SlideShare a Scribd company logo
1 of 160
Trước tiên tác giả xin chân thành cảm ơn nhà trường – nơi tác giả được học
tập và rèn luyện; tác giả xin chân thành cám ơn các Thầy, các Cô đã ân cần chỉ bảo
và giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình là sinh viên của nhà trường.
Tác giả xin cám ơn cô Trần Thị Thùy Linh, Người đã hướng dẫn và chỉ bảo
tận tình cho tác giả trong quá trình thực hiện đề tài; để trang bị hành trang bước vào
đời, nơi mà các kiến thực được học được đưa vào thực tế.
Cùng với sự biết ơn nhà trường là lòng biết ơn tới đơn vị thực tập – NHNo &
PTNT VN chi nhánh Biên Hòa, tác giả xin gửi lời cảm ơn đến chú Nguyễn Trí
Dũng – Trưởng phòng Kế hoạch kinh doanh và các anh chị trong phòng đã tận tình
giúp đỡ, cung cấp nhiều thông tin, tài liệu bổ ích, hỗ trợ các kỹ năng công việc,
chuyên môn nghề nghiệp để tác giả thực sự làm quen được với công việc, tiếp cận
với thực tế.
Một lần nữa xin cám ơn ban Giám Đốc, ban Quản Lý cũng như các Anh, các
Chị trong cơ quan đã tạo mọi điều kiện cho tác giả hoàn thành chương trình nghiên
cứu khoa học.
Sinh viên
ĐẶNG NGỌC THANH HƯƠNG
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU.....................................................................................................8
1. Lý do chọn đề tài: ................................................................................................1
2. Tổng quan về lịch sử nghiên cứu đề tài:..............................................................2
3. Mục tiêu nghiên cứu:...........................................................................................2
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: ......................................................................3
5. Phương pháp nghiên cứu: ....................................................................................3
6. Những đóng góp mới của đề tài: .........................................................................3
7. Nội dung nghiên cứu: ..........................................................................................4
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÀI TRỢ CỦA NHTM ĐỐI VỚI
HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU ...............................................................................5
1.1 Lý luận về hoạt động xuất khẩu.........................................................................5
1.1.1 Sự cần thiết của hoạt động xuất khẩu.............................................................5
1.1.2 Nhu cầu tài trợ xuất khẩu................................................................................6
1.1.3 Các nguồn tài trợ cho hoạt động xuất khẩu. ...................................................7
1.2 Lý luận về tín dụng đối với hoạt động xuất khẩu..............................................9
1.2.1 Khái niệm về tài trợ xuất khẩu........................................................................9
1.2.2 Ý nghĩa của việc tài trợ xuất khẩu................................................................10
1.2.3 Các quy định, quy chế tài trợ xuất khẩu .......................................................10
1.2.3.1 Quy định về cho vay bằng đồng Việt Nam theo lãi suất thỏa thuận của tổ
chức tín dụng đối với khách hàng..........................................................................10
1.2.3.2 Quy chế tín dụng hỗ trợ xuất khẩu số 133/2001/QĐ/TTg.........................10
1.2.3.3 Quy trình tài trợ xuất khẩu.........................................................................11
1.2.4 Tín dụng ngân hàng đối với hoạt động xuất khẩu. .......................................13
1.2.4.1 Khái niệm, Vai trò của tín dụng ngân hàng...............................................13
1.2.4.2 Các hình thức tín dụng tài trợ xuất khẩu của NHTM................................15
1.2.4.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng tài trợ xuất khẩu của NHTM
Việt Nam................................................................................................................20
1.3 Lý luận về TTQT đối với hoạt động xuất khẩu...............................................22
1.3.1 Những vấn đề chung về TTQT.....................................................................22
1.3.1.1 Khái niệm về TTQT..................................................................................22
1.3.1.2 Ý nghĩa của TTQT.....................................................................................23
1.3.2 Giới thiệu các dịch vụ của hoạt động TTQT ................................................24
1.3.2.1 Dịch vụ nhờ thu chứng từ hàng xuất khẩu................................................24
1.3.2.2 Thông báo thư tín dụng chứng từ. .............................................................25
1.3.2.3 Thông báo kèm xác nhận L/C...................................................................25
1.3.2.4 Chuyển nhượng thư tín dụng chứng từ.....................................................26
1.3.2.5 Nhận bộ chứng từ để thanh toán L/C.........................................................27
1.3.2.6 Chiết khấu bộ chứng từ để thanh toán L/C................................................27
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ....................................................................................27
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÀI TRỢ ĐỐI VỚI HOẠT
ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TẠI NHNo & PTNT -
CHI NHÁNH BIÊN HÒA...................................................................................28
2.1 Giới thiệu về NHNo & PTNT Việt Nam.........................................................28
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển................................................................28
2.1.1.1 Quá trình hình thành..................................................................................28
2.1.1.2 Mô hình tổ chức và năng lực kinh doanh ..................................................29
2.1.2 Mạng lưới, cơ cấu tổ chức và các loại hình sản phẩm, dịch vụ....................30
2.1.2.1 Mạng lưới...................................................................................................30
2.1.2.2 Cơ cấu tổ chức ...........................................................................................31
2.1.3 Định hướng phát triển...................................................................................31
2.2 Giới thiệu về NHNo &PTNT - Chi nhánh Biên Hòa. .....................................32
2.2.1 Quá trình hình thành và phát triển................................................................32
2.2.2 Mạng lưới, cơ cấu tổ chức ............................................................................34
2.2.3 Các loại hình sản phẩm, dịch vụ...................................................................37
2.2.3.1 Nhóm sản phẩm tiền gửi............................................................................37
2.2.3.2 Nhóm sản phẩm cấp tín dụng ....................................................................38
2.2.3.3 Nhóm sản phẩm dịch vụ tài khoản và thanh toán trong nước ...................38
2.2.3.4 Nhóm sản phẩm dịch vụ thanh toán quốc tế..............................................38
2.2.3.5 Nhóm sản phẩm thẻ ...................................................................................39
2.2.3.6 Nhóm sản phẩm E-BANKING..................................................................39
2.2.3.7 Nhóm sản phẩm dịch vụ ngân quỹ và quản lý tiền tệ................................39
2.2.3.8 Nhóm sản phẩm khác.................................................................................39
2.2.4 Định hướng phát triển...................................................................................39
2.2.4.1 Mục tiêu phấn đấu .....................................................................................40
2.2.4.2 Những chương trình chính sẽ thực hiện ....................................................40
2.2.5 Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT - Chi nhánh Biên Hòa ..42
2.3 Phân tích hoạt động tài trợ xuất khẩu tại NHNo&PTNT - Chi nhánh Biên
Hòa.........................................................................................................................45
2.3.1 Hình thức tài trợ xuất khẩu...........................................................................45
2.3.2 Quy định tín dụng tài trợ xuất khẩu NHNo & PTNT - Chi nhánh
Biên Hòa. ..............................................................................................................45
2.3.2.1 Mục đích cho vay.......................................................................................45
2.3.2.2 Đối tượng cho vay .....................................................................................45
2.3.2.3 Nguyên tắc vay vốn ...................................................................................46
2.3.2.4 Điều kiện vay vốn......................................................................................46
2.3.2.5 Thời hạn cho vay .......................................................................................47
2.3.2.6 Lãi suất cho vay.........................................................................................47
2.3.2.7 Phương thức cho vay .................................................................................47
2.3.2.8 Mức cho vay ..............................................................................................48
2.3.3 Quy định về quy trình nghiệp vụ thanh toán xuất khẩu tại NHNo & PTNT –
Chi nhánh Biên Hòa ..............................................................................................48
2.3.3.1 Quy trình thanh toán L/C xuất khẩu ..........................................................48
2.3.3.2 Quy trình thanh toán nhờ thu.....................................................................52
2.3.4 Quy trình thực hiện tín dụng tài trợ xuất khẩu NHNo & PTNT – Chi nhánh
Biên Hòa ................................................................................................................52
2.3.4.1 Thủ tục tài trợ. ...........................................................................................53
2.3.4.2 Thẩm định hồ sơ. .......................................................................................53
2.3.4.3 Lập tờ trình. ...............................................................................................53
2.3.4.4 Phát tiền vay...............................................................................................54
2.3.4.5 Kiểm tra và xử lý nợ vay ...........................................................................54
2.3.4.6 Tính lãi, thu lãi, thu nợ, gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ, chuyển nợ quá
hạn..........................................................................................................................54
2.3.4.7 Thanh lý hợp đồng tín dụng.......................................................................55
2.3.5 Kết quả thực hiện tài trợ xuất khẩu của NHNo & PTNT - Chi nhánh Biên
Hòa (Doanh số cho vay, Doanh số thanh toán xuất khẩu, Thu nợ, Dư nợ, Nợ
xấu...) .....................................................................................................................56
2.3.5.1 Tình hình nguồn vốn tự huy động .............................................................56
2.3.5.2 Tình hình hoạt động thanh toán xuất khẩu tại NHNo & PTNT chi nhánh
Biên Hòa ................................................................................................................59
2.3.5.3 Doanh số cho vay xuất khẩu......................................................................62
2.3.5.4 Tình hình thu nợ cho vay xuất khẩu ..........................................................65
2.3.5.5 Tình hình dư nợ, nợ xấu ............................................................................69
2.3.5.6 Những mặt tích cực đạt được.....................................................................72
2.4 Kết quả nghiên cứu thu thập thông tin của các Doanh nghiệp xuất khẩu tại
NHNo & PTNT – Chi nhánh Biên Hòa.................................................................74
2.4.1 Quy mô điều tra ............................................................................................74
2.4.2 Kết quả điều tra.............................................................................................75
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ....................................................................................88
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÀI TRỢ ĐỐI VỚI
HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TẠI NHNo &
PTNT - CHI NHÁNH BIÊN HÒA....................................................................89
3.1 Định hướng hoạt động của NHNo & PTNT – Chi nhánh Biên Hòa...............89
3.1.1 Định hướng về nguồn vốn ............................................................................89
3.1.2 Định hướng về sử dụng vốn..........................................................................90
3.1.3 Định hướng về mở rộng các hoạt động TTQT .............................................91
3.1.4 Định hướng về kinh doanh dịch vụ và sản phẩm Ngân hàng.......................91
3.1.5 Các định hướng về công nghệ và con người ................................................91
3.1.6 Định hướng sử dụng hiệu quả các công cụ điều hành..................................92
3.1.7 Định hướng nâng cao năng lực và hiệu quả công tác marketing..................92
3.2 Các giải pháp đề xuất trong hoạt động tài trợ xuất khẩu đối với các Doanh
nghiệp tại NHNo & PTNT – Chi nhánh Biên Hòa................................................92
3.2.1 Nâng cao chất lượng hoạt động tài trợ xuất khẩu.........................................92
3.2.2 Hoàn thiện và đa dạng hóa các hình thức tài trợ xuất khẩu cho các doanh
nghiệp.....................................................................................................................93
3.2.2.1 Nghiệp vụ chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất............................................93
3.2.2.2 Tài trợ khép kín cho các doanh nghiệp sản xuất hàng XK........................95
3.2.2.3 Chiết khấu hối phiếu..................................................................................95
3.2.2.4 Tín dụng ứng trước kết hợp với kinh doanh ngoại tệ................................96
3.2.2.5 Bảo lãnh thực hiện hợp đồng.....................................................................96
3.2.3 Nâng cao chất lượng nhân viên Ngân hàng..................................................96
3.2.4 Phòng ngừa rủi ro tín dụng tài trợ xuất khẩu................................................97
3.2.4.1 Nâng cao chất lượng công tác thẩm định tín dụng tài trợ XK...................97
3.2.4.2 Tăng cường công tác kiểm tra, rà soát sau khi cấp tín dụng. ....................98
3.2.4.3 Phân tán rủi ro............................................................................................99
3.2.5 Hoàn thiện quy trình cho vay đối với khách hàng khi giao dịch
tại NH.....................................................................................................................99
3.2.6 Thực hiện chính sách khách hàng phù hợp.................................................100
3.2.7 Tuyên truyền, quảng bá tiếp thị hoạt động tài trợ XK................................101
3.3 Một số kiến nghị nhằm phát triển hoạt động tài trợ xuất khẩu......................102
3.3.1 Kiến nghị đối với NHNo & PTNT Việt Nam.............................................102
3.3.2 Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước.....................................................103
3.3.3 Kiến nghị đối với Chính phủ. .....................................................................103
3.3.3.1 Hoàn thiện môi trường pháp lý................................................................103
3.3.3.2 Chính sách tài chính hỗ trợ......................................................................104
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ..................................................................................105
KẾT LUẬN........................................................................................................106
CCLĐ : Công cụ lao động
CBVC : Cán bộ viên chức
CB CNV : Cán bộ công nhân viên
DN : Doanh nghiệp
KHKD : Kế Hoạch Kinh Doanh
KH : Khách hàng
NHTM : Ngân hàng thương mại
NH : Ngân hàng
NHNN : Ngân hàng Nhà Nước
NHNo : Ngân hàng Nông Nghiệp
NHNo&PTNT : Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn
NĐ : Nghị Định
QĐ : Quyết Định
RRTD : Rủi ro tín dụng
TTQT : Thanh toán quốc tế
TT : Thông tư
TSCĐ : Tài sản cố định
TS : Tài sản
XK : Xuất khẩu
XNK : Xuất nhập khẩu
Ảnh 2.1: Trụ sở chính NHNo&PTNT Việt Nam.................................. Trang 28
Ảnh 2.2: NHNo&PTNT chi nhánh Biên Hòa................................................. 32
Sơ đồ 1.1: Các hình thức tín dụng tài trợ xuất khẩu. .......................................15
Sơ đồ 1.2: Quy trình nghiệp vụ phương thức tín dụng chứng từ.....................16
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức NHNo&PTNT Việt Nam.......................................31
Sơ đồ 2.2: Cơ cấu tổ chức NHNo&PTNT Chi nhánh Biên Hòa .....................34
Sơ đồ 2.3: Quy trình thực hiện nghiệp vụ tín dụng tài trợ xuất khẩu
tại NHNo&PTNT chi nhánh Biên Hòa. ......................................................52
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh – tài chính
phấn đấu năm 2011. Trang 40
Bảng 2.2: Bảng phân tích kết quả hoạt động kinh doanh qua các năm ...........42
Bảng 2.3: Tình hình nguồn vốn tự huy động tại NHNo&PTNT chi nhánh Biên Hòa
..........................................................................................................................56
Bảng 2.4: Doanh số thanh toán xuất khẩu qua các năm ..................................59
Bảng 2.5: Doanh số cho vay xuất khẩu giai đoạn 2008-2010 .........................62
Bảng 2.6: Doanh số thu nợ xuất khẩu..............................................................66
Bảng 2.7: Dư nợ, nợ xấu ..................................................................................69
Bảng 2.8: Ngành nghề kinh doanh của Doanh nghiệp.....................................75
Bảng 2.9: Nhân tố tình hình tài chính của Doanh nghiệp................................76
Bảng 2.10: Lý do vay vốn của Doanh nghiệp..................................................78
Bảng 2.11: Thời hạn của khoản vay.................................................................79
Bảng 2.12: Tài sản thế chấp tại Ngân hàng......................................................80
Bảng 2.13: Tỷ lệ lãi suất của khoản vay ..........................................................81
Bảng 2.14: Phí dịch vụ tại Ngân hàng .............................................................82
Bảng 2.15: Doanh nghiệp thường hay sử dụng dịch vụ nào của Ngân hàng...82
Bảng 2.16: Trả nợ đúng hạn.............................................................................84
Bảng 2.17: Sự hài lòng của khách hàng...........................................................84
Bảng 2.18: Tiếp tục vay vốn tại Ngân hàng.....................................................86
Bảng 2.19: Yếu tố cần khắc phục.....................................................................87
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Tình hình nguồn vốn huy động và tổng dư nợ cho vay ..............43
Biểu đồ 2.2: Tình hình thu nhập, chi phí và lợi nhuận.....................................44
Biểu đồ 2.3: Tình hình cơ cấu nguồn vốn tự huy động....................................58
Biểu đồ 2.4: Doanh số thanh toán hàng xuất nhập khẩu..................................60
Biểu đồ 2.5: Doanh số cho vay xuất khẩu giai đoạn 2008-2010 .....................64
Biểu đồ 2.6: Doanh số thu nợ cho vay xuất khẩu ............................................68
Biểu đồ 2.7: Dư nợ, nợ xấu..............................................................................71
Biểu đồ 2.8: Ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp .................................75
Biểu đồ 2.9: Nhân tố tình hình tài chính của doanh nghiệp.............................76
Biểu đồ 2.10: Lý do vay vốn của doanh nghiệp...............................................78
Biểu đồ 2.11: Thời hạn của khoản vay.............................................................79
Biểu đồ 2.12: Tài sản thế chấp tại Ngân hàng .................................................80
Biểu đồ 2.13: Tỷ lệ lãi suất của khoản vay......................................................81
Biểu đồ 2.14: Doanh nghiệp sử dụng dịch vụ tại của Ngân hàng....................83
Biểu đồ 2.15: Sự hài lòng của doanh nghiệp ...................................................85
Biểu đồ 2.16: Tiếp tục vay vốn tại Ngân hàng.................................................86
Biểu đồ 2.17: Yếu tố cần khắc phục. ...............................................................87
- 1 -
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế từ tập trung quan liêu
bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, khi gia nhập WTO, đòi hỏi
các nhà xuất khẩu cần phải tăng cường lượng hàng hóa để xuất khẩu sang các nước,
giao thương quốc tế,… Chính vì thế mà hoạt động xuất khẩu ngày càng phát triển
lớn mạnh và không ngừng phát triển. Trước đây, chúng ta chỉ trao đổi hàng hóa để
tiện phục vụ cho đời sống, chưa chú trọng gì nhiều đến vấn đề xuất khẩu nhưng
hiện nay khi bước sang giai đoạn mới – gia nhập WTO thì việc xuất khẩu hàng hóa
sang các nước trên Thế giới có nhiều lợi thế hơn, đạt được lợi nhuận cao hơn, thị
trường buôn bán, giao thương được mở rộng, có nguồn ngoại tệ dồi dào. Đây là một
bước tiến mới cho đất nước ta nhằm đưa nước ta đi lên, theo kịp với các quốc gia
khác; và cũng chính là chiến lược phát triển đất nước mà chúng ta cần hướng tới.
Tuy nhiên, khi tiến hành xuất khẩu, bên cạnh những lợi ích từ việc xuất
khẩu mang lại thì chắc chắn các nhà xuất khẩu sẽ gặp phải không ít khó khăn và thử
thách, đó là sự cạnh tranh của thị trường các nước, lượng hàng hóa xuất khẩu tăng
lên nhiều cần phải có nguồn vốn dồi dào và các doanh nghiệp xuất khẩu đang gặp
khó khăn, hoặc phải bỏ ra chi phí cao hơn, mới có thể tìm được nguồn vốn cần thiết.
Vậy thì các nhà xuất khẩu cần phải tìm sự hỗ trợ từ đâu, về mặt kinh tế cũng
như mặt tài chính? Ai sẽ giúp đỡ họ? Lúc này đây, sự hỗ trợ của các NHTM có vai
trò rất lớn về việc đảm bảo hạn chế những rủi ro có thể xảy ra với các nhà xuất khẩu
trong quá trình thanh toán, rủi ro xảy ra trong quá trình giao dịch, biến động tỷ giá,
v.v…
Với những vấn đề nêu trên, thì chúng ta thấy rằng NHTM đóng một vai trò
rất quan trọng về vấn đề tài trợ trong hoạt động xuất khẩu cho các nhà xuất khẩu
Việt Nam. Chính vì thế mà tác giả đã lựa chọn cho mình đề tài “Tài trợ đối với
hoạt động xuất khẩu của các Doanh nghiệp tại NHNo & PTNT – Chi nhánh
Biên Hòa “ . Nhận thấy đây là một đề tài hay, có điều kiện giúp tác giả củng cố lại
- 2 -
kiến thức đã học và đồng thời giúp tác giả có kinh nghiệm nhiều hơn để có thể công
tác tốt ở bộ phận Thanh toán quốc tế, Tín dụng khi làm việc tại NHTM.
2. Tổng quan về lịch sử nghiên cứu đề tài:
Nguồn vốn của các doanh nghiệp đang bị eo hẹp dần mà lượng hàng hóa
xuất khẩu tăng cao nên cần sự hỗ trợ rất lớn từ phía các NHTM. Tài trợ xuất khẩu
nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu có nhu cầu về vốn để phục vụ hoạt động
sản xuất, kinh doanh, thu mua nguyên vật liệu,...
Ngân hàng Nông Nghiệp & Phát triển Nông thôn – Chi nhánh Biên Hòa nằm
trong Khu công nghiệp của tỉnh Đồng Nai nên việc tài trợ xuất khẩu cho các Doanh
nghiệp đóng vai trò rất quan trọng. Với 2 hoạt động chủ yếu để tài trợ xuất khẩu là
Tín dụng, Thanh Toán Quốc tế.
Tại trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội có các đề tài sau:
Lê Tuấn Anh, Đại học kinh tế Quốc dân Hà Nội, Đề tài nghiên cứu: “Giải
pháp mở rộng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng ngoại
thương Hà Nội”, Năm 2003.
Nguyễn Thanh Thảo, Đại học kinh tế Quốc dân Hà Nội, Đề tài nghiên cứu:
“Một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Sở
giao dịch I – Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam”, Năm
2002.
Trong những năm qua, tại trường Đại học Lạc Hồng và tại NHNo&PTNT –
Chi nhánh Biên Hòa, rất ít sinh viên thực hiện đề tài này và song còn mới mẻ, nên
tác giả quyết định đi sâu vào vấn đề tài trợ xuất khẩu của NHTM đối với các Doanh
nghiệp nhằm nói lên tính cấp thiết của đề tài này.
3. Mục tiêu nghiên cứu:
- Củng cố kiến thức một cách toàn diện thông qua quá trình thực tập tại
Ngân hàng.
- Các hình thức tài trợ xuất khẩu của NHTM đối với doanh nghiệp.
- Phân tích những ảnh hưởng của Ngân hàng đối với hoạt động xuất khẩu
của Doanh nghiệp.
- 3 -
- Lợi ích mà Ngân hàng đạt được khi tiến hành tài trợ xuất khẩu cho Doanh
nghiệp.
- Đưa ra kết luận về tài trợ xuất khẩu của NHTM đối với Doanh nghiệp.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
• Đối tượng nghiên cứu:
- Những vấn đề cơ bản trong hoạt động tài trợ xuất khẩu của NHTM.
- Nghiên cứu các hình thức tài trợ xuất khẩu của NHTM đối với Doanh
nghiệp.
• Phạm vi nghiên cứu:
- Thời gian nghiên cứu: năm 2008, năm 2009, năm 2010
- Không gian nghiên cứu: NHNo&PTNT – Chi nhánh Biên Hòa
5. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích số liệu thống kê.
- Phương pháp mô tả, phương pháp so sánh.
- Sử dụng phương pháp điều tra, thu thập thông tin thực tế thông qua việc
phát phiếu thu thập thông tin.
6. Những đóng góp mới của đề tài:
- NHNo&PTNT VN đang phấn đấu thành 1 tập đoàn tài chính đa năng, Chi
nhánh Biên Hòa là chi nhánh chủ yếu tài trợ cho các doanh nghiệp các sản phẩm
của Ngân hàng hiện đại đều thích hợp với hoạt động xuất khẩu của các doanh
nghiệp.
- Tín dụng, Thanh Toán Quốc tế là các sản phẩm của Ngân hàng hiện đại,
đối với NHTM Việt Nam vừa là cơ hội vừa là thách thức để hoàn thiện các sản
phẩm dịch vụ của mình.
- Báo cáo nghiên cứu về tình hình tài trợ của NHNo&PTNT – Chi nhánh
Biên Hòa trong hoạt động xuất khẩu cho các doanh nghiệp và từ đó đưa ra các giải
pháp hiệu quả để phát triển tốt hơn nữa hoạt động này.
- 4 -
7. Nội dung nghiên cứu:
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, bài Báo cáo nghiên cứu khoa học có kết cấu
gồm 03 chương lớn như sau :
Chương 1: Lý luận về tài trợ của NHTM đối với hoạt động xuất khẩu.
Chương 2: Phân tích thực trạng tài trợ đối với hoạt động xuất khẩu của các
doanh nghiệp tại NHNo&PTNT – Chi nhánh Biên Hòa.
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả tài trợ đối với hoạt động xuất khẩu
của các doanh nghiệp tại NHNo&PTNT – Chi nhánh Biên Hòa.
Ngoài ra phần cuối bài luận còn có Danh mục tài liệu tham khảo và Phần phụ
lục.
- 5 -
CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÀI TRỢ CỦA
NHTM ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU
1.1 Lý luận về hoạt động xuất khẩu.
1.1.1 Sự cần thiết của hoạt động xuất khẩu.
Trong điều kiện hội nhập quốc tế và thương mại toàn cầu như hiện nay, vấn đề
giao thương quốc tế và hoạt động xuất nhập khẩu ngày càng trở nên phổ biến và mở
rộng không ngừng. Điều này tạo nhiều cơ hội và thách thức cho các nhà xuất khẩu
cũng như nhập khẩu của mỗi quốc gia. Trong đó, đối với các nhà xuất khẩu, thực tế
so với việc trao đổi hàng hoá nội địa thì thực hiện bán hàng ra thị trường thế giới
mang lại rất nhiều lợi ích. Đó là việc các nhà xuất khẩu có được lợi nhuận cao hơn,
có điều kiện tiếp cận nhiều khách hàng trên một thị trường rộng lớn hơn, có nguồn
ngoại tệ dồi dào hơn. Còn đối với chính phủ các nước, lĩnh vực xuất khẩu thường
được xem là một trong những mũi nhọn kinh tế then chốt trong chiến lược phát triển
quốc gia. Nguồn thu nhập to lớn từ nước ngoài thông qua hoạt động xuất khẩu, việc
làm và thu nhập quốc dân gia tăng nhanh, công nghệ hiện đại phục vụ phát triển
kinh tế đất nước...là những lợi ích kinh tế xã hội căn bản cho quốc gia thực hiện
đường lối phát triển xuất khẩu. Cùng với phát triển xuất khẩu, nhu cầu nhập khẩu
những hàng hoá cần thiết cho việc sản xuất và tiêu dùng của nền kinh tế cũng cần
quan tâm để có thể tập trung vốn vào sản xuất những loại hàng hoá thế mạnh của
mình.
Tuy nhiên cùng với những lợi ích mang lại từ giao thương quốc tế thì sự cạnh
tranh gay gắt trên một thị trường rộng lớn đòi hỏi các nhà xuất khẩu phải tìm kiếm
một sự hỗ trợ rất lớn về mặt tài chính cũng như về mặt kỹ thuật từ các NHTM để
đảm bảo hạn chế rủi ro phát sinh và đủ khả năng để tiến hành một thương vụ quốc
tế được an toàn bởi vì hoạt động xuất khẩu luôn ẩn chứa các nguy cơ dẫn đến rủi ro
và thất bại. Ngoài những khó khăn thông thường như kinh doanh nội địa, các doanh
nghiệp tham gia xuất khẩu còn phải đối đầu với những nguy cơ khác xuất phát từ
- 6 -
nhiều yếu tố đặc thù trong giao thương quốc tế về thời gian thực hiện giao dịch,
khoảng cách địa lý, về loại tiền thanh toán và những biến động tỷ giá hối đoái, về sự
khác biệt luật lệ, tập quán kinh doanh và các quy định điều tiết giữa các chính phủ.
Mặt khác, tuy nói rằng hoạt động tài trợ là của Ngân hàng dành cho các doanh
nghiệp nhưng lợi ích không chỉ phát sinh cho các doanh nghiệp mà ở đây khi tài trợ
Ngân hàng cũng đã có một lợi ích rất lớn. Hoạt động tài trợ mang lại một nguồn thu
nhập: lãi và phí dịch vụ hấp dẫn cho Ngân hàng. Thực tế cho thấy, hầu hết tổ chức
tài chính ở khắp các nước đều đặc biệt chú trọng việc cung ứng hệ thống dịch vụ
ngân hàng quốc tế, hoặc hẹp hơn nữa – chuyên doanh tài trợ ngoại thương. Chính
mối quan hệ gắn bó chặt chẽ về lợi ích giữa Ngân hàng và các doanh nghiệp xuất
khẩu là động lực thúc đẩy hoạt động tài trợ xuất khẩu ngày càng phát triển. [7]
1.1.2 Nhu cầu tài trợ xuất khẩu.
Việc thực hiện hoạt động xuất khẩu hàng hoá máy móc thiết bị thường kéo dài
từ nhiều tháng cho tới vài năm, do đó thông thường nhu cầu tài trợ thường nảy sinh
ở nhiều giai đoạn khác nhau. Cụ thể :
- Giai đoạn phân tích nhu cầu, thiết kế, tìm kiếm khách hàng, đại diện
tại các hội chợ, đàm phán sơ bộ, lập kế hoạch: Để hoàn thành tốt giai đoạn này
các chuyên gia phải thực hiện các chuyến đi dài ngày và tiến hành nhiều cuộc đàm
phán, phải làm ra hàng mẫu và mô hình để trưng bày, giới thiệu. Sau đó họ còn phải
hoàn tất các tài liệu thiết kế và tính toán chính xác cho đàm phán hợp đổng. Chi phí
cho những hoạt động này không phải nhỏ, đăc biệt với các cơ sở kinh doanh tiềm
lực tài chính còn hạn hẹp.
- Giai đoạn ký kết hợp đồng: Trong trường hợp nhà xuất khẩu chưa có uy
tín cao ở nước ngoài, đối tác có thể yêu cầu một đảm bảo giao hàng hoặc bảo đảm
hoàn thành công trình. Đảm bảo này sẽ có hiệu lực nếu việc giao hàng hoặc hoàn
thành công trình không đúng như thoả thuận.
Trường hợp khác, nếu nhà xuất khẩu cần tiền đặt cọc mà nhà nhập khẩu là
người nước ngoài đang gặp khó khăn về tài chính, nhà xuất khẩu có thể đề nghị
- 7 -
ngân hàng của mình cung cấp tín dụng tương đương với số tiền đặt cọc và nhà nhập
khẩu có nghĩa vụ chi trả cho khoản tín dụng đó.
- Giai đoạn chuẩn bị sản xuất: Sau khi đã ký hợp đồng, nhà xuất khẩu sẽ
tiến hành chuẩn bị sản xuất. Nhất là việc xây dựng các công trình lớn như nhà máy,
xí nghiệp…việc này thường đi kèm với chi phí lớn vượt quá mức đặt cọc.
- Giai đoạn sản xuất: Mặc dù đã có những thoả thuận về việc thanh toán
tiếp theo của người mua, trong thời gian này thường nảy sinh các nhu cầu tài chính
cao về vật tư và chi phí liên quan khác vượt qua các khoản thanh toán giữa chừng.
- Giai đoạn cung ứng: Ngay cả trong giai đoạn cung ứng cũng có thể nảy
sinh các chi phí cần được tài trợ như chi phí vận tải. bảo hiểm… tuỳ theo điều kiện
cung ứng.
- Giai đoạn lắp ráp, chạy thử, bàn giao công trình: Sau khi hàng hoá được
giao tới địa điểm quy định, nhà xuất khẩu còn cần chi phí cho lắp ráp chạy thử cho
tới khi được người mua thu nhận và chấp nhận thanh toán.
- Giai đoạn bảo hành: Trong giai đoạn này người mua có quyền yêu cầu
được bảo hành ở ngân hàng của nhà xuất khẩu trước khi thanh toán.
- Giai đoạn thanh toán: Hiện nay, để việc cung cấp hàng hoá xuất khẩu
được thuận lợi người xuất khẩu thường phải dành cho người mua một ưu đãi thanh
toán trong nhiều năm mà người xuất khẩu và ngân hàng của họ có thể chấp nhận
được. Trong thời gian chờ được thanh toán nhà xuất khẩu thường có nhu cầu được
tài trợ để đảm bảo vốn cho quá trình tái sản xuất tiếp theo. [1]
1.1.3 Các nguồn tài trợ cho hoạt động xuất khẩu.
Hoạt động xuất khẩu là một trong những hoạt động kinh tế cơ bản, do vậy nó
cũng được tài trợ từ rất nhiều nguồn khác nhau. Trong đó, những nguồn tài trợ
thường được sử dụng là :
- Tín dụng thương mại (hay tín dụng nhà cung cấp): là nguồn tài trợ được
thực hiện thông qua hình thức mua bán chịu hàng hoá, dịch vụ với các công cụ chủ
yếu là kỳ phiếu và hối phiếu. Đây là nguồn tài trợ ngắn hạn được ưa dùng vì dễ thực
hiện, khả năng chuyển thành tiền mặt cao (thông qua chiết khấu tại các ngân hàng),
- 8 -
linh hoạt về thời hạn. Tuy nhiên các công cụ như hối phiếu thường được sử dụng
trên cơ sở có ngân hàng đứng ra chấp nhận hay đảm bảo.
- Vốn tự có: Tuỳ theo loại hình doanh nghiệp khác nhau mà vốn tự có có thể
là vốn ngân sách cấp, vốn cổ phần của các sáng lập viên công ty cổ phần hay vốn
của chủ doanh nghiệp tư nhân.
Vốn tự có chủ yếu bao gồm vốn khi thành lập doanh nghiệp như nói trên và
phần lợi nhuận để lại cộng với khấu hao. Sử dụng vốn tự có doanh nghiệp có thể
giảm được hệ số nợ, tạo sự chủ động trong kinh doanh. Tuy vậy, nguồn tài trợ này
có hạn chế là quy mô không lớn và nhiều khi chi phí cơ hội của việc giữ lại lợi
nhuận cao.
- Phát hành cổ phiếu: Với các doanh nghiệp trong điều kiện hiện nay họ có
thể phát hành cổ phiếu công ty để huy động nguồn vốn trung và dài hạn. Hình thức
này có ưu điểm là doanh nghiệp có được sự chủ động trong việc huy động và sử
dụng vốn, giảm được nguy cơ phá sản khi gặp khó khăn (vì có thể không phải phân
chia lợi tức cổ phần hoặc có thể hoãn trả lợi tức khi bị lỗ hoặc không có nhiều lãi)
hay làm tăng vốn chủ sở hữu, giảm hệ số nợ của doanh nghiệp…Tuy nhiên chỉ có
các doanh nghiệp thoả mãn những điều kiện nhất định mới được sử dụng hình thức
này. Với nước ta, do thị trường tài chính còn chưa phát triển nên hình thức tài trợ
này còn ít được sử dụng hoặc nếu có sử dụng thì hiệu quả chưa cao.
- Phát hành trái phiếu công ty: Đây cũng là một hình thức tài trợ khá phổ
biến trong nền kinh tế thị trường gần như cổ phiếu.
Trái phiếu là một giấy chứng nhận nợ của doanh nghiệp. Sử dụng phát hành
trái phiếu doanh nghiệp có thể huy động vốn cho hoạt động kinh doanh mà không
cần dẫn đến phải chia quyền kiểm soát doanh nghiệp như khi sử dụng cổ phiếu
thường. Tuy nhiên, với trái phiếu doanh nghiệp thường phải trả cổ phiếu thường
phải trả lợi tức cố định cho dù hoạt động kinh doanh có lãi hay không. Điều này dễ
làm tăng khả năng phá sản đối với doanh nghiệp khi gặp khó khăn về tài chính.
Ngoài ra, với thị trường tài chính chưa phát triển như đã nói trên thì hình thức này
cũng khó phát huy tốt được ưu thế của nó.
- 9 -
- Tín dụng ngân hàng: Ngân hàng có thể tài trợ cho các doanh nghiệp thông
qua nhiều hình thức và với những mục đích sử dụng khác nhau như: cho vay ngắn
hạn theo hạn mức tín dụng, cho vay theo hợp đồng, cho vay có đảm bảo…để thu
hút dự trữ, sản xuất, nhập khẩu nguyên vật liệu, đáp ứng nhu cầu vốn lưu động.
Hoặc cho vay dài hạn để đầu tư dự án, mua sắm máy móc thiết bị, dây chuyền công
nghệ…Tuỳ vào từng doanh nghiệp mà ngân hàng có thể áp dụng những hình thức
nhất định sao cho thuận lợi với cả hai bên. Một đặc điểm khá nổi bật của tín dụng
ngân hàng là có khả năng linh hoạt về lãi suất cũng như thời hạn.
- Các nguồn tài trợ khác: Ngoài các nguồn tài trợ trên các doanh nghiệp xuất
khẩu còn có thể được tài trợ bằng các nguồn đầu tư nước ngoài, vay viện trợ của
nước ngoài, hỗ trợ của Chính phủ…Hiện nay các nguồn này thường được sử dụng
thông qua các ngân hàng. [1]
1.2 Lý luận về tín dụng đối với hoạt động xuất khẩu
1.2.1 Khái niệm về tài trợ xuất khẩu.
Tài trợ xuất khẩu của NHTM là một hình thức tài trợ thương mại, kỳ hạn gắn
với thời gian thực hiện thương vụ, kỳ hạn gắn với thời gian thực hiện thương vụ
xuất khẩu, đối tượng nhận tài trợ là các doanh nghiệp xuất khẩu trực tiếp hoặc uỷ
thác; giá trị tài trợ thường ở mức vừa và lớn. Tài trợ xuất khẩu là một bộ phận trong
tài trợ ngoại thương của ngân hàng. Tài trợ ngoại thương bao gồm các hoạt động
mang tích chất tài trợ của ngân hàng nhằm đáp ứng nhu cầu đặc thù về tài chính và
uy tín trong kinh doanh của các doanh nghiệp xuất khẩu và nhập khẩu trong quá
trình giao dịch ngoại thương.
Quá trình giao dịch ngoại thương là toàn bộ diễn biến của thương vụ xuất
khẩu (đối với bên bán) và nhập khẩu (đối với bên mua). Theo nghĩa rộng, quá trình
giao dịch ngoại thương có thể bao hàm cả các giao dịch kinh doanh trước và sau
thương vụ xuất - nhập khẩu, có tính chất gắn liền với thương vụ xuất - nhập đó. Đối
với bên xuất khẩu, đó là quá trình thu gom hàng xuất khẩu, mua vật tư nguyên liệu
để sản xuất, đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ xuất khẩu...hoặc giai
- 10 -
đoạn bảo hành, bảo trì đối với các dự án xuất khẩu máy móc hoặc xây dựng cơ
xưởng ở nước ngoài. [7]
1.2.2 Ý nghĩa của việc tài trợ xuất khẩu.
Với hoạt động xuất khẩu ngày càng đa dạng, phức tạp và có sự cạnh tranh gay
gắt, vai trò hỗ trợ của các NHTM là cực kỳ quan trong. Các ngân hàng không những
hỗ trợ về mặt tài chính (cấp tín dụng) để hoàn tất nghĩa vụ thanh toán và sản xuất
trong quan hệ kinh tế đối ngoại mà còn hỗ trợ về mặt kỹ thuật, bảo đảm các quá
trình thanh toán cho những hoạt động chu chuyển với nước ngoài, đồng thời đảm
nhận những rủi ro gắn liền với những hoạt động đó.
Với những hợp đồng xuất khẩu có giá trị lớn và vừa, vốn lưu động của khách
hàng (các doanh nghiệp) thường là không đủ để thực hiện hợp đồng, họ sẽ nhờ đến
nguồn vốn của Ngân hàng thông qua việc tài trợ. Ngân hàng khi đó sẽ vừa đóng vai
trò ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu, vừa là ngân hàng tài trợ cho việc thực hiện
hợp đồng. Đồng thời với quá trình tài trợ, để bảo đảm bảo nguồn vốn tài trợ được sử
dụng đúng mục đích, quản lý được nguồn thu, ngân hàng sẽ tham gia thanh toán
quốc tế với vai trò là ngân hàng thương lượng, ngân hàng nhờ thu,...
Là một thành viên hoạt động trong các lĩnh vực quốc tế, hoạt động ngân hàng
trong tài trợ xuất khẩu đã có đóng góp đáng kể đối với nền kinh tế đất nước trên
nhiều phương diện. Bằng việc cung cấp các dịch vụ ở nước ngoài (gọi là xuất khẩu
vô hình) đã đóng góp ngày càng lớn vào thu nhập quốc gia và điều quan trọng hơn
là hoạt động tài trợ này đã thúc đẩy việc xuất khẩu hàng hoá, mang lại một nguồn
thu nhập lớn cho quốc gia, tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế.[7]
1.2.3 Các quy định, quy chế tài trợ xuất khẩu
1.2.3.1 Quy định về cho vay bằng đồng Việt Nam theo lãi suất thỏa
thuận của tổ chức tín dụng đối với khách hàng. (phụ lục 1)
1.2.3.2 Quy chế tín dụng hỗ trợ xuất khẩu số 133/2001/QĐ/TTg (xem
chi tiết phụ lục 2)
- 11 -
- Tín dụng hỗ trợ xuất khẩu là ưu đãi của Nhà nước nhằm hỗ trợ các doanh
nghiệp, các Tổ chức kinh tế và cá nhân phát triển sản xuất - kinh doanh hàng xuất
khẩu theo chính sách khuyến khích xuất khẩu của Nhà nước.
- Tín dụng hỗ trợ xuất khẩu trung và dài hạn.
• Cho vay đầu tư trung và dài hạn.
• Hỗ trợ lãi suất sau đầu tư.
• Bão lãnh tín dụng đầu tư.
- Tín dụng hỗ trợ xuất khẩu ngắn hạn.
• Cho vay vốn ngắn hạn.
• Bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh hợp đồng.
- Xử lý rủi ro.
- Nguồn vốn tín dụng hỗ trợ xuất khẩu.
1.2.3.3 Quy trình tài trợ xuất khẩu.
a) Lập chính sách tài trợ xuất khẩu của NHTM
Để hoạt động tài trợ xuất khẩu mang lại hiệu quả, thì ngân hàng cần xây
dựng được chiến lược thu hút và khuyến khích tài trợ xuất khẩu cho mình. Phần
quan trọng chiến lược này chính là việc xây dựng chính sách tài trợ xuất khẩu.
- Tiêu chuẩn khách hàng được xem xét tài trợ xuất khẩu.
- Các hoạt động xuất khẩu được ngân hàng xem xét tài trợ
- Những ưu đãi mà ngân hàng dành cho khách hàng
Bên cạnh các tiêu chuẩn trên, ngân hàng cần giới thiệu đến khách hàng
những thông tin khác:
- Các dịch vụ mà ngân hàng cung cấp cho hạot động xuất khẩu của doanh
nghiệp như: thông tin thị trường, thông tin khách hàng, nghiệp vụ thanh toán quốc
tế, nghiệp vụ mua bán ngoại tệ.
- Các quy định cụ thể trong tài trợ xuất khẩu: tiêu chuẩn khách hàng, thời
hạn tài trợ, biện pháp bảo đảm tiền vay…
- 12 -
b) Giám sát tài trợ xuất khẩu
Đóng vai trò hết sức quan trọng để đảm bảo việc thực thi các nghĩa vụ của
khách hàng và giảm thiểu rủi ro của ngân hàng. Quá trình giám sát tài trợ xuất khẩu
trước khi giao hàng được chia làm ba phần với từng công việc cụ thể, bao gồm:
• Thủ tục hồ sơ:
Tài trợ xuất khẩu có một số điểm tương đồng nhất định với cho vay ngắn hạn
thông thường. do đó các biểu mẫu văn bản, hồ sơ, chứng từ được in sẵn theo một
chuẩn mực nhất định nhằm tạo thuận lợi cho việc xử lý thông tin và ra quyết định
cho vay, các hồ sơ vay vốn chủ yếu tại các NHTM gồm:
- Tờ trình thẩm định cho vay vốn
- Giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án trả nợ ngắn hạn
- Hợp đồng tín dụng ngắn hạn – loại cho vay theo từng thương vụ
- Hợp đồng tín dụng – loại cho vay theo hạn mức.
• Xem xét các điều kiện cần thiết trước khi giải ngân:
Trước khi giải ngân, ngân hàng thường đòi hỏi nhà xuất khẩu phải chấp hành
một số điều kiện bắt buộc sau:
- Trình bản gốc đơn đặt hàng hay hợp đồng thương mại có hiệu lực hoặc L/C
(nếu đã được mở)
- Phương án đảm bảo thu gom hàng xuất khẩu hoặc mua sắm vật tư nguyên
liệu sản xuất hàng hóa từ các nhà cưng ứng.
- Giải trình về năng lực kinh doanh, sản xuất của khách hàng trong quá trình
thực hiện thương vụ xuất khẩu.
- Trình các chứng từ cần thiết như giấy phép xuất khẩu.
• Giám sát quá trình sử dụng vốn:
Sau khi đã giải ngân cho khách hàng, ngân hàng phải giám sát việc sử dụng
tiền của khách hàng nhằm đảm bảo tiền được sử dụng đúng mục đích. Trong giai
đoạn này cần lưư ý những giai đoạn được cho là hay phát sinh vướng mắc như:
- Khâu xác nhận đơn hàng
- Khâu thu mua vật tư hàng hóa
- 13 -
- Quá trình sản xuất hàng hóa xuất khẩu
- Lưu kho và bảo quản hàng hóa
- Đóng gói hàng hóa
- Vận chuyển hàng hóa đến kho và ra cảng….
- …
Nhìn chung, điều quan trọng trong quá trình giám sát tài trợ xuất khẩu là
ngân hàng phải luôn cập nhật thông tin chi tiết trong từng giai đoạn của thương vụ.
để làm được điều này, ngân hàng phải yêu cầu khách hàng phải báo cáo và gửi bản
sao chứng từ làm bằng chưúng cho tiến trình giải ngân. Bằng cách này, ngân hàng
có thể kiểm tra mức độ rủi ro có thể phát sinh trong suốt quá trình tài trợ và tìm biện
pháp giải quyết. [17]
1.2.4 Tín dụng ngân hàng đối với hoạt động xuất khẩu.
1.2.4.1 Khái niệm, Vai trò của tín dụng ngân hàng.
a) Khái niệm tín dụng ngân hàng.
- Tín dụng là một quan hệ xã hội giữa người cho vay và người đi vay, giữa
họ có mối liên hệ với nhau thông qua sự vận động của giá trị vốn tín dụng được
biểu hiện dưới hình thái tiền tệ hoặc hiện vật.
Trên cơ sở đó ta có thể hiểu “Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng bằng tiền
tệ giữa một bên là ngân hàng, một tổ chức chuyên doanh trên lĩnh vực tiền tệ với
một bên là các tổ chức, đơn vị kinh tế - xã hội, các cơ quan Nhà nước và các tầng
lớp dân cư ”.
Tín dụng ngân hàng ra đời và ngày càng phát triển mạnh mẽ, nhờ có khả năng
đáp ứng tốt mọi nhu cầu đa dạng về vốn của nền kinh tế mà nó đã không ngừng
được mở rộng sang tất cả các ngành, lĩnh vực khác nhau trong đó có lĩnh vực kinh
tế đối ngoại mà cụ thể hơn là hoạt động xuất nhập khẩu, nó đã trở thành một nguồn
tài trợ không thể thiếu đối với hoạt động xuất nhập khẩu của các quốc gia. [16]
- Tín dụng Ngân hàng là quan hệ tín dụng giữa Ngân hàng, các tổ chức tín
dụng khác với các doanh nghiệp và cá nhân.
- 14 -
Trong nền kinh tế, ngân hàng đóng vai trò là một định chế tài chính trung
gian, vì vậy trong quan hệ tín dụng với các nhà doanh nghiệp và cá nhân, ngân hàng
vừa là người cho vay đồng thời vừa là người đi vay.
Với tư cách là người đi vay ngân hàng nhận tiền gửi của các doanh nghiệp và
cá nhân hoặc phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu để huy động vốn trong xã hội.
Trái lại, với tư cách là người cho vay thì ngân hàng cung cấp tín dụng cho các
doanh nghiệp và cá nhân. [18]
b) Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với hoạt động xuất khẩu.
Thứ nhất, giống như các nguồn tài trợ khác tín dụng ngân hàng là một nguồn
vốn quan trọng đối với các doanh nghiệp xuất khẩu để thu mua dự trữ, sản xuất, tiêu
thụ hàng hoá, mua sắm máy móc thông thường...phục vụ cho quá trình sản xuất
cũng như tái sản xuất của doanh nghiệp.
- Thứ hai, tín dụng ngân hàng góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp trên thị trường .
- Thứ ba, tín dụng ngân hàng thúc đẩy hoạt dộng xuất nhập khẩu diễn ra
thuận lợi nhanh chóng hơn.
- Thứ tư, do sự cần thiết phải có được những giao dịch dễ dàng ít tốn kém,
người bán cũng như người mua đều cần phải có sự tài trợ của ngân hàng thông qua
các hình thức tín dụng như cho vay mở thư tín dụng, chuyển trả tiền trực tiếp...
- Thứ năm, xuất phát từ tính rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập
khẩu cao và do việc thiếu hiểu biết lẫn nhau giữa người mua và người bán sự có mặt
của ngân hàng sẽ là một đảm bảo cho cả hai bên, nhà xuất khẩu sẽ hạn chế được
những rủi ro không thanh toán khi ngân hàng đứng ra đảm bảo cung cấp tín dụng
cho nhà nhập khẩu và ngược lại nhờ nguồn tín dụng của ngân hàng nhà nhập khẩu
thực hiện được những nhập khẩu quan trọng trong khi khả năng tài chính của họ
chưa đáp ứng được.
- Thứ sáu, ngân hàng là một đầu mối tiếp nhận các nguồn tài trợ của nước
ngoài cho hoạt động xuất nhập khẩu. Bởi vì hiện nay phần lớn các nguồn tài trợ của
- 15 -
các tổ chức tài chính - tiền tệ quốc tế cho một quốc gia nào đó được thực hiện qua
các chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoặc ngân hàng nước sở tại.
Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với hoạt động xuất nhập khẩu càng có ý
nghĩa hơn khi ngân hàng thực hiện các chính sách của Nhà nước, trong đó có chính
sách hướng về xuất khẩu và thay thế nhập khẩu. Ngân hàng sẽ cung cấp cho các nhà
xuất nhập khẩu những khoản tín dụng lớn với lãi suất ưu đãi mà nhờ đó họ có thể
giải quyết vấn đề thiếu vốn trong hoạt động kinh doanh của mình. [16]
1.2.4.2 Các hình thức tín dụng tài trợ xuất khẩu của NHTM
Sơ đồ 1.1: Các hình thức tín dụng tài trợ xuất khẩu
(Nguồn: Tổng hợp của tác giả)
a) Cho vay trong khuôn khổ thanh toán bằng L/C.
Thư tín dụng L/C là một văn bản pháp lí trong đó ngân hàng mở L/C cam kết
trả tiền cho nhà xuất khẩu nếu họ xuất trình được bộ chứng phù hợp với những nội
dung của L/C. Thư tín dụng có tính chất quan trọng là nó được hình thành trên cơ
sở của hợp đồng mua bán nhưng sau khi được thiết lập, nó lại độc lập hoàn toàn với
hoạt động mua bán.
CÁC HÌNH THỨC TÍN
DỤNG TÀI TRỢ XUẤT
KHẨU
Một số
hình thức
khác
Cho vay
trên cơ sở
hối phiếu
Cho vay
trong
khuôn khổ
phương
thức nhờ
thu kèm
chứng từ
Cho vay
trong
khuôn khổ
thanh toán
bằng L/C
- 16 -
Ngay việc mở L/C đã thể hiện việc cung cấp tín dụng cho nhà nhập khẩu bởi
vì mọi thư tín dụng đều do ngân hàng mở theo đề nghị của nhà nhập khẩu nhưng
không phải lúc nào nhà nhập khẩu cũng có đủ số dư trên tài khoản tiền gửi thanh
toán tại ngân hàng, trong khi đó L/C lại là một đảm bảo thanh toán của ngân hàng
tức là ngân hàng mở L/C phải chịu mọi rủi ro khi nhà nhập khẩu không thanh toán
hoặc không muốn thanh toán khi L/C đã đến hạn trả tiền.
Để tránh rủi ro, trước khi cho vay các ngân hàng sẽ kiểm tra mục đích, đối
tượng nhập khẩu cũng như khả năng của nhà nhập khẩu để làm căn cứ cho khoản
tín dụng cung cấp.
Qui trình nghiệp vụ phương thức tín dụng chứng từ:
Sơ đồ 1.2: Quy trình nghiệp vụ phương thức tín dụng chứng từ
(Nguồn: http://voer.edu.vn/content/m21025/latest/) [16]
(1) Nhà nhập khẩu làm đơn xin mở L/C gửi đến ngân hàng của mình yêu cầu
được mở một L/C cho người xuất khẩu hưởng
(2) Căn cứ vào đơn xin mở L/C, ngân hàng mở L/C sẽ lập một L/C và thông qua
ngân hàng đại lí của mình ở nước người nhập khẩu thông báo việc mở L/C và
chuyển L/C đến người xuất khẩu.
(3) Khi nhận được thông báo trên ngân hàng thông báo sẽ thông báo cho nhà xuất
khẩu toàn bộ nội dung về việc mở L/C và khi nhận được bản gốc L/C thì chuyển
ngay cho người xuất khẩu.
- 17 -
(4) Người xuất khẩu nếu chấp nhận thư tín dụng thì tiến hành giao hàng nếu
không thì đề nghị ngân hàng mở L/C sửa đổi, bổ sung L/C cho phù hợp với hợp
đồng.
(5) Sau khi giao hàng người xuất khẩu lập bộ chứng từ theo yêu cầu của L/C và
xuất trình thông qua ngân hàng thông báo cho ngân hàng mở L/C xin thanh toán.
(6) Ngân hàng thông báo gửi chứng từ cho ngân hàng phát hành yêu cầu thanh
toán cho nhà xuất khẩu
(7) Ngân hàng mở L/C kiểm tra bộ chứng từ nếu thấy phù hợp với L/C thì tiến
hành trả tiền cho nhà xuất khẩu, nếu không thấy phù hợp thì từ chối thanh toán và
gửi trả lại bộ chứng từ cho người xuất khẩu.
(8) Ngân hàng mở L/C đòi tiền nhà nhập khẩu và chuyển bộ chứng từ cho người
nhập khẩu sau khi nhận tiền hoặc chấp nhận thanh toán.
Ngày nhận nợ được và tính lãi khoản cho vay mở L/C là ngày nhà nhập khẩu phải
thanh toán cho nhà xuất khẩu (ngày đến hạn thanh toán L/C
Cho vay mở L/C có ưu điểm là cung cấp tín dụng kịp thời cho hoạt động
nhập khẩu. Tuy nhiên cũng có rủi ro cho ngân hàng vì L/C chỉ được xử lí trên cơ sở
chứng từ chứ không căn cứ trên hàng hoá, nếu hàng hoá kém giá trị hay hư hỏng thì
ngân hàng dễ bị tổn thất. [16]
b) Cho vay trong khuôn khổ phương thức nhờ thu kèm chứng từ.
Hầu hết các ngân hàng sẵn sàng cấp các khoản thấu chi cho các khách hàng xuất
khẩu thực hiện các hợp đồng mà thời hạn thanh toán lên đến 6 tháng. Khi một ngân hàng
xử lý các chứng từ gửi hàng bằng cách chuyển chúng cho một ngân hàng đại lý ở nước
ngoài để nhờ thu, ngân hàng thường sẵn sàng cung cấp một khoản ứng trước theo một tỷ
lệ phần trăm thoả thuận tính trên các khoản nhờ thu tồn đọng còn chưa nhận được tiền.
Trong một số trường hợp, vật đảm bảo được chấp nhận cho khoản ứng trước sẽ là các
chứng từ gửi hàng đem lại quyền kiểm soát hàng hoá cùng với các tờ hối phiếu đang
trong quá trình nhờ thu. Phương thức này cũng có nhiều điểm tương tự như hình thức
chiết khấu bộ chứng từ thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ. Tuy nhiên trong
trường hợp bộ chứng từ thanh toán theo phương thức nhờ thu thì một số ngân hàng sẽ sử
- 18 -
dụng cụm từ “Ứng trước tiền hàng xuất khẩu” và công việc thẩm định sẽ giao cho phòng
tín dụng phụ trách. Và đối với loại hình tài trợ này, vì mức độ rủi ro rất cao nên lãi suất
tài trợ cũng cao hơn so với các hình thức tài trợ khác, ngoài ra để được tài trợ thì khách
hàng cũng cần có tài sản đảm bảo. [7]
c) Cho vay trên cơ sở hối phiếu
Nhà xuất khẩu khi cần tiền có thể vay ngân hàng bằng cách đem chiết khấu các
hối phiếu chưa đến hạn trả tiền (số tiền vay bằng cách chiết khấu hối phiếu thường
nhỏ hơn số tiền ghi trên hối phiếu. Số chênh lệch là lợi tức chiết khấu). Hình thức
tín dụng này rất phổ biến ở các nước bởi vì việc chiết khấu thường dễ dàng và ngay
khi giao chứng từ về hàng hoá người xuất khẩu đã có thể sử dụng được lợi nhuận
của hoạt động xuất khẩu để tái đầu tư.
Thời hạn vay bằng cách chiết khấu hối phiếu là thời hạn còn lại chưa đến hạn
thanh toán của hối phiếu. Người hoàn trả tiền vay và lợi tức là người có nghĩa vụ trả
tiền ghi trên hối phiếu. [16]
d) Một số hình thức tín dụng tài trợ xuất khẩu khác.
- Chiếu khấu chứng từ thanh toán theo hình thức tín dụng chứng từ: Để đáp ứng
nhu cầu vốn, nhà xuất khẩu sau khi giao hàng xong có thể thương lượng với ngân hàng
để ngân hàng thực hiện chiết khấu bộ chứng từ hoặc ứng trước tiền trước khi bộ chứng từ
được thanh toán. Như vậy đối với nhà xuất khẩu thì L/C không chỉ là công cụ bảo đảm
thanh toán mà còn là công cụ bảo đảm tín dụng. [7]
- Thuận nhận ngân hàng: là hình thức tài trợ gắn liền với phương thức thanh
toán tín dụng chứng từ. Khi hối phiếu được doanh nghiệp ký phát cho ngân hàng
bằng việc ký chấp nhận hối phiếu ngân hàng đã cam kết chi trả vô điều kiện một số
tiền nhất định vào một ngày nhất định trong tương lai. Do đó hối phiếu này trở
thành một công cụ có thể giao dịch trên thị trường. Đây chính là nghiệp vụ thuận
nhận ngân hàng - một hình thức tài trợ của ngân hàng cho nhà xuất khẩu, để họ có
thể sử dụng hối phiếu đã được chấp nhận bằng cách chiết khấu, hay bán trên thị
trường. Điểm nổi bật của thuận nhận ngân hàng là có thể huy động được nguồn vốn
tài trợ từ thị trường tiền tệ chứ không chỉ giới hạn trong nguồn vốn của NHTM. [8]
- 19 -
e) Rủi ro trong tín dụng tài trợ XK của NHTM.
Trong lĩnh vực kinh doanh, đặc biệt trong lĩnh vực tài trợ ngoại thương, hoạt động
tín dụng của ngân hàng thường gặp nhiều rủi ro. Đó là bởi hoạt động tài trợ ngoại thương
của ngân hàng có mối liên hệ chặt chẽ với hoạt động kinh doanh quốc tế, mà hoạt động
kinh doanh quốc tế có nhiều rủi ro do nhiều đối tác ở các quốc gia khác nhau cùng tham
gia. Vì vậy, các rủi ro trong tài trợ ngoại thương của ngân hàng cũng bắt nguồn từ rủi ro
mà các công ty xuất nhập khẩu sẽ phải gánh chịu trong quá trình kinh doanh. Những rủi
ro này có thể là do chủ quan hoặc khách quan nhưng đều có tác động không tốt đến hoạt
động của ngân hàng. Chính vì vậy, việc hiểu hết về các loại rủi ro và nguyên nhân phát
sinh chúng là rất cần thiết, nó giúp ngân hàng có biện pháp phòng tránh và giảm thiểu
hậu quả mà rủi ro mang lại.
- Rủi ro tín dụng
Đây là loại rủi ro phát sinh khi khách hàng được tài trợ không có khả năng thanh
toán tiền đã vay hoặc thực hiện những nhiệm vụ đã cam kết của mình.
Để khắc phục và chống đỡ rủi ro này, ngân hàng phải thẩm định kỹ khách hàng
và sẽ áp dụng nguyên tắc lãi suất cho vay hoặc mức phí tài trợ tương ứng với mức độ rủi
ro của khách hàng.
- Rủi ro lãi suất
Rủi ro về lãi suất phát sinh do những biến động giữa lãi suất phải trả cho nguồn
vốn đi vay và lãi suất thu được từ nguồn vốn ngân hàng tài trợ ngoại thương. Rủi ro lãi
suất còn phát sinh do sự bất tương xứng về ngày tái lập lãi suất giữa các loại nguồn vốn
của ngân hàng và các khoản mục kinh doanh của nó. Rủi ro này làm ảnh hưởng đến khả
năng sinh lợi của ngân hàng.
- Rủi ro hối đoái
Rủi ro ngoại hối là những rủi ro bắt nguồn từ sự biến động bất lợi của tỷ giá và
của các quy chế quản lý ngoại hối của Nhà nước. Các yếu tố này tác động mạnh tới các
tài sản bằng ngoại tệ và các dịch vụ kinh doanh đối ngoại của ngân hàng.
- Rủi ro thanh khoản
- 20 -
Rủi ro này phát sinh từ sự bất tương xứng về kỳ hạn giữa nguồn vốn và việc sử
dụng vốn của ngân hàng, trong đó có các khoản tài trợ ngoại thương, khiến cho ngân
hàng thiếu khả năng thanh khoản để đáp ứng nhu cầu thanh toán của khách hàng. Rủi ro
này làm ngân hàng mất uy tín và có thể dẫn đến phá sản ngân hàng.
- Rủi ro tác nghiệp
Đây là loại rủi ro phát sinh từ các dịch vụ thu phí của ngân hàng, theo đó một sai
sót hay một sự bất cẩn khiến cho ngân hàng phải gánh chịu những tổn thất tài chính to
lớn. Những yếu tố gây rủi ro loại này có thể là sự gian lận của khách hàng, sự vi phạm
đạo đức nghề nghiệp của cán bộ ngân hàng, rủi ro pháp lý, rủi ro môi trường,... [13]
1.2.4.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng tài trợ xuất
khẩu của NHTM Việt Nam.
a) Chủ trương chính sách phát triển kinh tế xã hội của Nhà nước
Các hoạt động kinh tế nói chung và XNK nói riêng chịu tác động rất lớn bởi
chính sách chủ trương đường lối phát triển kinh tế của Nhà nước.
- Về mặt tích cực: chính sách vĩ mô của Nhà nước có thể tạo điều kiện cho
vay XNK của ngân hàng được mở rộng và phát triển. Nếu Nhà nước dùng chính
sách tiền tệ mở rộng thì NHTM được cấp thêm vốn dự trữ, khả năng cho vay của
Ngân hàng sẽ gia tăng. Các ngân hàng có thể có chính sách cho vay tự do hơn.
Chính sách lãi suất linh hoạt, lãi suất thực dương luôn là đòn bẩy thúc đẩy hoạt
động tín dụng của ngân hàng.
- Về mặt tiêu cực: Chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước có thể gây ra
nhiều rủi ro trong hoạt động tín dụng XNK của ngân hàng. Nếu Nhà nước không có
chiến lược hướng về XK thì hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp XNK rất
hạn chế. Từ đó dẫn đến hoạt động cho vay của ngân hàng sẽ ít đi, lợi nhuận của
ngân hàng sẽ giảm xuống. Khi Nhà nước áp đặt một hàng rào thuế quan, phi thuế
quan thì nó sẽ dẫn đến tăng giá của một số loại hàng nhập khẩu, lượng hàng nhập
khẩu giảm dẫn đến nhu cầu vay vốn giảm.
Ngoài ra, việc thay đổi nhỏ trong chính sách lãi suất, tỷ giá hối đoái cũng tác
động không ít đến hoạt động tín dụng tài trợ XK của ngân hàng. Môi trường pháp lý
- 21 -
không ổn định, cơ chế chính sách hay thay đổi làm ảnh hưởng đến chiến lược kinh
doanh của doanh nghiệp, làm đảo lộn chính sách tín dụng của từng ngân hàng. Đây
chính là nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng cho các NHTM. [1]
b) Môi trường kinh tế chính trị, xã hội trong và ngoài nước
Đất nước, khu vực mà có nền kinh tế bị rơi vào khủng hoảng hoặc luôn luôn bị
chao đảo, biến động mạnh về kinh tế, chính trị để dẫn đến hoạt động tín dụng của
ngân hàng bị thu hẹp. Ngược lại, nếu kinh tế ổn định sẽ dẫn đến chính sách cho vay
tự do hơn. Thực tiễn cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ năm 1997 ở khu vực Đông
Nam Á đã chứng minh điều đó. Tất cả hoạt động của các ngành các lĩnh vực của
các quốc gia trong khu vực, đặc biệt hoạt động của hệ thống ngân hàng đã bị ảnh
hưởng sâu sắc. Hàng loạt ngân hàng của Hàn Quốc, Nhật Bản, Malaysia bị tàn phá
do không thu lại các khoản nợ, không cho vay được để bù đắp chi phí khi nhu cầu
tín dụng của khu vực giảm.
Tình hình chính trị xã hội chiến trang cũng như thiên tai, dịch họa cũng là một
trong những nguyên nhân gây ra rủi ro bất khả kháng đối với các khoản cho vay của
ngân hàng. [1]
c) Khả năng ý thức thanh toán của doanh nghiệp XK
Nhu cầu tín dụng của ngân hàng là yếu tố quyết định đến hoạt động tín dụng
ngân hàng được mở rộng hay thu hẹp. Song nếu có nhu cầu vay vốn để nhập máy
móc thiết bị từ nước ngoài để sản xuất hàng XK nhưng khả năng hoàn trả của doanh
nghiệp không cao thì ngân hàng sẽ không cho vay. Mặt khác, khi ngân hàng cấp
vốn cho vay các doanh nghiệp XK, nhưng vì một nguyên nhân nào đó các ngân
hàng gặp rủi ro trong quá trình hoạt động kinh doanh (bị huỷ bỏ hợp đồng), hàng bị
mất cắt giảm giá trị...) làm cho họ không thu hồi đủ vốn để trả lại các khoản vay cho
ngân hàng. Đối với ngân hàng khi mà có quá nhiều khách hàng đến hạn trả mà
không có khả năng thanh toán hoặc cố ý, thiếu ý thức tôn trọng các điều khoản thoả
thuận trong hợp đồng tín dụng thì ngân hàng sẽ mất khả năng thanh toán của mình
thậm chí ngân hàng còn rơi vào tình trạng phá sản.
- 22 -
Tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung và của doanh nghiệp
XK nói riêng vối thái độ ý thức thanh toán của doanh nghiệp sẽ thúc đẩy hay kìm
hãm hoạt động tín dụng của ngân hàng. [1]
d) Năng lực cho vay của ngân hàng
Khả năng huy động vốn của năng lực cho vay phụ thuộc vào vốn tự có của
ngân hàng. Do đó nếu doanh nghiệp kinh doanh XK có nhu vầu vốn lớn, trong khi
nguồn vốn của ngân hàng nhỏ thì sẽ không thoả mãn yêu cầu của doanh nghiệp. Tín
dụng XK của NHTM gắn liền với nguồn vốn ngoại tệ. Do đó làm thế nào để huy
động đủ ngoại tệ đáp ứng nhu cầu vay của doanh nghiệp nhập khẩu đang là vấn đề
lớn đối với nhiều NHTM. [1]
e) Các nhân tố khác
Trình độ quản lý kinh doanh, quản lý vốn cũng như trình độ chuyên môn của
đội ngũ nhân viên tín dụng không phải là không có ý nghĩa đối với hoạt động cho
vay XNK của ngân hàng. Với một đội ngũ nhân viên có kinh nghiệm, có trình độ
trong thẩm định dự án, xem xét đơn vay vốn của khách hàng thì chất lượng tín dụng
sẽ cao và ngược lại. [1]
1.3 Lý luận về TTQT đối với hoạt động xuất khẩu
1.3.1 Những vấn đề chung về TTQT
1.3.1.1 Khái niệm về TTQT
Dưới tác động kinh tế thị trường, các quan hệ về kinh tế, chính trị, văn hoá,
xã hội...giữa các nước này ngày càng phát triển. Kết quả thực hiện các mối quan hệ
này hình thành các khoản thu – chi tiền tệ quốc tế giữa các nước với nhau, tạo nên
địa vị tài chính mỗi nước bội thu hay bội chi. Tùy khoảng cách địa lý nên việc thanh
toán không thể tiến hành trực tiếp với nhau, mà nhất thiết phải thông qua các tổ
chức trung gian đó là các ngân hàng thương mại cùng với mạng lưới hoạt động của
nó có mặt khắp nơi trên thế giới.
TTQT ra đời từ lâu nhưng thật sự phát triển mạnh mẽ kể từ khi chủ nghĩa tư
bản ra đời cho đến này. Khối lượng mua bán, đầu tư quốc tế ngày càng tăng thì khối
lượng giao dịch thanh toán qua ngân hàng ngày càng tăng đáng kể. Nếu tổng khối
- 23 -
lượng vốn thanh toán bình quân một ngày qua hệ thống ngân hàng toàn cầu trong
những năm 1973-1983 chỉ ở mức 10 – 20 tỷ USD ngày, thì năm 1992 khoảng 880 –
900 tỷ USD, đến năm 1995 con số này là 1400 tỷ USD và hiện nay lên đến mức
trên 2000 tỷ USD. Cho nên hoạt động TTQT gắn chặt với kinh doanh mua bán
ngoại tệ trên thị trường hối đoái. Vì vậy TTQT đã trở thành một bộ phận không thể
thiếu được trong hoạt động kinh tế. Việc thanh toán qua Ngân hàng gắn liền với
việc gia tăng sử dụng đồng tiền các nước để chi trả lẫn nhau.
Từ đây có thể đưa ra khái niệm thanh toán quốc tế như sau:
TTQT là quá trình thực hiện các khoản thu chi tiền tệ quốc tế thông qua
hệ thống ngân hàng trên thế giới nhằm phục vụ cho các mối quan hệ trao đổi
quốc tế phát sinh giữa các nước với nhau.
TTQT là nghiệp vụ ngân hàng quốc tế được hình thành và phát triển trên nền
tảng hoạt động ngoại thương và quan hệ trao đổi quốc tế. Nghiệp vụ này đòi hỏi
phải có trình độ chuyên môn cao, ứng dụng công nghệ tiên tiến, tạo sự kết nối hài
hoà giửa ngân hàng trong nước với hệ thống Ngân hàng trên thế giới. [5]
1.3.1.2 Ý nghĩa của TTQT
Trong TTQT, ngân hàng đóng vai trò trung gian thanh toán giúp cho quá trình
thanh toán được tiến hành an toàn nhanh chóng tiện lợi và giảm bớt chi phí thay vì
thanh toán bằng tiền mặt. Với sự ủy thác của khách hàng, ngân hàng không chỉ bảo
vệ quyền lợi cho khách hàng trong giao dịch thanh toán, mà còn tư vấn cho khách
hàng nhằm tạo sự an tâm tin tưởng và hạn chế rủi ro trong quan hệ giao dịch mua
bán và thanh toán với nước ngoài.
Thanh toán không chỉ làm tăng thu nhập của ngân hàng bằng những khoản
phí, hoa hồng mà còn tạo điều kiện cho ngân hàng tăng thêm nguồn vốn của mình
do khách hàng mở tài khoản, hoặc ký quỹ tại ngân hàng. Đồng thời ngân hàng có
thể thực hiện các nghiệp vụ khác như: chấp nhận hối phiếu, chiết khấu hối phiếu,
cung cấp tín dụng tài trợ, bảo lãnh thanh toán cho khách hàng...
- 24 -
Như vậy thực hiện tốt thanh toán quốc tế sẽ tạo điều kiện phát triển các
nghiệp vụ và mở rộng quy mô hoạt động của ngân hàng, nâng cao uy tín của ngân
hàng trên thương trường quốc tế.
- TTQT là khâu cuối cùng kết thúc quá trình lưu thông hàng hoá, nếu như
quá trình thanh toán được tiến hàng một cách liên tục nhanh chóng thuận lợi, giá trị
hàng hoá xuất nhập khẩu được thực hiện, có tác dụng đẩy nhanh tốc độ thanh toán
và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Bên cạnh
đó thông qua quá trình giao dịch với ngân hàng từng khâu trong quá trình thanh
toán, nếu doanh nghiệp thiếu vốn thì ngân hàng sẽ có mặt kịp thời tài trợ vốn, hỗ trợ
về kỹ thuật thanh toán thông qua việc hướng dẫn, tư vấn tận tình giúp doanh nghiệp
vượt qua khó khăn và hạn chế thấp nhất những rủi ro trong TTQT có thể xảy ra.
- Thực hiện tốt TTQT có tác dụng khuyến khích các nhà kinh doanh xuất
nhập khẩu mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh, gia tăng khối lượng hàng hoá
mua bán, mở rộng quan hệ giao dịch giữa các nước với nhau.
- Thực hiện tốt TTQT có tác dụng tập trung và quản lý nguồn ngoại tệ trong
nước và sử dụng ngoại tệ một cách có mục đích, có hiệu quả theo yêu cầu của nền
kinh tế, đồng thời tạo điều kiện thực hiện tốt chế độ quản lý ngoại hối.
- Thực hiện TTQT tốt tạo điều kiện thực hiện và quản lý có hiệu quả hoạt
động xuất nhập khẩu trong nước theo đúng chính sách ngoại thương đã đề ra.[5]
1.3.2 Giới thiệu các dịch vụ của hoạt động TTQT
1.3.2.1 Dịch vụ nhờ thu chứng từ hàng xuất khẩu.
* Khái quát dịch vụ:
- Nhờ thu chứng từ hàng xuất khẩu là dịch vụ theo đó người xuất khẩu xuất
trình bộ chứng từ tại NHTM và đề nghị Ngân hàng gửi chứng từ nhờ thu.
- NHTM chuyển bộ chứng từ đến Ngân hàng của người nhập khẩu và thu
tiền cho khách hàng.
- Khách hàng có thể lựa chọn các hình thức thanh toán và giao chứng từ nhờ
thu sau:
- 25 -
• Nhờ thu trả ngay ( Documents against payment, D/P): được sử dụng
trong trường hợp mua bán trả tiền ngay khi người mua trả tiền thì ngân
hàng mới trao bộ chứng từ thanh toán để nhận hàng. [5]
• Nhờ thu trả chậm (Documents against acceptance, D/A): được sử dụng
trong trường hợp mua bán có kỳ hạn hay mua bán chịu, chỉ khi nào người
mua chấp nhận trả tiền trên hối phiếu (hối phiếu có kỳ hạn) thì ngân hàng
mới giao bộ chứng từ để nhận hàng. Đến hạn thanh toán hối phiếu, người
mua có nhiệm vụ thanh toán đúng hạn cho người cầm hối phiếu. [5]
• Nhờ thu kèm điều kiện đặc biệt khác (Documents on other items and
condition, D/OT).
1.3.2.2 Thông báo thư tín dụng chứng từ.
* Khái quát dịch vụ:
- Dịch vụ thông báo L/C hoặc sửa đổi L/C là dịch vụ theo đó NHTM nhận
được L/C hoặc sửa đổi L/C từ Ngân hàng nước ngoài, kiểm tra tính chân thực của
L/C hoặc sửa đồi L/C và thông báo cho khách hàng. [9]
Quy trình thông báo L/C: quy trình này được thực hiện tại Ngân hàng thông
báo L/C với các bước sau:
• Tiếp nhận và kiểm tra tính chân thật của L/C
• Kiểm tra nội dung của L/C.
• Thông báo L/C và kèm theo xác nhận L/C.
• Thu phí L/C.
1.3.2.3 Thông báo kèm xác nhận L/C
* Khái quát dịch vụ:
- Thông báo kèm xác nhận L/C là dịch vụ Ngân hàng thông báo kèm theo
xác nhận L/C hoặc sửa đổi L/C cho khách hàng xuất khẩu theo yêu cầu của Ngân
hàng nước ngoài.[7]
Ngân hàng thông báo tiếp nhận L/C (các tu chỉnh L/C nếu có) từ một trong
những ngân hàng sau:
• Ngân hàng phát hàng L/C (Issuing Bank) ở nước ngoài.
- 26 -
• Ngân hàng thông báo ở nước ngoài.
• Ngân hàng thông báo trong nước.
Sau khi nhận L/C dưới hình thức thư, telex, swift ngân hàng phải ghi ngày giờ
nhận và đóng dấu RECEIVED.
Ngân hàng tiến hàng kiểm tra tính chân thật bề ngoài L/C như sau:
• Nếu L/C được mở bằng thư:
Trên L/C phải có chữ ký ủy quyền của ngân hàng phát hành L/C. Ngân hàng
thông báo kiểm tra tính xác thực chữ ký trên L/C bằng cách so sánh đối chiếu với
mẫu chữ ký mà ngân hàng phát hành L/C nước ngoài cung cấp trước đó phải khớp
đúng. Nếu chữ ký được kiểm tra không khớp với mẫu chữ ký cung cấp, ngân hàng
tiến hành kiểm tra soát để thông báo cho ngân hàng phát hành L/C biết rằng chữ ký
này không đúng như mẫu mà họ đã cung cấp và lập điện yêu cầu ngân hàng mở L/C
xác thực lại.
• Nếu L/C mở bằng telex:
Khi nhận được L/C mở bằng Telex, ngân hàng kiểm tra Testkey đúng thì thực
hiện các bước tiếp theo. Nếu testkey sai: Ngân hàng điện tra soát để thông báo cho
ngân hàng phát hành L/C biết và yêu cầu ngân hàng này cung cấp Test đúng.
• Nếu mở bằng SWIFT:
Khi nhận được L/C mở bằng SWIFT coi như đã xác thực tại ngân hàng, vì hệ
thống swift tự động giải mã khi nhận thông tin từ ngân hàng mở L/C ở nước ngoài.
[5]
1.3.2.4 Chuyển nhượng thư tín dụng chứng từ.
* Khái quát dịch vụ:
- Dịch vụ chuyển nhượng Thư tín dụng chứng từ là dịch vụ theo đó Ngân
hàng thực hiện theo yêu cầu của khách hàng chuyển nhượng L/C nhận được từ ngân
hàng nước ngoài. [9]
Mỗi L/C chỉ được quyền chuyển nhượng một lần và chi phí phát sinh trong
việc chuyển nhượng sẽ do người thụ hưởng đầu tiên chi trả. Trên L/C phải ghi rõ
“chuyển nhượng” (transferable). Theo điều 38 UCP 600. (xem chi tiết phụ lục 4)
- 27 -
1.3.2.5 Nhận bộ chứng từ để thanh toán L/C.
* Khái quát dịch vụ: Ngân hàng thông báo nhận bộ chứng từ do khách hàng
xuất trình theo thư tín dụng đã được ngân hàng khác phát hành để thu hộ tiền cho
khách hàng. [9]
1.3.2.6 Chiết khấu bộ chứng từ để thanh toán L/C
* Khái quát dịch vụ:
- Dịch vụ chiết khấu bộ chứng từ theo phương thức L/C là dịch vụ theo đó
Ngân hàng thông báo ứng trước vốn cho khách hàng tại thời điểm khách hàng xuất
trình bộ chứng từ phù hợp với quy định của L/C.
- Có 2 hình thức chiết khấu bộ chứng từ:
• Chiết khấu miễn truy đòi: Ngân hàng thông báo mua đứt bộ chứng từ.
• Chiết khấu có truy đòi: Ngân hàng thông báo thực hiện chiết khấu bộ
chứng từ và được quyền truy đòi khách hàng nếu ngân hàng phát hành từ
chối thanh toán hoặc không có khả năng thanh toán. [9]
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Hoạt động tài trợ cho các Doanh nghiệp nói chung và các Doanh nghiệp xuất
khẩu nói riêng là một dịch vụ Ngân hàng chính trong hoạt động Ngân hàng của các
NHTM.
Các dịch vụ cho vay xuất khẩu, thanh toán quốc tế, cung cấp các sản phẩm của
Ngân hàng hiện đại cho các Doanh nghiệp và các cá nhân trong Doanh nghiệp xuất
khẩu không những đem lại lợi ích cho chính bản thân Ngân hàng và Doanh nghiệp
mà nó còn đem lại lợi ích lớn cho nền kinh tế nước nhà vì: Hoạt động xuất khẩu làm
tăng giá trị hàng hóa do Việt Nam sản xuất ra đồng thời còn đem về một nguồn thu
đáng kể, hoàn thiện cán cân thanh toán góp phần giữ vững giá trị đồng nội tệ, tạo
công ăn việc làm cho người lao động,v.v…
- 28 -
Ảnh 2.1: Trụ sở chính
NHNo & PTNT Việt Nam
CHƯƠNG 2
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÀI TRỢ
ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA CÁC
DOANH NGHIỆP TẠI NHNo & PTNT -
CHI NHÁNH BIÊN HÒA
2.1 Giới thiệu về NHNo & PTNT Việt Nam.
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
2.1.1.1 Quá trình hình thành
Trụ sở chính: Số 02, Láng Hạ, Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Tên giao dịch
quốc tế là Vietnam Bank for Agriculture
and Rural Development, viết tắt là
VBARD - gọi tắt là Agribank).
NHNo&PTNT Việt Nam được
thành lập theo Nghị định số 53/HĐBT
ngày 26/3/1988 của Hội đồng Bộ trưởng
(nay là Chính phủ) về việc “Thành lập các
ngân hàng chuyên doanh” theo luật tổ
chức tín dụng Việt Nam và mang tên là
Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt
Nam. Ngày 14/11/1990 được đổi tên là
Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam. Ngày 15/11/1996 đến nay mang tên Ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam.
Trải qua hơn hai mươi năm xây dựng và trưởng thành (ngày 26/3/1988 đến
nay), Agribank từ một Ngân hàng nhỏ bé chỉ thực hiện cho vay theo chỉ định kinh tế
quốc doanh và tập thể với tài sản vỏn vẹn 1.500 tỷ đồng.
- 29 -
Đến nay, đã trở thành một Ngân hàng thương mại đa năng và là Doanh nghiệp
số 1 Việt Nam (được UNDP xếp hạng năm 2007), với các nghiệp vụ dịch vụ Ngân
hàng hiện đại; là Ngân hàng đóng vai trò chủ đạo, chủ lực trong đầu tư vốn cho nền
kinh tế quốc dân, đặc biệt là khu vực nông nghiệp, nông thôn và nông dân; là ngân
hàng dẫn đầu về tiếp nhận và phục vụ các dự án ủy thác đầu tư các tổ chức tài chính
quốc tế, đặc biệt là WB, ADB, AFD, KFW... là Ngân hàng có mạng lưới họat động
rộng nhất tại Việt Nam.
Là Ngân hàng tích cực đầu tư, đổi mới và ứng dụng công nghệ Ngân hàng
thông qua phần mềm IPCAS. Do đó, hoàn toàn có đủ năng lực cung ứng các sản
phẩm, dịch vụ Ngân hàng hiện đại, tiện ích cho mọi đối tượng khách hàng trong và
ngoài nước. Đồng thời Agribank đặt mục tiêu nâng cao năng lực tài chính, phát
triển thương hiệu, mở rộng và nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng đủ năng lực
cạnh tranh; tập trung đầu tư vào tạo nguồn nhân lực, đổi mới công nghệ Ngân hàng
theo hướng hiện đại hóa, đủ năng lực cạnh tranh và hội nhập.[6]
2.1.1.2 Mô hình tổ chức và năng lực kinh doanh
NHNo có trụ sở chính tại thủ đô Hà Nội, 3 văn phòng đại diện miền Nam,
miền Trung, Campuchia. Mạng lưới hoạt động rộng khắp đất nước với hơn 2.300
chi nhánh và phòng giao dịch trải đều trên toàn quốc, từ vùng núi cao đến vùng
đồng bằng, từ vùng sâu vùng xa đến hải đảo, đâu đâu cũng có Agribank.
Đây là Ngân hàng có tổng tài sản lớn nhất trong toàn hệ thống NHTM Việt
Nam với trên 387.000 tỷ đồng, có tổng nguồn vốn lớn nhất trên 363.000 tỷ đồng.
Tổng dư nợ lớn nhất Việt Nam 335.000 tỷ đồng, trong đó dư nợ tín dụng
285.000 tỷ đồng; số lượng nhân viên đông đảo nhất với trên 34.000 người, phục vụ
10 triệu khách hàng là hộ sản xuất và cá nhân cùng 3 vạn doanh nghiệp.
Agribank có cơ sở hạ tầng mạng lưới công nghệ thông tin mạnh nhất, tiên tiến
nhất. Là Ngân hàng dẫn đầu về tiếp nhận và phục vụ các dự án ủy thác đầu tư của
các tổ chức tài chính quốc tế, đặc biệt là WB, ADB, AFD, KFW... với 121 dự án,
tổng số vốn trên 4,6 tỷ USD, đã giải ngân được trên 1,2 tỷ USD.[6]
- 30 -
2.1.2 Mạng lưới, cơ cấu tổ chức và các loại hình sản phẩm, dịch vụ
2.1.2.1 Mạng lưới
Agribank là ngân hàng thương mại lớn nhất Việt Nam, có mạng lưới rộng
khắp trên toàn quốc với hơn 2.300 chi nhánh và phòng giao dịch được kết nối trực
tuyến. Agribank chú trọng mở rộng mạng lưới hoạt động rộng khắp xuống các
huyện, xã nhằm tạo điều kiện cho khách hàng ở mọi vùng, miền đất nước dễ dàng
và an toàn được tiếp cận nguồn vốn ngân hàng. Mạng lưới hoạt động rộng khắp góp
phần tạo nên thế mạnh vượt trội của Agribank trong việc nâng cao sức cạnh tranh
trong giai đoạn hội nhập nhưng nhiều thách thức.
Nhằm đáp ứng mọi yêu cầu thanh toán xuất, nhập khẩu của khách hàng trong
và ngoài nước, Agribank luôn chú trọng mở rộng quan hệ ngân hàng đại lý trong
khu vực và quốc tế. Đặc biệt, mới đây Agribank đã tiến hành ký kết thỏa thuận với
Ngân hàng Phongsavanh (Lào), Ngân hàng ACLEDA (Campuchia), Ngân hàng
Nông nghiệp Trung Quốc (ABC), Ngân hàng Trung Quốc (BOC), Ngân hàng Kiến
thiết Trung Quốc (CCB), Ngân hàng Công thương Trung Quốc (ICBC) triển khai
thực hiện thanh toán biên mậu, đem lại nhiều ích lợi cho đông đảo khách hàng cũng
như các bên tham gia.
Là ngân hàng thương mại hàng đầu trong hệ thống ngân hàng Việt Nam, ngoài
2.300 chi nhánh và phòng giao dịch, Agribank hiện có 8 công ty trực thuộc, đó là:
Công ty cho thuê Tài chính I (ALC I), Công ty cho thuê Tài chính II (ALC II), Tổng
Công ty Vàng Agribank (AJC), Công ty In thương mại và dịch vụ, Công ty Cổ phần
chứng khoán (Agriseco), Công ty Du lịch thương mại (Agribank tours), Công ty
Vàng bạc đá quý TP Hồ Chí Minh (VJC), Công ty Cổ phẩn bảo hiểm (ABIC).[15]
- 31 -
2.1.2.2 Cơ cấu tổ chức
SƠ ĐỒ 2.1: Cơ cấu tổ chức NHNo&PTNT Việt Nam
(Nguồn: www.agribank.com.vn)[15]
2.1.3 Định hướng phát triển
Năm 2010 và những năm tiếp theo, Agribank xác định mục tiêu chung là tiếp
tục giữ vững, phát huy vai trò ngân hàng thương mại hàng đầu, trụ cột trong đầu tư
vốn cho nền kinh tế đất nước, chủ đạo, chủ lực trên thị trường tài chính, tiền tệ ở
nông thôn, kiên trì bám trụ mục tiêu hoạt động cho “tam nông”. Tập trung toàn hệ
thống và bằng mọi giải pháp để huy động tối đa nguồn vốn trong và ngoài nước.
Duy trì tăng trưởng tín dụng ở mức hợp lý. Ưu tiên đầu tư cho “tam nông”, trước
- 32 -
tiên là các hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp, các doanh nghiệp nhỏ.
Để tiếp tục giữ vững vị trí là ngân hàng hàng đầu cung cấp sản phẩm dịch vụ tiện
ích, hiện đại có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của đông đảo khách hàng, đồng
thời tăng nguồn thu ngoài tín dụng, Agribank không ngừng tập trung đổi mới, phát
triển mạnh công nghệ ngân hàng theo hướng hiện đại hóa.
Đẩy mạnh huy động vốn từ nhiều nguồn. Tăng cường hợp tác, kết nối thanh
toán với các tổ chức, doanh nghiệp lớn. Phát triển mạnh công nghệ ngân hàng theo
hướng hiện đại hóa trên hệ thống IPCAS II để phát triển nhiều sản phẩm dịch vụ
mới có chất lượng nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng, nâng cao thế
cạnh tranh, trong đó chú trọng phát triển các sản phẩm thanh toán như thanh toán
biên giới, chi trả kiều hối, kinh doanh ngoại tệ,... Không ngừng hoàn thiện các quy
trình nghiệp vụ theo mô hình quản lý mới phù hợp với thông lệ quốc tế của ngân
hàng hiện đại. Đặc biệt, chú trọng xây dựng, đào tạo nguồn nhân lực mạnh về số
lượng và chất lượng đáp ứng nhu cầu phát triển của Agribank trong giai đoạn mới,
đưa thương hiệu, văn hóa Agribank không ngừng lớn mạnh, có tầm ảnh hưởng
trong nước và vươn xa hơn trên thị trường khu vực và quốc tế, với phương châm vì
sự thịnh vượng và phát triển bền vững của ngân hàng, khách hàng, đối tác và cộng
đồng. [15]
2.2 Giới thiệu về NHNo &PTNT - Chi nhánh Biên Hòa.
2.2.1 Quá trình hình thành và phát triển
Trụ sở: số 1A Quốc
lộ 1, Phường Bình Đa,
thành phố Biên Hòa, tỉnh
Đồng Nai.
NHNo&PTNT
Biên Hòa được thành lập
theo quyết định số:
430/QD/HĐQT-TCCB
Ảnh 2.2: NHNo&PTNT chi nhánh Biên Hòa
- 33 -
ngày 07/11/2001 và quyết định số 145/QĐ/HĐQT-TCCB ngày 27/04/2004 của Chủ
tịch Hội đồng quàn trị NHNo&PTNT Việt Nam V/v thành lập và đổi tên Chi nhánh
NHNo&PTNT Thành phố Biên Hòa thành chi nhánh NHNo&PTNT Khu công
nghiệp Biên Hòa. Công văn số 1772/QD/HĐQT-TCCB ngày 31/12/2008 của Chủ
tịch Hội đồng quản trị NHNo&PTNT Việt Nam V/v thay đổi tên chi nhánh Khu
công nghiệp Biên Hòa thành “ CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN BIÊN HÒA”. NHNo&PTNT Chi nhánh Biên
Hòa được chính thức đi vào hoạt động từ tháng 09/2004 trên cơ sở nâng cấp chi
nhánh cấp 3 Tam Hòa trực thuộc NHNo&PTNT Tỉnh Đồng Nai cũ. Thực hiện
quyết định số: 953/QĐ/HĐQT-TCCB ngày 12/09/2007 của Chủ tịch Hội đồng quản
trị NHNo&PTNT Việt Nam, Chi nhánh NHNo&PTNT Biên Hòa đựơc nâng cấp
thành chi nhánh cấp I phụ thuộc NHNo&PTNT Việt Nam ( không trực thuộc
NHNo&PTNT Tỉnh Đồng Nai nữa).
Hội sở của NHNo&PTNT Chi nhánh Biên Hòa nằm ở vị trí thuận lợi tạo điều
kiện cho ngân hàng dễ dàng giao dịch với các doanh nghiệp và dân cư trên địa bàn.
Bên cạnh đó để có thể phục vụ các nhu cầu của các doanh nghiệp và dân cư ở các
vùng lân cận NHNo&PTNT Chi nhánh Biên Hòa đã hình thành hệ thống mạng lưới
phòng giao dịch sau:
• Tháng 07/2008: Thành lập phòng giao dịch Long Bình.
• Tháng 09/2008: Thành lập phòng giao dịch Thống Nhất.
• Ngày 6/03/2009: Thành lập phòng giao dịch An Phước.
So với ngày đầu thành lập, đến nay chi nhánh đã có những bước phát triển
đáng kể, các sản phẩm dịch vụ và tiện ích được đông đảo khách hàng là các tổ chức
kinh tế trong và ngoài nước, các doanh nghiệp, cá nhân, hộ kinh doanh tin cậy sử
dụng. Để đạt được những thành quả trên, ngoài sử chỉ đạo của ngân hảng cấp trên,
sử lãnh đạo của ban giám đốc và các đoàn thể còn là sự đoàn kết, phấn đấu của toàn
thể cán bộ công nhân viên của chi nhánh, vì sự phát triển đi lên của chi nhánh Biên
hòa trong thời gian tới. [6]
- 34 -
2.2.2 Mạng lưới, cơ cấu tổ chức
NHNo&PTNT chi nhánh Biên Hòa là một chi nhánh cấp I thuộc
NHNo&PTNT Việt Nam. Có con dấu riêng, có bảng cân đối tài khoản. Định hướng
ngân hàng là phát triển toàn diện dịch vụ ngân hàng, coi trọng nguồn vốn trong
nước, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật Nhà Nước và những quy định của Ngành.
Hiện nay NHNo&PTNT Chi nhánh Biên Hòa gồm có 73 cán bộ viên chức
trong biên chế và 13 nhân viên hợp đồng.
Cơ cấu tổ chức bao gồm: Ban giám đốc, 4 phòng nghiệp vụ và 3 phòng giao
dịch (Long Bình, An Phước và Thống Nhất). [4]
SƠ ĐỒ 2.2: Cơ cấu tổ chức NHNo&PTNT Chi nhánh Biên Hòa
(Nguồn: Báo cáo thường niên NHNo&PTNT chi nhánh Biên Hòa)[12]
* Chức năng của các phòng ban
• Ban giám đốc
PHÒNG
HÀNH
CHÍNH
NHÂN
SỰ
PHÒNG
KẾ
HOẠCH
KINH
DOANH
PHÒNG
KẾ
TOÁN
NGÂN
QUỸ
PHÒNG
KIỂM
TRA
KIỂM
SOÁT
NỘI BỘ
PHÒNG
GIAO
DỊCH
LONG
BÌNH
PHÒNG
GIAO
DỊCH
THỐNG
NHẤT
PHÒNG
GIAO
DỊCH AN
PHƯỚC
GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC
- 35 -
Gồm 1 giám đốc và 2 phó giám đốc thực hiện những chức năng sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn của Giám đốc:
Thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của mình theo ủy quyền của Tổng giám
đốc NHNo&PTNT Việt Nam về các mặt nghiệp vụ liên quan đến kinh
doanh, chịu trách nhiệm trước pháp luật về các quyết định của mình.
Trực tiếp tổ chức điều hành nhiệm vụ của chi nhánh NHNo & PTNT chi
nhánh Biên Hòa.
Quyết định các vấn đề về tổ chức cán bộ, đào tạo:
Quản lý toàn diện, bố trí phân công công tác, nhận xét, đánh giá, nâng lương,
khen thưởng, kỷ luật và thực hiện các chính sách, chế độ đối với cán bộ công
nhân viên thuộc biên chế của chi nhánh NHNo & PTNT Biên Hòa.
Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật đối với các trưởng
phó phòng.
Ký quyết định hợp đồng tuyển dụng cán bộ công nhân viên sau khi được
NHNo & PTNT Việt Nam thông báo chỉ tiêu định biên lao động.
Ký quyết định sa thải cán bộ khi vi phạm nghiêm trọng kỷ luật lao động.
Cử các cán bộ công nhân viên đi học các khóa tập huấn trong nước.
Ký các hợp đồng tín dụng, thế chấp tài sản và hợp đồng khác liên quan đến
hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.
Thực hiện cơ chế lãi suất, tỷ lệ hoa hồng, lệ phí và khen thưởng, tiền phạt áp
dụng từng thời kỳ cho từng khách hàng. [6]
Nhiệm vụ và quyền hạn của Phó giám đốc:
Thay mặt Giám đốc giải quyết các công việc khi Giám đốc vắng mặt (theo
văn bản ủy quyền của Giám đốc) và báo lại kết quả công việc khi Giám đốc
có mặt tại đơn vị.
Giúp Giám đốc điều hành một số nghiệp vụ và phải chịu trách nhiệm trước
Giám đốc về các quyết định của mình.
Tham gia ý kiến với Giám đốc trong công việc điều hành hoạt động kinh
doanh của Ngân hàng. [6]
Đề tài tài trợ hoạt động xuất khẩu doanh nghiệp, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài tài trợ hoạt động xuất khẩu doanh nghiệp, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài tài trợ hoạt động xuất khẩu doanh nghiệp, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài tài trợ hoạt động xuất khẩu doanh nghiệp, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài tài trợ hoạt động xuất khẩu doanh nghiệp, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài tài trợ hoạt động xuất khẩu doanh nghiệp, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài tài trợ hoạt động xuất khẩu doanh nghiệp, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài tài trợ hoạt động xuất khẩu doanh nghiệp, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài tài trợ hoạt động xuất khẩu doanh nghiệp, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài tài trợ hoạt động xuất khẩu doanh nghiệp, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài tài trợ hoạt động xuất khẩu doanh nghiệp, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài tài trợ hoạt động xuất khẩu doanh nghiệp, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài tài trợ hoạt động xuất khẩu doanh nghiệp, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài tài trợ hoạt động xuất khẩu doanh nghiệp, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài tài trợ hoạt động xuất khẩu doanh nghiệp, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài tài trợ hoạt động xuất khẩu doanh nghiệp, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài tài trợ hoạt động xuất khẩu doanh nghiệp, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài tài trợ hoạt động xuất khẩu doanh nghiệp, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài tài trợ hoạt động xuất khẩu doanh nghiệp, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài tài trợ hoạt động xuất khẩu doanh nghiệp, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài tài trợ hoạt động xuất khẩu doanh nghiệp, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài tài trợ hoạt động xuất khẩu doanh nghiệp, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài tài trợ hoạt động xuất khẩu doanh nghiệp, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài tài trợ hoạt động xuất khẩu doanh nghiệp, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài tài trợ hoạt động xuất khẩu doanh nghiệp, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài tài trợ hoạt động xuất khẩu doanh nghiệp, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài tài trợ hoạt động xuất khẩu doanh nghiệp, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài tài trợ hoạt động xuất khẩu doanh nghiệp, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài tài trợ hoạt động xuất khẩu doanh nghiệp, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài tài trợ hoạt động xuất khẩu doanh nghiệp, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài tài trợ hoạt động xuất khẩu doanh nghiệp, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài tài trợ hoạt động xuất khẩu doanh nghiệp, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài tài trợ hoạt động xuất khẩu doanh nghiệp, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài tài trợ hoạt động xuất khẩu doanh nghiệp, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài tài trợ hoạt động xuất khẩu doanh nghiệp, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài tài trợ hoạt động xuất khẩu doanh nghiệp, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài tài trợ hoạt động xuất khẩu doanh nghiệp, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài tài trợ hoạt động xuất khẩu doanh nghiệp, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài tài trợ hoạt động xuất khẩu doanh nghiệp, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài tài trợ hoạt động xuất khẩu doanh nghiệp, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài tài trợ hoạt động xuất khẩu doanh nghiệp, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài tài trợ hoạt động xuất khẩu doanh nghiệp, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài tài trợ hoạt động xuất khẩu doanh nghiệp, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài tài trợ hoạt động xuất khẩu doanh nghiệp, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài tài trợ hoạt động xuất khẩu doanh nghiệp, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài tài trợ hoạt động xuất khẩu doanh nghiệp, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài tài trợ hoạt động xuất khẩu doanh nghiệp, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài tài trợ hoạt động xuất khẩu doanh nghiệp, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài tài trợ hoạt động xuất khẩu doanh nghiệp, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài tài trợ hoạt động xuất khẩu doanh nghiệp, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài tài trợ hoạt động xuất khẩu doanh nghiệp, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài tài trợ hoạt động xuất khẩu doanh nghiệp, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài tài trợ hoạt động xuất khẩu doanh nghiệp, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài tài trợ hoạt động xuất khẩu doanh nghiệp, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài tài trợ hoạt động xuất khẩu doanh nghiệp, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài tài trợ hoạt động xuất khẩu doanh nghiệp, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài tài trợ hoạt động xuất khẩu doanh nghiệp, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài tài trợ hoạt động xuất khẩu doanh nghiệp, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài tài trợ hoạt động xuất khẩu doanh nghiệp, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài tài trợ hoạt động xuất khẩu doanh nghiệp, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài tài trợ hoạt động xuất khẩu doanh nghiệp, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài tài trợ hoạt động xuất khẩu doanh nghiệp, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài tài trợ hoạt động xuất khẩu doanh nghiệp, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài tài trợ hoạt động xuất khẩu doanh nghiệp, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài tài trợ hoạt động xuất khẩu doanh nghiệp, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài tài trợ hoạt động xuất khẩu doanh nghiệp, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài tài trợ hoạt động xuất khẩu doanh nghiệp, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài tài trợ hoạt động xuất khẩu doanh nghiệp, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài tài trợ hoạt động xuất khẩu doanh nghiệp, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài tài trợ hoạt động xuất khẩu doanh nghiệp, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài tài trợ hoạt động xuất khẩu doanh nghiệp, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài tài trợ hoạt động xuất khẩu doanh nghiệp, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài tài trợ hoạt động xuất khẩu doanh nghiệp, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài tài trợ hoạt động xuất khẩu doanh nghiệp, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài tài trợ hoạt động xuất khẩu doanh nghiệp, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài tài trợ hoạt động xuất khẩu doanh nghiệp, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài tài trợ hoạt động xuất khẩu doanh nghiệp, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài tài trợ hoạt động xuất khẩu doanh nghiệp, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài tài trợ hoạt động xuất khẩu doanh nghiệp, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài tài trợ hoạt động xuất khẩu doanh nghiệp, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài tài trợ hoạt động xuất khẩu doanh nghiệp, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài tài trợ hoạt động xuất khẩu doanh nghiệp, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài tài trợ hoạt động xuất khẩu doanh nghiệp, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài tài trợ hoạt động xuất khẩu doanh nghiệp, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài tài trợ hoạt động xuất khẩu doanh nghiệp, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài tài trợ hoạt động xuất khẩu doanh nghiệp, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài tài trợ hoạt động xuất khẩu doanh nghiệp, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài tài trợ hoạt động xuất khẩu doanh nghiệp, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài tài trợ hoạt động xuất khẩu doanh nghiệp, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài tài trợ hoạt động xuất khẩu doanh nghiệp, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài tài trợ hoạt động xuất khẩu doanh nghiệp, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài tài trợ hoạt động xuất khẩu doanh nghiệp, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài tài trợ hoạt động xuất khẩu doanh nghiệp, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài tài trợ hoạt động xuất khẩu doanh nghiệp, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài tài trợ hoạt động xuất khẩu doanh nghiệp, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài tài trợ hoạt động xuất khẩu doanh nghiệp, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài tài trợ hoạt động xuất khẩu doanh nghiệp, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài tài trợ hoạt động xuất khẩu doanh nghiệp, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài tài trợ hoạt động xuất khẩu doanh nghiệp, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài tài trợ hoạt động xuất khẩu doanh nghiệp, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài tài trợ hoạt động xuất khẩu doanh nghiệp, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài tài trợ hoạt động xuất khẩu doanh nghiệp, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài tài trợ hoạt động xuất khẩu doanh nghiệp, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài tài trợ hoạt động xuất khẩu doanh nghiệp, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài tài trợ hoạt động xuất khẩu doanh nghiệp, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài tài trợ hoạt động xuất khẩu doanh nghiệp, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài tài trợ hoạt động xuất khẩu doanh nghiệp, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài tài trợ hoạt động xuất khẩu doanh nghiệp, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài tài trợ hoạt động xuất khẩu doanh nghiệp, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài tài trợ hoạt động xuất khẩu doanh nghiệp, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài tài trợ hoạt động xuất khẩu doanh nghiệp, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài tài trợ hoạt động xuất khẩu doanh nghiệp, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài tài trợ hoạt động xuất khẩu doanh nghiệp, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài tài trợ hoạt động xuất khẩu doanh nghiệp, ĐIỂM 8, HOT

More Related Content

What's hot

Lý thuyết danh mục đầu tư
Lý thuyết danh mục đầu tưLý thuyết danh mục đầu tư
Lý thuyết danh mục đầu tư
maianhbang
 
quản trị rủi ro thanh khoản ngân hàng ACB
quản trị rủi ro thanh khoản ngân hàng ACBquản trị rủi ro thanh khoản ngân hàng ACB
quản trị rủi ro thanh khoản ngân hàng ACB
ngocmylk
 

What's hot (20)

Đề tài Hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ng...
Đề tài Hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ng...Đề tài Hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ng...
Đề tài Hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ng...
 
Bộ chứng từ trong thanh toán L/C - Tiểu luận
Bộ chứng từ trong thanh toán L/C - Tiểu luậnBộ chứng từ trong thanh toán L/C - Tiểu luận
Bộ chứng từ trong thanh toán L/C - Tiểu luận
 
Thanh toán quốc tế đối với hoạt động xuất khẩu
Thanh toán quốc tế đối với hoạt động xuất khẩuThanh toán quốc tế đối với hoạt động xuất khẩu
Thanh toán quốc tế đối với hoạt động xuất khẩu
 
Đề tài: Hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Vietinbank, HAY
Đề tài: Hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Vietinbank, HAYĐề tài: Hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Vietinbank, HAY
Đề tài: Hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Vietinbank, HAY
 
Luận văn: Phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế tại Agribank, 9đ
Luận văn: Phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế tại Agribank, 9đLuận văn: Phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế tại Agribank, 9đ
Luận văn: Phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế tại Agribank, 9đ
 
Đề tài hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế, RẤT HAY
Đề tài  hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế, RẤT HAYĐề tài  hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế, RẤT HAY
Đề tài hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế, RẤT HAY
 
Đề tài: Phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại Vietcombank
Đề tài: Phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại VietcombankĐề tài: Phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại Vietcombank
Đề tài: Phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại Vietcombank
 
Đề tài hiệu quả quản trị rủi ro tỉ giá, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài  hiệu quả quản trị rủi ro tỉ giá, ĐIỂM 8, HOTĐề tài  hiệu quả quản trị rủi ro tỉ giá, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài hiệu quả quản trị rủi ro tỉ giá, ĐIỂM 8, HOT
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại hội sở ngân hàng...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại hội sở ngân hàng...Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại hội sở ngân hàng...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại hội sở ngân hàng...
 
Phân tích tình hình tài chính tại ngân hàng công thương vietinbank chi nhánh ...
Phân tích tình hình tài chính tại ngân hàng công thương vietinbank chi nhánh ...Phân tích tình hình tài chính tại ngân hàng công thương vietinbank chi nhánh ...
Phân tích tình hình tài chính tại ngân hàng công thương vietinbank chi nhánh ...
 
Đề tài: Tình hình xuất khẩu cà phê Việt Nam từ năm 2010 đến quý 1 năm 2020
Đề tài: Tình hình xuất khẩu cà phê Việt Nam từ năm 2010 đến quý 1 năm 2020Đề tài: Tình hình xuất khẩu cà phê Việt Nam từ năm 2010 đến quý 1 năm 2020
Đề tài: Tình hình xuất khẩu cà phê Việt Nam từ năm 2010 đến quý 1 năm 2020
 
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại ĐT&PT Việt Nam
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại ĐT&PT Việt NamLuận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại ĐT&PT Việt Nam
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại ĐT&PT Việt Nam
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Xuất Khẩu Nông Sản Của Việt Nam Sang Thị Trường Trung Qu...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Xuất Khẩu Nông Sản Của Việt Nam Sang Thị Trường Trung Qu...Khoá Luận Tốt Nghiệp Xuất Khẩu Nông Sản Của Việt Nam Sang Thị Trường Trung Qu...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Xuất Khẩu Nông Sản Của Việt Nam Sang Thị Trường Trung Qu...
 
Chọn lọc 108 đề tài báo cáo thực tập tài chính ngân hàng - Nhận viết đề tài đ...
Chọn lọc 108 đề tài báo cáo thực tập tài chính ngân hàng - Nhận viết đề tài đ...Chọn lọc 108 đề tài báo cáo thực tập tài chính ngân hàng - Nhận viết đề tài đ...
Chọn lọc 108 đề tài báo cáo thực tập tài chính ngân hàng - Nhận viết đề tài đ...
 
Sơ đồ tổ chức quản lý ngân hàng VPbank, Việt Nam Thịnh Vượng
Sơ đồ tổ chức quản lý ngân hàng VPbank, Việt Nam Thịnh VượngSơ đồ tổ chức quản lý ngân hàng VPbank, Việt Nam Thịnh Vượng
Sơ đồ tổ chức quản lý ngân hàng VPbank, Việt Nam Thịnh Vượng
 
Luận văn: Mở rộng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu, HOT
Luận văn: Mở rộng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu, HOTLuận văn: Mở rộng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu, HOT
Luận văn: Mở rộng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu, HOT
 
Trac nghiem môn Quản trị NHTM
Trac nghiem môn Quản trị NHTMTrac nghiem môn Quản trị NHTM
Trac nghiem môn Quản trị NHTM
 
Lý thuyết danh mục đầu tư
Lý thuyết danh mục đầu tưLý thuyết danh mục đầu tư
Lý thuyết danh mục đầu tư
 
Đề tài: Hoạt động phát hành và thanh toán thẻ tại Ngân hàng, 9đ
Đề tài: Hoạt động phát hành và thanh toán thẻ tại Ngân hàng, 9đĐề tài: Hoạt động phát hành và thanh toán thẻ tại Ngân hàng, 9đ
Đề tài: Hoạt động phát hành và thanh toán thẻ tại Ngân hàng, 9đ
 
quản trị rủi ro thanh khoản ngân hàng ACB
quản trị rủi ro thanh khoản ngân hàng ACBquản trị rủi ro thanh khoản ngân hàng ACB
quản trị rủi ro thanh khoản ngân hàng ACB
 

Similar to Đề tài tài trợ hoạt động xuất khẩu doanh nghiệp, ĐIỂM 8, HOT

bctntlvn (100).pdf
bctntlvn (100).pdfbctntlvn (100).pdf
bctntlvn (100).pdf
Luanvan84
 

Similar to Đề tài tài trợ hoạt động xuất khẩu doanh nghiệp, ĐIỂM 8, HOT (20)

Luận văn: Huy động vốn tiền gửi của ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Vi...
Luận văn: Huy động vốn tiền gửi của ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Vi...Luận văn: Huy động vốn tiền gửi của ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Vi...
Luận văn: Huy động vốn tiền gửi của ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Vi...
 
Đề tài: Cho vay ngắn hạn đối với hộ gia đình sản xuất kinh doanh
Đề tài: Cho vay ngắn hạn đối với hộ gia đình sản xuất kinh doanhĐề tài: Cho vay ngắn hạn đối với hộ gia đình sản xuất kinh doanh
Đề tài: Cho vay ngắn hạn đối với hộ gia đình sản xuất kinh doanh
 
Luận văn: Cho vay ngắn hạn để sản xuất kinh doanh tại ngân hàng, HOT
Luận văn: Cho vay ngắn hạn để sản xuất kinh doanh tại ngân hàng, HOTLuận văn: Cho vay ngắn hạn để sản xuất kinh doanh tại ngân hàng, HOT
Luận văn: Cho vay ngắn hạn để sản xuất kinh doanh tại ngân hàng, HOT
 
Đề tài cạnh tranh sản phẩm cá tra xuất khẩu, RẤT HAY
Đề tài cạnh tranh sản phẩm cá tra xuất khẩu, RẤT HAYĐề tài cạnh tranh sản phẩm cá tra xuất khẩu, RẤT HAY
Đề tài cạnh tranh sản phẩm cá tra xuất khẩu, RẤT HAY
 
bctntlvn (100).pdf
bctntlvn (100).pdfbctntlvn (100).pdf
bctntlvn (100).pdf
 
Quản lý dịch vụ chăm sóc khách hàng tại Công ty Cổ phần giấy Việt Trì - tải ...
Quản lý dịch vụ chăm sóc khách hàng tại Công ty Cổ phần giấy Việt Trì  - tải ...Quản lý dịch vụ chăm sóc khách hàng tại Công ty Cổ phần giấy Việt Trì  - tải ...
Quản lý dịch vụ chăm sóc khách hàng tại Công ty Cổ phần giấy Việt Trì - tải ...
 
7105761 ke-toan-chi-phi-sx-va-tinh-gia-thanh-san-pham-tai-cong-ty-lien-doanh-...
7105761 ke-toan-chi-phi-sx-va-tinh-gia-thanh-san-pham-tai-cong-ty-lien-doanh-...7105761 ke-toan-chi-phi-sx-va-tinh-gia-thanh-san-pham-tai-cong-ty-lien-doanh-...
7105761 ke-toan-chi-phi-sx-va-tinh-gia-thanh-san-pham-tai-cong-ty-lien-doanh-...
 
Đề tài giải pháp cải thiện khả năng thanh toán công ty Vinamilk, 2018
Đề tài  giải pháp cải thiện khả năng thanh toán công  ty Vinamilk,  2018Đề tài  giải pháp cải thiện khả năng thanh toán công  ty Vinamilk,  2018
Đề tài giải pháp cải thiện khả năng thanh toán công ty Vinamilk, 2018
 
Đề tài giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ than, HAY
Đề tài giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ than, HAYĐề tài giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ than, HAY
Đề tài giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ than, HAY
 
Luận Văn Kế Toán Trách Nhiệm Tại Công Ty Cổ Phần Bitexco Năm Long
Luận Văn Kế Toán Trách Nhiệm Tại Công Ty Cổ Phần Bitexco Năm LongLuận Văn Kế Toán Trách Nhiệm Tại Công Ty Cổ Phần Bitexco Năm Long
Luận Văn Kế Toán Trách Nhiệm Tại Công Ty Cổ Phần Bitexco Năm Long
 
Luận án: Vị thế, yếu tố cản trở và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh quố...
Luận án: Vị thế, yếu tố cản trở và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh quố...Luận án: Vị thế, yếu tố cản trở và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh quố...
Luận án: Vị thế, yếu tố cản trở và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh quố...
 
Đề tài tăng cường kiểm soát quy trình cho vay, ĐIỂM 8
Đề tài  tăng cường kiểm soát quy trình cho vay, ĐIỂM 8Đề tài  tăng cường kiểm soát quy trình cho vay, ĐIỂM 8
Đề tài tăng cường kiểm soát quy trình cho vay, ĐIỂM 8
 
Đề tài tăng cường kiểm soát quy trình cho vay, ĐIỂM CAO, HAY
Đề tài tăng cường kiểm soát quy trình cho vay, ĐIỂM CAO, HAYĐề tài tăng cường kiểm soát quy trình cho vay, ĐIỂM CAO, HAY
Đề tài tăng cường kiểm soát quy trình cho vay, ĐIỂM CAO, HAY
 
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP XĂNG DẦU PETROLIMEX - TẢI...
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP XĂNG DẦU PETROLIMEX - TẢI...GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP XĂNG DẦU PETROLIMEX - TẢI...
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP XĂNG DẦU PETROLIMEX - TẢI...
 
Đề tài: Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng tại ngân hàng t...
Đề tài: Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng tại ngân hàng t...Đề tài: Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng tại ngân hàng t...
Đề tài: Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng tại ngân hàng t...
 
Luận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Xuân Anh
Luận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Xuân AnhLuận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Xuân Anh
Luận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Xuân Anh
 
Đề tài mức độ thỏa mãn trong công việc, HAY, ĐIỂM 8
Đề tài  mức độ thỏa mãn trong công việc, HAY, ĐIỂM 8Đề tài  mức độ thỏa mãn trong công việc, HAY, ĐIỂM 8
Đề tài mức độ thỏa mãn trong công việc, HAY, ĐIỂM 8
 
Thỏa mãn trong công việc của người lao động tại công ty đồ nội thất
Thỏa mãn trong công việc của người lao động tại công ty đồ nội thấtThỏa mãn trong công việc của người lao động tại công ty đồ nội thất
Thỏa mãn trong công việc của người lao động tại công ty đồ nội thất
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm
Báo cáo thực tập tốt nghiệp kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩmBáo cáo thực tập tốt nghiệp kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm
Báo cáo thực tập tốt nghiệp kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm
 
Luan van thac si kinh te (9)
Luan van thac si kinh te (9)Luan van thac si kinh te (9)
Luan van thac si kinh te (9)
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864 (20)

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
 

Recently uploaded

ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdfĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
levanthu03031984
 

Recently uploaded (20)

NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.pptNHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
 
Kỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viên
Kỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viênKỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viên
Kỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viên
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
 
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft WordTrích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
 
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
 
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdfĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
 
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt NamNhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
 
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌCTIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
 

Đề tài tài trợ hoạt động xuất khẩu doanh nghiệp, ĐIỂM 8, HOT

  • 1. Trước tiên tác giả xin chân thành cảm ơn nhà trường – nơi tác giả được học tập và rèn luyện; tác giả xin chân thành cám ơn các Thầy, các Cô đã ân cần chỉ bảo và giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình là sinh viên của nhà trường. Tác giả xin cám ơn cô Trần Thị Thùy Linh, Người đã hướng dẫn và chỉ bảo tận tình cho tác giả trong quá trình thực hiện đề tài; để trang bị hành trang bước vào đời, nơi mà các kiến thực được học được đưa vào thực tế. Cùng với sự biết ơn nhà trường là lòng biết ơn tới đơn vị thực tập – NHNo & PTNT VN chi nhánh Biên Hòa, tác giả xin gửi lời cảm ơn đến chú Nguyễn Trí Dũng – Trưởng phòng Kế hoạch kinh doanh và các anh chị trong phòng đã tận tình giúp đỡ, cung cấp nhiều thông tin, tài liệu bổ ích, hỗ trợ các kỹ năng công việc, chuyên môn nghề nghiệp để tác giả thực sự làm quen được với công việc, tiếp cận với thực tế. Một lần nữa xin cám ơn ban Giám Đốc, ban Quản Lý cũng như các Anh, các Chị trong cơ quan đã tạo mọi điều kiện cho tác giả hoàn thành chương trình nghiên cứu khoa học. Sinh viên ĐẶNG NGỌC THANH HƯƠNG
  • 2. MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU.....................................................................................................8 1. Lý do chọn đề tài: ................................................................................................1 2. Tổng quan về lịch sử nghiên cứu đề tài:..............................................................2 3. Mục tiêu nghiên cứu:...........................................................................................2 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: ......................................................................3 5. Phương pháp nghiên cứu: ....................................................................................3 6. Những đóng góp mới của đề tài: .........................................................................3 7. Nội dung nghiên cứu: ..........................................................................................4 CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÀI TRỢ CỦA NHTM ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU ...............................................................................5 1.1 Lý luận về hoạt động xuất khẩu.........................................................................5 1.1.1 Sự cần thiết của hoạt động xuất khẩu.............................................................5 1.1.2 Nhu cầu tài trợ xuất khẩu................................................................................6 1.1.3 Các nguồn tài trợ cho hoạt động xuất khẩu. ...................................................7 1.2 Lý luận về tín dụng đối với hoạt động xuất khẩu..............................................9 1.2.1 Khái niệm về tài trợ xuất khẩu........................................................................9 1.2.2 Ý nghĩa của việc tài trợ xuất khẩu................................................................10 1.2.3 Các quy định, quy chế tài trợ xuất khẩu .......................................................10 1.2.3.1 Quy định về cho vay bằng đồng Việt Nam theo lãi suất thỏa thuận của tổ chức tín dụng đối với khách hàng..........................................................................10 1.2.3.2 Quy chế tín dụng hỗ trợ xuất khẩu số 133/2001/QĐ/TTg.........................10 1.2.3.3 Quy trình tài trợ xuất khẩu.........................................................................11 1.2.4 Tín dụng ngân hàng đối với hoạt động xuất khẩu. .......................................13 1.2.4.1 Khái niệm, Vai trò của tín dụng ngân hàng...............................................13 1.2.4.2 Các hình thức tín dụng tài trợ xuất khẩu của NHTM................................15 1.2.4.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng tài trợ xuất khẩu của NHTM Việt Nam................................................................................................................20 1.3 Lý luận về TTQT đối với hoạt động xuất khẩu...............................................22
  • 3. 1.3.1 Những vấn đề chung về TTQT.....................................................................22 1.3.1.1 Khái niệm về TTQT..................................................................................22 1.3.1.2 Ý nghĩa của TTQT.....................................................................................23 1.3.2 Giới thiệu các dịch vụ của hoạt động TTQT ................................................24 1.3.2.1 Dịch vụ nhờ thu chứng từ hàng xuất khẩu................................................24 1.3.2.2 Thông báo thư tín dụng chứng từ. .............................................................25 1.3.2.3 Thông báo kèm xác nhận L/C...................................................................25 1.3.2.4 Chuyển nhượng thư tín dụng chứng từ.....................................................26 1.3.2.5 Nhận bộ chứng từ để thanh toán L/C.........................................................27 1.3.2.6 Chiết khấu bộ chứng từ để thanh toán L/C................................................27 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ....................................................................................27 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÀI TRỢ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TẠI NHNo & PTNT - CHI NHÁNH BIÊN HÒA...................................................................................28 2.1 Giới thiệu về NHNo & PTNT Việt Nam.........................................................28 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển................................................................28 2.1.1.1 Quá trình hình thành..................................................................................28 2.1.1.2 Mô hình tổ chức và năng lực kinh doanh ..................................................29 2.1.2 Mạng lưới, cơ cấu tổ chức và các loại hình sản phẩm, dịch vụ....................30 2.1.2.1 Mạng lưới...................................................................................................30 2.1.2.2 Cơ cấu tổ chức ...........................................................................................31 2.1.3 Định hướng phát triển...................................................................................31 2.2 Giới thiệu về NHNo &PTNT - Chi nhánh Biên Hòa. .....................................32 2.2.1 Quá trình hình thành và phát triển................................................................32 2.2.2 Mạng lưới, cơ cấu tổ chức ............................................................................34 2.2.3 Các loại hình sản phẩm, dịch vụ...................................................................37 2.2.3.1 Nhóm sản phẩm tiền gửi............................................................................37 2.2.3.2 Nhóm sản phẩm cấp tín dụng ....................................................................38 2.2.3.3 Nhóm sản phẩm dịch vụ tài khoản và thanh toán trong nước ...................38
  • 4. 2.2.3.4 Nhóm sản phẩm dịch vụ thanh toán quốc tế..............................................38 2.2.3.5 Nhóm sản phẩm thẻ ...................................................................................39 2.2.3.6 Nhóm sản phẩm E-BANKING..................................................................39 2.2.3.7 Nhóm sản phẩm dịch vụ ngân quỹ và quản lý tiền tệ................................39 2.2.3.8 Nhóm sản phẩm khác.................................................................................39 2.2.4 Định hướng phát triển...................................................................................39 2.2.4.1 Mục tiêu phấn đấu .....................................................................................40 2.2.4.2 Những chương trình chính sẽ thực hiện ....................................................40 2.2.5 Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT - Chi nhánh Biên Hòa ..42 2.3 Phân tích hoạt động tài trợ xuất khẩu tại NHNo&PTNT - Chi nhánh Biên Hòa.........................................................................................................................45 2.3.1 Hình thức tài trợ xuất khẩu...........................................................................45 2.3.2 Quy định tín dụng tài trợ xuất khẩu NHNo & PTNT - Chi nhánh Biên Hòa. ..............................................................................................................45 2.3.2.1 Mục đích cho vay.......................................................................................45 2.3.2.2 Đối tượng cho vay .....................................................................................45 2.3.2.3 Nguyên tắc vay vốn ...................................................................................46 2.3.2.4 Điều kiện vay vốn......................................................................................46 2.3.2.5 Thời hạn cho vay .......................................................................................47 2.3.2.6 Lãi suất cho vay.........................................................................................47 2.3.2.7 Phương thức cho vay .................................................................................47 2.3.2.8 Mức cho vay ..............................................................................................48 2.3.3 Quy định về quy trình nghiệp vụ thanh toán xuất khẩu tại NHNo & PTNT – Chi nhánh Biên Hòa ..............................................................................................48 2.3.3.1 Quy trình thanh toán L/C xuất khẩu ..........................................................48 2.3.3.2 Quy trình thanh toán nhờ thu.....................................................................52 2.3.4 Quy trình thực hiện tín dụng tài trợ xuất khẩu NHNo & PTNT – Chi nhánh Biên Hòa ................................................................................................................52 2.3.4.1 Thủ tục tài trợ. ...........................................................................................53
  • 5. 2.3.4.2 Thẩm định hồ sơ. .......................................................................................53 2.3.4.3 Lập tờ trình. ...............................................................................................53 2.3.4.4 Phát tiền vay...............................................................................................54 2.3.4.5 Kiểm tra và xử lý nợ vay ...........................................................................54 2.3.4.6 Tính lãi, thu lãi, thu nợ, gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ, chuyển nợ quá hạn..........................................................................................................................54 2.3.4.7 Thanh lý hợp đồng tín dụng.......................................................................55 2.3.5 Kết quả thực hiện tài trợ xuất khẩu của NHNo & PTNT - Chi nhánh Biên Hòa (Doanh số cho vay, Doanh số thanh toán xuất khẩu, Thu nợ, Dư nợ, Nợ xấu...) .....................................................................................................................56 2.3.5.1 Tình hình nguồn vốn tự huy động .............................................................56 2.3.5.2 Tình hình hoạt động thanh toán xuất khẩu tại NHNo & PTNT chi nhánh Biên Hòa ................................................................................................................59 2.3.5.3 Doanh số cho vay xuất khẩu......................................................................62 2.3.5.4 Tình hình thu nợ cho vay xuất khẩu ..........................................................65 2.3.5.5 Tình hình dư nợ, nợ xấu ............................................................................69 2.3.5.6 Những mặt tích cực đạt được.....................................................................72 2.4 Kết quả nghiên cứu thu thập thông tin của các Doanh nghiệp xuất khẩu tại NHNo & PTNT – Chi nhánh Biên Hòa.................................................................74 2.4.1 Quy mô điều tra ............................................................................................74 2.4.2 Kết quả điều tra.............................................................................................75 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ....................................................................................88 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÀI TRỢ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TẠI NHNo & PTNT - CHI NHÁNH BIÊN HÒA....................................................................89 3.1 Định hướng hoạt động của NHNo & PTNT – Chi nhánh Biên Hòa...............89 3.1.1 Định hướng về nguồn vốn ............................................................................89 3.1.2 Định hướng về sử dụng vốn..........................................................................90 3.1.3 Định hướng về mở rộng các hoạt động TTQT .............................................91
  • 6. 3.1.4 Định hướng về kinh doanh dịch vụ và sản phẩm Ngân hàng.......................91 3.1.5 Các định hướng về công nghệ và con người ................................................91 3.1.6 Định hướng sử dụng hiệu quả các công cụ điều hành..................................92 3.1.7 Định hướng nâng cao năng lực và hiệu quả công tác marketing..................92 3.2 Các giải pháp đề xuất trong hoạt động tài trợ xuất khẩu đối với các Doanh nghiệp tại NHNo & PTNT – Chi nhánh Biên Hòa................................................92 3.2.1 Nâng cao chất lượng hoạt động tài trợ xuất khẩu.........................................92 3.2.2 Hoàn thiện và đa dạng hóa các hình thức tài trợ xuất khẩu cho các doanh nghiệp.....................................................................................................................93 3.2.2.1 Nghiệp vụ chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất............................................93 3.2.2.2 Tài trợ khép kín cho các doanh nghiệp sản xuất hàng XK........................95 3.2.2.3 Chiết khấu hối phiếu..................................................................................95 3.2.2.4 Tín dụng ứng trước kết hợp với kinh doanh ngoại tệ................................96 3.2.2.5 Bảo lãnh thực hiện hợp đồng.....................................................................96 3.2.3 Nâng cao chất lượng nhân viên Ngân hàng..................................................96 3.2.4 Phòng ngừa rủi ro tín dụng tài trợ xuất khẩu................................................97 3.2.4.1 Nâng cao chất lượng công tác thẩm định tín dụng tài trợ XK...................97 3.2.4.2 Tăng cường công tác kiểm tra, rà soát sau khi cấp tín dụng. ....................98 3.2.4.3 Phân tán rủi ro............................................................................................99 3.2.5 Hoàn thiện quy trình cho vay đối với khách hàng khi giao dịch tại NH.....................................................................................................................99 3.2.6 Thực hiện chính sách khách hàng phù hợp.................................................100 3.2.7 Tuyên truyền, quảng bá tiếp thị hoạt động tài trợ XK................................101 3.3 Một số kiến nghị nhằm phát triển hoạt động tài trợ xuất khẩu......................102 3.3.1 Kiến nghị đối với NHNo & PTNT Việt Nam.............................................102 3.3.2 Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước.....................................................103 3.3.3 Kiến nghị đối với Chính phủ. .....................................................................103 3.3.3.1 Hoàn thiện môi trường pháp lý................................................................103 3.3.3.2 Chính sách tài chính hỗ trợ......................................................................104
  • 7. KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ..................................................................................105 KẾT LUẬN........................................................................................................106
  • 8. CCLĐ : Công cụ lao động CBVC : Cán bộ viên chức CB CNV : Cán bộ công nhân viên DN : Doanh nghiệp KHKD : Kế Hoạch Kinh Doanh KH : Khách hàng NHTM : Ngân hàng thương mại NH : Ngân hàng NHNN : Ngân hàng Nhà Nước NHNo : Ngân hàng Nông Nghiệp NHNo&PTNT : Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn NĐ : Nghị Định QĐ : Quyết Định RRTD : Rủi ro tín dụng TTQT : Thanh toán quốc tế TT : Thông tư TSCĐ : Tài sản cố định TS : Tài sản XK : Xuất khẩu XNK : Xuất nhập khẩu
  • 9. Ảnh 2.1: Trụ sở chính NHNo&PTNT Việt Nam.................................. Trang 28 Ảnh 2.2: NHNo&PTNT chi nhánh Biên Hòa................................................. 32 Sơ đồ 1.1: Các hình thức tín dụng tài trợ xuất khẩu. .......................................15 Sơ đồ 1.2: Quy trình nghiệp vụ phương thức tín dụng chứng từ.....................16 Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức NHNo&PTNT Việt Nam.......................................31 Sơ đồ 2.2: Cơ cấu tổ chức NHNo&PTNT Chi nhánh Biên Hòa .....................34 Sơ đồ 2.3: Quy trình thực hiện nghiệp vụ tín dụng tài trợ xuất khẩu tại NHNo&PTNT chi nhánh Biên Hòa. ......................................................52
  • 10. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh – tài chính phấn đấu năm 2011. Trang 40 Bảng 2.2: Bảng phân tích kết quả hoạt động kinh doanh qua các năm ...........42 Bảng 2.3: Tình hình nguồn vốn tự huy động tại NHNo&PTNT chi nhánh Biên Hòa ..........................................................................................................................56 Bảng 2.4: Doanh số thanh toán xuất khẩu qua các năm ..................................59 Bảng 2.5: Doanh số cho vay xuất khẩu giai đoạn 2008-2010 .........................62 Bảng 2.6: Doanh số thu nợ xuất khẩu..............................................................66 Bảng 2.7: Dư nợ, nợ xấu ..................................................................................69 Bảng 2.8: Ngành nghề kinh doanh của Doanh nghiệp.....................................75 Bảng 2.9: Nhân tố tình hình tài chính của Doanh nghiệp................................76 Bảng 2.10: Lý do vay vốn của Doanh nghiệp..................................................78 Bảng 2.11: Thời hạn của khoản vay.................................................................79 Bảng 2.12: Tài sản thế chấp tại Ngân hàng......................................................80 Bảng 2.13: Tỷ lệ lãi suất của khoản vay ..........................................................81 Bảng 2.14: Phí dịch vụ tại Ngân hàng .............................................................82 Bảng 2.15: Doanh nghiệp thường hay sử dụng dịch vụ nào của Ngân hàng...82 Bảng 2.16: Trả nợ đúng hạn.............................................................................84 Bảng 2.17: Sự hài lòng của khách hàng...........................................................84 Bảng 2.18: Tiếp tục vay vốn tại Ngân hàng.....................................................86 Bảng 2.19: Yếu tố cần khắc phục.....................................................................87
  • 11. DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Tình hình nguồn vốn huy động và tổng dư nợ cho vay ..............43 Biểu đồ 2.2: Tình hình thu nhập, chi phí và lợi nhuận.....................................44 Biểu đồ 2.3: Tình hình cơ cấu nguồn vốn tự huy động....................................58 Biểu đồ 2.4: Doanh số thanh toán hàng xuất nhập khẩu..................................60 Biểu đồ 2.5: Doanh số cho vay xuất khẩu giai đoạn 2008-2010 .....................64 Biểu đồ 2.6: Doanh số thu nợ cho vay xuất khẩu ............................................68 Biểu đồ 2.7: Dư nợ, nợ xấu..............................................................................71 Biểu đồ 2.8: Ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp .................................75 Biểu đồ 2.9: Nhân tố tình hình tài chính của doanh nghiệp.............................76 Biểu đồ 2.10: Lý do vay vốn của doanh nghiệp...............................................78 Biểu đồ 2.11: Thời hạn của khoản vay.............................................................79 Biểu đồ 2.12: Tài sản thế chấp tại Ngân hàng .................................................80 Biểu đồ 2.13: Tỷ lệ lãi suất của khoản vay......................................................81 Biểu đồ 2.14: Doanh nghiệp sử dụng dịch vụ tại của Ngân hàng....................83 Biểu đồ 2.15: Sự hài lòng của doanh nghiệp ...................................................85 Biểu đồ 2.16: Tiếp tục vay vốn tại Ngân hàng.................................................86 Biểu đồ 2.17: Yếu tố cần khắc phục. ...............................................................87
  • 12. - 1 - PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế từ tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, khi gia nhập WTO, đòi hỏi các nhà xuất khẩu cần phải tăng cường lượng hàng hóa để xuất khẩu sang các nước, giao thương quốc tế,… Chính vì thế mà hoạt động xuất khẩu ngày càng phát triển lớn mạnh và không ngừng phát triển. Trước đây, chúng ta chỉ trao đổi hàng hóa để tiện phục vụ cho đời sống, chưa chú trọng gì nhiều đến vấn đề xuất khẩu nhưng hiện nay khi bước sang giai đoạn mới – gia nhập WTO thì việc xuất khẩu hàng hóa sang các nước trên Thế giới có nhiều lợi thế hơn, đạt được lợi nhuận cao hơn, thị trường buôn bán, giao thương được mở rộng, có nguồn ngoại tệ dồi dào. Đây là một bước tiến mới cho đất nước ta nhằm đưa nước ta đi lên, theo kịp với các quốc gia khác; và cũng chính là chiến lược phát triển đất nước mà chúng ta cần hướng tới. Tuy nhiên, khi tiến hành xuất khẩu, bên cạnh những lợi ích từ việc xuất khẩu mang lại thì chắc chắn các nhà xuất khẩu sẽ gặp phải không ít khó khăn và thử thách, đó là sự cạnh tranh của thị trường các nước, lượng hàng hóa xuất khẩu tăng lên nhiều cần phải có nguồn vốn dồi dào và các doanh nghiệp xuất khẩu đang gặp khó khăn, hoặc phải bỏ ra chi phí cao hơn, mới có thể tìm được nguồn vốn cần thiết. Vậy thì các nhà xuất khẩu cần phải tìm sự hỗ trợ từ đâu, về mặt kinh tế cũng như mặt tài chính? Ai sẽ giúp đỡ họ? Lúc này đây, sự hỗ trợ của các NHTM có vai trò rất lớn về việc đảm bảo hạn chế những rủi ro có thể xảy ra với các nhà xuất khẩu trong quá trình thanh toán, rủi ro xảy ra trong quá trình giao dịch, biến động tỷ giá, v.v… Với những vấn đề nêu trên, thì chúng ta thấy rằng NHTM đóng một vai trò rất quan trọng về vấn đề tài trợ trong hoạt động xuất khẩu cho các nhà xuất khẩu Việt Nam. Chính vì thế mà tác giả đã lựa chọn cho mình đề tài “Tài trợ đối với hoạt động xuất khẩu của các Doanh nghiệp tại NHNo & PTNT – Chi nhánh Biên Hòa “ . Nhận thấy đây là một đề tài hay, có điều kiện giúp tác giả củng cố lại
  • 13. - 2 - kiến thức đã học và đồng thời giúp tác giả có kinh nghiệm nhiều hơn để có thể công tác tốt ở bộ phận Thanh toán quốc tế, Tín dụng khi làm việc tại NHTM. 2. Tổng quan về lịch sử nghiên cứu đề tài: Nguồn vốn của các doanh nghiệp đang bị eo hẹp dần mà lượng hàng hóa xuất khẩu tăng cao nên cần sự hỗ trợ rất lớn từ phía các NHTM. Tài trợ xuất khẩu nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu có nhu cầu về vốn để phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh, thu mua nguyên vật liệu,... Ngân hàng Nông Nghiệp & Phát triển Nông thôn – Chi nhánh Biên Hòa nằm trong Khu công nghiệp của tỉnh Đồng Nai nên việc tài trợ xuất khẩu cho các Doanh nghiệp đóng vai trò rất quan trọng. Với 2 hoạt động chủ yếu để tài trợ xuất khẩu là Tín dụng, Thanh Toán Quốc tế. Tại trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội có các đề tài sau: Lê Tuấn Anh, Đại học kinh tế Quốc dân Hà Nội, Đề tài nghiên cứu: “Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng ngoại thương Hà Nội”, Năm 2003. Nguyễn Thanh Thảo, Đại học kinh tế Quốc dân Hà Nội, Đề tài nghiên cứu: “Một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Sở giao dịch I – Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam”, Năm 2002. Trong những năm qua, tại trường Đại học Lạc Hồng và tại NHNo&PTNT – Chi nhánh Biên Hòa, rất ít sinh viên thực hiện đề tài này và song còn mới mẻ, nên tác giả quyết định đi sâu vào vấn đề tài trợ xuất khẩu của NHTM đối với các Doanh nghiệp nhằm nói lên tính cấp thiết của đề tài này. 3. Mục tiêu nghiên cứu: - Củng cố kiến thức một cách toàn diện thông qua quá trình thực tập tại Ngân hàng. - Các hình thức tài trợ xuất khẩu của NHTM đối với doanh nghiệp. - Phân tích những ảnh hưởng của Ngân hàng đối với hoạt động xuất khẩu của Doanh nghiệp.
  • 14. - 3 - - Lợi ích mà Ngân hàng đạt được khi tiến hành tài trợ xuất khẩu cho Doanh nghiệp. - Đưa ra kết luận về tài trợ xuất khẩu của NHTM đối với Doanh nghiệp. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: • Đối tượng nghiên cứu: - Những vấn đề cơ bản trong hoạt động tài trợ xuất khẩu của NHTM. - Nghiên cứu các hình thức tài trợ xuất khẩu của NHTM đối với Doanh nghiệp. • Phạm vi nghiên cứu: - Thời gian nghiên cứu: năm 2008, năm 2009, năm 2010 - Không gian nghiên cứu: NHNo&PTNT – Chi nhánh Biên Hòa 5. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích số liệu thống kê. - Phương pháp mô tả, phương pháp so sánh. - Sử dụng phương pháp điều tra, thu thập thông tin thực tế thông qua việc phát phiếu thu thập thông tin. 6. Những đóng góp mới của đề tài: - NHNo&PTNT VN đang phấn đấu thành 1 tập đoàn tài chính đa năng, Chi nhánh Biên Hòa là chi nhánh chủ yếu tài trợ cho các doanh nghiệp các sản phẩm của Ngân hàng hiện đại đều thích hợp với hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp. - Tín dụng, Thanh Toán Quốc tế là các sản phẩm của Ngân hàng hiện đại, đối với NHTM Việt Nam vừa là cơ hội vừa là thách thức để hoàn thiện các sản phẩm dịch vụ của mình. - Báo cáo nghiên cứu về tình hình tài trợ của NHNo&PTNT – Chi nhánh Biên Hòa trong hoạt động xuất khẩu cho các doanh nghiệp và từ đó đưa ra các giải pháp hiệu quả để phát triển tốt hơn nữa hoạt động này.
  • 15. - 4 - 7. Nội dung nghiên cứu: Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, bài Báo cáo nghiên cứu khoa học có kết cấu gồm 03 chương lớn như sau : Chương 1: Lý luận về tài trợ của NHTM đối với hoạt động xuất khẩu. Chương 2: Phân tích thực trạng tài trợ đối với hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp tại NHNo&PTNT – Chi nhánh Biên Hòa. Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả tài trợ đối với hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp tại NHNo&PTNT – Chi nhánh Biên Hòa. Ngoài ra phần cuối bài luận còn có Danh mục tài liệu tham khảo và Phần phụ lục.
  • 16. - 5 - CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÀI TRỢ CỦA NHTM ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU 1.1 Lý luận về hoạt động xuất khẩu. 1.1.1 Sự cần thiết của hoạt động xuất khẩu. Trong điều kiện hội nhập quốc tế và thương mại toàn cầu như hiện nay, vấn đề giao thương quốc tế và hoạt động xuất nhập khẩu ngày càng trở nên phổ biến và mở rộng không ngừng. Điều này tạo nhiều cơ hội và thách thức cho các nhà xuất khẩu cũng như nhập khẩu của mỗi quốc gia. Trong đó, đối với các nhà xuất khẩu, thực tế so với việc trao đổi hàng hoá nội địa thì thực hiện bán hàng ra thị trường thế giới mang lại rất nhiều lợi ích. Đó là việc các nhà xuất khẩu có được lợi nhuận cao hơn, có điều kiện tiếp cận nhiều khách hàng trên một thị trường rộng lớn hơn, có nguồn ngoại tệ dồi dào hơn. Còn đối với chính phủ các nước, lĩnh vực xuất khẩu thường được xem là một trong những mũi nhọn kinh tế then chốt trong chiến lược phát triển quốc gia. Nguồn thu nhập to lớn từ nước ngoài thông qua hoạt động xuất khẩu, việc làm và thu nhập quốc dân gia tăng nhanh, công nghệ hiện đại phục vụ phát triển kinh tế đất nước...là những lợi ích kinh tế xã hội căn bản cho quốc gia thực hiện đường lối phát triển xuất khẩu. Cùng với phát triển xuất khẩu, nhu cầu nhập khẩu những hàng hoá cần thiết cho việc sản xuất và tiêu dùng của nền kinh tế cũng cần quan tâm để có thể tập trung vốn vào sản xuất những loại hàng hoá thế mạnh của mình. Tuy nhiên cùng với những lợi ích mang lại từ giao thương quốc tế thì sự cạnh tranh gay gắt trên một thị trường rộng lớn đòi hỏi các nhà xuất khẩu phải tìm kiếm một sự hỗ trợ rất lớn về mặt tài chính cũng như về mặt kỹ thuật từ các NHTM để đảm bảo hạn chế rủi ro phát sinh và đủ khả năng để tiến hành một thương vụ quốc tế được an toàn bởi vì hoạt động xuất khẩu luôn ẩn chứa các nguy cơ dẫn đến rủi ro và thất bại. Ngoài những khó khăn thông thường như kinh doanh nội địa, các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu còn phải đối đầu với những nguy cơ khác xuất phát từ
  • 17. - 6 - nhiều yếu tố đặc thù trong giao thương quốc tế về thời gian thực hiện giao dịch, khoảng cách địa lý, về loại tiền thanh toán và những biến động tỷ giá hối đoái, về sự khác biệt luật lệ, tập quán kinh doanh và các quy định điều tiết giữa các chính phủ. Mặt khác, tuy nói rằng hoạt động tài trợ là của Ngân hàng dành cho các doanh nghiệp nhưng lợi ích không chỉ phát sinh cho các doanh nghiệp mà ở đây khi tài trợ Ngân hàng cũng đã có một lợi ích rất lớn. Hoạt động tài trợ mang lại một nguồn thu nhập: lãi và phí dịch vụ hấp dẫn cho Ngân hàng. Thực tế cho thấy, hầu hết tổ chức tài chính ở khắp các nước đều đặc biệt chú trọng việc cung ứng hệ thống dịch vụ ngân hàng quốc tế, hoặc hẹp hơn nữa – chuyên doanh tài trợ ngoại thương. Chính mối quan hệ gắn bó chặt chẽ về lợi ích giữa Ngân hàng và các doanh nghiệp xuất khẩu là động lực thúc đẩy hoạt động tài trợ xuất khẩu ngày càng phát triển. [7] 1.1.2 Nhu cầu tài trợ xuất khẩu. Việc thực hiện hoạt động xuất khẩu hàng hoá máy móc thiết bị thường kéo dài từ nhiều tháng cho tới vài năm, do đó thông thường nhu cầu tài trợ thường nảy sinh ở nhiều giai đoạn khác nhau. Cụ thể : - Giai đoạn phân tích nhu cầu, thiết kế, tìm kiếm khách hàng, đại diện tại các hội chợ, đàm phán sơ bộ, lập kế hoạch: Để hoàn thành tốt giai đoạn này các chuyên gia phải thực hiện các chuyến đi dài ngày và tiến hành nhiều cuộc đàm phán, phải làm ra hàng mẫu và mô hình để trưng bày, giới thiệu. Sau đó họ còn phải hoàn tất các tài liệu thiết kế và tính toán chính xác cho đàm phán hợp đổng. Chi phí cho những hoạt động này không phải nhỏ, đăc biệt với các cơ sở kinh doanh tiềm lực tài chính còn hạn hẹp. - Giai đoạn ký kết hợp đồng: Trong trường hợp nhà xuất khẩu chưa có uy tín cao ở nước ngoài, đối tác có thể yêu cầu một đảm bảo giao hàng hoặc bảo đảm hoàn thành công trình. Đảm bảo này sẽ có hiệu lực nếu việc giao hàng hoặc hoàn thành công trình không đúng như thoả thuận. Trường hợp khác, nếu nhà xuất khẩu cần tiền đặt cọc mà nhà nhập khẩu là người nước ngoài đang gặp khó khăn về tài chính, nhà xuất khẩu có thể đề nghị
  • 18. - 7 - ngân hàng của mình cung cấp tín dụng tương đương với số tiền đặt cọc và nhà nhập khẩu có nghĩa vụ chi trả cho khoản tín dụng đó. - Giai đoạn chuẩn bị sản xuất: Sau khi đã ký hợp đồng, nhà xuất khẩu sẽ tiến hành chuẩn bị sản xuất. Nhất là việc xây dựng các công trình lớn như nhà máy, xí nghiệp…việc này thường đi kèm với chi phí lớn vượt quá mức đặt cọc. - Giai đoạn sản xuất: Mặc dù đã có những thoả thuận về việc thanh toán tiếp theo của người mua, trong thời gian này thường nảy sinh các nhu cầu tài chính cao về vật tư và chi phí liên quan khác vượt qua các khoản thanh toán giữa chừng. - Giai đoạn cung ứng: Ngay cả trong giai đoạn cung ứng cũng có thể nảy sinh các chi phí cần được tài trợ như chi phí vận tải. bảo hiểm… tuỳ theo điều kiện cung ứng. - Giai đoạn lắp ráp, chạy thử, bàn giao công trình: Sau khi hàng hoá được giao tới địa điểm quy định, nhà xuất khẩu còn cần chi phí cho lắp ráp chạy thử cho tới khi được người mua thu nhận và chấp nhận thanh toán. - Giai đoạn bảo hành: Trong giai đoạn này người mua có quyền yêu cầu được bảo hành ở ngân hàng của nhà xuất khẩu trước khi thanh toán. - Giai đoạn thanh toán: Hiện nay, để việc cung cấp hàng hoá xuất khẩu được thuận lợi người xuất khẩu thường phải dành cho người mua một ưu đãi thanh toán trong nhiều năm mà người xuất khẩu và ngân hàng của họ có thể chấp nhận được. Trong thời gian chờ được thanh toán nhà xuất khẩu thường có nhu cầu được tài trợ để đảm bảo vốn cho quá trình tái sản xuất tiếp theo. [1] 1.1.3 Các nguồn tài trợ cho hoạt động xuất khẩu. Hoạt động xuất khẩu là một trong những hoạt động kinh tế cơ bản, do vậy nó cũng được tài trợ từ rất nhiều nguồn khác nhau. Trong đó, những nguồn tài trợ thường được sử dụng là : - Tín dụng thương mại (hay tín dụng nhà cung cấp): là nguồn tài trợ được thực hiện thông qua hình thức mua bán chịu hàng hoá, dịch vụ với các công cụ chủ yếu là kỳ phiếu và hối phiếu. Đây là nguồn tài trợ ngắn hạn được ưa dùng vì dễ thực hiện, khả năng chuyển thành tiền mặt cao (thông qua chiết khấu tại các ngân hàng),
  • 19. - 8 - linh hoạt về thời hạn. Tuy nhiên các công cụ như hối phiếu thường được sử dụng trên cơ sở có ngân hàng đứng ra chấp nhận hay đảm bảo. - Vốn tự có: Tuỳ theo loại hình doanh nghiệp khác nhau mà vốn tự có có thể là vốn ngân sách cấp, vốn cổ phần của các sáng lập viên công ty cổ phần hay vốn của chủ doanh nghiệp tư nhân. Vốn tự có chủ yếu bao gồm vốn khi thành lập doanh nghiệp như nói trên và phần lợi nhuận để lại cộng với khấu hao. Sử dụng vốn tự có doanh nghiệp có thể giảm được hệ số nợ, tạo sự chủ động trong kinh doanh. Tuy vậy, nguồn tài trợ này có hạn chế là quy mô không lớn và nhiều khi chi phí cơ hội của việc giữ lại lợi nhuận cao. - Phát hành cổ phiếu: Với các doanh nghiệp trong điều kiện hiện nay họ có thể phát hành cổ phiếu công ty để huy động nguồn vốn trung và dài hạn. Hình thức này có ưu điểm là doanh nghiệp có được sự chủ động trong việc huy động và sử dụng vốn, giảm được nguy cơ phá sản khi gặp khó khăn (vì có thể không phải phân chia lợi tức cổ phần hoặc có thể hoãn trả lợi tức khi bị lỗ hoặc không có nhiều lãi) hay làm tăng vốn chủ sở hữu, giảm hệ số nợ của doanh nghiệp…Tuy nhiên chỉ có các doanh nghiệp thoả mãn những điều kiện nhất định mới được sử dụng hình thức này. Với nước ta, do thị trường tài chính còn chưa phát triển nên hình thức tài trợ này còn ít được sử dụng hoặc nếu có sử dụng thì hiệu quả chưa cao. - Phát hành trái phiếu công ty: Đây cũng là một hình thức tài trợ khá phổ biến trong nền kinh tế thị trường gần như cổ phiếu. Trái phiếu là một giấy chứng nhận nợ của doanh nghiệp. Sử dụng phát hành trái phiếu doanh nghiệp có thể huy động vốn cho hoạt động kinh doanh mà không cần dẫn đến phải chia quyền kiểm soát doanh nghiệp như khi sử dụng cổ phiếu thường. Tuy nhiên, với trái phiếu doanh nghiệp thường phải trả cổ phiếu thường phải trả lợi tức cố định cho dù hoạt động kinh doanh có lãi hay không. Điều này dễ làm tăng khả năng phá sản đối với doanh nghiệp khi gặp khó khăn về tài chính. Ngoài ra, với thị trường tài chính chưa phát triển như đã nói trên thì hình thức này cũng khó phát huy tốt được ưu thế của nó.
  • 20. - 9 - - Tín dụng ngân hàng: Ngân hàng có thể tài trợ cho các doanh nghiệp thông qua nhiều hình thức và với những mục đích sử dụng khác nhau như: cho vay ngắn hạn theo hạn mức tín dụng, cho vay theo hợp đồng, cho vay có đảm bảo…để thu hút dự trữ, sản xuất, nhập khẩu nguyên vật liệu, đáp ứng nhu cầu vốn lưu động. Hoặc cho vay dài hạn để đầu tư dự án, mua sắm máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ…Tuỳ vào từng doanh nghiệp mà ngân hàng có thể áp dụng những hình thức nhất định sao cho thuận lợi với cả hai bên. Một đặc điểm khá nổi bật của tín dụng ngân hàng là có khả năng linh hoạt về lãi suất cũng như thời hạn. - Các nguồn tài trợ khác: Ngoài các nguồn tài trợ trên các doanh nghiệp xuất khẩu còn có thể được tài trợ bằng các nguồn đầu tư nước ngoài, vay viện trợ của nước ngoài, hỗ trợ của Chính phủ…Hiện nay các nguồn này thường được sử dụng thông qua các ngân hàng. [1] 1.2 Lý luận về tín dụng đối với hoạt động xuất khẩu 1.2.1 Khái niệm về tài trợ xuất khẩu. Tài trợ xuất khẩu của NHTM là một hình thức tài trợ thương mại, kỳ hạn gắn với thời gian thực hiện thương vụ, kỳ hạn gắn với thời gian thực hiện thương vụ xuất khẩu, đối tượng nhận tài trợ là các doanh nghiệp xuất khẩu trực tiếp hoặc uỷ thác; giá trị tài trợ thường ở mức vừa và lớn. Tài trợ xuất khẩu là một bộ phận trong tài trợ ngoại thương của ngân hàng. Tài trợ ngoại thương bao gồm các hoạt động mang tích chất tài trợ của ngân hàng nhằm đáp ứng nhu cầu đặc thù về tài chính và uy tín trong kinh doanh của các doanh nghiệp xuất khẩu và nhập khẩu trong quá trình giao dịch ngoại thương. Quá trình giao dịch ngoại thương là toàn bộ diễn biến của thương vụ xuất khẩu (đối với bên bán) và nhập khẩu (đối với bên mua). Theo nghĩa rộng, quá trình giao dịch ngoại thương có thể bao hàm cả các giao dịch kinh doanh trước và sau thương vụ xuất - nhập khẩu, có tính chất gắn liền với thương vụ xuất - nhập đó. Đối với bên xuất khẩu, đó là quá trình thu gom hàng xuất khẩu, mua vật tư nguyên liệu để sản xuất, đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ xuất khẩu...hoặc giai
  • 21. - 10 - đoạn bảo hành, bảo trì đối với các dự án xuất khẩu máy móc hoặc xây dựng cơ xưởng ở nước ngoài. [7] 1.2.2 Ý nghĩa của việc tài trợ xuất khẩu. Với hoạt động xuất khẩu ngày càng đa dạng, phức tạp và có sự cạnh tranh gay gắt, vai trò hỗ trợ của các NHTM là cực kỳ quan trong. Các ngân hàng không những hỗ trợ về mặt tài chính (cấp tín dụng) để hoàn tất nghĩa vụ thanh toán và sản xuất trong quan hệ kinh tế đối ngoại mà còn hỗ trợ về mặt kỹ thuật, bảo đảm các quá trình thanh toán cho những hoạt động chu chuyển với nước ngoài, đồng thời đảm nhận những rủi ro gắn liền với những hoạt động đó. Với những hợp đồng xuất khẩu có giá trị lớn và vừa, vốn lưu động của khách hàng (các doanh nghiệp) thường là không đủ để thực hiện hợp đồng, họ sẽ nhờ đến nguồn vốn của Ngân hàng thông qua việc tài trợ. Ngân hàng khi đó sẽ vừa đóng vai trò ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu, vừa là ngân hàng tài trợ cho việc thực hiện hợp đồng. Đồng thời với quá trình tài trợ, để bảo đảm bảo nguồn vốn tài trợ được sử dụng đúng mục đích, quản lý được nguồn thu, ngân hàng sẽ tham gia thanh toán quốc tế với vai trò là ngân hàng thương lượng, ngân hàng nhờ thu,... Là một thành viên hoạt động trong các lĩnh vực quốc tế, hoạt động ngân hàng trong tài trợ xuất khẩu đã có đóng góp đáng kể đối với nền kinh tế đất nước trên nhiều phương diện. Bằng việc cung cấp các dịch vụ ở nước ngoài (gọi là xuất khẩu vô hình) đã đóng góp ngày càng lớn vào thu nhập quốc gia và điều quan trọng hơn là hoạt động tài trợ này đã thúc đẩy việc xuất khẩu hàng hoá, mang lại một nguồn thu nhập lớn cho quốc gia, tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế.[7] 1.2.3 Các quy định, quy chế tài trợ xuất khẩu 1.2.3.1 Quy định về cho vay bằng đồng Việt Nam theo lãi suất thỏa thuận của tổ chức tín dụng đối với khách hàng. (phụ lục 1) 1.2.3.2 Quy chế tín dụng hỗ trợ xuất khẩu số 133/2001/QĐ/TTg (xem chi tiết phụ lục 2)
  • 22. - 11 - - Tín dụng hỗ trợ xuất khẩu là ưu đãi của Nhà nước nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp, các Tổ chức kinh tế và cá nhân phát triển sản xuất - kinh doanh hàng xuất khẩu theo chính sách khuyến khích xuất khẩu của Nhà nước. - Tín dụng hỗ trợ xuất khẩu trung và dài hạn. • Cho vay đầu tư trung và dài hạn. • Hỗ trợ lãi suất sau đầu tư. • Bão lãnh tín dụng đầu tư. - Tín dụng hỗ trợ xuất khẩu ngắn hạn. • Cho vay vốn ngắn hạn. • Bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh hợp đồng. - Xử lý rủi ro. - Nguồn vốn tín dụng hỗ trợ xuất khẩu. 1.2.3.3 Quy trình tài trợ xuất khẩu. a) Lập chính sách tài trợ xuất khẩu của NHTM Để hoạt động tài trợ xuất khẩu mang lại hiệu quả, thì ngân hàng cần xây dựng được chiến lược thu hút và khuyến khích tài trợ xuất khẩu cho mình. Phần quan trọng chiến lược này chính là việc xây dựng chính sách tài trợ xuất khẩu. - Tiêu chuẩn khách hàng được xem xét tài trợ xuất khẩu. - Các hoạt động xuất khẩu được ngân hàng xem xét tài trợ - Những ưu đãi mà ngân hàng dành cho khách hàng Bên cạnh các tiêu chuẩn trên, ngân hàng cần giới thiệu đến khách hàng những thông tin khác: - Các dịch vụ mà ngân hàng cung cấp cho hạot động xuất khẩu của doanh nghiệp như: thông tin thị trường, thông tin khách hàng, nghiệp vụ thanh toán quốc tế, nghiệp vụ mua bán ngoại tệ. - Các quy định cụ thể trong tài trợ xuất khẩu: tiêu chuẩn khách hàng, thời hạn tài trợ, biện pháp bảo đảm tiền vay…
  • 23. - 12 - b) Giám sát tài trợ xuất khẩu Đóng vai trò hết sức quan trọng để đảm bảo việc thực thi các nghĩa vụ của khách hàng và giảm thiểu rủi ro của ngân hàng. Quá trình giám sát tài trợ xuất khẩu trước khi giao hàng được chia làm ba phần với từng công việc cụ thể, bao gồm: • Thủ tục hồ sơ: Tài trợ xuất khẩu có một số điểm tương đồng nhất định với cho vay ngắn hạn thông thường. do đó các biểu mẫu văn bản, hồ sơ, chứng từ được in sẵn theo một chuẩn mực nhất định nhằm tạo thuận lợi cho việc xử lý thông tin và ra quyết định cho vay, các hồ sơ vay vốn chủ yếu tại các NHTM gồm: - Tờ trình thẩm định cho vay vốn - Giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án trả nợ ngắn hạn - Hợp đồng tín dụng ngắn hạn – loại cho vay theo từng thương vụ - Hợp đồng tín dụng – loại cho vay theo hạn mức. • Xem xét các điều kiện cần thiết trước khi giải ngân: Trước khi giải ngân, ngân hàng thường đòi hỏi nhà xuất khẩu phải chấp hành một số điều kiện bắt buộc sau: - Trình bản gốc đơn đặt hàng hay hợp đồng thương mại có hiệu lực hoặc L/C (nếu đã được mở) - Phương án đảm bảo thu gom hàng xuất khẩu hoặc mua sắm vật tư nguyên liệu sản xuất hàng hóa từ các nhà cưng ứng. - Giải trình về năng lực kinh doanh, sản xuất của khách hàng trong quá trình thực hiện thương vụ xuất khẩu. - Trình các chứng từ cần thiết như giấy phép xuất khẩu. • Giám sát quá trình sử dụng vốn: Sau khi đã giải ngân cho khách hàng, ngân hàng phải giám sát việc sử dụng tiền của khách hàng nhằm đảm bảo tiền được sử dụng đúng mục đích. Trong giai đoạn này cần lưư ý những giai đoạn được cho là hay phát sinh vướng mắc như: - Khâu xác nhận đơn hàng - Khâu thu mua vật tư hàng hóa
  • 24. - 13 - - Quá trình sản xuất hàng hóa xuất khẩu - Lưu kho và bảo quản hàng hóa - Đóng gói hàng hóa - Vận chuyển hàng hóa đến kho và ra cảng…. - … Nhìn chung, điều quan trọng trong quá trình giám sát tài trợ xuất khẩu là ngân hàng phải luôn cập nhật thông tin chi tiết trong từng giai đoạn của thương vụ. để làm được điều này, ngân hàng phải yêu cầu khách hàng phải báo cáo và gửi bản sao chứng từ làm bằng chưúng cho tiến trình giải ngân. Bằng cách này, ngân hàng có thể kiểm tra mức độ rủi ro có thể phát sinh trong suốt quá trình tài trợ và tìm biện pháp giải quyết. [17] 1.2.4 Tín dụng ngân hàng đối với hoạt động xuất khẩu. 1.2.4.1 Khái niệm, Vai trò của tín dụng ngân hàng. a) Khái niệm tín dụng ngân hàng. - Tín dụng là một quan hệ xã hội giữa người cho vay và người đi vay, giữa họ có mối liên hệ với nhau thông qua sự vận động của giá trị vốn tín dụng được biểu hiện dưới hình thái tiền tệ hoặc hiện vật. Trên cơ sở đó ta có thể hiểu “Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng bằng tiền tệ giữa một bên là ngân hàng, một tổ chức chuyên doanh trên lĩnh vực tiền tệ với một bên là các tổ chức, đơn vị kinh tế - xã hội, các cơ quan Nhà nước và các tầng lớp dân cư ”. Tín dụng ngân hàng ra đời và ngày càng phát triển mạnh mẽ, nhờ có khả năng đáp ứng tốt mọi nhu cầu đa dạng về vốn của nền kinh tế mà nó đã không ngừng được mở rộng sang tất cả các ngành, lĩnh vực khác nhau trong đó có lĩnh vực kinh tế đối ngoại mà cụ thể hơn là hoạt động xuất nhập khẩu, nó đã trở thành một nguồn tài trợ không thể thiếu đối với hoạt động xuất nhập khẩu của các quốc gia. [16] - Tín dụng Ngân hàng là quan hệ tín dụng giữa Ngân hàng, các tổ chức tín dụng khác với các doanh nghiệp và cá nhân.
  • 25. - 14 - Trong nền kinh tế, ngân hàng đóng vai trò là một định chế tài chính trung gian, vì vậy trong quan hệ tín dụng với các nhà doanh nghiệp và cá nhân, ngân hàng vừa là người cho vay đồng thời vừa là người đi vay. Với tư cách là người đi vay ngân hàng nhận tiền gửi của các doanh nghiệp và cá nhân hoặc phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu để huy động vốn trong xã hội. Trái lại, với tư cách là người cho vay thì ngân hàng cung cấp tín dụng cho các doanh nghiệp và cá nhân. [18] b) Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với hoạt động xuất khẩu. Thứ nhất, giống như các nguồn tài trợ khác tín dụng ngân hàng là một nguồn vốn quan trọng đối với các doanh nghiệp xuất khẩu để thu mua dự trữ, sản xuất, tiêu thụ hàng hoá, mua sắm máy móc thông thường...phục vụ cho quá trình sản xuất cũng như tái sản xuất của doanh nghiệp. - Thứ hai, tín dụng ngân hàng góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trên thị trường . - Thứ ba, tín dụng ngân hàng thúc đẩy hoạt dộng xuất nhập khẩu diễn ra thuận lợi nhanh chóng hơn. - Thứ tư, do sự cần thiết phải có được những giao dịch dễ dàng ít tốn kém, người bán cũng như người mua đều cần phải có sự tài trợ của ngân hàng thông qua các hình thức tín dụng như cho vay mở thư tín dụng, chuyển trả tiền trực tiếp... - Thứ năm, xuất phát từ tính rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu cao và do việc thiếu hiểu biết lẫn nhau giữa người mua và người bán sự có mặt của ngân hàng sẽ là một đảm bảo cho cả hai bên, nhà xuất khẩu sẽ hạn chế được những rủi ro không thanh toán khi ngân hàng đứng ra đảm bảo cung cấp tín dụng cho nhà nhập khẩu và ngược lại nhờ nguồn tín dụng của ngân hàng nhà nhập khẩu thực hiện được những nhập khẩu quan trọng trong khi khả năng tài chính của họ chưa đáp ứng được. - Thứ sáu, ngân hàng là một đầu mối tiếp nhận các nguồn tài trợ của nước ngoài cho hoạt động xuất nhập khẩu. Bởi vì hiện nay phần lớn các nguồn tài trợ của
  • 26. - 15 - các tổ chức tài chính - tiền tệ quốc tế cho một quốc gia nào đó được thực hiện qua các chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoặc ngân hàng nước sở tại. Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với hoạt động xuất nhập khẩu càng có ý nghĩa hơn khi ngân hàng thực hiện các chính sách của Nhà nước, trong đó có chính sách hướng về xuất khẩu và thay thế nhập khẩu. Ngân hàng sẽ cung cấp cho các nhà xuất nhập khẩu những khoản tín dụng lớn với lãi suất ưu đãi mà nhờ đó họ có thể giải quyết vấn đề thiếu vốn trong hoạt động kinh doanh của mình. [16] 1.2.4.2 Các hình thức tín dụng tài trợ xuất khẩu của NHTM Sơ đồ 1.1: Các hình thức tín dụng tài trợ xuất khẩu (Nguồn: Tổng hợp của tác giả) a) Cho vay trong khuôn khổ thanh toán bằng L/C. Thư tín dụng L/C là một văn bản pháp lí trong đó ngân hàng mở L/C cam kết trả tiền cho nhà xuất khẩu nếu họ xuất trình được bộ chứng phù hợp với những nội dung của L/C. Thư tín dụng có tính chất quan trọng là nó được hình thành trên cơ sở của hợp đồng mua bán nhưng sau khi được thiết lập, nó lại độc lập hoàn toàn với hoạt động mua bán. CÁC HÌNH THỨC TÍN DỤNG TÀI TRỢ XUẤT KHẨU Một số hình thức khác Cho vay trên cơ sở hối phiếu Cho vay trong khuôn khổ phương thức nhờ thu kèm chứng từ Cho vay trong khuôn khổ thanh toán bằng L/C
  • 27. - 16 - Ngay việc mở L/C đã thể hiện việc cung cấp tín dụng cho nhà nhập khẩu bởi vì mọi thư tín dụng đều do ngân hàng mở theo đề nghị của nhà nhập khẩu nhưng không phải lúc nào nhà nhập khẩu cũng có đủ số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán tại ngân hàng, trong khi đó L/C lại là một đảm bảo thanh toán của ngân hàng tức là ngân hàng mở L/C phải chịu mọi rủi ro khi nhà nhập khẩu không thanh toán hoặc không muốn thanh toán khi L/C đã đến hạn trả tiền. Để tránh rủi ro, trước khi cho vay các ngân hàng sẽ kiểm tra mục đích, đối tượng nhập khẩu cũng như khả năng của nhà nhập khẩu để làm căn cứ cho khoản tín dụng cung cấp. Qui trình nghiệp vụ phương thức tín dụng chứng từ: Sơ đồ 1.2: Quy trình nghiệp vụ phương thức tín dụng chứng từ (Nguồn: http://voer.edu.vn/content/m21025/latest/) [16] (1) Nhà nhập khẩu làm đơn xin mở L/C gửi đến ngân hàng của mình yêu cầu được mở một L/C cho người xuất khẩu hưởng (2) Căn cứ vào đơn xin mở L/C, ngân hàng mở L/C sẽ lập một L/C và thông qua ngân hàng đại lí của mình ở nước người nhập khẩu thông báo việc mở L/C và chuyển L/C đến người xuất khẩu. (3) Khi nhận được thông báo trên ngân hàng thông báo sẽ thông báo cho nhà xuất khẩu toàn bộ nội dung về việc mở L/C và khi nhận được bản gốc L/C thì chuyển ngay cho người xuất khẩu.
  • 28. - 17 - (4) Người xuất khẩu nếu chấp nhận thư tín dụng thì tiến hành giao hàng nếu không thì đề nghị ngân hàng mở L/C sửa đổi, bổ sung L/C cho phù hợp với hợp đồng. (5) Sau khi giao hàng người xuất khẩu lập bộ chứng từ theo yêu cầu của L/C và xuất trình thông qua ngân hàng thông báo cho ngân hàng mở L/C xin thanh toán. (6) Ngân hàng thông báo gửi chứng từ cho ngân hàng phát hành yêu cầu thanh toán cho nhà xuất khẩu (7) Ngân hàng mở L/C kiểm tra bộ chứng từ nếu thấy phù hợp với L/C thì tiến hành trả tiền cho nhà xuất khẩu, nếu không thấy phù hợp thì từ chối thanh toán và gửi trả lại bộ chứng từ cho người xuất khẩu. (8) Ngân hàng mở L/C đòi tiền nhà nhập khẩu và chuyển bộ chứng từ cho người nhập khẩu sau khi nhận tiền hoặc chấp nhận thanh toán. Ngày nhận nợ được và tính lãi khoản cho vay mở L/C là ngày nhà nhập khẩu phải thanh toán cho nhà xuất khẩu (ngày đến hạn thanh toán L/C Cho vay mở L/C có ưu điểm là cung cấp tín dụng kịp thời cho hoạt động nhập khẩu. Tuy nhiên cũng có rủi ro cho ngân hàng vì L/C chỉ được xử lí trên cơ sở chứng từ chứ không căn cứ trên hàng hoá, nếu hàng hoá kém giá trị hay hư hỏng thì ngân hàng dễ bị tổn thất. [16] b) Cho vay trong khuôn khổ phương thức nhờ thu kèm chứng từ. Hầu hết các ngân hàng sẵn sàng cấp các khoản thấu chi cho các khách hàng xuất khẩu thực hiện các hợp đồng mà thời hạn thanh toán lên đến 6 tháng. Khi một ngân hàng xử lý các chứng từ gửi hàng bằng cách chuyển chúng cho một ngân hàng đại lý ở nước ngoài để nhờ thu, ngân hàng thường sẵn sàng cung cấp một khoản ứng trước theo một tỷ lệ phần trăm thoả thuận tính trên các khoản nhờ thu tồn đọng còn chưa nhận được tiền. Trong một số trường hợp, vật đảm bảo được chấp nhận cho khoản ứng trước sẽ là các chứng từ gửi hàng đem lại quyền kiểm soát hàng hoá cùng với các tờ hối phiếu đang trong quá trình nhờ thu. Phương thức này cũng có nhiều điểm tương tự như hình thức chiết khấu bộ chứng từ thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ. Tuy nhiên trong trường hợp bộ chứng từ thanh toán theo phương thức nhờ thu thì một số ngân hàng sẽ sử
  • 29. - 18 - dụng cụm từ “Ứng trước tiền hàng xuất khẩu” và công việc thẩm định sẽ giao cho phòng tín dụng phụ trách. Và đối với loại hình tài trợ này, vì mức độ rủi ro rất cao nên lãi suất tài trợ cũng cao hơn so với các hình thức tài trợ khác, ngoài ra để được tài trợ thì khách hàng cũng cần có tài sản đảm bảo. [7] c) Cho vay trên cơ sở hối phiếu Nhà xuất khẩu khi cần tiền có thể vay ngân hàng bằng cách đem chiết khấu các hối phiếu chưa đến hạn trả tiền (số tiền vay bằng cách chiết khấu hối phiếu thường nhỏ hơn số tiền ghi trên hối phiếu. Số chênh lệch là lợi tức chiết khấu). Hình thức tín dụng này rất phổ biến ở các nước bởi vì việc chiết khấu thường dễ dàng và ngay khi giao chứng từ về hàng hoá người xuất khẩu đã có thể sử dụng được lợi nhuận của hoạt động xuất khẩu để tái đầu tư. Thời hạn vay bằng cách chiết khấu hối phiếu là thời hạn còn lại chưa đến hạn thanh toán của hối phiếu. Người hoàn trả tiền vay và lợi tức là người có nghĩa vụ trả tiền ghi trên hối phiếu. [16] d) Một số hình thức tín dụng tài trợ xuất khẩu khác. - Chiếu khấu chứng từ thanh toán theo hình thức tín dụng chứng từ: Để đáp ứng nhu cầu vốn, nhà xuất khẩu sau khi giao hàng xong có thể thương lượng với ngân hàng để ngân hàng thực hiện chiết khấu bộ chứng từ hoặc ứng trước tiền trước khi bộ chứng từ được thanh toán. Như vậy đối với nhà xuất khẩu thì L/C không chỉ là công cụ bảo đảm thanh toán mà còn là công cụ bảo đảm tín dụng. [7] - Thuận nhận ngân hàng: là hình thức tài trợ gắn liền với phương thức thanh toán tín dụng chứng từ. Khi hối phiếu được doanh nghiệp ký phát cho ngân hàng bằng việc ký chấp nhận hối phiếu ngân hàng đã cam kết chi trả vô điều kiện một số tiền nhất định vào một ngày nhất định trong tương lai. Do đó hối phiếu này trở thành một công cụ có thể giao dịch trên thị trường. Đây chính là nghiệp vụ thuận nhận ngân hàng - một hình thức tài trợ của ngân hàng cho nhà xuất khẩu, để họ có thể sử dụng hối phiếu đã được chấp nhận bằng cách chiết khấu, hay bán trên thị trường. Điểm nổi bật của thuận nhận ngân hàng là có thể huy động được nguồn vốn tài trợ từ thị trường tiền tệ chứ không chỉ giới hạn trong nguồn vốn của NHTM. [8]
  • 30. - 19 - e) Rủi ro trong tín dụng tài trợ XK của NHTM. Trong lĩnh vực kinh doanh, đặc biệt trong lĩnh vực tài trợ ngoại thương, hoạt động tín dụng của ngân hàng thường gặp nhiều rủi ro. Đó là bởi hoạt động tài trợ ngoại thương của ngân hàng có mối liên hệ chặt chẽ với hoạt động kinh doanh quốc tế, mà hoạt động kinh doanh quốc tế có nhiều rủi ro do nhiều đối tác ở các quốc gia khác nhau cùng tham gia. Vì vậy, các rủi ro trong tài trợ ngoại thương của ngân hàng cũng bắt nguồn từ rủi ro mà các công ty xuất nhập khẩu sẽ phải gánh chịu trong quá trình kinh doanh. Những rủi ro này có thể là do chủ quan hoặc khách quan nhưng đều có tác động không tốt đến hoạt động của ngân hàng. Chính vì vậy, việc hiểu hết về các loại rủi ro và nguyên nhân phát sinh chúng là rất cần thiết, nó giúp ngân hàng có biện pháp phòng tránh và giảm thiểu hậu quả mà rủi ro mang lại. - Rủi ro tín dụng Đây là loại rủi ro phát sinh khi khách hàng được tài trợ không có khả năng thanh toán tiền đã vay hoặc thực hiện những nhiệm vụ đã cam kết của mình. Để khắc phục và chống đỡ rủi ro này, ngân hàng phải thẩm định kỹ khách hàng và sẽ áp dụng nguyên tắc lãi suất cho vay hoặc mức phí tài trợ tương ứng với mức độ rủi ro của khách hàng. - Rủi ro lãi suất Rủi ro về lãi suất phát sinh do những biến động giữa lãi suất phải trả cho nguồn vốn đi vay và lãi suất thu được từ nguồn vốn ngân hàng tài trợ ngoại thương. Rủi ro lãi suất còn phát sinh do sự bất tương xứng về ngày tái lập lãi suất giữa các loại nguồn vốn của ngân hàng và các khoản mục kinh doanh của nó. Rủi ro này làm ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của ngân hàng. - Rủi ro hối đoái Rủi ro ngoại hối là những rủi ro bắt nguồn từ sự biến động bất lợi của tỷ giá và của các quy chế quản lý ngoại hối của Nhà nước. Các yếu tố này tác động mạnh tới các tài sản bằng ngoại tệ và các dịch vụ kinh doanh đối ngoại của ngân hàng. - Rủi ro thanh khoản
  • 31. - 20 - Rủi ro này phát sinh từ sự bất tương xứng về kỳ hạn giữa nguồn vốn và việc sử dụng vốn của ngân hàng, trong đó có các khoản tài trợ ngoại thương, khiến cho ngân hàng thiếu khả năng thanh khoản để đáp ứng nhu cầu thanh toán của khách hàng. Rủi ro này làm ngân hàng mất uy tín và có thể dẫn đến phá sản ngân hàng. - Rủi ro tác nghiệp Đây là loại rủi ro phát sinh từ các dịch vụ thu phí của ngân hàng, theo đó một sai sót hay một sự bất cẩn khiến cho ngân hàng phải gánh chịu những tổn thất tài chính to lớn. Những yếu tố gây rủi ro loại này có thể là sự gian lận của khách hàng, sự vi phạm đạo đức nghề nghiệp của cán bộ ngân hàng, rủi ro pháp lý, rủi ro môi trường,... [13] 1.2.4.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng tài trợ xuất khẩu của NHTM Việt Nam. a) Chủ trương chính sách phát triển kinh tế xã hội của Nhà nước Các hoạt động kinh tế nói chung và XNK nói riêng chịu tác động rất lớn bởi chính sách chủ trương đường lối phát triển kinh tế của Nhà nước. - Về mặt tích cực: chính sách vĩ mô của Nhà nước có thể tạo điều kiện cho vay XNK của ngân hàng được mở rộng và phát triển. Nếu Nhà nước dùng chính sách tiền tệ mở rộng thì NHTM được cấp thêm vốn dự trữ, khả năng cho vay của Ngân hàng sẽ gia tăng. Các ngân hàng có thể có chính sách cho vay tự do hơn. Chính sách lãi suất linh hoạt, lãi suất thực dương luôn là đòn bẩy thúc đẩy hoạt động tín dụng của ngân hàng. - Về mặt tiêu cực: Chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước có thể gây ra nhiều rủi ro trong hoạt động tín dụng XNK của ngân hàng. Nếu Nhà nước không có chiến lược hướng về XK thì hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp XNK rất hạn chế. Từ đó dẫn đến hoạt động cho vay của ngân hàng sẽ ít đi, lợi nhuận của ngân hàng sẽ giảm xuống. Khi Nhà nước áp đặt một hàng rào thuế quan, phi thuế quan thì nó sẽ dẫn đến tăng giá của một số loại hàng nhập khẩu, lượng hàng nhập khẩu giảm dẫn đến nhu cầu vay vốn giảm. Ngoài ra, việc thay đổi nhỏ trong chính sách lãi suất, tỷ giá hối đoái cũng tác động không ít đến hoạt động tín dụng tài trợ XK của ngân hàng. Môi trường pháp lý
  • 32. - 21 - không ổn định, cơ chế chính sách hay thay đổi làm ảnh hưởng đến chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, làm đảo lộn chính sách tín dụng của từng ngân hàng. Đây chính là nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng cho các NHTM. [1] b) Môi trường kinh tế chính trị, xã hội trong và ngoài nước Đất nước, khu vực mà có nền kinh tế bị rơi vào khủng hoảng hoặc luôn luôn bị chao đảo, biến động mạnh về kinh tế, chính trị để dẫn đến hoạt động tín dụng của ngân hàng bị thu hẹp. Ngược lại, nếu kinh tế ổn định sẽ dẫn đến chính sách cho vay tự do hơn. Thực tiễn cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ năm 1997 ở khu vực Đông Nam Á đã chứng minh điều đó. Tất cả hoạt động của các ngành các lĩnh vực của các quốc gia trong khu vực, đặc biệt hoạt động của hệ thống ngân hàng đã bị ảnh hưởng sâu sắc. Hàng loạt ngân hàng của Hàn Quốc, Nhật Bản, Malaysia bị tàn phá do không thu lại các khoản nợ, không cho vay được để bù đắp chi phí khi nhu cầu tín dụng của khu vực giảm. Tình hình chính trị xã hội chiến trang cũng như thiên tai, dịch họa cũng là một trong những nguyên nhân gây ra rủi ro bất khả kháng đối với các khoản cho vay của ngân hàng. [1] c) Khả năng ý thức thanh toán của doanh nghiệp XK Nhu cầu tín dụng của ngân hàng là yếu tố quyết định đến hoạt động tín dụng ngân hàng được mở rộng hay thu hẹp. Song nếu có nhu cầu vay vốn để nhập máy móc thiết bị từ nước ngoài để sản xuất hàng XK nhưng khả năng hoàn trả của doanh nghiệp không cao thì ngân hàng sẽ không cho vay. Mặt khác, khi ngân hàng cấp vốn cho vay các doanh nghiệp XK, nhưng vì một nguyên nhân nào đó các ngân hàng gặp rủi ro trong quá trình hoạt động kinh doanh (bị huỷ bỏ hợp đồng), hàng bị mất cắt giảm giá trị...) làm cho họ không thu hồi đủ vốn để trả lại các khoản vay cho ngân hàng. Đối với ngân hàng khi mà có quá nhiều khách hàng đến hạn trả mà không có khả năng thanh toán hoặc cố ý, thiếu ý thức tôn trọng các điều khoản thoả thuận trong hợp đồng tín dụng thì ngân hàng sẽ mất khả năng thanh toán của mình thậm chí ngân hàng còn rơi vào tình trạng phá sản.
  • 33. - 22 - Tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung và của doanh nghiệp XK nói riêng vối thái độ ý thức thanh toán của doanh nghiệp sẽ thúc đẩy hay kìm hãm hoạt động tín dụng của ngân hàng. [1] d) Năng lực cho vay của ngân hàng Khả năng huy động vốn của năng lực cho vay phụ thuộc vào vốn tự có của ngân hàng. Do đó nếu doanh nghiệp kinh doanh XK có nhu vầu vốn lớn, trong khi nguồn vốn của ngân hàng nhỏ thì sẽ không thoả mãn yêu cầu của doanh nghiệp. Tín dụng XK của NHTM gắn liền với nguồn vốn ngoại tệ. Do đó làm thế nào để huy động đủ ngoại tệ đáp ứng nhu cầu vay của doanh nghiệp nhập khẩu đang là vấn đề lớn đối với nhiều NHTM. [1] e) Các nhân tố khác Trình độ quản lý kinh doanh, quản lý vốn cũng như trình độ chuyên môn của đội ngũ nhân viên tín dụng không phải là không có ý nghĩa đối với hoạt động cho vay XNK của ngân hàng. Với một đội ngũ nhân viên có kinh nghiệm, có trình độ trong thẩm định dự án, xem xét đơn vay vốn của khách hàng thì chất lượng tín dụng sẽ cao và ngược lại. [1] 1.3 Lý luận về TTQT đối với hoạt động xuất khẩu 1.3.1 Những vấn đề chung về TTQT 1.3.1.1 Khái niệm về TTQT Dưới tác động kinh tế thị trường, các quan hệ về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội...giữa các nước này ngày càng phát triển. Kết quả thực hiện các mối quan hệ này hình thành các khoản thu – chi tiền tệ quốc tế giữa các nước với nhau, tạo nên địa vị tài chính mỗi nước bội thu hay bội chi. Tùy khoảng cách địa lý nên việc thanh toán không thể tiến hành trực tiếp với nhau, mà nhất thiết phải thông qua các tổ chức trung gian đó là các ngân hàng thương mại cùng với mạng lưới hoạt động của nó có mặt khắp nơi trên thế giới. TTQT ra đời từ lâu nhưng thật sự phát triển mạnh mẽ kể từ khi chủ nghĩa tư bản ra đời cho đến này. Khối lượng mua bán, đầu tư quốc tế ngày càng tăng thì khối lượng giao dịch thanh toán qua ngân hàng ngày càng tăng đáng kể. Nếu tổng khối
  • 34. - 23 - lượng vốn thanh toán bình quân một ngày qua hệ thống ngân hàng toàn cầu trong những năm 1973-1983 chỉ ở mức 10 – 20 tỷ USD ngày, thì năm 1992 khoảng 880 – 900 tỷ USD, đến năm 1995 con số này là 1400 tỷ USD và hiện nay lên đến mức trên 2000 tỷ USD. Cho nên hoạt động TTQT gắn chặt với kinh doanh mua bán ngoại tệ trên thị trường hối đoái. Vì vậy TTQT đã trở thành một bộ phận không thể thiếu được trong hoạt động kinh tế. Việc thanh toán qua Ngân hàng gắn liền với việc gia tăng sử dụng đồng tiền các nước để chi trả lẫn nhau. Từ đây có thể đưa ra khái niệm thanh toán quốc tế như sau: TTQT là quá trình thực hiện các khoản thu chi tiền tệ quốc tế thông qua hệ thống ngân hàng trên thế giới nhằm phục vụ cho các mối quan hệ trao đổi quốc tế phát sinh giữa các nước với nhau. TTQT là nghiệp vụ ngân hàng quốc tế được hình thành và phát triển trên nền tảng hoạt động ngoại thương và quan hệ trao đổi quốc tế. Nghiệp vụ này đòi hỏi phải có trình độ chuyên môn cao, ứng dụng công nghệ tiên tiến, tạo sự kết nối hài hoà giửa ngân hàng trong nước với hệ thống Ngân hàng trên thế giới. [5] 1.3.1.2 Ý nghĩa của TTQT Trong TTQT, ngân hàng đóng vai trò trung gian thanh toán giúp cho quá trình thanh toán được tiến hành an toàn nhanh chóng tiện lợi và giảm bớt chi phí thay vì thanh toán bằng tiền mặt. Với sự ủy thác của khách hàng, ngân hàng không chỉ bảo vệ quyền lợi cho khách hàng trong giao dịch thanh toán, mà còn tư vấn cho khách hàng nhằm tạo sự an tâm tin tưởng và hạn chế rủi ro trong quan hệ giao dịch mua bán và thanh toán với nước ngoài. Thanh toán không chỉ làm tăng thu nhập của ngân hàng bằng những khoản phí, hoa hồng mà còn tạo điều kiện cho ngân hàng tăng thêm nguồn vốn của mình do khách hàng mở tài khoản, hoặc ký quỹ tại ngân hàng. Đồng thời ngân hàng có thể thực hiện các nghiệp vụ khác như: chấp nhận hối phiếu, chiết khấu hối phiếu, cung cấp tín dụng tài trợ, bảo lãnh thanh toán cho khách hàng...
  • 35. - 24 - Như vậy thực hiện tốt thanh toán quốc tế sẽ tạo điều kiện phát triển các nghiệp vụ và mở rộng quy mô hoạt động của ngân hàng, nâng cao uy tín của ngân hàng trên thương trường quốc tế. - TTQT là khâu cuối cùng kết thúc quá trình lưu thông hàng hoá, nếu như quá trình thanh toán được tiến hàng một cách liên tục nhanh chóng thuận lợi, giá trị hàng hoá xuất nhập khẩu được thực hiện, có tác dụng đẩy nhanh tốc độ thanh toán và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Bên cạnh đó thông qua quá trình giao dịch với ngân hàng từng khâu trong quá trình thanh toán, nếu doanh nghiệp thiếu vốn thì ngân hàng sẽ có mặt kịp thời tài trợ vốn, hỗ trợ về kỹ thuật thanh toán thông qua việc hướng dẫn, tư vấn tận tình giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn và hạn chế thấp nhất những rủi ro trong TTQT có thể xảy ra. - Thực hiện tốt TTQT có tác dụng khuyến khích các nhà kinh doanh xuất nhập khẩu mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh, gia tăng khối lượng hàng hoá mua bán, mở rộng quan hệ giao dịch giữa các nước với nhau. - Thực hiện tốt TTQT có tác dụng tập trung và quản lý nguồn ngoại tệ trong nước và sử dụng ngoại tệ một cách có mục đích, có hiệu quả theo yêu cầu của nền kinh tế, đồng thời tạo điều kiện thực hiện tốt chế độ quản lý ngoại hối. - Thực hiện TTQT tốt tạo điều kiện thực hiện và quản lý có hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu trong nước theo đúng chính sách ngoại thương đã đề ra.[5] 1.3.2 Giới thiệu các dịch vụ của hoạt động TTQT 1.3.2.1 Dịch vụ nhờ thu chứng từ hàng xuất khẩu. * Khái quát dịch vụ: - Nhờ thu chứng từ hàng xuất khẩu là dịch vụ theo đó người xuất khẩu xuất trình bộ chứng từ tại NHTM và đề nghị Ngân hàng gửi chứng từ nhờ thu. - NHTM chuyển bộ chứng từ đến Ngân hàng của người nhập khẩu và thu tiền cho khách hàng. - Khách hàng có thể lựa chọn các hình thức thanh toán và giao chứng từ nhờ thu sau:
  • 36. - 25 - • Nhờ thu trả ngay ( Documents against payment, D/P): được sử dụng trong trường hợp mua bán trả tiền ngay khi người mua trả tiền thì ngân hàng mới trao bộ chứng từ thanh toán để nhận hàng. [5] • Nhờ thu trả chậm (Documents against acceptance, D/A): được sử dụng trong trường hợp mua bán có kỳ hạn hay mua bán chịu, chỉ khi nào người mua chấp nhận trả tiền trên hối phiếu (hối phiếu có kỳ hạn) thì ngân hàng mới giao bộ chứng từ để nhận hàng. Đến hạn thanh toán hối phiếu, người mua có nhiệm vụ thanh toán đúng hạn cho người cầm hối phiếu. [5] • Nhờ thu kèm điều kiện đặc biệt khác (Documents on other items and condition, D/OT). 1.3.2.2 Thông báo thư tín dụng chứng từ. * Khái quát dịch vụ: - Dịch vụ thông báo L/C hoặc sửa đổi L/C là dịch vụ theo đó NHTM nhận được L/C hoặc sửa đổi L/C từ Ngân hàng nước ngoài, kiểm tra tính chân thực của L/C hoặc sửa đồi L/C và thông báo cho khách hàng. [9] Quy trình thông báo L/C: quy trình này được thực hiện tại Ngân hàng thông báo L/C với các bước sau: • Tiếp nhận và kiểm tra tính chân thật của L/C • Kiểm tra nội dung của L/C. • Thông báo L/C và kèm theo xác nhận L/C. • Thu phí L/C. 1.3.2.3 Thông báo kèm xác nhận L/C * Khái quát dịch vụ: - Thông báo kèm xác nhận L/C là dịch vụ Ngân hàng thông báo kèm theo xác nhận L/C hoặc sửa đổi L/C cho khách hàng xuất khẩu theo yêu cầu của Ngân hàng nước ngoài.[7] Ngân hàng thông báo tiếp nhận L/C (các tu chỉnh L/C nếu có) từ một trong những ngân hàng sau: • Ngân hàng phát hàng L/C (Issuing Bank) ở nước ngoài.
  • 37. - 26 - • Ngân hàng thông báo ở nước ngoài. • Ngân hàng thông báo trong nước. Sau khi nhận L/C dưới hình thức thư, telex, swift ngân hàng phải ghi ngày giờ nhận và đóng dấu RECEIVED. Ngân hàng tiến hàng kiểm tra tính chân thật bề ngoài L/C như sau: • Nếu L/C được mở bằng thư: Trên L/C phải có chữ ký ủy quyền của ngân hàng phát hành L/C. Ngân hàng thông báo kiểm tra tính xác thực chữ ký trên L/C bằng cách so sánh đối chiếu với mẫu chữ ký mà ngân hàng phát hành L/C nước ngoài cung cấp trước đó phải khớp đúng. Nếu chữ ký được kiểm tra không khớp với mẫu chữ ký cung cấp, ngân hàng tiến hành kiểm tra soát để thông báo cho ngân hàng phát hành L/C biết rằng chữ ký này không đúng như mẫu mà họ đã cung cấp và lập điện yêu cầu ngân hàng mở L/C xác thực lại. • Nếu L/C mở bằng telex: Khi nhận được L/C mở bằng Telex, ngân hàng kiểm tra Testkey đúng thì thực hiện các bước tiếp theo. Nếu testkey sai: Ngân hàng điện tra soát để thông báo cho ngân hàng phát hành L/C biết và yêu cầu ngân hàng này cung cấp Test đúng. • Nếu mở bằng SWIFT: Khi nhận được L/C mở bằng SWIFT coi như đã xác thực tại ngân hàng, vì hệ thống swift tự động giải mã khi nhận thông tin từ ngân hàng mở L/C ở nước ngoài. [5] 1.3.2.4 Chuyển nhượng thư tín dụng chứng từ. * Khái quát dịch vụ: - Dịch vụ chuyển nhượng Thư tín dụng chứng từ là dịch vụ theo đó Ngân hàng thực hiện theo yêu cầu của khách hàng chuyển nhượng L/C nhận được từ ngân hàng nước ngoài. [9] Mỗi L/C chỉ được quyền chuyển nhượng một lần và chi phí phát sinh trong việc chuyển nhượng sẽ do người thụ hưởng đầu tiên chi trả. Trên L/C phải ghi rõ “chuyển nhượng” (transferable). Theo điều 38 UCP 600. (xem chi tiết phụ lục 4)
  • 38. - 27 - 1.3.2.5 Nhận bộ chứng từ để thanh toán L/C. * Khái quát dịch vụ: Ngân hàng thông báo nhận bộ chứng từ do khách hàng xuất trình theo thư tín dụng đã được ngân hàng khác phát hành để thu hộ tiền cho khách hàng. [9] 1.3.2.6 Chiết khấu bộ chứng từ để thanh toán L/C * Khái quát dịch vụ: - Dịch vụ chiết khấu bộ chứng từ theo phương thức L/C là dịch vụ theo đó Ngân hàng thông báo ứng trước vốn cho khách hàng tại thời điểm khách hàng xuất trình bộ chứng từ phù hợp với quy định của L/C. - Có 2 hình thức chiết khấu bộ chứng từ: • Chiết khấu miễn truy đòi: Ngân hàng thông báo mua đứt bộ chứng từ. • Chiết khấu có truy đòi: Ngân hàng thông báo thực hiện chiết khấu bộ chứng từ và được quyền truy đòi khách hàng nếu ngân hàng phát hành từ chối thanh toán hoặc không có khả năng thanh toán. [9] KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Hoạt động tài trợ cho các Doanh nghiệp nói chung và các Doanh nghiệp xuất khẩu nói riêng là một dịch vụ Ngân hàng chính trong hoạt động Ngân hàng của các NHTM. Các dịch vụ cho vay xuất khẩu, thanh toán quốc tế, cung cấp các sản phẩm của Ngân hàng hiện đại cho các Doanh nghiệp và các cá nhân trong Doanh nghiệp xuất khẩu không những đem lại lợi ích cho chính bản thân Ngân hàng và Doanh nghiệp mà nó còn đem lại lợi ích lớn cho nền kinh tế nước nhà vì: Hoạt động xuất khẩu làm tăng giá trị hàng hóa do Việt Nam sản xuất ra đồng thời còn đem về một nguồn thu đáng kể, hoàn thiện cán cân thanh toán góp phần giữ vững giá trị đồng nội tệ, tạo công ăn việc làm cho người lao động,v.v…
  • 39. - 28 - Ảnh 2.1: Trụ sở chính NHNo & PTNT Việt Nam CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÀI TRỢ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TẠI NHNo & PTNT - CHI NHÁNH BIÊN HÒA 2.1 Giới thiệu về NHNo & PTNT Việt Nam. 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 2.1.1.1 Quá trình hình thành Trụ sở chính: Số 02, Láng Hạ, Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Tên giao dịch quốc tế là Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development, viết tắt là VBARD - gọi tắt là Agribank). NHNo&PTNT Việt Nam được thành lập theo Nghị định số 53/HĐBT ngày 26/3/1988 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về việc “Thành lập các ngân hàng chuyên doanh” theo luật tổ chức tín dụng Việt Nam và mang tên là Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam. Ngày 14/11/1990 được đổi tên là Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam. Ngày 15/11/1996 đến nay mang tên Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam. Trải qua hơn hai mươi năm xây dựng và trưởng thành (ngày 26/3/1988 đến nay), Agribank từ một Ngân hàng nhỏ bé chỉ thực hiện cho vay theo chỉ định kinh tế quốc doanh và tập thể với tài sản vỏn vẹn 1.500 tỷ đồng.
  • 40. - 29 - Đến nay, đã trở thành một Ngân hàng thương mại đa năng và là Doanh nghiệp số 1 Việt Nam (được UNDP xếp hạng năm 2007), với các nghiệp vụ dịch vụ Ngân hàng hiện đại; là Ngân hàng đóng vai trò chủ đạo, chủ lực trong đầu tư vốn cho nền kinh tế quốc dân, đặc biệt là khu vực nông nghiệp, nông thôn và nông dân; là ngân hàng dẫn đầu về tiếp nhận và phục vụ các dự án ủy thác đầu tư các tổ chức tài chính quốc tế, đặc biệt là WB, ADB, AFD, KFW... là Ngân hàng có mạng lưới họat động rộng nhất tại Việt Nam. Là Ngân hàng tích cực đầu tư, đổi mới và ứng dụng công nghệ Ngân hàng thông qua phần mềm IPCAS. Do đó, hoàn toàn có đủ năng lực cung ứng các sản phẩm, dịch vụ Ngân hàng hiện đại, tiện ích cho mọi đối tượng khách hàng trong và ngoài nước. Đồng thời Agribank đặt mục tiêu nâng cao năng lực tài chính, phát triển thương hiệu, mở rộng và nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng đủ năng lực cạnh tranh; tập trung đầu tư vào tạo nguồn nhân lực, đổi mới công nghệ Ngân hàng theo hướng hiện đại hóa, đủ năng lực cạnh tranh và hội nhập.[6] 2.1.1.2 Mô hình tổ chức và năng lực kinh doanh NHNo có trụ sở chính tại thủ đô Hà Nội, 3 văn phòng đại diện miền Nam, miền Trung, Campuchia. Mạng lưới hoạt động rộng khắp đất nước với hơn 2.300 chi nhánh và phòng giao dịch trải đều trên toàn quốc, từ vùng núi cao đến vùng đồng bằng, từ vùng sâu vùng xa đến hải đảo, đâu đâu cũng có Agribank. Đây là Ngân hàng có tổng tài sản lớn nhất trong toàn hệ thống NHTM Việt Nam với trên 387.000 tỷ đồng, có tổng nguồn vốn lớn nhất trên 363.000 tỷ đồng. Tổng dư nợ lớn nhất Việt Nam 335.000 tỷ đồng, trong đó dư nợ tín dụng 285.000 tỷ đồng; số lượng nhân viên đông đảo nhất với trên 34.000 người, phục vụ 10 triệu khách hàng là hộ sản xuất và cá nhân cùng 3 vạn doanh nghiệp. Agribank có cơ sở hạ tầng mạng lưới công nghệ thông tin mạnh nhất, tiên tiến nhất. Là Ngân hàng dẫn đầu về tiếp nhận và phục vụ các dự án ủy thác đầu tư của các tổ chức tài chính quốc tế, đặc biệt là WB, ADB, AFD, KFW... với 121 dự án, tổng số vốn trên 4,6 tỷ USD, đã giải ngân được trên 1,2 tỷ USD.[6]
  • 41. - 30 - 2.1.2 Mạng lưới, cơ cấu tổ chức và các loại hình sản phẩm, dịch vụ 2.1.2.1 Mạng lưới Agribank là ngân hàng thương mại lớn nhất Việt Nam, có mạng lưới rộng khắp trên toàn quốc với hơn 2.300 chi nhánh và phòng giao dịch được kết nối trực tuyến. Agribank chú trọng mở rộng mạng lưới hoạt động rộng khắp xuống các huyện, xã nhằm tạo điều kiện cho khách hàng ở mọi vùng, miền đất nước dễ dàng và an toàn được tiếp cận nguồn vốn ngân hàng. Mạng lưới hoạt động rộng khắp góp phần tạo nên thế mạnh vượt trội của Agribank trong việc nâng cao sức cạnh tranh trong giai đoạn hội nhập nhưng nhiều thách thức. Nhằm đáp ứng mọi yêu cầu thanh toán xuất, nhập khẩu của khách hàng trong và ngoài nước, Agribank luôn chú trọng mở rộng quan hệ ngân hàng đại lý trong khu vực và quốc tế. Đặc biệt, mới đây Agribank đã tiến hành ký kết thỏa thuận với Ngân hàng Phongsavanh (Lào), Ngân hàng ACLEDA (Campuchia), Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc (ABC), Ngân hàng Trung Quốc (BOC), Ngân hàng Kiến thiết Trung Quốc (CCB), Ngân hàng Công thương Trung Quốc (ICBC) triển khai thực hiện thanh toán biên mậu, đem lại nhiều ích lợi cho đông đảo khách hàng cũng như các bên tham gia. Là ngân hàng thương mại hàng đầu trong hệ thống ngân hàng Việt Nam, ngoài 2.300 chi nhánh và phòng giao dịch, Agribank hiện có 8 công ty trực thuộc, đó là: Công ty cho thuê Tài chính I (ALC I), Công ty cho thuê Tài chính II (ALC II), Tổng Công ty Vàng Agribank (AJC), Công ty In thương mại và dịch vụ, Công ty Cổ phần chứng khoán (Agriseco), Công ty Du lịch thương mại (Agribank tours), Công ty Vàng bạc đá quý TP Hồ Chí Minh (VJC), Công ty Cổ phẩn bảo hiểm (ABIC).[15]
  • 42. - 31 - 2.1.2.2 Cơ cấu tổ chức SƠ ĐỒ 2.1: Cơ cấu tổ chức NHNo&PTNT Việt Nam (Nguồn: www.agribank.com.vn)[15] 2.1.3 Định hướng phát triển Năm 2010 và những năm tiếp theo, Agribank xác định mục tiêu chung là tiếp tục giữ vững, phát huy vai trò ngân hàng thương mại hàng đầu, trụ cột trong đầu tư vốn cho nền kinh tế đất nước, chủ đạo, chủ lực trên thị trường tài chính, tiền tệ ở nông thôn, kiên trì bám trụ mục tiêu hoạt động cho “tam nông”. Tập trung toàn hệ thống và bằng mọi giải pháp để huy động tối đa nguồn vốn trong và ngoài nước. Duy trì tăng trưởng tín dụng ở mức hợp lý. Ưu tiên đầu tư cho “tam nông”, trước
  • 43. - 32 - tiên là các hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp, các doanh nghiệp nhỏ. Để tiếp tục giữ vững vị trí là ngân hàng hàng đầu cung cấp sản phẩm dịch vụ tiện ích, hiện đại có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của đông đảo khách hàng, đồng thời tăng nguồn thu ngoài tín dụng, Agribank không ngừng tập trung đổi mới, phát triển mạnh công nghệ ngân hàng theo hướng hiện đại hóa. Đẩy mạnh huy động vốn từ nhiều nguồn. Tăng cường hợp tác, kết nối thanh toán với các tổ chức, doanh nghiệp lớn. Phát triển mạnh công nghệ ngân hàng theo hướng hiện đại hóa trên hệ thống IPCAS II để phát triển nhiều sản phẩm dịch vụ mới có chất lượng nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng, nâng cao thế cạnh tranh, trong đó chú trọng phát triển các sản phẩm thanh toán như thanh toán biên giới, chi trả kiều hối, kinh doanh ngoại tệ,... Không ngừng hoàn thiện các quy trình nghiệp vụ theo mô hình quản lý mới phù hợp với thông lệ quốc tế của ngân hàng hiện đại. Đặc biệt, chú trọng xây dựng, đào tạo nguồn nhân lực mạnh về số lượng và chất lượng đáp ứng nhu cầu phát triển của Agribank trong giai đoạn mới, đưa thương hiệu, văn hóa Agribank không ngừng lớn mạnh, có tầm ảnh hưởng trong nước và vươn xa hơn trên thị trường khu vực và quốc tế, với phương châm vì sự thịnh vượng và phát triển bền vững của ngân hàng, khách hàng, đối tác và cộng đồng. [15] 2.2 Giới thiệu về NHNo &PTNT - Chi nhánh Biên Hòa. 2.2.1 Quá trình hình thành và phát triển Trụ sở: số 1A Quốc lộ 1, Phường Bình Đa, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. NHNo&PTNT Biên Hòa được thành lập theo quyết định số: 430/QD/HĐQT-TCCB Ảnh 2.2: NHNo&PTNT chi nhánh Biên Hòa
  • 44. - 33 - ngày 07/11/2001 và quyết định số 145/QĐ/HĐQT-TCCB ngày 27/04/2004 của Chủ tịch Hội đồng quàn trị NHNo&PTNT Việt Nam V/v thành lập và đổi tên Chi nhánh NHNo&PTNT Thành phố Biên Hòa thành chi nhánh NHNo&PTNT Khu công nghiệp Biên Hòa. Công văn số 1772/QD/HĐQT-TCCB ngày 31/12/2008 của Chủ tịch Hội đồng quản trị NHNo&PTNT Việt Nam V/v thay đổi tên chi nhánh Khu công nghiệp Biên Hòa thành “ CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN BIÊN HÒA”. NHNo&PTNT Chi nhánh Biên Hòa được chính thức đi vào hoạt động từ tháng 09/2004 trên cơ sở nâng cấp chi nhánh cấp 3 Tam Hòa trực thuộc NHNo&PTNT Tỉnh Đồng Nai cũ. Thực hiện quyết định số: 953/QĐ/HĐQT-TCCB ngày 12/09/2007 của Chủ tịch Hội đồng quản trị NHNo&PTNT Việt Nam, Chi nhánh NHNo&PTNT Biên Hòa đựơc nâng cấp thành chi nhánh cấp I phụ thuộc NHNo&PTNT Việt Nam ( không trực thuộc NHNo&PTNT Tỉnh Đồng Nai nữa). Hội sở của NHNo&PTNT Chi nhánh Biên Hòa nằm ở vị trí thuận lợi tạo điều kiện cho ngân hàng dễ dàng giao dịch với các doanh nghiệp và dân cư trên địa bàn. Bên cạnh đó để có thể phục vụ các nhu cầu của các doanh nghiệp và dân cư ở các vùng lân cận NHNo&PTNT Chi nhánh Biên Hòa đã hình thành hệ thống mạng lưới phòng giao dịch sau: • Tháng 07/2008: Thành lập phòng giao dịch Long Bình. • Tháng 09/2008: Thành lập phòng giao dịch Thống Nhất. • Ngày 6/03/2009: Thành lập phòng giao dịch An Phước. So với ngày đầu thành lập, đến nay chi nhánh đã có những bước phát triển đáng kể, các sản phẩm dịch vụ và tiện ích được đông đảo khách hàng là các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước, các doanh nghiệp, cá nhân, hộ kinh doanh tin cậy sử dụng. Để đạt được những thành quả trên, ngoài sử chỉ đạo của ngân hảng cấp trên, sử lãnh đạo của ban giám đốc và các đoàn thể còn là sự đoàn kết, phấn đấu của toàn thể cán bộ công nhân viên của chi nhánh, vì sự phát triển đi lên của chi nhánh Biên hòa trong thời gian tới. [6]
  • 45. - 34 - 2.2.2 Mạng lưới, cơ cấu tổ chức NHNo&PTNT chi nhánh Biên Hòa là một chi nhánh cấp I thuộc NHNo&PTNT Việt Nam. Có con dấu riêng, có bảng cân đối tài khoản. Định hướng ngân hàng là phát triển toàn diện dịch vụ ngân hàng, coi trọng nguồn vốn trong nước, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật Nhà Nước và những quy định của Ngành. Hiện nay NHNo&PTNT Chi nhánh Biên Hòa gồm có 73 cán bộ viên chức trong biên chế và 13 nhân viên hợp đồng. Cơ cấu tổ chức bao gồm: Ban giám đốc, 4 phòng nghiệp vụ và 3 phòng giao dịch (Long Bình, An Phước và Thống Nhất). [4] SƠ ĐỒ 2.2: Cơ cấu tổ chức NHNo&PTNT Chi nhánh Biên Hòa (Nguồn: Báo cáo thường niên NHNo&PTNT chi nhánh Biên Hòa)[12] * Chức năng của các phòng ban • Ban giám đốc PHÒNG HÀNH CHÍNH NHÂN SỰ PHÒNG KẾ HOẠCH KINH DOANH PHÒNG KẾ TOÁN NGÂN QUỸ PHÒNG KIỂM TRA KIỂM SOÁT NỘI BỘ PHÒNG GIAO DỊCH LONG BÌNH PHÒNG GIAO DỊCH THỐNG NHẤT PHÒNG GIAO DỊCH AN PHƯỚC GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC
  • 46. - 35 - Gồm 1 giám đốc và 2 phó giám đốc thực hiện những chức năng sau: Nhiệm vụ và quyền hạn của Giám đốc: Thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của mình theo ủy quyền của Tổng giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam về các mặt nghiệp vụ liên quan đến kinh doanh, chịu trách nhiệm trước pháp luật về các quyết định của mình. Trực tiếp tổ chức điều hành nhiệm vụ của chi nhánh NHNo & PTNT chi nhánh Biên Hòa. Quyết định các vấn đề về tổ chức cán bộ, đào tạo: Quản lý toàn diện, bố trí phân công công tác, nhận xét, đánh giá, nâng lương, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện các chính sách, chế độ đối với cán bộ công nhân viên thuộc biên chế của chi nhánh NHNo & PTNT Biên Hòa. Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật đối với các trưởng phó phòng. Ký quyết định hợp đồng tuyển dụng cán bộ công nhân viên sau khi được NHNo & PTNT Việt Nam thông báo chỉ tiêu định biên lao động. Ký quyết định sa thải cán bộ khi vi phạm nghiêm trọng kỷ luật lao động. Cử các cán bộ công nhân viên đi học các khóa tập huấn trong nước. Ký các hợp đồng tín dụng, thế chấp tài sản và hợp đồng khác liên quan đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Thực hiện cơ chế lãi suất, tỷ lệ hoa hồng, lệ phí và khen thưởng, tiền phạt áp dụng từng thời kỳ cho từng khách hàng. [6] Nhiệm vụ và quyền hạn của Phó giám đốc: Thay mặt Giám đốc giải quyết các công việc khi Giám đốc vắng mặt (theo văn bản ủy quyền của Giám đốc) và báo lại kết quả công việc khi Giám đốc có mặt tại đơn vị. Giúp Giám đốc điều hành một số nghiệp vụ và phải chịu trách nhiệm trước Giám đốc về các quyết định của mình. Tham gia ý kiến với Giám đốc trong công việc điều hành hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. [6]