SlideShare a Scribd company logo
1 of 50
Đổi mới tổ chức và hoạt động của Tổ chức phát triển quỹ đất- thực tiễn tại tỉnh Tiền Giang
GVHD: PGS.TS Phan Trung Hiền SVTH: Võ Văn Chiến
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................... 1
1. Lý do nghiên cứu..................................................................................... 1
2. Cơ sở lý luận........................................................................................... 2
3. Phạm vi nghiên cứu................................................................................. 3
4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 3
5. Kết cấu đề tài .......................................................................................... 3
Chương 1: Cơ sở lý luận và những quy định pháp luật về Tổ chức và hoạt
động của Tổ chức phát triển quỹ đất......................................................... 4
Chương 2: Phương án tổ chức lại Tổ chức phát triển quỹ đất theo Luật
đất đai năm 2013...................................................................................... 4
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ NHỮNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC PHÁT TRIỂN QUỸ ĐẤT 5
1.1. Khái niệm về Tổ chức phát triển quỹ đất................................................ 5
1.2. Mục đích, ý nghĩa của việc thành lập Tổ chức phát triển quỹ đất............. 6
1.3. Lịch sử của Tổ chức phát triển quỹ đất qua các giai đoạn........................ 8
Giai đoạn trước Luật đất đai năm 2003................................................. 8
Giai đoạn từ Luật đất đai năm 2003 đến nay......................................... 9
1.4. Nhiệm vụ và quyền hạn của Tổ chức phát triển quỹ đất........................ 10
1.4.1. Nhiệm vụ...................................................................................... 10
1.4.2. Quyền hạn.................................................................................... 11
1.5. Tổ chức bộ máy của Tổ chức phát triển quỹ đất................................... 12
1.5.1. Cơ cấu tổ chức ............................................................................. 12
1.5.2. Biên chế....................................................................................... 12
1.5.3. Cơ chế tài chính............................................................................ 13
Nguồn tài chính sử dụng..................................................................... 13
Nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp....................................................... 13
Nội dung chi....................................................................................... 14
1.6. Mối quan hệ của Tổ chức phát triển quỹ đất với các cơ quan, đơn vị hữu
quan và Uỷ ban nhân dân tỉnh, Uỷ ban nhân dân huyện, thành phố, thị xã.... 16
1.6.1. Đối với Sở Tài nguyên và Môi trường............................................ 16
1.6.2. Đối với Sở Xây dựng..................................................................... 17
1.6.3. Đối với Sở Tài chính..................................................................... 17
1.6.4. Đối với Sở Kế hoạch và Đầu tư ..................................................... 17
Đổi mới tổ chức và hoạt động của Tổ chức phát triển quỹ đất- thực tiễn tại tỉnh Tiền Giang
GVHD: PGS.TS Phan Trung Hiền SVTH: Võ Văn Chiến
1.6.5. Đối với Trung tâm Xúc tiến Đầu tư - Thương mại - Du lịch............ 17
1.6.6. Đối với Trung tâm dịch vụ bán đấu giá - Sở Tư pháp ..................... 18
1.6.7. Đối với Quỹ phát triển đất............................................................. 18
1.6.8. Đối với Hội đồng bồi thường, hỗ trợ tái định cư………………………18
1.7. Yêu cầu đổi mới về tổ chức và hoạt động của Tổ chức phát triển quỹ đất
................................................................................................................. 18
CHƯƠNG 2. PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC LẠI TỔ CHỨC PHÁT TRIỂN
QUỸ ĐẤT TỈNH TIỀN GIANG THEO LUẬT ĐẤT ĐAI NĂM 2013....... 20
2.1. Trung tâm phát triển quỹ đất cấp tỉnh................................................... 20
2.1.1. Nhiệm vụ của Trung tâm pháttriển quỹ đấtvà đầu tư xây dựng hạ
tầng tỉnh................................................................................................ 21
2.1.2. Về cơ cấu tổ chức ......................................................................... 22
2.1.3. Về nguồn nhân sự ......................................................................... 22
2.1.4. Tình hình hoạt động:..................................................................... 22
2.1.5. Về cơ chế tài chính: ...................................................................... 23
2.1.6. Giao đất, cho thuê đất................................................................... 23
2.1.7. Thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất...................................... 23
2.1.8. Định giá đất ................................................................................. 24
2.1.9. Những kết quả đạt được và tồn tại, hạn chế ................................... 24
2.2. Trung tâm phát triển quỹ đất của các huyện, thành phố, thị xã .............. 25
2.2.1. Chức năng.................................................................................... 25
2.2.2. Nhiệm vụ...................................................................................... 26
2.2.3. Quyền hạn.................................................................................... 27
2.2.4. Về cơ cấu tổ chức ......................................................................... 27
2.2.5. Tình hình hoạt động...................................................................... 28
Trung tâm phát triển quỹ đất Thành phố Mỹ Tho................................. 28
Trung Tâm phát triển quỹ đất thị xã Gò Công...................................... 28
Trung Tâm phát triển quỹ đất huyện Cai Lậy....................................... 29
Trung Tâm phát triển quỹ đất huyện Cái Bè......................................... 29
Trung Tâm phát triển quỹ đất huyện Tân Phước.................................. 30
Trung Tâm phát triển quỹ đất huyện Châu Thành ................................ 30
Trung Tâm phát triển quỹ đất huyện Chợ Gạo..................................... 31
Trung Tâm phát triển quỹ đất huyện Gò Công Đông............................ 31
Trung Tâm phát triển quỹ đất huyện Gò Công Tây............................... 32
Trung Tâm phát triển quỹ đất huyện Tân Phú Đông............................. 32
Đổi mới tổ chức và hoạt động của Tổ chức phát triển quỹ đất- thực tiễn tại tỉnh Tiền Giang
GVHD: PGS.TS Phan Trung Hiền SVTH: Võ Văn Chiến
* Kết quả hoạt động của Trung tâm phát triển quỹ đất các huyện, thành
phố và thị xã. ......................................................................................... 32
2.3. Những kết quả đạt được và tồn tại, hạn chế.......................................... 33
2.3.1. Những kết quả đạt được................................................................ 33
2.3.2. Những tồn tại, hạn chế.................................................................. 33
2.4. Phương án tổ chức lại Trung tâm phát triển quỹ đất.............................. 34
2.4.1. Phương hướng pháttriển nhân lực vận hành cáctổ chức quản lý phát
triển đấtcấp tỉnh, huyện đến năm 2020 do Uỷ ban nhân dân cáccấp quản
lý........................................................................................................... 35
2.4.2. Xâydựng mô hình Trung tâm pháttriển quỹ đất một cấp là Trung tâm
phát triển quỹ đất cấp tỉnh trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường ........ 36
2.4.3. Về chức năng, nhiệm vụ ................................................................ 37
2.4.4. Về cơ cấu tổ chức bộ máy.............................................................. 37
Đối với Trung tâm phát triển quỹ đất tỉnh............................................ 37
Đối với Trung tâm pháttriển quỹ đấtcủa thành phốvà thị xã (chi nhánh
sau năm 2015) ....................................................................................... 37
Đối với Trung tâm pháttriển quỹ đấtcủa các huyện (chi nhánhsau năm
2015)..................................................................................................... 38
2.4.5. Về cơ chế hoạt động: .................................................................... 38
2.4.6. Về cơ chế tài chính........................................................................ 38
2.4.7. Nhận xét....................................................................................... 39
2.4.8. Nhiệm vụ và giảipháp thực hiện quy hoạch pháttriển nhân lực, vận
hành các tổ chức quản lý phát triển quỹ đất các cấp đến năm 2020.......... 40
2.4.9. Giải pháp đầu tưcơ sở vật chấtkỹ thuật, trang thiết bị, công nghệ
hiện đạivà đồng bộ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ ngành Tàinguyên và Môi
trường ................................................................................................... 41
Trang thiết bị ..................................................................................... 41
Nguồn Kinh phí.................................................................................. 42
2.4.10. Đầu tư, xây dựng và pháttriển các cơ sở Tổ chức pháttriển quỹ
đất, nội dung kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng.............................................. 42
Đối với các Trung tâm phát triển quỹ đất ............................................ 43
KẾT LUẬN................................................................................................. 44
Đổi mới tổ chức và hoạt động của Tổ chức phát triển quỹ đất- thực tiễn tại tỉnh Tiền Giang
GVHD: PGS.TS Phan Trung Hiền 1 SVTH: Võ Văn Chiến
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do nghiên cứu
Đất đai là nguồn tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, tư liệu sản xuất đặc
biệt, thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố
các khudâncư, xâydựngcác cơ sở kinhtế, văn hóa, xã hội, an ninh và quốc phòng.
Các Tổ chức phát triển quỹ đất trên cả nước ra đời là một bước tiến bộ trong
việc hình thành tổ chức chuyên trách góp phần đưa công tác quản lý, phát triển
đất đai đi vào nề nếp, có hiệu quả cao hơn, gắn với kế hoạch sử dụng đất và đáp
ứng yêu cầu nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội ở các địa phương nói riêng và
trên địa bàn cả nước nói chung.
Tiền Giang là một tỉnh có dân số đông (dân số trung bình ước tính 1.716.1
người năm 20141), dân số tăng nhanh và là tỉnh đang nằm trong khu vực các tỉnh
trọng điểm của vùng kinh tế phía Nam, phát triển mạnh mẽ theo hướng công
nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tỉnh Tiền Giang có diện tích tự nhiên là 2.509,3 km22
Việc xây dựng cơ chế quản lý, phát triển quỹ đất theo hướng chặt chẽ, sử dụng
hợp lý và hiệu quả nguồn nhân lực và tài nguyên đất đai là một nhiệm vụ vô
cùng quan trọng.
Tổ chức phát triển quỹ đất tỉnh Tiền Giang trong thời gian qua đã thực hiện
tốt các chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của nhà nước và của tỉnh, từ
đó đã phục vụ tốt công tác giải phóng mặt bằng, góp phần triển khai thực hiện
có kết quả các dự án trên địa bàn tỉnh; luôn có sự tập trung, thống nhất cao về
chủ trương và đề ra các giải pháp tổ chức thực hiện đồng bộ, chặt chẽ và có hiệu
quả góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chuyên môn trong tình hình mới.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tích cực, Tổ chức phát triển quỹ đất
đang còn gặp nhiều khó khăn, bất cập, đặc biệt trong việc thực hiện nhiệm vụ
1 Số liệu thống kê củaTổng cục thống kê, đường link: https://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=714.
2 Số liệu thống kê củaTổng cục thống kê, đường link: https://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=714.
Đổi mới tổ chức và hoạt động của Tổ chức phát triển quỹ đất- thực tiễn tại tỉnh Tiền Giang
GVHD: PGS.TS Phan Trung Hiền 2 SVTH: Võ Văn Chiến
chính là thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng. Điều này đòi hỏi tổ
chức và hoạt động phải đồng bộ của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến các huyện,
thành phố, thị xã và các xã, phường, thị trấn.
Yêu cầu đặt ra cho tỉnh Tiền Giang là việc tổ chức lại các Tổ chức phát
triển quỹ đất các cấp hiện hành, vừa là một yêu cầu cấp thiết trên cơ sở thực tiễn
hoạt động khắc phục những hạn chế, tồn tại về mô hình tổ chức và cơ chế hoạt
động của các Tổ chức phát triển quỹ đất, vừa là một yêu cầu khách quan có căn
cứ khoa học để nâng cao hiệu quả quản lý công tác bồi thường, giải phóng mặt
bằng và phát triển quỹ đất.
Để nắm rõ hơn về nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Tổ chức phát triển
quỹ đất trên địa bàn tỉnh Tiền Giang, tác giả thực hiện đề tài “Đổi mới tổ chức
và hoạt động của Tổ chức phát triển quỹ đất- thực tiễn tại tỉnh Tiền Giang ”.
2. Cơ sở lý luận
Luật đất đai năm 2013 tại Điều 68 đã quy định: “Tổ chức làm nhiệm vụ bồi
thường, giảiphóng mặtbằng gồm tổ chức dịch vụ công về đấtđai, Hội đồng bồi
thường, hỗ trợ và tái định cư”.
Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết
thi hành một số điều của Luật đất đai và cụ thể là Khoản 2, Điều 5 của Luật đất
đai đã qui định: “Tổ chức phát triển quỹ đất là đơn vị sự nghiệp công được
thành lập theo quyđịnh của pháp luật về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị
sự nghiệp công lập;có tư cách pháp nhân, có trụ sở, con dấu riêng và được mở
tài khoản để hoạt động theo quyđịnh của pháp luật, có chi nhánh tại các huyện,
thành phốtrực thuộc tỉnh. Đối với địa phương đã có Tổ chức phát triển quỹ đất
cấp tỉnh và cấp huyện thì tổ chức lại Tổ chức phát triển quỹ đất trên cơ sở hợp
nhấtTổ chức phát triển quỹ đất cấp tỉnh và cấp huyện hiện có.” Theo quy định
này thì Tổ chức phát triển quỹ đất là một tổ chức dịch vụ công về đất đai có
chức năng tạo lập, phát triển, quản lý, khai thác quỹ đất; tổ chức thực hiện việc
bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất của
Đổi mới tổ chức và hoạt động của Tổ chức phát triển quỹ đất- thực tiễn tại tỉnh Tiền Giang
GVHD: PGS.TS Phan Trung Hiền 3 SVTH: Võ Văn Chiến
các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân; tổ chức thực hiện việc đấu giá quyền sử dụng
đất và thực hiện các dịch vụ khác.
Nghị định số 55/2012/NĐ-CP ngày 28/6/2012 của Chính phủ quy định về
thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập.
Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 22/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ triển khai
thi hành Luật đất đai năm 2013 “Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp
với Bộ Nội vụ, Bộ Tàichính xây dựng văn bản quy định về chức năng, nhiệm vụ
và cơ chế hoạt động của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất, Tổ chức phát
triển quỹ đất...”.
3. Phạm vi nghiên cứu
Ở đề tài này, người viết chỉ nêu ra quá trình thực hiện cũng như những kết
quả đạt được và những hạn chế của Tổ chức phát triển quỹ đất. Đồng thời phân
tích những quy định của pháp luật về việc tổ chức lại Tổ chức phát triển quỹ đất
tỉnh Tiền Giang trên hai phương diện lý luận và thực tiễn.
4. Phương pháp nghiên cứu
Thu thập thông tin liên quan đến đề tài nghiên cứu; các cơ sở lý luận và
thực tiễn nhằm xây dựng giả thiết nghiên cứu, kết luận và kiến nghị từ kết quả
nghiên cứu.
Trong quá trình viết luận văn, tùy theo nội dung từng chương, người viết sẽ
vận dụng những kiến thức đã được học và kết hợp với thu thập, phân tích, so
sánh, tổng hợp các số liệu của Tổ chức phát triển quỹ đất để thể hiện rõ tổ chức
và hoạt động của Tổ chức phát triển quỹ đất theo Luật đất đai năm 2013.
5. Kết cấu đề tài
Đề tài gồm ba phần:
- Lời mở đầu.
- Phần nội dung.
- Phần kết luận.
Phần nội dung gồm có hai chương :
Đổi mới tổ chức và hoạt động của Tổ chức phát triển quỹ đất- thực tiễn tại tỉnh Tiền Giang
GVHD: PGS.TS Phan Trung Hiền 4 SVTH: Võ Văn Chiến
- Chương 1: Cơ sở lý luận và những quyđịnh pháp luậtvề Tổ chức và hoạt
động của Tổ chức phát triển quỹ đất.
Trong chương này, người viết sẽ giới thiệu các khái niệm chung về Tổ chức
phát triển quỹ đất; sự cần thiết, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu Tổ
chức của Tổ chức phát triển quỹ đất.
- Chương 2: Phương án tổ chức lại Tổ chức phát triển quỹ đất theo Luật
đất đai năm 2013.
Trong nội dung bài viết này, người viết sẽ tập trung giới thiệu về Tổ chức
phát triển quỹ đất của cả nước nói chung và Tổ chức phát triển quỹ đất cấp tỉnh,
huyện, thành phố, thị xã trên địa bàn tỉnh Tiền Giang nói riêng. Đánh giá quá
trình hình thành, phướng án tổ chức lại Tổ chức phát triển quỹ đất. Xác định rõ
nhiệm vụ và giải pháp thực hiện quy hoạch phát triển nguồn nhân lực vận hành
của Tổ chức đến năm 2020.
Đổi mới tổ chức và hoạt động của Tổ chức phát triển quỹ đất- thực tiễn tại tỉnh Tiền Giang
GVHD: PGS.TS Phan Trung Hiền 5 SVTH: Võ Văn Chiến
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ NHỮNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ TỔ
CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC PHÁT TRIỂN QUỸ ĐẤT
1.1. Khái niệm về Tổ chức phát triển quỹ đất
Tổ chức phát triển quỹ đất cấp tỉnh là đơn vị trực thuộc Sở Tài nguyên và
Môi trường, do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập theo đề nghị của
Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường và Giám đốc Sở Nội vụ. Tổ chức phát
triển quỹ đất cấp huyện là đơn vị trực thuộc Uỷ ban nhân dân cấp huyện, do Uỷ
ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập theo đề nghị của Chủ tịch Ủy ban
nhân dân cấp huyện và Giám đốc Sở Nội vụ. Theo đó, Tổ chức phát triển quỹ
đất là đơn vị sự nghiệp có thu, tự bảo đảm một phần hoặc toàn bộ chi phí hoạt
động, có tư cách pháp nhân, có trụ sở và con dấu riêng; được mở tài khoản tại
Kho bạc nhà nước và các tổ chức tín dụng để hoạt động theo quy định của pháp
luật.
Những nơi xét thấy cần thiết và có điều kiện theo quy định của pháp luật thì
thành lập doanh nghiệp phát triển quỹ đất. Những nơi không thành lập doanh
nghiệp thì nhà nước thành lập Trung tâm phát triển quỹ đất và Trung tâm phát
triển quỹ đất là đơn vị sự nghiệp có thu (có con dấu riêng, được mở tài khoản
theo quy định hiện hành)3
Tổ chức phát triển quỹ đất có chức năng tổ chức thực hiện việc bồi thường,
hỗ trợ, tái định cư đối với trường hợp nhà nước thu hồi đất sau khi quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất được xét duyệt và quản lý quỹ đất thuộc khu đô thị và khu
vực đã có quy hoạch phát triển đô thị mà nhà nước đã thu hồi nhưng chưa giao
và chưa cho thuê.
3 Thông tư liên tịch số 34/2004/Thông tư liên tịch Bộ Tài nguyên và Môi trường - Bộ Nội vụ, ngày
31/12/2014.
Đổi mới tổ chức và hoạt động của Tổ chức phát triển quỹ đất- thực tiễn tại tỉnh Tiền Giang
GVHD: PGS.TS Phan Trung Hiền 6 SVTH: Võ Văn Chiến
1.2. Mục đích, ý nghĩa của việc thành lập Tổ chức phát triển quỹ đất
- Điều 68 Luật đất đai đã quy định: “Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường,
giải phóng mặt bằng gồm tổ chức dịch vụ công về đất đai, Hội đồng bồi thường,
hỗ trợ và tái định cư”. Theo đó4, tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng
mặt bằng ở Việt Nam bao gồm: Tổ chức dịch vụ công về đất đai và Hội đồng
bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Tổ chức dịch vụ công về đất đai thực hiện nhiệm
vụ bồi thường và giải phóng mặt bằng chính là Tổ chức phát triển quỹ đất. Đây
là chủ thể trực tiếp quản lý và khai thác quỹ đất sạch.
- Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi
tiết thi hành một số điều của Luật đất đai và cụ thể là Khoản 2, Điều 5 của Luật
đất đai đã qui định: “Tổ chức phát triển quỹ đất là đơn vị sự nghiệp công được
thành lập theo quy định của pháp luật về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự
nghiệp công lập; có tư cách pháp nhân, có trụ sở, con dấu riêng và được mở tài
khoản để hoạt động theo quy định của pháp luật, có chi nhánh tại các huyện,
thành phố trực thuộc tỉnh. Đối với địa phương đã có Tổ chức phát triển quỹ đất
cấp tỉnh và cấp huyện thì tổ chức lại Tổ chức phát triển quỹ đất trên cơ sở hợp
nhất Tổ chức phát triển quỹ đất cấp tỉnh và cấp huyện hiện có.” Theo quy định
này thì Tổ chức phát triển quỹ đất là một tổ chức dịch vụ công về đất đai có
chức năng tạo lập, phát triển, quản lý, khai thác quỹ đất; tổ chức thực hiện việc
bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất của
các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân; tổ chức thực hiện việc đấu giá quyền sử dụng
đất và thực hiện các dịch vụ khác.
- Nghị định số 55/2012/NĐ-CP ngày 28/6/2012 của Chính phủ quy định
về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập;
4 PGS. TS Phan Trung Hiền: Cơ chế tạo quỹ đất sạch để thu hút đầu tư kinh nghiệm tại Thành Phố
Cần Thơ. Tr 93.
Đổi mới tổ chức và hoạt động của Tổ chức phát triển quỹ đất- thực tiễn tại tỉnh Tiền Giang
GVHD: PGS.TS Phan Trung Hiền 7 SVTH: Võ Văn Chiến
- Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 22/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ triển
khai thi hành Luật đất đai năm 2013: “Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì,
phối hợp với Bộ Nội vụ, Bộ Tàichính xây dựng văn bản quy định về chức năng,
nhiệm vụ và cơ chế hoạt động của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất, Tổ
chức phát triển quỹ đất...”;
- Thông tư liên tịch số 50/2014/TTLT-BTNMT-BNV ngày 28/8/2014 của
Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tài nguyên và Môi trường thuộc Ủy ban
nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Phòng Tài nguyên và Môi
trường thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Tại
Điểm b, Khoản 3, Điều 3 quy đinh về cơ cấu tổ chức Tổ chức phát triển quỹ đất
là một trong các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi
trường;
- Thông tư liên tịch số 16/2015/TTLT-BTNMT-BNV-BTC ngày
04/4/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính hướng
dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và cơ chế hoạt động của
Tổ chức phát triển quỹ đất trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường.
Chính vì những lý do trên, Luật đất đai năm 2013 quy định tổ chức lại các
đơn vị sự nghiệp này theo hướng hợp nhất Tổ chức phát triển quỹ đất cấp tỉnh
và huyện hiện có thành Tổ chức phát triển quỹ đất của tỉnh trước ngày
31/12/2015. Đó vừa là một yêu cầu cấp thiết trên cơ sở thực tiễn hoạt động
nhằm khắc phục những hạn chế, tồn tại về mô hình tổ chức, cơ chế hoạt động
của các Tổ chức phát triển quỹ đất vừa là một yêu cầu khách quan có căn cứ
khoa học để nâng cao hiệu quả quản lý công tác bồi thường, giải phóng mặt
bằng và phát triển quỹ đất. Như vậy, bắt đầu từ ngày 01/01/2016 mỗi tỉnh,
thành chỉ cònmột Tổ chức phát triển quỹ đất cấp tỉnh và bố trí một số chi nhánh
tại các cụm quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh cho phù hợp.
Đổi mới tổ chức và hoạt động của Tổ chức phát triển quỹ đất- thực tiễn tại tỉnh Tiền Giang
GVHD: PGS.TS Phan Trung Hiền 8 SVTH: Võ Văn Chiến
- Tỉnh Tiền Giang trước yêu cầu khối lượng, quy mô thực hiện nhiệm vụ
công tác giải phóng mặt bằng trên địa bàn tỉnh rất lớn trong những năm gần đây.
Uỷ ban nhân dân tỉnh Tiền Giang đã đã thành lập: 01 Trung tâm phát triển quỹ
đất cấp tỉnh và 02 Trung tâm phát triển quỹ đất ở các huyện, thành phố, thị xã.
Trung tâm phát triển quỹ đất cấp tỉnh chịu sự quản lý toàn diện của Sở Tài
nguyên và Môi trường, 02 Trung tâm phát triển quỹ đất cấp huyện chịu sự quản
lý toàn diện của Uỷ ban nhân dân huyện. Cơ chế hoạt động của các Trung tâm
phát triển quỹ đất này hoàn toàn độc lập với nhau.
- Thực tế hiện nay trên địa bàn tỉnh Tiền Giang đã hình thành Trung tâm
phát triển quỹ đất trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường và các Trung tâm
phát triển quỹ đất trực thuộc các huyện, thành phố, thị xã, theo quy định của
Luật đất đai năm 2003; Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2009
của Chính phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất,
bồi thường hỗ trợ và tái định cư; Thông tư Liên tịch số 01/2010/TTLT-BTNMT-
BNV-BTC ngày 08 tháng 01 năm 2010 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ
Nội vụ và Bộ Tài chính hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu
tổ chức và cơ chế tài chính của Tổ chức phát triển quỹ đất.
Do vậy, để Tổ chức phát triển quỹ đất hình thành và hoạt động theo đúng
quy định của pháp luật, theo quy định của Luật đất đai mới được Quốc hội ban
hành và có hiệu lực kể từ 01/7/2014, Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày
15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai,
cần thiết phải tổ chức lại đơn vị sự nghiệp công Trung tâm phát triển quỹ đất
trên cơ sở hợp nhất đơn vị Trung tâm phát triển quỹ đất - Sở Tài nguyên và Môi
trường và các Trung tâm phát triển quỹ đất cấp huyện, thành phố, thị xã hiện có.
1.3. Lịch sử của Tổ chức phát triển quỹ đất qua các giai đoạn.
- Giai đoạn trước Luật đất đai năm 2003
Luật đất đai năm 1993 bắt đầu ghi nhận quyền năng của người sử dụng đất
trong nền kinh tế thị trường. Đất đai có giá và vì vậy phải được bồi thường
Đổi mới tổ chức và hoạt động của Tổ chức phát triển quỹ đất- thực tiễn tại tỉnh Tiền Giang
GVHD: PGS.TS Phan Trung Hiền 9 SVTH: Võ Văn Chiến
tương xứng khi nhà nước thu hồi vào mục đích công cộng, quốc phòng, an ninh,
lợi ích quốc gia. Luật đất đai năm 1993 quy định cụ thể những trường hợp thu
hồi đất và đền bù thiệt hại khi nhà nước thu hồi đất (Điều 27, Khoản 6, Điều 73)
Các quy định trên của Luật được hướng dẫn chi tiết tại Nghị định số
90/1994/NĐ-CP ngày 17 tháng 8 năm 1994 của Chính phủ ban hành quy định về
việc đền bù thiệt hại khi nhà nước thu hồi đất sử dụng vào mục đíchquốc phòng,
an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng.
Nguyên tắc bồi thường là nhà nước thu lại đất nào thì bồi thường lại theo
loại đất đó, trường hợp không có đất hoặc người bị thu hồi không muốn nhận đất
thì được bồi thường tiền theo giá trị tương đương theo giá đất do Uỷ ban nhân
dân cấp tỉnh quy định cụ thể trong phạm vi khung giá đất do Chính phủ quy
định.
Tuy nhiên, Theo Nghị định số 90/1994/NĐ-CP của Chính phủ lại không
quy định về mức hỗ trợ để di chuyển chỗ ở, thời gian ngưng việc, đào tạo nghề
nghiệp mới… Nghị định này cũng không quy định về cơ cấu thực hiện tái định
cư mà chủ yếu là bồi thường nhà ở bằng tiền để xây dựng mới.
Trong giai đoạn này, nhiệm vụ thực hiện công tác bồi thường thiệt hại tài
sản về đất và tài sản do người bị thu hồi được giao cho Ban chỉ đạo thu hồi đất.
Cụ thể khi có quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, thì
Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương lập Ban chỉ đạo thu
hồi đất để tham mưu cho Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện việc đền
bù thiệt hại đất và tài sản cho người bị thu hồi đất. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân
cấp tỉnh chịu trách nhiệm quyết định phương án đền bù theo đề nghị của Ban chỉ
đạo thu hồi và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
- Giai đoạn từ Luật đất đai năm 2003 đến nay5
5
Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25/12/2001 của Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 10 về Luật đất đai
2003.
Đổi mới tổ chức và hoạt động của Tổ chức phát triển quỹ đất- thực tiễn tại tỉnh Tiền Giang
GVHD: PGS.TS Phan Trung Hiền 10 SVTH: Võ Văn Chiến
Luật đất đai năm 2003 đã đưa ra cơ chế chuyển đổi đất đai tự nguyện giữa
hai bên nhà đầu tư và người đang sử dụng đất về việc chuyển nhượng đất, thuê
hay góp vốn bằng quyền sử dụng đất. Cơ chế thu hồi đất đai bắt buộc được thực
hiện trên cơ sở những quyết định hành chính do cơ quan nhà nước có thẩm
quyền ban hành.
Trong giai đoạn này, tùy vào tình hình thực tế ở địa phương, Uỷ ban nhân
dân tỉnh giao việc thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho Hội đồng bồi
thường, hỗ trợ tái định cư hoặc Tổ chức phát triển quỹ đất. Ngoài ra trên thực tế,
ngoài hai cơ quan trên thì có một cơ quan khác là cơ quan tham mưu giúp việc
cho Hội đồng bồi thường, hỗ trợ tái định cư, có thể độc lập tiến hành công tác
bồi thường, hỗ trợ tái định cư, đó là Ban bồi thường thiệt hại giải phóng mặt
bằng.
Trong giai đoạn này, tuy đã có quy định về việc thành lập Tổ chức phát
triển quỹ đất ở địa phương, nhưng chỉ có một số địa phương thành lập cơ quan
này. Vì vậy, trên thực tế thì việc thực hiện công tác bồi thường giải phóng mặt
bằng chủ yếu được thực hiện từ sự phối hợp của Hội đồng bồi thường, hỗ trợ ,tái
định cư với Ban bồi thường thiệt hại giải phóng mặt bằng.
Nhằm cụ thể hóa thêm quy định của Luật đất đai năm 2003 và sửa đổi, bổ
sung các Nghị định liên quan đến lĩnh vực giải phóng mặt bằng, bồi thường, hỗ
trợ, tái định cư trước đây, tại Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của
Chính phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi
thường, hỗ trợ và tái định cư. Và tiếp đó, Thông tư số 14/2009/TT-BTNMT
ngày 01/10/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết về bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư và trình tự thủ tục thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất
đã tạo thêm những điểm nhấn mới trong công tác bồi thường và giải phóng mặt
bằng hiện còn nhiều vướng mắc như quy định về giá đất bồi thường trong một
số trường hợp có thể vượt qua khung giá do Chính phủ quy định, việc lấy ý kiến
của người dân trong vùng quy hoạch về trình tự, thủ tục thu hồi đất.
Đổi mới tổ chức và hoạt động của Tổ chức phát triển quỹ đất- thực tiễn tại tỉnh Tiền Giang
GVHD: PGS.TS Phan Trung Hiền 11 SVTH: Võ Văn Chiến
Hiện tại, nhiệm vụ về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư vẫn được giao cho hai
cơ quan là Hội đồng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và Tổ chức phát triển quỹ
đất. Tuy nhiên, hiện nay cơ cấu tổ chức và hoạt động của hai cơ quan này đã có
sự thay đổi so với quy định trước đây.
1.4. Nhiệm vụ và quyền hạn của Tổ chức phát triển quỹ đất 6
1.4.1. Nhiệm vụ
Tổ chức phát triển quỹ đất có các nhiệm vụ sau:
- Tổ chức thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu
hồi đất;
- Tạo quỹ đất và phát triển quỹ đất để đấu giá quyền sử dụng đất; phục vụ
phát triển kinh tế -xã hội; phục vụ sự nghiệp giáo dục - đào tạo, dạy nghề, y tế,
văn hóa, thể dục thể thao, môi trường và các nhu cầu khác của địa phương; ổn
định thị trường bất động sản;
- Nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân
theo quy định của pháp luật;
- Tổ chức phát triển các khu, điểm và nhà tái định cư phục vụ việc thu hồi
đất thực hiện các dự án;
- Tổ chức thực hiện đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng trên quỹ đất đã được
giao quản lý để đấu giá;
- Quản lý quỹ đất đã được giải phóng mặt bằng; quỹ đất đã nhận chuyển
nhượng; quỹ đất đã tạo lập và phát triển; quỹ nhà đất đã xây dựng để phục vụ tái
định cư và quỹ đất thu hồi theo quy định tại các Khoản 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10,
11 và 12 Điều 38 của Luật đất đai thuộc khu vực đô thị, khu vực có quy hoạch
phát triển đô thị nhưng chưa giao dự án đầu tư hoặc chưa đấu giá quyền sử dụng
đất;
6 Thông tư liên tịch số 01/2010/ Thông tư liên tịch - Bộ Tài nguyên Môi trường - Bộ Nội vụ -Bộ Tài
chính ngày ngày 08/01/2010.
Đổi mới tổ chức và hoạt động của Tổ chức phát triển quỹ đất- thực tiễn tại tỉnh Tiền Giang
GVHD: PGS.TS Phan Trung Hiền 12 SVTH: Võ Văn Chiến
-Tổ chức thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng
đất theo quy định của pháp luật;
- Lập phương án sử dụng quỹ đất được giao quản lý và các phương án, đề
án, dự án đầu tư tạo lập và phát triển quỹ đất trình cơ quan có thẩm quyền quyết
định;
- Cung cấp dịch vụ trong lĩnh vực bồi thường, giải phóng mặt bằng; cung
cấp thông tin về địa điểm đầu tư, giá đất, quỹ đất cho các tổ chức, cá nhân theo
yêu cầu;
- Tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ theo chương trình, kế hoạch,
phương án, dự án, đề án và các hoạt động dịch vụ phù hợp với nhiệm vụ, lĩnh
vực chuyên môn được giao;
- Phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để triển khai thực
hiện nhiệm vụ được giao;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
1.4.2. Quyền hạn
Tổ chức phát triển quỹ đất cấp tỉnh là đơn vị trực thuộc Sở Tài nguyên và
Môi trường; Tổ chức phát triển quỹ đất cấp huyện là đơn vị trực thuộc Uỷ ban
nhân dân cấp huyện. Có quyền hạn như sau:
- Được cung cấp các văn bản về chính sách, pháp luật của nhà nước và các
tài liệu khác liên quan đến nhiệm vụ được giao;
- Tư vấn, cung cấp dịch vụ thuộc các lĩnh vực phù hợp với chức năng,
nhiệm vụ được giao cho tổ chức và cá nhân;
- Liên doanh, liên kết, hợp tác với tổ chức kinh tế, cá nhân để thực hiện
nhiệm vụ, dịch vụ theo quyết định của cấp có thẩm quyền;
- Thuê tư vấn, thực hiện các công việc thuộc chức năng, nhiệm vụ được
giao.
Đổi mới tổ chức và hoạt động của Tổ chức phát triển quỹ đất- thực tiễn tại tỉnh Tiền Giang
GVHD: PGS.TS Phan Trung Hiền 13 SVTH: Võ Văn Chiến
1.5. Tổ chức bộ máy của Tổ chức phát triển quỹ đất.7
1.5.1. Cơ cấu tổ chức
- Tổ chức phát triển quỹ đất có cơ cấu tổ chức gồm: Giám đốc và không
quá 02 Phó Giám đốc; việc bổ nhiệm và miễn nhiệm Giám đốc, Phó Giám đốc
thực hiện theo phân cấp quản lý cán bộ của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, phù hợp
với tiêu chuẩn, chức danh theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức phát triển quỹ đất được thành lập tối đa không quá 03 phòng
chuyên môn, nghiệp vụ; số lượng phòng chuyên môn, nghiệp vụ thành lập căn
cứ vào đặc điểm của từng địa phương và theo nhiệm vụ của Tổ chức phát triển
quỹ đất.
- Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền
hạn và cơ cấu tổ chức của Tổ chức phát triển quỹ đất cấp tỉnh sau khi thống nhất
với Giám đốc Sở Nội vụ; Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành
phố (gọi tắt là huyện) thuộc tỉnh quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu
tổ chức của Tổ chức phát triển quỹ đất cấp huyện theo đề nghị của Giám đốc
Trung tâm phát triển quỹ đất và Trưởng Phòng Nội vụ cấp huyện.
1.5.2. Biên chế
Tổ chức phát triển quỹ đất có biên chế như sau:
Biên chế của Tổ chức phát triển quỹ đất là biên chế sự nghiệp do Uỷ ban
nhân dân cấp tỉnh quyết định. Việc quản lý, sử dụng biên chế của Tổ chức phát
triển quỹ đất được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 112/2004/NĐ-CP
ngày 08 tháng 4 năm 2004 của Chính phủ, quy định cơ chế quản lý biên chế đối
với đơn vị sự nghiệp của nhà nước; Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng
4 năm 2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực
hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp
công lập và các văn bản hướng dẫn các Nghị định này.
7 Thông tư liên tịch số 01/2010/ Thông tư liên tịch - Bộ Tài nguyên Môi trường - Bộ Nội vụ -Bộ Tài
chính ngày ngày 08/01/2010.
Đổi mới tổ chức và hoạt động của Tổ chức phát triển quỹ đất- thực tiễn tại tỉnh Tiền Giang
GVHD: PGS.TS Phan Trung Hiền 14 SVTH: Võ Văn Chiến
1.5.3. Cơ chế tài chính
Cơ chế tài chính bao gồm nguồn tài chính sử dụng, nguồn thu từ hoạt động
sự nghiệp và nội dung chi, cụ thể như sau:
. Nguồn tài chính sử dụng
Nguồn kinh phí do ngân sách nhà nước cấp theo quy định tại Điều 14 Nghị
định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ quy định
quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên
chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập và văn bản hướng dẫn Nghị
định này.
. Nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp
Nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp, gồm:
- Kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo quy định
tại Điều 26 Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2009 của Chính
phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường,
hỗ trợ và tái định cư;
- Kinh phí quản lý dự án đầu tư xây dựng theo quy định tại Nghị định số
112/2009/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2009 của Chính phủ về quản lý chi phí
đầu tư xây dựng công trình;
- Kinh phí quản lý quỹ đất đã thu hồi, nhận chuyển nhượng, tạo lập, phát
triển và quỹ nhà đất đã xây dựng phục vụ tái định cư theo dự toán được cơ quan
nhà nước có thẩm quyền quyết định hoặc phê duyệt;
- Phí đấu giá, tiền bán hồ sơ đấu giá quyền sử dụng đất (kể cả đất có tài sản
gắn liền với đất) theo quy định của pháp luật hiện hành và quy định cụ thể của
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
- Phí đấu thầu, tiền bán hồ sơ dự thầu đối với dự án có sử dụng đất theo
quy định tại Thông tư số 03/2009/TT-BKH&ĐT ngày 16 tháng 4 năm 2009 của
Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn lựa chọn nhà đầu tư thực hiện đầu tư dự án
có sử dụng đất và quy định cụ thể của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
Đổi mới tổ chức và hoạt động của Tổ chức phát triển quỹ đất- thực tiễn tại tỉnh Tiền Giang
GVHD: PGS.TS Phan Trung Hiền 15 SVTH: Võ Văn Chiến
- Lãi được chia từ các hoạt động liên doanh, liên kết; lãi tiền gửi tổ chức tín
dụng;
- Các khoản thu từ thực hiện hoạt động dịch vụ theo hợp đồng ký kết và
quy định của pháp luật;
- Các khoản thu từ hoạt động sự nghiệp khác theo quy định của pháp luật.
- Nguồn vốn được ứng từ ngân sách nhà nước, từ Quỹ phát triển đất để
thực hiện nhiệm vụ theo quyết định của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh;
- Nguồn vốn vay từ các tổ chức tín dụng;
- Nguồn vốn từ liên doanh, liên kết để thực hiện các chương trình, phương
án, dự án, đề án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Nguồn viện trợ, tài trợ và các nguồn khác theo quy định của pháp luật.
. Nội dung chi
Gồm chi thường xuyên và chi không thường xuyên, cụ thể như sau:
- Chi thường xuyên: theo quy định tại Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày
25 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm
về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự
nghiệp công lập và văn bản hướng dẫn thực hiện Nghị định này.
- Chi không thường xuyên, gồm: Chi thực hiện các nhiệm vụ khoa học và
công nghệ; đào tạo bồi dưỡng cán bộ, viên chức; chương trình mục tiêu quốc
gia; vốn đối ứng thực hiện các dự án có nguồn vốn nước ngoài theo quy định;
các nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm quyền giao; tinh giản biên chế theo chế
độ do nhà nước quy định (nếu có); đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm trang thiết
bị, sửa chữa lớn tài sản cố định khi thực hiện các dự án được cấp có thẩm quyền
phê duyệt; các dự án từ nguồn vốn viện trợ nước ngoài và các hoạt động liên
doanh, liên kết theo quy định hiện hành;
- Chi thực hiện các nhiệm vụ tổ chức thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ và
tái định cư; tạo quỹ đất và phát triển quỹ đất; nhận chuyển nhượng quyền sử
dụng đất; quản lý quỹ đất đã thu hồi, đã nhận chuyển nhượng và tạo lập, phát
Đổi mới tổ chức và hoạt động của Tổ chức phát triển quỹ đất- thực tiễn tại tỉnh Tiền Giang
GVHD: PGS.TS Phan Trung Hiền 16 SVTH: Võ Văn Chiến
triển; quản lý quỹ nhà, đất tái định cư; đấu giá quyền sử dụng đất; đấu thầu dự
án có sử dụng đất; đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng; đầu tư xây dựng khu, điểm,
nhà tái định cư và các công trình hạ tầng khác theo chương trình, phương án, dự
án, đề án, dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt; các khoản chi khác theo
quy định của pháp luật.8
1.6. Mối quan hệ của Tổ chức phát triển quỹ đất với các cơ quan, đơn
vị hữu quan và Uỷ ban nhân dân tỉnh, Uỷ ban nhân dân huyện, thành phố,
thị xã9
- Quan hệ gắn kết với các phòng, ban chuyên môn nghiệp vụ thuộc Sở Tài
nguyên và Môi trường tỉnh Tiền Giang.
- Trung tâm phát triển quỹ đất tỉnh chịu sự chỉ đạo trực tiếp, toàn diện của
Uỷ ban nhân dân tỉnh; đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn
nghiệp vụ của ngành Tài nguyên và Môi trường, các cơ quan Bộ, ngành khác ở
Trung ương. Trung tâm báo cáo, phản ảnh, kiến nghị với Uỷ ban nhân dân tỉnh
để Uỷ ban nhân dân tỉnh báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan
Bộ, ngành khác ở Trung ương những công việc thuộc lĩnh vực phát triển quỹ
đất, đầu tư xây dựng, chính sách tài chính có liên quan.
- Quan hệ gắn kết với các Sở, ngành tỉnh và Uỷ ban nhân dân các huyện,
thành phố, thị xã.
- Giám đốc Trung tâm phát triển quỹ đất tỉnh Tiền Giang có trách nhiệm
xây dựng, ban hành quy chế phối hợp, mối quan hệ giữa các phòng ban trực
thuộc Trung tâm với các chi nhánh.
1.6.1. Đối với Sở Tài nguyên và Môi trường
Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường trong việc thực hiện công tác
quản lý nhà nước về đất công, thực hiện các thủ tục về giao đất, thu hồi đất.
8 Thông tư liên tịch số 01/2010/ Thông tư liên tịch - Bộ Tài nguyên Môi trường - Bộ Nội vụ -Bộ Tài
chính Hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và cơ chế tài chính của Tổ chức
phát triển quỹ đất.
9 Đề án cơ chế quản lý, phát triển quỹ đất của tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2013-2020.
Đổi mới tổ chức và hoạt động của Tổ chức phát triển quỹ đất- thực tiễn tại tỉnh Tiền Giang
GVHD: PGS.TS Phan Trung Hiền 17 SVTH: Võ Văn Chiến
Được Sở Tài nguyên và Môi trường cung cấp các tài liệu về quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất để có định hướng hình thành quỹ đất sạch phục vụ yêu cầu
đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, phát triển các khu tái định cư, phát triển quỹ
đất để tạo vốn đóng góp vào ngân sách, thẩm định các phương án bồi thường, hỗ
trợ tái định cư khi nhà nước thu hồi đất; cung cấp thông tin về giá đất, quỹ đất.
1.6.2. Đối với Sở Xây dựng
Phối hợp với Sở Xây dựng để được Sở Xây dựng hướng dẫn, phối hợp
trong thực hiện quy hoạch xây dựng, đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật trên quỹ
đất sạch để hình thành các khu tái định cư, khu đô thị mới, thẩm định phương án
bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất.
1.6.3. Đối với Sở Tài chính
Phối hợp với Sở Tài chính và các ngành liên quan trong Hội đồng thẩm
định giá nhà đất trong việc thẩm định giá, xác định giá cho thuê đất, giá sàn bán
đấu giá quyền sử dụng đất, giá đất để thực hiện hoán đổi, điều chuyển; thẩm
định phương án bồi thường, hổ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất đối với
các dự án, các công trình do Trung tâm làm chủ đầu tư. Được Sở Tài chính hỗ
trợ, hướng dẫn để thực hiện công tác đấu thầu dự án phát triển quỹ đất, cung cấp
thông tin về giá chuyển nhượng đất.
1.6.4. Đối với Sở Kế hoạch và Đầu tư
Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư để hỗ trợ Trung tâm trong việc thực
hiện triển khai kế hoạch, dự án đầu tư, cấp vốn đầu tư theo danh mục được cấp
thẩm quyền phê duyệt; thẩm định các dự án đầu tư, các phương án bồi thường,
hổ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất.
1.6.5. Đối với Trung tâm Xúc tiến Đầu tư - Thương mại - Du lịch
Phối hợp với Trung tâm Xúc tiến Đầu tư - Thương mại - Du lịch trong việc
nghiên cứu các danh mục dự án kêu gọi đầu tư để chuẩn bị quỹ đất phục vụ triển
khai xây dựng dự án, làm dịch vụ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư phục vụ cho
các nhà đầu tư triển khai các dự án.
Đổi mới tổ chức và hoạt động của Tổ chức phát triển quỹ đất- thực tiễn tại tỉnh Tiền Giang
GVHD: PGS.TS Phan Trung Hiền 18 SVTH: Võ Văn Chiến
1.6.6. Đối với Trung tâm dịch vụ bán đấu giá - Sở Tư pháp
Phối hợp với Trung tâm dịch vụ bán đấu giá - Sở Tư pháp để tổ chức bán
đấu giá và tài sản trên đất theo Quyết định số 21/2011/QĐ-UBND ngày
25/11/2010 của Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành quy chế đấu giá quyền sử dụng
đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất trên địa bàn tỉnh Tiền
Giang.
1.6.7. Đối với Quỹ phát triển đất
Được Quỹ phát triển đất thực hiện việc ứng vốn để phục vụ các công tác
bồi thường, giải phóng mặt bằng và tạo quỹ đất theo quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
1.6.8. Đối với Hội đồng bồi thường, hỗ trợ tái định cư
- Tham mưu xây dựng phương án đền bù.
- Tham mưu xây dựng giá đất (theo Nghị định 44/2014/NĐ-CP ngày
15/5/2014 của Chính phủ về quy định về giá đất) để thông qua Hội đồng bồi
thường, hỗ trợ tái định cư trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt giá đền bù; điều
tra giá đất để tiến hành công tác bồi thường theo Luật đất đai năm 2013.
- Phối hợp với Hội đồng bồi thường, hỗ trợ tái định cư tổ chức thực hiện
bồi thường, giải phóng mặt bằng; làm dịch vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng.
1.7. Yêu cầu đổi mới về tổ chức và hoạt động của Tổ chức phát triển
quỹ đất
Trên cơ sở nâng cấp từ Ban bồi thường và giải phóng mặt bằng, Tổ chức
phát triển quỹ đất bắt đầu được ghi nhận từ khi có Luật đất đai năm 2003 (Điều
41). Đến khi Nghị định số 69/2009/NĐ-CP và Thông tư liên tịch số
01/2010/TTLT- BTNMT-BNV-BTC ngày 8-1-2010 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn,
cơ cấu tổ chức và cơ chế tài chính của Tổ chức phát triển quỹ đất ra đời thì Tổ
chức phát triển quỹ đất được thành lập ở hầu hết các địa phương ở hai cấp: cấp
Đổi mới tổ chức và hoạt động của Tổ chức phát triển quỹ đất- thực tiễn tại tỉnh Tiền Giang
GVHD: PGS.TS Phan Trung Hiền 19 SVTH: Võ Văn Chiến
tỉnh và cấp huyện (Điều 25). Ngoài những ưu điểm vốn có, Tổ chức phát triển
quỹ đất đối mặt với một số khó khăn sau đây:
+ Các quy định về cơ chế tạo quỹ đất sạch chưa đồng bộ; chưa có quy định
về chi phí cho Tổ chức phát triển quỹ đất cho công tác này;
+ Ở nhiều địa phương, một số Tổ chức phát triển quỹ đất cấp huyện hoạt
động không hiệu quả, dự án thưa thớt dẫn đến mai một về kỹ năng, khó thu hút
cán bộ có năng lực và tâm quyết;
+ Theo khoản 2 Điều 1 Thông tư liên tịch số 01/2010/TTLT-BTNMT-
BNV-BTC thì Tổ chức phát triển quỹ đất cấp tỉnh là đơn vị trực thuộc Sở Tài
nguyên và Môi trường nên có những hạn chế nhất định trong việc thực hiện
nhiệm vụ và quyền hạn.
Chính vì những lý do trên, Luật đất đai năm 2013 quyết định tổ chức lại các
đơn vị sự nghiệp này theo hướng hợp nhất Tổ chức phát triển quỹ đất cấp tỉnh
và cấp huyện hiện có trước ngày 31/12/2015. Như vậy, mỗi tỉnh, thành chỉ cần
có một Tổ chức phát triển quỹ đất cấp tỉnh và bố trí một số chi nhánh tại các
cụm, quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh cho phù hợp.10
10
PGS. TS Phan Trung Hiền: Những điều cần biết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu
hồi đất. Tr 207, 208.
Đổi mới tổ chức và hoạt động của Tổ chức phát triển quỹ đất- thực tiễn tại tỉnh Tiền Giang
GVHD: PGS.TS Phan Trung Hiền 20 SVTH: Võ Văn Chiến
CHƯƠNG 2
PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC LẠI TỔ CHỨC PHÁT TRIỂN QUỸ ĐẤT
TỈNH TIỀN GIANG THEO LUẬT ĐẤT ĐAI NĂM 2013
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Tiền Giang có các Tổ chức phát triển quỹ đất
gồm: Sở Tài nguyên và Môi trường, Trung tâm phát triển quỹ đất cấp tỉnh và
Quỹ phát triển đất - Sở Tài nguyên và môi trường, Trung tâm phát triển quỹ đất
của huyện, thành phố, thị xã.
Trung tâm phát triển quỹ đất tỉnh Tiền Giang là đơn vị sự nghiệp công lập,
trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Tiền Giang (gọi tắt là Trung tâm
phát triển quỹ đất tỉnh); có chức năng tổ chức thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ
và tái định cư; tạo quỹ đất để đấu giá quyền sử dụng đất, phục vụ phát triển kinh
tế - xã hội và ổn định thị trường bất động sản; nhận chuyển nhượng quyền sử
dụng đất; phát triển các khu tái định cư; đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng trên
đất; đấu giá quyền sử dụng đất; đấu thầu dự án có sử dụng đất; quản lý quỹ đất
đã thu hồi, đã nhận chuyển nhượng, đã tạo lập, phát triển và thực hiện dịch vụ
trong lĩnh vực bồi thường, giải phóng mặt bằng theo quy định của pháp luật.
Trung tâm phát triển quỹ đất có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng; được
mở tài khoản tại Kho bạc nhà nước và các tổ chức tín dụng để hoạt động theo
quy định của pháp luật.11
2.1. Trung tâm phát triển quỹ đất cấp tỉnh
- Trung tâm phát triển quỹ đất và đầu tư xây dựng hạ tầng tỉnh Tiền Giang
do Uỷ ban nhân dân tỉnh Tiền Giang thành lập theo quyết định số 1214/QĐ-
UBND ngày 23/03/2006 và trực thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh; là đơn vị sự
nghiệp có thu, hoạt động 100% từ nguồn ngân sách tỉnh, có tư cách pháp nhân,
có trụ sở riêng, có con dấu và tài khoản riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc
nhà nước và ngân hàng theo qui định.
11 Sở Tài Nguyên và Môi Trường tỉnh Tiền Giang, đường link http://stnmt.tiengiang.gov.vn/.
Đổi mới tổ chức và hoạt động của Tổ chức phát triển quỹ đất- thực tiễn tại tỉnh Tiền Giang
GVHD: PGS.TS Phan Trung Hiền 21 SVTH: Võ Văn Chiến
- Trung tâm có chức năng tổ chức thực hiện bồi thường, hổ trợ, tái định cư
khi nhà nước thu hồi đất, tạo quỹ đất sạch để đấu giá quyền sử dụng đất; tổ chức
thực hiện đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng; tổ chức phát triển các khu tái định cư
và thực hiện một số hoạt động dịch vụ để phục vụ lợi ích quốc gia, phát triển
kinh tế - xã hội của địa phương.
2.1.1. Nhiệm vụ của Trung tâm pháttriển quỹ đất và đầu tư xây dựng hạ
tầng tỉnh12
Trung tâm phát triển quỹ đất và đầu tư xây dựng hạ tầng tỉnh có các nhiệm
vụ sau:
- Tạo quỹ đất để đấu giá quyền sử dụng đất;
- Tạo quỹ đất để phát triển kinh tế - xã hội, phục vụ sự nghiệp giáo dục, y
tế, văn hoá, thể dục thể thao và các nhu cầu khác của địa phương, góp phần ổn
định thị trường bất động sản;
- Nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật;
- Quản lý quỹ đất đã được giải phóng mặt bằng, quỹ đất nhận chuyển
nhượng nhưng chưa có dự án đầu tư hoặc chưa đấu giá quyền sử dụng đất, đất
thu hồi theo quy định tại các Khoản 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9,10,11 và 12 Điều 38 của
Luật đất đai đối với đất thuộc khu vực đô thị và khu vực có quy hoạch phát triển
đô thị;
- Chủ trì hoặc phối hợp với Hội đồng bồi thường giải phóng mặt bằng tổ
chức thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng; làm dịch vụ bồi thường, giải
phóng mặt bằng;
- Tổ chức phát triển các khu tái định cư;
- Tổ thực hiện đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng trên quỹ đất được giao để bố
trí tái định cư, đấu giá bán;
12 Cổng thông tin điện tử Trung tâm phát triển quỹ đất và Đầu tư xây dựng hạ tầng tỉnh Tiền Giang,
đường link: http://www.tiengiang.gov.vn/vPortal/4/625/1242/32488/Danh-sach-don-vi/Trung-tam-
Phat-trien-quy-dat-va-Dau-tu-xay-dung-ha-tang-tinh-Tien-Giang.aspx.
Đổi mới tổ chức và hoạt động của Tổ chức phát triển quỹ đất- thực tiễn tại tỉnh Tiền Giang
GVHD: PGS.TS Phan Trung Hiền 22 SVTH: Võ Văn Chiến
- Quản lý quỹ đất và tài sản trên đất được giao, đề xuất hướng sử dụng để
phát triển quỹ đất và đấu giá bán tạo vốn cho đầu tư phát triển;
- Cungcấp thôngtin về giá đất, quỹđấtcho cáctổ chức, cánhântheo quy định;
- Thực hiện các nhiêm vụ khác theo quyết định của Uỷ ban nhân dân tỉnh.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức
- Trung tâm phát triển quỹ đất và đầu tư xây dựng hạ tầng tỉnh có: Giám
đốc và 01 Phó Giám đốc do Ủy ban nhân dân tỉnh bổ nhiệm.
- Trung tâm phát triển quỹ đất và đầu tư xây dựng hạ tầng có 03 Phòng
chuyên môn, nghiệp vụ: Phòng tổ chức - hành chính, Phòng kế hoạch - kỹ thuật,
Phòng phát triển quỹ đất.
2.1.3. Nguồn nhân sự
Tổng số cán bộ Trung tâm gồm có: 17 người
- Ban Giám đốc: 02 người;
- Phòng tổ chức - hành chính: 04 người;
- Phòng kế hoạch - kỹ thuật: 04 người;
- Phòng phát triển quỹ đất: 05 người;
- 01 tạp vụ, 01 lái xe.
2.1.4. Tình hình hoạt động13
- Thời gian qua Trung tâm phát triển quỹ đất đã tham mưu cho Uỷ ban nhân
dân tỉnh tổ chức thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho các khu dân
cư: đường Hùng Vương nối dài, quảng trường Hùng Vương, khu Tư pháp thành
phố Mỹ Tho, Trường Đại học Tiền Giang.
- Kế hoạch thực hiện của Trung tâm trong thời gian tới sẽ tiếp tục thực hiện
việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho các khu dân cư Đạo Thạnh (6,70 ha);
khu dân cư Trung An (05 ha); hợp đồng làm dịch vụ tái định cư khu du lịch sinh
thái Đồng Tháp Mười ở xã Thạnh Tân - huyện Tân Phước (250 ha). Trung tâm
phát triển quỹ đấ tiếp nhận phần diện tích đất công của Ban chỉ huy quân sự
13 Đề án cơ chế quản lý, phát triển quỹ đất của tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2013-2020, Tr 48
Đổi mới tổ chức và hoạt động của Tổ chức phát triển quỹ đất- thực tiễn tại tỉnh Tiền Giang
GVHD: PGS.TS Phan Trung Hiền 23 SVTH: Võ Văn Chiến
huyện Châu Thành ở xã Vĩnh Kim (3,6 ha); khu làm việc của các Sở, ngành (3,5
ha); đất trường bắn Thân Cửu Nghĩa (12,8 ha); đất Bộ đội biên phòng ở ấp Pháo
Đài - xã Phú Tân (28 ha); đất khu Cầu đường (1,2 ha), đất Kho đạn 302 ở xã
Trung An (17,70 ha), trong đó diện tích giao quản lý để xây dựng trường chuyên
(3ha) tạo quỹ đất sạch để đấu giá quyền sử dụng đất, phục vụ xây dựng các công
trình công cộng.
- Kế hoạch đối với những công trình trọng điểm (theo quy hoạch) trong
những năm sắp tới, Trung tâm xin chủ trương Uỷ ban nhân dân tỉnh lập phương
án sử dụng quỹ đất cho các khu tái định cư khu vực các khu công nghiệp Gò
Công và khu vực các khu công nghiệp Đông nam huyện Tân Phước, khu tái định
cư cập theo tuyến đường Hùng Vương nối dài đến ngã tư Lương Phú,…
2.1.5. Cơ chế tài chính
Nguồn tài chính sử dụng hiện nay là nguồn kinh phí do ngân sách Nhà
nước cấp theo quy định tại Điều 14 Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng
4 năm 2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực
hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp
công lập và văn bản hướng dẫn Nghị định này.
2.1.6. Giao đất, cho thuê đất
Công tác giao đất, cho thuê đất trong thời gian qua đã đáp ứng được yêu
cầu sử dụng đất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, giao và cho thuê đất theo đối
tượng sử dụng: Uỷ ban nhân dân tỉnh tiến hành giao đất, cho thuê đất, cấp giấy
chứngnhận quyền sửdụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất cho
các tổ chức có nhu cầu. Trong năm 2013 Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định giao
đất:178.667,3m2, cho thuêđất:332.942,4m2;chuyểntừ thuêsanggiao: 4.689,3 m2.
2.1.7. Thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất
Trong năm 2013, tỉnh đã tổ chức đo đạc phục vụ cho công tác bồi
thường, hỗ trợ tái định cư cho hơn 57 dự án, công trình; chủ yếu tập trung thu
hồi đất của các dự án: Khu quân sự (ấp 3 - xã Mỹ Tân- huyện Cái Bè), dự án
Đổi mới tổ chức và hoạt động của Tổ chức phát triển quỹ đất- thực tiễn tại tỉnh Tiền Giang
GVHD: PGS.TS Phan Trung Hiền 24 SVTH: Võ Văn Chiến
nâng cấp đô thị ở thành phố Mỹ Tho, đường Lê Văn Phẩm (phân đoạn 1), Khu
Quảng trường tỉnh, dự án quản lý kinh doanh nhà hàng khách sạn tại Thới Sơn,
khu tái định cư Đạo Thạnh, đường Cần Đước- Chợ Gạo, dự án xây dựng nhà
máy chế biến trái cây (xã Bình Nghị - huyện Gò Công Đông), đường trung tâm
xã Tân Thạnh, công trình hạ tầng khu trung tâm huyện Tân Phú Đông, mở rộng
kênh Chợ Gạo, trường Đại học Tiền Giang,…trong đó diện tích thu hồi đất
1.073.390,4 m2; chuyển mục đích sử dụng đất 44.115,5 m2
2.1.8. Định giá đất
- Phối hợp với các ngành liên quan thẩm định kinh phí bồi thường được 27
hồ sơ; Thông qua 14 phương án bồi thường, trình Uỷ ban nhân dân tỉnh phê
duyệt 04 phương án bồi thường.
- Phối hợp với các ngành thẩm định 40 hồ sơ bồi thường, trong đó đã trình
Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt 37 hồ sơ.
- Phối hợp với các ngành liên quan và Uỷ ban nhân dân các huyện, thành
phố MỹTho tham mưu cho Uỷban nhân dântỉnhxây dựng bảng giá đất hàng năm.
- Tổng diện tích đất ở các địa phương đã tiến hành định giá để thực hiện bồi
thường, giải phóngmặtbằng:617.408m2, trongđó đất nông nghiệp là: 583.820 m2,
đất ở: 31.408 m2, đất khác: 5.956 m2, bao gồm một số công trình như: ĐT 865, 5
kênh Bắc quốc lộ 1A, đường huyện 57, kênh Nguyễn Văn Tiếp (Cai Lậy), trường
Trunghọc cơ sở ĐoànThịnghiệp, Trungtâmdạynghề (thị trấn Mỹ Phước), 6 cống
+ 2 cầucủatuyếnkênh SáuẦu - Xoàihột, các côngtrình được thu hồi đất ở trên,...
2.1.9. Những kết quả đạt được và tồn tại, hạn chế
* Những kết quả đạt được
Qua quá trình tổ chức thực hiện, Trung tâm phát triển quỹ đất đã đạt được
những kết quả như sau:
- Trong quá trình hoạt động, Trung tâm phát triển quỹ đất được Uỷ ban
nhân dân tỉnh giao đấu giá quyền sử dụng đất khu dân cư đường Hùng Vương
Đổi mới tổ chức và hoạt động của Tổ chức phát triển quỹ đất- thực tiễn tại tỉnh Tiền Giang
GVHD: PGS.TS Phan Trung Hiền 25 SVTH: Võ Văn Chiến
nối dài. Đến nay đã thực hiện trên 80% khối lượng công việc được giao, tạo
nguồn thu cho ngân sách.
- Về bồi thường, hỗ trợ tái định cư: Trung tâm đã mạnh dạn ứng vốn từ
ngân sách tỉnh (tạm ứng từ nguồn thu xổ số kiến thiết của tỉnh năm 2014) với
khoảng 350 tỷ đồng để tập trung cho công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng
tạo quỹ đất sạch chuẩn bị cho triển khai thực hiện dự án xây dựng quảng trường
Hùng Vương và các hạng mục công trình kèm theo.
- Thực hiện công tác lập phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư theo
nhiệm vụ được Uỷ ban nhân dân tỉnh giao, Trung tâm đã quan tâm thực hiện cải
cách tổ chức bộ máy, quy trình thực hiện, tăng cường công tác kiểm tra, từ đó
công tác thẩm định phương án bồi thường có nhiều tiến bộ, tỷ lệ hồ sơ giải quyết
đúng và trước thời hạn so với quy định đạt trên 90%.
* Những tồn tại, hạn chế
- Với những kết qua đạt được, Trung tâm phát triển quỹ đất còn gặp không
ít khó khăn do trên địa bàn tỉnh chưa có quy định cụ thể về việc dành nguồn thu
từ đất cho công tác phát triển quỹ đất. Bên cạnh đó, năng lực của đội ngũ cán bộ
được phân công nhiệm vụ còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ
được giao… Để giải quyết vấn đề này, cần phải có cơ chế phối hợp giữa Trung
tâm phát triển quỹ đất và các Sở, ban, ngành theo một quy trình cụ thể.
- Công tác đấu giá quyền sử dụng đất đã được Trung tâm thực hiện theo sự
chỉ đạo của Uỷ ban nhân dân tỉnh. Tuy nhiên, phần này được nộp vào ngân sách
nhà nước, Trung tâm không được trích lại để chi phí cho các hoạt động thường
xuyên; do đó Trung tâm không tự chủ được nguồn tài chính và hoạt động phụ
thuộc vào ngân sách nhà nước.
2.2. Trung tâm phát triển quỹ đất của các huyện, thành phố, thị xã
2.2.1. Chức năng
Trung tâm phát triển quỹ đất của các huyện, thành phố, thị xã có các chức
năng sau:
Đổi mới tổ chức và hoạt động của Tổ chức phát triển quỹ đất- thực tiễn tại tỉnh Tiền Giang
GVHD: PGS.TS Phan Trung Hiền 26 SVTH: Võ Văn Chiến
Trung tâm phát triển quỹ đất huyện có chức năng tham mưu cho Uỷ ban
nhân dân huyện thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, tạo quỹ đất để đấu
giá quyền sử dụng đất, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và ổn định thị trường
bất động sản, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, phát triển các khu tái
định cư, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng trên đất, đấu giá quyền sử dụng đất,
đấu thầu dự án có sử dụng đất, quản lý quỹ đất đã thu hồi, đã nhận chuyển
nhượng, đã tạo lập phát triển và thực hiện dịch vụ trong lĩnh vực bồi thường,
giải phóng mặt bằng.
2.2.2. Nhiệm vụ
Trung tâm phát triển quỹ đất của các huyện, thành phố, thị xã có các nhiệm
vụ sau:
- Trung tâm phát triển quỹ đất thực hiện tổ chức thực hiện bồithường, hỗ trợ
và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất. Tạo quỹ đất và phát triển quỹ đất để đấu
giá quyền sử dụng đất, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, phục vụ sự nghiệp
giáo dục đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hoá, thể dục thể thao, môi trường và các
nhu cầu khác của địa phương, ổn định thị trường bất động sản;
- Nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân
theo quy định của pháp luật. Tổ chức phát triển các khu, điểm và nhà tái định cư
phục vụ việc thu hồi thực hiện các dự án;
- Quản lý quỹ đất đã được giải phóng mặt bằng, quỹ đất đã được chuyển
nhượng, quỹ đất đã tạo lập và phát triển, quỹ nhà đất đã xây dựng để phục vụ tái
định cư, quỹ đất thu hồi theo quy định tại các Khoản 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11
và 12 Điều 38 của Luật đất đai thuộc khu vực đô thị, khu vực có phát triển đô thị
nhưng chưa giao dịch dự án đầu tư hoặc chưa đấu giá quyền sử dụng đất;
- Tổ chức thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng
đất theo quy định của pháp luật;
- Lập phương án sử dụng đất được giao quản lý và các phương án đề án, dự
án đầu tư tạo lập và phát triển quỹ đất trình cơ quan có thẩm quyền quyết định;
Đổi mới tổ chức và hoạt động của Tổ chức phát triển quỹ đất- thực tiễn tại tỉnh Tiền Giang
GVHD: PGS.TS Phan Trung Hiền 27 SVTH: Võ Văn Chiến
- Cung cấp dịch vụ trong lĩnh vực bồi thường, giải phóng mặt bằng, cung
cấp thôngtin về địa điểm đầutư, giá đất, quỹđấtchocác tổ chức, cá nhân theo yêu
cầu;
- Tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ theo chương trình, kế hoạch,
phương án, dự án, đề án và các hoạt động dịch vụ phù hợp với nhiệm vụ, lĩnh
vực chuyên môn được giao;
- Phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để triển khai thực
hiện nhiệm vụ được giao;
- Thực hiện nhiệm vụ khác theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
2.2.3. Quyền hạn
Trung tâm phát triển quỹ đất của các huyện, thành phố, thị xă có những
quyền hạn như sau:
- Được cung cấp các văn bản về chính sách, pháp luật của nhà nước và các
tài liệu khác có liên quan đến nhiệm vụ được giao;
- Tư vấn, cung cấp dịch vụ thuộc lĩnh vực phù hợp với chức năng, nhiệm vụ
được giao cho tổ chức và cá nhân;
- Liên doanh, liên kết, hợp tác với tổ chức kinh tế, cá nhân để thực hiện
nhiệm vụ theo quyết định của cấp có thẩm quyền;
- Thuê tư vấn, thực hiện công việc thuộc chức năng, nhiệm vụ được giao.
2.2.4. Cơ cấu tổ chức
- Trung tâm phát triển quỹ đất có 01 Giám đốc và có không quá 02 Phó
Giám đốc, việc bổ nhiệm và miễn nhiệm Giám đốc, Phó Giám đốc thực hiện
theo phân cấp quản lý cán bộ của Uỷ ban nhân dân tỉnh.
- Trung tâm phát triển quỹ đất có từ 02 đến 03 tổ chuyên môn nghiệp vụ:
+ Đối với Trung tâm có 03 tổ gồm : Tổ hành chính - Kế hoạch - Tài vụ;
Tổ bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; Tổ quản lý và phát triển quỹ đất.
+ Đốivới Trungtâm có 02tổ gồm: Tổ hành chính-tổng hợp; Tổ nghiệp vụ.
Đổi mới tổ chức và hoạt động của Tổ chức phát triển quỹ đất- thực tiễn tại tỉnh Tiền Giang
GVHD: PGS.TS Phan Trung Hiền 28 SVTH: Võ Văn Chiến
Cơ chế quản lý biên chế được thực hiện theo quy định tại Nghị định
41/2012/NĐ-CP ngày 8/5/2012 của Chính phủ quy định về vị trí việc làm trong
đơn vị sự nghiệp công lập. Ngoài ra tuỳ theo khối lượng nhiệm vụ được giao,
Trung tâm phát triển quỹ đất được phép hợp đồng công nhật, thuê mướn một số
nhân sự phù hợp để đảm bảo thực hiện tốt yêu cầu công việc.
2.2.5. Tình hình hoạt động14
* Hoạt động cụ thể và nhân lực của các Trung tâm phát triển quỹ đất ở các
huyện, thị xã, thành phố trong thời gian qua như sau:
- Trung tâm phát triển quỹ đất thành phố Mỹ Tho
+ Trung tâm phát triển quỹ đất thành phố Mỹ Tho có 21 nhân viên gồm
lãnh đạo Trung tâm và 2 tổ: Tổ hành chính tổng hợp, tổ bồi thường, hỗ trợ và tái
định cư.
+ Hoạt động theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006
của Chính phủ, quyền tự chủ 100% và nguồn thu tài chính được trích từ các hoạt
động sự nghiệp chủ yếu lập dự án bồi thường hỗ trợ tái định cư: Khu dân cư
kênh Xáng Cụt phường 6, khu dân cư vườn thuốc nam, khu dân cư Tân Tỉnh,
khu tái định cư Cảng cá, khu dân cư Học Lạc, khu tái định cư chùa Bửu Lâm,
quảng trường Hùng Vương (39%), khu dân cư cặp đường Lê Văn Phẩm,…
Nhìn chung, hoạt động của Trung tâm trong lĩnh vực bồi thường, hỗ trợ và
tái định cư khá mạnh đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra. Tuy nhiên tình
hình tạo quỹ đất sạch và quản lý phát triển quỹ đất công ở Trung tâm vẫn chưa
được thực hiện tốt.
- Trung tâm phát triển quỹ đất thị xã Gò Công
+ Trung tâm phát triển quỹ đất thị xã Gò Công có 15 nhân viên gồm lãnh
đạo Trung tâm và 2 tổ: Tổ hành chính - tổng hợp, Tổ nghiệp vụ.
+ Hoạt động theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006
của Chính phủ, quyền tự chủ 100%. Tuy từ năm 2012 đến tháng 9/2013, không
14 Đề án cơ chế quản lý, phát triển quỹ đất của tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2013-2020, Tr 57
Đổi mới tổ chức và hoạt động của Tổ chức phát triển quỹ đất- thực tiễn tại tỉnh Tiền Giang
GVHD: PGS.TS Phan Trung Hiền 29 SVTH: Võ Văn Chiến
có dự án lớn triển khai trên địa bàn thị xã, chỉ có một vài trụ sở cơ quan, trường
học dự kiến triển khai trong năm 2013 có thu hồi đất, phải bồi thường, hỗ trợ và
tái định cư nhưng số thu trích lại từ kinh phí bồi thường không lớn. Do đó Trung
tâm vẫn chưa tự chủ được do nguồn thu chưa đảm bảo, hiện vẫn tạm ứng từ
ngân sách của thị xã. Hoạt động hiện nay của Trung tâm phát triển quỹ đất thị xã
kém hiệu quả, chưa phát huy hết chức năng, nhiệm vụ được giao.
- Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Cai Lậy
+ Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Cai Lậy có 11 nhân viên gồm lãnh
đạo Trung tâm và 2 tổ: Tổ hành chính - Kế toán, Tổ nghiệp vụ.
+ Hoạt động theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006
của Chính phủ, quyền tự chủ 100% và nguồn thu tài chính được trích từ các hoạt
động sự nghiệp, chủ yếu lập các dự án bồi thường: Công trình bờ bao khu dân
cư có sẵn tây kênh Chà Là; bờ bao khu dân cư kênh Cà Dăm; Đường tỉnh 865;
Đường tỉnh 874; kênh Nguyễn Văn Tiếp; Dự án 05 kênh bắc QL 01; khu dân cư
Mỹ Phước Tây (giai đoạn 2); Nạo vét kênh Ba Muồng xã Long Khánh, cụm dân
cư Mỹ Phước Tây,…
- Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Cái Bè
+ Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Cái Bè có 20 nhân viên gồm lãnh đạo
Trung tâm và 3 tổ: Tổ hành chính - Kế hoạch - Tài vụ, Tổ đo đạc - kiểm kê, áp
giá bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, Tổ quản lý và phát triển quỹ đất.
+ Hoạt động theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006
của Chính phủ, quyền tự chủ 50% và 50% được hỗ trợ từ ngân sách của huyện
Cái Bè. Hoạt động của Trung tâm chủ yếu là giải phóng mặt bằng các công
trình: Cầu Trà Lọt, cầu Cổ Cò, đường tỉnh 861, đường vào trường Trung học cơ
sở An Hữu, kênh Xóm Chiếu; hoàn chỉnh phương án được phê duyệt: Đường
giữa huyện, đường Củi lớn, kênh 6 Bằng Lăng, đường tây sông Cổ Cò,…
Việc tạo quỹ đất sạch và quản lý phát triển quỹ đất, nhận chuyển nhượng
quyền sử dụng đất ở Trung tâm vẫn chưa được thực hiện tốt.
Đổi mới tổ chức và hoạt động của Tổ chức phát triển quỹ đất- thực tiễn tại tỉnh Tiền Giang
GVHD: PGS.TS Phan Trung Hiền 30 SVTH: Võ Văn Chiến
- Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Tân Phước
+ Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Tân Phước có 8 nhân viên gồm lãnh
đạo Trung tâm và 2 tổ: Tổ hành chính - tổng hợp và tổ nghiệp vụ.
+ Hoạt động từ nguồn ngân sách của huyện Tân Phước cấp 100%. Các
hoạt động của Trung tâm chủ yếu là thực hiện việc bồi thường và giải phóng mặt
bằng: Công trình nạo vét kênh Nguyễn Văn Tiếp, khu nghỉ dưỡng Hòa Cương,
mở rộng đường Tràm Mù, bờ bao khu dân cư có sẵn kênh Láng Cát, bờ bao khu
dân cư có sẵn tây kênh Mới, Trung tâm dạy nghề huyện, trường Mầm non
Phước Lập, Khu bảo tồn,…
- Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Châu Thành
+ Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Châu Thành có 12 nhân viên gồm
lãnh đạo Trung tâm và 3 tổ: Tổ hành chính - kế hoạch, Tổ bồi thường, hỗ trợ và
tái định cư, tổ phát triển quỹ đất.
+ Hoạt động theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006
của Chính phủ, quyền tự chủ 100%. Các hoạt động của Trung tâm chủ yếu là:
Đường Lộ Giồng (mở rộng); cầu Bến Hải; đường vào trường Mẫu giáo Vĩnh
Kim; nhà văn hóa xã Long Hưng; đường Tân Hiệp - Thân Đức (đoạn giữa);
trường Tiểu học Hữu Đạo; đường huyện 31, trường Tiểu học Tam Hiệp; đường
Lê Văn Sáu; Bến bãi - chợ Phú Phong.
Bên cạnh đó Trung tâm còn quản lý phát triển quỹ đất công của huyện
Châu Thành trong năm 2013: đã tổ chức bàn giao xong 17 thửa đất công từ
Phòng Giáo dục - Đào tạo; tiếp nhận các thửa khác trong năm 2013: Trại giống
nông nghiệp, Rạch gầm Xoài Mút, trường Tiểu học Đông Hòa, thửa đất ấp mới,
xã Long Định (ngân hàng giao lại); hiện đang tiến hành bàn giao đất Trung tâm
dạy nghề huyện. Đến ngày 08/10/2013 đã hoàn thành công tác cắm cọc bêtông
ranh các thửa đất công, kể các thửa đất dự kiến xây dựng nhà văn hóa Long
Hưng,…
Đổi mới tổ chức và hoạt động của Tổ chức phát triển quỹ đất- thực tiễn tại tỉnh Tiền Giang
GVHD: PGS.TS Phan Trung Hiền 31 SVTH: Võ Văn Chiến
- Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Chợ Gạo
+ Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Chợ Gạo có 12 nhân viên gồm lãnh
đạo Trung tâm và 3 tổ: Tổ hành chính - Tài vụ, Tổ Kế hoạch- Tổnghợp, Tổ phát
triển quỹ đất.
+ Hoạt động theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006
của Chính phủ, quyền tự chủ 100%. Các hoạt động của Trung tâm chủ yếu là:
Dự án đầu tư xây dựng nâng cấp tuyến kênh Chợ Gạo, đường Cần Đước - Chợ
Gạo, công trình thuỷ lợi Bảo Định giai đoạn 2, hạng mục: Rạch Ông Văn, kênh
Ngang, kênh Nhỏ, kênh Miếu Điền, dự án xây dựng chợ Bến Tranh và khu dân
cư xã Lương Hòa Lạc, công trình trường Trung học cơ sở thị trấn, trường Mẫu
giáo xã An Thạnh Thủy và Tân Thuận Bình, mở rộng bãi rác Thanh Bình (xử lý
nước thải) và đường Nguyễn Minh Giác (đường số 4) thị trấn Chợ Gạo, dự án
nhà máy sản xuất và gia công túi đựng gậy Golf, Vali, balô và loại túi xách…,
và việc đề xuất đấu giá các thửa đất công; đồng thời khắc phục những tồn đọng
của dự án.
- Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Gò Công Đông
+ Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Gò Công Đông có 14 nhân viên gồm
lãnh đạo Trung tâm và 2 tổ: Tổ hành chính - Tổng hợp, Tổ nghiệp vụ.
+ Hoạt động theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006
của Chính phủ, quyền tự chủ 100%. Các hoạt động của Trung tâm chủ yếu là
Công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ và tái định cư: Dự án mở rộng
bến phà Phước Trung - Phú Đông; dự án nâng cấp đê biển Gò Công hạng mục
cầu qua Kênh 3 nối với đê dự phòng nhánh 2, xã Tân Điền; dự án bổ sung đoạn
kênh nối từ cống đê nhánh 3 đến kênh Tám Trị ấp Rạch Bùn, xã Tân Điền; dự
án xây dựng công trình đường vào khu du lịch sinh thái biển Tân Thành; dự án
nhà máy chế biến trái cây NICHIREISUCO Việt Nam.
Đổi mới tổ chức và hoạt động của Tổ chức phát triển quỹ đất- thực tiễn tại tỉnh Tiền Giang
GVHD: PGS.TS Phan Trung Hiền 32 SVTH: Võ Văn Chiến
+ Về quản lý đất công Trung tâm tham gia bán đấu giá quyền sử dụng đất:
5 lô đất khu dân cư thị trấn Tân Hòa với số tiền thu được nộp vào ngân sách là
683,5 triệu đồng; trưng dụng đất Uỷ ban nhân dân thị trấn Tân Hòa: 03 lô với
tổng kinh phí là 185,95 triệu đồng, Uỷ ban nhân dân thị trấn Vàm Láng: 01 lô
với tổng kinh phí 100 triệu đồng.
- Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Gò Công Tây
+ Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Gò Công Tây có 6 nhân viên gồm
lãnh đạo Trung tâm và 2 tổ: Tổ hành chính, Tổ nghiệp vụ.
+ Hoạt động theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006
của Chính phủ, quyền tự chủ 100%. Các hoạt động của Trung tâm chủ yếu là
công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ và tái định cư: Dự án mở rộng
kênh Chợ Gạo, trường tiểu học Đồng Sơn, trường Mẫu giáo Long Vĩnh, trường
Trung học cơ sở Long Bình, nhà văn hóa, sân vận động Bình Tân. Ngoài ra
Trung tâm tham gia đấu giá 6 căn nhà tại bến xe cũ.
- Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Tân Phú Đông
+ Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Tân Phú Đông có 8 nhân viên gồm
lãnh đạo Trung tâm và 2 tổ: Tổ hành chính, tổ nghiệp vụ.
+ Hoạt động theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006
của Chính phủ, quyền tự chủ 100%. Các hoạt động của Trung tâm chủ yếu là
công tác bồi thường, giải phòng mặt bằng: Dự án đường trung tâm xã Tân
Thạnh, đường vào bến phà Rạch Vách, công trình hạ tầng khu trung tâm huyện,
chợ xã Tân Thạnh, trụ sở ấp Cả Thu 2, đường vào trung tâm hành chính huyện,
trường Mẫu giáo xã Tân Phú.
* Kết quả hoạt động của Trung tâm phát triển quỹ đất các huyện,
thành phố và thị xã.
Các Trung tâm phát triển quỹ đất trên địa bàn tỉnh Tiền Giang hiện nay
thực hiện chức năng chính là bồi thường, giải phóng mặt bằng để phát triển
quỹ đất, đang hoạt động hoàn toàn độc lập với nhau về cả tổ chức, kế hoạch
Đổi mới tổ chức và hoạt động của Tổ chức phát triển quỹ đất- thực tiễn tại tỉnh Tiền Giang
GVHD: PGS.TS Phan Trung Hiền 33 SVTH: Võ Văn Chiến
công tác, kế hoạch tài chính. Hiện nay, các Trung tâm phát triển quỹ đất là lực
lượng chủ yếu đã và đang thực hiện công tác giải phóng mặt bằng.
2.3. Những kết quả đạt được và tồn tại, hạn chế
2.3.1. Những kết quả đạt được
Được sự quan tâm lãnh, chỉ đạo của Tỉnh ủy, Uỷ ban nhân dân tỉnh và Bộ
Tài nguyên và Môi trường, sự nổ lực phấn đấu của tập thể cán bộ, công chức
ngành tài nguyên và môi trường, nhìn chung công tác quản lý nhà nước về tài
nguyên và môi trường ở địa phương trong thời gian qua đạt được một số kết quả
nhất định:
- Đội ngũ cán bộ, viên chức Trung tâm phát triển quỹ đất được hình thành
và phát triển. Với tinh thần trách nhiệm cao của cán bộ, công chức, viên chức
của các Trung tâm phát triển quỹ đất đã thực hiện tốt chức năn, nhiệm vụ bồi
thường, hỗ trợ và tái định cư của đơn vị.
- Sự phối hợp giữa các ngành, địa phương liên quan được thực hiện từ khâu
đo đạc, trích lục hồ sơ địa chính đến kiểm kê áp giá, lập phương án bồi thường.
Sự phối hợp chặt chẽ với các xã có dự án đi qua, để tuyên truyền các chủ trương,
chính sách cho nhân dân biết để đồng tình hưởng ứng.
- Luôn nhận được sự quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi của lãnh đạo các cấp
cho đơn vị trong việc tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ tổ chức
bộ máy, biên chế và tài chính đối với sự nghiệp công lập.
2.3.2. Những tồn tại, hạn chế
Bên cạnh những nỗ lực, cố gắng và những kết quả đạt được, vẫn còn những
hạn chế, tồn tại như sau:
- Nhìn chung công tác đăng ký, lập hồ sơ, xét duyệt và cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất lần đầu cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh
đã được triển khai khá toàn diện và đồng bộ ở các cấp, các ngành và các địa
phương. Kết quả bước đầu cho thấy số lượng người sử dụng lập thủ tục đăng ký
cấp quyền sử dụng đất đạt tỷ lệ khá cao. Tuy nhiên vẫn còn một số tổ chức, cá
Đổi mới tổ chức và hoạt động của Tổ chức phát triển quỹ đất- thực tiễn tại tỉnh Tiền Giang
GVHD: PGS.TS Phan Trung Hiền 34 SVTH: Võ Văn Chiến
nhân sử dụng đất không đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; công
tác phối hợp giữa các ngành chuyên môn với Uỷ ban nhân dân các cấp trong
công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở một số địa phương chưa
được chặt chẽ, số lượng hồ sơ đã được lập và trình cơ quan có thẩm quyền cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hiện nay còn thấp so với yêu cầu, kế hoạch
đề ra.
- Công tác cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Công tác tuyên
truyền của các ngành các cấp còn chậm, chưa thấy hết được tầm quan trọng của
công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất để thực
hiện các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất. Việc áp dụng các văn bản
quy phạm pháp luật về đất đai còn chưa có sự thống nhất chung nên làm chậm
tiến độ cấp giấy.
- Việc lập và phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ở một số địa
phương còn chậm so với kỳ quy hoạch, công tác dự báo chưa đầy đủ nên chất
lượng quy hoạch chưa cao, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế; việc quản lý quy
hoạch chưa chặt chẽ nhất là cấp huyện, xã; quá trình kiểm tra, giám sát việc thực
hiện quy hoạch, công bố, công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chưa được
các ngành và địa phương quan tâm và thực hiện đúng quy định. Công tác rà soát
việc thực hiện các dự án, công trình đầu tư có liên quan đến việc sử dụng đất của
các cấp, các ngành chưa kịp thời và đúng theo quy định của pháp luật dẫn đến
quy hoạch bị lạc hậu, chất lượng quy hoạch không cao, gây ảnh hưởng đến tâm
lý, đời sống và sinh hoạt của người dân.
- Qua kết quả kiểm tra công tác quản lý sử dụng đất của các tổ chức được
nhà nước giao đất, cho thuê đất trên địa bàn tỉnh cho thấy công tác quản lý đất
công ở một số địa phương còn lỏng lẽo, việc sử dụng đất của một số tổ chức
chưa đúng theo quy định của pháp luật như giao đất, cho thuê đất không đúng
thẩm quyền, để đất công bị lấn chiếm...
Đổi mới tổ chức và hoạt động của Tổ chức phát triển quỹ đất- thực tiễn tại tỉnh Tiền Giang
GVHD: PGS.TS Phan Trung Hiền 35 SVTH: Võ Văn Chiến
- Công tác quản lý đất công chưa được chặt chẽ, nhiều địa phương để đất
công bị lấn chiếm hoặc giao đất, cho thuê đất không đúng thẩm quyền; một vài
địa phương chưa tổ chức đo đạc, xác định ranh giới, lập hồ sơ địa chính các thửa
đất công để đưa vào quản lý.
- Công tác xây dựng bảng giá đất hàng năm hoàn thành, tuy nhiên do công
tác phối hợp của các địa phương chưa được chặt chẽ nên tiến độ chậm hơn so
với kế hoạch đề ra, làm ảnh hưởng đến giao dịch quyền sử dụng đất, công tác
thu thuế, làm thủ tục chuyển quyền sử dụng đất,….
- Đội ngũ cán bộ ngành còn bất cập, hiệu lực quản lý nhà nước trên các lĩnh
vực, nhất là đất đai còn nhiều hạn chế. Thực hiện phân công, phân cấp chưa
nghiêm túc và đồng bộ, quản lý sử dụng tài nguyên đất còn lãng phí, kém hiệu
quả. Tham mưu xây dựng cơ chế chính sách cụ thể còn chậm và chưa đầy đủ.
Công tác hướng dẫn, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc ở cơ sở chưa toàn diện,
sâu kỹ và kịp thời.
- Điều hành hoạt động của một số đơn vị sự nghiệp còn nhiều mặt hạn chế,
chưa chủ động; đội ngũ cán bộ, công nhân viên chưa ngang tầm, tài chính chưa
tự chủ. Hiệu quả công tác và hoạt động sự nghiệp chưa cao, chậm đề xuất hướng
giải quyết. Các giải pháp để khắc phục vươn lên chưa phát huy tác dụng.
2.4. Phương án tổ chức lại Trung tâm phát triển quỹ đất
2.4.1. Phương hướng phát triển nhân lực vận hành các tổ chức quản lý
phát triển đất cấp tỉnh, huyện đến năm 2020 do Uỷ ban nhân dân các cấp
quản lý
Để cho các Trung tâm phát triển quỹ đất hiện có hoạt động ổn định, tránh
làm xáo động và nhằm đảm bảo các nhiệm vụ hoạt động bình thường, liên tục
trong tương lai và có thời gian để đánh giá năng lực chi tiết từng chi nhánh và
nắm bắt được tình hình, khối lượng công việc trong thời gian tới của từng
huyện, thành phố, thị xã lộ trình thực hiện kiện toàn toàn các Trung tâm phát
triển quỹ đất hiện có trên địa bàn tỉnh Tiền Giang như sau:
Đề tài: Đổi mới tổ chức và hoạt động của Tổ chức phát triển quỹ đất
Đề tài: Đổi mới tổ chức và hoạt động của Tổ chức phát triển quỹ đất
Đề tài: Đổi mới tổ chức và hoạt động của Tổ chức phát triển quỹ đất
Đề tài: Đổi mới tổ chức và hoạt động của Tổ chức phát triển quỹ đất
Đề tài: Đổi mới tổ chức và hoạt động của Tổ chức phát triển quỹ đất
Đề tài: Đổi mới tổ chức và hoạt động của Tổ chức phát triển quỹ đất
Đề tài: Đổi mới tổ chức và hoạt động của Tổ chức phát triển quỹ đất
Đề tài: Đổi mới tổ chức và hoạt động của Tổ chức phát triển quỹ đất
Đề tài: Đổi mới tổ chức và hoạt động của Tổ chức phát triển quỹ đất
Đề tài: Đổi mới tổ chức và hoạt động của Tổ chức phát triển quỹ đất
Đề tài: Đổi mới tổ chức và hoạt động của Tổ chức phát triển quỹ đất
Đề tài: Đổi mới tổ chức và hoạt động của Tổ chức phát triển quỹ đất

More Related Content

What's hot

What's hot (11)

Quản lý nhà nước về công tác thi đua khen thưởng ở tỉnh Bắc Ninh
Quản lý nhà nước về công tác thi đua khen thưởng ở tỉnh Bắc NinhQuản lý nhà nước về công tác thi đua khen thưởng ở tỉnh Bắc Ninh
Quản lý nhà nước về công tác thi đua khen thưởng ở tỉnh Bắc Ninh
 
Luận văn: Công tác thi đua, khen thưởng tỉnh Quảng Ninh, HAY
Luận văn: Công tác thi đua, khen thưởng tỉnh Quảng Ninh, HAYLuận văn: Công tác thi đua, khen thưởng tỉnh Quảng Ninh, HAY
Luận văn: Công tác thi đua, khen thưởng tỉnh Quảng Ninh, HAY
 
Luận án: Quản lý kiến trúc cảnh quan thôn bản truyền thống phục vụ PTDL ở tỉn...
Luận án: Quản lý kiến trúc cảnh quan thôn bản truyền thống phục vụ PTDL ở tỉn...Luận án: Quản lý kiến trúc cảnh quan thôn bản truyền thống phục vụ PTDL ở tỉn...
Luận án: Quản lý kiến trúc cảnh quan thôn bản truyền thống phục vụ PTDL ở tỉn...
 
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực tại trường quốc tế Anh Việt
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực tại trường quốc tế Anh ViệtLuận văn: Phát triển nguồn nhân lực tại trường quốc tế Anh Việt
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực tại trường quốc tế Anh Việt
 
Luận văn: Pháp luật về thi đua, khen thưởng ở Việt Nam hiện nay
Luận văn: Pháp luật về thi đua, khen thưởng ở Việt Nam hiện nayLuận văn: Pháp luật về thi đua, khen thưởng ở Việt Nam hiện nay
Luận văn: Pháp luật về thi đua, khen thưởng ở Việt Nam hiện nay
 
Luận văn: Công tác thi đua, khen thưởng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
Luận văn: Công tác thi đua, khen thưởng trên địa bàn tỉnh Quảng NinhLuận văn: Công tác thi đua, khen thưởng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
Luận văn: Công tác thi đua, khen thưởng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
 
Luận văn:Tạo nguồn đội ngũ cán bộ chủ chốt cho chính quyền, HOT
Luận văn:Tạo nguồn đội ngũ cán bộ chủ chốt cho chính quyền, HOTLuận văn:Tạo nguồn đội ngũ cán bộ chủ chốt cho chính quyền, HOT
Luận văn:Tạo nguồn đội ngũ cán bộ chủ chốt cho chính quyền, HOT
 
Đề tài: Tạo động lực làm việc cho công chức cấp xã tỉnh Hà Nam
Đề tài: Tạo động lực làm việc cho công chức cấp xã tỉnh Hà NamĐề tài: Tạo động lực làm việc cho công chức cấp xã tỉnh Hà Nam
Đề tài: Tạo động lực làm việc cho công chức cấp xã tỉnh Hà Nam
 
Luận văn: Đào tạo, bồi dưỡng công chức Văn phòng, HOT
Luận văn: Đào tạo, bồi dưỡng công chức Văn phòng, HOTLuận văn: Đào tạo, bồi dưỡng công chức Văn phòng, HOT
Luận văn: Đào tạo, bồi dưỡng công chức Văn phòng, HOT
 
Đề tài: Tạo động lực làm việc cho viên chức nghiên cứu khoa học
Đề tài: Tạo động lực làm việc cho viên chức nghiên cứu khoa họcĐề tài: Tạo động lực làm việc cho viên chức nghiên cứu khoa học
Đề tài: Tạo động lực làm việc cho viên chức nghiên cứu khoa học
 
Luận văn: Quản lý công chức làm công tác đối ngoại tại Kiên Giang
Luận văn: Quản lý công chức làm công tác đối ngoại tại Kiên GiangLuận văn: Quản lý công chức làm công tác đối ngoại tại Kiên Giang
Luận văn: Quản lý công chức làm công tác đối ngoại tại Kiên Giang
 

Similar to Đề tài: Đổi mới tổ chức và hoạt động của Tổ chức phát triển quỹ đất

Luan van tot nghiep ke toan (22)
Luan van tot nghiep ke toan (22)Luan van tot nghiep ke toan (22)
Luan van tot nghiep ke toan (22)
Nguyễn Công Huy
 

Similar to Đề tài: Đổi mới tổ chức và hoạt động của Tổ chức phát triển quỹ đất (20)

Đề tài: Xây dựng chiến lược Công ty cho thuê tài chính tại Cần Thơ
Đề tài: Xây dựng chiến lược Công ty cho thuê tài chính tại Cần ThơĐề tài: Xây dựng chiến lược Công ty cho thuê tài chính tại Cần Thơ
Đề tài: Xây dựng chiến lược Công ty cho thuê tài chính tại Cần Thơ
 
Đề tài chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng, ĐIỂM 8
Đề tài  chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng, ĐIỂM 8Đề tài  chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng, ĐIỂM 8
Đề tài chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng, ĐIỂM 8
 
Luận văn kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực tại một số doanh nghiệp trên t...
Luận văn kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực tại một số doanh nghiệp trên t...Luận văn kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực tại một số doanh nghiệp trên t...
Luận văn kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực tại một số doanh nghiệp trên t...
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hoá
Luận văn: Quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Thanh HoáLuận văn: Quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hoá
Luận văn: Quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hoá
 
Luận văn: Phân tích tài chính tại Công ty sản xuất lâm sản, HAY
Luận văn: Phân tích tài chính tại Công ty sản xuất lâm sản, HAYLuận văn: Phân tích tài chính tại Công ty sản xuất lâm sản, HAY
Luận văn: Phân tích tài chính tại Công ty sản xuất lâm sản, HAY
 
Luận án: Xây dựng Nông thôn mới tại các tỉnh trung du và miền núi
Luận án: Xây dựng Nông thôn mới tại các tỉnh trung du và miền núiLuận án: Xây dựng Nông thôn mới tại các tỉnh trung du và miền núi
Luận án: Xây dựng Nông thôn mới tại các tỉnh trung du và miền núi
 
Đề tài: Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Agribank
Đề tài: Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng AgribankĐề tài: Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Agribank
Đề tài: Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Agribank
 
Luận văn: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng BIDV Phú Thọ
Luận văn: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng BIDV Phú ThọLuận văn: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng BIDV Phú Thọ
Luận văn: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng BIDV Phú Thọ
 
Luận văn: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu...
Luận văn: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu...Luận văn: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu...
Luận văn: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu...
 
Đề tài: Công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty Dịch vụ Bảo vệ long hoàng
Đề tài: Công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty Dịch vụ Bảo vệ long hoàngĐề tài: Công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty Dịch vụ Bảo vệ long hoàng
Đề tài: Công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty Dịch vụ Bảo vệ long hoàng
 
Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ phát triển cây công nghiệp lâu ...
Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ phát triển cây công nghiệp lâu ...Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ phát triển cây công nghiệp lâu ...
Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ phát triển cây công nghiệp lâu ...
 
Đánh giá tài nguyên đất đai phát triển cây công nghiệp huyện Buôn Đôn
Đánh giá tài nguyên đất đai phát triển cây công nghiệp huyện Buôn ĐônĐánh giá tài nguyên đất đai phát triển cây công nghiệp huyện Buôn Đôn
Đánh giá tài nguyên đất đai phát triển cây công nghiệp huyện Buôn Đôn
 
QT070.doc
QT070.docQT070.doc
QT070.doc
 
Luan van tot nghiep ke toan (22)
Luan van tot nghiep ke toan (22)Luan van tot nghiep ke toan (22)
Luan van tot nghiep ke toan (22)
 
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN FDI VÀ MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ TỈNH BẮC ...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN FDI VÀ MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ TỈNH BẮC ...LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN FDI VÀ MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ TỈNH BẮC ...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN FDI VÀ MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ TỈNH BẮC ...
 
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệpLuận văn: Tổ chức và hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp
 
Luận văn: Phân tích tình hình sản xuất của công ty thủy sản, HAY
Luận văn: Phân tích tình hình sản xuất của công ty thủy sản, HAYLuận văn: Phân tích tình hình sản xuất của công ty thủy sản, HAY
Luận văn: Phân tích tình hình sản xuất của công ty thủy sản, HAY
 
Một số giải pháp hoàn thiện công tác lập kế hoạch kinh doanh trong công ty TN...
Một số giải pháp hoàn thiện công tác lập kế hoạch kinh doanh trong công ty TN...Một số giải pháp hoàn thiện công tác lập kế hoạch kinh doanh trong công ty TN...
Một số giải pháp hoàn thiện công tác lập kế hoạch kinh doanh trong công ty TN...
 
ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ BUỒNG PHÒNG TẠI RESORT ĐÀ LẠT - TẢI FREE ZALO: 09...
ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ BUỒNG PHÒNG TẠI RESORT ĐÀ LẠT - TẢI FREE ZALO: 09...ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ BUỒNG PHÒNG TẠI RESORT ĐÀ LẠT - TẢI FREE ZALO: 09...
ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ BUỒNG PHÒNG TẠI RESORT ĐÀ LẠT - TẢI FREE ZALO: 09...
 
Luận văn Thạc sĩ Quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp
Luận văn Thạc sĩ Quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệpLuận văn Thạc sĩ Quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp
Luận văn Thạc sĩ Quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864 (20)

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 

Recently uploaded

Recently uploaded (20)

Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...
 
Nghe Tay Trai Hai Ra Tien - Chris Guillebeau (1).pdf
Nghe Tay Trai Hai Ra Tien - Chris Guillebeau (1).pdfNghe Tay Trai Hai Ra Tien - Chris Guillebeau (1).pdf
Nghe Tay Trai Hai Ra Tien - Chris Guillebeau (1).pdf
 
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi phápHệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
 
Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...
Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...
Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...
 
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Triết lý kinh do...
Bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Triết lý kinh do...Bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Triết lý kinh do...
Bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Triết lý kinh do...
 
Đồ án Công Nghệ Truyền Số Liệu L3VPN MPLS
Đồ án Công Nghệ Truyền Số Liệu L3VPN MPLSĐồ án Công Nghệ Truyền Số Liệu L3VPN MPLS
Đồ án Công Nghệ Truyền Số Liệu L3VPN MPLS
 
tiểu luận THỰC HÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 1.docx
tiểu luận THỰC HÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 1.docxtiểu luận THỰC HÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 1.docx
tiểu luận THỰC HÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 1.docx
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
 
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
 
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
 

Đề tài: Đổi mới tổ chức và hoạt động của Tổ chức phát triển quỹ đất

  • 1. Đổi mới tổ chức và hoạt động của Tổ chức phát triển quỹ đất- thực tiễn tại tỉnh Tiền Giang GVHD: PGS.TS Phan Trung Hiền SVTH: Võ Văn Chiến MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................... 1 1. Lý do nghiên cứu..................................................................................... 1 2. Cơ sở lý luận........................................................................................... 2 3. Phạm vi nghiên cứu................................................................................. 3 4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 3 5. Kết cấu đề tài .......................................................................................... 3 Chương 1: Cơ sở lý luận và những quy định pháp luật về Tổ chức và hoạt động của Tổ chức phát triển quỹ đất......................................................... 4 Chương 2: Phương án tổ chức lại Tổ chức phát triển quỹ đất theo Luật đất đai năm 2013...................................................................................... 4 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ NHỮNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC PHÁT TRIỂN QUỸ ĐẤT 5 1.1. Khái niệm về Tổ chức phát triển quỹ đất................................................ 5 1.2. Mục đích, ý nghĩa của việc thành lập Tổ chức phát triển quỹ đất............. 6 1.3. Lịch sử của Tổ chức phát triển quỹ đất qua các giai đoạn........................ 8 Giai đoạn trước Luật đất đai năm 2003................................................. 8 Giai đoạn từ Luật đất đai năm 2003 đến nay......................................... 9 1.4. Nhiệm vụ và quyền hạn của Tổ chức phát triển quỹ đất........................ 10 1.4.1. Nhiệm vụ...................................................................................... 10 1.4.2. Quyền hạn.................................................................................... 11 1.5. Tổ chức bộ máy của Tổ chức phát triển quỹ đất................................... 12 1.5.1. Cơ cấu tổ chức ............................................................................. 12 1.5.2. Biên chế....................................................................................... 12 1.5.3. Cơ chế tài chính............................................................................ 13 Nguồn tài chính sử dụng..................................................................... 13 Nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp....................................................... 13 Nội dung chi....................................................................................... 14 1.6. Mối quan hệ của Tổ chức phát triển quỹ đất với các cơ quan, đơn vị hữu quan và Uỷ ban nhân dân tỉnh, Uỷ ban nhân dân huyện, thành phố, thị xã.... 16 1.6.1. Đối với Sở Tài nguyên và Môi trường............................................ 16 1.6.2. Đối với Sở Xây dựng..................................................................... 17 1.6.3. Đối với Sở Tài chính..................................................................... 17 1.6.4. Đối với Sở Kế hoạch và Đầu tư ..................................................... 17
  • 2. Đổi mới tổ chức và hoạt động của Tổ chức phát triển quỹ đất- thực tiễn tại tỉnh Tiền Giang GVHD: PGS.TS Phan Trung Hiền SVTH: Võ Văn Chiến 1.6.5. Đối với Trung tâm Xúc tiến Đầu tư - Thương mại - Du lịch............ 17 1.6.6. Đối với Trung tâm dịch vụ bán đấu giá - Sở Tư pháp ..................... 18 1.6.7. Đối với Quỹ phát triển đất............................................................. 18 1.6.8. Đối với Hội đồng bồi thường, hỗ trợ tái định cư………………………18 1.7. Yêu cầu đổi mới về tổ chức và hoạt động của Tổ chức phát triển quỹ đất ................................................................................................................. 18 CHƯƠNG 2. PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC LẠI TỔ CHỨC PHÁT TRIỂN QUỸ ĐẤT TỈNH TIỀN GIANG THEO LUẬT ĐẤT ĐAI NĂM 2013....... 20 2.1. Trung tâm phát triển quỹ đất cấp tỉnh................................................... 20 2.1.1. Nhiệm vụ của Trung tâm pháttriển quỹ đấtvà đầu tư xây dựng hạ tầng tỉnh................................................................................................ 21 2.1.2. Về cơ cấu tổ chức ......................................................................... 22 2.1.3. Về nguồn nhân sự ......................................................................... 22 2.1.4. Tình hình hoạt động:..................................................................... 22 2.1.5. Về cơ chế tài chính: ...................................................................... 23 2.1.6. Giao đất, cho thuê đất................................................................... 23 2.1.7. Thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất...................................... 23 2.1.8. Định giá đất ................................................................................. 24 2.1.9. Những kết quả đạt được và tồn tại, hạn chế ................................... 24 2.2. Trung tâm phát triển quỹ đất của các huyện, thành phố, thị xã .............. 25 2.2.1. Chức năng.................................................................................... 25 2.2.2. Nhiệm vụ...................................................................................... 26 2.2.3. Quyền hạn.................................................................................... 27 2.2.4. Về cơ cấu tổ chức ......................................................................... 27 2.2.5. Tình hình hoạt động...................................................................... 28 Trung tâm phát triển quỹ đất Thành phố Mỹ Tho................................. 28 Trung Tâm phát triển quỹ đất thị xã Gò Công...................................... 28 Trung Tâm phát triển quỹ đất huyện Cai Lậy....................................... 29 Trung Tâm phát triển quỹ đất huyện Cái Bè......................................... 29 Trung Tâm phát triển quỹ đất huyện Tân Phước.................................. 30 Trung Tâm phát triển quỹ đất huyện Châu Thành ................................ 30 Trung Tâm phát triển quỹ đất huyện Chợ Gạo..................................... 31 Trung Tâm phát triển quỹ đất huyện Gò Công Đông............................ 31 Trung Tâm phát triển quỹ đất huyện Gò Công Tây............................... 32 Trung Tâm phát triển quỹ đất huyện Tân Phú Đông............................. 32
  • 3. Đổi mới tổ chức và hoạt động của Tổ chức phát triển quỹ đất- thực tiễn tại tỉnh Tiền Giang GVHD: PGS.TS Phan Trung Hiền SVTH: Võ Văn Chiến * Kết quả hoạt động của Trung tâm phát triển quỹ đất các huyện, thành phố và thị xã. ......................................................................................... 32 2.3. Những kết quả đạt được và tồn tại, hạn chế.......................................... 33 2.3.1. Những kết quả đạt được................................................................ 33 2.3.2. Những tồn tại, hạn chế.................................................................. 33 2.4. Phương án tổ chức lại Trung tâm phát triển quỹ đất.............................. 34 2.4.1. Phương hướng pháttriển nhân lực vận hành cáctổ chức quản lý phát triển đấtcấp tỉnh, huyện đến năm 2020 do Uỷ ban nhân dân cáccấp quản lý........................................................................................................... 35 2.4.2. Xâydựng mô hình Trung tâm pháttriển quỹ đất một cấp là Trung tâm phát triển quỹ đất cấp tỉnh trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường ........ 36 2.4.3. Về chức năng, nhiệm vụ ................................................................ 37 2.4.4. Về cơ cấu tổ chức bộ máy.............................................................. 37 Đối với Trung tâm phát triển quỹ đất tỉnh............................................ 37 Đối với Trung tâm pháttriển quỹ đấtcủa thành phốvà thị xã (chi nhánh sau năm 2015) ....................................................................................... 37 Đối với Trung tâm pháttriển quỹ đấtcủa các huyện (chi nhánhsau năm 2015)..................................................................................................... 38 2.4.5. Về cơ chế hoạt động: .................................................................... 38 2.4.6. Về cơ chế tài chính........................................................................ 38 2.4.7. Nhận xét....................................................................................... 39 2.4.8. Nhiệm vụ và giảipháp thực hiện quy hoạch pháttriển nhân lực, vận hành các tổ chức quản lý phát triển quỹ đất các cấp đến năm 2020.......... 40 2.4.9. Giải pháp đầu tưcơ sở vật chấtkỹ thuật, trang thiết bị, công nghệ hiện đạivà đồng bộ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ ngành Tàinguyên và Môi trường ................................................................................................... 41 Trang thiết bị ..................................................................................... 41 Nguồn Kinh phí.................................................................................. 42 2.4.10. Đầu tư, xây dựng và pháttriển các cơ sở Tổ chức pháttriển quỹ đất, nội dung kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng.............................................. 42 Đối với các Trung tâm phát triển quỹ đất ............................................ 43 KẾT LUẬN................................................................................................. 44
  • 4. Đổi mới tổ chức và hoạt động của Tổ chức phát triển quỹ đất- thực tiễn tại tỉnh Tiền Giang GVHD: PGS.TS Phan Trung Hiền 1 SVTH: Võ Văn Chiến LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do nghiên cứu Đất đai là nguồn tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, tư liệu sản xuất đặc biệt, thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khudâncư, xâydựngcác cơ sở kinhtế, văn hóa, xã hội, an ninh và quốc phòng. Các Tổ chức phát triển quỹ đất trên cả nước ra đời là một bước tiến bộ trong việc hình thành tổ chức chuyên trách góp phần đưa công tác quản lý, phát triển đất đai đi vào nề nếp, có hiệu quả cao hơn, gắn với kế hoạch sử dụng đất và đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội ở các địa phương nói riêng và trên địa bàn cả nước nói chung. Tiền Giang là một tỉnh có dân số đông (dân số trung bình ước tính 1.716.1 người năm 20141), dân số tăng nhanh và là tỉnh đang nằm trong khu vực các tỉnh trọng điểm của vùng kinh tế phía Nam, phát triển mạnh mẽ theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tỉnh Tiền Giang có diện tích tự nhiên là 2.509,3 km22 Việc xây dựng cơ chế quản lý, phát triển quỹ đất theo hướng chặt chẽ, sử dụng hợp lý và hiệu quả nguồn nhân lực và tài nguyên đất đai là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng. Tổ chức phát triển quỹ đất tỉnh Tiền Giang trong thời gian qua đã thực hiện tốt các chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của nhà nước và của tỉnh, từ đó đã phục vụ tốt công tác giải phóng mặt bằng, góp phần triển khai thực hiện có kết quả các dự án trên địa bàn tỉnh; luôn có sự tập trung, thống nhất cao về chủ trương và đề ra các giải pháp tổ chức thực hiện đồng bộ, chặt chẽ và có hiệu quả góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chuyên môn trong tình hình mới. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tích cực, Tổ chức phát triển quỹ đất đang còn gặp nhiều khó khăn, bất cập, đặc biệt trong việc thực hiện nhiệm vụ 1 Số liệu thống kê củaTổng cục thống kê, đường link: https://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=714. 2 Số liệu thống kê củaTổng cục thống kê, đường link: https://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=714.
  • 5. Đổi mới tổ chức và hoạt động của Tổ chức phát triển quỹ đất- thực tiễn tại tỉnh Tiền Giang GVHD: PGS.TS Phan Trung Hiền 2 SVTH: Võ Văn Chiến chính là thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng. Điều này đòi hỏi tổ chức và hoạt động phải đồng bộ của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến các huyện, thành phố, thị xã và các xã, phường, thị trấn. Yêu cầu đặt ra cho tỉnh Tiền Giang là việc tổ chức lại các Tổ chức phát triển quỹ đất các cấp hiện hành, vừa là một yêu cầu cấp thiết trên cơ sở thực tiễn hoạt động khắc phục những hạn chế, tồn tại về mô hình tổ chức và cơ chế hoạt động của các Tổ chức phát triển quỹ đất, vừa là một yêu cầu khách quan có căn cứ khoa học để nâng cao hiệu quả quản lý công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng và phát triển quỹ đất. Để nắm rõ hơn về nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Tổ chức phát triển quỹ đất trên địa bàn tỉnh Tiền Giang, tác giả thực hiện đề tài “Đổi mới tổ chức và hoạt động của Tổ chức phát triển quỹ đất- thực tiễn tại tỉnh Tiền Giang ”. 2. Cơ sở lý luận Luật đất đai năm 2013 tại Điều 68 đã quy định: “Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giảiphóng mặtbằng gồm tổ chức dịch vụ công về đấtđai, Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư”. Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai và cụ thể là Khoản 2, Điều 5 của Luật đất đai đã qui định: “Tổ chức phát triển quỹ đất là đơn vị sự nghiệp công được thành lập theo quyđịnh của pháp luật về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập;có tư cách pháp nhân, có trụ sở, con dấu riêng và được mở tài khoản để hoạt động theo quyđịnh của pháp luật, có chi nhánh tại các huyện, thành phốtrực thuộc tỉnh. Đối với địa phương đã có Tổ chức phát triển quỹ đất cấp tỉnh và cấp huyện thì tổ chức lại Tổ chức phát triển quỹ đất trên cơ sở hợp nhấtTổ chức phát triển quỹ đất cấp tỉnh và cấp huyện hiện có.” Theo quy định này thì Tổ chức phát triển quỹ đất là một tổ chức dịch vụ công về đất đai có chức năng tạo lập, phát triển, quản lý, khai thác quỹ đất; tổ chức thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất của
  • 6. Đổi mới tổ chức và hoạt động của Tổ chức phát triển quỹ đất- thực tiễn tại tỉnh Tiền Giang GVHD: PGS.TS Phan Trung Hiền 3 SVTH: Võ Văn Chiến các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân; tổ chức thực hiện việc đấu giá quyền sử dụng đất và thực hiện các dịch vụ khác. Nghị định số 55/2012/NĐ-CP ngày 28/6/2012 của Chính phủ quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập. Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 22/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ triển khai thi hành Luật đất đai năm 2013 “Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ, Bộ Tàichính xây dựng văn bản quy định về chức năng, nhiệm vụ và cơ chế hoạt động của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất, Tổ chức phát triển quỹ đất...”. 3. Phạm vi nghiên cứu Ở đề tài này, người viết chỉ nêu ra quá trình thực hiện cũng như những kết quả đạt được và những hạn chế của Tổ chức phát triển quỹ đất. Đồng thời phân tích những quy định của pháp luật về việc tổ chức lại Tổ chức phát triển quỹ đất tỉnh Tiền Giang trên hai phương diện lý luận và thực tiễn. 4. Phương pháp nghiên cứu Thu thập thông tin liên quan đến đề tài nghiên cứu; các cơ sở lý luận và thực tiễn nhằm xây dựng giả thiết nghiên cứu, kết luận và kiến nghị từ kết quả nghiên cứu. Trong quá trình viết luận văn, tùy theo nội dung từng chương, người viết sẽ vận dụng những kiến thức đã được học và kết hợp với thu thập, phân tích, so sánh, tổng hợp các số liệu của Tổ chức phát triển quỹ đất để thể hiện rõ tổ chức và hoạt động của Tổ chức phát triển quỹ đất theo Luật đất đai năm 2013. 5. Kết cấu đề tài Đề tài gồm ba phần: - Lời mở đầu. - Phần nội dung. - Phần kết luận. Phần nội dung gồm có hai chương :
  • 7. Đổi mới tổ chức và hoạt động của Tổ chức phát triển quỹ đất- thực tiễn tại tỉnh Tiền Giang GVHD: PGS.TS Phan Trung Hiền 4 SVTH: Võ Văn Chiến - Chương 1: Cơ sở lý luận và những quyđịnh pháp luậtvề Tổ chức và hoạt động của Tổ chức phát triển quỹ đất. Trong chương này, người viết sẽ giới thiệu các khái niệm chung về Tổ chức phát triển quỹ đất; sự cần thiết, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu Tổ chức của Tổ chức phát triển quỹ đất. - Chương 2: Phương án tổ chức lại Tổ chức phát triển quỹ đất theo Luật đất đai năm 2013. Trong nội dung bài viết này, người viết sẽ tập trung giới thiệu về Tổ chức phát triển quỹ đất của cả nước nói chung và Tổ chức phát triển quỹ đất cấp tỉnh, huyện, thành phố, thị xã trên địa bàn tỉnh Tiền Giang nói riêng. Đánh giá quá trình hình thành, phướng án tổ chức lại Tổ chức phát triển quỹ đất. Xác định rõ nhiệm vụ và giải pháp thực hiện quy hoạch phát triển nguồn nhân lực vận hành của Tổ chức đến năm 2020.
  • 8. Đổi mới tổ chức và hoạt động của Tổ chức phát triển quỹ đất- thực tiễn tại tỉnh Tiền Giang GVHD: PGS.TS Phan Trung Hiền 5 SVTH: Võ Văn Chiến CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ NHỮNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC PHÁT TRIỂN QUỸ ĐẤT 1.1. Khái niệm về Tổ chức phát triển quỹ đất Tổ chức phát triển quỹ đất cấp tỉnh là đơn vị trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường, do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường và Giám đốc Sở Nội vụ. Tổ chức phát triển quỹ đất cấp huyện là đơn vị trực thuộc Uỷ ban nhân dân cấp huyện, do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập theo đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện và Giám đốc Sở Nội vụ. Theo đó, Tổ chức phát triển quỹ đất là đơn vị sự nghiệp có thu, tự bảo đảm một phần hoặc toàn bộ chi phí hoạt động, có tư cách pháp nhân, có trụ sở và con dấu riêng; được mở tài khoản tại Kho bạc nhà nước và các tổ chức tín dụng để hoạt động theo quy định của pháp luật. Những nơi xét thấy cần thiết và có điều kiện theo quy định của pháp luật thì thành lập doanh nghiệp phát triển quỹ đất. Những nơi không thành lập doanh nghiệp thì nhà nước thành lập Trung tâm phát triển quỹ đất và Trung tâm phát triển quỹ đất là đơn vị sự nghiệp có thu (có con dấu riêng, được mở tài khoản theo quy định hiện hành)3 Tổ chức phát triển quỹ đất có chức năng tổ chức thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đối với trường hợp nhà nước thu hồi đất sau khi quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được xét duyệt và quản lý quỹ đất thuộc khu đô thị và khu vực đã có quy hoạch phát triển đô thị mà nhà nước đã thu hồi nhưng chưa giao và chưa cho thuê. 3 Thông tư liên tịch số 34/2004/Thông tư liên tịch Bộ Tài nguyên và Môi trường - Bộ Nội vụ, ngày 31/12/2014.
  • 9. Đổi mới tổ chức và hoạt động của Tổ chức phát triển quỹ đất- thực tiễn tại tỉnh Tiền Giang GVHD: PGS.TS Phan Trung Hiền 6 SVTH: Võ Văn Chiến 1.2. Mục đích, ý nghĩa của việc thành lập Tổ chức phát triển quỹ đất - Điều 68 Luật đất đai đã quy định: “Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng gồm tổ chức dịch vụ công về đất đai, Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư”. Theo đó4, tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng ở Việt Nam bao gồm: Tổ chức dịch vụ công về đất đai và Hội đồng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Tổ chức dịch vụ công về đất đai thực hiện nhiệm vụ bồi thường và giải phóng mặt bằng chính là Tổ chức phát triển quỹ đất. Đây là chủ thể trực tiếp quản lý và khai thác quỹ đất sạch. - Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai và cụ thể là Khoản 2, Điều 5 của Luật đất đai đã qui định: “Tổ chức phát triển quỹ đất là đơn vị sự nghiệp công được thành lập theo quy định của pháp luật về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập; có tư cách pháp nhân, có trụ sở, con dấu riêng và được mở tài khoản để hoạt động theo quy định của pháp luật, có chi nhánh tại các huyện, thành phố trực thuộc tỉnh. Đối với địa phương đã có Tổ chức phát triển quỹ đất cấp tỉnh và cấp huyện thì tổ chức lại Tổ chức phát triển quỹ đất trên cơ sở hợp nhất Tổ chức phát triển quỹ đất cấp tỉnh và cấp huyện hiện có.” Theo quy định này thì Tổ chức phát triển quỹ đất là một tổ chức dịch vụ công về đất đai có chức năng tạo lập, phát triển, quản lý, khai thác quỹ đất; tổ chức thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân; tổ chức thực hiện việc đấu giá quyền sử dụng đất và thực hiện các dịch vụ khác. - Nghị định số 55/2012/NĐ-CP ngày 28/6/2012 của Chính phủ quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập; 4 PGS. TS Phan Trung Hiền: Cơ chế tạo quỹ đất sạch để thu hút đầu tư kinh nghiệm tại Thành Phố Cần Thơ. Tr 93.
  • 10. Đổi mới tổ chức và hoạt động của Tổ chức phát triển quỹ đất- thực tiễn tại tỉnh Tiền Giang GVHD: PGS.TS Phan Trung Hiền 7 SVTH: Võ Văn Chiến - Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 22/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ triển khai thi hành Luật đất đai năm 2013: “Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ, Bộ Tàichính xây dựng văn bản quy định về chức năng, nhiệm vụ và cơ chế hoạt động của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất, Tổ chức phát triển quỹ đất...”; - Thông tư liên tịch số 50/2014/TTLT-BTNMT-BNV ngày 28/8/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tài nguyên và Môi trường thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Phòng Tài nguyên và Môi trường thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Tại Điểm b, Khoản 3, Điều 3 quy đinh về cơ cấu tổ chức Tổ chức phát triển quỹ đất là một trong các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường; - Thông tư liên tịch số 16/2015/TTLT-BTNMT-BNV-BTC ngày 04/4/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và cơ chế hoạt động của Tổ chức phát triển quỹ đất trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường. Chính vì những lý do trên, Luật đất đai năm 2013 quy định tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp này theo hướng hợp nhất Tổ chức phát triển quỹ đất cấp tỉnh và huyện hiện có thành Tổ chức phát triển quỹ đất của tỉnh trước ngày 31/12/2015. Đó vừa là một yêu cầu cấp thiết trên cơ sở thực tiễn hoạt động nhằm khắc phục những hạn chế, tồn tại về mô hình tổ chức, cơ chế hoạt động của các Tổ chức phát triển quỹ đất vừa là một yêu cầu khách quan có căn cứ khoa học để nâng cao hiệu quả quản lý công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng và phát triển quỹ đất. Như vậy, bắt đầu từ ngày 01/01/2016 mỗi tỉnh, thành chỉ cònmột Tổ chức phát triển quỹ đất cấp tỉnh và bố trí một số chi nhánh tại các cụm quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh cho phù hợp.
  • 11. Đổi mới tổ chức và hoạt động của Tổ chức phát triển quỹ đất- thực tiễn tại tỉnh Tiền Giang GVHD: PGS.TS Phan Trung Hiền 8 SVTH: Võ Văn Chiến - Tỉnh Tiền Giang trước yêu cầu khối lượng, quy mô thực hiện nhiệm vụ công tác giải phóng mặt bằng trên địa bàn tỉnh rất lớn trong những năm gần đây. Uỷ ban nhân dân tỉnh Tiền Giang đã đã thành lập: 01 Trung tâm phát triển quỹ đất cấp tỉnh và 02 Trung tâm phát triển quỹ đất ở các huyện, thành phố, thị xã. Trung tâm phát triển quỹ đất cấp tỉnh chịu sự quản lý toàn diện của Sở Tài nguyên và Môi trường, 02 Trung tâm phát triển quỹ đất cấp huyện chịu sự quản lý toàn diện của Uỷ ban nhân dân huyện. Cơ chế hoạt động của các Trung tâm phát triển quỹ đất này hoàn toàn độc lập với nhau. - Thực tế hiện nay trên địa bàn tỉnh Tiền Giang đã hình thành Trung tâm phát triển quỹ đất trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường và các Trung tâm phát triển quỹ đất trực thuộc các huyện, thành phố, thị xã, theo quy định của Luật đất đai năm 2003; Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2009 của Chính phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường hỗ trợ và tái định cư; Thông tư Liên tịch số 01/2010/TTLT-BTNMT- BNV-BTC ngày 08 tháng 01 năm 2010 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và cơ chế tài chính của Tổ chức phát triển quỹ đất. Do vậy, để Tổ chức phát triển quỹ đất hình thành và hoạt động theo đúng quy định của pháp luật, theo quy định của Luật đất đai mới được Quốc hội ban hành và có hiệu lực kể từ 01/7/2014, Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai, cần thiết phải tổ chức lại đơn vị sự nghiệp công Trung tâm phát triển quỹ đất trên cơ sở hợp nhất đơn vị Trung tâm phát triển quỹ đất - Sở Tài nguyên và Môi trường và các Trung tâm phát triển quỹ đất cấp huyện, thành phố, thị xã hiện có. 1.3. Lịch sử của Tổ chức phát triển quỹ đất qua các giai đoạn. - Giai đoạn trước Luật đất đai năm 2003 Luật đất đai năm 1993 bắt đầu ghi nhận quyền năng của người sử dụng đất trong nền kinh tế thị trường. Đất đai có giá và vì vậy phải được bồi thường
  • 12. Đổi mới tổ chức và hoạt động của Tổ chức phát triển quỹ đất- thực tiễn tại tỉnh Tiền Giang GVHD: PGS.TS Phan Trung Hiền 9 SVTH: Võ Văn Chiến tương xứng khi nhà nước thu hồi vào mục đích công cộng, quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia. Luật đất đai năm 1993 quy định cụ thể những trường hợp thu hồi đất và đền bù thiệt hại khi nhà nước thu hồi đất (Điều 27, Khoản 6, Điều 73) Các quy định trên của Luật được hướng dẫn chi tiết tại Nghị định số 90/1994/NĐ-CP ngày 17 tháng 8 năm 1994 của Chính phủ ban hành quy định về việc đền bù thiệt hại khi nhà nước thu hồi đất sử dụng vào mục đíchquốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng. Nguyên tắc bồi thường là nhà nước thu lại đất nào thì bồi thường lại theo loại đất đó, trường hợp không có đất hoặc người bị thu hồi không muốn nhận đất thì được bồi thường tiền theo giá trị tương đương theo giá đất do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể trong phạm vi khung giá đất do Chính phủ quy định. Tuy nhiên, Theo Nghị định số 90/1994/NĐ-CP của Chính phủ lại không quy định về mức hỗ trợ để di chuyển chỗ ở, thời gian ngưng việc, đào tạo nghề nghiệp mới… Nghị định này cũng không quy định về cơ cấu thực hiện tái định cư mà chủ yếu là bồi thường nhà ở bằng tiền để xây dựng mới. Trong giai đoạn này, nhiệm vụ thực hiện công tác bồi thường thiệt hại tài sản về đất và tài sản do người bị thu hồi được giao cho Ban chỉ đạo thu hồi đất. Cụ thể khi có quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, thì Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương lập Ban chỉ đạo thu hồi đất để tham mưu cho Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện việc đền bù thiệt hại đất và tài sản cho người bị thu hồi đất. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm quyết định phương án đền bù theo đề nghị của Ban chỉ đạo thu hồi và chịu trách nhiệm về quyết định của mình. - Giai đoạn từ Luật đất đai năm 2003 đến nay5 5 Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25/12/2001 của Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 10 về Luật đất đai 2003.
  • 13. Đổi mới tổ chức và hoạt động của Tổ chức phát triển quỹ đất- thực tiễn tại tỉnh Tiền Giang GVHD: PGS.TS Phan Trung Hiền 10 SVTH: Võ Văn Chiến Luật đất đai năm 2003 đã đưa ra cơ chế chuyển đổi đất đai tự nguyện giữa hai bên nhà đầu tư và người đang sử dụng đất về việc chuyển nhượng đất, thuê hay góp vốn bằng quyền sử dụng đất. Cơ chế thu hồi đất đai bắt buộc được thực hiện trên cơ sở những quyết định hành chính do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. Trong giai đoạn này, tùy vào tình hình thực tế ở địa phương, Uỷ ban nhân dân tỉnh giao việc thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho Hội đồng bồi thường, hỗ trợ tái định cư hoặc Tổ chức phát triển quỹ đất. Ngoài ra trên thực tế, ngoài hai cơ quan trên thì có một cơ quan khác là cơ quan tham mưu giúp việc cho Hội đồng bồi thường, hỗ trợ tái định cư, có thể độc lập tiến hành công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư, đó là Ban bồi thường thiệt hại giải phóng mặt bằng. Trong giai đoạn này, tuy đã có quy định về việc thành lập Tổ chức phát triển quỹ đất ở địa phương, nhưng chỉ có một số địa phương thành lập cơ quan này. Vì vậy, trên thực tế thì việc thực hiện công tác bồi thường giải phóng mặt bằng chủ yếu được thực hiện từ sự phối hợp của Hội đồng bồi thường, hỗ trợ ,tái định cư với Ban bồi thường thiệt hại giải phóng mặt bằng. Nhằm cụ thể hóa thêm quy định của Luật đất đai năm 2003 và sửa đổi, bổ sung các Nghị định liên quan đến lĩnh vực giải phóng mặt bằng, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trước đây, tại Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Và tiếp đó, Thông tư số 14/2009/TT-BTNMT ngày 01/10/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và trình tự thủ tục thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất đã tạo thêm những điểm nhấn mới trong công tác bồi thường và giải phóng mặt bằng hiện còn nhiều vướng mắc như quy định về giá đất bồi thường trong một số trường hợp có thể vượt qua khung giá do Chính phủ quy định, việc lấy ý kiến của người dân trong vùng quy hoạch về trình tự, thủ tục thu hồi đất.
  • 14. Đổi mới tổ chức và hoạt động của Tổ chức phát triển quỹ đất- thực tiễn tại tỉnh Tiền Giang GVHD: PGS.TS Phan Trung Hiền 11 SVTH: Võ Văn Chiến Hiện tại, nhiệm vụ về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư vẫn được giao cho hai cơ quan là Hội đồng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và Tổ chức phát triển quỹ đất. Tuy nhiên, hiện nay cơ cấu tổ chức và hoạt động của hai cơ quan này đã có sự thay đổi so với quy định trước đây. 1.4. Nhiệm vụ và quyền hạn của Tổ chức phát triển quỹ đất 6 1.4.1. Nhiệm vụ Tổ chức phát triển quỹ đất có các nhiệm vụ sau: - Tổ chức thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; - Tạo quỹ đất và phát triển quỹ đất để đấu giá quyền sử dụng đất; phục vụ phát triển kinh tế -xã hội; phục vụ sự nghiệp giáo dục - đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể dục thể thao, môi trường và các nhu cầu khác của địa phương; ổn định thị trường bất động sản; - Nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân theo quy định của pháp luật; - Tổ chức phát triển các khu, điểm và nhà tái định cư phục vụ việc thu hồi đất thực hiện các dự án; - Tổ chức thực hiện đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng trên quỹ đất đã được giao quản lý để đấu giá; - Quản lý quỹ đất đã được giải phóng mặt bằng; quỹ đất đã nhận chuyển nhượng; quỹ đất đã tạo lập và phát triển; quỹ nhà đất đã xây dựng để phục vụ tái định cư và quỹ đất thu hồi theo quy định tại các Khoản 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11 và 12 Điều 38 của Luật đất đai thuộc khu vực đô thị, khu vực có quy hoạch phát triển đô thị nhưng chưa giao dự án đầu tư hoặc chưa đấu giá quyền sử dụng đất; 6 Thông tư liên tịch số 01/2010/ Thông tư liên tịch - Bộ Tài nguyên Môi trường - Bộ Nội vụ -Bộ Tài chính ngày ngày 08/01/2010.
  • 15. Đổi mới tổ chức và hoạt động của Tổ chức phát triển quỹ đất- thực tiễn tại tỉnh Tiền Giang GVHD: PGS.TS Phan Trung Hiền 12 SVTH: Võ Văn Chiến -Tổ chức thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất theo quy định của pháp luật; - Lập phương án sử dụng quỹ đất được giao quản lý và các phương án, đề án, dự án đầu tư tạo lập và phát triển quỹ đất trình cơ quan có thẩm quyền quyết định; - Cung cấp dịch vụ trong lĩnh vực bồi thường, giải phóng mặt bằng; cung cấp thông tin về địa điểm đầu tư, giá đất, quỹ đất cho các tổ chức, cá nhân theo yêu cầu; - Tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ theo chương trình, kế hoạch, phương án, dự án, đề án và các hoạt động dịch vụ phù hợp với nhiệm vụ, lĩnh vực chuyên môn được giao; - Phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để triển khai thực hiện nhiệm vụ được giao; - Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quyết định của cấp có thẩm quyền. 1.4.2. Quyền hạn Tổ chức phát triển quỹ đất cấp tỉnh là đơn vị trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường; Tổ chức phát triển quỹ đất cấp huyện là đơn vị trực thuộc Uỷ ban nhân dân cấp huyện. Có quyền hạn như sau: - Được cung cấp các văn bản về chính sách, pháp luật của nhà nước và các tài liệu khác liên quan đến nhiệm vụ được giao; - Tư vấn, cung cấp dịch vụ thuộc các lĩnh vực phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao cho tổ chức và cá nhân; - Liên doanh, liên kết, hợp tác với tổ chức kinh tế, cá nhân để thực hiện nhiệm vụ, dịch vụ theo quyết định của cấp có thẩm quyền; - Thuê tư vấn, thực hiện các công việc thuộc chức năng, nhiệm vụ được giao.
  • 16. Đổi mới tổ chức và hoạt động của Tổ chức phát triển quỹ đất- thực tiễn tại tỉnh Tiền Giang GVHD: PGS.TS Phan Trung Hiền 13 SVTH: Võ Văn Chiến 1.5. Tổ chức bộ máy của Tổ chức phát triển quỹ đất.7 1.5.1. Cơ cấu tổ chức - Tổ chức phát triển quỹ đất có cơ cấu tổ chức gồm: Giám đốc và không quá 02 Phó Giám đốc; việc bổ nhiệm và miễn nhiệm Giám đốc, Phó Giám đốc thực hiện theo phân cấp quản lý cán bộ của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, phù hợp với tiêu chuẩn, chức danh theo quy định của pháp luật. - Tổ chức phát triển quỹ đất được thành lập tối đa không quá 03 phòng chuyên môn, nghiệp vụ; số lượng phòng chuyên môn, nghiệp vụ thành lập căn cứ vào đặc điểm của từng địa phương và theo nhiệm vụ của Tổ chức phát triển quỹ đất. - Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổ chức phát triển quỹ đất cấp tỉnh sau khi thống nhất với Giám đốc Sở Nội vụ; Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố (gọi tắt là huyện) thuộc tỉnh quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổ chức phát triển quỹ đất cấp huyện theo đề nghị của Giám đốc Trung tâm phát triển quỹ đất và Trưởng Phòng Nội vụ cấp huyện. 1.5.2. Biên chế Tổ chức phát triển quỹ đất có biên chế như sau: Biên chế của Tổ chức phát triển quỹ đất là biên chế sự nghiệp do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định. Việc quản lý, sử dụng biên chế của Tổ chức phát triển quỹ đất được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 112/2004/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2004 của Chính phủ, quy định cơ chế quản lý biên chế đối với đơn vị sự nghiệp của nhà nước; Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập và các văn bản hướng dẫn các Nghị định này. 7 Thông tư liên tịch số 01/2010/ Thông tư liên tịch - Bộ Tài nguyên Môi trường - Bộ Nội vụ -Bộ Tài chính ngày ngày 08/01/2010.
  • 17. Đổi mới tổ chức và hoạt động của Tổ chức phát triển quỹ đất- thực tiễn tại tỉnh Tiền Giang GVHD: PGS.TS Phan Trung Hiền 14 SVTH: Võ Văn Chiến 1.5.3. Cơ chế tài chính Cơ chế tài chính bao gồm nguồn tài chính sử dụng, nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp và nội dung chi, cụ thể như sau: . Nguồn tài chính sử dụng Nguồn kinh phí do ngân sách nhà nước cấp theo quy định tại Điều 14 Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập và văn bản hướng dẫn Nghị định này. . Nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp Nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp, gồm: - Kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo quy định tại Điều 26 Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2009 của Chính phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; - Kinh phí quản lý dự án đầu tư xây dựng theo quy định tại Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2009 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình; - Kinh phí quản lý quỹ đất đã thu hồi, nhận chuyển nhượng, tạo lập, phát triển và quỹ nhà đất đã xây dựng phục vụ tái định cư theo dự toán được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định hoặc phê duyệt; - Phí đấu giá, tiền bán hồ sơ đấu giá quyền sử dụng đất (kể cả đất có tài sản gắn liền với đất) theo quy định của pháp luật hiện hành và quy định cụ thể của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; - Phí đấu thầu, tiền bán hồ sơ dự thầu đối với dự án có sử dụng đất theo quy định tại Thông tư số 03/2009/TT-BKH&ĐT ngày 16 tháng 4 năm 2009 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn lựa chọn nhà đầu tư thực hiện đầu tư dự án có sử dụng đất và quy định cụ thể của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
  • 18. Đổi mới tổ chức và hoạt động của Tổ chức phát triển quỹ đất- thực tiễn tại tỉnh Tiền Giang GVHD: PGS.TS Phan Trung Hiền 15 SVTH: Võ Văn Chiến - Lãi được chia từ các hoạt động liên doanh, liên kết; lãi tiền gửi tổ chức tín dụng; - Các khoản thu từ thực hiện hoạt động dịch vụ theo hợp đồng ký kết và quy định của pháp luật; - Các khoản thu từ hoạt động sự nghiệp khác theo quy định của pháp luật. - Nguồn vốn được ứng từ ngân sách nhà nước, từ Quỹ phát triển đất để thực hiện nhiệm vụ theo quyết định của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh; - Nguồn vốn vay từ các tổ chức tín dụng; - Nguồn vốn từ liên doanh, liên kết để thực hiện các chương trình, phương án, dự án, đề án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; - Nguồn viện trợ, tài trợ và các nguồn khác theo quy định của pháp luật. . Nội dung chi Gồm chi thường xuyên và chi không thường xuyên, cụ thể như sau: - Chi thường xuyên: theo quy định tại Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập và văn bản hướng dẫn thực hiện Nghị định này. - Chi không thường xuyên, gồm: Chi thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ; đào tạo bồi dưỡng cán bộ, viên chức; chương trình mục tiêu quốc gia; vốn đối ứng thực hiện các dự án có nguồn vốn nước ngoài theo quy định; các nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm quyền giao; tinh giản biên chế theo chế độ do nhà nước quy định (nếu có); đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm trang thiết bị, sửa chữa lớn tài sản cố định khi thực hiện các dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt; các dự án từ nguồn vốn viện trợ nước ngoài và các hoạt động liên doanh, liên kết theo quy định hiện hành; - Chi thực hiện các nhiệm vụ tổ chức thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; tạo quỹ đất và phát triển quỹ đất; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất; quản lý quỹ đất đã thu hồi, đã nhận chuyển nhượng và tạo lập, phát
  • 19. Đổi mới tổ chức và hoạt động của Tổ chức phát triển quỹ đất- thực tiễn tại tỉnh Tiền Giang GVHD: PGS.TS Phan Trung Hiền 16 SVTH: Võ Văn Chiến triển; quản lý quỹ nhà, đất tái định cư; đấu giá quyền sử dụng đất; đấu thầu dự án có sử dụng đất; đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng; đầu tư xây dựng khu, điểm, nhà tái định cư và các công trình hạ tầng khác theo chương trình, phương án, dự án, đề án, dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt; các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.8 1.6. Mối quan hệ của Tổ chức phát triển quỹ đất với các cơ quan, đơn vị hữu quan và Uỷ ban nhân dân tỉnh, Uỷ ban nhân dân huyện, thành phố, thị xã9 - Quan hệ gắn kết với các phòng, ban chuyên môn nghiệp vụ thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Tiền Giang. - Trung tâm phát triển quỹ đất tỉnh chịu sự chỉ đạo trực tiếp, toàn diện của Uỷ ban nhân dân tỉnh; đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của ngành Tài nguyên và Môi trường, các cơ quan Bộ, ngành khác ở Trung ương. Trung tâm báo cáo, phản ảnh, kiến nghị với Uỷ ban nhân dân tỉnh để Uỷ ban nhân dân tỉnh báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan Bộ, ngành khác ở Trung ương những công việc thuộc lĩnh vực phát triển quỹ đất, đầu tư xây dựng, chính sách tài chính có liên quan. - Quan hệ gắn kết với các Sở, ngành tỉnh và Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã. - Giám đốc Trung tâm phát triển quỹ đất tỉnh Tiền Giang có trách nhiệm xây dựng, ban hành quy chế phối hợp, mối quan hệ giữa các phòng ban trực thuộc Trung tâm với các chi nhánh. 1.6.1. Đối với Sở Tài nguyên và Môi trường Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường trong việc thực hiện công tác quản lý nhà nước về đất công, thực hiện các thủ tục về giao đất, thu hồi đất. 8 Thông tư liên tịch số 01/2010/ Thông tư liên tịch - Bộ Tài nguyên Môi trường - Bộ Nội vụ -Bộ Tài chính Hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và cơ chế tài chính của Tổ chức phát triển quỹ đất. 9 Đề án cơ chế quản lý, phát triển quỹ đất của tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2013-2020.
  • 20. Đổi mới tổ chức và hoạt động của Tổ chức phát triển quỹ đất- thực tiễn tại tỉnh Tiền Giang GVHD: PGS.TS Phan Trung Hiền 17 SVTH: Võ Văn Chiến Được Sở Tài nguyên và Môi trường cung cấp các tài liệu về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất để có định hướng hình thành quỹ đất sạch phục vụ yêu cầu đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, phát triển các khu tái định cư, phát triển quỹ đất để tạo vốn đóng góp vào ngân sách, thẩm định các phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi nhà nước thu hồi đất; cung cấp thông tin về giá đất, quỹ đất. 1.6.2. Đối với Sở Xây dựng Phối hợp với Sở Xây dựng để được Sở Xây dựng hướng dẫn, phối hợp trong thực hiện quy hoạch xây dựng, đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật trên quỹ đất sạch để hình thành các khu tái định cư, khu đô thị mới, thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất. 1.6.3. Đối với Sở Tài chính Phối hợp với Sở Tài chính và các ngành liên quan trong Hội đồng thẩm định giá nhà đất trong việc thẩm định giá, xác định giá cho thuê đất, giá sàn bán đấu giá quyền sử dụng đất, giá đất để thực hiện hoán đổi, điều chuyển; thẩm định phương án bồi thường, hổ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất đối với các dự án, các công trình do Trung tâm làm chủ đầu tư. Được Sở Tài chính hỗ trợ, hướng dẫn để thực hiện công tác đấu thầu dự án phát triển quỹ đất, cung cấp thông tin về giá chuyển nhượng đất. 1.6.4. Đối với Sở Kế hoạch và Đầu tư Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư để hỗ trợ Trung tâm trong việc thực hiện triển khai kế hoạch, dự án đầu tư, cấp vốn đầu tư theo danh mục được cấp thẩm quyền phê duyệt; thẩm định các dự án đầu tư, các phương án bồi thường, hổ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất. 1.6.5. Đối với Trung tâm Xúc tiến Đầu tư - Thương mại - Du lịch Phối hợp với Trung tâm Xúc tiến Đầu tư - Thương mại - Du lịch trong việc nghiên cứu các danh mục dự án kêu gọi đầu tư để chuẩn bị quỹ đất phục vụ triển khai xây dựng dự án, làm dịch vụ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư phục vụ cho các nhà đầu tư triển khai các dự án.
  • 21. Đổi mới tổ chức và hoạt động của Tổ chức phát triển quỹ đất- thực tiễn tại tỉnh Tiền Giang GVHD: PGS.TS Phan Trung Hiền 18 SVTH: Võ Văn Chiến 1.6.6. Đối với Trung tâm dịch vụ bán đấu giá - Sở Tư pháp Phối hợp với Trung tâm dịch vụ bán đấu giá - Sở Tư pháp để tổ chức bán đấu giá và tài sản trên đất theo Quyết định số 21/2011/QĐ-UBND ngày 25/11/2010 của Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành quy chế đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất trên địa bàn tỉnh Tiền Giang. 1.6.7. Đối với Quỹ phát triển đất Được Quỹ phát triển đất thực hiện việc ứng vốn để phục vụ các công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng và tạo quỹ đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. 1.6.8. Đối với Hội đồng bồi thường, hỗ trợ tái định cư - Tham mưu xây dựng phương án đền bù. - Tham mưu xây dựng giá đất (theo Nghị định 44/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ về quy định về giá đất) để thông qua Hội đồng bồi thường, hỗ trợ tái định cư trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt giá đền bù; điều tra giá đất để tiến hành công tác bồi thường theo Luật đất đai năm 2013. - Phối hợp với Hội đồng bồi thường, hỗ trợ tái định cư tổ chức thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng; làm dịch vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng. 1.7. Yêu cầu đổi mới về tổ chức và hoạt động của Tổ chức phát triển quỹ đất Trên cơ sở nâng cấp từ Ban bồi thường và giải phóng mặt bằng, Tổ chức phát triển quỹ đất bắt đầu được ghi nhận từ khi có Luật đất đai năm 2003 (Điều 41). Đến khi Nghị định số 69/2009/NĐ-CP và Thông tư liên tịch số 01/2010/TTLT- BTNMT-BNV-BTC ngày 8-1-2010 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và cơ chế tài chính của Tổ chức phát triển quỹ đất ra đời thì Tổ chức phát triển quỹ đất được thành lập ở hầu hết các địa phương ở hai cấp: cấp
  • 22. Đổi mới tổ chức và hoạt động của Tổ chức phát triển quỹ đất- thực tiễn tại tỉnh Tiền Giang GVHD: PGS.TS Phan Trung Hiền 19 SVTH: Võ Văn Chiến tỉnh và cấp huyện (Điều 25). Ngoài những ưu điểm vốn có, Tổ chức phát triển quỹ đất đối mặt với một số khó khăn sau đây: + Các quy định về cơ chế tạo quỹ đất sạch chưa đồng bộ; chưa có quy định về chi phí cho Tổ chức phát triển quỹ đất cho công tác này; + Ở nhiều địa phương, một số Tổ chức phát triển quỹ đất cấp huyện hoạt động không hiệu quả, dự án thưa thớt dẫn đến mai một về kỹ năng, khó thu hút cán bộ có năng lực và tâm quyết; + Theo khoản 2 Điều 1 Thông tư liên tịch số 01/2010/TTLT-BTNMT- BNV-BTC thì Tổ chức phát triển quỹ đất cấp tỉnh là đơn vị trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường nên có những hạn chế nhất định trong việc thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn. Chính vì những lý do trên, Luật đất đai năm 2013 quyết định tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp này theo hướng hợp nhất Tổ chức phát triển quỹ đất cấp tỉnh và cấp huyện hiện có trước ngày 31/12/2015. Như vậy, mỗi tỉnh, thành chỉ cần có một Tổ chức phát triển quỹ đất cấp tỉnh và bố trí một số chi nhánh tại các cụm, quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh cho phù hợp.10 10 PGS. TS Phan Trung Hiền: Những điều cần biết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất. Tr 207, 208.
  • 23. Đổi mới tổ chức và hoạt động của Tổ chức phát triển quỹ đất- thực tiễn tại tỉnh Tiền Giang GVHD: PGS.TS Phan Trung Hiền 20 SVTH: Võ Văn Chiến CHƯƠNG 2 PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC LẠI TỔ CHỨC PHÁT TRIỂN QUỸ ĐẤT TỈNH TIỀN GIANG THEO LUẬT ĐẤT ĐAI NĂM 2013 Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Tiền Giang có các Tổ chức phát triển quỹ đất gồm: Sở Tài nguyên và Môi trường, Trung tâm phát triển quỹ đất cấp tỉnh và Quỹ phát triển đất - Sở Tài nguyên và môi trường, Trung tâm phát triển quỹ đất của huyện, thành phố, thị xã. Trung tâm phát triển quỹ đất tỉnh Tiền Giang là đơn vị sự nghiệp công lập, trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Tiền Giang (gọi tắt là Trung tâm phát triển quỹ đất tỉnh); có chức năng tổ chức thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; tạo quỹ đất để đấu giá quyền sử dụng đất, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và ổn định thị trường bất động sản; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất; phát triển các khu tái định cư; đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng trên đất; đấu giá quyền sử dụng đất; đấu thầu dự án có sử dụng đất; quản lý quỹ đất đã thu hồi, đã nhận chuyển nhượng, đã tạo lập, phát triển và thực hiện dịch vụ trong lĩnh vực bồi thường, giải phóng mặt bằng theo quy định của pháp luật. Trung tâm phát triển quỹ đất có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng; được mở tài khoản tại Kho bạc nhà nước và các tổ chức tín dụng để hoạt động theo quy định của pháp luật.11 2.1. Trung tâm phát triển quỹ đất cấp tỉnh - Trung tâm phát triển quỹ đất và đầu tư xây dựng hạ tầng tỉnh Tiền Giang do Uỷ ban nhân dân tỉnh Tiền Giang thành lập theo quyết định số 1214/QĐ- UBND ngày 23/03/2006 và trực thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh; là đơn vị sự nghiệp có thu, hoạt động 100% từ nguồn ngân sách tỉnh, có tư cách pháp nhân, có trụ sở riêng, có con dấu và tài khoản riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc nhà nước và ngân hàng theo qui định. 11 Sở Tài Nguyên và Môi Trường tỉnh Tiền Giang, đường link http://stnmt.tiengiang.gov.vn/.
  • 24. Đổi mới tổ chức và hoạt động của Tổ chức phát triển quỹ đất- thực tiễn tại tỉnh Tiền Giang GVHD: PGS.TS Phan Trung Hiền 21 SVTH: Võ Văn Chiến - Trung tâm có chức năng tổ chức thực hiện bồi thường, hổ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất, tạo quỹ đất sạch để đấu giá quyền sử dụng đất; tổ chức thực hiện đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng; tổ chức phát triển các khu tái định cư và thực hiện một số hoạt động dịch vụ để phục vụ lợi ích quốc gia, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. 2.1.1. Nhiệm vụ của Trung tâm pháttriển quỹ đất và đầu tư xây dựng hạ tầng tỉnh12 Trung tâm phát triển quỹ đất và đầu tư xây dựng hạ tầng tỉnh có các nhiệm vụ sau: - Tạo quỹ đất để đấu giá quyền sử dụng đất; - Tạo quỹ đất để phát triển kinh tế - xã hội, phục vụ sự nghiệp giáo dục, y tế, văn hoá, thể dục thể thao và các nhu cầu khác của địa phương, góp phần ổn định thị trường bất động sản; - Nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật; - Quản lý quỹ đất đã được giải phóng mặt bằng, quỹ đất nhận chuyển nhượng nhưng chưa có dự án đầu tư hoặc chưa đấu giá quyền sử dụng đất, đất thu hồi theo quy định tại các Khoản 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9,10,11 và 12 Điều 38 của Luật đất đai đối với đất thuộc khu vực đô thị và khu vực có quy hoạch phát triển đô thị; - Chủ trì hoặc phối hợp với Hội đồng bồi thường giải phóng mặt bằng tổ chức thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng; làm dịch vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng; - Tổ chức phát triển các khu tái định cư; - Tổ thực hiện đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng trên quỹ đất được giao để bố trí tái định cư, đấu giá bán; 12 Cổng thông tin điện tử Trung tâm phát triển quỹ đất và Đầu tư xây dựng hạ tầng tỉnh Tiền Giang, đường link: http://www.tiengiang.gov.vn/vPortal/4/625/1242/32488/Danh-sach-don-vi/Trung-tam- Phat-trien-quy-dat-va-Dau-tu-xay-dung-ha-tang-tinh-Tien-Giang.aspx.
  • 25. Đổi mới tổ chức và hoạt động của Tổ chức phát triển quỹ đất- thực tiễn tại tỉnh Tiền Giang GVHD: PGS.TS Phan Trung Hiền 22 SVTH: Võ Văn Chiến - Quản lý quỹ đất và tài sản trên đất được giao, đề xuất hướng sử dụng để phát triển quỹ đất và đấu giá bán tạo vốn cho đầu tư phát triển; - Cungcấp thôngtin về giá đất, quỹđấtcho cáctổ chức, cánhântheo quy định; - Thực hiện các nhiêm vụ khác theo quyết định của Uỷ ban nhân dân tỉnh. 2.1.2. Cơ cấu tổ chức - Trung tâm phát triển quỹ đất và đầu tư xây dựng hạ tầng tỉnh có: Giám đốc và 01 Phó Giám đốc do Ủy ban nhân dân tỉnh bổ nhiệm. - Trung tâm phát triển quỹ đất và đầu tư xây dựng hạ tầng có 03 Phòng chuyên môn, nghiệp vụ: Phòng tổ chức - hành chính, Phòng kế hoạch - kỹ thuật, Phòng phát triển quỹ đất. 2.1.3. Nguồn nhân sự Tổng số cán bộ Trung tâm gồm có: 17 người - Ban Giám đốc: 02 người; - Phòng tổ chức - hành chính: 04 người; - Phòng kế hoạch - kỹ thuật: 04 người; - Phòng phát triển quỹ đất: 05 người; - 01 tạp vụ, 01 lái xe. 2.1.4. Tình hình hoạt động13 - Thời gian qua Trung tâm phát triển quỹ đất đã tham mưu cho Uỷ ban nhân dân tỉnh tổ chức thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho các khu dân cư: đường Hùng Vương nối dài, quảng trường Hùng Vương, khu Tư pháp thành phố Mỹ Tho, Trường Đại học Tiền Giang. - Kế hoạch thực hiện của Trung tâm trong thời gian tới sẽ tiếp tục thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho các khu dân cư Đạo Thạnh (6,70 ha); khu dân cư Trung An (05 ha); hợp đồng làm dịch vụ tái định cư khu du lịch sinh thái Đồng Tháp Mười ở xã Thạnh Tân - huyện Tân Phước (250 ha). Trung tâm phát triển quỹ đấ tiếp nhận phần diện tích đất công của Ban chỉ huy quân sự 13 Đề án cơ chế quản lý, phát triển quỹ đất của tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2013-2020, Tr 48
  • 26. Đổi mới tổ chức và hoạt động của Tổ chức phát triển quỹ đất- thực tiễn tại tỉnh Tiền Giang GVHD: PGS.TS Phan Trung Hiền 23 SVTH: Võ Văn Chiến huyện Châu Thành ở xã Vĩnh Kim (3,6 ha); khu làm việc của các Sở, ngành (3,5 ha); đất trường bắn Thân Cửu Nghĩa (12,8 ha); đất Bộ đội biên phòng ở ấp Pháo Đài - xã Phú Tân (28 ha); đất khu Cầu đường (1,2 ha), đất Kho đạn 302 ở xã Trung An (17,70 ha), trong đó diện tích giao quản lý để xây dựng trường chuyên (3ha) tạo quỹ đất sạch để đấu giá quyền sử dụng đất, phục vụ xây dựng các công trình công cộng. - Kế hoạch đối với những công trình trọng điểm (theo quy hoạch) trong những năm sắp tới, Trung tâm xin chủ trương Uỷ ban nhân dân tỉnh lập phương án sử dụng quỹ đất cho các khu tái định cư khu vực các khu công nghiệp Gò Công và khu vực các khu công nghiệp Đông nam huyện Tân Phước, khu tái định cư cập theo tuyến đường Hùng Vương nối dài đến ngã tư Lương Phú,… 2.1.5. Cơ chế tài chính Nguồn tài chính sử dụng hiện nay là nguồn kinh phí do ngân sách Nhà nước cấp theo quy định tại Điều 14 Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập và văn bản hướng dẫn Nghị định này. 2.1.6. Giao đất, cho thuê đất Công tác giao đất, cho thuê đất trong thời gian qua đã đáp ứng được yêu cầu sử dụng đất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, giao và cho thuê đất theo đối tượng sử dụng: Uỷ ban nhân dân tỉnh tiến hành giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứngnhận quyền sửdụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất cho các tổ chức có nhu cầu. Trong năm 2013 Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định giao đất:178.667,3m2, cho thuêđất:332.942,4m2;chuyểntừ thuêsanggiao: 4.689,3 m2. 2.1.7. Thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất Trong năm 2013, tỉnh đã tổ chức đo đạc phục vụ cho công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư cho hơn 57 dự án, công trình; chủ yếu tập trung thu hồi đất của các dự án: Khu quân sự (ấp 3 - xã Mỹ Tân- huyện Cái Bè), dự án
  • 27. Đổi mới tổ chức và hoạt động của Tổ chức phát triển quỹ đất- thực tiễn tại tỉnh Tiền Giang GVHD: PGS.TS Phan Trung Hiền 24 SVTH: Võ Văn Chiến nâng cấp đô thị ở thành phố Mỹ Tho, đường Lê Văn Phẩm (phân đoạn 1), Khu Quảng trường tỉnh, dự án quản lý kinh doanh nhà hàng khách sạn tại Thới Sơn, khu tái định cư Đạo Thạnh, đường Cần Đước- Chợ Gạo, dự án xây dựng nhà máy chế biến trái cây (xã Bình Nghị - huyện Gò Công Đông), đường trung tâm xã Tân Thạnh, công trình hạ tầng khu trung tâm huyện Tân Phú Đông, mở rộng kênh Chợ Gạo, trường Đại học Tiền Giang,…trong đó diện tích thu hồi đất 1.073.390,4 m2; chuyển mục đích sử dụng đất 44.115,5 m2 2.1.8. Định giá đất - Phối hợp với các ngành liên quan thẩm định kinh phí bồi thường được 27 hồ sơ; Thông qua 14 phương án bồi thường, trình Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt 04 phương án bồi thường. - Phối hợp với các ngành thẩm định 40 hồ sơ bồi thường, trong đó đã trình Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt 37 hồ sơ. - Phối hợp với các ngành liên quan và Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố MỹTho tham mưu cho Uỷban nhân dântỉnhxây dựng bảng giá đất hàng năm. - Tổng diện tích đất ở các địa phương đã tiến hành định giá để thực hiện bồi thường, giải phóngmặtbằng:617.408m2, trongđó đất nông nghiệp là: 583.820 m2, đất ở: 31.408 m2, đất khác: 5.956 m2, bao gồm một số công trình như: ĐT 865, 5 kênh Bắc quốc lộ 1A, đường huyện 57, kênh Nguyễn Văn Tiếp (Cai Lậy), trường Trunghọc cơ sở ĐoànThịnghiệp, Trungtâmdạynghề (thị trấn Mỹ Phước), 6 cống + 2 cầucủatuyếnkênh SáuẦu - Xoàihột, các côngtrình được thu hồi đất ở trên,... 2.1.9. Những kết quả đạt được và tồn tại, hạn chế * Những kết quả đạt được Qua quá trình tổ chức thực hiện, Trung tâm phát triển quỹ đất đã đạt được những kết quả như sau: - Trong quá trình hoạt động, Trung tâm phát triển quỹ đất được Uỷ ban nhân dân tỉnh giao đấu giá quyền sử dụng đất khu dân cư đường Hùng Vương
  • 28. Đổi mới tổ chức và hoạt động của Tổ chức phát triển quỹ đất- thực tiễn tại tỉnh Tiền Giang GVHD: PGS.TS Phan Trung Hiền 25 SVTH: Võ Văn Chiến nối dài. Đến nay đã thực hiện trên 80% khối lượng công việc được giao, tạo nguồn thu cho ngân sách. - Về bồi thường, hỗ trợ tái định cư: Trung tâm đã mạnh dạn ứng vốn từ ngân sách tỉnh (tạm ứng từ nguồn thu xổ số kiến thiết của tỉnh năm 2014) với khoảng 350 tỷ đồng để tập trung cho công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng tạo quỹ đất sạch chuẩn bị cho triển khai thực hiện dự án xây dựng quảng trường Hùng Vương và các hạng mục công trình kèm theo. - Thực hiện công tác lập phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư theo nhiệm vụ được Uỷ ban nhân dân tỉnh giao, Trung tâm đã quan tâm thực hiện cải cách tổ chức bộ máy, quy trình thực hiện, tăng cường công tác kiểm tra, từ đó công tác thẩm định phương án bồi thường có nhiều tiến bộ, tỷ lệ hồ sơ giải quyết đúng và trước thời hạn so với quy định đạt trên 90%. * Những tồn tại, hạn chế - Với những kết qua đạt được, Trung tâm phát triển quỹ đất còn gặp không ít khó khăn do trên địa bàn tỉnh chưa có quy định cụ thể về việc dành nguồn thu từ đất cho công tác phát triển quỹ đất. Bên cạnh đó, năng lực của đội ngũ cán bộ được phân công nhiệm vụ còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ được giao… Để giải quyết vấn đề này, cần phải có cơ chế phối hợp giữa Trung tâm phát triển quỹ đất và các Sở, ban, ngành theo một quy trình cụ thể. - Công tác đấu giá quyền sử dụng đất đã được Trung tâm thực hiện theo sự chỉ đạo của Uỷ ban nhân dân tỉnh. Tuy nhiên, phần này được nộp vào ngân sách nhà nước, Trung tâm không được trích lại để chi phí cho các hoạt động thường xuyên; do đó Trung tâm không tự chủ được nguồn tài chính và hoạt động phụ thuộc vào ngân sách nhà nước. 2.2. Trung tâm phát triển quỹ đất của các huyện, thành phố, thị xã 2.2.1. Chức năng Trung tâm phát triển quỹ đất của các huyện, thành phố, thị xã có các chức năng sau:
  • 29. Đổi mới tổ chức và hoạt động của Tổ chức phát triển quỹ đất- thực tiễn tại tỉnh Tiền Giang GVHD: PGS.TS Phan Trung Hiền 26 SVTH: Võ Văn Chiến Trung tâm phát triển quỹ đất huyện có chức năng tham mưu cho Uỷ ban nhân dân huyện thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, tạo quỹ đất để đấu giá quyền sử dụng đất, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và ổn định thị trường bất động sản, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, phát triển các khu tái định cư, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng trên đất, đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất, quản lý quỹ đất đã thu hồi, đã nhận chuyển nhượng, đã tạo lập phát triển và thực hiện dịch vụ trong lĩnh vực bồi thường, giải phóng mặt bằng. 2.2.2. Nhiệm vụ Trung tâm phát triển quỹ đất của các huyện, thành phố, thị xã có các nhiệm vụ sau: - Trung tâm phát triển quỹ đất thực hiện tổ chức thực hiện bồithường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất. Tạo quỹ đất và phát triển quỹ đất để đấu giá quyền sử dụng đất, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, phục vụ sự nghiệp giáo dục đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hoá, thể dục thể thao, môi trường và các nhu cầu khác của địa phương, ổn định thị trường bất động sản; - Nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân theo quy định của pháp luật. Tổ chức phát triển các khu, điểm và nhà tái định cư phục vụ việc thu hồi thực hiện các dự án; - Quản lý quỹ đất đã được giải phóng mặt bằng, quỹ đất đã được chuyển nhượng, quỹ đất đã tạo lập và phát triển, quỹ nhà đất đã xây dựng để phục vụ tái định cư, quỹ đất thu hồi theo quy định tại các Khoản 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11 và 12 Điều 38 của Luật đất đai thuộc khu vực đô thị, khu vực có phát triển đô thị nhưng chưa giao dịch dự án đầu tư hoặc chưa đấu giá quyền sử dụng đất; - Tổ chức thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất theo quy định của pháp luật; - Lập phương án sử dụng đất được giao quản lý và các phương án đề án, dự án đầu tư tạo lập và phát triển quỹ đất trình cơ quan có thẩm quyền quyết định;
  • 30. Đổi mới tổ chức và hoạt động của Tổ chức phát triển quỹ đất- thực tiễn tại tỉnh Tiền Giang GVHD: PGS.TS Phan Trung Hiền 27 SVTH: Võ Văn Chiến - Cung cấp dịch vụ trong lĩnh vực bồi thường, giải phóng mặt bằng, cung cấp thôngtin về địa điểm đầutư, giá đất, quỹđấtchocác tổ chức, cá nhân theo yêu cầu; - Tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ theo chương trình, kế hoạch, phương án, dự án, đề án và các hoạt động dịch vụ phù hợp với nhiệm vụ, lĩnh vực chuyên môn được giao; - Phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để triển khai thực hiện nhiệm vụ được giao; - Thực hiện nhiệm vụ khác theo quyết định của cấp có thẩm quyền. 2.2.3. Quyền hạn Trung tâm phát triển quỹ đất của các huyện, thành phố, thị xă có những quyền hạn như sau: - Được cung cấp các văn bản về chính sách, pháp luật của nhà nước và các tài liệu khác có liên quan đến nhiệm vụ được giao; - Tư vấn, cung cấp dịch vụ thuộc lĩnh vực phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao cho tổ chức và cá nhân; - Liên doanh, liên kết, hợp tác với tổ chức kinh tế, cá nhân để thực hiện nhiệm vụ theo quyết định của cấp có thẩm quyền; - Thuê tư vấn, thực hiện công việc thuộc chức năng, nhiệm vụ được giao. 2.2.4. Cơ cấu tổ chức - Trung tâm phát triển quỹ đất có 01 Giám đốc và có không quá 02 Phó Giám đốc, việc bổ nhiệm và miễn nhiệm Giám đốc, Phó Giám đốc thực hiện theo phân cấp quản lý cán bộ của Uỷ ban nhân dân tỉnh. - Trung tâm phát triển quỹ đất có từ 02 đến 03 tổ chuyên môn nghiệp vụ: + Đối với Trung tâm có 03 tổ gồm : Tổ hành chính - Kế hoạch - Tài vụ; Tổ bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; Tổ quản lý và phát triển quỹ đất. + Đốivới Trungtâm có 02tổ gồm: Tổ hành chính-tổng hợp; Tổ nghiệp vụ.
  • 31. Đổi mới tổ chức và hoạt động của Tổ chức phát triển quỹ đất- thực tiễn tại tỉnh Tiền Giang GVHD: PGS.TS Phan Trung Hiền 28 SVTH: Võ Văn Chiến Cơ chế quản lý biên chế được thực hiện theo quy định tại Nghị định 41/2012/NĐ-CP ngày 8/5/2012 của Chính phủ quy định về vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập. Ngoài ra tuỳ theo khối lượng nhiệm vụ được giao, Trung tâm phát triển quỹ đất được phép hợp đồng công nhật, thuê mướn một số nhân sự phù hợp để đảm bảo thực hiện tốt yêu cầu công việc. 2.2.5. Tình hình hoạt động14 * Hoạt động cụ thể và nhân lực của các Trung tâm phát triển quỹ đất ở các huyện, thị xã, thành phố trong thời gian qua như sau: - Trung tâm phát triển quỹ đất thành phố Mỹ Tho + Trung tâm phát triển quỹ đất thành phố Mỹ Tho có 21 nhân viên gồm lãnh đạo Trung tâm và 2 tổ: Tổ hành chính tổng hợp, tổ bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. + Hoạt động theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ, quyền tự chủ 100% và nguồn thu tài chính được trích từ các hoạt động sự nghiệp chủ yếu lập dự án bồi thường hỗ trợ tái định cư: Khu dân cư kênh Xáng Cụt phường 6, khu dân cư vườn thuốc nam, khu dân cư Tân Tỉnh, khu tái định cư Cảng cá, khu dân cư Học Lạc, khu tái định cư chùa Bửu Lâm, quảng trường Hùng Vương (39%), khu dân cư cặp đường Lê Văn Phẩm,… Nhìn chung, hoạt động của Trung tâm trong lĩnh vực bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khá mạnh đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra. Tuy nhiên tình hình tạo quỹ đất sạch và quản lý phát triển quỹ đất công ở Trung tâm vẫn chưa được thực hiện tốt. - Trung tâm phát triển quỹ đất thị xã Gò Công + Trung tâm phát triển quỹ đất thị xã Gò Công có 15 nhân viên gồm lãnh đạo Trung tâm và 2 tổ: Tổ hành chính - tổng hợp, Tổ nghiệp vụ. + Hoạt động theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ, quyền tự chủ 100%. Tuy từ năm 2012 đến tháng 9/2013, không 14 Đề án cơ chế quản lý, phát triển quỹ đất của tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2013-2020, Tr 57
  • 32. Đổi mới tổ chức và hoạt động của Tổ chức phát triển quỹ đất- thực tiễn tại tỉnh Tiền Giang GVHD: PGS.TS Phan Trung Hiền 29 SVTH: Võ Văn Chiến có dự án lớn triển khai trên địa bàn thị xã, chỉ có một vài trụ sở cơ quan, trường học dự kiến triển khai trong năm 2013 có thu hồi đất, phải bồi thường, hỗ trợ và tái định cư nhưng số thu trích lại từ kinh phí bồi thường không lớn. Do đó Trung tâm vẫn chưa tự chủ được do nguồn thu chưa đảm bảo, hiện vẫn tạm ứng từ ngân sách của thị xã. Hoạt động hiện nay của Trung tâm phát triển quỹ đất thị xã kém hiệu quả, chưa phát huy hết chức năng, nhiệm vụ được giao. - Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Cai Lậy + Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Cai Lậy có 11 nhân viên gồm lãnh đạo Trung tâm và 2 tổ: Tổ hành chính - Kế toán, Tổ nghiệp vụ. + Hoạt động theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ, quyền tự chủ 100% và nguồn thu tài chính được trích từ các hoạt động sự nghiệp, chủ yếu lập các dự án bồi thường: Công trình bờ bao khu dân cư có sẵn tây kênh Chà Là; bờ bao khu dân cư kênh Cà Dăm; Đường tỉnh 865; Đường tỉnh 874; kênh Nguyễn Văn Tiếp; Dự án 05 kênh bắc QL 01; khu dân cư Mỹ Phước Tây (giai đoạn 2); Nạo vét kênh Ba Muồng xã Long Khánh, cụm dân cư Mỹ Phước Tây,… - Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Cái Bè + Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Cái Bè có 20 nhân viên gồm lãnh đạo Trung tâm và 3 tổ: Tổ hành chính - Kế hoạch - Tài vụ, Tổ đo đạc - kiểm kê, áp giá bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, Tổ quản lý và phát triển quỹ đất. + Hoạt động theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ, quyền tự chủ 50% và 50% được hỗ trợ từ ngân sách của huyện Cái Bè. Hoạt động của Trung tâm chủ yếu là giải phóng mặt bằng các công trình: Cầu Trà Lọt, cầu Cổ Cò, đường tỉnh 861, đường vào trường Trung học cơ sở An Hữu, kênh Xóm Chiếu; hoàn chỉnh phương án được phê duyệt: Đường giữa huyện, đường Củi lớn, kênh 6 Bằng Lăng, đường tây sông Cổ Cò,… Việc tạo quỹ đất sạch và quản lý phát triển quỹ đất, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở Trung tâm vẫn chưa được thực hiện tốt.
  • 33. Đổi mới tổ chức và hoạt động của Tổ chức phát triển quỹ đất- thực tiễn tại tỉnh Tiền Giang GVHD: PGS.TS Phan Trung Hiền 30 SVTH: Võ Văn Chiến - Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Tân Phước + Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Tân Phước có 8 nhân viên gồm lãnh đạo Trung tâm và 2 tổ: Tổ hành chính - tổng hợp và tổ nghiệp vụ. + Hoạt động từ nguồn ngân sách của huyện Tân Phước cấp 100%. Các hoạt động của Trung tâm chủ yếu là thực hiện việc bồi thường và giải phóng mặt bằng: Công trình nạo vét kênh Nguyễn Văn Tiếp, khu nghỉ dưỡng Hòa Cương, mở rộng đường Tràm Mù, bờ bao khu dân cư có sẵn kênh Láng Cát, bờ bao khu dân cư có sẵn tây kênh Mới, Trung tâm dạy nghề huyện, trường Mầm non Phước Lập, Khu bảo tồn,… - Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Châu Thành + Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Châu Thành có 12 nhân viên gồm lãnh đạo Trung tâm và 3 tổ: Tổ hành chính - kế hoạch, Tổ bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, tổ phát triển quỹ đất. + Hoạt động theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ, quyền tự chủ 100%. Các hoạt động của Trung tâm chủ yếu là: Đường Lộ Giồng (mở rộng); cầu Bến Hải; đường vào trường Mẫu giáo Vĩnh Kim; nhà văn hóa xã Long Hưng; đường Tân Hiệp - Thân Đức (đoạn giữa); trường Tiểu học Hữu Đạo; đường huyện 31, trường Tiểu học Tam Hiệp; đường Lê Văn Sáu; Bến bãi - chợ Phú Phong. Bên cạnh đó Trung tâm còn quản lý phát triển quỹ đất công của huyện Châu Thành trong năm 2013: đã tổ chức bàn giao xong 17 thửa đất công từ Phòng Giáo dục - Đào tạo; tiếp nhận các thửa khác trong năm 2013: Trại giống nông nghiệp, Rạch gầm Xoài Mút, trường Tiểu học Đông Hòa, thửa đất ấp mới, xã Long Định (ngân hàng giao lại); hiện đang tiến hành bàn giao đất Trung tâm dạy nghề huyện. Đến ngày 08/10/2013 đã hoàn thành công tác cắm cọc bêtông ranh các thửa đất công, kể các thửa đất dự kiến xây dựng nhà văn hóa Long Hưng,…
  • 34. Đổi mới tổ chức và hoạt động của Tổ chức phát triển quỹ đất- thực tiễn tại tỉnh Tiền Giang GVHD: PGS.TS Phan Trung Hiền 31 SVTH: Võ Văn Chiến - Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Chợ Gạo + Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Chợ Gạo có 12 nhân viên gồm lãnh đạo Trung tâm và 3 tổ: Tổ hành chính - Tài vụ, Tổ Kế hoạch- Tổnghợp, Tổ phát triển quỹ đất. + Hoạt động theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ, quyền tự chủ 100%. Các hoạt động của Trung tâm chủ yếu là: Dự án đầu tư xây dựng nâng cấp tuyến kênh Chợ Gạo, đường Cần Đước - Chợ Gạo, công trình thuỷ lợi Bảo Định giai đoạn 2, hạng mục: Rạch Ông Văn, kênh Ngang, kênh Nhỏ, kênh Miếu Điền, dự án xây dựng chợ Bến Tranh và khu dân cư xã Lương Hòa Lạc, công trình trường Trung học cơ sở thị trấn, trường Mẫu giáo xã An Thạnh Thủy và Tân Thuận Bình, mở rộng bãi rác Thanh Bình (xử lý nước thải) và đường Nguyễn Minh Giác (đường số 4) thị trấn Chợ Gạo, dự án nhà máy sản xuất và gia công túi đựng gậy Golf, Vali, balô và loại túi xách…, và việc đề xuất đấu giá các thửa đất công; đồng thời khắc phục những tồn đọng của dự án. - Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Gò Công Đông + Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Gò Công Đông có 14 nhân viên gồm lãnh đạo Trung tâm và 2 tổ: Tổ hành chính - Tổng hợp, Tổ nghiệp vụ. + Hoạt động theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ, quyền tự chủ 100%. Các hoạt động của Trung tâm chủ yếu là Công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ và tái định cư: Dự án mở rộng bến phà Phước Trung - Phú Đông; dự án nâng cấp đê biển Gò Công hạng mục cầu qua Kênh 3 nối với đê dự phòng nhánh 2, xã Tân Điền; dự án bổ sung đoạn kênh nối từ cống đê nhánh 3 đến kênh Tám Trị ấp Rạch Bùn, xã Tân Điền; dự án xây dựng công trình đường vào khu du lịch sinh thái biển Tân Thành; dự án nhà máy chế biến trái cây NICHIREISUCO Việt Nam.
  • 35. Đổi mới tổ chức và hoạt động của Tổ chức phát triển quỹ đất- thực tiễn tại tỉnh Tiền Giang GVHD: PGS.TS Phan Trung Hiền 32 SVTH: Võ Văn Chiến + Về quản lý đất công Trung tâm tham gia bán đấu giá quyền sử dụng đất: 5 lô đất khu dân cư thị trấn Tân Hòa với số tiền thu được nộp vào ngân sách là 683,5 triệu đồng; trưng dụng đất Uỷ ban nhân dân thị trấn Tân Hòa: 03 lô với tổng kinh phí là 185,95 triệu đồng, Uỷ ban nhân dân thị trấn Vàm Láng: 01 lô với tổng kinh phí 100 triệu đồng. - Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Gò Công Tây + Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Gò Công Tây có 6 nhân viên gồm lãnh đạo Trung tâm và 2 tổ: Tổ hành chính, Tổ nghiệp vụ. + Hoạt động theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ, quyền tự chủ 100%. Các hoạt động của Trung tâm chủ yếu là công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ và tái định cư: Dự án mở rộng kênh Chợ Gạo, trường tiểu học Đồng Sơn, trường Mẫu giáo Long Vĩnh, trường Trung học cơ sở Long Bình, nhà văn hóa, sân vận động Bình Tân. Ngoài ra Trung tâm tham gia đấu giá 6 căn nhà tại bến xe cũ. - Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Tân Phú Đông + Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Tân Phú Đông có 8 nhân viên gồm lãnh đạo Trung tâm và 2 tổ: Tổ hành chính, tổ nghiệp vụ. + Hoạt động theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ, quyền tự chủ 100%. Các hoạt động của Trung tâm chủ yếu là công tác bồi thường, giải phòng mặt bằng: Dự án đường trung tâm xã Tân Thạnh, đường vào bến phà Rạch Vách, công trình hạ tầng khu trung tâm huyện, chợ xã Tân Thạnh, trụ sở ấp Cả Thu 2, đường vào trung tâm hành chính huyện, trường Mẫu giáo xã Tân Phú. * Kết quả hoạt động của Trung tâm phát triển quỹ đất các huyện, thành phố và thị xã. Các Trung tâm phát triển quỹ đất trên địa bàn tỉnh Tiền Giang hiện nay thực hiện chức năng chính là bồi thường, giải phóng mặt bằng để phát triển quỹ đất, đang hoạt động hoàn toàn độc lập với nhau về cả tổ chức, kế hoạch
  • 36. Đổi mới tổ chức và hoạt động của Tổ chức phát triển quỹ đất- thực tiễn tại tỉnh Tiền Giang GVHD: PGS.TS Phan Trung Hiền 33 SVTH: Võ Văn Chiến công tác, kế hoạch tài chính. Hiện nay, các Trung tâm phát triển quỹ đất là lực lượng chủ yếu đã và đang thực hiện công tác giải phóng mặt bằng. 2.3. Những kết quả đạt được và tồn tại, hạn chế 2.3.1. Những kết quả đạt được Được sự quan tâm lãnh, chỉ đạo của Tỉnh ủy, Uỷ ban nhân dân tỉnh và Bộ Tài nguyên và Môi trường, sự nổ lực phấn đấu của tập thể cán bộ, công chức ngành tài nguyên và môi trường, nhìn chung công tác quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường ở địa phương trong thời gian qua đạt được một số kết quả nhất định: - Đội ngũ cán bộ, viên chức Trung tâm phát triển quỹ đất được hình thành và phát triển. Với tinh thần trách nhiệm cao của cán bộ, công chức, viên chức của các Trung tâm phát triển quỹ đất đã thực hiện tốt chức năn, nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của đơn vị. - Sự phối hợp giữa các ngành, địa phương liên quan được thực hiện từ khâu đo đạc, trích lục hồ sơ địa chính đến kiểm kê áp giá, lập phương án bồi thường. Sự phối hợp chặt chẽ với các xã có dự án đi qua, để tuyên truyền các chủ trương, chính sách cho nhân dân biết để đồng tình hưởng ứng. - Luôn nhận được sự quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi của lãnh đạo các cấp cho đơn vị trong việc tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với sự nghiệp công lập. 2.3.2. Những tồn tại, hạn chế Bên cạnh những nỗ lực, cố gắng và những kết quả đạt được, vẫn còn những hạn chế, tồn tại như sau: - Nhìn chung công tác đăng ký, lập hồ sơ, xét duyệt và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh đã được triển khai khá toàn diện và đồng bộ ở các cấp, các ngành và các địa phương. Kết quả bước đầu cho thấy số lượng người sử dụng lập thủ tục đăng ký cấp quyền sử dụng đất đạt tỷ lệ khá cao. Tuy nhiên vẫn còn một số tổ chức, cá
  • 37. Đổi mới tổ chức và hoạt động của Tổ chức phát triển quỹ đất- thực tiễn tại tỉnh Tiền Giang GVHD: PGS.TS Phan Trung Hiền 34 SVTH: Võ Văn Chiến nhân sử dụng đất không đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; công tác phối hợp giữa các ngành chuyên môn với Uỷ ban nhân dân các cấp trong công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở một số địa phương chưa được chặt chẽ, số lượng hồ sơ đã được lập và trình cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hiện nay còn thấp so với yêu cầu, kế hoạch đề ra. - Công tác cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Công tác tuyên truyền của các ngành các cấp còn chậm, chưa thấy hết được tầm quan trọng của công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất để thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất. Việc áp dụng các văn bản quy phạm pháp luật về đất đai còn chưa có sự thống nhất chung nên làm chậm tiến độ cấp giấy. - Việc lập và phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ở một số địa phương còn chậm so với kỳ quy hoạch, công tác dự báo chưa đầy đủ nên chất lượng quy hoạch chưa cao, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế; việc quản lý quy hoạch chưa chặt chẽ nhất là cấp huyện, xã; quá trình kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy hoạch, công bố, công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chưa được các ngành và địa phương quan tâm và thực hiện đúng quy định. Công tác rà soát việc thực hiện các dự án, công trình đầu tư có liên quan đến việc sử dụng đất của các cấp, các ngành chưa kịp thời và đúng theo quy định của pháp luật dẫn đến quy hoạch bị lạc hậu, chất lượng quy hoạch không cao, gây ảnh hưởng đến tâm lý, đời sống và sinh hoạt của người dân. - Qua kết quả kiểm tra công tác quản lý sử dụng đất của các tổ chức được nhà nước giao đất, cho thuê đất trên địa bàn tỉnh cho thấy công tác quản lý đất công ở một số địa phương còn lỏng lẽo, việc sử dụng đất của một số tổ chức chưa đúng theo quy định của pháp luật như giao đất, cho thuê đất không đúng thẩm quyền, để đất công bị lấn chiếm...
  • 38. Đổi mới tổ chức và hoạt động của Tổ chức phát triển quỹ đất- thực tiễn tại tỉnh Tiền Giang GVHD: PGS.TS Phan Trung Hiền 35 SVTH: Võ Văn Chiến - Công tác quản lý đất công chưa được chặt chẽ, nhiều địa phương để đất công bị lấn chiếm hoặc giao đất, cho thuê đất không đúng thẩm quyền; một vài địa phương chưa tổ chức đo đạc, xác định ranh giới, lập hồ sơ địa chính các thửa đất công để đưa vào quản lý. - Công tác xây dựng bảng giá đất hàng năm hoàn thành, tuy nhiên do công tác phối hợp của các địa phương chưa được chặt chẽ nên tiến độ chậm hơn so với kế hoạch đề ra, làm ảnh hưởng đến giao dịch quyền sử dụng đất, công tác thu thuế, làm thủ tục chuyển quyền sử dụng đất,…. - Đội ngũ cán bộ ngành còn bất cập, hiệu lực quản lý nhà nước trên các lĩnh vực, nhất là đất đai còn nhiều hạn chế. Thực hiện phân công, phân cấp chưa nghiêm túc và đồng bộ, quản lý sử dụng tài nguyên đất còn lãng phí, kém hiệu quả. Tham mưu xây dựng cơ chế chính sách cụ thể còn chậm và chưa đầy đủ. Công tác hướng dẫn, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc ở cơ sở chưa toàn diện, sâu kỹ và kịp thời. - Điều hành hoạt động của một số đơn vị sự nghiệp còn nhiều mặt hạn chế, chưa chủ động; đội ngũ cán bộ, công nhân viên chưa ngang tầm, tài chính chưa tự chủ. Hiệu quả công tác và hoạt động sự nghiệp chưa cao, chậm đề xuất hướng giải quyết. Các giải pháp để khắc phục vươn lên chưa phát huy tác dụng. 2.4. Phương án tổ chức lại Trung tâm phát triển quỹ đất 2.4.1. Phương hướng phát triển nhân lực vận hành các tổ chức quản lý phát triển đất cấp tỉnh, huyện đến năm 2020 do Uỷ ban nhân dân các cấp quản lý Để cho các Trung tâm phát triển quỹ đất hiện có hoạt động ổn định, tránh làm xáo động và nhằm đảm bảo các nhiệm vụ hoạt động bình thường, liên tục trong tương lai và có thời gian để đánh giá năng lực chi tiết từng chi nhánh và nắm bắt được tình hình, khối lượng công việc trong thời gian tới của từng huyện, thành phố, thị xã lộ trình thực hiện kiện toàn toàn các Trung tâm phát triển quỹ đất hiện có trên địa bàn tỉnh Tiền Giang như sau: