SlideShare a Scribd company logo
1 of 117
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
---------------------
Phùng Thị Vĩ
KHẢO SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ NGUY CƠ Ô NHIỄM CÁC HỢP CHẤT FLO
HỮU CƠ (PFCs) TRONG NƢỚC VÀ TRẦM TÍCH TẠI MỘT SỐ
LÀNG NGHỀ DỆT NHUỘM, TÁI CHẾ GIẤY, NHỰA
Chuyên ngành: Khoa học môi trường
Mã số: 60440301
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS.TS. Phạm Hùng Việt
Hà Nội - 2016
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS.TS. Phạm Hùng Việt là
giáo viên hướng dẫn chính đã giao đề bài, quan tâm và tạo mọi điều kiện thuận lợi
cho em trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Em xin chân thành cảm ơn các anh chị em đồng nghiệp trong Trung tâm
Nghiên cứu Công nghệ Môi trường và Phát triển Bền vững (CETASD), Trường Đại
học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, đặc biệt là TS. Lê Hữu Tuyến đã
chỉ bảo và giúp đỡ tận tình để em hoàn thành luận văn này.
Em xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô trong Khoa Môi trường - Trường
Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội nói chung và Bộ môn Công
nghệ môi trường nói riêng đã giảng dạy và trang bị cho em những kiến thức quý giá
trong suốt khóa học.
Luận văn này được thực hiện trong khuôn khổ dự án: “Quan trắc và quản lý
các chất ô nhiễm hữu cơ bền vững (POPs) tại khu vực châu Á”, dự án hợp tác giữa
Trung tâm CETASD và Đại học Liên hiệp quốc, Nhật Bản; vì vậy em xin trân trọng
cảm ơn nguồn kinh phí của dự án.
Em xin được gửi cảm ơn đến gia đình và bạn bè đã luôn chia sẻ, ủng hộ và
động viên em trong suốt thời gian qua.
Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn Hội đồng khoa học đã giúp đỡ em bảo
vệ thành công luận văn này.
Phùng Thị Vĩ
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
CHƢƠNG T NG QU N.....................................................................................3
1.1. Tổng quan về ấ ữu ơ (PFCs)..........................................3
1.2. Lịch sử sản xuất và ô nhiễm các h p chất PFCs ......................................6
1.3. Thông tin chung về việc sử dụng các h p chất PFCs...............................8
1.4. Đ ả ấ PFCs ƣờ ...11
1.5. Nhữ qu đị ƣớng dẫn về các h p chất PFCs...........................16
1.6. Sự có mặt củ ấ PFCs số quố ớ .....19
1.7. Phát thải ô nhiễm PFCs từ dệt may, tái ch giấy, nhựa t i Việt Nam..21
1.7.1. Ô nhiễm từ ngành dệt may....................................................................21
1.7.2. Ô nhiễm từ ngành giấy..........................................................................22
1.7.3. Ô nhiễm ngành sản xuất nhựa..............................................................24
1.8. Giới thiệu thi t bị sắc ký lỏng ghép nối khối phổ LC-MS/MS ..............25
1.8.1. Định nghĩa ............................................................................................25
1.8.2. Sự lưu giữ..............................................................................................25
1.8.3. Giới thiệu thiết bị sắc ký lỏng ghép nối khối phổ LC-MS/MS 8040,
Shimadzu.............................................................................................................26
CHƢƠNG ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHI N C U...................27
2.1. Mục tiêu nghiên cứu..................................................................................27
2.2. N i dung nghiên cứu..................................................................................27
2.3. Đố ƣ ng nghiên cứu................................................................................27
2.3.1. Phạm vi nghiên cứu ..............................................................................27
2.3.2. Đối tượng nghiên cứu ...........................................................................28
2.4. P ƣơ ứu..........................................................................28
2.4.1. Tham khảo tài liệu ................................................................................28
2.4.2. Điều tra v hảo t thực tế..................................................................28
2.4.3. Phương ph p phân tích v đ nh gi tổng hợp .....................................28
2.4.4. Phương ph p đ nh gi v xử lý số liệu ................................................39
CHƢƠNG ẾT QUẢ NGHI N C U VÀ THẢO U N..............................40
3.1. K t quả quan trắc hiệ ƣờng khu vực các làng nghề..........................40
3.1.1. Chất lượng môi trường khu vực LNDN Tương Giang ................................40
3.1.2. Chất lượng môi trường khu vực LNTCN Như Quỳnh .................................42
3.1.3. Chất lượng môi trường khu vực LNTCG Phong Khê..................................44
3.2. Giới h đị ƣ ng và hiệu suất của các mẫu thu hồi..........................46
3.3. Đ ứ đ ễ ấ PFCs ƣớ số
ề ệt nhu m và tái ch giấy, ự .......................................................48
3.3.1. Các hợp chất PFC trong nước mặt thuộc LNDN Tương Giang.........49
3.3.2. Các hợp chất PFC trong nước mặt thuộc LNTCN Như Quỳnh..........50
3.3.3. Các hợp chất PFC trong nước mặt thuộc LNTCG Phong Khê ..........52
3.4. So sánh mứ đ nhiễm các h p chấ PFCs ƣớc giữa các làng
nghề .....................................................................................................................53
3.5. Thành phần các h p chấ PFCs ƣớc ...........................................56
3.5.1. Thành phần các hợp chất PFC trong nước mặt thuộc LNDN
Tương Giang.......................................................................................................57
3.5.2. Thành phần các hợp chất PFC trong nước mặt thuộc LNTCN
Như Quỳnh..........................................................................................................58
3.5.3. Thành phần các hợp chất PFC trong nước mặt thuộc LNTCG
Phong Khê ..........................................................................................................59
3.6. Đ ứ đ nhiễ ấ PFCs ầ ................60
3.7. Đ sự di chuyển h p chất PFOA và PFOS từ ƣớc vào trầm tích.62
3.8. Đề xuất giải pháp quản lý các h p chất PFCs.........................................63
ẾT U N VÀ IẾN NGHỊ ................................................................................65
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................67
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Các nhóm hợp chất PFCs phổ biến.............................................................3
Bảng 1.2. Một số hợp chất PFCs.................................................................................4
Bảng 1.3. Lịch sử phát hiện và sử dụng của các hợp chất PFCs ................................6
Bảng 1.4. Ước tính lượng sử dụng PFOS và các chất liên quan trên toàn cầu...........9
Bảng 1.5. Tóm tắt các quy định, khuyến cáo sử dụng đối với các hợp chất PFCs...17
Bảng 1.6. Ước tính khối lượng PFOS nhập khẩu vào Việt Nam theo nhóm sản phẩm
dệt may và vải bọc.....................................................................................................22
Bảng 1.7. Ước tính khối lượng PFOS nhập khẩu vào Việt Nam theo nhóm giấy và
bìa giấy......................................................................................................................24
Bảng 2.1. Vị trí lấy mẫu LNDN Tương Giang .........................................................31
Bảng 2.2. Bản đồ lấy mẫu LNTCN Như Quỳnh.......................................................33
Bảng 2.3. Vị trí LNTCG Phong Khê ........................................................................35
Bảng 3.1. Kết quả quan trắc các thông số hiện trường LNDN Tương Giang...........41
Bảng 3.2. Kết quả quan trắc các thông số hiện trường LNTCN Như Quỳnh...........43
Bảng 3.3. Kết quả quan trắc các thông số hiện trường LNTCG Phong Khê............45
Bảng 3.4. Kết quả phân tích các mẫu thu hồi ...........................................................47
Bảng 3.5. Giới hạn định lượng các hợp chất PFCs trong nước và trầm tích ............48
Bảng 3.6. Hàm lượng PFCs trung bình (ng/L) trong nước mặt tại các làng nghề và
trong nước sông hồ của một vài nước trên thế giới ..................................................55
Bảng 3.7. So sánh hàm lượng PFCs trong trầm tích giữa các làng nghề và kết quả
các nghiên cứu trên thế giới ......................................................................................61
Bảng 3.8. Hệ số phân bố Kd của PFOA và PFOS trong các mẫu nước mặt và trầm
tích thuộc các làng nghề............................................................................................63
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Cấu trúc đặc trưng của các hợp chất PFCs .................................................5
Hình 1.2. Con đường phát thải và phơi nhiễm PFCs trong môi trường và con người...13
Hình 1.3. Hàm lượng PFOS trong sữa mẹ ở Việt Nam và một số nước...................16
Hình 1.4. Sơ đồ cấu tạo phần khối phổ của thiết bị LC-MS/MS 8040, Shimadzu...26
Hình 2.1. Bản đồ lấy mẫu LNDN Tương Giang.......................................................31
Hình 2.2. Vị trí lấy mẫu LNTCN Như Quỳnh..........................................................33
Hình 2.3. Bản đồ lấy mẫu LNTCG Phong Khê ........................................................34
Hình 2.4. Quy trình phân tích PFCs trong nước .......................................................37
Hình 2.5. Quy trình phân tích PFCs trong trầm tích.................................................39
Hình 3.1. Biểu đồ kết quả phân tích PFCs trong nước mặt LNDN Tương Giang....50
Hình 3.2. Hàm lượng PFCs trong mẫu nước thuộc LNTCN Như Quỳnh................51
Hình 3.3. Hàm lượng PFCs trong mẫu nước thuộc LNTCG Phong Khê .................53
Hình 3.4. Biểu đồ so sánh hàm lượng PFCs trong nước mặt giữa các làng nghề.....54
Hình 3.5. Thành phần các hợp chất PFCs trong mẫu nước LNDN Tương Giang theo
mùa............................................................................................................................57
Hình 3.6. Sự phân bố các hợp chất PFCs trong mẫu nước thuộc LNTCN Như
Quỳnh theo mùa ........................................................................................................59
Hình 3.7. Thành phần các hợp chất PFCs trong mẫu nước LNTCG Phong Khê .....60
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ CÁI VIẾT TẮT
BfR Viện đánh giá rủi ro liên bang tại Đức (Federal Institute for Risk
Assessment in Germany)
COT Ủy ban độc tính tại Anh (Committee on Toxicity)
DWC Ủy ban nước uống Đức (The German Drinking Water Commission)
DWI Thanh tra nước uống Anh (Drinking Water Inspectorate U.K)
ECF Quá trình flo hóa bằng phương pháp điện hóa (Eletrochemical
fluorination)
EPA Cơ quan bảo vệ môi trường Hoa Kỳ (Environmental Protection Agency)
FDA Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (Food and Drug
Administration)
FOSA N-etylperflooctan sunfonamit (N-ethyperfluorooctane sulfonamide)
FOSE Etylperflooctan sunfonamidoetanol
(Ethylperfluorooctane sulfoonamidoethanol )
FTOH Flotelome ancol (Fluorotelomer alcohol)
MDH Sở Y tế Minnesota, Hoa Kỳ (Minnesota Department of Health)
NJDEP Cục bảo vệ môi trường New Jersey, Hoa Kỳ (New Jersey Department
of Environmental Protection)
PFAAs Các axit perfloankyl (Perfluoroalkyl acids)
PFASs Các ankyl sunfonat được polyflo hóa (Polyfluorinated alkyl sulfonates)
PFBA Axit perflobutanoic (Perfluorobutanoic acid)
PFBS Muối perflobutansunfonat (Perfluorobutanesulfonate)
PFCAs Các axit perflocacboxylic (Perfluorocarboxylic acids)
PFCs Các hóa chất được perflo hóa (Perfluourinated Chemicals)
PFDA Axit perflodecanoic (Perfluorodecanoic acid)
PFDoA Axit perflododecanoic (Perfluorododecanoic acid)
PFDS Muối perflodecansunfonat (Perfluorodecanesulfonate)
PFHpA Axit perfloheptanoic (Perfluoroheptanoic acid)
PFHxA Axit perflohexanoic (Perfluorohexanoic acid)
PFHxDA Axit perflohexadecanoic (Perfluorohexadecanoic acid)
PFHxS Muối perflohexansunfonat (Perfluorohexanesulfonate)
PFNA Axit perflononanoic (Perfluorononanoic acid)
PFOA Axit perflooctanoic (Perfluorooctanoic acid)
PFODA Axit perflooctadecanoic (Perfluorooctadecanoic acid)
PFOS Muối perflooctansunfonat (Perfluorooctanesulfonate)
PFOSF Perflooctansunfonyl florua (Perfluorooctansulfonyl fluoride)
PFPeA Axit perflopentanoic (Perfluoropentanoic acid)
PFSAs Các axit perflosunfonic (Perfluorosulfonic acids)
PFTeDA Axit perflotetradecanoic (Perfluorotetradecanoic acid)
PFTrDA Axit perflotridecanoic (Perfluorotridecanoic acid)
PFUdA Axit pefloundecanoic (Perfluoroundecanoic acid)
PNEC Dự đoán hàm lượng không gây ảnh hưởng (Predicted no-effect
concentration)
POPs Các chất ô nhiễm hữu cơ bền vững (Persistent Organic Polutants)
pTDI Hàm lượng hấp thu hàng ngày có thể chấp nhận được (Provisional
tolerable daily intake)
PTFE Polytetrafloetylen (Polytetrafluoroethylene)
SNUR Quy tắc sử dụng mới quan trọng (Significan New Use Rules)
1
MỞ ĐẦU
Các hợp chất flo hữu cơ (Perflourinated Chemicals - PFCs) là tập hợp các chất
với nhiều đặc tính hữu ích như sự ổn định nhiệt và hoá học, có khả năng thấm dầu,
mỡ và nước. Điều này làm chúng có giá trị trong hàng ngàn các ứng dụng công
nghiệp quan trọng, bao gồm cả ứng dụng trong tự động hoá, điện tử và công nghiệp
dệt may [44]. Chúng cũng được sử dụng như những lớp phủ trong nhiều sản phẩm
như đồ dùng nhà bếp chống dính, bao bì thực phẩm và các loại vải [41]. Qua quá
trình sử dụng các sản phẩm có chứa PFCs, con người đã thải ra môi trường một
lượng lớn làm ô nhiễm nước mặt, nước ngầm, nước thải và nước biển, cũng như
trầm tích và không khí [7, 37, 68]. Các chất này cũng được phát hiện trong các mô
của một số động vật hoang dã [26, 32, 33, 36], các mô ở người và các mẫu máu
[31, 42, 75, 83]. Một số nghiên cứu đã chỉ ra những ảnh hưởng của các hợp chất PFCs
trên gan như sự phình to gan và u gan hay những ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản như
suy giảm số lượng tinh trùng, làm giảm trọng lượng và kích thước thai nhi, ngoài ra
còn có các thử nghiệm độc tính của chúng với hệ thống miễn dịch và bệnh ung thư [11,
13, 39]. Năm 2009, muối perflooctansunfonat (PFOS) và perflooctansunfonyl florua
(PFOSF) đã được thêm vào danh mục các chất ô nhiễm hữu cơ bền vững (POPs) tại
Phụ lục B của Công ước Stockholm vì tính bền vững, tích luỹ sinh học và tồn tại lâu
dài trong môi trường cũng như những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ con người
[73].
Cũng như một số nước đang phát triển, Việt Nam có những lo ngại về sự gia
tăng ô nhiễm hoá học do sự phát triển công nghiệp nhanh chóng và việc kiểm soát
hoá chất thiếu hiệu quả. Ngoài ra, sự yếu k m trong việc quản lý chất thải đã tác
động rất nghiêm trọng đến môi trường thuỷ sinh khi hầu như toàn bộ nước thải sinh
hoạt cũng như nước thải làng nghề được thải trực tiếp vào nguồn nước mà không
qua xử lý. Nước thải từ nguồn tiếp nhận được sử dụng cho tưới tiêu đã vô tình làm
tăng khả năng tích lũy của các hợp chất hữu cơ bền vững trong các hệ sinh thái thuỷ
sinh cũng như ảnh hưởng đến chất lượng nước mặt. Một nghiên cứu gần đây cũng
cho thấy sự có mặt của PFOS và axit perflooctanoic (PFOA) trong nước ở hàm
2
lượng thấp tại Hà Nội (ng/L-nano gam trên mỗi Lít) [74]. Các làng nghề truyền
thống ở Việt Nam đã và đang có nhiều đóng góp cho GDP của đất nước nói chung
và đối với nền kinh tế nông thôn nói riêng. Tuy nhiên, một trong những thách thức
đang đặt ra đối với các nhà quản lý là vấn đề môi trường và sức khỏe cộng đồng
đang bị ảnh hưởng từ hoạt động sản xuất của các làng nghề.
Xuất phát từ thực tiễn trên, em tiến hành thực hiện đề tài : ả s đ
u ơ ễ ấ flo hữu ơ (PFCs) ƣớ trầ
số ề ệt nhu m, tái ch giấ ự .
3
CHƢƠNG T NG QU N
1.1. Tổng quan về ấ ữu ơ (PFCs)
Các hợp chất flo hữu cơ (PFCs) là tập hợp các chất trong đó tất cả các nguyên
tử hydro trong mạch ankyl được thay thế bằng các nguyên tử flo. Các hợp chất này
có những đặc tính như vừa ưa nước, vừa kị nước, tính trơ về mặt hóa học, sức căng
bề mặt thấp, bền vững dưới tác dụng của nhiệt độ cao nên chúng được sử dụng rộng
rãi trong các ngành công nghiệp như xi mạ, khai thác mỏ, hóa dầu, lớp phủ, bọt
chống cháy, chất lỏng thủy lực, chất diệt côn trùng,.v.v. PFCs được sử dụng từ
những năm 1950 trong rất nhiều các sản phẩm công nghiệp và tiêu dùng [60].
Các hợp chất PFCs đại diện cho nhóm chất hữu cơ nhân tạo gồm hàng trăm
các chất hoạt động bề mặt dạng anion hoặc trung tính. PFCs không tự xuất hiện
trong môi trường mà chúng tồn tại qua quá trình sản xuất, sử dụng và phát thải liên
quan tới các sản phẩm công nghiệp và thương mại có chứa PFCs [21]. Các hợp chất
PFCs được chia ra thành 5 nhóm phổ biến được trình bày trong bảng 1.1, một số
hợp chất PFCs được trình bày trong bảng 1.2.
Bảng 1.1. Các nhóm h p chất PFCs phổ bi n [21]
Stt Tên nhóm Mô tả
1 PFCAs Các axit perflocacboxylic
2 PFAAs Các axit perfloankyl
3 PFASs Các ankyl sunfonat được polyflo hóa
4 PFSAs Các axit perflosunfonic
5 FTOHs Các flotelome ancol
4
Bảng 1.2. M t số h p chất PFCs
Stt Tên h p chất Tên vi t tắt
Công thức
phân tử
1 Axit perflobutanoic PFBA C4F7COOH
2 Axit perflopentanoic PFPeA C5F9COOH
3 Axit perflohexanoic PFHxA C6F11COOH
4 Axit perfloheptanoic PFHpA C7F13COOH
5 Axit perflooctanoic PFOA C8F15COOH
6 Axit perflononanoic PFNA C9F17COOH
7 Axit perflodecanoic PFDA C10F19COOH
8 Axit perfloundecanoic PFUdA C11F21COOH
9 Axit perflododecanoic PFDoA C12F23COOH
10 Axit perflotridecanoic PFTrDA C13F25COOH
11 Axit perflotetradecanoic PFTeDA C14F27COOH
12 Axit perflohexadecanoic PFHxDA C16F31COOH
13 Axit perflooctadecanoic PFODA C18F35COOH
14 Muối perflobutansunfonat PFBS C4F9SO3
-
15 Muối perflohexansunfonat PFHxS C6F13SO3
-
16 Muối perflooctansunfonat PFOS C8F17SO3
-
17 Muối perflodecansunfonat PFDS C10F21SO3
-
5
Các hợp chất sunfonat mạch vòng
được flo hóa
(VD: PFECHS)
Hình 1.1. Cấu trúc đặc trưng của các hợp chất PFCs
Muối perflosunfonat
(VD: PFOS)
6
Nhìn chung, PFCs là nhóm được thay thế tất cả các nguyên tử hydro bằng
nguyên tử flo (ví dụ, chuỗi cacbon mạch dài hoặc mạch nhánh) hay các hợp chất
hữu cơ mạch vòng cũng có thể có nhóm chức ưa nước. Nhóm chức này điển hình là
axit cacboxylic hoặc sulfonat. Cấu trúc hóa học đặc trưng của các hợp chất PFCs
được biểu diễn trong Hình 1.1.
1.2. Lịch sử sản xuất và ô nhiễm các h p chất PFCs
Lịch sử sản xuất PFCs khó có thể xác định chính xác do tính chất độc quyền
thông tin của từng ngành công nghiệp đáp ứng với các loại quy định, tiêu chuẩn
theo từng dòng sản phẩm. Công ty 3M là nhà sản xuất chính Perflooctansunfonyl
florua (POSF) bắt đầu sản xuất vào năm 1949 với tổng sản lượng ước tính khoảng
96.000 tấn trong những năm đỉnh cao giữa 1970 và 2002 [63]. Tất cả các hợp chất
được sản xuất từ POSF được coi như PFOS do những vật liệu này có tiềm năng
chuyển hóa thành PFOS. Sau khi 3M ngừng sản xuất vào năm 2002, các công ty
khác đã bắt đầu sản xuất để đáp ứng nhu cầu thị trường với ước tính 1.000 tấn mỗi
năm kể từ năm 2002 [63]. Flotelome ancol (FTOH) đã được sử dụng rộng rãi trong
sản xuất polyme và chất phủ bề mặt với một ước tính sản xuất trong năm 2004 là
11.000 - 13.000 tấn/năm [22]. Lịch sử phát hiện và sử dụng của các hợp chất PFCs
được trình bày trong bảng 1.3.
Bảng 1.3. Lịch sử phát hiện và sử dụng của các h p chất PFCs [12]
N Sự kiện quan trọng
1938 PTFE được khám phá bởi TS. Plunket
1949 DuPont giới thiệu nhãn hiệu Teflon
1956
Công ty 3M bắt đầu bán sản phẩm bảo vệ đồ dùng nhãn hiệu
Scotchguard
1962 FDA phê duyệt dụng cụ nhà bếp nhãn hiệu PTFE Teflon
1967 FDA phê duyệt sản phẩm Zonyl sử dụng làm bao bì thực phẩm
7
1968 Taves tìm thấy flo hữu cơ trong mẫu huyết tương
1976 Taves và cộng sự phát hiện PFOA trong mẫu máu
1978 Công ty 3M báo cáo tìm thấy PFOA trong mẫu máu của công nhân
1984 PFOA được tìm thấy trong nước uống gần nhà máy Washington
1998
3M báo cáo với EPA sự phân bố rộng rãi của hóa chất chứa flo trong
mẫu máu người
2000 3M thông báo dần loại bỏ hóa chất chứa C8
2002
EPA bắt đầu đánh giá dữ liệu liên kết C8 với các vấn đề sức khỏe, đồng
thời công bố quy tắc sử dụng mới quan trọng (SNUR)
2003 EPA bắt đầu quá trình thỏa thuận với các nhà sản xuất
2006
EPA và 8 công ty chính khởi động chương trình quản lý PFOA
2010/2015
2009
PFOS và các chất liên quan được bổ sung vào phụ lục B Công ước
Stockholm
2010
Mục tiêu giảm 95% lượng phát thải và sản xuất dựa trên đường nền năm
2000
2015
Hướng đến loại bỏ các hợp chất PFCs mạch dài trong sản xuất và phát
thải
Nguồn [12]
Ô nhiễm PFOS và PFOA toàn cầu được phát hiện lần đầu tiên vào năm 2001
[26]. Sự tích tụ của chúng trong các sinh vật và cơ thể con người đã chứng minh
chúng bền vững trong môi trường và có thể gây độc cho sinh vật. Sau những phát
hiện này, rất nhiều nghiên cứu cho thấy ô nhiễm các hợp chất PFCs được tìm ra
trong nhiều môi trường khác nhau gồm hệ thủy sinh, nước uống, môi trường không
khí xung quanh và thực phẩm [86].
8
Hàm lượng PFCs cao được tìm thấy trong nước sông, hồ và nước ven biển
gần nơi sản xuất hóa chất chứa flo, các trạm xử lý chất thải và các khu đô thị. Ô
nhiễm nước ngầm được phát hiện tại nhiều khu vực thành thị và gần doanh trại quân
đội nơi có hàm lượng PFCs cao do chứa trong nhiều vật liệu chữa cháy được sử
dụng trong huấn luyện [86].
Các công trình nghiên cứu đã được công bố trước đây cho thấy nhiều trong
số các hợp chất PFCs mạch dài là chất độc, bền vững và tích lũy sinh học, chính
phủ và các cơ quan quản lý ở một số nơi trên thế giới đã hướng tới các thỏa thuận
và quy định về việc hạn chế việc sản xuất một số hợp chất PFCs [86]. Cơ quan bảo
vệ môi trường Hoa Kỳ (EPA) đã làm việc với 3M dẫn đến việc tự nguyện ngừng
sản xuất PFOS và các hợp chất liên quan giữa năm 2000 và năm 2002. Bắt đầu từ
thời điểm đó, một loạt các quy tắc sử dụng mới quan trọng (SNUR) cũng đã được
đưa ra (2000, 2002 và 2007) tại Hoa Kỳ nhằm hạn chế việc sản xuất và sử dụng vật
liệu có chứa PFOS và các chất liên quan. Sau đó, EPA đã làm việc với tám công ty
hóa chất hàng đầu 2010/2015 trong Chương trình quản lý PFOA nhằm giảm 95%
lượng phát thải và tồn lưu của PFOA và PFCs mạch dài trước năm 2010, với mục
tiêu dài hạn là hướng tới loại bỏ các hợp chất PFCs mạch dài trước năm 2015 [77].
Tại cuộc họp các bên lần thứ 4 diễn ra vào tháng 5 năm 2009, Công ước
Stockholm đã bổ sung 09 nhóm chất POPs vào 3 Phụ lục, quyết định chính thức có
hiệu lực ngày 26 tháng 8 năm 2010. Trong đó nhóm chất PFOS, các muối của
PFOS và PFOSF đã được liệt vào danh mục các chất ô nhiễm hữu cơ bền vững tại Phụ
lục B và trở thành nhóm chất POPs công nghiệp đầu tiên và duy nhất tính đến thời
điểm hiện nay của Phụ lục này [73].
1.3. Thông tin chung về việc sử dụng các h p chất PFCs
Các hợp chất PFCs thường được dùng để xử lý bề mặt nên có mặt rất phổ biến
trong các sản phẩm chống dính, sợi vải chống bẩn và quần áo trong mọi thời tiết.
Do tính chất hoạt động bề mặt, chúng đã được sử dụng trong hàng loạt các ứng
dụng, điển hình là trong bọt chữa cháy và chất kháng bề mặt/chống dầu, nước, chất
9
béo hoặc đất. Ước tính sử dụng toàn cầu của các hợp chất này được mô tả trong
bảng 1.4 dựa trên ước tính của Công ty 3M [5]. Tới những năm 2000, PFOS đã bị
loại bỏ trong nhiều ứng dụng ở một số khu vực. Ví dụ, 3M đã kết thúc sản xuất vào
năm 2002. Tuy nhiên cũng trong khoảng thời gian đó việc sản xuất PFOS và các
sản phẩm liên quan được bắt đầu ở châu Á và đã tăng lên trong khu vực này [49].
Bảng 1.4 Ƣớ ƣ ng sử dụng PFOS và các chất liên quan trên toàn cầu [5]
Mụ đ
sử dụng
Môi trƣờng ng dụng
Lƣ ng
sử dụng
trên toàn
cầu a
,
(tấn)
Xử lý bề mặt Công nghiệp Các nhà máy công nghiệp dệt may,
thuộc da, sản xuất thành phẩm, sản
xuất sợi, các nhà sản xuất thảm
2.160
Chất bôi
thông dụng
và chuyên
nghiệp
Đồ thêu và hàng da, vải bọc, thảm,
nội thất ôtô
Bảo quản giấy Các nhà máy
giấy
Loại tiếp xúc trực tiếp với thực
phẩm (đĩa, hộp đựng thức ăn, túi,
giấy gói); loại không tiếp xúc với
thực phẩm (hộp gấp, thùng chứa,
khuôn không chứa cacbon, nắp
đậy)
1.490
Hóa chất
Các ứng dụng
công nghiệp,
thương mại
Bọt chữa cháy 151
Chất hoạt động bề mặt trong khai
thác mỏ và dầu khí, thuốc ức chế
680
10
và tiêu dùng dạng sương của axit trong mạ kim
loại, bồn khắc điện tử, in ảnh litô,
hóa chất cho công nghiệp điện tử,
phụ gia dầu thủy lực, chất tẩy rửa
có tính kiềm, chất đánh bóng sàn,
phim ảnh, chất tẩy rửa răng giả, dầu
gội đầu, chất hóa học trung gian,
phụ gia sơn, chất tẩy rửa thảm,
thuốc diệt côn trùng
a
Lượng sử dụng toàn cầu từ ước tính của Công ty 3M (Công ty 3M, 2000)
PFCs được tổng hợp bằng 2 phương pháp chính: (1) Quá trình flo hóa bằng
phương pháp điện hóa (được gọi là quá trình Simons (ECF)); (2) Quá trình telome
hóa.
ECF là quá trình mà công ty 3M sử dụng để sản xuất các hợp chất hoạt động
bề mặt bao gồm PFOS, PFOA. PFOSF là nguyên liệu ban đầu cho các hóa chất liên
quan đến PFOS khác, nó được sản xuất từ 1-octansunfonyl florua và anhydrous
hydro florua thông qua quá trình flo hóa bằng phương pháp điện hóa (ECF). PFOSF
sau đó có thể dùng làm chất hóa học trung gian để sản xuất các chất liên quan đến
PFOS. Ví dụ, PFOSF phản ứng với metyl hoặc etyl amin để tạo ra N-metyl hay N-
etylperflooctan sunfonamit (FOSA). FOSA sau đó phản ứng với etylen cacbonat để
tạo thành N-metyl hoặc N-etylperflooctan sunphonamidoetanol (FOSE).
Telome hóa là quá trình mà nhà máy DuPont sử dụng để tổng hợp mạch
cacbon của các hợp chất đã được ankyl hóa bằng flo, điển hình là FTOHs. Kết quả
của quá trình sản xuất này chỉ các hợp chất có chuỗi ankyl mạch thẳng với cùng số
lượng nguyên tử cacbon. FTOHs không được sử dụng trực tiếp trong các ứng dụng
công nghiệp mà được dùng làm hóa chất trung gian trong sản xuất các hợp chất
PFCs khác [12].
11
1.4. Đ ả ấ PFCs ƣờ
Các hợp chất PFCs được sản xuất lần đầu tiên vào những năm 1940 và 1950,
trước khi chúng trở nên quen thuộc đối với các cơ quan thuộc chính phủ ở các nước
công nghiệp và được yêu cầu kiểm tra vật liệu mới trước khi được đưa ra thị trường.
Khi các công ty tiếp tục sản xuất và đa dạng hóa các dòng sản phẩm của họ thì
những đánh giá chuyên sâu về tiềm năng gây ảnh hưởng tới sức khỏe cũng được
tiến hành. Kết quả của các nghiên cứu này đều ở dạng các báo cáo nội bộ mà không
được công bố trong các tài liệu chính thống. Đầu những năm 2000, một số nghiên
cứu chỉ ra rằng PFCs phân bố rộng rãi trong môi trường [26] và gần như tất cả các
mẫu máu người thu thập trên thế giới được phát hiện có chứa lượng PFCs ở mức
ng/mL [11], các nhà chức trách mới bắt đầu kêu gọi xem xét lại tất cả các nghiên
cứu trước đây và đánh giá kỹ hơn về độc tính của chúng. Các nghiên cứu liên quan
đến sự phơi nhiễm của chuột và khỉ đối với PFOS cho thấy sự giảm trọng lượng cơ
thể, tăng trọng lượng gan và đường cong liều lượng - đáp ứng dốc đối với tỷ lệ tử
vong [28, 29, 70]. Sự gia tăng u tuyến tế bào gan và u tuyến giáp thể nang đã được
quan sát thấy ở những con chuột phơi nhiễm với hàm lượng PFOS cao trong thức ăn
của chúng [6]. Đối với các loài gặm nhấm, PFOA có liên quan tới tăng tỷ lệ u gan, u
tuyến tụy và u tinh hoàn cũng như giảm cân, sưng gan và những thay đổi trong
chuyển hóa lipit [15, 19, 71]. Khi PFOS hoặc PFOA được dùng cho những con
chuột mang thai, có hiện tượng tử vong ở chuột sơ sinh và giảm tăng trưởng đối với
chuột con còn sống sót [47]. Các chất gây ung thư liên kết với PFOA ở loài gặm
nhấm một cách gián tiếp qua quá trình kích hoạt thụ thể dạng alpha (α PPAR-) [78],
nhưng sự liên quan của cơ chế này ở người vẫn là vấn đề gây tranh luận.
Sử dụng các nghiên cứu trên động vật trong phòng thí nghiệm để ước tính
tiềm năng gây ảnh hưởng tới sức khỏe con người là rất khó khăn, trong trường hợp
này để thực hiện được điều đó còn khó khăn hơn bởi thực tế động lực học độc chất
của các hợp chất PFCs có sự khác biệt đáng kể giữa các loài động vật và thậm chí
giữa các giới tính khác nhau của cùng một loài [47]. Ví dụ, thời gian bán hủy của
12
PFOA trong chuột đồng cái (rat) là khoảng bốn giờ, trong khi ở các con chuột đực
cùng một chủng là gần sáu ngày [43]. Ở những con chuột nhắt (mice), thời gian bán
hủy được xem như dài hơn (17 - 19 ngày) nhưng tác động của giới tính ít được nhắc
tới [48]. Ở con người, dữ liệu cho thấy chu kỳ bán hủy còn lâu hơn nữa, với PFOS
và PFOA tương ứng khoảng 5,4 và 3,8 năm (giá trị trung bình) [62], không có ghi
nhận nào về sự khác biệt giữa các giới tính. Nhiều nghiên cứu cho thấy chu kỳ bán
hủy tăng tỷ lệ thuận với chiều dài mạch của các hợp chất, điều này không phải là
luôn đúng, như perflohexansunfonat (PFHxS, 6 nguyên tử cacbon) có chu kỳ bán
hủy lên tới 8,5 năm ở người [62]. Chu kỳ bán hủy tương đối dài ở người làm tăng
thêm lo ngại về tiềm năng gây ảnh hưởng sức khỏe.
Con đường phát thải và phơi nhiễm PFCs trong môi trường và con người
được biểu diễn trong hình 1.2. Con người vô tình bị phơi nhiễm các hợp chất PFCs
qua quá trình sản xuất, sử dụng và phát thải các sản phẩm chứa PFCs, chúng lan
truyền trong không khí, đất và nước, tích lũy trong cơ thể con người qua chuỗi thức
ăn.
13
Hình 1.2. Con đường phát thải và phơi nhiễm PFCs trong môi trường và
con người [59]
Trong khi độc tính của PFOS và PFOA đã được ghi nhận trong các nghiên cứu
trên động vật thì điều tra về tiềm năng gây ảnh hưởng tới sức khỏe công nhân bị
phơi nhiễm nghề nghiệp bởi các hợp chất này lại cho các kết quả mâu thuẫn với
nhau. Những công nhân này có thể có hàm lượng PFCs trong máu cao gấp hàng
trăm lần so với những người không bị phơi nhiễm nghề nghiệp [61] nhưng rất khó
để xác định kết quả cuối cùng trong những nghiên cứu này (hoặc là tích cực hay
tiêu cực) vì số người điều tra là nhỏ, mức độ phơi nhiễm là không rõ ràng, hơn nữa
các cá nhân thường có tiếp xúc đồng thời với các hợp chất khác, họ có thể có tiền sử
và cần những đánh giá phức tạp hơn. Trong một nghiên cứu về sự phơi nhiễm
PFOS đối với công nhân, tỷ lệ tử vong do ung thư bàng quang tăng lên đối với các
Con ngƣời
Phơi nhiễm qua không
khí, thức ăn và nước
uống
Phơi nhiễm nghề nghiệp
hoặc tiêu dùng
Sản xuất
Sử dụng
Phát thải
Dòng thải
Phơi nhiễm nghề nghiệp
Phơi nhiễm nghề nghiệp
Bay hơi, rửa trôi, sử dụng
trực tiếp trong môi trường
Bay hơi trong hệ thống xử lý, chứa
trong dòng ra, sử dụng bùn thải làm
phân bón, bay hơi từ bãi chôn lấp
14
cá nhân có ít nhất một năm phơi nhiễm nhưng phát hiện này xác suất chỉ có ba
trường hợp [9]. Trong một cuộc đánh giá tiếp theo của nhóm này thì tỷ lệ mắc bệnh
ung thư bàng quang đã được tìm thấy là tương tự như của người dân Mỹ, tuy nhiên
tỉ lệ rủi ro gấp 1,5 - 2,0 lần đối với những công nhân bị phơi nhiễm nhiều nhất [8].
Có nhiều nghiên cứu về sự phơi nhiễm PFOA hơn PFOS đối với người lao động đã
được tiến hành. Một số nghiên cứu đã chỉ ra sự liên kết tích cực giữa phơi nhiễm
PFOA và cholesterol, có thể có ý nghĩa đối với sự tiến triển của bệnh tim mạch [20,
61, 66]. Nhiều nghiên cứu cho thấy PFOA liên quan tới sự tăng cao axit uric, do vậy
có thể có tác động tới huyết áp và bệnh mạch máu não [20, 66]. Một số nghiên cứu
đã tìm thấy mối liên quan giữa phơi nhiễm PFOA và ung thư tuyến tiền liệt [27, 54]
nhưng dữ liệu ít và chưa thể kết luận chính xác [10]. Các nghiên cứu liên quan đến
sự phơi nhiễm đặc trưng ở người cũng mâu thuẫn với nhau nhưng những đề xuất về
tiềm năng gây ảnh hưởng tới sức khỏe con người là những kết quả quan trọng.
Các hợp chất PFCs tuy cũng có độc tính cao nhưng sự tích lũy của chúng lại
không tuân theo quy luật chung như các POPs khác là ở trong mô mỡ, mà chủ yếu
liên kết với protein trong máu và gan. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra tác hại của các
PFCs tới sức khỏe sinh sản của con người như làm suy số lượng tinh trùng [39] và
làm chậm mang thai [23]. Các nghiên cứu khác đã chỉ ra sự phơi nhiễm PFOS và
PFOA trước khi sinh sẽ làm giảm sự tăng trưởng của thai nhi như giảm trọng lượng
và kích thước khi sinh [13, 80]. Đối với trẻ em bị phơi nhiễm PFCs thì cũng quan
sát được các biểu hiện của chứng rối loạn tăng động giảm chú ý [34]. Xem xét sự có
mặt trong môi trường trên diện rộng và tiềm năng gây ảnh hưởng sức khỏe con
người, EPA đã ban hành các khuyến cáo y tế ngắn hạn tạm thời cho PFOS (200
ng/L) và PFOA (400 ng/L) trong nước uống [75]. Chuẩn tiếp xúc mạn tính đang
được phát triển bởi EPA và đã được công bố trong các đối tượng khác nhau như
nước và thực phẩm.
Tại Việt Nam, cơ sở dữ liệu về mức độ ô nhiễm PFCs trong môi trường hiện
còn rất nghèo nàn và mới chỉ là những thông tin thu thập một cách không đồng bộ
15
từ các nghiên cứu của các nhà khoa học trong và ngoài nước về xu hướng tồn tại và
tích lũy của PFCs trong nước mặt. Đối tượng thứ hai được quan tâm là sự phơi
nhiễm PFCs trên cơ thể người, các kết quả nghiên cứu này được công bố bởi các
nhà khoa học Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc về hàm lượng PFCs
trong mẫu máu và mẫu sữa.
Con người có thể bị phơi nhiễm PFOS qua các con đường như: hít thở không
khí, hấp thụ bụi, nước uống và ăn các loại thực phẩm bị ô nhiễm. Các chất PFCs đã
được phát hiện trong máu, huyết tương, sữa mẹ và một số loại mô như mô mỡ hay
gan và cả trong móng tay; tuy nhiên 2 đối tượng được quan tâm chủ yếu là mẫu
máu và sữa mẹ. Hàm lượng PFOS và các hợp chất PFCs khác trong sữa của những
người phụ nữ ở 07 nước châu Á đã được đánh giá [50]. Tại Việt Nam, mẫu sữa của
40 người tại TP. Hồ Chí Minh thu thập trong 2 năm 2000 và 2001 đã được phân
tích. Hàm lượng PFOS trung bình và khoảng hàm lượng tương ứng là 75,8 (16,9 -
393) pg/mL. Chất có hàm lượng cao thứ 2 là PFOA (42,5 - 89,2) pg/L. Các chất
PFCs khác như PFHxS, PFNA, PFBS, PFHpA có hàm lượng thấp. Nhìn chung,
hàm lượng PFCs trong mẫu sữa tại Việt Nam thấp, tương đương với Campuchia,
Ấn Độ và chỉ bằng khoảng 40 - 50% so với Hoa Kỳ, Đức và Trung Quốc. Sự so
sánh hàm lượng PFOS trong sữa tại một số nước châu Á được thể hiện trên hình
1.3.
16
Hình 1.3. Hàm lượng PFOS trong sữa mẹ ở Việt Nam và một số nước [50]
Một nghiên cứu khác [30] đã đánh giá hàm lượng PFOS và PFOA trong mẫu
huyết tương của 258 người phụ nữ ở Nhật Bản, Hàn Quốc và Việt Nam. Tại Việt
Nam, 37 người phụ nữ ở độ tuổi 20 - 40 ở Hà Nội đã được lấy mẫu để phân tích,
hàm lượng PFOS trung bình là 6,78 và nằm trong khoảng hàm lượng từ 1,89 - 14,6
ng/mL; hàm lượng PFOA có giá trị trung bình 0,57 với khoảng hàm lượng < 0,2 -
1,57 ng/mL. Đối với PFOS, hàm lượng tại Việt Nam tương đương với Nhật Bản
(6,19 ng/mL) và thấp hơn so với Hàn Quốc (8,43 ng/mL); đối với PFOA, hàm
lượng tại Việt Nam thấp hơn hẳn so với Nhật Bản (4,10 ng/mL) và Hàn Quốc (3,48
ng/mL).
1.5. Nhữ qu đị ƣớng dẫn về các h p chất PFCs
Các quy định, khuyến cáo sử dụng đối với các hợp chất PFCs trên thế giới
được trình bày trong bảng 1.5 qua nghiên cứu của Zushi và cộng sự [86].
232
121
97.7
83.6
75.8
67.3
46.1
0 50 100 150 200 250
N ậ Bả
Malaysia
Philippines
Indonesia
V ệ N
Campuchia
Ấ Đ
H ƣ PFOS sữ ẹ ị u bì ( / )
17
Bảng 1.5. Tóm tắ qu định, khuy n cáo sử dụ đối với các h p chất PFCs
Qu định/
ƣớng dẫn
Đấ ƣớ /Đơ ị N i dung Nguồn trích dẫn
Sản xuất, sử dụng, nhập khẩu
Công ước
Stockholm về
POPS
Các nước phê
chuẩn
PFOS và PFOSF:
quy định một phần
UNEP (2009b)
Sắc lệnh EU
Các nước thành
viên EU
PFOS và các dẫn
xuất: quy định một
phần
Sắc lệnh EU
(2006)
Quy định ở Canada Canada
FTOH, PFOS và
muối của nó: cấm
Chính phủ
Canada
(2006,2009)
SNUR EPA
PFOS và muối của
nó, PFOSF, các
chất đồng đẳng của
chúng, yêu cầu khai
báo khi sản xuất
hoặc nhập khẩu
EPA (2002)
Giá trị ƣớc
Nước uống
MDH (Minnesota,
Hoa Kỳ)
PFOS, PFOA và
PFBA lần lượt là:
0,3; 0,5 và 0,7µg/L
MDH (2008)
Nước uống DWI
PFOS và PFOA:
0,3 µg/L
DWI (2007)
Nước uống DWC
PFOS và PFOA:
0,3 µg/L
DWC (2006)
18
Nước uống USEPA
PFOS và PFOA lần
lượt là: 0,4 và 0,2
µg/L
USEPA (2009b)
Nước uống
NJDEP (New
Jersey, Hoa Kỳ)
PFOA: 0.04 µg/L NJDEP (2007)
Giá trị đất USEPA
PFOA: 16 mg/kg
PFOs: 6 mg/kg
USEPA (2009)
PNEC: Dự đ ƣ ng không gây ả ƣởng
PNEC
Cơ quan môi
trường (Anh)
PFOS: 25 µg/L
trong nước sạch và
2.5 µg/L trong
nước biển
TDI : H ƣ ng hấp thu hàng ngày có thể chấp nhậ đƣ c
pTDI BfR (Đức)
PFOS: 150 µg/kg
trọng lượng/ngày
(người lớn)
BfR (2006)
pTDI COT (Anh)
PFOS và PFOA lần
lượt: 0,3 và 1,5
µg/kg trọng
lượng/ngày (người
lớn)
COT (2006a,
2009)
pTDI EFSA (EU)
PFOS và PFOA lần
lượt là 0,15 và 1,5
µg/kg trọng
lượng/ngày (người
lớn)
EFSA (2008)
19
1.6. Sự có mặt củ ấ PFCs số quố ớ
Đối với môi trường nước, theo điều tra Chinagarn Kunacheva và cộng sự được
tiến hành ở 41 thành phố thuộc 15 quốc gia về sự có mặt của PFOA và PFOS trong
nước sông hồ từ 2004 - 2010. Kết quả cho thấy hàm lượng PFOS trung bình của 15
quốc gia là 1,9 ng/L, hàm lượng PFOS trung bình cao nhất trong các nước là sông
hồ nước Anh (14,4 ng/L). Hàm lượng PFOA trung bình trung bình của mỗi thành
phố nằm trong khoảng từ 0,2 - 1.630,2 ng/L, cao nhất là ở Osaka, Nhật Bản
(1.630,2 ng/L) trong khi hàm lượng PFOA trung bình ở các thành phố khác đều
thấp hơn 100 ng/L [17].
Theo các nghiên cứu trên thế giới, PFAAs được phát hiện với khoảng hàm
lượng từ ng/L đến µg/L trong nước mặt và nước thải, trong đó, PFOA và PFOS là
hai PFAAs được phát hiện nhiều nhất trong môi trường nước [51, 52]; hàm lượng
PFOA theo báo cáo của Saito và cộng sự (2004) là 67.000 ng/L và PFOS là 86,2
ng/L trong mẫu nước mặt từ sông hồ [65]. Liu và cộng sự (2009) đã phát hiện hàm
lượng của PFOA và PFOS trong nước mưa và tuyết lần lượt nằm trong khoảng 8,08
- 65,8 ng/L và 26,9 - 545 ng/L [53]. Loganathanh và cộng sự (2007) đã đo được
PFAAs trong hệ thống xử lý nước thải ở Kentucky, Hoa Kỳ và phát hiện thấy cả
PFOS (7 - 16 ng/L trong dòng vào; 8 - 28 ng/L trong dòng ra) và PFOA (22 - 184
ng/L trong dòng vào; 122 - 183 ng/L trong dòng ra) [45].
Mức độ ô nhiễm PFOS và PFOA trong môi trường nước tại 6 quốc gia châu Á
bao gồm Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia, Singapore và Việt Nam với
khu vực lấy mẫu tại Hà Nội đã được khảo sát [64]. Theo nghiên cứu này, hàm
lượng PFOS và PFOA trong nước mặt tại Hà Nội có giá trị tương ứng 0,1 vàs 0,9
ng/L. Trong đó hàm lượng PFOS thấp nhất trong các địa điểm khảo sát với giá trị
trung vị thấp hơn so với mẫu nước tại Johor Bahru, Malaysia đến hơn 70 lần (7,1
ng/L). Hàm lượng PFOA chỉ cao hơn so với 2 địa điểm là Kota Kinabalu (Malaysia)
và sông Phong (Thái Lan), với giá trị trung vị của hàm lượng thấp hơn so với khu
20
vực có mức độ ô nhiễm cao nhất trong nghiên cứu này là sông Yodo, Nhật Bản gần
40 lần (34,4 ng/L) .
Theo kết quả của một nghiên cứu khác [41] về hàm lượng của các PFCs trong
môi trường nước tại miền Bắc Việt Nam, giá trị trung bình (ng/L) của hàm lượng
tổng các PFCs trong nước mặt tại 05 địa điểm với các hoạt động đặc thù tại Hà Nội
và Hưng Yên như sau: (1) khu vực nông thôn: 9,4; (2) điểm xả thải nước thải sinh
hoạt: 12; (3) khu vực tái chế kim loại nặng từ pin và ắc quy: 16; (4) khu vực chôn
lấp rác thải sinh hoạt: 8,4; và (5) khu vực tái chế rác thải điện tử: 57. Trong đó mẫu
nước có hàm lượng cao nhất (360 ng/L) và thứ hai (170 ng/L) được lấy tại khu vực
chôn lấp rác thải sinh hoạt và khu tái chế rác thải điện tử.
Ngoài ô nhiễm trong môi trường nước, sự có mặt của PFAAs còn tìm thấy trong
động vật, mẫu máu người và sữa [45] đã cho thấy sự ô nhiễm rộng rãi các hợp chất
PFAAs trong môi trường. Chẳng hạn như, Moody và cộng sự (2002) đã công bố
tổng hàm lượng PFSA trong mẫu cá từ 2,00 đến 72,9 µg/L, và tổng PFCAs nằm
trong khoảng từ 0,07 đến 1,02 µg/L [56]. Furdui và cộng sự (2007) đã chỉ ra sự có
mặt của PFCAs trong mẫu cá hồi từ sông Lớn với tổng hàm lượng trung bình cao
nhất trong các mẫu từ sông Erie (19 ng/g), tiếp đến là mẫu từ sông Huron (16 ng/g),
sông Ontario (10 ng/g), sông Michigan (8 ng/g) và sông Superior (7 ng/g) [25].
Đối với trầm tích, một vài nghiên cứu đã cho thấy sự có mặt của PFCs ở khoảng
hàm lượng ng/g, tổng hàm lượng PFCs trong trầm tích sông Zhujiang, Trung Quốc
trong khoảng 0,09 - 3,6 ng/g trọng lượng khô và tổng hàm lượng PFCs trong trầm
tích sông Huangpu, Trung Quốc trong khoảng 0,25 - 1,1 ng/g [38]. Một nghiên cứu
khác [14] đã công bố tổng hàm lượng PFCs trong trầm tích từ kênh dẫn nước thải
của khu công nghiệp Pancevo (Serbia) lên tới 6,3 ng/g trọng lượng khô, trong đó
hàm lượng PFOS cao nhất lên tới 5,7 ng/g.
21
1.7. Phát thải ô nhiễm PFCs từ dệt may, tái ch giấy, nhựa t i Việt Nam
1.7.1. Ô nhiễm từ ngành dệt may
Cùng với điện thoại và linh kiện, dệt may là ngành xuất khẩu chủ lực của Việt
Nam trong những năm qua. Năm 2013, sản phẩm dệt may Việt Nam xuất khẩu đến
hơn 180 quốc gia và vùng lãnh thổ với kim ngạch xuất khẩu đạt 17,9 tỷ USD; chiếm
13,6% tổng kim ngạch xuất khẩu Việt Nam và 10,5% GDP cả nước. Tốc độ tăng
trưởng dệt may trong giai đoạn 2008 - 2013 đạt 14,5% năm đưa Việt Nam trở thành
một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu dệt may
nhanh nhất thế giới. Hiện cả nước có khoảng 6.000 doanh nghiệp dệt may, phần lớn
thuộc khu vực kinh tế tư nhân (84%), tập trung ở Đông Nam Bộ và đồng bằng sông
Hồng. Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản và Hàn Quốc là 4 đối tác nhập khẩu hàng dệt may lớn
nhất của Việt Nam, tuy vậy, nước ta cũng phải nhập khẩu sợi và vải chủ yếu từ
Trung Quốc và Đài Loan [2].
Bên cạnh những đóng góp to lớn cho nền kinh tế nước nhà thì vấn đề môi
trường trong lĩnh vực dệt may chưa được quan tâm, chú trọng, điển hình như hầu
hết nước thải sau quá trình dệt nhuộm được thải ra hệ thống thoát nước mà không
qua xử lý cuốn theo các chất ô nhiễm, trong đó có PFCs, chúng là chất phụ gia được
sử dụng trong công đoạn tạo lớp phủ chống sờn vải, chống nước, chống dầu và
chống nhăn đối chất liệu vải cotton/PE và polyamide [55].
Ước tính khối lượng PFOS nhập khẩu vào Việt Nam theo nhóm sản phẩm dệt
may và vải bọc được trình bày trong bảng 1.6. Theo ước tính này, hàng năm nước ta
gián tiếp nhập vào hàng tấn PFOS theo các sản phẩm dệt may và vải vóc.
22
Bảng 1.6 Ƣớc tính khố ƣ ng PFOS nhập khẩu vào Việt Nam theo
nhóm sản phẩm dệt may và vải bọc
N
Tổng giá trị
(USD/ )
Khố ƣ ng sản phẩm
tối thiểu
(tấ / )
Tổng khố ƣ ng PFOS
dự báo tồn t i trong sản
phẩm nhập khẩu
( / )
2013 643.943.318 330 9.897
2012 564.121.844 289 8.670
2011 458.442.999 235 7.046
2010 389.556.370 200 5.987
2009 304.356.235 156 4.678
2008 338.096.852 173 5.196
2007 309.635.311 159 4.759
2006 266.687.507 137 4.099
2005 231.647.070 119 3.560
2004 207.693.583 106 3.192
2003 187.092.006 96 2.875
2002 165.140.726 85 2.538
2001 155.633.583 80 2.392
2000 181.184.000 93 2.785
1999 123.796.000 63 1.903
Nguồn [1]
1.7.2. Ô nhiễm từ ngành giấy
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, ngành giấy Việt Nam đã ghi nhận tốc
độ tăng trưởng khá cao trong những năm qua. Giai đoạn từ năm 2007 - 2012 tiêu
dùng giấy các loại tăng trưởng trên 10%, đến năm 2013 do ảnh hưởng của suy thoái
nên tiêu thụ giấy chỉ đạt mức tăng khá khiêm tốn khoảng 3%. Theo thống kê của
Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam, trong 5 năm qua (2007 - 2012) năng lực sản
23
xuất của ngành giấy nói chung tăng trưởng mạnh với tốc độ 15-17%. Sản lượng
giấy, bìa các loại trong nước năm 2012 đạt tới 1,58 triệu tấn, con số này đạt 1,59
triệu tấn năm 2013 [3].
Công nghệ sản xuất giấy trong nước đang trong quá trình thay đổi để đối phó
với tình trạng thiếu nguyên liệu do nhu cầu tăng quá nhanh và hạn chế trong việc
phát triển rừng nguyên liệu cho sản xuất giấy. Các công ty từ chỗ chỉ sử dụng dăm
gỗ làm nguyên liệu nay chuyển sang sử dụng nguyên liệu giấy tái chế, việc sử dụng
giấy tái chế đem lại lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp giúp giảm giá thành sản xuất
giấy. Song việc sản xuất thải ra lượng nước thải lớn kéo theo các chất ô nhiễm cụ
thể như PFCs do quá trình xử lý bề mặt với các hợp chất PFASs làm giấy, bìa và
các sản sản phẩm làm từ bột giấy [59].
Bảng ước tính khối lượng PFOS nhập khẩu vào Việt Nam theo nhóm giấy và
bìa giấy (bảng 1.7) cho thấy tuy lượng PFOS chiếm tỉ trọng không nhiều so với khối
lượng sản phẩm nhưng với tốc độ nhập khẩu như hiện nay thì vấn đề ô nhiễm từ
PFOS cũng trở nên đáng lo ngại.
24
Bảng 1.7 Ƣớc tính khố ƣ ng PFOS nhập khẩu vào Việt Nam theo nhóm giấy
và bìa giấy
N
Tổng giá trị
(USD/ )
Khố ƣ ng sản phẩm
tối thiểu
(tấ / )
Tổng khố ƣ ng PFOS
dự báo tồn t i trong sản
phẩm nhập khẩu
( / )
2013 6.433.166 3.241 32,41
2012 10.295.477 5.187 51,87
2011 4.351.940 2.192 21,92
2010 2.169.310 1.093 10,93
2009 1.409.390 710 7,10
2008 1.097.785 553 5,53
2007 815.366 411 4,11
2006 611.180 308 3,08
2005 220.888 111 1,11
2004 486.608 245 2,45
2003 496.065 250 2,50
2002 234.259 118 1,18
2001 337.880 170 1,70
2000 9.000 5 0,05
Nguồn [1]
1.7.3. Ô nhiễm ngành sản xuất nhựa
Việt Nam là một trong các nước có tốc độ tăng trưởng ngành nhựa nhanh nhất
thế giới. Sự tăng trưởng này được thấy rõ qua mức tiêu thụ nhựa bình quân trên đầu
người. Năm 1989, mỗi người Việt Nam chỉ tiêu thụ nhựa ở mức 1 kg/năm; năm
2008, con số này là 22 kg/năm và năm 2013 là 35 kg/năm. Năm 2020, mức tiêu thụ
này được dự đoán lên tới 45 kg/năm. Trong những năm qua, ngành công nghiệp
25
nhựa vẫn giữ được mức tăng trưởng đều ở cả thị trường nội địa và xuất khẩu. Thị
trường xuất khẩu chính hiện nay là Nhật, Hoa Kỳ và một số nước châu Âu [4].
Theo thống kê của hiệp hội nhựa Việt Nam, năm 2014, toàn ngành đạt doanh
thu hơn 9 tỷ USD, tăng 8,3% so với năm 2013. Riêng 6 tháng đầu năm 2015, ngành
nhựa đạt doanh thu 4,2 tỷ USD, tăng trưởng 10,3% so với cùng kỳ năm trước. Sự
tăng trưởng tiêu thụ này kéo theo sự phát triển của các công ty nhựa cả về số lượng
và chất lượng. Năm 2010, nếu như cả nước chỉ có 1.200 công ty nhựa thì đến năm
2014 con số này tăng lên thành 2.200 công ty. Các công ty nhựa cũng không ngừng
gia tăng quy mô sản xuất dẫn tới việc phát sinh những vấn đề về môi trường như
thiếu kiểm soát có hiệu quả các nguồn nước thải và chất thải rắn [4]. Nước thải từ
quá trình sản xuất và tái chế nhựa có nguy cơ nhiễm các hợp chất PFCs do chúng
được sử dụng rộng rãi trong sản xuất bao bì [69].
1.8. Giới thiệu thi t bị sắc ký lỏng ghép nối khối phổ LC-MS/MS
1.8.1. Định nghĩa
Sắc ký lỏng là phương pháp sử dụng cột tách để tách các chất trong hỗn hợp ra
khỏi nhau nhờ sự tương tác khác nhau của các chất đó với pha tĩnh được nhồi trong
cột tách cùng với pha động luôn chảy qua cột với một tốc độ nhất định và được
nhận biết bằng các detector đặc trưng.
1.8.2. Sự lưu giữ
Thời gian từ khi bơm mẫu đến khi chất phân tích được rửa giải khỏi cột tách.
Một quá trình sắc ký cho tư liệu là 1 sắc đồ. Mỗi pic của sắc đồ ứng với một hoặc
một nhóm cấu tử của hỗn hợp cần tách. Thời gian từ khi bơm mẫu đến điểm cực đại
của pic được gọi là thời gian lưu toàn phần tR, nó bao gồm cả thời gian không lưu
giữ to và thời gian lưu thật tR’ khi đó:
tR’=tR - to
26
1.8.3. Giới thiệu thiết bị sắc ký lỏng ghép nối khối phổ LC-MS/MS 8040, Shimadzu
LC-MS/MS là phương pháp phân tích công cụ hiện đại sắc ký lỏng ghép nối
hai lần khối phổ, cơ chế hoạt động của thiết bị LC-MS/MS 8040 của hãng
Shimadzu (hình 1.4) như sau:
1. Đầu tiên, mẫu được đưa vào bộ phận sắc ký lỏng, được phun và ion hóa dưới
áp suất khí quyển bằng đầu dò ion hóa (ví dụ ion hóa phun điện tử (ESI), ion
hóa hóa học (APCI)).
2. Mẫu sau khi được ion hóa được đưa qua thanh nhận diện ion, sau đó được
định hướng vuông góc để phun vào buồng chân không thứ nhất, nơi mẫu hội
tụ vào đỉnh thanh skimmer bởi bộ phận Qarray nhằm sắp xếp các lớp ion tần
số cao.
3. Các hệ đa cực sẽ cho các ion tần số cao đi qua rồi được sắp xếp trong buồng
chân không thứ hai và thứ ba.
4. Sau đó, các ion được tách ra theo tỉ lệ số khối/điện tích (m/z) bởi bộ lọc tứ cực
với các thanh tứ cực và buồng va chạm rồi được phát hiện bởi detector.
5. Các tín hiệu ion được khuếch đại bởi bộ khuếch đại, sau đó được xử lý bằng
phần mềm xử lý dữ liệu Labsolution.
Hình 1.4. Sơ đồ cấu tạo phần khối phổ của thiết bị LC-MS/MS 8040, Shimadzu
27
CHƢƠNG ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHI N C U
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá mức độ ô nhiễm các hợp chất PFCs trong nước và trầm tích làng
nghề dệt nhuộm Hồi Quan, Tương Giang, Bắc Ninh, làng nghề tái chế giấy Phong
Khê, Bắc Ninh và làng nghề tái chế nhựa Minh Khai, Như Quỳnh, Hưng Yên.
2.2. N i dung nghiên cứu
- Phân tích các mẫu nước và trầm tích bằng thiết bị sắc ký lỏng gh p nối khối
phổ LC-MS/MS
- Đánh giá mức độ ô nhiễm các hợp chất PFCs trong nước và trầm tích
- So sánh hàm lượng các hợp chất PFCs giữa các làng nghề và so sánh với kết
quả của các nghiên cứu khác trên thế giới
- Đánh giá thành phần các hợp chất PFCs trong nước và trầm tích
- Nghiên cứu sự di chuyển các hợp chất PFOA và PFOS từ nước vào trầm tích
tại các khu vực lấy mẫu.
- Đánh giá nguồn phát sinh các hợp chất PFCs tại các làng nghề, từ đó đưa ra
những giải pháp quản lý hiệu quả.
2.3. Đố ƣ ng nghiên cứu
2.3.1. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu thực hiện tại làng nghề dệt nhuộm Tương Giang, Bắc Ninh, làng
nghề tái chế giấy Phong Khê, Bắc Ninh và làng nghề tái chế nhựa Như Quỳnh,
Hưng Yên.
Điều tra lấy mẫu nước và trầm tích tại các địa điểm trên.
Thí nghiệm được thực hiện tại Phòng thí nghiệm Hóa môi trường, Trung tâm
Nghiên cứu Công nghệ Môi trường và Phát triển Bền vững (CETASD), Trường Đại
học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội.
28
2.3.2. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các hợp chất PFCs trong nước và trầm
tích được thu thập từ các làng nghề ở Bắc Ninh và Hưng Yên.
2.4. P ƣơ ứu
2.4.1. Tham khảo tài liệu
Thu thập các số liệu, dữ liệu và tổng hợp tài liệu liên quan đến các nội dung
nghiên cứu:
- Tìm hiểu chung về các hợp chất PFCs
- Độc tính của các hợp chất PFCs và khả năng tích lũy trong môi trường
- Các nghiên cứu về các hợp chất PFCs trên thế giới
- Các phương pháp phân tích PFCs trong nước và trầm tích
- Cách sử dụng thiết bị sắc ký lỏng ghép nối khối phổ LC-MS/MS
2.4.2. Đi u tr và hảo s t th c tế
Qua điều tra, khảo sát thực tế tại các làng nghề, lựa chọn vị trí và thu thập 51
mẫu nước và 26 mẫu trầm tích tại các vị trí khác nhau.
2.4.3. Phương ph p phân tích và đ nh gi tổng hợp
2.4.3.1. Hóa chất
Toàn bộ hóa chất đều thuộc loại tinh khiết dùng trong phân tích.
- Dung dịch ammonia 25%, Merck, Đức
- Dung dịch axit axetic 99%, Merck, Đức
- Muối ammoni axetat 97%, Merck, Đức
- Metanol, Merck, Đức
- Nước đeion
- Oasis-HLB (Tên cột: Hydrophilic - Lipophilic Balanced Copolymer, 6 cc,
200 mg, chất hấp phụ: hydrophilic/lipophilic), Ai-len
- Màng lọc thủy tinh có đường kính lỗ lọc 0,45 µm; 0,2 µm, Whatman, Hoa
Kỳ
29
- Chất chuẩn gốc: Axit pefloankyl cacboxylic (13 hợp chất bao gồm từ C4-
C14, C16 và C18) và Pefloankyl sunfonat (4 hợp chất bao gồm: C4, C6, C8
và C10), 2 ppm; Chất nội chuẩn (IS): Hỗn hợp (13
C) Axit pefloankyl
cacboxylic (7 hợp chất bao gồm C4, C6, C8, C9, C10, C11 và C12) và (18
O,
13
C) Pefloankyl sunfonat (2 hợp chất bao gồm C6 và C8), 2 ppm. Tất cả các
dung dịch chuẩn đều được pha bằng cách pha loãng các chất chuẩn gốc trong
metanol.
2.4.3.2. Thiết bị
- Thiết bị quan trắc hiện trường đo thông số pH và DO, Hach, Hoa Kỳ
- Hệ thiết bị sắc ký lỏng ghép nối khối phổ LC-MS/MS 8040, Shimadzu, Nhật
Bản có các điều kiện phân tích như sau:
 Cột tách: Shim-pack FC-ODS (đường kính cột: 2,0 mm; chiều dài cột:
150 mm, kích thước hạt: 3 µm, vật liệu hấp thụ: C18)
 Tiền cột: Develosil Packed C30-UG-5 (đường kính cột: 4,0 mm, chiều
dài cột: 35 mm)
 Pha động A: 2 mmol/L dung dịch amoni axetat/metanol tỉ lệ thể tích
9:1
 Pha động B: Metanol
 Chương trình dung môi: 30% B (0 - 2,01 phút), 95% B (2,01 - 18
phút), 95% B (18 - 22 phút), 30% B (22 - 22,1 phút)
 Tốc độ dòng: 0,2 mL/phút
 Thể tích bơm mẫu: 5 µL
 Nhiệt độ cột: 40o
C
 Tốc độ khí khô: 10 L/phút
- Bộ lọc hút chân không Buchi, Thụy Sỹ
- Bộ chiết pha rắn SPE, Supelco, Hoa Kỳ
- Cân phân tích 2 số và 4 số, , Nhật Bản
- Máy nước đeion Thermo Shimadzu Scientific, Hoa Kỳ
- Máy siêu âm Elma D-78224 Singen/HTW, Đức
30
- Máy lắc Vortex Mixer KMC 1300 V, Hàn Quốc
- Máy li tâm Rotina 35R, Hetteic Zentrifugen, Đức
- Ống đong 100, 250, 500 mL
- Lọ thủy tinh đựng mẫu 2 mL
- Cốc đong 50 mL
- Xilanh 50 mL
2.4.3.3. Thu thập mẫu
Mẫu nước mặt được thu thập theo TCVN 6663 - 6 : 2008, lấy mẫu nước ở
tầng mặt (độ sâu khoảng 5 cm) ở vị trí giữa dòng; mẫu trầm tích được thu thập theo
TCVN 6663 - 13 : 2000, lấy mẫu trầm tích ở độ sâu 6 - 8 cm tại đúng vị trí lấy mẫu
nước mặt. Để kết quả có độ tin cậy cao cần tiến hành lấy mẫu vào 03 thời điểm
trong ngày, sau đó trộn đều rồi đem phân tích, tuy nhiên do đặc tính bền vững của
các hợp chất PFCs trong môi trường và do hạn chế về nguồn kinh phí của dự án nên
tác giả chỉ lấy tại mỗi vị trí 01 mẫu nước mặt duy nhất.
a. Làng nghề dệt nhuộm Hồi Quan, Tương Giang, Bắc Ninh (LNDN Tương
Giang)
Mười lăm mẫu nước mặt và sáu mẫu trầm tích được thu từ các kênh rạch
quanh làng nghề dệt nhuộm Hồi Quan (hình 2.1) thuộc xã Tương Giang, thị xã Từ
Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Xã Tương Giang với tổng diện tích 5,66 km2
, dân số 11.945
người, mật độ dân số 2.110 người/km2
với nhiều nghề truyền thống là dệt và sản
xuất trang phục. Ra đời cùng với các làng nghề dệt khác ở Tương Giang, nhưng Hồi
Quan được xem là một trong những làng nghề phát triển nhất. Trong thời kỳ công
nghiệp hóa - hiện đại hóa, nghề dệt ở Hồi Quan đã có nhiều biến đổi rõ rệt về mô
hình tổ chức sản xuất, về kỹ thuật và sự đa dạng của sản phẩm làng nghề. Chính
những biến đổi đó đã làm cho làng nghề dệt Hồi Quan ngày càng phát triển.
Hiện nay, toàn làng Hồi Quan có khoảng 1.200 hộ (4.300 nhân khẩu) thì hơn
60% làm nghề dệt trong đó có 10% là các hộ sản xuất lớn với hơn 900 khung dệt
bán thủ công và gần 200 khung dệt máy công nghiệp ở các doanh nghiệp, giải quyết
31
việc làm cho hơn 500 lao động có mức lương bình quân từ 1,5 đến 2 triệu
đồng/người/tháng. Những sản phẩm của làng nghề ngày càng đa dạng, xuất hiện
thêm các loại vải mới như: vải màn sô tẩy thành gạc y tế, khăn trẻ sơ sinh; vải khổ
rộng, sợi xe cung cấp cho nhà máy sản xuất giày d p, khăn mặt,.v.v.
Hình 2.1. Bản đồ lấy mẫu LNDN Tương Gi ng
Bảng 2.1. Vị trí lấy mẫu NDN Tƣơ G
STT Ký hiệu mẫu
Tọ đ địa lý
đ Vĩ đ
1 BN-20 105°59'11.028'' 21°08'43.588''
2 BN-21 105°59'16.219'' 21°08'47.666''
3 BN-22 105°59'18.071" 21°08'49.011"
4 BN-23 105°59'21.308'' 21°08'51.416''
5 BN-24 105°59'23.278'' 21°08'54.396''
6 BN-25 105°59'25.503'' 21°08'56.009''
32
7 BN-26 105°59'37.077" 21°09'05.074"
8 BN-27 105°59'40.072" 21°08'55.051"
9 BN-28 105°59'46.039" 21°08'48.012"
10 BN-29 105°59'44.894'' 21°08'45.538''
11 BN-30 105°59'40.444'' 21°08'44.384''
12 BN-31 105°59'36.489'' 21°08'45.499''
13 BN-32 105°59'33.550'' 21°08'42.942''
14 BN-33 105°59'22.399'' 21°08'26.669''
15 BN-34 105°59'51.788'' 21°08'30.973''
b. Làng nghề tái chế nhựa Như Quỳnh, Hưng Yên (LNTCN Như Quỳnh)
Mười bảy mẫu nước mặt và mười mẫu trầm tích được thu từ kênh rạch quanh
làng nghề tái chế nhựa Minh Khai (hình 2.2). Làng nghề tái chế nhựa Minh Khai
thuộc thị trấn Như Quỳnh, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên. Hiện nay, có tới 90%
trong tổng số hơn 1.000 hộ dân trong thôn Minh Khai đang làm nghề tái chế nhựa.
Bình quân mỗi ngày, một lượng chất thải khổng lồ được tập kết về đây, với ước tính
có khoảng 500 chuyến xe tải chở chất thải này. Nhựa phế thải bao gồm: bao bì, túi
nilon, vỏ hộp,.v.v.được thu mua từ khắp nơi.
Năm 2009, huyện Văn Lâm đã đưa vào hoạt động cụm công nghiệp làng nghề
Minh Khai với diện tích 11 ha, có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Tính đến nay,
mới chỉ có hơn 10% hộ dân vào hoạt động trong cụm công nghiệp. Số còn lại vẫn
hoạt động trong khu dân cư và nhiều cơ sở quy mô lớn nhưng không hề có các
phương án xử lý môi trường.
33
Bảng 2.2. Bản đồ lấy mẫu LNTCN Như Quỳnh
Hình 2.2. Vị trí lấy mẫu NTCN N ƣ Quỳnh
STT Ký hiệu mẫu
Tọ đ địa lý
đ Vĩ đ
1 HY-01 105°58'47.902'' 20°59'08.591''
2 HY-02 105°58'43.618'' 20°59'15.196''
3 HY-03 105°58'50.005" 20°59'44.024"
4 HY-04 105°58'53.017" 20°59'51.034"
5 HY-05 105°58'58.064" 21°00'21.022"
6 HY-06 105°59'18.664'' 21°00'42.188''
7 HY-07 105°59'43.850'' 21°01'05.561''
8 HY-08 106°00'05.002" 21°01'28.045"
9 HY-09 105°59'27.012" 21°00'32.006"
10 HY-10 105°58'51.065" 20°59'48.072"
11 HY-11 105°58'55.345'' 20°59'41.536''
34
12 HY-12 105°58'57.845'' 20°59'34.237''
13 HY-13 105°59'06.332'' 20°59'37.245''
14 HY-14 105°59'22.055" 20°59'36.094"
15 HY-15 105°59'29.035" 20°59'32.096"
16 HY-16 105°59'27.041'' 20°59'29.691''
17 HY-17 105°59'38.000'' 20°59'27.110''
c. Làng nghề tái giấy Phong Khê, Bắc Ninh (LNTCG Phong Khê)
Mười chín mẫu nước mặt và mười mẫu trầm tích được lấy dọc theo con sông
Ngũ Huyện Khê (một nhánh của sông Cầu) (hình 2.3) đoạn chảy qua xã Phong Khê,
tỉnh Bắc Ninh. Phong Khê với diện tích 5,49 km2
, dân số 10.488 người, mật độ dân
số 1.912 người/km2
với nghề truyền thống là tái chế và sản xuất giấy, số hộ làm
nghề trên chiếm 284 hộ và 200 doanh nghiệp. Hiện nay, sản phẩm của LNTCG
Phong Khê rất đa dạng: giấy gió, giấy vệ sinh, giấy ăn, giấy vàng mã, giấy bao gói,
bìa cát tông, chủ yếu được làm từ giấy phế liệu.
Hình 2.3. Bản đồ lấy mẫu LNTCG Phong Khê
35
Bảng 2.3. Vị trí LNTCG Phong Khê
Stt Ký hiệu mẫu
Tọ đ địa lý
đ Vĩ đ
1 BN-01 106°00'20.084" 21°11'01.028"
2 BN-02 106°00'38.083" 21°10'48.050"
3 BN-03 106°01'05.054" 21°10'45.037"
4 BN-04 106°01'08.939'' 21°10'33.726''
5 BN-05 106°01'18.055" 21°10'26.055"
6 BN-06 106°01'30.097" 21°10'20.084"
7 BN-07 106°01'54.313'' 21°10'04.811''
8 BN-08 106°02'05.299'' 21°10'23.611''
9 BN-09 106°01'55.015" 21°10'50.073"
10 BN-10 106°02'22.066" 21°11'05.008"
11 BN-11 106°02'52.057" 21°11'05.074"
12 BN-12 106°02'21.202'' 21°09'57.752''
13 BN-13 106°02'09.803'' 21°09'57.038''
14 BN-14 106°02'05.004" 21°09'38.019"
15 BN-15 106°01'15.051" 21°10'13.019"
16 BN-16 106°01'21.063" 21°10'15.078"
17 BN-17 106°01'36.001" 21°10'6.024"
18 BN-18 106°00'28.083" 21°9'38.031"
19 BN-19 106°00'26.087’ 21°9'38.031"
36
Do đặc điểm từng khu vực và hạn chế về thời gian nên tác giả không thể thu
thập được mẫu trầm tích ở tất cả các vị trí lấy mẫu nước mặt và xin trình bày chi tiết
các mẫu trầm tích trong chương 3 (Kết quả và thảo luận).
2.4.3.4. Chuẩn bị mẫu
a) Quy trình phân tích các hợp chất PFCs trong mẫu nước mặt
Quy trình phân tích PFCs trong nước theo ISO 25101: 2009 gồm 4 bước sau:
Bƣớc 1. Lọc mẫu. Mẫu nước mặt được lọc qua màng 0,45µm nhằm loại các
chất rắn lơ lửng trước khi xử lý. Màng lọc có chứa cặn được ngâm trong 10 - 15 mL
metanol, lắc nhẹ khoảng 5 phút, phần metanol đó được đổ vào phần nước đã lọc.
Bƣớc 2. Ho t hóa cartridge. Các mẫu này được chiết bằng cột chiết pha rắn
HLB đã được hoạt hóa bằng 4 mL dung dịch amonia/metanol 0,1%, 4 mL metanol
và 4 mL nước đeion. Không được để khô cột ở mỗi lần rửa hóa chất và giữ lại một
phần nước ở trên cartridge.
Bƣớc 3. Chi t mẫu. Thêm IS 1 mL, hàm lượng 2 ppb vào chai mẫu đã được
lọc (500 mL mẫu), lắc đều. Cho mẫu vào phía trên xilanh 50 mL rồi bật chân
không, điều chỉnh tốt độ khoảng 1 giọt/một giây (3 - 6 mL/phút) → 10 mL/phút.
Tiếp đó, tráng chai đựng mẫu 3 lần, mỗi lần 5 mL nước đeion. Loại bỏ nước qua cột
bằng chân không với 30 giây, nếu vẫn chưa loại hết nước, lặp lại vài lần hút nhưng
không được vượt quá 2 phút.
Bƣớc 4. Rửa giải và cô mẫu. 4 mL dung dịch đệm axetat được cho vào
cartridge đã loại nước. Hút chân không 2 phút để loại bỏ hoàn toàn khỏi cartridge.
Rửa giải với 4 mL metanol, 4 mL 0,1% dung dịch ammonia/metanol với tốc độ rửa
giải một giọt/một giây. Dung môi rửa giải được thu vào ống nghiệm nhựa có chia
vạch hoặc thủy tinh. Cô mẫu về 1 mL bằng khí Nitơ. Quy trình tóm tắt được trình
bày như sơ đồ dưới đây (hình 2.4):
37
Hình 2.4. Quy trình phân tích PFCs trong nước (ISO 25101, 2009)
b) Quy trình phân tích các hợp chất PFCs trong trầm tích
Mẫu trầm tích được xử lý theo quy trình của Higgins và cộng sự (hình 2.5)
bao gồm các bước sau:
Bƣớc 1. Xử ý sơ b . Mẫu được phơi khô để xác định độ ẩm, sau đó được
nghiền mịn rồi sàng rây.
Bƣớc 2. Chi t mẫu. Quy trình chiết mẫu khá phức tạp gồm 12 bước được
trình bày chi tiết như sơ đồ dưới đây (hình 8).
Bƣớc 3. Ho t hóa cartridge. Lắp cartridge, phía trên lắp xilanh 50 mL. Rửa
cartridge với 4 mL dung dịch amonia/metanol 0,1%, tiếp theo thêm 5 mL metanol,
Làm s ch
- 4 mL dung dịch đệm
Acetate
Mẫu ƣớc
500 mL
Lọc qua
màng
0.45 µm
Ho t hóa Catridge
- 4 mL Ammonia/MeOH
0,1%
- 4 mL MeOH
- 4 mL H2O
Chi t mẫu
- Tốc độ dòng: 3 mL/phút
Cô và lọc mẫu
- Cô mẫu bằng khí N2 về
1 mL
- Lọc qua màng 0.2µm
Rửa giải
- 4 mL MeOH
- 4 mL Ammonia/MeOH
0,1%
- Tốc độ 3 mL/phút
Phân tích bằng LC-MS/MS
- Thêm 1 mL IS, 2 ppb
38
5 mL axit axetic 1%. Không để khô cột ở mỗi lần rửa hóa chất và giữ lại một phần
nước ở trên cartridge.
Bƣớc 4. Làm s ch. Dung dịch chiết được cho chảy qua cartridge đã được hoạt
hoát. Bật chân không, điều chỉnh tốt độ khoảng 1 giọt/một giây (1 - 2 mL/min).
Dùng 10 mL nước đeion để tráng rửa, thêm 2 mL dung dịch đệm axetat nhằm loại
nước.
Bƣớc 5. Rửa giải và cô mẫu.
Mẫu trầm tích
1g
Thêm chất n i chuẩn (IS)
- 1mL IS, 2ppb
Chi t mẫu (1)
1.Thêm10mL axit axetic 1%
2. Lắc votex 1 phút
3. Siêu âm 15 phút (60o
C)
4. Ly tâm 1500 vòng/phút, 5 phút
5. Gạn dd sang ống khác
6. Thêm 2,5mL MEOH/1% Axit
acetic (9/1:v/v)
7. Lắc votex 1 phút
8. Siêu âm 15 phút (60o
C)
9. Ly tâm 1500 vòng/phút, 5 phút
10. Gạn dd gộp vào ống phía trên
11. Lặp lại bước 1-10
12. Tráng rửa với 10mL axit
axetic 1%
Làm s ch
- 2mL dung dịch đệm Axetat
Ho t hóa Catridge C18
- 4mL Ammonia/MeOH 0,1%
- 5mL MeOH
- 5mL axit axetic 1%
Chi t mẫu (2)
- Tốc độ dòng: 3mL/phút
Cô và lọc mẫu
- Cô mẫu bằng khí N2 về 1mL
- Lọc qua màng 0.2µm
Rửa giải
- 4mL MeOH
- 4mL Ammonia/MeOH 0,1%
- Tốc độ 3mL/phút
Phân tích bằng LC-MS/MS
39
Hình 2.5. Quy trình phân tích PFCs trong trầm tích [18]
2.4.4. Phương ph p đ nh gi và ử lý số liệu
a, Phương ph p xử lý số liệu
Sau khi bơm mẫu trên thiết bị sắc ký lỏng ghép nối khối phổ LC-MS/MS, sử
dụng phần mềm Labsolution (Shimadzu) để kẻ chân peak và dùng đường chuẩn
được lập sẵn từ trước đó. Phần mềm sẽ tính toán hàm lượng PFCs trong mẫu đem
bơm, từ đó, suy ra hàm lượng PFCs trong mẫu thật qua thể tích mẫu ban đầu.
Giả sử, thể tích mẫu đem đi phân tích là X (L), kết quả hàm lượng trên máy
là a (ng/mL), thể tích đem bơm là 1 mL. Ta có thể suy ra hàm lượng PFCs trong
mẫu ban đầu: b = (ng/L).
b, Phương ph p đ nh gi
Đánh giá hiện trạng và nguy cơ ô nhiễm các hợp chất PFCs tại các làng nghề.
40
CHƢƠNG ẾT QUẢ NGHI N C U VÀ THẢO U N
3.1. K t quả quan trắc hiệ ƣờng khu vực các làng nghề
Miền Bắc - Việt Nam chia thành hai mùa rõ rệt: mùa mưa k o dài từ tháng 4
đến tháng 10 còn mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến hết tháng 3 của năm sau. Do đặc
tính hòa tan tốt trong nước nên hàm lượng các hợp chất PFCs trong mẫu nước mặt
được thu thập từ kênh rạch thuộc các làng nghề cũng biến động theo mùa.
Qua khảo sát thực tế quanh khu vực các làng nghề, tác giả lựa chọn các điểm
lấy mẫu dựa theo các tiêu chí sau:
 Lấy mẫu phân bố đều trong khu vực nghiên cứu nhằm đánh giá tổng thể mức
độ ô nhiễm các hợp chất PFCs trong nước và trầm tích tại các làng nghề.
 Nếu lấy trên cùng một dòng sông, mương hay rãnh thoát nước cần lấy tại các
vị trí đầu, giữa và cuối để đánh giá theo dòng chảy.
 Lấy mẫu tại các điểm nghi ngờ có hàm lượng các hợp chất PFCs cao ví dụ như
cống thải từ làng nghề đổ ra kênh rạch, cạnh các công ty tái chế với quy mô
lớn.
 Lấy mẫu theo cảm quan về màu nước và mùi như tại các vị trí có màu nước
đen và bốc mùi hôi thối.
Nghiên cứu được tiến hành với 15 mẫu nước và 6 mẫu trầm tích từ LNDN
Tương Giang, 17 mẫu nước và 10 mẫu trầm tích từ LNTCN Như Quỳnh, mỗi mẫu
được thu vào 2 đợt (mùa khô: tháng 2/2015 và mùa mưa: tháng 8/2015), 19 mẫu
nước và 10 mẫu trầm tích từ LNTCG Phong Khê vào đợt lấy mẫu mùa mưa (tháng
8/2015).
3.1.1. Chất lượng môi trường khu v c LNDN Tương Gi ng
Cũng như các làng nghề truyền thống khác, LNDN Tương Giang chưa có hệ
thống xử lý nước thải nên nước thải sản xuất cùng với nước thải sinh hoạt được
người dân xả trực tiếp ra môi trường xung quanh gây ô nhiễm nước mặt nghiêm
trọng. Chất thải rắn vẫn chưa được thu gom, hầu hết các hộ dân đều tự thu gom và
đổ ra bãi rác của làng. Tiếng ồn phát ra do vận hành máy dệt, quấn sợi và do sự va
41
chạm của guồng sợi. Khí thải sinh ra từ các phân xưởng dệt, lò hơi và các lò nấu tẩy
nhỏ có dùng than phục vụ quá trình giặt nóng, nấu, sấy và nhuộm.
Kết quả quan trắc các thông số hiện trường LNDN Tương Giang được trình
bày trong bảng 3.1. Nhìn chung, giá trị DO vào mùa mưa cao hơn vào mùa khô do
mùa mưa lượng nước nhiều pha loãng các tạp chất làm cho hàm lượng oxy hòa tan
cao hơn. Hầu hết các mẫu nước mặt thuộc LNDN Tương Giang đều có giá trị DO
thấp, điều này cho thấy sự ô nhiễm phát sinh bởi các hoạt động sản xuất từ làng
nghề. Đặc biệt, những mẫu có giá trị DO thấp như BN-26, BN-29, BN-30 đều được
thu thập tại rãnh nước đối diện các xưởng dệt nhuộm hoặc cống nước thải. Nước
mặt ở đây có môi trường trung tính đến kiềm yếu với giá trị pH dao động trong
khoảng từ 7,1 - 7,9 vào mùa khô và từ 7,2 - 8,4 vào mùa mưa.
Bảng 3.1. K t quả quan trắc các thông số hiệ ƣờ NDN Tƣơ G
Ký hiệu
mẫu
Lo i mẫu
Mùa khô Mù ƣ
Nhiệt độ
(o
C)
DO
(mg/L)
pH Nhiệt độ
(o
C)
DO
(mg/L)
pH
BN-20
Nước,
trầm tích
24,9 4,7 7,6 32,8 5,9 7,3
BN-21
Nước,
trầm tích
24,9 3,6 7,2 31,7 4,1 7,2
BN-22
Nước,
trầm tích
25,3 5,4 7,4 34,2 6,3 7,3
BN-23
Nước,
trầm tích
25,4 4,8 7,3 33,1 4,9 7,2
BN-24
Nước,
trầm tích
25,2 6,4 7,4 32,9 6,4 7,4
42
BN-25 Nước 25,0 6,3 7,6 32,6 7,0 7,3
BN-26 Nước 25,2 2,6 7,1 33,3 4,4 7,2
BN-27 Nước 26,0 8,2 7,9 33,6 9,5 8,4
BN-28 Nước 25,6 4,6 7,9 32,3 5,5 7,9
BN-29 Nước 25,1 1,2 7,3 33,0 3,4 7,5
BN-30 Nước 25,4 1,8 7,6 33,2 2,1 7,6
BN-31 Nước 26,2 3,2 7,6 33,2 4,1 7,7
BN-32 Nước 25,8 3,4 7,7 33,3 4,0 7,7
BN-33
Nước,
trầm tích
26,0 4,5 7,4 34,2 5,8 7,5
BN-34 Nước 26,2 4,6 7,4 33,9 5,4 7,4
3.1.2. Chất lượng môi trường khu v c LNTCN Như Quỳnh
LNTCN Như Quỳnh là làng nghề tái chế nhựa lớn nhất miền Bắc nước ta. Đây
là một trong những điểm nóng về ô nhiễm làng nghề. Thôn Minh Khai, huyện Văn
Lâm, tỉnh Hưng Yên lúc nào cũng tấp nập, mỗi ngày nơi đây tái chế trung bình
hàng trăm tấn nhựa phế thải. Nhựa, nilon các loại được thu gom về đây từ nhiều
tỉnh thành trên cả nước nhưng bất ngờ nhất là các cơ sở tái chế nhựa còn nhận các
loại nhựa phế thải từ nhiều nước trên thế giới như Nhật Bản, Hàn Quốc và thậm chí
cả nhiều nước châu Âu. Càng đi sâu vào làng sự ô nhiễm càng rõ hơn, rác ở khắp
nơi bao gồm cả rác thải y tế độc hại, khí thải phát ra từ các cơ sở tái chế nhựa, nước
thải đen ngòm được xả trực tiếp ra môi trường mà không qua xử lý gây ô nhiễm
nghiêm trọng.
43
Các thông số hiện trường LNTCN Như Quỳnh được trình bày trong bảng 3.2.
Chính vì sự ô nhiễm nghiêm trọng mà giá trị DO trong nước mặt thấp dao động
trong khoảng từ 1,2 - 5,6 mg/L vào mùa khô và từ 1,8 - 5,9 mg/L vào mùa mưa.
Tương tự như LNDN Tương Giang, giá trị DO vào mùa mưa cao hơn mùa khô. pH
dao động trong khoảng từ 6,9 - 7,5 vào mùa khô và từ 6,8 - 7,9 vào mùa mưa.
Bảng 3.2. K t quả quan trắc các thông số hiệ ƣờ NTCN N ƣ Quỳnh
Ký hiệu
mẫu
Lo i mẫu
Mùa khô Mù ƣ
Nhiệt độ
(o
C)
DO
(mg/L)
pH Nhiệt độ
(o
C)
DO
(mg/L)
pH
HY-01 Nước 21,1 3,9 7,3 34,6 4,7 7,5
HY-02
Nước,
trầm tích
22,3 4,5 7,0 35,7 5,2 7,1
HY-03
Nước,
trầm tích
22,3 3,3 7,3 32,9 4,1 7,3
HY-04
Nước,
trầm tích
21,7 4,2 7,3 35,5 5,9 7,9
HY-05 Nước 21,9 2,7 7,2 32,3 4,4 7,0
HY-06
Nước,
trầm tích
22,0 3,2 7,2 32,3 4,6 7,2
HY-07 Nước 21,8 4,4 7,3 33,4 5,5 7,5
HY-08 Nước 21,5 5,6 7,3 33,9 5,8 7,4
HY-09 Nước 21,4 5,4 7,5 33,3 5,8 7,7
HY-10 Nước, 21,5 2,3 7,3 31,3 3,3 6,8
44
trầm tích
HY-11 Nước 21,5 1,8 7,2 29,1 3,1 6,9
HY-12 Nước 23,6 1,5 7,0 29,0 2,4 6,9
HY-13
Nước,
trầm tích
22,0 1,5 7,0 28,9 1,8 7,3
HY-14
Nước,
trầm tích
22,5 2,3 6,9 30,5 4,3 7,0
HY-15
Nước,
trầm tích
22,2 1,2 7,2 33,9 2,1 7,6
HY-16
Nước,
trầm tích
23,1 1,9 7,1 34,0 2,1 7,5
HY-17
Nước,
trầm tích
21,1 1,4 7,4 35,9 3,4 7,6
3.1.3. Chất lượng môi trường khu v c LNTCG Phong Khê
Là chi lưu của sông Đuống, dòng sông Ngũ Huyện Khê bắt nguồn từ huyện
Đông Anh, Hà Nội, chảy qua địa phận Phong Khê, Bắc Ninh. Được sử dụng để tưới
tiêu cho sản xuất nông nghiệp nhưng hiện nay nguồn nước sông Ngũ Huyện Khê
đang bị ô nhiễm nghiêm trọng. Nước sông đen ngòm bốc mùi hôi thối, những mảng
rác kết thành bè chiếm gần hết mặt sông. Phong Khê là một trong những địa điểm ô
nhiễm nhất tỉnh Bắc Ninh. Qua khảo sát thực tế, cả làng nghề Phong Khê hiện nay
trong tình trạng ô nhiễm báo động, không chỉ khói thải độc hàng ngày xả ra môi
trường sống mà các ao hồ và đặc biệt là dòng sông Ngũ Huyện Khê chảy qua địa
phận Phong Khê hàng ngày đón nhận một lượng lớn nước thải từ hơn 200 nhà máy
tái chế giấy. Rác thải từ những cơ sở sản xuất chất thành đống dọc bờ đê tràn xuống
lòng sông. Kết quả quan trắc cho thấy, giá trị DO dao động trong khoảng từ 0,3 -
45
7,9 mg/L, những điểm lấy mẫu có giá trị cao như BN-01, BN-02, BN-03, BN-04 là
những điểm đầu nguồn sông Ngũ Huyện Khê. Các điểm thu mẫu có giá trị DO thấp
từ 0,3 - 4,2 mg/L (chiếm 13/19 mẫu) đã phần nào minh chứng mức độ ô nhiễm của
dòng sông Ngũ Huyện Khê đoạn chảy qua các công ty sản xuất và tái chế giấy
Phong Khê. Giá trị pH dao động trong khoảng từ 6,8 - 7,5 cho thấy môi trường
nước trung tính. Kết quả quan trắc các thông số hiện trường LNTCG Phong Khê
được thể hiện chi tiết trong bảng 3.3.
Bảng 3.3. K t quả quan trắc các thông số hiệ ƣờng LNTCG Phong Khê
Ký hiệu mẫu Lo i mẫu
Mù ƣ
Nhiệt độ (o
C) DO (mg/L) pH
BN-01
Nước,
trầm tích
29,5 7,9 7,5
BN-02
Nước,
trầm tích
32,8 5,7 7,5
BN-03
Nước,
trầm tích
32,6 5,8 7,3
BN-04
Nước,
trầm tích
33,3 6,9 7,4
BN-05 Nước 32,5 0.9 6,8
BN-06 Nước 32,1 2,8 7,3
BN-07 Nước 33,3 6,6 7,5
BN-08
Nước,
trầm tích
31,7 3,8 7,4
BN-09
Nước,
trầm tích
32,9 5,8 7,5
BN-10
Nước,
trầm tích
32,9 2,0 7,4
BN-11 Nước, 32,1 1,3 7,4
46
trầm tích
BN-12 Nước 35,4 4,2 7,5
BN-13 Nước 33,8 0,4 6,9
BN-14
Nước,
trầm tích
35,3 0,5 7,1
BN-15
Nước,
trầm tích
32,6 1,5 6,8
BN-16 Nước 33,6 0,3 6,8
BN-17 Nước 33,8 0,6 6,9
BN-18 Nước 32,7 0,3 7,1
BN-19 Nước 33,5 0,7 7,2
3.2. Giới h đị ƣ ng và hiệu suất của các mẫu thu hồi
Cứ 10 mẫu, phân tích 01 mẫu trắng. Phân tích mẫu thêm chuẩn cho mỗi mẻ
mẫu: thêm 1ml dung dịch chuẩn 2 ppb vào 500 mL nước đeion. Đồng thời, phân
tích 03 mẫu thu hồi (đã biết trước hàm lượng) thực hiện quy trình giống như mục
2.4.3.5 (bỏ qua bước lọc mẫu). Hiệu suất thu hồi đạt từ 75 - 110%. Kết quả chi tiết
được trình bày trong bảng 3.4.
47
Bảng 3.4. K t quả phân tích các mẫu thu hồi
Stt Tên chất Đơ ị
H ƣ ng
bi ƣớc
Mẫu 1 Mẫu 2 Mẫu 3
1 PFHxA ppb 5,00 5,36 6,02 5,73
2 PFBS ppb 5,00 5,99 5,17 5,39
3 PFHpA ppb 5,00 5,46 5,95 5,77
4 PFOA ppb 5,00 5,10 5,55 5,68
5 PFHxS ppb 5,00 5,19 5,72 5,86
6 PFNA ppb 5,00 5,51 5,37 5,56
7 PFDA ppb 5,00 5,02 5,55 5,98
8 PFOS ppb 5,00 5,30 5,53 6,03
9 PFUnDA ppb 5,00 5,26 5,36 5,60
10 PFDoDA ppb 5,00 4,56 5,16 4,56
11 PFDS ppb 5,00 5,17 5,13 5,13
12 PFTrDA ppb 5,00 5,04 5,20 5,31
13 PFTeDA ppb 5,00 5,08 4,70 4,89
Xác định giới hạn phát hiện của phương pháp (MDL): Lấy hàm lượng cao
hơn giới hạn phát hiện trên máy (IDL) 10 lần, thêm chuẩn vào mẫu nước đeion và
thực hiện quá trình phân tích giống như trên (bao gồm cả bước lọc mẫu). Sau đó
tính toán để đưa ra giới hạn định lượng các hợp chất PFCs trong nước và trầm tích
(bảng 3.5).
48
Bảng 3.5. Giới h đị ƣ ng các h p chất PFCs ƣớc và trầm tích
Stt Tên chất
Mẫu ƣớc
(ng/L)
Mẫu trầm tích
(ng/g)
1 PFHxA 0,26 0,08
2 PFBS 0,15 0,05
3 PFHpA 0,25 0,08
4 PFOA 0,35 0,11
5 PFHxS 0,31 0,09
6 PFNA 0,41 0,12
7 PFDA 0,49 0,15
8 PFOS 0,19 0,06
9 PFUnDA 0,36 -
10 PFDoDA 0,29 -
11 PFDS 0,14 0,14
12 PFTrDA 0,34 -
13 PFTeDA 0,47 -
Chú thích:
(-) Không phân tích
3.3. Đ ứ đ ễ ấ PFCs ƣớ số
ề ệt nhu m và tái ch giấ ự
Mười ba hợp chất PFCs trong nước được phân tích trong nghiên cứu này bao
gồm: PFHxA, PFBS, PFHpA, PFOA, PFHxS, PFNA, PFDA, PFOS, PFUnDA,
PFDoA, PFDS, PFTrDA và PFTeDA.
49
3.3.1. Các hợp chất PFCs trong nước mặt thuộc LNDN Tương Gi ng
Tổng hàm lượng các hợp chất PFCs trong các mẫu nước mặt được thu thập từ
LNDN Tương Giang vào mùa khô nằm trong khoảng từ 6,27 - 378,69 ng/L (trung
bình: 43,05 ng/L) và mùa mưa từ 4,77 - 17,66 ng/L (trung bình: 11,50 ng/L). Kết
quả phân tích cho thấy nhìn chung vào mùa khô hàm lượng PFCs cao hơn vào mùa
mưa (hình 3.1). Đặc trưng của khu vực lấy mẫu này phải kể tới là hệ thống rãnh
thoát nước nội bộ, không lưu thông nhiều với những khu vực lân cận. Do vậy, vào
mùa khô lượng nước không nhiều làm cho hàm lượng PFCs cao hơn so với mùa
mưa. Điển hình như các mẫu BN-23, BN-24, BN-25 và BN-26, giá trị mùa khô cao
gần gấp đôi giá trị mùa mưa. Đặc biệt là mẫu BN-30, hàm lượng PFCs vào mùa khô
đạt tới 378,69 ng/L trong khi vào mùa mưa lại khiêm tốn ở mức 4,77 ng/L, trong
đó, hợp chất chiếm lượng nhiều nhất trong thành phần PFCs là hợp chất mạch dài
PFUnDA (11 nguyên tử cacbon), điều này được lý giải là do thành phần từ nguyên
liệu đầu vào có thể chứa nhiều PFUnDA, cũng như các hợp chất PFCs khác,
PFUnDA được sử dụng trong rất nhiều ứng dụng trong đó có dệt nhuộm, chúng
được dùng như lớp phủ bề mặt vải sợi.
Mẫu BN-30 được thu từ mương thoát nước thải làng Hồi Quan, Tương Giang,
đối diện xưởng dệt nhuộm Tuyết Hoa, vào mùa khô nước đen nghịt do hoạt động
sản xuất trong làng diễn ra mạnh mẽ và các chất bẩn bị lắng đọng lại. Vào mùa
mưa, mương thoát nước này bị nước mưa rửa trôi cuốn theo các chất bẩn làm cho
hàm lượng của chúng cũng giảm đáng kể.
Các mẫu từ BN-20 đến BN-25 được thu thập dọc theo kênh rạch ven làng,
khoảng cách giữa các mẫu chừng 150 m phía Tây Bắc của làng Hồi Quan, không có
biến động nhiều về hàm lượng tại các vị trí lấy mẫu này và kết quả mùa khô đều cao
hơn mùa mưa. Các mẫu BN-28 đến vị trí BN-32 mỗi vị trí cách nhau khoảng 140 m
phía Đông Nam làng Hồi Quan.
50
Hình 3.1. Biểu đồ kết quả phân tích PFCs trong nước mặt LNDN Tương Gi ng
3.3.2. Các hợp chất PFCs trong nước mặt thuộc LNTCN Như Quỳnh
Tổng hàm lượng PFCs trong các mẫu nước mặt được thu thập từ LNTCN Như
Quỳnh vào mùa khô dao động từ 6,08 - 63,51 ng/L (trung bình: 23,99 ng/L) và mùa
mưa 4,65 - 163,80 ng/L (trung bình: 49,25 ng/L) (hình 3.2). Chênh lệch hàm lượng
PFCs giữa mùa khô và mùa mưa ở một số mẫu khá nhiều, một trong số đó là các
mẫu mẫu HY-13, mẫu HY-15 và mẫu HY-16 có hàm lượng PFCs vào mùa khô và
mùa mưa lần lượt là 32,76 và 163,80; 31,63 và 152,92; 15,84 và 159,10 (ng/L). Trái
ngược với quy luật theo mùa của LNDN Tương Giang, các mẫu nước của LNTCN
Như Quỳnh có 2 xu hướng chính, một là hàm lượng PFCs chênh lệch giữa 2 mùa
không lớn, ví dụ như các mẫu: HY-02, HY-03, HY-04, HY-05, HY-06, HY-07,
HY-10, HY-11, HY-14 và HY-17, xu hướng này được giải thích là do mức độ sản
xuất giữa 2 mùa khá ổn định, không biến động nhiều, xu hướng thứ hai là hàm
lượng PFCs chênh lệch rất lớn và mùa mưa lại cao hơn mùa khô, ví dụ như các
378,7
0
5
10
15
20
25
30
35
40
TổƣPFCs(/)
Mùa khô Mùa mưa
51
mẫu: HY-08, HY-09, HY-13, HY-15, HY-16 hàm lượng PFCs gấp từ 2-3 lần so với
mùa khô. Một vài mẫu có hàm lượng PFCs cao đột biến, ví dụ như các mẫu HY-13
được thu từ đầm cạnh đình làng Khoai có hàm lượng PFCs lên tới 164 ng/L, HY-15
và HY-16 được thu từ rãnh thoát nước của làng Khoai lần lượt lên tới 153 ng/L và
159 ng/L. Đây là những vị trí đón nhận chất thải từ hoạt động sản xuất của cả làng
nghề, hơn nữa do đặc tính hòa tan tốt trong nước, rãnh nước thải thông với các hệ
thống thoát nước lân cận nên hàm lượng PFCs vào mùa mưa cao hơn mùa khô.
Hai vị trí lấy mẫu HY-15 và HY-16 cách nhau khoảng hơn 100 m có hàm
lượng cao các hợp chất PFCs đột biến, cách các vị trí HY-14 và HY-17 khoảng 200
- 300 m, tương tự hai vị trí HY-12 và HY-13 cách nhau chừng 260 m, có thể thấy
khu vực nhỏ bao quanh bởi các vị trí này có hàm lượng các hợp chất PFCs khá cao.
Do đặc tính hoà tan tốt trong nước mà các hợp chất PFCs bị cuốn theo nước thải từ
các đơn vị sản xuất xung quanh tập kết tại mương đón nhận chất thải điều này cũng
có nghĩa đây là khu vực có mức độ sản xuất thường xuyên và quy mô lớn.
Hình 3.2. Hàm lượng PFCs trong mẫu nước thuộc LNTCN Như Quỳnh
163,8 152,9 159,1
0
10
20
30
40
50
60
70
80
TổƣPFCs(/)
Mùa khô Mùa mưa
52
3.3.3. Các hợp chất PFCs trong nước mặt thuộc LNTCG Phong Khê
Tổng hàm lượng PFCs trong các mẫu nước mặt được thu từ LNTCG Phong
Khê vào mùa mưa nằm trong khoảng từ 3,28 - 282,89 ng/L (trung bình: 46,43 ng/L)
(hình 3.3). Sự chênh lệch giữa các mẫu khá nhiều, điển hình mẫu thấp nhất và mẫu
cao nhất lệch nhau tới 279,6 ng/L. Đặc biệt có ba mẫu cho kết quả cao đột biến, bao
gồm các mẫu BN-05 được thu từ rãnh nước cạnh công ty Văn Năng có hàm lượng
PFCs lên tới 89,07 ng/L; mẫu BN-14 và BN-17 được thu từ cống xả của làng Đống
Cao (hay còn gọi là làng nghề Dương Ổ) và rãnh nước cạnh công ty Phú Tường lần
lượt lên tới 282,89 ng/L và 106,34 ng/L. Công ty giấy Văn Năng, là đơn vị đã hoạt
động tái chế nhựa từ năm 2005 và Phú Tường là một trong những công ty tái chế và
sản xuất giấy lâu năm với quy mô lớn tại xã Phong Khê với tần suất hoạt động
thường xuyên. Điều này lý giải tại sao hàm lượng PFCs trong nước lại cao đột biến
ở quanh những khu vực này.
Mặc dù các mẫu nước mặt được thu dọc theo sông Ngũ Huyện Khê nhưng có
những điểm hàm lượng thấp và có những điểm hàm lượng các hợp chất PFCs lại
cao đột biến. Cụ thể như, vị trí lấy mẫu BN-04 cách BN-05 khoảng 400 m, vị trí lấy
mẫu BN-05 cách BN-06 khoảng 400 m, vị trí lấy mẫu BN-06 cách BN-07 khoảng
480 m. Trong khi mẫu BN-04, BN-07 có hàm lượng PFCs thấp (lần lượt là 15,65 và
18,44 ng/L) thì mẫu BN-05, BN-06 có hàm lượng cao gấp 3 - 4 lần (lần lượt là
89,07 và 74,77 ng/L). Do vị trí lấy mẫu BN-05 cạnh công ty Văn Năng nên hàm
lượng PFCs cao đột biến, sau đó chất bẩn bị pha loãng dần tới điểm BN-06 hàm
lượng thấp hơn rồi đến điểm BN-07 hàm lượng PFCs thấp hơn nữa. Tiếp theo, tại
02 điểm cách nhau khoảng 600 m có hàm lượng PFCs trong nước mặt cao đột biến
là BN-13 và BN-14 (lần lượt là 59,89 và 282,89 ng/L) đều thuộc làng giấy Đống
Cao, xã Phong Khê. Trong những nghiên cứu tiếp theo, tác giả sẽ tiếp tục tiến hành
phân tích thêm một số mẫu tại khu vực làng Đống Cao để đánh giá chính xác hơn
về mức độ nhiễm các hợp chất PFCs trong nước mặt thuộc làng nghề này.
53
Hình 3.3. Hàm lượng PFCs trong mẫu nước thuộc LNTCG Phong Khê
3.4. So sánh mứ đ nhiễm các h p chất PFCs ƣớc giữa các làng nghề
Kết quả thể hiện trong biểu đồ so sánh hàm lượng PFCs trong nước mặt giữa
các làng nghề (hình 3.4) cho thấy có sự khác biệt rõ rệt về hàm lượng giữa các làng
nghề, điều này phản ánh đúng với hoạt động tái chế và sản xuất tại các khu vực
nghiên cứu. Một trong các minh chứng phải kể đến là LNDN Tương Giang tuy còn
sản xuất nhưng quy mô nhỏ lẻ, chủ yếu là quy mô hộ gia đình, do vậy có kết quả
tổng hàm lượng trung bình các hợp chất PFCs ở mức thấp: 11,50 ng/L. Trong khi
đó các làng nghề có quy mô lớn cũng như có các hoạt động tái chế, sản xuất lớn hơn
như LNTCN Như Quỳnh, LNTCG Phong Khê thì có tổng hàm lượng trung bình
PFCs cao hơn nhiều, lần lượt là 46,42 và 49,25 ng/L. Hàm lượng PFOA trung bình
trong các mẫu nước thuộc LNDN Tương Giang, LNTCN Như Quỳnh và LNTCG
Phong Khê lần lượt là 2,81; 8,11 và 10,23 ng/L, hàm lượng PFOS trung bình lần
lượt là 0,33; 2,71 và 1,82 ng/L.
89 283 106
0
10
20
30
40
50
60
70
80TổƣPFCs(/)
LNTCG Phong Khê
54
Hình 3.4. Biểu đồ so s nh hàm lượng PFCs trong nước mặt giữa các làng ngh
Nhìn chung, hàm lượng PFOA và PFOS trong các mẫu khá tương đồng với
kết quả của các nghiên cứu trên thế giới đã báo cáo trước đây, điển hình như trong
nghiên cứu của tác giả Lâm cho thấy hàm lượng PFOA và PFOS được phát hiện
trong mẫu nước sông tại một số thành phố ở Hàn Quốc lần lượt là 0,29 - 8,34 và
0,25 - 15,07 ng/L [46]. Hàm lượng PFOS cao nhất được phát hiện trong nghiên cứu
này là 86,2 ng/L. Liu và cộng sự (2009) đã công bố hàm lượng của PFOA và PFOS
trong nước mưa và tuyết lần lượt nằm trong khoảng từ 8,08 - 65,80 ng/L và 26,9 -
545 ng/L [53]. Bảng 3.6 trình bày tổng hàm lượng PFCs, PFOA và PFOS trong mẫu
nước mặt tại các làng nghề và trong mẫu nước sông hồ của vài nước trên thế giới.
Nhìn chung, kết quả không cao hơn so với các nghiên cứu khác trên thế giới, tuy
nhiên có nhiều điểm có hàm lượng cao đột biến tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm lâu dài.
163
0
10
20
30
40
50
60
LNDN
Tương Giang
LNTCN
Như Quỳnh
LNTCG
Phong Khê
HƣPFCsubì(/)
Tổng PFOA PFOS
283
55
Bảng 3.6 H ƣ ng PFCs trung bình và lớn nhất ( / ) ƣớc mặt t i
các làng nghề ƣớc sông hồ của m ƣớc trên th giới
Các khu vực nghiên cứu PFOA PFOS PFCs
Nguồn
trích dẫn
LNDN Tương Giang
Trung bình 2,81 0,33 11,50
Lớn nhất 19,50 5,76 378,69
LNTCN Như Quỳnh
Trung bình 8,11 2,71 49,25
Lớn nhất 24,76 9,03 163,80
LNTCG Phong Khê Trung bình 10,23 1,82 46,43
Lớn nhất 42,89 5,16 282,89
Khu vực nông thôn, Hưng Yên 2,80 < 0,8 9,40
[41]
Khu vực chôn lấp rác thải sinh hoạt
Lam Sơn, Hà Nội
1,20 0,28 8,40
[41]
Điểm xả nước thải sinh hoạt Yên Sở,
Hà Nội
2,70 <0,8 12,00 [40]
Khu vực tái chế kim loại nặng từ pin và
ắc quy, Đông Mai, Hưng Yên
4,00 0,92 16,00 [41]
Khu tái chế rác thải điện tử Bùi Dâu,
Hưng Yên
17,00 0,18 57,00 [41]
Sông hồ Hà Nội, Việt Nam 3,00 0,50
[74]
Sông hồ Yeongsan, Hàn Quốc 3,97 11,06
[46]
Sông hồ Guanting, Trung Quốc 2,30 0,52 3,52
[79]
Sông hồ Chennai, Ấn Độ 23,10 3,91 27,60
[82]
Nguy cơ ô nhiễm các hợp chất Flo trong nước ở làng nghề dệt, 9đ
Nguy cơ ô nhiễm các hợp chất Flo trong nước ở làng nghề dệt, 9đ
Nguy cơ ô nhiễm các hợp chất Flo trong nước ở làng nghề dệt, 9đ
Nguy cơ ô nhiễm các hợp chất Flo trong nước ở làng nghề dệt, 9đ
Nguy cơ ô nhiễm các hợp chất Flo trong nước ở làng nghề dệt, 9đ
Nguy cơ ô nhiễm các hợp chất Flo trong nước ở làng nghề dệt, 9đ
Nguy cơ ô nhiễm các hợp chất Flo trong nước ở làng nghề dệt, 9đ
Nguy cơ ô nhiễm các hợp chất Flo trong nước ở làng nghề dệt, 9đ
Nguy cơ ô nhiễm các hợp chất Flo trong nước ở làng nghề dệt, 9đ
Nguy cơ ô nhiễm các hợp chất Flo trong nước ở làng nghề dệt, 9đ
Nguy cơ ô nhiễm các hợp chất Flo trong nước ở làng nghề dệt, 9đ
Nguy cơ ô nhiễm các hợp chất Flo trong nước ở làng nghề dệt, 9đ
Nguy cơ ô nhiễm các hợp chất Flo trong nước ở làng nghề dệt, 9đ
Nguy cơ ô nhiễm các hợp chất Flo trong nước ở làng nghề dệt, 9đ
Nguy cơ ô nhiễm các hợp chất Flo trong nước ở làng nghề dệt, 9đ
Nguy cơ ô nhiễm các hợp chất Flo trong nước ở làng nghề dệt, 9đ
Nguy cơ ô nhiễm các hợp chất Flo trong nước ở làng nghề dệt, 9đ
Nguy cơ ô nhiễm các hợp chất Flo trong nước ở làng nghề dệt, 9đ
Nguy cơ ô nhiễm các hợp chất Flo trong nước ở làng nghề dệt, 9đ
Nguy cơ ô nhiễm các hợp chất Flo trong nước ở làng nghề dệt, 9đ
Nguy cơ ô nhiễm các hợp chất Flo trong nước ở làng nghề dệt, 9đ
Nguy cơ ô nhiễm các hợp chất Flo trong nước ở làng nghề dệt, 9đ
Nguy cơ ô nhiễm các hợp chất Flo trong nước ở làng nghề dệt, 9đ
Nguy cơ ô nhiễm các hợp chất Flo trong nước ở làng nghề dệt, 9đ
Nguy cơ ô nhiễm các hợp chất Flo trong nước ở làng nghề dệt, 9đ
Nguy cơ ô nhiễm các hợp chất Flo trong nước ở làng nghề dệt, 9đ
Nguy cơ ô nhiễm các hợp chất Flo trong nước ở làng nghề dệt, 9đ
Nguy cơ ô nhiễm các hợp chất Flo trong nước ở làng nghề dệt, 9đ
Nguy cơ ô nhiễm các hợp chất Flo trong nước ở làng nghề dệt, 9đ
Nguy cơ ô nhiễm các hợp chất Flo trong nước ở làng nghề dệt, 9đ
Nguy cơ ô nhiễm các hợp chất Flo trong nước ở làng nghề dệt, 9đ
Nguy cơ ô nhiễm các hợp chất Flo trong nước ở làng nghề dệt, 9đ
Nguy cơ ô nhiễm các hợp chất Flo trong nước ở làng nghề dệt, 9đ
Nguy cơ ô nhiễm các hợp chất Flo trong nước ở làng nghề dệt, 9đ
Nguy cơ ô nhiễm các hợp chất Flo trong nước ở làng nghề dệt, 9đ
Nguy cơ ô nhiễm các hợp chất Flo trong nước ở làng nghề dệt, 9đ
Nguy cơ ô nhiễm các hợp chất Flo trong nước ở làng nghề dệt, 9đ
Nguy cơ ô nhiễm các hợp chất Flo trong nước ở làng nghề dệt, 9đ
Nguy cơ ô nhiễm các hợp chất Flo trong nước ở làng nghề dệt, 9đ
Nguy cơ ô nhiễm các hợp chất Flo trong nước ở làng nghề dệt, 9đ
Nguy cơ ô nhiễm các hợp chất Flo trong nước ở làng nghề dệt, 9đ
Nguy cơ ô nhiễm các hợp chất Flo trong nước ở làng nghề dệt, 9đ
Nguy cơ ô nhiễm các hợp chất Flo trong nước ở làng nghề dệt, 9đ
Nguy cơ ô nhiễm các hợp chất Flo trong nước ở làng nghề dệt, 9đ
Nguy cơ ô nhiễm các hợp chất Flo trong nước ở làng nghề dệt, 9đ
Nguy cơ ô nhiễm các hợp chất Flo trong nước ở làng nghề dệt, 9đ
Nguy cơ ô nhiễm các hợp chất Flo trong nước ở làng nghề dệt, 9đ
Nguy cơ ô nhiễm các hợp chất Flo trong nước ở làng nghề dệt, 9đ
Nguy cơ ô nhiễm các hợp chất Flo trong nước ở làng nghề dệt, 9đ
Nguy cơ ô nhiễm các hợp chất Flo trong nước ở làng nghề dệt, 9đ
Nguy cơ ô nhiễm các hợp chất Flo trong nước ở làng nghề dệt, 9đ
Nguy cơ ô nhiễm các hợp chất Flo trong nước ở làng nghề dệt, 9đ
Nguy cơ ô nhiễm các hợp chất Flo trong nước ở làng nghề dệt, 9đ
Nguy cơ ô nhiễm các hợp chất Flo trong nước ở làng nghề dệt, 9đ

More Related Content

What's hot

Đánh Giá Chất Lượng Nước Sông Mã Đoạn Chảy Qua Thành Phố Thanh Hóa _083013120...
Đánh Giá Chất Lượng Nước Sông Mã Đoạn Chảy Qua Thành Phố Thanh Hóa _083013120...Đánh Giá Chất Lượng Nước Sông Mã Đoạn Chảy Qua Thành Phố Thanh Hóa _083013120...
Đánh Giá Chất Lượng Nước Sông Mã Đoạn Chảy Qua Thành Phố Thanh Hóa _083013120...hanhha12
 
Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp khắc phục giảm thiểu ô nhiễm môi t...
Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp khắc phục giảm thiểu ô nhiễm môi t...Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp khắc phục giảm thiểu ô nhiễm môi t...
Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp khắc phục giảm thiểu ô nhiễm môi t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận án tiến sĩ sản xuất, chế biến khác nghiên cứu một số yếu tố công nghệ tạ...
Luận án tiến sĩ sản xuất, chế biến khác nghiên cứu một số yếu tố công nghệ tạ...Luận án tiến sĩ sản xuất, chế biến khác nghiên cứu một số yếu tố công nghệ tạ...
Luận án tiến sĩ sản xuất, chế biến khác nghiên cứu một số yếu tố công nghệ tạ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
đÁnh giá hiện trạng nước thải sinh hoạt của các bạn sinh viên nước...
đÁnh giá hiện trạng nước thải sinh hoạt của các bạn sinh viên nước...đÁnh giá hiện trạng nước thải sinh hoạt của các bạn sinh viên nước...
đÁnh giá hiện trạng nước thải sinh hoạt của các bạn sinh viên nước...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Tổng hợp, nghiên cứu cấu trúc và thử hoạt tính sinh học của phức mn(ii), pb(i...
Tổng hợp, nghiên cứu cấu trúc và thử hoạt tính sinh học của phức mn(ii), pb(i...Tổng hợp, nghiên cứu cấu trúc và thử hoạt tính sinh học của phức mn(ii), pb(i...
Tổng hợp, nghiên cứu cấu trúc và thử hoạt tính sinh học của phức mn(ii), pb(i...https://www.facebook.com/garmentspace
 
đáNh giá hiệu quả xử lý nước thải của các làng nghề ở tỉnh hà giang và đề xuấ...
đáNh giá hiệu quả xử lý nước thải của các làng nghề ở tỉnh hà giang và đề xuấ...đáNh giá hiệu quả xử lý nước thải của các làng nghề ở tỉnh hà giang và đề xuấ...
đáNh giá hiệu quả xử lý nước thải của các làng nghề ở tỉnh hà giang và đề xuấ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Quan trắc chất lượng nước hồ linh đàm phục vụ mục đích cảnh quan đô thị phườn...
Quan trắc chất lượng nước hồ linh đàm phục vụ mục đích cảnh quan đô thị phườn...Quan trắc chất lượng nước hồ linh đàm phục vụ mục đích cảnh quan đô thị phườn...
Quan trắc chất lượng nước hồ linh đàm phục vụ mục đích cảnh quan đô thị phườn...nataliej4
 
đáNh giá mức độ xanh hóa của cộng đồng dân cư trên địa bàn quận 3, thành phố ...
đáNh giá mức độ xanh hóa của cộng đồng dân cư trên địa bàn quận 3, thành phố ...đáNh giá mức độ xanh hóa của cộng đồng dân cư trên địa bàn quận 3, thành phố ...
đáNh giá mức độ xanh hóa của cộng đồng dân cư trên địa bàn quận 3, thành phố ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
đáNh giá hiệu quả xử lý nước tại trạm cấp nước sạch của hợp tác xã kinh doanh...
đáNh giá hiệu quả xử lý nước tại trạm cấp nước sạch của hợp tác xã kinh doanh...đáNh giá hiệu quả xử lý nước tại trạm cấp nước sạch của hợp tác xã kinh doanh...
đáNh giá hiệu quả xử lý nước tại trạm cấp nước sạch của hợp tác xã kinh doanh...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng nước ...
Nghiên cứu đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng nước ...Nghiên cứu đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng nước ...
Nghiên cứu đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng nước ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
đáNh giá hiện trạng môi trường khu tái định cư thủy điện lai châu, huyện mườn...
đáNh giá hiện trạng môi trường khu tái định cư thủy điện lai châu, huyện mườn...đáNh giá hiện trạng môi trường khu tái định cư thủy điện lai châu, huyện mườn...
đáNh giá hiện trạng môi trường khu tái định cư thủy điện lai châu, huyện mườn...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu quy luật biến đổi vận tốc âm và hoàn thiện quy trình lấy mẫu xác đ...
Nghiên cứu quy luật biến đổi vận tốc âm và hoàn thiện quy trình lấy mẫu xác đ...Nghiên cứu quy luật biến đổi vận tốc âm và hoàn thiện quy trình lấy mẫu xác đ...
Nghiên cứu quy luật biến đổi vận tốc âm và hoàn thiện quy trình lấy mẫu xác đ...https://www.facebook.com/garmentspace
 

What's hot (18)

Đánh Giá Chất Lượng Nước Sông Mã Đoạn Chảy Qua Thành Phố Thanh Hóa _083013120...
Đánh Giá Chất Lượng Nước Sông Mã Đoạn Chảy Qua Thành Phố Thanh Hóa _083013120...Đánh Giá Chất Lượng Nước Sông Mã Đoạn Chảy Qua Thành Phố Thanh Hóa _083013120...
Đánh Giá Chất Lượng Nước Sông Mã Đoạn Chảy Qua Thành Phố Thanh Hóa _083013120...
 
Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp khắc phục giảm thiểu ô nhiễm môi t...
Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp khắc phục giảm thiểu ô nhiễm môi t...Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp khắc phục giảm thiểu ô nhiễm môi t...
Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp khắc phục giảm thiểu ô nhiễm môi t...
 
Luận án tiến sĩ sản xuất, chế biến khác nghiên cứu một số yếu tố công nghệ tạ...
Luận án tiến sĩ sản xuất, chế biến khác nghiên cứu một số yếu tố công nghệ tạ...Luận án tiến sĩ sản xuất, chế biến khác nghiên cứu một số yếu tố công nghệ tạ...
Luận án tiến sĩ sản xuất, chế biến khác nghiên cứu một số yếu tố công nghệ tạ...
 
đÁnh giá hiện trạng nước thải sinh hoạt của các bạn sinh viên nước...
đÁnh giá hiện trạng nước thải sinh hoạt của các bạn sinh viên nước...đÁnh giá hiện trạng nước thải sinh hoạt của các bạn sinh viên nước...
đÁnh giá hiện trạng nước thải sinh hoạt của các bạn sinh viên nước...
 
Tổng hợp, nghiên cứu cấu trúc và thử hoạt tính sinh học của phức mn(ii), pb(i...
Tổng hợp, nghiên cứu cấu trúc và thử hoạt tính sinh học của phức mn(ii), pb(i...Tổng hợp, nghiên cứu cấu trúc và thử hoạt tính sinh học của phức mn(ii), pb(i...
Tổng hợp, nghiên cứu cấu trúc và thử hoạt tính sinh học của phức mn(ii), pb(i...
 
đáNh giá hiệu quả xử lý nước thải của các làng nghề ở tỉnh hà giang và đề xuấ...
đáNh giá hiệu quả xử lý nước thải của các làng nghề ở tỉnh hà giang và đề xuấ...đáNh giá hiệu quả xử lý nước thải của các làng nghề ở tỉnh hà giang và đề xuấ...
đáNh giá hiệu quả xử lý nước thải của các làng nghề ở tỉnh hà giang và đề xuấ...
 
Luận văn: Đánh giá hàm lượng một số chất tạo ngọt trong thực phẩm
Luận văn: Đánh giá hàm lượng một số chất tạo ngọt trong thực phẩmLuận văn: Đánh giá hàm lượng một số chất tạo ngọt trong thực phẩm
Luận văn: Đánh giá hàm lượng một số chất tạo ngọt trong thực phẩm
 
Quan trắc chất lượng nước hồ linh đàm phục vụ mục đích cảnh quan đô thị phườn...
Quan trắc chất lượng nước hồ linh đàm phục vụ mục đích cảnh quan đô thị phườn...Quan trắc chất lượng nước hồ linh đàm phục vụ mục đích cảnh quan đô thị phườn...
Quan trắc chất lượng nước hồ linh đàm phục vụ mục đích cảnh quan đô thị phườn...
 
Đề tài: Ảnh hưởng của sóng siêu âm đến quá trình hấp phụ Mangan
Đề tài: Ảnh hưởng của sóng siêu âm đến quá trình hấp phụ ManganĐề tài: Ảnh hưởng của sóng siêu âm đến quá trình hấp phụ Mangan
Đề tài: Ảnh hưởng của sóng siêu âm đến quá trình hấp phụ Mangan
 
Luận văn: Xác định đồng thời paracetamol và cafein trong dược phẩm
Luận văn: Xác định đồng thời paracetamol và cafein trong dược phẩmLuận văn: Xác định đồng thời paracetamol và cafein trong dược phẩm
Luận văn: Xác định đồng thời paracetamol và cafein trong dược phẩm
 
Đề tài: Vật liệu Mangan dioxit kích cỡ nm trên chất mang Laterit
Đề tài: Vật liệu Mangan dioxit kích cỡ nm trên chất mang LateritĐề tài: Vật liệu Mangan dioxit kích cỡ nm trên chất mang Laterit
Đề tài: Vật liệu Mangan dioxit kích cỡ nm trên chất mang Laterit
 
đáNh giá mức độ xanh hóa của cộng đồng dân cư trên địa bàn quận 3, thành phố ...
đáNh giá mức độ xanh hóa của cộng đồng dân cư trên địa bàn quận 3, thành phố ...đáNh giá mức độ xanh hóa của cộng đồng dân cư trên địa bàn quận 3, thành phố ...
đáNh giá mức độ xanh hóa của cộng đồng dân cư trên địa bàn quận 3, thành phố ...
 
đáNh giá hiệu quả xử lý nước tại trạm cấp nước sạch của hợp tác xã kinh doanh...
đáNh giá hiệu quả xử lý nước tại trạm cấp nước sạch của hợp tác xã kinh doanh...đáNh giá hiệu quả xử lý nước tại trạm cấp nước sạch của hợp tác xã kinh doanh...
đáNh giá hiệu quả xử lý nước tại trạm cấp nước sạch của hợp tác xã kinh doanh...
 
Nghiên cứu đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng nước ...
Nghiên cứu đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng nước ...Nghiên cứu đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng nước ...
Nghiên cứu đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng nước ...
 
Đề tài: Nghiên cứu xử lý nước hồ bằng cây rong đuôi chồn, HOT
Đề tài: Nghiên cứu xử lý nước hồ bằng cây rong đuôi chồn, HOTĐề tài: Nghiên cứu xử lý nước hồ bằng cây rong đuôi chồn, HOT
Đề tài: Nghiên cứu xử lý nước hồ bằng cây rong đuôi chồn, HOT
 
đáNh giá hiện trạng môi trường khu tái định cư thủy điện lai châu, huyện mườn...
đáNh giá hiện trạng môi trường khu tái định cư thủy điện lai châu, huyện mườn...đáNh giá hiện trạng môi trường khu tái định cư thủy điện lai châu, huyện mườn...
đáNh giá hiện trạng môi trường khu tái định cư thủy điện lai châu, huyện mườn...
 
Luận văn: Vận dụng lý thuyết tiếp nhận vào dạy học văn học dân gian
Luận văn: Vận dụng lý thuyết tiếp nhận vào dạy học văn học dân gianLuận văn: Vận dụng lý thuyết tiếp nhận vào dạy học văn học dân gian
Luận văn: Vận dụng lý thuyết tiếp nhận vào dạy học văn học dân gian
 
Nghiên cứu quy luật biến đổi vận tốc âm và hoàn thiện quy trình lấy mẫu xác đ...
Nghiên cứu quy luật biến đổi vận tốc âm và hoàn thiện quy trình lấy mẫu xác đ...Nghiên cứu quy luật biến đổi vận tốc âm và hoàn thiện quy trình lấy mẫu xác đ...
Nghiên cứu quy luật biến đổi vận tốc âm và hoàn thiện quy trình lấy mẫu xác đ...
 

Similar to Nguy cơ ô nhiễm các hợp chất Flo trong nước ở làng nghề dệt, 9đ

Nghiên cứu khả năng nhân nhanh lan hài trần liên (paphiopedilum tranlienianum...
Nghiên cứu khả năng nhân nhanh lan hài trần liên (paphiopedilum tranlienianum...Nghiên cứu khả năng nhân nhanh lan hài trần liên (paphiopedilum tranlienianum...
Nghiên cứu khả năng nhân nhanh lan hài trần liên (paphiopedilum tranlienianum...https://www.facebook.com/garmentspace
 
đáNh giá hiện trạng môi trường nước thải công ty cổ phần giấy hoàng văn thụ
đáNh giá hiện trạng môi trường nước thải công ty cổ phần giấy hoàng văn thụđáNh giá hiện trạng môi trường nước thải công ty cổ phần giấy hoàng văn thụ
đáNh giá hiện trạng môi trường nước thải công ty cổ phần giấy hoàng văn thụhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn: Sử dụng bài tập thực tiễn để rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức...
Luận văn: Sử dụng bài tập thực tiễn để rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức...Luận văn: Sử dụng bài tập thực tiễn để rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức...
Luận văn: Sử dụng bài tập thực tiễn để rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Nghiên cứu bảo quản thanh long ruột trắng sau thu hoạch bằng màng gelatin kết...
Nghiên cứu bảo quản thanh long ruột trắng sau thu hoạch bằng màng gelatin kết...Nghiên cứu bảo quản thanh long ruột trắng sau thu hoạch bằng màng gelatin kết...
Nghiên cứu bảo quản thanh long ruột trắng sau thu hoạch bằng màng gelatin kết...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu ứng dụng màng chitosan nano bạc - tinh dầu nghệ trong bảo quản nhằ...
Nghiên cứu ứng dụng màng chitosan nano bạc - tinh dầu nghệ trong bảo quản nhằ...Nghiên cứu ứng dụng màng chitosan nano bạc - tinh dầu nghệ trong bảo quản nhằ...
Nghiên cứu ứng dụng màng chitosan nano bạc - tinh dầu nghệ trong bảo quản nhằ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Sử dụng khuê tảo đáy trong đánh giá ô nhiễm môi trường nước ở thành phố Bến T...
Sử dụng khuê tảo đáy trong đánh giá ô nhiễm môi trường nước ở thành phố Bến T...Sử dụng khuê tảo đáy trong đánh giá ô nhiễm môi trường nước ở thành phố Bến T...
Sử dụng khuê tảo đáy trong đánh giá ô nhiễm môi trường nước ở thành phố Bến T...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Luận văn Đại học KHTN - Xử lí nhiễm bẩn phóng xạ 226Ra trong đất và nước bằng...
Luận văn Đại học KHTN - Xử lí nhiễm bẩn phóng xạ 226Ra trong đất và nước bằng...Luận văn Đại học KHTN - Xử lí nhiễm bẩn phóng xạ 226Ra trong đất và nước bằng...
Luận văn Đại học KHTN - Xử lí nhiễm bẩn phóng xạ 226Ra trong đất và nước bằng...Nguyen Vu Quang
 
Luận văn: Đặc tính liên kết O-glycan của lectin từ rong đỏ, HAY - Gửi miễn ph...
Luận văn: Đặc tính liên kết O-glycan của lectin từ rong đỏ, HAY - Gửi miễn ph...Luận văn: Đặc tính liên kết O-glycan của lectin từ rong đỏ, HAY - Gửi miễn ph...
Luận văn: Đặc tính liên kết O-glycan của lectin từ rong đỏ, HAY - Gửi miễn ph...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Ứng dụng viễn thám khai thác cá ngừ đại dương, 9đ - Gửi miễn phí qu...
Luận văn: Ứng dụng viễn thám khai thác cá ngừ đại dương, 9đ - Gửi miễn phí qu...Luận văn: Ứng dụng viễn thám khai thác cá ngừ đại dương, 9đ - Gửi miễn phí qu...
Luận văn: Ứng dụng viễn thám khai thác cá ngừ đại dương, 9đ - Gửi miễn phí qu...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

Similar to Nguy cơ ô nhiễm các hợp chất Flo trong nước ở làng nghề dệt, 9đ (20)

Ảnh hưởng của polianilin đến tính chất quang điện hóa của titan dioxi
 Ảnh hưởng của polianilin đến tính chất quang điện hóa của titan dioxi Ảnh hưởng của polianilin đến tính chất quang điện hóa của titan dioxi
Ảnh hưởng của polianilin đến tính chất quang điện hóa của titan dioxi
 
Nghiên cứu khả năng nhân nhanh lan hài trần liên (paphiopedilum tranlienianum...
Nghiên cứu khả năng nhân nhanh lan hài trần liên (paphiopedilum tranlienianum...Nghiên cứu khả năng nhân nhanh lan hài trần liên (paphiopedilum tranlienianum...
Nghiên cứu khả năng nhân nhanh lan hài trần liên (paphiopedilum tranlienianum...
 
Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai quy hoạch cây công nghiệp dài ngày
Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai quy hoạch cây công nghiệp dài ngàyLuận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai quy hoạch cây công nghiệp dài ngày
Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai quy hoạch cây công nghiệp dài ngày
 
Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ quy hoạch cây công nghiệp dài n...
Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ quy hoạch cây công nghiệp dài n...Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ quy hoạch cây công nghiệp dài n...
Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ quy hoạch cây công nghiệp dài n...
 
đáNh giá hiện trạng môi trường nước thải công ty cổ phần giấy hoàng văn thụ
đáNh giá hiện trạng môi trường nước thải công ty cổ phần giấy hoàng văn thụđáNh giá hiện trạng môi trường nước thải công ty cổ phần giấy hoàng văn thụ
đáNh giá hiện trạng môi trường nước thải công ty cổ phần giấy hoàng văn thụ
 
Luận văn: Sử dụng bài tập thực tiễn để rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức...
Luận văn: Sử dụng bài tập thực tiễn để rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức...Luận văn: Sử dụng bài tập thực tiễn để rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức...
Luận văn: Sử dụng bài tập thực tiễn để rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức...
 
Sử dụng bài tập thực tiễn để rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức
Sử dụng bài tập thực tiễn để rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thứcSử dụng bài tập thực tiễn để rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức
Sử dụng bài tập thực tiễn để rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức
 
Nghiên cứu bảo quản thanh long ruột trắng sau thu hoạch bằng màng gelatin kết...
Nghiên cứu bảo quản thanh long ruột trắng sau thu hoạch bằng màng gelatin kết...Nghiên cứu bảo quản thanh long ruột trắng sau thu hoạch bằng màng gelatin kết...
Nghiên cứu bảo quản thanh long ruột trắng sau thu hoạch bằng màng gelatin kết...
 
Luận án: Biến tính bentonit Cổ Định và ứng dụng trong xúc tác
Luận án: Biến tính bentonit Cổ Định và ứng dụng trong xúc tácLuận án: Biến tính bentonit Cổ Định và ứng dụng trong xúc tác
Luận án: Biến tính bentonit Cổ Định và ứng dụng trong xúc tác
 
Nghiên cứu ứng dụng màng chitosan nano bạc - tinh dầu nghệ trong bảo quản nhằ...
Nghiên cứu ứng dụng màng chitosan nano bạc - tinh dầu nghệ trong bảo quản nhằ...Nghiên cứu ứng dụng màng chitosan nano bạc - tinh dầu nghệ trong bảo quản nhằ...
Nghiên cứu ứng dụng màng chitosan nano bạc - tinh dầu nghệ trong bảo quản nhằ...
 
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...
 
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...
 
Luận văn: Nghiên cứu biến tính Xenlulozơ trong thân cây đay để làm vật liệu h...
Luận văn: Nghiên cứu biến tính Xenlulozơ trong thân cây đay để làm vật liệu h...Luận văn: Nghiên cứu biến tính Xenlulozơ trong thân cây đay để làm vật liệu h...
Luận văn: Nghiên cứu biến tính Xenlulozơ trong thân cây đay để làm vật liệu h...
 
Sử dụng khuê tảo đáy trong đánh giá ô nhiễm môi trường nước ở thành phố Bến T...
Sử dụng khuê tảo đáy trong đánh giá ô nhiễm môi trường nước ở thành phố Bến T...Sử dụng khuê tảo đáy trong đánh giá ô nhiễm môi trường nước ở thành phố Bến T...
Sử dụng khuê tảo đáy trong đánh giá ô nhiễm môi trường nước ở thành phố Bến T...
 
Luận văn: Nghiên cứu đặc tính hóa lý của nước ngầm, HAY, 9đ
Luận văn: Nghiên cứu đặc tính hóa lý của nước ngầm, HAY, 9đLuận văn: Nghiên cứu đặc tính hóa lý của nước ngầm, HAY, 9đ
Luận văn: Nghiên cứu đặc tính hóa lý của nước ngầm, HAY, 9đ
 
Luận văn Đại học KHTN - Xử lí nhiễm bẩn phóng xạ 226Ra trong đất và nước bằng...
Luận văn Đại học KHTN - Xử lí nhiễm bẩn phóng xạ 226Ra trong đất và nước bằng...Luận văn Đại học KHTN - Xử lí nhiễm bẩn phóng xạ 226Ra trong đất và nước bằng...
Luận văn Đại học KHTN - Xử lí nhiễm bẩn phóng xạ 226Ra trong đất và nước bằng...
 
Luận văn: Đặc tính liên kết O-glycan của lectin từ rong đỏ, HAY - Gửi miễn ph...
Luận văn: Đặc tính liên kết O-glycan của lectin từ rong đỏ, HAY - Gửi miễn ph...Luận văn: Đặc tính liên kết O-glycan của lectin từ rong đỏ, HAY - Gửi miễn ph...
Luận văn: Đặc tính liên kết O-glycan của lectin từ rong đỏ, HAY - Gửi miễn ph...
 
Chương trình xếp lịch trực nhật cho sinh viên ở các lớp học tín chỉ
Chương trình xếp lịch trực nhật cho sinh viên ở các lớp học tín chỉ Chương trình xếp lịch trực nhật cho sinh viên ở các lớp học tín chỉ
Chương trình xếp lịch trực nhật cho sinh viên ở các lớp học tín chỉ
 
Đề tài: Ứng dụng viễn thám và GIS để khai thác cá ngừ đại dương
Đề tài: Ứng dụng viễn thám và GIS để khai thác cá ngừ đại dươngĐề tài: Ứng dụng viễn thám và GIS để khai thác cá ngừ đại dương
Đề tài: Ứng dụng viễn thám và GIS để khai thác cá ngừ đại dương
 
Luận văn: Ứng dụng viễn thám khai thác cá ngừ đại dương, 9đ - Gửi miễn phí qu...
Luận văn: Ứng dụng viễn thám khai thác cá ngừ đại dương, 9đ - Gửi miễn phí qu...Luận văn: Ứng dụng viễn thám khai thác cá ngừ đại dương, 9đ - Gửi miễn phí qu...
Luận văn: Ứng dụng viễn thám khai thác cá ngừ đại dương, 9đ - Gửi miễn phí qu...
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864

Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864 (20)

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
 

Recently uploaded

TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...Nguyen Thanh Tu Collection
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdfltbdieu
 
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàNguyen Thi Trang Nhung
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.pptNHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.pptphanai
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnKabala
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họchelenafalet
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdfĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdflevanthu03031984
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...VnTh47
 

Recently uploaded (20)

TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
 
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
 
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.pptNHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdfĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
 

Nguy cơ ô nhiễm các hợp chất Flo trong nước ở làng nghề dệt, 9đ

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN --------------------- Phùng Thị Vĩ KHẢO SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ NGUY CƠ Ô NHIỄM CÁC HỢP CHẤT FLO HỮU CƠ (PFCs) TRONG NƢỚC VÀ TRẦM TÍCH TẠI MỘT SỐ LÀNG NGHỀ DỆT NHUỘM, TÁI CHẾ GIẤY, NHỰA Chuyên ngành: Khoa học môi trường Mã số: 60440301 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS. Phạm Hùng Việt Hà Nội - 2016
  • 2. LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS.TS. Phạm Hùng Việt là giáo viên hướng dẫn chính đã giao đề bài, quan tâm và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Em xin chân thành cảm ơn các anh chị em đồng nghiệp trong Trung tâm Nghiên cứu Công nghệ Môi trường và Phát triển Bền vững (CETASD), Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, đặc biệt là TS. Lê Hữu Tuyến đã chỉ bảo và giúp đỡ tận tình để em hoàn thành luận văn này. Em xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô trong Khoa Môi trường - Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội nói chung và Bộ môn Công nghệ môi trường nói riêng đã giảng dạy và trang bị cho em những kiến thức quý giá trong suốt khóa học. Luận văn này được thực hiện trong khuôn khổ dự án: “Quan trắc và quản lý các chất ô nhiễm hữu cơ bền vững (POPs) tại khu vực châu Á”, dự án hợp tác giữa Trung tâm CETASD và Đại học Liên hiệp quốc, Nhật Bản; vì vậy em xin trân trọng cảm ơn nguồn kinh phí của dự án. Em xin được gửi cảm ơn đến gia đình và bạn bè đã luôn chia sẻ, ủng hộ và động viên em trong suốt thời gian qua. Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn Hội đồng khoa học đã giúp đỡ em bảo vệ thành công luận văn này. Phùng Thị Vĩ
  • 3. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 CHƢƠNG T NG QU N.....................................................................................3 1.1. Tổng quan về ấ ữu ơ (PFCs)..........................................3 1.2. Lịch sử sản xuất và ô nhiễm các h p chất PFCs ......................................6 1.3. Thông tin chung về việc sử dụng các h p chất PFCs...............................8 1.4. Đ ả ấ PFCs ƣờ ...11 1.5. Nhữ qu đị ƣớng dẫn về các h p chất PFCs...........................16 1.6. Sự có mặt củ ấ PFCs số quố ớ .....19 1.7. Phát thải ô nhiễm PFCs từ dệt may, tái ch giấy, nhựa t i Việt Nam..21 1.7.1. Ô nhiễm từ ngành dệt may....................................................................21 1.7.2. Ô nhiễm từ ngành giấy..........................................................................22 1.7.3. Ô nhiễm ngành sản xuất nhựa..............................................................24 1.8. Giới thiệu thi t bị sắc ký lỏng ghép nối khối phổ LC-MS/MS ..............25 1.8.1. Định nghĩa ............................................................................................25 1.8.2. Sự lưu giữ..............................................................................................25 1.8.3. Giới thiệu thiết bị sắc ký lỏng ghép nối khối phổ LC-MS/MS 8040, Shimadzu.............................................................................................................26 CHƢƠNG ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHI N C U...................27 2.1. Mục tiêu nghiên cứu..................................................................................27 2.2. N i dung nghiên cứu..................................................................................27 2.3. Đố ƣ ng nghiên cứu................................................................................27 2.3.1. Phạm vi nghiên cứu ..............................................................................27 2.3.2. Đối tượng nghiên cứu ...........................................................................28 2.4. P ƣơ ứu..........................................................................28 2.4.1. Tham khảo tài liệu ................................................................................28 2.4.2. Điều tra v hảo t thực tế..................................................................28 2.4.3. Phương ph p phân tích v đ nh gi tổng hợp .....................................28
  • 4. 2.4.4. Phương ph p đ nh gi v xử lý số liệu ................................................39 CHƢƠNG ẾT QUẢ NGHI N C U VÀ THẢO U N..............................40 3.1. K t quả quan trắc hiệ ƣờng khu vực các làng nghề..........................40 3.1.1. Chất lượng môi trường khu vực LNDN Tương Giang ................................40 3.1.2. Chất lượng môi trường khu vực LNTCN Như Quỳnh .................................42 3.1.3. Chất lượng môi trường khu vực LNTCG Phong Khê..................................44 3.2. Giới h đị ƣ ng và hiệu suất của các mẫu thu hồi..........................46 3.3. Đ ứ đ ễ ấ PFCs ƣớ số ề ệt nhu m và tái ch giấy, ự .......................................................48 3.3.1. Các hợp chất PFC trong nước mặt thuộc LNDN Tương Giang.........49 3.3.2. Các hợp chất PFC trong nước mặt thuộc LNTCN Như Quỳnh..........50 3.3.3. Các hợp chất PFC trong nước mặt thuộc LNTCG Phong Khê ..........52 3.4. So sánh mứ đ nhiễm các h p chấ PFCs ƣớc giữa các làng nghề .....................................................................................................................53 3.5. Thành phần các h p chấ PFCs ƣớc ...........................................56 3.5.1. Thành phần các hợp chất PFC trong nước mặt thuộc LNDN Tương Giang.......................................................................................................57 3.5.2. Thành phần các hợp chất PFC trong nước mặt thuộc LNTCN Như Quỳnh..........................................................................................................58 3.5.3. Thành phần các hợp chất PFC trong nước mặt thuộc LNTCG Phong Khê ..........................................................................................................59 3.6. Đ ứ đ nhiễ ấ PFCs ầ ................60 3.7. Đ sự di chuyển h p chất PFOA và PFOS từ ƣớc vào trầm tích.62 3.8. Đề xuất giải pháp quản lý các h p chất PFCs.........................................63 ẾT U N VÀ IẾN NGHỊ ................................................................................65 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................67
  • 5. DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Các nhóm hợp chất PFCs phổ biến.............................................................3 Bảng 1.2. Một số hợp chất PFCs.................................................................................4 Bảng 1.3. Lịch sử phát hiện và sử dụng của các hợp chất PFCs ................................6 Bảng 1.4. Ước tính lượng sử dụng PFOS và các chất liên quan trên toàn cầu...........9 Bảng 1.5. Tóm tắt các quy định, khuyến cáo sử dụng đối với các hợp chất PFCs...17 Bảng 1.6. Ước tính khối lượng PFOS nhập khẩu vào Việt Nam theo nhóm sản phẩm dệt may và vải bọc.....................................................................................................22 Bảng 1.7. Ước tính khối lượng PFOS nhập khẩu vào Việt Nam theo nhóm giấy và bìa giấy......................................................................................................................24 Bảng 2.1. Vị trí lấy mẫu LNDN Tương Giang .........................................................31 Bảng 2.2. Bản đồ lấy mẫu LNTCN Như Quỳnh.......................................................33 Bảng 2.3. Vị trí LNTCG Phong Khê ........................................................................35 Bảng 3.1. Kết quả quan trắc các thông số hiện trường LNDN Tương Giang...........41 Bảng 3.2. Kết quả quan trắc các thông số hiện trường LNTCN Như Quỳnh...........43 Bảng 3.3. Kết quả quan trắc các thông số hiện trường LNTCG Phong Khê............45 Bảng 3.4. Kết quả phân tích các mẫu thu hồi ...........................................................47 Bảng 3.5. Giới hạn định lượng các hợp chất PFCs trong nước và trầm tích ............48 Bảng 3.6. Hàm lượng PFCs trung bình (ng/L) trong nước mặt tại các làng nghề và trong nước sông hồ của một vài nước trên thế giới ..................................................55 Bảng 3.7. So sánh hàm lượng PFCs trong trầm tích giữa các làng nghề và kết quả các nghiên cứu trên thế giới ......................................................................................61 Bảng 3.8. Hệ số phân bố Kd của PFOA và PFOS trong các mẫu nước mặt và trầm tích thuộc các làng nghề............................................................................................63
  • 6. DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Cấu trúc đặc trưng của các hợp chất PFCs .................................................5 Hình 1.2. Con đường phát thải và phơi nhiễm PFCs trong môi trường và con người...13 Hình 1.3. Hàm lượng PFOS trong sữa mẹ ở Việt Nam và một số nước...................16 Hình 1.4. Sơ đồ cấu tạo phần khối phổ của thiết bị LC-MS/MS 8040, Shimadzu...26 Hình 2.1. Bản đồ lấy mẫu LNDN Tương Giang.......................................................31 Hình 2.2. Vị trí lấy mẫu LNTCN Như Quỳnh..........................................................33 Hình 2.3. Bản đồ lấy mẫu LNTCG Phong Khê ........................................................34 Hình 2.4. Quy trình phân tích PFCs trong nước .......................................................37 Hình 2.5. Quy trình phân tích PFCs trong trầm tích.................................................39 Hình 3.1. Biểu đồ kết quả phân tích PFCs trong nước mặt LNDN Tương Giang....50 Hình 3.2. Hàm lượng PFCs trong mẫu nước thuộc LNTCN Như Quỳnh................51 Hình 3.3. Hàm lượng PFCs trong mẫu nước thuộc LNTCG Phong Khê .................53 Hình 3.4. Biểu đồ so sánh hàm lượng PFCs trong nước mặt giữa các làng nghề.....54 Hình 3.5. Thành phần các hợp chất PFCs trong mẫu nước LNDN Tương Giang theo mùa............................................................................................................................57 Hình 3.6. Sự phân bố các hợp chất PFCs trong mẫu nước thuộc LNTCN Như Quỳnh theo mùa ........................................................................................................59 Hình 3.7. Thành phần các hợp chất PFCs trong mẫu nước LNTCG Phong Khê .....60
  • 7. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ CÁI VIẾT TẮT BfR Viện đánh giá rủi ro liên bang tại Đức (Federal Institute for Risk Assessment in Germany) COT Ủy ban độc tính tại Anh (Committee on Toxicity) DWC Ủy ban nước uống Đức (The German Drinking Water Commission) DWI Thanh tra nước uống Anh (Drinking Water Inspectorate U.K) ECF Quá trình flo hóa bằng phương pháp điện hóa (Eletrochemical fluorination) EPA Cơ quan bảo vệ môi trường Hoa Kỳ (Environmental Protection Agency) FDA Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (Food and Drug Administration) FOSA N-etylperflooctan sunfonamit (N-ethyperfluorooctane sulfonamide) FOSE Etylperflooctan sunfonamidoetanol (Ethylperfluorooctane sulfoonamidoethanol ) FTOH Flotelome ancol (Fluorotelomer alcohol) MDH Sở Y tế Minnesota, Hoa Kỳ (Minnesota Department of Health) NJDEP Cục bảo vệ môi trường New Jersey, Hoa Kỳ (New Jersey Department of Environmental Protection) PFAAs Các axit perfloankyl (Perfluoroalkyl acids) PFASs Các ankyl sunfonat được polyflo hóa (Polyfluorinated alkyl sulfonates) PFBA Axit perflobutanoic (Perfluorobutanoic acid) PFBS Muối perflobutansunfonat (Perfluorobutanesulfonate) PFCAs Các axit perflocacboxylic (Perfluorocarboxylic acids) PFCs Các hóa chất được perflo hóa (Perfluourinated Chemicals)
  • 8. PFDA Axit perflodecanoic (Perfluorodecanoic acid) PFDoA Axit perflododecanoic (Perfluorododecanoic acid) PFDS Muối perflodecansunfonat (Perfluorodecanesulfonate) PFHpA Axit perfloheptanoic (Perfluoroheptanoic acid) PFHxA Axit perflohexanoic (Perfluorohexanoic acid) PFHxDA Axit perflohexadecanoic (Perfluorohexadecanoic acid) PFHxS Muối perflohexansunfonat (Perfluorohexanesulfonate) PFNA Axit perflononanoic (Perfluorononanoic acid) PFOA Axit perflooctanoic (Perfluorooctanoic acid) PFODA Axit perflooctadecanoic (Perfluorooctadecanoic acid) PFOS Muối perflooctansunfonat (Perfluorooctanesulfonate) PFOSF Perflooctansunfonyl florua (Perfluorooctansulfonyl fluoride) PFPeA Axit perflopentanoic (Perfluoropentanoic acid) PFSAs Các axit perflosunfonic (Perfluorosulfonic acids) PFTeDA Axit perflotetradecanoic (Perfluorotetradecanoic acid) PFTrDA Axit perflotridecanoic (Perfluorotridecanoic acid) PFUdA Axit pefloundecanoic (Perfluoroundecanoic acid) PNEC Dự đoán hàm lượng không gây ảnh hưởng (Predicted no-effect concentration) POPs Các chất ô nhiễm hữu cơ bền vững (Persistent Organic Polutants) pTDI Hàm lượng hấp thu hàng ngày có thể chấp nhận được (Provisional tolerable daily intake) PTFE Polytetrafloetylen (Polytetrafluoroethylene) SNUR Quy tắc sử dụng mới quan trọng (Significan New Use Rules)
  • 9. 1 MỞ ĐẦU Các hợp chất flo hữu cơ (Perflourinated Chemicals - PFCs) là tập hợp các chất với nhiều đặc tính hữu ích như sự ổn định nhiệt và hoá học, có khả năng thấm dầu, mỡ và nước. Điều này làm chúng có giá trị trong hàng ngàn các ứng dụng công nghiệp quan trọng, bao gồm cả ứng dụng trong tự động hoá, điện tử và công nghiệp dệt may [44]. Chúng cũng được sử dụng như những lớp phủ trong nhiều sản phẩm như đồ dùng nhà bếp chống dính, bao bì thực phẩm và các loại vải [41]. Qua quá trình sử dụng các sản phẩm có chứa PFCs, con người đã thải ra môi trường một lượng lớn làm ô nhiễm nước mặt, nước ngầm, nước thải và nước biển, cũng như trầm tích và không khí [7, 37, 68]. Các chất này cũng được phát hiện trong các mô của một số động vật hoang dã [26, 32, 33, 36], các mô ở người và các mẫu máu [31, 42, 75, 83]. Một số nghiên cứu đã chỉ ra những ảnh hưởng của các hợp chất PFCs trên gan như sự phình to gan và u gan hay những ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản như suy giảm số lượng tinh trùng, làm giảm trọng lượng và kích thước thai nhi, ngoài ra còn có các thử nghiệm độc tính của chúng với hệ thống miễn dịch và bệnh ung thư [11, 13, 39]. Năm 2009, muối perflooctansunfonat (PFOS) và perflooctansunfonyl florua (PFOSF) đã được thêm vào danh mục các chất ô nhiễm hữu cơ bền vững (POPs) tại Phụ lục B của Công ước Stockholm vì tính bền vững, tích luỹ sinh học và tồn tại lâu dài trong môi trường cũng như những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ con người [73]. Cũng như một số nước đang phát triển, Việt Nam có những lo ngại về sự gia tăng ô nhiễm hoá học do sự phát triển công nghiệp nhanh chóng và việc kiểm soát hoá chất thiếu hiệu quả. Ngoài ra, sự yếu k m trong việc quản lý chất thải đã tác động rất nghiêm trọng đến môi trường thuỷ sinh khi hầu như toàn bộ nước thải sinh hoạt cũng như nước thải làng nghề được thải trực tiếp vào nguồn nước mà không qua xử lý. Nước thải từ nguồn tiếp nhận được sử dụng cho tưới tiêu đã vô tình làm tăng khả năng tích lũy của các hợp chất hữu cơ bền vững trong các hệ sinh thái thuỷ sinh cũng như ảnh hưởng đến chất lượng nước mặt. Một nghiên cứu gần đây cũng cho thấy sự có mặt của PFOS và axit perflooctanoic (PFOA) trong nước ở hàm
  • 10. 2 lượng thấp tại Hà Nội (ng/L-nano gam trên mỗi Lít) [74]. Các làng nghề truyền thống ở Việt Nam đã và đang có nhiều đóng góp cho GDP của đất nước nói chung và đối với nền kinh tế nông thôn nói riêng. Tuy nhiên, một trong những thách thức đang đặt ra đối với các nhà quản lý là vấn đề môi trường và sức khỏe cộng đồng đang bị ảnh hưởng từ hoạt động sản xuất của các làng nghề. Xuất phát từ thực tiễn trên, em tiến hành thực hiện đề tài : ả s đ u ơ ễ ấ flo hữu ơ (PFCs) ƣớ trầ số ề ệt nhu m, tái ch giấ ự .
  • 11. 3 CHƢƠNG T NG QU N 1.1. Tổng quan về ấ ữu ơ (PFCs) Các hợp chất flo hữu cơ (PFCs) là tập hợp các chất trong đó tất cả các nguyên tử hydro trong mạch ankyl được thay thế bằng các nguyên tử flo. Các hợp chất này có những đặc tính như vừa ưa nước, vừa kị nước, tính trơ về mặt hóa học, sức căng bề mặt thấp, bền vững dưới tác dụng của nhiệt độ cao nên chúng được sử dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp như xi mạ, khai thác mỏ, hóa dầu, lớp phủ, bọt chống cháy, chất lỏng thủy lực, chất diệt côn trùng,.v.v. PFCs được sử dụng từ những năm 1950 trong rất nhiều các sản phẩm công nghiệp và tiêu dùng [60]. Các hợp chất PFCs đại diện cho nhóm chất hữu cơ nhân tạo gồm hàng trăm các chất hoạt động bề mặt dạng anion hoặc trung tính. PFCs không tự xuất hiện trong môi trường mà chúng tồn tại qua quá trình sản xuất, sử dụng và phát thải liên quan tới các sản phẩm công nghiệp và thương mại có chứa PFCs [21]. Các hợp chất PFCs được chia ra thành 5 nhóm phổ biến được trình bày trong bảng 1.1, một số hợp chất PFCs được trình bày trong bảng 1.2. Bảng 1.1. Các nhóm h p chất PFCs phổ bi n [21] Stt Tên nhóm Mô tả 1 PFCAs Các axit perflocacboxylic 2 PFAAs Các axit perfloankyl 3 PFASs Các ankyl sunfonat được polyflo hóa 4 PFSAs Các axit perflosunfonic 5 FTOHs Các flotelome ancol
  • 12. 4 Bảng 1.2. M t số h p chất PFCs Stt Tên h p chất Tên vi t tắt Công thức phân tử 1 Axit perflobutanoic PFBA C4F7COOH 2 Axit perflopentanoic PFPeA C5F9COOH 3 Axit perflohexanoic PFHxA C6F11COOH 4 Axit perfloheptanoic PFHpA C7F13COOH 5 Axit perflooctanoic PFOA C8F15COOH 6 Axit perflononanoic PFNA C9F17COOH 7 Axit perflodecanoic PFDA C10F19COOH 8 Axit perfloundecanoic PFUdA C11F21COOH 9 Axit perflododecanoic PFDoA C12F23COOH 10 Axit perflotridecanoic PFTrDA C13F25COOH 11 Axit perflotetradecanoic PFTeDA C14F27COOH 12 Axit perflohexadecanoic PFHxDA C16F31COOH 13 Axit perflooctadecanoic PFODA C18F35COOH 14 Muối perflobutansunfonat PFBS C4F9SO3 - 15 Muối perflohexansunfonat PFHxS C6F13SO3 - 16 Muối perflooctansunfonat PFOS C8F17SO3 - 17 Muối perflodecansunfonat PFDS C10F21SO3 -
  • 13. 5 Các hợp chất sunfonat mạch vòng được flo hóa (VD: PFECHS) Hình 1.1. Cấu trúc đặc trưng của các hợp chất PFCs Muối perflosunfonat (VD: PFOS)
  • 14. 6 Nhìn chung, PFCs là nhóm được thay thế tất cả các nguyên tử hydro bằng nguyên tử flo (ví dụ, chuỗi cacbon mạch dài hoặc mạch nhánh) hay các hợp chất hữu cơ mạch vòng cũng có thể có nhóm chức ưa nước. Nhóm chức này điển hình là axit cacboxylic hoặc sulfonat. Cấu trúc hóa học đặc trưng của các hợp chất PFCs được biểu diễn trong Hình 1.1. 1.2. Lịch sử sản xuất và ô nhiễm các h p chất PFCs Lịch sử sản xuất PFCs khó có thể xác định chính xác do tính chất độc quyền thông tin của từng ngành công nghiệp đáp ứng với các loại quy định, tiêu chuẩn theo từng dòng sản phẩm. Công ty 3M là nhà sản xuất chính Perflooctansunfonyl florua (POSF) bắt đầu sản xuất vào năm 1949 với tổng sản lượng ước tính khoảng 96.000 tấn trong những năm đỉnh cao giữa 1970 và 2002 [63]. Tất cả các hợp chất được sản xuất từ POSF được coi như PFOS do những vật liệu này có tiềm năng chuyển hóa thành PFOS. Sau khi 3M ngừng sản xuất vào năm 2002, các công ty khác đã bắt đầu sản xuất để đáp ứng nhu cầu thị trường với ước tính 1.000 tấn mỗi năm kể từ năm 2002 [63]. Flotelome ancol (FTOH) đã được sử dụng rộng rãi trong sản xuất polyme và chất phủ bề mặt với một ước tính sản xuất trong năm 2004 là 11.000 - 13.000 tấn/năm [22]. Lịch sử phát hiện và sử dụng của các hợp chất PFCs được trình bày trong bảng 1.3. Bảng 1.3. Lịch sử phát hiện và sử dụng của các h p chất PFCs [12] N Sự kiện quan trọng 1938 PTFE được khám phá bởi TS. Plunket 1949 DuPont giới thiệu nhãn hiệu Teflon 1956 Công ty 3M bắt đầu bán sản phẩm bảo vệ đồ dùng nhãn hiệu Scotchguard 1962 FDA phê duyệt dụng cụ nhà bếp nhãn hiệu PTFE Teflon 1967 FDA phê duyệt sản phẩm Zonyl sử dụng làm bao bì thực phẩm
  • 15. 7 1968 Taves tìm thấy flo hữu cơ trong mẫu huyết tương 1976 Taves và cộng sự phát hiện PFOA trong mẫu máu 1978 Công ty 3M báo cáo tìm thấy PFOA trong mẫu máu của công nhân 1984 PFOA được tìm thấy trong nước uống gần nhà máy Washington 1998 3M báo cáo với EPA sự phân bố rộng rãi của hóa chất chứa flo trong mẫu máu người 2000 3M thông báo dần loại bỏ hóa chất chứa C8 2002 EPA bắt đầu đánh giá dữ liệu liên kết C8 với các vấn đề sức khỏe, đồng thời công bố quy tắc sử dụng mới quan trọng (SNUR) 2003 EPA bắt đầu quá trình thỏa thuận với các nhà sản xuất 2006 EPA và 8 công ty chính khởi động chương trình quản lý PFOA 2010/2015 2009 PFOS và các chất liên quan được bổ sung vào phụ lục B Công ước Stockholm 2010 Mục tiêu giảm 95% lượng phát thải và sản xuất dựa trên đường nền năm 2000 2015 Hướng đến loại bỏ các hợp chất PFCs mạch dài trong sản xuất và phát thải Nguồn [12] Ô nhiễm PFOS và PFOA toàn cầu được phát hiện lần đầu tiên vào năm 2001 [26]. Sự tích tụ của chúng trong các sinh vật và cơ thể con người đã chứng minh chúng bền vững trong môi trường và có thể gây độc cho sinh vật. Sau những phát hiện này, rất nhiều nghiên cứu cho thấy ô nhiễm các hợp chất PFCs được tìm ra trong nhiều môi trường khác nhau gồm hệ thủy sinh, nước uống, môi trường không khí xung quanh và thực phẩm [86].
  • 16. 8 Hàm lượng PFCs cao được tìm thấy trong nước sông, hồ và nước ven biển gần nơi sản xuất hóa chất chứa flo, các trạm xử lý chất thải và các khu đô thị. Ô nhiễm nước ngầm được phát hiện tại nhiều khu vực thành thị và gần doanh trại quân đội nơi có hàm lượng PFCs cao do chứa trong nhiều vật liệu chữa cháy được sử dụng trong huấn luyện [86]. Các công trình nghiên cứu đã được công bố trước đây cho thấy nhiều trong số các hợp chất PFCs mạch dài là chất độc, bền vững và tích lũy sinh học, chính phủ và các cơ quan quản lý ở một số nơi trên thế giới đã hướng tới các thỏa thuận và quy định về việc hạn chế việc sản xuất một số hợp chất PFCs [86]. Cơ quan bảo vệ môi trường Hoa Kỳ (EPA) đã làm việc với 3M dẫn đến việc tự nguyện ngừng sản xuất PFOS và các hợp chất liên quan giữa năm 2000 và năm 2002. Bắt đầu từ thời điểm đó, một loạt các quy tắc sử dụng mới quan trọng (SNUR) cũng đã được đưa ra (2000, 2002 và 2007) tại Hoa Kỳ nhằm hạn chế việc sản xuất và sử dụng vật liệu có chứa PFOS và các chất liên quan. Sau đó, EPA đã làm việc với tám công ty hóa chất hàng đầu 2010/2015 trong Chương trình quản lý PFOA nhằm giảm 95% lượng phát thải và tồn lưu của PFOA và PFCs mạch dài trước năm 2010, với mục tiêu dài hạn là hướng tới loại bỏ các hợp chất PFCs mạch dài trước năm 2015 [77]. Tại cuộc họp các bên lần thứ 4 diễn ra vào tháng 5 năm 2009, Công ước Stockholm đã bổ sung 09 nhóm chất POPs vào 3 Phụ lục, quyết định chính thức có hiệu lực ngày 26 tháng 8 năm 2010. Trong đó nhóm chất PFOS, các muối của PFOS và PFOSF đã được liệt vào danh mục các chất ô nhiễm hữu cơ bền vững tại Phụ lục B và trở thành nhóm chất POPs công nghiệp đầu tiên và duy nhất tính đến thời điểm hiện nay của Phụ lục này [73]. 1.3. Thông tin chung về việc sử dụng các h p chất PFCs Các hợp chất PFCs thường được dùng để xử lý bề mặt nên có mặt rất phổ biến trong các sản phẩm chống dính, sợi vải chống bẩn và quần áo trong mọi thời tiết. Do tính chất hoạt động bề mặt, chúng đã được sử dụng trong hàng loạt các ứng dụng, điển hình là trong bọt chữa cháy và chất kháng bề mặt/chống dầu, nước, chất
  • 17. 9 béo hoặc đất. Ước tính sử dụng toàn cầu của các hợp chất này được mô tả trong bảng 1.4 dựa trên ước tính của Công ty 3M [5]. Tới những năm 2000, PFOS đã bị loại bỏ trong nhiều ứng dụng ở một số khu vực. Ví dụ, 3M đã kết thúc sản xuất vào năm 2002. Tuy nhiên cũng trong khoảng thời gian đó việc sản xuất PFOS và các sản phẩm liên quan được bắt đầu ở châu Á và đã tăng lên trong khu vực này [49]. Bảng 1.4 Ƣớ ƣ ng sử dụng PFOS và các chất liên quan trên toàn cầu [5] Mụ đ sử dụng Môi trƣờng ng dụng Lƣ ng sử dụng trên toàn cầu a , (tấn) Xử lý bề mặt Công nghiệp Các nhà máy công nghiệp dệt may, thuộc da, sản xuất thành phẩm, sản xuất sợi, các nhà sản xuất thảm 2.160 Chất bôi thông dụng và chuyên nghiệp Đồ thêu và hàng da, vải bọc, thảm, nội thất ôtô Bảo quản giấy Các nhà máy giấy Loại tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm (đĩa, hộp đựng thức ăn, túi, giấy gói); loại không tiếp xúc với thực phẩm (hộp gấp, thùng chứa, khuôn không chứa cacbon, nắp đậy) 1.490 Hóa chất Các ứng dụng công nghiệp, thương mại Bọt chữa cháy 151 Chất hoạt động bề mặt trong khai thác mỏ và dầu khí, thuốc ức chế 680
  • 18. 10 và tiêu dùng dạng sương của axit trong mạ kim loại, bồn khắc điện tử, in ảnh litô, hóa chất cho công nghiệp điện tử, phụ gia dầu thủy lực, chất tẩy rửa có tính kiềm, chất đánh bóng sàn, phim ảnh, chất tẩy rửa răng giả, dầu gội đầu, chất hóa học trung gian, phụ gia sơn, chất tẩy rửa thảm, thuốc diệt côn trùng a Lượng sử dụng toàn cầu từ ước tính của Công ty 3M (Công ty 3M, 2000) PFCs được tổng hợp bằng 2 phương pháp chính: (1) Quá trình flo hóa bằng phương pháp điện hóa (được gọi là quá trình Simons (ECF)); (2) Quá trình telome hóa. ECF là quá trình mà công ty 3M sử dụng để sản xuất các hợp chất hoạt động bề mặt bao gồm PFOS, PFOA. PFOSF là nguyên liệu ban đầu cho các hóa chất liên quan đến PFOS khác, nó được sản xuất từ 1-octansunfonyl florua và anhydrous hydro florua thông qua quá trình flo hóa bằng phương pháp điện hóa (ECF). PFOSF sau đó có thể dùng làm chất hóa học trung gian để sản xuất các chất liên quan đến PFOS. Ví dụ, PFOSF phản ứng với metyl hoặc etyl amin để tạo ra N-metyl hay N- etylperflooctan sunfonamit (FOSA). FOSA sau đó phản ứng với etylen cacbonat để tạo thành N-metyl hoặc N-etylperflooctan sunphonamidoetanol (FOSE). Telome hóa là quá trình mà nhà máy DuPont sử dụng để tổng hợp mạch cacbon của các hợp chất đã được ankyl hóa bằng flo, điển hình là FTOHs. Kết quả của quá trình sản xuất này chỉ các hợp chất có chuỗi ankyl mạch thẳng với cùng số lượng nguyên tử cacbon. FTOHs không được sử dụng trực tiếp trong các ứng dụng công nghiệp mà được dùng làm hóa chất trung gian trong sản xuất các hợp chất PFCs khác [12].
  • 19. 11 1.4. Đ ả ấ PFCs ƣờ Các hợp chất PFCs được sản xuất lần đầu tiên vào những năm 1940 và 1950, trước khi chúng trở nên quen thuộc đối với các cơ quan thuộc chính phủ ở các nước công nghiệp và được yêu cầu kiểm tra vật liệu mới trước khi được đưa ra thị trường. Khi các công ty tiếp tục sản xuất và đa dạng hóa các dòng sản phẩm của họ thì những đánh giá chuyên sâu về tiềm năng gây ảnh hưởng tới sức khỏe cũng được tiến hành. Kết quả của các nghiên cứu này đều ở dạng các báo cáo nội bộ mà không được công bố trong các tài liệu chính thống. Đầu những năm 2000, một số nghiên cứu chỉ ra rằng PFCs phân bố rộng rãi trong môi trường [26] và gần như tất cả các mẫu máu người thu thập trên thế giới được phát hiện có chứa lượng PFCs ở mức ng/mL [11], các nhà chức trách mới bắt đầu kêu gọi xem xét lại tất cả các nghiên cứu trước đây và đánh giá kỹ hơn về độc tính của chúng. Các nghiên cứu liên quan đến sự phơi nhiễm của chuột và khỉ đối với PFOS cho thấy sự giảm trọng lượng cơ thể, tăng trọng lượng gan và đường cong liều lượng - đáp ứng dốc đối với tỷ lệ tử vong [28, 29, 70]. Sự gia tăng u tuyến tế bào gan và u tuyến giáp thể nang đã được quan sát thấy ở những con chuột phơi nhiễm với hàm lượng PFOS cao trong thức ăn của chúng [6]. Đối với các loài gặm nhấm, PFOA có liên quan tới tăng tỷ lệ u gan, u tuyến tụy và u tinh hoàn cũng như giảm cân, sưng gan và những thay đổi trong chuyển hóa lipit [15, 19, 71]. Khi PFOS hoặc PFOA được dùng cho những con chuột mang thai, có hiện tượng tử vong ở chuột sơ sinh và giảm tăng trưởng đối với chuột con còn sống sót [47]. Các chất gây ung thư liên kết với PFOA ở loài gặm nhấm một cách gián tiếp qua quá trình kích hoạt thụ thể dạng alpha (α PPAR-) [78], nhưng sự liên quan của cơ chế này ở người vẫn là vấn đề gây tranh luận. Sử dụng các nghiên cứu trên động vật trong phòng thí nghiệm để ước tính tiềm năng gây ảnh hưởng tới sức khỏe con người là rất khó khăn, trong trường hợp này để thực hiện được điều đó còn khó khăn hơn bởi thực tế động lực học độc chất của các hợp chất PFCs có sự khác biệt đáng kể giữa các loài động vật và thậm chí giữa các giới tính khác nhau của cùng một loài [47]. Ví dụ, thời gian bán hủy của
  • 20. 12 PFOA trong chuột đồng cái (rat) là khoảng bốn giờ, trong khi ở các con chuột đực cùng một chủng là gần sáu ngày [43]. Ở những con chuột nhắt (mice), thời gian bán hủy được xem như dài hơn (17 - 19 ngày) nhưng tác động của giới tính ít được nhắc tới [48]. Ở con người, dữ liệu cho thấy chu kỳ bán hủy còn lâu hơn nữa, với PFOS và PFOA tương ứng khoảng 5,4 và 3,8 năm (giá trị trung bình) [62], không có ghi nhận nào về sự khác biệt giữa các giới tính. Nhiều nghiên cứu cho thấy chu kỳ bán hủy tăng tỷ lệ thuận với chiều dài mạch của các hợp chất, điều này không phải là luôn đúng, như perflohexansunfonat (PFHxS, 6 nguyên tử cacbon) có chu kỳ bán hủy lên tới 8,5 năm ở người [62]. Chu kỳ bán hủy tương đối dài ở người làm tăng thêm lo ngại về tiềm năng gây ảnh hưởng sức khỏe. Con đường phát thải và phơi nhiễm PFCs trong môi trường và con người được biểu diễn trong hình 1.2. Con người vô tình bị phơi nhiễm các hợp chất PFCs qua quá trình sản xuất, sử dụng và phát thải các sản phẩm chứa PFCs, chúng lan truyền trong không khí, đất và nước, tích lũy trong cơ thể con người qua chuỗi thức ăn.
  • 21. 13 Hình 1.2. Con đường phát thải và phơi nhiễm PFCs trong môi trường và con người [59] Trong khi độc tính của PFOS và PFOA đã được ghi nhận trong các nghiên cứu trên động vật thì điều tra về tiềm năng gây ảnh hưởng tới sức khỏe công nhân bị phơi nhiễm nghề nghiệp bởi các hợp chất này lại cho các kết quả mâu thuẫn với nhau. Những công nhân này có thể có hàm lượng PFCs trong máu cao gấp hàng trăm lần so với những người không bị phơi nhiễm nghề nghiệp [61] nhưng rất khó để xác định kết quả cuối cùng trong những nghiên cứu này (hoặc là tích cực hay tiêu cực) vì số người điều tra là nhỏ, mức độ phơi nhiễm là không rõ ràng, hơn nữa các cá nhân thường có tiếp xúc đồng thời với các hợp chất khác, họ có thể có tiền sử và cần những đánh giá phức tạp hơn. Trong một nghiên cứu về sự phơi nhiễm PFOS đối với công nhân, tỷ lệ tử vong do ung thư bàng quang tăng lên đối với các Con ngƣời Phơi nhiễm qua không khí, thức ăn và nước uống Phơi nhiễm nghề nghiệp hoặc tiêu dùng Sản xuất Sử dụng Phát thải Dòng thải Phơi nhiễm nghề nghiệp Phơi nhiễm nghề nghiệp Bay hơi, rửa trôi, sử dụng trực tiếp trong môi trường Bay hơi trong hệ thống xử lý, chứa trong dòng ra, sử dụng bùn thải làm phân bón, bay hơi từ bãi chôn lấp
  • 22. 14 cá nhân có ít nhất một năm phơi nhiễm nhưng phát hiện này xác suất chỉ có ba trường hợp [9]. Trong một cuộc đánh giá tiếp theo của nhóm này thì tỷ lệ mắc bệnh ung thư bàng quang đã được tìm thấy là tương tự như của người dân Mỹ, tuy nhiên tỉ lệ rủi ro gấp 1,5 - 2,0 lần đối với những công nhân bị phơi nhiễm nhiều nhất [8]. Có nhiều nghiên cứu về sự phơi nhiễm PFOA hơn PFOS đối với người lao động đã được tiến hành. Một số nghiên cứu đã chỉ ra sự liên kết tích cực giữa phơi nhiễm PFOA và cholesterol, có thể có ý nghĩa đối với sự tiến triển của bệnh tim mạch [20, 61, 66]. Nhiều nghiên cứu cho thấy PFOA liên quan tới sự tăng cao axit uric, do vậy có thể có tác động tới huyết áp và bệnh mạch máu não [20, 66]. Một số nghiên cứu đã tìm thấy mối liên quan giữa phơi nhiễm PFOA và ung thư tuyến tiền liệt [27, 54] nhưng dữ liệu ít và chưa thể kết luận chính xác [10]. Các nghiên cứu liên quan đến sự phơi nhiễm đặc trưng ở người cũng mâu thuẫn với nhau nhưng những đề xuất về tiềm năng gây ảnh hưởng tới sức khỏe con người là những kết quả quan trọng. Các hợp chất PFCs tuy cũng có độc tính cao nhưng sự tích lũy của chúng lại không tuân theo quy luật chung như các POPs khác là ở trong mô mỡ, mà chủ yếu liên kết với protein trong máu và gan. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra tác hại của các PFCs tới sức khỏe sinh sản của con người như làm suy số lượng tinh trùng [39] và làm chậm mang thai [23]. Các nghiên cứu khác đã chỉ ra sự phơi nhiễm PFOS và PFOA trước khi sinh sẽ làm giảm sự tăng trưởng của thai nhi như giảm trọng lượng và kích thước khi sinh [13, 80]. Đối với trẻ em bị phơi nhiễm PFCs thì cũng quan sát được các biểu hiện của chứng rối loạn tăng động giảm chú ý [34]. Xem xét sự có mặt trong môi trường trên diện rộng và tiềm năng gây ảnh hưởng sức khỏe con người, EPA đã ban hành các khuyến cáo y tế ngắn hạn tạm thời cho PFOS (200 ng/L) và PFOA (400 ng/L) trong nước uống [75]. Chuẩn tiếp xúc mạn tính đang được phát triển bởi EPA và đã được công bố trong các đối tượng khác nhau như nước và thực phẩm. Tại Việt Nam, cơ sở dữ liệu về mức độ ô nhiễm PFCs trong môi trường hiện còn rất nghèo nàn và mới chỉ là những thông tin thu thập một cách không đồng bộ
  • 23. 15 từ các nghiên cứu của các nhà khoa học trong và ngoài nước về xu hướng tồn tại và tích lũy của PFCs trong nước mặt. Đối tượng thứ hai được quan tâm là sự phơi nhiễm PFCs trên cơ thể người, các kết quả nghiên cứu này được công bố bởi các nhà khoa học Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc về hàm lượng PFCs trong mẫu máu và mẫu sữa. Con người có thể bị phơi nhiễm PFOS qua các con đường như: hít thở không khí, hấp thụ bụi, nước uống và ăn các loại thực phẩm bị ô nhiễm. Các chất PFCs đã được phát hiện trong máu, huyết tương, sữa mẹ và một số loại mô như mô mỡ hay gan và cả trong móng tay; tuy nhiên 2 đối tượng được quan tâm chủ yếu là mẫu máu và sữa mẹ. Hàm lượng PFOS và các hợp chất PFCs khác trong sữa của những người phụ nữ ở 07 nước châu Á đã được đánh giá [50]. Tại Việt Nam, mẫu sữa của 40 người tại TP. Hồ Chí Minh thu thập trong 2 năm 2000 và 2001 đã được phân tích. Hàm lượng PFOS trung bình và khoảng hàm lượng tương ứng là 75,8 (16,9 - 393) pg/mL. Chất có hàm lượng cao thứ 2 là PFOA (42,5 - 89,2) pg/L. Các chất PFCs khác như PFHxS, PFNA, PFBS, PFHpA có hàm lượng thấp. Nhìn chung, hàm lượng PFCs trong mẫu sữa tại Việt Nam thấp, tương đương với Campuchia, Ấn Độ và chỉ bằng khoảng 40 - 50% so với Hoa Kỳ, Đức và Trung Quốc. Sự so sánh hàm lượng PFOS trong sữa tại một số nước châu Á được thể hiện trên hình 1.3.
  • 24. 16 Hình 1.3. Hàm lượng PFOS trong sữa mẹ ở Việt Nam và một số nước [50] Một nghiên cứu khác [30] đã đánh giá hàm lượng PFOS và PFOA trong mẫu huyết tương của 258 người phụ nữ ở Nhật Bản, Hàn Quốc và Việt Nam. Tại Việt Nam, 37 người phụ nữ ở độ tuổi 20 - 40 ở Hà Nội đã được lấy mẫu để phân tích, hàm lượng PFOS trung bình là 6,78 và nằm trong khoảng hàm lượng từ 1,89 - 14,6 ng/mL; hàm lượng PFOA có giá trị trung bình 0,57 với khoảng hàm lượng < 0,2 - 1,57 ng/mL. Đối với PFOS, hàm lượng tại Việt Nam tương đương với Nhật Bản (6,19 ng/mL) và thấp hơn so với Hàn Quốc (8,43 ng/mL); đối với PFOA, hàm lượng tại Việt Nam thấp hơn hẳn so với Nhật Bản (4,10 ng/mL) và Hàn Quốc (3,48 ng/mL). 1.5. Nhữ qu đị ƣớng dẫn về các h p chất PFCs Các quy định, khuyến cáo sử dụng đối với các hợp chất PFCs trên thế giới được trình bày trong bảng 1.5 qua nghiên cứu của Zushi và cộng sự [86]. 232 121 97.7 83.6 75.8 67.3 46.1 0 50 100 150 200 250 N ậ Bả Malaysia Philippines Indonesia V ệ N Campuchia Ấ Đ H ƣ PFOS sữ ẹ ị u bì ( / )
  • 25. 17 Bảng 1.5. Tóm tắ qu định, khuy n cáo sử dụ đối với các h p chất PFCs Qu định/ ƣớng dẫn Đấ ƣớ /Đơ ị N i dung Nguồn trích dẫn Sản xuất, sử dụng, nhập khẩu Công ước Stockholm về POPS Các nước phê chuẩn PFOS và PFOSF: quy định một phần UNEP (2009b) Sắc lệnh EU Các nước thành viên EU PFOS và các dẫn xuất: quy định một phần Sắc lệnh EU (2006) Quy định ở Canada Canada FTOH, PFOS và muối của nó: cấm Chính phủ Canada (2006,2009) SNUR EPA PFOS và muối của nó, PFOSF, các chất đồng đẳng của chúng, yêu cầu khai báo khi sản xuất hoặc nhập khẩu EPA (2002) Giá trị ƣớc Nước uống MDH (Minnesota, Hoa Kỳ) PFOS, PFOA và PFBA lần lượt là: 0,3; 0,5 và 0,7µg/L MDH (2008) Nước uống DWI PFOS và PFOA: 0,3 µg/L DWI (2007) Nước uống DWC PFOS và PFOA: 0,3 µg/L DWC (2006)
  • 26. 18 Nước uống USEPA PFOS và PFOA lần lượt là: 0,4 và 0,2 µg/L USEPA (2009b) Nước uống NJDEP (New Jersey, Hoa Kỳ) PFOA: 0.04 µg/L NJDEP (2007) Giá trị đất USEPA PFOA: 16 mg/kg PFOs: 6 mg/kg USEPA (2009) PNEC: Dự đ ƣ ng không gây ả ƣởng PNEC Cơ quan môi trường (Anh) PFOS: 25 µg/L trong nước sạch và 2.5 µg/L trong nước biển TDI : H ƣ ng hấp thu hàng ngày có thể chấp nhậ đƣ c pTDI BfR (Đức) PFOS: 150 µg/kg trọng lượng/ngày (người lớn) BfR (2006) pTDI COT (Anh) PFOS và PFOA lần lượt: 0,3 và 1,5 µg/kg trọng lượng/ngày (người lớn) COT (2006a, 2009) pTDI EFSA (EU) PFOS và PFOA lần lượt là 0,15 và 1,5 µg/kg trọng lượng/ngày (người lớn) EFSA (2008)
  • 27. 19 1.6. Sự có mặt củ ấ PFCs số quố ớ Đối với môi trường nước, theo điều tra Chinagarn Kunacheva và cộng sự được tiến hành ở 41 thành phố thuộc 15 quốc gia về sự có mặt của PFOA và PFOS trong nước sông hồ từ 2004 - 2010. Kết quả cho thấy hàm lượng PFOS trung bình của 15 quốc gia là 1,9 ng/L, hàm lượng PFOS trung bình cao nhất trong các nước là sông hồ nước Anh (14,4 ng/L). Hàm lượng PFOA trung bình trung bình của mỗi thành phố nằm trong khoảng từ 0,2 - 1.630,2 ng/L, cao nhất là ở Osaka, Nhật Bản (1.630,2 ng/L) trong khi hàm lượng PFOA trung bình ở các thành phố khác đều thấp hơn 100 ng/L [17]. Theo các nghiên cứu trên thế giới, PFAAs được phát hiện với khoảng hàm lượng từ ng/L đến µg/L trong nước mặt và nước thải, trong đó, PFOA và PFOS là hai PFAAs được phát hiện nhiều nhất trong môi trường nước [51, 52]; hàm lượng PFOA theo báo cáo của Saito và cộng sự (2004) là 67.000 ng/L và PFOS là 86,2 ng/L trong mẫu nước mặt từ sông hồ [65]. Liu và cộng sự (2009) đã phát hiện hàm lượng của PFOA và PFOS trong nước mưa và tuyết lần lượt nằm trong khoảng 8,08 - 65,8 ng/L và 26,9 - 545 ng/L [53]. Loganathanh và cộng sự (2007) đã đo được PFAAs trong hệ thống xử lý nước thải ở Kentucky, Hoa Kỳ và phát hiện thấy cả PFOS (7 - 16 ng/L trong dòng vào; 8 - 28 ng/L trong dòng ra) và PFOA (22 - 184 ng/L trong dòng vào; 122 - 183 ng/L trong dòng ra) [45]. Mức độ ô nhiễm PFOS và PFOA trong môi trường nước tại 6 quốc gia châu Á bao gồm Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia, Singapore và Việt Nam với khu vực lấy mẫu tại Hà Nội đã được khảo sát [64]. Theo nghiên cứu này, hàm lượng PFOS và PFOA trong nước mặt tại Hà Nội có giá trị tương ứng 0,1 vàs 0,9 ng/L. Trong đó hàm lượng PFOS thấp nhất trong các địa điểm khảo sát với giá trị trung vị thấp hơn so với mẫu nước tại Johor Bahru, Malaysia đến hơn 70 lần (7,1 ng/L). Hàm lượng PFOA chỉ cao hơn so với 2 địa điểm là Kota Kinabalu (Malaysia) và sông Phong (Thái Lan), với giá trị trung vị của hàm lượng thấp hơn so với khu
  • 28. 20 vực có mức độ ô nhiễm cao nhất trong nghiên cứu này là sông Yodo, Nhật Bản gần 40 lần (34,4 ng/L) . Theo kết quả của một nghiên cứu khác [41] về hàm lượng của các PFCs trong môi trường nước tại miền Bắc Việt Nam, giá trị trung bình (ng/L) của hàm lượng tổng các PFCs trong nước mặt tại 05 địa điểm với các hoạt động đặc thù tại Hà Nội và Hưng Yên như sau: (1) khu vực nông thôn: 9,4; (2) điểm xả thải nước thải sinh hoạt: 12; (3) khu vực tái chế kim loại nặng từ pin và ắc quy: 16; (4) khu vực chôn lấp rác thải sinh hoạt: 8,4; và (5) khu vực tái chế rác thải điện tử: 57. Trong đó mẫu nước có hàm lượng cao nhất (360 ng/L) và thứ hai (170 ng/L) được lấy tại khu vực chôn lấp rác thải sinh hoạt và khu tái chế rác thải điện tử. Ngoài ô nhiễm trong môi trường nước, sự có mặt của PFAAs còn tìm thấy trong động vật, mẫu máu người và sữa [45] đã cho thấy sự ô nhiễm rộng rãi các hợp chất PFAAs trong môi trường. Chẳng hạn như, Moody và cộng sự (2002) đã công bố tổng hàm lượng PFSA trong mẫu cá từ 2,00 đến 72,9 µg/L, và tổng PFCAs nằm trong khoảng từ 0,07 đến 1,02 µg/L [56]. Furdui và cộng sự (2007) đã chỉ ra sự có mặt của PFCAs trong mẫu cá hồi từ sông Lớn với tổng hàm lượng trung bình cao nhất trong các mẫu từ sông Erie (19 ng/g), tiếp đến là mẫu từ sông Huron (16 ng/g), sông Ontario (10 ng/g), sông Michigan (8 ng/g) và sông Superior (7 ng/g) [25]. Đối với trầm tích, một vài nghiên cứu đã cho thấy sự có mặt của PFCs ở khoảng hàm lượng ng/g, tổng hàm lượng PFCs trong trầm tích sông Zhujiang, Trung Quốc trong khoảng 0,09 - 3,6 ng/g trọng lượng khô và tổng hàm lượng PFCs trong trầm tích sông Huangpu, Trung Quốc trong khoảng 0,25 - 1,1 ng/g [38]. Một nghiên cứu khác [14] đã công bố tổng hàm lượng PFCs trong trầm tích từ kênh dẫn nước thải của khu công nghiệp Pancevo (Serbia) lên tới 6,3 ng/g trọng lượng khô, trong đó hàm lượng PFOS cao nhất lên tới 5,7 ng/g.
  • 29. 21 1.7. Phát thải ô nhiễm PFCs từ dệt may, tái ch giấy, nhựa t i Việt Nam 1.7.1. Ô nhiễm từ ngành dệt may Cùng với điện thoại và linh kiện, dệt may là ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam trong những năm qua. Năm 2013, sản phẩm dệt may Việt Nam xuất khẩu đến hơn 180 quốc gia và vùng lãnh thổ với kim ngạch xuất khẩu đạt 17,9 tỷ USD; chiếm 13,6% tổng kim ngạch xuất khẩu Việt Nam và 10,5% GDP cả nước. Tốc độ tăng trưởng dệt may trong giai đoạn 2008 - 2013 đạt 14,5% năm đưa Việt Nam trở thành một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu dệt may nhanh nhất thế giới. Hiện cả nước có khoảng 6.000 doanh nghiệp dệt may, phần lớn thuộc khu vực kinh tế tư nhân (84%), tập trung ở Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Hồng. Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản và Hàn Quốc là 4 đối tác nhập khẩu hàng dệt may lớn nhất của Việt Nam, tuy vậy, nước ta cũng phải nhập khẩu sợi và vải chủ yếu từ Trung Quốc và Đài Loan [2]. Bên cạnh những đóng góp to lớn cho nền kinh tế nước nhà thì vấn đề môi trường trong lĩnh vực dệt may chưa được quan tâm, chú trọng, điển hình như hầu hết nước thải sau quá trình dệt nhuộm được thải ra hệ thống thoát nước mà không qua xử lý cuốn theo các chất ô nhiễm, trong đó có PFCs, chúng là chất phụ gia được sử dụng trong công đoạn tạo lớp phủ chống sờn vải, chống nước, chống dầu và chống nhăn đối chất liệu vải cotton/PE và polyamide [55]. Ước tính khối lượng PFOS nhập khẩu vào Việt Nam theo nhóm sản phẩm dệt may và vải bọc được trình bày trong bảng 1.6. Theo ước tính này, hàng năm nước ta gián tiếp nhập vào hàng tấn PFOS theo các sản phẩm dệt may và vải vóc.
  • 30. 22 Bảng 1.6 Ƣớc tính khố ƣ ng PFOS nhập khẩu vào Việt Nam theo nhóm sản phẩm dệt may và vải bọc N Tổng giá trị (USD/ ) Khố ƣ ng sản phẩm tối thiểu (tấ / ) Tổng khố ƣ ng PFOS dự báo tồn t i trong sản phẩm nhập khẩu ( / ) 2013 643.943.318 330 9.897 2012 564.121.844 289 8.670 2011 458.442.999 235 7.046 2010 389.556.370 200 5.987 2009 304.356.235 156 4.678 2008 338.096.852 173 5.196 2007 309.635.311 159 4.759 2006 266.687.507 137 4.099 2005 231.647.070 119 3.560 2004 207.693.583 106 3.192 2003 187.092.006 96 2.875 2002 165.140.726 85 2.538 2001 155.633.583 80 2.392 2000 181.184.000 93 2.785 1999 123.796.000 63 1.903 Nguồn [1] 1.7.2. Ô nhiễm từ ngành giấy Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, ngành giấy Việt Nam đã ghi nhận tốc độ tăng trưởng khá cao trong những năm qua. Giai đoạn từ năm 2007 - 2012 tiêu dùng giấy các loại tăng trưởng trên 10%, đến năm 2013 do ảnh hưởng của suy thoái nên tiêu thụ giấy chỉ đạt mức tăng khá khiêm tốn khoảng 3%. Theo thống kê của Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam, trong 5 năm qua (2007 - 2012) năng lực sản
  • 31. 23 xuất của ngành giấy nói chung tăng trưởng mạnh với tốc độ 15-17%. Sản lượng giấy, bìa các loại trong nước năm 2012 đạt tới 1,58 triệu tấn, con số này đạt 1,59 triệu tấn năm 2013 [3]. Công nghệ sản xuất giấy trong nước đang trong quá trình thay đổi để đối phó với tình trạng thiếu nguyên liệu do nhu cầu tăng quá nhanh và hạn chế trong việc phát triển rừng nguyên liệu cho sản xuất giấy. Các công ty từ chỗ chỉ sử dụng dăm gỗ làm nguyên liệu nay chuyển sang sử dụng nguyên liệu giấy tái chế, việc sử dụng giấy tái chế đem lại lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp giúp giảm giá thành sản xuất giấy. Song việc sản xuất thải ra lượng nước thải lớn kéo theo các chất ô nhiễm cụ thể như PFCs do quá trình xử lý bề mặt với các hợp chất PFASs làm giấy, bìa và các sản sản phẩm làm từ bột giấy [59]. Bảng ước tính khối lượng PFOS nhập khẩu vào Việt Nam theo nhóm giấy và bìa giấy (bảng 1.7) cho thấy tuy lượng PFOS chiếm tỉ trọng không nhiều so với khối lượng sản phẩm nhưng với tốc độ nhập khẩu như hiện nay thì vấn đề ô nhiễm từ PFOS cũng trở nên đáng lo ngại.
  • 32. 24 Bảng 1.7 Ƣớc tính khố ƣ ng PFOS nhập khẩu vào Việt Nam theo nhóm giấy và bìa giấy N Tổng giá trị (USD/ ) Khố ƣ ng sản phẩm tối thiểu (tấ / ) Tổng khố ƣ ng PFOS dự báo tồn t i trong sản phẩm nhập khẩu ( / ) 2013 6.433.166 3.241 32,41 2012 10.295.477 5.187 51,87 2011 4.351.940 2.192 21,92 2010 2.169.310 1.093 10,93 2009 1.409.390 710 7,10 2008 1.097.785 553 5,53 2007 815.366 411 4,11 2006 611.180 308 3,08 2005 220.888 111 1,11 2004 486.608 245 2,45 2003 496.065 250 2,50 2002 234.259 118 1,18 2001 337.880 170 1,70 2000 9.000 5 0,05 Nguồn [1] 1.7.3. Ô nhiễm ngành sản xuất nhựa Việt Nam là một trong các nước có tốc độ tăng trưởng ngành nhựa nhanh nhất thế giới. Sự tăng trưởng này được thấy rõ qua mức tiêu thụ nhựa bình quân trên đầu người. Năm 1989, mỗi người Việt Nam chỉ tiêu thụ nhựa ở mức 1 kg/năm; năm 2008, con số này là 22 kg/năm và năm 2013 là 35 kg/năm. Năm 2020, mức tiêu thụ này được dự đoán lên tới 45 kg/năm. Trong những năm qua, ngành công nghiệp
  • 33. 25 nhựa vẫn giữ được mức tăng trưởng đều ở cả thị trường nội địa và xuất khẩu. Thị trường xuất khẩu chính hiện nay là Nhật, Hoa Kỳ và một số nước châu Âu [4]. Theo thống kê của hiệp hội nhựa Việt Nam, năm 2014, toàn ngành đạt doanh thu hơn 9 tỷ USD, tăng 8,3% so với năm 2013. Riêng 6 tháng đầu năm 2015, ngành nhựa đạt doanh thu 4,2 tỷ USD, tăng trưởng 10,3% so với cùng kỳ năm trước. Sự tăng trưởng tiêu thụ này kéo theo sự phát triển của các công ty nhựa cả về số lượng và chất lượng. Năm 2010, nếu như cả nước chỉ có 1.200 công ty nhựa thì đến năm 2014 con số này tăng lên thành 2.200 công ty. Các công ty nhựa cũng không ngừng gia tăng quy mô sản xuất dẫn tới việc phát sinh những vấn đề về môi trường như thiếu kiểm soát có hiệu quả các nguồn nước thải và chất thải rắn [4]. Nước thải từ quá trình sản xuất và tái chế nhựa có nguy cơ nhiễm các hợp chất PFCs do chúng được sử dụng rộng rãi trong sản xuất bao bì [69]. 1.8. Giới thiệu thi t bị sắc ký lỏng ghép nối khối phổ LC-MS/MS 1.8.1. Định nghĩa Sắc ký lỏng là phương pháp sử dụng cột tách để tách các chất trong hỗn hợp ra khỏi nhau nhờ sự tương tác khác nhau của các chất đó với pha tĩnh được nhồi trong cột tách cùng với pha động luôn chảy qua cột với một tốc độ nhất định và được nhận biết bằng các detector đặc trưng. 1.8.2. Sự lưu giữ Thời gian từ khi bơm mẫu đến khi chất phân tích được rửa giải khỏi cột tách. Một quá trình sắc ký cho tư liệu là 1 sắc đồ. Mỗi pic của sắc đồ ứng với một hoặc một nhóm cấu tử của hỗn hợp cần tách. Thời gian từ khi bơm mẫu đến điểm cực đại của pic được gọi là thời gian lưu toàn phần tR, nó bao gồm cả thời gian không lưu giữ to và thời gian lưu thật tR’ khi đó: tR’=tR - to
  • 34. 26 1.8.3. Giới thiệu thiết bị sắc ký lỏng ghép nối khối phổ LC-MS/MS 8040, Shimadzu LC-MS/MS là phương pháp phân tích công cụ hiện đại sắc ký lỏng ghép nối hai lần khối phổ, cơ chế hoạt động của thiết bị LC-MS/MS 8040 của hãng Shimadzu (hình 1.4) như sau: 1. Đầu tiên, mẫu được đưa vào bộ phận sắc ký lỏng, được phun và ion hóa dưới áp suất khí quyển bằng đầu dò ion hóa (ví dụ ion hóa phun điện tử (ESI), ion hóa hóa học (APCI)). 2. Mẫu sau khi được ion hóa được đưa qua thanh nhận diện ion, sau đó được định hướng vuông góc để phun vào buồng chân không thứ nhất, nơi mẫu hội tụ vào đỉnh thanh skimmer bởi bộ phận Qarray nhằm sắp xếp các lớp ion tần số cao. 3. Các hệ đa cực sẽ cho các ion tần số cao đi qua rồi được sắp xếp trong buồng chân không thứ hai và thứ ba. 4. Sau đó, các ion được tách ra theo tỉ lệ số khối/điện tích (m/z) bởi bộ lọc tứ cực với các thanh tứ cực và buồng va chạm rồi được phát hiện bởi detector. 5. Các tín hiệu ion được khuếch đại bởi bộ khuếch đại, sau đó được xử lý bằng phần mềm xử lý dữ liệu Labsolution. Hình 1.4. Sơ đồ cấu tạo phần khối phổ của thiết bị LC-MS/MS 8040, Shimadzu
  • 35. 27 CHƢƠNG ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHI N C U 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Đánh giá mức độ ô nhiễm các hợp chất PFCs trong nước và trầm tích làng nghề dệt nhuộm Hồi Quan, Tương Giang, Bắc Ninh, làng nghề tái chế giấy Phong Khê, Bắc Ninh và làng nghề tái chế nhựa Minh Khai, Như Quỳnh, Hưng Yên. 2.2. N i dung nghiên cứu - Phân tích các mẫu nước và trầm tích bằng thiết bị sắc ký lỏng gh p nối khối phổ LC-MS/MS - Đánh giá mức độ ô nhiễm các hợp chất PFCs trong nước và trầm tích - So sánh hàm lượng các hợp chất PFCs giữa các làng nghề và so sánh với kết quả của các nghiên cứu khác trên thế giới - Đánh giá thành phần các hợp chất PFCs trong nước và trầm tích - Nghiên cứu sự di chuyển các hợp chất PFOA và PFOS từ nước vào trầm tích tại các khu vực lấy mẫu. - Đánh giá nguồn phát sinh các hợp chất PFCs tại các làng nghề, từ đó đưa ra những giải pháp quản lý hiệu quả. 2.3. Đố ƣ ng nghiên cứu 2.3.1. Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu thực hiện tại làng nghề dệt nhuộm Tương Giang, Bắc Ninh, làng nghề tái chế giấy Phong Khê, Bắc Ninh và làng nghề tái chế nhựa Như Quỳnh, Hưng Yên. Điều tra lấy mẫu nước và trầm tích tại các địa điểm trên. Thí nghiệm được thực hiện tại Phòng thí nghiệm Hóa môi trường, Trung tâm Nghiên cứu Công nghệ Môi trường và Phát triển Bền vững (CETASD), Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội.
  • 36. 28 2.3.2. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các hợp chất PFCs trong nước và trầm tích được thu thập từ các làng nghề ở Bắc Ninh và Hưng Yên. 2.4. P ƣơ ứu 2.4.1. Tham khảo tài liệu Thu thập các số liệu, dữ liệu và tổng hợp tài liệu liên quan đến các nội dung nghiên cứu: - Tìm hiểu chung về các hợp chất PFCs - Độc tính của các hợp chất PFCs và khả năng tích lũy trong môi trường - Các nghiên cứu về các hợp chất PFCs trên thế giới - Các phương pháp phân tích PFCs trong nước và trầm tích - Cách sử dụng thiết bị sắc ký lỏng ghép nối khối phổ LC-MS/MS 2.4.2. Đi u tr và hảo s t th c tế Qua điều tra, khảo sát thực tế tại các làng nghề, lựa chọn vị trí và thu thập 51 mẫu nước và 26 mẫu trầm tích tại các vị trí khác nhau. 2.4.3. Phương ph p phân tích và đ nh gi tổng hợp 2.4.3.1. Hóa chất Toàn bộ hóa chất đều thuộc loại tinh khiết dùng trong phân tích. - Dung dịch ammonia 25%, Merck, Đức - Dung dịch axit axetic 99%, Merck, Đức - Muối ammoni axetat 97%, Merck, Đức - Metanol, Merck, Đức - Nước đeion - Oasis-HLB (Tên cột: Hydrophilic - Lipophilic Balanced Copolymer, 6 cc, 200 mg, chất hấp phụ: hydrophilic/lipophilic), Ai-len - Màng lọc thủy tinh có đường kính lỗ lọc 0,45 µm; 0,2 µm, Whatman, Hoa Kỳ
  • 37. 29 - Chất chuẩn gốc: Axit pefloankyl cacboxylic (13 hợp chất bao gồm từ C4- C14, C16 và C18) và Pefloankyl sunfonat (4 hợp chất bao gồm: C4, C6, C8 và C10), 2 ppm; Chất nội chuẩn (IS): Hỗn hợp (13 C) Axit pefloankyl cacboxylic (7 hợp chất bao gồm C4, C6, C8, C9, C10, C11 và C12) và (18 O, 13 C) Pefloankyl sunfonat (2 hợp chất bao gồm C6 và C8), 2 ppm. Tất cả các dung dịch chuẩn đều được pha bằng cách pha loãng các chất chuẩn gốc trong metanol. 2.4.3.2. Thiết bị - Thiết bị quan trắc hiện trường đo thông số pH và DO, Hach, Hoa Kỳ - Hệ thiết bị sắc ký lỏng ghép nối khối phổ LC-MS/MS 8040, Shimadzu, Nhật Bản có các điều kiện phân tích như sau:  Cột tách: Shim-pack FC-ODS (đường kính cột: 2,0 mm; chiều dài cột: 150 mm, kích thước hạt: 3 µm, vật liệu hấp thụ: C18)  Tiền cột: Develosil Packed C30-UG-5 (đường kính cột: 4,0 mm, chiều dài cột: 35 mm)  Pha động A: 2 mmol/L dung dịch amoni axetat/metanol tỉ lệ thể tích 9:1  Pha động B: Metanol  Chương trình dung môi: 30% B (0 - 2,01 phút), 95% B (2,01 - 18 phút), 95% B (18 - 22 phút), 30% B (22 - 22,1 phút)  Tốc độ dòng: 0,2 mL/phút  Thể tích bơm mẫu: 5 µL  Nhiệt độ cột: 40o C  Tốc độ khí khô: 10 L/phút - Bộ lọc hút chân không Buchi, Thụy Sỹ - Bộ chiết pha rắn SPE, Supelco, Hoa Kỳ - Cân phân tích 2 số và 4 số, , Nhật Bản - Máy nước đeion Thermo Shimadzu Scientific, Hoa Kỳ - Máy siêu âm Elma D-78224 Singen/HTW, Đức
  • 38. 30 - Máy lắc Vortex Mixer KMC 1300 V, Hàn Quốc - Máy li tâm Rotina 35R, Hetteic Zentrifugen, Đức - Ống đong 100, 250, 500 mL - Lọ thủy tinh đựng mẫu 2 mL - Cốc đong 50 mL - Xilanh 50 mL 2.4.3.3. Thu thập mẫu Mẫu nước mặt được thu thập theo TCVN 6663 - 6 : 2008, lấy mẫu nước ở tầng mặt (độ sâu khoảng 5 cm) ở vị trí giữa dòng; mẫu trầm tích được thu thập theo TCVN 6663 - 13 : 2000, lấy mẫu trầm tích ở độ sâu 6 - 8 cm tại đúng vị trí lấy mẫu nước mặt. Để kết quả có độ tin cậy cao cần tiến hành lấy mẫu vào 03 thời điểm trong ngày, sau đó trộn đều rồi đem phân tích, tuy nhiên do đặc tính bền vững của các hợp chất PFCs trong môi trường và do hạn chế về nguồn kinh phí của dự án nên tác giả chỉ lấy tại mỗi vị trí 01 mẫu nước mặt duy nhất. a. Làng nghề dệt nhuộm Hồi Quan, Tương Giang, Bắc Ninh (LNDN Tương Giang) Mười lăm mẫu nước mặt và sáu mẫu trầm tích được thu từ các kênh rạch quanh làng nghề dệt nhuộm Hồi Quan (hình 2.1) thuộc xã Tương Giang, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Xã Tương Giang với tổng diện tích 5,66 km2 , dân số 11.945 người, mật độ dân số 2.110 người/km2 với nhiều nghề truyền thống là dệt và sản xuất trang phục. Ra đời cùng với các làng nghề dệt khác ở Tương Giang, nhưng Hồi Quan được xem là một trong những làng nghề phát triển nhất. Trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa, nghề dệt ở Hồi Quan đã có nhiều biến đổi rõ rệt về mô hình tổ chức sản xuất, về kỹ thuật và sự đa dạng của sản phẩm làng nghề. Chính những biến đổi đó đã làm cho làng nghề dệt Hồi Quan ngày càng phát triển. Hiện nay, toàn làng Hồi Quan có khoảng 1.200 hộ (4.300 nhân khẩu) thì hơn 60% làm nghề dệt trong đó có 10% là các hộ sản xuất lớn với hơn 900 khung dệt bán thủ công và gần 200 khung dệt máy công nghiệp ở các doanh nghiệp, giải quyết
  • 39. 31 việc làm cho hơn 500 lao động có mức lương bình quân từ 1,5 đến 2 triệu đồng/người/tháng. Những sản phẩm của làng nghề ngày càng đa dạng, xuất hiện thêm các loại vải mới như: vải màn sô tẩy thành gạc y tế, khăn trẻ sơ sinh; vải khổ rộng, sợi xe cung cấp cho nhà máy sản xuất giày d p, khăn mặt,.v.v. Hình 2.1. Bản đồ lấy mẫu LNDN Tương Gi ng Bảng 2.1. Vị trí lấy mẫu NDN Tƣơ G STT Ký hiệu mẫu Tọ đ địa lý đ Vĩ đ 1 BN-20 105°59'11.028'' 21°08'43.588'' 2 BN-21 105°59'16.219'' 21°08'47.666'' 3 BN-22 105°59'18.071" 21°08'49.011" 4 BN-23 105°59'21.308'' 21°08'51.416'' 5 BN-24 105°59'23.278'' 21°08'54.396'' 6 BN-25 105°59'25.503'' 21°08'56.009''
  • 40. 32 7 BN-26 105°59'37.077" 21°09'05.074" 8 BN-27 105°59'40.072" 21°08'55.051" 9 BN-28 105°59'46.039" 21°08'48.012" 10 BN-29 105°59'44.894'' 21°08'45.538'' 11 BN-30 105°59'40.444'' 21°08'44.384'' 12 BN-31 105°59'36.489'' 21°08'45.499'' 13 BN-32 105°59'33.550'' 21°08'42.942'' 14 BN-33 105°59'22.399'' 21°08'26.669'' 15 BN-34 105°59'51.788'' 21°08'30.973'' b. Làng nghề tái chế nhựa Như Quỳnh, Hưng Yên (LNTCN Như Quỳnh) Mười bảy mẫu nước mặt và mười mẫu trầm tích được thu từ kênh rạch quanh làng nghề tái chế nhựa Minh Khai (hình 2.2). Làng nghề tái chế nhựa Minh Khai thuộc thị trấn Như Quỳnh, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên. Hiện nay, có tới 90% trong tổng số hơn 1.000 hộ dân trong thôn Minh Khai đang làm nghề tái chế nhựa. Bình quân mỗi ngày, một lượng chất thải khổng lồ được tập kết về đây, với ước tính có khoảng 500 chuyến xe tải chở chất thải này. Nhựa phế thải bao gồm: bao bì, túi nilon, vỏ hộp,.v.v.được thu mua từ khắp nơi. Năm 2009, huyện Văn Lâm đã đưa vào hoạt động cụm công nghiệp làng nghề Minh Khai với diện tích 11 ha, có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Tính đến nay, mới chỉ có hơn 10% hộ dân vào hoạt động trong cụm công nghiệp. Số còn lại vẫn hoạt động trong khu dân cư và nhiều cơ sở quy mô lớn nhưng không hề có các phương án xử lý môi trường.
  • 41. 33 Bảng 2.2. Bản đồ lấy mẫu LNTCN Như Quỳnh Hình 2.2. Vị trí lấy mẫu NTCN N ƣ Quỳnh STT Ký hiệu mẫu Tọ đ địa lý đ Vĩ đ 1 HY-01 105°58'47.902'' 20°59'08.591'' 2 HY-02 105°58'43.618'' 20°59'15.196'' 3 HY-03 105°58'50.005" 20°59'44.024" 4 HY-04 105°58'53.017" 20°59'51.034" 5 HY-05 105°58'58.064" 21°00'21.022" 6 HY-06 105°59'18.664'' 21°00'42.188'' 7 HY-07 105°59'43.850'' 21°01'05.561'' 8 HY-08 106°00'05.002" 21°01'28.045" 9 HY-09 105°59'27.012" 21°00'32.006" 10 HY-10 105°58'51.065" 20°59'48.072" 11 HY-11 105°58'55.345'' 20°59'41.536''
  • 42. 34 12 HY-12 105°58'57.845'' 20°59'34.237'' 13 HY-13 105°59'06.332'' 20°59'37.245'' 14 HY-14 105°59'22.055" 20°59'36.094" 15 HY-15 105°59'29.035" 20°59'32.096" 16 HY-16 105°59'27.041'' 20°59'29.691'' 17 HY-17 105°59'38.000'' 20°59'27.110'' c. Làng nghề tái giấy Phong Khê, Bắc Ninh (LNTCG Phong Khê) Mười chín mẫu nước mặt và mười mẫu trầm tích được lấy dọc theo con sông Ngũ Huyện Khê (một nhánh của sông Cầu) (hình 2.3) đoạn chảy qua xã Phong Khê, tỉnh Bắc Ninh. Phong Khê với diện tích 5,49 km2 , dân số 10.488 người, mật độ dân số 1.912 người/km2 với nghề truyền thống là tái chế và sản xuất giấy, số hộ làm nghề trên chiếm 284 hộ và 200 doanh nghiệp. Hiện nay, sản phẩm của LNTCG Phong Khê rất đa dạng: giấy gió, giấy vệ sinh, giấy ăn, giấy vàng mã, giấy bao gói, bìa cát tông, chủ yếu được làm từ giấy phế liệu. Hình 2.3. Bản đồ lấy mẫu LNTCG Phong Khê
  • 43. 35 Bảng 2.3. Vị trí LNTCG Phong Khê Stt Ký hiệu mẫu Tọ đ địa lý đ Vĩ đ 1 BN-01 106°00'20.084" 21°11'01.028" 2 BN-02 106°00'38.083" 21°10'48.050" 3 BN-03 106°01'05.054" 21°10'45.037" 4 BN-04 106°01'08.939'' 21°10'33.726'' 5 BN-05 106°01'18.055" 21°10'26.055" 6 BN-06 106°01'30.097" 21°10'20.084" 7 BN-07 106°01'54.313'' 21°10'04.811'' 8 BN-08 106°02'05.299'' 21°10'23.611'' 9 BN-09 106°01'55.015" 21°10'50.073" 10 BN-10 106°02'22.066" 21°11'05.008" 11 BN-11 106°02'52.057" 21°11'05.074" 12 BN-12 106°02'21.202'' 21°09'57.752'' 13 BN-13 106°02'09.803'' 21°09'57.038'' 14 BN-14 106°02'05.004" 21°09'38.019" 15 BN-15 106°01'15.051" 21°10'13.019" 16 BN-16 106°01'21.063" 21°10'15.078" 17 BN-17 106°01'36.001" 21°10'6.024" 18 BN-18 106°00'28.083" 21°9'38.031" 19 BN-19 106°00'26.087’ 21°9'38.031"
  • 44. 36 Do đặc điểm từng khu vực và hạn chế về thời gian nên tác giả không thể thu thập được mẫu trầm tích ở tất cả các vị trí lấy mẫu nước mặt và xin trình bày chi tiết các mẫu trầm tích trong chương 3 (Kết quả và thảo luận). 2.4.3.4. Chuẩn bị mẫu a) Quy trình phân tích các hợp chất PFCs trong mẫu nước mặt Quy trình phân tích PFCs trong nước theo ISO 25101: 2009 gồm 4 bước sau: Bƣớc 1. Lọc mẫu. Mẫu nước mặt được lọc qua màng 0,45µm nhằm loại các chất rắn lơ lửng trước khi xử lý. Màng lọc có chứa cặn được ngâm trong 10 - 15 mL metanol, lắc nhẹ khoảng 5 phút, phần metanol đó được đổ vào phần nước đã lọc. Bƣớc 2. Ho t hóa cartridge. Các mẫu này được chiết bằng cột chiết pha rắn HLB đã được hoạt hóa bằng 4 mL dung dịch amonia/metanol 0,1%, 4 mL metanol và 4 mL nước đeion. Không được để khô cột ở mỗi lần rửa hóa chất và giữ lại một phần nước ở trên cartridge. Bƣớc 3. Chi t mẫu. Thêm IS 1 mL, hàm lượng 2 ppb vào chai mẫu đã được lọc (500 mL mẫu), lắc đều. Cho mẫu vào phía trên xilanh 50 mL rồi bật chân không, điều chỉnh tốt độ khoảng 1 giọt/một giây (3 - 6 mL/phút) → 10 mL/phút. Tiếp đó, tráng chai đựng mẫu 3 lần, mỗi lần 5 mL nước đeion. Loại bỏ nước qua cột bằng chân không với 30 giây, nếu vẫn chưa loại hết nước, lặp lại vài lần hút nhưng không được vượt quá 2 phút. Bƣớc 4. Rửa giải và cô mẫu. 4 mL dung dịch đệm axetat được cho vào cartridge đã loại nước. Hút chân không 2 phút để loại bỏ hoàn toàn khỏi cartridge. Rửa giải với 4 mL metanol, 4 mL 0,1% dung dịch ammonia/metanol với tốc độ rửa giải một giọt/một giây. Dung môi rửa giải được thu vào ống nghiệm nhựa có chia vạch hoặc thủy tinh. Cô mẫu về 1 mL bằng khí Nitơ. Quy trình tóm tắt được trình bày như sơ đồ dưới đây (hình 2.4):
  • 45. 37 Hình 2.4. Quy trình phân tích PFCs trong nước (ISO 25101, 2009) b) Quy trình phân tích các hợp chất PFCs trong trầm tích Mẫu trầm tích được xử lý theo quy trình của Higgins và cộng sự (hình 2.5) bao gồm các bước sau: Bƣớc 1. Xử ý sơ b . Mẫu được phơi khô để xác định độ ẩm, sau đó được nghiền mịn rồi sàng rây. Bƣớc 2. Chi t mẫu. Quy trình chiết mẫu khá phức tạp gồm 12 bước được trình bày chi tiết như sơ đồ dưới đây (hình 8). Bƣớc 3. Ho t hóa cartridge. Lắp cartridge, phía trên lắp xilanh 50 mL. Rửa cartridge với 4 mL dung dịch amonia/metanol 0,1%, tiếp theo thêm 5 mL metanol, Làm s ch - 4 mL dung dịch đệm Acetate Mẫu ƣớc 500 mL Lọc qua màng 0.45 µm Ho t hóa Catridge - 4 mL Ammonia/MeOH 0,1% - 4 mL MeOH - 4 mL H2O Chi t mẫu - Tốc độ dòng: 3 mL/phút Cô và lọc mẫu - Cô mẫu bằng khí N2 về 1 mL - Lọc qua màng 0.2µm Rửa giải - 4 mL MeOH - 4 mL Ammonia/MeOH 0,1% - Tốc độ 3 mL/phút Phân tích bằng LC-MS/MS - Thêm 1 mL IS, 2 ppb
  • 46. 38 5 mL axit axetic 1%. Không để khô cột ở mỗi lần rửa hóa chất và giữ lại một phần nước ở trên cartridge. Bƣớc 4. Làm s ch. Dung dịch chiết được cho chảy qua cartridge đã được hoạt hoát. Bật chân không, điều chỉnh tốt độ khoảng 1 giọt/một giây (1 - 2 mL/min). Dùng 10 mL nước đeion để tráng rửa, thêm 2 mL dung dịch đệm axetat nhằm loại nước. Bƣớc 5. Rửa giải và cô mẫu. Mẫu trầm tích 1g Thêm chất n i chuẩn (IS) - 1mL IS, 2ppb Chi t mẫu (1) 1.Thêm10mL axit axetic 1% 2. Lắc votex 1 phút 3. Siêu âm 15 phút (60o C) 4. Ly tâm 1500 vòng/phút, 5 phút 5. Gạn dd sang ống khác 6. Thêm 2,5mL MEOH/1% Axit acetic (9/1:v/v) 7. Lắc votex 1 phút 8. Siêu âm 15 phút (60o C) 9. Ly tâm 1500 vòng/phút, 5 phút 10. Gạn dd gộp vào ống phía trên 11. Lặp lại bước 1-10 12. Tráng rửa với 10mL axit axetic 1% Làm s ch - 2mL dung dịch đệm Axetat Ho t hóa Catridge C18 - 4mL Ammonia/MeOH 0,1% - 5mL MeOH - 5mL axit axetic 1% Chi t mẫu (2) - Tốc độ dòng: 3mL/phút Cô và lọc mẫu - Cô mẫu bằng khí N2 về 1mL - Lọc qua màng 0.2µm Rửa giải - 4mL MeOH - 4mL Ammonia/MeOH 0,1% - Tốc độ 3mL/phút Phân tích bằng LC-MS/MS
  • 47. 39 Hình 2.5. Quy trình phân tích PFCs trong trầm tích [18] 2.4.4. Phương ph p đ nh gi và ử lý số liệu a, Phương ph p xử lý số liệu Sau khi bơm mẫu trên thiết bị sắc ký lỏng ghép nối khối phổ LC-MS/MS, sử dụng phần mềm Labsolution (Shimadzu) để kẻ chân peak và dùng đường chuẩn được lập sẵn từ trước đó. Phần mềm sẽ tính toán hàm lượng PFCs trong mẫu đem bơm, từ đó, suy ra hàm lượng PFCs trong mẫu thật qua thể tích mẫu ban đầu. Giả sử, thể tích mẫu đem đi phân tích là X (L), kết quả hàm lượng trên máy là a (ng/mL), thể tích đem bơm là 1 mL. Ta có thể suy ra hàm lượng PFCs trong mẫu ban đầu: b = (ng/L). b, Phương ph p đ nh gi Đánh giá hiện trạng và nguy cơ ô nhiễm các hợp chất PFCs tại các làng nghề.
  • 48. 40 CHƢƠNG ẾT QUẢ NGHI N C U VÀ THẢO U N 3.1. K t quả quan trắc hiệ ƣờng khu vực các làng nghề Miền Bắc - Việt Nam chia thành hai mùa rõ rệt: mùa mưa k o dài từ tháng 4 đến tháng 10 còn mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến hết tháng 3 của năm sau. Do đặc tính hòa tan tốt trong nước nên hàm lượng các hợp chất PFCs trong mẫu nước mặt được thu thập từ kênh rạch thuộc các làng nghề cũng biến động theo mùa. Qua khảo sát thực tế quanh khu vực các làng nghề, tác giả lựa chọn các điểm lấy mẫu dựa theo các tiêu chí sau:  Lấy mẫu phân bố đều trong khu vực nghiên cứu nhằm đánh giá tổng thể mức độ ô nhiễm các hợp chất PFCs trong nước và trầm tích tại các làng nghề.  Nếu lấy trên cùng một dòng sông, mương hay rãnh thoát nước cần lấy tại các vị trí đầu, giữa và cuối để đánh giá theo dòng chảy.  Lấy mẫu tại các điểm nghi ngờ có hàm lượng các hợp chất PFCs cao ví dụ như cống thải từ làng nghề đổ ra kênh rạch, cạnh các công ty tái chế với quy mô lớn.  Lấy mẫu theo cảm quan về màu nước và mùi như tại các vị trí có màu nước đen và bốc mùi hôi thối. Nghiên cứu được tiến hành với 15 mẫu nước và 6 mẫu trầm tích từ LNDN Tương Giang, 17 mẫu nước và 10 mẫu trầm tích từ LNTCN Như Quỳnh, mỗi mẫu được thu vào 2 đợt (mùa khô: tháng 2/2015 và mùa mưa: tháng 8/2015), 19 mẫu nước và 10 mẫu trầm tích từ LNTCG Phong Khê vào đợt lấy mẫu mùa mưa (tháng 8/2015). 3.1.1. Chất lượng môi trường khu v c LNDN Tương Gi ng Cũng như các làng nghề truyền thống khác, LNDN Tương Giang chưa có hệ thống xử lý nước thải nên nước thải sản xuất cùng với nước thải sinh hoạt được người dân xả trực tiếp ra môi trường xung quanh gây ô nhiễm nước mặt nghiêm trọng. Chất thải rắn vẫn chưa được thu gom, hầu hết các hộ dân đều tự thu gom và đổ ra bãi rác của làng. Tiếng ồn phát ra do vận hành máy dệt, quấn sợi và do sự va
  • 49. 41 chạm của guồng sợi. Khí thải sinh ra từ các phân xưởng dệt, lò hơi và các lò nấu tẩy nhỏ có dùng than phục vụ quá trình giặt nóng, nấu, sấy và nhuộm. Kết quả quan trắc các thông số hiện trường LNDN Tương Giang được trình bày trong bảng 3.1. Nhìn chung, giá trị DO vào mùa mưa cao hơn vào mùa khô do mùa mưa lượng nước nhiều pha loãng các tạp chất làm cho hàm lượng oxy hòa tan cao hơn. Hầu hết các mẫu nước mặt thuộc LNDN Tương Giang đều có giá trị DO thấp, điều này cho thấy sự ô nhiễm phát sinh bởi các hoạt động sản xuất từ làng nghề. Đặc biệt, những mẫu có giá trị DO thấp như BN-26, BN-29, BN-30 đều được thu thập tại rãnh nước đối diện các xưởng dệt nhuộm hoặc cống nước thải. Nước mặt ở đây có môi trường trung tính đến kiềm yếu với giá trị pH dao động trong khoảng từ 7,1 - 7,9 vào mùa khô và từ 7,2 - 8,4 vào mùa mưa. Bảng 3.1. K t quả quan trắc các thông số hiệ ƣờ NDN Tƣơ G Ký hiệu mẫu Lo i mẫu Mùa khô Mù ƣ Nhiệt độ (o C) DO (mg/L) pH Nhiệt độ (o C) DO (mg/L) pH BN-20 Nước, trầm tích 24,9 4,7 7,6 32,8 5,9 7,3 BN-21 Nước, trầm tích 24,9 3,6 7,2 31,7 4,1 7,2 BN-22 Nước, trầm tích 25,3 5,4 7,4 34,2 6,3 7,3 BN-23 Nước, trầm tích 25,4 4,8 7,3 33,1 4,9 7,2 BN-24 Nước, trầm tích 25,2 6,4 7,4 32,9 6,4 7,4
  • 50. 42 BN-25 Nước 25,0 6,3 7,6 32,6 7,0 7,3 BN-26 Nước 25,2 2,6 7,1 33,3 4,4 7,2 BN-27 Nước 26,0 8,2 7,9 33,6 9,5 8,4 BN-28 Nước 25,6 4,6 7,9 32,3 5,5 7,9 BN-29 Nước 25,1 1,2 7,3 33,0 3,4 7,5 BN-30 Nước 25,4 1,8 7,6 33,2 2,1 7,6 BN-31 Nước 26,2 3,2 7,6 33,2 4,1 7,7 BN-32 Nước 25,8 3,4 7,7 33,3 4,0 7,7 BN-33 Nước, trầm tích 26,0 4,5 7,4 34,2 5,8 7,5 BN-34 Nước 26,2 4,6 7,4 33,9 5,4 7,4 3.1.2. Chất lượng môi trường khu v c LNTCN Như Quỳnh LNTCN Như Quỳnh là làng nghề tái chế nhựa lớn nhất miền Bắc nước ta. Đây là một trong những điểm nóng về ô nhiễm làng nghề. Thôn Minh Khai, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên lúc nào cũng tấp nập, mỗi ngày nơi đây tái chế trung bình hàng trăm tấn nhựa phế thải. Nhựa, nilon các loại được thu gom về đây từ nhiều tỉnh thành trên cả nước nhưng bất ngờ nhất là các cơ sở tái chế nhựa còn nhận các loại nhựa phế thải từ nhiều nước trên thế giới như Nhật Bản, Hàn Quốc và thậm chí cả nhiều nước châu Âu. Càng đi sâu vào làng sự ô nhiễm càng rõ hơn, rác ở khắp nơi bao gồm cả rác thải y tế độc hại, khí thải phát ra từ các cơ sở tái chế nhựa, nước thải đen ngòm được xả trực tiếp ra môi trường mà không qua xử lý gây ô nhiễm nghiêm trọng.
  • 51. 43 Các thông số hiện trường LNTCN Như Quỳnh được trình bày trong bảng 3.2. Chính vì sự ô nhiễm nghiêm trọng mà giá trị DO trong nước mặt thấp dao động trong khoảng từ 1,2 - 5,6 mg/L vào mùa khô và từ 1,8 - 5,9 mg/L vào mùa mưa. Tương tự như LNDN Tương Giang, giá trị DO vào mùa mưa cao hơn mùa khô. pH dao động trong khoảng từ 6,9 - 7,5 vào mùa khô và từ 6,8 - 7,9 vào mùa mưa. Bảng 3.2. K t quả quan trắc các thông số hiệ ƣờ NTCN N ƣ Quỳnh Ký hiệu mẫu Lo i mẫu Mùa khô Mù ƣ Nhiệt độ (o C) DO (mg/L) pH Nhiệt độ (o C) DO (mg/L) pH HY-01 Nước 21,1 3,9 7,3 34,6 4,7 7,5 HY-02 Nước, trầm tích 22,3 4,5 7,0 35,7 5,2 7,1 HY-03 Nước, trầm tích 22,3 3,3 7,3 32,9 4,1 7,3 HY-04 Nước, trầm tích 21,7 4,2 7,3 35,5 5,9 7,9 HY-05 Nước 21,9 2,7 7,2 32,3 4,4 7,0 HY-06 Nước, trầm tích 22,0 3,2 7,2 32,3 4,6 7,2 HY-07 Nước 21,8 4,4 7,3 33,4 5,5 7,5 HY-08 Nước 21,5 5,6 7,3 33,9 5,8 7,4 HY-09 Nước 21,4 5,4 7,5 33,3 5,8 7,7 HY-10 Nước, 21,5 2,3 7,3 31,3 3,3 6,8
  • 52. 44 trầm tích HY-11 Nước 21,5 1,8 7,2 29,1 3,1 6,9 HY-12 Nước 23,6 1,5 7,0 29,0 2,4 6,9 HY-13 Nước, trầm tích 22,0 1,5 7,0 28,9 1,8 7,3 HY-14 Nước, trầm tích 22,5 2,3 6,9 30,5 4,3 7,0 HY-15 Nước, trầm tích 22,2 1,2 7,2 33,9 2,1 7,6 HY-16 Nước, trầm tích 23,1 1,9 7,1 34,0 2,1 7,5 HY-17 Nước, trầm tích 21,1 1,4 7,4 35,9 3,4 7,6 3.1.3. Chất lượng môi trường khu v c LNTCG Phong Khê Là chi lưu của sông Đuống, dòng sông Ngũ Huyện Khê bắt nguồn từ huyện Đông Anh, Hà Nội, chảy qua địa phận Phong Khê, Bắc Ninh. Được sử dụng để tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp nhưng hiện nay nguồn nước sông Ngũ Huyện Khê đang bị ô nhiễm nghiêm trọng. Nước sông đen ngòm bốc mùi hôi thối, những mảng rác kết thành bè chiếm gần hết mặt sông. Phong Khê là một trong những địa điểm ô nhiễm nhất tỉnh Bắc Ninh. Qua khảo sát thực tế, cả làng nghề Phong Khê hiện nay trong tình trạng ô nhiễm báo động, không chỉ khói thải độc hàng ngày xả ra môi trường sống mà các ao hồ và đặc biệt là dòng sông Ngũ Huyện Khê chảy qua địa phận Phong Khê hàng ngày đón nhận một lượng lớn nước thải từ hơn 200 nhà máy tái chế giấy. Rác thải từ những cơ sở sản xuất chất thành đống dọc bờ đê tràn xuống lòng sông. Kết quả quan trắc cho thấy, giá trị DO dao động trong khoảng từ 0,3 -
  • 53. 45 7,9 mg/L, những điểm lấy mẫu có giá trị cao như BN-01, BN-02, BN-03, BN-04 là những điểm đầu nguồn sông Ngũ Huyện Khê. Các điểm thu mẫu có giá trị DO thấp từ 0,3 - 4,2 mg/L (chiếm 13/19 mẫu) đã phần nào minh chứng mức độ ô nhiễm của dòng sông Ngũ Huyện Khê đoạn chảy qua các công ty sản xuất và tái chế giấy Phong Khê. Giá trị pH dao động trong khoảng từ 6,8 - 7,5 cho thấy môi trường nước trung tính. Kết quả quan trắc các thông số hiện trường LNTCG Phong Khê được thể hiện chi tiết trong bảng 3.3. Bảng 3.3. K t quả quan trắc các thông số hiệ ƣờng LNTCG Phong Khê Ký hiệu mẫu Lo i mẫu Mù ƣ Nhiệt độ (o C) DO (mg/L) pH BN-01 Nước, trầm tích 29,5 7,9 7,5 BN-02 Nước, trầm tích 32,8 5,7 7,5 BN-03 Nước, trầm tích 32,6 5,8 7,3 BN-04 Nước, trầm tích 33,3 6,9 7,4 BN-05 Nước 32,5 0.9 6,8 BN-06 Nước 32,1 2,8 7,3 BN-07 Nước 33,3 6,6 7,5 BN-08 Nước, trầm tích 31,7 3,8 7,4 BN-09 Nước, trầm tích 32,9 5,8 7,5 BN-10 Nước, trầm tích 32,9 2,0 7,4 BN-11 Nước, 32,1 1,3 7,4
  • 54. 46 trầm tích BN-12 Nước 35,4 4,2 7,5 BN-13 Nước 33,8 0,4 6,9 BN-14 Nước, trầm tích 35,3 0,5 7,1 BN-15 Nước, trầm tích 32,6 1,5 6,8 BN-16 Nước 33,6 0,3 6,8 BN-17 Nước 33,8 0,6 6,9 BN-18 Nước 32,7 0,3 7,1 BN-19 Nước 33,5 0,7 7,2 3.2. Giới h đị ƣ ng và hiệu suất của các mẫu thu hồi Cứ 10 mẫu, phân tích 01 mẫu trắng. Phân tích mẫu thêm chuẩn cho mỗi mẻ mẫu: thêm 1ml dung dịch chuẩn 2 ppb vào 500 mL nước đeion. Đồng thời, phân tích 03 mẫu thu hồi (đã biết trước hàm lượng) thực hiện quy trình giống như mục 2.4.3.5 (bỏ qua bước lọc mẫu). Hiệu suất thu hồi đạt từ 75 - 110%. Kết quả chi tiết được trình bày trong bảng 3.4.
  • 55. 47 Bảng 3.4. K t quả phân tích các mẫu thu hồi Stt Tên chất Đơ ị H ƣ ng bi ƣớc Mẫu 1 Mẫu 2 Mẫu 3 1 PFHxA ppb 5,00 5,36 6,02 5,73 2 PFBS ppb 5,00 5,99 5,17 5,39 3 PFHpA ppb 5,00 5,46 5,95 5,77 4 PFOA ppb 5,00 5,10 5,55 5,68 5 PFHxS ppb 5,00 5,19 5,72 5,86 6 PFNA ppb 5,00 5,51 5,37 5,56 7 PFDA ppb 5,00 5,02 5,55 5,98 8 PFOS ppb 5,00 5,30 5,53 6,03 9 PFUnDA ppb 5,00 5,26 5,36 5,60 10 PFDoDA ppb 5,00 4,56 5,16 4,56 11 PFDS ppb 5,00 5,17 5,13 5,13 12 PFTrDA ppb 5,00 5,04 5,20 5,31 13 PFTeDA ppb 5,00 5,08 4,70 4,89 Xác định giới hạn phát hiện của phương pháp (MDL): Lấy hàm lượng cao hơn giới hạn phát hiện trên máy (IDL) 10 lần, thêm chuẩn vào mẫu nước đeion và thực hiện quá trình phân tích giống như trên (bao gồm cả bước lọc mẫu). Sau đó tính toán để đưa ra giới hạn định lượng các hợp chất PFCs trong nước và trầm tích (bảng 3.5).
  • 56. 48 Bảng 3.5. Giới h đị ƣ ng các h p chất PFCs ƣớc và trầm tích Stt Tên chất Mẫu ƣớc (ng/L) Mẫu trầm tích (ng/g) 1 PFHxA 0,26 0,08 2 PFBS 0,15 0,05 3 PFHpA 0,25 0,08 4 PFOA 0,35 0,11 5 PFHxS 0,31 0,09 6 PFNA 0,41 0,12 7 PFDA 0,49 0,15 8 PFOS 0,19 0,06 9 PFUnDA 0,36 - 10 PFDoDA 0,29 - 11 PFDS 0,14 0,14 12 PFTrDA 0,34 - 13 PFTeDA 0,47 - Chú thích: (-) Không phân tích 3.3. Đ ứ đ ễ ấ PFCs ƣớ số ề ệt nhu m và tái ch giấ ự Mười ba hợp chất PFCs trong nước được phân tích trong nghiên cứu này bao gồm: PFHxA, PFBS, PFHpA, PFOA, PFHxS, PFNA, PFDA, PFOS, PFUnDA, PFDoA, PFDS, PFTrDA và PFTeDA.
  • 57. 49 3.3.1. Các hợp chất PFCs trong nước mặt thuộc LNDN Tương Gi ng Tổng hàm lượng các hợp chất PFCs trong các mẫu nước mặt được thu thập từ LNDN Tương Giang vào mùa khô nằm trong khoảng từ 6,27 - 378,69 ng/L (trung bình: 43,05 ng/L) và mùa mưa từ 4,77 - 17,66 ng/L (trung bình: 11,50 ng/L). Kết quả phân tích cho thấy nhìn chung vào mùa khô hàm lượng PFCs cao hơn vào mùa mưa (hình 3.1). Đặc trưng của khu vực lấy mẫu này phải kể tới là hệ thống rãnh thoát nước nội bộ, không lưu thông nhiều với những khu vực lân cận. Do vậy, vào mùa khô lượng nước không nhiều làm cho hàm lượng PFCs cao hơn so với mùa mưa. Điển hình như các mẫu BN-23, BN-24, BN-25 và BN-26, giá trị mùa khô cao gần gấp đôi giá trị mùa mưa. Đặc biệt là mẫu BN-30, hàm lượng PFCs vào mùa khô đạt tới 378,69 ng/L trong khi vào mùa mưa lại khiêm tốn ở mức 4,77 ng/L, trong đó, hợp chất chiếm lượng nhiều nhất trong thành phần PFCs là hợp chất mạch dài PFUnDA (11 nguyên tử cacbon), điều này được lý giải là do thành phần từ nguyên liệu đầu vào có thể chứa nhiều PFUnDA, cũng như các hợp chất PFCs khác, PFUnDA được sử dụng trong rất nhiều ứng dụng trong đó có dệt nhuộm, chúng được dùng như lớp phủ bề mặt vải sợi. Mẫu BN-30 được thu từ mương thoát nước thải làng Hồi Quan, Tương Giang, đối diện xưởng dệt nhuộm Tuyết Hoa, vào mùa khô nước đen nghịt do hoạt động sản xuất trong làng diễn ra mạnh mẽ và các chất bẩn bị lắng đọng lại. Vào mùa mưa, mương thoát nước này bị nước mưa rửa trôi cuốn theo các chất bẩn làm cho hàm lượng của chúng cũng giảm đáng kể. Các mẫu từ BN-20 đến BN-25 được thu thập dọc theo kênh rạch ven làng, khoảng cách giữa các mẫu chừng 150 m phía Tây Bắc của làng Hồi Quan, không có biến động nhiều về hàm lượng tại các vị trí lấy mẫu này và kết quả mùa khô đều cao hơn mùa mưa. Các mẫu BN-28 đến vị trí BN-32 mỗi vị trí cách nhau khoảng 140 m phía Đông Nam làng Hồi Quan.
  • 58. 50 Hình 3.1. Biểu đồ kết quả phân tích PFCs trong nước mặt LNDN Tương Gi ng 3.3.2. Các hợp chất PFCs trong nước mặt thuộc LNTCN Như Quỳnh Tổng hàm lượng PFCs trong các mẫu nước mặt được thu thập từ LNTCN Như Quỳnh vào mùa khô dao động từ 6,08 - 63,51 ng/L (trung bình: 23,99 ng/L) và mùa mưa 4,65 - 163,80 ng/L (trung bình: 49,25 ng/L) (hình 3.2). Chênh lệch hàm lượng PFCs giữa mùa khô và mùa mưa ở một số mẫu khá nhiều, một trong số đó là các mẫu mẫu HY-13, mẫu HY-15 và mẫu HY-16 có hàm lượng PFCs vào mùa khô và mùa mưa lần lượt là 32,76 và 163,80; 31,63 và 152,92; 15,84 và 159,10 (ng/L). Trái ngược với quy luật theo mùa của LNDN Tương Giang, các mẫu nước của LNTCN Như Quỳnh có 2 xu hướng chính, một là hàm lượng PFCs chênh lệch giữa 2 mùa không lớn, ví dụ như các mẫu: HY-02, HY-03, HY-04, HY-05, HY-06, HY-07, HY-10, HY-11, HY-14 và HY-17, xu hướng này được giải thích là do mức độ sản xuất giữa 2 mùa khá ổn định, không biến động nhiều, xu hướng thứ hai là hàm lượng PFCs chênh lệch rất lớn và mùa mưa lại cao hơn mùa khô, ví dụ như các 378,7 0 5 10 15 20 25 30 35 40 TổƣPFCs(/) Mùa khô Mùa mưa
  • 59. 51 mẫu: HY-08, HY-09, HY-13, HY-15, HY-16 hàm lượng PFCs gấp từ 2-3 lần so với mùa khô. Một vài mẫu có hàm lượng PFCs cao đột biến, ví dụ như các mẫu HY-13 được thu từ đầm cạnh đình làng Khoai có hàm lượng PFCs lên tới 164 ng/L, HY-15 và HY-16 được thu từ rãnh thoát nước của làng Khoai lần lượt lên tới 153 ng/L và 159 ng/L. Đây là những vị trí đón nhận chất thải từ hoạt động sản xuất của cả làng nghề, hơn nữa do đặc tính hòa tan tốt trong nước, rãnh nước thải thông với các hệ thống thoát nước lân cận nên hàm lượng PFCs vào mùa mưa cao hơn mùa khô. Hai vị trí lấy mẫu HY-15 và HY-16 cách nhau khoảng hơn 100 m có hàm lượng cao các hợp chất PFCs đột biến, cách các vị trí HY-14 và HY-17 khoảng 200 - 300 m, tương tự hai vị trí HY-12 và HY-13 cách nhau chừng 260 m, có thể thấy khu vực nhỏ bao quanh bởi các vị trí này có hàm lượng các hợp chất PFCs khá cao. Do đặc tính hoà tan tốt trong nước mà các hợp chất PFCs bị cuốn theo nước thải từ các đơn vị sản xuất xung quanh tập kết tại mương đón nhận chất thải điều này cũng có nghĩa đây là khu vực có mức độ sản xuất thường xuyên và quy mô lớn. Hình 3.2. Hàm lượng PFCs trong mẫu nước thuộc LNTCN Như Quỳnh 163,8 152,9 159,1 0 10 20 30 40 50 60 70 80 TổƣPFCs(/) Mùa khô Mùa mưa
  • 60. 52 3.3.3. Các hợp chất PFCs trong nước mặt thuộc LNTCG Phong Khê Tổng hàm lượng PFCs trong các mẫu nước mặt được thu từ LNTCG Phong Khê vào mùa mưa nằm trong khoảng từ 3,28 - 282,89 ng/L (trung bình: 46,43 ng/L) (hình 3.3). Sự chênh lệch giữa các mẫu khá nhiều, điển hình mẫu thấp nhất và mẫu cao nhất lệch nhau tới 279,6 ng/L. Đặc biệt có ba mẫu cho kết quả cao đột biến, bao gồm các mẫu BN-05 được thu từ rãnh nước cạnh công ty Văn Năng có hàm lượng PFCs lên tới 89,07 ng/L; mẫu BN-14 và BN-17 được thu từ cống xả của làng Đống Cao (hay còn gọi là làng nghề Dương Ổ) và rãnh nước cạnh công ty Phú Tường lần lượt lên tới 282,89 ng/L và 106,34 ng/L. Công ty giấy Văn Năng, là đơn vị đã hoạt động tái chế nhựa từ năm 2005 và Phú Tường là một trong những công ty tái chế và sản xuất giấy lâu năm với quy mô lớn tại xã Phong Khê với tần suất hoạt động thường xuyên. Điều này lý giải tại sao hàm lượng PFCs trong nước lại cao đột biến ở quanh những khu vực này. Mặc dù các mẫu nước mặt được thu dọc theo sông Ngũ Huyện Khê nhưng có những điểm hàm lượng thấp và có những điểm hàm lượng các hợp chất PFCs lại cao đột biến. Cụ thể như, vị trí lấy mẫu BN-04 cách BN-05 khoảng 400 m, vị trí lấy mẫu BN-05 cách BN-06 khoảng 400 m, vị trí lấy mẫu BN-06 cách BN-07 khoảng 480 m. Trong khi mẫu BN-04, BN-07 có hàm lượng PFCs thấp (lần lượt là 15,65 và 18,44 ng/L) thì mẫu BN-05, BN-06 có hàm lượng cao gấp 3 - 4 lần (lần lượt là 89,07 và 74,77 ng/L). Do vị trí lấy mẫu BN-05 cạnh công ty Văn Năng nên hàm lượng PFCs cao đột biến, sau đó chất bẩn bị pha loãng dần tới điểm BN-06 hàm lượng thấp hơn rồi đến điểm BN-07 hàm lượng PFCs thấp hơn nữa. Tiếp theo, tại 02 điểm cách nhau khoảng 600 m có hàm lượng PFCs trong nước mặt cao đột biến là BN-13 và BN-14 (lần lượt là 59,89 và 282,89 ng/L) đều thuộc làng giấy Đống Cao, xã Phong Khê. Trong những nghiên cứu tiếp theo, tác giả sẽ tiếp tục tiến hành phân tích thêm một số mẫu tại khu vực làng Đống Cao để đánh giá chính xác hơn về mức độ nhiễm các hợp chất PFCs trong nước mặt thuộc làng nghề này.
  • 61. 53 Hình 3.3. Hàm lượng PFCs trong mẫu nước thuộc LNTCG Phong Khê 3.4. So sánh mứ đ nhiễm các h p chất PFCs ƣớc giữa các làng nghề Kết quả thể hiện trong biểu đồ so sánh hàm lượng PFCs trong nước mặt giữa các làng nghề (hình 3.4) cho thấy có sự khác biệt rõ rệt về hàm lượng giữa các làng nghề, điều này phản ánh đúng với hoạt động tái chế và sản xuất tại các khu vực nghiên cứu. Một trong các minh chứng phải kể đến là LNDN Tương Giang tuy còn sản xuất nhưng quy mô nhỏ lẻ, chủ yếu là quy mô hộ gia đình, do vậy có kết quả tổng hàm lượng trung bình các hợp chất PFCs ở mức thấp: 11,50 ng/L. Trong khi đó các làng nghề có quy mô lớn cũng như có các hoạt động tái chế, sản xuất lớn hơn như LNTCN Như Quỳnh, LNTCG Phong Khê thì có tổng hàm lượng trung bình PFCs cao hơn nhiều, lần lượt là 46,42 và 49,25 ng/L. Hàm lượng PFOA trung bình trong các mẫu nước thuộc LNDN Tương Giang, LNTCN Như Quỳnh và LNTCG Phong Khê lần lượt là 2,81; 8,11 và 10,23 ng/L, hàm lượng PFOS trung bình lần lượt là 0,33; 2,71 và 1,82 ng/L. 89 283 106 0 10 20 30 40 50 60 70 80TổƣPFCs(/) LNTCG Phong Khê
  • 62. 54 Hình 3.4. Biểu đồ so s nh hàm lượng PFCs trong nước mặt giữa các làng ngh Nhìn chung, hàm lượng PFOA và PFOS trong các mẫu khá tương đồng với kết quả của các nghiên cứu trên thế giới đã báo cáo trước đây, điển hình như trong nghiên cứu của tác giả Lâm cho thấy hàm lượng PFOA và PFOS được phát hiện trong mẫu nước sông tại một số thành phố ở Hàn Quốc lần lượt là 0,29 - 8,34 và 0,25 - 15,07 ng/L [46]. Hàm lượng PFOS cao nhất được phát hiện trong nghiên cứu này là 86,2 ng/L. Liu và cộng sự (2009) đã công bố hàm lượng của PFOA và PFOS trong nước mưa và tuyết lần lượt nằm trong khoảng từ 8,08 - 65,80 ng/L và 26,9 - 545 ng/L [53]. Bảng 3.6 trình bày tổng hàm lượng PFCs, PFOA và PFOS trong mẫu nước mặt tại các làng nghề và trong mẫu nước sông hồ của vài nước trên thế giới. Nhìn chung, kết quả không cao hơn so với các nghiên cứu khác trên thế giới, tuy nhiên có nhiều điểm có hàm lượng cao đột biến tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm lâu dài. 163 0 10 20 30 40 50 60 LNDN Tương Giang LNTCN Như Quỳnh LNTCG Phong Khê HƣPFCsubì(/) Tổng PFOA PFOS 283
  • 63. 55 Bảng 3.6 H ƣ ng PFCs trung bình và lớn nhất ( / ) ƣớc mặt t i các làng nghề ƣớc sông hồ của m ƣớc trên th giới Các khu vực nghiên cứu PFOA PFOS PFCs Nguồn trích dẫn LNDN Tương Giang Trung bình 2,81 0,33 11,50 Lớn nhất 19,50 5,76 378,69 LNTCN Như Quỳnh Trung bình 8,11 2,71 49,25 Lớn nhất 24,76 9,03 163,80 LNTCG Phong Khê Trung bình 10,23 1,82 46,43 Lớn nhất 42,89 5,16 282,89 Khu vực nông thôn, Hưng Yên 2,80 < 0,8 9,40 [41] Khu vực chôn lấp rác thải sinh hoạt Lam Sơn, Hà Nội 1,20 0,28 8,40 [41] Điểm xả nước thải sinh hoạt Yên Sở, Hà Nội 2,70 <0,8 12,00 [40] Khu vực tái chế kim loại nặng từ pin và ắc quy, Đông Mai, Hưng Yên 4,00 0,92 16,00 [41] Khu tái chế rác thải điện tử Bùi Dâu, Hưng Yên 17,00 0,18 57,00 [41] Sông hồ Hà Nội, Việt Nam 3,00 0,50 [74] Sông hồ Yeongsan, Hàn Quốc 3,97 11,06 [46] Sông hồ Guanting, Trung Quốc 2,30 0,52 3,52 [79] Sông hồ Chennai, Ấn Độ 23,10 3,91 27,60 [82]