu cầu quản lý nhằm minh bạch hóa tình hình tài chính. Từ yêu
cầu đó, ngành kiểm toán tại Việt Nam đan phát triển hết sức mạnh mẽ không
chỉ về quy mô mà cả loại hình dịch vụ cung cấp. Cũng xuất phát từ hội nhập
kinh tế với sự cạnh tranh của các công ty kiểm toán lớn và có uy tín trên thế
giới, các công ty kiểm toán Việt Nam đang phải nỗ lực hết sức để nâng cao
chất lượng cuộc kiểm toán, đáp ứng được yêu cầu chung trên thế giới. Vấn đề
đặt ra cho các công ty kiểm toán là làm thế nào để nâng cao chất lượng của
dịch vụ cung cấp, tạo niềm tin đối với khách hàng, chiếm lĩnh được thị
trường. Chính vì vậy việc hoàn thiện các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm
toán để nâng cao chất lượng và giảm thiểu chi phí cuộc kiểm toán nói chung,
kiểm toán báo cáo tài chính nói riêng là một vấn đề không thể thiếu được đối
với bất cứ một công ty kiểm toán nào trong quá trình phát triển của mình.
Bằng chứng kiểm toán là các tài liệu, thông tin kế toán, mà kiểm toán viên
thu thập liên quan đến cuộc kiểm toán là cơ sở cho ý kiến của mình. Có thể
nói bằng chứng kiểm toán là yếu tố quyết định đến thành công của cuộc kiểm
toán. Trong thế kỷ mới khi kỷ nguyên kiểm toán đang mở rộng và phát triển
thì việc nâng cao chất lượng cuộc kiểm toán là một yếu tố hàng đầu của các
công ty kiểm toán.
Muốn làm được điều này thì việc nâng cao chất lượng bằng chứng kiểm
toán là một điều tất yếu. Chính vì vậy việc hoàn thiện các kỹ thuật thu thập
bằng chứng kiểm toán để nâng cao chất lượng và giảm thiểu chi phí cuộc
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Trương Thị Liên Lớp: CQ48/22.052
kiểm toán nói chung, kiểm toán báo cáo tài chính nói riêng là một vấn đề
không thể thiếu được đối với AASC cũng như đối với bất cứ một công ty
kiểm toán nào trong quá trình phát triển của mình. Nhận thức được tầm quan
trọng của các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán, với những kiến thức đã
học ở trường đại học và qua quá trình thực tập tại Công ty TNHH Hãng Kiểm
toán (AASC) em đã lựa chọn đề tài “Hoàn thiện việc vận dụng kỹ thuật thu
thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty
TNHH Hãng Kiểm toán AASC”.
2. Mục đích nghiên cứu đề tài
Với mục đích nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động kiểm toán
độc lập, Đề tài phân tích, đánh giá thực trạng việc vận dụng các kỹ thuật thu
thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán BCTC nhằm nâng cao chất lượng
cuộc kiểm toán độc lập tại công ty TNHH Hãng Kiểm toán AASC.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là việc vận dụng các kỹ thuật thu thập bằng
chứng kiểm toán trong kiểm toán BCTC.
Phạm vi đề tài nghiên cứu là việc vận dụng các kỹ thuật thu thập bằng chứng
kiểm toán trong kiểm toán BCTC do công ty TNHH Hãng Kiểm toán AASC
thực hiện.
4. Phương pháp nghiên cứu đề tài
Phương pháp chung nghiên cứu đề tài là dựa trên cơ sở phương pháp luận của
chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử.
Cụ thể đề tài kết hợp sử dụng các phương pháp nghiên cứu như thống kê - mô
tả, phân tích – tổng hợp, so sánh – đối chiếu, diễn dịch – quy nạp và phương
pháp quan sát thực tiễn để khái quát bản chất các vấn đề cần nghiên cứu.
5. Kết cấucủa đề tài
Ngoài Lời mở đầu và Kết luận, luận văn gồm ba chương:
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Trương Thị Liên Lớp: CQ48/22.053
Chương 1: Lý luận chung về việc vận dụng các kỹ thuật thu thập bằng chứng
kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính
Chương 2: Thực trạng việc vận dụng các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm
toán trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH Hãng Kiểm toán
AASC thực hiện
Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện việc vận dụng các kỹ thuật thu
thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty
TNHH Hãng Kiểm toán AASC
Do giới hạn về mặt thời gian và kinh nghiệm, nên bài viết không tránh khỏi
những thiếu sót về nhiều mặt. Em mong nhận được sự góp ý của thầy cô để
bài viết đầy đủ và sâu sắc hơn.
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Trương Thị Liên Lớp: CQ48/22.054
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ VIỆC VẬN DỤNG CÁC KỸ
THUẬT THU THẬP BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN TRONG KIỂM
TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
1.1Khái quát về bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán Báo cáo tài chính
1.1.1 Khái niệm bằng chứng kiểm toán
Để đánh giá, nhận xét và đưa ra ý kiến về BCTC của đơn vị được kiểm
toán, KTV cần phải thu thập và đánh giá các bằng chứng kiểm toán liên quan
đến BCTC. Bằng chứng kiểm toán rất đa dạng cả về loại bằng chứng, nguồn
gốc hình thành và cách thức thu thập. Mỗi loại bằng chứng có tác động khác
nhau tới việc hình thành ý kiến kiểm toán. KTV khi tiến hành thu thập bằng
chứng phải xem xét đến tính hiệu lực, tính đầy đủ và số lượng bằng chứng
cần thu thập. Bằng chứng kiểm toán cần phải được thu thập và đánh giá đúng
nhằm đảm bảo cho kết luận kiểm toán là xác đáng.
Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam VSA 500 có quy định: “Bằng chứng
kiểm toán là tất cả các tài liệu, thông tin mà kiểm toán viên thu thập
được liên quan đến cuộc kiểm toán và dựa trên các thông tin này kiểm
toán viên và dựa trên các thông tin này kiểm toán hình thành nên ý kiến
của mình”.
1.1.2 Ý nghĩa của bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài
chính
Xét về thực chất, kiểm toán BCTC chính là quá trình KTV thu thập và đánh
giá các bằng chứng kiểm toán để đưa ra ý kiến nhận xét của mình về BCTC
của đơn vị được kiểm toán. Bằng chứng kiểm toán là cơ sở để chứng minh
cho các nhận định của KTV về BCTC của đơn vị. Xuất phát từ ý nghĩa và tầm
quan trọng của các bằng chứng kiểm toán, chuẩn mực kiểm toán Việt Nam
VSA 500 đã quy định và yêu cầu: “KTV và công ty kiểm toán phải thu thập
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Trương Thị Liên Lớp: CQ48/22.055
đầy đủ các bằng chứng kiểm toán thích hợp để làm cơ sở đưa ra ý kiến của
mình về BCTC của đơn vị được kiểm toán”.
Bằng chứng kiểm toán bao gồm các tài liệu, chứng từ, sổ sách kế toán, BCTC
và các thông tin tài liệu từ những nguồn khác. Cũng cần lưu ý rằng, không
phải tất cả các thông tin tài liệu mà KTV thu thập được trong quá trình kiểm
toán tại đơn vị đều là các bằng chứng kiểm toán. Chỉ các thông tin và tài liệu
mà KTV thu thập được có liên quan đến cuộc kiểm toán và được KTV sử
dụng làm cơ sở để đưa ra các nhận xét của mình về BCTC của đơn vị mới là
các bằng chứng kiểm toán.
1.1.3 Phânloại bằng chứng kiểm toán
a. Phân loại bằng chứng kiểm toán theo nguồn gốc của bằng chứng
Bằng chứng kiểm toán dựa theo nguồn gốc của thông tin, tư liệu liên quan tới
hoạt động của đơn vị và BCTC mà KTV thu được trong quá trình kiểm toán.
Bằng chứng kiểm toán do KTV tự tìm kiếm và khai thác: Đó là các bằng
chứng thu được qua việc kiểm kê tài sản như kiểm kê tiền, hàng tồn kho tại
đơn vị… Hay các bằng chứng thu được qua quan sát các hoạt động của hệ
thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ của KTV tại đơn vị. Và bằng
chứng thu được từ việc tính toán lại các biểu tính toán của doanh nghiệp. Các
bằng chứng kiểm toán này thường do các KTV áp dụng các kỹ thuật kiểm
toán phù hợp và trực tiếp thu thập tại đơn vị được kiểm toán.
Bằng chứng kiểm toán do bên thứ ba cung cấp: Đây là các bằng chứng kiểm
toán do bên thứ ba độc lập có quan hệ với đơn vị được kiểm toán cung cấp
được TV thu thập. Ví dụ như bằng chứng kiểm toán được cung cấp bởi ngân
hàng, khách hàng mua hàng, nhà cung cấp, các số liệu thống kê chuyên
ngành, các bằng chứng do chuyên gia cung cấp…
Bằng chứng kiểm toán do đơn vị được kiểm toán cung cấp: Đây là các bằng
chứng kiểm toán do các đơn vị được kiểm toán lập ra và được cung cấp cho
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Trương Thị Liên Lớp: CQ48/22.056
KTV trong quá trình kiểm toán. Các bằng chứng thuộc loại này có thể là các
sổ sách kế toán do đơn vị lập như sổ kế toán tổng hợp, sổ chi tiết, báo cáo tài
chính, báo cáo quản trị… Các chứng từ, tài liệu do đơn vị phát hành và luân
chuyển trong nội bộ như phiếu thu, phiếu chi, hóa đơn bán hàng…
b. Phân loại bằng chứng kiểm toán theo hình thức (loại hình) của
bằng chứng
Bằng chứng dạng vật chất: Là các bằng chứng mà KTV thu được trong
quá trình thanh tra và kiểm kê các tài sản hữu hình như hàng tồn kho,tiền…
Sau quá trình kiểm kê, KTV sẽ thu được biên bản kiểm kê hàng tồn kho, biên
bản kiểm kê tiền mặt… Đây là loại bằng chứng có độ tin cậy cao do có sựu
kiểm tra trực tiếp để xác minh sự tồn tại của tài sản.
Bằng chứng dạng chứng từ tài liệu: Là bằng chứng mà KTV thu thập
được do khách hàng cung cấp theo yêu cầu của KTV. Các bằng chứng này
thường là: ghi chép kế toán, báo cáo tài chính của doanh nghiệp, bản giải trình
của giám đốc…, các tài liệu tính toán lại của KTV. Các bằng chứng có tính
thuyết phục nhưng có độ tin cậy không cao bằng các bằng chứng vật chất.
Bằng chứng thu được qua phỏng vấn: Là các bằng chứng mà KTV thu
thập được thông qua việc xác minh, điều tra bằng cách phỏng vấn những
người có liên quan đến tình hình tài chính của đơn vị được kiểm toán. KTV sẽ
ghi chép lại những thông tin thu được qua phỏng vấn nhà quản lý, người thứ
ba như khách hàng. Bằng chứng này có độ tin cậy không cao bằng hai loại
bằng chứng trên.
Bằng chứng qua quan sát: Là bằng chứng mà KTV thu được qua quan sát
thực tế tại đơn vị được kiểm toán như: quan sát nhà xưởng, hệ thống kiểm
soát nội bộ…
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Trương Thị Liên Lớp: CQ48/22.057
c. Một số bằng chứng kiểm toán đặc biệt trong kiểm toán BCTC
Ngoài các kiểu bằng chứng kiểm toán cơ bản như đã trình bày ở trên,
trong một số trường hợp đặc biệt KTV cần thu thập thêm một số bằng chứng
kiểm toán khác.
Ý kiến của chuyên gia: Do KTV không thể am tường tất cả mọi lĩnh
vực của xã hội nên các chuẩn mực kiểm toán cho phép KTV được sử dụng ý
kiến của những chuyên gia có năng lực, kiến thức, kinh nghiệm cụ thể trong
một lĩnh vực chuyên môn nào đó, ngoại trừ lĩnh vực kế toán kiểm toán. Ví dụ
như đánh giá giá trị của một tài sản quý, công trình nghệ thuật…
Giải trình của ban giám đốc: KTV cần phải thu thập bằng chứng về
việc giám đốc đơn vị được kiểm toán thừa nhận trách nhiệm của mình trong
việc lập và trình bày trung thực và hợp lý BCTC phù hợp với chuẩn mực và
chế độ kế toán hiện hành và đã phê duyệt BCTC. Vì thế, “KTV phải thu thập
được các giải trình của giám đốc (hoặc người đứng đầu) đơn vị được kiểm
toán”.
Tư liệu của KTV nội bộ: Bộ phận kiểm toán nội bộ được tổ chức là để
phục vụ cho các nhu cầu và lợi ích của đơn vị, tuy nhiên kết quả kiểm toán
của bộ phận này có thể vẫn hữu ích cho KTV độc lập cần quan tâm đến kết
quả kiểm toán nội bộ khi chúng có liên quan đến công việc của mình.
Tư liệu của các KTV khác: Vấn đề này phát sinh khi kiểm toán BCTC của
một đơn vị có nhiều bộ phận (chi nhánh, công ty con, công ty liên doanh hay
công ty thành viên của tập đoàn...) đã được kiểm toán bởi các KTV khác. Trong
trường hợp này, KTV kiểm toáncho đơn vịđó (gọi là kiểm toán viên chính) phải
chịu trách nhiệm về ý kiến của mìnhđối với BCTC của toàn đơn vị. Thay vì phải
thực hiện lại công việc kiểm toán tạicác bộ phận, kiểm toán viên chính có thểsử
dụng công việc của các kiểm toán viên khác. Để sử dụng tư liệu của kiểm toán
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Trương Thị Liên Lớp: CQ48/22.058
viên khác, kiểm toán viên chính phải xác định ảnh hường của công việc do kiểm
toánviên khác thực thi đến cuộc kiểm toáncủa mình.
1.1.4 Yêu cầu đối với bằng chứng kiểm toán
Theo chuẩn mực kiểm toán số 500, “Kiểm toán viên phải thu thập đầy đủ
các bằng chứng kiểm toán thích hợp cho mỗi loại ý kiến của mình. Sự
“đầy đủ” và tính “thích hợp” luôn đi liền với nhau và được áp dụng cho
các bằng chứng kiểm toán thu thập được từ các thử nghiệm kiểm soát và
thử nghiệm cơ bản”. Bằng chứng do KTV thu thập được dùng để giúp KTV
đưa ra ý kiến trên BCTC vì vậy mà bằng chứng phải đảm bảo tính thuyết
phục. Tính thuyết phục của bằng chứng được quy định bởi hai tính chất: sự
đầy đủ và tính thích hợp.
 Sự đầy đủ
Đầy đủ là yêu cầu về số lượng hay quy mô cần thiết của bằng chứng kiểm
toán để đưa ra ý kiến, kết luận kiểm toán. Thông thường không có thước đo
chung cho tính đầy đủ do nó đòi hỏi sự suy đoán nghề nghiệp của KTV. KTV
sẽ dựa trên mục địch của cuộc kiểm toán để đề ra tiêu chuẩn về tính đầy đủ
của bằng chứng.
Các yếu tố ảnh hưởng tới tính đầy đủ của bằng chứng kiểm toán bao gồm:
+ Mức độ rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát: Mức độ rủi ro tiềm tàng
và rủi ro kiểm soát cao sẽ yêu cầu số lượng bằng chứng kiểm toán cần thu
thập là lớn tức là kích thước mẫu của các thử nghiệm sẽ lớn và ngược lại.
+ Tính trọng yếu: Các bộ phận trọng yếu trong BCTC, khi kiểm toán
cũng yêu cầu KTV phải thu thập một lượng bằng chứng kiểm toán nhiều hơn
để đảm bảo rủi ro kiểm toán ở mức độ chấp nhận được. Mặt khác, nếu căn cứ
vào mức trọng yếu được phân bổ cho các bộ phận và khoản mục trên BCTC
thì bộ phận nào có mức trọng yếu được phân bổ nhiều hơn thì trong quá trình
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Trương Thị Liên Lớp: CQ48/22.059
kiểm toán, KTV cần phải thu thập một số lượng các bằng chứng kiểm toán ít
hơn và ngược lại.
+ Độ tin cậy của KTV vào hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị: Độ tin
cậy của KTV vào hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị thể hiện mức độ thỏa
mãn của KTV về hệ thống kiểm soát này. Nếu độ tin cậy của KTV vào hệ
thống kiểm soát nội bộ của đơn vị ở mức độ cao thì số lượng các bằng chứng
kiểm toán cần thu thập sẽ ít đi và ngược lại.
Bằng chứng kiểm toán phải được thu thập cho từng cơ sở dẫn liệu của
BCTC. Bằng chứng liên quan đến một cơ sở dẫn liệu này không thể bù đắp
cho việc thiếu bằng chứng liên quan đến cơ sở dẫn liệu khác. Nội dung, lịch
trình và phạm vi của các thử nghiệm cơ bản được thay đổi tùy thuộc vào từng
cơ sở dẫn liệu cùng một lúc. Như vậy, sự đầy đủ của bằng chứng kiểm toán
còn thể hiện ở các loại bằng chứng kiểm toán mà KTV cần phải thu thập để
xác định các cơ sở dẫn liệu của các chỉ tiêu và bộ phận cấu thành trên BCTC.
Mỗi chỉ tiêu và bộ phận cấu thành khác nhau của BCTC cần các bằng chứng
trên một số khía cạnh cơ sở dẫn liệu khác nhau. Mặt khác, cũng một chỉ tiêu
và bộ phận như nhau trên BCTC nhưng ở các đơn vị khác nhau sẽ tồn tại các
khả năng sai phạm không giống nhau, KTV cần phải thu thập các bằng chứng
kiểm toán liên quan đến các khả năng sai phạm này.
 Tính thích hợp
Sự thích hợp của bằng chứng kiểm toán liên quan đến sự phù hợp và
đáng tin cậy thông qua việc xem xét cơ sở dẫn liệu của chúng. Bằng chứng
kiểm toán thích hợp phải giúp KTV đạt được mục đích kiểm toán của mình.
Độ tin cậy của bằng chứng kiểm toán còn tùy thuộc nguồn gốc và bản chất
của các bằng chứng kiểm toán.
Việc xem xét độ tin cậy của bằng chứng kiểm toán không có một thước
đo tuyệt đối nào mà phụ thuộc vào xét đoán nghề nghiệp của KTV. Để xét
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Trương Thị Liên Lớp: CQ48/22.0510
xem bằng chứng kiểm toán có tin cậy hay không, KTV thường tính đến các
yếu tố sau:
 Tính chất, nội dung và mức độ rủi ro tiềm tàng của toàn bộ BCTC,
từng số dư tài khoản hoặc từng loại nghiệp vụ.
 Hệ thống kế toán, hệ thống kiểm soát nội bộ và sự đánh giá về rủi
ro kiểm soát.
 Tính trọng yếu của các khoản mục được kiểm tra.
 Tình trạng tài chính của doanh nghiệp và các điều kiện, sức ép bất
thường có thể dẫn đến việc các nhà quản lý mắc sai phạm.
 Kinh nghiệm từ các lần kiểm toán trước.
 Kết quả các thủ tục kiểm toán khác, kể cả các gian lận và sai sót đã
được phát hiện.
 Nguồn gốc, độ tin cậy của các tài liệu, thông tin…
Độ tin cậy của bằng chứng kiểm toán phụ thuộc vào nguồn gốc, hình
thức của bằng chứng và từng trường hợp cụ thể. Bằng chứng có nguồn gốc từ
bên ngoài đáng tin cậy hơn bằng chứng có nguồn gốc từ bên trong đơn vị.
Bằng chứng có nguồn gốc từ bên trong đơn vị có độ tin cậy cao hơn khi hệ
thống kế toán và kiểm soát nội bộ hiệu quả. Bằng chứng do KTV tự thu thập
có độ tin cậy cao hơn bằng chứng do đơn vị cung cấp. Bằng chứng kiểm toán
dưới dạng văn bản, hình ảnh đáng tin cậy hơn bằng chứng ghi lại bằng lời nói.
Một bằng chứng kiểm toán đảm bảo độ tin cậy đối với KTV có thể
chưa là một bằng chứng thích hợp. Một bằng chứng kiểm toán thích hợp
ngoài yêu cầu về độ tin cậy nó còn phải đảm bảo phù hợp với mục tiêu cụ thể
của KTV. Khi thu thập bằng chứng kiểm toán từ các thử nghiệm kiểm soát,
KTV phải xem xét sự đầy đủ và tính thích hợp của các bằng chứng làm cơ sở
cho việc đánh giá của mình về rủi ro kiểm soát.
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Trương Thị Liên Lớp: CQ48/22.0511
1.2 Khái quát về các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong
kiểm toán Báo cáo tài chính
Để thu thập các bằng chứng kiểm toán, KTV thường sử dụng các kỹ
thuật chủ yếu là: Kiểm tra, quan sát, điều tra, xác nhận, tính toán và quy trình
phân tích. Việc thực hiện các phương pháp này một phần tùy thuộc vào thời
gian thu thập được bằng chứng kiểm toán.
1.2.1 Kỹ thuật kiểm tra
Kiểm tra là việc sử dụng các kỹ thuật thông thường như rà soát lại,
nghiên cứu kỹ, đọc, duyệt, phân đoạn, xem xét, so sánh, đối chiếu, xác
minh… để thu thập các bằng chứng kiểm toán. Kỹ thuật kiểm tra thường bao
gồm hai loại:
- Kiểm tra vật chất:
Kiểm tra vật chất là quá trình kiểm tra tại chỗ hay tham gia kiểm kê các
loại tài sản của doanh nghiệp. Kiểm tra vật chất thường áp dụng đối với các
loại tài sản cụ thể như: Tài sản cố định hữu hình, hàng tồn kho, tiền mặt và
các giấy tờ thanh toán có giá trị.
Kiểm toán viên có trách nhiệm quan sát việc kiểm tra vật chất của
khách hàng. Trong quá trình thực hiện kỹ thuật kiểm kê, kiểm toán viên cần
đánh giá tính tin cậy của thủ tục kiểm kê mà ban quản lý áp dụng, từ đó đánh
giá tính tin cậy của kết quả kiểm kê.
Trong quá trình quan sát vật chất, kiểm toán viên cần xem xét đến các
thủ tục kiểm tra chi tiết như: Quan sát các nhân viên của khách hàng, hàng tồn
kho có được đánh dấu hợp lý, tiền mặt được phân loại hợp lý, có những khẳng
định về hàng tồn kho, tài sản hay tiền mặt đã kiểm kê được đánh dấu riêng
tránh nhầm lẫn với những tài sản chưa được kiểm kê.
Kỹ thuật kiểm kê có những ưu điểm sau: Nó cung cấp các bằng chứng
có độ tin cậy cao nhất vì đó là quá trình xác minh sự hiện hữu của tài sản
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Trương Thị Liên Lớp: CQ48/22.0512
mang tính khách quan, và kỹ thuật này thực hiện cũng khá đơn giản, phù hợp
với chức năng xác minh của kiểm toán.
Bên cạnh đó, kỹ thuật kiểm kê cũng có những hạn chế: Chi phí tiến
hành kiểm kê lớn; khi kiểm kê tài sản cố định như đất đai, nhà xưởng… kỹ
thuật kiểm kê chỉ cho biết sự hiện hữu của tài sản, không cho biết quyền sở
hữu của đơn vị đối với tài sản đó, hoặc nó có thể hiện sự hiện hữu nhưng lại
là tài sản thuê ngoài; Còn với hàng hoá, nguyên vật liệu tồn kho thì kiểm tra
vật chất chỉ cho biết sự tồn tại thực tế về số lượng còn chất lượng, tình trạng
kỹ thuật, phương pháp đánh giá đúng hay sai thì chưa thể hiện.
Chính vì vậy mà kiểm tra vật chất đối với vật tư cần đi kèm với việc thu thập
bằng chứngkhác đểchứng minh quyền sở hữu và giá trị củatài sản đó.
- Kiểm tra tài liệu
Kiểm tra tài liệu bao gồm việc xem xét đối chiếu các tài liệu, văn bản,
sổ kế toán và chứng từ có liên quan.
Quá trình kiểm tra tài liệu thường được KTV thực hiện theo hai bước:
Trước hết KTV sẽ kiểm tra và đánh giá tính đầy đủ , tính hợp lệ, hợp pháp
của các chứng từ tài liệu cần kiểm tra. Giai đoạn tiếp theo KTV sẽ tiến hành
so sánh đối chiếu số liệu giữa các tài liệu, chứng từ kế toán với các ghi chép
kế toán, các ghi chép khác của đơn vị, đồng thời đối chiếu giữa các ghi chép
với nhau nhằm đảm bảo tính đúng đắn của quá trình xử lý các nghiệp vụ.
Kỹ thuật kiểm tra tài liệu có thể được áp dụng để thu thập các bằng
chứng chứng minh cho một vấn đề đã đề cập trước hoặc chỉ đơn thuần là
nhằm đảm bảo cho quá trình xử lý một nghiệp vụ kinh tế từ khi phát sinh cho
đến khi được phản ánh lên các BCTC được thực hiện một cách đúng đắn.
1.2.2. Kỹ thuật quan sát
Khái niệm: Quan sát là phương pháp được sử dụng để đánh giá một
thực trạng hay hoạt động của đơn vị được kiểm toán.
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Trương Thị Liên Lớp: CQ48/22.0513
Ví dụ: Kiểm toán viên có thể đi xem xét đơn vị được kiểm toán xem ấn
tượng chung về máy móc thiết bị của đơn vị, quan sát tính cũ mới cũng như
sự vận hành của máy móc hay việc quan sát các cá nhân thực hiện nhiệm vụ
để đánh giá về thực tế hoạt động của đơn vị…
Kỹ thuật quan sát là phương pháp cần thiết giúp kiểm toán viên đánh
giá độ tin cậy vào những thông tin mà khách hàng cung cấp.
Kỹ thuật khá hữu ích trong nhiều phần hành của quá trình kiểm toán, bằng
chứng thu được thường khá đáng tin cậy. Bằng chứng thu được từ kỹ thuật này
thường chưa thể hiện tính đầy đủ nên cần đi kèm các kỹ thuật khác. Kỹ thuật này
chỉ cung cấp bằng chứng về phương pháp thực hiện công việc ở thời điểm quan
sát, khôngchắc chắncóđượcthực hiệnở thời điểm khác hay không.
1.2.3. Kỹ thuật điều tra
Điều tra là việc thu thập các thông tin phù hợp từ những người am hiểu
công việc ở trong và ngoài đơn vị được kiểm toán. Việc điều tra có thể tiến
hành theo cách gửi văn bản, phỏng vấn hoặc trao đổi kết quả điều tra, sẽ cung
cấp cho KTV những thông tin chưa có, hoặc những thông tin bổ sung để củng
cố các bằng chứng đã có. KTV cũng có thể mở rộng diện thẩm tra trong phạm
vi đơn vị từ nhiều nguồn thông tin khác nhau để giúp cho các xét đoán của
KTV đầy đủ và chính xác hơn.
Kỹ thuật điều tra thường được sử dụng nhiều và phổ biến trong quá
trình kiểm toán là kỹ thuật phỏng vấn.
Phỏng vấn là quá trình kiểm toán viên thu thập thông tin bằng văn bản
hay bằng lời nói qua việc thẩm vấn những người hiểu biết về vấn đề kiểm
toán viên quan tâm. Ví dụ, kiểm toán viên thẩm vấn khách hàng về những quy
định kiểm soát nội bộ, hoặc hỏi nhân viên về sự hoạt động của quy chế này.
Quá trình thu thập bằng chứng qua phỏng vấn thường bao gồm bagiai đoạn:
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Trương Thị Liên Lớp: CQ48/22.0514
 Thứ nhất, lập kế hoạch phỏng vấn, kiểm toán viên cần phải xác
định được mục đích, đối tượng và nội dung cần phỏng vấn, thời gian, địa
điểm cần phỏng vấn…Kiểm toán viên sẽ tập hợp những câu hỏi cần thiết cho
cuộc phỏng vấn trên cơ sở những mục tiêu mà cuộc kiểm toán hướng tới.
 Thứ hai, thực hiện phỏng vấn, kiểm toán viên sẽ giới thiệu lý do
cuộc phỏng vấn, trao đổi về những trọng điểm đã xác định. Trong quá trình
phỏng vấn, kiểm toán viên có thể dùng hai loại câu hỏi, câu hỏi “đóng”, câu
hỏi “mở”.
Câu hỏi “đóng” sẽ giới hạn câu trả lời của người được phỏng vấn. Loại câu
hỏi này được sử dụng khi kiểm toán viên muốn xác nhận một vấn đề đã nghe
thấy hay đã biết. Loại câu hỏi này thường có các cụm từ như “có hay không”,
“tôi (không) biết rằng,…”.
Câu hỏi “mở” giúp kiểm toán viên thu thập được câu trả lời chi tiết và đầy đủ.
Nó được sử dụng khi kiểm toán viên muốn thu thập thêm thông tin. Loại câu
hỏi này thường có cụm từ như “thế nào”, “tại sao”…
 Thứ ba, kết thúc phỏng vấn, kiểm toán viên cần đưa ra kết luận
trên cơ sở thông tin đã thu thập được. Kiểm toán viên cũng cần lưu ý đến tính
khách quan và sự hiểu biết của người được phỏng vấn để có kết luận xác đáng
về bằng chứng thu thập được.
Khi tiến hành kiểm toán năm đầu tiên kỹ thuật phỏng vấn đóng vai trò quan
trọng. Nó giúp kiểm toán viên thu thập được những thông tin cơ bản nhất vềđơn vị
được kiểm toán và là căncứđể kiểm toán viên lập nên hồ sơ kiểm toánphục vụ cho
kiểm toán năm hiện hành và các cuộc kiểm toán về sau.
Ưu điểm: Kỹ thuật này giúp kiểm toán viên thu thập được các bằng
chứng chưa có nhằm thu thập những thông tin phản hồi để củng cố luận cứ
của kiểm toán viên.
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Trương Thị Liên Lớp: CQ48/22.0515
Nhược điểm: Độ tin cậy của bằng chứng thu thập qua phỏng vấn không
cao do đối tượng được phỏng vấn chủ yếu là người trong đơn vị được kiểm
toán nên thiếu tính khách quan và chất lượng cuộc phỏng vấn cũng phụ thuộc
vào trình độ và sự hiểu biết của người được hỏi. Do vậy, bằng chứng thu thập
nên được dùng để củng cố cho các bằng chứng khác, hay để thu thập các
thông tin phản hồi.
1.2.4. Kỹ thuật xác nhận
Lấy xác nhận là quá trình thu thập thông tin do bên thứ ba độc lập cung
cấp để xác minh tính chính xác của thông tin mà kiểm toán viên nghi vấn.
Các thông tin thường được gửi thư xác nhận như:
 Đối với tài sản: Tiền gửi ngân hàng, khoản phải thu, bảng đối chiếu nợ
phải thu, hàng tồn kho gửi công ty lưu kho, giá trị bằng tiền của bảo hiểm
nhân thọ.
 Đối với công nợ: Khoản phải trả, bảng đối chiếu nợ phải trả, trả trước
của khách hàng, cầm cố phải trả, trái phiếu phải trả, vốn chủ sở hữu, cổ phần
đang lưu hành.
 Các thông tin khác: Loại bảo hiểm, nợ ngoài ý muốn, hợp đồng trái
khoán, vật ký quỹ cho chủ nợ.
Việc gửi thư xác nhận sau khi có ký duyệt của đại diện đơn vị được kiểm
toán thì có thể được kiểm toán viên gửi thư trực tiếp đến người thứ ba để nhờ
xác nhận thông tin theo yêu cầu và sau đó gửi trở lại thông tin theo địa chỉ của
kiểm toán viên. Thường thì đơn vị được kiểm toán có thể gửi thư nhờ xác
nhận đến người thứ ba theo yêu cầu của kiểm toán viên, nhưng trả lời vẫn
phải gửi trực tiếp về địa chỉ của kiểm toán viên và kiểm toán viên phải kiểm
soát được toàn bộ việc gửi và nhận các xác nhận.
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Trương Thị Liên Lớp: CQ48/22.0516
Việc gửi thư xác nhận cần được thực hiện trước hoặc trong cuộc kiểm toán
hàng năm của Công ty kiểm toán nhằm thực hiện theo đúng tiến độ của cuộc
kiểm toán. Nếu gửi thư xác nhận lần đầu mà không nhận được thư phúc đáp
thì kiểm toán viên có thể yêu cầu đơn vị được kiểm toán gửi thư xác nhận lần
thứ hai và lần thứ ba nếu khoản mục cần xác nhận là quan trọng.
Kỹ thuật xác nhận được áp dụng trong hầu hết các cuộc kiểm toán và
thường được sử dụng khi muốn xác minh về số dư các tài khoản tiền, tài
khoản phải thu, tài khoản phải trả.
Ưu điểm: Bằng chứng sẽ có độ tin cậy cao nếu kiểm toán viên thực
hiện theo đúng quy trình và đảm bảo thông tin phải được xác nhận theo yêu
cầu của kiểm toán viên, sự xác nhận phải được thực hiện bằng văn bản, sự
độc lập của người xác nhận thông tin, kiểm toán viên phải kiểm soát được
toàn bộ quá trình gửi thư xác nhận.
Hạn chế: Chi phí thực hiện khá lớn, do vậy phạm vi áp dụng tương đối
giới hạn, đặc biệt là đối với đơn vị được kiểm toán có quy mô rộng, quan hệ
rộng, đa quốc gia…
Gửi thư xác nhận có thể áp dụng theo một trong hai hình thức: Gửi thư
xác nhận dạng khẳng định và gửi thư xác nhận dạng phủ định.
Gửi thư xác nhận dạng khẳng định: Kiểm toán viên yêu cầu người xác
nhận gửi thư phản hồi cho tất cả các thư xác nhận dù thực tế có trùng khớp
với thông tin mà kiểm toán viên quan tâm hay không.
Gửi thư xác nhận dạng phủ định: Kiểm toán viên chỉ yêu cầu người xác
nhận gửi thư phản hồi khi có sai khác giữa thực tế với thông tin kiểm toán
viên xác nhận.
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Trương Thị Liên Lớp: CQ48/22.0517
Việc gửi thư xác nhận dạng khẳng định thường có độ tin cậy cao hơn dạng
phủ định nhưng chi phí cũng cao hơn.
1.2.5. Kỹ thuật tính toán
Tính toán là quá trình kiểm toán viên kiểm tra chính xác về mặt số học
trong việc tính toán và ghi sổ.
Ví dụ: Đối với kiểm tra tính chính xác các hoá đơn, phiếu nhập kho,
phiếu xuất kho…kiểm toán viên sẽ xem xét tính chính xác bằng cách tính lại.
Đối với kiểm tra tính chính xác của việc ghi sổ, kiểm toán viên đối chiếu các
chứng từ có liên quan để xem cùng một thông tin được phản ánh trên chứng
từ khác nhau, ở những nơi khác nhau.
Kỹ thuật này thường chỉ quan tâm đến tính chính xác về số học, chưa
chú ý đến sự phù hợp của phương pháp tính được sử dụng. Do vậy, kỹ thuật
này thường được sử dụng kết hợp với các phương pháp kỹ thuật khác như xác
minh tài liệu, kiểm tra vật chất, phân tích…trong quá trình thu thập bằng
chứng kiểm toán.
Ưu điểm: Kỹ thuật này cung cấp các bằng chứng có độ tin cậy cao xét
về mặt số học.
Nhược điểm: Các phép tính và phân bổ đôi khi khá phức tạp và tốn thời
gian đặc biệt khi đơn vị được kiểm toán có quy mô lớn, loại hình kinh doanh
đa dạng, luồng tiền ra vào lớn…Trong những trường hợp như vậy thì kiểm
toán viên cần được trang bị máy tính cá nhân nhiều số, máy tính xách tay…
1.2.6. Quy trình phân tích
Là việc phân tích các số liệu, thông tin, các tỷ suất quan trọng, qua đó tìm
ra những xu hướng biến động và tìm ra những mối quan hệ có mâu thuẫn vớicác
thôngtin liên quankhác hoặc có sựchênhlệchlớnso vớigiá trịđãdựkiến.
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Trương Thị Liên Lớp: CQ48/22.0518
Kỹ thuật phân tích gồm ba nội dung: Dự đoán, so sánh, đánh giá.
Dự đoán: Là việc ước đoán về số dư tài khoản, giá trị tỷ suất hoặc xu
hướng…
So sánh: Là việc đốichiếu số dự đoán trên với số liệu trên báo cáo.
Đánh giá: Là việc sử dụng phương pháp chuyên môn và các kỹ thuật
khác như phỏng vấn, quan sát để phân tích và kết luận về các chênh lệch khi
so sánh.
Kỹ thuật phân tích để thu thập bằng chứng kiểm toán có ba loại: Kiểm
tra tính hợp lý, phân tích xu hướng, phân tích tỷ suất.
 Kiểm tra tính hợp lý gồm những so sánh cơ bản như: So sánh giữa số
liệu thực tế với số liệu kế hoạch và dự toán. Thông qua kết quả so sánh, tiến
hành điều tra các chênh lệch lớn giữa thực tế và kế hoạch sẽ giúp kiểm toán
viên phát hiện những sai sót trong báo cáo tài chính hoặc các biến động lớn
trong sản xuất kinh doanh của đơn vị. Ngoài ra cũng có thể thực hiện so sánh
giữa các chỉ tiêu của đơn vị và các chỉ tiêu bình quân của ngành, nghiên cứu
mối quan hệ giữa thông tin tài chính và thông tin phi tài chính, so sánh số liệu
của khách hàng và số liệu ước tính của kiểm toán viên.
 Phân tích xu hướng: Là phân tích thay đổi theo thời gian của số dư tài
khoản, nghiệp vụ. Loại phân tích này thường được kiểm toán viên sử dụng
qua so sánh thông tin tài chính kỳ này với thông tin tài chính kỳ trước hay so
sánh thông tin tài chính giữa các tháng trong kỳ hoặc so sánh số dư của các tài
khoản cần xem xét giữa các kỳ, từ đó phát hiện những biến động bất thường
để kiểm toán viên tiến hành tập trung kiểm tra chi tiết.
 Phân tích tỷ suất: Là cách thức so sánh các số dư tài khoản hoặc các
loại hình nghiệp vụ. Thông qua phân tích tỷ suất sẽ giúp so sánh tính hợp lý
về tình hình tài chính của một Công ty nào đó với một Công ty khác trong
cùng một tập đoàn hay với ngành đó.
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Trương Thị Liên Lớp: CQ48/22.0519
Kiểm tra tính hợp lý kết hợp với các dữ liệu hoạt động, dữ liệu tài chính và
được lập để kiểm tra sự tương ứng giữa hai loại dữ liệu này. Do vậy, kiểm tra
tính hợp lý có thể cho thấy mức độ chính xác hay độ tin cậy của bằng chứng
thu thập được là cao nhất. Phân tích tỷ suất thì dựa trên mối quan hệ giữa các
báo cáo khác nhau có mối liên quan nên việc phân tích các tỷ suất cũng có thể
cung cấp các thông tin có giá trị. Phân tích xu hướng dùng nhiều vào việc
xem xét các dữ liệu năm trước nên nó có độ tin cậy thấp nhất.
Việc sử dụng kỹ thuật phân tích này để thu thập bằng chứng kiểm toán, kiểm
toán viên cần giải quyết các vấn đề sau:
 Chọn loại hình phân tích phù hợp: Các loại hình phân tích
thường áp dụng hiệu quả đối với các tài khoản trong báo cáo kết quả hoạt
động kinh doanh và các nghiệp vụ liên quan hơn là đối với các tài khoản
trong bảng cân đối kế toán. Các chỉ tiêu trong báo cáo kết quả kinh doanh dễ
dự đoán hơn, trong khi đó tài khoản trong bảng cân đối kế toán thường kết
hợp nhiều loại hình phức tạp.Thường chỉ có phân tích tỷ suất là có hiệu quả
đối với khoản mục trong bảng cân đối kế toán.
 Đưa ra mô hình để dự đoán các số liệu tài chính hoặc những xu
hướng hay những tỷ suất về số liệu tài chính và số liệu hoạt động. Để thực
hiện được bước công việc này cần xác định các biến tài chính và các biến hoạt
động cũng như mối quan hệ có thể dự đoán giữa hai loại biến này, đưa ra mô
hình để kết hợp thông tin, thu thập những số liệu cơ sở, xem xét tính độc lập
và độ tin cậy của những số liệu cơ sở về hoạt động và về tài chính, đưa ra dự
đoán sử dụng mô hình mà kiểm toán viên đã triển khai.
 Dự đoán và so sánh dự đoán của kiểm toán viên với số liệu của
đơn vị được kiểm toán. Khi phát hiện ra chênh lệch, có thể do sai sót trong
mô hình của kiểm toán viên hoặc có sai sót đáng kể trong số dư tài khoản.
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Trương Thị Liên Lớp: CQ48/22.0520
 Sư dụng đánh giá chuyên môn để rút ra kết luận về bằng chứng
kiểm toán thu thập được. Nếu thấy chênh lệch giữa dự đoán của kiểm toán
viên với số liệu thực tế lớn hơn nhiều so với mức chênh lệch theo kế hoạch,
kiểm toán viên không thu được bằng chứng kiểm toán như dự tính thì kiểm
toán viên phải điều tra tính chất và nguyên nhân của chênh lệch và xem xét
ảnh hưởng của nó tới hoạt động kinh doanh của đơn vị được kiểm toán. Còn
nếu chênh lệch thấp hơn đáng kể so với mức chênh lệch theo kế hoạch, kiểm
toán viên sẽ đi đến kết luận mục tiêu kiểm toán đã đạt được.
Ưu điểm: Thủ tục phân tích tương đối đơn giản, có hiệu quả cao vì tốn
ít thời gian, chi phí cho kiểm toán thấp mà vẫn có thể cung cấp bằng chứng về
sự đồng bộ, chuẩn xác và có giá trị về mặt kế toán. Thủ tục phân tích thường
được sử dụng trong tất cả các giai đoạn của quy trình kiểm toán.
Trong quá trình sử dụng kỹ thuật này thì kiểm toán viên cần xem xét
mối quan hệ bản chất giữa các chỉ tiêu được so sánh, chỉ áp dụng đối với các
chỉ tiêu đồng nhất về nội dung và phương pháp tính. Đối với khoản mục hay
chỉ tiêu trọng yếu, kiểm toán viên không thể chỉ sử dụng kỹ thuật phân tích
thông thường mà còn cần kết hợp với các kỹ thuật khác để thu được bằng
chứng thích hợp. Nếu hệ thống kiểm soát nội bộ yếu kém, cần thận trọng khi
phân tích và nên kết hợp với các kỹ thuật khác. Kiểm toán viên cũng cần có
những hiểu biết về mức chuẩn ngành kinh doanh của đơn vị được kiểm toán.
1.3 Qui trình vận dụng các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán
trong kiểm toán báo cáo tài chính
1.3.1 Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán
Trong giai đoạn này, KTV sử dụng các kỹ thuật chủ yếu: Phỏng vấn,
kiểm tra tài liệu, quan sát, phân tích.
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Trương Thị Liên Lớp: CQ48/22.0521
Công việc chuẩn bị cho kế hoạch kiểm toán:
Thu thập thông tin cơ sở. KTV có thể thu thập thông tin cơ sở bằng các kỹ
thuật khác nhau như: Phỏng vấn trực tiếp với Ban Giám đốc khách hàng,
KTV tiền nhiệm; quan sát nhà xưởng hoặc kiểm tra các tài liệu trong đơn vị.
Thu thập thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng. Các bằng chứng
cần thu thập trong giai đoạn này là:
- Giấy phép thành lập và điều lệ công ty;
- Các báo cáo tà chính, báo cáo kiểm toán, thanh tra hay kiểm tra của
năm hiện hành hay những năm trước;
- Biên bản các cuộc họp cổ đông, hội đồng quả trị và ban giám đốc;
- Các hợp đồng quan trọng.
Đánhgiá trọng yếu và rủi ro
Để thu thập những bằng chứng này, KTV thường vận dụng các kỹ thuật:
- Phỏng vấn ban giám đốc và nhân viên công ty khách hàng.
- Dựa vào hiểu biết trước đây của kiểm toán viên.
- Kiểm tra tài liệu: Xem xét các quy định, chế độ, điều lệ của công ty
khách hàng.
- Quan sát các mặt hoạt động của công ty khách hàng.
- Tính toán, phân bổ mức trọng yếu, rủi ro các khoản mục trên BCTC
1.3.2. Trong giai đoạn thực hiện kế hoạch kiểm toán
Thử nghiệm kiểm soát
Các kỹ thuật chủ yếu được áp dụng trong kiểm tra hệ thống KSNB bao
gồm:
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Trương Thị Liên Lớp: CQ48/22.0522
+ Phỏng vấn: KTV phỏng vấn Ban Giám Đốc công ty về chính sách và
thủ tục của hệ thống kiểm soát nội bộ
+ Kiểm tra tài liệu: KTV thu thập, kiểm tra các tài liệu về thực hiệ
KSNB ở công ty như quy chế tài chính, chính sách tiền lương…
+ Quan sát: KTV quan sát việc thực hiện các quy định trong công ty, sự
phân công, phân nhiệm giữa các nhân viên, quy trình nhập xuất hàng tồn
kho…
Thủ tục phân tích
Thực hiện các thủ tục phân tích: phân tích xu hướng và phân tích tỷ
suất như so sánh số liệu của năm nay với các năm trước, so sánh với số kế
hoạch hay số liệu ngành, phân tích các tỷ suất tài chính về khả năng thanh
toán, cơ cấu vốn, mức doanh lợi…
Kiểm tra chi tiết
Quá trình kiểm tra chi tiết gồm nhiều bước, các kỹ thuật kiểm toán cần
áp dụng chủ yếu trong các bước sau:
+ Lựa chọn các khoản mục chính
+ Thực hiện các kỹ thuật kiểm tra chi tiết trên khoản mục đã chọn.
+ Đánh giá kết quả kiểm tra chi tiết
+ Xử lý chênh lệch kiểm toán
1.3.2 Trong giai đoạn kết thúc kiểm toán
Trong giai đoạn này, trước khi công bố Báo cáo kiểm toán, KTV cần xem xét
thu thập thêm những bằng chứng về những vấn đề sau:
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Trương Thị Liên Lớp: CQ48/22.0523
Xem xét các khoản nợ ngoài ý muốn
KTV thường sử dụng các kỹ thuật sau để xem xét các khoản nợ ngoài ý
muốn: Phỏng vấn Ban Giám đốc về khả năng các khoản nợ ngoài ý muốn
chưa ghi sổ; kiểm tra các tài liệu, xin xác nhận…
KTV áp dụng kỹ thuật kiểm tra soát xét xem liệu tại đơn vị được kiểm
toán có hiện hữu các sự kiện hay giao dịch đó hay không và nếu có thì KTV
sẽ thu thập các thông tin, tài liệu liên quan đến các sự kiện hay giao dịch bất
thường đó. KTV có thể sử dụng kỹ thuật phỏng vấn để phỏng vấn nhà quản lý
đơn vị, thu thập bản giải trình của nhà quản lý. Trong trường hợp cần thiết,
KTV có thể thu thập thư xác nhận thông tin từ bên thứ ba.
Xem xét lại các sự kiện phátsinh sau niên độ
KTV áp dụng các kỹ thuật điều tra, kiểm tra tài liệu để xem xét các sự
kiện phát sinh sau ngày khóa sổ lập BCTC đến ngày ký báo cáo kiểm toán,
các sự kiện phát hiện sau ngày ký báo cáo kiểm toán nhưng trước ngày công
bố BCTC, các sự kiện phát hiện sau ngày công bố BCTC.
Xem xét các giả địnhhoạt động liên tục và các vấn đề khác
Khi xuất hiện các nghi ngờ rằng giả định hoạt động liên tục có thể bị vi
phạm, KTV thực hiện các thủ tục kiểm toán để thu thập bằng chứng chứng
minh hoặc xóa tan nghi ngờ. Các thủ tục kiểm toán thường áp dụng: để thực
hiện các thủ tục này, KTV có thể sử dụng các kỹ thuật kiểm toán khác nhau
như kiểm tra tài liệu, xác nhận bên ngoài, kỹ thuật phân tích để phân tích các
thông tin trên BCTC cũng như phỏng vấn để lấy giải trình của Ban giám đốc.
Lập báocáo kiểm toán và thư quản lý
Kết thúc kiểm toán, KTV phát hành báo cáo kiểm toán. Báo cáo kiểm
toán do KTV và công ty kiểm toán lập, công bố để nêu rõ ý kiến chính thức
của mình về BCTC của đơn vị được kiểm toán.
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Trương Thị Liên Lớp: CQ48/22.0524
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VIỆC VẬN DỤNG CÁC KỸ THUẬT
THU THẬP BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO
CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH HÃNG KIỂM TOÁN AASC
THỰC HIỆN
2.1. Tổng quan về công ty TNHH Hãng Kiểm toán AASC
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Tên đầy đủ: Công ty trách nhiệm hữu hạn Hãng Kiểm toán AASC
(Accounting and Auditing Financial Consultancy Service Company –
AASC)
Trụ sở chính: - Địa chỉ: Số 01 Lê Phụng Hiểu, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
o Điện thoại: 84-4-38241990/1
o Fax: 84-4-38253973
o Email: aaschn@hn.vnn.vn
Công ty TNHH Hãng Kiểm toán AASC được thành lập ngày
13/05/1991. AASC là một trong hai tổ chức hợp pháp lớn nhất và đầu tiên ở
Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực kiểm toán, kế toán và tư vấn tài chính.
Qua 22 năm hoạt động, AASC đã có vị thế vững chắc trong ngành kiểm
toán Việt Nam và là một trong 5 Công ty kiểm toán hoạt động tại Việt Nam
có doanh thu hệ thống khách hàng và số lượng kiểm toán viên và nhân viên
lớn nhất.
Hiện nay Công ty có một trụ sở chính tại Thành phố Hà Nội và hai chi nhánh
tại TP. Hồ Chính Minh và TP. Hạ Long (Quảng Ninh).
2.1.2. Đặc điểm tổ chức quản lý của Công ty
Hình 2.1 Cơ cấu tổ chức côngty
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Trương Thị Liên Lớp: CQ48/22.0525
Chi
nhán
h
công
ty tại
TP.
Hồ
Chí
Phòng
Kiểm
toán
dự án
Hội đồng
thành viên
Ban kiểm soát
Ban Tổng
giám đốc
Phòng
Kiểm
soát
chất
lượng
và đào
tạo
Phòn
g
Tổng
hợp
Phòng
Kiểm
toán 1
Phòng
Kiểm
toán 6
Phòng
Kiểm
toán 5
Phòng
Kiểm
toán 2
Phòng
Kiểm
toán 3
Phòn
g
Kiểm
toán
7
Phòng
Kiểm
toán
xây
dựng
cơ bản
Phòng
dịch
vụ đầu
tư
nước
ngoài
Chi
nhánh
công
ty tại
Quảng
Ninh
Ban thư ký
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Trương Thị Liên Lớp: CQ48/22.0526
2.1.3. Đặc điểm hoạt động của công ty TNHH Hãng kiểm toán AASC
a. Các dịch vụ AASC cung cấp
- Dịch vụ Kiểm toán BCTC
- Dịch vụ kế toán
- Dịch vụ tư vấn
- Dịch vụ kiểm toán quyết toán vốn đầu tư hoàn thành
- Dịch vụ xác định giá trị doanh nghiệp và tư vấn cổ phần hoá
- Dịch vụ đào tạo, hỗ trợ tuyển dụng
- Hướng dẫn, cung cấp các thông tin về pháp luật, quản lý kinh tế tài chính
kế toán và kiểm toán
b. Thị trường và các khách hàng chính
Trải qua hơn 22 năm hoạt động, Công ty TNHH Hãng Kiểm toán AASC
đã có khoảng 1500 khách hàng trong đó có khoảng 500 khách hàng thường
xuyên trong nhiều lĩnh vực trên khắp cả nước. Các khách hàng tín nhiệm cao của
AASC bao gồm: 1. Ngân hàng, bảo hiểm, dịch vụ tài chính; 2. Năng lượng, dầu
khí; 3. Viễn thông, điện lực; 4. Công nghiệp, nông nghiệp; 5. Giao thông, thủy
lợi; 6. Hàng không, hàng hải; 7. Khách sạn, du lịch, thương mại; 8. Than, thép,
xi măng…
Lĩnh vực lợi thế nhất của AASC là kiểm toán xây dựng cơ bản. Doanh thu
từ kiểm toán xây dựng cơ bản luôn chiếm tỉ trọng cao nhất trong tổng doanh thu
hàng năm của AASC. Hơn nữa, AASC còn thực hiện nhiều hợp đồng kiểm toán
xây dựng cơ bản hơn cả so với các công ty kiểm toán khác.
Ngoài ra, với sự nỗ lực không ngừng của toàn thể cán bộ nhân viên trong
Công ty, AASC còn được phép kiểm toán các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Trương Thị Liên Lớp: CQ48/22.0527
ngoài, các dự án tài trợ bởi các tổ chức quốc tế như Ngân hàng thế giới (WB),
Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) và các tổ chức khác.
Công ty có một số khách hàng lớn và thường xuyên như: Công ty xi măng
Nghi Sơn, Công ty liên doanh Vietsopetro, Công ty liên doanh VINAPIPE, Tổng
công ty bưu điện, Tổng công ty xi măng Việt Nam, Công ty xây lắp điện I, Công
ty cổ phần thiết bị bưu điện…
c. Kết quả kinh doanh những năm gần đây.
Bảng 2.1: Kết quả kinh doanh những năm gần đây của AASC
Năm 2008 2009 2010 2011 2012 2013
Doanh
thu (tỷ
đồng)
58,095 77,384 87,395 108,055 121,100 130,372
d. Đặc điểm tổ chức đoàn kiểm toán
Để hoạt động có hiệu quả, AASC luôn coi trọng vấn đề đạo đức nghề
nghiệp, trình độ và kinh nghiệm của kiểm toán viên. Nhân sự của một cuộc kiểm
toán được tổ chức theo nguyên tắc:
 Nhân sự của một cuộc kiểm toán phải có đủ trình độ chuyên môn nghiệp
vụ;
 Trưởng nhóm kiểm toán phải là kiểm toán viên;
 Sắp xếp phù hợp theo đặc điểm của cuộc kiểm toán và nhu cầu của khách
hàng;
 Một nhóm phải có ít nhất một kiểm toán viên.
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Trương Thị Liên Lớp: CQ48/22.0528
Hình 2.2:Quy trình phân công trách nhiệm kiểm toán tại AASC
Một cuộc kiểm toán do AASC thực hiện từ khi bắt đầu cho đến khi hoàn
thiện để phát hành báo cáo kiểm toán cho khách hàng là một quá trình bài bản
được chia làm 3 giai đoạn: chuẩn bị kiểm toán, thực hiện kiểm toán và kết thúc
kiểm toán. Ba giai đoạn có sự can thiệp về nhân sự không giống nhau, AASC
luôn cố gắng đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ về nhân sự nhằm đưa ra sự thống nhất
cao và đạt được độ chính xác trong các ý kiến được nêu ra.
Giai đoạn chuẩn bịcuộc kiểm toán
CÁC TRƯỞNG PHÒNG NGHIỆP
VỤ
BAN GIÁMĐỐC
CÁC THÀNH VIÊN TRONG
NHÓM
NHÓMTRƯỞNG CÁC NHÓM
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Trương Thị Liên Lớp: CQ48/22.0529
Hình 2.3:Tổ chức đoàn kiểm toán trong giai đoạn chuẩn bị kiểm toán
Giai đoạn triển khai cuộc kiểm toán
Hình 2.4:Tổ chức đoàn kiểm toán trong giai đoạn thực hiện kiểm toán
Giai đoạn kết thúc cuộc kiểm toán:
Hợp đồngdịch vụ
Yêucầu cung cấp dịchvụ
Thông tinsơ bộ về khách hàng
Bản khảo sát
và đánh giá
khách hàng
Khách hàng
Ban Giám đốc
Trưởng/phó phòng phụ trách
Trợ lýkiểmtoán Phòngtổng hợp
Đăng ký số, lấy
dấu
Khách hàngTrưởng nhóm
Trợ lý Trợ lý Trợ lý
Trao đổi các vấn đề liên quan đến công việc
- Trao đổi thông tin với các thành viên
trong nhóm trong quá trình thực hiện
- Báo cáo kết quả công việc thực hiện
Trao đổi thông tin & thống nhất kết
quả kiểm toán
Phân công công việc
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Trương Thị Liên Lớp: CQ48/22.0530
Nhân sự liên quan bao gồm KTV hoặc trợ lý được phân công làm báo cáo,
trưởng phòng hoặc phó phòng phụ trách, Tổng giám đốc hoặc phó tổng giám đốc
phụ trách.
KTV hoặc trợ lý được phân công làm báo cáo lấy số báo cáo và đóng dấu
tại phòng tổng hợp, sau đó gửi báo cáo cho trưởng hoặc phó phòng phụ trách để
soát xét báo cáo cấp phòng. Trưởng phòng hoặc phó phòng phụ trách sau khi đã
soát xét báo cáo sẽ trình lên Tổng Giám đốc hoặc phó tổng giám đốc phụ trách
để soát xét báo cáo cấp công ty đưa ra sự thống nhất cao nhất và sau đó là phát
hành báo cáo kiểm toán cho khách hàng.
e. Đặc điểm kiểm soát chất lượng cuộc kiểm toán tại AASC
Để tránh những rủi ro đáng tiếc đối với uy tín của KTV cũng như của công
ty kiểm toán, công ty AASC thực hiên quy trình kiểm soát chất lượng chặt chẽ
trước khi phát hành báo cáo kiểm toán. Hệ thống kiểm soát chất lượng của công
ty thông qua ba cấp: cấp kiểm toán viên, cấp trưởng phòng, cấp Ban Giám đốc.
Quy trình soát xét của Công ty được thực hiện như sau:
Hình 2.5: Quy trình soát xét của Công ty
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Trương Thị Liên Lớp: CQ48/22.0531
Quá trình kiểm soát chất lượng của một cuộc kiểm toán được thực hiện
xuyên suốt cuộc kiểm toán đó nên nó cũng bao gồm ba giai đoạn: chuẩn bị kiểm
toán, thực hiện kiểm toán và kết thúc kiểm toán.
2.1.4. Quy trình chung kiểm toán BCTC tại công ty TNHH Hãng kiểm toán
AASC
Một cuộc kiểm toán của AASC gồm ba giai đoạn: chuẩn bị kiểm toán, thực hiện
kiểm toán, kết thúc kiểm toán. Quy trình của một cuộc kiểm toán thường được
thực theo sơ đồ sau:
Cấp KTV -
trưởng nhóm
• Nhận giấy làm việc của từng thành viên trong nhóm
• Yêu cầu các thành viên giải trình về những ý kiến họ đưara.
•Xem xét và chấp nhận giải trình.
•Sắp xếp giấy làm việc theo quy định của Công ty và nộp các hồ sơ giấy làm việc cho trưởng
phòng.
Cấp trưởng
phòng
•Tiến hành chọn mẫu giấy làm việc. Đối với khách hàng có vấn đề ngoại trừ thì sẽ ưu tiên vấn đề
ngoại trừ, với khách hàng có báo cáo kiểm toán chấp nhận từng phần thì chọn mẫu giấy làm việc
theo phương pháp ngẫu nhiên.
•Tiến hành trao đổi với trưởng nhóm về những vấn đề còn chưa rõ và yêu cầu KTVlập bảng giải
trình.
Cấp Ban
giám đốc
•Quá trình trên lại diễn ra một lần nữanhưng dưới sự thựchiện của Phó tổng giám đốc phụ trách
phòng tiến hành kiểm tra. KTV sẽ phảitrả lời hết bảng câu hỏi soát xét HSKT theo mẫu do công
ty lập về Báo cáo tài chính, về trình bày trên giấy làm việc
• Phó giám đốc yêu cầu trưởng nhóm, trưởng phòng thông qua và kí vào biên bản kiểm soát.
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Trương Thị Liên Lớp: CQ48/22.0532
Hình 2.6: Quy trình kiểm toán tại AASC.
TÌM HIỂU, KHẢO SÁT VỀ HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH VÀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY
LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN (KẾ HOẠCH CHIẾN
LƯỢC, KẾ HOẠCH TỔNG THỂ VÀ THIẾT KẾ
CHƯƠNG TRÌNH KIỂM TOÁN)
Giai đoạn
lập kế
hoạch
kiểm toán
- THỰC HIỆN CÁC THỬ NGHIỆM KIỂM SOÁT
- THỰC HIỆN THỬ NGHIỆM CƠ BẢN (THỦ TỤC PHÂN
TÍCH, THỦ TỤC KIỂM TRA CHI TIẾT
CÁC NGHIỆP VỤ VÀ CÁC SỐ DƯ)
Giai đoạn
thực hiện
kiểm toán
Giai đoạn
kết thúc
kiểm toán
LẬP BÁO CÁO KIỂM TOÁN
LẬP THƯ QUẢN LÝ (NẾU CÓ)
- XEM XÉT CÁC SỰ KIỆN PS SAU NGÀY LẬP BCTC
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Trương Thị Liên Lớp: CQ48/22.0533
2.2. Thực trạng quy trình vận dụng các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm
toán trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH Hãng Kiểm toán
AASC thực hiện
Luận văn trình bày việc áp dụng các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán
trong giai đoạn này đối với khách hàng của AASC là công ty TNHH Một Thành
viên ABC.
2.2.1. Trong giaiđoạn lập kế hoạchkiểm toán
a. Thu thập thông tin cơ sở, nghĩa vụ pháp lý của khách hàng
Thu thập thông tin cơ sở, thông tin về nghĩa vụ pháp lý giúp KTV thu thập hiểu
biết về ngành nghề, công việc kinh doanh và tìm hiểu về hệ thống kế toán,
KSNB và các bên liên quan để đánh giá rủi ro, từ đó lên kế hoạch kiểm toán.
Các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán mà KTV sử dụng trong bước
này gồm:
Cập nhật thông tin từ nămtrước
Đối với khách hàng thường niên là Công ty ABC thì tất cả các thông tin đã
được lưu trữ trong hồ sơ kiểm toán tại Công ty, vì vậy công việc mà KTV thực
hiện sẽ là cập nhật những thông tin mới. Thông tin cơ bản công ty ABC:
- Hình thức sở hữu vốn: Công ty TNHH Một Thành viên
- Lĩnh vực kinh doanh: du lịch, khách sạn.
- Các dịch vụ cung cấp: Khách sạn; Dịch vụ lưu trú ngắn ngày; Kinh
doanh vận chuyển khách du lịch bằng xe ô tô; Kinh doanh lữ hành, Dịch vụ tắm
hơi, massage, Nhà hàng và các dịch vụ ăn uống phục vụ lưu động; Cung cấp dịch
vụ ăn uống theo hợp đồng, không thường xuyên với khách hàng (phục vụ tiệc,
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Trương Thị Liên Lớp: CQ48/22.0534
hội họp, đám cưới,...); Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đến vận tải: hoạt
động đại lý bán vé máy bay.
Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý công ty:
Hình 2.7: Sơ đồ tổ chức công ty ABC
Chế độ và chính sách kế toán áp dụng tại Công ty: Công ty áp dụng Chế
độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày
20/3/2006 của Bộ Tài Chính. Đơn vị tiền tệ sử dụng: Việt Nam đồng. Năm tài
chính của Công ty bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm.
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Trương Thị Liên Lớp: CQ48/22.0535
Phỏng vấn
Với khách hàng thường niên như Công ty ABC, KTV tiến hành gặp gỡ,
phỏng vấn Ban Giám đốc Công ty để tìm hiểu những thay đổi của Công ty trong
năm. Qua quá trình phỏng vấn Ban Giám đốc bằng các câu hỏi “đóng”, KTV
nhận thấy tình hình hoạt động của Công ty không có nhiều thay đổi so với kỳ
trước ngoại trừ việc Công ty có thay đổiở 1 số vị trí lãnh đạo.
Kiểm tra tàiliệu
Để bắt đầu thực hiện cuộc kiểm toán, KTV yêu cầu Ban Giám đốc Công
ty ABC cung cấp những tài liệu sau đây: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả
kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Thuyết minh BCTC và Báo cáo Giám
đốc và cam kết trách nhiệm trong việc chuẩn bị các Bản khai tài chính trình bày
trung thực, hợp lý. (Phụ lục)
b. Đánhgiá chung về hệ thống KSNB của khách hàng.
Bước đầu thu được những hiểu biết sơ bộ về thông tin cơ sở và nghĩa vụ
pháp lý của khách hàng, KTV tiến hành đánh giá hệ thống KSNB của khách
hàng bằng các kỹ thuật phỏng vấn với một loạt câu hỏi đóng, câu hỏi mở và quan
sát việc thực hiện của các nhân viên trong Công ty, đặc biệt là các nhân viên
phòng kế toán.
Các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán mà KTV sử dụng trong bước
này gồm:
Dựa vào hiểubiết của kiểm toánviên
Với khách hàng thường niên, nhóm kiểm toán luôn có những KTV đã thực
hiện kiểm toán năm trước. Dựa vào kinh nghiệm từ cuộc kiểm toán năm trước,
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Trương Thị Liên Lớp: CQ48/22.0536
KTV sẽ thu thập thông tin về hệ thống KSNB khách hàng một cách nhanh
chóng. Những thông tin thu được sẽ được ghi chép trên giấy tờ làm việc và lưu
vào hồ sơ kiểm toán năm nay.
Bảng 2.2: Trích giấy làm việc
CÔNG TY TNHH HÃNG KIỂM TOÁN AASC
Auditing and accounting financial consultancy service company ltd. (AASC)
Khách hàng (Client): Công ty ABC
Kỳ kế toán (Period ended): 31/12/2013 Ký hiệu:
Khoản mục (Subject) Prepared by: HĐH
Công việc (Work-done): Thu thập thông tin Date:
- Có sự phân công công việc rõ ràng giữa các cán bộ, công nhân viên, Giám đốc ủy quyền
thường xuyên cho các Phó Giám đốc trong việc quyết định một số lĩnh vực mà họ phụ trách.
- Phòng kế toán có 7 người: 1 kế toán trưởng, 1 kế toán tổng hợp, 4 kế toán chi tiết và 1 thủ
quỹ, Đội ngũ nhân viên kế toán đều tốt nghiệp đại học và thanh thạo về chuyên môn.
- Hệ thống sổ sách được tổ chức và thiết lập trên excel. Chứng từ lưu trữ khoa học, đầy đủ, dế
tìm và dễ theo dõi.
- Công ty áp dụng Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết định số15/2006/QĐ-
BTC ngày 20/3/2006 của Bộ Tài Chính.
- Quá trình lập và ghi chép sổ sách của Công ty ABC được ghi chép theo hình thức Nhật ký
chung.
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Trương Thị Liên Lớp: CQ48/22.0537
- Niên độ kế toán bắt đầu ngày 01/01 và kết thúc ngày 31/12 hàng năm
- Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận doanh thu bán hàng:
Doanh thu bán hàng được ghi nhận đồng thời thỏa mãn các điều kiện sau:
• Phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hóa đã được chuyển
giao cho người mua;
• Công ty không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở hữu hàng hóa hoặc quyền
kiểm soát hàng hóa;
• Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn;
• Công ty đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích từ giao dịch bán hàng
• Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng.
Phỏng vấn
KTV tiến hành phỏng vấn trực tiếp Ban Giám đốc Công ty về chính sách
và thủ tục của hệ thống KSNB. ABC là khách hàng thường niên của Công ty, vì
vậy KTV không tiến hành xây dựng lại bảng các câu hỏi đánh giá hệ thống
KSNB của mà sử dụng các câu hỏi “mở” để thu thập được các câu trả lời chi tiết
và đầy đủ về sự thay đổi các chính sách so với năm trước. Qua câu trả lời của
Ban giám đốc công ty khách hàng, KTV nhận thấy các chính sách và thủ tục này
không thay đổi nhiều so với những thông tin kiểm toán năm trước.
Kiểm tra tàiliệu
Khi đã có những hiểu biết sơ bộ về thông tin cơ sở và thông tin về nghĩa
vụ pháp lý của khách hàng, để kiểm tra lại các câu trả lời mà khách hàng đã đưa
ra, KTV tiếp tục thu thập thêm các tài liệu liên quan đến việc thực hiện KSNB ở
Công ty ABC bao gồm các tài liệu sau:
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Trương Thị Liên Lớp: CQ48/22.0538
- Quy chế quản lý tài chính năm 2013
- Quyết định của hội đồng quản trị về chính sách tiền lương
- Giấy phép đầu tư, hoạt động kinh doanh
- Biên bản họp hội đồng quản trị…
Các tài liệu này được KTV đính kèm với giấy tờ làm việc và lưu vào trong
hồ sơ kiểm toán. Qua xem xét và kiểm tra tài liệu khách hàng cung cấp, KTV
nhận thấy những thông tin khách hàng cung cấp là tương đối chính xác.
Quan sát
Nhằm đánh giá thực trạng thực hiện các chính sách kiểm soát nội bộ tại
Công ty khách hàng, KTV tiến hành tham quan các văn phòng làm việc, khu vực
lễ tân, ăn uống…việc thực hiện quy định tại các bộ phận và ghi lại những nhận
xét đánh giá vào giấy tờ làm việc.
Để tiến hành đánh giá hệ thống kiểm soát với bộ phận kho, KTV trực tiếp
xuống kho, quan sát việc phân công phân nhiệm giữa các nhân viên ghi sổ, nhập
kho, quá trình xuất nhập hàng hóa.
Để đánh giá tình hình kiểm soát đối với việc chấm công của nhân viên,
đầu và cuối ngày, KTV trực tiếp quan sát việc thực hiện và cách thức quản lý của
các quản lý
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Trương Thị Liên Lớp: CQ48/22.0539
Bảng 2.3: Trích giấy làm việc của kiểm toán viên
CÔNG TY TNHH HÃNG KIỂM TOÁN AASC
Auditing and accounting financial consultancy service company ltd. (AASC)
Khách hàng (Client): Công ty ABC
Kỳ kế toán (Period ended): 31/12/2013 Ký hiệu:
Khoản mục (Subject) Prepared by: HĐH
Công việc (Work-done): Quan sát Date:
Ban giám đốc Công ty theo dõi và nắm bắt được rõ các hoạt động của Công ty.
- Có sự phân công phân nhiệm giữa các phòng ban và bộ phận dịch vụ. Bộ phận kế toán nhiệt
tình giúp đỡ nhóm kiểm toán để hoàn thành tốt công việc kiểm toán. Kế toán trưởng nắm bắt
rõ công việc từng cá nhân trong phòng và có sự bố trí hợp lý.
- Cán bộ công nhân viên công ty chấp hành nội quy, quy chế Công ty đầy đủ
- Các bộ phận thực hiện đúng với chức năng, nhiệm vụ được giao.Có sự kết hợp giữa các bộ
phận.
- Vào thời gian cao điểm, có thể có sự giúp đỡ linh hoạt giữa bộ phận hành chính và bộ phận
phục vụ.
- Hàng hóa được đánh mã đầy đủ, kho chứa hàng hóa, vật tư đảm bảo an toàn, thích hợp.
c. Phân tích số liệu
Sau khi có những nắm bắt cơ bản về hệ thống KSNB của khách hàng,
KTV sẽ dựa vào hiệu quả hoạt động của hệ thống này để tiến hành các thủ
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Trương Thị Liên Lớp: CQ48/22.0540
tục phân tích cần thiết nhằm thu thập những bằng chứng hợp lý, đầy đủ.
Các thủ tục phân tích được thực hiện ở AASC bao gồm: phân tích xu
hướng, phân tích tỷ suất.
Phân tích xu hướng
Bảng 2.4:Bảng phân tích biến động các chỉ tiêu trên BCKQKD tại Công ty
ABC
CÔNG TY TNHH HÃNG KIỂM TOÁN AASC
Auditing and accounting financial consultancy service company ltd. (AASC)
Khách hàng (Client): Công ty ABC
Kỳ kế toán (Period ended): Ký hiệu:
Khoản mục (Subject): Tiền mặt Prepared by: HĐH
Công việc (Work-done): Phân tích biến động Date:
Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2012 Chênh lệch
Tiền %
Doanh thu thuần 86.696.011.647 88.453.486.276 -1.757.474.629 -2%
Giá vốn hàng bán 55.322.033.052 58.627.469.400 -3.305.436.348 -6%
Lợi nhuận gộp 31.373.978.595 29.826.016.876 1.547.961.719 5%
Chi phí bán hàng 19.466.765.831 17.247.141.529 2.219.624.302 13%
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Trương Thị Liên Lớp: CQ48/22.0541
Chi phí QLDN 9.832.197.958 10.371.550.907 -539.352.949 -5%
LN thuần từ HĐKD 2.265.207.834 2.511.200.026 -245.992.192 -10%
LN từ HĐ tài chính 7.566.990.124 7.860.350.881 -293.360.757 -4%
LN khác 85.107.165 145.698.402 -60.591.237 -42%
Tổng LN trước thuế 2.350.314.999 2.656.898.428 -306.583.429 -12%
Thuế TNDN 587.578.750 664.224.607 -76.645.857 -12%
LN sau thuế 1.762.736.249 1.992.673.821 -229.937.572 -12%
Qua bảng phân tích biến động các chỉ tiêu trên BCKQKD cho thấy doanh
thu thuần của Công ty năm 2013 giảm 2% so với 2012, đồng thời giá vốn của
Công ty giảm 6% nhưng lợi nhuận của Công ty giảm 12%.. Kết hợp bảng phân
tích ở trên với thông tin thu được khi phỏng vấn và kiểm tra về chính sách giá
bán của của Công ty, KTV đánh giá về việc giảm lợi nhuận chủ yếu là do tăng
chi phí bán hàng.
Phân tích tỷ suất
Tại Công ty ABC, khi tiến hành phân tíchtỷ suất, kiểm toán viên tiến
hành tính một số tỷ suất như sau.
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Trương Thị Liên Lớp: CQ48/22.0542
Bảng 2.5: Một số tỷ suất của Công ty ABC
CÔNG TY TNHH HÃNG KIỂM TOÁN AASC
Auditing and accounting financial consultancy service company ltd.(AASC)
Client: Công ty ABC Ref:
Period ended: 31/12/2013 Prepared by: HĐH
Subject: Date:
Work-done: Phân tích tỷ suất Reviewed by: HTH
Chỉ tiêu Kỳ này Kỳ trước Đánh giá, nhận xét
1. Bố trí cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn
vốn
1.1 Bố trí cơ cấu tài sản
Tài sản dài hạn / Tổng tài sản 65,02% 69,65% Không có biến động bất thường
Tài sản ngắn hạn / Tổng tài sản 34,98% 30,35% Không có biến động bất thường
1.2 Bố trí cơ cấu nguồn vốn
Nợ phải trả / Tổng nguồn vốn 35,07% 36,45% Vay nợ ít, đảm bảo khả năng thanh
toán
Nguồn vốn CSH / Tổng nguồn vốn 64,93% 63,55% Áp lực về sử dụng vốn chủ sở hữu
(Hệ số tài trợ)
1.3 Tỷ trọng vốn vay ngắn hạn và dài hạn
Tỷ trọng nợ ngắn hạn 31,54% 32,77% Tỷ trọng thấp,an toàn tài chính
Tỷ trọng nợ dài hạn 3,54% 3,67% Tỷ trọng thấp,an toàn tài chính
1.4 Tỷ số nợ trên vốn cổ phần 65,48% 63,90% an toàn tài chính
2. Khả năng thanh toán
2.1 Tỷ lệ thanh toán tổng quát 2,85 2,74 Khả năng thanh toán tốt, không bất
thường
2.2 Tỷ lệ thanh toán hiện hành 1,11 0,93 Khả năng thanh toán tốt, không bất
thường
2.3 Tỷ lệ thanh toán nhanh 0,44 0,38 Giảm theo xu hướng tốt,vẫn đảm
bảo
2.4 Tỷ lệ thanh toán nợ ngắn hạn 0,80 0,69 Đảm bảo khả năng thanh toán
2.5 Hệ số thanh toán của vốn lưu động 0,40 0,41 Đảm bảo khả năng thanh toán
2.6 Khả năng thanh toán lãi vay 0,00 17,45 Lãi vay vốn hóa vào tài sản dở
dang
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Trương Thị Liên Lớp: CQ48/22.0543
2.7 Tỷ số đảm bảo nợ
Tỷ số đảm bảo nợ dài hạn 18,38 18,96 Đảm bảo thanh toán nợ
Tỷ số đảm bảo nợ ngắn hạn 1,11 0,93 Đảm bảo thanh toán nợ
3. Tỷ suất sinh lời
3.1 Tỷ suất lợi nhuận / Doanh thu
Tỷ suất lợi nhuận trước thuế / Doanh
thu
2,61% 3,00% Tỷ suất tăng, lưu ý kết chuyển chi
phí vì
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế / Doanh thu 1,96% 2,25% Tỷ suất tăng, lưu ý kết chuyển chi
phí vì
3.2 Tỷ suất lợi nhuận / Tổng tài sản
Tỷ suất lợi nhuận trước thuế / Tổng tài
sản bq
7,05% 8,49% Không biến động,duy trì mức sinh
lời TS
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế / Tổng tài
sản bq
5,30% 6,37% Giảm do ảnh hưởng của thuế
TNDN
3.3 Khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu
(ROE)
0,08 0,10 Giảm do ảnh hưởng của thuế
TNDN
3.4 Tỷ lệ Doanh thu tiêu thụ sản phẩm /
Tổng TS
2,71 2,83 Giảm do ảnh hưởng của thuế
TNDN
3.5 Tỷ lệ Hoàn vốn đầu tư (ROI) 0,13 0,15 Ổn định
4. Tỷ số hoạt động
4.1 Số vòng quay các khoản phải thu ngắn
hạn
15,06 12,75 Tốc độ chậm, do thị trường địa ốc
suy giảm
4.2 Số vòng quay các khoản phải trả người
bán NH
12,22 25,96 Khả năng chiếm dụng vốn giảm
4.3 Số vòng quay hàng tồn kho 18,21 23,84 Không có biến động bất thường
4.4 Hiệu suất sử dụng TSCĐ 4,61 5,17 Hiệu suất giảm, tuy nhiên TSCĐ
không
4.5 Hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản 2,71 2,83 Hiệu suất giảm, do thị trường suy
giảm
4.6 Hiệu suất sử dụng vốn 5,05 4,96 Hiệu suất giảm, do thị trường suy
giảm
d. Đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán
Bước tiếp theo trong khâu lập kế hoạch kiểm toán Báo cáo tài chính tại
AASC là việc đánh giá mức trọng yếu và rủi ro của khoản mục trên Báo cáo tài
chính. Việc đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán giúp cho KTV đánh giá hiệu
quả cuộc kiểm toán và thông qua mức đánh giá trọng yếu và rủi ro với từng
khoản mục để có thể thu thập bằng chứng kiểm toán cần thiết để hoàn thành
cuộc kiểm toán, từ đó giảm rủi ro kiểm toán có thể mắc phải.
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Trương Thị Liên Lớp: CQ48/22.0544
Trong bước này KTV chủ yếu sử dụng kỹ thuật tính toán và dựa trên sự
xét đoán mang tính nghề nghiệp của kiểm toán viên để đánh giá tính trọng yếu
và rủi ro kiểm toán. Đối với Công ty ABC, KTV tiến hành đánh giá mức trọng
yếu ban đầu như sau:
Bảng 2.6: Ước lượng trọng yếu ban đầu
CÔNG TY TNHH HÃNG KIỂM TOÁN AASC
Auditing and accounting financial consultancy service company ltd. (AASC)
Khách hàng (Client): Công ty ABC Ký hiệu:
Kỳ kế toán (Period ended): 31/12/2013 Prepared by:
Khoản mục (Subject): Date:
Công việc (Work-done): Ước lượng trọng yếu ban đầu
STT Chỉ tiêu Năm 2012
VND
Tỷ lệ Ước lượng ban đầu về
tính trọng yếu
Tối
thiểu
Tối
đa
Tối thiểu Tối đa
1 LN trước thuế 2.350.314.999 4,00% 8,00% 94.012.600 188.025.200
2 Doanh thu 90.202.758.352 0,40% 0,80% 360.811.033 721.622.067
3 TSLĐ và đầu tư ngắn
hạn
11.653.465.262 1,00% 2,00% 116.534.653 233.069.305
4 Nợ ngắn hạn 10.506.069.445 1,00% 2,00% 105.060.694 210.121.389
5 Tổng tài sản 33.315.230.451 0,50% 1,00% 166.576.152 333.152.305
KL: Sai số kết hợp lựa chọn Trung thực hợp lý 166.576.152
Tổng ước lượng ban đầu về tính trọng yếu 166.576.152
Sau khi tính toán được mức trọng yếu cho toàn bộ Báo cáo Tài chính,
KTV tiến hành phân bổ mức trọng yếu cho từng khoản mục trên Báo cáo tài
chính. Trên thực tế rất khó dự đoán được các tài khoản nào có khả năng sai số,
do đó việc phân bổ ước lượng ban đầu về tính trọng yếu cho các khoản mục là
việc phán xét nghiệp vụ khó. Mục đích của việc phân bổ này là nhằm giúp KTV
xác định bằng chứng thích hợp đối với các tài khoản để thu thập với mục tiêu
làm tối thiểu hóa chi phí kiểm toán.
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Trương Thị Liên Lớp: CQ48/22.0545
AASC chỉ tiến hành phân bổ tính trọng yếu cho các khoản mục trên Bảng
cân đối kế toán mà không thực hiện phân bổ cho các chỉ tiêu trên Báo cáo kết
quả kinh doanh.
Tỷ lệ phân bổ: do chi phí thu thập bằng chứng về hàng tồn kho cao hơn
chi phí thu thập bằng chứng về công nợ, và chi phí thu thập về công nợ cao hơn
chi phí thu thập bằng chứng về các tài khoản khác. Vì vậy, KTV AASC thường
phân bổ theo tỷ lệ: hàng tồn kho hệ số 3, công nợ hệ số 2, các tài khoản khác hệ
số 1 (không tiên hành phân bổ trọng yếu cho chỉ tiêu lãi chưa phân phối).
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Trương Thị Liên Lớp: CQ48/22.0546
Bảng 2.7: Phân bổ mức trọng yếu cho các khoảnmục
CÔNG TY TNHH HÃNG KIỂM TOÁN AASC
Auditing and accounting financial consultancy service company ltd. (AASC)
Khách hàng (Client): Công ty ABC Ký hiệu:
Kỳ kế toán (Period ended): Prepared by:
Khoản mục (Subject): Tiền mặt Date:
Công việc (Work-done): Ước lượng trọng yếu các khoản mục
II. Phân bổ Ước lượng ban đầu về tính trọng yếu cho các khoản mục (sai
số có thể chấp nhận được)
STT Tài khoản 31/12/2013
VND
Hệ
số
lựa
chọn
Hệ
só
chỉ
dẫn
Sai số có thể chấp nhận được
Báo cáo
thừa
Báo cáo thiếu
1 Tiền và tương đương tiền 4.631.737.484 1 1 13.066.673 13.066.673
2 Các khoản ĐTTC ngắn
hạn
- 1 1 - -
3 Các khoản phải thu 3.722.762.011 1 2 10.502.347 10.502.347
4 Hàng tồn kho 3.230.932.267 2 3 18.229.676 18.229.676
5 Tài sản ngắn hạn khác 68.033.500 1 1 191.930 191.930
6 Tài sản cố định 19.568.006.867 1 1 55.203.637 55.203.637
7 Bất động sản đầu tư - 1 1 - -
8 Các khoản ĐTTC dài hạn - 1 1 - -
9 Tài sản dài hạn khác 2.093.758.322 1 2 5.906.737 5.906.737
10 Nợ ngắn hạn 10.506.069.445 1 2 29.638.851 29.638.851
11 Nợ dài hạn 1.178.712.171 1 2 3.325.285 3.325.285
12 Nguồn vốn 21.630.448.835 0,5 1 30.511.014 30.511.014
Ước lượng ban đầu về
tính trọng yếu
166.576.152 166.576.152
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Trương Thị Liên Lớp: CQ48/22.0547
Kết thúc giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, kiểm toán viên AASC tổng
hợp các bằng chứng thu thập được từ đó kiểm toán viên xác định mức trọng yếu
và rủi ro cho từng khoản mục, từ đó dự kiến mức độ thực hiện, dự kiến nội dung
của cuộc kiểm toán.
Căn cứ vào mức trọng yếu được phân bổ cho khoản mục tiền cùng việc
phân tích biến động tài chính của Công ty khách hàng ABC, Trưởng nhóm căn
cứ lập kế hoạch và thiết kế chương trình kiểm toán tiền phù hợp nhất với khách
hàng. Và cụ thể với các sai phạm tăng hay giảm 13.066.673 đ so với chứng từ thì
KTV sẽ điều chỉnh cho phù hợp. Còn nếu sai phạm nhỏ hơn 13.066.673 đ thì
KTV coi đó là sai phạm không trọng yếu và không điều chỉnh.
Qua việc tìm hiểu các thông tin cơ sở và nghĩa vụ pháp lý của Công ty
ABC thì KTV đánh giá rủi ro tiềm tàng là cao đối với tất cả các khoản mục trên
Báo cáo tài chính. Đối với việc đánh giá rủi ro kiểm soát với các tài khoản KTV
chủ yếu dựa vào các thủ tục đánh giá trong hệ thống kiểm soát nội bộ đang tiến
hành kiểm toán và những thay đổi lớn trong hệ thống này so với năm trước. Do
vậy rủi ro kiểm soát tất cả các khoản mục được KTV đều đánh giá ở mức thấp.
Từ việc đánh giá rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát ở trên, rủi ro kiểm toán đối
với các khoản mục được KTV đánh giá ở mức chấp nhận được. Do vậy, KTV
phải tiến hành kiểm tra chi tiết đốivới số dư các khoản mục chi tiết hơn.
2.2.2. Trong thực hiện kiểm toán
Thực hiện kiểm toán là quá trình sử dụng các phương pháp kỹ thuật kiểm
toán thích ứng với đối tượng kiểm toán cụ thể để thu thập bằng chứng kiểm toán.
Từ đó KTV sẽ đưa ra những ý kiến xác thực về mức độ trung thực và hợp lý của
bảng khai tài chínhtrên cơ sở những bằng chứngkiểm toánđầy đủvà đángtin cậy.
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Trương Thị Liên Lớp: CQ48/22.0548
Trong luận văn này, em chọn khoản mục tiền để tập trung phân tích.
Trước tiên, KTV xác định phạm vi kiểm toán của khoản mục tiền: Khoản
mục tiền tại Công ty ABC gồm: tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng (Gồm có:
VND và USD) và tiền đang chuyển.
Các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán đối với khoản mục tiền tại
Công ty ABC được kiểm toán viên AASC tiến hành như sau:
a. Thực hiện các thử nghiệm kiểm soát
Phỏng vấn
Kiểm toán viên thực hiện phỏng vấn nhằm tìm hiểu quy trình về tiền, từ
đó có ý kiến đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của Công ty ABC. Đối tượng
phỏng vấn chủ yếu là kế toán trưởng, trong trường hợp các vấn đề liên quan đến
từng nghiệp vụ cụ thể đối với từng nghiệp vụ kiểm toán cụ thể liên quan trực tiếp
tới các kế toán ghi sổ thì kiểm toán viên mới tiến hành phỏng vấn kế toán ghi sổ..
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Trương Thị Liên Lớp: CQ48/22.0549
Bảng 2.8: Đánh giá hệ thống KSNB khoản mục tiền tại Công ty ABC
Câu hỏi phỏng vấn Bộ phận kế toán Có Không
1 Công việc thủ quỹ và kế toán tiền mặt có do cùng một
người đảm nhận không?
X
2 Công ty có quy định về định mức tiền mặt tồn quỹ tối đa
không? Mức quy định (nếu có)là ..............
X
3 Các khoản chi tiêu có được lên kế hoạch để giám đốc
phê duyệt trước không? Nếu có kế hoạch chi tiêu được
lập theo tuần / tháng/ quý (gạch chân phương án thực
hiện)
4 Hàng tháng kế toán tiền mặt có đối chiếu với thủ quỹ
không?
X
5 Có quy định các khoản tiền thu về phải được gửi ngay
vào Ngân hàng vào cuối ngày không?
6 Việc đối chiếu với ngân hàng có được thực hiện hàng
tháng không?
X
7 Bảng đối chiếu các Tài khoản ngân hàng có được lập
hàng tháng không?
X
8 Các khoản chênh lệch giữa số liệu trên sổ kế toán và sổ
phụ ngân hàng có được ghi chép lại để tìm nguyên nhân
và giải quyết không?
X
9 Các khoản tiền gửi có gốc ngoại tệ có được theo dõi
riêng không?
X
10 Các phiếu thu/chi tiền có được đánh số thứ tự theo thời
gian thực thu/chi tiền không?
X
11 Mọi chứng từ chi tiền có bắt buộc phải có duyệt chi của
Giám đốc trước khi chi không? Nếu không, các phiếu chi
được ký hàng ngày, hàng tuần hay hàng tháng?
X
12 Các phiếu chi và chứng từ kèm theo có được đóng dấu
[ĐÃ THANH TOÁN] để tránh việc thanh toán trùng, tái
sử dụng không?
X
13 Các phiếu thu, phiếu chi bị hủy bỏ có dấu hiệu huỷ bỏ để
tránh việc sử dụng không? tất cả các liên có được lưu tại
cuống không?
X
Kết luận ban đầu Khá
Đề tài: Vận dụng kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán, HAY
Đề tài: Vận dụng kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán, HAY
Đề tài: Vận dụng kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán, HAY
Đề tài: Vận dụng kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán, HAY
Đề tài: Vận dụng kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán, HAY
Đề tài: Vận dụng kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán, HAY
Đề tài: Vận dụng kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán, HAY
Đề tài: Vận dụng kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán, HAY
Đề tài: Vận dụng kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán, HAY
Đề tài: Vận dụng kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán, HAY
Đề tài: Vận dụng kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán, HAY
Đề tài: Vận dụng kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán, HAY
Đề tài: Vận dụng kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán, HAY
Đề tài: Vận dụng kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán, HAY
Đề tài: Vận dụng kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán, HAY
Đề tài: Vận dụng kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán, HAY
Đề tài: Vận dụng kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán, HAY
Đề tài: Vận dụng kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán, HAY
Đề tài: Vận dụng kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán, HAY
Đề tài: Vận dụng kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán, HAY
Đề tài: Vận dụng kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán, HAY
Đề tài: Vận dụng kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán, HAY
Đề tài: Vận dụng kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán, HAY
Đề tài: Vận dụng kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán, HAY
Đề tài: Vận dụng kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán, HAY
Đề tài: Vận dụng kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán, HAY
Đề tài: Vận dụng kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán, HAY
Đề tài: Vận dụng kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán, HAY
Đề tài: Vận dụng kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán, HAY
Đề tài: Vận dụng kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán, HAY
Đề tài: Vận dụng kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán, HAY
Đề tài: Vận dụng kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán, HAY
Đề tài: Vận dụng kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán, HAY
Đề tài: Vận dụng kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán, HAY
Đề tài: Vận dụng kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán, HAY
Đề tài: Vận dụng kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán, HAY
Đề tài: Vận dụng kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán, HAY
Đề tài: Vận dụng kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán, HAY
Đề tài: Vận dụng kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán, HAY
Đề tài: Vận dụng kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán, HAY
Đề tài: Vận dụng kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán, HAY
Đề tài: Vận dụng kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán, HAY
Đề tài: Vận dụng kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán, HAY
Đề tài: Vận dụng kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán, HAY

More Related Content

What's hot

khoa luan tot nghiep kiem toan.doc
khoa luan tot nghiep kiem toan.dockhoa luan tot nghiep kiem toan.doc
khoa luan tot nghiep kiem toan.docNguyễn Công Huy
 
VỀ KIỂM TOÁN CHU TRÌNH MUA HÀNG VÀ THANH TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BCTC
VỀ KIỂM TOÁN CHU TRÌNH MUA HÀNG VÀ THANH TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BCTCVỀ KIỂM TOÁN CHU TRÌNH MUA HÀNG VÀ THANH TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BCTC
VỀ KIỂM TOÁN CHU TRÌNH MUA HÀNG VÀ THANH TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BCTCNguyễn Công Huy
 
Đánh giá rủi ro kiểm toán trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán BCTC tại côn...
Đánh giá rủi ro kiểm toán trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán BCTC tại côn...Đánh giá rủi ro kiểm toán trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán BCTC tại côn...
Đánh giá rủi ro kiểm toán trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán BCTC tại côn...Nguyễn Công Huy
 
Hoàn thiện kiểm toán chu trình mua hàng – thanh toán trong quy trình kiểm toá...
Hoàn thiện kiểm toán chu trình mua hàng – thanh toán trong quy trình kiểm toá...Hoàn thiện kiểm toán chu trình mua hàng – thanh toán trong quy trình kiểm toá...
Hoàn thiện kiểm toán chu trình mua hàng – thanh toán trong quy trình kiểm toá...Nguyễn Công Huy
 
Hoàn thiện quy trình kiểm toán hàng tồn kho trong kiểm toán BCTC do công ty T...
Hoàn thiện quy trình kiểm toán hàng tồn kho trong kiểm toán BCTC do công ty T...Hoàn thiện quy trình kiểm toán hàng tồn kho trong kiểm toán BCTC do công ty T...
Hoàn thiện quy trình kiểm toán hàng tồn kho trong kiểm toán BCTC do công ty T...luanvantrust
 
Các phương pháp thu thập bằng chứng kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty T...
Các phương pháp thu thập bằng chứng kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty T...Các phương pháp thu thập bằng chứng kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty T...
Các phương pháp thu thập bằng chứng kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty T...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNHKIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNHNguyễn Công Huy
 

What's hot (20)

ĐỀ TÀI: Chu trình kiểm toán hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính
ĐỀ TÀI: Chu trình kiểm toán hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chínhĐỀ TÀI: Chu trình kiểm toán hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính
ĐỀ TÀI: Chu trình kiểm toán hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính
 
Kiểm toán chu kỳ mua hàng và thanh toán trong báo cáo tài chính - Gửi miễn ph...
Kiểm toán chu kỳ mua hàng và thanh toán trong báo cáo tài chính - Gửi miễn ph...Kiểm toán chu kỳ mua hàng và thanh toán trong báo cáo tài chính - Gửi miễn ph...
Kiểm toán chu kỳ mua hàng và thanh toán trong báo cáo tài chính - Gửi miễn ph...
 
Đề tài: Quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả người bán, HAY
Đề tài: Quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả người bán, HAYĐề tài: Quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả người bán, HAY
Đề tài: Quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả người bán, HAY
 
Đề tài tốt nghiệp: Quy trình đánh giá rủi ro trong kiểm toán, HOT
Đề tài tốt nghiệp: Quy trình đánh giá rủi ro trong kiểm toán, HOTĐề tài tốt nghiệp: Quy trình đánh giá rủi ro trong kiểm toán, HOT
Đề tài tốt nghiệp: Quy trình đánh giá rủi ro trong kiểm toán, HOT
 
khoa luan tot nghiep kiem toan.doc
khoa luan tot nghiep kiem toan.dockhoa luan tot nghiep kiem toan.doc
khoa luan tot nghiep kiem toan.doc
 
Đề tài: Quy trình kiểm toán hàng tồn kho tại công ty kiểm toán AASC
Đề tài: Quy trình kiểm toán hàng tồn kho tại công ty kiểm toán AASCĐề tài: Quy trình kiểm toán hàng tồn kho tại công ty kiểm toán AASC
Đề tài: Quy trình kiểm toán hàng tồn kho tại công ty kiểm toán AASC
 
Kiểm toán hàng tồn kho
Kiểm toán hàng tồn khoKiểm toán hàng tồn kho
Kiểm toán hàng tồn kho
 
VỀ KIỂM TOÁN CHU TRÌNH MUA HÀNG VÀ THANH TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BCTC
VỀ KIỂM TOÁN CHU TRÌNH MUA HÀNG VÀ THANH TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BCTCVỀ KIỂM TOÁN CHU TRÌNH MUA HÀNG VÀ THANH TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BCTC
VỀ KIỂM TOÁN CHU TRÌNH MUA HÀNG VÀ THANH TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BCTC
 
Đánh giá rủi ro kiểm toán trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán BCTC tại côn...
Đánh giá rủi ro kiểm toán trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán BCTC tại côn...Đánh giá rủi ro kiểm toán trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán BCTC tại côn...
Đánh giá rủi ro kiểm toán trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán BCTC tại côn...
 
Hoàn thiện kiểm toán chu trình mua hàng – thanh toán trong quy trình kiểm toá...
Hoàn thiện kiểm toán chu trình mua hàng – thanh toán trong quy trình kiểm toá...Hoàn thiện kiểm toán chu trình mua hàng – thanh toán trong quy trình kiểm toá...
Hoàn thiện kiểm toán chu trình mua hàng – thanh toán trong quy trình kiểm toá...
 
Hoàn thiện quy trình kiểm toán hàng tồn kho trong kiểm toán BCTC do công ty T...
Hoàn thiện quy trình kiểm toán hàng tồn kho trong kiểm toán BCTC do công ty T...Hoàn thiện quy trình kiểm toán hàng tồn kho trong kiểm toán BCTC do công ty T...
Hoàn thiện quy trình kiểm toán hàng tồn kho trong kiểm toán BCTC do công ty T...
 
Đề tài: Kiểm toán hàng tồn kho trong Báo cáo tài chính tại công ty
Đề tài: Kiểm toán hàng tồn kho trong Báo cáo tài chính tại công tyĐề tài: Kiểm toán hàng tồn kho trong Báo cáo tài chính tại công ty
Đề tài: Kiểm toán hàng tồn kho trong Báo cáo tài chính tại công ty
 
Đề tài: Kiểm toán chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp, 9đ
Đề tài: Kiểm toán chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp, 9đĐề tài: Kiểm toán chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp, 9đ
Đề tài: Kiểm toán chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp, 9đ
 
Các phương pháp thu thập bằng chứng kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty T...
Các phương pháp thu thập bằng chứng kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty T...Các phương pháp thu thập bằng chứng kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty T...
Các phương pháp thu thập bằng chứng kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty T...
 
Đề tài: Kiểm toán vốn bằng tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính
Đề tài: Kiểm toán vốn bằng tiền trong kiểm toán báo cáo tài chínhĐề tài: Kiểm toán vốn bằng tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính
Đề tài: Kiểm toán vốn bằng tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính
 
Kiểm toán chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp tại Công ty AASC
Kiểm toán chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp tại Công ty AASCKiểm toán chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp tại Công ty AASC
Kiểm toán chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp tại Công ty AASC
 
Quy trình kiểm toán Tài sản cố định tại Công ty kiểm toán, HAY
Quy trình kiểm toán Tài sản cố định tại Công ty kiểm toán, HAYQuy trình kiểm toán Tài sản cố định tại Công ty kiểm toán, HAY
Quy trình kiểm toán Tài sản cố định tại Công ty kiểm toán, HAY
 
KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNHKIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
 
Luận văn: Kiểm toán hàng tồn kho trong báo cáo tài chính, HAY
Luận văn: Kiểm toán hàng tồn kho trong báo cáo tài chính, HAYLuận văn: Kiểm toán hàng tồn kho trong báo cáo tài chính, HAY
Luận văn: Kiểm toán hàng tồn kho trong báo cáo tài chính, HAY
 
Đề tài: Quy trình kiểm toán tiền lương và khoản trích theo lương
Đề tài: Quy trình kiểm toán tiền lương và khoản trích theo lươngĐề tài: Quy trình kiểm toán tiền lương và khoản trích theo lương
Đề tài: Quy trình kiểm toán tiền lương và khoản trích theo lương
 

Similar to Đề tài: Vận dụng kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán, HAY

ĐỀ TÀI : HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC HÀNG TỒN KHO TRONG KIỂM TOÁ...
ĐỀ TÀI : HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC HÀNG TỒN KHO TRONG KIỂM TOÁ...ĐỀ TÀI : HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC HÀNG TỒN KHO TRONG KIỂM TOÁ...
ĐỀ TÀI : HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC HÀNG TỒN KHO TRONG KIỂM TOÁ...Luận Văn 1800
 
ĐỀ TÀI : THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TIỀN LƯƠNG TRONG KIỂM TOÁN ...
ĐỀ TÀI : THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TIỀN LƯƠNG TRONG KIỂM TOÁN ...ĐỀ TÀI : THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TIỀN LƯƠNG TRONG KIỂM TOÁN ...
ĐỀ TÀI : THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TIỀN LƯƠNG TRONG KIỂM TOÁN ...Luận Văn 1800
 
ĐỀ TÀI : LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC HÀNG TỒN KHO TRONG K...
ĐỀ TÀI : LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC HÀNG TỒN KHO TRONG K...ĐỀ TÀI : LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC HÀNG TỒN KHO TRONG K...
ĐỀ TÀI : LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC HÀNG TỒN KHO TRONG K...Luận Văn 1800
 
Khóa luận Tìm hiểu quy trình kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng tại công...
Khóa luận Tìm hiểu quy trình kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng tại công...Khóa luận Tìm hiểu quy trình kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng tại công...
Khóa luận Tìm hiểu quy trình kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng tại công...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Kỹ thuật chọn mẫu trong báo cáo tài chính tại Công ty Kiểm toán VACO - Gửi mi...
Kỹ thuật chọn mẫu trong báo cáo tài chính tại Công ty Kiểm toán VACO - Gửi mi...Kỹ thuật chọn mẫu trong báo cáo tài chính tại Công ty Kiểm toán VACO - Gửi mi...
Kỹ thuật chọn mẫu trong báo cáo tài chính tại Công ty Kiểm toán VACO - Gửi mi...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Tìm hiểu công tác kiểm toán khoản mục lương và các khoản trích theo lương tro...
Tìm hiểu công tác kiểm toán khoản mục lương và các khoản trích theo lương tro...Tìm hiểu công tác kiểm toán khoản mục lương và các khoản trích theo lương tro...
Tìm hiểu công tác kiểm toán khoản mục lương và các khoản trích theo lương tro...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm tại Công ty nước khoáng, HAY - Gửi miễn...
Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm tại Công ty nước khoáng, HAY - Gửi miễn...Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm tại Công ty nước khoáng, HAY - Gửi miễn...
Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm tại Công ty nước khoáng, HAY - Gửi miễn...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài Hoàn thiện công tác kiểm toán chu kỳ tài sản cố định trong kiểm toán b...
Đề tài Hoàn thiện công tác kiểm toán chu kỳ tài sản cố định trong kiểm toán b...Đề tài Hoàn thiện công tác kiểm toán chu kỳ tài sản cố định trong kiểm toán b...
Đề tài Hoàn thiện công tác kiểm toán chu kỳ tài sản cố định trong kiểm toán b...Thư viện Tài liệu mẫu
 
Hoàn thiện công tác kiểm toán chu kỳ tài sản cố định trong kiểm toán bctc do ...
Hoàn thiện công tác kiểm toán chu kỳ tài sản cố định trong kiểm toán bctc do ...Hoàn thiện công tác kiểm toán chu kỳ tài sản cố định trong kiểm toán bctc do ...
Hoàn thiện công tác kiểm toán chu kỳ tài sản cố định trong kiểm toán bctc do ...Thư viện Tài liệu mẫu
 

Similar to Đề tài: Vận dụng kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán, HAY (20)

ĐỀ TÀI : HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC HÀNG TỒN KHO TRONG KIỂM TOÁ...
ĐỀ TÀI : HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC HÀNG TỒN KHO TRONG KIỂM TOÁ...ĐỀ TÀI : HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC HÀNG TỒN KHO TRONG KIỂM TOÁ...
ĐỀ TÀI : HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC HÀNG TỒN KHO TRONG KIỂM TOÁ...
 
ĐỀ TÀI : THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TIỀN LƯƠNG TRONG KIỂM TOÁN ...
ĐỀ TÀI : THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TIỀN LƯƠNG TRONG KIỂM TOÁN ...ĐỀ TÀI : THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TIỀN LƯƠNG TRONG KIỂM TOÁN ...
ĐỀ TÀI : THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TIỀN LƯƠNG TRONG KIỂM TOÁN ...
 
Kiểm toán quá trình mua hàng- thanh toán tại Công ty Kiểm toán CPA
Kiểm toán quá trình mua hàng- thanh toán tại Công ty Kiểm toán CPAKiểm toán quá trình mua hàng- thanh toán tại Công ty Kiểm toán CPA
Kiểm toán quá trình mua hàng- thanh toán tại Công ty Kiểm toán CPA
 
ĐỀ TÀI : LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC HÀNG TỒN KHO TRONG K...
ĐỀ TÀI : LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC HÀNG TỒN KHO TRONG K...ĐỀ TÀI : LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC HÀNG TỒN KHO TRONG K...
ĐỀ TÀI : LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC HÀNG TỒN KHO TRONG K...
 
Khóa luận Tìm hiểu quy trình kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng tại công...
Khóa luận Tìm hiểu quy trình kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng tại công...Khóa luận Tìm hiểu quy trình kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng tại công...
Khóa luận Tìm hiểu quy trình kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng tại công...
 
Đề tài: Khoản mục phải thu khách hàng tại Công ty Kiểm toán VACO
Đề tài: Khoản mục phải thu khách hàng tại Công ty Kiểm toán VACOĐề tài: Khoản mục phải thu khách hàng tại Công ty Kiểm toán VACO
Đề tài: Khoản mục phải thu khách hàng tại Công ty Kiểm toán VACO
 
Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Vĩnh Nguyên
Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Vĩnh NguyênĐề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Vĩnh Nguyên
Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Vĩnh Nguyên
 
Đề tài: Đánh giá hệ thống kiểm soát chu kỳ mua hàng thanh toán
Đề tài: Đánh giá hệ thống kiểm soát chu kỳ mua hàng thanh toánĐề tài: Đánh giá hệ thống kiểm soát chu kỳ mua hàng thanh toán
Đề tài: Đánh giá hệ thống kiểm soát chu kỳ mua hàng thanh toán
 
Kỹ thuật chọn mẫu trong báo cáo tài chính tại Công ty Kiểm toán VACO - Gửi mi...
Kỹ thuật chọn mẫu trong báo cáo tài chính tại Công ty Kiểm toán VACO - Gửi mi...Kỹ thuật chọn mẫu trong báo cáo tài chính tại Công ty Kiểm toán VACO - Gửi mi...
Kỹ thuật chọn mẫu trong báo cáo tài chính tại Công ty Kiểm toán VACO - Gửi mi...
 
Đề tài: Kiểm toán khoản mục tiền lương tại Công ty kiểm toán ASCO
Đề tài: Kiểm toán khoản mục tiền lương tại Công ty kiểm toán ASCOĐề tài: Kiểm toán khoản mục tiền lương tại Công ty kiểm toán ASCO
Đề tài: Kiểm toán khoản mục tiền lương tại Công ty kiểm toán ASCO
 
Tìm hiểu công tác kiểm toán khoản mục lương và các khoản trích theo lương tro...
Tìm hiểu công tác kiểm toán khoản mục lương và các khoản trích theo lương tro...Tìm hiểu công tác kiểm toán khoản mục lương và các khoản trích theo lương tro...
Tìm hiểu công tác kiểm toán khoản mục lương và các khoản trích theo lương tro...
 
Kiểm toán khoản mục Phải thu khách hàng tại công ty kiểm toán Việt
Kiểm toán khoản mục Phải thu khách hàng tại công ty kiểm toán ViệtKiểm toán khoản mục Phải thu khách hàng tại công ty kiểm toán Việt
Kiểm toán khoản mục Phải thu khách hàng tại công ty kiểm toán Việt
 
Đề tài: Kiểm toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, HAY
Đề tài: Kiểm toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, HAYĐề tài: Kiểm toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, HAY
Đề tài: Kiểm toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, HAY
 
Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm tại Công ty nước khoáng, HAY - Gửi miễn...
Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm tại Công ty nước khoáng, HAY - Gửi miễn...Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm tại Công ty nước khoáng, HAY - Gửi miễn...
Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm tại Công ty nước khoáng, HAY - Gửi miễn...
 
Đề tài Hoàn thiện công tác kiểm toán chu kỳ tài sản cố định trong kiểm toán b...
Đề tài Hoàn thiện công tác kiểm toán chu kỳ tài sản cố định trong kiểm toán b...Đề tài Hoàn thiện công tác kiểm toán chu kỳ tài sản cố định trong kiểm toán b...
Đề tài Hoàn thiện công tác kiểm toán chu kỳ tài sản cố định trong kiểm toán b...
 
Kiểm toán chu kỳ tài sản cố định do công ty Kiểm toán thực hiện
Kiểm toán chu kỳ tài sản cố định do công ty Kiểm toán thực hiệnKiểm toán chu kỳ tài sản cố định do công ty Kiểm toán thực hiện
Kiểm toán chu kỳ tài sản cố định do công ty Kiểm toán thực hiện
 
Hoàn thiện công tác kiểm toán chu kỳ tài sản cố định trong kiểm toán bctc do ...
Hoàn thiện công tác kiểm toán chu kỳ tài sản cố định trong kiểm toán bctc do ...Hoàn thiện công tác kiểm toán chu kỳ tài sản cố định trong kiểm toán bctc do ...
Hoàn thiện công tác kiểm toán chu kỳ tài sản cố định trong kiểm toán bctc do ...
 
Công tác kiểm toán khoản mục tài sản cố định hữu hình kiểm toán
Công tác kiểm toán khoản mục tài sản cố định hữu hình kiểm toánCông tác kiểm toán khoản mục tài sản cố định hữu hình kiểm toán
Công tác kiểm toán khoản mục tài sản cố định hữu hình kiểm toán
 
Kiểm toán khoản mục Chi phí trả trước dài hạn tại Công ty Kiểm toán
Kiểm toán khoản mục Chi phí trả trước dài hạn tại Công ty Kiểm toánKiểm toán khoản mục Chi phí trả trước dài hạn tại Công ty Kiểm toán
Kiểm toán khoản mục Chi phí trả trước dài hạn tại Công ty Kiểm toán
 
Chi phí và giá thành sản phẩm tại công ty xây dựng Đông Hải, 9đ
Chi phí và giá thành sản phẩm tại công ty xây dựng Đông Hải, 9đChi phí và giá thành sản phẩm tại công ty xây dựng Đông Hải, 9đ
Chi phí và giá thành sản phẩm tại công ty xây dựng Đông Hải, 9đ
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864

Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864 (20)

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 

Recently uploaded

bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 

Recently uploaded (19)

bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 

Đề tài: Vận dụng kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán, HAY

  • 1. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Trương Thị Liên Lớp: CQ48/22.05i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn tốt nghiệp là trung thực, xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị thực tập. Tác giả luận văn Sinh viên Trương Thị Liên Lớp CQ 48/22.05
  • 2. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Trương Thị Liên Lớp: CQ48/22.05ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN........................................................................................ i MỤC LỤC ................................................................................................. ii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT........................................................... v DANH MỤC CÁC BẢNG......................................................................... vi LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................ 1 CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ VIỆC VẬN DỤNG CÁC KỸ THUẬT THU THẬP BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH................................................................ 4 1.1 Khái quát về bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán Báo cáo tài chính……….......................................................................................... 4 1.1.1 Khái niệm bằng chứng kiểm toán................................................. 4 1.1.2 Ý nghĩa của bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính................................................................................................... 4 1.1.3 Phân loại bằng chứng kiểm toán .................................................. 5 1.1.4 Yêu cầu đối với bằng chứng kiểm toán ........................................ 8 1.2 Khái quát về các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán Báo cáo tài chính........................................................................... 11 1.2.1 Kỹ thuật kiểm tra................................................................... 11 1.2.2. Kỹ thuật quan sát ..................................................................... 12 1.2.3. Kỹ thuật điều tra ...................................................................... 13 1.2.5. Kỹ thuật tính toán .................................................................... 17 1.2.6. Quy trình phân tích .................................................................. 17 1.3 Qui trình vận dụng các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính ................................................................... 20 1.3.1 Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán.................................. 20
  • 3. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Trương Thị Liên Lớp: CQ48/22.05iii Trong giai đoạn này, KTV sử dụng các kỹ thuật chủ yếu: Phỏng vấn, kiểm tra tài liệu, quan sát, phân tích. .................................................. 20 1.3.2. Trong giai đoạn thực hiện kế hoạch kiểm toán ........................ 21 1.3.2 Trong giai đoạn kết thúc kiểm toán......................................... 22 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VIỆC VẬN DỤNG CÁC KỸ THUẬT THU THẬP BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH HÃNG KIỂM TOÁN AASC THỰC HIỆN........................................................................................... 24 2.1. Tổng quan về công ty TNHH Hãng Kiểm toán AASC ..................... 24 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển................................................ 24 2.1.3. Đặc điểm hoạt động của công ty TNHH Hãng kiểm toán AASC 26 2.1.4. Quy trình chung kiểm toán BCTC tại công ty TNHH Hãng kiểm toán AASC ....................................................................................... 31 2.2. Thực trạng quy trình vận dụng các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH Hãng Kiểm toán AASC thực hiện.................................................................................... 33 2.2.1. Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán .................................... 33 2.2.2. Trong thực hiện kiểm toán........................................................ 47 2.2.3. Trong giai đoạn kết thúc kiểm toán ........................................... 68 2.3. Đánh giá chung về quy trình vận dụng các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH Hãng Kiểm toán AASC thực hiện................................................................... 68 2.3.1 Những ưu điểm......................................................................... 68 Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán...................................................... 69 2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân ................................................. 70 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN VIỆC VẬN DỤNG CÁC KỸ THUẬT THU THẬP BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN
  • 4. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Trương Thị Liên Lớp: CQ48/22.05iv TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH HÃNG KIỂM TOÁN AASC................................................................... 75 3.1. Sự cần thiết, yêu cầu và nguyên tắc hoàn thiện các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán tại công ty TNHH Hãng Kiểm toán AASC........... 75 3.1.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán tại công ty TNHH Hãng Kiểm toán AASC ......................... 75 3.1.2 Nguyên tắc và yêu cầu hoàn thiện các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán tại công ty TNHH Hãng Kiểm toán AASC ......................... 76 3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện việc vận dụng các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán tại công ty TNHH Hãng Kiểm toán AASC........... 76 3.2.1. Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán .................................... 76 3.2.2. Trong thực hiện kiểm toán........................................................ 79 3.2.3. Trong giai đoạn kết thúc kiểm toán ........................................... 81 3.3. Điều kiện thực hiện các giải pháp.................................................... 82 3.3.1 Về phía các cơ quan Nhà nước .................................................. 82 3.3.2. Về phía KTV và các Công ty kiểm toán .................................... 82 3.3.3. Về phía Hội nghề nghiệp .......................................................... 83 3.3.4. Về phía các trường đào tạo....................................................... 83 KẾT LUẬN.............................................................................................. 84 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................... 85 PHỤ LỤC ................................................................................................ 86
  • 5. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Trương Thị Liên Lớp: CQ48/22.05v DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BCTC: Báo cáo tài chính BCĐKT: Bảng cân đốikế toán BCKQHĐKD: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh HSKT: Hồ sơ kiểm toán KTV: Kiểm toán viên TNHH: Trách nhiệm hữu hạn TSCĐ: Tài sản cố định
  • 6. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Trương Thị Liên Lớp: CQ48/22.05vi DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Kết quả kinh doanh những năm gần đây của AASC .................... 27 Bảng 2.2: Trích giấy làm việc.................................................................... 36 Bảng 2.3: Trích giấy làm việc của kiểm toán viên....................................... 39 Bảng 2.4: Bảng phân tích biến động các chỉ tiêu trên BCKQKD tại Công ty ABC......................................................................................................... 40 Bảng 2.5: Một số tỷ suất của Công ty ABC................................................ 42 Bảng 2.6: Ước lượng trọng yếu ban đầu..................................................... 44 Bảng 2.7: Phân bổ mức trọng yếu cho các khoản mục ............................... 46 Bảng 2.8: Đánh giá hệ thống KSNB khoản mục tiền tại Công ty ABC ........ 49 Bảng 2.9: Thử nghiệm kiểm soát khoản mục tiền tại ABC .......................... 50 Bảng 2.10: Trích giấy tờ làm việc của kiểm toán viên................................. 52 Bảng 2.11: Phân tích tổng hợp đối ứng TK 111 Công ty ABC .................... 53 Bảng 2.12: Tổng hợp đối ứng theo tháng TK 111....................................... 55 Bảng 2.13: Biên bản kiểm kê quỹ tiền mặt tại Công ty ABC ........................ 56 Bảng 2.14: Trích giấy tờ làm việc của kiểm toán viên................................. 59 Bảng 2.15: Trích giấy làm việc của kiểm toán viên .................................... 60 Bảng 2.16: Mẫu trang giấy kết luận kiểm toán tiền mặt .............................. 61 Bảng 2.17: Tổng hợp đối ứng tài khoản 112 Công ty ABC ......................... 62 Bảng 2.18: Trích giấy làm việc của kiểm toán viên .................................... 64 Bảng 2.19: Thư xác nhận của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam... 65 Bảng 2.20: Trang kết luận kiểm toán khoản mục TGNH tại ABC ............... 67
  • 7. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Trương Thị Liên Lớp: CQ48/22.051 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Từ khi Việt Nam ra nhập WTO, nền kinh tế Việt Nam đã có những bước phát triển đáng kể, là “mảnh đất” hấp dẫn thu hút nhà đầu tư trong và ngoài nước. Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước, các ngành dịch vụ trong nước cũnng phải được nâng cao để phù hợp với điều kiện này và đáp ứng được yêu cầu quản lý nhằm minh bạch hóa tình hình tài chính. Từ yêu cầu đó, ngành kiểm toán tại Việt Nam đan phát triển hết sức mạnh mẽ không chỉ về quy mô mà cả loại hình dịch vụ cung cấp. Cũng xuất phát từ hội nhập kinh tế với sự cạnh tranh của các công ty kiểm toán lớn và có uy tín trên thế giới, các công ty kiểm toán Việt Nam đang phải nỗ lực hết sức để nâng cao chất lượng cuộc kiểm toán, đáp ứng được yêu cầu chung trên thế giới. Vấn đề đặt ra cho các công ty kiểm toán là làm thế nào để nâng cao chất lượng của dịch vụ cung cấp, tạo niềm tin đối với khách hàng, chiếm lĩnh được thị trường. Chính vì vậy việc hoàn thiện các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán để nâng cao chất lượng và giảm thiểu chi phí cuộc kiểm toán nói chung, kiểm toán báo cáo tài chính nói riêng là một vấn đề không thể thiếu được đối với bất cứ một công ty kiểm toán nào trong quá trình phát triển của mình. Bằng chứng kiểm toán là các tài liệu, thông tin kế toán, mà kiểm toán viên thu thập liên quan đến cuộc kiểm toán là cơ sở cho ý kiến của mình. Có thể nói bằng chứng kiểm toán là yếu tố quyết định đến thành công của cuộc kiểm toán. Trong thế kỷ mới khi kỷ nguyên kiểm toán đang mở rộng và phát triển thì việc nâng cao chất lượng cuộc kiểm toán là một yếu tố hàng đầu của các công ty kiểm toán. Muốn làm được điều này thì việc nâng cao chất lượng bằng chứng kiểm toán là một điều tất yếu. Chính vì vậy việc hoàn thiện các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán để nâng cao chất lượng và giảm thiểu chi phí cuộc
  • 8. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Trương Thị Liên Lớp: CQ48/22.052 kiểm toán nói chung, kiểm toán báo cáo tài chính nói riêng là một vấn đề không thể thiếu được đối với AASC cũng như đối với bất cứ một công ty kiểm toán nào trong quá trình phát triển của mình. Nhận thức được tầm quan trọng của các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán, với những kiến thức đã học ở trường đại học và qua quá trình thực tập tại Công ty TNHH Hãng Kiểm toán (AASC) em đã lựa chọn đề tài “Hoàn thiện việc vận dụng kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH Hãng Kiểm toán AASC”. 2. Mục đích nghiên cứu đề tài Với mục đích nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động kiểm toán độc lập, Đề tài phân tích, đánh giá thực trạng việc vận dụng các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán BCTC nhằm nâng cao chất lượng cuộc kiểm toán độc lập tại công ty TNHH Hãng Kiểm toán AASC. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài Đối tượng nghiên cứu của đề tài là việc vận dụng các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán BCTC. Phạm vi đề tài nghiên cứu là việc vận dụng các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán BCTC do công ty TNHH Hãng Kiểm toán AASC thực hiện. 4. Phương pháp nghiên cứu đề tài Phương pháp chung nghiên cứu đề tài là dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Cụ thể đề tài kết hợp sử dụng các phương pháp nghiên cứu như thống kê - mô tả, phân tích – tổng hợp, so sánh – đối chiếu, diễn dịch – quy nạp và phương pháp quan sát thực tiễn để khái quát bản chất các vấn đề cần nghiên cứu. 5. Kết cấucủa đề tài Ngoài Lời mở đầu và Kết luận, luận văn gồm ba chương:
  • 9. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Trương Thị Liên Lớp: CQ48/22.053 Chương 1: Lý luận chung về việc vận dụng các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính Chương 2: Thực trạng việc vận dụng các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH Hãng Kiểm toán AASC thực hiện Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện việc vận dụng các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH Hãng Kiểm toán AASC Do giới hạn về mặt thời gian và kinh nghiệm, nên bài viết không tránh khỏi những thiếu sót về nhiều mặt. Em mong nhận được sự góp ý của thầy cô để bài viết đầy đủ và sâu sắc hơn.
  • 10. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Trương Thị Liên Lớp: CQ48/22.054 CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ VIỆC VẬN DỤNG CÁC KỸ THUẬT THU THẬP BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 1.1Khái quát về bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán Báo cáo tài chính 1.1.1 Khái niệm bằng chứng kiểm toán Để đánh giá, nhận xét và đưa ra ý kiến về BCTC của đơn vị được kiểm toán, KTV cần phải thu thập và đánh giá các bằng chứng kiểm toán liên quan đến BCTC. Bằng chứng kiểm toán rất đa dạng cả về loại bằng chứng, nguồn gốc hình thành và cách thức thu thập. Mỗi loại bằng chứng có tác động khác nhau tới việc hình thành ý kiến kiểm toán. KTV khi tiến hành thu thập bằng chứng phải xem xét đến tính hiệu lực, tính đầy đủ và số lượng bằng chứng cần thu thập. Bằng chứng kiểm toán cần phải được thu thập và đánh giá đúng nhằm đảm bảo cho kết luận kiểm toán là xác đáng. Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam VSA 500 có quy định: “Bằng chứng kiểm toán là tất cả các tài liệu, thông tin mà kiểm toán viên thu thập được liên quan đến cuộc kiểm toán và dựa trên các thông tin này kiểm toán viên và dựa trên các thông tin này kiểm toán hình thành nên ý kiến của mình”. 1.1.2 Ý nghĩa của bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính Xét về thực chất, kiểm toán BCTC chính là quá trình KTV thu thập và đánh giá các bằng chứng kiểm toán để đưa ra ý kiến nhận xét của mình về BCTC của đơn vị được kiểm toán. Bằng chứng kiểm toán là cơ sở để chứng minh cho các nhận định của KTV về BCTC của đơn vị. Xuất phát từ ý nghĩa và tầm quan trọng của các bằng chứng kiểm toán, chuẩn mực kiểm toán Việt Nam VSA 500 đã quy định và yêu cầu: “KTV và công ty kiểm toán phải thu thập
  • 11. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Trương Thị Liên Lớp: CQ48/22.055 đầy đủ các bằng chứng kiểm toán thích hợp để làm cơ sở đưa ra ý kiến của mình về BCTC của đơn vị được kiểm toán”. Bằng chứng kiểm toán bao gồm các tài liệu, chứng từ, sổ sách kế toán, BCTC và các thông tin tài liệu từ những nguồn khác. Cũng cần lưu ý rằng, không phải tất cả các thông tin tài liệu mà KTV thu thập được trong quá trình kiểm toán tại đơn vị đều là các bằng chứng kiểm toán. Chỉ các thông tin và tài liệu mà KTV thu thập được có liên quan đến cuộc kiểm toán và được KTV sử dụng làm cơ sở để đưa ra các nhận xét của mình về BCTC của đơn vị mới là các bằng chứng kiểm toán. 1.1.3 Phânloại bằng chứng kiểm toán a. Phân loại bằng chứng kiểm toán theo nguồn gốc của bằng chứng Bằng chứng kiểm toán dựa theo nguồn gốc của thông tin, tư liệu liên quan tới hoạt động của đơn vị và BCTC mà KTV thu được trong quá trình kiểm toán. Bằng chứng kiểm toán do KTV tự tìm kiếm và khai thác: Đó là các bằng chứng thu được qua việc kiểm kê tài sản như kiểm kê tiền, hàng tồn kho tại đơn vị… Hay các bằng chứng thu được qua quan sát các hoạt động của hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ của KTV tại đơn vị. Và bằng chứng thu được từ việc tính toán lại các biểu tính toán của doanh nghiệp. Các bằng chứng kiểm toán này thường do các KTV áp dụng các kỹ thuật kiểm toán phù hợp và trực tiếp thu thập tại đơn vị được kiểm toán. Bằng chứng kiểm toán do bên thứ ba cung cấp: Đây là các bằng chứng kiểm toán do bên thứ ba độc lập có quan hệ với đơn vị được kiểm toán cung cấp được TV thu thập. Ví dụ như bằng chứng kiểm toán được cung cấp bởi ngân hàng, khách hàng mua hàng, nhà cung cấp, các số liệu thống kê chuyên ngành, các bằng chứng do chuyên gia cung cấp… Bằng chứng kiểm toán do đơn vị được kiểm toán cung cấp: Đây là các bằng chứng kiểm toán do các đơn vị được kiểm toán lập ra và được cung cấp cho
  • 12. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Trương Thị Liên Lớp: CQ48/22.056 KTV trong quá trình kiểm toán. Các bằng chứng thuộc loại này có thể là các sổ sách kế toán do đơn vị lập như sổ kế toán tổng hợp, sổ chi tiết, báo cáo tài chính, báo cáo quản trị… Các chứng từ, tài liệu do đơn vị phát hành và luân chuyển trong nội bộ như phiếu thu, phiếu chi, hóa đơn bán hàng… b. Phân loại bằng chứng kiểm toán theo hình thức (loại hình) của bằng chứng Bằng chứng dạng vật chất: Là các bằng chứng mà KTV thu được trong quá trình thanh tra và kiểm kê các tài sản hữu hình như hàng tồn kho,tiền… Sau quá trình kiểm kê, KTV sẽ thu được biên bản kiểm kê hàng tồn kho, biên bản kiểm kê tiền mặt… Đây là loại bằng chứng có độ tin cậy cao do có sựu kiểm tra trực tiếp để xác minh sự tồn tại của tài sản. Bằng chứng dạng chứng từ tài liệu: Là bằng chứng mà KTV thu thập được do khách hàng cung cấp theo yêu cầu của KTV. Các bằng chứng này thường là: ghi chép kế toán, báo cáo tài chính của doanh nghiệp, bản giải trình của giám đốc…, các tài liệu tính toán lại của KTV. Các bằng chứng có tính thuyết phục nhưng có độ tin cậy không cao bằng các bằng chứng vật chất. Bằng chứng thu được qua phỏng vấn: Là các bằng chứng mà KTV thu thập được thông qua việc xác minh, điều tra bằng cách phỏng vấn những người có liên quan đến tình hình tài chính của đơn vị được kiểm toán. KTV sẽ ghi chép lại những thông tin thu được qua phỏng vấn nhà quản lý, người thứ ba như khách hàng. Bằng chứng này có độ tin cậy không cao bằng hai loại bằng chứng trên. Bằng chứng qua quan sát: Là bằng chứng mà KTV thu được qua quan sát thực tế tại đơn vị được kiểm toán như: quan sát nhà xưởng, hệ thống kiểm soát nội bộ…
  • 13. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Trương Thị Liên Lớp: CQ48/22.057 c. Một số bằng chứng kiểm toán đặc biệt trong kiểm toán BCTC Ngoài các kiểu bằng chứng kiểm toán cơ bản như đã trình bày ở trên, trong một số trường hợp đặc biệt KTV cần thu thập thêm một số bằng chứng kiểm toán khác. Ý kiến của chuyên gia: Do KTV không thể am tường tất cả mọi lĩnh vực của xã hội nên các chuẩn mực kiểm toán cho phép KTV được sử dụng ý kiến của những chuyên gia có năng lực, kiến thức, kinh nghiệm cụ thể trong một lĩnh vực chuyên môn nào đó, ngoại trừ lĩnh vực kế toán kiểm toán. Ví dụ như đánh giá giá trị của một tài sản quý, công trình nghệ thuật… Giải trình của ban giám đốc: KTV cần phải thu thập bằng chứng về việc giám đốc đơn vị được kiểm toán thừa nhận trách nhiệm của mình trong việc lập và trình bày trung thực và hợp lý BCTC phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành và đã phê duyệt BCTC. Vì thế, “KTV phải thu thập được các giải trình của giám đốc (hoặc người đứng đầu) đơn vị được kiểm toán”. Tư liệu của KTV nội bộ: Bộ phận kiểm toán nội bộ được tổ chức là để phục vụ cho các nhu cầu và lợi ích của đơn vị, tuy nhiên kết quả kiểm toán của bộ phận này có thể vẫn hữu ích cho KTV độc lập cần quan tâm đến kết quả kiểm toán nội bộ khi chúng có liên quan đến công việc của mình. Tư liệu của các KTV khác: Vấn đề này phát sinh khi kiểm toán BCTC của một đơn vị có nhiều bộ phận (chi nhánh, công ty con, công ty liên doanh hay công ty thành viên của tập đoàn...) đã được kiểm toán bởi các KTV khác. Trong trường hợp này, KTV kiểm toáncho đơn vịđó (gọi là kiểm toán viên chính) phải chịu trách nhiệm về ý kiến của mìnhđối với BCTC của toàn đơn vị. Thay vì phải thực hiện lại công việc kiểm toán tạicác bộ phận, kiểm toán viên chính có thểsử dụng công việc của các kiểm toán viên khác. Để sử dụng tư liệu của kiểm toán
  • 14. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Trương Thị Liên Lớp: CQ48/22.058 viên khác, kiểm toán viên chính phải xác định ảnh hường của công việc do kiểm toánviên khác thực thi đến cuộc kiểm toáncủa mình. 1.1.4 Yêu cầu đối với bằng chứng kiểm toán Theo chuẩn mực kiểm toán số 500, “Kiểm toán viên phải thu thập đầy đủ các bằng chứng kiểm toán thích hợp cho mỗi loại ý kiến của mình. Sự “đầy đủ” và tính “thích hợp” luôn đi liền với nhau và được áp dụng cho các bằng chứng kiểm toán thu thập được từ các thử nghiệm kiểm soát và thử nghiệm cơ bản”. Bằng chứng do KTV thu thập được dùng để giúp KTV đưa ra ý kiến trên BCTC vì vậy mà bằng chứng phải đảm bảo tính thuyết phục. Tính thuyết phục của bằng chứng được quy định bởi hai tính chất: sự đầy đủ và tính thích hợp.  Sự đầy đủ Đầy đủ là yêu cầu về số lượng hay quy mô cần thiết của bằng chứng kiểm toán để đưa ra ý kiến, kết luận kiểm toán. Thông thường không có thước đo chung cho tính đầy đủ do nó đòi hỏi sự suy đoán nghề nghiệp của KTV. KTV sẽ dựa trên mục địch của cuộc kiểm toán để đề ra tiêu chuẩn về tính đầy đủ của bằng chứng. Các yếu tố ảnh hưởng tới tính đầy đủ của bằng chứng kiểm toán bao gồm: + Mức độ rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát: Mức độ rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát cao sẽ yêu cầu số lượng bằng chứng kiểm toán cần thu thập là lớn tức là kích thước mẫu của các thử nghiệm sẽ lớn và ngược lại. + Tính trọng yếu: Các bộ phận trọng yếu trong BCTC, khi kiểm toán cũng yêu cầu KTV phải thu thập một lượng bằng chứng kiểm toán nhiều hơn để đảm bảo rủi ro kiểm toán ở mức độ chấp nhận được. Mặt khác, nếu căn cứ vào mức trọng yếu được phân bổ cho các bộ phận và khoản mục trên BCTC thì bộ phận nào có mức trọng yếu được phân bổ nhiều hơn thì trong quá trình
  • 15. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Trương Thị Liên Lớp: CQ48/22.059 kiểm toán, KTV cần phải thu thập một số lượng các bằng chứng kiểm toán ít hơn và ngược lại. + Độ tin cậy của KTV vào hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị: Độ tin cậy của KTV vào hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị thể hiện mức độ thỏa mãn của KTV về hệ thống kiểm soát này. Nếu độ tin cậy của KTV vào hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị ở mức độ cao thì số lượng các bằng chứng kiểm toán cần thu thập sẽ ít đi và ngược lại. Bằng chứng kiểm toán phải được thu thập cho từng cơ sở dẫn liệu của BCTC. Bằng chứng liên quan đến một cơ sở dẫn liệu này không thể bù đắp cho việc thiếu bằng chứng liên quan đến cơ sở dẫn liệu khác. Nội dung, lịch trình và phạm vi của các thử nghiệm cơ bản được thay đổi tùy thuộc vào từng cơ sở dẫn liệu cùng một lúc. Như vậy, sự đầy đủ của bằng chứng kiểm toán còn thể hiện ở các loại bằng chứng kiểm toán mà KTV cần phải thu thập để xác định các cơ sở dẫn liệu của các chỉ tiêu và bộ phận cấu thành trên BCTC. Mỗi chỉ tiêu và bộ phận cấu thành khác nhau của BCTC cần các bằng chứng trên một số khía cạnh cơ sở dẫn liệu khác nhau. Mặt khác, cũng một chỉ tiêu và bộ phận như nhau trên BCTC nhưng ở các đơn vị khác nhau sẽ tồn tại các khả năng sai phạm không giống nhau, KTV cần phải thu thập các bằng chứng kiểm toán liên quan đến các khả năng sai phạm này.  Tính thích hợp Sự thích hợp của bằng chứng kiểm toán liên quan đến sự phù hợp và đáng tin cậy thông qua việc xem xét cơ sở dẫn liệu của chúng. Bằng chứng kiểm toán thích hợp phải giúp KTV đạt được mục đích kiểm toán của mình. Độ tin cậy của bằng chứng kiểm toán còn tùy thuộc nguồn gốc và bản chất của các bằng chứng kiểm toán. Việc xem xét độ tin cậy của bằng chứng kiểm toán không có một thước đo tuyệt đối nào mà phụ thuộc vào xét đoán nghề nghiệp của KTV. Để xét
  • 16. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Trương Thị Liên Lớp: CQ48/22.0510 xem bằng chứng kiểm toán có tin cậy hay không, KTV thường tính đến các yếu tố sau:  Tính chất, nội dung và mức độ rủi ro tiềm tàng của toàn bộ BCTC, từng số dư tài khoản hoặc từng loại nghiệp vụ.  Hệ thống kế toán, hệ thống kiểm soát nội bộ và sự đánh giá về rủi ro kiểm soát.  Tính trọng yếu của các khoản mục được kiểm tra.  Tình trạng tài chính của doanh nghiệp và các điều kiện, sức ép bất thường có thể dẫn đến việc các nhà quản lý mắc sai phạm.  Kinh nghiệm từ các lần kiểm toán trước.  Kết quả các thủ tục kiểm toán khác, kể cả các gian lận và sai sót đã được phát hiện.  Nguồn gốc, độ tin cậy của các tài liệu, thông tin… Độ tin cậy của bằng chứng kiểm toán phụ thuộc vào nguồn gốc, hình thức của bằng chứng và từng trường hợp cụ thể. Bằng chứng có nguồn gốc từ bên ngoài đáng tin cậy hơn bằng chứng có nguồn gốc từ bên trong đơn vị. Bằng chứng có nguồn gốc từ bên trong đơn vị có độ tin cậy cao hơn khi hệ thống kế toán và kiểm soát nội bộ hiệu quả. Bằng chứng do KTV tự thu thập có độ tin cậy cao hơn bằng chứng do đơn vị cung cấp. Bằng chứng kiểm toán dưới dạng văn bản, hình ảnh đáng tin cậy hơn bằng chứng ghi lại bằng lời nói. Một bằng chứng kiểm toán đảm bảo độ tin cậy đối với KTV có thể chưa là một bằng chứng thích hợp. Một bằng chứng kiểm toán thích hợp ngoài yêu cầu về độ tin cậy nó còn phải đảm bảo phù hợp với mục tiêu cụ thể của KTV. Khi thu thập bằng chứng kiểm toán từ các thử nghiệm kiểm soát, KTV phải xem xét sự đầy đủ và tính thích hợp của các bằng chứng làm cơ sở cho việc đánh giá của mình về rủi ro kiểm soát.
  • 17. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Trương Thị Liên Lớp: CQ48/22.0511 1.2 Khái quát về các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán Báo cáo tài chính Để thu thập các bằng chứng kiểm toán, KTV thường sử dụng các kỹ thuật chủ yếu là: Kiểm tra, quan sát, điều tra, xác nhận, tính toán và quy trình phân tích. Việc thực hiện các phương pháp này một phần tùy thuộc vào thời gian thu thập được bằng chứng kiểm toán. 1.2.1 Kỹ thuật kiểm tra Kiểm tra là việc sử dụng các kỹ thuật thông thường như rà soát lại, nghiên cứu kỹ, đọc, duyệt, phân đoạn, xem xét, so sánh, đối chiếu, xác minh… để thu thập các bằng chứng kiểm toán. Kỹ thuật kiểm tra thường bao gồm hai loại: - Kiểm tra vật chất: Kiểm tra vật chất là quá trình kiểm tra tại chỗ hay tham gia kiểm kê các loại tài sản của doanh nghiệp. Kiểm tra vật chất thường áp dụng đối với các loại tài sản cụ thể như: Tài sản cố định hữu hình, hàng tồn kho, tiền mặt và các giấy tờ thanh toán có giá trị. Kiểm toán viên có trách nhiệm quan sát việc kiểm tra vật chất của khách hàng. Trong quá trình thực hiện kỹ thuật kiểm kê, kiểm toán viên cần đánh giá tính tin cậy của thủ tục kiểm kê mà ban quản lý áp dụng, từ đó đánh giá tính tin cậy của kết quả kiểm kê. Trong quá trình quan sát vật chất, kiểm toán viên cần xem xét đến các thủ tục kiểm tra chi tiết như: Quan sát các nhân viên của khách hàng, hàng tồn kho có được đánh dấu hợp lý, tiền mặt được phân loại hợp lý, có những khẳng định về hàng tồn kho, tài sản hay tiền mặt đã kiểm kê được đánh dấu riêng tránh nhầm lẫn với những tài sản chưa được kiểm kê. Kỹ thuật kiểm kê có những ưu điểm sau: Nó cung cấp các bằng chứng có độ tin cậy cao nhất vì đó là quá trình xác minh sự hiện hữu của tài sản
  • 18. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Trương Thị Liên Lớp: CQ48/22.0512 mang tính khách quan, và kỹ thuật này thực hiện cũng khá đơn giản, phù hợp với chức năng xác minh của kiểm toán. Bên cạnh đó, kỹ thuật kiểm kê cũng có những hạn chế: Chi phí tiến hành kiểm kê lớn; khi kiểm kê tài sản cố định như đất đai, nhà xưởng… kỹ thuật kiểm kê chỉ cho biết sự hiện hữu của tài sản, không cho biết quyền sở hữu của đơn vị đối với tài sản đó, hoặc nó có thể hiện sự hiện hữu nhưng lại là tài sản thuê ngoài; Còn với hàng hoá, nguyên vật liệu tồn kho thì kiểm tra vật chất chỉ cho biết sự tồn tại thực tế về số lượng còn chất lượng, tình trạng kỹ thuật, phương pháp đánh giá đúng hay sai thì chưa thể hiện. Chính vì vậy mà kiểm tra vật chất đối với vật tư cần đi kèm với việc thu thập bằng chứngkhác đểchứng minh quyền sở hữu và giá trị củatài sản đó. - Kiểm tra tài liệu Kiểm tra tài liệu bao gồm việc xem xét đối chiếu các tài liệu, văn bản, sổ kế toán và chứng từ có liên quan. Quá trình kiểm tra tài liệu thường được KTV thực hiện theo hai bước: Trước hết KTV sẽ kiểm tra và đánh giá tính đầy đủ , tính hợp lệ, hợp pháp của các chứng từ tài liệu cần kiểm tra. Giai đoạn tiếp theo KTV sẽ tiến hành so sánh đối chiếu số liệu giữa các tài liệu, chứng từ kế toán với các ghi chép kế toán, các ghi chép khác của đơn vị, đồng thời đối chiếu giữa các ghi chép với nhau nhằm đảm bảo tính đúng đắn của quá trình xử lý các nghiệp vụ. Kỹ thuật kiểm tra tài liệu có thể được áp dụng để thu thập các bằng chứng chứng minh cho một vấn đề đã đề cập trước hoặc chỉ đơn thuần là nhằm đảm bảo cho quá trình xử lý một nghiệp vụ kinh tế từ khi phát sinh cho đến khi được phản ánh lên các BCTC được thực hiện một cách đúng đắn. 1.2.2. Kỹ thuật quan sát Khái niệm: Quan sát là phương pháp được sử dụng để đánh giá một thực trạng hay hoạt động của đơn vị được kiểm toán.
  • 19. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Trương Thị Liên Lớp: CQ48/22.0513 Ví dụ: Kiểm toán viên có thể đi xem xét đơn vị được kiểm toán xem ấn tượng chung về máy móc thiết bị của đơn vị, quan sát tính cũ mới cũng như sự vận hành của máy móc hay việc quan sát các cá nhân thực hiện nhiệm vụ để đánh giá về thực tế hoạt động của đơn vị… Kỹ thuật quan sát là phương pháp cần thiết giúp kiểm toán viên đánh giá độ tin cậy vào những thông tin mà khách hàng cung cấp. Kỹ thuật khá hữu ích trong nhiều phần hành của quá trình kiểm toán, bằng chứng thu được thường khá đáng tin cậy. Bằng chứng thu được từ kỹ thuật này thường chưa thể hiện tính đầy đủ nên cần đi kèm các kỹ thuật khác. Kỹ thuật này chỉ cung cấp bằng chứng về phương pháp thực hiện công việc ở thời điểm quan sát, khôngchắc chắncóđượcthực hiệnở thời điểm khác hay không. 1.2.3. Kỹ thuật điều tra Điều tra là việc thu thập các thông tin phù hợp từ những người am hiểu công việc ở trong và ngoài đơn vị được kiểm toán. Việc điều tra có thể tiến hành theo cách gửi văn bản, phỏng vấn hoặc trao đổi kết quả điều tra, sẽ cung cấp cho KTV những thông tin chưa có, hoặc những thông tin bổ sung để củng cố các bằng chứng đã có. KTV cũng có thể mở rộng diện thẩm tra trong phạm vi đơn vị từ nhiều nguồn thông tin khác nhau để giúp cho các xét đoán của KTV đầy đủ và chính xác hơn. Kỹ thuật điều tra thường được sử dụng nhiều và phổ biến trong quá trình kiểm toán là kỹ thuật phỏng vấn. Phỏng vấn là quá trình kiểm toán viên thu thập thông tin bằng văn bản hay bằng lời nói qua việc thẩm vấn những người hiểu biết về vấn đề kiểm toán viên quan tâm. Ví dụ, kiểm toán viên thẩm vấn khách hàng về những quy định kiểm soát nội bộ, hoặc hỏi nhân viên về sự hoạt động của quy chế này. Quá trình thu thập bằng chứng qua phỏng vấn thường bao gồm bagiai đoạn:
  • 20. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Trương Thị Liên Lớp: CQ48/22.0514  Thứ nhất, lập kế hoạch phỏng vấn, kiểm toán viên cần phải xác định được mục đích, đối tượng và nội dung cần phỏng vấn, thời gian, địa điểm cần phỏng vấn…Kiểm toán viên sẽ tập hợp những câu hỏi cần thiết cho cuộc phỏng vấn trên cơ sở những mục tiêu mà cuộc kiểm toán hướng tới.  Thứ hai, thực hiện phỏng vấn, kiểm toán viên sẽ giới thiệu lý do cuộc phỏng vấn, trao đổi về những trọng điểm đã xác định. Trong quá trình phỏng vấn, kiểm toán viên có thể dùng hai loại câu hỏi, câu hỏi “đóng”, câu hỏi “mở”. Câu hỏi “đóng” sẽ giới hạn câu trả lời của người được phỏng vấn. Loại câu hỏi này được sử dụng khi kiểm toán viên muốn xác nhận một vấn đề đã nghe thấy hay đã biết. Loại câu hỏi này thường có các cụm từ như “có hay không”, “tôi (không) biết rằng,…”. Câu hỏi “mở” giúp kiểm toán viên thu thập được câu trả lời chi tiết và đầy đủ. Nó được sử dụng khi kiểm toán viên muốn thu thập thêm thông tin. Loại câu hỏi này thường có cụm từ như “thế nào”, “tại sao”…  Thứ ba, kết thúc phỏng vấn, kiểm toán viên cần đưa ra kết luận trên cơ sở thông tin đã thu thập được. Kiểm toán viên cũng cần lưu ý đến tính khách quan và sự hiểu biết của người được phỏng vấn để có kết luận xác đáng về bằng chứng thu thập được. Khi tiến hành kiểm toán năm đầu tiên kỹ thuật phỏng vấn đóng vai trò quan trọng. Nó giúp kiểm toán viên thu thập được những thông tin cơ bản nhất vềđơn vị được kiểm toán và là căncứđể kiểm toán viên lập nên hồ sơ kiểm toánphục vụ cho kiểm toán năm hiện hành và các cuộc kiểm toán về sau. Ưu điểm: Kỹ thuật này giúp kiểm toán viên thu thập được các bằng chứng chưa có nhằm thu thập những thông tin phản hồi để củng cố luận cứ của kiểm toán viên.
  • 21. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Trương Thị Liên Lớp: CQ48/22.0515 Nhược điểm: Độ tin cậy của bằng chứng thu thập qua phỏng vấn không cao do đối tượng được phỏng vấn chủ yếu là người trong đơn vị được kiểm toán nên thiếu tính khách quan và chất lượng cuộc phỏng vấn cũng phụ thuộc vào trình độ và sự hiểu biết của người được hỏi. Do vậy, bằng chứng thu thập nên được dùng để củng cố cho các bằng chứng khác, hay để thu thập các thông tin phản hồi. 1.2.4. Kỹ thuật xác nhận Lấy xác nhận là quá trình thu thập thông tin do bên thứ ba độc lập cung cấp để xác minh tính chính xác của thông tin mà kiểm toán viên nghi vấn. Các thông tin thường được gửi thư xác nhận như:  Đối với tài sản: Tiền gửi ngân hàng, khoản phải thu, bảng đối chiếu nợ phải thu, hàng tồn kho gửi công ty lưu kho, giá trị bằng tiền của bảo hiểm nhân thọ.  Đối với công nợ: Khoản phải trả, bảng đối chiếu nợ phải trả, trả trước của khách hàng, cầm cố phải trả, trái phiếu phải trả, vốn chủ sở hữu, cổ phần đang lưu hành.  Các thông tin khác: Loại bảo hiểm, nợ ngoài ý muốn, hợp đồng trái khoán, vật ký quỹ cho chủ nợ. Việc gửi thư xác nhận sau khi có ký duyệt của đại diện đơn vị được kiểm toán thì có thể được kiểm toán viên gửi thư trực tiếp đến người thứ ba để nhờ xác nhận thông tin theo yêu cầu và sau đó gửi trở lại thông tin theo địa chỉ của kiểm toán viên. Thường thì đơn vị được kiểm toán có thể gửi thư nhờ xác nhận đến người thứ ba theo yêu cầu của kiểm toán viên, nhưng trả lời vẫn phải gửi trực tiếp về địa chỉ của kiểm toán viên và kiểm toán viên phải kiểm soát được toàn bộ việc gửi và nhận các xác nhận.
  • 22. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Trương Thị Liên Lớp: CQ48/22.0516 Việc gửi thư xác nhận cần được thực hiện trước hoặc trong cuộc kiểm toán hàng năm của Công ty kiểm toán nhằm thực hiện theo đúng tiến độ của cuộc kiểm toán. Nếu gửi thư xác nhận lần đầu mà không nhận được thư phúc đáp thì kiểm toán viên có thể yêu cầu đơn vị được kiểm toán gửi thư xác nhận lần thứ hai và lần thứ ba nếu khoản mục cần xác nhận là quan trọng. Kỹ thuật xác nhận được áp dụng trong hầu hết các cuộc kiểm toán và thường được sử dụng khi muốn xác minh về số dư các tài khoản tiền, tài khoản phải thu, tài khoản phải trả. Ưu điểm: Bằng chứng sẽ có độ tin cậy cao nếu kiểm toán viên thực hiện theo đúng quy trình và đảm bảo thông tin phải được xác nhận theo yêu cầu của kiểm toán viên, sự xác nhận phải được thực hiện bằng văn bản, sự độc lập của người xác nhận thông tin, kiểm toán viên phải kiểm soát được toàn bộ quá trình gửi thư xác nhận. Hạn chế: Chi phí thực hiện khá lớn, do vậy phạm vi áp dụng tương đối giới hạn, đặc biệt là đối với đơn vị được kiểm toán có quy mô rộng, quan hệ rộng, đa quốc gia… Gửi thư xác nhận có thể áp dụng theo một trong hai hình thức: Gửi thư xác nhận dạng khẳng định và gửi thư xác nhận dạng phủ định. Gửi thư xác nhận dạng khẳng định: Kiểm toán viên yêu cầu người xác nhận gửi thư phản hồi cho tất cả các thư xác nhận dù thực tế có trùng khớp với thông tin mà kiểm toán viên quan tâm hay không. Gửi thư xác nhận dạng phủ định: Kiểm toán viên chỉ yêu cầu người xác nhận gửi thư phản hồi khi có sai khác giữa thực tế với thông tin kiểm toán viên xác nhận.
  • 23. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Trương Thị Liên Lớp: CQ48/22.0517 Việc gửi thư xác nhận dạng khẳng định thường có độ tin cậy cao hơn dạng phủ định nhưng chi phí cũng cao hơn. 1.2.5. Kỹ thuật tính toán Tính toán là quá trình kiểm toán viên kiểm tra chính xác về mặt số học trong việc tính toán và ghi sổ. Ví dụ: Đối với kiểm tra tính chính xác các hoá đơn, phiếu nhập kho, phiếu xuất kho…kiểm toán viên sẽ xem xét tính chính xác bằng cách tính lại. Đối với kiểm tra tính chính xác của việc ghi sổ, kiểm toán viên đối chiếu các chứng từ có liên quan để xem cùng một thông tin được phản ánh trên chứng từ khác nhau, ở những nơi khác nhau. Kỹ thuật này thường chỉ quan tâm đến tính chính xác về số học, chưa chú ý đến sự phù hợp của phương pháp tính được sử dụng. Do vậy, kỹ thuật này thường được sử dụng kết hợp với các phương pháp kỹ thuật khác như xác minh tài liệu, kiểm tra vật chất, phân tích…trong quá trình thu thập bằng chứng kiểm toán. Ưu điểm: Kỹ thuật này cung cấp các bằng chứng có độ tin cậy cao xét về mặt số học. Nhược điểm: Các phép tính và phân bổ đôi khi khá phức tạp và tốn thời gian đặc biệt khi đơn vị được kiểm toán có quy mô lớn, loại hình kinh doanh đa dạng, luồng tiền ra vào lớn…Trong những trường hợp như vậy thì kiểm toán viên cần được trang bị máy tính cá nhân nhiều số, máy tính xách tay… 1.2.6. Quy trình phân tích Là việc phân tích các số liệu, thông tin, các tỷ suất quan trọng, qua đó tìm ra những xu hướng biến động và tìm ra những mối quan hệ có mâu thuẫn vớicác thôngtin liên quankhác hoặc có sựchênhlệchlớnso vớigiá trịđãdựkiến.
  • 24. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Trương Thị Liên Lớp: CQ48/22.0518 Kỹ thuật phân tích gồm ba nội dung: Dự đoán, so sánh, đánh giá. Dự đoán: Là việc ước đoán về số dư tài khoản, giá trị tỷ suất hoặc xu hướng… So sánh: Là việc đốichiếu số dự đoán trên với số liệu trên báo cáo. Đánh giá: Là việc sử dụng phương pháp chuyên môn và các kỹ thuật khác như phỏng vấn, quan sát để phân tích và kết luận về các chênh lệch khi so sánh. Kỹ thuật phân tích để thu thập bằng chứng kiểm toán có ba loại: Kiểm tra tính hợp lý, phân tích xu hướng, phân tích tỷ suất.  Kiểm tra tính hợp lý gồm những so sánh cơ bản như: So sánh giữa số liệu thực tế với số liệu kế hoạch và dự toán. Thông qua kết quả so sánh, tiến hành điều tra các chênh lệch lớn giữa thực tế và kế hoạch sẽ giúp kiểm toán viên phát hiện những sai sót trong báo cáo tài chính hoặc các biến động lớn trong sản xuất kinh doanh của đơn vị. Ngoài ra cũng có thể thực hiện so sánh giữa các chỉ tiêu của đơn vị và các chỉ tiêu bình quân của ngành, nghiên cứu mối quan hệ giữa thông tin tài chính và thông tin phi tài chính, so sánh số liệu của khách hàng và số liệu ước tính của kiểm toán viên.  Phân tích xu hướng: Là phân tích thay đổi theo thời gian của số dư tài khoản, nghiệp vụ. Loại phân tích này thường được kiểm toán viên sử dụng qua so sánh thông tin tài chính kỳ này với thông tin tài chính kỳ trước hay so sánh thông tin tài chính giữa các tháng trong kỳ hoặc so sánh số dư của các tài khoản cần xem xét giữa các kỳ, từ đó phát hiện những biến động bất thường để kiểm toán viên tiến hành tập trung kiểm tra chi tiết.  Phân tích tỷ suất: Là cách thức so sánh các số dư tài khoản hoặc các loại hình nghiệp vụ. Thông qua phân tích tỷ suất sẽ giúp so sánh tính hợp lý về tình hình tài chính của một Công ty nào đó với một Công ty khác trong cùng một tập đoàn hay với ngành đó.
  • 25. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Trương Thị Liên Lớp: CQ48/22.0519 Kiểm tra tính hợp lý kết hợp với các dữ liệu hoạt động, dữ liệu tài chính và được lập để kiểm tra sự tương ứng giữa hai loại dữ liệu này. Do vậy, kiểm tra tính hợp lý có thể cho thấy mức độ chính xác hay độ tin cậy của bằng chứng thu thập được là cao nhất. Phân tích tỷ suất thì dựa trên mối quan hệ giữa các báo cáo khác nhau có mối liên quan nên việc phân tích các tỷ suất cũng có thể cung cấp các thông tin có giá trị. Phân tích xu hướng dùng nhiều vào việc xem xét các dữ liệu năm trước nên nó có độ tin cậy thấp nhất. Việc sử dụng kỹ thuật phân tích này để thu thập bằng chứng kiểm toán, kiểm toán viên cần giải quyết các vấn đề sau:  Chọn loại hình phân tích phù hợp: Các loại hình phân tích thường áp dụng hiệu quả đối với các tài khoản trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và các nghiệp vụ liên quan hơn là đối với các tài khoản trong bảng cân đối kế toán. Các chỉ tiêu trong báo cáo kết quả kinh doanh dễ dự đoán hơn, trong khi đó tài khoản trong bảng cân đối kế toán thường kết hợp nhiều loại hình phức tạp.Thường chỉ có phân tích tỷ suất là có hiệu quả đối với khoản mục trong bảng cân đối kế toán.  Đưa ra mô hình để dự đoán các số liệu tài chính hoặc những xu hướng hay những tỷ suất về số liệu tài chính và số liệu hoạt động. Để thực hiện được bước công việc này cần xác định các biến tài chính và các biến hoạt động cũng như mối quan hệ có thể dự đoán giữa hai loại biến này, đưa ra mô hình để kết hợp thông tin, thu thập những số liệu cơ sở, xem xét tính độc lập và độ tin cậy của những số liệu cơ sở về hoạt động và về tài chính, đưa ra dự đoán sử dụng mô hình mà kiểm toán viên đã triển khai.  Dự đoán và so sánh dự đoán của kiểm toán viên với số liệu của đơn vị được kiểm toán. Khi phát hiện ra chênh lệch, có thể do sai sót trong mô hình của kiểm toán viên hoặc có sai sót đáng kể trong số dư tài khoản.
  • 26. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Trương Thị Liên Lớp: CQ48/22.0520  Sư dụng đánh giá chuyên môn để rút ra kết luận về bằng chứng kiểm toán thu thập được. Nếu thấy chênh lệch giữa dự đoán của kiểm toán viên với số liệu thực tế lớn hơn nhiều so với mức chênh lệch theo kế hoạch, kiểm toán viên không thu được bằng chứng kiểm toán như dự tính thì kiểm toán viên phải điều tra tính chất và nguyên nhân của chênh lệch và xem xét ảnh hưởng của nó tới hoạt động kinh doanh của đơn vị được kiểm toán. Còn nếu chênh lệch thấp hơn đáng kể so với mức chênh lệch theo kế hoạch, kiểm toán viên sẽ đi đến kết luận mục tiêu kiểm toán đã đạt được. Ưu điểm: Thủ tục phân tích tương đối đơn giản, có hiệu quả cao vì tốn ít thời gian, chi phí cho kiểm toán thấp mà vẫn có thể cung cấp bằng chứng về sự đồng bộ, chuẩn xác và có giá trị về mặt kế toán. Thủ tục phân tích thường được sử dụng trong tất cả các giai đoạn của quy trình kiểm toán. Trong quá trình sử dụng kỹ thuật này thì kiểm toán viên cần xem xét mối quan hệ bản chất giữa các chỉ tiêu được so sánh, chỉ áp dụng đối với các chỉ tiêu đồng nhất về nội dung và phương pháp tính. Đối với khoản mục hay chỉ tiêu trọng yếu, kiểm toán viên không thể chỉ sử dụng kỹ thuật phân tích thông thường mà còn cần kết hợp với các kỹ thuật khác để thu được bằng chứng thích hợp. Nếu hệ thống kiểm soát nội bộ yếu kém, cần thận trọng khi phân tích và nên kết hợp với các kỹ thuật khác. Kiểm toán viên cũng cần có những hiểu biết về mức chuẩn ngành kinh doanh của đơn vị được kiểm toán. 1.3 Qui trình vận dụng các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính 1.3.1 Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán Trong giai đoạn này, KTV sử dụng các kỹ thuật chủ yếu: Phỏng vấn, kiểm tra tài liệu, quan sát, phân tích.
  • 27. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Trương Thị Liên Lớp: CQ48/22.0521 Công việc chuẩn bị cho kế hoạch kiểm toán: Thu thập thông tin cơ sở. KTV có thể thu thập thông tin cơ sở bằng các kỹ thuật khác nhau như: Phỏng vấn trực tiếp với Ban Giám đốc khách hàng, KTV tiền nhiệm; quan sát nhà xưởng hoặc kiểm tra các tài liệu trong đơn vị. Thu thập thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng. Các bằng chứng cần thu thập trong giai đoạn này là: - Giấy phép thành lập và điều lệ công ty; - Các báo cáo tà chính, báo cáo kiểm toán, thanh tra hay kiểm tra của năm hiện hành hay những năm trước; - Biên bản các cuộc họp cổ đông, hội đồng quả trị và ban giám đốc; - Các hợp đồng quan trọng. Đánhgiá trọng yếu và rủi ro Để thu thập những bằng chứng này, KTV thường vận dụng các kỹ thuật: - Phỏng vấn ban giám đốc và nhân viên công ty khách hàng. - Dựa vào hiểu biết trước đây của kiểm toán viên. - Kiểm tra tài liệu: Xem xét các quy định, chế độ, điều lệ của công ty khách hàng. - Quan sát các mặt hoạt động của công ty khách hàng. - Tính toán, phân bổ mức trọng yếu, rủi ro các khoản mục trên BCTC 1.3.2. Trong giai đoạn thực hiện kế hoạch kiểm toán Thử nghiệm kiểm soát Các kỹ thuật chủ yếu được áp dụng trong kiểm tra hệ thống KSNB bao gồm:
  • 28. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Trương Thị Liên Lớp: CQ48/22.0522 + Phỏng vấn: KTV phỏng vấn Ban Giám Đốc công ty về chính sách và thủ tục của hệ thống kiểm soát nội bộ + Kiểm tra tài liệu: KTV thu thập, kiểm tra các tài liệu về thực hiệ KSNB ở công ty như quy chế tài chính, chính sách tiền lương… + Quan sát: KTV quan sát việc thực hiện các quy định trong công ty, sự phân công, phân nhiệm giữa các nhân viên, quy trình nhập xuất hàng tồn kho… Thủ tục phân tích Thực hiện các thủ tục phân tích: phân tích xu hướng và phân tích tỷ suất như so sánh số liệu của năm nay với các năm trước, so sánh với số kế hoạch hay số liệu ngành, phân tích các tỷ suất tài chính về khả năng thanh toán, cơ cấu vốn, mức doanh lợi… Kiểm tra chi tiết Quá trình kiểm tra chi tiết gồm nhiều bước, các kỹ thuật kiểm toán cần áp dụng chủ yếu trong các bước sau: + Lựa chọn các khoản mục chính + Thực hiện các kỹ thuật kiểm tra chi tiết trên khoản mục đã chọn. + Đánh giá kết quả kiểm tra chi tiết + Xử lý chênh lệch kiểm toán 1.3.2 Trong giai đoạn kết thúc kiểm toán Trong giai đoạn này, trước khi công bố Báo cáo kiểm toán, KTV cần xem xét thu thập thêm những bằng chứng về những vấn đề sau:
  • 29. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Trương Thị Liên Lớp: CQ48/22.0523 Xem xét các khoản nợ ngoài ý muốn KTV thường sử dụng các kỹ thuật sau để xem xét các khoản nợ ngoài ý muốn: Phỏng vấn Ban Giám đốc về khả năng các khoản nợ ngoài ý muốn chưa ghi sổ; kiểm tra các tài liệu, xin xác nhận… KTV áp dụng kỹ thuật kiểm tra soát xét xem liệu tại đơn vị được kiểm toán có hiện hữu các sự kiện hay giao dịch đó hay không và nếu có thì KTV sẽ thu thập các thông tin, tài liệu liên quan đến các sự kiện hay giao dịch bất thường đó. KTV có thể sử dụng kỹ thuật phỏng vấn để phỏng vấn nhà quản lý đơn vị, thu thập bản giải trình của nhà quản lý. Trong trường hợp cần thiết, KTV có thể thu thập thư xác nhận thông tin từ bên thứ ba. Xem xét lại các sự kiện phátsinh sau niên độ KTV áp dụng các kỹ thuật điều tra, kiểm tra tài liệu để xem xét các sự kiện phát sinh sau ngày khóa sổ lập BCTC đến ngày ký báo cáo kiểm toán, các sự kiện phát hiện sau ngày ký báo cáo kiểm toán nhưng trước ngày công bố BCTC, các sự kiện phát hiện sau ngày công bố BCTC. Xem xét các giả địnhhoạt động liên tục và các vấn đề khác Khi xuất hiện các nghi ngờ rằng giả định hoạt động liên tục có thể bị vi phạm, KTV thực hiện các thủ tục kiểm toán để thu thập bằng chứng chứng minh hoặc xóa tan nghi ngờ. Các thủ tục kiểm toán thường áp dụng: để thực hiện các thủ tục này, KTV có thể sử dụng các kỹ thuật kiểm toán khác nhau như kiểm tra tài liệu, xác nhận bên ngoài, kỹ thuật phân tích để phân tích các thông tin trên BCTC cũng như phỏng vấn để lấy giải trình của Ban giám đốc. Lập báocáo kiểm toán và thư quản lý Kết thúc kiểm toán, KTV phát hành báo cáo kiểm toán. Báo cáo kiểm toán do KTV và công ty kiểm toán lập, công bố để nêu rõ ý kiến chính thức của mình về BCTC của đơn vị được kiểm toán.
  • 30. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Trương Thị Liên Lớp: CQ48/22.0524 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VIỆC VẬN DỤNG CÁC KỸ THUẬT THU THẬP BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH HÃNG KIỂM TOÁN AASC THỰC HIỆN 2.1. Tổng quan về công ty TNHH Hãng Kiểm toán AASC 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Tên đầy đủ: Công ty trách nhiệm hữu hạn Hãng Kiểm toán AASC (Accounting and Auditing Financial Consultancy Service Company – AASC) Trụ sở chính: - Địa chỉ: Số 01 Lê Phụng Hiểu, Hoàn Kiếm, Hà Nội. o Điện thoại: 84-4-38241990/1 o Fax: 84-4-38253973 o Email: aaschn@hn.vnn.vn Công ty TNHH Hãng Kiểm toán AASC được thành lập ngày 13/05/1991. AASC là một trong hai tổ chức hợp pháp lớn nhất và đầu tiên ở Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực kiểm toán, kế toán và tư vấn tài chính. Qua 22 năm hoạt động, AASC đã có vị thế vững chắc trong ngành kiểm toán Việt Nam và là một trong 5 Công ty kiểm toán hoạt động tại Việt Nam có doanh thu hệ thống khách hàng và số lượng kiểm toán viên và nhân viên lớn nhất. Hiện nay Công ty có một trụ sở chính tại Thành phố Hà Nội và hai chi nhánh tại TP. Hồ Chính Minh và TP. Hạ Long (Quảng Ninh). 2.1.2. Đặc điểm tổ chức quản lý của Công ty Hình 2.1 Cơ cấu tổ chức côngty
  • 31. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Trương Thị Liên Lớp: CQ48/22.0525 Chi nhán h công ty tại TP. Hồ Chí Phòng Kiểm toán dự án Hội đồng thành viên Ban kiểm soát Ban Tổng giám đốc Phòng Kiểm soát chất lượng và đào tạo Phòn g Tổng hợp Phòng Kiểm toán 1 Phòng Kiểm toán 6 Phòng Kiểm toán 5 Phòng Kiểm toán 2 Phòng Kiểm toán 3 Phòn g Kiểm toán 7 Phòng Kiểm toán xây dựng cơ bản Phòng dịch vụ đầu tư nước ngoài Chi nhánh công ty tại Quảng Ninh Ban thư ký
  • 32. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Trương Thị Liên Lớp: CQ48/22.0526 2.1.3. Đặc điểm hoạt động của công ty TNHH Hãng kiểm toán AASC a. Các dịch vụ AASC cung cấp - Dịch vụ Kiểm toán BCTC - Dịch vụ kế toán - Dịch vụ tư vấn - Dịch vụ kiểm toán quyết toán vốn đầu tư hoàn thành - Dịch vụ xác định giá trị doanh nghiệp và tư vấn cổ phần hoá - Dịch vụ đào tạo, hỗ trợ tuyển dụng - Hướng dẫn, cung cấp các thông tin về pháp luật, quản lý kinh tế tài chính kế toán và kiểm toán b. Thị trường và các khách hàng chính Trải qua hơn 22 năm hoạt động, Công ty TNHH Hãng Kiểm toán AASC đã có khoảng 1500 khách hàng trong đó có khoảng 500 khách hàng thường xuyên trong nhiều lĩnh vực trên khắp cả nước. Các khách hàng tín nhiệm cao của AASC bao gồm: 1. Ngân hàng, bảo hiểm, dịch vụ tài chính; 2. Năng lượng, dầu khí; 3. Viễn thông, điện lực; 4. Công nghiệp, nông nghiệp; 5. Giao thông, thủy lợi; 6. Hàng không, hàng hải; 7. Khách sạn, du lịch, thương mại; 8. Than, thép, xi măng… Lĩnh vực lợi thế nhất của AASC là kiểm toán xây dựng cơ bản. Doanh thu từ kiểm toán xây dựng cơ bản luôn chiếm tỉ trọng cao nhất trong tổng doanh thu hàng năm của AASC. Hơn nữa, AASC còn thực hiện nhiều hợp đồng kiểm toán xây dựng cơ bản hơn cả so với các công ty kiểm toán khác. Ngoài ra, với sự nỗ lực không ngừng của toàn thể cán bộ nhân viên trong Công ty, AASC còn được phép kiểm toán các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
  • 33. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Trương Thị Liên Lớp: CQ48/22.0527 ngoài, các dự án tài trợ bởi các tổ chức quốc tế như Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) và các tổ chức khác. Công ty có một số khách hàng lớn và thường xuyên như: Công ty xi măng Nghi Sơn, Công ty liên doanh Vietsopetro, Công ty liên doanh VINAPIPE, Tổng công ty bưu điện, Tổng công ty xi măng Việt Nam, Công ty xây lắp điện I, Công ty cổ phần thiết bị bưu điện… c. Kết quả kinh doanh những năm gần đây. Bảng 2.1: Kết quả kinh doanh những năm gần đây của AASC Năm 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Doanh thu (tỷ đồng) 58,095 77,384 87,395 108,055 121,100 130,372 d. Đặc điểm tổ chức đoàn kiểm toán Để hoạt động có hiệu quả, AASC luôn coi trọng vấn đề đạo đức nghề nghiệp, trình độ và kinh nghiệm của kiểm toán viên. Nhân sự của một cuộc kiểm toán được tổ chức theo nguyên tắc:  Nhân sự của một cuộc kiểm toán phải có đủ trình độ chuyên môn nghiệp vụ;  Trưởng nhóm kiểm toán phải là kiểm toán viên;  Sắp xếp phù hợp theo đặc điểm của cuộc kiểm toán và nhu cầu của khách hàng;  Một nhóm phải có ít nhất một kiểm toán viên.
  • 34. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Trương Thị Liên Lớp: CQ48/22.0528 Hình 2.2:Quy trình phân công trách nhiệm kiểm toán tại AASC Một cuộc kiểm toán do AASC thực hiện từ khi bắt đầu cho đến khi hoàn thiện để phát hành báo cáo kiểm toán cho khách hàng là một quá trình bài bản được chia làm 3 giai đoạn: chuẩn bị kiểm toán, thực hiện kiểm toán và kết thúc kiểm toán. Ba giai đoạn có sự can thiệp về nhân sự không giống nhau, AASC luôn cố gắng đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ về nhân sự nhằm đưa ra sự thống nhất cao và đạt được độ chính xác trong các ý kiến được nêu ra. Giai đoạn chuẩn bịcuộc kiểm toán CÁC TRƯỞNG PHÒNG NGHIỆP VỤ BAN GIÁMĐỐC CÁC THÀNH VIÊN TRONG NHÓM NHÓMTRƯỞNG CÁC NHÓM
  • 35. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Trương Thị Liên Lớp: CQ48/22.0529 Hình 2.3:Tổ chức đoàn kiểm toán trong giai đoạn chuẩn bị kiểm toán Giai đoạn triển khai cuộc kiểm toán Hình 2.4:Tổ chức đoàn kiểm toán trong giai đoạn thực hiện kiểm toán Giai đoạn kết thúc cuộc kiểm toán: Hợp đồngdịch vụ Yêucầu cung cấp dịchvụ Thông tinsơ bộ về khách hàng Bản khảo sát và đánh giá khách hàng Khách hàng Ban Giám đốc Trưởng/phó phòng phụ trách Trợ lýkiểmtoán Phòngtổng hợp Đăng ký số, lấy dấu Khách hàngTrưởng nhóm Trợ lý Trợ lý Trợ lý Trao đổi các vấn đề liên quan đến công việc - Trao đổi thông tin với các thành viên trong nhóm trong quá trình thực hiện - Báo cáo kết quả công việc thực hiện Trao đổi thông tin & thống nhất kết quả kiểm toán Phân công công việc
  • 36. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Trương Thị Liên Lớp: CQ48/22.0530 Nhân sự liên quan bao gồm KTV hoặc trợ lý được phân công làm báo cáo, trưởng phòng hoặc phó phòng phụ trách, Tổng giám đốc hoặc phó tổng giám đốc phụ trách. KTV hoặc trợ lý được phân công làm báo cáo lấy số báo cáo và đóng dấu tại phòng tổng hợp, sau đó gửi báo cáo cho trưởng hoặc phó phòng phụ trách để soát xét báo cáo cấp phòng. Trưởng phòng hoặc phó phòng phụ trách sau khi đã soát xét báo cáo sẽ trình lên Tổng Giám đốc hoặc phó tổng giám đốc phụ trách để soát xét báo cáo cấp công ty đưa ra sự thống nhất cao nhất và sau đó là phát hành báo cáo kiểm toán cho khách hàng. e. Đặc điểm kiểm soát chất lượng cuộc kiểm toán tại AASC Để tránh những rủi ro đáng tiếc đối với uy tín của KTV cũng như của công ty kiểm toán, công ty AASC thực hiên quy trình kiểm soát chất lượng chặt chẽ trước khi phát hành báo cáo kiểm toán. Hệ thống kiểm soát chất lượng của công ty thông qua ba cấp: cấp kiểm toán viên, cấp trưởng phòng, cấp Ban Giám đốc. Quy trình soát xét của Công ty được thực hiện như sau: Hình 2.5: Quy trình soát xét của Công ty
  • 37. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Trương Thị Liên Lớp: CQ48/22.0531 Quá trình kiểm soát chất lượng của một cuộc kiểm toán được thực hiện xuyên suốt cuộc kiểm toán đó nên nó cũng bao gồm ba giai đoạn: chuẩn bị kiểm toán, thực hiện kiểm toán và kết thúc kiểm toán. 2.1.4. Quy trình chung kiểm toán BCTC tại công ty TNHH Hãng kiểm toán AASC Một cuộc kiểm toán của AASC gồm ba giai đoạn: chuẩn bị kiểm toán, thực hiện kiểm toán, kết thúc kiểm toán. Quy trình của một cuộc kiểm toán thường được thực theo sơ đồ sau: Cấp KTV - trưởng nhóm • Nhận giấy làm việc của từng thành viên trong nhóm • Yêu cầu các thành viên giải trình về những ý kiến họ đưara. •Xem xét và chấp nhận giải trình. •Sắp xếp giấy làm việc theo quy định của Công ty và nộp các hồ sơ giấy làm việc cho trưởng phòng. Cấp trưởng phòng •Tiến hành chọn mẫu giấy làm việc. Đối với khách hàng có vấn đề ngoại trừ thì sẽ ưu tiên vấn đề ngoại trừ, với khách hàng có báo cáo kiểm toán chấp nhận từng phần thì chọn mẫu giấy làm việc theo phương pháp ngẫu nhiên. •Tiến hành trao đổi với trưởng nhóm về những vấn đề còn chưa rõ và yêu cầu KTVlập bảng giải trình. Cấp Ban giám đốc •Quá trình trên lại diễn ra một lần nữanhưng dưới sự thựchiện của Phó tổng giám đốc phụ trách phòng tiến hành kiểm tra. KTV sẽ phảitrả lời hết bảng câu hỏi soát xét HSKT theo mẫu do công ty lập về Báo cáo tài chính, về trình bày trên giấy làm việc • Phó giám đốc yêu cầu trưởng nhóm, trưởng phòng thông qua và kí vào biên bản kiểm soát.
  • 38. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Trương Thị Liên Lớp: CQ48/22.0532 Hình 2.6: Quy trình kiểm toán tại AASC. TÌM HIỂU, KHẢO SÁT VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN (KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC, KẾ HOẠCH TỔNG THỂ VÀ THIẾT KẾ CHƯƠNG TRÌNH KIỂM TOÁN) Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán - THỰC HIỆN CÁC THỬ NGHIỆM KIỂM SOÁT - THỰC HIỆN THỬ NGHIỆM CƠ BẢN (THỦ TỤC PHÂN TÍCH, THỦ TỤC KIỂM TRA CHI TIẾT CÁC NGHIỆP VỤ VÀ CÁC SỐ DƯ) Giai đoạn thực hiện kiểm toán Giai đoạn kết thúc kiểm toán LẬP BÁO CÁO KIỂM TOÁN LẬP THƯ QUẢN LÝ (NẾU CÓ) - XEM XÉT CÁC SỰ KIỆN PS SAU NGÀY LẬP BCTC
  • 39. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Trương Thị Liên Lớp: CQ48/22.0533 2.2. Thực trạng quy trình vận dụng các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH Hãng Kiểm toán AASC thực hiện Luận văn trình bày việc áp dụng các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong giai đoạn này đối với khách hàng của AASC là công ty TNHH Một Thành viên ABC. 2.2.1. Trong giaiđoạn lập kế hoạchkiểm toán a. Thu thập thông tin cơ sở, nghĩa vụ pháp lý của khách hàng Thu thập thông tin cơ sở, thông tin về nghĩa vụ pháp lý giúp KTV thu thập hiểu biết về ngành nghề, công việc kinh doanh và tìm hiểu về hệ thống kế toán, KSNB và các bên liên quan để đánh giá rủi ro, từ đó lên kế hoạch kiểm toán. Các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán mà KTV sử dụng trong bước này gồm: Cập nhật thông tin từ nămtrước Đối với khách hàng thường niên là Công ty ABC thì tất cả các thông tin đã được lưu trữ trong hồ sơ kiểm toán tại Công ty, vì vậy công việc mà KTV thực hiện sẽ là cập nhật những thông tin mới. Thông tin cơ bản công ty ABC: - Hình thức sở hữu vốn: Công ty TNHH Một Thành viên - Lĩnh vực kinh doanh: du lịch, khách sạn. - Các dịch vụ cung cấp: Khách sạn; Dịch vụ lưu trú ngắn ngày; Kinh doanh vận chuyển khách du lịch bằng xe ô tô; Kinh doanh lữ hành, Dịch vụ tắm hơi, massage, Nhà hàng và các dịch vụ ăn uống phục vụ lưu động; Cung cấp dịch vụ ăn uống theo hợp đồng, không thường xuyên với khách hàng (phục vụ tiệc,
  • 40. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Trương Thị Liên Lớp: CQ48/22.0534 hội họp, đám cưới,...); Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đến vận tải: hoạt động đại lý bán vé máy bay. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý công ty: Hình 2.7: Sơ đồ tổ chức công ty ABC Chế độ và chính sách kế toán áp dụng tại Công ty: Công ty áp dụng Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ Tài Chính. Đơn vị tiền tệ sử dụng: Việt Nam đồng. Năm tài chính của Công ty bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm.
  • 41. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Trương Thị Liên Lớp: CQ48/22.0535 Phỏng vấn Với khách hàng thường niên như Công ty ABC, KTV tiến hành gặp gỡ, phỏng vấn Ban Giám đốc Công ty để tìm hiểu những thay đổi của Công ty trong năm. Qua quá trình phỏng vấn Ban Giám đốc bằng các câu hỏi “đóng”, KTV nhận thấy tình hình hoạt động của Công ty không có nhiều thay đổi so với kỳ trước ngoại trừ việc Công ty có thay đổiở 1 số vị trí lãnh đạo. Kiểm tra tàiliệu Để bắt đầu thực hiện cuộc kiểm toán, KTV yêu cầu Ban Giám đốc Công ty ABC cung cấp những tài liệu sau đây: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Thuyết minh BCTC và Báo cáo Giám đốc và cam kết trách nhiệm trong việc chuẩn bị các Bản khai tài chính trình bày trung thực, hợp lý. (Phụ lục) b. Đánhgiá chung về hệ thống KSNB của khách hàng. Bước đầu thu được những hiểu biết sơ bộ về thông tin cơ sở và nghĩa vụ pháp lý của khách hàng, KTV tiến hành đánh giá hệ thống KSNB của khách hàng bằng các kỹ thuật phỏng vấn với một loạt câu hỏi đóng, câu hỏi mở và quan sát việc thực hiện của các nhân viên trong Công ty, đặc biệt là các nhân viên phòng kế toán. Các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán mà KTV sử dụng trong bước này gồm: Dựa vào hiểubiết của kiểm toánviên Với khách hàng thường niên, nhóm kiểm toán luôn có những KTV đã thực hiện kiểm toán năm trước. Dựa vào kinh nghiệm từ cuộc kiểm toán năm trước,
  • 42. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Trương Thị Liên Lớp: CQ48/22.0536 KTV sẽ thu thập thông tin về hệ thống KSNB khách hàng một cách nhanh chóng. Những thông tin thu được sẽ được ghi chép trên giấy tờ làm việc và lưu vào hồ sơ kiểm toán năm nay. Bảng 2.2: Trích giấy làm việc CÔNG TY TNHH HÃNG KIỂM TOÁN AASC Auditing and accounting financial consultancy service company ltd. (AASC) Khách hàng (Client): Công ty ABC Kỳ kế toán (Period ended): 31/12/2013 Ký hiệu: Khoản mục (Subject) Prepared by: HĐH Công việc (Work-done): Thu thập thông tin Date: - Có sự phân công công việc rõ ràng giữa các cán bộ, công nhân viên, Giám đốc ủy quyền thường xuyên cho các Phó Giám đốc trong việc quyết định một số lĩnh vực mà họ phụ trách. - Phòng kế toán có 7 người: 1 kế toán trưởng, 1 kế toán tổng hợp, 4 kế toán chi tiết và 1 thủ quỹ, Đội ngũ nhân viên kế toán đều tốt nghiệp đại học và thanh thạo về chuyên môn. - Hệ thống sổ sách được tổ chức và thiết lập trên excel. Chứng từ lưu trữ khoa học, đầy đủ, dế tìm và dễ theo dõi. - Công ty áp dụng Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết định số15/2006/QĐ- BTC ngày 20/3/2006 của Bộ Tài Chính. - Quá trình lập và ghi chép sổ sách của Công ty ABC được ghi chép theo hình thức Nhật ký chung.
  • 43. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Trương Thị Liên Lớp: CQ48/22.0537 - Niên độ kế toán bắt đầu ngày 01/01 và kết thúc ngày 31/12 hàng năm - Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận doanh thu bán hàng: Doanh thu bán hàng được ghi nhận đồng thời thỏa mãn các điều kiện sau: • Phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hóa đã được chuyển giao cho người mua; • Công ty không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở hữu hàng hóa hoặc quyền kiểm soát hàng hóa; • Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn; • Công ty đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích từ giao dịch bán hàng • Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng. Phỏng vấn KTV tiến hành phỏng vấn trực tiếp Ban Giám đốc Công ty về chính sách và thủ tục của hệ thống KSNB. ABC là khách hàng thường niên của Công ty, vì vậy KTV không tiến hành xây dựng lại bảng các câu hỏi đánh giá hệ thống KSNB của mà sử dụng các câu hỏi “mở” để thu thập được các câu trả lời chi tiết và đầy đủ về sự thay đổi các chính sách so với năm trước. Qua câu trả lời của Ban giám đốc công ty khách hàng, KTV nhận thấy các chính sách và thủ tục này không thay đổi nhiều so với những thông tin kiểm toán năm trước. Kiểm tra tàiliệu Khi đã có những hiểu biết sơ bộ về thông tin cơ sở và thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng, để kiểm tra lại các câu trả lời mà khách hàng đã đưa ra, KTV tiếp tục thu thập thêm các tài liệu liên quan đến việc thực hiện KSNB ở Công ty ABC bao gồm các tài liệu sau:
  • 44. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Trương Thị Liên Lớp: CQ48/22.0538 - Quy chế quản lý tài chính năm 2013 - Quyết định của hội đồng quản trị về chính sách tiền lương - Giấy phép đầu tư, hoạt động kinh doanh - Biên bản họp hội đồng quản trị… Các tài liệu này được KTV đính kèm với giấy tờ làm việc và lưu vào trong hồ sơ kiểm toán. Qua xem xét và kiểm tra tài liệu khách hàng cung cấp, KTV nhận thấy những thông tin khách hàng cung cấp là tương đối chính xác. Quan sát Nhằm đánh giá thực trạng thực hiện các chính sách kiểm soát nội bộ tại Công ty khách hàng, KTV tiến hành tham quan các văn phòng làm việc, khu vực lễ tân, ăn uống…việc thực hiện quy định tại các bộ phận và ghi lại những nhận xét đánh giá vào giấy tờ làm việc. Để tiến hành đánh giá hệ thống kiểm soát với bộ phận kho, KTV trực tiếp xuống kho, quan sát việc phân công phân nhiệm giữa các nhân viên ghi sổ, nhập kho, quá trình xuất nhập hàng hóa. Để đánh giá tình hình kiểm soát đối với việc chấm công của nhân viên, đầu và cuối ngày, KTV trực tiếp quan sát việc thực hiện và cách thức quản lý của các quản lý
  • 45. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Trương Thị Liên Lớp: CQ48/22.0539 Bảng 2.3: Trích giấy làm việc của kiểm toán viên CÔNG TY TNHH HÃNG KIỂM TOÁN AASC Auditing and accounting financial consultancy service company ltd. (AASC) Khách hàng (Client): Công ty ABC Kỳ kế toán (Period ended): 31/12/2013 Ký hiệu: Khoản mục (Subject) Prepared by: HĐH Công việc (Work-done): Quan sát Date: Ban giám đốc Công ty theo dõi và nắm bắt được rõ các hoạt động của Công ty. - Có sự phân công phân nhiệm giữa các phòng ban và bộ phận dịch vụ. Bộ phận kế toán nhiệt tình giúp đỡ nhóm kiểm toán để hoàn thành tốt công việc kiểm toán. Kế toán trưởng nắm bắt rõ công việc từng cá nhân trong phòng và có sự bố trí hợp lý. - Cán bộ công nhân viên công ty chấp hành nội quy, quy chế Công ty đầy đủ - Các bộ phận thực hiện đúng với chức năng, nhiệm vụ được giao.Có sự kết hợp giữa các bộ phận. - Vào thời gian cao điểm, có thể có sự giúp đỡ linh hoạt giữa bộ phận hành chính và bộ phận phục vụ. - Hàng hóa được đánh mã đầy đủ, kho chứa hàng hóa, vật tư đảm bảo an toàn, thích hợp. c. Phân tích số liệu Sau khi có những nắm bắt cơ bản về hệ thống KSNB của khách hàng, KTV sẽ dựa vào hiệu quả hoạt động của hệ thống này để tiến hành các thủ
  • 46. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Trương Thị Liên Lớp: CQ48/22.0540 tục phân tích cần thiết nhằm thu thập những bằng chứng hợp lý, đầy đủ. Các thủ tục phân tích được thực hiện ở AASC bao gồm: phân tích xu hướng, phân tích tỷ suất. Phân tích xu hướng Bảng 2.4:Bảng phân tích biến động các chỉ tiêu trên BCKQKD tại Công ty ABC CÔNG TY TNHH HÃNG KIỂM TOÁN AASC Auditing and accounting financial consultancy service company ltd. (AASC) Khách hàng (Client): Công ty ABC Kỳ kế toán (Period ended): Ký hiệu: Khoản mục (Subject): Tiền mặt Prepared by: HĐH Công việc (Work-done): Phân tích biến động Date: Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2012 Chênh lệch Tiền % Doanh thu thuần 86.696.011.647 88.453.486.276 -1.757.474.629 -2% Giá vốn hàng bán 55.322.033.052 58.627.469.400 -3.305.436.348 -6% Lợi nhuận gộp 31.373.978.595 29.826.016.876 1.547.961.719 5% Chi phí bán hàng 19.466.765.831 17.247.141.529 2.219.624.302 13%
  • 47. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Trương Thị Liên Lớp: CQ48/22.0541 Chi phí QLDN 9.832.197.958 10.371.550.907 -539.352.949 -5% LN thuần từ HĐKD 2.265.207.834 2.511.200.026 -245.992.192 -10% LN từ HĐ tài chính 7.566.990.124 7.860.350.881 -293.360.757 -4% LN khác 85.107.165 145.698.402 -60.591.237 -42% Tổng LN trước thuế 2.350.314.999 2.656.898.428 -306.583.429 -12% Thuế TNDN 587.578.750 664.224.607 -76.645.857 -12% LN sau thuế 1.762.736.249 1.992.673.821 -229.937.572 -12% Qua bảng phân tích biến động các chỉ tiêu trên BCKQKD cho thấy doanh thu thuần của Công ty năm 2013 giảm 2% so với 2012, đồng thời giá vốn của Công ty giảm 6% nhưng lợi nhuận của Công ty giảm 12%.. Kết hợp bảng phân tích ở trên với thông tin thu được khi phỏng vấn và kiểm tra về chính sách giá bán của của Công ty, KTV đánh giá về việc giảm lợi nhuận chủ yếu là do tăng chi phí bán hàng. Phân tích tỷ suất Tại Công ty ABC, khi tiến hành phân tíchtỷ suất, kiểm toán viên tiến hành tính một số tỷ suất như sau.
  • 48. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Trương Thị Liên Lớp: CQ48/22.0542 Bảng 2.5: Một số tỷ suất của Công ty ABC CÔNG TY TNHH HÃNG KIỂM TOÁN AASC Auditing and accounting financial consultancy service company ltd.(AASC) Client: Công ty ABC Ref: Period ended: 31/12/2013 Prepared by: HĐH Subject: Date: Work-done: Phân tích tỷ suất Reviewed by: HTH Chỉ tiêu Kỳ này Kỳ trước Đánh giá, nhận xét 1. Bố trí cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn 1.1 Bố trí cơ cấu tài sản Tài sản dài hạn / Tổng tài sản 65,02% 69,65% Không có biến động bất thường Tài sản ngắn hạn / Tổng tài sản 34,98% 30,35% Không có biến động bất thường 1.2 Bố trí cơ cấu nguồn vốn Nợ phải trả / Tổng nguồn vốn 35,07% 36,45% Vay nợ ít, đảm bảo khả năng thanh toán Nguồn vốn CSH / Tổng nguồn vốn 64,93% 63,55% Áp lực về sử dụng vốn chủ sở hữu (Hệ số tài trợ) 1.3 Tỷ trọng vốn vay ngắn hạn và dài hạn Tỷ trọng nợ ngắn hạn 31,54% 32,77% Tỷ trọng thấp,an toàn tài chính Tỷ trọng nợ dài hạn 3,54% 3,67% Tỷ trọng thấp,an toàn tài chính 1.4 Tỷ số nợ trên vốn cổ phần 65,48% 63,90% an toàn tài chính 2. Khả năng thanh toán 2.1 Tỷ lệ thanh toán tổng quát 2,85 2,74 Khả năng thanh toán tốt, không bất thường 2.2 Tỷ lệ thanh toán hiện hành 1,11 0,93 Khả năng thanh toán tốt, không bất thường 2.3 Tỷ lệ thanh toán nhanh 0,44 0,38 Giảm theo xu hướng tốt,vẫn đảm bảo 2.4 Tỷ lệ thanh toán nợ ngắn hạn 0,80 0,69 Đảm bảo khả năng thanh toán 2.5 Hệ số thanh toán của vốn lưu động 0,40 0,41 Đảm bảo khả năng thanh toán 2.6 Khả năng thanh toán lãi vay 0,00 17,45 Lãi vay vốn hóa vào tài sản dở dang
  • 49. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Trương Thị Liên Lớp: CQ48/22.0543 2.7 Tỷ số đảm bảo nợ Tỷ số đảm bảo nợ dài hạn 18,38 18,96 Đảm bảo thanh toán nợ Tỷ số đảm bảo nợ ngắn hạn 1,11 0,93 Đảm bảo thanh toán nợ 3. Tỷ suất sinh lời 3.1 Tỷ suất lợi nhuận / Doanh thu Tỷ suất lợi nhuận trước thuế / Doanh thu 2,61% 3,00% Tỷ suất tăng, lưu ý kết chuyển chi phí vì Tỷ suất lợi nhuận sau thuế / Doanh thu 1,96% 2,25% Tỷ suất tăng, lưu ý kết chuyển chi phí vì 3.2 Tỷ suất lợi nhuận / Tổng tài sản Tỷ suất lợi nhuận trước thuế / Tổng tài sản bq 7,05% 8,49% Không biến động,duy trì mức sinh lời TS Tỷ suất lợi nhuận sau thuế / Tổng tài sản bq 5,30% 6,37% Giảm do ảnh hưởng của thuế TNDN 3.3 Khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE) 0,08 0,10 Giảm do ảnh hưởng của thuế TNDN 3.4 Tỷ lệ Doanh thu tiêu thụ sản phẩm / Tổng TS 2,71 2,83 Giảm do ảnh hưởng của thuế TNDN 3.5 Tỷ lệ Hoàn vốn đầu tư (ROI) 0,13 0,15 Ổn định 4. Tỷ số hoạt động 4.1 Số vòng quay các khoản phải thu ngắn hạn 15,06 12,75 Tốc độ chậm, do thị trường địa ốc suy giảm 4.2 Số vòng quay các khoản phải trả người bán NH 12,22 25,96 Khả năng chiếm dụng vốn giảm 4.3 Số vòng quay hàng tồn kho 18,21 23,84 Không có biến động bất thường 4.4 Hiệu suất sử dụng TSCĐ 4,61 5,17 Hiệu suất giảm, tuy nhiên TSCĐ không 4.5 Hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản 2,71 2,83 Hiệu suất giảm, do thị trường suy giảm 4.6 Hiệu suất sử dụng vốn 5,05 4,96 Hiệu suất giảm, do thị trường suy giảm d. Đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán Bước tiếp theo trong khâu lập kế hoạch kiểm toán Báo cáo tài chính tại AASC là việc đánh giá mức trọng yếu và rủi ro của khoản mục trên Báo cáo tài chính. Việc đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán giúp cho KTV đánh giá hiệu quả cuộc kiểm toán và thông qua mức đánh giá trọng yếu và rủi ro với từng khoản mục để có thể thu thập bằng chứng kiểm toán cần thiết để hoàn thành cuộc kiểm toán, từ đó giảm rủi ro kiểm toán có thể mắc phải.
  • 50. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Trương Thị Liên Lớp: CQ48/22.0544 Trong bước này KTV chủ yếu sử dụng kỹ thuật tính toán và dựa trên sự xét đoán mang tính nghề nghiệp của kiểm toán viên để đánh giá tính trọng yếu và rủi ro kiểm toán. Đối với Công ty ABC, KTV tiến hành đánh giá mức trọng yếu ban đầu như sau: Bảng 2.6: Ước lượng trọng yếu ban đầu CÔNG TY TNHH HÃNG KIỂM TOÁN AASC Auditing and accounting financial consultancy service company ltd. (AASC) Khách hàng (Client): Công ty ABC Ký hiệu: Kỳ kế toán (Period ended): 31/12/2013 Prepared by: Khoản mục (Subject): Date: Công việc (Work-done): Ước lượng trọng yếu ban đầu STT Chỉ tiêu Năm 2012 VND Tỷ lệ Ước lượng ban đầu về tính trọng yếu Tối thiểu Tối đa Tối thiểu Tối đa 1 LN trước thuế 2.350.314.999 4,00% 8,00% 94.012.600 188.025.200 2 Doanh thu 90.202.758.352 0,40% 0,80% 360.811.033 721.622.067 3 TSLĐ và đầu tư ngắn hạn 11.653.465.262 1,00% 2,00% 116.534.653 233.069.305 4 Nợ ngắn hạn 10.506.069.445 1,00% 2,00% 105.060.694 210.121.389 5 Tổng tài sản 33.315.230.451 0,50% 1,00% 166.576.152 333.152.305 KL: Sai số kết hợp lựa chọn Trung thực hợp lý 166.576.152 Tổng ước lượng ban đầu về tính trọng yếu 166.576.152 Sau khi tính toán được mức trọng yếu cho toàn bộ Báo cáo Tài chính, KTV tiến hành phân bổ mức trọng yếu cho từng khoản mục trên Báo cáo tài chính. Trên thực tế rất khó dự đoán được các tài khoản nào có khả năng sai số, do đó việc phân bổ ước lượng ban đầu về tính trọng yếu cho các khoản mục là việc phán xét nghiệp vụ khó. Mục đích của việc phân bổ này là nhằm giúp KTV xác định bằng chứng thích hợp đối với các tài khoản để thu thập với mục tiêu làm tối thiểu hóa chi phí kiểm toán.
  • 51. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Trương Thị Liên Lớp: CQ48/22.0545 AASC chỉ tiến hành phân bổ tính trọng yếu cho các khoản mục trên Bảng cân đối kế toán mà không thực hiện phân bổ cho các chỉ tiêu trên Báo cáo kết quả kinh doanh. Tỷ lệ phân bổ: do chi phí thu thập bằng chứng về hàng tồn kho cao hơn chi phí thu thập bằng chứng về công nợ, và chi phí thu thập về công nợ cao hơn chi phí thu thập bằng chứng về các tài khoản khác. Vì vậy, KTV AASC thường phân bổ theo tỷ lệ: hàng tồn kho hệ số 3, công nợ hệ số 2, các tài khoản khác hệ số 1 (không tiên hành phân bổ trọng yếu cho chỉ tiêu lãi chưa phân phối).
  • 52. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Trương Thị Liên Lớp: CQ48/22.0546 Bảng 2.7: Phân bổ mức trọng yếu cho các khoảnmục CÔNG TY TNHH HÃNG KIỂM TOÁN AASC Auditing and accounting financial consultancy service company ltd. (AASC) Khách hàng (Client): Công ty ABC Ký hiệu: Kỳ kế toán (Period ended): Prepared by: Khoản mục (Subject): Tiền mặt Date: Công việc (Work-done): Ước lượng trọng yếu các khoản mục II. Phân bổ Ước lượng ban đầu về tính trọng yếu cho các khoản mục (sai số có thể chấp nhận được) STT Tài khoản 31/12/2013 VND Hệ số lựa chọn Hệ só chỉ dẫn Sai số có thể chấp nhận được Báo cáo thừa Báo cáo thiếu 1 Tiền và tương đương tiền 4.631.737.484 1 1 13.066.673 13.066.673 2 Các khoản ĐTTC ngắn hạn - 1 1 - - 3 Các khoản phải thu 3.722.762.011 1 2 10.502.347 10.502.347 4 Hàng tồn kho 3.230.932.267 2 3 18.229.676 18.229.676 5 Tài sản ngắn hạn khác 68.033.500 1 1 191.930 191.930 6 Tài sản cố định 19.568.006.867 1 1 55.203.637 55.203.637 7 Bất động sản đầu tư - 1 1 - - 8 Các khoản ĐTTC dài hạn - 1 1 - - 9 Tài sản dài hạn khác 2.093.758.322 1 2 5.906.737 5.906.737 10 Nợ ngắn hạn 10.506.069.445 1 2 29.638.851 29.638.851 11 Nợ dài hạn 1.178.712.171 1 2 3.325.285 3.325.285 12 Nguồn vốn 21.630.448.835 0,5 1 30.511.014 30.511.014 Ước lượng ban đầu về tính trọng yếu 166.576.152 166.576.152
  • 53. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Trương Thị Liên Lớp: CQ48/22.0547 Kết thúc giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, kiểm toán viên AASC tổng hợp các bằng chứng thu thập được từ đó kiểm toán viên xác định mức trọng yếu và rủi ro cho từng khoản mục, từ đó dự kiến mức độ thực hiện, dự kiến nội dung của cuộc kiểm toán. Căn cứ vào mức trọng yếu được phân bổ cho khoản mục tiền cùng việc phân tích biến động tài chính của Công ty khách hàng ABC, Trưởng nhóm căn cứ lập kế hoạch và thiết kế chương trình kiểm toán tiền phù hợp nhất với khách hàng. Và cụ thể với các sai phạm tăng hay giảm 13.066.673 đ so với chứng từ thì KTV sẽ điều chỉnh cho phù hợp. Còn nếu sai phạm nhỏ hơn 13.066.673 đ thì KTV coi đó là sai phạm không trọng yếu và không điều chỉnh. Qua việc tìm hiểu các thông tin cơ sở và nghĩa vụ pháp lý của Công ty ABC thì KTV đánh giá rủi ro tiềm tàng là cao đối với tất cả các khoản mục trên Báo cáo tài chính. Đối với việc đánh giá rủi ro kiểm soát với các tài khoản KTV chủ yếu dựa vào các thủ tục đánh giá trong hệ thống kiểm soát nội bộ đang tiến hành kiểm toán và những thay đổi lớn trong hệ thống này so với năm trước. Do vậy rủi ro kiểm soát tất cả các khoản mục được KTV đều đánh giá ở mức thấp. Từ việc đánh giá rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát ở trên, rủi ro kiểm toán đối với các khoản mục được KTV đánh giá ở mức chấp nhận được. Do vậy, KTV phải tiến hành kiểm tra chi tiết đốivới số dư các khoản mục chi tiết hơn. 2.2.2. Trong thực hiện kiểm toán Thực hiện kiểm toán là quá trình sử dụng các phương pháp kỹ thuật kiểm toán thích ứng với đối tượng kiểm toán cụ thể để thu thập bằng chứng kiểm toán. Từ đó KTV sẽ đưa ra những ý kiến xác thực về mức độ trung thực và hợp lý của bảng khai tài chínhtrên cơ sở những bằng chứngkiểm toánđầy đủvà đángtin cậy.
  • 54. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Trương Thị Liên Lớp: CQ48/22.0548 Trong luận văn này, em chọn khoản mục tiền để tập trung phân tích. Trước tiên, KTV xác định phạm vi kiểm toán của khoản mục tiền: Khoản mục tiền tại Công ty ABC gồm: tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng (Gồm có: VND và USD) và tiền đang chuyển. Các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán đối với khoản mục tiền tại Công ty ABC được kiểm toán viên AASC tiến hành như sau: a. Thực hiện các thử nghiệm kiểm soát Phỏng vấn Kiểm toán viên thực hiện phỏng vấn nhằm tìm hiểu quy trình về tiền, từ đó có ý kiến đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của Công ty ABC. Đối tượng phỏng vấn chủ yếu là kế toán trưởng, trong trường hợp các vấn đề liên quan đến từng nghiệp vụ cụ thể đối với từng nghiệp vụ kiểm toán cụ thể liên quan trực tiếp tới các kế toán ghi sổ thì kiểm toán viên mới tiến hành phỏng vấn kế toán ghi sổ..
  • 55. Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Trương Thị Liên Lớp: CQ48/22.0549 Bảng 2.8: Đánh giá hệ thống KSNB khoản mục tiền tại Công ty ABC Câu hỏi phỏng vấn Bộ phận kế toán Có Không 1 Công việc thủ quỹ và kế toán tiền mặt có do cùng một người đảm nhận không? X 2 Công ty có quy định về định mức tiền mặt tồn quỹ tối đa không? Mức quy định (nếu có)là .............. X 3 Các khoản chi tiêu có được lên kế hoạch để giám đốc phê duyệt trước không? Nếu có kế hoạch chi tiêu được lập theo tuần / tháng/ quý (gạch chân phương án thực hiện) 4 Hàng tháng kế toán tiền mặt có đối chiếu với thủ quỹ không? X 5 Có quy định các khoản tiền thu về phải được gửi ngay vào Ngân hàng vào cuối ngày không? 6 Việc đối chiếu với ngân hàng có được thực hiện hàng tháng không? X 7 Bảng đối chiếu các Tài khoản ngân hàng có được lập hàng tháng không? X 8 Các khoản chênh lệch giữa số liệu trên sổ kế toán và sổ phụ ngân hàng có được ghi chép lại để tìm nguyên nhân và giải quyết không? X 9 Các khoản tiền gửi có gốc ngoại tệ có được theo dõi riêng không? X 10 Các phiếu thu/chi tiền có được đánh số thứ tự theo thời gian thực thu/chi tiền không? X 11 Mọi chứng từ chi tiền có bắt buộc phải có duyệt chi của Giám đốc trước khi chi không? Nếu không, các phiếu chi được ký hàng ngày, hàng tuần hay hàng tháng? X 12 Các phiếu chi và chứng từ kèm theo có được đóng dấu [ĐÃ THANH TOÁN] để tránh việc thanh toán trùng, tái sử dụng không? X 13 Các phiếu thu, phiếu chi bị hủy bỏ có dấu hiệu huỷ bỏ để tránh việc sử dụng không? tất cả các liên có được lưu tại cuống không? X Kết luận ban đầu Khá